ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CHẤT HỮU CƠ, CHẤT DINH DƯỠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC CỦA HỒ BÀU TRÀM – TP ĐÀ NẴNG

61 1.3K 3
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CHẤT HỮU CƠ, CHẤT DINH DƯỠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC CỦA HỒ BÀU TRÀM – TP ĐÀ NẴNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Tên đề tài:Đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và đề xuất biện pháp kiểm soát với chất lượng nước của hồ Bàu Tràm – TP Đà Nẵng. 2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị:  Nguyên liệu: Mẫu nước tại hồ Bàu Tràm, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.  Dụng cụ: Bình tam giác, bình định mức, pipet các loại, phễu, cốc, ống đong.  Thiết bị: Bếp cách thủy, bếp điện, máy đo COD, máy đo pH, cân, máy đo quang (UVVIS), máy đo DO, máy đo độ dẫn, thiết bị lấy mẫu nước.  Hóa chất: Kali đicromat: K2Cr2O7. Axit sunfuric: (H2SO4) có chứa Ag2SO4. Natri hydroxit: (NaOH). Amoni Clorua tinh khiết: (NH4Cl). Thủy ngân Clorua: HgCl2. Kali iotua: (KI). Kali dihydro photphat : (KH2PO4). Amonimolipdat: ((NH4)6Mo7O24.4H2O). Kali antimonyl tatrat: (K(SbO)C4H4O6). Axit ascorbic: (C6H8O6). Kali natri tactrat: (KNaC4H4O6.4H2O). Natri salicylate: (C7H5NaO3). Nước cất. 3. Nội dung nghiên cứu: Khảo sát lấy mẫu và đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt hồ Bàu Tràm. Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và khả năng xử lý nước thải của cây Chuối hoa khi qua mô hình đất ngập nước, mô hình lọc nổi.

1 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA HÓA ------------------ NGUYỄN HỮU CƯU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CHẤT HỮU CƠ, CHẤT DINH DƯỠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC CỦA HỒ BÀU TRÀM – TP ĐÀ NẴNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC Đà Nẵng – 2014 2 3 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KHOA HÓA ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐHSP ------------------------------------------------------- KHOA HÓA --------------- NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hữu Cưu Lớp: 10CQM 1. Tên đề tài:Đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và đề xuất 2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CHẤT HỮU CƠ, CHẤT DINH biện pháp kiểm soát với chất lượng nước của hồ Bàu Tràm – TP Đà Nẵng. DƯỠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG Nguyên liệu, dụng cụ và thiết BIỆN bị: +NƯỚC Nguyên liệu:HỒ MẫuBÀU nướcTRÀM tại hồ Bàu Tràm, Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. CỦA – TP ĐÀquận NẴNG + Dụng cụ: Bình tam giác, bình định mức, pipet các loại, phễu, cốc, ống đong. + Thiết bị: Bếp cách thủy, bếp điện, máy đo COD, máy đo pH, cân, máy đo quang (UV-VIS), máy đo DO, máy đo độ dẫn, thiết bị lấy mẫu nước. + Hóa chất: - Kali đicromat: K2Cr2O7. - Axit sunfuric: (H2SO4) có chứa Ag2SO4. - Natri hydroxit: (NaOH). - Amoni Clorua tinh khiết: (NH4Cl). KHÓA LUẬN TỐT - Thủy ngân Clorua: HgCl 2. NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC - Kali iotua: (KI). - Kali dihydro photphat : (KH2PO4). - Amonimolipdat: ((NH4)6Mo7O24.4H2O). - Kali antimonyl tatrat: (K(SbO)C4H4O6). - Axit ascorbic:Sinh (C6Hviên 8O6).thực hiện : Nguyễn Hữu Cưu - Kali natri tactrat: (KNaC4H4O6.4H2O). - Natri salicylate: (C7H5NaO3). Lớp : 10CQM - Nước cất. Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Đình Chương 3. Nội dung nghiên cứu: - Khảo sát lấy mẫu và đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt hồ Bàu Tràm. - Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và khả năng xử lý nước thải của cây Chuối hoa khi qua mô hình đất ngập nước, mô hình lọc nổi. 4. Giáo viên hướng dẫn:Nguyễn Đình Chương 5. Ngày giao đề tài: 6. Ngày hoàn thành: Đà Nẵng – 2014 4 Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày…tháng….năm 2014 Kết quả điểm đánh giá…. Ngày…tháng….năm 2014 5 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNGLỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Đình Chương đã hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em rất nhiều trong quá trình làm luận văn. Em xin được gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô trong Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng thuộc các bộ môn, những người đã dạy dỗ, giúp đỡ và chỉ bảo cho em trong suốt quá trình học tập. Em xin chân thành cảm ơn các bạn Trần Công Lâm, Nguyễn Anh Khoa trong nhóm nghiên cứu khoa học đã giúp đỡ, hỗ trợ mình trong suốt quá trình làm khóa luận. Cuối cùng, em kinh chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Đà Nẵng, ngày…. tháng …. năm 2014 Sinh viên Nguyễn Hữu Cưu 6 MỤC LỤC Nội dung Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình ảnh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường ĐH : Đại học FWS :Free water surface Gs.TSKH:Giáo sư Tiến sĩ khoa học HSF : Horizontal subsurface flow ISO :International Organization for Standardization NXB : Nhà xuất bản QCVN :Quy chuẩn Việt Nam TCCP :Tiêu chuẩn cho phép TCVN :Tiêu chuẩn Việt Nam Th.S : Thạc sĩ TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TP : Thành phố TS : Tiến sĩ UBND : Ủy ban nhân dân US-EPA :The current United States Environmental Protection Agency VSF :Vertical subsurface flow 7 XLNT : Xử lý nước thải 8 DANH MỤC BẢNG 9 DANH MỤC HÌNH ẢNH 10 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời sống con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất thì nước và môi trường nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ (tham gia vào quá trình quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai trò trung tâm. Những phản ứng lý hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước. Nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt của con người và đóng vai trò cực kì quan trọng trong sản xuất. Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất… Tuy nhiên, do hoạt động của con người mà làm cho môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường nước hiện nay là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Ở Việt Nam đang tồn tại một thực trạng đó là hầu hết các cơ sở sản xuất chỉ xử lý sơ bộ nước thải hoặc xả trực tiếp ra bên ngoài. Hậu quả đáng báo động là môi trường nước kể cả nước mặt và nước ngầm ở nhiều khu vực đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, siết chặt công tác quản lý cùng với nâng cao nhận thức của con người thì việc tìm ra các biện pháp xử lý SS, COD, BOD 5, N-NO3-, N-NH4+, P-PO43- đến mức cho phép có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hiện nay, có nhiều biện pháp xử lý như dùng bèo tây, …để giảm nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Ở đây, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và đề xuất biện pháp kiểm soát chất lượng nước của hồ Bàu Tràm – TP Đà Nẵng”. 2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá hiện trạng của nước hồ Bàu Tràm đối với một số chỉ tiêu sau: Nồng độ chất hữu cơ (BOD5), (COD), nồng độ chất rắn lơ lửng (SS), chất dinh dưỡng (NNO3-, N-NH4+, P-PO43-. Đề xuất các biện pháp để xử lý các chất trên. 11 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng - Chất dinh dưỡng, chất hữu cơ trong nước của hồ Bàu Tràm. - Mô hình đất ngập nước, mô hình lọc nổi. 3.2. Phạm vi - Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng, chất hữu cơ trong nước của hồ Bàu Tràm. - Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo vệ nước. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu lý thuyết Đề tài bao gồm các nhóm nghiên cứu lý thuyết sau: - Phân tích nồng độ của COD, BOD5, SS, N-NH4+, N-NO3-, P-PO43-. - Phương pháp đo quang (UV – VIS). 4.2. Nghiên cứu thực nghiệm - Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân tích chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và ảnh hưởng của các yếu tố về hóa chất và thời gian đo mẫu, vị trí lấy mẫu. - Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo vệ nước. 4.3. Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá - Các thông số DO, SS, nhiệt độ, pH trong chất lượng nước mặt. - Nồng độ các chất hữu cơ, nồng độ các chất dinh dưỡng đối với nước mặt. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về mặt khoa học, cung cấp một số đề tài nghiên cứu cho sinh viên khóa sau tiếp tục nghiên cứu này. - Ứng dụng các biện pháp để kiểm soát chất lượng nước mặt vào thực tiễn để giảm thiểu nồng độ các chất ô nhiễm trong nước. 6. Cấu trúc đề tài A. Phần mở đầu B. Nội dung Chương 1: Tổng quan Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận C. Kết luận và kiến nghị Phụ lục gồm 2 phụ lục và tài liệu tham khảo 12 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. NGUỒN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC 1.1.1. Nguồn nước Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ . Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6% là nước ngọt. Tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu ) là có thể sử dụng làm nước uống. Việc cung cấp nước uống sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới đây. 1.1.1.1. Nguồn nước mặt Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền, đại dương, sông suối, ao hồ, đầm lầy. Tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam khoảng 830 - 840 tỷ m 3. Trong khi đó, 63% lượng nước mặt của Việt Nam được sản sinh từ bên ngoài lãnh thổ. Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới. Trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Đặc điểm của nước mặt là chịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện khí hậu và các tác động khác do hoạt động kinh tế của con người; nước mặt dễ bị ô nhiễm và thành phần hóa lý của nước thường bị thay đổi; khả năng hồi phục trừ lượng của nước nhanh nhất ở vùng thường có mưa, biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất không đồng đều giữa các hệ thống sông và các khu vực khác nhau. 1.1.1.2. Nguồn nước ngầm Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất. Nước dưới đất chứa trong các lỗ hổng, khe nứt, hang động ngầm kích thước khác nhau, tồn tại ở ba trạng thái rắn, lỏng, khí và có thể chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái kia. Tổng trữ lượng tiềm tàng khai thác nước dưới đất chưa kể phần hải đảo ước tính khoảng 60 tỷ m 3/năm. Trữ lượng nước ở giai đoạn tìm kiếm thăm dò sơ bộ mới đạt khoảng 8 tỷ m3/năm (khoảng 13% tổng trữ lượng). 13 Nước dưới đất là loại tài nguyên ngầm được con người khai thác vào loại sớm nhất và lâu dài nhất. Tuy nhiên, phần nước ngầm nằm sâu có động thái biến đổi chậm, thành phần hóa học phức tạp, khai thác khó khăn, nên hiện ít có giá trị khai thác. Nước dưới đất phân bố trên diện rộng và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hệ thực vật và hệ sinh vật đất, bởi đa phần các cá thể này không thể tự vận động đi tìm nước được như con người và động vật khác. Nước dưới đất là nguồn cung cấp, duy trì sự tồn tại của các thuỷ vực mặt trong thời kỳ không mưa kéo dài. Nước dưới đất cũng thường được khai thác phục vụ cho nông nghiệp, đô thị, và công nghiệp qua các giếng khai thác nước. 1.1.1.3. Nguồn nước đại dương Biển và đại dương được coi là sản phẩm của quá trình trung hoà axit-bazơ khổng lồ trong các giai đoạn đầu thành tạo trái đất. Các axit (HCl, H 2SO4, H2CO3) thoát ra từ bên trong lòng đất thông qua hoạt động của núi lửa đã phản ứng với các bazơ được giải phóng do tác động của thời tiết đối với các loại đá. Nước biển chứa 96,5% nước tinh khiết, hàng năm được bổ sung 5,4 tỷ các chất tan, các muối từ đất đá lục địa. Về mặt hoá học nước biển là dung dịch NaCl 0,5M và MgSO4 0,05M. Ngoài ra nước biển còn chứa một lượng đáng kể khí hoà tan cùng vết của toàn bộ các chất có thể có trong vũ trụ. Thành phần cơ bản của nước biển rất ổn định theo thời gian và không gian. Sự đồng nhất theo không gian là do sự trao đổi nước rộng rãi, thường xuyên; sự ổn định theo thời gian là do khối lượng dòng lục địa chảy vào nó quá nhỏ (35,5 ngàn so với 1370.106 km3). Nước biển được đặc trưng bởi độ mặn. Độ mặn của nước biển phụ thuộc rất nhiều vào nguồn gốc của nước và đặc điểm của quá trình trao đổi nước giữa biển và lục địa (nước bốc hơi từ bề mặt đại dương có độ khoáng nhỏ nhưng nước từ lục địa đổ ra biển có độ khoáng lớn hơn nhiều). 1.1.2. Ô nhiễm nguồn nước hồ đô thị 1.1.2.1. Chất lượng nguồn nước hồ đô thị Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công 14 nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 - 400.000 m3/ngày; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4+, NO2-, NO3- ở các hồ nội thành đều vượt quá quy định cho phép. Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD 5; COD; oxy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần tiêu chuẩn cho phép. Sở Tài nguyên – Môi trường TP Đà Nẵng ngày 12/09/2008 đã có kết quả quan trắc chất lượng nước hồ công viên 29-3, theo đó, kết quả cho thấy hàm lượng oxy trong nước (DO) thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn. Một số chất hữu cơ như COD, NH4+ đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong đó, COD vượt tiêu chuẩn 3,3 – 3,8 lần, NH4+ vượt tiêu chuẩn 3,26 – 5,58 lần. Ngoài ra, hàm lượng kim loại nặng trong nước như Cu, Pb, cũng vượt tiêu chuẩn cho phép. Sau đó, thành phố đã bịt 3 cống xả nước thải vào hồ, đồng thời xây dựng tuyến mương thoát nước bao quanh hồ có tổng chiều dài 727m và tiếp hành các biện pháp nạo vét, xử lý nước hồ ở đây. Đến nay thì chất lượng nước đã được cải thiện nhiều. Trên địa bàn quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng, kết quả quan trắc chất lượng nước hồ trong các năm 2007 – 2009 cho thấy, mức độ ô nhiễm các hồ trên địa bàn quận chủ yếu là do ô nhiễm chất dinh dưỡng và ô nhiễm vi sinh. Để khắc phục tình trạng này, quận Thanh Khê đã thực hiện nhiều giải pháp xử lý môi trường. Đối với hồ Thạc Gián - Vĩnh Trung, sau 4 năm thực hiện xử lý ô nhiễm bằng biện pháp sinh học dùng bèo lục bình kết hợp duy trì vệ sinh thường xuyên, đến nay chất lượng môi trường nước hồ đã được cải thiện rõ rệt, cảnh quan ven hồ sạch, đẹp. Đối với hồ Xuân Hòa A, năm 2006, quận Thanh Khê đã giao cho Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Viễn Nam (Công ty Viễn Nam) quản lý, khai thác (hoạt động kinh 15 doanh dịch vụ nhà hàng), đồng thời chịu trách nhiệm bảo vệ, xử lý ô nhiễm tại hồ này. Công ty Viễn Nam đã dọn cỏ dại, bèo dưới lòng hồ và xây dựng một số công trình như khu dưỡng sinh, cây xanh và đèn trang trí trong khu vực hồ. Đến năm 2007, Công ty Viễn Nam tiếp tục đề nghị UBND quận Thanh Khê giao hồ 2ha ở phường Thanh Khê Tây để khai thác, kinh doanh dịch vụ nhà hàng. [1], [6] 1.1.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm hồ đô thị a. Ô nhiễm do tự nhiên Sự ô nhiễm nước gây ra bởi các quá trình vận động của vỏ quả đất hay thiên tai như bão, lũ lụt, …Tuy nhiên, tất cả những thiên tai này diễn ra không thường xuyên, không phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm của nước hồ đô thị. b. Ô nhiễm do nhân tạo  Từ hoạt động công nghiệp Nước thải từ các hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các khu công nghiệp. Nước thải sản xuất có thành phần rất đa dạng và phức tạp, ngoài các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng đến hàm lượng các kim loại nặng và các chất độc gây mùi,…Dù đa số các khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng vẫn còn tình trạng xả lắng nước thải vào các hồ đô thị. Hình 1.1. Nước thải của nhà máy xi măng Coseco xả vào hồ Bàu Tràm  Do hoạt động sản xuất nông nghiệp Việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loại hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, không tuân thủ theo đúng những qui định nghiêm ngặt về quy trình sử dụng. 16 Từ đó, lượng hóa chất dư này theo dòng nước và đi vào hồ đô thị làm gia tăng chất ô nhiễm trong hồ. Chăn nuôi với quy mô lớn hay nhỏ thì chất thải vẫn chưa được xử lý, các chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến không khí mà còn ngấm vào đất gây ảnh hưởng đến nguồn nước gây suy giảm chất lượng nước. Việc xử lý xác động vật chết do dịch bệnh vẫn chưa được người dân xử lý một cách hiệu quả làm gia tăng lượng chất thải ngấm vào đất.  Nước thải từ khu dân cư Nước thải từ các khu dân cư và các khu vực công cộng chứa lượng chất gây ô nhiễm nhất định từ quá trình sinh hoạt và vệ sinh của con người. Lượng nước này nếu không được thu gom vào hệ thống thu gom chung mà đổ trực tiếp vào hồ thì sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Thành phần nước thải sinh hoạt không phức tạp như nước thải công nghiệp nhưng chứa lượng lớn các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng (, ), các chất rắn và vi trùng. Những chất này nếu gia tăng trong hồ thì sẽ gây suy giảm chất lượng nước, gây ảnh hưởng đến thủy sinh vật, đến cảnh quang xung quanh.  Nước chảy tràn Bên cạnh khu vực hồ thì thường có thể là các khu dân cư, khu bệnh viện, trường học, cơ quan và cả khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Nếu lượng nước mưa không được thu gom bằng hệ thống riêng thì nó sẽ trực tiếp cuốn trôi các chất độc hại trên bề mặt các khu vực trên và đi vào hồ. Loại nước này thường chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất rắn, dầu mỡ và vi trùng…Điều này sẽ gây suy giảm chất lượng nước hồ thị. c. Do một số nguyên nhân khác + Do tác động của ô nhiễm không khí: các khí thải từ nhà máy mang theo các khí CO, CO2, SO2, NO2… làm ô nhiễm không khí, kết hợp với hơi nước bốc hơi gây nên mưa axit, làm giảm độ pH của sông hồ, làm chết các loài thủy sinh. + Hệ thống ao hồ không được nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lượng lớn các vật chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến việc tiêu thoát của dòng nước. Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm vào mạch nước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch. Các dòng nước mặt trên sông, kênh rạch còn bị ô nhiễm do xăng dầu của các tàu bè đi lại, 17 hoặc các sự cố vận chuyển khác trên sông, biển. Ảnh hưởng do chưa có ý thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước như sử dụng bừa bãi hoang phí, không đúng mục đích sử dụng. 1.1.2.3. Các chất gây ô nhiễm hồ đô thị a. Các hợp chất hữu cơ - Các hợp chất hữu cơ không bền: các cacbonhydrat, các loại protein, các chất béo,... - Các hợp chất hữu cơ bền vững thường là các hợp chất có độc tính sinh học cao, khó bị phân hủy bởi các tác nhân vi sinh vật: các hợp chất phenol, các loại hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ, tanin và lignin, các hydrocacbon đa vòng và ngưng tụ,... b. Các kim loại nặng - Chì (Pb): có độc tính đối với não, có thể gây chết người nếu bị nhiễm độc nặng. - Thủy ngân (Hg): rất độc với người và thủy sinh. - Asen (As): rất độc, dễ dàng hấp thụ vào cơ thể qua ăn uống, hô hấp, qua da. Gây ung thư da, phổi, xương, và làm sai lệch nhiễm sắc thể,... - Các nguyên tố khác có độc tính rất cao như: Cadimi, Crom, Niken,...là tác nhân gây hại cho người và thủy sinh ngay ở nồng độ thấp. c. Các chất rắn: (chất rắn lơ lửng) Có trong nước tự nhiên là do quá trình xói mòn, do nước chảy tràn từ đồng ruộng, do nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Có thể gây trở ngại cho việc nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt. 18 d. Màu: có nguồn gốc - Các chất hữu cơ dễ phân hủy bởi các tác nhân vi sinh vật. - Sự phát triển của một số loài thực vật nước: tảo, rong rêu,... - Có chứa các hợp chất sắt, mangan ở dạng keo. - Có chứa các tác nhân gây màu: kim loại (Cr, Fe,...), các hợp chất hữu cơ tanin, lignin, ... e.Mùi: do các nguyên nhân - Có các chất hữu cơ từ cống rãnh khu dân cư, các xí nghiệp chế biến thực phẩm. - Có các sản phẩm từ sự phân hủy các xác chết động vật. - Nước thải công nghiệp hóa chất, chế biến dầu mỡ. f.Các chất dinh dưỡng Việc sử dụng dư thừa các chất dinh dưỡng vô cơ (photphat, muối amon, ure, nitrat, kali,...) trong quá trình sử dụng phân bón cho cây trồng sẽ gây lên hiện tượng phú dưỡng trong nước bề mặt v.v… 1.2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC Chất lượng nguồn nước được đánh giá thông qua nồng độ hoặc hàm lượng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học có trong nước qua các tiêu chuẩn qui định cho từng mục đích sử dụng. Thông thường con người sử dụng nước cho 5 mục đích: • • • • Nước cấp cho sinh hoạt ( ăn, uống, tắm…). Nước phục vụ cho nông nghiệp ( thủy lợi, chăn nuôi gia súc,…). Nước phục vụ cho thủy sản và bảo vệ đời sống hoang dã. Nước phục vụ cho nhu cầu giải trí, thể thao,… 19 • Nước cấp cho nông nghiệp. Mỗi mục đích có tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá riêng về mức độ phù hợp cho nhu cầu sử dụng. Nước cấp cho ăn uống cần độ tinh khiết cao nhất, nước phục vụ nhu cầu giải trí, thủy sản và bảo vệ đời sống hoang dã cũng cần có chất lượng cao. Trong khi đó nguồn nước làm mát, nước rửa trong công nghiệp không yêu cầu độ tinh khiết cao. Để xem xét một nguồn nước có đạt yêu cầu sử dụng cho từng mục đích sử dụng hay không cần phải so sánh chất lượng nguồn nước đó với tiêu chuẩn chất lượng nguồn nước do các tổ chức chuyên môn quốc tế hoặc nhà nước qui định. Trong các tiêu chuẩn chất lượng nước, người ta thường dùng các chỉ tiêu vật lý, hóa học, sinh học (thường là các tác nhân ô nhiễm) đặc trưng để đánh giá chất lượng nguồn nước theo các dạng tác động của chúng lên hệ sinh thái thủy vực. Có thể đánh giá theo các phương pháp sau: 1.2.1. Đánh giá trực tiếp và độc lập của các chỉ tiêu trong nước thải với nguồn nước Việc đánh giá trực tiếp và độc lập các thông số, chỉ tiêu sẽ có được thông tin nhanh về nguồn gốc gây ô nhiễm thông qua các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng. o Các chỉ tiêu vật lý: nhiệt độ, pH, độ màu, độ đục, độ dẫn điện….đánh giá về mặt định tính ô nhiễm bẩn của nước do các loại nước thải công nghiệp, nước thải đô thị… o Các hợp chất hữu cơ được xác định bằng cách đo lượng oxy tiêu thụ cho quá trình phân hủy chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học do vi sinh vật hoặc cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ bởi các chất oxy hóa mạnh như K 2Cr2O7, KMnO4để biết mức độ nhiễm bẩn chất hữu cơ trong nước thải, khả năng phân hủy chúng trong nguồn o nước (theo tỉ số BOD/COD)… Chỉ tiêu oxy hòa tan (DO) đánh giá trực tiếp mức độ nhiễm bẩn chất hữu cơ của nguồn nước cũng như trạng thái chất lượng và khả năng tự làm sạch của nguồn o nước. Các chỉ tiêu Nitơ, Photpho ( NH 4+, NO3-, PO43-) để đánh giá mức độ, khả năng phú dưỡng của nguồn nước do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, hoặc nước chảy tràn vào các lưu vực tiếp nhận. 20 o Các chỉ tiêu sinh học (Coliform,..) đánh giá mức độ tồn tại và khả năng gây dịch bệnh của nguồn nước,… 1.2.2. Đánh giá tổng hợp Hiện nay người ta có thể đánh giá tổng hợp nguồn nước thông qua các chỉ tiêu hóa học tổng hợp. Từ đó phân loại chất lượng nước sử dụng thành các dạng: rất bẩn, bẩn nặng, bẩn, hơi bẩn, sạch, rất sạch,… Để đánh giá tổng hợp các tác động lâu dài của nước thải đối với nguồn nước người ta dùng bảng phân loại Kolvits Marson. Nội dung của bảng phân loại nhằm đánh giá tổng hợp chất lượng nước nguồn do tác động lâu dài của nước thải hoặc các hoạt động khác của con người gây nên theo tất cả các chỉ tiêu. Bảng đánh giá tổng hợp chất lượng nguồn nước được thể hiện trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Bảng đánh giá tổng hợp chất lượng nguồn nước Trạng thái NH4+ NO3PO43STT pH nước (mg/l) (mg/l) (mg/l) nguồn Nước 1 7÷8 0,3 rất bẩn 1.3. Độ oxy bão hòa COD (mg/l) BOD (mg/l) 100 ≤6 ≤2 100 6÷20 2÷4 50÷90 20÷50 4÷6 20÷50 50÷70 6÷8 5÷20 70÷100 8÷10 100 >10 CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC HỒ ĐÔ THỊ 1.3.1. Tách nước thải và nước mưa đợt đầu ra khỏi hồ Khi xả vào hồ, các loại nước thải đô thị sẽ gây lắng cặn, ô nhiễm hữu cơ làm thiếu hụt oxy, gây phú dưỡng và độc hại đối với nguồn nước. Vì vậy các loại nước thải này cần được tách khỏi hồ hoặc phải được xử lý đáp ứng yêu cầu vệ sinh mới 21 được xả vào hồ. Nước mưa từ các khu dân cư, đô thị và khu công nghiệp cuốn trôi các chất bẩn trên bề mặt và khi chảy vào sông, hồ sẽ gây nhiễm bẩn thuỷ vực. Vì vậy, ngoài nước thải, nước mưa đợt đầu trong khu vực đô thị cũng cần phải tách khỏi hồ. Hình 1.2. Sơ đồ tuyến cống tách nước mưa ra khỏi hồ Ghi chú: -1. Đập tràn tách nước thải và nước mưa đợt đầu. -2.Tuyến cống bao tách nước thải xả ra sông (mương) thoát nước hoặc dẫn về trạm XLNT tập trung. - 3. Phai chắn điều chỉnh mực nước trong hồ. 1.3.2. Xử lý nước thải khi xả vào hồ Trong trường hợp đặc biệt, khi tổ chức thoát nước phân tán, nước thải được xử lý đáp ứng các quy định về vệ sinh môi trường và phù hợp với khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận sẽ được xả vào hồ. Sơ đồ tổ chức thoát nước và xử lý nước thải như thế sẽ có hiệu quả kinh tế cao do giảm được kinh phí đầu tư xây dựng các tuyến cống thoát nước thải. Mặt khác, về mùa khô khi độ bốc hơi từ mặt nước hồ lớn, nước thải được làm sạch sẽ thường xuyên bổ cập để duy trì mực nước, đảm bảo cảnh quan cho hồ đô thị.[2] 1.3.3. Tăng cường quá trình tự làm sạch của hồ Tự làm sạch là tổ hợp các quá trình tự nhiên như các quá trình thuỷ động lực, hoá học, vi sinh vật học, thuỷ sinh học, diễn ra trong nguồn nước mặt bị nhiễm bẩn nhằm phục hồi lại trạng thái chất lượng nước ban đầu. Như vậy, tự làm sạch bao gồm các quá trình vật lý pha loãng nước hồ với nước thải, làm giàu oxy cho hồ và quá trình sinh học, hoá học chuyển hoá các chất ô nhiễm trong hồ. 22 a. Nguồn nước sạch là hồ b. Nguồn nước sạch là sông Hình 1.3. Các phương án bổ cấp nước sạch cho hồ đô thị 1.3.4. Giảm thiểu sự ô nhiễm từ tầng đáy và bùn cặn 1.3.4.1. Nạo vét lòng hồ Biện pháp này thường chỉ áp dụng cho các hồ nhỏ, đặc biệt là các hồ nội thành. Vấn đề lớn nhất của giải pháp này là việc xử lý bùn cặn nạo vét (ô nhiễm các kim loại nặng gây độc, với yêu cầu diện tích lớn cho bãi chôn lấp bùn) và dễ gây ra hiện tượng phốt pho tái hoà nhập tức thời vào nước lớn, làm thay đổi môi trường sống của thuỷ sinh. Chi phí cho giải pháp này thường cao. Tuy nhiên, so với giải pháp bao phủ lát đáy, giải pháp này hiệu quả cao hơn do loại bỏ được toàn bộ chất ô nhiễm tích tụ ra khỏi hồ. 1.3.4.2. Thay nước tầng đáy Nước tầng đáy thường nghèo oxy và giàu chất dinh dưỡng do quá trình lắng và bổ sung từ bùn đáy. Biện pháp này nhằm bổ sung oxy cho tầng đáy và giảm lượng dinh dưỡng trong nước. Hình 1.4. Sơ đồ nguyên tắc thay nước tầng đáy 1.3.4.3. Thông khí tầng đáy 23 Khi nguồn nước bị ô nhiễm, một trong những biểu hiện là thiếu oxy hoà tan trầm trọng, đặc biệt ở tầng đáy. Trong kỹ thuật thông khí tầng đáy, khối nước nghèo oxy ở tầng đáy được thiết bị hút lên và trải đều trên mặt thoáng. Do được tiếp xúc trực tiếp với không khí giàu oxy nên hiệu quả trao đổi oxy hơn hẳn các phương pháp khác.[2],[6] 1.3.5. Tổ chức quản lý hồ đô thị Để xây dựng được mô hình quản lý hệ thống hồ đô thị, cần phân loại hồ theo chức năng vốn có nhằm thuận tiện cho việc phân cấp quản lý, tránh để hiện tượng quản lý chồng chéo như ngày nay. Đối với các hồ nội thành, điều hoà nước mưa, chống úng ngập phải được coi là chức năng chính. Các hồ nằm đầu lưu vực thoát nước, khả năng điều hoà nước mưa hạn chế thì chức năng tạo cảnh quan để vui chơi giải trí phải được ưu tiên. 1.3.6. Tổ chức giám sát Giám sát chất lượng nguồn nước các khu vực để đánh giá chất lượng nước, dự báo mức độ ô nhiễm nguồn nước. Đó là cơ sở để xây dựng các biện pháp bảo vệ có hiệu quả. Cần đánh giá các tác động do hoạt động của con người đối với nguồn nước và khả năng sử dụng nước vào các mục đích khác nhau. Xác định chất lượng nước tự nhiên, giám sát nguồn gốc và đường di chuyển của các chất bẩn và các chất độc hại đi vào nguồn nước. Xác định xu hướng thay đổi chất lượng ở phạm vi vĩ mô. Đồng thời, phải tổ chức hệ thống giám sát ở từng cơ sở, ở từng khu vực. Trạm đánh giá xu hướng thay đổi chất lượng nước có quy mô lớn ở từng khu vực. 1.4. HIỆN TRẠNG HỒ ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1.4.1. Hiện trạng một số hồ đô thị thành phố Đà Nẵng Theo kết quả nghiên cứu của TS. Trần Văn Quang và Th.S Phan Thị Kim Thủy năm 2012, thì chất lượng nước của một số hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang ở tình trạng ô nhiễm. Để đánh giá về chất lượng nước của hồ Bàu Tràm thì đề tài đã tiến hành thu thập số liệu quan trắc chất lượng nước một số hồ trên thành phố Đà Nẵng. Chất lượng nước của một số hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được trình bày ở bảng 1.2. Bảng 1.2. Chất lượng nước một số hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 24 Thông số Đơn vị Hồ Công Min TB viên 29-3 Max Hồ Thạc Min TB gián – Max Vĩnh Trung Bàu Tràm Min TB Max Hồ 2ha Min TB Max Hồ Đò Min TB Xu Max QCVN 08:2008/BTNMT Nhận xét pH 6,2 6,7 7,1 6,2 6,6 7,1 SS mg/l 84 107 129 65 89 113 DO mg/l 2,9 4,3 5,8 3,8 4,5 5,2 BOD5 mg/l 7,5 16 25,3 19,5 28 36,6 COD mg/l 12,5 30,6 48,8 30 45 60 N-NH4+ mg/l 0,2 0,6 1,08 0,5 0,9 1,3 P-PO43mg/l 0,32 0,57 0,83 0,3 0,58 0,85 6 6,4 6,8 6,9 7 7,1 6,2 6,6 7 5,5 – 9 35 56 78 40 69,5 99 38 66 95 50 2,9 3,8 4,8 2,6 3,3 4,1 2,9 3,4 4 ≥4 21 39 57 36 47 55 20 33 48 15 38 68 98 63 73 84 32 54 75 30 0,4 0,8 1,2 0,63 0,9 1,2 0,3 0,56 0,9 0,5 0,1 0,5 0,9 0,15 0,33 0,5 0,2 0,48 0,75 0,3 So với QCVN 08:2008/BTNMT, phần lớn các thông số chất lượng nước tại một số hồ đo được đều vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Hàm lượng SS vượt từ 1,12 đến 2,58 lần; BOD5 vượt quy chuẩn cho phép từ 1,07 đến 3,2 lần; COD vượt từ 1,02 đến 3,3 lần; N-NH4+ và P-PO43- vượt quy chuẩn cho phép từ 1,07 đến 3 lần. Bên cạnh đó, theo báo cáo chất lượng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 – 2010, mặc dù chất lượng nước hồ có cải thiện hơn so với các năm trước do phân cấp quản lý cho các quận/huyện, địa phương đã có những nổ lực trong các hoạt động bảo vệ môi trường trong thời gian qua nhưng chất lượng môi trường nước hồ còn ô nhiễm, một số hồ nước vẫn có màu đen, mùi hôi (Bàu Tràm) do các cống thoát nước sinh hoạt, sản xuất vào hồ hoặc nước hồ có màu xanh (Hồ 2 hecta, Hồ Công viên) do sự bùng nổ và phát triển của tảo. Một vài thời điểm cá chết gây mùi hôi thối, đặc biệt là vào mùa hè và trời nắng nóng. Các số liệu thống kê kết quả quan trắc cho thấy, hàm lượng các chất lơ lửng, chất hữu cơ (BOD 5,COD), các chất dinh dưỡng (N,P), một số kim loại nặng,..đo được tại các hồ vẫn còn vượt quy chuẩn nhiều lần. [5] 25 Chất lượng nước hồ đô thị đã và đang bị ô nhiễm bởi các chất lơ lửng, chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng. Nguy cơ chất lượng nước hồ đô thị diễn biến theo chiều hướng xấu, quá trình phú dưỡng hóa sẽ xảy ra vào thời điểm mùa hè nắng nóng là rất lớn. Sự ô nhiễm được hình thành do sự tích lũy nhanh hàm lượng các hợp chất phốt phát và đã dẫn đến sự phát triển bùng nổ của tảo kéo theo sự ô nhiễm các chất hữu cơ, gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt vào các tháng đầu mùa hè và sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không có biện pháp kiểm soát phù hợp. [7] 1.4.2. Hiện trạng hồ Bàu Tràm, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Hồ Bàu Tràm là một hồ nước rộng khoảng 32ha với dung lượng nước khoảng 1 triệu . Hồ đem lại cảnh quan, mỗi khi mưa xuống thì lượng nước này sẽ chảy tràn vào hồ, giúp điều hòa khí hậu khu vực này. Hồ đang được người dân nuôi cá, đồng thời ở bên trái hồ một số hộ dân trồng rau xanh và sử dụng chính nguồn nước hồ để tưới rau. Và một số hộ dân cũng sử dụng nước hồ cho mục đích sinh hoạt. Hình 1.5. Quang cảnh hồ Bàu Tràm 1.4.3. Nguồn gây ô nhiễm hồ Bàu Tràm Khu công nghiệp Hòa Khánh có khoảng hơn 130 doanh nghiệp hoạt động trên diện tích gần 430ha. Những nhà máy sản xuất xi măng, giấy, thép, dệt có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Trước kia, nước thải của các nhà máy được thải ra hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp và đổ vào hồ mà không được xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu đã tập trung về đây và gây ô nhiễm nước mặt tại hồ Bàu Tràm, tình hình này đã kéo dài trong nhiều năm. Sau này, khi khu công nghiệp đã có hệ thống thu gom tập trung dẫn nước thải về một nơi để xử lý thì hồ không còn hứng chịu một lượng lớn nước thải. 26 Trong thời gian tiến hành đề tài, chúng tôi có đi khảo sát, điều tra ở một số hộ dân sống quanh hồ.Thì theo một số hộ gần đây, vẫn còn tình trạng xả thải lén vào hồ của một số nhà máy. Hình 1.6. Nguồn gây tác động đến hồ Bàu Tràm Ngoài ra, vùng đất trống bên cạnh hồ được người dân trồng rau thì khi người ta dùng hóa chất bảo vệ thực vật thì dư lượng thuốc sẽ theo dòng nước trôi vào hồ. Hồ lại đang được sử dụng để nuôi cá nước ngọt, hàng ngày lượng thức ăn được hộ chăn nuôi đưa vào hồ. Đồng thời, theo dự án quy hoạch của thành phố Đà Nẵng thì phía bên phải hồ sẽ hình thành khu dân cư, khu vui chơi giải trí, du lịch. Hình 1.7. Khảo sát khu vực xung quanh hồ Bàu Tràm 27 Hình 1.8. Các khu dân cư đang được xây dựng xung quanh hồ Bàu Tràm Hình 1.9. Các cống xả nước thải sinh hoạt vào hồ Bàu Tràm Như vậy lượng nước thải sinh hoạt sẽ trực tiếp đi vào hồ cùng với nước mưa cuốn theo các chất ô nhiễm trên bề mặt chảy vào hồ. Từ đó, theo thời gian thì chất lượng nước hồ sẽ có nguy cơ bị ô nhiễm cao. 1.5. ĐẤT NGẬP NƯỚC 1.5.1. Khái niệm Đất ngập nước hay còn gọi là đất ướt, là loại đất có đầy nước bên trong hoặc nước ngập bề mặt đất hoặc nước hiện diện trong vùng đất có rễ cây quanh năm hoặc theo mùa trong năm. Sự hiện diện của nước trong thời gian dài theo chu kỳ là yếu tố chính quyết định đặc tính tự nhiên cho sự phát triển của đất và các loại quần xã động thực vật sống dưới đất hoặc trên mặt đất. Đất ngập nước là vùng đất chuyển tiếp giữa hai hệ đất liền và nước, nơi mà nước thường có trên hoặc gần kề bề mặt đất hoặc là đất được phủ bởi một lớp nước cạn, có thêm một hoặc vài tính chất sau: - Theo chu kỳ tối thiểu, đất có sự chiếm ưu thế của các loài cây chịu ngập nước. - Tầng nền là đất ngậm nước không thể làm khô được. - Tầng nền không là đất và bão hòa bởi nước hoặc bị che phủ bởi một lớp nước cạn trong mùa trồng trọt hàng năm. [3], [10] 1.5.2. Phân loại đất ngập nước 28 1.5.2.1. Các hệ thống chảy trên bề mặt (Free water surface - FWS) Những hệ thống này thường là lưu vực chứa nước hoặc các kênh dẫn nước, với lớp lót bên dưới để ngăn sự rò rỉ nước, đất hoặc các lớp lọc thích hợp khác hỗ trợ cho thực vật nổi. Lớp nước nông, tốc độ dòng chảy chậm, sự có mặt của thân cây quyết định dòng chảy và đặc biệt trong các mương dài và hẹp, bảo đảm điều kiện dòng chảy nhỏ (Redd và cộng sự, 1998). 1.5.2.2. Các hệ thống với dòng chảy ngang dưới mặt đất (Horizontal subsurface flow - HSF) Hệ thống này được gọi là dòng chảy ngang vì nước thải được đưa vào và chảy chậm qua tầng lọc xốp dưới bề mặt của nền trên một đường ngang cho tới khi nó tới được nơi dòng chảy ra. Trong suốt thời gian này, nước thải sẽ tiếp xúc với một mạng lưới hoạt động của các đới hiếu khí, hiếm khí và kị khí. Các đới hiếu khí ở xung quanh rễ và bàu rễ, nơi lọc vào trong bề mặt. Khi nước thải chảy qua đới rễ, nó được làm sạch bởi sự phân hủy sinh học của vi sinh vật bởi các quá trình hóa sinh. Loại thực vật sử dụng phổ biến trong các hệ thống HSF là cây sậy. 1.5.2.3. Các hệ thống với dòng chảy thẳng đứng (Vertical subsurface flow - VSF) Nước thải được đưa vào hệ thống qua ống dẫn trên bề mặt. Nước sẽ chảy xuống dưới theo chiều thẳng đứng. Ở gần dưới đáy có ống thu nước đă xử lý để đưa ra ngoài. Các hệ thống VSF thường xuyên được sử dụng để xử lý lần 2 cho nước thải đã qua xử lý lần 1. Thực nghiệm đă chỉ ra là nó phụ thuộc vào xử lý sơ bộ như bể lắng, bể tự hoại. Hệ thống đất ngập nước cũng có thể được áp dụng như một giai đoạn của xử lý sinh học. Tuy nhiên, trên thực tế mô hình đất ngập nước nhân tạo được xây dựng theo hai hệ thống: Bãi lọc trồng cây ngập nước (FWS); Bãi lọc trồng cây dòng chảy ngầm hay Bãi lọc ngầm trồng cây, với dòng chảy ngang hay dòng chảy thẳng đứng 29 (SSF). Cách thức phân chia các hệ thống khác nhau nhưng chúng hoạt động theo cùng một cơ chế. [4] 1.5.3. Các nghiên cứu và ứng dụng - Trên thế giới: Đất ngập nước được sử dụng để cải thiện chất lượng nước đã được biết đến vào những thập kỷ 20 của thế kỷ trước, nhưng hầu hết là các đất ngập nước tự nhiên (U.S. EPA, 1999). Những nghiên cứu xây dựng đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải bắt đầu vào những năm 1950 ở Đức (Seidel, 1976), ở Hoa kỳ vào những năm 1970 đến 1980 và phát triển mạnh trong những năm 1990, người ta xây dựng nhiều hệ thống xử lý nước thải bằng đất ngập nước và áp dụng rộng rải không chỉ để xử lý nước thải đô thị mà còn để xử lý nước thải cho các khu công nghiệp vùng khai khoáng và nước thải nông nghiệp. Đặc biệt là các công trình của Kadlec và Knight (1996), Moshiri (1993), US-EPA (1988),… cho thấy hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm như BOD5, COD, DO, TSS, Photpho, Coliform,… có giảm đáng kể trong nước thải. - Ở nước ta: Việc sử dụng các hệ thống tự nhiên nói chung và hệ thống đất ngập nước nhân tạo nói riêng đã bắt đầu được sử dụng, như hệ thống đất ngập nước để xử lý nước thải cho nhà máy chế biến cà phê ở Khe Sanh, hệ thống đất ngập nước ở Thành phố Việt Trì. Các đề tài nghiên cứu mới đây nhất về áp dụng phương pháp này tại Việt Nam như "Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy thẳng đứng trong điều kiện Việt Nam" của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đô thị và khu công nghiệp (Trường Đại học Xây dựng Hà Nội); "Xây dựng mô hình hệ thống đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải sinh hoạt tại các xã Minh Nông, Bến Gót, Việt Trì" của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội... đã cho thấy hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này trong điều kiện của Việt Nam. Theo Gs.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn (Bộ môn Thực vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) thì Việt Nam có đến 34 loại cây có thể sử dụng để làm sạch môi trường nước. Các loài cây này hoàn toàn dễ kiếm tìm ngoài tự nhiên và chúng cũng có sức sống khá mạnh mẽ. Các nhà khoa học thuộc Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh đã nghiên cứu ứng dụng đất ngập nước kiến tạo dòng chảy ngầm để xử lý các chất ô nhiễm và dư lượng kháng sinh chloramphenicol tồn tại trong nước thải 30 các ao nuôi thủy sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giải pháp ứng dụng đất ngập nước kiến tạo xử lý tái sử dụng cho nuôi trồng thủy sản là khả thi. Ở các tải trọng thích hợp, chloramphenicol và các chất ô nhiễm giảm 50% COD, 85% độ đục, 68% độ màu, 38% P-T, 43% N-T, gần 90% cặn lơ lửng và 40% CAP. Nước thải sau khi qua mô hình đạt yêu cầu về chất lượng nước nuôi trồng thủy sản (TCVN 5943-1995 và TCVN 5942-1995 loại A), có thể sử dụng tái sinh cho các ao nuôi. [8] Tại thành phố Đà Nẵng, những mô hình áp dụng đất ngập nước nhân tạo cũng đã mang lại những thành công đáng kể. Điển hình như việc làm sạch nước hồ Đàm Rong, hồ Thạc Gián bằng bèo Lục Bình. Đây là nơi tập trung nước thải của cả khu vực dân cư rộng khoảng 50 ha, mật độ từ 200 – 300 người/ha. Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng cũng đã thiết kế các ô chứa lục bình giữa hồ, bố trí thành các hoa văn để vừa có tính thẩm mỹ, vừa xử lý được mùi hôi do tác dụng của lục bình, tạo sự thông thoáng cho mặt hồ. Theo công trình đạt giải nhất tại cuộc thi Sony Xanh tổ chức (2007), sinh viên Trường ĐH Bách Khoa đã thành công trong việc góp phần xử lí, làm sạch hồ 29/3 bằng hệ thống thực vật nổi trên mặt nước vừa đảm bảo chức năng môi trường và tạo thêm giá trị thẩm mỹ cho “Lá phổi Xanh” của Thành phố. 1.5.4. Cơ chế của quá trình xử lý nước thải bằng đất ngập nước nhân tạo 1.5.4.1. Quá trình xử lí các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học Trong các bãi lọc, sự phân hủy sinh học đóng vai trò lớn nhất trong việc loại bỏ các chất hữu cơ dạng hòa tan hay dạng keo có khả năng phân hủy sinh học (BOD) trong nước thải. BOD còn lại cùng các chất rắn lắng được sẽ bị loại bỏ nhờ quá trình lắng. Phân hủy sinh học xảy ra khi các chất hữu cơ hòa tan được mang vào lớp màng vi sinh bám trên phần thân ngập nước của thực vật, hệ thống rễ và những phần vật liệu lọc xung quanh, nhờ quá trình khuyếch tán. [10] 1.5.4.2. Quá trình tách các chất rắn 31 Các chất rắn lắng được loại bỏ dễ dàng nhờ cơ chế lắng trọng lực, vì các hệ thống này có thời gian lưu nước dài. Chất rắn không lắng được, chất keo có thể được loại bỏ thông qua các cơ chế lọc. Các cơ chế xử lí trong hệ thống phụ thuộc rất nhiều vào kích thước và tính chất của các chất rắn có trong nước thải và các dạng vật liệu lọc được sử dụng. Thực vật trong bãi lọc không đóng vai trò đáng kể trong loại bỏ các chất rắn. [9] 1.5.4.3. Quá trình khử Nitơ Trong các bãi lọc, sự chuyển hóa của nitơ xảy ra trong các tầng oxy hóa khử của đất, bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất, phần ngập nước của thực vật có thân nhô lên mặt đất. Nitơ được loại bỏ trong các bãi lọc nhờ 3 cơ chế sau:  Nitrat hóa / khử nitrat.  Sự bay hơi của NH3.  Sự hấp thụ của thực vật. [11] 1.5.4.4. Quá trình khử Photpho Vai trò của thực vật trong việc loại bỏ P vẫn còn vấn đề tranh cãi nhưng dù sao đây cũng là cơ chế duy nhất đưa hẳn P ra khỏi hệ thống bãi lọc. Các qúa trình hấp phụ, kết tủa và lắng chỉ đưa được P vào đất hay vật liệu lọc. Khi lượng P trong lớp vật liệu vượt quá khả năng chứa thì phần vật liệu hay lớp trầm tích đó phải được nạo vét và xả bỏ. Cơ chế loại bỏ P trong các bãi lọc gồm có: • Sự hấp thụ của thực vật. • Các quá trình đồng hóa của vi khuẩn. • Sự hấp thụ lên đất, vật liệu lọc và các chất hữu cơ. • Kết tủa lắng cùng các ion Ca2+, Mg2+, Fe3+, Mn2+. 32 1.6. MÔ HÌNH LỌC NỔI Mô hình lọc nổi là một hệ thống sử dụng thực vật và vi sinh vật để xử lí nước thải. Nước thải được gom qua hệ thống ống và đưa vào mô hình, tại đây các vi sinh vật hiếu khí ở rễ thực vật sẽ phân hủy các chất độc hại thành dinh dưỡng cho cây. Tại nhiều nước trên thế giới hình thức xử lí nước thải dân dụng bằng hệ thống lọc thực vật được khuyến khích phát triển vì lợi ích kinh tế và thân thiện với môi trường. Các thực vật thủy sinh với sức sống dẻo dai, có khả năng hấp thụ và xử lí ô nhiễm, đặc biệt là xử lí nước thải. Các đặc tính này của các loài thực vật thủy sinh đã được con người nghiên cứu và ứng dụng trong xử lí nước thải công nghiệp và dân dụng. Nhiều xí nghiệp bệnh viện trong nước đang áp dụng phương pháp xử lí thân thiện với môi trường này. Tuy nhiên việc kết hợp công dụng xử lí của thực vật vào cảnh quan kiến trúc chưa được khai thác trong các công trình kiến trúc trong nước. Mô hình lọc nổi có nhiều ưu điểm:     Hiệu suất lọc, độ bền cao. Thân thiện với môi trường. Tính thẩm mĩ được đảm bảo. Có thể lắp đặt trên nhiều địa hình. 33 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG 2.1.1. Hồ Bàu Tràm Hồ Bàu Tràm nằm ở phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Phía Đông tiếp giáp với đường Tôn Đức Thắng, phía Tây tiếp giáp với Khu công nghiệp Hòa Khánh. Hồ có diện tích khoảng 32ha. Đối tượng nghiên cứu : Chất lượng nước mặt hồ Bàu Tràm Hình 2.1. Bản đồ quy hoach khu vực hồ Bàu Tràm 2.1.2. Mô hình đất ngập nước và mô hình lọc nổi Mô hình đất ngập nước có 2 loại là mô hình tự nhiên và nhân tạo. Ở đây, chọn mô hình nhân tạo kết hợp với trồng cây Chuối hoa. Cây chuối hoa Tên gọi : + Theo Tiếng Anh: Canna indica Bail + Theo tiếng Việt: Chuối hoa Ấn Độ Họ : Cannaceae Bộ gừng : Zingiberales Phân lớp hành : Liliidae Lớp một lá mầm : Monocotyledonese 34 Cây chuối hoa là hoa trồng phổ biến trong khu vực nhiệt đới và ôn đới. Lá màu xanh lá cây lớn giảm dần vào cuốn là mảnh mai, hoa nhỏ và có màu đỏ, Ngoài ra, còn một số loại lai với nhau để tạo ra những cây có màu vàng, hồng, cam hoặc một vài loài có những điểm lốm đốm hoặc cánh hồng trên hoa. Việc sử dụng mô hình đất ngập nước nhân tạo và mô hình lọc nổi kết hợp với việc trồng cây chuối hoa tạo cảnh quan môi trường đô thị tại các nơi công cộng thì nội dung nghiên cứu sẽ được giới hạn trong phạm vi như sau:  Xem xét các quá trình loại bỏ các chất ô nhiễm có trong nguồn nước hồ qua việc sử dụng mô hình đất ngập nước và mô hình lọc nổi kết hợp với trồng cây chuối hoa. Các chỉ tiêu cần được đánh giá ở đây bao gồm: chất dinh dưỡng (N-NO 3-, N-NH4+, P-PO43-), chất hữu cơ (COD, BOD5 , chất lơ lửng (SS).  Các thông số cơ bản bao gồm: hiệu suất quá trình xử lý các chất ô nhiễm, thời gian nước lưu của mô hình, thể tích nước cấp vào mô hình được xem xét đánh giá và hiệu chỉnh sao cho cả 2 mô hình phát triển ổn định. 2.2. NỘI DUNG 2.2.1. Thu thập các số liệu có liên quan Thu thập các số liệu về chất lượng nước của hồ Bàu Tràm. Đồng thời, lấy mẫu kiểm chứng để đánh giá chất lượng nước tại hồ. 2.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường hồ Bàu Tràm Xác định vị trí lấy mẫu nước và tiến hành lấy mẫu nước để đánh giá hiện trạng chất lượng nước. Các mẫu nước được lấy như sau: Bảng 1.3. Các đợt khảo sát trên hồ Bàu Tràm Các đợt Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Nội dung Khảo sát tại các vị trí trong hồ đối với nước mặt Khảo sát tại các vị trí trong hồ đối với nước mặt Khảo sát tại các vị trí trong hồ đối với nước mặt Thời gian 11/03/2013 17/06/2013 05/11/2013 Phân tích các chỉ tiêu có liên quan tại phòng thí nghiệm, bao gồm: pH, nhiệt độ, DO, độ dẫn, SS, COD, BOD5, N-NO3-, N-NH4+, P-PO43-. 35 Hình 2.2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại hồ Bàu Tràm 2.2.3. Nghiên cứu đề xuất biện pháp bảo vệ, quản lý chất lượng nước hồ Bàu Tràm Sau khi khảo sát chất lượng nước của hồ chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp để kiểm soát chất lượng nước như sau: 2.2.3.1. Mô hình lọc nổi a, Thiết lập mô hình Mô hình được lắp đặt tại phòng thí nghiệm trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Mô hình gồm 2 tầng: là 2 thùng xốp hình chữ nhật, được lót lớp nilon phía bên trong và lắp van mở ở dưới đáy để lấy nước ra, thể tích chứa là 45 lít, kích thước là 30cm×31cm×50cm. 36 Hình 2.3. Mô hình lọc nổi b, Vận hành Giai đoạn 1: Trồng cây và theo dõi khả năng thích nghi của cây Chuối hoa, trong một thùng xốp chứa 12 cây chuối hoa. Giai đoạn 2: Cho nước thải từ hồ Bàu Tràm vào để chạy mô hình và theo sự chuyển biến của các chất ô nhiễm thông qua sự phát triển của cây chuối hoa. Bao gồm các đợt như sau:  Đợt 1: Thời gian nước lưu 1 ngày (cấp 3 lần), ngày 19 đến 21/02/2014.  Đợt 2: Thời gian nước lưu 3 ngày (cấp 3 lần), ngày 22 đến 28/02/2014. Tiếp tục theo dõi sự phát triển của cây chuối hoa trong cả 2 giai đoạn trên, dựa vào sự phát triển về tăng khối lượng và sự chuyển hóa của các chất ô nhiễm. 2.2.3.2. Mô hình đất ngập nước a, Thiết lập mô hình Mô hình được lắp đặt và đặt tại Trung tâm nghiên cứu môi trường của trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng. Mô hình gồm 4 tầng. Mỗi tầng đều có van mở nước ở dưới đáy để dẫn nước từ tầng 1 đến tầng 2, tầng 2 đến 3, tầng 3 đến 4. Bên trong mỗi thùng xốp đều được bọc một lớp bao nilon và vật liệu gồm có cát, sỏi. 37 Hình 2.4. Sơ đồ mặt cắt của mô hình đất ngập nước tại phòng thí nghiệm b, Vận hành Trồng cây, theo dõi sự phát triển và khả năng thích nghi của cây thông qua chiều cao của cây, số lượng trên cây trên mô hình. Thời gian thực hiện là 07/03/2014 đến 14/03/2014. Sau một thời gian cây đã thích nghi với môi trường thì tiến hành cấp nước vào mô hình. - Vận chuyển mẫu nước và bùn lấy từ nguồn thải vào hồ, ở đây là nước thải từ nhà máy xi măng Coseco còn bùn thì được lấy ở điểm qua khảo sát cho hàm lượng các chất ô nhiễm cao nhất. Đồng thời quan sát cảnh quan chất lượng nước và điều kiện vệ sinh xung quanh. Hình 2.5. Nơi lấy mẫu nước và nơi lấy mẫu bùn • Cấp nước vào mô hình: - Cấp 10 lít nước và 5 kg bùn vào tầng 1, sau thời gian nước lưu là 1 ngày thì chuyển nước sang tầng 2 bằng cách chảy tràn và tiếp tục lưu nước 1 ngày. 38 - Cấp 10 lít nước vào tầng 3, sau thời gian nước lưu là 1 ngày thì chuyển nước sang tầng 4 bằng cách chảy tràn và tiếp tục lưu nước 1 ngày. • Phân tích các thông số chất lượng nước tại phòng thì nghiệm bao gồm: SS, COD, BOD5, N-NO3-, N-NH4+, P-PO43-. • Thời gian thực hiện cấp nước: từ ngày 15/03/2014 đến ngày 19/03/2014. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1.1. Thu thập số liệu qua tài liệu Phương pháp này dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ những tài liệu tham khảo có sẵn (sách, luận văn, internet…) để xây dựng cơ sở nội dung. 2.3.1.2. Thu thập số liệu qua thực nghiệm Trong phương pháp này, số liệu được thực hiện bằng cách quan sát, theo dõi, đo đạc qua các thí nghiệm. Các thí nghiệm trong lĩnh hóa học được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Để thu thập số liệu, chúng tôi đặt ra các biến để quan sát và đo đạc (thu thập số liệu). Các nghiệm thức trong thí nghiệm (có những mức độ khác nhau) thường được lặp lại để làm giảm sai số trong thu thập số liệu. 2.3.2. Phương pháp xây dựng mô hình Trong phương pháp này, chúng tôi tiến hành xây dựng 02 mô hình: Mô hình đất ngập nước tại phòng thí nghiệm trường Đại học Bách Khoa và mô hình lọc nổi tại trường Đại học Sư Phạm. 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa Phương pháp này là phương pháp truyền thống của địa lý học. Nó được áp dụng để tích lũy tài liệu thực tế về sự hình thành và đặc điểm hồ Bàu Tràm và khu vực xung quanh nó. 2.3.4. Phương pháp khảo sát, lấy mẫu và phân tích mẫu Sử dụng phương pháp thủ công trong quá trình lấy mẫu, đối với bùn thì lấy bùn bằng dụng cụ hút bùn. Tiến hành đánh giá nhanh chất lượng nước tại nơi lấy mẫu bằng các thiết bị đo như pH, nhiệt độ, DO. Chọn địa điểm lấy mẫu và bảo quản mẫu, mẫu lấy tại nơi lấy mẫu phải đảm bảo tính chất mang tính đại diện cho toàn bộ chất lượng nước ở hồ. Thể tích mẫu cần phải đủ để phân tích các thành phần cần thiết bằng các phương pháp đã chọn. Tiêu chuẩn áp dụng - TCVN 6663-1 (ISO 5667-1:2006) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu. 39 - TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. - TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo. Các phương pháp phân tích xác định số liệu thực nghiệm. - TCVN 6492-2011 (ISO 10523-2008) - Chất lượng nước - Xác định pH. - TCVN 6625-2000 (ISO 11923-1997) - Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh. - TCVN 6180-1996 (ISO 7890-3-1988) - Chất lượng nước- Xác định nitrat Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic. - TCVN 5988-1995 (ISO 5664-1984) - Chất lượng nước - Xác định amoni Phương pháp chưng cất và chuẩn độ. -được xác định theo phương pháp trắc quang với thuốc thử SunfoMolydat. 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả Xử lý số liệu, các số liệu thực nghiệm được xử lý bằng phương pháp thống kê và phần mềm Microsoft Excel. Xác định hiệu suất xử lý các chất ô nhiễm dựa trên định luật bảo toàn vật chất và khối lượng. Các công thức tính toán được sử dụng bao gồm: - Thời gian nước lưu (HRT , ngày): - Tải trọng thủy lực (HLR, ): - Tải trọng chất ô nhiễm (ALR, : - Hiệu suất (E, %): Trong đó: HRT: Thời gian nước lưu, ngày. ALR: Tải trọng chất ô nhiễm, . A: Diện tích bề mặt, . E: Hiệu suất, %. V: Thể tích hiệu dụng của mô hình, . Q: Lưu lượng, . C: Nồng độ chất ô nhiễm, mg/l. : Nồng độ chất ô nhiễm đầu vào mô hình, mg/l. : Nồng độ chất ô nhiễm đầu ra mô hình, mg/l. 40 Đánh giá chất lượng nước, cơ sở của việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước hồ, chất lượng nước sau khi vận hành mô hình là so sánh với các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng. QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. 41 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC HỒ BÀU TRÀM Kết quả quan trắc chất lượng nước hồ Bàu Tràm qua 3 đợt khảo sát được 3.1. trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Kết quả phân tích chất lượng nước hồ Bàu Tràm Thông số Đợt I (11/3/2013) II (17/6/2013) III (5/11/2013) DO SS BOD5 COD Đơn vị Min TB - mg/l mg/l mg/l mg/l 6,6 6,8 4,5 25,8 42,6 53,6 31,8 94,6 Max 7,0 47,0 64,5 157,4 Min TB 6,5 6,7 2,0 2,9 58,0 78,0 36,5 62,6 Max 6,9 3,8 98,0 88,8 Min TB 4,1 6,6 7,2 11,0 50,6 67,1 30,0 96,3 Max 9,0 14,7 83,7 162,5 5.5-9 ≥4 100, 0 25,0 46,5 132, 7 218, 8 57,5 105, 0 152, 5 46,7 142, 1 237, 5 50,0 QCVN 08:2008 /BTNMT 3.1.1. pH NNH4+ mg/l NNO3mg/l PPO43mg/l 0,2 0,7 0,2 0,6 1,2 1,5 1,1 0,9 1,9 0,4 0,6 0,4 0,6 1,1 1,4 0,9 0,9 1,8 0,3 0,8 0,2 0,5 1,2 1,6 1,3 0,9 2,0 1,5 15,0 0,5 Hàm lượng chất rắn lơ lửng Hình 3.1. Hàm lượng chất rắn lơ lửng của hồ Bàu Tràm qua 3 lần khảo sát Nhận xét: - Nồng độ SS nước đầu vào qua 3 lần khảo sát thay đổi trong khoảng từ 42,6 đến 98 mg/l. Nồng độ SS đầu vào trung bình của lần 1 là 54,46 mg/l, lần 2 là 76,36 mg/l, lần 3 là 65,95 mg/l. - Nồng độ SS đầu vào cao nhất tại điểm lấy mẫu số 10. 3.1.2. Hàm lượng các chất hữu cơ Hình 3.2. Hàm lượng chất hữu cơ BOD5, COD của hồ Bàu Tràm qua 3 lần khảo sát 42 Nhận xét: - Nồng độ BOD5 nước đầu vào qua 3 lần khảo sát thay đổi trong khoảng từ 30 đến 163 mg/l. Nồng độ BOD5 đầu vào trung bình của lần 1 là 53,79 mg/l, lần 2 là 59,7 mg/l, lần 3 là 62,57 mg/l. Nồng độ BOD5 tại các điểm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nồng độ cao nhất tại điểm lấy mẫu số 10. - Nồng độ COD nước đầu vào qua 3 lần khảo sát thay đổi trong khoảng từ 31 đến 238 mg/l. Nồng độ COD đầu vào trung bình của lần 1 là 76,76 mg/l, lần 2 là 88,2 mg/l, lần 3 là 92,77 mg/l. Nồng độ COD tại các điểm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, 10 nồng độ cao nhất tại điểm lấy mẫu số 10. 3.1.3. Hàm lượng các chất dinh dưỡng Hình 3.3. Hàm lượng các hợp chất dinh dưỡng N-NH4+, P-PO43- của hồ Bàu Tràm qua 3 lần khảo sát Nhận xét: - Nồng độ N-NH4+ nước đầu vào qua 3 lần khảo sát thay đổi trong khoảng từ 0,2 đến 1,5 mg/l. Nồng độ N-NH4+ đầu vào trung bình của lần 1 là 0,5 mg/l, lần 2 là 0,6 mg/l, lần 3 là 0,61 mg/l. Nồng độ N-NH 4+ tại một số điểm nằm dưới quy chuẩn cho phép nhưng lại có một số điểm vượt quá tiêu chuẩn 10 cho phép, nồng độ cao nhất tại điểm lấy mẫu số 10. - Nồng độ P-PO43- nước đầu vào qua 3 lần khảo sát thay đổi trong khoảng từ 1 đến 2 mg/l. Nồng độ P-PO 43- đầu vào trung bình của lần 1 là 1,56 mg/l, lần 2 là 1,33 mg/l, lần 3 là 1,59 mg/l. Nồng độ P-PO 43tại các điểm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nồng độ cao nhất tại điểm lấy mẫu số 10. Kết luận: 43 Dựa vào số liệu phân tích, hầu hết các chỉ tiêu đều vượt quy chuẩn cho phép. Trong đó, vị trí số 10 có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nhất với tất cả chỉ tiêu. Do đó, tôi đã chọn vị trí số 10 là vị trí lấy mẫu. 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH ĐÂT NGẬP NƯỚC VÀ MÔ HÌNH LỌC NỔI 3.2.1. Mô hình đất ngập nước 3.2.1.1. Sự sinh trưởng và phát triển của cây chuối hoa Lúc mới trồng Sau 5 ngày Hình 3.4. Sự sinh trưởng và phát triển của cây chuối hoa trong mô hình Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa số lượng cây trong mô hình Bảng 3.2. Kết quả phân tích chất lượng nước sau khi qua mô hình đất ngập nước (15/03/2014 đến 19/03/2014) BÙN Chỉ tiêu SS BOD5 COD N-NH4+ BẬC 1 MIN TB MAX MIN TB MAX MIN TB MAX MIN TB MAX VÀO 100 256,6 380 89,4 98 111,3 149,2 163,8 185,8 0,9 1,6 2,6 RA 20 54,8 80 39 44,2 50,1 64,2 73,5 86,1 0,4 0,7 1,2 Bậc 2 RA 12 17 22 14 16,1 18,7 23,7 27,6 31,8 0,2 0,3 0,5 N ĐỐI CHỨNG BẬC 1 BẬC2 RA RA 24 12 52,6 22,6 95 40 65,4 46,6 70,9 49,9 83,3 57,2 97,2 66,2 108,4 73,3 122,3 79,6 0,7 0,5 1,3 0,9 2 1,4 BẬC 3 VÀO 60 100,6 163 49,6 57,6 65,2 104,6 114,7 126,5 0,7 1,3 1,6 RA 20 32 60 15,7 24,3 32,4 21,8 41,9 69,9 0,4 0,7 0,9 BẬ R 1 7 1 1 1 3 0 0 0 44 N-NO3 - P-PO43- MIN TB MAX MIN TB MAX 11,3 12 13,4 0,7 1 1,3 5,2 5,6 6,2 0,3 0,4 0,6 1,8 2,1 2,4 0,1 0,2 0,2 8,1 8,8 10,2 0,5 0,8 0,9 5,7 6,4 7,5 0,4 0,5 0,7 11 15,4 27 0,7 0,9 1,1 3.2.1.2. Hàm lượng chất rắn lơ lửng Hình 3.6. Sự thay đổi nồng độ chất rắn lơ lửng sau khi qua mô hình đất ngập nước - Nhận xét: Đối với lưu lượng là hỗn hợp bùn + nước: Nồng độ SS thay đổi trong khoảng từ 100 mg/l đến 380 mg/l (trung bình 256,6 mg/l). Sau khi đi qua mô hình, giá trị SS ra tầng 1 chỉ còn khoảng từ 20 mg/l đến 80 mg/l (trung bình 54,8 mg/l), ra tầng 2 khoảng từ 12 đến 22 mg/l (trung bình 17 mg/l). Hiệu suất tách SS trung bình với tầng 1 là 78,9%, với tầng 2 là 64%, so với đối chứng thì hiệu suất tách tương ứng - với tầng 1 là 79,5%, tầng 2 là 50%. Đối với lưu lượng là nước: Nồng độ SS thay đổi trong khoảng từ 60 mg/l đến 163 mg/l (trung bình 100,6 mg/l). Sau khi đi qua mô hình, giá trị SS ra tầng 1 chỉ còn khoảng từ 20 mg/l đến 60 mg/l (trung bình 32 mg/l), ra tầng 2 khoảng từ 10 đến 27 mg/l (trung bình 14,4 mg/l). Hiệu suất tách SS trung bình với tầng 1 là 66,7%, với tầng 2 là 52,7%, so với đối chứng thì hiệu suất tách tương ứng với tầng 1 là 57,3%, tầng 2 là 55,8%. 3.2.1.3. Hàm lượng các chất hữu cơ a.Chỉ tiêu COD Hình 3.7. Sự thay đổi nồng độ COD sau khi qua mô hình đất ngập nước - Nhận xét: Đối với lưu lượng là hỗn hợp bùn + nước: Nồng độ COD thay đổi trong khoảng từ 149,2 mg/l đến 185,8 mg/l (trung bình 163,8 mg/l). Sau khi đi qua mô hình, giá trị COD ra tầng 1 chỉ còn khoảng từ 64,2 mg/l đến 86,1 mg/l (trung bình 73,5 mg/l), ra tầng 2 khoảng từ 23,7 đến 31,8 mg/l (trung bình 27,7 mg/l). Hiệu suất COD trung 5,8 8,4 14 0,3 0,5 0,6 2 4 7 0 0 0 45 bình với tầng 1 là 55,2%, với tầng 2 là 62,4%, so với đối chứng thì hiệu suất tương - ứng với tầng 1 là 33,8%, tầng 2 là 32,3%. Đối với lưu lượng là nước: Nồng độ COD thay đổi trong khoảng từ 104,6 mg/l đến 126,5 mg/l (trung bình 114,7 mg/l). Sau khi đi qua mô hình, giá trị COD ra tầng 1 chỉ còn khoảng từ 21,8 mg/l đến 70 mg/l (trung bình 42 mg/l), ra tầng 2 khoảng từ 11 đến 34,8 mg/l (trung bình 21 mg/l). Hiệu suất COD trung bình với tầng 1 là 63,5%, với tầng 2 là 49,6%, so với đối chứng thì hiệu suất tương ứng với tầng 1 là 17,7%, tầng 2 là 17,6%. b.Chỉ tiêu BOD5 Hình 3.8. Sự thay đổi nồng độ BOD5 sau khi qua mô hình đất ngập nước - Nhận xét: Đối với lưu lượng là hỗn hợp bùn + nước: Nồng độ BOD 5 thay đổi trong khoảng từ 89,4 mg/l đến 111,3 mg/l (trung bình 98 mg/l). Sau khi đi qua mô hình, giá trị BOD5 ra tầng 1 chỉ còn khoảng từ 39 mg/l đến 50,1 mg/l (trung bình 44,2 mg/l), ra tầng 2 khoảng từ 14 đến 18,7 mg/l (trung bình 16,1 mg/l). Hiệu suất BOD 5 trung bình với tầng 1 là 55%, với tầng 2 là 63,5%, so với đối chứng thì hiệu suất tương - ứng với tầng 1 là 27,7%, tầng 2 là 29,5%. Đối với lưu lượng là nước: Nồng độ BOD5 thay đổi trong khoảng từ 49,6 mg/l đến 65,2 mg/l (trung bình 57,6 mg/l). Sau khi đi qua mô hình, giá trị BOD 5 ra tầng 1 chỉ còn khoảng từ 15,7 mg/l đến 32,5 mg/l (trung bình 24,3 mg/l), ra tầng 2 khoảng từ 7,9 đến 16,4 mg/l (trung bình 12,3 mg/l). Hiệu suất BOD 5 trung bình với tầng 1 là 56,8%, với tầng 2 là 49,4%, so với đối chứng thì hiệu suất tương ứng với tầng 1 là 17%, tầng 2 là 17,3%. 3.2.1.4. Hàm lượng các chất dinh dưỡng a.Chỉ tiêu N-NH4+ Hình 3.9. Sự thay đổi nồng độ N-NH4+ sau khi qua mô hình đất ngập nước - Nhận xét: Đối với lưu lượng là hỗn hợp bùn + nước: Nồng độ N-NH 4+ thay đổi trong khoảng từ 0,9 mg/l đến 2,6 mg/l (trung bình 1,65 mg/l). Sau khi đi qua mô hình, giá trị N- 46 NH4+ ra tầng 1 chỉ còn khoảng từ 0,4 mg/l đến 1,2 mg/l (trung bình 0,76 mg/l), ra tầng 2 khoảng từ 0,15 đến 0,46 mg/l (trung bình 0,28 mg/l). Hiệu suất N-NH 4+ trung bình với tầng 1 là 54,2%, với tầng 2 là 62,7%, so với đối chứng thì hiệu suất - tương ứng với tầng 1 là 23,5%, tầng 2 là 28,4%. Đối với lưu lượng là nước: Nồng độ N-NH 4+ thay đổi trong khoảng từ 0,68 mg/l đến 1,65 mg/l (trung bình 1,27 mg/l). Sau khi đi qua mô hình, giá trị N-NH 4+ ra tầng 1 chỉ còn khoảng từ 0,39 mg/l đến 0,96 mg/l (trung bình 0,74 mg/l), ra tầng 2 khoảng từ 0,2 đến 0,49 mg/l (trung bình 0,38 mg/l). Hiệu suất N-NH 4+ trung bình với tầng 1 là 42,3%, với tầng 2 là 47,9%, so với đối chứng thì hiệu suất tương ứng với tầng 1 là 15,6 %, tầng 2 là 16%. b.Chỉ tiêu N-NO3Hình 3.10. Sự thay đổi nồng độ N-NO3- sau khi qua mô hình đất ngập nước - Nhận xét: Đối với lưu lượng là hỗn hợp bùn + nước: Nồng độ N-NO3-thay đổi trong khoảng từ 11,25 mg/l đến 13,44 mg/l (trung bình 12 mg/l). Sau khi đi qua mô hình, giá trị N-NO3- ra tầng 1 chỉ còn khoảng từ 5,2 mg/l đến 6,2 mg/l (trung bình 5,6 mg/l), ra tầng 2 khoảng từ 1,8 đến 2,43 mg/l (trung bình 2,05 mg/l). Hiệu suất N-NO 3- trung bình với tầng 1 là 53,3%, với tầng 2 là 64,5%, so với đối chứng thì hiệu suất tương - ứng với tầng 1 là 26,3%, tầng 2 là 27,8%. Đối với lưu lượng là nước: Nồng độ N-NO 3- thay đổi trong khoảng từ 11 mg/l đến 27 mg/l (trung bình 15,4 mg/l). Sau khi đi qua mô hình, giá trị N-NO 3- ra tầng 1 chỉ còn khoảng từ 5,8 mg/l đến 14,4 mg/l (trung bình 8,4 mg/l), ra tầng 2 khoảng từ 2,9 đến 7,2 mg/l (trung bình 4,2 mg/l). Hiệu suất N-NO 3- trung bình với tầng 1 là 45,5%, với tầng 2 là 49,6%, so với đối chứng thì hiệu suất tương ứng với tầng 1 là 17,9 %, tầng 2 là 19%. c.Chỉ tiêu P-PO43Hình 3.11. Sự thay đổi nồng độ P-PO43- sau khi qua mô hình đất ngập nước Nhận xét: 47 - Đối với lưu lượng là hỗn hợp bùn + nước: Nồng độ P-PO43-thay đổi trong khoảng từ 0,71 mg/l đến 1,32 mg/l (trung bình 1,04 mg/l). Sau khi đi qua mô hình, giá trị PPO43- ra tầng 1 chỉ còn khoảng từ 0,3 mg/l đến 0,57 mg/l (trung bình 0,46 mg/l), ra tầng 2 khoảng từ 0,12 đến 0,22 mg/l (trung bình 0,17 mg/l). Hiệu suất P-PO 43-trung bình với tầng 1 là 56%, với tầng 2 là 61,7%, so với đối chứng thì hiệu suất tương - ứng với tầng 1 là 27,5%, tầng 2 là 30,8%. Đối với lưu lượng là nước: Nồng độ P-PO 43- thay đổi trong khoảng từ 0,65 mg/l đến 1,13 mg/l (trung bình 0,9 mg/l). Sau khi đi qua mô hình, giá trị P-PO 43- ra tầng 1 chỉ còn khoảng từ 0,34 mg/l đến 0,58 mg/l (trung bình 0,46 mg/l), ra tầng 2 khoảng từ 0,16 đến 0,3 mg/l (trung bình 0,24 mg/l). Hiệu suất P-PO 43- trung bình với tầng 1 là 48,4%, với tầng 2 là 48,4%, so với đối chứng thì hiệu suất tương ứng với tầng 1 là 16,8 %, tầng 2 là 18,5%. 3.2.1.5. Các thông số cơ bản của mô hình + Thời gian nước lưu: 24h + Tải trọng thủy lực: 0,018 m3/m2.ngđ. + Tải trọng chất bẩn mô hình đất ướt với cây Chuối hoa: Ÿ Đối với lưu lượng bùn + nước: tải trọng chất bẩn 2,47kgCOD/ha.ngđ, 1,48kgBOD/ha.ngđ. Ÿ Đối với lưu lượng nước: tải trọng chất bẩn 1,7kgCOD/ha.ngđ, 0,82kgBOD/ha.ngđ. 3.2.2. Mô hình lọc nổi 3.2.2.1. Sự sinh trưởng và phát triển của cây chuối hoa Hình 3.12. Sự sinh trưởng và phát triển của cây Chuối Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ khối lượng trong mô hình lọc nổi 3.2.2.2. Hàm lượng chất rắn lơ lửng 48 Hình 3.14. Sự thay đổi nồng độ chất rắn lơ lửng sau khi qua mô hình lọc nổi Nhận xét: + Lưu lượng 45 lít với thời gian nước lưu là 24 giờ Nồng độ SS trong nước đầu vào thay đổi từ 200 đến 245 mg/l. Sau khi qua các mô hình, nồng độ SS chỉ còn khoảng từ 159 đến 191 mg/l (đạt hiệu suất trung bình là 20,5%) đối với nước ra từ tầng 1 và khoảng từ 128 đến 151 mg/l (đạt hiệu suất trung bình là 20,6%) đối với nước ra từ tầng 2. + Lưu lượng 45 lít với thời gian nước lưu là 72 giờ Nồng độ SS trong nước đầu vào thay đổi từ 140 đến 208 mg/l. Sau khi qua các mô hình, nồng độ SS chỉ còn khoảng từ 56 đến 80 mg/l (đạt hiệu suất là 61,3%) đối với nước ra từ tầng 1 và khoảng từ 22 đến 28 mg/l (đạt hiệu suất là 62,8%) đối với nước ra từ tầng 2. 3.2.2.3. Hàm lượng các chất hữu cơ a.Chỉ tiêu COD Hình 3.15. Sự thay đổi nồng độ COD sau khi qua mô hình lọc nổi Nhận xét: + Lưu lượng 45 lít với thời gian nước lưu là 24 giờ Nồng độ chất hữu cơ COD trong nước đầu vào thay đổi từ 180 đến 195 mg/l. Sau khi qua các mô hình, nồng độ COD còn lại chỉ còn khoảng từ 130 đến 149 mg/l (đạt hiệu suất trung bình là 26,1%) đối với nước ra từ tầng 1 và khoảng từ 95 đến 116 mg/l (đạt hiệu suất trung bình là 26,4%) đối với nước ra từ tầng 2. + Lưu lượng 45 lít với thời gian nước lưu là 72 giờ Nồng độ chất hữu cơ COD trong nước đầu vào thay đổi từ 210 đến 265 mg/l. œauk hi qua các mô hình, nồng độ COD còn lại chỉ còn khoảng từ 59 đến 70 mg/l (đạt hiệu suất trung bình là 72,5%) đối với nước ra từ tầng 1 và khoảng từ 15 đến 19 mg/l (đạt hiệu suất trung bình là 73,3%) đối với nước ra từ tầng 2. Nước ra từ tầng 2 nằm dưới quy chuẩn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT. b.Chỉ tiêu BOD5 Hình 3.16. Sự thay đổi nồng độ BOD5 sau khi qua mô hình lọc nổi Nhận xét: 49 + Lưu lượng 45 lít với thời gian nước lưu là 24 giờ Nồng độ BOD5 trong nước đầu vào thay đổi từ 108 đến 125 mg/l. Sau khi qua các mô hình, nồng độ BOD5 còn lại chỉ còn khoảng từ 78 đến 96 mg/l (đạt hiệu suất trung bình là 25,1%) đối với nước ra từ tầng 1 và khoảng từ 58 đến 76 mg/l (đạt hiệu suất trung bình là 22,5%) đối với nước ra từ tầng 2. + Lưu lượng 45 lít với thời gian nước lưu là 72 giờ Nồng độ BOD5 trong nước đầu vào thay đổi từ 75 đến 126 mg/l. Sau khi qua các mô hình, nồng độ BOD5 còn lại chỉ còn khoảng từ 29,2 đến 45,6 mg/l (đạt hiệu suất trung bình là 63,2%) đối với nước ra từ tầng 1 và khoảng từ 10,3 đến 14 mg/l (đạt hiệu suất trung bình là 65,6%) đối với nước ra từ tầng 2. Nước ra từ tầng 2 nằm dưới quy chuẩn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT. 3.2.2.4. Hàm lượng các chất dinh dưỡng a.Chỉ tiêu N-NH4+ Hình 3.17. Sự thay đổi nồng độ N-NH4+ sau khi qua mô hình lọc nổi Nhận xét: + Lưu lượng 45 lít với thời gian nước lưu là 24 giờ Nồng độ N-NH4+ trong nước đầu vào thay đổi từ 1,9 đến 2,55 mg/l. Sau khi qua các mô hình, nồng độ N-NH4+ còn lại chỉ còn khoảng từ 1,38 đến 1,92 mg/l (đạt hiệu suất trung bình là 26,1%) đối với nước ra từ tầng 1 và khoảng từ 1,06 đến 1,42 mg/l (đạt hiệu suất trung bình là 24,8%) đối với nước ra từ tầng 2. + Lưu lượng 45 lít với thời gian nước lưu là 72 giờ Nồng độ N-NH4+ trong nước đầu vào thay đổi từ 1,8 đến 2,6 mg/l. Sau khi qua các mô hình, nồng độ N-NH4+ còn lại chỉ còn khoảng từ 0,66 đến 0,81 mg/l (đạt hiệu suất trung bình là 65,2%) đối với nước ra từ tầng 1 và khoảng từ 0,19 đến 0,23 mg/l (đạt hiệu suất trung bình là 71,1%) đối với nước ra từ tầng 2. Nước ra từ tầng 2 nằm dưới quy chuẩn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT. b.Chỉ tiêu P-PO43Hình 3.18. Sự thay đổi nồng độ P-PO43- sau khi qua mô hình lọc nổi 50 Nhận xét: + Lưu lượng 45 lít với thời gian nước lưu là 24 giờ Nồng độ P-PO43-trong nước đầu vào thay đổi từ 2,7 đến 2,83 mg/l. Sau khi qua các mô hình, nồng độ P-PO43-còn lại chỉ còn khoảng từ 2,04 đến 2,24 mg/l (đạt hiệu suất trung bình là 25,6%) đối với nước ra từ tầng 1 và khoảng từ 1,48 đến 1,65 mg/l (đạt hiệu suất trung bình là 26,7%) đối với nước ra từ tầng 2. + Lưu lượng 45 lít với thời gian nước lưu là 72 giờ Nồng độ P-PO43-trong nước đầu vào thay đổi từ 2,1 đến 2,5 mg/l. Sau khi qua các mô hình, nồng độ P-PO43-còn lại chỉ còn khoảng từ 0,71 đến 0,82 mg/l (đạt hiệu suất trung bình là 66,3%) đối với nước ra từ tầng 1 và khoảng từ 0,19 đến 0,23 mg/l (đạt hiệu suất trung bình là 73,1%) đối với nước ra từ tầng 2. Nước ra từ tầng 2 nằm dưới quy chuẩn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT. 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận: 1. Dựa vào việc khảo sát chất lượng nước đầu vào thực tế, đánh giá nhanh kết quả phân tích các chỉ tiêu chỉ tiêu SS, BOD 5, COD, NO3-, PO43-, NH4+, cho thấy nước hồ Bàu Tràm đang bị ô nhiễm về chất hữu cơ (BOD 5, COD) và các chất dinh dưỡng (NH4+, PO43-). 2. Chất lượng nước đầu ra ở bậc 2 đối với mô hình đất ngập nước, mô hình lọc nổi (thời gian nước lưu 3 ngày) đều đạt quy chuẩn cho phép, hiệu suất xử lý của 2 mô hình khá ổn định. 3. Hiệu suất chuyển hóa các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ cao nhất đối với mô hình đất ngập nước là 70%, mô hình lọc nổi (ứng với thời gian lưu nước 3 ngày) thì hiệu xuất xử lý đạt 70%. Kiến nghị: 1. Mô hình đất ướt nêu trên cho thấy kết quả đạt được là rất lớn trong vấn đề giải quyết ô nhiễm nguồn nước và tạo cảnh quan cho khu vực, do đó mô hình cần được sớm triển khai nhân rộng trên toàn bộ mặt hồ và ở các hồ khác có tình trạng tương tự. 2. Mô hình lọc nổi cũng đạt được kết quả khả quan về khả năng xử lý các chất ô nhiễm và tạo cảnh quan cho khu vực. Do đó, cần triển khai mô hình trên mặt hồ. 3. Tổ chức các buổi tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư xung quanh khu vực hồ nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm của hồ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt [1]. Trần Đức Hạ (2002), Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. [2]. Trần Đức Hạ (2010), Các giải pháp tổng hợp cải thiện môi trường nước đô thị, Viện Khoa học và kỹ thuật môi trường (IESE) – trường Đại học Xây dựng. [3]. Lê Văn Khoa, Đất ngập nước, NXB giáo dục, 2005. [4]. Hoàng Hải Thọ (2010), Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt quy mô cụm dân cư bằng mô hình đất ướt nhân tạo lai hợp, Luận văn thạc sĩ Công nghệ môi trường, Viện Môi trường và Tài nguyên, TP Hồ Chí Minh. [5]. Phan Thị Kim Thủy, Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, đề xuất biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước hồ Công viên 29-3, Đà Nẵng, 2012. [6]. Lê Trình (1997), Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, NXB Khoa học và Kỹ thuật. [7]. Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Đà Nẵng (2011), Hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 – 2010 và định hướng đến năm 2015. Tài liệu tiếng Anh [8]. Tran Van Quang, Hoang Hai, Miki Yoshizumi, “Application of EcoTechnology combined with community activities in the reduction of water pollution. Experimental Project at Dam Rong lake, Thuan Phuoc Ward, Danang City”, GSGES Asia Platform, Annual Report 2007, 2008. [9]. T.Y.YEH, C.C.Chuang, C.H.Ju. (2006), “Pollution transformation and removal within constructed wetlands hybrid systems”, Proceeding of the 4th WSEAS Int. Conf. on Heat transfer Thermal engineering and environment, Elounda, Greece. August 21 – 23. [10]. W.J. Mitsch and S.E. Jørgensen (1989) Ecological Engineering: An Introduction to Ecotechnology, John Wiley and Sons, New York. [11]. W.J. Mitsch, B.C. Reeder, D.A. Klarer (01/1989), The role of wetlands in the control of nutrients with a case study of western Lake Erie, Ecological Engineering: An Introduction to Ecotechnology, John Wiley, Editors: W.J. Mitsch, S.E. Jørgensen, pp.129-157. Website [12]. http://www.gso.gov.vn PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Bảng kết quả quan trắc chất lượng nước hồ Bàu Tràm PHỤ LỤC 2: Kết quả vận hành các mô hình PHỤ LỤC 1: Bảng kết quả quan trắc chất lượng nước hồ Bàu Tràm Bảng 1. Kết quả phân tích chất lượng nước hồ Bàu Tràm – đợt 1 (11/03/2013) STT Thông số Đơn vị BT1 BT2 BT3 BT4 BT5 BT6 BT7 BT8 BT9 6,7 26,5 17 -59 410 160 0,14 3,4 66 42,5 67,8 0,52 0,37 1,43 1,11 3,15 14,5 5 22,4 8 16,5 8 0,72 6,8 26,6 19 -60 400 150 0,15 3,4 70 36,5 57,5 0,35 0,36 1,46 1,25 4,36 15,4 6 28,5 4 23,3 4 0,78 6,5 26,5 18 -80 390 170 0,12 3,6 78 44,5 69,9 0,63 0,73 1,95 1,29 4,75 16,5 4 29,2 8 24,5 2 0,79 6,6 26,7 20 -49 400 200 0,16 3,8 82 48,8 75,5 0,59 0,79 1,88 1,18 3,57 17,3 3 28,3 7 24,3 8 0,83 6,8 26,6 21 -78 410 190 0,15 3,4 88 62,5 82,6 0,45 0,66 1,54 1,26 4,77 17,3 8 30,5 3 23,5 4 0,88 6,7 26,6 18 -70 415 140 0,16 3,5 58 71,5 95,5 0,49 0,75 1,73 1,35 4,92 18,3 5 32,4 8 25,3 6 0,89 6,8 26,7 15 -120 420 230 0,11 2,5 63 77,5 120 0,93 0,82 2,2 1,44 5,16 16,6 4 30,2 8 26,7 4 0,96 6,9 26,8 17 -88 440 250 0,16 3,5 70 77 110 0,77 0,83 2,05 1,38 4,26 19,4 8 33,3 5 24,6 1 0,88 6,7 26,8 13 -105 440 220 0,39 3,6 92 58,8 78,5 0,46 0,75 1,65 1,42 5,52 20,2 6 35,5 2 27,3 7 0,94 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 pH Nhiệt độ Độ trong ORP Độ dẫn Độ kiềm(CaCO3) Độ axit DO SS BOD5 COD N-NH4+ N-NO3N-T P-PO43Cd2+ C cm mv µs/cm mg/l mgđl/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l µg/l 17 Cu2+ µg/l 18 Pb2+ µg/l 19 Zn2+ µg/l 20 Hg2+ µg/l 0 BT1 0 6,8 26,9 12 -140 603 300 0,44 2 98 88,75 152,5 0,85 0,92 2,8 1,75 8,37 BT1 1 6,9 26,9 15 -75 440 240 0,35 3,5 75 48,8 60,5 0,57 0,46 1,45 1,17 5,18 22,16 15,44 38,56 29,86 30,25 25,52 1,21 0,85 21 22 As2+ Cr6+ µg/l µg/l 2,42 4,58 3,41 6,36 3,46 6,84 3,37 5,85 2,35 6,85 2,31 7,35 4,28 8,26 4,22 8,36 4,31 7,72 5,36 10,15 3,42 6,76 Bảng 2. Kết quả phân tích chất lượng nước hồ Bàu Tràm – đợt 2 (17/06/2013) STT 1 2 3 4 5 Thông số pH Nhiệt độ Độ trong ORP Độ dẫn BT1 BT2 BT3 BT4 BT5 BT6 BT7 BT8 BT9 C cm mv 8,37 27,6 15 -53 9,04 27,1 20 -81 148, 8 201 190 14,7 73,3 1 6,45 28 15 -101 6,4 28,1 12 -121 158 164 206 27,1 27,3 27,1 132 160 7,4 57,2 5 8,29 27,5 18 -62 147, 6 215 200 8,4 75,5 6 8,18 27,5 12 -132 148 4,06 27,5 15 -79 143, 3 184 170 12,5 63,1 5 9,04 27,6 16 -76 µs/cm 8,37 27,4 18 -62 148, 2 145 150 7,2 51,1 8 BT1 0 6,32 28,2 10 -162 163 140 13,8 50,6 2 263 250 9,1 62,9 2 242 220 10 83,6 7 351 300 11 272 240 13 38,2 30 41,2 48,2 55,8 54,4 247 230 13,9 70,8 3 122, 4 52 51,2 162,5 32,4 61,6 2 0,38 0,21 1,23 1,22 2,48 46,6 8 0,31 0,21 1,28 1,42 4,02 63,4 3 0,52 0,33 1,74 1,66 3,22 69,8 2 0,69 0,8 2,08 1,81 3,21 105, 2 0,41 0,72 1,45 1,52 4,23 94,9 129 56,2 84,2 237,5 72 0,57 0,69 1,78 1,61 4,22 0,91 0,81 2,02 1,52 4,91 0,81 0,67 1,85 1,63 4,87 0,38 0,78 1,58 1,78 5,28 1,31 0,87 3,91 1,95 9,81 0,46 0,31 1,29 1,32 4,21 Đơn vị 0 6 7 8 Độ kiềm(CaCO3) Độ axit DO mg/l mgđl/l mg/l 9 SS mg/l 10 11 12 13 14 15 16 BOD5 COD N-NH4+ N-NO3N-T P-PO43Cd2+ mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l µg/l BT11 6,5 28,1 13 -83 80,25 56,68 17 18 19 20 21 22 Cu2+ Pb2+ Zn2+ Hg2+ As2+ Cr6+ µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l 14,2 1 23,6 5 16,1 4 0,63 2,24 4,39 15,1 2 29,8 5 25,1 8 0,76 3,46 6,61 16,1 8 30,5 7 22,4 3 0,75 3,12 6,11 16,9 7 28,4 1 27,5 3 0,97 3,57 6,44 16,9 9 30,8 9 22,6 7 0,75 2,31 6,51 18,2 2 32,2 5 22,5 1 0,82 2,32 6,51 16,8 5 29,5 1 28,6 7 1,01 4,71 8,64 20,8 2 34,3 1 22,5 7 0,81 3,82 7,52 19,6 5 34,8 2 27,9 1 1,03 4,45 7,74 21,45 16,51 39,23 30,17 33,12 28,52 1,13 4,82 9,98 0,89 3,8 7,26 Bảng 3. Kết quả phân tích chất lượng nước hồ Bàu Tràm – đợt 3 (05/11/2013) STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thông số Đơn vị pH 0 Nhiệt độ C Độ trong cm ORP mv Độ dẫn µs/cm Độ kiềm(CaCO3) mg/l mgđl/ Độ axit l DO mg/l SS mg/l BOD5 mg/l 6,7 26,9 16 -54 534 190 BT1 0 6,7 27 17 -53 525 320 BT1 1 6,7 26,8 18 -59 488 150 0,15 0,42 0,48 0,24 4,5 55,8 50,2 4,7 58,6 44,5 4,6 62,5 157,4 4,7 49,7 36,5 BT1 BT2 BT3 BT4 BT5 BT6 BT7 BT8 BT9 6,8 27 20 -56 220 130 7 26,8 26 -73 496 140 6,8 26,7 24 -63 500 170 6,9 26,7 26 -69 499 160 6,8 26,7 21 -68 489 170 6,9 26,8 25 -67 503 160 6,7 26,9 18 -60 513 190 6,6 27 20 -42 544 220 0,11 0,11 0,11 0,13 0,14 0,12 0,1 47 48,5 32,6 5,2 42,6 31,8 4,8 48,3 34,8 5 46,5 36,8 4,9 58,6 58,6 4,8 63,5 51,8 4,8 64,5 56,7 11 12 13 14 15 16 COD N-NH4+ N-NO3N-T P-PO43Cd2+ mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l µg/l 17 Cu2+ µg/l 18 Pb2+ µg/l 19 Zn2+ µg/l 20 21 22 Hg2+ As2+ Cr6+ µg/l µg/l µg/l 48,8 0,28 0,24 1,53 1,18 2,38 14,5 7 24,0 5 17,3 2 0,59 2,28 4,65 46,5 0,24 0,28 1,48 1,25 3,28 14,4 2 30,2 3 24,5 0,68 3,15 6,22 52,6 0,44 0,59 1,94 1,51 3,76 17,2 8 31,5 24,8 3 0,82 3,44 6,58 54,5 0,58 0,65 2,18 1,72 3,18 17,8 4 27,8 4 25,1 8 0,93 3,05 5,74 70,5 0,31 0,61 1,75 1,48 4,18 16,8 6 31,2 8 24,0 8 0,68 2,65 6,88 78,8 0,42 0,59 2,08 1,77 4,25 18,2 4 32,0 3 24,1 6 0,92 2,58 6,95 82,5 0,76 0,69 2,26 1,63 4,95 17,1 9 28,8 5 27,7 4 0,96 4,66 8,15 72,6 0,72 0,77 1,95 1,58 4,83 21,3 35,5 1 25,0 6 0,88 4,18 8,23 68,8 0,26 0,68 1,88 1,72 5,15 21,3 8 34,2 8 218,8 1,14 0,93 4,05 1,88 9,25 50 0,35 0,28 1,52 1,42 4,85 28,5 42,55 25,82 1,12 4,58 7,75 1,26 5,25 11,8 24,38 16,74 40,73 30,28 0,75 3,42 6,31 PHỤ LỤC 2: Kết quả vận hành các mô hình Bảng 4. Kết quả chạy mô hình đất ngập nước (ngày 15/03 đến 19/03/2014) BÙN Ngày 15/03 Chỉ tiêu pH Đơn vị BẬC 1 VÀO 6,54 RA 6,52 BẬC 2 RA 6,64 NƯỚC ĐỐI CHỨNG BẬC 1 BẬC2 RA RA 6,65 6,68 BẬC 3 VÀO 6,71 RA 6,65 BẬC 4 RA 6,75 ĐỐI CHỨNG BẬC 3 BẬC 4 RA RA 6,69 6,72 16/03 17/03 18/03 19/03 SS BOD5 COD N-NH4+ N-NO3P-PO43pH SS BOD5 COD N-NH4+ N-NO3P-PO43pH SS BOD5 COD N-NH4+ N-NO3P-PO43pH SS BOD5 COD N-NH4+ N-NO3P-PO43pH mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l 380 89,4 149,242 1,30741 11,25 1,32 6,64 330 111,3 185,811 0,9 12,21 0,95 5,4 100 95,1993 158,504 2,645 11,31 1,22 6,38 290 100,185 166,667 1,75 13,44 1,01 6,35 80 39 64,182 0,59007 5,175 0,57 6,55 80 50,13 86,0808 0,411 5,712 0,408 5,97 20 44,5109 73,4016 1,242 5,226 0,522 5,54 56 44,9231 75,1668 0,804 6,228 0,474 5,54 22 13,98 23,6818 0,21275 1,827 0,216 6,5 20 18,675 31,7904 0,1515 2,055 0,153 5,95 12 16,087 28,709 0,46575 1,833 0,204 5,68 16 16,5385 28,375 0,30225 2,43 0,183 5,95 95 65,44 97,212 0,9932 8,136 0,944 6,6 87 83,28 122,342 0,686 8,856 0,712 6,88 28 69,3478 103,442 2,016 8,424 0,88 7,03 29 70,1538 111,666 1,362 10,2 0,704 6,93 40 46,624 66,2272 0,71653 5,766 0,6696 6,61 26 57,195 79,5944 0,49755 6,3302 0,5084 6,76 16 48,8026 70,6391 1,4477 6,045 0,589 6,96 12 49,6795 76,9835 0,9641 7,4772 0,4898 6,83 163 49,6 112,5 0,9 12,91 0,96 6,65 140 65,25 115,5 0,67875 13,51 0,81 6,5 60 60,0543 126,537 1,6125 12,61 1,13 6,21 80 51,0256 104,583 1,6475 27,06 0,96 6,47 60 25,48 34,4697 0,518 6,92 0,504 6,61 30 19,74 26,9595 0,3885 8,01 0,427 6,51 20 32,4638 69,9283 0,92575 6,825 0,581 6,61 20 28,0897 56,6805 0,95725 14,385 0,476 6,71 27 12,972 18,0167 0,2773 3,52 0,2632 6,57 10 9,87 13,8142 0,19916 3,85 0,2256 6,54 10 16,3904 34,8166 0,48763 3,5438 0,3055 6,59 15 14,341 27,6778 0,4841 7,2192 0,2444 6,94 72 41,22 92,3349 0,7335 10,6 0,8096 6,62 38 52,8525 93,8918 0,5643 11,02 0,68432 7,03 22 50,2174 104,017 1,36575 10,413 0,963 7,09 31 42,1154 88,125 1,431 22,248 0,783 6,94 31 34,604 76,7046 0,6 8,62 0,672 6,61 16 45,1575 75,3356 0,4797 8,95 0,5576 6,93 11 41,6666 84,7544 1,138 8,424 0,784 7,01 15 33,641 73,4445 1,242 18 0,64 7,19 NHIỆ ĐỘ BOD5 mg/l pH 183 T ĐỘ 38 DẪN 15 DO 24 SS 19COD 60 93,75 0C42,3214 15,3214 Đơn BOD vị 5 mg/l µs/cm mg/l66,0714 mg/l47,1089 mg/l 62 mg/l COD mg/l 158,611 68,889 25,6944 107,407 73,0224 114,25 Nước 8,18 230 180 108 + N-NH mg/l 1,655 0,7515 0,28875 1,264 0,89125 1,5325 4 vào 19/02/2014 N-NO3- mg/l 11,775 21 5,685 262 2,11519,5 8,62 Tầng 1 8,1 110 6,32489 11,025 51,2 3P-PO mg/l 0,71 0,312 0,12 0,528 0,3534 0,65 4 Tầng 2 7,9 57 40 22,6 Nước 8,3 290 195 124,8 vào 20/02/2014 22 715 19,9 Tầng 1 8,2 153 102 63,2 Tầng 2 8,05 82 48 32,2 Nước 8,4 200 191 116,4 vào 21/02/2014 Tầng 1 21 860 19,9 7,89 109 98 59,2 Tầng 2 7,75 59 49 30 QCVN 08:2008 5,5-9 ≥4 50 30 15 Bảng 5. Kết quả vận hành mô hình lọc nổi đợt 1 Thông số SS + N-NH N-NO P-PO43- 15 30 4 10 3 40 15,6875 mg/l 7,93125 mg/l 52,5 mg/l 42,5893 21,8426 10,8 10,9231 23,5 93,3334 2,7 78,2223 0,889 0,46765 1,3185 1,096 5,7925 7,3 4,92 2,9375 10,8 9,045 1,3 0,336 0,522 2,1 0,1645 5,3 0,59 0,416 9,78 26,4 3 4,46 2,01 10,1 12,6 6,39 21,6 1,51 0,77 2,83 4,68 2,23 0,5 10,9 5,78 10 1,49 0,79 0,3 Bảng 6. Kết quả vận hành mô hình lọc nổi đợt 2 Thông số pH NHIỆ ĐỘ DO SS COD BOD5 N-NH4+ N-NO3- P-PO43- Đơn vị Nước vào Tầng 1 22/02/2014 Tầng 2 Nước vào Tầng 1 25/02/2014 Tầng 2 Nước vào Tầng 1 28/02/2014 Tầng 2 QCVN 08:2008 8,05 7,96 7,86 8,2 8,12 8,02 7,9 7,8 7,68 5,5-9 T ĐỘ 0 C DẪN µs/cm mg/l 26,4 437 18,1 26 424 19,8 27,1 692 19 ≥4 mg/l 140 56 22 208 80 28 165 62 23 50 mg/l 210 59 17 230 64 19 265 70 15 30 mg/l 126 45,6 14 75 29,2 10,3 108 37,8 14 15 mg/l 2,6 0,81 0,23 2,06 0,75 0,22 1,8 0,66 0,19 0,5 mg/l 28,3 9,2 2,69 20,1 7,4 2,1 23,5 8,01 2,11 10 mg/l 2,5 0,82 0,21 2,1 0,71 0,19 2,35 0,81 0,23 0,3 [...]... Trạm đánh giá xu hướng thay đổi chất lượng nước có quy mô lớn ở từng khu vực 1.4 HIỆN TRẠNG HỒ Ô THỊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1.4.1 Hiện trạng một số hồ ô thị thành phố Đà Nẵng Theo kết quả nghiên cứu của TS Trần Văn Quang và Th.S Phan Thị Kim Thủy năm 2012, thì chất lượng nước của một số hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang ở tình trạng ô nhiễm Để đánh giá về chất lượng nước của hồ Bàu Tràm thì đề tài... Hình 2.2 Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại hồ Bàu Tràm 2.2.3 Nghiên cứu đề xuất biện pháp bảo vệ, quản lý chất lượng nước hồ Bàu Tràm Sau khi khảo sát chất lượng nước của hồ chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp để kiểm soát chất lượng nước như sau: 2.2.3.1 Mô hình lọc nổi a, Thiết lập mô hình Mô hình được lắp đặt tại phòng thí nghiệm trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng Mô hình gồm 2 tầng: là 2 thùng xốp... xem xét đánh giá và hiệu chỉnh sao cho cả 2 mô hình phát triển ổn định 2.2 NỘI DUNG 2.2.1 Thu thập các số liệu có liên quan Thu thập các số liệu về chất lượng nước của hồ Bàu Tràm Đồng thời, lấy mẫu kiểm chứng để đánh giá chất lượng nước tại hồ 2.2.2 Đánh giá hiện trạng môi trường hồ Bàu Tràm Xác định vị trí lấy mẫu nước và tiến hành lấy mẫu nước để đánh giá hiện trạng chất lượng nước Các mẫu nước được... 727m và tiếp hành các biện pháp nạo vét, xử lý nước hồ ở đây Đến nay thì chất lượng nước đã được cải thiện nhiều Trên địa bàn quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng, kết quả quan trắc chất lượng nước hồ trong các năm 2007 – 2009 cho thấy, mức độ ô nhiễm các hồ trên địa bàn quận chủ yếu là do ô nhiễm chất dinh dưỡng và ô nhiễm vi sinh Để khắc phục tình trạng này, quận Thanh Khê đã thực hiện nhiều giải pháp xử lý môi... bùng nổ của tảo kéo theo sự ô nhiễm các chất hữu cơ, gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt vào các tháng đầu mùa hè và sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không có biện pháp kiểm soát phù hợp [7] 1.4.2 Hiện trạng hồ Bàu Tràm, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Hồ Bàu Tràm là một hồ nước rộng khoảng 32ha với dung lượng nước khoảng 1 triệu Hồ đem lại cảnh quan, mỗi khi mưa xuống thì lượng nước này... được đặc trưng bởi độ mặn Độ mặn của nước biển phụ thuộc rất nhiều vào nguồn gốc của nước và đặc điểm của quá trình trao đổi nước giữa biển và lục địa (nước bốc hơi từ bề mặt đại dương có độ khoáng nhỏ nhưng nước từ lục địa đổ ra biển có độ khoáng lớn hơn nhiều) 1.1.2 Ô nhiễm nguồn nước hồ ô thị 1.1.2.1 Chất lượng nguồn nước hồ ô thị Tốc độ công nghiệp hoá và ô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân... nhiệt độ, pH trong chất lượng nước mặt - Nồng độ các chất hữu cơ, nồng độ các chất dinh dưỡng đối với nước mặt 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về mặt khoa học, cung cấp một số đề tài nghiên cứu cho sinh viên khóa sau tiếp tục nghiên cứu này - Ứng dụng các biện pháp để kiểm soát chất lượng nước mặt vào thực tiễn để giảm thiểu nồng độ các chất ô nhiễm trong nước 6 Cấu trúc đề tài A Phần mở... ngoài các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng đến hàm lượng các kim loại nặng và các chất độc gây mùi,…Dù đa số các khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng vẫn còn tình trạng xả lắng nước thải vào các hồ ô thị Hình 1.1 Nước thải của nhà máy xi măng Coseco xả vào hồ Bàu Tràm  Do hoạt động sản xuất nông nghiệp Việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loại hóa chất trong sản xuất nông nghiệp,... trong nước thải với nguồn nước Việc đánh giá trực tiếp và độc lập các thông số, chỉ tiêu sẽ có được thông tin nhanh về nguồn gốc gây ô nhiễm thông qua các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng o Các chỉ tiêu vật lý: nhiệt độ, pH, độ màu, độ đục, độ dẫn điện… .đánh giá về mặt định tính ô nhiễm bẩn của nước do các loại nước thải công nghiệp, nước thải ô thị… o Các hợp chất hữu cơ được xác định bằng cách đo lượng. .. đã tiến hành thu thập số liệu quan trắc chất lượng nước một số hồ trên thành phố Đà Nẵng Chất lượng nước của một số hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được trình bày ở bảng 1.2 Bảng 1.2 Chất lượng nước một số hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 24 Thông số Đơn vị Hồ Công Min TB viên 29-3 Max Hồ Thạc Min TB gián – Max Vĩnh Trung Bàu Tràm Min TB Max Hồ 2ha Min TB Max Hồ Đò Min TB Xu Max QCVN 08:2008/BTNMT ... Hữu Cưu Lớp: 10CQM Tên đề tài :Đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng đề xuất ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CHẤT HỮU CƠ, CHẤT DINH biện pháp kiểm soát với chất lượng nước hồ Bàu Tràm –. .. biện pháp xử lý dùng bèo tây, …để giảm nồng độ chất ô nhiễm nước thải Ở đây, thực đề tài Đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng đề xuất biện pháp kiểm soát chất lượng nước hồ Bàu. .. Tràm – TP Đà Nẵng DƯỠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG Nguyên liệu, dụng cụ thiết BIỆN bị: +NƯỚC Nguyên liệu:HỒ MẫuBÀU nướcTRÀM hồ Bàu Tràm, Liên Chiểu, TP Đà Nẵng CỦA – TP ĐÀquận NẴNG +

Ngày đăng: 10/10/2015, 15:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ISO :International Organization for Standardization

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Đặt vấn đề

    • 2. Mục tiêu của đề tài

      • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

        • 3.1. Đối tượng

        • 3.2. Phạm vi

        • 4. Phương pháp nghiên cứu

          • 4.1. Nghiên cứu lý thuyết

          • 4.2. Nghiên cứu thực nghiệm

          • 4.3. Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá

          • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

          • 6. Cấu trúc đề tài

          • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

            • 1.1. NGUỒN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC

              • 1.1.1. Nguồn nước

                • 1.1.1.1. Nguồn nước mặt

                • 1.1.1.2. Nguồn nước ngầm

                • 1.1.1.3. Nguồn nước đại dương

                • 1.1.2. Ô nhiễm nguồn nước hồ đô thị

                  • 1.1.2.1. Chất lượng nguồn nước hồ đô thị

                  • 1.1.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm hồ đô thị

                  • 1.1.2.3. Các chất gây ô nhiễm hồ đô thị

                  • 1.2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC

                    • 1.2.1. Đánh giá trực tiếp và độc lập của các chỉ tiêu trong nước thải với nguồn nước

                    • 1.2.2. Đánh giá tổng hợp

                    • 1.3. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC HỒ ĐÔ THỊ

                      • 1.3.1. Tách nước thải và nước mưa đợt đầu ra khỏi hồ

                      • 1.3.2. Xử lý nước thải khi xả vào hồ

                      • 1.3.3. Tăng cường quá trình tự làm sạch của hồ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan