khảo sát bệnh tích đại thể trên vịt được giết mổ tại lò mổ gia cầm tp. cao lãnh tỉnh đồng tháp

60 623 1
khảo sát bệnh tích đại thể trên vịt được giết mổ tại lò mổ gia cầm tp. cao lãnh tỉnh đồng tháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y ---***--- LÊ NGỰ BÌNH KHẢO SÁT BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ TRÊN VỊT ĐƯỢC GIẾT MỔ TẠI LÒ MỔ GIA CẦM TP. CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y CẦN THƠ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y ---***--- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ TRÊN VỊT ĐƯỢC GIẾT MỔ TẠI LÒ MỔ GIA CẦM TP. CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP Giáo viên hướng dẫn: LÊ HOÀNG SĨ Sinh viên thực hiện: LÊ NGỰ BÌNH MSSV: LT11641 Lớp: Thú Y LT K37 Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y Đề tài: Khảo sát bệnh tích đại thể trên vịt được giết mổ tại lò mổ gia cầm TP. Cao Lãnh, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp Do sinh viên: Lê Ngự Bình thực hiện tại lò giết mổ gia cầm TP. Cao Lãnh, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp Cần Thơ, ngày … tháng … năm … Duyệt Bộ môn Cần Thơ, ngày … tháng … năm … Duyệt Giáo viên hướng dẫn Cần Thơ, ngày … tháng … năm … Duyệt Khoa Nông nghiệp & SHƯD LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn LÊ NGỰ BÌNH LỜI CẢM ƠN! Con xin cảm ơn cha mẹ và gia đình đã bỏ bao khó nhọc và công sức để nuôi dạy con thành người! Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Hoàng Sĩ, thầy Trần Ngọc Bích, thầy Nguyễn Phúc Khánh đã hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quí báo giúp em hoàn thành tốt luận văn này. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe đến tất cả quí thầy cô thuộc Bộ môn Thú y – Khoa Nông Nghiệp & SHƯD đã giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức quí báo trong thời gian chúng em theo học ở trường. Đồng thời đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn Trạm Thú y TP. Cao Lãnh, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp, cùng những cán bộ thú y đã tạo điều kiện, hướng dẫn tận tình cho em trong thời gian qua. Chúc các cô chú, các anh chị công tác tốt. Xin chân thành cám ơn tập thể lớp thú y liên thông khóa 37 đã cùng đồng hành với tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Lê Ngự Bình MSSV: LT11641 Lớp : Thú Y liên thông K37 MỤC LỤC Trang Trang tựa ................................................................................................................... i Trang duyệt .............................................................................................................. ii Lời Cam Đoan ........................................................................................................... iii Lời Cảm Ơn ............................................................................................................. iv Mục lục .................................................................................................................... v Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................. viii Danh mục bảng và biểu đồ ........................................................................................ ix Danh mục hình ảnh ................................................................................................... x Tóm lược ................................................................................................................... xi CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 3 2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước .................................................. 3 2.1.1 Nghiên cứu trong nước ..................................................................................... 3 2.1.2 Nghiên cứu ngoài nước ..................................................................................... 4 2.2 Quy trình kiểm soát giết mổ gia cầm ................................................................... 5 2.2.1 Kiểm tra việc thực hiện các quy định vệ sinh thú y đối với người giết mổ và cơ sở giết mổ. ....................................................................................................... 2.2.2 Khám trước khi giết mổ .................................................................................... 5 2.2.2.1 Giết mổ gia cầm với số lượng nhỏ ................................................................. 5 2.2.2.2 Giết mổ gia cầm với số lượng lớn ................................................................. 6 2.2.2.3 Lập sổ theo dõi và ghi lại những thông tin cần thiết trước khi giết mổ .......... 6 2.2.3 Khám sau khi giết mổ ....................................................................................... 6 2.2.3.1 Khám thân thịt .............................................................................................. 6 2.2.3.2 Khám phủ tạng .............................................................................................. 7 2.2.3.3 Xử lý trong trường hợp nghi ngờ ................................................................... 7 2.2.3.4 Đóng dấu kiểm soát giết mổ, dán tem vệ sinh thú y ...................................... 8 2.3 Cấu tạo vị trí chức năng của các hệ trong cơ thể vịt ............................................. 8 2.3.1 Hệ tiêu hóa ....................................................................................................... 8 2.3.2 Hệ hô hấp.. ....................................................................................................... 9 2.3.3 Hệ tiết niệu ....................................................................................................... 9 2.3.4 Hệ sinh dục ...................................................................................................... 10 2.3.5 Hệ tuần hoàn .................................................................................................... 10 2.4 Một số bệnh tích thường gặp khi mổ khám .......................................................... 10 2.4.1 Xuất huyết ........................................................................................................ 10 2.4.2 Sung huyết ........................................................................................................ 11 2.4.3 Viêm................................................................................................................. 11 2.4.3.1Viêm biến chất................................................................................................ 12 2.4.3.2 Viêm rỉ .......................................................................................................... 12 2.4.3.3 Viêm tăng sinh............................................................................................... 13 2.4.4 Hoại tử ............................................................................................................. 13 2.5 Các bệnh thường gặp trên vịt .............................................................................. 14 2.5.1 Bệnh E.coli ở vịt ............................................................................................... 14 2.5.2 Bệnh tụ huyết trùng vịt ..................................................................................... 15 2.5.3 Bệnh thương hàn vịt ........................................................................................ 16 2.5.4 Bệnh dịch tả vịt................................................................................................. 17 2.5.5 Bệnh viêm gan ở vịt do virus ............................................................................ 19 2.5.6 Bệnh sán dây ở vịt ............................................................................................ 21 2.5.7 Bệnh nhiễm trùng huyết vịt ............................................................................. 23 2.6 Sơ lược điều kiện tự nhiên của Thành phố Cao lãnh ............................................ 24 2.7 Sơ lược về tình hình chăn nuôi gia cầm, công tác kiểm soát dịch bệnh và hoạt động thú y ở Thành phố Cao Lãnh. .................................................................... 25 2.7.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm và phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh ................................................................................................. 25 2.7.2 Hoạt động thú y ở Trạm Thú y Thành phố Cao Lãnh ........................................ 26 2.7.3 Tình hình mua bán và tiêu thụ thịt gia cầm ở Thành phố Cao Lãnh .................. 27 2.7.4 Tình hình giết mổ gia cầm ở lò giết mổ tập trung TP. Cao Lãnh ....................... 27 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 28 3.1 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 28 3.2 Thời gian và địa điểm thực hiện........................................................................... 28 3.3 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 28 3.4 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 28 3.4.1 Phương tiện nghiên cứu .................................................................................... 28 3.4.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 28 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 32 4.1 Tình hình nhiễm bệnh trên vịt tại lò mổ gia cầm TP. Cao Lãnh qua phương pháp mổ khám bệnh tích............................................................................................ 32 4.2 Tình hình nhiễm bệnh trên các cơ quan của vịt được mổ khám ............................ 33 4.3 Tình hình nhiễm bệnh trên các cơ quan của hệ tiêu hóa ....................................... 33 4.4 Tình hình bệnh tích trên các cơ quan của hệ hô hấp. ............................................ 35 4.5 Tình hình bệnh tích trên các cơ quan của hệ tuần hoàn ........................................ 40 4.6 Tình hình bệnh tích trên các cơ quan của hệ tiết niệu, sinh dục ............................ 42 4.7 Tỷ lệ các bệnh nghi có thể xảy ra......................................................................... 43 4.8 Kết quả chẩn đoán một số bệnh ........................................................................... 44 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................. 45 5.1 Kết luận.. ............................................................................................................ 45 5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 46 PHỤ CHƯƠNG ........................................................................................................ 48 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT NGUYÊN CHỮ TPCL : Thành Phố Cao Lãnh Ctv : Cộng tác viên E.coli : Escherichia coli DANH SÁCH BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng Trang Bảng 3.1: Bảng thu thập số liệu mổ khá ..................................................... 29 Bảng 4.1: Tỷ lệ vịt bị nhiễm ghép ............................................................... 33 Bảng 4.2: Tỷ lệ bệnh trên các cơ quan ........................................................ 33 Bảng 4.3: Tỷ lệ xuất hiện các loại bệnh tích trên hệ tiêu hóa ...................... 35 Bảng 4.4: Tỷ lệ xuất hiện các loại bệnh tích trên hệ hô hấp ........................ 40 Bảng 4.5 : Tỷ lệ các loại bệnh tích trên hệ tuần hoàn .................................. 42 Bảng 4.6: Tỷ lệ các loại bệnh tích trên hệ niệu, sinh dục ............................ 43 Biểu đồ Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ bệnh trên các cơ quan của vịt......................................... 34 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ xuất hiện các loại bệnh tích trên hệ tiêu hóa của vịt ....... 35 DANH SÁCH HÌNH ẢNH Trang Hình 4.1: Xuất huyết ở ruột vịt ................................................................... 37 Hình 4.2: Kí sinh trùng ............................................................................... 37 Hình 4.3 : Gan vịt bị xuất huyết.................................................................. 38 Hình 4.4 : Gan vịt bị sung huyết. ................................................................ 38 Hình 4.5: Gan vịt bị viêm ........................................................................... 38 Hình 4.6: Gan vịt bị hoại tử ........................................................................ 38 Hình 4.7: Lách vịt bị bầm huyết ................................................................ 39 Hình 4.8: Lách vịt bị xuất huyết ................................................................. 39 Hình 4.9: Tụy của vịt bị xuất huyết ............................................................ 39 Hình 4.10: Phổi vịt bị hoại tử ..................................................................... 41 Hình 4.11: Khí quản của vịt bị xuất huyết .................................................. 41 Hình 4.12: Tim vịt bị xuất huyết ................................................................. 42 Hình 4.13: Tim vịt bị hoại tử ...................................................................... 42 TÓM LƯỢC Đề tài “Khảo sát bệnh tích đại thể trên vịt được giết mổ tại lò mổ gia cầm TP. Cao Lãnh, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp” được tiến hành từ tháng 08 năm 2013 đến tháng 09 năm 2013. Bằng phương pháp mổ khám, chúng tôi tiến hành mổ khảo sát trên 500 con vịt ở lò mổ gia cầm Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Kết quả, tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở lò mổ gia cầm Thành phố Cao Lãnh là 38,6%. Trong số 500 con vịt khảo sát có 193 con vịt có bệnh tích. Trong đó 89 con có bệnh tích 1 cơ quan chiếm tỷ lệ 46,1%; 77 con có bệnh tích 2 cơ quan chiếm tỷ lệ 39,9%; 22 con có bệnh tích 3 cơ quan chiếm tỷ lệ 11,4%; và 5 con có bệnh tích 4 cơ quan chiếm tỷ lệ 2,6%. Kết quả cho thấy, vịt có bệnh tích trên 2 cơ quan là cao nhất, tỷ lệ 39,9%. Tỷ lệ xuất hiện bệnh tích trên vịt ở hai hệ tiêu hóa và hô hấp chiếm khá cao, với tỷ lệ bệnh tích trên hệ tiêu hóa là 54,2% và tỷ lệ bệnh trên hệ hô hấp là 29,7%. Trong khi đó tỷ lệ bệnh tích trên hệ tuần hoàn và niệu, sinh dục chiếm tỷ lệ thấp với hệ tuần hoàn là 11,9% và hệ niệu, sinh dục là 4,2%. Đối với bệnh tích ở hệ tiêu hóa, tỷ lệ bệnh tích trên gan là cao nhất, chiếm tỷ lệ 55,3%, kế đến là bệnh tích trên ruột chiếm tỷ lệ 23,9%; bệnh tích trên lách chiếm tỷ lệ 17%, thấp nhất là bệnh tích trên tụy với tỷ lệ bệnh tích là 3,8%. Bệnh tích xuất huyết xảy ra trên tất cả các bộ phận của hệ tiêu hóa và chiếm một tỷ lệ rất cao. Ở gan là 115 trường hợp, chiếm tỷ lệ 29,2%; ở ruột là 61 trường hợp, chiếm tỷ lệ 15,5%; lách là 21 trường hợp, chiếm tỷ lệ 5,3%, và tụy với số trường hợp là 15, chiếm tỷ lệ 3,8%. CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong điều kiện ngành chăn nuôi gia cầm hiện nay ở nước ta nói chung và ngành chăn nuôi thủy cầm nói riêng, là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời ở nước ta. Hiện nay, nó chiếm một vị trí rất quan trọng trong ngành chăn nuôi. Thịt gia cầm thơm ngon và giàu dinh dưỡng, là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Chính vì vậy, trong những năm qua ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta không ngừng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng và quy mô chăn nuôi. Tuy nhiên nghề chăn nuôi vịt còn gặp nhiều khó khăn, do thói quen và tập quán của người dân là thường rất thích nuôi vịt chạy đồng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh trên đàn gia cầm như: Cúm gia cầm, dịch tả, tụ huyết trùng và một số bệnh kí sinh trùng… Các bệnh trên không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả của nghề nuôi vịt, mà rộng hơn nó còn có tác động rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Cụ thể là đại dịch cúm gia cầm, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Trong tình hình thực tế hiện nay, ở các chợ gia cầm của nước ta, gia cầm được mang đến chợ, mua bán với số lượng rất nhiều, nhưng chỉ có một số ít là có giấy chứng nhận tiêm phòng, đó cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều gia cầm có nguy cơ tìm ẩn mắc phải nhiều bệnh. Để biết gia cầm có bệnh hay không, nếu như chỉ sử dụng các phương pháp khoa học trong phòng thí nghiệm, thì sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Vì thế, một phương pháp kiểm tra rất hiệu quả và chính xác, mà lại có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí, đó là phương pháp mổ khám. Mổ khám, giúp cho thú y viên có thể trực tiếp nhận dạng và chẩn đoán ra các bệnh, mà gia cầm có thể mắc phải, trong thời gian ngắn nhất, dựa qua các dấu hiệu bệnh tích, ở cơ thể gia cầm. Xuất phát từ lý do đó và được sự chấp thuận của Bộ Môn Thú Y- Khoa Nông Nghiệp Và Sinh học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ. Đề tài “Khảo sát bệnh tích đại thể trên vịt được giết mổ tại lò mổ gia cầm TP. Cao Lãnh, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp” đã được tiến hành với những mục tiêu sau. Mục tiêu đề tài: Xác định bệnh tích trên các cơ quan của vịt được mang đến giết mổ tại lò mổ gia cầm TP.Cao Lãnh. Nhằm giúp cho việc chẩn đoán lâm sàng những bệnh có thể xảy ra trên vịt. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2.1.1 Nghiên cứu trong nước Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Bình (2003) về bệnh E.coli trên vịt không có biểu hiện lâm sàng (thể ẩn), bệnh tích có thể quan sát được là : Màng bao tim bị viêm trắng, đôi khi viêm dính vào cơ tim, trên cơ tim có điểm xuất huyết lấm tấm. Gan sưng đen, có trường hợp cũng thấy xuất huyết chấm đỏ. Lách sưng có đốm trắng hoặc đỏ. Màng bụng viêm, có sợi fibrin dính vào xoang bụng và ruột. Màng túi khí viêm trắng và có chất nhầy vàng. Ống dẫn trứng viêm có dịch nhầy trắng. Năm (2003) Nguyễn Đức Lưu và Hoàng Văn Tiêu đã mổ khám và phát hiện những bệnh tích điển hình của bệnh tụ huyết trùng vịt như: các cơ quan nội tạng, phổi, lách viêm tụ máu. Gan sưng, vàng, hoặc chấm đỏ (do hoại tử đặc biệt của tụ huyết trùng) Năm (2012), Hồ Thị Việt Thu và ctv đã mổ khám và phát hiện những bệnh tích điển hình khi vịt bị bệnh dịch tả như : Bệnh tích đặc trưng là những tổn thương nặng ở đường tiêu hóa, niêm mạc hầu họng xuất huyết, đôi khi có loét hoặc phủ màng giả, niêm mạc thực quản xuất huyết, dạ dày cơ xuất huyết nặng, niêm mạc ruột tụ máu, xuất huyết thành từng vệt. Trong ruột có thể có máu, bệnh nặng có thể có những nốt loét hình tròn, hình bầu dục ở tá tràng. Niêm mạc hậu môn, trực tràng xuất huyết có nốt loét. Năm (2012) Hồ Thị Việt Thu và ctv cho rằng, bệnh dịch tả vịt là bệnh truyền nhiễm do virus, bệnh có đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết và viêm đường tiêu hóa, lây lan mạnh, tỷ lệ chết cao. Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Bình (2003), bệnh thương hàn vịt hay còn gọi là “bệnh Salmonella ở vịt”. Vi khuẩn này thường gây bệnh cấp tính cho vịt con, tỷ lệ chết cao, từ 1-60% và còn gây nguy hiểm cho người khi dùng phải sản phẩm thịt và trứng đã nhiễm phải vi khuẩn này. Qua mổ khám nghiên cứu đã phát hiện những bệnh tích khi vịt bị bệnh : vịt con chết, mổ thấy cục lòng đỏ trong bụng còn to không hấp thụ được hết. Lách và gan sưng, đôi khi có những đám hoại tử trắng lốm đốm. Bệnh tích điển hình nhất là manh tràng có chứa chất bã đậu trắng. Rất nhiều trường hợp trực tràng sưng và có đốm đỏ, sau trắng có bựa đôi khi có viêm màng tim, viêm túi khí hoặc viêm khớp (khớp đầu gối). Vịt trưởng thành bị xơ gan, viêm túi mật, viêm buồng trứng, ống dẫn trứng và có thể bị viêm phúc mạc. Bên ngoài thấy vịt bị sưng niêm mạc, lông cánh và lông tơ xung quanh hậu môn bị dính đầy phân. Theo kết quả nghiên cứu của Cao Thanh Hoàn (2012), qua mổ khám 78 con vịt ở Huyện Cao Lãnh, đa phần là vịt chạy đồng, thì phát hiện có 52 con có bệnh tích xuất hiện. Một số bệnh tích thường gặp là : xuất huyết gan lách, phổi ruột, thận. Theo kết quả mổ khám của Đinh Minh Ngọc (2012), qua mổ khám 40 con vịt chạy đồng ở Huyện Cao Lãnh, thì phát hiện có 25 con có bệnh tích xuất hiện. bệnh tích phát hiện là : gan xuất huyết, hoại tử, đổi màu; lách, phổi, ruột xuất huyết. 2.1.2 Nghiên cứu ngoài nước Năm (1986) Balasundaram và Ebenezer đã mổ khám trên 100 con vịt nuôi gia đình ở Chingleput, phía Bắc Quận Ascot và chợ Madras ở Ấn Độ đã phát hiện có 89 vịt có bệnh tích, chiếm tỷ lệ 89%. Bệnh tích đại thể phát hiện khi mổ khám kiểm tra là: gan xuất huyết, hoại tử; ruột xuất huyết; lách xuất huyết; tụy xuất huyết; phổi xuất huyết; thận xuất huyết và sưng. Kusilic and Lepojev (1994), đã mổ khám trên 100 con vịt ở Belgrade, Nam Tư phát hiện có 72 con có bệnh tích, chiếm tỷ lệ 72%. Bệnh tích đại thể phát hiện là: gan hoại tử, nhạt màu, viêm, xuất huyết; lách sưng to, xuất huyết; ruột xuất huyết; tụy xuất huyết; thận sưng. Thul et al. (1980), nghiên cứu về kí sinh trùng đường máu, qua kiểm tra mổ khám trên 213 vịt từ 24 địa phương trong 12 tiểu bang theo trục Đại Tây Dương từ năm 1976 đến năm 1977 cho thấy có 44% vịt có bệnh tích đại thể do kí sinh trùng đường máu gây ra. O’ Dell et al. (1994), nghiên cứu kí sinh trùng đường máu, đã tiến hành mổ khám kiểm tra 371 con vịt tại hai vùng ở Missouri (Mỹ) năm 1989 và 1990 đã phát hiện có 39,5% vịt có bệnh tích đại thể do kí sinh trùng đường máu gây ra. Dey et al. (2008), đã mổ khám và kiểm tra đàn vịt ở huyện Mymensingh (Bang ladesh), để kiểm tra bệnh tích đại thể do kí sinh trùng đường máu gây ra, qua kết quả mổ khám có 60% vịt bị nhiễm kí sinh trùng đường máu. 2.2 Quy trình kiểm soát giết mổ gia cầm Theo hệ thống văn bản kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật của Cơ quan Thú y vùng VII năm 2011. 2.2.1 Kiểm tra việc thực hiện các quy định vệ sinh thú y đối với người giết mổ và cơ sở giết mổ. - Kiểm tra việc thực hiện quy định về vệ sinh thú y đối với người tham gia giết mổ như vệ sinh cá nhân, mặc trang phục bảo hộ trong lúc làm việc và các quy định. - Kiểm tra việc thực hiện quy trình giết mổ, việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc trang thiết bị, dụng cụ giết mổ trước và sau giết mổ. - Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ ở cơ sở giết mổ trước, sau khi giết mổ và định kì theo hướng dẫn của cơ quan thú y. 2.2.2 Khám trước khi giết mổ 2.2.2.1 Giết mổ gia cầm với số lượng nhỏ - Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch gia cầm vận chuyển đến cơ sở giết mổ - Kiểm tra tình trạng sức khỏe đàn gia cầm từng ô chuồng. Chú ý quan sát phân và các triệu chứng lâm sàng để phát hiện bệnh truyền nhiễm - Trường hợp nghi ngờ thì tách riêng để kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng, đánh dấu và áp dụng các biện pháp xử lý như giết mổ sau cùng, hoặc giết mổ ở khu vực riêng, hoặc giết hủy bắt buộc hoặc nuôi nhốt cách ly để theo dõi tiếp - Tái kiểm tra lâm sàng sau 24 giờ đối với số gia cầm còn tồn lại trong chuồng. 2.2.2.2 Giết mổ gia cầm với số lượng lớn Đối với các lò giết mổ công nghiệp, giết mổ tập trung với số lượng lớn gia cầm, việc kiểm tra trước khi giết mổ cần lưu ý các điểm sau đây: - Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển gia cầm - Kiểm tra hồ sơ theo dõi tình hình dịch bệnh của đàn gia cầm tại cơ sở chăn nuôi gia cầm - Kiểm tra nhanh tình trạng sức khỏe của gia cầm ở trong lồng và khi được treo lên dây chuyền giết mổ để phát hiện gia cầm chết, quá yếu, còi cọc, bị chấn thương khi vận chuyển hoặc gia cầm có biểu hiện mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm để có các biện pháp xử lý thích hợp. - Gia cầm khỏe mạnh được giết mổ càng sớm càng tốt sau khi đã được kiểm tra trước khi giết mổ. - Tái kiểm tra lâm sàng sau 24 giờ đối với gia cầm tồn lại ở chuồng. 2.2.2.3 Lập sổ theo dõi và ghi lại những thông tin cần thiết trước khi giết mổ - Tên chủ gia cầm. - Loại gia cầm giết mổ. - Số lượng gia cầm trong cùng một lô, thời gian nhập. - Thời gian: ngày, tháng kiểm tra trước khi giết mổ. - Lý do gia cầm chưa được giết mổ. - Triệu chứng lâm sàng. - Chữ ký của kiểm dịch viên động vật. 2.2.3 Khám sau khi giết mổ Việc khám thân thịt được thực hiện sau khi tách lòng ra khỏi thân thịt. Thân thịt con nào phải để liền phủ tạng con đó, bác sĩ, kĩ thuật viên kiểm dịch động vật kiểm tra theo trình tự: 2.2.3.1 Khám thân thịt - Quan sát bề mặt, màu sắc, hình dạng và độ đồng nhất của da, kiểm tra mùi vị của các mô. - Kiểm tra độ sạch của thân thịt: chất chứa đường tiêu hóa và các tạp chất khác. - Kiểm tra các xoang để phát hiện dấu hiệu bệnh lý như viêm túi khí, viêm phúc mạc. 2.2.3.2 Khám phủ tạng - Khám khí quản và thực quản: quan sát hình thái, màu sắc để phát hiện các dấu hiệu bệnh tích như xuất huyết hay có dịch nhày. - Khám phổi: quan sát màu sắc để phát hiện các dấu hiệu bệnh lý như xuất huyết, viêm phổi, hạt lao - Khám tim: quan sát hình thái, màu sắc của màng bao tim, mỡ vành tim, cơ tim để phát hiện các dấu hiệu bệnh lý như xung huyết, xuất huyết, hoại tử - Khám gan: quan sát hình thái, màu sắc của gan để phát hiện các dấu hiệu bệnh lý như sưng, xuất huyết, hoại tử - Khám thận: quan sát hình thái, thể tích, màu sắc của thận để phát hiện các dấu hiệu bệnh lý - Khám lách: quan sát hình thái, màu sắc để phát hiện các dấu hiệu bệnh lý như xung huyết, xuất huyết - Khám diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột: cắt dọc diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ và gạt nhẹ các chất nhày để phát hiện các dấu hiệu bệnh lý như xuất huyết , loét, hoại tử, khi kiểm tra ruột quan sát để phát hiện các nốt xuất huyết, loét, hoại tử hay ký sinh trùng. - Khám buồng trứng: quan sát hình thái, màu sắc và những biến đổi bệnh lý như vỡ buồng trứng, xung huyết, xuất huyết, hoại tử. 2.2.3.3 Xử lý trong trường hợp nghi ngờ Trường hợp nghi ngờ, kiểm dịch viên lấy mẫu gửi về phòng thí nghiệm để xét nghiệm. Thân thịt và phủ tạng nghi ngờ phải được tách riêng và bảo quản lạnh trong khi chờ kết quả xét nghiệm. 2.2.3.4 Đóng dấu kiểm soát giết mổ, dán tem vệ sinh thú y - Đóng dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt hoặc dán tem vệ sinh thú y đối với thân thịt, phủ tạng, phụ phẩm gia cầm đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Sau đó cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển sản phẩm động vật. - Đóng dấu xử lý vệ sinh thú y hoặc dán tem xử lý vệ sinh thú y đối với thân thịt, phủ tạng, phụ phẩm gia cầm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, hướng dẫn xử lý thịt, phủ tạng, phụ phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y - Thịt, phủ tạng của gia cầm mắc các bệnh nguy hiểm hoặc sau khi xử lý vẫn không đảm bảo an toàn cho người sử dụng và không thể sử dụng với mục đích khác thì phải đóng dấu hủy hoặc dán tem hủy. 2.3 Cấu tạo vị trí chức năng của các hệ trong cơ thể vịt 2.3.1 Hệ tiêu hóa - Miệng: mỏ vịt dài dẹp, hai bên cạnh mỏ có một thứ như răng lược nằm ngang, sắc, có thể cắt cỏ hay lọc bùn. Lưỡi treo dưới xương thiệt cốt rất dễ cử động. - Tuyến nước bọt không phát triển. - Yết hầu: liền với miệng, không có màng khẩu cái: cửa hốc mũi hình hai khe dài. Giữa có xương lá mía. Miệng cửa họng của hốc mũi và cạnh sau thanh quản có nhiều gai hóa sừng dùng cho việc nuốt xuôi. - Thực quản: rất to và rất dài, thành mỏng, khi vào lòng ngực nó đổ vào dạ dày tuyến. Ở vịt, đoạn cổ của thực quản có một phồng hình thoi có thể nở rất rộng. - Dạ dày: Dạ dày tuyến: là một bao hình trứng, ở đường trung tuyến giữa hai thùy của gan, dưới động mạch chủ. Không to lắm và thành dày, lòng hẹp. Thức ăn đi qua nó được tẩm dịch rồi đi lượn xuống dạ dày cơ. Niêm mạc có nhiều tuyến có lổ, tiết dịch, thức ăn không dừng lại ở dạ dày tuyến. Dạ dày cơ: tiếp nối với dạ dày tuyến bởi một eo hẹp, nằm ở giữa vùng bụng. Dạ dày cơ có hình lăng trụ, 2 mặt lồi. Dạ dày cơ là nơi nghiền thức ăn nhờ cấu tạo bởi lớp cơ dầy và mặt trong có lớp niêm mạc hóa sừng. Ngoài ra, còn có sự hổ trợ của một số ít sạn thường xuyên có trong dạ dày cơ. - Ruột: bắt đầu một quai gấp ứng với tá tràng, hai nhánh của quai đi song song với nhau và giữa là tuyến tụy dài. Sau cái quai ấy ruột gấp lại thành hồi tràng và treo vào vùng dưới hông. Các hồi tràng ấy hợp lai thành một khối chiếm khoảng giữa hai bao khí bụng. Gần chổ tận cùng, ruột phát ra hai manh tràng dài độ 15- 20 cm hướng về trước rốn theo các khúc ruột. Trực tràng là một đoạn ngắn, từ lổ của hai manh tràng đến ổ nhớp. Ổ nhớp là hốc chung cho cả đại tiểu tiện, trong đó có dương vật và túi Fabricius. - Gan: chia làm hai thùy chính, một trái, một phải. Thùy phải to hơn cả hai ôm lấy dạ dày cơ và dạ dày tuyến. - Tụy tạng: dài hẹp có hai ống tiết - Lách: hình một hạt nhỏ, màu đỏ ở phía dạ dày chổ giáp với dạ dày cơ và dạ dày tuyến (Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2007). 2.3.2 Hệ hô hấp - Hốc mũi là một khe dài, hẹp nằm ở giữa hàm trên, trong hốc có nhiều gai sừng. Hốc mũi thông với xoang miệng qua một khe hẹp. - Thanh quản không có sụn tiểu thiệt. Lúc nuốt khe thanh quản được bảo vệ bởi màng nhày có tiêm mao. - Khí quản khá dài gồm nhiều vòng sụn trọn vẹn xếp nối tiếp nhau. Phần cuối cùng của khí quản có thanh quản thứ 2 gọi là minh quản. Ở vịt trống có một mấu lồi đặc biệt, to bằng hạt dẻ, có tác dụng tăng âm. - Phế quản từ phần cuối của khí quản chia thành 2 phế quản đi vào 2 lá phổi. - Phổi tương đối nhỏ so với cơ thể, phổi có màu hồng nhạt, nằm chen vào các sườn 2-6. Phổi không co dãn theo nhịp thở, phổi có các lổ thông với các túi khí. - Túi khí rất mỏng, nằm trong xoang ngực và xoang bụng, chen giữa các cơ quan nội tạng, có lổ thông với phổi và hốc xương, các túi khí độc lập nhau (Lăng Ngọc Huỳnh, 2008). 2.3.3 Hệ tiết niệu - Thận: hai thận màu đỏ nâu, áp sát vào cột sống vùng hông, ngay sau phổi. Thận có hình dáng không đều, có 3 thùy nằm trong hốc xương chậu. - Ống dẫn tiểu: có 2 ống dẫn tiểu, bắt đầu từ thận chạy dọc hai bên cột sống và đổ vào ổ nhớp. Thành phần chính của nước tiểu là acid uric, khi đi ra ngoài, gặp không khí nó biến thành urat làm thành một lớp trắng đục, bao quanh phân (Lăng Ngọc Huỳnh, 2008). 2.3.4 Hệ sinh dục - Sinh dục đực: gồm hai dịch hoàn và một bộ phận bài tiết. Dịch hoàn ở vùng dưới hông, hình quả trứng. - Sinh dục cái: ở con cái có một noãn sào nằm bên trái, ở vùng dưới hông hình hạt chùm gồm nhiều noãn ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Ống dẫn trứng dài rộng, rất giãn nở, bắt đầu bằng một loa rộng Trứng khi rơi vào ống dẫn chỉ có chất vàng rồi dọc đường đi tới ổ nhớp mới có thêm lòng trắng và sau cùng là vỏ (Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2007). 2.3.5 Hệ tuần hoàn - Tim: ở trong lòng ngực, hình cái nón dài. Tâm thất phải hình bán nguyệt bao trùm tâm thất trái ở phía trước và phải. Van nhĩ thất không có ba lá như ở loài có vú, nó là cái van thịt từ vách liên thất tách ra. Vách liên thất lồi, lổ nhĩ thất ở trong và khoảng giữa vách liên thất (Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2007). 2.4 Một số bệnh tích thường gặp khi mổ khám 2.4.1 Xuất huyết Theo Đỗ Trung Giã (2011), xuất huyết là khi máu từ tim hay các huyết quản thoát ra ngoài. Căn cứ vào nơi máu đổ ra, mà người ta phân ra: Chảy máu ngoài: khi máu chảy ra ngoài cơ thể. Chảy máu trong: khi máu chảy vào các mô hay chứa trong các xoang cơ thể. Khi máu chảy vào mô bào, tùy mức độ nặng nhẹ và trạng thái thể hiện bề mặt da, niêm mạc hay cơ quan mà có các loại sau: - Xuất huyết điểm: là vùng chảy máu nhỏ gọn, lấm tấm như nốt muỗi đốt trong tổ chức hay dưới da, dưới niêm mạc. - Ban xuất huyết: là các điểm chảy máu tập trung thành đám hoặc màng nhỏ, nông dưới da - Bầm huyết: là những đám chảy máu dưới da dưới niêm mạc hay màng bọc cơ quan, lan sâu vào tổ chức không có giới hạn và không lồi lên mặt cơ quan. - Bọc huyết: là khi máu chảy ra tụ lại và tạo thành bọc, ổ gọn, có ranh giới rõ với mô xung quanh có khi lồi lên mặt da hoặc niêm mạc như một bọng nước 2.4.2 Sung huyết Sung huyết là sự tăng lượng máu ở bất cứ phần nào của hệ tuần hoàn. Có 2 loại sung huyết: sung huyết động mạch và sung huyết tĩnh mạch. - Sung huyết động mạch là sự tăng lượng máu ở bên phần động mạch của hệ thống huyết quản, thường do viêm gây nên ở trong mô và các cơ quan. Tất cả các sung huyết động mạch đều ở dạng cấp tính, là cách để có thể cung cấp thêm các chất dinh dưỡng và dưỡng khí cho mô bào khi cần có độ biến dưỡng cao. Sự cung cấp thêm dưỡng khí và các chất dinh dưỡng rồi lấy đi các chất cặn bã đều có lợi ích cho cơ thể. - Sung huyết tĩnh mạch là sự tăng lượng máu trong phần tĩnh mạch gây ra bởi sự cản trở lưu thông huyết từ một cơ quan hay một vùng. Đôi khi người ta dùng thuật ngữ ứ huyết để chỉ sung huyết tĩnh mạch. Sung huyết tĩnh mạch có thể xảy ra cấp tính hay mãn tính, ở toàn thân hay cục bộ (Đỗ Trung Giã, 2011). 2.4.3 Viêm Viêm là một phản ứng toàn thân chống với mọi vật kích thích có hại, thể hiện ở cục bộ mô bào. Bản chất của viêm là một quá trình bệnh lý lấy phòng vệ là chủ yếu nhằm duy trì sự hằng định nội môi. Phản ứng này được hình thành trong quá trình tiến hóa của sinh vật và được thể hiện ở phản ứng tổng hợp toàn thân bao gồm những biến đổi về mạch quản máu, mô và dịch thể, qua ba hiện tượng cơ bản. Đồng thời tồn tại và liên quan chặt chẽ với nhau là: rối loạn tuần hoàn, rối loạn chuyển hóa, biến chất ở mô bào và tăng sinh tổ chức. Mục đích của phản ứng viêm là : - Tiêu diệt và tách chất gây viêm không cho chúng lan tràn sang các vùng khác trong cơ thể. - Tái thiết vùng tổn thương và đem cơ thể trở lại trạng thái bình thường. Theo tổ chức học viêm được phân thành một số loại như sau: 2.4.3.1 Viêm biến chất Là loại viêm có đặc trưng trong các tế bào chính xảy ra biến chất, thoái hóa là chính còn phản ứng huyết quản, rỉ viêm và tăng sinh thể hiện nhẹ. 2.4.3.2 Viêm rỉ Là quá trình viêm trong đó phản ứng huyết quản thể hiện rõ, hiện tượng rỉ viêm chiếm ưu thế. Do thành mạch quản bị tổn thương làm tăng tính thấm, khiến cho các thành phần trong máu như nước, các thành phần protein và các loại bạch cầu thoát mạch đi vào ổ viêm. Căn cứ vào thành phần chất rỉ viêm, người ta phân rỉ viêm ra mấy loại sau: viêm thanh dịch, viêm tơ huyết, viêm mủ, viêm xuất huyết, viêm cata. + Viêm thanh dịch: Là quá trình viêm trong đó có nhiều huyết tương tràn ra. Đó là loại dịch thể trong, chứa nhiều albumin, dễ bị đông lại khi ra ngoài không khí hoặc trong xác chết, ngoài huyết tương ra dịch rĩ còn lẫn vào một số liên bào long, một ít bạch cầu. Khi có lẫn nhiều bạch cầu dịch rỉ chuyển sang màu trắng đục. + Viêm tơ huyết: Là loại viêm trong đó thành phần dịch rỉ viêm chứa nhiều protein huyết tương, chủ yếu là tiền tơ huyết. Chất này khi đông lại thành tơ huyết phủ lên bề mặt các cơ quan hoặc tích tụ lại trong các xoang của cơ thể. + Viêm mủ: Là quá trình viêm mà trong đó mủ là thành phần chính của dịch rỉ viêm. Tùy vị trí xảy ra và tính chất của ổ mủ mà viêm mủ có nhiều cách gọi khác nhau. Viêm mủ cata: xẩy ra ở niêm mạc đường hô hấp, đường niệu sinh dục. Viêm tấy mủ là quá trình viêm mủ xẩy ra trong mô liên kết thưa, điển hình nhất là mô liên kết dưới da hay trong các kẽ cơ. Đặc điểm của loại viêm này là mủ lan đi rất nhanh rộng, không có ranh giới rõ rệt với tổ chức xung quanh. Đó là do tác dụng của một số vi khuẩn gây viêm mủ như Streptococcus gây ra. Viêm mủ bọc là quá trình viêm mủ tạo thành túi nằm sâu trong các cơ quan đặc chắc như gan…, còn gọi là túi mủ. + Viêm xuất huyết: Trong quá trình viêm khi thành mạch bị tổn thương nặng, tính thấm tăng lên, hồng cầu thoát mạch nhiều đi vào ổ viêm gây ra quá trình viêm xuất huyết. + Viêm cata: Là quá trình viêm xảy ra ở niêm mạc. Thành phần chính của dịch rỉ viêm là chất nhày được sinh ra từ các tế bào biểu mô nằm trong các tuyến nhờn dưới niêm mạc hoặc từ các tế bào, ngoài ra còn có các bạch cầu, mảnh vỡ tế bào, mảnh vụn tơ huyết và có khi cả hồng cầu. Do thành phần dịch rỉ khác nhau mà viêm cata có mấy loại sau: Viêm cata thanh dịch: chất rỉ viêm loãng, thành phần chủ yếu là nước, niêm dịch và ít bạch cầu. Viêm cata nhày: chất rỉ viêm đặc và dính do chứa nhiều niêm dịch Viêm cata mủ: chất rỉ viêm đặc, đục, màu vàng xám hoặc xanh lục nhạt Viêm cata xuất huyết: thường là loại viêm hỗn hợp với một trong các loại viêm trên. Chất rỉ viêm thường có màu hồng hoặc đỏ sẫm tùy mức độ nặng nhẹ của xuất huyết do có nhiều hồng cầu lẫn vào dịch rỉ viêm. 2.4.3.3 Viêm tăng sinh Là quá trình viêm trong đó sự tăng sinh của tế bào tổ chức cục bộ chiếm ưu thế, còn hiện tượng biến chất của tế bào và sung huyết, rỉ viêm ở mức độ thứ yếu. Biểu hiện của viêm tăng sinh rất đa dạng và phức tạp. Có thể thấy quá trình tăng sinh xẩy ra chủ yếu ở mô kẽ nên gọi là viêm kẽ (Đỗ Trung Giã, 2011). 2.4.4 Hoại tử Hoại tử là chết cục bộ của tế bào và mô kèm theo sự mất đi về chức năng xẩy ra trong một cơ thể sống. Sự phân loại hoại tử được dựa trên các biểu hiện bên ngoài của mô dễ hơn là trên các tác nhân hay những thay đổi vi thể. - Hoại tử đông : Là sự chết cục bộ của mô cơ. Tế bào sau khi chết bị khô, đông đặc lại chứ không hóa lỏng nhũn nhão ra, vì vậy cấu trúc của tế bào còn giữ lại một thời gian nhưng các chi tiết của tế bào đã bị phá hủy. - Hoại tử bã đậu: Là sự chết cục bộ của mô có đặc tính làm biến mất cả hai chi tiết về cấu trúc tế bào và mô hóa thành một khối hạt đồng nhất giống như bã đậu. - Hoại tử hóa lỏng: Hoại tử hóa lỏng có đặc điểm là mô hoại tử bị tan rã và hóa thành một khối lỏng trong đó chi tiết về cấu trúc mô lẫn cả tế bào đều biến mất. - Hoại tử mỡ: Là loại hoại tử của mô mỡ, thường xẩy ra ở tụy, mỡ xoang bụng và dưới da (Đỗ Trung Giã, 2011). 2.5 Các bệnh thường gặp trên vịt : 2.5.1 Bệnh E.coli vịt (Avian colibacillosis) Theo Nguyễn Xuân Bình (2003), vi khuẩn E.coli gây bệnh trên vịt chủ yếu do 2 chủng E.coli 02 và 078. Có nhiều chủng E.coli khác có trong đường tiêu hóa của vịt nhưng ít khi gây bệnh. Mỗi một chủng E.coli khác nhau sẽ gây bệnh và thể hiện những triệu chứng bệnh tích khác nhau giống như ở trên gà (viêm túi khí, viêm ổ khớp). Vi khuẩn E.coli xâm nhập qua vết thương ở đường hô hấp, tiêu hóa và có thể đi thẳng vào máu gây bại huyết làm cho vịt chết đột ngột mà chưa biểu hiện bệnh tích. Nguyên nhân: Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Escherichia coli . Bệnh thường xảy ra do gia cầm giảm sức đề kháng bởi các tác nhân truyền nhiễm và không truyền nhiễm. Vi khuẩn có thể bị vô hoạt ở nhiệt độ 60oC sau 30 phút, ở 70oC có thể vô hoạt sau 2 phút, trong điều kiện đông khô vi khuẩn có thể sống lâu. Vi khuẩn có khả năng đề kháng với nhiều kim loại nặng: arsenic, đồng, kẽm, thủy ngân và các chất sát trùng như hổn hợp ammonium, oxy già, formaldehide và chlohexidine. Triệuchứng: Vi khuẩn E. Coli có sẵn trong cơ thể gia cầm hay nhiễm từ môi trường bên ngoài, khi vào cơ thể chúng xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn gây nhiễm trùng máu. Vi khuẩn đến niêm mạc ruột, gây viêm ruột, đến các xoang gây viêm thanh dịch có tơ huyết, đến các cơ quan phủ tạng gây viêm hoại tử. Trong thời gian này, men tiêu hóa Protein và acid Chlohydric của dạ dày tuyến không đủ sức dung hòa một lượng thức ăn đạm quá nhiều. Do đó khi đến ruột thức ăn bị tác động bởi vi khuẩn lên men thối rữa, sinh hơi và sinh ra các chất độc gây rối loạn tiêu hóa, nhiễm độc gan, con vật bị ngộ độc toàn thân. - Bệnh có thể xảy ra ở hai thể cấp tính và mãn tính - Thời gian nung bệnh từ 1- 10 ngày. Ở vịt 3 ngày tuổi đã có thể nhiễm bệnh, vịt bị rút cổ, lông xù, mắt lim dim như buồn ngủ, một số con có triệu chứng cảm cúm, sổ mũi và khó thở, tiêu chảy phân loãng có màu trắng xanh rồi chết. Bệnh tích: - Màng bao tim bị viêm trắng. Đôi khi viêm dính vào cơ tim - Trên cơ tim có điểm xuất huyết lấm tấm - Gan sưng đen, có trường hợp cũng thấy xuất huyết chấm đỏ - Lách sưng có đốm trắng hoặc đỏ. - Màng bụng viêm, có sợi fibrin dính vào xoang bụng và ruột - Màng túi khí viêm trắng và có chất nhầy vàng - Ống dẫn trứng viêm có dịch nhầy trắng (Nguyễn Xuân Bình, 2003) 2.5.2 Bệnh tụ huyết trùng vịt (Pasteurellosis) Theo Bùi Xuân Mến (2000), Bệnh xảy ra ở tất cả các loài gia cầm và thủy cầm. Bệnh gây nhiễm trùng máu và có tỷ lệ chết cao. Bệnh thường phát ra vào mùa mưa và tập trung ở những vùng có mật độ đàn vịt cao. Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra qua đường tiêu hóa, hô hấp, vết thương, da. Vi khuẩn có thể có sẵn trong cơ thể vịt khỏe sống theo lối kí sinh nhưng khi điều kiện môi trường thay đổi bất lợi, nuôi dưỡng chăm sóc vịt kém làm suy giảm sức khỏe của vịt, mầm bệnh có sẵn trong cơ thể sẽ phát triển và gây nên bệnh dịch nguy hiểm. Chăn thả vịt ở những nơi có mầm bệnh phát tán do phân, rác, phủ tạng ở vùng dịch thải vào trong nước ao hồ, kênh rạch, ruộng đồng vv.. làm vịt bị lây nhiễm và phát bệnh. Bệnh có thể lây nhiễm sang cả gia súc và ngược lại. Triệu chứng: Bệnh tùy thuộc vào trạng thái của cơ thể và độc lực của mầm bệnh. Vịt bệnh có thể bị chết đột ngột có khi lăn ra chết nhưng phần lớn vịt thường chết vào ban đêm. Vịt bệnh ủ rũ, có dịch nhờn từ hốc mũi chảy ra làm cho vịt khẹc, nhiệt độ cơ thể tăng. Vịt tiêu chảy phân màu vàng hoặc xanh đôi khi lẫn máu. Có những vịt đi lại khó khăn, bị bại chân, sã cánh. Bệnh tích: - Những vịt chết da và thịt tím bầm do tụ máu - Ruột bị viêm, niêm mạc ruột tụ hoặc xuất huyết - Gan bị thoái hóa có màu vàng và bao phủ những ổ hoại tử màu xám - Phổi bị tụ huyết và xuất huyết có màu tím đen - Những vịt bị mãn tính xác gầy ốm và khớp bị sưng (Bùi Xuân Mến, 2000) 2.5.3 Bệnh thương hàn vịt (Salmonellosis) Theo Nguyễn Xuân Bình (2003), bệnh thương hàn vịt hay còn gọi là “bệnh Salmonella ở vịt”. Vi khuẩn này thường gây bệnh cấp tính cho vịt con, tỷ lệ chết cao, từ 1-60% và còn gây nguy hiểm cho người khi dùng phải sản phẩm thịt và trứng đã nhiễm phải vi khuẩn này. Nguyên nhân: Bệnh Salmonella có ở khắp nơi trên thế giới. Một số vịt chỉ mắc một chủng, nhưng một số khác lại mắc nhiều chủng cùng một lúc. Vi khuẩn thường tồn tại trong ruột già và manh tràng của nhiều vịt. Vịt ở bất cứ lứa tuổi nào cũng đều bị nhiễm bệnh. Ở vịt con thường bị nhiễm 2 chủng Salmonella pullorum và Salmonella gallinarum (2 chủng này cũng chủ yếu gây bệnh cho gà. Do đó nếu nhốt chung gà với vịt thì sẽ lây bệnh cho nhau). Tuy vậy người ta thấy chủng Salmonella gallinarum thường gây bệnh cho vịt từ 1-14 ngày tuổi. Một số chủng khác cũng thường gây bệnh như Salmonella anatum và Salmonella enteritis (chủng Salmonella anatum thường gây chết đột ngột cho vịt con, còn Salmonella enteritis thì thường nhiễm từ gan vào gây viêm màng tim, màng gan, gây chết từ 20-30%). Vi khuẩn Sanmonella rất mẩn cảm với nhiệt độ và chất khử trùng. Thời gian sống trong chất độn chuồng ở điều kiện thường khá dài. Ở những ô chuồng hết vịt mà bị nhiễm bệnh thì vi khuẩn vẫn sống được trong chất độn chuồng hơn 30 tuần. Vi khuẩn có thể sống trong phân đến 28 tuần, trong bụi bẩn của nhà ấp, nhà kho và chuồng nuôi ở nhiệt độ bình thường tới 5 năm. Triệu chứng: - Sã cánh rụt cổ, rụng lông, ỉa chảy phân trắng, phân dính hậu môn màu trắng (urat), vịt đứng chụm lại gần đèn sưởi. - Có con viêm khớp nên đi cà nhắc hoặc bại liệt (chủng Salmonella typhimurium gây viêm khớp). - Ở vịt đẻ: số lượng trứng đẻ giảm, xù lông, phân trắng. Bệnh tích: - Vịt con chết, mổ thấy cục lòng đỏ trong bụng còn to không hấp thụ được hết. - Lách và gan sưng, đôi khi có những đám hoại tử trắng lốm đốm. - Bệnh tích điển hình nhất là manh tràng có chứa chất bã đậu trắng. Rất nhiều trường hợp trực tràng sưng và có đốm đỏ. Đôi khi có viêm màng tim, viêm túi khí hoặc viêm khớp (khớp đầu gối). - Vịt trưởng thành bị xơ gan, viêm túi mật, viêm buồng trứng, ống dẫn trứng và có thể bị viêm phúc mạc. Bên ngoài thấy vịt bị sưng niêm mạc, lông cánh và lông tơ xung quanh hậu môn bị dính đầy phân (Nguyễn Xuân Bình, 2003). 2.5.4 Bệnh dịch tả vịt (Duck plague, Duck virus enteritis) Theo Hồ Thị Việt Thu (2012), bệnh dịch tả vịt là bệnh truyền nhiễm do virus, đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết và viêm đường tiêu hóa, lây lan mạnh, tỷ lệ chết cao. Bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh dịch tả vịt là một trong những bệnh nguy hiểm và gây tổn thất lớn nhất đối với ngành chăn nuôi vịt. Nguyên nhân: Virus dịch tả vịt thuộc loài Herpesvirus mẫn cảm với Ether và Chloroform, virus có cấu tạo kháng nguyên đồng nhất và không có tính ngưng kết hồng cầu. Virus có sức đề kháng yếu, ở nhiệt độ 37o virus có thể bị vô hoạt sau 18giờ. Ở nhiệt độ 56o virus bị tiêu diệt sau 10 phút, ở 50o sau 90-120 phút. Ở 22o virus mất tính gây bệnh sau 20 ngày. Ở 0-4o virus không bảo quản được trên một tháng, ở 20o virus có thể bảo quản từ 6 tháng đến 1 năm. Các chất sát trùng như sud 2%, acid phenic 5% diệt virus nhanh chóng. Triệu chứng: Thời gian nung bệnh 3-4 ngày. Vịt con sốt cao 43-44o, lờ đờ, không muốn xuống nước. Vịt lớn cũng sốt cao, bại liệt. Vịt đẻ, giảm đẻ, có khi ngừng đẻ hẳn. Vịt mắc bệnh thường ủ rũ, bỏ ăn, đứng một chân, đầu rút vào cánh, tiếng kêu khản đặc. Mí mắt sưng, niêm mạc mắt đỏ, chảy nước mắt, lúc đầu trong sau đục có màu vàng như mủ đóng đầy khóe mắt. Chảy nước mũi, nước mũi lúc đầu trong, sau đục đóng ở khóe mũi, vịt thở khó, thở khò khè. Đầu sưng, hầu cổ bị sưng, phù. Lúc mới mắc bệnh vịt khát nước, uống nhiều nước, sau vài ngày vịt tiêu chảy phân có màu trắng xanh, trắng xám, có mùi tanh, hậu môn bết đầy phân, niêm mạc hậu môn xuất huyết. Bệnh kéo dài 3-6 ngày, vịt gầy ốm, tứ chi bại liệt, thân nhiệt giảm, con vật suy kiệt rồi chết. Bệnh lây lan mạnh, tỷ lệ chết cao 80-100% Bệnh tích: Đầu cổ sưng, tụ máu, tím bầm. Da vùng cổ, vùng ngực, bụng xuất huyết lấm tấm, tổ chức liên kết dưới da thấm nước và keo nhầy. Bệnh tích đặc trưng là những tổn thương nặng ở đường tiêu hóa, niêm mạc hầu, họng xuất huyết, đôi khi có loét hoặc phủ màng giả, niêm mạc thực quản xuất huyết, dạ dày cơ xuất huyết nặng. Niêm mạc ruột tụ máu, xuất huyết thành từng vệt, trong ruột có thể có máu. Bệnh nặng có thể có những nốt loét hình tròn, hình bầu dục ở tá tràng, niêm mạc hậu môn. Trực tràng xuất huyết có nốt loét. Các cơ quan phủ tạng khác cũng bị xuất huyết, bao tim viêm, tích nước vàng, ngoại tâm mạc xuất huyết, cơ tim xuất huyết. - Phổi, tụy tạng, thận cũng bị xuất huyết. - Niêm mạc khí quản, phế quản xuất huyết, chứa nhiều dịch lẫn bọt - Mặt trong xương ức xuất huyết - Buồng trứng xuất huyết nặng, trứng non vỡ trong xoang bụng. - Lách bình thường hoặc teo nhỏ - Gan hơi sưng, tụ máu, xuất huyết thành từng điểm lấm chấm, có những nốt hoại tử màu vàng nhạt. Túi mật căng to. - Tuyến ức có những điểm xuất huyết và những điểm màu vàng trên bề mặt qua vết cắt, có dịch thẩm xuất vàng. - Túi Fabricius có màu đỏ xậm ở giai đoạn đầu phủ một lớp dịch màu vàng, bên trong túi có những điểm hình đinh ghim màu vàng trên bề mặt. Về sau túi Fabricius trở nên mỏng và sậm màu hơn, bên trong có chứa dịch viêm đặc màu trắng. Trường hợp có vi khuẩn Salmonella kế phát, lách vịt sưng to, viêm ruột và loét tràn lan, hoại tử nhiều cơ quan phủ tạng (Hồ Thị Việt Thu, 2012). 2.5.5 Bệnh viêm gan ở vịt do virus (Duck viral hepatitis) Theo Hồ Thị Việt Thu (2012), Bệnh viêm gan do virus ở vịt là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh do nhiều loại virus gây ra với nhiều type khác nhau, type 1, type 2, type 3. Bệnh chủ yếu xảy ra ở vịt con từ mới nở đến 6 tuần tuổi với các bệnh tích đặc trưng là gan sưng và xuất huyết. Bệnh phổ biến nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt nam, trong những năm gần đây, bệnh gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi thủy cầm vì hiện nay trên thị trường chưa có vaccine phòng bệnh. Nguyên nhân: Nguyên nhân gây bệnh của các thể bệnh viêm gan virus khác nhau. Viêm gan type 1 là picornavirus. Virus đề kháng với ether và chloroform, chịu đựng được thay đổi nhiệt độ và các yếu tố môi trường, ổn định tương đối cao đối với gan vịt với đặc trưng là tiến triển nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Type 2 là một Astrovirus. Virus type 2 thường gây bệnh ở vịt từ 10 ngày tuổi đến 6 tuần, virus type 2 chủ yếu thấy ở châu Âu. Type 3 là một Picornavirus nhưng không có mối quan hệ với virus viêm gan vịt type 1. Type 3 có độc lực thấp nên vịt bị bệnh thường có tỷ lệ chết không quá 30%. Virus gây viêm gan vịt có sức đề kháng cao, không bị bất hoạt khi xử lý bằng Ether, chloroform. Với nhiệt độ ở 50oc, virus chết sau 1 giờ, 60o chịu được 30 phút. Ở 37o virus tồn tại đến 48 giờ, ở 20oc có thể tồn tại đến 9 năm. Trong chuồng trại ẩm ướt, trong phân vịt, virus có thể tồn tại đến 10 tuần. Các chất sát trùng phải pha với nồng độ cao và xử lý với thời gian dài mới tiêu diệt được virus. Triệu chứng: Thời gian nung di chuyển bệnh từ 2-4 ngày, bệnh thường xảy ra đột ngột, lúc đầu chỉ thấy vài con khi rớt lại phía sau đàn nhưng sau đó bệnh xảy ra ồ ạt. Vịt ít vận động, buồn ngủ, bỏ ăn sã cánh, một số bị tiêu chảy. Sau một vài giờ niêm mạc miệng xanh tím, vịt bị co giật, nằm la liệt, nghiêng sườn hoặc nằm ngửa, chân duỗi thẳng, đầu ngoẹo sang sườn hoặc lên lưng. Sau đó vịt co giật rồi chết nhanh có khi chỉ 2-3 giờ kể từ khi phát bệnh. Cũng có trường hợp vịt chết mà không có triệu chứng rõ rệt. Trong trường hợp bệnh kéo dài, có thể do kế phát của vi khuẩn Sallmonella, vịt bệnh ủ rũ cao độ và tiêu chảy. Bệnh tích: Vịt chết thường có tư thế đặc biệt là đầu ngửa về phía lưng. Bệnh tích tập trung chủ yếu ở gan.: gan viêm, sưng, nhạt màu, nhũn, dễ bị nát khi ấn nhẹ, trên bề mặt gan có hiện tượng xuất huyết lan rộng, các nốt xuất huyết bằng đầu đinh ghim, hoặc to hơn có màu đỏ, đôi khi nhỏ li ti lan tràn khắp bề mặt gan, các nốt xuất huyết cũng có thể được quan sát ở cả mặt dưới của gan. Bên cạnh các điểm xuất huyết còn thấy những đám tụ máu đỏ, hoặc những đám màu vàng nhạt do tổ chức gan bị thoái hóa. Một số trường hợp có thể thấy gan bị lốm đốm đỏ. Ngoài bệnh tích ở gan còn có các bệnh tích khác thường gặp là: cơ tim nhợt nhạt, màng bao tim và túi khí bị viêm, thận tụ huyết nhẹ, lách hơi sưng. Trong trường hợp kế phát do Salmonella thì lách sưng to. Gan có thêm những điểm hoại tử lấm tấm màu vàng xám (Hồ Thị Việt Thu, 2012). 2.5.6 Bệnh sán dây ở vịt (Tapeworm infection in ducks) Theo Hồ Thị Việt Thu (2012), Bệnh sán dây ở vịt là bệnh khá phổ biến ở nước ta, tỷ lệ nhiễm ở vùng đồng bằng cao hơn ở vùng trung du và miền núi. Sán dây ở vịt cũng có thể kí sinh ở ngỗng, chim hoang, và có thể gây bệnh trên người. Vịt nhà và ngỗng thường bị nhiễm nhiều loại sán dây từ vịt trời và ngỗng hoang . Nguyên nhân: Sán dây ở vịt do nhiều loài kí sinh ở ruột, trong đó có 3 loài sán dây quan trọng là Drepanidotaenia lanceolata, Hymenolepis, Diorchis. Chu trình truyền bệnh thường qua động vật trung gian hay động vật nhuyễn thể. Loài sán dây Drepanidotaenia lanceolata có màu vàng, có kích thước 5mm đến 23cm; đầu có 4 giác bám với tám móc ở đỉnh đầu. Đốt trưởng thành có 3 tinh hoàn phân bố trên một đường thẳng. Đốt chứa đầy trứng, chiều ngang đốt lớn hơn chiều dọc. Trứng dài 0,005-0,035mm, bên trong trứng có phôi 6 móc. Loài sán này kí sinh ở ruột non của vịt, ngỗng, ngoài ra còn có thể kí sinh ở người. Ký chủ trung gian là các loài Cyclop strenus, Macrosyclops albidus, Eucyclops serrunatus, Diaptomus spinosus. Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Việt Thu, 2013, Loài sán dây Hymenolepis có màu vàng, có kích thước 4-19cm, đầu có 4 giác bám, đỉnh đầu trên có vòi. Đốt trưởng thành có 3 tinh hoàn tròn xếp không thẳng hàng, một bên 2 cái, một bên 1 cái. Noãn hoàn nằm dưới buồng trứng và có nhiều thùy. Loài sán này kí sinh ở ruột non của vịt. Ký chủ trung gian là các loài Cyclops hoặc ốc. Loài sán dây Diorchis dài 2,2-25cm, đỉnh đầu có 8-10 móc, đầu có 4 giác bám, rìa trong giác có những gai nhỏ. Đốt sán rất rộng và ngắn. Tinh hoàn có 2 cái hình bầu dục nằm ở giữa đốt, buồng trứng nằm ở giữa đốt. Loài sán dây này kí sinh ở ruột của vịt. Ký chủ trung gian là các loài Cyclops, Macrocyclops fuscus, Cypridopis vidua, Cypridopis ovum Triệu chứng: Vịt càng lớn tuổi thì tỷ lệ nhiễm càng cao. Triệu chứng bệnh sán dây phụ thuộc vào cường độ nhiễm sán nhiều hay ít và phụ thuộc vào lứa tuổi vịt. Nếu vịt nhiễm ít sẽ không thấy biểu hiện triệu chứng. Khi bị nhiễm nặng vịt có biểu hiện như chậm chạp, gầy yếu, phân loãng có nhiều đốt sán có khi có máu. Bệnh tích: Niêm mạc ruột viêm cata loét, xuất huyết, ruột sưng to hơn bình thường, bên trong có nhiều sán (Hồ Thị Việt Thu, 2012) 2.5.7 Bệnh nhiễm trùng huyết vịt (Duckling septicemia) Theo Hồ Thị Việt Thu (2012), Bệnh nhiễm trùng huyết vịt hay còn được gọi với nhiều tên là bệnh viêm màng thanh mạc truyền nhiễm, bệnh viêm màng thanh dịch có tơ huyết, bệnh nhiễm trùng huyết anatipestifer, hội chứng anatipestifer, hoặc bệnh cúm ngỗng. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất của vịt, bệnh gây tổn thất lớn do tỷ lệ chết cao, đặc trưng bởi triệu chứng nhiễm trùng huyết cấp và mãn tính, bệnh tích viêm tơ huyết màng bao tim, màng gan, túi khí, ống dẫn trứng và màng não. Bệnh lần đầu tiên được phát hiện trên ngỗng bởi Riemer năm 1904, nên mầm bệnh được đặc tên là Riemerella anatipestifer. Bệnh phổ biến ở những nơi chăn nuôi vịt thương phẩm. Ở nước ta bệnh cũng được chú ý trên vịt con. Nguyên nhân: Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Riemerella anatipestifer, thuộc chi Riemerella họ Flavopacterriaceae. Riemerella anatipestifer là trực khuẩn, Gram âm, không hình thành bào tử, không di động, kích thước 0,2-0,4 µm x 15 µm. Vi khuẩn có sức đề kháng yếu, ở 37o vi khuẩn sống không quá 3-4 ngày, ở 55o vi khuẩn chết sau 12-16 giờ. Ánh sáng, nhiệt độ và các chất sát trùng có thể diệt vi khuẩn dễ dàng. Vi khuẩn nhạy cảm với các chất sát trùng thông dụng như formol, phenol, sud và các muối ammonium hàm lượng 1%. Vi khuẩn ít đề kháng ở môi trường ngoài. Khi bệnh xảy ra thường hay có sự nhiễm trùng kết hợp với vi khuẩn E.coli , Sallmonella, virus gây viêm gan vịt. Triệu chứng: Trong tự nhiên, thời gian gây bệnh trung bình từ 2-5 ngày. Trong thực nghiệm khi gây nhiễm cho vịt qua các đường dưới da, tĩnh mạch, hốc mắt hoặc xoang mũi có thể gây chết vịt con sau 24 giờ. Triệu chứng thường thấy là mệt mỏi, chảy nước mắt và nước mũi, ho, chảy mũi, âm ran khí quản, tiêu chảy phân màu xanh. Con vật có triệu chứng run run đầu và cổ, mất điều hòa vận động không thể đi bằng chân, lết trên thân sau và không thể theo kịp vịt khỏe khác trong đàn. Gia cầm bệnh suy yếu, cuối cùng hôn mê và chết trong vài ngày, tỷ lệ chết từ 5-75%, những con khỏi bệnh thường chậm lớn. Bệnh tích: Bệnh tích nổi bậc nhất là dịch viêm có tơ huyết trên các màng thanh mạc như ở màng bao tim. Bao tim dày và trắng đục, trên màng gan có phủ một lớp trắng đục, túi khí viêm dày và đục, bệnh tích này có thể thấy ở túi khí vùng ngực và vùng bụng. Viêm màng não, lách sưng lốm đốm nhạt màu. Trong xoang mũi có nhiều dịch nhày lẫn mủ. Ống dẫn trứng viêm, trong lòng ống dẫn trứng có chất bã đậu. Trong trường hợp bệnh mãn tính có thể thấy bệnh tích ở da và khớp, viêm da hoại tử ở vùng chậu và xung quanh hậu môn, có dịch tiết màu vàng dưới da và mỡ. Viêm khớp mãn tính, đôi khi có thể thấy sụn khớp đầu gối loét (Hồ Thị Việt Thu, 2012). 2.6 Sơ lược điều kiện tự nhiên của Thành phố Cao lãnh Vị trí địa lí: Cao Lãnh là Thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng của toàn Tỉnh. Thành phố Cao Lãnh còn là một trong các trung tâm của vùng Đồng Tháp Mười, là điểm tựa và cơ sở hậu cần cho sự phát triển bền vững của một trong sáu vùng kinh tế lớn của Đồng bằng Sông Cửu Long . Địa giới hành chính của Thánh phố Cao Lãnh: - Cao Lãnh cách Thành phố Hồ Chí Minh 154 km, Thành phố Cần Thơ 80 km. - Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Cao Lãnh. - Phía Nam giáp huyện Lấp Vò. - Phía Tây giáp huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. - Diện tích tự nhiên là 107 km2, dân số hiện nay 151.027 người Thành phố Cao Lãnh có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 08 phường và 07 xã:      Phường 1 Phường 2 Phường 3 Phường 4 Phường 6      Phường 11 Phường Hoà Thuận Phường Mỹ Phú Xã Mỹ Tân Xã Hoà An      Xã Tịnh Thới Xã Tân Thuận Đông Xã Tân Thuận Tây Xã Mỹ Trà Xã Mỹ Ngãi Khí hậu: Thành phố Cao Lãnh chịu ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều. Mỗi năm chia ra hai mùa rõ rệt: + Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 dương lịch, cao điểm là tháng 8 và tháng 9. + Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 dương lịch. Trong năm có gió mùa đông bắc nóng và khô, gió mùa tây nam ẩm ướt. 2.7 Sơ lược về tình hình chăn nuôi gia cầm, công tác kiểm soát dịch bệnh và hoạt động thú y ở Thành phố Cao Lãnh. 2.7.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm và phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh. Tính đến nay (2013) hiện toàn TP. Cao Lãnh có khoảng 340 nghìn con gia cầm. Theo ngành chức năng dự báo, từ nay đến cuối năm, người dân sẽ còn tăng đàn, tăng mật độ nuôi gia cầm để chuẩn bị cho dịp Tết. Do đó, Trạm Thú y TPCL đã tăng cường công tác phòng tránh dịch cúm gia cầm bằng nhiều biện pháp chuyên môn và tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Từ đầu năm đến nay, Trạm Thú y TPCL đã tiến hành tiêm phòng vắc-xin H5N1 cho đàn gia cầm trong TPCL trên 100 nghìn liều. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh, đó là tình hình chăn nuôi vịt chạy đồng. Vịt chạy đồng đi qua nhiều nơi, dễ lây lan dịch bệnh. Để quản lý tốt đàn gia cầm, Trạm Thú y đã vận động các hộ dân thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học và tiêu độc sát trùng chuồng trại; thường xuyên theo dõi diễn biến trên đàn vật nuôi, tiêm phòng đầy đủ các chủng vắc xin phòng bệnh. Đồng thời khuyến khích người chăn nuôi gia cầm thực hiện khai báo khi gia cầm bị bệnh chết, tuyệt đối không bán hoặc giết gia cầm bệnh để làm thức ăn và không vứt xác gia cầm bệnh chết ra môi trường. Ngoài ra, Trạm Thú y TPCL tăng cường phối hợp với các ngành liên quan làm tốt công tác kiểm soát việc vận chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn cũng như qua các vùng lân cận. 2.7.2 Hoạt động thú y ở Trạm Thú y Thành phố Cao Lãnh Trạm Thú y Thành phố Cao Lãnh có trụ sở đặt tại xã Mỹ Trà, Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Trạm có 08cán bộ, trong đó 05 đại học và 3 cao đẳng. Chức năng của Trạm là phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng cho vật nuôi, kiểm soát giết mổ gia súc gia cầm và xây dựng mạng lưới thú y các xã, phường trên địa bàn Thành phố. Về công tác tiêm phòng, hàng năm Trạm tổ chức tiêm phòng định kỳ bắt buộc cho đàn gia súc, gia cầm 2 đợt vào tháng 3-4 và tháng 9-10. Trong những tháng đầu năm 2013, Trạm Thú Y TPCL đã tiến hành nhiều đợt tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi như: lở mồm long móng, tai xanh cho heo, bệnh dại cho chó, cúm gia cầm cho gà, vịt... đạt tỷ lệ trên 90%. Ngoài ra, Trạm còn cử cán bộ thú y thực hiện công tác thụ tinh nhân tạo cho đàn bò cái trên địa bàn. Toàn TPCL chỉ có 01 lò giết mổ gia cầm tập trung với công suất trung bình khoảng 300 con/ngày, cán bộ thú y của Trạm luôn làm tốt công tác kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y tại lò và còn kết hợp với đoàn liên ngành thường xuyên kiểm tra thịt và gia cầm sống được bày bán ở các chợ trên địa bàn TPCL. Về mạng lưới thú y, Trạm Thú y TPCL có 15 trưởng ban thú y và trên 30 thú y viên thường xuyên hổ trợ Trạm Thú Y trong công tác tiêm phòng, tiêu độc sát trùng và quản lý đàn vật nuôi của toàn TPCL. Thành Phố Cao Lãnh hiện có 45 cửa hàng bán thuốc thú y lớn nhỏ, phần lớn đều nằm ở trung tâm TPCL phục vụ cho người chăn nuôi, kinh doanh các loại thuốc có trong danh mục cho phép của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn. 2.7.3 Tình hình mua bán gia cầm và tiêu thụ thịt gia cầm ở chợ gia cầm Thành phố Cao lãnh. Gia cầm được các thương lái mua về từ các trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn TPCL và các huyện lân cận trong tỉnh như: Huyện Cao Lãnh, Huyện Lấp Vò..vv và các tỉnh lân cận như: Tiền Giang, An Giang. Gia cầm sau khi giết mổ được tiêu thụ phần lớn tại các chợ trong TPCL. 2.7.4 Tình hình giết mổ gia cầm ở lò giết mổ tập trung TP. Cao Lãnh Sơ lược về lò giết mổ Đề tài được thực hiện tại lò giết mổ gia cầm tập trung Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đây là lò mổ duy nhất trên địa bàn TPCL với công suất giết mổ gia cầm hàng ngày, trung bình khoảng 300 con/ngày, đây là lò mổ có đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, được sự giám sát của Trạm Thú Y Thành phố Cao Lãnh. Qui trình giết mổ ở lò mổ gia cầm TPCL Gia cầm được mang tới lò giết mổ gia cầm, đầu tiên người mang gia cầm đến giết mổ, phải xuất trình một số giấy tờ như sau: giấy chứng nhận tiêm phòng của đàn gia cầm, giấy kiểm dịch nguồn gốc của gia cầm. Sau đó gia cầm sẽ được cán bộ kiểm dịch kiểm tra lâm sàng và cho đem vào lò giết mổ. Gia cầm sẽ được cắt cổ, lấy huyết, chụng vào lò nước sôi, nhổ lông, mổ bụng và làm lòng. Mỗi công đoạn đều có sự giám sát và kiểm dịch của kiểm dịch viên Thú Y, các thân thịt gia cầm đạt yêu cầu sẽ được đóng dấu kiểm soát giết mổ trước khi chuyển đi tiêu thụ. CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu Khảo sát bệnh tích đại thể trên vịt được giết mổ tại lò mổ gia cầm TP.Cao Lãnh của Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp. 3.2 Thời gian và địa điểm thực hiện Thời gian thực hiện: 30/07/2013 đến 30/09/2013. Địa điểm thực hiện: Lò giết mổ gia cầm TP.Cao lãnh của Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp. 3.3 Đối tượng nghiên cứu Vịt được mang đến giết mổ tại lò mổ gia cầm TP.Cao Lãnh 3.4 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương tiện nghiên cứu -Bộ dụng cụ mổ khám -Bảng theo dõi, ghi nhận các bệnh tích -Máy chụp ảnh -Sổ tổng hợp số liệu 3.4.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp mổ khám và thu thập số liệu tại lò giết mổ gia cầm TP.Cao lãnh tỉnh Đồng Tháp. Cách tiến hành: Trước tiên kiểm tra bên ngoài xem da, lông, niêm mạc, thể trạng (gầy, trung bình, mập). Sau khi giết mổ tiến hành kiểm tra các tổ chức nội tạng bên trong lần lượt như sau: - Dạ dày tuyến, dạ dày cơ: dùng kéo, dao cắt dọc đường nhỏ, xem phần niêm mạc bên trong dạ dày. Quan sát và ghi nhận những bệnh tích. - Thực quản, ruột non, ruột già: dùng kéo cắt dọc theo đoạn ruột được lấy, sau đó cạo lớp dịch nhày bên trong ruột, kiểm tra xem niêm mạc ruột có bị xuất huyết hay không. Kiểm tra chất nhày chứa bên trong ruột để tìm kí sinh trùng. - Gan: quan sát bệnh tích bên ngoài. Sau đó dùng kéo cắt dọc theo các ống dẫn mật và túi mật để tìm sán hoặc giun. - Lách: quan sát hình thái, màu sắc bên ngoài - Phổi: quan sát bề mặt phổi, xác định những tổn thương, bằng cách quan sát và sờ nắn phổi. - Khí quản: dùng kéo cắt dọc khí quản, quan sát niêm mạc khí quản - Tim: quan sát hình thái, màu sắc, mỡ bao tim… - Thận: quan sát hình thái, màu sắc… - Buồng trứng: quan sát hình thái, màu sắc… *Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập trong quá trình mổ khám và quan sát, được ghi chi tiết vào bảng thu thập số liệu Bảng 3.1. Bảng 3.1: Bảng thu thập số liệu mổ khám vịt Hệ Tuần hoàn Hô hấp Cơ quan Tim Phổi Khí Tiêu hóa Dạ Thực quản dày quản Ruột Gan Lách Niệu,sinh dục Tụy Thận Buồng trứng 1 n Qua bảng thu thập số liệu trên ta có thể theo dõi các trường hợp bệnh tích tại các cơ quan của vịt. *Phương pháp xử lý chỉ tiêu theo dõi: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsft office. 2007. Những chỉ tiêu được xác định dựa vào công thức sau: *Tỷ lệ bệnh của các cơ quan Số ca bệnh ở hệ tiêu hóa Tỷ lệ bệnh tích ở hệ tiêu hóa = --------------------------------x 100 Số vịt khảo sát Số ca bệnh ở hệ hô hấp Tỷ lệ bệnh tích ở hệ hô hấp = --------------------------------x 100 Số vịt khảo sát Số ca bệnh ở hệ tuần hoàn Tỷ lệ bệnh tích ở hệ tuần hoàn = -------------------------------x 100 Số vịt khảo sát Số ca bệnh ở hệ niệu, sinh dục Tỷ lệ bệnh tích ở hệ niệu, sinh dục = ------------------------------------x 100 Số vịt khảo sát *Tỷ lệ của từng loại bệnh tích ở các cơ quan Số loại bệnh tích Tỷ lệ từng loại bệnh tích của hệ tiêu hóa =----------------------x 100 (Xuất huyết,sung huyết, viêm…) Tổng ca bệnh Số loại bệnh tích Tỷ lệ từng loại bệnh tích của hệ hô hấp =------------------------x100 (Xuất huyết,sung huyết, viêm…) Tổng ca bệnh Số loại bệnh tích Tỷ lệ từng loại bệnh tích của hệ tuần hoàn =----------------------x 100 Tổng ca bệnh (Xuất huyết,sung huyết, viêm…) Số loại bệnh tích Tỷ lệ từng loại bệnh tích của hệ niệu, sinh dục = --------------------x 100 Tổng ca bệnh (Xuất huyết,sung huyết, viêm…) *Tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ nhiễm ghép: Số vịt nhiễm Tỷ lệ nhiễm =----------------------x100 Số vịt khảo sát Số vịt nhiễm ghép Tỷ lệ nhiễm ghép =----------------------x100 Số vịt nhiễm Số vịt nhiễm ghép 2 hệ Tỷ lệ nhiễm ghép ở 2 hệ=------------------------------x100 Số vịt nhiễm Số vịt nhiễm ghép 3 hệ Tỷ lệ nhiễm ghép ở 3 hệ =------------------------------x100 Số vịt nhiễm Số vịt nhiễm ghép 4 hệ Tỷ lệ nhiễm ghép ở 4 hệ=------------------------------x100 Số vịt nhiễm CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình nhiễm bệnh trên vịt tại lò mổ gia cầm TP. Cao Lãnh qua phương pháp mổ khám bệnh tích. Phương pháp mổ khám là một trong những phương pháp quan trọng góp phần trong việc nghiên cứu, chẩn đoán phát hiện bệnh một cách hiệu quả. Phương pháp này thường cho kết quả có tính chính xác, nhưng mặt hạn chế của phương pháp này chính là không thể chẩn đoán chính xác các bệnh ở thể mãn tính và thể ẩn tính. Thông qua mổ khám 500 con vịt ở lò mổ TP. Cao Lãnh nghiên cứu đã phát hiện 193 con có bệnh tích chiếm tỷ lệ là 38,6%. Trong đó có tổng cộng 584 trường hợp bệnh tích các loại xuất hiện ở hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và tiết niệu, sinh dục. So với kết quả mổ khám của Cao Thanh Hoàn (2012), qua mổ khám 78 con vịt ở Huyện Cao Lãnh, đa phần là vịt chạy đồng, thì phát hiện có 52 con có bệnh tích xuất hiện, chiếm tỷ lệ 66,7%. So với kết quả mổ khám của Đinh Minh Ngọc (2012), qua mổ khám 40 con vịt chạy đồng ở Huyện Cao Lãnh, thì phát hiện có 25 con có bệnh tích xuất hiện, chiếm tỷ lệ 62,5%, điều này cho thấy, tỷ lệ vịt có bệnh tích xuất hiện ở lò mổ gia cầm Thành phố Cao Lãnh là thấp hơn. Điều này có thể giải thích như sau: vịt mang đến lò mổ gia cầm được trải qua quy trình kiểm dịch của cơ quan Thú y trước khi được phép giết mổ. 4.2 Tình hình nhiễm ghép bệnh tích trên vịt Kết quả số vịt bị nhiễm ghép bệnh tích ở cơ quan được trình bày qua Bảng 4.1 Bảng 4.1: Tỷ lệ vịt bị nhiễm ghép Số vịt Số vịt kiểm có bệnh tra tích 500 Nhiễm bệnh Nhiễm bệnh Nhiễm bệnh ở 1 hệ ở 2 hệ ở 3 hệ Nhiễm bệnh ở 4 hệ Số vịt Tỷ Số vịt Tỷ Số vịt Tỷ Số vịt Tỷ nhiễm lệ nhiễm lệ nhiễm lệ nhiễm lệ 193 (%) 89 (%) 46,1 77 (%) 22 39,9 (%) 11,4 5 2,6 Qua kết quả Bảng 4.1 cho thấy, trong số 500 con vịt mổ khảo sát, có 193 con vịt có bệnh tích, trong đó có 89 con nhiễm ở 1 hệ chiếm tỷ lệ 46,1%; có 77 con nhiễm ghép 2 hệ chiếm tỷ lệ 39,9%; có 22 con nhiễm ghép 3 hệ chiếm tỷ lệ 11,4%; và 5 con nhiễm ghép 4 hệ chiếm tỷ lệ 2,6% số vịt có bệnh tích. 4.3 Tình hình bệnh tích trên các cơ quan của vịt được mổ khám Kết quả kiểm tra bệnh tích trên các cơ quan của vịt được trình bày qua Bảng 4.2. Bảng 4.2: Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên các hệ Tiêu hóa Hô hấp Tuần hoàn Niệu, sinh Tổng dục Số ca Tỷ lệ Số ca (%) 168 33,6 Tỷ lệ Số ca (%) 92 18,4 Tỷ lệ Số ca (%) 37 7,4 Tỷ lệ Số ca (%) 13 2,6 Tỷ lệ (%) 310 62 Qua kết quả Bảng 4.2 cho thấy, tỷ lệ xuất hiện bệnh tích trên vịt ở hai hệ tiêu hóa và hô hấp chiếm khá cao, với tỷ lệ bệnh tích lần lượt là 33,6% và 18,4%. Trong khi đó, tỷ lệ bệnh tích trên hệ tuần hoàn và niệu, sinh dục chiếm tỷ lệ thấp hơn với tỷ lệ lần lượt là 7,4% và 2,6%. So với kết quả mổ khám của Cao Thanh Hoàn (2012), tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở hệ tiêu hóa là 47,3%, tỷ lệ bệnh tích trên hệ hô hấp là 47,3% và bệnh tích trên hệ niệu, sinh dục là 5,4%. Theo Hồ Thị Việt Thu, so với các hệ khác, hệ tiêu hóa và hô hấp là 2 hệ có bệnh tích nhiều nhất. Sau mổ khám gia cầm bệnh. Như vậy, kết quả tỷ lệ vịt ở lò mổ gia cầm TPCL có bệnh tích trên hai hệ tiêu hóa và hô hấp là rất cao, riêng tỷ lệ bệnh tích trên hệ niệu, sinh dục là thì thấp, kết quả này cũng phù hợp so với kết quả mổ khám của Cao Thanh Hoàn (2012). Nguyên nhân bệnh tích xuất hiện ở hai hệ tiêu hóa và hô hấp với tỷ lệ cao là do: đầu tiên thức ăn và không khí từ môi trường ngoài sẽ đi vào hệ thống tiêu hóa và hô hấp. Trường hợp thức ăn hoặc không khí có mang mầm bệnh, đầu tiên những mầm bệnh này sẽ tấn công những mô, tổ chức của cơ quan hệ tiêu hóa ( dạ dày, ruột, gan…) và hệ hô hấp ( khí quản, phổi ). Sau đó mầm bệnh sẽ tiếp tục theo máu đến các cơ quan khác như tim, thận… Kết quả tỷ lệ xuất hiện bệnh tích trên các cơ quan của vịt sẽ được minh họa rõ hơn qua Biểu đồ 4.1. 40 35 33.6 30 25 18.4 20 15 10 7.4 5 2.6 0 Tiêu hóa Hô hấp Tuần hoàn Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ bệnh trên các cơ quan của vịt Niệu, sinh dục 4.4 Tình hình nhiễm bệnh trên các cơ quan của hệ tiêu hóa. Kết quả kiểm tra bệnh tích của hệ tiêu hóa vịt được thể hiện qua Bảng 4.3. Bảng 4.3: Tỷ lệ xuất hiện các loại bệnh tích trên hệ tiêu hóa Ruột Bệnh tích ở các cơ Gan Lách Tụy Trường Tỷ lệ Trường Tỷ lệ Trường Tỷ lệ hợp (%) hợp (%) hợp (%) hợp (%) Xuất huyết 61 15,5 115 29,2 21 5,3 15 3,8 Sung huyết - - 41 10,4 39 9,9 - - Viêm 4 1 30 7,6 3 0,8 - - Nhạt màu - - 18 4,6 - - - - Hoại tử - - 14 3,5 4 1 - - Sán dây 29 7,4 - - - - - - Tổng cộng 94 23,9 218 55,3 67 17 15 3,8 quan Trường Tỷ lệ Kết quả bệnh tích trên các cơ quan của hệ tiêu hóa, minh họa rõ ở Biểu đồ 4.2. 35 30 29.2 25 20 15.5 15 10 5 10.4 7.6 4.6 3.5 9.9 7.4 5.3 3.8 1 0.8 Ruột Lách 0 Gan Sán dây Xuất huyết Viêm Sung huyết Nhạt màu Tụy Hoại tử Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ xuất hiện các loại bệnh tích trên hệ tiêu hóa của vịt Qua kết quả Bảng 4.3 và Biểu đồ 4.2 cho thấy tỷ lệ bệnh tích trên gan là cao nhất, chiếm tỷ lệ 55,3% (trong bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa), kế đến là bệnh tích trên ruột chiếm tỷ lệ 23,9%; bệnh tích trên lách, chiếm tỷ lệ 17%. Thấp nhất là bệnh tích trên tụy với tỷ lệ bệnh tích là 3,8%. So với kết quả mổ khám 78 con vịt của Cao Thanh Hoàn (2012), bệnh tích trên gan chiếm tỷ lệ 39,4%, bệnh tích trên ruột chiếm tỷ lệ 23,9%, và bệnh tích trên lách chiếm tỷ lệ là 36,7%. Kết quả mổ khám 40 con vịt của Đinh Minh Ngọc (2012), với bệnh tích trên gan chiếm tỷ lệ 39%, bệnh tích trên ruột chiếm tỷ lệ 23,8%, và bệnh tích trên lách chiếm tỷ lệ 37,2%. Kết quả mổ khám ở hệ tiêu hóa của vịt tại lò mổ TPCL phù hợp với những kết quả của Cao Thanh Hoàn và Đinh Minh Ngọc (2012), tỷ lệ bệnh tích xuất hiện nhiều trên hệ tiêu hóa vẫn là gan và ruột, bệnh tích xuất hiện nhiều trên gan và ruột có thể do: Gan là cơ quan có vai trò rất quan trọng trong cơ thể, ở gan diễn ra nhiều quá trình chuyển hóa phức tạp và rất nhạy cảm với tình trạng hoạt động chung của cơ thể. Gan được xem là rào chắn mầm bệnh, độc tố xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy gan vừa là cơ quan giải độc cũng là nơi tích tụ nhiều độc tố nhất trong cơ thể. Do đó, khi vịt bị bệnh, sức đề kháng yếu, kết hợp với môi trường sống chủ yếu của vịt là môi trường nước (nước nhiễm bẩn, mầm bệnh cao, hóa chất…). Nên mầm bệnh rất dễ xâm nhập và gây bệnh, đặc biệt là gây tổn thương gan. Ruột: là cơ quan dài nhất, thực hiện chức năng tiêu hóa, vận chuyển và hấp thụ thức ăn. Trường hợp vịt bị bệnh, sức đề kháng giảm, khả năng tiêu hóa thức ăn kém hoặc không tiêu hóa thức ăn. Cho nên thức ăn bị lên men và sinh độc tố. Yếu tố này tác động đến niêm mạc ruột và gây tổn thương ruột. Ngoài ra kí sinh trùng như giun sán và ấu trùng kí sinh ở ruột cũng là nhân tố gây tổn thương ruột ở vịt. Đối với các loại bệnh tích trên ruột: Tỷ lệ bệnh tích chủ yếu trên ruột là xuất huyết, với số trường hợp là 61, chiếm tỷ lệ 15,5%, tiếp theo là nhiễm kí sinh trùng với số trường hợp là 29, chiếm tỷ lệ 7,4%, thấp nhất là viêm với số trường hợp là 4, chiếm tỷ lệ 1%. So với kết quả mổ khám 78 con vịt của Cao Thanh Hoàn (2012), thì tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên ruột chỉ có xuất huyết với 52 trường hợp, chiếm tỷ lệ 23,9% bệnh tích của hệ tiêu hóa. Kết quả mổ khám 40 con vịt của Đinh Minh Ngọc (2012), thì tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên ruột cũng là xuất huyết với 25 trường hợp, chiếm tỷ lệ 23,8%. Điều này cho thấy bệnh tích xuất hiện chủ yếu trên ruột vẫn là xuất huyết. Nguyên nhân có thể là do bệnh truyền nhiễm hoặc do kí sinh trùng gây ra. Hình 4.1: Xuất huyết ở ruột vịt Hình 4.2: Sán dây ở ruột vịt Tỷ lệ bệnh tích cao nhất trong gan là xuất huyết chiếm tỷ lệ 29,2%; sung huyết chiếm tỷ lệ 10,4%; viêm chiếm tỷ lệ 7,6%; nhạt màu chiếm tỷ lệ 4,6%; thấp nhất là hoại tử chiếm tỷ lệ 3,5%. So với kết quả mổ khám của Cao Thanh Hoàn (2012), tỷ lệ bệnh tích chiếm cao nhất trong gan cũng là xuất huyết, với 52 trường hợp, chiếm tỷ lệ 23,8%, hoại tử với số trường hợp là 20, chiếm tỷ lệ 9,2% và nhạt màu với 14 trường hợp chiếm tỷ lệ 6,4%. Kết quả của Đinh Minh Ngọc, gan xuất huyết với số trường hợp là 25, chiếm tỷ lệ 23,8%, hoại tử với số trường hợp là 9, chiếm tỷ lệ 8,6%, nhạt màu với số trường hợp là 7, chiếm tỷ lệ 6,7%. Kết quả mổ khám của nghiên cứu cũng phù hợp với 2 nghiên cứu trên, tỷ lệ xuất huyết trên gan là rất cao, tỷ lệ hoại tử và nhạt màu thì thấp. Qua kết quả mổ khám tại lò mổ TPCL cũng phát hiện 2 loại bệnh tích khác, đó là sung huyết và viêm. Hình 4.3 : Gan vịt bị xuất huyết Hình 4.4 : Gan vịt bị sung huyết Hình 4.5: Gan vịt bị viêm Hình 4.6: Gan vịt bị hoại tử Đối với bệnh tích trên lách: Bệnh tích sung huyết với số trường hợp cao nhất là 39, chiếm tỷ lệ 9,9%, kế đến là xuất huyết với số trường hợp là 21, chiếm tỷ lệ 5,3%; hoại tử với số trường hợp là 4, chiếm tỷ lệ 1%; thấp nhất là viêm với số trường hợp là 3, chiếm tỷ lệ 0,8%. So với kết quả mổ khám của Cao Thanh Hoàn (2012), bệnh tích trên lách, với tỷ lệ xuất huyết, hoại tử, viêm lần lượt là 23,9%; 9,2% và 3,7%. Kết quả của Đinh Minh Ngọc (2012), bệnh tích trên lách, xuất huyết, hoại tử, viêm lần lượt là 23,8%; 8,6% và 4,8%. So với kết quả trên, kết quả mổ khám tỷ lệ bệnh tích trên lách tại lò mổ gia cầm TPCL là thấp hơn. Hình 4.7: Lách vịt bị sung huyết Hình 4.8: Lách vịt bị xuất huyết Đối với bệnh tích trên tụy: Đối với tụy chỉ xuất hiện một bệnh tích duy nhất đó là xuất huyết, với số trường hợp là 15, chiếm tỷ lệ 3,8%. So với kết quả mổ khám vịt của Cao Thanh Hoàn (2012), và kết quả mổ khám vịt của Đinh Minh Ngọc (2012), thì kết quả mổ khám vịt trên hệ tiêu hóa tại lò mổ TPCL có thêm bệnh tích xuất huyết trên tụy, với số trường hợp là 15, chiếm tỷ lệ 3,8%. Hình 4.9: Tụy của vịt bị xuất huyết 4.5 Tình hình bệnh tích trên các cơ quan của hệ hô hấp. Kết quả bệnh tích của hệ hô hấp vịt ở lò mổ TPCL được thể hiện qua Bảng 4.4 Bảng 4.4: Tỷ lệ xuất hiện các loại bệnh tích trên hệ hô hấp Phổi Bệnh tích trên các cơ quan Khí quản Trường hợp Tỷ lệ (%) Trường hợp Tỷ lệ (%) Xuất huyết 46 34,6 62 46,6 Nhạt màu 12 9 - - Viêm 3 2,3 - - Hoại tử 10 7,5 - - Tổng cộng 71 53,4 62 46,6 Qua Bảng 4.4 cho ta thấy bệnh tích trên hệ hô hấp chủ yếu xảy ra trên phổi và khí quản. Trên phổi với số trường hợp là 71, chiếm tỷ lệ 53,4% bệnh tích của hệ hô hấp và ở khí quản với số trường hợp là 62, chiếm tỷ lệ 46,6% của hệ hô hấp. So với kết quả mổ khám của Cao Thanh Hoàn (2012), bệnh tích trên hệ hô hấp chủ yếu xảy ra trên phổi, với 52 trường hợp, chiếm tỷ lệ 100%, ngoài ra, kết quả mổ khám của nghiên cứu xuất hiện thêm bệnh tích trên khí quản. Đối với các bệnh tích trên phổi: Xuất huyết vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (34,6%), phổi nhạt màu chiếm tỷ lệ 9%, hoại tử chiếm tỷ lệ 7,5%, và viêm chiếm tỷ lệ 2,3%. So với kết quả của Cao Thanh Hoàn (2012), chỉ có bệnh tích xuất huyết trên phổi chiếm tỷ lệ 100%. Kết quả mổ khám cho thấy bệnh tích xuất hiện ở phổi rất đa dạng như hoại tử, viêm, nhạt màu. Hình 4.10: Phổi vịt bị hoại tử Đối với bệnh tích trên khí quản: Chỉ xảy ra ở bệnh tích xuất huyết với số trường hợp là 62, chiếm tỷ lệ 46,6% bệnh tích ở hệ hô hấp. Hình 4.11: Khí quản của vịt bị xuất huyết 4.6 Tình hình bệnh tích trên các cơ quan của hệ tuần hoàn. Ở hệ tuần hoàn bệnh tích chỉ xảy ra trên tim. Kết quả bệnh tích trên tim được thể hiện qua Bảng 4.5 Bảng 4.5: Tỷ lệ các loại bệnh tích trên tim Xuất huyết Tim Viêm Hoại tử Trường Tỉ lệ Trường Tỉ lệ Trường Tỉ lệ hợp (%) hợp (%) hợp (%) 37 84,1 4 9,1 3 6,8 Qua Bảng 4.5 cho thấy bệnh tích xuất huyết ở tim là 37 trường hợp, chiếm tỷ lệ 84,1%, viêm có số trường hợp là 4, chiếm tỷ lệ 9,1%; hoại tử với số trường hợp là 3, chiếm tỷ lệ 6,8% bệnh tích hệ tuần hoàn. Hình 4.12: Tim vịt bị xuất huyết Hình 4.13: Tim vịt bị hoại tử 4.7 Tình hình bệnh tích trên các cơ quan của hệ tiết niệu, sinh dục Kết quả các loại bệnh tích trên hệ niệu, sinh dục được trình bày qua Bảng 4.6 Bảng 4.6: Tỷ lệ các loại bệnh tích trên hệ niệu, sinh dục Thận Bệnh tích trên các cơ quan Trường hợp Buồng trứng Tỷ lệ (%) Trường hợp Tỷ lệ (%) Xuất huyết 10 76,9 1 7,7 Viêm - - 2 15,4 Tổng cộng 10 76,9 3 23,1 Qua Bảng 4.6 cho thấy bệnh tích trên hệ niệu, sinh dục chiếm tỷ lệ thấp Đối với bệnh tích trên hệ tiết niệu, chỉ xảy ra ở thận, với bệnh tích chủ yếu là xuất huyết với số trường hợp là 10, chiếm tỷ lệ 76,9%. So với kết quả mổ khám của Cao Thanh Hoàn (2012), bệnh tích trên hệ niệu, sinh dục chỉ xảy ra trên thận, với số trường hợp là 6, chiếm tỷ lệ 100%. Kết quả của Đinh Minh Ngọc (2012), bệnh tích trên hệ niệu, sinh dục xảy ra trên thận, với số trường hợp là 3, chiếm tỷ lệ 100%. Đối với bệnh tích trên hệ sinh dục, chỉ xảy ra ở buồng trứng, với bệnh tích xuất huyết là 1 trường hợp, chiếm tỷ lệ 7,7% và viêm với số trường hợp là 2, chiếm tỷ lệ 15,4% của hệ niệu, sinh dục. 4.8 Kết quả chẩn đoán một số bệnh Qua kết quả chẩn đoán của 500 con vịt, có 193 con có dấu hiệu bệnh tích, có thể kết luận, một số vịt mang lại giết mổ ở lò mổ gia cầm TPCL có thể mắc một số bệnh sau: Bệnh sán dây trên vịt: Với các bệnh tích điển hình như: niêm mạc ruột viêm cata loét, xuất huyết, ruột sưng to hơn bình thường, bên trong có nhiều sán (Hồ Thị Việt Thu, 2012). Qua kết quả mổ khám nghiên cứu đã ghi nhận có 29 con nhiễm sán dây, chiếm tỷ lệ 15% số vịt có bệnh tích. Bệnh tụ huyết trùng vịt: Với các bệnh tích điển hình như: ruột bị viêm, niêm mạc ruột tụ hoặc xuất huyết. Gan bị thoái hóa có màu vàng và những ổ hoại tử màu xám. Phổi bị tụ huyết và xuất huyết có màu tím đen (Bùi Xuân Mến, 2000). Qua kết quả mổ khám nghiên cứu đã ghi nhận có 15 con là nhiễm bệnh tụ huyết trùng vịt, chiếm tỷ lệ 7,8% số vịt có bệnh tích. Bệnh thương hàn vịt: Với các bệnh tích điển hình như: lách và gan sưng, có những đám hoại tử trắng lốm đốm, manh tràng có chứa chất bã đậu, trắng, viêm túi mật, viêm buồng trứng. Rất nhiều trường hợp trực tràng sưng và có đốm đỏ (Nguyễn Xuân Bình, 2003) Qua kết quả mổ khám nghiên cứu đã ghi nhận có 14 con là nhiễm bệnh thương hàn vịt, chiếm tỷ lệ 7,2% số vịt có bệnh tích. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Qua việc mổ khám bệnh tích ở 500 con vịt ở lò mổ gia cầm TPCL thì nghiên cứu thu được những kết quả như sau: Tỷ lệ vịt bị nhiễm bệnh ở đường tiêu hóa và hô hấp chiếm tỷ lệ khá cao: Ở hệ tiêu hóa là 168 trường hợp chiếm tỷ lệ 33,6%. Trong đó các loại bệnh tích thường gặp nhất là: xuất huyết, sung huyết, viêm, hoại tử. Riêng ở hệ tiêu hóa, gan có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất, với số trường hợp là 218, chiếm tỷ lệ 55,3%. Ở hệ hô hấp là 92 trường hợp chiếm tỷ lệ 18,4%. Trong đó các loại bệnh tích thường gặp nhất là: xuất huyết, hoại tử. Bệnh tích ở hệ hô hấp, thì phổi và khí quản chiếm phần lớn. Bệnh tích trên phổi, khí quản chiếm tỷ lệ lần lượt là 53,4% và 46,6% Trong khí đó, tỷ lệ vịt có bệnh tích ở hệ tuần hoàn và niệu, sinh dục thì thấp với 7,4% ở hệ tuần hoàn và 2,6% ở hệ niệu, sinh dục. Điều này cho ta thấy được, vịt mang đến giết mổ tại lò mổ gia cầm TPCL, đa số bị nhiễm bệnh trên đường tiêu hóa và hô hấp. Các bộ phận được phát hiện bị nhiễm bệnh với tỷ lệ cao đó là ruột, gan, phổi. Các loại bệnh tích thường gặp khi mổ khám đó là xuất huyết, sung huyết, viêm và hoại tử. Trong số các bệnh tích trên thì bệnh tích xuất huyết phổ biến nhất. 5.2 Đề nghị Cần phải áp dụng quy trình chăn nuôi tốt cho vịt đối với những nơi mang vịt đến giết mổ tại lò mổ gia cầm Thành phố Cao lãnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước 1. Bùi Xuân Mến (2000), Giáo trình Chăn nuôi vịt, khoa NN & SHƯD, trường ĐH Cần Thơ. 2. Cao Thanh Hoàn (2012), Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, ngành Thú y, khoa NN & SHƯD trường ĐH Cần Thơ. 3. Cục Thú Y, Cơ quan Thú y vùng VII (2011), Hệ thống văn bản kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật. 4. Đinh Minh Ngọc (2012), Luận văn Đại Học, ngành Thú y, trường ĐH Cần Thơ. 5. Đỗ Trung Giã (2011), Giáo trình Giải phẩu bệnh lý, khoa NN & SHƯD, trường ĐH Cần Thơ. 6. Đỗ Trung Giã (2011), Giáo trình Sinh lý bệnh thú y, khoa NN & SHƯD, trường ĐH Cần Thơ. 7. Hồ Thị Việt Thu (2012), Bệnh gia cầm, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ 8. Lăng Ngọc Huỳnh (2008), Giáo trình Cơ thể gia súc B, khoa NN & SHƯD, trường ĐH Cần Thơ. 9. Lê Hồng Mận (1999), Nuôi ngan, vịt và phòng chữa bệnh thường gặp, Nhà xuất bản Thanh Hóa. 10. Nguyễn Thị Mỹ Linh (2007), Giáo tình Cơ thể học, khoa Nông Nghiệp Thủy Sản trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp. 11. Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2003), 109 Bệnh gia cầm và cách phòng trị, Nhà xuất bản nông nghiệp. 12. Nguyễn Đức Lưu, Lương Tất Nhợ, Hoàng Văn Tiêu, Nguyễn Hữu Vũ (2003), Nuôi ngan vịt và các bệnh quan trọng thường gặp, Nhà xuất bản Hà Nội . Địa chỉ website: 1.http://www.agroviet.gov.vn/ 2.http://www.benhhoc.com 3.http://www.cantho.gov.vn/wps/portal/sotnmt 4.http://www.dongthap.gov.vn 5.http://www.vemedim.com 6.http://www.tailieu.vn 7.http://www.luanvan.com PHỤ CHƯƠNG Lò giết mổ gia cầm Thành phố Cao lãnh Kiểm dịch gia cầm trước khi giết mổ Gia cầm đạt tiêu chuẩn được đóng dấu [...]... Sinh học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ Đề tài Khảo sát bệnh tích đại thể trên vịt được giết mổ tại lò mổ gia cầm TP Cao Lãnh, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp đã được tiến hành với những mục tiêu sau Mục tiêu đề tài: Xác định bệnh tích trên các cơ quan của vịt được mang đến giết mổ tại lò mổ gia cầm TP .Cao Lãnh Nhằm giúp cho việc chẩn đoán lâm sàng những bệnh có thể xảy ra trên vịt CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ... vịt bị xuất huyết 41 Hình 4.12: Tim vịt bị xuất huyết 42 Hình 4.13: Tim vịt bị hoại tử 42 TÓM LƯỢC Đề tài Khảo sát bệnh tích đại thể trên vịt được giết mổ tại lò mổ gia cầm TP Cao Lãnh, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp được tiến hành từ tháng 08 năm 2013 đến tháng 09 năm 2013 Bằng phương pháp mổ khám, chúng tôi tiến hành mổ khảo sát trên 500 con vịt ở lò mổ gia cầm Thành phố Cao. .. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Kết quả, tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở lò mổ gia cầm Thành phố Cao Lãnh là 38,6% Trong số 500 con vịt khảo sát có 193 con vịt có bệnh tích Trong đó 89 con có bệnh tích 1 cơ quan chiếm tỷ lệ 46,1%; 77 con có bệnh tích 2 cơ quan chiếm tỷ lệ 39,9%; 22 con có bệnh tích 3 cơ quan chiếm tỷ lệ 11,4%; và 5 con có bệnh tích 4 cơ quan chiếm tỷ lệ 2,6% Kết quả cho thấy, vịt có bệnh tích trên. .. các lò giết mổ công nghiệp, giết mổ tập trung với số lượng lớn gia cầm, việc kiểm tra trước khi giết mổ cần lưu ý các điểm sau đây: - Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển gia cầm - Kiểm tra hồ sơ theo dõi tình hình dịch bệnh của đàn gia cầm tại cơ sở chăn nuôi gia cầm - Kiểm tra nhanh tình trạng sức khỏe của gia cầm ở trong lồng và khi được treo lên dây chuyền giết mổ để phát hiện gia cầm. .. hoặc gia cầm có biểu hiện mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm để có các biện pháp xử lý thích hợp - Gia cầm khỏe mạnh được giết mổ càng sớm càng tốt sau khi đã được kiểm tra trước khi giết mổ - Tái kiểm tra lâm sàng sau 24 giờ đối với gia cầm tồn lại ở chuồng 2.2.2.3 Lập sổ theo dõi và ghi lại những thông tin cần thiết trước khi giết mổ - Tên chủ gia cầm - Loại gia cầm giết mổ - Số lượng gia cầm trong... kết quả nghiên cứu của Cao Thanh Hoàn (2012), qua mổ khám 78 con vịt ở Huyện Cao Lãnh, đa phần là vịt chạy đồng, thì phát hiện có 52 con có bệnh tích xuất hiện Một số bệnh tích thường gặp là : xuất huyết gan lách, phổi ruột, thận Theo kết quả mổ khám của Đinh Minh Ngọc (2012), qua mổ khám 40 con vịt chạy đồng ở Huyện Cao Lãnh, thì phát hiện có 25 con có bệnh tích xuất hiện bệnh tích phát hiện là : gan... cơ quan là cao nhất, tỷ lệ 39,9% Tỷ lệ xuất hiện bệnh tích trên vịt ở hai hệ tiêu hóa và hô hấp chiếm khá cao, với tỷ lệ bệnh tích trên hệ tiêu hóa là 54,2% và tỷ lệ bệnh trên hệ hô hấp là 29,7% Trong khi đó tỷ lệ bệnh tích trên hệ tuần hoàn và niệu, sinh dục chiếm tỷ lệ thấp với hệ tuần hoàn là 11,9% và hệ niệu, sinh dục là 4,2% Đối với bệnh tích ở hệ tiêu hóa, tỷ lệ bệnh tích trên gan là cao nhất,... dụng cụ giết mổ trước và sau giết mổ - Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ ở cơ sở giết mổ trước, sau khi giết mổ và định kì theo hướng dẫn của cơ quan thú y 2.2.2 Khám trước khi giết mổ 2.2.2.1 Giết mổ gia cầm với số lượng nhỏ - Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch gia cầm vận chuyển đến cơ sở giết mổ - Kiểm tra tình trạng sức khỏe đàn gia cầm từng... mổ khám kiểm tra 371 con vịt tại hai vùng ở Missouri (Mỹ) năm 1989 và 1990 đã phát hiện có 39,5% vịt có bệnh tích đại thể do kí sinh trùng đường máu gây ra Dey et al (2008), đã mổ khám và kiểm tra đàn vịt ở huyện Mymensingh (Bang ladesh), để kiểm tra bệnh tích đại thể do kí sinh trùng đường máu gây ra, qua kết quả mổ khám có 60% vịt bị nhiễm kí sinh trùng đường máu 2.2 Quy trình kiểm soát giết mổ gia. .. tốn rất nhiều thời gian và chi phí Vì thế, một phương pháp kiểm tra rất hiệu quả và chính xác, mà lại có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí, đó là phương pháp mổ khám Mổ khám, giúp cho thú y viên có thể trực tiếp nhận dạng và chẩn đoán ra các bệnh, mà gia cầm có thể mắc phải, trong thời gian ngắn nhất, dựa qua các dấu hiệu bệnh tích, ở cơ thể gia cầm Xuất phát từ lý do đó và được sự chấp thuận

Ngày đăng: 09/10/2015, 17:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan