BIỆN PHÁP hóa học và THỦCÔNG PHÒNG CHỐNG sâu đục THÂN hại mía ỞMIỀN ĐÔNG NAM bộ

4 381 0
BIỆN PHÁP hóa học và THỦCÔNG PHÒNG CHỐNG sâu đục THÂN hại mía ỞMIỀN ĐÔNG NAM bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Báo cáo Hội nghị Côn trùng học toàn quốc Lần thứ 5, Hà Nội 11-12/04/2005, trang 311-314 BIỆN PHÁP HÓA HỌC VÀ THỦ CÔNG PHÒNG CHỐNG SÂU ĐỤC THÂN HẠI MÍA Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TS. Đỗ Ngọc Diệp Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát ĐẶT VẤN ĐỀ Mặc dù còn có những nhược điểm cố hữu như ô nhiễm môi trường, tạo ra hiện tượng kháng thuốc ở một số loài sâu hại,... nhưng hiện nay hóa học vẫn là biện pháp được sử dụng phổ biến nhất trong công tác phòng chống sâu bệnh hại cây trồng ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Đối với các loài sâu đục thân hại mía (SĐTM), người ta đã và đang sử dụng rất nhiều hóa chất khác nhau (diazinon, cartap,...) để mong diệt trừ được chúng. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng các loại thuốc hóa học theo cách thông thường (phun hoặc rải đồng loạt trên toàn diện tích), theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất (thường 20-30 kg/ha đối với thuốc hạt và từ 1-3 lít (kg/ha) đối với thuốc nước) để trừ SĐTM thường không đem lại hiệu quả mong muốn (Trại thực nghiệm Mía Bourbon Tây Ninh, 1997; Ananthanarayana và David, 1986;...). Cây mía có thời gian sinh trưởng kéo dài, lưu gốc nhiều năm và thường được trồng tập trung thành từng vùng nguyên liệu lớn từ vài trăm đến vài ngàn ha. Biện pháp hóa học thường chỉ được áp dụng trong thời gian đầu, khi mía còn nhỏ dưới 4 - 6 tuổi. Từ 7 tháng tuổi đến thu hoạch cây mía rất lớn khó áp dụng thuốc hóa học. Điều này giải thích tại sao ở nơi có thuốc hóa học, vào giai đoạn đầu có tỷ lệ bị hại cũng như mật độ SĐTM thấp hơn so với không sử dụng thuốc hóa học (có ruộng rất sạch sâu). Đến khi mía được thu hoạch thì hầu như không thấy sự khác biệt về năng suất cũng như mức độ gây hại giữa công thức có sử dụng và không sử dụng thuốc hóa học. Nâng cao hiệu quả của các biện pháp BVTV trong phòng chống SĐTM đang là đòi hỏi cấp bách của những người trồng mía ở vùng Đông Nam bộ nói riêng và trong cả nước nói chung. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đã thực hiện thí nghiệm phòng trừ SĐTM bằng biện pháp hóa học, kết hợp và so sánh với biện pháp thủ công trên diện rộng tại Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát (Bình Dương) trong vụ mía Hè Thu 2001-2002. thí nghiệm gồm 5 công thức, bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB), nhắc lại 3 lần trên 3 lô giống mía khác nhau là VN84-4137, ROC10 và ROC16. Diện tích mỗi công thức trong mỗi lần nhắc lại là 2 ha, diện tích cho mỗi lần nhắc lại của thí nghiệm là 10 ha. Tổng diện tích toàn bộ 3 lần nhắc lại của thí nghiệm 30ha (chiếm hơn 25% tổng diện tích mía của Viện). Các công thức thí nghiệm như sau: + Công thức 1: Định kỳ 2 lần/tháng cắt những cây bị SĐTM gây hại từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6 sau trồng, kết hợp ngắt ổ trứng sâu đục thân mía 4 vạch, sâu đục ngọn trên lá và bắt giết sâu đục thân 4 vạch mới nở ở trong đọt, sâu non sâu đục thân mình hồng mới nở trong bẹ lá. Từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 6 sau trồng chỉ cắt bỏ những cây đã khô hẳn hoặc có ngọn đã khô không có khả năng phục hồi. 105 + Công thức 2: Phun rải chọn lọc thuốc hóa học. Sử dụng thuốc Vibasu 10 H rải xuống đất dọc theo hàng, gần gốc mía. Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 4 sau trồng, định kỳ rải thuốc 1 lần/tháng, chỉ rải những nơi bị sâu đục thân mình tím, sâu đục thân 5 vạch, sâu đục thân 4 vạch, sâu đục thân mình hồng và sâu đục ngọn gây hại (có triệu chứng héo lá bên, héo nõn, khô đọt hoặc thui chột đọt). Liều lượng rải 10 gram/m2, mỗi lần rải 10 kg Vibasu 10 H, rải xong lấp nhẹ đất lên trên. Kết hợp phun thuốc Vibasu 40 ND định kỳ 2 tuần/lần trong thời gian từ 3 đến 6 tháng sau trồng, chỉ phun những nơi mía bị sâu đục thân 4 vạch, sâu đục thân mình tím và sâu đục thân mình hồng gây hại. Nồng độ nước thuốc sử dụng là 0,2%, mỗi lần phun 3 bình 16 lít nước thuốc đã pha cho 1 ha. + Công thức 3: Phun rải thuốc hóa học toàn bộ diện tích (không chọn lọc). Thuốc Vibasu 10 H rải xuống đất dọc theo hàng cho toàn bộ ruộng mía, không lấp đất sau rải và rải lên cả ngọn mía. Rải 2 lần vào tháng thứ 2 và tháng thứ 4 sau trồng. Liều lượng rải 30 kg/ha/lần. Vào tháng thứ 3 và tháng thứ 6 sau trồng phun thuốc Vibasu 40 ND cho toàn bộ ruộng mía. Nồng độ nước thuốc sử dụng là 0,2%, mỗi lần phun là 600 lít nước thuốc đã pha cho 1 ha. + Công thức 4: Kết hợp định kỳ cắt cây bị SĐTM gây hại với phun rải chọn lọc thuốc hóa học (kết hợp công thức 1 và 2). KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Bảng 1. Hiệu quả của các biện pháp phòng chống SĐTM trong thí nghiệm (Viện NC Mía Đường Bến Cát , Hè Thu 2001-2002) Công thức Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Công thức 4 Công thức 5 CV% LSD0,05 Giai đoạn mía 7 tháng tuổi Tỷ lệ Tỷ lệ cây bị lóng bị hại hại (%) (%) 16,3 3,4 13,2 3,1 21,9 5,7 11,1 2,2 25,4 6,3 20,7 10,1 3,8 1,5 Giai đoạn mía thu hoạch Tỷ lệ Tỷ lệ cây bị lóng bị hại hại (%) (%) 29,1 6,0 21,8 5,3 38,0 7,9 15,6 3,8 43,7 8,2 29,6 14,0 7,9 2,8 Mật độ cây hữu hiệu (ngàn cây/ha) 78,43 82,56 82,19 81,80 78,60 17,82 7,17 Trọng Năng suất lý lượng thuyết cây (kg/cây) (tấn/ha) 1,01 0,97 0,93 1,07 0,93 7,85 0,12 79,21 80,08 76,44 87,53 73,10 15,24 6,53 Ghi chú: - Giá mía quy 10 CCS năm 2001: 260.000 đồng/tấn - Vibasu 10 H: 12.500 đồng/kg. - Vibasu 40 ND: 58.000 đồng/lít. - Giá công phun, rải thuốc:30.000 đồng/công - Giá công cắt cây sâu: 20.000 đồng/công Kết quả đánh giá hiệu quả kỹ thuật của các biện pháp áp dụng trong thí nghiệm được trình bày trong Bảng 1. 106 Khi mía ở giai đoạn 7 tháng tuổi (1 tháng sau khi áp dụng các biện pháp BVTV), tất cả các công thức có áp dụng các biện pháp phòng trừ SĐTM đều có tỷ lệ cây và lóng bị hại thấp hơn đối chứng. Tuy nhiên chỉ có công thức 1 (định kỳ cắt cây bị SĐTM gây hại), công thức 2 (phun rải chọn lọc thuốc hóa học) và công thức 4 (định kỳ cắt cây bị SĐTM gây hại kết hợp với phun rải chọn lọc thuốc hóa học) là có tỷ lệ cây và lóng bị hại thấp hơn một cách có ý nghĩa ở mức xác xuất 95% so với công thức đối chứng. Trong đó công thức 4 có tỷ lệ cây và lóng bị hại thấp nhất và tương ứng là 11,1% và 2,2%. Công thức 3 (phun rải thuốc hóa học toàn bộ diện tích) có tỷ lệ cây và lóng bị hại cao nhất tương ứng là 21,9% và 5,7% và khác biệt không ý nghĩa so với đối chứng tương ứng là 25,4% và 6,3%. Trong khi đó, mặc dù có năng suất mía lý thuyết cao hơn so với đối chứng (76,44 tấn/ha so với 73,1 tấn/ha), nhưng công thức 3 (phun rải thuốc toàn bộ diện tích) vẫn bị lỗ 560.800 đồng/ha so với công thức đối chứng. Nguyên nhân chủ yếu khiến cho công thức 3 bị lỗ là do chi phí BVTV cao (tổng chi là 1.426.200 đồng/ha), nhưng hiệu quả trừ SĐTM lại thấp (tỷ lệ cây và lóng bị hại lúc thu hoạch đạt mức khá cao, xấp xỉ bằng công thức đối chứng, tương ứng là 38,0% và 7,9% so với 43,7% và 8,2%). 3000000 2.572.256 ñ/ha 2500000 Lôïi nhuaän so vôùi ñoái chöùng (ñoàng/ha) 2000000 1500000 1.188.600 ñ/ha 1000000 1.035.256 ñ/ha 500000 -560.800 ñ/ha 0 -500000 1.Caét caây saâu ñònh kyø -1000000 2. Raûi, phun thuoác hoaù hoïc cuïc boä 3. Raûi, phun thuoác hoaù hoïc toaøn boä 4. Caét caây saâu ñònh kyø keát hôïp raûi, phun thuoác hoaù hoïc cuïc boä -1500000 -2000000 Hình 1. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp hóa học phòng trừ SĐTM (Viện NC Mía Đường Bến Cát , Hè Thu 2001-2002) KẾT LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ Phòng trừ SĐTM ở miền Đông Nam bộ bằng thuốc hóa học theo phương pháp phun rải chọn lọc nhiều lần liên tục, kết hợp định kỳ cắt bỏ cây bị SĐTM gây hại có hiệu quả cao nhất. Biện pháp phun rải thuốc hóa học đều khắp cho toàn bộ ruộng mía theo kiểu truyền thống, theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất không những không đem lại hiệu quả phòng trừ mà còn gây ô nhiễm môi trường cao hơn do sử dụng lượng thuốc nhiều trên một đơn vị diện tích (60 kg thuốc hạt và 2,4 lít thuốc nước/ha so với 30 kg thuốc hạt và 0,768 lít thuốc nước/ha trong biện pháp phun rải chọn lọc). Biện 107 pháp phun rải thuốc chọn lọc thuốc hóa học còn chừa lại một khoảng không gian nhất định để các loài thiên địch cư trú và duy trì quần thể của chúng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trại thực nghiệm mía Bourbon Tây Ninh (1997). Kết quả nghiên cứu thí nghiệm 19951997, Công ty TNHH mía đường Bourbon Tây Ninh. 2. Ananthanarayana K. and David H. (1986). “Chemical control”, Sugarcane entomology in India (David H., Easwaramoorthy S. and Jayanthi R., eds.), Sugarcane Breeding Institute, Coimbatore, pp. 423-436. Thẩm định khoa học: PGS. TS. Phạm Văn Lầm - Viện Bảo vệ thực vật THE IMPROVEMENT IN CHEMICAL CONTROL OF SUGARCANE STEM BORES (Summary) Dr. Do Ngoc Diep Ben Cat Institute of Sugarcane Research This paper presents the results of study on improvement in using insecticides for controlling sugarcane stem borers. The experiment was conducted by Institute of sugarcane Research at Ben Cat (Binh Duong) during 2001-2002. The experiment consisted of 5 treatments: (1) Cutting and removal of infested plants; (2) Selective applying insecticides to only the infested location within sugarcane fields; (3) Applying insecticides to whole sugarcane fields (non-selective applying insecticides); (4) Cutting infested plants in combination with selective applying insecticides; and (5) Check (no control measures). The experimental design was RCB in this test, with 3 replications for 3 sugarcane varieties. Area of each treatment plot was 2 ha. The obtained results showed that cutting infested plants in combination with selective applying insecticides (treatment 4) gave very good control of sugarcane stem borers. This treatment gave more benefit than other treatment. The treatment 3 has expenditure exceeded the income. 108 ... phun nơi mía bị sâu đục thân vạch, sâu đục thân tím sâu đục thân hồng gây hại Nồng độ nước thuốc sử dụng 0,2%, lần phun bình 16 lít nước thuốc pha cho + Cơng thức 3: Phun rải thuốc hóa học tồn... hóa học Sử dụng thuốc Vibasu 10 H rải xuống đất dọc theo hàng, gần gốc mía Từ tháng thứ đến tháng thứ sau trồng, định kỳ rải thuốc lần/tháng, rải nơi bị sâu đục thân tím, sâu đục thân vạch, sâu. .. 1.Cắt sâu đònh kỳ -1000000 Rải, phun thuốc hoá học cục Rải, phun thuốc hoá học toàn Cắt sâu đònh kỳ kết hợp rải, phun thuốc hoá học cục -1500000 -2000000 Hình Hiệu kinh tế biện pháp hóa học phòng

Ngày đăng: 09/10/2015, 09:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan