phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn, tỉnh kiên giang

78 263 0
phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn, tỉnh kiên giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH HUỲNH THỊ SOÀN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BA HÒN, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: D340201 Tháng 12 - 2013 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH HUỲNH THỊ SOÀN MSSV: 4104463 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BA HÒN, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số ngành: D340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS. MAI LÊ TRÚC LIÊN Tháng 12 - 2013 ii LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, đã để lại trong em rất nhiều kỉ niệm đẹp của thời sinh viên. Đặc biệt là đối với Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình, giúp đỡ của quý thầy cô đã cho em một hành trang để bước vào đời. Để đề tài được hoàn thành, trước tiên em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã hết lòng truyền đạt kiến thức cho em trong suốt khoảng thời gian em học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ba Hòn đã chấp nhận cho em thực tập tại Ngân hàng. Đặc biệt là các anh chị tại Phòng Tín dụng đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong thời gian em thực tập tại đây. Trân trọng gởi lời cảm ơn đến cô Mai Lê Trúc Liên, giáo viên hướng dẫn trực tiếp cho em thực hiện luận văn. Trong quá trình tìm tài liệu và các số liệu có liên quan rồi phân tích, đối với em đó là một quá trình khó khăn, nhưng Cô cũng đã dành thời gian quý báu của mình để góp ý, nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong việc thu thập, xử lý và cách phân tích số liệu, cách trình bày, hướng phân tích nào là đúng, hợp lý nhất. Lời cuối em xin kính chúc quý thầy, cô và các anh, chị được nhiều sức khỏe và công tác tốt! Cần Thơ, ngày 3 tháng 12 năm 2013 Người thực hiện Huỳnh Thị Soàn i CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 3 tháng 12 năm 2013 Người thực hiện Huỳnh Thị Soàn ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Kiên Lương, ngày tháng năm 2013 Thủ trưởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) iii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................1 1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................2 1.3.1. Không gian nghiên cứu ...........................................................................2 1.3.2. Thời gian nghiên cứu ..............................................................................2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............3 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................3 2.1.1. Một số cơ sở lý thuyết về vốn .................................................................3 2.1.2. Một số cơ sở lý thuyết về tín dụng ..........................................................5 2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng ................. 11 2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 13 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 13 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................13 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BA HÒN, TỈNH KIÊN GIANG........... 15 3.1. Quá trình hình thành và phát triển............................................................ 15 3.2. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu .......................................................... 15 3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy ............................................................................ 17 3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức............................................................................. 17 3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận .................................................. 17 3.4. Một số nội dung cơ bản về quy chế nghiệp vụ cho vay ............................ 18 3.4.1. Đối tượng cho vay ................................................................................ 18 3.4.2. Các nguyên tắc vay vốn ........................................................................ 18 3.4.3. Điều kiện vay vốn ................................................................................. 19 3.4.4. Quy trình cho vay ................................................................................. 21 iv Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BA HÒN, TỈNH KIÊN GIANG ...................................................... 23 4.1. Phân tích tình hình huy động vốn ............................................................ 23 4.1.1. Đánh giá tình hình chung ......................................................................23 4.1.2. Đánh giá tình hình cụ thể ......................................................................26 4.2. Phân tích tình hình cho vay......................................................................29 4.2.1. Khái quát chung tình hình tín dụng ....................................................... 29 4.2.2. Phân tích về doanh số cho vay .............................................................. 32 4.2.3. Phân tích về tình hình thu nợ ................................................................ 38 4.2.4. Phân tích tình hình dư nợ ......................................................................45 4.2.5. Phân tích tình hình nợ xấu ....................................................................50 4.3. Phân tích các chỉ số đánh giá kết quả hoạt động huy động vốn và cho vay vốn ................................................................................................................. 56 4.3.1. Đánh giá hoạt động huy động vốn và cho vay qua 3 năm 2010-2012 ....56 4.3.2. Đánh giá hoạt động huy động vốn và cho vay qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng 2013 ...................................................................................................58 Chương 5: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BA HÒN, TỈNH KIÊN GIANG ...................................60 5.1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ...................................60 5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ............................................ 61 5.2.1. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng .......................................................... 61 5.2.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay............................. 64 5.2.3. Một số giải pháp làm giảm chi phí kinh doanh ......................................64 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 65 6.1. Kết luận ...................................................................................................65 6.2. Kiến nghị.................................................................................................66 6.2.1. Đối với chính quyền địa phương ........................................................... 66 6.2.2. Đối với NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang.............................................. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 67 v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1: Số dư tổng nguồn vốn tại Chi nhánh Ba Hòn qua 3 năm 2010 - 2012 ................................................................................... 24 Bảng 4.2: Số dư tổng nguồn vốn tại Chi nhánh Ba Hòn qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 ...............................................................................................25 Bảng 4.3: Số liệu chung về tình hình tín dụng tại Chi nhánh Ba Hòn qua 3 năm 2010 – 2012 .................................................................................. 30 Bảng 4.4: Số liệu chung về tình hình tín dụng tại Chi nhánh Ba Hòn qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 ............................................................ 31 Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thời gian tại Chi nhánh qua 3 năm 2010 - 2012 ................................................................................... 32 Bảng 4.6: Số liệu chung về tình hình tín dụng tại Chi nhánh Ba Hòn qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 ............................................................ 34 Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 3 năm 2010 – 2012 .................................................................................. 35 Bảng 4.8: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 .............................................................................. 38 Bảng 4.9: Doanh số thu nợ theo thời gian tại Chi nhánh Ba Hòn qua 3 năm 2010 – 2012 .................................................................................. 39 Bảng 4.10: Doanh số thu nợ theo thời gian tại Chi nhánh Ba Hòn qua 3 năm 2010 – 2012 .................................................................................. 40 Bảng 4.11: Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 3 năm 2010-2012 ..................................................................................... 41 Bảng 4.12: Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 .............................................................................. 44 Bảng 4.13: Tình hình dư nợ theo thời gian tại Chi nhánh qua 3 năm 2010-2012 ..................................................................................... 45 Bảng 4.14: Tình hình dư nợ theo thời gian tại Chi nhánh qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 ............................................................................. 46 Bảng 4.15: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 3 năm 2010-2012 ..................................................................................... 47 Bảng 4.16: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 .............................................................................. 49 Bảng 4.17: Tình hình nợ xấu theo thời gian tại Chi nhánh qua 3 năm 2010 – 2012 .................................................................................. 51 vi Bảng 4.18: Tình hình nợ xấu theo thời gian tại Chi nhánh nhánh qua 3 năm 2010 – 2012 ...................................................................................................53 Bảng 4.19: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 3 năm 2010-2012 ..................................................................................... 53 Bảng 4.20: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 ......................................................................55 Bảng 4.21: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn và cho vay qua 3 năm 2010-2012 ..................................................................................... 56 Bảng 4.22: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn và cho vay qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng 2013 ....................................................................59 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của chi nhánh ........................................................... 17 Hình 3.2: Sơ đồ quy trình tín dụng chung ....................................................... 22 Hình 4.1: Cơ cấu vốn huy động từ năm 2010 – 2012 ..............................................27 Hình 4.2: Cơ cấu cho vay theo thời gian của Chi nhánh năm 2010 – 2012......... 33 Hình 4.3: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế của Chi nhánh qua 3 năm 2010 – 2012 .................................................................................. 36 Hình 4.4: Cơ cấu thu nợ theo thời gian của Chi nhánh năm 2010 – 2012 ............ 40 Hình 4.5: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế của Chi nhánh qua 3 năm 2010 – 2012 .................................................................................. 42 Hình 4.6: Cơ cấu thu nợ theo thời gian tại Chi nhánh Ba Hòn qua 3 năm 2010 – 2012 .................................................................................. 46 Hình 4.7: Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Chi nhánh Ba Hòn qua 3 năm 2010 – 2012 .................................................................................. 48 Hình 4.8: Cơ cấu nợ xấu theo thời gian tại Chi nhánh Ba Hòn qua 3 năm 2010 – 2012 .................................................................................. 52 Hình 4.9: Cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế tại Chi nhánh Ba Hòn qua 3 năm 2010 – 2012 .................................................................................. 54 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại NH : Ngân hàng TW : Trung ương NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn NHNo : Ngân hàng Nông nghiệp NHNN : Ngân hàng nhà nước CBCNV : Cán bộ công nhân viên KHĐT : Kế hoạch đầu tư TCKT : Tổ chức kinh tế CN-XD : Công nghiệp – Xây dựng Th. nghiệp-DV : Thương nghiệp – Dịch vụ CBTD : Cán bộ tín dụng DSCV : Doanh số cho vay DSTN : Doanh số thu nợ DN : Doanh nghiệp VHĐ : Vốn huy động HĐTD : Hợp đồng tín dụng UBND : Ủy ban nhân dân ATM : Máy rút tiền tự động Đvt : Đơn vị tính ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới và phát triển, nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống kinh tế ngày một nâng cao. Với những thành tựu trên, thì trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành Ngân hàng. Ngân hàng với vai trò là “người đi vay” và “người cho vay” đã có những chính sách tích cực phù hợp với tình hình thực tiễn, huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm cung ứng vốn cho các thành phần, tổ chức thiếu vốn thông qua hoạt động cho vay. Nó trực tiếp góp phần làm cho sản phẩm xã hội tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng, giảm thất nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. So với cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có nhiều ưu thế để phát triển một nền nông nghiệp bền vững với nhiều điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai, mạng lưới sông ngòi, lực lượng lao động,… tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng còn tồn tại những vấn đề khó khăn như thị trường đầu ra của nông sản, giá cả nông sản, kỹ thuật sản xuất và đặc biệt là nguồn vốn đầu tư sản xuất. Do đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Ba Hòn, tỉnh Kiên Giang với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh tiền hoạt động trên cơ sở đi vay để cho vay thông qua hoạt động tín dụng của mình đã, đang và sẽ góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi cho lực lượng sản xuất khối doanh nghiệp và các thành phần kinh tế cụ thể là các hộ nông dân trong huyện. Để hiểu rõ hơn về công tác huy động vốn, tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng cũng như những nguyên nhân tác động đến chúng, cùng với mong muốn học hỏi thêm kiến thức về hoạt động Ngân hàng nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Ba Hòn, tỉnh Kiên Giang” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng. Tìm hiểu về tình hình hoạt động của Ngân hàng, các điểm mạnh và điểm yếu trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình và đánh giá kết quả của hoạt động huy động vốn. - Phân tích tình hình và đánh giá kết quả của hoạt động cho vay. - Đề ra các biện pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong những năm tới. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ba Hòn, tỉnh Kiên Giang. 1.3.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện và hoàn thành trong thời gian thực tập 15 tuần (từ ngày 12/08/2013 đến 18/11/2013). Thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến hết quý II năm 2013. Số liệu phân tích trong đề tài là số liệu về tình hình huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng từ năm 2010 đến hết quý II năm 2013. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là số liệu phát sinh từ bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và một số vấn đề liên quan đến hoạt động huy động vốn và cho vay như: Tình hình nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Một số cơ sở lý thuyết về vốn 2.1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư, cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng (Thái Văn Đại, 2010, trang 2). Nguồn vốn không chỉ giúp cho ngân hàng hoạt động kinh doanh mà còn góp phần trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn nền kinh tế nói chung. 2.1.1.2. Vai trò của nguồn vốn Nguồn vốn nói lên độ lớn, sức mạnh kinh tế ban đầu của một chủ thể trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh. Vốn là điều kiện pháp lý cơ bản, đồng thời là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo hoạt động. Việc huy động vốn được nhiều hay ít sẽ làm cho quy mô nguồn vốn tăng hay giảm. Và trong đa số trường hợp, sự tăng hay giảm vốn sẽ quyết định các phương án cho vay và đầu tư, mở rộng hay thắt chặt tín dụng. Chính vì vậy công tác nguồn vốn được coi là không thể thiếu của một Ngân hàng thương mại. 2.1.1.3. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại Luật các tổ chức tín dụng có quy định: Ngân hàng được nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân và các tổ chức tín dụng khác. Thực tế ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại có các hình thức huy động vốn sau đây: (Thái Văn Đại, 2010, trang 4-8) a. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi Tiền gửi của nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế: - Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch): Đây là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào với mục đích nhằm đáp ứng việc thực hiện các khoản chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch của mình. Dù đây là loại tiền gửi khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào nhưng cũng có lúc tạm thời nhàn rỗi và Ngân hàng được quyền sử dụng để đầu tư. Tuy nhiên do tính 3 không ổn định của nguồn vốn này nên Ngân hàng phải dự trữ với số lượng rất lớn để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. - Tiền gửi theo kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng có sự lựa chọn về các loại thời hạn và thỏa thuận với Ngân hàng để chọn một loại thời hạn gửi tiền thích hợp. Tiền gửi theo kỳ hạn đem lại cho Ngân hàng nguồn vốn rất ổn định vì Ngân hàng biết trước thời điểm khách hàng rút tiền nên có thể chủ động tận dụng tối đa nguồn tiền này để đầu tư sinh lời mà không cần phải dự trữ lại quá nhiều. Như vậy, theo nguyên tắc khách hàng gửi tiền chỉ được rút tiền ra theo thời hạn đã thỏa thuận. Tuy nhiên, trên thực tế để thu hút tiền gửi, các Ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút tiền ra trước thời hạn nhưng không được hưởng lãi suất hoặc chỉ được hưởng lãi suất thấp hơn. Tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình: - Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền của cá nhân và hộ gia đình gửi vào tài khoản tiết kiệm, được xác định trên thẻ tiết kiệm và được hưởng lãi theo quy định của Ngân hàng. Món tiền gửi từ hình thức này thường nhỏ nhưng ổn định, nhưng cũng đem lại cho Ngân hàng nguồn vốn kinh doanh lớn. - Tài khoản tiền gửi cá nhân: Là loại tiền gửi mà từng cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng để sử dụng cho việc thanh toán không dùng tiền mặt như ký séc hoặc sử dụng cho các loại thẻ thanh toán. Ở hình thức này, Ngân hàng phát hành các loại thẻ cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng vừa thu được phí vừa huy động được nguồn vốn rất lớn từ tiền nhàn rỗi. - Tiền gửi khác: Tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước,… Tóm lại, nguồn vốn huy động tiền gửi đối với các NHTM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo lập nguồn vốn để kinh doanh. Ngân hàng huy động được vốn cũng có nghĩa là ngân hàng tận dụng được nguồn vốn với giá rẻ để cho vay và đầu tư. Ngoài ra thông tin từ tiền gửi khách hàng còn giúp ngân hàng hiểu được điều kiện kinh tế để từ đó ngân hàng có thể đưa ra chiến lược cho vay và cung cấp dịch vụ tài chính ngược lại cho công chúng một cách hiệu quả. b. Huy động vốn bằng các chứng từ có giá Ngoài việc huy động vốn qua tài khoản tiền gửi, Ngân hàng còn huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá. Giấy tờ có giá là chứng nhận của Ngân hàng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một 4 khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa Ngân hàng và người mua. Giấy tờ có giá ngắn hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn đến một năm bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Giấy tờ có giá dài hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn từ trên một năm trở lên kể từ khi phát hành đến hết hạn, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác. Để huy động được nguồn vốn lớn để đầu tư, đặc biệt là đầu tư trung và dài hạn thì ngân hàng không thể dựa vào nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình, nguồn vốn có được từ việc phát hành giấy tờ có giá rất ổn định nhưng phải tốn chi phí lớn do đó trước khi phát hành thì ngân hàng cần phải có kế hoạch về nguồn vốn cụ thể. 2.1.2. Một số cơ sở lý thuyết về tín dụng 2.1.2.1. Khái niệm tín dụng Theo Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh (2010, trang 38) tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội. Ngày nay tín dụng được hiểu theo những định nghĩa sau: Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa. Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên trái (trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán… dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ chủ - người đi vay). 2.1.2.2. Bản chất tín dụng Là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sỡ hữu sang người sử dụng sau đó hoàn trả lại một lượng giá trị lớn hơn, thể hiện ở ba mặt: (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 38) - Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác (từ Ngân hàng cho khách hàng). - Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời. 5 - Khi đến thời hạn, người sử dụng này hoàn lại cho người sỡ hữu một lượng giá trị lớn hơn, khoản trên lệch này gọi là lợi tức. 2.1.2.3. Chức năng của tín dụng Chức năng phân phối lại tài nguyên: (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 39-41) - Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chính nhờ sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần tài nguyên của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng. - Phân phối tín dụng được thực hiện bằng hai cách: + Phân phối trực tiếp: Là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh và tiêu dùng. + Phân phối gián tiếp: Là sự phân phối vốn được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian như Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, Công ty Tài chính. Chức năng thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển Trong thời kỳ đầu lưu thông là hóa tệ, nhưng khi các quan hệ tín dụng phát triển, các giấy nợ đã thay thế cho một bộ phận tiền trong lưu thông. Lợi dụng đặc điểm này, các Ngân hàng đã bắt đầu phát hành tiền giấy và lưu thông. Lúc đầu tiền giấy phát hành trên cơ sở có trữ kim, nhưng dần dần tiền giấy phát hành vào lưu thông tách rời với dữ trữ vàng của Ngân hàng. Ngày nay Ngân hàng cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu được thực hiện thông qua con đường tín dụng. Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định, đồng thời đảm bảo đủ phương tiện phục vụ cho lưu thông. 2.1.2.4. Các hình thức cấp tín dụng Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng tồn tại dưới nhiều hình thức tuỳ theo cách phân loại khác nhau. (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 40-41) a. Căn cứ vào thời hạn cho vay - Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn vay dưới 1 năm, thường nhằm mục đích bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn của các đơn vị sản xuất kinh doanh và phục vụ cho nhu cầu chi tiêu trong xã hội. - Tín dụng trung hạn: Có thời hạn từ 1 đến 5 năm, khách hàng thường vay để mua sắm tài sản cố định, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ. 6 - Tín dụng dài hạn: Có thời hạn cho vay trên 5 năm, thường sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn. b. Căn cứ vào đối tượng tín dụng - Tín dụng vốn lưu động: Được sử dụng để hình thành vốn lưu động. - Tín dụng vốn cố định: Được sử dụng để hình thành vốn cố định. c. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: Là việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh khác tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hoá. - Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp phát tín dụng cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. d. Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng - Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biệu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá. - Tín dụng Ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp và cá nhân. - Tín dụng Nhà nước: Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước là người đi vay và dân chúng là người cho vay. 2.1.2.5. Một số vấn đề về cho vay (Thái Văn Đại, 2010, trang 36-49) a. Nguyên tắc cho vay Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. b. Điều kiện cho vay Các khách hàng muốn được vay vốn Ngân hàng phải có các điều kiện cơ bản sau đây: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. 7 - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. c. Đối tượng cho vay Đối tượng cho vay của Ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định. Ngân hàng cho vay các đối tượng sau: - Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển. - Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó. d. Phương thức cho vay - Cho vay từng lần. - Cho vay theo hạn mức tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng. - Cho vay theo dự án. - Cho vay trả góp. - Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. - Cho vay theo hạn mức thấu chi. - Cho vay hợp vốn. - Cho vay theo các phương thức khác. e. Lãi suất cho vay - Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính theo năm, quý, tháng. - Lãi suất là cơ sở để tính giá trị thu hồi được của vốn vay sau một thời gian nhất định (kỳ cho vay), bao gồm số tiền cho vay gốc và lợi tức. 8 2.1.2.6. Một số khái niệm có liên quan đến việc đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng a. Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi. b. Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về khi đáo hạn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. c. Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định dược dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. d. Nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng và không có lý do chính đáng. Khi đó Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn. Theo quy định tại quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN Việt Nam về “phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của các tổ chức tín dụng” thì nợ được phân làm 05 nhóm nợ (theo điều 6): + Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2, điều này. + Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại; Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4, điều này. 9 + Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4, điều này. + Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 theo thời hạn đã cơ cấu lại; Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4, điều này. + Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4, điều này. Vậy nợ quá hạn bao gồm các khoảng nợ thuộc nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. e. Nợ xấu Tại khoản 6, điều 2, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định “Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 quy định tại điều 6 hoặc điều 7 quy định này. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng”. f. Hệ số thu nợ Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt. 10 2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng + Vốn huy động trên tổng nguồn vốn (Thái Văn Đại, 2010, trang 138140) Vốn huy động/Tổng nguồn vốn = Vốn huy động x 100% Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Đối với Ngân hàng thương mại chỉ số này càng cao cho thấy hoạt động của Ngân hàng càng hiệu quả. + Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn Tổng dư nợ Tổng dư nợ/ Tổng nguồn vốn = x 100% Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tập trung vốn tín dụng của Ngân hàng, chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của Ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả. Giúp nhà quản lý xác định quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. + Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động Tổng dư nợ/ Tổng vốn huy động = Tổng dư nợ Tổng vốn huy động x 100% Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn mà Ngân hàng huy động được thì có bao nhiêu đồng đem cho vay. Nếu chỉ tiêu này lớn thì vốn huy động tham gia vào dư nợ ít. Hệ số này đo lường hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này dùng để phản ánh tình hình sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Chỉ tiêu này còn cho biết vốn huy động có đủ đảm bảo cho hoạt động cho vay của ngân hàng không. Tỷ số này < 100%: Lượng vốn huy động dồi dào đảm bảo cho hoạt động cho vay, ngoài ra có thể sử dụng cho hoạt động đầu tư khác. Tỷ số này > 100%: Vốn huy động ít không đủ cho vay, ngân hàng phải bổ sung bằng nguồn vốn khác. Tỷ số này = 100%: Vốn huy động được đủ cho hoạt động cho vay. 11 + Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ Doanh số cho vay x 100% Chỉ số này phản ánh họat động thu nợ của Ngân hàng với hoạt động cho vay. Nó cho thấy tình hình hoạt động của Ngân hàng có đạt hiệu quả hay không. Nếu hệ số thu nợ cao thì khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng nhanh, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng là tốt. Ngược lại, nếu hệ số này thấp, điều đó cho ta biết được nợ quá hạn của Ngân hàng ngày càng tăng phản ánh kết quả hoạt động của Ngân hàng là thấp. + Vòng quay vốn Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = Doanh số thu nợ x 100% nợ Dư nợ bình quân Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau: Dư nợ bình quân = Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ x 100% nợ 2 Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. + Nợ xấu trên tổng dư nợ Nợ xấu Nợ xấu/ Tổng dư nợ = x 100% Tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bình thường, chỉ số này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao. 12 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập và xử lý số liệu thứ cấp từ bảng cân đối kế toán, từ các báo cáo của Ngân hàng. Đồng thời tổng hợp, tìm kiếm các thông tin, tài liệu trên sách, báo, tạp chí kết hợp với lý thuyết đã học ở trường để hoàn thành đề tài này. 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Mục tiêu cụ thể 1: Phân tích tình hình và đánh giá kết quả của hoạt động huy động vốn. - Phương pháp tỷ trọng để nghiên cứu kết cấu nguồn vốn từ đó phân tích và đánh giá điểm mạnh điểm yếu trong công tác huy động vốn của NH. - Phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối: để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của nguồn vốn để thấy được mức độ vốn huy động biến động qua các năm của NH và tìm ra nguyên nhân biến động từ đó đề ra biện pháp khắc phục. Mục tiêu cụ thể 2: Phân tích tình hình và đánh giá kết quả của hoạt động cho vay. - Phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối: So sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước các thành phần như: doanh số cho vay,dư nợ, thu nợ, nợ xấu trong công tác cho vay để thấy rõ tình hình tăng trưởng của các chỉ tiêu qua các năm của Ngân hàng qua đó để thấy rõ thực trạng công tác cho vay tại NH trong những năm qua. - Dùng các chỉ số tài chính để phân tích đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của NH. - Phương pháp tỷ trọng để nghiên cứu cơ cấu trong các thành phần trong công tác cho vay từ đó tìm ra thuận lợi và khó khăn đẩy mạnh hoạt động tín dụng hơn nữa trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể 3: Đề ra các biện pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong những năm tới. - Dùng phương pháp đánh giá toàn diện, phương pháp suy luận: Từ kết quả phân tích tình hình huy động vốn và cho vay trong những năm qua đưa ra kết luận chung về hoạt động tín dụng của Ngân hàng từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để nâng cao kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian tới. 13 Các phương pháp: - Phương pháp so sánh: + Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. ∆y = y1 - yo Trong đó: yo : Chỉ tiêu năm trước y1 : Chỉ tiêu năm sau ∆y : Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu để thấy được mức độ biến động qua các năm của Ngân hàng và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. + Phương pháp so sánh số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. ∆y = y1 x 100 - 100% yo Trong đó: yo : Chỉ tiêu năm trước y1 : Chỉ tiêu năm sau ∆y : Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 14 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BA HÒN, TỈNH KIÊN GIANG 3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật, với 100% vốn ngân sách Nhà nước cấp, Nhà nước bổ nhiệm người lãnh đạo điều hành. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Ba Hòn thuộc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) tỉnh Kiên Giang – đơn vị thành viên của NHNo & PTNT Việt Nam. NHNo & PTNT Ba Hòn – Kiên Giang được thánh lập theo Quyết định số 1354/QĐ/HĐQT-TCCB, ngày 19/5/2005 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam và chính thức khai trương đi vào hoạt động từ ngày 5/6/2006 đến nay. NHNo & PTNT chi nhánh Ba Hòn có trụ sở giao dịch đặt tại đường Trần Hưng Đạo, khu trung tâm Hành chính Ba Hòn, ấp Ba Hòn, thị trấn Kiên Lương, Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang. 3.2. CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỦ YẾU NHNo và PTNT Ba Hòn cũng như các NH thương mại khác, là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch 15 vụ. NH đi huy động vốn, nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức kinh tế… sau đó họ sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Cụ thể NH phục vụ một số loại hình tín dụng như sau: - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu để huy động vốn và thực hiện các hình thức huy động vốn khác. - Cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới các hình thức sau đây: + Cho vay; + Chiếc khấu, tái chiếc khấu giấy tờ có giá; + Bảo lãnh ngân hàng; + Phát hành thẻ tín dụng; + Các hình thức cấp tín dụng khác. - Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. - Cung ứng các phương tiện thanh toán. - Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây: + Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ…; + Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác. - Tham gia hệ thống thanh toán nội bộ, hệ thống thanh toán song phương, hệ thống thanh toán liên ngân hàng và các hệ thống thanh toán khác. - Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế. - Thực hiện cung ứng dịch vụ ngoại hối cho khách hàng ở trong nước và ngoài nước. - Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm. - Thực hiện dịch vụ quản lỳ tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính. - Thực hiện các hoạt động kinh doanh qua việc sử dụng các phương tiện điện tử. - Quản lý khai thác tài sản Agribank đảm bảo an toàn, hiệu quả. 16 3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY 3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức - NH Nông nghiệp Ba Hòn là chi nhánh cấp III trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, được phép thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ – tín dụng và các dịch vụ NH trên địa bàn huyện Kiên Lương. - Trụ sở giao dịch đóng tại khu trung tâm hành chính Ba Hòn, thị trấn Kiên Lương huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng Kế Toán Ngân Quỹ Phòng giao dịch Bình An Bộ phận Hậu kiểm Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của chi nhánh Về cơ cấu tổ chức tổng số cán bộ toàn chi nhánh là 19 người, trong đó: - Nam 10, nữ 9 - Trình độ chuyên môn: Đại học 18, Trung cấp : 01(Nữ) - Ban Giám đốc: Giám đốc và 1 phó Giám đốc (02) - Các phòng ban nghiệp vụ: Bao gồm 02 phòng + Phòng Kế hoạch kinh doanh (6) + Phòng Kế toán - ngân quỹ (6) + Bộ phận Hậu kiểm (1) + Phòng giao dịch Bình An (4) 3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 3.3.2.1. Ban giám đốc Trong Ban Giám đốc có 02 đồng chí, 01 đồng chí Giám đốc kiêm Bí thư Chi bộ chịu trách nhiệm chỉ đạo chung và chỉ đạo trực tiếp phòng Giao dịch 17 Bình An. 01 đồng chí phó Giám đốc kiêm phó Bí thư chi bộ chịu trách nhiệm phụ trách công tác kế hoạch, kinh doanh của chi nhánh, đồng thời phụ trách luôn công tác đảng của Chi bộ. 3.3.2.2. Chức năng các phòng ban Phòng Kế hoạch kinh doanh gồm 06 người, trong đó 01 đồng chí Trưởng phòng, 01 đồng chí Phó trưởng phòng kiêm luôn cán bộ tín dụng, còn lại 04 đồng chí làm công tác tín dụng quản lý địa bàn. Phòng Kế toán – Ngân quỹ có 6 đồng chí, 01 đồng chí Phó trưởng phòng, 01 đồng chí là cán bộ quản lý thẻ và quản lý 02 máy ATM, 01 đồng chí phụ trách mãng tiền gửi tiết kiệm, 01 đồng chí là thủ quỹ phụ trách mãng chuyển tiền đi, chuyển tiền đến, chuyển tiền nhanh Western Union, đồng thời làm công tác tổng hợp, báo cáo thống kê và chi tiêu nội bộ, 02 đồng chí phụ trách giải ngân - thu nợ. Tổ hậu kiểm có 01 đồng chí có trách nhiệm kiểm tra chứng từ phát sinh hàng ngày của cơ quan, kiểm tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, chứng từ chi tiêu, kiểm tra việc chấp hành các văn bản của NH cấp trên. Phòng Giao dịch Bình An có 04 đồng chí, trong đó 01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc, 01 CBTD, 01 kế toán thực hiện một số công việc trong phạm vị quyền hạn của Phòng Giao dịch được NH cấp trên uỷ quyền. 3.4. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ QUY CHẾ NGHIỆP VỤ CHO VAY Theo quyết định số 666/2010/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15 tháng 06 năm 2010 quy định nhu sau: 3.4.1. Đối tượng cho vay Khách hàng Việt Nam gồm có cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và chủ trang trại. Khách hàng nước ngoài bao gồm cả cá nhân nước ngoài. 3.4.2. Các nguyên tắc vay vốn Khách hàng vay vốn của NHNo Việt Nam phải đảm bảo 02 (hai) nguyên tắc sau: 1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 2. Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 18 3.4.3. Điều kiện vay vốn NHNo nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: 1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật: - Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác Việt Nam: + Tổ chức là pháp nhân: Phải được công nhận là pháp nhân và có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự. + Đối với doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc: phải có giấy uỷ quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật. + Đối với Công ty hợp danh: thành viên của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. - Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. - Hộ gia đình, cá nhân: + Cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh) nơi chi nhánh NHNo cho vay đóng trụ sở. + Trường hợp người vay ngoài địa bàn nói trên giao cho Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh xem xét, quyết định. Nếu người vay ở địa bàn liền kề (thôn, làng, bản) ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi cho vay giám đốc NHNo nơi cho vay phải thông báo bằng văn bản cho giám đốc NHNo nơi người vay cư trú biết. + Cá nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự. + Trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. + Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với NHNo Việt Nam là chủ hộ hoặc người đại diện của hộ; chủ hộ hoặc người đại diện phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự. 19 - Tổ hợp tác: + Hoạt động theo quy định của Bộ luật Dân sự + Đại diện của tổ hợp tác phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự. - Đối với tổ chức là pháp nhân; cá nhân nước ngoài: + Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự. + Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự. + Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân. Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự. 2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. 3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: - Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Mức vốn tự có thực hiện theo Điều 13 Quy định này. - Kết quả kinh doanh có hiệu quả, có lãi; Trường hợp lỗ (do mới thành lập và đi vào hoạt động hoặc lỗ luỹ kế) thì phải có tài liệu chứng minh được phương án khắc phục lỗ khả thi và khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn trong thời hạn cam kết. - Đối với khách hàng vay vốn nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định để trả nợ. - Không có nợ nhóm 4, nhóm 5 tại NHNo Việt Nam (trừ các khoản nợ được khoanh, nợ chờ xử lý của hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp do gặp rủi ro bất khả kháng) và các tổ chức tín dụng khác ở thời điểm xem xét, quyết định cho vay. - Đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, giao cho giám đốc NHNo nơi cho vay xem 20 xét, quyết định có thể không khai thác, thu thập thông tin về tình hình nợ nhóm 4, nhóm 5 tại các tổ chức tín dụng khác. 4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi. 5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo Việt Nam. 6. Đối với Doanh nghiệp Việt Nam vay vốn để đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam, các điều kiện vay vốn theo Quy định này và hướng dẫn của NHNo Việt Nam 3.4.4. Quy trình cho vay Khách hàng đến gặp cán bộ tín dụng tại Ngân hàng để trình bày nhu cầu vay vốn của mình. 1. Cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng về các thủ tục, các điều kiện vay vốn theo cơ chế tín dụng hiện hành. Nếu khách hàng đồng ý xin vay thì cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định khách hàng để thu thập thêm các thông tin cần thiết. 2. Cán bộ tín dụng sau khi thu thập đầy đủ các thông tin, nếu xát thấy khách hàng có đủ điều kiện vay vốn thì lập tờ trình thẩm định và lập hồ sơ cho vay trình trưởng phòng tín dụng xem xét. 3. Trưởng phòng tín dụng hoặc phó phòng phụ trách xem xét lại tính chính xác, tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, nội dung của tờ trình thẩm định và đề xuất cho vay của cán bộ tín dụng, có thể đề nghị chỉnh sửa nếu cần. Sau đó trưởng phòng tín dụng trình Giám đốc hoặc phó Giám đốc phụ trách tín dụng xem xét và quyết định. 4. Giám đốc hoặc phó Giám đốc phụ trách tín dụng xem xét hồ sơ phòng tín dụng chuyển sang và quyết định cho vay hay không cho vay. 5. Cán bộ tín dụng nhận lại hồ sơ đã được duyệt, chuyển hồ sơ sang phòng Kế toán và thông báo tới khách hàng. 6. Cán bộ phòng Kế toán kiểm tra lại hồ sơ, mở sổ lưu cho vay và lập lệnh chi tiền chuyển sang phòng Kế toán – Ngân quỹ. 7. Khách hàng liên hệ phòng Kế toán – Ngân quỹ để nhận tiền. 21 Xác định thị trường và các thị trường mục tiêu ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG NHU CẦU KHÁCH HÀNG  Tiếp nhận yêu cầu khách hàng  Tìm hiểu triển vọng  Tham khảo ý kiến bên ngoài THẨM ĐỊNH     PHÊ DUYỆT THƯƠNG LƯỢNG      Mục đích vay HĐKD Quản lý Số liệu Kỳ hạn Thanh toán Các điều khoản Bảo đảm tiền vay Các vấn đề khác   Cán bộ quản trị rủi ro Giám đốc/Tổng giám đốc THỦ TỤC HỒ SƠ & GIẢI NGÂN      GIẢI NGÂN THỦ TỤC HỒ SƠ Dự thảo hợp đồng Xem xét hồ sơ Kiểm tra tài sản bảo đảm Miễn bỏ giấy tờ pháp lý Các vấn đề khác   Thủ tục hồ sơ hoàn tất Chuyển tiền QUẢN LÝ DANH MỤC Trả nợ đúng hạn      QUẢN LÝ TD Số liệu Các điều khoản Bảo đảm tiền vay Thanh toán Đánh giá tín dụng Dấu hiệu bất thường        Nhận biết sớm Chính sách xử lý Quản lý Dấu hiệu cảnh báo Cố gắng thu hồi nợ Biện pháp pháp lý Tái cơ cấu Hình 3.2: Sơ đồ quy trình tín dụng chung 22     THANH TOÁN Trả đủ gốc Trả đủ lãi TỔN THẤT Không trả nợ gốc Không trả nợ lãi CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BA HÒN, TỈNH KIÊN GIANG 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 4.1.1. Đánh giá tình hình chung Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho NH nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn NH sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Đúng vậy, một Ngân hàng nếu có một cơ cấu nguồn vốn hợp lý và đủ mạnh thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn của chi nhánh Ba Hòn gồm có: vốn huy động, vốn điều chuyển từ ngân sách tỉnh. Kiên lương là huyện có nền kinh tế phát triển đứng thứ 2 của tỉnh Kiên Giang, sau thành phố Rạch Giá. Huyện Kiên Lương có khu công nghiệp xi măng lớn của cả nước như: Công ty Xi Măng Hà Tiên 2, Holcim... Các nhà máy xi măng này được xây dựng từ lâu nên hoạt động kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó tài sản khấu hao không còn nhiều. Vì vậy, chi phí phục vụ cho việc sản xuất thấp. Mặt khác, do sản phẩm đã xuất hiện từ lâu trên thị trường nên thương hiệu sản phẩm được khẳng định trên thị trường được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Doanh thu hàng năm của công ty rất lớn, lợi nhuận tăng khá tốt, nên thu nhập của người lao động của các nhà máy này tương đối cao và ổn định, đây cũng là cơ hội lớn cho NH trong công tác huy động vốn. Chi nhánh NHNo&PTNT Ba Hòn đã tận dụng lợi thế địa phương, xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm và cần tập trung cho công tác này, đây là bước khởi đầu hoàn hảo nhất cho một quá trình kinh doanh tiền tệ. Để thực hiện tốt công tác này, chi nhánh luôn đa dạng hóa các hình thức huy động và luôn quan tâm xây dựng phong cách phục vụ khách hàng với phương châm: nhanh chóng, chính xác, tận tình, chu đáo, nhằm tạo uy tín, thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch. 4.1.1.1. Tình hình huy động vốn a. Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2010 - 2012 Tình hình nguồn vốn của chi nhánh Ba Hòn qua 3 năm 2010 – 2012 đạt kết quả như sau: 23 Bảng 4.1: Số dư tổng nguồn vốn tại Chi nhánh Ba Hòn qua 3 năm 2010 - 2012 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Vốn huy động - Không kỳ hạn - Có KH 12T Vốn điều chuyển Tổng cộng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 232.099 146.840 66.018 19.241 25.741 257.840 271.385 170.062 84.245 17.078 30.053 301.438 280.188 165.405 95.882 18.901 58.815 339.003 So sánh 2011/2010 Tỷ lệ Số tiền (%) 39.286 16,93 23.222 15,81 18.227 27,61 (2.163) (11,24) 4.312 16,75 43.598 16,91 So sánh 2012/2011 Tỷ lệ Số tiền (%) 8.803 3,24 (4.657) (2,74) 11.637 13,81 1.823 10,67 28.762 95,70 37.565 12,46 Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Theo bảng số liệu trên, nhìn chung tình hình nguồn vốn của Chi nhánh qua 3 năm có sự tăng trưởng đáng kể. Tổng số dư nguồn vốn cuối năm 2011 tăng 43.598 triệu đồng, tương đương 16,91% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do năm 2011 tỷ lệ lạm phát rất cao (lạm phát lên tới 18% năm 2011) nên các Ngân hàng phải đối mặt với chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước, để đảm bảo tính thanh khoản Ngân hàng cũng không nằm ngoài cuộc đua tăng lãi suất như các ngân hàng trong huyện, cuộc đua này đã khiến nhiều người bắt đầu quan tâm trở lại với việc đem tiền đi gửi ngân hàng vì lãi suất tiền gửi tăng cao bên cạnh đó Ngân hàng đã thực hiện nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn. Người có lượng tiền nhỏ lẻ hoặc người có lượng tiền lớn nhưng tạm thời nhàn rỗi (do đang chờ đầu tư, chưa đến kỳ trả nợ hoặc chưa quyết định đầu tư vào đâu...), hoặc có lượng tiền đang gửi tiết kiệm nhưng chưa đến kỳ đáo hạn,... thì họ vẫn có thể gửi tiết kiệm do lãi suất cao và gửi vào Ngân hàng thương mại nhà nước giúp họ yên tâm hơn về tài sản của mình. Tuy nhiên vì người dân sợ lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao nên chỉ tập trung gửi tiền ngắn hạn hơn dài hạn vừa có lãi suất cao lại vừa đảm bảo tính thanh khoản cho bản thân. Đến năm 2012 tổng số dư nguồn vốn tăng 37.565 triệu đồng, tương đương 12,46% so với năm 2011 chủ yếu là do vốn nhận ủy thác. Kết quả trên cho thấy năm 2012, Ngân hàng đã huy động vốn chưa hiệu quả vì tỷ lệ tăng vốn huy động không cao. Vốn huy động năm 2012 tăng so với năm 2011 vì năm 2012 được đánh giá là thời điểm chịu tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và việc lãi suất tiền gửi do NHNN quy định liên tục giảm, cụ thể là theo thông tư số 32/2012/TT-NHNN làm cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng có tăng nhưng không đáng kể. Nguyên nhân vốn huy động vẫn tăng là do tiền gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư hiệu quả nhất 24 trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động còn thị trường vàng thì bị siết chặt do NHNN mạnh tay quản lý. b. Tình hình huy động vốn 6 tháng đầu năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.2: Số dư tổng nguồn vốn tại Chi nhánh Ba Hòn qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 6T.13/6T.12 Tỷ lệ Số tiền (%) 18.129 6,70 Vốn huy động 270.714 288.843 - Không kỳ hạn - Có KH 12T Vốn điều chuyển Tổng cộng 17.502 25.826 296.540 20.160 67.375 356.218 2.658 41.549 59.678 15,19 160,88 20,12 Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Đầu năm 2013 NHNN tiếp tục quy định giảm lãi suất huy động tuy nhiên tình hình nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng năm 2012 của Chi nhánh vẫn tăng 59.678 triệu đồng, tức tăng 20,12% đạt được kết quả như vậy là nhờ vào uy tín của Ngân hàng: có lịch sử tồn tại lâu, nguồn vốn đảm bảo được nợ của khách hàng giúp họ an tâm gửi tiền vào Ngân hàng, bên cạnh đó NH tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn với nhiều hình thức khuyến mãi, trúng thưởng, tiết kiệm dự thưởng,… đã thu hút được nhiều nguồn tiền nhàn rỗi trong địa bàn huyện đem lại nguồn vốn cho Ngân hàng tận dụng. Tuy nhiên nguồn vốn của NH tăng vẫn do vốn điều chuyển vì vậy NH cần nâng cao huy động hơn nữa để chủ động trong kinh doanh. 4.1.1.2. Tình hình vốn điều chuyển NHTM Agribank được tổ chức theo mô hình tổng công ty và các công ty con gồm Ngân hàng mẹ và các hệ thống các Ngân hàng Chi nhánh trực thuộc. Có một phương thức huy động vốn rất hiệu quả hiện nay là chu chuyển vốn điều hoà. Do tình hình hoạt động của các chi nhánh tại các địa bàn khác nhau là khác nhau (do ảnh hưởng của điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng, do phong tục tập quán…) Cho nên những Chi nhánh Ngân hàng mà hoạt động sử dụng vốn vượt quá khả năng huy động vốn thì đầu kỳ lập kế hoạch lên Ngân hàng mẹ và xin được nhận được một lượng vốn điều hoà cần thiết cho hoạt động của mình. Còn những Ngân hàng mà khả năng huy động vốn vượt quá 25 khả năng sử dụng vốn thì đầu kỳ cũng lập kế hoạch sẽ điều chuyển một lượng vốn về Ngân hàng mẹ để được hưởng lãi suất điều hoà. Như vậy Ngân hàng mẹ chịu trách nhiệm điều chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu của các chi nhánh trong cùng hệ thống. NH phải tốn chi phí nguồn vốn điều hoà cao hơn vốn huy động và các Ngân hàng chỉ được nhận nguồn vốn này sau khi đã lập kế hoạch về lượng vốn huy động được trong kỳ sau. Là một Chi nhánh, sự hỗ trợ của Ngân hàng Trung Ương là không thể thiếu. Tuy nhiên sẽ tốt hơn cho Ngân hàng nếu có thể tự cân đối vốn tại chỗ bằng cách tăng cường hơn nữa khả năng huy động vốn của mình. Như vậy sẽ tạo cho Ngân hàng thế chủ động trong kinh doanh, có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng, nhất là khi có nhu cầu bổ sung thiếu hụt của cá nhân, doanh nghiệp đang gia tăng. Vì vậy, NH cần tăng cường huy động vốn hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. 4.1.2. Đánh giá tình hình cụ thể 4.1.2.1. Tình hình huy động vốn a. Tiền gửi không kỳ hạn Qua bảng 4.1 trang 24 ta nhận thấy tổng nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng nhưng không cao. Nhìn chung số dư huy động vốn ổn định ở mức cao đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay tại địa phương. Vốn huy động không ngừng gia tăng qua các năm, đạt được điều này là nhờ vào sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên trong việc huy động vốn. Bên cạnh đó do Ngân hàng đã kịp thời đưa ra nhiều hình thức huy động để thu hút khách hàng như: nhận tiền gửi từ việc chi trả lương, mở ra nhiều loại hình dịch vụ đa dạng và tiện ích (thu tiền tại chỗ, tăng cường nghiệp vụ bảo lãnh, phát hành nhiều loại thẻ tín dụng, thẻ ATM,… ), áp dụng nhiều hình thức lãi suất hấp dẫn…  Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2010 – 2012 Trong tổng số dư huy động vốn qua các năm thì số dư tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 50% tổng nguồn vốn huy động, đây là nguồn vốn có chi phí rất thấp (1,2%/năm), Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn tạm thời này đem đầu tư hoặc cho vay mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, tuy nhiên số dư thường không ổn định, việc khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quản trị, điều hành công tác huy động vốn, vì vậy buộc NH phải dự trữ rất nhiều để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp, kho bạc, công nhân, viên chức nhà nước,… còn người nông dân là rất ít vì đời sống của họ vẫn chưa được cao, thu nhập chủ yếu dựa vào cây lúa. Nguồn vốn không kỳ hạn của chi nhánh huy động được chủ yếu là từ các 26 doanh nghiệp trong địa bàn huyện như: công ty Xi Măng Hà Tiên 2, Holcim, kho bạc,… nên nguồn vốn không mang tính ổn định cao, thường bị động trong cơ cấu sử dụng vốn. Năm 2011 Năm 2010 37,34% 36,73% 62,66% 63,27% Năm 2012 Không kỳ hạn Có kỳ hạn 40,97% 59,03% Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Hình 4.1: Cơ cấu vốn huy động từ năm 2010 – 2012 Tuy nhiên đây cũng là thế mạnh của chi nhánh so với các NH khác trong huyện, vì vậy cần giữ vững và phát huy thế mạnh này với nhiều hình thức huy động vốn tiền gửi đa dạng, mức lãi suất hấp dẫn hơn để thu hút nhiều công ty, doanh nghiệp khác gửi tiền vào.  Tình hình huy động vốn không kỳ hạn qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Qua bảng 4.2 trang 25 cho thấy tình hình huy động vốn không kỳ hạn của 6 tháng đầu năm 2013 tăng 3,04% so với 6 tháng đầu năm 2012 nhưng không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu lãi suất không kỳ hạn thấp nên những khách hàng có số dư tiền gửi ổn định họ sẽ chuyển sang đầu tư vào lĩnh vực khác có nhiều lợi nhuận hơn như: bất động sản, vàng,… b. Tiền gửi có kỳ hạn  Tình hình huy động vốn có kỳ hạn qua 3 năm 2010 – 2012 Qua bảng 4.1 trang 24 thấy nguồn vốn có kỳ hạn cũng tăng qua 3 năm nhưng không lớn như nguồn vốn không kỳ hạn. Đối tượng tham gia vào loại hình tiền gửi này chủ yếu là dân cư thông qua hình thức tiền gửi tiết kiệm để hưởng lãi. Còn loại hình tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu được dùng để thanh toán không dùng tiền mặt như: séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,… chủ yếu 27 vẫn là chi trả lương cho nhân viên qua thẻ ATM, người gửi không vì mục đích hưởng lãi và đối tượng chủ yếu của loại hình này là các doanh nghiệp. Ngoài ra, trong năm vừa qua những người gửi tiền họ nhận thấy luôn có một số dư tiền gửi không kỳ hạn của họ luôn ổn định trong một khoảng thời gian dài. Nên họ đã quyết định chuyển số dư tiền gửi đó sang loại hình tiền gửi có kỳ hạn để được hưởng lãi suất cao hơn rất nhiều so với loại hình tiền gửi không kỳ hạn đem về nguồn thu đáng kể. Đến năm 2012 so với năm 2011 tốc độ tăng 13,28% tuy tốc độ tăng trưởng chậm lại năm 2011 so với 2010 tăng 18,84% nhưng so với các ngân hàng khác thì đây đã là con số đáng khích lệ. Bởi vì trong giai đoạn này hàng loạt các doanh nghiệp giải thể, theo ông Lê Quang Mạnh, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ KHĐT công bố tại cuộc họp báo chiều 4/1 của Bộ KHĐT tính đến 31/12/2012, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động là 54.261 doanh nghiệp (con số này cao hơn so với năm 2011 là 53.922 doanh nghiệp. Vì vậy số lượng huy động từ các TCKT tăng trưởng ít lại so với những năm trước. Thêm vào đó, đến gần cuối năm 2012, lãi suất huy động chỉ còn trần 8% càng làm cho công tác huy động vốn của NH ngày càng gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn này đem lại cho Ngân hàng nguồn vốn ổn định chính vì vậy Ngân hàng có thể tận dụng tối đa nguồn vốn này để đầu tư sinh lời mà không cần phải dự trữ quá nhiều. Ngân hàng nên tận dụng lợi thế này và phát huy nhiều hơn nữa để thu hút thêm được nhiều nguồn vốn huy động hơn nữa.  Tình hình huy động vốn có kỳ hạn qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Lãi suất tiếp tục giảm theo chỉ thị của NHNN 6 tháng năm 2013 chỉ còn 7%. Tuy nhiên vốn huy động có kỳ hạn của NH vẫn tăng 12,3% so với 6 tháng năm 2011 bởi vì lãi suất có kỳ hạn vẫn cao hơn rất nhiều so với không kỳ hạn và đặc biệt kênh đầu tư vàng ngày càng biến động khó lường trước nên gửi tiền vào NH vẫn là lựa chọn hàng đầu của người dân trong huyện. 4.1.2.2. Tình hình vốn điều chuyển Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn chủ yếu của NH là nguồn vốn huy động. Vốn điều chuyển lại chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, đây là nguồn vốn mà NH nhận từ ngân sách tỉnh để phục vụ cho việc phát triển kinh tế của huyện Giang Thành. Ngày 2/9/2009 tỉnh Kiên Giang đã long trọng tổ chức buổi lễ công bố Nghị quyết 29/NQ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kiên Lương để thành lập huyện Giang Thành 28 thuộc tỉnh Kiên Giang. Vì vậy nguồn vốn là rất cần thiết đối để phát triển huyện mới này. Và đặc biệt Chi cục Hải quan cửa khẩu Giang Thành được thành lập theo Quyết định số 1680/QĐ-BTC ngày 15/7/2011 trên cơ sở tiền thân là Đội Hải quan cửa khẩu Giang Thành (thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên). Giang Thành đón nhận cuối nguồn của con sông Vĩnh Tế bắt nguồn từ Châu đốc tỉnh An Giang, nối tiếp nguồn với con sông Ton Hon – Kam pốt – Campuchia. Thuận lợi cho doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Với chiến lược phát triển kinh tế vùng tam giác là Hà Tiên – Kiên Lương – Giang Thành. Thủ tục hải quan thông thoáng, tạo điều kiện hàng hóa xuất nhập khẩu thuận lợi. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đến tìm hiểu, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa qua lại cửa khẩu và ngày càng nhiều, do đó thì nguồn vốn càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Tổng nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng nhưng không cao. Nhìn chung số dư huy động vốn ổn định ở mức cao đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay tại địa phương. Điểm nổi bật nhất ở đây là hàng năm NH chỉ nhận vốn điều chuyển từ ngân sách cấp trên không nhiều nhưng chỉ với 6 tháng đầu năm 2013 mà Ngân hàng đã nhận từ nguồn vốn từ ngân sách cấp trên tăng 160,88%. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình nên cần nhiều chi phí cho việc mua sắm tài sản, thiết bị,… bên cạnh đó do kinh tế huyện nhà ngày càng phát triển đời sống người dân được nâng cao nên nhu cầu vay vốn của người dân cũng cao hơn trước. Các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, đầu tư thêm nhiều lĩnh vực mới, người nông dân phấn khởi khai hóa đất trồng trọt, chăn nuôi nên việc nhu cầu về vốn cũng gia tăng. Khi mở rộng đầu tư tín dụng Ngân hàng cũng tốn thêm các khoản chi phí về tuyển dụng nhân viên mới để quản lý các khoản nợ, chi phí về đào tạo nhân viên,… nên việc bổ sung nguồn vốn hiện tại là rất cần thiết. 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY 4.2.1. Khái quát chung tình hình tín dụng 4.2.1.1. Tình hình tín dụng qua 3 năm 2010-2012 Công tác huy động vốn đã khó khăn, sử dụng làm sao cho hiệu quả đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng lại càng khó hơn. Chính điều đó, đòi hỏi cán bộ tín dụng của Ngân hàng phải có trình độ năng lực chuyên môn cao trong công tác, tìm kiếm khách hàng để cho vay, thẩm định các phương án cho vay. Bên cạnh việc gia tăng nguồn vốn huy động qua các năm thì hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh ngày càng được nâng cao, chi nhánh đáp ứng khá sâu rộng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế và dân cư. Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng trên cơ sở phân tích các mặt chính như doanh số cho vay, 29 doanh số thu nơ, dư nợ và nợ xấu. Mỗi chỉ tiêu thể hiện một khía cạnh khác nhau về tín dụng nhưng tất cả mỗi chỉ tiêu đều thể hiện chất lượng tín dụng. Để xem xét tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ta có thể phân tích thêm theo bảng số liệu sau đây: Bảng 4.3: Số liệu chung về tình hình tín dụng tại Chi nhánh Ba Hòn qua 3 năm 2010 - 2012 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 DS cho vay 135.210 231.094 295.907 So sánh 2011/2010 Tỷ lệ Số tiền (%) 95.884 70,91 DS thu nợ 126.015 178.241 241.254 52.226 41,44 63.013 35,35 Dự nợ 215.412 268.265 322.918 52.853 24,54 54.653 20,37 880 917 1.139 37 4,20 222 24,21 Nợ xấu So sánh 2012/2011 Tỷ lệ Số tiền (%) 64.813 28,05 Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay của Chi nhánh Ba Hòn luôn tăng đều qua 3 năm. Năm 2011, doanh số cho vay là 231.094 triệu đồng tăng 95.884 triệu đồng, tương ứng 70,91% so với năm 2010; năm 2012 doanh số đạt 295.907 triệu đồng, tăng 64.813 triệu đồng, tương ứng tăng 28,05% so với năm 2011. Doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm là do việc áp dụng các chính sách khuyến khích khách hàng vay vốn đầu tư bằng cách cắt giảm lãi suất của Ngân hàng. Điều này cho thấy tiềm năng đầu tư phát triển của huyện vẫn còn nhiều và hiện nay với các hành lang pháp lý thông thoáng hơn, chính sách khuyến khích đầu tư mới,… thì đồng vốn Ngân hàng đang trở nên cần thiết đối với doanh nghiệp. Trong những năm qua Ngân hàng rất thận trọng khi cho khách hàng vay, công tác thẩm định được thực hiện chặt chẽ và hầu hết khách hàng vay vốn tại Ngân hàng điều làm ăn có hiệu quả nên khả năng thu hồi nợ rất tốt và tăng theo sự tăng trưởng của doanh số cho vay. Cụ thể, năm 2010 doanh số thu nợ là 126.015 triệu đồng, sang năm 2011 đạt 178.241 triệu đồng, tăng 52.226 triệu đồng, tương ứng tăng 41,44% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số thu nợ đạt 241.254 triệu đồng, tăng 63.013 triệu đồng hay 35,35% so với năm 2011. Có được kết quả này là do Ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng ở khâu thẩm định, tuân thủ đúng quy trình tín dụng, quy chế cho vay và luôn bám sát hoạt động tín dụng. Ngoài ra Ngân hàng còn tăng cường công tác kiểm tra sau cho vay, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, đảm bảo an toàn vốn, do đó 30 làm cho doanh số thu hồi nợ của Ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm. Dư nợ là kết quả của công tác cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng. Trong các năm qua doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng do đó dư nợ cũng tăng theo. Năm 2011 dư nợ tăng 24,54% hay 52.853 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 dư nợ tăng 20,37% hay 54.653 triệu đồng so với năm 2011. Mặc dù trong tình hình chịu sự cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng thương mại khác trong cùng địa bàn. Tuy nhiên, Ngân hàng luôn tích cực tìm kiếm và tiếp cận khách hàng trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, tập trung đầu tư vào các dự án doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án ngắn hạn, trung hạn khả thi, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Do đó, dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Nợ xấu là vấn đề các ngân hàng rất quan tâm. Khi nợ xấu phát sinh thì Ngân hàng phải tốn nhiều chi phí và công sức để thu hồi món nợ đó. Nhìn chung nợ xấu tăng khá cao qua các năm. Nợ xấu năm 2011 là 917 triệu đồng tăng 37 triệu đồng tương ứng tăng 4,20% so với năm 2010, đến năm 2012 tăng 222 triệu đồng tương ứng tăng 24,21% so với năm 2011. Tình hình kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, lạm phát trong nước tăng cao, thời tiết trong địa bàn diễn biến bất thường: bão, lũ lụt, dịch bệnh,… thường xuyên xảy ra trong những năm vừa qua đã làm cho các doanh nghiệp cũng như người dân địa phương mất khả năng chi trả cho NH. Với tốc độ tăng khá cao như vậy, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác xử lý nợ. 4.2.1.2. Tình hình tín dụng qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Bảng 4.4: Số liệu chung về tình hình tín dụng tại Chi nhánh Ba Hòn qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Đvt: Triệu đồng So sánh 6T.13/6T.13 Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) DS cho vay 149.708 206.399 56.691 37,87 DS thu nợ 113.262 174.208 60.946 53,81 Dự nợ 294.710 355.109 60.399 20,49 654 987 333 50,92 Nợ xấu Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 so với 2012 cũng tăng trưởng đáng kể (tăng 37,87%), việc NHNN đều chỉnh 31 giảm lãi suất huy động nên lãi suất cho vay cũng giảm theo do đó người dân địa phương đã mạnh dạn vay vốn phục vụ sản xuất, 6 tháng đầu năm 2013 kinh tế trong huyện ngày càng phục hồi và phát triển, người dân đã có thể thanh toán nợ đúng thời hạn cho NH làm cho doanh số thu nợ của Chi nhánh trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 60.946 triệu đồng, tức 53,81% so với 6 tháng 2012. Dư nợ 6 tháng 2013 tăng 60.399 triệu đồng, tăng 20,49% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tình hình nợ xấu của 6 tháng 2013 tăng cao (tăng 50,92%) so với 6 tháng năm 2012. Để hiểu rõ hơn về sự tăng, giảm của tình hình cho vay trong 3 năm qua và 6 tháng 2013, ta có thể đi sâu vào phân tích như sau: 4.2.2. Phân tích về doanh số cho vay 4.2.2.1. Phân tích tình hình cho vay theo thời gian a. Tình hình cho vay theo thời gian qua 3 năm 2010-2012 Doanh số cho vay qua 3 năm đều tăng, điều này cho thấy lượng khách hàng có nhu cầu vốn sản xuất, tiêu dùng đến vay tiền ngày càng tăng. Nhìn bảng 4.5 dưới đây ta thấy doanh số cho vay có sự biến động qua các năm nhưng không đều nhau. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, thời hạn 12 tháng đối tượng vay chủ yếu là người nông dân sản xuất và thu hoạch lúa 2 vụ/năm, chăn nuôi hoặc trồng cây ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao ít rủi ro. Việc Ngân hàng cho vay không những đáp ứng cho nhu cầu thiếu hụt vốn của người nông dân giúp họ cải thiện đời sống mà còn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho Ngân hàng từ việc thu lãi từ cho vay. Ngân hàng cũng hạn chế cho vay đối với những đối tượng nhiều rủi ro để đảm bảo an toàn nguồn vốn vay. Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thời gian tại Chi nhánh qua 3 năm 2010-2012 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 Tỷ lệ Số tiền (%) So sánh 2012/2011 Tỷ lệ Số tiền (%) Ngắn hạn 78.412 147.102 172.705 68.690 87,60 25.603 17,40 Trung, dài hạn 56.798 83.992 123.202 27.194 47,88 39.210 46,68 135.210 231.094 295.907 95.884 70,91 64.813 28,05 DS cho vay Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn 32  Doanh số cho vay ngắn hạn Cho vay ngắn tạo nhiều lợi thế cho NH như thu hồi vốn nhanh chóng thích hợp với các khoản huy động vốn có kỳ hạn ngắn trong khi tín dụng trung và dài hạn không có ưu điểm này được thể hiện qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu tín dụng ngắn hạn được chú trọng nhiều hơn. Năm 2011 tăng 87,60% so với năm 2010, năm 2012 cũng tăng nhưng chỉ đạt 17,40% nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết diễn biến phức tạp, nắng mưa thất thường, dịch bệnh vẫn xảy ra trên cây trồng, vật nuôi. Những yếu tố bất lợi trên đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân cư nên người dân thu hẹp diện tích gieo cấy, trồng cây hoa màu, chăn nuôi để ngăn chặn sâu bệnh, dịch bệnh. Tuy nhiên, trong cơ cấu cho vay của NH cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2010 Năm 2011 36,35% 42,01% 57,99% 63,65% Năm 2012 Ngắn hạn 41,64% Trung, dài hạn 58,36% Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Hình 4.2: Cơ cấu cho vay theo thời gian của Chi nhánh năm 2010 – 2012  Doanh số cho vay trung - dài hạn Cho vay trung – dài hạn luôn tăng đều qua các năm. Nguyên nhân là do ngân hàng chỉ đầu tư cho vay trung hạn để cung cấp vốn cho người dân mua sắm thêm tài sản, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, khai hoang mở rộng diện tích đất trồng lúa và hỗ trợ sửa chữa nhà ở của cán bộ nhà nước. Mặc khác, lãi suất cho vay trung, dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn nhằm tối đa hoá lợi nhuận, NH cấp trên cho phép nâng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn so với tổng 33 dư nợ. Nhận thấy ngành nông nghiệp của huyện nhà có nhiều tiềm năng nên NH đã mạnh dạn đầu tư vào cơ giới hóa ngành nông nghiệp như: máy xới, máy cày, máy gặt đập liên hợp, xây dựng sân phơi,… đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn của người dân trong huyện góp phần tăng năng suất có lợi cho cả người nông dân và Ngân hàng, được Ngân hàng khuyến khích nên người dân cũng rất phấn khởi, mạnh dạn vay vốn làm ăn lâu dài. b. Tình hình cho vay theo thời gian qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Nhìn chung ta thấy doanh số cho vay cả ngắn hạn lẫn trung - dài hạn của 6 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012 tốc độ tăng 37,87%. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đầu tư vào mở rộng tín dụng, tận dụng nguồn vốn cho vay để mang về lợi nhuận cho NH đồng thời góp phần vào xây dựng kinh tế của huyện, cải thiện đời sống của người dân. Bảng 4.6: Số liệu chung về tình hình tín dụng tại Chi nhánh Ba Hòn qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 6T.13/6T.12 Tỷ lệ Số tiền (%) 22.185 24,13 Ngắn hạn 91.930 114.115 Trung, dài hạn 57.778 92.284 34.506 59,72 149.708 206.399 56.691 37,87 DS cho vay Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Trong doanh số cho vay ta vẫn thấy tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tín dụng trung và dài hạn điều đó càng chứng tỏ lợi thế của nó trong cơ cấu doanh số cho vay của Ngân hàng. Đầu năm 2013 kinh tế trong huyện đã dần hồi phục, bên cạnh đó việc NH tiếp tục giảm lãi suất cho vay đã khuyến khích dân địa phương mạnh dạn vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cấp nhà xưởng,… của các công ty, doanh nghiệp trong địa bàn huyện nên cũng góp phần làm cho doanh số cho vay tăng lên. 4.2.2.3. Phân tích tình hình cho vay theo ngành kinh tế a. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế qua 3 năm 2010 – 2012 Ta tiếp tục phân tích tình hình doanh số cho vay được thể hiện qua bảng số liệu 4.7 trang 35: 34 Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 3 năm 2010 – 2012 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011 Tỷ lệ Số tiền (%) 23.799 18,69 Nông nghiệp 64.457 127.331 Thuỷ, hải sản 13.455 11.230 13.440 (2.225) (16,54) 2.210 0,20 Tiểu thủ CN-XD 15.042 25.999 38.957 10.957 72,84 12.958 49,84 21.265 37.508 20.991 29.026 135.210 231.094 54.119 38.261 295.907 16.243 8.035 95.884 76,38 38,28 70,91 16.611 9.235 64.813 44,29 31,82 28,05 Th. nghiệp-DV Cho vay khác Tổng cộng 151.130 So sánh 2011/2010 Tỷ lệ Số tiền (%) 62.874 97,54 Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn  Nông nghiệp Nông nghiệp là ngành kinh tế mang lại thu nhập chính cho phần lớn người dân của huyện. Do đó cho vay trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay và luôn tăng dần qua 3 năm được thể hiện cụ thể qua bảng trên. Nguyên nhân là do ngân hàng thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh, khuyến khích cho vay phát triển kinh tế vùng nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho bà con nông dân, bên cạnh đó ngân hàng đã áp dụng một mức lãi suất cho vay hấp dẫn, thấp hơn những tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn. Những năm gần đây, nông dân nắm bắt được kỹ thuật làm ruộng nên làm cho thu nhập của người nông dân cũng khá hơn trước. Chính vì lý do này đã khuyến khích nhiều người nông dân đầu tư trên vùng đất hoang, đất rừng của mình để trở thành đất trồng được lúa. Chính vì nắm được thực tiễn như trên mà NHNo & PTNN Ba Hòn đã mạnh dạn đầu tư bằng cách nâng doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp. Để nông dân có nguồn vốn để mua phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị hay chăn nuôi gia súc, gia cầm và những vật tư khác để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.  Thủy - hải sản Kiên Lương là huyện có bờ biển dài 52km tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy - hải sản. Huyện có diện tích nuôi trồng thủy hải sản cũng tương đối nhiều và chủ yếu là nuôi tôm quảng canh và nuôi cá nước lợ, nuôi cá lồng bè. Dựa vào bảng 4.7 trên ta thấy doanh số cho vay đối với ngành thủy hải sản luôn biến động. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2011 chiếm 4,86% trong tổng doanh số cho vay, giảm 2.225 triệu đồng so với năm 2010, 35 tỷ lệ giảm là 16,54%. Đến năm chiếm tỷ trọng là 4,55%, tăng 2.210 so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 19,86%. Nguyên nhân năm 2011 giảm do trong thời gian này lượng ngư trường ở Tây Nam đã bị khai khác cạn kiệt, sự suy giảm kinh tế Thế giới, lạm phát trong nước tăng làm cho chi phí đầu vào khác như dầu, lưới bắt cá ngày càng tăng giá, bão lớn thường xuyên xảy ra nên làm cho ngư dân nơi đây làm ăn không hiệu quả. Bên cạnh đó, thuyền tàu đánh bắt thủy hải sản của người dân lại nhỏ, nên không thể đi đánh bắt xa bờ được. Về nuôi trồng thủy hải sản đòi hỏi phải đúng kỹ thuật thì mới thu hoạch được, trong khi đó giá cả thủy hải sản bán ra lại thấp không phù hợp với chi phí bỏ ra như chi phí mua con giống, chi phí mua thức ăn, thuốc tăng trưởng ngày càng cao, nên NH hạn chế cho vay đối với ngành này. Đến năm 2012 tăng vì khi năm 2011 làm không hiệu quả mà những người có thuyền tàu lớn lại có điều kiện đánh bắt xa bờ lại có thu nhập rất cao. Nên họ lại chuyển sang đóng thuyền lớn để đi đánh bắt xa bờ và nhiều ngư dân họ hợp đồng với nhau để thuê, mướn tàu chuyên chở dầu ra ngoài khơi để giảm chi phí đầu vào. Năm 2011 Năm 2010 12,56% 15,52% 16,23% 15,73% 47,67% 55,10% 11,25% 11,12% 4,86% 9,95% Năm 2012 12,93% Nông nghiệp Thuỷ, hải sản 18,29% 51,07% Tiểu thủ CN-XD Th. nghiệp-DV Cho vay khác 13,17% 4,54% Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Hình 4.3: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế của Chi nhánh năm 2010 – 2012  Tiểu thủ Công Nghiệp - Xây Dựng Nhìn vào bảng số liệu 4.7 trang 35 cho thấy doanh số cho vay đối với ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp – xây dựng luôn tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng không ổn định cũng như tỷ trọng của ngành vẫn chiếm tỷ lệ rất 36 nhỏ. Doanh số cho vay trong lĩnh vực đầu tư này bao gồm đầu tư xây dựng và chi phí sản xuất vôi nung, chi phí khai thác đá và sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng. Nhưng trong những năm qua việc đầu tư để sản xuất vôi nung gặp rất nhiều khó khăn, nguồn nguyên liệu đá vôi ngày càng ít, giá đá tăng, giá vận chuyển, giá than, giá nhân công tăng, trong khi đó giá vôi thành phẩm không tăng nhiều, các cơ sở sản xuất vôi nung bị thiệt hại rất lớn. NH hạn chế đầu tư vào ngành nghề này mà chuyển sang đầu tư sản xuất xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng vì đây là ngành nghề kinh doanh có hiệu quả, ít rủi ro và lợi nhuận tương đối cao.  Thương nghiệp - dịch vụ Qua bảng số liệu 4.7 trang 35, nhìn chung ta thấy ngành thương nghiệp – dịch vụ tăng trưởng tương đối mạnh qua các năm. NH cho vay nhằm bổ sung thiếu hụt vốn tạm thời của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp, kinh doanh nông hải sản, dịch vụ du lịch, các cửa hàng xăng dầu, vật liệu xây dựng,… hơn thế nữa Nhà nước ta có chính sách hỗ trợ lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp, tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh, thủ tục hồ sơ pháp lý được giải quyết nhanh chóng tạo sự yên tâm cho các doanh nghiệp.  Cho vay khác Doanh số cho vay khác bao gồm các khoản: cho vay tiêu dùng (chỉ phát sinh nghiệp vụ cho vay vốn trung, dài hạn để sửa chữa, xây mới nhà ở, mua sắm phương tiện đi lại, vật dùng phục vụ sinh hoạt gia đình); cho vay cầm cố chứng chỉ tiền gửi, cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá các loại do NH Ba Hòn phát hành, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng gửi tiền chưa tới kỳ đáo hạn nhưng có nhu cầu chi tiêu đột xuất trong thời hạn ngắn. Dựa vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay khác hàng năm tăng trưởng khá tốt. Doanh số này luôn tăng vì theo quy định của NHNN về việc áp dụng lãi suất cho vay thoả thuận đối với các nhu cầu vốn phục vụ tiêu dùng, NH đã mở rộng sang cho vay tiêu dùng vì lãi suất thoả thuận sẽ cao hơn; bên cạnh đó NH đã tiếp cận và cho vay tiêu dùng đối với CBCNV trong các doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 2, Công ty xi măng Holcim Việt Nam. Các Công ty này có số lượng công nhân đông, thu nhập ổn định và trả lương qua thẻ ATM tại chi nhánh vì vậy rất thuận lợi cho khách hàng và NH. 37 b. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Doanh số cho vay của 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong thời gian qua như phân tích ở trên huy động vốn của Ngân hàng liên tục tăng dẫn đến NH phải mở rộng đầu tư tín dụng nên doanh số cho vay của các ngành đều tăng lên. Tăng trưởng tín dụng cũng đồng nghĩa với việc rủi ro của các khoản vay sẽ tăng lên. Vì vậy việc thẩm định khách hàng cũng như kiểm tra sau khi cho vay cần thắt chặt hơn. Bảng 4.8: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 6T.13/6T.12 Tỷ lệ Số tiền (%) 15.924 22,61 Nông nghiệp 70.427 86.351 Thuỷ, hải sản 6.155 10.113 3.958 64,31 Tiểu thủ CN-XD 22.604 28.554 5.950 26,32 Th. nghiệp-DV 32.294 37.650 5.356 16,59 Cho vay khác 18.228 43.731 25.503 139,91 149.708 206.399 56.691 37,87 Tổng cộng Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn  Nông nghiệp: nhìn vào bảng 4.8 ta thấy rằng nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh số cho vay. Do Ngân hàng tập trung vào đối tượng người nông dân là chủ yếu, cải thiện đời sống của người dân.  Cho vay khác: việc Ngân hàng khuyến khích cán bộ công nhân viên trong địa bàn huyện vay thế chấp qua lương cũng góp phần tăng doanh số cho vay.  Các ngành khác như: thương nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ,… Ngân hàng vẫn cho vay nhưng không nhiều. Vì nếu chỉ tập trung vào cho vay nông nghiệp thì rủi ro về nguồn vốn cho vay sẽ lớn nên Ngân hàng vẫn cho vay các lĩnh vực có khả năng sinh lời khác. 4.2.3. Phân tích về tình hình thu nợ Một Ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng tới tình hình thu nợ của mình. Đây là nguồn thu đầu tư tín dụng nhằm bảo đảm nguồn vốn hiện có và đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, nó cũng thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của CBTD 38 có thực hiện đúng hợp đồng tín dụng hay không, đồng thời phản ánh rõ nét hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Để xem xét NHNo & PTNT Ba Hòn hoạt động có hiệu quả hay không, ta đi vào phân tích tình hình thu nợ tại Ngân hàng. 4.2.3.1. Phân tích tình hình thu nợ theo thời gian a. Tình hình thu nợ theo thời gian tại Chi nhánh qua 3 năm 2010 – 2012 Tình hình thu nợ theo thời gian tại Chi nhánh được thể hiện qua bảng 4.9 cụ thể như sau: Bảng 4.9: Doanh số thu nợ theo thời gian tại Chi nhánh Ba Hòn qua 3 năm 2010 – 2012 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Ngắn hạn 73.952 Trung, dài hạn 52.063 DS thu nợ 126.015 Năm 2011 Năm 2012 117.137 146.536 61.104 So sánh 2011/2010 Số Tỷ lệ tiền (%) 43.185 58,40 So sánh 2012/2011 Tỷ lệ Số tiền (%) 29.399 25,10 94.718 9.041 17,37 33.614 55,01 178.241 241.254 52.226 41,44 63.013 35,35 Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay, do vậy doanh số thu hồi nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ. Tình hình DSTN ngắn hạn tăng qua 3 năm do DSCV ngắn hạn qua các năm cũng tăng dần. Nguyên nhân là do khách hàng đã sử dụng vốn đúng mục đích, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi tạo sinh lời cao đảm bảo được khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Mặt khác là do tinh thần, trách nhiệm của các cán bộ tín dụng tại Ngân hàng thường xuyên quan tâm, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. Ngoài ra, do Ngân hàng từng bước đẩy mạnh hoạt động cho vay ngắn hạn đối với mọi thành phần kinh tế. Trong đó, doanh số thu nợ cũng tăng lên giúp được phần nào cho chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Bên cạnh đó còn có một số khách hàng vay mà NH không thu được nợ, do tác động của thị trường, chi phí đầu vào tăng, dịch bệnh (đạo ôn, sâu hại…). Về doanh số thu nợ trung - dài hạn cũng tăng trưởng liên tục qua 3 năm nhưng không lớn là do cơ cấu nguốn vốn tập trung vào loại hình này không nhiều như tín dụng ngắn hạn. Nhìn vào doanh số thu nợ ta có thể thấy được khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng. Ngoài ra, việc thu nợ cũng 39 phản ánh một mặt quan trọng về hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Ngân hàng chủ yếu tập trung vào những khách hàng truyền thống, làm ăn lớn có hiệu quả nên việc thu nợ được đảm bảo. Có được kết quả thu nợ như trên là một sự cố gắng lớn của Agribank Ba Hòn nhằm kịp thời thu hồi nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt được kết quả cao. Năm 2010 Năm 2011 34,28% 41,31% 58,69% 65,72% Năm 2012 Ngắn hạn 39,26% Trung, dài hạn 60,74% Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Hình 4.4: Cơ cấu thu nợ theo thời gian của Chi nhánh năm 2010 – 2012 b. Tình hình thu nợ theo thời gian tại Chi nhánh qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Bảng 4.10: Doanh số thu nợ theo thời gian tại Chi nhánh Ba Hòn qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 6T.13/6T.12 Tỷ lệ Số tiền (%) 23.694 36,76 Ngắn hạn 64.460 88.154 Trung, dài hạn 48.802 86.054 37.252 76,33 113.262 174.208 60.946 53,81 DS thu nợ Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Ngân hàng đã cho vay đúng đối tượng, nguồn vốn kinh doanh đem lại hiệu quả cao điều đó thể hiện qua doanh số thu nợ 6 tháng năm 2013 tiếp tục 40 tăng lên đến 53,81% so với 6 tháng năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do việc Chính phủ quyết định tăng lương cho công nhân viên chức (mức lương tối thiểu tăng từ 730 nghìn đồng/tháng lên 830 nghìn đồng/tháng từ 01/5/2011 và việc thực hiện trợ cấp khó khăn cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi, người có công và hộ nghèo theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ) cũng phần nào cải thiện đời sống cho các đối tượng trên đã tạo điều kiện cho họ có khả năng chi trả những khoản vay cho NH. 4.2.3.3. Phân tích tình hình thu nợ theo ngành kinh tế a. Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 3 năm 20102012 Qua bảng số liệu 4.11 dưới đây, cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì doanh số thu hồi nợ cũng tăng lên khá cao. Góp phần trong sự gia tăng đó phải nói đến ngành nông nghiệp, thương mại và dịch vụ và cho vay khác, sau đây ta đi vào từng ngành. Bảng 4.11: Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 3 năm 2010-2012 Đvt: Triệu đồng So sánh 2011/2010 Tỷ lệ Số tiền (%) 42.234 80,76 So sánh 2012/2011 Tỷ lệ Số tiền (%) 18.325 19,39 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nông nghiệp 52.294 94.528 112.853 Thuỷ, hải sản 11.724 9.988 11.849 (1.736) (14,81) 1.861 18,63 Tiểu thủ CN-XD 16.239 18.467 32.256 2.228 13,72 13.789 74,67 Th. nghiệp-DV 25.197 29.243 49.121 4.046 16,06 19.878 67,98 Cho vay khác 20.561 26.015 35.175 5.454 26,53 9.160 35,21 126.015 178.241 241.254 52.226 41,44 63.013 35,35 Chỉ tiêu Tổng cộng Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn  Nông nghiệp Như ta đã biết NH Agribank Ba Hòn tập trung chủ yếu là cho vay hỗ trợ bên nông nghiệp, nông thôn vì vậy việc tập trung thu nợ ngành này là rất cần thiết và thu nợ của NH đã đạt kết quả rất tốt trong năm 2011 doanh số thu nợ tăng lên 80,76% so với năm 2010. Nguyên nhân sản xuất nông nghiệp của tỉnh tuy chịu ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh: đạo ôn, cháy lá, sâu đục thân, sâu 41 cuốn lá, rầy nâu,… và lũ lụt nhưng nhờ thuận lợi về thị trường, giá cả, nhất là giá lúa tăng cao, nhân dân phấn khởi mở rộng sản xuất, thâm canh tăng vụ và các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm: dịch cúm gia cầm, lở mồm lông móng,… đã được khống chế trên phạm vi cả nước. Đến năm 2012 thu nợ tăng trưởng chậm lại 19,39% so với 2011 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế giá xuất khẩu nhiều mặt hàng nông - thủy sản sụt giảm, đầu vào vật tư phục vụ sản xuất tăng cao, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển nên đã làm làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân địa phương. Tuy nhiên thu nợ của NH vẫn tăng trưởng chính là nhờ vào phần lớn sự tận tụy làm việc của CBCNV toàn Chi nhánh. Năm 2011 Năm 2010 14,60% 16,32% 41,50% 16,41% 53,03% 20,00% 10,36% 12,89% 5,60% 9,30% Năm 2012 14,58% Nông nghiệp Thuỷ, hải sản 46,78% 20,36% Tiểu thủ CN-XD Th. nghiệp-DV Cho vay khác 13,37% 4,91% Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Hình 4.5: Cơ cấu thu nợ theo ngành kinh tế của Chi nhánh năm 2010 – 2012  Thủy - hải sản Dựa vào bảng số liệu 4.11 trang 41 ta thấy doanh số thu nợ của ngành thủy hải sản luôn biến động qua các năm. Cụ thể như sau: Tình hình thu nợ năm 2011 so với 2010 giảm 14,81% do giá cả hàng hóa tăng cao dẫn đến giá đầu vào của ngành như: xăng, dầu,… tăng nên hoạt động đánh bắt xa bờ không hiệu quả, sản xuất cá vẫn gặp khó khăn do giá không ổn định, đầu năm giá tăng cao nhưng từ giữa năm giá lại giảm gây tâm lý e ngại và chưa khuyến khích người nuôi mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích thả nuôi. 42 Phần diện tích nuôi công nghiệp, nuôi tôm sú bị ảnh hưởng rất nhiều từ dịch bệnh: bệnh đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan tụy,… do người nuôi tự phát đào ao mở rộng diện tích trong khi cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức và đầy đủ. Bên cạnh đó giá cả, lạm phát, mặt bằng lãi suất tăng cao so với chỉ số lạm phát và tỉ suất lợi nhuận của người dân cũng như của doanh nghiệp làm cho việc trả nợ cho NH bị trễ và gặp nhiều khó khăn. Sang năm 2012 mô hình nuôi tôm sú theo hướng thân thiện với môi trường tiếp tục phát triển tại các địa phương, nuôi tôm công nghiệp được đầu tư kỹ lưỡng mở rộng áp dụng ở huyện Giang Thành. Do thời tiết thuận lợi cùng với chính sách hỗ trợ lãi suất của NH cho ngư dân, người dân chuyển sang đóng tàu, thuyền có công suất lớn và các địa phương tổ chức khai thác theo mô hình tổ, đội kết hợp nhằm tiết kiệm được chi phí nên sản lượng thuỷ sản khai thác biển tăng khá, làm cho thu nhập tăng nhiều, nên doanh số thu nợ của NH cao.  Ngành tiểu thủ công nghiệp – xây dựng Nguyên nhân chuyển sang đầu tư sản xuất xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng vì đây là ngành nghề kinh doanh có hiệu quả, ít rủi ro và lợi nhuận tương đối cao.  Thương nghiệp – dịch vụ Năm 2011 tăng 16,06% so với năm 2010 nguyên nhân do NH cho vay chủ yếu trong thời gian này việc cho vay đầu tư đổi xe ô tô chở khách, mua xe tải và xây dựng khách sạn, nhà nghỉ ít hiệu quả, việc thu hồi vốn khó khăn, NH hạn chế đầu tư kéo theo thu doanh số thu nợ có xu hướng giảm theo (xét về tỷ trọng). Tuy nhiên sang năm 2012 việc làm ăn của người dân ngày càng tốt lên do chính sách kiềm chế lạm phát của NHNN hiệu quả. Việc thu hồi những món nợ cũ ngân hàng đã tích cực trong công tác thu nợ làm tăng thu cho đơn vị, đảm bảo đồng vốn được sử dụng hiệu quả. Quyết định chọn lựa khách hàng rất kỹ trước khi tiến hành phát vay nên hiệu quả hoạt động của khách hàng tốt, ngân hàng thu hồi nợ nhanh chóng, dễ dàng hơn.  Thu khác Thu nợ từ cho vay khác tăng dần qua các năm, làm cho cơ cấu thu nợ thay đổi cũng nhiều, mà chủ yếu là thu nợ từ cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao nhất vì trước đây NH đã tập trung cho vay lĩnh vực này. 43 b. Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Bảng 4.12: Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 6T.13/6T.12 Tỷ lệ Số tiền (%) 15.015 29,45 Nông nghiệp 50.986 66.001 Thuỷ, hải sản 5.951 10.746 4.795 80,57 Tiểu thủ CN-XD 15.034 23.249 8.215 54,64 Th. nghiệp-DV 22.235 32.561 10.326 46,44 Cho vay khác 19.056 41.651 22.595 118,57 113.262 174.208 60.946 53,81 Tổng cộng Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Nông nghiệp: NHNN tiếp tục có nhiều chính sách để hỗ trợ đối với khu vực nông nghiệp nông thôn như hỗ trợ các ngành sản xuất, xuất khẩu cá, thủy sản, lúa gạo, cho vay thu mua tạm trữ thóc, gạo,... từ đó sau khi nông dân thu hoạch là có thể trực tiếp bán cho thương lái tại chỗ được giá cũng như không cần bảo quản lâu dài gây ra thất thoát, giảm chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó địa phương tiếp tục giám sát chặt chẽ và phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; khuyến khích đầu tư cơ giới hóa trong sản xuất, dịch bệnh gia súc gia cầm được kiểm soát, phòng trị kịp thời trên địa bàn huyện tạo điều kiện thuận lợi cho người dân yên tâm sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng, sản lượng cây trồng, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương từ đó làm cho việc thu nợ của NH dễ dàng hơn. Thủy, hải sản: Vốn tín dụng cũng góp phần thúc đẩy phát triển thị trường phục vụ sản xuất, thúc đẩy hình thành phát triển các vùng sản xuất hàng hóa, khu chăn nuôi tập trung, vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản, đẩy mạnh khai thác, đánh bắt xa bờ,… tình hình thời tiết, giá cả nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm khai thác tương đối ổn định, giúp ngư dân yên tâm bám biển, phát triển thêm tàu thuyền. Ngư dân trả nợ đúng hạn cho nên công tác thu nợ của Ngân hàng được nhiều thuận lợi. Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, thương ngiệp – dịch vụ và cho vay khác thư nợ của NH tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt thư nợ cho vay khác đạt kết quả cao 118,57%. Do Mức lương tối thiểu vùng của người lao động được điều 44 chỉnh tăng từ 01/05/2011 góp phần giảm bớt khó khăn, cải thiện đời sống cho người dân. 4.2.4. Phân tích tình hình dư nợ Chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà NH chưa thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của một Ngân hàng. Nhìn chung, các ngân hàng thương mại có mức dư nợ cao thường là các ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ của ngân hàng diễn biến như thế nào ta xem xét cụ thể như sau: 4.2.4.1. Phân tích dư nợ cho vay theo thời gian a. Dư nợ cho vay theo thời gian qua 3 năm 2010 – 2012 Bảng 4.13: Tình hình dư nợ theo thời gian tại Chi nhánh qua 3 năm 2010-2012 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung, dài hạn Dư nợ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 130.288 160.253 186.422 So sánh 2011/2010 Tỷ lệ Số tiền (%) 29.965 23,00 So sánh 2012/2011 Tỷ lệ Số tiền (%) 26.169 16,33 85.124 108.012 136.496 22.888 26,89 28.484 26,37 215.412 268.265 322.918 52.853 24,54 54.653 20,37 Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Từ bảng số liệu 4.13 trên ta thấy doanh số dư nợ ngắn hạn: trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh trong huyện diễn ra sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và hội đủ điều kiện vay vốn nên đã được Ngân hàng đáp ứng. Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, liên tục tăng qua các năm mặc dù tốc độ tăng chậm. Do đặc điểm kinh tế chủ yếu của huyện là sản xuất nông nghiệp, chu kỳ vốn tối đa là một năm. Các hoạt động thương mại dịch vụ khác cũng gần như đi theo chu kỳ sản xuất của nông dân. Còn cho vay món lớn như doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất mang tính chất sản xuất hàng hoá và thương mại, dịch vụ lớn còn chiếm tỷ trọng thấp. Do nắm bắt được đặc điểm tình hình trên nên trong những năm qua Ngân hàng đã tập trung cho vay vốn ngắn hạn. Doanh số dư nợ trung và dài hạn: Trong hoạt động tín dụng, Agribank Ba Hòn không chỉ đảm bảo hướng cho vay chủ yếu đối với các hộ sản xuất, các DN vừa và nhỏ, ưu tiên cho vay lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn mà cơ 45 chế cho vay cũng được mở rộng đối với các dự án tư nhân. Đồng thời vận dụng linh hoạt việc giảm lãi suất để cùng chia sẻ những khó khăn với người đi vay trong bối cảnh kinh tế đang còn nhiều khó khăn nên tỷ trọng cho vay trung, dài hạn ngày càng tăng. Tuy nhiên, vẫn không chiếm tỷ trọng lớn như dư nợ ngắn hạn là vì Ngân hàng tập trung cho vay những khách hàng truyền thống, có uy tín ít rủi ro. Nguồn vốn quay vòng trong trung và dài hạn cũng chậm hơn so với ngắn hạn. Năm 2010 Năm 2011 39,52% 40,26% 59,74% 60,48% Năm 2012 42,27% Ngắn hạn 57,73% Trung, dài hạn Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Hình 4.6: Cơ cấu thu nợ theo thời gian tại Chi nhánh Ba Hòn qua 3 năm 2010 – 2012 b. Dư nợ cho vay theo thời gian qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Bảng 4.14: Tình hình dư nợ theo thời gian tại Chi nhánh qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 Ngắn hạn Trung, dài hạn Dư nợ 6 tháng 2013 172.066 122.644 294.710 212.383 142.726 355.109 So sánh 6T.13/6T.12 Tỷ lệ Số tiền (%) 40.317 23,431 20.082 16,374 60.399 20,494 Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn 46 Sang 6 tháng đầu năm 2013 NH vẫn tiếp tục cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Việc NHNN tiếp tục hạ lãi suất huy động đầu vào, từ đó hạ lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã làm cho dư nợ vay ngắn hạn mà khách hàng chủ yếu là người nông dân tăng lên. Bên cạnh đó dư nợ trung, dài hạn cũng tăng trưởng đáng kể là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ mạnh dạn vay vốn mở rộng kinh doanh, sản xuất. Đời sống của nhân dân ngày một phát triển đi lên nên có nhu cầu xây mới hay sữa chữa nhà, mua sắm phương tiện đi lại là rất cần thiết tuy nhiên vẫn thiếu hụt một phần vốn thì NH vẫn là lựa chọn hàng đầu. 4.2.4.3. Phân tích dư nợ cho vay theo ngành kinh tế a. Dư nợ cho vay theo theo ngành kinh tế qua 3 năm 2010 – 2012 Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh NHNo & PTNT Ba Hòn được thể hiện qua bảng 4.15 như sau: Bảng 4.15: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 3 năm 2010 - 2012 Đvt: Triệu đồng Năm 2010 Chỉ tiêu Nông nghiệp Năm 2011 Năm 2012 111.214 144.017 182.294 So sánh 2011/2010 Tỷ lệ Số tiền (%) 32.803 29,50 So sánh 2012/2011 Tỷ lệ Số tiền (%) 38.277 26,58 Thuỷ, hải sản 18.792 20.034 21.625 1.242 Tiểu thủ CN-XD 27.122 34.654 41.355 7.532 27,77 6.701 19,34 Th. nghiệp-DV 33.666 41.931 46.929 8.265 24,55 4.998 11,92 Cho vay khác 24.618 27.629 30.715 3.011 12,23 3.086 11,17 215.412 268.265 322.918 52.853 24,54 54.653 20,37 Tổng cộng 6,61 1.591 Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn  Ngành nông nghiệp: đối tượng cho vay ngành nông nghiệp chủ yếu là chi phí mua vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, mua máy móc nông cụ, đây là đối tượng khách hàng truyền thống, chiến lược, đã gắn bó với NHNo&PTNT lâu năm. Là đối tượng khách hàng mà NH Ba Hòn có thế mạnh và có điều kiện cạnh tranh cao về mạng lưới phục vụ, kinh nghiệm so với các NHTM khác. Ngân hàng có một chính sách tín dụng phù hợp đối với các DN, cá nhân và các đối tượng khác, thủ tục cho vay đơn giản, tạo điều kiện cho các DN, người dân tới vay vốn tại Ngân hàng. Do trước kia người nông dân chỉ đơn thuần làm ruộng hoặc chăn nuôi. Nhưng hiện nay với sự giúp đỡ của cán bộ xã, huyện người dân đã kết hợp chăn nuôi cá dưới ruộng, đồng thời người 47 7,94 dân còn kết hợp vườn ao chuồng, từ đó hiệu quả mang lại khá tốt đời sống người dân có phần sung túc hơn. Vì vậy, tình hình dư nợ trong năm qua có xu hướng tăng cao. Năm 2010 Năm 2011 11,43% 10,30% 15,63% 15,63% 51,63% 53,68% 12,92% 12,59% Năm 2012 8,72% 7,47% 9,51% Nông nghiệp 14,53% Thuỷ, hải sản Tiểu thủ CN-XD 56,45% 12,81% Th. nghiệp-DV Cho vay khác 6,70% Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Hình 4.7: Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Chi nhánh Ba Hòn qua 3 năm 2010 – 2012  Ngành thuỷ, hải sản: Nhìn chung dư nợ ngành thủy - hải sản có xu hướng giảm, mặc dù địa bàn huyện Kiên Lương có thế mạnh về khai thác và nuôi trồng thuỷ, hải sản, số lượng tàu cá nhiều nhưng phần lớn là tàu có công suất nhỏ, dưới 90 CV chủ yếu đánh bắt gần bờ, kém hiệu quả. Chính vì vậy những năm qua tăng trưởng dư nợ ngành này còn thấp, cả về số tuyệt đối và tỷ lệ, tỷ trọng dư nợ thấp trong tổng dư nợ. Nguyên nhân của sự tăng trưởng không đồng đều nêu trên là do như đã phân tích ở phần doanh số cho vay là năm 2011 hầu hết tàu cá của ngư dân đều có công suất nhỏ, đánh bắt không hiệu quả nên NH hạn chế đầu tư. Sau đó NH tư vấn cho khách hàng nên mạnh dạn đóng mới tàu cá có công suất lớn để đánh bắt xa bờ thì NH sẽ đầu tư. Nhưng nhiều ngư dân sợ là vay tiền nhiều mà sau này đánh bắt không hiệu quả sẽ mang nợ. Năm 2012 NH cũng chỉ đầu tư cho ít khách hàng, dư nợ tăng không đáng kể. Và NH chú trọng đến cho vay nuôi trồng hơn là cho vay để đánh bắt. 48  Ngành tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: Nguyên nhân của sự tăng trưởng không đều là do năm 2011 NH đầu tư vốn để các doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng. Năm 2012 NH thu hồi các khoản nợ đến hạn và hạn chế cho vay lại đối với ngành nghề sản xuất vôi nung vì có nhiều rủi ro có thể dẫn đến mất vốn cho nên thời gian này tốc độ tăng trưởng dư nợ thấp hơn năm 2011.  Ngành thương nghiệp và dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng hàng năm không đồng đều, cao nhất là năm 2011, tỷ lệ tăng 24,55% so với 2010; thấp nhất là năm 2012 tỷ lệ tăng 11,92% so với 2011. Dư nợ cho vay tăng chủ yếu vào các đối tượng là các doanh nghiệp kinh doanh xe mô tô, kinh doanh xăng dầu, mua bán đồ trang trí nội thất; các hộ kinh doanh trong các trung tâm thương mại và hộ kinh doanh cá thể tại nhà.  Cho vay khác: Tốc độ tăng trưởng qua các năm tương đối ổn định, không có sự biến động nhưng xét về cơ cấu thì có xu hướng giảm. Nhìn chung dư nợ trong lĩnh vực này thường ổn định vì số lượng khách hàng ổn định và mức cho vay tối đa cũng bị khống chế (cho vay 10 lần mức lương thực nhận, tối đa 50 triệu đồng đối với khách hàng không có tài sản bảo đảm) do đó khi thu nợ xong khách hàng tiếp tục có nhu cầu vay lại nên dư nợ không tăng cao được. b. Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Bảng 4.16: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 6T.13/6T.12 Tỷ lệ Số tiền (%) 37.931 23,03 Nông nghiệp 164.713 202.644 Thuỷ, hải sản 20.256 20.992 736 3,63 Tiểu thủ CN-XD 36.949 46.660 9.711 26,28 Th. nghiệp-DV 44.239 52.018 7.779 17,58 Cho vay khác 28.553 32.795 4.242 14,86 294.710 355.109 60.399 20,49 Tổng cộng Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Nông nghiệp: Năm 2013, thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN Việt Nam, Agribank Ba Hòn tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Theo đó Agribank 49 đang cố gắng tích cực huy động vốn ở tất cả các kênh trong và ngoài nước để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn ở mức trên 12%. Mở rộng cho vay như: kinh tế hộ, các đối tượng theo Nghị định 41 của Chính phủ, đặc biệt chú ý đến các DN sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, DN công nghiệp hỗ trợ theo Nghị quyết 02 của Chính phủ, các DN công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó việc thu nợ của NH đạt kết quả cao góp phần tạo vòng quay vốn nhanh đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng từ đó dư nợ của NH tiếp tục được mở rộng. Thủy, hải sản: Trong 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ của ngành tiếp tục tăng nhưng không nhiều, số tàu, thuyền đóng mới và mua tăng thêm. Tình hình thời tiết, giá cả nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm khai thác tương đối ổn định, giúp ngư dân yên tâm bám biển, phát triển thêm tàu thuyền. Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2013, Ngân hàng đã tích cực triển khai kịp thời, đồng bộ các cơ chế, chính sách một cách chủ động, linh hoạt nhằm tăng cường đầu tư vốn cho nền kinh tế huyện nhà. Nhờ đó, dư nợ tín dụng đầu tư vào địa phương liên tục tăng. Vốn tín dụng ngân hàng đã đóng góp quan trọng vào kết quả tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội. Nhờ nguồn vốn tín dụng ngân hàng nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân có điều kiện mở rộng, phát triển sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng, sản lượng cây trồng, tăng giá trị sản xuất, phát triển giao thông, thương mại, dịch vụ góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân, ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Những kết quả này thể hiện tâm huyết, nỗ lực của Ngân hàng trong việc góp phần thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. 4.2.5. Phân tích tình hình nợ xấu Nợ xấu luôn là điều trăn trở của bất cứ Ngân hàng thương mại nào. Cho vay phải thẩm định khách hàng là điều khó, song việc thu hồi nợ lại càng khó hơn. Đây là dạng nợ cần phải hạn chế đến mức thấp nhất. Khoản nợ này phát sinh cao hay thấp là phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ lúc khách hàng xin vay đến khi thu hồi nợ. Phân tích tình hình nợ quá hạn sẽ cho thấy thực tế về số tiền mà Ngân hàng cho vay nhưng không thể thu hồi được khi đến hạn. Trong đầu tư tín dụng, chất lượng tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu, mục tiêu đặt ra của Chi nhánh đã được xác định là trong quá trình 50 mở rộng đầu tư trước tiên phải giải quyết nợ quá hạn tồn đọng, hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh. Để hiểu rõ hơn về tình hình nợ xấu của Chi nhánh ta đi sâu vào phân tích như sau: 4.2.5.1. Phân tích tình hình nợ xấu theo thời gian a. Tình hình nợ xấu theo thời gian qua 3 năm 2010 - 2012 Nợ xấu của Chi nhánh đều tăng qua mỗi năm nhưng không có sự thay đổi lớn về tỷ trọng trong từng khoản thời gian. Trong 3 năm, khoản tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, vì trong thời kỳ kinh tế có nhiều biến động nên chính sách Chi nhánh là hạn chế cho vay các dự án trung và dài hạn để hạn chế rủi ro nợ xấu và yếu tố lạm phát ảnh hưởng đến sự giảm giá đồng tiền. Mặt khác, khách hàng cũng e ngại trong các hợp đồng tín dụng trung và dài hạn trong thời kỳ kinh tế được dự báo là khó khăn và có nhiều biến động. Với những lý do trên, Chi nhánh đã tập trung cho vay trong những hợp đồng tín dụng ngắn hạn, điều này thể hiện qua doanh số cho vay trong thời gian ngắn hạn, vì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nên nợ xấu chiếm tỷ trọng cao. Bảng 4.17: Tình hình nợ xấu theo thời gian tại Chi nhánh qua 3 năm 2010 - 2012 Đvt: Triệu đồng Năm 2010 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 Ngắn hạn 567 621 767 Số tiền 54 Trung – dài hạn 313 296 372 (17) Nợ xấu 880 917 1.139 37 Tỷ lệ (%) 9,52 So sánh 2012/2011 146 Tỷ lệ (%) 23,51 (5,43) 76 25,68 4,20 222 24,21 Số tiền Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn - Nợ xấu ngắn hạn: Do Agribank Ba Hòn cho vay chủ yếu là ngắn hạn nên tình hình nợ xấu ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn (trên 60%) trong tổng nợ xấu. Nợ xấu liên tục tăng như vậy chủ yếu là do bệnh cúm gia cầm, lỡ mồm lông móng, sâu rầy phá hoại cây trồng, giá xăng dầu tăng mạnh dẫn đến chi phí đầu vào cũng tăng theo, đồng thời do tình hình lạm phát tăng cao,... làm cho nông dân không có lời, các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả và thua lỗ, dẫn đến mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng. - Nợ xấu trung và dài hạn: Không giống như nợ xấu ngắn hạn, nợ trung và dài hạn biến động tăng, giảm tùy từng năm, cụ thể ta nhìn vào bảng 4.17 trang 51. Năm 2011 nợ xấu là 296 triệu đồng giảm 5,43% so với 2010, 51 đây là thành quả của CBNV NH tăng cường nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ. Tuy nhiên sang năm 2012 lại tăng tới 25,68% so với 2011. Nguyên nhân là do khách quan như các đối tượng vay vốn trung và dài hạn để phát triển sản xuất gặp khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng nhiều nhà đầu tư đã sử dụng nguồn vốn vay từ Chi nhánh để đầu tư và bị thua lỗ nên không khả năng trả, các dự án đầu tư trung và dài hạn không đem lại hiệu quả do tác động của thiên tai, dịch bệnh: do lũ lụt - mưa lớn diện rộng nên lúa bị đổ ngã, ảnh hưởng lớn đến năng suất, thu hoạch khó khăn, tiến độ chậm lại, gây thất thoát sau thu hoạch; lở mồm long móng ở lợn cũng như bệnh dịch cúm ở gia cầm vẫn bọc phát khi khí hậu lạnh và tình hình biến động của nền kinh tế thị trường trên thế giới và trong nước. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế năm 2012 giá xuất khẩu nhiều mặt hàng nông - thủy sản sụt giảm, cộng thêm nhiều nước áp dụng các hàng rào kỹ thuật, áp thuế chống bán phá giá đã khiến các DN xuất khẩu nông thủy sản gặp khó khăn. Năm 2011 Năm 2010 32,28% 35,57% 64,43% 67,72% Năm 2012 32,66% Ngắn hạn Trung – dài hạn 67,34% Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Hình 4.8: Cơ cấu nợ xấu theo thời gian tại Chi nhánh Ba Hòn qua 3 năm 2010 – 2012 b. Tình hình nợ xấu theo thời gian qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Tình hình nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 chủ yếu vẫn là ngắn hạn, điều này chứng tỏ công tác thu nợ ngắn hạn của ngân hàng trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao, NH cần phải tăng cường trong công tác thu nợ hơn nữa trong thời gian tới. Nguyên nhân chính là do doanh số thu nợ ngắn hạn tăng nhưng 52 chưa cao, nhiều khoản nợ đến hạn chưa thu đã làm cho tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn tăng. Bảng 4.18: Tình hình nợ xấu theo thời gian tại Chi nhánh qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Đvt: Triệu đồng So sánh 6T.13/6T.12 Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Ngắn hạn 435 798 363 83,45 Trung – dài hạn 219 189 (30) (13,70) Nợ xấu 654 987 333 50,92 Số tiền Tỷ lệ (%) Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Nợ quá hạn trung, dài hạn giảm 13,70% chứng tỏ Ngân hàng đã rất cố gắng trong việc thu hồi nợ, góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng biến chuyển theo chiều hướng tốt, tình hình nợ xấu trung hạn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho ngân hàng, vì thế ngân hàng cần chủ động hơn nữa trong công tác thu nợ để hoạt động tín dụng được an toàn và hiệu quả. 4.2.5.3. Phân tích tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế a. Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế qua 3 năm 2010-2012 Bảng 4.19: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 3 năm 2010-2012 Đvt: Triệu đồng Theo nhóm nợ - Nhóm 3 880 520 917 1.139 498 649 2011/2010 Số Tỷ lệ tiền (%) 37 4,20 (22) (4,23) - Nhóm 4 254 212 358 (42) (16,54) 146 68,87 - Nhóm 5 106 207 132 101 95,28 (75) (36,23) Theo ngành kinh tế 880 917 1.139 37 4,20 222 24,21 - Nông nghiệp 425 317 443 (108) (25,41) 126 39,75 - Thủy, hải sản 197 228 163 31 15,74 (65) (28,51) - Tiểu thủ CN-XD 112 132 204 20 17,86 72 54,55 - Thương nghiệp-DV 49 95 155 46 93,88 60 63,16 - Khác 97 145 174 48 49,48 29 20,00 Khoản mục 2010 2011 2012 Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn 53 2012/2011 Số Tỷ lệ tiền (%) 222 24,21 151 30,32 Ngành nông nghiệp: Có xu hướng tăng, tình trạng nợ xấu qua các năm và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nợ xấu. Như đã đề cập ở trên thì nguồn vốn của Ngân hàng tập trung cho vay chủ yếu là người nông dân sản xuất lúa, trồng trọt và chăn nuôi,… như chúng ta đã biết thì những ngành này thường phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên như: thời tiết, bão lụt, thiên tai,… trong những năm qua thời tiết không được tốt thường xảy ra mưa bão, thiên tai, dịch bệnh trên cây lúa và gia súc, đặc biệt trong những năm gần đây sản xuất lúa liên tục mất giá nên đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của người nông dân. Thủy, hải sản: Tình trạng nợ xấu trong ngành này trong năm 2011 tăng 15,74% so với năm 2010 là do tình hình thị trường có nhiều biến động, giá cá trên thị trường giảm nhưng giá xăng dầu lại tăng nên việc trả nợ cho Ngân hàng bị chậm trễ. Đến năm 2012 tình trạng nợ xấu giảm 28,51% so với năm 2011 là do Ngân hàng nhận thấy ngành này có nhiều rủi ro nên hạn chế cho vay mới mà tập trung thu và xử lý các khoản nợ cũ. Ngành tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: Tình trạng nợ xấu cũng tăng do các ngành này trong những năm qua thị trường có nhiều biến động bất thường nên hoạt động không được hiệu quả dẫn đến tình trạng khách hàng chậm trễ trong việc trả lãi và gốc cho Ngân hàng. Năm 2010 5,57% Năm 2011 11,02% 15,81% 12,73% 34,57% 10,36% 48,30% 14,39% 22,39% 24,86% Năm 2012 15,28% 38,89% 13,61% Nông nghiệp Thủy, hải sản Tiểu thủ CN-XD Thương nghiệp-DV Khác 17,91% 14,31% Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Hình 4.9: Cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế tại Chi nhánh Ba Hòn qua 3 năm 2010 – 2012 54 Ngành thương nghiệp và dịch vụ: Tỷ trọng nợ xấu của ngành này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nợ xấu, từ 2010 - 2012 không nằm ngoài lề tình hình kinh tế nợ xấu ngành này liên tục tăng. Ngành khác: Tăng đều qua các năm. Nguyên nhân là do ngân hàng cho vay để xây nhà, mua phương tiện đi lại nên nguồn vốn của ngân hàng cho khách hàng này vay thu lại rất chậm. b. Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Bảng 4.20: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế tại Chi nhánh qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Theo nhóm nợ - Nhóm 3 - Nhóm 4 - Nhóm 5 Theo ngành kinh tế - Nông nghiệp - Thủy, hải sản - Tiểu thủ CN-XD - Thương nghiệp-DV - Khác 6 tháng 2012 6 tháng 2013 654 309 243 102 654 340 102 78 24 110 987 612 289 86 987 517 124 56 22 268 So sánh 6T.13/6T.12 Tỷ lệ Số tiền (%) 333 50,92 303 98,06 46 18,93 (16) (15,69) 333 50,92 177 52,06 22 21,57 (22) (28,21) (2) (8,33) 158 143,64 Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Nông nghiệp: Đến 6 tháng 2013 nợ xấu lại tăng 21,57% so với 6 tháng 2012 thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN Việt Nam, Agribank tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, NH tăng doanh số cho vay trong ngành này, kéo theo nợ xấu cũng tăng cao. Thủy, hải sản: 6 tháng năm 2013 nợ xấu đã tăng 21,57% so với 6 tháng 2012 tình hình kinh tế thế giới và trong nước đang đi vào hồi phục tuy nhiên nguồn vốn tín dụng chưa đáp ứng được hết nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, sản xuất và xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của địa phương thiếu ổn định, công tác quy hoạch, kế hoạch về nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thủy sản còn bất cập; việc dự báo thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản còn gặp khó khăn, vì vậy chưa quản lý được cung - cầu của thị trường; hiện tượng được mùa mất giá, được giá mất mùa vẫn thường xuyên 55 xảy ra... những khó khăn này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư vốn tín dụng trên địa bàn, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng. Tiểu thủ công nghiệp-xây dựng và thương nghiệp-dịch vụ: NH điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ đối với những khoản vay đến hạn giúp khách hàng có thêm thời gian sản xuất để hoàn trả vốn và lãi cho NH. Cho vay khác: Nợ xấu tăng đột biến (tăng 143,64%) tình trạng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản từ cuối năm 2012 tiếp tục xảy ra trong những tháng đầu năm 2013. Việc làm của người lao động bấp bênh dẫn đến thu nhập giảm sút. 4.3. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY 4.3.1. Đánh giá hoạt động huy động vốn và cho vay qua 3 năm 20102012 Bảng 4.21: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn và cho vay qua 3 năm 2010-2012 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng nguồn vốn Vốn huy động Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Dư nợ bình quân Nợ xấu Vốn huy động /Tổng nguồn vốn Dư nợ/Tổng nguồn vốn Hệ số thu nợ (4/3) Nợ xấu/Tổng dư nợ Dư nợ/Vốn huy động Vòng quay vốn (4/6) Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % % % % % Vòng 257.840 232.099 135.210 126.015 215.412 198.451 880 90,02 83,54 93,20 0,41 92,81 0,63 301.438 271.385 231.094 178.241 268.265 241.839 917 90,03 89,00 77,13 0,34 98,85 0,74 339.003 280.188 295.907 241.254 322.918 295.592 1139 82,65 95,26 81,53 0,35 115,25 0,82 Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn a. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn Ngân hàng Agribank Ba Hòn sử dụng nguồn vốn cho vay chủ yếu là từ nguồn vốn huy động được từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ gia đình bằng nhiều hình thức huy động khác nhau. Dựa vào bảng trên ta thấy vốn huy động trên tổng nguồn vốn đều tăng qua các năm. Điều đó chứng tỏ hoạt động 56 huy động vốn của Ngân hàng rất hiệu quả đó là thành quả của tất cả nhân viên, Ngân hàng cần giữ vững và phát huy thế mạnh này. b.Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn Qua bảng số liệu ta thấy tình hình tập trung vốn cho hoạt động cho vay của Ngân hàng là rất lớn. Chi nhánh có tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn lớn hơn 80%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã khai thác tối đa nguồn vốn để cho vay đồng thời Ngân hàng cũng phải gánh chịu một mức rủi ro rất lớn. Tuy nhiên Chi nhánh sử dụng phần lớn nguồn vốn để cho vay ngắn hạn, đây là loại hình kinh doanh có khả năng thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn loại hình cho vay trung dài hạn nên đảm bảo hơn mục tiêu kinh doanh an toàn và hiệu quả. c. Dư nợ trên vốn huy động Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là từ vốn huy động, việc sử dụng triệt để vốn huy động để cho vay sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 100% thì công tác tín dụng chưa đạt hiệu quả cao hay vốn huy động chưa được sử dụng hết. Qua bảng số liệu ta thấy năm 2010 chỉ số này bằng 92,81%, nhưng đến năm 2012 chỉ tiêu này tăng lên, lớn hơn 100%. Ta thấy VHĐ năm 2011 tiếp tục tăng lên so với 2010 nhưng DN/VHĐ tăng lên điều đó chứng tỏ công tác tín dụng của NH có chuyển biến tốt. Đến năm 2012, mặc dù VHĐ có tăng so với 2011 nhưng tăng chậm hơn so với dư nợ nên làm cho chỉ tiêu này tăng lên vì vậy NH phải nhận thêm vốn điều chuyển NH tỉnh để bù đắp thiếu hụt. Nhưng với kết quả đạt được trong những năm qua là rất đáng khen chính nhờ sự nỗ lực của toàn bộ CBCNV NH. d. Hệ số thu nợ Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH, cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này luôn biến động qua 3 năm. Nguyên nhân trong năm 2011 giảm xuống là do DSCV của NH cao mà DSTN thấp nên dẫn đến hệ số thu hồi nợ giảm. Năm 2011 nền kinh tế của huyện đang trong thời kỳ khủng hoảng, một số cơ sở sản xuất, hộ sản xuất vẫn chưa đi vào ổn định nên việc làm ăn còn kém hiệu không đủ tiền để trả nợ cho ngân hàng, dẫn đến công tác thu nợ của NH không đúng với HĐTD đã ký giữa 2 bên. Đến năm 2012 hệ số thu hồi nợ của NH đạt kết quả tốt hơn, do NH đầu tư đúng hướng, đầu tư nhiều cho ngư dân nuôi thủy hải sản, đóng tàu lớn để đi đánh bắt xa bờ, nông dân mở rộng diện tích trồng lúa, ngoài ra trên địa bàn trong thời gian này kinh doanh và buôn bán rất sôi động… nên làm ăn có hiệu quả hơn, một số ngành nghề làm ăn có lời nên đã trả nợ trước hạn. Bên cạnh 57 đó còn có sự cố gắng của CBTD thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. e. Nợ xấu Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng tín dụng tại Agribank Ba Hòn. Qua bảng số liệu trên, tỷ lệ nợ xấu qua các năm đều dưới 1% điều này cho thấy chất lượng tín dụng tại đây được kiểm soát tốt. f. Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng càng cao. Đồng vốn quay nhanh đồng nghĩa với việc có nhiều người được hưởng lợi ích từ vốn vay của NH hơn trong cùng một thời gian. Qua bảng số liệu 4.21 trang 56 ta thấy vòng quay vốn tín dụng của NH rất thấp trong những năm qua có xu hướng tăng, nhưng không cao. Cụ thể, năm 2010 vòng quay vốn tín dụng là 0,63 vòng, đến năm 2011 tăng lên 0,74 vòng tăng 0,11 vòng so với năm 2010. Năm 2012, vòng quay vốn tín dụng là 0,82 vòng, tăng 0,08 vòng so với 2011. Vòng quay vốn tín dụng vẫn tăng chậm nguyên nhân do dư nợ của NH còn quá cao so với doanh số thu hồi nợ, dư nợ của những năm trước đây còn tồn động nhiều, chưa đến thời hạn thu hồi. Nên làm cho tốc độ luân chuyển vốn của NH thấp. Vòng quay vốn tín dụng tăng lên là nhờ chính sách tín dụng của Chi nhánh là các món vay ngắn hạn, bên cạnh đó là chính sách chú trọng đến công tác thu hồi nợ. Nên ngoài việc xem xét và thẩm định thật kỹ trước khi cho vay thì sau khi cho vay cán bộ Ngân hàng còn rất tích cực trong công tác kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. 4.3.2. Đánh giá hoạt động huy động vốn và cho vay qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng 2013 Dựa vào bảng 4.22 trang 59 ta có nhận xét về kết quả huy động vốn và cho vay như sau: Vốn huy động trên tổng nguồn vốn: Việc NHNN giảm lãi suất 6 tháng năm 2013 đã làm giảm nguồn vốn huy động của NH dẫn đến chỉ số này giảm so với 6 tháng năm 2012. Tuy nhiên nguồn vốn huy động vẫn tăng ở mức cao. Dư nợ trên tổng nguồn vốn: Nhìn chung chỉ số này luôn đạt mức khá cao, chứng tỏ có nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Điều này sẽ tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hệ số thu nợ: Hệ số thu nợ tăng trưởng tốt, Ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy các biện pháp thu hồi nợ đang thực hiện, cần phải kết hợp giữa 58 tăng doanh số cho vay và tăng cường việc thu hồi nợ giúp cho đồng vốn của Ngân hàng luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn. Bảng 4.22: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn và cho vay qua 6 tháng năm 2012 và 6 tháng 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng nguồn vốn Vốn huy động Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Dư nợ bình quân Nợ xấu Vốn huy động /Tổng nguồn vốn Dư nợ/Tổng nguồn vốn Hệ số thu nợ (4/3) Nợ xấu/Dư nợ Dư nợ/Vốn huy động Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % % % % % 6tháng 2012 296.540 270.714 149.708 113.262 294.710 285.813 654 91,29 99,38 75,66 0,22 108,86 6tháng 2013 356.218 288.843 206.399 174.208 355.109 324.910 987 81,09 99,69 84,40 0,28 122,94 Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo&PTNT Ba Hòn Dư nợ cho vay/vốn huy động: Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động tăng nhanh vậy là do tốc độ tăng của dư nợ cao hơn tốc độ tăng của vốn huy động. Điều này cho thấy đồng vốn huy động của Ngân hàng đã được sử dụng có hiệu quả, Ngân hàng ngày càng mở rộng huy động cũng như cho vay trong 6 tháng năm 2013. Tuy nhiên, do nguôn vốn huy động của NH không đủ đáp ứng nhu cầu tín dụng trên địa bàn nên phải nhận nguồn vốn điều chuyển từ ngân sách tỉnh. Do vậy, NH cần phải điều hành giữa vốn huy động và vốn điều chuyển sao cho đảm bảo nhu cầu vay vốn của khách hàng và tốn chi phí là ít nhất thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ tăng. Nợ xấu trên tổng dư nợ: Chỉ tiêu này tăng dần làm cho chất lượng tín dụng của Ngân hàng giảm dần, Agribank Ba Hòn cần tiếp tục nâng cao hiệu quả trong công tác thu nợ. 59 CHƯƠNG 5 BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BA HÒN, TỈNH KIÊN GIANG 5.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN Công tác huy động vốn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng, đó là cơ sở để Ngân hàng có được một nguồn vốn ổn định và tạo thế chủ động cho Ngân hàng trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, có được một nguồn vốn đủ lớn, đủ mạnh còn là cơ sở quyết định sự tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng. Sau đây xin nêu ra một số giải pháp mà Ngân hàng cần làm để hoạt động huy động vốn thực sự mang lại hiệu quả thiết thực hơn: - Tổ chức hội nghị khách hàng nhằm quảng bá thương hiệu, phổ biến cho khách hàng nắm được các hình thức huy động vốn của Chi nhánh cũng như khuyến khích sử dụng các tiện ích NH như mở tài khoản thanh toán, chuyển tiền điện tử trong và ngoài nước. - Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên chú trọng đến nguồn vốn từ việc thực hiện các dịch vụ thanh toán: Bảo lãnh, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, uỷ thác... nếu phát triển được dịch vụ này thì đây là nguồn vốn không nhỏ. Đồng thời nó cũng được xem là nguồn vốn ít chi phí nhất. Tuy nhiên những dịch vụ này chưa được phổ biến ở huyện nhà. Vị trí của NH nằm trong trung tâm khu hành chính của Huyện Kiên Lương nên có rất nhiều công ty, doanh nghiệp xung quanh vì vậy NH nên có cử cán bộ giới thiệu đến họ những dịch vụ tiện ích này. - Tặng quà, trao học bổng cho một số trẻ em nghèo, học giỏi nhằm quảng bá thương hiệu của Ngân hàng mình luôn gần gũi với đời sống của người dân “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”. - Hoàn thiện tác phong, lề lối làm việc, văn hóa giao dịch, quan tâm chăm sóc khách hàng nhằm tạo ra sự tăng trưởng ổn định trong nguồn vốn huy động, góp phần tích cực hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh. - Mở thêm các dịch vụ thanh toán hộ cho khách hàng và các tổ chức trên địa bàn như trả tiền điện nước, điện thoại,… vừa tranh thủ được nguồn thu dịch vụ vừa tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng. - Điều chỉnh cơ cấu huy động vốn theo hướng tăng thể thức huy động vốn trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn trung dài hạn của các thành phần kinh tế. Khách hàng huy động chủ yếu của NH là các doanh nghiệp nên 60 tiền gửi thường là không kỳ hạn không thể đem đầu tư trung, dài hạn được. Nguồn vốn trong dân cư rất dồi dào tuy nhiên NH vẫn chưa tiếp cận được. Vì vậy NH cần mở rộng việc huy động vốn thông qua các tổ chức trung gian như: Hội phụ nữ, Hội nông dân,... vì các tổ chức này là người gần dân hiểu dân nhất và việc giao dịch cũng sẽ nhanh chóng hơn, khách hàng và ngân hàng cũng sẽ tiết kiệm được thời gian. - Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty cổ phần, các đoàn thể chính trị - xã hội, cần có biện pháp tiếp cận, giới thiệu các sản phẩm tiện ích của Ngân hàng, vận động các đơn vị hành chính sự nghiệp trong việc thanh toán tiền lương cho cán bộ nhân viên thông qua việc mở tài khoản cá nhân và sử dụng thẻ ATM. Hiện nay khách hàng chủ yếu của NH là liên kết với công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 2 và công ty xi măng Holcim Việt Nam, vì vậy còn nhiều doanh nghiệp, công ty trong huyện NH chưa tiếp cận được. - Thực hiện tặng quà khuyến mãi cho khách hàng gửi tiền vào các dịp lễ tết, giá trị của món quà phụ thuộc vào số tiền mà khách hàng gửi vào, quà có thể là tiền, hiện vật. 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ CHO VAY 5.2.1. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng Tăng trưởng dư nợ phải trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn ổn định và kiểm soát được chất lượng. Do đó để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất trong hoạt động tín dụng, NH cần phải thực hiện tốt một số công việc sau: Phân công cán bộ làm công tác tín dụng phải đảm bảo một số phẩm chất: - Cán bộ tín dụng là nhân tố giữ một vai trò quan trọng trong việc mang lại hiệu quả và hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, trước tiên người cán bộ tín dụng cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, phải có trình độ chuyên môn, sắp xếp giải quyết công việc khoa học nhạy bén thì mới đủ khả năng hoàn thành tốt công việc trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, khi mà mỗi cán bộ phải đảm trách công việc rất lớn cả về khối lượng (số hộ, dư nợ) và chất lượng (hiệu quả đầu tư tín dụng). Nên có chính sách đãi ngộ với cán bộ tín dụng. Là cán bộ trực tiếp xuống xã, ấp, địa bàn rộng, khách hàng nhiều, để giải quyết nhanh công việc cần trang bị xe, vỏ máy,... cho cán bộ tín dụng tùy tình hình từng địa bàn. Ngoài ra chính sách tiền lương nên phù hợp hơn với từng công việc, từng địa bàn. 61 - Ngân hàng phải tăng cường chất lượng nguồn nhân lực bằng các biện pháp về tuyển dụng, đào tạo và bố trí cán bộ nhằm nâng cao trình độ, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp của những người làm công tác tín dụng: thường xuyên mở lớp tập huấn, đào tạo công tác chuyên môn cho CBCNV NH. Phải thực hiện nghiêm túc các quy trình cho vay, kiểm tra và giám sát vốn vay: - Nâng cao kỹ năng thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh: + Muốn nâng cao được khả năng thẩm định dự án thì cán bộ tín dụng phải thường xuyên thu thập và cập nhật thông tin về thị trường, giá cả, các thiết bị, công nghệ mới trong và ngoài nước, kỹ thuật, quy trình sản xuất về nuôi trồng, chế biến,… theo từng loại cây, con, ngành nghề của từng vùng, liên quan đến đối tượng, định hướng đầu tư của ngân hàng Nông nghiệp. + Việc tính toán, xác định thời hạn cho vay là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của ngân hàng, ngân hàng phải tính toán sao cho thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho người vay có nguồn thu nhập, trả nợ đúng hạn, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu phát sinh. - Kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng vốn vay: + Thực hiện kiểm tra thường xuyên và định kỳ giám sát hộ vay sử dụng tiền vay đúng mục đích đề phòng những bất trắc có thể xảy ra. Đây cũng là một biện pháp để ngăn ngừa hạn chế rủi ro vì qua kiểm tra sẽ phát hiện được những việc kinh doanh không bình thường để xử lý kịp thời. + Trong thực tế cũng còn trường hợp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát vốn vay chỉ mang tính hình thức như lập phiếu kiểm tra sử dụng vốn vay ngay từ khi giải quyết cho vay hoặc cán bộ tín dụng thay khách hàng ký trên phiếu kiểm tra sử dụng vốn vay cho hợp lệ. Đây cũng là mầm móng dẫn đến rủi ro mà chúng ta không nên làm. -Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh: + Một trong những biện pháp để hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng là phải làm tốt công tác kiểm tra sau khi cho vay để kịp thời đôn đốc, xử lý những trường hợp người vay trả nợ, lãi không đúng hạn, tìm hiểu nguyên nhân đồng thời đưa ra những giải pháp thích hợp để hỗ trợ, giúp đỡ người vay có hướng giải quyết nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. 62 Thực hiện đầy đủ các thủ tục về bảo đảm tiền vay: Bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp hỗ trợ nguồn thu nợ của ngân hàng khi khách hàng vay gặp rủi ro không trả được nợ. Việc giám sát tài sản đảm bảo, thế chấp của khách hàng cũng nên được quan tâm đúng mức. Một thực trạng tại ngân hàng là cán bộ tín dụng thường chỉ thẩm định và theo dõi tài sản trước khi giải ngân. Công tác theo dõi tài sản đảm bảo trong thời hạn tín dụng chưa được chú trọng. Chính điều này dẫn đến ngân hàng gặp rủi ro nhiều hơn khi không thu hồi được nợ, và giá trị tài sản đảm bảo không như thẩm định ban đầu. Đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành nếu giảm so với giá lúc thế chấp thì phải bổ sung tài sản thế chấp khác hoặc giảm dư nợ tương ứng. Tiến hành phân loại khách hàng: Thông qua việc cho vay, giám sát quá trình cho vay, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn căn cứ vào uy tín và mối quan hệ vay trả của khách hàng để phân loại khách hàng theo mức độ tín nhiệm. Việc phân loại khách hàng phải được thực hiện thường xuyên và ít nhất một năm phải phân loại một lần. Việc tăng trưởng tín dụng phải gắn liền với đa dạng hoá đối tượng đầu tư và từng bước điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư hợp lý. Vì Agribank Ba Hòn chủ yếu là phục vụ nông nghiệp, nông thôn nhưng ngành này thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên dễ dẫn đến rủi ro. NH nên phân tán rủi ro hơn nữa như tăng cho vay khác (cho vay tiêu dùng) vì ngành này đem lại lợi nhuận cao. Tích cực tiến hành xử lý nợ xấu: Tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ: Không chỉ liên quan đến lợi ích của khách hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chính ngân hàng. Do đó, trước khi khoản vay không còn khả năng thanh toán, ngân hàng cần hỗ trợ, giúp người đi vay vượt qua những khó khăn, phục hồi sản xuất. Ngân hàng cần xem xét lại kỳ hạn trả nợ của khách hàng, giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất. Khi khoản vay của khách hàng xảy ra vấn đề, đặt ngân hàng trước rủi ro thì việc xử lý tài sản đảm bảo cần được thực hiện hàng đầu. Ngân hàng cần đẩy nhanh công tác phát mãi tài sản để có thể bù đắp tổn thất do khoản nợ gây ra, nhanh chóng thu hồi vốn, tránh được trường hợp tài sản bị hư hỏng, xuống cấp, sụt giảm giá trị thị trường. 63 5.2.2. Các biện pháp nâng cao kết quả hoạt động cho vay - Ngân hàng chủ động tư vấn cho khách hàng không nên trồng cây gì, nuôi con gì, sản xuất cái gì, kinh doanh loại nông sản nào,… để tránh biến động giá cả trong và ngoài nước của các loại sản phẩm nông nghiệp và để tránh tổn thất trong quá trình sản xuất do thiên tại dịch bệnh nhất là dịch cúm gia cầm đang bùng phát hiện nay. - Giữ vững mối quan hệ với Chính quyền địa phương, các Ban ngành để nắm bắt kịp thời các dự án và tạo nền tảng vững chắc để hoạt động tín dụng hiệu quả. - Đối với hộ nuôi trồng thủy sản đẩy mạnh cho vay theo tổ nhóm. - Kết hợp với hội nông dân tổ chức các buổi khuyến nông. - Khuyến khích đầu tư cho những mô hình sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. - Ngoài ra, trong hoạt động tín dụng cần quan tâm, tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể địa phương, củng cố các tổ vay vốn làm cầu nối giữa cán bộ tín dụng và khách hàng nhằm làm tăng năng suất lao động và hiệu quả hơn cho ngân hàng. - Đối với những hộ nông dân ít có trình độ hoặc ít cập nhật thông tin nên họ ít khi hiểu hết về hợp đồng tín dụng. Vì vậy cán bộ tín dụng phải thường xuyên nhắc nhở thời gian đóng lãi hay vốn gốc. 5.2.3. Một số giải pháp làm giảm chi phí kinh doanh Để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, cần kết hợp giữa tăng thu nhập và giảm chi phí, việc tăng thu nhập thể hiện sự đầu tư vốn ngày càng có hiệu quả trong công tác sử dụng vốn, còn việc giảm chi phí góp phần quan trọng vào việc nâng cao lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Tiết kiệm tối đa các khoản chi nội bộ tránh sử dụng lãng phí vật liệu, giấy tờ, văn phòng phẩm khác v.v... những khoản chi phí này tuy nhỏ nhưng nếu giảm bớt thì góp phần tích cực vào việc giảm chi phí hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đối với chi phí tác nghiệp, mỗi cán bộ nhân viên phải nâng cao ý thức bảo quản tài sản công, tránh lãng phí những khoản chi không cần thiết như: dùng điện thoại cơ quan cho việc tư, tắt đèn, máy lạnh khi không còn nhu cầu sử dụng. 64 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Agribank Ba Hòn xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Giai đoạn 2010 – 2013, 6 tháng 2013 nền kinh tế có nhiều biến động, cùng với những sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thì giữa các ngân hàng diễn ra sự cạnh tranh gay gắt để tranh giành thị phần. Trong bối cảnh đó, nhưng nhờ có bộ máy quản lý phù hợp, và sự nổ lực, cố gắng của CBCNV trong ngân hàng, nên NHNo & PTNT Ba Hòn đã đạt được những thành tựu to lớn. Điều đó được thể hiện qua doanh thu của ngân hàng không ngừng tăng qua các năm. Lượng vốn huy động tăng lên nhanh chóng qua các năm, từ đó dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng được mở rộng hơn và điều đó đã được thể hiện thông qua doanh số cho vay ngày càng tăng lên cùng với công tác thu nợ hiệu quả, chất lượng tín dụng của NH cũng rất tốt. Tình hình sử dụng vốn với doanh số cho vay của Ngân hàng trong những năm qua cũng có bước phát triển, đặc biệt là cho vay ngắn hạn. Trong đó đầu tư cho vay lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Ngoài ra Ngân hàng còn cho vay các doanh nghiệp tư nhân, cho vay CBCNV, cựu chiến binh, sửa chữa nhà ở, nuôi cá tra xuất khẩu, cho vay xuất khẩu lao động,... góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giúp người dân cải thiện cuộc sống. Agribank Ba Hòn đã trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của người dân địa phương, góp công lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà ngày càng đi lên. Điều này, cho thấy NHNo và PTNT chi nhánh Ba Hòn cũng góp phần nâng cao thương hiệu của NHNo và PTNT Việt Nam “Agribank – Mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Trong những năm qua với những kết quả đã đạt được, tạo nền tảng vững chắc cho NHNo và PTNT Ba Hòn đi lên. Bên cạnh đó còn một số vấn đề còn 65 gặp khó nhiều khăn như công tác thu nợ, nợ xấu… và quan trọng nhất là vấn đề về nhân lực. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với chính quyền địa phương Các cơ quan chức năng của huyện Kiên Lương nên có những biện pháp cải cách hành chính phù hợp. Hạn chế các thủ tục rườm rà giúp cho người dân tiết kiệm về thời gian và kinh tế. Cần đơn giản hoá giấy tờ công chứng thủ tục vay vốn nhằm tạo thuận lợi đảm bảo về mặt thời gian đối với người dân có nhu cầu vay vốn. Việc phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng thì ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn trong khâu xử lý, văn bản thi hành bản án rất chậm, bộ tư pháp nên hướng dẫn chỉ đạo đôn đốc các cơ quan thi hành án bàn giao nhanh cho ngân hàng để xử lý thu hồi nợ, có sự phối hợp tốt giữa ngân hàng với toà án nhằm xử lý các khoản nợ tồn động hiệu quả hơn. UBND huyện Kiên Lương chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì đây là cơ sở để Ngân hàng xét duyệt cho vay. Quyền sử dụng đất sang tên cho con, hoặc sai tên chủ hộ và đặc biệt tách địa phận huyện thành huyện Kiên Lương và huyện Giang Thành vì vậy cần nhanh chóng giúp người dân sữa chữa để kịp thời vay vốn sản xuất. 6.2.2. Đối với NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang Ngân hàng nên bám sát, thực thi theo những chỉ thị của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và NHNo & PTNT Việt Nam. Từ đó, đề ra những kế hoạch phù hợp với thực tế của địa phương. Đây là vấn đề rất quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh Ba Hòn huyện Kiên Lương. Thường xuyên tăng cường công tác tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong hệ thống ngân hàng như: thanh toán quốc tế, thẩm định dự án đầu tư, công nghệ thông tin, quản trị rủi ro, maketing… Giám sát định kì hoặc đột xuất kiểm tra hoạt động tín dụng của chi nhánh cấp dưới. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số 666/2010/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15 tháng 06 năm 2010 về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2002. Sổ tay tín dụng. 3. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Tái bản lần hai. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 4. Nguyễn Huỳnh Ái Vân, 2007. Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại NH Công Thương Trà Vinh. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. 5. Thái Văn Đại, 2010. Bài giảng nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 6. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng. Đại học Cần Thơ. 7. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 67 [...]... tài là phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng Tìm hiểu về tình hình hoạt động của Ngân hàng, các điểm mạnh và điểm yếu trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình và đánh giá kết quả của hoạt động huy động vốn - Phân tích tình hình và đánh giá kết quả của hoạt động cho vay - Đề ra các... Ngân hàng cũng như những nguyên nhân tác động đến chúng, cùng với mong muốn học hỏi thêm kiến thức về hoạt động Ngân hàng nên tôi đã quyết định chọn đề tài: Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Ba Hòn, tỉnh Kiên Giang để làm đề tài luận văn tốt nghiệp 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích. .. nợ/ Tổng vốn huy động = Tổng dư nợ Tổng vốn huy động x 100% Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn mà Ngân hàng huy động được thì có bao nhiêu đồng đem cho vay Nếu chỉ tiêu này lớn thì vốn huy động tham gia vào dư nợ ít Hệ số này đo lường hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Chỉ tiêu này dùng để phản ánh tình hình sử dụng vốn huy động của ngân hàng Chỉ tiêu này còn cho biết vốn huy động có... thức cho vay - Cho vay từng lần - Cho vay theo hạn mức tín dụng - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng - Cho vay theo dự án - Cho vay trả góp - Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng - Cho vay theo hạn mức thấu chi - Cho vay hợp vốn - Cho vay theo các phương thức khác e Lãi suất cho vay - Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn cho vay phát. .. VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BA HÒN, TỈNH KIÊN GIANG 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 4.1.1 Đánh giá tình hình chung Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho NH nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng Không có nghiệp vụ huy động vốn NH sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình Đúng vậy, một Ngân hàng nếu có một cơ cấu nguồn vốn hợp lý và đủ mạnh thì sẽ đem lại... đảm bảo cho hoạt động cho vay của ngân hàng không Tỷ số này < 100%: Lượng vốn huy động dồi dào đảm bảo cho hoạt động cho vay, ngoài ra có thể sử dụng cho hoạt động đầu tư khác Tỷ số này > 100%: Vốn huy động ít không đủ cho vay, ngân hàng phải bổ sung bằng nguồn vốn khác Tỷ số này = 100%: Vốn huy động được đủ cho hoạt động cho vay 11 + Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ Doanh số cho vay x 100%...DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại NH : Ngân hàng TW : Trung ương NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn NHNo : Ngân hàng Nông nghiệp NHNN : Ngân hàng nhà nước CBCNV : Cán bộ công nhân viên KHĐT : Kế hoạch đầu tư TCKT : Tổ chức kinh tế CN-XD : Công nghiệp – Xây dựng Th nghiệp- DV : Thương nghiệp – Dịch vụ CBTD : Cán... triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huy n,... gồm Ngân hàng mẹ và các hệ thống các Ngân hàng Chi nhánh trực thuộc Có một phương thức huy động vốn rất hiệu quả hiện nay là chu chuyển vốn điều hoà Do tình hình hoạt động của các chi nhánh tại các địa bàn khác nhau là khác nhau (do ảnh hưởng của điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng, do phong tục tập quán…) Cho nên những Chi nhánh Ngân hàng mà hoạt động sử dụng vốn vượt quá khả năng huy động vốn. .. rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục 14 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BA HÒN, TỈNH KIÊN GIANG 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Năm 1988, Ngân hàng Phát triển

Ngày đăng: 11/10/2015, 08:48

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan