Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn tập làm văn lớp 3

93 1.3K 3
Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn tập làm văn lớp 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC --------------------- PHẠM THÙY LINH MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG HỘI THOẠI TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt HÀ NỘI - 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC --------------------- PHẠM THÙY LINH MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG HỘI THOẠI TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THU HƢƠNG HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên của đề tài, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Nguyễn Thu Hƣơng- ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên và giúp đỡ chúng em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy (cô) giáo trong Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Giáo dục Tiểu học, thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh Trƣờng Tiểu học Ngọc Thanh A, Thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc và Trƣờng Tiểu học Thị trấn Sóc Sơn, Huyện Sóc Sơn – TP Hà Nội trong suốt quá trình chúng em quan sát, tìm hiểu thực tế và thực nghiệm khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, ngƣời thân – những ngƣời đã tạo điều kiện và động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Ngƣời thực hiện Phạm Thùy Linh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đƣa ra trong khóa luận là trung thực, chính xác và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào khác Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Ngƣời thực hiện Phạm Thùy Linh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HS : Học sinh GV : Giáo viên SGK : Sách giáo khoa TLV : Tập làm văn SGKTV3 : Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 5 4. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ........................................ 5 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 5 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 6 NỘI DUNG ...................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌCHỘI THOẠI TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3 ....... 7 1.1. Một số vấn đề về hội thoại ..................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm ......................................................................................... 7 1.1.2. Bản chất của hội thoại ..................................................................... 8 1.1.3. Các nhân tố giao tiếp và hội thoại ................................................... 9 1.1.4. Các chức năng của giao tiếp và hội thoại ...................................... 14 1.1.5. Đích của giao tiếp, hội thoại .......................................................... 15 1.1.6. Quy tắc hội thoại ............................................................................ 16 1.1.7. Các yếu tố kèm lời và phi lời .......................................................... 19 1.2. Phân môn Tập làm văn trong chƣơng trình Tiểu học ........................... 20 1.2.1. Vị trí và nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn............................... 20 1.2.2. Nội dung phân môn Tập làm văn lớp 3 .......................................... 22 1.2.3. Nội dung dạy hội thoại ở phân môn Tập làm văn lớp 3 ................. 24 1.2.4. Thực trạng của việc dạy học hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 3.......................................................................................................... 31 CHƢƠNG 2. BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG HỘI THOẠI TRONG GIỜ TẬP LÀM VĂN LỚP 3 ................................................................................. 34 2.1. Kết quả khảo sát việc dạy học hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 3 ............................................................................................................. 34 2.2. Các biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn Tập làm văn ...... 36 2.2.1. Biện pháp bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết ................................ 36 2.2.2. Rèn thói quen định hướng giao tiếp, hội thoại ............................... 40 2.2.3. Bồi dưỡng năng lực hội thoại, giao tiếp ........................................ 41 2.2.4. Các biện phát rèn luyện kĩ năng sử dụng ngữ điệu ........................ 43 2.2.5. Biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng các yếu tố phi lời ................ 44 2.2.6. Sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề ........................................... 46 2.3. Phân loại các dạng bài tập rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 3 ....................................................................... 49 2.3.1. Dạng bài tập rèn kĩ năng trao đáp thông qua quan sát tranh ....... 49 2.3.2. Dạng bài tập trao đổi theo chủ đề cho trước ................................. 53 2.3.3. Dạng bài tập tự tổ chức một chủ đề để trao đổi ............................ 56 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM KHOA HỌC ................................................ 60 3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 60 3.2. Đối tƣợng và phạm vi thực nghiệm ...................................................... 60 3.3. Nội dung thực nghiệm .......................................................................... 61 3.4. Các giáo án thực nghiệm ...................................................................... 61 3.4.1. Giáo án thực nghiệm 1 ................................................................... 61 3.4.2. Giáo án thực nghiệm 2 ................................................................... 68 3.4.3. Giáo án thực nghiệm 3 ................................................................... 75 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 84 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp là hoạt động thƣờng nhật của tất cả mọi ngƣời. Trong giao tiếp, hội thoại chiếm tỉ lệ không hề nhỏ. Sự thành công của mỗi ngƣời phụ thuộc vào kinh nghiệm tham gia hội thoại của họ. Hội thoại có vị trí vô cùng quan trọng nên ngày từ nhỏ, học sinh đã cần phải tham gia vào các cuộc hội thoại và hiểu biết thêm về hội thoại. Từ lâu, các chƣơng trình học tập cũng đang nghiên cứu và đƣa ra các bài tập về hội thoại, nhƣng kết quả thu đƣợc chƣa cao. Tại các trƣờng Tiểu học hiện nay, một số trƣờng cũng đã quan tâm và đƣa hội thoại vào nhƣ một trong những mục tiêu chính của môn học. Ở Việt Nam, chỉ từ cuối thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, hội thoại mới đƣợc đƣa vào chƣơng trình môn Tiếng Việt, đƣợc dạy thử nghiệm rồi dạy chính thức ở các lớp học. Tuy nhiên, hiểu biết của giáo viên về hội thoại còn ít ỏi, sơ lƣợc, nên hiệu quả của các biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong các môn học chƣa đạt hiệu quả cao. Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, sáng tạo, thực hành và thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân. Tất cả các môn học đều phải sử dụng đến hành văn để làm nhƣ: Lịch sử, Địa lí, Toánvà các phân môn khác của Tiếng Việt,… Phân môn Tập làm văn còn có tầm quan trọng đến tƣơng lai, khi học sinh bƣớc vào đời, nó chính là hành trang cho các em nhƣ: học sinh làm văn tốt thì ăn nói mới lƣu loát đƣợc, phải có kĩ năng giao tiếp tốt thì mớiđạt đƣợc mục đích giao tiếp đã đề ra. Vậy có thể nói phân môn Tập làm văn có tầm ảnh hƣởng rất lớn trong cả cuộc đời của con ngƣời. Chính vì vậy, ta càng thấy rõ đƣợc việc dạy hội thoại trong phân môn Tập làm văn là điều cần thiết. 1 Ở lớp 3, phân môn Tập làm văn đƣợc lồng ghép các bài văn kể mang yếu tố hội thoại rất đa dạng và phong phú. Đòi hỏi giáo viên phải nắm sâu sắc kĩ năng biện pháp giảng dạy để giúp học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.Tuy nhiên hiểu biết của giáo viên về dạy hội thoại còn hạn chế, nên nhiều giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi dạy hội thoại nói chung và dạy hội thoại trong phân môn Tập làm văn nói riêng. Chính vì những lí do trên nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 3” làm khoá luận tốt nghiệp Đại học. 2. Lịch sử vấn đề Theo định hƣớng của chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ở Việt Nam, HS từ lớp 1 đến lớp 12 sẽ đƣợc rèn luyện 5 kĩ năng nói bộ phận: 1) Sử dụng nghi thức lời nói; 2) Đặt và trả lời câu hỏi; 3) Thuật việc, kể chuyện; 4) Trao đổi, thảo luận; 5) Phát biểu, thuyết trình, tranh luận. Ở bậc Tiểu học, HS đƣợc tập trung rèn các kĩ năng nói 1,2,3 và bƣớc đầu làm quen với các kĩ năng 4,5. Qua tìm hiểu về vấn đề rèn kĩ năng hội thoại cho HS đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu. Có thể chia các công trình nghiên cứu về rèn kĩ năng hội thoại cho HS theo một số hƣớng chính nhƣ sau: Trƣớc tiên, bàn về: Nghiên cứu hoạt động dạy hội thoại cho HS Tiểu học trong môn Tiếng Việt nói chung. Đi theo hƣớng này, tác giả Phan Phƣơng Dung – Nguyễn Trí (2009), Dạy hội thoại cho HS Tiểu học nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam. Ở chủ đề 4 – Tình huống giao tiếp và các kiểu bài tập dạy hội thoại trong SGK TV ở Tiểu học, các tác giả đã miêu tả và phân chia các bài tập hội thoại từ lớp 2 đến lớp 5 thành ba kiểu bài tập cơ bản: - Kiểu bài tập dạy nghi thức lời nói trong hội thoại. - Kiểu bài tập đáp lời hoặc trao lời trong các tình huống giao tiếp. 2 - Kiểu bài tập xử lí trọn vẹn một tình huống giao tiếp. Ở chủ đề 5 các tác giả đƣa ra phƣơng pháp dạy hội thoại ở Tiểu học với ba hoạt động cơ bản: - Dạy hội thoại theo hƣớng phân tích và thực hành. - Dạy hội thoại qua phƣơng pháp đóng vai. - Dạy hội thoại qua các phân môn Tiếng Việt. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng nói cho HS ở môn TV, đề tài khoa học Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, của Trần Thị Hiền Lƣơng (2009). Trong công trình này, tác giả đƣa ra biện pháp và cách thức thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng nói cho HS Tiểu học ở các phân môn Tiếng Việt. Hay tác giả Nguyễn Hồng Thúy (2006) Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng hội thoại cho HS lớp 4 Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục trƣờng ĐHSP Hà Nội. Hệ thống bài tập mà tác giả nêu ra trong luận văn khá đa dạng và sinh động, nhƣng chỉ giới hạn cho HS một khối lớp 4. Cùng hƣớng nghiên cứu này, sau đó còn có nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề rèn kĩ năng hội thoại nhƣ: Nguyễn Trí (2007) Một số vấn đề dạy hội thoại cho HS Tiểu học NXB Giáo dục; Đặng Thị Lệ Tâm (2011) Dạy học nghi thức lời nói cho Hs Tiểu học trong môn Tiếng Việt Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục; Vũ Khắc Tuân (2009) Luyện nói cho học sinh lớp 2 NXB Giáo dục; Bùi Thị Kim Mai (2014), Bồi dưỡng năng lực thuyết trình, tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5, Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục;… Bên cạnh hƣớng đi trên, các tác giả còn có hƣớng đi khác đó là nghiên cứu hoạt động dạy học rèn kĩ năng nói trong một phân môn Tiếng Việt. Đi theo hƣớng nghiên cứu này có tác giả Lê Thị Thanh Hà (2003),Phương pháp dạy Tập làm văn nói theo hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2 Luận văn Thạc 3 sĩ khoa học Giáo dục trƣờng ĐHSP Hà Nội. Đáng phải kể đến nhƣ Đặng Thị Trà (2004), Phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 qua phân môn Kể chuyện Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục trƣờng ĐHSP Hà Nội. Hay Nguyễn Thị Thu Hƣơng (2005), Dạy học nghi thức lời nói cho học sinh lớp 2 qua phân môn Tập làm văn Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục trƣờng ĐHSP Hà Nội;… Hầu hết các tác giả đều tập trung nghiên cứu sâu vào các biện pháp rèn kĩ năng nói theo đặc trƣng phân môn, chƣa có biện pháp cụ thể cho từng dạng bài tập, đây chính là vấn đề mà đa số GV đều quan tâm đến khi nhắc tới rèn kĩ năng hội thoại cho HS. Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm. Đáng chú ý hơn từ thập niên XX, các tài liệu giáo dục ở nƣớc ngoài và trong nƣớc, một số văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo thƣờng nói tới việc cần thiết phải rèn luyện kĩ năng hội thoại, giao tiếp cho học sinh. Có thể nói cốt lõi của đổi mới phƣơng pháp dạy học là hƣớng tới hoạt động học tập chủ động, sáng tạo, chống thói quen học thụ động. Nội dung dạy hội thoại là nội dung không mới mẻ nhƣng vấn đề này luôn để lại những câu hỏi khiến các nhà nghiên cứu muốn tìm ra câu trả lời thỏa đáng về các phƣơng pháp dạy hội thoại. Để những giờ học Tập làm văn có yếu tố hội thoại trở nên hiệu quả, một mặt GV cần phải dạy HS cách đƣa ra lời trao và cách đáp lại lời trao sao cho đúng các quy tắc và đem lại hiệu quả giao tiếp. Mặt khác GV cần phải tổ chức tình huống học tập để HS có môi trƣờng rèn luyện khả năng giao tiếp của mình. Mặc dù chƣơng trình tiểu học hiện hành đã triển khai dạy học hội thoại hơn mƣời năm nhƣng vẫn là công việc khó đối với nhiều GV. Trong khi đó, ngoài một số hƣớng dẫn chung của sách giáo viên và 4 giải đáp về nội dung mới trong cuốn Hỏi đáp Tiếng Việt 3 do tác giả Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, chúng tôi chƣa thấy có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu rèn kĩ năng hội thoại qua phân môn TLV lớp 3. Vì thế tôi thực hiện đề tài Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 3 với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé nâng cao chất lƣợng dạy học và trau dồi kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm mục đích: nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 3 trong chƣơng trình Tiếng Việt ở Tiểu học. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: những biện pháp rèn kĩ năng hội thoại. Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3. 5. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài này, tôi tìm hiểu hoạt động dạy học kĩ năng hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 3 và những biện pháp rèn kĩ năng hội thoại cho HS lớp 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu trên đối tƣợng HS lớp 3 trƣờng Tiểu học Ngọc Thanh A và Trƣờng Tiểu học Thị trấn Sóc Sơn. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, tôi thực hiện các nhiệm vụ sau: Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học hội thoại ở phân môn Tập làm văn trong chƣơng trình Tiếng Việt lớp 3. Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 3. Thực nghiệm khoa học. 5 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các biện pháp sau: - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu. - Phƣơng pháp quan sát. - Phƣơng pháp điều tra. - Phƣơng pháp đàm thoại. - Phƣơng pháp thực nghiệm. - Phƣơng pháp thống kê toán học. 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC HỘI THOẠI TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3 1.1.Một số vấn đề về hội thoại 1.1.1.Khái niệm Hội thoại có vai trò quan trọng trong đời sống. Trong một ngày, một tháng, một năm, một đời ngƣời, thời gian dành cho hội thoại rất lớn, lớn hơn thời gian dành cho độc thoại nhiều lần. Con ngƣời chủ yếu giao tiếp với nhau bằng hội thoại. Ngôn ngữ đƣợc sử dụng chủ yếu trong hội thoại. Giáo sƣ Đỗ Hữu Châu khẳng định: “hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng chính là hình thức cơ sở của một hoạt động ngôn ngữ khác…”. Ngôn ngữ là công cụ để con ngƣời giao tiếp với nhau. Khi tham gia vào giao tiếp, ngôn ngữ tồn tại dƣới hai dạng: dạng nói và dạng viết. Khi ngôn ngữ tồn tại ở dạng nói, tức là ngôn ngữ đƣợc con ngƣời sử dụng trong hoạt động nói năng, thì khi đó con ngƣời đang thực hiện một hoạt động, gọi là hoạt động giao tiếp. Nhƣ vậy, hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo đích đặt ra. Tuy nhiên trong những năm nay, với sự phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông nên điện thoại di động,hệ thống mạng phát triển rất mạnh mẽ. Con ngƣời có thể nói chuyện với nhau mà không phải mặt đối mặt (qua điện thoại), hay có thể đối thoại bằng hình thức nhắn tin qua 7 điện thoại, email,… mà cũng không cần phải ở gần nhau, hay không cần phải dùng đến lời nói trực tiếp (nhắn tin qua điện thoại) mà vẫn đảm bảo nội dung cuộc thoại và các nhân tố nhƣ một cuộc đối thoại thông thƣờng. Nhƣ vậy, theo Nguyễn Trí (2008), Một số vấn đề dạy hội thoại cho học sinh Tiểu học NXB Giáo dục, ta có khái niệm hội thoại toàn diện: hội thoại là cuộc giao tiếp bằng lời (ở dạng nói hay dạng viết) tối thiểu giữa hai nhân vật về một vấn đề nhằm đạt được mục đích đã đặt ra. 1.1.2. Bản chất của hội thoại Hội thoại là một hiện tƣợng giao tiếp bằng ngôn ngữ hay một hiện tƣợng xã hội? Có thể khẳng định ngay: hội thoại vừa là một hiện tƣợng giao tiếp bằng ngôn ngữ, vừa là một hiện tƣợng xã hội. Hai đặc điểm đó đều chi phối các hoạt động hội thoại. Nói hội thoại là một hiện tƣợng giao tiếp bằng ngôn ngữ vì chính trong hội thoại (độc thoại), ngôn ngữ mới thực hiện đƣợc chức năng quan trọng của nó: chức năng giao tiếp. Chính trong hội thoại ngôn ngữ mới phát huy đầy đủ đặc điểm, sức mạnh, vẻ đẹp,… của nó. Nói cách khác, ngôn ngữ trở nên sống động nhờ vào hội thoại. Bàn đến bản chất ngôn ngữ của hội thoại, về mặt sƣ phạm là bàn đến mối quan hệ giữa kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và hội thoại của cá nhân học sinh khi bƣớc chân đến trƣờng và yêu cầu dạy hội thoại của nhà trƣờng. Khi vào học lớp Một cũng nhƣ các lớp học trên,mặc dù chƣa đƣợc học hội thoại nhƣng học sinh vẫn sử dụng ngôn ngữ để tham gia trò chuyện với nhau, với bố mẹ, trao đổi về mọi vấn đề các em gặp phải trong đời sống, để giãi bày, yêu cầu, đòi hỏi, ra lệnh, doạ nạt, quát tháo, … dƣờng nhƣ các em đã nắm đƣợc một phần nào các quy tắc, quy luật … về hội thoại.Đó là con đƣờng tiếp nhận tự phát. Muốn dùng ngôn ngữ cho chính xác, linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ, tế nhị,… học sinh phải đƣợc học, đƣợc luyện tập về hội thoại. Muốn hiểu 8 các quy tắc, quy luật hội thoại một cách sâu sắc, học sinh phải qua con đƣờng học tập. Do đó, dạy hội thoại cho học sinh là một yêu cầu tất yếu nhà trƣờng phải thực hiện. Con đƣờng để dạy hội thoại nhanh, có hiệu quả chính là phải từ kinh nghiệm sẵn có của học sinh phát triển lên, luyện tập thêm. Bàn đến bản chất ngôn ngữ của hội thoại chính là bàn đến tính chất giao tiếp của nó, là phải quan tâm đến các nhân tố tham gia vào cuộc giao tiếp, vào cuộc đối thoại nhƣ: ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn. Nói hội thoại là một hiện tƣợng xã hội vì nó nảy sinh và tồn tại chỉ trong các cộng đồng ngƣời, trong xã hội loài ngƣời. Con ngƣời sử dụng hội thoại nhƣ một công cụ đắc lực để trao đổi thông tin, giao lƣu tình cảm, gắn kết từng cá thể với nhau tạo thành một cộng đồng, một xã hội. Bàn đến bản chất xã hội của hội thoại là bàn đến chức năng, mục đích và nội dung hội thoại. Hoạt động hội thoại là hoạt động giao tiếp gắn rất chặt với các quy tắc ứng xử trong xã hội, thể hiện trình độ văn minh của con ngƣời. Học các quy tắc hội thoại, từ phép lịch sự đến việc thực hiện các quy luật cấu trúc hội thoại, ngƣời học thực ra đã tiếp nhận nhiều quy tắc đạo đức, nhiều phép ứng xử văn minh nhƣ tôn trọng thể diện ngƣời hội thoại, sự phối hợp, hợp tác trong cuộc sống,… Vì thế, dạy hội thoại cho học sinh đồng thời cũng là dạy đạo đức, dạy văn hoá ứng xử. Một điều đáng lƣu ý là hai bản chất nêu trên của hội thoại gắn chặt với nhau đến mức nhiều nhân tố hoặc nhiều giai đoạn khó tách bạch đâu là tính chất ngôn ngữ, đâu là tính chất xã hội. Điều ấy không có nghĩa là không nhận thấy hai bản chất này trong hiện tƣợng hội thoại. 1.1.3. Các nhân tố giao tiếp và hội thoại Hội thoại là một trong những hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ có vị trí quan trọng nhất. Vì thế các nhân tố tham gia vào cuộc giao tiếp nhƣ: ngữ cảnh, ngôn ngữ vàdiễn ngôn cũng chính là các nhân tố tham gia vào cuộc hội thoại. 9 1.1.3.1. Ngữ cảnh Bàn đến ngữ cảnh hội thoại là bàn đến những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhƣng nằm ngoài diễn ngôn. Đó là các nhân tố có tác động lớn đến hội thoại. Nhân tố đầu tiên không thể thiếu – nhân vật hội thoại (giao tiếp) là những ngƣời tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động lẫn nhau. Có hai yếu tố của nhân vật hội thoại ảnh hƣởng đến cuộc hội thoại là vai giao tiếpvà quan hệ liên cá nhân. Trong một cuộc giao tiếp có sự phân vai: vai phát ra diễn ngôn tức là vai nói (viết) và vai tiếp nhận diễn ngôn, tức nghe (đọc). Trong cuộc giao tiếp nói, mặt đối mặt, hai vai nói, nghe thƣờng luân chuyển, ngƣời nói chuyển thành ngƣời nghe và ngƣợc lại. Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật tham gia hội thoại thể hiện ở các phạm vi nhƣ: vị thế xã hội, vị thế giao tiếp và quan hệ thân cận. Nhân tố thứ hai, song hành với nhân vật hội thoại là hiện thực ngoài diễn ngôn. Bất kì cuộc hội thoại nào cũng xoay quanh một phạm vi hiện thực nhất định. Phạm vi hiện thực đó trở thành hiện thực – đề tài của hội thoại. Các cuộc hội thoại lại diễn ra trong một hoàn cảnh xã hội nào đó, một môi trƣờng hội thoại xác định, một tình huống hội thoại cụ thể. Các yếu tố trên hợp thành hiện thực bên ngoàidiễn ngôn nhƣng có tác động quan trọng đến hội thoại, gồm có 4 bộ phận: Một là hiện thực – đề tài củadiễn ngôn đó là khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp dùng diễn ngôn của mình để nói về một cái gì đó. Cái đƣợc nói tới là hiện thực – đề tài của diễn ngôn. Nằm trong hiện thực – đề tài của diễn ngôn chính là những cái tồn tại, diễn tiến trong hiện thực ngoài diễn ngôn và ngoài ngôn ngữ. Những cái thuộc tâm giới của con ngƣời nhƣ một cảm xúc, một nguyện vọng, một tƣ tƣởng,… cũng đƣợc xem là hiện thực ngoài ngôn ngữ, ngoài diễn ngôn. Hay hiện thực – đề tài của diễn ngôn còn là bản thân của 10 ngôn ngữ. Trong một cuộc giao tiếp, nhân vật giao tiếp chỉ có thể chọn một bộ phận nào đó trong thế giới diễn ngôn làm đề tài. Cũng không phải ngƣời nói muốn đƣa hiện thực nào thành đề tài thì tự khắc nó thành đề tài diễn ngôn. Vậy đề tài diễn ngôn phải đƣợc các nhân vật giao tiếp thỏa thuận lấy làm đối tƣợng để trao đổi trong cuộc giao tiếp đó. Hai là hoàn cảnh giao tiếp rộng bao gồm những hiểu biết về lịch sử, địa lí, văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật, kinh tế, quân sự, giáo dục, tâm lí dân tộc và xã hội, ngôn ngữ, trang phục, âm nhạc,… của dân tộc, bộ tộc, cộng đồng ngƣời,… ở thời điểm và ở không gian trong đó đang diễn ra cuộc hội thoại. Các điều kiện trên có ảnh hƣởng ít, nhiều, đậm, nhạt khác nhau,… đến các cuộc hội thoại. Điều đáng chú ý là hoàn cảnh giao tiếp bao giờ cũng phải là hiện thực thực tại. Bởi vì nói tức là sống nên phải nói với nhau trong hiện thực thực tại tức là hiện thực mà chúng ta đang sống. Mục đích giao tiếp, niềm tin, kế hoạch, các hành động thực hiện kế hoạch giao tiếp đƣợc đặt ra là vì thế giới thực tại và đặt trong thế giới thực tại. Mỗi cuộc đối thoại đƣợc đặt trong hoàn cảnh, nền văn hóa nhất định, nếu không có hiểu biết về nền văn hóa, phong tục,… thì khó có thể hiểu hết ý nghĩa của đoạn hội thoại. Vậy tức là ta cần phải hiểu biết về các hoàn cảnh giao tiếp nhƣ: hiểu biết về phong tục tập quán, về sinh hoạt, về cách sử dụng ngôn ngữ,… của đoạn hội thoại đó thì giao tiếp mới đạt hiệu quả cao. Nếu không có những hiểu biết này, lời nói có thể rất dài nhƣng ngƣời nghe vẫn không hiểu hết nội dung lời nói. Ba là hoàn cảnh giao tiếp hẹpđƣợc hiểu là không – thời gian thoại trƣờng cụ thể diễn ra cuộc giao tiếp. Không gian và thời gian không nên hiểu là bất kì, thƣờng xuyên biến đổi, mà là không gian thoại trƣờng có những đặc trƣng chung, đòi hỏi ngƣời ta phải xử sự, nói năng theo những cách thức ít nhiều cũng chung cho nhiều lần xuất hiện. Thí dụ nhƣ: trƣờng học, chùa chiền, hội trƣờng,… Thời gian thoại trƣờng là thời gian ở một không gian 11 thoại trƣờng mà lúc đó con ngƣời phải nói năng, xử sự khác với cách nói năng, xử sự ở thời gian khác trong cùng không gian thoại trƣờng. Thí dụ: buổi sáng, buổi chiều, ngày rằm, mồng một và ngày thƣờng là những thời gian thoại trƣờng khác nhau của không gian thoại trƣờng: chùa chiền. Bốn là ngữ huống, chúng ta nói tác động tổng hợp của các yếu tố tạo nên ngữ cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao tiếp là các ngữ huống của cuộc giao tiếp. Thông qua ngữ huống mà ngữ cảnh chi phối diễn ngôn. Ngữ cảnh là một khái niệm động, không phải là tĩnh. Cần nhắc lại một điều: bất cứ cái gì muốn trở thành ngữ cảnh của các yếu tố tạo nên ngữ cảnh phải đƣợc nhân vật giao tiếp ý thức thì mới đƣợc gọi là ngữ huống. Qua hiểu biết tạo nên ngữ huống mà ngữ cảnh tác động vào diễn ngôn. 1.1.3.2. Ngôn ngữ Tất cả các cuộc hội thoại đều phải sử dụng một tín hiệu làm công cụ. Trong trƣờng hợp giao tiếp bằng ngôn ngữ thì hệ thống tín hiệu là các ngôn ngữ tự nhiên. Mà hội thoại là quá trình sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao lƣu giữa ngƣời với ngƣời. Để có thể sử dụng ngôn ngữ đạt hiệu quả cao trong hội thoại, ngƣời tham gia hội thoại cần chú ý đến những vấn đề sau: đặc điểm của ngôn ngữ nói, ngữ vực và ngôn ngữ cá nhân. Ngôn ngữ có hai dạng: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Hai dạng của ngôn ngữ có nhiều đặc điểm chung nhƣ cùng dùng chung kho từ vựng, hệ thống các quy tắc ngữ pháp và phong cách, cùng chịu sự chi phối của các đặc điểm về truyền thống và văn hoá dân tộc, tâm lí dân tộc và cộng đồng,… Tuy nhiên mỗi dạng ngôn ngữ lại có những đặc điểm riêng khác nhau. Ngôn ngữ nói có những đặc thù:  Có thể sử dụng tất cả các lớp từ trong vốn từ của một ngôn ngữ, kể cả những từ một số phong cách ngôn ngữ viết cấm kị nhƣ các từ thô tục, các tiếng lóng, biệt ngữ của nhiều lớp ngƣời khác nhau trong xã hội,… 12  Thƣờng sử dụng các cấu trúc ngữ pháp đơn giản, giản lƣợc,… kể cả các cách diễn đạt không theo quy tắc ngữ pháp chuẩn mực, nói tắt,…  Chú trọng sử dụng ngữ điệu để diễn đạt một số nội dung liên quan đến tình cảm, cảm xúc, biểu đạt thái độ,… của ngƣời nói.  Đƣợc sự phụ trợ rất có hiệu quả của các yếu tố phi ngôn ngữ nhƣ sự biểu cảm trên nét mặt, các cử chỉ điệu bộ của chân, tay, thân thể,… ngƣời tham gia hội thoại. Trong giao tiếp, có những chuẩn mực ngôn ngữ đƣợc cả xã hội hoặc cộng đồng thừa nhận. Đó là căn cứ để xã hội đánh giá ngôn ngữ cá nhân hoặc ngôn ngữ của các nhóm ngƣời trong xã hội khi giao tiếp. Bên cạnh ngôn ngữ chuẩn mực, lại có phƣơng ngữ địa lí, phƣơng ngữ xã hội… Sự phân chia này dựa theo đối tƣợng sử dụng ngôn ngữ. Về ngữ vực, trong giáo trình đại cƣơng ngôn ngữ học (tập hai – Ngữ dụng học), tác giả Đỗ Hữu Châu đã dẫn ý kiến của M. Halliday về ba loại ngữ vực: Ngữ vực quy thức (formal) đó là ngữ vực mà ta dùng để nói với những ngƣời quen biết ít hoặc chƣa quen biết.Ngữ vực thân tình (familiar) là ngữ vực của những cuộc giao tiếp giữa những ngƣời có quan hệ thân thiết với nhau. Giữa hai ngữ vực đó là ngữ vực phi quy thức (informal) là ngữ vực của những ngƣời tuy có biết nhau nhƣng không thân thiết. Ngôn ngữ cá nhân dùng khi giao tiếp, hội thoại đều có dấu ấn của ngôn ngữ chuẩn mực, của phƣơng ngữ, của ngữ vực, thậm chí của cả biệt ngữ xã hội, đồng thời kèm theo là những sáng tạo của riêng cá nhân. Cần nhận rõ mối quan hệ này để có thể phân tích ngôn ngữ từng cá nhân khi tham gia hội thoại, chỉ ra những nét đặc sắc cũng nhƣ những sáng tạo riêng của họ. 1.1.3.3. Diễn ngôn Trong khi ngữ pháp chỉ những quy tắc sử dụng ngôn ngữ để tạo ra những đơn vị ngữ pháp nhƣ tiểu câu, cụm từvà câu thì diễn ngôn chỉ những 13 đơn vị của ngôn ngữ lớn hơn nhƣ đoạn, cuộc thoại, cuộc phỏng vấn. Theo GS. TS. Đỗ Hữu Châu “Diễn ngôn là lời của từng người nói ra trong một cuộc giao tiếp. Cũng có những diễn ngôn do hai hay hơn hai nhân vật giao tiếp xây dựng nên (như trường hợp trong một cuộc hội thoại tay ba, hai người liên kết với nhau để chống lại người thứ ba)”. Diễn ngôn nhƣ đã nói ở trên có mặt động và mặt tĩnh. Diễn ngôn là một quá trình sản sinh ra và liên kết các phát ngôn thành một chỉnh thể. Nó cũng là tên gọi của sản phẩm ngôn từ do quá trình đó tạo nên. Tóm lại, một cuộc hội thoại khi diễn ra, có nhiều nhân tố tham gia nhƣ ngữ cảnh,ngôn ngữ và diễn ngôn, nhiều yếu tố tác động và ảnh hƣởng đến nhƣ các vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân của nhân vật hội thoại, nhƣ hiện thực – đề tài hội thoại, hoàn cảnh giao tiếp, môi trƣờng hội thoại, tình huống hội thoại, ngữ vực và ngôn ngữ cá nhân. 1.1.4. Các chức năng của giao tiếp và hội thoại 1.1.4.1. Chức năng thôngtin Chức năng này đòi hỏi thông qua các cuộc giao tiếp, hội thoại, các đối tác dễ thu đƣợc những hiểu biết, tri thức mới mẻ, bổ ích, lí thú. Một cuộc hội thoại thành công, hấp dẫn là một cuộc hội thoại mang lại cho các thành viên càng nhiều thông tin càng tốt. Các nội dung thông tin đƣợc đánh giá theo tiêu chuẩn đúng – sai. 1.1.4.2. Chức năng tạo lập quan hệ Chức năng này tạo nên sự xích lại gần nhau, gắn kết với nhau hay xa cách nhau, đối lập nhau trong quan hệ liên cá nhân. Có thể, sau một cuộc giao tiếp, hội thoại, những ngƣời tham gia có thể thấy thân thiết hơn hoặc có thể ác cảm hơn, biến thành kẻ thù của nhau. 1.1.4.3. Chức năng biểu hiện (hay còn gọi là chức năng biểu lộ) Chức năng này tạo điều kiện cho mỗi thành viên của giao tiếp, hội thoại có thể bày tỏ ý kiến, tình cảm, sở thích, năng khiếu, hứng thú, nguồn gốc gia 14 đình, địa phƣơng… để đối tác hội thoại hiểu mình hơn. Qua đó các thành viên cũng thể hiện thái độ, các đánh giá, tình cảm… đối với cuộc sống, đối với đề tài, các đối tác tham gia hội thoại và đối với bản thân cuộc hội thoại đang diễn ra. 1.1.4.4. Chức năng giải trí hay tiêu khiển Giao tiếp với nhau, trò chuyện với nhau là một cách giải trí, tiêu khiển, giải tỏa những bức xúc, thƣ giãn những căng thẳng của chúng ta. Chuyện phiếm, tán gẫu, “buôn dƣa lê” là những cuộc giao tiếp mà chức năng chủ yếu là giải trí. Giải trí bằng lời là hết sức cần thiết cho con ngƣời trong xã hội, miễn là không lạm dụng. Ngôn ngữ là phƣơng tiện giải trí không tốn kém và lành mạnh nhất của con ngƣời. 1.1.4.5. Chức năng hành động Chức năng hành động là chức năng thông qua giao tiếp mà chúng ta thúc đẩy nhau hành động. Không phải chỉ ngƣời nghe mới hành động mà ngƣời nói cũng phải hành động dƣới sự thúc đẩy của lời nói trong giao tiếp. 1.1.5. Đích của giao tiếp, hội thoại Cuộc hội thoại, giao tiếp nào cũng có đích tác động của nó. Giao tiếp, hội thoại có ba đích tác động: Đích thuyết phục qua hội thoại, trạng thái nhận thức của những ngƣời tham gia có thể thay đổi. Ngƣời ta nói hội thoại đã đạt đích thuyết phục. Cái gì dẫn tới sự thay đổi này? Đó là các nội dung thông tin của hội thoại. Qua hội thoại những ngƣời tham gia, nhờ nhận thêm các thông tin mới, họ có thể đồng tình hay phản đối vấn đề đƣa ra bàn luận. Đích truyền cảm tạo ra sự thay đổi trạng thái tình cảm, cảm xúc… của những ngƣời tham gia hội thoại là một trong những mục đích của hội thoại. Đó là đích truyền cảm. Đích hành động: thƣờng thƣờng trong các cuộc giao tiếp, hội thoại sẽ dẫn chứng ngƣời tham gia đến các hành động, hoạt động… tiếp sau cuộc hội 15 thoại. Ngƣời ta nói các cuộc hội thoại đó đạt đƣợc đích hành động. Cả hai nội dung của hội thoại tạo nên đích hành động, trong đó nội dung liên cá nhân giữ vai trò chủ yếu trong việc tạo ra hành động của ngƣời tham gia hội thoại. 1.1.6. Quy tắc hội thoại 1.1.6.1. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời Một cuộc hội thoại phải có ngƣời nói và có ngƣời nghe. Quy tắc điều hành luân phiên lƣợt lời nhấn mạnh tới các quy định liên quan đến ngƣời nói. Có thể tóm tắt các yêu cầu chính của quy tắc này với ngƣời nói nhƣ sau: - Vai nói thƣờng xuyên thay đổi nhau trong một cuộc hội thoại. - Mỗi lần chỉ có một ngƣời nói. Do đó cần nhận ra các dấu hiệu kết thúc một lƣợt lời để có ngƣời tiếp lời. - Hiện tƣợng cùng một lúc có nhiều ngƣời cùng nói có thể xảy ra trong các cuộc đa thoại nhƣng không thể kéo dài. Lúc này cần đến vai trò của ngƣời điều khiển “công khai” hay “không công khai” để đƣa cuộc thoại trở về đúng quy tắc của nó. Điều này rất cần khi hƣớng dẫn HS trao đổi tranh luận về vấn đề gì đó. - Không nên để sự chuyển tiếp từ ngƣời nói này sang ngƣời nói kia kéo dài. Nếu để kéo dài, cuộc hội thoại có thể trở nên nặng nề, khó trở lại bình thƣờng, thậm chí có thể bị dừng lại. Lúc này cũng cần đến vai trò ngƣời điều khiển để cân bằng lƣợt ngƣời. Trong hội thoại, quy tắc luân phiên lƣợt lời có lúc bị vi phạm. Đó là lúc xảy ra tình trạng các lƣợt lời dẫm đạp lên nhau do sự tranh lời, cƣớp lời, đoạt lời… của những ngƣời tham gia hội thoại. Sự vi phạm này có lúc do vô tình, có lúc do cố ý để nhằm đạt mục đích. Nghiên cứu sự vi phạm lƣợt lời cũng quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn và sƣ phạm không kém gì việc nghiên cứu sự luân phiên lƣợt lời. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng hội thoại, chúng tôi hết 16 sức chú ý tới điều này. Muốn cuộc hội thoại diễn ra thành công, các nhân vật tham gia hội thoại phải luân phiên lƣợt lời hợp lí. 1.1.6.2. Quy tắc chi phối cấu trúc hội thoại Một cuộc hội thoại cũng có diễn biến của nó. Quy tắc chi phối cấu trúc hội thoại đòi hỏi những ngƣời tham gia hội thoại phải tôn trọng cấu trúc của nó. Các cuộc hội thoại dù là chính thức hay phi chính thức, dù là trang trọng hay đời thƣờng phải có phần mở đầu (dù ngắn hay dài, dù trực tiếp hay gián tiếp…), phải có phần phát triển, phần kết thúc. Một cuộc hội thoại là một thể thống nhất. Tính thống nhất của hội thoại đƣợc quyết định bởi tính liên kết hình thức (những biện pháp hình thức để liên kết hành vi phụ thuộc và hành vi chỉ hƣớng, liên kết hai tham thoại trongmột cặp thoại với nhau, liên kết các cặp thoại thành sự kiện lời nói và liên kết lời nói thành đoạn thoại…) và tính mạch lạc về nội dung. 1.1.6.3. Quy tắc điều hành nội dung hội thoại Theo giáo sƣ Đỗ Hữu Châu [5], quy tắc điều hành nội dung hội thoại điều hành cả nội dung miêu tả (nội dung thông tin, thông báo), nội dung liên cá nhân và ngữ dụng, điều hành cả nghĩa trực tiếp và nghĩa hàm ẩn. Sự điều hành này thông qua hai tiểu quy tắc hợp tác hội thoại và tiểu quy tắc quan yếu. Sau đây chúng ta tập trung làm rõ bốn phƣơng châm của tiểu quy tắc hợp tác hội thoại. Phƣơng châm về lƣợng đòi hỏi lời nói phải có nội dung. Nội dung đó phải phù hợp với nội dung cuộc thoại thời điểm họ tham gia và có lƣợng tin không thừa, không thiếu. Thực hiện đúng phƣơng châm này, cuộc thoại tiến triển bình thƣờng. Phƣơng châm về chất khuyên ngƣời nói: Hãy nói những điều anh tin rằng đúng hoặc có bằng chứng xác thực. 17 Phƣơng châm quan hệcó lúc gọi là phƣơng châm quan yếu. Giải thích về phƣơng châm quan hệ, Grice, ngƣời đề xƣớng ra các phƣơng châm hội thoại, viết: “Phương châm này được phát biểu rất ngắn gọn: Hãy quan yếu nghĩa là hãy nói cho đúng chỗ. Tuy nhiên đằng sau hình thức ngắn gọn đó là một loạt vấn đề không dễ xử lí, như: Cái gọi là quan yếu có bao nhiêu loại, chia thành bao nhiêu trung tâm, chúng biến đổi như thế nào trong diễn trình hội thoại, những thủ pháp thông thường được dùng để chuyển đổi một cách chính đáng đề tài này sang đề tài khác trong một cuộc hội thoại” [6]. Nếu phƣơng châm quan hệ là hãy nói cho đúng chỗ thì khi tiến hành hội thoại, các đối tác phải xác định đúng vai trò, vị trí của mình, nắm và hiểu đƣợc nội dung hội thoại tại thời điểm họ tham gia để lời phát biểu đúng chỗ, không lạc lõng. 1.1.6.4. Những quy tắc chi phối liên cá nhân trong hội thoại – phép lịch sự Lịch sự là có thái độ nhã nhặn, lễ độ khi tiếp xúc, phù hợp với quan niệm và phép tắc xã giao của xã hội, thí dụ: nói năng lịch sự. Thực hiện phép lịch sự trong giao tiếp, hội thoại theo siêu quy tắc của Leech, quy tắc này bao gồm 6 phƣơng châm lịch sự lớn: - Phƣơng châm khéo léo  Giảm tối thiểu tổn thất cho ngƣời.  Tăng tối đa lợi ích cho ngƣời. - Phƣơng châm rộng rãi  Giảm thiểu lợi ích cho ta.  Tăng tối đa tổn thất cho ta. - Phƣơng châm tán thƣởng  Giảm thiểu sự chê bai đối với ngƣời.  Tăng tối đa khen ngợi ngƣời. - Phƣơng châm khiêm tốn 18  Giảm thiểu khen ngợi ta.  Tăng tối đa chê bai ta. - Phƣơng châm tán đồng  Giảm thiểu sự bất đồng giữa ta và ngƣời.  Tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và ngƣời. - Phƣơng châm thiện cảm  Giảm thiểu ác cảm giữa ta và ngƣời.  Tăng tối đa thiện cảm giữa ta và ngƣời. 1.1.7. Các yếu tố kèm lời và phi lời Phƣơng tiện chủ yếu để con ngƣời tham gia hội thoại là lời nói. Nhờ lời nói, khi hội thoại, mọi ngƣời có thể trao đổi thông tin, bày tỏ cảm xúc tác động đến tƣ tƣởng, tình cảm hành động của nhau. Hội thoại, ngoài lời nói chiếm vị trí quan trọng bậc nhất còn các yếu tố kèm lời và phi lời. Yếu tố kèm lời là các yếu tố gắn liền với lời nói, đi kèm cùng với lời nói nhƣ ngữ điệu, trọng âm, cƣờng độ, độ dài, đỉnh giọng … Các yếu tố này có vai trò biểu nghĩa rất rõ, đặc biệt là biểu nghĩa ngữ dụng. Yếu tố phi lời là những yếu tố không thuộc lời nói nhƣng diễn ra song song với lời nói thƣờng đƣợc dùng trong hội thoại đối mặt. Có thể kể các yếu tố phi lời: cử chỉ, vẻ mặt, ánh mắt, tƣ thế cơ thể (lắc đầu, nhún vai…). Sự thay đổi khoảng cách không gian (nhích lại gần hơn hay nhích ra xa hơn….), sự tiếp xúc của cơ thể (ôm ấp, vỗ vai, bắt tay…) hay định hƣớng của cơ thể (quay mặt đi, quay ngoắt lại bỏ đi…), các phản ứng của ngƣời hội thoại (huýt sáo, xô ghế, kéo bàn, đập bàn). Các yếu tố phi lời có thể cho ngƣời đối thoại nhiều thông tin quan trọng (nhƣ giới tính, tuổi tác, thành phần xã hội… trong chừng mực nhất định là tính cách) ảnh hƣởng đến cuộc hội thoại (tạo sự thiện cảm, hấp dẫn xa lạ, khinh ghét…). Các yếu tố phi lời có thể diễn ra lúc này 19 hay lúc khác trong quá trình hội thoại, theo từng lƣợt lời, từng đoạn lời, thậm chí từng từ ngữ. Trong từng đoạn, từng lƣợt lời của cuộc hội thoại, các yếu tố kèm lời và phi lời nhiều khi có vai trò quan trọng còn hơn cả lời nói. Nhiều khi qua ánh mắt, nụ cƣời khẩy, hoặc cách kéo dài giọng, ngƣời đối thoại biết một lời khen thực ra là một lời nói mỉa mai. 1.2. Phân môn Tập làm văntrong chƣơng trình Tiểu học 1.2.1. Vị trí và nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn Tiếng Việt đƣợc dạy và học thông qua tám phân môn khác nhau: Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Từ ngữ, Ngữ pháp, Kể chuyện, Tập làm văn. Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học tiếng Việt xét trên hai phƣơng diện: Ở phƣơng diện thứ nhất, phân môn TLV tận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm đƣợc một bài làm văn nói hoặc viết, ngƣời làm phải hoàn thiện cả bốn kĩ năng, nói, đọc, viết, phải vận dụng các kiến thức về tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó đƣợc hoàn thiện và nâng cao dần. Trên phƣơng diện thứ hai, phân môn TLV rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói, viết). Nhờ vậy tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc đƣợc xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tƣ duy, học tập. Nói cách khác, phân môn TLV đã góp phần thực hiện hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy học và học tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học… Sản phẩm của phân môn TLV là các văn bản viết hoặc nói theo các kiểu bài do chƣơng trình quy định. Để sản sinh đƣợc các bài văn này, học sinh 20 phải có thêm nhiều kĩ năng khác ngoài các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt, kĩ năng dùng từ, đặt câu, các kĩ năng phân tích để tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn,… các kĩ năng này không đƣợc phân môn nào trong môn tiếng Việt rèn luyện và phát triển ngoài phân môn TLV, cho nên có thể nói nhiệm vụ cơ bản và chủ yếu của phân môn TLV là giúp các em học sinh sau một quá trình luyện tập lâu dài và có ý thức, dần dần nắm đƣợc cách viết (nói) các bài văn theo nhiều loại phong cách khác nhau do chƣơng trình quy định. Thực hiện nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng sản sinh văn bản ở dạng nói hay dạng viết, phân môn TLV đồng thời góp phần cùng các môn học khác rèn luyện tƣ duy, phát triển ngôn ngữ và hình thành nhân cách cho học sinh. Ở Tiểu học, phân môn TLV góp phần rèn luyện tƣ duy hình tƣợng, từ óc quan sát tới trí tƣởng tƣợng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đƣợc tới khả năng nhào nặn các vật liệu có thực trong đời sống để xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện. Khả năng tƣ duy logic của học sinh cũng đƣợc phát triển trong quá trình học các kiểu bài có phong cách nghệ thuật, việc phân tích đề, lập dàn ý… giúp cho khả năng phân tích tổng hợp, phân loại, lựa chọn… của học sinh đƣợc rèn luyện để trở nên sắc bén hơn. Các kiểu bài miêu tả, kể chuyện, tƣờng thuật, viết thƣ, viết đơn… giúp cho học sinh phát triển vốn động từ, tính từ, tập vận dụng các biện pháp tu từ nhƣ só sánh, nhân hóa, hoán dụ… và làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với những ngƣời và việc chung quanh nảy nở. Các em thấy vẻ đẹp của một buổi bình mình, một cây phƣợng ra hoa, một con mèo mƣớp, thấy dáng vẻ đáng yêu của một em bé tập đi, của một cụ già thƣơng con quý cháu… Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em hình thành và phát triển. 21 1.2.2. Nội dung phân môn Tập làm văn lớp 3 Về cấu trúc phân môn TLV trong SGKTV 3 có 54 bài tập. Số lƣợng bài tập ít hơn so với SGK Tiếng Việt 2 đối với phân môn TLV nhƣng nội dung có hệ thống cao hơn lớp 2. Mỗi bài học đƣợc trình bày từ 1 đến 2 bài tập – gồm bài tập rèn kĩ năng nói và bài tập rèn kĩ năng viết,trong đó bài tập rèn kĩ năng nói chiếm hơn 70% nhất là kiểu bài “Nghe – kể lại chuyện” và “Kể hay nói, viết về một chủ đề”. Các dạng bài này nội dung đƣợc phân bổ nhƣ sau: 1.2.2.1. Dạng bài “Nghe – kể lại chuyện” Dạng bài này gồm có 10 tiết: Nghe – Kể: Dại gì mà đổi (TLV tuần 4); Nghe – kể: Không nỡ nhìn (TLV tuần 7); Nghe – kể: Tôi có đọc đâu (TLV tuần 11); Nghe – kể: Tôi cũng nhƣ bác (TLV tuần 14); Nghe – kể: Giấu cày (TLV tuần 15); Nghe – kể: Kéo cây lúa lên (TLV tuần 16); Nghe – kể: Chàng trao Phù Ủng (TLV tuần 19); Nghe – kể: Nâng niu từng hạt giống (TLV tuần 21); Nghe – kể: Ngƣời bán quạt may mắn (TLV tuần 24); Nghe – kể: Vƣơn tới các vì sao (TLV tuần 34)nhƣng năm học 2011 – 2012, áp dụng chƣơng trình giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo (áp dụng từ ngày 19/9//2011) thì đã cắt bỏ một số bài tập không yêu cầu học sinh làm đó là: Nghe – kể: Tôi có đọc đâu (TLV tuần 11); Nghe – kể: Tôi cũng nhƣ bác (TLV tuần 14); Nghe – kể: Giấu cày (TLV tuần 15); Nghe – kể: Kéo cây lúa lên (TLV tuần 16). Dạng bài tập “Nghe – kể lại chuyện” yêu cầu HS hiểu nội dung câu chuyện, thuật lại đƣợc câu chuyện một cách mạnh dạn, tự tin. HS thấy đƣợc cái đẹp, cái hay, cái cần phê phán trong câu chuyện. Và HS phải biết diễn đạt rõ ràng thành câu, dễ hiểu. 1.2.2.2. Dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề” Dạng bài tập này gồm có 15 tiết: Tuần 1: Nói về Đội TNTP; Tuần 5: Tập tổ chức cuộc họp; Tuần 6: Kể lại buổi đầu em đi học; Tuần 8: Kể về người hàng xóm; Tuần 11: Nói về quê hương; Tuần 12: Nói về cảnh đẹp đất 22 nước; Tuần 15: Giới thiệu về tổ em; Tuần 16: Nói về thành thị nông thôn; Tuần 20: Báo cáo hoạt động; Tuần 21: Nói về tri thức; Tuần 22: Nói về người lao động trí óc; Tuần 25: Kể về lễ hội; Tuần 26: Kể về một ngày hội; Tuần 28: Kể lại một trận thi đấu thể thao; Tuần 32: Nói về bảo vệ môi trường. Với dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề”yêu cầu HS nói đúng và rõ ý, diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu, nói theo nội dung và chủ đề cho trƣớc, nói thành câu, biết cách dùng từ chân thực, sinh động. Bƣớc đầu yêu cầu HS nói thành đoạn văn. 1.2.2.3. Dạng bài tập viết Bài tập viết gồm có 12 tiết: Tuần 1: Điền vào giấy tờ in sẵn (ĐTNTP); Tuần 2: Viết đơn; Tuần 3,4: Điền vào tờ giấy in sẵn; Tuần 10: Tập viết thư và phong bì thư; Tuần 12: Viết về cảnh đẹp đất nước; Tuần 13: Viết thư; Tuần 17: Viết về thành thị nông thôn; Tuần 22: Viết về người lao động trí óc; Tuần 28: Viết lại một tin thể thao trên báo, đài; Tuần 29: Viết về một trận thi đấu thể thao; Tuần 30: Viết thư; Tuần 32: Viết về bảo vệ môi trường. Dạng bài tập này chỉ yêu cầu HS viết đủ số lƣợng câu, trình bày thành đoạn văn. HS phải biết cách chấm câu, viết các câu theo mẫu đã học (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?). Bên cạnh đó HS biết cách dùng từ, bƣớc đầu biết sử dụng các phép so sánh, nhân hóa. Nội dung kiến thức và yêu cầu rèn luyện kĩ năng ở phân môn TLV lớp 3 khá khó, nhiều bài tập mang tính thực hành từ thực tế xung quanh các em nhƣ: Kể về gia đình mình; Nói, viết về thành thị hoặc nông thôn. Qua đó học sinh hình thành đƣợc các kĩ năng tạo lập văn bản (từ chỗ nói theo những câu hỏi gợi ý hoặc kể về gia đình, ngƣời thân đến viết một văn bản trọn vẹn). Muốn dạy TLV cho học sinh có hiệu quả, giáo viên cần nắm rõ mục tiêu, nội dung bài học, lựa chọn và phối hợp với yêu cầu của từng bài. Có nhƣ thế mới nâng cao đƣợc chất lƣợng giờ học, bồi dƣỡng đƣợc những tình cảm lành 23 mạnh, tốt đẹp cho học sinh. Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đƣa ra một số biện pháp nhỏ giới hạn trong việc vận dụng phƣơng pháp và hình thức dạy học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả cho học sinh khi học các dạng bài “Nghe – kể lại chuyện” và “Kể hay nói, viết về một chủ đề” trong phân môn Tập làm văn lớp 3 ở trƣờng Tiểu học hiện nay. 1.2.3. Nội dung dạy hội thoại ở phân môn Tập làm văn lớp 3 1.2.3.1. Quan niệm dạy hội thoại ở Tiểu học Dạy hội thoại là dạy hoạt động nói năng.Hoạt động nói trƣớc tiên liên quan đến hai kĩ năng quan trọng khi sử dụng tiếng Việt, đó là kĩ năng nghe và nói. Để phục vụ tốt cho việc dạy hội thoại, chúng ta cần chú trọng rèn cho học sinh năng lực nghe hiểu (từ chuỗi lời nói thu nhận đƣợc, thông qua các thao tác tƣ duy, rút ra những thông tin chỉ yếu chứa đựng trong đó), năng lực nói liền mạch theo đề tài, chủ đề nhất định và đạt đích giao tiếp. Quá trình rèn luyện năng lực nghe hiểu và nói liền mạch là quá trình tiếp nhận và sản sinh lời nói.Hoạt động nói năng là một hoạt động giao tiếp. Dạy hoạt động nói năng là rèn luyện kĩ năng giao tiếp, rèn luyện các kĩ năng nói trong các tình huống giao tiếp cụ thể, phù hợp với các nhân tố giao tiếp, với các đề tài, chủ đề hội thoại và đạt đích giao tiếp, hội thoại. Dạy hội thoại góp phần phát triển tri thức, nâng cao văn hóa ứng xử trong xã hội.Dạy hội thoại là dạy huy động vốn kiến thức đã có và xử lí các thông tin mới, tiếp nhận trong hội thoại để tham gia hội thoại (trình bày tƣ tƣởng, tình cảm, cảm xúc, ý kiến cá nhân về các vấn đề đặt ra trong quá trình hội thoại). Chính quá trình này làm cho hiểu biết của con ngƣời trở nên phong phú, sắc sảo, mở rộng và nâng cao. Dạy hội thoại là dạy văn hóa ứng xử giao tiếp. Các hàm lƣợng văn hóa của mỗi dân tộc hàm chứa trong ngôn ngữ (nhƣ các nghi thức lời nói, các cách sử dụng phép tu từ về từ, về câu, …) khi đƣợc tích cực hóa sẽ trở thành 24 vốn riêng của từng ngƣời. Phép lịch sự trong giao tiếp, các phƣơng châm hội thoại (nhƣ luân phiên lƣợt lời, chất lƣợng, cách thức và quan hệ, …) khi đƣợc vận dụng thƣờng xuyên và trở nên nhuần nhuyễn sẽ thấm sâu vào cách ứng xử của mỗi cá nhân. Các vốn liếng trên tạo nên phong cách sống, các đối nhân xử thế nhân văn, nhân hậu, văn minh, lịch sự, nâng cao phẩm chất thanh sạch của con ngƣời. Tóm lại dạy hội thoại là quá trình rèn luyện năng lực nghe hiểu và nói nắng liền mạch phù hợp chủ đề, đạt đích giao tiếp, rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ có văn hóa trong các tình huống giao tiếp cụ thể, là quá trình huy động và làm giàu vốn hiểu biết của con ngƣời. 1.2.3.2. Nội dung dạy hội thoại ở phân môn Tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 Lần đầu tiên chƣơng trình Tiểu học đƣa hội thoại thành một nội dung học tập. Các chƣơng trình này quy định các kĩ năng cần rèn luyện trong phần nội dung chƣơng trình và các mức độ cần đạt đƣợc trong phần chuẩn kiến thức và kĩ năng. Nắm vững nội dung chƣơng trình, chuẩn kiến thức và kĩ năng có vai trò quan trọng để định hƣớng cho việc biên soạn SGK, xác định nội dung dạy học và các yêu cầu cần đạt sau quá trình dạy học. Nội dung chƣơng trình phân môn TLV lớp 3 quy định các kiến thức và kĩ năng cần học và rèn luyện phục vụ cho hội thoại nhƣ sau: - Kiến thức Tập làm văn:  Sơ giản về bố cục văn bản  Sơ giản về đoạn văn  Một số nghi thức giao tiếp chính trong sinh hoạt ở trƣờng, lớp; thƣ, đơn, báo cáo, thông báo, … - Kĩ năng: 25  Nghe và kể lại những câu chuyện đơn giản, thuật lại nội dung chính của các bản tin ngắn hoặc văn bản khoa học thƣờng thức có nội dung phù hợp với lứa tuổi.  Nghe viết đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ ngắn.  Ghi lại một vài ý khi nghe văn bản ngắn, có nội dung đơn giản. - Nói:  Dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội.  Đặt câu hỏi về vấn đề chƣa biết trả lời câu hỏi của ngƣời đối thoại.  Kể từng đoạn hoặc kể toàn bộ câu chuyện đơn giản đã đƣợc nghe.  Thuật lại nội dung chính của bản tin ngắn hoặc văn bản khoa học thƣờng thức có nội dung phù hợp lứa tuổi.  Phát biểu ý kiến trong cuộc họp; giới thiệu hoạt động của tổ, lớp, chi đội; trình bày báo cáo ngắn (đã viết theo mẫu) về hoạt động của tổ, lớp, chi đội. GV cần nắm vững chƣơng trình từ đó có cách tiếp cận thích hợp với SGK để thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu bài học. Ngoài ra việc nắm vững chuẩn kiến thức để giảng dạy thích hợp với đối tƣợng học sinh cũng rất quan trọng. Ở lớp 3, chuẩn kiến thức kĩ năng cần nắm vững nhƣ sau:Nếu nhƣ kĩ năng Nói, sử dụng nghi thức lời nói yêu cầu HS biết dùng từ xƣng hô và lời nói phù hợp với tình huống giao tiếp trong gia đình, nhà trƣờng,… thì kĩ năng Đặt và trả lời câu hỏi lại yêu cầu HS biết đặt câu và trả lời câu hỏi trong học tập, giao tiếp. Nói đến yêu cầu của kĩ năng thuật việc, kể chuyện, HS phải biết kể một đoạn truyện hoặc một câu chuyện đã đƣợc đọc, đƣợc nghe. Ngoài ra HS còn phải nói đƣợc một đoạn văn đơn giản về ngƣời, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc câu hỏi cho trƣớc. Đối với kĩ năng phát biểu, thuyết 26 trình, bƣớc đầu yêu cầu HS phát biểu ý kiến trong một cuộc họp, biết giới thiệu các thành viên, các hoạt động của tổ, của lớp. 1.2.3.3. Nhận xét về nội dung dạy hội thoại ở phân môn Tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 Nghiên cứu nội dung chƣơng trình dạy TLV lớp 3, ta thấy: Chƣơng trình quy định dạy kiến thức và kĩ năng liên quan đến độc thoại và hội thoại. Dạyvề hội thoại, thì chƣơng trình đã quy định, ở lớp 3 chỉ dạy về nghi thức lời nói. Yêu cầu của chƣơng trình là HS phải biết sử dụng lời nói trong các tình huống cụ thể nhƣ biết dùng từ xƣng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp: trong gia đình, với bạn bè, thầy cô, … Ngoài ra, HS còn cần phải biết đặt và trả lời câu hỏi trong những tình huống giao tiếp cụ thể. Đây là những yêu cầu bƣớc đầu mang tính căn bản trong việc rèn khả năng hội thoại cho HS. Độc thoại đƣợc nhắc đến nhiều hơn trong nội dung chƣơng trình, gồm: thuật việc, kể chuyện, phát biểu, thuyết trình,… Nhất quán với cách viết chung, ở phần này, chƣơng trình cũng không đƣa ra các quy định thời lƣợng, cách sắp xếp, tổ chức cụ thể cho mỗi nội dung học tập, rèn luyện. Việc làm này sẽ do các nhà soạn sách, các giáo viên căn cứ vào trình độ của HS, đối chiếu với yêu cầu kiến thức và kĩ năng để tự quy định. Cách làm mềm dẻo này sẽ tạo ra nhiều phƣơng án thực hiện chƣơng trình thích hợp với thực tiễn giáo dục bao giờ cũng đa dạng. Tuy nhiên, căn cứ vào số lƣợng các nội dung luyện tập có thể thấy chƣơng trình vẫn chú trọng độc thoại hơn hội thoại. Ở các lớp cuối cấp, độc thoại càng đƣợc dạy nhiều hơn và với yêu cầu cao hơn. Điều này cũng có thể dễ hiểu. Chƣơng trình cải cách năm 2000 lần đầu tiên đƣa hội thoại vào chƣơng trình đã là một sự thay đổi quan trọng. Song hiểu biết về kĩ năng sƣ phạm để dạy hội thoại của giáo viên còn mỏng, cho nên trong chƣơng trình, việc dạy hội thoại cũng 27 chƣa thể đƣa ra yêu cầu cao. Chúng ta tin rằng trong tƣơng lai, việc dạy hội thoại có thể đƣợc chú ý thêm và đạt đƣợc hiệu quả hơn nữa. Trong dạy hội thoại tức là học về các nghi thức lời nói, nghi thức và quy tắc khi giao tiếp (cách xƣng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp). Tuy nhiên cách hiểu biết về giao tiếp trong đời thƣờng còn chƣa đƣợc chú ý đầy đủ vì mới nhấn mạnh đến việc học các nghi thức lời nói, nghĩa là học về mở đầu và kết thúc cuộc giao tiếp (những đoạn dùng nghi thức lời nói chính, còn phần phát triển đề tài thì không đƣợc nhắc đến). Ngoài các bài học trong tiết TLV, thì cũng có thêm các tiết luyện tập về nghi thức lời nói: luyện tập sử dụng các nghi thức lời nói thông thƣờng trong đời sống, và các nghi thức lời nói trong hoạt động tập thể (liên quan đến cuộc họp lớp, sinh hoạt chi đội,…); luyện tập, trao đổi thảo luận theo đề tài. Tuy nhiên nội dung đề tài không đƣợc nhà trƣờng quy định. Căn cứ vào vốn sống, vốn hiểu biết của các em, căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi của HS, các nhà soạn sách và GV nên khai thác các đề tài cho việc luyện tập từ nhiều mặt khác nhau của cuộc sống xung quanh các em, không nên chỉ bó hẹp trong các đề tài liên quan đến chuyện học hành, cần có thêm đề tài về tình bạn, tình thầy trò, về các quan hệ xã hội…; hoặc các sinh hoạt, mua bán đời thƣờng… Không nên đƣa các chủ đề xa lạ với cuộc sống của các em. 1.2.3.4. Các bài tập hội thoại trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 Tập làm văn tuần 1: Nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Gợi ý: - Đội thành lập ngày nào? - Những Đội viên đầu tiên của Đội là ai? - Đội đƣợc mang tên Bác Hồ từ khi nào? Tập làm văn tuần 3: Hãy kể về gia đình em với một người bạn mới quen. 28 Tập làm văn tuần 5:Dựa vào cách tổ chức cuộc họp mà em biết, hãy cùng các bạn tập tổ chức một cuộc họp tổ. Gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp tổ: a) Giúp đỡ nhau trong học tập b) Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 – 11 c) Trang trí lớp học d) Giữ vệ sinh chung Tập làm văn tuần 6:Kể lại buổi đầu em đi học Tập làm văn tuần 7: BT2: Hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp Gợi ý về nội dung họp: trao đổi về trách nhiệm của học sinh trong cộng đồng. Ví dụ: - Tôn trọng luật đi đƣờng. - Bảo vệ của công. - Giúp đỡ ngƣời có hoàn cảnh khó khăn. Tập làm văn tuần 12: BT1: Mang tới lớp tranh (ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta (ảnh chụp, tranh ảnh, ảnh cắt từ báo chí…). Nói những điều em biết về những cảnh ấy theo mấy gợi ý sau: a) Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào? b) Màu sắc của tranh (ảnh) nhƣ thế nào? c) Cảnh trong tranh có gì đẹp? d) Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì? Tập làm văn tuần 14: BT2: Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với một đoàn khách đến thăm lớp. Gợi ý: 29 a) Tổ em gồm những bạn nào? Các bạn là ngƣời dân tộc nào? b) Mỗi bạn có đặc điểm gì hay? c) Tháng vừa qua, các bạn đã làm những việc tốt gì? Tập làm văn tuần 20: BT1: Dựa theo bài tập đọc “Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”, hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tuần qua. Tập làm văn tuần 21: BT1: Quan sát các tranh dưới đây và cho biết những người tri thức trong các bức tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì. Tập làm văn tuần 31: BT1: Tổ chức họp nhóm trao đổi ý kiến về câu hỏi sau: “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?” Tập làm văn tuần 32: Kể lại một số việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. Gợi ý: a) Một số việc tốt góp phần bảo vệ môi trƣờng: - Chăm sóc bồn hoa, vƣờn cây của trƣờng (hoặc của khu phố, làng xã…) - Bảo về hàng cây mới trồng trên đƣờng đến trƣờng. - Giữ gìn cảnh đẹp của hồ nƣớc ở địa phƣơng. - Dọn vệ sinh cùng các bạn ở khu phố (hoặc làng, xã…) b) Cách kể: - Em đã làm việc gì? (Việc đó có thể là chăm sóc hoa, nhặt rác, dọn vệ sinh khu vực nơi em sinh sống; có thể là ngăn chặn những hành động làm hại cây, hoa, làm ô nhiễm môi trƣờng sống…) - Kết quả ra sao? - Cảm tƣởng của em sau khi làm việc đó. 30 Tập làm văn tuần 34: BT1: Nghe và nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao a) Chuyến bay đầu tiên của con ngƣời vào vũ trụ b) Ngƣời đầu tiên đặt chân lên mặt trăng c) Ngƣời Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ Với bài tập này, học sinh cũng tiến hành hỏi đáp, trao đổi với nhau về nội dung của từng bức tranh, thông quan đó phát triển khả năng nói một cách tự nhiên. Nhận xét: Việc rèn hội thoại cho học sinh chủ yếu là trong phân môn TLV. Tuy nhiên ở các phân môn khác trong chƣơng trình môn Tiếng Việt, học sinh vẫn thƣờng xuyên đƣợc rèn kĩ năng hội thoại. Ví dụ nhƣ trong phân môn kể chuyện, khi học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên về nội dung các bức tranh, khi đó, các em đã thực hành hội thoại theo chủ đề mà sự dẫn dắt là ngƣời giáo viên. Hay khi học sinh đứng lên nhận xét học sinh khác trả lời thì cũng là rèn kĩ năng hội thoại… Tuy nhiên, xét một cách có hệ thống và không xét trên phƣơng diện phƣơng pháp mà xét trên phƣơng diện thể hiện của SGK, thì ta thấy nội dung hội thoại trong môn TLV đƣợc thể hiện rõ nhất, và mang tính chất hệ thống, có thể nhìn rõ ngay khi nghiên cứu SGK. 1.2.4. Thực trạng của việc dạy học hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 3 Môn Tiếng Việt nói chung và phân môn TLV lớp 3 nói riêng có nội dung phong phú, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh. Trong một tiết học, các loại bài tập đƣợc bố trí xen kẽ, gắn kết với nhau. Cả năm học có 35 tuần thì học sinh đƣợc học 31 tiết TLV. Trong 4 tuần ôn tập giữa học kỳ I, 31 giữa học kỳ II, cuối học kỳ I và cuối học kỳ II cũng có nhiều bài tập thuộc phân môn TLV. Quan sát trên thực tế dạy học hội thoại tiếng Việt ở các trƣờng Tiểu học hiện nay, chúng tôi thấy một số tồn tại nhƣ sau: Hội thoại là kĩ năng, nghi thức lời nói là nền tảng nội dung để rèn luyện kĩ năng, đó chính là mục tiêu của chƣơng trình, của SGK. Tuy nhiên, phần lớn GV chƣa nắm vững mục tiêu này. Sau mỗi bài tập hội thoại, HS chỉ mới đƣợc nhận xét, uốn nắn về kĩ năng diễn đạt lời nói nhƣ: trao đáp có rõ ràng, trôi chảy không, có đủ to để mọi ngƣời nghe rõ không,… Ở mỗi bài tập, GV phải xác định rõ hành vi nói nào. Sau đó xem xét sự phù hợp giữa lời trao, lời đáp của HS với các nhân tố hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, vai giao tiếp, nội dung giao tiếp mà bài tập đã cho. GV tiểu học vẫn còn bỡ ngỡ với việc tổ chức các hoạt động nói năng cho HS, chƣa biết cách kích thích hứng thú, giúp HS tham gia giao tiếp tự nhiên, tránh gò bó, khiên ngƣỡng. Nhiều GV chỉ dừng lại giúp HS hoàn thành nội dung bài tập, chƣa gắn đƣợc việc học các nghi thức lời nói trong chƣơng trình với các cuộc hội thoại ngày thƣờng để tạo cho HS thói quen giao tiếp. Bên cạnh đó, việc rèn luyện kĩ năng sử dụng các yếu tố phụ trợ nhƣ cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, ánh mắt,… trong giao tiếp hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm. Vì còn lúng túng, tất cả GV mới chỉ cố gắng hoàn thành các bài tập SGK đƣa ra, chƣa có GV nào mạnh dạn sáng tạo các bài tập mới, các tình huống mới sinh động, phong phú hóa hoạt động rèn kĩ năng hội thoại cho HS. Dạy hội thoại chính là dạy HS biết giao tiếp phù hợp với văn hóa Việt Nam, biết giao tiếp lịch sự, tế nhị, đạt hiệu quả cao. GV tiểu học thật sự chƣa quan tâm đến vấn đề này. Vì vậy, họ chỉ chú trọng việc HS đƣa ra các lời trao, lời đáp có đúng với các tình huống của bài tập hay không. Khi đánh giá việc thực hiện bài tập của HS, GV cũng chỉ tiến hành một cáchchung chung, chƣa 32 có tiêu chí cụ thể. Thực trạng này cho thấy vấn đề dạy hội thoại cho HS tiểu học đang cần nhận đƣợc nhiều sự quan tâm hơn nữa của các nhà giáo dục và cần có những biện pháp cụ thể giúp cho việc giảng dạy của GV dễ dàng hơn, phong phú hơn. 33 CHƢƠNG 2 BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG HỘI THOẠI TRONG GIỜ TẬP LÀMVĂN LỚP 3 2.1. Kết quả khảo sát việc dạy học hội thoại trong phân môn Tập làm vănlớp 3 Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi đã tiến hành tìm hiểu, điều tra, khảo sát tại hai trƣờng Tiểu học Ngọc Thanh A, Tiểu học Thị trấn Sóc Sơn và các giáo viên giảng dạy khối lớp 3. Bên cạnh đó, tôi đã tiến hành dự giờ các giáo viên dạy khối lớp 3 ở cả hai trƣờng, đặc biệt quan tâm tìm hiểu các biện pháp rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh trong giờ TLV. Đồng thời tôi cũng đã khảo sát chất lƣợng, quan sát và trao đổi trực tiếp với học sinh để đánh giá kĩ năng nói của các em. Kết quả tìm hiểu, điều tra giúp chúng tôi có những nhận xét sau: Trƣờng Tiểu học Ngọc Thanh A, đa số là học sinh vùng sâu, là ngƣời dân tộc Sán Dìu, các em có ít điều kiện để mở rộng vốn hiểu biết, ít giao lƣu nên môi trƣờng giao tiếp hạn chế. Điều này dẫn đến hệ quả là vốn sống, vốn ngôn ngữ của các em cũng chƣa đƣợc phát triển tốt, làm hạn chế kĩ năng tìm hiểu, kĩ năng tự biểu đạt và kĩ năng nghe – nói. Qua quan sát dự giờ, tôi thấy HS vùng Ngọc Thanh chủ yếu nhầm lẫn cách phát âm L/N. Khi phát biểu nếu có lỗi sai, các em thƣờng cƣời bạn, gây sự ngƣợng ngịu, xấu hổ với các em mắc lỗi phát âm sai. Kĩ năng lắng nghe, sử dụng yếu tố phi lời,… rất quan trọng đối với rèn kĩ năng hội thoại, nhƣng các em lại thiếu thốn môi trƣờng để luyện tập các kĩ năng này.Do đó tôi chủ trƣơng bồi dƣỡng vốn sống, rèn kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng đƣa ra lời trao – đáp,... 34 Nằm giữa trung tâm Huyện Sóc Sơn, trƣờng Tiểu học Thị trấn Sóc Sơn là trƣờng đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất đầy đủ. Hầu hết HS là con em viên chức nên sự quan tâm dành cho cac em rất lớn. Chính vì vậy mà HS đều có điều kiện cả về vật chất và tinh thần phục vụ cho việc học tập. Tuy nhiên, khả năng giao tiếp của các em trong các môi trƣờng khác nhau còn kém, đặc biệt là trong môi trƣờng lớp học. Bên cạnh những HS mạnh dạn nói lên quan điểm cá nhân thì cũng còn rất nhiều HS nhút nhát trƣớc lớp, nói còn bé, thái độ e dè, ngại ngùng. Khả năng chú ý lắng nghe của các em còn hạn chế. Cũng nhƣ kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời chƣa nhuần nhuyễn,… cho nên tôi chủ trƣơng rèn kĩ năng đƣa ra lời trao - đáp, kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời,… Nhìn chung kĩ năng nghe nói của các em không đồng đều, một số em nói nhỏ; khả năng diễn đạt suy nghĩ cũng nhƣ diễn đạt bài học còn chậm, yếu. Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhƣng cũng mau quên, mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu của bài học chƣa cao. Kiến thức về cuộc sống thực tế của học sinh còn hạn chế, ảnh hƣởng đến việc tiếp thu bài học. Vốn từ vựng của các em cũng chƣa nhiều nên gây khó khăn trong việc thực hành.Một số em còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy móc, chƣa biết vận dụng bài mẫu để hình thành lối văn của riêng mình. Nhiều học sinh còn dùng luôn lời cô hƣớng dẫn để viết (nói) vào bài của mình. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy các kĩ năng hành văn của các em còn rất yếu. Việc lựa chọn và sử dụng từ chƣa chính xác; việc đặt câu hỏi chƣa hoàn chỉnh, chƣa rõ ý diễn đạt; chƣa biết cách liên kết các câu thành đoạn, liên kết đoạn thành bài, thƣờng hay xuất hiện những câu lạc, câu sai với chủ đề đang nói (hoặc viết); bố cục bài văn lộn xộn; những yêu cầu về lời nói trong hội thoại của học sinh chƣa đạt yêu cầu mong muốn. Bên cạnh đó, bầu không khí của lớp học còn ảm đạm, chƣa thực sự lôi cuốn HS vào bài học. 35 Việc dạy hội thoại đƣợc tiến hành theo các bài học đã phân bố trong sgk. Tuy nhiên, trong quá trình học tiếng Việt, kĩ năng hội thoại nhiều khi vẫn đƣợc rèn luyện khi học sinh hỏi – đáp, đóng vai giải quyết tình huống… nên nhiều khi giáo viên thƣờng chủ quan, chỉ dạy qua loa, hoặc nhiều khi bỏ qua không dạy. Đó cũng là một vấn đề nan giải trong nhà trƣờng hiện nay cần phải đƣợc khắc phục. Mặt khác HS còn mắc lỗi phát âm không chuẩn dẫn đến biểu hiện xấu hổ, ngại ngùng trƣớc lớp.Bên cạnh đó các em vẫn chƣa có thói quen định hƣớng giao tiếp. Trƣớc khi nói đến một vấn đề, các em chƣa biết rằng mình sẽ nói gì? Nói với ai? Và nói nhằm mục đích gì? Khi dạy về hội thoại trong trƣờng Tiểu học, đằng sau những nguyên nhân khó khăn đó, nhiều khi giáo viên nỗ lực để giờ học thực sự có hiệu quả, học sinh thực sự hội thoại và giao tiếp. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, nhiều học sinh vì thiếu kĩ năng hội thoại đã tự biến lời thoại của mình thành lời độc thoại. Ngƣời ta gọi hiện tƣợng này là “độc thoại hóa cuộc thoại”. Ví dụ khi yêu cầu học sinh thảo luận theo chủ đề: trao đổi về một vấn đề nào đó, nhiều khi học sinh sẽ trình bày thành một bài nói về vấn đề đó, hay nêu cảm nghĩ và ý kiến của mình trƣớc vấn đề. Khi đó, việc dạy dạng bài thảo luận, tranh luận về một vấn đề đã không thành công. Do vậy hiệu quả đạt đƣợc sau mỗi giờ dạy chƣa cao. Thực tế trong việc dạy học hội thoại cho học sinh tiểu học qua phân môn TLV vẫn còn nhiều nan giải, cần phải khắc phục. Vì vậy, nghiên cứu về các biện pháp rèn kĩ năng hội thoại là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Các biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn Tập làm văn 2.2.1. Biện pháp bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết 2.2.1.1. Bồi dưỡng vốn sống qua tổ chức cho học sinh tham quan, tham gia các hoạt động tập thể 36 Đây là biện pháp bồi dƣỡng vốn sống theo lối trực tiếp. GV tổ chức cho các em đƣợc quan sát, trải nghiệm những gì sẽ nói, viết. Qua một chuyến tham quan danh lam thắng cảnh với các hoạt động ở từng nơi giúp học sinh sẽ có thêm kiến thức thực tế, tích lũy nội dung nhằm phục vụ cho quá trình hội thoại của các em. Hoặc GV tổ chức cho các em đi lao động giúp đỡ một số nhà thƣơng binh, liệt sĩ, … Để tổ chức đƣợc các cuộc lao động này, GV phải tìm hiểu trong làng (phố) nơi gần trƣờng có những nhà thƣơng binh liệt sĩ nào neo đơn, khó khăn, cần giúp đỡ. Trƣớc khi HS đến nhà một thƣơng binh hoặc thân nhân liệt sĩ, GV phải nói rõ mục đích chuyến lao động và nhiệm vụ khi đến đó là gì. Tùy thuộc mục đích và nhiệm vụ của mỗi buổi lao động mà chuẩn bị tinh thần và thái độ đúng mực cho các em. Từ các buổi tham quan, lao động ấy hoặc các sinh hoạt tập thể khác nhƣ: quyên góp quần áo, sách vở cũ cho HS vùng khó khăn, HS đƣợc trải nghiệm thực tế, có hiểu biết rõ hơn về các hoạt động các em đã đƣợc nghe nhiều nhƣng chƣa từng tham gia. Kinh nghiệm sống này làm cho hiểu biết của các em phong phú hơn. Các em có nội dung để nói và viết. Thông qua các hoạt động tập thể, HSđƣợc giao tiếp nhiều hơn. Các em trao đổi với nhau về những việc cần làm, hỏi ý kiến GV trong quá trình tham gia hoạt động, tham quan, hay những lời nói hỏi thăm của các em dành cho thƣơng binh, liệt sĩ, … Những hành động, lời nói, cử chỉ hỏi thăm của GV chính là các mẫu thực tế rất chuẩn để HS noi theo, học tập.Trong chƣơng trình TLV lớp 3 có những bài văn nói miêu tả về sự vật, sự việc, con ngƣời,… thì GV cũng nên tổ chức dã ngoại cả lớp. Thí dụ bài “Kể về một ngày hội” (TLV tuần 26; SGKTV3 – Tr 72), thời gian này là đầu năm mới, trên cả nƣớc diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc mang đậm bản sắc dân tộc. Để nâng cao sự sáng tạo vốn từ ngữ của HS, GV nên tổ chức cho cả lớp tham quan lễ hội nào đó có địa điểm gần trƣờng vào dịp cuối tuần.Biện pháp 37 nàynếu đƣợcGV vận dụng khéo léo vào dạy các dạng bài tập trao đổi theo chủ đề cho trƣớc và dạng bài tập tự tổ chức một chủ đề trao đổi thì đây là một biện pháp lí tƣởng cho việc dạy học hội thoại trong phân môn Tập làm văn.Đó là các tiết sau: Tuần 1: Nói về Đội TNTP; Tuần 5: Tập tổ chức cuộc họp; Tuần 6: Kể lại buổi đầu em đi học; Tuần 8: Kể về người hàng xóm; Tuần 11: Nói về quê hương; Tuần 12: Nói về cảnh đẹp đất nước; Tuần 15: Giới thiệu về tổ em; Tuần 16: Nói về thành thị nông thôn; Tuần 20: Báo cáo hoạt động; Tuần 21: Nói về tri thức; Tuần 22: Nói về người lao động trí óc; Tuần 25: Kể về lễ hội; Tuần 26: Kể về một ngày hội; Tuần 28: Kể lại một trận thi đấu thể thao; Tuần 32: Nói, viết về bảo vệ môi trường. Cách bồi dƣỡng vốn sống qua các hoạt động thực tế tham quan, sinh hoạt tập thể, chỉ có hiệu quả khi GV chú trọng các biện pháp hƣớng dẫn HS quan sát và biết cách ghi chép lại những gì mắt thấy, tai nghe mà mỗi HS quan sát đƣợc. Không chỉ có ích trong việc dạy hội thoại mà còn hỗ trợ đắc lực cho các bài nói miêu tả của HS. Cuộc tham quan vui vẻ, hào hứng sẽ trôi qua không để lại dấu ấn nào, nếu GV không tiếp tục tổ chức cho HS thảo luận sinh hoạt nói những cảm nhận của mình qua chuyến tham quan. Một cuộc gặp gỡ thăm hỏi, giúp đỡ nhà thƣơng binh sẽ in trong kí ức của các em những tình cảm tốt đẹp nếu GV cho các em nói lên những xúc cảm của mình sau mỗi chuyến viếng thăm. Nhƣ vậy tổ chức các hoạt động tham quan cho HS là vô cùng quan trọng, nhƣng hoạt động kiểm tra củng cố nhận thức của các em sau từng hoạt động cũng quan trọng không kém. 2.2.1.2. Bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết qua sách báo, xem băng hình, phim ảnh Vốn sống cũng đƣợc bồi dƣỡng một cách gián tiếp qua sách vở… bởi vì rất nhiều kinh nghiệm đƣợc đúc rút ra từ thực tế cuộc sống, những thành tựu khoa học, tƣ tƣởng tình cảm của các thế hệ đi trƣớc và của cả những 38 ngƣời nổi tiếng đƣơng thời đƣợc ghi lại trong sách vở và các thông tin trên mạng. Thông qua hoạt động đọc, xem HS có điều kiện tiếp nhận nền văn minh của loài ngƣời, tăng khả năng hiểu biết của mình lên nhiều lần. Đặc biệt, khi đọc tác phẩm văn chƣơng, các em không chỉ đƣợc bổ sung về nhận thức mà còn đƣợc nuôi dƣỡng về tâm hồn, tình cảm, nảy nở những ƣớc mơ tốt đẹp, khao khát những hành động sáng tạo… Để kích thích hứng thú đọc sách báo của HS, GV phải có kế hoạch cụ thểtrong việc hƣớng dẫn HS làm việc với sách. Trƣớc hết, GV cần định hƣớng cho HS lựa chọn sách báo để đọc. Đọc nhiều không có nghĩa là đọc tràn lan, đọc lấy số lƣợng. Cần chọn sách báo phải đạt cả nội dung tƣ tƣởng và nghệ thuật, phù hợp với đặc điểm tâm lí và trình độ hiểu biết của HS, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của các em. Đó có thể là tác phẩm văn học dân gian, truyện tranh, những tác phẩm viết về thiếu nhi, về lịch sử, về các danh nhân, khoa học,… GV nên là ngƣời giới thiệu cụ thể tên một số tác phẩm, hƣớng dẫn HS loại sách nào nên đọc lƣớt, loại sách nào nên đọc kĩ để vừa ghi nhớ về nội dung, vừa học tập cách hành văn hay của tác giả. Do HS tiểu học còn nhỏ tuổi, tính kiên trì không cao, vì vậy GV nên thƣờng xuyên tổ chức cho HS báo cáo kết quả đọc sách dƣới hình thức nhƣ: trò chơi “kể tên thiếu nhi dũng cảm”, “thi kể chuyện”, “đố thơ, thả thơ”,…hay với HS khá giỏi GV có thể khích lệ các em giới thiệu cuốn truyện hay mà các em đã đọc và nêu cảm nghĩ của mình trƣớc lớp về cuốn truyện đó. Các hình thức này sẽ tạo không khí thi đua, tìm đọc sách theo chủ đề mà GV đã định hƣớng. Ví dụ bài “Nói, viết về một ngƣời lao động trí óc” ( TLV tuần 22; SGKTV3 - Tr38), để bồi dƣỡng cho HS có hiểu biết về cuộc sống nói chung và hiểu sâu sắc giá trị của ngƣời lao động nói riêng, GV hƣớng dẫn HS tìm đọc các bài viết trên báo “Lao động”, “Thanh niên”,…, xem tivi, xem trên mạng, các câu chuyện, hoặc những bài thơ,… nói về ngƣời lao động. Hay tìm 39 hiểu ngay trong cuộc sống của những ngƣời lao động trí óc, họ phải vất vả, cống hiến cho ngành nghề mà họ theo đuổi nhƣ thế nào. Qua sách báo các em thấy đƣợc hằng ngày ngƣời lao động trí óc phải làm việc liên tục 8 tiếng mỗi ngày, sự chăm chỉ, tận tình với công việc của họ khiến chúng ta cảm phục và thông cảm chân thành. Đồng thời hƣớng dẫn các em đọc kĩ những tác phẩm ca ngợi ngƣời lao động chân chính vì khi đọc tác phẩm văn chƣơng, các em không chỉ đƣợc bổ sung về nhận thức mà còn đƣợc nuôi dƣỡng về tâm hồn, tình cảm, nảy nở những ƣớc mơ tốt đẹp, khao khát những hành động sáng tạo. Qua bài Tập làm văn các em đƣợc hiểu thêm về những ngƣời lao động trí óc, hiểu thêm ngƣời giáo viên, bác sĩ,… và nhận thức rằng lao động là vinh quang, cho dù là lao động tay chân hay trí óc. Học kết hợp với bồi dƣỡng vốn sống qua sách, báo, truyện cổ tích, ca dao tục ngữ giúp các em hiểu sâu sắc nội dung bài học và có lòng say mê văn học, có hứng thú với nghệ thuật ngôn từ. Từ đó các em có vốn sống phục vụ cho môn học và trau dồi kiến thức cho tƣơng lai. Bồi dƣỡng vốn sống, vốn hiểu biết qua sách báo, xem băng hình, phim ảnh là biện pháp đƣợc vận dụng hầu hết trong tất cả các tiết học. Khi sử dụng biện pháp này, GV phải tâm huyết, tìm hiểu những tƣ liệu hình ảnh phù hợp phục vụ cho việc giảng dạy.Để giúp HS lƣu giữ đƣợc những gì đã đọc, GV nên hƣớng dân HS cách ghi chép lại. Có thể ghi những câu văn hay và phân loại theo các chủ đề để tiện so sánh hoặc tra cứu sử dụng. 2.2.2. Rèn thói quen định hướng giao tiếp, hội thoại Để rèn thói quen suy nghĩ, định hƣớng cho hoạt động giao tiếp, trƣớc hết phải rèn cho HS thói quen tự nêu và trả lời đƣợc các câu hỏi sau: Nói về vấn đề gì? Nói nhằm mục đích gì? Nói với ai? 40 Tất cả những gì đƣợc định hƣớng trong tƣ duy sẽ chi phối rất mạnh đến việc lựa chọn câu từ khi giao tiếp, ngữ điệu hội thoại và các yếu tố phi lời. Hoạt động rèn kĩ năng định hƣớng giao tiếp không nhất thiết phải dành nhiều thời gian. GV chuẩn bị tốt các bài tập tình huống, ví dụ: bài “Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn”, với phần kể về gia đình, GV gợi ý cho HS nói lên những ý tƣởng mới cho bài học. GV cho HS nối tiếp nhau đứng lên trả lời: Em sẽ kể gia đình mình cho những ai nghe? Gia đình em có bao nhiêu thành viên? Họ bao nhiêu tuổi? Họ làm nghề gì? Tình cảm của em đối với gia đình của mình? Hình thức cho HS nối tiếp trả lời các câu hỏi, thực chất là kiểm tra hoạt động định hƣớng hội thoại trong tƣ duy của các em. Những hoạt động diễn ra trong suy nghĩ là những hoạt động khó kiểm soát. Nó cần đƣợc tƣờng minh ra bên ngoài bằng lời nói. Một lớp học khoảng 30 HS, hình thức nối tiếp nói nhanh câu trả lời của mình là hình thức kiểm tra tƣ duy thích hợp nhất. Vì nhƣ thế đảm bảo đƣợc HS nào cũng đƣợc nói, mà GV tiết kiệm đƣợc thời gian. Hơn thế biện pháp này GV có thể vận dụng vào mọi tiết học của phân môn TLV và mọi tiết học của các môn học khác. 2.2.3. Bồi dưỡng năng lực hội thoại, giao tiếp Năng lực hội thoại đƣợc thể hiện bằng kĩ năng nói. Đây là một kĩ năng tổng hợp, bao gồm nhiều kĩ năng bộ phận khác nhau và cách thức thể hiện lời nói đƣợc đánh giá chủ yếu trên ba phƣơng diện sau: Phát âm chuẩn Sử dụng ngữ điệu phù hợp Sử dụng hiệu quả các yếu tố phi lời Khi giao tiếp, hội thoại, HS không những phải nói rõ ràng suy nghĩ của mình theo một cấu trúc chặt chẽ mà còn phải có cách thức nói hợp lí để ngƣời 41 nghe dễ chấp nhận. Vì thế ba tiêu chí nêu trên là những tiêu chí đánh giá cơ bản và quan trọng đồng thời cũng là ba kĩ năng cần rèn luyện. Hội thoại với điệu bộ cử chỉ phù hợp sẽ có sức thuyết phục lớn với ngƣời nghe. Nhƣng đang nói lƣu loát mà lại phát âm không chuẩn L/N hoặc có lỗi phát âm một vài từ địa phƣơng nào đó chắc chắn hiệu quả giao tiếp sẽ giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy để rèn kĩ năng hội thoại trƣớc hết phải rèn kĩ năng phát âm chuẩn. Các biện pháp sửa lỗi phát âm nhƣ sau: 2.2.3.2. Hướng dẫn cách phát âm L/N cho HS phát âm sai Ngay từ đầu năm học, qua những giờ Tập làm văn, Tập đọc, Kể chuyện, qua nghe các em trả lời, GV có thể thống kê đƣợc số HS mắc lỗi phát âm. Từ đó GV bố trí thời gian thích hợp hƣớng dẫn các HS này nhận ra đƣợc sự khác biệt trong phát âm giữa L với N. Và để tạo hứng thú cho việc rèn phát âm của các em, GV nên sƣu tầm các câu có nhiều tiếng chứa âm cần luyện nhƣ: Lúa nếp là lúa nếp nƣơng, lúa lên lớp lớp, lòng nàng lâng lâng; Đội nón lá lên lƣơng; Cái lọ lục bình nó lăn lông lốc; Anh nuôi làm lụng bên bếp lửa; Vừa nấu vừa nếm hết nửa nồi; … Trong giờ Tập làm văn nói, GV sử dụng những ngữ liệu trên để luyện cho HS mắc lỗi phát âm sai. Biện pháp này có thể chƣa sửa sai ngay đƣợc, nhƣng nó cũng đã giúp các em nhận ra rằng mình mắc lỗi sai gì và có ý thức cần sửa lỗi sai. 2.2.3.3. Chia nhóm rèn luyện phát âm L/N Đây là biện pháp chia từng nhóm hai em, một em phát âm chuẩn và một em phát âm còn lỗi. Lớp có bao nhiêu HS mắc lỗi thì có bấy nhiêu nhóm đôi rèn luyện phát âm(thành lập thành các nhóm đôi bạn cùng tiến) GV chọn 42 các văn bản có nhiều âm L/N cho HS luyện đọc và hƣớng dẫn cách phát âm L/N cho học sinh mắc lỗi đồng thời đặt ra kỳ hạn kiểm tra cho từng nhóm, thời gian đọc thi đua giữa các nhóm. Biện pháp này tận dụng thời gian bên nhau hằng ngày của từng cặp đôi học sinh, nghe thấy bạn phát âm sai là sửa ngay. Kịp thời nhƣ vậy chắc chắn tính hiệu quả sẽ cao. Kết hợp với sự hƣớng dẫn kiểm tra của GV sẽ giúp cho việc rèn luyện đƣợc thƣờng xuyên liên tục. Đặc biệt với hình thức thảo luận, hoặc đọc trong nhóm đôi, em phát âm chuẩn sẽ có nhiều cơ hội giúp đỡ bạn phát âm sai. Vì vậy khi dạy bất kỳ phân môn nào, nếu dạy học theo hình thức chia nhóm đôi, GV cần nhớ đến cặp đôi cùng tiến này. 2.2.4. Các biện phát rèn luyện kĩ năng sử dụng ngữ điệu Sử dụng ngữ điệu tốt khi tham gia hội thoại là lời nói trôi chảy, âm điệu, nhịp điệu, giọng điệu phù hợp. Đây là kĩ năng sử dụng lời nói có lƣu loát hay không, âm lƣợng giọng nói (to hay nhỏ, dễ nghe/ khó nghe,…), tốc độ nói(nhanh hay chậm, từ tốn hay vội vàng,…) sắc thái qua giọng điệu(truyền cảm hay tẻ nhạt,…). Tất cả những điều đó giúp ngƣời nghe hiểu ra, hiểu đúng những điều mà ngƣời nói muốn nói đến. Trong các tiết học, đặc biệt là phân môn Tập làm văn, GV rèn cho HS thói quen nói to, rõ ràng mạch lạc khi phát biểu trƣớc lớp bằng cách yêu cầu trực tiếp bằng lời. Khi HS nói nhỏ, GV yêu cầu HS nhắc lại to hơn. Từ đó hình thành thói quen nói to, rõ ràng trƣớc lớp. Ngƣợc lại, đối với HS nói quá to, GV dùng lời khuyên HS nên nói nhỏ hơn một chút để tránh sự khó chịu của ngƣời nghe. GV yêu cầu HS nhắc đi nhắc lại cho tới khi HS nói đƣợc âm lƣợng vừa phải. Mỗi tiết rèn luyện một chút, hiệu quả đạt đƣợc sẽ không hề nhỏ đối với khả năng phát ra âm thanh có âm lƣợng hợp lí cho HS. Tuy nhiên, biện pháp này yêu cầu ngƣời GV phải kiên trì, nhẫn lại và có thái độ phù hợp với HS. 43 Tốc độ nói của HS nhanh hay chậm, từ tốn hay vội vàng,… một phần cũng bị ảnh hƣởng bởi GV. Vì vậy, trƣớc hết ngƣời GV phải là ngƣời có phong thái giao tiếp tốt, thì HS mới có một tấm gƣơng để học tập. Bên cạnh đó, GV cần tạo không khí thoải mái để HS không quá căng thẳng dẫn đến nói quá nhanh hoặc ấp a ấp úng. Riêng đối với HS nói quá chậm, rời rạc từng tiếng, thì cần cho HS luyện đọc thật nhiều qua các phân môn khác nhƣ Tập đọc, kể chuyện,… Mỗi tiết Tập làm văn rèn kĩ năng hội thoại cho HS, không thể bỏ qua sắc thái giọng điệu của ngƣời nói. Để lời nói của HS trở nên truyền cảm, GV phải làm mẫu thật chuẩn, đọc diễn cảm tốt, khi nói GV cần gây sự thu hút với các em, để bài học thêm phần lí thú. Đối với HS cần khuyến khích các em nói với giọng điệu tự nhiên, phù hợp với lứa tuổi của các em. Các biện pháp rèn kĩ năng sử dụng ngữ điệu cần đƣợc GV hết sức lƣu ý trong mọi tiết học. Ở bất cứ tiết học nào, môn học nào, HS đều phải thƣờng xuyên rèn luyện để đạt đƣợc yêu cầu về tốc độ nói, âm lƣợng phát ra,… nhằm phục vụ cho nhu cầu giao tiếp trong hiện tại và tƣơng lai. 2.2.5. Biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng các yếu tố phi lời Yếu tố phi lời là thành phần không thể thiếu nhằm tạo nên tính chất của cuộc hội thoại.Tham gia vào hội thoại, những yếu tố phi lờikhiến cuộc hội thoại trở nên phong phú và sinh động. Yếu tố phi lời là các yếu tố không phụ thuộc lời nói nhƣng diễn ra song song với lời nói thƣờng đƣợc dùng trong giao tiếp mặt đối mặt. Rất nhiều trƣờng hợp yếu tố phi lời có tác động rất mạnh hiệu quả giao tiếp. Một lời khen không thể đƣợc coi là chân thành khi kèm theo điệu cƣời khẩy, một cái nhún vai tỏ ý coi thƣờng. Có rất nhiều yếu tố phi lời nhƣ thay đổi cách dùng trang phục, chuẩn bị cẩn thận hay quá sơ sài cho trang phục, đầu tóc… để gặp mặt ngƣời mới quen là thể hiện sự tôn trọng hay không tôn trọng ngƣời giao tiếp với mình. Ở mỗi tầng lớp xã hội với mỗi 44 thói quen sử dụng phụ kiện đi kèm nhƣ nƣớc hoa, túi sách, trang sức,… cho các cuộc đối thoại khác nhau cũng hàm ý rõ rệt. Tuy nhiên, đối với HS tiểu học, tôi chỉ hƣớng dẫn các em sử dụng yếu tố phi lời phù hợp với hành động và thói quen của trẻ. Đó có thể là cái nháy mắt lôi cuốn ngƣời đối diện, hay lắc đầu, nhún vai biểu thị sự phản đối, hoặc gật đầu biểu thị sự tán thành,… Đặc biệt trong hội thoại các em có thể kết hợp với cử chỉ để ngƣời khác chú ý nghe lời mình nói hơn. Biểu thị sự đồng ý sẽ rõ nét hơn nếu ngƣời nói, trƣớc khi bày tỏ ý kiến bằng lời đã thể hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ qua hành động gật gù tán thƣởng. Tƣơng tự, khi tỏ ý kiến phản đối, ngƣời nghe không thể lấn lƣớt lƣợt lời của ngƣời đang nói, nhƣ thế là mất lịch sự, nhƣng ngƣời nghe có thể nhăn mặt, lắc đầu,… trong quá trình hội thoại, các em có thể sử dụng đa dạng các yếu tố phi lời. Ví dụ bài: “Thảo luận về bảo vệ môi trƣờng” (Tuần 32. SGKTV 3 – Tr 120). Khi nội dụng thảo luận đƣợc đƣa ra để bàn bạc, chắc chắn mỗi cá nhân HS đều có ý kiên riêng và đƣa ra biện pháp các em cho là cấp thiết nhất. Chính vì vậy xảy ra sự tranh luận để đƣa ra những biện pháp tốt nhất là điều không thể tránh khỏi. Lúc này, vai trò của GV là cần “điều khiển” các em phải tuân thủ quy tắc luân phiên lƣợt lời. GV cần tạo không khí vui vẻ, sôi nổi, tránh bất hòa để mọi thành viên đều đƣợc đƣa ra ý kiến cá nhân, để cuộc thảo luận tăng thêm sự đoàn kết giữa các thành viên. Nếu HS có sự đồng tình với nhau, GV có thể hƣớng dẫn các em các cử chỉ lịch sự nhƣ gật đầu và mỉm cƣời,… Hoặc khi GV hỏi ý kiến cả lớp, HS cần có thói quen xung phong để đƣợc phép trả lời, không đƣợc để HS tự do nói khi chƣa đƣợc cho phép. Đây là điều tối thiểu GV cần rèn luyện cho mỗi HS. Biện pháp rèn kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời có thể vận dụng trong tất cả các môn học. Riêng phân môn TLV, GV có thể áp dung vào việc giảng dạy các tiết sau: Tuần 1: Nói về Đội TNTP; Tuần 5: Tập tổ chức cuộc họp; Tuần 45 6: Kể lại buổi đầu em đi học; Tuần 8: Kể về người hàng xóm; Tuần 11: Nói về quê hương; Tuần 12: Nói, viết về cảnh đẹp đất nước; Tuần 15: Giới thiệu về tổ em; Tuần 16: Nói về thành thị nông thôn; Tuần 20: Báo cáo hoạt động; Tuần 21: Nói về tri thức; Tuần 22: Nói về người lao động trí óc; Tuần 25: Kể về lễ hội; Tuần 26: Kể về một ngày hội; Tuần 28: Kể lại một trận thi đấu thể thao; Tuần 32: Nói, viết về bảo vệ môi trường. 2.2.6. Sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề Trò chơi đóng vai theo chủ đề là một hoạt động trò chơi mà trẻ em mô phỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống ngƣời lớn trong xã hội bằng việc nhập vào các vai, tức là hóa thân vào một ngƣời nào đó để hành động theo chức năng của họ trong một mô hình hóa những quan hệ xã hội mà trẻ chịu sự chi phối của chúng. Đó là quan hệ giữa ngƣời lớn với nhau trong xã hội, cách cƣ xử, hành vi ứng xử, nói năng, văn minh đƣợc trẻ em quan tâm và trở thành đối tƣợng hành động của chúng. Trò chơi đóng vai theo chủ đề phản ánh cuộc sống rất đa dạng và phong phú. Do đó chủ đề của trò chơi cũng mang tính muôn màu, muôn vẻ nhƣ: chủ đề sinh hoạt gia đình, chủ đề bán hàng, chủ đề bệnh viện, chủ đề nhà trƣờng,… Phạm vi hiện thực HS đƣợc tiếp xúc rộng bao nhiêu thì các chủ đề của trò chơi càng đa dạng phong phú bấy nhiêu, vốn ngôn ngữ phục vụ giao tiếp của trẻ cũng từ đó mà phát triển không ngừng. Chẳng hạn bài tập chủ đề “Nói về người tri thức” (Tuần 21. SGKTV - Tr30), để củng cố bài tập 1, GV nêu ra tình huống sắm vai cho bức tranh số 1 nhƣ sau: Hôm đó, bác sĩ Khánh vừa hết ca trực, vừa đi ra đến cổng bệnh viện: - Bác ơi cứu con tôi! Cứu con tôi với bác sĩ ơi! Mẹ hoảng loạn đƣa Lan vào bệnh viện cấp cứu vì bị ngộ độc thức ăn. Gặp ca cấp cứu, bác sĩ Khánh không suy nghĩ gì: - Chị để tôi bế cháu! 46 Nhanh chóng đƣa bệnh nhân vào phòng cấp cứu, vừa đi vừa hỏi mẹ Lan: - Cháu ăn gì từ sáng đến giờ hả chị? - Cháu đi học, tôi cũng không rõ bác sĩ ạ! - Cháu đau bao lâu rồi chị? - Khoảng 1 tiếng rồi bác sĩ ơi! Mẹ Lan hốt hoảng: - Con tôi có sao không bác sĩ? - Chị bình tĩnh, đến đây rồi thì hay tin tƣởng chúng tôi! Bác sĩ Khánh trấn an ngƣời nhà bệnh nhân, nhanh nhƣ máy bác sĩ mặc áo blu, đeo gang tay, khẩu trang rất nhanh nhẹn, rồi bƣớc vào phòng cấp cứu. Đèn cấp cứu bật lên, đúng 30 phút sau, bác sĩ Khánh bƣớc ra rạng rỡ: - Cháu qua cơn nguy hiểm rồi! Chị yên tâm nhé! Mẹ Lan thở phào: -Cảm ơn bác sĩ! Mẹ Lan rơm rớm nƣớc mắt. Qua tình huống đóng vai này, HS đƣợc hiểu sâu hơn về đạo đức nghề nghiệp, lòng thƣơng ngƣời của mỗi bác sĩ. Các em đƣợc tự mình đảm đƣơng trách nhiệm của ngƣời bác sĩ khi gặp bệnh nhân. Các em đƣợc hóa thân làm bác sĩ để bày tỏ những lời hỏi thăm, cũng nhƣ phục vụ cho việc cấp cứu trở nên thuận lợi và nhanh chóng. Khi đóng vai bác sĩ, HS đƣợc trải qua sự hoảng loạn của ngƣời khác, các em nhận định đƣợc rằng, trong tình huống này, các em cần phải bình tĩnh đƣa ra những lời an ủi, động viên nếu không sẽ làm cho ngƣời nhà bệnh nhân lo lắng, hoảng loạn hơn, mặc dù chính trong lòng mình cũng đang rất lo ngại cho tình trạng nguy kịch của bệnh nhân. Vai ngƣời mẹ đƣợc các em sắm vai để thấy đƣợc tình cảm của ngƣời mẹ dành cho con cái.Đƣợc hóa thân vào vai ngƣời mẹ, các em sẽ có thêm những từ ngữ mới 47 cho vốn từ của mình. Từ đó, kết hợp với sự sáng tạo, trí tƣởng tƣợng phong phú, các em sẽ phát triển vốn ngôn từ của mình mạnh mẽ.Hơn thế, tình huống này tuân thủ theo quy tắc lƣợt lời hội thoại, GV nên giúp HS nhận ra quy tắc này trong đoạn thoại. Khi bác sĩ hỏi thì mẹ trả lời và ngƣợc lại. Trong hoản cảnh cấp bách nhƣng quy tắc này không hề bị phá vỡ, bởi ngƣời tham gia hội thoại – họ tôn trọng lẫn nhau. Tình huống trò chơi đòi hỏi HS tham gia trò chơi phải có trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định. Nếu HS không diễn đạt đƣợc mạch lạc nguyện vọng và ý kiến của mình đối với trò chơi, nếu các em không hiểu đƣợc những lời chỉ dẫn hay bàn bạc của bạn cùng tham gia thì sẽ không thể tham gia vào trò chơi đƣợc. Để đáp ứng nhu cầu đƣợc tham gia, trẻ phải tự phát triển khả năng giao tiếp của mình, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, dễ hiểu. Trò chơi chính là điều kiện kích thích HS phát triển ngôn ngữ một cách nhanh chóng và phù hợp với tâm lí của các em. Kết hợp với chƣơng trình SGKTV3, biện pháp này là lí tƣởng cho các tiết dạy của môn Tiếng Việt nói chung và trong dạy hội thoại ở phân môn TLV nói riêng. Các tiết dạy GV nên sử dụng biện pháp trò chơi đóng vai tạo không khí thoải mái cho tiết học nhƣ: Tuần 1: Nói về đội TNTP; Tuần 3: Kể về gia đình; Tuần 5: Tập tổ chức cuộc họp; Tuần 6: Kể lại buổi đầu em đi học; Tuần 7: Tập tổ chức cuộc họp; Tuần 8: Kể về người hàng xóm; Tuần 11: Nói về quê hương; Tuần 12: Nói, viết về cảnh đẹp đất nƣớc; Tuần 16: Nói về thành thị, nông thôn; Tuần 20: Báo cáo hoạt động; Tuần 21: Nói về trí thức; Tuần 22: Nói, viết về người lao động trí óc; Tuần 25: Kể về lễ hội; Tuần 26: Kể về một ngày hội; Tuần 27: Kể về một trận tri đấu thể thao; Tuần 31: Thảo luận về bảo vệ môi trường; Tuần 32: Nói, viết về bảo vệ môi trường; Tuần 34: Nghe – kể: Vươn tới các vì sao. 48 2.3. Phân loại các dạng bài tập rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh trongphân môn Tập làm văn lớp 3 Trong phân môn TLV lớp 3, hầu hết là bài tập dạy cuộc thoại (xử lý trọn vẹn một tình huống giao tiếp). Ngoài ra còn có dạng bài nâng cao hơn, đó là các tình huống do học sinh tự nghĩ ra, và tự tiến hành giải quyết trong quá trình thực hiện mà không theo sự gợi ý hay hƣớng dẫn của giáo viên. Sau đây là các dạng bài tập mà tôi đã phân loại dựa trên các bài tập trong SGK: 2.3.1. Dạng bài tập rèn kĩ năng trao đáp thông qua quan sát tranh Gồm các bài: (1) Tập làm văn tuần 21 BT1: Quan sát các tranh dưới đây và cho biết những người tri thức trong bức tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì: - Mục tiêu:  HS biết quan sát tranh, nói đúng về ngƣời tri thức và công việc họ đang làm.  Tiến hành hỏi đáp về nội dung từng bức tranh. Rèn luyện kĩ năng đối thoại theo chủ đề. - Yêu cầu cần đạt đƣợc khi nói:  Nói đúng nghề nghiệp, công việc của từng ngƣời trong bức tranh.  Đƣa ra đƣợc những câu trao – đáp phù hợp với nội dung từng bức tranh. Bài tập này có thể đƣợc tiến hành lồng ghép với dạy hội thoại cho học sinh thông qua việc để học sinh tự hỏi đáp về nội dung của từng bức tranh theo chủ đề có sẵn. (2)Tập làm văn tuần 34: BT1: Nghe và nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao a) Chuyến bay đầu tiên của con ngƣời vào vũ trụ 49 * Yêu cầu HS cần đạt đƣợc khi nói: - HS trao đổi về tên con tàu vũ trụ, ngƣời đầu tiên đi trên con tàu vũ trụ đó, nƣớc đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ… - HS có kĩ năng đáp lời đúng nội dung lời trao một cách rõ ràng, tự tin. b) Ngƣời đầu tiên đặt chân lên mặt trăng * Yêu cầu: - Có hiểu biết về tên ngƣời đầu tiên đặt chân lên mặt trăng và một số kiến thức liên quan. - Biết đặt câu hỏi xoay quanh chủ đề luyện nói, đƣa ra câu trả lời phù hợp theo quy tắc hội thoại. c) Ngƣời Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ Ngoài việc HS có hiểu biết về nội dung bức tranh, qua đó còn giúp HS có niềm tự hào dân tộc, biết liên hệ với bản thân. * Mục tiêu chung: - Nói rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, đúng mục đích giao tiếp. - Đƣa ra câu hỏi đúng chủ đề. - Có sự luân phiên lƣợt – lời, và nói theo các quy tắc hội thoại đã đƣợc quy định. - Giáo dục niềm tự hào dân tộc. Với bài tập này, học sinh cũng tiến hành hỏi đáp, trao đổi với nhau về nội dung của từng bức tranh, thông qua đó phát triển khả năng nói một cách tự nhiên.Mặt khác, đòi hỏi ở GV vềkĩ năng đƣa ra vấn đề. Nếu vấn đề đƣa ra không hợp lý thì sẽ không rèn luyện đƣợc kĩ năng đối thoại của học sinh mà nhiều khi còn trở thành bài độc thoại. Ở lớp 3, các bài tập theo mẫu trao – đáp này khó hơn ở các lớp dƣới, bởi vì GV không đƣa sẵn lời trao hoặc lời đáp, mà chỉ đƣa ra các bức tranh, cùng với kênh chữ trong sách giáo khoa, học sinh phải tự tiến hành trao đổi, 50 hỏi đáp cho đúng nội dung. Câu hỏi của học sinh cũng rất phong phú và cũng có nhiều kiểu đáp lời khác nhau.GV cần lƣu ý là phải lắng nghe HS và đƣa ra những nhận xét, đồng thời sửa chữa cho HS nếu trao – đáp chƣa phù hợp. Dạng bài tập này GV nên sử dụng biện pháp bồi dƣỡng vốn sống, vốn hiểu biết qua sách báo, xem băng hình, phim ảnh; biện pháp rèn thói quen định hƣớng giao tiếp, hội thoại và biện pháp bồi dƣỡng năng lực hội thoại, giao tiếp.Phƣơng pháp chuẩn bị lời đáp và lời trao dựa vào bức tranh GV và HS phải trải qua 4 bƣớc: Bước 1: Rút ra tình huống giao tiếp (dựa vào bức tranh, phim ảnh) và suy ngẫm về tình huống giao tiếp. Trƣớc hết, GV đƣa ra các bức tranh mà trong đó nói lên tình huống giao tiếp. Để HS chú ý tập trung quan sát bức tranh, GV có thể làm bức tranh sinh động hơn với màu sắc tƣơi sáng, hồn nhiên. GV sẽ kích thích mắt nhìn của các em bằng cách đƣa ra những câu hỏi. Ví dụ nhƣ: Bức tranh của cô vẽ gì? Trong tranh có những ai? Tranh vẽ những sự vật, sự việc gì?... HS làm theo hƣớng dẫn của GV, lần lƣợt xung phong trả lời các câu hỏi, lƣu ý GV không để HS nói tự do trong lớp. Từ việc quan sát các đặc điểm của bức tranh (phim, ảnh) bằng mắt, GV gợi ý để HS suy ngẫm về nội dung tình huống giao tiếp trong tranh. GV chỉ là ngƣời hƣớng dẫn, nên tình huống giao tiếp phải đƣợc HS tự khám phá, tự tìm tòi.HS sử dụng những gì vừa quan sát đƣợc để tƣ duy, suy nghĩ hoặc tƣởng tƣợng ra tình huống giao tiếp. Đó chính là quá trình HS định hƣớng giao tiếp cho cuộc hội thoại sắp diễn ra. Có nhƣ vậy, việc rèn kĩ năng hội thoại mới đạt hiệu quả cao. Bước 2: 1 HS đƣa ra lời trao, HS khác đƣa ra lời đáp dự kiến phù hợp lời trao (tổ chức theo nhóm đôi) 51 Để thực hiện tốt hoạt động này, GV sẽ chia lớp thành các nhóm đôi. Chọn ra nhóm đôi có khả năng giao tiếp tốt nhất để làm mẫu cho các nhóm còn lại. Thời gian để các nhóm hoạt động khoảng từ 2 – 3 phút. Trong quá trình các nhóm làm việc, GV thƣờng xuyên di chuyển để kịp thời hỗ trợ những nhóm gặp khó khăn. Bước 3: Xem xét tính phù hợp của lời trao – đáp so với nội dung của bức tranh (phim, ảnh) Hết thời gian làm việc nhóm, GV nên chọn một vài nhóm có lời trao – đáp không phù hợp với nội dung bức tranh (phim, ảnh) và một nhóm đƣa ra lời trao – đáp phù hợp với nội dung tranh (phim, ảnh) để HS cùng nhận xét và có thể dễ dàng nhận ra lỗi sai để lấy đó làm cơ sở chỉnh sửa lời trao – đáp cho HS.Sau khi lời trao – đáp của các nhóm đƣợc đƣa ra. GV nên để cho HS dƣới lớp nhận xét trƣớc. GV tạo không khí sôi nổi, thoải mái để mọi HS đều đƣợc nói lên phát hiện của mình. Mỗi ý kiến của HS là một gợi ý để GV xem xét kĩ hơn về lời trao – đáp của các nhóm trình bày. GV phải là ngƣời nắm rõ nội dung tình huống của mỗi bức tranh. Từ đây GV so sánh lời trao – đáp của HS đƣa ra có phù hợp hay không, có hợp lí với nội dung của bức tranh hay không. Hoặc trong trƣờng hợp HS đƣa ra lời trao phù hợp nhƣng lời đáp lại sai, hoặc nằm ngoài nội dung câu hỏi, thì khi đó đáp lời trao – đáp chƣa phù hợp. Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn chỉnh lời trao – đáp. Đây là khâu quan trọng giúp HS đƣợc nhận ra lỗi sai và đƣợc sửa lỗi sai và hoàn chỉnh lời trao – đáp của mình. Đối với nhóm có lời trao – đáp không hợp lí, GV cần đƣa ra những gợi ý trực tiếp về nội dung đoạn hội thoại, tránh việc vòng vo gây khó hiểu cho HS. Những lời trao hợp nội dung, nhƣng lời đáp lại không hợp nội dung, GV nên nhắc nhở HS suy nghĩ kĩ lời trao của bạn, đồng thời kết hợp với nội dung bức tranh để chỉnh sửa lại lời đáp. Đồng thời GV rèn luyện kĩ năng phát âm chuẩn cho HS. Nếu HS có âm lƣợng nói 52 chƣa tốt, GV nên nhắc nhở ngay. Khi đƣa ra kết luận cuối cùng, đi kèm là những lời động viên kịp thời rất bổ ích cho các em. Tùy vào bài và tình huống giảng dạy mà GV sử dụng biện pháp này một cách linh hoạt, nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao trong dạy học. 2.3.2. Dạng bài tập trao đổi theo chủ đề cho trước Ví dụ một số bài tập theo dạng bài này trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3: (1) Tập làm văn tuần 1: Nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Gợi ý: Đội thành lập ngày nào? Những Đội viên đầu tiên của Đội là ai? Đội đƣợc mang tên Bác Hồ từ khi nào? (2) Tập làm văn tuần 11 BT2: Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau: a) Quê em ở đâu? b) Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hƣơng? c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ? d) Tình cảm của em đối với quê hƣơng nhƣ thế nào? (3) Tập làm văn tuần 12: BT1: Mang tới lớp tranh (ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta (ảnh chụp, tranh ảnh, ảnh cắt từ bào chí,…). Nói những điều em biết về những cảnh ấy theo gợi ý sau: a) tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào? b) Màu sắc của tranh (ảnh) nhƣ thế nào? c) Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì? 53 (4) Tập làm văn tuần 14: BT2: Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với đoàn khách đến thăm lớp. Gợi ý: a) Tổ em gồm những bạn nào? Các bạn là ngƣời dân tộc nào? b) Mỗi bạn có đặc điểm gì hay? c) Tháng vừa qua, các bạn đã làm những việc tốt gì? (5) Tập làm văn tuần 20 BT1: Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”, hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tuần qua. (6) Tập làm văn tuần 31 BT1: Tổ chức họp nhóm trao đổi ý kiến về câu hỏi sau: “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?” Đây là dạng bài tập dạy hội thoại đòi hỏi ở ngƣời học có hiểu biết tƣơng đối cao về các quy tắc khi tham gia hội thoại. Để thực hiện đƣợc bài tập này học sinh phải tiến hành không chỉ một cặp thoại mà nhiều cặp thoại liên quan đến chủ đề. Các đoạn thoại nêu ra phải có mối quan hệ lẫn nhau và phù hợp với chủ đề đã chọn. Trong bài tập trên, ngƣời đƣa ra lời trao có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nêu ra câu hỏi để các bạn trong tổ mình tiến hành trả lời và thảo luận ý kiến với nhau. Khi dạy bài này, nhiều GV thực hiện nhƣ khi thảo luận nhóm, tức là GV nêu câu hỏi: Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào? Học sinh sẽ thảo luận để tìm ra ý kiến khác nhau. Tuy nhiên cách dạy nhƣ vậy chƣa thực sự phát huy tính tích cực của học sinh và khả năng hội thoại của các em. Dạng bài tập này chỉ thực sự đạt hiệu quả khi GV chỉ yêu cầu các em đọc yêu cầu bài tập, rồi thảo luận với các thành viên trong nhóm về cách tiến hành nhƣ thế nào, nghĩa là HS sẽ thảo luận để đóng vai một nhóm học tập bàn về chủ đề đó. 54 Nhƣ vậy chính bản thân HS tự tạo nên kịch bản học tập cho nhóm và tự tiến hành đóng vai theo chủ đề các em đặt ra. Các nhóm sẽ báo cáo trƣớc lớp cho các nhóm khác nhận xét. GV cùng HS khác sẽ đánh giá theo những tiêu chí đã định sẵn. Tiêu chí ở đây không phải chỉ là cách nói, lời nói mà còn phải đầy đủ cả nội dung, yêu cầu của bài tập. Ở dạng bài tập này, GV nên sử dụng các biện pháp sau: các biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng ngữ điệu; biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng các yếu tố phi lời và sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề. Sau đây tôi xin đƣa ra các bƣớc GV hƣớng dẫn HS làm bài tập theo biện pháp sử dụng trò chơi đóng vai: Bước 1: Xác định tình huống đóng vai, các nhân vật tham giao tiếp. Dựa vào các bài tập trong chƣơng trình SGKTV3 mà GV lựa chọn các tình huống cho phù hợp với nội dung của mỗi tiết dạy. Không nhất thiết phải là tình huống nằm trong SGK, GV có thể sáng tạo các tình huống giao tiếp hoặc với HS khá giỏi, khuyến khích các em tƣởng tƣợng ra các tình huống dựa trên nội dung bài học. GV gợi ý để HS tự phát hiện ra đoạn hội thoại có bao nhiêu nhân vật, vị trí của các nhân vật trong đoạn hội thoại. Bước 2: Phân vai, xác định lời thoại của các nhân vật. Trƣớc tiên các em cần phân vai các thành viên trong nhóm, cần đảm bảo các thành viên đều phải đóng góp hoàn thành công việc. Lúc này, vai trò của GV là giúp sự phân công công việc trong nhóm đƣợc đồng đều. GV mời các nhóm trƣởng lần lƣợt trình bày sự phân công đóng vai và các công việc của nhóm. Nếu có vấn đề không hợp lí, GV cần góp ý ngay. Khi các vai hội thoại đƣợc phân chia hợp lí, công việc tiếp theo là xác định lời thoại của nhân vật. Trong cùng một nhóm, các thành viên tƣơng trợ lẫn nhau để nhanh chóng xác định lời thoại cho nhận vật hội thoại. Sau khi để HS 55 tự làm việc, GV cần kiểm tra kết quả bƣớc này ở tất cả các nhóm, bằng cách gọi thƣ kí các nhóm trình bày lời thoại của từng nhân vật một cách vắn tắt. Bước 3: Thực hành đóng vai. GV gọi một vài nhóm lần lƣợt lên trình bày trên bục giảng. Đặc biệt cần tạo không gian và không khí thoải mái để các nhóm thỏa sức sáng tạo với tình huống giao tiếp. Trong khi HS đang trình bày, HS dƣới lớp hết sức trật tự chú ý vào phần đóng vai của các bạn. Nếu trong quá trình đóng vai, HS có mắc bất kì lỗi nào trong các kĩ năng hội thoại, thì GV nên ghi chép lại, tránh việc ngắt đoạn hội thoại của HS, việc này có thể tạo ra sự không thoải mái đối với các em. Bước 4: Nhận xét, chỉnh sửa. Phần này luôn luôn ƣu tiên nhận xét của các nhóm khác trƣớc. HS cần đƣợc phát biểu những ý kiến của mình về phần trình bày của nhóm bạn.Từ những ghi chép thu thập đƣợc các lỗi kĩ năng hội thoại của HS, kết hợp với những ý kiến của HS, GV nên nhận xét từng nhóm theo các kĩ năng: kĩ năng định hƣớng giao tiếp; kĩ năng sử dụng ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ; kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời, kĩ năng biểu cảm,… và kết luận phải có lời động viên dành cho HS để các em có tinh thần cố gắng. 2.3.3. Dạng bài tập tự tổ chức một chủ đề để trao đổi Một số ví dụ: (1) Tập làm văn tuần 5 Dựa vào cách tổ chức cuộc họp mà em biết, hãy cùng các bạn tập tổ chức một cuộc họp tổ. Gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp tổ: - Giúp đỡ nhau trong học tập. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 – 11. - Trang trí lớp học. 56 - Giữ vệ sinh chung. Nội dung trong cuộc họp tổ sẽ đƣợc thay đổi tùy thuộc theo chủ đề tháng mà nhà trƣờng đang phát động. Nhƣ vậy nội dung học tập sẽ gắn với thực tế hơn, HS cũng dễ dàng hơn trong việc thực hiện trao – đáp theo đúng hoạt động tháng mà lớp (tổ) đang tham gia. (2) Tập làm văn tuần 7 BT2: Hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp Gợi ý về nội dung họp: trao đổi về trách nhiệm của HS trong cộng đồng. Ví dụ: - Tôn trọng luật đi đƣờng. - Bảo vệ của công. - Giúp đỡ ngƣời có hoàn cảnh khó khăn. Dạng bài này có thể coi là dạng bài khó nhất trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, cũng là dạng bài đòi hỏi ở HS nhiều kĩ năng nhất. Đó không đơn thuần chỉ là kĩ năng hội thoại mà còn gồm cả những kĩ năng khác nhƣ: kĩ năng cộng tác, làm việc nhóm, khả năng sáng tạo của các học sinh (để tự tìm ra chủ đề trao đổi). Để rèn kĩ năng hội thoại cho HS qua bài tập này, GV cần kết hợp các biện pháp sau để đạt hiệu quả tối ƣu: biện pháp rèn thói quen định hƣớng giao tiếp, hội thoại; biện pháp bồi dƣỡng năng lực hội thoại, giao tiếp; biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng ngữ điệu; biên pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng các yếu tố phi lời và biện pháp sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề. GV cần hƣớng dẫn HS không nhất thiết phải lựa chọn các chủ đề trong SGK mà có thể tự chọn chủ đề mà các em đang quan tâm, thấy hay,… để bàn bạc. Điều đó khiến cho tƣ duy sáng tạo của HS cũng phát triển hơn. HS không bị áp đặt, gò bó theo một chủ đề định trƣớc mà các em thả sức với những ý 57 tƣởng của mình, thông qua đó khả năng đối thoại tự nhiên của HS đƣợc rèn luyện và phát triển. Các em cũng biết cách tự phát triển cuộc thoại, kiểm soát lời thoại của mình. Với dạng bài tập tự tổ chức một chủ đề trao đổi, GV cần hƣớng dẫn HS theo các bƣớc sau: Bước 1: Xác định chủ đề giao tiếp Tức là xác định chủ đề để tổ chức trao đổi xoay quanh chủ đề đó. Bƣớc này có ý nghĩa trong việc rèn kĩ năng định hƣớng giao tiếp cho các em. HS nhận diện đƣợc, mình sẽ nói điều gì, nói với những ai, và sử dụng những ngôn ngữ nào để đạt đƣợc đích giao tiếp. Bước 2: Các nhóm tiến hành hoạt động GV quy định thời gian cho các nhóm hoạt động. GV di chuyển tới tất cả các nhóm để theo dõi, bám sát quá trình hoạt động của mỗi nhóm. GV chỉ đóng vai trò giúp đỡ khi nhóm gặp khó khăn không thể giải quyết, hoàn toàn không tham gia hoạt động với HS. Ở bài tập này, nếu HS mắc lỗi sai nghiêm trọng nhƣ: không tuân theo các quy tắc hội thoại, nói sai nội dung chủ đề,… thì GV nên nhắc nhở ngay lúc đó. Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả GV chọn một vài nhóm mắc lỗi sai điển hình và một vài nhóm có kết quả hoạt động tốt để trình bày trƣớc lớp. Nhóm có lỗi sai điển hình để HS cả lớp tự nhận ra rằng đã mắc lỗi sai nào. Từ đó dựa vào phần trình bày của nhóm có kết quả tốt để chỉnh sửa và định hƣớng lại. Bước 4: Nhận xét, chỉnh sửa GV khơi gợi các ý kiến nhận xét của HS. HS đƣợc bình đẳng đƣa ra lời nhận xét trên cở sở nội dung của bài học. GV thu thập, ghi chép rồi đƣa ra nhận xét chung cho cả lớp. Những trƣờng hợp mắc lỗi nghiêm trọng, GV cần sửa trực tiếp ở cuối tiết học, hoặc để tiết Hƣớng dẫn học chỉnh sửa cho các em. 58 Nhƣ vậy, trong chƣơng 2 tôi đã đề xuất đƣợc một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn TLV lớp 3. Mỗi biện pháp có những ƣu, nhƣợc điểm riêng. Muốn đạt kết quả cao trong việc rèn kĩ năng hội thoại, sự tinh tế của GV khi kết hợp các biện pháp với nhau sẽ giúp các em đạt hiệu quả cao khi rèn kĩ năng hội thoại. Tôi hi vọng, các biện pháp thiết thực nêu trên sẽ đƣợc các GV quan tâm áp dụng trong dạy học phân môn TLV cũng nhƣ trong các phân môn khác của Tiếng Việt. 59 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM KHOA HỌC 3.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sƣ phạm có vai trò quan trọng trong việc kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài nghiên cứu. Thông qua quá trình thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp rèn kĩ năng hội thoại cho HS mà tôi đã đề xuất đạt hiệu quả đến mức độ nào. Qua đó có đƣợc kinh nghiệm bồi dƣỡng năng lực nói cho HS và rút ra đƣợc các biện pháp dạy học phù hợp để đáp ứng nhu cầu dạy và học một nội dung đƣợc coi là khó trong chƣơng trình Tiếng Việt hiện nay. 3.2. Đối tƣợng và phạm vi thực nghiệm Với mong muốn có kết quả nghiên cứu tƣơng đối khách quan, tôi đã tiến hành thực nghiệm trên các đối tƣợng HS thuộc địa bàn khác nhau. Tôi chọn hai lớp 3 thuộc trƣờng Ngọc Thanh A – Phúc Yên – Vĩnh Phúc, là một trƣờng có nhiều HS là con em dân tộc ít ngƣời (Sán Dìu) và HS hai lớp 3 trƣờng Thị trấn Sóc Sơn – Sóc Sơn – Hà Nội – là một trƣờng trung tâm của huyện Sóc Sơn. Cụ thể tôi đã tiến hành thực nghiệm sƣ phạm trên bốn lớp: Trƣờng Ngọc Thanh A: Lớp thực nghiệm – HS lớp 3A1 (30HS). Lớp đối chứng – HS lớp 3A2. Trƣờng Thị trấn Sóc Sơn: Lớp thực nghiệm – HS lớp 3A (30HS). Lớp đối chứng – HS lƣớp 3B (30HS). Chúng tôi đã chọn HS ở lớp thực nghiệm và đối chứng của từng trƣờng có trình độ học lực tƣơng đƣơng nhau. Các GV tham gia dạy thực nghiệm và đối chứng là các GVđã có kinh nghiệm giảng dạy ở lớp 3. 60 Tiết dạy thử nghiệm, GV dạy theo giáo án do tôi thiết kế và đã trao đổi thống nhất với GV. Tiết dạy đối chứng GV dạy theo giáo án GV soạn hàng ngày. 3.3. Nội dung thực nghiệm Tôi tiến hành áp dụng các biện pháp đã đề xuất trên lớp thực nghiệm, lớp đối chứng sẽ học theo phƣơng pháp mà GV chủ nhiệm thƣờng giảng dạy. Tiến hành dạy 3 tiết thử nghiệm và 3 tiết đối chứng ở phân môn TLV trong chƣơng trình Tiếng Việt 3. Các kĩ năng hội thoại cần thực nghiệm là: kĩ năng trả lời; kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời; kĩ năng đƣa ra lời trao – đáp; kĩ năng lắng nghe. 3.4. Các giáo án thực nghiệm 3.4.1. Giáo án thực nghiệm 1 Giáo án 1 Tập làm văn Nghe – kể: Vƣơn tới các vì sao. Ghi chép sổ tay I. Mục tiêu - Nói rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, đúng mục đích giao tiếp. - Đƣa ra câu hỏi đúng chủ đề. - Có sự luân phiên lƣợt - lời và nói theo các quy tắc hội thoại đã đƣợc quy định. - Giáo dục niềm tự hào dân tộc. II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu đọc - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu GV phần ghi các ý chính trong bài báo “A đƣa ra. 61 lô, Đô – rê – mon Thần thông đây!” - HS khác nhận xét. - GV nhận xét. - HS đọc yêu cầu của bài. 2. Bài mới - HS trả lời, chẳng hạn:  Giới thiệu bài: trong bài Tập Bài “Vƣơn tới các vì sao” gồm có 3 làm văn tuần này, các em sẽ nghe và nội dung: kể lại bài “Vƣơn tới các vì sao”. Bài a. Chuyến bay đầu tiên của con ngƣời sẽ cho các em những thông tin thú vị vào vũ trụ. về những nhà du hành vũ trụ của loài b. Ngƣời đầu tiên đặt chân lên mặt ngƣời.  trăng. Hoạt động 1: Nghe và kể lại c. Ngƣời Việt Nam đầu tiên bay vào bài “Vươn tới các vì sao” vũ trụ. - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - HS nghe, ghi ra nháp những nội - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời: Bài dung chính. “Vƣơn tới các vì sao” gồm mấy nội dung? - HS tự đƣa ra câu hỏi, chẳng hạn: a. ? Con tàu đầu tiên đƣợc phóng vào vũ trụ thành công có tên là gì? - Con tàu đầu tiên đƣợc phóng vào vũ trụ đầu tiên có tên là Phƣơng Đông I của Liên Xô. - GV đọc bài và yêu cầu HS chú ý ? ai là ngƣời đã bay trên con tàu đó. nghe. GV đọc với giọng chậm rãi, thể - Nhà du hành vũ trụ Ga – ga – rin. hiện lòng ngƣỡng mộ, tự hào với các ? Con tàu đã bay quanh trái đất mấy thành tích của loài ngƣời trong hành vòng. trình chinh phục vũ trụ. - Con tàu bay 1 vòng quanh trái đất. - GV hƣớng dẫn HS dựa vào bức b. ? Ai là ngƣời đầu tiên đặt chân lên 62 tranh tự đƣa ra các câu hỏi và trả lời mặt trăng? Vào ngày nào? - Am – xtơ – rông là ngƣời đầu tiên câu hỏi. đặt chân lên mặt trăng vào ngày - GV gọi HS khác trả lời 21/7/1969. - Tƣơng tự GV gọi 1 HS đặt câu hỏi ? Con tàu đó có tên là gì? - Tàu: A – pô – lô. và 1 HS trả lời câu hỏi. c. ? Ngƣời Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ là ai? - Đó là anh hung Phạm Tuân. ? Chuyến bay nào đã đƣa anh hung Phạm Tuân bay vào vũ trụ - Chuyến bay trên tàu Liên hợp của Liên Xô vào năm 1980. - HS tiến hành hoạt động nhóm đôi. - GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung lời trao – đáp cho HS. - GV tổ chức hoạt động nhóm đôi, các nhóm dựa vào các gợi ý, sáng tạo thêm các lƣời trao – đáp phù hợp với - Một số nhóm lên trình bày. nội dung các bức tranh và kể cho nhau nghe bài “Vƣơn tới các vì sao” - HS nhận xét và chọn ra nhóm kể tốt - Hết giờ, GV tổ chức thi kể lại bài nhất. giữa các nhóm. - GV nhận xét, chọn ra nhóm kể tốt - HS nêu yêu cầu của bài 2. nhất. - HS ghi vào sổ tay những ý chính 63 trong bài trên. Hoạt động 2: Ghi sổ tay - HS thực hành ghi sổ tay. - GV gọi Hs đọc yêu cầu đề bài. - GV nhắc HS chỉ ghi thông tin chính, - HS đọc bài trƣớc lớp. dễ nhớ, ấn tƣợng nhƣ tên nhà du hành - HS nhận xét bài bạn, rút kinh vũ trụ, tên tàu vũ trụ, năm bay vào vũ nghiệm bài của mình. trụ, … - GV gọi một số HS đọc bài trƣớc lớp. - GV nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò - GV dặn dò bài sau - GV nhận xét tiết học Nội dung bài Vƣơn tới các vì sao a. Chuyến bay đàu tiên của con người vào vũ trụ: Ngày 12/4/1961, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phƣơng Đông I, đƣa nhà du hành vũ trụ Ga – ga – rin bay một vòng quanh trái đất. Đây là chuyến bay đầu tiên của con ngƣời vào khoảng không bao la. Để kỉ niệm sự kiện này, ngƣời ta đã lấy ngày 12 tháng 4 làm ngày Quốc tế du hành vũ trụ. b. Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng: Ngƣời đầu tiên thực hiện mơ ƣớc lên mặt trăng là nhà du hành vũ trụ Am – xtơ – rông, ngƣời Mĩ. Ngày Am – xtơ – rông đƣợc tàu du hành vũ trụ A – pô – lô đƣa lên mặt trăng là ngày 21/7/1969. c. Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ: 64 Đó là anh hung Phạm Tuân, ông vốn là một phi công có nhiều thành tích chiến đấu. Trong một trận đánh năm 1972 để bảo vệ thủ đô Hà Nọi, ông đã lập công bắn rơi máy bay khổng lồ B52 của Mĩ. Năm 1980, ông tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô. a) Kết quả thực nghiệm giáo án 1 Qua tiến hành thực nghiệm giáo án 1 tại hai trƣờng, tôi thu thập đƣợc 2 bảng sau: Bảng 1: Số lƣợng HS đƣợc tham gia hội thoại trên tổng số 30 HS Thị trấn Sóc Sơn Ngọc Thanh A 3A(TN) 3B(ĐC) 3A1(TN) 3A2(ĐC) 22 (73%) 13 (43%) 20 (67%) 10 (33%) Số lƣợng HS đƣợc tham gia hội thoại trong một tiết Bảng 2: Số lƣợng HS có kĩ năng hội thoại đạt yêu cầu trong số HS đƣợc tham gia hội thoại. Thị trấn Sóc Sơn Ngọc Thanh A 3A(TN) 3B(ĐC) 3A1(TN) 3A2(ĐC) 18 (81%) 9 (69%) 16 (80%) 7 (70%) Số lƣợng HS có kĩ năng hội thoại đạt yêu cầu trên tổng số HS đƣợc tham gia hội thoại (từ 2 kĩ năng trở lên) 65 Trong đó số lƣợng HS đạt đƣợc ở mỗi kĩ năng nhƣ sau: kĩ năng trả lời kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời kĩ năng đƣa ra lời trao – đáp; kĩ năng lắng nghe. 18/18 9/9 16/16 7/7 17/18 7/9 14/16 4/7 18/18 8/9 15/16 6/7 16/18 5/9 12/16 4/7 b) Nhận xét: Từ kết quả khảo sát thực nghiệm, tôi có một số nhận xét sau đây: Ở trƣờng Ngọc Thanh A, giờ TLV ở lớp đối chứng – 3A2 chỉ có 10 HS đƣợc tham gia hội thoại, tƣơng đƣơng với 33% tổng sĩ số HS cả lớp. Trong đó số HS đạt yêu cầu các kĩ năng hội thoại chƣa cao, có 7 HS chiếm khoảng 70%, đặc biệt là khả năng áp dụng yếu tố phi lời và kĩ năng lắng nghe. Kĩ năng trả lời rõ ràng, mạch lạc và kĩ năng đƣa ra lời trao đáp đƣợc các em thực hiện khá tốt.Lớp thực nghiệm – 3A1 lại có tới 20 HS chiếm 67% tổng sĩ số HS đƣợc tham gia hội thoại trong tiết học. 80% HS trong số đó có các kĩ năng hội thoại đạt yêu cầu tôi đã đƣa ra.Nhất là các kĩ năng trả lời rõ ràng, mạch lạc; kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời và kĩ năng đƣa ra lời trao đáp các em thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, những con số cũng cho thấy kĩ năng lắng nghe của các em ở trƣờng Ngọc Thanh A thực sự chƣa đồng đều. Sự chênh lệch rõ rệt này chứng tỏ có sự khác biệt giữa giáo án thực nghiệm và giáo án GV chủ nhiệm thƣờng soạn.Vốn các em có tƣ duy ngôn ngữ chƣa đƣợc linh hoạt, nhanh nhạy, nhƣng dƣới cái nhìn tổng quát, HS ở đây có nhiều tiềm năng cần đƣợc mọi ngƣời quan tâm và kích thích chúng trỗi dậy. 66 Ở trƣờng thị trấn Sóc Sơn, lớp đối chứng – 3B có 13 HS tham gia hội thoại, tức khoảng 34% so với tổng sĩ số lớp học. Lớp thực nghiệm – 3A có tới 22HS tham gia hội thoại, chiếm 73% tổng sĩ số HS. Hầu nhƣ các em có vốn ngôn ngữ khá tốt, tƣ duy ngôn ngữ linh hoạt. Trong tiết học này, có 22 HS đƣợc tham gia hội thoại thì có tới 18 HS có kĩ năng giao tiếp tốt (chiếm 81% trên tổng số HS đƣợc tham gia hội thoại). Số HS thực hiện tốt các kĩ năng trả lời rõ ràng, mạch lạc và kĩ năng đƣa ra lời trao – đáp đạt 100% HS đạt yêu cầu trên số HS tham gia hội thoại. Các kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời và kĩ năng lắng nghe chỉ có một vài em chƣa đạt yêu cầu, còn lại đa số các em thực hiện rất tốt. Bên cạnh đó, lớp đối chứng – 3B, HS có kĩ năng giao tiếp chiếm 69% (9 HS). Tập trung các em có kĩ năng trả lời rõ ràng, mạch lạc nhất, có 1 HS chƣa nghe kĩ câu hỏi mà vội vàng đƣa ra lời đáp, mặc dù lời nói rất rõ ràng, mạch lạc, nhƣng vì kĩ năng nghe chƣa tốt, nên nội dùng lời đáp của các em chƣa phù hợp với lời trao. Nhìn chung các em cũng có vốn ngôn từ khá rộng, nhƣng vì chƣa có nhiều cơ hội để các em phát triển nên số lƣợng HS đƣợc tham gia hội thoại có chất lƣợng tốt còn hạn chế, nếu đƣợc đầu tƣ, quan tâm hơn, tôi tin các em sẽ đƣợc rèn luyện kĩ năng hội thoại nhiều hơn. Sự chênh lệch rõ nét này là vì, ở hai lớp thực nghiệm, GV tổ chức cho HS tự đƣa ra các câu hỏi và tự trả lời, cách này gây hứng thú mới cho HS sáng tạo tìm ra nhiều câu hỏi khác nhau phù hợp với nội dung mỗi bức tranh. Không khí lớp học rất thoải mái, nếu hình thức này thƣờng xuyên đƣợc tổ chức trong các tiết học khác thì óc tƣ duy ngôn ngữ của các em sẽ đƣợc cải thiện rõ rệt. Ở lớp thực nghiệm 3A1 – Ngọc Thanh A số HS tham gia hội thoại ít hơn 2 HS vì GV gọi trùng 2 trƣờng hợp HS. Kết quả cho thấy HS ở hai lớp thực nghiệm ngày càng tự tin hơn trong giao tiếp. Chính các em đã tạo không khí học tập cho cả lớp. Trong giờ học, không có trƣờng hợp các em làm việc riêng hay nói chuyện, mọi sự chú ý đều 67 tập chung vào bài học, vì các em hầu nhƣ đều có thể đƣợc tham gia hội thoại. Chính vì thế mà HS nhút nhát, kĩ năng hội thoại kém cũng đƣợc chú ý quan tâm hơn, tình hình cải thiện hơn đáng kể so với lúc ban đầu. Riêng với lớp đối chứng, các em cần đƣợc tạo nhiều tình huống giao tiếp để đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của các em. HS trƣờng Ngọc Thanh vì đa số là dân tộc thiểu số, cơ hội giao lƣu thấp nên các em vẫn có chút nhút nhát, mặc dù một số em có kĩ năng hội thoại khá tốt. 3.4.2. Giáo án thực nghiệm 2 Giáo án 2 Môn: Tập làm văn Tuần 12 Bài: Nói, viết về cảnh đẹp đất nƣớc I. Mục tiêu - Nói về những điều em biết về một cảnh đẹp ở nƣớc ta dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh) theo gợi ý BT1. - Viết đƣợc những điều nói ở BT1 thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu). - Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trƣờng trên đất nƣớc ta. II. Đồ dùng dạy học - GV: Chuẩn bị ảnh biển Phan Thiết (SGKTV3 – Tr102) phóng to, tranh ảnh về một số cảnh đẹp đất nƣớc hoặc các cảnh của địa phƣơng, gần gũi với HS. - HS: Sƣu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp đất nƣớc. 68 III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ Gọi 2 HS lên bảng: 2 HS lên bảng. - 1HS kể lại chuyện vui “Tôi có HS cả lớp theo dõi và nhận xét. đọc đâu?” - 1HS nói về quê hƣơng hoặc nơi em ở. GV nhận xét. 2. Bài mới - Giới thiệu bài: Trên dải đất xinh đẹp hình chữ S Việt Nam, có biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh vô cùng nổi tiếng. Để mở rộng tầm hiểu biết của mình, cô và các con sẽ cùng nhau bƣớc vào chuyến du lịch qua các bức tranh. Chúng ta sẽ kể về một cảnh đẹp đất nƣớc mà các con biết qua tranh ảnh và viết những điều các con kể thành một đoạn văn ngắn nhé! HS nghe GV giới thiệu bài. - GV ghi bảng. Hoạt động 1: Nói về cảnh đẹp đất nước - 1 HS đọc câu hỏi và yêu cầu của bài - GV kiểm tra việc HS chuẩn bị tranh, tập 1, gợi ý. Cả lƣớp đọc thầm lại phần gợi ý trong SGK. ảnh cho tiết học. - HS đặt trƣớc mặt tranh, ảnh đã chuẩn bị. - GV giúp HS nắm rõ yêu cầu BT1. - GV nhắc HS chú ý:  Các em có thể nói về bức ảnh biển Phan Thiết trong SGK 69 hoặc nói về tranh (ảnh) mà các em đã sƣu tầm đƣợc.  Có thể nói theo cách trả lời các câu hỏi gợi ý hoặc nói tự do không phụ thuộc hoàn toàn vào câu hỏi gợi ý. - 1HS giỏi làm mẫu: nói đầy đủ cề (GV mở bảng phụ đã viết các câu hỏi cảnh đẹp của biển Phan Thiết trong gợi ý) ảnh. - GV hƣớng dẫn cả lớp nói về cảnh - Một vài HS thi nhau nói nối tiếp về đẹp trong tấm ảnh biển Phan Thiết, bức ảnh biển Phan Thiết. nói lần lƣợt theo từng câu hỏi: - Hs có thể đứa ra các câu trả lƣời tƣơng ứng nhƣ sau: a) Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào? b) Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào? c) Cảnh trong tranh (ảnh) có gì đẹp? d) Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì? - GV tổ chức hoạt động nhóm đôi: mỗi bàn là một nhóm, hỏi đáp theo gợi ý về bức tranh đã chuẩn bị.  Tấm ảnh chụp cảnh một bãi biển tuyệt đẹp. Đó là cảnh biển ở Phan Thiết.  Bao trùm lên bức tranh là màu xanh của biển, của cây cối, núi non và bầu trời. Giữa màu xanh ấy, nổi bật lên màu trắng tinh của một cồn cát, màu vàng ngà của bãi cát ven bờ và màu vôi vàng sậm quét trên những ngôi nhà lô nhô ven biển.  Núi và biển kề bên nhau thật là đẹp.  Cảnh đẹp trong tranh làm em ngạc nhiên và tự hào vì đất nƣớc mình có những phong cảnh đẹp nhƣ thế. - Các nhóm tập nói về tấm ảnh của mình. - GV yêu cầu các nhóm trình bày theo - Các nhóm lên bảng trình bày phần hình thức hỏi đáp đồng thời sửa lỗi 70 giới thiệu về địa danh trong tranh (ảnh). ngay sau khi HS nói xong. - GV nhận xét và tuyên dƣơng các nhóm có kết quả nói tốt. - HS nhận xét. - GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về sự ô nhiễm môi trƣờng của - HS quan sát và trả lƣời câu hỏi. một số cùng trên đất nƣớc: e) Em có nhận xét gì về môi trường chung trên đất nước ta hiện nay? f) Em có thể làm gì để góp phần giữ gìn và bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước? - GV nhận xét, khen ngợi những cặp đôi nói về tranh ảnh của mình đủ ý, biết dung các từ ngữ khi tả, bộc lộ đƣợc ý nghĩ, tình cảm của mình với cảnh đẹp đất nƣớc, … Hoạt động 2: Viết đoạn văn - GV nêu yêu cầu BT2 (Viết những điều nói trên thành một đoạn văn từ 5 - HS nhắc lại yêu cầu BT2. đến 7 câu). - GV nhắc các em chú ý về nội dung, cách diễn đạt (dung từ, đặt câu, chính tả, … - GV theo dõi HS làm bài, uốn nắn sửa sai cho các em; phát hiện những - HS làm bài vào vở. HS viết bài tốt. - 4 đến 5 HS đọc bài làm của mình. 71 - GV cùng cả lớp nhận xét, rút kinh - Cả lƣớp chú ý nghe và nhận xét. nghiệm. - GV chấm điểm một số bài viết. 3. Củng cố - dặn dò - GV chốt lại nội dung bài học. - GV nhận xét tiết học. a) Kết quả thực nghiệm giáo án 2 Qua giảng dạy thực nghiệm tại hai trƣờng với các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng, tôi đã thu đƣợc kết quả sau: Bảng 1: Số lƣợng HS đƣợc tham gia hội thoại trên tổng số 30 HS Thị trấn Sóc Sơn Ngọc Thanh A 3A(TN) 3B(ĐC) 3A1(TN) 3A2(ĐC) 15 (50%) 7 (23%) 11 (37%) 6 (20%) Số lƣợng HS đƣợc tham gia hội thoại trong một tiết Bảng 2: Số lƣợng HS có kĩ năng hội thoại đạt yêu cầu trong số HS đƣợc tham gia hội thoại. Thị trấn Sóc Sơn 3A(TN) 3B(ĐC) Ngọc Thanh A 3A1(TN) 3A2(ĐC) Số lƣợng HS có kĩ năng hội thoại đạt yêu cầu trên tổng số HS đƣợc 10 (67%) 5 (71%) tham gia hội thoại 72 7 (63%) 4 (66%) Trong đó số lƣợng HS đạt đƣợc ở mỗi kĩ năng nhƣ sau: kĩ năng trả lời kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời kĩ năng đƣa ra lời trao – đáp; kĩ năng lắng nghe. 10/10 4/5 7/7 4/4 9/10 4/5 6/7 4/4 10/10 4/5 6/7 3/4 9/10 3/5 5/7 2/4 b) Nhận xét: Kết hợp ghi chép kết quả khảo sát, tôi xin đƣa ra một số nhận xét sau đây: Ở trƣờng Ngọc Thanh A, số lƣợng HS đƣợc tham gia hội thoại trong một tiết của lớp đối chứng – 3A2 là 6 HS, chiếm 20% tổng sĩ số HS, trong đó có 4 HS, tức chiếm 66% trên số HS đƣợc tham gia hội thoại có kĩ năng hội thoại đạt yêu cầu. GV đƣa ra câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ rồi gọi ngay HS xung phong trả lời. Bốn câu hỏi, tƣơng ứng với 4 HS trả lời, 1 HS khá làm mẫu và 1 HS nói lại toàn bộ các câu trả lời ở BT1 nên cả tiết học chỉ có 6 HS đƣợc tham gia hội thoại. Có một số HS thực hiện kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời rất tốt, nhƣng lại đƣa ra lời đáp không phù hợp với nội dung bài học. Chứng tỏ rằng những HS này chƣa có kĩ năng nghe đạt yêu cầu. Lớp thực nghiệm có kết quả khả quan hơn chút với 11 HS chiếm 37% tổng số HS lớp học đƣợc tham gia hội thoại và có tới 7 HS, tƣơng đƣơng 63% trên tổng số HS đƣợc tham gia hội thoại đạt yêu cầu các kĩ năng hội thoại đƣa ra.HS ở lớp thực nghiệm cũng chƣa có kĩ năng đồng đều ở kĩ năng lắng nghe. Một vài em, chƣa chú ý lắng nghe ý kiến phát biểu của bạn, dẫn tới phát biểu trùng lặp ý kiến. Ở trƣờng Ngọc Thanh A, kĩ năng hội thoại của các em trong lớp thực 73 nghiệm không đều. Khi GV gọi các nhóm lên báo cáo tại chỗ, mặc dù các em rất hào hứng, tự tin hơn trƣớc nhƣng các em thuộc dân tộc Sán Dìu nên năng lực nói, giao tiếp còn hạn chế. Ba nhóm xung phong lên bục giảng báo cáo trƣớc lớp nói lƣu loát và có khả năng hội thoại rất tốt. Các em còn tạo không khí sôi nổi, cuốn hút sự chú ý của các bạn. Lớp đối chứng ở trƣờng Ngọc Thanh A, các em cũng rất sôi nổi thảo luận, nhƣng do một số em phát âm sai, nên khi đang nói cô giáo lại nhắc nhở nên mất thời gian, số lƣợng các em đƣợc luyện kĩ năng hội thoại không nhiều. Trƣờng Thị trấn Sóc Sơn có kết quả thực nghiệm nhƣ sau: Ở lớp đối chứng – 3B trong một tiết học Tập làm văn có 7 HS đƣợc tham gia hội thoại, chỉ chiếm 23% trên tổng số HS cả lớp. Trong đó, số HS có kĩ năng hội thoại đạt yêu cầu là 5 HS, tức khoảng 71% HS trên tổng số HS đƣợc tham gia hội thoại, có khoảng 71% trong số đó đạt yêu cầu các kĩ năng hội thoại.Những con số cao hơn đƣợc ghi nhận ở lớp thực nghiệm: lớp 3A có 15 HS chiếm 50% tổng sĩ số lớp học đƣợc tham gia hội thoại. Con số này chứng minh số HS đƣợc rèn kĩ năng hội thoại trong tiết học của lớp thực nghiệm nhiều hơn hẳn so với lớp đối chứng. Trong đó, số HS đạt yêu cầu các kĩ năng hội thoại là 10 HS khoảng 67% trên tổng số 15 HS tham gia hội thoại. HS lớp thực nghiệm thực hiện hội thoại có các kĩ năng tốt khá đồng đều, chỉ có một vài trƣờng hợp có kĩ năng nghe chƣa đạt yêu cầu do các em bị phân tâm tiếng động bên ngoài lớp học. Ở trƣờng Thị trấn Sóc Sơn, bƣớc đầu các em rất có ý thức sử dụng ngữ điệu, điệu bộ cử chỉ khi tranh luận. Quan sát các nhóm lên báo cáo kết quả làm việc nhóm đôi của lớp 3A – lớp thực nghiệm, các em lên bục giảng đóng vai, hội thoại trao đổi với bạn của mình, tôi thấy các em đã định hƣớng tƣ duy rất tốt. Các em biết đang nói về chủ đề gì? Nói với ai? Cách các em thể hiện ý kiến của mình nhƣ thế nào? Cho nên khi hội thoại với nhau các em sử dụng rất tốt các điệu bộ cử chỉ, đặc biệt là ngữ điệu. Tuy 74 nhiên, các cặp đôi đƣợc chọn lên trình bày là những HS có năng lực giao tiếp tốt, HS khác trong lớp chƣa hẳn đã có khả năng này, nhƣng cách diễn đạt của các nhóm báo cáo trƣớc lớp sẽ là mẫu tốt để các em khác luyện tập theo. Tình hình ở lớp đối chứng không đƣợc khả quan lắm, vì số HS không tự tin khi nói trƣớc lớp còn nhiều, một số HS nói còn ngắc ngứ, các bạn phía dƣới phải nhắc nên gây mất trật tự. Kết quả bƣớc đầu cho thấy HS các lớp thực nghiệm có nhiều em đƣợc thực hành hội thoại và rèn kĩ năng hội thoại hơn. Kĩ năng sử dụng ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ và kĩ năng lắng nghe,… của các em cũng tốt hơn. Mặc dù đây chỉ là kết quả của một tiết dạy, nhƣng nếu tổ chức các hoạt động rèn kĩ năng hội thoại ở phân môn TLV tốt, thì các em sẽ đỡ lúng túng trong việc giao tiếp với mọi ngƣời. Và nếu tổ chức đƣợc nhiều hoạt động rèn luyện kĩ năng hội thoại cho HS trƣớc lớp các em sẽ tự tin trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống hơn. Thông qua một tiết học chƣa thể đánh giá đúng đƣợc, nhƣng có một điều khẳng định rõ rệt là các em lớp thực nghiệm của cả hai trƣờng đều tự tin khi nói. Vì các em biết mình sẽ nói gì, sẽ nói với ai và nói nhƣ thế nào. Các em còn phát âm sai L/N đã có ý thức nhận ra đó là lỗi sai của mình, nên nói chậm hoặc tỏ ra ngƣợng ngùng khi phát âm sai. Ý thức đó chắc chắn sẽ giúp các em sửa lỗi, rèn luyện khả năng hội thoại tốt hơn. 3.4.3. Giáo án thực nghiệm 3 Giáo án 3 Tập làm văn Tập tổ chức cuộc họp I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS biết cách tự tổ chức cuộc họp 75 - Xác định rõ đƣợc nội dung cuộc họp (theo nội dung chủ đề tháng) 2. Kĩ năng - Có kĩ năng hợp tác, kĩ năng lắng nghe, chia sẻ. - Rèn luyện kĩ năng tuân theo các quy tắc khi tham gia giao tiếp (luân phiên lƣợt – lời, …) - Kĩ năng tự lựa chọn nội dung và tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học. 3. Thái độ - Giáo dục tính tự giác, làm chủ bản than và làm chủ tình huống giao tiếp. II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS kể lại câu chuyện: Dại gì mà - HS lên bảng kể chuyện. đổi. - HS dƣới lớp nhận xét. - GV nhận xét. 2. Bài mới  Giới thiệu bài:  Hoạt động 1: Trao đổi về nội dung giao tiếp - Mục tiêu: HS biết xác định nội dung cuộc họp (nội dung giao tiếp) và trình tự tham gia cuộc họp. - Cách thực hiện:  GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của 76 bài - Hs nêu yêu cầu  Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, thống nhất trong tổ tìm ra chủ đề các - HS thảo luận nhóm, thống nhất em muốn trao đổi. Gợi ý nội dung chủ đề trao đổi: cuộc họp tổ liên quan đến những vấn đề của lớp, hoặc dựa vào chủ đề tháng  Giúp đỡ nhau học tập. mà các em có thể lựa chọn nội dung  Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 – 11. họp cho thiết thực.  Trang trí lớp học.  Giữ vệ sinh chung.  GV lắng nghe nội dung mà từng tổ - HS nêu chủ đề của tổ trƣớc lớp. thống nhất, nếu nội dung đó quá rộng hoặc quá hẹp (không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp) thi GV giúp các nhóm điều chienhr nội dung cho phù hợp nhất. - HS điều chỉnh lại nội dung họp nếu chƣa phù hợp. - Hỏi: - HS trả lời, chẳng hạn:  Bài “Cuộc họp chữ viết” đã cho các con biết điều gì? + Bài “Cuộc họp chữ viết” cho ta biết cần phải xác định đúng mục đích cuộc họp và đúng trình tự cuộc họp.  Nếu tiến trình tổ chức một buổi họp? + Các bƣớc:  Hoạt động 2: Từng tổ làm việc - Mục tiêu: Giúp các em tự mình tổ chức một cuộc họp trong tổ với nhau. Rèn kĩ năng hội thoại, kĩ năng hợp tác, chia sẻ trong nhóm. - Cách thực hiện: 77  Nêu mục đíc cuộc họp.  Nêu vấn đề cần trao đổi.  Nêu nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó.  Nêu cách giải quyết.  Giao việc cho mọi ngƣời.  GV yêu cầu Hs đóng vai theo tổ. GV hƣớng dẫn các tổ trƣởng nêu mục đích và chủ đề cuộc họp, … phân công công việc cho các thành viên trong tổ.  Trong thời gian các tỏ thảo luận, GV đến từng nhóm, điều chỉnh, gợi ý kịp thời.  Hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu các tổ thi tổ chức cuộc họp trƣớc lớp.  GV nhận xét, khen ngợi hoặc bổ sung. 3. Củng cố - dặn dò  HS đóng vai theo tổ, dƣới sự điều khiển của tổ trƣởng; Mỗi tổ cử ra thƣ kí, viết lại các ý kiến của tổ.  Các tổ thi tổ chức cuộc họp trƣớc lớp.  HS khác nhận xét, tìm ra tổ có nội dung họp và kết quả họp tốt nhất. - GV dặn dò bài sau. - GV nhận xét tiết học a) Kết quả thực nghiệmgiáo án 3 Bảng 1: Số lƣợng HS đƣợc tham gia hội thoại trên tổng số 30 HS Thị trấn Sóc Sơn Ngọc Thanh A 3B(ĐC) 3A1(TN) 3A2(ĐC) 10 (33%) 12 (40%) 6 (20%) 3A(TN) Số lƣợng HS đƣợc tham gia hội thoại 15 (50%) trong một tiết 78 Bảng 2: Số lƣợng HS có kĩ năng hội thoại đạt yêu cầu trong số HS đƣợc tham gia hội thoại. Thị trấn Sóc Sơn Ngọc Thanh A 3A(TN) 3B(ĐC) 3A1(TN) 3A2(ĐC) 12 (80%) 7 (70%) 9 (75%) 5 (83%) Tổng số lƣợng HS có kĩ năng hội thoại đạt yêu cầu trên tổng số HS đƣợc tham gia hội thoại Trong đó số lƣợng HS đạt đƣợc ở mỗi kĩ năng nhƣ sau: kĩ năng trả lời kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời kĩ năng đƣa ra lời trao – đáp; kĩ năng lắng nghe. 12/12 6/7 9/9 4/5 10/12 4/7 8/9 4/5 11/12 6/7 7/9 5/5 8/12 5/7 6/9 2/5 b) Nhận xét: Qua dự giờ tiết dạy thực nghiệm và tiết dạy đối chứng, kết hợp với kết quả thực nghiệm nêu trên, tôi xin có một số nhận xét sau: Giảng dạy với phƣơng pháp mà GV thƣờng sử dụng, lớp đối chứng – 3A2 trƣờng Ngọc Thanh A đã có 6 HS đƣợc tham gia hội thoại chiếm 20% trên tổng sĩ số lớp học và có tới 5 HS tức 83% có kĩ năng hội thoại đạt yêu cầu. Các em đều đạt yêu cầu kĩ năng đƣa ra lời trao – đáp, hầu hết kĩ năng nói rõ ràng, mạch lạc và kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời đều thực hiện tốt, chỉ riêng kĩ năng lắng nghe chƣa đƣợc các em chú ý tới, đặc biệt khi bạn trả lời các em 79 thƣờng trùng lặp câu trả lời giống bạn.Lớp thực nghiệm có 12 HS đƣợc tham gia hội thoại, tức khoảng 40% trên tổng sĩ số lớp học. Trong số đó có 9 HS có kĩ năng hội thoại đạt yêu cầu, chiếm khoảng 75% trên tổng số HS đƣợc tham gia hội thoại. Hầu hết các em tham gia hội thoại đều nói năng trôi chảy, rõ ràng. Các em biết lắng nghe lời trao để đáp lại cho đúng và các lời trao đƣa ra của các em đã phù hợp với nội dung bài học. Trong khi hội thoại các em đã có những cử chỉ, điệu bộ, nét mặt đi kèm làm tăng thêm phần sinh động cho các đoạn thoại. Tuy nhiên, số HS đạt yêu cầu các kĩ năng hội thoại tập trung vào HS khá giỏi. Mặt khác, do GV chƣa tạo nhiều tình huống giao tiếp, chƣa kích thích sự sáng tạo của các em nên quá ít HS đƣợc tham gia rèn luyện hội thoại ở lớp đối chứng trong một tiết học. Ở trƣờng Thị trấn Sóc Sơn luôn khẳng định là một trƣờng tiên tiến và có kết quả học tập tốt. Lớp đối chứng – 3B có 10 HS đƣợc tham gia hội thoại, tức khoảng 33% trên tổng sĩ số HS và số HS có kĩ năng hội thoạn đạt yêu cầu là 7 HS, chiếm 70% trên tổng số HS đƣợc tham gia hội thoại. Lớp thực nghiệm mang lại con số đáng vui mừng hơn đó là 15 HS đƣợc tham gia hội thoại trong một tiết học, tức 50% số HS trong lớp. Trong đó có tới 12 HS đạt yêu cầu các kĩ năng hội thoại, chiếm khoảng 80% trên tổng số HS tham gia hội thoại. Trong tiết dạy, GV đã rất chú ý đến các HS học yếu kém, chủ động tạo tình huống để các em đƣợc tham gia hội thoại. Điều này càng khẳng định chất lƣợng hội thoại của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Nhìn chung, số HS đƣợc tham gia hội thoại có chất lƣợng đạt yêu cầu ở cả hai trƣờng. Qua kết quả trên ta dễ dàng thấy rằng các lớp thực nghiệm luôn đạt kết quả cao hơn, luôn có nhiều HS đạt kĩ năng hội thoại hơn. Các em đều biết cách xác định mục đích hội thoại của đoạn thoại mình sẽ tham gia. Lời thoại các em rất rõ ràng, mạch lạc, chỉ có một vài trƣờng hợp ấp úng khi trả lời. HS đều sử dụng song hành với các cử chỉ điệu bộ, nét mặt,… các yếu tố 80 phi lời, còn có cả ngữ điệu.Kĩ năng lắng nghe của các em chƣa đồng đều. Một số HS có kĩ năng lắng nghe đối phƣơng rất tốt, bên cạnh đó còn không ít HS còn lúng túng chƣa hiểu hết lời nói của đối phƣơng. Tuy nhiên, các quy tắc hội thoại luôn đƣợc các em tuân thủ nghiêm túc. Kết quả cho thấy, HS các lớp thực nghiệm có nhiều HS đƣợc rèn luyện hội thoại hơn. Kĩ năng hội thoại của các em cũng tốt hơn. Mặc dù mới chỉ là kết quả của một tiết dạy, nhƣng tôi tin, nếu áp dụng thƣờng xuyên và đúng các biện pháp thì kết quả mang lại còn đáng ghi nhận hơn. 81 KẾT LUẬN Rèn cho HS kĩ năng hội thoại nghĩa là rèn cho HS khả năng giao tiếp tự tin để nhằm đạt đƣợc mục đích. Vì vậy, những hiểu biết về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về lí thuyết hội thoại với các vấn đề cơ bản của các nhân tố giao tiếp, lịch sự khi giao tiếp cũng nhƣ việc sử dụng các yếu tố phi lời hoặc kèm lời để đạt hiệu quả khi giao tiếp, hội thoại,… là những hiểu biết vô cùng quan trọng khi tôi chọn là cơ sở lí thuyết cho khóa luận của mình. Đồng thời đây cũng là những kiến thức vô cùng cần thiết đối với mỗi GV. Trong khuôn khổ khóa luận này, tôi đã đề xuất đƣợc một số biện pháp sau:biện pháp bồi dƣỡng vốn sống, vốn hiểu biết có bồi dƣỡng vốn sống qua tổ chức hoạt động tham quan, tham gia các hoạt động tập thể và bồi dƣỡng vốn sống, vốn hiểu biết qua sách báo, xem băng hình, phim ảnh; biện pháp rèn thói quen định hƣớng giao tiếp; các biện pháp bồi dƣỡng năng lực hội thoại, giao tiếp gồm có các biện pháp rèn luyện kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh, các biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng ngữ điệu và biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng các yếu tố phi lời; biện pháp sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề. Qua việc tìm hiểu các dạng bài tập dạy hội thoại trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 và thực trạng dạy hội thoại trong nhà trƣờng tiểu học hiện nay, tôi nhận thấy rằng: các bài tập hội thoại đƣa ra còn rất ít, tản mạn, rời rạc, khiến HS khó trong việc tiếp thu có hệ thống. Thời lƣợng cho một bài dạy hội thoại không nhiều, cùng học về một kiểu bài dạy hội thoại mà phân tán trong mấy tuần học,… chính những điều đó là một khó khăn trong cả việc dạy và việc học hội thoại. Trong thực tiễn dạy học, GV thƣờng chƣa có kinh nghiệm trong việc dạy hội thoại, chƣa đƣa ra phƣơng pháp giảng dạy phù hợp, chính vì thế, kết quả đạt đƣợc không nhƣ mong đợi của các nhà biên soạn sách hay của chính bản thân GV muốn HS của mình đạt đƣợc. 82 Kết quả thực nghiệm bƣớc đầu giúp HS có ý thức rèn cách thức giao tiếp sao cho có hiệu quả. Việc rèn kĩ năng hội thoại cho HS cần có thời gian lâu dài. Khóa luận của tôi mới đi đƣợc những bƣớc chân đầu tiên trong vấn đề này. Hy vọng những gì chúng tôi đã làm với lớp thực nghiệm sẽ đƣợc các cô giáo tiếp tục vận dụng tích cực nhƣ trong giai đoạn kết hợp với tôi trong thời gian qua, để các em có ý thức rèn luyện kĩ năng hội thoại của mình thƣờng xuyên hơn. Bởi lẽ kĩ năng này không chỉ cần thiết cho các em trong học tập mà rất cần cho cuộc sống hiện tại cũng nhƣ sau này. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê A, Lê Phƣơng Nga, Nguyễn Trí (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2015), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Nguyễn Thanh Bình (1998), Tổ chức hoạt động giáo dục theo phương pháp hợp tác, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 3. 4. Bộ GD và ĐT – Dự án phát triển GV tiểu học (2006), Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, NXB Giáo dục. 5. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng Tiếng Việt, NXB Giáo dục. 6. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ tập 2(ngữ dụng học), NXB Giáo dục. 7. Bùi Văn Duệ (1994), Tâm lí học tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 8. Ngô Thu Dung (2003), Một số vấn đề lí luận về kĩ năng học theo nhóm của học sinh, Tạp chí giáo dục số 46. 9. Phan Phƣơng Dung – Nguyễn Trí (2009), Dạy hội thoại cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam. 10. Phan Phƣơng Dung, Đặng Kim Nga (2011), Hoạt động giao tiếp với dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. 11. Dạy và học ngày nay, Tạp chí TW Hội khuyến học Việt Nam 12/2008. 12. Trần Mạnh Hƣởng (2002), Vui học Tiếng Việt, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 13. Trần Mạnh Hƣởng (2002), Vui học Tiếng Việt, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. 14.Học để cùng chung sống (2005), Viện chiến lƣợc và chƣơng trình Giáo dục. Văn phòng UNESCO Hà Nội. 84 15. Trần Mạnh Hƣởng, Lê Hữu Tỉnh (2008), Giải đáp 188 câu hỏi về giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. Nhiều tác giả (2006), Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học – Tài liệu bồi dƣỡng giáo viên, BGD và ĐT Dự án Giáo viên Tiểu học, NXB Giáo dục. 17. Nguyễn Thị Ly Kha (2003), Giáo trình Tiếng Việt II – NXB Giáo dục. 18. Trần Thị Hiền Lƣơng (2009), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng nói cho Hs ở môn TV, Đề tài khoa học Viện khoa học Giáo dục Việt Nam. 19. Bùi Thị Kim Mai (2014), Bồi dưỡng năng lực thuyết trình, tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5, Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục. 20. Lê Phƣơng Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. 21. Trần Thị Bích Nga, Phạm Ngọc Cừ, Nguyễn Thu Hà (biên dịch) (2006), Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả, NXB Tổng hợp, TP HCM. 22. Lê Phƣơng Nga, Đặng Kim Nga (2007), Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học Sƣ phạm, 2007 23. Lê Phƣơng Nga (2010), Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. 24. Hoàng Phê (chủ biên) (1996),Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học. 25. Đặng Thị Lệ Tâm (2011), Dạy học nghi thức lời nói cho học sinh Tiểu học trong môn Tiếng Việt,Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục. 26. Vũ Khắc Tuân (2009), Luyện nói cho học sinh lớp 2, NXB Giáo dục. 85 27. Nguyễn Hồng Thúy (2006), Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng hội thoại cho HS lớp 4, Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục trƣờng ĐHSP Hà Nội. 28. Nguyễn Trí (2007), Một số vấn đề dạy hội thoại cho HS tiểu học, NXB Giáo dục. 29. Nguyễn Trí (2009), Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam. 86 [...]... thân 3 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm mục đích: nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 3 trong chƣơng trình Tiếng Việt ở Tiểu học 4 Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: những biện pháp rèn kĩ năng hội thoại Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 5 Phạm vi nghiên cứu Trong. .. GV Trong khi đó, ngoài một số hƣớng dẫn chung của sách giáo viên và 4 giải đáp về nội dung mới trong cuốn Hỏi đáp Tiếng Việt 3 do tác giả Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, chúng tôi chƣa thấy có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu rèn kĩ năng hội thoại qua phân môn TLV lớp 3 Vì thế tôi thực hiện đề tài Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 3 với mong muốn góp một. .. dạy học kĩ năng hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 3 và những biện pháp rèn kĩ năng hội thoại cho HS lớp 3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu trên đối tƣợng HS lớp 3 trƣờng Tiểu học Ngọc Thanh A và Trƣờng Tiểu học Thị trấn Sóc Sơn 6 Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, tôi thực hiện các nhiệm vụ sau: Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học hội thoại ở phân môn Tập làm văn trong. .. TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC HỘI THOẠI TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3 1.1 .Một số vấn đề về hội thoại 1.1.1.Khái niệm Hội thoại có vai trò quan trọng trong đời sống Trong một ngày, một tháng, một năm, một đời ngƣời, thời gian dành cho hội thoại rất lớn, lớn hơn thời gian dành cho độc thoại nhiều lần Con ngƣời chủ yếu giao tiếp với nhau bằng hội thoại Ngôn ngữ đƣợc sử dụng chủ yếu trong hội thoại Giáo sƣ Đỗ Hữu... tôi chỉ đƣa ra một số biện pháp nhỏ giới hạn trong việc vận dụng phƣơng pháp và hình thức dạy học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả cho học sinh khi học các dạng bài “Nghe – kể lại chuyện” và “Kể hay nói, viết về một chủ đề” trong phân môn Tập làm văn lớp 3 ở trƣờng Tiểu học hiện nay 1.2 .3 Nội dung dạy hội thoại ở phân môn Tập làm văn lớp 3 1.2 .3. 1 Quan niệm dạy hội thoại ở Tiểu học Dạy hội thoại là dạy... làm văn trong chƣơng trình Tiếng Việt lớp 3 Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 3 Thực nghiệm khoa học 5 7 Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các biện pháp sau: - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu - Phƣơng pháp quan sát - Phƣơng pháp điều tra - Phƣơng pháp đàm thoại - Phƣơng pháp thực nghiệm - Phƣơng pháp thống kê toán học 6 NỘI DUNG CHƢƠNG... hoặc cách kéo dài giọng, ngƣời đối thoại biết một lời khen thực ra là một lời nói mỉa mai 1.2 Phân môn Tập làm văntrong chƣơng trình Tiểu học 1.2.1 Vị trí và nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn Tiếng Việt đƣợc dạy và học thông qua tám phân môn khác nhau: Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Từ ngữ, Ngữ pháp, Kể chuyện, Tập làm văn Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học tiếng Việt... triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 qua phân môn Kể chuyện Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục trƣờng ĐHSP Hà Nội Hay Nguyễn Thị Thu Hƣơng (2005), Dạy học nghi thức lời nói cho học sinh lớp 2 qua phân môn Tập làm văn Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục trƣờng ĐHSP Hà Nội;… Hầu hết các tác giả đều tập trung nghiên cứu sâu vào các biện pháp rèn kĩ năng nói theo đặc trƣng phân môn, chƣa có biện pháp cụ... em thấy vẻ đẹp của một buổi bình mình, một cây phƣợng ra hoa, một con mèo mƣớp, thấy dáng vẻ đáng yêu của một em bé tập đi, của một cụ già thƣơng con quý cháu… Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em hình thành và phát triển 21 1.2.2 Nội dung phân môn Tập làm văn lớp 3 Về cấu trúc phân môn TLV trong SGKTV 3 có 54 bài tập Số lƣợng bài tập ít hơn so với SGK Tiếng Việt 2 đối với phân môn TLV nhƣng nội dung... ngƣời 1.2 .3. 2 Nội dung dạy hội thoại ở phân môn Tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 Lần đầu tiên chƣơng trình Tiểu học đƣa hội thoại thành một nội dung học tập Các chƣơng trình này quy định các kĩ năng cần rèn luyện trong phần nội dung chƣơng trình và các mức độ cần đạt đƣợc trong phần chuẩn kiến thức và kĩ năng Nắm vững nội dung chƣơng trình, chuẩn kiến thức và kĩ năng có vai trò quan trọng ... dạy học hội thoại phân môn Tập làm văn lớp 34 2.2 Các biện pháp rèn kĩ hội thoại phân môn Tập làm văn 36 2.2.1 Biện pháp bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết 36 2.2.2 Rèn thói... nhiều khó khăn dạy hội thoại nói chung dạy hội thoại phân môn Tập làm văn nói riêng Chính lí nên chọn đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ hội thoại phân môn Tập làm văn lớp 3 làm khoá luận tốt nghiệp... môn Tập làm văn lớp 24 1.2.4 Thực trạng việc dạy học hội thoại phân môn Tập làm văn lớp 31 CHƢƠNG BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG HỘI THOẠI TRONG GIỜ TẬP LÀM VĂN LỚP 34 2.1 Kết

Ngày đăng: 07/10/2015, 20:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan