Thi quản lý xã hội chuan

34 318 0
Thi quản lý xã hội chuan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cẩu 1: Phân tích thủ thuật, phương sách nhăm thực hiện Quyết định quản lý có hiệu quả của chủ thể QLXH? Phương pháp QLXH được nhìn nhận như là phương thức hay tổng thể các thủ thuật, các phương sách, các quy trình chuẩn bị và thông qua, tổ chức và giám sát thực hiện các quyết định quản lý. Phương pháp QLXH được phân chia theo tính chất tác động tới ý thức, ý chí, lợi ích của con người Các phương pháp cụ thể: - Phương pháp cấu trúc hóa: phương pháp này là phân chia các vấn đề ra thành các yếu tố cấu thành củng với sự đánh giá sau đó về tấm quan trọng tương đối của chúng. Thường gọi quy trình như vậy là xây dựng “cây” mục đích. Các quy tắc chung để xây dựng cây mục đích là: sự phục tùng lẫn nhau, sự có phân cấp; sự so sánh được xây đựng các mục đích đồng loại ở các cấp độ khác nhau, so sánh về ý nghĩa, qui mô, sự đầy đủ của mỗi cấp độ đều có mọi yếu tố cần thiết; tính xác định, định tính; tính linh hoạt, khả nằng điều chỉnh; phương pháp cấu trúc hóa sử dụng các nguyên tắc phân tích hệ thống - Phương pháp gợi mở: phương pháp này có tính chất hiện đại. thuộc về các phuơng pháp công nghệ xã hội cùng với phương pháp hệ thông và phương pháp trò chơi; phương pháp gợi mở là phương tiện tổ chức các quá trình tư duy sáng tạo, có hiệu quả (hoạt động gợi mở); tư duy căn cứ trên việc sử dụng trực giác (linh cảm) là cái cho phép phát hiện ra các giải pháp quản lý đúng đắn trong quá trình họat động, phân tích. - Phương pháp khoa học: Quy luật nội tạng của sự vận động của tư duy con người được xem như là sự phản ảnh chủ quan của thế giới khách quan, quy luật khách quan được phản ảnh trọng ý thức con người, được sử đụng một cách có ý thức và có ké hoạch như là công cụ lý giải cải tạo hiện thực bao quanh, bất kỳ phương pháp khoa học nào cũng bao gồm trong mình sự nhận thức các quy luật khách quan và thực hiện yêu cầu các quy luật ấy như là các chuẩn mực, các quy tắc, các thủ thuật để nghiên cửu quy luật khách quan, bao gồm sự áp dụng các quy luật ấy trên thực tế. Trong phương pháp khoa học có 2 yêu tố: phản ánh và chuẩn mực. Phương pháp khoa học dựa trên phương pháp luận về nhận thức khoa học, phương pháp luận bao hàm trong mình không những các phương phảp và lý luận về phương pháp mà còn cả các nguyên tắc lý luận phổ biến, lập trường thế giới quan của các nhà nghiên cứu, cá phương thức cải tạo xã hội. - Phương pháp kinh tế trong quản lý: Phương pháp kinh tế hiện đại hay thô sơ thì vẫn có sự tác động mạnh mẽ hàng đầu. là các phương thức đạt tới mục đích của quản lý trên cơ sở sử dụng 1 cách có ý thức các quy luật kinh tế là cái đảm bảo sự thống nhất lợi ích của xã hội, của tập thể vả của cá nhân riêng biệt, sự quan tâm của con người đén kết quả hữu hiệu của hoạt động sản xuất - Phương pháp làm việc theo nhóm: là phương pháp kỹ thuật xã hội, công nghệ xã hội, hướng vào việc xây dựng các nhóm sáng tạo có tinh thần đòan kết như: các đội quản lý, nhóm tự quản..có khả năng tự mình tạo ra các tư tưởng mới, thúc đẩy sự phát triển nhân cách của những người tham gia nhóm, giải quyết cá vấn đề cụ thể. Việc áp dụng phương pháp này sẽ làm tăng hiệu quả của nhóm. Nhiệm vụ của người quản lý là ở sự gúp đỡ về mặt phương pháp, tâm lý và đạo đức cho các thành viên cuả nhóm khi hình thành và phát triển nhóm, khi nhóm nhận được thủ lĩnh, các chức năng đa dạng và mô hình tổ chức có hiệu quả. - Phương pháp phát sinh: Bắt đầu từ sự vận động của XH, xác định xu hưởng vận động như thế nào. là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng, các quá trình xã hội, bao gồm việc phân tích nguồn gốc, sự sinh thành, sự phát triển của chúng. Trong quản lý xã hội, trong lập kế hoạch phát triển của các tập thể, các khu vực, các nhóm yà các cộng đồng xã hội, sử dụng phương pháp pháp sinh để nghiên cứu các đặc điểm về trạng thái của chúng, xác định các triển vọng phát triển của chúng. - Phương pháp quản lý hành chính: phương pháp này dựa trên quyền uy của Nhà nước ra lệnh, ra mệnh lệnh đơn phương, là các phương pháp tác động trực tiếp, linh hoạt đến đối tượng quản lý nhằm mục đích đảm bảo lối ứng xử và hành động nhất quán của những người thi hành trong 1 tình huống cụ thể nhằm đạt tới kết quả tương ứng. Phương pháp quản lý hành chính thể hiện qua cảc quyết định cụ thể. Phương pháp QLHC căn cứ trên quyên uy của chính quyền, thẩm quyền, quyền đưa ra mệnh lệnh của người lãnh đạo, của chủ thể quản lý trên nguyên tắc bắt buộc đối với người cấp dưới người thực thi. Phương pháp QLHC có mục đích họat động của mình, không mâu thuẫn với các phương pháp quản lý kinh tế và các phương pháp khác, bổ sung cho chúng. Quản lý hành chính có khoa học qua đó hoàn tòan không có điểm gì chung với quản lý hành chính quan liêu. - Phươngpháp thiết chế xã hội: là sử dụng các phượng phầp khác nhau trong việc thiết kế các tập thể lao động: phương pháp chuẩn tắc, phương pháp loại suy, khi mà người thiết kế tiến hành khái quát thực tiễn theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, xây dựng thiết kế theo các khuôn mẫu hiện có. Phương pháp mô hình hóa ngày càng đựơc sử dụng thường xuyên hơn trong việc xây dựng các thiết chê xã hội. Phuơng pháp tự động hóa cùng với công nghệ thông tin - hệ thống thiết kế tự động ngày càng được phổ biên rộng rãi trong thiết kế. Song áp đụng phương pháp này vào trong thiết kế xã hội là chưa đủ vi nó loại bỏ các vấn đề về cơ Cấu hạ tầng xã hội. Chúng ta quản lý bẳng tổ chức, VD: thành lập các Hội, gom mọi người lại thành các tổ chức. - Phương pháp trò chơi: Phương pháp này thống nhất về lợi ích, là nhóm các phương pháp của công nghệ xã hội. Được sử dụng để xây dựng quyết định, thống nhất lợi ích của những người tham gia làm việc, dạy họ thối quen ứng xử trong các tình huống xác định và trong các cơ cấu nhóm khác nhau bàng con đường mô hình hóa các hệ thống và các quá trình xã hội nhờ công nghệ trò chơi xã hội. Câu 2: Trình bày nội dung quản lý trong tư tưởng Henry Phayor và ảnh hưởng của nó tới QLXH ở VN hiện nay? THUYẾT HÀNH CHÍNH (Hery Fayoi 1841 - 1925) Hăngri phayon (Henry Fayol 1841 - 1925). Năm 1908, ông viết luận văn có nhan đề: Thảo luận về các nguyên tắc quản lý hành chính chung, đến năm 1915, ông phát triển thành cuốn sách Quản lý hành chính chung và trong công nghiệp, trong đó đưa ra định nghĩa Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra. Tư tưởng chủ yếu của thuyết Fayol là nhìn vấn đề quản lý ở cả tổng thể tổ chức quản lý xí nghiệp, xem xét hoạt động quản lý từ trên xuống, tập trung vào bộ máy lãnh đạo cao với các chức năng cơ bản của nhà quản lý. Ông cho rằng thành công của quản lý không chỉ nhờ những phẩm chất của các nhà quản lý, mà chủ yếu nhờ các nguyên tắc chỉ đạo hành động của họ và những phương pháp mà họ sử dụng. Với các nhà quản lý cấp cao phải có khả năng bao quát, còn đối với cấp dưới thì khả năng chuyên môn là quan trọng nhất. Tư tưởng quản lý đó phù hợp với hệ thống kinh doanh hiện đại, và từ những nguyên lý đó (trong công nghiệp) có thể vận dụng cho việc quản lý các loại tổ chức thuộc lĩnh vực khác. Trước hết, ông phân chia toàn bộ các hoạt động của xí nghiệp thành 6 nhóm công việc chính gồm: 1. Kỹ thuật (khai thác, chế tạo, chế biến) 2. Thương mại (mua bán, trao đổi) 3. Tài chính (huy động vốn, sử dụng vốn) 4. An ninh (bảo vệ tài sản và nhân viên) 5. Kế toán (kiểm kê tài sản, theo dõi công nợ, hạch toán giá thành, thống kê) 6. Quản lý - điều hành (kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp, kiểm tra). Qua đó, ông xác định nội hàm quản lý gồm: lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra. Chính đó là sự khái quát các chức năng quản lý, bảo đảm cho hoạt động tiến hành thuận lợi và có hiệu quả. Như vậy chức năng quản lý chỉ tác động đến con người, là sự quản lý của tổ chức xã hội đối với con người (không phải là trực tiếp tác động đến nguyên liệu, thiết bị…). Với quan niệm đó, thực chất thuyết Fayol là lý thuyết về tổ chức xã hội. Cũng qua đó, Fayol phân biệt rõ lãnh đạo với quản lý, trong đó quản lý chỉ là một công cụ bảo đảm sự lãnh đạo nhằm đạt được mục đích của cả tổ chức; và do đó hoạt động chủ yếu của người lãnh đạo là phát huy cao tác dụng của quản lý, thông qua hoạt động quản lý để thúc đẩy các hoạt động của tổ chức. Mặt khác, Fayol cũng cho rằng quản lý không phải là đặc quyền và trách nhiệm riêng của cá nhân người đứng đầu, mà được phân chia cho các thành viên khác trong hệ thống tổ chức quản lý. Từ đó, ông đưa ra trật tự thứ bậc trong hệ thống đó gồm 3 cấp cơ bản: cấp cao là Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành; cấp giữa là các người tham mưu và chỉ huy thực hiện từng phần việc, từng công đoạn; cấp thấp là các người chỉ huy tác nghiệp ở từng khâu. Trật tự đó thể hiện sự phân phối quyền lực và trách nhiệm với ranh giới rõ ràng. Về các chức năng quản lý, chức năng hoạch định (dự đoán, lập kế hoạch) được coi là nội dung hàng đầu, cơ bản nhất. Tuy vậy, ông cũng chỉ ra tính tương đối của công cụ kế hoạch, không thể dự đoán đầy đủ và chính xác mọi biến động, cần phải xử lý linh hoạt sáng tạo. Chức năng tổ chức bao gồm tổ chức sản xuất (các công đoạn, các khâu trong hoạt động) và tổ chức bộ máy quản lý (cơ cấu, cơ chế, các quan hệ chức năng, nhân sự). Chức năng điều khiển là tác động lên động cơ và hành vi của cấp dưới để họ phục tùng và thực hiện các quyết định quản lý; vừa có tính kỷ luật cao vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo. Chức năng phối hợp là kết nối, liên hợp, điều hòa tất cả các hoạt động và các lực lượng, đảm bảo cho các hoạt động diễn ra hài hòa, gắn bó trong một thể thống nhất, tạo ra tổng hợp lực và sự cân đối. Chức năng kiểm tra là nắm chắc diễn biến tình hình hoạt động để kịp thời phát hiện vấn đề cần điều chỉnh, sửa đổi đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra, quy rõ trách nhiệm. Fayol cũng đề ra 14 nguyên tắc về quản lý để vận dụng: - Phân công lao động phù hợp, rõ ràng, tạo được sự liên kết. - Xác định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng, đúng mức. - Duy trì tốt kỷ luật trong đội ngũ, đảm bảo sự quy củ và tinh thần phục vụ. - Đảm bảo sự thống nhất chỉ huy, chấp hành mệnh lệnh từ một trung tâm. - Chỉ đạo nhất quán (theo một kế hoạch, một đầu mối). - Xử lý hài hòa lợi ích, đảm bảo lợi ích chung cao nhất. - Trả công thỏa đáng, công bằng, sòng phẳng. - Tập trung quyền lực trong hệ thống tổ chức quản lý. - Xác định rõ và ổn định hệ thống cấp bậc với chức trách rõ ràng. - Đảm bảo trật tự trong hệ thống với vị trí xác định. - Thực hiện công bằng trong quan hệ đối xử. - Ổn định đội ngũ nhân sự và được bổ sung kịp thời. - Khuyến khích tính sáng tạo, chủ động của mọi người. - Xây dựng bầu không khí tập thể đồng thuận, đoàn kết nội bộ. Trong 14 nguyên tắc đó, nguyên tắc 4 (thống nhất chỉ huy) và nguyên tắc 9 (hệ thống cấp bậc) được coi là hai nguyên tắc quyết định, phản ánh thực chất của thuyết quản lý Fayol. Với nội dung nói trên, thuyết quản lý tổng hợp của Fayol có ưu điểm nổi bật là tạo được kỷ cương trong tổ chức. Song nó chưa chú trọng đầy đủ các mặt tâm lý và môi trường lao động, đồng thời chưa đề cập đến mối quan hệ với bên ngoài doanh nghiệp (với khách hàng, với thị trường, với đối thủ cạnh tranh và với Nhà nước). H. Phayon cũng quan tâm nghiên cứu vấn đề con người vào đào tạo trong quản lý. về phía người lao động, Fayol yêu câu nhà quản lý phải đối xử tôt với họ, ký kết được các cấp thỏa thuận lao động, ông còn chú ý tới các nhà quản lý các cấp, ông đòi hỏi họ phải có đủ tài, đủ đức, nhấn mạnh vai trò của giáo dục và đào tạo, trước hết là đào tạo cán bộ quản lý một cách chính quy và có hệ thống. Hạn chế chủ yếu của H. Phayon là chưa chú ý đầy đủ các mặt tâm lý và môi trường xã hội của người lao động, chưa chỉ rõ mối quan hệ giữa xí nghiệp và khách hàng, thị trường các đối thủ cạnh tranh và các ràng buộc nhà nựớc. Tuy vậy sự đóng góp của ông cho khoa học quản lý của loài người vẫn rất độc đáo và có giá trị, được đánh giá là một Tay lo châu Âu. Ảnh hưởng của nó tới quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay Câu 3: Bằng lý luận và thực tiễn, hãy chứng minh: QLXH rất khó khăn và phức tạp? Đặc điểm bao trùm đó là quản lý XH rất khó khăn và phức tạp vì sự phức tạp cùa con người thì vô cùng đa dạng vì: - Đối tượng bị quản lý rất lớn và rất phức tạp, nó bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tất cả ngưởi dân cư trú trên lãnh thổ đất nước và người sống ở nước ngoài; với trình độ và hoàn cảnh khác nhau; mục tiêu và nhu cầu khác nhau - Cùng sự hội nhập và quá trình toàn cầu hóa trên tất cả các lĩnh vực; các hoạt động quản lý xã hội của mỗi quốc gia đều bị ràng buộc chặt chẽ vào nhau; việc QLXH của mỗi quốc gia này phái tính đến sự tác động của cảc quốc gia khác - Chủ thể QLXH không thuần nhất, vì XH càng phát triển thì chủ thể cũng khác nhau phần lớn lệ thuộc vào vai trò của NN và các tổ chức chính trị xã hội, chủ thể hữu hình của QLXH, ngoài ra còn phụ thuộc vào các lực lượng khác của xã hội. VD: các phần tử phản động, cơ hội chính trị cỏ quan điểm khác vê chính trị. VD: đòi xóa bỏ điều 4 trong Hiến pháp, lợi dụng chiêu bài dân chủ nhân quyền đòi đa nguyên đa đảng... Nhà nước QLXH thông qua việc tổ chức xã hội, thiết lập mối quan hệ giữa con người, giữa các nhóm, cộng đồng để thực hiện một quá trình xã hội. Quyền lực NN mang tính mệnh lệnh, đơn phương và tính tổ chức cao. Quản lý NN mang tính quyền ỉực đặc biệt, bắt đối tượng quản lý phải phục tùng không điều kiện, Nhà nước QLXH bằng pháp luật Quản lý NN quan hệ tác động qua lại với sự điều tiết của các cộng đồng đân cư; của đặc điểm; phong tục tập quán của dân tộc. Giữa NN và phong tục tập quán của dân tộc phải tìm được tiếng nói chung, việc QLXH mới đạt hiệu quả - QLXH có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các dân tộc. Xã hội sẽ phát triển khi quản lý xã hội có hiệu quả và ngược lại - QLXH có tính liên tục, tính kế thừa. Việc QLXH gắn liền với sự tồn tại của các quốc gia và các dân tộc. Còn hoạt động của con người thì còn hoạt động quản lý, vì vậy QLXH luôn là sự kế thừa theo dòng chảy của lịch sử xã hội loài người - QLXH mang tính thẩm thấu, tính lan truyền, QLXH của XH này phải học hỏi kinh nghiệm của XH khác để tìm được cách quản lý tốt nhất sự học hỏi phải có chọn lọc cho phù hợp với đặc điểm của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. - QLXH luôn liên quan tới vấn đề động lực và phản động lực của sự phát triển xã hội. Động lực trong quản lý xã hội là động lực cuả từng thành viên, tính đồng thuận và sự kết hợp tốt của từng động lực riêng rẽ thông qua các thiết chế của xã hội hợp lý, ngoài ra còn phải tính đên sự kết hợp có hiệu quả của các xã hội bên ngoài. Phản động lực là sự không đồng thuận của các động lực cá nhân tronậ xã hội thông qua các điều bất cập của thiết chế xã hội. Sự tác hại từ phía các xã hội khác hoặc điều kiện bất lợi từ thiên nhiên gây ra. Các động lực và phản động lực cần được kiểm sát và sử dụng có hiệu quả. - QLXH là một khoa học vì có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng - QLXH là một nghệ thuật vì nó đòi hỏi sự sử lý linh hoạt và có hiệu quả việc quản lý trong các điêu kiện cụ thể của xã hội - QLXH là sự nghiệp của toàn xã hội, nó đòi hỏi sự đóng góp công sức, mọi nỗ lực chủ động sáng tạo của mọi con người, của tất cả các nhóm người trong XH, của mọi thiết chế XH dưới sự điều hành của chủ thể quản lý xã hội cơ bản. Cỏ thể nói, chủ thể QLXH là phức tạp nhất, QLXH ngày càng phức tạp ai cũng có thể làm được và cũng có thể không làm được. QLXH là sự nghiệp của toàn dân vì con người là chủ thể của mọi đối tượng, là tổng hòa những quan hệ XH. Câu 4: Hãy chứng minh: Vai trò QLNN trong hệ thống các chủ thể QLXH luôn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng? Một nét đặc trưng trong vai trò lãnh đạo của Đảng là phương pháp lãnh đạo. Lênin đã khẳng định: “Nhà nước là lĩnh vực thực hành cưỡng bức. Chỉ có điên rồ mới từ bỏ cưỡng bức, nhất là trong thời đại chuyên chính vô sản. Dùng mệnh lệnh hành chính và đứng trên quan điểm hành chính để giải quyết vấn đề ở đây là tuyệt đối cần thiết. Đảng là đội tiền phong của GCVS, đội tiền phong trực tiếp nắm chính quyền, đó là người lãnh đạo. Khai trừ ra khỏi Đảng chứ không phải cưỡng bức, chính là phương pháp hành động đặc biệt đôi với đội tiên phong để làm cho đội đó được trong sạch và rèn luyện nó” Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, Nhà nước là công cụ để thể hiện ỷ chí của giai cấp thống trị, nhằm bảo vệ lợi ích thống trị trong XH. Nhà nước mang tính XH, bảo vệ các lợi ích thiết yếu của mọi thành viên trong XH, có trách nhiệm phải giải quyết những vấn đề do XH đặt ra. Nhà nước khác với các tổ chức khác đó là: - Nhà nước thiết lập 1 quyền lực công đặc biệt, có một bộ máy cưỡng chế và quản lý, thực hiện quyền lực công, quản lý công; NN có quyền cưỡng chế, điều nay khác với các tổ chức khác. - Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ hành chính, không theo huyết thống, có nghĩa là Nhà nước quản lý con người theo lãnh thổ, dân cư được chìa theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính không phụ thuộc vào huyết thống, giới tính, hình thành các cơ quan TW và địa phương của bộ máy nhà nước. Nhà nước có chủ quyền quốc gia, nhà nước là thuộc tỉnh không tách rời của nhà nước. - Nhà nước ban hành và quản lý XH bằng pháp luật. Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật, sử dụng pháp luật để quản lý XH. Đó là điểm vô cùng quan trọng khi nói đến vai trò quản lý nhà nước trong hệ thống các chủ thể QLXH. Pháp luật của NN có tính bắt buộc chung. - NN ban hành và thu các loại thuế. NN là tổ chức duy nhất có quyền thu thuế, là nguồn nuôi bộ máy nhà nước và phúc lợi XH. Như Lênin nói: Nhà nước là chuyên chính vô sản. Chỉ khi nào XH không còn cưỡng chế, khi đó XH không tồn tại mâu thuẫn thì XH đó đứng im. Trong XH nguyên thủy, do kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hóa giai cấp, chưa xuất hiện mâu thuẫn nên chưa có NN. Bản chất của nhà nước CHXHCNVN là sự biểu hiện cụ thể của NNXHCN. Trong Điều 2 hiến pháp 1992 quy định: “NNCHXHCNVN là NN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân mà nền tảng là Hên minh GCCN với GCND và các tầng lớp trì thức ” Từ bản chất của nỏ, đã khẳng định NN là 1 chủ thể QLXH có vai trò to lớn nhất và quan trọng nhất. NN là chủ thể trực tiếp và toàn diện của QLXH. NN quản lý thông qua quyền lực nhà nước, trong việc thực hiện các quyền: LP, HP và TP. NN mang bản chất XHCN, có tính chất khoa học và tổng hợp vì XH là phức hợp các lĩnh vực. Nhà nước XHCN có chức năng đối nội trong đó: chức năng tổ chức và quản lý kinh tế; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn XH; tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, KHCN; bảo vệ trật tự XHCN, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của công dân; Ngoài chức năng đối nội còn có chức năng đối ngoại đó là bảo vệ tổ quốc XHCN; mở rộng quan hệ hợp tác với các nước. Như vậy, các chức năng của NN hợp thành hệ thống thống nhât thể hiện bản chất và những nhiệm vụ chiến lược của NN trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, văn hóa. Được biểu hiện dưới hình thức NN pháp quyền. Hoạt động của NN rất đa nâng cao năng suất lao động, và như vậy mâu thuẫn giữa yêu dạng, phong phú bao gồm nhiều lĩnh vực của đời sống XH. cầu xã hội và yêu cầu kinh tế trở nên có tính chất tương đối, Câu 5: Hãy trình bày những yêu cầu của QLXH? bởi vì những biện pháp xã hội mang lại hiệu quả kinh tế và những quyết định kinh tế lại góp phần đạt tới những nhiệm vụ Yêu cầu của QLXH là những yêu cầu của những quy luật và xã hội. Trong mối tương quan giữa những yêu cầu xã hội và xu hướng khách quan của sự phát triển đất nước theo hướng kinh tế, cần xuất phát từ quan điểm coi quản lý xã hội là một hiện đại hoá, hội nhập quốc tế. phương pháp tác động tích cực đối với đời sống để cho nó - Trước hết, QLXH phải thúc đẩy việc nâng cao năng suất phát triển theo lợi ích chung của xã hội. lao động, sử dụng nhân lực có hiệu quả nhất, khuyến khích - Quản lý xã hội phải tính đến hậu quả của cách mạng khoa người lao động phát huy được hết năng lực của mình. Liên kết học công nghệ. Cuộc cách mạng nàv với tính chât toàn câu nhân lực với tư liệu sản xuất một cách tối ưu, giảm dần thất của hoạt động con người, có thể gây ra những biến đổi to lớn nghiệp, tạo sự liên kết giữa các đơn vị sản xuất, Nhà nước về môi trường và những hậu quả khó lường trước, vì vậy phải có trách nhiệm chăm lo đào tạo và sử dụng nhân lực trên QLXH phải tính đến điều đó. quy mô toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tóm lại, việc QLXH hiện nay phải tính đến yêu cầu của các Chú ý hoàn thiện thái độ cửa người lao động với lao động, quy luật và xu hướng phát triển xã hội đang tác động trong nhất là trong điều kiện của cách mạng khoa học công nghệ và lĩnh vực xã hội - kinh tế cũng như trong lĩnh vực khoa học hội nhập ngày nay, khi những khả năng kiểm tra từ bên ngoài công nghệ. Không thể quản lý nêu không biết đến những quy đối với người lao động giảm đi, vì lao động hôm nay mang luật và xu hưởng ấy hoặc bất chấp chúng. tính sáng tạo cao, nên ít thích hợp với việc kiểm tra từ bên Xét đến cùng, mục tiêu QLXH trước hết phải ổn định chính ngoài. Trong điều kiện ấy, lương tâm con người trở thành trị, ổn định chính trị vừa là nguyên nhân vừa là kết quả để người kiểm tra chủ yếu, cho nên động cơ bên trong ngày càng phát triển kinh tế xã hội, đồng thời ổn định và phát triển kinh có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động. tế - xã hội cũng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của ổn Hơn nữa, điều kiện chủ yếu đê nâng cao năng suất lao động là định chính trị./. sự phát triển cá nhân. Lao động sáng tạo chỉ thực hiện được khi cá nhân phát triển. Giữa phát triển sản xuat (sự phát triển kinh tế) với sự phát triển cá nhân (sự phát ưiển xã hội) có môi liên hệ biện chứng trực tiếp, việc nhận thức và đánh giá mối liên hệ ấy là một trong những cơ sở của QLXH, vì QLXH phải đạt tới sự phát triển cao nhất của cá nhân và bằng cách đó mà đạt tới sự phát triển sản xuất. - Phải đảm bảo mức thoả mãn cao nhất có thể được đối với những yêu cầu của quy luật phát triển xã hội. Không coi chỉ là quy luật phát triển kinh tế, mà là sự phát triển cân đối trên tất cả các lĩnh vực của đời sông xã hội. Để giải quyết nhiệm vụ ấy phải tính tới tác động qua những xu hướng trái ngược nhau, có liên quan tới tỉnh độc lập tương đối của mỗi lĩnh vực cũng như với nhịp độ phát triển của xã hội. Sự phát triển nhanh chóng của mọi xã hội ngày nay đòi hỏi con người phải chuẩn bị đầy đủ mọi điêu kiện đê thích ứng với sự thay đổi đó. Chính vì vậy giáo đục phải đi trước một bước, kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực khác. Nhiệm vụ của QLXH là tìm ra sự thoả hiệp giữa tính cân đối và tính không cân đối trong sự phát triển xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. - Phải bảo đảm sự phù hợp của quan hệ xã hội với sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật. Một trong những vấn đề cơ bản của phương pháp luận QLXH là sự tương quan giữa những yêu cầu xã hội và những yêu cầu kinh tế, điều này không đồng nhất với mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, giữa kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng. Với CNXH, sự phát triển sản xuất chỉ là phương tiện để phát triển toàn diện con người, điều đó có nghĩa là mục đích xã hội chiếm ưu thế đối với những yêu cầu kinh tế, bởi vì mục đích ấy thể hiện bản chất của quan hệ sản xuất XHCN. Tuy nhiên, điêu đó không có nghĩa là phải thoả mãn bât cứ yêu cầu nào của xã hội khi chưa có khả năng kinh tế, mà có nghĩa là nhịp độ phát triển xã hội phải đi trước. Mâu thuẫn giữa yêu cầu xã hội và yêu cầu kinh tế chỉ có tính chất ước lệ, có cái không sinh lợi nếu xét theo quan điểm của một đơn vị kinh tế hay một nghành, lại rất có lợi nếu xét theo quan điểm xã hội. Do đó QLXH phải tính đến toàn bộ chi phí của xã hội cho việc táỉ sản xuất dân cư. Việc nâng cao năng suất lao động không chỉ kích thích bằng vật chất mà còn những nhân tố khác nữa (tâm lý, hoàn cảnh sống...) giải quyết được hài hoà vấn đề chính là điều kiện để Câu 6: Hãy làm rõ khái niệm biến đổi XH? Chỉ ra các loại biến đổi? Các nhân tố tác động đến sự biến đổi XH? I. Khái niệm và phân loại biến đổi xã hội. 1. Khái niệm: Biến đổi xã hội là sự thay đổi xã hội từ một ngưỡng phát trỉển này sang một ngưỡng phát triển khác (cao hoặc thấp hơn) về chất xét dưới góc độ tổng thể các thiết chế xã hội và cấu trúc xã hội. 2. Các loại biến đồi xã hội. + Biến đổi phát triển, như là 1 quy luật tất yếu của loài người, là sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp và mong muốn của xã hội VD: Đảng ta xác định vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, với các đặc trưng là: giữ vữ ổn định xã hội đăc biệt là thiết chế chính trị của xã hội; bảo toàn các đặc trưng của chế độ xã hội; giữ vững độc lập, chủ quyền đạt được các mục tiêu đặt ra trong quá trình phát triển; kinh tế văn hóa phát triển. + Biến đổi suy thoái (diệt vong) là biến đổi theo chiều hướng xấu, ngược lại với biến đổi phát triển. Đó là một xã hội bế tắc với những đả vỡ không thể khắc phục được. VD: Hy Lạp, LiBi + Biến đổi hòa nhập, sự biến đổi đã bị chuyển đổi đặc trưng xã hội và bị lệ thuộc nô dịch bởi một xã hội khác mạnh hơn. + Biến đổi chủ động, là sự biến đổi mang tính cơ học, đột biến dưới sự tổ chức, chỉ đạo của Nhà nước theo định hướng đã định. + Biến đổi thụ động; là sự biển đổi tự nhiên không có sự chỉ đạo của nhà nước hoặc có sự chỉ đạo nhưng không có sự hiệu quả II. Một số học thuyết về sự biến đổi: - Học thuyết tiến hóa: Cho rằng biến đổi là sự tăng trưởng và phát triển của cải xã hội (cả vật chất lẫn trí tuệ) cung năng suất lao động xã hội, đó là quá trình tiến hóa tất yếu của mọi xã hội, cùng với quá trình tích lũy tri thức và khoa học công nghệ của con người. - Học thuyết tuần hoàn: (hoặc chu kỳ) cho các quốc gia, xã hội luôn có sự thăng trầm, thay đổi, thịnh lại suy theo các chu kỳ tuần hoàn kết tiếp nhau không dừng (ngoại trừ xã hội quá suy thoái dẫn đến diệt vong). Theo 5 giai đoạn: phục hồi phát triển - hưng thịnh - suy thoái - đổ vỡ. - Học thuyết chức năng: cho rằng sự biến đổi của xã hội là do sự biến đổi của các thiết chế xã hội. VD: Thay đổi về thể chế chính trị kéo theo XH cũng thay đổi. - Học thuyết xung đột quyền lợi: Sự biển đổi chủ yếu do con người tạo ra và trong sự phát triển xã hội bao giờ cũng hình thành tầng lớp, giai cấp khác nhau về địa vị, quyền lực, lợi ích trong xã hội. Để tồn tại và phát triển các thế lực tiến hành tranh chấp loại bỏ nhau, từ đó dẫn đến sự biến đổi (đấu tranh giai cấp) VD: Cách mạng tháng Mười Nga, ở VN thì có cách mạng tháng Tám/1945. - Học thuyết mâu thuẫn giữa nhu cầu xã hội và khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội: Xã hội gồm các con người với những nhu cầu lợi ích khác nhau, để tồn tạỉ và phát triển con người phải tìm cách đáp ứng nhu cầu của mình, quá trình xử lý nhu cầu và lợi Ích diễn ra trên nhiều lĩnh vực làm cho xã hội biến đổi. - Học thuyết biến đổi tổng hợp xã hội: Sự biển đổi xã hội là tổ hợp của nhiều nguyên nhân kể cả do con người gây ra, kể cả do thiên nhiên gây ra mà cơ bản là do con người. III. Các nhân tố tác động đến sự biến đổi xã hội. - Sự chuẩn xác của đường lối, đặc trưng phát triển xã hội. Đây là nhân tố mang ý nghĩa quyêt định, nó tác động vào tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, do đó nó phải có sự đồng thuận của xã hội, đồng thời đường lối và đặc trưng xã hội phải phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và nhân loại, phù hợp với quy luật thời đại. - Đội ngũ công chức và bộ máy quản lý nhà nước, Nhân tố này có tác động tiêu cực hoặc tích cực đến biến đổi xã hội. Xã hội lành mạnh và phát triển nếu bộ máy và đội ngũ công chức của bộ máy hoạt động hiệu quả vì nhân dân mà phục vụ. Ngược lại, nếu quan liêu, tham nhũng, không thạo việc, đạo đức kém sẽ dẫn đến suy thoái và diệt vong của xã hội. - Cơ cấu xã hội. Là hình thức tồn tại của xã hội, thông qua việc sắp xếp các thiết chế, các yếu tố tạo nên xã hội cùng các mối quan hệ hữu cơ giữa chứng. Mỗi giai đoạn lịch sử xã hội có một cơ cấu nhất định, các yêu tố trong cơ cấu xã hội dung nạp nhau trong mối quan hệ tạo nên cơ sở tồn tại xã hội (cá nhân, nhóm thiết chế) trong khuôn khổ thể chế xã hội với các đặc trưng xã hội nhất định. Nhưng mỗi khi có một sự biến đổi từ thiết chế, một yếu tố nào đó vượt qua ngưỡng cho phép của mối quan hệ ổn định thị cơ cấu xã hội bị phá vỡ từng mức, mức thấp là các xung đột, sự bất bình đẳng xã hội, bất thường... Tích tụ dần dẫn đến mức cao, cơ cấu xã hội cũ bị phá vỡ thay thế bằng cơ cấu xã hội mới thích hợp với đặc trưng mới tương ứng. VD: người nghèo tăng lên, người giàu giảm đi và XH cũng bị suy thoái. - Các nguồn lực và phương thức sử dụng. Để xã hội tồn tại con người phải sử dụng các nguồn lực tự nhiên và xã hội để phục yụ cho cuộc sống của mình, nguồn lực nhiều hay ít và cách thức sử dụng chúng là tốt hay xấu, hiệu quả hay không sẽ dẫn đến biến đổi xã hội. VD: cách sử dụng người tài, như cổ nhân nói: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguồn lực con người là quý hiếm nhất. - Các lực tác động từ xã hội bên ngoài. Bằng bạo lực, kinh tế, văn hóa tác động, bằng các mối quan hệ đa phương làm biến đổi xã hội. VD: Các cuộc chiến tranh, sức mạnh kinh tế III. Liên hệ ở Việt Nam Có những căn cứ để giải thích quy mô rộng lớn và tính chất phức tạp của những biến đổi xã hội, cũng đồng thời là phát triển xã hội ở Việt Nam thời đổi mới, mở cửa và hội nhập, với các tác nhân quan trọng nổi bật là kinh tế thị trường, dân chủ hoá, xây dựng nhà nước pháp quyền, tổ chức đời sống xã hội dân sự, xây dựng xã hội dân chủ, trên một đường hướng chiến lược là ổn định - đoàn kết - hợp tác - đồng thuận để phát triển dân tộc và hiện đại hoá xã hội Việt Nam. Sự tác động của những nhân tố nêu trên cũng đồng thời là những nội dung và nhiệm vụ xây dựng đất nước, xã hội và con người Việt Nam trong toàn bộ tiến trình đổi mới, mà hơn 20 năm qua mới chỉ là một chặng đầu. Hệ mục tiêu của đổi mới là định hướng cho việc giải quyết các nhiệm vụ đó, cũng là chỗ đi đến, là tính hướng đích phát triển của Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Biến đổi xã hội là rộng lớn và phức tạp còn bởi chỗ, đó không chỉ là những biến đổi do tác nhân kinh tế gây ra mà còn chịu tác động rất mạnh mẽ từ chính trị và những biến đổi của thể chế chính trị lẫn môi trường xã hội. Như đã nói, biến đổi xã hội còn chịu ảnh hưởng từ văn hoá và hoàn cảnh lịch sử - xã hội, trong đó con người sinh sống. Trước đổi mới (từ 1985 trở về trước), ở Việt Nam chỉ có kinh tế kế hoạch hoá tập trung với vai trò tuyệt đối của Nhà nước trong quản lý kinh tế. Đó là nền kinh tế hiện vật và bao cấp, đi liền với phương thức phân phối bình quân, không thể hiện tính khách quan của quy luật giá trị, quy luật thị trường. Trên thực tế, Nhà nước độc quyền sản xuất - kinh doanh. Trong quan hệ sở hữu chỉ có sở hữu Nhà nước (đại diện cho sở hữu xã hội) và sở hữu tập thể. Không có kinh tế tư nhân, không có thị trường và càng không có cạnh tranh, thiếu hụt động lực nội tại để phát triển. Sau chiến tranh, sự trì trệ, lạm phát và khủng hoảng đã xảy ra như một tất yếu. Đổi mới đã tìm thấy lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng ở giữa thập kỷ 80. Với việc phát triển mạnh mẽ nền sản xuất hàng hoá và kinh tế hàng hoá, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của nhiều thành phần kinh tế, chú trọng phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân, chú trọng lợi ích cá nhân của người lao động, xã hội đã nhanh chóng chuyển trạng thái từ trì trệ sang năng động. Quan tâm tới các vấn đề xã hội trong phát triển kinh tế đã dẫn đến một bước tiến tiếp theo là đặt đúng vị trí của các vấn đề xã hội trong phát triển và thấy rõ sự cần thiết phải đầu tư cho việc giải quyết các vấn đề xã hội, làm thay đổi quan niệm về chính sách xã hội. Đầu tư cho các vấn đề xã hội để giải quyết việc làm, nâng cao mức sống dân cư, phát triển giáo dục, y tế, các dịch vụ xã hội và phúc lợi công cộng... chính là đầu tư theo chiều sâu, đầu tư cho phát triển. Chính sách xã hội gắn liền với kinh tế, thúc đẩy kinh tế trong khi vẫn chịu sự chi phối từ tiềm lực vật chất của kinh tế. Với đổi mới và kinh tế thị trường, chính sách kinh tế và chính sách xã hội gắn liền với nhau trong một thể thống nhất, tạo ra sự thống nhất kinh tế - xã hội với xã hội - kinh tế vì mục tiêu phát triển con người và xã hội, cá nhân và cộng đồng. Áp dụng cơ chế thị trường trong quản lý kinh tế đã tạo ra sự thay đổi căn bản mô hình phát triển và quản lý kinh tế, tạo ra cái giá đỡ vật chất cho những biến đổi xã hội, trong đó có biến đổi cơ cấu xã hội. Do phát triển sản xuất hàng hoá và kinh tế hàng hoá nên hoạt động sản xuất - kinh doanh, hoạt động kinh tế tất yếu phải tuân theo quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật thị trường. Đây là phương thức cần thiết và là động lực mạnh mẽ để phát triển lực lượng sản xuất, giải phóng sức sản xuất, đẩy mạnh phân công lao động, vị thế và vai trò của người lao động, các chủ hộ lao động, của doanh nghiệp và doanh nhân được khẳng định. Nhà nước trong nền kinh tế thị trường chỉ thực hiện quyền quản lý hành chính trong kinh tế, theo luật pháp hiện hành, không can thiệp tùy tiện vào hoạt động sản xuất kinh doanh vốn là thẩm quyền của người lao động (cá thể, tư nhân), của các doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp (doanh nhân). Nhà nước tạo ra khung khổ luật pháp như một hành lang pháp lý và sử dụng kế hoạch ở tầm vĩ mô để điều tiết, cùng với những điều tiết bằng luật pháp, chính sách, cơ chế và các chế tài. Hiện nay, cơ cấu xã hội ở Việt Nam là một tập hợp bao gồm các nhóm xã hội sau đây: 1) công nhân; 2); nông dân; 3) trí thức; 4) doanh nhân; 5) thanh niên; 6) phụ nữ; 7) quân đội; 8) người cao tuổi; 9) người về hưu; 10) tôn giáo; 11) dân tộc (các tộc người thiểu số); 12) công chức, viên chức; 13) người Việt Nam ở nước ngoài... Các tầng lớp, các nhóm xã hội đó, trong hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội và tham gia vào đời sống chính trị (tham chính) lại thường đan xen và giao thoa lẫn nhau, nhất là giới - lứa tuổi - thế hệ. Nước ta đang còn là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm đa số tới 60 triệu người, trên 12 triệu hộ gia đình. 70% dân số và 60% lao động đang ở trên địa bàn nông thôn, trong lao động nông nghiệp. Đây là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong những năm đổi mới và phát triển kinh tế thị trường. Đói nghèo, phân hoá giàu nghèo diễn ra chủ yếu ở nông thôn, đối với nông dân. Một bộ phận trong số họ đã mất đất sản xuất, do phát triển công nghiệp và đô thị hoá. Nơi tái định cư không ổn định, nghề nghiệp mới (sau khi mất đất) chưa có, chưa qua đào tạo. Đây là đối tượng dễ rơi vào tái nghèo khổ hoặc đói nghèo. Nhiều nghịch lý xuất hiện ở nông thôn: nông dân cả đời gắn với ruộng đất nay mất đất và cũng không còn thiết tha với nghề nông, họ trả lại ruộng khoán vì không có lợi ích đảm bảo trong nghề nông, thuần nông, di cư ra đô thị tìm kiếm mọi việc làm để mưu sinh. Thiên tai, dịch bệnh làm cho nhiều hộ nông dân phá sản, không có khả năng thanh toán các khoản vay ngân hàng. Được mùa nhưng mất giá, sản phẩm không tiêu thụ được, giá bán không đủ bù đắp chi phí sản xuất, nông dân làm ra lúa gạo và đưa nước ta vào vị trí một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng bản thân họ, trong một bộ phận vẫn đói nghèo, vẫn tái nghèo đói, không chỉ đói nghèo kinh tế mà còn đói nghèo thông tin và văn hoá. Con em họ và bản thân họ khó có điều kiện tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế, văn hoá. Đội ngũ trí thức, công chức gần đây đang xuất hiện tình huống bỏ việc ở cơ quan nhà nước và đi tìm kiếm việc làm ở khu vực tư nhân. Họ không tìm thấy những đảm bảo cho cuộc sống và triển vọng phát triển trong khu vực công. Đó là tình huống có vấn đề từ chính sách, cơ chế. Bản thân đội ngũ tri thức với cơ cấu về trình độ, chuyên môn, nghề nghiệp... cũng đang phân hoá. Đang ngày càng gay gắt vì sự hẫng hụt giữa các thế hệ khoa họ. Thiếu nghiêm trọng đội ngũ chuyên gia, khoa học chậm phát triển, giáo dục đang suy thoái về chất lượng, nhất là chịu tác động tiêu cực của thương mại hoá. Ngoài những điều nói trên, trong biến đổi cơ cấu xã hội còn có hiện tượng phân tầng xã hội, diễn ra trong chỉnh thể hệ thống cơ cấu mà cũng diễn ra trong từng bộ phận, từng tiểu hệ thống. Nó bắt nguồn từ mức chênh lệch trong tiền lương, thu nhập, từ phân hoá giàu - nghèo. Trong xã hội, từ cơ cấu đã mô tả ở trên, đã hình thành những nhóm giàu có, rất giàu (tỷ phú, triệu phú), nhóm trung lưu khá giả, nhóm nghèo và nhóm đói nghèo. Đó là tiếp cận cơ cấu từ thu nhập, mức sống và phân hoá giàu - nghèo. Đáng lưu ý là, hiện tượng phân tầng xã hội ở Việt Nam có tính hai mặt: hợp lý và bất minh, tích cực và tiêu cực. Đó là phân tầng hợp thức và phân tầng bất hợp thức. Bên cạnh một bộ phận giàu lên nhờ tài trí, tháo vát, sáng tạo và lao động chân chính, hợp pháp đang xuất hiện ngày một nhiều những hiện tượng làm giàu bất chính, phi pháp, bòn rút của công, xâm phạm công quỹ, tham ô tham nhũng, lợi dụng chức quyền và các kẽ hở trong quản lý vốn yếu kém của nhà nước để làm giàu, trục lợi. Nó dẫn tới tình trạng bất bình đẳng, bất công trong xã hội, dẫn tới tiêu cực, tệ nạn và tội phạm, gây bất ổn xã hội và bất an cho chế độ. Đó là những mặt trái của biến đổi xã hội, tiềm ẩn những phản phát triển. Thiết chế cổ truyền tồn tại từ hàng ngàn năm trong lịch sử xã hội Việt Nam truyền thống là Nhà - Làng - Nước. Mối quan hệ này đã định hình bền vững trong đời sống xã hội. Bước vào thời kỳ đổi mới, thiết chế xã hội này đã biến đổi, vừa bảo tồn và phát huy được các giá trị tốt đẹp, vừa có những thay đổi cho hợp với yêu cầu phát triển mới, trong đó có cả tác động của tiếp biến văn hoá do mở cửa, hội nhập quốc tế, thông tin toàn cầu, các quá trình dân chủ hoá, công nghiệp hoá và đô thị hoá tác động và ảnh hưởng. Với tác động của kinh tế thị trường, lợi nhuận được đề cao, kiếm tiền và làm giàu có sức lôi cuốn, cá nhân được khẳng định nhưng cũng phát triển thái quá chủ nghĩa cá nhân vụ lợi, vị kỷ nên đời sống gia đình biến đổi rất nhanh, có không ít sự biến động và đảo lộn. Cùng với kinh tế thị trường là xã hội công nghiệp, lối sống công nghiệp, tác động vào gia đình, tính hiện đại do bên ngoài thâm nhập vào tăng lên nhưng cũng làm suy giảm các nét đẹp của truyền thống, các chuẩn mực giá trị của truyền thống. Biến đổi lối sống của con người Việt Nam có thể coi là tổng hợp những biến đổi xã hội dưới tác động của đổi mới, của hội nhập. Bên cạnh những nhân tố lành mạnh, tích cực trong lối sống với các đức tính cần cù, trung thực, khiêm tốn, giản dị, vị tha, nhân ái cũng đang xuất hiện những lệch lạc trong lối sống: hưởng thụ, thực dụng, tôn thờ vật chất, tiền của, khoái lạc, sự phát triển chủ nghĩa cá nhân cực đoan, thờ ơ với xã hội, lãnh cảm xã hội ở một bộ phận dân cư, trong đó có lớp trẻ, sự suy đồi đạo đức, gây phản cảm từ những người lớn với con em họ, thói cơ hội, tùy thời, thói đạo đức giả của những quan chức và công chức thoái hoá trong bộ máy công quyền. Đó là những mặt trái, gây cản trở đối với giáo dục đạo đức, lối sống cho lớp trẻ. Câu 7: Hãy làm rõ các quan hệ khách quan có tính quy luật, mang tính chính trị - XH trong tổ chửc và hoạt động của Nhà nước về lĩnh vực QLXH? (Hãy phân tích mối quan hệ có tính quy luật mang tính chính trị xã hội. Các nguyên tắc trong QLXH của nhà nước)? KN: Nguyên tắc là những hiện tượng xác định cơ sở của việc xây dựng và tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý. Bản thân các nguyên tắc cũng phát sinh từ các qui luật khách quan, từ các quá trình phát triển nhất định, tức là xuất phát từ những nhân tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến qúa trình quản lý. Nguyên tắc quản lý nhà nước là các quan hệ khách quan có tính qui luật mang tính CT-XH trong việc tổ chức và hoạt động của nhà nước về lĩnh vực quản lý. 1 .Các nguyên tắc: a/Nguyên tắc chính trị - xã hội: Nguyên tắc tính Đảng, tính giai cấp (nguyên tắc đầu tiên có tính đặc thù của NN XHCN): nguyên tắc này có nghĩa là quản lý nhà nước phản ánh lợi ích giai cấp và nhân dân. Quản lý nhà nước phải phản ánh vai trò lãnh đạo của Đảng, phải thực hiện đường lối chủ trương của Đảng trong mọi quyết định. Điều này phản ánh đặc trưng về tính chính trị trong quản lý nhà nước. Nguyên tắc dân chủ và công bàng: bđầu từ bản chất của chế độ chính trị, nguyên tắc này đòi hỏi nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, đòi hỏi sự tham gia tích cực của nhân dân vào tât cả các quá trình quản lý nhà nước từ xây dựng mục tiêu, chương trình của công tác quản lý... Nguyên tăc này còn quy định sự tham gia của nhân dân vào các hoạt động thực tiễn của các cơ (Ịuan QLNN, tức là nhân dân thiết lập nhà nước và tự nhân dân quản lý, tự nhân dân cầm quyển, đây cũng là dân chủ XHCN. Nguyên tắc này đòi hỏi các quyền tự do dân chủ, tiến bộ và cồng bằng phải được đảm bảo hoàn toàn. Nguyên tắc bình đẳng và thống nhất giữa các dân tộc, vấn đề dân tộc là một vấn đề hết sức tế nhị và phức tạp, mỗi một quốc gia đều tập hợp tất cả các dân tộc trong nước mình trên tinh thận chủ nghĩa quốc tế. Không thể coi trọng dân tộc này, coi thường dân tộc khác. Bởi vậy, đặc diêm của đất nựớc có nhiều dân tộc phải được thể hiện trong hệ thống cơ quan QLNN và trong các quyết định quản lý. Đó là cơ sở để xây dựng nhà nước XHCN, thực hiện quyền bình đẳng và thống nhất giữa các dân tộc. Nguyên tắc tập trung dân chủ (ngtẳc xương sống của NN XHCN): Đây ỉà nguyên lắc cơ bản trong tổ chức và họat động của Nhà nước XHCN. Nó được thể hiện thông qua việc bản bạc dân chủ, quyêt định tập trung. Nó đảm bảo thống nhất của toàn xã hội thành 1 thể hữu cơ hoạt động nhịp nhàng. Nguyên tắc pháp chế XHCN: nguyên tắc này có nghĩa tổ chức và hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước phải dựa trên cơ sở pháp luật của nhà nước.Đặc biệt phải chú ý : việc tổ chức, hoạt động quản lý được điêu chỉnh băng pháp luật, Cân chấp hành và thực hiện nghiêm ngặt những đỏi hỏi của pháp luật. Nguyên tắc tính khách quan: nguyên tắc nảy đòi hỏi quản lý nhầ nước được lập ra và tồn tại trên quy luật khách quan của sự phát triển xã-hội và phù họp với những yêu cầu khách quan đó. Nguyên tắc công khai: tính công khai là hình thức biểu hiện của dân chủ XHCN, đồng thời là nội dung của dân chủ, do đó đây là thuộc tính của quản lý nhà nước XHCN. b. Các nguyên tắc tổ chức nhà nước gồm có Nguyên tắc thống nhất của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước: Nhà nước XHCN không có sự phân quvền mà chỉ là sự phân định chức năng trong hoạt động của quản lý nhà nước và mọi hoạt động đó điều được pháp luật điều chỉnh. Trong phạm vi nhất định, hoạt động quản lý nhà nước đều có sự tham gia của tất cả các cơ quan nhà nước và phải tuân theo những quy chế pháp lý về hoạt động của nó. Nguỵên tắc kết hợp quản lý theo lãnh thổ với quản lý theo ngành: đây là nguyên tắc quyết định trong tổ chức nhà nước. Giữa ngành và lãnh thổ có mối tương quan, nhưng chúng lại được quản lý trên những nguyên tắc hoạt động khác nhau. Do đó xuất hiện yêu cầu khách quan là phải kết hợp quản lý theo lãnh thổ và quản lý theo ngành 1 cách đúng đắn. phải đảm bảo sự phát triển hợp lý giữa lãnh thổ và ngành. Nguyên tắc trực thuộc 2 chiều (trực tiếp và theo chức năng): nguyên tắc này có nghĩa là 1 số cơ quan nhất định nào đó phải trực thuộc 2 cơ quan khác nhau theo chiều dọc và chiều ngang, quan hệ trực tiêp và quan hệ theo chức năng. Trong công tác quản lý của nhà nước có mối quan hệ trực tiếp từ trên xuống, có mối quan hệ rất nhiều cấp, bộ phận khác nhau nên trong mối quan hệ của các cơ quan cần kết hợp chặt chẽ giữa mối quan hệ trực tiếp vơi quan hệ theo chức năng. Nguyên tắc trực thuộc thẳng: là nguyên tậc xây dựng mối quan hệ bên trong của mỗi cơ quan và các cơ quan nhà nựớc với nhau. Theo nguyên tắc này, các cán bộ cấp dưới của mỗi cơ quan chỉ trực thuộc thẳng vào cán bộ cấp trên và cán bộ lãnh đạo cơ quan cấp dưới chỉ trực thuộc cơ quan lãnh đạo cấp trên. Nguyên tắc này cho phép tổ chức mối quan hệ giữa các cơ quan với nhau. Phảỉ tạo ra các mối quan hệ trực thuộc thẳng và các mối quan hệ tác nghiệp hợp lý để có thể phối họp được các mối quan hệ đó với nhau đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, thông suốt, có hiệu quả và hiệu lực. Nguyên tắc kết hợp chuyên nghiệp và sự tham gia của quần chúng: nguyên tắc này thể hiện sự thống nhất của việc tham gia trực tiếp hay gián tiếp của những cán bộ chuyên nghiệp và các đại diện quần chúng vào công việc quản lý trên cơ sở dân chủ. Trong XHCH, đại diện nhân dân đuợc bầu vào các cơ quan quyền lực hay cơ quan quản lý, vào các tổ chức xã hội trên cơ sở dân chủ, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quản lý nhà nước. Nguyên tắc lãnh đạo tập thể kết hợp với trách nhiệm cá nhân và chế độ 1 thủ trưởng: nguyên tắc này quy định hoạt động của các cơ quan nhà nước dựa trên cơ sở tập thể, đồng thời quy định trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng. Sự kết hợp giữa chế độ lãnh đạo tập thể với chế độ 1 thủ trưởng chính là nhằm vào việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ với mục đích phát huy sáng kiến cá nhân trong công tác quản lý. Nguyên tăc phân tán hoạt động tác nghiệp, phù họp giữa quyền và nghĩa vụ - Nguyên tắc tổ chức quản lý cán bộ: tuyển chọn và đề bạt cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn: chính trị, thạo việc và có phẩm chất nhất định. Nguyên tắc chung sống hòa binh với các xã hội khác: mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc vối sức mạnh thời đại... Nguyên tắc mối liên hệ ngược đòi hỏi quản lý xã hội của Nhà nước phải thường xuyên năm chắc các phản ứng trở lại của xã hội trước các tác động quản lý của mình để có thể điều chỉnh kịp thời. Nguyên tắc bổ sung ngoài, đòi hỏi nhà nước phải có 1 giải pháp quản lý đúng đắn, thường phải có các buớc thử nghiệm trên quy mô nhỏ để từ đó rút ra kết luận chung cho tòan xã hội. Nguyên tắc khâu xung yếu: quản lý xã hội đòi hỏi nhà nước do nguồn lực có hạn, nên phải phân bổ đúng các nguồn lực vào các khâu xung yếu theo thứ bậc ưu tiên khác nhau. Câu 8: Chỉ ra vị trí của nhân tố con người trong QLXH? a. Khái niệm nhân tố con người, nhân tố con người là 1 chính thể thống nhất biện chứng giữa các mặt hoạt động và tổng hòa những phẩm chất, năng lực về trí tuệ, thể lực của cá nhân hay cộng đồng người tham gia vào sự biến đổi, phát triển của 1 quá trình xã hội nhất định với tư cách là chủ thể sáng tạo lịch sử- xã hội, sáng tạo mọi giá trị vật chất và giá trị tinh thần, đồng thời tự hòan thiện và làm phong phú thêm phẩm giá nhân cách của chính con người. b. Nội dung của nhân tố con người: Nhân tố con người là khái niệm động, mang tính nhiều mặt, là điêm hội tụ của nhiều phương diện khác nhau, trong đó thể hiện sự thống nhất giữa mặt cấu trúc và nội dung: - Thứ nhất, những hoạt động tự giác của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu đa dạng của cá nhân hay xã hội. Nhờ những hoạt động này mà xã hội vận động và phát triển. Mặt khác, hoạt động của con người bao giờ cũng chịu sự chi phối của động cơ, mục đích nhất định. Do vậy, vai trò của nhân tố con người không chỉ phụ thuộc trực tiếp của các hoạt động của con người mà còn phụ thuộc vào mức độ liên kết xã hội. - Thứ hai, vai trò của nhân tố con người không chỉ phụ thuộc vào mặt số lượng, chất lượng của dân số và lao động, mà còn phụ thuộc vào việc quản lý, sử dụng đúng đắn tiềm năng, nhân tố con người. - Thứ ba, nhân cách của con người bao gồm nhựng phẩm chất, năng lực của cá nhân được hình thành, phát triển và hiện thực hóa trong quá trình thực hiện chức năng xã hội nhất định. Nhờ đó có thể sáng tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần. Quản lý xã hội với nhân tố con người: Xã hội luôn là 1 hệ thống hoàn chỉnh, vì thế là 1 hệ thống tự quản lý. Trong bất kỳ xã hội nào cũng có sự phân công lao động. Nếu không có quản lý, không xác lập và duy trì 1 trật tự và 1 tính tổ chức nào đây, thì dù cho trong giai đọan đầu tiên của lịch sử loài người cũng không thể có hoạt động lao động, hoạt động xã hội. * Vị trí cuả nhân tố con người trong quản lý xã hội: Nhân tố con người với tư cách là chủ thể của hoạt động quản lý xã hội. Con người là chủ thể của đời sống xã hội, thông qua các hoạt động của mình cải tạo môi trường tự nhiên và xã hội theo hướng có lợi hơn cho mình. Vì thế, quản lý xã hội không phải là vấn đề gì khác ngoải bản chất là 1 hoạt động có mục đích của con người nhằm thực hiện những mục tiêu của con người. Tóm lại, con người luôn là chủ thể của hoạt động quản lý. Chủ thể quản lý xã hội là con người có thể tồn tại ở dạng cá nhân, tập thể, giai cấp hay 1 quốc gia, dân tộc,..Con người thông qua quá trình nhận thức và tìm kiếm những biện pháp tác động tổng hợp lên hệ thống xã hội để vận hành, điều chỉnh nó theo hướng phát triển phù hợp với mục tiêu của con người. Con người và nhân tố con người với tư cách là đối tượng, khách thể của hoạt động quản lý xã hội: xã hội là 1 tổ chức tự quản lý, nhưng vì yếu tố chính của xã hội là con người, và con người làm thành những tập đòan người khác nhau, cho nên cái chính trong quản lý xã hội là quản lý con người, quản lý những tập đoàn người. Con nguời trong xã hội không những là chủ thể mà còn là khách thể, đối tượng của quản lý 1 cách tất yếu. - Như vậy, trong quản lý xã hội, nhân tố con người là chủ thể nhưng đồng thời cũng là đối tượng, khách thể. Trong sự đa dạng và phức tạp của các hoạt động quản lý xã hội, việc phân định ranh giới giữa chủ thể và khách thể chỉ mang tính tương đối. Việc đó cần căn cứ vào vị trí người đó trong các quan hệ quản lý gắn với chức năng, lĩnh vực xã hội cụ thể được quản lý. -Xây dựng 1 xã hội mới không thể chỉ là trách nhiệm của các cơ quan, các nhà quản lý. Do đó, phát huy nhãn tố con người trong quản lý xã hội ở Việt Nam là yêu cầu cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc: + Thứ nhất, phản ánh thái độ của công tác quản lý xã hội trong nuớc đối với việc nhận thức, đánh giá vị trí, vai trò của con người, của quần chúng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước. + Thứ hai, chính là quá trình tạo dựng những điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu phát triển tòan diện con người Việt Nam. + Thứ ba, trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập, phát huy nhân tố con người trong quản lý xã hội sẽ giúp người dân chủ động tìm kiếm những cơ hội thích nghi, phát triển, tránh nguy cơ tụt hậu của bản thân. + Thứ tư, cho phép khơi dậy, phát huy cao nhất sức mạnh, trách nhiệm xã hội ở từng cá nhân, tập thể, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đòan kết tòan dân. + Thứ năm, phát huy nhân tô con người trong quản xã hội ở Viêt Nam. đồng thời thể hiện tính chủ động, sánh tạo. Phát huy nhân tố con người cũng có nghĩa là phương pháp chuyển từ quá trình quản lý thành quá trình tự quản lý ở mỗi người dân. Đây là xu thế phổ biến trong quản lý xã hội ở các quốc gia hiện nay. Nhận thức về vai trò của phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực đã được xây dựng trên nền tảng tư tưởng Hồ Chính Minh về phát triển con người. Hồ Chủ Tịch đã từng nói “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” và “muốn có chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Trên cơ sở đó, từ thực tiễn và lý luận về vai trò động lực của nguồn nhân lực đối với quá trình CNH-HĐH đất nước, Đảng ta đã chỉ đạo “lấy việc phát huy yếu tố con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Quan điểm này đã được Đảng và Nhà nước ta thể hiện trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 1991-2000 mà một trong những mục tiêu là: kết hợp hài hoà giữa mục tiêu kinh tế và xã hội, đặt con người vào vị trí trung tâm, phát triển nguồn nhân lực nhằm khơi dậy và khai thác mọi tiềm năng của từng con người để tham gia tốt nhất vào xây dựng đất nước. Ngày nay, từ nhận thức sâu sa hơn về những đặc điểm mới của thời đại và những nhu cầu của sự phát triển đất nước, vị trí của các nguồn lực được nhìn nhận rõ hơn, trong đó con người được coi vừa là nguồn lực nội tại, cơ bản, quyết định sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vừa là đối tượng mà chính quá trình CNH-HĐH phải hướng vào phục vụ. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Việt Nam, trong dòng chảy liên tục của phát triển, hơn 20 năm đổi mới vừa qua có thể được coi là một giai đoạn tiếp nối trong quá trình phát triển con người Việt Nam. Tính liên tục này được đảm bảo bởi sự nhất quán của định hướng phát triển XHCN với mục tiêu tối thượng là con người được phát triển tự do và toàn diện. Với cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới đã tạo ra những cơ hội, thách thức và điều kiện mới cho sự phát triển con người. Đồng thời đổi mới cũng đưa ra một cơ chế thích hợp để hiện thực hoá các cơ hội và điều kiện đó. Khi mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế tất yếu khách quan, Việt Nam có những cơ hội phát triển to lớn, đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức gay gắt và khắc nghiệt của thời đại. Với nhận thức rõ ràng về vai trò quyết định của con người trong phát triển, Đảng và Nhà nước đang xây dựng chiến lược phát triển con người, chiến lược phát triển nguồn nhân lực như trung tâm của chiến lược phát triển. Như vậy, ở Việt Nam, tình hình mới đã tạo nên những biến đổi trong sự phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực, biểu hiện tập trung ở sự chuyển động thang giá trị, định hướng giá trị khuyến khích con người tích cực, năng động, sáng tạo, dám cạnh tranh vượt qua thách thức, không chờ đợi bao cấp mà tự tạo cho mình cuộc sống tốt hơn, đồng thời đóng góp cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Xét về tiềm năng, việc phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục, đào tạo nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ,… làm cho nguồn lực con người không ngừng phát triển trở thành tiềm năng vô tận. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại xem xét nguồn nhân lực dưới dạng tiềm năng thì chưa đủ. Vấn đề quan trọng là phải khai thác, huy động và phát huy có hiệu quả nhất tiềm năng đó vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Đó chính là quá trình chuyển hoá nguồn nhân lực dưới dạng tiềm năng thành “vốn nhân lực”. Nghiên cứu bản chất phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển con người, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn tầm quan trọng đặc biệt của đầu tư vào con người, vào phát triển nguồn nhân lực, thực chất là đầu tư cho phát triển để tạo ra vốn nhân lực, nguồn nội lực vô tận của đất nước. Là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển con người, chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải hướng vào nâng cao chất lượng toàn diện con người Việt Nam về chính trị , đạo đức, ý chí, tri thức, thể lực; phát huy tiềm năng lao động dồi dào của đất nước; hình thành nguồn nhân lực có cơ cấu hợp lý, trong đó đặc biệt là lao động trình độ cao. Có thể nói đó là chiến lược phát triển con người lao động mới Việt Nam, có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có nhân cách Câu 9: Lâm rõ hình thức QLXH của Nhà nước? (Hãy làm rõ những biểu hiện bên ngoài thường xuyên, những cách thức tác động có mục đích của NN đổi với XH) Các hình thức là cách thức kết hợp các hoạt động, quan hệ XH của các chủ thề vì mục tiêu phát triên XH. Hình thức là cơ sở để lựa chọn sử dụng phương pháp quản lý, biểu hiện bên ngoài thướng xuyên của cơ quan NN trong XD và thực hiện chức năng quản lý và biến đổi hoạt động của nó. 1. Các hình thức OLXH của Nhà nước: Nhóm hình thức pháp luật: nhóm nạy gom có hình thức quy định các C[uy phạm pháp luật và hình thức áp dụng các quy phạm pháp luật. Hình thức pháp luật là hình thức trực tiếp liên quan tới việc sử dụng quyền lực và thẩm quyền tương ứng của các cơ quan quản lý nhà nước. Nhóm hình thức tổ chức: nhóm này gồm các hình thức tổ chức hoat động của các cơ quan nhà nước được pháp luật quy định cụ thể và các hình thức tổ chức tác nghiệp. Hình thức tổ chức có liên quan tới tổ chức hoạt động của bộ máy. Các hình thức hoạt động vật chất kỹ thuật: là những hoạt động được thực hiện trong bộ máy để phục vụ cho chính bộ máy đó. Các hình thức hoạt động vật chất kỹ thuật phát sinh trong quá trình tác động quản lý. Nhóm này không có mối quan hệ pháp lý đối với đối tượng quản lý cũng như với các cơ quan quản lý, do đó người làm nhiệm vụ thực hiện hoạt động vật chất kỹ thuật không phải là những nhà chức trách. Kế hoạch hóa phát triển xã hội: là công cụ khoa học dùng để điều khiển sự phát triển xã hội, bao gồm việc đề ra các mục đích của sự phát triển và phương tiện, thử đoạn, biện pháp thực hiện các mục đích đề ra. Cụ thể hóa định hướng phát triển XH, bộ phận của KHH KT-XH. Nguyên tắc của kế hoạch hóa phát triển xã hội là: tập trung dân chủ - hiệu quả hiện thực. Đòi hỗi quản lý tập trung: mọi yếu tố, mọi hoạt động, mọi quan hệ, mọi thiết chế. Phát huy chủ động sáng tạo của cá nhân, nhóm, cộng đồng, XH trong thực hiện mục tiêu. Phải quy tụ dược ý chí, bản lĩnh, quan tâm của cộng đồng dân tộc, khai thác thời cơ, vượt qua thách thức trong quá trình phát triển. Việc lập kế hoạch phải từ nghiện cứu, dự đoán, căn cứ trên chuẩn mực đưa ra phương án hiện thực, lựa chọn phương án tối ưu. Dự đoán xã hội: là việc khẳng định diễn biến của xã hội trong tương lai vói độ tin cậy nhất định, dựa trên tính quán tính của sự biến đổi xã hội, hoặc sự cảm nhận có tính bản năng, mẩn cảm của con người trước các hiện tượng xã hội trong tương lai. Để dự đoán xã hội có thế sử dụng nhiều công cụ và kỹ thuật khác nhau: + Phương pháp ngoại suy xu thế: là phương pháp dự đoán căn cứ vào các kết quả đã xảy rạ trong quá khứ về các hiện tượng xã hội, về kết quả sẽ xảy ra. + Phương pháp mẫn cảm: dựa vào các khả năng cảm nhận đặc biệt của 1 vài cá nhân đã thu được các kết quả dự báo với độ chính xác cao. Do dự đoán chưa tính đến tác động đột biến, chỉ trên cơ sở xu hướng khách quan truyền thống. Dự đoán như chúng ta vừa nói với biện pháp và thời hạn thực hiện trạng thái đó dẫn đến dự báo XH. Dự báo XH dẫn đến dự đoán đã tính đến các bất thường trên cơ sở cho hoạch định kế hoạch phát triển XH, Thực nghiệm xã hội: giúp chỉ ra những phương thức thu nhận và phân tích các tư liệu kinh nghiệm trong quá khứ để kiểm tra các giả thuyết về mối quan hệ tất yếu giữa các hiện tượng và các quá ừình xã hội. Từ đặc điểm 1 quá trình xem xét toàn bộ quá trình nghiên cứu. Xây dựng và thực thi các thiết chế xã hội và cơ cấu tổ chức xã hội: Trong quản lý xã hội, nhà nước là chủ thể cơ bản và cố tính chất quyết định, nhưng không thể không tính đến các tổ chức xã hội và các thiết chế xã hội khác. Khi nhà nước bất lực trong quản lý đối với xã hội thì chính các thiết chế và tổ chức xã hội đó sẽ tự thân vận hành để duy trì xã hội. Thực hiện các chính sách và các phong trào xã hội: + Chính sách nhà nước là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp, các thủ thuật mà nhà nước sử dụng để quản lý xã hội. Chính sách thường hướng vào việc xử lý những lĩnh vực quan trọng trong mỗi giai đoạn, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của đất nước. Mỗi chính sách thường chỉ tồn tại trong 1 thời gian nhất định nào đó. Chính sách là sản phẩm chủ quan của con người trong quá trình thực thi quyền lực , nên chỉ có thể thành công nếu nó phù hợp với thực tế khách quan. Một chính sách tồn tại trg sự tác động vời các chính sách khác tức là không có chính sách nào độc lập trong quá trình cả. + Các phong trào xã hội là những hoạt động mang tính tập trung cao của đông đảo người dân trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu to lớn và đột biến của xã hội. - Các hình thức tổ chức xã hội đặc biệt: là các hình thức được nhà nước sử dụng để quản lý xã hội trong các tình huống khẩn cấp. Đây là các hình thức có thể chỉ thiên về phương pháp hành chính, nhưng rất cần thiết để bảo vệ sự tồn tại của xã hội và thường được xã hội chấp nhận. Câu 10: Hãy chỉ ra các nhân tố tác động đến nhà nước trong quá trình QLXH? . QLXH là sự nghiệp vừa lớn lao vừa phức tạp với sự biến động không ngừng, lý do là vì quá trình quản lý luôn phải chịu sự tác động từ nhiều phía, từ nhiều nhân tố khác nhau nên quản lý nói chung và QLXH nói riêng luôn phải vận động và thích nghi để đạt được hiệu quả quản lý. Nhận thức rõ các nhân tố tác động đến NN trong qúa trình QLXH là Cơ sở quan trọng để đổi mới quản lý NN nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển toàn diện XH. Các nhân chủ yếu có thể kể đến là: 1/ Sự chuẩn xác của đường lối và đặc trưng xây dựng XH : đường lối và đặc trưng của XH mà NN xây dựng phản ánh bản chất hoạt động quản lý. Đó là sự định hướng phát triển XH theo mục đích đã chọn lựa từ trước mang tính chiến lược lâu dài phù họp với quy luật khách quan, do vậy đường lối và đặc trưng XH không thể là sự chọn lựa theo chủ quan, duy ý chí. Thực hiện qúa trình quản lý phải dựa trên thực tiễn của đất nước. 2/ Sự đồng thuận của XH : XH đóng vai trò vừa là khách thể, vừa là chủ thể của qúa trình quản lý XH của NN ở vai trò khách thể, XH chịu sự tác động về mặt quản lý của NN; ở vai trò chủ thể, XH vừa tham gia thực hiện vừa giám sát qtrình qlý của NN. Nếu XH kg đồng thuận, thì quá trình quản lý của NN sẽ gặp khó khăn, thậm chí bế tắt. 3/ Bộ máy quản lý, cơ cấu và các thiết chế XH : nhân tố này tác động rất lớn đến hiệu quả quản lý. Nếu cơ cấu và hệ thống các thiết chế XH lành mạnh, phu hợp thực tiễn và xu thế phát triển của lịch sử thì QLXH sẽ đạt hiệu quả cao. 4/ Cơ chế sử dụng tài nguyên môi trường: tài nguyên có loại tái sinh và loại không tái sinh. Phương thức thăm dò, kthác và sử dụng tài nguyên có ảnh hưởng to lớn đến môi trường sống và hoạt động của XH, do đó to lớn đế qúa trình quản lý, Ngày nay vấn đề mồi trường là vấn đề của toàn cầu, do vậy cơ chế sử dụng tài nguyên môi trường phải phù hợp tiến trình phát triển của đất nước, đồng thời phải được sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế thì QLXH mới đạt hiệu quả cao. 5/ Phương thức điều hành qlý của bộ máy và đội ngũ công chức NN: đây là nhân tố đại biểu của chủ thể quản lý, là nguồn lực quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Phương thức điều hành qlý của bộ máy và đội ngũ công chức thể hiện đặc trưng XH của NN, đó là NN quản lý theo kiểu cai trị hay kiểu phục vụ, công chức hành động theo kiểu quan liêụ hay kiểu dân chủ. Thực tiễn phát triển các phương thức QLXH trên thế giới đã chứng minh, nếu lựa chọn một phương thức QLXH phiền hà sẽ dẫn đến hình thành một đội ngũ công chức quan liêu, hư hỏng và tất yếu kéo lùi sự phát triển của đất nước, thậm chí dẫn đến đổ vỡ XH. 6/ Các mối quan hệ đối ngoại: Xu hướng phát triển hiện nay là khu vực hóa, toàn cầu hóa. Lựa chọn đường lối đối ngoại phải trên tinh thần giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thồ, phải giữ vững nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng chủ qụyền và không can thiệp vào công việc nội bộ, cùng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Muốn vậy phải thúc đẩy các quan hệ đối ngoại nhằm nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế, nhưng phải giữ vững đặc trưng phát triển của mình. Như vậy, đường lối đối ngoại là một nhân tố ảnh hưởng rất quan trọng đến qúa trình thực hiện QLXH của NN. 7/ Đổi mới QLXH : đây là nhân tố vừa khách quan, vừa chủ quan. Mục đích đặt ra của XH có thể là cố định, nhưng con đường thực hiện mục đích có thể biến động tùy theo xu thế phát triển của thời đại, tùy theo nguồn lực khai thác được của đất nước. Đối với phương thức QLXH của NN, các nhân tố tác động bên ngoài mang tính khách quan, sự nhận thức để lựa chọn con đường phù hợp là cơ quan. Tất cả các yếu tố này đều luôn vận động và phát triển, đòi hỏi phương thức QLXH phải luôn đổi mới để bắt nhịp kịp thời với các thành quả của sự tiến bộ, mang lại hiệu quả cao cho quá trình QLXH. Tóm lại nhận thức các nhân tố chủ yếu tác động đến NN trong qúa trình QLXH là cơ sở để NN thực hiện đổi mới QLXH, chỉ rõ được phương thức tiến hành, chọn khâu đột phá nhằm mau chóng đạt đến mục tiêu mà XH đã lựa chọn.(Tuy nhiên khi lựa chọn con đường đổi mới, NN cần phải giữ vững các nguyên tắc chính như sau: Đổi mới nhưng không gây đổ vỡ XH. Đổi mới nhưng không làm mất đặc trưng XH. Đổi mới phải bắt đầu từ hạ tầng xã hội đến đổi mới thượng tầng kiến trúc.Đổi mới nhưng phải dựa vào sự đồng thuận cao nhất của XH). Câu 11 :Trình bày nội dung thiết chế trong QLXH? KN: là 1 hệ thông các qui định, luật lệ, giá trị và cấu trúc XH nhằm mục đích duy trì sự tồn tại và biến đôi XH theo 1 hướng nhất định. Là phương thức tổ chức và nguyên tắc vận hành XH nhằm duy trì và bảo vệ các giá trị XH vá thực hiện thành công các mục tiêu XH cho các bước PT XH. Nội dung : Chủ thể QLXH là tác nhân tạo ra các tác động QL, nhờ đó XH (gồm chủ thể và đối tượng QL) đạt tới mục đích và mục tiêu QL. Chủ thể QLXH sở dĩ có thể tạo ra được các tác động do QL do đã nắm được quyền lực QLXH. + Quyền lực XH : là năng lực tự nhiên, vốn có của XH tạo ra khả năng tổ chức, sử đụng các nguồn lực của XH để đạt được mục đích và mục tiêu của QLXH. Quyền lực XH thực hiện thông qua quyền lực của cá nhân, các nhóm in XH, với tu cách là năng lực hành vi áp đặt ý chí của các cá nhân, các nhóm này lên các cá nhân khác lên các nhóm và lên cả XH. Quyền lực XH tạo bởi các nhân tố : Sức mạnh tổ chức của XH, đặc biệt là sức mạnh trừng phạt của XH. - Các nguồn lực vật chất, các lợi ích mà XH có thể đem đến hoặc thu lại cho cá nhân, cho nhóm và cho XH. Sức mạnh của niềm tin của tri thức XH. Để quản lý con người, chủ thể QLXH phải có năng lực đưa ra qui tắc ứng xử, khen thưởng và trừng Ị)hạt con người in phạm vi quyền lực của mình. Quyền lực XH chính là khả năng và hình thức mà chủ thể QLXH có thể đem ỉại hoặc lấy đi các lợi ích mà con người theo đuổi in XH, đặc biệt là lợi ích vật chất. Muốn thế chủ thể QLXH cần phải có in tay nguồn yật chất cần thiết đủ để chi phối hệ thống. Quyền lực XH sẽ chỉ là hình thức nếu chủ thể QLXH không tạo được niềm tin, động lực cho môi người in XH; hoặc không tạo được hiệu quả hoạt động do sự hiểu biết và kém tri thức của mình. + Chuẩn mực XH là những yêu cầu, những tiêu chuẩn hành vi đo XH mong muốn, đặt ra và đòi hỏi mọi người phải tuân thủ in suy nghĩ và hành động. Chuẩn mực XH mang tính lịch sử, nó được lấy làm thước đo vai trò của các con người in XH. Chuẩn mực XH phải là chuẫn mục âại đa số con người in XH, nếu không sẽ đẫn tới xung đột, suy yếu, thậm chí đổ vỡ XH. Chuẩn mực XH còn là căn cứ để hình thành cấu trúc vị thế của XH, thông qua việc phân bổ quyền lực XH cho môi cá nhân dựa vào các yêu cầu của các chuân mực đặt ra. Chuân mực sẽ ỉà hơp lý nếu phù hợp với các qui luật khách quan liên quan đến tồn tại và phát triển XH. + Giá trị XH lả những tình cảm, những thái độ, hành vi được chuẩn mực XH đánh giá rất cao, rất quan trọng mà con người in XH thường hướng vào đó để hành động và đạt lấy. Là căn cứ được dùng để xem xét, xử lý các vấn đề về vị thế và vai trò. Giá trị phải họp với đa số nguyện vọng chính đáng của các con người trong xã hội, để cùng chuẩn mực nó trở thành thước đo vai trò của mỗi người trong quá trình vận hành và phát triển xã hội. + Vai trò của cá nhân trong xã hội. Là vị thế thực tế của cá nhân, thể hiện thông qua nguồn lực thực tể và tác động thực tế mà họ gây ra cho xã hội. Nói cách khác, là mức độ tác động thực tế của cá nhân đó đối với những người khác trong và ngoài xã hội. Mỗi người có thể có vai trò to lởn, ngược lại có vị thế xã hội nhưng vai trò chưa hẳn đã lớn. Vai trò của một con người được tạo ra trong xã hội một phần do vị thế danh nghĩa mà họ chiếm giữ đưa lại, một người có vị thế lớn dễ có vai trò lớn trong xã hội. Vai trò của con người còn do khả năng hoạt động thực tế và hiệu quả mà họ đem lại. Xã hội chỉ phát triển lành mạnh khi câu trúc vị thế yà câu trúc vai trò là phù hợp, là tương xứng với nhau. Vị thế của mỗi cá nhân trong xã hội là địa vị, thức bậc quyền lực mà các nhân đó được xã hội thừa nhận và tuân thủ. Trong xã hội bao giờ cũng tồn tại một cấu trúc thang bậc trong đó bao gồm trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích mà họ nhận được tương ứng với vị trí này. Thiết chế quản lý xã hội chức đựng trong nó một cấu trúc các vị thế của các con người trong xã hội. Có người chiếm vị thế khống chế xã hội, vị thế then chốt với tư cách người cầm đầu xã hội. Cũng có những người không chiếm vị trí cầm đầu xã hội nhưng quyền lực, vị thế của họ cũng không nhỏ và cũng đóng vai trò khác quan trọng trong sự điều hành xã hội như các nhà khoa học, doanh nhân...Những cán bộ lãnh đạo có vị thế quan trọng là những người tham gia vào bộ máy quản lý xã hội, họ là những người đứng đầu các tổ chức trong xã hội, cùng với những người đứng đầu họ hình thành nên nhóm các nhà lãnh đạo. Nhóm những người tham gia vào bộ máy quản lý xã hội cón lại quyền lực là ít hơn nhưng rất cần thiết để bảo đảm cho ý đồ của các nhà lãnh đạo trở thành hiện thực, họ là cán bộ quản lý trong đóng vai trò vật truyền dẫn của ý chí quản lý của những nhà lãnh đạo. Tất cả các loại cán bộ trên tạo thành đội ngũ cán bộ quản lý xã hội. Vị thế của một cá nhân trong xã hội là địa vị, là thứ bậc quyền lực của cá nhân đó được xã hội thừa nhận và tuân thủ, nằm trong thiết chế xã hội một cách chính thức và trên đanh nghĩa; nó có thể được xã hội thừa nhận đồng thời trên nhiều ỉĩnh vực của xã hội. Họ có thể vừa có vị thế về mạt quyền lực trong bộ máy chính quyền, vừa có vị thế trong lĩnh vực khoa học chuyên ngành. Vị thế cá nhân trong xã hội có thể chỉ là hình thức nếu cá nhân đó tuy ở cương vị cao nhưng do năng lực, uy tín kèm họ sẽ không thể hoạt động có hiệu quả./. Câu 12. Trình bày đặc điểm trong QLXH? Quản lý xã hội rất khó khăn và phức tạp, đây là đặc điểm bao trùm đối với QLXH ở mọi quốc gia và mọi thời đại. QLXH là khó khăn vì: Đối tượng bị quản lý rất lớn và rất phức tạp, nó bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tất cả người dân cư trú trên lãnh thổ đất nước và người sống ở nước ngoài; với trình độ và hoàn cảnh khác nhau; mục tiêu và nhu cầu khác nhau. Cùng sự hội nhập và quá trình toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực; các hoạt động QLXH của mỗi quốc gia đều bị ràng buộc chặt chẽ vào nhau; việc QLXH của mỗi quốc giạ này phải tính đến sự tác động của các quốc gia khác. Chủ thể QLXH không thuần nhất, phần lớn phụ thuộc vào vai trò của Nhà nước và các tổ chức chỉnh trị-xã hội, chủ thể hữu hình của QLXH, ngoài ra còn phụ thuộc vào các lực lượng khác của xã hội. Nhà nước QLXH thông qua việc tổ chức xã hội, thiết lập mối quan hệ giữa con người, giữa các nhóm, cộng đồng để thực hiện một quá trình xã hội. Quyền lực Nhà nước mang tính mệnh lệnh đơn phương và tính tổ chức cao. QLNN mang tính quyền lực đặc biệt bắt đối tượng quản lý phải phục tùng không điều kiện, Nhà nước QLXH bằng pháp luật. Quản lý Nhà nước quan hệ tác động qua lại với sự điều tiết của các cộng đồng dân cư; của đặc điểm, phong tục tập quán của dân tộc. Giữa Nhà nước và phong tục tập quán của dân tộc phải tìm được tiếng nói chung, việc QLXH mới đạt hiệu quả. QLXH có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các dân tộc. Xã hội sẽ phát triển khi QLXH có hiệu quả và ngược lại. QLXH có tính liên tục, tính kế thừa. Việc QLXH gắn liền với sự tồn tại của các quốc gia và các dân tộc. Còn hoạt động của con người thì còn hoạt động quản lý vì vậy QLXH luôn là sự kế thừa theo dòng chảy của lịch sử xã hội loài người. QLXH mang tính thẩm thấu, tính lan truyền, QLXH của xã hội này phải học hỏi kinh nghiệm của xã hội khác để tìm được cách quản lý tốt nhất. Sự học hỏi phải có chọn lọc cho phù hợp với đặc điểm của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. QLXH luôn liên quan tới vấn đề động lực và phản động lực của sự phát triển xã hội. Động lực trong QLXH là động lực của tímg thành viên, tỉnh đồng thuận và sự kết hợp tốt của từng động lực riêng rẽ thông qua các thiết chế tổ chức xã hội hợp lý, ngoài ra còn phải tính đên sự kết hợp có hiệu quả của các xã hội bên ngoài. Phản động lực là sự không đồng thuận của các động lực cá nhân trong xã hội thông qua các điêu bât cập của thiết chế xã hội; sự tác hại từ phía các xã hội khác hoặc điều kiện bất lợi từ thiên nhiên gây ra. Các động lực và phản động lực cần được kiểm sát và sử đụng có hiệu quả. QLXH là một khoa học vì có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng. QLXH là nghệ thuật vì nó đòi hỏi sự xử lý linh hoạt và có hiệu quả việc quản lý trong các điều kiện cụ thể của xã hội. QLXH là sự nghiệp của toàn xã hội, nó đòi hỏi sự đóng góp công sức, mọi nỗ lực chủ động sáng tạo của mọi con người, của tất cả các nhóm người trong xã hội, của mọi thiết chế xã hội dưới sự điều hành của chủ thể QLXH cơ bản./. Câu 13. Hãy trình bày các nguyên tắc QLXH? Nguyên tắc QLXH là yêu cầu xuất phát, chủ đạo mà chủ thể QLXH tuân thủ. Nguyên tắc QLXH biểu thị các cơ sở cần thiết cho hoạt động của các cơ quan quản lý và các cơ quan tự quản, các cán bộ lãnh đạo, tức là các chủ thể của quan hệ quản lý. Nguyên tắc QLXH tổng hợp trong mình các quy luật xã hội và các cách tiếp cận cụ thể với việc thực hiện chúng trên thực tế. Nếu các quy luật của QLXH biểu thị những mối quan hệ cơ bản giữa chủ thể và khách thể quản lý thì xuất phát từ những quan hệ ấy, nguyên tắc QLXH xác lập các quy tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của chủ thể và khách thể quản lý. Nguyên tắc QLXH là các phương châm chỉ đạo, các chuẩn mực hoạt động cơ bản, xuất phát nhằm chấn chỉnh hệ thống hoạt động và quan hệ xã hội, quản lý các hiện tượng và quá trình xã hội. Tiêu chuẩn phân loại các nguyên tắc QLXH là: - Trình độ phát triển của của KHCN và sản xuất. - Vai trò ngày càng tăng của chủ thể QLXH đối với tiến trình phát triển khách quan của xã hội. - Trình độ quản lý có tính chất nhà nước với quản lý có tính chất xã hội, nhằm lôi cuốn ngày càng đông đảo những người lao động vào công việc xã hội. Các nguỵên tắc phương pháp luận: - Nguyên tắc về sự phát triển của hệ thống được quản lý. Nguyên tắc này chỉ rõ sự thay đổi thường xuyên của hệ thống được quản lý, do sự mở rộng những mối liên hệ của nó với những hệ thống khác thường xuyên nảy sinh gây ra. Nguyên tắc này đòi hỏi phải xem xét các vấn đề quản lý không những về mặt lô gich, mà còn tính đến yếu tố lịch sử (kế thừa). Nó phản ánh sự chuyển biến từ những hình thức quản lý cũ sang những hình thức quản lý mới, hoàn thiện hơn, phù hợp với trình độ phát triển sản xuất và với những yêu cầu phát triển xã hội. Đồng thời nó cũng phản ánh cơ cấu chuyển biến từ những hình thức giản đơn sang những hình thức phức tạp. - Nguyên tắc về mọi liên hệ, tác động qua lại và quy định lẫn nhau của khách thể vả chủ thể trong quản lý. Một đặc điểm của hoạt động xã hội là lợi ích của chủ thể xã hội (con ngươi) được nhận thức trên những cơ sở và xu hướng khách quan của sự phát triển xã hội, và việc thực hiện lợi ích ấy có liên quan đên sự nhận thức đầy đủ những điều kiện hoạt động khách quan. Trong những hoạt động xã hội, bao giờ cũng có yếu tố chủ quan, những yếu tố ấy chỉ phát huy đầy đủ và mạnh mẽ của nó khi nào nhận thức được những quy luật khách quan của khách thể. Tính tích cực của chủ thể quản lý đòi hỏi trước hết phải mở rộng những tác động và những chức năng của nó trong quá trình quản lý nhằm thực hiện những mục đích nhất định. Đồng thời tính tích cực ấy cũng thay đổi theo sự thay đổi không ngừng của những điều kiện khách quan. Phép biện chúng của những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong quản lý là ở chỗ nhân tố chủ quan vốn do những điều kiện khách quan sinh ra, nhưng nó lại động viên đối tượng quản lý thay đổi những điều kiện ấy và tạo ra hoàn cảnh khách quan mới. Do phản ánh những điều kiện khách quan đã thay đổi, chủ thể quản lý nêu lên mục đích mới của sự phát triển, động viên đối tượng quản lý thực hiện mục đích mới ấy, đồng thời cững tự hoàn thiện trong quá trình đó. - Nguyên tắc và quan hệ cụ thể - lịch sử đối với một quả trình xã hội. Phải xem xét một hiện tượng được nghiên cứu không phải cái riêng rẽ mà nó luôn nằm trong môi liên hệ với cái phổ biến. Chỉ có thể nhận thức đúng một quá trình (hay hiện tượng) khi tính đến điều kiện phát triển của nó một cách đầy đủ. Trong khi nhấn mạnh tính cụ thể của nhận thức, lưu ý tới sự thay đổi thường xuyên của những điều kiện cụ thể, tới sự thay đổi của những quy luật phát triển của các hiện tượng gắn liền với sự thay đôi của những hiện tượng ấy. Như vậy nguyên tắc này cho phép nghiên cứu sự phát triển của những nguyên tắc quản lý trong những hình thái trước đó cũng như trong những hình thái hiện nay của sự phát triển xã hội. - Nguyên tắc về quan điểm tổng hợp đổi với việc nghiên cứu một hiện tượng. Nguyên tắc này nhằm tìm hiểu đẫy đủ những môi liên hệ tất yếu bên trong của nó. Cho phép khám phá những quy luật phát triển bên trong của hiện tượng, khám phá những mâu thuẫn tồn tại một cách khách quan trong hiện tượng ấy, cho phép loại bỏ mâu thuẫn ấy một cách kịp thời. Quan điểm tổng hợp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình QLXH một cách khoa học, không có quan điểm tổng hợp thì không thể giải quyết những vấn đề quản lý hiện đại. Quan điểm này đòi hỏi phải xây dựng và áp dụng rộng rãi khoa học về QLXH, một khoa học có tính tổng hợp cao vì đối tượng của nó là tổng hợp của tất cả những chức năng quản lý. - Nguyên tắc phản ảnh. Trong QLXH, nguyên tắc này thể hiện tác dụng quyết định của tiến trình phát triển xã hội khách quan với chủ thể. Trong mỗi giai đọạn phát triển của xã hội, con người chỉ có thể đặt ra cho mình những nhiệm vụ mà tiến trình lịch sử của xã hội tạo ra những khả năng cần thiết khách quan để giải quyết chúng trong quá trình quản lý. Coi thường nguyên tắc phản ánh sẽ dẫn tới chủ nghĩa chủ quan trong QLXH. - Nguyên tắc thừa nhận tính chất biện chứng của quy luật phát triển khách quan về QLXH. Nguyên tắc này có tính chất thế giới quan, vạch rõ tính tất yếu của việc chuyển lên một hình thức quản lý cao hơn, nguyên tắc này cho phép thấy rõ phép biện chứng cũng như những biện pháp của việc chuyển lên hình thức quản lý mới ấy, đồng thời cũng chỉ rõ vai trò của những tập thể lao động và những tổ chức xã hội trong quá trình đó. Những nguyên tắc phương pháp luận chung của QLXH luôn vận động. Chúng phát triển cùng với sự phát triển của việc nhận thức các hiện tượng và quá trình xã hội, cùng với sự mở rộng phạm vi tác động tự giác đối với sự phát triển xã hội, cũng như cùng với sự thay đổi thường xuyên của bản thân xã hội và góp phần quan trọng vào việc tính đến sự phát triển của những nguyên lý quản lý ấy. Các nguyên tắc cụ thể trong QLXH: Nguyên tắc cơ địa chủ Nguyên tắc tổ chức quá trình quản lý; yêu cầu thực hiện quyết định quản lý mà theo đó thì phải phân biệt những người thừa hành cụ thể và phải giao cho họ những nhiệm vụ hoàn toàn xác định, việc thực hiện chúng là Gần thiết để đạt được mục đích đề ra. Việc vi phạm các yêu cầu của nguyên tắc có địa chỉ trong QLXH sẽ lảm nảy sỉnh tính không minh bạch trong quan hệ giữa người thừa hành và người quản lý, làm giảm bớt trách nhiệm, khả năng của họ trong việc thực hiện lợi ích đặc biệt của mình một cách có hại cho lợi ích chung, làm chệch sự định hướng có mục đích của quá trình quản lý. Nguyên tắc công khác Nguyên tắc liên hệ ngược trong hệ thống quản lý xã hội; yêu cầu thông báo kịp thời, rộng rãi và thường xuyên cho đối tượng quản lý biết về hoạt động của các chủ thể quản lý, vê tình hình hiện thực trong QLXH. Việc thực hiện nguyên tắc công khai đạt được nhờ báo cáo bắt buộc của các chủ thể quản lý trước đối tượng quản lý, về khả năng tiếp xúc với mọi thông tin về hoạt động của chúng, nhờ thảo luận toàn diện các vấn đề quan trọng nhất và các quyết định được thông qua. - Nguyên tắc công khai là phương tiện hình thành dư luận xã hội, lôi kéo đối tượng quản lý vào quá trình quản lý, nâng cao tính tích cực của họ, thực hiện sụ tác động của xã hội công dân tới nhà nước. Công cụ để thực hiện nguyên tắc công khai là các phương tiện thông tin đại chúng. Khả năng thực hiện nguyên tắc công khai phụ thuộc vào các bảo đảm pháp lý có trong xã hội, không phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực mà phụ thuộc vào tự đo ngôn luận. Nguyên tắc hệ thống trong QLXH. Yêu cầu thống nhất (với sự phân họá tương ứng) các hình thức hoạt động quản lý riêng biệt, quy định lẫn nhau trên cơ sở mục đích chung. Do vậy nguyên tắc hệ thống trong QLXH giả định phải có hoạt động có liên hệ mật thiết với nhau, tiến hành theo một phương hướng của các cơ quan quản lý khác nhau. Điều đó có nghiã không phải là sự phối hợp bình thường thông qua thoả thuận, mà là sự thống nhất hành động thành một chương trình có mục đích toàn vẹn, trong đó có các cơ quan quản lý riêng biệt, nhiệm vụ của chúng thê hiện như là những yếu tố phụ thuộc lẫn nhau, có vị trí và vai trò của mình trong quá trình thực hiện quá trình quản lý. Nguyên tắc hợp pháp trong QLXH. Là sự châp hành bắt buộc luật pháp và các văn bản pháp lý tương ứng với chúng của các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách, các công dân và các tổ chức xã hội. Nguyên tac họp pháp trong QLXH là nguyên tắc mang tính lập hiến của hệ thống chính trị xã hội, của chế độ nhà nước, của hệ thống QLXH. Nguyên tắc khách quan trong QLXH. Yêu cầu tính đến các quy luật phát triển của khách thể quản lý trong quá trình thực hiện các mục đích quản lý. Đặc diêm của nguyên tắc khách quan là một điêu quan trọng nói rằng việc tuân thủ (hay không) nguyên tắc này quy định trước hiệ quả áp dụng tất cả các nguyên tắc quản lý khác (nguyên tắc hệ thông, nguyên tăc công khai...). Tạo thành cơ sở của nguyên tắc khách quan là cả các khoa học xã hội lẫn các khoa học tự nhiên. Nghiên cứu xã hội học- điều quan trọng để thực hiện nguyên tắc khách quan trong QLXH. Nguyên tắc phân quyền. Là yêu cầu xây dựng cơ cấu quản lý nhà nước, thể hiện ở sự phân chia toàn bộ quyền lực nhà nước toàn vẹn thành một số nhánh. Nguyên tắc phân quyền là sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan nhà nước riêng biệt, tác động qua lại với nhau trên cơ sở có địa vị tương đối độc lập với nhau. Tính không tự đầy đủ của cảc cơ quan quyền lực nhà nước riêng biệt làm cho chúng phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình thực hiện quyển lực. Đồng thời địa vị độc lập của chúng xét từ góc độ thực hiện các thẩm quyền quản lý cũng không chó phép mỗi nhánh chiếm độc quyền quyền lực một cách riêng biệt. Nguyên tắc phân quyền là cơ sở đối với hệ thống kiềm chế và đối trọng, là điều kiện hoạt động của hệ thống quản lý dân chủ. Các nhánh quyền lực riêng biệt không thể cân sức về mặt địa vị của chúng trong hệ thống quyên lực nhà nước. Trong trường hợp ngược lại, những mâu thuẫn nảy sinh một cảch khách quan giữa chúng trong quá trình tác động qua lại sẽ không giải quyết được nhờ thủ tục pháp lý. Có địa vị mang tính quyết định là quyền lực nắm trong tay chức năng có mục đích của quản lý nhà nước, quyết định các mục đích chiến lược sự phát triển xã hội. Có mục đích như vậy trước hết được hình thành trong các cơ quan lập pháp trên cơ sở những lợi ích đặc biệt được thể hiện và tác động qua lại với nhau trong nó của cảc nhóm xã hội và các cộng đồng xã hội công dân. Phù hợp với nguyên tắc phân quyền, với tư cách các nhánh quyền lực riêng biệt trong hệ thống quản lý dân chủ, phân chia thành quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp. Đại diện cho quyền lập pháp là các cơ quan đại diện: Quốc hội, Nghị viện cho quyền hành pháp: Chính phủ; quyền tư pháp: Toà án. Nguvên tắc phức hệ trong QLXH, Là yêu cầu phải tính đến mọi phương diện trong mỗi hiện tượng xã hội phức tạp, đang chịu tác động của quản lý- các phương tiện kinh tế, xã hội, chính trị tinh thần...Nguyên tăc phức hệ trong OLXH biểu thị một phương diện đặc biệt của sự thực hiện cách tiếp cận hệ thống trong quản lý- không những tính đầy đủ và toàn vẹn về mặt tổ chức, mà cả tính đầy đủ cần thiết trong việc nắm bắt mọi phương diện của hiện tượng. Nguyễn tắc tối ưu, Là xác định hiệu quả đạt tới mục đích trong quả trình giải quyết các nhiệm vụ quản lý. Nguyên tắc tối ưu được đặc trưng bởi sự phối hợp các yếu to mâu thuẫn khác nhau trong quá trình hình thành trạng thải tốt nhất của hệ thống. Định hựớng khi đánh giá sự thực hiện đầy đủ nguyên tắc tối ưu có thể là phương án hoạch định cho phép đạt tới những tham số phù hợp tối đa với các khả năng phát triển của hệ thống khi có tính đến những hạn chế hiện có. Nguyên tắc tối ưu được sử dụng khi lập kế hoạch trong điều kiện tối ưu hoá sự kết hợp giữa hệ thống kinh tế tập trung với tính độc lập của các ngành kinh tế. Câu 14. Trình bày các phương pháp QLXH của nước? Nhà ngũ công chức có phẩm chất và trình độ phù hợp để tiến hành thực thi các phương pháp vận động và tuyên truyền. Nếu không được như vậy, phương pháp này sẽ không đạt hiệu quả. Phương pháp QLXH của Nhà nước là các biện pháp, thủ - Thứ ba, hệ thống luật pháp phải đồng bộ và thích hợp. thuật của các cơ quan quản lý Nhả nước áp dụng nhằm thực Việc vận động tuyên truyền sẽ không có ý nghĩa gì nếu đời hiện các chức năng và nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho; là sổng nhân dân không ngày càng được cải thiện, nâng cao. tổng thể các cách thức tác động có chủ đích và có thể có của 3. Các phương pháp tác động lên lợi ích Nhà nước đối với các hoạt động và quan hệ xã hội của các chủ KN: Các phương pháp tác động lên lợi ích trong QLXH của thể xã hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý xã hội đặt ra. nhà nước là các cách tác động có chủ đích và bằng các biện Các phương pháp QLXH của Nhà nước: pháp chi phối trực tiếp lên các lợi ích (vật chất và phi vật chất) 1. Các phương pháp hành chính của công dân, để tác động lên các hoạt động và các mối quan KN: Là các tác động mang tính pháp quyền của Nhà nước hệ vì mục tiêu xã hội đã được đặt ra. lên các hoạt động và các quan hệ xã hội nhằm hướng các hành Vai trò: Các phương pháp tác động lên lợi ích là các phương vi xã hội đạt tới mục tiêu QLXH đề ra. pháp tác động bổ sung của nhà nước sử dụng để QLXH, nó có Vai trò: Các phương pháp hành chính là các phương pháp cơ vai trò to lớn trong quản lý: bản mang đặc thù của nhà nước đùng để QLXH nhờ đó: - Chi phối lên một loại động cơ làm việc quan trọng của con Xác lập đựợc trật tự kỷ cương, môi trường pháp lý hợp lý và người (đó là động cơ tính toán hiệu quả đạt được trong các ổn định cho sự phát triển xã hội. hoạt động); nhờ đó biến con người thụ động thành con người - Giúp nhà nước giải quyết nhanh chóng mọi mâu thuẫn, chủ động, sáng tạo. xung đột xảy ra trong xã hội một cách hiệu quả nhất; đồng - Là phương pháp phù hợp với các phương pháp đã sử dụng thời phát triển được các nhân tố tích cực trong xã hội vì các trong quản lý kinh té, đáp ứng tốt nhu cầu đời sống của nhân mục tiêu đã được dự kiến. dân. - Giải quyết nhanh và có hiệu quả các tranh chấp với các xã - Gắn kết các phương pháp quản lý khác thành một chỉnh hội khác, góp phần tốt nhất bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn thể có tính hiện thực cao. vẹn lãnh thổ quốc gia. Điều kiện thực hiện: - Liên kết, gắn bó các phương pháp quản lỷ khác nhau thành - Các phương pháp tác động lợi ích trong QLXH của nhà một thể thống nhất. nước phải bảo đảm có sự cân xứng hợp lý giữa trách nhiệm, Điều kiện sử dụng: nghĩa vụ và lợi ích của công dân, của các tổ chức xã hội. Để sử dụng có hiệu quả các phương pháp hành chính trong - Giữa lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất, giữa lợi ích cá QLXH, nhà nước cần phải có đủ các điêu kiện sau: nhân và bộ phận với lợi ích của cả xã hội phải có sự gắn kết - Phải có một hệ thống luật pháp QLXH đồng bộ, đầy đủ, cụ hài hoà theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và mục tiêu thể, ổn định phù hợp với lợi ích của đông đảo công dân có tổ hướng tới của xã hội. chức và nắm giữ quyền lực xã hội. Phải có một hệ thống cơ quan chức năng với một đội ngũ - Phải có hệ thống các cơ quan quản lý chức năng cùng đội công chức thích hợp. ngũ công chức có trình độ, kiến thức, thạo việc, có nhân cách 4. Các phương pháp tự quản lý và trung thành tuyệt đối với chế độ xã hội. KN: Các phương pháp tự quản lý của nhà nước dùng để - Phải có các cơ quan thanh tra, kiểm soát nhà nước công QLXH là các phương pháp tác động gián tiếp của nhà nước tâm, có tay nghề và có đạo đức để giám sát việc thực thi các lên xã hội bằng đường lối, chủ trương, luật pháp lên các tổ phương pháp QLXH của các cơ quan chức năng nhà nước. chức xã hội cùng nhà nước thực hiện thành công các mục tiêu 2. Phuơng pháp vận động tuyên truyền quản lý đề ra. KN: Các phương pháp vận động tuyên truyền trong QLXH Vai trò: Các phương pháp tự quản lý góp phần phát huy tốt của Nhà nước là các tác động vê mặt tư tưởng, tình cảm, ý ý thức tự chịu trách nhiệm và khả năng tổ chức của các tổ thức trách nhiệm, niềm tin của nhà nước đối với công dân chức, nhóm, phân hệ trong xã hội; có thể tác động lên nhiều trong xạ hội để tạo ra sự đồng thuận và động cơ làm việc tích hoạt động và quan hệ xã hội mà dù muốn nhà nước cũng cực cho xã hội nhằm thực hiện thành công các mục tiêu quản không thể bao quát hết được. lý được xác định trong khuôn khố hiến pháp, pháp luật và thể Nó phù họp với xu thế mở rộng dân chủ và bình đẳng về chế xã hội. thông tin trong các xã hội ngày nay. Nó thực sự xây dựng nhà Vai trò: nước của dần, do dân và vì dân. - Các phương pháp vận động tuyên truyền tạo ra môi trường Điều kiện thực hiện: Các phương pháp tự quản lý của nhà đồng thuận về mặt tinh thân cho sự tồn tại và phát triển xã hội. nước sử dụng trong QLXH chỉ thu được kết quả khi: Các nhà nước được lòng dân thường dễ đàng vượt qua các trở. - Thể chế chính trị xã hội đủng đắn, luật pháp nghiêm minh; ngại trong quá trình phát triển. để các tổ chức, các phân hệ trong xã hội không hoạt động sai - Các phương pháp vận động tuyên truyền biến các công dân lầm và được tự chủ sáng tạo trong phạm vi cho phép trong các thụ động trở thành chủ động, có ý thức về các hành động của hoạt động và các mối quan hệ của bản thân. mình trong xã hội, xử lý các khiếm khuyêt sai sót của các - Các phương pháp tự quản lý của các tổ chức, phân hệ, phương pháp hành chính trong QLXH. phong trào xã hội phải phù hợp với đặc trưng xã hội và trong - Duy trì phát triển được sức mạnh của truyền thống dân tộc, khuôn khổ cho phép của thể chế chính trị và luật định xã hội; tiếp nhận có chọn lọc các thành tựu khác của các xã hội bên không làm vô hiệu hoá nhà nước. ngoài và biến chúng thành công cụ, sức mạnh có hiệu quả của dân tộc mình. Điều kiện sử dụng: - Thứ nhất, nhà nước phải có một đường lối và thể chế chính trị đúng đắn, bảo vệ và thể hiện được ý chí và nguyện vọng của đa số công dân trong xã hội. - Thứ hai, nhà nước phải có các cơ quan chức năng và đội Câu 15. Khái niệm, đặc trưng, tính chất QLXH của Nhà nước? Trong thời đại ngày nay, xã hội thể hiện rõ rằng nó được quản lý bằng nhiều kiểu, nhiều cách thức khác nhau và kiểu quản lý nào cũng đều quan trọng như nhau. Song vai trò chính trị và sự tác động chính trị bao giờ cũng giữ vị trí cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa lớn lao nhất. Đó là vì nội dung chủ yếu của chính trị là việc xác định phương hướng và cách thức cơ bản để phát triển xã hội. Vai trò nhà nước và sự quản lý của nó - QLNN đối với xã hội luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Vai trò QLNN trong hệ thống các chủ thể QLXH tăng lên do nhiều nguyên nhân, song trước hết do bản chất cùa nhà nước quy định. Chính bản chất nhà nước tạo cho QLNN có những đặc điểm là: Đặc điểm: - Nhà nước là một tổ chức xã hội duy nhất tập họp trong tổ chức của mình toàn thể nhân dân của đât nước không trừ một, ai. Đó là điểm khác biệt cơ bản giữa nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội khác, vi các tổ chức này chỉ tập hợp trong tổ chức của mình một bộ phận dân cư hoặc một nhóm người nào đó. Điều này tạo cho nhà nước khả năng thể hiện được ý chí, lợi ích, nhu cầu của các tầng lớp, các gỉai cấp trong xã hội, đồng thời tạo cho nhà nước khả năng thực hiện hai mặt: + Mặt giai cấp, đó là việc nhà nước thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị xã hội về mặt chính trị. Cho nên đây là chức năng chính trị của nhà nước. + Mặt có kết các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc trong xã hội; đó là chức năng xã hội của nhà nước. - QLXH của Nhà nước chính là khả năng sử dụng để tổ chức và điều chỉnh các hoạt động, các QHXH của Nhà nước; tác động có ý thức, buộc mọi người, mọi tổ chức vận động theo hướng đã định dẫn đến biến đổi kết cấu tổ chức và các QHXH. - Nhà nước là một tổ chức quyền lực. Quyền lực nhà nước là sức mạnh của ý chí chung mà nhà nước là người đại diện. - Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là người chủ sở hữu các TLSX chủ yếu của xã hội. Điều này làm cho quyền lực nhà nước vừa là quyền lực chính trị, vừa là quyền lực kinh tế và là người chủ sở hữu lớn nhất của xã hội. Trong xã hội hiện đại, hầu hết các nhà nước đều có xu hướng trở thành người chủ sở hữu lớn nhất của xã hội. Với ưu thế đó, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nắm lấy quyền định hướng toàn bộ hoạt động kinh tế của đất nước và thông qua đó, thực hiện các tác động định hướng sự phát triển của tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, thực hiện chức năng QLXH của mình. - Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có khả năng to lớn trong việc thu hút toàn thể nhân dân lao động tham gia vào công việc của Nhà nước. Do vậy, nó quyết định vai trò chủ thể QLXH của Nhà nước. Có thể nói, sự QLNN đối với xã hội đạt tới mức độ nào thi xã hội cũng được phát triển tới mức độ như thế. Bởi vậy, vấn đề phát triển bộ máy của nhà nước - chủ thể QLXH căn bản phải được quan tâm hàng đầu. Đặc trưng trong QLXH của Nhà nước: Là những hoạt động, tác động mang tính tổ chức và điều chỉnh nhằm đặt con người vào mối quan hệ nào đó, trong một lĩnh vực nào đó, trong một nhóm người nào đó…Tổ chức là xây dựng các mối quan hệ giữa người với người nhằm thực hiện một mục đích nhất định. Bởi vậy, mục đích là cơ sở để thiết lập ra tổ chức. Tổ chức không phải là những hoạt động mà chỉ tạo ra điều kiện cho các hoạt động thực tiễn; còn hoạt động, chính là sự tác động qua lại theo một trật tự, một quy trình định trước của các bên tham gia trong một quan hệ nhằm thực hiện mục đích đã được xác định. Như vậy, tổ chức chỉ tạo ra điều kiện cho hoạt động; còn để cho quan hệ đã được tổ chức ấy hoạt động phải thực hiện những tác động điều chỉnh. Đó là việc xác định một quy trình vận động, tác động qua lại lẫn nhau và việc điều chỉnh các hành vi trong quá trình thực hiện sự giao tiếp giữa các bên tham gia trong quan hệ, phù hợp với mục đích đã đề ra. Tính chất quyền lực trong QLNN, toàn bộ các tác động tổ chức và điều chỉnh của quản lý dựa trên cơ sở quyền lực Nhà nước. Chỉ có một sức mạnh cưỡng chế mới tổ chức được các cố gắng riêng lẻ thành cố gắng chung của xã hội. Nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lực, đại biểu cho ý chí chung của toàn xã hội, thông qua các cơ quan Nhà nước và đội ngũ công chức, tiến hành các hoạt động tổ chức và điêu chỉnh băng các biện pháp cưỡng chê khác nhau. Cưỡng chế là một hình thức biểu hiện của quyền lực. Quyền lực là sức mạnh của ý chí chung. Cưỡng chế ỉà việc sử dụng sức mạnh dưới hình thức vật chất hay tinh thần, pháp lý hay đạo lý, kinh tế hay phi kinh tế buộc mọi đối tượng xã hội phải phục tùng ý chí chung. Quyền lực nhà nước và QLNN đối với xã hội là hai mặt của một vấn đề. Bản thân quản lý là một quan hệ có tính quyền uy, quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền đề; còn quản lý lấy quyền uy làm điều kiện tồn tại. Quyền uy của QLNN chính là quyền lực nhà nước, bởi vậy khi thực hiện quyền lực chính là thực hiện sự quản lý. Trong quá trình quản lý, quyền lực nhà nước là một điều kiện làm phát sinh và duy trì quan hệ quản lý và do đó là phương tiện có hiệu quả nhất, quan ữọng nhất thực hiện sự quản lý của nhà nước đối với xã hội. Quyền lực nhà nước khi được xác lập và được trao cho các cơ quan nhà nước, cho công chức nhà nước dưới dạng thẩm quyền là để thực hiện việc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ và các hoạt động trong xã hội. Quyền lực NN được biểu hiện trong hệ thống các quy phạm pháp luật - điều kiện bảo đảm cho các tác động quản lý. Thực hiện các tác động quản lý chính là sự bảo đảm cho các quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế. Trong nhà nước pháp quyền XHCN không có sự tách biệt giữa quyền lực và quyền quản lý. QLXH của nhà nước là sự quản lý có tính khoa học và tính kế hoạch. Quản lý là sự biểu hiện khả năng của con người tổ chức và điều chỉnh các hoạt động và quan hệ của mình, như vậy quản lý bao giờ cũng được biểu hiện là những hoạt động có ý thức của con người. Con người nhận thức thế giới xung quanh, tổ chức nhau lại trong các quan hệ xã hội và điều chỉnh các quan hệ ấy để tác động vào thế giới xung quanh nhằm đem lại lợi ích cho mình. Sự hiểu biết về thế giới xung quanh càng sâu sắc bao nhiêu thì khả năng tự tổ chức và điều chỉnh cuộc sống cho con người càng có hiệu quả và phục vụ lợi ích con người càng tốt bấy nhiêu. Nhờ có sự hiểu biết ngày càng sâu sắc các quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy mà con người thực hiện các tác động tổ chức và điều chỉnh có căn cứ khoa học hơn, Trong QLXH XHCN, cơ sở tư tưởng và nhận thức thế giới là chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là cơ sở giúp chủ thể quản lý nhận thức thế giới và cải tạo thế giới, tổ chức và điều chỉnh các quá trình phát triển xã hội có căn cứ khọa học và theo đặc trưng và mục tiêu đã định. QLXH của nhà nước là những tác động quản lỷ mang tính liền tục, Bản chất của các quá trình xã hội là sự phát triển liên tục, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện…Vì thế để tạo ra một quá trình liên tục của sự phát triển xã hội, các tác động tổ chức và điều chỉnh cũng phải là những tác động liên tục. Mặt khác, quyền lực không những phải được thể hiện khắp nơi, khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn phải được thể hiện liên tục. Từ khâu ra quyết định đến tổ chức thực hiện quyết định và kiểm ừa các quá trình là một trong thể các tác động tổ chức và điều chỉnh được thực hiện nhằm tạo ra các quá trình phát triển xã hội và hình thành chu kỳ cua QLNN. Kết quả của mỗi chu kỳ QLXH cua nhà nước là sự phát triển xã hội trên từng lĩnh vực được thúc đẩy, các hoạt động và các quan hệ xã hội ngày càng phong phú và đa dạng, chất lượng xã hội được biến đổi theo hướng tích cực. Khái niệm: QLXH của nhà nước là sự tác động tổ chức và điều chỉnh mang tính quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội (các hoạt động và các quan hệ xã hội); là những tác động có căn cứ khoa học, có tính kế hoạch được tiến hành một cách liên tục để thực hiện các quá trình phát triển xã hội theo một mục tiêu đã định. Tính chất quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN đối với xã hội: - Tính chất chính trị: Nhà nước có vị trí trung tâm của các vấn đề chính trị, trên thực tế nó là cơ sở của mọi cơ sở chính trị. Mọi cuộc cách mạng xã hội là vấn đề chính quyền nhà nước, là giành lấy quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Vì vậy, quản lý nhà nước là sự tác động tổ chức và điều chỉnh mang tính quyền lực nhà nước lên các quá trình xã hội luôn thấm nhuần tính chất chính trị trong đó. Tính chất chính trị của QLNN có ý nghĩa to lớn trong việc xác định các chức năng, các hình thức và các phương pháp quản lý của nhà nước. Bộ máy nhà nước phải phù hợp với cơ sở chính trị của xã hội. Hiện nay, nhiệm vụ chính trị của cách mạng nước ta là tiếp tục đẩy mạnh quá trình đổi mới đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh. Đây cũng là bản chất của chế độ mà nhân dân ta đã lựa chọn. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với xã hội, tác động và điều chỉnh các hoạt động và quan hệ xã hội để giữ vững đặc trưng của xã hội và mục tiêu chinh trị đã đề ra. - Tính chất dân chủ: Đây là tính chất đặc thù và là thuộc tính của QLNN XHCN. Cùng với xu thế tiến bộ của nhân loại, nhà nước XHCN tạo mọi điều kiện để quần chúng nhân dân tham gia các quá trình phát triển xã hội và tham gia QLNN và QLXH. Trong QLXH, nhà nước XHCN có ba hình thức thực hiện quyền quản lý của mình: + Dân chủ trực tiếp, hình thức này nhân dân trực tiếp giải quyết các vấn đề quản lý nhà nước như mít tinh, biểu tình, trưng cầu ý dân... + Dân chủ đại diện, nhân dân bầu ra người đại diện của mình tham gia giải quyết các công việc nhà nước. + Hình thức chuyên nghiệp thực hiện chức năng QLNN. Đó là những người làm việc trong bộ máy nhà nước. Đây cũng là một hình thức dân chủ vì những người làm việc trong bộ máy nhà nước cũng là những đại biểu thuộc các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động, họ cũng từ nhân dân mà ra. Tuy nhiên, quản lý là một dạng lao động đặc biệt nên họ phải được đào tạo để có trình độ phù hợp với công việc. Mỗi hình thức nêu trên đều có vị trí quan trọng khi thực hiện quyền quản lý. Không có hình thức nào có thê bao trùm tất cả quá trình quản lý, mỗi hình thức đều có tính hai mặt, cho nên vấn đề là áp dụng các hình thức đó phải hài hòa và sử dụng đầy đủ các yếu tố tích cực củá từng hĩnh thức. - Tính chất khoa học: QLNN, bản thân nó là một khoạ học, hơn thế nữa QLNN còn tiếp thu thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Để thực hiện tốt chức năng QLXH, QLNN không chỉ nắm được các nguyên lý cơ bản của khoa học quản lý mà cần phải nắm vững các quy luật vận động của xã hội. Chính vì vậy, người cán bộ làm công tác QLNN phải nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phải có kiến thức xã hội học sâu săc bởi đây là khoa học nghiên cứu sự vận động của xã hội trên cơ sở các nhu cầu của con người và sự vận động của các nhóm người. Phải nắm vững khoa học tâm lý, vì đây là ngành khoa học nghiên cứu về hành vi xử sự của con người trong giáo tiếp và chi phối các tình huống trong đời sống con người. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả, người cán bộ quản lý phải nắm được khoa học pháp lý, phải nắm vững được đối tượng điều chỉnh của quy phạm pháp luật, ứng dụng các quy phạm ấy để giải quyết các vấn đề phảt sinh trong cuộc sống. Ngoài ra, người cán bộ quản lý còn cần có những tri thức nhất định về các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ...Người quản lý sẽ không thể làm việc được nếu thiếu sự tổng hợp của các tri thức hiện đại. - Tính chất tổng hợp: Xã hội là một tổng thể các lĩnh vực trong đó con người tiến hành các hoạt động vằ quan hệ nhằm đem lại lợi ích cho mình. Có thể chia thành các lĩnh vực sau: + Lĩnh vực kinh tế, là lĩnh vực trong đó con người tiến hành các hoạt động sản xuất và trao đổi sản phẩm, cùng những hoạt động khác phục vụ sản xuất và trao đổi. + Lĩnh vực chỉnh trị là lĩnh vực trong đó các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc quan hệ với nhau trên cơ sở lợi ích của mình, là lĩnh vực mà ở đó quyền lực nhà nước được thực hiện. +Lĩnh vực các hoạt động xã hội là lĩnh vực bao gồm các hoạt động nhằm phục vụ các nhu cầu ấy ngày càng được thỏa mãn tốt hơn. +Lĩnh vực tinh thần và tư tưởng là lĩnh vực trong đó con người tiến hành các hoạt động giao tiếp, trao đổi tư tưởng, xây dựng và thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa, tinh thần của con người. QLXH của Nhà nước đồng thời được thực hiện trên cả bốn lĩnh vực này, mặt khác, phải thực hiện sự kết hợp cả bốn lĩnh vực này thành một hoạt động thống nhất. Sự tồn tại và phát triển của từng cá nhân con người trong xã hội chính là kết quả của sự tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau của cả bốn yếu tố trên. Mỗi một lĩnh vực chỉ là một bộ phận các quan hệ xã hội hình thành trên lĩnh vực ấy, vì vậy không thể tách sự quản lý nhà nước khỏi từng lĩnh vực riêng biệt. Việc chia xã hội thành các lĩnh vực như trên chỉ mang tính hình thức, về bản chất, xã hội là một cơ thể thống nhất không tách rời./. Câu 16: Chủ thể, khách thể và bộ máy QLXH? 1. Chủ thể quản lý xã hội: Quản lý là những tác động do con người thực hiện để tổ chức và điều chỉnh hành vi của những con người khác nhau nhằm phối hợp các cố gắng riêng lẻ của từng người, từng nhóm người độc lập đối với nhau, thành một cố gắng chung, hướng vào việc biến đổi, cải tạo thế giới xung quanh, chinh phục thế giới ấy vì lợi ích của con người. Bởi vậy, quản lý là quan hệ giữa người với người trong một xã hội nhất định. Nói cách khác, quản lý là một dạng quan hệ xã hội có sự tham gia của các tác động tổ chức và điều hành, còn bên kia là sự tiếp nhận các tác động ấy, chuyển chúng thành các hành vi hoạt động cụ thể, tạo thành một quá trình vận động ăn khớp, nhịp nhành nhằm một mục đích chung. Trong quan hệ này, chủ thể quản lý là bên làm phát sinh các tác động tổ chức và điều chỉnh, còn bên kia là khách thể quản lý. Xã hội là một cộng đồng người được quản lý. Nhiều chủ thể thực hiện sự tác động quản lý lên xã hội hình thành hệ thống quản lý xã hội. Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, vai trò và sự tham gia thực hiện quản lý xã hội của các chủ thể quản lý có sự khác nhau cả về số lượng và chất lượng, tính chất và quy mô của quản lý. Những chủ thể quản lý xã hội bao gồm: Từng con người - thành viên của xã hội, là một chủ thể quản lý xã hội. Để tồn tại, con người phải lao động. Muốn lao động có kết quả - tức là lao động do con người tiến hành phải thỏa mãn được nhu cầu của minh - mỗi một con người phải biết tự tổ chức các hoạt động của mình và tự điều chỉnh các hành vi của mình cho phù hợp với quy luật khách quan của thế giới tự nhiên và xã hội quanh minh. Trong trường họp này, con ngưòi tự quán lý lấy mình. Các cộng đồng xã hội nhỏ, những cộng đồng này là cảc chủ thể quản lý xã hội, khi nó thực hiện sự tự quản lý trong nội bộ của cộng đồng. Tuy nhiên, các cộng đồng xã hội nhỏ được hình thành theo nhiêu nguồn gốc và dấu hiệu khác nhau; độ bền vững và khả năng có kết nội bộ khác nhau. Do đó, trình độ, tính chất và quy mô của sự tự quản lý cũng khác nhau. Các đoàn thể quần chúng là những tổ chức thành lập trên nguyên tắc tự nguyện và đại biểu cho lợi ích của một nhóm người có cùng nghề nghiệp, lứa tuổi hay giới tính. Vai trò chủ thể quản lý xã hội của các đoàn thể quần chúng được thực hiện thông qua các cơ quan đại diện của nó từ cơ sở đến trung ương. Bởi vậy, không gian tác động quản lý cùa nó bao trùm toàn xã hội. Đó là điều khác biệt đối với các cộng đồng xã hội nhỏ và các tập thể người lao động, tạo cho các đoàn thể quần chúng khả năng tham gia quản lý xã hội trong vai trò chủ thể của nó, được lớn hơn và tích cực hơn. Đảng cộng sản Việt Nam, với tư cách là một lực lượng chính trị, lãnh đạo các quá trình phát triển xã hội, do đó là chủ thể chủ yếu và quan trọng trong quản lý xã hội ở nước ta. Trong vai trò quản lý xã hội, Đảng vạch ra đường lối phát triển xã hội, đặt ra mục tiêu đó. Sự lãnh đạo của Đảng có nội dung cơ bản là tạo ra và bảo đảm sự phối hợp các cố gắng của từng chủ thể quản lý xã hội thành một cố gắng chung thống nhất, thành một sức mạnh tổng hợp hướng vào việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Nhà nước, từ bản chất của nó, đã khẳng định là một chủ thể quản lý xã hội có vai trò to lớn nhất và quan trọng nhất. Nhà nước là chủ thế trực tiếp và toàn diện của quản lý xã hội. Với tư cách là hình thức tổ chức xã hội, nhà nước, bằng hệ thống các cơ quan nhà nước và đội ngũ công chức, thực hiện chức năng tổ chức và điều chỉnh các quá trình xã hội, tức là tổ chức thực hiện trên thực tế đường lối chiến lược các mục tiêu và phương hướng phảt triển xã hội của Đảng. Các chủ thể quản lý xã hội đều có mục đích quản lý giống nhau về bản chất, tức là đều nhằm thực hiện cảc lợi ích, các nhu cầu của con ngưòỉ và vì vậy, chủ thể quản lý xã hội phải hiểu được cơ cấu nhu cầu của con người, các quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội để thực hiện các tác động quản lý. Cho nên các chủ thể quản lý xã hội đều có chung nội dung quản lý nhưng phạm vi và mức độ khác nhau. Sự phân biệt khác nhau giữa các chủ thể quản lý xã hội là hình thức và phương pháp thực hiện các tác động quản lý được quy định bởi vị trí xã hội, pháp lý và sức mạnh biểu hiện ý chí - quyền uy - của chủ thể quản lý xã hội. 2. Khách thể quản lý xã hội Quản lý xã hội được thực hiện thông qua toàn bộ các hoạt động và các quan hệ trong đời sống xã hội của con người. Bởi vậy những biểu hiện cơ bản nhất, chủ yếu nhất cửa các hiện tượng xã hội, đời sống xã hội, các nhóm xã hội tác động qua lại với nhau nhằm thực hiện lợi ích chung hoặc riêng là con người, các tổ chức, các cộng đồng lãnh thổ, các nhóm giai cấp xã hội...các hoạt động và hành vi của con người đêu là khách thể quản lý xã hội. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, toàn bộ các hiện tượng xã hội ấy, chính là các quá trình tái sản xuất ra các giá trị vật chất và tinh thần, các điều kiện xã hội nhằm phục vụ cuộc sống của con người. Hệ thống tái sản xuất ra các giá trị vật chất và tinh thần, các điều kiện sống của xã hội là hệ thống cơ bản của xã hội. Chính hệ thống này đã sản sinh ra các giá trị mà con người đã sử dụng nó để tồn tại và phát triển. Đến ngày nay con người đã tạo ra cho mình một hệ thống to lớn các lĩnh vực trong đó con người tiến hành các hoạt động sản xuất và tái sản xuất các giá trị vật chất và tinh thần, các điều kiện sống của con người. Hệ thống đó bao gồm các lĩnh vực tái sản xuất ra chính bản thân con người. Khách thể quản lý xã hội chính là tong thể các lĩnh vực ấy. 3. Quan hệ giữa khách thể và chủ thể quản lý Hệ thống quản lý trong xã hội là một hệ thống thứ bậc phức tạp với các khâu quản lỵ trung tâm và trung gian của nó. Hệ thống ấy luôn thay đổi, ngoài ra, một yếu tố căn bản của quản lý xã hội là việc chuyên hình thức quản lý tự phát sang những hình thức quản lý tự giác và mở rộng nhân tố tự giác. Quản lý xã hội là việc quản lý những mặt khác nhau của đời sống xã hội, những thể chế xã hội khác nhau và xã hội nói chung nhằm duy trì trạng thái vận động và hoạt động bình thường của hệ thống xã hội. Áp dụng vào xã hội, các hệ quản lý và bị quản lý thực hiện thành chủ thể, khách thể của quản lý. Phân hệ bị quản lý (khách thể) tiếp nhận và sử dụng mệnh lệnh của khối quản lý, còn phân hệ quản lý (chủ thể) thì xử lý thông tin nhận được và đưa ra những mệnh lệnh quản lý. Gữa khách thể và chủ thể quản lý có mối liên hệ và tác động qua lại chặt chẽ; đó là những mối liên hệ xuôi ngược, mối liên hệ đó thê hiện sự thống nhất biện chứng cùa chủ thể và khách thể quản lý. Quản lý thực hiện chức năng tích cực, nhưng nó lại chịu tác động của bị quản lý. Khách thể quản lý xã hội bao giờ cũng là tập thể cụ thể, một cộng đồng người nhất định (có thể cả xã hội hay nhóm người..) và các mối quan hệ giữa chúng, nhưng vì xã hội nói chung (là một hệ thống) lại tự quản lý nên không có một chủ thể quản lý nào ở bên ngoài nó và vì vậy những khách thể quản lý vừa là những hệ thống bị quản lý, vừa là những hệ thống tự quản lý. Vì mỗi tập thể cụ thể là một yếu tố, là một bộ phận không tách rời của cái toàn bộ, vì vậy chịu ảnh hưởng của cái toàn bộ, phải điều chỉnh hoạt động của mình theo hoạt động của cái toàn bộ, tức là phải bị quản lý từ một trung tâm quản lý chung nào đó. Có thể nói rằng, trong hệ thống phức tạp ấy (xã hội nói chung), sự phân chia thành chủ thể và khách thể quản lý chỉ có tính quy ước hoặc tương đối, bởi vì cùng hệ thống, tùy theo quan hệ khác nhau khi đóng góp vai trỏ khách thể, khi đóng góp vai trò chu thể của quản lý. Quan hệ giữa các khâu trong hệ thống quản lý (trong cơ cấu quản lý) được xây dựng trên cơ sở phụ thuộc lân nhau và phối hợp với nhau. Những quan hệ ấy do phân công lao động và những yêu cầu của quá trình công nghệ quy định. Để đạt mục đích thường dùng những phương tiện hoạt động quản lý khác nhau: Mệnh lệnh, chỉ thị, khuyến khích, trừng phạt, giáo dục. Đặc bỉệt là công tác giáo dục liên quan rất chặt chẽ với phát triển sản xuất và xã hội nói chung. Quá trình giáo dục là một hịên tượng xã hội phức tạp đòi hỏi phải được quản lý và phát triển có kế hoạch. Vai trò của người lãnh đạo trong quá trình giáo dục là một vai trò hai mặt. Một mặt tham gia vào việc tổ chức và quản lý giáo dục, mặt khác bản thân họ làm chức năng giáo dục. Như vậy, người lãnh đạo không chỉ là người quản lý, mà còn là người giáo dục, không chỉ tác động tới tập thể bằng lời nói mà bằng tấm gượng cá nhân của mình. Và bởi vì ảnh hưởng của chủ thể quản lý đối với khách thể quản lý bằng hai kênh: Những mệnh lệnh và quyết định quản lý cũng như phương tiện giáo dục nên mối liên hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý có thể chia thành hai loại: liên hệ xuôi mệnh lệnh, liên hệ xuôi giáo dục.Khi giáo dục tập thể, người quản lý không được đứng trên tập thể. Họ cũng chịu ảnh hưởng của tập thể, trước hết là chịu ảnh hưởng của tập thể. Do đó, tập thể vừa là đối tượng chịu giáo dục lại vừa là người giáo dục tập thể cho thành viên cũng như cho những cán bộ quản lý. Đó cũng chính là quan hệ biện chứng giữa chủ thể và khách thể của quản lý xã hội. Anh hưởng của khách thể đôi với chủ thể không chỉ giới hạn ở tác động giáo dục, tập thể còn có chức năng kiểm tra, nên tập thể không chỉ giữa vai trò thụ động mà còn giữa vai trò chủ động. Câu 17. Hãy phân tích những quan điểm cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin về con người. Việc xây dựng và phát huy vai trò và nhân tố con người ở nước ta hiện nay. Bài làm Con người là một đề tài cũ nhưng nghiên cứu nó luôn luôn là một vấn đề mới không bao giờ kết thúc và ngày nay, vấn đề con người luôn có vị trí cao nhất và bao trùm là chiến lược của mọi chiến lược. Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị (khóa VI) chỉ rõ: phải quán triệt quan điểm cơ bản của Đảng là coi trọng con người, coi con người là động lực quan trọng nhất, là mục tiêu phục vụ và xây dựng của mọi hoạt động KT-XH. 1. Quan điểm của CN Mác Lênin về con người: - Con người vừa là một thực thể tự nhiên có cấu trúc sinh học, vừa là một thực thể xã hội mang bản chất xã hội. Nói đến bản chất “thực thể tự nhiên” của con người là nói đến tiền đề vật chất, nói đến nhu cầu ăn uống, đi lại, hoạt động của cơ thể sống con người. Tuy nhiên đặc trưng cơ bản riêng có của con người là bản chất xã hội. Con người phát triển cao hơn các con vật khác là nhờ thông qua quá trình lao động. Nhờ tác động của tự nhiên và xã hội mà con người ngày càng được phát triển nâng lên về mọi mặt, nhờ đó mà những hành vi có tính sinh vật, tình cảm bản năng của con người đang mang tính xã hội, tình người khác hẳn ở con vật. Con người hoạt động có ý thức không lệ thuộc vào tự nhiên mà con người còn có thể cải tạo tự nhiên tốt hơn. Con người là sự thống nhất biện chứng giữa mặt vật chất và mặt tinh thần, giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Con người bên cạnh những nhu cầu lợi ích về tinh thần còn có cả nhu cầu lợi ích về vật chất, không được tuyệt đối hóa một mặt nào. Nếu chúng ta đề cao, tuyệt đối hóa bản chất tư nhiên của con người, phủ nhận mặt xã hôi thì sẽ rơi vào tình trạng hạ thấp con người, thậm chí xem con người ngang hàng con vật. Nếu tuyệt đối hóa mặt xã hội, phủ nhận mặt sinh học của nó thì ta sẽ rơi vào quan điểm duy tâm, không thừa nhận coi người hiện thực hoặc xem con người phi hiện thực. Con người vừa chịu sự tác động của qui luật tự nhiên vừa chịu sự tác động của qui luật xã hội. - Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội (quan hệ về chính trị, đạo đức, pháp quyền, tôn giáo, kinh tế… trong đó, quan hệ SX có ý nghĩa quyết định). Muốn thay đổi bản chất của con người thì cần thay đổi các mối quan hệ xã hội của nó và điều này thì không dễ dàng. - Với bản chất xã hội, con người luôn gắn bó chặt chẽ với đồng loại, đồng thời lại là những cá nhân với ý nghĩa ngày càng đầy đủ. Xã hội càng phát triển, thì một mặt mối liên hệ cộng đồng giữa người và người ngày càng trở nên bền vững, nhưng mặt khác mỗi con người ngày càng có xu hướng “tách biệt” thành những cá nhân độc lập. - Con người với tư cách là những cá nhân độc lập nhưng luôn sống trong mối quan hệ xã hội của cộng đồng, như cộng đồng dân tộc, cộng đồng giai cấp, cộng đồng nhân loại… Con người bao giờ cũng có nhu cầu sở thích riêng, có cá tính. Tính cá nhân của con người chỉ được khẳng định kể từ khi phương thức sản xuất TBCN ra đời với nền SX hàng hóa lấy kinh doanh làm cơ sở, con người trở thành động lực của cuộc cách mạng tư sản, điều này là sự tiến bộ. (Trong chế độ phong kiến thì con người lệ thuộc vào các vị vua, chúa). Tuy nhiên, nếu tính cá nhân được đẩy lên quá cao thì sẽ trở thành chủ nghĩa cá nhân. Để tránh hạn chế đó, xã hội XHCN lấy mục đích vì sự phát triển con người khắc phục chủ nghĩa cá nhân. - Trong xã hội có giai cấp, con người cũng mang tính giai cấp, đó là sự đồng nhất giữa các cá nhân có cùng lợi ích, trong mối quan hệ đó các cá nhân từng bước nhận thức lợi ích riêng chỉ được thực hiện khi lợi ích chung trở thành động lực chi phối hành vi của con người. Do vậy, phải đứng trên lập trường quan điểm của giai cấp mình để giải quyết mọi việc, tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa tính giai cấp, không nên đối lập với dân tộc và nhân loại bởi vì con người bao giờ cũng hiện diện như là một phần tử của một giai cấp, thành viên của một dân tộc (thể hiện qua ngôn ngữ, tình cảm, tính cách tâm lý). Ngoài ra, cùng với tính giai cấp, tính dân tộc con người còn có tính nhân loại, đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức, lý trí, tình cảm của con người trong xã hội. Trong chế độ CNXH, các giai cấp và tầng lớp xã hội đều xích lại gần nhau, mối quan hệ xã hội dần dần được điều chỉnh, đó là mảnh đất hội nhập những lợi ích giai cấp chân chính, những bản sắc dân tộc đậm đà và bền vững, hướng con người vào sự phát triển toàn diện và vươn tới sự hoàn thiện. - Con người vừa mang tính thời đại, vừa mang tính lịch sử. Trong mỗi thời đại, con người có một hệ tiêu chí riêng trong đó con người là tiêu điểm phản ánh trình độ văn minh của thời đại đó. Mỗi thời đại có một mẫu người riêng, đặc trưng cho thời đại đó. Tuy nhiên con người của thời đại mới bao giờ cũng được hình thành bắt đầu từ những giá trị truyền thống được kết tinh trong lịch sử dân tộc, đất nước. Con người mang tính lịch sử bởi vì nó vừa có kiến thức những giá trị tích cực, tinh hoa của quá khứ đồng thời vừa mang những hạn chế, tiêu cực của quá khứ. Sự kết hợp đúng các giá trị lịch sử với các giá trị tiến bộ của thời đại, trong đó có các giá trị truyền thống được bổ sung, nâng lên và hoàn thiện từng bước, con người XHCN góp phần phát huy vai trò nhân tố con người. - Con người vừa là sản phẩm đồng thời vừa là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Trong tiến trình phát triển của lịch sử, con người lại qui định bởi các mối quan hệ xã hội, đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn con người thúc đẩy xã hội phát triển tiến lên. Con người luôn là mục tiêu, đồng thời luôn là năng lực của tiến trình cách mạng theo hướng tiến bộ. Có hiện thực hóa được vấn đề đó thì cách mạng mới dành được thắng lợi. Tóm lại, chủ nghĩa Mác-Lênin đã đặt ra và giải quyết vấn đề con người một cách nhất quán triệt để. chủ nghĩa MácLênin là học thuyết giải phóng con người, tôn vinh con người, con người ở đây là con người chủ thể sáng tạo ra lịch sử, là giá trị xã hội, văn hóa cao nhất trong các giá trị vật chất tinh thần của lịch sử. 2. Việc xây dựng và phát huy vai trò và nhân tố con người ở nước ta hiện nay a. Những đặc trưng cơ bản của con người mới XHCN : Quán triệt những quan điểm của CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM về vấn đề con người, Đảng ta luôn coi con người là mục tiêu, là nhân tố quyết định của công cuộc CNH, HĐH đất nước. Đảng ta đã từng bước đề ra mục tiêu xây dựng con người XHCN ở nước ta. Con người XHCN là sản phẩm của mối quan hệ kinh tế - xã hội của xã hội XHCN, nó từng bước hình thành trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cùng với quá trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Bác Hồ nói: muốn xây dựng CNXH trước hết cần có con người XHCN. Con người XHCN có những đặc trưng cơ bản sau: Một là, có ý thức, có trình độ, năng lực làm chủ và đồng thời được tạo điều kiện để thực hiện năng lực làm chủ của mình. Chế độ XH XHCN nhằm giải phóng con người, xây dựng cơ sở thống nhất lợi ích cá nhân, tập thể và lợi ích XH. Hai là, con người lao động kiểu mới, am hiểu công việc của mình, có sức khỏe, lao động có kỷ thuật, có kỷ luật đồng thời có trách nhiệm trong công việc của mình làm, biết hưởng thụ và biết gắn lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích XH. Ba là, có lối sống VH và tình nghĩa. Bốn là, có lòng yêu nước, yêu CNXH, tình thương yêu giai cấp, đồng loại, có tinh thần quốc tế chân chính của GCCN. b. Nhân tố con người Trong Chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2010, Đảng ta xác định phát huy nhân tố con người có ý nghĩa quyết định và quan trọng nhất. Nhân tố con người là tổng thể các yếu tố thuộc về thể chất và tinh thần, về trình độ chuyên môn, về tay nghề, về phẩm chất đạo đức, về vị thế xã hội … tạo nên năng lực của con người mà năng lực đó nếu biết phát huy sử dụng tốt, nó sẽ trở thành động lực to lớn thúc đẩy xã hội phát triển. Nhân tố con người được xem là nhân tố quyết định trong 4 nguồn lực của sự phát triển, bởi vì để có thể phát huy, khai thác tốt các nguồn lực về tài nguyên, vị trí địa lý và vốn phải thông qua con người - tức là nguồn lực (nhân tố) con người. Thực chất của việc phát huy nhân tố con người ở nước ta hiện nay là nâng cao chất lượng cuộc sống và phát huy vai trò của con người cho sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước. c. Những phương hướng chủ yếu phát huy vai trò nhân tố con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay: Nước ta hiện nay đang trong thời kỳ chuyển mình sang phát triển nền KT hàng hóa nhiều thành phần, vấn đề con người luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm phát triển. Song trong thực tế vẫn còn một số vấn đề về con người ở từng nơi, từng lúc có những tình trạng cần phải quan tâm khắc phục: Đó là những vấn đề điểm nóng ở Thái Bình, Tây Nguyên vừa qua, tuy mặt nổi là vấn đề dân tộc, tôn giáo nhưng sâu xa phải nói đến yếu tố con người ở đây chưa được phát huy đầy đủ tại các địa phương, do hệ thống hệ thống chính trị cở sở ở đó quan liêu, xa rời nhân dân, không quan tâm hay quan tâm không đầy đủ đến lợi ích của nhân dân lao động cả về vật chất và tinh thần, cán bộ cơ sở tham nhũng, yếu kém năng lực phẩm chất đã gây ra tình trạng vừa qua. Mặt khác tình trạng người dân đi khiếu kiện trong cả nước hiện nay tranh chấp về đất đai, giá cả bồi hoàn, giải tỏa để xây dựng các công trình… có lúc thành điểm “nóng” mà chính phủ phải đứng ra giải quyết, cho thấy thực hiện việc khiếu kiện cho người dân là chưa đúng, từng lúc từng nơi ức hiếp dân, không dân chủ, quan liêu, tham nhũng. Về KT, tuy nhà nước ta đã có nhiều chính sách về người lao động (Luật lao động), các tổ chức công đoàn trong các đơn vị KT (quốc doanh và ngoài quốc doanh) có tiến bộ một bước trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, tạo điều kiện cho người lao động phát huy quyền làm chủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi không hoặc chưa phát huy quyền làm chủ của người lao động hay quyền làm chủ còn hình thức; áp đặt trong lao động, thực hiện chi trả lương cho công nhân không đúng, không đủ, không công bằng và bất hợp lý giữa các ngành nghề. Còn một số tổ chức Công đoàn cơ sở KT chưa thực sự quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động nhất là chưa bảo vệ được quyền lợi cho người lao động làm việc trong các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và trong xuất khẩu lao động. Nền KT thị trường cũng tạo sự phân hóa giàu, nghèo sâu sắc, xuất hiện một số người bị nhiễm lối sống thực dụng chạy theo “đồng tiền”, các bất bình đẳng trong XH, trong cuộc sống và ngay cả trong từng gia đình còn nhiều bất công, làm ảnh hưởng nền tảng đạo đức truyền thống của con người VN. Trong tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã sớm có phương hướng, giải pháp khắc phục bằng các chính sách, kịp thời điều chỉnh để thực hiện quyền con người, khắc phục một bước các tiêu cực của XH. Về sử dụng con người trí thức ở nước ta tuy có chiến lược phát triển nhưng do sự thiếu đồng bộ và chưa thật sự tạo mọi điều kiện cho mọi tài năng của con người được phát huy một cách tốt nhất, mà còn nặng chính sách bao cấp thể hiện ở chế độ đãi ngộ vật chất, chưa quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng kỷ thuật để cho khoa học phát triển, chưa tận dụng được chất xám và nhân tài, còn phân biệt đối xử giữa các tầng lớp trí thức, phân biệt hoặc ưu tiên ngành khoa học này không phát triển ngành khoa học khác, điều đó làm cho con người ở nước ta thiếu sáng tạo và không cồng hiến nhiều cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Để phát huy vai trò nhân tố con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã đề ra một số phương hướng chủ yếu sau: - Một là, xây dựng và thực hiện một chính sách XH đúng đắn và phù hợp vì lợi ích của con người, do con người hay vì hạnh phúc con người. Trên cơ sở lấy con người làm mục tiêu của sự phát triển, mọi sự phát triển phải xoay quanh con người chứ không phải con người xoay quanh mọi sự phát triển. Khi nói con người có vai trò to lớn, không phải là khai thác không có định hướng mà phải trên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng con người, tạo ra môi trường sống lành mạnh, tôn trọng bằng cách phát triển nét độc đáo ưu điểm của từng cá nhân. - Hai là, Phát triển nền KT hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, nền KT đó phải đảm bảo vừa là phương thức nền tảng để phát huy vai trò khai thác nhân tố con người có hiệu quả nhất, vừa là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ những khả năng, năng khiếu của mình. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành giúp giải phóng mọi sức SX, mọi tiềm năng của xã hội, sự quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo các cá nhân khai thác tốt nhất các tiềm năng đó của đất nước, đồng thời tạo điều kiện cho con người lao động sáng tạo, năng động hơn, phát triển KHKT, từ đó tác động trở lại phát triển con người. Nhưng cũng cần phải luôn lưu ý, nền kinh tế hàng hóa có mặt trái của nó và là nguyên nhân làm hạn chế việc nâng cao hiệu quả phát triển con người. Nó làm cho con người dễ chạy theo lối sống thực dụng, coi trọng đồng tiền. Vì vậy, nhà nước cần phải có sự kiểm tra, kiểm soát, điều tiết kịp thời làm hạn chế những nảy sinh tiêu cực trong cơ chế thị trường. - Ba là, Xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh, bảo đảm cuộc sống an toàn cho mọi người và an ninh cho xã hội. Ngăn chặn và trừng trị có hiệu quả những hành vi xâm phạm đến tài sản, phẩm giá của từng cá nhân trong cộng đồng; bảo vệ người lao động, trừng trị những người vì lợi ích trước mắt của cá nhân mình mà làm tổn hại đến sức khỏe người khác; đồng thời thực hiện dân chủ hóa trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đảm bảo người dân thực sự làm chủ xã hội của mình theo đúng tiêu chí: Nhà nước của dân, do dân và vì dân; chống tham ô, tham nhũng; thực hiện công bằng xã hội nhất là về mặt phân phối lợi kinh tế . - Bốn là, Thực hiện cuộc cách mạng XHCN trên lĩnh vực văn hóa tinh thần, tạo điều kiện xây dựng cho người lao động có một đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú. Trong phát triển kinh tế thì phải lấy văn hóa làm mục tiêu phát triển. Quan tâm đổi mới giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo tay nghề, đào tạo nhân tài và thực hiện tốt việc chăm lo sức khỏe của con người, chăm lo đời sống tinh thần nhân dân. - Năm là, xây dựng và thực hiện giá trị, thang bậc giá trị của người lao động trong đời sống xã hội để khuyến khích các cá nhân hoạt động tích cực, sáng tạo; nhằm thực hiện việc phân phối một cách tốt nhất, hạn chế thái độ ỷ lại, trông chờ hay lao động không chân chính. Tóm lại, trên cơ sở lý luận của CN Mác-Lênin về con người, trong tiến trình cách mạng Đảng ta đã từng bước đề ra mục tiêu xây dựng con người XHCN ở nước ta. Các Văn kiện Đại hội IV, V và VI của Đảng ta đã xác định những đặc trưng cơ bản của con người mới XHCN là: con người lao động kiểu mẫu, có tinh thần và năng lực làm chủ, có tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản, có lối sống lành mạnh, trong sáng, văn minh./. Câu 18: Vai trò của NN trong QLXH? (Nhà nước là chủ thể quan trọng nhất trong QLXH). Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin thì Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, Nhà nước là công cụ để thể hiện ý chỉ của giai cấp thống trị, nhằm bảo vệ lợi ích thống trị trong XH. Nhà nước mang tính XH, bảo vệ các lợi ích thiết yếu của mọi thành viên trong XH, có trách nhiệm phải giải quyết những vấn đề do XH đặt ra. Để QLXH thì chủ thể phải lả những tổ chức, chủ thể thể hiện ở những hình thức, hoạt động của những quan hệ quản lý. VD: NN, tổ chức khác. Hình thức đó bao hàm các tổ chức thực hiện quản lý các lĩnh vực hoạt động khác nhau, phù hợp với nhu cầu và quy luật XH. Các chủ thể QLXH với chức năng quản lý riêng, bảo đảm bằng quyền lực. 1. Nhà nước trong QLXH: a. Quan niệm về NN trong QLXH: Trong thời đại ngày nay, xã hội thể hiện rõ rằng nó được quản lý băng nhiều kiểu, nhiều cách thức khác nhau và kiểu quản lý nào cũng đều quan trọng như nhau. Song vai trò chính trị và sự tác động chính trị bao giờ cũng giữ vị trí cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa lớn lao nhât. Đó là vì nội dung chủ yếu của chính trị lả việc xác định phương hướng và cách thức cơ bản để phát ừiển xã hội. Từ vai trò của chính trị trong đời sống xã hội, bản chất của Nhà nước quy định ỷ chỉ lợi ích nhu cầu: lợi ích nhu cầu, ý chí của tất cả. Vai trò nhà nước và sự quản lý của nó - QLNN đối với xã hội luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Vai trò QLNN trong hệ thống các chủ thể QLXH tăng lên do nhiều nguyên nhân, song trước hết do bản chất của nhà nước quy định. Chính bản chất nhà nước tạo cho QLNN cỏ những đặc điểm là: * QLNN có những đặc điểm là: Nhà nước là một tổ chức xã hôi duy nhất tập hợp trong tổ chức của mình toàn thể nhân dân của đất nước không trừ một ai. Đổ là điểm khác biệt cơ bản giữa nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội khác, vì các tổ chức này chỉ tập hợp trong tổ chức của mình một bộ phận dân cư hoặc một nhóm người nào đó. Điều này tạo cho nhà nước khả năng thể hiện được ý chí, lợi ích, nhu cầu của các tầng lớp, các giai cấp trong xã hội, đồng thời tạo cho nhà nước khả năng thực hiện hai mặt: + Mặt giai cấp, đó là việc nhà nước thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị xã hội về mặt chính trị. Cho nên đây là chức năng chính trị của nhà nước. + Mặt có kết các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc trong xã hội; đó là chức năng xã hội của nhà nước. QLXH của Nhà nước chỉnh là khả năng sử dụng để tổ chức và điều chỉnh các hoạt động, các QHXH của Nhà nước; tác động có ý thức, buộc mọi người, mọi tổ chức vận động theo hướng đã định dẫn đên biến đổi kết cấu tổ chức và các QHXH. VD: Muốn ổn định XHphải giải quyết tốt mối quan hệ về điều hòa lợi ích. Nhà nước là một tổ chức quyền lực. Quyền lực nhà nước là sức mạnh của ý chí chung mà nhà nước là người đại diện, là khả năng mà nhà nước có thể buộc các thành viên trong XH phải phục tùng ý chí chung đó. Để thể hiện quyền lực và ý chí của mình Nhà nước xây dựng hệ thống PL, tổ chức ra bộ máy và dựa vào đó thực hiện vai trò QLXH của mình. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là người chủ sở hữu lớn nhất của XH, sở hữu các TLSX chủ yếu của xã hội. Điều này làm cho quyền lực nhà nước vừa là quyền lực chính trị, vừa là quyền lực kinh tế và là người chủ sở hữu lớn nhất của xã hội. Trong xã hội hiện đại, hầu hết các nhà nước đều có xu hướng trở thành người chủ sở hữu lớn nhất của xã hội. Với ưu thế đó, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nắm lấy quyền định hướng toàn bộ hoạt động kinh tế của đất nước và thông qua đó, thực hiện các tác động định hướng sự phát triển của tất cả các lĩnh vực ừong đời sống xã hội, thực hiện chức năng QLXH của mình. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là 1 chế độ dân chủ của nhân dân lao động tự tổ chức lấy cuộc sống của mình, có khả năng to lớn trong việc thu hút toàn thể nhân dân lao động tham gia vào công việc của Nhà nước. VD: Có quan hệ thì mới có tương lai. Những đăc điểm trên của Nhà nước XHCN quyết đinh vai trò chủ thể QLXH của Nhà nước. Có thể nói, sự QLNN đối với xã hội đạt tới mức độ nào thì xã hội cũng được phát triển tới múc độ như thế. Bởi vậy, vấn đề phát triển bộ máy của nhà nước - chủ thể QLXH căn bản phải được quan tâm hàng đầu. b. Khái niệm QLXH của Nhà nưởc QLXH của NN là sự biểu hiện khả năng mà XH có thể sử dụng để tổ chức và điều chỉnh các hoạt động và các quan hệ của mình. XH chỉ phát triển được nhờ ý thức của con người, con người nhờ ý thức đã nhận thức được thế giới xung quanh minh, hình thành kế hoạch tác động vào thế giới tự nhiên để tạo nên cuộc sống cho mình, con người liên kết với nhau tạo nên các quan hệ XH. QLXH của NN chính là biểu hiện năng lực của con người trong việc tổ chức và điều chỉnh các hoạt động các quan hệ XH một cách có ý thức dưới 1 hình thức tổ chức xã hội nhất định đó là tổ chức NN. QLXH của NN không phải chỉ là ra các quyết định mà chủ yếu là kết quả thực hiện các QĐ đó. QLXH của NN chính là tác động có ý thức lên quá trình phật triển XH, lên nhận thức của con người, buộc mọi người, mọi tổ chức XH phảỉ vận động theo 1 hướng đã định, tạo nên những thay đổi thật sự ừong đời sống XH và cải tạo được XH. => Tóm lại: QLXH của nhà nước là sự tác động tổ chức và điều chỉnh mang tính quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội (các hoạt động và các quan hệ xã hội); là những tác động có căn cứ khoa học, có tính kế hoạch được tiến hành một cách liên tục để thực hiện các quá trình phát triển xã hội theo một mục tiêu đã định. * QLXH của Nhà nước có những đăc trưng sau: Là những hoạt động, tác động mang tính tỗ chức và điều chỉnh nhằm đặt con người vào mối quan hệ nào đó, trong một lĩnh vực nào đó, trong một nhỏm người nào đó...Tổ chức là xây dựng các mối quan hệ giữa người với người nhằm thực hiện một mục đích nhất định. Bởi vậy, mục đích là cơ sở để thiêt lập ra tổ chức. Tổ chức không phải là những hoạt động mà chỉ tạo ra điêu kiện cho các hoạt động thực tiễn; còn hoạt động, chính là sự tác động qua lại theo một trật tự, một quy trình định trước của các bên tham gia trong một quan hệ nhằm thực hiện mục đích đã được xác định. Như vậy, tổ chức chỉ tạo ra điều kiện cho hoạt động; còn để cho quan hệ đã được tổ chức ấy hoạt động phải thực hiện những tác động điều chỉnh. Đó là việc xác định một quy trình vận động, tác động qua lại lẫn nhau và việc điều chỉnh các hành vi trong quá trình thực hiện sự giao tiếp giữa các bên tham gia trong quan hệ, phù hợp với mục đích đã đề ra. Tính chất quyền lực trong QLNN, toàn bộ các tác động tổ chức và điều chỉnh của quản lý dựa trên cơ sở quyền lực Nhà nước. Chi có một sức mạnh cưỡng chế mới tổ chức được các cố gắng riêng lẻ thành cố gắng chung của xã hội. Nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lực, đại biểu cho ý chí chung của toàn xã hội, thông qua các cơ quan Nhà nước và đội ngũ công chức, tiến hành các hoạt động tổ chức và điều chỉnh bằng các biện pháp cưỡng chế khác nhau. Cưỡng chế là một hình thức biểu hiện của quyền lực. Quyền lực là sức mạnh của ý chí chung. Cưỡng chế là việc sử dụng sức mạnh dưới hình thức vật chất hay tinh thần, pháp lý hay đạo lý, kinh tế hay phi kinh tế buộc mọi đối tượng xã hội phải phục tùng ý chí chung. Quyền lực nhà nước và QLNN đối với xã hội là hai mặt của một vấn đề. Bản thân quản lý là một quan hệ có tính quyền uy, quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền đề; còn quản lý lấy quyền uy làm điều kiện tồn tại. Quyền uy của QLNN chính là quyền lực nhà nước, bởi vậy khi thực hiện quyền lực chính là thực hiện sự quản lý. Trong quá trình quản lý, quyền lực nhà nước là một điều kỉện làm phát sinh và duy ừì quan hệ quản lý và do đó là phương tiện có hiệu quả nhất, quan trọng nhất thực hiện sự quản lý của nhà nước đối vởi xã hội. Quyền lực nhà nước khi được xác lập và được trao cho các cơ quan nhà nước, cho công chức nhà nước dưới dạng thẩm quyền là để thực hiện việc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ và các hoạt động trong xã hội. Quyền lực nhà nước được biểu hiện trong hệ thống các quy phạm pháp luật. Như vậy, hệ thống các quy phạm pháp luật là điều kiện bảo đảm cho các tác động quản lý. Thực hiện các tác động quản lý chính là sự bảo đảm cho các quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế. Trong nhà nước pháp quyền XHCN không có sự tách biệt giữa quyền lực và quyền quản lý. QLXH của nhà nước là sự quản lý có tính khoa học và tính kế hoạch. Quản lý là sự biểu hiện khả năng cùa con người tô chức và điều chỉnh cảc hoạt động và quan hệ của mình, như vậy quản lý bao giờ cũng được biểu hiện là những hoạt động có ý thức của con người. Con người nhận thức thế giới xung quanh, tổ chức nhau lại trong các quan hệ xã hội và điều chỉnh các quan hệ ấy để tác động vào thế giới xung quanh nhằm đem lại lợi ích cho mình. Sự hiểu biết về thế giới xung quanh càng sâu sắc bao nhiêu thì khả năng tự tổ chức và điều chỉnh cuộc sống cho con người càng có hiệu quả và phục vụ lợi ích con người càng tốt bấy nhiêu. Nhờ có sự hiểu biết ngày càng sâu sắc các quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy mà con người thực hiện các tác động tổ chửc và điều chỉnh có căn cứ khoa học hơn. Trong QLXH XHCN, Cơ sở tư tưởng và nhận thức thế giới là chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đỏ là cơ sở giúp chủ thể quản lý không chỉ nhận thức thế giới mà còn cải tạo thế giới, tổ chức và điều chỉnh các quá trình phát ừiển xã hội có cãn cứ khoa học và theo đặc trưng và mục tiêu đã định. QLXH của nhả nưởc là những tác động quản lý mang tính liên tục. Bản chất của các quá trình xã hội là sự phát triển liên tục, từ đơn giản đến phức tạp, tò chưa hoàn thiện đến hoàn thiện... Vì thế đê tạo ra một quá ừình liên tục của sự phát triển xã hội, các tác động tổ chức và điều chỉnh cũng phải là những tác động liên tục. Mặt khác, quyền lực không những phải được thể hiện khắp nơi, khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn phải được thể hiện liên tục. Từ khâu ra quyết định đến tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra các quả trình là một tổng thể các tác động tổ chức và điều chỉnh được thực hiện nhằm tạo ra các quá trình phát triển xã hội và hình thành chu kỳ của QLNN. Kết quả của mỗi chu kỳ QLXH của nhà nước là sự phát triển xã hội trên tững lĩnh vực được thúc đẩy, các hoạt động và các quan hệ xã hội ngày càng phong phủ và đa dạng, chất lương xã hội được biến đổi theo hướng tích cực. => KL: QLXH của NN là sự tác động có tổ chức và đỉều chỉnh mang tỉnh quyền lực đối với các quá trình XH (các hoạt động và các quan hệ XH), là những tác động có căn cứ khoa học, có tính kế hoạch được tiến hành 1 cảch liên tục để thực hiện các quả trình phát triển XH theo mục tiêu đã định. c. Tính chất quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN đối vói xã hội: Tính chất chính trị: Nhà nước có vị trí trung tâm của các vấn đề chính trị, trên thực tế nó là cơ sở của mọi cơ sở chính trị. Mọi cuộc cách mạng xã hội là vấn đề chính quyền nhà nước, là giành lấy quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Vì vậy, quản lý nhà nước là sự tác động tổ chức và điều chỉnh mang tính quyền ỉực nhà nước lên các quá trình xã hội luôn thấm nhuần tính chất chính trị trong đó. Tính chất chính trị của QLNN có ý nghĩa to lớn trong việc xác định các chức năng, các hình thức và các phương pháp quản lý của nhà nước. Bộ máy nhà nước phải phù hợp với cơ sở chính trị của xã hội. Hiện nay, nhiệm vụ chính trị của cách mạng nước ta là tiếp tục đẩy mạnh quá trình đổi mới đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh. Đây cũng là bản chất của chế độ mà nhân dân ta đã lựa chọn. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với xã hội, tác động và điều chỉnh các hoạt động và quan hệ xã hội để giữ vững đặc trưng của xã hội và mục tiêu chính trị đã đề ra. Tính chất dân chủ: Đây là tính chất đặc thù và là thuộc tính của QLNN XHCN. Cùng với xu thế tiến bộ của nhân loại, nhà nước XHCN tạo mọi điều kiện để quần chúng nhân dân tham gia các quá trình phát triển xã hội và tham gia QLNN và QLXH. Trong QLXH, nhà nước XHCN có các hình thức thực hiện quyền quản lý của mình: + Dân chủ trực tiếp, hình thức này nhân dân trực tiếp giải quyết các vấn đề quản lý nhà nước như mít tinh, bỉểu tình, trưng cầu ý dân... + Dân chủ đại diện, nhân dân bầu ra người đại diện cua mình tham gia gĩải quyết các công việc nhà nước. + Hình thức chuyên nghiệp thực hiện chức năng QLNN. Đó là những người làm việc trong bộ máy nhà nước. Đây cũng là một hình thức dân chủ vì những người làm việc trong bộ máy nhà nước cũng là những đại biểu thuộc các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động, hộ cũng từ nhân dân mà ra. Tuy nhiên, quản lý là một dạng lao động đặc biệt nên họ phải được đào tạo để có trình độ phù hợp với công việc. Mỗi hình thức nêu trên đều có vị trí quan trọng khi thực hiện quyền quản lý. Không có hình thức nào có thể bao trùm tất cả quá trình quản lý, mỗi hình thức đều có tinh hai mặt, cho nên vấn đề là áp dụng các hình thức đó phải hài hòa và sử dụng đầy đủ các yếu tố tích cực của từng hình thức. Tính chất khoa học: QLNN, bản thân nó là một khoa học, hơn thế nữa QLNN còn tiếp thu thành tựu của nhiều nghĩa khoa học khác nhau. Để thực hiện tốt chức năng QLXH, QLNN không chỉ nắm được các nguyên lý cơ bản của khoa học quản lý mà cần phải nắm vững các quy luật vận động của xã hội. Chính vì vậy, người cán bộ làm công tác QLNN phải nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phải có kiến thức xã hội học sâu sắc bởi đây là khoa học nghiên cứu sự vận động của xã hội trên cơ sở các nhu cầu của con người và sự vận động của các nhóm người. Phải nắm vững khoa học tâm lý, vì đây là ngành khoa học nghiên cứu về hành vi xử sự của con người trong giao tiếp và chi phối các tình huống trong đời sống con người. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả, người cán bộ quản lý phải nắm được khoa học pháp lý, phải nắm vững được đối tượng điều chỉnh của quy phạm pháp luật, ứng đụng các quy phạm ấy để giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Ngoài ra, người cán bộ quản lý còn Cần có những tri thức nhất định về các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ...Người quản lý sẽ không thể làm việc được nếu thiếu sự tổng hợp của các tri thức hiện đại. Tính chất tổng hợp: Xã hội là một tổng thể các lĩnh vực trong đó con người tiến hành các hoạt động và quan hệ nhằm đem lại lợi ích cho mình. Có thể chia thành các lĩnh vực sau: + Lĩnh vực kinh tế, là lĩnh vực trong đó con người tiến hành các hoạt động sản xuất và trao đổi sản phẩm, cùng những hoạt động khác phục vụ sản xuất và trao đổi. + Lĩnh vực chính trị là lĩnh vực trong đó các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc quan hệ với nhau trên cơ sở lợi ích của mình, là lĩnh vực mà ở đó quyền lực nhà nước được thực hiện. +Lĩnh vực các hoạt động xã hội là lĩnh vực bao gồm các hoạt động nhằm phục vụ các nhu cầu ấy ngày càng được thỏa mãn tốt hơn. +Lĩnh vực tinh thần và tư tưởng là lĩnh vực trong đó con người tiến hành các hoạt động giao tiếp, trao đổi tư tưởng, xây dựng và thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa, tinh thần của con người. QLXH của Nhà nưởc đồng thời được thực hiện trên cả bốn lĩnh vực này, mặt khác, phải thực hiện sự kết hợp cả bốn lĩnh vực này thành một hoạt động thống nhất. Sự tồn tại và phát triển của từng cá nhân con người trong xã hội chính là kết quả cua sự tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau của cả bốn yếu tố trên. Mỗi một lĩnh vực chỉ là một bộ phận các quan hệ xã hội hình thành trên lĩnh vực ấy, vì vậy không thể tách sự quản lý nhà nước khỏi từng lĩnh vực riêng biệt. Việc chia xã hội thành các lĩnh vực như trên chỉ mang tính hình thức, về bản chất, xã hội là một cơ thể thống nhất không thể tách rời. - Cơ cấu QLNN đối với XH: + Mục đích quản lý: Ket quả của quá trình phản ánh, nhận thức quy luật vận động của XH, chủ thể tạo được sự thống nhất giữa chủ quan của chủ thể với tồn tại khách quan của khách thể, thống nhất giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý. + Quyết định quản lý: Biểu thị ý chí của chủ thể quản lý (của XH) nhằm thực hỉện mục đích quản lý. + Nội dung quản lý: Quyết định quản lý là tác động dưới hình thức NN pháp quyền (khác với chủ thể khác). Nội dung hình thành trên cơ sở các quy luật XH và nhu cầu cuộc sống. Nội dung có thể chung cho các chủ thể khác nhau. Trình bày nội dụng phát huy nhân tố con người trong cách mạng XHCN. Quan điểm cơ bản của quá trình xây dựng và phát huy nhân tố con người ởViệt Nam hiện nay? Phát huy nhân tố con người trong cách mạng XHCN: CNXH có xây dựng thành công hay không tùy thuộc vào việc phát huy nhân tố con người trong tiến trình xây dựng CNXH. Nhận thức rõ vai trò động lực của việc phát huy nhân tô cọn người trong sự nghiệp xâỵ dựng chủ nghĩa XH bước vào xây dựng sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN”.' Để phát huy nhân tố con người trong cách mạng XHCN Đảng cộng sản và Nhà nước XHCN cần có tầm nhìn chiến lược trong các hoạt động bồi dưỡng con người và tạo những điều kiện để phát huy nhân tố con người. + Hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng con người Chất lượng con người lá những chỉ số nói lên phẩm chất giá trị của con người được thể hiện qua phẩm chất đạo đức, lối sống ý thức chính trị trình độ văn hóa khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực giaọ tiếp và ý thức phấn đấu vươn lên trong mọi hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ được XH phân công, ý thức phấn đấu rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Để nâng cao chất lượng nhân tố con người, Đảng và Nhà nước cần nhận thức sâu sắc về nhân tố con người trong quá trình phát triển đất nước, cần có đường lối chính sách cụ thể để từng bước tạo thời cơ cho công dân hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH, bồi dưỡng con người trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục đào tạo và tư tưởng văn hóa. + Các nhân tố quy định phát huy nhân tố con người ở Việt Nam hiện nay (trang301): Phát huy nhân tố con người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng CNXH. Để phát huy nhân tố con người, trở thành động lực của cách mạng XHCN cần tạo ra những điều kiện khách quan và phát huy nhân tố chủ quan ở mỗi người. Các điều kiện khách quan để phát huy nhân tố con người là: Một là, đẩy mạnh cồng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. CNH-HĐH là quá trình biên đổi căn bản và sâu sắc toàn bộ đời sống XH, làm thay đổi căn bản kỹ thuật, công nghệ, sản xuất, tăng năng suất lao động, góp phần ổn định XH, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa cho nhân dân. tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố tăng cường tiêm lực quốc phòng cho đất nước, tạo khả năng thực hiện tốt việc phân cồng và hợp tác quốc tế về kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa XH. CHH-HĐH tạo cơ hội giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng cường khối liên minh công - nông - trí trong cách mạng XHCN, là điều kiện để nâng cao vai tro của nhân tố con người, đặc biệt trong nền sản xuất hiện đại, kỹ thuật cao. Đối với nước ta, CNH-HĐH là cơ sở để thực hiện bước chuyển biến của con người từ lối suy nghĩ cách làm việc của người sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn. Hai là, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiêu thành phần vận động theo cơ chế thị trường cỏ sự quản lỷ củạ Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Phát triển nên kinh tế nhiều thành phần là biện pháp hữu hiệu làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển, tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, tiềm năng con người được phát huy. Phát triển kinh tế là cơ sở để thực hiện các mục tiêu XH, trong đó có mục tiêu xây dựng và phát huy nhân tố con người. Ba là, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, nâng cao hiệu lực quản lỷ của nhà nước, thực hiện dân chủ hóa đời song XH. Đây là điều kiện then chốt để phát huy nhân tố con người. Điều kiện này yêu cầu đảm bảo cho con người được sống trong môi trường lành mạnh, tính mạng, tài sản, phẩm giá của con người được bảo vệ, luật pháp được phổ biến và thực hiện nghiêm. Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước của dân, do dân và vì dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân làm chủ trên mọi lĩnh vực đời sốngXH. Do vậyphải tạo ra những điều kiện thuận lợi để công dân tích cực tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, XH, đặc biệt là cuộc đấu tranh chống tham những. Phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể và khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng cơ quan tư pháp vững mạnh dân chủ nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Bốn là, xây dụng, ban hành và thực hiện một hệ thống các chính sách xã hội XHCN. Chính sách xã hội XHCN là một bộ phận hợp thành chính sách của Đảng cộng sản và nhà nước, lấy việc phục vụ con người, trước hết là nhân dân lao động, phát triển con người toàn diện là mục đích cao nhất. Chính sách XH đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dần trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH các chính sách XH phải hướng vào việc phát triển và lành mạnh hóa XH, phát triển hài hòa đời sống vật chất và tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho mỗi thành viên trong XH: ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh...thực hiện công bằng bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân. Năm là, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Phải thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đổi mới chương trình nội dung phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt coi trọng giáo dục đào tạo, giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống XHGN, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm với XH với gia đình, công nghiệp, trong giáo dục lý tưởng, giáo dục đạo đức lao động. Chăm lo bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cao đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ khoa học cỏng nghệ vãn hóa đầu đàn, doanh nhân và lao động lành nghề. Quan tâm hơn nữa đến giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vũng dân tộc thiểu số, có chỉnh sách Ưu tiên đôi với học sinh giỏi, học sình nghèo, học sinh khuyết tật. Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục đào tạo. Thực hiện tốt chủ trương XH hóa giáo dục, khuyến khích hoạt động khuyến học khuyến tài. Xây dựng XH học tập tạo điều kiện cho mọi người dân có nhu cầu học tập suôt đời, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo. Các điều kiện trên là cơ sở để phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Tuy nhiên, nó trở thành hiện thực khi tác động trực tiếp đến con người, làm cho họ nhận thức được vị trí, vai trò của mình với XH, từ đó tu dưỡng rèn luyện đạo đức tác phong, nâng cao trí lực thể lực có tư tưởng tình cảm lành mạnh biến hành động vì sự tiến bộ của XH, vì sự phồn vinh của đất nước và sự hoàn thiện của bản thân. Quan điểm cơ bản của quá trình xây dựng và phát huy nhân tố con người ở Việt Nam hiện nay (trang 311)? Thứ nhất, giải quyết đúng đắn, hài hòa moi quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng XK Mô hình phát triển bền vững và có hiệu quả nhất hiện nay là sự phát triển phải là sản phẩm của sự kết họp một cách hài hòa tăng trưởng phát triển kinh tế gắn với thực hiện công bằng XH, từng bước thực hiện bình đẳng XH giữa các giai cấp và tầng lớp nhân dân. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ vàcông bằng XH được thể hiện là chính sách kinh tế phải hướng tới mục tiêu XH, tạo ra những điều kiện vật chất để giải quyết các vấn đề XH, tìm cho được động lực từ các nhân tố XH, lấy hiệu quả phục vụ XH là một trong những thước đo cao nhất để đánh giá kết quả của chính sách kinh tế. Ngược lại, chính sách XH phải đóng góp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế làm nảy sinh những nhân tố động lực cho sự phát triển kinh tế. Ở nước ta, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng XH được biêu hiện là cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHGN phải được thực hiện một hệ thống chính sách XH tích cực tạo nên sự tiến bộ và công bằng XH. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng XH là giải pháp hữu hiệu để con người được ấm no hạnh phúc, được học tập nâng cao trình độ văn hóa khoa học kỹ thuật được phát triển toàn diện. Thứ hai, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước XHCN. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là khai thác sử dụng mọi tiềm năng kinh tế trong các giai tầng XH, khai thác sử dung mọi tiềm năng của con người, làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh, tiềm năng con người được phát huy, phát huy tiềm năng, tài năng trong sản xuất kinh doanh lưu thông, sáng chế phát minh...đó là môi trường thuận lợi để mỗi công dân phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, làm giàu chính Đảng. Phát triển kinh tế là cơ sở để thực hiện giải quyết các vấn đề XHcác mục tiêu của CNXH trong đó có mục tiêu xây dựng và phát huy nhân tố con người. Sự giàu có của đất nước và mỗi gia đình là điều kiện để Nhà nước, các tổ chức XH, công dân thực hiện tốt hơn các chính sách XH, thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, có điều kiện nâng cao trình độ học vấn cho bản thân. Thứ ba, đẩy mạnh công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước. CNH-HĐH là quá trình biến đổi căn bản và sâu sắc trong toàn bộ đời sống XH, sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao dựa trên sự phát triển của công nghịệp và tiến bộ của khoa học công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động cao, là cơ sở để thực hiện bước chuyển biến của con người từ lối suy nghĩ cách làm việc của người sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn, công nghiệp, hiện đại. Quá trình CNHHĐH ở nước ta hướng vào nông nghiệp và nông thôn nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút lao động nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp, dịch vụ tạo điều kiện cho người nông dân tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, thay đổi lối suy nghĩ cách làm ăn theo hướng tiến bộ. CNH tạo cơ hội giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng cường khối liên minh công nông trí trong cách mạng XHCN. Như vậy, CNH-HĐH vừa là điều kiện vật chất để phát triển đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống, bồi dưỡng phát huy nhân tố con người, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu khách quan phải phát huy nhân tố con người - yếu tố quyết định thắng lợi của quá trình CNH-HĐH đất nước. Thứ tư, phát triển khoa học công nghệ gắn với phát triển giáo dục và đào tạo nhằm phát triển nhanh nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao, đi đôi với sử dụng và phát huy nhân tố con người. Khoa học công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất phát triển khoa học công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước, phát triển kinh tế trí thức, văn hóa, nâng cao dân trí. Khoa học công nghệ hướng vào nâng cao năng suất lao động đổi mới sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường và chỉ có thể phát triển trên cơ sở phát triển giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần quan trọng phát triển đất nước xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu Đây là 2 vấn đề có mối quan hệ khăng khít với nhau. Giáo dục đào tạo là cơ sở là nền tảng để phát triển khoa học công nghệ, khoa học công nghệ tạo động lực để giáo dục đào tạo phát triển. Tất cả đều hướng tới mục đích cuối cùng là đào tạo và phát huy nguồn nhân lực cho đất nước, phát huy nhân tố con người Mục tiêu phấn đấu của Đảng ta đến 2015 nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%. Giáo dục nhà trường phải kết hợp với giáo dục gia đình và XH, phát động cao trao học tập tạo nên những con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức ỉà động lực của sự nghiệp CNHHĐH đất nước. Phải sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực đã đào tạo tránh lãng phí chất xám, đó cũng là giải pháp cần thiết để phát huy nhân tố con người ở nước ta. Thứ năm, kế thừa và phát huy các giá trị con người Việt Nam truyền thống, hình thành và xây dụng con người Việt Nam mới. Để xây dựng và phát huy nhân tố con ngứời ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, cần phải giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của nền văn hóa truyền thống, đó là lòng yêu nước, tính siêng năng cần cù trong lao động và học tập, ý thức cộng đồng cao, lối sống thanh cao, tình nghĩa. Đồng thời cương quyết loại bỏ những tư tưởng cổ hủ lạc hậu, những phong tục tập quán lạc đã ăn sâu vào nếp nghĩ, lối làm việc của người Việt Nam đó là những trở lực đang cản trở sự phát triển con người và tiếp thu những tinh hoa của con người hiện đại để hoàn thiện con người trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. Phân tích khái niệm con người, nhân tố con người và quan điểm về phát huy nhân tốcon người? Khái niệm con người: Con người trong Triết học vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội. Trong tâm lý học con người là thực thể xã hội - vãn hoá, nó là thành viên của xã hội khi vừa có quyên lợi vừa phải chịu trách nhiệm trước xã hội về hành vi của mình. Khi con người là chủ thể của hoạt động thì nó là một chú thể có ý thức là nhân cách - thuộc tính của mỗi con người. Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, thuộc tính tâm lý cá nhân tương đối ổn định, tương đối bền vững quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của con người. Chủ nghĩa Mác - Lênin, đưa ra phạm trù: “con người hiện thực ”, nghĩa là khi xem xét con người thì phải đặt nó trong quá trình hoạt động trực tiếp (đó là hoạt động lao động sản xuất). Từ đó kiến giải mối quan hệ của con người đối với con người, con người với tự nhiên. Con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh vừa ỉà chủ thể để cải tạo hoàn cảnh. Thông qua thực tỉễn để thúc đẩy XHphát triển, làm biến đổi hoàn cảnh, làm biến đổi cuộc sống. Con người là I thực thể “song trung ”. Ở đây được hiểu, phần còn là phần sinh học, phần người là phần XH. Trong quá trình sống, con người không chỉ tác động vào tự nhiên làm biến đổi tự nhiên mà còn quan hệ với nhau thông qua hoạt động thực tiễn, từ đó, thâm nhập vào các mối quan hệ XH, tạo nên bản chật người. Nó làm cho con người khác với loài động vật và với bản chấtXH, con người sống không thể tách rời đồng loại. Từ đó khẳng định cái cá nhân với đầy đủ tính cách của nó. Mác có nêu: “Bản chất con người không phải là 1 cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ XH”. Tức là trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể này thì quan hệ XH khác. XH nào thì con người ấy, XH quyết định sự tồn tại, con người không thể biệt lập mà gắn bỏ với cộng đồng nhất định Quan điểm cơ bản về phát huy nhân tố con người: + Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người: - Con người là sản phẩm của XH của lịch sử là tổng hòa các mối quan hệ XH. Con người là sản phẩm của XH của lịch sử. Sự hình thành và phát triển của con người luôn phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế XH nhất định. Nghiên cứu phạm trù “con người hiện thực” trên lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử đòi hỏi phải đặt eon người trong quan hệ XH, trong quá trình hoạt động thực tiễn, từ đó lý giải các quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa người với người và các quy luật XH chi phối những quan hệ đó. Con người là một thực thể bao gồm hai mặt tự nhiên và XH. Là sản phẩm của tự nhiên, con người cũng có những hành vi của 1 sinh vật, thảo mãn những nhu cầu bản năng để tồn tại, phát triển và duy trì nòi giống. Mặt XH của con người được thể hiện con người là tổng hòa các mối quan hệ XH. Trong các quan hệ XH thì quan hệ sản xuất là quan trọng nhất vì nó chi phối mọi hoạt động của con người từ hoạt động sản xuất vật chất đến hoạt động tinh thần. Mang bản chất XH con người gắn bó với đồng loại, thông qua các mối quan hệ XII ấy cá nhân tự khẳng định mình. Bản chất XH của con người được thể hiện qua các quan hệ XH của nó. Trong môi trường XH, con người không tồn tại một cách biệt lập mà gắn bó với nhau tạo nên những cộng đồng XH. Nếu tách con người ra khỏi cộng đồng con người không thể tồn tại và phát triển. Trong XH có giai cấp con người gắn với 1 giai cấp, một tầng lớp XH, một thế giới quan nhất định. Thế giới quan giai cấp chỉ đạo con người sống và làm việc theo lập trường và lợi ích giai cấp xuất thân của họ. Dù xuất thân từ các giai cấp, tầng lớp khác nhau thì con người luôn thuộc về 1 dân tộc nhât định, do vậy con người mang tính dân tộc, con người kế thừa những giá trị quý báu mà dân tộc đổ tạo nên như: tình cảm, khát vọng, lối sống, những phong tục tập quán của dân tộc. Con người vừa là sản phẩm của lịch sử vừả là chủ thể làm ra lịch sử. Con người sáng tạo ra lịch sử của mình nhưng là một sáng tạo với những tiền đề và trong những điều kiện hết sức xác định. Với tư cách là chủ thể chân chính của XH, con người sẽ tác động mạnh mẽ vào tiền trình phát triển của XH, làm cho XH ngày càng tiến bộ, văn minh, nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo XH, con người đồng thời cũng cải tạo chính bản thân mình. - Con người là mục tiêu là động lực của cách mạng XHCN. Mục tiêu của CNXH là giải phóng con người, tạo điều kiện để con ngươi phát huy tài năng cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, đặt con người vào vị trí trung tâm, phấn đấu để thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao của con người. Cách mạng XHCN là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để nhất trong lịch sử nhân loại. CGCN và nhân dân lao động phải xây dựng từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng từ lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất, tập trung vào 4 mục tiêu của CNXH là: xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới. Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng và phát triển con người đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho con người, tạo cơ hội cho con người phát huy tài năng để cống hiến cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Cách mạng XHCN là sự nghiệp của nhân dân lao động, do nhân dân lao động tiến hành, cuộc cách mạng này chỉ có thể thành công khi người lao động tự giác tham gia với tinh thần tích cực chủ động, sáng tạo, tạo nên động lực mạnh mẽ của cách mạng XHCN. Chỉ rõ vai trò động lực của con người trong tiến trình cách mạng, Văn kiện Đại hội XI của Đảng khẳng định: Mở rộng dân chủ, phảt huy toi đa nhân tố con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển * Khái niệm nhân tố con người: Cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về nhân tố con người. Tựu trung lại, khi nói đến nhân tố con người là nói đến sự nhấn mạnh mặt hoạt động và vai trò của con ngườiị với tư cách là thúc đẩy XHphát triển. Nhân tố con người bao hàm các mặt sau: - Khi nói đến “nguồn lực con người ” thì coi đỏ như 1 nguồn chảy, có tính động. VD: nhân tố con người gồm: tài nguyên, con người, tài chính, đầu tư. Bộ não của ta có 14 tỷ nơ ro thần kinh (Hiện nay chúng tamới khai thác được 3% trong số đó). - Nhân tố con người là quan trọng nhất trong tất cả các nhân tố. Nhân tố con người là toàn bộ những tiêu chí về số lượng, chất lượng, dân số và lao động. Bao gồm 1 chính thể các giai cấp, các tầng lớp XHcác dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi...gồm những tiêu chí về nhân cách, nhân cách bao gồm: phẩm chất, năng lực, đạo đức, tình cảm và tư tưởng...) Mặt cuối cùng của nhân tố con người là trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, sức khỏe, thể chất... - Nhân tố con người là toàn bộ các tiêu chí về chất lượng, số lượng nói lên vai trò còn tiềm ẩn, trong trạng thái tĩnh chưa được sử dụng hay huy động, chưa tính đến sự tác động của các công cụ, phương tiện, chính sách và cơ chế quản lý. Nhân tố con người là nhân tố XH phản ánh nguôn nhân lực của XH. - Nhân tố con người được đề cập ở đây luôn là cả một cộng đồng người cụ thể và xác định được xét: cộng đồng người lao động trong 1 cơ quan, 1 doanh nghiệp, bộ, ngành...cộng đông dân cư của 1 đơn vị hành chính (vùng, địa phương tỉnh ? thành huyện quận hay cơ sở...) - Nhân tố con người đựợc đánh giá bằng một tập hợp các tiêu chí xác định và cụ thể nói lên vai trò chủ thể của cộng động người. + Các tiêu chí cơ bản của chất lượng nhân tố con người: - Là những tiêu chí về số lượng và chẫt lượng của dân số và lao động, như trình độ học vấn, trình độ chuyên môn được đào tạo hoặc tự đào tạo, trình độ văn hóa, năng lực ứng xử giao tiếp, năng lực xử lý các tình huống trong hoạt động XH và chuyên môn có thể và cần phải được khai thác và phát huy trong quá trình cải tạo XH cũ xây dựng XH mới. - Nhân tố con người là những tiêu chí về nhân cách phâm chât, đạo đức lối sống, ý thức chính trị XH, trách nhiệm công dân của con người có thể khai thác, phát huy trong quá trình hoạt động thực tiễn, cốt lõi của nhân cách là phẩm chất đạo đức và năng lực, hai yếu tố này tạo nên nhân cách con người. - Nhân tố con người còn là các tiêu chí nói lên tình trạng sức khỏe, thể chất của con người và ý thức, sự hiểu biết của con người trong việc rèn luyện, giữ gìn sức khỏe để nâng cao thể lực của bản thân và cộng đồng. Như vậy, nhân tố con người là một phạm trù triết học XH được sử dụng nhằm nhấn mạnh mặt hoạt động của con người với tư cách là chủ thể của toàn bộ quá trình lịch sử XH loài người. Nó bao gồm những phẩm chất, đạo đức lối sống, tiềm năng và năng lực hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình lao động để cải tạo tự nhiên, cải tạo XH và cải tạo chính bản thân mỗi con người vì lợi ích của cộng đồng XH và của mỗi người. Khái niệm phát huy nhân tố con người: Phát huy nhân tố con người là khai thác sử dụng tất cả những khả năng, những điều kiện cho hoạt động tích cực sáng tạo của con người trong hoàn cảnh có thể nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển XH theo hướng tiến bộ. Để phát huy nhân tố con người cần thực hiện các nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, phát hiện ra những tiềm năng, năng lực sáng tạo, những khát vọng và xu thế phát triển của cá nhân, tập thể và cộng đồng trong quá trình, học tập, lao động sản xuất, hoạt động XH, nghiên cứu khoa học và hoạt động sáng tạo. Thứ hai, cải tạo hoàn cảnh, cải tạo các quan hệ XH, mở rộng và phát huy quyền dân chủ, tạo ra môi trường thuận lợi để con người phát huy tài năng và những phẩm chất tốt đẹp cho sự nghiệp xây dựng XH mới. Thứ ba, thông qua các chính sách văn hóa về khoa học công nghệ, giáo dục...tạo ra những điều kiện và môi trường thuận lợi để tiềm năng của cá nhân, tập thể và cộng đồng được phát huy, chăm lo bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thứ tư, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những nét tiến bộ của thời đại để phát triển nhân tố con người. Thứ năm, có những chính sách hữu hiệu để ngăn ngừa khắc phục những nhân tố tiêu cực tác động xấu đến xu hướng vận động và phát triển của nhân tố con người. VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Năm 1961, lời phỏng vấn báo Nhân đạo thường trú tại Hà Nội, trước câu hỏi của phóng viên về nguyên nhân làm nên sức mạnh kỳ diệu của nhân dân trong chín năm kháng chiến chống Pháp để bảo vệ chính quyền non trẻ cũng như khí thế mãnh liệt của dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước sau khi hòa bình lập lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhân dân nước chúng tôi có ý chí phi thường là do lòng tự trọng muốn sống làm người chứ không chịu làm nô lệ. Điều này cũng đúng với những nhà tri thức nước chúng tôi thiết tha với nền văn hóa dân tộc,… Có lẽ phải để lên hàng đầu những cố gắng của chúng tôi nhằm phát triển văn hóa,… Nền văn hóa nảy nở hiện thời là điều kiện cho nhân dân chúng tôi tiến bộ”. Những khẳng định đó của Người đã nói lên vai trò quan trọng của văn hóa trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ý thức rõ về vai trò, sức mạnh to lớn của văn hóa trong công cuộc kiến thiết, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ làm công tác văn hóa phải hết sức quan tâm, chú trọng, dành nhiều thời gian và sự tâm huyết để chăm lo, xây dựng nền văn hóa dân tộc. Người luôn nhấn mạnh vai trò to lớn của văn hóa: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, “Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị”,... Và trước lúc “đi xa’ trong bản Di chúc thiêng liêng, Người còn căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Kế thừa, phát huy những tư tưởng, quan điểm của Người về văn hóa, Đảng ta trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng hay trong công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội luôn quan tâm, chú trọng, đề cao vai trò, sức mạnh to lớn của văn hóa, coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực và là nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển bền vững đất nước. Sau Đề cương văn hóa (năm 1943), Đảng tiếp tục ban hành Nghị quyết TW5 khóa VIII (năm 1998) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Gần đây nhất, ngày 09/6/2014, BCHTW Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, một trong những mục tiêu quan trọng mà Đảng ta nhấn mạnh là: “xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững, bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nghị quyết đã kế thừa và phát huy những tinh hoa lý luận về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, Nhà nước; đồng thời bổ sung, phát triển những tư tưởng, quan điểm mới về văn hóa, phù hợp với bối cảnh và tình hình thực tiễn đất nước. Trong đó, lần đầu tiên Đảng đã cụ thể và nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. - Văn hóa và kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau. Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, mục tiêu phát triển và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định. Thực tiễn ngày càng cho thấy văn hóa không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hóa không chỉ là mục tiêu, động lực mà nằm ngay trong quá trình phát triển kinh tế. Mỗi nấc thang của tăng trưởng kinh tế, tạo ra bước phát triển mới về văn hóa; văn hóa phát triển lại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để kinh tế bền vững phải có một mô hình tăng trưởng xuất phát từ văn hóa và bằng tố chất văn hóa, đó là nguồn nhân lực chất lượng cao. Bằng nguồn tài nguyên quý nhất, vốn quý nhất là con người, chúng ta có thể làm chủ được khoa học và công nghệ, tạo ra sức mạnh tác động vào hoạt động kinh tế theo chiều sức mạnh thúc đẩy. - Hệ giá trị văn hóa điều tiết, cải biến sự phát triển của xã hội, góp phần giữ ổn định xã hội trong giai đoạn phát triển bền vững hiện nay; là nguồn lực mạnh mẽ cho sự phát triển xã hội. Chìa khóa của sự phát triển bền vững bao gồm những nhân tố như: Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, nguồn khoa học công nghệ, nguồn lực con người, trong đó nguồn lực con người đóng vai trò chủ chốt. Hệ Giá trị văn hóa tốt đẹp của văn hóa tác động mạnh đến quá trình phát triển xã hội trong giai đoạn phát triển bền vững. Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; Tinh thần nhân văn nhân đạo xây dựng một xã hội toàn diện hơn. - Văn hóa xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên, là vấn đề chính cần quan tâm để đảm bảo tốt nhất môi trường sống của con người. Xây dựng con người tự ý thức, tự giác đối với việc bảo vệ môi trường là vai trò quan trọng của văn hóa. Ngày nay, trong xu thế giao lưu, hội nhập toàn cầu, văn hóa không chỉ là mục tiêu, động lực để phát triển kinh tế - xã hội mà nó là nguồn lực nội sinh quan trọng, tác động trực tiếp và gián tiếp vào quá trình ổn định, tăng trưởng bền vững của quốc gia, làm nên sức mạnh của dân tộc. Những kinh nghiệm trong chính sách phát triển văn hóa của Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po,… trong những thập niên vừa qua, cho thấy chiến lược về phát triển, quảng bá nguồn lực “sức mạnh mềm” của văn hóa như: phát triển mạnh ngành công nghiệp giải trí, truyền hình, điện ảnh, thời trang; các hoạt động ngoại giao văn hóa, thúc đấy việc quảng bá văn hóa - du lịch,…đã mang lại nguồn thu nhập lớn, tạo dựng được uy tín và hình ảnh tốt đẹp về quốc gia trong lòng bạn bè quốc tế. Chính sự gia tăng hàm lượng văn hoá là nhân tố tạo nên hiệu quả của quản lý nhà nước. Vì vậy, đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm hoàn thiện phương thức quản lý, nâng cao đạo đức và tính chuyên nghiệp trong hoạt động của cán bộ công chức chính là nâng cao hàm lượng văn hoá của quản lý nhà nước, qua đó nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước hiện nay. Như chúng ta đều biết, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước vừa phụ thuộc vào phương thức quản lý (hoặc công nghệ quản lý), vừa phụ thuộc vào nhân cách (đức và tài) của các chủ thể quản lý. Vì thế, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, cần phải nâng cao văn hoá của cả phương thức quản lý lẫn nhân cách người quản lý. Mặc dù chưa ý thức được đầy đủ phạm vi thể hiện và vai trò của văn hóa, nhưng không vì thế mà quản lý nhà nước trong các thời đại trước đây không ít nhiều biết đến văn hóa trong quản lý. Trong các quốc gia phong kiến phương Đông, cụ thể là Trung Hoa và Việt Nam, ở một mức độ nhất định, văn hóa đã được thể hiện khá tự giác trong quản lý nhà nước. Các nhà nước phong kiến đã sử dụng phương thức đức trị trong quản lý xã hội, thông qua một hệ thống những chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hoạt động của toàn bộ xã hội, và đặc biệt là hoạt động của những nhà quản lý, tức những bậc đế vương, quan lại các cấp. Hệ thống những chuẩn mực đức trị chính là hệ chuẩn mực Nho giáo với Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín… Tương ứng với các chuẩn mực đạo đức đó là nhân cách đạo đức, các phẩm chất đạo đức cá nhân của các nhà quản lý. Vua sáng, tôi hiền, những vị quan phụ mẫu là những tấm gương sáng cho mọi người noi theo… Trong tinh thần ấy, văn hóa của quản lý nhà nước trong các quốc gia Nho giáo đã được thể hiện, góp phần tạo nên cả một thời đại phong kiến phương Đông về cơ bản là ổn định và trường trị; cho dù sự trường trị ấy càng về sau càng mang nặng tính trì trệ. Ở nước ta, trước thời kỳ đổi mới, phương diện văn hóa của các hoạt động phát triển xã hội nói chung và hoạt động quản lý nhà nước nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, xã hội mang nặng tính khép kín, đời sống xã hội bị chi phối nặng nề bởi các yêu cầu chính trị và luân lý, … không đòi hỏi cao và không tạo ra một hệ thống quản lý nhà nước năng động. Ngày nay, sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đặt ra yêu cầu chuyển biến toàn diện xã hội từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; từ xã hội nông nghiệp lên xã hội công nghiệp; từ xã hội khép kín chuyển thành xã hội mở cửa, giao lưu; từ xã hội mang nặng tính luân lý, chính trị sang xã hội công dân, nhà nước pháp quyền. Những yêu cầu to lớn đó đặt ra trước quản lý nhà nước hàng loạt các vấn đề cần giải quyết. Đó là các vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tích lũy nhanh nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế, mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ; xóa đói, giảm nghèo; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; cùng hàng loạt các vấn đề khác, như BVMT, kế hoạch hóa dân số, phát triển đời sống văn hóa cho nhân dân lao động… Chính những điều đó đòi hỏi phải mở rộng và gia tăng phương diện văn hóa của quản lý nhà nước. Trong những năm qua, hoạt động quản lý nhà nước ở nước ta đã có những cải cách nhằm thích ứng với yêu cầu mới; “hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được tăng cường một bước”. Tuy vậy, như đánh giá của Đảng tại Đại hội X, “Bộ máy nhà nước chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế – xã hội. Những yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước chậm được khắc phục”; “Năng lực và phẩm chất của nhiều cán bộ, công chức còn yếu, một bộ phận không nhỏ thoái hóa, biến chất. Dân chủ ở nhiều nơi bị vi phạm, kỷ cương phép nước chưa nghiêm. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm của bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, nhất là ở các cơ quan giải quyết công việc cho dân và doanh nghiệp. Bộ máy chính quyền cơ sở nhiều nơi yếu kém”. Để khắc phục tình trạng đó, cần phải đẩy mạnh hơn nữa CCHC, làm cho cải cách hành chính đi vào thực chất, nâng cao hàm lượng văn hoá của quản lý nhà nước... Mục tiêu của cải cách hành chính phải nhằm xây dựng được một hệ thống quản lý nhà nước đủ mạnh trên các phương diện duy trì trật tự, động viên xã hội, đổi mới chính sách; các quyết sách phải được khoa học hóa, các quá trình tổ chức, thực thi phải mang tính chuyên nghiệp, đồng bộ và mang tính nghệ thuật cao… Điều đó cũng có nghĩa là gia tăng hàm lượng văn hóa cho hoạt động quản lý nhà nước. Vì vậy, cần phải có những cải cách, đổi mới cần thiết, nhằm vào những vấn đề chủ yếu sau: Thứ nhất, cần có cơ chế tăng cường hơn nữa chức năng hiệp đồng của bộ máy hành chính các cấp nhằm phối hợp giải quyết những vướng mắc, những mâu thuẫn về quyền hạn, trách nhiệm trong quản lý. Thứ hai, tinh giản bộ máy, góp phần tiết kiệm nhân lực, tài lực. Nâng cao nhân cách, năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức. Thứ ba, thu hẹp phạm vi hành chính của CP, đẩy mạnh xã hội hóa những lĩnh vực mà CP quản lý kém hiệu quả. Thứ tư, đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại vào quản lý, xây dựng chính phủ điện tử, áp dụng các thành tựu của khoa học quản lý … Thứ năm, thực hiện dân chủ hóa hành chính, tăng cường sự tham gia dân chủ vào quản lý trong nội bộ các cơ quan hành chính; đồng thời, thu hút các đoàn thể xã hội, quần chúng nhân dân thuộc mọi giới tham gia vào quản lý hành chính, thông qua trưng cầu dân ý, phản biện xã hội… Cùng với cải cách, đổi mới phương thức quản lý là vấn đề con người, chủ thể của quản lý nhà nước. Trên bình diện đạo đức, sự yếu kém trong rèn luyện đạo đức khả năng nêu gương yếu kém của CBCC ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của quản lý nhà nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề này. Người thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên rằng, “Tốt nhất là miệng nói tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”. Vì vậy, đẩy mạnh hơn nữa Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong đội ngũ những người hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước là một trong những biện pháp vừa cấp bách, vừa lâu dài nhằm nâng cao hàm lượng văn hóa của quản lý nhà nước, qua đó nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước. Trên bình diện chuyên môn, biểu hiện yếu kém, bất cập nổi bật hiện nay là tính thiếu chuyên nghiệp. Cụ thể là, vẫn còn những người lãnh đạo, quản lý một lĩnh vực hoạt động xã hội mà chưa được đào tạo về chuyên môn đủ để đảm bảo cho công tác lãnh đạo ở lĩnh vực đó. Ngay từ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng, một người muốn lãnh đạo ngành hỏa xa thì phải học về ngành đó. Đối với đội ngũ công chức, tình trạng làm trái ngành nghề hoặc đúng ngành nghề nhưng trình độ chuyên môn không đáp ứng yêu cầu vẫn còn là hiện tượng phổ biến. Trong những năm gần đây, việc tổ chức thi tuyển công chức tuy đã được thực hiện, nhưng hiệu quả chưa cao. Cần nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp của các nhà quản lý và công chức hoạt động trong bộ máy quản lý nhà nước; tính chuyên nghiệp thể hiện cả ở việc có đủ tri thức chuyên môn, kỹ năng, sự thành thạo khi giải quyết các công việc chuyên môn lẫn ở tác phong, ở quan hệ giao tiếp, ứng xử… Tất cả những điều đó biểu hiện văn hóa, sức mạnh bản chất người, “năng lực sáng tạo theo quy luật cái đẹp” của đội ngũ cán bộ, công chức; chúng góp phần tạo nên hiệu quả của quản lý nhà nước./. Văn hoá quản lý từ một góc nhìn I. Quan niệm về văn hoá quản lý Văn hoá quản lý (VHQL) là phạm trù hình thành từ phạm trù văn hoá và phạm trù quản lý. Đó là giá trị văn hoá mà chú thủ quản lý - người thủ lĩnh và đối tượng quản lý - người chịu sự quản lý cùng tiếp nhận thành hành trang suy nghĩ, hành động đưa tiến trình quản lý vận động phù hợp với định hướng phát triển chung của chính trị, văn hoá xã hội. Quản lý xã hội nói chung, quản lý một tổ chức nói riêng nhằm đạt đến sự ổn định và phát triển bền vững các quá trình xã hội, quá trình tồn tại của tổ chức đó. Phương thức thực hiện công việc này phải nhằm hiện thực hoá được lý tưởng công bằng, tiến bộ xã hội, phù hợp với lối sống, nếp sống theo các giá trị văn hoá và chuẩn mực chung mà xã hội chấp nhận. Hoạt động quản lý dược thực hiện trong từng hệ thống tổ chức cụ thủ tổ chức có cấu trúc khác nhau, vì vậy hành động giải pháp quản lý khác nhau. Dù có sự khác nhau trong biểu hiện và giải pháp quản lý, song nếu chứng bắt nguồn từ động cơ vì con người, vì chân lý thì đều mang lại lợi ích không riêng cho tổ chức mà cho cả xã hội. Quản lý mỗi một đơn vị quân đội, một nhà trường, một bệnh viện, một đoàn thủ, một đợn vị thường phải nhằm vào lý tưởng phát huy nhân cách hoá các thành viên để họ chính tâm, thành ý tận tâm, trách nhiệm, xây dựng tổ chức, xây dựng cộng đồng, xây dựng đất nước. Một sự quản lý như vậy được được bảo đảm bằng các nhân tố giá trị văn hoá. VHQL vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh của quá trình quản lý. Bất cứ quá trình quản lý nào hướng tới sự tiến bộ, hạnh phúc cho cộng đồng và xã hội đều phải làm phong phú cho việc sáng tạo các giá trị văn hoá mới, trước hết là nâng các giá trị nhân bản của những người tham gia vào quá trình quản lý: người thủ trưởng và người chịu sự quản lý. Và để đạt dược thành quả dó, tư duy, việc làm của họ đều phải thắm đượm giá trị chân, thiện, mỹ, họ biết tôn trọng nhau, bao dung nhau, giúp đỡ nhau hoàn thành được bổn phận trách nhiệm bản thân trong phân công hợp tác lao động II. Biểu hiện đặc trưng trong văn hoá quản lý trong quá trình quản lý Quá trình quản lý thực chất là sự kế tiếp liên tục chuỗi các hoạt động chú quan của chủ thể quản lý (người thủ trưởng) vì mục đích phát triển tổ chức. Mục đích quản lý được cụ thủ hoá thành các mục tiêu trong từng giai đoạn, từng bối cảnh. Chủ thể quản lý, bằng sự mẫn cảm của bản thân và dựa vào ý kiến của người ưu tú trong tổ chức, xác lập mục đích, mục tiêu hoạt động của tổ chức và đảm nhiệm việc dẫn dắt hoạt động của tổ chức nhằm hiện thực hoá mục đích, mục tiêu đã vạch ra. Biểu hiện đặc trưng và tập trung của VHQL được cô đọng vào ba vấn đề lớn của quá trình quản lý: lý tưởng quản lý, phương thức quản lý, nhân cách người quản lý. 1. Lý tưởng quản lý quán triệt sâu sắc sắc thái VHQL là lý tưởng quản lý trên nền tảng quan điểm thân dân, nhân chính, hướng thiện. Các mục tiêu quản lý đặt ra xét cho cùng đều phải vì hạnh phúc của con người và coi thành quả hoạt động quản lý là do con người, do các thành viên của tổ chức xây dựng nên. Lý tưởng này cũng phải đặt trên quan điểm thực hiện hài hoà lợi ích và nghĩa vụ. Quản lý phải tạo ra hiệu quả: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả chính trị, vì nếu không thì tổ chức tiêu vong. Song, cùng với cái lợi còn phải tạo ra cái nghĩa : gắn bó được các thành viên trong tổ chức với nhau, gắn bó sự tồn tại, phát triển tổ chỉ với sự tồn tại, phát triển của cộng động. Người thủ trưởng kế tục tinh thần người sáng lập tổ chức với quan điểm thân dân, nhân chính, hướng thiện phải cụ thủ hoá lý tưởng hoạt động của tổ chức trong các hoàn cảnh khác nhau, thời điểm khác nhau, làm cho tổ chức ổn định, đổi mới và phát triển bền vững trong dộng thái phát triển chung của môi trường xã hội. Lý tưởng quản lý trên nền tảng các quan điểm thân dân, nhân chính, hướng thiện, cần được quán triệt đến từng thành viên của tổ chức. Người thủ trưởng vạch ra được triết lý hành động, cô đọng thành những thông điệp truyền cảm cho các thành viên trong tổ chức, làm cho mới thành viên đồng tình, hăng hái thực hiện lý tưởng này. Có hoài bão khi hình thành lý tưởng quản lý là điều rất thiết. Hoài bão khác với mơ mộng hão, hoài bão càng lớn càng cần có đầu óc thực tiễn cao. Người thủ trưởng có tham vọng đưa tổ chức tiến lên, nhưng không thô bạo, nóng vội trong quá trình phát triển lý tưởng quản lý vào đời sống thực tiễn. Đó chính là VHQL đích thực trong lý tưởng quản lý dối với mọi tổ chức. 2. Phương thức quản lý: Ở Phương ĐÔNG, người ta thường nói đến hai phương thức quản lý: Đức trị và pháp trị. Đức trị đặt trên nền tảng tư tưởng của Khổng Tử, nhà triết học - chính trị Trung Hoa cổ đại (55l - 479 trước Công nguyên), coi con người có bản chất là thiện, vì vậy phương thức quản lý là sự kết hợp của “nhân - trí dũng”. Khổng Tử cho rằng người đứng đầu một tổ chức điều hành bằng nhân đức thì không ưu sầu, bằng trí tuệ thì không bị mê hoặc, dũng cảm thì không sợ sệt (Quân tử đạo giả tam, nhấn giả bất ưu, trí giả bất hoặc, dũng giả bất cụ). Thủ trưởng phải nhìn ra được lợi ích của tổ chức mà dám làm, nếu có rủi ro phải dám gánh chịu trách nhiệm. Thủ trưởng đối mặt với nghĩa mà lủi bước là “phi nghĩa”. Pháp trị đặt trên nền tảng tư tưởng của Hàn Phi, người sinh sau Khổng Tử 27l năm (280 - 233 trước Công nguyên), coi con người bản chất là ác, vì vậy phương thức quản lý là sự kết hợp của “pháp - thuật - thế”. Hàn Phi đề cao yếu tố pháp, “Pháp bất a quý”, coi luật lệ, quy tắc không phụ thuộc, a dua theo quý tộc trong tiến trình quản lý. Người thủ trưởng phải nắm chặt quyền trừng phạt, quyền khen thưởng; người thủ trưởng phải biết dùng “thuật”, khi dùng thuật điều khiển người dưới quyền, mưu không được lộ ra mặt, thủ trưởng phải biết dùng người thạo việc, dùng người có trí tuệ, đúng người có năng lực. Thực tế cho thấy, những người quản lý thành công ở Phương Đông không cực đoan theo đức trị hay pháp trị mà biết kết hợp đức trị với hạt nhân hợp lý của pháp trị. Sự quản lý phải gây dựng cho con người lòng trắc ẩn (khởi đầu của nhân tính), sự ăn năn hối hạn của sự chính trực biết tôn trọng phục tùng (khởi đầu của việc biết phép tắc, lễ nghi), ý niệm được phải trái (khởi đầu của hiểu biết trí tuệ). Quản lý một tổ chức nếu biết làm cho các thành viên có được “bốn cái khởi đầu” này thì sẽ có cơ phát triển, bằng không sẽ tiêu vong. Ở Phương Tây đa đại, người ta thường nói đến luận thuyết của Douglas Mc Gregor về con người và quan điểm quản lý X và quan điểm quản lý Y. - Quan điểm X coi con người vốn dĩ là tiêu cực: không thích làm việc, thường tìm cách lảng tránh bất cứ lúc nào có thể lảng tránh, chờ làm việc khi có sự ép buộc, trừng phạt; thụ động, trốn tránh trách nhiệm khi trốn tránh được; ích kỷ, nghĩ về mình trước, không có hoài bão, ước vọng tiến lên. Phương thức quản lý theo quan điểm X là cần “kết hợp trừng phạt với khen thưởng”. - Quan điểm Y coi con người bản chất là tích cực: coi việc làm là nhu cầu của cuộc sống; có ý thức tự kiểm tra, tự rèn luyện, tự diều chỉnh khi được giao việc rõ ràng; ai cũng có khả năng sáng tạo... Phương thức quản lý theo quan điểm Y là tin vào con người, khơi dậy nội lực, sự tự giác của con người Theo A. Maslow, con người khi đã được đáp ứng nhu cầu tồn tại sinh học và bảo đảm sự an toàn bản thân, đều mong muốn được giao lưu, được làm việc có ích, dược thăng tiến. Vì vậy, quản lý vừa phải chú ý các nhu cầu bậc thấp (sinh học, an toàn bản thân), vừa phải đáp ứng các nhu cầu bậc cao (giao lưu, khẳng đmh, thăng tiến). Có như vậy, con người mới tự nguyện hăng hái làm việc. 3. VHQL trong nhân cách người thủ trưởng Người thủ trưởng có nhân cách đậm đà VHQL không chỉ là người có học vấn cao toàn diện và có phẩm chất tốt. Những nhân tố này mới là điều kiện cần, song chưa là điều kiện dủ. Nhân cách người thủ trưởng có VHQL là người biết tìm ra con đường phát triển tổ chức, tạo ra các.lực lượng bảo đảm mục tiêu phát triển, có năng lực và uy tín thúc đẩy sự phát triển.. Năm yếu tố sau đây phải bền vững và hài hoà trong nhân cách người thủ trưởng có VHQL : a) Là người đầu đàn của tổ chức. biết cách làm việc theo tinh thần đồng đội: Quản lý là biết thông qua người khác dể dạt được mục tiêu của mình, cũng là mục tiêu chính trị của tổ chức. Người thủ trưởng phải có vai trò người đầu đàn, biết học đồng sự, biết hởi đồng sự, biết nâng đồng sự theo tầm suy nghĩ, tầm làm việc của mình. Người thủ trưởng phải thu hút, lôi cuốn các thành viên trong tổ chức vào cuộc, thủc đẩy họ hăng hái tự giác làm việc. b) Là người có tầm nhìn rộng, có hiểu biết sâu về sứ mệnh, nhiệm vụ, hoàn cảnh của tổ chức : Biết phân tích, tổng hợp cái mạnh, cái yếu (mặt chủ quan), thuận lợi, khó khăn (mặt khách quan) của tổ chức. Muốn vậy, thủ trưởng phải là người có học vấn cơ bản và toàn diện; có năng lực tạo các mối quan hệ, năng lục phán đoán, giải quyết vấn đề. c) Là người có khả năng điều hành công việc hành chính của tổ chức : Biết dự báo quy hoạch, kế hoạch hoá phát triển đơn vị; biết cụ thể hoá chiến lược, chính sách của cấp trên vào tình hình thực tiễn của tổ chức do mình phụ trách; đề ra được quyết sách hợp lý cho sự phát triển của đơn vị, tổ chức thực hiện công việc có hiệu quả. d) Là người biết xúc tiến, ủng hộ, thủc đẩy đổi mới : Người thủ trưởng có VHQL là người biết thanh lý cái đã qua, dự đoán được cái sẽ tới. Muốn vậy, phải là người dám đổi mới, biết đổi mới, thủc đẩy cái mới, ủng hộ cái mới bằng việc cải tiến hay cải cách các mặt hoạt động khác nhau của tổ chức. đ) Là người biết phôí hợp nội lực và ngoại lực : Người thủ trưởng có VHQL là người biết tạo lập cho đơn vị không bao giờ tồn tại trong thế cô lập, biết huy dộng được sự ủng hộ của cấp trên, của các đối tác, biết phối hợp, kết hợp nội lực và ngoại lực, tạo động lực cho tổ chức phát triển không ngừng. III. Phát triển VHQL vào các hoạt động chủ yếu của quá trình quản lý Quá trình quản lý diễn ra bằng các hoạt động quản lý rất đa dạng, song dù đa dạng đến đâu, chúng vẫn quy tụ vào bốn loại hình chủ yếu sau đây : Quản lý nhiệm vụ, công việc của tổ chức. Quản lý các mối quan hệ nội bộ của tổ chức. Quản lý môi trường tác đông vào tổ Chức . Quản lý phong cách quản lý. phát triển VHQL vào quá trình quản lý là phát triển các giá trị văn hoá mà tổ chức đã chọn lọc tiếp nhận một cách đồng bộ và đều khắp vào bốn loại hình chủ yếu sau đây: 1. Phát triển VHQL vào việc điều hành nhiệm vụ công việc a) Làm “đúng việc” theo lý tưởng, sứ mệnh của tổ chức; biết phân cấp, phân quyền, phân nhiệm hợp lý; biết tập trung và dồn sức vào những nhiệm vụ ưu tiên, không lơi lỏng các việc khác. b) Làm việc”đúng”, tuân thủ nghiêm túc quy tắc, quy trình, quy phạm đối với các loại việc. c) Làm việc có hiệu quả, xét cả trên các mặt kinh tế, xã hội, chính trị. Thực hiện công việc phải đạt được kết quả cao nhất với chi phl đã cho hoặc đạt được kết quả mong đợi với chi phi nhỏ nhất. 2. Phát triển VHQL vào việc xử lý các mối quan hệ nội bộ a) Xây dựng cho mọi người có nếp sống và làm việc theo luật pháp, theo quy chế, tạo ra kỷ cương trong nội bộ; mọi người biết tôn trọng lễ nghi, tập tục được quy đmh. b) Làm cho mọi thành viên trong tổ chức sống có thiện chí với nhau, tin cậy nhau, có tình thương nhau, bao dung lẫn nhau (biết chấp nhận cái khác của dối tác) c) Gắn kết với mọi` người theo một đội hmh và làm cho mỗi người dàu thấy phải phụ thuộc vào nhau mọi người lám hết bổn phận, trách nhiệm của mình. 3. Phát triển VHQL trong việc quản lý bao quát các ngoại lực của môi trường tác động vào tổ chức a) Lường trước dược các nguy cơ, khó khăn, các thách thức tác động vào tổ chức, thấy rõ được ai là đối thủ, tìm cách triệt tiêu hoặc trung hoà ý đồ xấu của đối thủ. b) Nhận thức được và tranh thủ tận dụng thời cơ thuận lợi của tổ chức, tìm ra được đối tác, đồng minh; củng cố, phát triển các mối quan hệ hợp tác cùng có lơi. c) Có đầu óc thi đua, cạnh tranh dưa tới các thắng lợi mới. 4. Phát triển VHQL vào việc cải tiến phong cách quản lý của người thủ trưởng a) Người thủ trưởng xây dựng quyền uy bằng năng lực, phẩm chất của mình, chứ không phải bằng thủ đoạn, mưu thuật; biết lắng nghe ý kiến mới người, bàn bạc dân chủ song phải có sự quyết đoán, có bản lĩnh giải quyết vấn dề trước các tính huống khó khăn. b) Phát hiện được tinh hoa trong tổ chức, biết bồi dưỡng, phát huy năng lực, lựa chọn được người kế nhiệm, bồi dưỡng năng lực, kính nghiệm cho người kế nhiệm. c) Khen thưởng và trách cứ đúng đằn. Động viên, khen thưởng chân thành và trách cứ có lý, có tình sẽ quy tụ và phát huy được lòng người. VHQL chú ý việc biểu dương người tốt, việc tốt, thực hiện tự trách cứ, phê bình không làm cho người phạm lỗi.cảm thấy xấu hổ, bẽ bàng. Để tiếp cận văn hoá quản lý một cách đầy đủ, còn phải hiểu dược văn hoá chính trị, văn hoá tổ chức, văn hoá giao tiếp, ứng xử . . Quản lý ở các cấp : cao, trung gian hoặc tác nghiệp, dù tổ chức (hệ thống) có nét đặc thù như thế nào, người thủ trưởng cũng cần rèn luyện VHQL kết hợp với tu dưỡng văn hoá chính trị, xây dựng được văn hoá tổ chức, học hỏi và bồi dưỡng kỹ năng ứng xử tinh tế, linh hoạt trong các nghi thức giao tiếp với cấp trên, với đồng sự, với nhân viên, với.đối tác. Mỗi cán bộ quản lý từ người chỉ huy quân dội, đến người lãnh đạo đoàn thủ, giám đốc xí nghiệp, người tổ chức phát triển cộng đồng luôn tâm niệm và quyết tâm rèn luyện nhân cách VHQL theo các tiêu chí : Công việc nhiệm vụ phải có sự dũng cảm, can đảm hoàn thành. Tấm lòng, suy nghĩ phải tinh tê, trong sáng, ý chí Trí tuệ phải chín chắn, toàn điện. Hành động phải ngay thẳng, đem lại hiệu quả` VHQL vừa tiếp cận yà phát triển từ nhận thức tư tưởng, đồng thời từ cảm hứng của đời sống thực tiễn. [...]... còn bên kia là khách thể quản lý Xã hội là một cộng đồng người được quản lý Nhiều chủ thể thực hiện sự tác động quản lý lên xã hội hình thành hệ thống quản lý xã hội Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, vai trò và sự tham gia thực hiện quản lý xã hội của các chủ thể quản lý có sự khác nhau cả về số lượng và chất lượng, tính chất và quy mô của quản lý Những chủ thể quản lý xã hội bao gồm: Từng con... thể quản lý xã hội là hình thức và phương pháp thực hiện các tác động quản lý được quy định bởi vị trí xã hội, pháp lý và sức mạnh biểu hiện ý chí - quyền uy - của chủ thể quản lý xã hội 2 Khách thể quản lý xã hội Quản lý xã hội được thực hiện thông qua toàn bộ các hoạt động và các quan hệ trong đời sống xã hội của con người Bởi vậy những biểu hiện cơ bản nhất, chủ yếu nhất cửa các hiện tượng xã hội, ... việc quản lý những mặt khác nhau của đời sống xã hội, những thể chế xã hội khác nhau và xã hội nói chung nhằm duy trì trạng thái vận động và hoạt động bình thường của hệ thống xã hội Áp dụng vào xã hội, các hệ quản lý và bị quản lý thực hiện thành chủ thể, khách thể của quản lý Phân hệ bị quản lý (khách thể) tiếp nhận và sử dụng mệnh lệnh của khối quản lý, còn phân hệ quản lý (chủ thể) thì xử lý thông... thể quản lý xã hội chính là tong thể các lĩnh vực ấy 3 Quan hệ giữa khách thể và chủ thể quản lý Hệ thống quản lý trong xã hội là một hệ thống thứ bậc phức tạp với các khâu quản lỵ trung tâm và trung gian của nó Hệ thống ấy luôn thay đổi, ngoài ra, một yếu tố căn bản của quản lý xã hội là việc chuyên hình thức quản lý tự phát sang những hình thức quản lý tự giác và mở rộng nhân tố tự giác Quản lý xã hội. .. của quá trình quản lý: lý tưởng quản lý, phương thức quản lý, nhân cách người quản lý 1 Lý tưởng quản lý quán triệt sâu sắc sắc thái VHQL là lý tưởng quản lý trên nền tảng quan điểm thân dân, nhân chính, hướng thi n Các mục tiêu quản lý đặt ra xét cho cùng đều phải vì hạnh phúc của con người và coi thành quả hoạt động quản lý là do con người, do các thành viên của tổ chức xây dựng nên Lý tưởng này cũng... hội của Đảng Các chủ thể quản lý xã hội đều có mục đích quản lý giống nhau về bản chất, tức là đều nhằm thực hiện cảc lợi ích, các nhu cầu của con ngưòỉ và vì vậy, chủ thể quản lý xã hội phải hiểu được cơ cấu nhu cầu của con người, các quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội để thực hiện các tác động quản lý Cho nên các chủ thể quản lý xã hội đều có chung nội dung quản lý nhưng phạm vi và mức độ... minh” đặt ra yêu cầu chuyển biến toàn diện xã hội từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; từ xã hội nông nghiệp lên xã hội công nghiệp; từ xã hội khép kín chuyển thành xã hội mở cửa, giao lưu; từ xã hội mang nặng tính luân lý, chính trị sang xã hội công dân, nhà nước pháp quyền Những yêu cầu to lớn đó đặt ra trước quản lý nhà nước hàng loạt các vấn đề cần giải... góp phần tạo nên hiệu quả của quản lý nhà nước./ Văn hoá quản lý từ một góc nhìn I Quan niệm về văn hoá quản lý Văn hoá quản lý (VHQL) là phạm trù hình thành từ phạm trù văn hoá và phạm trù quản lý Đó là giá trị văn hoá mà chú thủ quản lý - người thủ lĩnh và đối tượng quản lý - người chịu sự quản lý cùng tiếp nhận thành hành trang suy nghĩ, hành động đưa tiến trình quản lý vận động phù hợp với định... phát triển xã hội, do đó là chủ thể chủ yếu và quan trọng trong quản lý xã hội ở nước ta Trong vai trò quản lý xã hội, Đảng vạch ra đường lối phát triển xã hội, đặt ra mục tiêu đó Sự lãnh đạo của Đảng có nội dung cơ bản là tạo ra và bảo đảm sự phối hợp các cố gắng của từng chủ thể quản lý xã hội thành một cố gắng chung thống nhất, thành một sức mạnh tổng hợp hướng vào việc xây dựng một xã hội công bằng,... hoạt động chủ yếu của quá trình quản lý Quá trình quản lý diễn ra bằng các hoạt động quản lý rất đa dạng, song dù đa dạng đến đâu, chúng vẫn quy tụ vào bốn loại hình chủ yếu sau đây : Quản lý nhiệm vụ, công việc của tổ chức Quản lý các mối quan hệ nội bộ của tổ chức Quản lý môi trường tác đông vào tổ Chức Quản lý phong cách quản lý phát triển VHQL vào quá trình quản lý là phát triển các giá trị văn

Ngày đăng: 09/10/2015, 22:28

Mục lục

    VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan