phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt – chi nhánh cần thơ

72 303 0
phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt – chi nhánh cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH HỒ KIỀU OANH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế Toán Mã số ngành: 52340301 Tháng 8 - 2013 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH HỒ KIỀU OANH MSSV/HV: LT11337 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế Toán Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN TH.S NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU Tháng 8 – 2013 2 LỜI CẢM TẠ ……..…… Trong quá trình học tập tai Trường Đại Học Cần Thơ, em đã nhận được sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô trong trường nói chung và quý thầy cô Khoa kinh tế - quản trị kinh doanh nói riêng. Em đã được thầy cô truyền đạt những kiến thức hữu ích về chuyên ngành cũng như các kiến thức xã hội khác để em có thể hoàn thành tốt các môn học.Đặc biệt em xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thị Hồng Liễu, cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, em cũng chân thành cám ơn Ban giám đốc Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Việt chi nhánh Cần Thơ đã tiếp nhận em vào thực tập tại đơn vị, tạo điều kiện cho em tiếp xúc với tình hình thực tế. Đồng thời em chân thành cám ơn các anh chị Phòng kế toán đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ, hưỡng dẫn em trong suốt thời gian thực tập. Với thời gian và kiến thực có hạn nên đề tài thực hiện không thể tránh sự thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp từ quý thầy cô cùng với quý cơ quan thực tập để đề này được hoàn thiện hiện hơn. Sau cùng, em xin chúc quý thầy cô, Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Việt chi nhánh Cần Thơ sức khỏe dồi dào và thành công trong công việc!!! Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2013 Ngƣời thực hiện Hồ Kiều Oanh 3i TRANG CAM KẾT ……..…… Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày...... tháng...... năm 2013 Ngƣời thực hiện Hồ Kiều Oanh ii 4 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ……..…… .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày...... tháng...... năm 2013 Trƣởng đơn vị iii 5 MỤC LỤC ……..…… Trang Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 1 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu ......................................................................... 1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn ................................................................ 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3 1.3.1 Phạm vi về không gian nghiên cứu ....................................................... 3 1.3.2 Phạm vi về thời gian nghiên cứu........................................................... 3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3 Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 4 Chƣơng 3: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 5 3.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ................................................................................ 5 3.1.1 Khái niệm, đặc điểm Ngân hàng thương mại ....................................... 5 3.1.2 Các hình thức huy động vốn ................................................................. 5 3.1.3 Vai trò của công tác huy động vốn trong hoạt động của Ngân hàng thương mại .............................................................................................................. 9 3.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của Ngân hàng ...... 10 3.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 12 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 12 3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 12 Chƣơng 4: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ ........................................................... 13 6 iv 4.1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT ............................................. 13 4.1.1 Khái quát ............................................................................................. 13 4.1.2 Phương thức hoạt động ....................................................................... 14 4.1.3 Cơ cấu tổ chức..................................................................................... 16 4.2 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHTM CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ........................................... 17 4.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ...................................................... 17 4.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban ............................... 18 4.2.3 Một số sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Nam Việt chi nhánh Cần Thơ ........................................................................................................................ 20 4.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHTM CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 .................................................................................................. 22 4.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN SẮP TỚI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ ............................................................................................................ 27 4.4.1 Thuận lợi ............................................................................................. 27 4.4.2 Khó khăn ............................................................................................. 27 4.4.3 Định hướng phát triển ......................................................................... 28 Chƣơng 5: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 31 5.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ (2010 – 6 THÁNG 2013) ..................................................................................................... 31 5.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ (2010 – 6 THÁNG 2013) ..................................................................................................... 34 5.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn theo kỳ hạn.................................... 34 5.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế................. 39 5.2.3 Phân tích tình hình huy động vốn theo loại tiền tệ (nội tệ-ngoại tệ)... 42 v7 5.2.4 Lãi suất huy động và chi phí khác liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng ................................................................................................ 44 5.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ...................................................................................................................... 47 5.3.1 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn ......................................................... 47 5.3.2 Tổng dư nợ/ Vốn huy động ................................................................. 48 5.3.3 Vốn điều chuyển/ Tổng nguồn vốn ..................................................... 48 5.3.4 Vốn có kỳ hạn/ Vốn huy động ............................................................ 49 5.3.5 Chi phí huy động/ Tổng chi phí .......................................................... 50 5.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH CÂN THƠ ............................................................................................................ 51 5.4.1 Nhân tố khách quan............................................................................. 52 5.4.2 Nhân tố chủ quan ................................................................................ 56 5.5 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC CỦA NGÂN HÀNG NAVIBANK DỰA TRÊN CÁC PHÂN TÍCH .................................... 58 5.5.1 Ưu điểm............................................................................................... 58 5.5.2 Nhược điểm ......................................................................................... 59 Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 60 6.1 KẾT LUẬN .................................................................................................... 60 6.2 KIẾN NGHỊ................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 62 vi8 DANH SÁCH BẢNG ……..…… Trang Bảng 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank Cần Thơ năm 20106T/2013 ................................................................................................................. 23 Bảng 5.1 Cơ cấu nguồn vốn của Navibank Cần Thơ 2010-6T/2013 ................... 32 Bảng 5.2 Số liệu huy động vốn theo kỳ hạn 2010-6T/2013 ................................. 35 Bảng 5.3 Số liệu huy động vốn theo thành phần kinh tế 2010-6T/2013 .............. 40 Bảng 5.4 Số liệu huy động vốn theo theo loại tiền tệ 2010-6T/2013 ................... 42 Bảng 5.5 Lãi suất huy động vốn bình quân của Navibank 2010-6T/2103 ........... 44 Bảng 5.6 Chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của Navibank năm 20106T/2013 ................................................................................................................. 47 Bảng 5.7 Các chỉ tiêu kinh tế của Cần Thơ năm 2010-6T/2013 .......................... 52 vii9 DANH MỤC HÌNH ……..…… Trang Hình 4.1 Cơ cấu tổ chức của Navibank ................................................................ 16 Hình 4.2 Cơ cấu tổ chức của Navibank Cần Thơ ................................................. 18 10 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ……..…… Navibank : Ngân hàng Nam Việt ATM : Máy rút tiền tự động POS : Điểm bán lẻ NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại QHKH : Quan hệ khách hàng NV : Nguồn vốn QTRR : Quản trị rủi ro QTTD : Quản trị tind dụng QTCL : Quản trị chiến lược QTNNL : Quản trị nguồn nhân lực QTTC : Quản trị tài chính VH : Vận hành CNHT : Công nghệ hỗ trợ BH : Bán hàng GS : Giám sát TTNĐ : Thanh toán nội địa TTQT : Thanh toán quốc tế PTTT : Phát triển thị trường ix 11 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu Tình hình kinh tế thới giớ đang có những chuyển biến phức tạp, đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng kinh tế thới giới vào cuối năm 2007 đã làm cho nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái, biểu hiện bằng việc hàng loạt ngân hàng của Mỹ phá sản… Trong tình hình đó nước ta cũng chịu ảnh hưởng nhiều, nền kinh tế nước ta rơi vào suy thoái. Hàng loạt doanh nghiệp ở nước ta đã giải thể, nguyên nhân chủ yếu là do lượng hàng tồn kho nhiều và do thiếu nguồn vốn để sản xuất kinh doanh. Vốn là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Đối với hệ thống ngân hàng thì nguồn vốn lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn nó quyết định sự phát triển và sự tồn tại của ngân hàng. Các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì các ngân hàng phải tích cực thực hiện các chính sách thu hút vốn nhàn rỗi ngoài thi trường. Đây là vấn đề cấp bách cho tất cả các ngân hàng, nhưng với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng thì công tác huy động vốn ngày càng trở nên khó khăn hơn. Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh Cần Thơ là một chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng thương mại Nam Việt. Chi nhánh nằm trong địa bàn thành phố Cần Thơ được xem là một trọng điểm kinh tế quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long với tốc độ đô thị hóa rất cao.Chính vì vậy, ngân hàng cũng đang từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển bền vững. Để thực hiện được điều này thì nhiệm vụ hàng đầu đó là vốn. Ở nước ta hiện nay, quá trình nhận và truyền vốn trên thị trường chủ yếu thông qua ngân hàng và có thể nói là hơn 80% lượng vốn trên thị trường là do ngân hàng cung cấp. Do đó công tác huy động vốn tại ngân hàng là rất quan trọng. Trong quá trình thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt cho biết được ngân hàng thuộc nhóm ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng và tình hình thanh khoản tốt, để làm được điều này chứng tỏ ngân hàng thực hiện khá tốt công tác huy động vốn trên thị trường. Với đề tài: “Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Cần Thơ” sẽ cho ta có cái nhìn tổng quan hơn, nhận biết về tầm quan trọng của vốn trong hoat động 121 của ngân hàng cũng như biết được những khó khăn hiện tại cần phải khắc phục trong quá trình huy động vốn của ngân hàng. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Việc huy động vốn là vấn đề rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng và làm sao để ngày càng hoàn thiện hơn là vấn đề cũng hết sức quan trọng mà mọi ngân hàng đang từng bước tiến đến để thực hiện được. Ngân hàng không thể dựa vào vốn tự có để cho vay hay thực hiện các hoạt động kinh doanh khác mà phải huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp... dưới các hình thúc khác nhau như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiết kiệm… thông qua các hoạt động thu hút vốn của ngân hàng đưa ra chúng ta có thể đánh giá được tình hình hoạt động của ngân hàng. Với đề tài nghiên cứu trên ta sẽ biết được khả năng thu hút nguồn vốn của Navibank Cần Thơ và bên cạnh đó đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn nhằm ngày càng hoàn thiện hơn công tác huy động vốn cho Ngân hàng. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vôn tại ngân hàng và trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục và ngày càng nâng cao công tác huy động vốn cho Ngân hàng trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng trong giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Phân tích công tác huy động vốn của Ngân hàng trong giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để biết được khả năng huy động vốn của Ngân hàng. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nhằm thấy được những thuận lợi và khó khăn trong công tác huy động vốn. - Từ việc đánh giá những khó khăn trên đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian tới. 13 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Cần Thơ. 1.3.2 Phạm vi về thời gian nghiên cứu - Thời gian thực hiện đề tài từ 12/8/2013 đến ngày 18/11/2013 - Số liệu được phân tích trong đề tài từ năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Cần Thơ nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của Ngân hàng và đưa ra giải pháp thu hút nguồn vốn làm cho công tác huy động vốn ngày càng hoàn thiện hơn. 314 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU - Luận văn tốt nghiệp: Lê Thị Hồng Loan (2012). Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác huy động vốn tại Sacombank Hậu Giang, Kinh tế nông nghiệp K34, Đại học Cần Thơ. Đề tài phân tích công tác huy động vốn tại ngân hàng Sacombank Hậu Giang để thấy được những thuận lợi và khó khăn trong công tác huy động vốn trên địa bàn Hậu Giang của ngân hàng Sacombank từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy đông vốn cho ngân hàng trong thời gian tới. - Luận văn tốt nghiệp: Nguyễn Thị Như (2008). Phân tích đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay của ngân hàng eximbank chi nhánh Cái Khế, Tài chính Ngân hàng K30, Đại học Cần Thơ. Đề tài tập trung phân tích tình hình huy động vốn, cho vay vốn của Ngân hàng, qua đó đánh giá những điểm mạnh và những mặt còn hạn chế, để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động, cho vay vốn tại Ngân hàng. 4 15 CHƢƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 3.1.1 Khái niệm Ngân hàng thƣơng mại “Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phượng tiện thanh toán”. Hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta là hệ thống ngân hàng hai cấp, trong đó ngân hàng nhà nước làm nhiệm vụ của ngân hàng trung ương, còn các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác hoạt động như là các ngân hàng trung gian thực hiện chức năng kinh doanh. 3.1.2 Các hình thức huy động vốn 3.1.2.1 Huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế Tiền gửi từ nhóm khách hàng này là tiền gửi từ các doanh nghiệp hoặc từ các đơn vị kinh tế khác. Nhóm khách hàng này thường gửi tiền ở ngân hàng để thuận lợi cho việc kinh doanh và giao dịch. Tuy nhiên, cũng có những lúc các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng với mục đích sinh lời ở dạng tiền gửi có kỳ hạn. Do đó, nhóm khách hàng này thường gửi tiền vào ngân hàng dưới các hình thức sau: - Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng và ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu đó của khách hàng. Đối với tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng được chủ động gửi tiền vào và rút tiền ra vào bất cứ thời điểm nào. Đây là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào với mục đích đáp ứng việc thực hiện các khoản chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch của mình. Đối với loại tiền gửi này, khách hàng không có mục đích nhận lãi suất tiền gửi mà chủ yếu là để được ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc…. Tuy nhiên, ở Việt Nam các ngân hàng cũng thực hiện khoản lãi suất cho loại tiền gửi 5 16 này, nhưng rất thấp, do khách hàng có thể rút ra hoặc gửi vào bất cứ lúc nào và có thể thực hiện nhiều lần trong ngày. Đới với tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng được quyền sử dụng để đầu tư cho vay có nghĩa là nó cũng tạo ra nguồn vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn không ổn định vì khách hàng có thể rút ra và gửi vào liên tục nên ngân hàng phải dự trữ lại với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hiện nay tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cho hình thức tiền gửi không kỳ hạn này là 3%. - Tiền gửi có kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự thõa thuận về thời hạn rút ra giữa ngân hàng và khách hàng. Về nguyên tắc, khách hàng gửi tiền theo thời hạn chỉ được rút tiền ra khi đến hạn. Tuy nhiên trên thực tế do yếu tố cạnh tranh, để thu hút tiền gửi, các ngân hàng vẫn cho khách hàng được rút tiền ra trước thời hạn nhưng không được hưởng lãi suất hoặc chỉ được hưởng một mức lãi suất thấp hơn, thông thường là lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính chất ổn định vì ngân hàng biết trước được thời điểm mà khách hàng sẽ rút tiền ra. Chính vì vậy, ngân hàng có thể sử dụng loại tiền gửi này một cách chủ động để đầu tư sinh lời mà không cần phải dự trữ lại quá nhiều. Vì vậy, để khuyến khích khách hàng gửi tiền, các ngân hàng thương mại thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Thông thường có các loại kỳ hạn: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng… với mỗi kỳ hạn ngân hàng áp dụng một mức lãi suất tương ứng theo chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng. 3.1.2.2 Tiền gửi trong dân cư Tiền gửi của dân cư là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tại ngân hàng. Tiền gửi của dân cư bao gồm: - Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi của cá nhân và hộ gia đình được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên sổ tiết kiệm, được hưởng lãi theo qui định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo qui định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Đây là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng. Trong hình thức huy động này, người gửi được cấp một sổ tiết kiệm. Sổ này được coi là giấy 176 chứng nhận có tiền gửi tại ngân hàng, là một chứng từ đảm bảo tiền gửi. Vì vậy, người gửi có sổ tiết kiệm cũng có thể mang sổ này đến ngân hàng để cầm cố hoặc xin chiết khấu để vay tiền. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư cũng được chia làm hai loại: Tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không có kỳ hạn. - Tài khoản tiền gửi cá nhân: Tiền gửi cá nhân là loại tiền mà từng cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng để sử dụng cho việc thanh toán không dùng tiến mặt như ký séc, hoặc sử dụng cho các loại thẻ thanh toán. Ngày nay, khi điều kiện kinh tế được cải thiện, mọi người hướng đến sử dụng càng nhiều các tiện ích của xã hội cung cấp, trong đó có các tiện ích mà ngân hàng đem lại cho khách hàng càng được cá nhân quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, tài khoản tiền gửi cá nhân cũng góp phần làm tăng nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được mở rộng và đa dạng cũng khuyến khích các cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng thương mại. Do đó, nguồn vốn trên các tài khoản tiền gửi của các cá nhân mà ngân hàng huy động được cũng không ngừng tăng lên. Tóm lại, nguồn vốn huy động tiền gửi đối với các NHTM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo lập nguồn vốn để kinh doanh. Việc huy động vốn tiền gửi tiết kiệm không những đem lại cho ngân hàng một nguồn vốn với chi phí thấp để kinh doanh, mà còn giúp cho ngân hàng có thể nắm bắt được thông tin, số liệu chính xác về tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng có căn cứ để qui định mức vốn để đầu tư cho vay đối với những khách hàng đó. Ngoài ra, việc huy động vốn tiền gửi của ngân hàng còn có ý nghĩa quan trọng việc ổn định lưu thông tiền tệ, góp phần ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 3.1.2.3 Vốn huy động thông qua các chứng từ có giá Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. Đây chính là việc các ngân hàng thương mại phát hành các chứng từ như kỳ phiếu ngân hàng có mục đích, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn ngắn hạn và dài hạn vào ngân hàng. 18 7 - Kỳ phiếu có mục đích: Đây là công cụ thu hút được vốn nhàn rỗi trong dân chúng nhanh nhất và đang được áp dụng phổ biến trong toàn hệ thống ngân hàng. Công cụ này nhằm mục đích phục vụ kinh doanh trong từng thời kỳ. Do đó, lãi suất huy động có phần hấp dẫn so với tiền gửi tiết kiệm và đã thay thế dần hình thức gửi tiết kiệm này. Trên kỳ phiếu ngân hàng cũng như trên tín phiếu kho bạc đều ghi mệnh giá, thời hạn, lãi suất. Về phía ngân hàng, kỳ phiếu là nguốn vốn ổn định đã có thời hạn rõ ràng nên ngân hàng yên tâm sử dụng nguồn vốn này mà khách hàng sẽ không đến rút trước hạn. Về phía khách hàng, chấp nhận mua kỳ phiếu coi như một khoản đầu tư ngắn hạn để thu lợi nhuận trên số tiền nhàn rỗi của mình vì nếu có nhu cầu cấp bách có thể bán lại được. - Trái phiếu ngân hàng: Là loại chứng từ có giá và là công cụ quan trọng để huy động vốn dài hạn vào ngân hàng. Khi ngân hàng phát hành trái phiếu thì ngân hàng đang cần số vốn đó để đầu tư cho các dự án mang tính chất dài hạn như: đầu tư vào xây dựng các công trình khách sạn, kinh doanh bất động sản, góp vốn liên doanh… + Về phía khách hàng: Trái phiếu ngân hàng là khoản đầu tư mang lại thu nhập cố định và ít rủi ro hơn cổ phiếu của các doanh nghiệp. + Về phía ngân hàng: đây là công cụ mang lại nguồn vốn dài hạn cho ngân hàng để đáp ứng ngân hàng cần kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ của mình. 3.1.3.4 Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng Nguồn vốn đi vay của các ngân hàng khác là nguồn vốn được hình thành bởi mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau hoặc giữa các tổ chức tín dụng với Ngân hàng Nhà nước. Nguồn vốn đi vay bao gồm: - Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng khác: Tình trạng thiếu vốn hay thừa vốn của một ngân hàng nào đó là hiện tượng hết sức bình thường. Vì có những lúc nguồn vốn huy động vào ít, không đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của ngân hàng thì buộc ngân hàng phải đi vay các ngân hàng khác. Ngược lai trường hợp huy động nhiều nhưng đầu ra hạn chế, tức 819 ngân hàng thừa ngân quỹ, khi đó ngân hàng có thể cho các ngân hàng khác vay để hạn chế thiệt hại chi phí trả lãi. Do ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp thực hiện hạch toán ngành, vì vậy khi phát sinh tình trạng tạm thời thừa vốn các chi nhánh của ngân hàng thường phải điều chuyển vốn thừa về ngân hàng cấp trên, để tiếp tục điều chuyển cho các ngân hàng thiếu vốn. Khi điều chuyển vốn về các ngân hàng cấp trên, các ngân hàng chi nhánh cũng được hưởng lãi suất nội bộ của ngân hàng. Tương tự, khi thiếu vốn thì các ngân hàng cũng được ngân hàng cấp trên cho vay. Nói chung, khi vay vốn của các tổ chức tín dụng khác thì các ngân hàng thương mại thường phải chịu một chi phí lớn, các tổ chức tín dụng khác cho vay theo lãi suất thị trường. Vì vậy, hiệu quả kinh tế mang lại từ việc sử dụng nguồn vốn này đối với các ngân hàng thương mại không cao. Trong thực tế, nguồn vốn này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong nguồn vốn kinh doanh của các NHTM. - Nguồn vốn vay của Ngân hàng Trung ương: Trong vay trò là người điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Trung ương cũng thực hiện nghiệp vụ cho vay đối đối với các ngân hàng trung gian trong vai trò điều tiết lượng cung ứng tiền. Vì vậy, khi có nhu cầu, các ngân hàng thương mại sẽ được Ngân hàng Trung ương cho vay vốn. Việc cho vay vốn của Ngân hàng Trung ương đối với ngân hàng thương mại thông qua hình thức tái cấp vốn. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Trung ương nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và các phương tiện thanh toán cho các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Trung ương thực hiện tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại thông qua các hình thức sau: + Cho vay theo hồ sơ tín dụng. + Chiết khấu các chứng từ có giá trị ngắn hạn. + Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố các chứng từ có giá 3.1.3 Vai trò của nguồn vốn trong hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại - Vốn là cơ sở thành lập ngân hàng: Đó là vốn điều lệ, theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP về danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng được Chính phủ ban hành ngày 22/11/2006, chậm nhất vào ngày 31/12/2008 và 31/12/2010, tổ chức tín dụng được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện pháp bảo đảm có số vốn 9 20 điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định. Cụ thể: với các ngân hàng thương mại, mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD; với ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển là 5.000 tỷ đồng; ngân hàng đầu tư, ngân hàng hợp tác và quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 3.000 tỷ đồng; với công ty tài chính là 500 tỷ đồng; công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng. Mặc dù vốn điều lệ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng nó có ý nghĩa quan trọng là căn cứ để thành lập ngân hàng. Các nhà kinh tế đã xác định vốn điều lệ của ngân hàng có các chức năng sau: + Chức năng bảo vệ người gửi tiền + Chức năng hoạt động ngân hàng + Chức năng điều chỉnh hay góp phần thỏa mãn yêu cầu của cơ quan quản lý ngân hàng. - Vốn là cơ sở để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh: Để tạo được nguồn thu nhập, NHTM phải thực hiện kinh doanh dưới hình thức sử dụng nguồn vốn có được để đầu tư sinh lời mà chủ yếu là cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng, và bằng nguồn vốn có được của mình NHTM sẽ chủ động được việc kinh doanh đầu tư sinh lời khác. Vốn là cơ sở để ngân hàng quyết định đầu tư vào đâu, bao nhiêu và tỷ lệ cấp tín dụng cho nền kinh tế. - Vốn quyết định qui mô hoạt động của một ngân hàng: Đối với một NHTM có nguồn vốn dồi dào ngân hàng sẽ trở nên dễ dàng trong việc mở rộng qui mô hoạt động, mở thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch ở nhiều nơi trên lãnh thổ, thậm chí ra nước ngoài, và việc một ngân hàng có qui mô lớn, nguồn vốn mạnh, mạng lưới hoạt động rộng sẽ chứng minh được vị thế cao của một ngân hàng mạnh trong mắt các đối thủ và trên thị trường tài chính. - Giúp ngân hàng linh hoạt trong việc thanh toán và đảm bảo uy tín trên thị trường: Trong nền kinh tế thị trường tất cả các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì việc đảm bảo uy tín là vấn đề cốt lõi, còn đối với NHTM đó phải là phương châm hoạt động. Một ngân hàng tốt có nguồn vốn lớn, ổn định luôn luôn phải đủ lượng vốn cần thiết đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền và cấp tín dụng cho khách hàng trong điều kiện nền kinh tế ổn định hay gặp phải khó khăn. Khi ngân hàng thực hiện tốt được điều này thì ngân hàng đã có uy tín với khách hàng, để 10 21 làm được điều này NHTM cũng đòi hỏi ngân hàng phải có đủ uy tín mới thực hiện tốt được công tác huy động vốn từ khách hàng. - Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng: Nguồn vốn nhiều và ổn định giúp ngân hàng dễ dàng mở rộng tín dụng, đa dạng hóa danh mục đầu tư trên thị trường được niềm tin với khách hàng, phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ hiện tại và tiềm ẩn. 3.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của Ngân hàng 3.1.4.1 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn Đây là tỷ số phản ánh lượng vốn huy động so với tổng nguồn vốn. Nếu chỉ số này càng cao thì khả năng huy động vốn tại chỗ của ngân hàng càng hiệu quả. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn mạnh hay yếu, chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng nguồn vốn. 3.1.4.2 Tổng dư nợ/ Vốn huy động Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp. Ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả. 3.1.4.3 Vốn điều chuyển/ Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của Chi nhánh vào Hội sở như thế nào. Nếu chỉ số này càng cao chứng tỏ mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn của Hội sở nhiều hơn khả năng huy động vốn tại chỗ và công tác huy động vốn đạt hiệu quả chưa cao. 3.1.4.4 Vốn có kỳ hạn/ Vốn huy động Đây là chỉ tiêu phản ánh tính ổn định, vững chắc của Ngân hàng trong kinh doanh. Nguồn vốn có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định, Ngân hàng có thể sử dụng bất cứ lúc nào một cách chủ động để làm nguồn vốn kinh doanh. 3.1.4.5 Tổng doanh thu/ Tổng vốn huy động Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này càng lớn thì cho thấy ngân hàng sử dụng vốn càng hiệu quả. 1122 3.1.4.6 Chi phí huy động vốn/ Tổng chi phí Chỉ tiêu này đánh giá chi phí của ngân hàng phải bỏ ra cho hoạt động huy động vốn so với tổng chi phí hoạt động. 3.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu - Các số liệu được sử dụng trong đề tài là nguồn số liệu thứ cấp, được cung cấp từ phòng Tài chính – Kế toán, các báo cáo tài chính, quy trình quy chế hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt. - Ngoài ra đề tài còn sử dụng các số liệu thu thập được từ internet, từ các báo cáo thống kê của Tổng cục thống kê, Ngân hàng nhà nước, và các văn bản quy phạm pháp luật dành cho các tổ chức tín dụng. 3.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu - Số liệu được thu thập và phân tích bằng cách so sánh và đánh giá, dùng các biểu bảng và đồi thị để mô tả số liệu. - Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là chênh lệch trị số thực tế của kì sau so với thực tế kỳ trước của các chỉ tiêu kinh tế: F  F1  F0 với ∆F là chênh lệch, F1 là số liệu thực tế kỳ sau, F0 là số liệu thực tế kỳ trước. - Phương pháp so sánh số tương đối: là tỷ số của kì sau so với kỳ trước của các chỉ tiêu kinh tế: F  F1 X 100% F0 1223 CHƢƠNG 4 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT 4.1.1 Khái quát - Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt. - Tên giao dịch quốc tế: Nam Viet Commercial Joint Stock Bank - Tên gọi tắt: NAVIBANK. - Hội sở: 3-5 Sương Nguyệt Ánh, P. Bến Thành, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh - Điện thoại: (08) 38 216 216 - Fax: (08) 39 142 738 - Website: www.navibank.com.vn - Email: navibank@navibank.com.vn - Vốn điều lệ: 3.010 tỷ đồng. - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt trước đây có tên gọi là Ngân hàng TMCPNT Sông Kiên, là Ngân hàng Cổ phần được thành lập theo giấy phép số 00057/NH-GP ngày 18 tháng 9 năm 1995 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và Giấy phép thành lập số 1217/GP-UB ngày 17 tháng 10 năm 1995 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang cấp. Ngân hàng hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005193 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (đăng ký lần đầu theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 050046 ngày 02 tháng 11 năm 1995 của Ủy ban kế hoạch tỉnh Kiên Giang), giấy đăng ký kinh doanh thay đổi lần 6 ngày 01 tháng 03 năm 2011. - Được thành lập từ năm 1995, trải qua hơn 17 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Nam Việt (NAVIBANK) đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính – tiền tệ thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định cả về quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ lẫn hiệu quả kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, để đón đầu xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, NAVIBANK xác định mũi nhọn chiến lược là nâng cao năng lực kinh doanh của mình thông qua năng lực tài chính, công nghệ thông tin và thực hiện tốt công tác 13 24 quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, việc tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào việc nâng cao tính tiện ích cho các sản phẩm dịch vụ tài chính của Ngân hàng cũng được chúng tôi quan tâm một cách đặc biệt. Đối với chúng tôi, sự phát triển ổn định và bền vững của một tổ chức chỉ có thể có được nếu tổ chức đó tạo dựng được uy tín và lòng tin đối với công chúng. Ý thức được điều này, toàn bộ các mảng hoạt động nghiệp vụ của NAVIBANK đều được chuẩn hóa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế thông qua việc triển khai vận dụng Hệ thống quản trị ngân hàng cốt lõi (core banking) Microbank. Với hệ thống này, NAVIBANK sẵn sàng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ chính xác, an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. - Mục tiêu chiến lược: Navibank định hướng trở thành một trong những ngân hàng thương mại bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng với sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ cao, mạng lưới kênh phân phối rộng dựa trên nền tảng mô hình tổ chức và quản lý theo chuẩn mực quốc tế, công nghệ thông tin hiện đại, công nghệ ngân hàng tiên tiến. 4.1.2 Phƣơng thức hoạt động - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa tài chính đang diễn ra mạnh mẽ, Navibank hướng đến hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ ngân hàng thương mại hiện đại-đa năng, tăng cường công tác quản lý rủi ro nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hệ số an toàn tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh. Những năm vừa qua, Navibank đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc cơ cấu lại tổ chức và hoạt động đi đôi với việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Với sức mạnh nội lực được tích tụ và phát triển qua nhiều năm hoạt động cùng tinh thần quyết tâm của tập thể lãnh dạo và cán bộ nhân viên, chúng tôi tự tin có thể vượt qua mọi thách thức để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. - Navibank chú trọng đẩy mạnh công tác huy động vốn với nhiều hình thức phong phú, chủ yếu huy động vốn trung dài hạn trong dân cư để tạo nguồn cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trên phạm vi cả nước. - Navibank hướng đến phát triển bền vững và nhanh chóng mạng lưới hoạt động tại các tỉnh thành lớn trong cả nước, mục tiêu chiếm lĩnh thị phần tại 3 địa bàn trọng điểm như TP.Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và TP.Đà Nẵng. 25 14 Navibank tập trung phát triển sản phẩm thẻ (ATM và thẻ thanh toán) thông qua việc nghiên cứu gia tăng những tiện ích của thẻ như thanh toán, chuyển khoản và các giao dịch tiện ích khác,...nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. - Navibank sẽ tăng cường tìm kiếm và thu hút các cổ đông lớn chiến lược là các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư lớn, tiềm lực tài chính mạnh, đủ sức nâng vốn điều lệ cho Navibank. - Navibank luôn quan tâm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, kỳ vọng của mỗi đối tượng khách hàng để đưa ra các giải pháp chăm sóc hữu hiệu, thỏa mãn cao nhất các nhu cầu hợp lý của khách hàng trong khả năng cho phép của mình. 15 26 4.1.3 Cơ cấu tổ chức ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Kiểm toán nội bộ Ủy ban quản lý rủi ro Ủy ban nhân sự Văn phòng hội đồng quản trị BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Hội đồng tín dụng Hội đồng quản lý tài sản-nợ Hội đồng lương-thưởng-kỹ luật KHỐI QHKH KHỐI NV KHỐI QTTD KHỐI QTRR KHỐI QTCL KHỐI QTNNL KHỐI QTTC KHỐI VH KHỐI CNHT Phát triển SPKHCN KD tiền tệ Thẩm định TD QLR RTD NC và PT Nhân sự Tài chính TTDV thẻ TT CNTT Phát triển SPKHD N Phát triển KD Đầu tư Thẩm định TSBĐ Kế toán TTNĐ Hành chính QLNV QLTD QLR RPT D KS nội bộ TTQT QLTS GS và xử lý nợ Pháp chế tuân thủ Mạng lưới BH Đào tạo QTCL PTTT CÁC KHỐI QUẢN TRỊ KHỐI KINH DOANH KV n-1 Văn phòng khu vực CN 1-n Thẩm định tín dụng Thẩm định TS bảo đảm Quản lý tín dụng Giám sát và xử lý nợ QHKH Tổng hợp DVKH QHKH CN TCKT DVKH CN Kiểm soát nội bộ DVKH DN Phát triển kinh doanh HCNS QHKH DN TD và QLTD Mạng lưới PGD và Quỷ tiết kiệm QHKH QLTD DVKH Hình 4.1 Cơ cấu tổ chức của Navibank 1627 KHỐI VẬN HÀNH 4.2 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân Hàng TMCP Nam Việt Chi Nhánh Cần Thơ được thành lập vào ngày 01/07/2007 dựa trên các văn bản quyết định sau: - Căn cứ quyết định số 1087/QĐ – NHNN ngày 23/05/2007 của Thống Đốc NHNN Việt Nam về việc chấp thuận cho Ngân Hàng TMCP Nam Việt thành lập Ngân Hàng TMCP Nam Việt Chi Nhánh Cần Thơ. - Căn cứ quyết định số 20/QĐ – HĐQT của Chủ Tịch Hội Đồng Quản trị về việc thành lập Ngân Hàng TMCP Nam Việt Chi Nhánh Cần Thơ. Ngày 1/7/2007 Ngân hàng TMCP Nam Việt Chi nhánh Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động tại địa chỉ 318 đường 30-4, phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Ngày 3/5/2011 Ngân hàng TMCP Nam Việt Chi nhánh Cần Thơ dời về địa chỉ 1/3F đường 30-4, phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ hoạt động cho đến nay. Ngân hàng TMCP Nam Việt Chi Nhánh Cần Thơ là một chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân Hàng TMCP Nam Việt và là một trong những chi nhánh có quy mô hoạt động lớn trong hệ thống Ngân Hàng Nam Việt. Luôn là chi nhánh tiên phong và năng động trong hệ thống Ngân Hàng Nam Việt trong việc phát riển các dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại và định hướng theo nhu cầu khách hàng. Ngân Hàng TMCP Nam Việt Chi Nhánh Cần Thơ đặt tại, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. Đây là địa bàn thuận lợi cho Ngân Hàng tiếp cận với nhiều khách hàng khác nhau, đặc biệt là các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp tư nhân (DNTN), . . . cần bổ sung vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Hiện nay, Ngân Hàng Nam Việt Chi Nhánh Cần Thơ có ba đơn vị trực thuộc là: Phòng Giao Dịch số 1 (Navibank Ninh Kiều) tại số 85, đường Võ Văn Tần, P. Tân An, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ; phòng giao dịch số 3 (Navibank Hậu Giang) tại số 1099 Hùng Vương, thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang; phòng giao dịch số 4 (Navibank Đồng Tháp) tại số 41-43 Lý Thường Kiệt, Cao Lãnh, Đồng Tháp. 17 28 Hoạt động của ngân hàng: - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức có kỳ hạn, không kỳ hạn. - Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển. - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá. - Hùn vốn và liên doanh - Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng - Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài - Các dịch vụ Ngân hàng khác 4.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban 4.2.2.1 Cơ cấu tổ chức Ban Giám Đốc Phòng quan hệ khách hàng Phòng dịch vụ khách hàng Các phòng giao dịch Hành chính nhân sự Khối trực tiếp kinh doanh Phòng kế toán Thẩm định và quản lý tín dụng Khối hỗ trợ kinh doanh Hình 4.2 Cơ cấu tổ chức Navibank Cần Thơ 18 29 4.2.2.2 Chức năng của các phòng ban - Giám đốc: là người phụ trách và chịu trách nhiệm với Tổng Giám Đốc về việc hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Giám Đốc chi nhánh được Hội Đồng Quản Trị bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm theo tình hình hoạt động của chi nhánh. Giám Đốc Chi Nhánh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Tổng Giám Đốc. Giám Đốc Chi Nhánh được ủy quyền một phần nhiệm vụ và quyền hạn cho nhân viên cấp dưới, tuy nhiên Giám Đốc Chi Nhánh vẫn là người chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của nhân viên. - Phòng quan hệ khách hàng: là bộ phận tìm kiếm khách hàng, đưa thông tin sản phẩm đến khách hàng. Triển khai các nghiệp vụ từ tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn lập chứng từ kế toán. Lập kế hoạch hoạt động theo từng thời kỳ, theo dõi đánh giá quá trình thực hiện. Hỗ trợ về nghiệp vụ với các đơn vị trực thuộc. - Phòng dịch vụ khách hàng:là bộ phận thực hiện công tác phục vụ nhu cầu cầu mà khách hàng cần, tư vấn những dịch vụ những sản phẩm của ngân hàng đưa ra như cho vay, thu nợ… - Các phòng giao dịch: tổ chức hạch toán,kế toán và ngân quỹ theo quy định. Thực hiện kiểm tra kiểm soát các hoạt động của đơn vị, chịu sự kiểm tra kiểm soát của đơn vị quản lý. Công tác tiếp thị, phát triển thị phần, xây dựng kế hoạch kinh doanh và thực hiện theo dõi kế hoạch trên địa phương hoạt động. - Hành chính nhân sự: theo dõi tình hình nhân sự của chi nhánh, xây dựng kế hoạch hành chính quản trị và theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạch. Đảm nhận các nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, lưu trữ phát hành văn bản. - Phòng kế toán:là bộ phận thực hiện công tác quản lý tài chính, kiểm soát nội bộ quản lý tài sản, chi phí hoạt động của ngân hàng. Trực tiếp thực hiện các chế độ về tài chính, kế toán, thống kê, quản lý thu chi, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định… - Thẩm định và quản lý tín dụng: là bộ phận thực hiện công tác thẩm định và quản lý tín dung thông qua việc phân tích các bản báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng và các thông tin khác liên quan đến người vay bão lãnh nhằm bảo đảm các khoản vay được duyệt cho đúng đối tượng uy tín và có đủ khả năng tài chính để trả nợ. 19 30 4.2.3 Một số sản phẩm, dịch vụ của Navibank Cần Thơ 4.2.3.1 Sản phẩm tiền gửi NaviBank Cần Thơ cung cấp các sản phẩm tiền gửi với lãi suất cực kỳ hấp dẫn, đa dạng và phong phú về kỳ hạn gửi tiền cũng như phương thức tính lãi. Sử dụng dịch vụ tiền gửi của Navibank Cần Thơ, khách hàng được đảm bảo an toàn tuyệt đối về vốn, về bảo mật thông tin cũng như khả năng sinh lãi cao nhất. - Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi thanh toán không quy định thời hạn gửi tiền và được hưởng lãi suất không kỳ hạn do Ngân hàng công bố trong từng thời kỳ. Mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán là sự lựa chọn tối ưu nhằm hạn chế các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thanh toán bằng tiền mặt cũng như giúp khách hàng theo dõi và quản lý các khoản tiền nhàn rỗi của mình một cách hiệu quả nhất. - Tiền gửi bậc thang: là sản phẩm huy động vốn có kỳ hạn được hưởng mức lãi suất tăng dần theo số dư tiền gửi do Ngân hàng quy định. Theo đó, khách hàng gửi tiền với cùng một kỳ hạn nhưng số dư tiền gửi càng lớn thì lãi suất được hưởng càng cao. - Tiền gửi tiết kiệm: gửi tiền tiết kiệm là một trong những phương thức đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể, Quý khách có thể lựa chọn các hình thức tiết kiệm đa dạng về kỳ hạn và phương thức lĩnh lãi, đơn giản và nhanh chóng về thủ tục, lãi suất cạnh tranh. - Tiết kiệm tích lũy giá trị: tích luỹ giá trị là lựa chọn tốt nhất giúp người gửi chọn cho mình một kế hoạch tiết kiệm phù hợp với khả năng tài chính của mình. Người gửi tiền sẽ không bỏ phí thời gian vì mỗi ngày trôi qua, khoản tiền mà người gửi tích góp sẽ lớn dần. Người gửi chỉ cần gửi một khoản tiền cố định đều đặn theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý trong thời gian thoả thuận trước với Ngân hàng để có được một khoản tiền lớn nhằm thực hiện những dự định trong tương lai. - Tiền gửi hoạt kỳ: là sản phẩm tiền gửi/tiết kiệm có kỳ hạn 13, 25 hoặc 37 tháng, lãi suất thả nổi, với định kỳ lĩnh lãi 01, 02, 03, 06, 12 tháng do khách hàng chủ động lựa chọn. Khách hàng được hưởng lãi suất đúng bằng lãi suất của kỳ hạn tương ứng với định kỳ lĩnh lãi của khách hàng do Ngân hàng công bố tại thời điểm khách hàng thực hiện giao dịch cộng (+) biên độ ưu đãi hoạt kỳ. Kết thúc 31 20 mỗi định kỳ lĩnh lãi, khách hàng được quyền tất toán Tiền gửi hoạt kỳ và được hưởng nguyên lãi suất đã thỏa thuận. Trường hợp khách hàng không tất toán Tiền gửi hoạt kỳ sau mỗi định kỳ lĩnh lãi, khoản tiền gốc của khách hàng được Ngân hàng tự động quay vòng thêm một định kỳ lĩnh lãi cho đến khi thời gian thực gửi của khách hàng đủ 13, 25 hoặc 37 tháng. Lãi suất quay vòng áp dụng theo biểu lãi suất do Ngân hàng công bố tại thời điểm quay vòng, tương ứng với định kỳ lĩnh lãi ban đầu cộng (+) biên độ ưu đãi hoạt kỳ. Tiền lãi mỗi định kỳ sẽ được chuyển vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc được Ngân hàng giữ hộ (trong trường hợp khách hàng không có tài khoản thanh toán tại Ngân hàng) cho đến khi khách hàng đến Ngân hàng lĩnh lãi. 4.2.3.2 Sản phẩm thanh toán - Thanh toán trong nước: Dịch vụ chuyển tiền trong nước được Ngân hàng cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển tiền cho người thân, bạn bè hoặc đối tác kinh doanh của Quý khách ở bất kỳ nơi đâu trên lãnh thổ Việt Nam. Mạng lưới hoạt động của Navibank rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước đảm bảo tính nhanh chóng, an toàn và chính xác cho dịch vụ thanh toán. - Thanh toán nước ngoài: Navibank Cần Thơ cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển tiền cho người thân, bạn bè, đối tác kinh doanh của Quý khách ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. - Dịch vụ kiều hối: Dịch vụ được cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu nhận tiền chuyển đến từ nước ngoài của khách hàng. 4.2.3.3 Sản phẩm tín dụng Với định hướng phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, nên Navibank luôn cam kết là nhà tài trợ hàng đầu cho các nhu cầu vốn ngắn hạn cũng như trung dài hạn. Navibank tự tin có thể cung cấp cho khách hàng của mình những sản phẩm tín dụng với thủ tục nhanh gọn và chính xác, lãi suất cạnh tranh nhất đi kèm với sự tư vấn hoàn hảo từ đội ngũ chuyên viên tín dụng nhiệt tình, năng động và đầy tính chuyên nghiệp. - Cho vay mua ô tô - Cho vay mua bất động sản - Cho vay mua nhà, đất dự án - Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà 21 32 - Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh - Cho vay trung hạn hổ trợ vốn sản xuất kinh doanh - Cho vay đầu tư nhà xưởng máy móc thiết bị - Cho vay tiêu dùng - Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi - Cho vay tín chấp đối với cán bộ quản lý - Mua bán kỳ hạn cổ phiếu chưa niêm yết. 4.2.3.4 Sản phẩm khác Ngoài việc cung cấp các dịch vụ Ngân hàng truyền thống, NAVIBANK xứng đáng là đối tác đáng tin cậy khi sẵn sàng đáp ứng tất cả các nhu cầu đa dạng của Quý khách bắng hàng loạt các dịch vụ hỗ trợ đa dạng, chất lượng cao: - Sản phẩm ngoại hối - Sản phẩm ngân quỹ - Chuyển tiền mua cổ phiếu 4.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHTM CP NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Tỷ lệ lạm phát từ năm 2004-2010 cao trở lại, gần như lặp đi lặp lại, cứ 2 năm tăng cao mới có 1 năm tăng thấp. Năm 2011 thì tỷ lệ lạm phát ở mức cao là 18,13% cơ bản là do tiền tệ được nới lỏng trong một thời gian dài. Trước tình hình trên Chính phủ đã đề ra chủ trương với biện pháp mạnh, tỷ lệ lạm phát hằng tháng phải giảm nhanh bắt đầu từ tháng 8/2011, Chính phủ chỉ đạo NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, phát hành trái phiếu chính phủ để thu nguồn vốn trên thị trường và buộc các NHTM mua các trái phiếu này. Điều này dẫn đến các NHTM phải tăng cường công tắc huy động vốn trên thị trường để bù đắp vào phần vốn mà các NHTM đã mua trái.Từ năm 2010 đến nay nền kinh tế chiều hướng giảm dần vì thế Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp để kích cầu, hỗ trợ sản xuất, lãi suất cho các doanh ngiệp. Trước tình hình kinh tế như vậy, ban lãnh đạo của NHTM CP Nam Việt chi nhánh Cần Thơ đã có những chỉ đạo đúng đắn nhằm thích nghi với diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế vì vậy mà Ngân hàng luôn đạt được lợi nhuận trong những năm qua. 22 33 Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank Cần Thơ 2010 - 6T/2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T-2012 6T-2013 2011/2010 Số tiền % TỔNG THU NHẬP Thu lãi cho vay Thu lãi tiền gửi Thu nhập khác TỔNG CH PHÍ Chi trả lãi tiền vay 47.385 44.347 1.566 1.472 44.100 14.791 68.235 54.358 12.307 1.570 62.630 16.986 73.626 42.121 30.458 1.047 69.261 15.512 45.453 26.104 18.987 362 43.573 12.624 20.087 14.368 5.469 250 19.956 658 20.850 10.011 10.741 98 18.530 2.195 44,00 22,57 685,89 6,66 42,02 14,84 Chi trả lãi tiền gửi Chi phí khác 16.130 13.179 30.391 15.253 39.393 14.356 24.968 5.981 11.374 7.924 14.261 2.074 88,41 15,74 3.285 5.605 4.365 1.88 131 2.320 70,62 LỢI NHUẬN Chênh lệch 2012/2011 Số tiền 5.391 7,90 (12.237) (22,51) 18.151 147,49 (523) (33,31) 6.631 10,59 (1.474) 8,68 Số tiền % (25.366) (11.736) (13.518) (112) (23.617) (11.966) (55,81) (44,96) (71,20) (30,94) (54,20) (94,79) 29,62 (5,88) (13.594) 1.943 (54,45) 32,49 (1.240) (22,12) (1.749) (93,03) 9.002 (897) Nguồn số liệu: Phòng Tài chính – Kế toán; Navibank Cần Thơ, 2010 – 6T/2013 23 34 % 6T-2013/6T-2012 Dựa vào số liệu của bảng 4.1 ta có một số nhận xét sau: Tổng thu nhập: Tổng thu nhập của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6T-2013 có chiều hướng tăng, tăng cao nhất là vào năm 2012 tổng thu nhập tăng đạt 73.626 triệu đồng. Cụ thể vào năm 2010 tổng thu nhập là 47.385 triệu đồng trong đó thu từ lãi vay là 44.347 triệu đồng, thu từ lãi tiền gửi 1.566 triệu đồng, thu nhập khác 1.472 triệu đồng. Năm 2010 thu nhập của Ngân hàng chủ yếu dựa vào phần thu từ lãi cho vay, chiếm 93,59% trên tổng thu nhập, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, khách hàng chậm trả lãi hoặc gốc hoặc không có khả năng trả nợ làm cho các khoản vay này chuyển sang trạng thái quá hạn. Khi các khoản vay chuyển sang quá hạn Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro dẫn đến việc không sử dụng được nguồn vốn trích lập dự phòng này. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Năm 2011 tổng thu nhập của Navibank Cần Thơ là 68.235 triệu đồng tăng hơn 20.850 triệu đồng tương đương là tăng 44% so với tổng thu nhập năm 2010. Trong tổng thu nhập vào năm 2011 thì tỷ lệ thu nhập từ lãi cho vay chiếm 54.358 triệu đồng tương đương là chiếm 79,66%, tuy có giảm hơn so với năm 2010 là 13,93%. Trong năm 2011 thu nhập từ lãi tiền gửi tăng cao chiếm 18,036% góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập cho ngân hàng, khi đó thu nhập từ tiền gửi năm 2010 chiếm 3,305% thấp hơn năm 2011 là 14,731%. Lý giải cho sự tăng nhanh chóng này đó là Navibank Cần Thơ đã có chiến lược kinh doanh hợp lý thu hút được nguồn tiền gửi từ dân cư. Thực hiện tốt công tác huy động vốn, lượng vốn tạm thời chưa sử dụng Ngân hàng điều vốn về Sở giao dịch để nhận lãi tiền gửi và giảm tiền lãi trả cho khách hàng. Thu nhập khác năm 2011 chiếm 2,3% so với năm 2010 là 3,106% giảm 0,806%, với tỷ lệ giảm không đáng kể này cũng không ảnh hưởng đến tổng thu nhập của ngân hàng. Tiếp tục theo đà phát triển tốt ngân hàng đã đưa tổng thu nhập năm 2012 tăng lên đạt 73.626 triệu đồng tăng 5.391triệu đồng so với năm 2011. Thu nhập từ lãi cho vay trong năm 2012 giảm 12.237 triệu đồng so với năm 2011,chiếm 57,209% trong tổng thu nhập. Thu nhập từ lãi tiền gửi tăng 18.151 triệu đồng so với năm 2011, chiếm 41,368% tổng thu nhập.Thu nhập khác năm 2012 đạt 1.047 triệu đồng chiếm 1,422% so với năm 2011 thì giảm 1,778%. Tỷ trọng thu nhập từ lãi cho vay giảm dần qua các năm và tỷ trọng thu nhập từ lãi tiền gửi tăng dần, 24 35 đây là xu hướng mà tất cả các NHTM đều muốn đạt được. Tỷ trọng thu nhập từ lãi cho vay chiếm tỷ lệ càng ít trong tổng thu nhập càng tốt, giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Năm 2013, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế thế giới dự báo vẫn còn nhiều bất ổn. NHNN tiếp tục chỉ đạo NHTM thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, kiểm soát tăng trưởng tín dụng. Tổng thu nhập của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm là 20.087 triệu đồng giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 25.366triệu đồng tương đương là giảm 55,81%. Trong đó thu nhập từ tiền lãi cho vay chiếm 71,53% trên tổng thu nhập tương đương là 14.368 triệu đồng , so với 6 tháng đầu năm 2012 thì giảm là 11.736 triệu đồng tương đương với giảm 44,96%.Thu nhập từ lãi tiền gửi là 5.469 triệu đồng chiếm 27,23% trên tổng thu nhập năm 2013 giảm 13.518 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012, tương đương giảm 71,20%. Còn lại là thu nhập khác cũng giảm hơn so với cùng kỳ năm 2102 giảm 112 triệu đồng tương ứng với giảm 30,94%. Tỷ lệ thu nhập từ lãi vay, thu nhập từ lãi tiền gửi vầ thu nhập khác trong 6 tháng đầu năm 2013 đều giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là do chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế đang trong đà suy thoái.  Tổng chi phí: Cùng với sự tăng trưởng của thu nhập thì chí phí cũng tăng theo qua các năm 2010-6T/2013. Cụ thể là năm 2011 tổng chi phí là 62.630 triệu đồng (trong đó chi phí từ lãi cho vay là 16.986 triệu đồng chiếm 27,12% trên tổng chi phí, chi phí từ lãi tiền gửi là 30.391 triệu đồng chiếm 48,52% trên tổng chi phí, chi phí khác là 15.253 triệu đồng chiếm 24,36% trên tổng chi phí) tăng hơn so với năm 2010 là 18.530 triệu đồng tương đương là 42,02%. Tổng chi phí năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 6.631 triệu đồng tương đương là tăng 10,59%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì các khoảng chi phí giảm hơn so với 6 tháng cùng kỳ của năm 2012, cụ thể giảm 23.617 triệu đồng tương đương với giảm 54,2%. Tổng chi phí tăng qua các năm 2011-2012 là do ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, chi phí trả lãi tiền gửi tăng, tình hình kinh tế khó khăn, các khoản cho vay khách hàng chậm trả lãi, gốc, chi phí xử lý nợ xấu … các khoản này đều tăng làm cho tổng chi phí tăng theo. Riêng vào 6 tháng đầu năm 2013 các chi phí giảm xuống do nền kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh làm cho thu nhập thấp kéo theo các chi phí lãi tiền vay và trả lãi tiền gửi giảm xuống, thêm vào đó có nhiều ngân hàng cạnh tranh khốc liệt về mức lãi suất. 25 36 Khi xét về cơ cấu, thì chi phí trả lãi tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với các chi phí khác. Cụ thể năm 2010 chi phí trả lãi tiền gửi chiếm 36,57%, đến năm 2011 chiếm 48,52%, năm 2012 chiếm 56,87% và 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 57% trên tổng chi phí của Navibank Cần Thơ. Tỷ trọng chi phí trả lãi tiền gửi có xu hướng tăng dần qua các năm do nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng, do đó ngân hàng cũng tăng lãi suất huy động và các chi phí liên quan để có thể thu hút được nguồn vốn ngoài thị trường làm cho chi phí trả lãi tiền gửi tăng theo. Các khoản chi phí khác bao gồm chi phí tiền lương nhân viên, chi phí quản lý, mua sắm công cụ lao động…cũng tăng dần qua các năm. Ngân hàng ngày càng mở rộng quy mộ hoạt động kinh doanh, cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ, nên tuyển dụng thêm nhân viên, đào tạo nhân viên làm cho các khoản chi phí này tăng lên. Nhìn chung, khoản chi phí này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí hoạt động của ngân hàng.  Lợi nhuận: Theo như bảng số liệu cho thấy lợi nhuận của ngân hàng tăng và giảm liên tục qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể vào năm 2011 lợi nhuân tăng hơn so với năm 2010 là 2.320 triệu đồng tương đương tăng 70,62%, năm 2012 lợi nhuận giảm xuống 1.240% so với năm 2011 và đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lợi nhuận cũng giảm hơn 1.749 triệu đồng tương giảm 93,03% so với cùng kỳ năm 2012. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 đạt ở mức tương đối thấp, điều này hoàn toàn đúng với diễn biến của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2013, hệ thống NHTM gặp rất nhiều khó khăn trong thanh khoản, chịu sự giám sát chặt chẽ của NHNN về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tình trạng nợ quá hạn tăng cao… dẫn đến ngân hàng phải trích lập nhiều khoản dự phòng rủi ro làm giảm lợi nhuận. Trước áp lực như thế để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định đã là khó, nhưng ban lãnh đạo Navibank Cần Thơ đã lãnh đạo, điều hành ngân hàng hoạt động ổn định và có lợi nhuận ở mức tương đối khả quan.. Điều này cho thấy ngân hàng đã có chiến lược kinh doanh hợp lý, sáng tạo và thích ứng được với biến động của thị trường cũng như mở rộng các sản phẩm dịch vụ và nâng cao chất lượng tín dụng. 2637 4.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN SẮP TỚI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.4.1 Thuận lợi - Được sự quan tâm, hổ trợ của các cấp chính quyền địa phương, Ngân hàng nhà nước chi nhánh Cần Thơ và các cơ quan ban ngành có liên quan, Navibank Cần Thơ đã hoàn thành mục tiêu kinh doanh, thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. - Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp từ Ban tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Việt, và sự hổ trợ kịp thời của các trung tâm, phòng ban có liên quan đã giúp cho Navibank Cần Thơ giải quyết những khó khăn gặp phải. Góp phần làm tăng thêm sự chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ đến khách hàng, củng cố thêm thương hiệu Navibank trên địa bàn Cần Thơ và các vùng lân cận. - Navibank có hệ thống giao dịch rộng khắp các tỉnh thành cả nước, với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại được sự hổ trợ bởi hệ thống phần mềm giao dịch ngân hàng Core banking nên việc điều chuyển vốn giữa Hội sở với các chi nhánh rất thuận tiện và thực hiện một cách nhanh chóng. Điều này đảm bảo được khả năng thanh toán, nâng cao uy tín và ngày càng được nhiều khách hàng tín nhiệm. - Ban lãnh đạo Navibank Cần Thơ là những người có trình độ chuyên môn cao, có năng lực quản lý tốt và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trên 80% nhân viên của Navibank Cần Thơ có trình độ đại học và là lực lượng lao động trẻ có lòng nhiệt huyết cao, tận tâm với công việc. - Trụ sở Navibank Cần Thơ nằm trên đường 30-4, nơi dân cư đông đúc nên rất thuận tiện trong việc tiếp cận khách hàng cả trong việc huy động vốn và chao vay. - Trang thiết bị, công nghệ hiện đại là một thế mạnh của Navibank Cần Thơ, Navibank đã đầu tư công nghệ hiện đại nhằm tự động hóa các quá trình giao dịch, xử lý báo cáo nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng. 4.4.2 Khó khăn - Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ cuối nằm 2007 đến nay đã làm cho nên kinh tế các nước đi vào suy thoái, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Navibank cũng không ngoại lệ, cũng 27 38 gặp những khó khăn chung đó, nhưng với sự cố gắng của ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên đã đưa Navibank Cần Thơ vượt qua những khó khăn thách thức của cuộc khủng hoảng, vẫn hoạt động ổn định và duy trì đạt lợi nhuận. - Navibank một thương hiệu còn khá mới ở địa bàn Cần Thơ, nên chịu sự canh tranh gay gắt từ các ngân hàng TMCP lớn trên địa bàn về hoạt động huy động vốn và cho vay. - Lãi suất thường xuyên biến động do áp lực cạnh tranh, lạm phát, biến động giá vàng, ngoại tệ. - Hệ thống máy ATM, máy POS còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách hàng. - Là ngân hàng mới so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nên chi phí hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt là chi phí khấu hao tài sản còn cao dẫn đến kém cạnh tranh trong chính sách giá. - Các phòng giao dịch mới thành lập nên cần có thời gian để đóng góp vào lợi nhuận chung của Ngân hàng. - Danh mục sản phẩm hạn chế, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm truyền thống, chưa có sự nghiên cứu đầu tư phát triển sản phẩm mới. 4.4.3 Định hƣớng phát triển 4.4.3.1 Định hướng chung Navibank xác định chiến lược kinh doanh của mình là trở thành “Ngân hàng thương mại bán lẻ chuẩn mực hàng đầu” tại Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu này, Navibank đã và đang triển khai hàng loạt các kế hoạch, chiến lược cụ thể về kế hoạch tài chính, kế hoạch PR và Marketing, chính sách nguồn nhân lực, chính sách giá, sản phẩm, dịch vụ,… - Tăng vốn điều lệ và nâng cao năng lực tài chính: Nhằm đáp ứng yêu cầu về mức vốn điều lệ đối với các NHTMCP của NHNN, Navibank đã từng bước xây dựng lộ trình tăng vốn phù hợp với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Năm 2010, Navibank đã tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ để đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu theo quy định của NHNN, đồng thời tạo tiền đề cho Ngân hàng trong việc nâng cao năng lực tài chính, mở rộng và phát triển kinh doanh. - Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh nguồn thu từ dịch vụ, cơ cấu tổng tài sản Có theo hướng ngân hàng hiện đại: Navibank tiếp tục duy trì 28 39 chính sách đa dạng hóa, khác biệt hóa sản phẩm thông qua việc ra soát, đánh giá lại những sản phẩm đã triển khai để hoàn thiện danh mục sản phẩm, tiến hành phân khúc, phân tích nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng nhằm nâng cao hơn nửa chất lượng phục vụ và năng lực cạnh tranh trên thị trường. Đối với các sản phẩm mới, Navibank có kế hoạch đặc biệt chú trọng khai thác những sản phẩm liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, thanh toán quốc tế, chi vay VND bảo đảm giá trị theo ngoại tệ, nhóm các sản phẩm cho vay phục vụ đời sống, dịch vụ e-Navibank (Mobile Banking, Internet Banking, Phone Banking), bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tiết kiệm tích lũy lãi suất, tiết kiệm tích lũy thời gian, quyền chọn ngoại tệ, bao thanh toán, dịch vụ đại lý bảo hiểm,… các sản phẩm, dịch vụ được thiết kế theo hướng mở nhằm đáp ứng tối ưu nhu cầu đa dạng của khách hàng. - Thực hiện chính sách giá linh hoạt, cạnh tranh: Ngân hàng chủ trương thực hiện chính sách giá linh hoạt, phản ứng nhanh và chính xác đối với các điều chỉnh về giá của các ngân hàng thương mại thuộc nhóm đối thủ cạnh tranh của Navibank. Đồng thời, Ngân hàng duy trì mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay đối với các sản phẩm truyền thống có tính cạnh tranh cao, đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng trong giai đoạn hiện tại. Đối với các sản phẩm dịch vụ mới, đặc biệt là đối với các sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại, Navibank áp dụng chính sách giá dựa trên chi phí thực tế để xác định giá bán cho các sản phẩm dịch vụ, tiến hành phân nhóm khách hàng để có những chính sách ưu đãi dành riêng cho những khách hàng thân thuộc, có quan hệ giao dịch uy tín với Navibank. - Tái cấu trúc hoạt động và phát triển nguồn nhân lực: hướng đến việc xây dựng hệ thống và quản trị ngân hàng hiện đại, Navibank đang từng bước thực hiện tái cấu trúc mô hình tổ chức và quản lý ngân hàng. Bên cạnh đó, chính sách thu hút nguồn nhân lực cao và các hoạt động đào tạo đang được triển khai và hoàn thiện nhằm đáp ứng sự phát triển của Ngân hàng. 4.4.3.2 Định hướng riêng của Navibank Cần Thơ Ngoài việc thực hiện những định hướng phát triển chung của hệ thống Navibank, Navibank Cần Thơ cũng có những chính sách phát triển riêng của mình để phù hợp với sự phát triển của đơn vị trên địa bàn. - Mở rộng phạm vi hoạt động trên địa bàn Cần Thơ, mở thêm các phòng giao dịch tại các quận, huyện nhằm khai thác hiệu quả các nguồn vốn trong dân 29 40 cư, cũng như cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng một cách nhanh chóng nhất. - Kết hợp với các hệ thống siêu thị, nhà hàng, các cơ sở kinh doanh để lắp đặt hệ thống máy POS phục vụ nhu cầu thanh toán qua thẻ của khách hàng. - Tăng cường hoạt động huy động vốn, cũng như hoạt động cho vay đối với những khách hàng uy tín, tăng doanh thu dịch vụ giảm tối đa chi phí nhằm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. - Tiếp tục duy trì và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn hoạt động, đạo tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực đặc biệt là công tác chăm sóc khách hàng. 30 41 CHƢƠNG 5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 5.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ (2010 – 6 THÁNG 2013) Trong hoạt động của NHTM việc tạo lập vốn cho ngân hàng được xem là vấn đề quan trọng hàng đầu. Vốn không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh, mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Trong hệ thống NHTM, nói chung ngoài vốn tự có và vốn đi vay của các tổ chức tín dụng khác thì vốn huy động luôn chiếm một tỷ trọng lớn. Khi ngân hàng huy động được nhiều vốn sẽ chủ động trong công tác cho vay, đồng thời giảm chi phí so với việc sử dụng vốn điều chuyển từ cấp trên. Do đó đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, ngân hàng phải biết tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của mình. Ở cấp độ là chi nhánh nguồn vốn cho vay của Navibank Cần Thơ chủ yếu từ hai nguồn: vốn huy động và vốn điều chuyển từ Hội sở chính. - Đối với nguồn vốn huy động: ngân hàng được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích dự trữ bắt buộc theo tỷ lệ đảm bảo an toàn do Ngân hàng Nhà nước quy định, đồng thời có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng. - Đối với nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính: ngân hàng chỉ sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay tại chi nhánh. 31 42 Bảng 5.1: Cơ cấu nguồn vốn của Navibank Cần Thơ 2010 - 6T/2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T-2012 6T-2013 2011/2010 Vốn huy động Vốn điều chuyển TỔNG NGUỒN VỐN 176.334 280.285 Số tiền % 103.951 2012/2011 Số tiền % 6T-2013/6T-2012 Số tiền % 284.976 113.990 263.932 58,95 4.691 1,67 149.942 131,54 (7.836) (80.309) (35.658) (85.033) (85.937) (110,03) (72.473) 924,87 (49.375) 138,47 254.435 272.449 204.667 78.332 178.899 (67.782) (24,88) 100.567 128,39 78.101 18.014 7,08 Nguồn số liệu: Phòng Tài chinh – Kế toán; Navibank Cần Thơ,2010 – 6T/2013 Ghi chú: - Vốn điều chuyển dương (+) là vốn được Hội sở chính chuyển cho chi nhánh -Vốn điều chuyển âm (-) là vốn chi nhánh chuyển cho Hội sở. 32 43 Theo bảng số liệu cho thấy tổng nguồn vốn trãi qua 3 năm có nhiều chuyển biến tăng giảm giữa các năm. Cụ thể vào năm 2011 tổng nguồn vốn là 272.449 triệu đồng tăng hơn so với năm 2010 là 18.014 triệu đồng tương đương tăng 7,08%. Năm 2012 tổng nguồn vốn giảm hơn so với năm 2011 là giảm 67.782 triệu đồng tương đương giảm 24,88%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tổng nguồn vốn tăng lên so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012 là 100.567 triệu đồng tương đương với tăng 128,39%, với tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn trong 6 tháng đầu năm như vậy sẽ hứa hẹn đạt được mức tăng nguồn vốn trong 6 tháng tiếp theo, nguồn vốn đó bao gồm cả vốn huy động và vốn điều chuyển.  Vốn huy động: Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động, huy động được nhiều vốn sẽ chủ động trong công tác cho vay, đồng thời giảm chi phí so với việc sử dụng vốn điều chuyển từ cấp trên. Do đó đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng phải biết tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của mình. Từ bảng số liệu 5.1 ta nhận thấy được nguồn vốn huy động củ Ngân hàng ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể vào năm 2011 vốn huy động đạt được là 280.285 triệu đồng tăng hơn so với năm 2010 là 103.951triệu đồng tương đương với mức tăng là 58,95%. Nguồn vốn huy động trong năm 2011 tăng nhanh là do ngân hàng đã có chiến lược kinh doanh hợp lý, thực hiện nhiều chương trình khuyến mại, và áp dụng chính sách lãi suất cạnh tranh hấp dẫn để thu hút khách hàng. Tiếp tục đà phát triển của năm 2011 đến năm 2012 nguồn vốn huy động của Ngân hàng tiếp tục tăng 4.691 triệu đồng tương ứng tăng 1,67% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng vốn huy động tăng lên tới 149.942 triệu đồng, tương đương tăng 131,54% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Tuy năm 2013 là năm dự báo là năm niềm tin của thị trường giảm sút nghiêm trọng và là năm nền kinh tế nước ta đan xen những thách thức và cơ hội nhưng ban lãnh đạo của Ngân hàng đã đưa ra những chiến lược hợp lý, phù hợp để thu hút được lượng vốn đủ để cung cấp cho cá nhân, doanh nghiệp và cho vay trên địa Cần Thơ trong 6 tháng cuối năm 2013. 33 44  Vốn điều chuyển: Khi nguồn vốn huy động không đủ để chi nhánh hoạt động, chi nhánh sẽ được Hội sở chính điều chuyển vốn về và chi nhánh ngân hàng sẽ trả lãi phần vốn điều chuyển này cho Hội sở và phần lãi suất này thường cao hơn lãi suất huy động. Do đó, Ngân hàng cần tăng cường công tác huy động vốn, giảm nguồn vốn điều chuyển để gia tăng lợi nhuận. Theo bảng số liệu thì nguồn vốn điều chuyển năm 2010 từ Hội sở chính cho chi nhánh là 78.101 triệu nhằm cung ứng nguồn vốn cho chi nhánh hoạt động. Từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013 Navibank Cần Thơ đã không cần đến vốn điều chuyển từ Hội sở, nguồn vốn huy động đã đủ cho chi nhánh hoạt động. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của Navibank Cần Thơ giai đoạn này đạt kết quả rất tốt. Nhìn chung, nếu một chi nhánh ngân hàng hoạt động phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển thì chi nhánh ngân hàng đó chưa thật sự làm tốt công tác huy động vốn, điều này sẽ rất khó khăn trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Chỉ khi thực hiện tốt việc huy động vốn ngân hàng mới chủ động được việc cấp tín dụng cho khách hàng, đảm bảo về thanh khoản, duy trì sự hoạt động ổn định cũng như đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Navibank Cần Thơ hiện nay đã hoạt động độc lập dựa trên nguồn vốn huy động được, không cần đến nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở nửa, cho thấy tính hiệu quả của công tác huy động vốn, điều này cần được tiếp tục phát huy về lâu dài trong thời gian tới. 5.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ (2010 – 6 THÁNG 2013) 5.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn theo kỳ hạn Trong hoạt động huy động vốn theo kỳ hạn của ngân hàng thì lượng tiền huy động được từ tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động được, cụ thể được thể hiện hiện qua bảng số liệu 5.2 34 45 Bảng 5.2: Số liệu huy động vốn theo kỳ hạn của Navibank Cần Thơ 2010 - 6T/2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T-2012 6T-2013 10.073 Vốn huy động không kỳ hạn 9.694 8.844 584 233 Vốn huy động có kỳ hạn 166.640 271.441 284.392 Ngắn hạn 163.974 271.441 1 tháng 62.057 2 tháng 2011/2010 Số tiền % Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % 6T-2013/6T-2012 Số tiền % (850) (8,77) (8.260) (93,40) 9.840 4223,18 127.977 253.859 104.801 62,89 12.951 4,77 125.882 98,36 284.392 127.977 253.859 107.467 65,54 12.951 4,77 125.882 98,36 163.978 109.519 44.792 81.895 101.921 164,24 (54.459) (33,21) 37.103 82,83 14.881 14.196 12.200 8.958 11.957 (685) (4,60) (1.996) (14,06) 2.999 33,47 3 tháng 50.942 76.003 31.937 11.518 19.243 25.061 49,20 (44.066) (57,98) 7.725 67,07 6 tháng 26.312 17.046 1.934 896 4.798 (9.266) (35,22) (15.112) (88,65) 3.902 435,59 9 tháng 500 54 171 38 51 (446) (89,20) 117 216,67 13 34,21 9.282 163 128.631 61.774 135.915 (9.119) (98,24) 128.468 78814,72 74.141 120,02 2.666 - - - - (2.666) (100,00) - - - - 176.334 280.285 284.976 128.210 4.691 1,67 135.722 105,86 12 tháng Trung dài hạn (trên 12 tháng) TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 263.932 103.951 58,95 Nguồn số liệu: Phòng Tài chính – Kế toán; Navibank Cần Thơ, 2010 – 6T/2013 35 46  Vốn huy động không kỳ hạn: - Theo bảng số liệu 5.2 ta thấy được vốn huy động không kỳ hạn qua các năm giảm dần từ năm 2010 - 2012, đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lượng vốn không kỳ hạn tăng lên: Cụ thể năm 2011 vốn huy động không kỳ hạn đạt được là 8.844 triệu đồng giảm hơn so với năm 2010 là 850 triệu đồng tương đương giảm 8,77%; nguyên nhân giảm là do năm 2011 là năm lạm phát tăng cao nền kinh suy giảm nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Năm 2012 vốn huy động không kỳ hạn tiếp tục giảm xuống chỉ đạt được 584 triệu đồng so với năm 2011 thì giảm rất nhiều giảm đến 93,40% tương ứng số tiền là 8.260 triệu đồng. Nguyên nhân giảm lượng tiền gửi không kỳ hạn là vì tài khoản tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng phần lớn bởi các tổ chức kinh tế dùng để thanh toán trong kinh doanh, xuất nhập khẩu và các tài khoản của cá nhân có nhu cầu sử dụng thường xuyên và năm 2012 là năm nền kinh tế phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng nên việc sản xuất kém phát triển dẫn đến lượng tiền gửi không kỳ hạn dùng để thanh toán cũng giảm. Vì vậy loại tiền gửi này mang tính chất không ổn định, ngân hàng không thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này, do vậy lãi suất cho loại tiền gửi này thường thấp, gần như bằng không nên không hấp dẫn được khách hàng. Do đó để có thể huy động được vốn tiền gửi không kỳ hạn ngân hàng cần phải thoả mãn các nhu cầu thanh toán của khách hàng. Bên cạnh đó, tài khoản tiền gửi thanh toán một phần được sử dụng thông qua hệ thống thẻ và máy ATM nhưng hiện nay các sản phẩm thẻ của NH vẫn chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều và số lượng máy ATM vẫn còn hạn chế. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lượng vốn huy động không kỳ hạn tăng vọt đáng kể, tăng đến 4.223,18% tương ứng tăng 9.840 triệu đồng, nguyên nhân tăng là do nền kinh tế vĩ mô bước đầu đi vào ổn định các hoạt động kinh doanh sản xuất đã hoạt động bình ổn làm cho nhu cầu gửi tiền để thanh toán giao dịch tăng lên. Bên cạnh đó nguyên nhân của việc vốn huy động không kỳ hạn tăng là do Ngân hàng đã thực hiện tích cực củng cố và phát triển các dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ, đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi, cải thiện công nghệ thanh toán trong ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền điện tử ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng cao của khách hàng, nhằm làm tăng vốn tiền gửi không kỳ hạn qua các năm. 36 47 - So về tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn chiếm trong tổng vốn huy động thì vốn huy động không kỳ hạn chiếm với tỷ trọng luôn nhỏ và giảm dần qua các năm. Cụ thể trong năm 2010 vốn huy động không kỳ hạn chiếm 5,49% trên tổng vốn huy động, năm 2011 chiếm 3,15% trên tổng vốn huy động giảm hơn 2,34% so với năm 2010, đến năm 2012 thì tỷ trọng chiếm trên tổng vốn huy động tiếp tục giảm chỉ còn 0,20% giảm 2,95% so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động không kỳ hạn chiếm 3,82% trên tổng vốn huy động. Như ta đã biết, tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi vào ngân hàng, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân hàng và ngân hàng phải thoả mãn nhu cầu đó của khách hàng. Tỷ trọng của tiền gửi không kỳ hạn thường chiếm tỷ lệ thấp trong tất cả các kỳ hạn vì đây là loại tiền gửi nhằm mục đích thanh toán, tính chất không ổn định.  Vốn huy động có kỳ hạn: Vốn huy động có kỳ hạn có xu hướng tăng qua các năm 2010-6T/2013 cụ thể năm 2011 vốn huy động có kỳ hạn tăng hơn so với năm 2010 là 104.801 triệu đồng tương đương với mức tăng 62,89%, năm 2012 vốn huy động có kỳ hạn tăng nhưng không cao chỉ hơn năm 2011 4,77% tức hơn 12.951 triệu đồng, đến 6 tháng đầu năm 2013 lượng vốn huy động có kỳ hạn tăng lên vượt bậc tăng đến 98,36% tương ứng với tăng 125.882 triệu đồng so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012. Với mức tăng trưởng của lượng tiền gửi vào 6 tháng đầu năm 2013 như vậy dự báo lượng tiền gửi vẫn còn tăng nhiều vào 6 tháng tiếp theo. - Tiền gửi ngắn hạn: theo bảng số liệu 5.2 thì tiền gửi gắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn huy động được trong năm và lượng tiền gửi ngắn tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 lượng tiền gửi năm 2011 tăng lên 271.441 triệu đồng chiếm 96,84% trên tổng nguồn vốn huy động và tăng hơn 107.467 triệu đồng tương đương tăng 65,54% so với năm 2010. Năm 2012 lượng tiền gửi tiếp tục tăng lên đạt 284.392 triệu đồng chiếm 99,795% trên tổng nguồn vốn huy động được trong năm, tăng hơn năm 2011 là 12.951 triệu đồng tương ướng tăng 4,77%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 lượng tiền gửi tiếp tục tăng nhanh tăng 125.882 triệu đồng tương ứng tăng 98,36% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012. Vốn tiền gửi ngắn hạn tăng liên tục do Ngân hàng chủ trương tập trung huy động vốn ngắn hạn để hạn chế rủi ro về lãi suất trong dài hạn do sự ảnh hưởng của sự bất ổn trên thị trường tài chính. Bên cạnh đó, vì đây là loại tiền gửi có lãi suất cao nhất, kỳ hạn linh hoạt và đa dạng nên người gửi tiền có thể lựa chọn kỳ hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tiền gửi ngắn hạn là loại tiền gửi có thời hạn 37 48 dưới 12 tháng trong đó phân ra các dạng tiền gửi như: tiền gửi ngắn hạn 1 tháng, tiền gửi ngắn hạn 2 tháng, tiền gửi ngắn hạn 3 tháng, tiền gửi ngắn hạn 6 tháng, tiền gửi ngắn hạn 9 tháng và tiền gửi ngắn hạn 12 tháng. + Tiền gửi ngắn hạn 1 tháng: theo bảng số liệu cho biết loại tiền gửi có thời hạn này thu hút được lượng tiền gửi rất lớn và luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng số tiền gửi ngắn hạn cụ thể năm 2010 tiền gửi 1 tháng chiếm 37,85%, năm 2011 chiếm 60,41%, năm 2012 chiếm 38,51% và năm 2013 chiếm 32,26%. Về mặt giá trị thì tiền huy động được vào năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 101.921 triệu đồng tương đương tăng 164,24%, năm 2012 lượng tiền gửi này có xu hướng giảm hơn so với năm 2011 là giảm 54.459 triệu đồng tương ứng giảm 33,21%, đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lượng tiền huy động đã tăng trở lại so với cùng kỳ năm 2012 là tăng 37.103 triệu đồng tương đương là tăng 82,83%, điều này dự báo lượng tiền gửi này sẽ tiếp tục tăng vào 6 tháng tiếp theo. + Tiền gửi ngắn hạn 2 tháng: loại tiền gửi này theo bảng số liệu thì có xu hướng giảm dần qua các năm 2010-2012, tới 6 tháng đầu năm 2013 thì loại tiền gửi này có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2011 giảm hơn năm 2010 là 685 triệu đồng tương ứng giảm 4,60%, đến năm 2012 lại tiếp tục giảm 1.996 triệu đồng tương đương giảm 14,06%, 6 tháng đầu năm 2013 lại có xu hướng gia tăng về lượng huy động tăng hơn so với năm 2012 là 2.999 triệu đồng tương ứng tăng 33,47%. + Tiền gửi ngắn hạn 3 tháng tăng giảm liên tục qua các năm cụ thể vào năm 2011 tiền huy động được tăng hơn so với năm 2010 là 25.061 triệu đồng tương ứng với tăng 49,20%, năm 2012 lượng vốn có hướng giảm hơn so với năm 2011 giảm 44.066 triệu đồng tương đương giảm 57,98% đến 6 tháng đầu năm 2013 thì có chiều hướng tăng lên so với cùng kỳ năm 2012 cụ thể tăng lên 7.725 triệu đồng tương ứng tăng 67,07%, với lượng vốn huy động tăng này sẽ là bước khởi đầu tốt cho công tác huy động vốn trong thời gian còn lại của năm. + Tiền gửi ngắn hạn 6 tháng có chiều hướng giảm liên tục trong 3 năm 2010-2012, đến 6 tháng đầu năm 2013 thì mới có chiều hướng tăng trở lại. Cụ thể nhìn vào bảng số liệu ta thấy rõ vào năm 2011 thì lượng vốn huy động giảm hơn năm 2010 tới 9.266 triệu đồng tương đương giảm 35,22%, đến năm 2012 vẫn tiếp tục giảm 15.112 triệu đồng tương ứng giảm 88,65% so với năm 2011. Sau 2 năm vốn huy động giảm thì Ngân hàng đã lấy lại được đà tăng trưởng vào 6 tháng đầu năm 2013, bước đầu năm 2013 thì lượng vốn đã tăng lên 3.902 triệu đồng so với 38 49 cùng kỳ năm 2012, nếu quy ra % thì tăng hơn 6 tháng đầu năm 2012 là 435,59%, một tỷ lệ vượt bậc để đưa Ngân hàng theo đà phát triển. + Tiền gửi ngắn hạn 9 tháng: theo bảng số liệu ta thấy được năm 2011 lượng tiền huy động có chiều hướng giảm hơn so với năm 2010 là giảm 446 triệu đồng tương ứng giảm 89,20%, đến năm 2012 thì lượng tiền huy động tăng lên 117 triệu đồng tương đương tăng 216,67% so với năm 2011 và đến 6 tháng đầu năm 2013 tiền huy động tiếp tục gia tăng hơn 6 tháng cùng kỳ năm 2012 cụ thể tăng 13 triệu đồng tương ứng tăng 34,21%. + Tiền gửi ngắn hạn 12 tháng trong giai đoạn 2010-6T/2013 có những chuyển biến khá phức tạp về lượng vốn tăng vọt trong năm. Cụ thể năm 2011 lượng vốn huy động giảm tới 98,24% tức giảm 9.119 triệu đồng so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 lại có sự chuyển biến rất lớn, lượng vốn huy động tăng lên tới 78.814,72% tương đương 128.468 triệu đồng so với năm 2011 nguyên nhân chủ yếu do ban lãnh đạo ngân hàng có những chiến lược thu hút vốn áp dụng lãi suất ưu đãi hợp lý để thu hút vốn. Tiếp tục đến 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động tăng lên hơn 6 tháng cùng kỳ năm 2012 là 74.141 triệu đồng tương đương tăng 120,02%. Nguyên nhân tăng vốn huy động trong thời gian này là do sự bất ổn trên thị trường tài chính lạm phát luôn tăng cao trong năm 2011, trong thời gian này có nhiều doanh nghiệp phá sản, thị trường vàng có nhiều biến động bất ổn, cùng với những thông tin tái cấu trúc và sáp nhập của một vài ngân hàng làm mất lòng tin từ người gửi tiền. Trong khi đó, Navibank Cần Thơ vẫn hoạt động ổn định nên giữ được lượng khách hàng cũ cùng với những khách hàng mới từ các ngân hàng khác chuyển sang, cùng với những chiến lược kinh doanh phù hợp nên lượng vốn huy động có kỳ hạn tăng. - Tiền gửi trung và dài hạn: loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng rất thấp trên tổng số tiền gửi có kỳ hạn cụ thể năm 2010 chỉ chiếm 1,6% và từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lượng tiền gửi vào là 0%. Lượng tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp là vì giai đoạn 2010 đến nay tình hình kinh tế có nhiều biến động, lãi suất tiền gửi liên tục thay đổi, khách hàng chọn lựa gửi tiền ở các kỳ hạn ngắn, khi đáo hạn có thể gửi lại với lãi suất cao hợn hoặc chọn một kênh đầu tư khác để sinh lợi nhiều hơn cũng thực hiện một cách dễ dàng. 39 50 5.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế Bảng 5.3: Số liệu huy động vốn theo thành phần kinh tế 2010 - 6T/2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T-2012 6T-2013 2011/2010 Số tiền Tiền gửi dân cư Tiền gửi tổ chức kinh tế TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 161.998 242.091 256.216 105.978 14.336 38.194 28.760 22.231 176.334 280.285 284.976 128.209 2012/2011 % Số tiền % 6T-2013/6T-2012 Số tiền % 235.544 80.093 49,44 14.125 5,83 129.566 122,26 28.388 23.858 166,42 (9.434) (24,70) 6.157 27,70 263.932 103.951 58,95 4.691 1,67 135.723 105,86 Nguồn số liệu: Phòng Tài chính - Kế toán; Navibank Cần Thơ, 2010 – 6T/2013 4051 - Tiền gửi dân cư: theo bảng số liệu 5.3 ta có thể biết được tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng vốn huy động và ngày càng có chiều hướng tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể khi ta xét về mặt tỷ trọng thì năm 2010 thì tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng là 91,87%, năm 2011 chiếm 86,37%, năm 2012 chiếm 89,90% và đến 6 tháng đầu năm 2013 thì chiếm 82,66% trên tổng vốn huy động. Nguyên nhân tiền gửi từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao vì thị trường không ổn định việc kinh doanh gặp khó khăn nên người dân gửi tiền vào ngân hàng ngày càng tăng lên. Về mặt giả trị thì tiền gửi dân cư có xu hướng tăng dần qua các năm cụ thể năm 2011 lượng tiền gửi dân cư huy động được là 242.091 triệu đồng tăng hơn năm 2010 là 80.093 triệu đồng tương đương tăng 49,44%, năm 2012 thì lượng tiền gửi dân cư tiếp tục tăng lên và tăng hơn năm 2011 là 14.125 triệu đồng tương đương tăng 5,83%, đến 6 tháng đầu năm 2013 vẫn theo đà phát triển của năm 2012 thì lượng tiền gửi tiếp tục gia tăng so với năm 2012 là tăng hơn 122,26% tương đương tăng 129.566 triệu đồng. Với chính sách thu hút nguồn vốn hợp lý, tiếp thị, chương trình khuyến mãi kết hợp sự quản lý hiệu quả của ban lãnh đạo ngân hàng đã làm cho nguồn vốn huy động tăng lên qua các năm qua bên cạnh đó nguyên nhân của lượng tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng luôn cao và tăng dần qua các năm là do trong những năm qua tình hình kinh tế luôn bất ổn, thị trường vàng, chứng khoáng lên xuống thất thường từ đó người dân chọn cách gửi tiền vào ngân hàng để bảo đảm tài sản của họ mà không đầu tư vào các kênh các. - Tiền gửi tổ chức kinh tế: tình hình tăng giảm của lượng tiền gửi tổ chức kinh tế có chiều hướng tăng giảm không đều qua các năm nhưng lượng giảm ở mức không đáng kể. Cụ thể vào năm 2011 thì lượng tiền gửi tổ chức kinh tế tăng lên 38.194 triệu đồng tăng hơn năm 2010 là 23.858 triệu đồng tương đương tăng 166,42%, năm 2012 lượng tiền gửi có xu hướng giảm chỉ còn 28.760 triệu đồng so với năm 2011 thì lượng huy động này giảm 9.434 triệu đồng tương ứng giảm 24,70%, đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lượng vốn tăng lên 6.157 triệu đồng tương đương tăng 27,70% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012. Các tổ kinh tế duy trì lượng tiền gửi này với mục đích thanh toán như thanh toán tiền mua hàng, thanh toán tiền lương cho nhân viên, tiền ký quỹ…vì vậy lượng tiền gửi này cũng tăng giảm theo sự biến động của nền kinh tế. 41 52 5.2.3 Phân tích tình hình huy động vốn theo loại tiền tệ (nội - ngoại tệ) Bảng 5.4: Số liệu huy động vốn theo loại tiền tệ 2010 - 6T/2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Vốn huy động nội tệ Vốn huy động ngoại tệ TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 2010 2011 2012 6T-2102 6T-2013 149.348 269.828 278.892 124.930 258.411 26.986 10.457 6.084 3.279 2011/2010 Số tiền % 120.480 80,67 5.521 (16.529) (61,25) 176.334 280.285 284.976 128.209 263.932 103.951 58,95 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % 9.064 3,36 133.481 106,84 (4.373) (41,82) 2.242 68,37 135.723 105,86 4.691 Nguồn số liệu: Phòng Tài chính - Kế toán: Navibank Cần Thơ, 2010 – 6T/2013 42 53 6T-2013/6T-2012 Số tiền % 1,67 - Vốn huy động nội tệ: theo bảng số liệu 5.4 thì lượng tiền huy động được là nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng vốn huy động được cụ thể năm 2010 tiền huy động được bằng ngoại tệ chiếm 84,70%, năm 2011 chiếm 96,27%, năm 2012 chiếm 97,86% và 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 97,91% trên tổng nguồn vốn huy động được.Về mặt giá trị thì lượng tiền gửi bằng nội tệ có xu hướng tăng dần qua các năm cụ thể vào năm 2011 lượng vốn huy động bằng nội tệ tăng đạt được 269.828 triệu đồng cao hơn năm 2010 là 120.480 triệu đồng tương ứng tăng 80,67%. Năm 2011 lượng tiền gửi này tăng rất nhanh, do trong năm 2011 Navibank thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn mừng sinh nhật 15 năm thành lập Ngân hàng nên đã thu hút được lượng lớn tiền gửi trong dân cư. Vẫn giữ vững đà phát triển, năm 2012 lượng tiền gửi này tiếp tục tăng và tăng hơn năm 2011 là 9.064 triệu đồng tương đương với mức tăng 3,36%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lượng tiền gửi này tăng lên nhanh chóng tăng hơn 6 tháng cùng kỳ năm 2012 là 133.481 triệu đồng tương ứng mức tăng 106,84%. Tiền gửi nội tệ ngày càng tăng qua các năm là do nền kinh tế không ổn định bên cạnh đó giá ngoại tệ lên xuống thất thường mà lãi suất ngoại tệ lại thấp hơn nội tệ nên người dân chủ yếu gửi tiền dưới dạng nội tệ ngày càng tăng lên. - Vốn huy động ngoại tệ: tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn, ngoại tệ chủ yếu là đồng USD. Năm 2011 thì lượng ngoại tệ gửi vào giảm đi so với năm 2010 là giảm 16.529 triệu đồng tương đương với mức giảm là 61,25% năm 2011 tình hình kinh tế đang dần ổn định trở lại, lạm phát dần được kiểm soát, lãi suất tiền gửi dần ổn định và lãi suất tiền gửi ngoại tệ tương đối thấp, lúc này gửi tiền bằng đồng nội tệ sẽ có lợi hơn tiền gửi bằng ngoại tệ, người dân đã chuyển tiền gửi ngoại tệ sang nội tệ làm cho tiền gửi này giảm xuống. Vào năm 2012 tiền gửi bằng ngoại tệ tiếp tục giảm 4.373 triệu đồng tương đương với mức giảm là 41,82%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lượng tiền ngoại tệ gửi vào có hướng tăng hơn 6 tháng cùng kỳ năm 2012 là 2.242 triệu đồng tương ứng tăng 68,37%. Việc vốn ngoại tệ giảm qua các năm cũng một phần do hạn chế tình trạng “đô la hóa” ở nước ta trong nền kinh tế. 4354 5.2.4 Lãi suất huy động và chi phí khác liên quan đến hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng 5.2.4.1 Lãi suất huy động Bảng 5.5 Lãi suất huy động vốn bình quân của Navibank 2010 – 6T/2013 Đơn vị tính: %/ năm Lãi suất 2010 2011 2012 6T/2013 Không kỳ hạn < 12 tháng 12 - 24 tháng 24 - 36 tháng Vốn huy động VND 3,6 3,6 14 14 12 10,5 10,5 10,5 Vốn huy động USD 2 9,5 10,5 9 1,2 7,5 8 8 Không kỳ hạn 0,25 0,25 0,25 0,25 < 12 tháng 5,5 2 2 1,25 4,82 2 2 1,25 2 1,25 - - 12 - 24 tháng 24 - 36 tháng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 11 tháng 4,8 2 Vốn huy động vàng 0.4 0.45 0.50 0,00 0,00 0,00 - Nguồn số liệu: Phòng Tài chính - Kế toán; Navibank Cần Thơ, 2010 - 6T/2013 Chi phí huy động vốn của ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí trả lãi cùng với các khoản chi phí không dưới dạng lãi suất bỏ ra để huy động vốn. Vốn huy động ngắn hạn thì có chi phí thấp và tính ổn định thấp ngược lại thời hạn càng dài thì tính ổn định cao và chi phí cao hơn. Tuy nhiên trong giai đoạn từ cuối năm 2010 và đầu năm 2011 tình hình lạm phát càng tăng, làm cho đồng tiền ngày càng mất giá vì vậy xu hướng khách hàng chuyển sang đầu tư vào tài sản cố định, vàng và ngoại tệ hơn là gửi tiền vào ngân hàng. Để thu hút được ngồn vốn này 4455 thì mức lãi suất trong ngắn hạn phải cao đẩy chi phí trong ngắn hạn lên cao, lãi suất trung và dài hạn thấp hơn để tránh rủi ro về lãi suất cho ngân hàng. Vì thế trong mỗi giai đoạn ngân hàng cần xác định cụ thể lượng vốn dự kiến huy động mỗi nguồn, kế hoạch dự trữ thanh toán và dự trữ bắt buộc, kế hoạch cho vay và đầu tư điều đó sẽ giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh và huy động lượng vốn cần thiết với chi phí phù hợp nhất cho từng nguồn huy động. * Đối với huy động vốn bằng VNĐ - Trong đó, lãi suất huy động vốn VNĐ kỳ hạn dưới 12 tháng từ năm 2010 trở lại đây nhìn chung cao hơn lãi suất huy động trung và dài hạn nhằm tập trung huy động nguồn vốn ngắn hạn để giảm rủi ro về lãi suất trong dài hạn. Cũng như thực tế nguồn tiền gửi hiện nay ở ngân hàng phần lớn chỉ gửi ngắn hạn, do vốn ngắn hạn nhạy cảm với lãi suất dễ dàng điều chỉnh khi lãi suất biến động bởi vì thời gian ngắn, linh hoạt khi đáo hạn. Trong tình hình kinh tế trong những năm 2010 trở lại đây thì nền kinh luôn có những thay đổi và biến động chính vì vậy muốn thu hút được nguồn vốn thì lãi suất phải cạnh rất nhiều với các ngân hàng khác nên việc lãi suất ngắn hạn cao hơn các kỳ hạn khác là để thu hút vốn, bên cạnh đó cũng ít rủi ro hơn. - Còn ở các kỳ hạn dài, áp mức mức lãi suất thấp hơn so với kỳ hạn ngắn nhưng chêch lệch không nhiều so với lãi suất ngắn hạn để dè chừng với rủi ro lãi suất, cũng như chờ đợi động thái của thị trường. Với sự điều chỉnh lãi suất cơ bản liên tục từ NHNN, lãi suất huy động tại ngân hàng có rất nhiều biến động, ngân hàng phải liên tục thay đổi biểu lãi suất huy động và tăng cùng chiều với lãi suất cơ bản từ phía NHNN. Năm 2010 và năm 2011 mức lãi suất KKH cố định ở mức 3,6%/năm. Ngày 03/03/2011 thông tư 02/2011/TTNHNN có hiệu lực thi hành quy định mức lãi suất huy động bằng VND tối đa là 14% bao gồm cả quà tặng và chương trình khuyến mãi. Điều này giúp các ngân hàng giảm được lượng chi phí huy động nhưng cũng làm cho lượng vốn huy động cũng giảm theo. Khách hàng cảm thấy bị thiệt so với mức lãi suất huy động lúc trước vì có thêm lãi suất thưởng, nên không muốn giữ tiền mà chuyển sang mua vàng và các kênh đầu tư khác có lợi hơn. Lãi suất huy động giảm dần vào năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thực hiện theo lãi suất mà ngân hàng Nhà nước đã quy định. 56 45 * Đối với huy động vốn bằng USD Năm 2010 tình hình ngoại tệ biến động mạnh, đặc biệt là USD nên thị trường này không còn ổn định như trước nữa buộc ngân hàng phải thay đổi mức lãi suất huy động trung và dài hạn để tránh thiệt hại cho mình. Đến ngày 01/06/2011 khi thông tư 14/2001/TT-NHNN ra đời, NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa đối với đồng USD là 2%/năm đối với cá nhân và tổ chức là 0.5%/năm. Tất cả các ngân hàng trên địa bàn đều thực hiện giảm đồng loạt lãi suất huy động USD và áp dụng theo mức lãi suất mới. Nhìn chung với mỗi kỳ hạn khác nhau PGD có chính sách lãi suất khác nhau là do sự tác động của nhiều nguyên nhân và do chiến lược thu hút vốn của PGD trong từng thời kỳ. * Đối với huy động vốn bằng vàng Năm 2010 thị trường vàng bắt đầu dao động mạnh, người dân chuyển hướng vào kênh đầu tư này, làm cho giá vàng tăng kỷ lục trong khi đó nhận tiết kiệm vàng phải trả lãi bằng vàng nhưng việc huy động vàng có rất nhiều rủi ro nên Ngân hàng thay đổi lãi suất huy động chỉ dao động từ 0,4 – 0,5%/năm áp dụng cho tất cả các kỳ hạn gửi như là một hình thức giữ hộ vàng cho khách hàng. Và sang đầu năm 2011 khi thông tư số 11/2011/TT-NHNN về việc chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng đã ngưng huy động vàng với mọi kỳ hạn. 5.2.4.2 Chi phí khác Để huy động vốn ngoài chi phí lãi ngân hàng còn chi trả cho các khoản chi phí khác như: Chi phí khuyến mãi, quảng cáo, chi phí đào tạo giao dịch viên, các khoản chi phí quản lý… các khoản chi phí ngoài lãi ngoài lãi này chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng chi phí huy động vốn. Mặc dù chi phí huy động vốn cao, nhưng bù lại hoạt động tín dụng của đơn vị luôn cao hơn vốn huy động, nên nguồn thu của đơn vị tăng cao bù đắp chi phí lãi, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn đạt lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. 57 5.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Bảng 5.6: Chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của Navibank Cần Thơ 2010 - 6T/2013 Chỉ tiêu Đơn vị 2010 Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % 166.640 176.334 78.101 30.921 254.435 47.385 44.100 254.435 69,30 271.441 280.285 (7.836) 47.377 272.449 68.235 62.630 272.449 102,88 284.392 284.976 (80.309) 54.950 204.667 73.626 69.261 204.667 139,24 253.859 263.932 (85.033) 12.032 178.899 20.087 19.956 178.899 147,53 Tổng dƣ nợ/ Vốn huy động % 144,29 97,20 71,82 67,78 Vốn điều chuyển/ Tổng nguồn vốn % 30,70 (2,88) (39,24) (32,22) Vốn có kỳ hạn/ Vốn huy động % 94,50 96,84 99,80 96,18 Chi phí huy động/ Tổng chi phí % 70,12 75,65 79,34 60,29 Vốn có kỳ hạn Vốn huy động Vốn điều chuyển Chi phí huy động vốn Tổng dư nợ Tổng doanh thu Tổng chi phí Tổng nguồn vốn Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn 2011 2012 6T-2013 Nguồn số liệu: Phòng Tài chính - Kế toán; Navibank Cần Thơ, 2010 - 6T/2013 5.3.1 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn Vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn cụ thể vào năm 2010 chiếm 69,30%, năm 2011 chiếm 102,88%, năm 2012 chiếm 139,24% và đến 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 147,53%. Tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn liên tục tăng qua các năm cho thấy khả năng cạnh tranh của Navibank Cần Thơ trên lĩnh vực huy động vốn ngày càng có ưu thế. Năm 2010 ngân hàng vẫn hoạt động dựa trên nguồn vốn điều của Hội sở chính nhưng từ năm 2011 đến nay ngân hàng đã hoạt động hoàn toàn đôc lập dựa vào khả năng huy đông vốn của ngân hàng. Từ năm 2011 đến nay ngân hàng đã hoạt động dựa trên vốn huy động được, ngoài ra ngân hàng còn chuyển vốn về Hội sở cụ thể năm 2011 vốn điều chuyển đi là 7.836 triệu đồng, năm 2012 là 80.309 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2013 là 85.033 triệu đồng. Lượng vốn điều chuyển về Hội sở ngay càng tăng qua các năm điều này cho thấy hiệu quả của công tác huy động vốn trong giai đoạn 2011 đến nay, 58 47 Ngân hàng cũng hoàn toàn chủ động được việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa vào nguồn vốn huy động được này mà không phụ thuộc vào vốn Hội sở góp phần làm tăng lợi nhuận và giảm chi phí. 5.3.2 Tổng dƣ nợ/ Vốn huy động Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư tín dụng của một đồng vốn huy động, tỷ số này quá nhỏ hay quá lớn đều không tốt. Nếu tỷ số này lớn quá thì sẽ vi phạm về quy định của NHNN về oan toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, nếu tỷ số này thấp quá thì thể hiện việc sử dụng không hiệu quả nguồn vốn huy động. Tỷ số này theo quy định không được vượt quá 80%. Năm 2010 cứ 100 đồng tiền vốn huy động được ngân hàng sẽ cho vay 144,29 đồng, năm 2011 với 100 đồng vốn huy động sẽ cho vay 97,20 đồng, năm 2012 cứ 100 đồng vốn huy động ngân hàng cho vay 71,82 đồng và 6 tháng đầu năm 2013 cứ 100 đồng vốn huy động ngân hàng cho vay 67,78 đồng. Năm 2010 tỷ số này ở mức cao hơn 100% điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, phần thiếu hụt này sẽ do nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở về. Giai đoạn 2011 đến 6 tháng 2013 nguồn vốn huy động tăng lên nhanh chống đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng của ngân hàng, đặc biệt vào 6 tháng đầu năm 2013 tỷ số này giảm chỉ còn 67,78%. Tỷ số này giảm là do vốn huy động tăng và tổng dư nợ giảm. Giai đoạn này cho thấy Navibank Cần Thơ chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động, cần phải tăng cường công tác cấp tín dụng để có thể sử dụng tối đa nguồn vốn huy động được góp phần tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. 5.3.3 Vốn điều chuyển/ Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của Chi nhánh vào Hội sở như thế nào. Là một Chi nhánh, sự hỗ trợ của Ngân hàng Hội sở là không thể thiếu. Tuy nhiên sẽ tốt hơn cho Ngân hàng nếu có thể tự cân đối vốn tại chỗ bằng cách tăng cường hơn nữa khả năng huy động vốn của mình, tỷ lệ vốn điều hòa nên ở mức càng thấp càng tốt. Như vậy sẽ tạo cho Ngân hàng thế chủ động trong kinh doanh, có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng, nhất là khi có nhu cầu bổ sung thiếu hụt của cá nhân, doanh nghiệp đang gia tăng. Năm 2010 tỷ lệ vốn điều chuyển chiếm 30,70%, trong thời gian này ngân hàng vẫn hoạt động dựa vào Hội sở. Giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013 Navibank Cần Thơ đã hoạt động dựa hoàn toàn vào nguồn vốn huy động được, không còn cần 59 48 nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở nửa mà còn hoạt động có lời chuyển vốn về Hội sở. Điều này cho thấy sự hiệu quả của công tác huy động vốn tại Navibank Cần Thơ. 5.3.4 Vốn có kỳ hạn/ Vốn huy động Đây là chỉ tiêu phản ánh tính ổn định, vững chắc của Ngân hàng trong kinh doanh. Nguồn vốn có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định, Ngân hàng có thể sử dụng bất cứ lúc nào một cách chủ động để làm nguồn vốn kinh doanh. Tỷ trọng vốn có kỳ hạn trên tổng vốn huy động tăng dần qua các năm cụ thể năm 2010 chiếm 94,50%, năm 2011 chiếm 96,84%, năm 2012 chiếm 99,80% và 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 96,18% (theo bảng số liệu 5.6). Vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong nguồn vốn huy động, điều này cho thấy tình hình hoạt động của Chi nhánh khá ổn định, công tác huy động vốn được triển khai một cách hiệu quả với nhiều sản phẩm mới và nhiều kỳ hạn linh hoạt, thu hút được nguồn vốn có kỳ hạn nhiều hơn và ngày càng tăng lên, giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn. 5.3.5 Chi phí huy động/ Tổng chi phí Chỉ tiêu này đánh giá chi phí của ngân hàng phải bỏ ra cho hoạt động huy động vốn so với tổng chi phí hoạt động. Theo bảng số liệu 5.6 ta có thể thấy rõ chi phí để huy động vốn của ngân hàng ngày càng tăng dần qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng chi phí bỏ ra trong năm. Năm 2011 chi phí huy động được chiếm 76,65% tăng hơn so với năm 2010 là 5,53% đến năm 2012 chi phí huy động vốn lại tiếp tục tăng chiếm 79,34% và 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 60,29%. Chi phí huy động ngày càng tăng qua các năm là do năm 2011 là năm nền kinh tế suy thoái nhiều doanh nghiệp phải rơi vào tình trạng phá sản, tiếp theo đó là sự cạnh tranh của các ngân hàng để không rơi vào tình trạng kinh doanh yếu kém bị sác nhập điều đó ngân hàng tích cực thực hiện việc huy động vốn, thực hiện chương trình ưu đãi làm cho chi phí huy động gia tăng lên. 5060 5.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH CÂN THƠ 5.4.1 Nhân tố khách quan 5.4.1.1 Hành lang pháp lý Kinh doanh ngân hàng là một ngành chịu sự quản lý của pháp luật và sự giám sát chặt chẽ của NHNN. Hoạt động của ngân hàng được quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp luật và chịu sự điều chỉnh bởi nhiều bộ luật như luật dân sự, luật NHTW, các quy định của chính phủ...Do đó, hoạt động huy động vốn cũng chịu sự ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của nhà nước: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng… Từ năm 2008 đến nay hoạt động ngân hàng diễn biến phức tạp, lãi suất huy động liên tục tăng. Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của các TCTD, ngày 20/5/2010 NHNN đã ban hành thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn của các TCTD. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/10/2010, thông tư quy định tỷ lệ cho vay không được vượt quá 80% vốn huy động (vốn huy động theo quy định mới này sẽ không còn bao gồm: Vốn tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức, vốn tự có của NHTM, vốn đầu tư của tổ chức). Với quy định này các NHTM muốn có nguồn vốn cho vay ra thị trường buộc phải tăng cường công tác huy động tiền gửi trong dân cư. Ngoài ra thông tư này cũng điều chỉnh các NHTM chỉ được huy động trên thị trường 2 tối đa 20% số vốn huy động trên thị trường 1. Điều này buộc các NHTM phải tăng cường công tác huy động ở thị trường 1 (tiền gửi trong dân cư) nếu muốn tăng chỉ tiêu vay trên thị trường 2, dẫn đến cạnh tranh trong công tác huy động vốn giữa các ngân hàng trở nên gay gắt hơn. Ngoài ra, các NHTM còn chịu sự quản lý chặt chẽ của NHNN bằng công cụ lãi suất cơ bản và các quy định về trần lãi suất huy động. Lãi suất huy động cơ bản là 7,5%/ năm. Với mức lãi suất cơ bản này buộc các NHTM cho vay ra với lãi suất cho vay không được vượt quá 11.25%/năm. Điều này dẫn đến các NHTM phải điều chỉnh lãi suất huy động ở mức thích hợp nhưng không được vượt quá trần lãi suất huy động được quy định bởi NHNN để đảm bảo có lãi giữa lãi suất đầu vào và đầu ra. Khi lạm phát tăng cao, dù mặt bằng lãi suất huy động của các NHTM cũng tăng theo nhưng nếu vẫn chưa ngang bằng với tốc độ trượt giá, thì người gửi tiền 61 51 vào ngân hàng sẽ chịu thiệt hại do lãi suất thực âm, từ đó không khuyến khích được các dòng vốn chảy vào ngân hàng. 5.4.1.2 Yếu tố chính trị Tình hình chính trị của một số quốc gia trên thế giới không được ổn định, tình trạng chính trị luôn xảy ra những cuộc tranh chấp, đối đầu dẫn đến hoang mang lòng dân vì thế người dân chọn cách dự trữ tiền và của cải dưới dạng vàng hoặc ngoại tệ để tránh rủi ro mất giá, họ hạn chế gửi tiền vào ngân hàng làm cho việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Nước Việt Nam là một nước có tình hình chính trị ổn định vì vậy người cảm thấy được an toàn, an tâm làm ăn sinh sống vì vậy họ không tích lũy tiền dưới dạng vàng để dùng cho những trường hợp đặc biệt, chính vậy việc huy động vốn của các ngân hàng sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn. 5.4.1.3 Yếu tố về kinh tế Sự thay đổi của các yếu tố kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chính sách tiết kiệm, đầu tư của chính phủ…đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hút vốn của NHTM. Bảng 5.8: Các chỉ tiêu kinh tế Cần Thơ năm 2010 – 6T/2013 2010 Năm 2011 2012 GDP (%) 15,03 14,64 11,55 8,38 Thu nhập bình quân/ người (USD/năm) 1.950 2.346 2.514 1.914 Chỉ tiêu 6T/2013 Nguồn: báo cáo tình hình kinh tế xã hội Cần Thơ 2010- 6T/2013 Từ năm 2010 đến 2012 thì tốc độ tăng trưởng GDP của Cần Thơ có xu hướng giảm. Cụ thể vào năm 2010 GDP đạt được là 15,03% và thu nhập bình quân đầu người là 1.950 USD, năm 2011 thì GDP giảm hơn so với năm 2010 chỉ đạt 14,64% nhưng thu nhập bình quân đầu người lại tăng lên đạt 2.346 USD tăng 396 USD, năm 2012 GDP đạt được 11,55% tiếp tục giảm so với năm 2011 nhưng về thu nhập bình quân đầu người thì lại tăng hơn tăng 168 USD. GDP năm 2011 giảm so với năm 2010 là chính phủ thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát, bằng cách thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ ,giảm đầu tư công, làm cho GPD giảm xuống. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tình hình kinh tế đang dần ổn định GDP đạt được 8,38% và thu nhập bình quân đầu người là 1.914 USD. Thu nhập bình quân đầu người liên tục 62 52 tăng qua các năm tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM đưa ra các biện pháp tăng khả năng huy động vốn cũng như các biện pháp tiếp cận khách hàng đưa nguồn vốn vay ra thị trường. 5.4.1.4 Yếu tố văn hóa – xã hội – dân cư - Yếu tố văn hóa xã hội: Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa riêng, văn hóa chính là yếu tố tạo nên bản sắc dân tộc như: tập quán, thói quen, tâm lý…Đối với ngân hàng, hoạt động huy động vốn là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hóa. Cụ thể là, ở các nước phát triển người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng những tiện ích trong thanh toán, hưởng lãi và đối với họ ngân hàng là một phần không thể thiếu, là một phần tất yếu của các hoạt động kinh tế. Do vậy, các NHTM ít gặp khó khăn trong vấn đề huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế. Ngược lại, ở những nước đang phát triển như Việt nam, việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn vì các dịch vụ ngân hàng vẫn chưa được sử dụng phổ biến. Mặt khác, ngân hàng chưa thực sự tạo được lòng tin đối với người dân, chưa chú trọng đến công tác marketing, quảng cáo…nên người dân còn chưa hiểu biết hết được các chủ trương, chính sách cũng như hoạt động của ngân hàng vì vậy vẫn có người có tiền nhưng không muốn gửi vào ngân hàng vì không có được sự an tâm. - Yếu tố dân cư: Quy mô dân cư, chất lượng đời sống người dân không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến số lượng kết cấu sản phẩm dịch vụ của NHTM mà nó còn là yếu tố rất quan trọng để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Khu vực thành thị như Hà nội, TP.Hồ chí minh… có quy mô dân cư đông đúc, với mức sống cao, thu nhập cao hơn thì sẽ là khu vực với đối tượng khách hàng tiềm năng hơn, vì vậy NHTM phải tập trung vào các khu vực đối tượng khách hàng tiềm năng để thu hút vốn. Ngược lại khu vực xa xôi hẻo lánh hoặc mức đời sống thấp thì khả năng họ tiếp cận với những dịch vụ ngân hàng là ít hơn và khả năng có nguồn tiền nhàn rỗi cũng ít hơn. Theo tổng cục thống kê, năm 2012 Cần Thơ có diện tích 1.409 Km 2, dân số 1,214 triệu người, mật độ dân số là 862 người/km2. Thành phố Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tập trung dân cư đông đúc, nhiều khu công nghiệp thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các NHTM thu hút được nguồn vốn huy động. 5363 5.4.1.5 Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng - Yếu tố tâm lý: Với nền kinh tế chịu tình trạng Đôla hóa cao như Việt nam thì việc huy động vốn từ người dân của các NHTM gặp rất nhiều khó khăn do họ lo sợ sự mất giá của đồng Việt Nam, người dân ưa chuộng cất trữ ngoại tệ hơn nên các NHTM sẽ khó có thể huy động vốn bằng nội tệ. - Yếu tố thói quen tiêu dùng: Ở các nước phát triển, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán chỉ chiếm khoảng 2 – 3%, thói quen tiêu dùng và thanh toán của họ chủ yếu thông qua ngân hàng bằng cách sử dụng thẻ thanh toán và hầu hết các khoản tiền của họ đều được ngân hàng quản lý thông qua tài khoản cá nhân. Do đó, NHTM có thể tăng khả năng huy động vốn để sử dụng và đầu tư. Nhưng với ở Việt Nam, người dân vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán là chiếm đa số, chỉ một bộ phận nhỏ sử dụng thẻ thanh toán trong các giao dịch mua bán nên hạn chế việc huy động vốn của ngân hàng. 5.4.1.6 Yếu tố đối thủ cạnh tranh Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các NHTM đã cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích đến với khách hàng như Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking … Các NHTM Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ, tăng cường tiếp cận với đối tượng khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh. Navibank đang có mục tiêu phấn đấu là trở thành ngân hàng bán lẻ chuẩn mực hàng đầu Việt Nam, vì vậy khi các ngân hàng khác cũng phát triển theo hướng mở rộng thị trường bán lẻ là mối đe dọa lớn đối với Navibank nói chung và Navibank Cần Thơ nói riêng. Dưới đây là một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Navibank Cần Thơ: - Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). - Ngân hàng TMCP Đông Á. - Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). - Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh (HDBank). - Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank). 5464 - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) Ngoài ra còn có rất nhiều ngân hàng TMCP khác trên địa bàn Cần Thơ cạnh tranh gay gắt với Navibank Cần Thơ về các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. 5.4.1.7 Yếu tố khách hàng Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian, hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là đi vay của khách hàng này và cho khách hàng khác vay lại. Chính vì thế, khách hàng là một yếu tố rất quan trọng, là nhân tố quyết định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển, thu nhập và trình độ người dân ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng ngày càng được nâng lên. Do đó, ngân hàng phải không ngừng cải tiến các sản phẩm dịch vụ hiện có và cung cấp thêm nhiều sản phẩm mới để thu hút khách hàng. Mỗi ngân hàng có một thế mạnh riêng do đó cũng có những đối tượng khách hàng riêng nhưng do môi trường cạnh tranh, các ngân hàng đã mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khá tương đồng nên đối tượng khách hàng giữa các ngân hàng khá giống nhau, do đó gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng trong việc đưa ra các chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay, đối tượng khách hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ cũng khá đa dạng nhưng tập chung chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy việc cạnh tranh đưa ra các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn, kéo theo những khó khăn trong việc huy động vốn và hoạt động tín dụng của ngân hàng. Các khách hàng hầu hết đều có tâm lí chung là khi tham gia giao dịch với ngân hàng đều muốn thủ tục nhanh chóng không mất nhiều thời gian, mong muốn ngân hàng mang đến cho mình thật nhiều tiện ích, yên tâm, an toàn và sự thoải mái. 5.4.1.8 Sản phẩm dịch vụ thay thế Khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát tăng cao nhưng lãi suất huy động vốn của các NH lại phải chịu mức trần lãi suất 7,5%/năm như hiện nay có thể sẽ làm cho lãi suất thực âm, với lãi suất này không thật sự hấp dẫn đối với người gửi tiền và họ sẽ chuyển sang các kênh đầu tư khác như dự trữ vàng, ngoại tệ hoặc đầu tư vào bất 5565 động sản…để có khả năng sinh lợi cao hơn. Vì vậy nguồn tiền nhàn rỗi sẽ trở nên khan hiếm, gây khó khăn trong công tác huy động vốn cho NH. 5.4.2 Nhân tố chủ quan 5.4.2.1 Uy tín ngân hàng Khi ngân hàng xây dựng được thương hiệu mạnh, có uy tín thì sẽ có lợi thế hơn trong công tác huy động vốn. Navibank là một ngân hàng có quy mô nhỏ và thương hiệu còn khá mới trên thị trường so với các NHTM lớn khác như ACB, Sacombank, Techcombank … Tuy nhiên xét về quy mô doanh nghiệp trong cả nước NaviBank lọt vào tóp 500 doanh nghiệp lớn nhất cả nước và “đạt giải thưởng doanh nghiệp có dịch vụ tốt nhất năm 2011”. Điều này chứng tỏ Navibank đã tạo được thương hiệu trên thị trường, được khách hàng tin tưởng tạo nên lợi thế trong công tác huy động vốn của Ngân hàng. 5.4.2.2 Mạng lưới giao dịch Navibank Cần Thơ có mạng lưới hoạt động tương đối mỏng, trụ sở chi nhánh đặt tại đường 30/4, Q. Ninh Kiều, một phòng giao dịch tại số 85 Võ Văn Tần, Q. Ninh Kiều, một phòng giao dịch tại Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, và một phòng giao dịch tại thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang. Mạng lưới hoạt động tuy mỏng nhưng được bố trí đều, ở nơi dân cư đông đúc tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch. 5.4.2.3 Đội ngũ nhân sự Kinh doanh ngân hàng là một ngành thuộc lĩnh vực cung cấp dịch vụ nên cũng đòi hỏi chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ khách hàng thật tốt, vì thế yếu tố con người cũng là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công trong kinh doanh ngân hàng. Đội ngũ nhân sự được đào tạo mang tính chuyên nghiệp, thực hiện công tác tốt mang lại hiệu quả cao trong công việc. Ban lãnh đạo là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo am hiểu địa bàn hoạt động cũng là một ưu thế của ngân hàng trong công tác huy động vốn và cho vay. 5.4.2.4 Chất lượng sản phẩm – dịch vụ Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả nên chiến lược phục vụ và quảng cáo trở thành yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng. Thái độ phục vụ thân thiện và chu đáo là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, chiến lược quảng cáo, marketing phù hợp 5666 sẽ giúp ngân hàng có thêm được nhiều khách hàng mới. Do đó, để có uy tín trên thị trường, giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút thêm nhiều khách hàng mới ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, có chiến lược quảng cáo hợp lý để có nhiều người biết đến ngân hàng và hiểu rõ hơn về các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp. 5.4.2.5 Yếu tố lãi suất và các dịch vụ gia tăng Chính sách lãi suất cạnh tranh bao gồm cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay là một chính sách kinh doanh mà ngân hàng cần quan tâm. Trong điều kiện hiện nay khi mức trần lãi suất huy động được NHNN quy định chung cho toàn hệ thống NHTM đã phần nào làm giảm áp lực cạnh tranh lãi suất trong ngân hàng. Khi lãi suất không còn là công cụ chủ yếu để ngân hàng cạnh tranh thu hút vốn thì bên cạnh đó, các dịch vụ gia tăng cần phải được tăng cường để làm thế mạnh thu hút vốn. Khi một ngân hàng có dịch vụ tốt sẽ đem lại nhiều lợi thế hơn so với một ngân hàng khác. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các ngân hàng phải phấn đấu nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng thu nhập cho ngân hàng. Khác với cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng là không có giới hạn do vậy đây chính là điểm mạnh để các ngân hàng vươn lên trong cạnh tranh. Navibank đã cung cấp rất nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng như Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking, VNTopUp, ví điện tử Payoo… với các dịch vụ tiện ích này khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch như mở sổ tiết kiệm điện tử, chuyển khoản trong cùng hệ thống hoặc ngoài hệ thống Navibank, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn điện thoại trả sau, trả trước, mua hàng trực tuyến …. Khách hàng không cần phải đến các điểm giao dịch của Nabibank mà vẫn có thể thực hiện được thông qua mạng Internet. 5.4.2.6 Yếu tố công nghệ cơ sở hạ tầng Công nghệ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của ngân hàng, nó mang lại cho ngân hàng nhiều cơ hội song cũng có những thách thức mới. Công nghệ mới cho phép ngân hàng đổi mới quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phối sản phẩm, phát triển sản phẩm mới…nhờ có công nghệ mà hoạt động huy động vốn của ngân hàng được cải tiến, phát triển, rút ngắn thời gian giao dịch và thực hiện các nghiệp vụ chính xác, giúp ngân hàng có khả năng thu hút được nhiều vốn, góp phần làm tăng thu nhập và uy tín cho ngân hàng. 67 57 Từ năm 2007, Navibank đã chính thức hoàn tất quá trình chuyển đổi và nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (core banking) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử tại tất cả các điểm giao dịch trong và ngoài nước. Cơ sở hạ tầng cũng quyết định một phần khả năng huy động vốn của NHTM. Với những NHTM lớn, có tầm cỡ với hệ thống cơ sở hạ tầng chi nhánh khang trang, đầy đủ tiện nghi và hệ thống mạng lưới rộng khắp sẽ tạo được lòng tin đối với khách hàng cũng như khả năng cung cấp những dịch vụ ngân hàng tốt nhất. 5.5 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC CỦA NGÂN HÀNG NAVIBANK CẦN THƠ DỰA TRÊN CÁC PHÂN TÍCH 5.5.1 Ƣu điểm Trong 3 năm 2010-6T/2013 ngân hàng đã thực hiện tốt chức năng của mình “đi vay để cho vay”, điều này được minh chứng qua quy mô và tốc độ huy động vốn nhàn rỗi gia tăng, biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế nên doanh số cho vay cũng ngày càng tăng qua các năm. Qua quá trình phân tích ta thấy được chi phí hoạt động tăng qua các năm nhưng tăng với tốc độ chậm hơn so với tốc độ tăng doanh thu dẫn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng đều đạt lợi nhuận qua các năm. Về nguồn vốn huy động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, trong đó vốn huy động có kỳ hạn ngày càng tăng lên đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được ổn định. Nguồn vốn điều chuyển chỉ sử dụng vào năm 2010 nhưng các năm trở lại đây nguồn vốn điều chuyển không sử dụng nữa điều này chứng tỏ ngân hàng có khả năng tự chủ động được nguồn vốn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng và đáp ứng nhu cầu cho vay của khách hàng. Ngân hàng cấp tín dụng giúp cho các cá nhân và tổ chức kinh tế, giúp họ tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng để tiến hành sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, đầu tư, tạo công ăn việc làm, từng bước nâng cao cuộc sống vật chất cho mọi người, từ đó góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Cần Thơ. 5868 5.5.2 Nhƣợc điểm Nhờ vào sự nổ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên đã làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn đạt lợi nhuận qua các năm 2010-6T/2013, tuy nhiên bên cạnh đó còn những điểm cần khắc phục: - Nguồn vốn huy động chủ yếu nguồn vốn ngắn hạn tập trung ở các kỳ hạn 1 tháng đến 3 tháng, nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động chỉ chiếm 1,51% vào năm 2010 nhưng những năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013 thì vốn huy động trung và dài hạn chiếm 0% trên tổng vốn huy động. - Các sản phẩm huy động vốn tuy đa dạng phong phú nhưng chưa khai thác hết được hết, chủ yếu tập trung vào sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. - Chưa thu hút được nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế. Tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ thấp. - Chưa có hệ thống máy POS để phục vụ khách hàng thanh toán qua thẻ. - Chi nhánh Cần Thơ chỉ có 1 máy ATM phục vụ khách hàng, các phòng giao dịch trực thuộc chưa có máy ATM. Điều này chưa tương xứng với quy mô của ngân hàng và chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên địa bàn. - Công tác quảng cáo, marketing của Ngân hàng chưa thật sự hiệu quả do việc quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ mới hay một số chương trình khuyến mãi chỉ được thể hiện bằng cách treo áp phích hay băng rôn tại chi nhánh và các phòng giao dịch nên ít được người dân chú ý và biết đến, chỉ có những khách hàng đến tại điểm giao dịch mới biết. 5969 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua quá trình phân tích tình hình huy động vốn tại Navibank Cần Thơ ta thấy được: - Về tình hình kinh doanh: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận tăng qua các năm, trong đó tốc độ tăng doanh thu luôn cao hơn tốc độ tăng chi phí thể hiện ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao. Tuy thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao trên tổng thu nhập ngân hàng nhưng ta có thể thấy rõ ngân hàng đang từng bước khắc phục tỷ trọng giữa thu nhập từ hoạt động dịch vụ và thu nhập từ hoạt động tín dụng, trong 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng dần. - Về tình hình huy động vốn: lượng vốn huy động tăng dần trong giai đoạn 2010 - 6T/2013. Trong đó vốn huy động có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn huy động không kỳ hạn, trong vốn huy động vốn có kỳ hạn thì chiếm tỷ trọng cao là vốn huy động ngắn hạn đặt biệt vào những năm 2011, 2102 và 6 tháng đầu năm 2013 thì chiếm tỷ trọng 100% trên vốn huy động có kỳ hạn. Bên cạnh những kết quả đạt được Navibank Cần Thơ cũng gặp nhiều khó khăn như: Cạnh tranh quyết liệt với các ngân hàng khác, chi phí lãi còn khá cao, thiếu đội ngũ nhân viên markerting chuyên nghiệp, trang thiết bị kinh doanh đang xuống cấp… Vì vậy ngoài phát huy hơn nữa những mặt đã đạt được trong giai đoạn tiếp theo ngân hàng cần khắc phục tốt những khó khăn nhằm hoàn thiện khả năng huy động vốn. 6.2 KIẾN NGHỊ - Ngân hàng nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, tăng cường các hoạt động thanh tra, chấn chỉnh xử lý kịp thời những hành vi gian lận trong kinh doanh, hiện các hiện tượng vượt rào lãi suất… - Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường pháp lý, đồng bộ, ổn định. - Tăng cường vai trò điều hành thông qua các qui định về lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn thông qua các thông tư, quyết định phù hợp để bình ổn thị trường tiền tệ. 60 70 - Ngân hàng nhà nước Trung ương nên chỉ đạo các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố chủ trì tổ chức hội nghị giữa các NHTM trên địa bàn nhằm thoả thuận một cam kết về mức lãi suất phù hợp khi huy động và cho vay phù hợp cho từng địa bàn. - Giữ vững ổn định tỷ giá hối đoái cũng như giá trị đồng VNĐ ở mức lạm phát thấp với thời gian dài, gây lòng tin của dân chúng và của các doanh nghiệp vào tiền VNĐ. - Có công tác dự báo diễn biến kinh tế tiền tệ trong nước để có giải pháp điều chỉnh chính sách tiền tệ phù hợp nhất. Cơ cấu tín dụng nên tiếp tục chuyển theo hướng tập trung vốn cho dự án sản xuất, xuất khẩu, phát triển nông nghiệp nông thôn. 61 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Ái Kết, Phan Tùng Lâm, Đoàn Thị Cẩm Vân, Nguyễn Thị Lương, Phạm Xuân Minh (2008), giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2008 2. Các Website: - www.navibank.com.vn - Tailieu.vn 72 62 [...]... trọng Trong quá trình thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt cho biết được ngân hàng thuộc nhóm ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng và tình hình thanh khoản tốt, để làm được điều này chứng tỏ ngân hàng thực hiện khá tốt công tác huy động vốn trên thị trường Với đề tài: Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Cần Thơ sẽ cho ta có cái nhìn tổng... cho Ngân Hàng TMCP Nam Việt thành lập Ngân Hàng TMCP Nam Việt Chi Nhánh Cần Thơ - Căn cứ quyết định số 20/QĐ – HĐQT của Chủ Tịch Hội Đồng Quản trị về việc thành lập Ngân Hàng TMCP Nam Việt Chi Nhánh Cần Thơ Ngày 1/7/2007 Ngân hàng TMCP Nam Việt Chi nhánh Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động tại địa chỉ 318 đường 30-4, phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ Ngày 3/5/2011 Ngân hàng TMCP Nam Việt Chi. .. hiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Cần Thơ 1.3.2 Phạm vi về thời gian nghiên cứu - Thời gian thực hiện đề tài từ 12/8/2013 đến ngày 18/11/2013 - Số liệu được phân tích trong đề tài từ năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Cần Thơ nhằm đánh giá khả năng huy động. .. Nam Việt Chi nhánh Cần Thơ dời về địa chỉ 1/3F đường 30-4, phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ hoạt động cho đến nay Ngân hàng TMCP Nam Việt Chi Nhánh Cần Thơ là một chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân Hàng TMCP Nam Việt và là một trong những chi nhánh có quy mô hoạt động lớn trong hệ thống Ngân Hàng Nam Việt Luôn là chi nhánh tiên phong và năng động trong hệ thống Ngân Hàng Nam Việt trong việc... nguồn vốn của Navibank Cần Thơ và bên cạnh đó đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn nhằm ngày càng hoàn thiện hơn công tác huy động vốn cho Ngân hàng 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Phân tích. .. nhàn rỗi ngoài thi trường Đây là vấn đề cấp bách cho tất cả các ngân hàng, nhưng với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng thì công tác huy động vốn ngày càng trở nên khó khăn hơn Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh Cần Thơ là một chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng thương mại Nam Việt Chi nhánh nằm trong địa bàn thành phố Cần Thơ được xem là một trọng điểm kinh tế quan trọng của Đồng bằng... đó ngân hàng có thể cho các ngân hàng khác vay để hạn chế thiệt hại chi phí trả lãi Do ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp thực hiện hạch toán ngành, vì vậy khi phát sinh tình trạng tạm thời thừa vốn các chi nhánh của ngân hàng thường phải điều chuyển vốn thừa về ngân hàng cấp trên, để tiếp tục điều chuyển cho các ngân hàng thiếu vốn Khi điều chuyển vốn về các ngân hàng cấp trên, các ngân hàng chi. .. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của Ngân hàng 3.1.4.1 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn Đây là tỷ số phản ánh lượng vốn huy động so với tổng nguồn vốn Nếu chỉ số này càng cao thì khả năng huy động vốn tại chỗ của ngân hàng càng hiệu quả Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn mạnh hay yếu, chi m bao nhiêu phần trăm so với tổng nguồn vốn 3.1.4.2 Tổng dư nợ/ Vốn huy động Chỉ số này xác định... tác huy động vốn trên địa bàn Hậu Giang của ngân hàng Sacombank từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy đông vốn cho ngân hàng trong thời gian tới - Luận văn tốt nghiệp: Nguyễn Thị Như (2008) Phân tích đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay của ngân hàng eximbank chi nhánh Cái Khế, Tài chính Ngân hàng K30, Đại học Cần Thơ Đề tài tập trung phân tích tình hình huy. .. kỳ trước của các chỉ tiêu kinh tế: F  F1 X 100% F0 1223 CHƢƠNG 4 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT 4.1.1 Khái quát - Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt - Tên giao dịch quốc tế: Nam Viet Commercial Joint Stock Bank - Tên gọi tắt: NAVIBANK - Hội sở: 3-5 Sương

Ngày đăng: 08/10/2015, 23:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan