Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12

105 759 0
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG I BÀI 1 CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ GEN, Mà DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN I.Gen 1. Khái niệm Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử A RN 2.Cấu trúc chung của gen cấu trúc * Gen cấu trúc có 3 vùng : - Vùng điều hoà đầu gen : mang tín hiệu khởi động - Vùng mã hoá : mang thông tin mã hoá a.a - Vùng kết thúc :nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã II. Mã di truyền 1. Khái niệm * Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các a.a trong phân tử prôtêin 2. Đặc điểm : - Mã di truyền là mã bộ ba : nghĩa là cứ 3 nu đứng kế tiếp nhau mã hoá cho 1 a.a hoặc làm nhiệm vụ kết thúc chuỗi pôlipeptit - Mã di truyền được đọc theo 1 chiều 5’ 3’ - Mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 nu, các bộ ba không gối lên nhau -Mã di truyền là đặc hiệu , không 1 bộ ba nào mã hoá đồng thời 2 hoặc 1 số a.a khác nhau - Mã di truyền có tính thoái hoá : mỗi a.a được mã hoá bởi 1 số bộ ba khác nhau - Mã di truyền có tính phổ biến : các loài sinh vật đều được mã hoá theo 1 nguyên tắc chung ( từ các mã giống nhau ) III. Quá trình nhân đôi củaADN * Thời điểm : trong nhân tế bào , tại các NST, ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào *Nguyên tắc: nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn * Diễn biến : + Dưới tác đông của E ADN-polimeraza và 1 số E khác, ADN duỗi xoắn, 2 mạch đơn tách từ đầu đến cuối + Cả 2 mạch đều làm mạch gốc + Mỗi nu trong mạch gốc liên kết với 1 nu tự do theo nguyên tắc bổ sung : A gốc = T môi trường T gốc = A môi trường G gốc = X môi trường X gôc = G môi trưòng * Kết quả : 1 pt ADN mẹ 1lần tự sao → 2 ADN con *Ý nghĩa : - Là cơ sở cho NST tự nhân đôi , giúp bộ NST của loài giữ tính đặc trưng và ổn định BÀI 2 PHIÊN Mà VÀ DỊCH Mà I. Phiên mã 1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN (Nội dung PHT) 2. Cơ chế phiên mã * Thời điểm: xảy ra trước khi tế bào tổng hợp prôtêin * Diễn biến: dưới tác dụng của enzim ARN-pol, 1 đoạn pt ADN duỗi xoắn và 2 mạch đơn tách nhau ra + Chỉ có 1 mạch làm mạch gốc + Mỗi nu trong mỗi mạch gốc kết hợp với 1 Ri nu tự do theo NTBS Agốc - Umôi trường Trang 1 http://www.ebook.edu.vn Tgốc - Amôi trường Ggốc – Xmôi trường Xgốc – Gmôi trường → chuỗi poli ribonucleotit có cấu trúc bậc 1. nếu là tARN , rARN thì tiếp tục hình thành cấu trúc ko gian bậc cao hơn + sau khi hình thành ARN chuyển qua màng nhân tới tế bào chất, ADN xoắn lại như cũ * Kết quả : một đoạn pt ADN→ 1 Pt ARN * Ý nghĩa : hình thanh ARN trực tiếp tham gia vào qt sinh tổng hợp prôtêin quy định tính trạng II. Dịch mã 1. Hoạt hoá a.a - Dưới tác động của 1 số E các a.a tự do trong mt nội bào dc hoạt hoá nhờ gắn với hợp chất ATP - Nhờ tác dụng của E đặc hiệu, a.a dc hoạt hoá liên kết với tARN tương ứng → phức hợp a.a - tARN 2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit - mARN tiếp xúc với ri ở vị trí mã đầu (AUG), tARN mang a.a mở đầu (Met) → Ri, đối mã của nó khớp với mã của a.a mở đầu.mARN theo NTBS - a.a 1- tARN→ tới vị trí bên cạnh, đối mã của nó khớp với mã của a.a 1.mARN theo NTBS, liên kết peptit dc hình thành giữa a.a mở đầu và a.a 1 - Ri dịch chuyển 1 bộ ba. mARNlàmcho tARN ban đầu rời khỏi ri, a.a2-tARN →Ri, đối mã của nó khớp với mã của a.a2.mARN theo NTBS, liên kết peptit dc hình thàn giữa a.a1 và a.a2 - Sự chuyển vị lại xảy ra đến khi Ri tiếp xúc với mã kết thúc.mARN thì tARN cuối cùng rời khỏi ri→ chuỗi polipeptit dc giải phóng - Nhờ tác dụng của E đặc hiệu, a.a mở đầu tách khỏi chuỗi poli, tiếp tục hình thành cấu trúc bậc cao hơn→ pt prôtêin hoàn chỉnh *Lưu ý : mARN dc sử dụng để tổng hợp vài chục chuỗi poli cùng loại rồi tự huỷ, còn riboxôm được sử dụng nhiều lần. BÀI 3 ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN I. Khái quát về điều hoà hoạt động của gen - Điều hoà hoạt động của gen chính là điều hoà lượng sản phẩm của gen dc tạo ra trong tế bào nhằm đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào phù hợp với điều kiện môi trường cũng như sự phát triển bình thường của cơ thể. - Ở sinh vật nhân sơ, điều hoà hoạt động gen gen chủ yếu được tiến hành ở cấp độ phiên mã. - Ở sinh vật nhân thực, sự điều hoà phức tạp hơn ở nhiều cấp độ từ mức ADN (trước phiên mã), đến mức phiên mã, dịch mã và sau dịch mã. II. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ 1. Mô hình cấu trúc ope ron Lac - các gen có cấu trúc liên quan về chức năng thường dc phân bố liền nhau thành từng cụm và có chung 1 cơ chế điều hoà gọi chung la ôpe ron - cấu trúc của 1 ôperon gồm : + Z,Y,A : các gen cấu trúc + O (operator) : vùng vận hành + P (prômoter) : vùng khởi động + R: gen điều hoà 2. Sự điều hoà hoạt động của ôperon lac * Khi môi trường không có lactôzơ: gen điều hoµ R tổng hợp prôtêin ức chế, prôtêin ức chế gắn vào gen vận hành O làm ức chế phiên mã của gen cấu trúc (các gen cấu trúc không biểu hiên) Trang 2 http://www.ebook.edu.vn * Khi môi trường có lactôzơ: gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ưc chế, lactôzơ như là chất cảm ứng gắn vào và làm thay đổi cấu hình prôtêin ức chế, prôtêin ức chế bị bất hoạt không găn dc vào gen vận hành O nên gen được tự do vận hành hoạt động của các gen cấu trúc A,B,C giúp chúng phiên mã và dịch mã (biểu hiện). BÀI 4 ĐỘT BIẾN GEN I. Đột biên gen 1. Khái niệm - Là những biến đổi nhỏ trong cấu của gen liên quan đến 1 (đột biến điểm ) hoặc một số cặp nu - Đa số đột biến gen là có hại, một số có lợi hoặc trung tính * Thể đột biến: là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể 2. Các dạng đột biến gen ( chỉ đề cập đến đột biến điểm) - Thay thê một cặp nu - Thêm hoặc mất một cặp nu II. Nguyên nhân và cơ chế phỏt sinh đột biến gen 1 Nguyên nhân - Tia tử ngoại - Tia phóng xạ - Chất hoá học - Sốc nhiệt - Rối loạn qt sinh lí sinh hoá trong cơ thể - Một số vi rút... 2. Cơ chế phát sinh đột biến gen a. Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi AND * Cơ chế : bazơ niơ thuộc dạng hiếm , có những vị trí liên kết hidro bị thay đổi khiến chúng kết cặp không đúng khi tái bản b. Tác động của các nhân tố đột biến - Tác nhân vật lí (tia tử ngoại) - Tác nhân hoá học( 5BU): thay thế cặp A-T bằng G-X - Tác nhân sinh học (1 số virut): đột biến gen III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen 1. Hậu quả của đôt biến gen - Đột biến gen làm biến đổi cấu trúc mARN biến đổi cấu trúc prôtêin thay đổi đột ngột về 1 hay 1 số tính trạng. - Đa số có hại, giảm sức sốn, gen đột biến làm rối loạn qt sinh tổng hợp prôtêin - Một số có lợi hoặc trung tính 2. Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen a. Đối với tiến hoá - Làm xuất hiện alen mới - Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống. b. Đối với thực tiễn Trang 3 http://www.ebook.edu.vn BÀI 5 NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST I. Nhiễm sắc thể 1. Hình thái và cấu trúc hiển vi của NST (SGK) 2. Cấu trúc siêu hiển vi Thành phần : ADN và prôtêin hi ston * Các mức cấu trúc: + Sợi cơ bản( mức xoắn 1) + Sợi chất nhiễm sắc( mức xoắn 2) + Crômatit ( mức xoăn 3) * Mỗi NST có 3 bộ phận chủ yếu + Tâm động: +Đầu mút +Trình tự khởi đầu nhân đôi ADN 3. Chức năng của NST -Lưu giữ , bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền II. Đột biến cấu trúc NST 1. Khái niệm Là những biến đổi trong cấu trúc của NST, có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST 2. Các dạng đột biến cấu trúc NST và hậu quả của chúng * Nguyên nhân: - Tác nhân vật lí, hoá học , sinh học dạng đột Khái niệm biến 1. mất đoạn Sự rơi rụng từng đoạn NST,làm giảm số lưọng gen trên đó 2. lặp đoạn 1 đoạn NST bị lặp lại 1 lần hay nhiều lần làm tăng số lưọng gen trên đó 3. đảo đoạn 1 đoạn NST bị đứt ra rồi quay ngược 1800 làm thay đổi trình tự gen trên đó 4. chuyển Là sự trao đổi đoạn giữa đoạn các NST không tương đồng ( sự chuyển đổi gen giữa các nhóm liên kết ) Hậu quả Ví dụ Mất đoạn NST 22 ở người gây ung thư máu Lặp đoạn ở ruồi giấm gây hiện tượng mắt lồi , mắt dẹt Có thể ảnh hưởng hoặc ở ruồi giấm thấy không ảnh hưởng đến sức có 12 dạng đảo đoạn liên quan đến sống khả năng thích ứng nhiệt độ khác nhau của môi trường - Chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản. đôi khi có sự hợp nhất các NST làm giảm số lượng NST của loài, là cơ chế quan trọng hình thành loài mới - chuyển đoạn nhỏ ko ảnh hưởng gì Thường gây chết, mất đoạn nhỏ không ảnh hưởng Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng Trang 4 http://www.ebook.edu.vn BÀI 6 ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ Là sự thay đổi về số lượng NST trong tế bào : lệch bội, tự đa bội , dị đa bội I. Đột biến lệch bội 1. Khái niệm: Là đột biến làm biến đổi số lượng NST chỉ xảy ra ở 1 hay 1 số cặo NST tương đồng Gồm : + Thể không nhiễm + Thể một nhiễm + Thể một nhiễm kép + Thể ba nhiễm + Thể bốn nhiễm + Thể bốn nhiễm kép 2. Cơ chế phát sinh * Trong giảm phân: một hay vài cặp ST nào đó không phân li tạo giao tử thừa hoặc thiếu một vài NST . các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo các thể lệch bội * Trong nguyên phân ( tế bào sinh dưỡng ) : một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm 3. Hậu quả Mất cân bằng toàn bộ hệ gen ,thường giảm sức sống ,giảm khả năng sinh sản hoặc chết 4. Ý nghĩa Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá -sử dụng lệch bội để đưa các NST theo ý muốn vào 1 giống cây trồng nào đó II. Đột biến đa bội 1. Tự đa bội a. Khái niệm là sự tăng số NST đơn bội của cùng 1 loài lên một số nguyên lần - Đa bội chẵn : 4n ,6n, 8n 1. Đa bội lẻ:3n ,5n, 7n b. Cơ chế phát sinh - thể tam bội: sự kết hợp của giao tử nvà giao tử 2n trong thụ tinh - thể tứ bội: sự kết hợp giữa 2 giao tư 2n hoặc cả bộ NST không phân li trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2. Dị đa bội a. Khái niệm là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong một tế bào b. Cơ chế Phát sinh ở con lai khác loài ( lai xa) Cơ thể lai xa bất thụ Ở 1 số loài thực vật các cơ thể lai bất thụ tạo dc các giao tử lưõng bội do sự không phân li của NST không tương đồng, giao tử này có thể kết hợp với nhau tạo ra thể tứ bội hữu thụ 3. Hậu quả và vai trò của đa bội thể - Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt - Các thể tự đa bội lẻ không sinh giao tử bình thường - Khá phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật Trang 5 http://www.ebook.edu.vn GEN, Mà DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH TỰ NHÂN ĐÔI CỦA ADN. Gen là gì: A. là một đoạn chứa các nuclêôtit. B. là một đoạn ADN chứa thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định (Prôtêin hay ARN) C. là một đoạn ADN chứa ba vùng: khởi đầu, mã hoá, kết thúc. D. là một phân tử ADN xác định Mã di truyền là: A. Là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin B. Là một bộ ba các nuclêôtit C. là một tập hợp gồm có 64 bộ ba nuclêôtit D. là một tập hợp các bộ ba nuclêôtit để mã hoá các axit amin Phân tửADN tái bản theo nguyên tắc: A. Nguyên tắc nhân đôi. B. Nguyên tắc bổ sung C. Nguyên tắc khuôn mẫu và bán bảo toàn D. Nguyên tắc sao ngược Quá trình nhân đôi củaADN diễn ra ở pha : A. pha S B. pha G1 C. pha G2 D. pha M Tên gọi của phân tửADN là: B. Axit nuclêic A. Axit đêôxiribônuclêic C. Axit ribônuclêic D. Nuclêôtit Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tửADN là: A. C, H, O, Na, S B. C, H, O, N, P C. C, H, O, P D. C, H, N, P, Mg Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo củaADN là: A. Là một bào quan trong tế bào B. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật C. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn D. Cả A, B, C đều đúng Đơn vị cấu tạo nênADN là: A. Axit ribônuclêic B. Axit đêôxiribônuclêic C. Axit amin D. Nuclêôtit Bốn loại đơn phân cấu tạoADN có kí hiệu là: A. A, U, G, X B. A, T, G, X C. A, D, R, T D, U, R, D, X PHIÊN Mà VÀ DỊCH Mà Trong phiên mã, mạchADN nào được dùng làm khuôn mẫu : A. Chỉ mạch 3. ---> 5. dùng làm khuôn mẫu B. Chỉ mạch 5. ---> 3. dùng làm khuôn mẫu C. Mạch dùng làm khuôn mẫu do enzim tự chọn D. Cả hai mạch 3. ---> 5’ hoặc 5. ---> 3. đều có thể làm khuôn mẫu. Chiều tổng hợp mARN của enzimARN - pôlimêraza là: A. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza là 5. ---> 3. B. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza là 3. ---> 5. C. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza tuỳ thuộc vào cấu trúc phân tử ADN D. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza phụ thuộc cấu trúc gen Với các côzôn sắp xếp trên phân tử mARN như sau: 3....AUG GAA XGA GXA...5. . Ta sẽ có trật tự sắp xếp các aa là: A. Met - Glu - Arg – Ala C. Met - Glu - Ala - Arg Trang 6 http://www.ebook.edu.vn B. Ala - Met - Glu – Arg D. Arg - Met - Glu - Ala MạchADN làm khuôn mẫu tổng hợp một phân tử Prôtêin hoàn chỉnh chứa 100 aa. Như vậy mã sao của phân tửADN này có số Nuclêôtit là : A. 300 Nuclêôtit C. 306 Nuclêôtit B. 309 Nuclêôtit D. 303 Nuclêôtit Loại nuclêôtit có ởARN và không có ởADN là: A. Ađênin B. Timin C. Uaxin D. Guanin Các nguyên tố hóa học ở trong thành phần cấu tạoARN là: A. C, H, O, N, P B. C, H, O, P, Ca C. K, H, P, O, S D. C, O, N, P, S Kí hiệu của phân tửARN thông tin là: B. rARN C. tARN D. ARN A. mARN Chức năng của tARN là: A. Truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm B. Vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin C. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào D. Tham gia cấu tạo màng tế bào Cấu trúc dưới đây tham gia cấu tạo ribôxôm là: A. mARN B. tARN C. rARN D. ADN Sự tổng hợpARN xảy ra trong nguyên phân, vào giai đoạn: C. kì sau D. kì giữa A. kì trước B. kì trung gian Quá trình tổng hợpARN được thực hiện từ khuôn mẫu của: D. Phân tử ARN mẹ A. Phân tử prôtêin B. Ribôxôm C. Phân tử ADN ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN Trong cơ chế điều hoà biểu hiện gen ở SV nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là: A. Nơi tiếp xúc với enzim ARN - pôlimêraza B. Nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động enzim phiên mã C. Mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin ức chế vùng khởi đầu D. Mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên gen chỉ huy Trong cơ chế điều hoà biểu hiện gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là: A. Nơi tiếp xúc với en zim ARN - pôlimêraza B. Nơi gắn của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã C. Mang thông tin tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi đầu D. Mang thông tin cho tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên gen chỉ huy Theo quan điểm về Ôpêrôn, các gen điều hoà giữ vai trò : A. Gây ức chế ( đóng) các gen cấu trúc để tổng hợp prôtêin đúng lúc, đúng nơi theo yêu cầu cụ thể của tế bào. B. Gây cảm ứng (mở) các gen cấu trúc để tổng hợp prôtêin đúng lúc, đúng nơi theo yêu cầu cụ thể của tế bào. C. Giử cho các gen cấu trúc hoạt động nhịp nhàng D. Gây ức chế ( đóng), cảm ứng (mở) các gen cấu trúc để tổng hợp prôtêin đúng lúc, đúng nơi theo yêu cầu cụ thể của tế bào* Theo quan điểm về Ôperon, các gen điêù hoà gĩư vai trò quan trọng trong A. Tổng hợp ra chất ức chế. B. Ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết. C. Cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin. D. Việc ức chế và cảm ứng các gen cấu trúc để tổng hợp prôtêin theo nhu cầu tế bào. Hoạt động của gen chịu sự kiểm soát bởi A. gen điều hoà. B. cơ chế điều hoà ức chế. C. cơ chế điều hoà cảm ứng. D. cơ chế điều hoà. Hoạt động điều hoà của gen ở E.coli chịu sự kiểm soát bởi Trang 7 http://www.ebook.edu.vn A. gen điều hoà. B. cơ chế điều hoà ức chế. C. cơ chế điều hoà cảm ứng. D. cơ chế điều hoà theo ức chế và cảm ứng. Hoạt động điều hoà của gen ở sinh vật nhân chuẩn chịu sự kiểm soát bởi A. gen điều hoà, gen tăng cường và gen gây bất hoạt. B. cơ chế điều hoà ức chế, gen gây bất hoạt. C. cơ chế điều hoà cảm ứng, gen tăng cường. D. Cơ chế điều hoà cùng gen tăng cường và gen gây bất hoạt. Điều không đúng về sự khác biệt trong hoạt động điều hoà của gen ở sinh vật nhân thực với sinh vật nhân sơ là A. cơ chế điều hoà phức tạp đa dạng từ giai đoạn phiên mã đến sau phiên mã. B. thành phần tham gia chỉ có gen điều hoà, gen ức chế, gen gây bất hoạt. C. thành phần than gia có các gen cấu trúc, gen ức chế, gen gây bất hoạ, vùng khởi động, vùng kết thúc và nhiều yếu tố khác. D. có nhiều mức điều hoà: NST tháo xoắn, điều hoà phiên mã, sau phiên mã, dịch mã sau dịch mã. Sự điều hoà hoạt động của gen nhằm A. tổng hợp ra prôtêin cần thiết. B. ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết. C. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin. D. đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hoà. Sự biến đổi cấu trúc nhiễm sắc chất tạo thuận lợi cho sự phiên mã của một số trình tự thuộc điều hoà ở mức A. trước phiên mã. B. phiên mã. C. dịch mã. D. sau dịch mã. Gen là một đoạnADN A. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin. B. mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipép tít hay ARN. C. mang thông tin di truyền. D. chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng A. khởi đầu, mã hoá, kết thúc. B. điều hoà, mã hoá, kết thúc. C. điều hoà, vận hành, kết thúc. D. điều hoà, vận hành, mã hoá. Gen không phân mảnh có A. vùng mã hoá liên tục. B. đoạn intrôn. C. vùng không mã hoá liên tục. D. cả exôn và intrôn. Gen phân mảnh có A. có vùng mã hoá liên tục. B. chỉ có đoạn intrôn. C. vùng không mã hoá liên tục. D. chỉ có exôn. Ở sinh vật nhân thực A. các gen có vùng mã hoá liên tục. B. các gen không có vùng mã hoá liên tục. C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục. D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục. Ở sinh vật nhân sơ A. các gen có vùng mã hoá liên tục. B. các gen không có vùng mã hoá liên tục. C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục. D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục. Bản chất của mã di truyền là A. một bộ ba mã hoá cho một axitamin. B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin. Trang 8 http://www.ebook.edu.vn C. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. D. các axitamin đựơc mã hoá trong gen. Mã di truyền có tính thoái hoá vì A. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axitamin. B. có nhiều axitamin được mã hoá bởi một bộ ba. C. có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axitamin. D. một bộ ba mã hoá một axitamin. Mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới vì A. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, được đọc một chiều liên tục từ 5’→ 3’ có mã mở đầu, mã kết thúc, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động. B. được đọc một chiều liên tục từ 5’→ 3’ có mã mở đầu, mã kết thúc mã có tính đặc hiệu. C. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động. D. có mã mở đầu, mã kết thúc, phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3. Mã di truyền phản ánh tính đa dạng của sinh giới vì A. có 61 bộ ba, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin, sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trưng cho loài. B. sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trưng cho loài C. sự sắp xếp theo nhiều cách khác nhau của các bộ ba đã tạo nhiều bản mật mã TTDT khác nhau. D. với 4 loại nuclêôtit tạo 64 bộ mã, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin. Quá trình tự nhân đôi củaADN diễn ra theo nguyên tắc A. bổ xung; bán bảo toàn. B. trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp. C. mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ. D. một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn. Ở cấp độ phân tử nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, ARN. C. tổng hợp ADN, dịch mã. D. tự sao, tổng hợp ARN. Quá trình phiên mã có ở A. vi rút, vi khuẩn. B. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn C. vi rút, vi khuẩn, sinh vật nhân thực D. sinh vật nhân chuẩn, vi rút. Quá trình phiên mã tạo ra A. tARN. B. mARN. C. rARN. D. tARNm, mARN, rARN. LoạiARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là A. ARN thông tin. B. ARN vận chuyển. C. ARN ribôxôm. D. RiARN. Trong phiên mã, mạchADN được dùng để làm khuôn là mạch A. 3, - 5, . B. 5, - 3, . C. mẹ được tổng hợp liên tục. D. mẹ được tổng hợp gián đoạn. Quá trình tự nhân đôi củaADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì A. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5, - 3, . B. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3, - 5, . C. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5, - 3, . Trang 9 http://www.ebook.edu.vn D. hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ xung. Quá trình tự nhân đôi củaADN, en zimADN - pô limeraza có vai trò A. tháo xoắn phân tử ADN, bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ xung với mỗi mạch khuôn của ADN. B. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN. C. duỗi xoắn phân tử ADN, lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ xung với mỗi mạch khuôn của ADN. D. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá trình tự nhân đôi. Quá trình tự nhân đôi củaADN, NST diễn ra trong pha A. G1 của chu kì tế bào. B. G2 của chu kì tế bào. C. S của chu kì tế bào. D. M của chu kì tế bào. Quá trình tổng hợp của ARN, Prôtêin diễn ra trong pha B. G2 của chu kì tế bào. A. G1 của chu kì tế bào. C. S của chu kì tế bào. D. M của chu kì tế bào. Tự sao chépADN của sinh vật nhân chuẩn được sao chép ở A. một vòng sao chép. B. hai vòng sao chép. C. nhiều vòng sao chép. D. bốn vòng sao chép. Điểm mấu chốt trong quá trình tự nhân đôi củaADN làm cho 2ADN con giống với ADN mẹ là A. nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn. B. một ba zơ bé bù với một ba zơ lớn. C. sự lắp ráp tuần tự các nuclêôtit. D. bán bảo tồn. Các prôtêin được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều A. bắt đầu bằng axitamin Met(met- tARN). B. bắt đầu bằng axitfoocmin- Met. C. kết thúc bằng Met. D. bắt đầu từ một phức hợp aa- tARN. Trong quá trình dịch mã thành phần không tham gia trực tiếp là A. ribôxôm. B. tARN. C. ADN. D. mARN. Theo quan điểm về Ôperon, các gen điều hòa giữ vai trò quan trọng trong A. tổng hợp ra chất ức chế. B. ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết. C. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin. D. việc ức chế và cảm ứng các gen cấu trúc để tổng hợp prôtêin theo nhu cầu tế bào. Sự biến đổi cấu trúc nhiễm sắc chất tạo thuận lợi cho sự phiên mã của một số trình tự thuộc điều hoà ở mức A. trước phiên mã. B. phiên mã. C. dịch mã. D. sau dịch mã. Sự đóng xoắn, tháo xoắn của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào tạo thuận lợi cho sự: A. tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể. B. phân ly, tổ hợp của nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. C. tự nhân đôi, tập hợp các nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. D. tự nhân đôi, phân ly, tổ hợp của nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Sinh vật nhân sơ sự điều hoà ở các operôn chủ yếu diễn ra trong giai đoạn: C. dịch mã. D. sau dịch mã. A. trước phiên mã. B. phiên mã. Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là A. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã B. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi đầu. C. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên gen chỉ huy. D. mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin. Sinh vật nhân thực sự điều hoà hoạt động của gen diễn ra A. ở giai đoạn trước phiên mã. B. ở giai đoạn phiên mã. C. ở giai đoạn dịch mã. D. từ trước phiên mã đến sau dịch mã. Trang 10 http://www.ebook.edu.vn Đột biến gen là A. sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen. B. sự biến đổi một số cặp nuclêôtit trong gen. C. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới sự biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN. D. những biến đổi xảy ra trên suốt chiều dài của phân tử ADN. Dạng đột biến có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc chuỗi pôlipép tít do gen đó tổng hợp là A. mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai. B. thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai. C. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai. D. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba mã hoá cuối. Đột biến giao tử xảy ra trong quá trình B. phân cắt tiền phôi. A. giảm phân. C. nguyên phân. D. thụ tinh. Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến A. gen. B. tiền phôi. C. xô ma. D. giao tử. Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến B. nhiễm sắc thể. A. đã biểu hiện ra kiểu hình. C. gen hay đột biến nhiễm sắc thể. D. mang đột biến gen. Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen. B. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. C. sức đề kháng của từng cơ thể. D. điều kiện sống của sinh vật. Đột biến trong cấu trúc của gen A. đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình. B. được biểu hiện ngay ra kiểu hình. C. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến. D. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử Đột biến thành gen trội biểu hiện A kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử. B. kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử. C. ngay ở cơ thể mang đột biến. D. ở phần lớn cơ thể. Đột biến thành gen lặn biểu hiện A. kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử. B. kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử. C. ngay ở cơ thể mang đột biến. D. ở phần lớn cơ thể. Loại đột biến gen không di truyền được qua sinh sản hữu tính là A. đột biến xôma. B. đột biến tiền phôi. C. đột biến giao tử. D. đột biến lặn. Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là A. mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên. B. mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc. C. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit. D. thay thế 1 nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác. Nguyên nhân gây đột biến gen do A. sự bắt cặp không đúng, sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân vật lí của ,tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường. Trang 11 http://www.ebook.edu.vn B. sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường. C. sự bắt cặp không đúng, tác nhân vật lí của môi trường, tác nhân sinh học của môi trường. D. tác nhân vật lí, tác nhân hoá học. Đột biến mất cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc của gen ở vị trí A. đầu gen. B. giữa gen. C. 2/3 gen. D. cuối gen. Đột biến thêm cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc gen ở vị trí B. giữa gen. C. 2/3 gen. D. cuối gen. A. đầu gen. Đột biến thêm cặp nuclêôtit trong gen A. làm cho gen trở nên dài hơn so với gen ban đầu. B. có thể làm cho gen trở nên ngắn hơn so với gen ban đầu. C. tách thành hai gen mới bằng nhau. D. có thể làm cho gen trở nên dài hoặc ngắn hơn gen ban đầu Đột biến thay thế cặp nuclêôtit trong gen A. làm cho gen có chiều dài không đổi. B. có thể làm cho gen trở nên ngắn hơn so với gen ban đầu.. C. làm cho gen trở nên dài hơn gen ban đầu D. có thể làm cho gen trở nên dài hoặc ngắn hơn gen ban đầu Đột biến đảo vị trí cặp nuclêôtit trong gen A. có thể làm cho gen có chiều dài không đổi, làm cho gen trở nên ngắn hoặc dài hơn so với gen ban đầu. B. có thể làm cho gen trở nên ngắn hơn so với gen ban đầu.. C. tách thành hai gen mới. D. thay đổi toàn bộ cấu trúc gen. Đột biến đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit trong gen A. gây biến đổi ít nhất tới một bộ ba. B. gây biến đổi ít nhất tới 2 bộ ba. C. không gây ảnh hưởng. D. thay đổi toàn bộ cấu trúc của gen. Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong tái bản tạo nên A. nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau. B. đột biến A-TG-X. C. đột biến G-X A-T. D. sự sai hỏng ngẫu nhiên. Tác nhân hoá học như 5- brômuraxin là chất đồng đẳng của timin gây A. đột biến thêm A. B. đột biến mất A. C. nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch AND gắn nối với nhau. D. đột biến A-TG-X. Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết hyđrô sẽ A. tăng 1. B. tăng 2. C. giảm 1. D. giảm 2. Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì số liên kết hyđrô sẽ A. tăng 1. B. tăng 2. C. giảm 1. D. giảm 2. Trường hợp đột biến liên quan tới 1 cặp nuclêôtit làm cho gen cấu trúc có số liên kết hy đrô không thay đổi so với gen ban đầu là đột biến A. đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit. B. đảo vị trí hoặc thay thế cặp nuclêôtit cùng loại. C. đảo vị trí hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit. D. thay thế cặp nuclêôtit. Trang 12 http://www.ebook.edu.vn Dạng đột biến thay thế nếu xảy ra trong một bộ ba từ bộ 3 mã hoá thứ nhất đến bộ 3 mã hoá cuối cùng trước mã kết thúc có thể A. làm thay đổi toàn bộ axitamin trong chuỗi pôlypép tít do gen đó chỉ huy tổng hợp. B. không hoặc làm thay đổi 1 axitamin trong chuỗi pôlypép tít do gen đó chỉ huy tổng hợp. C. làm thay đổi 2 axitamin trong chuỗi pôlypép tít do gen đó chỉ huy tổng hợp.. D. làm thay đổi một số axitamin trong chuỗi pôlypép tít do gen đó chỉ huy tổng hợp. Có loại đột biến gen thay thế cặp nuclêôtit nhưng không làm ảnh hưởng đến mạch pôlypép tit do gen đó chỉ huy tổng hợp vì A. liên quan tới 1 cặp nuclêôtit. B. đó là đột biến vô nghĩa không làm thay đổi bộ ba. C. đó là đột biến trung tính. D. đó là đột biến trung tính. Dạng đột biến gen không làm thay đổi tổng số nuclêôtit và số liên kết hyđrô so với gen ban đầu là A. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit. B. mất 1 cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô. C. thay thế 1 cặp nuclêôtit và đảo vị trí một cặp nuclêôtit. D. đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô. Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì A. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen. B. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin. C. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin. D. gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ. Đột biến gen có ý nghĩa đối với tiến hoá vì A. làm xuất hiện các alen mới, tổng đột biến trong quần thể có số lượng đủ lớn.. B. tổng đột biến trong quần thể có số lượng lớn nhất. C. đột biến không gây hậu quả nghiêm trọng. D. là những đột biến nhỏ. Cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ A. chỉ là phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng, không liên kết với prôtêin. B. phân tử ADN dạng vòng. C. phân tử ADN liên kết với prôtêin. D. phân tử ARN. Ở một số vi rút, NST là A. chỉ là phân tử ADN mạch kép hay mạch đơn hoặc ARN. B. phân tử ADN dạng vòng. C. phân tử ADN liên kết với prôtêin. D. phân tử ARN. Hình thái của nhiễm sắc thể nhìn rõ nhất trong nguyên phân ở kỳ A. trung gian. B. trước. C. giữa. D. sau. Hình thái của nhiễm sắc thể nhìn rõ nhất trong nguyên phân ở kỳ giữa vì chúng A. đã tự nhân đôi. B. xoắn và co ngắn cực đại. C. tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. D. chưa phân ly về các cực tế bào. Mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tửADN dài gấp hàng ngàn lần so với đường kính của nhân tế bào do A. ADN có khả năng đóng xoắn. B. sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau. C. ADN cùng với prôtêin hitstôn tạo nên các nuclêôxôm. Trang 13 http://www.ebook.edu.vn D. có thể ở dạng sợi cực mảnh. Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể A. thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. B. thuận lợi cho sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. C. thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. D. giúp tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể. Một nuclêôxôm gồm A. một đoạn phân tử ADN quấn 11.4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn. B. phân tử ADN quấn 7.4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn. C. phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit. D. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7.4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nuclêôtit. Mức xoắn 1 của nhiễm sắc thể là B. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm. A. sợi cơ bản, đường kính 10 nm. C. siêu xoắn, đường kính 300 nm. D. crômatít, đường kính 700 nm. Mức xoắn 2 của nhiễm sắc thể là A. sợi cơ bản, đường kính 10 nm. B. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm. C. siêu xoắn, đường kính 300 nm. D. crômatít, đường kính 700 nm. Mức xoắn 3 của nhiễm sắc thể là A. sợi cơ bản, đường kính 10 nm. B. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm. D. crômatít, đường kính 700 nm. C. siêu xoắn, đường kính 300 nm. Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi A. số lượng, hình dạng, cấu trúc nhiễm sắc thể. B. số lượng , hình thái nhiễm sắc thể. C. số lượng, cấu trúc nhiễm sắc thể. D. số lượng không đổi. Nhiễm sắc thể có chức năng A. lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền, điều hoà hoạt động của các gen giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào. B. điều hoà hoạt động của các gen thông qua các mức xoắn cuộn của nhiễm sắc thể. C. điều khiển tế bào phân chia đều vật chất di truyền và các bào quan vào các tế bào con ở pha phân bào. D. lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi về cấu trúc của C. gen. D. các nuclêôtit. A. ADN. B. nhiễm sắc thể. Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác động của A. tác nhân sinh học, tác nhân vật lí, hoá học, biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào. B. tác nhân vật lí, hoá học, tác nhân sinh học. C. biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào, tác nhân sinh học. D. tác nhân vật lí, hoá học, biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào. Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là A. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi AND, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít. B. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi AND. C. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít. D. làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo. Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm mất đoạn, lặp đoạn A. đảo đoạn, thay thế đoạn B. thay thế đoạn, đảo đoạn. C. đảo đoạn, chuyển đoạn. D. quay đoạn, thay thế đoạn. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể là A. sự rơi rụng từng đoạn nhiễm sắc thể, làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể. Trang 14 http://www.ebook.edu.vn B. một đoạn của nhiễm sắc thể có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó. C. một đoạn nhiễm sắc thể đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen. D. sự trao đổi các đoạn nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể là A. sự rơi rụng từng đoạn nhiễm sắc thể, làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể. B. một đoạn của nhiễm sắc thể có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó. C. một đoạn nhiễm sắc thể đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen. D. sự trao đổi các đoạn nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể là A. sự rơi rụng từng đoạn nhiễm sắc thể, làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể. B. một đoạn của nhiễm sắc thể có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó. C. một đoạn nhiễm sắc thể đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen. D. sự trao đổi các đoạn nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể là A. sự rơi rụng từng đoạn nhiễm sắc thể, làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể. B. một đoạn của nhiễm sắc thể có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó. C. một đoạn nhiễm sắc thể đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen. D. sự trao đổi các đoạn nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượngADN trên nhiễm sắc thể là A. lặp đoạn, chuyển đoạn. B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể. C. mất đoạn, chuyển đoạn. D. chuyển đoạn. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể là A. lặp đoạn, chuyển đoạn. B. đảo đoạn, chuyển đoạn. C. mất đoạn, chuyển đoạn. D. lặp đoạn, đảo đoạn. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là B. đảo đoạn, chuyển đoạn. A. lặp đoạn, chuyển đoạn. C. mất đoạn, chuyển đoạn. D. lặp đoạn, đảo đoạn. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm cho các gen trở nên gần nhau hơn thuộc đột biến A. lặp đoạn, đảo đoạn, mất đoạn. B. đảo đoạn, chuyển đoạn. C. lặp đoạn, chuyển đoạn. D. mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm cho các gen trở nên xa nhau hơn thuộc đột biến A. lặp đoạn, đảo đoạn. B. đảo đoạn, chuyển đoạn. C. lặp đoạn, chuyển đoạn. D. lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm thay đổi nhóm gen liên kết thuộc đột biến A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dẫn đến sự thay đổi vị trí gen trong phạm vi một cặp nhiễm sắc thể thuộc đột biến A. mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. B. đảo đoạn mất đoạn, lặp đoạn , chuyển đoạn. C. lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. Trang 15 http://www.ebook.edu.vn D. chuyển đoạn, đảo đoạn. Các hiện tượng dẫn đến sự thay đổi vị trí gen trong phạm vi một cặp nhiễm sắc thể thuộc A. lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn, tiếp hợp và trao đổi đoạn trong giảm phân. B. đảo đoạn, mất đoạn, lặp đoạn , chuyển đoạn. C. lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. D. chuyển đoạn, đảo đoạn, tiếp hợp. Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hậu quả lớn nhất thuộc A. mất đoạn, đảo đoạn. B. đảo đoạn, lặp đoạn. C. lặp đoạn, chuyển đoạn. D. mất đoạn, chuyển đoạn. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể thuộc đột biến A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây chết hoặc giảm sức sống của sinh vật thuộc đột biến A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn. Trong chọn giống người ta có thể loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn do áp dụng hiện tượng A. mất đoạn nhỏ. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn lớn. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật là C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn. A. mất đoạn. B. đảo đoạn. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm tăng cường hay giảm bớt sự biểu hiện tính trạng ở sinh vật là A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm ảnh hưởng đến thành phần và cấu trúc của vật chất di truyền là A. mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. B. đảo đoạn, mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn. C. lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. D. chuyển đoạn, đảo đoạn. Trong chọn giống người ta có thể chuyển gen từ loài này sang loài khác nhờ áp dụng hiện tượng A. mất đoạn nhỏ. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn nhỏ. Ở người, mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ gây nên bệnh B. bạch Đao. A. ung thư máu. C. máu khó đông. D. hồng cầu hình lưỡi liềm. Để loại bỏ những gen xấu khỏi nhiễm sắc thể, người ta đã vận dụng hiện tượng A. mất đoạn nhỏ. B. mất đoạn lớn. C. chuyển đoạn nhỏ. D. chuyển đoạn lớn. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dẫn đến một số gen của nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác là A. chuyển đoạn. B. lặp đoạn. C. mất đoạn. D. đảo đoạn. *Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm ảnh hưởng đến số lượng vật chất di truyền là A. chuyển đoạn, lặp đoạn. B. lặp đoạn, mất đoạn. C. mất đoạn, chuyển đoạn. D. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có ý nghĩa trong A. tiến hoá, nghiên cứu di truyền. B. chọn giống , nghiên cứu di truyền. C. tiến hoá, chọn giống. D. tiến hoá, chọn giống, nghiên cứu di truyền. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể có liên quan tới một A. hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. B. số cặp nhiễm sắc thể. Trang 16 http://www.ebook.edu.vn C. số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể. D. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể. Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới một A. hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. B. số cặp nhiễm sắc thể. C. số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể. D. một, một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể. Sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể chỉ liên quan đến một hay một số cặp nhiễm sắc thể gọi là A. thể lệch bội. B. đa bội thể lẻ. C. thể tam bội. D. thể tứ bội. Trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có hai bộ nhiễm của loài khác nhau là A. thể lệch bội. B. đa bội thể chẵn. C. thể dị đa bội. D. thể lưỡng bội. Các dạng đột biến lệch bội gồm thể không, thể một nhiễm, thể một nhiễm kép A. thể ba, thể bốn kép. B. thể bốn, thể ba. C. thể bốn, thể bốn kép. D. thể ba, thể bốn kép. Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ A. dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến. B. chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến. C. dẫn tới trong cơ thể có hai dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến. D. chỉ có cơ quan sinh dục mang đột biến. Một phụ nữ có có 47 nhiễm sắc thể trong đó có 3 nhiễm sắc thể X. Người đó thuộc thể A. ba. B. tam bội. C. đa bội lẻ. D. đơn bội lệch. Một phụ nữ có 45 nhiễm sắc thể trong đó cặp nhiễm sắc thể giới tính là XO, người đó thuộc thể A. một nhiễm. B. tam bội. C. đa bội lẻ. D. đơn bội lệch. Sự không phân ly của bộ nhiễm sắc thể 2n trong quá trình giảm phân có thể tạo nên B. tế bào 4n. C. giao tử n. D. tế bào 2n. A. giao tử 2n. Trong chọn giống người ta có thể đưa các nhiễm sắc thể mong muốn vào cơ thể khác hoặc xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể nhờ sử dụng đột biến A. đa bội. B. lệch bội. C. dị đa bội. D. tự đa bội. Thể đơn bội dùng để chỉ cơ thể sinh vật có bộ nhiễm sắc thể trong nhân tế bào mang đặc điểm A. mất một nhiễn sắc thể trong một cặp. B. mất hẳn một cặp nhiễm sắc thể. C. mỗi cặp nhiễm sắc thể chỉ còn lại một chiếc. D. mất một nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể giới tính. Đa bội thể là trong tế bào chứa số nhiễm sắc thể A. đơn bội lớn hơn 2n. B. gấp đôi số nhiễm sắc thể. C. bằng 2n + 2. D. bằng 4n + 2. Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội, bởi vì nó có khả năng A. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển nên các bộ phận này thường có kích thước lớn. B. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào, tăng sức chịu đựng ở sinh vật. C. tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ. D. cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho nhiễm sắc thể không phân ly. Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là A. quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn. B. quá trình tự nhân đôi của nhiễm sắc thể bị rối loạn. C. sự phân ly bất thường của một hay nhiều cặp nhiễm sắc thể tại kỳ sau của quá trình phân bào. D. thoi vô sắc không hình thành trong quá trình phân bào. Trang 17 http://www.ebook.edu.vn Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một cá thể của loài trong tế bào có 21 nhiễm sắc thể cá thể đó thuộc thể A. dị bội. B. tam nhiễm. C. tam bội. D. đa bội lệch. Thể đa bội được hình thành do trong phân bào A. một số cặp nhiễm sắc thể không phân ly. B. tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân ly. C. một cặp nhiễm sắc thể không phân ly. D. một nửa số cặp nhiễm sắc thể không phân ly. Sự kết hợp giữa giao tử n với giao tử 2n của loài tạo thể A. tam nhiễm. B. tam bội. C. ba nhiễm kép. D. tam nhiễm kép. Sự kết hợp giữa 2 giao tử 2n của loài tạo thể C. bốn nhiễm kép. D. dị bội lệch. A. bốn nhiễm. B. tứ bội. Trong tự nhiên đa bội thể thường gặp phổ biến ở A. vi khuẩn. B. các loài sinh sản hữu tính. D. nấm. C. ở thực vật. Trong tự nhiên đa bội thể ở động vật thường chỉ gặp ở A. các loài tạo đời con có khả năng sống không qua thụ tinh, giun đất. B. giun đất, cá, ong. C. các loài trinh sản, giun nhiều tơ. D. các loài trinh sản, cá, ong. Hiện tượng đa bội ở động vật rất hiếm xảy ra vì A. chúng mẫn cảm với các yếu tố gây đột biến. B. cơ quan sinh sản thường nằm sâu trong cơ thể nên rất ít chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây đa bội. C. cơ quan sinh sản thường nằm sâu trong cơ thể, đồng thời hệ thần kinh phát triển. D. chúng thường bị chết khi đa bội hoá. Đối với thể đa bội đặc điểm không đúng là A. tế bào có số lượng ADN tăng gấp đôi. B. sinh tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ. C. tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt. D. không có khả năng sinh sản. Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 8. Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể ba kép là A. 18. B. 10. C. 7. D. 12. Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 12. Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể tứ bội là A. 18. B. 8. C. 7. D. 24. Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 4. Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể tam bội là A. 18. B. 8. C. 6. D. 12. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. số nhiễm sắc thể ở thể tứ bội là C. 28. D. 16. A. 24. B. 48. Sự không phân li của bộ nhiễm sắc thể 2n ở đỉnh sinh trưởng của một cành cây có thể tạo nên A. cành tứ bội trên cây lưỡng bội B. cành đa bội lệch. C. thể tứ bội. D. thể bốn nhiễm. *Điều không đúng khi xét đến trường hợp đột biến trở thành thể đột biến A. Hai đột biến lặn cùng alen của 2 giao tử đực và cái gặp nhau trong thụ tinh tạo thành kiểu gen đồng hợp. B. Gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính, không có alen trên Yhoặc trên Y không có alen trên X đều trở thành thể đột biến ở cơ thể XY. Trang 18 http://www.ebook.edu.vn C. Đột biến ở trạng thái trội a thành A hoặc đột biến nguyên ở trạng thái lặ do môi trường thay đổi chuyển thành trội. Đột biến nhiễm sắc thể. D. Đột biến A thành a tồn tại trong trạng thái dị hợp. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến gen vì A. khi phát sinh sẽ biểu hiện ngay ở một phần hay toàn bộ cơ thể và thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật. B. đó là loại biến dị chỉ xảy ra trong nhân tế bào sinh vật. C. gồm 2 dạng là đột biến cấu trúc và đột biến số lượng. D. chỉ xuất hiện với tần số rất thấp. CHƯƠNG II TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN BÀI 8 QUY LUẬT MENĐEN : QUY LUẬT PHÂN LI I.Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen 1. Tạo dòng thuần chủn về nhiều thế hệ 2. Lai các dòng thuần chủng khác biệt về 1 hoặc 2 tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở F1, F2, F3 3.Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai sau đó đưa ra giả thuyết để giải thích kết quả 4. Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết II. Hình thành giả thuyết 1. Nội dung giả thuyết a. Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền quy định . trong tế bào nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau b. Bố ( mẹ) chỉ truyền cho con ( qua giao tử ) 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền c. Khi thụ tinh các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử 2. Kiểm tra giả thuyết Bằng phép lai phân tích ( lai kiểm nghiệm ) đều cho tỉ lệ kiểu hinhf xấp xỉ 1:1 như dự đoán của Međen 3. Nội dung của quy luật: Sgk III. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li - Trong tế bào sinh dưỡng, các gen và các NST luôn tồn tại thành từng cặp , các gen nằm trên các NST -Khi giảm phân tạo giao tử, các NST tương đồng phân li đồng đều về giao tử , kéo theo sự phân li đồng đều của các alen trên nó BÀI 9 QUY LUẬT MEĐEN –QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP I.Thí nghiệm lai hai tính trạng 1. Thí nghiệm Lai 2 thứ đậu Hà Lan thuần chủng P t.c: vàng ,trơn xanh, nhăn F1 : 100% vàng ,trơn Cho 15 cây F1 ,tự thụ phấn hoặc giao phấn F2 : 315 vàng ,trơn 101 vàng ,nhăn 108 xanh ,trơn 32 xanh, nhăn - Xét riêng từng cặp tính trạng + màu sắc: vàng.xanh = 3.1 Trang 19 http://www.ebook.edu.vn + hình dạng: trơn.nhăn = 3.1 2. Nhận xét kết quả thí nghiệm - Tỉ lệ phân li KH chung ở F2 : 9:9:3:1 - Tỉ lệ phân li KH nếu xét riêng từng cặp tính trạng đều = 3: 1 - Mối quan hệ giữa các kiểu hình chung va riêng : tỉ lệ KH chung được tính bằng tích các tỉ lệ KH riêng ( quy luật nhân xác suất ) 3.Nội dung định luật: SGK II. Cơ sở tế bào học 1. Các gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. khi giảm phân các cặp NST tương đồng phân li về các giao tử một cách độc lập và tổ hợp tự do với NST khác cặp→ kéo theo sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trên nó 2. Sự phân li của NST theo 2 trường hợp với xác suất ngang nhau nên tạo 4 loại gtử với tỉ lệ ngang nhau 3. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong qt thụ tinh làm xuất hiện nhiều tổ hợp gen khác nhau III. Ý nghĩa của các quy luật Menđen - Dự đoán được kết quả phân li ở đời sau - Tạo nguồn biến dị tổ hợp, giải thích được sự đa dang của sinh giới BÀI 10 TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN I.Tương tác gen * Là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình *Thực chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của chúng ( prôtêin) để tạo KH 1. Tương tác bổ sung * Thí nghiệm Lai các cây thuộc 2 dòng thuần hoa trắng→ F1 toàn cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn được F2 có tỷ lệ KH 9đỏ:7 trắng * Nhận xét - F2 có 16 kiểu tổ hợp , chứng tỏ F1 cho 4 loaih giao tử → F1 chứa 2 cặp gen dị hợp quy định 1 tính trạng→ có hiện tượng tương tác gen * Giải thích: - Sự có mặt của 2 alen trội nằm trên 2 NST khác nhau quy định hoa đỏ (-A-B) - Khi chỉ có 1 trong 2 gen trội hoặc không có gen trội nào quy định hoa màu trắng ( A-bb, aaB-, aabb ) * Viết sơ đồ lai 2. Tương tác cộng gộp * Khái niêm:Khi các alen trội thuộc 2 hay nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội ( bất kể lôcut nào) đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút * Ví dụ: Tác động cộng gộp của 3 gen trội quy định tổng hợp sắc tố mêlanin ở người. KG càng có nhiều gen trội thì khả năng tổng hợp sắc tố mêlanin càng cao ,da càng đen, ko có gen trội nào da trắng nhất * Tính trạng càng do nhiều gen tương tác quy định thí sự sai khác về KH giữa cac KG càng nhỏ và càng khó nhận biết được các KH đặc thù cho từng KG * Những tính trạng số lượng thường do nhiều gen quy định, chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường: sản lượng sữa. khối lượng , số lượng trứng II. Tác động đa hiệu củ gen * Khái niệm: Là hiện tượng 1 gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau *Ví dụ: Alen A quy định quả tròn, vị ngọt Trang 20 http://www.ebook.edu.vn Alen a quy định qủa bầu, vị chua * Các gen trong 1 tế bào không hoạt động độc lập, các tế bào trong 1 cơ thể cũng có tác động qua lại với nhau vì cơ thể là 1 bộ máy thống nhât BÀI 11 LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN I. Liên kết gen 1. Bài toán SGK 2. Nhận xét : nếu gen quy định màu thân và hình dạng cách phân li theo Menđen thì tỷ lệ phân ly KH là 1:1:1:1 3. Giải thích : Số kiểu tổ hợp giảm, số kiểu hình giảm,do các gen trên cùng 1 NST luôn đi cùng nhau trong quá trình sinh giao tử, hạn chế sự tổ hợp tự do của các gen 4. Kết luận - Các gen trên cùng một NST luôn di truyền cùng nhau được gọi là một nhóm gen liên kết. số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng NST trong bộ NST đơn bội II. Hoán vị gen 1. Thí nghiệm của Moogan và hiện tượng hoán vị gen * TN : sgk * Nhận xét: khác nhau là đem lai phân tích ruồi đực hoặc ruồi cái F1 - Kết quả khác với thí nghiệm phát hiện ra hiện tượng LKG và hiện tượng PLĐL của Menđen 2. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen - Cho rằng gen quy định hình dạng cánh và mầu săc thân cùng nằm trên 1 NST, khi giảm phân chún di cùng nhau nên phần lớn con giống bố hoặc mẹ - Ở một số tế bào cơ thể cái khi giảm phân xảy ra TĐC giữa các NST tương đồng khi chúng tiếp hợp dẫn đến đổi vị trí các gen xuất hiện tổ hợp gen mới ( HVG) * Cách tinh tần số HVG - Bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình tái tổ hợp trên tổng số cá thể ở đời con - Tần số HVG nhỏ hơn hoặc bằng 50% không vượt quá III. Ý nghĩa của hiện tượng LKG và HVG 1. Ý nghĩa của LKG - Duy trì sự ổn định của loài - Nhiều gen tốt được tập hợp và lưu giữ trên 1NST - đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen quý có ý nghĩa trọng chọn giống 2. Ý nghĩ của HVG -Tạo nguồn biến dị tổ hợp , nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống - các gen quý có cơ hội được tổ hợp lại trong 1 gen - thiết lập được khoảng cách tương đối của các gen trên NST. đơn vị đo khoảng cách được tính bằng 1% HVG hay 1CM - Biết bản đồ gen có thể dự đoán trước tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai, có ý nghĩa trong chọn giống( giảm thời gian chọn đôi giao phối một cách mò mẫm ) và nghiên cứu khoa học BÀI 12 DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN I.Di truyền liên kết với giới tính 1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST a) NST giới tính - là loại NST có chứa gen quy định giới tính ( có thể chứa các gen khác) Trang 21 http://www.ebook.edu.vn - cặp NST giới tính XX gồm 2 chiếc tương đồng, cặP XY có vùng tương đồng ,có vùng ko tương đồng b) một số cở chế TB học xác đinh giới tính bằng NST * Kiểu XX, XY - Con cái XX, con đực XY: động vật có vú,,,,, ruồi giấm, người - Con cái XY, con đực XX : chim, bươmc, cá, ếch nhái * Kiểu XX, XO: - Con cái XX, con đực XO: châu chấu ,rệp, bọ xit - Con cái XO, con đực XX : bọ nhậy 2. Di truyền liên kết với giới tính a. gen trên NST X * Thí nghiệm: SGK * Nhận xét : Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch của Moocgan là khác nhau và khác kết quả của phép lai thuận nghịch của Menđen * Giải thích : Gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên Y→ vì vậy cá thể đực ( XY) chỉ cần 1 gen lặn nằm trên NST X đã biểu hiện ra KH * Đặc điểm di truyền của gen trên NST X: Di truyền chéo b) gen trên NST Y VD : người bố có túm lông tai sẽ truyền đặc điểm này cho tất cả các con trai mà con gái thì ko bị tật này * Giải thích : gen quy định tính trạng nằm trên NST Y, ko có alen tương ứng trên X→ Di truyền cho tất cả cá thể mang kiểu gen XY trong dòng họ * đặc điểm : di truyền thẳng c) Khái niệm di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng di truyền các tính trạng mà các gen xác định chúng nằm trên NST giới tính d) Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính - Điều khiển tỉ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi trồng trọt - Nhận dạng được đực cái từ nhỏ đẻ phân loại tiện cho việc chăn nuôi - Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặo NST giới tính II. Di truyền ngoài nhân 1. Hiện tượng - Thí nghiệm của co ren 1909 với 2 phép lai thuận nghịch trên đối tượng cây hoa bốn giờ - F1 luôn có KH giống bố mẹ * Giải thích: - Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà ko truyền TBC cho trứng, do vậy các gen nằm trong tế bào chất (trong ty thể hoặc lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho qua tế bào chất của trứng * Đặc điểm dt ngoài nhân - Các tính trạng di truyền qua tế bào chất dc di truyền theo dòng mẹ - Các tính trạng di truyền qua tế bào chất không tuân theo các định luật chặt chẽ như sự di truyền qua nhân * Phương pháp phát hiện quy luật di truyền 1. DT liên kết với giới tính: kết qủa 2 phép lai thuận nghịch khác nhau 2. DT qua TBC : kết quả 2 phép lai thuận nghịch khác nhau và con luôn có KH giống mẹ DT phân li độc lập: kết quả 2 phép lai thuân nghịch giống nhau BÀI 13 ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN Trang 22 http://www.ebook.edu.vn I. Con đường từ gen tới tính trạng Gen ( ADN) → mARN →Prôtêin → tính trạng - Qúa trình biểu hiện của gen qua nhiều bước nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài chi phối II. Sự tương tác giữa KG và MT * Hiện tượng: -Ở thỏ: + Tại vị trí đầu mút cở thể ( tai, bàn chân, đuôi, mõm) có lông màu đen +Ở những vị trí khác lông trắng muốt * Giải thích: - Tại các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên có khả năng tổng hợp được sắc tố mêlanin làm cho lông màu đen - Các vùng khác có nhiệt độ cao hơn không tổng hợp mêlanin nên lông màu trắng → làm giảm nhiệt độ thì vùng lông trắng sẽ chuyển sang màu đen * Kết luận : - Môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của KG III. Mức phản ứng của KG 1. Khái niệm Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 KG tương ứng với các môi trườnghác nhau gọi là mức phản ứng cua 1 KG VD:Con tắc kè hoa Trên lá cây: da có hoa văn màu xanh của lá cây Trên đá: màu hoa rêu của đá Trên thân cây: da màu hoa nâu 2. Đặc điểm: - Mức phản ứng do gen quy định, trong cùng 1 KG mỗi gen có mức phản ứng riêng - Có 2 loại mức phản ứng: mức phản ứng rộng và mức phản ứng hẹp, mức phản ứng càng rộng sinh vật càng dễ thích nghi - Di truyền được vì do KG quy định - Thay đổi theo từng loại tính trạng 3.PP xác định mức phản ứng ( * Để xác định mức phản ứng của 1KG cần phải tạo ra các cá thể svcó cùng 1 KG , với cây sinh sản sinh dưỡng có thể xác đinh MPU bằng cách cắt đồng loạt cành của cùng 1 cây đem trồng và theo dõi đặc điểm của chúng ) 4. Sự mềm dẻo về kiểu hình * Hiện tượng một KG có thể thay đổi KH trước những điều kiện MT khác nhau gọi là sự mềm dẻo về KH - Do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sv thích nghi với những thay đổi của MT - Mức độ mềm dẻo về kiểu hình phụ thuộc vào KG - Mỗi KG chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong 1 phạm vi nhất định BÀI 8 1. Đặc điểm nào dưới đây của đậu Hà Lan là không đúng: A. Không thể tiến hành giao phấn giữa các cá thể khác nhau B. Có nhiều cặp tính trạng tương phản C. Cho số lượng cá thể ở thế hệ sau lớn D. Tự thụ phấn chặt chẽ 2. Cơ sở tế bào học của định luật phân tính là: A. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST đồng dạng B. Cơ chế nhân đôi trong gian kì và sự tổ hợp trong thụ tinh C. Sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST đồng dạng trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh Trang 23 http://www.ebook.edu.vn D. Sự tự nhân đôi của NST, sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh 3. Sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai được gọi là phương pháp A. Tạp giao B. Lai phân tích C. Phân tích cơ thể lai D. Lai thuận nghịch 4. Khi đem lai 2 giống đậu Hà lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, ở thế hệ F2, Menđen đã thu được tỉ lệ phân tính về kiểu hình là: A. 1 : 1 : 1 : 1 B. 3 : 3 : 1 :1. C. 3 : 3 : 3 : 3 D. 9 : 3 : 3 : 1 5. Một thứ tínhtrạng do 2 gen alen chi phối, nếu gent rội di truyền theo kiểu trội không hoàn toàn thì hiện tượng này sẽ được xác định khi: A. Lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản xuất hiện F1 đồng loạt xuất hiện tính trạng trung gian B. Khi lai giữa 2 cá thể bố mẹ thuần chủng khác nhau 1 cặp tính trạng tương phản thì ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính 1 : 2 : 1 C. Tính trạng đó gồm có 3 tính trạng tương ứng D. Tất cả đều đúng 6. Thế nào là lai 1 cặp tính trạng? A. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng B. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng C. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản D. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản 7. Theo định luật Menden 2 A. Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì ở F2 sau khi cho F1 tự thụ hoặc giao phấn với nhau, đều xuất hiện 2 loại tính trạng trội và lặn theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn B. Khi lai giữa 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì ở F2 sau khi cho F1 tự thụ hoặc giao phấn với nhau, đều xuất hiện 2 loại tính trạng trội và lặn theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn C. Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì ở F2 sau khi cho F1 tự thụ hoặc giao phấn với nhau, đều xuất hiện 2 loại tính trạng trội và lặn theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn D. Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng thì ở F2 sau khi cho F1 tự thụ hoặc giao phấn với nhau, đều xuất hiện 2 loại tính trạng trội và lặn theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn 8. Việc sử dụng cá thể F1 làm giống sẽ dẫn đến kết quả: A. Duy trì được sự ổn định của các tính trạng qua các thế hệ B. Cá thể F2 bị bất thụ C. Tạo ra hiện tượng ưu thế lai D. Dẫn đến hiện tượng phân tính làm mất đi sự ổn định của giống 9. Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết: Trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu gen khác nhau về các alen nói trên? A. 1 kiểu gen B. 2 kiểu gen C. 3 kiểu gen D. 4 kiểu gen 10. Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền: A. Trong đó kiểu hình của cơ thể F2 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ B. Trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng của cả bố và mẹ C. Trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ D. Trong đó kiểu hình của cơ thể F2 biểu hiện tính trạng của cả bố và mẹ 11. Phương pháp nghiên cứu của Menđen được gọi là: A. Phương pháp tạp giao B. Phương pháp phân tích di truyền giống lai C. Phương pháp lai phân tích D. Phương pháp tự thụ Trang 24 http://www.ebook.edu.vn 12. Điều kiện nào dưới đây không phải là nghiêm đúng cho định luật đồng tính và phân tính của Menden: A. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản B. Tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định C. Các cá thể phải có khả năng sống như nhau mặc dù kiểu gen khác nhau D. Phải phân tích trên 1 lượng cá thể lớn 13. Điểm giống nhau trong kết quả lai 1 tính trạng trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn : A. Kiểu gen và kiểu hình F1 B. Kiểu hình F1 và F2. D. Kiểu gen F1 và F2 C. Kiểu gen và kiểu hình F2. 14. Trường hợp nào sau đây đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình? A. Trội hoàn toàn B. Phân li độc lập C. Phân li D. Trội không hoàn toàn. 15. Điều kiện quan trọng nhất để quy luật phân li độc lập nghiệm đúng là: A. Một gen quy định 1 tính trạng tương ứng B. Trội - lặn hoàn toàn C. Mỗi cặp gen quy định 1cặp tính trạng tương phản nằm trên những cặp NST tương đồng D. P thuần chủng 16. Để biết tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn, người ta thực hiện cách sau: A. Cho các cây thuần chủng tự thụ và theo dõi qua nhiều thế hệ B. Cho lai phân tích giữa cơ thể mang tính trạng này với cơ thể mang tính trạng kia C. Cho lai giữa 2 cơ thể thuần chủng có tínhtrạng khác nhau, tính trạng nào xuất hiện ở F1 là tính trội D. Cả A, B đều đúng 17. Khi cho thế hệ lai F1 tự thụ phấn, Menđen đã thu được thế hệ F2 có tỉ lệ kiểu hình thế nào? A. ¼ giống bố đời P: 2.4 giống F1: ¼ giống mẹ đời P B. ¾ giống mẹ đời P: ¼ giống bố đời P C. ¾ giống bố hoặc mẹ đời P và giống kiểu hình F1: ¼ giống bên còn lại đời P. D. ¾ giống bố đời P: ¼ giống mẹ đời P. 18. Tính trạng trung gian là tính trạng xuất hiện ở các thế hệ mang kiểu gen dị hợp đó: A. Gen trội gây chết ở trạng thái đồng hợp B. Gen trội không át chế hoàn toàn gen lặn C. Gen nằm trên nhiễm sắc thể X và không có alen trên Y D. Gen lặn gây chết 19. Lai phân tích là phép lai: A. Thay đổi vai trò của bố mẹ trong qua trình lai dể phân tích vai trò của bố và mẹ trong quá trình di truyền các tính trạng B. Giữa 1 cá thể mang kiểu gen dị hợp với 1 cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn C. Giữa 1 cá thể mang kiểu gen đồng hợp trội với một cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn D. Giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen 20. Với P thuần chủng khác nhau bởi các cặp gen đối lập, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường thì: A. F1 đồng tính trong quy luật tương tác át chế B. F1 đồng tính C. F1 đồng tính trong quy luật hoán vị gen D. F1 đồng tính trong quy luật đồng tính 21. Tính trạng do một cặp alen có quan hệ trội lặn không hoàn toàn thì hiện tượng phân li ở F2 được biểu hiện như thế nào? A. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn. B. 100% trung gian. C. 2 trội : 1 trung gian : 2 lặn. D. 3 trội : 1 lặn. Trang 25 http://www.ebook.edu.vn 22. Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản. Menđen đã phát hiện được điều gì ở thế hệ con lai? A. Chỉ biểu hiện 1 trong 2 kiểu hình của bố hoặc mẹ. B. Luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ C. Luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố. D. Biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ. 23. Theo định luật Menden 1: A. Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản thì các cơ thê lai ở thế hệ F1 đều đồng tính B. Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng thì các cơ thê lai ở thế hệ F1 chỉ biểu hiện tính trạng của 1 bên bố hoặc mẹ C. Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản thì các cơ thể lai ở thế hệ F1 chỉ biểu hiện tính trạng của 1 bên bố hoặc mẹ D. Khi lai giữa 2 bố mẹ khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản thì các cơ thể lai ở thế hệ F1 chỉ biểu hiện tính trạng của 1 bên bố hoặc mẹ 24. Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết: Để cho thế hệ sau đồng loạt có kiểu hình lặn, thì sẽ có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen nói trên? A. 2 phép lai B. 3 phép lai C. 4 phép lai D. 1 phép lai 25. Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết: Nếu không phân biệt giới tính, trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau? A. 4 kiểu B. 6 kiểu C. 2 kiểu D. 3 kiểu 26. Ở hoa dạ lan, khi lai giữa 2 thứ hoa dạ lan thuần chủng: thứ hoa đỏ(AA) với hoa trắng (aa) thì ở F1 thu được các cây đồng loạt có hoa màu hồng. Tính trạng màu hoa hồng được gọi là: A. Tính trạng trội không hoàn toàn B. Tính trạng trung gian C. Tính trạng trội D. A, B đúng 27. Trong lai phân tích làm thế nào để biết cá thể mang tínhtrạng trội đem lai là đồng hợp hay dị hợp? A. Nếu thế hệ lai đồng tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp B. Nếu thế hệ lai phân tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp C. Nếu thế hệ lai phân tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp D. Nếu thế hệ lai đồng tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp 28. Menđen đã sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình để: A. Xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn B. Xác định qui luật di truyền chi phối tính trạng C. Kiểm tra các cơ thê mang kiểu hình trội mang cặp nhân di truyền đồng hợp tử hay dị hợp tử D. Xác định các cá thể thuần chủng 29. Một gen quy định 1 tính trạng, muốn nhận biết một cá thể là đồng hợp hay dị hợp về tính trạng đang xét, người ta thường tiến hành: A. Cho ngẫu phối các cá thể cùng lứa. B. Tự thụ phấn C. Lai phân tích D. Cả a, b, c. 30. Phép lai được thực hiện với sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai được gọi là: A. Lai thuận nghịch B. Lai phân tích C. Tạp giao D. Tự thụ 31. Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở: A. Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp lặn B. Cơ thể mang kiểu gen dị hợp C. Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp D. Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội 32. Để có thể xác định được cơ thể mang kiểu hình trội là đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp: Trang 26 http://www.ebook.edu.vn A. Lai phân tích B. Lai thuận nghịch C. Phân tích cơ thể lai D. Tạp giao 33. Điêù kiện nghiệm đúng cho định luật đồng tính và phân tính của Menden: A. Tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định và tính trạng trội phải trội hoàn toàn B. Phải phân tích trên 1 lượng cá thể lớn C. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản D. Tất cả đều đúng 34. Để có thể lựa chọn các cây đậu Hà Lan thuần chủng dùng làm bố mẹ trong các thí nghiệm của mình, Menđen đã tiến hành: A. Kiểm tra kiểu hình qua nhiều thế hệ tự thụ, cây thuần chủng sẽ có biểu hiện tính trạng ổn định B. Tiến hành lai phân tích của các cây có kiểu hình trội C. Tạp giao giữa caf1c cây đậu Hà Lan để lựa chọn những cây đậu có tính trạng ổn định D. Thực hiện việc lai thuận nghịch giữa các cá thể bố mẹ để kiểm tra kết quả lai 35. Menden đã giải thích định luật phân tính bằng hiện tượng giao tử thuần khiết, theo hiện tượng này: A. Cơ thể lai F1 cho ra chỉ thuần 1 loại giao tử B. Cơ thể lai F2 nhận các giao tử mang nhân tố di truyền giống nhau từ F1 C. Cơ thể lai F1 cho ra những giao tử lai giữa bố và mẹ D. Cơ thể lai F1 không cho ra những giao tử lai mà là những giao tử mang nhân tố di truyền nguyên vẹn trước đó nhận từ bố mẹ 36. Menđen đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách: A. Lai giữa cơ thể đồng hợp với cá thể mang kiểu hình lặn B. Lai giữahai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản C. Lai giữa cơ thể dị hợp với cơ thể có kiểu hình lặn D. Lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể có kiểu hình lặn 37. Kết quả thực nghiệm tỉ lệ 1: 2: 1 về kiểu gen luôn đi đôi với tỉ lệ 3 : 1 về kiểu hình khẳng định nào trong giả thuyết của Menđen là đúng? A. Thể đồng hợp cho 1 loại giao tử, thể dị hợp cho 2 loại giao tử tỉ lệ 1 : 1. B. Mỗi cá thể đời F1 cho một loại giao tử mang gen khác nhau. C. Cơ thể lai F1 cho 2 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 3 : 1. D. Mỗi cá thể đời P cho một loại giao tử mang gen khác nhau. 38. Ở thực vật hiện tượng tạp giao là hiện tượng: A. Thụ phấn giữa các hoa khác nhau trên cùng một cây và giữa các hoa của các cây khác nhau cùng một loài B. Thụ phấn giữa các hoa khác nhau trên cùng một cây C. Thụ phấn giữa các hoa của các cây khác nhau thuộc cùng 1 loài D. Thụ phấn xảy ra trên cùng một hoa 39. Với 2 alen B; b trong quần thể của loài sẽ có những kiểu gen bình thường sau: A. BB, Bb, bb B. Bb C. BB, bb D. B, b 40. Để có thể xác định được cơ thể mang kiểu hình trội là đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp: A. Lai xa, tự thụ B. Tự thụ, lai phân tích C. Tự thu, lai thuận nghịch D. Lai phân tích 41. Định luật Menden 1 còn gọi là định luật ……….; tính trạng được biểu hiện ở F1 là tính trạng …….; tính trạng kia không biểu hiện được gọi là tính trạng……. A. Đồng tính; trội; lặn B. Phân tính; trung gian; trội hoặc lặn C. Đồng tính; trung gian; lặn D. Phân tính; trội; lặn 42. Menđen giải thích định luật phân tính bằng: A. Hiện tượng phân li của các cặp NST trong gián phân B. Hiện tượng trội hoàn toàn C. Giả thuyết giao tử thuần khiết Trang 27 http://www.ebook.edu.vn D. Sự phân li ngẫu nhiên của các cặp nhiễm sắc thể (NST) đồng dạng trong giảm phân 43. Việc sử dụng cá thể F1 làm giống sẽ dẫn đến kết quả: A. Cá thể F2 bị bất thụ B. Tạo ra hiện tượng ưu thế lai C. Dẫn đến hiện tượng phân tính làm mất phẩm chất của giống D. Duy trì được sự ổn định của tính trạng qua các thế hệ 44. Theo Menden các tính trạng được xác định bởi các…….và có hiện tượng…… khi F1 hình thành giao tử: A. Gen; giao tử thuần khiết B. Nhân tố di truyền; giao tử thuần khiết C. Nhân tố di truyền; phân ly của cặp alen D. Gen; phân ly ngẫu nhiên 45. Điểm sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen so với các nhà nghiên cứu di truyền học trước đó là gì? A. Làm thuần chủng các cá thể đầu dòng và nghiên cứu cùng lúc nhiều tính trạng. B. Chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu C. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và định lượng dựa trên xác suất thống kê và khảo sát trên từng tính trạng riêng lẻ. D. Nghiên cứu tế bào để xác định sự phân li và tổ hợp các NST. 46. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 100% kiểu hình lặn? A. Bố: AA x Mẹ: aa à con: 100% Aa B. Bố: aa x Mẹ: AA à con: 100% Aa C. Bố: aa x Mẹ: aa à con: 100% aa. D. Bố: AA x Mẹ: AA à con: 100% AA. 47. Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết: Để cho thế hệ sau có hiện tượng phân tính về kiểu hình, thì sẽ có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen nói trên? A. 1 phép lai B. 4 phép lai C. 2 phép lai D. 3 phép lai 48. Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? A. Do F1 tập trung được các tính trạng có lợi cho bố mẹ B. Do F1 thể hiện ưu thế lai có ích cho sản xuất C. Do F1 có tính di truyền không ổn định, thế hệ sau sẽ phân ly D. Do F1 có khả năng sống thấp hơn so với các cá thể ở thế hệ P 49. Khi cho các cá thể F2 có kiểu hình giống F1 tự thụ bắt buộc, Menđen đã thu được thế hệ F3 có kiểu hình như thế nào? A. 100% đồng tính B. 2.3 cho F3 đồng tính giống P: 1.3 cho F3 phân tính 3: 1 C. 100% phân tính. D. 1.3 cho F3 đồng tính giống P: 2.3 cho F3 phân tính 3: 1. 50. Khi đem lai phân tich các cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ F2, Menđen đã nhận biết được điều gì? A. 2.3 cá thể F2 có kiểu gen giống P: 1.3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1. B. 1.3 cá thể F2 có kiểu gen giống P: 2.3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1. C. F2 có kiểu gen giống P hoặc có kiểu gen giống F1. D. 100% các thể F2 có kiểu gen giống nhau. 51. Đặc điểm nào dưới đây của đậu Hà Lan là không đúng: A. Có nhiều cặp tính trạng tương phản B.Có thể tiến hành giao phấn giữa các cá thể khác nhau C. Tự thụ phấn chặt chẽ D. Thời gian sinh trưởng khá dài 52. Cơ sở tế bào học của định luật phân tính là: Trang 28 http://www.ebook.edu.vn A. Sự phân ly ngẫu nhiên của cặp NST đồng dạng mang gen trong nguyên phân và tổ hợp tự do của chúng trong thụ tinh B. khả năng tự nhân đôi của cặp NST đồng dạng trước khi bước vào giảm phân C. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST đồng dạngtrong giảm phân và tổ hợp tự do của chúng trong thụ tinh D. Sự phân ly ngẫu nhiên của cặp NST đồng dạng mang gen trong giảm phân và tổ hợp tự do chúng trong thụ tinh 53. Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết: Để cho thế hệ sau có hiện tượng đồng tính, thì sẽ có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen nói trên? A. 2 phép lai B. 1 phép lai C. 3 phép lai D. 4 phép lai 54. Tính trạng lặn không xuất hiện ở cơ thể dị hợp vì: A. Gen trội át chế hoàn toàn gen lặn B. Cơ thể lai phát triển từ những loại GT mang gen khác nhau. C. Gen trội không át chế được gen lặn. D. Cơ thể thể lai sinh ra các giao tử thuần khiết Đáp án của Bài 8: 1. A 9. C 17. C 25. B 33. D 41. A 49. D 2. D 10. C 18. B 26. D 34. A 42. C 50. B 3. D 11. B 19. D 27. B 35. D 43. C 51. D 4. D 12. B 20. B 28. C 36. D 44. B 52. D 5. D 13. D 21. A 29. C 37. A 45. C 53. D 6. D 14. D 22. A 30. A 38. A 46. C 54. A 7. A 15. C 23. C 31. C 39. A 47. C 8. D 16. C 24. D 32. A 40. B 48. C BÀI 9. 1.Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì: F1 sẽ dị hợp về bao nhiêu cặp gen? A. 2n B. 3n C. n D. 2n 2. Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì: tỷ lệ kiểu hình ở F2 là: A. (3:1)n B. (1:2:1)n C. 9:3:3:1 D. (1:1)n 3. Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì: F1 sẽ cho bao nhiêu loại giao tử? A. 3n B. n C. 2n D. 2n 4. Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì: ở F2 số kiểu hình đồng hợp lặn là: A. 1 B. 3n C. 2n D. 4 5. Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau: Phép lai nàp dưới đây sẽ cho kiểu gen và kiểu hình ít nhất: A. AABB x AaBb B. AABb x Aabb C. Aabb x aaBb D. AABB x AABb 6. Định luật phân ly độc lập được phát biểu như sau: Khi lai cặp bố mẹ ………. khác nhau về…….cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này………vào sự di truyền của cặp tính trạng kia. Trang 29 http://www.ebook.edu.vn A. Cùng loài; hai;phụ thuộc B. thuần chủng;hai; phụ thuộc C. thuần chủng; hai hay nhiều; không phụ thuộc D. Cùng loài;hai hay nhiều;không phụ thuộc 7. Điều kiện nghiệm đúng cho định luật phân li độc lập của Menden: A. Tính trạng chỉ so 1 cặp gen quy định và tính trạng trội phải trội hoàn toàn B. Phải phân tích trên 1 lượng lớn cá thể và các cặp gen quy định cá cặp tính trạng tương phản phải nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau C. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản D. Tất cả đều đúng 8. Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì: Số loại kỉểu hình ở F2 là: A. 9:3:3:1 B. 2n C. (3:1)n D. 3n 9. Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết: Có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể? A. 9 B. 6 C. 4 D. 1 10. Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau: Những phép lai nào dưới đây sẽ không làm xuất hiện kiểu hình lục nhăn ở thế hệ sau: A. AaBb x AaBb B. aabb x AaBB C. Aabb x aaBb D. AaBb x Aabb 11. Lai hai và nhiều cặp tính trạng là phép lai trong đó : A. cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau nhiều cặp tính trạng tương phản B. cặp bố mẹ đem lai phân biệt nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản C. cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau hai cặp tính trạng tương phản D. cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản 12. Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì: Số loại kiểu gen khác nhau ở F2 là: A. (1:1)n B. 3n C. (1:2:1)n D. 2n 13. Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số lọai giao tử: A. 6 B. 8 C. 12 D. 16 14. Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì: Tỷ lệ kiểu gen ở F2: A. (1:2:1)n B. (1:2:1)2 C. (3:1)n D. 9:3:3:1 15. Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết Có thể có bao nhiêu kiểu gen dị hợp tử trong số cá kiểu gen nói trên? A. 1 B. 5 C. 4 D. 0 16. Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau: Tiến hành lai giữa 2 cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng trơn và lục trơn được F1, cho F1 tự thụ, ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính: A. 3 vàng nhăn : 3 lục trơn : 1 vàng trơn : 1 lục nhăn B. 3 vàng trơn : 1 lục nhăn C. 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 lục trơn : 1 lục nhăn D. 3 vàng trơn : 1 lục trơn 17. Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền phân ly độc lập là………(P:sự phân ly của cặp NST tương đồng; T:tiếp hợp và trao đổi tréo trong cặp NST tương đồng ; N: sự phân ly ngẫu Trang 30 http://www.ebook.edu.vn nhiên của các cặp NST tương đồng ) trong giảm phân để tạo ra các giao tử………(G:giống nhau trong các tổ hợp gen; K: khác nhau trong các tổ hợp gen) sau đó các giao tử này kết hợp tự do trong quá trình……(M: giảm phân;Th: thụ tinh) A. P;K;G B. N;K;Th C. P;G;G D. T;K;Th 18. Định luật thứ 3 của Menđen được phát biểu như sau: A. Khi lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia B. Khi lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia C. Khi lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì mỗi tính trạng đều phân tính ở F2 theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn D. Khi lai giữa hai cơ thể khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia 19. Điều kiện nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng cho định luật 3 của Menden? A. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản B. Các cặp gen phải tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng C. Phải phân tích trên 1 lượng lớn cá thể D. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng tương phản phải nằm trên cùng 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng 20. Định luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng: A. Liên kết giữa các gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể(NST) tương đồng B. Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối C. Thay đổi vị trí giữa các gen cùng nằm trên 2 NST khác nhau của cặp NST tương đồng D. Phân ly ngẫu nhiên của các cặp gen trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh 21. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd với các gen trội là trội hoàn toàn sẽ cho ở thế hệ sau: A. 8 kiểu hình : 8 kiểu gen B. 4 kiểu hình : 8 kiểu gen C. 8 kiểu hình : 12 kiểu gen D. 4 kiểu hình : 12 kiểu gen 22. Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì: ở F2 số kiểu gen dị hợp là : A. 4n B. 2n C. 3n D. 1 23. Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì: ở F2 số kiểu gen đồng hợp là: A. (1:1)n B. 4 C. 2n D. 4n 24. Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau: Phép lai nào dưới đây sẽ cho số kiểu hình nhiều nhất: A. AaBb x aabb B. Aabb x aaBb C. AaBb x AaBb D. Tất cả đều đúng 25. Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau: Để thu được hạt vàng trơn phải thực hiện giao phấn giữa các cá thể bố mẹ có kiểu gen: A. AaBb x AABB B. aaBB x Aabb C. AABB x aabb D. tất cả đều đúng 26. Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau: Lai phân tích 1 cây đậu Hà Lan mang kiểu hình trội, thế hệ sau được tỉ lệ 50% vang trơn : 50% lục trơn. Cây đậu Hà Lan đó phải có kiểu gen: A. AABb B. Aabb C. AaBb D. AaBB 27. Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết Có thể có bao nhiêu kiểu gen đồng hợp tử trong số các kiểu gen nói trên? Trang 31 http://www.ebook.edu.vn A. 0 Đáp án của Bài 9 1. C 9. A 17. B 25. D 2. A 10. B 18. B 26. D B. 4 3. D 11. D 19. D 27. B C. 1 4. A 12. B 20. B 5. D 13. B 21. D D. 5 6. C 14. A 22. D 7. D 15. A 23. C 8. B 16. D 24. D Bai 10 1. Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên lông màu trắng, con ngươi của mắt có màu đỏ do nhìn thấu cả mạch máu trong đáy mắt. Đây là hiện tượng di truyền theo quy luật: A. Tương tác bổ sung B. Liên kết gen hoàn toàn. C. Tác động đa hiệu của gen. D. Tương tác cộng gộp. 2. Hiện tượng đa hiệu là hiện tượng: A. Một gen quy định nhiều tính trạng B. Nhiều gen quy định một tính trạng C. Nhiều gen alen cùng chi phối 1 thứ tính trạng D. Tác động cộng gộp 3. Tính trạng đa gen là trường hợp: A. Di truyền đa alen B. Hiện tượng gen đa hiệu C. 1 gen chi phối nhiều tính trạng D. Nhiều gen không alen cùng chi phối 1 tính trạng 4. P thuần chủng, dị hợp n cặp gen phân li độc lập, các gen cùng tác động lên một tính trạng thì sự phân li kiểu hình ở F2 sẽ là một biến dạng của biểu thức : B.(3 + 1)n C. (3 : 1)2. D. 9 : 3 : 3 : 1 A. (3 : 1)n 5. Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế: A. Nhiều gen không alen quy định nhiều tính trạng. B. 1 gen chi phối nhiều tính trạng C. Nhiều gen không alen cùng chi phối 1 tính trạng. D. 1 gen bị đột biến thành nhiều alen. 6. Một loài thực vật, nếu có cả hai gen A và B trong cùng kiểu gen cho màu hoa đỏ, các kiểu gen khác sẽ cho hoa màu trắng. Cho lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen, kết quả phân tính ở F2 sẽ là: A. 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng. B. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng C. 100% hoa đỏ. D. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. 7. Lai phân tích F1 dị hợp về 2 cặp gen cùng quy định 1 tính trạng được tỉ lệ kiểu hình là 1 : 2 : 1, kết quả này phù hợp với kiểu tương tác bổ sung: A. 9 : 3 : 3 : 1 B. 13 : 3 C. 9 : 7. D. 9 : 6 : 1. 8. Điểm khác nhau giữa các hiện tượng di truyền phân li độc lập và tương tác gen là: A. 2 cặp gen alen quy định các tính trạng nằm trên những NST khác nhau. B. Thế hệ lai F1 dị hợp về cả 2 cặp gen. C.Tỉ lệ phân li về kiểu hình ở thế hệ con lai. D. Tăng biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới. 9. Trong chọn giống hiện tượng nhiều gen chi phối một tính trạng cho phép: A. Khắc phục được tính bất thụ trong lai xa B. Nhanh chóng tạo được ưu thế lai C. Mở ra khả năng tìm kiếm tính trạng mới D. Hạn chế hiện tượng thái hóa giống Trang 32 http://www.ebook.edu.vn 10. Khi lai 2 cây táo thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản, cây có quả tròn, ngọt, màu vàng với cây có quả bầu dục, chua, màu xanh thì thế hệ F1 thu được toàn cây quả tròn, ngọt, màu vàng. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 75% cây quả tròn, ngọt, màu vàng: 25% cây quả bầu duc, chua, màu xanh. Cơ chế di truyền chi phối 3 tính trạng trên có thể là: A. Gen da hiệu B. Tương tác gen C. Phân li độc lập. D. Hoán vị gen 11. Trong tác động cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào càng nhiều cặp gen thì: A. Vai trò của các gen trội sẽ bị giảm xuống B. Có xu hướng chuyển sang tác động hỗ trợ C. Các dạng trung gian càng dài D. Càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp gen khác nhau 12. Trong tương tác cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào nhiều cặp gen thì: A. Tạo ra một dãy tính trạng với nhiều tính trạng tương ứng. B. Sự khác biệt về kiểu hình giữa các kiểu gen càng nhỏ. C. Làm xuất hiện những tính trạng mới chưa có ở bố mẹ. D. Càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp gen khác nhau. 13. Ý nghĩa của hiện tượng đa hiệu là giải thích: A. Hiện tượng biến dị tương quan B. Sự xúc tác qua lại giữa các gen alen để cùng chi phối một thứ tính trạng C. Kết quả của hiện tượng đột biến gen D. Hiện tượng biến dị tổ hợp 14. Hiện tượng gen đa hiệu giúp giải thích: A. Hiện tượng biến dị tổ hợp. B. Kết quả của hiện tượng đột biến gen. C. Một gen bị đột biến tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. D. Sự tác động qua lại giữa các gen alen cùng quy định 1 tính trạng. Đáp án của Bài 10 1. C 2. A 3. D 4. A 5. C 6. A 7. D 8. * 9. C 10. A 11. C 12. B 13. A 14. CD BÀI 11. 1. Trong trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi: A. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản B. Các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn C. Các cặp gen quy định tính trạng nằm trên cùng của một cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng D. Không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính 2. Việc lập bản đồ gen dựa trên kết quả nào sau đây? A. Phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân. B. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2. C. Đột biến chuyển đoạn để suy ra vị trí của các gen liên kết. D. Tần số hoán vị gen để suy ra khoảng cách tương đối của các gen trên NST. 3. Những đặc điểm nào sau đây không phù hợp với ruồi giấm: A. Dễ nuôi và dễ thí nghiệm B.Thời gian sinh trưởng ngắn, đẻ nhiều C. Bộ nhiễm sắc thể ít D. Ít biến dị 4. Ở ruồi giấm, bướm tằm, hiện tượng hoán vị gen xảy ra ở: A. Cơ thể cái B. Cơ thể đực C. Ở cả hai giới D. 1 trong 2 giới 5. ở ruồi giấm hiện tương trao đổi chéo giữa các crômatit của cặp NST tương đồng xảy ra ở A. Cơ thể cái mà không xảy ở cơ thể đực B. ở một trong hai giới C. Cơ thể đực mà ở cơ thể cái D. Cơ thể đực và cơ thể cái Trang 33 http://www.ebook.edu.vn 6. Bệnh máu khó đông ở người được xác định bởi gen lặn h nằm trên NST giới tính X. Một người phụ nữ mang gen bệnh ở thể dị hợp lấy chồng khỏe mạnh thì khả năng biểu hiện bệnh của những đứa con họ như thế nào? A. 50% con trai bị bệnh. B. 100% con trai bị bệnh C. 25% con trai bị bệnh D. 12,5% con trai bị bệnh. 7. Trong lai phân tích cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen tần số hoán vị gen được tính dựa vào: A. Tần số của kiểu hình tương ứng với kiểu gen đồng hợp lặn B. Tổng tần số giữa một kiểu hình tạo bởi giao tử hoán vị gen và một kiểu hình tạo bởi giao tử không hoán vị C. Tổng tần số 2 kiểu hình tạo bởi giao tử không hoán vị D. Tổng tần số 2 kiểu hình tạo bởi các giao tử hoán vị 8. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của hiện tượng hoán vị gen A. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50% B. Làm tăng khả năng xuất hiện các biến dị tổ hợp C. Bằng tổng tần số giao tử hoán vị D. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen 9. Điểm khác nhau cơ bản giữa quy luật phân li độc lập và quy luật liên kết gen hoàn toàn là: A. Vai trò của ngoại cảnh B. Tính chất của gen C. Vị trí của gen trên nhiễm sắc thể (NST) D. Vị trí của gen ở trong hai ngoài nhân 10. Để phát hiện ra quy luật kết gen, Moocgan đã thực hiện: A. Lai phân tích ruồi cái F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn B. Cho F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn tạp giao C. Lai phân tính ruồi đực F1 của bố mẹ ruồi mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn D. Lai phân tính ruồi đực F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình đen, cánh ngắn và mình xám, cánh dài 11. Trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn, với mỗi gen quy định 1 tính trạng, quan hệ giữa các tính trạng là trội hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình trong phép lai (ABD.abd) x (ABD.abd) sẽ có kết quả giống như kết quả của: A. Lai 2 tính trạng B. tương tác gen C. Gen đa hiệu D. Lai 1 tính trạng 12. Đặc điểm nào dưới đây không phải là điểm tương đồng của quy luật phân li độc lập và quy luật liên kết gen hoàn toàn: A. Các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp qua thụ tinh B. Các gen không nằm trong tế bào chất C. Làm xuất hiện hiện tượng biến dị tổ hợp D. Các gen đều nằm trên nhiễm sắc thể (NST) 13. Hiện tượng di truyền nào làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật? A. Phân li độc lập B. Liên kết gen C. Hoán vị gen. D. Tương tác gen. 14. Phương pháp lai nào giúp khẳng định một gen quy định 1 tính trạng bất kỳ nằm trên NST thường hay NST giới tính? A. Phân tích kết quả lai dựa trên xác suất thống kê. B. Lai trở lại đời con với các cá thể thế hệ bố mẹ. C. Lai phân tích. D. Hoán đổi vị trí của các cá thể bố mẹ trong các thí nghiệm lai. 15. Một ruồi giấm cái mắt đỏ mang một gen lặn mắt trắng nằm trên NST X giao phối với 1 ruồi giấm đực mắt đỏ sẽ cho ra F1 như thế nào ? A. 100% ruồi đực mắt trắng B. 50% ruồi cái mắt trắng Trang 34 http://www.ebook.edu.vn C. 50% ruồi đực mắt trắng. D. 75% ruồi mắt đỏ, 25% ruồi mắt trắng ở cả cái và đực. 16. Đem lai 2 cá thể thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản được thế hệ F1. Đem lai phân tích F1. Kết quả nào sau đây phù hợp với hiện tượng di truyền liên kết có hoán vị gen? A. 1 : 1 : 1 : 1 B. 9 : 3 : 3 : 1 C. 3 : 3 : 1 : 1 D. 9 : 6 : 1. 17. Đặc điểm nào dưới đây không phải là điểm tương đồng giữa quy luật hoán vị gen và quy luật phân li độc lập: A. Có thể dự đoán được kết quả lai B. Tạo biến dị tổ hợp C. Với F1 dị hợp về 2 cặp gen, F2 sẽ cho 9 loại kiểu gen khác nhau D. Với F1 dị hợp về 2 cặp gen sẽ cho 4 loại giao tử 18. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, hiện tượng tiếp hợp và trao chéo giữa các crômatit của các cặp NST tương đồng xảy ra ở: A. Kì sau giảm phân thứ I B. Kì đầu của giảm phân thứ I C. Kì đầu của giảm phân thứ II D. Kì giữa của giảm phân thứ I 19. Ý nghĩa nào dưới đây không phải là của hiện tượng hoán vị gen: A. Đặt cơ sở cho việc lập bản đồ gen B. Làm tăng số biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hóa C. Tái tổ hợp lại các gen quý trên các NST khác nhau của cặp tương đồng tạo thành nhóm gen liên kết D. Giải thích cơ chế của hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ trong đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể 20. Tại sao ở ruồi giấm đực không xảy ra hiện tượng trao đôỉ chéo giưã các crômatit của căp NST tương đồng trong giảm phân nhưng quá trình tạo giao tử vẫn xảy ra bình thường? A. Do qúa trình phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng xảy ra bình thường ở kì đầu của quá trình giảm phân I B. Do quá trình tiếp hợp giữa các crômatit của cặp NST tương đồng vẫn xảy ra ở kì đầu của quá trình giảm phân I C. Do quá trình tiếp hợp giữa các crômatit của cặp NST tương đồng vẫn xảy ra bình thường ở kì sau của quá trình giảm phân I D.Do quá trình phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng ở kì đầu của quá trình giảm phân I 21. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là gì? A. Hoán vị gen xảy ra như nhau ở giới đực và giới cái. B. Các gen nằm trên cùng 1 NST bắt đôi không bình thường trong kỳ đầu của giảm phân I. C. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST. D. Trao đổi chéo giữa các cromatit trong NST kép tương đồng ở kỳ đầu giảm phân I 22. Phát biểu nào sau đây không đúng với tần số hoán vị gen? A. Tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên NST. B.Càng gần tâm động, tần số hoán vị càng lớn. C. Tỉ lệ nghịch với các lực liên kết giữa các gen trên NST. D. Không lớn hơn 50%. 23. Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là: A. Các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể đồng dạng B. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp C. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp D. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do 24. Đặc điểm nào dưới đây là không đúng khi nói về tần số hoán vị gen? A. Tần số hoán vị gen không quá 50%. B. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen Trang 35 http://www.ebook.edu.vn C. Được ứng dụng để lập bản đồ gen. D. Tần số hoán vị gen càng lớn, các gen càng xa nhau 25. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập A. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do B. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp C. Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. D. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp 26. Trong tự nhiên ở những đối tượng nào dưới đây hiện tượng hoán vị gen chỉ có thể xảy ra ở một trong hai giới A. ruồi giấm B. đậu Hà lan C. bướm tằm D. A và C 27. Việc lập bản đồ gen được hình thành trên nguyên tắc: A. Căn cứ vào kết quả lai phân tích cá thể trội B. Tự thụ hoặc tạp giao C. Dựa vào hiện tượng phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân D. Dựa vào tần số hoán vị gen để suy ra vị trí tương đối của các gen trên nhiễm sắc thể (NST) 28. Sự khác nhau cơ bản giữa quy luật hoán vị gen và phân li độc lập xảy ra do: A. Hoạt động của các NST trong quá trình giảm phân B. Hiện tượng chuyển đoạn nhiễm sắc thể (NST) do đột biến cấu trúc C. Sự tác động qua lại giữa các gen trong cặp alen D. Sự tổ hợp tự do của các NST trong quá trình thụ tinh 29. Tỉ lệ 3 : 1 đều có xuất hiện trong trường hợp một gen quy định nhiều tính trạng và trường hợp các gen liên kết hoàn toàn. Để có thể phân biệt được hai hiện tượng này người ta căn cứ vào: A. Trường hợp các gen liên kết hoàn toàn có thể xảy ra hiện tượng hoán vị gen B. Lai phân tính cá thể dị hợp tử C. Khi bị đột biến, trong trường hợp 1 gen quy định nhiều tính trạng, tất cả các tính trạng đều bị thay đổi, trong trường hợp liên kết gen hoàn toàn chỉ có một tính trạng bị thay đổi D. Thực hiện việc lai thuận nghịch, dựa vào kết quả lai để phân biệt 30. Căn cứ vào tần số hoán vị gen, người ta có thể xác định được điều nào sau đây? A. Vị trí và khoảng cách tương đối giữa các gen trên cùng 1 lôcut. B. Vị trí tương đối và kích thước của các gen trên cùng 1 NST. C. Vị trí và khoảng cách tương đối giữa các gen trên cùng 1 NST. D. Vị trí và khoảng cách tuyệt đối giữa các gen trên cùng 1 NST 31. Đặc điểm nào dưới đây không phải là của nhiễm sắc thể (NST) thường: A. Tồn tại nhiều cặp đồng dạng B. Các cặp NST trong bộ NST của mỗi tế bào đều đồng nhất về hình dạng và kích thước C. Giống nhau ở cả hai giới D. Mang các gen quy định tính trạng thường Đáp án của Bài 11 1. C 9. C 17. C 25. D 2. D 10. D 18. B 26. D 3. D 11. D 19. D 27. A 4. D 12. C 20. B 28. A 5. A 13. B 21. D 29. C 6. A 14. D 22. B 30. C 7. D 15. C 23. C 31. B 8. D 16. C 24. B BÀI 12. 1. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của gen lặn trên nhiễm sắc thể (NST) quy định tính trạng thường: A. Tính trạng không bao giờ biểu hiện ở cơ thể XX B. Kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch C. Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY Trang 36 http://www.ebook.edu.vn D. Có hiện tượng di truyền chéo 2. Bệnh di truyền nào dưới đây cho phép người bệnh sống một cuộc sống gần như bình thường: A. Bệnh máu khó đông B. Bệnh teo cơ C. Bệnh mù màu D. Bệnh huyết cầu đỏ hình liềm 3. Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính được phát hiện đầu tiên bởi: A. Oatxơn và Cric B. Menđen C. Coren và Bo D. Moocgan 4. Bệnh nào dưới đây ở người gây ra bởi đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể Y: A. Máu khó đông B. Tật dính ngón tay số 2 và số 3 C. Bệnh teo cơ D. Mù màu 5. Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết gen di truyền trên NST giới tính Y là: A. Luôn di truyền theo dòng bố. B. Chỉ biểu hiện ở con đực C. Được di truyền ở giới dị giao tử D. Không phân biệt được gen trội hay gen lặn 6. Hiện tượng con đực mang cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XX còn con cái mang cặp NST giới tính XY được gặp ở: A. Chim, bướm và một số loài cá B. Động vật có vú C. Bọ nhậy D. Châu chấu, rệp 7. Mô tả nào sau đây là không đúng với hiện tượng di truyền liên kết với giới tính : A. Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng di truyền của các tính trạng thường mà các gen đã xác định chúng nằm trên NST giới tính B. Trên NST Y ở đa số các loài hầu như không mang gen C. Nhiều gen liên kết với giới tính được xác minh là nằm trên NST giới tính X D. Một số NST giới tính do các gen nằm trên các NST thường chi phối sự di truyền của chúng được gọi là di truyền liên kết với giới tính 8. Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy luật di truyền của các gen ngoài nhân? A. Mẹ di truyền tính trạng cho con trai B. bố di truyền tính trạng cho con trai. C. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam, ít biểu hiện ở nữ. D.Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ 9. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của bệnh di truyền liên kết với nhiễm sắc thể (NST) giới tính X ở người: A. Bố mang gen sẽ di truyền gen bệnh cho một nữa số con gái B. Hôn nhân cận huyết tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện người nữ mắc bệnh C. Bệnh khó biểu hiện ở nữ do đa số ở trạng thái dị hợp D. Bệnh dễ biểu hiện ở người nam 10. Trong di truyền qua tế bào chất A. Vai trò của bố và mẹ là như nhau B.Vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục đực C. Vai trò của cơ thể mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX đóng vai trò quyết định D. Vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục cái 11. sự di truyền của các bệnh tật được quy định bởi gen đột biến trên NST Y ở người có đặc điểm như thế nào? A. Tính chất trội hoặc lặn của gen đột biến không có ý nghĩa B.Bố luôn truyền bệnh cho con trai C. Chỉ biểu hiện ở người nam D. Tất cả đều đúng 12. Hịên tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng: A. Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST X B. Di truyền các tính trạng giới tính mà gen quy định chúng nằm trên các NST thường C. Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST Y Trang 37 http://www.ebook.edu.vn D. Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST giới tính 13. ADN ngoài nhân có cấu trúc tương tự: A. rARN B. ADN của vi khuẩn hoặc virut C. ADN ở vùng nhân con D. ADN trong nhân 14. Ý nghĩa trong của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là đối với y học là A. Giúp tư vấn di truyền và dự phòng đối với các bệnh di truyền liên kết với giới tính B. Giúp hạn chế sự xuất hiện trong trường hợp bất thường của cặp NST giới tính C. Giúp hiểu được nguyên nhân và cơ chế gây ra các trường hợp bất thường về số lượng của cặp NST giới tính D. Giúp phân biệt giới tính của thai nhi ở giai đoạn sớm 15. Phép lai nào sau đây cho biết cá thể đem lai là thể dị hợp? A. Thân cao x thân thấp và con 50% thân cao: 50% thân thấp B. Bố: Hồng cầu hình liềm nhẹ x Mẹ bình thường và con: 50% hồng cầu hình liềm nhẹ: 50% bình thường. C. Ruồi cái mắt trắng lai với ruồi đực mắt đỏ và con: 50% ruồi đực mắt trắng: 50% ruồi cái mắt đỏ. D. Cả a, b, c. 16. Ở một loài, có tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn nhưng tỉ lệ này không phân bố đều ở cá thể đực và cái. Tỉ lệ này xảy ra trong trường hợp : A. Các gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể (NST) thường, gen trội át chế hoàn toàn gen lặn B. Gen nằm ngoài nhân C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y D. Gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y, gen trội là trội hoàn toàn 17. Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng: A. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST Y B. Gen quy định các tính trạng giới tính nằm trên các nhiễm sắc thể thường C. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST Y D. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST giới tính 18. Ý nghĩa của phép lai thuận nghịch là gì? A. Xác định cặp bố mẹ phù hợp trong phương pháp lai khác dòng tạo ưu thế lai. B. Phát hiện các gen di truyền ngoài nhân. C. Phát hiện các gen di truyền liên kết với giới tính. D. Cả a, b, c. 19. Phát biểu nào sau đây chưa đúng? A. Di truyền qua NST do gen trong nhân quy định. B. Gen trong tế bào chất có vai trò chính trong sự di truyền. C. Plasmit ở vi khuẩn chứa gen ngoài NST. D.Đột biến gen có thể xảy ra ở cả gen trong nhân và gen trong tế bào chất. 20. Những tế bào nào dưới đây không chứa cặp nhiễm sắc thể tương đồng A. Các tế bào sinh tinh, sinh trứng ở giai đoạn sinh trưởng B. Giao tử bất thường dạng n + 1 C. Tế bào bình thường lưỡng bội D. Giao tử bất thường dạng n - 1 21. Hiện tượng lá đốm xanh trắng ở cây vạn niên thanh là do: A. Đột biến bạch tạng do gen trong nhân. B. Đột biến bạch tạng do gen trong lục lạp C. Đb bạch tạng do gen trong ti thể D.ĐB bạch tạng do gen trong plasmit của vi khuẩn cộng sinh. 22. Bệnh nào dưới đây của người là bệnh do đột biến gen lặn di truyền liên kết với giới tính: A. Hội chúng Tớcnơ Trang 38 http://www.ebook.edu.vn B. Bệnh thiếu máu huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm C. Bệnh teo cơ D. Hội chứng Claiphentơ 23. Sự di truyền của các tính trạng được quy định bởi gen trên NST Y có đặc điểm như thế nào? A. chỉ biểu hiện ở cơ thể đực B. Có hiện tượng di truyền chéo C. chỉ biểu hiện ở cơ thể cái D. chỉ biểu hiện ở cơ thể XY 24. Hiện tượng di truyền lạp thể đã được phát hiện bởi: A. Đacuyn B. Moocgan C. Coren và Bo D. Menđen 25. Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính được phát hiện đầu tiên bởi: A. Menđen B. Moocgan C. Coren và Bo D. Oatxơn và Cric 26. Đặc điểm di truyền của các tính trạng được quy định bởi gen lặn trên nhiễm sắc thể Y là: A. Có hiện tượng di truyền chéo B. Chỉ biểu hiện ở cơ thể XY C. Chỉ biểu hiện ở cơ thể đực D. Tính trạng chỉ biểu hiện ở trạng thái đồng hợp ở cơ thể XX 27. người ta gọi bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vi: A. bệnh gây ra do đột biến gen trội trên NST Y không có alen tương ứng trên NST X B. bệnh gây ra do đột biến gen lặn trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y C. bệnh gây ra do đột biến gen lặn trên NST Y không có alen tương ứng trên NST X D. bệnh gây ra do đột biến gen trội trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y 28. Trong trường hợp di truyền liên kết với giới tính, gen nằm trên các NST giới tính X, kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau do: A. Do có hiện tượng di truyền thẳng, cơ thể XY sẽ chỉ truyền gen cho con XY ở thế hệ sau B. Do sự khác biệt trong cặp NST giới tính ở cơ thể bố và mẹ nên bố mẹ không đóng vai trò như nhau trong quá trình di truyền các tính trạng C. Có sự thay đổi quá trình làm bố, làm mẹ trong quá trình lai D. Do có hiện tượng di truyền chéo, cơ thể XX sẽ chỉ truyền gen cho con XY ở thế hệ sau 29. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính X: A. Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XX B. Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau C. Tỉ lệ phân tính của tính trạng biểu hiện không giống nhau ở hai giới D. Có hiện di truyền chéo 30. Để phân biệt hiện tượng di truyền qua các gen nằm trên NST thường với hiện tượng di truyền liên kết với NST giới tính X người ta dựa vào các đặc điểm nào? A. Gen trên NST thường không có hiện tượng di truyền chéo B. Gen trên NST thường cho kết quả giống nhau trong phép lai thuận nghịch C. Gen trên NST thường luôn luôn biểu hiện giống nhau ở cả hai giới D. Tất cả đều đúng 31. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính X ở người: A. Mẹ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp sẽ làm biểu hiện ở một nửa số con trai B. Người nữ khó biểu hiện bệnh do muốn biểu hiện gen bệnh phải ở trạng thái đồng hợp C. Bệnh có xu hướng dễ biểu hiện ở người nam do gen lặn đột biến không có alen bình thường tương ứng trên Y át chế D. Bố mẹ mang gen bệnh sẽ truyền gen bệnh cho một nửa số con gái 32. Bệnh nào dưới đây của người bệnh là do đột biến gen lặn di truyền liên kết với giới tính: A. Hội chứng Tơcnơ B. Bệnh mù màu C. Bệnh thiếu máu huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm D. Hội chứng Claiphentơ 33. Bệnh máu khó đông ở người rất khó gặp ở nữ do: Trang 39 http://www.ebook.edu.vn A. bệnh do gen lặn đột biến nằm trên NST giới tính X, người nữ mang cặp NST giới tính XX nên muốn biểu hiện gen phải ở trạng thái đồng hợp. Người nam XY do chỉ có một NST giới tính X nên chỉ cần một gen là đủ để gây bệnh B. bệnh do gen lặn đột biến nằm trên NST giới t ính X, người nữ mắc bệnh sẽ có biểu hiện nặng nề hơn so với người nam do đó bị chết sớm dẫn đến kết quả là bệnh ít gặp ở người nữ hơn so với nam C. bệnh do gen lặn đột biến nằm trên NST giới t ínhY nên chỉ biểu hiện ở người nam, người nữ mang cặp NST giới tính XX nên muốn biểu hiện gen phải xảy ra đột biến chuyển đoạn NST mang gen đột biến qua NST X D. A và C đúng 34. Ý nghĩa trong sản xuất của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là: A. Giúp phân biệt giới tính ở giai đoạn sớm, nhất là ở gia cầm B. Tăng cường hiệu quả của phép lai thuận nghịch trong việc tạo ưu thế lai C. chọn đôi giao phối thích hợp dể tạo ra các biến dị tổ hợp monhgmuốn D. tất cả đều đúng 35. Bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST Giới tính X ở người có xu hướng dễ biểu hiện ở người nam do: A. Ở người nam gen lặn biểu hiện trên NST X không có alen bình thường tương ứng trên Y át chế B. Do trong quần thể, mẹ là người mang gen bệnh nên truyền gen bệnh cho con trai C. NST giới tính X bị bất hoạt nên gen bệnh trên NST giới tính X không gây biểu hiện ở người nữ XX D. Ở người nam gen lặn đột biến dễ dàng xuất hiện ở trạng thái đồng hợp và biểu hiện bệnh 36. Phát biểu nào dưới đây là đúng: A. Ở đa số loài, giới tính hình thành do sự phân hóa các loại trứng hoặc chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường. B. Môi trường hoàn toàn không đóng vai trò gì trong quá trình hình thành giới tính. C. Ở hầu hết các loài, giới tính do cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XX và XY quy định D. Ở một số ít loài, giới tính có thể được xác định trước khi thụ tinh hoặc sau khi thụ tinh. 37. Bản chất của gen ngoài nhiễm sắc thể là : A. Phagờ B. Prôtêin C. ADN D. ARN Đáp án của Bài 12 1. A 2. C 3. D 4. B 5. C 6. A 7. D 8. D 9. A 10. D 11. D 12. D 13. B 14. A 15. C 16. D 17. D 18. D 19. B 20. D 21. B 22. BC 23. D 24. C 25. B 26. B 27. B 28. B 29. A 30. D 31. D 32. B 33. A 34. A 35. A 36. D 37. C BÀI 13. 1. Yếu tố "giống" trong sản xuất nông nghiệp tương đương với yếu tố nào sau đây? A. kiểu hình B. kiểu gen C. năng suất D. môi trường 2. Thường biến có tính chất sau: A. không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền. B. xuất hiện ngẫu nhiên ở từng cá thể hay từng nhóm cá thể, tương ứng với điều kiện môi trường. C. xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định D. xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền. 3. Đặc điểm có ở thường biến nhưng không có ở đột biến là: A. biểu hiện trên cơ thể khi phát sinh. B. kiểu hình của cơ thể thay đổi. C. xảy ra đồng loạt và xác định. D. do tác động của môi trường sống. Trang 40 http://www.ebook.edu.vn 4. Trong mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường được ứng dụng vào sản xuất thì kiểu hình được hiểu là: A. các biện pháp và kỳ thuật sản xuất B. một giống ở vật nuôi hoặc cây trồng. C. năng suất thu được D. điều kiện về thức ăn và nuôi dưỡng 5. Biến đổi nào sau đây không phải là sự mềm dẽo kiểu hình? A. xuất hiện bạch tạng trên da. B. chuột sa mạc thay màu lông vàng vào mùa hè. C. lá cây rau mát có dạng dài, mềm mại khi ngập nước. D. xù lông khi trời rét của một số loài thú. 6. Khi đề cập đến mức phản ứng điều nào sau đây không đúng? A. năng suất của vật nuôi, cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào mức phản ít phụ thuộc vào môi trường. B. mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau. C. Các tính trạng số lượng có mức phản rông, các tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp. D. mức phản ứng của tính trạng do kiểu gen quy định. 7. Nguyên nhân nào sau đây gây ra những biến đổi kiểu hình nhưng không làm thay đổi kiểu gen A. do sự thay đổi của điều kiện sống tác động lên cơ thể sinh vật B. sự rối loạn trao đổi chất ở nội bào C. các tác nhân vật lí của ngoại cảnh D. các chất hoaas học tác động 8. Ở bò tính trạng nào sau đây có mức phản ứng rộng nhất? A. kích thước cơ thể B. sản lượng sữa C. tỉ lệ bơ trong sữa D. độ dày lông 9. Câu có nội dung đúng là: A. bố mẹ truyền trực tiếp kiểu hình cho con cái. B. kiểu gen là kết quả tương tác giữa kiểu hình với môi trường. C. mức phản ứng không phụ thuộc vào kiểu gen. D. mức phản ứng di truyền được. 10. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường gây nên những biến đổi ở kiểu hình có tính chất đồng loạt và không di truyền là nguyên nhân của loại biến dị nào sau đây? A. đột biến B. thường biến C. biến dị tổ hợp D. Cả a, b, c 11. Loại biến dị không di truyền là: A. đột biến cấu trúc NST. B. thường biến. C. đột biến số lượng NST. D. đột biến gen. 12. Trên cơ sở mức phản ứng của tính trạng, trong chăn nuôi và cây trồng, yếu tố nào là quan trọng nhất? A. cần. B. giống. C. nước. D. phân. 13. Nội dung nào sau đây không đúng? A. kiểu gen quy định giới hạn của thường biến. B. giới hạn của thường biến phụ thuộc vào M trường. C. bố mẹ không di truyền cho con tính trạng hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gen. D. môi trường sẽ quy định kiểu hình cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen quy định 14. Thường biến xuất hiện do nguyên nhân: A. do tác động các nhân tố hoá học như : EMS, cônxixin làm thay đổi cấu trúc của ADN. B. do các tia phóng xạ, tia tử ngoại làm đứt gãy NST. C. do sự trao đổi đoạn của NST. D. do điều kiện môi trường thay đổi. Trang 41 http://www.ebook.edu.vn 15. Trong việc tăng suất cây trồng yếu tố nào là quan trọng hơn? A. kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi B. giống cây trồng và vật nuôi C.điều kiện khí hậu D.cả a và b 16. Thường biến có thể xảy ra khi: A. cơ thể trưởng thành cho đến lúc chết B. cơ thể còn non cho đến lúc chết C. mới là hợp tử D. còn là bào thai 17. Tính trạng nào sau đây có mức phản ứng hẹp? A. số lượng quả trên cây của một giống cây trồng. B. số hạt trên bông của một giống lúa. C. số lợn con trong một lứa đẻ của một giống lơn. D. tỉ lệ bơ trong sữa của một giống bò sữa. 18. Phát biểu nào sau đây không đúng với khái niệm về mức phản ứng? A. để xác định mức phản ứng của một kiểu gen cần phải tạo ra những cá thể đa dạng về kiểu gen và cho chúng sinh trưởng, phát triển trong cùng một điều kiện môi trường. B. mức phản ứng do kiểu gen quy định C. để xác định mức phản ứng của một kiểu gen cần phải tạo ra những cá thể đa dạng về kiểu gen và cho chúng sinh trưởng, phát triển trong những điều kiện môi trường khác nhau. D.các tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng 19. Yếu tố nào quy định kiểu hình của một cá thể? A. sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. B. tổ hợp gen trong hợp tử. C. ảnh hưởng của môi trường. D. khả năng phản ứng của cá thể. 20. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. giống tốt, kỹ thuật sản tốt, năng suất không cao. B. kiểu gen quy định giới hạn năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng. C. kỹ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể của giống D. ở vật nuôi và cây trồng, năng suất là kết quả tác động tổng hoẹp của giống và kỹ thuật sản xuất 21. Các biến dị nào sau đây không là thường biến? A. da người sạm đen khi ra nắng. B. cùng 1 giống nhưng trong điều kiện chăm sóc tốt, lợn tăng trọng nhanh hơn những cá thể ít được chăm sóc. C. xuất hiện bệnh loạn sắc ở người. D. lá rụng vào mùa thu mỗi năm. 22. Một loài hoa có kiểu hình màu đỏ thuần chủng khi trồng ở môi trường có nhiệt độ là 350 C thì có màu trắng, nhưng cây đó khi trồng ở nhiệt độ 200 C thì cho ra hoa màu đỏ, đó là do: A. nhiệt độ môi trường đó làm biến đổi màu hoa B. bố mẹ truyền cho con những tính trạng phản ứng linh hoạt với MT C. sự đột biến kiểu gen quy định màu hoa đỏ và sau đó là hồi biến D. kiểu gen quy định màu hoa đỏ phản ứng nhạy cảm với nhiệt độ 23. Sự mềm dẻo kiểu hình có ý nghĩa: A. làm tăng khả năng sinh sản của loài. B. giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống. C. là nguyên liệu của tiến hoá và chọn giống. D. tạo ra nhiều kiểu gen khác nhau. 24. Mức phản ứng của một cơ thể do yếu tố nào quy định: A. kiểu hình. B.điều kiện cụ thể của môi trường C. Kiểu gen và điều kiện môi trường D. kiểu gen. 25. Tính chất nào là của biến dị thường biến: A. cá thể. B. định hướng. C. nguyên liệu tiến hoá. D. di truyền 26. Tính trạng số lượng không có đặc điểm nào sau đây? Trang 42 http://www.ebook.edu.vn A. đo lường được bằng các kỹ thuật thông thường. B.nhận nbiết được bằng quan sát thông thường C. thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi D. khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi 27. Câu nào sau đây có nội dung đúng? A. trong chọn giống người ta chọn những thường biến có lợi để nhân giống. B. năng suất cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. C. mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được còn sự mềm dẻo kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen nên không di truyền được cho thế hệ sau. D. giúp sinh vật thích nghi với môi trường nên thường biến là ngliệu cung cấp cho quá trình chọn lọc. 28. Sự mềm dẻo kiểu hình là: A. hiện tượng kiểu hình của một cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau. B. biến đổi phân tử ADN dưới tác dụng môi trường trong và môi trường ngoài.. C. biến đổi cấu trúc NST. D.hiện tượng kiểu hình thay đổi linh hoạt khi môi trường thay đổi và di truyền cho thế hệ sau. 29. Phát biểu nào sau đây đúng với khái niệm về kiểu hình? A. kiểu hình liên tục thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi B. kiểu hình ổn định khi điều kiện môi trường thay đổi C. kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa kiểu gen và điều kiện môi trường D. kiểu hình khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi 30. Mức phản ứng là................của một kiểu gen tương ứng với môi trường khác nhau. Cụm từ điền đúng vào chỗ trống của câu trên là: A. mức độ của thường biến B. biểu hiện thường biến C.tập hợp các kiểu hình D.sự thay đổi của thường biến Đáp án của Bài 13 1. B 2. D 3. C 4. C 5. A 6. A 7. A 8. B 9. D 10. B 11. B 12. B 13. B 14. D 15. D 16. B 17. D 18. A 19. A 20. A 21. C 22. D 23. B 24. D 25. B 26. D 27. C 28. A 29. C 30. C CHƯƠNG III DI TRUYÊN HỌC QUẦN THỂ BÀI 16: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ I. Các đặc trưng di truyền của quần thể 1. Định nghĩa quần thể Quần thể là một tổ chức của các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khoảng không gian xác định, ở vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra các thế hệ con cái để duy trì nòi giống. 2. Đặc trưng di truyền của quần thể * vốn gen : tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định, các đặc điểm của vốn gen thể hiện thông qua các thông số là tần số alen và tần số kiểu gen * Tần số alen: - Tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định. Tổng số alen A = (500 x 2) + 200 = 1200. Tổng số alen A và a là: 1000 x 2 = 2000. Trang 43 http://www.ebook.edu.vn Vậy tần số alen A trong quần thể là: 1200 . 2000 = 0.6 * Tần số kiểu gen của quần thể: Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể. Tần số KG AA trong quần thể là 500 . 1000 = 0.5 Chú ý: Tùy theo hình thức sinh sản của từng loài mà các đặc trưng của vốn gen cũng như các yếu tố làm biến đổi vốn gen của quần thể ở mỗi loài có khác nhau. II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần. 1. Quần thể tự thụ phấn. * Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự thụ phấn là: n ⎛1⎞ Tần sốKG AA=( 1 − ⎜ ⎟ ).2 ⎝2⎠ n ⎛1⎞ Tần số KG Aa = ⎜ ⎟ ⎝2⎠ n ⎛1⎞ Tần sốKG aa = ( 1 − ⎜ ⎟ ).2 ⎝2⎠ * Kết luận: Thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử. 2. Quần thể giao phối gần * Khái niệm: Đối với các loài động vật, hiện tượng các cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau thì được gọi là giao phối gần. - Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần sẽ biến đổi theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử. III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối 1. Quần thể ngẫu phối - Quần thể được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên * Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối : - Trong QT ngẫu phối các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi với nhau 1 cách ngẫu nhiên tạo nên 1 lượng biến dị di truyền rất lớn trong QT làm nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống - Duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể 2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể * Một quần thể được gọi là đang ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen (thành phần kiểu gen ) của quần thể tuân theo công thức sau: P2 + 2pq + q2 = 1 • Định luật hacđi vanbec * Nội dung : trong 1 quần thể lớn , ngẫu phối ,nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo công thức : P2 + 2pq +q2 =1 * Bài toán : Nếu trong 1 QT, lôcut gen A chỉ có 2 alen Avà a nằm trên NST thường Gọi tấn số alen A là p, a là q - Tổng p và q =1 - Các kiểu gen có thể có : Aa, AA, aa Trang 44 http://www.ebook.edu.vn - Giả sử TP gen của quần thể ban đầu là :0.64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa - Tính dc p=0.8, q=0.2 → Công thức tống quát về thành phần KG : p2AA + 2pqAa + q2aa - Nhận xét : tần số alen và thành phần KG không đổi qua các thế hệ * Điều kiện nghiệm đúng: - Quần thể phải có kích thước lớn - Các cá thể trong quần thể phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau( ko có chọn lọc tự nhiên ) - Không xảy ra đột biến ,nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch - Không có sự di - nhập gen Trang 45 http://www.ebook.edu.vn BÀI 16-17. 1. Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng được thấy trong quá trình: A. Sinh sản sinh dưỡng B. Sinh sản hữu tính C. Ngẫu nhiên D. Tự phối 2. Đặc điểm nào dưới đây về quần thể giao phối là không đúng: A. Quần thể là một cộng đồng có lịch sử phát triển chung B. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời C. Quần thể là một tập hợp cá thể cùng loài D. Mỗi quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định 3. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có đặc điểm : A. Chủ yếu ở trạng thái dị hợp B. Tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp C. Phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau D. Đa dạng và phong phú về kiểu gen 4. Định luật Hacdi-Vanbec phản ánh: A. Trạng thái động của tần số các alen trong quần thể B. sự ổn định của tần số tương đối các alen trong quần thể C. trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể D. B và C đúng 5. Ý nghĩa nào dưới đây không phải là của định luật Hacđi-Vanbec: A. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian dài B. Giải thích hitượng tiến hoá nhỏ diễn ra trên cơ sở làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể C. Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hoá D. Từ tỷ lệ cá thể có biểu hiện tính trạng lặn đột biếncó thể suy ra được tần số của alen lặn đột biến đó trong quần thể 6. Trong một quần thể giao phối, mô tả nào dưới đây là đúng: A. Tần số tương đối của các alen trong một gen nào đó là không đặc trưng cho từng quần thể B. Tần số tương đối của các kiểu gen có tính đặc trưng cho từng quần thể C. Tần số tương đối của các alen trong một gen nào đó là đặc trưng cho từng quần thể D. Tần số tương đối của của các alen trong một k gen nào đó trong quần thể thay đổi qua các thế hệ 7. Đặc điểm nào dưới đây của một quần thể giao phối là không đúng: A. Mỗi quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định B. Tần số tương đối của các alen trong một gen nào đó không đặc trưng cho từng quần thể C. Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trên cơ sở sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể D. Quần thể là một đơn vị tổ chức cơ sở và là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên 8. Giả sử một gen có 2 alen A và a. Gọi p là tần số alen A, q là tần số alen a. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử sẽ tạo ra thế hệ tiếp sau với thành phần kiểu gen: A. P AA ; q2 aa B. P2 AA ;pqAa; q2 aa C. P2 AA ; 2pqAa; q2 aa D. pAA; qaa 9. Theo định luật Hacddi-Vanbec: Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể...........(G: giao phối; T: tự phối) tần số tương đối của các...........(A: alen; B: gen) ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác A. T, A, B. G, A, C. G, B, D. T, B, 10. Điều nào dưới đây nói về quần thể tự phối là không đúng: A. Số cá thể đồng hợp tăng, số thể dị hợp giảm trong quá trình tự thụ B. Quần thể bị phân hoá dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau C. Thể hiện đặc điểm đa hình D.Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ Trang 46 http://www.ebook.edu.vn 11. Trong một quần thể giao phối nếu một gen có 3 alen a1, a2, a3 thì quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra bao nhiêu tổ hợp kiểu gen khác nhau?(*) A. 4 tổ hợp gen B. 8 tổ hợp gen C. 6 tổ hợp gen D. 10 tổ hợp gen 12. Quần thể giao phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong thiên nhiên vì: A. Có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể B. Có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá thể về mặt sinh sản C. Có sự hạn chế trong giao phối giữa các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong một loài D.Tất cả đều đúng 13. Điều nào dưới đây nói về quần thể giao phối là không đúng: A. Có sự đa hình về kiểu gen tạo nên sự đa hình về kiểu hình B. Các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong cùng một loài không thể giao phối lẫn nhau C. Nét đặc trưng của quần thể giao phối là sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể D. Các cá thể trong quần thể giống nhau ở những nét cơ bản và sai khác về rất nhiều chi tiết 14. Quần thể giao phối là một tập hợp cá thể ..............(K: khác loài; C: cùng loài), trải qua nhiều thế hệ đã cùng chung sống trong một khoảng không gian ............(X: xác định; Y: không xác định), trong đó các cá thể ...........(G: giao phối tự do; H: không giao phối) với nhau, được cách li ở mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận cùng loài: A. C, Y, G B. K, X, H C. C, X, G D. K, Y, H 15. Trong quần thể tự phối, gọi p là tần số tương đối của alen A, q là tấn số tương đối của alen a. Tần số tương đối của các kiểu gen trong quần thể sẽ như sau: A. pAA:pqAa:qaa B. 2pqAa C. P2 AA ; q2 aa D. P2 AA ; 2pqAa; q2 aa 16. Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số tương đối của các alen thuộc một gen nào đó: A. Có tính ổn định nhưng không đặc trưng cho từng quần thể B. Không có ổn định nhưng đặc trưng cho từng quần thể C. Có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể D. Không có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể 17. Tần số tương đối của một alen được tính bằng: A. Tỷ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong QT B. Tỷ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong QT C. Tỷ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể D. Tỷ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong QT 19. Điều kiện nào dưới đây là điều kiện để định luật Hacdi-Vanbec nghiệm đúng A. Quần thể có số lượng cá thể lớn B.Quần thể giao phối ngẫu nhiên C.Không có chọn lọc và đột biến D.Tất cả đều đúng 20. Quần thể giao phối có đặc điểm: A. Là một tập hợp cá thể cùng loài, cùng chung sống trong một khoảng không gian xác định B. Là đơn vị tổ chức cơ sở và là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên, có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định C. Các cá thể trong quần thể có thể giao phối tự do với nhau, được cách li ở mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận cùng loài D. Tất cả đều đúng 21. Ý nghĩa và ứng dụng thực tiễn của định luật Hacđi-Vanbec: A. Biết được tỷ lệ cá thể mang bệnh do gen lặn đột biến ở trạng thái đồng hợp trong quần thể có thể suy ra tần số gen lặn đột biến trong quần thể, xác định được tần số cá thể mang gen lặn đột biến đó trong quần thể B. Định luật phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể Trang 47 http://www.ebook.edu.vn C. Từ tỷ lệ của các kiểu hình có thể suy ra tỷ lệ các loại gen và tần số tương đối của các alen và ngược lại D. tất cả đều đúng 22. Hạn chế của định luật Hacdi-Vanbec xảy ra do: A. Các kiểu gen khác nhau sẽ có sức sống và khả năng thích nghi khác nhau B. Thường xuyên xảy ra quá trình đột biến và quá trình chọn lọc tự nhiên C. Sự ổn định của tần số các alen trong quần thể qua các thế hệ D. A và B đúng Đáp án của Bài 16,17 1. D 2. B 3. C 4. D 5. B 6. C 7. B 8. C 9. B 10. C 11. C 12. D 13. B 14. C 15. C 16. C 17. B 18. B 19. D 20. D 21. D 22. D CHƯƠNG IV BÀI 18 ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP I.Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp - Các gen nằm trên các NST khác nhau sẽ phân li độc lập với nhau nên câc tổ hợp gen mới luôn được hình thành trong sinh sản hữu tính - Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn - Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ tạo ra tổ hợp gen mong muốn ( dòng thuần ) II.Tạo giống lai có ưu thế lai cao 1.Khái niệm Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu ,khả năng sinh trưởng phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ 2. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai - Giả thuyết siêu trội: kiểu gen AaBbCc có kiểu hình vượt trội so với AABBCC, aabbcc ,AAbbCC, AABBcc - Sự tác động giữa 2 gen khác nhau về chức phận của cùng 1 lôcut→ bổ trợ mở rộng phạm vi bểu hiện của tính trạng 3. Phương pháp tạo ưu thế lai - Tạo dòng thuần : cho tự thụ phấn qua 5-7 thế hệ - Lai khác dòng: lai các dòng t.c để tìm tổ hợp lai có ưu thế lai cao nhất - Ưu điểm: con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế - Nhược điểm: tốn nhiều thời gian biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ 4. Một vài thành tựu - Viện lúa quốc tế IRRI người ta lai khác dòng tạo ra nhiều giống lúa tốt có giống lúa đã trồng ở việt nam như : IR5. IR8 BÀI 19 TẠO GIỐNG MỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO I. Tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến 1. Quy trình: gồm 3 bước + Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến + Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn + Tạo dòng thuần chủng - Lưu ý : phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với vi sinh vật 2. Một số thành tựu tạo giống ở việt nam Trang 48 http://www.ebook.edu.vn - Xử lí các tác nhân lí hoá thu được nhiều chủng vsv , lúa, đậu tương ….có nhiều đặc tính quý - Sử dụng cônxisin tạo được cây dâu tằm tứ bội - Táo gia lộc xử lí NMU → táo má hồng cho năng suất cao II. Tạo giống bằng công nghệ tế bào 1 Công nghệ tế bào thực vật(SGK) 2.Công nghệ tế bào động vật a. Nhân bản vô tính động vật - Nhân bản vô tính ở ĐV được nhân bản từ tế bào xôma , không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục, chỉ cân tế bào chất của noãn bào *Các bước tiến hành : + Tách tế bào tuyến vú cua cừu cho nhân , nuôi trong phòng thí nghiệm + Tách tế bào trứng cuả cừu khác loại bỏ nhân của tế bào này + Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bỏ nhân + Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo để trứng pt thành phôi + Chuyển phôi vào tử cung của cừu mẹ để nó mang thai * Ý nghĩa: - Nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm - Tạo ra các giới ĐV mang gen người nhằm cung cấp cơ quan nội tạng cho người bệnh b. Cấy truyền phôi Phôi được tách thành nhiều phần riêng biệt, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành một phôi riêng biệt BÀI 20 TẠO GIỐNG MỚI NHỜ CÔNG NGHỆ GEN I. Công nghệ gen 1. Khái niệm công nghệ gen - Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới - Kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác gọi là kỹ thuật chuyển gen 2. Các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen a. Tạo ADN tái tổ hợp * Nguyên liệu: + Gen cần chuyển + Thể truyền : Plasmit hoặc thể thực khuẩn là ADN dạng vòng có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN vi khuẩn . +Enzim cắt (restrictaza) và E nối( ligaza) * Cách tiến hành: - Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào -Xử lí bằng một loại enzin giới hạn để tạo ra cùng 1 loại đầu dinh - Dùng enzim nối để gắn chúng tạo ADN tái tổ hợp b. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận - Dùng muối canxi clorua hoặc xung điện cao áp làm giãn màng sinh chất của tế bào để ADN tái tổ hợp dễ dàng đi qua c. Phân lập dòng tb chứa ADN tái tổ hợp - Chọn thể truyền có gen đánh dấu - Bằng các kỹ thuật nhất định nhận biết được sản phẩm đánh dấu II. Ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen 1. Khái niệm sinh vật biến đổi gen - Khái niệm : là sinh vật mà hệ gen của nó làm biến đổi phù hợp với lợi ích của mình - Cách làm biến đổi hệ gen cua sinh vật: + Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen của sv Trang 49 http://www.ebook.edu.vn + Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen 2. Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen * Cách tiến hành : ĐV : - Lấy trứng cho thụ tinh trong ống nghiệm - Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi - Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai sinh đẻ *Thành tựu thu được : + ĐV : Chuyển gen prôtêin người vào cừu và Chuyển gen hooc môn sinh trưởng của chuột cống vào chuột bạch→ tăng gấp đôi + TV : Chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ từ loài thuốc lá cảnh vào cây bông và đ tương + VSV : Tạo vk kháng thể miễn dịch cúm Tạo gen mã hoá insulin trị bệnh đái tđường Tạo chủng vi khuẩn sản xuất ra các sản phẩm có lợi trong nông nghiệp BÀI 18: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ 1. Trong chọn giống người ta tạo biến dị tổ hợp chủ yếu bằng phương pháp: A. lai phân tử. B. lai khác loài. C. lai cá thế. D. lai tế bào. 2. Trong chọn giống, điều nào sau đây không đúng với phương pháp tự thụ phấn? A. Củng cố một số đặc tính mong muốn. B. Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn. C. Tạo sản phẩm sử dụng trong lai kinh tế. D. Tạo ra các dòng thuần chủng. 3. Để tạo ưu thế lai, người ta tiến hành : Dòng A x dòng B --> dòng C. Dòng D x dòng E --> dòng F. Dòng C x dòng F --> dòng G. Đây là phép lai: A. thuận nghịch. B. sử dụng con lai F làm sản phẩm. C. khác dòng kép. D. sử dụng con lai G làm giống. 4. Trong chọn giống vật nuôi, cây trồng, điều nào sau đây đúng với kết quả biến dị tổ hợp? A. Tạo nhiều giống phù hợp với nhu cầu sản xuất. B. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen. C. Tạo nhiều giống mới có năng suất cao. D. Tạo sự đa dạng về kiểu hình trong chọn giống. 5. Ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau là do: A. tỉ lệ thể đồng hợp giảm dần, tỉ lệ thể dị hợp tăng lên, gen lặn có hại được biểu hiện. B. tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp tăng lên, gen lặn có hại được biểu hiện. C. tỉ lệ thể đồng hợp giảm dần, gen lặn có hại được biểu hiện. D. tỉ lệ thể dị hợp tăng lên, gen lặn có hại được biểu hiện. 6. Phương pháp lai nào sau đây tạo ưu thế lai tốt nhất? A. Lai khác thứ. B. lai khác nòi. C. Lai khác dòng. D. Lai khác loài. 7. Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần? A. Tạo ưu thế lai. B. Hiện tượng thoái hoá giống. C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, tỉ lệ thể dị hợp giảm. D. Tạo ra dòng thuần. 8. Phương pháp lai nào dưới đây không được sử dụng để tạo ưu thế lai? A. Lai khác dòng đơn. B. Lai cải tiến giống. C. Lai khác dòng kép. D. Lai kinh tế. 9. Phương pháp lai nào sau đây không sử dụng để tạo giống lai cho ưu thế lai? A. Lai khác dòng đơn. B. Lai thuận nghịch. C Lai tế bào sinh dưỡng. D. Lai khác dòng kép. 10. Theo giả thuyết siêu trội, con lai có kiểu hình vượt trội so với bố mẹ khi có kiểu gen: A. AaBBDd. B. aaBBddEE. C. AaBbDd. D. AaBBDDee. Trang 50 http://www.ebook.edu.vn 11. Phương pháp chọn giống chủ yếu đôí với động vật là: A. gây đột biến nhân tạo và chọn lọc. B. lai tế bào. C. giao phối. D lai phân tử. 12. Phương pháp lai nào dưới đây được sử dụng chủ yếu để tạo giống cây trồng mới? A. Lai hữu tính kết hợp đột biến thực nghiệm. B. Tạo ưu thế lai. C. Nuôi cấy mô thực vật, nuôi cấy bao phấn, hạt phấn. D. Lai giữa cây trồng và loài hoang dại. 13. Để tạo ưu thế lai, người ta tiến hành : Dòng A x dòng B --> con lai C. Dòng D x dòng E --> con lai F. Con lai C x con lai F --> con lai G. Điều nào sau đây là đúng nhất? A. Đây là phép lai khác dòng đơn. B. Con lai G được dùng trong sản xuất. C. Đây là phép lai thuận nghịch. D. Con lai F được dùng trong sản xuất. 14. ưu thế lai là hiện tượng: A. con lai có sức sống, năng suất co hơn hẳn bố mẹ. B. con lai có NS cao hơn P nhưng bất thụ. C. con lai mang kiểu gen đồng hợ trội. D. con lai có kiểu hình mới so với bố mẹ. 15. Trong chọn giống, lai khác dòng nhằm mục đích: A. tạo tổ hợp lai có giá trị B. tạo ưu thế lai. C. tạo dòng thuần. D. tạo giống mới. 16. Nguyên nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ra biến dị tổ hợp? A. Liên kết gen. B. Hoán vị gen. C. Quá trình phát sinh giao tử D. Quá trình thụ tinh. 17. Trong việc tạo ưu thế lai, người ta lai thuận nghịch giữa các dòng tự thụ phấn nhằm tìm ra: A. các giống thuần mang tính trạng mong muốn.B. tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. C. tổ hợp các gen trội có lợi D. tổ hợp các gen lặn gây hại để loại bỏ. 18. Trong chọn giống cây trồng, để củng cố một đặc tính mong muốn, người ta áp dụng phương pháp: A. lai khác dòng. B. lai khác thứ. C. tự thụ phấn. D. lai thuận nghich. 19. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong phép lai: A. khác loài. B. khác dòng. C. thuận nghịch. D. khác thứ. 20. Giả thuyết siêu trội trong ưu thế lai là: A. cơ thể dị hợp của các alen tốt hơn thể đồng hợp , do hiệu quả bổ trợ giữa 2 alen khác nhau về chức phận trong cùng một lôcút trên 2 nhiễm sắc thể của cặp tương đồng. B. các gen không alen tác động bổ trợ lẫn nhau. C. các alen trội trội thường có tác động có lợi nhiều hơn các alen lặn, tác động cộng gộp giữa các gen trội có lợi dẫn đến ưu thế lai. D. ở cơ thể dị hợp, alen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các alen lặn có hại không cho các alen này biểu hiện. 21. Lai khác thứ có mục đích: A. để sử dụng ưu thế lai và tạo giống mới. B. chỉ để tạo giống mới. C. để cải tiến giống. D. chỉ để sử dụng ưu thế lai. 22. Phương pháp chủ động tạo biến dị trong chọn giống cổ điển: A. chọn các cá thế biến dị tốt, phát sinh ngẫu nhiên. B. lai giống. C. tạo ưu thế lai. D. gây đột biến nhân tạo. 23. Trong chọ giống vật nuôi, để tạo ưu thế lai, việc đầu tiên người ta phải tiến hành là: A. lai thuận nghịch. B. tạo ra các dòng thuần. C. lai khác dòng đơn. D. lai khác dòng kép. 24. Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi cây trồng được tạo ra bằng cách: Trang 51 http://www.ebook.edu.vn A. gây đột biến nhân tạo. B. tạo ADN tái tổ hợp nhờ công nghệ di truyền C. lai giống tạo biến dị tổ hợp. D. gây ĐB nhân tạo, lai giống , tạo ADN tái tổ hợp nhờ CN gen 25. Phương pháp nào sau đây là cơ bản để tạo ra biến dị tổ hợp? A. Gây đột biến nhân tạo. B. Lai giống. C. Chọn lọc nhân tạo. D. Gây đa bội. 26. Theo giả thuyết siêu trội, để con lai có kiểu hình vượt trội so với bố mẹ. Phép lai nào là phù hợp? A. ♀ aaBBdd x ♂ AABBdd. B. ♀ aaBBdd x ♂ AAbbDd. C. ♀ AABBDD x ♂ aabbdd. D. ♀ AABBDD x ♂ aaBBDD. Đáp án Bài 18 1. C 2. C. 3. C 4. B 5. B 6. C 7. A 8. B 9. C 10. C 11. C 12. A 13. B 14. A 15. B 16. A 17. B 18. C 19. B 20. A 21. A 22. B 23. B 24. D 25. B 26. C BÀI 19: TẠO GIỐNG MỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO 1. Ưu điểm chính của lai tế bào xôma so với lai hữu tính là: A. tổ hợp thông tin di truyền của 2 loài khác xa nhau. B. tạo ưu thế lai ở F1 . C. khắc phục được hiện tượng thoái hoá do lai gần. D. khắc phuc hiện tượng bất thụ do lai xa. 2. Trong chọn giống, để tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài, người ta áp dụng phương pháp: A. lai khác dòng. B. lai tế bào xôma. C. lai tế bào sinh dục. D. lai thuận nghịch. 3. Phương pháp chọn giống nào dưới đây được dùng phổ biến trong chọn giống vi sinh vật? A. Lai giữa loài đã thuần hoá và loài hoang dại B. Lai khác thứ. C. Lai khác dòng. D. Gây đột biến bằng các tác nhân vật lý, hoá học. 4. Phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với đối tượng sinh vật: A. nấm. B. động vật. C. vi sinh vật. D. thực vật. 5. Phương pháp gây đột biến nhân tạo ít có hiệu quả đối với đối tượng sinh vật: A. thực vật. B. vi sinh vật. C. động vật. D. nấm. 6. Điểm giống nhau giưa lai tế bào và lai hữu tính là: A. có quá trình kết hợp các giao tử. B. cây lai có bộ NST dạng song nhị bội không cần đa bội hoá. C. tạo ra cây dị đa bội. D. dễ thực hiện cho kết quả tốt. 7. Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh do nuôi cấy mô tạo thành lại có kiểu gen như dạng gốc vì: A. kiểu gen được duy trì ổn định thông qua nguyên phân. B. kiểu gen được duy trì ổn định thông qua giảm phân. C. kiểu gen được duy trì ổn định thông qua trực phân. D. kiểu gen được duy trì ổn định thông qua nguyên phân và giảm phân. 8. Điều nào sau đây là không đúng với phương pháp cấy truyền phôi? A. Biến đổi thành phần cuả phôi theo hướng có lợi cho con người. B. Tạo ra nhiều cin vật có kiểu gen giống nhau. C. Phối hợp nhiều phôi thành thể khảm. D. Tách phôi ra nhiều phần, nhiều phần kết hợp lại thành một phôi riêng biệt. Trang 52 http://www.ebook.edu.vn 9. Điều nào sau đây không đúng với nhân bản vô tính ở động vật bằng kỹ thuật chuyển nhân? A. Cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục. B. ĐV có vú có thể nhân bản từ tế bào xôma. C. Cần có sự tham gia tế bào chất của noãn bào. D. Có thể tạo ra giống ĐV mang gen người. 10. Việc nhân bản vô tính ở vật nuôi bằng kỹ htuật chuyển nhân mang lại lợi ích : A. tạo ra các giống động vật mang gen người phục vụ y học. B. tăng năng suất trong chăn nuôi. C. tăng nhanh giống vật nuôi quý hiếm. D. Tất cả các lợi ích trên. 11. Điều nào không đúng với quy trình nuôi cấy hạt phấn? A. Các dòng tế bào đơn bội có các kiêu gen khác nhau, biểu hiện sự đa dạng của các giao tử do giảm phân tạo ra. B. Các dòng tế bào có bộ gen đơn bội nên alen lặn được biểu hiện thành kiểu hình, cho phép chọn lọc in vitro ( trong ống nghiệm) ở mức tế bào những dòng có đặc tính mong muốn. C. Lưỡng bội hoá dòng tế bào 1n thành 2n rồi cho mọc thành cây lưỡng bội là cách duy nhất để tạo thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh. D. Các hạt phấn riêng lẻ có thể mọc trên môi trường nuôi nhân tạo trong ống nghiệm thành dòng tế bào đơn bội. 12. Tế bào trần là: A. tế bào đã loại bỏ thành xenlulôzơ. B. tế bào mang ADN tái tổ hợp. C. một loại tế bào nhân sơ có ADN dạng trần. D. một loại tế bào đa nhân không màng. 13. Ý nào không đúng với vai trò của nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng? A. Tạo ra giống mới. B. Tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu của sản xuất. C. Bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. D. Tiết kiệm được diện tích sản xuất giống. 14. Trong phương pháp lai chọn giống thực vật, nguồn nguyên liệu của lai tế bào xôma là: A. hạt phấn (n). B. noãn (n). C. tế bào sinh noãn. D. hai dòng tế bào 2n khác nhau. 15. Phát biểu nào sau đây là không đúng với công nghệ tế bào thực vật? A. Giúp nhân giống nhanh chóng các loại cây trồng quý hiếm. B. Nuôi cấy tế bào lưỡng bội phát triển thành cây lưỡng bội được dùng để chọn giống. C. Nuôi cấy các mẫu mô thực vật trong ống nghiệm sau đó tái sinh thành cây mới. D. có thể tạo ra các cây trồng đồng hợp về tất cả các gen. 16. Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội ở thực vật do nó có khả năng: A. tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ. B. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào. C. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển. D. cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho NST không phân li. 17. Tác nhân gây đột biến nào sau đây để tạo thể đa bội? A. Các loại tia phóng xạ. B. Tia tử ngoại. C. Côisixin D. Sốc nhiệt. 18. Trong nhân bản vô tính ở động vật, cừu Đôly sinh ra có kiểu hình giống hệt kiểu hình của: A. cừu bố. B. cừu cho tế bào trứng. C. cừu cho tế bào tuyến vú. D. cừu mẹ. 19. Để nhân nhiều động vật quý hiếm hoặc các giống vật nuôi sinh sản chậm và ít, người ta tiến hành: A. phối hợp 2 hay nhiều phôi thành thể khảm. B. tách phôi thành 2 hay nhiều phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành phôi riêng biệt. Trang 53 http://www.ebook.edu.vn C. làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi trước khi mới phát triển. D. làm biến đổi các thành phần của phôi khi mới phát triển. 20. Phương pháp chủ động tạo biến dị trong chọn giống hiện đại: A. tạo ưu thế lai. B. gây đột biến nhân tạo. C. lai giống. D. chọn các cá thể biến dị tốt, phát sinh ngẫu nhiên. 21. Để hai tế bào sinh dưỡng có thể dung hợp thành một tế bào thống nhất, điều quan trọng đầu tiên là: A. nuôi cấy trong mooi trường thích hợp. B. dùng hoocmôn thích hợp để dung hợp. C. loại bỏ thành tế bào. D. dùng xung điện cao áp để kích thích. 22. Phương pháp nào sau đây dùng để nhân bản những cá thể động vật quý hiếm? A. Lai tế bào sinh dưỡng. B. Lai hữu tính. C. Cấy truyền phôi, lai hữu tính. D. Nhân bản vô tính, cấy truyền phôi. 23. Điều nào không đúng với quy trình dung hợp tế bào trần thực vật? A. Loại bỏ thành tế bào. B. Cho dung hợp tế bào trần trong môi trường đặc biệt C. Cho dung hợp trực tiếp tế bào trong môi trường đặc biệt. D. Nuôi cấy các tế bào lai trong MT đặc biệt để chúng phân chia, tái sinh thành cây lai khác loài. 24. Việc ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo cho kết quả là: A. tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. B. chỉ tạo được cơ quan. C. chỉ tạo được cơ thể hoàn chỉnh. D. chỉ tạo được mô. 25. Ý nào không đúng với vai trò của nhân bản vô tính ở động vật? A. Mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng. B. Tạo cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người. C. Có triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt. D. Để cải tạo giống và tạo giống mới. 26. Ý nào không đúng với công đoạn nuôi cấy tế bào? A. Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể. B. Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.. C. Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích tế bào hình thành mô sẹo. D. Nuôi cấy tế bào để tạo mô sẹo. 27. Công nghệ tế bào là: A. ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. B. ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô chỉ để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh C. ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô chỉ để tạo ra cơ quan D. ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp chỉ nuôi cấy tế bào để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. 28. Ưu điểm nổi bật của phương pháp chọn giống bằng nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh là: A. tạo dòng thuần chủng, tính trạng chọn loc được sẽ rất ổn định. B. tạo giống cây quý, bảo tồn nguồn gen không bị tuyệt chủng. C. tạo dòng biến dị xôma, lai tạo những giống cây trồng mới. D. tạo giống chất lượng bảo tồn nguồn gen quý. Trang 54 http://www.ebook.edu.vn 29. Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào dựa trên cơ sở tế bào học là: A. Sự nhân đôi và ơhân li đồng đều của NST trong giảm phân. B. Sự nhân đôi và ơhân li đồng đều của NST trong nguyên phân. C. Sự nhân đôi và ơhân li đồng đều của NST trong trực phân. D. Sự nhân đôi và ơhân li không đồng đều của NST trong nguyên phân. 30. Trong quy trình nhân bản vô tính ở động vật, tế bào được sử dụng để cho nhân là: A. tế bào xôma. B. tế bào tuyến sinh dục. C. tế bào tuyến vú. D. tế bào động vật. 31. Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân, tạo ra động vật mang gen người nhằm: A. cung cấp cơ quan nội tạng của người cho việc thay thế cơ quan trong y học. B. tạo ra những đặc điểm nổi trội ở vật nuôi thích nghi cao với môi trường. C. ghép cơ quan nội tạng vào người bệnh mà không bị đào thải. D. Cả 2 ý a và c đúng. 32. Vì sao phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả đối với vi sinh vật?. A. Vì vi sinh vật dễ đối với việc xử lí các tác nhân gây đột biến. B. Vì vi sinh vật có tốc độ sinh sản nhanh nên dễ phân lập được các dòng đột biến. C. Vì vi sinh vật rất mẫn cảm với tác nhân đột biến. D. Vì việc xử lí vi sinh vật không tốn nhiều thời gian và công sức. 33. Điều nào dưới đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến? A. Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn. B. Tạo dòng thuần chủng của thể ĐBiến. C. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến. D. Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu. 34. Trong các bước sau đây: I. Chọn lọc cá thể có kiểu hình mong muốn. II. Tạo dòng thuần. III. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến. Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến theo trình tự nào sau đây? A. I --> --> II --> III. B. III --> II --> I. C. II --> III --> I. D. III --> I --> II. 35. Nguyên tắc của nhân bản vô tính là: A. chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới. B. chuyển nhân của tế bào xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới. C. chuyển nhân của tế bào trứng (n) vào một tế bào xôma , kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới. D. chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới. Đáp án Bài 19 1.A 2.B 3.D 4.C 5.C 6.C 7.A 8.D 9.A 10 . D 11 . C 12 . A 13 . A 14 . D 15 . B 16 . D 17 . C 18 . C 19 . B 20 . B 21 . C 22 . D 23 . C 24 . A 25 . D 26 . C 27 . A 28 . A 29 . B 30 . C 31 . D 32 . B 33 . D 34 . D.. 35 . D Bài 20: TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN 1. Một trong những ứng dụng của kỹ thuật di truyền là: A. tạo các giống cây ăn quả không hạt. B. sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn. C. tạo ưu thế lai.. D. nhân bản vô tính. 2. Kỹ thuật chuyển gen là: Trang 55 http://www.ebook.edu.vn A. KT tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào này sang tế khác. B. KT tạo SV biến đổi gen C. Kỹ thuật phân lập dòng tế bào xôma. D. kỹ thuật tách chiết thể truyền. 3. Trong tạo giống bằng công nghệ gen, giống cà chua có thể bảo quản lâu không bị hư hỏng là do: A. tác dụng của auxin trong quá trình chín hoá chậm. B. gen sản sinh ra êtilen đã được làm bất hoạt. C. tác dụng của xitôkinin tác động vào quá trình chín hoá. D. gen sản sinh ra một loại Pr kháng vi nấm. 4. Trong kỹ thuật di truyền, đối tượng thường được sử dụng làm " nhà máy " sản xuất các sản phẩm sinh học là: A. tế bào thực vật. B . tế bào động vật. C. vi khuẩn Ascherichia coli. D. tế bào người. 5. Giống lúa "gạo vàng" giúp điều trị cho các bệnh nhân bị các chứng rối loạn do thiếu vitamin A vì giống lúa này chứa: A. β- carôten. B. vitamin A. C. tinh bột. D. vitamin B1 , B2 , B6 6. Loại prôtêin của người không do vi khuẩn E. Coli sản xuất là: A. vacxin viêm gen B. B. insulin. C. hoocmôn tăng trưởng của người. D. tirôzin 7. Vi khuẩn E. Coli SX vacxin viêm gan B để phòng bệnh viêm gan B ở người . Đây là kết quả của việc: A. gây đột biến gen để tạo những dòng đột biến. B. gây đột biến nhân tạo. C. dùng phagơ làm vectơ trong kỹ thuật chuyển gen. D. dùng plasmit làm thể truyền trong kỹ thuật chuyển gen. 8. Biện pháp nào sau đây được sử dụng để làm biến đổi hệ gen của một vi sinh vật phù hợp với lợi ích của con người? A. đưa thêm một gen của một loài khác vào trong hệ gen. B. loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. C. làm biến đổi một gen nào đó đã có sẵn trong hệ gen D. Cả 3 biện pháp trên. 9. Trong kỹ thuật chuyển gen, để nhận biết tế bào nào đã nhận ADN tái tổ hợp, tế bào nào không nhân, các nhà khoa học đẫ sử dụng: A. thể truyền có gen đánh dấu hoặc gen thông báo. B. enzim restrictaza để nhận biết. C. xung điện để tìm các tế bào. D. mARN khi chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. 10. Công nghệ genlà: A. quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới. B. quy trình chỉ tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới. C. quy trình chỉ tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có thêm gen mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới. D. quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen đột biến mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới. 11. Trong kỹ thuật chuyển gen, để làm dãn màng sinh chất cho ADN tái tổ hợp đi qua, người ta dùng: A. CaCl2 hoặc xung điện. B. virut Xenđê. C. Fe hoặc Mn. D. enzim ligaza. Trang 56 http://www.ebook.edu.vn 12. Mục đích của kỹ thuật di truyền là: A. tạo biến dị tổ hợp. B. gây ra đột biến gen. C. chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận. D. gây ra đột biến NST. 13. Trong các khâu sau đây: I. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen ghép biểu hiện. II. Tách ADN từ NST của tế bào cho và tách ADN ( plasmit) từ vi khuẩn hoặc virut. III. Tạo ADN tái tổ hợp. Trình tự nào sau đây đúng với quy trình chuyển gen? A. I --> III --> II. B. I --> II --> III. C. III --> II --> I D. II --> III --> I 14. Kỹ thuật di truyền là: A. kỹ thuật được thao tác trên tế bào nhân sơ. B. kỹ thuật được thao tác trên tế bào nhân thực C. KT được thao tác trên nhiễm sắc thể. D. KT được thao tác trên vật liệu di truyền ở mức phân tử. 15. Thành tựu nổi bật trong ứng dụng công nghệ gen so với lai hữu tính là: A. sử dụng các plasmit, vikhuẩn làm thể truyền. B. thực hiện nhan chóng, hiệu quả cao. C. tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài khác xa trong bậc thang phân loại loài. D. gắn được những gen cần chuyển vào thể truyền. 16. Trong KT chuyển gen, để có thể nối các đoạn ADN với nhau thành ADN tái tổ hợp người ta dùng: A. xung điện. B. Fe hoặc Mn. C. enzim ligaza. D. enzim restrictaza. 17. Điều nào sau đây là không đúng với plasmit? A. Được sử dụng làm vectơ trong kỹ thật chuyển gen. B. Có trong nhân của tế bào . C. Có khả năng tự nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào D. Phân tử ADN nhỏ, dạng mạch vòng. 18. Tế bào nhận ADN tái tổ hợp thường là: A. tế bào động vật. B. Tế bào người. C. tế bào thực vật. D. vi khuẩn Ascherichia coli. 19. Điều nào không đúng với việc làm biến đổi hệ gen của sinh vật? A. Tạo môi trường cho gen nào đó biểu hiện khác thường. B. Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. C. loại bỏ hay làm bất hoạt một gen nào đó. D. Làm biến đổi gen đã có sẵn trong hệ gen. 20. Chọn giống động vật bằng kỹ thuật di truyền có ưu thế hơn so với tạo giống mới bằng các biện pháp thông thường là do: A. thay gen đúng mục tiêu. B. tiết kiệm được thời gian, tài chính. C. có hiệu quả trên mọi đối tượng. D. đơn giản, dễ thực hiện. 21. Trong kỹ thuật di truyền người ta thường dùng thể truyền là: A. thực khuẩn thể và vi khuẩn. B. thực khuẩn thể và plasmit C. plasmit và vi khuẩn. D. plasmit và nấm men. 22. Vi khuẩn E. Coli có thể sản xuất loại hoocmôn dùng điều trị bệnh tiểu đường ở người, hoocmôn này có tên là: A. noađrênalin. B. adrênalin. C. glucagôn. D. insulin. 23. Điều nào sau đây là không đúng với công nghệ gen? A. Chọn thể đột biến mang gen mong muốn làm vectơ. B. Là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật biến đổi gen. C. Chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác giữa các loài khác nhau. D. Là quy trình tạo ra các sinh vật có thêm gen mới. 24. Thành tựu hiện nay do công nghệ ADN tái tổ hợp đem lại là: Trang 57 http://www.ebook.edu.vn A. hạn chế tác động của các tác nhân đột biến. B. tăng cường hiện tượng biến dị tổ hợp. C. tạo ra các sinh vật chuyển gen, nhờ đó sản xuất với công nghệ lớn các sản phẩm sinh học nhờ vi sinh vật. D. tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn lọc. 25. Trong kỹ thuật ADN tái tổ hợp, enzim cắt được sử dụng để cắt phân tử ADN dài thành các đoạn ngắn là: A. ligaza. B. ADN polimeraza. C. restrictaza. D. ARN polimeraza. 26. Những thành quả nào sau đây có được ở cây trồng mà không phải do công nghệ gen? A. Giống bông kháng sâu hại. B. Giống lúa lùn năng suất cao IR22. C. Giống cà chua để lâu không bị hư hỏng. D. Giống lúa "gạo vàng" 27. Điều nào sau đây là không đúng với vectơ chuyển gen? A. Là các plasmit, phagơ, một số NST nhân tạo. B. Là một phân tử ADN nhỏ có khả năng tự nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào. C. Tồn tại độc lập trong tế bào, mang được gen cần chuyển. D. Là một loại tARN. Đáp án Bài 20: TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN 1.B 2.A 3.B 4.C 5.A 6.D 7.D 8.D 9.A 10 . A 11 . A. 12 . C 13 . D 14 . D 15 . C 16 . C 17 . B 18 . D 19 . A 20 . A 21 . B 22 . D 23 . A 24 . C 25 . C 26 . B 27 . D CHƯƠNG V BÀI 21 DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI DI TRUYỀN Y HỌC *Khái niệm di truyền y học : Là 1 bộ phận của di truyền người, chuyên nghiên cứu phát hiện các cơ chế gây bệnh dt và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị các bệnh di truyền ở người. I. Bệnh di truyền phân tử - Khái niệm : Là những bệnh mà cơ chế gây bệnh phần lớn do đột biến gen gây nên * Ví dụ : bệnh phêninkêtô- niệu + Người bình thường : gen tổng hợp enzim chuyển hoá phêninalanin→ tirôzin +Người bị bệnh : gen bị đột biến ko tổng hợp dc enzim này nên phêninalanin tích tụ trong máu đi lên não đầu độc tế bào - Chữa bệnh: phát hiện sớm ở trẻ → cho ăn kiêng II. Hội chứng bệnh liên quan đế đột biến NS - K.N : Các đb cấu trúc hay số lượng NST thường liên quan đến rất nhiều gen gây ra hàng loạt tổn thương ở các hệ cơ quan của người nên thường gọi là hội chứng bệnh Ví dụ : hội chứng đao + Cơ chế : NST 21 giảm phân không bình thường (ở người mẹ ) cho giao tử mang 2 NST 21, khi thụ tinh kết hợp với giao tử có 1 NST 21 → cơ thể mang 3NST 21 gây nên hội chứng đao + Cách phòng bệnh : không nên sinh con trên tuổi 35 III. Bệnh ung thư -K.N: là loại bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của 1 số loại tế bào cơ thể dẫ đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. khối u được gọi là ác tính khi các tế bào của nó có khả năng tách khỏi mô ban đàu di chuyển đến các nơi khác trong (di căn) - Nguyên nhân,cơ chế : đbg, đb NST Trang 58 http://www.ebook.edu.vn Đặc biệt là đột biến xảy ra ở 2 loại gen : - Gen quy đinh yếu tố sinh trưởng - Gen ức chế các khối u - Cách điều trị : + chưa có thuốc điều trị, dùng tia phóng xạ hoặc hoá chất để diệt các tb ung thư - Thức ăn đảm bảo vệ sinh, môi trường trong lành BÀI 22 BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ Xà HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC I. Bảo vệ vốn gen của loài người 1. Tạo môi trường trong sạch nhằm hạn chế các tác nhân gây đột biến Trồng cây, bảo vệ rừng 2. Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh - Là hình thức chuyên gia di truyền đưa ra các tiên đoán về khả năng đứa trẻ sinh ra mắc 1 tật bệnh di truyền và cho các cặp vợ chồng lời khuyên có nên sinh con tiếp theo ko ,nếu có thì làm gì để tránh cho ra đời những đứa trẻ tật nguyền - Kỹ thuật : chuẩn đoán đúng bệnh, xây dựn phả hệ người bệnh, chuẩn đoán trước sinh - Xét nghiệm trước sinh : Là xét nghiệm phân tích NST,ADN xem thai nhi có bị bệnh di truyền hay ko Phương pháp : + chọc dò dịch ối + sinh thiết tua nhau thai 3. Liệu pháp gen- kỹ thuật của tương lai - Là kỹ thuật chữa bệnh bằng thay thế gen bệnh bằng gen lành - Về nguyên tắc là kỹ thuật chuyển gen - Quy trình : SGK - Một số khó khăn gặp phải : vi rut có thể gây hư hỏng các gen khác( ko chèn gen lành vào vị trí của gen vốn có trên NST ) II. Một số vấn đề xã hội của di truyền học 1. Tác động xã hội của việc giải mã bộ gen người Việc giải mã bộ gen người ngoài những tích cực mà nó đem lại cũng làm xuất hiện nhiều vấn đề tâm lý xã hội 2. Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào - Phát tán gen khangs thuốc sang vi sinh vật gây bệnh -An toàn sức khoẻ cho con người khi sử dụng thực phẩm biến đổi gen 3. Vấn đề di truyền khả năng trí tuệ a) Hệ số thông minh ( IQ) được xác định bằng các trắc nghiệm với các bài tập tích hợp có độ khó tăng dần b) Khả năng trí tuệ và sự di truyền - Tập tính di truyền có ảnh hưởng nhất định tới khả năng trí tuệ 4.Di truyền học với bệnh AIDS - Để làm chậm sự tiến triển của bệnh người ta sử dụng biện pháp di truyền nhằm hạn chế sự phát triển của virut HIV Trang 59 http://www.ebook.edu.vn CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI 1. Trong các phương pháp sau đây: I. Chọc dò dịch ối. II.Liệu pháp gen. III.Sinh thiết tua nhau. IV.Di truyền phả hệ. Phương pháp nào được sử dụng để phát hiện thai nhi có bệnh hay không? A. III, IV. B. II, IV. C. I, IV. D. I, III. 2. Để giảm bớt các đột biến phát sinh, con người cần thực hiện biện pháp nào? A. Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến. B. Sử dụng liệu pháp gen, tư vấn di truyền y học. C. Tạo môi trường trong sạch, tránh các đột biến phát sinh. D. Tất cả các biện pháp trên. 3. Quy trình kỹ thuật liệu pháp gen gồm các bước: I. Chọn dòng tế bào có gen lắp đúng và đưa trở lại người bệnh. II.Tách tế bào đột biến ra từ bệnh nhân. III.Các bản sao bình thường của gen đột biến qua virut tái tổ hợp được đi vào tế bào đột biến. Việc áp dụng quy trình kỹ thuật liệu pháp gen để điều trị các bệnh di truyền gồm các bước theo trình tự: A. II --> III --> I. B. I --> II --> III. C. III --> II --> I. D. II --> I --> III. 4. Nhiệm vụ nào sau đây không đúng với di truyền y học tư vấn khi tư vấn cho các cặp vợ chồng mà bản thân họ hoặc những người trong dòng học mắc bệnh? A. Cung cấp thông tin về khả năng mắc một bệnh di truyền nào đó ở đời con. B. Cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh con để phòng, hạn chế hậu quả xấu. C. Chẩn đoán đúng các bệnh di truyền. D. Đưa các biện pháp chữa trị thích hợp với các bệnh di truyền. 5. Để tổng hợp mạch ADN trên khuôn ARN, virut HIV sử dụng enzim nào? A. Enzim phiên mã ngược. B. Enzim restrictaza. C. enzim ADN pôlimeraza. D. Enzim lipaza. 6. Trong các biện pháp dưới đây: I.Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước khi sinh. II.Tạo môi trường trong sạch nhằm hạn chế các tác nhân đột biến. III.Lập bản đồ gen. IV.Nghiên cứu di truyền phân tử. Các biện pháp tiến hành để bảo vệ vốn gen của loài người là: A. II, III, V. B. I, II, III. C. I, II, IV. D. II, III, IV. 7. Điều nào sau đây là đúng khi nói về ung thư? A. Nguyên nhân chính là do sự biến đổi trong cấu trúc ADN B. Để phòng ngừa cần hạn chế các tác nhân gây ưng thư, bảo vệ môi trường trong sạch C. Hiện tượng tế bào phân chia vô tổ chức thành khối u ác tính. D. Cả a, b và c. 8. Điều nào sau đây không đúng với HIV? A. Sử dụng enzim phiên mã ngược để tổng hợp mạch ARN từ ADN. B. Trong đại thực bào, bạch cầu đơn nhân, virut sinh sản chậm nhưng đều làm rối loạn chức năng tế bào. C. Hạt virut gồm 2 phân tử ARN. D. Là nguyên nhân gây nên bệnh AIDS. 9. Phát biểu nào sau đây là đúng với chỉ số ADN? A. Được dùng trong y học để chẩn đoán, phân tích các bệnh di truyền. B. Là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit trên ADN không chứa mã di truyền. C. Thay đổi theo từng cá thể. D. Cả a, b và c. 10. Điều nào dưới đây không đúng với bệnh AIDS? Trang 60 http://www.ebook.edu.vn A. Để chỉ giâia đoạn cuối của bệnh. B. Đã có thuốc chữa trị hết hẵn bệnh. C. Do virut HIV gây nên. D. Còn gọi là hoọi chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. 11. Để xác định chính xác cá thể trong trường hợp bị tai nạn mà không còn nguyên xác, xác định mối quan hệ huyết thống, truy tìm thủ phạm trong các vụ án, người ta thường dùng phương pháp nào? A. Tiến hành thử máu để xác định nhóm máu. B. Sử dụng chỉ số ADN. C. Quan sát các tiêu bản NST. D. Nghiên cứu tính trạng của những người có quan hệ huyết thống 12. Liệu pháp gen được sử dụng để làm gì? A. Đưa gen lành vào cơ thể người bệnh thay thế cho gen bệnh. B. Điều trị các bệnh di truyền C. nhằm phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô. D. Cả a, b và c. 13. Việc cấy ghép gen ở người có khó khăn là do: A. việc chuyển gen vào các tế bào sinh dục --> nguy hiểm cho các đời sau. B. rất phức tạp và người không thể làm vật thí nghiệm. C. chỉ mới thực hiện ở tế bào xôma. D. a và b. 14. Để tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến, con người cần phải: A. có dụng cụ phòng hộ thích hợp khi làm việc trong môi trường độc hại. B. sử dụng liệu pháp gen. C. tránh tiếp xúc với tia phóng xạ, hoá chất độc hại. D. Cả a và c.: 15. Điều nào sau đây là không đúng với HIV? A. Lây lan qua đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ truyền sang con. B. là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS. C. Vật chất di truyền chỉ chứa 2 chuỗi ADN. D. Là một loại virut gây hội chứng suy giảm miễn dich mắc phải ở người. 16. Việc tư vấn di truyền được coi là đạt kết quả khi: A. cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh con để giảm bớt các bệnh di truyền cho gí đình, xã hội B. xây dựng được phả hệ củ người bệnh. C. chẩn đoán đúng bệnh ( là bệnh di truyền hay không di truyền). D. Cả 3 ý a, b và c. 17. Một đứa trẻ 7 tuổi trả lời được các câu hỏi dành cho trẻ 10 tuổi thì chỉ số IQ của nó bằng A. 170. B. 115. C. 143. D. 175. 18. Điều nào sau đây là đúng với gánh nặng di truyền? A. Phát hiện hơn 6000 bệnh do đột biến gen và hơn 100 bệnh do sai lệch NST và hiện nay ngày càng tăng. B. Các đột biến chuyển sang trạng thái đồng hợp sẽ làm giảm sức sống , gây chết cá thể. C. Là sự tồn tại trong vốn gen của quần thể các đột biến gây chết, nữa gây chết. D. Cả 3 ý a, b, c. Trang 61 http://www.ebook.edu.vn 19. Quan sát một bệnh di truyền được quy định bởi một cặp alen được ghi nhận trên sơ đồ phả hệ sau đây: Nam bệnh Nam bình thường Nữ bình thường I 1 2 II 3 III 4 7 5 6 8 9 Cho biết bệnh do một cặp alen quy định. Bệnh là tính trạng trội hay lặn? Có di truyền liên kết với giới tính không ? A. Tính trạng trội - không di truyền liên kết với giới tính. B. Tính trạng lặn - không di truyền liên kết với giới tính. C. Tính trạng lặn - có di truyền liên kết với giới tính. D. Tính trạng trội - có di truyền liên kết với giới tính. 20. Ở người bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X gây ra, không có alen tương ứng trên Y.Nếu bố bị mù msù, mẹ bình thường thì con trai của họ bị mù màu là do đã nhận Xm từ: A. bố. B. ông nội. C. mẹ. D. bà nội. 21. Các bệnh do đột biến gen gây ra là: A. loạn dưỡng cơ Đuxen, hội chứng Edward, hội chứng Đao, hội chứng Tớcnơ. B. thiếu máu hồng cầu hình liềm, ung thư máu, hoá xơ nang, hội chứng Patau. C. thiếu máu hồng cầu hình liềm, hoá sơ nang, loãn dưỡng cơ Đuxen, phêninkêtô niệu. D. ung thư máu, hội chứng Patau, loạn dưỡng cơ Đuxen, hội chứng Edward. 22. Người ta nói bệnh mù màu và máu khó đông là bệnh của nam giới vì: A. bệnh do đột biến gen trội trên NST giới tính Y. B. bệnh do đột biến gen trội trên NST giới tính X. C. bệnh do đột biến gen lặn trên NST giới tính X. D. bệnh do đột biến gen lặn trên NST giới tính Y. 23. Điều nào sau đây là không đúng với bệnh loạn dưỡng cơ Đuxen ở người? A. Do đột biến gen lặn liên kết với NST thường. B. Cơ thoái hoá --> tổn thương chức năng vận động. C. Bệnh biểu hiện ở 2 - 5 tuổi, nặng dần đến tàn phế. D. do đột biến gen mã hoá prôtêin bề mặt tế bào cơ. 24. Điểm khác nhau cơ bản của trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng là: A. lứa tuổi. B. các tính trạng di truyền từ bố mẹ. C. giới tính. D. kiểu gen. 25. Bộ NST của một người có 47 NST, trong đó có 3 NST 18. Đay là bộ NSt của người bị: A. bệnh Edwar B. bệnh Tớcnơ. C. bệnh Đao. D. bệnh Patau. 26. Điều nào sau đây là không đúng với bệnh phêninkêtô niệu ở người? A. Gen mã hoá cho enzim chuyển hoá phêninalanin thành alanin bị đột biến. B. làm cho bệnh nhân thiểu năng trí tuệ, mất trí. C. Phêninalanin kkhông được chuyển hoá đầu độc tế bào thần kinh ở não. D. là bệnh do đột biến gen gây ra. 27. Phát biểu nào sau đây là đúng? Trang 62 http://www.ebook.edu.vn A. Trong bộ NST của người bị bệnh Jacôp, số lượng NST là 47, NST giới tính là XXY. B. Trong bộ NST của người bị bệnh Jacôp, số lượng NST là 47, NST giới tính là XYY. C. Trong bộ NST của người bị bệnh Jacôp, số lượng NST là 45, NST giới tính là XO. D. Trong bộ NST của người bị bệnh Jacôp, số lượng NST là 48, NST giới tính là XXXY. 28. Ở một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiếc dài bất thường. Điều giải thích nào sau đây là hợp lý nhất? A. Đột biến dị bội thể ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc thứ 21 gắn vào NST 14 do chuyển đoạn không tương hỗ. B. Hội chứng Đao phát sinh do căpk NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó dần bị tiêu biến. C. Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn ở NST 14. D. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14. 29. Gen quy đinh tính trạng di truyền theo dòng mẹ là: A. gen trong tế bào chất. B. gen nằm trong nhân. C. gen nằm trên NST thường. D. gen nằm trên NST GT X. 30. Điều nào sau đây là đúng với việc nghiên cứu trẻ đồng sinh? A. Môi trường khác nhau ảnh hưởng đến sự hình thành tính trạng số lượng và chất lượng B. Các tính trạng hình thành chịu sự tác động của kiểu gen và môi trường C. Xác định mối liên quan giữa các tính trạng có liên quan đến giới tính hay không. D. Cả 2 ý A và B. 31. Phương pháp nghiên cứu phả hệ lầ phương pháp: A. nghiên cứu sự DT của một gen nhất định trên những người cùng một dòng họ qua một thế hệ để xác định tính trạng đó. B. nghiên cứu bộ NST của những người cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định tính trạng đó. C. theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ. D. theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người của nhiều dòng họ qua một thế hệ. 32. Để xác định sự di truyền các tính trạng trong phương pháp di truyền phả hệ, số thế hệ cần thiết phả theo dõi ít nhất là: A. 3 thế hệ. B. 1 thế hệ. C. 2 thế hệ. D. 4 thế hệ. 33. Di truyền y học là: A. khoa học nghiên cứu các bệnh di truyền phân tử. B . khoa học nghiên cứu và ngăn ngừa hậu quả các bệnh di truyền. C. khoa học nghiên cứu và chữa trị các bệnh di truyền. D. nghành học về các tật bệnh di truyền ở ngưòi. 34. Các bệnh nào dưới đây ở người không liên quan đến đột biến NST? A. Claiphentơ. B. Đao C. Hồng cầu hình liềm. D. Tớcnơ. 35. Cơ chế hình thành đột biến NST: XXX ( hội chứng 3 X ) ở người diễn ra như thế nào?: A. Cặp NST XY không phân ly trong giảm phân. B. Cặp NST XX không phân ly trong nguyên phân. C. Có hiện tượng không phân ly của cặp NST XY trong nguyên phân. D. Cặp NST XX không phân li trong giảm phân. 36. Để xác định một tính trạng nào đó là trội hay lặn, người ta thường sử dụng phăơng pháp nghiên cứu: A. di truyền phân tử. B. di truyền tế bào. C. phả hệ. D. trẻ đồng sinh. 37. Hội chứng "tiếng mèo kêu" ở người xảy ra là do: A. thêm một NST số 21 B. thêm một NST giới tính X (XXY) C. mất một phần NST số 5. D. mất một NST giới tính X ( XO). Trang 63 http://www.ebook.edu.vn 38. Khi nghiên cứu tiêu bản ở một tế bào động vật có bộ NST rất giống bộ NST ở người, người ta đếm được 48 NST, trong đó có 2 NST không tìm được NST tương đồng với nó. Tế bào đó là A. tế bào sinh tinh ở tinh tinh. B. tế bào đột biến dị bội ở người. C. tế bào giao tử đột biến ở người. D. tế bào sinh trứng ở tinh tinh. 39. Trong điều trị bệnh ung thư, để diệt các tế bào khối u, người ta thường dùng: A. cônxixin. B. EMS. C. chất 5 - brôm uraxin ( 5- BU). D. tia phóng xạ hoặc hoá chất. 40. Hội chứng "Patau" ở người xảy ra là do: A. mất 1 phần NST số 5. B. thêm 1 NST số 21. C. thêm 1 NST số 13. D. mất 1 NST giới tính (XO). 41. Phương pháp nghiên cứu di truyền được dùng để phát hiên hội chứng Tớcnơ ở người là: A. trẻ đồng sinh. B. di truyền tế bào. C. phả hệ. D. di truyền phân tử. 42. Bệnh loạn dưỡng cơ Đuxen là một bệnh di truyền hiếm gặp, Quan sát sơ đồ phả hệ về chứng loạn dưỡng cơ Đuxen ở một gia đình sau. Hãy cho biết cơ chế di truyền của gen gây bệnh? A. Gen trội, trên NST thường. B. Gen trội, trên NST giới tính X. C. Gen lặn, trên NST giới tính X. D. Gen lặn, trên NST thường. 43. Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn liên kết với NST giới tính X. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường, khả năng con của họ bị bệnh máu khó đông là: A. 50% B. 25% C. 75%. D. 12,5% 44. Ở người, da bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường gây ra, bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X gây ra không có alen trên Y. Trong một gia đình, bố và mẹ đều bình thường về cả 2 tính trạng trên nhưng con trai của họ bị cả 2 bệnh trên. Vậy kiểu gen của bố, mẹ lần lượt là: A. AAXMY x AaXMXm. B. AaXMY x AaXMXm. C. AaXMY x AAXMXM. D. AaXMY x AaXMXM. 45. Đặc điểm: "má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày thè ra" là của người bị bệnh: A. Đao B. Claiphentơ. C. Tớcnơ. D. Patau. 46. Cơ chế của các bệnh di truyền phân tử ở người là do: A. cấu trúc NST bị đứt dẫn đến prôtêin bị thay đổi. B. đột biến gen làm ảnh hưởng đến các prôtêin mà chúng mã hoá. C. tác động của các chất phóng xạ, hoá chất độc hại. D. cả 2 ý b và c. 47. Quan sát sơ đồ phả hệ và cho biết quy luật di truyền nào chi phối sự di truyền tính trạng bệnh? Nam bình thường Nam bệnh Nữ bình thường Nữ bệnh A. Di truyền theo gen trên nST giới tính X B. Di truyền liên kết với giới tính. C. Di truyền theo gen trên nST giới tính X D. Di truyền theo dòng mẹ. 48. Các bệnh do biến đổi số lượng và cấu trúc NST là: A. thiếu máu hồng cầu hình liềm, hội chứng Patau, hội chứng Edward, hội chứng Tớcnơ Trang 64 http://www.ebook.edu.vn B. ung thư máu, hội chứng Patau, hội chứng Edward, hội chứng Đao, hội chứng Tớcnơ. C. ung thư máu, hoá xơ nang, hội chứng Patau, loạn dưỡng cơ Đuxen, D. ung thư máu, hội chứng Patau, hội chứng Edward, hội chứng Tớcnơ. 49. Phát biểu nào sau đây là đúng về bệnh ung thư? A. Bệnh ung thư làm cho tế bào phân chia liên tục và di chuyển vị trí tạo thành khối u. B. Bệnh ung thư được gây nên bởi nguyên nhân duy nhất là đột biến gen. C. Bệnh ung thư làm cho enzim tích tụ trong cơ thể gây tổn thương tế bào thần kinh, tạo khối u. D. Bệnh ung thư làm tăng số lượng prôtêin làm rối loạn chuyển hoá nên tế bào tạo khối u. Đáp án CÂU HỎI CHƯƠNG V: DI TRUYỀN NGƯỜI 1. D 9. D 17. C 25. A 33. B 41. B 49. A 2. D 10. B 18. D 26. A 34. C 42. C 3. A 11. B 19. C 27. B 35. D 43. D 4. D 12. D 20. C 28. A 36. C 44. B 5. A 13. D 21. C 29. A 37. C 45. A Trang 65 6. C 14. D 22. C 30. D 38. A 46. B 7. D 15. C 23. A 31. C 39. D 47. D 8. A 16. D 24. D 32. A 40. C 48. B http://www.ebook.edu.vn PHẦN VI TIẾN HÓA CHƯƠNG I BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA BÀI 24 CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA I. Bằng chứng giải phẫu so sánh - Cơ quan tương đồng: là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể,có cùng nguồn gốctrong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau - Cơ quan thoái hoá: Cơ quan thoái hoá là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. - Cơ quan tương tự : Cơ quan tương tự là cơ quan có nguồn gốc khác nhưng đảm nhận những chưc 1năng giống nhau nên có hình thái tương tự nhau. => Sù tương đồng phản ánh nguồn gốc chung cña c¸c loµi. II. Bằng chứng phôi sinh học so sánh Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng.những điểm giông nhau đó càng nhiều và càng kéo dài trong những giai đoạn phát triển muộn của phôi chứng tỏ quan hệ họ hàng càng gần III. Bằng chứng địa lý sinh vật học - Hệ động ,thực vật ở đảo đại dương nghèo hơn ở đảo lục địa.Đặc điểm hệ động,thực vật ở đảo là bằng chứng về quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của CLTN và cách li địa líNhững tài liệu địa sinh vật học chứng tỏ mỗi loài sinh vật đã phát sinh trong 1 thời kì lịch sử nhất định,tại 1 vùng nhất định.Cách li địa lí là nhân tố thúc đẩy sự phân li của các loài. IV : Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử. * Bằng chứng tế bào học - Tất cả các cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. - Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể. - Các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó. * Bằng chứng sinh học phân tử. - Các loài sinh vật đều có vật chất di truyền là ADN. - ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. ADN có vai trò mang và truyền đạt thông tin di truyền. - ADN của các loài khác nhau ở thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. => Ý nghĩa. Nguồn gốc thống nhất của các loài Bài 25. HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN I. Học thuyết của Lamac (1744-1829): * Tiến hóa không đơn thuần là sự biến đổi mà là sự phát triển có kế thừa lịch sử . * Dấu hiệu của tiến hóa : Sự nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. 1. Nguyên nhân : Do thay đổi của ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động của động vật. 2. Cơ chế: Những biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động của đv đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ. 3. Sự hình thành đặc điểm thích nghi: Ngoại cảnh thay đổi chậm nên mọi sinh vật có khả năng phản ứng kịp thời và không loài nào bị đào thải. 4. Sự hình thành loài mới: Loài mới được hình thành từ từ tương ứng với sự thay đổi ngoại cảnh. 5. Thành công và tồn tại: • Thành công : - Người đầu tiên xây dựng học thuyết tiến hóa trên cơ sở duy vật biện chứng. - Người đầu tiên bác bỏ vai trò của thượng đế trong việc giải thích nguồn gốc các loài. Trang 66 http://www.ebook.edu.vn • Tồn tại : Chưa giải thích được tính hợp lý của đặc điểm thích nghi.và chưa giải thích được chiều hướng tiến hóa của sinh giới. II. Học thuyết của ĐacUyn (1809-1882) 1. Biến dị và di truyền a) Biến dị cá thể: Sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ và theo hướng không xác định là nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và TH. b) Tính di truyền: Cơ sở cho sự tích lũy các biến dị nhỏ → biến đổi lớn. 2. Chọn lọc nhân tạo a) Nội dung: Vừa đào thải những bd bất lợi, vừa tích lũy những bd có lợi cho con người. b) Động lực: Nhu cầu thị hiếu của con người. c) Kết quả: Mỗi giống vn hay cây trồng thích nghi cao độ với nhu cầu xác định của người. d) Vai trò: Nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vậtnuôi,cây trồng. 3. Chọn lọc tự nhiên a. Nội dung: Vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sv. b. Động lực: Đấu tranh sinh tồn. c. Kết quả: Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. d. Vai trò: Nhân tố chính qui định sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sv. e. Sự hình thành loài mới: Loài mới được hình thành qua nhiều dạng trung gian dưới t.d của CLTN theo con đường phân li tt từ 1 gốc 4. Thành công và tồn tại: - Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một gốc chung - Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. Bài 26 THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI I . Quan niệm tiến hoá và nguồn nguyên liệu tiến hóa. 1 . Tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn . - Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể ( biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể ) . - Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể đến một lúc làm xuất hiện sự cách li sinh sản với quần thể gốc, hình thành loài mới . - Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô nhỏ , trong phạm vi một loài . - Thực chất tiến hoá lớn là quá trình biến đổi trên quy mô lớn , trải qua hàng triệu năm , làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài như : chi , họ , bộ , lớp , ngành . 2 . Nguồn biến dị di truyền của quần thể . - Nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình tiến hoá là các biến dị di truyền ( BDDT ) và do di nhập gen . BDDT Biến dị đột biến (bd sơ cấp ) Biến dị tổ hợp (bd thứ cấp ) II . Các nhân tố tiến hoá . 1 . Đột biến . - Đột biên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể là nhân tố tiến hoá - Đột biến đối với từng gen là nhỏ từ 10-6 – 10-4 nhưng trong cơ thể có nhiều gen nên tần số đột biền về một gen nào đó lại rất lớn . - Đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá . 2 . Di - nhập gen . - Là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể . - Làm thay đổi thành phần KG và tần số alen của qt , làm xuất hiện alen mới trong quần thể . Trang 67 http://www.ebook.edu.vn 3 . Chọn lọc tự nhiên ( CLTN ). - CLTN là quá trình phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể . - CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen , tần số alen của quần thể . - CLTN quy định chiều hướng tiến hoá . CLTN là một nhân tố tiến hoá có hướng . - Tốc độ thay tần số alen tuỳ thuộc vào + Chọn lọc chống gen trội . + Chọn lọc chống gen lặn . 4 . Các yếu tố ngẫu nhiên . - Làm thay đổi tần số alen theo một hướng không xác định . - Sự biến đổi ngẫu nhiên về cấu trúc di truyền hay xảy ra với những qt có kích thước nhỏ . 5 . Giao phối không ngẫu nhiên ( giao phối có chọn lọc, giao phối cận huyết , tự phối ) . - Giao phối không ngẫu nhiên khônglàm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần thể đồng hợp, giảm dần thể dị hợp . - Giao phối không ngẫu nhiên cũng là một nhân tố tiến hoá . - Giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể , giảm sự đa dạng di truyền. Bài 27 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI I. Khái niệm đặc điểm thích nghi: 1. Khái niệm : Các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của chúng. 2. Đặc điểm của quần thể thích nghi : - Hoàn thiện khả năng thích nghi của các sinh vật trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác . - Làm tăng số lượng cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác II. Quá trình hình thành quần thể thích nghi: 1. Cơ sở di truyền:  Hình dạng và màu sắc tự vệ của sâu bọ: - Các gen quy định những đđ về h.dạng, màu sắc tự vệ… của sâu bọ xuất hiện ngẫu nhiên ở một vài cá thể do kết quả của đột biến và biến dị tổ hợp. - Nếu các tính trạng do các alen này quy định có lợi cho loài sâu bọ trước môi trường thì số lượng cá thể trong quần thể sẽ tăng nhanh qua các thế hệ nhờ quá trình sinh sản.  Sự tăng cường sức đề kháng của VK: + VD: Khi pênixilin được sử dụng lần đầu tiên trên thế giới, nó có hiệu lực rất mạnh trong việc tiêu diệt các VK tụ cầu vàng gây bệnh cho người nhưng chỉ ít năm sau hiệu lực này giảm đi rất nhanh. + Giải thích: Khả năng kháng pênixilin của VK liên quan với những đột biến và những tổ hợp đột biến đã phát sinh ngẫu nhiên từ trước trong quần thể . KL :Quá trình hình thành qt thích nghi là quá trình làm tăng dần số lượng cá thể có KH thích nghi và nếu mt thay đổi theo 1 hướng xác định thì khả năng thích nghi sẽ không ngừng được hoàn thiện. Quá trình này phụ thuộc vào quá trình phát sinh ĐB và tích luỹ ĐB; quá trình ss,áp lực CLTN. 2. Thí nghiệm chứng minh vai trò của CLTN trong quá trình hình thành quần thể thích nghi: a. Thí nghiệm: * Đối tượng thí nghiệm: Loài bướm sâu đo (Biston betularia) sống trên thân cây bạch dương. * TN 1: Thả 500 bướm đen vào rừng cây bạch dương trồng trong vùng không bị ô nhiễm (thân cây màu trắng). Sau một thời gian, người ta tiến hành bắt lại các con bướm ở vùng rừng Trang 68 http://www.ebook.edu.vn này và nhận thấy hầu hết bướm bắt được đều là bướm trắng. Đồng thời khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày của các con chim bắt được ở vùng này, người ta thấy chim bắt được số bướm đen nhiều hơn so với bướm trắng. * TN 2: Ngược lại b. Vai trò của CLTN: CLTN đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có KH thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham gia qui định các đặc điểm thích nghi. III. Sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi: - Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể không thích nghi. - Vì vậy không thể có một sinh vật nào có nhiều đặc điểm thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Bài 28 : LOÀI I. Khái niệm loài sinh học: 1.Khái niệm: Loài sinh học là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác 2.Các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài - Tiêu chuẩn hình thái - Tiêu chuẩn hoá sinh - Tiêu chuẩn cách li sinh sản Hai quần thể thuộc hai loài có : - Đặc điểm hình thái giống nhau sống trong cùng khu vực địa lí - Không giao phối với nhau hoặc có giao phối nhưng lại sinh ra đời con bất thụ. II. Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài : 1. Cách li trước hợp tử : * K.N : Những trở ngại ngăn cản sinh vật giao phối với nhau * đặc điểm : - Cách li nơi ở các cá thể trong cùng một sinh cảnh không giao phối với nhau - Cách li tập tính các cá thể thuộc các loài có những tập tính riêng biệt không giao phối với nhau - Cách li mùa vụ các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào các mùa vụ khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau. - Cách li cơ học: các cá thể thuộc các loài khác nhau nên chúng không giao phối được với nhau 2. Cách li sau hợp tử : - K.N : Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ - Đặc điểm : Con lai có sức sống nhưng không sinh sản hữu tính do khác biệt về cấu trúc di truyền mất cân bằng gen giảm khả năng sinh sản Æ Cơ thể bất thụ hoàn toàn - Vai trò: + Đóng vai trò quan trọng trong hình thành loài + Duy trì sự toàn vẹn của loài. Trang 69 http://www.ebook.edu.vn BàI 29 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI I. Hình thành loài khác khu vực địa lý. 1. Vai trò của cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới. - Do sống trong các đIều kiện địa lý khác nhau nên CLTN làm thay đổi tần số alen của các quần thể cách ly thoe những cách khác nhau. - Sự sai khác về tần số alen giữa các quần thể cáh ly được duy trì. - Các quần thể cách ly không trao đổi vốn gen với nhau. - Sự sai khác dẫn đến cáh ly tập tính, mùa vụ rồi cách ly sinh sản làm xuất hiện loài mới. - Con đường này xảy ra với những loài phát tán mạnh, phân bố rộng. - Xảy ra chậm chạp qua nhiều dạng trung gian. 2. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí : sgk II. Hình thành loài cùng khu vực địa lí : 1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái : a. Hình thành loài bằng cách li tập tính: Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được KG nhất định làm thay đổi 1 số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó sẽ có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc .Lâu dần , sự khác biệt về vốn gen do giao phối không ngẫu nhiên cũng như các nhân tố tiến hoá khác cùng phối hợp tác động có thể sẽ dẩn đến sự cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái: Hai quần thể của cùng một loài sống trong 1 khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới . 2. Hình thành loài nhờ lai xa và đa bội hoá : SGK Bài 31 TIẾN HOÁ LỚN I. Tiến hoá lớn và vấn đề phân loại thế giới sống : 1. Khái niệm tiến hoá lớn Là quá trình biến đổi trên qui mô lớn , trải qua hàng triệu năm làm xuất hiệ các đơn vị phân loại trên loài . 2. Đối tượng nghiên cứu : - Hoá thạch - Phân loại sinh giới thành các đơn vị dựa vào mức độ giống nhau về các đặc điểm hình thái , hoá sinh , sinh học phân tử . 3. Đặc điểm về sự tiến hoá của sinh giới : - Các loài SV đều tiến hoá từ tổ tiên chung theo kiểu tiến hoá phân nhánh tạo nên sinh giới vô cùng đa dạng. - Các nhóm loài khác nhau có thể được phân loại thành các nhóm phân loại : Loài – Chi – Bộ - Họ - Lớp – Ngành – Giới - Tốc độ tiến hoá hình thành loài ở các nhóm sinh vật khác nhau . - Một số nhóm SV đã tiến hoá tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp . Một số khác lại tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể . II. Một số nghiên cứu thực nghiêm về tiến hoá lớn : SGK Trang 70 http://www.ebook.edu.vn BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ 1. Theo thuyết tiến hoá hiện đại thì nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là: A. đột biến gen. B. biến dị cá thể. C. biến dị tổ hợp. D. thường biến. 2. Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì quá trình có thể nghiên cứu gián tiếp qua tài liệu địa lí, cổ sinh vật học, giải phẫu so sánh là: A. tiến hoá lớn. B. tiến hoá trung tính. C. tiến hoá tổng hợp. D. tiến hoá nhỏ. 3. Học thuyết tiến hoá tổng hoẹp gọi quá trình làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể là: A. tiến hoá trung tính. B. tiến hoá nhỏ. C. tiến hoá lớn. D. tiến hoá tổng hợp. 4. Quần thể là: A. nơi diễn ra quá trình tiến hoá nhỏ. B. đơn vị tiến hoá cơ sở. C. đơn vị tiến hoá cơ sở, nơi diễn ra quá trình tiến hoá nhỏ. D. nơi diễn ra quá trình tiến hoa lớn. 5. Trong quần thể, quá trình giao phối có vai trò: A. trung hoà tính có hại của đột biến. B. tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. C. phát tán đột biến trong quần thể. D. cả a, b và c. 6. Những nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể là: A. quá trình đột biến, quá trình giao phối. B. quá trình ĐB, quá trình chọn lọc tự nhiên, quá trình giao phối, di nhập gen. C. quá trình đột biến, quá trình chọn lọc tự nhiên, quá trình giao phối, các cơ chế cách li. D. quá trình ĐB, quá trình CLTN 7. Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì đơn vị tiến hoá là: A. các loài. B. quần thể. C. các lớp. D. các cá thể. 8. Tiến hoá lớn là: A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. quá trình biến đổi trên quy mô lớn. C. diễn ra trong thời gian lịch sử dài. D. Cả a, b và c. 9. Trong quần thể, đột biến gen : A. là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá. B. là nguồn phát sinh các biến dị di truyền. C. có tần số dao động từ 10-6 đến 10-4. D. Cả a, b và c. 10. Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hoá tổng hợp là: A. tổng hợp các bằng chứng tiến hoá từ nhiều lĩnh vực. B. làm sáng tỏ cơ chế tiến hoá nhỏ. C. xây dựng cơ sở tiến hoá ở cấp độ phân tử. D. xây dựng cơ sở lí thuyết của tiến hoá lớn. 11. Quá trình giao phối đã tạo nên nguồn nguyên liệu thứ cấp vô cùng phong phú cho quá trình tiến hoá vì đã: A. làm tăng số thể đồng hợp, giảm số thể dị hợp. B. tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. C. làm xuất hiện nhiều đột biến gen. D. trung hoà tính có hại của đột biến. 12. Cơ quan tương tự là những cơ quan: A. có nguồn gốc khác nhau, đảm nhiệm những chức năng khác nhau, có hình thái tương tự. B. có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng khác nhau, có hình thái khác nhau. C. có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái giống nhau. D. có nguồn gốc khác nhau, đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái tương tự. 13. Bằng chứng nào sau đây cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung? A. Địa lí sinh vật học. B . Giải phẩu so sánh và phôi sinh học. C. Tế bào học và sinh học phân tử. D. Tất cả các bằng chứng . Trang 71 http://www.ebook.edu.vn 14. Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan thoái hoá? A. Gai xương rồng. B. Tua cuốn ở cây đậu Hà Lan. C. trong hoa đực của cây đu đủ có nhuỵ. D. Gai cây hoa hồng. 15. Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ảnh nguồn gốc chung của chúng. Những sai khác về chi tiết là do: A. ảnh hưởng của môi trường sống. B. đáp ứng nhu cầu thị hiếu nhiều mặt của con người. C. chúng thực hiện những chức năng giống nhau. D. chúng không còn chức năng hoặc chức năng bị suy giảm. 16. Cơ quan thoái hoá là những cơ quan: A. nguồn gốc khác nhau, nhưng chức năng không còn. B. có cùng nguồn gốc, thực hiện các chức năng giống nhau. C. có cùng nguồn gốc, chức năng mất dần hoặc bị tiêu giảm. D. nguồn gốc khác nhau, chức năng bị tiêu giảm. 17. Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng? A. Cánh dơi, cánh chim. B. Gai cây hoang liên, gai cây hoa hồng. C. Xương cùng, ruột thừa ở người. D. Cánh sâu bọ, cánh dơi. 18. Dựa vào sự sai khác về các axit amin trong chuỗi hêmôglôbin giữa các loài trong bộ Linh trưởng trong dữ liệu dưới đây: Số axit amin khác so với người: Tinh tinh (0); Gôrila (1); Vượn Gibbon (3); Khỉ Rhesut (8). Loài nào có quan hệ họ hàng xa với người nhất? A. Tinh tinh. B. Gôrila. C. Khỉ Rhesut. D. Vượn Gibbon. 19. Cho các bộ phận sau đây: I. Xương cánh tay. II.Xương cẳng tay. III. Xương cổ tay. IV. Xương bàn. V. Xương ngón tay. Cho biết xương chi trước của mèo, người, cá voi, dơi gồm những bộ phận nào? A. I, IV, V. B. I, II, III, IV, V. C. I, III, V. D. I, II, III, V. 20. Những cơ quan nào dưới đây không phải là cơ quan tương tự? A. chân dế dũi và chân chuột chũi. B. Mang cá và mang tôm. C. Gai xương rồng và tua cuốn của cây đậu. D. Gai hoa hồng và gai cây hoàng liên. 21. Trong tiến hoá, sự tương đồng của các cơ quan cho thấy các loài sinh vật hiện nay: A. đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung. B. thích nghi ngày càng hợp lý. C. do có sự tiến hoá đồng quy. D. ngày càng đa dạng, thích nghi với môi trường. 22. Dựa trên bằng chứng sinh học phân tử, cho thấy các tế bào của tất cả các sinh vật hiện nay: A. có chung trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit. B. sử dụng chung một mã di truyền. C. dùng chung 10 loại axit amin để cấu tạo prôtêin. D. ở loài có quan hệ gần thì trình tự axit amin lại khác nhau. 23. Dựa vào số liệu dưới đây về sự sai khác nuclêôtit của người so với; Tinh tinh ( 2,5%); Vượn (5,1%); Khỉ đuôi dài (9%); Khỉ macắc (8,3%); Khỉ xổm (15,8%); Vượn cáo (42%) Loài nào sau đây so với con người có quan hệ gần nhất? A. Khỉ macắc. B. Vượn cáo. C. Khỉ đuôi đài. D. Tinh tinh. 24. Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể có: A. nguồn gốc khác nhau, thực hiện các chức năng giống nhau. B. nguồn gốc khác nhau, thực hiện các chức năng khác nhau. C. cùng nguồn gốc, thực hiện các chức năng giống nhau. D. cùng nguồn gốc, có cấu tạo giống nhau. 25. Hai loài sống ở hai địa điểm cách xa nhau, có nhiều điểm giống nhau, là kết quả của: A. quá trình phân ly. B. quá trình đồng quy. C. quá trình chọn lọc cá thể. D. quá trình đột biến. Trang 72 http://www.ebook.edu.vn 26. Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau cho thấy: A. sinh giới không có chung một nguồn gốc. B. quan hệ nguồn gốc giữa các loài khác nhau. C. tác động rõ rệt của môi trường lên giai đoạn phát triển phôi. D. sự tiến hoá đồng quy. 28. Nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác của cơ thể vật chủ được gọi là: A. nòi sinh học. B. nòi sinh thái. C. nòi địa lí. D. nòi kí sinh. 27. Thể song nhị bội là cơ chế có tế bào chứa: A. hai bộ NST lưỡng bội của 2 loài bố mẹ. B. bộ NST tứ bội. C. bộ NST của hai loài bố mẹ. D. bộ NST tam bội. 29. Dựa vào tiêu chuẩn nào để phân biệt 2 loài thân thuộc từ 2 quần thể có các đặc điểm hình thái giống nhau, sống trong cùng khu vực địa lý nhưng không giao phối với nhau hoặc giao phối nhưng lại sinh ra đời con bất thụ? A. Tiêu chuẩn hình thái. B. Tiêu chuẩn địa lý - sinh thái. C. Tiêu chuẩn sinh lý - hoá sinh. D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản. 30. Để phân biệt các loài với nhau, người ta dựa vào trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit hoặc phân tích sự giống nhau về trình tự các nuclêôtit trong gen. Phương pháp này dựa vào tiêu chuẩn: A. Tiêu chuẩn hình thái. B. Tiêu chuẩn cách ly địa lý. C. Tiêu chuẩn cách li sinh sản. D. Tiêu chuẩn sinh lý - hoá sinh. 31. Sự xuất hiện các nòi địa lí, nòi sinh thai, nòi sinh học là do: A. các cá thể có khả năng giao phối với nhau. B. các cá thể phân bố liên tục. C. các cá thể phân bố gián đoạn. D. các quần thể hay nhóm quần thể phân bố gián đoạn hay liên tục. 32. Nòi sinh thái là nhóm quần thể: A. thích nghi với mọi điều kiện sống thay đổi. B. kí sinh trên loài vật chủ xác định trên những phần khác của cơ thể vật chủ. C. phân bố trong một khu vực xác định. D. thích nghi với những điều kiện sinh thái nhất định. 33. Ví dụ nào không đúng với việc phân biệt các loài thân thuộc theo tiêu chuẩn sinh lí - hoá sinh? A. Cấu trúc bậc I của ADN ở người và tinh tinh chỉ khác nhau 2,4% nuclêôtit. B. Voi Ấn Độ có trán lõm, tsi nhỏ, đầu vòi có hai núm thịt, răng hàm có nếp men hình bầu dục, voi châu Phi có đặc điểm khác: trán dô, tai to, đầu vòi có một núm thịt, răng hàm có nếp men hình quả trám. C. Trong số 141 axit amin của chuỗi α - hêmôglôbin ở người và gôrila chỉ khác nhau 2 axit min. D. Thuốc lá và cà chua thuộc họ Cà, thuốc lá có khả năng tổng hợp ancalôit, cà chua không có khả năng này. 34. Sáu loài thuộc giống muỗi Anopheles ở châu Âu giống nhau về kiểu hình, chỉ kkhác nhau về màu sắc trứng, có đột người hay không, có truyền bệnh sốt rét hay không. Dựa vào tiêu chuẩn nào để phân biệt? A. Tiêu chuẩn hình thái. B. Tiêu chuẩn sinh lý - hoá sinh. C. Tiêu chuẩn cách li sinh sản. D. tiêu chuẩn địa lý - sinh thái. 35. Để phân biệt các loài thân thuộc có đặc điểm hình thái rất giống nhau ( loài đồng hình), người ta dựa vào: A. Tiêu chuẩn địa lý - sinh thái. B. Tiêu chuẩn sinh lý - hoá sinh. C. Tiêu chuẩn hình thái. D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản. Trang 73 http://www.ebook.edu.vn 36. Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn chính dùng để phân biệt 2 loài thân thuộc là: A. Tiêu chuẩn sinh lý - hoá sinh. B. Tiêu chuẩn hình thái. C. Tiêu chuẩn cách li sinh sản. D. Tiêu chuẩn địa lý - sinh thái. 37. Dựa vào tiêu chuẩn nào để phân biệt sáo đen mỏ vàng , sáo đen mỏ trắng và sáo nâu? A. Tiêu chuẩn địa lý - sinh thái. B. Tiêu chuẩn hình thái. C. Tiêu chuẩn sinh lý - hoá sinh. D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản. 38. Đối với loài sinh sản hữu tính, để xác định chính xác 2 cá thể có thuộc cùng loài hay không thì tiêu chuẩn nào được coi là chính xác và khách quan nhất? A. Tiêu chuẩn sinh lý - hoá sinh. B. Tiêu chuẩn địa lý - sinh thái. C. Tiêu chuẩn hình thái. D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản. 39. Dựa vào đâu để có thể phân biệt được các cá thể thuộc 2 loài khác nhau? A. Các cá thể của 2 loài này có kiểu hình giống nhau. B. Các cá thể của 2 loài này không giao phối với nhau được. C. Các cá thể của 2 loài này có kiểu hình khác nhau. D. Các cá thể của 2 loài này có nơi sống khác nhau . 40. Để phân biệt 2 loài xương rồng: loài 3 cạnh và loài 5 cạnh, người ta dựa vào tiêu chuẩn nào? A. Tiêu chuẩn địa lý - sinh thái. B. Tiêu chuẩn hình thái. C. Tiêu chuẩn cách li sinh sản. D. Tiêu chuẩn sinh lý - hoá sinh. 41. Đơn vị tổ chức cơ sở của loài: A. quần thể. B. chi. C. họ. D. nòi. 42. Quá trình hình thành loài mới diễn ra nhanh là nhờ: A. lai xa và đa bội hoá (chỉ xảy ra ở thực vật). B. cấu trúc lại bộ NST. C. quá trình chọn lọc tự nhiên xảy ra theo nhiều hướng khác nhau. D. Cả 2 ý a và b. 43. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra như thế nào? A. Một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. B. Nhanh chóng, tạo ra kết quả nhanh nhất. C. Không ổn định tuỳ thuộc điều kiện địa lí. D. Nhanh chóng liên quan đến những đột biến, biến dị tổ hợp. 44. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố làm cho sự phân hoá kiểu gen của loài gốc diễn ra nhanh hơn là: A. chọn lọc tự nhiên. B. biến động di truyền. C. biến động số lượng cá thể. D. phân li tính trạng. 45. Quần đảo được xem là phòng thí nghiệm để nghiên cứu quá trình hình thành loài mới vì: A. ngăn cản sự giao phối giữa các loài ở vùng địa lí khác. B. làm giảm sự biến động di truyền. C. có các điều kiện lí tưởng. D. ít chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. 46. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với các loài động vì: A. chúng có khả năng thích nghi cao với MT. B. chúng có hệ thần kinh phát triển, dễ dàng xác định phương hướng. C. chúng có khả năng di chuyển xa, phân bố rộng dễ tạo ra các quần thể sống cách li nhau. D. Cả a, b và c. 47. Nòi địa lí là một nhóm quần thể: A. thích nghi với những. B. thích nghi với những điều kiện sinh thái nhất định. C. kí sinh trên một cơ thể vật chủ. D. phân bố trong một khu vực nhất định. 48. Trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí thì chọn lọc tự nhiên có vai trò: Trang 74 http://www.ebook.edu.vn A. tích luỹ các biến dị có lợi cho bản tnân sinh vật, đào thải cấc biến dị có hại, tạo thành loài mới. B. tích luỹ các biến dị không di truyền theo nhiều hướng khác nhau , dần tạo thành nòi địa lí rồi tới các loài mới. C. tích luỹ các biến dị di truyền theo hướng thích nghi, tạo thành loài mới. D. tích luỹ các biến dị di truyền theo nhiều hướng khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau, dần tạo thành nòi địa lí rồi tới các loài mới. 49. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với các loài động vật: A. di động xa. B. bậc cao. C. ít di động xa. D. bậc thấp. 50. Chim sẽ ngô phân bố khắp châu Âu, châu Á, Bắc Phi... trong loài đã hình thành ba nòi địa lí chính là: A. nòi châu Âu, nòi châu Á, nòi Châu Phi. B. nòi châu Âu, nòi châu Á, nòi châu Úc. C. nòi châu Âu, nòi châu Á, nòi châu Mĩ. D. nòi châu Âu, nòi Ấn Độ, nòi Trung quốc. 51. Dạng cách li duy trì sự sai khác về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá: A. cách li trước hợp tử. B. cách li địa lí. C. cách li sau hợp tử. D. cách li sinh sản. 52. Cách li địa lí dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới vì: A. các yếu tố ngẫu nhiên trong các quần thể khác nhau cũng góp phần làm sai khác tần số alen giữa các quần thể. B. sự sai khác về tần số alen giữa các quần thể cách li ngày càng nhiều. C. cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây nên sự biến đổi trên cơ thể sinh vật tạo nên loài mới. D. sống trong các điều kiện địa lí khác nhau nên chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của các quần thể cách li theo các cách khác nhau. 53. trong quá trình hình thành loài mới, cách li địa lí có vai trò: A. chọn lọc các kiểu hình thích nghi theo những hướng khác nhau. B. dẫn đến sự cách li sinh sản và cách li di truyền theo những hướng khác nhau. C. dẫn đến sự cách li sinh sản và cách li di truyền theo cùng một hướng . D. chọn lọc các kiểu gen thích nghi theo những hướng khác nhau. 54. Biến động di truyền là hiện tượng: A. thay đổi các kiểu hình thích nghi với các điều kiện địa lí khác nhau. B. hình thành các quần thể có các kiểu gen thích nghi mới. C. biến đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể một cách đột ngột khác xa so với quần thể gốc. D. biến đổi kiểu gen trong quần thể dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. 55. Vì sao quá trình hình thành loài mới ở trên đất liền xảy ra chậm hơn trên đảo? A. Giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối nên sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen. B. Điều kiện sống mới và cách li địa lí tương đối, dễ dàng biến quần thể nhập cư thành loài mới. C. Khoảng cách giữa các đảo không quá lớn. D. Cả a, b và c. 56. Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới? A. Cách li di truyền. B. cách li sinh thái. C. cách li sinh cảnh. D. cách li địa lí. 57. Học thuyết Lamac có nhược điểm: A. trong quá trình tiến hoá, sinh vật có khả năng biến đổi thích nghi với môi trường. B. thường biến có thể được di truyền. C. trong quấ trình tiến hoá không có loài nào bị diệt vong. D. Cả 3 nhược điểm trên. 58. Theo Lamac, sự biến đổi các cơ quan trên cơ thể sinh vật sẽ: Trang 75 http://www.ebook.edu.vn A. không di truyền. B. những cơ quan nào hoạt động nhiều sẽ ngày một phát triển. C. những cơ quan nào ít hoạt động hoặc không hoạt động thì sẽ ngày một tiêu biến D. Cả 2 ý b và c. 59. Điểm giống nhau của quá trình phân ly tính trạng trong quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo là: A. trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật. B. hình thành các dạng khác nhau từ dạng ban đầu. C. vừa đào thải biến dị bất lợi, vừa tích luỹ biến dị có lợi. D. Cả a, b và c. 60. Theo Lamac, nguyên nhân dẫn đếnpphát sinh các loài mới từ một loài tổ tiên ban đầu là: A. sự thay đổi liên tục theo một hướng nhất định của môi trường sống. B. sự thay đổi liên tục theo nhiều hướng khác nhau của môi trường sống. C. sự thay đổi nhanh theo nhiều hướng khác nhau cuả môi trường sống. D. sự thay đổi chậm chạp và loên tục theo nhiều hướng khác nhau của môi trường sống. 61. Theo Đacuyn, biến dị cá thể là: A. sự phát sinh những đặc điểm sai khác ở các cá thể cùng loài do tác động của ngoại cảnh. B. sự biến đổi các đặc điểm cá thể trong quá trình sinh sản. C. sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản. D. Cả 2 ý a và c. 62. Theo Đacuyn, loài mới được hình thành: A. theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung, B. tương ứng với ngoại cảnh, không có loài bị diệt vong. C. từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. D. Cả 2 ý a và c 63. Điều nào sau đây mà Đacuyn chưa giải thích được? A. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi. B. Toàn bộ sinh giới ngày nay có chung một nguồn gốc. C. Nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị. D. Sự hình thành loài mới. 64. Theo Đacuyn, biến dị có ý nghĩa đối với tiến hoá và chọn giống là: A. biến dị tổ hợp. B. biến dị di truyền. C. biến dị cá thể. D. biến dị không di truyền. 65. Tác động của chon lọc tự nhiên diễn ra theo con đường phân li tính trạng dẫn đến sự hình thành: A. loài mới từ loài tổ tiên ban đầu. B. thứ mới từ dạng ban đầu. C. các biến dị cá thể. D. nòi mới từ dạng ban đầu. 66. Theo Đacuyn, cơ chế tiến hoá là: A. sự tích luỹ các biến dị có lợi, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên B. sự tích luỹ các biến đổi của cơ thể đướ tác dụng của chọn lọc tự nhiên. C. sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. D. sự đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên 67. Biến dị cá thể : A. xảy ra theo hướng không xác định. B. là nguyên liệu của quá trình tiến hoá và chọn giống. C. xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ. D. cả a, b và c. 68. Theo học thuyết Lamac, loài mới đươc hình thành: A. diễn ra tương ứng với sự thay đổi nhanh của ngoại cảnh. B. từ từ qua nhiều dạng trung gian, tương ứng với sự thay đổi của môi trường. Trang 76 http://www.ebook.edu.vn C. trong quá trình tiến hoá có nhiều loài bị diệt vong. D. Cả 3 ý a, b, c. 69. Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên có vai trò: A. phân li tính trạng trong quá trình hình thàn loài mới. B. phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài. C. quyết định quá trình tiến hoá của sinh giới. D. ảnh hưởng đến sự tồn tại của sinh vật trong tự nhiên. 70. Trong một đơn vị phân loại trong loài, một họ nào đó được tạo nên bởi: A. nhiều nòi có chung những đặc điểm nhất định. B. nhiều bộ có chung những đặc điểm nhất định. C. nhiều lớp có chung những đặc điểm nhất định. D. nhiều chi có chung những đặc điểm nhất định. 71. Trong quá trình tiến hoá, vì sao ở một số loài có hiện tượng một số cơ quan tiêu giảm? A. Nhằm giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống. B. Đây là khuynh hướng trở lại tổ tiên của loài. C. Tạo sự đa dạng trong cấu tạo cơ thể của loài. D. Do sự tác động của môi trường làm phát sinh các đột biến gen lặn gây nên. 72. Trong bậc thanng tiến hoá, các loài có chung một số đặc điểm được xếp vào: A. một lớp. B. một bộ. C. một chi. D. một họ. 73. Tiến hoá lớn là: A. quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới. B. quá trình hình thành loài mới. C. quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. D. quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài. 74. Dấu hiệu nào sau đây là của tiến bộ sinh học? A. Phân hoá nội bộ ngày càng đa dạng, phong phú. B. Khu phân bố mở rộng liên tục. C. Số lượng cá thể tăng dần, tỉ lệ sống sót cao. D. Cả 3 dấu hiệu trên. 75. Để hình thành các nhóm sinh vật đa dạng từ một nguồn gốc chung, quá trình tiến hoá diễn ra theo con đường: A. chọn lọc tự nhiên. B. phân li tính trạng. C. tiến hoá nhỏ. D. tiến hoá lớn. 76. Trong tự nhiên bên cạnh những loài có tổ chức phức tạp vẫn còn tồn tại những loài có cấu túc đơn giản là do: A. quá trình tiến hoá duy trì những quần thể thích nghi nhất. B. quá trình tiến hoá chọn lọc tự nhiên đào thải biến dị có hại. C. quá trình tiến hoá củng cố những đột biến trung tính trong quần thể . D. quá trình tiến hoá tạo nên sự đa dạng loài trong quần thể . 77. Trong bậc thang tiến hoá, trình tự sắp xếp nào là đúng với các loài theo thứ tự tiến hoá từ thấp đến cao? A. Cá ngừ --> Cá lưỡng tiêm --> Cá miệng tròn --> Kì nhông --> Rùa --> Báo. B. Cá lưỡng tiêm --> Cá miệng tròn --> Cá ngừ --> Kì nhông --> Rùa --> Báo. C. Rùa --> Báo -->Cá lưỡng tiêm --> Cá miệng tròn --> Cá ngừ --> Kì nhông . D. Cá miệng tròn --> Cá ngừ --> Kì nhông --> Rùa --> Báo --> Cá lưỡng tiêm . 78. Nguyên nhân chủ yếu của sự tiến hoá sinh học là do: A. tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên. B. tốc độ tiến hoá diễn ra nhanh. C. sự thích nghi với sự thay đổi của môi trường. D. tổ chức cơ thể ngày càng cao. 79. Trong bậc thanng tiến hoá, trình tự sắp xếp nào dưới đây là đúng với các nhóm phân loại trên loài theo thứ tự tiến hoá từ thấp đến cao? A. Chi --> Họ --> Bộ -->Lớp --> Ngành B. Chi --> Họ --> Bộ --> Ngành --> Giới. C. Ngành --> Họ --> Bộ --> Lớp --> Chi D. Chi --> Họ --> Bộ --> Ngành -->Lớp. Trang 77 http://www.ebook.edu.vn 80. Trong quá trình hình thành loài mới, tốc độ tiến hoá diễn ra ở các nhánh như thế nào? A. Có nhánh tiến hoá nhanh, có nhánh không thay đổi trong thời gian dài. B. Nhanh. C. Chậm. D. Như nhau. 81. Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là: A. ngày càng đa dạng. B. thích nghi ngày càng hợp lí. C. tổ chức ngày càng cao. D. ngày càng hoàn thiện. 82. Trong quá trình tiến hoá, sự phát triển của một loài hay một nhóm loài có thể diễn ra theo 1 trong 3 hướng: A. Tiến bộ sinh học, kiên định sinh học, phân li sinh học. B. Tiến bộ sinh học, thoái bộ sinh học, phân li sinh học. C. Phân li sinh học, thoái bộ sinh học, kiên định sinh học . D. tiến bộ sinh học, thoái bộ sinh học, kiên định sinh học. 83. Ví dụ nào sau đây không phải là thích nghi kiểu gen? A. màu sắc nguỵ trang của bướm sâu đo bạch dương. B. Tắc kè thay đổi màu sắc theo màu của môi trường. C. Sâu ăn lá có màu xanh. D. côn trùng không có chất độc có màu sắc sặc sỡ giống màu sắc của côn trùng có chất độc. 84. Ở một số loài côn trùng không có chất độc nhưng có màu sắc sặc sỡ giống màu sắc của loài côn trùng có chất độc. Màu sắc này được gọi là: A. màu sắc nguỵ trang, màu sắc bắt chước. B. màu sắc bắt chước, màu sắc báo hiệu. C. màu sắc tương phản, màu sắc bắt chước. D. màu sắc nguỵ trang, màu sắc báo hiệu. 85. Quá trình hình thành các quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào yếu tố nào? A. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài, quá trình phân ly tính trạng. B. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài, tốc độ sinh sản của loài, áp lực chọn lọc tự nhiên. C. Tốc độ sinh sản của loài, quá trình phân ly tính trạng. D. Quá trình phân ly tính trạng, áp lực chọn lọc tự nhiên, tốc độ sinh sản của loài. 86. Các nhân tố chi phối quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật là: A. đột biến, giao phối, cách li địa lí. B. đột biến, giao phối, cách li di truyền. C. đột biến, giao phối, chọn lọc nhân tạo. D. đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. 87. Khi dùng hoá chất tiêu diệt sâu tơ hại bắp cải, không thể tiêu diệt hết chúng cùng một lúc vì: A. DDT là tác nhân gây đột biến kháng thuốc. B. quần thể sâu tơ hại bắp cải đa hình về kiểu gen. C. liều lượng DDT không đủ mạnh. D. sâu tơ hại bắp cải lờn thuốc. 88. Hiện tượng đa hình là: A. một số loại kiểu hình song song tồn tại trong quần thể, không dạng nào có ưu thế vượt trội để thay thế những dạng khác. B. sự đa dạng về kiểu gen của sinh vật phát sinh trong quần thể khi môi trường thay đổi. C. sự đa dạng về kiểu hình của sinh vật trong quần thể khi môi trường thay đổi. D. sự đa dạng về kiểu hình của sinh vật do sự thay thế một alen này bằng một alen khác. 89. Quuan niệm hiện đại về sự hình thành đặc điểm thích nghi không phủ nhận quan niệm Đacuyn mà còn: A. củng cố vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên. B. củng cố tính vô hướng của chọn lọc tự nhiên. C. bổ sung về tính đa hình của quần thể giao phối dưới tác dụng của quá trình đột biến và quá trình giao phối. Trang 78 http://www.ebook.edu.vn D. bổ sung về tính đa hình của quần thể giao phối, tác dụng phân hoá và tích luỹ của chọn lọc tự nhiên. 90. Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lý tương đối vì: A. trong hoàn cảnh sống ổn định thì các đột biến, biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động, các đặc điểm thích nghi không ngừng hoàn thiện. B. khi môi trường thay đổi, một đặc điểm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và bị thay thế bởi đặc điểm khác thích nghi hơn. C. chọn lọc tự nhiên luôn đào thải các biến dị bất lợi và tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật. D. Cả a, b và c. 91. Màu sắc của bướm sâu đo bạch dương là do: A. bướm biến đổi màu sắc để tránh bị chim ăn sâu tiêu diệt. B. ảnh hưởng trực tiếp của bụi than nhà máy. C. sự biến đổi màu sắc phù hợp với môi trường. D. kết quả của quá trình chọn lọc thể đột biến có lợi cho bướm, đã phát sinh trong lòng quần thể. 92. Thả 500 con bướm đen vào rừng bạch dương trồng trong vùng không bị ô nhiễm khói than ( thân cây có màu trắng). Một thời gian sau, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Những con bướm bắt lại được đều là bướm đen. Chim bắt được số lượng bướm đen nhiều hơn bướm trắng. B. Những con bướm bắt lại được đều là bướm đen. Chim bắt được số lượng bướm trắng nhiều hơn bướm đen. C. Những con bướm bắt lại được đều là bướm trắng. Chim bắt được số lượng bướm trắng nhiều hơn bướm đen. D. Những con bướm bắt lại được đều là bướm trắng. Chim bắt được số lượng bướm đen nhiều hơn bướm trắng. 93. Ở nhiều vùng công nghiệp miền Nam nước Anh, có nhiều bụi than nhà máy phun ra, tỉ lệ bướm đen trong quần thể tăng từ 85% - 98% là do: A. sự chi phối của một đột biến gen trội đa hiệu. B. thay đổi kiểu hình bướm tương ứng môi trường sống thay đổi. C. loài bướm đen có sức sống mạnh. D. bụi than của nhà máy thải ra bám vào cơ thể bướm. 94. Ở nhiều vùng công nghiệp miền Nam nước Anh, có nhiều bụi than nhà máy phun ra, có nhiều bướm đen so với bướm trắng trong quần thể . Màu đen của bướm sâu đo bạch dương gọi là: A. màu sắc nguỵ trang. B. màu sắc báo hiệu. C. màu sắc bắt chước. D. màu sắc tương phản. 95. Trong quá trình hình thành quần thể thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò: A. tạo ra các kiểu hình thích nghi với biến đổi của môi trường. B. sàng lọc và giữ lại những cá thể thay đổi kiểu hình tương ứng với môi trường sống thay đổi. C. sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi. D. tạo ra các kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường. 96. Thả 500 con bướm trắng vào rừng bạch dương trồng trong vùng không khí bị ô nhiễm khói than ( thân cây có màu xám đen). Một thời gian sau, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Những con bướm bắt lại được đều là bướm đen. Chim bắt được số lượng bướm đen nhiều hơn bướm trắng. B. Những con bướm bắt lại được đều là bướm trắng. Chim bắt được số lượng bướm đen nhiều hơn bướm trắng. C. Những con bướm bắt lại được đều là bướm trắng. Chim bắt được số lượng bướm trắng nhiều hơn bướm đen. Trang 79 http://www.ebook.edu.vn D. Những con bướm bắt lại được đều là bướm đen. Chim bắt được số lượng bướm trắng nhiều hơn bướm đen. 97. Ví dụ nào dưới đây cho thấy sự tương đối của các đặc điểm thích nghi? A. Những con rắn kháng độc tố do con mồi tiết ra, nhưng chúng không thể bò nhanh như những con rắn không kháng được độc tố. B. Chim én bay rất giỏi trên không trung, xuống đất lại rất vụng về. C. Chuột chũi sống trong hang tối, ra khỏi hang chúng dễ bị say nắng. D. Cả a, b và c. 98. Đem lai loài lúa mì (A) với lúa mì hoang dại (hệ gen DD với 2n =14) thu được cây lai có hệ gen ABD với 3n = 21. Để có kết quả này lúa mì (A) phải có: A. hệ gen AABB, 4n = 28. B. hệ gen AABB, 2n = 28. C. hệ gen AB, 2n = 16. D. hệ gen AB, 2n = 14. 99. Trong những con đường hình thành loài mới, phương thức hình thành loài diễn ra nhanh chóng là: A. con đường địa lí hay sinh thái. B. con đường lai xa và đa bội hoá. C. con đường sinh thái. D. con đường địa lí. 100. Các cơ thể lai xa chỉ sinh sản sinh dưỡng không sinh sản hữu tính đựoc vì: A. số lượng NST có trong bộ NST quá lớn, ,làm rối loạn khi tạo giao tử B. hai bộ NST không tương đồng nên trong kì đầu nguyên phân không xảy ra tiếp hợp, làm rối loạn khi tạo giao tử C. không hình thành thoi phân bào trong giảm phân,làm rối loạn khi tạo giao tử D. hai bộ NST không tương đồng nên trong kì đầu I giảm phân không xảy ra tiếp hợp ,làm rối loạn khi tạo giao tử. 101. Loài cỏ Spảtina ở Anh là thể song nhị bội có 120 NST. Đây là kết quả lai tự nhiên giữa một loài cỏ châu Âu với một loài cỏ gốc Mĩ lần lượt có số lượng NST là: A. n = 6 ; n = 6. B. 2n = 70 ; 2n = 50. C. 2n = 60 ; 2n = 60. D. 2n = 50 ; 2n = 70. 102. Loài lúa mì ( Triticum aestivum ) trồng hiện nay được hình thanh bằng: A. con đường lai xa và đa bội hoá nhiều lần. B. con đường địa lí. C. con đường sinh thái. D. con đường đa bội hoá. 103. Khi đa bội hoá cây lai 3n (ABD) = 21 sẽ thu được cây lai có bộ NST: A. 8n (AAAABBDD) = 56. B. 6n (AABBDD) = 42. C. 4n (AABD) = 28. D. 5n (AABDD) = 35. 104. Từ một loài ban đầu có thể nhanh chóng hình thành nên loài mới không cần có sự cách li địa lí nhờ cơ chế: A. đa bội hoá. B. tự đa bội C. lai xa và đa bội hoá. D. cách li sinh thái. 105. Thể song nhị bội là cơ thể có các tế bào mang bộ NST: A. (nA + 2nB). B. (nA + nB). C. (2nA + nB). D. (2nA + 2nB). 106. Khi lai loài lúa mì (hệ gen AA với 2n = 14) với lúa mì hoang dại (hệ gen BB với 2n =14). Điều nào sau đây là đúng với cây lai? A. Có hệ gen AABB và 2n =14 B. Mang bộ NST 2n = 24 C. có hệ gen AABB. D. Bất thụ. 107. Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 25 = 52 là do sự kết hợp giữa: A. Loài bông châu Âu (n = 26) với loài bông hoang dại ở Mĩ (n = 26). B. Loài bông châu Âu (n = 32) với loài bông hoang dại ở Mĩ (n = 20). C. Loài bông châu Âu (2n = 18) với loài bông hoang dại ở Mĩ (2n = 34). D. Loài bông châu Âu (2n = 26) với loài bông hoang dại ở Mĩ (2n = 26). 108. Hình thành loài mới bằng con đường cách li sinh thái là phương thức thường gặp ở: A. nhóm động vật ít di chuyển xa. B. nhóm động vật di chuyển xa. C. nhóm động kí sinh. D. động vật bậc cao. 109. Ở ốc sên, cơ sâu róm, cơ băng, sự hình thành loài mới diễn ra theo con đường: A. cấu trúc lại bộ NST. B. sinh thái. Trang 80 http://www.ebook.edu.vn C. lai xa và đa bội hoá. D. địa lí. 110. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội là phương thức thường gặp ở : A. thực vật và động vật bậc cao. B. thực vật và động vật bậc thấp. C. thực vật và động vật di động xa. D. thực vật . 111. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội là phương thức thường gặp ở thực vật ít gặp ở động vật vì: A. con lai sinh ra thường bất thụ. B. cơ quan sinh sản của 2 loài không tương hợp. C. cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài phức tạp, sự đa bội hoá gây rối loạn giới tính. D. hai loài có bộ NST với số lượng không bằng nhau. ĐÁP ÁN: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ 1. A 2. A 3. B 4. C 5. D 6. B 7. B 8. D 9. D 10. B 11. B 12. D 13. D 14. C 15. C 16. C 17. A 18. C 19. B 20. C 21. A 22. B 23. D 24. D 25. B 26. B 27. A 28. A 29. D 30. D 31. D 32. D 33. B 34. C 35. D 36. A 37. B 38. D 39. B 40. B 41. A 42. D 43. A 44. B 45. C 46. C 47. D 48. D 49. A 50. D 51. B 52. B 53. B 54. C 55. D 56. A 57. D 58. D 59. D 60. D 61. C 62. D 63. C 64. C 65. A 66. C 67. D 68. B 69. B 70. D 71. A 72. C 73. D 74. D 75. B 76. A 77. B 78. C 79. A 80. A 81. B 82. D 83. B 84. B 85. B 86. D 87. B 88. A 89. C 90. D 91. D 92. D 93. A 94. A 95. C 96. D 97. D 98. A 99. B 100. D 101. D 102. A 103. B 104. B 105. D 106. D 107. D 108. A 109. B 110. D 111. C Trang 81 http://www.ebook.edu.vn CHƯƠNG II. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT BÀI 43 SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT I. Tiến hóa hóa học: Gồm 3 bước: 1. Sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản. - Trong khí quyển nguyên thủy chứa: CO, NH3, hơi H2O, ít N2, không có O2. - Nguồn năng lượng tự nhiên tác động các khí vô cơ -> hợp chất hữu cơ đơn giản (C, H) -> C, H, O (lipit, Sacarit,…). 2. Sự hình thành các đại phân tử từ các hợp chất hữu cơ đơn giản: - Hợp chất hữu cơ đơn giản hòa tan trong các đại dương -> cô động trên nền đáy sét -> protêin, nuclêic. 3. Sự hình thành các đại phân tử tự nhân đôi: - Các đơn phân axit amin, nuclêôtit…trùng hợp -> ADN, ADN có khả năng tự nhân đôi II. Tiến hóa tiền sinh học: - Xuất hiện cơ thể sống đơn bào đầu tiên từ sự tập hợp các đại phân tử trong một hệ thống mở có màng lipoprotêin bao bọc ngăn cách với môi trường ngoài nhưng có sự tương tác với môi trường -> tế bào. III. Tiến hóa sinh học: Từ tế bào nguyên thủy dưới tác dụng của CLTNÆ tb nhân sơ Æ cơ thể đơn bào nhân thực Æ cơ thể đa bào nhân thựcÆ sinh giới đa dạng hiện nay. Bài 44 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT I. Hóa thạch và phân chia thời gian địa chất 1. Hóa thạch: a. Hóa thạch là gì? Là di tích của các sinh vật đã từng sống trong các thời đại trước để lại trong các lớp đất đá. b. Ý nghĩa của hóa thạch : có ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu SH và địa chất học - Từ hóa thạch có thể suy ra lịch sử phát sinh ,phát triển và diệt vong của sinh vật. - Là dẫn liệu quí để nghiên cứu lịch sử vỏ TĐ 2. Sự phân chia thời gian địa chất a. Phương pháp xác định tuổi các lớp đất đa và hóa thạch - Để xác định tuổi tương đối của lớp đất đa dựa vào lớp trầm tích trong đất (lớp càng sâu tuổi càng cao) - Để xác định tuổi tuyệt đối sử dụng pp đồng vị phóng xạ,căn cứ vào thời gian bán rã của 1 chất đồng vị phóng xạ nào đó có trong hóa thạch b. Căn cứ để phân định các mốc thời gian địa chất dựa vào những biến đổi lớn về địa chất ,khí hậu. II. Sinh vật trong các đại địa chất : 1. Đại thái cổ : (khoảng 3500 triệu năm) - Hóa thạch SV nhân sơ cổ nhất 2. Đại nguyên sinh : (2500 triệu năm) - Hóa thạch SV nhân thực cổ nhất - Hóa thạch đv cổ nhất - ĐV không sương sống thấp ở biển ,tảo 3. Đại cổ sinh : (300 – 542 triệu năm) - Kỉ cambric: xuất hiện đv dây sống - Kỉ silua: cây có mạch và côn trùng chiếm lĩnh trên cạn,xuất hiện cá - Kỉ đêvôn: phân hóa cá sương,xuất hiện lưỡng cư. - Kỉ than đá: xuất hiện TV hạt trần,bò sát… - Kỉ pecmi: phân hóa bò sát và côn trùng 4. Đại trung sinh : (200 – 250 triệu năm) Trang 82 http://www.ebook.edu.vn - Kỉ tam điệp : cá sương phát triển,phân hóa bò sát cổ,xuất hiện chim và thú. - Kỉ jura: bò sát cổ ngự trị tuyệt đối trên cạn, dưới nước và trên không. - Kỉ phấn trắng: xuất hiện thực vật hạt kín 5. Đại tân sinh : (1,8 – 65 triệu năm) - Kỉ đệ tam : phân hóa thú,chim,xuất hiện các nhóm linh trưởng. - Kỉ đệ tứ: thực vật và động vật giống ngày nay,xuất hiện loài người. BÀI 45 SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI I. Những giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người : 1. Các dạng vượn người hoá thạch: Đriôpitec : phát hiện 1927 ở Châu Phi. 2. Các dạng người vượn hoá thạch (người tối cổ) : Ôxtralôpitec: phát hiện 1924 ở Nam Phi. - Chúng đã chuyển t ừ lối sống trên cây xuống sống ở mặt đất, đi bằng hai chân. - Cao 120- 140 cm, nặng 20 – 40 kg, có hộp sọ 450 – 750 cm 3. - Chúng đã biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ và tấn công. 3. Người cổ Homo: a. Homo habilis: tìm thấy ở Onđuvai năm 1961- 1964. -Cao 1- 1,5 m, nặng 25 – 50 kg, có hộp sọ 600 – 800 cm 3. - Sống thành đàn, đi thẳng đứng, tay biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đ á. b. Homo erectus: - Peticantrop: tìm thấy ở Inđônêxia năm 1891. Cao 1,7m họp sọ 900- 950 cm3 . Biết chế tạo công cụ bằng đá, dáng đi thẳng . - Xinantrop: tìm thấy ở Bắc Kinh ( Trung Quốc) năm 1927 Họp sọ 1000 cm3 , đi thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá, xương, biết dùng lửa c. Homo neanderthalensis: (Đức năm 1856) + Cao : 1,55-1,66m,Họp sọ 1400cm3 + Xương hàm gần giống người, có lồi cằm. + Biết chế tạo và sử dụng lửa thành thạo, sống săn bắt và hái lượm, bước đầu có đời sống VH + Công cụ lao động bằng đá tinh xảo hơn như: dao, búa, rìu. 4. Người hiện đại ( Homo sapiens): tìm thấy ở làng Grômanhon( Pháp) năm 1868. + Cao: 1,8m, hộp sọ 1700cm3.Có lồi cằm rõ. + Công cụ LĐ: đá, xương, sừng, đồng, sắt. + Họ sống thành bộ lạc có nền văn hoá phức tạp, có mầm móng mĩ thuật và tôn giáo. II. Các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người : 1. Tiến hoá sinh học: gồm biến dị di truyền và chọn lọc tự nhiên: đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn người vượn hoá thạch và người cổ. 2. Tiến hoá xã hội: các nhân tố văn hoá, xã hội ( cải tiến công cụ lao động, phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ xã hội…) đã trở thành nhân tố quyết định của sự phát triển của con người và xã hội loài người. Trang 83 http://www.ebook.edu.vn SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT Những nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống là A. C, H, O, P. B. C, H, O, N, P. C. C, H, O, P, Mg. D. C, H, O, N, P. S. Theo quan điểm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là B. cacbohyđrat và prôtêin. A. axit nuclêic và prôtêin. C. lipit và gluxit. D. axit nuclêic và lipit. Theo quan điểm hiện đại, axit nuclêic được coi là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống vì A. có vai trò quan trọng trong sinh sản ở cấp độ phân tử. B. có vai trò quan trọng trong di truyền. C. có vai trò quan trọng trong sinh sản và di truyền. D. là thành phần chủ yếu cấu tạo nên nhiễm sắc thể. Theo quan điểm hiện đại, prôtêin được coi là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống vì A. có vai trò quan trọng trong sinh sản. B. có vai trò quan trọng trong di truyền. C. có vai trò quan trọng trong hoạt động điều hoà, xúc tác, cấu tạo nên các enzim và hooc môn. D. là thành phần chủ yếu cấu tạo nên nhiễm sắc thể. Vật chất hữu cơ khác vật chất vô cơ là A. đa dạng, đặc thù, phức tạp và có kích thước lớn. B. đa dạng, phức tạp và có kích thước lớn. C. đa dạng và có kích thước lớn. D. đa dạng, đặc thù và có kích thước lớn. Trong các dấu hiệu của sự sống dấu hiệu độc đáo chỉ có ở cơ thể sống là A. trao đổi chất với môi trường. B. sinh trưởng cảm ứng và vận động. C. trao đổi chất, sinh trưởng và vận động. D. trao đổi chất theo phương thức đồng hóa, dị hoá và sinh sản. Phát biểu nào dưới đây là không đúng về những dấu hiệu cơ bản của sự sống A. Sự thường xuyên tự đổi mới thông qua quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường từ đó có hiện tượng sinh trưởng, cảm ứng do đó các hệ thống sống là những hệ mở. B. Tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản. ADN có khả năng tích luỹ thông tin di truyền. C. Tự điều chỉnh là khả năng tự động duy trì và giữ vững sự ổn định về thành phần và tính chất. D. ADN có khả năng sao chép đúng mẫu của nó, do đó cấu trúc ADN luôn được duy trì, đặc trưng và ổn định qua các thế hệ. Tiến hoá hoá học là quá trình A. hình thành các hạt côaxecva. B. xuất hiện cơ chế tự sao. C. xuất hiện các enzim. D. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học. Trong khí quyển nguyên thuỷ có các hợp chất A. hơi nước, các khí cacbônic, amôniac, nitơ. B. saccarrit, các khí cacbônic, amôniac, nitơ. C. hyđrôcacbon, hơi nước, các khí cacbônic, amôniac. D. saccarrit, hyđrôcacbon, hơi nước, các khí cacbônic. Trong giai đoạn tiến hoá hoá học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành nhờ A. các nguồn năng lượng tự nhiên. B. các enzym tổng hợp. C. sự phức tạp hoá các hợp chất hữu cơ. Trang 84 http://www.ebook.edu.vn D. sự đông tụ của các chất tan trong đại dương nguyên thuỷ. Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có sự A. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học. B. tạo thành các côaxecva theo phương thức hóa học. C. hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên theo phương thức hoá học. D. xuất hiện các enzim theo phương thức hoá học. Hợp chất hữu cơ đơn giản được hình thành được hình thành đầu tiên trên trái đất là A. gluxit. B. cacbuahyđrrô. C. axitnucleeic. D. prôtêin. Bước quan trọng để các dạng sống sản sinh ra các dạng dạng giống mình là sự B. tạo thành các côaxecva. A. xuất hiện cơ chế tự sao. C. tạo thành lớp màng. D. xuất hiện các enzim. Tiến hoá tiền sinh học là quá trình A. hình thành mầm mống của những cơ thể đầu tiên. B. hình thành các pôlipeptit từ các axitamin. C. các đại phân tử hữu cơ. D. xuất hiện các nuclêôtit và saccarit. Sự sống đầu tiên xuất hiện ở môi trường A. khí quyển nguyên thuỷ. B. trong lòng đất và được thoát ra bằng các trận phun trào núi lửa. C. trong nước đại dương. D. trên đất liền Dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn tiến hoá sinh học là xuất hiện A. quy luật chọn lọc tự nhiên. B. các hạt côaxecva. C. các hệ tương tác giữa các đại phân tử hữu cơ. D. các sinh vật đơn giản đầu tiên. Nghiên cứu sinh vật hoá thạch có ý nghĩa suy đoán A. tuổi của các lớp đất chứa chúng. B. lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của chúng. C. lịch sử phát triển của quả đất. D. diễn biến khí hậu qua các thời đại. Việc phân định các mốc thời gian địa chất căn cứ vào A. tuổi của các lớp đất chứa các hoá thạch. B. những biến đổi về địa chất, khí hậu, hoá thạch điển hình. C. lớp đất đá và hoá thạch điển hình. D. sự thay đổi khí hậu. Trong đại Cổ sinh, cây gỗ giống như các thực vật khác chiếm ưu thế đặc biệt trong suốt kỉ A. Silua. B. Đê vôn. C. Các bon. D. Pecmi. Trang 85 http://www.ebook.edu.vn BÀI 45 SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI Trong các nhận xét sau, nhận xét không đúng về sự giống nhau giữa người và thú là A. có lông mao, tuyến sữa, bộ răng phân hoá, có một số cơ quan lại tổ giống thú như có nhiều đôi vú, có đuôi... B. đẻ con, có nhau thai, nuôi con bằng sữa. C. giai đoạn phôi sớm ở người cũng có lông mao bao phủ toàn thân, có đuôi, có vài ba đôi vú. D. có các cơ quan thoái hoá giống nhau. Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ người và vượn người B. tiến hoá theo cùng một hướng. A. có quan hệ thân thuộc rất gần gũi. C. tiến hoá theo hai hướng khác nhau. D. vượn người là tổ tiên của loài người. Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là A. Parapitec. B. Prôpliôpitec. C. Đryôpitec. D. Ôxtralôpitec. Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là A. biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định. B. đi bằng hai chân, hai tay tự do, dáng đứng thẳng. C. sọ não lớn hơn sọ mặt, não to, có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn. D. biết giữ lửa và dùng lửa để nấu chín thức ăn. Trong quá trình phát sinh loài người, các nhân tố xã hội đóng vai trò chủ đạo từ giai đoạn A. người tối cổ trở đi. B. vượn người hoá thạch trở đi. C. người cổ trở đi. D. người hiện đại trở đi. Loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác, vì loài người A. có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí. B. đã biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định. C. có hệ thần kinh rất phát triển. D. có hoạt động tư duy trừu tượng. Trang 86 http://www.ebook.edu.vn PHẦN VII CHƯƠNG I Bài 35 SINH THÁI HỌC CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I- Môi trường sống và các nhân tố sinh thái: * Môi trường sống: Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác độnh trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. - Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật: + Môi trường trên cạn + Môi trường nước + Môi trường đất + Môi trường sinh vật * Nhân tố sinh thái: - Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật. - Các nhóm nhân tố sinh thái: + Nhóm nhân tố vô sinh +Nhóm nhân tố hữu sinh II- Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái: 1. Giới hạn sinh thái: - Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Trong giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi và khoảng chống đối với hoạt động sống của SV. 2. Ổ sinh thái: - Ổ sinh thái được định nghĩa là một không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển không hạn định của cá thể, của loài. III- Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống: 1. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng: - Thực vật: thực vật thích nghi khác nhau với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Người ta chia thực vật thành các nhóm cây: nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng. - Động vật: động vật thích nghi khác nhau với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Người ta chia động vât thành các nhóm động vật: nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày và nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm. 2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ: - Quy tắc về kích thước cơ thể: - Quy tắc các kích thước của các bộ phận của cơ thể. Bài 36 QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể 1.Quần thể sinh vật: + Tập hợp các cá thể cùng loài + Sinh sống trong một khoảng không gian xác định + Thời gian nhất định + Sinh sản và tạo ra thế hệ mới 2.Quá trình hình thành quần thể: Cá thể phát tánÆmôi trường mớiÆCLTN tác độngÆcà thể thích nghiÆquần thể II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể Trang 87 http://www.ebook.edu.vn 1. Quan hệ hỗ trợ: Quan hệ giữa các cá thể cùng loài nhằm hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống -Ví dụ:hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông Chó rừng thường quần tụ từng đàn….. -Ý nghĩa: + Đảm bảo cho quần thể tồn tạ ổn định + Khai thác tối ưu nguồn sống + Tăng khả năng sống sót và sinh sản 2. Quan hệ cạnh tranh: quan hệ giữa các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau trong các hoạt động sống. - Ví dụ:thực vật cạnh tranh ánh sang, động vật cạnh tranh thức ăn,nơi ở,bạn tình…. - Ý nghĩa:+duy trì mật độ cá thể phù hợp trong quần thể + Đảm bảo và thúc đẩy quần thể phát triển BÀI 37 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT I. Tỉ lệ giới tính Tỉ lệ giới tính: là tỉ lệ giữa số lượng các thể được và cái trong quần thể Tỉ lệ giới tính thay đỗi và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: môi trường sống, mùa sinh sản, sinh lý. . . Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi. II. Nhóm tuổi Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể luông thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường. III. Sự phân bố cá thể của quần thể Có 3 kiểu phân bố + Phân bố theo nhóm + Phân bố đồng điều SGK + Phân bố ngẫu nhiên IV. Mật độ cá thể của quần thể Mật độ các thể của quần thể là số lượng các thể trên một đơn vị hay thể tích của quần thể. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồng sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. V. Kích thước của quần thể sinh vật 1.Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa -Kích thước của QTSV là số lượng cá thể đặc trưng (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của QT -Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà QT cần có để duy trì và phát triển -Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường 2.Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của QT sinh vật a. Mức độ sinh sản của QTSV Là số lượng cá thể của QT được sinh ra trong 1 đơn vị thời gian b.Mức tử vong của QTSV Là số lượng cá thể của QT bị chết trong 1 đơn vị thời gian c. Phát tán cá thể của QTSV - Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ QT mình Æ nơi sống mới - Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể nằm ngoài QT chuyển tới sống trong QT VI.Tăng trưởng của QTSV và QT Người 1. Tăng trưởng của QTSV - Điều kiện môi trường thuận lợi: Trang 88 http://www.ebook.edu.vn Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J) - Điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi: Tăng trưởng QT giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S) 2. Tăng trưởng của QT Người - Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử - Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút, Æ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. BÀI 39 BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ I. Biến động số lượng cá thể Là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể đó quanh trị số cân bằng khi kích thước quần thể đạt giá trị tối đa, cân bằng với sức chứa của môi trường Gồm 2 loại: BĐ theo chu kì và BĐ không theo chu kì BĐ theo chu kì BĐ không theo c.kì Xảy ra do những thay đổi có chu kì Xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên, của ĐKMT không kiểm soát được VD: chu kì ngày đêm, tuần trăng, mùa, VD: lũ lụt, bão, cháy rừng, dịch bệnh, nhiều năm, hoạt động của thuỷ triều,.. hoặc khai thác tài nguyên của con người gây nên. - Muỗi phát triển mùa xuân. - Giáp xác: tăng về đêm không bị khai thác bởi ĐV ăn thịt. * Thỏ là TA của mèo rừng, số lượng mèo rừng phụ thuộc vào nguồn thức ăn là thỏ. Khi số lượng thỏ tăng lên, mèo rừng có nguồn thức ăn dồi dào nên có điều kiện tăng số lượng cá thể. Tuy nhiên số lượng thỏ cũng phụ thuộc vào số lượng kẻ thù là mèo rừng (Số lượng thỏ và Số lượng mèo rừng khống chế lẫn nhau).  Giúp các nhà nông nghiệp xác định đúng lịch thời vụ, để vật nuôi, cây trồng sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất trong năm, nhằm đạt năng suất cao. Đồng thời giúp các nhà bảo vệ môi trường chủ động trong việc hạn chế sự phát triển quá mức của các loài sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái. II. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể 1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể - Vào mùa có khí hậu ấm áp, sâu hại s2 nhiều - Dòng nước nóng làm cá cơm chết hàng loạt - Phụ thuộc vào nguồn thức ăn - Vào thời gian có t0 thấp và độ ẩm cao muỗi sinh sản nhiều - Vào mùa mưa ếch nhái sinh sản mạnh - Số lượng  bất thường khi có t0 xuống quá thấp - Số lượng giảm do cháy rừng. Do những thay đổi của những nhân tố sthái vô sinh của MT (khí hậu, thổ nhưỡng,..) và nhân tố sinh thái hữu sinh trong quần thể (cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn, Số lượng kẻ thù ăn thịt,..) 2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. - Đó chính là sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật giành nguồn sống trong môi trường, kẻ thù ăn thịt,.. Trong ĐKMT sống thuận lợi, nguồn TA dồi dào các nhân tố điều chỉnh mật độ (cạnh tranh, kẻ thù ăn thịt,..) tác động làm cho QT tăng mức sinh sản, giảm mức độ tử vong, nhiều cá thể từ nơi khác khan hiếm TA nhập cư tới sống trong quần thể  số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh. Ngược lại, khi số lượng cá thể tăng lên cao, sau 1 thời gian, nguồn sống trong MT trở nên thiếu hụt, nơi ở chật chội,...dẫn tới cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể làm tăng mức độ tử vong và giảm mức sinh sản của quần thể. Đồng thời, khi cạnh tranh nhau gay gắt giữa các cá thể tăng Trang 89 http://www.ebook.edu.vn lên, nhiều cá thể trong quần thể sẽ xuất cư đi tìm nơi sống mới. Số lượng cá thể của quần thể lại được điều chỉnh giảm đi. 3. Trạng thái cân bằng của quần thể. * Khái niệm: Khi quần thể có số lượng các cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường  gọi là trạng thái cân bằng của quần thể. * Cơ chế: điều hoà mật độ cá thể trong QT Khi mật độ cá thể giảm xuống quá mức hoặc tăng lên quá cao, các nhân tố sinh thái của MT có thể tác động làm giảm số cá thể của QT hoặc tác động làm tăng số cá thể của QT. 9dựa vào mối tương quan; mức sinh sản, tử vong, phát tán * Mức sinh sản (b), mức độ tử vong (d), xuất cư (e) và nhập cư (i): có qhệ với nhau b+i = d+e * Các NTST vô sinh tác động trực tiếp và 1 chiều lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong QT (gọi là ntst không phụ thuộc vào mật độ)  ảnh hưởng tới trạng thái sinh lí của các cá thể. Sống trong đktn không thuận lợi, mức sinh sản của các cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con non thấp,.. * Các nhân tố hữu sinh như; sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng 1 đàn số lượng kẻ thù ăn thịt, mức sinh sản và mức độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong QT,.. là các yếu tố bị chi phối bởi mật độ cá thể của QT (gọi là ntst phụ thuộc vào mật độ cá thể trong qt)  ảnh hưởng rất lớn khả năng tìm kiếm TA, nơi ở, nơi đẻ trứng, khả năng sinh sản và nở trứng, khả năng sống sót của con non,.. và do vậy ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. C. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm A.tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. B.đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật. C.đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. D.đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật. Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm A.thực vật, động vật và con người. B.vi sinh vật, thực vật, động vật và con người. C.vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người. D.thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau. Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh. C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. Giới hạn sinh thái là A. khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. B. khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu. C. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi. D. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất. Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái Trang 90 http://www.ebook.edu.vn A.ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất. B.ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. C.giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường. D.ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Nhiệt độ cực thuận cho các chức năng sống đối với cá rô phi ở Việt nam là A. 200C. B.250C. C.300C. D.350C. Khoảng giới hạn sinh thái cho cá rô phi ở Việt nam là B.100C- 420C. C.50C- 400C. D.5,60C- 420C. A. 20C- 420C. Khoảng giới hạn sinh thái cho cá chép ở Việt nam là B.20C- 440C. C.50C- 400C. D.50C- 420C. A. 20C- 420C. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố A. hạn chế. B. rộng. C. vừa phải D. hẹp. Quy luật giới hạn sinh thái là đối với mỗi loài sinh vật tác động của nhân tố sinh thái nằm trong A. một khoảng xác định gồm giới hạn dưới và giới hạn trên. B. một giới hạn xác định giúp sinh vật tồn tại được. C. khoảng thuận lợi nhất cho sinh vật . D. một khoảng xác định, từ giới hạn dưới qua điểm cực thuận đến giới hạn trên. Quy luật giới hạn sinh thái có ý nghĩa A. đối với sự phân bố của sinh vật trên trái đất, ứng dụng trong việc di nhập vật nuôi. B. ứng dụng trong việc di nhập, thuần hoá các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp. C. đối với sự phân bố của sinh vật trên trái đất, trong việc di nhập, thuần hoá các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp. D. đối với sự phân bố của sinh vật trên trái đất, thuần hoá các giống vật nuôi. Nơi ở là: A. khu vực sinh sống của sinh vật. B. nơi thường gặp của loài. C. khoảng không gian sinh thái. D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật Ổ sinh thái là: A. khu vực sinh sống của sinh vật. B. nơi thường gặp của loài. C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện quy định cho sự tồn tại, phát triển ổn định lâu dài của loài. D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật CHƯƠNG I. QUẦN THỂ SINH VẬT Phong lan và những cây gỗ làm vật bám là mối quan hệ A. hợp tác đơn giản. B. cộng sinh. C. hội sinh. D.ức chế cảm nhiễm. Mối và động vật nguyên sinh thuộc mối quan hệ A. hợp tác đơn giản. B. cộng sinh. C. hội sinh. D.ức chế cảm nhiễm. Chim nhỏ kiếm mồi trên thân các loài thú móng guốc sống ở đồng cỏ là mối quan hệ A. hợp tác đơn giản. B. cộng sinh. C. hội sinh. D.ức chế cảm nhiễm. Sinh vật hằng nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể A.phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. B.tương đối ổn định. C.luôn thay đổi. D. ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Trong các nhóm động vật sau, nhóm thuộc động vật biến nhiệt là Trang 91 http://www.ebook.edu.vn A. cá sấu, ếch đồng, giun đất. B. thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép. C. cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu. D. cá rô phi, tôm đồng, cá thu. Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. C. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. Có các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường A. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. B. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. C. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn. D. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường sinh vật. Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm A. tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật. C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật. Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm A. thực vật, động vật và con người. B. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người. C. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người. D. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau. Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh. C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh. C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. Đơn vị sinh thái bao gồm cả các nhân tố vô sinh là A. quần thể. B. loài. C. quần xã. D. hệ sinh thái. Giới hạn sinh thái là A. khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. B. khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu. C. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi. D. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất. Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất. B. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường. D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Nhiệt độ cực thuận cho các chức năng sống đối với cá rô phi ở Việt nam là A. 200C. B. 250C. C. 300C. D. 350C. Khoảng giới hạn sinh thái cho cá rô phi ở Việt nam là B. 100C- 420C. C. 50C- 400C. D. 5,60C- 420C. A. 20C- 420C. Khoảng giới hạn sinh thái cho cá chép ở Việt nam là B. 20C- 440C. C. 50C- 400C. D. 50C- 420C. A. A. 20C- 420C. Trang 92 http://www.ebook.edu.vn Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố A. hạn chế. B. rộng. C. vừa phải. D. hẹp. Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố A. hạn chế. B. rộng. C. vừa phải. D. hẹp. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với một số yếu tố này nhưng hẹp đối với một số yếu tố khác chúng có vùng phân bố A. hạn chế. B. rộng. C. vừa phải. D. hẹp. Quy luật giới hạn sinh thái là đối với mỗi loài sinh vật tác động của nhân tố sinh thái nằm trong A. một khoảng xác định gồm giới hạn dưới và giới hạn trên. B. một giới hạn xác định giúp sinh vật tồn tại được. C. khoảng thuận lợi nhất cho sinh vật . D. một khoảng xác định, từ giới hạn dưới qua điểm cực thuận đến giới hạn trên. Quy luật giới hạn sinh thái có ý nghĩa A. đối với sự phân bố của sinh vật trên trái đất, ứng dụng trong việc di nhập vật nuôi. B. ứng dụng trong việc di nhập, thuần hoá các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp. C. đối với sự phân bố của sinh vật trên trái đất, trong việc di nhập, thuần hoá các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp. D. đối với sự phân bố của sinh vật trên trái đất, thuần hoá các giống vật nuôi. Một đứa trẻ được ăn no, mặc ấm thường khoẻ mạnh hơn một đứa trẻ chỉ được ăn no điều đó thể hiện quy luật sinh thái A. giới hạn sinh thái. B. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường. C. không đồng đều của các nhân tố sinh thái. D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Trên một cánh đồng cỏ có sự thay đổi lần lượt: thỏ tăng  cỏ giảm thỏ giảmcỏ tăng thỏ tăng...điều đó thể hiện quy luật sinh thái A. giới hạn sinh thái. B. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường. C. không đồng đều của các nhân tố sinh thái. D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Loài thuỷ sinh vật rộng muối nhất sống ở A. cửa sông. B. biển gần bờ. C. xa bờ biển trên lớp nước mặt. D. biển sâu. Nơi ở là A. khu vực sinh sống của sinh vật. B. nơi thường gặp của loài. C. khoảng không gian sinh thái. D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật Ổ sinh thái là A. khu vực sinh sống của sinh vật. B. nơi thường gặp của loài. C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện quy định cho sự tồn tại, phát triển ổn định lâu dài của loài. D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm A. thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng. B. tăng hoặc giảm sự quang hợp của cây. C. thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật. Trang 93 http://www.ebook.edu.vn D. ảnh hưởng tới cấu tạo giải phẫu, sinh sản của cây. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật A. hoạt động kiếm ăn, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian. B. đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản. C. hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản. D. ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian. Nhịp sinh học là A. sự thay đổi theo chu kỳ của sinh vật trước môi trường. B. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi nhất thời của môi trường. C. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi mang tính chu kỳ của môi trường. D. khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kỳ của môi trường. Ếch nhái, gấu ngủ đông là nhịp sinh học theo nhịp điệu A. mùa. B. tuần trăng. C. thuỷ triều. D. ngày đêm. Hoạt động của muỗi và chim cú theo nhịp điệu A. mùa. B. tuần trăng. C. thuỷ triều. D. ngày đêm. Điều không đúng khi nói về đặc điểm chung của các động vật sống trong đất và trong các hang động là có sự A. tiêu giảm hoạt động thị giác. B. tiêu giảm hệ sắc tố. C. tiêu giảm toàn bộ các cơ quan cảm giác. D. thích nghi với những điều kiện vô sinh ổn định. Tín hiệu chính để điều khiển nhịp điệu sinh học ở động vật là A. nhiệt độ. B. độ ẩm. C. độ dài chiếu sáng. D. trạng thái sinh lí của động vật. Tổng nhiệt hữu hiệu là A. lượng nhiệt cần thiết cho sự phát triển thuận lợi nhất ở sinh vật. B. lượng nhiệt cần thiết cho sự phát triển ở thực vật. C. hằng số nhiệt cần cho một chu kỳ phát triển của động vật biến nhiệt. D. lượng nhiệt cần thiết cho sinh trưởng của động vật. Nhiệt độ ảnh hưởng tới động vật qua các đặc điểm A. sinh thái, hình thái, quá trình sinh lí, các hoạt động sống. B. hoạt động kiếm ăn, hình thái, quá trình sinh lí. C. sinh sản, hình thái, quá trình sinh lí. D. sinh thái, sinh sản, hình thái, quá trình sinh lí. Sinh vật biến nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể A. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. B. tương đối ổn định. C. luôn thay đổi. D. ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Sinh vật hằng nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể A. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. B. tương đối ổn định. C. luôn thay đổi. D. ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Trong các nhóm động vật sau, nhóm thuộc động vật biến nhiệt là A. cá sấu, ếch đồng, giun đất. B. thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép. C. cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu. D. cá rô phi, tôm đồng, cá thu. Loài chuột cát ở đài nguyên có thể chịu được nhiệt độ không khí dao động từ – 500C đến + 300C, trong đó nhiệt độ thuận lợi từ O0C đến 200C thể hiện quy luật sinh thái A. giới hạn sinh thái. B. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường. C. không đồng đều của các nhân tố sinh thái. Trang 94 http://www.ebook.edu.vn D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Nhiệt độ không khí tăng lên đến khoảng 40- 450C sẽ làm tăng các quá trình trao đổi chất ở động vật biến nhiệt, nhưng lại kìm hãm sự di chuyển của con vật điều đó thể hiện quy luật sinh thái A. giới hạn sinh thái. B. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường. C. không đồng đều của các nhân tố sinh thái. D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ cạnh tranh là A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó. B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau. C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi. D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi. Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật ăn thịt- con mồi là A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó. B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau. C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi. D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi. Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật chủ- vật ký sinh là A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó. B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau. C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi. D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi. Phong lan và những cây gỗ làm vật bám là mối quan hệ D. ức chế cảm nhiễm. A. hợp tác đơn giản. B. cộng sinh. C. hội sinh. Chim nhỏ kiếm mồi trên thân các loài thú móng guốc sống ở đồng cỏ là mối quan hệ B. cộng sinh. C. hội sinh. D. ức chế cảm nhiễm. A. hợp tác đơn giản. Mối và động vật nguyên sinh thuộc mối quan hệ C. hội sinh. D. ức chế cảm nhiễm. A. hợp tác đơn giản. B. cộng sinh. Những con voi trong vườn bách thú là D. hệ sinh thái. A. quần thể. B. tập hợp cá thể voi. C. quần xã. Quần thể là một tập hợp cá thể A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định. C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định. D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. Quan hệ giữa lúa với cỏ dại thuộc quan hệ A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. hãm sinh. D. hội sinh. Quan hệ giữa động vật ăn cỏ với vi khuẩn phân rã xelulôzơ thuộc quan hệ D. hội sinh. A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. cộng sinh. Quan hệ giữa nấm Penicinium với vi khuẩn thuộc quan hệ D. hội sinh. A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. hãm sinh. Quan hệ giữa chim sáo với trâu thuộc quan hệ B. cạnh tranh. C. hãm sinh. D. hội sinh. A. hợp tác. Quan hệ giữa giun sán với người thuộc quan hệ A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. hãm sinh. D. kí sinh. Ý nghĩa sinh thái của quan hệ cạnh tranh là ảnh hưởng đến số lượng, sự phân bố, A. ổ sinh thái. B. tỉ lệ đực cái, tỉ lệ nhóm tuổi. C. ổ sinh thái, hình thái. D. hình thái, tỉ lệ đực cái. Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là Trang 95 http://www.ebook.edu.vn A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng. B. sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng C. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong. D. độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng. Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm A. trước sinh sản. B. đang sinh sản. C. trước sinh sản và đang sinh sản. D. đang sinh sản và sau sinh sản Điều không đúng khi kết luận mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể là mật độ có ảnh hưởng tới A. mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh và tác động của loài đó trong quần xã. B. mức độ lan truyền của vật kí sinh. C. tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản. D. các cá thể trưởng thành. Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh A. cấu trúc tuổi của quần thể. B. kiểu phân bố cá thể của quần thể. C. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể. D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổ định do A. sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm. B. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm. C. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng. D. sự tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. sức tăng trưởng của cá thể. D. nguồn thức ăn từ môi trường. Những nguyên nhân làm cho kích thước của quần thể thay đổi là A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. mức nhập cư và xuất cư. D. cả A, B và C. Trong quá trình tiến hoá, các loài đều hướng tới việc tăng mức sống sót bằng các cách, trừ A. tăng tần số giao phối giữa cá thể đực và cái. B. chuyển từ kiểu thụ tinh ngoài sang thụ tinh trong. C. chăm sóc trứng và con non. D. đẻ con và nuôi con bằng sữa. Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là A. sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của nhân tố vô sinh và hữu sinh B. sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của một bộ phận hay cả quần thể C. sự điều chỉnh vật ăn thịt và vật ký sinh D. tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử giảm trong quần thể. Trang 96 http://www.ebook.edu.vn CHƯƠNG II QUẦN Xà SINH VẬT Tiết 40 QUẦN Xà SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN Xà SINH VẬT I. Khái niệm về quần xã sinh vật: Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định ⇒ Quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần Xã thích nghi với môi trường sống của chúng. II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã: 1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã: Thể hiện qua: * Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài: là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã * Loài ưu thế và loài đặc trưng: - Loài ưu thế có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh - Loài đặc trưng chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã. 2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã: - Phân bố theo chiều thẳng đứng VD: Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới - Phân bố theo chiều ngang VD: + Phân bố của sinh vật từ đỉnh núi Sườn núi → chân núi + Từ đất ven bờ biển → vùng ngập nước ven bờ → vùng khơi xa III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật: 1. Các mối quan hệ sinh thái: Gồm quan hệ hỗ trợ và đối kháng - Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại ho các loài khác gồm các mối quan hệ: Cộng sinh, hội sinh, hợp tác - Quan hệ đối kháng là quan hệ giữa một bên là loài có lợi và bên kia là loại bị hạ, gồm các mối quan hệ: Cạnh tranh, ký sinh, ức chế, cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác 2. Hiện tượng khống chế sinh học: Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa cá loài trong quần xã Bài 41 DIỄN THẾ SINH THÁI I - Khái niệm về diễn thế sinh thái Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. II- Các loại diễn thế sinh thái: 1. Diễn thế nguyên sinh: - Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. - Quá trình diễn thế diễn ra theo các giai đoạn sau: + Giai đoạn tiên phong: Hình thành quần xã tiên phong + Giai đoạn giữa:giai đoạn hỗn hợp, gồm các quần xã thay đổi tuần tự + Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã ổn định 2. Diễn thế thứ sinh: - Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật sống. - Quá trình diễn thế diễn ra theo sơ đồ sau: + Giai đoạn đầu: Giai đoạn quần xã ổn định + Giai đoạn giữa: Giai đoạn gồm các quần xã thay đổi tuần tự. + Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã ổn đinh khác hoặc quần xã bị suy thoái. Trang 97 http://www.ebook.edu.vn III- Nguyên nhân gây ra diễn thế: 1. Nguyên nhân bên ngoài: Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. 2. Nguyên nhân bên trong: sự cạnh trang gay gắt giữa các loài trong quần xã IV- Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái: Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta có thể hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán đước các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai. từ đó có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, có thể kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người. BÀI 42 HỆ SINH THÁI I. Khái niệm hệ sinh thái Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh VD: Hệ sinh thái ao hồ,đồng ruộng, rừng…… Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định nhờ các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và đồng thới tác động qua lại với các thành phần vô sinh Trong hệ sinh thái , trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã – sinh cảnh chúng biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống II. Các thành phấn cấu trúc của hệ sinh thái Gồm có 2 thành phần 1. Thành phần vô sinh ( sinh cảnh ): + Các yếu tố khí hậu + Các yếu tố thổ nhưỡng + Nước và xác sinh vật trong môi trường 2. Thành phần hữu sinh ( quần xã sinh vật ) Thực vật, động vật và vi sinh vật Tuỳ theo chức năng dinh dưỡng trong hệ sinh thái chúng được xếp thành 3 nhóm + Sinh vật sản xuất: … ( SGK) + Sinh vật tiêu thụ: … ( SGK) + Sinh vật phân giải: … ( SGK) III. Các kiểu hệ sinh thái trên trái đất Gồm hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo: 1. Hệ sinh thái tự nhiên: gồm a. Trên cạn: … ( SGK) b. Dưới nước: + nước mặn: … ( SGK) + nước ngọt: … ( SGK) 2. Hệ sinh thái nhân tạo: … ( SGK) Hệ sinh thái nhân tạo đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người vì vậy con người phải biết sử dụng và cải tạo 1 cách hợp lí Bài 43 TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI I- Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật: 1. Chuỗi thức ăn: - Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. - Trong một chuỗi thức ăn, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, mừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau. - Trong hệ sinh thái có hai loại chuỗi thức ăn: Trang 98 http://www.ebook.edu.vn + Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật tự dưỡng, sau đến là động vật ăn sinh vật tự dưỡng và tiếp nữa là động vật ăn động vật. + Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ, sau đến các loài động vật ăn sinh vật phân giải và tiếp nữa là các động vật ăn động vật. 2. Lưới thức ăn: - Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. - Quần xa sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp. 3. Bậc dinh dưỡng: - Tập hợp các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng. - Trong quần xã có nhiều bậc dinh dưỡng: + Bậc dinh dưỡng cấp 1(Sinh vật sản xuất) + Bậc dinh dưỡng cấp 2(Sinh vật tiêu thụ bậc 1) + Bậc dinh dưỡng câp 3(Sinh vật tiêu thụ bậc 2) ........................................................................ + Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất: II- Tháp sinh thái: - Để xem xét mức độ dinh dưỡng ở từng bậc dinh dưỡng và toàn bộ quần xã, người ta xây dựng các tháp sinh thái. - Tháp sinh thái bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài thì khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng. - Có ba loại tháp sinh thái: + Tháp số lượng: + Tháp sinh khối: + Tháp năng lượng: BÀI 44 CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYỂN I- Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa - Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên. - Một chu trình sinh địa hoá gồm có các phần: tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất , nước. II- Một số chu trình sinh địa hoá 1. Chu trình cacbon - Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cabon điôxit ( CO2) . - TV lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua QH. - khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa cacbon, SV trả lại CO2 và nước cho môi trường - Nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đang tăng gây thêm nhiều thiên tai trên trái đất. 2. Chu trình nitơ - TV hấp thụ nitơ dưới dạng muối amôn (NH4+) và nitrat (NO3-) . - Các muồi trên được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật lí, hóa học và sinh học. - Nitơ từ xác SV trở lại môi trường đất, nước thông qua hoạt động phân giải chất hữu cơ của VK, nấm,… - Hoạt động phản nitrat của VK trả lại một lượng nitơ phân tử cho đất, nước và bầu khí quyển. 3. Chu trình nước - Nước mưa rơi xuống đất, một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, một phần tích lũy trong sông , suối, ao , hồ,… - Nước mưa trở lại bầu khí quyển dưới dạng nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất. III- Sinh quyển Trang 99 http://www.ebook.edu.vn 1. Khái niệm SQ SQ là toàn bộ SV sống trong các lớp đất, nước và không khí của TĐ. 2. Các khu sinh học trong sinh quyển - Khu sinh học trên cạn: đồng rêu đới lạnh, rừng thông phương Bắc, rừng rũng lá ôn đới,… - Khu sinh học nước ngọt: khu nước đứng ( đầm, hồ, ao,..)và khu nước chảy ( sông suối). - Khu sinh hoc biển: + Theo chiều thẳng đứng: SV nổi, ĐV đáy,.. + Theo chiều ngang: vùng ven bờ và vùng khơi BÀI 45 DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI I.Dòng năng lượng trong hệ sinh thái 1. Phân bố năng lượng trên trái đất -Mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự sống trên trái đất -Sinh vật sản xuất chỉ sử dụng được những tia sáng nhìn thấy(50% bức xạ) cho quan hợp -Quang hợp chỉ sử dụng khoảng 0,2-0,5% tổng lượng bức xạ để tổng hợp chất hữu cơ 2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái -Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm -Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền một chiều từ SVSX qua các bậc dinh dưỡng, tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng II.Hiệu suất sinh thái -Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡngsau tích luỹ được thường là 10% so với bậc trước liền kề Trang 100 http://www.ebook.edu.vn CHƯƠNG II. QUẦN Xà SINH VẬT Quần xã là A. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định. B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất, thích nghi với môi trường sống. C. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định. D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Trong quần xã sinh vật đồng cỏ loài chiếm ưu thế là C. sâu ăn cỏ. D. bướm. A. cỏ bợ. B. trâu bò. Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do A. số lượng cá thể nhiều. B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. C. có khả năng tiêu diệt các loài khác. D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. Các cây tràm ở rừng U minh là loài C. đặc biệt. D. có số lượng nhiều. A. ưu thế. B. đặc trưng. Các đặc trưng cơ bản của quần xã là A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ. B. độ phong phú, sự phân bố các sá thể trong quần xã. C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong. D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã, quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài. Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có A. sự phân tầng thẳng đứng. B. đa dạng sinh học thấp. C. đa dạng sinh học cao. D. nhiều cây to và động vật lớn. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện C. độ thường gặp. D. sự phổ biến. A. độ nhiều. B. độ đa dạng. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã A. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau. B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau. C. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích. D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau. Nguyên nhân dẫn tới sự phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là A. mỗi loài ăn một loài thức ăn khác nhau. B. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau. C. mỗi loài kiếm ăn vào một thời điểm khác nhau trong ngày. D. tất cả các khả năng trên. Trong cùng một thuỷ vực, ngưòi ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau. B. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao. C. thoả mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ. D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao. Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố A. diện tích của quần xã. B. thay đổi do hoạt động của con người. C. thay đổi do các quá trình tự nhiên. D. nhu cầu về nguồn sống. Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã. Trang 101 http://www.ebook.edu.vn B. con đường trao đổi vật chất và năng luợng trong quần xã. C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ. D. mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật. Khi số lượng loài tại vùng đệm nhiều hơn trong các quần xã gọi là A. quần xã chính. B. tác động rìa. C. bìa rừng. D. vùng giao giữa các quần xã. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng A. cạnh tranh giữa các loài. B. cạnh tranh cùng loài. C. khống chế sinh học. D. đấu tranh sinh tồn. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể A. cá rô phi và cá chép. B. chim sâu và sâu đo. C. ếch đồng và chim sẻ. D. tôm và tép. Hiện tượng khống chế sinh học đã A. làm cho một loài bị tiêu diệt. B. làm cho quần xã chậm phát triển. C. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã. D. mất cân bằng trong quần xã. Các quần xã sinh vật vùng lạnh hoạt động theo chu kỳ A. năm. B. ngày đêm. C. mùa. D. nhiều năm. Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới hoạt động theo chu kỳ C. mùa. D. nhiều năm. A. năm. B. ngày đêm. Lưới thức ăn là A. nhiều chuỗi thức ăn. B. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. C. gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. D. gồm nhiều loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ A. giữa thực vật với động vật. B. dinh dưỡng. C. động vật ăn thịt và con mồi. D. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì A. hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng cao hơn. B. môi trường nước không bị ánh nắng mặt trời đốt nóng. C. môi trường nước có nhiệt độ ổn định. D. môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn. Trong hệ sinh thái nếu sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau, trong số các chuỗi thức ăn sau chuỗi thức ăn cung cấp năng lượng cao nhất cho con người là A. thực vật  thỏ  người. B. thực vật  người. C. thực vật  động vật phù du cá  người. D. thực vật  cá  vịt  trứng vịt  người. Trong hệ sinh thái lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ A. động vật ăn thịt và con mồi. B. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. C. giữa thực vật với động vật. D. dinh dưỡng và sự chuyển hoá năng lượng. Trang 102 http://www.ebook.edu.vn Trong chuỗi thức ăn cỏ  cá  vịt  trứng vịt  người thì một loài động vật bất kỳ có thể được xem là A. sinh vật tiêu thụ. B. sinh vật dị dưỡng. C. sinh vật phân huỷ. D. bậc dinh dưỡng. Năng lượng khi đi qua các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn A. được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần. B. chỉ được sử dụng một lần rồi mất đi dưới dạng nhiệt. C. được sử dụng số lần tương ứng với số loài trong chuỗi thức ăn. D. được sử dụng tối thiểu 2 lần. Trong một chuỗi thức ăn, năng lượng của sinh vật ở mắt xích phía sau chỉ bằng một phần nhỏ năng lượng của sinh vật ở mắt xích trước đó. Hiện tượng này thể hiện qui luật A. chi phối giữa các sinh vật. B. tác động qua lại giữa sinh vật với sinh vật. C. hình tháp sinh thái. D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng hình tháp do A. sinh vật thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của sinh vật thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn phải lớn hơn. B. sinh vật thuộc mắt xích càng xa vị trí của sinh vật sản xuất có sinh khối trung bình càng nhỏ. C. sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của sinh vật dùng làm thức ăn phải lớn hơn nhiều lần. D. năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần. Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược được đặc trưng cho mối quan hệ B. con mồi- vật dữ. A. vật chủ- kí sinh. C. cỏ- động vật ăn cỏ. D. tảo đơn bào, giáp xác, cá trích. Tháp sinh thái dùng mô tả số lượng cá thể, sinh khối, hoặc năng lượng ở các bậc dinh dưỡng khác nhau trong hệ sinh thái. Thường các giá trị ở bậc dinh dưỡng cao nhỏ hơn so với bậc dinh dưỡng đứng trước nó. Có trường hợp tháp lộn ngược, điều không đúng về các điều kiện dẫn tới tháp lộn ngược là tháp A. sinh khối, trong đó vật tiêu thụ có chu kì sống rất ngắn so với vật sản xuất; B. số lượng, trong đó khối lượng cơ thể của sinh vật sản xuất lớn hơn vài bậc so với khối lượng cơ thể của sinh vật tiêu thụ; C. số lượng, trong đó ở sinh vật tiêu thụ bậc 1 có một loài đông đúc chếm ưu thế; D. sinh khối, trong đó vật sản xuất có chu kỳ sống rất ngắn so với vật tiêu thụ. Hình sau mô tả tháp sinh thái sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn: 1 2 3 4 5 Trong số các tháp sinh thái trên, tháp sinh thái thể hiện các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái dưới nước là A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. cả 5 Hình sau mô tả tháp sinh thái sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn: 1 2 3 Trang 103 4 5 http://www.ebook.edu.vn Trong số các tháp sinh thái trên, tháp sinh thái thể hiện các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái trên cạn là A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. cả 5 Hình sau mô tả tháp sinh thái sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn: 1 2 3 4 Trong số các tháp sinh thái trên, thể hiện một hệ sinh thái bền vững nhất là tháp A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Hình sau mô tả tháp sinh thái sinh khối của một hệ sinh thái Tháp sinh thái trên xuất hiện trong điều kiện hệ sinh thái có đặc điểm bậc dinh dưỡng A. 1 có loài rộng thực hoặc nhiều loài kí sinh có sinh khối lớn. B. 2 có loài rộng thực hoặc nhiều loài kí sinh có sinh khối lớn. C. 3 có loài rộng thực hoặc nhiều loài kí sinh có sinh khối lớn. D. 4 có loài rộng thực hoặc nhiều loài kí sinh có sinh khối lớn. *Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, C, D và E. Sinh khối ở mỗi bậc là : A = 200 kg/ha; B = 250 kg/ha; C = 2000 kg/ha; D = 30 kg/ha; E = 2 kg/ha. Các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự như sau: Hệ sinh thái 1: A B C  E Hệ sinh thái 2: A B D  E Hệ sinh thái 3: C A  B  E Hệ sinh thái 4: E D  B  C Hệ sinh thái 5: C A  D E Trong các hệ sinh thái trên Hệ sinh thái bền vững là A. 1,2. B. 2, 3. C. 3, 4. D. 3, 5. Hệ sinh thái kém bền vững là C. 3. D. 4, 5. A. 1. B. 2. Hệ sinh thái không tồn tại là B. 2. C. 3. D. 4, 5. A. 1, 4. Hệ sinh thái bền vững nhất khi A. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất. B. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn. C. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất. D. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít . Hệ sinh thái kém bền vững nhất khi A. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất. B. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn. C. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất. D. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít . Thành phần cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo A. thành phần loài phong phú, số lợng cá thể nhiều... B. kích thước cá thể đa dạng, các cá thể có tuổi khác nhau.... C. có đủ sinh vật sản xuất, tiêu thụ và phân giải, phân bố không gian nhiều tầng... Trang 104 http://www.ebook.edu.vn D. cả A, B, C. Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế C. liên tục. D. phân huỷ. A. nguyên sinh. B. thứ sinh. Số lượng cá thể của các loài sinh vật trên xác một con gà là diễn thế A. nguyên sinh. B. thứ sinh. C. liên tục. D. phân huỷ. Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế B. thứ sinh. C. liên tục. D. phân huỷ. A. nguyên sinh. CHƯƠNG IV. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Trong một môi trường sống xác định bao gồm tảo lục, vi sinh vật phân huỷ đó là A. quần thể sinh vật. B. quần xã sinh vật. C. hệ sinh thái. D. nhóm sinh vật khác loài. Ý kiến không đúng khi cho rằng năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình tới 90% do A. một phần không được sinh vật sử dụng. B. một phần do sinh vật thải ra dưới dạng trao đổi chất, chất bài tiết. C. một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật. D. phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường. Yếu tố có khuynh hướng là yếu tố quan trọng nhất điều khiển năng suất sơ cấp trong đại dương là A. nhiệt độ. B. ôxy hoà tan. C. các chất dinh dưỡng. D. sự bức xạ mặt trời. Sự giàu dinh dưỡng của các hồ thường làm giảm hàm lượng ôxy tới mức nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu của sự khử ôxy tới quá mức này do sự tiêu dùng A. ôxy của các quần thể cá, tôm. B. ôxy của các quần thể thực vật. C. ôxy của các sinh vật phân huỷ. D. sự ôxy hoá của các chất mùn bã. Điều không đúng về sự khác nhau trong chu trình dinh dưỡng của hệ sinh thái tự nhiên với hệ sinh thái nhân tạo là A. lưới thức ăn phức tạp. B. tháp sinh thái có hình đáy rộng. C. tháp sinh thái có hình đáy hẹp. D. tất cả thức ăn cho sinh vật đều được cung cấp bên trong hệ sinh thái. Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở A. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng. B. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng C. chu trình dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng. D. thành phần cấu trúc, chuyển hoá năng lượng. Chu trình cacbon trong sinh quyển A. liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái. B. gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái. C. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái. D. là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái. Trang 105 http://www.ebook.edu.vn [...]... vị trí đầu mút cở thể ( tai, bàn chân, đuôi, mõm) có lông màu đen +Ở những vị trí khác lông trắng muốt * Giải thích: - Tại các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên có khả năng tổng hợp được sắc tố mêlanin làm cho lông màu đen - Các vùng khác có nhiệt độ cao hơn không tổng hợp mêlanin nên lông màu trắng → làm giảm nhiệt độ thì vùng lông trắng sẽ chuyển sang màu đen * Kết luận : - Môi trường... đa bội đặc điểm không đúng là A tế bào có số lượng ADN tăng gấp đôi B sinh tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ C tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt D không có khả năng sinh sản Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 8 Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể ba kép là A 18 B 10 C 7 D 12 Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 12 Số nhiễm sắc thể... vô sắc không hình thành trong quá trình phân bào Trang 17 http://www.ebook.edu.vn Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 Một cá thể của loài trong tế bào có 21 nhiễm sắc thể cá thể đó thuộc thể A dị bội B tam nhiễm C tam bội D đa bội lệch Thể đa bội được hình thành do trong phân bào A một số cặp nhiễm sắc thể không phân ly B tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân ly C một cặp nhiễm sắc thể không phân... gây hại cho cơ thể mang đột biến vì A làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen B làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin C làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin D gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ Đột biến gen có ý nghĩa đối với tiến hoá vì... hơn hoặc bằng 50% không vượt quá III Ý nghĩa của hiện tượng LKG và HVG 1 Ý nghĩa của LKG - Duy trì sự ổn định của loài - Nhiều gen tốt được tập hợp và lưu giữ trên 1NST - đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen quý có ý nghĩa trọng chọn giống 2 Ý nghĩ của HVG -Tạo nguồn biến dị tổ hợp , nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống - các gen quý có cơ hội được tổ hợp lại trong 1 gen - thi t lập được khoảng... bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể Một nuclêôxôm gồm A một đoạn phân tử ADN quấn 11.4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn B phân tử ADN quấn 7.4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn C phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit D 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7.4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nuclêôtit Mức xoắn 1 của nhiễm sắc thể là B sợi chất nhiễm sắc, đường... Tổng tần số giữa một kiểu hình tạo bởi giao tử hoán vị gen và một kiểu hình tạo bởi giao tử không hoán vị C Tổng tần số 2 kiểu hình tạo bởi giao tử không hoán vị D Tổng tần số 2 kiểu hình tạo bởi các giao tử hoán vị 8 Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của hiện tượng hoán vị gen A Tần số hoán vị gen không vượt quá 50% B Làm tăng khả năng xuất hiện các biến dị tổ hợp C Bằng tổng tần số giao tử... Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể tam bội là A 18 B 8 C 6 D 12 Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 số nhiễm sắc thể ở thể tứ bội là C 28 D 16 A 24 B 48 Sự không phân li của bộ nhiễm sắc thể 2n ở đỉnh sinh trưởng của một cành cây có thể tạo nên A cành tứ bội trên cây lưỡng bội B cành đa bội lệch C thể tứ bội D thể bốn nhiễm *Điều không đúng khi xét đến trường hợp đột biến trở thành thể đột biến... lặn không hoàn toàn thì hiện tượng phân li ở F2 được biểu hiện như thế nào? A 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn B 100% trung gian C 2 trội : 1 trung gian : 2 lặn D 3 trội : 1 lặn Trang 25 http://www.ebook.edu.vn 22 Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản Menđen đã phát hiện được điều gì ở thế hệ con lai? A Chỉ biểu hiện 1 trong 2 kiểu hình của bố hoặc mẹ B Luôn luôn biểu... 4 phép lai 54 Tính trạng lặn không xuất hiện ở cơ thể dị hợp vì: A Gen trội át chế hoàn toàn gen lặn B Cơ thể lai phát triển từ những loại GT mang gen khác nhau C Gen trội không át chế được gen lặn D Cơ thể thể lai sinh ra các giao tử thuần khiết Đáp án của Bài 8: 1 A 9 C 17 C 25 B 33 D 41 A 49 D 2 D 10 C 18 B 26 D 34 A 42 C 50 B 3 D 11 B 19 D 27 B 35 D 43 C 51 D 4 D 12 B 20 B 28 C 36 D 44 B 52 D 5 ... C D 12 S lng nhim sc th lng bi ca mt loi 2n = 12 S nhim sc th cú th d oỏn th t bi l A 18 B C D 24 S lng nhim sc th lng bi ca mt loi 2n = S nhim sc th cú th d oỏn th tam bi l A 18 B C D 12 Mt... khỏc ca gen ú qun th ti mt thi im xỏc nh Tng s alen A = (500 x 2) + 200 = 120 0 Tng s alen A v a l: 1000 x = 2000 Trang 43 http://www.ebook.edu.vn Vy tn s alen A qun th l: 120 0 2000 = 0.6 * Tn s... gen - thit lp c khong cỏch tng i ca cỏc gen trờn NST n v o khong cỏch c tớnh bng 1% HVG hay 1CM - Bit bn gen cú th d oỏn trc tn s cỏc t hp gen mi cỏc phộp lai, cú ý ngha chn ging( gim thi gian

Ngày đăng: 11/10/2015, 07:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan