nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông vàm cỏ đông tỉnh tây ninh và các biện pháp bảo vệ nước sông khỏi sự ô nhiễm

46 1.6K 8
nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông vàm cỏ đông tỉnh tây ninh và các biện pháp bảo vệ nước sông khỏi sự ô nhiễm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

“Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” MỤC LỤC 1 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai, cùng với sông Sài Gòn là hai nguồn nước mặt chính của tỉnh Tây Ninh. Sông có chiều dài 220 km, bắt nguồn từ vùng đồi núi Campuchia chảy vào Việt Nam, qua nhiều tỉnh thành như Tây Ninh, Long An và Tp.HCM. Trong đó, đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh dài khoảng 151 km với hệ số uốn khúc 1,78 ; độ dốc lòng sông 0,4%. Sông Vàm Cỏ Đông có nhiều giá trị về sản xuất nông nghiệp, thủy sản và vận tải. Lưu vực sông VCĐ nằm trên hầu hết địa phận tỉnh Tây Ninh, diện tích tự nhiên khoảng 2.594,5 km² (chiếm 64% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Hiện nay, ngoài nhiệm vụ chính là cấp nước cho cho nông nghiệp, thủy lợi thì lưu vực sông VCĐ còn là nguồn tiếp nhận nước thải của các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, nước thải của người dân sinh sống trên toàn lưu vực sông VCĐ. Do đó, tất cả các hoạt động diễn ra trên lưu vực sông VCĐ không nhiều thì ít đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng nguồn nước mặt này. So sánh kết quả quan trắc chất lượng nước sông VCĐ năm 2006 và năm 2010 cho thấy chất lượng nước sông VCĐ có dấu hiệu ngày càng bị ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm chất hữu cơ (giá trị các chỉ tiêu BOD5 tăng 3.46 ÷ 22 lần, COD tăng 1.04 ÷ 4.25 lần, NNH4+ tăng 2.32 ÷ 10.30 lần), và chủ yếu bị ô nhiễm ở những rạch là nguồn tiếp nhận nguồn nước thải chính như rạch Tây Ninh, rạch Rễ... Như vậy, nếu như không có biện pháp quản lý hợp lý và kịp thời thì chất lượng nước lưu vực sông VCĐ chắc chắn sẽ ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Do vậy, việc xác định nguyên nhân gây ô nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông VCĐ để đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước sông VCĐ là hết sức quan trọng và cấp bách. Việc nghiên cứu đề tài “Nguyên nhân gây ô nhiễm sông VCĐ và đề xuất các biện pháp bảo vệ nguồn 2 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” nước khỏi sự ô nhiễm” là hết sức cần thiết nhằm giải quyết vấn đề nóng bỏng trước mắt về an toàn chất lượng nước sông VCĐ cho mục đích cấp nước và lâu dài hướng đến sự phát triển bền vững của sông VCĐ. 1.2. Mục tiêu đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông VCĐ và đề xuất các giải pháp hạn chế sự gia tăng ô nhiễm chất lượng nước, đồng thời tăng cường công tác quản lý việc xả thải vào lưu vực sông Vàm Cỏ Đông từ các nguồn thải: sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp… Từ đó góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường nước của lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh và các vùng lân cận. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá cụ thể các nguồn thải chính vào sông VCĐ có ảnh hưởng đến nguồn cấp nước để xác định nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước sông VCĐ - Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước sông VCĐ, xây dựng kế hoạch hành động chi tiết và lộ trình triển khai công tác bảo vệ nguồn nước sông VCĐ 3 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” CHƯƠNG II: CÁC NGUỒN THẢI RA SÔNG VCĐ VÀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG VCĐ 2.1. Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh 2.1.1. Vị trí địa lý Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh nằm trong khoảng tọa độ từ 10057’08” đến 11046’36” vĩ độ Bắc và từ 105048’43” đến 106022’48” kinh độ Đông (Hình 2.1). Diện tích tự nhiên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông 2.594,5 km² (tính trên địa phận tỉnh Tây Ninh). Hình 2.1. Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh 4 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” 2.1.2. Tình hình phân bố dân cư và diễn biến gia tăng dân số Dân số toàn tỉnh Tây Ninh năm 2010 là 1.075.341 người, trong đó nữ chiếm khoảng 50,5%, dân số thành thị chiếm khoảng 15,6% (tăng dần từ năm 2006). Nguồn lao động trong tỉnh tương đối phong phú do cơ cấu dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động là 817.125 người, chiếm khoảng 76% dân số toàn tỉnh; trong đó số lao động nữ từ 15 tuổi trở lên là 420.274 người (chiếm 51,4% tổng số lao động của tỉnh). Số lao động tập trung ở thành thị chiếm 16%, trong đó nữ chiếm 52,5%. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh thay đổi qua các năm, tỉ lệ gia tăng dân số trung bình hàng năm khoảng 1%/năm (cả nước 1,2%). Giai đoạn 2006 – 2010, dân số đô thị tăng khoảng 2.686 người/năm, tỉ lệ gia tăng dân số đô thị khoảng 1,68%/năm (Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2010). Tổng dân số trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông năm 2010 khoảng 847.880 người, với mật độ dân số bình quân là 597,32 người/km2 (Bảng 2.1). Bảng 2.1. Thống kê các huyện thuộc lưu vực sông Vàm Cỏ Đông năm 2010 Số ST T Huyện/Thị Số phường Diện tích Dân số Mật độ dân số xã /thị (km2) (người) (người/km2) trấn 1 Thị xã Tây Ninh 5 5 140,00 126.583 904,16 2 Châu Thành 14 1 571,25 131.119 229,53 3 Hòa Thành 7 1 83,12 140.098 4 Bến Cầu 8 1 233,32 63.426 267,05 5 Gò Dầu 8 1 250,70 138.576 533,01 6 Trảng Bàng 10 1 340,23 153.531 451,20 7 Tân Biên 9 1 853,33 94.547 110,80 61 11 2.471,95 847.880 597,32 Tổng số 1.685,49 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh, năm 2010 5 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” Hình 2.2. Dân số các huyện thuộc Hình 2.3. Mật độ dân số các huyện lưu vực sông VCĐ năm 2010 (Tây thuộc lưu vực sông VCĐ năm 2010 Ninh) (Tây Ninh) Dân số quanh lưu vực sông Vàm Cỏ Đông phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các khu vực thị xã, thị trấn, dọc theo các quốc lộ lớn, khu vực buôn bán sầm uất, phát triển và nơi tập trung nhiều hoạt động công nghiệp như Thị xã Tây Ninh và các huyện phía Nam lưu vực (Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng). Trong khi diện tích đất ở những vùng này ít nên dẫn đến mật độ dân số ở những vùng này cao. Các huyện còn lại như Bến Cầu, Châu Thành và Tân Biên có mật độ dân cư tương đối thấp (thấp nhất là 110,8 người/km² thuộc huyện Tân Biên) do các khu vực này có hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp. 2.2. Thống kê các nguồn thải chính vào lưu vực sông Vàm Cỏ Đông Các nguồn nước thải vào hệ thống sông, kênh rạch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh bao gồm: - Nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị, khu dân cư tập trung; Nước thải sản xuất từ các KCN/CCN tập trung, các cơ sở sản xuất công nghiệp - quy mô lớn, vừa và nhỏ nằm ngoài KCN/CCN tập trung, các làng nghề... Nước thải từ các bệnh viện, trung tâm y tế; Nước thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm: nước vệ sinh chuồng trại, phân - gia súc... Nước thải nuôi trồng thủy sản từ các bè nuôi cá, tôm... Nước mưa chảy tràn: khi qua các vùng đất canh tác nông nghiệp mang theo các tác nhân ô nhiễm như chất rắn, dư lượng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật... và nước - mưa chảy tràn qua đô thị cuốn theo đất, cát, dầu mỡ... Chất thải, xăng dầu rò rỉ, tràn đổ từ hoạt động giao thông thủy. Trong các nguồn kể trên nguồn gây ảnh hưởng chính đến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông là nguồn công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. 6 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” 2.2.1. Nguồn thải sinh hoạt Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM đã kết hợp với Chi cục Bảo vệ Môi trường Tây Ninh tiến hành điều tra, thống kê sơ bộ về tình hình sử dụng nước và xả nước thải sinh hoạt tại một số huyện trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông. Kết quả điều tra được thể hiện trong bảng sau. Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy khả năng cung cấp nước thủy cục cho các hộ dân quanh vùng chỉ đạt khoảng 36% tổng số hộ điều tra. Lượng nước trung bình sử dụng trong sinh hoạt của mỗi người một ngày khoảng 100 – 110 l/người.ngày – phù hợp với TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình. Bảng 2.2. Kết quả điều tra tình hình sử dụng nước và xả nước thải sinh hoạt trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh STT Nội dung Đơn vị Số lượng 1 Số hộ điều tra hộ 7.173 2 Số hộ sử dụng nước giếng hộ 4.587 3 Số hộ sử dụng nước thủy cục hộ 2.586 4 Lượng nước sinh hoạt trung bình l/người.ngày 100 – 110 5 Số hộ có xây dựng bể tự hoại hộ 530 6 Số hộ không có xây dựng bể tự hoại hộ 6.643 7 Tỉ lệ hộ CÓ xây dựng bể tự hoại % 7,4 % 92,6 8 Tỉ lệ hộ KHÔNG CÓ xây dựng bể tự hoại Về vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả ra môi trường thì chỉ có khoảng 530 hộ trên tổng số 7.173 hộ điều tra là có xây dựng bể tự hoại, chiếm tỷ lệ rất thấp (7,4%). Hiện nay, toàn tỉnh Tây Ninh vẫn chưa có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt riêng, cũng như chưa có HTXL nước thải đô thị tập trung. Chính vì vậy, hầu hết lượng nước thải sinh hoạt này không được xử lý hoặc chỉ được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại rồi thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận nước mặt chính là lưu vực sông Vàm Cỏ Đông. Nước 7 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” thải sinh hoạt chứa hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất rắn và vi trùng cao nên khi không được xử lý mà đổ vào trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt và mức độ ô nhiễm sẽ ngày càng gia tăng nếu như tình trạng này vẫn còn tiếp diễn và không được cải thiện. Theo nhận xét của người dân địa phương, chất lượng nước sông, kênh rạch trong khu vực đang ngày càng xấu đi. Như vậy, có thể thấy rằng nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận sẽ là một trong những nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Chính vì vậy, để cải thiện tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt, một trong những vấn đề cấp thiết tỉnh cần quan tâm hiện nay là đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng mạng lưới thoát nước riêng, HTXL nước thải tập trung cho các khu đô thị, khu dân cư tập trung nhằm hạn chế lượng nước thải sinh hoạt chưa được xử lý thải ra môi trường tiếp nhận, góp phần cải thiện chất lượng môi trường nguồn nước mặt. 2.2.2. Nguồn thải công nghiệp Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM cùng Chi cục Bảo vệ Môi trường Tây Ninh đã tiến hành lập danh sách 400 cơ sở, tiến hành điều tra cụ thể tại 348 cơ sở sản xuất công nghiệp có phát sinh nước thải trên địa bàn tỉnh nhằm xác định danh sách các nguồn thải chính trên lưu vực gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sông (52 cơ sở không tiến hành điều tra thực địa, nguyên nhân chủ yếu do các cơ sở này ngưng hoạt động hoặc đã thay đổi địa bàn hoạt động). Bảng 2.3. Thống kê số doanh nghiệp đã điều tra theo địa bàn T T 1 2 3 4 5 6 7 Địa bàn H. Bến Cầu H. Châu Thành H. Dương Minh Châu H. Gò Dầu H. Hòa Thành H. Tân Biên H. Tân Châu Số DN điều tra 19 42 32 36 54 29 35 Số Lao động 660 7,403 587 11,072 2,754 675 3,723 8 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” T T 8 9 Địa bàn H. Trảng Bàng TX. Tây Ninh Tổng cộng Số DN điều tra 47 54 348 Số Lao động 1,207 4,053 32,134 Kết quả điều tra thực địa tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh như sau: Bảng 2.4. Tổng hợp thông tin điều tra các cơ sở sản xuất công nghiệp trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh • • • • Tổng số doanh nghiệp điều tra: 348 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp có quan trắc định kỳ là 55/348 doanh nghiệp (chiếm 15,80%). Nước thải: Tổng lượng nước thải sinh hoạt: 1.708,04 m3/ngày. Tổng lượng nước thải sản xuất: 66.767,02 m3/ngày Số doanh nghiệp có đóng phí nước thải: 40/348 doanh nghiệp (chiếm 11,50%). Số lượng doanh nghiệp có phát sinh nước thải sản xuất là 247/348 doanh nghiệp (chiếm khoảng 71%), trong đó chỉ có 86/348 doanh nghiệp có HTXL nước thải 9 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” (chiếm 24,71%), và 3/86 doanh nghiệp đã nghiệm thu NTXL nước thải (chiếm - 3,49%). Khí thải: Số lượng doanh nghiệp có phát sinh khí thải là 144/348 doanh nghiệp (chiếm 41,38%) trong đó chỉ có 35/144 doanh nghiệp có HTXL khí thải (chiếm 24,31%), và 1/35 doanh nghiệp đã nghiệm thu HTXL khí thải (chiếm 2,86%). Các nguồn thải công nghiệp chính gây tác động đáng kể đến chất lượng nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông: Bảng 2.5. Thống kê các nguồn thải công nghiệp chính theo địa bàn và ngành nghề Ngành nghề STT 1 Huyện TX. Tây Ninh KCN Tổng / cộng Chế Chế Chế biến Chế biến biến biến mía tinh cao Su cồn đường sắn 1 0 1 2 0 0 4 bột Thuộ c da KCX 2 Tân Biên 3 1 0 4 0 0 8 3 Châu Thành 1 0 0 6 0 0 7 4 Gò Dầu 1 0 0 0 0 0 1 5 Hòa Thành 1 0 0 0 0 0 1 6 Trảng Bàng 0 0 0 0 2 2 4 7 1 1 12 2 2 25 Tổng cộng Trong tổng số 348 doanh nghiệp đã điều tra, Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ Môi trường Tây Ninh xác định 25 doanh nghiệp có lưu lượng nước thải lớn với các ngành nghề ô nhiễm, chủ yếu là chế biến tinh bột sắn, cao su, mía đường, thuộc da, cồn và 2 Khu công nghiệp (đã có HTXL nước thải tập trung). Các doanh nghiệp này được xem là các nguồn thải chính, có tác động đáng kể đến chất lượng nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông 10 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” Kết quả thống kê, tổng hợp thông tin điều tra các nguồn thải chính như sau: - Tổng lượng nước thải phát sinh - khoảng 27.484 m3/ngày. Số doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải: 18/25 doanh nghiệp (chiếm - tỉ lệ 72% tổng số nguồn thải chính). Số doanh nghiệp có nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải: 3/18 doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải - (chiếm 16,7%). Trong 6 nhóm ngành gây ô nhiễm chính, chế biến tinh bột sắn (48%) chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là ngành chế biến cao su, mủ cao su (28%) và 2 Hình 2.5. Phân bố các nguồn thải công nghiệp chính trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – địa phận Tây Ninh ngành nghề này chủ yếu tập trung ở huyện Tân Biên và Châu Thành (thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông). Kết quả điều tra cho thấy lượng nước thải phát sinh từ các nguồn thải chính tương đối lớn và có thành phần đa dạng, nhưng chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ và một số kim loại nặng… Tuy nhiên, một lượng nước thải có tải lượng ô nhiễm tương đối lớn này lại không được xử lý đúng quy định (chỉ có 16,7% doanh nghiệp trong tổng số 18 doanh nghiệp có xây dựng hệ thống xử lý nước thải là có nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy định). Chính vì vậy, nếu không có biện pháp quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc xả thải của các doanh nghiệp thì chất lượng nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông sẽ ngày càng bị suy giảm. 11 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” Hình 2.6. Phân bố các nguồn thải công nghiệp chính theo địa bàn 2.2.3. Các nguồn thải khác • Nông nghiệp: Nông nghiệp vẫn được xem là một ngành quan trọng, quyết định bước đi lên trong giai đoạn hiện nay. Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa thực chất là quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nông nghiệp phải thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hoá, phục vụ cho công nghiệp, tiêu dùng và cho xuất khẩu. Trong nông nghiệp, tỷ trọng trồng trọt – chăn nuôi năm 2009 là 78,3% - 19,7%. Hình 2.7. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh qua các năm Để đạt được năng suất và hiệu quả sản xuất cao, trong trồng trọt, ngoài việc nghiên cứu thử nghiệm và tăng cường sử dụng các giống mới ngắn ngày có năng suất cao, nông dân thường phải sử dụng ngày càng nhiều phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật Thuốc BVTV và phân bón hóa học được sử dụng ngày càng nhiều sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước tưới tiêu. Nếu các loại thuốc và phân bón này là hợp chất của nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hóa, biến thành muối nitrat trở thành nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông, gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người. Khi nguồn nước ngầm bị nhiễm thuốc trừ sâu nó không có khả năng tự làm sạch 12 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” như nguồn nước mặt, dòng chảy trong nguồn nước ngầm rất chậm nên các dư lượng thuốc trừ sâu không pha loãng hay phân tán được, do vậy nó tồn tại trong khoảng thời gian rất lâu có thể hàng trăm năm để làm sạch những chất ô nhiễm. Ngoài ra, quá nhiều nitrat trong nước sẽ dẫn đến sự phát triển quá mức của tảo, gây ra hiện tượng phú dưỡng. Tảo hấp thu hầu hết lượng ôxi trong nước, khi chết hàng loạt biến sông, hồ thành những “vùng chết” không thể duy trì được sự sống. • Chăn nuôi: Hiện nay, hoạt động chăn nuôi xung quanh lưu vực sông Vàm Cỏ Đông rất phát triển. Các loại hình chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi heo, bò, trâu, gia cầm, trong đó loại hình có quy mô lớn và gây ô nhiễm nhất đó là chăn nuôi heo do số lượng nuôi lớn, phát sinh nhiều nước thải, khí thải, chất thải rắn. Hầu hết các cơ sở chăn nuôi heo hiện nay đều thải trực tiếp chất thải ra ao hồ, sông suối, đồng ruộng hay đổ chung vào một hố tự đào rồi để nước thải tự thấm vào đất. Các hình thức thải này đều gây tác động xấu đến chất lượng môi trường trong khu vực như gây ô nhiễm môi trường đất, không khí (mùi hôi thối), làm suy giảm chất lượng nước mặt và nước ngầm, có nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh đường ruột. Tuy nhiên hiện nay, tỉ lệ chuồng trại chăn nuôi có xử lý chất thải hợp vệ sinh trên địa bàn đã tăng dần qua các năm và tính đến cuối năm 2009 đạt tỷ lệ 60% (Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010 [10]) • Thủy sản: Hiện nay, nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển khá rộng trên toàn lưu vực sông Vàm Cỏ Đông (nuôi cá bè, nuôi trong ao hồ, hồ chứa nước…). Hoạt động nuôi cá bè trên sông hay trong các ao hồ đều có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước mặt cao do một số nguyên nhân sau: nuôi trực tiếp trên sông, lấy nước ra vào không qua xử lý mà xả thẳng nước thải từ ao hồ nuôi ra thủy vực xung quanh, và nước thải sinh hoạt của người dân nuôi cá sống trên lưu vực sông,… Thêm vào đó, các sự cố 13 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” do tôm, cá nuôi chết hàng loạt không được xử lý kịp thời cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Bảng 2.6. Sản lượng cá nuôi phân theo địa bàn Đơn vị: Tấn STT Huyện/ thị xã 2005 2007 2008 2009 2010 1 Thị xã Tây Ninh 111 169 192 242 233 2 Tân Biên 98 99 132 157 129 3 Tân Châu 262 158 205 298 356 4 Dương Minh Châu 976 785 1.184 2.114 2.475 5 Châu Thành 716 890 1.550 1.646 2.013 6 Hòa Thành 216 350 503 405 405 7 Gò Dầu 236 161 174 243 307 8 Bến Cầu 316 434 451 253 286 9 Trảng Bàng 488 532 1.069 2.575 3.192 3.420 3.578 5.460 7.933 9.396 Tổng Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh, năm 2010. Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản tôm cá, các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+, các thành phần chứa H2S, NH3... là sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ngập nước tạo thành, nguồn bùn phù sa lắng đọng trong các ao nuôi trồng thủy sản thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi. Đặc biệt, với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp... thì nguồn thải càng lớn và tác động gây ô nhiễm môi trường càng cao. Hoạt động thủy sản tại lưu vực đang ngày càng phát triển nhưng việc kiểm soát nguồn thải từ các hoạt động này vẫn chưa được chặt chẽ, dẫn đến việc môi trường đất, 14 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” nước và các hệ sinh thái trong phát triển nuôi trồng thủy sản bị biến đổi, gây suy thoái và ô nhiễm môi trường. • Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn là một trong những nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ. Nước mưa chảy tràn qua đồng ruộng có thể cuốn theo chất rắn (rác), hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Nước mưa chảy tràn qua khu dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp, có thể làm ô nhiễm nguồn nước do chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, vi trùng. Khối lượng và đặc điểm của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào diện tích vùng mưa và thành phần, khối lượng chất ô nhiễm trên bề mặt vùng nước mưa chảy qua. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 09 trạm đo mưa như bảng sau. 15 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” Bảng 2.7. Vị trí các trạm đo mưa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh “x”: có Thuộc TT TRẠM Kinh độ Vĩ độ Xã (Phường) Huyện lưu vực sông VCĐ Thị Trấn Tân 1 Đồng Ban 106 10 11 33 2 Kà Tum 106 13 11 40 Tân Đông Tân Châu 3 Núi Bà 106 09 11 24 Thạnh Tân Hòa Thành 4 Đồi 95 106 20 11 35 Tân Hòa Tân Châu 5 Bến Sỏi 106 01 11 17 Trí Bình Châu Thành 106 14 11 23 Phước Minh 6 Hồ Dầu Tiếng Châu Tân Châu x x Dương Minh Châu 7 Cần Đăng 105 59 11 32 TT Tân Biên Tân Biên x 8 Gò Dầu 106 15 11 04 TT Gò Dầu Gò Dầu x 9 Tây Ninh 106 06 11 19 TX Tây Ninh TX Tây Ninh x Nguồn: Viện Khí tượng Thủy văn Tây Ninh, năm 2010. 2.3. Hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông Năm 2006, tỉnh lập “Báo cáo hiện trạng chất lượng môi trường tỉnh Tây Ninh năm 2006” nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên từ năm 2006 cho đến thời điểm khảo sát, Tây Ninh vẫn chưa có mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt (sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và một số nhánh rạch trên địa bàn tỉnh), nên Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ Môi trường Tây Ninh xác định vị trí và tiến hành lấy mẫu nước mặt bổ sung (30 điểm) trên sông Vàm Cỏ Đông để đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông. 16 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” 2.3.1. Hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông năm 2006 Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Tây Ninh năm 2006, tỉnh đã tiến hành lấy 15 điểm nước mặt trên toàn địa bàn tỉnh, trong đó có 10 điểm thuộc lưu vực sông Vàm Cỏ Đông. a. Vị trí lấy mẫu: Bảng 2.8. Vị trí lấy mẫu nước trên lưu vực sông VCĐ năm 2006 STT Điể m Mô tả vị trí Tọa độ 1 BĐ1 Cầu Cần Đăng – Rạch Bến Đá 609694 2 BĐ2 Cầu Vịnh – Rạch Bến Đá 3 TN1 Cầu Gió – Rạch Tây Ninh TN2 Cầu Thái Hòa – Rạch Tây Ninh S1 Cầu Gò Chai – Sông Vàm Cỏ Đông 4 5 STT Điểm Mô tả vị trí Tọa độ 6 S2 Cầu Đìa Xù – Sông VCĐ 622385 7 RR1 Cầu Rạch Rễ Giữa – Rạch Rễ 8 ĐX1 Cầu Đìa Xú – Kênh thủy lợi S3 Cầu Gò Dầu – Sông Vàm Cỏ Đông 1276352 605505 1259423 620318 1256064 620056 9 1249750 619130 10 1241742 TrB1 Cầu Bình Tranh – Rạch Trảng Bàng 1243315 625290 1241091 629503 1227248 638350 1225025 648839 1218865 b. Thời gian lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu nước mặt lưu vực sông VCĐ thành 2 đợt vào mùa mưa: o Đợt 1: từ ngày 25/7/2006 đến ngày 28/7/2006. o Đợt 2: từ ngày 01/11/2006 đến ngày 05/11/2006. c. Đánh giá chất lượng nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông năm 2006: Bảng 2.1. Thống kê kết quả phân tích chất lượng nước sông VCĐ năm 2006 17 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” Thông số Đơn vị Số mẫu GTNN GTTB GTLN A2 B1 - 20 4,0 5,6 7,0 0,7 6–8,5 5,5–9 DO mg/l 20 0,3 2,7 6,2 1,5 ≥5 ≥4 BOD5 mg/l 20 1,0 2,2 7,0 1,7 6 15 COD mg/l 20 4,0 13,5 26,0 6,4 15 30 TSS mg/l 20 12,0 45,2 121,0 31,6 30 50 N-NH4+ mg/l 20 0,0 0,2 0,6 0,2 0,2 0,5 N-N03- mg/l 20 0,0 0,2 0,7 0,2 5 10 N-N02- mg/l 20 0,00 0,05 0,22 0,07 0,02 0,04 - mg/l 20 0,2 0,6 0,9 0,2 1,5 1,5 Fe mg/l 20 1,5 3,1 6,5 1,5 1,0 1,5 Pb mg/l 20 0,00 0,00 0,00 0,00 0,02 0,05 Cr6+ mg/l 20 0,00 0,00 0,00 0,00 0,06 0,04 Hg mg/l 20 0,000 0,000 0,000 0,000 0,001 0,001 As mg/l 20 0,000 0,000 0,000 0,000 0,02 0,05 CN- mg/l 20 0,00 0,00 0,00 0,00 0,01 0,02 Dầu mỡ mg/l 20 0,00 0,15 0,68 0,21 0,02 0,1 Coliform 100MPN / 100ml 20 500 12.705 85.000 18.935 5.000 7.500 Kết quả phân tích chất lượng nước lưu vực sông VCĐ năm 2006 được so sánh với QCVN08:2008/BTNMT (loại B1 và A2) như sau: Giá trị pH hầu hết đều đạt quy chuẩn loại B1, nhưng nếu so sánh với quy chuẩn loại A2 thì có khoảng 75% giá trị quan trắc thấp hơn quy chuẩn. - QCVN08:200 8 pH F - Độ lệch chuẩn Giá trị DO trên toàn lưu vực sông VCĐ tương đối thấp (0,3 – 6,2 mg/l), 80% giá trị quan trắc thấp hơn 18 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” quy chuẩn loại B1 từ 1,08 – 13,3 lần và 90% giá trị quan trắc thấp hơn quy chuẩn loại A2 từ 1,12 – 16,7 lần. - Giá trị TSS tương đối cao trên toàn lưu vực sông VCĐ (12 – 121 mg/l), vượt quy chuẩn loại B1 từ 1,14 – 1,91 lần và vượt quy chuẩn loại A2 từ 1,07 – 4,03 lần. - Chất lượng nước lưu vực sông VCĐ chưa bị ô nhiễm kim loại nặng, ngoại trừ chỉ tiêu Fe có giá trị quy chuẩn tại hầu hết các điểm không đạt quan trắc (vượt quy chuẩn B1 từ 1,1 – 4,5 lần và vượt quy chuẩn A2 từ 1,5 – 6,5 lần), các chỉ tiêu còn lại Pb, Cr6+, Hg và As đều ở mức không phát hiện. - Chất lượng nước lưu vực sông VCĐ có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ tương đối nhẹ tại các nhánh rạch chính, tất cả các điểm quan trắc đều có giá trị BOD 5 và COD đạt quy chuẩn loại B1, nhưng nếu so sánh với quy chuẩn loại A2 thì có một số điểm quan trắc không đạt (thượng nguồn Rạch Rễ có giá trị BOD5 vượt quy chuẩn 1,67 lần; 7/20 giá trị COD vượt quy chuẩn từ 1,07 – 1,73 lần tại rạch Rễ, cầu Gò Dầu – Sông Vàm Cỏ Đông và rạch Trảng Bàng). 19 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” - Chất lượng nước lưu vực sông VCĐ bị ô nhiễm vi sinh, giá trị Coliforms vượt quy chuẩn loại B1 từ 1,13 – 11,3 lần và vượt quy chuẩn loại A2 từ 1,2 – 17,0 lần. - Các hợp chất Nitơ nếu hiện diện trong nước ở nồng độ cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước. Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước lưu vực sông VCĐ chủ yếu bị ô nhiễm dinh dưỡng tại các nhánh rạch chính (rạch Bến Đá, rạch Tây Ninh, rạch Trảng Bàng), cụ thể là N-NH4+ vượt quy chuẩn loại B1 từ 1,06 – 1,14 lần và vượt quy chuẩn loại A2 từ 1,1 – 2,9 lần; NNO2- vượt quy chuẩn loại B1 từ 1,0 – 5,5 lần và vượt quy chuẩn loại A2 từ 1,5 – 11 lần. Chất lượng nước bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh, mức độ ô nhiễm tại các nhánh rạch chính (rạch Bến Đá, rạch Rễ, rạch Tây Ninh, rạch Trảng Bàng) cao hơn so với các khu vực khác. Nguyên nhân do các nhánh rạch này là nơi tiếp nhận nước thải từ các khu đô thị, khu dân cư và nước thải công nghiệp từ các nhà máy, cơ sở sản xuất trong khu vực nên có mức độ ô nhiễm cao hơn những khu vực khác: • Rạch Bến Đá là nơi tiếp nhận nước thải của các nhà máy sản xuất với các ngành nghề ô nhiễm như chế biến cao su, mía đường, tinh bột mì… • Rạch Tây Ninh là nơi tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống từ hai bên bờ và thị xã Tây Ninh cùng với khoảng 5.000 – 8.000 m 3 nước thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định. 20 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” • Rạch Rễ là nơi tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt từ khu dân cư huyện Hòa Thành và các lò mì ở xã Trường Đông. • Rạch Trảng Bàng là nơi tiếp nhận nước thải của KCN Trảng Bàng và KCX&CN Linh Trung 3, mà cả 2 KCN/CX này đều chưa xây dựng HTXL nước thải vào năm 2006. 2.3.2. Hiện trạng chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông năm 2010 Nguồn nước mặt trên sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh hiện đang được sử dụng chủ yếu cho mục đích nông nghiệp và giao thông thủy. Tuy nhiên, tỉnh đang thực hiện theo Quyết định số 187/QĐ-TTg ngày 03/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020” là Bảo vệ môi trường nước hệ thống sông Đồng Nai đạt tiêu chuẩn loại A. Vì vậy báo cáo chủ yếu áp dụng QCVN 08:2008/BTNMT để đánh giá chất lượng nước sông theo 2 loại: o Loại A2 – dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh; o Loại B1 – dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu thấp hơn. Còn đối với 2 thông số Tổng Nito và Tổng Phospho, QCVN08:2008/BTNMT lại không quy định giới hạn cho 2 thông số này trong nước mặt, do đó chúng tôi áp dụng QCVN24:2009/BTNMT (cột A) – Quy chuẩn nước thải công nghiệp, cột A quy định giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Bảng 2.10. Thống kê kết quả phân tích chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông Thông số Đơn vị Số mẫu GTNN GTLN GTTB Độ lệch chuẩn pH - 60 4,8 6,4 5,6 0,4 DO mg/l 60 1,9 3,7 2,6 0,5 21 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” Thông số Đơn vị Số mẫu GTNN GTLN GTTB Độ lệch chuẩn COD mg/l 60 11 71 28,7 13,8 BOD5 mg/l 60 3 15 6,8 2,6 TSS mg/l 60 4 59 17,0 10,7 ∑N mg/l 60 1,3 14,1 5,2 3,5 ∑P mg/l 60 0,02 0,85 0,2 0,1 mgCaCO3/l 60 15 58 31,0 10,4 TDS Bảng 2.11. Thống kê kết quả phân tích chất lượng nước sông VCĐ theo mùa Thông số Số mẫu GTNN GTLN GTTB Độ lệch chuẩn Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa pH 30 30 5,4 4,8 6,4 6,1 5,8 5,4 0,2 0,4 DO 30 30 1,9 1,9 3,7 3,5 2,9 2,4 0,5 0,5 COD 30 30 11 18 33 71 21,0 36,3 7,1 14,7 BOD 30 30 3 4 12 15 6,0 7,6 2,5 2,5 TSS 30 30 10 4 48 59 19,0 14,9 9,5 11,6 ∑N 30 30 1,3 2 14,1 13 3,6 6,8 2,6 3,6 ∑P 30 30 0,02 0,15 0,29 0,85 0,1 0,3 0,1 0,1 TDS 30 30 24 15 58 36 38,6 23,3 8,0 5,8 22 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ”  pH: Giá trị pH vào mùa khô dao động trong khoảng (5,4 – 6,4), mùa mưa dao động trong khoảng (4,8 – 6,1). Giá trị pH trung bình cho cả 2 đợt quan trắc khoảng 5,6. So sánh với QCVN08:2008/BTNMT (A2), hầu hết giá trị pH đều thấp hơn quy chuẩn cho phép khoảng 1,1 lần, chỉ có khoảng 15% giá trị quan trắc đạt quy chuẩn. So sánh với QCVN08:2008/BTNMT (B1), khoảng 66,7% giá trị pH thấp hơn quy chuẩn. Vào mùa khô, hầu hết giá trị pH đạt quy chuẩn, chiếm khoảng 93,3% giá trị, chỉ có 2 điểm thấp hơn quy chuẩn là M23, M24 (hợp lưu sông Vàm Cỏ Đông với kênh Đìa Xú và rạch Sơn, thuộc huyện Gò Dầu). Vào mùa mưa, giá trị pH thấp hơn mùa khô và chỉ có 60% giá trị đạt quy chuẩn cho phép. Giá trị pH vào mùa khô cao hơn mùa mưa và có xu hướng giảm dần về phía hạ nguồn, do sông Vàm Cỏ Đông có độ dốc thấp về phía hạ nguồn nên sẽ tiếp nhận một lượng nước từ biển (phía Long An) vào các tháng mùa khô, gây ngập mặn làm cho giá trị pH vào mùa khô tăng lên.  BOD5: Giá trị BOD5 mùa khô dao động từ 3 – 12mg/l; mùa mưa dao động từ 4 – 15mg/l; giá trị trung bình cả 2 đợt quan trắc khoảng 6,8 mg/l. Có thể thấy rằng, 98,3% giá trị BOD5 cả 2 mùa đều đạt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (B1), thấp hơn giới hạn cho phép từ 1,0 – 5,3 lần. Tuy nhiên, so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT (A2) thì giá trị BOD5 vượt quy chuẩn từ 2,5 lần trở xuống, giá trị BOD 5 cao nhất tại vị trí cảng Ninh Điền (M08) có thể do bị ảnh hưởng từ nước thải sinh hoạt của người dân sinh sống quanh cảng và trên tàu neo đậu tại cảng. Giá trị BOD5 vượt chuẩn chủ yếu ở các điểm từ Gò Dầu (M18) trở lên phía thượng nguồn (chiếm khoảng 97,4% giá trị vượt chuẩn), ngoài ra tại vị trí hợp lưu giữa sông Vàm Cỏ Đông với rạch Tràm (M30) nơi giáp ranh với tỉnh Long An cũng có giá trị BOD5 vượt chuẩn nhưng không nhiều (khoảng 1,2 lần). 23 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” Giá trị BOD5 mùa khô (6,0 ± 2,5 mg/l) thấp hơn mùa mưa (7,6 ± 2,5 mg/l) có thể do bị ảnh hưởng từ ô nhiễm của nước mưa chảy tràn cuốn trôi các chất dinh dưỡng trên mặt đất xuống nguồn nước.  COD: Giá trị COD dao động trong khoảng 11 – 71 mg/l; mùa khô dao động từ 11 – 33 mg/l; mùa mưa dao động từ 18 – 71 mg/l; giá trị trung bình cả 2 đợt quan trắc dao động trong khoảng (28,7 ± 13,8 mg/l). Giá trị COD vào mùa khô (21,0 ± 7,1 mg/l) thấp hơn và dao động ít hơn mùa mưa (36,3 ± 14,7 mg/l) có thể do bị ảnh hưởng ô nhiễm từ nước mưa chảy tràn. Vào mùa khô, hầu hết giá trị COD vào mùa khô đều đạt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (B1), chiếm khoảng 93,3% giá trị quan trắc mùa khô. Nhưng so với QCVN 08:2008/BTNMT (A2) lại có tới 60% giá trị quan trắc mùa khô vượt chuẩn từ 2,2 lần trở xuống. Vào mùa mưa, giá trị COD tăng cao, tất cả các vị trí quan trắc đều vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (B1) từ 1,0 – 2,4 lần, và vượt QCVN 08:2008/BTNMT (A2) từ 1,0 – 4,7 lần.  Tổng chất rắn lơ lửng (TSS): Giá trị TSS dao động trong khoảng 4 – 59 mg/l; mùa khô dao động trong khoảng 10 – 48 mg/l; mùa mưa dao động trong khoảng 4 – 59 mg/l. Hầu hết giá trị TSS đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT (B1), có khoảng 98,3% giá trị quan trắc cả 2 đợt dưới giới hạn cho phép, chỉ có duy nhất tại vị trí M08 (Cảng Ninh Điền) có giá trị TSS mùa mưa vượt quy chuẩn khoảng 1,2 lần có thể do bị ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt từ hoạt động của người dân xung quanh cảng và những tàu bè neo đậu tại cảng. 24 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” So sánh với QCVN 08:2008/BTNMT (A2) thì chỉ có khoảng 88,3% giá trị quan trắc đạt chuẩn, chủ yếu tại các vị trí ở hạ nguồn sông (khoảng 85,7% giá trị quan trắc vượt chuẩn là thuộc đoạn đầu sông Vàm Cỏ Đông từ vị trí sau rạch Rễ về phía đầu nguồn). Giá trị TSS mùa khô (19 ± 9,5mg/l) cao hơn và dao động ít hơn mùa mưa (14,9 ± 9,5mg/l). Giá trị TSS giảm dần từ thượng nguồn đến hạ nguồn đến gần vị trí giáp ranh tỉnh Long An thì tăng trở lại (giá trị TSS mùa khô vượt chuẩn (A2) tại điểm M29 – trạm tiếp nhận cát).  DO: Giá trị DO dao động trong khoảng 1,9 – 3,7 mg/l. Giá trị DO kể cả mùa khô và mùa mưa đều thấp hơn QCVN 08:2008/BTNMT (B1) từ 1,1 – 2,1 lần; và thấp hơn QCVN 08:2008/BTNMT (A2) từ 1,4 – 2,6 lần. Giá trị DO mùa mưa tương đối thấp, chủ yếu dao động trong khoảng 1,9 – 2,9 mg/l (chiếm hơn 80% giá trị quan trắc mùa mưa), do hàm lượng ô nhiễm trong nước vào mùa mưa cao hơn mùa khô, được thể hiện qua giá trị BOD 5 và COD. Đây là một vấn đề cần phải lưu ý và quan tâm.  Tổng chất rắn hòa tan (TDS): TDS là đại lượng đo tổng chất rắn hòa tan có trong nước, hay còn gọi là tổng chất khoáng. Theo các quy định hiện hành của WHO, US EPA, và cả Việt Nam, TDS không được vượt quá 500 mg/l đối với nước tinh khiết và không vượt quá 1.000 mg/l đối với nước sinh hoạt (QCVN02:2009/BYT). Giá trị TDS vào mùa nắng dao động trong khoảng 24 – 58 mg/l, còn vào mủa mưa thì dao động trong khoảng 15 – 36 mg/l. Từ đó, ta thấy giá trị TDS vào mùa nắng cao hơn so với mùa mưa nhưng vẫn không vượt quá tiêu chuẩn. 25 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ”  Tổng Nito (T–N): Giá trị T-N dao động trong khoảng 1,3 – 14,1 mg/l. Giá trị T-N mùa khô (3,6 ± 2,6mg/l) thấp hơn và dao động ít hơn mùa mưa (6,8 ± 3,6mg/l). Tất cả giá trị Tổng Nito đều thấp hơn QCVN24:2009/BTNMT (cột A) từ 1,1 – 11,5 lần.  Tổng Phospho (T–P): Giá trị T-P dao động trong khoảng 0,02 – 0,85 mg/l; mùa khô dao động trong khoảng 0,02 – 0,29 mg/l; mùa mưa dao động trong khoảng 0,15 – 0,85 mg/l. Tất cả giá trị T-P đều thấp hơn QCVN24:2009/BTNMT (cột A) từ 4,7 lần trở lên.  Độ đục: Độ đục là đại lượng đo hàm lượng chất lơ lửng trong nước, thường do sự hiện diện của chất keo, sét, tảo và vi sinh vật gây ra. Nước đục gây cảm giác khó chịu cho người dùng và có khả năng nhiễm vi sinh. QCVN02:2009/BYT – Quy định chất lượng nước sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm quy định giới hạn tối đa cho phép của độ đục là 5NTU. Còn QCVN01:2009/BYT – Quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở để chế biến thực phẩm quy định giới hạn tối đa cho phép của độ đục là 2NTU. Giá trị độ đục dao động trong khoảng (3 – 54)NTU vào mùa khô và (37 – 124)NTU vào mùa mưa. Giá trị độ đục vào mùa mưa cao hơn mùa khô do nước mưa cuốn trôi các chất lơ lửng từ đất xuống làm tăng hàm lượng độ đục lên. Giá trị độ đục vượt QCVN02:2009/BYT từ (1 – 10,8) lần vào mùa khô và (7,4 – 24,8) lần vào mùa mưa. Điều này cho thấy nước sông Vàm Cỏ Đông không đạt quy chuẩn cho mục đích cấp nước sinh hoạt đối với chỉ tiêu độ đục. 26 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ”  Độ kiềm (mgCaCO3/l): Độ kiềm của nước do 3 ion chính gây ra là: bicarbonate (HCO 3-), carbonate (CO32), hydroxyte (OH-). Trong thành phần hóa học của nước, độ kiềm có liên quan đến các chỉ tiêu khác như pH, độ cứng và tổng hàm lượng khoáng. Việc xác định độ kiềm của nước giúp cho việc định lượng hóa chất trong quá trình keo tụ, làm mềm nước cũng như xử lý chống ăn mòn. Hiện nay không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy mối liên quan giữa độ kiềm và sức khỏe của người sử dụng. Thông thường, nước dùng cho ăn uống nên có độ kiềm thấp hơn 100 mg/l. Trong cả mùa khô và mùa mưa, độ kiềm của nước sông Vàm Cỏ Đông dao động trong khoảng 6 – 20 mg/l, đạt tiêu chuẩn nước dùng cho ăn uống.  Độ độc cấp tính (EC50): Độ độc cấp tính thường được xác định bằng nồng độ của tác nhân gây độc tác động lên một nhóm sinh vật thử nghiệm trong thời gian ngộ độc ngắn và điều kiện có kiểm soát, thời gian tiếp xúc với độc chất (≤ 24 giờ) và tác động cấp tính xảy ra trong vòng một vài ngày hoặc thậm chí một vài giờ đầu tiên sau khi tiếp xúc với chất độc, thông thường thời gian gây độc cấp tính phải ít hơn hai tuần. Để đánh giá độc tính cấp và ngưỡng độc, người ta dùng các đại lượng sau: - LD50 (median lethal dose): liều lượng gây chết 50% động vật thí nghiệm, đơn vị - mg/kg động vật sống trên cạn. LC50 (median lethal concentration): nồng độ gây chết 50% động vật thí nghiệm, đơn vị mg/l dung dịch hóa chất; thường dùng để đánh giá độc tính của chất độc dạng lỏng hòa tan trong nước sông, suối, hay nồng độ hơi hoặc bụi trong môi trường không khí ô nhiễm. 27 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” Trong môi trường nước, độc tính của hóa chất đối với thủy sinh được đánh giá bởi LC50. Giá trị này càng thấp, độc tính càng cao. Nếu ở giai đoạn cuối thí nghiệm không gây chết động vật thí nghiệm mà các nồng độ (liều lượng) thí nghiệm dẫn đến các tác động khác nhau đối với 50% vật thí nghiệm thì gọi là liều lượng ảnh hưởng ED50 (median effective dose) hay nồng độ ảnh hưởng EC50 (median effective dose). EC50 hay LD50 thường được thực hiện trong vòng 24 – 96 giờ và được thử nghiệm trên một loài nhất định. Thông số dùng cho độ độc cấp tính thường được sử dụng nhất cho cá và động vật không xương lớn là LC 5096h. Tuy nhiên, do tử vong không dễ xác định cho các sinh vật không xương, một thông số khác EC 50 (median effective concentration – nồng độ ảnh hưởng trung bình) thường được sử dụng hơn là LC 50. Ảnh hưởng được sử dụng để ước tính EC 50 cho một số động vật không xương sống (như daphnia, ấu trùng ruồi nhuế) là sự bất động, được xác định là không di chuyển. Hiện nay, để đánh giá độ độc cấp tính EC 50 người ta thường so sánh với giá trị ngưỡng độc cấp tính là 50% (Tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam hiện vẫn chưa quy định giới hạn độ độc cấp tính trong nguồn nước mặt): - EC50 < 50% : nước có độc tính; EC50 >50% : nước không có độc tính; EC50 càng thấp, độc tính càng cao Để đánh giá mức độ độc tính của nước sông Vàm Cỏ Đông đối với hệ thủy sinh vật dưới sông, chúng tôi tiến hành lấy 30 mẫu nước vào đợt quan trắc mùa khô và tiến hành phân tích độ độc cấp tính EC 50 trên động vật thí nghiệm là Daphnia. Kết quả phân tích cho thấy nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông hiện nay không có độc tính đối với động vật thủy sinh (tất cả giá trị EC50 > 50%). 28 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh Chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông đã bị ô nhiễm hữu cơ, mức độ ô nhiễm có dấu hiệu tăng dần theo thời gian, cụ thể như sau: - pH nước vào mùa khô cao hơn mùa mưa. Chất lượng nước bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng DO trong nước tương đối thấp và có dấu hiệu gia tăng theo thời gian (so với giá trị trung bình mùa mưa năm 2006, giá trị mùa mưa năm 2010 có mức độ ô nhiễm cao hơn, cụ thể BOD 5 tăng 4 – 6 lần; COD tăng 2,3 – 5,5 lần; DO giảm 1,1 – 1,3 lần). Chất lượng nước chủ yếu bị ô nhiễm phía thượng nguồn, đoạn từ rạch Rễ trở về phía thượng nguồn, nhất là tại các nhánh rạch chính đổ ra sông Vàm Cỏ Đông. Chất lượng nước vào mùa mưa ô nhiễm hơn mùa khô, do bị ảnh hưởng từ nước mưa chảy tràn. Nước mưa khi rơi xuống mặt đất, chảy qua các vùng đất bị ô nhiễm (khu vực canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, khu dân cư đô thị sinh sống, hoạt động sản xuất công nghiệp…) sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm trong đất đi vào nguồn nước làm tăng mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Chất lượng nước sông hiện nay không có độc tính gây độc cho hệ thủy sinh vật của sông. Chất lượng nước sông bị ô nhiễm (mức độ ô nhiễm phía thượng nguồn cao hơn hạ nguồn) do các nguyên nhân sau: 29 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” Ảnh hưởng từ quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp của Campuchia do sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ các đầm lầy, khu vực đồng bằng trũng của Campuchia nên chất lượng nước phía thượng nguồn sẽ bị ảnh hưởng một phần. Ảnh hưởng từ nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất đang hoạt động trên lưu vực sông VCĐ. Đa số các nguồn thải công nghiệp vẫn chưa đầu tư đúng đắn công nghệ xử lý nước thải hoặc HTXL nước thải không được vận hành theo đúng quy định, làm cho nước thải không được xử lý đạt yêu cầu trước khi thải vào nguồn tiếp nhận, gây ô nhiễm nguồn nước. Đặc biệt là phía thượng nguồn sông (huyện Tân Biên, Châu Thành, Thị xã Tây Ninh) là nơi tập trung các nguồn thải công nghiệp chính trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông với các ngành nghề ô nhiễm như chế biến tinh bột sắn, chế biến cao su, mủ cao su và chế biến mía đường nên chất lượng nước phía thượng nguồn có mức độ ô nhiễm cao hơn. Ảnh hưởng từ nước thải sinh hoạt của các hộ dân sinh sống quanh khu vực. Nước thải sinh hoạt thường chứa hàm lượng hữu cơ, hàm lượng chất dinh dưỡng (có trong chất tẩy rửa…) cũng như hàm lượng chất rắn và vi sinh vật cao nên sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nếu không được xử lý mà thải trực tiếp vào nguồn nước. Hiện nay, lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh hầu như chỉ được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại rồi thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận chứ vẫn chưa có HTXL nước thải đô thị tập trung. Do đó, nước thải sinh hoạt cũng là một trong những nguyên nhân chính góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm nước sông VCĐ. Ngoài ra, một số hoạt động khác như chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, y tế cũng là một trong những tác động gây ô nhiễm nguồn nước do nước thải phát sinh từ các hoạt động này thường chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (BOD 5, COD, coliform, hàm lượng chất dinh dưỡng…). 30 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VCĐ 3.1. Mô hình tổ chức điều phối lưu vực sông Vàm cỏ Đông và cơ chế chính sách thích hợp 3.1.1. Mô hình tổ chức điều phối: Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức tiểu ban BVMT LVS VCĐ 31 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” Tổ chức Tiểu ban BVMT LVS VCĐ (Tây Ninh, Long An và TP. Hồ Chí Minh) nằm trong Uỷ ban BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai với 02 phần hoạt động rõ rệt: • Bảo vệ môi trường LVS VCĐ trên địa bàn của từng tỉnh liên quan và thống nhất quản lý, kế hoạch hành động chung • Bảo vệ môi trường lưu vực sông VCĐ với chương trình, đề án, dự án liên tỉnh. Chủ tịch Tiểu ban sông VCĐ là một lãnh đạo UBND tỉnh Long An theo chế độ không luân phiên, các thành viên của Tiểu ban chủ yếu là lãnh đạo các sở ngành liên quan trên địa bàn tỉnh Long An. Các lãnh đạo UBND, Sở TN&MT tỉnh Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh giữ vai trò phối hợp (nội dung này được nêu rõ trong quyết định thành lập Tiểu ban). Cơ chế hoạt động của Tiểu ban là định kỳ 02 năm sơ kết đánh giá và 05 năm tổng kết rút kinh nghiệm về những việc làm được, chưa làm được, những hạn chế yếu kém, để từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động cho 5 - năm tiếp theo. Văn phòng điều phối (Kiêm nhiệm): Các thành viên của Văn phòng điều phối LVS VCĐ chủ yếu thuộc ngành chuyên môn của tỉnh nồng cốt là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An, gồm những người có tâm huyết, có trách nhiệm và - chuyên môn về BVMT LVS Hội đồng tư vấn khoa học (Kiêm nhiệm): Gồm các nhà khoa học, nhà quản lý giàu kinh nghiệm, tập trung tư vấn chiến lược xây dựng và triển khai thực hiện các dự án bảo vệ môi trường lưu vực sông Vàm Cỏ Đông 3.1.2. Cơ chế, chính sách thích hợp: - Đề xuất Quy chế quản lý LVS VCĐ và xây dựng những quy định về vai trò, tổ - chức bộ máy điều phối Xây dựng các dự án ưu tiên BVMT liên tỉnh LVS VCĐ Xây dựng, thống nhất kế hoạch hành động BVMT LVS VCĐ trên địa bàn của mỗi - địa phương Tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ nguồn nước - sông VCĐ; Tăng cường chế độ kiểm tra, thanh tra, giám sát thực trạng và diễn biến nguồn xả thải vào sông VCĐ 32 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” - Xây dựng chính sách xã hội hóa BVMT, ưu tiên cho vay vốn triển khai công tác BVMT đối với các cơ sở SX trên lưu vực sông VCĐ. 3.2. Đề xuất phân vùng chất lượng nước Sông VCĐ áp dụng QCVN 08:2008/BTNMT VÀ QCVN 40:2011/BTNMT. Sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh chủ yếu được sử dụng cho mục đích nông nghiệp và giao thông thủy. Chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông đã có dấu hiệu ô nhiễm (chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ), đặc biệt là đoạn từ phía sau rạch Rễ trở về phía thượng nguồn. Chính vì vậy, việc quản lý các nguồn thải, nhất là các nguồn thải công nghiệp thải vào các lưu vực sông, là hết sức cần thiết thông qua công tác cấp phép xả thải cho doanh nghiệp (xác định nồng độ tối đa của các chất ô nhiễm có trong nước thải của nguồn thải cho phép thải vào các lưu vực sông). Hiện nay, để xác định nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp, theo QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn nước thải công nghiệp Để phục vụ cho việc phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải, chúng tôi phân loại nguồn tiếp nhận nước thải theo QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn chất lượng nước mặt và QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn nước thải công nghiệp. Theo đó, nguồn tiếp nhận nước thải có thể phân thành 2 loại là A và B với ý nghĩa như sau: • Nguồn tiếp nhận nước thải loại A: chỉ tiếp nhận nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải bằng hoặc nhỏ hơn giá trị quy định trong quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT – cột A, quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. • Nguồn tiếp nhận nước thải loại B: chỉ tiếp nhận nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải lớn hơn giá trị quy định trong cột A nhưng nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột B theo QCVN40:2011/BTNMT, cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong 33 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Ngoài ra, việc phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải còn phải dựa trên nguyên tắc các nguồn thải phía trên thượng nguồn phải áp dụng các tiêu chuẩn xả thải nghiêm ngặt và khắt khe hơn các nguồn thải phía hạ nguồn để đảm bảo chất lượng nước khi đi từ thượng nguồn xuống hạ nguồn vẫn còn khả năng chịu tải. 3.4. Đề xuất giải pháp và xây dựng kế hoạch bảo vệ chất lượng nước Sông VCĐ 3.4.1. Các giải pháp tổng hợp Có thể đề xuất các giải pháp tổng hợp căn bản và dài hạn, áp dụng cho nhiệm vụ quản lý và bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ như sau: 1- Tập trung ưu tiên đầu tư: cho công tác xử lý cấp bách tình trạng ô nhiễm và suy thoái chất lượng nước sông VCĐ hiện nay, bao gồm các lĩnh vực hoạt động chính như sau: - Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn, cho các khu, cụm công nghiệp, các doanh - nghiệp nằm ngoài KCN, CCN, có xả thải nước thải vào LVS VCĐ Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt quy chuẩn, cho các đô thị lớn, vừa và nhỏ, các khu, cụm, điểm dân cư tập trung trên địa bàn nông thôn, có xả thải nước thải - vào LVS VCĐ Đẩy mạnh áp dụng chương trình IPM tổng hợp cho hoạt động nông nghiệp và đầu tư xử lý nước thải chăn nuôi đạt quy chuẩn, mà các hoạt động này có nước chảy - tràn đồng ruộng và nước thải chăn nuôi xả thải vào LVS VCĐ. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống thu gom xử lý rác thải, nước thải của các cơ sở dịch vụ thương mại và du lịch có xả thải nước thải vào LVS VCĐ, đạt quy chuẩn môi trường quy định. 34 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” - Đẩy mạnh công tác thu gom xử lý rác thải, nước thải phát sinh từ các hoạt động giao thông vận tải thuỷ theo đúng quy định của Ngành hàng hải và đạt được quy - chuẩn môi trường quy định. Tăng cường áp dụng các biện pháp chế tài, các công cụ pháp lý và kinh tế hỗ trợ nhằm xử phạt, xử lý nghiêm minh các vi phạm, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về cấm khai thác cát lòng sông và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên sông - VCĐ Tăng cường áp dụng các biện pháp nạo vét các kênh, rạch đã bị ô nhiễm và suy thoái nặng, xử lý và cải thiện chất lượng nước, đẩy mạnh việc xây kè, chắn bờ - sông, kiên cố hóa kênh mương. Đẩy mạnh ứng dụng các biện pháp KH-CN tiên tiến nhằm bảo đảm phòng chống lũ, lũ quét, phòng chống và ứng cứu nhanh rủi ro, sự cố trên sông, hồ thuỷ lợi, nhất là sự cố tràn dầu và hoá chất, đồng thời xây dựng hoàn thiện hệ thống cảnh báo chất lượng nước sông VCĐ 2- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường nước sông VCĐ trên các tỉnh thành lưu vực, trong đó ưu tiên cho các khu vực đô thị, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, cộng đồng, dân cư có xả thải các nguồn gây ô nhiễm vào nước sông VCĐ. 3- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nước sông VCĐ cho các tỉnh, thành trên lưu vực, đặc biệt là việc nâng cao hoàn thiện mạng lưới quan trắc nước sông VCĐ, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quản lý và chia sẻ dữ liệu quan trắc giữa các tỉnh, thành trong lưu vực, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý và chia sẽ thông tin về các nguồn thải trong lưu vực, đầu tư xây dựng các trạm quan trắc tự động nguồn nước LVS VCĐ, lắp đặt các trạm quan trắc tự động tại đầu ta của các trạm XLNT K/CCN và các doanh nghiệp có lưu lượng xả thải lớn (>1000m3/ngày.đêm), quan trắc và giám sát môi trường nước mặt, nước thải, đánh giá khả năng tiếp nhận của các sông, suối chính thuộc LVS VCĐ, cũng như cơ chế hợp tác về bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ giữa các tỉnh, thành và các bên có liên quan, liên đới, giữa trung ương, vùng KTTĐPN, Uỷ ban 35 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” BVMT lưu vực hệ thống sông với các địa phương trên LVS VCĐ, và hợp tác quốc tế về quản lý và bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ. 4- Đẩy mạnh công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường LVS VCĐ, nhất là quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ chất lượng nguồn nước sông trên lưu vực, đẩy mạnh thực hiện công tác ĐMC, ĐTM trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án phát triển KT-XH, gây tác động quan trọng, trực tiếp và lâu dài đến chất lượng nguồn nước sông VCĐ, cũng như các chương trình, dự án trọng điểm đầu tư cho công tác quản lý và bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ, đồng thời đẩy mạnh công tác tư vấn kỹ thuật – công nghệ, nghiên cứu đề xuất các biện pháp tổ chực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đã xác định vào trong thực tiễn. 5- Tăng cường huy động, phát huy các nguồn lực, áp dụng các các công cụ pháp lý và kinh tế trong nhiệm vụ quản lý và bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ, tạo được sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường LVS VCĐ. 6- Giải quyết hài hòa các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, BVMT và công bằng xã hội giữa các tỉnh, thành, các ngành kinh tế, giữa các cộng đồng, dân cư trên lưu vực khai thác, sử dụng và có trách nhiệm phải bảo vệ nguồn nước sông VCĐ. 7- Đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược quốc gia về xây dựng và phát triển ngành công nghiệp môi trường trên toàn LVS VCĐ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN mới, hiệu quả cao vào việc thực hiện Đề án bảo vệ môi trường LVS VCĐ, đặc biệt là cho lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý triệt để các loại nước thải và chất thải rắn. 8- Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình, dự án triển khai trong lĩnh vực xã hội hóa công tác quản lý và bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ, áp dụng nhiều biện pháp chế tài thi hành pháp luật và các công cụ pháp lý – kinh tế hiệu quả, để xử lý nghiêm các vi phạm, tăng cường các chương trình thông tin đại chúng để tạo ra bầu không khí xã hội 36 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” lên án các hành vi vi phạm, khuyến khích các tấm gương điển hình trong hoạt động quản lý và bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ. 9- Đẩy mạnh hợp tác về bảo vệ môi trường nước sông VCĐ giữa các tỉnh, thành trên lưu vực, triển khai đồng bộ các chương trình hợp tác nhằm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng môi trường tại các KCN, KCX, CCN, các doanh nghiệp, các đô thị,... trong hội nhập kinh tế thế giới, nhất là liên quan tới chất lượng nước thải. 3.4.2. Các biện pháp tổng hợp Có thể đề xuất bổ sung một số biện pháp tổng hợp căn bản, dài hạn và cần thiết để bảo vệ môi trường nước sông VCĐ như sau: 1- Thực hiện đồng bộ và thống nhất việc phân vùng xả thải nước thải công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ và du lịch cho các vùng phân bố nguồn nước sông VCĐ giữa các tỉnh thành trên lưu vực, bảo đảm việc xả thải nước thải đáp ứng tốt được mục đích sử dụng nguồn nước, cũng như chất lượng nguồn nước sông tự nhiên có thể tiếp nhận; thống nhất mạng lưới quan trắc chất lượng nước LVS VCĐ giữa các tỉnh, thành trong lưu vực phục vụ công tác giám sát, đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất lượng nước LVS. 2- Kết hợp tốt giữa các biện pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, xử phạt vi phạm, cưỡng chế thi hành pháp luật, với việc đối thoại và khuyến khích động viên các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề và chủ đầu tư cơ sở hạ tầng các KCN, CCN thực hiện tốt quy định về xây dựng và đưa vào hoạt động kịp thời hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường quy định. 3- Trước mắt cần ưu tiên cho việc thực hiện kế hoạch xây dựng hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải đạt quy chuẩn cho các KCN, CCN, các bệnh viện, khu du lịch và các khu vực đô thị, dân cư tập trung trên địa bàn các tỉnh thành lưu vực. 4- Xây dựng và áp dụng ngay chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ, các làng nghề và chủ đầu tư cơ sở hạ tầng 37 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” các KCN, CCN trên lưu vực, mạnh dạn lựa chọn ứng dụng các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, hiện đại, để đáp ứng tốt và đầy đủ các quy chuẩn môi trường. 5- Kết hợp tốt giữa các biện pháp điều tra, đánh giá các nguồn nước thải với các biện pháp quản lý, đăng ký hồ sơ xả thải nước thải vào nguồn nước, cũng như các biện pháp giám sát, thanh tra, kiểm tra các công trình xử lý nước thải nhằm bảo đảm chủ động quản lý đầy đủ, chính xác và kịp thời các nguồn nước thải phát sinh. 6- Có chính sách huy động vốn hiệu quả, phù hợp nhằm bảo đảm đủ nguồn vốn cho việc đầu tư các công trình xử lý nước thải tập trung, trong đó ở khu vực nông thôn có thể phát huy mô hình nhà nước, người dân/tổ chức và doanh nghiệp cùng làm. 7- Chú trọng áp dụng cơ chế hợp tác liên xã, liên huyện và liên tỉnh ở khu vực giáp ranh để giảm thiểu tình trạng phổ biến ô nhiễm nước sông VCĐ trên diện rộng, nhất là do nước thải nông nghiệp, đô thị, công nghiệp và nông thôn, cũng như do hiện tượng rủi ro và sự cố có thể xảy ra trên sông, hồ thuỷ lợi. 38 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Ngoài vai trò đóng góp vào hệ thống giao thông thủy để vận chuyển hàng hóa, sông VCĐ còn cung cấp nguồn nước cho cộng đồng sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, với chế độ bán nhật triều của sông đã giúp cho việc tiêu thoát nước, xả phèn rất thuận lợi, giúp cho năng suất cây trồng không ngừng được nâng lên. Cho đến nay, trên bình diện toàn vùng lưu vực sông VCĐ chưa có một tổ chức nào chuyên trách quản lý các vấn đề liên quan đến tài nguyên và môi trường (TN&MT) ở cấp độ lưu vực hay là ở cấp độ tiểu lưu vực sông. Phần lớn, công tác quản lý TN&MT trên lưu vực được tiến hành trong địa giới hành chính của từng địa phương và trong phạm vi trách nhiệm của từng ngành, dưới sự chỉ đạo và điều phối chung của các Bộ/ngành ở Trung ương, chưa có sự phối hợp nào thực sự có hiệu quả giữa các địa phương cũng như giữa một số ngành có liên quan với nhau. Trong khi đó, TN&MT nước, phần lớn không có biên giới rõ ràng. Nguồn nước hoàn toàn có thể tự do di chuyển theo các dòng chảy tự nhiên từ địa phương này sang địa phương khác, ô nhiễm môi trường ở địa phương này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến địa phương khác... Do vậy, với cơ chế quản lý như hiện nay, khó có thể đạt được các mục tiêu mong muốn về phát triển bền vững. KIẾN NGHỊ Vấn đề ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông VCĐ hiện nay chủ yếu do bị ảnh hưởng từ các hoạt động đang diễn ra trên lưu vực sông (sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…), do ý thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường còn kém và do năng lực của cán bộ quản lý môi trường tại địa phương còn hạn chế. Do đó, để bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, kiến nghị một số giải pháp sau: 39 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” - Cần có những quy định, biện pháp quản lý khắt khe, chặt chẽ hơn trong công tác quản lý các nguồn thải hoạt động trên lưu vực sông VCĐ: • Đối với hoạt động công nghiệp:  Kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh nhanh chóng ban hành quy định về việc phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải trên lưu vực sông VCĐ. Vì đây sẽ là cơ sở pháp lý để các nhà quản lý sử dụng trong công tác cấp phép xả thải, quản lý các nguồn thải trên lưu vực sông cũng như hướng dẫn các cơ sở sản xuất có hoạt động xả nước thải, các đơn vị tư vấn lập hồ sơ đề nghị cấp phép xả nước thải vào nguồn nước và tuân thủ công tác BVMT theo quy định pháp luật.  Trong quy định về Phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải trên lưu vực sông VCĐ, cần phải xác định hệ số lưu lượng nguồn tiếp nhận Kq. Theo QCVN24:2009/BTNMT thì Kq là giá trị lưu lượng trung bình của sông, kênh, mương, rạch trong 3 tháng mùa khô kiệt nhất trong 3 năm liên tiếp. Chính vì vậy, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tiến hành đo đạc lưu lượng sông Vàm Cỏ theo đúng quy định.  Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường. Thường xuyên kiểm tra và có biện pháp xử phạt, hoặc đóng cửa các cơ sở không có HTXL NT hoặc có HTXL nhưng không tuân thủ quy trình vận hành dẫn đến chất lượng nước thải sau xử lý không đạt tiêu chuẩn quy định.  Khuyến khích đầu tư các loại hình hoạt động không gây ô nhiễm môi trường (may mặc, điện tử…).  Nghiên cứu xây dựng cơ chế quy định không cấp phép đầu tư cho các dự án thuộc các ngành nghề gây ô nhiễm như dệt nhuộm, cao su, sản xuất giấy, mía đường, hóa chất… trên thượng nguồn lưu vực sông VCĐ. 40 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” • Đối với hoạt động dân cư:  Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật: xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh.  Đối với các dự án khu dân cư, khu đô thị xây dựng mới, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh và các huyện/thị xã bắt buộc chủ đầu tư của các dự án phải xây dựng HTXL NTSH tập trung của khu để xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi thải vào nguồn tiếp nhận là hệ thống thoát nước của địa phương hoặc nguồn tiếp nhận là sông, rạch tự nhiên; đồng thời thường xuyên kiểm tra quá trình vận hành cũng như hiệu quả xử lý của các hệ thống này.  Nghiêm cấm việc xây dựng nhà ở, các công trình dân sinh ngay trên sông và trong phạm vi hành lang bảo vệ lưu vực sông.  Tăng tỉ lệ hộ dân có sử dụng bể tự hoại trên lưu vực sông VCĐ nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt trước khi đi vào nguồn nước (phấn đấu đến năm 2020 tỉ lệ hộ dân có sử dụng bể tự hoại đạt 100%). • Đối với hoạt động nông nghiệp: Tuyên truyền, hướng dẫn cho vay vốn và hỗ trợ kỹ thuật giúp người dân áp dụng các công nghệ tiên tiến:  Áp dụng công nghệ trồng trọt tiên tiến nhằm giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu, từ đó giảm hàm lượng các chất nguy hại thải ra môi trường.  Áp dụng công nghệ chăn nuôi sạch, xây dựng hầm Biogas để giảm ô nhiễm từ nước thải chăn nuôi. • Đối với các hoạt động khác (y tế, nuôi trồng thủy sản): Nước thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản, nước thải y tế cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt nghiêm trọng. Do nước thải y tế và nước thải từ nuôi trồng thủy sản thường chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ, hóa chất, vi trùng, hàm lượng chất dinh dưỡng…). Chính vì vậy, tỉnh cũng cần phải có biện pháp quản lý nghiêm ngặt các loại nguồn thải này: 41 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ”  Đối với các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh và các huyện/thị xã cần phải tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động BVMT của các đơn vị này về tình trạng hoạt động của hệ thống xử lý nước thải cũng như tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn y tế.  Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản: Ủy ban nhân dân tỉnh cần sớm có Quy hoạch phân vùng bảo vệ nguồn nước nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ, hướng dẫn người dân quy trình nuôi đảm bảo tiêu chuẩn, cách thức sử dụng nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản cả về liều lượng và loại sử dụng nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm. - Tăng cường công tác quan trắc chất lượng môi trường: o Xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng nước lưu vực sông VCĐ. o Đầu tư trang thiết bị, máy móc để đáp ứng công tác đo đạc, phân tích các chỉ tiêu môi trường, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và số liệu đáng tin cậy cho việc đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường. o Chuẩn hóa các quy trình khảo sát, lấy mẫu, phân tích phòng thí nghiệm theo Tiêu chuẩn, Quy chuẩn quốc gia và quốc tế (Villas) thông qua các hoạt động đào tạo, phối hợp giữa các phòng thí nghiệm và tham gia mạng lưới quan trắc môi trường. o Xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường và quản lý bằng GIS. o Áp dụng mô hình hóa môi trường về chất lượng nước nhằm tăng cường nguồn thông tin thứ cấp, giảm những nỗ lực không cần thiết trong công tác quan trắc. o Áp dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu Tài nguyên – Môi trường nhằm thu thập, hệ thống, phân tích, đánh giá các thông tin về môi trường phục vụ công tác điều hành các hoạt động quản lý môi trường trên lưu vực sông. - Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường địa phương: o Tranh thủ các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và ngân sách Nhà nước để cử cán bộ đi tham quan, học tập nâng cao trình độ, tham gia hội nghị, hội thảo, chuyên đề. 42 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” o Lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong tất cả các quy hoạch phát triển của các ngành, địa phương. o Xây dựng trình độ chuyên sâu về quản lý môi trường cho các cán bộ quản lý thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn. o Thường xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn để kịp thời bổ sung các thành tựu mới và hướng dẫn các quy định mới của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường, các kiến thức về môi trường… cho cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm. - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường lưu vực sông VCĐ: Công tác này mang tính xã hội hóa cao và cần nguồn lực lớn, cần phải lôi kéo được đông đảo lực lượng tham gia (bao gồm người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức xã hội, chính quyền địa phương…). Đồng thời, công tác này cũng cần được thực hiện thường xuyên, tránh thực hiện theo phong trào, mà cần phải có đúc kết, đánh giá, nhận xét và rút kinh nghiệm: o Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về trách nhiệm và nghĩa vụ của việc bảo vệ môi trường, vận động nhân dân tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn minh đô thị (xây dựng bể tự hoại để xử lý sơ bộ NTSH trước khi thải vào nguồn tiếp nhận, không vứt rác và các chất thải vào sông, kênh, rạch…). o Tổ chức các hội thảo khoa học phổ biến các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm cải tạo môi trường và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho các địa phương. o Tổ chức các diễn đàn thân thiện môi trường: nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào công tác quản lý môi trường, khuyến khích mỗi doanh nghiệp có một cán bộ quản lý môi trường HSE (Health, Safety and Environment – Sức khỏe, An toàn và Môi trường), áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn và Tiêu chuẩn môi trường ISO 14000, các cuộc thi tìm hiểu về môi trường trong học sinh, sinh viên (Sony xanh, Thế giới xanh…) o Giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư, các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà doanh 43 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” nghiệp đồng thời với việc tăng cường các biện pháp quản lý hành chính, cưỡng chế, thực hiện nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. o Tăng cường nhận thức: đưa ra các khuyến cáo liên quan thương hiệu sản phẩm, việc này sẽ gây ra một áp lực của người tiêu dùng lên sản phẩm. Người tiêu dùng chỉ nên lực chọn những sản phẩm mà trong quá trình sản xuất không gây ô nhiễm môi trường. Cộng đồng xã hội cần đề cao những hành động cương quyết của người tiêu dùng là khoong lựa chọn các sản phẩm mà trong quá trình sản xuất để lại những hậu quả về môi trường (ví dụ như công nghệ sản xuất, lượng tài nguyên thiên nhiên sử dụng trên một đơn vị sản phẩm và việc xử lý sản phẩm đã qua sử dụng). o Tăng cường thông tin chất lượng môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao trách nhiệm BVMT. Cần bổ sung số liệu thực trạng ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông VCĐ như các số liệu về giá trị trung bình, nhỏ nhất, lớn nhất trong niên giám thống kê của tỉnh để thuận tiện cho việc theo dõi, đánh giá và nhắc nhở nhân dân có trách nhiệm về BVMT các cấp. - Tăng cường hoạt động bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn: Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát thuộc huyện Tân Biên – tỉnh Tây Ninh, nơi có con sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia chảy qua nên rừng ở đây có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông. Rừng phòng hộ là rừng được xây dựng và phát triển cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn đất, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường. Vì vậy, rừng phòng hộ đầu nguồn có nhiệm vụ giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện. Do đó, kiến nghị Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa mát có những biện pháp tăng cường công tác giám sát, BVMT nơi đây, một trong những khu dự trữ sinh thái của Việt Nam, cụ thể: o Nâng cao độ che phủ và chất lượng rừng của cả vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng bên ngoài được quản lý bởi người dân địa phương. 44 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” o Nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương về bảo vệ rừng và phát triển bền vững. Hỗ trợ giúp đỡ cho người dân biết cách khai thác những sản phẩm mang lại từ rừng mà vẫn đảm bảo việc chăm sóc và phát triển rừng bền vững. o Nâng cao năng lực của cán bộ Vườn Quốc gia bằng các chương trình học ngoại ngữ, vi tính, bổ sung kiến thức đa dạng sinh học và phương thức bảo tồn, quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng… o Cải thiện điều kiện làm việc của các trạm kiểm lâm, tạo công việc làm cho những kiểm lâm và bảo vệ rừng bằng việc tham gia vào chương trình du lịch sinh thái. o Hỗ trợ cho chính quyền địa phương tham gia vào hệ thống quản lý và bảo vệ rừng bằng các nhóm bảo vệ rừng và dân quân tự vệ. o Thiết lập một cơ chế phối hợp thường xuyên để bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên thiên nhiên giữa Vườn quốc gia và các Đồn biên phòng trong khu vực. o Bảo vệ rừng, chống cháy rừng vào mùa khô. 45 “Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS. Lâm Minh Triết – Báo cáo tổng hợp “Nghiên cứu các giải pháp đảm bảo môi trường tại các khu đô thị và khu công nghiệp trọng điểm ở TP.HCM và các vùng lân cận” – Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM. 2. PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng – Nghiên cứu xác định tổng tải lượng tối đa ngày phục vụ xây dựng hạn mức xả thải trên sông Sài Gòn (đoạn từ Thủ Dầu Một đến Nhà Bè) – Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 06/2009. 3. Điều tra hiện trạng môi trường các lưu vực sông và đề xuất biên pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tỉnh Tây Ninh” – Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh. 4. Nguyễn Phước Dân, Huỳnh Khánh An, Trần Xuân Sơn Hải – Đề xuất Qui trình xây dựng tiêu chuẩn nước thải công nghiệp dựa trên cơ sở độc tính toàn phần – Tạp chí Phát triển KH&CN, tập 12, số 06-2009. 5. Báo cáo về việc cung cấp thông tin xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006-2010 - Ủy ban nhân dân Thị xã Tây Ninh, 2010. 6. Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2010– Cục Thống kê Tây Ninh, năm 2010. 7. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và định hướng kế hoạch năm 2011 - Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, năm 2010. 46 [...]... lượng nước mặt (sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và một số nhánh rạch trên địa bàn tỉnh) , nên Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ Môi trường Tây Ninh xác định vị trí và tiến hành lấy mẫu nước mặt bổ sung (30 điểm) trên sông Vàm Cỏ Đông để đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông 16 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ ... không có độc tính đối với động vật thủy sinh (tất cả giá trị EC50 > 50%) 28 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh Chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông đã bị ô nhiễm hữu cơ, mức độ ô nhiễm có dấu hiệu tăng dần theo thời gian, cụ thể như sau: - pH nước vào mùa khô cao hơn mùa mưa Chất lượng nước bị ô nhiễm. .. môi trường đất, 14 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ nước và các hệ sinh thái trong phát triển nuôi trồng thủy sản bị biến đổi, gây suy thoái và ô nhiễm môi trường • Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn là một trong những nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ Nước mưa chảy tràn qua đồng ruộng có thể cuốn theo chất rắn (rác), hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón Nước. .. thủy sinh vật của sông Chất lượng nước sông bị ô nhiễm (mức độ ô nhiễm phía thượng nguồn cao hơn hạ nguồn) do các nguyên nhân sau: 29 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ Ảnh hưởng từ quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp của Campuchia do sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ các đầm lầy, khu vực đồng bằng trũng của Campuchia nên chất lượng nước phía thượng... KẾ HOẠCH BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VCĐ 3.1 Mô hình tổ chức điều phối lưu vực sông Vàm cỏ Đông và cơ chế chính sách thích hợp 3.1.1 Mô hình tổ chức điều phối: Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức tiểu ban BVMT LVS VCĐ 31 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ Tổ chức Tiểu ban BVMT LVS VCĐ (Tây Ninh, Long An và TP Hồ Chí Minh) nằm trong Uỷ ban BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng... Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ - Xây dựng chính sách xã hội hóa BVMT, ưu tiên cho vay vốn triển khai công tác BVMT đối với các cơ sở SX trên lưu vực sông VCĐ 3.2 Đề xuất phân vùng chất lượng nước Sông VCĐ áp dụng QCVN 08:2008/BTNMT VÀ QCVN 40:2011/BTNMT Sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh chủ yếu được sử dụng cho mục đích nông nghiệp và giao thông... KTTĐPN, Uỷ ban 35 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ BVMT lưu vực hệ thống sông với các địa phương trên LVS VCĐ, và hợp tác quốc tế về quản lý và bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ 4- Đẩy mạnh công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường LVS VCĐ, nhất là quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ chất lượng nguồn nước sông trên lưu vực,... đúng quy định) Chính vì vậy, nếu không có biện pháp quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc xả thải của các doanh nghiệp thì chất lượng nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông sẽ ngày càng bị suy giảm 11 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ Hình 2.6 Phân bố các nguồn thải công nghiệp chính theo địa bàn 2.2.3 Các nguồn thải khác • Nông nghiệp: Nông nghiệp vẫn được xem là một ngành... mẫu: Tiến hành lấy mẫu nước mặt lưu vực sông VCĐ thành 2 đợt vào mùa mưa: o Đợt 1: từ ngày 25/7/2006 đến ngày 28/7/2006 o Đợt 2: từ ngày 01/11/2006 đến ngày 05/11/2006 c Đánh giá chất lượng nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông năm 2006: Bảng 2.1 Thống kê kết quả phân tích chất lượng nước sông VCĐ năm 2006 17 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ Thông số Đơn vị Số mẫu GTNN... của người dân nuôi cá sống trên lưu vực sông, … Thêm vào đó, các sự cố 13 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất giải pháp bảo vệ do tôm, cá nuôi chết hàng loạt không được xử lý kịp thời cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt Bảng 2.6 Sản lượng cá nuôi phân theo địa bàn Đơn vị: Tấn STT Huyện/ thị xã 2005 2007 2008 2009 2010 1 Thị xã Tây Ninh 111 169 192 242 233 2 Tân Biên 98 ... 50%) 28 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông đề xuất giải pháp bảo vệ Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh Chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông bị ô nhiễm hữu... vực sông Vàm Cỏ Đông 2.594,5 km² (tính địa phận tỉnh Tây Ninh) Hình 2.1 Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông đề xuất giải pháp bảo. .. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sông Vàm Cỏ Đông đề xuất giải pháp bảo vệ CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1 Sự cần thiết Sông Vàm Cỏ Đông chi lưu sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng

Ngày đăng: 11/10/2015, 16:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

    • 1.1. Sự cần thiết

    • 1.2. Mục tiêu đề tài

      • 1.2.1. Mục tiêu chung

      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể

      • CHƯƠNG II: CÁC NGUỒN THẢI RA SÔNG VCĐ VÀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG VCĐ

        • 2.1. Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh

          • 2.1.1. Vị trí địa lý

          • 2.1.2. Tình hình phân bố dân cư và diễn biến gia tăng dân số

          • 2.2. Thống kê các nguồn thải chính vào lưu vực sông Vàm Cỏ Đông

            • 2.2.1. Nguồn thải sinh hoạt

            • 2.2.2. Nguồn thải công nghiệp

            • 2.2.3. Các nguồn thải khác

            • Nông nghiệp:

            • Chăn nuôi:

            • Thủy sản:

            • Nước mưa chảy tràn

              • 2.3. Hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông

                • 2.3.1. Hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông năm 2006

                • a. Vị trí lấy mẫu:

                • b. Thời gian lấy mẫu:

                • c. Đánh giá chất lượng nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông năm 2006:

                  • 2.3.2. Hiện trạng chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông năm 2010

                  • Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh

                  • CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VCĐ

                    • 3.1. Mô hình tổ chức điều phối lưu vực sông Vàm cỏ Đông và cơ chế chính sách thích hợp

                      • 3.1.1. Mô hình tổ chức điều phối:

                      • 3.1.2. Cơ chế, chính sách thích hợp:

                      • 3.2. Đề xuất phân vùng chất lượng nước Sông VCĐ áp dụng QCVN 08:2008/BTNMT VÀ QCVN 40:2011/BTNMT.

                      • 3.4. Đề xuất giải pháp và xây dựng kế hoạch bảo vệ chất lượng nước Sông VCĐ

                        • 3.4.1. Các giải pháp tổng hợp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan