khảo sát quy trình ấp và tỷ lệ nở của trứng gà tàu vàng tại trung tâm giống nông nghiệp hậu giang thuộc xã vị thắng huyện vị thủy tỉnh hậu giang

61 754 3
khảo sát quy trình ấp và tỷ lệ nở của trứng gà tàu vàng tại trung tâm giống nông nghiệp hậu giang thuộc xã vị thắng huyện vị thủy tỉnh hậu giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG -------- NGUYỄN THỊ KIM CHI KHẢO SÁT QUY TRÌNH ẤP VÀ TỶ LỆ NỞ CỦA TRỨNG GÀ TÀU VÀNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP HẬU GIANG THUỘC XÃ VỊ THẮNG HUYỆN VỊ THỦY TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH: THÚ Y Cần Thơ - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG …… Luận văn tốt nghiệp Ngành: THÚ Y Tên đề tài: KHẢO SÁT QUY TRÌNH ẤP VÀ TỶ LỆ NỞ CỦA TRỨNG GÀ TÀU VÀNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP HẬU GIANG THUỘC XÃ VỊ THẮNG HUYỆN VỊ THỦY TỈNH HẬU GIANG Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS. Phạm Hoàng Dũng Nguyễn Thị Kim Chi MSSV: LT11642 Lớp: CN1167L1 Cần Thơ - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG …  … NGUYỄN THỊ KIM CHI KHẢO SÁT QUY TRÌNH ẤP VÀ TỶ LỆ NỞ CỦA TRỨNG GÀ TÀU VÀNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP HẬU GIANG THUỘC XÃ VỊ THẮNG HUYỆN VỊ THỦY TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH: THÚ Y CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS. PHẠM HOÀNG DŨNG Cần Thơ - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y Đề tài: Khảo sát quy trình ấp và tỷ lệ nở của trứng gà Tàu Vàng tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang. Do sinh viên: Nguyễn Thị Kim Chi thực hiện tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang từ ngày 20/6/2013 đến ngày 30/10/2013. Cần Thơ, ngày tháng Duyệt Bộ Môn năm 2013 Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Duyệt Cán bộ hướng dẫn Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD Luận văn tốt nghiệp Đại học LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng và quý Thầy Cô trong Bộ Môn Thú Y. Tôi tên: Nguyễn Thị Kim Chi MSSV: LT11642 Ngành: Thú Y khóa 37 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. Cần thơ, ngày tháng năm 2013 Nguyễn Thị Kim Chi i Luận văn tốt nghiệp Đại học LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học Đại học là khoảng thời gian quý báu đối với tôi, đã cung cấp thêm kiến thức chuyên Ngành để bước vào đời. Thời gian qua tôi được sự dạy dỗ tận tình của quý Thầy Cô, được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Nay tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành và sâu sắc đến: Ông bà, cha mẹ đã sinh thành yêu thương và luôn luôn động viên tôi cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Quý Thầy Cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, đặc biệt là quý thầy cô thuộc hai Bộ Môn Thú Y và Chăn nuôi Thú Y đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt những năm học qua. Xin cảm ơn thầy Phạm Hoàng Dũng đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình tôi làm luận văn, đồng thời cố vấn đã giúp đỡ tôi trong suốt 2 năm học Đại học. Quý Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Các tác giả mà tôi đã tham khảo tài liệu và đưa kiến thức vào đề tài này. Các anh/chị khóa trước và tập thể lớp Thú Y khóa 37 liên thông đã giúp đỡ tôi trong thời gian học đại học. Xin kính chúc quý thầy cô, người thân và bạn bè của tôi dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công tác cũng như trong đời sống! ii Luận văn tốt nghiệp Đại học MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. ix DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... x TÓM LƯỢC .................................................................................................................. xi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... 2 1.1 Sơ lược về giống gà Tàu Vàng ........................................................................................ 2 1.2 Đặc điểm của trứng gà .................................................................................................... 2 1.2.1 Cấu tạo của trứng gà ............................................................................................... 2 1.2.1.1 Vỏ trứng .............................................................................................................. 3 1.2.1.2 Màng vỏ ngoài và màng vỏ trong ...................................................................... 3 1.2.1.3 Lòng trắng .......................................................................................................... 3 1.2.1.4 Lòng đỏ ............................................................................................................... 3 1.2.1.5 Đĩa phôi và phôi ................................................................................................. 3 1.2.2 Hình dạng trứng ...................................................................................................... 4 1.3 Trứng dị thường .............................................................................................................. 4 1.3.1 Trứng có hai lòng đỏ ............................................................................................... 4 1.3.2 Trứng có đốm máu đỏ ............................................................................................. 4 1.3.3 Trứng không lòng đỏ............................................................................................... 4 1.3.4 Vỏ trứng bị lõm ....................................................................................................... 5 1.3.5 Trứng có vỏ mềm..................................................................................................... 5 1.4 Sự phát triển phôi của trứng gà trong khi ấp ............................................................... 5 1.4.1 Ngày đầu................................................................................................................... 5 1.4.2 Ngày thứ 2 ................................................................................................................ 5 1.4.3 Ngày thứ 3 ................................................................................................................ 5 1.4.4 Ngày thứ 4 ................................................................................................................ 5 1.4.5 Ngày thứ 5 ................................................................................................................ 5 1.4.6 Ngày thứ 6 ................................................................................................................ 6 1.4.7 Ngày thứ 7 ................................................................................................................ 6 iii Luận văn tốt nghiệp Đại học 1.4.8 Ngày thứ 11 .............................................................................................................. 6 1.4.9 Ngày thứ 12 .............................................................................................................. 6 1.4.10 Ngày thứ 13 .............................................................................................................. 6 1.4.11 Ngày thứ 14 .............................................................................................................. 6 1.4.12 Ngày thứ 15 và 16 .................................................................................................... 6 1.4.13 Ngày thứ 17, 18 và 19 .............................................................................................. 6 1.4.14 Ngày thứ 20 .............................................................................................................. 7 1.4.15 Ngày thứ 21 .............................................................................................................. 7 1.5 Quy trình ấp trứng gia cầm ............................................................................................ 7 1.5.1 Nhận trứng ............................................................................................................... 7 1.5.2 Bảo quản trứng trước khi đưa vào ấp ................................................................... 7 1.5.3 Chọn trứng ấp.......................................................................................................... 8 1.5.4 Thời gian ấp ............................................................................................................. 8 1.5.5 Đưa trứng vào ấp ..................................................................................................... 9 1.5.5.1 Chuẩn bị máy ấp................................................................................................. 9 1.5.5.2 Chuẩn bị trứng ấp .............................................................................................. 9 1.5.5.3 Đưa trứng vào máy ấp........................................................................................ 9 1.5.6 Chuẩn bị máy nở ................................................................................................... 10 1.5.7 Chế độ ấp trứng gà ở máy đa kỳ .......................................................................... 10 1.5.7.1 Nhiệt độ ............................................................................................................. 10 1.5.7.2 Ẩm độ ................................................................................................................ 10 1.6 Kiểm tra sinh vật học trứng gia cầm ấp (soi trứng) ................................................... 10 1.6.1 Soi trứng kiểm tra sự phát triển của phôi lần 1 ................................................. 10 1.6.1.1 Đặc điểm của phôi phát triển yếu, phôi chết sau 6 ngày ấp đối với gà .......... 11 1.6.1.2 Nguyên nhân chết phôi .................................................................................... 11 1.6.2 Soi trứng kiểm tra sự phát triển của phôi lần 2 ................................................. 11 1.6.2.1 Nhận biết phôi bị chết ...................................................................................... 11 1.6.3 Soi trứng kiểm tra sự phát triển của phôi lần 3 ................................................. 11 1.6.3.1 Đặc điểm của phôi phát triển chia làm bốn loại ............................................ 12 1.7 Những bệnh thường xảy ra trên gà sau khi nở........................................................... 14 1.7.1 Ấp trứng đã bảo quản lâu ngày ........................................................................... 14 1.7.2 Bệnh khoèo chân (Perosis) .................................................................................... 14 1.7.3 Bệnh động kinh (Atexia) ....................................................................................... 14 1.7.4 Bệnh bết dính khi nở ............................................................................................. 14 iv Luận văn tốt nghiệp Đại học 1.8 Vệ sinh phòng bệnh ....................................................................................................... 14 1.8.1 Vệ sinh chuồng trại ............................................................................................... 14 1.8.1.1 Hàng ngày......................................................................................................... 15 1.8.1.2 Hàng tuần ......................................................................................................... 15 1.8.1.3 Hàng tháng ....................................................................................................... 15 1.8.2 Vệ sinh máy ấp và máy nở .................................................................................... 15 1.8.3 Phòng bệnh cho gà................................................................................................. 16 1.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi và tỷ lệ nở ....................... 17 1.9.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ........................................................................................ 17 1.9.2 Ảnh hưởng của ẩm độ ........................................................................................... 17 1.9.3 Ảnh hưởng của thiếu Vitamin và thiếu Khoáng................................................. 18 1.9.3.1 Thiếu Vitamin B1 .............................................................................................. 19 1.9.3.2 Thiếu Vitamin B2 .............................................................................................. 19 1.9.3.3 Thiếu Vitamin H............................................................................................... 19 1.9.3.4 Thiếu Vitamin B12 ............................................................................................ 19 1.9.3.5 Thiếu Vitamin A ............................................................................................... 19 1.9.3.6 Thiếu Vitamin E ............................................................................................... 19 1.9.3.7 Thiếu Canxi, Photpho ...................................................................................... 19 1.9.3.8 Thiếu Mangan .................................................................................................. 19 1.9.4 Ảnh hưởng của độ thông thoáng .......................................................................... 20 1.9.5 Ảnh hưởng của việc đảo trứng ............................................................................. 20 1.9.6 Ảnh hưởng của khối lượng trứng ........................................................................ 20 CHƯƠNG II: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 21 2.1 Thời gian và địa điểm.................................................................................................... 21 2.2 Đối tượng ........................................................................................................................ 21 2.3 Phòng ấp trứng thực hiện ............................................................................................. 21 2.4 Máy ấp và máy nở thực hiện ........................................................................................ 21 2.4.1 Máy ấp thực hiện ................................................................................................... 21 2.4.2 Máy nở thực hiện................................................................................................... 22 2.5 Dụng cụ thực hiện ......................................................................................................... 22 2.6 Các chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................................... 23 2.6.1 Tỷ lệ trứng không phôi (%) .................................................................................. 23 2.6.2 Tỷ lệ trứng chết phôi (%) ..................................................................................... 23 2.6.3 Tỷ lệ trứng có phôi (%)......................................................................................... 24 v Luận văn tốt nghiệp Đại học 2.6.4 Tỷ lệ trứng sát (%) ................................................................................................ 24 2.6.5 Tỷ lệ nở (%) ........................................................................................................... 24 2.6.6 Tỷ lệ bệnh (%) ....................................................................................................... 24 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 25 3.1 Tổng quan về trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang ....... 25 3.1.1 Cơ cấu nhân sự của trại chăn nuôi tại Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang 3.1.2 ................................................................................................................................. 26 Chức năng nhiệm vụ ............................................................................................. 26 3.2 Chuồng trại nuôi gà sinh sản........................................................................................ 26 3.3 Thức ăn và nước uống................................................................................................... 27 3.4 Quy trình ấp trứng gà Tàu Vàng trong lúc khảo sát tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang................................................................................ 28 3.4.1 Chọn trứng ấp........................................................................................................ 28 3.4.2 Chuẩn bị trứng trước khi đưa vào máy ấp ......................................................... 28 3.4.3 Nhiệt độ ấp và ẩm độ............................................................................................. 29 3.4.4 Soi trứng ................................................................................................................. 29 3.4.4.1 Soi trứng lần 1 .................................................................................................. 29 3.4.4.2 Soi trứng lần 2 .................................................................................................. 30 3.4.5 Chuẩn bị máy nở và chuyển trứng sang máy nở ................................................ 31 3.5 Vệ sinh phòng bệnh tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang ...................................................................................................................................... 32 3.5.1 Vệ sinh chuồng trại ............................................................................................... 32 3.5.2 Vệ sinh phòng ấp ................................................................................................... 32 3.6 Kết quả các chỉ tiêu ấp nở của trứng gà Tàu Vàng tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang.................................................................................... 33 3.7 Kết quả tỷ lệ bệnh dị tật của gà con sau khi nở xảy ra trong lúc khảo sát tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang ............................................... 36 3.8 Triệu chứng bệnh dị tật của gà con sau khi nở xảy ra trong lúc khảo sát tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang ............................................... 38 3.8.1 Bị khoèo chân (Perosis) ......................................................................................... 38 3.8.2 Bệnh hở rốn, bụng to............................................................................................. 38 3.8.3 Bệnh bết dính khi nở ............................................................................................. 39 3.8.4 Bệnh động kinh (Atexia) ....................................................................................... 39 Chương IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 40 vi Luận văn tốt nghiệp Đại học 4.1 Kết luận .......................................................................................................................... 40 4.2 Đề nghị ............................................................................................................................ 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 41 vii Luận văn tốt nghiệp Đại học DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Cấu tạo trứng gia cầm ............................................................................................ 2 Hình 1.2: Sự phát triển của phôi ............................................................................................. 7 Hình 2.1: Gà Tàu Vàng sinh sản và trứng thực hiện .......................................................... 21 Hình 3.1: Sơ đồ trại chăn nuôi .............................................................................................. 25 Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự của trại ................................................................. 26 Hình 3.3: Chuồng nuôi và máng uống gà sinh sản .............................................................. 27 Hình 3.4: Những trứng quá to, sần sùi, méo mó, nhỏ, rạn nứt .......................................... 28 Hình 3.5: Trứng chuẩn bị đưa vào ấp .................................................................................. 28 Hình 3.6: Trứng không có phôi lúc khi soi trứng 7 ngày ................................................... 29 Hình 3.7: Trứng chết phôi 7 ngày sau khi ấp ...................................................................... 30 Hình 3.8: Trứng gà soi lúc 14 ngày sau khi ấp .................................................................... 31 Hình 3.9: Phun nước lên trứng được ấp sau 18 ngày rồi đem chuyển sang máy nở ....... 31 Hình 3.10: Trứng sát sau đợt ấp và vỏ trứng sau khi ấp .................................................... 32 Hình 3.11: Bị khoèo chân đi bằng khủy chân ...................................................................... 38 Hình 3.12: Bị hở rốn, bụng to................................................................................................ 38 Hình 3.13: Dính vỏ trứng ở rốn và trứng không nở được ................................................. 39 Hình 3.14: Đi không được, ngã đầu về lưng ........................................................................ 39 viii Luận văn tốt nghiệp Đại học DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ trứng có phôi và không phôi ................................................................... 34 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ trứng chết phôi, tỷ lệ nở/ tổng trứng đem vào ấp và tỷ lệ sát .............. 35 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ bệnh dị tật ở gà con sau khi nở............................................................... 37 ix Luận văn tốt nghiệp Đại học DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tỷ lệ nuôi sống gà Tàu Vàng giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi ........................................ 2 Bảng 1.2: Thành phần hóa học của trứng gà ......................................................................... 4 Bảng 1.3: Thời gian ấp nở của một số gia cầm ...................................................................... 8 Bảng 1.4: Kiểm tra ấp và chất lượng gà ............................................................................... 13 Bảng 1.5: Lịch phòng vaccine và thuốc phòng cho gà lông màu sinh sản ........................ 16 Bảng 1.6: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ ấp nở trứng gà (Theo tài liệu của G. Petkova, Bungari - 1978) ....................................................................................................... 17 Bảng 1.7: Khối lượng trứng ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ gà con loại I .................. 20 Bảng 2.1: Các loại thuốc sử dụng cho gà trong trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang ........................................................................................................ 22 Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Cty Cargill .............................................. 27 Bảng 3.2: Nhiệt độ và ẩm độ trong quá trình ấp trứng gà Tàu Vàng lúc khảo sát.......... 29 Bảng 3.3: Lịch phòng bệnh cho đàn gà sinh sản tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang ........................................................................................................ 33 Bảng 3.4: Kết quả tỷ lệ trứng có phôi và không phôi ......................................................... 34 Bảng 3.5: Kết quả tỷ lệ chết phôi, tỷ lệ nở/ tổng trứng đem vào ấp và tỷ lệ sát ............... 35 Bảng 3.6: Kết quả tỷ lệ bệnh dị tật ở gà con sau khi nở tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang ............................................................................................ 37 x Luận văn tốt nghiệp Đại học TÓM LƯỢC Đề tài: Khảo sát quy trình ấp và tỷ lệ nở của trứng gà Tàu Vàng tại trung tâm giống Nông Nghiệp Hậu Giang. Số 128, Quốc lộ 61, ấp 12, Xã Vị Thắng, Huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu Giang. Đề tài tiến hành với mục tiêu khảo sát quy trình ấp trứng và tỷ lệ nở của gà Tàu Vàng và bệnh dị tật của gà con sau khi nở xảy ra tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống trong thời điểm khảo sát từ 20/06/2013 – 30/10/2013. Kết quả tỷ lệ nở của trứng gà Tàu Vàng + Tỷ lệ trứng không phôi là 12,29%. + Tỷ lệ trứng chết phôi là 15,32%. + Tỷ lệ trứng có phôi còn sống là 87,71%. + Tỷ lệ trứng sát là 11,63%. + Tỷ lệ nở là 67,21%. Bệnh dị tật của gà con sau khi nở xảy ra trong lúc khảo sát tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang + Tỷ lệ bệnh khoèo chân là 1,75%. + Tỷ lệ bệnh hở rốn, bụng to là 2,23%. + Tỷ lệ bệnh bết dính khi nở là 2,77%. + Tỷ lệ bệnh động kinh là 1,35%. xi Luận văn tốt nghiệp Đại học ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng thuận lợi cho việc chăn nuôi như: chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi heo, chăn nuôi vịt và đặc biệt là chăn nuôi gà với phương thức nuôi truyền thống thả vườn trong nông hộ, để cung cấp nguồn thực phẩm cho con người. Hiện nay Ngành chăn nuôi gà có bước nhảy vượt bậc từ chăn nuôi nhỏ lẻ lên phương thức chăn nuôi công nghiệp để cải thiện và nâng cao năng suất sinh sản, con giống,… Đã có một số giống gà nuôi theo phương thức công nghiệp như: Gà Ross, Gà Tam Hoàng,... Trong đó gà Tàu Vàng được biết đến là một giống gà nội địa thích nghi tốt với điều kiện nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Gà có ưu điểm nhanh nhẹn, màu sắc, hình dáng, chất lượng thịt thơm ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Để đáp ứng nhu cầu trên thì việc tạo ra con giống trong một thời gian tương đối ngắn, làm tăng khả năng sản xuất của gà mái đẻ, tỷ lệ ấp nở, chất lượng con giống và đảm bảo cho đàn gà mới nở khỏe mạnh. Từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Bộ Môn Thú Y và Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Cần Thơ, đã giúp đỡ tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát quy trình ấp và tỷ lệ nở của trứng gà Tàu Vàng tại trung tâm giống Nông Nghiệp Hậu Giang”. Nhằm khảo sát quy trình ấp trứng và tỷ lệ nở của trứng gà Tàu Vàng. Bệnh dị tật của gà con sau khi nở xảy ra trong lúc khảo sát tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang. 1 Luận văn tốt nghiệp Đại học CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Sơ lược về giống gà Tàu Vàng Xuất xứ từ Trung Quốc, đưa vào miền Nam từ lâu, nuôi nhiều ở các Tỉnh như Tiền Giang, Long An, Bình Dương, Tây Ninh,… Gà có tầm vóc lớn, màu lông phổ biến là vàng rơm, vàng đậm, có đốm đen ở cổ và đuôi. Đa phần gà có màu đơn đỏ tươi, một số màu kép. Gà mọc lông chậm, 3 tháng tuổi gà trống lông còn lơ thơ (Lê Hồng Mận, 2002). Theo Bùi Xuân Mến (2007) đặc điểm của gà có tầm vóc lớn, dọc bàn chân có hàng lông nhỏ mọc phía ngoài chân và hướng xuống dưới, chân vàng, da đều màu vàn g trọng lượng trưởng thành gà mái: 2 - 2,2 kg, gà trống 3 kg. Sản lượng trứng một mái đẻ trung bình 90 - 100 trứng/năm, nặng 45 - 50 g, gà mái có đặc tính thích ấp, nuôi con giỏi và chất lượng thịt cao, dễ nuôi. Bảng 1.1: Tỷ lệ nuôi sống gà Tàu Vàng giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi Giai đoạn tuổi (tuần) 0-4 0-8 Tỷ lệ nuôi sống (%) 97,61 96,30 4-8 98,67 (Hoàng Tuấn Thành và Nguyễn Quốc Đạt, 2008) 1.2 Đặc điểm của trứng gà 1.2.1 Cấu tạo của trứng gà Cấu tạo của quả trứng gồm: Vỏ trứng, màng vỏ trứng, buồng khí, lòng trắng, lòng đỏ, màng lòng đỏ, đĩa phôi và phôi. Hình 1.1: Cấu tạo trứng gia cầm 2 Luận văn tốt nghiệp Đại học 1.2.1.1 Vỏ trứng Phần giữa tử cung trở xuống của gia cầm có tuyến dịch tiết ra sợi collagen nhỏ đan chéo dày, chắc ví như “cốt sắt tấm bê tông”. Vỏ trứng có muối canxi Cacbonat chiếm 99% và canxi photphat chiếm 1% được tổng hợp trong thời gian trứng hình thành ở tử cung từ 18 - 20 giờ. Bên ngoài vỏ trứng phủ một lớp màng nhầy mỏng đã đông cứng. Lớp này bảo vệ trứng để tránh các vi khuẩn vào bên trong phá hoại và gây thối trứng. 1.2.1.2 Màng vỏ ngoài và màng vỏ trong Hai màng này được cấu tạo từ sợi keratin đan chéo nhau tạo sức bền. Lớp ngoài nằm sát vỏ trứng, lớp trong bao quanh lòng trắng. Trên mặt hai lớp vỏ đều có lỗ rất nhỏ để không khí lưu thông, giúp cho phôi hô hấp và phát triển. Tuy là 2 lớp nhưng chúng dính sát vào nhau, chỉ tách ra ở phần đầu tù (đầu to) của trứng, để chứa khí oxy (buồng khí). 1.2.1.3 Lòng trắng Được tạo ra ở phần dài nhất của ống dẫn trứng nhờ có tuyến tiết ra chất lòng trắng đặc và lòng trắng loãng. Lòng trắng chứa 85 - 89% là nước. Lòng trắng gồm 4 lớp. Lớp trong cùng bao lấy lòng đỏ - lòng trắng đặc. Lớp kề với lớp lòng trắng trong cùng không chứa Myxin. Lớp lòng trắng đặc ở giữa - lớp để 2 sợi dây chằng xoắn bám vào giữa lòng đỏ và phôi. Và lớp lòng trắng ngoài - sát với màng vỏ trong. 1.2.1.4 Lòng đỏ Có màng lòng đỏ bao quanh bảo vệ, nằm ở giữa khối lòng trắng. 1.2.1.5 Đĩa phôi và phôi Phôi nằm trong đĩa phôi và cùng ở trong lòng đỏ. Phôi có thể chuyển động trong lòng đỏ, thường nổi lên phía trên. Vì vậy trứng phải luôn được bảo vệ để phôi không dính cố định lên màng lòng đỏ phía trên và sử dụng triệt để chất dinh dưỡng của lòng đỏ (Bùi Đức Lũng, 2009). 3 Luận văn tốt nghiệp Đại học Bảng 1.2: Thành phần hóa học của trứng gà Trứng (%) Lòng trắng (%) Lòng đỏ (%) Vỏ trứng (%) 100 58 31 11 Nước 65,5 88,0 48,0 - Protein 11,8 11,0 17,5 - Mỡ 11,0 0,2 32,5 - Tro 11,7 0,8 2,0 96 Tổng số 100,0 100,0 100,0 96,0 Thành phần (Bùi Xuân Mến, 2007) 1.2.2 Hình dạng trứng Để đánh giá về hình dạng quả trứng ta dựa vào các chỉ tiêu sau: Quả trứng cân đối phải có hình dạng “chuẩn” (hình ovan một đầu hơi to hơn đầu kia). Hình dạng quả trứng là một đặc tính có liên quan đến tỷ lệ ấp nở. Kết quả ấp nở sẽ cao đối với các trứng có hình dạng bình thường, cân đối, đúng “chuẩn” và ngược lại sẽ cho tỷ lệ ấp nở thấp. 1.3 Trứng dị thường Trứng dị hình là những trứng có hình dạng khác thường hoặc là những trứng quá bé, quá to, trứng dài hoặc tròn, trứng méo mó, sần sùi, vỏ dày mỏng không đều,…. (Đào Đức Long và Trần Long, 1993). 1.3.1 Trứng có hai lòng đỏ Là kết quả của hai trứng chín và rụng cùng một lúc. Cũng có thể là trứng rụng bị lọt vào xoang bụng một ngày và được phễu hứng nhận ngày hôm sau cùng với một trứng được phóng thích khác. 1.3.2 Trứng có đốm máu đỏ Khi một mạch máu nhỏ bị vỡ trong nang buồng trứng hoặc trong ống dẫn trứng làm cho các đốm máu hình thành trong trứng. 1.3.3 Trứng không lòng đỏ Đôi khi có những chất liệu lạ đi vào ống dẫn trứng, kích thích sự tiết lòng trắng giống như khi có lòng đỏ. 4 Luận văn tốt nghiệp Đại học 1.3.4 Vỏ trứng bị lõm Khi trứng bị lưu quá lâu trong tử cung, một trứng kế tiếp thoát xuống ống dẫn trứng và thậm chí đụng vào trứng đầu, do vậy tạo ra một vết lõm ở vỏ của trứng thứ hai. 1.3.5 Trứng có vỏ mềm Là kết quả của quá trình vỏ vôi không được hình thành. Thường do trứng đẻ non và thời gian không đủ trong tử cung, ngăn cản sự hình thành vỏ vôi (Bùi Xuân Mến, 2007). 1.4 Sự phát triển phôi của trứng gà trong khi ấp 1.4.1 Ngày đầu Sáu giờ sau khi ấp phôi gà dài 5 mm, hình thành nếp thần kinh trên dây sống nguyên thủy, sau 24 giờ nếp thần kinh tạo thành ống thần kinh và hình thành 5 đến 6 đốt thân. 1.4.2 Ngày thứ 2 Phôi tiếp tục phát triển tạo thành hệ thống mạch máu bên ngoài bào thai. Bắt đầu xuất hiện mầm tim. Mạch máu bao quanh lòng đỏ (noãn hoàng). Chất dinh dưỡng của noãn hoàng cung cấp cho phôi. 1.4.3 Ngày thứ 3 Bắt đầu hình thành đầu, cổ và ngực của phôi. Nếp đuôi và nếp cánh lớn lên hợp với nếp than sau của phôi. Từ đó màng ối, màng nhung phân chia thành hai màng túi, màng ở ngoài là màng nhung, màng trong là màng ối. Hai màng này dính liền với nhau. Qua ngày thứ 3 hình thành gan và phổi. 1.4.4 Ngày thứ 4 Phôi có dạng như ở bào thai động vật bậc cao. Độ dài phôi 8 mm. 1.4.5 Ngày thứ 5 Phôi phát triển tăng dần đạt chiều dài 12 mm. Nhìn bề ngoài có hình dáng của loài chim. 5 Luận văn tốt nghiệp Đại học 1.4.6 Ngày thứ 6 Kích thước của phôi đạt 16 mm. Mạch máu phủ nhiều quanh phôi, trông như màng nhện. Vào ngày này tiến hành kiểm tra sinh vật (soi trứng) lần thứ nhất để loại trứng chết phôi, biểu hiện mạch máu thâm, phôi không giữ ở vị trí cố định khi lắc nhẹ quả trứng. 1.4.7 Ngày thứ 7 Vòng rốn biểu mô màng ối biến thành da phôi. Trong màng ối hình thành huyết quản. Thành màng ối xuất hiện cơ trơn để màng có thể co bóp được. Phôi phát dục trong môi trường nước của màng ối. Nước ối vừa chứa dinh dưỡng vừa chứa cả amoniac và axit uric của phôi thải ra. Đã hình thành ống ruột và dạ dày. Chất dinh dưỡng đi qua đó. 1.4.8 Ngày thứ 11 Phôi dài 2,54 cm, đã hình thành chân. 1.4.9 Ngày thứ 12 Huyết quản của túi noãn hoàn phát triển mạnh, chuyên vận chuyển chất dinh dưỡng đến phôi. Thời kỳ này là quá độ của hô hấp túi niệu. Tế bào cơ, gân phân bố khắp thành niệu nang. 1.4.10 Ngày thứ 13 Trên đầu phôi gà xuất hiện lông tơ, móng chân và mỏ hình thành rõ. 1.4.11 Ngày thứ 14 Phôi lớn chiếm gần hết khoang trứng, đã cử động và lông phủ kín toàn thân. 1.4.12 Ngày thứ 15 và 16 Kích thước của niệu nang tăng lên tương ứng với kích thước của phôi. Protein được phôi sử dụng hầu như hoàn toàn. Số lòng đỏ được phôi tiêu thụ gần hết. Sự hô hấp vẫn nhờ vào mạch máu. 1.4.13 Ngày thứ 17, 18 và 19 Phôi chiếm toàn bộ khối lượng của trứng (trừ buồng khí). 6 Luận văn tốt nghiệp Đại học 1.4.14 Ngày thứ 20 Mỏ của phôi gà mổ thủng buồng khí. Lúc này gà con lấy oxy qua đường hô hấp, phổi và mạch máu. Gà con mổ thủng vỏ trứng. 1.4.15 Ngày thứ 21 Vào đầu của ngày này gà bắt đầu chui khỏi vỏ. Kết thúc chu kỳ trứng gà (Bùi Đức Lũng, 2009). Hình 1.2: Sự phát triển của phôi (gatrevn.vn) 1.5 Quy trình ấp trứng gia cầm 1.5.1 Nhận trứng Khi trứng được đưa tới trạm ấp, tại khu vực giao nhận, kiểm tra lại toàn bộ các khay ấp, loại những trứng không đạt tiêu chuẩn (trứng bẩn, bị rạn nứt, dập vỡ), ghi vào sổ các số liệu nguồn gốc trứng, giống gà, thời gian thu nhặt, số lượng, cân trứng mẫu (khoảng 5%) để biết khối lượng trứng bình quân. 1.5.2 Bảo quản trứng trước khi đưa vào ấp Trứng đã được xông sát trùng nếu chưa đưa vào ấp ngay, phải đưa vào phòng lạnh. 7 Luận văn tốt nghiệp Đại học Điều kiện bảo quản trứng: Máy điều hòa không khí phải hoạt động tốt, duy trì nhiệt độ tối thiểu 150C và tối đa 18 - 200C. Độ ẩm tương đối đạt 80%. Có nhiệt kế khô, nhiệt kế ẩm để theo dõi nhiệt độ và ẩm độ. Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày và lau nhà bằng thuốc sát trùng formol 2%. Trang bị các giá đỡ để xếp các khay trứng lên trên, không đặt trực tiếp xuống sàn. Thời gian bảo quản trứng không nên quá 7 ngày, vì tỷ lệ ấp nở sẽ giảm đi nếu thời gian bảo quản tăng (Bùi Đức Lũng, 2009). 1.5.3 Chọn trứng ấp Trước khi xếp vào khay ấp, trứng giống phải được chọn lại lần cuối, loại bỏ những quả không đủ tiêu chuẩn ra ngoài như: Trứng dị hình, mỏng vỏ, quá nhỏ, trứng bẩn,... (Bùi Đức Lũng, 2009). 1.5.4 Thời gian ấp Tính từ khi trứng được đưa vào điều kiện ấp thích hợp đến khi gà con nở. Thời kỳ ấp và thời kỳ nở: Giai đoạn phân chia dựa trên cơ sở sự chênh lệch về nhu cầu của phôi thai đối với các điều kiện ấp, đặc biệt là nhiệt độ, ẩm độ. Giai đoạn ấp kéo dài từ ngày đầu trước khi nở 2 ngày. Giai đoạn nở: 2 ngày cuối cùng còn lại. Thông thường, giai đoạn ấp nhu cầu về nhiệt độ của phôi thai cao hơn giai đoạn nở khoảng 10C nhưng còn ẩm độ thì ngược lại. Bảng 1.3: Thời gian ấp nở của một số gia cầm Tên gia cầm Thời gian ấp (ngày) Đà điểu 42 – 44 Vịt 28 Gà tây 28 Ngỗng 30 Vịt Xiêm 35 Bồ câu 18 Chim cút 17 Gà 21 (Bùi Xuân Mến, 2007) 8 Luận văn tốt nghiệp Đại học 1.5.5 Đưa trứng vào ấp Đây là một quá trình bao gồm các bước: Chuẩn bị máy ấp, chuẩn bị trứng ấp và đưa vào máy ấp. 1.5.5.1 Chuẩn bị máy ấp Trước khi cho trứng vào ấp, máy ấp cần được kiểm tra cẩn thận từng bộ phận để tránh bị hỏng khi đang chạy và vệ sinh cọ rửa sạch xung quanh thành và sàn máy. Nếu máy đã lâu không chạy (từ 6 tháng trở lên) thì vệ sinh cọ rửa trước 1 tuần. Sau đó xông sát trùng máy cứ cách 2 ngày một lần với liều 17,5 g thuốc tím và 35 ml fomol cho 1 m3 thể tích máy. Khi xông đóng kín toàn bộ các cửa thông khí của máy và để càng lâu càng tốt. Nếu máy dùng thường xuyên thì sau khi cọ rửa vệ sinh máy xong, cho máy chạy tới khi đạt đủ nhiệt độ và ẩm độ cần thiết mới tiến hành xông. 1.5.5.2 Chuẩn bị trứng ấp Trứng đưa vào ấp phải được lấy ra khỏi phòng lạnh bảo quản trước 8 giờ để trứng nóng dần lên bằng nhiệt độ môi trường và khô dần. Trước khi vào trứng phải kiểm tra lại các khay trứng ấp. Khay nào có trứng dập, vỡ lấy ra ngay. Kiểm tra lại các thẻ gài còn đủ không, các khay đúng thứ tự không. Để tránh gà con bị nở trong máy ấp (Bùi Đức Lũng, 2009). 1.5.5.3 Đưa trứng vào máy ấp Cho bộ phận tạo ẩm của máy ngừng hoạt động. Sau khi đã chuyển tất cả các khay trứng vào máy xong phải kiểm tra lại xem các khay đã vào hết bên trong giá đỡ chưa. Bất kỳ khay nào không vào hết khi máy đảo sẽ bị kẹp làm hỏng khay và vỡ trứng. Trong khi vào trứng nếu như có trứng vỡ ở một khay nào đó thì rút ra. Nếu trứng rơi vỡ ở sàn thì cần lau dọn ngay. Chuyển xong hết trứng vào máy phải lấy khăn lau thấm fomol 2% lau lại toàn bộ sàn máy. Bật công tắt đảo cả 2 chiều để các khay trứng quay về vị trí nằm nghiêng. Nếu có tiếng động không bình thường trong bộ phận đảo thì dừng lại và kiểm tra. Đóng cửa máy và các lỗ thoát khí để nhiệt độ máy tăng nhanh. 9 Luận văn tốt nghiệp Đại học Khi máy đạt đủ nhiệt độ và ẩm độ thì tiến hành xông sát trùng theo tỷ lệ 9 g thuốc tím và 18 ml fomol/1 m3 thể tích máy trong 30 phút (Bùi Hữu Đoàn, 2008). 1.5.6 Chuẩn bị máy nở Phải được cọ rửa vệ sinh để khô, xông sát trùng như máy ấp bằng hỗn hợp 17,5 g thuốc tím và 35 ml formol/m3 thể tích buồng máy. Sau đó cho máy chạy thử và điều chỉnh máy trước khi đưa trứng vào 12 giờ (mùa hè) và 24 giờ mùa đông (Bùi Đức Lũng, 2009). 1.5.7 Chế độ ấp trứng gà ở máy đa kỳ 1.5.7.1 Nhiệt độ Từ ngày ấp thứ 1 đến ngày thứ 15 là 37,80C. Hết ngày ấp thứ 18 thì chuyển trứng sang máy nở và nhiệt độ cho ngày thứ 19 21 là 36,8 - 37,10C. 1.5.7.2 Ẩm độ Từ ngày ấp thứ 1 đến ngày 15: 29 - 29,50C. Từ ngày ấp thứ 16 đến ngày 21: 30 - 32,50C kể cả những ngày nở (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2004). 1.6 Kiểm tra sinh vật học trứng gia cầm ấp (soi trứng) 1.6.1 Soi trứng kiểm tra sự phát triển của phôi lần 1 Trứng gà soi sáu ngày sau khi đưa trứng vào ấp. Trứng gà phôi phát triển tốt sau 6 ngày thường phôi lớn nằm chìm sâu trong lòng đỏ, mỗi phôi nằm có màu trắng đục mờ, túi nước ối lớn quanh phôi để bảo vệ phôi ngăn cách phôi với lòng trắng, phôi không dính vào vỏ và tránh bị cơ học bên ngoài tác động. Bên ngoài túi nước ối có hệ thống mạch máu của lòng đỏ phát triển mạnh, các mạch máu to, căng dây giống như “mạng nhện” và có màu hồng. Trứng có buồng khí nhỏ. Khi bị soi nóng phôi di động nhanh mạnh và chìm sâu vào trong trứng. Do đó khi xoay trứng mới thấy được phôi. 10 Luận văn tốt nghiệp Đại học 1.6.1.1 Đặc điểm của phôi phát triển yếu, phôi chết sau 6 ngày ấp đối với gà Nếu trứng trong suốt, xoay trứng thấy lòng đỏ và lòng trắng trộn lẫn là trứng không phôi. Phôi nhỏ nhẹ, nằm sát vỏ trứng, nhìn rõ mắt của phôi. Túi nước ối nhỏ. Hệ thống mạch máu phát triển yếu, nhỏ và mờ nhạt. Đôi khi buồng khí khá lớn. Phôi chết trước ngày ấp thứ 2: Những trứng này khó phân biệt và dễ nhầm với trứng sáng. Soi trứng xoay nhẹ mà lòng đỏ di động mạnh tiến gần sát vào vỏ, lòng đỏ méo và hơi lớn hơn bình thường là những trứng chết phôi, đôi khi thấy các vết máu nhỏ trên lòng đỏ. Trứng bị chết phôi, khi xoay trứng thì phôi di động lung tung có vết đen nằm sát buồng khí, mạch máu màu sẫm, vòng máu chạy ngang. 1.6.1.2 Nguyên nhân chết phôi Trứng bảo quản không tốt, quá lâu. Chăm sóc, nuôi dưỡng, đàn gà sinh sản kém: Thiếu Vitamin A, B, D, E, kéo dài và thiếu khoáng vi lượng. Chế độ ấp không thích hợp, do nhiệt độ quá cao. 1.6.2 Soi trứng kiểm tra sự phát triển của phôi lần 2 Trứng gà soi lúc 11 ngày sau khi đưa vào ấp. Phải soi đầu nhọn của trứng xem màng niệu đã khép kín chưa. 1.6.2.1 Nhận biết phôi bị chết Phôi không chuyển động. Trứng có màu nâu sẫm do mạch máu bị vỡ, màu đen. Sờ vỏ trứng thấy lạnh, phôi yếu biểu hiện niệu nang bị hở, phôi nhỏ chuyển động yếu. 1.6.3 Soi trứng kiểm tra sự phát triển của phôi lần 3 Kiểm tra trứng gà lần 3 lúc 18 ngày sau khi ấp. Đây là giai đoạn phôi phát triển hoàn toàn thành gà con nhưng vẫn phải kiểm tra để biết sức sống của gà con trong trứng, biết những trứng phôi phát triển không hoàn toàn và phôi bị chết sau 11 ngày ấp. Từ đó để biết chế độ dinh dưỡng đàn gà bố mẹ và các chế độ ấp có đảm bảo hay không. 11 Luận văn tốt nghiệp Đại học 1.6.3.1 Đặc điểm của phôi phát triển chia làm bốn loại a. Loại thứ nhất Khi soi thấy màng niệu nang gồm buồng khí, đầu nhọn trứng tối sẫm, buồng khí lớn, thấy rõ cổ gà con ngọ ngậy. Đây là loại tốt nhất, phôi phát triển hoàn chỉnh, trứng có khả năng nở toàn bộ và sớm. b. Loại thứ hai Khi soi thấy màng niệu nang đã tiếp giáp với buồng khí, đầu nhọn của trứng tối sẫm nhưng đầu gà con chưa nhô lên buồng khí. Những trứng có phôi phát triển bình thường nở chậm hơn loại thứ nhất. c. Loại thứ ba Đầu nhọn của trứng còn có chỗ sáng, chưa sẫm hẳn, nguyên nhân ở đó còn có lòng trắng chưa tiêu hết. Loại trứng này phôi phát triển không bình thường có tỷ lệ chết cao và nở kém, gà khảy vỏ nhưng không chui ra được hoặc khi nở ra túi lòng đỏ nằm ngoài xoang bụng. d. Loại thứ tư Những trứng có phôi phát triển không hoàn chỉnh. Đầu nhọn còn sáng, đầu phôi chưa nhô lên buồng khí, mạch máu chưa teo biến đi, buồng khí nhỏ. Gà nở cuối cùng xấu và yếu hoặc bị sát vỏ (Bùi Đức Lũng, 2009). 12 Luận văn tốt nghiệp Đại học Bảng 1.4: Kiểm tra ấp và chất lượng gà Quan sát hiện tượng Rất nhiều trứng sáng (phôi chết) Nguyên nhân có thể do Bảo quản quá lâu hoặc điều kiện bảo quản kém Tỷ lệ chết "vòng máu" trong vòng Nhiệt độ không đúng, quá nhiệt trong những ngày 48 - 72 giờ phát hiện được lúc 8 đầu ngày Nhiều phôi chết Nhiệt quá cao hoặc quá thấp khi bắt đầu ấp Xoay trứng không đúng Quạt thông gió kém Gà con chết trước khi mổ vỏ Độ ẩm không đúng trong máy nở Độ ẩm không đúng trong máy ấp Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp trong máy ấp Xoay trứng không đúng trước 15 ngày Quạt thông thoáng không đúng Độ ẩm không đúng trong máy ấp và máy nở Sát trùng không đúng Gà mổ vỏ nhưng không nở được, Nhiệt độ thấp ở máy ấp chết trong vỏ Quạt thông thoáng không đúng, máy nở nhiệt quá cao Nhiệt độ ấp quá thấp Nở muộn Độ ẩm quá cao Quạt thông thoáng kém Gà bị dính bết lông Nở sớm, rải rác Gà bết lông trong vỏ trứng Hở rốn Vỏ dính lông gà Nhiệt độ quá thấp trong máy ấp Nhiệt độ quá cao trong máy ấp và máy nở Nhiệt độ quá cao trong máy ấp và quá thấp trong máy nở Nhiệt độ cao trong máy nở Quạt quá nhiều, mạnh Gà bị khoèo chân Nhiệt độ quá cao trong máy nở Ẩm độ thấp trong máy ấp Xoay trứng không đúng Gà yếu, gà không bình thường Nhiệt độ quá cao trong máy nở Trứng nhỏ Độ ẩm trong máy ấp quá thấp Thông thoáng kém Gà con ít lông Nhiệt độ quá cao Ẩm độ quá thấp Quạt thông thoáng quá mức (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2004) 13 Luận văn tốt nghiệp Đại học 1.7 Những bệnh thường xảy ra trên gà sau khi nở 1.7.1 Ấp trứng đã bảo quản lâu ngày Phôi của trứng ấp đã qua bảo quản lâu ngày phát triển chậm, gà nở muộn. Nhiều gà con đã mổ được vỏ nhưng không nở được, kéo dài thời gian nở, nở rải rác. Gà con nở ra dính bết và bẩn do lòng trắng chưa tiêu thụ hết, nói chung gà con yếu, nặng bụng, tỷ lệ nuôi sống thấp. 1.7.2 Bệnh khoèo chân (Perosis) Chân ngắn, què chân, khủy chân bị vẹo, khụy chân, xương mỏ gà bị ngắn, gà đi lại không được và đi bằng khủy chân. Nguyên nhân do thiếu chất Khoáng Mangan, Axit folic, Vitamin H, B12, Niacin trong thức ăn cho gà. 1.7.3 Bệnh động kinh (Atexia) Gà con vừa nở ra có cử động hỗn loạn, ngã đầu về phía lưng, mặt ngửa lên trời, xoay quanh hình tròn, đầu gục vào bụng. Nguyên nhân là thiếu Vitamin H, B2, B1 trong thức ăn và chất khoáng. 1.7.4 Bệnh bết dính khi nở Bệnh thường xảy ra khi gà bắt đầu mổ vỏ. Lổ vỏ trứng mà gà vừa mổ tràn ra một chất lỏng dính màu vàng và khô rất nhanh, làm bịt kín mũi và mỏ của gà con làm gà chết ngạt. Một số trường hợp lổ vỏ trứng rộng to, gà nở được nhưng chất lỏng nhầy này làm lông dính bết, có khi dính cả vỏ trứng và làm gà không cử động được. Nguyên nhân là thức ăn cho gà bố mẹ thiếu Vitamin nhóm B, B2, H, nhưng lại thừa chất đạm (protein) động vật. 1.8 Vệ sinh phòng bệnh 1.8.1 Vệ sinh chuồng trại Khu chuồng có rào cổng đóng mở riêng. Trước cổng có hố sát trùng đựng vôi bột. Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng nhốt nuôi gà từ 3 tuần tuổi trở lên bằng formol 2% vào trần, lưới, bạt che, bệ máng ăn, máng nước, sào đậu. Người chăn nuôi, kỹ thuật viên và khách tham quan phải thực hiện sát trùng người, quần áo, giày dép,…. 14 Luận văn tốt nghiệp Đại học Xe chở thức ăn, vật tư vào cổng có hố sát trùng toàn bộ xe (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2004). 1.8.1.1 Hàng ngày + Phát hiện gà bệnh cho cách ly. + Cọ rửa hố sát trùng, thay vôi bột hoặc dung dịch formol. + Thay chất độn bị ướt, nhặt lông và đảo chất độn chuồng chỗ cần. + Quét dọn, thông rãnh thoát nước. 1.8.1.2 Hàng tuần + Thông cống rãnh khu chăn nuôi. + Quét tường, vách lưới ô chuồng. + Quét vôi tường lửng, sào đậu và phun thuốc sát trùng máng ăn, uống, tường, lưới, rèm,… 1.8.1.3 Hàng tháng + Cọ rửa bể nước. + Quét vôi những chỗ cần thiết ở hiên, cống rãnh, kho. + Khử trùng chất độn chuồng, trấu dùng độn chuồng phải phun formol 2% và sulfat đồng 5% rồi phơi khô. + Cuối đợt nuôi, toàn bộ chất độn và phân đem ủ rải vôi bột từng lớp để diệt khuẩn có hại. + Trống chuồng 2 - 4 tuần. Biện pháp phòng bệnh: “Cùng vào cùng ra” nuôi cùng lứa, cùng chuyển chuồng hoặc loại sau chu kỳ đẻ (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2004). 1.8.2 Vệ sinh máy ấp và máy nở Sau mỗi mẻ ấp, tháo các nhiệt kế, ẩm kế trong máy và dùng khăn lau sạch hết bụi bẩn rồi cất vào kho phụ tùng. Dỡ giá đỡ khay, quạt gió đưa ra ngoài vệ sinh cọ rửa và làm khô. Cọ rửa thành máy bằng xà phòng, dùng vòi nước áp suất cao phun sạch hết xà phòng, sau đó dùng khăn lau khô máy. Phun thuốc sát trùng formol 2% trong máy. Xông sát trùng buồng máy. 15 Luận văn tốt nghiệp Đại học Máy ấp, máy nở lâu không sử dụng trước khi ấp trứng phải vệ sinh và xông sát trùng (Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 2003). 1.8.3 Phòng bệnh cho gà Bảng 1.5: Lịch phòng vaccine và thuốc phòng cho gà lông màu sinh sản Ngày tuổi 1-4 Thuốc dùng Tiêm vaccin Marek và nhỏ vaccin IB lần 1 khi gà nở. Cho uống B - complex và Tetracycline 200 g/tấn thức ăn 5 Nhỏ vaccin Gumboro lần 1 6 Phòng CRD bằng Tylosin 0,5 g/lít nước 7 Vaccin Đậu, nhỏ Lasota lần 1 14 Cúm gia cầm lần 1 7 - 35 Phòng bệnh cầu trùng gà bằng Furazolidon 250 g/thức ăn (2 ngày ăn 2 ngày nghỉ) 15 Nhỏ vaccin Gumborolần 2 25 Nhỏ vaccin Gumboro lần 3 28 Nhỏ Lasota lần 2 30 Nhỏ vaccin IB lần 2 30 - 32 Phòng CRD bằng Tylosin 0,5 g/lít nước 42 Cúm gia cầm lần 2, phòng bệnh CRD bằng Tylosin 54 Nhỏ vaccin Lasota lần 3 63 Newcastle chủng M 64 - 67 Cho uống B - complex, Tetracycline 200 g/tấn thức ăn 75 Nhỏ IB lần 3 78 Phòng bệnh CRD cho uống Tylosin 112 Chủng đậu lần 2, phòng CRD bằng Tylosin Tẩy giun bằng Piperazin 133 - 140 Tiêm vaccin Newcastle chủng M lần 2 145 - 150 Tăng sức đề kháng cho gà cho uống B - complex Tetracycline 200 g/tấn thức ăn 223 - 225 Phòng bệnh CRD cho uống Tylosin 266 - 272 Tiêm vaccin Newcastle chủng M lần 3 Tăng sức đề kháng cho gà (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2004) 16 Luận văn tốt nghiệp Đại học 1.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi và tỷ lệ nở 1.9.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ Trong các máy ấp lớn, nhiệt độ ấp thường trong phạm vi 37 - 380 C. Giai đoạn đầu (6 - 7 ngày sau khi ấp) cần nhiệt độ cao hơn khoảng 37,80C - 380C. Nhiệt độ cao làm phôi phát triển nhanh, do làm tăng tiêu hóa chất dinh dưỡng trong trứng, niệu nang khép kín sớm. Nước trong trứng bốc hơi nhanh, tạo khoảng trống niệu nang để chứa nước nội sinh. Do đó kích thích phôi tiêu hóa nhiều lòng trắng, lòng đỏ hơn và thải nhiều nước cặn bã. Vào cuối chu kỳ ấp, khoang niệu nang khép kín, màng niệu nang tiêu đi, lúc này phôi bắt đầu hô hấp bằng phổi. Nếu thiếu nhiệt trong những ngày đầu ấp trứng sẽ làm giảm sự lớn của phôi, biểu hiện phôi nhỏ, nằm gần vỏ và di động yếu, mạch máu ở lòng đỏ phát triển kém, làm phôi chết nhiều sau 4 - 6 ngày ấp, những trứng chết phôi lúc này có vòng máu nhỏ và nhạt. Nếu nhiệt độ đủ hoặc thấp hơn một ít, gà nở khỏe, lông bông, bụng nhẹ và nhanh nhẹn. Nếu thiếu nhiệt độ kéo dài dưới 370C gà nở bị nặng bụng và thường tiêu chảy sau này. Sau khi nở mặt trong của vỏ trứng có màu nâu ngà, hoặc hồng nhạt. Khi trứng ấp phải chịu nhiệt độ quá thấp dưới 35 - 360C kéo dài trong nhiều thời điểm ấp thì túi lòng đỏ không co vào được xoang bụng, gà nở bị hở rốn, túi lòng đỏ có màu xanh lá cây. Bảng 1.6: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ ấp nở trứng gà (Theo tài liệu của G. Petkova, Bungari - 1978) Nhiệt độ 35.6 36.1 36.7 37 37.8 38.3 38.9 39.4 Thời gian ấp kéo dài 22.5 21.5 21 21 21 19.5 19.5 Tỉ lệ nở (%) 10 50 70 80 88 85 75 50 (Bùi Xuân Mến, 2007) 1.9.2 Ảnh hưởng của ẩm độ * Thứ nhất Ảnh hưởng bởi sự điều hòa bay hơi nước từ trứng. Phần lớn trong thời gian ấp độ bay hơi nước từ trứng phụ thuộc trực tiếp vào độ ẩm tương đối của máy ấp. Nếu độ ẩm 17 Luận văn tốt nghiệp Đại học trong máy tăng, lượng nước bay hơi từ trứng giảm và ngược lại. Khi bay hơi làm cho khối lượng trứng giảm. Trong những ngày đầu ấp trứng, chỉ cần làm giảm bay hơi nước trong trứng để các chất dinh dưỡng của lòng trắng và lòng đỏ dễ hòa tan, cung cấp cho phôi phát triển và làm giảm tỉ lệ chết phôi. Vì vậy độ ẩm tương đối trong máy phải duy trì ở mức quy định, để giảm độ bay hơi nước trong trứng và giữ nhiệt. Giữa quá trình ấp (sau 10 ngày ấp), lượng nước trong trứng bớt dần cho nên độ ẩm tương đối trong máy cao hơn, chỉ đủ để bay hơi nước nội sinh – nước tạo ra trong quá trình trao đổi chất của phôi. Vào cuối thời kỳ ấp phôi đã phát triển hoàn thành gà con, trong trứng cần đủ độ ẩm để gà con dễ nở. Cho nên độ ẩm tương đối trong máy cao hơn so với các giai đoạn ấp khác, mục đính làm giảm độ bay hơi nước trong trứng. Nếu lúc này độ ẩm trong máy thấp hơn so với quy định sẽ làm gà con chết trong trứng. Độ ẩm trong máy ở giai đoạn gà con chuẩn bị nở phải đảm bảo 86 – 95,5% hay 75 - 80%. Nếu cao hơn mức yêu cầu gà nở chậm, lông ướt. * Thứ hai Điều chỉnh sự tỏa nhiệt của trứng phụ thuộc vào từng giai đoạn ấp. Trong nữa đầu của chu kỳ ấp (gà 21 ngày) nhiệt độ của trứng chỉ bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ của không khí trong máy ấp, vì trứng mới vào chỉ thu nhiệt, chưa tỏa nhiệt. Lúc này trứng bị mất nhiệt do sự bay hơi nước (bay hơi làm thu nhiệt của trứng). Vì vậy độ ẩm trong những ngày đầu sẽ làm giảm hơi nước góp phần giữ nhiệt và đồng thời làm nước trong trứng bốc hơi từ từ. Vào nửa sau của chu kỳ ấp trứng, do quá trình trao đổi chất của phôi tăng và trứng sản sinh nhiệt nhiều. Một phần nhiệt này dùng vào làm bay hơi nước. Nhiệt độ của trứng, nhất là những ngày cuối chu kỳ ấp cao hơn nhiệt độ không khí trong máy ấp. Vì vậy trong những ngày cuối cùng này (máy nở) phải tăng độ ẩm trong máy để hút bớt nhiệt của trứng, làm hạ nhiệt độ trong trứng và máy ấp. Khi ẩm độ trong máy vượt quá yêu cầu (quá 80%) gà nở bị yếu, lông gà bị dính bết ở rốn và hậu môn, màu lông vàng đậm, mỏ và chân bị nhợt nhạt. Gà con bị nặng bụng, bết lông, rốn ướt liệt vào loại gà xấu. 1.9.3 Ảnh hưởng của thiếu Vitamin và thiếu Khoáng Sự thiếu Vitamin và Khoáng trong trứng (thiếu Vitamin và Khoáng trong chế độ dinh dưỡng cho gà đẻ trứng) đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển phôi và quá trình ấp nở cũng như chất lượng của gà con. 18 Luận văn tốt nghiệp Đại học 1.9.3.1 Thiếu Vitamin B1 Khi trong trứng thiếu Vitamin B1 là gà con nở ra có hiện tượng viêm đa thần kinh. Gà đi ngật ngưỡng, loạng choạng, một số có thể bị liệt và bị Atexia. Cần tăng Vitamin B1 trong thức ăn. 1.9.3.2 Thiếu Vitamin B2 Khi thiếu Vitamin B2, phôi chậm phát triển, phôi chết thường thấy hiện tượng chân ngắn, ngón cong, mỏ trên ngắn. Cần bổ sung Vitamin B2 vào thức ăn cho gà đẻ. 1.9.3.3 Thiếu Vitamin H Khi thiếu Vitamin H trong thức ăn của gà đẻ, gây chết phôi. Những phôi chết thấy biến dạng đầu to, mỏ dưới ngắn, mỏ trên quặp xuống, các xương đùi, bàn chân ngắn lại. Gà con ngửa đầu vào bụng và quay tròn cho đến khi chết. 1.9.3.4 Thiếu Vitamin B12 Khi thiếu Vitamin B12, tỷ lệ chết phôi tăng lên ở giai đoạn 16 -18 ngày ấp. Cơ chân bị teo, chân nhỏ, kém phát triển và khô. Phôi bị xuất huyết toàn thân. 1.9.3.5 Thiếu Vitamin A Phôi ngừng phát triển, tỷ lệ phôi chết tăng, thận sưng, sung huyết và đọng nhiều muối urat màu trắng ngà. Gà con nở ra mắt nhắm, da chân bị khô. 1.9.3.6 Thiếu Vitamin E Tỷ lệ trứng không phôi cao, phôi phát triển chậm. Hệ thống tuần hoàn bị phá hủy, phôi chết sau 3 - 4 ngày ấp. 1.9.3.7 Thiếu Canxi, Photpho Làm vỏ trứng mỏng, dị hình, tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở kém, phôi chết nhiều. Gia cầm nở ra bị dị tật ở các bộ phận xương chân, đầu và cánh,…. 1.9.3.8 Thiếu Mangan Làm giảm chất lượng vỏ trứng, phôi phát triển kém và dị hình như chân ngắn, đầu to, mỏ vẹt, đùi cong, đầu gục vào bụng, gà con bị sưng khớp xương, đi lại khó, bị liệt (Perosis). 19 Luận văn tốt nghiệp Đại học 1.9.4 Ảnh hưởng của độ thông thoáng Độ thông khí là tốc độ hút không khí sạch ở ngoài vào và đẩy khí độc CO2, H2S,…., trong máy ra ngoài. Đảm bảo thông thoáng khí để cung cấp lượng oxy cho phôi hô hấp, phát triển, loại thải khí độc CO2 ra ngoài và đảm bảo lượng CO2 không quá 0,2% trong máy. Nồng độ CO2 cao mà nồng độ oxy giảm có thể làm cho phôi chết hàng loạt. Phôi chết ngạt ở phôi của trứng ấp sau 9 - 12 ngày. Ngoài ra có thể do kết hợp một số nguyên nhân khác như trứng bị bẩn lấp lỗ thông khí trên mặt vỏ trứng. Để đảm bảo thông thoáng khí thì dùng hệ thống quạt hút, quạt đẩy. 1.9.5 Ảnh hưởng của việc đảo trứng Trong những ngày ấp đầu tiên, nếu không đảo trứng, phôi sẽ bị lòng đỏ ép vào vỏ, sự phát triển bị ngừng lại và phôi bị chết. Khi soi trứng sẽ thấy một vết đen dính vào vỏ. Điều này cũng có thể xảy ra khi trong máy ấp có nhiệt độ và ẩm độ cao, tốc độ quạt gió lớn. 1.9.6 Ảnh hưởng của khối lượng trứng Bảng 1.7: Khối lượng trứng ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ gà con loại I Khối lượng (g) Tỷ lệ ấp nở (%) Tỷ lệ gà loại I (%) Khối lượng gà con 1 ngày tuổi (g) 44 - 48 49 - 52 53 - 56 57 - 60 61 - 64 65 - 70 63,0 74,0 81,0 86,1 86,5 76,7 61,0 73,0 80,7 85,1 85,7 74,7 30,2 34,1 36,4 39,0 40,9 44,5 (Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 2003) Trứng nở cao và tỷ lệ gà con loại I đạt cao nhất ở khoảng khối lượng trứng từ 53 - 64 g (Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 2003). 20 Luận văn tốt nghiệp Đại học CHƯƠNG II: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm Thời gian từ ngày 20/6/2013 đến ngày 30/10/2013. Đề tài được thực hiện tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang, Số 128, Quốc lộ 61, ấp 12, Xã Vị Thắng, Huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu Giang. 2.2 Đối tượng Thực hiện trên 2205 quả trứng, nguồn trứng ấp được lấy tại trại chăn nuôi của Trung tâm từ 272 con gà mái sinh sản trên 20 tháng tuổi, giống gà sinh sản có nguồn gốc Trường Đại học Cần Thơ chuyển giao 500 con gà Tàu Vàng cho Trung tâm. Hình 2.1: Gà Tàu Vàng sinh sản và trứng thực hiện 2.3 Phòng ấp trứng thực hiện Phòng ấp được xây kín theo hướng Đông – Nam, mái đôi, lợp bằng tole, có diện tích 16m2 (ngang 4m x dài 4m) được xây dựng bằng tường, nền bằng xi măng, trong phòng ấp có một máy ấp, một máy nở và chỗ để bảo quản trứng. 2.4 Máy ấp và máy nở thực hiện Đề tài được thực hiện trên 1 máy ấp và 1 máy nở đa kỳ. Hai máy được đặt song song nhau trong phòng ấp, máy gồm có 2 cửa trước có diện tích 8 m2 (cao 4m x ngang 2m). 2.4.1 Máy ấp thực hiện Máy ấp năng suất của máy là 1000 trứng, bên ngoài làm bằng nhôm, phía trên máy có chứa bộ điều khiển, bên trong chứa các vỉ ấp và có hệ thống quạt, tạo nhiệt, hệ thống đảo bên và có khay đựng nước ở dưới các vỉ ấp. 21 Luận văn tốt nghiệp Đại học 2.4.2 Máy nở thực hiện Bên ngoài làm bằng nhôm, phía trên máy có chứa bộ điều khiển, bên trong máy có hệ thống quạt, tạo nhiệt bên trong máy, có khay đựng nước ở dưới các vỉ nở. 2.5 Dụng cụ thực hiện Máy ấp và máy nở trứng gà, khay đựng trứng, vỉ trứng và xô đựng trứng. Một bình phun nước sát trùng trứng, một tủ lạnh để chứa vaccine, một bóng đèn 100W để soi trứng gà, khay đựng trứng gà con mới nở và 1 máy phun thuốc sát trùng chuồng trại - sát trùng máy ấp và máy nở. Các loại thuốc sử dụng thể hiện qua Bảng sau Bảng 2.1: Các loại thuốc sử dụng cho gà trong trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang Các loại thuốc sử Thành phần Công dụng dụng Dùng sát trùng phổ rộng, sát trùng Vime - Iodine Povidone iodine trứng trước khi đưa vào lò ấp 10ml/10 lít nước. Vime - Protex 1,5 - Pentanedial Dung dịch thuốc sát trùng phổ rộng, (glutaraldehyde), tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm gây Alkyldimethylbenzylammonium bệnh cho gia súc, gia cầm. chloride Benkocid Benzalkonium chloride - Glutaraldehyde - Amyl acetate - Dung môi vừa B - complex Dùng tiêu độc, sát trùng chuồng trại, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, tiêu độc xác súc vật chết. Vitamin B5 Vitamin C Vitamin B2 Vitamin B6 Vitamin B1 Vitamin B12 Kháng sinh, hoocmon không có 22 Bổ sung các vitamin nhóm B và vitamin C - Kích thích ăn uống, tiêu hóa tốt, chống còi cọc, xù lông. - Tăng sức đề kháng của cơ thể khi nhiễm bệnh. - Phòng chống hội chứng stress do vận chuyển, thay đổi thời tiết, thay đổi thức ăn. - Bổ sung trong các trường hợp bệnh truyền nhiễm, bệnh đường tiêu hóa, bị Stress,.... Luận văn tốt nghiệp Đại học Kill - Site BIO - Cocci 33 Terra Egg Xổ các loài giun sán ký sinh giun đũa, giun lươn, sán lá, sán dây. Albendazol Sulfaclozine Sodium Monohydrate Lactose, Dextrose vừa đủ Đặc trị cầu trùng. Đặc biệt cầu trùng kết hợp với các vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy nặng, có máu, phân sáp trên gà, heo con, bê, nghé Oxytetracycline HCl Vitamin A Vitamin D3 Vitamin E Vitamin B12 Vitamin K Riboflavin Niacinamid Pantothenic acid Pyridoxine Sodium Chloride Potassium Chloride Tăng sản lượng trứng từ 6-37% - Nới rộng giai đoạn đẻ trứng sai - Giảm tỉ lệ tử vong - Tăng chất lượng vỏ trứng - Bảo vệ con giống khỏi bệnh và đẻ trứng không giảm khi có những tác động bên ngoài. - Duy trì sự đẻ trứng khi gia cầm mắc bệnh - Tăng quá trình chuyển hóa thức ăn thành trứng đến 18% - Cung cấp vitamin, giúp tránh bệnh thiếu vitamin ở gia cầm Phòng và trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Tăng lượng vi khuẩn có lợi đường ruột giúp - Phòng trị bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa sau khi dùng kháng sinh. - Kích thích tiêu hóa, tăng hấp thu dưỡng chất giúp gia cầm mau lớn, đẻ nhiều. - Tăng cường sức đề kháng, chống stress, giảm tỉ lệ mắc bệnh. Norfloxacin 50% Vime – Subtyl Bacillus subtilis Vaccine cúm H5N1 Ngừa bệnh cúm 2.6 Các chỉ tiêu theo dõi 2.6.1 Tỷ lệ trứng không phôi (%) Tổng số trứng không phôi x100 TLTKP = Tổng số trứng đem ấp 2.6.2 Tỷ lệ trứng chết phôi (%) Tổng số trứng chết phôi x100 TLTCHP = Tổng số trứng có phôi (Tổng trứng chết phôi = trứng chết phôi kì I + trứng chết phôi kì II) 23 Luận văn tốt nghiệp Đại học Tổng số trứng có phôi: Tổng số trứng đem ấp – (Tổng số trứng chết phôi + Tổng số trứng không phôi). 2.6.3 Tỷ lệ trứng có phôi (%) TLTCP (%) = 100 - TLTKP (%) 2.6.4 Tỷ lệ trứng sát (%) Tổng số trứng sát x100 TLST = Tổng số có phôi 2.6.5 Tỷ lệ nở (%) Tổng số lượng gà nở ra còn sống x100 TLTN = Tổng số trứng đưa vào ấp 2.6.6 Tỷ lệ bệnh (%) Tổng số con mắc bệnh x100 TLB = Tổng số con khảo sát 24 Luận văn tốt nghiệp Đại học CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tổng quan về trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang Trại nghiên cứu và sản xuất giống vật nuôi được xây dựng trên diện tích 10.000 m2, nằm cách xa đường giao thông chính khoảng 1 km nên hạn chế được tiếng ồn, lây nhiễm mầm bệnh do cơ giới, ngoài ra đây là con đường giao thông thuận tiện trong việc xuất nhập gia súc và vận chuyển nguyên vật liệu. Bên trong trại gồm có 3 khu vực: Khu vực 1 gồm: Hố sát trùng, trạm cấp thoát nước, nhà thay đồ và kho thức ăn cho gia súc. Khu vực 2 gồm: Văn phòng, nhà ăn, có 4 dãy chuồng nuôi: dãy 1 nuôi heo, dãy 2 nuôi thỏ và bồ câu, dãy 3 nuôi gà tàu sinh sản, dãy còn lại phòng ấp, chuồng úm và nuôi gà thịt. Bên cạnh đó trại còn có chỗ tiêu hủy và hệ thống Biogas. Khu vực 3: Nuôi heo trên đệm lót sinh học. * Chú thích: A: Hố sát trùng B: Nuôi heo trên đệm lót sinh học B C: Văn phòng C A D D: Nhà ăn E: Nhà thay đồ và kho thức ăn gia súc K: Chuồng úm và nuôi gà thịt H I E F: Trạm cấp thoát nước G: Chuồng nuôi heo H: Chuồng nuôi thỏ và nuôi bồ câu F I: Chuồng nuôi gà sinh sản J: Phòng ấp G J L: Biogas K L Hình 3.1: Sơ đồ trại chăn nuôi 25 Luận văn tốt nghiệp Đại học 3.1.1 Cơ cấu nhân sự của trại chăn nuôi tại Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang Trại có cơ cấu sau: Một trưởng trại Trần Văn Bằng, 1 kế toán Bùi Chí Nguyện, 2 kỹ thuật viên Đinh Hữu Tài và Huỳnh Thanh Long, 1 công nhân Nguyễn Văn Thuấn. Trưởng trại Trần Văn Bằng Kế toán Bùi Chí Nguyện Kỹ thuật viên Đinh Hữu Tài Huỳnh Thanh Long Công nhân Nguyễn Văn Thuấn Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự của trại 3.1.2 Chức năng nhiệm vụ Nghiên cứu và lai tạo giống vật nuôi để phục vụ cho việc sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi của Tỉnh. 3.2 Chuồng trại nuôi gà sinh sản Có 2 dãy chuồng gà được nuôi trong chuồng hở, theo hướng Đông - Nam, có hai lối đi một lối làm đường đi rộng 1,5 m, mái đôi, lợp bằng tole, hai đầu chuồng được xây dựng bằng tường xi măng cao 5 m, lồng chuồng nuôi bằng sắt B40 có độ thông thoáng tốt, bên ngoài có nhiều cây cao tạo bóng mát, có hệ thống bạt che chắn cho đàn gà, cửa ra vào chuồng đều có hố sát trùng. Bên trong có sào đậu cho gà, nền chuồng bằng xi măng cao 0,5 m, chất độn chuồng được sử dụng là trấu và có 4 ô chuồng ngăn ra, diện tích ở mỗi ô 18 m2 (ngang 3m x dài 6m) với mật độ sau: + Ô1: 40 con/ô (trong đó có 3 trống/37 mái). + Ô2: 44 con/ô (trong đó có 6 trống/38 mái). 26 Luận văn tốt nghiệp Đại học + Ô3: 49 con/ô (có 9 con trống/40 mái). Máng uống làm bằng nhựa trải dài và được đặt phía sau của chuồng. Còn máng ăn làm bằng nhựa tròn đặt bên trong chuồng. Ánh sáng sử dụng trong chuồng là ánh sáng nhân tạo, chuồng được chiếu sáng bởi đèn tròn 100W và thời gian chiếu sáng từ 18 giờ đến 6 giờ sáng. Hình 3.3: Chuồng nuôi và máng uống gà sinh sản 3.3 Thức ăn và nước uống Trại chăn nuôi sử dụng thức ăn cho gà của Cty Cargill. Thức ăn 5202 cho gà ta và gà lông màu trên 42 ngày tuổi đến 2 tuần trước khi xuất chuồng. Thức ăn 3402 cho gà đẻ trứng thương phẩm từ 18 tuần tuổi trở lên. Thức ăn dạng mảnh 5101 cho gà ta và gà lông màu từ 1 đến 42 ngày tuổi. Nước uống lấy từ giếng khoang bơm lên bồn sử dụng cho toàn trại. Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Cty Cargill Thành phần dinh dưỡng của thức ăn 5202 3402 5101 Protein thô(%) min 16 17 20 Xơ thô (%) max 6 6 6 P tổng số (%) min - max 0,5 - 1,5 0,5 - 1,5 0,5 - 1,5 Lysine tổng số (%) min 0,7 0,7 0,9 0,5 - 1,8 2,5- 5,5 0,5- 1,8 Năng lượng trao đổi tối thiểu (Kcal/kg) 2850 2.850 2850 Methionine + Cystine tổng số (%) min 0,6 0,6 0,7 Độ ẩm (%) max 14 14 14 Bacitracin Methylene Disalicylate (mg/kg) 0 25 max 0 Ca (%) min - max 27 Luận văn tốt nghiệp Đại học 3.4 Quy trình ấp trứng gà Tàu Vàng trong lúc khảo sát tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang 3.4.1 Chọn trứng ấp Tổng số trứng đem ấp là 2205 quả. Trứng đem ấp có hình ovan, loại bỏ trứng méo, quá dài, quá ngắn, quá to hay quá nhỏ. Vỏ trứng ấp cứng, nhẵn, đồng màu, loại những trứng có vỏ quá mỏng, sần sùi, rạn nứt và bẩn. Hình 3.4: Những trứng quá to, sần sùi, méo mó, nhỏ, rạn nứt 3.4.2 Chuẩn bị trứng trước khi đưa vào máy ấp Sau khi thu lượm trứng, xếp trứng vào vỉ đựng trứng theo hướng buồng khi lên trên, không được đặt trứng chồng lên nhau và không chồng các vỉ trứng lên nhau. Và sau khi xếp trứng vào vỉ đựng trứng rồi bảo quản trứng tại phòng ấp và thời gian bảo quản tối đa là 6 ngày (tùy vào nhu cầu của người mua gà con) thường 4 ngày ấp/lần. Khi đủ số lượng trứng ấp thì tiến hành loại bỏ trứng không đạt và ghi ngày ấp lên trứng trước khi đưa vào máy ấp rồi chuyển trứng vào khay máy ấp để ấp, cho máy chạy, điều chỉnh nhiệt độ và hệ thống đảo. Hình 3.5: Trứng chuẩn bị đưa vào ấp 28 Luận văn tốt nghiệp Đại học 3.4.3 Nhiệt độ ấp và ẩm độ Nhiệt độ và ẩm độ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian nở sớm hay muộn, tỷ lệ chết phôi, tỷ lệ nở và chất lượng gà con sau khi nở. Hệ thống đảo tự động cứ 90 phút/lần. Bảng 3.2: Nhiệt độ và ẩm độ trong quá trình ấp trứng gà Tàu Vàng lúc khảo sát Nhiệt độ (0C) 37,8 37,5 - 37,4 36,4 - 36,8 Thời gian ấp trứng Từ 1 - 7 ngày Từ 8 - 18 ngày Từ 19 - 21 (nở) Máy ấp Máy nở Ẩm độ (%) 60 - 70 75 - 80 3.4.4 Soi trứng Trong quá trình ấp nhằm để biết chất lượng đàn gà sinh sản và trứng của chúng loại bỏ trứng không phôi, trứng chết phôi ra khỏi máy ấp, phôi phát triển kém để có biện pháp khắc phục như nuôi dưỡng đàn gà sinh sản tốt, bảo đảm chế độ ấp đúng. Và chúng tôi tiến hành soi trứng 2 lần/ mẻ ấp vào lúc 7 ngày và 14 ngày sau khi ấp. 3.4.4.1 Soi trứng lần 1 Dụng cụ soi trứng gồm bóng đèn 100W được đặt trong một cái hộp gỗ kín, riêng mặt trước khoét một lỗ tròn đủ để ánh sáng phát ra trùm kín quả trứng, khi soi trứng để trứng đối diện với nguồn sáng rồi quan sát những biến đổi của phôi trong trứng. Sau khi trứng ấp được 7 ngày thì tiến hành soi trứng lần một để loại những trứng trong suốt do không trống và những trứng có vệt máu loang ra màu đỏ bên trong trứng. Hình 3.6: Trứng không có phôi lúc khi soi trứng 7 ngày Đối với trứng không trống, trứng trong suốt, xoay trứng thấy lòng đỏ và lòng trắng trộn lẫn nhau. 29 Luận văn tốt nghiệp Đại học Trứng gà có phôi phát triển tốt hệ thống mạch máu của lòng đỏ phát triển mạnh, các mạch máu to và căng dây như “mạng nhện”, có màu hồng, trứng có buồng khí nhỏ, phôi di động nhanh mạnh trong lúc soi. Phôi phát triển yếu và chết phôi: Hệ thống mạch máu phát triển yếu, nhỏ và mờ nhạt, còn có trường hợp buồng khí khá lớn. Trứng bị chết phôi, khi xoay trứng thì phôi di động lung tung có vết đen nằm sát buồng khí, mạch máu màu sẫm, vòng máu chạy ngang. Hình 3.7: Trứng chết phôi 7 ngày sau khi ấp 3.4.4.2 Soi trứng lần 2 Sau khi soi trứng lần 1 xong chúng tôi tiếp tục cho trứng vào máy ấp ấp tiếp và soi trứng lần 2 lúc trứng ấp được 14 ngày, để loại các trứng phôi không chuyển động lung tung mạch máu bị vỡ, màu đen do chết phôi. Trứng chết phôi khi soi, xoay trứng thấy phôi dính vào vỏ trứng không di chuyển, phôi di chuyển không cố định, thấy mạch máu bị loang màu đỏ sậm phôi loãng không cố định. 30 Luận văn tốt nghiệp Đại học a b Hình 3.8: Trứng gà soi lúc 14 ngày sau khi ấp (a: Trứng chết phôi lúc b: Trứng có phôi còn sống) 3.4.5 Chuẩn bị máy nở và chuyển trứng sang máy nở Chuẩn bị máy nở thu nhặt vỏ trứng, quét dọn, thay khay nước và lau sạch các chất dơ trong máy nở rồi sau đó sát trùng máy nở bằng Benkocid 10 ml/5 lít nước sạch. Lót giấy báo, để khay nước rồi phun thuốc sát trùng lần 2 vào toàn bộ bên trong máy nở và cho máy chạy khoảng 30 phút rồi chuyển trứng vào máy nở. Sau khi trứng ấp được 18 ngày trứng bắt đầu khảy mỏ, phun nước lên toàn bộ trứng chưa khảy mỏ rồi chuyển trứng qua máy nở và đến 21 ngày thì gà nở hoàn toàn. Hình 3.9: Phun nước lên trứng được ấp sau 18 ngày rồi đem chuyển sang máy nở Đối với các trứng khó nở hay nở chậm thì có thể can thiệp bằng cách tách vỏ tiếp chỉ tách vỏ khi các mạch máu ở vỏ đã khô. Những trứng không khảy mỏ thì tiến hành loại (trứng sát) và thu dọn những mảnh vỏ trứng đem tiêu hủy. Gà con sau khi nở, lông bắt đầu khô, tắt máy ấp sau 1 giờ rồi chuyển gà con ra khỏi máy nở xuống lồng úm và kiểm tra chất lượng gà con. Gà con khỏe mạnh, không khuyết tật. 31 Luận văn tốt nghiệp Đại học Hình 3.10: Trứng sát sau đợt ấp và vỏ trứng sau khi ấp 3.5 Vệ sinh phòng bệnh tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang 3.5.1 Vệ sinh chuồng trại Chuồng nuôi sạch sẽ ảnh hưởng tốt tới sức khỏe của đàn gà cũng góp phần năng suất trứng tăng. Thay hố sát trùng bằng Benkocid 50 ml/60 lít nước hoặc Vime - Protex 200ml/60 lít nước trước cửa chuồng ngày 1 lần. Phun thuốc sát trùng bên trong chuồng và xung quanh chuồng nuôi gà sinh sản bằng Benkocid 100 ml/150 lít 2 tuần/ lần và thay chất độn chuồng 4 tuần/ lần. 3.5.2 Vệ sinh phòng ấp Khử trùng trứng bằng Benkocid 10 ml thuốc pha trong 10 lít nước sạch. Phòng ấp được sát trùng bằng Benkocid 20 ml/10 lít nước 2 tuần/lần. Máy nở sát trùng bằng Benkocid 20 ml thuốc/10 lít nước sau mỗi mẻ nở. Khay nở đem phơi nắng, phun Benkocid 20 ml thuốc/10 lít nước sau mỗi mẻ nở và vỏ trứng sau khi nở được đem ra chỗ tiêu hủy cách nơi phòng ấp 100 m. 32 Luận văn tốt nghiệp Đại học Bảng 3.3: Lịch phòng bệnh cho đàn gà sinh sản tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang Ngày tuổi Thuốc dùng 3 Newcastle lần 1 7 Gumboro lần 1 10 Vaccin đậu 14 Gumboro lần 2 17 Cúm và tái chủng cúm sau 5 tháng 21 Newcastle lần 2 35 Tụ huyết trùng 40 Sổ giun Kill – Site 60 Newcastle lần 3 3.6 Kết quả các chỉ tiêu ấp nở của trứng gà Tàu Vàng tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang Kết quả các chỉ tiêu số lượng trứng không phôi, chết phôi, có phôi còn sống, số lượng trứng sát và số lượng nở ra còn sống trong 13 đợt ấp với tổng số trứng là 2205 trứng được trình bày qua các Bảng sau: 33 Luận văn tốt nghiệp Đại học Bảng 3.4: Kết quả tỷ lệ trứng có phôi và không phôi Số trứng đem ấp Số trứng có phôi 2205 1677 còn sống 100 % TLCP (%) Số trứng không phôi TLKP (%) 87,71 271 12,29 87.71 80 60 Tỷ lệ có phôi 40 Tỷ lệ không phôi 20 12.29 0 Biểu đồ tỷ lệ trứng có phôi và không phôi Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ trứng có phôi và không phôi Qua Bảng 3.4 và Biểu đồ 3.1 cho ta thấy kết quả chúng tôi nhận thấy tỷ lệ trứng không phôi qua 13 đợt ấp trong lúc khảo sát của chúng tôi là 12,29 % kết quả này so với tỷ lệ trứng không phôi của Đỗ Võ Anh Khoa (2013) ở nhóm khối lượng trứng từ 31,00 – 39,99 gram tỷ lệ trứng không phôi là 11,24% tương đương với chúng tôi khảo sát nhưng so với ở nhóm khối lượng trứng 45,01 – 49,99 gram của Đỗ Võ Anh Khoa (2013) tỷ lệ trứng không phôi là 3,79 % thấp hơn của chúng tôi khảo sát là do gà trống già, mật độ mái/trống không phù hợp nên đôi lúc con trống cầm đàn đạp nhiều mái không cho con khác đạp mái nên tỷ lệ không phôi của chúng tôi khảo sát cao. Theo Bùi Hữu Đoàn (2008) tuổi của đàn gà sinh sản ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh, gà trống đã già ít đạp mái tinh dịch loãng, thụ tinh kém còn đối với gà mái già đẻ trứng to những chất lượng trứng thường không đảm bảo do các chất dự trữ trong cơ thể đã bị cạn kiệt sau một thời gian sản xuất liên tục còn tỷ lệ trống mái của đàn gà sinh sản không phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến thụ tinh như mật độ quá nhiều mái sẽ làm trống mỏi mệt làm tinh dịch kém dẫn đến nhiều trứng không phôi. Tỷ lệ trứng có phôi còn sống là 87,71% so với tỷ lệ trứng có phôi của Đỗ Võ Anh Khoa (2013) là 88,76% ở nhóm khối lượng trứng trung bình từ 31,00 – 39,99 gram cũng tương đương với chúng tôi khảo sát. Tỷ lệ trứng có phôi chịu ảnh hưởng 34 Luận văn tốt nghiệp Đại học của nhiều yếu tố như tuổi gà trống, giống và dinh dưỡng,… (Đào Đức Long và Trần Long, 1993). Bảng 3.5: Kết quả tỷ lệ chết phôi, tỷ lệ nở/ tổng trứng đem vào ấp và tỷ lệ sát Số trứng đem ấp 2205 Số trứng có phôi còn sống 1677 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Số trứng TLCHP chết phôi (%) nở 257 15,32 1482 Số trứng TLN (%) 67,21 Số trứng TLS sát (%) 195 11,63 % 67.21 Tỷ lệ chết phôi Tỷ lệ nở 15.32 11.63 Tỷ lệ sát Biểu đồ tỷ lệ trứng chết phôi, tỷ lệ nở/tổng trứng đem vào ấp và tỷ lệ sát Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ trứng chết phôi, tỷ lệ nở/ tổng trứng đem vào ấp và tỷ lệ sát Qua Bảng 3.5 và Biểu đồ 3.2 cho ta thấy tỷ lệ trứng chết phôi trong khảo sát của chúng tôi là 15,32% thấp hơn so với tỷ lệ trứng chết phôi của Đỗ Võ Anh Khoa (2013) là 21,31% ở nhóm khối lượng trứng từ 45,01 – 49,99 gram. Có thể do trứng không được sát trùng sau khi thu lượm, cũng có thể do hoạt động của máy chưa ổn định đôi lúc hệ thống quạt của máy bị hư trong lúc khảo sát cũng làm cho trứng chết phôi, nhiệt độ và ẩm độ quá cao hoặc quá thấp, thời gian bảo quản và thu lượm trứng. Khi trứng đưa vào ấp sự mất nước diễn ra nhanh hơn do trong máy ấp có nhiệt độ cao hơn môi trường bên ngoài nên hàm lượng nước trong trứng bốc hơi nhanh và nhiều, đồng thời phôi phát triển nên cần dưỡng chất và các quá trình trao đổi chất trong trứng diễn ra nên trọng lượng trứng giảm nhanh. Nếu trong quá trình ấp trứng mất nhiều nước hoặc ít nước sẽ làm xấu đi các điều kiện sống của phôi (Bùi Hữu Đoàn, 2008). 35 Luận văn tốt nghiệp Đại học Theo Smith (1993) những nguyên nhân gây chết phôi là nhiệt độ của tủ ấp hoặc ẩm độ quá cao, quá thấp thì tỷ lệ nở sẽ giảm. Số lượng giảm phụ thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ so với điều kiện lý tưởng nếu nhiệt độ quá cao thì gà sẽ nở sớm nếu quá thấp thì gà sẽ nở muộn, nếu nhiệt độ cao thường xuyên thì tỷ lệ có phôi sẽ giảm và số lượng chết phôi sẽ tăng. Tỷ lệ trứng nở đạt được là 67,21% kết quả này so với tỷ lệ nở của Nguyễn Văn Bắc và ctv (2005) trung bình từ 3 - 5 tháng đẻ là 70,2% cao hơn chúng tôi khảo sát, còn so với Đỗ Võ Anh Khoa (2013) là 66,71% ở nhóm khối lượng trứng từ 45,01 – 49,99 gram thì tương đương nhau. Theo Nguyễn Chí Bảo (1978) cơ cấu đàn rất liên quan đến tỷ lệ ấp nở thông qua tỷ lệ thụ tinh, thường cơ cấu đàn phù hợp cho tỷ lệ thụ tinh cao và từ đó tỷ lệ nở cao. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở trứng gia cầm là thời gian trữ trứng trước khi ấp. Theo Smith (1993) trứng không nên trữ quá 7 ngày trước khi đem ấp, chúng phải được trữ ở nhiệt độ 10 – 140C và độ ẩm 75 – 85% khả năng có phôi có xu hướng giảm 1% sau 4 ngày và 2% sau 10 ngày. Tỷ lệ trứng sát của chúng tôi khảo sát là 11,63% thấp hơn so với Đỗ Võ Anh Khoa (2013) là 33,29% ở nhóm khối lượng trứng từ 45,01 – 49,99 gram. Theo Nguyễn Chí Bảo (1978) nhiệt độ máy ấp có vai trò quan trọng, nếu nhiệt độ thấp hơn 2 – 30C so với nhiệt độ cần thiết trong giai đoạn đầu thì sự phát triển của phôi kéo dài và tỷ lệ nở sẽ thấp. Ngược lại, ở nhiệt độ cao trứng mất nhiều nước, phôi chết nhiều nhất ở giai đoạn đầu do đó tỷ lệ nở sẽ thấp. 3.7 Kết quả tỷ lệ bệnh dị tật của gà con sau khi nở xảy ra trong lúc khảo sát tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang Kết quả tỷ lệ bệnh dị tật ở gà con sau khi nở tại trại chăn nuôi mà chúng tôi khảo sát trên 1482 gà con mới nở qua 13 đợt ấp được thể hiện Bảng 36 Luận văn tốt nghiệp Đại học Bảng 3.6: Kết quả tỷ lệ bệnh dị tật ở gà con sau khi nở tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang Số gà con nở ra Bệnh khoèo chân Bệnh hở rốn, bụng Bệnh bết dính khi to nở Bệnh động kinh con con % con % con % con % 1482 26 1,75 33 2,23 25 1,69 20 1,35 3 % 2.77 2.5 2 2.23 1.75 Bệnh khoèo chân 1.35 1.5 Bệnh hở rốn, bụng to Bệnh bết dính khi nở Bệnh động kinh 1 0.5 0 Biểu đồ tỷ lệ bệnh dị tật ở gà con sau khi nở Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ bệnh dị tật ở gà con sau khi nở Qua Bảng 3.6 và Biểu đồ 3.3 thì tỷ lệ bệnh hở rốn, bụng to chiếm 2,23% cao nhất, kế tiếp là bệnh khoèo chân là 1,75%, bệnh bết dính khi nở 1,69% và cuối cùng là tỷ lệ bệnh động kinh là 1,35% . Điều này chúng tôi nhận thấy do nhiệt độ, ẩm độ trong máy ấp, máy nở không ổn định đôi lúc nhiệt độ quá cao trong máy ấp và máy nở hay ẩm độ quá hấp, trong thức ăn thiếu kháng Mn, Niacin, Vitamin H, Vitamin nhóm B2, B1 trong khẩu phần ở gà sinh sản nên bệnh xảy ra. 37 Luận văn tốt nghiệp Đại học 3.8 Triệu chứng bệnh dị tật của gà con sau khi nở xảy ra trong lúc khảo sát tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang 3.8.1 Bị khoèo chân (Perosis) Chân ngắn, què chân, khủy chân bị vẹo, khụy chân, gà đi lại không được và đi bằng khủy chân. Hình 3.11: Bị khoèo chân đi bằng khủy chân 3.8.2 Bệnh hở rốn, bụng to Rốn to, có dây rốn vẫn còn dính lại, lông ít và bụng to Hình 3.12: Bị hở rốn, bụng to 38 Luận văn tốt nghiệp Đại học 3.8.3 Bệnh bết dính khi nở Trứng vừa khảy mỏ ở lổ vỏ trứng có một chất lỏng dính màu vàng và khô rất nhanh, gà nở không được và chết, những con nở ra thì lông dính bết và dính cả vỏ trứng ở rốn. Hình 3.13: Dính vỏ trứng ở rốn và trứng không nở được 3.8.4 Bệnh động kinh (Atexia) Gà con cử động hỗn loạn, ngã đầu về phía lưng, mặt ngữa lên trời, xoay quanh và hình tròn. Hình 3.14: Đi không được, ngã đầu về lưng 39 Luận văn tốt nghiệp Đại học Chương IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận Qua kết quả khảo sát về quy trình ấp và tỷ lệ nở của trứng gà Tàu Vàng tại trại chăn nuôi của Trung Tâm Giống Nông Nghiệp Tỉnh Hậu Giang. Chúng tôi nhận xét sau: Về quá trình ấp trứng gà Tàu Vàng tại trại chăn nuôi của Trung tâm giống chưa cao, với các chỉ tiêu như: Tỷ lệ trứng không phôi là 12,29%, tỷ lệ trứng chết phôi là 15,32%, tỷ lệ trứng có phôi còn sống là 87,71%, tỷ lệ trứng sát là 11,63%, tỷ lệ nở là 67,21% và tỷ lệ bệnh dị tật ở gà con sau khi nở như sau: Tỷ lệ bệnh khoèo chân là 1,75%, tỷ lệ bệnh hở rốn, bụng to là 2,23%, tỷ lệ bệnh bết dính khi nở là 1,69%, tỷ lệ bệnh động kinh là 1,35%. Điều này có thể do độ tuổi của đàn gà sinh sản, nhiệt độ bảo quản chưa đúng, mật độ trống/mái không đồng đều, có thể do khâu quản lý chăm sóc nuôi dưỡng chưa tốt, do trứng không được sát trùng sau khi thu lượm trứng, do hệ thống quạt của máy ấp và máy nở bị hư hỏng. Từ kết quả khảo sát trên theo nhận xét của chúng tôi quy trình ấp và tỷ lệ nở chưa đạt hiệu quả cao. Mặt khác tỷ lệ dị tật trên gà con sau khi nở còn khá cao, nhưng chưa ảnh hưởng quá xấu đến tỷ lệ nở của gà. 4.2 Đề nghị Qua thời gian khảo sát tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang chúng tôi có một số đề nghị sau: Loại thải các con mái và trống già có năng suất sinh sản giảm và nhập đàn giống trống mái vào. Trung tâm cần gia tăng thêm hệ thống quạt cho máy ấp và máy nở để thay thế khi hệ thống quạt bị hỏng để đảm bảo cho quá trình ấp nở. Trại cần phải sát trùng trứng sau khi thu lượm trứng để hạn chế mầm bệnh xâm nhập truyền qua trứng, giảm khả năng chết phôi và sát trùng cho gà con mới nở để hạn chế mầm bệnh lan truyền cho gà. 40 Luận văn tốt nghiệp Đại học TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Đức Lũng (2003). “Nuôi gà thịt công nghiệp và lông màu thả vườn”. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 2. Bùi Đức Lũng (2009). “Áp dụng kỹ thuật mới trong ấp trứng gia cầm đạt hiệu quả ca”. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 3. Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (2003). “Sinh lý sinh sản và ấp trứng gia cầm bằng máy công nghiệp”. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. 4. Bùi Hữu Đoàn (2008). “Chăn nuôi và ấp trứng”. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỔ CHỨC NÔNG LƯƠNG LIÊN HỢP Hà Nội. 5. Bùi Xuân Mến (2007). “Giáo trình Chăn nuôi gia cầm”.Đại học Cần Thơ. 6. Đào Đức Long và Trần Long (1993). “Ấp trứng gà và úm gà con”. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 7. Đỗ Võ Anh Khoa (2013). “Ảnh hưởng của khối lượng trứng và chỉ số hình dáng lên tỷ lệ nở và thông số trứng gà Tàu Vàng”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và công nghệ Sinh học: 26 (2013):12-18. PDF sj.ctu.edu.vn/.../2316-nh-hu-ng-c-a-th-c-an-va-nhom-dong-len-t-l-co-ph. 8. Hoàng Tuấn Thành và Nguyễn Quốc Đạt (2008). “Khả năng sản xuất của gà Tàu Vàng nuôi bảo tồn tại Long An”. Trung tâm NC và chuyển giao TBKT chăn nuôi, 2008. 9. Lê Hồng Mận (2002). “Chăn nuôi gà thả vườn ở nông hộ”. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. 10. Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2004). “Kỹ thuật nuôi gà công nghiệp lông màu thả vườn và phòng trị một số bệnh”. Trung tâm nghiên cứu xuất bản sách và tạp chí, nhà xuất bản lao động, 2004. 11. Nguyễn Chí Bảo (1978). “Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm”. NXB Khoa học kỹ thuật. 12. Nguyễn Văn Bắc và ctv (2005). “Kết quả bước đầu bảo tồn in-situ gà Tàu Vàng”. Báo cáo Khoa học Viện Chăn Nuôi, 2005. 13. Smith, A.J. (1993). Poultry. The tropical agriculturalist 14.http://www.hua.edu.vn/khoa/cnts/index.php?option=com_content&task=view&id=578&It emid=282). 41 Luận văn tốt nghiệp Đại học 15. http://www.anova.com.vn/contents/article.asp?id=289&detail=16&ucat=44 16. http://thuviensinhhoc.com/Baigiang/DVCXS/Noi%20dung/Chuong%207.%20Lop%20Ch im/7.2.10-11.htm. 17. http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=3625 18. http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=2023 19.http://www.hua.edu.vn/khoa/cnts/index.php?option=com_content&task=view&id= 578&Itemid=282. 42 PHỤ CHƯƠNG Hình: Vaccine Cúm H5N1 Hình: Thuốc sát trùng trứng Hình: Thuốc dùng để sát trùng chuồng Hình: Thuốc xổ lãi cho gà Hình: Thuốc hỗ trợ tiêu hóa cho gà Hình: Thuốc dùng phòng và trị cầu trùng trong trại Hình 3.11: Phun thuốc sát trùng máy nở trước khi chuyển trứng qua Hình: Máy ấp trứng gà tại trại chăn nuôi và dụng cụ dùng để sát trùng và phun thuốc sát trùng vệ sinh chuồng trại Hình: Thay chất độn chuồng Bảng Số lượng trứng không phôi, chết phôi, phôi sống, trứng sát và số con nở ra SL trứng ấp SL trứng không phôi SL trứng chết phôi SL trứng phôi sống SL trứng sát Số con nở n n n n n n 1 160 23 12 125 5 120 2 160 21 13 126 10 116 3 180 31 14 135 15 120 4 120 24 6 90 5 85 5 115 13 8 94 5 89 6 170 24 8 138 10 128 7 140 18 8 113 5 108 8 140 18 8 113 8 105 9 150 12 11 127 10 117 10 160 13 12 135 12 123 11 150 19 9 122 9 113 12 260 25 11 225 65 160 13 300 30 110 150 50 100 Tổng 2205 271 257 1677 195 1482 Đợt ấp Bảng Số lượng con bệnh sau khi nở Bệnh hở rốn, bụng to Bệnh bết dính khi nở Bệnh động kinh Đợt ấp Số con nở Bệnh khoèo chân 1 120 2 4 2 2 2 116 2 3 2 2 3 120 2 1 2 2 4 85 1 2 2 0 5 89 0 2 2 0 6 128 1 3 1 2 7 108 1 2 1 1 8 105 2 1 2 2 9 117 2 1 2 0 10 123 4 2 2 3 11 113 1 2 3 1 12 160 4 4 2 3 13 100 4 6 2 2 Tổng 1482 26 33 25 20 [...]... nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang 37 x Luận văn tốt nghiệp Đại học TÓM LƯỢC Đề tài: Khảo sát quy trình ấp và tỷ lệ nở của trứng gà Tàu Vàng tại trung tâm giống Nông Nghiệp Hậu Giang Số 128, Quốc lộ 61, ấp 12, Xã Vị Thắng, Huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu Giang Đề tài tiến hành với mục tiêu khảo sát quy trình ấp trứng và tỷ lệ nở của gà Tàu Vàng và bệnh dị tật của gà con sau khi nở xảy... trứng gà Tàu Vàng tại trung tâm giống Nông Nghiệp Hậu Giang Nhằm khảo sát quy trình ấp trứng và tỷ lệ nở của trứng gà Tàu Vàng Bệnh dị tật của gà con sau khi nở xảy ra trong lúc khảo sát tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang 1 Luận văn tốt nghiệp Đại học CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Sơ lược về giống gà Tàu Vàng Xuất xứ từ Trung Quốc, đưa vào miền Nam từ lâu, nuôi nhiều ở các Tỉnh. .. tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống trong thời điểm khảo sát từ 20/06/2013 – 30/10/2013 Kết quả tỷ lệ nở của trứng gà Tàu Vàng + Tỷ lệ trứng không phôi là 12,29% + Tỷ lệ trứng chết phôi là 15,32% + Tỷ lệ trứng có phôi còn sống là 87,71% + Tỷ lệ trứng sát là 11,63% + Tỷ lệ nở là 67,21% Bệnh dị tật của gà con sau khi nở xảy ra trong lúc khảo sát tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu. .. Nhiệt độ và ẩm độ trong quá trình ấp trứng gà Tàu Vàng lúc khảo sát 29 Bảng 3.3: Lịch phòng bệnh cho đàn gà sinh sản tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang 33 Bảng 3.4: Kết quả tỷ lệ trứng có phôi và không phôi 34 Bảng 3.5: Kết quả tỷ lệ chết phôi, tỷ lệ nở/ tổng trứng đem vào ấp và tỷ lệ sát 35 Bảng 3.6: Kết quả tỷ lệ bệnh dị tật ở gà con sau khi nở tại trại... con giống trong một thời gian tương đối ngắn, làm tăng khả năng sản xuất của gà mái đẻ, tỷ lệ ấp nở, chất lượng con giống và đảm bảo cho đàn gà mới nở khỏe mạnh Từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Bộ Môn Thú Y và Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Cần Thơ, đã giúp đỡ tôi tiến hành thực hiện đề tài Khảo sát quy trình ấp và tỷ lệ nở của trứng. .. 3.2: Tỷ lệ trứng chết phôi, tỷ lệ nở/ tổng trứng đem vào ấp và tỷ lệ sát 35 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ bệnh dị tật ở gà con sau khi nở 37 ix Luận văn tốt nghiệp Đại học DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tỷ lệ nuôi sống gà Tàu Vàng giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi 2 Bảng 1.2: Thành phần hóa học của trứng gà 4 Bảng 1.3: Thời gian ấp nở của một số gia cầm 8 Bảng 1.4: Kiểm tra ấp và chất lượng gà. .. vaccine và thuốc phòng cho gà lông màu sinh sản 16 Bảng 1.6: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ ấp nở trứng gà (Theo tài liệu của G Petkova, Bungari - 1978) 17 Bảng 1.7: Khối lượng trứng ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ gà con loại I 20 Bảng 2.1: Các loại thuốc sử dụng cho gà trong trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang 22 Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của. .. Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 2003) 20 Luận văn tốt nghiệp Đại học CHƯƠNG II: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm Thời gian từ ngày 20/6/2013 đến ngày 30/10/2013 Đề tài được thực hiện tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang, Số 128, Quốc lộ 61, ấp 12, Xã Vị Thắng, Huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu Giang 2.2 Đối tượng Thực hiện trên 2205 quả trứng, nguồn trứng ấp được... Khối lượng trứng ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ gà con loại I Khối lượng (g) Tỷ lệ ấp nở (%) Tỷ lệ gà loại I (%) Khối lượng gà con 1 ngày tuổi (g) 44 - 48 49 - 52 53 - 56 57 - 60 61 - 64 65 - 70 63,0 74,0 81,0 86,1 86,5 76,7 61,0 73,0 80,7 85,1 85,7 74,7 30,2 34,1 36,4 39,0 40,9 44,5 (Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 2003) Trứng nở cao và tỷ lệ gà con loại I đạt cao nhất ở khoảng khối lượng trứng từ... của trứng (trừ buồng khí) 6 Luận văn tốt nghiệp Đại học 1.4.14 Ngày thứ 20 Mỏ của phôi gà mổ thủng buồng khí Lúc này gà con lấy oxy qua đường hô hấp, phổi và mạch máu Gà con mổ thủng vỏ trứng 1.4.15 Ngày thứ 21 Vào đầu của ngày này gà bắt đầu chui khỏi vỏ Kết thúc chu kỳ trứng gà (Bùi Đức Lũng, 2009) Hình 1.2: Sự phát triển của phôi (gatrevn.vn) 1.5 Quy trình ấp trứng gia cầm 1.5.1 Nhận trứng Khi trứng ... tài Khảo sát quy trình ấp tỷ lệ nở trứng gà Tàu Vàng trung tâm giống Nông Nghiệp Hậu Giang Nhằm khảo sát quy trình ấp trứng tỷ lệ nở trứng gà Tàu Vàng Bệnh dị tật gà sau nở xảy lúc khảo sát. .. THỊ KIM CHI KHẢO SÁT QUY TRÌNH ẤP VÀ TỶ LỆ NỞ CỦA TRỨNG GÀ TÀU VÀNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP HẬU GIANG THUỘC XÃ VỊ THẮNG HUYỆN VỊ THỦY TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH: THÚ Y CÁN... quy trình ấp tỷ lệ nở trứng gà Tàu Vàng trung tâm giống Nông Nghiệp Hậu Giang Số 128, Quốc lộ 61, ấp 12, Xã Vị Thắng, Huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu Giang Đề tài tiến hành với mục tiêu khảo sát quy trình

Ngày đăng: 09/10/2015, 17:53

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan