phân tích kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh cần thơ

49 357 1
phân tích kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN MINH TRIẾT PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 11 Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN MINH TRIẾT MSSV: 4104483 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NGUYỄN HỒ ANH KHOA Tháng 11 Năm 2013 LỜI CẢM TẠ Trước tiên em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế cùng các thầy cô trong khoa Kinh tế đã giảng dạy em suốt 3 năm đại học, cũng như các thầy cô đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chương trình học của mình tại trường Đại học Cần Thơ. Em xin chân thành cảm ơn thầy: Nguyễn Hồ Anh Khoa, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo cuối khoá. Về phía ngân hàng, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc ngân hàng đã nhận em vào thực tập tại ngân hàng, cho em cơ hội để tiếp xúc với thực tế. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chị Đỗ Thị Tố Quyên, anh Võ Minh Phú và anh Phạm Phúc Hồng Nhựt, đã giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian em thực tập tại ngân hàng, giúp em giải đáp tất cả các thắc mắc của mình, cung cấp số liệu cho em thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, em còn gửi lời cảm ơn của mình đến các anh chị bộ phận quản lý tín dụng và phòng hỗ trợ tín dụng đã nhiệt tình hướng dẫn em thực tế hoạt động tại ngân hàng, cảm ơn các anh chị phòng hành chính, phòng giao dịch cũng như các anh chị trong ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Cần Thơ đã mang đến cho em bầu không khí thoải mái và thân thiện. Qua đây, em xin chúc ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Cần Thơ nói riêng, ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội nói chung luôn luôn thịnh vượng ngày một vươn cao hơn, xa hơn. Với kiến thức và tầm nhìn còn hạn chế, và đây cũng là lần đầu em có cơ hội tiếp cận với thực tế nên bài luận văn của em không tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, ban giám đốc, các anh chị các phòng ban. Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô, các anh chị trong ngân hàng hạnh phúc và nhiều sức khoẻ! Cần Thơ, ngày tháng 11 năm 2013 Nguyễn Minh Triết i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày tháng 11 năm 2013 Nguyễn Minh Triết ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC THẬP .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Ngày tháng năm Thủ trưởng đơn vị iii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .............................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài.......................................................................................1 1.2 Muc tiêu nghiên cứu ..................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung.......................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................2 1.3.1 Không gian .............................................................................................2 1.3.2 Thời gian ................................................................................................2 1.3.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu .............................................................2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........3 2.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................3 2.1.1 Khái niệm về tín dụng và cho vay...........................................................3 2.1.3 Điều kiện cấp tín dụng............................................................................3 2.1.4 Phân loại tín dụng...................................................................................4 2.1.5 Quy trình tín dụng ..................................................................................4 2.1.6 Các chỉ tiêu phân tích .............................................................................5 2.2 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................6 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu..................................................................6 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................6 CHƯƠNG 3 CÁC SẢN PHẨM NỔI BẬT VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH CẦN THƠ ............7 3.1 Lịch sử hình thành và một số sản phẩm nổi bật..........................................7 3.3 Kết quả kinh doanh của chi nhánh Cần Thơ...............................................9 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH CẦN THƠ ....................12 4.1 Khái quát tình hình nguồn vốn của ngân hàng TMCP Quân Đôị - chi nhánh Cần Thơ..............................................................................................12 iv 4.2 Khái quát hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ thông qua các chỉ số tài chính .........................................................16 4.3 Phân tích kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Cần Thơ..............................................................................................18 4.3.1 Phân tích kết quả hoạt động cho vay theo thời hạn................................18 4.3.2 Phân tích kết quả hoạt động cho vay theo ngành kinh tế .......................22 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH CẦN THƠ ...........30 5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ...........................................................................30 5.2 Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Cần Thơ ...............................................................................31 5.2.1 Đối với huy động vốn ...........................................................................31 5.2.2 Đối với cho vay, quản lý và thu nợ .......................................................31 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................33 6.1 Kết luận...................................................................................................33 6.2 Kiến nghị.................................................................................................33 6.1.1 Đối với chính quyền địa phương...........................................................33 6.1.2 Đối với ngân hàng nhà nước .................................................................33 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................34 PHỤ LỤC .....................................................................................................36 v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Lãi suất và phí một số dịch vụ của ngân hàng TMCP Quân Đội .......8 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Cần Thơ..............................................................................................11 Bảng 4.1 Doanh số vốn huy động của ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Cần Thơ ........................................................................................................14 Bảng 4.2 Các chỉ số phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Cần Thơ ...............................................................................16 Bảng 4.3 Nợ xấu của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ .......19 Bảng 4.4 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ theo thời hạn của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ .................................................21 Bảng 4.5 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ theo ngành của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ .................................................25 Bảng 4.6 Nợ xấu của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ .......27 Bảng 4.7 Tăng trưởng nợ xấu của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ ........................................................................................................28 Bảng 1 Một số chỉ tiêu phân tích nghiệp vụ cho vay của ngân hàng TMCP Quân Đội năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 .................................................36 Bảng 2 Một số chỉ tiêu phân tích nghiệp vụ cho vay của Sacombank Cần Thơ ......................................................................................................................36 Bảng 3 Lãi suất và phí một số sản phẩm dịch vụ của ngân hàng TMCP Sacombank....................................................................................................37 Bảng 4 Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấu của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ .....................................................................38 Bảng 5 Cơ cấu theo thời hạn của doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ .................................................39 Bảng 6 Cơ cấu theo ngành của doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ .................................................39 vi DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Cơ cấu thu nhập MB Cần Thơ ..........................................................9 Hình 3.2 Cơ cấu chi phí MB Cần Thơ ...........................................................10 Hình 3.3 Tỷ trọng thu nhập, chi phí của MB Cần Thơ so với hệ thống ..........10 Hình 4.1 Vốn điều chuyển của ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Cần Thơ ...............................................................................................................13 Hình 4.2 Tỷ trọng vốn huy động của MB Cần Thơ so với hệ thống ..............15 Hình 4.3 Tỷ trọng dư nợ của chi nhánh Cần Thơ so với hệ thống ngân hàng TMCP Quân Đội ...........................................................................................28 Hình 4.4 Tỷ trọng nợ xấu của chi nhánh Cần Thơ so với hệ thống ngân hàng TMCP Quân Đội ...........................................................................................29 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATM : Automated teller machine BĐS : Bất động sản DPRR : Dự phòng rủi ro GDP : Gross Domestic Product IT : Information Technology L/C : Letter of Credit MB : Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội MB Cần Thơ : Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ NHNN : Ngân hàng Nhà Nước NHTM : Ngân hàng thương mại NH TMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần TCTD : Tổ chức tín dụng TSCĐ : Tài sản cố định VLĐ : Vốn lưu động UBND : Ủy ban nhân dân ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong vài năm trở lại đây sức khỏe của các tổ chức tín dụng (TCTD) ở nước ta đã bắt đầu suy giảm do phải hứng chịu nhiều sự tác động tiêu cực đến từ kinh tế trong và ngoài nước, đã làm cho tăng trưởng tín dụng không còn nóng như thời gian trước đây. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà Nước (NHNN, 2011) tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại ở tất cả các nhóm TCTD. Trong đó nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 14,75% (năm 2010 là 27,85%), nhóm ngân hàng thương mại cổ phần (NH TMCP) là 14,17% (năm 2010 là 44,12%). Ngoài ra, tính đến 31/3/2012, nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam là 202.000 tỷ đồng, tương đương 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng. Qua đó ta thấy được sự giảm sút của chất lượng tín dụng. Tuy nhiên đối với ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB) lại có những bước phát triển đáng ghi nhận. Tính đến 31/12/2011 kết quả huy động vốn và tín dụng của MB tăng 25% và 21% so với năm 2010, tỷ lệ nợ xấu là 1,59% rất thấp so với toàn ngành (Báo cáo thường niên – Ngân hàng TMCP Quân Đội năm 2011, trang 29). Điều đó cho thấy việc điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội đã đi đúng hướng và thật sự có hiệu quả. Mặc dù cũng chịu sự tác động chung của nền kinh tế, nhưng trong những tháng đầu năm nay Cần Thơ đã có những bước phát triển mới. Với lợi thế nằm giữa trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cho nên được đầu tư phát triển về mọi mặt, tạo nên một môi trường kinh doanh đầy tiềm năng phát triển. Theo báo cáo số 179 /BC-UBND của ủy ban nhân dân TP Cần Thơ ngày 4 tháng 10 năm 2013, Ước tính 9 tháng đầu năm, GDP (giá so sánh 1994) trên địa bàn đạt 16.756,2 tỷ đồng, tăng 10,32% so cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm đã cấp mới đăng ký kinh doanh cho 821 doanh nghiệp các loại hình với tổng vốn đăng ký 2.123,7 tỷ đồng. Do đó nhu cầu về vốn tín dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh, thương mại – dịch vụ và tiêu dùng cá nhân ở đây nhìn chung là khá lớn. Cũng giống như hầu hết các ngân hàng lớn khác. Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) cũng đã bắt đầu xây dựng và phát triển chi nhánh của mình ở TP Cần Thơ nhằm khai thác thị trường này. Với tình hình phát triển tín dụng chung và sự phát triển của Cần Thơ như trên, thì ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ (MB Cần Thơ) đã phát triển cho vay như thế nào và đóng góp những gì cho cả hệ thống. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phân tích kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Quân 1 Đội - chi nhánh Cần Thơ” để nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Với đề tài này trước hết là tôi mong muốn được hiểu biết sâu hơn về thực tế hoạt động của ngân hàng trong quá trình thực tập và kiểm tra lại kiến thức của mình trong suôt quá trình học tập tại trường. Sau đó là giúp chi nhánh thống kê lại tình hình cho vay, nhằm phát hiện ra những thiếu sót mà chi nhánh có thể đã bỏ qua và đưa ra biện pháp khắc phục. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Cần Thơ nhằm thấy được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong, bên ngoài đến kết quả cho vay. Từ đó đề ra những giải pháp nâng cao kết quả cho vay của chi nhánh. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Phân tích khái quát về kết quả kinh doanh, nguồn vốn, dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ xấu của ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Cần Thơ;  Phân tích hoạt động cho vay thông qua một số tỷ số tài chính;  Tìm kiếm thêm những biện pháp mới để nâng cao kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được tìm hiểu ở ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Cần Thơ. 1.3.2 Thời gian Đề tài được thực hiện từ ngày 5/8/2013 đến ngày 18/11/2013 với số liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. 1.3.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Cần Thơ trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Thông qua những số liệu thu thập từ các phòng ban của chi nhánh của ngân hàng để tính toán những chỉ tiêu phân tích cho vay, đồng thời xem xét những tác động của môi trường kinh tế đến hoạt động của ngân hàng. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm về tín dụng và cho vay  Cho vay: Căn cứ vào khoản 16 điều 4 của luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 quy định: Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.  Nợ xấu: Từ năm 2005 việc xác định nợ xấu và trích lập dự phòng được thực hiện theo hướng dẫn của các quyết định và thông tư sau:  Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN được ban hành vào ngày 22/04/2005. Theo Quyết định này ”Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại điều 6 hoặc điều 7 Quy định này. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng;  Quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN ban hành vào ngày 25/04/2007 về việc sửa, bổ sung một số điều của quyết định 493/2005/QĐ – NHNN. Quyết định này có sửa đổi, bổ sung điều 6 trong Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN về phân loại các nhóm nợ. 2.1.3 Điều kiện cấp tín dụng Theo Thái Văn Đại (2012, trang 40) hồ sơ xin vay vốn của khách hàng cần phải thỏa mảng những điều kiện sau để đảm bảo món vay đó được an toàn và phát huy hiệu quả tốt.  Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi nhân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;  Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp;  Có khả năng tài chính đảm bảo trong thời hạn cam kết;  Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả hoặc khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật;  Thực hiện về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 3 2.1.4 Phân loại tín dụng Theo Nguyễn Minh Kiều (2006, trang 23 – 25) tín dụng ngân hàng có thể được phân chia thành nhiều loại theo tiêu thức phân loại khác nhau. Ở đây ta chỉ xem xét những loại có liên quan đến nội dung bài phân tích.  Dựa vào mục đích tín dụng  Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp;  Cho vay tiêu dùng cá nhân;  Cho vay bất động sản;  Cho vay nông nghiệp;  Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.  Dựa vào thời hạn tín dụng  Cho vay ngắn hạn: Thời hạn vay dưới một năm với mục đích thường là tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động;  Cho vay trung hạn: Có thời hạn từ một đến năm năm với mục đích tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định;  Cho vay dài hạn: có thời hạn trên năm năm nhằm tài trợ đầu tư cho các dự án đầu tư. Ngoài ra ta còn phân loại theo mức độ tín nhiệm của khách hàng; phương thức cho vay và phương thức hoàn trả nợ. 2.1.5 Quy trình tín dụng Theo Nguyễn Minh Kiều (2006, trang 27 – 34) quy trình tín dụng là mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Ta có các bước căn bản của một quy trình tín dụng như sau:  Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng;  Phân tích tín dụng;  Quyết định và ký hợp đồng tín dụng;  Giải ngân;  Giám sát tín dụng;  Thanh lý hợp đồng tín dụng. 4 2.1.6 Các chỉ tiêu phân tích Theo Thái Văn Đại (2012, trang 138 – 139) ta có một số chỉ tiêu sau để phục vụ cho việc phân tích hoạt động tín dụng mà cụ thể ở đây là phân tích nghiệp vụ cho vay.  Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân = Doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân (2.1) Hệ số này còn gọi là vòng quay vốn tín dụng, nó đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm.  Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay (2.2) Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng, nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt.  Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động Tổng dư nợ trên vốn huy động = Tổng dư nợ/vốn huy động (2.3) Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay. Giúp đánh giá nguồn lực tự có của ngân hàng mạnh hay yếu.  Dư nợ ngắn ( trung , dài) hạn trên tổng dư nợ Dư nợ ngắn (trung, dài) hạn trên tổng dư nợ = Dư nợ ngắn (trung, dài) hạn / Tổng dư nợ (2.4) Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Qua đó giúp đánh giá được cơ cấu cho vay như vậy có hợp lý hay chưa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời.  Nợ xấu trên tổng dư nợ Nợ xấu trên tổng dư nợ = Nợ xấu/Tổng dư nợ (2.5) Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng cao.  Dự phòng rủi ro tín dụng trên nợ xấu Dự phòng rủi ro tín dụng trên nợ xấu = Dự phòng rủi ro tín dụng/nợ xấu (2.6) 5 Chỉ số này cho biết ứng với một đồng nợ xấu phát sinh trong quá trình hoạt động thì ngân hàng sử dụng bao nhiêu đồng dự phòng để xử lý. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ các phòng ban của MB Cần Thơ cung cấp. Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng số liệu từ hệ thống của MB được công bố và những số liệu, thông tin từ các ban ngành. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu  Đối với mục tiêu thứ nhất được sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thấy được tỷ trọng của từng thành phần trong từng chỉ tiêu và tốc độ tăng trưởng qua các năm của các thành phần đó cùng với sự đóng góp của chi nhánh cho hệ thống ngân hàng Quân Đội.  Đối với mục tiêu thứ hai được thực hiện bằng cách tính các tỷ số phân tích nghiệp vụ cho vay để phân tích.  Đối với mục tiêu thứ ba được sử dụng các kết quả của các mục tiêu trên, những phân tích từ các báo cáo thường niên của hệ thống ngân hàng và các thông tin về tình hình kinh tế để đề ra những biện pháp nâng cao kết quả hoạt động cho vay. 2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả Theo Mai Văn Nam (2008, trang 12) phương pháp này được định nghĩa như sau: “Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh tổng quát đối tượng nghiên cứu”. Phương pháp này gồm có Bảng thống kê, đồ thị, số tuyệt đối, số tương đối. 2.2.2.2 Phương pháp tỷ số Sử dụng các tỷ số tài chính như trình bày ở trang 5 để phân tích hoạt động cho vay của MB Cần Thơ. Từ đó so sánh qua các năm để thấy được xu hướng phát triển hoạt động cho vay của chi nhánh trong thời gian qua. 6 CHƯƠNG 3 CÁC SẢN PHẨM NỔI BẬT VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ MỘT SỐ SẢN PHẨM NỔI BẬT Ngân Hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Cần Thơ (MB Cần Thơ) được thành lập theo quyết định số 1519/QĐ-NHNN ngày 31/7/2006 của Ngân hàng nhà nước và quyết định số 240/QĐ-NHQD-HĐQT ngày 9/8/2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Quân Đội. Ngân hàng được thành lập ngày 27/10/2006 và hiện nay đã có 2 phòng giao dịch trực thuộc là Phòng giao dịch Tây Đô và Phòng giao dịch Xuân Khánh. Trong quá trình hoạt động ngoài các sản phẩm truyền thống, ngân hàng đã phát triển thêm một số sản phẩm nổi bật như sau:  Đối với khách hàng các nhân Tiết kiệm tích lũy thông minh: Loại tiền gửi này cho phép khách hàng tăng gốc không giới hạn bất cứ khi nào, có nhu cầu với lãi xuất bậc thang với nhiều kênh gửi tiền khác nhau; Tiết kiệm quân nhân: Đây là loại tiền gửi đặt trưng cho khách hàng là quân nhân với lãi suất thả nổi và tự động thay đổi ngay khi biểu lãi suất tiết kiệm thay đổi; Tiết kiệm số: với sản phẩm này khách hàng có thể dễ dàng gửi tiết kiệm qua dịch vụ eMB mà không cần đến ngân hàng giao dịch; Tài khoản điện tử: Đây là loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng hoàn toàn chủ động đối với tài khoản của mình, nhưng khách hàng sẽ nhận lãi suất bậc thang và cao hơn so với lãi suất không kỳ hạn; Mb mobile money: Dịch vụ này giúp khách hàng có thể nhận được tiền một cách nhanh chóng, chỉ cần thông qua số điện thoại di động đã được đăng ký dịch vụ MB Mobile Money; Đối với các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân: có mức giải ngân khá cao từ 80% đến 95% giá trị tài sản đảm bảo. Thời gian sử lý các món vay ngắn từ 1 – 3 ngày và ngân hàng chấp nhận nhiều loại tài sản đảm bảo khác nhau; Dịch vụ chuyển tiền qua số thẻ: Chỉ cần đăng ký dịch vụ eMB Plus, chủ thẻ có thể nhận và chuyển tiền qua số thẻ một cách dễ dàng và thuận tiện tới hơn 8 triệu chủ thẻ của 21 ngân hàng tham gia dịch vụ; 7  Đối với khách hàng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế: Tiền gửi có kỳ hạn rút gốc từng phần : Khách hàng có thể rút từng phần tiền gửi một cách linh hoạt, mà vẫn đảm bảo khoản tiền gốc còn lại được hưởng lãi suất đã thỏa thuận; Vay vốn kinh doanh trả góp: Với sản phẩm này khách hàng sẽ được bổ sung nguồn vốn lưu động ổn định với thời gian lên đến 36 tháng với phương thức trả góp định kỳ. Trả gốc định kỳ hàng tháng/ quý, trả lãi hàng tháng theo dư nợ giảm dần. Dịch vụ quản lý tiền tệ và các sản phẩm liên kết: Chi nhánh cũng thực hiện nhận quản lý vốn lưu động, quản lý các khoản phải thu, phải trả, quản lý tài sản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó MB còn cung cấp các sản cho các đối tác tin cậy của ngân hàng như thanh toán phí logistic, bảo hiểm ô tô, v.v. Bảng 3.1 Lãi suất và phí một số dịch vụ của ngân hàng TMCP Quân Đội Chỉ tiêu Lãi suất/phí Tiền gửi VNĐ 0,50% USD 0,10%  Không kỳ hạn VNĐ 6,00% USD 1,25%  1 tháng VNĐ 6,80% USD 1,25%  3 tháng VNĐ 7,00% USD 1,25%  6 tháng VNĐ 8,00% USD 1,25%  12 tháng VNĐ 8,50% USD 1,25%  24 tháng trở lên Chuyển tiền đối với cá nhân  Chuyển tiền trong nước 2 USD/ 2 EUR/Ngoại tệ khác quy đổi 2  Cùng hệ thống USD  Ngoài hệ thống 0,15%/Món  Cùng địa bàn 0,25%/Món  Khác địa bàn  Chuyển tiền ngoài nước 0,20%/Số tiền chuyển Chuyển tiền đối với tổ chức kinh tế  Cùng hệ thống 0,030%/ Số tiền. Tối đa 500.000VNĐ  Cùng địa bàn 0,035%/ Số tiền. Tối đa 1.000.000VNĐ  Khác địa bàn  Khác hệ thống 0,035% Số tiền. Tối đa 1.000.000VNĐ  Cùng địa bàn 0,060% Số tiền. Tối đa 1.000.000VNĐ  Khác địa bàn 8% - 12%/năm Cho vay bằng VNĐ 3% - 3,24%/năm Cho vay bằng ngoại tệ Nguồn:Ngân hàng TMCP Quân Đội 8 3.2 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CẦN THƠ Qua bảng 3.2, hình 3.1 và 3.2 ta nhận thấy được hoạt động tín dụng có tỷ trọng thu nhập và chi phí cao nhất trong cơ cấu thu nhập (thấp nhất là 82,65% năm 2012) và chi phí (thấp nhất là 69,10% năm 2012) của MB Cần Thơ. Về mặt tăng trưởng, có xu hướng tăng khá nhiều trong năm 2011 và giảm nhẹ ở năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này đầu tiên phải kể đến sự tăng mạnh của lãi suất từ năm 2010. Theo thông tin đăng tải trên VnEconmy từ giữa năm 2010 lãi suất huy động xoay quanh 11%/năm. Trước xu hướng biến động mạnh vào cuối năm, Hiệp hội và Ngân hàng Nhà nước đã họp với các thành viên, đưa ra mức lãi suất đồng thuận không quá 12%/năm. Tuy nhiên đến đầu 2011 đồng thuận này bị phá vỡ và sau đó Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, chính thức áp trần lãi suất huy động 14%/năm. Bên cạnh đó Báo Người Lao Động cũng đăng tin lãi suất cho vay vẫn phổ biến ở mức 20%/năm, cao hơn khá nhiều so với lãi suất huy động. Do đó thu nhập cũng như chi phí trong thời gian này của MB Cần Thơ có xu hướng tăng lên. Sang năm 2012, theo thông tin trên tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đề ra mục tiêu giảm lãi suất huy động xuống còn 9 – 10%/năm vào cuối năm 2012. Trần lãi suất cho vay ngắn hạn từ 15% xuống còn 12%/năm. Và thực tế trong năm 2012 lãi suất huy động giảm mạnh từ 3 - 6%/năm lãi suất cho vay giảm từ 5 - 9%/năm so với năm 2011. Với mức lãi suất giảm như thế là điều kiện tốt để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn. Bên cạnh đó từ nữa cuối năm 2011 và năm 2012, vàng liên tục thiết lập những cột mốc cao về giá, đỉnh điểm là tháng 9 năm 2011 với 46,58 triệu đồng/lượng và sang đầu năm 2012 tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn còn xoay quanh mức 43 - 44 triệu Tỷ trọng 100,00 80,00 60,00 40,00 20,00 0,00 2010 2011 2012 · Hoạt động tín dụng · Kinh doanh ngoại hối 6/2012 6/2013 · Hoạt động dịch vụ · Hoạt động khác Nguồn:Phòng tín dụng ngân hàng Quân Đội Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 Hình 3.1 Cơ cấu thu nhập MB Cần Thơ 9 Tỷ trọng 80,00 60,00 40,00 20,00 0,00 2010 2011 2012 · Hoạt động tín dụng · Kinh doanh ngoại hối · Chi khác 6/2012 6/2013 · Hoạt động dịch vụ · Chi hoạt động Nguồn:Phòng tín dụng ngân hàng Quân Đội Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 Hình 3.2 Cơ cấu chi phí MB Cần Thơ đồng/lượng. Với tình hình đó làm cho dòng tiền từ ngân hàng ồ ạt chảy vào kênh đầu tư vàng và làm cho chi phí và cả thu nhập trong năm 2012 và 6 tháng 2013 của MB Cần Thơ giảm so với năm trước. Với tình hình kinh doanh như trên, đã làm cho tỷ lệ thu nhập và chi phí so với cả hệ thống của chi nhánh giảm qua các năm như trình bày ở hình 3.3. Cụ thể, đối với thu nhập năm 2010 là 1,95%, năm 2011 là 1,79% và giảm xuống còn 1,35% năm 2012. Trong khi đó tỷ lệ chi phí năm 2010 là 2,43%, năm 2011 là 2,20% đến năm 2012 giảm còn 1,77%. Qua đó, từ phương diện ngân hàng Quân Đội ta thấy được hoạt động của chi nhánh Cần Thơ vẫn chưa tốt, chi phí hàng năm mà chi nhánh sử dụng chiếm tỷ trọng cao hơn so với thu nhập mà chi nhánh mang lại cho ngân hàng. Do đó MB Cần Thơ cần quản lý tốt chi phí, phân bổ hợp lý cho các hoạt động mà chi nhánh vẫn chưa chú trọng tới. Nguyên nhân các tỷ lệ này có xu hướng giảm sẽ được đề cặp ở những phần sau. Tỷ trọng (%) 2,50 2,00 1,50 1,00 0,50 0,00 2010 2011 2012 Thu nhập 6/2012 6/2013 Chi phí Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên qua các năm của ngân hàng TMCP Quân Đội và Phòng tín dụng ngân hàng Quân Đội – Chi nhánh Cần Thơ Hình 3.3 Tỷ trọng thu nhập, chi phí của MB Cần Thơ so với hệ thống 10 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Cần Thơ ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 và 2010 Số tiền % Chênh lệch 2012 và 2011 Số tiền % 190.362 281.846 232.077 121.265 110.316 91.484 48,06 -49.769 -17,66 -10.949 -9,03 159.953 243.362 191.821 101.730 98.239 83.409 52,15 -51.541 -21,18 -3.491 -3,43 2010 A: Thu nhập  Hoạt động tín dụng  Hoạt động dịch vụ  Kinh doanh ngoại hối  Hoạt động khác B: Chi phí  Hoạt động tín dụng 2011 2012 6/2012 6/2013 6/2013 và 6/2012 Số tiền % 4.287 6.450 5.466 2.688 3.401 2.163 50,45 -984 -15,26 713 26,53 23.757 27.924 29.507 15.185 2.361 4.167 17,54 1.583 5,67 -12.824 -84,45 2.365 4.110 5.283 1.662 6.315 1.745 73,78 1.173 28,54 173.544 258.691 214.482 109.517 99.955 85.147 49,06 -44.209 -17,09 -9.562 -8,73 122.034 193.191 148.207 79.301 76.502 71.157 58,31 -44.984 -23,28 -2.799 -3,53 4.653 279,96 1.129 1.799 1.477 712 911 670 59,34 -322 -17,90 199 27,95  Kinh doanh ngoại hối 22.734 27.766 27.329 12.419 1.899 5.032 22,13 -437 -1,57 -10.520 -84,71  Chi hoạt động 23.386 31.103 34.149 15.382 18.978 7.717 33,00 3.046 9,79 3.596 23,38 4.261 4.832 3.320 1.702 1.665 571 13,40 -1.512 -31,29 -37 -2,17 16.818 23.155 17.595 11.749 10.361 6.337 37,68 -5.560 -24,01 -1.388 -11,81  Hoạt động dịch vụ  Chi khác C: Lợi nhuận trước thuế Nguồn:Phòng tín dụng ngân hàng Quân Đội – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 11 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH CẦN THƠ Đối với vốn huy động: Do MB Cần Thơ thực hiện cơ chế mua bán vốn với hội sở nên chi nhánh hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn điều chuyển. Qua bảng 4.1 ta nhận thấy rằng chi nhánh huy động chủ yếu nguồn vốn từ tiền gửi có kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư trong giai đoạn này. Do đó ngân hàng phải trả chi phí khá cao cho hai loại vốn huy động này, đặc biệt là trong giai đoạn lãi suất tăng cao trong năm 2010 và 2011 như trên. Với lãi suất dần tăng lên từ năm 2010 đến năm 2011 nhưng vốn huy động trong giai đoạn này của MB Cần Thơ chỉ tăng nhẹ với 0,22% năm 2011. Thậm chí là tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế lại giảm. Điều này khá trái ngược với tình hình lãi suất tăng mạnh trong thời gian qua. Tuy nhiên nên nhớ rằng lãi cho vay cũng tăng cao trong giai đoạn này và duy trì mức chênh lệch khá cao so với lãi suất huy động (6% như đã phân tích bên trên) do đó nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay sẽ phải trả chi phí khá lớn. Ngoài ra đây là giai đoạn nhiều khó khăn lạm phát trong giai đoạn này tăng cao, theo Tổng Cục Thống Kê, CPI bình quân cả năm 2011 tăng 18,58% so với năm 2010 với tỷ lệ lạm phát này thì lãi suất thực nhận được khi gửi với tiền với lãi suất 14% là không cao. Ngoài ra sức mua của người tiêu dùng thấp dần, để cạnh tranh tốt trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu giảm chi phí cho mình. Họ cần tìm những nguồn vốn có giá rẻ và đầu tiên là họ nghĩ đến nguồn tiền đã gửi trong các ngân hàng. Do đó họ có thể rút vốn hoặc chuyển sang những loại kỳ hạn khác linh động hơn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, vượt qua thời gian khó khăn này. Sang năm 2012 tốc độ tăng của vốn huy động đã khá hơn rất nhiều với, 24,39%. Sau thời gian bùng nổ vào cuối năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 giá vàng bắt đầu hạ nhiệt và giảm trong những tháng sau đó. Cụ thể là từ tháng 5 đến tháng 8 giá vàng chỉ còn từ 41 – 42 triệu đồng/lượng (Tạp chí Ngân hàng, tháng 11 năm 2012). Nhận thấy kênh đầu tư từ vàng không còn sinh lời nhiều như thời gian trước và với mục đích hạn chế lỗ do giữ vàng cho nên người dân tìm đến những kênh đầu tư khác, tuy nhiên an toàn và dễ dàng nhất thì việc gửi tiền vào ngân hàng là khá khả thi, mặc dù lãi suất trong giai đoạn này cũng không còn cao như trước. Bên cạnh đó thị trường chứng khoán 12 những tháng đầu năm 2012 ở nước ta có xu hướng tăng trưởng tốt hơn so với năm 2011. Cụ thể là chỉ số VN-index từ tháng 1 đến tháng 5 tăng từ 350 lên 429,20 điểm và đến cuối năm tăng 17,7% so với cuối năm 2011. HNX – index tăng từ 56,79 lên đến 79,35 điểm (bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 2 – 2013). Điều này cũng đã tác động làm cho lượng tiền gửi của các doanh nghiệp tăng lên nhằm thực hiện các giao dịch trong nữa đầu năm 2012. Ngoài ra huy động vốn tăng còn phải kể đến nổ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên của chi nhánh Cần Thơ. Bên cạnh đó nhờ thông qua mạng lưới bán hàng, quản lý và hỗ trợ theo trục dọc từ các khối doanh nghiệp lớn và định chế tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân. Do đó ngân hàng có nhiều gói sản phẩm khác nhau phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Khả năng huy động tốt và ổn định đã giúp cho chi nhánh và cả hệ thống MB phát triển tốt trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Trong những tháng đầu năm 2013 lãi suất vẫn duy trì ở mức thấp, do đó đã không còn thu hút được dòng tiền chảy vào các ngân hàng như cùng kỳ năm trước. Ở MB Cần Thơ thì vốn huy động 6 tháng 2013 giảm 5,54% so với 6 tháng 2012. Với xu hướng đó thì khả năng lượng tiền trong lưu thông sẽ dồn về các kênh đầu tư khác Xét về vốn điều chuyển: Tùy theo tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh mỗi năm, mà lượng vốn chuyển xuống từ hội sở có sự thay đổi phù hợp. Qua Hình 4.1 ta thấy giá trị của vốn điều chuyển về cho chi nhánh hàng năm tăng giảm không đều. Năm 2010 là 3.358.669 triệu đồng, đến năm 2011 giảm xuống còn 3.108.065 triệu đồng và đến năm 2012 lại tăng lên đến 3.475.373 triệu đồng. Nhìn chung vốn điều chuyển của ngân hàng là lớn hơn so với vốn huy động do chi nhánh chỉ hoạt động dựa vào vốn điều chuyển của hội sở. Với việc sử dụng cơ chế mua bán vốn với hội sở sẽ đảm bảo cho chi nhánh có thể tránh được rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên chi phí cho nguồn vốn này cũng sẽ tỉ lệ thuận với quy mô khá lớn của nó. Triệu đồng 4.000.000 3.000.000 2.000.000 1.000.000 0 2010 2011 2012 6/2012 6/2013 Vốn điều chuyển Nguồn:Phòng kế toán ngân hàng Quân Đội – Chi nháng Cần Thơ Hình 4.1 Vốn điều chuyển của ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Cần Thơ 13 Bảng 4.1 Doanh số vốn huy động của ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Cần Thơ ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6/2012 6/2013 2011 và 2010 Số tiền % Vốn huy động 900.744 902.748 1.122.957 761.854 719.616  Tiền gửi không kỳ hạn 117.916 317.050 266.608 141.039 89.284 199.134 168,88  Tiền gửi có kỳ hạn 430.293 356.307 506.854 381.697 387.937  Tiền gửi tiết kiệm 202.117 224.032 328.084 234.826 234.269  Tiền gửi ký quỹ 148.600 5.359 21.411 4.291 8.126 1.818 0 0 0 0  Phát hành giấy tờ có giá 2.004 Chênh lệch 2012 và 2011 Số tiền % 24,39 -42.238 -5,54 -50.442 -15,91 -51.755 -36,7 -73.986 -17,19 150.547 42,25 6.240 1,63 21.915 10,84 104.052 46,45 -557 -0,24 16.052 299,53 3.835 89,37 0 x -143.241 0,22 220.209 -96,39 -1.818 -100,00 0 Nguồn:Phòng kế toán ngân hàng Quân Đội – Chi nháng Cần Thơ giai đoạn 2010 -2012 và 6 tháng 2013 14 6/2013 và 6/2012 Số tiền % x Tiếp sau đây ta sẽ xem xét khả năng đóng góp của chi nhánh cho toàn hệ thống thông qua Hình 4.2 như sau. Năm 2010 tỷ trọng huy động vốn của chi nhánh đạt 1,3% và có xu hướng giảm, năm 2011 còn 1,01% và năm 2012 còn 0,95%. Hiện tại thì 6 tháng đầu năm 2013 chi nhánh mới chỉ huy động được 0,53% so với cả hệ thống. Sở dĩ tỷ trọng đóng góp cho chi nhánh có xu hướng giảm là do ngân hàng mở ra thêm nhiều điểm giao dịch khác, làm ảnh hưởng đến tỷ trọng đóng góp của các chi nhánh có trước. Cụ thể như sau, năm 2010 phát triển mới 40 điểm giao dịch, có mặt ở 23 tỉnh thành phố trong cả nước, ngoài ra chi nhánh ở Lào đã bắt đầu đi vào hoạt động. Năm 2011, ngân hàng đưa vào hoạt động thêm 36 điểm giao dịch, trong đó có 1 chi nhánh ở Campu-chia. Sang năm 2012, số điểm giao dịch lại tiếp tục tăng thêm 6 điểm. Với xu hướng mở rộng liên tục mạng lưới của ngân hàng trong những năm qua, sẽ làm giảm tỷ trọng đóng góp của MB Cần Thơ trong tương lai cho cả hệ thống. Ở một vị trí trọng điểm như MB Cần Thơ so với các chi nhánh khác ở khu vực Miền Tây Nam Bộ, cho nên cần đầu tư mở rộng thêm mạng lưới giao dịch ở Cần Thơ, để chi nhánh thành một trung tâm thật sự của ngân hàng Quân Đội ở khu vực này. Nhưng trước hết, hiện tại cần xem xét lại các sản phẩm hiện có và bổ sung thêm các sản phẩm mới với nhiều loại lãi suất thích hợp cho từng đối tượng khách hàng để thu hút vốn được tốt hơn. Tỷ trọng (%) 1,50 1,00 0,50 2010 2011 2012 6/2012 6/2013 vốn huy động Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của ngân hàng TMCP Quân Đội và Phòng kế toán Chi nháng Cần Thơ Hình 4.2 Tỷ trọng vốn huy động của MB Cần Thơ so với hệ thống 15 4.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH CẦN THƠ THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Bảng 4.2 Các chỉ số phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Cần Thơ Năm Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 900.744 902.748 1.122.957 6/2012 6/2013 761.854 719.616 Vốn huy động Triệu đồng Doanh số cho vay Triệu đồng 3.358.669 3.108.065 3.475.373 2.012.333 2.465.207 Doanh số thu nợ Triệu đồng 2.807.110 3.018.975 3.348.656 2.070.900 2.363.861 Tổng dư nợ Triệu đồng 1.023.393 1.112.483 1.239.200 1.053.916 1.340.545 Dư nợ bình quân Triệu đồng 982.610 1.067.938 1.175.841 1.083.200 1.289.873 Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 906.788 1.006.821 1.123.424 Dư nợ trung hạn Triệu đồng 104.452 87.303 78.245 77.057 79.187 Dư nợ dài hạn Triệu đồng 12.152 18.359 37.531 36.030 56.547 Nợ xấu Triệu đồng 10.401 19.847 25.201 18.089 17.776 Triệu đồng 8.863 16.915 10.110 10.702 10.760 Vòng 2,86 2,83 2,85 1,91 1,83 % 83,58 97,13 96,35 102,91 95,89 % 88,61 90,50 90,66 89,27 89,87 % 10,21 7,85 6,31 7,31 5,91 % 1,19 1,65 3,03 3,42 4,22 % 1,02 1,78 2,03 1,72 1,33 % 85,21 85,23 40,12 59,16 60,53 Tổng DPRR tín dụng Doanh số thu nợ /dư nợ bình quân Hệ số thu nợ Dư nợ ngắn hạn/tổng dư nợ Dư nợ trung hạn/tổng dư nợ Dư nợ dài hạn/tổng dư nợ Nợ xấu/ tổng dư nợ DPRR tín dụng/nợ xấu 940.830 1.204.811 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phòng tín dụng của ngân hàng Quân Đội – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013-11-30 16 Cho vay vẫn là một hoạt động đóng vai trò chủ yếu ở các tổ chức tín dụng, kết quả kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc vào hoạt động này rất nhiều. Thông qua các chỉ tiêu về dư nợ ngắn, trung và dài hạn trên tổng dư nợ ở bảng 4.2 ta nhận thấy rằng hoạt động cho vay ở MB Cần Thơ tập trung chủ yếu vào các khoản vay ngắn hạn với tỷ lệ dư nợ ngắn hạn luôn trên 85% qua các năm. Tuy là các món nợ ngắn hạn về độ an toàn có cao do mau chóng được thu hồi về, và trong điều kiện kinh tế như hiện nay thì việc cho vay ngắn hạn nhiều hơn là hợp lý, nhưng với tỷ lệ lớn như ở MB Cần Thơ thì cần phải cân nhắc lại, vì việc cho vay này khách hàng chỉ nhận được nguồn vốn không ổn định, ngân hàng cũng nhận được các khoản lãi không cao. Nếu so với cả hệ thống ngân hàng Quân Đội thì cơ cấu dư nợ của MB Cần Thơ mất cân đối hơn nhiều (tham khảo bảng 1 phần Phụ Lục). Trong khi đó chỉ số này đối với dư nợ ngắn hạn ở Sacombank Cần Thơ chỉ là từ 55,21% đến 69,04% cho thấy cơ cấu cân bằng hơn nhiều so với MB Cần Thơ.(Bảng 2 Phụ Lục) Một tỷ số khác cũng cho thấy được sự ảnh hưởng của tình hình cho vay của chi nhánh, đó là vòng quay vốn tín dụng. Chỉ số này của MB Cần Thơ cũng khá cao vào năm 2010 với 2,86 vòng và giảm nhẹ ở các năm sau. Do cho vay ngắn hạn nhiều nên tốc độ thu hồi vốn khá nhanh, khoảng từ 3 đến 4 tháng. Mặc dù tỷ số này lớn cho thấy nguồn vốn của chi nhánh luân chuyển nhanh, đem lại thu nhập thường xuyên hơn, tuy nhiên xét về mặt cạnh tranh sẽ không có lợi cho MB Cần Thơ do khách hàng sẽ không có được một nguồn vốn ổn định, họ sẽ dần tìm đến đối tác khác. Một tỷ số khác có giá trị cao đó là hệ số thu nợ, chỉ số này cho thấy 1 đồng mà chi nhánh cho vay ra sẽ thu về được 0,8 – 0,9 đồng, cho thấy kết quả thu nợ cao. Tuy nhiên chỉ số này ánh tương đối chính xác hiệu quả của công tác thu nợ của chi nhánh trong kỳ, do có những khoản nợ chưa thu được của kỳ trước. Trong khi ở Sacombank Cần Thơ có khi lên đến 109,41% (bảng 2 Phụ Lục) ở năm 2012, mặc dù tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng này không quá cao như MB Cần Thơ. Điều đó cho thấy nợ đến hạn chưa thu từ những kỳ trước chuyển sang khá nhiều. Mặt khác chỉ số này của MB Cần Thơ vẫn chưa phải là tốt vì chi nhánh cho vay ngắn hạn nhiều do đó các món vừa mới cho vay ra gần như lập tức được thu lại, dẫn đến mất niềm tin từ khách hàng, giảm đi khả năng cạnh tranh của chi nhánh cũng như toàn hệ thống. Tiếp đến là hai chỉ tiêu thể hiện chất lượng của hoạt động cho vay của MB Cần Thơ là tỷ lệ nợ xấu/dư nợ và tổng dự phòng rủi ro tín dụng/nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu qua các năm đều rất thấp (từ 1% – 2%) cho thấy khả năng quản lý các món nợ của chi nhánh khá tốt, tuy nhiên so với con số dưới 1% qua các 17 năm của chi nhánh Sacombank, thì MB Cần Thơ cần tìm thêm những biện pháp hữu hiệu hơn để quản lý các món cho vay của mình. Nhưng bên cạnh đó để đảm bảo tránh được rủi ro từ các khoản nợ xấu này đem lại, chi nhánh cũng đã chủ động trích lập dự phòng. Tỷ lệ này khá cao với 85% năm 2010 và 2011 cho thấy MB Cần Thơ quan tâm hơn cho việc dự đoán những tổn thất có thể xảy ra và chủ động đối phó với tình trạng nợ xấu, nợ mất vốn nhằm đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng luôn ổn định. Tuy nhiên nếu trích lập dự phòng quá lớn sẽ tăng gánh nặng chi phí cho chi nhánh và cả hệ thống MB do đó tỷ số này được giảm xuống ở năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 cho phù hợp hơn. Nhìn chung các tỷ số phân tích nghiệp vụ cho vay của chi nhánh cho thấy hoạt động cho vay diễn ra khá tốt, phù hợp với mục tiêu an toàn mà hội đồng quản trị đưa ra, tuy nhiên có một vài trường hợp khá cao ảnh hưởng đến thu nhập cũng như sức mạnh cạnh tranh của MB Cần Thơ. Để thấy rõ nguyên nhân cụ thể ta sẽ phân tích chi tiết hoạt động cho vay trong phần sau. 4.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.3.1 Phân tích kết quả hoạt động cho vay theo thời hạn Qua bảng 4.4 và bảng 5 phần Phụ Lục ta nhận thấy rằng hoạt động cho vay của MB Cần Thơ trong giai đoạn này tập trung vào các món vay có thời hạn ngắn. Doanh số cho vay thường đạt tỷ trọng từ 98% đến 99% qua các năm, doanh số thu nợ, dư nợ cũng tương tự. Xét về sự tăng trưởng qua các năm thì chỉ có doanh số cho vay giảm trong năm 2011 và tăng lại trong năm 2012, trong đó giảm nhiều nhất là doanh số cho vay dài hạn. Còn đối với doanh số thu nợ và dư nợ đều có xu hướng tăng liên tục do ảnh hưởng của các khoản nợ ngắn hạn. Đối với 6 tháng 2013 nhìn chung hầu hết đều tăng khá tốt so với cùng kỳ năm trước. Đầu tiên ta phải kể đến chính sách tín dụng của ngân hàng Quân Đội trong giai đoạn này là mở rộng tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm dễ dàng quản lý, hạn chế rủi ro cho ngân hàng (Báo cáo thường niên ngân hàng Quân Đội, 2011). Thực tế ở thành phố Cần Thơ cũng cho thấy nhu cầu vốn ngắn hạn là khá lớn, mạng lưới kinh doanh được mở rộng, trên địa bàn có 102 chợ, tăng 14 chợ so với năm 2005, trên 10 siêu thị bán buôn, bán lẻ đang hoạt động hiệu quả (Cục xúc tiến thương mại, 2012). Ngoài ra theo báo Cần Thơ đăng tải, trong giai đoạn 2011 – 2015 Cần Thơ đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 16%/năm trở lên. Với những điều kiện và phương hướng phát triển trên, các doanh nghiệp sẵn có trên địa bàn có thể triển khai các kế hoạch kinh doanh của mình tốt hơn. Làm cho nhu 18 cầu bổ sung vốn lưu động tăng dần trở lại. Qua Bảng 4 ở Phụ lục ta thấy doanh nghiệp đi vay bổ sung vốn lưu động (VLĐ) và mua sắm tài sản cố định (TSCĐ) là chủ yếu với tỷ lệ qua các năm đều trên 80%. Ngoài ra khách hàng cá nhân vay tiêu dùng cũng khá lớn với giá trị khoảng từ 150 đến 250 tỷ đồng qua các năm. Tuy nhiên doanh số cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm trong năm 2011 là do sự tác động của tình hình kinh tế lúc bấy giờ. Đầu tiên phải kể đến là chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đã chấm dứt vào ngày 31/12/2009, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn do mặt bằng lãi suất cao trong năm 2010. Bên cạnh đó lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến sức mua của người dân, doanh nghiệp cần phải giảm chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh. Mặt khác nhằm thực hiện mục tiêu là ngân hàng an toàn trong bối cảnh nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao trong năm 2011, (ta có thể thấy nợ xấu của chi nhánh tăng rất nhanh trong năm này thông qua bảng 4.3). Do đó mặc dù ngân hàng ưu tiên mở rộng cho vay ngắn hạn, nhưng doanh số cho vay trong năm 2011 lại giảm xuống. Bảng 4.3 Nợ xấu của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Nợ xấu Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Năm 2010 10.401 8.793 1.607 - 2011 19.847 18.287 1.560 - 2012 25.201 21.578 3.238 385 6/2012 18.089 16.511 708 869 6/2013 17.776 16.568 1.207 - Số tiền 9.446 9.494 -47 - % 90,82 107,97 -2,92 - Số tiền 5.354 3.291 1.678 385 % 26,98 18,00 107,56 - Số tiền -313 57 499 -869 % -1,73 0,35 70,48 -100,00 Chênh lệch 2011 và 2010 2012 và 2011 6/2013 và 6/2012 Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Quân Đội – Chi nháng Cần Thơ giai đoạn 2010 -2012 và 6 tháng 2013 19 Cũng với lý do đó ngân hàng tập trung nhiều cho công tác thu nợ trong giai đoạn này. Việc thu nợ tốt hay xấu một phần bắt nguồn từ khi lựa chọn khách hàng cho vay. Để có được một khách hàng tốt thì cần phải có một đội ngũ nhân viên có trình độ cao, Cả hệ thống có hơn 90% cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học. Thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện trong và ngoài nước để nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên của ngân hàng. Năm 2010 ngân hàng đã mở 275 khóa đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng và đào tạo tại nước ngoài cho nhân viên (bản Cáo Bạch ngân hàng Quân Đội, 2011). Trong những năm qua MB luôn mở rộng tín dụng trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng tốt nhất, do đó doanh mục tín dụng của MB luôn được kiểm soát chặt chẽ và việc cho vay luôn uyển chuyển theo từng đối tượng khách hàng. Ngân hàng Quân Đội có hẳn một công ty con (ACM) chuyên trách về việc quản lý, thu hồi nợ nhằm giúp giảm gánh nặng về việc quản lý, thu nợ cũng như công tác thẩm định cho ngân hàng. Về cơ cấu tổ chức của ngân hàng được triển khai theo hướng hiện đại, quản lý và phát triển theo trục dọc nhằm đảm bảo nguyên tắc cân bằng thu nhập – rủi ro – tăng trưởng – kiểm soát. Với mô hình này, MB tập trung cho các lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn, quản trị rủi ro hiệu quả, đồng thời tăng cường quản lý tập trung theo các khối xuyên suốt từ Hội sở đến các chi nhánh, phòng giao dịch. Quân Đội là một trong những ngân hàng đầu tiên xây dựng hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ, với sự trợ giúp của công nghệ và được ngân hàng nhà nước công nhận việc xếp hạng tín dụng khách hàng và trích lập dự phòng theo phương pháp định tính (Điều 7 của quyết định 493). Do đó MB và các chi nhánh không chỉ thực hiện tốt khâu cho vay mà còn làm tốt việc quản lý các món nợ sau khi cho vay, làm cho doanh số thu nợ tăng đều qua các năm. Qua bảng 4 phần Phụ Lục ta có thể thấy các món cho vay bổ sung VLĐ, mua sắm TSCĐ và cho vay tiêu dùng cá nhân đều được thu về khá đầy đủ và tăng qua các năm. Sang năm 2012 ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh bắt đầu tăng lại. Năm này đánh dấu sự thành công trong việc kiểm soát lạm phát của chính phủ sau khi thắt chặt chính sách tiền tệ trong những năm trước đó. Tỷ lệ lạm phát tháng 8/2012 chỉ còn 5% so với mức 23% cùng kỳ năm trước (tạp chí Tài Chính số 8 – 2013). Bên cạnh đó thì giá vàng bắt đầu giảm dần và đặc biệt là 5 lần giảm lãi suất trong năm này đã đưa lãi suất quay trở về mức 8% của năm 2005, theo đó lãi suất cho vay cũng trong khoản 9 – 12% đối với lĩnh vực kinh doanh (VnEconomy, ngày 20/9/2013). Cùng với những chính sách hỗ trợ khác của nhà nước nên đã tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận với 20 Bảng 4.4 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ theo thời hạn của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 A: Doanh số cho vay  Ngắn hạn 2011 2012 6/2012 6/2013 2011 và 2010 Số tiền % -7,46 367.308 11,82 452.873 22,50 3.324.981 3.080.067 3.432.509 1.980.371 2.420.578 -244.914 -7,37 352.442 11,44 440.207 22,23 19.428 17.688 15.641 11.071 21.675 -1.740 -8,96  Dài hạn 14.260 10.311 27.224 20.892 22.954 -3.949 -27,69 2.807.110 3.018.975 3.348.656 2.070.900 2.363.861 211.865 2.751.890 2.980.034 3.315.906 2.046.362 2.339.191 228.144  Ngắn hạn  Trung hạn  Dài hạn C: Dư nợ -11,57 10.604 95,78 16.913 164,03 2.062 9,87 7,55 329.681 10,92 292.961 14,15 8,29 335.872 11,27 292.829 14,31 -2.047 45.510 34.837 24.699 21.317 20.733 -10.673 -23,45 -10.138 -29,10 -584 -2,74 9.709 4.104 8.052 3.221 3.938 -5.605 -57,73 3.948 96,20 717 22,26 1.023.393 1.112.483 1.239.200 1.053.916 1.340.545 89.090 8,71 126.717 11,39 286.629 27,20 100.033 11,03 116.603 11,58 263.981 28,06  Ngắn hạn 906.788 1.006.821 1.123.424  Trung hạn 104.452 87.303 78.245 77.057 79.187 -17.149 -16,42 12.152 18.359 37.531 36.030 56.547 6.207 51,08  Dài hạn 6/2013 và 6/2012 Số tiền % 3.358.669 3.108.065 3.475.373 2.012.333 2.465.206 -250.604  Trung hạn B: Doanh số thu nợ Chênh lệch 2012 và 2011 Số tiền % 940.830 1.204.811 -9.058 -10,38 2.130 2,76 19.172 104,43 20.517 56,94 Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Quân Đội –Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013 21 nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó chính quyền địa phương khuyến khích mở rộng tín dụng, dự kiến dư nợ tăng bình quân 20%. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư công nghệ, cơ sở kỹ thuật của các TCTD, nhằm cạnh tranh được với ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Phát triển một bước là ngân hàng điện tử, với nội dung hoạt động cơ bản là có giao dịch hiện đại an toàn, hiệu quả, kịp thời đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế đã hội nhập quốc tế (Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 – 2015) tại Cần Thơ, 2012). Trong thời gian từ đầu năm 2012 trở lại đây ngân hàng Quân Đội cũng đã triển khai nhiều gói tín dụng có thời gian ngắn như gói tín dụng 1.000 tỷ đồng để bổ sung VLĐ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức lãi suất 9,99%, đã thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia vay vốn. Ngoài ra còn có các gói hỗ trợ khác như gói 2.000 tỷ đồng có thời hạn từ 3 đến 6 tháng, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gói 1.500 tỷ đồng hỗ trợ mua nhà ở, ôtô trong thời gian 6 tháng với lãi suất 8%/năm. Đối với MB Cần Thơ trong năm này cũng đã giải ngân được 3.153.874 triệu đồng (năm 2011 là 2.702.672 triệu đồng) để bổ sung VLĐ cho doanh nghiệp. Cho vay tăng, đương nhiên không tránh khỏi nợ quá hạn, nợ xấu sẽ tăng theo, nợ xấu của chi nhánh năm 2011 đã tăng khá nhiều so với năm 2010 và năm 2012 tăng với tốc độ chậm lại. Với nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế trong năm này, kèm theo đó là những thay đổi của các chính sách của chính phủ và NHNN đã làm lãi suất thay đổi lớn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như trong 2 năm 2010 và 2011 nợ xấu chỉ xuất hiện đối với thời hạn ngắn và trung hạn, các khoản nợ dài hạn chưa đến thời gian đáo hạn cũng đã dần xuất hiện trong năm 2012. 4.3.2 Phân tích kết quả hoạt động cho vay theo ngành kinh tế Nếu như ở phần trên ta thấy được MB Cần Thơ tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn là chủ yếu, thì ở đây ta thấy tỷ trọng các món vay của ngành thương mại – dịch vụ lại chiếm đến 94% đến trên 96% trong cơ cấu cho vay của MB Cần Thơ. Trong khi đó có ngành xây dựng với tỷ lệ doanh số cho vay chỉ đạt khoản 2% – 4% qua các năm. Đối với cơ cấu doanh số thu nợ và dư nợ cũng tương tự như doanh số cho vay (tham khảo bảng 6 phần Phụ Lục). Như đã giới thiệu ở phần đầu, Cần Thơ có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là thương mại – dịch vụ. Ngoài các siêu thị, trung tâm thương mại kể trên, tính đến cuối năm 2011 Cần Thơ nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ mới được hình thành như: dịch vụ kinh doanh bất động sản, dịch vụ kho vận (logistics), thông tin, truyền thông, v.v. phát triển 22 khá tốt. Các doanh nghiệp của thành phố có quan hệ xuất nhập khẩu với hơn 97 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến năm 2015 cơ cấu kinh tế TP Cần Thơ sẽ phát triển theo xu hướng tỷ trọng khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 5,94%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 46,98%, khu vực dịch vụ chiếm 47,08% trong cơ cấu GDP (Thông tin đăng tải trên Cục xúc tiến thương mại 21/08/2012). Với sự ưu tiên phát triển thương mại – dịch vụ của thành phố đã tạo nên một thị trường sôi động cho các TCTD cung cấp vốn cho lĩnh vực này. Ngân hàng Quân Đội từ lâu đã là một đối tác tin cậy đối với nhiều Tổng công ty, tập đoàn lớn hoạt động trong những lĩnh vực thương mại – dịch vụ như Tập đoàn Viễn thông Quân Đội (Viettel); Tập đoàn dầu khí Việt Nam; Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam; v.v. Đây là những khách hàng đồng thời cũng là những cổ đông sở hữu trên 5% cổ phần của ngân hàng Quân Đội. Ngân hàng Quân Đội đã cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích cho nhóm khách hàng này, tài trợ vốn lưu động cho các khách hàng với mạng lưới kinh doanh rộng khắp cả nước thuộc lĩnh vực viễn thông, phân phối lương thực, thực phẩm, hàng gia dụng, hàng tiêu dùng thiết yếu, v.v. Đồng thời ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện các chương trình tài trợ đối với một số mặt hàng là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như tài trợ xuất khẩu hàng nông sản cho công ty CP Lương thực Hậu Giang, Công ty lương thực Đồng Tháp (Dagrimex), Tổng công ty lương thực Miền Nam – Vinafood 2, v.v. (Bảng Cáo Bạch ngân hàng TMCP Quân Đội, 2011) Trong khi đó trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh bất động sản không còn sôi động như trước. Nợ xấu của ngành xây dựng ngày càng cao và vẫn chưa có phương hướng giải quyết hiệu quả, theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia (NFSC) cho biết tỷ lệ nợ xấu của ngành bất động sản là 11,37%, xây dựng, xây lắp, vật liệu xây dựng là 10,13% năm 2011. Ngoài ra theo thống kê ở thời điểm này (2013) tại Cần Thơ nợ xấu chiếm 1,95% ở năm 2011 và đến năm 2012 tăng lên đạt 3,58% và đến hết quý I năm 2013 đã là 4,02% (Anh Vũ , báo Thanh niên) đã làm cho khách hàng, các nhà đầu tư của ngành này và các TCTD rất e dè, thận trọng trong các quyết định cho vay, hỗ trợ ngành này. Với mục tiêu an toàn được đặt lên hàng đầu do đó giảm việc cho vay trong lĩnh vực này là cần thiết. Ở Bảng 4 phần Phụ Lục ta cũng thấy rõ các doanh nghiệp vay phục vụ cho mục đích mua bất động sản (BĐS) và TSCĐ có tỷ trọng khá thấp chỉ chiếm từ 4 – 7% và có xu hướng giảm qua các năm. Ngoài ra tuy là khu vực Miền Tây Nam Bộ, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng đối với MB Cần Thơ do tọa lạc ở trung tâm thành 23 phố, mạng lưới giao dịch còn hẹp chưa tiếp cận được nhiều đối với lĩnh vực này. Trong khi đó theo báo cáo số 82/BC- UBND TP Cần Thơ năm 2012 có tới 36 tổ chức tín dụng tham gia cho vay thu mua lúa gạo với dư nợ chiếm 13%, tăng 28,6% so cuối năm 2011 dẫn đến tỷ trọng cho vay ngành này thấp. Nhưng với Quyết định 497 năm 2009 của Chính Phủ về việc hỗ trợ lãi suất vay vốn cho ngành nông nghiệp, thông tư số 14/2012/TT – NHNN hỗ trợ lãi suất đối với một số lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, trong đó có ngành nông nghiệp. Điều đó đã khuyến khích khách hàng mạnh dạng xin vay, do đó doanh số cho vay trong ngành này tuy có tỷ trọng nhỏ nhưng lại có xu hướng tăng như phân tích bên trên. Theo bảng 4 phần Phụ Lục ta cũng nhận thấy được điều này, doanh số cho vay sản xuất nông nghiệp tăng liên tục qua các năm. Trong đó thì chi nhánh cho vay chủ yếu phục vụ mục đích là trang trải chi phí cho sản xuất nông nghiệp như phân bón, cây, con giống, v.v. Với những sự tác động của kinh tế vĩ mô, các chính sách, quy định của chính phủ, sự phát triển của địa phương và định hướng hoạt động của ngân hàng Quân Đội, đã tác động đến hoạt động cho vay của chi nhánh. Tạo nên sự nghiên về tỷ trọng doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu của ngành thương mại – dịch vụ tại đây. Mặc dù với điều kiện chủ quan hay khách quan khiến cho MB Cần Thơ tập trung cho vay vào ngành thương mại – dịch vụ, nhưng trong năm 2011 doanh số cho vay ngành này lại có tăng trưởng giảm, so với năm 2010 rồi lại tăng vào năm 2012. Trong khi đó ngành xây dựng vốn không được ưu tiên đã có doanh số cho vay liên tục giảm qua các năm, còn ngành nông nghiệp thì có chiều hướng phát triển ngược lại. Nguyên nhân do chịu ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế gặp khó khăn mang lại. Điều đó đã làm cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh không mang lại kết quả như mong đợi. Như chúng ta cũng đã thấy ở phần trên, trong giai đoạn 2010 – 2011 lạm phát ở nước ta tăng rất cao, để khắc phục những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ mô, tháng 2/2011 Chính phủ đã có Nghị quyết 11 tập trung “ưu tiêm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” với 6 gói các biện pháp chính sách, bao gồm: “Thắt chặt chính sách tiền tệ; thắt chặt chính sách tài chính; kìm hãm thâm hụt thương mại; tăng giá điện đồng thời với việc hỗ trợ người nghèo và sử dụng một cơ chế mang tính thị trường hơn đối với việc định giá xăng dầu; tăng cường an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả việc phổ biến thông tin chính sách”. Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20% trong năm; các tổ chức tín dụng hạn chế cấp tín dụng 24 Bảng 4.5 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ theo ngành của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6/2012 6/2013 2011 và 2010 Số tiền % Chênh lệch 2012 và 2011 Số tiền % 6/2013 và 6/2012 Số tiền % A: Doanh số cho vay 3.358.669 3.108.065 3.475.373 2.012.333 2.465.206 -250.604 -7,46 367.308 11,82 452.873 22,50  Thương mại - dịch vụ 3.197.122 2.940.511 3.321.652 1.932.643 2.371.934 -256.611 -8,03 381.141 12,96 439.291 22,73 113.019 112.175 87.985 48.163 58.445 -844 -0,75 -24.190 -21,56 10.282 21,35  Ngành nông, lâm, thủy sản 29.481 30.478 33.794 15.711 17.129 997 3,38 3.316 10,88 1.418 9,03  Ngành khác 19.047 24.901 31.942 15.816 17.698 5.854 30,73 7.041 28,28 1.882 11,90 B: Doanh số thu nợ 2.807.110 3.018.975 3.348.656 2.070.900 2.363.861 211.865 7,55 329.681 10,92 292.961 14,15  Thương mại - dịch vụ 2.675.607 2.853.227 3.171.920 1.973.147 2.253.272 177.620 6,64 318.693 11,17 280.125 14,20  Ngành xây dựng  Ngành xây dựng 90.624 106.533 114.016 68.329 78.751 15.909 17,55 7.483 7,02 10.422 15,25  Ngành nông, lâm, thủy sản 22.542 38.839 40.006 16.743 16.099 16.297 72,30 1.167 3,00 -644 -3,85  Ngành khác 18.337 20.376 22.714 12.681 15.739 2.039 11,12 2.338 11,47 3.058 24,12 1.023.393 1.112.483 1.239.200 1.053.916 1.340.545 89.090 8,71 126.717 11,39 286.629 27,20 87.284 10,28 149.732 15,99 308.899 34,49 C: Dư nợ  Thương mại dịch vụ 848.914 936.198 1.085.930 895.693 1.204.592  Ngành xây dựng 115.131 120.774 94.743 100.608 74.438  Ngành nông, lâm, thủy sản 38.689 30.328 24.116 29.296 25.147  Ngành khác 20.659 25.183 34.410 28.319 36.369 5.643 4,90 -26.031 -21,55 -26.170 -26,01 -8.361 -21,61 -6.212 -20,48 -4.149 -14,16 9.227 36,64 8.050 28,43 4.524 21,90 Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Quân Đội –Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013 25 cho những hoạt động không mang tính sản xuất như bất động sản và chứng khoán xuống dưới 22% trong tổng số tiền cho vay tính đến cuối tháng 6/2011, và 16% tính đến cuối năm 2011. Đồng thời NHNN sẽ phạt những tổ chức tín dụng nào không đáp ứng được những mục tiêu trên bằng cách bắt buộc tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Mặt khác, NHNN cũng tìm cách hạn chế cho vay bằng ngoại tệ đối với việc nhập khẩu những hàng hóa không thiết yếu (bao gồm tất cả hàng hóa tiêu dùng); giới hạn việc nhập khẩu vàng và chỉ cho phép một số ít công ty được nhập khẩu vàng, cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường. Những động thái có tính quyết liệt của NHNN đưa ra là nhằm giảm thiểu những giao dịch đầu cơ tích trữ ngoại tệ và vàng để đảm bảo ổn định tiền đồng VND (Báo cáo thường niên “ Triển vọng phát triển Châu Á , 2011”ADB, 2011). Do đó đã làm hạn chế doanh số cho vay của thương mại dịch vụ, đồng thời tăng cường công tác thu nợ ở hầu hết các ngành và lĩnh vực mà chi nhánh đã cho vay nhằm giảm thiểu tổn thất tín dụng trong thời gian này. Tình hình kinh tế trong năm 2012 có xu hướng phục hồi trở lại sau những quyết tâm ổn định kinh tế của chính phủ trong những năm vừa qua. Lạm phát được kiềm chế nên chính sách tiền tệ đã bắt đầu được nới lỏng ra nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng, kèm theo đó là các chính sách hỗ trợ về thuế của chính phủ. Riêng đối với thành phố Cần Thơ cũng có bước tăng trưởng nhưng vẫn còn khó khăn. Theo Báo cáo số 82 của UBND TP Cần Thơ về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng 2012 thì hầu hết các sản phẩm công nghiệp sản xuất đều có sản lượng tăng so với cùng kỳ, tuy nhiên mức tăng đạt thấp như: xay xát gạo tăng 6,5%; thủy hải sản ướp đông tăng 4,2%; các loại thủy sản đóng hộp tăng 4%; quần áo may sẵn tăng 3,6%. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực còn nhiều khó khăn do giá cả khó có thể cạnh tranh với các nước khác, đồng thời phải chịu nhiều rào cản kỷ thuật và ảnh hưởng xấu của thị trường các nước có quan hệ thương mại với ta. Giá cả trong nước bình quân tăng 9,71% so với cùng kỳ. Trong 6 tháng đầu năm 2012, ước cấp mới đăng ký kinh doanh cho 428 doanh nghiệp các loại hình với tổng vốn đăng ký 4.608,321 tỷ đồng; cấp thay đổi đăng ký kinh doanh cho 1.075 lượt doanh nghiệp, trong đó có 148 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với số vốn tăng 1.778,885 tỷ đồng. Điều đó đã làm cho doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng trong năm này như trình bày ở bảng 4.5 và bảng 4 phần Phụ Lục. Mặc dù dư nợ giảm và công tác thu nợ được chi nhánh quan tâm thực hiện tốt nhưng cũng không tránh khỏi việc nợ xấu tăng liên tục qua các năm theo quy mô doanh số cho vay của chi nhánh. Qua bảng 4.6 và 4.7 ta có thể thấy nợ xấu tăng khá nhanh trong năm 2011 và chậm lại trong năm 2012, 26 trong đó thì nợ xấu tập trung vào lĩnh vực thương mại – dịch vụ, lĩnh vực mà chi nhánh cho vay nhiều trong thời gian qua. Bên cạnh đó theo bảng 4 phần Phụ Lục ta thấy nợ xấu của các khoản vay nhằm phục vụ mục đích bổ sung VĐL lại chiếm phần lớn với khoản trên dưới 73% trong tổng nợ xấu của chi nhánh, tiếp đến là các món vay phục vụ mục đích mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp với tỷ lệ khoảng từ 14% đến 20%. Trong khi đó lĩnh vực xây dựng và nông - lâm – thủy sản hầu như trong giai đoạn này chưa xuất hiện. Như đề cập ở các phần ở trên, MB Cần Thơ cho vay ngành xây dựng, nông – lâm – thủy sản và ngành khác rất hạn chế. Do đó mà dư nợ cũng như nợ xấu ở các ngành này hầu như không có so với thương mại – dịch vụ. Trong khi đó dù là kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng không thể nói tất cả các khía cạnh đều tăng trưởng tốt. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực còn nhiều khó khăn, giá gạo (sản phẩm cấp thấp) xuất khẩu khó cạnh tranh so với các nước xuất khẩu gạo khác như: Ấn Độ, Pakistan, Myanmar; giá xuất khẩu thủy sản thấp Bảng 4.6 Nợ xấu của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ ĐVT: Triệu Đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6/2012 6/2013 10.400 19.847 25.201 18.089 17.776 8.793 18.287 21.578 16.904 16.634 Ngành xây dựng 0 0 0 0 0 Ngành nông, lâm, thủy sản 0 0 0 0 0 1.607 1.560 3.623 1.185 1.141 Nợ xấu Thương mại dịch vụ Ngành khác Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 và bị ảnh hưởng bởi một số rào cản kỷ thuật, thị trường xuất khẩu biến động liên tục, khó lường do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ước 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 607,6 triệu USD, đạt 40,5% kế hoạch, tăng 0,2% so với cùng kỳ; trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước thực hiện 589,4 triệu USD, đạt 40,4% kế hoạch tăng 0,2% so cùng kỳ; nguyên nhân chủ yếu do một số mặt hàng xuất khẩu giảm như: gạo xuất khẩu giảm 18,3% về sản lượng, hàng dệt may giảm 5,6% so cùng kỳ. Bên cạnh đó mặc dù trong thời gian này có nhiều doanh nghiệp đăng ký mới hoặc nâng vốn điều lệ nhưng cũng có tới 62 doanh nghiệp giải thể với tổng vốn là 170,115 tỷ đồng, 4 doanh nghiệp giảm vốn 27 92,8 tỷ đồng. Do vẫn còn một số hạn chế đó, nên nợ xấu vẫn còn xuất hiện và tăng lên theo quy mô doanh số cho vay của chi nhánh. Điều này làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng dần qua các năm như khái quát ở phần trên, tuy là tỷ lệ vẫn còn khá nhỏ so với giới hạn quy định của ngành, nhưng chi nhánh cần phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp kiểm tra, xử lý những khoản nợ xấu này và hạn chế phát sinh thêm trong tương lai. Bảng 4.7 Tăng trưởng nợ xấu của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ ĐVT: Triệu Đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 và 2010 Số tiền 6/2013 và 6/2012 Số tiền % 2012 và 2011 % Số tiền % Nợ xấu 9.447 90,84 5.354 26,98 -313 -1,73 Thương mại - dịch vụ 9.494 107,97 3.291 18,00 -270 -1,60 Ngành xây dựng 0 x 0 x 0 x Ngành nông, lâm, thủy sản 0 x 0 x 0 x -47 -2,92 2.063 132,24 -44 -3,71 Ngành khác Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 Tiếp sau đây ta xem xét tỷ lệ dư nợ và nợ xấu của MB Cần Thơ so với cả hệ thống ngân hàng về mặt dư nợ và nợ xấu như thế nào trong thời gian qua. Tỷ trọng (%) 2,50 2,00 1,50 1,00 0,50 0,00 2010 2011 2012 6/2012 6/2013 Dư nợ Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Quân Đội và phòng thẩm định của chi nhánh Cần Thơ Hình 4.3 Tỷ trọng dư nợ của chi nhánh Cần Thơ so với hệ thống ngân hàng TMCP Quân Đội 28 Về dư nợ trong thời gian qua tỷ trọng đóng góp của chi nhánh có phần giảm xuống qua các năm. Năm 2010 tỷ trọng dư nợ của chi nhánh là 2,26%, năm 2011 là 1,91% sang năm 2012 còn 1,68% và 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này bắt đầu tăng trở lại với 1,69%. Nguyên nhân của sự giảm sút này ngoài những tác động của tình hình kinh tế - xã hội như đã phân tích ở những phần trên, thì trong những năm qua ngân hàng đã phát triển thêm nhiều chi nhánh và điểm giao dịch mới dẫn đến thay đổi tỷ trọng đóng góp của các chi nhánh cũ như đã đề cập đến trong phần phân tích về nguồn vốn của ngân hàng. Nếu như tổng dư nợ có tỷ trọng giảm qua các năm thì nợ xấu lại tăng và tăng cao nhất vào năm 2011 với 2,12% trong khi đó ở năm 2010 chỉ là 1,7%. Bước sang năm 2012 tuy có giảm so với năm 2011 nhưng vẫn cao hơn năm 2010 với 1,84%. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 tình hình có khả quan hơn khi tỷ trọng là 0,91%, khá thấp so với cùng kỳ năm trước. Qua đó cho thấy việc quản lý và theo dõi các món vay của chi nhánh cần phải chặt chẽ hơn nữa trong thời gian sau này. Tỷ trọng (%) 2,50 2,00 1,50 1,00 0,50 0,00 2010 2011 2012 6/2012 6/2013 Nợ xấu Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Quân Đội và phòng thẩm định của chi nhánh Cần Thơ Hình 4.4 Tỷ trọng nợ xấu của chi nhánh Cần Thơ so với hệ thống ngân hàng TMCP Quân Đội Tuy chịu nhiều tác động khách quan làm cho khả năng đóng góp của chi nhánh Cần Thơ giảm qua các năm, nhưng với vị trí nằm ở trung tâm của cả khu vực cho nên cần phải được đầu tư xây dựng chi nhánh Cần Thơ trở thành một trung tâm thật sự của cả hệ thống ngân hàng ở khu vực này. 29 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP  Hoạt động huy động vốn chủ yếu bị chi phối bởi tình hình chung của kinh tế cả nước và và địa phương. Sự tác động của lạm phát, giá cả các mặt hàng đặc biệt như vàng cùng với các chính sách điều phối của chính phủ đã ảnh hưởng đến lãi suất, dẫn đến tình hình kinh doanh của một số doanh nghiệp và chi tiêu của người dân không mấy thuận lợi. Điều đó làm cho tăng trưởng vốn huy động giảm rồi lại tăng như phân tích bên trên. Ngoài ra ta nhận thấy được phí dịch vụ và lãi suất huy động của ngân hàng so với một vài ngân hàng khác vẫn còn thấp hơn.  Hoạt động cho vay theo thời hạn: Mặc dù với sự chỉ đạo của hội đồng quản trị ngân hàng Quân Đội là ưu tiên mở rộng cho vay ngắn hạn, nhằm tạo điều kiện dễ dàng trong khâu quản lý và sớm thu hồi nợ về cho ngân hàng. Cùng với đó là nhu cầu về vay ngắn hạn ở Cần Thơ khá lớn. Nhưng với tỷ lệ trên 90% như đã tìm hiểu ở trên thì cơ cấu trong hoạt động cho vay đã mất cân đối lớn. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, sức cạnh tranh cũng như mối quan hệ giữa chi nhánh với khách hàng sẽ không phát triển tốt.  Hoạt động cho vay theo ngành kinh tế: Nếu theo thời hạn, tỷ trọng các khoản nợ ngắn hạn chiếm rất cao trong cơ cấu hoạt động cho vay của chi nhánh, thì theo phân theo ngành cơ cấu lại nghiêng hẳn về lĩnh vực thương mại – dịch vụ. Sự mất cân bằng này chủ yếu là do thực tế thành phố Cần Thơ thích hợp phát triển lĩnh vực này nhiều hơn. Điều đó thể hiện rõ trong định hướng phát triển kinh tế của thành phố đến năm 2015 như đã nêu ở phần trên. Bên cạnh đó ngân hàng Quân Đội từ lâu là đối tác của các tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực này, đã tạo điều kiện cho chi nhánh Cần Thơ phát triển mạnh trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ. Ngoài ra mạng lưới của MB Cần Thơ vẫn còn khá hẹp với những vị trí không thuận lợi cho việc cạnh tranh với các ngân hàng khác đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.  Đối với các chỉ tiêu phân tích hoạt động cho vay của MB Cần Thơ trong giai đoạn này nhìn chung là tốt, tuy nhiên có những chỉ số có giá trị khá cao như vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ, dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ. Qua đó thể hiện được chi nhánh cũng như ngân hàng Quân Đội đã khá cầu toàn, làm giảm đi khả năng sinh lợi. Mặc dù mục tiêu an toàn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu trong giai đoạn khó khăn này, nhưng nếu duy trì quá lâu sẽ 30 làm giảm đi thu nhập của chi nhánh cũng như hệ thống ngân hàng Quân Đội. Trên hết là ảnh hưởng đến mối quan hệ với khách hàng mà ngân hàng đã xây dựng lâu nay do nguồn vốn ổn định mà ngân hàng cung cấp ngày càng ít.  Về khả năng đóng góp cho sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng Quân Đội của MB Cần Thơ ta thấy có dấu hiệu giảm đi trong thời gian này. Nguyên nhân chủ yếu là do sự mở rộng không ngừng các điểm giao dịch của ngân hàng Quân Đội trong thời gian này. Trong khi đó, mạng lưới của chi nhánh vẫn còn khá khiêm tốn so với những ngân hàng khác, cho nên khả năng cạnh tranh vẫn còn khá thấp so với các chi nhánh ngân hàng lớn khác. 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.2.1 Đối với huy động vốn  Mặc dù hoạt động huy động vốn của chi nhánh cũng như của hệ thống MB chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung, do đó cá nhân ngân hàng không thể thay đổi. Nhưng thông qua biểu phí dịch vụ và lãi suất của ngân hàng ta thấy vẫn chưa có sự linh hoạt đối với tiền gửi ngoại tệ. Do đó cần phải điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với từng kỳ hạn. Cần điều chỉnh lãi suất và phí dịch vụ có tính cạnh tranh cao hơn so với một số ngân hàng khác chẳng hạn như Sacombank (tham khảo bảng 3 phần Phụ Lục).  Đối với những khách hàng thân thiết, những đối tác lớn nên miễn phí các dịch vụ đi kèm. Thường xuyên khuyến mãi, tặng quà vào các dịp đặc biệt. Định kỳ thông báo tình hình tài khoản tiền gửi cho khách hàng biết. Bên cạnh đó cung cấp những thông tin kèm theo những giải pháp có khả năng tác động đến tài khoản tiền gửi của họ.  Đối với việc tìm kiếm khách hàng mới: Tăng cường đầu tư cho hoạt động dịch vụ của ngân hàng, tìm kiếm những khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ cao, như thanh toán, mở L/C, chuyển tiền, bảo lãnh,v.v. Mở rộng thêm hệ thống giao dịch bằng cách cộng tác với các đối tác chiến lược. Thỏa thuận với họ để mở rộng mạng lưới máy ATM, mở ra thêm nhiều kênh thanh toán khác thông qua Internet hay các mạng điện thoại v.v. Tư vấn cách tính lãi suất cho khách hàng đến gửi tiền để họ lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. Hướng dẫn và trực tiếp thực hiện các thủ tục thay cho những khách hàng không có thời gian giao dịch với ngân hàng. 5.2.2 Đối với cho vay, quản lý và thu nợ  Đối với những khách hàng cũ thì định kỳ cử nhân viên đến các doanh nghiệp hoặc khi có yêu cầu của khách hàng để theo dõi tình hình sử dụng vốn 31 vay, hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả và giới thiệu về những sản phẩm mới của ngân hàng. Tạo điều kiện cho khách hàng có thể thay đổi kỳ hạn vay một cách linh hoạt hơn. Tận dụng mối quan hệ với các đối tác lớn để mở rộng thêm mạng lưới hoạt động và quảng bá thêm hình ảnh của chi nhánh.  Thăm dò thị trường về nhu cầu vay vốn, đặc biệt là đối với những khách hàng trong những ngành nghề mà chi nhánh chưa cho vay nhiều và những khách hàng có nhu cầu vay vốn với thời hạn dài. Đặc biệt là trong thời gian hiện nay và sắp tới, khi mà hệ thống tín dụng của nước ta chỉ mới đi được ¾ chặn đường tăng trưởng tín dụng với 7,18% trong khi đó mục tiêu đặt ra là 12% vào cuối năm (theo baohaiquan.vn). Tuy nhiên cũng không nên quá nóng vội tăng trưởng băng mọi giá.  Thực hiện thủ tục nhanh gọn (Trừ việc thẩm định khách hàng khi cho vay), tránh gây phiền hà cho khách hàng, thực hiện chính sách một cửa để tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Cử nhân viên đến tận nơi theo yêu cầu của khách hàng để thực hiện thủ tục vay vốn nếu cần.  Khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ khi đạt được chỉ tiêu đặt ra. Thường xuyên cử cán bộ đi tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng và học hỏi thêm kinh nghiệm. Tăng cường giao lưu thiết lập mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, hỗ trợ nhiều hơn cho các công tác xã hội vì lợi ích cộng đồng. Xây dựng hình ảnh một chi nhánh năng động và thân thiện.  Mở rộng thêm nhiều phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh tại những nơi còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng. Đầu tư thêm cho các hoạt động thanh toán, dịch vụ cho khách hàng tại các trung tâm thương mại của thành phố. 32 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua phân tích bên trên, cơ bản đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra: Thứ nhất: Trong thời gian qua chi nhánh hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn điều chuyển từ hội sở chuyển về. Mặc dù vậy công tác huy động của chi nhánh vẫn tăng trưởng khá tốt. Thứ hai: Đối với hoạt động cho vay, quản lý và thu nợ trong thời gian qua chi nhánh hoạt động tốt, cho vay và thu nợ đều tăng, tuy nhiên chi nhánh tập trung cho vay ngắn hạn và ngành thương mại – dịch vụ rất nhiều làm cơ cấu mất cân đối khá lớn. Thứ ba: Nợ xấu của chi nhánh cũng như cả ngân hàng Quân Đội có tỷ lệ rất nhỏ so với trung bình ngành, tuy nhiên lại có xu hướng tăng lên trong thời gian nghiên cứu. Thứ tư: Khả năng đóng góp của chi nhánh trong thời gian qua là khá thấp và có xu hướng giảm. Với vị trí quan trọng hơn so với các chi nhánh khác trong khu vực, chi nhánh Cần Thơ cần được đầu tư mở rộng về cơ sở vật chất hơn nữa. Thứ năm: Các tỷ số tài chính: Các chỉ số tài chính cho thấy chi nhánh hoạt động khá tốt. Tuy nhiên có một số chỉ số khá cao. Cuối cùng hoạt động của chi nhánh cũng chịu nhiều sự tác động của việc thay đổi các chính sách của Chính phủ và ngân hàng Nhà Nước cùng với sự phát triển của Cần Thơ trong thời gian qua. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.1.1 Đối với chính quyền địa phương Cần có những dự báo kinh tế thường xuyên, chính xác và đáng tin cậy để có thể chỉ đạo kịp thời cho các doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn, tránh tình trạng cung vượt cầu, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Thúc đẩy các dự án xây dựng nhanh chóng tìm được đầu ra ổn định, thu hút đầu tư và hổ trợ xuất khẩu, nâng cao giá trị cho các mặt hàng thế mạnh của thành phố và khu vực. Hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư mở rộng thêm nhiều khu công nghiệp, thu hút các doanh nghiệp lớn đến mở thêm chi nhánh tại đây. 6.1.2 Đối với ngân hàng nhà nước Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng có chất lượng, các thông tin của khách hàng được cập nhật chính xác, đáng tin cậy. Có biện pháp kiểm tra thông tin của các ngân hàng cung cấp. Hoàn thiện, ổn định và điều hành các chính sách linh hoạt và kịp thời hơn, phù hợp với tình hình thực tế và hòa hợp lợi ích giữa các bên. 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh Vũ, 2013. Gia hạn nợ xấu, không nên đánh đồng. Cafe.vn [online] [Ngày truy cập: 8 tháng 11 năm 2013]; 2. Báo Cần Thơ,2011. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2011 và giai đoạn 2011-2015. Viện Kinh Tế - Xã hội thành phố Cần Thơ [online] [Ngày truy cập: 8 tháng 11 năm 2013]; 3. Bộ tài chính, 2012. Tình hình giá vàng 10 tháng đầu năm 2012. Tạp chí tài chính [online] [Ngày tháng 11 năm 2013]; 4. Chính Phủ, 2009. Quyết định 497/2009/QĐ – CP. Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2009; 5. HSX, HNX, SSC và Bloomberg, 2013. Toàn cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2012. Tạp chí tài chính [online] [Ngày 9 tháng 11 năm 2013]; 6. Lan Ngọc, 2011. Thắt chặt tài chính - tiền tệ năm 2011: Một chính sách sáng suốt trong ngắn hạn của Việt Nam. Báo mới [online] [Ngày truy cập: 9 tháng 11 năm 2013]; 7. Mai Văn Nam, 2008. Nguyên lý thống kê kinh tế. Đại học Cần Thơ; 8. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 2013: Có nên đạt được bằng mọi giá? baohaiquan.vn [ngày truy cập: 6 tháng 12 năm 2013]; 9. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN. Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2005; 10. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam,2011. Báo cáo thường niên của ngân hang nhà nước năm 2011; 11. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 2011. Thông tư 02/2011/TT-NHNN. Hà Nội ngày 03 tháng 3 năm 2011; 12. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 2012. Thông tư 14/2012/TT – NHNN . Hà Nội, Ngày 04 tháng 5 năm 2012; 13. Ngân hàng Nhà nước: “Lãi suất không còn là cản trở”. VnEconomy [online]. [Ngày truy cập: 9 tháng 11 năm 2013]; 14. Ngân hàng TMCP Quân Đội, 2010. Báo cáo thường niên năm 2010. Hà Nội, tháng 3 năm 2011; 15. Ngân hàng TMCP Quân Đội, 2011. Bản Cáo Bạch ngân hàng Quân Đội, 2011. Hà Nội, năm 2011; 16. Ngân hàng TMCP Quân Đội, 2011. Báo cáo thường niên năm 2011. Hà Nội, tháng 3 năm 2012; 17. Ngân hàng TMCP Quân Đội, 2012. Báo cáo thường niên năm 2012. Hà Nội, tháng 2 năm 2013; 18. Ngân hàng TMCP Quân Đội ; 19. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ; 20. Nhóm nghiên cứu kinh tế - Học viện chính sách và phát triển, 2013. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam. Tạp chí tài chính số,8 [online] [Ngày truy cập: 9 tháng 11 năm 2013]; 21. Nguyễn Minh Kiều, 2006. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài Chính. 22. Quốc Hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2010; 23. Tám năm thăng trầm lãi suất. VnEconomy [online] [Ngày truy cập: 9 tháng 11 năm 2013]; 24. Tân Anh và cộng sự, 2013. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam. Tạp chí tài chính [online]< http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binhluan/Tang-truong-kinh-te-va-lam-phat-o-Viet-Nam/30018.tctc> [Ngày truy cập 9 tháng 11 năm 2013]; 25. Thái Văn Đại,2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ; 26. Tình hình phát triển kinh tế tại Cần Thơ - Phần 1. Cục xúc tiến thương mại.[online] [Ngày truy cập: 10 tháng 11 năm 2013]; 27. Tổng cục thống kê: [ Ngày 6 tháng 8 năm 2013]; 28. Ủy Ban Nhân Dân Tp Cần Thơ, 2012. Báo cáo 82/BC – UBND TP Cần Thơ. Cần Thơ, năm 2012; 29. Ủy Ban Nhân Dân TP Cần Thơ,2013. Báo cáo số 179 /BC-UBND. Cần Thơ, ngày 4 tháng 10 năm 2013. 35 PHỤ LỤC Bảng 1 Một số chỉ tiêu phân tích nghiệp vụ cho vay của ngân hàng TMCP Quân Đội năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ĐVT:% Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6/2012 6/2013 Tổng dư nợ/vốn huy động 65,37 64,89 62,77 64,66 58,30 Dư nợ ngắn hạn/tổng dư nợ 64,56 66,99 71,82 68,65 72,92 Dư nợ trung hạn/tổng dư nợ 22,31 20,03 16,59 18,65 15,67 Dư nợ dài hạn/tổng dư nợ 13,13 12,97 11,59 12,70 11,41 Nợ xấu/ tổng dư nợ 1,35 1,61 1,86 1,84 2,45 DPRR tín dụng/Dư nợ bình quân 4,10 2,11 2,77 1,84 2,00 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của ngân hàng Quân Đội qua các năm Bảng 2 Một số chỉ tiêu phân tích nghiệp vụ cho vay của Sacombank Cần Thơ 2010 2011 Năm 2012 Doanh số cho vay Triệu đồng 4.524.146 4.424.112 3.879.747 2.036.390 2.314.032 Doanh số thu nợ Triệu đồng 4.192.655 4.550.877 4.244.965 1.925.188 2.277.428 Dư nợ Triệu đồng 1.417.293 1.290.528 925.310 1.036.512 961.914 Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung và dài hạn Nợ xấu Triệu đồng 803.610 712.519 543.718 715.657 633.056 Triệu đồng 613.683 578.009 381.592 320.854 328.858 Triệu đồng 6.906 3.796 7.887 8.869 8.907 Hệ số thu nợ Dư nợ ngắn hạn/ dư nợ Dư nợ trung và dài hạn/dư nợ Nợ xấu / dư nợ % 92,67 102,87 109,41 94,54 98,42 % 56,70 55,21 58,76 69,04 65,81 % 43,30 44,79 41,24 30,96 34,19 % 0,49 0,29 0,85 0,86 0,93 Chỉ tiêu ĐVT 6/2012 6/2013 Nguồn: Sacombank Cần Thơ năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 36 Bảng 3 Lãi suất và phí một số sản phẩm dịch vụ của ngân hàng TMCP Sacombank Chỉ tiêu Lãi suất/phí Tiền gửi Không kỳ hạn VNĐ 0,8% USD 0,10% VNĐ 6,68% - 7% USD 1,25%  1 tháng VNĐ 6,68% - 7% USD 1,25%  3 tháng VNĐ 7,30% USD 1,25%  6 tháng VNĐ 8,10% USD 1,25%  12 tháng VNĐ 8,80% USD 1,25%  24 tháng trở lên Chuyển tiền đối với cá nhân  Chuyển tiền trong nước  Cùng hệ thống Miễn phí  Cùng địa bàn 15.000 - 900.000VNĐ  Khác địa bàn 15.000 - 900.000VNĐ  Ngoài hệ thống  Chuyển tiền ngoài nước 5 - 500 USD Chuyển tiền đối với tổ chức kinh tế  Cùng hệ thống Miễn phí  Cùng địa bàn 15.000 - 1.000.000VNĐ  Khác địa bàn 15.000 - 1.000.000VNĐ  Khác hệ thống Cho vay bằng VNĐ Cho vay bằng ngoại tệ Nguồn: Ngân hàng TMCP Sacombank 37 Bảng 4 Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấu của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu A: Doanh số cho vay Bổ sung VLĐ Mua sắm BĐS và TSCĐ Phục vụ sản xuất NN Cho vay tiêu dùng B: Doanh số thu nợ Bổ sung VLĐ Mua sắm BĐS và TSCĐ Phục vụ sản xuất NN Cho vay tiêu dùng C: Dư nợ Bổ sung VLĐ Mua sắm BĐS và TSCĐ Phục vụ sản xuất NN Cho vay tiêu dùng D: Nợ xấu Bổ sung VLĐ Mua sắm BĐS và TSCĐ Phục vụ sản xuất NN Cho vay tiêu dùng 2010 Số tiền % 3.358.669 100,00 2.812.544 83,74 263.446 7,84 27.712 0,83 254.968 7,59 2.807.110 100,00 2.423.505 86,33 178.554 6,36 21.457 0,76 183.594 6,54 1.023.393 100,00 779.530 76,17 114.927 11,23 36.012 3,52 92.924 9,08 10.401 100,00 7.661 73,66 1.461 14,05 366 3,52 913 8,78 2011 Số tiền % 3.108.065 100,00 2.702.672 86,96 215.360 6,93 28.408 0,91 161.625 5,20 3.018.975 100,00 2.610.861 86,48 193.785 6,42 35.528 1,18 178.801 5,92 1.112.483 100,00 871.342 78,32 136.502 12,27 28.892 2,60 75.748 6,81 19.847 100,00 14.606 73,59 3.456 17,41 515 2,59 1.270 6,40 Năm 2012 Số tiền % 3.475.373 100,00 3.153.874 90,75 142.822 4,11 30.993 0,89 147.684 4,25 3.348.656 100,00 2.946.359 87,99 213.165 6,37 36.188 1,08 152.944 4,57 1.239.200 100,00 1.078.857 87,06 66.159 5,34 23.697 1,91 70.487 5,69 25.201 100,00 18.468 73,28 5.044 20,02 482 1,91 1.207 4,79 6/2012 Số tiền % 2.012.333 100,00 1.816.603 90,27 118.396 5,88 13.970 0,69 63.364 3,15 2.070.900 100,00 1.858.198 89,73 118.521 5,72 14.441 0,70 79.740 3,85 1.053.916 100,00 829.746 78,73 136.377 12,94 28.421 2,70 59.372 5,63 18.089 100,00 13.655 75,49 2.969 16,41 488 2,70 977 5,40 Nguồn:Phòng tín dụng ngân hàng Quân Đội –Chi nhánh Cần Thơ giai 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 38 6/2013 Số tiền % 2.465.207 100,00 2.163.763 87,77 215.471 8,74 15.351 0,62 70.622 2,86 2.363.862 100,00 2.108.864 89,21 164.324 6,95 15.157 0,64 75.517 3,19 1.340.545 100,00 1.133.756 84,57 117.306 8,75 23.891 1,78 65.593 4,89 17.776 100,00 14.080 79,21 2.564 14,42 317 1,78 815 4,58 Bảng 5 Cơ cấu theo thời hạn của doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ ĐVT: % Năm Chỉ tiêu A: Doanh số cho vay · Ngắn hạn · Trung hạn · Dài hạn B: Doanh số thu nợ · Ngắn hạn · Trung hạn · Dài hạn C: Dư nợ · Ngắn hạn · Trung hạn · Dài hạn 2010 2011 2012 100,00 99,00 0,58 0,42 100,00 98,03 1,62 0,35 100,00 88,61 10,21 1,19 100,00 99,10 0,57 0,33 100,00 98,71 1,15 0,14 100,00 90,50 7,85 1,65 100,00 98,77 0,45 0,78 100,00 99,02 0,74 0,24 100,00 90,66 6,31 3,03 6/2012 6/2013 100,00 98,41 0,55 1,04 100,00 98,82 1,03 0,16 100,00 89,27 7,31 3,42 100,00 98,19 0,88 0,93 100,00 98,96 0,88 0,17 100,00 89,87 5,91 4,22 Nguồn:Phòng tín dụng ngân hàng Quân Đội –Chi nhánh Cần Thơ giai 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 Bảng 6 Cơ cấu theo ngành của doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ ĐVT: % Năm Chỉ tiêu A: Doanh số cho vay · Thương mại - dịch vụ · Ngành xây dựng · Ngành nông, lâm, thủy sản · Ngành khác B: Doanh số thu nợ · Thương mại - dịch vụ · Ngành xây dựng · Ngành nông, lâm, thủy sản · Ngành khác C: Dư nợ · Thương mại dịch vụ · Ngành xây dựng · Ngành nông, lâm, thủy sản · Ngành khác 2010 2011 2012 100,00 95,19 3,36 0,88 0,57 100,00 95,32 3,23 0,80 0,65 100,00 82,95 11,25 3,78 2,02 100,00 94,61 3,61 0,98 0,80 100,00 94,51 3,53 1,29 0,67 100,00 84,15 10,86 2,73 2,26 100,00 95,58 2,53 0,97 0,92 100,00 94,72 3,40 1,19 0,68 100,00 87,63 7,65 1,95 2,78 6/2012 100,00 96,04 2,39 0,78 0,79 100,00 95,28 3,30 0,81 0,61 100,00 84,99 9,55 2,78 2,69 Nguồn:Phòng tín dụng ngân hàng Quân Đội –Chi nhánh Cần Thơ giai 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 39 6/2013 100,00 96,22 2,37 0,69 0,72 100,00 95,32 3,33 0,68 0,67 100,00 89,86 5,55 1,88 2,71 [...]... nguyên nhân cụ thể ta sẽ phân tích chi tiết hoạt động cho vay trong phần sau 4.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.3.1 Phân tích kết quả hoạt động cho vay theo thời hạn Qua bảng 4.4 và bảng 5 phần Phụ Lục ta nhận thấy rằng hoạt động cho vay của MB Cần Thơ trong giai đoạn này tập trung vào các món vay có thời hạn ngắn Doanh số cho vay thường đạt tỷ trọng... quả cho vay Từ đó đề ra những giải pháp nâng cao kết quả cho vay của chi nhánh 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Phân tích khái quát về kết quả kinh doanh, nguồn vốn, dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ xấu của ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Cần Thơ;  Phân tích hoạt động cho vay thông qua một số tỷ số tài chính;  Tìm kiếm thêm những biện pháp mới để nâng cao kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng. .. trình bày ở trang 5 để phân tích hoạt động cho vay của MB Cần Thơ Từ đó so sánh qua các năm để thấy được xu hướng phát triển hoạt động cho vay của chi nhánh trong thời gian qua 6 CHƯƠNG 3 CÁC SẢN PHẨM NỔI BẬT VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ MỘT SỐ SẢN PHẨM NỔI BẬT Ngân Hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Cần Thơ (MB Cần Thơ) được thành lập theo... tháng 2013 11 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH CẦN THƠ Đối với vốn huy động: Do MB Cần Thơ thực hiện cơ chế mua bán vốn với hội sở nên chi nhánh hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn điều chuyển Qua bảng 4.1 ta nhận thấy rằng chi nhánh huy động chủ yếu nguồn vốn từ tiền gửi... Quân Đội – chi nhánh Cần Thơ (MB Cần Thơ) đã phát triển cho vay như thế nào và đóng góp những gì cho cả hệ thống Với những lý do trên, tôi chọn đề tài Phân tích kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Quân 1 Đội - chi nhánh Cần Thơ để nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Với đề tài này trước hết là tôi mong muốn được hiểu biết sâu hơn về thực tế hoạt động của ngân hàng trong quá trình... suất thích hợp cho từng đối tượng khách hàng để thu hút vốn được tốt hơn Tỷ trọng (%) 1,50 1,00 0,50 2010 2011 2012 6/2012 6/2013 vốn huy động Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của ngân hàng TMCP Quân Đội và Phòng kế toán Chi nháng Cần Thơ Hình 4.2 Tỷ trọng vốn huy động của MB Cần Thơ so với hệ thống 15 4.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH CẦN THƠ THÔNG QUA CÁC... thức của mình trong suôt quá trình học tập tại trường Sau đó là giúp chi nhánh thống kê lại tình hình cho vay, nhằm phát hiện ra những thiếu sót mà chi nhánh có thể đã bỏ qua và đưa ra biện pháp khắc phục 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Cần Thơ nhằm thấy được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong, bên ngoài đến kết quả. .. năm Trong đó thì chi nhánh cho vay chủ yếu phục vụ mục đích là trang trải chi phí cho sản xuất nông nghiệp như phân bón, cây, con giống, v.v Với những sự tác động của kinh tế vĩ mô, các chính sách, quy định của chính phủ, sự phát triển của địa phương và định hướng hoạt động của ngân hàng Quân Đội, đã tác động đến hoạt động cho vay của chi nhánh Tạo nên sự nghiên về tỷ trọng doanh số cho vay cũng như doanh... Chi phí Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên qua các năm của ngân hàng TMCP Quân Đội và Phòng tín dụng ngân hàng Quân Đội – Chi nhánh Cần Thơ Hình 3.3 Tỷ trọng thu nhập, chi phí của MB Cần Thơ so với hệ thống 10 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Cần Thơ ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 và 2010 Số tiền % Chênh lệch 2012 và 2011 Số tiền % 190.362 281.846... 1.3.1 Không gian Đề tài được tìm hiểu ở ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Cần Thơ 1.3.2 Thời gian Đề tài được thực hiện từ ngày 5/8/2013 đến ngày 18/11/2013 với số liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 1.3.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Cần Thơ trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng

Ngày đăng: 11/10/2015, 09:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan