thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ

90 1.1K 6
thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ DUY THANH THỰC TRẠNG MUA CHỊU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC NÔNG HỘ HUYỆN CỜ ĐỎ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CẦN THƠ – 12/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ DUY THANH MSSV: 4104630 THỰC TRẠNG MUA CHỊU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC NÔNG HỘ HUYỆN CỜ ĐỎ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS LÊ KHƯƠNG NINH CẦN THƠ – 12/2013 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày 30 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Lê D uy Thanh iii LỜI CẢM TẠ Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Khương Ninh, Thầy đã tin tưởng và tạo điều kiện để em hoàn thành bài nghiên cứu với đề tài khá mới mẻ này. Trong suốt thời gian qua dưới sự chỉ dẫn nhiệt tình của thầy mà bài luận văn em đã hoàn thành tốt. Em chân thành cảm ơn Thầy. Em xin cảm ơn thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh những người đã truyền đạt cho em nhưng kiến thức và kinh nghiệm quý báu để em có thể hoàn thành tốt bài luận văn và có được những hành trang vững chắc trong tương lai. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị ở địa bàn huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ đã trao đổi nhiệt tình và cung cấp thông tin cần thiết để thuận tiện cho con trong việc lấy số liệu làm luận văn. Và cảm ơn cô, chú trong phòng thống kê của huyện Cờ Đỏ đã cung cấp số liệu liên quan trong đề tài của em. Cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ của các anh, chị và bạn bè Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã hỗ trợ và động viên trong quá trình làm luận văn. Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi xin kính mong nhận được sự góp ý chỉ bảo thêm của Quý Thầy Cô để đề tài này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin gửi đến Quý Thầy Cô, lời cám ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Trân trọng! Cần Thơ, ngày 30 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Lê Duy Thanh iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Giáo viên hướng dẫn Lê Khương Ninh v NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1 ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Giáo viên phản biện 1 vi NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2 ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Giáo viên phản biện 2 vii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. iii LỜI CẢM TẠ........................................................................................................ iv DANH MỤC BIỂU BẢNG .....................................................................................x DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... xii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .....................................................................................1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung .............................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể..............................................................................................2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................3 1.3.1 Không gian nghiên cứu .................................................................................3 1.3.2 Thời gian nghiên cứu ....................................................................................3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................3 1.4 KẾT QUẢ MONG ĐỢI ......................................................................................3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................4 2.1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU....................................................................................4 2.2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN.....................................................................................4 2.2.1 Khái quát về nông hộ ....................................................................................4 2.2.2 Khái quát về tín dụng nông thôn....................................................................6 2.2.3 Vốn trong sản xuất nông thôn........................................................................8 2.2.4 Khái niệm về tín dụng vật tư nông nghiệp .....................................................8 2.2.5 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền được chấp nhận mua chịu vật tư nông nghiệp..........................................................................................9 2.2.6 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................12 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................18 2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu............................................................18 2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................18 2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu.....................................................................19 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN THƠ .............................................................................................................21 3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN THƠ. .......................21 3.1.1 Điều khiện tự nhiên .....................................................................................21 3.1.2 Dân số.........................................................................................................24 3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN THƠ......................................................................................................25 3.2.1 Kết quả - thành tựu đạt được .......................................................................25 3.3 Tổng quan về hệ thống tín dụng nông thôn huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ....29 3.3.1 Hệ thống tín dụng chính thức ......................................................................29 3.3.2 Hệ thống tín dụng bán chính thức................................................................32 3.3.3 Hệ thống tín dụng phi chính thức.................................................................33 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MUA BÁN CHỊU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ...............................................36 4.1 MÔ TẢ KHÁI QUÁT MẪU QUAN SÁT.........................................................36 viii 4.1.1 Tình hình cơ bản của hộ ..............................................................................36 4.1.2 Tình hình tham gia tín dụng của các hộ nông dân ........................................39 4.1.3 Thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ..................................45 4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC MUA CHỊU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ SỐ TIỀN ĐƯỢC CHẤP NHẬN MUA CHỊU CỦA NÔNG HỘ HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN THƠ........................................................... 50 4.2.1 Một số chỉ tiêu chung về các hộ...................................................................50 4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc được mua chịu vật tư nông nghiệp của nông dân huyện Cờ Đỏ Thành Phố Cần Thơ ..................................................51 4.2.3 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền được mua chịu của nông hộ huyện Cờ Đỏ Thành phố Cần Thơ...................................................................55 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỐ TIỀN CHẤP NHẬN MUA CHỊU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CHO NÔNG DÂN .............................................................59 5.1 Có quan hệ pháp lý rõ ràng giữa các bên tham gia mua bán chịu ....................59 5.2 Thu hẹp khoảng cách giữa người nông dân và chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp 59 5.3 Hộ nông dân nên tạo uy tín với người bán chịu vật tư nông nghiệp.................60 5.4 Sử dụng vật tư nông nghiệp có hiệu quả .........................................................60 5.5 Thực hiện canh tác nông nghiệp theo quy mô lớn...........................................60 5.6 Một số giải pháp khác .......................................................................................60 5.6.1 Hoạch toán được chi phí trong quá trình canh tác nông nghiệp ....................60 5.6.2 Tạo cầu nối giữa tín dụng chính thức và mua chịu vật tư nông nghiệp .........61 CHƯƠNG 6 KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................62 6.1 KẾT LUẬN .....................................................................................................62 6.2 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................63 6.2.1 Đối với cơ quan Nhà nước...........................................................................63 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương..................................................................63 6.2.3 Đối với hộ nông dân....................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................65 A. Tài liệu tiếng Việt ...........................................................................................65 B. Tài liệu tiếng Anh............................................................................................65 PHỤ LỤC ..............................................................................................................66 Phụ lục 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua chịu vật tư nông nghiệp của nông dân ..............................................................................................................66 Phụ lục 2: Các yếu tố ảnh hưởng đễn lượng tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nông dân ..............................................................................................................67 ix DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang ______________________________________________________________ Bảng 2.1 Kỳ vọng về các biến độc lập được sử dụng trong mô hình nghiên cứu Probit......................................................................................................................15 Bảng 2.2 Kỳ vọng về các biến độc lập được sử dụng trong mô hình nghiên cứu Tobit:......................................................................................................................18 Bảng 3.1: Thống kê về diện tích đất tự nhiên của huyện Cờ Đỏ...............................23 Bảng 3.2 Đặc điểm dân số huyện cờ Đỏ 2012 .........................................................24 Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh tế của huyện Cờ Đỏ các ngành qua các năm ........26 Bảng 4.1 Thống kê thông tin nhân khẩu học............................................................36 Bảng 4.2 Nghề nghiệp của chủ hộ ...........................................................................37 Bảng 4.3 Giá trị tài sản và diện tích đất nông nghiệp của hộ....................................37 Bảng 4.5 Các nguồn vay của hộ ..............................................................................40 Bảng 4.6 Tình hình lượng vốn vay, chi phí và lãi suất trung bình năm 2012............41 Bảng 4.7 Nhu cầu khi lựa chọn vay vốn .................................................................43 Bảng 4.8 Những khó khăn hộ gặp phải...................................................................44 Bảng 4.9 Những nguyên nhân nông hộ không tiếp cận được mua chịu vật tư nông nghiệp.....................................................................................................................46 Bảng 4.10 Hình thức tài sản đảm bảo ......................................................................47 Bảng 4.11 Mục đích sử dụng vật tư nông nghiệp mua chịu của nông dân ................47 Bảng 4.12 Thông tin khi mua chịu vật tư nông nghiệp ............................................48 Bảng 4.13 Những chỉ tiêu về mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ..................49 Bảng 4.14 Các tiêu chí cơ bản về nông hộ trong mẫu quan sát ................................50 Bảng 4.15 Kết quả ước lượng bằng mô hình Probit .................................................52 Bảng 4.16 Kết quả ước lượng của mô hình Tobit ....................................................56 x DANH MỤC HÌNH Trang ______________________________________________________________ Hình 3.1 Tổng sản lượng lúa huyện Cờ Đỏ từ năm 2010 - 2012 ..............................25 Hình 3.2 Năng suất lúa huyện Cờ Đỏ từ năm 2010 – 2012 ......................................26 Hình 3.3: Hệ thống phân phối vật tư nông nghiệp ...................................................35 Hình 4.1 Cơ cấu hộ tham gia tín dụng .....................................................................39 Hình 4.2 Lượng tiền vay trung bình của hộ năm 2012 .............................................42 Hình 4.3 Lãi suất cho vay trung bình với các nông hộ của các nguồn tín dụng năm 2012 .......................................................................................................................43 xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  NHNo & PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  NHTM : Ngân hàng thương mại  NHNN : Ngân hàng nhà nước  NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội  TD : Tín dụng  NN : Nhà nước  QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân  TCTD : Tổ chức tín dụng  NH : Ngân hàng  WTO: World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới xii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nền kinh tế Việt Nam kể từ khi chuyển từ nên kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường và đặc biệt khi gia nhập tổ chức WTO thì đã không ngừng phát triển mà sự chuyển biến mạnh mẽ nhất đó chính là phát triển nông nghiệp. Bên cạnh những thuận lợi khi nền kinh tế phát triển đem lại cho nông nghiệp thì cũng có không ít khó khăn mà các hộ nông dân gặp phải khi phát triển nông nghiệp như thị trường yêu cầu chất lượng sản phẩm cao, giá cả thất thường, sâu bệnh mới, … những khó khăn này chủ yếu xảy xa ở các huyện xã. Nhưng với sự quan tâm của chính phủ đặc biệt nổi bật với chương trình của Chính phủ đề ra là “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2010 - 2020 đã phần nào giúp các hộ nông dân có thể tiếp cận với điều kiện sản xuất tốt nhất góp phần nâng tầm nền kinh tế Việt Nam lên một tầng cao mới. Một trong những khó khăn mà hộ nông dân thường gặp trong quá trình sản xuất nông nghiệp của mình là thiếu vốn trong quá trình sản xuất vì trong quá trình sản xuất của mình các hộ nông dân thường đối mặt với những khó khăn khách quan mà họ không lường trước được. Hoạt động nông nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nước và là nền tảng để phát triển các ngành kunh tế khác. Tuy nhiên nông hộ của các nước có nền nông nghiệp phải đối mặt với vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ vì thu nhập thấp, người nông dân không đủ vốn trang bị kỹ thuật mới buộc phải áp dụng các phương thức canh tác truyền thống và kết quả năng suất thấp và thu nhập cũng thấp Huyện Cờ Đỏ là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của thành phố Cần Thơ còn là một huyện có lịch sử phát triển lâu đời có một sản lượng lúa gạo hàng năm luôn lớn. Ở huyện Cờ Đđỏ đa số người dân đều là nông dân với bề giày kinh nghiệm trong sản xuất lúa lâu năm. Tuy nhiên, thu nhập bình quân của huyện Cờ Đỏ năm 2009 chỉ khoảng 11,2 triệu đồng/người/năm thấp hơn thu nhập của cả nước 13,2 triệu đồng/người/năm. Điều đó chứng tỏ huyện Cờ Đỏ đa số người dân có cuộc sống khó khăn và chưa tiếp cận được với các điều kiện phát triển tốt nhất để phát triển nền nông nghiệp vốn là ưu thế của địa phương. Để có thể áp dụng được kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất nông nghiệp trước hết người nông dân phải có vốn sản xuất. Nhưng việc tiếp cận tín dụng chính thức để phục vụ cho sản xuất càn gặp nhiều khó khăn do đa số nông dân không có tài sản để thế chấp. Khi đó cách có thể tiếp cận nguồn vốn nhanh và 1 dễ dàng nhất đến từ tín dụng phi chính thức nhưng lãi suất tương đối cao mà nông dân sợ không thoát nổi cảnh “lãi mẹ đẻ lãi con” khi vay tín dụng phi chính thức. Điều đó dẫn đến nông dân sẽ không có vốn để sản xuất tại vì ở nông thôn đa số người dân có thu nhập thấp và không có tài sản dự phòng. Trong những điều kiện khó khăn như vậy thì mua thiếu vật tư nông nghiệp mở ra cơ hội quý báu cho nông dân có thể có vật tư nông nghiệp để phục vụ vào trong sản xuất. Mua bán chịu vật tư nông nghiệp phổ biến trong nông dân. Mua bán chịu giúp cho nông dân có ngay vật tư để sản xuất mà không cần phải tốn chi phí hay thời gian để tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức hay bán chính thức. Bên cạnh đó mua thiếu vật tư nông nghiệp có thể giúp người mua trực tiếp kiểm tra hàng hóa một cách nhanh chóng và giúp người bán có thể bán một số lượng hang hóa của mình. Với những ưu điểm như thế mua bán chịu vật tư nông nghiệp ngày càng trở nên quan trọng nhưng có rất ít nghiên cứu chỉ ra được tầm quan trọng của nó. Nhằm giúp làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc mua bán chịu vật tư nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp nên tôi đã quyết định chọn đề tài “ Thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ ở huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ” là rất thiết thực. Đề tài sẽ giúp tìm hiểu lợi ích của việc mua chịu vật tư nông nghiệp, qua đó đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện hình thức mua chịu vật tư nông nghiệp đang rất phổ biến bởi lợi ích của nó đem lại. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận mua chịu vật tư và lượng tiền được chấp nhận mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ của huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ. Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp để nông dân có thể dễ dàng tiếp cận việc mua chịu vật tư nông nghiệp và tăng số tiền được chấp nhận mua chịu, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản cho nông dân. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau: - Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông dân huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ từ năm 2011- 2012. - Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ. 2 - Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền được mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ. - Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao số tiền mua chiu vật tư nông nghiệp cho các nông dân khi có nhu cầu. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện nghiên cứu trên địa bàn các khu vực bao gồm: xã Thạnh Phú, xã Đông Thắng, xã Trung Hưng, xã Thới Đông và thị trấn Cờ Đỏ thuộc huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu - Số liệu sơ cấp trong luận văn được thu thập từ năm 2011 – 2012. - Số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra phỏng vấn trực tiếp từ 110 nông hộ trong tháng 10 năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ ở huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ. Nhưng đối tượng nông hộ trong bài nghiên cứu đa số là những hộ tham gia sản xuất với nghề trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi và một số nghề thuộc nông nghiệp. 1.4 KẾT QUẢ MONG ĐỢI Kết quả nghiên cứu sẽ mang lại cách nhìn toàn diện về thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ, đồng thời cũng tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. Từ kết quả rút ra được, đề tài sẽ đưa ra giải pháp phù hợp nhằm giúp cho các hộ nông dân có thể dễ dàng tham gia vào thị trường mua bán chịu vật tư nông nghiệp và được chấp nhận mua chịu với số tiền nhiều hơn. 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Các nghiên cứu về thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ còn khá mới mẻ và có rất ít nghiên cứu về đề tài này nên tác giả cũng có hạn chế trong việc lược khảo tài liệu. Trong các đề tài đã nghiên cứu về lĩnh vực này thì nổi bật là nghiên cứu: - Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn (2012) đã thực hiện đề tài: “Trường hợp mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ An Giang”. Đề tài được thực hiện dựa trên 599 mẫu được thu thập tại An Giang. Qua mô hình Tobit (hay còn gọi là mô hình kiểm duyệt) các tác giả đã chỉ ra được số tiền được mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ bị ảnh hưởng bởi 5 biến là thu nhập, giá trị đất nông nghiệp, khoảng cách, thời gian sống địa phương và thời gian quen biết được kết luận trong đề tài nghiên cứu. 2.2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.2.1 Khái quát về nông hộ 2.2.1.1 Khái niệm nông hộ Nông hộ được đề cập là những người lao động nông nghiệp, sống bằng lao động nông nghiệp. Hộ là một đơn vị kinh tế - xã hội tự chủ cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng mà ở các đơn vị kinh tế khác không thể có được. Hộ là một tế bào của xã hội với sự thống nhất của các thành viên có cùng huyết tộc, mà mỗi thành viên đều có nghĩa vụ trách nhiệm làm tăng thu nhập, đảm bảo sự tồn tại. Hộ còn là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng, hoạt động sản xuất trong đề tài này bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Theo Ellis (1993), nông hộ được khái niệm như một hộ gia đình mà các thành viên trong hộ sẽ dành phần lớn thời gian cho các hoạt động nông nghiệp cũng như một số hoạt động liên quan đến thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra. Trong nghiên cứu này những nông hộ được khảo sát bao gồm những nông hộ có tham gia và không tham gia thị trường mua chịu vật tư nông nghiệp. Nước ta với đặc trưng nền kinh tế nông nghiệp nên số lượng các nông hộ là rất đông đặc biệt ở vùng nông thôn thì chiếm tỉ trọng rất lớn so với các hộ không phải là nông hộ. Ngày nay với tiến bộ của khoa học và kĩ thuật, cơ giới hóa sản xuất càng nhiều thì số lượng sản phẩm của nông hộ cũng tăng lên đáng kể đồng thời cũng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. 4 2.2.1.2 Phân loại nông hộ - Theo quy mô gồm có + Quy mô trang trại: là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản. Trang trại gia đình là một hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ tự chủ trong cơ chế thị trường mang tính chất sản xuất hàng hoá rõ rệt. Các trang trại gia đình sản xuất hàng hoá chỉ có thể được thực hiện khi ruộng đất, tiền vốn, tư liệu sản xuất, ... được tập trung tới quy mô đủ lớn đồng thời lực lượng lao động không chỉ là các thành viên của gia đình mà còn thuê mướn thêm lao động. + Quy mô cá thể: là do một cá nhân làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm cố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. + Quy mô hợp tác xã: là một số hộ gia đình liên kết lại cùng nhau góp vốn và tài sản để sản xuất. Cùng nhau góp công sức làm việc và trang thiết bị để sản xuất. Cùng sản xuất một sản phẩm chung và sản xuất cùng thời vụ với nhau. Phần lớn hợp tác xã thường thực hiện chức năng chính là đầu mối yếu tố đầu vào của sản xuất và đầu ra của sản phẩm. Các hộ thành viên tự sản xuất vẫn là chính. - Theo phương thức sản xuất + Nông hộ chuyên sản xuất trồng trọt. + Nông hộ chuyên sản xuất chăn nuôi. + Nông hộ sản xuất vừa trồng trọt vừa chăn nuôi. 2.2.1.3 Vai trò của nông hộ Đối với quá trình phát triển kinh tế thì công nghiệp và dịch vụ được ưu tiên phát triển hàng đầu trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận vai trò của nông nghiệp và nông hộ. Truyền thống của nước ta phát triển đi lên từ nền sản xuất truyền thống là nông nghiệp. Vì thế, nông hộ của nước ta có nhiều kinh nghiệm trong canh tác sản xuất cây lúa nước. Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế thì nông hộ ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong việc sản xuất nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đồng thời xuất khẩu ra nước ngoài khẳng định vị thế của đất nước trên trường quốc tế. 5 2.2.2 Khái quát về tín dụng nông thôn 2.2.2.1 Khái niệm Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cả gốc lẫn lãi cho người cho vay sau một thời gian nhất định. 2.2.2.2 Phân loại - Theo hình thức + Tín dụng chính thức: là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho phép của Nhà nước. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự giám sát và chi phối của ngân hàng nhà nước. Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu sự quy định của Luật ngân hàng như sự quy định khung lãi suất, huy động vốn, cho vay, … và những dịch vụ mà chỉ có các tổ chức tài chính chính thức mới cung cấp được. Các tổ chức tài chính chính thức bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, các chương trình trợ giúp của Chính phủ, ... + Tín dụng phi chính thức: là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước. Các hình thức này tồn tại khắp nơi và gồm nhiều nguồn cung vốn như cho vay chuyên nghiệp, thương lái cho vay, vay từ người thân, bạn bè, họ hàng, cửa hàng vật tư nông nghiệp, hụi,… lãi suất cho vay và những quy định trên thị trường này do người cho vay và người đi vay quyết định. + Tín dụng bán chính thức: là hình thức tín dụng thông qua một tổ chức hay đoàn thể nào đó như: Hội chữ Thập đỏ, Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Công đoàn,… hình thức này có tính tương trợ cao, lãi suất cho vay rất thấp có khi bằng không, thời hạn vay chủ yếu là ngắn hạn. - Phân theo thời hạn + Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng. Đây là loại tín dụng phổ biến trong cho vay nông hộ ở nông thôn, các tổ chức tín dụng chính thức cũng thường cho vay loại này tương ứng với nguồn vốn huy động là các khoản tiền gửi ngắn hạn. + Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng dùng để cho vay vốn mở rộng sản xuất, đầu tư phát triển nông nghiệp như mua giống vật nuôi, cây trồng lâu năm và xây dựng các công trình nhỏ. Loại tín dụng này ít phổ biến ở thị trường tín dụng nông thôn so với tín dụng ngắn hạn. + Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng được sử dụng để cấp vốn các đối tượng nông hộ cải tiến và mở rộng sản xuất có quy 6 mô lớn, kế hoạch sản xuất khả thi. Cho vay theo hình thức này rất ít ở thị trường nông thôn và rủi ro cao. - Phân theo mức độ tín nhiệm + Tín dụng không đảm bảo: còn gọi là tín dụng tín chấp. Đây là loại hình tín dụng sử dụng uy tín của người đi vay hoặc người đại diện đảm bảo bằng thương hiệu và uy tín của cá nhân hay tổ chức của họ về khoản nợ vay. + Tín dụng có đảm bảo: còn gọi là tín dụng thế chấp. Đây là loại hình tín dụng phổ biến hiện nay và áp dụng rộng rãi. Theo đó người đi vay phải đảm bảo trả nợ bằng tài sản của mình hoặc được người khác bảo lãnh trả nợ thay trong trường hợp không trả được nợ vay. - Phân theo mục đích + Tín dụng sản xuất: là loại hình tín dụng được cấp nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất hàng hóa, bổ sung vốn kịp thời cho quá trình ổn định và phát triển sản xuất. + Tín dụng tiêu dùng: là loại hình tín dụng nhằm phục vụ nhu cầu chi tiêu, mua sắm hàng hóa của người đi vay thường là tạm thời và trong thời gian ngắn. + Tín dụng hỗ trợ và ưu đãi: là loại hình tín dụng được Nhà nước hỗ trợ cho những đối tượng đặc biệt hay ưu đãi cho những đối tượng thuộc diện ưu tiên để làm kinh tế vươn lên vượt qua khó khăn. Đặc điểm của loại hình này thường là lãi suất thấp và chỉ áp dụng cho một nhóm đối tượng nhất định như: hộ nghèo, thương binh, … Ngoài ra tín dụng còn được phân loại theo phương pháp hoàn trả bao gồm: tín dụng hoàn trả một lần (phi trả góp), tín dụng hoàn trả nhiều lần (trả góp), tín dụng tuần hoàn,… 2.2.2.3 Vai trò của tín dụng nông thôn trong phát triển kinh tế - Tín dụng góp phần tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên. - Tín dụng đã tạo cho người dân không ngừng nâng cao trình độ sản xuất, tăng cường hoạch toán kinh tế đồng thời tạo tâm lý tiết kiệm cho người tiêu dùng. - Góp phần thúc đẩy hình thành thị trường nông thôn. - Hoạt động tín dụng đã góp phần đẩy nhanh việc tập trung vốn, tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ để phát triển kinh tế nông thôn. 7 - Tín dụng tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, và nâng cao cuộc sống tinh thần vật chất cho người dân. 2.2.3 Vốn trong sản xuất nông thôn 2.2.3.1 Khái niệm nguồn vốn trong nông nghiệp Theo Kay và Edwards (Đại Học Texas và Iowa, Hoa Kỳ) thì nguồn vốn trong nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Đó là số tiền dùng mua hoặc thuê ruộng đất, máy móc thiết bị, nông cụ và tiền mua vật tư (phân bón, nông dược, thức ăn gia súc). Như vậy, nguồn vốn trong nông nghiệp được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: - Vốn tích lũy từ bản thân khu vực nông nghiệp là vốn tự có, do nông dân tiết kiệm được và sử dụng đầu tư vào tài và sản xuất mở rộng. - Vốn đầu tư của ngân sách: Là vốn đầu tư cho nông nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước. - Vốn tín dụng nông thôn: Là vốn đầ u tư cho nông nghiệp của nông hộ, trang trại và các doanh nghiệp nông nghiệp vay từ hệ thống định chế tài chính nông thôn thuộc khu vực chính thức, bán và không chính thức. 2.2.3.2 Phân loại Nguồn vốn trong nông nghiệp cũng phân thành vốn cố định và vốn lưu động. - Vốn cố định: là hình thức vốn chuyển dịch dần dần vào từng bộ phận giá trị sản phẩm và hoàn thành trong vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng. Vốn cố định bao gồm: máy móc, công cụ cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp, đầu tư xây dựng cơ bản, … - Vốn lưu động: là số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm hàng hoá, tiền tệ, … Nó luân chuyển một lần vào giá trị sản phẩm cho đến khi nào nó chuyển thành tiền thì vốn lưu động hoàn thành một vòng luân chuyển. Vốn lưu động bao gồm: giống vật nuôi, cây trồng, vật tư nông nghiệp, ... 2.2.4 Khái niệm về tín dụng vật tư nông nghiệp Vật tư nông nghiệp: bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hoá chất, chế phẩm sinh học, máy móc, nguyên vật liệu, thiết bị sử dụng trong sản 8 xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, thuỷ lợi và muối thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hình thức tín dụng vật tư nông nghiệp đang rất phổ biến ở nông thôn Việt Nam, đa số nông dân đều mua thiếu vật tư nông nghiệp đến khi thu hoạch bán lúa trả tiền. Do canh tác trong lĩnh vực nông nghiệp, nguồn thu nhập từ các vụ mùa không nhiều, khi bán nông sản có tiền, nông dân trả nợ cũ và phải để lại một số tiền để trang trải chi phí sinh hoạt trong gia đình. Nên phải nhờ vào các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp ở địa phương đầu tư cho nông dân vào sản xuất vụ kế tiếp. Hơn nữa, do đặc điểm người người nông dân nông thôn sống chan hòa với mọi người nên quen biết mọi người trong địa phương, biết rõ đặc điểm của khách hàng nên các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp sẵn sàng cho thiếu vật tư nông nghiệp đến mùa thu hoạch rồi trả tiền. Giá bán theo phương thức này được các chủ cửa hàng tính thêm từ 1% đến 5%/tháng trên giá bán (giá bán thiếu = giá bán thông thường + (1% đến 5%/tháng * giá bán thông thường) * số tháng thiếu, 1% đến 5%/tháng được xem như là lãi suất tính trên số tiền thiếu. Hình thức này thuận tiện đối với nông dân, không cần thế chấp chỉ dựa vào quen biết, khi nông dân cần sử dụng vật tư thì đến mua và ghi nợ đến mùa thu hoạch trả, số tiền kê lên do mua thiếu cũng tương đối cao hơn so với với lãi suất ngân hàng, điều quan trọng là đã đáp ứng được nhu cầu vốn sản xuất nông nghiệp của những người nông dân thiếu vốn nên được đa số nông dân lựa chọn. Để giữ uy tín trong các giao dịch tiếp theo ở địa phương và bản chất thật thà của nông dân nên người dân trả nợ rất tốt. 2.2.5 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền được chấp nhận mua chịu vật tư nông nghiệp Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa bên mua và bên bán dưới hình thức mua bán chịu (trả chậm) hàng hóa. Thông qua hoạt động này, người bán chuyển giao cho người mua một lượng hàng hóa (thương mại) cùng với quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn (tín dụng) bằng với giá trị hàng hóa được mua bán. Đến thời hạn thỏa thuận, người mua phải trả cho người bán số tiền và số tiền lãi mà hai bên đã đồng ý trước đó. Ưu thế của người bán chịu bắt nguồn từ sự khác biệt về bản chất giữa tiền mặt và hàng hóa (đó là, vật tư nông nghiệp trong trường hợp mua chịu của nông hộ). Tiền mặt có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau trong khi vật tư nông nghiệp chỉ có thể được sử dụng vào mục tiêu sản xuất như đã dự định, khó bán lấy tiền để chi xài cho việc khác hay chỉ có thể bán với giá rẻ nên người mua sẽ có xu hướng ưu tiên sử dụng nó vào sản xuất để sinh lợi nhiều hơn. Do đó, sẽ ít xảy ra hiện tượng sử dụng vật 9 tư sai mục đích và rủi ro người bán không thu hồi được nợ sẽ được giảm thiểu (Fabbri và Menichini, 2010). Hơn nữa, ngay khi người mua có dấu hiệu lệch lạc hay không thể trả nợ, người bán có thể lập tức thu hồi số vật tư đã bán để bán lại cho người khác. Ngược lại, các tổ chức tín dụng khó làm được điều đó bởi không có chức năng cũng như kỹ năng kinh doanh hàng hóa (đó là, vật tư nông nghiệp) để chuyển đổi số vật tư mà người vay đã mua thành tiền mặt nhằm thu hồi vốn. Rủi ro trong nông nghiệp nằm ngoài tầm kiểm soát của người nông dân như: sâu bệnh, thiên tai, ... có thể ảnh hưởng đến khả năng trả tiền cho chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp vì thế nếu nông hộ không còn khả năng trả nợ thì tài sản đầu tiên các nông dân đi cầm cố, hay bán đi là đất sản xuất nông nghiệp vì họ không còn lòng tin vào sản xuất nông nghiệp nữa mà sẽ chuyển qua mô hình sản xuất khác. Trong hoạt động mua bán chịu vật tư nông nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp không phải số lượng bán chịu được bao nhiêu mà là khả năng thu hồi được số tiền bán chịu cho nông dân. Vì vậy bất kỳ chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp nào khi xem xét cho nông hộ mua chịu vật tư nông nghiệp thì họ đều quan tâm đến khả năng thu hồi được số tiền mua bán chịu vật tư nông nghiệp thông qua các chỉ tiêu như: hiệu quả sử dụng vật tư nông nghiệp của nông dân và quan trọng nhất là tài sản mà hộ nông dân mua chịu vật tư nông nghiệp có được. Thực tế, điều này cũng được chứng minh qua những nghiên cứu của các tác giả như: Diagne (1999), Kailas (1990) và Yehuada (2008). Để đánh giá năng lực trả nợ của người mua, người bán sẽ căn cứ vào giá trị đất sản xuất nông nghiệp và thu nhập của nông hộ (Burkart và Ellingsen, 2004). Khi người đi vay là nông hộ thì quyền sử dụng đất không chỉ là tài sản quý báu nhất mà còn đem lại lòng tin cho các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp khi quyết định cho nông dân mua chịu. Trong quan hệ mua bán chịu vật tư nông nghiệp ở nông thôn, đất sản xuất đóng hai vai trò mấu chốt trong việc giảm thiểu rủi ro cho người bán bởi hai lý do. Thứ nhất, đất nông nghiệp là yếu tố tiên quyết để người nông dân có thể sử dụng số vật tư nông nghiệp mua được đúng mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp qua đó giúp đảm bảo khả năng trả nợ. Thứ hai, đất nông nghiệp có thể được coi là tài sản đảm bảo giúp người bán bù đắp mất mát bằng cách cưỡng đoạt trong trường hợp người mua không trả nợ. Do đó, yếu tố đầu tiên để được chấp nhận cho mua chịu là người mua (nông hộ) phải có đất sản xuất với một giá trị nhất định nào đó. Ngoài ra, các nông hộ có thu nhập cao cũng dễ được chấp nhận cho mua chịu hơn bởi thường được xem là có khả năng trả nợ tốt hơn và có nhiều uy tín. 10 Bên cạnh đất nông nghiệp, vị trí xã hội của người mua chịu vật tư nông nghiệp cũng tác động mạnh mẽ đến khả năng mua chịu vật tư nông nghiệp bởi các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp luôn xem địa vị xã hội của người mua chịu (người làm việc trong các tổ chức, cơ quan Nhà nước,…) như một hình thức thế chấp cho số tiền họ mua chịu – tín chấp (Phạm Văn Dương, 2010). Các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp sẽ đánh giá khả năng thu hồi nợ, uy tín của người mua chịu thông qua địa vị xã hội và mức thu nhập thường xuyên của họ. Thêm vào đó, phần lớn những người có địa vị trong xã hội thường cố gắng trả nợ đúng kỳ hạn nhằm duy trì và nâng cao uy tín của mình. Tuy nhiên, khả năng trả nợ chỉ là một khía cạnh của vấn đề. Một khía cạnh khác mà người bán chịu rất quan tâm đó là ý định trả nợ của người mua. Yếu tố này đến lượt nó lại phụ thuộc vào phẩm chất của người mua. Phẩm chất tốt xấu của người mua sẽ được thẩm định thông qua độ dài thời gian quen biết giữa người mua và người bán. Nếu thời gian quen biết càng dài thì hai bên càng tường tận về nhau, vì vậy hiện tượng thông tin bất đối xứng được giảm thiểu và người mua sẽ dễ được chấp nhận cho mua chịu hơn. Nói cách khác, thời gian quen biết sẽ giúp người bán có thêm thông tin để đánh giá và chọn lọc đúng người mua, qua đó giảm thiểu rủi ro cho chính mình (Pike và các tác giả, 2005). Bên cạnh đó, ý định trả nợ còn phụ thuộc vào mức độ gần gũi về khoảng cách địa lý giữa người bán và người mua. Thông thường, nếu sống càng gần người bán thì người mua sẽ ít có động cơ “giựt” nợ vì ở nông thôn sống gần nhau thường sẽ gần gũi và gắn bó với nhau hơn do tình nghĩa xóm làng, bè bạn hay huyết thống. Nếu sống gần người mua thì người bán cũng sẽ dễ dàng và ít tốn kém trong việc kiểm soát và cưỡng chế người mua trả nợ, do đó sẽ có xu hướng chấp nhận bán chịu cho người có nhu cầu (Rohner, 2011). Các nghiên cứu (như Burkart và Ellingsen, 2004; Fabbri và Menichini, 2010) còn nhận thấy có mối quan hệ nhất định giữa vay tín dụng chính thức với hoạt động mua chịu hàng hóa. Theo đó, các đối tượng vay được tín dụng chính thức sẽ dễ được chấp nhận cho mua chịu khi có nhu cầu bởi thường được xem là có uy tín tín dụng (do đã được thẩm định một cách chuyên nghiệp bởi chính các tổ chức tín dụng). Hơn nữa, tiền vay tín dụng và hàng hóa mua chịu sẽ bổ sung cho nhau để làm tăng tính hiệu quả của sản xuất (thông qua việc nâng cao năng suất và chất lượng của cây trồng và vật nuôi); khi đó, khả năng trả nợ của người mua sẽ được cải thiện nên rủi ro của người bán sẽ được giảm thiểu. Tuy nhiên, khác với mua bán chịu là loại hình hoạt động phi chính thức, do quan hệ tín dụng bị ràng buộc rất chặt chẽ về mặt pháp lý nên người vay (nông hộ) có 11 thể sẽ ưu tiên trả nợ vay tín dụng mà xem nhẹ việc trả nợ mua chịu. Nếu vậy, người bán sẽ khó chấp nhận cho mua chịu đối với những người có vay tín dụng chính thức, nhất là khi đã vay số tiền lớn. Do đó, mối quan hệ giữa vay tín dụng chính thức (khả năng vay cũng như số tiền vay) và số tiền được chấp nhận cho mua chịu vật tư của nông hộ chỉ có thể được kiểm chứng bằng các nghiên cứu thực nghiệm. Còn một số yếu tố khác có ảnh hưởng đến số tiền được chấp nhận cho mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ, chẳng hạn như tuổi của chủ hộ. Ở nông thôn, người lớn tuổi thường có nhiều tài sản, nhiều kinh nghiệm, quan hệ xã hội rộng, được kính trọng (đặc biệt những nơi còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa truyền thống) và nhất là ít có xu hướng thay đổi nơi sinh sống nên dễ được chấp nhận cho mua chịu khi có nhu cầu. Những người lớn tuổi thường là những người có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp lâu năm dẫn đến trình độ kỹ thuật họ ngày càng nâng cao và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp là điều hoàn toàn dễ hiểu. Bên cạnh đó, những người có thời gian sống lâu năm ở địa phương cũng dễ được chấp nhận cho mua chịu vì người bán có nhiều thông tin hơn về họ để thẩm định năng lực và ý định trả nợ cũng như có nhiều thời gian hơn để xây dựng mối quan hệ thân tình mang tính chất ràng buộc (mặc dù không chính thức). Hơn nữa, khi có thành viên trong gia đình hay bạn bè làm việc ở cơ quan quản lý nhà nước, đoàn thể hay các tổ chức chính thức thì nông hộ sẽ dễ được chấp nhận cho mua chịu bởi các đối tượng này được xem là có uy tín trong trả nợ và có nhiều cơ hội chọn lựa mua (chịu) vật tư ở những nơi thuận lợi và dễ dàng nhất cho mình. Giới tính cũng là một vấn đề có ảnh hưởng đến quan hệ mua bán chịu giữa chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp và nông dân. Theo lý luận của một số nhà ngiên cứu thì đặc điểm của đa số nước đặc biệt ở các nước châu Á do nhiều yếu tố chủ quan hay khách quan, do một số yếu tố mang tính chất xã hội truyền thống mà vấn đề trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại. Chính vấn đề trọng nam khinh nữ dẫn đến người mua chịu vật tư nông nghiệp là nam sẽ dễ dàng được các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp sẵn sàng cho mua chịu hơn. 2.2.6 Mô hình nghiên cứu Dựa vào mô hình hồi quy tổng quát và các các lập luận trong phân cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ dựa vào mẫu khảo sát, ta có thể xây dựng mô hình hồi quy như sau: 12 CHOMUACHIU= β0 + β1GIATRIDATNN + β2TGSONGDP + β3TGQUENBIET + β4GIOITINH + β5TUOI + β6KHOANGCACH + β7THUNHAP + β8DIAVIXH + β9VAYCT Biến phụ thuộc CHOMUACHIU: biến sẽ có giá trị 1 nếu các hộ nông dân được mua chịu vật tư nông nghiệp và có giá trị bằng 0 nếu không được mua chịu vật tư nông nghiệp. GIATRIDATNN: là giá trị diện tích đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất của các hộ nông dân (triệu đồng). Đây là một tài sản cần thiết khi các hộ nông dân có nhu cầu mua thiếu vật tư nông nghiệp thì các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp sẽ dựa vào giá trị đất nông nghiệp để đánh giá được khả năng của người mua chịu. Mặt khác, diện tích đất nông nghiệp càng lớn thể hiện quy mô sản xuất nông nghiệp càng lớn, dẫn đến có nhu cầu mua chịu vật tư nông nghiệp cao. Vì vậy, hệ số β1 được kỳ vọng giá trị dương. TGSONGDP: là thời gian định cư của nông hộ tại địa phương (năm). Những nông hộ sống ở địa phương lâu kéo theo họ có am hiểu về thị trường vật tư nông nghiệp ở địa phương càng nhiều, sống gần gũi và được mọi người kính trọng hơn. Đặc biệt các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp sẽ có niềm tin hơn khi cho mua chịu vật tư nông nghiệp. Vì thế hệ số β2 được kỳ vọng mang dấu dương. TGQUENBIET: là biến thể hiện thời gian quen biết giữa hộ nông dân và chủ của hàng mua chịu vật tư nông nghiệp (năm). Nếu nông hộ càng quen biết chủ cửa hàng càng lâu điều đó chứng tỏ mối quan hệ tốt giữa hộ nông dân và chủ của hàng vật tư nông nghiệp. Điều đó cũng cho thấy nông dân mua chịu vât tư nông nghiệp hoàn trả đủ và đúng thời hạn số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp.Cho nên số năm quen biết giữa nông hộ và chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp càng lớn thì khả năng được chấp nhận mua chịu vật tư của nông hộ càng cao. Dẫn đến hệ số β3 được kỳ vọng mang dấu dương. GIOITINH: là biến giả nhận giá trị là 1 nếu người mua chịu vật tư nông nghiệp là nam và 0 nếu là nữ. Khi người đi mua chịu vật tư nông nghiệp là nam thì khả năng họ được mua chịu vật tư nông nghiệp cao hơn nữ vì thông thường người đi mua chịu vật tư nông nghiệp là nam sẽ quan hệ rộng quen biết nhiều hơn. Nên biến β4 được kỳ vọng mang dấu dương. TUOI: biến này được tính tuổi của chủ hộ (năm). Thông thường, những người tuổi cao thường có được kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Thêm vào đó, họ cũng có khả năng tìm kiếm các cơ hộ đầu tư tốt và am hiểu về vật tư nông nghiệp cũng như cách để mua chịu vật tư nông nghiệp. Do vậy, hộ nông dân có tuổi càng cao sẽ lựa chọn những phương án nào thuận 13 tiện và đỡ tốn kém hơn nên họ khả năng mua chịu vật tư nông nghiệp không cao.Vì thế, hệ số β5 được kỳ vọng mang giá trị âm. KHOANGCACH: là biến thể hiện khoảng cách từ nhà nông hộ đến cửa hàng mua chịu vật tư nông nghiệp (km). Nếu nhà của nông dân mua chịu vật tư nông nghiệp và chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp ở gần nhau thì chủ của hàng vật tư nông nghiệp sẽ biết rõ về nông hộ mua chịu vật tư nông nghiệp hơn và biết khi nào nông dân thu hoạch và bán nông sản. Ngược lại khoảng cách giữa hai bên lớn dẫn đến không nắm rõ về nhau. Vậy nên, hệ số β6 được kỳ vọng mang giá trị âm. THUNHAP: là lượng tiền bình quân đầu người mà hộ có được trong năm từ kết quả sản xuất kinh doanh và các nguồn thu nhập khác, được tính bằng triệu đồng/người/năm. Biến này được kỳ vọng tương quan âm với khả năng mua chịu vật tư nông nghiệp và số tiền được mua chịu. Do các cửa hàng vật tư nông nghiệp bán với lãi suất quá cao mà người có thu nhập cao họ có sẵn tiền mặt nên không thích mua chịu vật tư nông nghiệp, dẫn đến họ có thể tiết kiệm được chi phí đầu vào. Vì vây, hệ số β7 được kỳ vọng mang dấu âm DIAVIXH: biến này có thể được hiểu rằng: chủ hộ, các thành viên hay người than của chủ hộ có giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước và các tổ chức đoàn thể ở địa phương đến trung ương. Biến này là biến giả, biến sẽ nhận giá trị 1 nếu chủ hộ hay người than có địa vị trong xã hội, có giá trị 0 nếu ngược lại. Thật vậy, những hộ có vị trí trong xã hội, đồng nghĩa họ thường có học thức cao và am hiểu về thị trường tín dụng phi chính thức nhất là những nhược điểm về lãi suất của mua chịu vật tư. Cho nên, hệ số β8 được kỳ vọng có giá trị âm. VAYCT: là biến chỉ có vay tín dụng chính thức của hộ nông dân, nhận giá trị là 1 nếu hộ nông dân có vay tín dụng chính thức và giá trị 0 nếu ko vay tín dụng chính thức. Nếu hộ nông dân có vay tín dụng chính thức chứng tỏ hộ nông dân có khả năng tài chính ổn định (vì đã qua khâu điều tra tín dụng của các tổ chức tín dụng). Khi có vay vốn của các tổ chức tín dụng thì hộ nông dân sẽ dễ dàng mở rộng sản xuất nông nghiệp tăng sản lượng và chất lượng nông sản vì thế sẽ tăng khả năng trả nợ cho các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, quan hệ mua bán chịu vật tư nông nghiệp không ràng buộc về mặt pháp lý bằng các tổ chức tín dụng nên người nông dân sẽ ưu tiên trả tiền cho các tổ chức tín dụng. Dẫn đến chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp sẽ không dễ dàng chấp nhận cho các hộ nông dân vay với số tiền lớn. Do đó biến β9 không xác định được dấu kỳ vọng trong mô hình. 14 Bảng 2.1 Kỳ vọng về các biến độc lập được sử dụng trong mô hình nghiên cứu Probit Biến độc lập (Xi) Ý NGHĨA Dấu kỳ vọng mô hình Probit GIATRIDATNN Giá trị đất nông nghiệp của nông hộ (triệu đồng) + THUNHAP Thu nhập bình quân đầu người của nông hộ (triệu đồng/năm) - TGQUENBIET Độ dài thời gian quen biết giữa nông hộ và đại lý vật tư nông nghiệp (năm) + KHOANGCACH Khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến địa điểm kinh doanh của đại lý vật tư (km) - TUOI Tuổi của chủ hộ - TGSONGDP Số năm sinh sống tại địa phương của nông hộ (năm) + DIAVIXH Có giá trị là 1 nếu nông hộ có thành viên hay bạn bè làm việc ở cơ quan nhà nước, đoàn thể hay các tổ chức chính thức và là 0 nếu ngược lại - Khả năng vay tín dụng chính thức (1 = có vay và 0 = khác) hay số tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ (triệu đồng/năm) +/- Giới tính của chủ hộ (1= nam, 0 = nữ) + VAYCT GIOITINH Ghi chú: Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc Nguồn: Tự tổng hợp Dựa trên các lập luận trong phần cơ sở lý luận, đề tài sẽ vận dụng mô hình Tobit để ước lượng mô hình nghiên cứu đối với các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền được mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ trong mẫu được khảo sát qua mô hình hồi quy như sau: SOTIEN= β0 + β1GIATRIDATNN + β2THUNHAP + β3TGQUENBIET + β4KHOANGCACH + β5VAYCT + β6TUOI + β7TGSONGDP + β8DIAVIXH 15 Trong đó: SOTIEN: là biến phụ thuộc đo lường lượng tiền hộ nông dân được chấp nhận mua chịu vật tư nông nghiệp (triệu đồng) và bị chặn dưới bởi giá trị 0 đối với những hộ không được chấp nhận mua chịu vật tư nông nghiệp. GIATRIDATNN: là biến thể hiện giá trị đất nông nghiệp thuộc quyền sử dụng của hộ đang canh tác nông nghiệp. Đối với các hộ nông dân diện tích đất nông nghiệp được coi như tài sản quý báu duy nhất của họ vì vậy diện tích đất nông nghiệp và số tiền được mua chịu vật tư nông nghiệp sẽ tỷ lệ thuận với nhau, hệ số β1 được kỳ vọng sẽ có giá trị dương. THUNHAP: là biến thể hiện tổng thu nhập của hộ nông dân qua một năm (triệu đồng/người/năm). Đối với những hộ có thu nhập càng cao chững tỏ hộ nông dân đó canh tác nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Đồng thời cũng chứng minh hộ nông dân sử dụng tốt vật tư nông nghiệp vào sản xuất nông nghiệp và tiết kiệm được số lượng vật tư nông nghiệp đã mua. Điều đó dẫn đến những hộ có thu nhập càng cao thì số tiền được chấp nhận mua chịu vật tư nông nghiệp càng nhiều. Hệ số β2 được kỳ vọng mang giá trị dương. TGQUENBIET: là biến thể hiện số năm quen biết giữa nông hộ và chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp (năm). Thời gian này càng dài chứng tỏ mối quan hệ giữa hai bên tốt đẹp và niềm tin với nhau càng lớn. Vì thế, thời gian quen biết tỉ lệ thuận với số tiền chủ của hàng vật tư nông nghiệp bán chịu cho nông dân. Hệ số β3 được kỳ vọng mang dấu cộng. KHOANGCACH: là biến thể hiện khoảng cách từ nhà của hộ nông dân đến cửa hàng mua chịu vật tư nông nghiệp (km). Nếu khoảng cách này càng lớn thì thông tin mà chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp biết về hộ nông dân càng ít cho nên họ sẽ không có niềm tin nhiều. Ngược lại các hộ có khoảng cách đến cửa hàng vật tư nông nghiệp càng nhỏ thì thông tin giữa hai bên năm rõ về nhau và sẽ giúp độ tin cậy giữa hai bên cao lên. Cho nên khoảng cách sẽ tỷ lệ nghịch với số tiền được mua chịu vật tư nông nghiệp. Vì thế, hệ số β4 được kỳ vọng mang dấu âm. VAYCT: là biến giả sẽ nhận giá trị là 1 nếu hộ nông dân có vay tín dụng chính thức, và nhận giá trị là 0 nếu nông dân không vay tín dụng chính thức. Nếu hộ nông dân có vay tín dụng chính thức khi đó họ được công nhận là người có tài chính ổn định vì đã qua kiểm tra của các tổ chức tín dụng chính thức theo pháp luật do đó số tiền được mua chịu vật tư nông nghiệp của các hộ nông dân này có thể nhiều hơn các hộ nông dân không vay tín dụng chính thức. Nhưng bên cạnh đó khi vay tín dụng chính thức thì họ sẽ ưu tiên trả tiền 16 cho các tổ chức tín dụng chính thức trước do đó người bán chịu vật tư nông nghiệp sẽ e ngại không cho nông dân mua chịu với sô tiền lơn. Vì thế, dấu kỳ vọng của biến β5 chưa được xác định. TUOI: là biến thể hiện số tuổi của người nông dân đi mua chịu vật tư nông nghiệp (năm). Nếu người đi mua chịu vật tư nông nghiệp càng lớn tuổi thì người này sẽ được chủ của hàng vật tư nông nghiệp đánh giá cao về nhiều mặt như: uy tín, tài sản, thâm niên sản xuất nông nghiệp,… vì thế số tiền các nông hộ này được mua chịu vật tư nông nghiệp sẽ nhiều hơn các nông hộ còn trẻ tuổi đi mua chịu vật tư nông nghiệp. Dẫn đến, biến β6 được kỳ vong mang dấu cộng. TGSONGDP: là biến thể hiện thời gian sống tại địa phương của hộ nông dân (năm). Nếu hộ nông dân đó càng sống lâu tại địa phương thì sẽ được mọi người biết đến và có uy tín trong địa phương đó dẫn đến số tiền được chấp nhận mua chịu vật tư nông nghiệp sẽ cao hơn các hộ mới chuyển đến địa phương sinh sống. Như vậy, hệ số β7 được kỳ vọng mang dấu dương. DIAVIXH: là biến giả, sẽ có giá trị 1 nếu chủ hộ, các thành viên trong gia đình hay người thân của hộ có giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước và các tổ chức đoàn thể từ trung ương đến địa phương; ngược lại, biến sẽ có giá trị bằng 0. Khi hộ có vị trí xã hôị có vị trí xã hội họ sẽ có uy tín cao đối với các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp cho nên số tiền mua chịu vật tư sẽ cao hơn các hộ không có địa vị trong xã hội. Vì thế, hệ số β8 được kỳ vọng mang dấu dương. 17 Bảng 2.2 Kỳ vọng về các biến độc lập được sử dụng trong mô hình nghiên cứu Tobit: Biến độc lập (Xi) Ý NGHĨA Dấu kỳ vọng mô hình Tobit GIATRIDATNN Giá trị đất nông nghiệp của nông hộ (triệu đồng) THUNHAP Thu nhập bình quân đầu người của nông hộ (triệu đồng/năm) + TGQUENBIET Độ dài thời gian quen biết giữa nông hộ và đại lý vật tư nông nghiệp (năm) + KHOANGCACH Khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến địa điểm kinh doanh của đại lý vật tư (km) - TUOI Tuổi của chủ hộ + TGSONGDP Số năm sinh sống tại địa phương của nông hộ (năm) + DIAVIXH Có giá trị là 1 nếu nông hộ có thành viên hay bạn bè làm việc ở cơ quan nhà nước, đoàn thể hay các tổ chức chính thức và là 0 nếu ngược lại + Khả năng vay tín dụng chính thức (1 = có vay và 0 = khác) +/- VAYCT + Ghi chú: Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc Nguồn: Tự tổng hợp 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Để có thông tin phục vụ cho nghiên cứu này, tác giả đã chọn ra một số xã trong 10 đơn vị hành chính của huyện: thị trấn Cờ Đỏ và các xã Đông Hiệp, Đông Thắng, Thới Đông, Thới Xuân, Thới Hưng, Thạnh Phú, Trung Hưng, Trung An và Trung Thạnh. 2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: được cung cấp bởi các cơ quan hữu quan trên địa bàn huyện như Ủy ban nhân dân huyện Cờ Đỏ, Phòng môi trường và tài nguyên 18 thiên nhiên huyện Cờ Đỏ, Chi cục thống kê huyện Cờ Đỏ, và các bài báo nghiên cứu khoa học, thông tin trên báo, đài, … có liên quan. - Số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 110 nông hộ ở huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Cụ thể sẽ chọn ngẫu nhiên từ 9 xã và 1 thị trấn thuộc huyện Cờ Đỏ để tiến hành thu thập thông tin. Các thông tin này sẽ phục vụ cho việc phân tích thực trạng mua bán chịu vật tư nông nghiệp của nông dân huyện Cờ Đỏ. 2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu - Đối với mục tiêu 1: đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng mua bán chịu vật tư nông nghiệp của nông dân huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ từ năm 2011-2012. - Đối với mục tiêu 2,3: sử dụng phương pháp hồi quy với hai mô hình Probit và Tobit. Mô hình Probit dùng để đo lường khả năng được mua chịu vật tư nông nghiệp của các hộ nông dân, trong đó mô hình Tobit được dùng để đo lượng tiền được mua thiếu vật tư nông nghiệp của các nông hộ. Mô hình Probit Mô hình Probit được sử dụng nhằm ước lượng xác suất xảy ra biến phụ thuộc như là một hàm số của các biến độc lập Mô hình hồi quy có dạng: Y i = βi + n  X i 1 i i +e Trong đó: Yi được gọi là biến phụ thuộc, biến này đo lường khả năng mua chịu được vật tư nông nghiệp theo hai khả năng là mua chịu được (có giá trị 1) và không mua chịu được (có giá trị 0). 1 khi  Y i 0 khi  * Y Y i * i  0  0 - Xi: là các biến độc lập có ảnh hưởng đến việc mua chịu vật tư nông nghiệp của các hộ nông dân. - βi: hệ số hồi quy (i= 1, n ) - e: sai số. Để xác định được số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ trong mẫu khảo sát, đề tài sử dụng phương pháp phân tích kinh tế lượng 19 bằng mô hình Tobit. Mô hình Tobit nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa số lượng biến động của biến phụ thuộc với các biến độc lập, trong đó giá trị của biến phụ thuộc bị chặn. Mô hình được trình bày như sau: *  0 khi Y  0  YI   *   0   X i  e khi Y Y *  0 Trong đó: - Yi: là biến số đo lường lượng tiền mua chịu vật tư nông nghiệp (triệu đồng). - βi:là hệ số hồi quy của mô hình (i= 1, n ) - e: sai số - Xi: là các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền được mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ. Khái quát về các mô hình kiểm định Kiểm định đa cộng tuyến Để kiểm định hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập đưa vào mô hình, nhiều tác giả trước đã sử dụng lệnh corr được hỗ trợ bởi phần mềm STATA để xác định sự tự tương quan giữa các biến độc lập. Nếu tương quan cặp giữa các biến giải thích cao (lớn hơn 0,8) thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến. Đối với mục tiêu 4: Dựa vào kết quả nhận được từ việc phân tích những mục tiêu trên. Đề ra giải pháp nhằm nâng cao số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp cho các nông dân khi có nhu cầu, góp phần làm tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của nông hộ. 20 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN THƠ. 3.1.1 Điều khiện tự nhiên Quá trình phát triển Huyện Cờ Đỏ được thành lập theo tinh thần Nghị định 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ trên cơ sở chia tách từ huyện Ô Môn của tỉnh Cần Thơ. Khi mới thành lập huyện có 02 thị trấn, 12 xã gồm thị trấn Cờ Đỏ, thị trấn Thới Lai và các xã Định Môn, Trường Thành, Thới Thạnh, Trường Xuân, Trường Xuân A, Thới Lai, Xuân Thắng, Đông Hiệp, Thới Đông, Thới Hưng với dân số hơn 180.000 người. Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Thới Lai. Tháng 03 năm 2009, thực hiện Nghị định số 12/2008/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, huyện Cờ Đỏ tiếp tục được điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Thới Lai, thuộc thành phố Cần Thơ. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Cờ Đỏ mới gồm các xã của huyện Cờ Đỏ cũ như Đông Hiệp, Thới Đông, Thới Hưng và thị trấn Cờ Đỏ; thành lập mới xã Đông Thắng trên cơ sở chia tách xã Đông Hiệp,xã Thới Xuân trên cơ sở chia tách xã Thới Đông; tiếp nhận bàn giao xã Thạnh Phú,Trung Hưng từ huyện Vĩnh Thạnh, xã Trung An, Trung Thạnh từ huyện Thốt Nốt.Trung tâm huyện được đặt tại thị trấn Cờ Đỏ. Địa giới hành chính Huyện có diện tích tự nhiên 31.047,67 ha, dân số 122.464 người, trong đó có hơn 9.000 người là đồng bào các dân tộc thiểu số (đông nhất là đồng bào dân tộc Khmer). Huyện có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Cờ Đỏ và các xã Đông Hiệp, Đông Thắng, Thới Đông, Thới Xuân, Thới Hưng, Thạnh Phú, Trung Hưng, Trung An và Trung Thạnh. Địa bàn huyện có 79 ấp. Vị trí địa lý Huyện Cờ Đỏ là huyện vùng ven và nằm về phía tây của thành phố Cần Thơ, thành phố loại I trực thuộc Trung ương và là thành phố trung tâm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đông giáp huyện Thới Lai, Nam giáp huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), Bắc giáp quận Ô Môn và quận Thốt Nốt, Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh. 21 Khí hậu Huyện Cờ Đỏ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa. Khí hậu điều hoà dễ chịu, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28ºC, số giờ nắng trung bình cả năm : 2.249,2h. Lượng mưa trung bình năm: 1600 mm (năm 2000 khoảng 1.911, năm 2004 khoảng 1.416mm). Độ ẩm trung bình năm: 82% - 87% (thay đổi theo các năm). Gió có 2 hướng chính: Hướng Đông Bắc: từ tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô ). Hướng Tây Nam: từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa mưa), Tốc độ gió bình quân 1,8 m/s. Ít bão nhưng thường có giông, lốc vào mùa mưa . Thuận lợi: Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra một hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Hạn chế: Mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới năng xuất nông sản; mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp. Địa hình Địa hình, địa mạo, địa chất: Khu vực có địa hình bằng phẳng, có độ cao mặt đât tự nhiên so với xung quanh tương đối thấp. Hệ thống kênh rạch phong phú thuận lợi phong phú thuân lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. Giao thông đường bộ: tỉnh lộ 922, 921 và quốc lộ 80 là tuyến đường thông thương quan trọng đi đến các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang và các tỉnh khác. Địa mạo bao gồm 3 dạng chính: Ven sông Hậu hình thành dải đất cao (đê tự nhiên) và các cù lao ven sông Hậu.Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ. 22 Địa chất: địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50m có hai loại trầm tích: Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ). ` Theo niêm giám thống kê của huyện Cờ Đỏ năm 2012 thì tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện là 27.519,89 ha chiếm 88,44% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện cho thấy huyện Cờ Đỏ có đầy đủ điều kiện để phát triển nền nông nghiệp với những điều kiện thuận lợi cả về khí hậu lẫn đất tự nhiên. Với diện tích đất phi nông nghiệp là 3.462,26 ha chiếm 11,13% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện cũng là một lợi thế giúp phát triển các ngành bổ trợ cho ngành nông nghiệp góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn huyện đi lên. Bảng 3.1: Thống kê về diện tích đất tự nhiên của huyện Cờ Đỏ Đơn vị: ha Đơn vị Thị trấn Cờ Đỏ Tổng diện tích tự nhiên Chia ra Đất nông nghiệp Đất phi nông ngiệp 831,97 642,44 189,53 Xã Trung An 1.197,90 1.058,88 139,02 Xã Trung Thạnh 2.399,56 2.144,95 254,61 Xã Thạnh Phú 9.570,53 8.688,29 882,24 Xã Trung Hưng 3.459,87 3.127,52 332,35 Xã Thới Hưng 6.926,02 5.999,32 793,46 Xã Đông Hiệp 1.642,66 1.490,06 152,60 Xã Đông Thắng 1.501,82 1.131,86 369,96 Xã Thới Đông 1.915,92 1.728,39 187,53 Xã Thới Xuân 1.669,14 1.508,18 160,96 31.115,39 27.519,89 3.462,26 Tổng Đất chưa sử dụng 133,24 133,24 Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Cờ Đỏ, năm 2012 Xã thạnh phú có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.570,53 ha chiếm 30,76% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện và có 8.688,29 ha diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 31,57% diện tích đât nông nghiệp của toàn huyện. ở xã Thạnh Phú có tiềm năng phát triển nên nông nghiệp và được coi là hạt nhân thúc đẩy nền kinh tế cho toàn huyện Cờ Đỏ với sự đầu tư hệ thống kênh rạch và đê bao chống lũ. Toàn huyện Cờ Đỏ chỉ có 133,24 ha diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0,43% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện nằm ở xã Thới 23 Hưng do đây là những vùng đất cù lao với giao thông khó khăn nên chưa được người dân khai phá sử dụng. Cho thấy rằng, huyện Cờ Đỏ đã sử dụng tối đa nguồn tài nguyên đất của mình để phục vụ cho phát triển kinh tế của toàn huyện đây được coi như là một lợi thế của huyện Cờ Đỏ. 3.1.2 Dân số Huyện Cờ Đỏ có tổng cộng 10 xã và thị trấn có 79 ấp. Xã Thạnh Phú có sô ấp nhiều nhất trong toàn huyện với 16 ấp kế đến là thị trấn Cờ Đỏ có 9 ấp việc có nhiều ấp như vậy sẽ giúp các xã quản lý thuận tiện hơn tạo điều kiện cho vệc đảm bảo quan tâm đến đời sống của người dân hơn. Toàn huyện Cờ Đỏ có 29.359 hộ trong đó các hộ tập trung ở các xã Trung Hưng, xã Thạnh Phú, xã Thới Hưng và thị trấn Cờ Đỏ vì ở những nơi này có diện tích đất nông nghiệp lớn hay có điều kiện giao thông thuận lợi và các trung tâm thương mại. Bảng 3.2 Đặc điểm dân số huyện Cờ Đỏ 2012 Đơn vị Số hộ (hộ) Dân số (người) Số ấp (ấp) Mật độ dân số (người/km2) Thị trấn Cờ Đỏ 3.215 13.132 9 1.571 Xã Trung An 2.405 10.718 5 891 Xã Trung Thạnh 3.965 17.234 6 715 Xã Thạnh Phú 4.990 21.456 16 223 Xã Trung Hưng 5.108 21.731 7 625 Xã Thới Hưng 3.432 15.314 8 220 Xã Đông Hiệp 1.655 6.935 6 420 Xã Đông Thắng 1.220 4.757 6 315 Xã Thới Đông 1.639 6.512 8 338 Xã Thới Xuân 1.730 7.578 8 452 29.359 125.367 79 Tổng Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Cờ Đỏ, năm 2012 Dân số của huyện Cờ Đỏ tập trung ở 2 xã là xã Thạnh Phú và xã Trung Hưng với tổng dân số của 2 xã này là 43.187 người chiếm hơn 34,45% dân số toàn huyện vì ở đây tập trung diện tích đất nông nghiệp lớn nên thu hút được người dân đến đây an cư lạc nghiệp phát triển nền kinh tế. 24 3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN THƠ. 3.2.1 Kết quả - thành tựu đạt được Lĩnh vực nông nghiệp - Sản lượng lúa Sản xuất lúa là thế mạnh của huyện Cờ Đỏ từ lâu năm. Đây là khoản thu nhập chính của toàn huyện. Nhờ có diện tích đất canh tác lúa lớn mà giải quyết được phần nào vấn để việc làm cho bà con nông dân toàn huyện khi vào vụ mùa. Sản lượng lúa Tấn 362.674 370.000 352.854 360.000 350.000 340.000 330.000 319.375 320.000 310.000 300.000 290.000 2010 2011 2012 Năm sản lượng lúa Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Cờ Đỏ, năm 2012 Hình 3.1 Tổng sản lượng lúa huyện Cờ Đỏ từ năm 2010 - 2012 Qua hình 3.1 trên cho thấy với lợi thế có diện tích đất nông nghiệp lớn nên sản lượng lúa hàng năm của huyện Cờ Đỏ đều lớn hơn 362.674 tấn năm 2012 và tăng đều từ năm 2010 – 2012 so với toàn thành phố Cần Thơ với tổng sản lượng 1.318 triệu tấn năm 2012, góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế của toàn thành phố. Sản lượng lúa tăng mạnh từ năm 2010 – 2012 tăng hơn 43.299 tấn là do nông dân đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật vào trong canh tác lúa cũng như áp dụng nhiều chương trình mới trong quá trình canh tác lúa như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” dẫn đến năng suất lúa tăng cả về số lượng lẫn chất lượng qua các năm của huyện Cờ Đỏ. - Năng suất canh tác lúa Năng suất lúa của toàn huyện tử năm 2011 – 2012 có sự giảm nhẹ từ 57,91 tạ/ha còn 57,75 tạ/ha do bà con nông dân đã tăng chất lượng sản phẩm 25 của lúa mình lên bằng cách sử dụng ít phân bón và thuốc trừ sâu dẫn đến năng suất có sự sụt giảm nhẹ nhưng không đáng kể. Năng suất lúa giảm chủ yếu do người nông dân phải đối mặt với nhiều dịch bệnh như sâu, rầy,… Năng suất lúa Tạ/ha 57,89 58,00 57,91 57,75 57,50 57,00 2010 2011 2012 Năm Năng suất lúa Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Cờ Đỏ, năm 2012 Hình 3.2 Năng suất lúa huyện Cờ Đỏ từ năm 2010 – 2012 - Thành tựu kinh tế Trong thành tựu của huyện Cờ Đỏ đạt được từ năm 2010 – 2012 thì đều tăng qua các năm. Năm 2010 thì tổng GDP của toàn huyện chỉ đạt gần 4.000 tỷ đồng và năm 2012 đạt gần 6000 tỷ đồng. Cho thấy rằng huyện đã nỗ lực rất nhiều để đạt được thành tựu trên đặc biệt là với những đầu tư về mặt giao thông của Chính phủ điển hình là tỉnh lộ 921. Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh tế của huyện Cờ Đỏ các ngành qua các năm Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Khu vực nông lâm nghiệp thủy sản Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2.005.581 2.881.264 2.973.522 473.331 549.731 675.752 Khu vực dịch vụ thương mại 1.095.121 1.374.450 1.608.000 Tổng 3.574.033 4.805.445 5.257.274 Khu vực công nghiệp, xây dựng Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Cờ Đỏ, năm 2012 26 Qua các năm từ 2010 đến 2012 thì giá trị trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thuỷ sản luôn chiếm tỷ trong lớn hơn 60% giá trị kinh tế của toàn huyện điều này cũng phản ánh đúng thế mạnh của huyện với diện tích đất nông nghiệp lớn, hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng với đó là kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp lâu đời của người dân. Với những lợi thế đó giúp cho nền nông nghiệp của toàn huyện luôn đi lên cả sản lượng và chất lượng. Kế tiếp đó là giá trị trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại đứng kế tiếp sau khu vực nông lâm nghiệp thủy sản cho thấy huyện Cờ Đỏ cũng chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu vui choi và mua sắm của người dân giúp cho đời sống ngày càng hiện đại hơn. Từ năm 2010 đến năm 2012 giá trị sản xuất ở khu vực nông lâm thủy sản của huyện Cờ Đỏ đều tăng và tăng khoảng 967.941 triệu đồng đây là thành tựu đạt được do huyện đã có những chính sách sát cánh cùng nông dân để làm ăn có hiệu quả hơn Lĩnh vực kinh tế - xã hội Huyện Cờ Đỏ là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển sản xuất nông nghiệp với 26.491,22 ha đất sản xuất cây hàng năm, trong đó tập trung nhiều nhất là trồng lúa. Địa bàn huyện có Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nông nghiệp Cờ Đỏ, Nông trường Sông Hậu, Trại giống trực thuộc Công ty giống cây trồng miền Nam – là những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng và nhân rộng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Thực hiện chủ trương đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi, mô hình đưa cây màu xuống ruộng, nuôi cá trên ruộng lúa, nuôi cá ao thâm canh, chuyên canh, sản xuất cá giống từng bước được mở rộng; giữ vững quy mô đàn gia súc, gia cầm trên 450.000 con, … đã đưa giá trị sản xuất bình quân toàn huyện cuối năm 2010 đạt trên 68 triệu đồng/ha. Với lợi thế có đường giao thông thủy bộ thuận tiện như đường tỉnh lộ 921, 922 nối liền trung tâm huyện với quận Ô Môn và quận Thốt Nốt, Quốc lộ 91; tuyến giao thông Bốn Tổng – Một Ngàn đi qua trung tâm huyện nối liền Quốc lộ 80 với thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang thi công sắp sửa hoàn thành cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết giao thương giữa địa phương với địa bàn tỉnh Hậu Giang, huyện Vĩnh Thạnh và tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra với hệ thống sông ngòi chằng chịt, đều khắp, đặc biệt tuyến kinh Đứng và kinh xáng Thốt Nốt là hai tuyến giao thông thủy quan trọng tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các loại hình dịch vụ, thương mại, 27 nhất là các loại hình chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đa dạng được sản xuất tại địa phương. Vì vậy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không ngừng được mở rộng và giá trị ngày càng tăng cao, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng ngàn lao động. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ ngày càng mở rộng về quy mô. Chợ thị trấn Cờ Đỏ, Trung An đang dần trở thành trung tâm đầu mối trong việc phân phối, cung cấp hàng hóa cho các chợ xã trong và ngoài địa bàn, thu hút ngày càng nhiều tiểu thương và các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh. Toàn huyện có 49 trường học gồm các bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông với hơn 18.570 học sinh các cấp theo học. Chất lượng giáo dục hàng năm đều tăng, trong đó trường trung học phổ thông Hà Huy Giáp trong những năm gần đây luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu các trường trung học phổ thông toàn thành phố về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp. Đến nay huyện cũng đã có 07 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia và duy trì thành tích đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở. 07/10 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; hai xã Trung Hưng, Trung An và đến nay đã có 47/79 ấp được công nhận đạt danh hiệu văn hóa. Trên cơ sở những kết quả đạt được trong thời gian qua, phát huy tiềm năng, lợi thế, truyền thống của quê hương và quán triệt thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là tích cực hưởng ứng thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tin tưởng rằng huyện nhà sẽ tiếp tục gặt hái được những thành công trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước. Lĩnh vực văn hóa – xã hội - Giáo dục và đào tạo Năm 2011– 2012 chất lượng công tác giáo dục tiếp tục được nâng lên, tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở, tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp trung học phổ thông hệ bổ túc đều tăng so với năm học 2010 – 2011. Quỹ khuyến học được cộng đồng các mạnh thường quân đóng góp 2,180 tỷ đồng hỗ trợ học sinh và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Qua các phong trào, các cuộc hội thi đã có 57 giáo viên được công nhận là giáo viên giỏi cấp huyện, 22 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp thành phố, 134 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp thành phố, 269 học sinh giỏi cấp huyện và tổ chức thành 28 công các cuộc thu tuyên truyền sách, hội khỏe phù đổng cấp quốc gia, Olympic tiếng Anh, … Công tác chăm lo giáo dục rất được quan tâm của chính quyền địa phương, tuy nhiên với cơ sở vật chất còn hạn chế làm cho mặt bằng giáo dục của huyện Cờ Đỏ không phát triển bằng các quận huyện còn lại của thành phố Cần Thơ. Cho nên cần có nhiều chính sách hỗ trợ hơn nữa để giúp huyện Cờ Đỏ có thể phát triển hơn. Huyện có 62.495 đồng bào là tín đồ các tôn giáo như phật giáo Bắc tông, phật giáo Nam tông, Thiên Chúa, Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành và 23 cơ sở thờ tự. Trong những năm qua các vị chức sắc, chức việc, nhà tu hành và bà con tín đồ đều hăng hái tham gia thực hiện các phong trào và đã có nhiều đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. - Y tế Thực hiện tốt chương trình quốc gia về y tế 48 trường hợp sốt xuất huyết, về an toàn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm kiểm tra 1.409 cơ sở, mổ mắt miễn phí cho hơn 4.100 hộ nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc Khmer. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi mắc suy dinh dưỡng giảm còn 19,09% (giảm 1,98% so với 2011). Lao động – thương binh và xã hội Tổ chức tốt các hoạt động chăm lo đời sống gia đình chính sách, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Cấp phát 20.601 thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách. Chi trợ cấp theo quyết định 471 của Thủ tướng Chính Phủ với số tiền 1,06 tỷ đồng, chi hỗ trợ giá điện 859,32 triệu đồng, chi trợ cấp thường xuyên 5,377 tỷ đồng, chi hỗ trợ miễn giảm học phí và hỗ trợ cho học sinh 679,05 triệu đồng. 3.3 Tổng quan về hệ thống tín dụng nông thôn huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ Ở huyện Cờ Đỏ có đầy đủ hệ thống tín dụng bao gồm tín dụng chính thức, bán chính thức và phí chính thức. Tuy mỗi loại hình có những đặc điểm khác nhau nhưng đều vì mục đích cung cấp vốn cho người có nhu cầu. 3.3.1 Hệ thống tín dụng chính thức Hệ thống tín dụng chính thức là hình thức huy động vốn và cho vay thông qua các tổ chức trung gian tài chính và hoạt động công khai theo pháp 29 luật, bao gồm hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, ngân hang chính sách,… hệ thống tín dụng chính thức ở huyện Cờ Đỏ bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là NH có uy tín hàng đầu Việt Nam, là NH duy nhất có mạng lưới hoạt động đến bảng, làng, xóm và hải đảo trên lãnh thổ Việt Nam. NH hoạt động theo mô hình tổng công ty từ những năm 1990, có tư cách pháp nhân, hoạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có con dấu riêng. NHNo & PTNT thực hiện việc kiểm toán kinh tế hàng năm và được nhận xét là một NH lành mạnh, đủ tin cây. NH tổ chức và hoạt động theo Luật các TCTD, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, có chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH phục vụ cho phát triển của đất nước. Vốn TD của NHNo & PTNT chủ yếu phục vụ cho các hộ sản xuất, đồng thời tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế hoạt động có hiệu quả. Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép các hộ vay vốn lên đến 10 triệu đồng mà không cần tài sản thế chấp từ NHNo & PTNT điều này đã làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân. Khi cần thế chấp, chủ hộ có thể sử dụng giấy chủ quyền sử dụng đất có giá trị quy định bởi chính phủ như tài sản thế chấp. Từ khi thành lập vào năm 2009 cho đến nay địa điểm ở Ấp Thới Hòa – Thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ, NHNo & PTNT chi nhánh Cờ Đỏ đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của toàn huyện. Tín dụng ngân hàng tài trợ cho hộ nông dân sản xuất chuyển biến tích cực, phù hợp với xu thế phát triển của huyện Cờ Đỏ là nông nghiệp đi đầu. Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và nông dân ngày càng được mở rộng hơn, tạo điều kiện cho nông dân có thể dễ dàng tiếp cân được nguồn tín dụng để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm tín dụng ngày càng đa dạng hơn, với nhiều gói tín dụng hỗ trợ của chính phủ, điều đáng kể nhất là ngân hàng ngày càng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, bỏ bớt rào cản về tài sản mà trước đây mà trước đây luôn luôn được đặt trước các hộ nông dân có ý muốn vay vốn. Với chức năng là tổ chức kinh doanh tiền tệ, TD của một NH quốc doanh, cùng với thế mạnh là hoạt động tại một địa bàn kinh tế tập trung sôi nổi trong tỉnh cũng như trên địa bàn huyện, NHNo & PTNT huyện Cờ Đỏ đã tìm mọi biện pháp tích cực để huy động vốn, thực hiện chiến lược “nông dân là trọng tâm”. Nhờ đó nguồn vốn của NH ngày càng tăng, ngày càng tạo được 30 quy tín với khách hàng qua chất lượng phục vụ, cũng như phù hợp với mọi loại hình thanh toán mà các tầng lớp, dân cư cần thực hiện. Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Cờ Đỏ được thành lập khá sớm. Ngay sau khi thành lập và đi vào hoạt động, lãnh đạo chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất để ngân hàng có thể phát triển tốt hơn. Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Cờ Đỏ đã góp phần không nhỉ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ sinh viên có thể vay vốn để tiếp tục việc học tập,… Các ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại (NHTM) là doanh nghiệp hoạt động giống như các doanh nghiệp khác trên thị trường. Hoạt động kinh doanh NH là hoạt động trong môi trường cạnh tranh quyết liệt và chứa đựng nhiều rủi ro nhất, cả về tính đa dạng và mức độ thiệt hại. Các NHTM với tư cách là trung gian đứng ra huy động vốn để cung cấp vốn cho nền kinh tế hoạt động, TD luôn chiếm vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của NH trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các NH trên địa bàn chưa thật sự sôi động. Trên địa bàn nghiên cứu, một số NHTM đang hoạt động như: chi nhánh ngân hàng Pvcombank, ngân hàng Đông Á. Các ngân hàng thương mại đã hỗ trợ phần nào nhu cầu của nông dân. Nhưng với những rào cản về lãi suất và thủ tục thì các ngân hàng thương mại vẫn chưa đáp ứng được những nhu cầu của nông hộ. Quỹ tín dụng nhân dân (QTDNN) Quỹ tín dụng nhân dân là một loại hình TCTD hợp tác, được Chính phủ cho phép thành lập từ năm 1993 nhằm góp phần đa dạng hóa loại hình TCTD hoạt động trên địa bàn nông thôn, tạo lập một mô hình kinh tế hợp tác xã kiểu mới hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, TD và NH có sự liên kết chặt chẽ vì lợi ích của thành viên QTDND, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn, … thể hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cho vay đối với các thành viên ở các khu vực nông nghiệp, nông thôn là nơi mặt bằng nền kinh tế, trình độ còn thấp, sản xuất kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro (như phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan mang tín thời vụ, thiên tai, giá cả, …). Thủ tục cho vay, nhận tiền gửi rất đơn giản và phù hợp với trình độ của người nông dân. QTDND áp dụng mức lãi suất khác nhau tùy thuộc vào từng 31 vùng và thường cao hơn so với NHNo & PTNT. Mặc dù lãi suất cao hơn, nhu cầu vốn vay từ QTDND vẫn giữ ở mức cao do thủ tục đơn giản, dịch vụ thuận tiện và gần gũi với khách hàng. QTDND có quan hệ gần gũi với người nông dân trong làng xã nhưng quy mô hoạt động, năng lực tài chính của các QTDND thường nhỏ bé, trình độ quản lý, nhận thức của đội ngủ cán bộ và nhân viên còn hạn chế, bất cập. Hiện nay, trên địa bàn huyện Cờ Đỏ các QTDND được phân bổ ở hầu hết các trung tâm xã, thị trấn. Quỹ tín dụng nhân dân không có được các lợi thế như các NHTM, đó là không được tham gia vào thị trường vốn, thị trường liên NH, được NHNN cho vay tái cấp vốn, … Các QTDND là các pháp nhân độc lập về kinh tế, hoạt động riêng lẻ trên địa bàn nhiều vùng khác nhau nhưng lại có cùng một tên gọi, chung một biểu tượng, mô hình tổ chức và phương thức hoạt động kinh doanh, đồng thời khả năng “miễn dịch”, tự bảo vệ của mỗi QTDND còn rất hạn chế. Vì vậy, khi một QTDND gặp khó khăn thì khả năng lây lan sang các QTDND khác trong hệ thống là rất cao, nếu không có giải pháp xử lý kịp thời thì nguy cơ đổ vỡ duy truyền hệ thống là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, hoạt động của QTDND trong những năm qua đã góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương, làm cho bộ mặt nông thôn Việt Nam ngày càng đổi mới. Nhiều QTDND đã tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng như góp quỹ tình nghĩa, quỹ từ thiện, trao học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó,… trong đó, một số QTDND có doanh số hoạt động lớn, thu nhập cao có điều kiện tham gia tích cực vào phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “lá làm đùm lá rách”, … niềm tin của người dân đối với Đảng và nhà nước ngày càng được tăng thêm. Đặc biệt, ở nhiều địa phương đồng vốn của QTDND đã góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các hợp tác xã, tổ hợp tác khác. 3.3.2 Hệ thống tín dụng bán chính thức Hệ thống TD bán chính thức cung cấp TD thông qua các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội ở nông thôn, mức độ hoạt động của khu này ở một vùng phụ thuộc vào các chương trình ưu tiên của Chính phủ, các dịch vụ ủy thác của các NH và hoạt động của các đoàn thể. Hệ thống này gồm: Hội nông dân Hội nông dân là tổ chức đoàn thể đại diện cho nông dân hướng đến những kiến thức sử dụng giống, phân bón, thâm canh, khoa học kỹ thuật,… phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Đồng thời, hội còn được ủy thác của NH Chính sách xã hội xét hỗ trợ cho nông dân vay vốn để sản xuất. 32 Hội nông dân thành lập tổ hùng vốn, cho vay vốn của hội không nhiều chỉ 2 – 5 triệu đồng, nên chủ yếu dùng cho sản xuất nhỏ. Đoàn Thanh niên Đoàn thanh niên là tổ chức chính trị - xã hội tập hợp tầng lớp thanh niên, nơi thanh niên tham gia sinh hoạt trao đổi những kiến thức, kinh nghiệm để phát triển cuộc sống. Đồng thời, Đoàn Thanh niên còn hỗ trợ những khoản vốn nhỏ giúp thanh niên sản xuất, cải thiện cuộc sống. Mỗi thanh niên được vay khoảng 5 triệu đồng với lãi suất thấp, thời gian hoàn vốn dài hạn. Hội Phụ nữ Hội phụ nữ thực hiện vai trò triển khai các nguồn vốn vay và thông tin về các nguồn vốn vay này đến từng nông hộ trong xã. Hội phụ nữ còn thành lập các nhóm vay vốn, giới thiệu người vay và xác nhận đơn xin vay của hội viên, hỗ trợ NH thẩm định khoản vay và đôn đốc hội viên trả gốc và lãi cho NH. Cũng như Hội Nông dân, Hội phụ nữ cũng được ủy thác của NHNN tiếp xét cho hội vay vốn để sản xuất. Bên cạnh đó, Hội phụ nữ cũng thực hiện các chương trình quốc gia, các dự án TD và tiết kiệm do các tổ chức quốc tế tài trợ. Hiện nay, hội phụ nữ hợp tác với khoảng 60 tổ chức phi chính phủ quốc tế trong việc thực hiện các chương trình TD và tiết kiệm. Hầu hết các chương trình này đều được kết hợp với các chương trình khác như kế hoạch hóa gia đình, xóa mù chữ, dinh dưỡng, … và TD còn được sử dụng như là công cụ để liên kết các chương trình phát triển lại với nhau. Tuy nhiên, với lượng vốn vay được ít, và điều kiện xét vay hạn chế nên thường nông hộ rất ít tiếp cận với loại hình TD này. Theo số liệu khảo sát, chỉ có 8 hộ vay vốn từ loại TD này, chiếm tỷ trọng 3,63%. 3.3.3 Hệ thống tín dụng phi chính thức Hệ thống TD phi chính thức bao gồm những giao dịch TD theo kiểu tài chính trực tiếp giữa các chủ thể kinh tế nông thôn với nhau và những giao dịch tài chính gián tiếp không thông qua những TCTD hoạt động trong khuôn khổ của Luật TCTD. Hệ thống TD này gồm: Hụi (họ) Hụi (họ) là hình thức huy động và tiết kiệm vốn xoay vòng (miền Nam gọi là hụi, miền Bắc gọi là họ). Giống như các hình thức tiết kiệm xoay vòng khác, hụi (họ) gồm một nhóm các cá nhân quen biết, tin tưởng nhau cùng nhau tổ chức tiết kiệm và vay mượn xoay vòng. Chu kỳ của một hụi kết thúc khi tất cả hội viên một lần nhận được tổng số tiền huy động được tại mỗi lượt. Đây là hình thức hỗ trợ nhau giải quyết khó khăn trước khi có thể tiếp cận các nguồn 33 tài chính khác. Đặc điểm của loại hình này là không thế chấp tài sản, không thủ tục, ai cũng có thể tham gia, nhưng lãi suất cao vì tổng số tiền nhận ban đầu thấp hơn so với tổng số tiền phải trả sau cùng. Theo ước tính gần đây, khoảng 60 - 70% TD ở các khu vực nông thôn thuộc các hình thức này. Cụ thể, đối với địa bàn nghiên cứu, có 20 hộ trong tổng số 110 hộ được khảo sát đã tham gia loại hình TD này. Vay mượn người thân, bạn bè Hình thức TD này thường không phải trả lãi suất và kỳ hạn cũng linh hoạt, phụ thuộc vào mối quan hệ của người vay và người cho vay. Những khoản vay này được dựa trên mối quan hệ thân thiết của những người sống trong cùng một gia đình, có quan hệ huyết thống hoặc bạn bè quen biết. Họ có thể vay không lãi nếu họ gặp khó khăn, ví dụ như bệnh tật, lũ lụt hoặc để thực hiện tổ chức cưới hỏi, xây nhà, … thì người thân, bạn bè là nguồn TD đầu tiên họ cần đến. Việc hoàn nợ có thể được gia hạn nếu cần. Hình thức này phụ thuộc vào năng lực tài chính của người cho vay và uy tín của người đi vay. Trong một cộng đồng nghèo, việc cho vay giữa bạn bè và người thân thường là rất hạn chế, loại hình này làm giàu thêm truyền thống tương thân tương ái, giữ vững tình làng nghĩa xóm ở nông thôn. Tuy nhiên, loại hình này cũng là một trong những hình thức cho vay chuyên nghiệp và số tiền vay đôi khi ít, trả nhiều lần nên lãi suất cũng rất cao và nó đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về vốn ở nông thôn. Theo số liệu khảo sát, có 6 hộ trong 110 hộ có tham gia loại hình thức vay mượn người thân, bạn bè, chiếm tỷ trọng 5,45%. Người cho vay chuyên nghiệp Người cho vay chuyên nghiệp thường là những gia đình giàu có sinh sống cùng trong làng xã, cộng đồng của những người đi vay. Điều này cho họ có lợi thế trong việc nắm rõ về tình hình khách hàng và có thể cưỡng chế trả nợ một cách hữu hiệu và đúng lúc. Do vậy, họ không cần thế chấp, cũng như các thủ tục giấy tờ phiền phức, chỉ cần tin tưởng lẫn nhau. Việc vay vốn được thực hiện bằng tiền mặt hoặc hiện vật, thường là ngắn hạn và lãi suất cực kỳ cao. Cụ thể, đối với người cho vay chuyên nghiệp, lãi suất trung bình 3,80%/tháng. Hình thức TD này chiếm tỷ trọng 10,67% lượng giao dịch TD tại địa bàn nghiên cứu và chiếm 5,18% lượng giao dịch ở nông thôn Việt Nam. Đó cũng là lý do cho sự tồn tại và phát triển của loại hình TD này. Người bán vật tư hay đại lý Là trường hợp người nông dân không có tiền để mua hàng hóa thì người bán sẽ bán chịu và các nông dân sẽ trả khi thu hoạch xong vụ mùa thường là 3 tháng. Khi hộ nông dân không có tiền mua vật tư, người bán vật tư hay các đại 34 lý sẽ bán chịu cho nông dân các loại vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống, … với lãi suất tùy vào thỏa thuận giữa hai bên. Thông thường, các cửa hàng vật tư lợi dụng cơ hội này bán với giá cao để có lãi nhiều, bởi vì họ biết rằng khi đến điểm bón phân cho lúa, hoa màu thì người dân bắt buộc phải mua. Tuy vậy, đôi khi các chủ cửa hàng vật tư cũng bán cho nông dân mà không đòi hỏi lãi suất khi người này là khách hàng thường xuyên và lâu năm của họ. Các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên địa bàn khảo sát thường là cửa hàng đại lý cấp III nhận hàng từ các đại lý cấp II. Để đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp để cho nông dân sản xuất nông sản an toàn thì các cửa hàng vật tư nông nghiệp chỉ lựa chọn lấy hàng từ những nhà cung cấp có uy tín dù cho giá cả có cao hơn các loại vật tư nông nghiệp không rõ nguồn gốc. Để thuận tiện cho nông dân có thể có được vật tư ngay để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thì các chủ cửa hàng vật tư đã tích trữ hàng sẵn trong kho với nhiều loại vật tư khác nhau để đáp ứng được nhu cầu của nông dân. Tổng công ty vật tư nông nghệp Chi nhánh ở thành phố, quận lớn Đại lý cấp I Nằm ở trung tâm huyện, khu thương mại Đại lý cấp II Nằm ở các xã, khu tập trung đông dân cư Đại lý cấp III Nông dân Nguồn: Tự tổng hợp Hình 3.3: Hệ thống phân phối vật tư nông nghiệp 35 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MUA BÁN CHỊU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1 MÔ TẢ KHÁI QUÁT MẪU QUAN SÁT 4.1.1 Tình hình cơ bản của hộ Giới tính và dân tộc Theo kết quả điều tra 110 hộ ở huyện Cờ Đỏ, tình hình nhân khẩu học của huyện như sau: Bảng 4.1 Thống kê thông tin nhân khẩu học Thông tin Giới tính Dân tộc Tần số Tỷ trọng (%) Nam 87 79,09 Nữ 23 20,91 108 98,18 2 1,82 Kinh Khmer Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012 Dựa vào bảng thống kê ta thấy trong tổng số 110 hộ được điều tra thì đa số các chủ hộ là nam chiếm 79,09% tương ứng với 87 hộ và chủ hộ là nữ chiếm 20,91% tương ứng với 23 hộ trong tổng số 110 hộ. Chứng tỏ rằng, nam giới vẫn là trụ cột trong gia đình là người có tiếng nói và đưa ra các quyết định quan trọng nhất trong gia đình, do người dân cho rằng nam sẽ mạnh mẽ hơn trong việc đồng ruộng. Nên chủ hộ thường là nam, là người quyết định chính trong gia đình. Nên nếu chủ hộ có giới tính là nam thì sẽ nhạy bén trong hoạt động sản xuất kinh doanh hơn chủ hộ là nữ, vì phần lớn nữ là làm nội trợ và có vai trò thứ yếu trong hoạt động kinh doanh. Qua bảng thông kế trên, có hơn 98,18% chủ hộ được phỏng vấn đều là dân tộc Kinh. Vì đa phần ở huyện Cờ Đỏ dân tộc kinh chiếm đa số và có thời gian sinh sống ở đây từ lâu đời và có truyền thống làm nông nghiệp. Bên cạnh đó, có 1,82% chủ hộ phỏng vấn là người Khmer chiếm tỷ trọng tương đối ít. Nghề nghiệp Ở huyện Cờ Đỏ đa số người dân có những ngành nghề chính như nông dân, nội trợ, kinh doanh nhỏ, công nhân viên chức và một số nghề khác. Huyện Cờ Đỏ có hơn 90% dân số làm nông nghiệp. Trong số 110 hộ được phỏng vấn thì số hộ làm nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong các 36 ngành nghề điều này cũng dễ hiểu do đặc thù ở huyện Cờ Đỏ là một vùng đất nông nghiệp. Bảng 4.2 Nghề nghiệp của chủ hộ Nghề nghiệp Tần số Tỷ trọng (%) Nội trợ 9 8,18 95 86,36 Kinh doanh, buôn bán nhỏ 2 1,82 Công nhân viên chức 2 1,82 Khác 2 1,82 110 100,00 Nông dân Tổng Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012 Qua điều tra 110 nông hộ thì số nông hộ có nghề nghiệp là nông dân chiếm tỷ trọng cao nhất hơn 86,36%, 9 chủ hộ làm nghề nội trợ chiếm 8,18%, 2 chủ hộ có kinh doanh, buôn bán nhỏ và làm nông nghiệp chiếm 1,82%, 2 chủ hộ có làm việc trong các cơ quan nhà nước hay các đoàn thể chiếm 1,82%. Ngoài ra, có 2 chủ hộ làn những người lớn tuổi không có sức lao động hoặc về hưu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 1,82%. Giá trị tài sản, diện tích đất nông nghiệp Giá trị tài sản của các hộ được tính bằng tổng giá trị của diện tích đất thổ cư, đất nông nghiêp, đất nuôi thủy sản, nhà cửa, máy móc thiết bị, số tiền chơi hụi, số tiền gửi ngân hàng và các vật kiến trúc lâu bền có giá trị đã hình thành nên tổng giá trị tài sản của các hộ nông dân. Giá trị tài sản đánh giá được tình hình của hộ và nó thể hiện được thu nhập của hộ nông dân. Với các tài sản có được và được coi là vật thế chấp đảm bảo nhất khi đi vay từ các tổ chức tín dụng chính thức hay phi chính thức. Qua số liệu khảo sát thì giá trị tài sản của các hộ là 1.438,88 triệu đồng. Trong đó, hộ có tài sản nhỏ nhất là 195 triệu đồng và hộ có giá trị tài sản lớn nhất là 3.850 triệu đồng, với độ lệch chuẩn 717,02. Bảng 4.3 Giá trị tài sản và diện tích đất nông nghiệp của hộ Chỉ tiêu Tổng giá trị tài sản (triệu đồng) Diện tích đất nông nghiệp (m2) Giá trị đất nông nghiệp (triệu đồng) Trung bình 1.438,88 15.132,73 1.006,73 Nhỏ nhất 195 0 0 Lớn Độ lệch nhất chuẩn 3.850 717,02 40.000 8.588,96 2.600 557,79 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012 37 Với tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện có diện tích lớn cho nên mỗi hộ nông dân có thể sở hữu cho mình diện tích đất nông nghiệp trung bình 15.132,73 m2 với diện tích này canh tác phù hợp với nhu cầu cho riêng họ. Về giá trị diện tích đất nông nghiệp trung bình mỗi hộ có 1.006,73 triệu đồng để canh tác nông nghiệp đây là diện tích đất phù hợp cho mỗi nông dân canh tác nông nghiệp tạo ra nguồn thu nhập tương đối để cải thiện cuộc sống cho gia đình. Thực tế ở những nơi có điều kiện thủy lợi và giao thông thuận tiện thì diện tích đất nông nghiệp của các nông dân lớn hơn so với những nơi có điều kiện không thuận lợi. Qua bảng 4.3 ta có thể thấy rằng tài sản lớn nhất của các hộ nông dân chính là đất nông nghiệp chiếm hơn 69,97% trong tổng tài sản của gia đình. Điều này khẳng định rằng, huyện Cờ Đỏ là một huyện thuần nông là trọng điểm nông nghiệp của thành phố Cần Thơ.  Thời gian sống ở địa phương và kinh nghiệm canh tác nông nghiệp Vì đây là ngành nghề có từ lâu đời và là ngành không thể thiếu của huyện Cờ Đỏ nên những hộ canh tác nông nghiệp đều là những hộ sống ở địa phương từ rất lâu có trường hợp có hộ định cư từ nhỏ nên đã tiếp thu được những kinh nghiệm canh tác nông nghiệp từ ông cha để lại nên có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Theo khảo sát thời gian sống ở địa phương trung bình của các hộ là 35,66 năm trong đó hộ sống lâu năm nhất ở địa phương là 75 năm còn hộ sống địa phương ít nhất là 5 năm do mới di cư vào địa bàn huyện Cờ Đỏ để lập nghiệp. Bảng 4.4 Thời gian sinh sống ở địa phương và kinh nghiệm canh tác nông nghiệp của chủ hộ Đơn vị: năm Chỉ tiêu Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn Thời gian sống ở địa phương 35,66 5 75 13,97 Kinh nghiệm canh tác nông nghiệp 21,77 3 50 8,87 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012 Như đã trình bày, đa số các hộ các hộ ở địa phương có thời gian càng dài thì càng có kinh nghiệm canh tác nông nghiệp cao. Trong 110 hộ qua điều tra thì nông dân có kinh canh tác nông nghiệp lâu năm nhất là 50 năm và hộ có kinh nghiệm canh tác nông nghiệp nhỏ nhất là 3 năm do mới chuyển nơi ở hay mới bắt đầu canh tác nông nghiệp, thời gian trung bình là 21,77 năm. 38 4.1.2 Tình hình tham gia tín dụng của các hộ nông dân Cơ cấu hộ tham gia tín dụng Theo số liệu điều tra thực tế 110 nông hộ vào năm 2012 trên địa bàn nghiên cứu, có 110 hộ tham gia tín dụng chiếm 96,36%, còn khoảng 3,64% trong tổng 110 hộ không vay bất kỳ từ nguồn nào do các hộ này có tiềm lực tài chính vững mạnh và không thích thiếu nợ ai. Trong các loại hình tín dụng thì loại hình mua chịu vật tư nông nghiệp được đa số nông hộ tham gia với 91 quan sát. Vì đây là loại hình tín dụng quen thuộc và gần gũi với người nông dân. Số quan sát 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 91 34 20 13 4 6 2 Không vay Ngân hàng QTD Hội ND & Người cho PN vay PCT & TL Hụi Người thân, Mua chịu vật bạn bè tư Hình thức Hình 4.1 Cơ cấu hộ tham gia tín dụng Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012 Qua hình 4.1 ta có thể thấy có 34 quan sát có vay từ các ngân hàng được ưu đãi và không được ưu đãi. Điều đó khẳng định người nông dân đã có những hiểu biết nhất định từ lợi ích vay vốn ngân hàng đem lại Theo kết quả điều tra thực tế thì có 36 hộ có vay tín dụng chính thức chiếm 32,73% từ các ngân hàng và cá quỹ tín dụng nhân dân trong đó qua khảo sát thì đa số nông hộ vay từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vì khi vay ở đây họ được hưởng ưu đãi về lãi suất đối với nông dân. Bên cạnh đó một số nông hộ chỉ muốn vay ở các ngân hàng cổ phần vì được chấp nhận vay nhanh hơn và thủ tục không quá rườm rà vì đa số nông dân cần vốn vay nhanh để đáp ứng nhu cầu sản xuất của mình. Có 14 hộ có vay từ các tổ chức tín dụng bán chính thức như các đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ 39 nữ, hay ở chính nơi họ làm việc nhưng do đặc thù của loại hình tín dụng bán chính thức là số tiền vay không được nhiều và chỉ xét trên một số tiêu chí như hộ nghèo hay phải tham gia hội mới được xét vay nên số hộ nông dân vay từ nguồn này rất hạn chế, được thể hiện qua bảng 4.5 Bảng 4.5 Các nguồn vay của hộ Nguồn vay Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%) Tín dụng chính thức 36 32,73 Tín dụng bán chính thức 14 12,73 Tín dụng phi chính thức 96 87,27 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012 Số hộ có vay từ tín dụng phi chính thức cao nhất qua điều tra thực tế có 96 hộ vay tín dụng phi chính thức chiếm tỷ trong 87,27%. Đa số các hộ vay phi chính thức từ các đại lý vật tư nông nghiệp, hụi hay vay từ người thân bạn bè. Đặc tính của tín dụng phi chính thức là thời gia chờ đợi ít có thể đáp ứng ngay nhu cầu vay vốn của nông hộ để cho nông dân có vốn ngay cho quá trình canh tác nông nghiệp mặc dù lãi suất cao hơn rất nhiều so với vay từ các tổ chức tín dụng chính thức hay phi chính thức. Qua phân tích trên cho thấy rằng tín dụng phi chính thức không chỉ tồn tại song song mà còn lấn áp tín dụng chính thức. Mặc dù có các hộ đã vay từ các tổ chức tín dụng chính thức nhưng số tiền đó không đáp ứng được nhu cầu nguồn vốn của họ nên đã chấp nhận chịu “thua thiệt” để vay tín dụng phi chính thức.  Tình hình lượng vốn vay, chi phí vay và lãi suất Số liệu ở bảng 4.6 cho thấy tín dụng phi chính thức là nguồn cung cấp lượng tiền cao nhất đặc biệt là mua chịu vật tư nông nghiệp với lượng tiền vay bình quân là 109,94 triệu đồng/hộ, chiểm tỷ trọng hơn 72,90%. Hai đối tượng cho vay chủ đạo đóng vai trò quan trọng trong tín dụng phi chính thức là các cửa hàng vật tư nông nghiệp và các tổ chức hụi. Trong đó những tổ chức hụi do những người quen biết cùng nhau chơi rồi cho vay lẫn nhau với số tiền vay trung bình là 35,37 triệu đồng/hộ nhưng lãi suất tương đối cao lên đến 28,75%/năm. Đây là hai đối tượng cho vay chiếm thị phần rất lớn ở nông thôn, do tính thuận tiện của nó nên khi các nông hộ có nhu cầu vay vốn thì họ nghĩ ngay đến, vì vậy các cửa hàng vật tư nông nghiệp và các tổ chức hụi ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tín dụng nông thôn. 40 Bảng 4.6 Tình hình lượng vốn vay, chi phí và lãi suất trung bình năm 2012 Số tiền vay bình quân (triệu đồng) Nguồn vay Tỷ trọng (%) Chi phí vay bình quân (ngàn đồng) Lãi suất bình quân (%/năm) 1. Tín dụng chính thức 32,00 21,21 503 11,16 Ngân hàng 32,00 21,21 503 11,16 Quỹ tín dụng nhân dân 0,00 0,00 0 0,00 2. Bán chính thức (hội phụ nữ, hội nông dân, …) 8,89 5,89 53 8,37 109,94 72,90 37 28,88 35,37 23,45 19 28,75 7,17 4,76 0 0,00 67,40 44,69 92 29,01 150,83 100,00 612 3. Phi chính thức Hụi/hè Người thân bạn bè Người bán vật tư hay các đại lý Tổng Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012 Trong khi đó tín dụng chính thức cũng không kém phần quan trọng và được xem là lựa chon thứ hai chỉ đứng sau tín dụng phi chính thức, với 110 hộ được khảo sát thì số tiền vay trung bình là 32 triệu đồng/hộ, tương đương với với lãi suất trung bình là 11,16%/năm. Nguồn tín dụng bán chính thức với hội nông dân, hội phụ nữ cũng góp phần cung cấp vốn cho các nông hộ với số tiền trung bình là 8,89 triệu đồng/hộ nhưng chiếm tỷ trọng tương đối thấp chỉ 5,89%. Mặc dù các nông hộ phải trả lãi rất cao khi đi vay từ các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp nhung họ vẫn chấp nhận vay vì số tiền vay được nhiều và thời gian chờ đợi ít, đáp ứng được nhu cầu cấp bách cho người đi vay của các hộ nông dân mà không cần thế chấp tài sản như vay tín dụng chính thức. 41 triệu đồng 109,94 120 100 80 60 32,00 40 8,89 20 0 Vay tín dụng chính thức Vay tín dụng bán Vay tín dụng phi chính thức chính thức Hình 4.2 Lượng tiền vay trung bình của hộ năm 2012 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012 Bên cạnh đó, việc có quá nhiều trở ngại trong việc tiếp cận tín dụng chính thức nên người nông dân đã không còn thiết tha với loại hình tín dụng này. Họ luôn nghĩ rằng để đi vay vốn các tổ chức tín dụng cần phải có trình độ nhất định để đi vay vì thủ tục quá rườm ra dẫn tới họ mất đi tự tin khi vay tín dụng chính thức. Đặc biệt họ rất lo sợ gặp rắc rối trong vấn đề pháp lý khi gặp rủi ro trong canh tác nông nghiệp. Từ những vấn đề nêu trên đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho tín dụng phi chính thức mà điển hình là mua chịu vật tư nông nghiệp ngày càng phổ biến và phát triển rộng rãi trong thị trường tín dụng tại huyện Cờ Đỏ. Nhưng người nông dân cũng phải chịu thiệt thòi khi đầu vào của họ quá cao nếu mún vay tín dụng phi chính thức thì phải trả lãi suất lên đến 28,88%/năm. 42 28,88 %/năm 30 25 20 15 11,16 8,37 10 5 0 Vay tín dụng chính thức Vay tín dụng bán chính Vay tín dụng phi chính thức thức Hình 4.3 Lãi suất cho vay trung bình với các nông hộ của các nguồn tín dụng năm 2012 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012 Lựa chọn khi có nhu cầu vay vốn của nông hộ Qua bảng 4.7 có thể thấy rằng nếu nông hộ có nhu cầu vay vốn vào quá trình sản xuất nông nghiệp thì đa số các nông hộ sẽ tiếp cận tín dụng phi chính thức hay tín dụng chính thức. Lý do chỉ có 12 hộ chiếm 10,91% lựa chọn phương án tiếp cận tín dụng bán chính thức vì họ rất khó khăn khi tiếp cận loại hình tín dụng này vì đa số chỉ cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn vay hay những hộ có tham gia vào các tổ chức và có thông tin vay vốn. Bên cạnh đó khi vay tín dụng bán chính thức thì số tiền vay quá ít không đáp ứng nhu cầu của nông dân. Bảng 4.7 Nhu cầu khi lựa chọn vay vốn Tổ chức Tần số Tỷ trọng (%) Tín dụng chính thức 42 38,18 Tín dụng bán chính thức 12 10,91 Tín dụng phi chính thức 56 50,91 110 100,00 Tổng Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012 Có 56 hộ chiếm tỷ trọng 50,91% lựa chọn phương án tiếp cận tín dụng phi chính thức với hai phương thức chính là mua chịu vật tư và vay hụi. Khi 43 họ có nhu cầu cần vốn vì khi họ cần vay thì được đáp ứng ngay lập tức đây là điều rất cần thiết đối với nông dân vì họ không thể đợi lâu vì khi đó nông sản họ có thể bị ảnh hưởng bởi sâu, bệnh. Mặc dù lãi suất rất cao so với các loại hình tín dụng còn lại nhưng đa số nông dân đều chọn vay phi chính thức khi họ cần vốn. Bên cạnh đó có 38,18% nông hộ chọn tiếp cận tín dụng chính thức khi họ có nhu cầu vay vốn. Tín dụng chính thức có lợi thế là lãi suất cho vay thấp hơn tín dụng phi chính thức nhưng thủ tục có khi rườm rà và thời gia cấp vốn lâu nhưng có 42 hộ có thể chấp nhận được điều đó vì họ có thể giảm một phần nào chi phí trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Những khó khăn của nông hộ Qua số liệu thống kê từ bảng 4.8 cho thấy, khó khăn lớn nhất của hộ canh tác nông nghiệp gặp phải là giá cả nông sản thấp và không ổn định với tỷ trọng 37,27% trong các khó khăn mà các hộ phải đối mặt phải. Khi nông dân tạo ra nông sản điều quan trọng đầu tiên và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ là giá cả cho nên nếu giá cả giảm sẽ làm cho các nông hộ giảm thu nhập và có thể dẫn đến lỗ trong canh tác nông nghiệp và ảnh hưởng việc đầu tư vào vụ mùa sau vì khi đó nông dân thiếu vốn để sản xuất kèm theo đó là số tiền đã mua chịu vật tư nông nghiệp chưa trả cho các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp có thể làm mất uy tín dẫn đến khó khăn trong việc mua chịu cho các vụ mùa sau. Trong những năm gần đây với sự nỗ lực của các cơ quan ban ngành đã làm thị trường đầu ra cho nông sản của nông hộ được mở rộng. Bảng 4.8 Những khó khăn hộ gặp phải Những khó khăn mà hộ thường gặp nhất Thiên tai (lũ lụt, hạn hán, …) Mất mùa hay dịch bệnh Thành viên trong gia đình mất việc Thành viên trong gia đình ốm đau Giá cả sản phẩm thấp và không ổn định Thiếu vốn Tổng Số quan sát Tỷ trọng (%) 4 3,64 32 29,09 2 1,82 2 1,82 41 37,27 29 26,36 110 100,00 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012 Với 32 hộ nông dân đối mặt với khó khăn mất mùa hay dịch bệnh trong quá trình canh tác nông nghiệp. Theo tìm hiểu thực tế thì các dịch bệnh nông dân thường đối mặt phải là sâu rầy trên lúa và heo tai xanh ở gia súc. Những 44 loại dịch bệnh này làm giảm chất lượng nông sản của nông hộ dẫn đến giá cả thấp hơn so với nông sản khác. Đa số nông dân cho biết khi mắc phải dịch bệnh họ tự mua thuốc về chữa trị theo kinh nghiệm của mình mà không có bất kỳ sự hướng dẫn từ những kỹ sư nông nghiệp. Vì thế, dịch bệnh không những không được dập tắt mà còn có khi lan rộng hơn ảnh hưởng đễn nhiều khu vực khác gây nguy hiểm cho nông sản. Bên cạnh đó có 26,36% nông hộ thiếu vốn trong quá trình sản xuất nông nghiệp dẫn đến nông dân gặp khó khăn trong việc mở rộng sản xuất đáp ứng mùa vụ. Đa số nông hộ không vay được vốn do họ không có tài sản thế chấp cho nên người cho vay không dám đặt lòng tin vào người nông dân khi họ gặp quá nhiều rủi ro trong quá trình canh tác nông nghiệp. Trong số 110 hộ được điều tra thì có 4 hộ chiếm 3,64% thường gặp rủi ro do thiên tai (lũ lụt, hạn hán,…). Đây là điều kiện khách quan mà người nông dân không thể tránh khỏi. Đặc biệt là đến gần ngày thu hoạch khi gặp phải mưa to nhiều ngày làm cho nông sản hư hỏng, người nông dân khó thu hoạch nông sản khiến cho đời sống của nông dân càng gặp nhiều khó khăn hơn. Khó khăn tiếp theo mà các nông hộ thường gặp phải là thành viên trong gia đình mất việc và thành viên trong gia đình ốm đau cùng chiếm tỷ trọng 1,82%. Do ở nông thôn có ít việc làm nên chỉ tới mùa vụ mới có việc làm. Ở các vùng nông thôn đa số gia đình có đông con nên mất việc làm là điều khó tránh khỏi. 4.1.3 Thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ Tình hình nhu cầu mua chịu vật tư nông nghiệp Mặc dù đa số các hộ đều tiếp cận tín dụng phi chính thức điển hình là mua chịu vật tư nông nghiệp nhưng có thể thấy rằng vẫn tồn tại những khó khăn đối với loại hình này. Qua bảng 4.9 có thể thấy rằng người nông dân không muốn mua chịu vật tư nông nghiệp do một số yếu tố như lãi suất cho vay cao, họ không thích thiếu nợ, không có khả năng trả nợ, hay nhu cầu họ cao hơn mức mà chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp cho họ mua chịu. Trong đó số hộ trả lời do lãi suất quá cao lên đến hơn 28,93%/năm (theo tác giả khảo sát) chiếm tỷ trong 16,36%, Rào cản lãi suất khiến cho nông dân không mua chịu vật tư nông nghiệp thay vào đó họ vay từ các tổ chức tín dụng khác với lãi suất thấp hơn để mua vật tư nông nghiệp trước khi mùa vụ bắt đầu để dự trữ sau đó sử dụng trong quá trình canh tác nông nghiệp. Khó khăn tiếp theo khiến các nông hộ không thích mua chịu vật tư nông nghiệp chiếm tỷ trọng 7,27% là họ không thích thiếu nợ vì họ sợ mất uy tín hay bị các chủ cửa hàng 45 vật tư nông nghiệp ép giá. Và những lý do như hộ không có khả năng trả nợ hay số tiền vay quá ít so với nhu cầu chiếm tỷ trọng lần lượt là 3,64% và 1,82% khiến cho nông hộ không thích mua chịu vật tư nông nghiệp. Bảng 4.9 Những nguyên nhân nông hộ không tiếp cận được mua chịu vật tư nông nghiệp Thông tin Tần số Lãi suất cao Không muốn vay do Muốn vay nhưng không vay được do Tỷ trọng (%) 18 16,36 Không thích thiếu nợ 8 7,27 Không có khả năng trả nợ 4 3,64 Số tiền vay quá ít so với nhu cầu 2 1,82 Không biết vay ở đâu 1 0,91 Không có tài sản thế chấp 7 6,36 Không quen người cho vay 9 8,18 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012 Bên cạnh những hộ không muốn mua chịu vật tư nông nghiệp còn có một số hộ muốn mua vật tư nông nghiệp nhưng không được sự chấp nhận của chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp vì một số lý do khách quan. Trong đó lý do vì không quen với chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp nên không được mua chịu mà phải trả tiền mặt chiếm đa số với tỷ trọng hơn 8,18%. Cho thấy rằng tầm quan trọng của mối quan hệ giữa chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp và nông hộ trong quá trình mua bán chịu vật tư nông nghiệp. Thêm vào đó do không có tài sản gì thế chấp hay đem lại niềm tin cho chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp nên các nông hộ cũng không được vay chiếm tỷ trọng 6,36%. Vì chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp không muốn gặp rủi ro khi không biết được người mình bán chịu là người có tài sản như thế nào. Không biết vay ở đâu chiếm 0,91% tỷ trọng quá nhỏ vì đa số nông hộ đều biết chỗ mua chịu vật tư nông nghiệp. Tài sản đảm bảo khi mua vật tư nông nghiệp Nguyên tắc chung của quy chế vay và cho vay là phải có tài sản đảm bảo của bên đi vay cho bên cho vay. Nhưng trong mua chịu vật tư nông nghiệp thuộc loại hình tín dụng phi chính thức thì giữa nông dân và chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp chủ yếu dựa vào uy tín và quen biết giữa hai bên mà chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp chấp nhận cho nông dân mua chịu mà không cần bất cứ tài sản đảm bảo gì thế chấp hay còn gọi là tín chấp. 46 Bảng 4.10 Hình thức tài sản đảm bảo Chỉ tiêu Tần số Phải thế chấp Không phải thế chấp Tỷ trọng (%) 0 0 91 100 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012 Qua bảng 4.10 ta có thể thấy rằng 91 nông dân ở huyện Cờ Đỏ khi mua chịu vật tư nông nghiệp đều không cần bất cứ tài sản thế chấp gì cho chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp. Điều này có thể dễ hiểu rằng để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân có kịp vật tư nông nghiệp phục vụ cho quá trình canh tác nông nghiệp thì khi nông dân có nhu cầu thì các chủ cửa hàng vật tư đáp ứng ngay mà không cần bất cứ thế chấp vật gì. Hệ quả chủ cửa hàng có thể gặp rủi ro lớn khi chấp nhận cho nông dân mua chịu vật tư. Dẫn đến lãi suất mà chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp tính cho nông dân mua chịu vật tư lên đến hơn 29,93%. Mục đích sử dụng vốn vay của nông hộ khi mua chịu vật tư nông nghiệp Người bán vật tư nông nghiệp luôn quan tâm rằng khi nông hộ mua chịu vật tư nông nghiệp của mình họ có sử dụng đúng mục đích hay không. Hay vì lý do cấp bách mà nông dân bán vật tư nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu cấp bách của mình (người thân ốm đau, trả nợ tín dụng đen, …). Việc làm đó của nông dân có thể làm cho chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp gặp khó khăn trong quá trình đòi nợ. Bảng 4.11 Mục đích sử dụng vật tư nông nghiệp mua chịu của nông dân Mục đích Tần số Sản xuất kinh doanh Tỷ trọng (%) 91 100 Tiêu dùng 0 0 Trả nợ 0 0 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012 Từ bảng 4.11 chỉ ra rằng nông dân ở huyện Cờ Đỏ khi mua chịu vật tư nông nghiệp thì sử dụng duy nhất vào mục đích canh tác nông nghiệp để tạo ra lợi nhuận chứ không sử dụng sai mục đích ban đầu như tiêu dùng hay trả nợ. Với 91 số nông dân mua chịu vật tư nông nghiệp đều trả lời là sử dụng vật tư nông nghiệp vào trong sản xuất dẫn đến mối quan hệ giữa chủ cửa hàng bán 47 chịu và nông dân ngày càng tốt đẹp hơn. Dẫn đến số lần mà nông dân được chấp nhận mua chịu từ chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp lên đến 21,91 lầm tính đến hết năm 2012 (số liệu tổng hợp). Nguồn thông tin tín dụng đối với các hộ mua chịu vật tư nông nghiệp Thông thường nông dân quyết định mua chịu vật tư nông nghiệp chủ yếu thông tin do mình tự tìm hiểu hay có sự tham khảo từ sự giúp đỡ của người thân, bạn bè. Thông tin từ người thân bạn bè có tần số 10 lựa chọn chiếm 10,99%. Thông tin từ người thân bạn bè chủ yếu là những người cùng làm nghề nông, qua kinh nghiệm làm nông nghiệp họ chia sẻ nhau thông tin về những cửa hàng vật tư nông nghiệp có những điều kiện thuận lợi như chất lượng vật tư nông sản tốt, giá thấp, thời gian cho mua chịu lâu hơn,… từ những thông tin tham khảo từ người thân, bạn bè nông dân có thể lựa chọn cho mình cửa hàng vật tư nông nghiệp mua chịu cho mình. Bảng 4.12 Thông tin khi mua chịu vật tư nông nghiệp Thông tin Tần số Tỷ trọng (%) Từ sự giới thiệu của người thân, bạn bè 10 10,99 Tự tìm thông tin 81 89,01 Tổng 91 100,00 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012 Bên cạnh đó đa số nông dân chon cửa hàng vật tư nông nghiệp mua chịu do tự tìm thông tin, có 81 lựa chọn trọng 91 người mua chịu vật tư nông nghiệp chiếm 89,01%. Người nông dân có thể thay đổi nhiều cửa hàng mua vật tư nông nghiệp qua các vụ mùa. Để sau đó họ có thể đưa ra quyết định cửa hàng vật tư nông nghiệp phù hợp nhất cho mình. Một số chỉ tiêu trong quan hệ mua chịu vật tư nông nghiệp Theo tìm hiểu thực tế về tính hình mua chịu vật tư nông nghiệp ở huyện Cờ Đỏ thì chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp sẽ bán giá cao hơn giá trả ngay bằng tiền mặt khi nông dân mua chịu vật tư phần đó cũng coi như là lãi suất khi nông dân mua chịu vật tư nông nghiệp. Qua điều tra 110 hộ nông dân với số hộ có mua chịu vật tư nông nghiệp là 91 hộ thì lãi suất trung bình mà các hộ này phải trả khi mua chịu vật tư nông nghiệp là 29,93%/năm lãi suất này cao hơn lãi suất khi vay các tổ chức tín dụng chính thức (11,5%/năm) khoảng 2,8 lần. Mặc dù lãi suất cao hơn rất nhiều nhưng người nông dân vẫn chấp nhận mua chịu vật tư nông nghiệp vì tính thuận tiện đáp ứng ngay khi họ có nhu cầu 48 sử dụng vật tư nông nghiệp vào trong sản xuất nông nghiệp. Nếu đặt lên bàn cân giữa lãi suất và thủ tục vay vốn giữa các tổ chức tín dụng chính thức và các tổ chức tín dụng phi chính thức mà đại diện là cửa hàng vật tư nông nghiệp ta có thể thấy rằng thủ tục khi vay vốn ở các tổ chức tín dụng chính thức quá rườm rà tốn nhiều thời gian để nông dân có vốn phục vụ cho sản xuất, vì vậy không đáp ứng được kịp thời vụ sản xuất của người nông dân mặc dù lãi suất thấp hơn rất nhiều so với ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Vì vậy, người nông dân sẵn sàng chấp nhận mua chịu vật tư nông nghiệp cho dù họ chịu thiệt rất nhiều. Bảng 4.13 Những chỉ tiêu về mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ Chỉ tiêu Trung bình Lãi suất (%/năm) 29,93 Số lần vay đến hết năm 2012 (lần) 21,91 Thời gian trả chậm (tháng) 3,65 Số tiền trả chậm (% của tổng số tiền phải trả) 0,99 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012 Số lần mua chịu vật tư nông nghiệp của 91 hộ nông dân được phỏng vấn là 21,9 lần. Cho thấy nông dân đã có thói quen mua chịu vật tư nông nghiệp từ rất lâu vì những lợi ích của nó đem lại và theo truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu năm. Theo khảo sát từ các nông hộ thì mỗi năm người nông dân mua chịu từ 2 đến 3 lần vật tư nông nghiệp tương ứng với người nông dân canh tác 2 hay 3 vụ trong năm. Thời gian ứng trước/ trả chậm là khoảng thời gian chủ vật tư nông nghiệp cho các nông dân mua thiếu. Trung bình các nông dân mua chịu vật tư nông nghiệp được chủ cửa hàng cho mua thiếu khoảng 3,65 tháng. Khoảng thời gian đó đủ cho nông dân sản xuất và thu hoạch để có tiền trả các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp (tương ứng với một vụ sản xuất). Nếu sau khoảng thời gian trả chậm này nếu nông dân không thanh toán kịp thời cho các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp thì sẽ phải trả thêm phần lãi suất lên đến 30%/tháng cho số tiền chưa trả, vì chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp cũng phải vay vốn để có tiền mua vật tư nông nghiệp tích trữ để bán cho nên họ cũng phải trả lãi suất khi vay. Số tiền ứng trước/ trả chậm (% của tổng số tiền phải trả) trung bình là 0,99% từ các hộ mua chịu vật tư nông nghiệp. Đa số người nông dân có thể mua chịu hoàn toàn số tiền vật tư nông nghiệp do uy tín họ cao bên cạnh đó cũng do mối quen biết từ lâu năm giữa hai bên. Nhưng cũng có một số nông 49 dân phải trả trước 1 số tiền cho chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp để có niềm tin cho chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp. 4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC MUA CHỊU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ SỐ TIỀN ĐƯỢC CHẤP NHẬN MUA CHỊU CỦA NÔNG HỘ HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.2.1 Một số chỉ tiêu chung về các hộ Phần này trình bày thông tin và những đặc điểm cơ bản của 110 nông hộ được phỏng vấn ở huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ. Dựa vào những thông tin và đặc điểm này, đề tài đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ. Qua bảng 4.14 ta thấy rằng độ tuổi trung bình của các hộ là 49,83 tuổi. Đem lại nhiều thuận lợi cho nông dân trong quá trình canh tác nông nghiệp vì họ có kinh nghiệm lâu năm trong quá trình canh tác nông nghiệp. Thời gian sống ở địa phương trung bình của hộ là 35,14 năm cho thấy thời gian định cư ở địa phương của hộ tương đối lâu năm. Bảng 4.14 Các tiêu chí cơ bản về nông hộ trong mẫu quan sát Tiêu chí Giá trị đất nông nghiệp (triệu đồng) Thời gian quen biết giữa nông hộ và đại lý vật tư nông nghiệp (tháng) Trung bình 1006,73 Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất 557,79 2560,00 0,00 Độ lệch chuẩn 49,82 37,43 156,00 0,00 35,14 14,05 75,00 5,00 6,32 2,99 14,00 0,50 Tuổi của chủ hộ (năm) 49,83 11,70 83,00 27,00 Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng /người/năm) 25,68 18,69 114,34 5,27 Số tiền mua chịu vật tư (triệu đồng/năm) 55,24 42,76 180,00 0,00 Thời gian sinh sống ở địa phương (năm) Khoảng cách địa lý giữa nông hộ và đại lý vật tư nông nghiệp (km) Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012 Do sống ở địa phương ở địa phương lâu năm nên có thời gian quen biết với chủ cửa hàng bán chịu vật tư nông nghiệp trung bình là 49,82 tháng tương đương hơn 4,5 năm. Điều này cũng dễ hiểu tại sao nông dân và chủ cửa hàng 50 vật tư nông nghiệp có thời gian gắn bó tương đối lâu do nông dân có thói quen mua vật tư nông nghiệp ở cửa hàng có chất lượng vật tư tốt, giá cả phù hợp và có nhiều chính sách quà tặng. Trong đó có những hộ mua chịu vật tư nông nghiệp duy nhất một cửa hàng mà họ tin tưởng từ lúc bắt đầu sản xuất nông nghiệp cho đến thời điểm này nên hộ có thời gian quen biết với chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp lâu nhất là 156 tháng. Khoảng cách từ nhà nông hộ đến cửa hàng vật tư nông nghiệp trung bình là 6,32km cũng tạo điều kiện cho người nông dân có thể dẽ dàng tiếp cận mua chịu vật tư nông nghiệp khi mà yếu tố địa lý không còn là trở ngại lớn. Qua tìm hiểu ở trên thì diện tích trung bình mà mỗi hộ sở hữu lên hơn 1,5 ha dẫn đến giá trị trung bình đất nông nghiệp mà 110 hộ được khảo sát là 1.006,73 triệu đồng với hộ có giá trị đất nông nghiệp lớn nhất là 2.560 triệu đồng và giá trị nhỏ nhất là 0 triệu đồng. Có thể thấy rằng với giá trị đất nông nghiệp như trên thì các nông hộ đều có điều kiện để sản xuất nông nghiệp và sự cách biệt giữa giá trị đất nông nghiệp cũng không quá lớn. Giá trị đất nông nghiệp của nông hộ phù hợp nên thu nhập của các hộ nông dân trung bình là 25,68 triệu đồng/người/năm thấp hơn thu nhập bình quân của cả nước năm 2012 là 30,8 triệu đồng/người/năm. Điều đó chứng tỏ nông dân ở huyện Cờ Đỏ phải đối mặt với nhiều khó khăn cả khâu đầu vào và đầu ra cho nông sản của mình làm ra. Số tiền được chấp nhận mua chịu vật tư nông nghiệp trung bình của các nông hộ là 55,24 triệu đồng/năm số tiền này có thể phù hợp cho nông dân canh tác nông nghiệp với giá trị đất nông nghiệp nêu trên. 4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc được mua chịu vật tư nông nghiệp của nông dân huyện Cờ Đỏ Thành Phố Cần Thơ Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập đưa vào mô hình. Tác giả sử dụng lênh Corr trong phần mềm Stata. Kết quả ở phụ lục cho thấy, tất cả các tương quan cặp giữa các biến giải thích đều nhỏ hơn 0,8 nên có thể kết luận không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.  Kết quả mô hình hồi quy Qua kết quả ước lượng ở bảng 4.15 cho thấy mô hình có mức ý nghĩa rất cao với mức ý nghĩa 1%. Kết quả phân tích cũng cho thấy rất nhiều biến độc lập ảnh hưởng đến khả năng mua chịu của nông dân với các mức ý nghĩa là 1%, 5%, 10%. Cụ thể các biến độc lập được trình bày cụ thể qua bảng sau: 51 Bảng 4.15 Kết quả ước lượng bằng mô hình Probit Biến phụ thuộc: COMUACHIU – nhận giá trị là 1 nếu nông hộ có mua chịu vật tư nông nghiệp và ngược lại, có giá trị 0 Biến độc lập Hệ số β Hằng số C Hệ số tương quan dY/dX Mức ý nghĩa 1,675 - 0,318 -0,001 -0,0000 0,369 TGSONGDP 0,030 0,0012* 0,082 TGQUENBIET 0,039 0,0017** 0,013 GIOITINH 0,390 0,0213 0,670 TUOI -0,005 -0,0020 0,753 KHOANGCACH -0,293 -0,0124** 0,038 THUNHAP -0,004 -0,0010 0,909 DIAVIXH -0,035 -0,0015 0,939 0,112 0,0046 0,230 GIATRIDATNN VAYCT 110 Số quan sát Giá trị R2 51,37% Giá trị kiểm định của mô hình 0,0000 Ghi chú: - (*): Mức ý nghĩa 10%; (**): mức ý nghĩa 5% và (***): mức ý nghĩa 1%. Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012 Từ kết quả bảng 4.12 và phương trình hồi quy trên, ảnh hưởng của các biến độc lập đến khả năng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ được diễn giải như sau: Thời gian sống địa phương (TGSONGDP) Nông hộ càng sống ở địa phương càng lâu thì sẽ có nhiều mối quan hệ và quen biết được nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp. Nếu có thời gian ở địa phương càng dài thì nông hộ có thể dễ dàng tiếp cận với các cửa hàng vật tư nông nghiệp để mua chịu vì nông hộ đã tìm hiểu các thông tin từ các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên địa bàn. Kết quả mô hình cho thấy biến TGSONGDP 52 ảnh hưởng dương đến quyết định mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ và có mức ý nghĩa 10%. Điều này đúng với giả thuyết của mô hình, phù hợp với dấu kỳ vọng là dương. Cụ thể, khi nông hộ định cư tại địa phương lâu hơn một năm, xác suất họ mua chịu vật tư nông nghiệp sẽ tăng 0,12%. Thời gian quen biết với chủ cửa hàng bán chịu vật tư nông nghiệp (TGQUENBIET) Nếu chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp và nông hộ có quen biết thì thông tin giữa hai bên được biết rõ hơn và đó cũng là cơ hội để cửa hàng vật tư nông nghiệp maketing vật tư nông nghiệp với nông hộ. Người bán có thể “giúp đỡ” người nông dân trong sản xuất bằng cách bán chịu vật tư cho họ rồi đến mùa thu hoạch thanh toán sau. Biến thời gian quen biết với chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp có mức ý nghĩa 5%. Giải thích rằng nếu người nông dân có thời gian quen biết với chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp lâu hơn một tháng thì khả năng mua chịu vật tư nông nghiệp sẽ tăng lện 0,17%. Khoảng cách đến cửa hàng vật tư nông nghiệp (KHOANGCACH) Khoảng cách là rào cản lớn nhất cho việc tiếp cận mua chịu vật tư nông nghiệp của nông dân. Nông hộ khi có khoảng cách địa lý lớn với các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp thì họ sẽ mua một lần vật tư nông nghiệp trước vụ mùa bằng tiền mặt để tiết kiệm chi phí. Khoảng cách giữa nông hộ và cửa hàng vật tư nông nghiệp càng xa thì khả năng họ mua chịu càng thấp. Với mức ý nghĩa của biến KHOANGCACH là 5%. Cho ta thấy nếu nông hộ ở xa cửa hàng vật tư nông nghiệp 1 km thì khả năng mua chịu vật tư nông nghiệp của hộ nông dân đó sẽ giảm đi 1,24%. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như giá trị đất nông nghiệp, thu nhập, tuổi, giới tính, vay chính thức không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Thu nhập bình quân của nông hộ (THUNHAP) . Khi nông dân có thu nhập càng cao thì họ có xu hướng trả tiền mặt khi mua vật tư nông nghiệp vì họ không mún trả lãi suất quá cao. Bên cạnh đó nếu hộ có vay tín dụng chính thức thì sẽ dùng số tiền này đi mua vật tư nông nghiệp về dự trữ trước mùa vụ để thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp. Nói cách khác, yếu tố này không ảnh hưởng đến quyết định mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả này phù hợp với thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp ở huyện Cờ Đỏ. Giá trị đất nông nghiệp (GIATRIDATNN) Kết quả mô hình ước lượng bảng 4.15 cũng cho thấy, biến GIATRIDATNN không ảnh hưởng đến khả năng mua chịu vật tư nông nghiệp 53 của nông hộ. Nông hộ có diện tích đất lớn họ thường tiếp cận vay tín dụng chính thức do lãi suất thấp. Khi nông hộ có giá trị đất nông nghiệp nhiều hay ít cũng không ảnh hưởng đến việc mua chịu vật tư nông nghiệp của họ. Dù cho nông hộ có ít hay nhiều đất nông nghiệp thì nhu cầu mua chịu vật tư nông nghiệp cũng không thay đổi. Cho nên, đối với mua chịu vật tư nông nghiệp thì vấn đề đất đai không ảnh hưởng đến tiếp cận việc mua chịu của nông hộ. Giới tính của chủ hộ (GIOITINH) Bên cạnh đó, biến số giới tính không ảnh hưởng đến mô hình nghiên cứu là đúng, vì trên địa bàn nghiên cứu, giới tính của chủ hộ hầu hết là nam, chiếm tỷ trọng 79,1%. Bên cạnh đó chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp cũng không quan tâm người mua chịu vật tư nông nghiệp là nam hay nữ mà họ quan tâm người mua có trả nợ đúng thời gian hay không.. Tuổi của chủ hộ (TUOI) Biến TUOI của chủ hộ cũng không có ý nghĩa trong mô hình, cho dù người lớn tuổi hay trẻ tuổi thì khả năng tiếp cận mua chịu vật tư cũng như nhau vì thì trong quá trình sản suất nông nghiệp thì nhu cầu mua chịu vật tư nông nghiệp cũng không khác nhau. Và những người bán chịu cũng không quan tâm người mình bán tuổi ra sao. Nói cách khác trong tiếp cận mua chịu vật tư nông nghiệp thì tuổi cao hay thấp cũng không ảnh hưởng. Vay chính thức (VAYCT) Nếu nông hộ có vay tiền từ tín dụng chính thức thì họ dùng số tiền vay vào mua chịu vật tư nông nghiệp. Bên cạnh đó, mua chịu vật tư nông nghiệp không được pháp luật công nhận. Vì vậy, nếu có tranh chấp xảy ra thì sẽ không có bất cứ hợp đồng như vay tín dụng chính thức. Nông hộ dù có vay hay không vay tín dụng chính thức thì khả năng tiếp cận mua chịu vật tư nông nghiệp cũng không thay đổi. Biến VAYCT không có ý nghĩa thống kê trong mô hình hoàn toàn hợp lý. Địa vị xã hội (DIAVIXH) Kết quả bảng 4.15 cũng cho thấy, biến DIAVIXH không có ý nghĩa thống kê và không ảnh hưởng đến việc tiếp cận mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ. Điều này cho ta biết, các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp không chú ý đến việc nông hộ có vị trí xã hội hay không và những người có địa vị xã hội thường là những người có học vấn cao nên họ biết được những “thiệt thòi” khi mua chịu vật tư nông nghiệp. Bên cạnh đó nông hộ có người thân cố địa vị xã hội hay không có địa vị xã hội thì thông tin họ biết được từ cửa hàng vật tư 54 nông nghiệp cũng không khác nhau nhiều cho nên biến này không ảnh hưởng đến khả năng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ. Tóm lại, kết quả trong mô hình cho biết, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông dân bao gồm: thời gian quen biết và khoảng cách đến cửa hàng vật tư nông nghiệp với mức ý nghĩa 5%; còn yếu tố thời gian sống ở địa phương có ý nghĩa ở mức 10%. Trong phần kế tiếp, đề tài sẽ sử dụng mô hình hồi quy Tobit để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền được chấp nhận mua chịu vật tư nông nghiệp của các hộ nông dân. Đồng thời tìm hiểu xem có sự khác biệt hay không về lượng tiền mua chịu vật tư nông nghiệp và lượng tiền này có đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp của nông dân. 4.2.3 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền được mua chịu của nông hộ huyện Cờ Đỏ Thành phố Cần Thơ Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập đưa vào mô hình. Tác giả sử dụng lênh Corr trong phần mềm Stata. Kết quả ở phụ lục cho thấy, tất cả các tương quan cặp giữa các biến giải thích đều nhỏ hơn 0,8 nên có thể kết luận không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.  Kết quả mô hình hồi quy Bảng 4.16 trình bày kết quả kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố đến số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ trong mẫu khảo sát. Đề tài sử dụng mô hình hồi quy Tobit để ước lượng tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ. Trước khi ước lượng tác giả tiến hành kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến độc lập được sử dụng trong mô hình. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình đều chấp nhận được (nhỏ hơn 0,8). Kết quả phân tích từ mô hình hồi qui Tobit trong bảng 4.16 cho thấy có nhiều biến độc lập ảnh hưởng đến số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nông dân với các mức ý nghĩa khác nhau (1%, 5% và 10%). Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu cũng có các biến không có ý nghĩa thống kê. Kết quả phân tích được biểu hiện như sau: Thu nhập bình quân người của nông hộ (THUNHAP) Thật vậy, những hộ có thu nhập bình quân cao thì dễ dàng được các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp cho chấp nhận mua chịu. Đúng vậy, nông hộ có 55 thu nhập cao thì các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp đánh giá khả năng trả nợ người nông dân tốt. Biến thu nhập bình quân (THUNHAP) có tác động lên lượng tiền được mua chịu của các nông dân với mức ý nghĩa 1% và hệ số tương quan của biến này có giá trị dương đúng với dấu kỳ vọng ở mô hình lý thuyết. Nông hộ có thu nhập cao chứng tỏ những nông hộ đó đạt hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp và đảm bảo hoàn trả số tiền đúng hạn đã mua chịu từ những cửa hàng vật tư nông nghiệp. Kết quả mô hình cho thấy, nếu thu nhập bình quân của nông hộ tăng lên một triệu đồng thì lượng tiền nông hộ được chấp nhận mua chịu tăng lên 34,4%. Bảng 4.16 Kết quả ước lượng của mô hình Tobit Biến phụ thuộc: SOTIEN – lượng tiền được mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ (triệu đồng/năm) Biến độc lập Hằng số C Hệ số β Hệ số tương quan dY/dX Giá trị P 20,315 - 0,129 GIATRIDATNN 0,037 0,037*** 0,000 TGSONGDP 0,234 0,234* 0,075 TGQUENBIET 0,150 0,150** 0,015 TUOI 0,060 0,060 0,688 -4,935 -4,931*** 0,000 THUNHAP 0,344 0,344*** 0,007 DIAVIXH 3,191 3,189 0,392 -5,275 -5,270 0,135 KHOANGCACH VAYCT 110 Số quan sát R2 20,86% Giá trị kiểm định mô hình 0,0000 Log likehood -400,07 Ghi chú: - (*): Mức ý nghĩa 10%; (**): mức ý nghĩa 5% và (***): mức ý nghĩa 1%. Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012 56 Giá trị đất nông nghiệp (GIATRIDATNN) Đối với nông dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn thì đất nông nghiệp là tài sản lớn nhất trong mỗi gia đình của các hộ nông dân. Việc được chấp nhận số tiền mua chịu cao hay thấp từ các cửa hàng vật tư nông nghiệp liên quan rất nhiều đến giá trị đất nông nghiệp của họ. Việc có giá trị đất nông nghiệp càng cao tương ứng với diện tích đất nông nghiệp càng lớn. Điều đó chứng tỏ hộ nông dân có nhiều tài sản và giàu có hơn các hộ khác. Kèm theo đó là họ có quy mô sản xuất nông nghiệp lớn dẫn đến thu nhập cao nên có thể dễ dàng mua chịu từ các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Vì vậy giá trị đất nông nghiệp có tác động rất lớn đến số tiền người nông dân được mua chịu. Kết quả mô hình Tobit cho thấy, hệ số tương quan giá trị đât nông nghiệp có giá trị dương đúng như với kỳ vọng của mô hình lý thuyết, biến này có tác động đến số tiền mua chịu của hộ với mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy, các cửa hàng vật tư nông nghiệp có xu hướng cho vay nhiều đối với các nông dân có GIATRIDATNN cao, số tiền được chấp nhận mua chịu vật tư nông nghiệp tỷ lệ thuận với giá trị đât nông nghiệp. Cụ thể, khi giá trị đất nông nghiệp tăng lên một triệu đồng thì lượng tiền họ được chấp nhận mua chịu sẽ tăng thêm 3,7%. Khoảng cách giữa nông hộ và cửa hàng vật tư nông nghiệp (KHOANGCACH) Vị trí địa lý cũng ảnh hưởng đến lượng tiền được chấp nhận mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ. Thật vậy, những nông hộ nào ở càng gần các cửa hàng vật tư nông nghiệp thì mối quan hệ giữa họ ngày càng gắn kết, hiểu rõ về nhau hơn và nắm bắt được các thông tin của nhau. Thông qua kết quả của mô hình hồi quy Tobit, hệ số tương quan của biến khoảng cách đến cửa hàng vật tư nông nghiệp của nông hộ có dấu âm đúng như kỳ vọng ban đầu của cơ sở lý thuyết. Biến này có ý nghĩa 1% trong mô hình, nếu hộ nông dân ở xa cửa hàng vật tư nông nghiệp có nhu cầu mua chịu vật tư càng xa một km thì lượng tiền họ được chấp nhận mua chịu giảm xuống 493,1%. Thời gian quen biết giữa nông dân và chủ của hàng vật tư nông nghiệp (TGQUENBIET) Như đã trình bày ở cơ sỏ lý thuyết, thời gian quen biết giữa chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp và các nông dân mua chịu vật tư nông nghiệp có thời gian càng dài thì họ sẽ hiểu nhau hơn và thông tin bất đối xứng sẽ được giảm thiểu dẫn đến người mua sẽ dễ dàng được chấp nhận mua chịu. Thông qua kết quả mô hình càng khẳng định thêm một lần nữa. Hệ số tương quan của biến thời gian quen biết với chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp có dấu dương. Biến này có 57 tác động đên lượng tiền được chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp cho chấp nhận mua chịu là 5%. Nông dân càng có thời gian quen biết chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp càng lâu thì việc hiểu nhau cặn kẽ hơn. Nếu hộ nông dân có thời gian quen biết với chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp lâu hơn một tháng thì lượng tiền được chấp nhận mua chịu sẽ tăng lên 15%. Thời gian sống địa phương của hộ (TGSONGDP) Theo mô hình lý thuyết, việc định cư của nông dân ở địa phương càng lâu năm thì sẽ có uy tín càng lớn ở địa phương vì quen biết nhiều người và chứng tỏ có các mối quan hệ tốt với những người xung quanh. Đây cũng là lợi thế cho nông hộ có thể được chủ các cửa hàng vật tư nông nghiệp cho chấp nhận mua chịu vật tư nông nghiệp. Kết quả mô hình cho thấy, hệ số tương quan của biến thời gian sống ở địa phương của hộ có dấu dương phù hợp với mô hình lý thuyết. Biến này có tác động đến lượng tiền được mua chịu ở mức ý nghĩa 10%. Đối với hình thức mua chịu vật tư nông nghiệp thì người bán vật tư nông nghiệp biết được người mua chịu vật tư nông nghiệp là một điều rất quan trọng vì khi đó người bán có thể có niềm tin từ người mua chịu vật tư nông nghiệp. Vì vậy, nông hộ sống ở địa phương càng lâu năm thì khả năng được chấp nhận mua chịu vật tư nông nghiệp càng có nhiều lợi thế. Cụ thể, nếu nông hộ định cư ở địa phương lâu hơn một năm, lượng tiền được chấp nhận mua chịu sẽ tăng thêm 23,4%. Ngoài ra, kết quả trong mô hình hồi quy cũng cho thấy rằng, các yếu tố như: tuổi, vay chính thức, địa vị xã hội đều không ảnh hưởng đến lượng tiền được chấp nhận mua chịu khi mua vật tư nông nghiệp của nông hộ. Thực tế qua điều tra của tác giả cũng cho thấy, có nhiều chủ hộ tuy có tuổi cao nhưng một số người mới di cư tới địa phương sống hay thường xuyên thay đổi cửa hàng mua chịu vật tư nông nghiệp nên không có uy tín cao đối với chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp. Thông thường các nông hộ khi vay tín dụng chính thức để chuẩn bị chi phí trước khi mùa vụ bắt đầu còn mua chịu vật tư nông nghiệp đến cuối mùa vụ họ mới phải thanh toán cho chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp và chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp cũng không biết nông hộ đó có vay tín dụng chính thức hay không nên giữa mua chịu vật tư nông nghiệp và vay tín dụng chính thức không tác động lẫn nhau là điều dễ hiểu. Biến địa vị xã hội cũng không có ý nghĩa trong mô hình mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ vì chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp cũng không quan tâm đến nông hộ có quen biết ai làm trong cơ quan nhà nước hay không mà điều họ quan tâm là thu hồi được vốn sau khi vụ mùa kết thúc. 58 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỐ TIỀN CHẤP NHẬN MUA CHỊU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CHO NÔNG DÂN Bán chịu là một loại hình tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro nhất định cho người bán. Để hạn chế điều này thì bằng cách chỉ bán chịu cho người có khả năng trả nợ tốt như có giá trị đất nông nghiệp cao, thu nhập cao, thời gian sống ở địa phương lâu năm và có mối quen biết gắn bó lâu với mình. Điều đó làm hạn chế số tiền được chấp nhận cho mua chịu của nông hộ, mặc dù hình thức tín dụng này rất hữu ích cho cả người mua lẫn người bán. Vì vậy, để giúp các nông hộ có thể được chấp nhận cho mua chịu với số tiền nhiều hơn, các chủ thể có liên quan cần thực hiện các giải pháp bắt nguồn từ kết quả phân tích của bài viết như sau: 5.1. Có quan hệ pháp lý rõ ràng giữa các bên tham gia mua bán chịu Như kết quả trình bày ở trên thì quan hệ mua bán chịu vật tư nông nghiệp thì người mua không cần phải thế chấp bất cứ tài sản nào và không có hợp đồng mua bán nào giữa hai bên. Như thế, khi có tranh chấp giữa hai bên xảy ra thì pháp luật sẽ không có bất cứ căn cứ gì xảy ra. Số tiền mua chịu lớn nhất có thể lên đến 180 triệu đồng/ năm (khảo sát năm 2012). Với số tiền mua chịu vật tư lớn như vậy nếu người mua không trả thì chủ cửa hàng gặp rủi ro rất lớn. Ngược lại, nếu có hợp đồng mua bán giữa hai bên thì chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro cho mình, người nông dân sẽ có “động lực” trả nợ hơn. Bên cạnh đó không làm rạn nứt mối quan hệ được xây dựng tốt đẹp giữa hai bên qua nhiều năm, củng cố lòng tin cho người bán hơn. 5.2 Thu hẹp khoảng cách giữa người nông dân và chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp Các doanh nghiệp bán vật tư nông nghiệp cần mở rộng mạng lưới kinh doanh để rút ngắn khoảng cách giữa người bán và người mua bên cạnh đó có thể kiểm soát được những người mua chịu vật tư nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng có thể giảm được chi phí cho người nông dân dẫn đến người mua có được những thuận lợi nhiều nhất và người bán cũng tránh được những rủi ro. Phát triển hệ thống giao thông nông thôn để người dân có thể giảm thiểu tối đa chi phí và khả năng tiếp cận được thị trường cao hơn dẫn đến nông sản bán ra giá cao hơn làm cho thu nhập của người nông dân ngày một được nâng lên. 59 5.3 Hộ nông dân nên tạo uy tín với người bán chịu vật tư nông nghiệp Để có được nguồn vốn cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp người nông dân cần phải tạo được niềm tin cho người bán chịu vật tư nông nghiệp. Điều đầu tiên và tối quan trọng nhất là các hộ nông dân mua chịu phải thanh toán đúng hạn cho chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp vì họ cũng đi vay vốn của ngân hàng và người bán chịu cũng cần vốn để mua vật tư tích trữ bán cho nông dân trong vụ kế tiếp. Người nông dân có thể tạo mối quan hệ với chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp. Nếu quan hệ giữa hai bên càng tốt đẹp thì nông dân có thể dễ dàng được chấp nhận mua chịu với lãi xuất thấp và biết được chất lượng vật tư nông nghiệp. 5.4 Sử dụng vật tư nông nghiệp có hiệu quả Để số vật tư nông nghiệp được sử dụng một cách hợp lý nhât nông dân cần sử dụng phân bón một cách hiệu quả không sử dụng phân bón theo “cảm tính”. Nông dân nên tham gia vào các lớp huấn luyện kỹ thuật canh tác nông nghiệp hay tham gia vào các cuộc hội thảo hướng dẫn sử dụng vật tư nông nghiệp để biết được các kỹ thuật mới trong canh tác nông nghiệp áp dụng vào sản xất thực tiễn để có được năng suất nông sản cao. Nếu người nông dân trúng mùa và bán được nông sản với giá cao thì thu nhập của họ sẽ tăng lên và như vậy họ sẽ có tiền thanh toán cho chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp. 5.5 Thực hiện canh tác nông nghiệp theo quy mô lớn Khi canh tác nông nghiệp với quy mô lớn thì nông dân có thể tiết kiệm được chi phí và tăng thu nhập giúp cho việc thanh toán tiền vật tư nông nghiệp dễ dàng hơn. Điển hình như trong canh tác lúa áp dụng mô hình cánh đồng mẫu lớn để giúp người nông dân có thể liên kết với nhau và tăng khả năng mua chịu vật tư nông nghiệp cho nông dân. 5.6 Một số giải pháp khác 5.6.1 Hoạch toán được chi phí trong quá trình canh tác nông nghiệp Thông thường trong sản xuất nông nghiệp thì các nông hộ không biết trước được chi phí sản xuất của mình. Việc xác định rõ được chi phí giúp nông dân sử dụng hợp lý đươc vật tư nông nghiệp. Tránh được tình trạng mua dư hay thiếu vật tư nông nghiệp là giảm hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất nông nghiệp. 60 5.6.2 Tạo cầu nối giữa tín dụng chính thức và mua chịu vật tư nông nghiệp Tín dụng chính thức với lợi thế là lãi suất phù hợp nhưng bất lợi là điều kiện vay rườm rà và thời gian chờ đợi lâu. Còn mua chịu vật tư nông nghiệp thì đáp ứng nhanh nhu cầu của nông dân nhưng trở ngại lớn nhất là lãi suất lên hơn 29,3%/năm. Như vậy cần có những biện pháp để các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp có những ưu đãi khi vay ngân hàng để họ có thể giảm lãi suất khi cho nông dân mua chịu và số tiền bán vật tư nông nghiệp cho nông dân có thể tăng lên. 61 CHƯƠNG 6 KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Trên cơ sở tìn hiểu và phân tích về thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ trong 2 năm là 2011 và 2012. Đề tài đã sử dụng mô hình hồi quy Probit để xử lý thông tin sơ cấp thu thập được từ bảng câu hỏi của 110 nông hộ nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua chịu vật tư nông nghiệp của các hộ nông dân và mô hinhg Tobit để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu. Đề tài nghiên cứu đã cho ra một số kết luận sau: - Thứ nhất: thị trường tín dụng ở huyện Cờ Đỏ được chia làm ba khu vực điển hình đó là khu vực tín dụng chính thức, khu vực tín dụng phi chính thức và khu vực tín dụng bán chính thức. Trong đó, khu vực tín dụng phi chính thức chiếm tỷ trọng cao nhất hơn 80,9% trong đó mua chịu vật tư nông nghiệp chiếm đa số trong tín dụng phi chính thức. Cho thấy rằng tầm quan trọng của loại hình mua chịu vật tư nông nghiệp trong thị trường tín dụng nông thôn. Kết quả này phù hợp với lập luận Floro và Ray (1997) cho rằng: tín dụng chính thức và phi chính thức luôn tồ tại song hành cùng nhau. Nhưng qua nghiên cứu chỉ ra thực tế rằng người nông dân chịu thua thiệt mọi điều trong canh tác nông nghiệp đó là đầu vào khi họ mua vật tư nông nghiệp dù mua tiền mặt giá thấp hơn so mới mua chịu nhưng đều phải gánh một phần lãi suất không hề nhỏ với lãi suất là 32,4%/năm. Lãi xuất này cao hơn rất nhiều so với lãi suất tín dụng chính thức khoảng 13%/năm. Nhưng những rào cản của tín dụng chính thức đã làm cho nông dân không thể tiếp cận được với tín dụng chính thức mà đành phải vụ mùa này sang vụ mùa khác vẫn mua chịu vật tư nông nghiệp. Còn đầu ra của người nông dân do đa số điều kiện giao thông không thuận lợi nên người dân phải bán cho thương lái vì thế bị ép giá là điều không tránh khỏi. - Thứ hai: Từ kết quả nêu trên, đề tài tiếp tục nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua chịu vật tư nông nghiệp của nông dân, kết quả mô hình chỉ ra rằng: khoảng cách từ nông hộ đến cửa hàng vật tư nông nghiệp, thời gian quen biết, thời gian sống ở địa phương là những nhân tố quyết định khả nằng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông dân. - Thứ ba: Kết quả mô hình Tobit cũng cho thấy: giá trị đất nông nghiệp, thu nhập, thời gia quen biết, thời gian sống ở địa phương là bốn nhân tố tác động đến lượng tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nông dân. 62 Qua kết quả trên có thể thấy được tầm quan trọng của tín dụng phi chính thức mà điển hình là mua chịu vật tư nông nghiệp nó đáp ứng kip thời nhu cầu của nông dân và nó giúp lưu chuyển vốn một cách nhanh chóng trong thị trường tín dụng nông thôn. Tuy có những lợi thế nhu vậy nhưng không dễ để người nông dân chấp nhận mua chịu vì rào cản lãi suất và người bán cũng gặp phải những rủi ro nhất định từ người mua chịu. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với cơ quan Nhà nước Cần ban hành nhiều quy định pháp luật chặt chẽ hơn trong quan hệ mua bán chịu vật tư nông nghiệp để tránh tình trạng lãi suất quá cao dẫn đến tín dụng đen phát triển. Tăng cường nguồn vốn phát triển nông nghiệp nông thôn. Phân bố hợp lý giữa các vùng miền. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực nông thôn đặc biệt là các xã nghèo còn gặp nhiều khó khăn. Phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, đào tạo nghề cho người dân ở nông thôn để nâng cao thu nhập. Đưa ra những phương thức canh tác nông nghiệp mới để giúp người nông dân tăng năng xuất và chất lượng nông sản đồng thời giảm chi phi. Tìm ra nhiều thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản mới để giúp người nông dân tăng được giá bán cho nông sản của mình. Liên kết giữa tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức hài hòa hơn. Nếu khai thác và phối hợp tốt thì người nông dân sẽ sẽ có được nhiều nguồn tín dụng chất lượng cao hơn. Các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp có thể vay vốn từ các ngân hàng thương mại với lãi suất thích hợp để có thể mua vật tư nông nghiệp và bán chịu cho người nông dân với lãi suất ưu đãi hơn. 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương Luôn giám sát các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên địa bàn để kiểm soát về chất lượng vật tư nông nghiệp và lãi suất của các cửa hàng vật tư nông nghiệp để có những biện pháp xử phạt hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi cho người nông dân. Phối hợp với các cửa hàng nông nghiệp trên địa phương mở các lớp huấn luyện cho nông dân về kỹ thuật sử dụng vật tư nông nghiệp có hiệu quả nhất. Phối hợp với các trung tâm kỹ thuật nông nghiệp để cung cấp cho nông dân các loại giống cay trồng vật nuôi tốt nhất để nông dân canh tác nông nghiệp có hiệu quả và đạt năng suất cao hơn. 63 6.2.3 Đối với hộ nông dân Cần luôn tiếp nhận những phương pháp sản xuất nông nghiệp với vào trong thực tiễn thay thế cho những phương thức canh tác đã lạc hậu. Ngày càng nâng cao trình độ tay nghề lên để canh tác nông nghiệp có hiệu quả làm tăng thu nhập. Giảm thiểu được những thất thoát vật tư nông nghiệp để giảm chi phí cho mình. Sử dụng vốn vay đúng mục đích để giảm rủi ro và giữ được uy tín với các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Cần sử dụng vật tư nông nghiệp một cách hiệu quả nhất để giảm thiểu sâu bệnh đồng thời có thể nâng cao thu nhập giúp cho quá trình trả nợ vật tư nông nghiệp đúng với thời gian đã thỏa thuận. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt 1. Cao Văn Hơn và Lê Khương Ninh (2012), “Tín dụng thương mại : trường hợp mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở An Giang”. Kỷ yếu khoa hoc 2012 2. Lê Khương Ninh (2004). Tài chánh vi mô – giải pháp tài chánh cho mọi người. Khoa Kinh Tế, trường Đại học Cần Thơ. 3. Lê Khương Ninh (2011). Giải pháp hạn chế tín dụng phi chính thức ở nông thôn. Tạp chí Ngân hàng (Số 5/2011). 4. Lê Khương Ninh và Nguyễn Văn Ngân (2005) “Những nhân tố quyết định đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở ĐBSCL”. Kỷ yếu nghiên cứu khoa học chương trình Việt Nam – Hà Lan NPT. 5. Mai Văn Nam (2006), giáo trình kinh tế lượng, NXB Thống Kê, tpHCM. 6. Nguyễn Khánh Duy (2010). Bài giảng: Khai thác dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) để làm đề tài nghiên cứu – sử dụng phần mềm STATA. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Thị Mai Ánh (2012), “Phân tích khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu”, Luận văn thạc sĩ kinh tễ chuyên ngành tài chính ngân hàng, Đại học Cân Thơ. 8. Phạm Văn Dương (2010), “Phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ ở tỉnh An Giang”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Cần Thơ. 9. Thái Văn Đại (2010). “Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ’. 10. Số liệu niêm giám thống kê huyện Cờ Đỏ, 2012. B. Tài liệu tiếng Anh 1. Burkart, M. and Ellingsen, T. (2004). In-Kind Finance: A Theory of Trade Credit. American Economic Review 94(3), tr. 596–590. 2. Fabbri, D. and Menichini, A.M. (2010). Trade Credit, Collateral Liquidation, and Borrowing Constraints. Journal of Financial Economics 96, tr. 413–432. 3. Pike, R., Cheng, N.S., Cravens, K. and Lamminmaki, D. (2005). Trade Credit Terms: Asymmetric Information and Price Discrimination Evidence from Three Continents. Journal of Business Finance and Accounting 32(5), tr. 1197–1236. 4. Rohner, D. (2011). Reputation, Group Structure and Social Tensions. Journal of Development Economics 96(2), tr. 188–199. 5. Tanaka, T. and Nguyen, Q. (2008). Rosca as a Saving Commitment Device for Sophisticated Discounters: Field Experiment from Vietnam. Arizona State University, USA. 65 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua chịu vật tư nông nghiệp của nông dân Probit regression Log likelihood = Number of obs LR chi2(9) Prob > chi2 Pseudo R2 -24.61766 = = = = 110 52.01 0.0000 0.5137 -----------------------------------------------------------------------------COMUACHIU | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------GIATRIJDATNN | -.0007095 .00079 -0.90 0.369 -.0022579 .0008389 KHOANGCACH | -.2937747 .1416101 -2.07 0.038 -.5713254 -.016224 TUOI | -.0053134 .0169182 -0.31 0.753 -.0384725 .0278458 TGQUENBIET | .03953 .015997 2.47 0.013 .0081766 .0708835 TGSONGDP | .030244 .0174146 1.74 0.082 -.003888 .0643759 THUNHAP | -.0036985 .0324533 -0.11 0.909 -.0673059 .0599088 DIAVIXH | -.0356161 .4632552 -0.08 0.939 -.9435796 .8723474 VAYCT | .112178 .4854813 0.23 0.817 -.8393478 1.063704 GIOITINH | .3901772 .581858 0.67 0.502 -.7502436 1.530598 _cons | 1.673821 1.675502 1.00 0.318 -1.610102 4.957743 -----------------------------------------------------------------------------Note: 0 failures and 2 successes completely determined. . dprobit COMUACHIU GIATRIJDATNN KHOANGCACH TUOI TGQUENBIET TGSONGDP THUNHAP DIAVIXH VAYCT GIOITINH Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration 0: 1: 2: 3: 4: 5: 6: 7: log log log log log log log log likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood = = = = = = = = -50.620285 -30.209597 -26.052104 -24.801722 -24.626441 -24.617734 -24.61766 -24.61766 Probit regression, reporting marginal effects Log likelihood = -24.61766 Number of obs LR chi2(9) Prob > chi2 Pseudo R2 = 110 = 52.01 = 0.0000 = 0.5137 -----------------------------------------------------------------------------COMUAC~U | dF/dx Std. Err. z P>|z| x-bar [ 95% C.I. ] ---------+-------------------------------------------------------------------GIATRI~N | -.0000301 .0000413 -0.90 0.369 1006.73 -.000111 .000051 KHOANG~H | -.0124657 .0133276 -2.07 0.038 6.32518 -.038587 .013656 TUOI | -.0002255 .0007377 -0.31 0.753 49.8273 -.001671 .00122 TGQUEN~T | .0016774 .0015261 2.47 0.013 49.8227 -.001314 .004668 TGSONGDP | .0012833 .0015279 1.74 0.082 35.1364 -.001711 .004278 THUNHAP | -.0001569 .0014515 -0.11 0.909 25.6779 -.003002 .002688 DIAVIXH*| -.0015293 .0201129 -0.08 0.939 .345455 -.04095 .037891 VAYCT*| .0046768 .0198843 0.23 0.817 .418182 -.034296 .043649 GIOITINH*| .0213169 .0428753 0.67 0.502 .790909 -.062717 .105351 ---------+-------------------------------------------------------------------obs. P | .8272727 pred. P | .9828711 (at x-bar) -----------------------------------------------------------------------------(*) dF/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1 z and P>|z| correspond to the test of the underlying coefficient being 0 66 . corr COMUACHIU GIATRIJDATNN KHOANGCACH TUOI TGQUENBIET TGSONGDP THUNHAP DIAVIXH VAYCT GIOITINH (obs=110) | COMUAC~U GIATRI~N KHOANG~H TUOI TGQUEN~T TGSONGDP THUNHAP DIAVIXH VAYCT GIOITINH -------------+-----------------------------------------------------------------------------------------COMUACHIU | 1.0000 GIATRIJDATNN | 0.3927 1.0000 KHOANGCACH | -0.5235 -0.7336 1.0000 TUOI | 0.0015 0.0058 0.0001 1.0000 TGQUENBIET | 0.4965 0.6321 -0.6654 -0.0019 1.0000 TGSONGDP | 0.2486 0.2638 -0.1609 0.2910 0.1261 1.0000 THUNHAP | 0.3053 0.6478 -0.6772 0.0149 0.5707 0.1198 1.0000 DIAVIXH | 0.0791 0.0576 -0.2766 -0.0073 0.0968 0.0244 0.2120 1.0000 VAYCT | -0.1002 0.1049 0.0979 -0.0317 0.0137 0.0405 -0.0823 0.0042 1.0000 GIOITINH | 0.0016 -0.0300 0.1630 -0.2225 -0.0342 0.0290 -0.0648 -0.0966 -0.0626 1.0000 Phụ lục 2: Các yếu tố ảnh hưởng đễn lượng tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nông dân . tobit SOTIEN GIATRIDATNN KHOANGCACH TUOI TGQUENBIET VAYCT, ll Tobit regression Log likelihood = TGSONGDP THUNHAP DIAVIXH Number of obs LR chi2(8) Prob > chi2 Pseudo R2 -400.0718 = = = = 110 210.96 0.0000 0.2086 -----------------------------------------------------------------------------SOTIEN | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------GIATRIDATNN | .0370462 .0051631 7.18 0.000 .0268051 .0472872 KHOANGCACH | -4.935 1.044445 -4.72 0.000 -7.006651 -2.863349 TUOI | .0602992 .1501521 0.40 0.689 -.2375268 .3581253 TGQUENBIET | .1499557 .0617318 2.43 0.017 .0275109 .2724005 TGSONGDP | .2337866 .1313142 1.78 0.078 -.0266744 .4942476 THUNHAP | .3442709 .1285396 2.68 0.009 .0893133 .5992285 DIAVIXH | 3.19132 3.725174 0.86 0.394 -4.197545 10.58019 VAYCT | -5.275165 3.53183 -1.49 0.138 -12.28053 1.730204 _cons | 20.31494 13.26426 1.53 0.129 -5.994652 46.62453 -------------+---------------------------------------------------------------/sigma | 16.75073 1.272078 14.22757 19.27389 -----------------------------------------------------------------------------Obs. summary: 19 left-censored observations at SOTIEN0) (predict, ystar(0,.)) = 52.826023 -----------------------------------------------------------------------------variable | dy/dx Std. Err. z P>|z| [ 95% C.I. ] X ---------+-------------------------------------------------------------------GIATRI~N | .0370163 .00516 7.18 0.000 .026905 .047127 1006.73 KHOANG~H | -4.931019 1.04334 -4.73 0.000 -6.97592 -2.88611 6.32518 TUOI | .0602506 .15003 0.40 0.688 -.233805 .354307 49.8273 TGQUEN~T | .1498347 .06167 2.43 0.015 .028956 .270714 49.8227 TGSONGDP | .233598 .1312 1.78 0.075 -.023545 .490741 35.1364 THUNHAP | .3439931 .12845 2.68 0.007 .092237 .59575 25.6779 DIAVIXH*| 3.188955 3.72259 0.86 0.392 -4.10718 10.4851 .345455 VAYCT*| -5.270311 3.52784 -1.49 0.135 -12.1847 1.64412 .418182 -----------------------------------------------------------------------------(*) dy/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1 67 . corr THUNHAP TGQUENBIET TUOI GIATRIDATNN KHOANGCACH TGSONGDP TUOI DIAVIXH VAYCT (obs=110) | THUNHAP TGQUEN~T TUOI GIATRI~N KHOANG~H TGSONGDP TUOI DIAVIXH VAYCT -------------+--------------------------------------------------------------------------------THUNHAP | 1.0000 TGQUENBIET | 0.5707 1.0000 TUOI | 0.0149 -0.0019 1.0000 GIATRIDATNN | 0.6478 0.6321 0.0058 1.0000 KHOANGCACH | -0.6772 -0.6654 0.0001 -0.7336 1.0000 TGSONGDP | 0.1198 0.1261 0.2910 0.2638 -0.1609 1.0000 TUOI | 0.0149 -0.0019 1.0000 0.0058 0.0001 0.2910 1.0000 DIAVIXH | 0.2120 0.0968 -0.0073 0.0576 -0.2766 0.0244 -0.0073 1.0000 VAYCT | -0.0823 0.0137 -0.0317 0.1049 0.0979 0.0405 -0.0317 0.0042 1.0000 . 68 | LKN | 72B TV | 100911 1025 | Mã số mẫu: BẢNG PHỎNG VẤN NÔNG HỘ Ấp, khu vực : Phường, xã : Huyện, thị xã : 1. Tổng số thành viên trong gia đình : người Tỉnh, TP : ____ 1.1. Số thành viên trong tuổi lao động (và có khả năng lao động) là : người 2. Thông tin về các thành viên trong tuổi lao động (và có khả năng lao động) năm 2012 TT Tên Quan hệ với Nam (1) Trình độ học Tuổi chủ hộ nữ (0) vấn (lớp) (*) Nghề nghiệp 1 2 3 4 5 6 7 Ghi chú : (*) 13 – trung cấp chuyên nghiệp ; 14 – cao đẳng ; 15 – đại học ; 16 – sau đại học 3. Dân tộc chủ hộ 3.1 – Kinh 3.4 – Chăm 3.2 – Khmer 3.5 – Khác (ghi rõ) 3.3 – Hoa 4. Thời gian Ông/Bà đã sinh sống tại địa phương : năm. 5. Khoảng cách từ nơi ở của gia đình đến 5.1 Trung tâm xã hay thị tứ : : km 5.2 Trung tâm huyện hay thị trấn : : km 5.3 Thị xã hay thành phố : : km 5.4 Tổ chức tín dụng gần nhất : : km 5.5 Khu công nghiệp gần nhất : : km 5.6 Cửa hàng vật tư nông nghiệp mua chịu: km 5.6 5.7 5.8 5.9 5.10 Khu vui chơi, giải trí gần nhất : Hương lộ : Tỉnh lộ : Quốc lộ : Đường giao thông thủy : 6. Tiện nghi của gia đình Điện thoại cố định hay và di động : Điện từ hệ thống điện công cộng : Nước máy : 69 0 – không ; 1 – có 0 – không ; 1 – có 0 – không ; 1 – có km km km km km 7. Các thành viên trong gia đình có người thân hay bạn bè : (đánh dấu vào ô thích hợp) TT 1 2 3 4 Tiêu thức Làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh Làm ở cơ quan nhà nước trung ương Làm ở ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng hay quỹ tín dụng Làm ở các tổ chức xã hội hay đoàn thể ở địa phương Có (1) ; Không (0) 1 1 1 1 8. Tài sản của gia đình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2011 Loại tài sản TT Số lượng 2012 Giá trị (trđ) Số lượng Giá trị (trđ) 2 Đất thổ cư (m ) Đất nông nghiệp (m2) Đất mặt nước nuôi tôm (m2) Đất mặt nước nuôi thủy sản 2 Nhà ở kiên cố (cái) Nhà xưởng, kho bãi, … (cái) Tài sản có giá trị ≥ 10 trđ (cái) Gia súc (con) Gia cầm (con) Tiền gởi ngân hàng Tiền chơi hụi Tài sản khác (ghi rõ) Tổng cộng 9. Thu nhập hàng năm của gia đình từ hoạt động sản xuất 2011 Tiêu thức Số lượng bán (kg) Giá bán (1.000/kg) 1. Trồng lúa (*) 2. Trồng cây ăn trái 3. Trồng hoa màu ngắn ngày 4. Nuôi cá 5. Nuôi tôm (**) 6. Chăn nuôi gia súc 7. Chăn nuôi gia cầm 8. Khác (ghi rõ) Số lượng thu hoạch (kg) 2012 Số lượng thất thoát Số lượng bán Ghi chú : (*) Đối với các hộ trồng lúa, ghi thêm (bằng cách khoanh tròn số thích hợp) : 1 – độc canh (chỉ trồng lúa) ; 2 – luân canh (luân phiên lúa với cây trồng hay vật nuôi khác) (**) Đối với các hộ nuôi tôm, ghi thêm (bằng cách khoanh tròn số thích hợp) : 1 – nuôi thâm canh ; 2 – nuôi quảng canh ; 3 – nuôi quảng canh cải tiến ; 4 – Khác (ghi rõ) 70 Giá bán (1.000/k 10. Thu nhập hàng năm của gia đình từ hoạt động khác (trđ/năm) Hoạt động 2011 2012 Hoạt động 2011 1. Làm mướn 5. Tiểu thủ công nghiệp 2. Buôn bán, làm dịch vụ, … 6. Từ người thân ở trong nước 3. Công nhân, viên chức, … 7. Từ người thân ở nước ngoài 4. Thu nhập từ đất cho thuê 8. Khác (ghi rõ) Tổng cộng (từ mục 1 đến 8) 2012 11. Thu nhập của gia đình được sử dụng cho TT Tiêu thức 1 2 Tiêu dùng (ăn uống, mua sắm, …) Đầu tư vào sản xuất kinh doanh (mua vật tư, máy móc dùng cho sản xuất kinh doanh, …) Trả nợ Mua vàng, đô-la Chơi hụi Tham gia tổ tiết kiệm của Hội phụ nữ, … Gởi quỹ tiết kiệm, quỹ tín dụng nhân dân, … Gởi ngân hàng Khác (ghi rõ) Tổng cộng 3 4 5 6 7 8 9 % của tổng thu nhập năm 2011 % của tổng thu nhập năm 2012 100% 100% 2. Trồng cây ăn 3. Trồng hoa màu ngắn ngày 12. Chi phí sản xuất của gia đình năm 2012 1. Trồng lúa Tiêu thức Số lượng Thành tiền (1.000 đ) Số lượng Thành tiền (1.000 đ) Số lượng 1.Giống (cây/kg) 2. Phân đạm (kg) 3. Phân lân (kg) 4. Phân kali (kg) 5. Phân NPK (kg) 6. Phân hữu cơ (kg) 7. Thuốc hóa học (g) 8. Lao động thuê (ngày công) 9. Lao động nhà (ngày công) 10. Diện tích đất thuê (1.000m2) 11. Chi phí bơm tưới - - - 12. Chi phí thu hoạch 13. Máy móc, công cụ sử dụng trong sản xuất (cái) - - - 71 Thành tiền (1.000 đ) 14. Chi phí khác Tổng cộng - 4. Nuôi cá Số lượng Tiêu thức 1. Giống (con/kg) 2. Thức ăn (kg) 3. Thuốc chữa bệnh (g) 4. Lao động thuê (ngày công) 5. Lao động nhà (ngày công) 6. Diện tích đất thuê (1.000m2) 7. Chi phí bơm tưới 8. Chi phí thu hoạch 9. Máy móc, công cụ sử dụng trong sản xuất (cái) 10. Chi phí khác Tổng cộng - 5. Nuôi tôm Thành tiền (1.000đ) Thành tiền (1.000đ) Số lượng 6&7. Chăn nuôi gia súc, gia cầm Số lượng - - - - - - Thành tiền (1.000đ) 13. Những thông tin nào Ông (Bà) hoặc các thành viên trong gia đình được hỗ trợ ? TT 1 2 3 4 5 Cung cấp bởi : 0 – không được cung cấp ; 1 – các tổ chức chính phủ ; 2 – các tổ chức tư nhân ; 3 – cả hai nguồn Tiêu thức Kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào của sản xuất (phân bón, giống, …) Kỹ thuật nuôi trồng Thông tin thị trường đầu ra Thông tin về các nguồn tín dụng Khác (ghi rõ) 72 Ảnh hưởng của các thông tin này đến kết quả sản xuất KD của gia đình : 1 – Rất xấu ; 2 – Xấu ; 3 – Không ảnh hưởng ; 4 – tốt ; và 5 – rất tốt 0 1 2 3 1 2 3 4 5 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 4 5 5 5 5 14. Ông (Bà) vui lòng cho biết rủi ro thường gặp nhất ? (Chỉ chọn 1 trong các khả năng) 1 – Thiên tai (lũ lụt, hạn hán, …) 2 – Mất mùa hay dịch bệnh 3 – Thành viên trong gia đình bị mất việc 5 – Giá sản phẩm thấp và không ổn định 4 – Thành viên trong gia đình ốm đau 6 – Thiếu vốn 7 – Khác (ghi rõ): 15. Số ngân hàng và quỹ tín dụng mà Ông (Bà) có quan hệ giao dịch là: __ 16. Trong năm 2012, Ông (Bà) có vay tiền từ TT Tổ chức tín dụng 1 Các ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân 2 Các tổ chức xã hội, đoàn thể 3 Tín dụng phi chính thức Có (1) ; Không Ghi chú 1 Nếu không, tiếp Câu 17 1 Nếu không, tiếp Câu 18 1 Nếu không, tiếp Câu 19 17. Nếu không vay ở các ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân thì nguyên nhân là Không muốn vay do 1 – Không có nhu cầu 2 – Chưa từng vay vốn ở ngân hàng 3 – Số tiền vay được quá ít so với nhu cầu 4 – Thời hạn vay quá ngắn 5 – Chi phí vay quá cao 6 – Thủ tục vay quá rườm rà 7 – Không thích thiếu nợ 8 – Phải chờ đợi lâu không kịp thời vụ 9 – Không có khả năng trả nợ 10 – Khác (ghi rõ): ______ Muốn vay, nhưng không vay được do 1 – Không có tài sản thế chấp 2 – Không được bảo lãnh 3 – Không biết vay ở đâu 4 – Không quen cán bộ tín dụng 5 – Không lập được kế hoạch xin vay 6 – Không biết thủ tục xin vay 7 – Không được vay mà không rõ lý do 8 – Có khoản vay quá hạn 9 – Khác (ghi rõ) : 18. Nếu không vay ở các tổ chức xã hội, đoàn thể thì nguyên nhân là: _____________________________________________________ 19. Nếu không vay tín dụng phi chính thức thì nguyên nhân là: ___________________________________________________________________ 73 20. Thông tin về hoạt động vay trong năm 2011 TT Nguồn vay 1 Chính thức Các ngân hàng Được ưu đãi Không được ưu đãi Quỹ tín dụng nhân dân Được ưu đãi Không được ưu đãi Khác (ghi rõ) Bán chính thức Hội Nông dân Hội Phụ nữ Đoàn Thanh niên Khác (ghi rõ) Phi chính thức (PCT) Người cho vay PCT Thương lái Hụi Người thân, bạn bè Người cho thuê đất Mua chịu vật tư Khác (ghi rõ) 2 3 Số Số tiền tiền xin vay vay được (trđ) (trđ) 74 Lãi suất (%/ năm) Thế chấp (1 – phải thế chấp ; 0 – không phải thế chấp) Chi phí vay (*) (trđ) Mục đích sử dụng (1 – sản xuất kinh doanh ; 2 – tiêu dùng ; 3 – trả nợ) 1 1 0 0 1 1 2 2 3 3 1 1 1 0 0 0 1 1 1 2 2 2 3 3 3 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 21. Thông tin về hoạt động vay trong năm 2012 TT Nguồn vay 1 Chính thức Các ngân hàng Được ưu đãi Không được ưu đãi Quỹ tín dụng nhân dân Được ưu đãi Không được ưu đãi Khác (ghi rõ) Bán chính thức Hội Nông dân Hội Phụ nữ Đoàn Thanh niên Khác (ghi rõ) Phi chính thức (PCT) Người cho vay PCT Thương lái Hụi Người thân, bạn bè Người cho thuê đất Mua chịu vật tư Khác (ghi rõ) 2 3 Số tiền xin vay (trđ) Số tiền vay được (trđ) Lãi suất (%/ năm) Thế chấp (1 – phải thế chấp ; 0 – không phải thế chấp) Chi phí vay (*) (trđ) Mục đích sử dụng (1 – sản xuất kinh doanh ; 2 – tiêu dùng ; 3 – trả nợ) 1 1 0 0 1 1 2 2 3 3 1 1 1 0 0 0 1 1 1 2 2 2 3 3 3 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 Ghi chú : (*) Chi phí vay bao gồm các khoản chi phí đi lại để nộp đơn vay vốn, số tiền chi cho cán bộ tín dụng (nếu có), chi phí mua hồ sơ, phí lệ phí công chứng, chứng thực, chi phí đi lại, … 75 22. Thông tin về hoạt động trả nợ trong năm 2011 & 2012 TT Nguồn vay Số tiền đến hạn trả năm 2011 (trđ) Số tiền đã trả năm 2011 (trđ) Số tiền đến hạn trả năm 2012 (trđ) Số tiền đã trả năm 2012 (trđ) 1 Chính thức Các ngân hàng Được ưu đãi Không được ưu đãi Quỹ tín dụng nhân Được ưu đãi Không được ưu đãi Khác (ghi rõ) 2 Bán chính thức Hội Nông dân Hội Phụ nữ Đoàn Thanh niên Khác (ghi rõ) 3 Phi chính thức Người cho vay PCT Thương lái Hụi Người thân, bạn bè Người cho thuê đất Mua chịu vật tư Khác (ghi rõ) 23. Làm thế nào Ông (Bà) có thông tin để vay vốn? (Đánh dấu X vào ô thích hợp) TT 1 2 3 4 5 6 Tiêu thức Từ chính quyền địa phương Từ các tổ chức tín dụng Từ người thân, bạn bè Từ TV, báo đài, tạp chí, … Tự tìm thông tin Khác (ghi rõ) Ngân hàng và quỹ tín Các tổ chức xã dụng nhân dân hội, đoàn thể Tín dụng phi chính thức 24. Số lần vay cho đến cuối năm 2012 và thời điểm vay lần đầu TT Nguồn tín dụng 1 Các ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân 2 Các tổ chức xã hội, đoàn thể 3 Hình thức tín dụng phi chính thức 76 Số lần vay tính từ lần đầu đến cuối năm 2012 Thời điểm vay lần đầu (năm) 25. Khi cần vay tiền, Ông (Bà) ưu tiên vay ở nguồn nào ? (Chỉ chọn 1 trong 3 nguồn) 1 – Chính thức 2 – Bán chính thức 3 – Phi chính thức 26. Lý do ưu tiên chọn nguồn vay ở Câu 25 TT Tiêu thức Ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân (1 – đúng; 0 – sai) 1 Thủ tục đơn giản 2 Thời gian chờ đợi ít 3 Chi phí vay thấp Được tự do sử dụng 4 tiền 5 Không cần thế chấp 6 Gần nhà 7 Trả nợ linh hoạt Không giới hạn số tiền 8 vay 9 Lãi suất thấp 10 Có người quen 11 Khác (ghi rõ) Bán chính thức (các tổ chức xã hội, Tín dụng phi chính đoàn thể) thức (1 – đúng; 0 – sai) (1 – đúng ; 0 – sai) 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 27. Ông (Bà) có từng sai hẹn trả nợ các tổ chức tín dụng ? _____ 0 – không ; 1 – có Nếu có, số lần sai hẹn là : lần. 28. Nếu có sai hẹn (Câu 27) thì nguyên nhân là: _______________________ 29. Khi gặp khó khăn trong trả nợ các tổ chức tín dụng, Ông (Bà) trả nợ bằng cách nào ? 1 – Bán tài sản 2 – Vay phi chính thức 3 – Vay tổ chức tín dụng khác 4 – Khác (ghi rõ) 30. Ông (Bà) tiêu thụ sản phẩm bằng cách nào ? 1 – Thương lái đến mua 3 – Khác (ghi rõ) 2 – Tự chở đi bán 77 31. Hình thức thanh toán khi mua vật tư để sản xuất trong năm 2012 Diễn giải Người mua trả tiền mặt Người mua trả tiền trước Người mua trả chậm Khác (ghi rõ) Tổng giá Thời gian ứng Số tiền ứng trước/trả Thời gian quen trị tiền trước/trả chậm (% của tổng số biết với người bán (1.000đ) chậm (tháng) tiền phải trả) (tháng) -- 32. Hình thức thanh toán khi bán sản phẩm trong năm 2012 Diễn giải Người mua trả tiền mặt Người mua trả tiền trước Người mua trả chậm Khác (ghi rõ) Tổng giá Thời gian ứng Số tiền ứng trước/trả trị tiền trước/trả chậm (% của tổng số (1.000đ) chậm (tháng) tiền phải trả) -- Thời gian quen biết với người mua 33. Ông (Bà) đã hoạt động ngành nghề của mình được được bao lâu ? ____ năm. 34. Biến đổi khí hậu (mưa nắng thất thường, nước biển dâng gây ngập mặn, hạn hán, …) có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của gia đình không ? 0 – không ; 1 – có. 35. Nếu chọn 1 (Có) ở Câu 34 thì giải pháp để tránh rủi ro này là: _________ 36. Ông (Bà) có những mong muốn gì từ các tổ chức tín dụng chính thức trong việc cho vay vốn ? 37. Ông (bà) co từng mua chiu vật tư nông nghiệp: a) Có b) Không 38. Khó khăn gặp phải trong quan hệ mua chịu CẢM ƠN ÔNG (BÀ) VÀ KÍNH CHÚC SỨC KHỎE ! 78 [...]... Phân tích thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông dân huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ từ năm 2011- 2012 - Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ 2 - Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền được mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ - Mục tiêu 4: Đề xuất... để đánh giá thực trạng mua bán chịu vật tư nông nghiệp của nông dân huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ từ năm 2011-2012 - Đối với mục tiêu 2,3: sử dụng phương pháp hồi quy với hai mô hình Probit và Tobit Mô hình Probit dùng để đo lường khả năng được mua chịu vật tư nông nghiệp của các hộ nông dân, trong đó mô hình Tobit được dùng để đo lượng tiền được mua thiếu vật tư nông nghiệp của các nông hộ Mô hình... chịu vật tư nông nghiệp và có giá trị bằng 0 nếu không được mua chịu vật tư nông nghiệp GIATRIDATNN: là giá trị diện tích đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất của các hộ nông dân (triệu đồng) Đây là một tài sản cần thiết khi các hộ nông dân có nhu cầu mua thiếu vật tư nông nghiệp thì các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp sẽ dựa vào giá trị đất nông nghiệp để đánh giá được khả năng của người mua. .. mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ của huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp để nông dân có thể dễ dàng tiếp cận việc mua chịu vật tư nông nghiệp và tăng số tiền được chấp nhận mua chịu, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản cho nông dân 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau: - Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng mua. .. Điều đó cũng cho thấy nông dân mua chịu vât tư nông nghiệp hoàn trả đủ và đúng thời hạn số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp. Cho nên số năm quen biết giữa nông hộ và chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp càng lớn thì khả năng được chấp nhận mua chịu vật tư của nông hộ càng cao Dẫn đến hệ số β3 được kỳ vọng mang dấu dương GIOITINH: là biến giả nhận giá trị là 1 nếu người mua chịu vật tư nông nghiệp là nam và 0... kiếm các cơ hộ đầu tư tốt và am hiểu về vật tư nông nghiệp cũng như cách để mua chịu vật tư nông nghiệp Do vậy, hộ nông dân có tuổi càng cao sẽ lựa chọn những phương án nào thuận 13 tiện và đỡ tốn kém hơn nên họ khả năng mua chịu vật tư nông nghiệp không cao.Vì thế, hệ số β5 được kỳ vọng mang giá trị âm KHOANGCACH: là biến thể hiện khoảng cách từ nhà nông hộ đến cửa hàng mua chịu vật tư nông nghiệp. .. vật tư nông nghiệp của nông hộ ở huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ, đồng thời cũng tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu Từ kết quả rút ra được, đề tài sẽ đưa ra giải pháp phù hợp nhằm giúp cho các hộ nông dân có thể dễ dàng tham gia vào thị trường mua bán chịu vật tư nông nghiệp và được chấp nhận mua chịu với số tiền nhiều... nghiệp của các nông hộ ở huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ là rất thiết thực Đề tài sẽ giúp tìm hiểu lợi ích của việc mua chịu vật tư nông nghiệp, qua đó đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện hình thức mua chịu vật tư nông nghiệp đang rất phổ biến bởi lợi ích của nó đem lại 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận mua chịu vật tư và lượng... lòng tin vào sản xuất nông nghiệp nữa mà sẽ chuyển qua mô hình sản xuất khác Trong hoạt động mua bán chịu vật tư nông nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp không phải số lượng bán chịu được bao nhiêu mà là khả năng thu hồi được số tiền bán chịu cho nông dân Vì vậy bất kỳ chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp nào khi xem xét cho nông hộ mua chịu vật tư nông nghiệp thì họ đều quan... 110 nông hộ trong tháng 10 năm 2013 1.3.3 Đối tư ng nghiên cứu Đối tư ng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ ở huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ Nhưng đối tư ng nông hộ trong bài nghiên cứu đa số là những hộ tham gia sản xuất với nghề trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi và một số nghề thuộc nông nghiệp 1.4 KẾT QUẢ MONG ĐỢI Kết quả nghiên cứu sẽ mang lại cách nhìn toàn diện về thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp ... nhà nông hộ đến cửa hàng mua chịu vật tư nông nghiệp (km) Nếu nhà nông dân mua chịu vật tư nông nghiệp chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp gần chủ hàng vật tư nông nghiệp biết rõ nông hộ mua chịu vật. .. quan trọng việc mua bán chịu vật tư nông nghiệp sản xuất nông nghiệp nên định chọn đề tài “ Thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp nông hộ huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ thiết thực Đề tài giúp... tích thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp nông dân huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ từ năm 2011- 2012 - Mục tiêu 2: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến định mua chịu vật tư nông nghiệp nông hộ huyện Cờ

Ngày đăng: 12/10/2015, 16:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan