kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ caseamex

125 388 6
kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ  caseamex

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM ÁNH HỒNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ - CASEAMEX LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: KẾ TOÁN Mã số ngành: D340301 Tháng 12 Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM ÁNH HỒNG MSSV: LT11305 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ - CASEAMEX LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: KẾ TOÁN Mã số ngành: D340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN THU NHA TRANG Tháng 12 Năm 2013 LỜI CẢM TẠ -------------Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Cần Thơ, dưới sự giảng dạy tận tình của Quý Thầy (Cô) đã giúp em có thêm một phần nào kiến thức để làm hành trang quý báo của mình khi ra trường. Em luôn ghi nhớ công ơn của tập thể Quý Thầy (Cô) Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh là những người đã truyền đạt cho em những kiến thức căn bản làm nền tảng và giúp em có được một số kỹ năng cần thiết khi ra trường. Đặc biệt em xin chân cảm ơn Cô Nguyễn Thu Nha Trang là người đã nhiệt tình cung cấp cho em những kiến thức bổ ích khi làm luận văn, người đã dẫn dắt em trong suốt khoảng thời gian thực tập và viết báo cáo, Cô đã đóng góp những ý kiến quý báo cho luận văn tốt nghiệp “ Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu thủy sản Cần Thơ - CASEAMEX” của em, giúp em hoàn thành bài báo cáo đúng hạn. Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cám ơn đến Ban Giám đốc Quý Công ty Cổ Phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ - CASEAMEX, Phòng Kế toán Công ty, đặc biệt là chú Nguyễn Khắc Chung, chị Nguyễn Thị Tuyết Hồng cùng các Anh (Chị) trong Công ty đã tạo mọi điều kiện giúp em thu thập số liệu giúp em hoàn thành phần thực tế liên quan đến công tác Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trong luận văn tốt nghiệp của mình. Mặc dù bận rộn với công việc nhưng các Anh (Chị) vẫn tranh thủ thời gian để chỉ dẫn và giúp đỡ em. Cuối lời, em xin chân thành kính chúc Quý Thầy (Cô) Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh cùng toàn thể các Anh (Chị) trong Công ty CASEAMEX dồi dào sức khỏe, thành đạt trong công việc và cuộc sống. Cần Thơ, ngày tháng Người thực hiện Phạm Ánh Hồng i năm LỜI CAM KẾT -------------Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm Người thực hiện Phạm Ánh Hồng ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP -------------- ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... iii MỤC LỤC -------------- Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2 1.3.1 Không gian ............................................................................................... 2 1.3.2 Thời gian .................................................................................................. 2 1.3.3 Giới hạn của đề tài ................................................................................... 2 1.3.4 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2 1.4 Lược khảo tài liệu ....................................................................................... 3 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 4 2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................... 4 2.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 4 2.1.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh....................................................... 6 2.1.3 Phân tích hoạt động kinh doanh............................................................. 23 2.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 24 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................. 24 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 24 Chương 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ - CASEAMEX .................................................................... 27 3.1 Tổng quan về Công ty............................................................................... 27 3.1.1 Giới thiệu Công ty ................................................................................. 27 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển ......................................................... 27 3.1.3 Tình hình hoạt động và lĩnh vực kinh doanh ......................................... 28 3.14 Vị thế của Công ty trong ngành .............................................................. 29 iv 3.1.5 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển....................................... 29 3.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Công ty.................................................... 31 3.2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty ................................................................... 31 3.2.2 Tình hình nhân sự của Công ty .............................................................. 31 3.3 Tổ chức bộ máy kế toán ............................................................................ 33 3.3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán ............................................................................ 34 3.3.2 Nhiệm vụ cụ thể ..................................................................................... 34 3.3.3 Chế độ kê toán áp dụng ......................................................................... 35 3.3.4 Hình thức kế toán áp dụng ..................................................................... 35 3.3.5 Thị trường xuất khẩu của Công ty CASEAMEX .................................. 38 3.3.6 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ............................................................... 38 3.4. Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh .................................. 39 3.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010, 2011, 2012.............. 39 3.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2010 đến năm 2013 ... 40 Chương 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KNH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ - CASEAMEX ............................................ 44 4.1 Thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Caseamex 44 4.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ................................ 44 4.1.2 Kế toán giá vốn hàng bán ...................................................................... 51 4.1.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính .................................................. 57 4.1.4 Kế toán chi phí tài chính ........................................................................ 63 4.1.5 Kế toán chi phí bán hàng ....................................................................... 68 4.1.6 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp ................................................... 75 4.1.7 Kế toán thu nhập khác ........................................................................... 81 4.1.8 Kế toán chi phí khác .............................................................................. 82 4.1.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh..................................................... 83 4.2 Kế toán phân tích hoạt động kinh doanh .................................................. 87 4.2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012 ... 87 v 4.2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh từ 6 tháng đầu năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ........................................................................................ 99 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ................................................................. 111 5.1 Những tồn tại và nguyên nhân ................................................................ 111 5.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh .................................... 111 5.2.1 Tăng doanh thu .................................................................................... 111 5.2.2 Giảm chi phí......................................................................................... 112 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 113 6.1 Kết luận ................................................................................................... 113 6.2 Kiến nghị................................................................................................. 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 114 vi DANH SÁCH BẢNG -------------Trang Bảng 3.1: Cơ cấu thị trường về sản lượng của công ty Caseamex .................38 Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của Công ty Caseamex giai đoạn 2010 - 2012 .. ......................................................................................................................... 39 Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh của Công ty Caseamex 6 tháng đầu giai đoạn 2010 - 2013 .....................................................................................................41 Bảng 4.1: Các khoản thu của Công ty Caseamex giai đoạn năm 2010 - 201288 Bảng 4.2: Các khoản chi của Công ty Caseamex giai đoạn năm 2010 - 201292 Bảng 4.3: Lợi nhuận của Công ty Casaemex giai đoạn năm 2010 - 2012 .....95 Bảng 4.4: Hệ số lãi gộp của Công ty Cseamex giai đoạn năm 2010 - 2012 ..96 Bảng 4.5: Hệ số lãi ròng của Công ty Caseamex giai đoạn 2010 -2012 ........97 Bảng 4.6: Suất sinh lời của tài sản Công ty Caseamex giai đoạn 2010 - 201297 Bảng 4.7: Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Công ty Caseamex giai đoạn 2010 - 2012 ..............................................................................................................98 Bảng 4.8: Doanh thu của Công ty Caseamex giai đoạn 6 tháng đầu năm 2010 2013 ..............................................................................................................100 Bảng 4.9: Chi phí của Công ty Caseamex giai đoạn 6 tháng đầu năm 2010 2013 ..............................................................................................................103 Bảng 4.10: Lợi nhuận của Công ty Caseamex giai đoạn 6 tháng đầu 2010 2013 ..............................................................................................................106 Bảng 4.11: Hệ số lãi gộp của Công ty Caseamex giai đoạn 6 tháng đầu năm 2010 - 2013 ...................................................................................................108 Bảng 4.12: Hệ số lãi ròng của Công ty Caseamex giai đoạn 6 tháng đầu năm 2010 - 2013 ...................................................................................................108 Bảng 4.13: Suất sinh lời của tài sản Công ty Caseamex giai đoạn 6 tháng đầu năm 2010 - 2013 ...........................................................................................109 Bảng 4.14: Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Công ty Caseamex giai đoạn e tháng đầu năm 2010 - 2013 ..........................................................................110 vii DANH SÁCH HÌNH -------------Trang Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng ................................................7 Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp ....8 Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán thuế xuất - nhập khẩu .............................................8 Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt .............................................9 Hình 2.5: Sơ đồ hạch toán chiết khấu thương mại .........................................10 Hình 2.6:Sơ đồ hạch toán hàng bán bị trả lại.................................................. 10 Hình 2.7: Sơ đồ hạch toán hàng giảm giá hàng bán .......................................11 Hình 2.8: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán .................................................. 12 Hình 2.9: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng ................................................... 13 Hình 2.10 : Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp ............................ 15 Hình 2.11: Sơ đồ hạch toán doanh htu hoạt động tài chính ............................ 16 Hình 2.12: Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính.................................................. 17 Hình 2.13: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác ..................................................... 18 Hình 2.14: Sơ đồ hạch toán chi phí khác ........................................................ 19 Hình 2.15: Sơ đồ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành ..............20 Hình 2.16: Sơ đồ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại .................21 Hình 2.17: Sơ đồ hạch toán và tài khoản xác định kết quả kinh doanh..........22 Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Caseamex .................................31 Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.......................................34 Hình 3.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ .................. 37 viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT -------------GTGT : Giá trị gia tăng TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt NK : Nhập khẩu TK : Tài khoản K/C : Kết chuyển PP : Phương pháp NSNN : Ngân sách nhà nước SX : Sản xuất nhà nước CP : Cổ phiếu TP : Trái phiếu BĐS : Bất động sản TSCĐ : Tài sản cố định PX : Phân xưởng XNK : Xuất nhập khẩu WWF : Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên BST : Viện tiêu chuẩn Vương quốc Anh BRC : Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Hiệp hội bán lẽ Vương quốc Anh IFS : Tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường đi đôi với sự điều tiết và quản lý của nhà nước, không những đã tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới mà còn dẫn tới quá trình cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đang dần dần xâm nhập vào thị trường nước ta từng ngày. Để có thể tồn tại thì doanh nghiệp phải hoạt động sao cho có hiệu quả. Muốn vậy doanh nghiệp phải làm sao có chiến lược kinh doanh đúng đắn và mang lại lợi nhuận. Yếu tố góp phần không nhỏ đến sự sống còn của doanh nghiệp chính là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ thông qua nó doanh nghiệp mới biết được doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lời hay lỗ, kinh doanh như vậy là có hiệu quả không? Doanh nghiệp càng nắm rõ hơn vấn đề này khi dùng các chỉ tiêu để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh nói trên. Qua việc phân tích các nhà quản trị có thể biết được nguyên nhân những nhân tố làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó có thể đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Chính vì vậy, công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp là vô cùng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của chính doanh nghiệp đó. Do nhận thấy được tầm quan trọng này nên đề tài: “ Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ CASEAMEX” được chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu về công tác hạch toán Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ - CASEAMEX để biết được thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh từ đó có biện pháp hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty CASEAMEX. 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu phương pháp hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh theo quy định hiện hành. - Đánh giá thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CASEAMEX. - Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty CASEAMEX. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ - CASEAMEX.. Địa chỉ: Lô 2.12 khu công nghiệp Trà Nóc 2, Quận Ô Môn, TP.Cần Thơ. 1.3.2 Thời gian Đề tài thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013. Số liệu để lấy làm đề tài là số liệu của năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Giới hạn của đề tài Đề tài “Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu thủy sản Cần Thơ CASEAMEX” không nghiên cứu toàn bộ quá trình hoạt động của Công ty mà chỉ tìm hiểu những vấn đề liên quan Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh đó qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của Công ty CASEAMEX. 1.3.4 Đối tượng nghiên cứu - Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty thông qua các chứng từ, sổ sách kế toán. - Tình hình kinh doanh Công ty qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CASEAMEX. 2 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Trong quá trình thực hiện đề tài, em có nghiên cứu một số đề tài luận văn tốt nghiệp trước tháng 8 năm 2013 như sau: - Đề tài do Quãng Trúc Minh thực hiện: “Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần cơ khí xây dựng đóng tàu Đại Thành” qua các năm 2007, 2008 và 2009, tìm hiểu các vấn đề sau: + Tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty + Phân tích tình hình hoạt động của Công ty thông qua việc phân tích doanh thu, tình hình thực hiện lợi nhuận và phân tích lợi nhuận. + Phân tích các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh doanh của Công ty. Nhận xét: Đề tài tuy có tìm hiểu về công tác kế toán tại Công ty nhưng tập trung vào việc phân tích kết quả kinh doanh thông qua các phương pháp như: phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, đề tài còn dùng các chỉ tiêu kinh tế để phân tích sâu hiệu quả hoạt động của Công ty. Đề tài của em cũng có sử dụng một vài chỉ tiêu kinh tế để phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty CASEAMEX nhưng lại tập trung vào mảng kế toán xác định kết quả kinh doanh hơn. - Đề tài do Huỳnh Thị Đăng Khoa thực hiện: “ Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Xuất Nhập khẩu thủy sản Kiên Giang” qua các năm 2000, 2001 và 2002, tìm hiểu các vấn đề sau: + Tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty. + Đưa ra những nhận xét về công tác kế toán cũng như việc áp dụng các chế độ chuẩn mực kế toán vào thực tế công tác kế toán tại Công ty. Nhận xét: Đề tài đã sử dụng chủ yếu phương pháp diễn dịch và thống kê để phân tích số liệu, đi sâu tìm hiểu từng tài khoản liên quan đến kế toán xác định kết quả kinh doanh, tìm hiểu quy trình hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh từ đó mới đưa ra nhận xét và có những kiến nghị thích hợp. Đề tài của em cũng có tìm hiểu côn tác hạch toán kế toán sau đó nhận xét và đưa ra kết luận, kiến nghị. Bên cạnh đó, đề tài của em có thêm phương pháp phân tích một vài chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và phương pháp so sánh để thấy được sự biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua các năm. 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm 2.1.1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời gian nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường tạo ra doanh thu và thu nhập khác (được tạo ra từ hoạt động kinh doanh khác). Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng đã bán (của sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ) chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong đó: Doanh thu thuần là doanh thu sau khi đã loại trừ các khoản làm giảm doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu. Kết quả khác là số chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác. Kết quả kinh doanh có thể là lãi hoặc lỗ. Nếu là lỗ sẽ được xử lý bù đắp theo quy định của cơ sở tài chính và quyết định của cấp có thẩm quyền. Nếu là lãi sẽ được phân phối theo quy định của cơ chế tài chính. (Nguyễn Đình Đỗ & Nguyễn Bá Minh, 2004) Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chính của các doanh nghiệp, đó là hoạt động sản xuất đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, sản xuất và cung ứng dịch vụ; là hoạt động thương mại đối với các đơn vị thương mại; hoạt động tài chính… Trong nền kinh tế thị trường với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và phân tán rủi ro một doanh nghiệp có thể kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau. (Lê Thị Thanh Hà và cộng sự, 2009) 2.1.1.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và quy luật kinh tế khách quan nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. 4 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh có vai trò quan trọng vì đó là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh; là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp; là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro; là cơ sở để các đối tác kinh doanh chọn lựa hợp tác; phân tích còn giúp dự đoán và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh. Nhiệm vụ của phân tích kinh doanh: + Đánh giá một cách toàn diện tình hình thực hiện các kế hoạch về vật tư, lao động, tiền vốn. Tình hình chấp hành các thể lệ và chế độ về quản lý kinh tế của Nhà nước. + Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. + Khai thác và động viên mọi khả năng tiềm tàng, để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. (Bùi Văn Trịnh, 2013) 2.1.1.3 Kinh doanh xuất nhập khẩu Hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thông qua mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa người sản xuất hàng hóa riêng biệt của các quốc gia dựa trên nền tảng lý thuyết là quy luật lợi thế so sánh. Lý thuyết này khẳng định nếu mỗi nước chuyên môn hóa vào các sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh (hoặc có hiệu quả sản xuất so sánh cao nhất) thì thương mại sẽ có lợi cho cả hai bên. Nguồn gốc của thương mại quốc tế còn do sự chênh lệch giữa các nước về chi phí cơ hội của hàng hóa tạo ra. Ngoài ra, sự khác nhau về sở thích và mức cầu cũng là một nguyên nhân khác để có giao dịch buôn bán giữa các nước. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có một số đặc điểm sau cần lưu ý: - Giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ ngoại thương bao giờ cũng phức tạp hơn trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong nước vì các bên ở xa nhau về địa lý. - Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ (chịu ảnh hưởng của tác động chênh lệch tỷ giá qua từng giai đoạn). - Hệ thống tài chính, tiền tệ ở các nước khác nhau, chính sách kinh tế và luật pháp cũng khác nhau giữa các nước,…(Hồ Hồng Liên, 2013) 5 2.1.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.1.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng - Khái niệm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế phát sinh hoặc tỷ lệ giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ do liên ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. (Nguyễn Đình Đỗ & Nguyễn Bá Minh, 2004) - Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT (đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ), hóa đơn bán hàng thông thường, bảng kê bán lẻ hàng hóa,…. - Tài khoản sử dụng: + Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. + Tài khoản 512 - Doanh thu nội bộ. 6 - Sơ đồ hạch toán: TK 333 TK 111, 112, 131 TK 511, 512 Thuế TTĐB, thuế NK, thuế GTGT phải nộp TK 531, 532 Doanh thu bán hàng TK 3331 K/C hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán TK 152, 153, 156 TK 131 Bán theo phương thức đổi hàng TK 521 K/C chiết khấu thương mại Khi nhận hàng TK 133 TK 3387 TK 111, 112 DT chưa thực hiện TK 3331 TK 911 K/C DT của kỳ kế toán K/C doanh thu thuần Nguồn: (Trần Đạt, 2012) Hình 2.1 : Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng 2.1.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu a. Thuế GTGT (theo phương pháp trực tiếp) - Khái niệm: Là khoản thuế mà doanh nghiệp tính trực tiếp vào phần doanh thu cuối kỳ khấu trừ thuế và nộp thuế để giảm doanh thu trong kỳ. - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp. (Trần quốc Dũng, 2009) - Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu xuất kho thành phẩm… 7 - Sơ đồ hạch toán: TK 111, 112, 131 TK 511 TK 3331 Thuề GTGT hàng bán bị trả lại, chiếc khấu thương mại, giảm giá Cuối kỳ K/C thuế hàng bán GTGT theo PP trực tiếp TK 111, 112 Nộp thuế, phí và lệ phí cho NSNN Nguồn: (Trần Đạt, 2012) Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp b. Thuế xuất - nhập khẩu - Khái niệm: Là thuế được tính trên giá bán hàng đối với số hàng hóa sản phẩm bán ra nước ngoài. - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 3333 – Thuế xuất nhập khẩu phải nộp. (Trần Quốc Dũng, 2009) - Chứng từ sử dụng: Sổ nhật ký mua hàng, hóa đơn bán hàng, phiếu chi, phiếu nhập kho, tờ khai tại hải quan,… - Sơ đồ hạch toán: TK 111, 112 TK 3333 Nộp thuế, phí và lệ phí cho NSNN TK 511 Thuế xuất - nhập khẩu phải nộp Nguồn: (Trần Đạt. 2012) Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán thuế xuất - nhập khẩu 8 c. Thuế tiêu thụ đặc biệt - Khái niệm: Là thuế tính trên giá bán hàng nếu sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp được xếp vào nhóm hàng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. (Trần Quốc Dũng, 2009) - Chứng từ sử dụng: Sổ nhật ký mua hàng, hóa đơn bán hàng, phiếu chi, phiếu nhập kho, tờ khai tại hải quan… - Sơ đồ hạch toán: TK 111, 112 TK 3332 Nộp thuế, phí và lệ phí cho NSNN TK 511 Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp Nguồn: (Trần Đạt, 2012) Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt d. Chiếc khấu thương mại - Khái niệm: Chiếc khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hóa), dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng. - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại. (Trần Quốc Dũng, 2009) - Chứng từ sử dụng: Hóa đơn bán hàng, hợp đồng kinh tế, hóa đơn giá trị gia tăng,… 9 - Sơ đồ hạch toán: TK 111, 112, 131 TK 511 TK 521 Chiết khấu thương mại giảm trừ cho người bán Cuối kỳ K/C chiết khấu thương mại sang TK doanh thu TK 3331 Thuề GTGT Nguồn: (Trần Đạt, 2012) Hình 2.5: Sơ đồ hạch toán chiếc khấu thương mại e. Hàng bán bị trả lại - Khái niệm: Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm hợp đồng kinh tế, vi phạm cam kết, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách,… - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 531- Hàng bán bị trả lại, không có số dư cuối kỳ. (Trần Quốc Dũng, 2009) - Chứng từ sử dụng: Hợp đồng kinh tế, hóa đơn giá trị gia tăng,… - Sơ đồ hạch toán TK 531 TK 111, 112, 131 Thanh toán với người mua về hàng bị trả lại TK 3331 TK 511 Cuối kỳ K/C hàng bị trả lại vào TK doanh thu Thuế GTGT Nguồn: (Trần Đạt, 2012) Hình 2.6: Sơ đồ hạch toán hàng bán bị trả lại 10 f. Giảm giá hàng bán - Khái niệm: Là khoản giảm giá được doanh nghiệp chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận vì lý do hàng bán kém phẩm chất hay không đúng quy cách, mẫu mã,… đã ghi trong hợp đồng kinh tế. - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán. (Trần Quốc Dũng, 2009) - Chứng từ sử dụng: Hợp đồng kinh tế, hóa đơn giá trị gia tăng… - Sơ đồ hạch toán: TK 111, 112, 131 TK 532 Số tiền mà bên bán chấp nhận giảm cho khách hàng TK 3331 Thuế GTGT TK 511 Cuối kỳ K/C số giảm giá hàng bán vào TK doanh thu Nguồn: (Trần Đạt, 2012) Hình 2.7: Sơ đồ hạch toán giảm giá hàng bán 2.1.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán - Khái niệm: Giá vốn hàng bán là giá vốn thực tế xuất kho của số sản phẩm (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa bán ra trong kỳ đối với doanh nghiệp thương mại) hoặc là giá thành thực tế đã xác định tiêu thụ. - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán. (Nguyễn Đình Đỗ & Nguyễn Bá Minh, 2004) - Chứng từ sử dụng: Hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho. 11 - Sơ đồ hạch toán: TK 154 TK 632 Sản phẩm sx xong tiêu thụ ngay TK 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho TK 155, 157 K/C giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ TK 152, 153, 138 TK 911 K/C giá vốn hàng bán TK 159 Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho TK 155 K/C giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ TK 157 Khoản hao hụt bồi thường K/C giá trị thành phẩm đã gửi đi tiêu thụ TK 241 Chi phí xây dựng dở dang Nguồn: (Trần Đạt, 2012) Hình 2.8: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán 2.1.2.4. Kế toán chi phí bán hàng - Khái niệm: Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho công tác bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, thường bao gồm các khoản chi phí sau: + Chi phí nhân viên: tiền lương, phụ cấp và các khoản bảo hiểm cho nhân viên bán hàng. + Chi phí nguyên vật liệu, bao bì, đóng gói, bảo quản sản phẩm. + Chi phí về phân bổ công cụ, dụng cụ. + Chi phí về khấu hao tài sản cố định dùng trong công tác bán hàng. + Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng trong công tác bán hàng như:  Tiền thuê nhà kho, cửa hàng, tiền thuê các tài sản cố định khác.  Tiền sửa chữa tài sản cố định, chi phí vận chuyển, bốc vác hàng hóa đưa đi bán.  Tiền huê hồng cho đại lý, tiền trả cho người ủy thác xuất khẩu. 12  Tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại,… + Các khoản chi bằng tiền khác phục vụ cho công tác bán hàng như:  Chi tiếp khách, công tác phí chi viên bán hàng, văn phòng phẩm,…  Chi quảng cáo, khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm, hội nghị khách hàng,… - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng. (Trần Quốc Dũng, 2009) - Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, phiếu xuất kho, bảng kê thanh toán tạm ứng, bảng lương… - Sơ đồ hạch toán: TK 334, 338 Chi phí nhân viên TK 111, 152, 1388 TK 641 Giá trị ghi giảm chi phí bán hàng TK 152, 153 TK 911 Chi phí vật liệu, dụng cụ TK 214 Chi phí khấu hao TK 335, 1421 Chi phí theo dự toán K/C chi phí bán hàng TK 333 TK 1422 Chờ K/C K/C kỳ sau Trừ vào kết quả kinh doanh Phải nộp NSNN TK 331, 111 Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác Nguồn: (Trần Đạt, 2012) Hình 2.9: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng 2.1.2.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp - Khái niệm: Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí quản lý chung của doanh nghiệp, gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, 13 chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp trong ký kế toán. Chi phí quản lý doanh nghiệp thường bao gồm các khoản chi phí sau: + Chi phí lương, phụ cấp các khoản bảo hiểm của nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp. + Chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho văn phòng như văn phòng phẩm, các dụng cụ quản lý nhỏ. + Chi phí về khấu hao tài sản cố định dùng trong công tác quản lý doanh nghiệp. + Thuế môn bài, thuế nhà đất. + Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho công tác quản lý như tiền điện nước, điện thoại văn phòng, tiền thuê các tài sản cố định, tiền sửa chữa tài sản cố định dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp. + Các khoản chi phí bằng tiền khác như: chi phí tiếp khách, tổ chức hội nghị, hội họp, công tác phí, văn phòng phẩm,… + Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng trợ cấp mất việc làm. - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. (Trần Quốc Dũng, 2009) - Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, phiếu xuất kho, bảng kê thanh toán tạm ứng, bảng lương… 14 - Sơ đồ hạch toán: TK 334, 338 TK 642 TK 111, 152, 1388 Giá trị ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp TK 152, 153 TK 911 TK 1422 TK 214 Chi phí khấu hao TK 335, 1421 Chi phí theo dự án K/C chi phí quản lý doanh nghiệp Chờ K/C K/C kỳ sau Trừ vào kết quả kinh doanh TK 333 Phải nộp nhà nước TK 331, 111 Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác Nguồn: (Trần Đạt, 2012) Hình 2.10: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 2.1.2.6 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính - Khái niệm: Dùng để phản ánh tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp bao gồm: + Tiền lãi: lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp; lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng, dịch vụ; lãi cho thuê tài chính;… + Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản(Bằng sang chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm vi tính,…). + Cổ tức, lợi nhuận được chia. + Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn,dài hạn. 15 + Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác. + Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. + Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn. - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. (Nguyễn Đình Đỗ & Nguyễn Bá Minh, 2004) - Chứng từ sử dụng: Công trái, trái phiếu, văn bản góp vốn, kiểm định… - Sơ đồ hạch toán: TK911 TK515 TK 111, 112, 131 Thu lãi tiền gửi, lãi CP, TP, thanh toán chuyển khoản đến hạn, thu tiền bán BĐS, Cuối kỳ K/C cho thuê TSCĐ TK121, 221 doanh thu hoạt Dùng lãi mua bổ sung CP, TP động tài chính TK 111, 112, 138, 152 Thu nhập được chia từ hoạt động kinh doanh TK 129, 229 Nguồn: (Trần Đạt, 2012) Hình 2.11: Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 2.1.2.7 Kế toán chi phí hoạt động tài chính - Khái niệm: Là các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán…; khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ. - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 635 - Chi phí tài chính. (Nguyễn Đình Đỗ & Nguyễn Bá Minh, 2004) 16 - Chứng từ sử dụng: Phiếu báo nợ của ngân hàng, văn bản góp vốn liên doanh, phiếu kiểm định và một số văn bản khác… - Sơ đồ hạch toán: - TK 111, 112, 141 TK 635 Chi phí hoạt động đầu tư, chuyển khoản, hoạt động cho thuê TSCĐ TK 911 TK 121, 221 Lỗ về bán chứng khoán (giá gốc > giá thị trường) TK 128, 222 Lỗ về hoạt động liên doanh bị trừ vào vốn TK 111, 112 Cuối kỳ K/C chi phí hoạt động tài chính Chí phí hoạt động cho vay vốn TK 129, 229 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn Nguồn: (Trần Đạt, 2012) Hình 2.12: Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính 2.1.2.8 Kế toán thu nhập khác - Khái niệm: Thu nhập khác là các khoản thu từ những sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động thông thường đem lại như: + Thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. + Thu được nợ khó đòi trước đây đã xử lý khóa sổ. + Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại. + Thu tiền phạt do bên khác vi phạm hợp đồng với doanh nghiệp. + Thu về biếu tặng các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tặng. + Các khoản thu năm trước bị bỏ sót hay quên sổ kế toán, nay mới phát hiện ra,… 17 - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 711 - Thu nhập khác. (Nguyễn Đình Đỗ & Nguyễn Bá Minh, 2004) - Chứng từ sử dụng: Biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản kiểm kê… - Sơ đồ hạch toán: TK 911 TK 111, 112 TK 711 Thu phạt khách hàng Kết chuyển thu nhập khác TK 338 Thu khoản phạt tính trừ vào khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn TK 334 TK 111, 112 Thu được khoản phải thu khó đòi đã khóa sổ TK 331, 338 Thu được khoản nợ không xác định được chủ nợ TK 331 Được giảm thuế GTGT phải nộp nếu khác năm tài chính TK 004 Ghi giảm khoản phải thu khó đòi đã xóa nợ Nguồn: (Trần Đạt, 2012) Hình 2.13: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác 2.1.2.9 Kế toán chi phí khác - Khái niệm Chi phí khác là những khoản chi phí do các sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường tạo ra doanh thu như: + Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. + Giá trị còn lại của tài sản cố định đem thanh lý, nhượng bán. 18 + Các chi phí do kế toán ghi nhầm hay bỏ sót khi vào sổ kế toán…. - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 811 - Chi phí khác. (Nguyễn Đình Đỗ & Nguyễn Bá Minh, 2004) - Chứng từ sử dụng: Biên bản kiểm kê tài sản cố định, biên bản thanh lý và các văn bản quyết định thanh lý hoặc bán… - Sơ đồ hạch toán: TK 211 TK 811 Giá trị còn lại của TSCĐ, nhượng bán, thanh lý TK 214 Giá trị đã hao mòn TK 111, 112, 331 CP nhượng bán, thanh lý TK 911 Cuối kỳ kết chuyển chi phí khác sang TK 911 Các khoản bị phạt, bị bồi thường Nguồn: (Trần Đạt, 2012) Hình 2.14: Sơ đồ hạch toán chi phí khác 2.1.2.10 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm thời phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. a. Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Chứng từ sử dụng: + Bảng tính toán, kết chuyển chi phí và doanh thu, thu nhập của các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp. + Bảng tính toán kết chuyển chênh lệch. + Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp. 19 + Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. - Tài khoản sử dụng: TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. - Sơ đồ hạch toán: TK 3334 TK 821 Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ TK 911 K/C chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số phải n nộp Nguồn: (Trần Đạt, 2012) Hình 2.15: Sơ đồ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành b. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - Chứng từ sử dụng: + Tờ khai thuế thu doanh nghiệp tạm thời hoãn lại. + Bảng tính toán, kết chuyển chi phí,… - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 8212- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. 20 - Sơ đồ hạch toán: TK 347 TK 8212 TK 347 Chênh lệch giữa thuế TNDN Chênh lệch giữa thuế TNDN hoãn lại phải trả phát sinh trong hoãn lại phải trả phát sinh trong năm > số thuế TNDN hoãn lại năm < số thuế TNDN hoãn lại phải trả được hoàn lại trong năm phải trả được hoàn lại trong năm TK 243 Chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh > tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm TK 243 Chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh > tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm TK 911 K/C chênh lệch số phát sinh Có > số phát sinh Nợ của TK 8212 TK 911 K/C chênh lệch số phát sinh Có < số phát sinh Nợ của TK 8212 Nguồn: (Trần Đạt, 2012) Hình 2.16: Sơ đồ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 2.1.2.11 Kế toán xác định kết quả kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định trên cơ sở các khoản chi phí và doanh thu thuần đã được kết chuyển vào cuối kỳ kế toán từ các TK632 - “Giá vốn hàng bán”, TK635 - “Chi phí tài chính”, TK641 - “Chi phí bán hàng”, TK642 - “Chi phí quản lý doanh nhiệp” và các TK511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch”, TK512 - “Doanh thu nội bộ”, TK515 - “Doanh thu tài chính” sang TK911 - “Tài khoản xác định kết quả kinh doanh”. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được tính bằng chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần + Doanh thu tài chính - Giá vốn hàng bán - Chi phí tài chính - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp. (Lê Thị Thanh Hà và cộng sự, 2009) - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 911 - Tài khoản xác định kết quả kinh doanh. 21 - Chứng từ sử dụng: Phiếu kết chuyển doanh thu, chi phí,… - Sơ đồ hạch toán TK 511, 512 TK 911 TK632 K/C giá vốn hàng bán TK 521, 531, 532 K/C các khoản làm giảm doanh thu TK 635 K/C chi phí hoạt động tài chính Doanh thu thuần TK 641 K/C chi phí bán hàng Chi phí TK 642 TK 515 K/C doanh thu hoạt động tài chính K/C chi phí quản lý doanh nghiệp TK 811 TK 711 Kết chuyển thu nhập khác K/C chi phí khác TK8211 TK 8212 K/C chi phí thuế TNDN hoãn lại K/C chi phí thuế TNDN hiện hành TK 421 TK 421 K/C lỗ K/C lãi Nguồn: (Trần Đạt, 2012) Hình 2.17: Sơ đồ hạch toán vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh * Kế toán kết quả kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện sau: - Phải đảm bảo mối quan hệ tương xứng giữa doanh thu với các khoản chi phí. Những chi phí phát sinh ở kỳ này nhưng có liên quan đến doanh thu được hưởng ở kỳ sau thì phải chuyển sang chi phí hoạt động của kỳ sau, khi 22 nào doanh thu dự kiến đã thực hiện được thì chi phí có liên quan mới được trừ để tính kết quả. Các khoản chi phí có liên quan đến doanh thu kỳ này phải được tính trừ vào kết quả hoạt động kinh doanh kỳ này. - Kế toán kết quả hoạt động kinhdoanh phải được hoạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động. Trong từng loại hoạt động khi cần thiết phải theo dõi chi tiết theo từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ,… Qua đó có thể đánh giá hiệu quả của từng mặt hoạt động, làm căn cứ xác định hướng kinh doanh cho các kỳ sau. (Lê Thị Thanh Hà và cộng sự, 2009) 2.1.3 Phân tích hoạt động kinh doanh 2.1.3.1 Phân tích chung tình hình doanh thu Phân tích chung tình hình doanh thu là tiến hành đánh giá sự biến động của doanh thu qua các năm và nêu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó. Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh doanh thu năm nay với năm trước để xem tốc độ tăng trưởng tình hình doanh thu. (Quãng Trúc Minh, 2010) 2.1.3.2 Phân tích chung tình hình chi phí Phân tích chung tình hình chi phí là tiến hành đánh giá sự biến động của chi phí qua các năm và nêu lên nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó. Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh chi phí năm nay so với năm trước để xem tốc độ tăng trưởng tình hình chi phí. (Quãng Trúc Minh, 2010) 2.1.3.3 Phân tích chung tình hình lợi nhuận Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của công nhân mang lại. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như: lao động, vật tư, tài sản cố định,… Các bộ phận cấu thành của lợi nhuận doanh nghiệp: - Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh trừ giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật (thuế thu nhập doanh nghiệp). 23 - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí cho các hoạt động tài chính. - Lợi nhuận từ các hoạt động bất thường: là chênh lệch giữa khoản thu chi bất thường, không xảy ra một cách thường xuyên và đều đặn. Phân tích chung tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên. Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh: so sánh lợi nhuận thực hiện năm nay so với năm trước để xem xét tốc độ tăng trưởng tình hình lợi nhuận. Bên cạnh đó cần đi sâu xem xét tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để từ đó biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và tiến hành phân tích một vài chỉ tiêu của lợi nhuận. (Quãng Trúc Minh, 2010) 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu được trình bày là số liệu thứ cấp được thu thập từ trang wep của Công ty và các Báo cáo tài chính của công ty qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 như: + Bảng cân đối kế toán. + Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Sổ tổng hợp và sổ chi tiết. + Các chứng từ mẫu cần thiết. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu * Sử dụng phương pháp so sánh các phương pháp các chỉ tiêu trong bảng kết quả kinh doanh qua các năm và các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh để đánh giá tình hình kinh doanh của công ty CASEAMEX. Phương pháp so sánh là phương pháp được áp dụng một cách rộng rãi trong tất cả các công đoạn của phân tích kinh doanh. - Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh: Số liệu năm trước, số liệu kế hoạch. - Điều kiện so sánh: + Cùng nội dung so sánh. + Cùng một phương pháp tính toán. + Cùng một đơn vị đo lường. 24 + Cùng trong khoản thời gian tương xứng. - Phương pháp so sánh cụ thể: + So sánh bằng số tuyệt đối: là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng, giá trị của sự kiện. Có tác dụng phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch biến động về quy mô, khối lượng, giá trị,… Tăng (+) Giảm (-) tuyệt đối Chỉ tiêu thực tế = Chỉ tiêu kế hoạch (2.1) + So sánh bằng số tương đối: là một chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%) phản ánh tình hình của sự kiện, khi số tuyệt đối không nói lên được. Tăng (+) Giảm (-) tương đối Số tuyệt đối = (2.2) Chỉ tiêu kế hoạch * Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu của lợi nhuận như: - Hệ số lãi gộp: Hệ số lãi gộp Lãi gộp = (2.3) Doanh thu thuần Lãi gộp là chênh lệch giữa giá bán và giá vốn. Hệ số này thể hiện khả năng trang trãi chi phí. Tùy từng ngành nghề kinh doanh mà hệ số này khác nhau. - Hệ số lãi ròng (ROS): Hệ số lãi ròng Lãi ròng = (2.4) Doanh thu thuần Là lợi nhuận sau thuế. Còn gọi là suất sinh lời của doanh thu. Thể hiện cứ một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Suất sinh lời của tài sản (ROA): ROA = Lãi ròng Tổng tài sản bình quân 25 (2.5) Thể hiện một đồng tài sản trong một thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp sếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả. - Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) : ROE Lãi ròng = Vốn chủ sở hữu bình quân (2.6) Thể hiện trong thời gian nhất định một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. (Bùi Văn Trịnh, 2013) 26 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ - CASEAMEX 3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 3.1.1 Giới thiệu Công ty - Tên công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ. - Tên tiếng Anh: CANTHO IMPORT - EXPORT SEAFOOD JOINT STOCK COMPANY. - Tên viết tắt: CASEAMEX. - Trụ sở chính: Lô 2.12 khu công nghiệp Trà Nóc II, Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. - Điện thoại: 07103841819 - FAX: 071038411116 - Công ty con: Công ty TNHH XNK Thủy sản Cần Thơ. Địa chỉ: Lô 4 khu công nghiệp Trà Nóc I, Quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. - Văn phòng đại diện: 718A đường Hùng Vương, Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. - Email: sales@caseamex.com.vn - Website: www.caseamex.com.vn - Logo công ty: 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ - CASEAMEX tiền thân là Xí nghiệp Chế biến thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ thuộc Công ty Nông Súc Sản Xuất Nhập khẩu Cần Thơ - CATACO (1985) Theo chủ tương của Chính phủ về việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước, kể từ ngày 01/07/2006 CASEAMEX được tách ra từ CATACO và chuyển đổi sang Công ty cổ phần với vốn ban đầu là 28 tỷ đồng. Từ đó, Công ty ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế của mình ở thị trường trong nước và quốc tế trong ngành đông lạnh. Tuy chỉ hoạt động độc lập được 6 năm nhưng với hơn 25 năm kinh nghiệm từ Xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ, Công ty CASEAMEX đã cố gắng tìm tòi học hỏi kinh nghiệm trong phương cách quản 27 lý, lao động sản xuất kinh doanh, và đã có sự phát triển ổn định trên nhiều phương diện. CASEAMEX luôn chủ động tìm kiếm thị trường và đã thành công ở nhiều thị trường lớn như EU, ASIA, khu vực Trung Đông. Bên cạnh đó, công ty còn xuất khẩu vào thị trường tiềm năng như: Canada, Nga, Australia và một số thị trường khác. Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thủy sản ngày càng cao nhưng kèm theo đó là yêu cầu về chất lượng. Vì thế, để tồn tại và phát triển thì CASEAMEX đang dần đổi mới cả về vật chất và ý thức để có thể đáp ứng điều kiện của các thị trường khó tính, nhất là thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, sự biến động của thị trường vừa là thách thức nhưng cũng là động lực để Công ty đổi mới bằng cách nghiên cứu sâu hơn về sản phẩm, đa dạng hóa các mặt hàng sao cho những sản phẩm đưa ra thị trường phải có chất lượng nhất và giá cả phải cạnh tranh nhất. Vào tháng 03 năm 2008, Công ty thành lập Nhà máy Chế biến CAFISH tại lô 4, Khu công nghiệp Trà Nóc I chuyên sản xuất chế biến các sản phẩm từ tôm và các mặt hàng thủy sản khác. 3.1.3 Tình hình hoạt động và lĩnh vực kinh doanh 3.1.3.1 Tình hình hoạt động CASEXMEX là một trong mười doanh nghiệp Việt Nam có quy mô lớn về xuất khẩu cá tra, cá basa trên thị trường EU và thị trường Mỹ. Sản phẩm của Công ty được có mặt hầu hết các thị trường trên thế giới, Công ty cũng đã liên tục nhiều năm được đánh giá thuộc nhóm một về xuất khẩu hàng thủy sản chế biến đông lạnh sang Châu Âu. Tổng công suất hiện tại lên đến 150 - 200 tấn cá nguyên liệu/ngày, với năng xuất 15.000 - 20000 tấn thành phẩm/năm. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty hiện nay là chế biến các sản phẩm từ cá tra (cá tra fillet các loại, cá tra cắt khúc, cá tra nguyên con cấp đông các loại,…). Trong đó, doanh thu từ cá tra fillet các loại chiếm tới 90% doanh thu bình quân hàng năm của Công ty. CASEAMEX đã tạo dựng được uy tín của mình trên thương trường trở thành một trong số ít Công ty đầu tiên được Châu Âu cấp code công nhận đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Châu Âu. Tháng 6/2008, sau rất nhiều nổ lực, Công ty đã được Viện tiêu chuẩn Vương quốc Anh (BST) cấp chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn BRC (tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Hiệp hội bán lẽ Vương quốc Anh) cho lĩnh vực chế biến cá da trơn ở cấp độ A. 28 3.1.3.2 Lĩnh vực kinh doanh Chế biến các mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu, các loại thực phẩm cao cấp. Sản xuất kinh doanh giống và chăn nuôi: thủy sản, chế biến và kinh doanh phụ, phế phẩm thủy sản. Sản phẩm chính của Công ty là cá tra, cá basa filet chiếm khoảng 90% sản lượng của Công ty. Các sản phẩm khác của Công ty chiếm tỷ lệ thấp và phân bố đều như: tôm đông lạnh, mực ống, cá cắt khúc,…Do chiếm lượng ít nên các sản phẩm này ảnh hưởng không nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 3.1.4 Vị thế của công ty trong ngành Là một thành phần kinh tế của đất nước, CASEAMEX luôn phấn đấu tạo ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. CASEAMEX là đơn vị được đánh giá cao về năng lực sản xuất hàng giá trị gia tăng thể hiện thông qua các kỳ hội chợ, đạt được nhiều giải thưởng cao tại các hội chợ quốc tế cũng như trong nước. Đối với mặt hàng truyền thống, CASEAMEX luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, Công ty hiện đang áp dụng quy trình sản xuất chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn như IFS, BRC, GMB, SSOP, ISO, HACCP và được kiểm soát tốt về chất lượng đủ điều kiện đáp ứng thị trường tốt và khó tính. Do đó, thị trường tiêu thụ các sản phẩm chủ lực gần như không hạn chế, đảm bảo cho doanh nghiệp có đầu vào ổn định và ngày càng phát triển. Ngoài ra, Công ty còn có lợi thế về nguồn cung cấp nguyên liệu do nằm tại tỉnh Cần Thơ, một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có môi trường và điều kiện được xem là thuận lợi nhất của ngành nuôi thả cá tra, cá basa, tôm sú nguyên liệu. Mặt khác, Công ty luôn đảm bảo duy trì và thiết lập mối quan hệ một cách chặt chẽ với các nhà cung cấp lớn, thường xuyên có sự hỗ trợ và các chính sách hộp tác liên kết tốt với các bạn hàng. 3.1.5 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển 3.1.5.1 Thuận lợi - Nhờ chủ động được nguồn nguyên liệu, tự cung cấp trên 80% nhu cầu nên Công ty không những đảm bảo việc đủ nguyên liệu duy trì sản xuất ổn định mà còn hưởng lợi từ lợi nhuận của khâu nuôi nguyên liệu trong giai đoạn nguyên liệu tăng giá. 29 - Công ty có hệ thống quản lý chất lượng cho toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như ISO 9001, BRC, IFS, HACCP, GMP, SSOP nên tiết kiệm được thời gian, nguyên liệu, chất lượng sản phẩm cao,…nhằm tăng hiệu quả. - Công ty có cơ sở vật chất, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.1.5.2 Khó khăn - Không còn gói hỗ trợ lãi suất, lãi suất tăng. - Tình hình nguyên liệu không ổn định, chi phí nuôi cá tăng do thức ăn và các chi phí nuôi tăng làm người nuôi cá lỗ và bỏ nuôi hàng loạt. - Giá lương thực thế giới tăng cao làm giá nguyên vật liệu thúc ăn chăn nuôi tăng giá liên tục. - Cá tra gặp một số rào cản tại thị trường thế giới. 3.1.5.3 Định hướng phát triển. Sau 18 năm là tiền thân của Xí nghiệp chế biến Thực phẩm xuất khẩu Cần thơ và hai năm phát triển độc lập, Công ty CASEAMEX đã cố gắng tìm tòi học hỏi kinh nghiệm trong phương cách quản lý, lao động sản xuất và hoạt động kinh doanh, do đó đã có sự phát triển ổn định trên nhiều phương diện. Với xu hướng phát triển kinh tế như hiện nay, và dự báo cầu từ các nước nhập khẩu ngày càng tăng do chất lượng hàng thủy sản đông lạnh Việt Nam ngày càng cao, thương hiệu Việt Nam đang được đẩy mạnh trên thương trường quốc tế, CASEAMEX sẽ mở rộng tìm kiếm thị trường nhằm mở rộng thị phần cũng như góp phần quảng bá sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đồng thời, Công ty sẽ dần hoàn thiện bộ máy quản lý đào tạo nguồn nhân lực về hội nhập kinh tế nhằm đưa ra các chính sách hợp lý góp phần phát triển vững mạnh. Bên cạnh đó, Công ty sẽ ngày càng nâng cao công nghệ, kỹ thuật phục vụ quá trình sản xuất khép kín, nhằm đảm bảo chất lượng cho các thị trường khó tính, vừa quản lý an toàn chất lượng sản phẩm nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty, cũng như thu nhập cho cán bộ, công nhân viên và công nhân. 30 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY CASEAMEX 3.2.1 Cơ cấu tổ chức ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG BAN KIỂM SOÁT QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH PHÒNG XNK PHÒNG KẾ TOÁN PHÓ GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG CUNG ỨNG CÔNG TY TNHH CAFISH ( Công ty con) PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT BAN QUẢN ĐỐC PX PHÒNG CƠ ĐIỆN LẠNH PHÒNG KỸ THUẬT Nguồn: Công ty CASEAMEX Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty CASEAMEX 3.2.2 Tình hình nhân sự của công ty * Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. * Hội đồng quản trị: Bao gồm 5 người trong đó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty là ông Võ Đông Đức, phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc là Ông Nguyễn Chí Thảo và thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc là ông Lê Kế Nguyệt, 2 thành viên còn lại là bà Võ Thị Thúy Nga và bà Bùi Ngọc Ánh. 31 * Ban kiểm soát: Do hội đồng cổ đông bầu ra để theo dõi, kiểm soát Hội đồng quản trị và ban Giám đốc. Ban kiểm soát gồm 3 người, thực hiện chức năng giám sát và đề xuất các vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty, kiểm tra tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, kiểm tra công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. * Ban Giám đốc: Bao gồm Tổng Giám đốc là ông Võ Đông Đức, Phó Tổng Giám Đốc gồm 3 người là ông Nguyễn Chí Thảo, ông Lê Kế Nguyệt và ông Lê Thành Được. Tổng Giám đốc đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch, điều hành mọi hoạt động kinh doanh được hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Riêng 3 Phó Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc, có thể thay mặt Tổng Giám đốc để giải quyết những vấn đề trong phạm vi trách nhiệm cũng như công tác chuyên môn được giao. * Phòng xuất nhập khẩu: Giám sát thủ tục về hải quan, xuất nhập khẩu, ngân hàng cho đến bảo hiểm. Xem xét các hợp đồng kinh tế, hợp đồng nhập khẩu, từ đó đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng. Xây dựng mục tiêu chiến lược cho hoạt kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty trong ngắn hạn cũng như dài hạn. * Phòng kế toán tài vụ: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty, điều phối tiền tệ, theo dõi báo cáo tài chính, báo cáo thống kê tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo nguyên tắt tài chính kế toán phù hợp với đặc thù vốn có của ngành theo quy định của Nhà nước; tham mưu, báo cáo định kỳ cho ban Giám đốc về lãi lỗ và hiệu quả kinh doanh. * Phòng kinh doanh: Đại diện cho Công ty giao dịch với khách hàng bằng các hợp đồng, tổng hợp các báo cáo của Công ty cho ban Giám đốc. Ngoài ra, phòng kinh doanh còn có chức năng lập các chỉ tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh cho Công ty từ đó thực hiện các mục tiêu đặt ra trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 32 * Phòng tổ chức: Giúp Tổng Giám đốc tuyển dụng, bố trí lao động huy hoạch cán bộ đồng thời giải quyết các công việc hành chính, quản lý con dấu của Công ty, tính lương cho công nhân viên chức, thực hiện các chính sách liên quan đến người lao động, đảm bảo an toàn trong sản xuất, giám sát việc thực hiện phòng cháy nổ trong Công ty theo quy định của Chính phủ. * Phòng cung ứng: Thực hiện chức năng mua hàng hóa cho Công ty căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh liên tục và bình ổn của Công ty. * Ban quản đốc phân xưởng: Nhận kế hoạch sản xuất, đảm bảo kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, năng suất. Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của xưởng theo quy định của Giám đốc nhà máy. Xây dựng các đề án phát triển, phương án hoạt động theo các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của xưởng. * Phòng cơ điện lạnh: Tổ chức sắp xếp sản xuất đúng theo quy định được duyệt,bảo đảm nguyên liệu chờ sản xuất được bảo quản tốt, đóng gói thành phẩm đúng theo quy cách, size cỡ. Thực hiện chấm công theo sản lượng. * Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ hiện có, giám sát chất lượng, quy cách hàng hóa trong quá trình sản xuất. Ngoài ra phòng kỹ thuật có chức năng kiểm tra vi sinh, kháng sinh để những sản phẩm đưa ra thị trường có chất lượng ngày càng được nâng cao, đạt đúng tiêu chuẩn theo chương trình HACCP, GMP, SSOP, GLP, ISO 9001 - 2000…, giám sát nghiêm ngặt quy trình sản xuất do ban Giám đốc chỉ đạo. 3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Căn cứ vào điều kiện cụ thể của công ty bộ phận kế toán của công ty được phân chia như sau: 33 3.3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư Kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng Thủ quỹ Kế toán TSCĐ Nguồn: Công ty CASEAMEX Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 3.3.2 Nhiệm vụ cụ thể * Kế toán trưởng Đứng đầu bộ phận kế toán, chịu sự chỉ đạo của ban Giám đốc; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; hướng dẫn, điều tiết Công ty theo đúng các chuẩn mực kế toán; theo dõi, giám sát, điều hành công việc của các kế toán viên. * Kế toán tổng hợp Có nhiệm vụ cập nhật số liệu hàng ngày. Cuối kỳ tiến hành kết chuyển các bút toán có liên quan, khóa sổ và lập báo cáo tài chính, trình kế toán trưởng xem xét đồng thời hàng tháng căn cứ vào số liệu của các thành phần kế toán tiến hành phân bổ chi phí, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. * Kế toán vật tư: Theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả của Công ty và của Công ty với khách hàng. Ghi sổ chi tiết cho từng đối tượng. Theo dõi xuất nhập vật tư, hàng hóa cho bộ phận sản xuất, cuối tháng lập bảng kê báo cáo cho bộ phận kế toán tính giá thành. * Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm trong việc thanh toán và tình hình thanh toán với tất cả các khách hàng. Sau khi kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ gốc kế toán thanh toán sẽ viết phiếu chi, phiếu thu và chịu trách nhiệm thu chi theo dõi sổ sách, các khoản nợ. 34 * Kế toán ngân hàng: Theo dõi các khoản tiền gửi ngân hàng, chịu trách nhiệm trong việc thanh toán, tình hình thanh toán và giao dịch với tất cả các ngân hàng. Chịu chịu trách nhiệm thanh toán cho nhân viên qua tài khoản ngân hàng. * Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng giảm nguyên giá tài sản cố định và giá trị hao mòn tài sản cố định phản ánh vào thẻ tài sản cố định. * Thủ quỹ: Nhiệm vụ ghi nhận và chi tiền cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động khác của Công ty. Ghi chép sổ sách thu chi đầy đủ, đúng nguyên tắc, tự kiểm tra đối chiếu sổ quỹ với kế toán và xác nhận hàng tháng về số liệu tồn quỹ, chịu trách nhiệm về tồn quỹ theo quy định. 3.3.3 Chế độ kế toán áp dụng - Công ty đang sử dụng hình thức sổ là Chứng từ ghi sổ và các loại sổ sách khác theo quy định của nhà nước. - Đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Tính giá thành hàng xuất kho bằng phương pháp thực tế phát sinh. - Tính giá thành sản phẩm sử dụng phương pháp giản đơn. - Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: do đặc điểm và công tác hạch toán tại Công ty không có sản phẩm dở dang cuối kỳ nên doanh nghiệp chỉ hạch toán các chi phí phát sinh trong kỳ mà không tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. - Kỳ tính giá thành sản phẩm: tháng - Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ. - Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng. 3.3.4 Hình thức kế toán áp dụng Hình thức kế toán Công ty áp dụng là hình thức kế toán trên máy vi tính được xây dựng trên cơ sở của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Phần mềm kế toán Công ty sử dụng là FAST. 35 * Trình tự ghi sổ: - Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Cuối kỳ căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. - Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính. - Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên bảng đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản trên bảng tổng hợp chi tiết. 36 Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ Quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra: Hình 3.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 37 3.3.5 Thị trường xuất khẩu của Công ty CASEAMEX Bảng 3.1: Cơ cấu thị trường về sản lượng của Công ty Caseamex Thị trường 2010 2011 2012 Châu Á 55% 30% 8,0% Châu Mỹ 20% 40% 73,0% Châu Âu 14% 11% 14,5% Trung Đông 8% 15% 2,5% Thị trường khác 3% 4% 2,0% Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty Caseamex 2012 Công ty có 4 thị trường chính là Thái Lan, Mỹ, EU, Trung Đông. Trong đó thị trường Châu Á và EU là thị trường được xem là truyền thống của các Công ty ngành thủy sản nói chung và Caseamex nói riêng vì điều kiện thâm nhập thị trường tương đối dễ chịu, nhu cầu cao, tỷ suất lợi nhuận tương đối và ổn định. 3.3.6 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác - Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam (VNĐ). - Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: Tiền và các khoảng tương đương tiền bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn gốc không quá 3 tháng, có tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành các lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. - Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán: các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ bằng các đơn vị tiền tệ khác với Đồng Việt Nam (VNĐ) được quy đổi theo giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế tại thời điểm phát sinh, chênh lệch tỷ giá được tính vào thu nhập tài chính và được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ. 38 3.4 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CASEAMEX 3.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010, 2011, 2012 Căn cứ vào số liệu trên Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Caseamex trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 (số liệu đã được làm tròn chẳn từ hàng triệu đồng) lập được bảng sau: Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của Công ty Caseamex giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch 2011/2010 2012 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Doanh thu 645.110 943.647 721.978 298.537 46,28 (221.669) (23,49) Chi phí 631.063 898.406 720.381 267.343 42,36 (178.025) (19,82) 14.047 45.241 1.597 31.194 222,07 (43.644) (96,47) Lợi nhuận Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Casaemex năm 2010, 2011, 2012 Năm 2010 là một năm có quá nhiều sự kiện đối với ngành cá tra, cá basa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu đã nổ lực chống đỡ nhiều sự tấn công từ bên ngoài thư thuế chống bán phá giá ở Mỹ, chiến dịch truyền thông bôi xấu cá tra ở Châu Âu và Mỹ, việc WWF đưa cá tra vào danh sách đỏ và các khó khăn trong nước tác động như lãi vay ngân hàng, biến động tỷ giá, nguồn cung cấp nguyên liệu bị giảm. Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế cùng những chính sách bảo hộ của thị trường nước ngoài làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty cũng bị ảnh hưởng. Nhưng nhờ Công ty có một nền tảng kinh doanh và chiến lược kinh doanh đúng đắn, một thương hiệu đáng tin cậy nên hoạt động kinh doanh vẫn có hiệu quả với doanh tổng doanh thu đạt được là 645.110 triệu đồng, tổng chi phí trong năm hơi cao 631.063 triệu đồng, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi những biến động trên nhưng tổng doanh thu Công ty đạt được vẫn bù đắp được những phí tổn bỏ ra và còn mang lại 14.047 triệu đồng lợi nhuận. 39 Năm 2011, doanh thu và chi phí đều tăng, một phần do lạm phát tăng đẩy giá ngoại tệ tăng cao so với VNĐ, bên cạnh đó sản lượng xuất khẩu cũng tăng mạnh so với các năm trước. Tổng doanh thu tăng 298.537 triệu đồng, tương đương 46,28%, tổng chi phí tăng 267.343 triệu đồng, tương đương 42,36% làm cho lợi nhuận cũng tăng lên 222,07%, tương đương 31.194 triệu đồng. Những khó khăn từ thị trường đã không làm cản bước tiến CASEAMEX, ban lãnh đạo không những đã tìm ra giải pháp cho những khó khăn trên mà còn tìm ra hường đi và nắm bắt những cơ hội từ thị trường, chú trọng vào xây dựng và giữ vững thương hiệu, phát triển thị trường mới,... Năm 2012, tổng doanh thu giảm 23,49%, tương đương 221.669 triệu đồng, bên cạnh đó tổng chi phí cũng giảm 19,82%, tương đương 178.025 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2012 tiếp tục là một năm đầy khó khăn cho các doanh nghiệp ngành thủy sản Việt Nam nói chung và CASEAMEX nói riêng do chịu ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới và sự khó khăn của nền kinh tế trong nước. Các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ bị ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt tín dụng để kiểm soát lạm phát của chính phủ mà còn chịu tác động bởi chính sách của các nước nhập khẩu thủy sản nhằm bảo hộ thị trường nội địa. Những khó khăn trên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của công ty, tuy nhiên đã không làm cản bước tiến của CASEAMEX. Ban lãnh đạo đã tìm ra giải pháp cho những khó khăn trên mà còn tìm ra hướng đi và nắm bắt những cơ hội từ thị trường, tiếp tục chú trọng xây dựng thương hiệu, tiếp tục giữ vững và phát triển thương hiệu… đã giúp cho CASEAMEX giữ vững được thương hiệu và thị phần. Bên cạnh đó, sự liên tục bổ sung và phát triển nguồn nhân tài trong những năm qua cũng tạo ra những thế cạnh tranh bền vững và đạt được những thành tựu nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại 721.978 triệu đồng doanh thu sau khi bù đắp chi phí là 720.381 triệu đồng Công ty còn lại 1.597 triệu đồng lợi nhuận. 3.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm từ năm 2010 đến năm và 2013 Dựa vào số liệu trên Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm của 4 năm 2010, 2011, 2012 và 2013 (số liệu đã được làm tròn chẳn từ hàng triệu đồng) lập được bảng sau: 40 Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh của Công ty Caseamex 6 tháng đầu giai đoạn 2010 - 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2013/2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Doanh thu 269.242 398.768 294.461 280.694 129.526 48,11 (102.307) (25,66) (13.767) (4,68) Chi phí 260.873 381.563 290.142 274.716 120.690 46,26 (91.421) (24,00) (15.426) (5,32) 8.369 17.205 4.319 5.978 8.881 106,12 (12.886) (74,90) Lợi nhuận Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Caseamex 6 tháng đầu giai đoạn 2010 - 2013 41 1.659 38.41 Trong năm 2009 là năm khó khăn chung của toàn ngành với giá chi phí nguyên liệu tăng cao gây ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành này nói chung và của Công ty nói riêng. Đến 2010 lại bị ảnh hưởng chung của tình hình hình thế giới đến ngành xuất khẩu thủy sản như thuế chống bán phá giá của Mỹ chính sách bảo hộ thị trường nội địa của các nước nhập khẩu thủy sản,… đã làm ảnh hường đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm do đây là giai đoạn đang tìm phương giải quyết để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển. Mặc dù khó khăn nhưng do sự sáng suốt của những nhà quản lý, sự đồng lòng của cán bộ công nhân viên nên kết quả kinh doanh của 6 tháng đầu năm đạt 8.369 triệu đồng lợi nhuận. Đến năm 2011, có thể nói đây là năm ít sống gió nhất trong 4 năm. Trong năm này mặc dù cũng có những khó khăn nhất định nhưng Công ty CASEAMEX đã thực hiện những chủ trương chính sách đúng đắn để có thể tiếp tục phát triển, kết quả là trong 6 tháng đầu năm 2011 công ty đạt được 17.205 triệu đồng lợi nhuận, tăng 8.836 triệu đồng, tương đương với tăng 106,12% so với lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2010. Năm 2012, lại là một năm đầy khó khăn của ngành thủy sản Việt Nam nói chung và của Công ty CASEAMEX nói riêng do bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới và tình hình khó khăn trong nước đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Công ty. Trước sự nổ lực của tập thể lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên trong Công ty đã làm cho hoạt động của Công ty có hiệu quả bằng chứng là Công ty kinh doanh vẫn có lợi nhuận nhưng so với 6 tháng đầu năm 2011 thì trong 6 tháng đầu năm 2012 tổng chi phí phát sinh là 290.142 triệu đồng chỉ thấp hơn 4.319 triệu đồng. Trong khi đó tổng doanh thu chỉ có 294.461 triệu đồng thấp hơn 104.307 triệu đồng làm cho lợi nhuận giảm từ 17.205 triệu đồng trong 6 tháng đầu 2012 xuống còn 4.319 triệu đồng, tương đương giảm 74,90%. Trong năm 2013, ngành thủy sản tiếp tục gặp một số cản trở từ thị trường nước ngoài như: sự cạnh tranh xuất khẩu thủy sản trên thế giới ngày một gay gắt hơn, Nhật Bản và Mỹ đưa ra những rào cản kỹ thuật,…, và không ít lần các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cá da trơn Mỹ đã cố tìm mọi cách để ngăn cản các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường nước này. Bên cạnh đó, tình hình trong nước cũng gặp một số khó khăn như dịch bệnh, diện tích nuôi trồng bị thu hẹp,…Nhưng trong năm này, nền kinh tế cũng đang dần phục hồi cùng với những chính sách đúng đắn của chính phủ là những cơ hội dành cho những doanh nghiệp có tầm nhìn xa, biết đón đầu cơ hội. Với chiến lược dài hạn của Ban lãnh đạo Công ty CASEAMEX hướng tới phát triển bền 42 vững và ý chí quyết tâm của tập thể, sự đồng lòng nhất trí của những thành viên trong công ty cho nên kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty đã được nâng lên so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể tổng doanh thu là 280.694 triệu đồng, giảm 4,68%, tương đương giảm 13.767 triệu đồng so với 6 tháng 2012 nhưng tổng chi phí phát sinh chỉ còn 274.716 triệu đồng, giảm 15.426 triệu đồng tương đương giảm 5,32% mang lại 5.978 triệu đồng lợi nhuận. 43 CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ - CASEAMEX 4.1 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CASEAMEX Kỳ kế toán dùng để xác định kết quả kinh doanh là năm 2012 (bắt đầu từ ngày 01/01/2012 kết thúc ngày 31/12/2012). Trong đó, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tượng trưng dùng để ghi sổ kế toán là nghiệp vụ phát sinh trong tháng 01 năm 2012 (từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/01/2012). 4.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Trong năm 2012 Công ty CASEAMEX có phát sinh khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là: 714.834.513.010 đồng. Trong đó, bao gồm khoản giảm giá hàng bán là 1.143.455.000 đồng. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh tượng trưng như sau: - Ngày 01/01, Xuất bán cá tra phi lê cho khách hàng Hứa Vĩ Vĩ theo chứng từ số 000295 với giá bán là 19.241.100 đồng, trị giá xuất kho là 16.731.360 đồng. Nợ TK 131 Có TK 511 Có TK 3331 20.203.155 đồng 19.241.100 đồng 962.055 đồng - Ngày 05/01 Xuất bán cá tra phi lê cho khách hàng Hồ thị Hồng Thu theo chứng từ số 000296 với giá bán là 23.516.900 đồng, trị giá xuất kho là 20.449.440 đồng. Nợ TK 131 Có TK 511 Có TK 3331 24.692.745 đồng 23.516.900 đồng 1.175.845 đồng - Ngày 05/01, Xuất bán cá tra phi lê cho Công ty TNHH Cát Vàng CVANG theo chứng từ 000297 với trị giá bán là 57.723.300 đồng, giá xuất kho là 50.194.080 đồng. Nợ TK 131 Có TK 511 60.609.465 đồng 57.723.300 đồng 44 2.886.165 đồng Có TK 3331 - Ngày 16/01, Bán Tôm sú cho Công ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm TM Ngọc Hà - NGOCHA theo chứng từ số 000304 với trị giá là 120.150.000 đồng, giá xuất kho là 104.477.990 đồng. Nợ TK 131 126.157.500 đồng Có TK 511 120.150.000 đồng Có TK 3331 6.007.500 đồng - Ngày 31/01, Bán mực ống cho Công ty TNHH MTV SXTM Thủy Sản Thuận Phát - PPTP theo chứng từ số 000317 với giá bán là 145.000.000 đồng, giá xuất kho là 126.087.000 đồng. Nợ TK 131 152.250.000 đồng Có TK 511 Có TK 3331 145.000.000 đồng 7.250.000 đồng CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 01/0112 Ngày 01 tháng 01 năm 2012 Trích yếu A Doanh thu bán cá tra phi lê Tổng Số hiệu TK Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có B C 131 511 19.241.100 x x 19.241.100 Kèm theo 01 Chứng từ gốc x Ngày 01 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 45 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 04/0112 Ngày 05 tháng 01 năm 2012 Số hiệu TK Trích yếu Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có B C Doanh thu bán cá tra phi lê 131 511 23.516.900 Doanh thu bán cá tra phi lê 131 511 57.723.300 x x 81.240.200 A Tổng x Kèm theo 02 Chứng từ gốc Ngày 05 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 10/0112 Ngày 16 tháng 01 năm 2012 Trích yếu A Doanh thu bán tôm sú Tổng Số hiệu TK Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có B C 131 511 120.150.000 x x 120.150.000 x Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 16 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 46 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 17/0112 Ngày 31 tháng 01 năm 2012 Số hiệu TK Trích yếu Ghi chú 1 D Nợ Có B C 131 511 145.000.000 x x 145.000.000 A Doanh thu bán mực ống Số Tiền Tổng Kèm theo 01 Chứng từ gốc x Ngày 31 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển các khoản các khoản giảm trừ doanh thu và doanh thu thuần. + Kết chuyển khoản giảm giá hàng bán: Nợ TK 511 Có TK 532 1.143.455.000 đồng 1.143.455.000 đồng + Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511 Có TK 911 713.691.058.010 đồng 713.691.058.010 đồng 47 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) Địa chỉ: Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ Mẫu S38 - DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Từ ngày: 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012 Số dư đầu kỳ: 0 Chứng từ Ngày Số Diễn giải KHÁCH HÀNG TK Đ/Ư Số phát sinh Nợ Có 01/01 000295 Hứa Vĩ Vĩ - PPVV Bán cá tra phi lê 131 19.241.100 05/01 000296 Hồ Thị Hồng Thu - PPTHT Bán cá tra phi lê 131 23.516.900 05/01 000297 Công ty TNHH Cát Vàng - CVANG Bán cá tra phi lê 131 57.723.300 16/01 000304 Cty TNHH Chế Biến Thực phẩm TM Ngọc Hà - NGOCHA Bán tôm sú 131 120.150.000 31/01 000317 Công ty TNHH MTV SXTM Thủy sản Thuận Phát - PPTP Bán mực ống 131 145.000.000 …… …….. …………………………………………… …………………………… ……. …………… 31/12 0112/KC K/C các khoản giảm trừ 532 1.143.455.000 31/12 0212/KC K/C doanh thu thuần 911 713.691.058.010 48 ……………….. Tổng phát sinh nợ: 714.834.513.010 Tồng phát sinh có: 714.834.513.010 Số dư cuối kỳ: 0 Ngày…….. tháng ……năm…… KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Nguyễn Khắc Chung 49 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẦN THƠ Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn, TPCT Mẫu S02c1- DN (Ban hành theo QĐ số 15/206/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Từ ngày: 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012 Số dư đầu kỳ:0 CT Ghi sổ Ngày Số 01//01 01/0112 05/01 04/0112 05/01 04/0112 16/01 10/0112 31/01 17/0112 DT bán cá tra phi lê DT bán cá tra phi lê DT bán cá tra phi lê Doanh thu bán tôm sú Doanh thu bán mực ống ……. ………. …………………. 31/12 0112K/C K/C các khoản giảm trừ doanh thu 0212K/C K/C doanh thu thuần 31/12 Số tiền TK Đ/Ư Diễn giải Nợ Có 131 19.241.100 131 23.516.900 131 57.723.300 131 120.150.000 131 145.000.000 …… ….…………….. 1.143.455.000 532 911 …………….. 713.691.058.000 Tổng phát sinh nợ: 714.834.513.010 Tổng phát sinh có: 714.834.513.010 Số dư cuối kỳ: 0 Lập, ngày…..tháng…..năm…… NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 50 4.1.2 Kế toán giá vốn hàng bán Trong năm 2012 Công ty CASEAMEX có phát sinh khoản giá vốn hàng bán là: 621.139.236.053 đồng. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh tượng trưng như sau: - Ngày 01/01, Xuất bán cá tra phi lê cho khách hàng Hứa Vĩ Vĩ theo chứng từ số 000295 với giá bán là 19.241.100 đồng, trị giá xuất kho là 16.731.360 đồng. Nợ TK 632 Có TK 155 16.731.360 đồng 16.731.360 đồng - Ngày 05/01 Xuất bán cá tra phi lê cho khách hàng Hồ thị Hồng Thu theo chứng từ số 000296 với giá bán là 23.516.900 đồng, trị giá xuất kho là 20.449.440 đồng. Nợ TK 632 Có TK 155 20.449.440 đồng 20.449.440 đồng - Ngày 05/01, Xuất bán cá tra phi lê cho Công ty TNHH Cát Vàng CVANG theo chứng từ 000297 với trị giá bán là 57.723.300 đồng, giá xuất kho là 50.194.080 đồng. Nợ TK 632 Có TK 155 50.194.080 đồng 50.194.080 đồng - Ngày 16/01, Bán Tôm sú cho Công ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm TM Ngọc Hà - NGOCHA theo chứng từ số 000304 với trị giá là 120.150.000 đồng, giá xuất kho là 104.477.990 đồng. Nợ TK 632 Có TK 155 104.477.990 đồng 104.477.990 đồng - Ngày 31/01, Bán mực ống cho Công ty TNHH MTV SXTM Thủy Sản Thuận Phát - PPTP theo chứng từ số 000317 với giá bán là 145.000.000 đồng, giá xuất kho là 126.087.000 đồng. Nợ TK 632 Có TK 155 126.087.000 đồng 126.087.000 đồng 51 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 02/0112 Ngày 01 tháng 01 năm 2012 Số hiệu TK Trích yếu A Giá vốn bán cá tra phi lê Tổng Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có B C 632 155 16.731.360 x x 16.731.360 Kèm theo 01 Chứng từ gốc x Ngày 01 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 05/0112 Ngày 05 tháng 01 năm 2012 Trích yếu Số hiệu TK Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có B C Giá vốn bán cá tra phi lê 632 155 20.449.440 Giá vốn bán cá tra phi lê 632 155 50.194.080 x x 70.643.520 A Tổng x Kèm theo 02 Chứng từ gốc Ngày 05 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 52 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 11/0112 Ngày 16 tháng 01 năm 2012 Số hiệu TK Trích yếu A Giá vốn bán tôm sú Tổng Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có B C 632 155 104.477.990 x x 104.477.990 x Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 16 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 18/0112 Ngày 31 tháng 01 năm 2012 Trích yếu A Giá vốn bán mực ống Tổng Số hiệu TK Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có B C 632 155 126.087.000 x x 126.087.000 Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 31 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 Có TK 632 x 621.139.236.053 đồng 621.139.236.053 đồng 53 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) Địa chỉ: Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ Mẫu S38 - DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán Từ ngày: 01/01/2012 đến ngày 31/01/2012 Số dư đầu kỳ: 0 Chứng từ Ngày Số KHÁCH HÀNG Diễn giải Số phát sinh TK Đ/Ư Nợ 01/01 000295 Hứa Vĩ Vĩ - PPVV Bán cá tra phi lê 155 16.731.360 05/01 000296 Hồ Thị Hồng Thu - PPTHT Bán cá tra phi lê 155 20.449.440 05/01 000297 Công ty TNHH Cát Vàng - CVANG Bán cá tra phi lê 155 57.723.300 16/01 000304 Cty TNHH Chế Biến Thực phẩm TM Ngọc Hà - NGOCHA Bán tôm sú 155 104.477.990 31/01 000317 Công ty TNHH MTV SXTM Thủy sản Thuận Phát - PPTP Bán mực ống 155 126.087.000 …………………………… …… ………………. K/C giá vốn hàng bán 911 … 31/12 ……. …………………………………… 0312/KC 54 Có ……….………….. 621.139.236.053 Tổng phát sinh nợ: 621.139.236.053 Tồng phát sinh có: 621.139.236.053 Số dư cuối kỳ: 0 Ngày…… tháng ……năm…… KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Nguyễn Khắc Chung 55 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẦN THƠ Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn, TPCT Mẫu S02c1- DN (Ban hành theo QĐ số 15/206/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán Từ ngày: 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012 Số dư đầu kỳ:0 CT Ghi sổ Số tiền TK Đ/Ư Diễn giải Ngày Số 01//01 02/0112 05/01 05/0112 05/01 05/0112 16/01 11/0112 31/01 18/0112 DT bán cá tra phi lê DT bán cá tra phi lê DT bán cá tra phi lê Doanh thu bán tôm sú Doanh thu bán mực ống ……. ………. 31/12 0312/KC Nợ 131 16.731.360 131 20.449.440 131 57.723.300 131 104.477.990 131 126.087.000 ………………… …… ……..……… K/C giá vốn hàng bán 911 Có ….….….………. 621.139.236.053 Tổng phát sinh nợ: 621.139.236.053 Tổng phát sinh có: 621.139.236.053 Số dư cuối kỳ: 0 Lập, ngày…..tháng…..năm…… NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 56 4.1.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính Trong năm 2012 Công ty CASEAMEX có phát sinh khoản doanh thu hoạt động tài chính là: 5.045.580.406 đồng. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh tượng trưng như sau: - Ngày 03/01, Thu tiền lãi tiền gửi tại ngân hàng Đông Á Cần Thơ theo chứng từ số 1201047, số tiền là 1.618.335 đồng. Nợ TK 112 Có TK 515 1.618.335 đồng 1.618.335 đồng - Ngày 21/01, Thu lãi tiền gửi tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam CN Cần Thơ theo chứng từ số 1201081, số tiền 25.088 đồng. Nợ TK 112 Có TK 515 25.088 đồng 25.088 đồng - Ngày 25/01, Thu lãi tiền gửi tại Ngân hàng ngoại thương theo chứng từ 1201023, số tiền là 867.986 đồng. Nợ TK 112 Có TK 515 867.986 đồng 867.986 đồng - Ngày 31/01, Thu lãi tiền gửi tại Ngân hàng Quốc tế Cần Thơ theo chừng từ 1201063, số tiền 712.871 đồng. Nợ TK 112 Có TK 515 712.871 đồng 712.871 đồng - Ngày 31/01, Thu lãi tiền gửi tại Ngân hàng Hàng hải Cần Thơ theo chứng từ số 1201065, số tiền là 832.625 đồng. Nợ TK 112 Có TK 515 832.625 đồng 832.625 đồng 57 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 03/0112 Ngày 03 tháng 01 năm 2012 Số hiệu TK Trích yếu A Thu lãi tiền gửi Tổng Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có B C 112 515 1.618.335 x x 1.618.335 Kèm theo 01 Chứng từ gốc x Ngày 03 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 15/0112 Ngày 21 tháng 01 năm 2012 Trích yếu A Thu lãi tiền gửi Tổng Số hiệu TK Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có B C 112 515 25.088 x x 25.088 x Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 21 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 58 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 16/0112 Ngày 25 tháng 01 năm 2012 Số hiệu TK Trích yếu A Thu lãi tiền gửi Tổng Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có B C 112 515 867.986 x x 867.986 x Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 25 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 19/0112 Ngày 31 tháng 01 năm 2012 Trích yếu Số hiệu TK Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có B C Thu lãi tiền gửi 112 515 712.871 Thu lãi tiền gửi 112 515 832.625 x x A Tổng 1.545.496 x Kèm theo 02 Chứng từ gốc Ngày 31 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính: Nợ TK 515 Có TK 911 5.045.580.406 đồng 5.045.580.406 đồng 59 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) Địa chỉ: Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ Mẫu S38 - DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 515: Doanh thu hoạt động tài chính Từ ngày: 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012 Số dư đầu kỳ: 0 Chứng từ Ngày Số KHÁCH HÀNG 03/01 1201047 Ngân hàng Đông Á Cần Thơ - NHĐA 21/01 1201081 25/01 Diễn giải TK Đ/Ư Số phát sinh Nợ Có Lãi từ TKTG 112 1.618.335 Lại từ TKTG 112 25.088 1201023 Ngân hàng ngoại thương - NHNT Lãi từ TKTG 112 867.986 31/01 1201063 Ngân hàng Quốc tế Cần Thơ - NHQT Lãi từ TKTG 112 712.871 31/01 1201065 Ngân hàng Hàng Hải Cần Thơ - NHHH Lãi từ TKTG 112 832.625 ……. ………. ……………………………………….. …………………………… 31/12 0212/KC Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam CN Cần Thơ - NHXNK K/C doanh thu tài chính 60 ……. 911 ………………… 5.045.580.406 …………… Tổng phát sinh nợ: 5.045.508.406 Tồng phát sinh có: 5.045.508.406 Số dư cuối kỳ: 0 Ngày…… tháng ……năm…… KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Nguyễn Khắc Chung 61 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẦN THƠ Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn, TPCT Mẫu S02c1- DN (Ban hành theo QĐ số 15/206/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính Từ ngày: 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012 Số dư đầu kỳ:0 CT Ghi sổ Số tiền TK Đ/Ư Diễn giải Ngày Số Nợ 03/01 03/0112 Thu lãi tiền gửi 112 1.618.335 21/01 15/0112 Thu lãi tiền gửi 112 25.088 25/01 16/0112 Thu lãi tiền gửi 112 867.986 31/01 19/0112 Thu lãi tiền gửi 112 712.871 31/01 19/0112 Thu lãi tiền gửi 112 832.625 ……. ………. …………………… …… ……………… …………….. 31/12 0212/KC K/C doanh thu tài chính 911 5.045.580.406 Có Tổng phát sinh nợ: 5.045.580.406 Tổng phát sinh có: 5.045.580.406 Số dư cuối kỳ: 0 Lập, ngày…..tháng…..năm…… NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 62 4.1.4 Kế toán chi phí hoạt động tài chính Trong năm 2012 Công ty CASEAMEX có phát sinh khoản chi phí tài chính là: 26.918.489.516 đồng. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh tượng trưng như sau: - Ngày 31/01, Trả lãi tiền vay tại Ngân hàng Ngoại Thương Trà Nóc, TPCT theo chứng từ số 1201132 số tiền là 1.917.351.387 đồng. Nợ TK 635 Có TK 112 1.917.351.387 đồng 1.917.351.387 đồng - Ngày 31/01, Trả lãi tiền vay tại Ngân hàng Quốc tế Cần Thơ theo chứng từ số 1201133, số tiền là 379.187.501 đồng. Nợ TK 635 Có TK 112 379.187.501 đồng 379.187.501 đồng - Ngày 31/01, Trả lãi tiền vay tại Ngân hàng Đông Á Cần Thơ theo chứng từ số 1201134, số tiền là 313.718.889 đồng. Nợ TK 635 Có TK 112 313.718.889 đồng 313.718.889 đồng 63 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 20/0112 Ngày 31 tháng 01 năm 2012 Trích yếu Số hiệu TK Số Tiền Ghi chú D Nợ Có B C 1 Trả lãi vay 635 112 1.917.351.387 Trả lãi vay 635 112 379.187.501 Trả lãi vay 635 112 313.718.889 x x A Tổng 2.310.257.777 x Kèm theo 03 Chứng từ gốc Ngày 31 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí hoạt động tài chính: Nợ TK 911 Có TK 635 26.918.489.516 đồng 26.918.489.516 đồng 64 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) Địa chỉ: Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ Mẫu S38 - DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 635: Chi phí tài chính Từ ngày: 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012 Số dư đầu kỳ: 0 Chứng từ Ngày Số Diễn giải KHÁCH HÀNG Số phát sinh TK Đ/Ư Nợ 31/01 1201132 Ngân hàng Ngoại Thương Trà Nóc TPCT Trả lãi vay 112 1.917.351.387 31/01 1201133 Ngân hàng Quốc tế Cần Thơ Trả lãi vay 112 379.187.501 31/01 1201134 Ngân hàng Đông Á Cần Thơ Trã lãi vay 112 313.718.889 ……. ………. ………………………………………………….. ……………………… 31/12 0312/KC K/C chi phí tài chính ……. ……………… 911 Có …..…………… 26.918.489.516 Tổng phát sinh nợ: 26.918.489.516 Tồng phát sinh có: 26.918.489.516 Số dư cuối kỳ: 0 65 Ngày…… tháng ……năm…… KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) Nguyễn Khắc Chung 66 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẦN THƠ Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn, TPCT Mẫu S02c1- DN (Ban hành theo QĐ số 15/206/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 635 - Chi phí tài chính Từ ngày: 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012 Số dư đầu kỳ:0 CT Ghi sổ Số tiền TK Đ/Ư Diễn giải Ngày Số 31/01 20/0112 Trả lãi vay 112 1.917.351.387 31/01 20/0112 Trả lãi vay 112 379.187.501 31/01 20/0112 Trả lãi vay 112 313.718.889 ……. ………. ………………. … 31/12 0312/KC K/C chi phí tài chính 911 Nợ ………………. Có ………..……. 26.918.489.516 Tổng phát sinh nợ: 26.918.489.516 Tổng phát sinh có: 26.918.489.516 Số dư cuối kỳ: 0 Lập, ngày…..tháng…..năm…… NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 67 4.1.5 Kế toán chi phí bán hàng Trong năm 2012 Công ty CASEAMEX có phát sinh khoản chi phí bán hàng là: 65.873.345.572 đồng. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh tượng trưng như sau: - Ngày 06/01, Chi tiền mặt trả phí xuất hàng cho Võ Thanh Liêm theo chứng từ 1201034 với số tiền là 25.663.920 đồng. Nợ TK 641 Có TK 111 25.663.920 đồng 25.663.920 đồng - Ngày 09/01, Trả phí dịch vụ cho Công ty Công Trình Đô thị TPCT theo chứng từ 1201073, số tiền 9.638.400 đồng bằng tiền gửi ngân hàng. Nợ TK 641 Có TK 112 9.638.400 đồng 9.638.400 đồng - Ngày 16/01, Trả tiền đăng tạp chí cho Công ty CP Hợp Tác Báo Chí % Truyền Hình theo chứng từ số 1201151, số tiền là 10.909.091 đồng bằng tài khoản tiền gửi. Nợ TK 641 Có TK 112 10.909.091 đồng 10.909.091 đồng - Ngày 19/01, Chi tiền công tác cho nhân viên Lý Hưng Thuận theo chứng từ số 1201261, số tiền là 5.795.455 đồng bằng tiền mặt. Nợ TK 641 Có TK 111 5.795.455 đồng 5.795.455 đồng - Ngày 31/01, Phải trả phí thuê kho lạnh cho Công ty TNHH Toàn Lộc theo chứng từ số 1201029, số tiền là 217.878.415 đồng. Chưa thanh toán. Nợ TK 641 Có TK 331 217.878.415 đồng 217.878.415 đồng 68 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 06/0112 Ngày 06 tháng 01 năm 2012 Số hiệu TK Trích yếu A Phí xuất hàng Tổng Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có B C 641 111 25.663.920 x x 25.663.920 x Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 06 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 07/0112 Ngày 09 tháng 01 năm 2012 Trích yếu A Trả tiền phí dịch vụ Tổng Số hiệu TK Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có B C 641 112 9.638.400 x x 9.638.400 x Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 09 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 69 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 12/0112 Ngày 16 tháng 01 năm 2012 Số hiệu TK Trích yếu A Trả tiền đăng tạp chí Tổng Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có B C 641 112 10.909.091 x x 10.909.091 x Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 16 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 13/0112 Ngày 19 tháng 01 năm 2012 Trích yếu A Chi tiền công tác phí Tổng Số hiệu TK Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có B C 641 111 5.795.455 x x 5.795.455 x Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 19 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 70 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 21/0112 Ngày 31 tháng 01 năm 2012 Trích yếu A Phí thuê kho lạnh Tổng Số hiệu TK Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có B C 641 331 217.878.415 x x 217.878.415 x Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 31 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911 Có TK 641 65.873.345.572 đồng 65.873.345.572 đồng 71 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) Địa chỉ: Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ Mẫu S38 - DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 641: Chi phí bán hàng Từ ngày: 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012 Số dư đầu kỳ: 0 Chứng từ Ngày Số KHÁCH HÀNG Số phát sinh TK Đ/Ư Nợ Chi tiền phí xuất hàng 111 25.663.920 Diễn giải 06/01 1201034 Võ Thanh Liêm - VTLI 09/01 1201073 Công ty Công Trình Đô Thị TPCT CTĐT Phí dịch vụ 112 9.638.400 16/01 1201151 Công ty CP Hợp Tác Báo Chí và Truyền Hình - BCTH Chuyển tiền đăng tạp chí 112 10.909.091 19/01 1201261 Lý Hưng Thuận - THUAN Chi tiền công tác 111 5.795.455 31/01 1201029 Công ty TNHH Toàn Lộc - KTLOC Phí thuê kho lạnh 331 217.878.415 ……………………… …… ………………. K/C chi phí bán hàng 911 … 31/12 ……. ………………………………………… 0312/KC 72 Có ……………….. 65.873.345.572 Tổng phát sinh nợ: 65.873.345.572 Tồng phát sinh có: 65.873.345.572 Số dư cuối kỳ: 0 Ngày…….. tháng ……năm…… KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Nguyễn Khắc Chung 73 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẦN THƠ Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn, TPCT Mẫu S02c1- DN (Ban hành theo QĐ số 15/206/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng Từ ngày: 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012 Số dư đầu kỳ:0 CT Ghi sổ Ngày Số 06/01 06/0112 09/01 07/0112 16/01 12/0112 19/01 13/0112 31/01 21/0112 ……. 31/12 Số tiền TK Đ/Ư Diễn giải Phí xuất hàng Nợ Có 111 25.663.920 112 9.638.400 112 10.909.091 111 5.795.455 Phí thuê kho lạnh 331 217.878.415 ………. ………………….. …… …………….. 0312/KC K/C chi phí bán hàng 911 Trả tiền phí dịch vụ Trả tiền đăng tạp chí Chi tiền công tác phí ……...……… 65.873.345.572 Tổng phát sinh nợ: 65.873.345.572 Tổng phát sinh có: 65.873.345.572 Số dư cuối kỳ: 0 Lập, ngày…..tháng…..năm…… NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 74 4.1.6 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Trong năm 2012 Công ty CASEAMEX có phát sinh khoản chi phí quản lý doanh nghiệp là: 5.871.808.152 đồng. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh tượng trưng như sau: - Ngày 09/01, Chi tiền mặt mua mực photo cho nhân viên Huỳnh Thị Ái Trinh theo chứng từ 1201056, số tiền 1.500.000 đồng. Nợ TK 642 Có TK 111 1.500.000 đồng 1.500.000 đồng - Ngày 09/01, Chi tiền mặt tiếp khách kiểm hàng theo chứng từ số 1201058, số tiền là 780.000 đồng. Nợ TK 642 Có TK 111 780.000 đồng 780.000 đồng - Ngày 15/01, Chi tiền mặt tiếp khách Điện Lực cho nhân viên Lê Minh Ngọc theo chứng từ số 1201075, số tiền 1.086.000 đồng. Nợ TK 642 Có TK 111 1.086.000 đồng 1.086.000 đồng - Ngày 15/01, Chi tiền mặt ủng hộ quỹ vì người nghèo Phường Trà Nóc 2012 theo chứng từ số 1201090, số tiền 10.000.000 đồng. Nợ TK 642 Có TK 111 10.000.000 đồng 10.000.000 đồng - Ngày 20/01, Chi tiền mặt trả thù lao HĐQT và BKS T11/2012 theo chứng từ 1201286, số tiền 20.000.000 đồng. Nợ TK 642 Có TK 111 20.000.000 đồng 20.000.000 đồng 75 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 08/0112 Ngày 09 tháng 01 năm 2012 Số hiệu TK Trích yếu Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có B C Chi tiền mua mực photo 642 111 1.500.000 Chi tiển tiếp khách kiểm hàng 642 111 780.000 Tổng x x A 2.280.000 x Kèm theo 02 Chứng từ gốc Ngày 09 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 09/0112 Ngày 15 tháng 01 năm 2012 Trích yếu Số hiệu TK Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có A B C Chi tiền tiếp khách Điện Lực 642 111 1.086.000 Ủng hộ quỹ vì người nghèo 642 111 10.000.000 x x 11.086.000 Tổng x Kèm theo 02 Chứng từ gốc Ngày 09 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 76 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 14/0112 Ngày 20 tháng 01 năm 2012 Trích yếu A Tiền thù lao HĐQT Tổng Số hiệu TK Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có B C 642 111 20.000.000 x x 20.000.000 x Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 20 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 911 Có TK 642 5.871.808.152 đồng 5.871.808.152 đồng 77 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) Địa chỉ: Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ Mẫu S38 - DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Từ ngày: 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012 Số dư đầu kỳ: 0 Chứng từ Ngày Số Diễn giải KHÁCH HÀNG TK Đ/Ư Số phát sinh Nợ 09/01 1201056 Huỳnh Thị Ái Trinh - HTAT Chi tiền mua mực photo 111 1.500.000 09/01 1201058 Khách lẻ - KLE Chi tiền tiếp khách kiểm hàng 111 780.000 15/01 1201075 Lê Minh Ngọc - LMNG Chi tiền tiếp khách Điện Lực 111 1.086.000 15/01 1201090 Khách lẻ - KLE Chi ủng hộ quỹ vì người nghèo phường Trà Nóc 2012 111 10.000.000 20/01 1201286 Nguyễn Thị Anh Sáng - NTAS Chi tiền thù lao HĐQT & BKS T12/2011 111 20.000.000 …………………………………. …… ….………… … 31/12 ……. ………………………………………. 0312/KC K/C chi phí quản lý doanh nghiệp 79 Có …….…..…….. 5.871.808.152 Tổng phát sinh nợ: 5.871.808.152 Tồng phát sinh có: 5.871.808.152 Số dư cuối kỳ: 0 Ngày…… tháng ……năm…… KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Nguyễn Khắc Chung 80 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẦN THƠ Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn, TPCT Mẫu S02c1- DN (Ban hành theo QĐ số 15/206/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Từ ngày: 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012 Số dư đầu kỳ:0 CT Ghi sổ Ngày Số 09/01 08/0112 09/01 08/0112 15/01 09/0112 15/01 09/0112 20/01 14/0112 ……. 31/12 TK Đ/Ư Diễn giải Chi tiền mua mực photo Chi tiền tiếp khách kiểm hàng Chi tiền tiếp khách Điện Lực Ủng hộ quỹ vì người nghèo Số tiền Nợ Có 111 1.500.000 111 780.000 111 1.086.000 111 10.000.000 Tiền thù lao HĐQT 111 20.000.000 ………. …………………… …… ………….. 0312/KC K/C chi phí quản lý doanh nghiệp ……...…… 5.871.808.152 Tổng phát sinh nợ: 5.871.808.152 Tổng phát sinh có: 5.871.808.152 Số dư cuối kỳ: 0 Lập, ngày…..tháng…..năm…… . NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên, đóng dấu) 4.1.7 Kế toán thu nhập khác Trong năm 2012 Công ty CASEAMEX có phát sinh khoản thu nhập khác là 3.240.153.392 đồng. Trong tháng 01/2012 Công ty không có phát sinh thu nhập khác. Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển thu nhập khác: Nợ TK 711 Có TK 911 3.240.153.392 đồng 3.240.153.392 đồng 81 4.1.8 Kế toán chi phí khác Trong năm 2012 Công ty CASEAMEX có phát sinh khoản chi phí khác là 512.042.400 đồng. Trong tháng 01/2012 Công ty không có phát sinh chi phí khác. Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí khác: Nợ TK 911 Có TK 811 3.240.153.392 đồng 3.240.153.392 đồng CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẦN THƠ Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn, TPCT Mẫu S02b- DN (Ban hành theo QĐ số 15/206/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Từ ngày: 01/01/2012 đến ngày 31/02/2012 Chứng từ ghi sổ Diễn giải Tiền Số hiệu Ngày, tháng 01/0112 01/01/2012 Doanh thu bán hàng 19.241.100 02/0112 01/01/2012 Giá vốn hàng bán 16.731.360 03/0112 03/01/2012 Doanh thu hoạt động tài chính 04/0112 05/01/2012 Doanh thu bán hàng 81.240.200 05/0112 05/01/2012 Giá vốn hàng bán 70.643.520 06/0112 06/01/2012 Chi phí hàng bán 25.663.920 07/0112 09/01/2012 Chi phí hàng bán 9.638.400 08/0112 09/01/2012 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.280.000 09/0112 15/01/2012 Chi phí quản lý doanh nghiệp 11.086.000 10/0112 16/01/2012 Doanh thu bán hàng 120.150.000 11/0112 16/01/2012 Giá vốn hàng bán 104.477.990 12/0112 16/01/2012 Chi phí bán hàng 10.909.091 13/0112 19/01/2012 Chi phí bán hàng 5.795.455 14/0112 20/01/2012 Chi phí quản lý doanh nghiệp 15/0112 21/01/2012 Doanh thu tài chính 82 1.618.335 20.000.000 25.088 Chứng từ ghi sổ Diễn giải Tiền Số hiệu Ngày, tháng 16/0112 25/01/2012 Doanh thu tài chính 867.986 17/0112 31/01/2012 Doanh thu bán hàng 145.000.000 18/0112 31/01/2012 Giá vốn hàng bán 126.087.000 19/0112 31/01/2012 Doanh thu tài chính 20/0112 31/01/2012 Chi phí tài chính 2.310.257.777 21/0112 31/01/2012 Chi phí bán hàng 217.878.415 1.545.496 Tổng cộng: 3.301.137.133 Lập, ngày….. tháng…..năm….. NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên, đóng dấu) 4.1.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh Các khoản doanh thu và chi phí trong năm 2012 phát sinh như sau: * Tổng doanh thu: 721.976.791.808 đồng - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 714.834.513.010 đồng - Các khoản giảm trừ doanh thu: + Giảm giá hàng bán: 1.143.455.000 đồng + Hàng bán bị trả lại: 0 - Doanh thu hoạt động tài chính: 5.045.580.406 đồng - Thu nhập khác: 3.240.153.392 đồng * Tổng chi phí: 720.314.921.793 đồng - Giá vốn hàng bán: 621.139.236.053 đồng - Chi phí tài chính: 26.918.489.516 đồng - Chi phí bán hàng: 65.873.345.572 đồng - Chi phí quản lý doanh nghiệp: 5.871.808.152 đồng - Chi phí khác: 512.042.400 đồng 83 * Lợi nhuận kế toán trước thuế: 721.976.791.808 - 720.314.921.793 = 1.661.870.115 đồng - Khoản điều chỉnh giảm: Lãi đánh giá chênh lệch tỷ giá khoản mục tiền gửi và phải thu khách hàng: 1.278.850.689 đồng * Thu nhập chịu thuế hiện hành: 1.661.870.115 - 1.278.850.689 = 383.019.426 đồng * Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: 383.019.426 x 25% = 95.754.857 đồng - Thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm: 383.019.426 x 15% x 50% = 28.726.457 đồng * Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp năm hiện hành: 95.754.857 - 28.726.457 = 67.028.400 đồng * Lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp: 1.661.870.115 - 67.028.400 = 1.594.841.715 đồng CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) PHIẾU KẾT CHUYỂN Số: 0112/KC Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Trích yếu A Các khoản giảm trừ Tổng Số hiệu TK Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có B C 511 532 1.143.455.000 x x 1.143.455.000 x Ngày 31 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 84 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) PHIẾU KẾT CHUYỂN Số: 0212/KC Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Số hiệu TK Trích yếu Số Tiền Ghi chú D Nợ Có B C 1 Doanh thu thuần bán hàng 511 911 713.691.058.010 Doanh thu hđ tài chính 515 911 5.045.580.406 Thu nhập khác 711 911 3.240.153.392 x x A Tổng 721.976.791.808 x Ngày 31 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) PHIẾU KẾT CHUYỂN Số: 0312/KC Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Trích yếu Số hiệu TK Số Tiền Ghi chú D Nợ Có B C 1 Giá vốn hàng bán 911 632 621.139.236.053 Chi phí tài chính 911 635 26.918.489.516 Chi phí bán hàng 911 641 65.873.345.572 Chi phí quản lý 911 642 5.871.808.152 Chi phí khác 911 811 512.042.400 Chi phí thuế TNDN hiện hành 911 821 67.028.400 x x A Tổng 720.381.950.100 x Ngày 31 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 85 CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẤN THƠ (CASEAMEX) Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn,TPCT Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 - 3 - 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) PHIẾU KẾT CHUYỂN Số: 0412/KC Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Số hiệu TK Trích yếu A Lợi nhuận chưa phân phối Tổng Số Tiền Ghi chú 1 D Nợ Có B C 911 421 1.594.841.715 x x 1.594.841.715 x Ngày 31 tháng 01 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN CẦN THƠ Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Q.Ô Môn, TPCT Mẫu S02c1- DN (Ban hành theo QĐ số 15/206/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh Từ ngày: 01/01/2012 đến ngày 31/02/2012 Số dư đầu kỳ:0 Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK Đ/Ư Số tiền Ngày Số 31/01 0212/KC K/C doanh thu thuần 511 713.691.058.010 31/01 0212/KC K/C doanh thu hđ tài chính 515 5.045.580.406 31/01 0212/KC K/C thu nhập khác 711 3.240.153.392 31/01 0312/KC K/C GV hàng bán 632 621.139.236.053 31/01 0312/KC K/C CP tài chính 635 26.918.489.516 31/01 0312/KC K/C CP bán hàng 641 65.873.345.572 86 Nợ Có Chứng từ ghi sổ Số tiền TK Đ/Ư Diễn giải Ngày Số 31/01 0312/KC K/C CP quản lý 642 5.871.808.152 31/01 0312/KC K/C CP khác 811 512.042.400 31/01 0312/KC K/C CP thuế TNDN hiện hành 821 67.028.400 31/01 0412/KC LN chưa phân phối Nợ Có 1.594.841.715 Tổng phát sinh nợ: 721.976.791.808 Tổng phát sinh có: 721.976.791.808 Số dư cuối kỳ: 0 Lập, ngày ….tháng….năm….. NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 4.2 KẾ TOÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4.2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh năm từ 2010 đến 2012 4.2.1.1 Phân tích doanh thu Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CASEAMEX qua 3 năm 2010, 2011, 2012 (số liệu đã được làm tròn chẳn từ hàng triệu đồng) để chọn ra các khoản thu của Công ty sau đó dùng phương pháp so sánh phân tích xem các khoản thu đó biến động như thế nào từ năm 2010 đến năm 2012 và nguyên nhân của những biến động đó là do đâu. Số liệu được thể hiện qua bảng sau: 87 Bảng 4.1 : Các khoản thu của Công ty Caseamex giai đoạn năm 2010 -2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 + Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Thu nhập khác Tổng doanh thu 2011 2012 Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 302.589 47,68 (222.387) (27,73) 1.143 2.931 54,68 (7.148) (68,21) 629.273 928.931 713.692 299.658 47,62 (215.239) (23,17) 634.633 937.222 714.835 5.360 8.291 15.655 14.542 5.046 (1.113) (7,11) (9.496) (65,30) 182 174 3.240 (8) (4,40) 3.066 1.762,07 645.110 943.647 721.978 298.537 46,28 (221.669) (23,49) Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Caseamex năm 2010, 2011, 2012 88 Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thực hiện doanh thu giai đoạn 2010 2012 tăng không đều qua các năm. Doanh thu năm 2011 tăng khá mạnh so với năm 2010 cụ thể tăng 298.537 triệu đồng, tương ứng với tăng 46,28%. Tuy nhiên, đến năm 2012 doanh thu lại giảm 221.669 triệu đồng tương đương 23,49 %. Để hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện của tổng doanh thu, dưới đây ta sẽ tìm hiểu tình hình thực hiện của từng khoản mục doanh thu. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 tăng 299.658 triệu đồng, tương đương với tăng 47,62%. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là là do sản lượng Công ty bán ra năm 2011 nhiều hơn năm 2010 nhờ những chính sách kinh doanh đúng đắn như không ngừng quảng bá thương hiệu tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước,… Ngoài ra, những khó khăn mà ngành thủy sản mắc phải như bị kiện bán phá giá cá tra,… tuy làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của nước ta nhưng xét về phương diện nào đó cũng vô tình quảng bá thương hiệu cá da trơn Việt Nam với các nước khác, làm tăng thị trường mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Mặt khác trong năm này do lạm phát tăng nên đẩy giá ngoại tệ tăng cao so với VNĐ làm tăng giá trị nguồn thu ngoại tệ. Đến năm 2012, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ lại giảm so với năm 2011 với tỷ lệ là 23,17% tương đương với giảm 215.239 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho khoản thu này sụt giảm là do nguồn thu chủ yếu của Công ty là từ hoạt động xuất khẩu nhưng trong năm này khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho các doanh nghiệp nói chung cũng như CASEAMEX nói riêng phải giảm cắt giảm sản lượng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, còn bị ảnh hưởng bởi những chính sách thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát gây khó khăn cho vấn đề mở rộng quy mô sản xuất tăng sản lượng tiêu thụ; doanh thu giảm còn do lạm phát bị kiềm chế làm tỷ giá ngoại tệ so với VNĐ không còn cao như 2011 nên làm trị giá doanh thu ngoại tệ sụt giảm. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 giảm 1.113 triệu đồng, tương đương với 7,11% so với năm 2010. Bao gồm doanh thu từ lãi tiền gửi, tiền cho vay; cổ tức lợi nhuận được chia; lãi do chênh lệch tỷ giá đã thực hiện. Trong đó tiền thu chủ yếu là từ lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện cho nên trong năm này dù lãi từ tiền gửi và cổ tức lợi nhuận được chia có tăng so với 2010 cụ thể tăng 4.618 triệu đồng nhưng khoản tăng này không đủ bù đắp khoản giảm của phần chênh lệch tỷ giá đã thực hiện do khoản này giảm 5.731 triệu đồng dẫn đến doanh thu hoạt động tài chính 2011 giảm nhẹ so với năm 2010. Năm 2012 doanh thu hoạt động tài chính giảm 9.496 triệu đồng, tương đương với 65,30% so với năm 2011. Nguyên nhân làm khoản thu này giảm nhiều như vậy là do lãi tiền gửi, tiền cho vay giảm 113 triệu đồng, lãi chênh lệch tỷ giá đã thực 89 hiện giảm mạnh tới 8.601 triệu đồng. Mặc dù, trong năm này có phát sinh thêm lãi hàng bán trả chậm là 2.053 triệu đồng, lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện là 700 triệu đồng nhưng cũng không bù đắp được khoản thu chính đã giảm là chênh lệch tỷ giá đã thực hiện nên làm cho doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011. Thu nhập khác là khoản thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. Năm 2011 khoản thu này là 174 triệu đồng, giảm so với 2010 là 8 triệu đồng. Năm 2012 Công ty không có thu từ thanh lý tài sản cố định nhưng có thêm những khoản thu khác phát sinh là 3.240 triệu đồng làm thu nhập khác năm 2012 tăng 1.762,07% so với năm 2011. 4.2.1.2 Phân tích chi phí Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CASEAMEX qua 3 năm 2010, 2011, 2012 (số liệu đã được làm tròn chẳn từ hàng triệu đồng) để chọn ra các khoản chi của Công ty sau đó dùng phương pháp so sánh phân tích xem các khoản thu đó biến động như thế nào từ năm 2010 đến 2012 và nguyên nhân của những biến động đó là do đâu. Số liệu được thể hiện qua bảng sau: 90 Bảng 4.2 : Các khoản chi phí của Công ty Caseamex giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 Giá vốn hàng bán 2011 522.303 771.249 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 621.139 248.946 47,66 (150.110) (19,46) Chi phí tài chính 41.429 36.623 26.918 (4.806) (11,60) (9.705) (26,50) Chi phí bán hàng 55.730 72.492 65.873 16.762 30,80 (6.619) (9,13) CP quản lý doanh nghiệp 10.012 15.615 5.872 5.603 55,96 (9.743) (62,40) 450 174 512 (276) (61,33) 338 194,25 1.139 2.253 67 1.114 97,81 2.186 97,03 276.343 42,36 (178.025) 19,82 Chi phí khác Thuế TNDN hiện hành Tổng chi phí 631.063 898.406 720.381 Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Caseamex năm 2010, 2011, 2012 91 Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình chi phí biến động không đều qua các năm. Năm 2011 tổng chi phí tăng 276.343 triệu đồng, tương ứng tăng 42,36%, đến năm 2012 tổng chi phí đã giảm xuống 178.025 triệu đồng, tương ứng với giảm 19,82%. Để hiểu rõ hơn sự biến động của tổng chi phí phát sinh tại doanh nghiệp dưới đây sẽ tiến hành tìm hiểu sự biến động của các khoản mục chi phí trong tổng chi phí. Giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 248.946 triệu đồng tương đương 47,66% so với năm 2010. Ta thấy giá vốn tăng nguyên nhân chính là do trong năm này sản lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu cũng tăng nhanh (47,62%) cho nên giá vốn tăng cũng cho điều đương nhiên mặc dù tốc độ tăng của giá vốn nhanh hơn tốc độ của doanh thu nhưng tăng một lượng không đáng kể lắm(0,04%) Ngoài ra, giá vốn tăng còn do trong năm này lượng tiêu thụ tăng cao nên Công ty phải tuyển thêm một lượng lao động lớn với mức lương cao hơn năm trước, cụ thể tiền lương bình quân 1 công nhân/năm 2010 là 27,78 triệu đồng, sang năm 2011 là 31,06 triệu đồng, tăng 11,80%. Bên cạnh đó, do phải tăng sản lượng sản xuất nên các khoản chi điện, nước, chi phí bảo trì máy móc thiết bị cũng phải gia tăng, cụ thể chi phí năm 2010 là 10.968 triệu đến năm 2011 tăng110,90%. Năm 2012, giá vốn giảm xuống còn 621.139 triệu đồng, thấp hơn năm 2011 150.110 triệu đồng, tương đương 19,46% nhưng lại giảm với tốc độ chậm hơn doanh thu do trong năm này kinh tế bị khủng hoảng phải cắt giảm quy mô nhưng đây chỉ là trong biện pháp ngắn hạn giảm sản lượng không có nghĩa là phải cắt giảm lao động; lại thêm giá vật tư đầu vào tăng cao, giá bán nguyên liệu không ổn định. Chi phí tài chính năm 2011 giảm 4.806 triệu đồng so với năm 2010, tương đương 11,60%. Chi phí tài chính chỉ gồm chi phí lãi vay. Khoản chi này giảm là do trong năm 2011 Công ty giảm vay ngắn hạn. Mặc dù, trong năm này Công ty đang cần vốn để tăng quy mô sản xuất nhưng Công ty giảm nguồn vay mà thay vào đó là tăng vốn bằng cách tăng phát hành cổ phiếu nhiều hơn năm 2010 số cổ phiếu nhiều hơn là 300.000 cổ phiếu. Năm 2012 giảm 9.705 triệu đồng, tương ứng giảm 26,50% so với năm 2011. Trong năm này mặc dù chi phí tài chính có phát sinh thêm các khoản lãi bán hàng trả chậm, lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện, lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện nhưng chi phí lãi tiền vay giảm mạnh khoảng 53,30% nên kéo theo chi phí năm 2012 giảm so với 2011. Chi phí bán hàng năm 2011 tăng 16.762 triệu đồng, tương đương 30,80% so với năm 2010. Chi phí này bao gồm: chi phí nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Trong năm 2011 do sản lượng tiêu thụ tăng 92 nên kéo theo khoản chi này cũng gia tăng, cụ thể: chi phí nhân viên tăng mạnh 43,85%, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng nhẹ khoảng 1,08%, chi phí bằng tiền khác cũng tăng khoảng 21,24%. Ngược lại, năm 2012 doanh số bán giảm kéo theo khoản chi này cũng giảm 6.619 triệu đồng, tương đương 9,13%. Cụ thể chi phí nhân viên giảm 24,03%, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng nhẹ khoảng 7,78%, chi phí bằng tiền khác giảm khoảng 8,46%. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 tăng 5.603 triệu đồng, tương đương tăng 55,96 % so với năm 2010 nguyên nhân là do doanh thu tiêu thụ tăng nên kéo chi phí quản lý cũng gia tăng. Trong đó bao gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố định không đổi, chi phí dịch vụ mua ngoài giảm nhẹ; còn lại chi phí chi phí bằng tiền khác, chi phí dự phòng, thuế phí và lệ phí đều gia tăng so với năm 2010, trong đó giá trị lớn nhất là chi phí dự phòng (11.000 triệu đồng) tăng 36,48% nên kéo theo chi phí quản lý trong năm 2011 tăng lên. Đến năm 2012 doanh số giảm kéo theo khoản chi này cũng giảm mạnh 9.743 triệu đồng, tương đương 62,40%. Cụ thể: chi phí khấu hao không đổi, chi phí khác bằng tiền tăng khoảng 39,74%; còn lại các khoản chi khác đều giảm như thuế, phí và lệ phí giảm 12,90%, chi phí dự phòng giảm mạnh khoảng 93,64% nguyên nhân chính là do sản lượng tiêu thụ giảm, chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 61,45%. Chi phí khác gồm chi phí từ thanh lý tài sản cố định. Đây là khoản chi thất thường nên rất khó kiểm soát, khoản chi này năm 2011 giảm 276 triệu đồng, tương đương 62,33% so với năm 2010. Đến năm 2012, tăng 194,25% so với năm 2011, tương đương với tăng 338 triệu đồng, mặc dù trong năm này không có khoản chi từ thanh lý nhượng bán nhưng có thêm những khoản chi phí khác phát sinh là 512 triệu đồng. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành năm 2011 tăng 1.114 triệu đồng, tương đương tăng 97,85% so với năm 2010 do thu nhập của Công ty tăng lên. Đến năm 2012 khoản thu nhập của Công ty giảm xuống kéo theo khoản chi này cũng giảm 2.186 triệu đồng, tương đương giảm 97,03%. 4.2.1.3 Phân tích lợi nhuận Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CASEAMEX qua 3 năm 2010, 2011, 2012 (số liệu đã được làm tròn chẳn từ hàng triệu đồng) để chọn ra các khoản lợi nhuận của Công ty sau đó dùng phương pháp so sánh phân tích xem các khoản lợi nhuận đó biến động như thế nào từ năm 2010 đến 2012 và nguyên nhân của những biến động đó là do đâu. Số liệu được thể hiện qua bảng sau: 93 Bảng 4.3 : Lợi nhuận của công ty Caseamex giai đoạn 2010 - 2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận từ hoạt động khác Tổng LN trước thuế Năm 2011 Năm 2012 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 Giá trị Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ (%) 41.228 69.575 20.808 28.347 68,76 (48.767) (70,09) (25.774) (22.081) (21.872) 3.693 -14,33 209 (0,95) (268) - 2.728 268 -1,00 2.728 - 15.186 47.494 1.664 32.308 212,75 (45.830) (96,50) Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Caseamex năm 2010, 2011, 2012 94 Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của công ty qua 3 năm tuy có biến động tăng giảm không đều nhưng đều nằm ở khoảng lãi. Năm 2010 tổng lợi nhuận là 15.186 triệu đồng đến năm 2011 lợi nhuận đạt 47.494 triệu đồng, tăng lên 212,75%. Sang năm 2012 lợi nhuận giảm xuống 45.830 triệu đồng, tương đương 96,50%. Mặc dù lợi nhuận có xu hướng giảm nhưng đây là xu hướng chung của toàn ngành vì gặp phải khó khăn nhưng nhìn chung Công ty hoạt động vẫn có hiệu quả vì còn mang lại lợi nhuận. Cụ thể các khoản như sau: Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 tăng lên 28.808 triệu đồng, tương đương tăng 68,86%. Nguyên nhân là trong năm này doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cao, mặc dù các khoản giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng có tăng nhưng vẫn thấp mức tăng của doanh thu nên kéo theo lợi nhuận tăng lên. Đến năm 2012 giảm xuống 48.767 triệu đồng, tương đương với 70,09% so với năm 2011. Nguyên nhân làm lợi nhuận giảm xuống là do bị ảnh hưởng chung bởi tình khủng hoảng kinh tế thế giới cộng với khó khăn trong nước làm cho doanh thu thuần giảm xuống nhưng đồng thời các khoản chi phí cũng giảm cho nên mặc dù lợi nhuận năm 2012 giảm nhưng Công ty vẫn không bị lỗ. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng lợi nhuận của Công ty. Lợi nhuận bị lỗ liên tục qua 3 năm liên tiếp. Cụ thể: Năm 2010 Công ty bị lỗ 25.774 triệu đồng, năm 2011 tiếp tục bị lỗ 22.081 triệu đồng nhưng tình hình lợi nhuận năm 2011 cải thiện hơn năm 2010 cụ thể là lợi nhuận đạt được trong năm 2011 tăng 3.693 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 có khoản doanh thu tài chính giảm hơn năm 2011 chủ yếu do khoản thu từ chênh lệch tỷ giá thực hiện giảm hơn năm 2010. Mặc dù trong khi đó chi phí tài chính cũng có chuyển biến giảm so với năm 2011 vì Công ty giảm được khoản trả lãi vay nhưng tổng thu từ hoạt động tài chính cũng không đủ bù đắp đủ số chi phí đã chi ra làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Công ty bị âm. Năm 2012 tiếp tục lỗ nguyên nhân cũng giống như trong năm 2011 nhưng lợi nhuận trong năm 2012 được cải thiện hơn lợi nhuận trong năm 2011, cụ thể lợi nhuận tăng 209 triệu đồng. Lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2010 bị lỗ 268 nguyên nhân là trong năm này phát sinh khoản thanh lý tài sản cố định nhưng khoản thu từ thanh lý thấp hơn khoản chi ra cho thanh lý tài sản cố định đó. Trong năm 2011, Công ty không có khoản lợi nhuận từ hoạt động khác do trong năm mặc dù có phát sinh khoản thanh lý tài sản cố định nhưng khoản mà Công ty thu vào từ hoạt động thanh lý cũng đúng bằng khoản mà Công ty đã chi ra. Đến năm 2012 lợi 95 nhuận từ hoạt động khác tăng lên 2.728 triệu đồng. Nguyên nhân là năm 2012 có phát sinh thêm các khoản thu nhập khác lớn hơn khoản chi phí khác. 4.2.1.4 Một số chỉ tiêu của lợi nhuận Đối với những đơn vị sản xuất kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty. Hay nói cách khác, khả năng sinh lời là điều kiện duy trì sự tồn tại và phát triển của Công ty, chu kì sống của Công ty dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh lời. Nhưng chỉ căn cứ vào sự tăng giảm của lợi nhuận thì chưa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của Công ty là tốt hay xấu, mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị thực hiện được với tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mới có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả toàn bộ của hoạt động cũng như từng bộ phận. a. Hệ số lãi gộp Căn cứ vào Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm từ 2010 đến 2012 (số liệu đã được làm tròn chẳn từ hàng triệu đồng) ta có bảng số liệu sau: Bảng 4.4 : Hệ số lãi gộp của Công ty Caseamex giai đoạn 2010 - 2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Lãi gộp 106.970 157.682 92.553 2. Doanh thu thuần 629.273 928.931 713.692 0,17 0,17 0,13 3. Hệ số lãi gộp (1/2) Nguồn: Phòng kế toán Công ty Caseamex Qua bảng số liệu trên ta thấy Công ty có hệ số lãi gộp biến động không đều. Mặc dù trong năm 2011 doanh thu thuần và lãi gộp có biến động lớn cụ thể lãi gộp tăng 47,41%, doanh thu thuần tăng 47,62% nhưng cuối cùng hệ số lãi gộp năm 2011 so với năm 2010 vẫn như nhau, đều là 0,17, điều này cho thấy mặc dù kết quả kinh doanh trong năm 2011 tăng khá nhiều so với năm 2010 nhưng do các khoản chi phí cũng tăng lên khá cao nên nên cuối cùng dẫn đến khả năng, trang trãi chi phí cũng như khả năng sinh lời trong 2 năm là như nhau. Sang năm 2012 hệ số lãi gộp giảm xuống còn 0,13 nhưng vẫn còn ở mức cao. Hệ số lãi gộp trong năm này giảm nhưng vẫn còn ở mức cao thể hiện khả năng trang trãi chi phí của Công ty vẫn còn tốt, vẫn có khả năng sinh lời. 96 b. Hệ số lãi ròng (ROS) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu cho ta biết được cứ 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bảng 4.5 : Hệ số lãi ròng của Công ty Caseamex giai đoạn 2010 - 2012 Chỉ tiêu 1. Lợi nhuận sau thuế 2. Doanh thu thuần 3. ROS (1/2) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 14.047 45.241 1.597 629.273 928.931 713.692 2,23% 4,87% 0,23% Nguồn: Phòng kế toán Công ty Caseamex Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua 3 năm biến động không đều. Cụ thể, năm 2010 tỷ suất này đạt 2,23%, tức là cứ 1 đồng doanh thu thì công ty lời 2,23% đồng lợi nhuận. Năm 2011, tỷ suất này tăng lên 4,87%, tức là trong năm này cứ 1 đồng doanh thu có được sẽ mang lại có 4,87% đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do trong năm này doanh thu tăng cao, mặc dù chi phí cũng tăng cao nhưng không bằng tốc độ tăng của doanh thu làm cho lợi nhuận sau thuế từ đó cũng tăng theo. Đến năm 2012, tỷ suất này giảm xuống chỉ còn 0,23% nguyên nhân là trong năm này Công ty gặp khó khăn từ phí trong nước và nước ngoài gây khó khăn cho tiêu thụ và làm giảm lợi nhuận của Công ty. c. Suất sinh lời của tài sản (ROA) Suất sinh lời của tài sản cho ta biết được một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, tỷ số này từ năm 2010 đến năm 2012 biến động như sau: Bảng 4.6: Suất sinh lời của tài sản của Caseamex giai đoạn 2010 - 2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 14.047 45.241 1.597 2. Tổng tài sản 658.999 679.652 722.588 3. Tổng TS bình quân 575.802 669.326 701.120 2,44% 6,77% 0,23% 1. Lợi nhuận sau thuế 4. ROA (1/3) Nguồn: Phòng kế toán Công ty Caseamex 97 Qua bảng trên ta thấy, tỷ suất sinh lời của tài sản của Công ty qua 3 năm biến động không đều. Cụ thể năm 2010 tỷ suất này là 2,44%, tương ứng với một đồng tài sản sẽ mang lại 2,44 đồng lợi nhuận. Năm 2011, tỷ số này tăng lên 6,77% tương đương một đồng tài sản bỏ ra thu được 6,77% đồng lợi nhuận, nguyên nhân là trong năm Công ty có doanh thu tăng cao dẫn đến lợi nhuận tăng cao làm cho đồng tiền mà Công ty bỏ ra có hiệu quả cao hơn. Năm 2012, tỷ số giảm xuống 0,23%, nghĩa là một đồng tài sản mang lại 0,23% đồng lợi nhuận, do trong năm này ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và tình hình trong nước khó khăn là tiêu thụ của Công ty giảm xuống dẫn đến lợi nhuận Công ty giảm theo. d. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tao ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này biến động qua từ năm 2010 đến năm 2012 như sau: Bảng 4.7: Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Công ty Caseamex giai đoạn từ 2010 - 2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 14.047 45.241 1.597 2. Vốn chủ sở hữu 154.834 186.930 189.373 3. Vốn chủ sở hữu bình quân 138.079 170.882 188.152 4. ROE (1/3) 10,17% 26,47% 0,85% 1. Lợi nhuận sau thuế Nguồn: Phòng kế toán công ty Caseamex Qua bảng số liệu ta thấy tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của Công ty biến động không đều và rất mạnh. Năm 2010 tỷ suất này là 10,17%, nghĩa là trong năm Công ty bỏ ra một đồng vốn chủ sở hữu sẽ thu được 10,17% đồng lợi nhuận. Năm 2011, tỷ suất này tăng khá mạnh, cụ thể đạt 26,47%, tương đương với một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được 26,47% đồng lợi nhuận. nguyên nhân làm tỷ số này tăng cao như vậy là do trong lợi nhuận sau thuế trong năm này tăng cao so với năm trước. Bên cạnh đó Công ty cũng đã bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy sự hoạt động hiệu quả của vốn chủ sở hữu. Đến năm 2012 tỷ số này giảm mạnh xuống còn 0,85%, tương đương một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được có 0,85% đồng lợi nhuận. 98 Nguyên nhân là trong năm này vốn chủ sở hữu vẫn được bổ sung nhưng trong năm này lợi nhuận lại giảm xuống khá mạnh. Qua phân tích ta thấy: nhìn chung các chỉ số sinh lời của Công ty CASEAMEX tăng ở năm 2010, 2011 cho thấy khả năng kinh doanh, phát triển và thâm nhập thị trường của Công ty ngày càng cao. Tuy nhiên, trong năm 2012 nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn, nhiều ngành sản xuất đang phải giảm đội ngũ cán bộ nhân viên để tìm kiếm lợi nhuận, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, công nhân thất nghiệp ngày càng tăng thì CASEAMEX vẫn chứng tỏ mình là một doanh nghiệp vững mạnh, ứng phó kịp thời với những diễn biến xấu của nền kinh tế đem lại chỉ tiêu lợi nhuận tuy thấp, nhưng đảm bảo được sự ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống cán bộ công nhân viên. 4.2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh từ 6 tháng đầu năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có những biến đổi bất thường xảy ra cho nên những chủ trương chính sách mà ban quản trị đề ra không phải áp dụng xuyên suốt hết một năm mà phải thay đổi chuyển hóa cho phù hợp qua từng giai đoạn. Chính vì vậy mà ngoài những Bảng báo cáo tài chính được lập vào cuối năm, tùy vào quy định mà Công ty còn phải lập báo cáo theo từng quý hoặc báo báo nữa năm để tiện theo dõi công việc kinh doanh giai đoạn đầu năm tài chính có hiệu quả không để từ đó có thể tìm ra hướng đi tốt cải thiện công việc kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo có hiệu quả hơn. Chính vì thế mà dưới đây sẽ phân tích kết quả kinh doanh của Công ty Caseamex giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2010 đến 6 tháng 2013 xem kết quả kinh doanh của công ty như thế nào thông qua việc: 4.2.2.1 Phân tích doanh thu Căn cứ vào Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu các năm từ 2010 đến 6 tháng đầu các năm 2013 (số liệu đã được làm tròn chẳn từ hàng triệu đồng) ta có bảng sau: 99 Bảng 4.8: Doanh thu của Công ty Caseamex giai đoạn 6 tháng đầu năm 2010 - 2013 Chỉ tiêu Chênh lệch 2011/2010 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 2010 2011 2012 2013 + Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + Các khoản giảm trừ doanh thu DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Thu nhập khác Tổng doanh thu ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 261.244 393.716 291.193 281.803 132.472 50,71 (102.523) (26,04) (9.390) (3,22) 60 2,35 (1.466) (56,19) 1.044 91,34 258.695 391.107 290.050 279.616 132.412 51,18 (101.057) (25,84) (10.434) (3,60) 2.549 3.609 1.143 2.187 10.433 7.625 4.411 1.078 (2.808) (26,91) (3.214) (42,15) (3.333) (75,56) 114 36 - - (78) (68,42) - - - - 269.242 398.768 294.461 280.694 129.526 48,11 (104.037) (26,09) (13.767) (4,68) Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Caseamex 6 tháng đầu năm 2010, 2011, 2012, 2013 100 Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu 6 tháng đầu của Công ty biến động không điều qua các năm, cụ thể doanh thu năm 2011 tăng 46,26% năm 2010, đến năm 2012 doanh thu lại giảm so với năm 2011 là 23,96%, sang năm 2013 lại tiếp tục giảm 5,32%. Để biết được nguyên nhân làm tổng doanh thu biến động như thế ta bắt đầu tìm hiểu chi tiết từng khoản mục: Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2011 tăng 51,18% so với 6 tháng đầu năm 2010 nguyên nhân là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2011 tăng cao so với năm 2010 vì những khó khăn trong năm 2010 đang dần được tháo gỡ cộng thêm nổ lực từ phía Công ty làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty đang dần phục hồi dẫn đến doanh thu bán hàng tăng cao.Mặc dù trong năm này các khoản giảm trừ có tăng nhưng chỉ tăng ở mức nhẹ khoảng 2,35% nên cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến doanh thu thuần. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 doanh thu thuần giảm 25,84% so với năm 2011 nguyên nhân là vì doanh thu bán bán hàng của Công ty trong năm giảm so với năm 2011 là 26,04%, tại vì trong năm này Công ty bị ảnh hưởng bởi tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới làm lượng xuất khẩu giảm so với năm 2011, bên cạnh đó tình hình kinh tế trong nước cũng gặp không ít khó khăn khiến gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, vì lượng hàng bán ra giảm nên trong năm 2012 các khoản giảm trừ doanh thu cũng giảm theo. Đến năm 2013, doanh thu thuần lãi giảm nhưng không giảm nhiều lắm khoảng 3,60% nguyên nhân là do doanh thu bán hàng giảm 3,22% so với năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2013 mặc dù doanh thu có giảm nhưng đây là tình hình chung của ngành vì trong năm này nhu cầu nhập khẩu của của các thị trường lớn giảm. Mặc khác, cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị áp mức thuế chống phá giá với mức thuế nhập khẩu cao làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này. Các khoản giảm trừ trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng cao hơn so với năm 2012 tại vì những khó khăn trong năm này khiến Công ty phải tăng các khoản chiết khấu, giảm giá cho khách hàng để kích cầu cải thiện tình hình tiêu thụ. Doanh thu hoạt động tài chính 6 tháng đầu 2011 giảm 26,91% so với năm 2010 nguyên nhân là trong năm này khoản thu từ tiền gửi ngân hàng của công ty giảm do trong năm này mặc dù doanh thu tăng cao nhưng Công ty phải thanh toán các khoản nợ vay kỳ trước và thanh toán các khoản cho người cho người bán. Sang 6 tháng đầu 2012 doanh thu tài chính tiếp tục giảm mạnh so với 2011 một khoảng là 42,15% nguyên nhân cũng giống như trong năm 2012 nhưng vì trong năm nay doanh thu bán hàng của Công ty lại giảm cho nên vấn đề thanh toán các khoản chi sẽ eo hẹp hơn năm rồi làm lượng tiền gửi 101 của Công ty hạn chế hơn. Năm 2013 có doanh thu tài chính 6 tháng đầu giảm mạnh so với năm 2012 nguyên nhân chính là vì trong năm này Công ty không còn hưởng khoảng lợi nhuận được chia từ Công ty liên kết. Thu nhập khác là thu từ hoạt động thanh lý tài sản cố định của Công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011 giảm 68,42% so với năm 2010. Trong giai đoạn 6 tháng đầu những năm còn lại không có phát sinh thu nhập khác. 4.2.2.2 Phân tích chi phí Căn cứ vào Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Caseamex 6 tháng đầu năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 (số liệu đã được làm tròn chẳn từ hàng triệu đồng) có bảng số liệu sau: 102 Bảng 4.9 : Chi phí của Công ty Caseamex giai đoạn 6 tháng đầu năm 2010 - 2013 Chỉ tiêu Chênh lệch 2011/1010 Giá trị Tỷ lệ (%) 219.820 320.660 246.269 241.631 100.840 45,87 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 2010 2011 2012 2013 Giá vốn hàng bán ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ (%) (74.391) (23,20) Chênh lệch 2013/2012 Giá trị Tỷ lệ (%) (4.638) (1,88) Chi phí tài chính 17.274 21.071 13.491 8.522 3.797 21,98 (7.580) (35,97) (4.969) (36,83) Chi phí bán hàng 20.902 29.948 26.893 21.583 9.046 43,28 (3.055) (10,20) (5.310) (19,74) 1.749 8.453 3.112 2.495 6.704 383,30 (5.341) (63,18) (617) (19,83) Chi phí khác 450 36 - - (414) (92) (36) (1,00) - - Chi phí thuế TNDN 678 1.395 377 485 717 105,75 (1.018) (72,97) 108 28,65 260.873 381.563 290.142 274.716 120.690 46,26 (91.421) (23.96) (15.426) (5,32) Chi phí quản lý Tổng chi phí Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Caseamex giai đoạn 6 tháng đầu năm 2010 - 2013 103 Qua bảng số liệu ta thấy tình hình tổng chi phí cũng biến động không đều qua các giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2010 đến đến 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể trong năm 2011 tổng chi phí tăng 46,26%, Sang 6 tháng năm 2012 tổng chi phí giảm xuống 23,96%, tiếp tục đến 6 tháng năm 2013 chi phí lại bắt đầu giảm xuống 5,32% so với năm 2012. Cụ thể biến động từng khoản như sau: Giá vốn hàng bán 6 tháng năm 2011 tăng 45,87% so với 6 tháng năm 2010, đây cũng là một tỷ lệ tăng cao nhưng nhìn chung mức tăng vẫn thấp hơn mức tăng doanh thu là 5,31 %. Tuy khoản chênh lệch không cao lắm nhưng nhìn chung mặc dù trong 6 tháng 2011 doanh thu tăng cao nhưng bên cạnh đó các khoản chi phí khác như chi phí thức ăn, chi phí nhân công, các chi phí điện nước bảo trì trong phân xưởng sản xuất cũng tăng; bên cạnh đó khi doanh số bán tăng thì lượng sản phẩm bán ra cũng gia tăng nên khiến cho giá vốn cũng từ đó mà tăng lên cũng là hiện tượng bình thường. Sang 6 tháng đầu năm 2012 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nên giá vốn cũng từ đó mà giảm theo, tỷ lệ giảm là 23,20%. Năm 2013, giá vốn phát sinh 6 tháng đầu năm tiếp tục giảm nguyên nhân cũng giống trong năm 2012 là do doanh thu tiếp tục giảm. Chi phí tài chính 6 tháng đầu 2011 tăng 21,98% so với 6 tháng đầu 2010 nguyên nhân là trong năm này chi phí lãi vay tăng lên, do Công ty cần vốn để mở rộng sản xuất trong khi chờ đợi cổ phiếu được phát hành. Năm 2012 có chi phí tài chính 6 tháng đầu giảm so với 2011 nguyên nhân là trong năm này lại tiền vay giảm xuống do Công ty thanh toán bớt các khoản nợ vay. Sang 6 tháng đầu năm 2013, chi phí tài chính tiếp tục giảm 36,83%. Do trong năm này tình hình kinh doanh cũng không mấy ổn định và những rào cảng và khó khăn từ thời tiết nên Công ty chưa cần để mở rộng sản xuất dẫn đến những khoản vay bị hạn chế làm chi phí lãi giảm đáng kể so với 6 tháng đầu 2012. Chi phí bán hàng 6 tháng đầu năm 2011 tăng 43,28% so với 6 tháng năm 2010. Nguyên nhân là trong năm 2011 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cao từ đó kéo theo các khoản chi từ hoạt động bán hàng cũng tăng cao như tiền lương nhân viên, tiền bao bì đóng gói, chi phí chuyên chở, phí ngân hàng,… cũng tăng theo. Năm 2012 và năm 2013 chi phí bán hàng đều giảm, cụ thể 6 tháng 2012 giảm 10,20%, 6 tháng 2013 giảm 19,74% nguyên nhân là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm làm cho các khoản chi trên cũng giảm theo. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2011 tăng so với năm 2011 với tỷ lệ là 10,20% nguyên nhân là do doanh thu tiêu thụ tăng lên làm chi phí dự phòng cũng tăng lên. Sang 6 tháng đầu năm 2012 chi phí quản lý 104 giảm 63,18% so với 6 tháng năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 giảm 19,83% so với năm 2012 nguyên nhân là do doanh số bán ra giảm kéo theo khoản chi phí dự phòng cũng giảm theo. Chi phí khác 6 tháng năm 2011 giảm 92% so 6 tháng năm 2010. Nguyên nhân là trong năm có thanh lý tài sản cố định nhưng khoản chi từ thanh lý phát sinh nhỏ hơn năm 2010. Đến 6 tháng đầu năm 2012, 2013 không có phát sinh chi phí khác. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 6 tháng năm 2011 tăng 105,75% so với 6 tháng đầu năm 2010. Nguyên nhân là do doanh thu tăng cao dẫn đến thu nhập chịu thuế cao. Sang 6 tháng năm 2012 chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 72,97%, 6 tháng năm 2013 tiếp tục giảm 5,32% nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu 2 năm này doanh thu bắt đầu giảm. 4.2.2.3 Phân tích lợi nhuận Căn cứ vào Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 (số liệu đã được làm tròn chẳn từ hàng triệu) ta có bảng số liệu sau: 105 Bảng 4.10 : Lợi nhuận của Công ty Caseamex giai đoạn 6 tháng đầu năm 2010 -2013 Chỉ tiêu Lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận từ hoạt động khác Tổng LN trước thuế 6 tháng 2010 6 tháng 6 tháng 6 tháng 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ (%) ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2013/2012 Giá Tỷ lệ trị (%) 16.224 32.046 13.776 13.907 15.822 97,52 (18.270) (57,01) 131 0,95 (6.841) (13.446) (9.080) (7.444) (6.605) (96,55) (4.366) (32,47) 1.636 18,02 (336) - - - 336 (1,00) - - - - 9.047 18.600 4.696 6.463 9553 105,59 (13.904) (74,75) 1.767 37,63 Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 6 tháng đầu năm 2010 đến 6 tháng đầu 2013 106 Quan sát bảng số liệu ta thấy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty biến động không đều. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của 6 tháng đầu năm 2011 tăng 105,59% so với 6 tháng đầu 2010. Nhưng đến năm 2012 lợi nhuận bắt đầu giảm 74,75% so với năm 2011. Sang năm 2013 tình hình kinh doanh có chuyển biến tốt, lợi nhuận đạt được trong 6 tháng đầu năm tăng 37,63% so với năm 2012. Sự biến động như thế là do biến động của các khoản lợi nhuận cấu thành tổng lợi nhuận thể hiện như sau: Lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng năm 2011 tăng cao 97,52% do trong năm này doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng khá mạnh 50,71%, mặc dù các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý, giá vốn hàng bán có tăng nhưng do doanh thu tăng mạnh nên kéo theo lợi nhuận cũng tăng mạnh. Năm 2012 lợi nhuận thuần giảm 57,01% nguyên nhân là do doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm dẫn đến lợi nhuận giảm. Sang 6 tháng đầu 2013 lợi nhuận tăng nhẹ 0,95% so với năm 2012 nguyên nhân là vì trong năm này mặc dù doanh thu thuần có giảm hơn so với năm 2010 nhưng các khoản chi phí lại giảm mạnh hơn năm 2011 dẫn đến năm này lợi nhuận cao hơn. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 6 tháng 2010 Công ty bị lỗ 6.841 triệu đồng. Đến năm 2011, hoạt động tài chính của Công tiếp tục bị lỗ 13.446 triệu đồng tăng 96,55% so với năm rồi nguyên nhân là trong năm này khoản thu của Công ty về hoạt động tài chính thấp trong khi đó khoản chi phí tài chính tăng cao hơn. Giai đoạn 6 tháng đầu 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, phần lợi nhuận này tiếp tục bị âm nhưng có cải thiện hơn so với năm trước. Nguyên nhân là trong 2 năm này khoản chi phí tài chính giảm nhờ giảm được phần lãi vay. Lợi nhuận từ hoạt động khác trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2010 bị âm 336 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm có phát sinh khoản chi cho thanh lý tài sản cố định lớn hơn khoản thu vào từ hoạt động thanh lý này. Trong 6 tháng đầu năm 2011 không có phát sinh khoản lợi nhuận khác khoản thu vào và chi ra từ hoạt động khác là như nhau. Còn lại trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013. Công ty không có lợi nhuận khác do trong thời gian này tại Công ty không có phát sinh khoản thu nhập khác hay chi phí khác. 4.2.2.4 Một số chỉ tiêu của lợi nhuận a. Hệ số lãi gộp Căn cứ vào Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng 4 năm từ 2010 đến 2013 (số liệu đã được làm tròn chẳn từ hàng triệu đồng) ta có bảng số liệu sau: 107 Bảng 4.11 : Hệ số lãi gộp của Công ty Caseamex giai đoạn 6 tháng đầu năm 2010 - 2013 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 38.875 70.447 43.781 37.985 258.695 391.107 290.050 279.616 0,15 0,18 0,15 0,14 1. Lãi gộp 2. Doanh thu thuần 3. Hệ số lãi gộp (1/2) Nguồn: Phòng kế toán Công ty Caseamex Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số lãi gộp của Công ty khá cao chứng tỏ Công ty có khả năng trang trãi chi phí tốt trong giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2010 - 2013. Mặc dù trong giai đoạn này hệ số lãi gộp của Công ty có biến động nhưng không nhiều và vẫn còn ở mức cao. Cụ thể như sau: 6 tháng đầu năm 2010. Sang 6 tháng đầu 2011, do doanh thu và lợi nhuận trong năm này tăng cao nên hệ số lãi gộp từ đó cũng tăng lên 0,18. Đến năm 2012, 2013 do gặp khó khăn từ thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài làm cho doanh thu và lợi nhuận giảm nên hệ số lãi gộp của 6 tháng đầu 2 năm này cũng giảm như sau: 6 tháng năm 2012 giảm xuống 0,15 như hệ số lãi gộp 6 tháng đầu năm 2010, 6 tháng đầu 2013 hệ số này là 0,14. Tuy hệ số này giảm nhưng giảm không nhiều cho thấy trong giai đoạn khó khăn Công ty có thể trang trãi được chi phí bỏ ra, cầm cự để phát triển khi những khó khăn mắc phải có chuyển biến tốt hơn. b. Hệ số lãi ròng (ROS) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu cho ta biết được cứ 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bảng 4.12 : Hệ số lãi ròng của Công ty Caseamex giai đoạn 6 tháng đầu năm 2010 - 2013 Chỉ tiêu 1. Lợi nhuận sau thuế 2. Doanh thu thuần 3. ROS (1/2) 2010 2011 2012 2013 8.369 17.205 4.319 5.978 258.695 3,24% 391.107 290.050 279.616 4,40% 1,50% Nguồn: Phòng kế toán Công ty Caseamex 108 2,14% Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua 3 năm biến động không đều như sau: 6 tháng đầu năm 2010 tỷ số này là 3,24% nghĩa là cứ một đồng doanh thu thu vào Công ty sẽ được 3,24% đồng lợi nhuận. 6 tháng đầu năm 2011 tỷ số này tăng theo hướng tăng của doanh thu và lợi nhuận, cụ thể là 4,40%, nghĩa là trong 6 tháng đầu năm này cứ một đồng doanh thu sẽ mang lại 4,40% đồng lợi nhuận. Sang 6 tháng đầu năm 2012, hệ số này giảm mạnh xuống chỉ còn 1,50%, nguyên nhân là trong năm này cả doanh thu và lợi nhuận của Công ty đều giảm mạnh. Giai đoạn 6 tháng năm 2013 hệ số này là 2,14% , hệ số này tăng lên so với năm 2012 nguyên nhân là do lợi nhuận trong 6 tháng 2013 tăng lên mặc dù doanh thu trong năm này giảm xuống nhưng do các khoản chi phí phát sinh thấp hơn nên làm cho 6 tháng 2013 có lợi nhuận cao hơn. c. Suất sinh lời của tài sản (ROA) Suất sinh lời của tài sản cho ta biết được một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, tỷ số này từ 6 tháng đầu năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 biến động như sau: Bảng 4.13: Suất sinh lời của tài sản Công ty Caseamex giai đoạn 6 tháng đầu năm 2010 - 2013 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 1. Lợi nhuận sau thuế 8.369 17.205 4.319 5.978 2. Tổng tài sản 634.646 634.203 726.704 831.093 3. Tổng TS bình quân 563.625 643.425 680.454 778.900 4. ROA (1/3) 1,48% 2,68% 0,63% 0,77% Nguồn: Phòng kế toán Công ty Caseamex Qua bảng trên ta thấy, tỷ suất sinh lời của tài sản của Công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm biến động không đều. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2010 tỷ suất này là 1,48% tương ứng với một đồng tài sản sẽ mang lại 1,48% đồng lợi nhuận. Sang 6 tháng đầu năm 2011, tỷ số này tăng lên 2,68% tương đương một đồng tài sản bỏ ra thu được 2,68% đồng lợi nhuận, nguyên nhân là trong năm Công ty có doanh thu tăng cao dẫn đến lợi nhuận tăng cao làm cho đồng tiền mà Công ty bỏ ra có hiệu quả cao hơn. Đến 6 tháng đầu năm 2012, tỷ số giảm xuống 0,63%, nghĩa là một đồng tài sản mang lại 0,63% đồng lợi nhuận, do trong năm này ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và tình hình trong nước khó khăn là tiêu thụ của Công ty giảm xuống dẫn đến lợi nhuận Công ty giảm 109 theo. Đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, tỷ suất sinh lời tăng lên cứ một đồng tài sản bỏ ra Công ty mang về được 0,77% đồng lợi nhuận. d. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tao ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này biến động qua 6 tháng đầu năm từ năm 2010 đến năm 2013 như sau: Bảng 4.14: Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Công ty Caseamex giai đoạn 6 tháng đầu năm 2010 - 2013 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 1. Lợi nhuận sau thuế 8.369 17.205 4.319 5.978 2. Vốn chủ sở hữu 129.013 175.057 190.679 195.837 3. Vốn chủ sở hữu bình quân 124.080 152.035 171.357 193.258 6,74% 11,30% 2,52% 3,09% 4. ROE (1/3) Nguồn: Phòng kế toán công ty Caseamex Qua bảng số liệu ta thấy tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của Công ty biến động không đều và rất mạnh. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2010 tỷ suất sinh lời là 6,47%, điều này nói lên cứ một đồng vốn chủ sở hữu mang lại 6,74% đồng lợi nhuận. Sang 6 tháng đầu năm 2011, tỷ số này tăng lên khá mạnh 11,30%, có nghĩa là một đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 11,30% đồng lợi nhuận. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng trên là do trong giai đoạn này doanh thu tăng khá nhanh làm lợi nhuận cũng tăng mạnh, bên cạnh đó Công ty cũng đã bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy sự hoạt động khá hiệu quả của vốn chủ sở hữu. Sang 6 tháng đầu năm 2012, tỷ số sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm xuống 2,52%, nguyên nhân là trong năm này doanh thu, lợi nhuận của Công ty giảm xuống, trong khi đó Công ty vẫn tiếp tục bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu là cho tỷ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng giảm. Đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận có chuyển biến tốt hơn, và Công ty vẫn bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu nên tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bắt đầu tăng hơn năm 2012, cụ thể là một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra Công ty thu về được 3,09% đồng lợi nhuận trong khi một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra trong 6 tháng đầu năm 2012 chỉ mang về có 2,52% đồng lợi nhuận. 110 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN Trong quá trình phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty, ta nhận thấy quá trình hoạt động sản xuất của Công ty có mức phát triển không đều, lợi nhuận tăng giảm qua các năm. Mặc dù đây là hiện tượng chung của toàn ngành nhưng Công ty cũng cần có biện pháp để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Do đó, Để nâng cao lợi nhuận của Công ty thì vấn đề đặt ra là phải nâng cao doanh thu và giảm thiểu chi phí để đạt được lợi nhuận tối đa. Về tình hình tổng chi phí, qua phân tích ta thấy chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí (trừ giá vốn hàng bán). Do vậy, chi phí này ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, Công ty cần có chính sách về sử dụng chi phí cho khoản mục này hiệu quả và tiết kiệm hơn. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng giảm qua các năm nhưng khi doanh thu tăng thì kéo theo giá vốn cũng tăng với mức độ không kém cho nên lợi nhuận Công ty thu được không cao. Vì vậy, vấn đề hạ giá vốn cũng cần được Công ty đặc biệt quan tâm trong thời gian tới. Khả năng về vốn kinh doanh cũng là một vấn đề không kém phần quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của Công ty. Vì vốn là tiền đề vật chất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trang trãi chi phí. Nhất là trong thị trường cạnh tranh như ngày nay, doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính mạnh mẽ sẽ có lợi thế rất lớn trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất tăng lợi nhuận. 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH 5.2.1 Tăng doanh thu Công ty cần giữ vững thị trường cũ bên cạnh đó phải đi tìm thị trường mới tiềm năng. Quảng bá thương hiệu để khách hàng nhận diện được sự khác biệt của chất lượng sản phẩm Caseamex, chủ động tổ chức và tham gia các chiến dịch truyền thông bảo vệ hình ảnh cá tra Việt Nam,… Thực hiện các chính sách giảm giá chiết khấu cho khách hàng khi mua với số lượng lớn, hoặc thời gian thanh toán sớm, có chính sách ưu đãi cho khách hàng thân thiết, thực hiện giao hàng theo đúng tiến độ hợp đồng,…. 111 Thành lập kênh phân phối chuyên nghiệp, sản phẩm của Công ty cần có mặt trong các siêu thị trong và ngoài nước,…. Nghiên cứu thói quen tiêu dùng sản phẩm của người dân từ đó có những hướng phát triển cải tiến sản phẩm cho phù hợp. 5.2.2 Giảm chi phí Để giảm chi phí nhìn chung Công ty cần phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường. Áp dụng những thành tựu, tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo điều kiện để nâng cao năng suất lao động, giảm định mức tiêu hao nguyên liệu, giảm lao động sống, hiệu quả sản xuất tăng. Khai thác tối đa công suất tài sản cố định, nâng cao ý thức bảo dưỡng máy, móc thiết bị, tránh lãng phí chi phí bất biến nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Tổ chức việc cung ứng nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh. Để thực hiện tốt việc giảm giá mua nguyên liệu, phải bắt đầu từ việc khai thác nguồn mua. Nghiên cứu lựa chọn nguồn cung ứng đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng, thời gian, đại điểm, phương thức thanh toán, giao nhận mạng lưới thu mua phù hợp với điều kiện nguồn hàng và điều kiện sản xuất. Các khoản chi phí bán hàng của Công ty như: chi phí đóng gói sản phẩm thành từng hộp, từng kiện để bảo quản, thuận tiện cho chuyên chở, chi phí bảo quản sản phẩm kể từ lúc xuất kho,… Để giảm bớt các loại chi phí trên, Công ty cần phải sắp xếp hợp lý từ khâu đóng gói đến bảo quản, lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp, để hạ thấp chi phí vận chuyển, đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Tăng cường công tác đầu tư vốn hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ, trang trại nuôi trồng thủy sản để có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, kiểm soát được nguồn gốc chất lượng nguyên liệu đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu. 112 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Chúng ta đang bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ mở cửa nên có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tự khẳng định mình và tìm chổ đứng cho mình vươn lên để tồn tại và tiếp tục phát triển nên phải kinh doanh sao cho có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh là thức đo của quá trình tổ chức, quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh cao tức là lợi nhuận thu về càng cao. Chính vì vậy mà công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh trong Công ty vô cùng quan trọng. Qua việc xác định kết quả kinh doanh giúp các nhà lãnh đạo biết được doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả không để từ đó có thể lập những kế hoạch đúng đắn, thích hợp và kịp thời trong từng giai đoạn kinh doanh. Qua quá trình xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ cho thấy dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và trở ngại nhưng Công ty đã không ngừng cố gắng khắc phuc để có thể đứng vững trên thương trường. Ảnh hưởng bởi tình hình trong nước và thế giới làm cho doanh thu và lợi nhuận của Công ty biến động lên xuống không đều qua các năm. Tuy hiện tại Công ty hoạt động vẫn có lợi nhuận nhưng lợi nhuận không cao. Do đó, Công ty cần phải có thêm những nỗ lực mới để khắc phục những khó khăn và phát huy những thành tựu đạt được. 6.2 KIẾN NGHỊ Trong nền kinh tế thị trường như ngày nay, sự cạnh tranh giữa các các cơ quan có thẩm quyền phải quản lý chặt chẽ để tránh diễn ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài ra các chính sách về pháp luật cũng phải quy định cụ thể mức xử lý thật nghiêm khắc nếu doanh nghiệp nào vi phạm. Nhà nước cũng phải có chính sách kịp thời can thiệp khi có biến động lớn xảy ra, như hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, hay cho vay với lãi xuất ưu đãi để giúp doanh nhiệp kinh doanh có hiệu quả hơn. Quản lý các ban ngành phải thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo để các doanh nghiệp cùng ngành có thể gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm hoặc cùng nhau hợp tác. Ngoài ra có thể lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các doanh nghiệp để xem xét giải quyết, cũng như nghe những lời đóng góp để ngày càng hoàn thiện, ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn. 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Văn Trịnh, 2012. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Đại học Cần Thơ. 2. Huỳnh Thị Đăng Khoa, 2004. Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Xuất Nhập khẩu thủy sản Kiên Giang. Luận văn đại học. Đại học An Giang. 3. Lê Thị Thanh Hà và cộng sự, 2009. Kế toán doanh nghiệp. Trường ĐH Ngân Hàng TP. HCM: Nhà xuất bản Tài chính. 4. Nguyễn Đình Đỗ và Nguyễn Bá Minh. Quy trình kế toán doanh nghiệp trong điều kiện đổi mới và hội nhập. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 5. Quãng Trúc Minh, 2010. Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty cơ khí xây dựng đóng tàu Đại Thành. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. 6. Trần Đạt, 2012. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần In Tổng Hợp Cần Thơ. Chuyên đề kế toán. Đại học Cần Thơ. 7. Trần Phương Quyên, 2012. Phân tích chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy sản Cần Thơ - CASEAMEX. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. 8. Trần Quốc Dũng, 2009. Nguyên lý kế toán. Đại học Cần Thơ MỘT SỐ PHỤ LỤC KÈM THEO: 114 [...]... xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CASEAMEX - Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty CASEAMEX 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hoạt động kinh doanh. .. tồn tại và phát triển của chính doanh nghiệp đó Do nhận thấy được tầm quan trọng này nên đề tài: “ Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ CASEAMEX được chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu về công tác hạch toán Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả. .. doanh tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu thủy sản Cần Thơ CASEAMEX không nghiên cứu toàn bộ quá trình hoạt động của Công ty mà chỉ tìm hiểu những vấn đề liên quan Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh đó qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của Công ty CASEAMEX 1.3.4 Đối tượng nghiên cứu - Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty thông qua... quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ - CASEAMEX để biết được thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh từ đó có biện pháp hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty CASEAMEX 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu phương pháp hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh theo quy định hiện hành - Đánh giá thực trạng kế toán. .. nhưng lại tập trung vào mảng kế toán xác định kết quả kinh doanh hơn - Đề tài do Huỳnh Thị Đăng Khoa thực hiện: “ Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Xuất Nhập khẩu thủy sản Kiên Giang” qua các năm 2000, 2001 và 2002, tìm hiểu các vấn đề sau: + Tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty + Đưa ra những nhận xét về công tác kế toán cũng như việc... kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời gian nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường tạo ra doanh thu và thu nhập khác (được tạo ra từ hoạt động kinh doanh khác) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá... 2007, 2008 và 2009, tìm hiểu các vấn đề sau: + Tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty + Phân tích tình hình hoạt động của Công ty thông qua việc phân tích doanh thu, tình hình thực hiện lợi nhuận và phân tích lợi nhuận + Phân tích các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh doanh của Công ty Nhận xét: Đề tài tuy có tìm hiểu về công tác kế toán tại Công ty nhưng... khi dùng các chỉ tiêu để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh nói trên Qua việc phân tích các nhà quản trị có thể biết được nguyên nhân những nhân tố làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó có thể đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình Chính vì vậy, công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp là vô cùng... mực kế toán vào thực tế công tác kế toán tại Công ty Nhận xét: Đề tài đã sử dụng chủ yếu phương pháp diễn dịch và thống kê để phân tích số liệu, đi sâu tìm hiểu từng tài khoản liên quan đến kế toán xác định kết quả kinh doanh, tìm hiểu quy trình hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh từ đó mới đưa ra nhận xét và có những kiến nghị thích hợp Đề tài của em cũng có tìm hiểu côn tác hạch toán kế toán. .. tập trung vào việc phân tích kết quả kinh doanh thông qua các phương pháp như: phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty Ngoài ra, đề tài còn dùng các chỉ tiêu kinh tế để phân tích sâu hiệu quả hoạt động của Công ty Đề tài của em cũng có sử dụng một vài chỉ tiêu kinh tế để phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty CASEAMEX

Ngày đăng: 08/10/2015, 23:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan