đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần phương tây qua mô hình camel

74 536 0
đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần phương tây qua mô hình camel

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ NGÂN HÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG TÂY QUA MÔ HÌNH CAMEL LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số ngành: 5234021 9-2013 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ NGÂN HÀ MSSV: 4104510 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG TÂY QUA MÔ HÌNH CAMEL LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 5234021 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN THỊ HIẾU 9-2013 2 LỜI CẢM TẠ Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân còn có sự giúp đỡ tận tình của Giáo viên hướng dẫn và các anh chị tại đơn vị thưc tập. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy, cô khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh của trường Đại Học Cần Thơ. Cảm ơn thầy cô đã dạy bảo tận tình, cho em những kiến thức về ngành học Tài chính – Ngân hàng, đó chính là nền tảng để em hoàn thành báo cáo này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thị Hiếu, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện báo cáo này bằng những hướng dẫn, kinh nghiệm quý báu của cô. Xin chân thành cảm ơn Ban điều hành Ngân hàng TMCP Phương Tây đã tạo điều kiện cho em được thực tập và khảo sát thực tế tại Ngân hàng. Em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị Phòng giao dịch đã hết lòng giúp đỡ, cung cấp thông tin, dữ liệu để em hoàn thành báo cáo này. Cuối cùng, do có nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình làm báo cáo nên không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp để báo cáo này hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn và gửi những lời chúc tốt đẹp đến Thầy cô, các anh chị ngân hàng! Cần Thơ, Ngày 28 tháng 11 năm 2013 Nguyễn Thị Ngân Hà 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, Ngày 28 tháng 11 năm 2013 Nguyễn Thị Ngân Hà 4 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Cần Thơ, Ngày tháng năm 2013 Thủ trưởng đơn vị 5 NHÂN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Cần Thơ, Ngày tháng năm 2013 Giáo viên hướng dẫn 6 MỤC LỤC Trang LN: Lợi nhuận.................................................................................................. 12 CP: Chi phí ............................................................................................................................ 12 CHƯƠNG 1....................................................................................................... 13 GIỚI THIỆU...................................................................................................... 13 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 13 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 14 1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 14 1.3.1 Phạm vi về không gian 14 1.3.2 Phạm vi về thời gian 14 1.3.3 Phạm vi về nội dung 14 1.3.4 Đối tượng nghiên cứu 14 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 1.4 1 Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu 15 1.4.2 Phương pháp phân tích 15 CHƯƠNG 2....................................................................................................... 16 CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................................. 16 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................ 16 2.1 KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 16 2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 16 2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại 16 2.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại 17 2.2 KHÁI NIỆM VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHTM 18 7 2.2.1 Khái niệm 18 2.2.2 Mục tiêu của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 18 2.2.3 Đối tượng của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 18 2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP PHƯƠNG TÂY QUA MÔ HÌNH CAMEL 19 2.3.1 Mức độ an toàn vốn – Capital Adequacy (C) 19 2.3.2 Chất lượng tài sản có – Asset Quality (A) 20 2.3.3 Năng lực quản lý – Management (M) 21 2.3.4 Khả năng sinh lời – Earnings (E) 22 2.3.5 Khả năng thanh khoản – Liquidity (L) 23 2.4 ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH CAMEL 24 2.4.1 Ưu điểm 24 2.4.2 Nhược điểm 24 CHƯƠNG 3....................................................................................................... 26 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHƯƠNG TÂY.......................................... 26 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG TÂY 26 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 26 3.1.2. Cơ cấu nhân sự 28 3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PHƯƠNG TÂY TRONG NHỮNG NĂM QUA (2010-6/2013) 29 3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây trong các năm từ 2010-6/2013 29 Biểu đồ 3.1: Vốn huy động hợp nhất (tỷ đồng) của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013........................................................................................................ 30 Biểu đồ 3.4 Tổng tài sản hợp nhất của Phương Tây qua các năm 2009-6/2013 (tỷ đồng)............................................................................................................. 33 8 Biểu đồ 3.6 Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng Phương Tây qua các năm 2010-6/2013(tỷ đồng).......................................................................... 35 CHƯƠNG 4....................................................................................................... 37 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHƯƠNG TÂY VÀ SỰ ĐÁNH GIÁ QUA MÔ HÌNH CAMEL............................................................ 37 4.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ 37 4.1.1 Mức độ an toàn vốn (C) 37 Bảng 4.1: Chỉ tiêu an toàn vốn của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013. 37 Bảng 4.2: Cơ cấu tài sản của Phương Tây qua các năm ................................ 38 Bảng 4.5: Dư nợ cho vay theo nhóm nợ của NHTMCP Phương Tây............41 Biểu đồ 4.1: Tổng dư nợ và nợ xấu của Phương Tây qua các năm 20106/2013(tỷ đồng).................................................................................................. 43 Bảng 4.6 : Dư nợ theo kỳ hạn cho vay của Phương Tây qua các năm..........43 Biểu đồ 4.2: Chỉ tiêu Tài sản sinh lời/ Tổng tài sản của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013................................................................................................ 46 Bảng 4.10 Chứng khoán vốn và chứng khoán nợ của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013................................................................................................ 47 Bảng 4.11 Góp vốn đầu tư của Phương Tây qua các năm..............................48 4.1.3 Năng lực quản lý (M) 48 Bảng: 4.12 Chỉ tiêu thể hiện năng lực quản lý ................................................ 48 Bảng 4.13 Chi phí hoạt động của Phương Tây qua các năm..........................49 4.1.4 Khả năng sinh lời (E) 52 Bảng 4.14: ROA, ROE, NIM của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013. . 52 Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng Phương Tây..................53 Biểu đồ 4.4 : Tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của NH Phương Tây qua các năm 2010-6/2013.................................................................................. 54 4.1.5 Khả năng thanh khoản (L) 55 Bảng 4.15: Chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh khoản của Westernbank qua các năm 2010-6/2013......................................................................................... 55 9 4.1.6 Nhận xét chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Phương Tây 57 4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG TÂY QUA MÔ HÌNH CAMEL 58 CHƯƠNG 5....................................................................................................... 63 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG TÂY.........................63 5.1 TĂNG CƯỜNG VÀ ĐA DẠNG HÓA NGUÔN VỐN HUY ĐỘNG 63 5.2 TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 64 5.3 ĐA DẠNG HÓA NGUỒN THU NHẬP 64 5.4 NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI PHÍ 65 5.5 NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THANH KHOẢN 65 CHƯƠNG 6....................................................................................................... 67 KẾT LUẬN........................................................................................................ 67 KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 68 PHỤ LỤC........................................................................................................... 69 10 DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Biểu đồ 3.1: Vốn huy động hợp nhất (tỷ đồng) của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013........................................................................................................ 30 Biểu đồ 3.4 Tổng tài sản hợp nhất của Phương Tây qua các năm 2009-6/2013 (tỷ đồng)............................................................................................................. 33 Biểu đồ 3.6 Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng Phương Tây qua các năm 2010-6/2013(tỷ đồng).......................................................................... 35 Bảng 4.1: Chỉ tiêu an toàn vốn của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013. 37 Bảng 4.2: Cơ cấu tài sản của Phương Tây qua các năm ................................ 38 Bảng 4.5: Dư nợ cho vay theo nhóm nợ của NHTMCP Phương Tây............41 Biểu đồ 4.1: Tổng dư nợ và nợ xấu của Phương Tây qua các năm 20106/2013(tỷ đồng).................................................................................................. 43 Bảng 4.6 : Dư nợ theo kỳ hạn cho vay của Phương Tây qua các năm..........43 Biểu đồ 4.2: Chỉ tiêu Tài sản sinh lời/ Tổng tài sản của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013................................................................................................ 46 Bảng 4.10 Chứng khoán vốn và chứng khoán nợ của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013................................................................................................ 47 Bảng 4.11 Góp vốn đầu tư của Phương Tây qua các năm..............................48 Bảng: 4.12 Chỉ tiêu thể hiện năng lực quản lý ................................................ 48 Bảng 4.13 Chi phí hoạt động của Phương Tây qua các năm..........................49 Bảng 4.14: ROA, ROE, NIM của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013. . 52 Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng Phương Tây..................53 Biểu đồ 4.4 : Tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của NH Phương Tây qua các năm 2010-6/2013.................................................................................. 54 Bảng 4.15: Chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh khoản của Westernbank qua các năm 2010-6/2013......................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 68 PHỤ LỤC........................................................................................................... 69 11 Biểu đồ 3.1: Vốn huy động hợp nhất (tỷ đồng) của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013........................................................................................................ 30 Biểu đồ 3.4 Tổng tài sản hợp nhất của Phương Tây qua các năm 2009-6/2013 (tỷ đồng)............................................................................................................. 33 Biểu đồ 3.6 Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng Phương Tây qua các năm 2010-6/2013(tỷ đồng).......................................................................... 35 Bảng 4.1: Chỉ tiêu an toàn vốn của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013. 37 Bảng 4.2: Cơ cấu tài sản của Phương Tây qua các năm ................................ 38 Bảng 4.5: Dư nợ cho vay theo nhóm nợ của NHTMCP Phương Tây............41 Biểu đồ 4.1: Tổng dư nợ và nợ xấu của Phương Tây qua các năm 20106/2013(tỷ đồng).................................................................................................. 43 Bảng 4.6 : Dư nợ theo kỳ hạn cho vay của Phương Tây qua các năm..........43 Biểu đồ 4.2: Chỉ tiêu Tài sản sinh lời/ Tổng tài sản của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013................................................................................................ 46 Bảng 4.10 Chứng khoán vốn và chứng khoán nợ của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013................................................................................................ 47 Bảng 4.11 Góp vốn đầu tư của Phương Tây qua các năm..............................48 Bảng: 4.12 Chỉ tiêu thể hiện năng lực quản lý ................................................ 48 Bảng 4.13 Chi phí hoạt động của Phương Tây qua các năm..........................49 Bảng 4.14: ROA, ROE, NIM của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013. . 52 Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng Phương Tây..................53 Biểu đồ 4.4 : Tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của NH Phương Tây qua các năm 2010-6/2013.................................................................................. 54 Bảng 4.15: Chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh khoản của Westernbank qua các năm 2010-6/2013......................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 68 PHỤ LỤC........................................................................................................... 69 12 13 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại TMCP: Thương mại cổ phần TCTD: Tổ chức tín dụng TTS: Tổng tài sản VCSH: Vốn chủ sỡ hữu TSSL: Tài sản sinh lời HĐKD: LN: Hoạt động kinh doanh Lợi nhuận CP: Chi phí 14 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hệ thống các ngân hàng có thể xem như là những điểm mấu chốt của toàn hệ thống với những chức năng đặc thù, chuyên biệt mà sự sụp đổ của nó sẽ kéo theo sự tan rã và tê liệt của toàn mạng lưới kinh tế. Có thể nói chưa bao giờ Việt Nam lại có hoạt động ngân hàng rầm rộ như vậy. Ngoài một số tính năng riêng biệt thì ngân hàng về bản chất cũng là một tổ chức kinh doanh đa phần làm việc với mục đích cuối cùng cũng là tìm kiếm lợi nhuận và tối đa hóa giá trị của mình. Việc hiểu được và đánh giá đúng mô hình và tình hình hoạt động của các ngân hàng là một vấn đề cần được chú trọng. Thêm vào đó việc gia nhập WTO đã mở ra những cơ hội phát triển mới nhưng việc hội nhập tài chính - ngân hàng cũng đặt ra nhiều thách thức, cam go cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nền kinh tế mở cửa, nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh đổ vào Việt Nam và sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng khốc liệt. Các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính vững mạnh và dày dặn kinh nghiệm sẽ là những đối thủ cạnh tranh với các ngân hàng trong nước. Do đó việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng để tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót và cải thiện nó trở thành vấn đề vô cùng cấp thiết. Và mô hình Camel cho phép ta tiếp cận sâu hơn vào hoạt động ngân hàng qua các chỉ tiêu đánh giá về: độ an toàn vốn, khả năng sinh lời và thanh khoản, chứ không đơn thuần là đánh giá về thu nhập, chi phí, lợi nhuận như hiện nay. Qua đó đánh giá được hiệu quả tổng thể họat động của ngân hàng để có cái nhìn chính xác hơn về thời gian hoạt động vài năm trở lại đây và đưa ra các cảnh báo cũng như các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, tạo tiền đề cho hoạt động vững chắc trong tương lai. Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây là một trong những ngân hàng nhỏ và còn non trẻ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay vậy phải làm thế nào để có thể vượt qua những khó khăn đó và giúp ngân hàng có thể phát triển trong nền kinh tế hiện nay. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây qua mô hình Camel”. 15 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây qua năm nhóm chỉ tiêu của mô hình CAMEL: mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, chất lượng quản lý, khả năng sinh lời, tính thanh khoản. Từ đó tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và đề ra một số biện pháp để hạn chế những thiếu sót nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây 1.3.2 Phạm vi về thời gian Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu năm từ năm 2010 đến năm 2012 theo niên độ kế toán. Đề tài được thực hiện từ tháng 08/2013 đến tháng 11/2013. 1.3.3 Phạm vi về nội dung Chuyên đề gồm 5 chương: Chương 1: Lý do chọn đề tài Chương 2: Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng hoạt động của ngân hàng Phương Tây và sự đánh giá qua mô hình CAMEL Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây Chương 6: Kết luận 1.3.4 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của báo cáo là kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 16 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4 1 Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu Số liệu sử dụng nghiên cứu là số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính và một số tài liệu có liên quan tại website của Phương Tây Bank (http://www.westernbank.vn) 1.4.2 Phương pháp phân tích Phương pháp thống kê mô tả: phân tích, đánh giá các số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính. Phương pháp so sánh: để phân tích sự biến động của các khoản mục - chỉ tiêu so sánh qua các kỳ kế toán. So sánh tuyệt đối: phân tích mức độ biến động, chênh lệch tuyệt đối về quy mô giữa các kỳ kế toán. y = yt – y0 Trong đó : y0 : chỉ tiêu năm gốc yt : chỉ tiêu năm nghiên cứu y : là phần chênh lệch của chỉ tiêu So sánh tương đối : phân tích tốc độ tăng trưởng của của chỉ tiêu qua từng kỳ kế toán. Từ đó vận dụng phương pháp tăng trưởng bình quân để dự báo nhu cầu thanh khoản trong tương lai. yt – y0 y = x100% y0 Trong đó : y0 : chỉ tiêu năm gốc yt : chỉ tiêu năm nghiên cứu y : tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu 17 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại Pháp lệnh ngân hàng ngày 23/05/1990 của Việt Nam: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 thì “ Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước” Cũng có thể hiểu ngân hàng thương mại: “Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu của nó bao gồm: huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bão lãnh, bao thanh toán, cho thuê tài chính, đầu tư chứng khoán, liên doanh góp vốn, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và cung cấp các dịch vụ tài chính liên quan (ngân quỹ thanh toán, ủy thác, quản lý tài sản,.. v.v). 2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại Trung gian tài chính Quan hệ tín dụng trực tiếp giữa chủ thể có tiền chưa sử dụng và chủ thể có nhu cầu tiền tệ cần bổ sung gặp phải nhiều hạn chế vì người có nhu cầu khó tìm gặp người có khả năng cung cấp. Hoạt động của NHTM đã khắc phục được hạn chế trên bằng cách đứng ra tập trung các khoản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế bao gồm các nhà doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan nhà nước trên cơ sở đó cung cấp cho các chủ thể có nhu cầu cần bổ sung tạm thời. Như vậy, NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Hay nói khác đi, nghiệp vụ kinh doanh của NHTM là đi vay để cho vay. Và đây là chức năng đặc trưng nhất trong các chức năng của NHTM. Trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán 18 Nếu như mọi khoản thanh toán được thực hiện bên ngoài ngân hàng thì chi phí để thực hiện rất lớn, bao gồm những chi phí cho lưu thông tiền mặt như in, đúc, bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm, v.v… Với sự ra đời và phát triển của NHTM, đại bộ phận các khoản chi trả về hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp và thậm chí một bộ phận các khoản chi trả của cá nhân chuyển giao cho ngân hàng thực hiện. Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, họ sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi nhất là đối với các khoản tiền có giá trị lớn, ở mọi địa phương mà nếu khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém và thiếu an toàn. Tạo tiền Sự ra đời các ngân hàng đã tạo ra một bước phát triển về chất trong kinh doanh tiền tệ. Nếu như trước đây, các tổ chức kinh doanh tiền tệ nhận tiền gửi (vàng, bạc) và rồi cho vay cũng chính các đồng tiền đó, thì kể từ khi hệ thống ngân hàng ra đời, việc cho vay không nhất thiết phải là tiền vàng hoặc bạc mà họ đã nhận được từ người gửi. Nhờ hoạt động trong hệ thống mà các NHTM đã tạo được bút tệ để thay thế tiền mặt là một sáng kiến quan trọng thứ hai của lịch sử hoạt động ngân hàng. Chính nhờ phương thức tạo tiền này mà ngân hàng đã trở thành trung tâm của đời sống kinh tế hiện đại. Paul A. Samuelson đã cho rằng, sự thật là toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể làm được cái mà từng ngân hàng nhỏ không thể làm được: nó có thể mở rộng việc cho vay nợ và từ đó mở rộng nguồn tiền ngân hàng lên gấp nhiều lần so với số mà các dự trữ mới tạo ra cho nó, cho dù mỗi ngân hàng nhỏ bao giờ cũng chỉ cho vay một phần số tiền ký gửi. Dịch vụ tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác Trong quá trình làm dịch vụ tài chính và các dịch vụ thanh toán, ngân hàng có điều kiện về kho quỹ, thông tin, quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp. Với điều kiện đó, ngân hàng có thể làm tư vấn tài chính, đầu tư cho các doanh nghiệp, làm đại lý phát hành chứng khoán đảm bảo hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí. Mặt khác, ngân hàng còn cung cấp cho các khách hàng các dịch vụ ngân hàng khác như giữ hộ tài sản, giấy tờ có giá, hối đoái, v.v. với tính chất chuyên nghiệp cao. 2.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại NHTM thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nguồn vốn vay từ ngân hàng đối với doanh nghiệp đã trở nên phổ biến và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong kết cấu tài sản nợ của doanh nghiệp. 19 NHTM góp phần phân bố hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế. NHTM tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. NHTM là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. 2.2 KHÁI NIỆM VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHTM 2.2.1 Khái niệm Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là xem xét, đo lường quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh. Khi một chiến lược mới được đưa vào thực hiện, nhà quản trị cần phải kiểm tra, phân tích để phát hiện những sai lệch so với kế hoạch, xác định nguyên nhân và đề ra biện pháp xử lý kịp thời, đúng lúc, có hiệu quả. Phân tích chính xác, khoa học là cơ sở để xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng, giúp ngân hàng củng cố chỗ đứng của mình trên thị trường. 2.2.2 Mục tiêu của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh có hai mục tiêu cơ bản là:  Phát hiện các lĩnh vực kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận cao  Hạn chế tối thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh tiền tệ. 2.2.3 Đối tượng của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh của một ngân hàng là kết quả kinh doanh của đơn vị đó được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế. Đối tượng phân tích có thể là kết quả kinh doanh của từng lĩnh vực hoạt động như: tình hình dự trữ, doanh số cho vay, số tiền huy động được, v.v ..., hoặc là kết quả tổng hợp của quá trình kinh doanh như lợi nhuận. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, phụ 20 thuộc vào sự tinh vi, kiến thức, kinh nghiệm của người phân tích và mức độ phát triển của hệ thống ngân hàng. 2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP PHƯƠNG TÂY QUA MÔ HÌNH CAMEL 2.3.1 Mức độ an toàn vốn – Capital Adequacy (C) Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn. Các chỉ số dùng để đo lường mức độ an toàn vốn: Hệ số an toàn vốn (CAR) CAR=Vốn tự có/ Tài sản có điều chỉnh rủi ro Chỉ số này thể được dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và các rủi ro khác như rủi ro tín dụng. Theo Thông tư 13 của ngân hàng nhà nước thì ngân hàng thương mại phải đảm bảo chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 9%. Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ của vốn chủ sở hữu và tài sản, thể hiện số tài sản tối đa mà ngân hàng có thể nắm giữ với một lượng vốn nhất định. Ta thấy vốn chủ sở tương đối không biến động trong thời gian ngắn nên hệ số an toàn vốn tối thiểu nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu trong việc sử dụng tài sản. Vốn tự có trong hệ số CAR gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trừ đi các khoản phải trừ. Vốn cấp 1 là nguồn vốn “lõi”, vốn cơ bản của ngân hàng bao gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia, thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ nếu có. Vốn cấp 2 là nguồn vốn bổ sung, bao gồm các khoản dự phòng khấu hao, các trái phiếu phát hành chuyển đổi và các quỹ khác). Thông tư cũng quy định rõ rằng nguồn vốn cấp 2 không được vượt quá 100% vốn cấp 1. Điều này hàm ý rằng ngân hàng sử dụng nguồn vốn để tài trợ chủ yếu từ vốn cơ bản của ngân hàng, nguồn vốn bổ sung chỉ đóng vai trò thứ yếu để đảm bảo cho sự an toàn của ngân hàng. Hệ số này càng cao thì ngân hàng càng an toàn nhưng hệ số này quá cao tức là lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống vì ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản an toàn nhưng khả năng sinh lời thấp. 21 VCSH/ TTS Chỉ số này phản ánh khả năng tài trợ tổng tài sản từ vốn tự có của Ngân hàng. Tỷ số này cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng, nhưng cũng cho thấy ngân hàng chưa tận dụng đòn bẩy tài chính nhiều. Sử dụng nhiều nợ mà chủ yếu là nguồn vốn huy động trong cơ cấu nguồn vốn sẽ gia tăng tỷ suất sinh lời trên đồng vốn tự có nhưng đồng thời cũng tăng mức độ rủi ro của nguồn vốn. Ở Việt Nam, để tạo ra sự an toàn kinh doanh đối với các tổ chức tín dụng, vốn là xương sống của nền kinh tế, NHNN buộc tổ chức tín dụng phải thường xuyên duy trì tỷ lệ tối thiểu giữa vốn tự có so với tổng giá trị tài sản có ở mức 5%. Vốn chủ sở hữu bên cạnh đảm bảo cho việc sử dụng của tài sản ngân hàng nó còn quyết định quy mô hoạt động của một ngân hàng. NHNN còn quy định đối với một mức vốn chủ sở hữu nhất định thì ngân hàng không được huy động lớn hơn 20 lần số vốn chủ sở hữu đó. Dư nợ / VCSH Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của Ngân hàng. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà ngân hàng sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu được tính bằng cách chia tổng nợ cho vốn chủ sở hữu. 2.3.2 Chất lượng tài sản có – Asset Quality (A) Chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân hàng. Thông thường điều này xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính sách cho vay. Nếu thị trường biết rằng chất lượng tài sản kém thì sẽ tạo áp lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, và điều này có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, hoặc dẫn đến tình trạng đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng. Các chỉ số dùng để đo lường chất lượng tài sản có: Nợ xấu/ Tổng dư nợ Đây là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Nợ xấu là tổng các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 18/2007QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phân loại nợ, trích lập, và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng 22 ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ này càng cao thì càng phản ánh các khoản cho vay của ngân hàng được đánh giá tổn thất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi càng cao. Tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn hoặc bằng 3% là ngân hàng đạt điểm tối đa về chỉ tiêu chất lượng các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng và các khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác. Tài sản sinh lời/ Tổng tài sản Tài sản sinh lời là những tài sản taọ nguồn thu cho ngân hàng dưới dạng thu lãi hoặc thu ngoài lãi và chủ yếu là các khoản mục đầu tư và cho vay. Khi sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng thì các nhà quản lý ngân hàng nỗ lực tăng tỷ lệ tài sản sinh lời để duy trì thu nhập. Đầu tư/ Tổng tài sản Đầu tư bao gồm cả chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư và góp vốn đầu tư vào công ty con. 2.3.3 Năng lực quản lý – Management (M) Đây là một yếu tố quan trọng của ngân hàng. Nó quyết định đến thành công trong hoạt động ngân hàng. Các chính sách về quản lý con người, các chính sách quản lý chung của tổ chức, các hệ thống thông tin, các chế độ kiểm soát và kiểm toán…đều được xem xét một cách riêng rẽ để phản ánh toàn bộ chất lượng của hoạt động quản lý. Theo mô hình CAMEL, khả năng quản lý là các ngân hàng quản trị điều hành bộ máy tổ chức của mình. Đây là một yếu tố mang thiên hướng định tính rất lớn. Việc đánh giá được khả năng điều hành và quản lý của một ngân hàng cần nhiều thông tin và tiếp cận thực tế từ bên trong ngân hàng cũng như một số ngân hàng chuẩn khác để có thể đánh giá đúng được…Đặc biệt, các quyết định của người quản lý sẽ ảnh hưởng trự tiếp đến những yếu tố như:  Chất lượng tài sản có  Mức độ tăng trưởng của tài sản có  Mức độ thu nhập  Khả năng lập kế hoạch… Các chỉ số được dùng để đo lường năng lực quản lý: 23  Tổng chi phí hoạt động/ Tổng lợi nhuận hoạt động Chỉ tiêu này đo lường chi phí hoạt động chiếm bao nhiêu phần trăm trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này quá cao thì ngân hàng cần phải cải thiện năng lực quản lý chi phí của mình.  Lợi nhuận thuần từ HĐKD/ Mỗi nhân viên Chỉ tiêu này để xem xét chế độ lương thưởng của ngân hàng đối với nhân viên, có tương xứng với lợi nhuận tạo ra hay không.  Thu nhập từ hoạt động khác/Tổng thu nhập Đo lường thu nhập ngoài lãi đóng góp bao nhiều phần trăm trong thu nhập để xem xét năng lực quản lý trong việc tạo ra thu nhập ngoài lãi, giảm sự phụ thuộc quá lớn của ngân hàng vào thu nhập lãi. 2.3.4 Khả năng sinh lời – Earnings (E) Lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá hoạt động của một tổ chức tín dụng. Thu nhập chính của ngân hàng là từ lãi, từ lệ phí, hoa hồng, từ kinh doanh mua bán và thu nhập khác. Đây là nhân tố quan trọng của việc phân tích doanh thu và chi phí, bao gồm cả mức độ hiệu quả của hành động và chính sách lãi suất cũng như các kết quả hoạt động tổng quát được đo lường bằng các chỉ số. Cụ thể hơn, lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà quản lý thành công hay thất bại. Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn, đây là điều hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong tương lai từ phía các nhà đầu tư. Lợi nhuận còn cần thiết để bù đắp các khoản cho vay bị tổn thất và trích dự phòng đầy đủ. Bốn nguồn thu nhập chính của ngân hàng là:  Thu nhập từ lãi  Thu nhập từ hoạt động dịch vụ  Thu nhập từ kinh doanh, mua bán  Thu nhập khác Hai chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng phổ biến và quan trọng nhất là ROA, ROE.  Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản(ROA) = Net income/ Total assets 24  Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE) = Net income/ Common equity ROA là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý. Nó chỉ ra khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng. Cứ một đồng tài sản bỏ ra thì thu lại bao nhiêu lợi nhuận cho ngân hàng. Ngược lại, ROE là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông ngân hàng. Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng. Cứ một đồng vốn bỏ ra đầu tư các cổ đông nhận được lợi nhuận bao nhiêu. Lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá hoạt động của một tổ chức tín dụng. Thu nhập chính của ngân hàng là từ lãi, từ lệ phí, hoa hồng, từ kinh doanh mua bán và thu nhập khác.  Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (Net interest margin -NIM) NIM =Thu nhập lãi ròng/Tổng tài sản sinh lời 2.3.5 Khả năng thanh khoản – Liquidity (L) Theo góc độ tài sản: Thanh khoản là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền. Theo góc độ ngân hàng: Thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng các yêu cầu về vốn khả dụng của mình. Một ngân hàng được xem là có khả năng thanh khoản tốt nếu như nó có thể có được những khoản vốn khả dụng với chi phí thấp đúng tại thời điểm mà ngân hàng có nhu cầu. Có nghĩa là ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt khi ngân hàng có trong tay một lượng vốn khả dụng với quy mô hợp lý hoặc ngân hàng có thể nhanh chóng huy động vốn thông qua con đường vay nợ hay bán tài sản. Thanh khoản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng. Thanh khoản giúp đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn. Đồng thời, thanh khoản giúp đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn. Các chỉ số để đo lường khả năng thanh khoản là: -Chỉ số về trạng thái tiền mặt = Tiền và tiền gửi tại các TCTD khác/ TTS -Chỉ số thanh khoản = Tiền gửi tại NHNN/ TTS 25 -Hệ số năng lực cho vay = Cho vay ròng/ TTS -Cấu trúc tiền gửi = Tiền gửi không kỳ hạn/ Tiền gửi có kỳ hạn Tiền mặt cùng các khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác và chứng khoán thanh khoản là nguồn dự trữ sơ cấp và thứ cấp cho nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Đây là những tài sản dễ dàng chuyến thành tiền mặt .Tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng so với tổng tài sản cao đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. Một chỉ số tiền mặt cao hơn ngụ ý rằng ngân hàng có khả năng vững vàng trong việc giải quyết yêu cầu tiền mặt tức thời. Chỉ số chứng khoán thanh khoản càng cao trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt Chỉ số năng lực cho vay là một chỉ số thanh khoản âm bởi vì cho vay là những tài khoản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ. Chỉ số cấu trúc tiền gửi đo lường tính ổn định của cơ sở tiền gửi mà ngân hàng sở hữu, tỉ lệ này giảm thể hiện tính ổn định cao hơn của vốn tiền gửi và do đó yêu cầu thanh khoản sẽ giảm. 2.4 ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH CAMEL 2.4.1 Ưu điểm Mô hình CAMEL là một mô hình dùng để đánh giá và dự báo các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Mô hình sử dụng chủ yếu các yếu tố và chỉ số tài chính có trong các báo cáo định kỳ của các ngân hàng. Đây là những nguồn số liệu công khai và dễ dàng tiếp cận, phù hợp với khả năng tiếp cận thông tin của đề tài nghiên cứu. Mô hình đưa ra được một khuôn mẫu để đánh giá chung cho toàn bộ các NHTM bao gồm các yếu tố khác nhau từ lợi nhuận, sức mạnh tài chính, khả năng quản lý cho đến rủi ro tiềm tàng của NHTM. 2.4.2 Nhược điểm Tuy nhiên việc chỉ dựa vào các báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính không thể cung cấp mọi thông tin một cách chính xác, đầy đủ để người phân tích có đủ căn cứ đánh giá mức độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của một NHTM. Do vậy, việc áp dụng mô hình CAMEL thường cho kết quả chưa đầy đủ và không kịp thời để đánh giá “sức khỏe” của một TCTD khi có những yêu cầu cao về độ chuẩn xác, tính kịp thời tại một thời điểm để đưa ra các quyết định. 26 Việc chỉ dựa vào các chỉ số tài chính khiến CAMEL không thể đánh giá được các yếu tố định tính của một ngân hàng trong khi yếu tố này cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân tích hoạt động của một ngân hàng. Ví dụ như đội ngũ lãnh đạo kinh nghiệm lâu năm, bộ máy quản lý khoa học và hiệu quả… Đây là những yếu tố định tính ảnh hưởng khá lớn đến sự thành bại của một NHTM. Ngoài ra, rủi ro được đánh giá trong mô hình CAMEL chủ yếu là rủi ro thanh khoản mà chưa đánh giá được rủi ro khác, đặc biệt là rủi ro tín dụng của các NHTM. Do CAMEL chủ yếu sử dụng các chỉ số tài chính bên trong ngân hàng nên việc ứng dụng mô hình CAMEL phải được kết hợp với phân tích các yếu tố từ bên ngoài nhằm làm rõ hơn vấn đề. 27 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHƯƠNG TÂY 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG TÂY 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Western Bank, tiền thân là Ngân hàng Cờ Đỏ được thành lập từ cuối năm 1988 và hoạt động trên địa bàn Thành phố Cần Thơ với số vốn điều lệ nhỏ ban đầu là 320 triệu đồng và chính thức chuyển đổi mô hình sang ngân hàng đô thị từ tháng 06 năm 2007. Với định hướng phát triển ổn định và bền vững để từng bước xây dựng ngân hàng bán lẻ dựa trên công nghệ hiện đại, sau hơn 5 năm chuyển đổi mô hình với sự nỗ lực của toàn thể nhân viên ngân hàng, Western Bank:  Đã có bước tăng trưởng về tài chính, nhân sự và mạng lưới hoạt động với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2 lần, cụ thể: o Vốn điều lệ đạt 1.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 10.000 tỷ đồng tính đến 31/12/2009 o Vốn điều lệ đạt 3.000 tỷ đồng vào đầu năm 2011 o Đạt hơn 78 điểm giao dịch tại 20 tỉnh thành trên cả nước o Hơn 890 cán bộ công nhân viên trẻ (hơn 90% dưới 40 tuổi) và tất cả nhân viên giao dịch đều trải qua quá trình đạo tạo nghiệp vụ và kỹ năng của ngân hàng  Là ngân hàng duy nhất hiện nay sử dụng công nghệ vân tay trong giao dịch ngân hàng.  Là ngân hàng duy nhất có trang web riêng dành cho sinh viên.  Là ngân hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của Ernst & Young Việt Nam khi mới chuyển đổi mô hình (2007) và liên tiếp trong các năm tiếp theo với ý kiến chấp nhận toàn phần.  Là Ngân hàng kết thống thành công với 3 Hệ thống liên minh Thẻ gồm: Banknet, VNBC, Smartlink. Công ty trực thuộc: Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Western Bank. 28 Vốn điều lệ: Vốn điều lệ kể từ 18/02/2011 là 3.000 tỷ đồng. Sản phẩm dịch vụ chính:  Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn.  Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế và cá nhân; và góp vốn liên doanh.  Dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ và dịch vụ kiều hối. Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.  Phát hành thẻ thanh toán. Mạng lưới giao dịch: 78 Chi nhánh/ Phòng giao dịch (Từ tháng 7/2011 đến nay) Logo: Các giai đoạn hình thành và phát triển Năm 1992 đến 2004: Thành lập Ngân hàng Nông thôn Cờ Đỏ với vốn điều lệ 320 triệu đồng; Từ năm 1992 đến 2004: sau nhiều lần tăng vốn, đến cuối năm 2004, số vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Phương Tây đã đạt 22,9 tỷ đồng.  Năm 2005: Tăng vốn điều lệ lên 52 tỷ đồng; Được cam kết nguồn vốn dài hạn 50 tỷ trong năm 2006 từ Quỹ tín dụng nông thôn II (RDF II) của Ngân hàng Thế giới và được xem xét tham gia nguồn vốn dài hạn từ Quỹ tín dụng nông thôn III (RDF III).  Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 152,2 tỷ đồng;  Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng; Tháng 6/2007, chuyển đổi từ Ngân hàng TMCP nông thôn (Ngân hàng TMCP Nông thôn Cờ Đỏ) sang mô hình hoạt động Ngân hàng TMCP đô thị (Ngân hàng TMCP Miền Tây); Được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp hạng A. 29  Năm 2008: Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng; Đứng thứ 1 trong tổng số 22 ngân hàng thương mại tại Việt Nam về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông (Báo cáo Việt Nam ICT Index 2007); Được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp hạng A.  Năm 2009: Tham gia chính thức hệ thống thanh toán thẻ Banknet; hệ thống SWIFT; Được Ngân hàng Thế giới dành cho nguồn vốn tài trợ phát triển nông thôn 70 tỷ đồng và 20.000 USD cho việc đào tạo phát triển nhân lực; Được NHNNVN xếp hạng A.  Năm 2010: Tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng; Tham gia hệ thống thanh toán thẻ VNBC, Smartlink; Đầu tư và nâng cấp mạng lưới Chi nhánh, Phòng giao dịch lên 75 điểm giao dịch, có mặt tại 20 tỉnh/ thành; Tháng 5/2010, đổi tên Ngân hàng TMCP Miền Tây thành Ngân hàng TMCP Phương Tây, tên viết tắt tiếng Anh vẫn là WesternBank.  Năm 2011: Tăng vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng vào tháng 2/2011; Khai trương và nâng cấp 5 PGD lên Chi nhánh, tổng số Điểm giao dịch của Ngân hàng lên 78 điểm.  Năm 2012: Tái cơ cấu nhằm tiến tới một giai đoạn cải tổ toàn diện hệ thống ngân hàng là tiêu chí được đặt lên hàng đầu của ngân hàng TMCP Phương Tây trong năm 2012  Năm 2013: Việc sáp nhập, hợp nhất là một xu thế tất yếu, tạo cơ hội tốt cho các ngân hàng thực hiện quá trình tái cơ cấu một cách toàn diện nhằm tạo ra một diện mạo mới cho ngân hàng để phát triển sau giai đoạn kinh tế khủng hoảng. Hợp nhất giữa PVFC và Westernbank là một quá trình tất yếu, được Cơ quan Quản lý Nhà nước chủ trương phê duyệt. 3.1.2. Cơ cấu nhân sự Cơ cấu bộ máy quản lý của ngân hàng Phương Tây bao gồm: Đại hội đồng là cơ quan quyết định cao nhất của Ngân hàng gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Hội đồng quản trị là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bầu ra, là cơ quan quản trị của Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. 30 Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát chế độ hạch toán, kế toán… Các ủy ban là do HĐQT thành lập, tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng. Ngân hàng có 6 ủy ban: ủy ban nhân sự, ủy ban ALCO, ủy ban tín dụng, ủy ban quản trị rủi ro, ủy ban XLN&XLRR, ủy ban chiến lược. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về hoạt động hằng ngày của Ngân hàng. Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức và nhân sự của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây. 3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PHƯƠNG TÂY TRONG NHỮNG NĂM QUA (2010-6/2013) 3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây trong các năm từ 2010-6/2013 Hoạt động chính của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây bao gồm: huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, cho vay ngắn, trung và dài hạn, chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá, đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng 31 bạc, thanh toán quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành, cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác. 3.2.1.1 Huy động vốn Nguồn vốn huy động có ý nghĩa rất quan trọng đối với NHTM trong việc tạo lập nguồn vốn để kinh doanh, là nguồn vốn kinh doanh của NHTM. Đây là khoản vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Các hoạt động sử dụng vốn tồn tại và phát triển được là nhờ nguồn vốn huy động này.Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của Ngân Hàng trên thị trường. (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) Biểu đồ 3.1: Vốn huy động hợp nhất (tỷ đồng) của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013 Như mọi đơn vị kinh doanh khác, muốn hoạt động kinh doanh được tiến hành cần phải có tư liệu sản xuất. Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ nên phải có tiền mới có thể hoạt động kinh doanh được. Hoạt động tìm kiếm tư liệu sản xuất của ngân hàng thương mại là hoạt động huy động vốn. Như vậy, huy động vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Toàn bộ nguồn vốn huy động này là huy động từ trong nước với loại hình chủ yếu là huy động từ khu vực tổ chức kinh tế và khu dân cư. 32 Nguồn vốn huy động từ khu vực tổ chức kinh tế và dân cư cuối năm 2010 đạt 5.720 tỷ, tăng hơn 1.7 lần so với năm 2009, và đạt 72% kế hoạch năm 2010. Huy động vốn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2011 để đảm bảo Ngân hàng hoạt động có hiệu quả và an toàn về thanh khoản, và Ngân hàng tiếp tục thực hiện các biện pháp đã đạt hiệu quả trong giai đoạn đầu năm 2011. Và hoạt động huy động vốn cũng có những chuyển biến tích cực. Số dư huy động dân cư và tổ chức năm 2011 đạt 12.830 tỷ đồng, tăng 2.2 lần so với năm 2010 (5.721 tỷ đồng), và đạt 80% so với kế hoạch năm 2011. Nguồn vốn huy động từ khu vực Tổ chức kinh tế và dân cư năm 2012 đạt 10.982 tỷ đồng tương đương 87% so với năm 2011 (12.630 tỷ đồng). Năm 2013 là năm được xem là có điều kiện kinh tế ổn định nhất trong những năm vừa qua thế nên ngân hàng đặt mục tiêu hàng đầu từ tăng trưởng nguồn vốn từ huy động vốn, tính đến 6/2013 thì tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng lên đến 15.957 tỷ đồng con số đạt mức cao nhất trong các năm vừa qua nhưng nó vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn cho ngân hàng vì có thể tăng tỉ lệ nợ xấu. 3.2.1.2 Sử dụng vốn Để xem xét hiệu quả hoạt động của một NHTM thì sử dụng vốn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, là một thành phần giữ vai trò hàng đầu trong cân đối nguồn vốn của ngân hàng. (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) Biểu đồ 3.2: Dư nợ cho vay hợp nhất (tỷ đồng) của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013 33 Cho vay là khoản mục đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng mục tiêu chủ yếu của các nhà quản lý ngân hàng là tìm kiếm lợi nhuận. Tính thanh khoản của các khoản vay giữ vai trò chủ yếu. Rủi ro vở nợ là rủi ro chủ yếu mà ngân hàng gặp phải ở các khoản cho vay. Vì vậy, các ngân hàng luôn tìm cách đảm bảo các khoản cho vay bằng thế chấp, cầm cố. Cho vay chiếm một tỷ trọng lớn trong danh mục tài sản của các NHTM. Với định hướng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm dịch vụ và mạng lưới khách hàng, Westernbank liên tục đưa ra nhiều sản phẩm ưu đãi, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng về dịch vụ, kỳ hạn, lãi suất. Dư nợ tín dụng cuối năm 2010 đạt hơn 3.962 tỷ đồng, tăng hơn 2.2 lần so với năm 2009. Dư nợ xấu chiếm khoảng 1.0 % tổng dư nợ. Ngân hàng luôn mong muốn duy trì tỉ lệ nợ xấu nằm trong khoảng phạm vi an toàn cho phép theo quy định Ngân Hàng Nhà Nước. Tổng dư nợ cấp tín dụng năm 2011 đạt 11.884 tỷ đồng (trong đó dư nợ cho vay đạt 8.854 tỷ đồng), tăng 2.6 lần so với năm 2010 (4.643 tỷ đồng), đạt 78% kế hoạch 2011. Dư nợ tín dụng trong năm 2012 đạt hơn 5.245 tỷ đồng tương đương 59% so với năm 2011 (8.811 tỷ đồng). Đến giữa năm 2013 dư nợ cho vay của ngân hàng Phương Tây tăng trưởng xấp xỉ 38% so với năm 2012. Đây là một trong những chỉ tiêu có tỉ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản của ngân hàng. Có mức độ ảnh hưởng tương đối lớn đến hoạt động của TCTD. (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) Biểu đồ 3.3: Tiền gửi tại các TCTD trong và ngoài nước (tỷ đồng) 34 Đối với khoản mục tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng, chiếm đa phần là tiền gửi của Westernbank tại các tổ chức tín dụng khác gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn và cho vay các tổ chức tín dụng khác, tuy nhiên khoản mục cho vay chiếm tỷ trọng không đáng kể. Đối với các khoản tiền gửi thanh toán, đây là số dư tiền gửi mà Westernbank phải duy trì tại các ngân hàng đối tác phục vụ cho việc thực hiện các dịch vụ thanh toán. Đây là khoản mục tài sản sinh lời kém, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ thanh toán điều này là cần thiết. Tốc độ tăng tiền gửi các tổ chức tín dụng trong năm 2011 là một con số đáng kể (3.662) so với năm 2010 (971) gấp 3,8 lần. Nhưng con số này không được giữ vững trong năm 2012 chỉ còn 1.529 tỷ đồng. Về cơ cấu, nhìn chung tiền gửi tại và cho vay các TCTD trong nước chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn. 3.864 tỷ đồng là số tiền gửi tại các TCTD của ngân hàng Phương Tây tính đến 6/2013 là con số cao nhất trong 3 năm hoạt động gần đây của ngân hàng tăng gấp 2,5 lần năm 2012. (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) Biểu đồ 3.4 Tổng tài sản hợp nhất của Phương Tây qua các năm 2009-6/2013 (tỷ đồng) Tính đến cuối năm 2012 giá trị tổng tài sản của ngân hàng Phương Tây là 15.123 tỷ đồng tương đương 74% so với năm 2011 (20.551 tỷ đồng). Do nguyên nhân chủ quan và khách quan, bao gồm nguyên nhân suy giảm của kinh tế thế giới, chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô tổng tài sản cuối năm 2010 đạt 9.335 tỷ đồng, chỉ đạt 50% so kế 35 hoạch năm 2010. Tổng tài sản năm 2011 đạt 20.551 tỷ đồng, đạt 82% so kế hoạch năm 2011. Cơ cấu các khoản mục tài sản của NH chú trọng trong các TS sinh lời, trong đó chiếm tỷ trọng cao là hoạt động cho vay, cấp tín dụng khách hàng - luôn ở mức trên 30%. 3.2.1.3 Vốn điều lệ Vốn điều lệ rất có ý nghĩa trong việc hình thành một tổ chức tín dụng, là một chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động của NHTM và thể hiện mức độ an toàn của chính ngân hàng đó. (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) Biểu đồ 3.5 Vốn điều lệ hợp nhất của Phương Tây qua các năm (tỷ đồng) Như mọi đơn vị kinh doanh khác, muốn hoạt động kinh doanh được tiến hành cần phải có tư liệu sản xuất. Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ nên phải có tiền mới có thể hoạt động kinh doanh được chính vì thế nguồn vốn lại đóng vai trò quan trọng hơn cả. Do năm 2010 NHNN ban hành nhiều thông tư và quy định gắt gao hơn trong hoạt động ngân hàng, thông tư 13 (thông tư 19 sửa đổi) nâng tỷ lệ an toàn vốn từ 8% lên 9% và đặc biệt là tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng. Trong năm 2011, với những nỗ lực hoạt động của Hội đồng quản trị, Ngân hàng đã thực hiện thành công việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ trong năm 2011, tăng 1.000 tỷ đồng so với năm 2010. Trong năm 2012, 6/2013 ngân hàng không tăng vốn điều lệ. 36 NHTM cũng là một tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận nên chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế được xem là không thể thiếu nếu muốn thể hiện kết quả hoạt động của TCTD. (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) Biểu đồ 3.6 Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng Phương Tây qua các năm 2010-6/2013(tỷ đồng) Lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 67,3 tỷ đồng, chỉ đạt gần 30% kế hoạch năm 2009 do tiến độ tăng vốn không như dự kiến, và điều kiện kinh tế vĩ mô cũng như thị trường tài chính ngân hàng trong năm 2010 không được thuận lợi. Lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 161 tỷ đồng, tăng 2.4 lần so với năm 2010, đạt gần 50% kế hoạch năm 2011, chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 đặt ra là khá cao và chưa theo sát diễn biến tình hình kinh tế trong năm 2011 để kịp thời điều chỉnh. Mặc dù năm 2012 có nhiều biến động và kết quả không cao, nhưng Ngân hàng vẫn giữ vững được hoạt động an toàn và ổn định. Tuy năm 2013 được đánh giá là một năm kinh tế phục hồi và ổn định nhưng theo số liệu của ngân hàng Phương Tây thì tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng sụt giảm nghiêm trọng chỉ còn 30.939 tỷ đồng. Nhận xét chung: 37 Khi so sánh với các ngân hàng khác (với một ngân sách khổng lồ và số lượng nhân sự triển khai gấp 5-6 lần) có thể sự phát triển của Westernbank đã có được những nỗ lực và giá trị rất lớn từ tất cả các thành viên trong ngân hàng. Với những mục tiêu đã đặt ra và những thành quả đang từng bước đạt được thì trong những năm tới đây với xu hướng cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thì ngân hàng Phương Tây sẽ là có một bước vững chắc hơn trên con đường mở rộng nâng tầm hiệu quả không những trong nước mà cả trong khu vực. Trong năm 2013 này ngân hàng Phương Tây sẽ chính thức sáp nhập với tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) thì ngân hàng sẽ trở nên có quy mô hơn và sẽ mang lại cho ngân hàng mới nhiều cơ hội tiếp cận các dự án lớn, tăng sức cạnh tranh so với trước hợp nhất. Tuy chỉ là một Ngân hàng hạng trung trên thị trường nhưng Westernbank luôn được biết đến là một Ngân hàng luôn áp dụng những chính sách kinh doanh linh hoạt, đồng thời đáp ứng nhanh và ra mắt liên tục các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng. 38 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHƯƠNG TÂY VÀ SỰ ĐÁNH GIÁ QUA MÔ HÌNH CAMEL 4.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ 4.1.1 Mức độ an toàn vốn (C) Để bắt đầu tìm hiểu về NHTM Phương Tây đầu tiên phải xét đến mức độ an toàn vốn của ngân hàng, thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của toàn hệ thống ngân hàng. Bảng 4.1: Chỉ tiêu an toàn vốn của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013 Đơn vị tính:% Chỉ tiêu VCSH/TTS DN/VCSH 2010 2011 2012 06/2013 22,34 15,39 21,15 15,75 1,9 2,8 1,6 2,3 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) Hệ số an toàn vốn của ngân hàng Phương Tây luôn được duy trì ở mức trên 9%, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu do NHNN Việt Nam quy định trong thông tư 13/2010/TT quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn của TCTD, trong những năm sắp tới ngân hàng đã đưa ra kế hoạt duy trì CAR ở tỉ lệ chỉ vừa đủ cao hơn quy định: năm 2014 là 9,03% và năm 2015 là 9,60%. Phương án kinh doanh này cũng xây dựng đầy đủ các giả định về môi trường kinh tế vĩ mô và các biến động tiềm ẩn có khả năng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng hợp nhất.  An toàn vốn sụt giảm do vốn chủ sở hữu chưa tăng trưởng kịp với tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản và dư nợ cho vay thể hiện qua sự sụt giảm của tỷ lệ VCSH/ TTS và VCSH/ DN. Ngân hàng Phương Tây sẽ đối mặt với rủi ro nếu nợ xấu tăng cao. Năm 2011 với tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn lạm phát gia tăng, thị trường chứng khoán đóng băng, thua lỗ trầm trọng, hoạt động tín dụng được giám sát chặt chẽ nhưng ngân hàng tập trung phát triển các dịch vụ của ngân hàng bán lẻ nên tiền gửi thanh toán tại các tổ chức tín dụng khác tăng làm cho tổng tài sản tăng mạnh đến 120% so với năm 2010. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng trưởng với tốc độ thấp hơn 51,7% năm 2011, và gần như 39 không tăng trong năm 2012 vì ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu cũng không theo kịp dư nợ cho vay do hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động đem lại thu nhập chính cho ngân hàng. Do đó, dù có nhiều hạn chế trong hoạt đông tín dụng Phương Tây vẫn cố gắng tập trung mở rộng hoạt động tín dụng.  Ta xem xét về cơ cấu tài sản của Phương Tây qua các năm để đánh giá về tài sản có điều chỉnh rủi ro. Với mục đích tìm hiểu khái quát về tình hình sử dụng vốn và các khoản tài sản để đưa vào hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận của Phương Tây thì cơ cấu tài sản là một trong những cơ sở thể hiện tốt điều đó. Bảng 4.2: Cơ cấu tài sản của Phương Tây qua các năm Đơn vị tính:% CHỈ TIÊU 2010 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 2011 2012 06/2013 100% 100% 100% 100% Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 0,49 0,28 0,26 0,34 Tiền gửi tại NHNN 6,95 0,22 5,75 0,73 10,40 17,82 10,11 19,58 Cho vay khác hàng 42,23 42,87 34,04 34,88 Chứng khoán đầu tư 25,56 13,31 19,18 18,56 Góp vốn, đầu tư dài hạn 0,06 0,9 0 0 Tài sản cố định 1,48 6,16 7,98 5,58 Tài sản có khác 12,83 18,43 22,68 20,33 Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) Tài sản của ngân hàng Phương Tây gồm có: Tiền mặt, vàng bạc, đá quý; tiền gửi tại NHNN; tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác; chứng khoán kinh doanh; các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác; cho vay khách hàng; chứng khoán đầu tư; góp vốn đầu tư dài hạn; tài sản cố định; tài sản có khác. Trong đó,theo thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 thì tiền mặt, vàng bạc; tiền gửi tại NHNN có hệ số rủi ro bằng 0%, đá quý có hệ số rủi ro bằng 20%, tài sản có hệ số rủi ro bằng 250% là các khoản cho vay để 40 đầu tư chứng khoán, cho vay các công ty chứng khoán và các khoản cho vay với mục đích kinh doanh bất động sản. Nhìn vào bảng cơ cấu tài sản, ta thấy chiếm tỉ trọng cao trong tài sản của Phương Tây là cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư, tiền và vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác. Và cao nhất là khoản mục cho vay khách hàng do chỉ số an toàn vốn bị ảnh hưởng trực tiếp vào tỉ trọng các chỉ tiêu trong cơ cấu tài sản, trong khi đó sự tăng giảm không ổn định của cơ cấu tài sản làm ảnh hưởng không tốt đến mức độ an toàn vốn của Westernbank. Trong khoản mục cho vay thì cho vay dịch vụ cá nhân và cộng đồng chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là cho vay thương mại, sản xuất và gia công chế biến. Như vậy, ta thấy tài sản của Phương Tây có hệ số rủi ro tương đối cao vì phần lớn tài sản là các khoản cho vay, đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán có hệ số rủi ro cao. Chính điều này làm cho hệ số an toàn vốn của Phương Tây bị sụt giảm. Nhằm xác định rõ hơn mức độ ảnh hưởng của lượng tài sản trong từng khoản mục đối với kết quả hoạt động của ngân hàng thì phải căn cứ vào sự tăng giảm lượng tài sản đó. Bảng 4.3 Tăng trưởng các thành phần tài sản của ngân hàng Phương Tây Đơn vị tính:% Tăng trưởng tài sản 2010 2011 2012 06/2013 Tiền mặt và kim loại đá quý 238% 26% -32% 69% Tiền gửi tại NHNN 653% -93% 1.831% -83% Tiền gửi và cho vay cácTCTD -84% 277% -58% 123% Cho vay khách hàng 121% 123% -42% 43% Chứng khoán đầu tư 29% 15% 6% 26% Góp vốn, đầu tư dài hạn 38% 3.231% -100% 0% Tài sản cố định 16% 817% -5% 9% 268% 216% -9% 7% Tài sản khác (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) Qua các năm thì cho vay khách hàng mặc dù có sự thay đổi lớn nhưng vẫn luôn chiếm gần ½ cơ cấu tài sản. Bên cạnh đó, một phần đáng kể vốn khác được dùng vào chứng khoán đầu tư. Tiền gửi và cho vay các TCTD cùng là một trong những khoản mục chủ yếu của tài sản. 41 Nhìn vào bảng ta thấy tình hình tăng trưởng tài sản của ngân hàng không ổn định. Khoản mục tiền mặt, chứng khoán đầu tư liên tục giảm qua các năm. Hầu hết các chỉ tiêu điều tăng trưởng âm trong năm 2012 ngoại trừ chỉ tiêu tiền gửi tại NHNN lại tăng đột biến trong năm này lên đến 1.831% nhưng ngay sang đến giữa năm 2013 thì tỉ trọng lại -83%. Đánh giá chung: Ngân hàng TMCP Phương Tây có nền tảng khá yếu tại Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh giai đoạn 2010-2012 đa số các ngân hàng tư nhân ở Việt Nam gặp khó khăn vềvốn trước các yêu cầu về quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng nhà nước và Werternbank cũng khô ngoại lệ với số vốn hạn chế của mình, đây là điểm mấu chốt tạo nên sự bất ổn trong hoạt động của ngân hàng. 4.1.2 Chất lượng tài sản có (A) Phần lớn tài sản của NHTM tập trung vào các khoản tín dụng khách hàng và các khoản đầu tư tài chính. Do đó, chất lượng tài sản của ngân hàng Phương Tây được đánh giá chủ yếu thông qua chất lượng các khoản tín dụng khách hàng và các khoản đầu tư tài chính của ngân hàng. Bảng 4.4: Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng tài sản có của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013 Đơn vị tính:% Chỉ tiêu 2010 Nợ xấu/ Tổng dư nợ 2011 06/2013 2012 1,01 1,32 7,26 2,77 Tổng TSSL/ Tổng TS 98,04 93,57 91,76 94,08 Đầu tư/ Tổng tài sản 25,61 14,21 19,18 18,91 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) 4.1.2.1 Nợ xấu/ Tổng dư nợ Chất lượng tín dụng khách hàng thường được biểu hiện bằng tỷ lệ nợ xấu và các hoạt động trích lập dự phòng cho các khoản nợ này của ngân hàng. Phân loại và trích lập dự phòng của nợ xấu tuân theo quyết định 493 của ngân hàng nhà nước. Trước hết, ta xem xét tình hình dư nợ cho vay của các nhóm nợ của ngân hàng. 42 Để tìm hiểu xâu hơn về chất lượng tín dụng của NHPMCP Phương Tây thì chúng ta cần kể đến sự phân loại nhóm nợ. Phân loại nợ có vai trò quan trọng trong việc trích lập và dự phòng rủi ro tín dụng. Bảng 4.5: Dư nợ cho vay theo nhóm nợ của NHTMCP Phương Tây Đơn vị tính: tỷ đồng 2010 2011 2012 06/2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 3,894 98,0 8.349 94,3 4.454 84,8 6.511 92,8 38 0,96 390 4,4 418 7,96 258 3,68 Nợ dưới tiêu chuẩn 8 0,2 40 0,45 36 0,69 69 0,98 Nợ nghi ngờ 6 0,15 42 0,47 113 2,15 10 0,14 26 0,65 33 0,37 232 4,42 116 1,65 3,972 100 8,854 100 5,253 100 7.015 100 Chỉ tiêu Nợ đủ tiêu chuẩn Nợ cần chú ý Nợ có khả năng mất vốn Tổng dư nợ (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ thay đổi rõ rệt qua 3 năm. Nhóm Nợ đủ tiêu chuẩn năm 2010 chỉ chiếm đến 98,4% thì sang năm 2011 tỉ lệ này đã giảm xuống 94,3%. Thay đổi đáng kể trong năm 2012 là con số này giảm đi gần 10%. Nhóm Nợ cần chú ý chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ. Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn và nhóm nợ nghi ngờ mỗi năm đều tăng lên. Đặc biệt nhóm nợ có khả năng mất vốn tăng đột biến trong năm 2012 và đứng thứ 3 trong tổng dư nợ. Nợ xấu là thước đo quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng và là mối quan tâm của mọi ngân hàng. Muốn đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng thì ngân hàng phải đảm bảo duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất. Tổng dư nợ tăng mạnh vào năm 2011(8.854) và nhưng tỉ lệ nợ xấu trong năm này vẫn giữ ở mức thấp 1,29% so với năm 2010 là 1%. Bước sang năm 2012 tuy tổng dư nợ đã giảm (5.253) nhưng tỉ lệ nợ xấu lại tăng cao 7,26%. Đến những tháng đầu năm 2013 tính đến tháng 6 thì tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng đã giảm đáng kể 4,49% so với cuối năm trước. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu chỉ là 1% với tốc độ tăng trưởng dư nợ gấp 2,2 lần năm 2009 và tăng trưởng nợ xấu là -51,46% thể hiện một nét khả quan trong quản lý tín dụng của ngân hàng. Năm 2010 được đánh giá là thời điểm khó khăn của toàn ngành ngân hàng. Các chính sách vĩ mô nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng 43 đồng thời kiềm chế lạm phát của NHNN chưa tỏ ra hiệu quả và còn nhiều điểm chưa thống nhất. Hoạt động huy động vốn và cho vay của Ngân hàng Phương Tây cũng gặp nhiều khó khăn. Đầu năm 2010 NHNN ưu tiên tăng trưởng tín dụng với nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất nhưng do tình hình lạm phát tăng cao kể từ tháng 9, chính sách đã thay đổi theo hướng thắt chặt thông qua việc ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơ bản lên 9% vào ngày 5/11/2010. Đồng thời là quy định của thông tư 13 hạn chế tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động ở mức 80% cũng gây ra khó khăn không ít cho ngân hàng. Năm 2011 khi lạm phát bắt đầu quay trở lại, các chính sách lãi suất và tỷ giá còn nhiều bất cập. NHNH kiềm chế mức tăng tỷ giá không quá 1% cho đến cuối năm đã gây áp lực lên thị trường tiền tệ và nguyên nhân cốt lõi là mức chênh lãi suất VND và USD. Kinh tế khó khăn tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng gặp khó khăn không kém, hoạt động kinh doanh không hiệu quả, không đem lại thu nhập làm cho doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn. Điều này làm cho tỉ lệ nợ xấu lại tăng lên 1,29% trong năm 2011 nhưng vẫn còn trong giới hạn cho phép. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu lại tăng đột biến cùng với tốc độ tăng trưởng dư nợ là -40,67% và nợ xấu đến 462,79%. Để giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, trong năm 2012 Ngân hàng đã thành lập Ban xử lý nợ tiến hành tích cực thu hồi các khoản vay quá hạn, bổ sung tài sản đảm bảo, tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng để kiểm soát rủi ro, vì những nổ lực trong cải tổ trong năm 2012 nên đến giữa năm 2013 thì tỉ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể và con số cụ thể là 2,77% đủ điều kiện theo quy định của NHNN về chỉ tiêu an toàn vốn. Sau tất cả các phân tích trên thì biểu đồ 4.1 cho chúng ta một cái nhìn tổng thể hơn về giá trị cũng như những biến động của tổng dư nợ và nợ xấu của NHTMCP Phương Tây trong những năm vừa qua. (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) 44 Biểu đồ 4.1: Tổng dư nợ và nợ xấu của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013(tỷ đồng) Khác với sự phân loại theo nhóm nợ thì đây là một cơ cấu khác của việc phân chia dư nợ trong quá trình hoạt động của ngân hàng, nó bao gồm các thông tin cần thiết để có thể phân loại theo nhóm nợ ở trên. Bảng 4.6 : Dư nợ theo kỳ hạn cho vay của Phương Tây qua các năm Đơn vị tính: tỷ đồng Tăng trưởng(%) 2010 2011 2012 Cho vay ngắn hạn 2.176 6.727 3.930 6.042 209 -42 54 Cho vay trung hạn 1.553 1.905 1.186 832 23 -38 -30 244 222 137 141 -1 -38 3 3.973 8.854 5.253 7.015 123 -41 34 Chỉ tiêu Cho vay dài hạn Tổng 6/2013 2011 2012 6/2013 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) Để có cái nhìn thấu đáo hơn về hoạt động TD của ngân hàng Phương Tây, ta phân tích cơ cấu tổng dư nợ. Theo bảng kết cấu ta thấy ngân hàng Phương Tây duy trì cơ cấu nợ theo kỳ hạn tương đối ổn định. Tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn. Và tỷ lệ cho vay ngắn hạn/ tổng dư nợ cũng có xu hướng tăng cao trong năm 2011 (75,95%) và thay đổi nhỏ trong năm 2012 (74,81%). Xu hướng này thể hiện sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Phương Tây, ngân hàng sẽ thu hồi vốn trong khoảng thời gian ngắn và đảm bảo được thanh khoản cho các khoản tiền gửi của khách hàng. Và việc Phương Tây duy trì tỷ lệ các khoản cho vay trung hạn ở mức hơn 20% là tương đối hợp lý với cơ cấu tiền gửi chỉ bao gồm tiền gửi có kỳ hạn. Tiếp theo là tình hình cho vay theo đối tương khách hàng, ta tìm hiểu chỉ tiêu này nhằm xác định khuynh hướng cho vay của ngân hàng. Bảng 4.7: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng TMCP Phương Tây qua các năm 2010-6/2013 Đơn vị tính: tỷ đồng Tăng trưởng(%) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6/2013 45 2011 2012 6/2013 Cho vay ngắn hạn 2.176 6.727 3.930 6.042 209 -42 54 Cho vay trung hạn 1.553 1.905 1.186 832 23 -38 -30 244 222 137 141 -1 -38 3 3.973 8.854 5.253 7.015 123 -41 34 Cho vay dài hạn Tổng (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) Theo các số liệu trong bảng 4.7 cho thấy tỉ trọng cho vay các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng dư nợ của ngân hàng Phương Tây. Thực trạng của ngân hàng hiện nay là NH đang tập trung cấp tín dụng cho một số nhóm khách hàng với tỉ trọng lớn làm cho Westernbank luôn tiềm ẩn nguy cơ và sẽ gây ra rủi ro lớn. Việc trích lập chi phí dự phòng là một việc bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh khoản của ngân hàng, mức tỉ lệ quy định của NHNN là từ 0% đến 20%. Bảng 4.8: Chỉ tiêu về chi phí dự phòng của Phương Tây qua các năm Đơn vị tính:% Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6/2013 Chi phí DPRRTD/ Tổng dư nợ 0,64 0,15 1,31 0,35 Dự phòng RRTD/ Tổng dư nợ 0,76 0,49 2,02 1,85 (Nguồn: Tính toán từ bctc năm 2010-6/2013-Phương Tây) Nhìn vào bảng ta thấy cả Chi phí DPRRTD/ Tổng dư nợ và Dự phòng RRTD/ Tổng dư nợ đều giảm vào năm 2011 và tăng mạnh trở lại vào năm 2012 và tỉ lệ này lại giảm trong 6 tháng đầu năm 2013. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế và chính sách kiểm soát tín dụng và lạm phát năm 2011 thì Ngân hàng vẫn kiểm soát tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là 1.32% (so với 2010: 1,01%). Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng qua các năm, tỷ lệ nợ xấu tăng lên hoạt động tín dụng rủi ro trong điều kiện chính sách tiền tệ thay đổi nhanh, khó lường và trái chiều, tỷ giá không ổn định, nguy cơ lạm phát cao và tăng trưởng nền kinh tế chưa ổn định. Cụ thể năm 2010 chi phí này tăng lên đến 25 tỷ đồng gấp hơn rất nhiều lần so với năm 2009, chi phí này sang năm 2011 đã giảm còn hơn 13 tỷ đồng do chất lượng tín dụng được cải thiện hơn. Năm 2012 thì chi phí này tăng lên gần 67 tỷ đồng do tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát cao làm 46 cho nợ xấu tăng cao. Đồng thời, ta thấy sự chênh lệch giữa lợi nhuận trước dự phòng rủi ro tín dụng và lợi nhuận sau thuế của Westernbank tương đối cao qua các năm, cho thấy chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Phương Tây cao và chất lượng tín dụng của ngân hàng là chưa đảm bảo. 4.1.2.2 Tài sản sinh lời/ Tổng tài sản Cũng giống như một doanh nghiệp bình thường, các tổ chức tín dụng mà đặc biệt là ngân hàng luôn chú trọng đến thu nhập và lợi nhuận. Thu nhập của ngân hàng được tạo ra từ các tài sản sinh lời. Việc xem xét tỷ lệ tài sản sinh lời sẽ cho biết ngân hàng có đầu tư vốn một cách hiệu quả không. Bên cạnh đó, mỗi tài sản có mức sinh lời tuy nhiên cũng có rủi ro tương ứng. Do đó, việc kết hợp các tài sản ngoài việc xem xét lợi nhuận còn phải xét mức độ an toàn. Ngân hàng có tỷ lệ tài sản sinh lời cao hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng, tuy nhiên nhiều khả năng sẽ đi cùng với mức rủi ro cao. Bảng 4.9 Tài sản sinh lời và tổng tài sản của ngân hàng Phương Tây qua các năm 2010-6/2013 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6/2013 TSSL 9.152 19.228 13.887 18.570 TTS 9.335 20.550 15.122 19.337 (Nguồn: Tính toán từ bctc năm 2010-6/2013-Phương Tây) 47 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) Biểu đồ 4.2: Chỉ tiêu Tài sản sinh lời/ Tổng tài sản của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013. Tài sản sinh lời luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản có nội bảng và luôn lớn hơn 90% và trong đó chiếm tỉ trọng cao là hoạt động cho vay, cấp tín dụng khách hàng luôn ở mức trên 30%. Đồng thời NH cũng đã có sự thay đổi đáng kể trong tỷ trọng tài sản có mức sinh lợi thấp, tỷ trọng tiền mặt đã giảm dần cho thấy đang ngày càng tăng cường khả năng sinh lời trên tài sản. Năm 2010 nền kinh tế vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Bên cạnh đó là những dấu hiệu bất ổn liên quan đến lạm phát và tỉ giá do những yếu kém trong cấu trúc nền kinh tế của đất nước. Cuối năm ngành ngân hàng phải điều chỉnh sang chính sách thắt chặt để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô nên tăng trưởng TD của ngân hàng cũng ở mức thấp. Sang năm 2011 với lạm phát tăng quá cao và các vấn đề về lãi suất, tỉ giá và vàng chưa có những giải pháp thỏa đáng cùng với chính sách thắt chặt tín dụng. Trong năm 2011, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam nói chung và Ngành Ngân hàng nói riêng, hoạt động kinh doanh Westernbank cũng như các TCTD khác gặp nhiều khó khăn, bất ổn làm cho chỉ tiêu này giảm mạnh. Năm 2012, Ngân hàng xác định là năm tái cơ cấu toàn diện từ mô hình tổ chức, quản lý điều hành đến hoạt động kinh doanh, thực hiện xử lý các nội dung theo yêu cầu của kết luận thanh tra. Mục tiêu cơ bản là phát triển an toàn, ổn định và đảm bảo thanh khoản đến nay đã đạt được vì thế TSSL đã được xem xét kỹ đển có thể giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. 48 4.1.2.3 Đầu tư/ Tổng tài sản Trước hết ta xem xét tỷ trọng của chứng khoán vốn và chứng khoán nợ trong CKĐT Bảng 4.10 Chứng khoán vốn và chứng khoán nợ của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013. Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Chứng khoán nợ Chứng khoán vốn Tổng cộng 2010 Giá Tỷ trị trọng 1.870 78,37 516 2.386 21,63 2011 Giá Tỷ trị trọng 2.371 86,53 369 100 2.740 13,47 6/2013 2012 Giá Tỷ Giá Tỷ trị trọng trị trọng 2.204 75,92 2.968 81,03 699 24,08 695 18,97 100 2.903 100 3.663 100 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) Chứng khoán nợ chiếm tỷ trọng cao trong chứng khoán đầu tư của ngân hàng và tỷ trọng này tăng hơn 8% trong năm 2011 giảm đi hơn 10% trong năm 2012 cho thấy ngân hàng chọn giải pháp an toàn cho nguồn quỹ đầu tư của mình vì so với chứng khoán vốn thì loại chứng khoán này có mức độ rủi ro thấp hơn nhưng thay vào đó là tỉ suất sinh lời cũng kém hơn. Trong khi đó thì chứng khoán vốn chiếm tỉ trọng ít trong chứng khoán đầu tư của ngân hàng. Đầu tư chứng khoán của Phương Tây tăng 14,84% vào năm 2011 và tăng 5,94% vào năm 2012. 6/2013 chứng khoán vốn của ngân hàng gần như không thay đổi chỉ có mỗi chứng khoán nợ tăng làm cho tỉ trọng của chứng khoán nợ tăng cao và đồng thời chứng khoán vốn giảm. Do ngân hàng không có quy trình quản lý rủi ro đối với việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, ngân hàng đã không kiểm tra về hoạt động tiền phát hành trái phiếu của doanh nghiệp dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích theo cam kết trong phương án phát hành trái phiếu của doanh nghiệp đã làm ảnh hưởng tới khả năng mất vốn của ngân hàng. Tỷ lệ tài sản dành cho chứng khoán đầu tư của ngân hàng Phương Tây là tương đối cao và mặc dù không đem lại nhiều lợi nhuận nhưng có tính ổn định và thanh khoản tương đối cao nên ngân hàng có thể tận dụng lợi thế này để duy trì cho mình một nguồn thu ổn định. Tiếp theo ta xem xét đến góp vốn đầu tư của Phương Tây. 49 Bảng 4.11 Góp vốn đầu tư của Phương Tây qua các năm Chỉ tiêu 2010 Góp vốn đầu tư 2011 5.580 Tăng trưởng 2012 6/2013 185.863 2.014 2.014 3.231% -99% 0% Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) Tại thời điểm 30/12/2011 ngân hàng Phương Tây đầu tư vào 4 công ty con (công ty quản lý nợ và khai thác tài sản - AMC), và đầu tư dài hạn khác vào 4 công ty với tổng số tiền là 287.714 triệu đồng, tỉ lệ sở hữu cổ phần tại các công ty món cao nhất là 11% và món thấp nhất là 1%/ vốn điều lệ của công ty. Năm 2011 tỉ lệ tăng trưởng của góp vốn đầu tư đạt con số cực lớn 3.231% so với năm 2011 nhưng trong năm 2012 thì chỉ tiêu này lại giảm đột biến -99% là do trong năm 2011 ngân hàng phân loại khoản đầu tư này này đầu tư dài hạn nhưng đến năm 2012 thì Westernbank lại phân loại các khoản đầu tư này là đầu tư chứng khoán sẳng sàng để bán theo hướng dẫn của công văn số 2601/NHNN- TCKT. Đến 6/2013 thì ngân hàng không thay đổi mức góp vốn đầu tư. Đánh giá chung: Chất lượng tín dụng rất cần được quan tâm tại Westernbank. Tỉ lệ nợ xấu luôn tăng cùng chiều với dư nợ cho vay. Dù đã có những hoạt động quản lý nhưng tỉ lệ này vẫn bất ổn và lại tăng đột biến vào năm 2012. Ngân hàng cần giám sát chặt hơn hoạt động cho vay nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng và tạo ra tài sản có chất lượng tốt. Danh mục đầu tư tài chính được cơ cấu phù hợp với hoạt động và tính hình thị trường tài chính. Nhắm đến các mục tiêu đầu tư lâu dài, với suất sinh lời tương đối cùng rủi ro thấp 4.1.3 Năng lực quản lý (M) Một trong những phương pháp giúp cho TCTC có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh và cũng là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức đó là kỹ năng quản lý của nhà quản trị, do đó năng lực quản lý có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bảng: 4.12 Chỉ tiêu thể hiện năng lực quản lý Chỉ tiêu 2010 50 2011 2012 6/2013 Tổng CP hoạt động/Tổng LN hoạt động 58,86 61,71 69,42 76,29 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD/ Mỗi 118,63 nhân viên(triệu đồng/nhân viên) 196,19 148,24 51,49 Thu nhập từ hoạt đông khác/ Tổng thu nhập 1,34 2,61 3,79 37,07 Số lượng nhân viên (người) 782 877 800 1.075 76 132 155 72 Chi phí nhân viên/ số lượng nhân viên (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) 4.1.3.1 Tổng chi phí hoạt động/ tổng lợi nhuận hoạt động Chi phí hoạt động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí tạo ra lợi nhuận từ HĐKD. Để hiểu được lý do vì sao ta đi phân tích sâu vào tử và mẫu của tỷ số trên. Đầu tiên ta đi sâu vào phân tích các thành phần của chi phí hoạt động. Bảng 4.13 Chi phí hoạt động của Phương Tây qua các năm Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 Chi phí nộp thuế và các khoản phí và lệ phí 2011 2012 6/2013 8.742 10.745 19.174 4.560 Chi phí cho nhân viên 59.400 115.623 124.116 77.121 Chi lương và phụ cấp 53.917 109.553 113.983 71.232 5.323 5.338 8.555 4.083 160 731 1.578 1.806 39.199 66.544 70.914 10.119 8.528 14.024 11.281 7.334 Chi phí khác 30.671 52.520 69.633 2.785 Chi cho hoạt động quản lý, công cụ 22.300 63.299 74.959 - 3.101 11.445 8.248 7.377 Các khoản chi đóng góp theo lương Chi trợ cấp Chi về tài sản Khấu hao tài sản cố định Chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) Nhìn vào bảng trên ta thấy chi phí nhân viên chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng chi phí hoạt động. Tiếp theo đó là chi phí cho hoạt động quản lý và chi về tài sản. Chi phí nhân viên tăng đột biến đến 94,65% vào năm 2011, và tăng 7,35% năm 2012. 51 4.1.3.2 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD/ Mỗi nhân viên Thước đo này lấy lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong từng năm chia cho số lượng nhân viên trong năm để đo lường khả năng trung bình mỗi nhân viên có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong năm. Việc tăng hoặc giảm thu nhập bình quân trên mỗi nhân viên có thể cho thấy được sự dư thừa nhân viên hoặc hoạt động không hiêu quả của ngân hàng. Các ngân hàng đang dần cải thiện khả năng quản lý và tận dụng lợi thế về quy mô của mình trong hoạt động. Tuy nhiên mức độ của mỗi ngân hàng lại khác nhau. Trong năm 2010 thì lợi nhuận trên mỗi nhân viên của Phương Tây 118,63 triệu đồng/năm và con số này tiếp tục tăng trong 2 năm tiếp theo đặc biệt là năm 2012 tăng lên tới 497,79 triệu đồng/năm gấp 2,5 lần so với năm 2011 là do ngân hàng đã từng bước nâng cao năng lực quản lý bằng cách tuyển thêm nhiều cán bộ quản lý(chiếm 30%). , 4.1.3.3 Thu nhập từ hoạt đông khác/ Tổng thu nhập Thu nhập từ hoạt động khác chiếm tỷ trọng giảm dần trong tổng thu nhập qua 3 năm nhưng trong khoản 6 tháng đầu năm 2013 thì con số này tăng đột biến. Năm 2010 khi nền kinh tế chưa phục hồi sau khủng hoảng, thu nhập từ hoạt đông khác của ngân hàng tăng do phát triển nhiều dịch vụ của ngân hàng bán lẻ, tăng độ đa dạng của sản phẩm, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Bước sang năm 2011 cả thu nhập từ hoạt động khác và tổng thu nhập đều tăng cao làm cho tỉ số này cũng tăng. Năm 2012 do thu nhập ngoài lãi tiếp tục tăng nhưng tổng thu nhập lại có xu hướng giảm làm cho tỉ số này tăng 1,45 lần so với năm 2011. Trong khi đó 6/2013 thì tổng thu nhập của ngân hàng lại giảm đáng kể chỉ còn ½ so với năm 2012 đó cũng là nguyên nhân làm cho tỉ lệ nay trong năm 2013 tăng cao như vậy. 4.1.3.4 Số lượng nhân viên Tổng số nhân viên đến 31/12/2011 là 879 nhân viên, tăng thêm 116 nhân viên so với năm 2010; và các nhân viên đều được đào tạo qua các lớp hội nhập, dịch vụ khách hàng và nghiệp vụ ngân hàng. Với quy mô hoạt động và mạng lưới giao dịch rộng khắp, việc thu hút và phát triển nguồn nhân lực có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao là hết sức quan trọng và cần thiết. Trong năm 2011 với mong muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Ngân hàng đã triển khai nhiều khóa đào tạo về kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn. Trong năm 2012 và 2 quý đầu năm 2013 thì tỷ lệ Westernbank tuyển dụng nhân sự cũng không hề sụt giảm và cũng tập trung khá nhiều cho các vị trí quản 52 lý. Nếu so sánh với các ngân hàng TMCP thì Westernbank cũng có một khả năng thu hút và tuyển dụng không hề thua kém: điển hình trong năm qua Westernbank đã thu hút được rất nhiều ứng viên gia nhập hệ thống từ các ngân hàng bạn, và hơn thế là cả từ các NH thuộc Top trên. Tỉ lệ tăng trưởng -8.7% là do điều chuyển 150 CBNV sang công ty con AMC Do nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế, năm 2011 ngân hàng Phương Tây đã khai trương thêm nhiều chi nhánh và phòng giao dịch mới, cụ thể năm 2011 khai trương và nâng cấp 5 PGD lên Chi nhánh, tổng số điểm giao dịch của Ngân hàng lên 78 điểm nên đã đẩy chi phí hoạt động lên cao. Chi nhánh, phòng giao dịch tăng kéo theo đó là lương, phụ cấp cho nhân viên cũng tăng theo và nhiều chi phí khác. Thêm vào đó, do năm này Ngân hàng nâng lương và phụ cấp toàn hệ thống nên chi phí lương và phụ cấp tăng đột biến, kéo theo đó là sự gia tăng đột biến trong chi phí nhân viên. Năm 2012 thì số lượng chi nhánh, phòng giao dịch cũng tăng nhưng ở tốc độ chậm hơn do hoạt động đã đi vào ổn định. Và trong 6 tháng đầu năm 2013 ngân hàng đã bổ sung thêm 275 nhân viên. Đánh giá chung:  Cơ cấu tổ chức nhân sự của ngân hàng Phương Tây, ban quản lý của ngân hàng đã chọn chiến lược phát triển ngân hàng hoạt động đa năng, khai thác sâu hơn và đa dạng hơn thị trường, tiếp tục phát triển ở thành thị, nghiên cứu áp dụng sản phẩm mới và các sản phẩm trọn gói nhằm đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Và để thực hiện được chiến lược kinh doanh này, ngân hàng thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động theo tiêu chí ngân hàng tiên tiến hiện đại, đa năng theo hướng mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ. Nghiên cứu xác định các mô hình chi nhánh và phòng giao dịch phù hợp với nhu cầu thị trường và khách hàng, hệ thống kênh phân phối theo hướng tập trung để nâng cao năng suất và chất lượng. Đặc biệt phát triển công nghệ thông tin và hệ thống quản lý rủi ro.  Phương Tây cũng cam kết chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành ngân hàng, phù hợp với các yêu cầu của pháp luật Việt Nam. Mặc dù vậy, chính sách quản lý nhân viên của Westernbank cũng chưa tốt. Trước khi làm việc tại ngân hàng, các nhân viên đều được đào tạo nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức kinh doanh, phong cách làm việc tại Trung tâm đào tạo nghiệp vụ và nhân viên còn được tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ tại ngân hàng và ngoài ngân hàng. Nhưng qua đó có 53 thể biết được các vi phạm quy định của ngân hàng Phương Tây đều do bộ phận quản lý gây ra. 4.1.4 Khả năng sinh lời (E) Một tổ chức kinh tế hoạt động hiệu quả hay kém hiệu quả thì khả năng sinh lời là một điều kiện cần phải kể đến. Thông tin của chỉ tiêu này sẽ giúp ban lãnh đạo hiểu rõ hơn về tổ chức của mình và bên cạnh đó giúp nhà đầu tư nắm bắt được nhanh chóng hiệu quả hoạt động của TCTD. 4.1.4.1 Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản (ROA) ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). Người ta cũng thường tính ROA dựa trên tổng tài sản trung bình trong kỳ để phản ánh đúng đắn hơn quá trình thay đổi tài sản của ngân hàng. ROA cho biết khi đầu tư 1 đồng vào tài sản thì sẽ có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. 4.1.4.2 Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu(ROE) Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là ngân hàng đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Bảng 4.14: ROA, ROE, NIM của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013. Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6/2013 ROE 2,45 3,82 1,14 0,43 ROA 0,55 0,59 0,24 0,07 NIM 2,17 2,01 2,33 0,8 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) Ta thấy ROE và ROA của ngân hàng đều tăng vào năm 2011 và giảm trở lại vào năm 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013 thì sụt giảm nghiêm trọng. Do những biến động về kinh tế tài chính và ngành ngân hàng cũng như sự gia tăng của vốn chủ sở hữu và tổng tài sản nhanh hơn so với lợi nhuận làm cho ROE giảm vào năm 2012. Lợi nhuận trước thuế trên vốn bình quân (ROE) năm 2012 ở mức 1.14% đã thể hiện nỗ lực rất lớn của Ban điều hành và CBNV Westernbank 54 trong giai đoạn hoạt động khó khăn và nhiều biến động lớn xảy ra trong 2012. Trong năm 2013 cả hai chỉ tiêu này đều giảm là do lợi nhuận trước thuế của ngân hàng giảm mạnh so với năm 2012. Kết luận: Khả năng sinh lời thấp do phần lớn tài sản là các khoản vay, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản có kỳ hạn dài (ngân hàng đã sai phạm vào những quy định ban hành của NHNN). Hiện tại và một số năm nữa, các dự án bất động sản này chưa tạo ra dòng tiền lãi cho NHTMCP Phương Tây. 4.1.4.3 Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (Net interest margin -NIM) Tỷ lệ NIM cao là một dấu hiệu quan trọng cho thấy ngân hàng đang thành công trong việc quản lý tài sản và nợ. Ngược lại, NIM thấp sẽ cho thấy ngân hàng gặp khó khăn trong việc tạo lợi nhuận. (Nguồn: Tính toán bctc năm 2010-6/2013-Phương Tây) Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng Phương Tây Tỉ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng Phương Tây dao động từ 2,01% đến 2,33%. Năm 2011 NIM của Westernbank giảm là do tài sản sinh lời của ngân hàng tăng đột biến so với năm 2010 do trong năm này ngân hàng tăng lượng tiền gửi tại NHNN và đẩy mạnh cho vay khách hàng cùng góp phần vào đó là tài sản cố định cũng tăng đáng kể. Trong năm 2012 NIM của ngân hàng đạt cao nhất 2,33% trong khoản thời gian qua. Điều này là do trong năm thu nhập lãi thuần giảm ít hơn so với tài sản sinh lời của ngân hàng giảm nên đã đẫy tỉ lệ này tăng cao hơn so với năm 2011. Bước qua năm 2013 thì tỉ lệ này sụt giảm thấp nhất 55 trong 3 năm vừa qua do thu nhập lãi thuần giảm 58% trong khi đó tổng tài sản của Westernbank tăng trưởng 31% so với cuối năm 2012. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của ngân hàng. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà ngân hàng sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) Biểu đồ 4.4 : Tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của NH Phương Tây qua các năm 2010-6/2013 Nếu chỉ số ROA chỉ dừng lại ở việc phân tích khả năng sinh lợi mà không quan tâm đến đòn bẩy tài chính, thì tỷ số ROE bổ sung yếu tố đó. Tỷ lệ D/E đang giảm chứng tỏ ngân hàng chưa sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều. Năm 2010, cùng với khủng hoảng tài chính, các ngân hàng trong nước cũng như Phương Tây cũng duy trì tỷ trọng tài trợ của vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản ở mức cao để đảm bảo khả năng thanh khoản. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính của ngân hàng Phương Tây như vậy nhằm để duy trì mức suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trên do ROA giảm. Đánh giá chung: Tỉ lệ thu nhập lãi thuần giảm đột ngột thể hiện sự yếu kém của ngân hàng. Điều này phần nào thể hiện một phần sự khó khăn trong quản lý chi phí lãi và huy động vốn của ngân hàng, đặt ra một vấn đề mà các nhà quản trị ngân hàng cần sớm giải quyết. Bên cạnh đó, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần ở mức thấp và liên tục giảm trong các năm qua, cùng với xu hướng chung của ngành ngân hàng. Về khía cạnh lợi nhuận, có thể nói, 2012 là một năm tương đối thành công với Westernbank 56 trong nổ lực cải tổ để xây dựng một Ngân hàng thương mại khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên sự gia tăng chi phí khá nhanh trong năm 2012 và chiến lược huy động sử dụng vốn cũng cần phải lưu ý nhằm duy trì suất sinh lợi trong thời gian sắp tới. 4.1.5 Khả năng thanh khoản (L) Rủi ro thanh khoản được Westernbank quan tâm và kiểm soát chặt chẽ thông qua các hoạt động như: (1) đảm bảo duy trì tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh trên cơ sở đảm bảo đồng thời tính hiệu quả lẫn tính an toàn trong việc sử dụng vốn; (2) dự báo thanh khoản thông qua việc phân tích kỳ hạn, độ rủi ro,… của các khoản mục Tài sản và Nợ để có các giải pháp quản trị kịp thời; (3) tuân thủ các quy định về đảm bảo thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước. Các hệ số an toàn theo quy định của Ngân hàng nhà nước tuân thủ hệ số an toàn vốn, tỷ lệ đầu tư tài sản cố định, tỷ lệ góp vốn mua cổ phần, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn. Bảng 4.15: Chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh khoản của Westernbank qua các năm 2010-6/2013. Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2010 Tiền và tiền gửi tại các TCTD khác/ TTS 2011 2012 6/2013 17,83 18,32 16,12 19,58 6,95 0,22 5,75 0,73 Cho vay ròng/ TTS 42,23 42,87 34,04 34,88 Tiền gửi không kỳ hạn/ Tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi của khách hàng) 10,79 1,76 5,97 1,12 Tiền gửi tại NHNN/ TTS (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây) 4.1.5.1 Tiền và tiền gửi tại các TCTD khác/ TTS Nhìn vào bảng trên ta thấy chỉ số về trạng thái tiền mặt tăng nhẹ vào năm 2011 và sụt giảm trong năm 2012. Mặc dù tỷ lệ này có xu hướng giảm dần, tuy nhiên đồi với ngân hàng hạng trung như Westernbank thì con số này tương đối cao. Do đó Ngân hàng Phương Tây ít phải huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh khoản, điều đó làm cho ngân hàng giảm được 57 chi phí huy động, góp phần nâng cao thu nhập. Nguyên nhân là do năm 2010 tình hình kinh tế vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và ngành ngân hàng gặp không ít khó khăn thì tốc độ tăng trưởng của Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác -85,19%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của tài sản là 9,49% làm cho chỉ số trạng thái tiền mặt sụt giảm. Năm 2011 khi hoạt động tín dụng đã bị kiểm soát khá chặt chẽ, Phương Tây phải phát triển dịch ngân hàng đặc biệt là dịch vụ thẻ nên tiền gửi tại các TCTD khác tăng lên đẩy Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác tăng 277% so với năm 2010. Nhờ đó mà chỉ số trạng thái tiền mặt được cải thiện mặc dù tài sản vẫn tăng trưởng rất cao 120%. Sang năm 2012 ngân hàng không duy trì trạng thái tiền mặt làm cho lượng tiền mặt tại quỹ của ngân hàng giảm mạnh so với những năm trước đây, nên đã làm cho tỉ lệ này giảm thấp nhất trong 3 năm trở lại. 4.1.5.2 Tiền gửi tại NHNN/ TTS Tỉ lệ tiền gửi tại NHNN/TTS của ngân hàng tăng giảm không ổn định làm cho khả năng thanh khoản của ngân hàng không vững chắc. Trong năm 2011 tỉ lệ này giảm dưới mức 1% cụ thể là 0,22% là do trong năm này tổng tài sản của ngân hàng tăng 120% so với năm 2010 trong khi đó tiền gửi tại NHNN lại giảm đột ngột đến -93%. Sang năm 2012 thì tỉ lệ này dần được phục hồi 5,75% vì tiền gửi tại NHNN đã tăng trở lại cao nhất trong 3 năm gần đây giúp khả năng thanh khoản của ngân hàng được ổn định hơn nhưng đến giữa năm 2013 thì con số này lại giảm đáng kể. 4.1.5.3 Cho vay ròng/ TTS Hệ số năng lực cho vay của ngân hàng Phương Tây gần như không thay đổi trong năm 2011 so với năm 2010 và có xu hướng giảm trong năm 2012. Trong năm 2011, tốc độ dư nợ tăng cao nên khoản trích lập của ngân hàng cũng theo đó mà tăng lên. Chi phí dự phòng tăng là do trong năm 2011 trở lại đây ngân hàng tăng trưởng dư nợ mạnh hơn năm trước và làm tỷ trọng nợ cần trích dự phòng cũng tăng lên để đảm bảo cho các khoản nợ rủi ro của khách hàng. Năm 2012 dư nợ cho vay giảm đáng kể xấp xỉ 42% góp phần làm cho tỉ số này giảm. Nhưng bù lại khi hệ số năng lực cho vay giảm thì khả năng thanh khoản của ngân hàng được cải thiện. 4.1.5.4 Tiền gửi không kỳ hạn/ Tiền gửi có kỳ hạn 58 Chỉ số cấu trúc tiền gửi của ngân hàng giảm hơn 9% trong năm 2011 thể hiện tính ổn định cao hơn của vốn tiền gửi dù trong năm 2012 có tăng trở lại nhưng vẫn ở mức có thể kiểm soát. Đánh giá chung: Westernbank luôn thường trực khả năng mất khả năng chi trả. Thực tế, dòng tiền để chi trả các khoản hiện nay của ngân hàng TMCP Phương Tây( chi trả gốc, lãi tiền gửi đến hạng, chi lương nhân viên, chi phí quản lý,…) là tiền huy động mới từ khu dân cư, tổ chức kinh tế không phải dòng tiền thu hồi từ các khoản cho vay, đầu tư. Nếu gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, ngân hàng Phương Tây sẽ mất khả năng thanh khoản. Tình hình thanh khoản của ngân hàng đang ở thời điểm đáng báo động lượng tiền gửi tại NHNN giảm đột ngột và kèm theo đó là cấu trúc tiền gửi cũng không ổn định. Westernbank cần phải duy trì một tỉ lệ tài sản thanh khoản cao hơn nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh khoản tại ngân hàng. 4.1.6 Nhận xét chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Phương Tây Thông qua mô hình Camel ta thấy hoạt động kinh doanh của NHTMCP Phương Tây qua 3 năm 2010-2012 có những điểm đáng chú ý sau: Westernbank là ngân hàng có quy mô tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu thuộc loại thấp trong khối ngân hàng thương mại cổ phần. Tốc độ tăng trưởng của VCSH không theo kịp tốc độ tăng trưởng của TTS và Dư nợ cho vay. Và điều này khiến ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn nếu nợ xấu tăng cao. Hệ số an toàn vốn của Phương Tây vẫn chưa ổn định, tuy đã đảm bảo được yêu cầu của NHNN về hệ số an toàn vốn. Như vậy, để cạnh tranh tốt hơn, giữ vững và nâng cao hơn nữa vị trí của mình trong ngành ngân hàng.ngân hàng nên tăng vốn thêm nữa Cơ chế chưa chặt chẽ, vấn đề kiểm soát, quản lý, bảo đảm an toàn trong kinh doanh tín dụng chưa thực sự được coi trọng nên chất lượng tín dụng chưa cao, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn. Tiến trình đổi mới và sắp xếp của ngân hàng bộc lộ nhiều hạn chế, cơ chế đầu tư xây dựng cơ bản và bố trí vốn ngân sách còn nhiều bất cập, đầu tư không mang lại lợi nhuận, nguồn vốn không rõ ràng và chưa kịp thời. 59 4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG TÂY QUA MÔ HÌNH CAMEL Những thành tích nổi bật của ngân hàng TMCP Phương Tây trong những năm xây dựng và phát triển Từ những ngày đầu thành lập của năm 1988, tổng số vốn điều lệ 320 triệu đồng với tên gọi là Ngân hàng Cờ Đỏ. Trải qua những khó khăn, đổi mới, mở rộng, định hướng, đưa vào hoạt động ổn định; 25 năm phát triển cùng 2 lần đổi tên; đến nay, Westernbank đã có sự thay máu gần như toàn bộ về chủ sở hữu, cổ đông và đáng chú ý hơn là những thay đổi liên quan đến tái cơ cấu, chất lượng tổng tài sản. Và dù chỉ đạt hơn 42 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của cả năm 2012, nhưng đặt trong bối cảnh khó khăn hiện tại của toàn hệ thống ngân hàng, thì sự thay đổi toàn diện về cấu trúc tài sản đạt độ an toàn cao hơn những năm trước đây. Đồng thời, theo thống kê về lượng khách hàng đến tham gia giao dịch tại Westernbank hồi cuối năm được tăng mạnh so với thời điểm giữa năm 2012. Qua hơn 24 năm hoạt động kinh doanh, Ngân hàng cũng có những bước thăng trầm, cũng gặp những khó khăn trở ngại, nhưng điều đáng quý là Ngân hàng đã cố gắng vượt qua những trở ngại đó và dần tự khẳng định thương hiệu mình trên thị trường Việt Nam, mặc dù năm 2012 có nhiều biến động và kết quả không cao, nhưng các năm qua cũng đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật. - Về quản trị rui ro tín dụng: Xây dựng mô hình quản lý rui ro tín dụng tập trung, tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp, nhằm mục tiêu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất, đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của nhân viên, cụ thể như thành lập hội đồng tín dụng, thẩm định để nâng cao chất lượng khoản giải ngân, thực hiện phê duyệt tập trung, giảm mức phán quyết của các Chi Nhánh/ Phòng giao dịch, thành lập ban xử lý nợ tại từng khu vực, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân…. - Về quản trị rui ro thanh khoản: Rui ro thanh khoản tại Westernbank tiếp tục được quan tâm và luôn kiểm được soát chặt chẽ thông qua các hoạt động thanh khoản. Nhờ đó, trong năm 2012, tình hình thanh khoản của Westernbank qua các thời kỳ không ngừng được cải thiện, tại 31/12/2012, tỷ lệ thanh khoản 7 ngày của Ngân hàng tăng 193% so với cuối năm 2011. - Về quản trị rui ro hoạt động: 60 • Hoàn thiện bộ máy tổ chức Hội sở và các Chi nhánh/Phòng giao dịch, bao gồm: ban hành mô hình tổ chức hoạt động mới, đảm bảo tăng cường quản lý rủi ro, phân tách rõ trách nhiệm và kiểm tra chéo được giữa các bộ phận nghiệp vụ. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã liên tục tuyển dụng nhân sự từ chuyên viên đến cấp quản lý với nhiều chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài. • Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị: từ tháng 8/2012, Ngân hàng thực hiện kiểm tra toàn diện hoạt động tín dụng, kinh doanh vốn, quản trị rủi ro, kiểm kê tài sản toàn hệ thống Westernbank. • Tăng cường công tác rà soát, chỉnh sửa, xây dựng mới, bổ sung và hoàn thiện hệ thống quy trình, quy định, quy chế nhằm đảm bảo tăng cường hiệu quả hoạt động và khả năng kiểm soát của Ngân hàng. Trong năm 2012, Ngân hàng ban hành nhiều quy định về quản trị rủi ro, quy định về hậu kiểm chứng từ, hành chính tín dụng, xây dựng hạn mức tồn quỹ mới cho các đơn vị. Lợi thế của WesternBank:  Là một ngân hàng thương mại với đầy đủ chức năng bán lẻ, có khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, dịch vụ tài chính cá nhân, huy động vốn không kỳ hạn ...  Trong bối cảnh ngân hàng nhà nước đang hạn chế việc thành lập và cấp phép cho các ngân hàng nói riêng và các TCTD nói chung, việc có đầy đủ chức năng của một ngân hàng thương mại điển hình đã là lợi thế của WesternBank. Lợi thế này sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ khi WTB kết hợp với PVFC để trở thành một ngân hàng thương mại có quy mô lớn. Khi đó, ngân hàng hợp nhất ngay lập tức có thể cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng đa dạng cho danh mục khách hàng tiềm năng mà PVFC đang sở hữu.  Là ngân hàng bán lẻ có mạng lưới chi nhánh phát triển khá tốt trên thị trường nhất là thị trường phía Nam:  Ngân hàng đã xây dựng được mạng lưới chi nhánh tương đối rộng khắp tại các thị trường phía Nam, là cơ sở quan trọng để phát triển thị trường bán lẻ. Hiện nay, WTB có 13 chi nhánh và 67 phòng giao dịch trên toàn quốc.  Khả năng huy động dân cư tốt:  Ngân hàng có chỗ đứng nhất định trên thị trường liên quan đến các hoạt động huy động vốn tại các trung tâm đô thị ở phía Nam. Bước ngoặc trong năm 2013 của ngân hàng Phương Tây 61 Việc sáp nhập, hợp nhất là một xu thế tất yếu, tạo cơ hội tốt cho các ngân hàng thực hiện quá trình tái cơ cấu một cách toàn diện nhằm tạo ra một diện mạo mới cho ngân hàng để phát triển sau giai đoạn kinh tế khủng hoảng. Tiến trình hợp nhất giữa PVFC và Westernbank là một quá trình tất yếu, được Cơ quan Quản lý Nhà nước chủ trương phê duyệt thực hiện, góp phần thành công trong “Đề án tái cơ cấu hệ thống Tổ chức Tín dụng”. Bên cạnh đó, Hội đồng Quản trị đã thống nhất chiến lược phát triển của Westernbank trong giai đoạn tiến tới định hướng an toàn, hiệu quả, tiếp tục hoàn thiện và củng cố năng lực điều hành hoạt động ngân hàng một cách chuyên nghiệp, xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực quản trị của ngân hàng và đặc biệt chú trọng chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVCombank) được thành lập theo quyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/9/2013 của NHNN, chính thức đi vào hoạt động vào ngày 4/10/2013 trên cơ sở hợp nhất tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) và NHTMCP Phương Tây (Westernbank). Cơ hội của việc hợp nhất: Hợp nhất PVFC và WTB tạo ra một Ngân hàng thương mại lành mạnh, quy mô lớn kế thừa các lợi thế của cả hai TCTD. Với những lợi thế sẵn có và các ưu thế cộng hưởng tạo ra khi kết hợp hai TCTD, ngân hàng hợp nhất sẽ làm gia tăng giá trị cho cổ đông, đồng thời tạo một môi trường làm việc hấp dẫn cho cán bộ công nhân viên. Những ưu thế ngân hàng hợp nhất thừa hưởng bao gồm:  Ngân hàng mới hình thành sau hợp nhất sẽ kế thừa những thế mạnh của hai tổ chức chuyên về mảng ngân hàng đầu tư (PVFC) và ngân hàng bán lẻ (WTB). Sự bổ sung cho nhau giữa hai tổ chức này sẽ giúp ngân hàng sau hợp nhất có những điểm hoạt động đặc trưng vừa giúp Ngân hàng hợp nhất có ưu thế cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp, vừa bổ sung cho mảng kinh doanh còn rất thiếu của nền kinh tế đó là mảng ngân hàng đầu tư;  Việc hợp nhất về cơ bản sẽ giúp giải quyết về cơ bản các điểm yếu của hai TCTD trước hợp nhất. Ngân hàng sau hợp nhất có cơ hội thực hiện đầy đủ các giao dịch huy động vốn, dịch vụ thanh toán, phát triển mảng dich vụ ngân hàng bán lẻ...là những hoạt động mà PVFC hiện nay bị hạn chế; Ngân hàng sau hợp nhất có quy mô trên 100.000 tỷ, có khả năng tiếp cận các khách hàng lớn, dự án trọng điểm...là những điều mà WTB không có khả năng thực hiện; 62  Ngân hàng sau hợp nhất có cơ hội mở rộng mạng lưới rộng khắp các trung tâm tài chính trên cả nước, tận dụng thế mạnh của hai TCTD ở hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để mở rộng ra các trung tâm kinh tế khác ở Miền Trung, Miền Bắc, Miền Đông và Miền Tây Nam bộ.  Ngân hàng sau hợp nhất có tiềm năng rất lớn trong việc huy động các nguồn vốn từ nền kinh tế để tài trợ các hoạt động phát triển năng lượng, đây là nhu cầu rất lớn, rất quan trọng và là nền tảng cho việc phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 - 2020. PVFC đã hiểu rất rõ thế mạnh và lợi ích từ đầu tư khai thác năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo nhưng cơ chế hoạt động của công ty tài chính không cho phép PVFC triển khai thành công do việc huy động nguồn vốn trong nền kinh tế không thể thực hiện tốt được tại công ty tài chính. Khi đã trở thành Ngân hàng thương mại thì ngân hàng sau hợp nhất sẽ huy động được vốn từ nền kinh tế và duy trì một cách hài hòa chiến lược ngân hàng bán lẻ để cung cấp các dịch vụ thân thiện cho khách hàng đồng thời sử dụng nguồn vốn huy động cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, vốn là thế mạnh của PVFC. Đồng thời, việc hợp nhất PVFC và WesternBank cũng mang lại nhiều lợi ích cho cả hai tổ chức nói riêng và cho toàn bộ hệ thống các TCTD nói chung; giải quyết được một số yêu cầu quan trọng của các cơ quan quản lý. Những ý nghĩa cơ bản của việc hợp nhất bao gồm:  Đáp ứng các yêu cầu của pháp luật hiện hành.  Giải quyết được tồn tại của WesternBank; Nâng cao hiệu quả, năng lực hoạt động, sức cạnh tranh cho PVFC;  Giảm được phần vốn góp của PVN tại PVFC  Tác động tích cực tới hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, giảm đối tượng phải quản lý của cơ quan quản lý nhà nước; Sau khi sáp nhập PVcomBank có tổng tài sản đạt 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (chiếm 52%) và cổ đông chiến lược Morgan Stanley (6,7%), quy mô hoạt động tại 30 chi nhánh, 67 phòng giao dịch và 04 quỹ tiết kiệm tại các tỉnh thành trọng điểm trên cả nước… Tự hào lọt vào top 18 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, với tiềm lực lớn về tài chính, khả năng ứng dụng công nghệ. 63 PVcomBank đặt mục tiêu vươn tới vị trí top 5 ngân hàng có chỉ số an toàn nhất Việt Nam trước năm 2015, đứng đầu về cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực năng lượng của khu vực với tổng tài sản đến năm 2015 đạt 235.000 tỷ đồng. 64 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG TÂY 5.1 TĂNG CƯỜNG VÀ ĐA DẠNG HÓA NGUÔN VỐN HUY ĐỘNG Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các ngân hàng lớn cũng như ngân hàng nhỏ đều phải nỗ lực không ngừng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Có như vậy mới giữ được khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Tăng cường nguồn vốn huy động để nâng cao thanh khoản và tạo nguồn vốn cho hoạt động tín dụng. Để làm được điều này, Phương Tây phải không ngừng nâng cao chất lượng cũng như sự đa dạng hoá trong sản phẩm hơn nữa. Để làm được điều này, Phương Tây phải xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý, tập trung nghiên cứu, thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng đối với các sản phẩm hiện tại của ngân hàng và những mong muốn của khách hàng đối với các sản phẩm tài chính. Hơn nữa, mỗi nhóm đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau nên việc phân loại đúng nhóm đối tượng khách hàng là một trong những điều kiện tiên quyết cho việc đáp ứng đúng nhu cầu của họ. Phải nâng cao chất lượng của bộ phận chăm sóc khách hàng hơn nữa, luôn tao cho khách hàng cảm giác thoải mái và được tôn trọng khi đến giao dịch với ngân hàng. Phương Tây phải xây dựng chiến lược marketing phù hợp để tuyên truyền, quảng cáo và giới thiệu các tiện ích sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tạo cho khách hàng thói quen sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Phương Tây phải đa dạng hóa các nguồn huy động khác do trong điều kiện lãi suất huy động tiếp tục bị khống chế như hiện nay thì việc dựa vào nguồn tiền gửi tiết kiệm của khách hàng là điều khó khăn. Đồng thời, đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi như các chương trình quay số dự thưởng vào các dịp đặc biệt, các món quà để tri ân khách hàng - là những món quà nhỏ nhưng có giá trị tinh thần lớn đối với khách hàng - giữ vững mối quan hệ với khách hàng hiện tại và không ngừng tìm kiếm các khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, ngân hàng nâng cao hơn nữa các dịch vụ ngân hàng trực tuyến để khách hàng thuận tiện trong các giao dịch của mình, tiết kiệm được thời gian và chi phí đến ngân hàng. 65 5.2 TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG Đối với mảng tín dụng, Westernbank cần nhanh chóng xây dựng một hệ thống chấm điểm tín dụng cho riêng mình, cũng như chuẩn hóa quy trình tín dụng nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, tăng hiệu quả và giảm chi phí. Cho đến hết năm 2012, quy trình tín dụng của Westernbank vẫn còn khá thô sơ với việc mỗi nhân viên tín dụng thực hiện hoàn toàn quy trình cấp tín dụng cho mỗi khách hàng, chưa có sự chuyên môn hóa nhiệm vụ giữa các bộ phận. Do đó hiệu quả không cao và nguy cơ xảy ra những sai sót là rất lớn. Do đó đề xuất việc phân chia quy trình cấp tín dụng thành 3 bộ phận: Bộ phận quan hệ khách hàng: Tìm kiếm và tiếp xúc khách hàng, thu nhập các thông tin cần thiết. Bộ phận thẩm định tín dụng: Chịu trách nhiệm thẩm định đánh giá hồ sơ vay Bộ phận hỗ trợ: Hổ trợ bộ phân thẩm định và theo dõi hồ sơ khách hàng. Việc chuyên môn hóa sẽ giúp cán bộ phòng tín dụng của Westernbank có thể quản lý hoạt động tín dụng hiệu quả nhất. Các cấp quản lý có thể quản lý một quy trình chung nhất định, dễ dàng hơn trong việc kiểm soát các rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng đặc biệt là vấn đề nợ xấu 5.3 ĐA DẠNG HÓA NGUỒN THU NHẬP Hiện nay, thu nhập của ngân hàng chủ yếu là thu nhập lãi, thu nhập ngoài lãi còn đóng góp khá khiêm tốn vào thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nhằm tăng nguồn thu nhập ngoài lãi. Vì trong điều kiện khó khăn như hiện nay, lãi suất luôn biến động, chính sách tín dụng thắt chặt thì nguồn thu từ lãi không còn dễ dàng như trước. Để làm được điều này, ngân hàng cần nâng cao hơn nữa các mảng dịch vụ ngân hàng như dịch vụ bảo lãnh, thanh toán, ngân quỹ, môi giới. Các dịch vụ ngân hàng trực tuyến phải đảm bảo chất lượng và độ an toàn cho khách hàng và tốc độ xử lý dịch vụ phải nhanh chóng. Do đó, phải nâng cao việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại. Westernbank nên đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu thị trường để đưa vào các sản phẩm dịch vụ mới như: ví điện tử, thẻ thông minh. Đẩy mạnh việc hoàn thiện và phát triển hơn nữa các nhóm dịch vụ ủy thác giải ngân, ủy thác mua bán chứng khoán, trả lương… thực hiện cho các ngân hàng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp. Điều này, sẽ mang lại lợi ích cho cả hai 66 bên: ngân hàng thu được phí mà không phải tốn chi phí đầu tư, tăng khả năng thu hút khách hàng mới, khách hàng thì giảm được chi phí. Phát triển hình thức cung cấp dịch vụ trọn gói. Khi cung cấp một nhóm sản phẩm dịch vụ trọn gói có thể khách hàng sẽ phải trả chi phí cao hơn ở chi phí này nhưng lại được hưởng giá thấp hơn ở sản phẩm khác, trong khi ngân hàng có điều kiện thu hút khách hàng mà thu nhập lại không giảm, thậm chí có thể tăng do khách hàng muốn nhận được sản phẩm có tiện ích cao nên sẵn sàng trả phí cao. Ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phát triển thẻ tín dụng, thẻ ATM để nâng cao nguồn thu nhập của ngân hàng thông qua các chiêu thức tiếp thị. Tăng cường hơn nữa mối quan hệ với ngân hàng đại lý để phát triển các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, thanh toán quốc tế. Đồng thời, ngân hàng Phương Tây phải mở rộng phạm vi hoạt động, đầu tư cho các công ty con 5.4 NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI PHÍ Như đã phân tích ở trên, chi phí hoạt động của ngân hàng chiếm tỷ lệ lớn trong thu nhập của ngân hàng. Do đó, Phương Tây cần nâng cao hơn nữa năng lực quản lý chi phí của mình. Việc giảm lý chi phí có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Phân tích đánh giá các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất và thời gian tác nghiệp nhằm tìm ra nguyên nhân làm tăng chi phí quản lý, từ đó có biện pháp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu hoặc loại bỏ chi phí không mang lại giá trị gia tăng cho ngân hàng. Đồng thời chi phí quản lý chung cần được tập hợp và có phương án phân bổ thích hợp cho các bộ phận, chi nhánh để có cơ sở đánh giá đúng đắn kết quả kinh doanh của từng bộ phận, từ đó mới có thể đưa ra quyết định duy trì hay giải tán bộ phận nào một cách đúng đắn. 5.5 NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THANH KHOẢN Ngoài ra để tăng khả năng đảm bảo thanh khoản mà vẫn có thể có lợi nhuận, Westernbank cần bổ sung vào danh mục tài sản của mình bộ phận chứng khoán kinh doanh và sẵn sàng đễ bán. Đây là các tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mà vẫn có thể cho lợi nhuận nếu được quản lý tốt. Đặc biệt là khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần bước ra khỏi bóng đen khủng hoảng và nhà nước đang có các chính sách nhằm hổ trợ thị trường tài chính thì mảng đầu tư về lâu dài sẽ là một bộ phận có khả năng tạo ra lợi nhuận. 67 Westernbank cần lập ngay chiến lược quản trị thanh khoản thông qua việc hoạch định và dự đoán những thay đổi về lưu lượng tiền gửi và cho vay, cũng như những thay đổi về lợi nhuận. Đặc biệt, phải tổ chức tốt khâu phân tích và dự báo thị trường, đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong từng quy trình nghiệp vụ để triển khai các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro thông qua việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ. Ngân hàng Phương Tây cũng nên tiếp tục hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động vốn và cho vay (nhất là trung hạn và dài hạn) theo lãi suất thị trường để không xảy ra tình trạng khách hàng gửi tiền đến rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao hơn, hấp dẫn hơn. 68 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN KẾT LUẬN Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Thông qua mô hình CAMEL ta có đánh giá sâu sắc hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Phương Tây. Mô hình đã giúp ta có cái nhìn toàn diện về các mặt hoạt động của ngân hàng và thấy được những khiếm khuyết, hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó, giúp ta mạnh dạn góp ý các giải pháp giải quyết những tồn đọng, yếu kém để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đồng hành cùng sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngân hàng thì mô hình Camel nên được áp dụng rộng rãi trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giúp nhà quản trị nắm bắt kịp thời được hiện trạng hoạt động của ngân hàng mình và đưa ra các biện pháp kịp thời. Trong tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế năm 2012, cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ ngày càng khốc liệt để đảm bảo được thu nhập, khoảng cách giữa các ngân hàng lớn sẽ ngày càng thu hẹp. Westernbank- một trong những ngân hàng hạng trung trong khối NHTM cần không ngừng nỗ lực cho sự nghiệp phát triển của ngân hàng. Với chính sách quản trị điều hành khá tốt, đội ngũ nhân viên nhiệt tình và chuyên nghiệp, ta tin tưởng NHTMCP Phương Tây vẫn giữ vững được vị trí của mình trong ngành ngân hàng và đạt được mục tiêu của mình là ngân hàng bán lẻ hiện đại hàng đầu Việt Nam. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình 1. Báo cáo tài chính NHTMCP Phương Tây năm 2010 2011, 2012 và BCTC giữa niên độ năm 2013. 2. Quản trị ngân hàng thương mại của thầy Thái Văn Đại - Nguyễn Thanh Nguyệt 3. Nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thương mại của thầy Thái Văn Đại Website 1. www.sbv.gov.vn 2. vneconomy.vn 3. cafef.vn 4. vnecon.com 5. www.vnbaorg.info 6. www.westernbank.com 70 PHỤ LỤC Bảng 1: Bảng cân đối kế toán năm 2010-6/2013 của NHTMCP Phương Tây Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 6/2013 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 9.335.005 20.550.642 15.122.565 19.337.823 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 45.361 57.242 38.810 65.553 Tiền gửi tại NHNN 648.586 44.927 869.314 144.679 Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác 970.753 1.529.104 3.662.324 3.864.095 Tiền, vàng gởi tại các TCTD khác - 1.179.104 3.662.324 2.814.095 Cho vay các TCTD khác - 350.000 - 1.050.000 Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác - - - - Chứng khoán kinh doanh - - - - Chứng khoán kinh doanh - - - - Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh - - - Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác - - - 18 Cho vay khác hàng 3.942.622 Cho vay khách hàng 3.972.547 8.810.998 5.147.983 7.015.135 Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng (29.925) (43.237) (105.912) (150.263) Chứng khoán đầu tư 2.385.984 2.735.857 2.900.894 3.663.124 516.947 2.739.588 2.903.401 3.663.124 Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 1.870.089 - - - Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư (1.052) (3.734) (2.507) - 5.580 185.863 135 135 Đầu tư vào công ty con - - - - Vốn góp liên doanh - - - - Đầu tư vào công ty liên kết - - - - Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán Góp vốn, đầu tư dài hạn 71 6.884.872 Đầu tư dài hạn khác 5.580 187.714 2.014 2.014 - (1.851) (1.879) (1.879) Tài sản cố định 138.318 1.265.745 1.207.139 1.102.498 Tài sản cố định hữu hình 60.976 86.123 83.624 47.381 Nguyên giá TSCĐ 74.679 106.453 110.673 97.830 Hao mòn TSCĐ (13703) (20.331) (27.048) (24.549) - - - - Nguyên giá TSCĐ - - - - Hao mòn TSCĐ - - - - 77.342 1.179.623 1.123.515 1.029.217 Nguyên giá TSCĐ 82.316 1.188.359 1.135.524 1.042.041 Hao mòn TSCĐ (4.974) (8.736) (12.009) (12.824) 10.128 174.958 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn Tài sản cố định thuê tài chính Tài sản cố định vô hình Chi phí XDCB dở dang Bất động sản đầu tư - - - - Nguyên giá BĐSĐT - - - - Hao mòn BĐSĐT - - - - Tài sản có khác 1.197.802 3.787.689 3.429.188 4.012.849 Các khoản phải thu 394.827 1.233.759 1.268.198 1.147.528 Các khoản lãi, phí phải thu 105.732 479.581 1.403.942 2.066.236 Tài sản thuế TNDN hoãn lại - 10.789 - 10.789 697.243 746.258 2.074.349 788.296 - - - - - - - - Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 9.335.005 2.055.642 15.122.565 1.927.823 Các khoản nợ chính phủ và NHNN 38.583 417.560 - - Tiền gửi và cho vay các TCTD khác 1.282.116 3.815.166 752.689 203.047 Tiền gửi các tổ chức tín dụng khác 1.282.116 3.535.166 453.689 123.047 Vay các TCTD khác - 280.000 299.000 80.000 Tiền gửi khách hàng 5.593.260 12.629.595 10.929.952 15.956.946 - 82.658 58.957 - Tài sản có khác Trong đó: Lợi thế thương mại Các khoản dự phòng rủi ro cho các tài sản có nội bảng khác Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác 72 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro 84.378 - - 49.775 Phát hành giấy tờ có giá 127.334 200.087 21 21 Các khoản nợ khác 93.868 238.748 177.644 415.464 Các khoản lãi, phí phải trả 76.721 214.385 96.617 353.050 Thuế TNDN hoãn lại phải trả - - 24.944 20.678 Các khoản phải trả và công nợ khác 16.281 23.344 56.020 41.600 866 1.019 63 136 Tổng nợ phải trả 7.249.538 17.383.814 11.919.263 16.625.253 Vốn và các quỹ 20.851.46 6 3.162.785 3.199.347 3.108.673 Vốn của TCTD 1.993.434 2.993.434 2.993.434 2.993.434 Vốn điều lệ 2.000.000 3.000.000 3.000.000 3.000.000 - - - - 2.000 2.000 2.000 2.000 (8.566) (8.566) (8.566) (8.566) Cổ phiếu ưu đãi - - - Vốn khác - - - 47.226 64.884 64.884 71.063 Chênh lệch tỷ giá hối đoái - - - - Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - - - Lợi nhuận chưa phân phối 44.806 104.466 141.028 44.176 Nguồn kinh phí, Quỹ khác - - - - Lợi ích cổ đông thiểu số - 4.043 3.955 3.897 Dự phòng rủi ro khác Vốn đầu tư XDCB Thặng dư vốn cổ phần Cổ phiếu quỹ Quỹ của TCTD Bảng 2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010-6/2013 của NHTMCP Phương Tây Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự Từ cho vay và tạm ứng cho khách hàng 2010 2011 2012 6/2013 781.049 2.022.022 1.835.069 1.013.152 316.023 826.569 904.326 601.772 132.806 Từ tiền gửi và cho vay các TCTD khác 73 Từ các khoản đầu tư 274.812 258.533 302.766 268.089 5.616 28.499 13.776 10.485 (582.282) (1.609.166) (1.482.992) (864.206) 198.767 412.856 352.077 148.946 5.600 10.621 5.038 - (3.056) (5.344) (8.647) - 2.544 5.280 (3.610) - Lãi/(lỗ) thuần từ HĐKD ngoại hối và vàng 25.601 31.099 1.189 - Lãi/Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh (14) - - - Lãi/ Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 1.052 (2.683) 44.801 - Thu nhập từ hoạt động khác 3.016 11.890 15.283 85.985 (3.354) 3.183 4.193 240 (338) 8.707 11.090 85.745 - - - - 132.742 280.489 284.577 176.597 92.766 174.024 118.592 55.353 Lãi cho thuê tài chính Thu nhập khác từ hoạt động tín dụng khác Chi phí lãi và các chi phí tương tự Thu nhập lãi thuần Thu nhập từ hoạt động dịch vụ Chi phí hoạt động dịch vụ Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ Chi phí hoạt động khác Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động khác Thu nhập từ góp vốn và mua cổ phần Chi phí hoạt động Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 74 [...]... có thể vượt qua những khó khăn đó và giúp ngân hàng có thể phát triển trong nền kinh tế hiện nay Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây qua mô hình Camel 15 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây qua năm nhóm chỉ tiêu của mô hình CAMEL: mức độ... Cơ cấu tổ chức và nhân sự của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây 3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PHƯƠNG TÂY TRONG NHỮNG NĂM QUA (2010-6/2013) 3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây trong các năm từ 2010-6/2013 Hoạt động chính của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây bao gồm: huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm,... 2: Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng hoạt động của ngân hàng Phương Tây và sự đánh giá qua mô hình CAMEL Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây Chương 6: Kết luận 1.3.4 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của báo cáo là kết quả hoạt động kinh... thống ngân hàng 2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP PHƯƠNG TÂY QUA MÔ HÌNH CAMEL 2.3.1 Mức độ an toàn vốn – Capital Adequacy (C) Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi... quả tổng thể họat động của ngân hàng để có cái nhìn chính xác hơn về thời gian hoạt động vài năm trở lại đây và đưa ra các cảnh báo cũng như các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, tạo tiền đề cho hoạt động vững chắc trong tương lai Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây là một trong những ngân hàng nhỏ và còn non trẻ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay... 2010-6/2013 -Phương Tây) Biểu đồ 3.1: Vốn huy động hợp nhất (tỷ đồng) của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013 Như mọi đơn vị kinh doanh khác, muốn hoạt động kinh doanh được tiến hành cần phải có tư liệu sản xuất Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ nên phải có tiền mới có thể hoạt động kinh doanh được Hoạt động tìm kiếm tư liệu sản xuất của ngân hàng thương mại là hoạt động huy động vốn... quả hoạt động của ngân hàng để tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót và cải thiện nó trở thành vấn đề vô cùng cấp thiết Và mô hình Camel cho phép ta tiếp cận sâu hơn vào hoạt động ngân hàng qua các chỉ tiêu đánh giá về: độ an toàn vốn, khả năng sinh lời và thanh khoản, chứ không đơn thuần là đánh giá về thu nhập, chi phí, lợi nhuận như hiện nay Qua đó đánh giá được hiệu quả tổng thể họat động. .. yếu tố quan trọng của ngân hàng Nó quyết định đến thành công trong hoạt động ngân hàng Các chính sách về quản lý con người, các chính sách quản lý chung của tổ chức, các hệ thống thông tin, các chế độ kiểm soát và kiểm toán…đều được xem xét một cách riêng rẽ để phản ánh toàn bộ chất lượng của hoạt động quản lý Theo mô hình CAMEL, khả năng quản lý là các ngân hàng quản trị điều hành bộ máy tổ chức của. .. vốn và chứng khoán nợ của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013 47 Bảng 4.11 Góp vốn đầu tư của Phương Tây qua các năm 48 Bảng: 4.12 Chỉ tiêu thể hiện năng lực quản lý 48 Bảng 4.13 Chi phí hoạt động của Phương Tây qua các năm 49 Bảng 4.14: ROA, ROE, NIM của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013 52 Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng Phương Tây 53 Biểu đồ 4.4 : Tỷ... an toàn vốn, chất lượng tài sản, chất lượng quản lý, khả năng sinh lời, tính thanh khoản Từ đó tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và đề ra một số biện pháp để hạn chế những thiếu sót nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng 1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây 1.3.2 Phạm vi về thời gian Số liệu được

Ngày đăng: 12/10/2015, 11:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Biểu đồ 3.1: Vốn huy động hợp nhất (tỷ đồng) của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013

  • Biểu đồ 3.4 Tổng tài sản hợp nhất của Phương Tây qua các năm 2009-6/2013 (tỷ đồng)

    • Biểu đồ 3.5 Vốn điều lệ hợp nhất của Phương Tây qua các năm (tỷ đồng)

    • Biểu đồ 3.6 Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng Phương Tây qua các năm 2010-6/2013(tỷ đồng)

    • Bảng 4.1: Chỉ tiêu an toàn vốn của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013

    • Bảng 4.2: Cơ cấu tài sản của Phương Tây qua các năm

    • Bảng 4.5: Dư nợ cho vay theo nhóm nợ của NHTMCP Phương Tây

    • Biểu đồ 4.1: Tổng dư nợ và nợ xấu của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013(tỷ đồng)

    • Bảng 4.6 : Dư nợ theo kỳ hạn cho vay của Phương Tây qua các năm

    • Biểu đồ 4.2: Chỉ tiêu Tài sản sinh lời/ Tổng tài sản của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013.

    • Bảng 4.10 Chứng khoán vốn và chứng khoán nợ của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013.

    • Bảng 4.11 Góp vốn đầu tư của Phương Tây qua các năm

    • Bảng: 4.12 Chỉ tiêu thể hiện năng lực quản lý

    • Bảng 4.13 Chi phí hoạt động của Phương Tây qua các năm

    • Bảng 4.14: ROA, ROE, NIM của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013.

    • Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng Phương Tây

    • Biểu đồ 4.4 : Tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của NH Phương Tây qua các năm 2010-6/2013

    • Bảng 4.15: Chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh khoản của Westernbank qua các năm 2010-6/2013.

    • TÀI LIỆU THAM KHẢO

    • PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan