Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH một thành viên than mạo khê

78 347 4
Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH một thành viên than mạo khê

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- VŨ HUYỀN NGA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THAN MẠO KHÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - Năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------VŨ HUYỀN NGA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THAN MẠO KHÊ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Trung Thành XÁC NHẬN CỦA GVHD XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Hà Nội - Năm 2015 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH.........................................................................................iii MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ……..………………………………………………1 2. Tinh hình nghiên cứu………………………………………………………...1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………… ..2 4. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu……………………………….…………..2 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu………………………….……… .3 6. Đóng góp mới của luận văn……………….…………………………………3 7. Bố cục của luận văn…………………………...……………………………..3 Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP................ ...................................................4 1.1. Khái niệm, chức năng, vai trò và đối tượng của phân tích tài chính doanh nghiệp………………………… ……………………………………………………4 1.1.1. Khái niệm............................. .................................................................4 1.1.2. Chức năng…..........................................................................................4 1.1.3. Vai trò.......................................................................... .........................5 1.1.4. Các đối tượng và thông tin…………………………………………….6 1.2. Cơ sở và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp....................................8 1.2.1. Nguồn dữ liệu phân tích tài chính doanh nghiệp...................................8 1.2.2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp.....................................8 1.2.3. Kỹ thuật phân tích………………………..…….. ...............................12 1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp.......................................................13 1.3.1. Phân tích khái quát tài chính doanh nghi…………..…………...……13 1.3.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp .............21 1.3.3. Đẳng thức Dupont ................................ ..............................................28 Chương 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THAN MẠO KHÊ………….....………………………….………31 2.1. Vài nét về quá trình hình thành, phát triển, sản xuất kinh doanh của Công ty………………………………………………………………………..………….31 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển.......................................................31 2.1.2. Cơ cấu tổ chức.....................................................................................32 2.1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh…………………...……………...…..34 2.2. Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê ………………………………………………………………………...……………35 2.3. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty than Mạo Khê thông qua báo cáo tài chính………………………………………………......……….………40 2.3.1. Sự biến động của tài sản và nguồn vốn thông qua bảng cân đối kế toán……………….……………………………………………………..………….44 2.3.2. Tình hình sản xuất kinh doanh thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:.…………………...………………….……………..………..48 2.4. Đánh giá khả năng thanh toán của công ty………………………….………...52 2.5. Phân tích cơ cấu nguồn vốn, tài sản và tình hình sử dụng vốn…………...…...55 2.5.1. Cơ cấu nguồn vốn và tài sản................................................................55 2.5.2. Đánh giá khả năng sinh lời của công ty .............................................56 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH…………………..........................................................................................61 3.1. Kế hoạch phát triển của công ty trong năm tới…………...……………...…...61 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty than Mạo Khê……………………………………………………………………..…….63 3.2.1. Xây dựng kế hoạch huy động vốn hiệu quả và hợp lý……………………………………………………………………………..…….63 3.2.2. Xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý: ……………………………..66 3.2.3. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, quản lý hàng tồn kho và vốn bằng tiền có hiệu quả, phấn đấu đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động …….….67 3.2.4. Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn.....68 3.2.5. Đầu tư cho nguồn nhân lực và một số giải pháp dài hạn ……………………………………………………………………………………...70 3.3. Một số đề suất, kiến nghị………..…………………………………………….71 3.3.1. Một số kiến nghị đối với nhà nước:…………..……………………..71 3.3.2. Một số kiến nghị đối với tập doàn than và khoáng sản Việt Nam – TKV………………………………………………………………………………..71 KẾT LUẬN...............................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................73 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Số hiệu Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ĐHKT Đại học kinh tế. 2 ĐHQGHN Đại học quốc gia Hà nội. 3 GVHD Giảng viên hướng dẫn. 4 TS Tiến sĩ 5 TSCĐ Tài sản cố đinh 6 TSLĐ Tài sản lưu động 7 SXKD Sản xuất kinh doanh 8 VCĐ Vốn cố định 9 VLĐ Vốn lưu động DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TT 2.1 2.2 2.3 Tên bảng Phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu Công ty Than Mạo Khê Bảng cân đối kế toán Công ty Than Mạo Khê năm 2013 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 Trang 35 41 48 2.4 Phân tích hệ số tài trợ của công ty 53 2.5 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 53 2.6 Phân tích khả năng thanh toán nhanh 54 2.7 Phân tích vốn hoạt động thuần 55 2.8 Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn, tài sản 57 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TT 2.1 Tên hình Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Than Mạo Khê Trang 33 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Được thành lập ngày 15/11/1954 tiền thân là mỏ than Mạo Khê, Công ty than Mạo Khê có lịch sử khai thác trên 150 năm. Chuyển sang cơ chế thị trường, công ty đã gặp không ít khó khăn, sản xuất đã có lúc bị đình đốn, trì trệ. Bằng sự cố gắng nỗ lực của mình, ban lãnh đạo công ty cùng với tập thể công nhân viên đã vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà tập đoàn đã giao cho. Năm 2013 Công ty than Mạo Khê đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên do nền kinh tế trong nước và thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng đã làm phát sinh những vấn đề về tình hình tài chính. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích đánh giá hoạt động tài chính doanh nghiệp, tác giả đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê”. Đề tài được lựa chọn nghiên cứu nhằm nêu rõ thực trạng tài chính của Công ty than Mạo Khê. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại công ty. 2. Tình hình nghiên cứu Nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của đề tài tôi đã phải thu thập và tham khảo nhiều nguồn tài liệu liên quan. Trước hết cần phải hệ thống được kiến thức chung về lĩnh vực tài chính, tôi đã tham khảo các tài liệu mang tính lý thuyết làm nền tảng nghiên cứu các vấn đề thực tiễn. Tôi đã tham khảo một số công trình nghiên về tài chính như: “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tài chính tại Công Ty Xi Măng Hoàng Thạch” “ Tình hình tài chính của C ông ty Than V àng Danh, thực trạng và giải pháp” “ Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty than Đông Bắc” Nhận thấy các công trình trên hầu hết chỉ đưa ra được hiện tượng, chưa nhìn thấy được nguyên nhân. Do vậy các giải pháp đưa ra khá sơ sài và không khả thi. Trong khi đó, với vấn đề nghiên cứu của mình tôi đã đưa ra các giải pháp thiết thực trên cơ sở đã chỉ rõ nguyên nhân. Đây có thể coi là điểm mới của luận văn so với các công trình nghiên cứu khác. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về tài chính doanh nghiệp đi sâu phân tích tình hình tài chính của Công ty than Mạo Khê năm 2013, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa lý luận về tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp. - Nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty Than Mạo Khê năm 2013, so sánh với năm 2012. - Đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Công ty Than Mạo Khê trong năm 2013. - Đề suất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính trong năm 2014. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình hình tài chính của Công ty Than Mạo Khê trong năm 2013 Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các số liệu về tài chính kế toán, đặc biệt là báo cáo tài chính của Công ty Than Mạo Khê. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích cả về mặt định tính và định lượng rồi tổng hợp, khái quát, làm rõ bản chất vấn đề. - Phương pháp thống kê và so sánh: Luận văn sử dụng rộng rãi phương pháp này để tính toán các số liệu, các chỉ tiêu, phản ánh các chỉ tiêu được phân tích, đánh giá phù hợp với nội dung và phạm vi nghiêm cứu của luận văn. - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: thu thập số liệu dựa trên các nguồn dữ liệu. 6. Đóng góp mới của luận văn Trên cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp phân tích tình hình tài chính của Công ty Than Mạo Khê, từ đó đề suất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty trong thời gian tới. 7. Bố cục của luận văn Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm 3 chương: Chƣơng I: Lý luận chung về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp. Chƣơng II: Phân tích tình hình tài chính công ty Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê (Công ty than Mạo Khê). Chƣơng III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty than Mạo Khê CHƢƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm, chức năng, vai trò và đối tƣợng của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của họ. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là công việc làm thường xuyên không thể thiếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp, nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lược lâu dài. 1.1.2. Chức năng Trong quá trình tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ thực hiện ba chức năng: đánh giá, dự đoán và điều chỉnh tài chính doanh nghiệp: - Chức năng đánh giá: Phân tích tài chính phải chỉ ra sự chuyển dịch giá trị, sự vận động của các nguồn tài chính, nó nảy sinh và diễn ra như thế nào, có tác động ra sao đến quá trình kinh doanh, chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào, có gần với mục tiêu kinh doanh và phù lợp với cơ chế chính sách hay không. - Chức năng dự đoán: Phân tích tài chính sẽ cho thấy tiềm lực tài chính, diễn biến luồng tiền chuyển dịch giá trị, sự vận động của vốn hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. - Chức năng điều chỉnh: Phân tích tài chính giúp doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm nhận thức rõ nội dung, tích chất, hình thức và xu hướng phát triển của các quan hệ kinh tế tài chính có liên quan, kết hợp hài hòa các mối quan hệ đó bằng cách điều chỉnh thường xuyên các mối quan hệ nội sinh. 1.1.3. Vai trò Phân tích tài chính đáp ứng được những yêu cầu khác nhau đối với mỗi đối tượng phân tích, cụ thể là: - Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: Mục tiêu các nhà quản lý là nắm bắt được tình hình doanh nghiệp, đưa ra những quyết định từ tổng thể đến chi tiết để ngày càng nâng cao hơn hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do mình quản lý. Phân tích tài chính là công cụ trực tiếp để họ có thể thực hiện được mục tiêu của mình bằng những chính sách phù hợp nhất. - Đối với các nhà đầu tư: Dựa vào kết quả phân tích tài chính, các nhà đầu tư có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của đồng vốn mà mình đã giao cho các nhà quản lý, xem xét khả năng sinh lời, triển vọng phát triển, chính sách lợi nhuận của doanh nghiệp để đưa ra quyết định duy trì, mở rộng hay kết thúc đầu tư. - Đối với các nhà cho vay: Phân tích tài chính xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng đối với khoản cho vay: Đối với khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp khi các khoản vay đến hạn trả. Đối với các khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả dựa trên khả năng sinh lời của doanh nghiệp sau một chu kỳ kinh doanh nhất định. - Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Đây là những người có nguồn thu nhập là tiền lương được trả hoặc cả cổ tức cổ phần. Cả hai nguồn thu này đều phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vầy, phân tích tài chính giúp họ định hướng việc làm ổn định của mình - Đối với các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm các cơ quan quản lý cấp bộ ngành: cơ quan thuế, thanh tra tài chính, cơ quan thống kê… các cơ quan này sử dụng phân tích tài chính đẻ kiểm tra, giám sát tình hình hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cân nhắc, đề ra các chính sách, cơ chế quản lý cho phù hợp với tình hình chung, nâng cao hiệu quả tổng thể của nền kinh tế. Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợp với mục tiêu quan tâm của họ. 1.1.4. Các đối tượng và thông tin Phân tích tài chính giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm đối tượng. - Phân tích tài chính đối với các nhà quản lý: Họ là người trực tiếp quản lý doanh nghiệp, nhà quản lý hiểu rõ nhất tài chính doanh nghiệp, do đó họ có nhiều thông tin phục vụ cho phân tích. Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm đáp ứng những mục tiêu sau: + Tạo ra những chu kì đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp… + Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, như quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận… + Phân tích tài chính là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp và là cơ sở cho những dự đoán tài chính. Phân tích tài chính làm nổi bật điều quan trọng của dự đoán tài chính, mà dự đoán là nền tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ không chỉ chính sách tài chính mà còn làm rõ các chính sách chung trong doanh nghiệp. - Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư: Các nhà đầu tư là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý và như vậy có thể có những rủi ro. Các đối tượng này quan tâm trực tiếp đến những tính toán về giá trị của doanh nghiệp. Thu nhập của các nhà đầu tư là tiền lời được chia và thặng dư giá trị của vốn. Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh… - Phân tích tài chính đối với người cho vay: Mối quan tâm của họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó họ cần phải chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị. - Ngoài ra, còn nhiều nhóm người khác quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp. Đó là các cơ quan tài chính, thuế, các nhà phân tích tài chính, những người lao động… bởi vì nó liên quan tới quyền lợi và trách nhiệm của họ. Từ những vấn đề đã nêu ở trên cho thấy: phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm. 1.2. Cơ sở và phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Nguồn dữ liệu phân tích tài chính doanh nghiệp Để phân tích tài chính doanh nghiệp, người phân tích phải thu thập đầy đủ những thông tin cần thiết. Những thông tin đó không chỉ giới hạn ở các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, sổ sách kế toán,…) mà còn bao gồm cả những thông tin kinh tế, thông tin về pháp lý, thông tin về ngành, thông tin về bản thân doanh nghiệp… cụ thể là: - Các thông tin kinh tế - Các thông tin theo ngành. - Các thông tin của bản thân doanh nghiệp - Các thông tin khác kiên quan đến doanh nghiệp Tuy nhiên tất cả những số liệu này không phải tất cả đều được thể hiện bằng số lượng và số liệu cụ thể, mà có những tài liệu chỉ được thể hiện thông qua sự miêu tả đời sống kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy, người phân tích tài chính cần sưu tầm thông tin đảm bảo đầy đủ và thích hợp. 1.2.2 Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Để phân tích tài chính doanh nghiệp có thể sử dụng một hay tổng thể các phương pháp khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp. Các phương pháp được sử dụng phổ biến là: Phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp đồ thị, Phương pháp biểu đồ, phương pháp toán tài chính… a, Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp phân tích được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm gốc so sánh. Tuỳ theo yêu cầu của phân tích mà chọn căn cứ hoặc kì gốc phù hợp. Khi tiến hành so sánh cần có từ hai đại lượng trở lên và các đại lượng phải đảm bảo tính chất so sánh được. Điều kiện so sánh - So sánh theo thời gian: đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường. - So sánh theo không gian: tức là so sánh giữa các số liệu trong ngành nhất định, các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Kỹ thuật so sánh: Để đáp ứng các mục tiêu sử dụng của những chỉ tiêu so sánh, quá trình so sánh giữa các chỉ tiêu được thể hiện dưới 3 kỹ thuật so sánh sau đây - So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh sự biến động về quy mô hoặc khối lượng của các chỉ tiêu phân tích. - So sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu. - So sánh số bình quân: biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. Từ đó cho thấy sự biến động về mặt quy mô hoặc khối lượng của chỉ tiêu phân tích, mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể hoặc biến động về mặt tốc độ của chỉ tiêu đang xem xét giữa các thời gian khác nhau, biểu hiện tính phổ biến của chỉ tiêu phân tích. Hình thức so sánh: Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể được thực hiện theo các hình thức sau : - So sánh theo “chiều dọc” để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng số ở mỗi bản báo cáo. Từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%. Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối kết cấu (chi tiêu bộ phận trên chi tiêu tổng thể ) phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào. Từ đó khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. - So sánh theo “chiều ngang” để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân . So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, để thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kì tới. - So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp. b, Phương pháp tỷ lệ Tỷ số: là công cụ phân tích tài chính phổ thông nhất, một tỷ số là mối quan hệ tỷ lệ giữa hai dòng hoặc hai nhóm dòng của bảng cân đối tài sản. Phương pháp phân tích tỷ số dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ số là sự biến đổi các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình. Nhìn chung có 4 nhóm sau : - Khả năng sinh lợi: các tỷ lệ “ ở hàng cuối cùng” được thiết kế để đo lường năng lực có lãi và mức sinh lợi của công ty. - Khả năng thanh toán: Các tỷ lệ được thiết kế ra để đo lường khả năng của một công ty trong việc thanh toán nợ ngắn hạn khi đến hạn. - Hiệu quả hoạt động: Đo lường hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của công ty. - Cơ cấu vốn (đòn bẩy nợ / vốn) đo lường phạm vi theo đó việc trang trải tài chính cho các khoản vay nợ được công ty thực hiện bằng cách vay nợ hoặc bán thêm cổ phần Chọn đúng các tỷ số và tiến hành phân tích chúng, chắc chắn ta sẽ phát hiện được tình hình tài chính. Phân tích tỷ số cho phép phân tích đầy đủ khuynh hướng vì một số dấu hiệu có thể được kết luận thông qua quan sát số lớn các hiện tượng nghiên cứu riêng rẽ. c. Phương pháp phân tích Dupont: Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đối với các tỷ số tổng hợp. Ngoài các phương pháp phân tích chủ yếu trên, người ta còn sử dụng một số phương pháp khác: phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháp toán tài chính,... kể cả phương pháp phân tích các tình huống giả định. Trong quá trình phân tích tổng thể thì việc áp dụng linh hoạt, xen kẽ các phương pháp sẽ đem lại kết quả cao hơn khi phân tích đơn thuần, vì trong phân tích tài chính, kết quả mà mỗi chỉ tiêu đem lại chỉ thực sự có ý nghĩa khi xem xét nó trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác. Do vậy, phương pháp phân tích hữu hiệu cần đi từ tổng quát đánh giá chung cho đến các phần chi tiết, hay nói cách khác là lúc đầu ta nhìn nhận tình hình tài chính trên một bình diện rộng, sau đó đi vào phân tích đánh giá các chỉ số tổng quát về tình hình tài chính và để hiểu rõ hơn ta sẽ phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp, so sánh với những năm trước đó, đồng thời so sánh với tỷ lệ tham chiếu để cho thấy được xu hướng biến động cũng như khả năng hoạt động của doanh nghiệp so với mức trung bình ngành ra sao. 1.2.3. Kỹ thuật phân tích Thực hiện các phương pháp phân tích nêu trên, sau khi thu thập thông tin, phân tích tài chính có thể sử dụng một số kỹ thuật phân tích cơ bản như: phân tích dọc, phân tích ngang, phân tích qua hệ số, phân tích độ nhạy, kỹ thuật chiết khấu dòng tiền…Phân tích tài chính có thể sử dụng một hoặc tổng hợp các kỹ thuật phân tích dọc, phân tích ngang, phân tích qua hệ số, phân tích dãy thời gian, phân tích qua bảng tài trợ… 1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1. Phân tích khái quát tài chính doanh nghiệp a, Phân tích khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo). Đây là báo cáo có ý nghĩa quan trọng với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp. Thông qua Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn, tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn… vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung của bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản.Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục và chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu được mã hoá để thuận tiện hơn cho việc kiểm tra đối chiếu và được phản ánh theo số đầu kỳ và số cuối kỳ. Kết cấu: bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần theo nguyên tắc cân đối TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN - Phần Tài Sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới các dạng hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. + Xét về mặt kinh tế: các chỉ tiêu thuộc phần tài sản phản ánh dưới hình thái giá trị, quy mô, kết cấu các loại tài sản như tài sản bằng tiền, tài sản tồn kho, các khoản phải thu, tài sản cố định… mà doanh nghiệp hiện có. + Xét về mặt pháp lý: số liệu ở phần tài sản phản ánh số tài sản đang thuộc quyền quản lý sử dụng của doanh nghiệp - Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo nguồn hình thành tài sản của đơn vị (nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay,vốn chiếm dụng…) tỉ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp. + Xét về mặt kinh tế: các chỉ tiêu ở nguồn vốn phản ánh quy mô, kết cấu và đặc điểm sở hữu của các nguồn vốn đã được doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh. + Xét về mặt pháp lý: đây là các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp (cổ đông, ngân hàng, nhà cung cấp…) Việc tiến hành phân tích bảng cân đối kế toán được tiến hành như sau: - Xem xét cơ cấu và sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc tính toán tỉ trọng của từng loại, so sánh giữa số cuối kỳ và số đầu năm cả về số tuyệt đối và tương đối. Qua đó thấy được sự biến động về quy mô tài sản và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác cần tập trung vào một số loại tài sản quan trọng cụ thể: + Sự biến động tài sản tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng ứng phó đối với các khoản nợ đến hạn + Sự biến động của hàng tồn kho chịu ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu dự trữ sản xuất đến khâu bán hàng. + Sự biến động của khoản phải thu chịu ảnh hưởng của công việc thanh toán và chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Điều đó ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng vốn. + Sự biến động của tài sản cố định cho thấy quy mô và năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp - Xem xét phần nguồn vốn, tính toán tỉ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn, so sánh số tuyệt đối và số tương đối giữa cuối kỳ và đầu năm. Từ đó phân tích cơ cấu vốn đã hợp lí chưa, sự biến động có phù hợp với xu hướng phát triển của doanh nghiệp không, hay có gây hậu quả gì, tiềm ẩn gì không tốt đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không? Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Khi phân tích phần này cần kết hợp với phần tài sản để thấy được mối quan hệ với các chỉ tiêu, khoản mục nhằm phân tích được sát hơn. - Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục trên bảng cân đối kế toán, xem xét việc bố trí tài sản và nguồn vốn trong kỳ kinh doanh đã phù hợp chưa? - Xem xét trong công ty có các khoản đầu tư nào, làm thế nào công ty mua sắm được tài sản, công ty đang gặp khó khăn hay phát triển thông qua việc phân tích nguồn vốn, các chỉ số tự tài trợ vốn. - Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Theo quan điểm luân chuyển vốn thì toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động (TSLĐ) và tài sản cố định (TSCĐ) được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu (VCSH) của doanh nghiệp. Quan hệ cân đối sẽ là: TSLĐ + TSCĐ = VCSH Nhưng quan hệ này chỉ mang tính lí thuyết, nguồn vốn chủ sở hữu không thể có đầy đủ để trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, mà doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác. Trong trường hợp doanh nghiệp bị thiếu vốn để trang trải tài sản và để quá trình kinh doanh không bị bế tắc, doanh nghiệp phải huy động thêm vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác dưới hình thức mua trả chậm, thanh toán chậm hơn so với thời hạn phải thanh toán. Do đó mối quan hệ này sẽ là: TSLĐ + TSCĐ > VCSH Trong trường hợp nguồn vốn chủ sở hữu dư thừa để bù đắp cho tài sản, nên thƣờng bị các doanh nghiệp hoặc đối tượng khác chiếm dụng vốn dưới hình thức bán chịu cho bên mua hoặc ứng trước tiền cho bên bán, tài sản sử dụng để thế chấp, kí cược, kí quỹ… cho nên mối quan hệ sẽ là: TSLĐ + TSCĐ < VCSH Do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán là tổng số tiền phần tài sản luôn luôn bằng tổng số tiền phần nguồn vốn. Nên quan hệ cân đối được viết một cách đầy đủ là: TTS = NPT +VCSH Nếu giả định tổng tài sản tăng lên, về khái quát ta hiểu rằng phần nguồn vốn phải tăng lên một khoản tương ứng, đó có thể là một khoản nợ đã tăng hoặc một khoản tăng trong vốn chủ sở hữu. Phân tích tình hình phân bổ tài sản của doanh nghiệp cho ta thấy cái nhìn tổng quát về mối quan hệ và tình hình biến động của cơ chế tài chính, để xem xét nội dung bên trong của nó mạnh hay yếu, cần phân tích cơ cấu nguồn vốn để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. Điều đó được phản ánh qua việc xác định tỉ suất tài trợ càng cao thể hiện khả năng độc lập càng cao về mặt tài chính của doanh nghiệp. b, Phân tích khái quát tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán. Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và chỉ ra rằng, các hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận hay không, đồng thời nó phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần : Phần I: Lãi lỗ. Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày: tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo; số liệu của kỳ trước (để so sánh). Số lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế, phí, lệ phí, và các khoản phải nộp khác. Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh đem lại, trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp, là cơ sở chủ yếu để đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp. Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đúng đắn và chính xác sẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế doanh thu, thuế lợi tức mà doanh nghiệp phải nộp và sự kiểm tra đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. c, Phân tích Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh chưa có trong hệ thống các báo cáo tài chính, đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà các báo cáo tài chính chưa được trình bày, giải thích một cách rõ ràng và cụ thể. Thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các nội dung sau: - Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Hình thức sở hữu, hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, tổng số nhân viên, những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình tài chính trong năm báo cáo. - Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ trong ghi chép kế toán, nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác, hình thức sổ kế toán, phương pháp kế toán tài sản cố định, phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng. - Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính: Yếu tố chi phí sản xuất, kinh doanh, tình hình tăng giảm tài sản cố định, tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào doanh nghiệp, lý do tăng, giảm, các khoản phải thu và nợ phải trả. - Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp. - Phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới. - Các kiến nghị. d, Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thực chất báo cáo lưu chuyển tiền tệ là loại báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh dòng lưu chuyển lượng tiền của doanh nghiệp thông qua các nghiệp vụ thu chi thanh toán về hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, hoạt động tài chính trong một thời kì nhất định. Thực chất đây là bảng cân đối về thu chi tiền tệ thể hiện vòng lưu chuyển tiền tệ trong doanh nghiệp. Phương trình cân đối của quá trình lưu chuyển tiền tệ là: Tiền tồn đầu kỳ + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kỳ + Tiền tồn cuối kỳ Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường được tiến hành trên các nội dung sau: Phân tích khả năng tạo tiền: Việc phân tích khả năng tạo tiền được thực hiện trên cơ sở xác định tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động trong tổng dòng thu trong kỳ của doanh nghiệp. Tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động = Tổng tiền thu của từng hoạt động Tổng tiền trong kỳ Tỷ trọng này thể hiện mức đóng góp của từng hoạt động trong việc tạo tiền của doanh nghiệp, nói khác đi là khả năng tạo tiền của từng hoạt động. - Nếu tỷ trọng dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh cao thể hiện tiền được tạo ra chủ yếu từ hoạt động kinh doanh bằng việc bán hàng được nhiều, thu tiền từ khách hàng lớn, giảm các khoản phải thu, tránh rủi ro. - Nếu tỷ trọng tiền thu từ hoạt động đầu tư cao chứng tỏ doanh nghiệp đã thu hồi các khoản đầu tư, nhượng bán TSCĐ…trường hợp nhượng bán TSCĐ thì phạm vi ảnh hưởng của doanh nghiệp bị thu hồi và năng lực sản xuất kinh doanh sẽ bị giảm sút. - Nếu tiền thu được chủ yếu từ hoạt động tài chính thông qua việc phát hành cổ phiếu hoặc đi vay…điều đó cho thấy trong kỳ doanh nghiệp đã sử dụng vốn từ bên ngoài nhiều hơn. Phân tích khả năng chi trả thực tế trong doanh nghiệp: Hệ số trả nợ ngắn hạn = Lượng tiền thuần từ hoạt động KD Tổng nợ ngắn hạn Hệ số này chỉ ra doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ hay không từ lượng tiền thu được của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ số càng cao, khả năng trả nợ càng cao. Hệ số trả lãi vay = Lượng tiền thuần từ hoạt động KD Các khoản lãi đã trả Hệ số này cho thấy tình hình thực tế doanh nghiệp có khả năng trả lãi vay hay không. Nếu doanh nghiệp có vốn vay nhiều thì hệ số này có giá trị thấp và ngược lại. 1.3.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp 1.3.2.1. Nhóm các chỉ tiêu khả năng thanh toán Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán là nhóm chỉ tiêu có được nhiều sự quan tâm của các đối tượng như nhà đầu tư, các nhà cung ứng, các chủ nợ...họ quan tâm xem liệu doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ hay không? Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào? Phân tích khả năng thanh toán giúp cho các nhà quản lí thấy được các khoản nợ tới hạn cũng như khả năng chi trả của doanh nghiệp để chuẩn bị sẵn nguồn thanh toán cho chúng. - Hệ số thanh toán tổng quát (H1) Phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện nay mà doanh nghiệp đang quản lí, sử dụng với tổng số nợ. Cho biết năng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trong kinh doanh, cho biết 1 đồng đi vay có mấy đồng đảm bảo. Khả năng thanh toán tổng quát (H1) = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả Nếu H1 > 1 chứng tỏ tổng tài sản của doanh nghiệp đủ để thanh toán các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tài sản nào hiện có cũng sẵn sàng đƣợc dùng để trả nợ và không phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay. Nếu H1 < 1 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. - Hệ số thanh toán hiện thời (H2) Phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện thời thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi 1 bộ phận tài sản thành tiền. Hệ số này được xác định như sau: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (H2) = Tổng tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Tuỳ vào ngành nghề kinh doanh mà hệ số này có giá trị khác nhau. Ngành nghề nào mà tài sản lưu động chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số tài sản thì hệ số này lớn và ngược lại.Tuy nhiên, khi hệ số này có giá trị quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay đơn giản là việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp không hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phải đòi...Do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. - Khả năng thanh toán nhanh Các tài sản ngắn hạn khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Trong tài sản hiện có thì vật tư hàng hoá tồn kho (các loại vật tư, công cụ, dụng cụ,thành phẩm tồn kho) chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó có khả năng thanh toán kém nhất. Vì vậy, hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tư, hàng hoá. Tuỳ theo mức độ của việc thanh toán nợ, hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể được xác định theo công thức sau : Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Tổng nợ phải trả Ngoài ra tài sản dùng để thanh toán nhanh còn được xác định là tiền và các khoản tương đương tiền. Các khoản tương đương tiền là các khoản có thể chuyển đổi nhanh, bất kỳ lúc nào thành 1 lượng tiền biết trước (chứng khoán ngắn hạn, thương phiếu, nợ phải thu ngắn hạn...có khả năng thanh khoản cao). Vì vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh (gần như tức thời) các khoản nợ được xác định như sau: Khả năng thanh toán nhanh ( tức thời ) = Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn - Hệ số thanh toán lãi vay Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay và lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta thấy doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền đi vay đến mức độ nào...Hệ số này được xác định như sau: Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Lãi vay phải trả trong kỳ Hệ số này cho biết số vốn mà doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thế nào, đem lại 1 khoản lợi nhuận là bao nhiêu và có đủ bù đắp tiền lãi vay hay không. 1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đầu tư Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hướng hợp lí (kết cấu tối ưu). Nhưng kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Vì vậy, nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp cho các nhà quản trị tài chính một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. - Hệ số nợ ( Hv ) Chỉ tiêu tài chính này phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn đi vay. Hệ số nợ ( Hv ) Nợ phải trả = Tổng nguồn vốn Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng độc lập của doanh nghiệp về mặt tài chính càng kém. - Tỷ suất tự tài trợ Tỷ suất tự tài trợ là một chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng vốn hiện có của doanh nghiệp. Tỷ suất tự tài trợ ( Hc ) = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ cho thấy mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh riêng có của mình. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, tính độc lập cao với chủ nợ. Do đó không bị ràng buộc hoặc chịu sức ép từ các khoản nợ này. - Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn cho thấy số vốn tự có của doanh nghiệp dùng để trang bị tài sản dài hạn là bao nhiêu, phản ánh mối quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với giá trị tài sản dài hạn Tỷ suất tài trợ tài sản dài hạn = Vốn chủ sở hữu Tài sản dài hạn Nếu tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng dùng vốn chủ sở hữu tự trang bị tài sản dài hạn cho doanh nghiệp mình.Ngược lại,nếu tỷ suất này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là một bộ phận của tài sản dài hạn được tài trợ bằng vốn vay và đặc biệt mạo hiểm là vốn vay ngắn hạn. 1.3.2.3. Nhóm chỉ số về hoạt động Các chỉ số này dùng để đánh giá một cách khái quát hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dƣới các loại tài sản khác nhau. - Số vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho là quan hệ tỉ lệ giữa doanh thu bán hàng thuần (hoặc giá vốn hàng bán) với trị giá bình quân hàng tồn kho trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân lưu chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thức sau: Số vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần (giá vốn hàng bán) Trị giá hàng tồn kho bình quân Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều khả năng giải phóng hàng tồn kho, tăng khả năng thanh toán. Từ việc xác định số vòng quay hàng tồn kho ta có thể tính được số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho - Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp nhanh hay chậm và được xác định như sau: Vòng quay các = Doanh thu thuần khoản phải thu Khoản phải thu bình quân Số vòng quay lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, đó là dấu hiệu tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu. - Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu (số ngày của 1 vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại. Kỳ thu tiền bình quân = 360 ngày Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu nói lên khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán. Hệ số này trên nguyên tắc càng thấp càng tốt.Tuy nhiên, còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như: mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng... - Vòng quay vốn lưu động Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Muốn làm như vậy, thì cần phải rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá. - Hiệu suất sử dụng vốn cố định Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, vì thế hiệu quả sử dụng vốn cố định sẽ đựợc thể hiện qua việc đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định. Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn cố định có hiệu quả. - Vòng quay tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt đó là tài sản cố định hay tài sản lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh tổng tài sản của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đầu tư là bao nhiêu. Nói chung vòng quay càng lớn thì hiệu quả sử dụng càng cao. 1.3.2.4. Nhóm chỉ tiêu sinh lời Các chỉ tiêu sinh lời rất được các nhà quản trị tài chính quan tâm bởi vì chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, đây là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh và còn là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra quyết định tài chính trong tương lai. - Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần x 100 Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện đƣợc trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. - Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế x 100 trên tổng sản (ROA) Tổng tài sản bình quân Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty. Sức sinh lời của tổng tài sản càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và ngược lại. - Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên VCSH (ROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân x 100 Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiẹp ấy. Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu để đánh giá mục tiêu đó và cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bình quân tham gia vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. 1.3.3. Đẳng thức Dupont Đẳng thức Dupont thứ nhất : ROA = LNST Tổng tài sản = LNST Doanh thu = Doanh thu Tổng tài sản Tổng tài sản Phương trình này cho thấy Lãi ròng / Tổng tài sản phục thuộc vào 2 nhân tố : Thu nhập của Doanh nghiệp trên 1 đồng doanh thu là bao nhiêu, 1 đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Sau khi phân tích, ta sẽ xác định chính xác nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc số lượng hàng hóa bán ra không đủ lớn để tạo lợi nhuận hoặc lợi nhuận thuần trên mấy đồng doanh thu quá thấp. Có 2 hướng để tăng ROA : tăng ROS hoặc tăng vòng quay tổng tài sản - Muốn tăng ROS : cần phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán. - Muốn tăng vòng quay tổng TS cần phấn đấu tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán và tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến bán hàng. Đẳng thức Dupont thứ hai: ROE = LNST VCSH = = LNST Tổng tài sản ROA x x Tổng tài sản VCSH Tổng tài sản VCSH Sự phân tích các thành phần tạo nên ROE cho thấy rằng khi tỷ số nợ tăng lên thì ROE cũng cao hơn, tỷ lệ nợ cao sẽ khuyếch trương một hệ quả lợi nhuận là: Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận thì lợi nhuận sẽ rất cao và ngược lại, nếu Doanh nghiệp thua lỗ thì thua lỗ sẽ rất nặng . Có 2 hướng để tăng ROE : tăng ROA hoặc tăng tỷ số Tổng TS / Vốn CSH - Muốn tăng ROA làm theo đẳng thức thứ 1 - Muốn tăng tỷ số Tổng TS/ Vốn CSH cần phấn đấu giảm Vốn CSH và tăng nợ. Đẳng thức này cho thấy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận của CSH càng cao. Tuy nhiên, khi tỷ số nợ tăng thì rủi ro tăng. Đẳng thức Dupont tổng hợp: ROE = LNST Doanh thu = Doanh thu Tổng tài sản x Tổng tài sản VCSH ROE phụ thuộc vào 3 yếu tố ROS, ROA, và tỷ số Tổng TS / Vốn CSH Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái chiều nhau đối với ROE. Phân tích đẳng thức Dupont là xác định ảnh hƣởng của 3 nhân tố đến ROE của doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân làm tăng giảm tỷ số này. Việc phân tích ảnh hưởng này có thể tiến hành theo phương pháp thay thế liên hoàn. CHƢƠNG II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THAN MẠO KHÊ 2.1. Vài nét về quá trình hình thành, phát triển, sản xuất kinh doanh của Công ty: 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển: Công ty than Mạo Khê, Tiền thân là mỏ Mạo Khê, được thành lập vào ngày 15/11/1954. Công ty than Mạo Khê là một thành viên trực thuộc Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam, có lịch sử khai thác trên 150 năm. So với các mỏ hầm lò hiện nay, công ty than Mạo Khê có trữ lượng và quy mô sản xuất lớn. Toàn công ty là một dây chuyền hoàn chỉnh từ khâu kiến thiết cơ bản đến khâu khai thác vận tải, sàng tuyển và tiêu thụ sản phẩm. Trải qua 60 năm khôi phục và phát triển (1954- 2014) đến nay, Công ty là một trong những mỏ than có bề dày lịch sử và truyền thống rất đáng tự hào, công ty đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên là 5.435 người làm nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh than. Từ cơ chế bù lỗ thời bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, công ty đã gặp không ít khó khăn do chưa có kinh nghiệm quản lý trong cơ chế mới, năng lực tiếp cận thị trường chưa cao, khả năng đầu tư, đổi mới, hiện đại hoá công nghệ sản xuất còn chưa được chú trọng. Do vậy mà sản xuất đã có lúc bị đình đốn, trì trệ, than sản xuất ra không tiêu thụ được, công nhân có thời kỳ phải nghỉ không lương luân phiên. Bằng sự cố gắng nỗ lực của mình, với tinh thần tự lực tự cường với các biện pháp và hướng đi phù hợp, ban lãnh đạo công ty cùng với tập thể công nhân viên đã tìm được hướng đi riêng cho mình, thúc đẩy phát triển, sản xuất kinh doanh. Trước hết, đổi mới lại công tác tổ chức, sắp xếp lại phòng ban đơn vị sản xuất. Hướng sản xuất công ty là lấy khai thác hầm lò làm trọng tâm, tích cực tận thu than lộ vỉa, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động. Với quan điểm đổi mới trong quản lý, áp dụng nhiều thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Công ty đã trải qua 02 lần đổi tên: - Năm 1996 thành lập doanh nghiệp Nhà nước là Mỏ than Mạo Khê (Quyết định số 2605QĐ/TCCB ngày 17/9/1996 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp). - Năm 2001 đổi thành Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê (Quyết định số 405/QĐ-HĐQT ngày 01/10/2001 của HĐQT Tổng Công ty than Việt Nam). Công ty Than Mạo Khê là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân thuộc tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam. Tên đầy đủ: Công ty TNHH một thành viên Than Mạo Khê Tên giao dịch Quốc tế đầy đủ: Vinacomin – Mao Khe Coal Company Limited. Trụ sở chính: Khu Dân Chủ, Thị trấn Mạo Khê, Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh. Vốn điều lệ: 10.000.000.000đ Vốn lưu động: 2.921.945.000đ Vốn cố định: 7.078.055.000đ Vốn vay : 2.800.000.000đ 2.1.2. Cơ cấu tổ chức: Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng và tư tưởng điều hành là tăng cường các mối liên hệ ngang nhằm giải quyết công việc nhanh chóng. Theo cơ cấu này, bên cạnh các đường trực tuyến còn có các bộ phận tham mưu, vì thế mỗi bộ phận phải đảm nhận một chức năng độc lập, mỗi đối tượng lao động đều phải chịu sự quản lý của nhiều cấp trên. Hiện nay, tổ chức quản lý của Công ty được tổ chức theo ba cấp: cấp công ty, cấp công trường phân xưởng và cấp tổ sản xuất, tình hình tổ chức quản lý có đặc điểm là tập trung, mọi đơn vị đều được quản lý theo nguyên tắc hạch toán giá thành. Công tác quản lý được thực hiện thông qua một trung tâm chỉ huy sản xuất điều hành trên cơ sở cân đối những việc làm trước, làm sau từ đó các công trường bố trí thiết bị, lao động theo nhiệm vụ sản xuất. Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Than Mạo Khê (Nguồn số liệu: Phòng tổ chức hành chính – Công ty Than Mạo Khê) Bộ máy quản lý của Công ty được từng bước tiêu chuẩn hoá theo thời gian, theo kế hoạch kế cận và trẻ hoá. Mặt khác Công ty thường xuyên cử các cán bộ công nhân đi học các lớp chuyên môn nghiệp vụ, đại học chuyên ngành góp phần tăng cường cho sản xuất trong Công ty. 2.1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty than Mạo Khê 1. Khai thác chế biến và tiêu thụ than. 2. Xây dựng các công trình mỏ 3. Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. 4. Vận tải đường bộ, đường sắt. 5. Quản lý khai thác Cảng Bến Cân 6. Sửa chữa các thiết bị mỏ, phương tiện vận tải, chế tạo xích vòng và sản phẩm cơ khí. 7. Tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá, thể thao. 8. Đại lý xăng dầu. 9. Sản xuất kinh doanh nước uống tinh khiết. 10. Khai thác, sử dụng và kinh doanh nước sinh hoạt. 11. Thiết kế, thi công xây lắp các công trình công nghiệp, giao thông dân dụng và giám sát thi công xây dựng dân dụng công nghiệp. 12. Chế tạo thiết bị mỏ và phương tiện vận tải. 13. Cho thuê lưu trú tại Nhà khách Công ty. Công ty than Mạo Khê sử dụng công nghệ sản xuất khai thác than hầm lò và lộ thiên nhưng chủ yếu là khai thác than hầm lò. 2.2. Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê Trong bảng 2-1 đã tập hợp các số liệu đại diện nhất về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu trong năm 2013. Qua đó, ta có thể phân tích một số nét khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm như sau Bảng 2.1: Phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu Công ty Than Mạo Khê: TH 2012 ChØ tiªu STT §vt N¨m 2013 KH TH2013/TH2012 TH ± % S¶n l-îng than s¶n 1 xuÊt TÊn a Than nguyªn khai TÊn 1 071 458 1 150 000 1 479 040 407 582 138.04 - Than lé thiªn TÊn 130 891 70 000 153 725 22 834 117.45 - Than hÇm lß TÊn 925 885 1 080 000 1 304 145 378 260 140.85 - Than khai th¸c l¹i TÊn 14 682 21 170 6 488 144.19 b Than s¹ch TÊn 919 532 1 001 000 1 303 650 384 118 141.77 TÊn 921 221 1 052 000 1 344 471 423 250 145.94 S¶n l-îng than tiªu 2 thô a XuÊt khÈu TÊn 189 485 278 000 370 635 181 150 195.60 b Néi ®Þa TÊn 731 736 774 000 973 836 242 100 133.09 Tr® 373 461 431 644 638 368 264 907 170.93 Tr® 309 958 380 313 550 298 240 340 177.54 Tr® 63 503 51 331 88 070 24 567 138.69 Tr® 190 354 203 610 287 880 97 526 151.23 Tr® 244 463 332 993 88 530 136.21 3 Tæng doanh thu Doanh thu s¶n xuÊt a than Doanh thu SXKD b kh¸c 4 Gi¸ trÞ gia t¨ng Tæng vèn kinh 5 doanh a VC§ Tr® 136 671 178 569 41 898 130.66 b VL§ Tr® 107 792 154 424 46 632 143.26 - 6 Tæng sè lao ®éng Ng-êi 5 210 5 404 5 435 225 104.32 CNVSX Than Ng-êi 4 650 4 750 4 853 203 104.37 - XDCB Ng-êi 225 318 245 20 108.89 - C¬ khÝ Ng-êi 250 248 248 - 2 99.20 - Y tÕ Ng-êi 85 88 89 4 104.71 ®/TÊn 326 809 356 588 407 965 81 157 124.83 Tr® 9 550 11 465 21 250 11 700 222.51 Tr® 2 988 3 544 5 957 2 969 199.36 Tr® 6 562 7 921 15 293 8 731 233.05 7 Gi¸ thµnh ®vÞ SP Lîi nhuËn tr-íc 8 thuÕ C¸c kho¶n nép 9 ng©n s¸ch 10 Lîi nhuËn sau thuÕ Nguồn: Số liệu phòng Tài chính – Kế toán, Công ty than Mạo Khê Nhìn chung năm 2013 Công ty than Mạo Khê đã thực hiện tốt kế hoạch đề ra về việc thực hiện sản lượng than sản xuất và có mức tăng cao so với năm 2012. - Than nguyên khai sản xuất 1.479.040 tấn đạt 128,61% so với kế hoạch và bằng 138,04% so với năm 2012. Trong đó than khai thác lộ thiên đạt 153.725 tấn bằng 117,45% so với năm 2012. Than khai thác hầm lò đạt 1 304 145 tấn bằng 140,85% so với năm 2012. - Than sạch sản xuất 1.303.650 tấn bằng 130,23% so với kế hoạch chính thức và bằng 141,77% so với năm 2012. Sản lượng than nguyên khai và than sạch sản xuất tăng cao do Công ty than Mạo Khê đã thực hiện tốt hơn công tác tổ chức sản xuất - điều hành, biểu hiện ở năng suất lao động tăng rất cao (32,27% tính bằng hiện vật; 70,11% tính bằng giá trị) trong khi đầu tư công nghệ, cơ giới còn hạn chế. Sản lượng than tiêu thụ trong năm 2013 đạt 1.344.471 tấn là mức tiêu thụ cao nhất từ trước tới nay. Trong đó than tiêu thụ nội địa vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với xuất khẩu (973.836 tấn so với 370.635 tấn) nhưng đều đạt tỷ lệ tăng trưởng rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty than Mạo Khê đã thực sự tranh thủ được “Cơ hội vàng” do thị trường mang lại. Kết quả là đã có sự tăng trưởng nhảy vọt cả về số lượng lẫn giá trị (Số lượng tiêu thụ tăng 45,94% nhưng doanh thu bán than tăng tới 77,54%). Nhờ sự tăng lên của sản lượng than tiêu thụ và giá bán bình quân mà tổng doanh thu trong năm đạt 638.368 triệu đồng tăng 47,89% so với kế hoạch và tăng 264.907 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước tương ứng với 70,93%. Tổng vốn kinh doanh trong năm cũng không ngừng được tăng cường nhằm mở rộng quy mô của sản xuất kinh doanh với 332.993 triệu đồng tăng 88.530 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với 36,21%. Tổng số vốn kinh doanh của Công ty tăng lên qua các năm chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng hiệu quả. Năm 2013 vốn cố định của Công ty tăng hơn so với năm 2012 là 130,6% tương ứng là 41.898triệu đồng. Điều đó có nghĩa là trong năm qua Công ty vẫn đang đầu tư vào sửa chữa lớn và nâng cấp máy móc thiết bị. Đi đôi với việc tăng cường cho tài sản cố định và tài sản lưu động, Công ty còn mở rộng quy mô của sản xuất kinh doanh thông qua việc đảm bảo số lượng lao động. Số cán bộ công nhân viên trong năm 2013 là 5.435 người tăng 225 người so với năm 2012. Giá thành đơn vị sản phẩm trong kỳ thực hiện 407.965 đồng/tấn tăng 24,83% so với cùng kỳ và 14,41% so với kế hoạch do trong năm Công ty đã tiến hành đầu tư cho hệ thống máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, sàng tuyển,… vào sản xuất. Bên cạnh đó là giá cả vật tư đầu vào tăng đột biến như giá cả sắt thép, xăng dầu, gỗ,… Tuy nhiên tổng doanh thu tăng 70,93% so với năm trước do giá bán than và sản lượng than tiêu thụ tăng cao nên lợi nhuận trước thuế doanh nghiệp thực hiện được 21.250 trđ đạt mức 222,51% tăng 11.700 trđ so với năm 2009. Do đó số phải nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng cao góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty than Mạo Khê luôn đoàn kết, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phát huy tinh thần tự lực tự cường, hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao của Tổng công ty than Việt Nam (nay là Tập đoàn than Việt Nam). Năm 2013 Công ty đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế của Tập đoàn. Bên cạnh đó Công ty đã cố gắng mọi mặt từ sản xuất đến kinh giao doanh để khắc phục khó khăn trước mắt cũng như lâu dài để đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường. Song không phải lúc nào Công ty than Mạo Khê cũng có nhiều thuận lợi mà còn phải chịu nhiều những khó khăn do khách quan cũng như chủ quan mang đến. Do vậy Công ty than Mạo Khê cần tận dụng những thuận lợi cũng như khắc phục những khó khăn hiện tại sau đây: * Khó khăn: - Các vỉa than nằm sâu trong lòng đất do vậy phải sử dụng phương pháp khai thác hầm lò là chủ yếu, như vậy giá thành thường cao, cần vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi chậm. - Địa chất khu vực khai thác phức tạp có nhiều phay phá, đứt gãy, uốn nếp, chiều dày vỉa không ổn định. Điều này làm cho công tác khai thác than gặp nhiều khó khăn, độ rủi ro lớn, chi phí cao và khó áp dụng công nghệ mới. - Điều kiện khí hậu: Công ty nằm trong vùng có khí hậu khắc nghiệt. Lượng mưa trung bình hàng năm lớn ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất. - Chất lượng than bình quân của Công ty chỉ đạt than cám 5, than cám 6, than cục thấp từ 2,5 đến 3% đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh. - Năm 2013 có nhiều khó khăn, nhiều diễn biến phức tạp về giá cả một số mặt hàng liên tục tăng cao, nhất là nguyên vật liệu (sắt thép, nhiên liệu, xăng dầu, thiết bị phụ tùng,..v.v..). - Thị trường tiêu thụ than tăng, đòi hỏi khắt khe về chất lượng và đa dạng chủng loại, ảnh hưởng lớn đến công tác gia công chế biến của doanh nghiệp. - Dây chuyền sản xuất vận tải hầm lò tăng, thiết bị già cỗi, thiếu đồng bộ ảnh hưởng rất lớn cho việc khai thác và vận chuyển than. Ngoài những khó khăn trên thì công ty than Mạo Khê có những thuận lợi nhất định sau: * Thuận lợi: - Công ty than Mạo Khê nằm trong vùng Đông Bắc của Tổ quốc là nơi có cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh phục vụ cho ngành khai thác than, hệ thống giao thông riêng biệt nối với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ. Đồng thời Công ty còn nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà nội - Quảng ninh - Hải phòng. - Chất lượng than cám tốt của khu vực Mạo Khê cao, có tiếng nói trên thị trường trong và ngoài nước. - Công ty có bề dày lịch sử 60 năm thành lập và phát triển, có kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh, đội ngũ lao động của công ty có năng lực và trình độ, đội ngũ lãnh đạo của công ty giầu kinh nghiệm, trình độ học vấn vững vàng, năng động có thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất. - Năm 2013 là năm thứ 5 liên tục Công ty than Mạo Khê hoàn thành vượt mức kế hoạch, làm ăn có lãi, việc làm của CBCNV được ổn định và đời sống ngày càng được cải thiện, nâng cao. - Lãnh đạo Công ty đã cụ thể hoá các cơ chế, quy chế của Tổng công ty than theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, được CBCNV trong Công ty đồng tình hưởng ứng tích cực phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013. Đánh giá tổng quát: Năm 2013 là một năm thắng lợi to lớn của Công ty than Mạo Khê. 2.3. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty than Mạo Khê thông qua báo cáo tài chính: Việc phân tích tình hình cơ cấu tài sản là việc so sánh tổng tài sản năm sau với năm trước. Tài sản của Công ty phản ánh tiềm lực kinh tế tài chính và được đánh giá ở 2 khía cạnh: cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản đó. Để nắm bắt đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài sản của Công ty cần thiết phải đi sâu xem xét các mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán Công ty Than Mạo Khê năm 2013 Sè TT II Tµi s¶n Tµi s¶n l-u ®éng vµ ®Çu t- ng¾n h¹n TiÒn TiÒn mÆt t¹i quü (Gåm c¶ ng©n phiÕu) TiÒn göi ng©n hµng TiÒn ®ang chuyÓn C¸c kho¶n ®Çu t- tµi chÝnh ng¾n h¹n 1 2 3 §Çu t- chøng kho¸n ng¾n h¹n §Çu t- ng¾n h¹n kh¸c Dù phßng gi¶m gi¸ ®Çu t- ng¾n A I 1 2 3 M· Sè Sè sè ®Çu n¨m cuèi kú ĐVT: VNĐ % so so s¸nh víi % cuèi tæng n¨m/®Çu TS/N n¨m V 100 110 107,792,328,196 154,424,176,059 143.26 46.37 21,236,388,205 29,004,757,505 136.58 8.71 111 112 113 366,593,309 663,842,379 181.08 0.2 20,869,794,896 28,340,915,126 135.8 8.51 120 121 128 129 - h¹n III C¸c kho¶n ph¶i thu 1 2 3 4 Ph¶i thu cña kh¸ch hµng Tr¶ tr-íc cho người b¸n ThuÕ gi¸ trÞ gia t¨ng ®-îc khÊu trõ Ph¶i thu néi bé - Vèn kinh doanh ë c¸c ®¬n vÞ trùc thuéc - Ph¶i thu néi bé kh¸c Ph¶i thu theo tiÕn ®é KH H§ x©y 5 dùng 6 C¸c kho¶n ph¶i thu kh¸c 7 Dù phßng c¸c kho¶n thu khã ®ßi IV Hµng tån kho 1 Hµng mua ®ang ®i trªn ®-êng 2 Nguyªn liÖu, vËt liÖu tån kho 3 C«ng cô, dông cô trong kho 4 Chi phÝ s¶n xuÊt KD dë dang 5 Thµnh phÈm tån kho 6 Hµng ho¸ tån kho 7 Hµng göi ®i b¸n 8 Dù phßng gi¶m gi¸ hµng tån kho V 1 2 3 4 Tµi s¶n l-u ®éng kh¸c 130 131 132 133 134 16,827,524,030 40,126,160,507 238.46 12.05 6,965,799,340 16,645,205,366 238.96 5 334,330,654 15,886,370,095 4751.69 4.77 1,471,174,049 3,065,778,038 208.39 135 136 610,062 888,351 145.62 1,470,563,987 3,064,889,687 208.42 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 149 150 151 152 153 154 T¹m øng Chi phÝ tr¶ trước Chi phÝ chê kÕt chuyÓn Tµi s¶n thiÕu chê xö lý C¸c kho¶n cÇm cè, ký c-îc, ký quü 155 5 NH VI Chi phÝ sù nghiÖp 160 161 1 Chi sù nghiÖp n¨m tr-íc 162 2 Chi sù nghiÖp n¨m nay B tµi s¶n cè ®Þnh vµ ®Çu t- dµi h¹n 200 844,217,129 0.25 5,056,219,987 3,684,589,879 0.92 0.92 0.00 72.87 1.11 121.66 25.42 69,572,459,551 84,638,857,024 0.00 37,031,837,922 55,794,547,653 150.67 16.76 1,338,254,385 3,259,726,937 243.58 0.98 4,057,722,711 2,320,442,329 57.19 0.70 26,342,946,079 22,533,998,471 85.54 6.77 801,698,454 730,141,634 91.07 0.22 155,956,410 654,401,023 419.61 0.20 118,889,810 69,857,047 58.76 0.02 37,066,600 584,543,976 1577.01 0.18 - - 136,671,792,487 178,569,127,784 130.66 53.63 I 1 2 3 II Tµi s¶n cè ®Þnh TSC§ h÷u h×nh - Nguyªn gi¸ - Gi¸ hao mßn lòy kÕ (*) TSC§ thuª tµi chÝnh - Nguyªn gi¸ - Gi¸ hao mßn lòy kÕ (*) Tµi s¶n cè ®Þnh v« h×nh - Nguyªn gi¸ - Gi¸ hao mßn lòy kÕ (*) C¸c kho¶n ®Çu t- tµi chÝnh dµi h¹n 1 2 3 4 III §Çu t- chøng kho¸n dµi h¹n Gãp vèn liªn doanh C¸c kho¶n ®Çu t- dµi h¹n kh¸c Dù phßng gi¶m gi¸ ®Çu t- dµi h¹n Chi phÝ x©y dùng dë dang C¸c kho¶n ký c-îc, ký quü dµi IV h¹n V Chi phÝ tr¶ trƣớc dµi h¹n Tæng céng tµi s¶n A I Nî ph¶i tr¶ Nî ng¾n h¹n 1 2 3 4 Vay ng¾n h¹n Nî dµi h¹n ®Õn h¹n tr¶ Ph¶i tr¶ cho người b¸n Ng-êi mua tr¶ tiÒn tr-íc ThuÕ vµ c¸c kho¶n ph¶i nép nhµ n-íc Ph¶I tr¶ c«ng nh©n viªn Ph¶I tr¶ cho c¸c ®¬n vÞ néi bé C¸c kho¶n ph¶i tr¶, ph¶i nép kh¸c Ph¶i tr¶ theo tiÕn ®é KH H§ x©y 5 6 7 8 9 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 115,350,762,537 145,604,496,214 126.23 43.73 115,350,762,537 145,604,496,214 126.23 43.73 313,549,600,771 368,912,160,461 117.66 110.79 198,198,838,234 223,300,664,247 112.66 67.06 - - - - - - 220 221 222 228 229 230 17,733,000,000 22,205,000,000 125.22 6.67 17,733,000,000 22,205,000,000 125.22 6.67 3,588,029 6,222,859,829 1.87 4,536,771,741 1.36 240 241 250 244,464,120,683 332,993,303,843 136.21 100.00 300 310 311 312 313 314 183,440,732,989 256,836,006,041 140.01 77.13 108,400,230,514 129,863,734,797 119.80 39.00 14,888,229,400 - 22,633,028,141 30,500,423,964 134.76 9.16 18,343,869,272 26,792,926,847 146.06 8.05 89,072,085 7,128,770 315 316 317 318 319 2,676,553,081 3,920,792,084 146.49 1.18 28,538,540,939 55,617,816,649 194.89 16.70 18,278,540,939 6,558,828,978 35.88 1.97 2,952,176,054 6,465,817,505 219.02 1.94 - 0.00 8.00 dùng II Nî dµi h¹n 1 2 3 III Vay dµi h¹n Nî dµi h¹n Tr¸I phiÕu ph¸t hµnh Nî kh¸c 1 2 3 B I Chi phÝ ph¶i tr¶ Tµi s¶n thõa chê xö lý NhËn ký c-îc, ký quü dµi h¹n Nguån vèn chñ së h÷u Nguån vèn quü 1 2 3 4 5 6 7 II 1 2 3 Nguån vèn kinh doanh Chªnh lÖch ®¸nh gi¸ l¹i tµi s¶n Chªnh lÖch tû gi¸ hèi ®o¸i Quü ®Çu t- ph¸t triÓn Quü dù phßng tµi chÝnh Lîi nhuËn cha ph©n phèi Nguån vèn ®Çu t- x©y dùng c¬ b¶n Nguån kinh phÝ, quü kh¸c Quü khen th-ëng vµ phóc lîi Quü qu¶n lý cÊp trªn Nguån kinh phÝ sù nghiÖp - Nguån kinh phÝ sù nghiÖp n¨m tr-íc - Nguån kinh phÝ sù nghiÖp n¨m nay Nguån kinh phÝ ®· h×nh thµnh tµi s¶n Tæng céng nguån vèn 4 320 321 322 323 330 331 332 333 400 410 411 412 413 414 415 416 417 420 422 423 424 74,398,229,757 123,787,934,861 166.39 37.17 74,398,229,757 123,787,934,861 166.39 37.17 642,272,718 3,184,336,383 495.79 0.96 642,272,718 3,184,336,383 495.79 0.96 61,023,387,694 76,157,297,802 124.80 22.87 55,824,777,844 66,861,682,077 119.77 20.08 47,166,983,752 49,535,503,275 105.02 14.88 7,253,017,186 14,477,193,840 199.60 4.35 1,404,776,906 2,848,984,962 202.81 0.86 - - 5,198,609,850 9,295,615,725 178.81 2.79 3,525,900,615 6,210,580,077 176.14 1.87 499,426,618 1,670,053,942 334.39 0.50 - 566,000,000 0.17 566,000,000 0.17 425 426 427 430 1,173,282,617 848,984,706 72.36 0.25 244,464,120,683 332,993,303,843 136.21 100.00 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, Công ty Than Mạo Khê 2.3.1. Sự biến động của tài sản và nguồn vốn thông qua bảng cân đối kế toán. Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản, nguồn vốn để đánh giá tình hình tăng giảm tài sản, nguồn vốn, đánh giá việc phân bổ tài sản, nguồn vốn của Công ty đã hợp lý chưa, cơ cấu đó tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh đồng thời đánh giá được khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của Công ty. Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang: Thông qua bảng cân đối kế toán được thực hiện vào ngày 31-12-2013, ta thấy rằng tính đến thời điểm cuối năm tài chính 2013 tổng cộng tài sản cũng như tổng cộng nguồn vốn tại Công ty than Mao Khê đã lên tới con số 332.993.303.843 đ tăng 88.529.183.160 đ so với thời điểm đầu năm tương ứng với 36.21%. Trong chỉ tiêu tổng cộng tài sản thời điểm 31-12-2013, tài sản lưu động chiếm khoảng 154.424 trđ trong khi tài sản cố định chỉ có 178.569 trđ. TSLĐ trong kỳ đạt tốc độ tăng so với thời điểm đầu năm cao hơn so với tốc độ tăng của TSCĐ. TSLĐ tăng 46.632 trđ tương ứng với 43% so với đầu năm do có được nguồn tài trợ thường xuyên cho tài sản ngắn hạn đạt đến 23.906 trđ đã tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư hơn cho sản xuất nói chung. Hơn nữa việc đầu tư cho tài sản lưu động tăng đã giúp cho khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh tốt hơn đồng thời tình hình thanh toán công nợ cũng được cải thiện do tăng lượng tiền gửi ngân hàng. Đặc biệt trong năm là sự tăng cao của các khoản phải thu (đạt 238% so với 1 năm trước) khiến cuối năm các khoản phải thu đạt 40.126 trđ mà chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán. Với số tuyệt đối tăng thêm là 73.395 trđ nhưng các khoản phải trả có tốc độ tăng thấp hơn so với các khoản phải thu điều đó giúp cho tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả tăng cao hơn giúp điều chỉnh tỷ lệ này theo chiều hướng tích cực hơn. Tuy nhiên các khoản nợ phải trả tăng cao vẫn rất đáng lo ngại. Gía trị hàng tồn kho năm 2013 tăng 121.66 % so với năm 2012. Năm 2013 giá trị hàng tồn kho tăng lên rất nhanh so với năm 2012 là do công ty đã tăng lượng dữ trữ, vật liệu, giúp cho công ty đảm bảo sản xuất được liên tục, nhưng bên cạnh đó việc tăng hàng tồn kho ở cuối năm cũng dễ dẫn đến việc ứ đọng vốn sản xuất của công ty. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn chủ yếu vẫn do TSCĐ chi phối với tỷ trọng lớn mà cụ thể là TSCĐ hữu hình. Trong năm 2013 lượng TSCĐ tăng thêm là 30.254 trđ chủ yếu phục vụ cho việc mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, phụ tùng,… phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên cũng phải kể đến giá trị hao mòn luỹ kế liên tục tăng cao nên giá trị còn lại của TSCĐ khá nhỏ phản ánh máy móc thiết bị đang sử dụng trong Công ty đã cũ và kém chất lượng hơn trước ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Như đã nói ở trên, sự tăng lên của các khoản nợ phải trả là rất lớn tương ứng với tốc độ 40% và đã có chuyển dịch đáng kể trong tỷ trọng giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. ở thời điểm đầu năm nợ ngắn hạn cao hơn nợ dài hạn khoảng 34 tỷ tuy nhiên sau 1 năm 2 khoản nợ này tương đối cân bằng nguyên nhân do vốn hoạt động thuần tăng đã giúp doanh nghiệp trong tình hình thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Trong các khoản nợ ngắn hạn đó, vay ngắn hạn đã được thanh toán hoàn toàn trong năm nhưng còn các khoản vay nợ khác như: nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả cho người bán, phải trả công nhân viên tăng rất cao mà trở thành một gánh nặng cho các nhà quản lý Công ty than Mạo Khê khi chưa thể tìm được giải pháp hữu hiệu thanh toán các khoản nợ này. Bên cạnh đó nguồn vốn chủ sở hữu phản ánh tiềm lực tài chính của bản thân doanh nghiệp chỉ tăng 25% tương đương với 15.134 trđ so với đầu năm cho thấy nguồn vốn này vẫn chưa thật có vai trò to lớn trong các nguồn hình thành vốn nói chung. Trong đó nguồn vốn- quỹ tăng 11.037 trđ là kết quả của việc trong vài năm qua tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực, Công ty làm ăn có lãi giúp đầu tư mở rộng sản xuất cho các năm tiếp theo. Đặc biệt quỹ đầu tư phát triển tăng từ 7.253 trđ lên 14.477 trđ tăng 100%, quỹ dự phòng tài chính tăng 103% là một minh chứng tích cực cho những cố gắng không biết mệt mỏi của CBCNV trong Công ty. Thêm vào đó là sự mở rộng của các quỹ: quỹ khen thưởng phúc lợi tăng 76%, quỹ quản lý của cấp trên tăng 234%, nguồn kinh phí sự nghiệp đã hình thành được 556 trđ đã cho thấy sự lớn mạnh từng ngày của Công ty than Mạo Khê. Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc: - Tài sản: Ta thấy trong tổng tài sản của công ty thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tài sản dài hạn nhưng không đáng kể. Cụ thể như sau : Năm 2013 tài sản ngắn hạn chiếm 64,37%, tài sản dài hạn chiếm 53,63% trong tổng tài sản. Cả tài sản ngắn hạn và dài hạn trong năm 2013 đều tăng so với năm 2012. Điều này chứng tỏ trong năm vừa qua công ty đầu tư mở rộng thêm diện tích sản xuất, và giảm đầu tư vào tài sản dài hạn thay vào đó là việc bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, trang thiết bị cũ. Trong tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn, năm 2013 hàng tồn kho chiếm 25,42% tổng tài sản, như vậy hàng tồn kho năm 2013 tăng tương đối nhanh so với hai năm 2012. Điều này chứng tỏ việc quản lý và sử dụng hàng tồn kho của công ty không đạt hiệu quả, hàng tồn kho quá nhiều sẽ gây ra việc ứ đọng vốn, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục hợp lý. Vốn bằng tiền của công ty chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng tài sản và cũng tăng không đáng kể qua các năm. Năm 2013 chiếm 8,71%, điều này chứng tỏ công ty đã ngày càng chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nếu vốn bằng chiếm tỷ trọng ít trong tổng tài sản thì công ty sẽ rơi vào tình trạng không đảm bảo được khả năng thanh toán của mình. Tài sản ngắn hạn tăng về tỷ trọng trong tổng tài sản đã khiến cho tài sản dài hạn, chủ yếu là tài sản cố định giảm về tỷ trọng trong tổng tài sản, năm 2013 tài sản cố định chiếm 43,73%, tỷ trọng này tăng ít so với năm 2012. Điều này chứng tỏ công ty trong năm qua đã không mua thêm nhiều tài sản cố định mới mà vẫn chú trọng đầu tư bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cũ. - Nguồn vốn: Ta thấy nợ phải trả có xu hướng giảm dần về tỷ trọng, còn vốn chủ sở hữu lại có xu hướng tăng lên. Năm 2013 nợ phải trả chiếm 77,13%, vốn chủ sở hữu chiếm 22,87%. Đây là một biểu hiện tốt của Công ty, chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty ngày càng độc lập. Công ty đã chủ động nhiều hơn trong việc đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh và rủi ro về tài chính của Công ty cũng đang giảm đi. 2.3.2. Tình hình sản xuất kinh doanh thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:. Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 ĐVT: VNĐ SO S¸NH % SO M· Sè N¡M Sè N¡M % n¨m VíI sè TR-íc NAY nay/n¨m DTT tr¦íc n¨m ChØ tiªu nay DT b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 1 430,300,658,398 593,548,472,305 137.94 3 5,431,000 7,146,000 131.58 100.00 C¸c kho¶n gi¶m trõ (03=05+06+07) + ChiÕt khÊu thƣơng m¹i 4 + Gi¶m gi¸ hµng b¸n 5 + Hµng b¸n bÞ tr¶ l¹i 6 5,431,000 7,146,000 131.58 CCDV 10 430,205,227,398 593,541,326,305 137.97 100.00 2/ Gi¸ vèn hµng b¸n 11 338,800,313,224 456,258,375,089 134.67 76.87 20 91,494,914,174 137,282,951,216 150.04 23.13 tµi chÝnh 21 1,107,402,796 2,091,464,763 188.86 0.35 5/ Chi phÝ tµi chÝnh 22 8,994,615,913 12,674,432,257 140.91 2.14 6/ Chi phÝ b¸n hµng 24 44,007,066,180 61,486,470,331 139.72 10.36 25 31,533,309,202 44,911,704,167 142.43 7.57 HDKD 30 8,067,325,675 20,301,809,224 251.65 3.42 9/ Thu nhËp kh¸c 31 1,288,623,262 2,851,489,734 221.28 0.48 10/ Chi phÝ kh¸c 32 226.25 0.32 1/ DT thuÇn vÒ BH vµ 3/ Lîi nhuËn gép vÒ BH & CCDV 4/ Doanh thu ho¹t ®éng 7/ Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp 8/ Lîi nhuËn thuÇn tõ 841,334,575 1,903,545,193 40 447,288,687 947,944,541 211.93 0.16 50 8,514,614,362 21,249,753,765 249.57 3.58 51 2,384,000,000 5,956,717,671 249.86 1.00 60 6,130,614,362 15,293,036,094 249.45 2.58 11/ Lîi nhuËn kh¸c (40=31-32) 12/ Tæng LN tr-íc thuÕ (50=30+40) 13/ ThuÕ TNDN ph¶i nép 14/ Lîi nhuËn sau thuÕ (60=50-51) Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, Công ty Than Mạo Khê Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng hoạt động của doanh nghiệp. Đây là báo cáo tài chính quan trọng nhằm phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Do đó phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ đưa lại cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp trong năm. Qua những số liệu bảng 2.3 cho thấy: Các chỉ tiêu trong bảng báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều biến động, cụ thể như sau: Qua bảng số liệu trên ta thấy : Lợi nhuận sau thuế : Năm 2013 là 15,293,036,094 đồng Năm 2012 là 6,130,614,362 đồng Như vây, lợi nhuận sau thuế năm 2013 đã tăng 149.45 % so với năm 2012, Điều đó cho thấy năm 2013 là một năm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với năm 2012 của Công ty Than Mạo Khê. Tổng doanh thu trong năm 2013 là 593,548,472,305 đồng đã tăng lên 37,94% so với năm 2012, trong đó các khoản giảm trừ doanh thu không có, chứng tỏ chất lượng than của Công ty ngày càng tốt hơn, đã đáp ứng được nhu cầu của người mua. Bên cạnh đó, giá vốn hàng bán cũng tăng nhưng tăng chậm hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2013 tăng 34,67% so với năm 2012. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả và mở rộng thị trường hơn, có nhiều khách hàng hơn. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2013 tăng 151,65% so với năm 2012 trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên so với năm 2012. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên, năm 2013 tăng 42,43% so với năm 2012. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng chủ yếu là do chi phí điện, nước tăng. Nếu xét tốc độ tăng của doanh thu với tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp ta thấy tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn so với tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhưng để tăng lợi nhuận hơn nữa thì Công ty cũng nên có biện pháp giảm chi phí quản lý một cách hợp lý để tăng lợi nhuận cho Công ty. Phân tích tỷ trọng ta thấy: Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu thuần, năm 2013 chiếm 76,87. Lợi nhuận gộp trong năm 2013 chiếm tỷ trọng 23,13%. Như vây, năm 2013 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì đem lại 23,13 đồng lợi nhuận gộp. Trong năm Công ty có thu nhập khác và chi phí khác, các chỉ tiêu này cũng có tỷ trọng không đáng kể. Năm 2013 thu nhập khác chiếm tỷ trọng 0,48% trong tổng doanh thu, chi phí khác chiếm tỷ trọng 0,32% trong tổng doanh thu. Sự biến động của các chỉ tiêu này không ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Ta thấy, năm 2013 cứ 100 đồng doanh thuần thì mang lại cho Công ty 2,58 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ trọng này cao hơn năm 2012, tuy nhiên sự chênh lệch này không quá lớn, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả. Tuy nhiên các số liệu báo cáo tài chính trên chưa lột tả hết được thực trạng tài chính của doanh nghiệp,do vậy các nhà tài chính còn dùng các chỉ số tài chính để giải thích thêm các mối quan hệ tài chính . Mỗi một doanh nghiệp khác nhau có các chỉ số tài chính khác nhau, thậm chí một doanh nghiệp ở các thời điểm khác nhau cũng có các chỉ số tài chính không giống nhau. Do đó, người ta coi các chỉ số tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định. 2.4. Đánh giá khả năng thanh toán của công ty Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp là việc xem xét tình hình thanh toán các khoản phải thu, các khoản phải trả của doanh nghiệp. Qua phân tích tình hình thanh toán, các nhà phân tích có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính cũng như việc chấp hành kỷ luật thanh toán. Do các khoản nợ phải thu và nợ phải trả trong doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ đối với người mua, người bán nên khi phân tích, các nhà phân tích chủ yếu đi sâu xem xét các khoản nợ phải thu của người mua (tiền hàng hoá, dịch vụ,…) và khoản nợ phải trả người bán (tiền mua hàng hoá, vật tư, dịch vụ,…). - Hệ số tài trợ Hệ số tài trợ = Tổng nguồn vốn CSH Tổng nguồn vốn Bảng 2.4: Phân tích hệ số tài trợ của công ty: ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Tổng vốn CSH 61,023,387,694 76,157,297,802 15,133,910,108 Tổng nguồn vốn 244,464,120,683 332,993,303,843 88,529,183,160 K tt 0.25 0.23 -0.02 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, Công ty Than Mạo Khê Hệ số tài trợ của công ty cuối năm giảm so với đầu năm là 0.02 - Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn phán ánh mức độ đảm bảo của vốn lưu động đối với các khoản nợ ngắn hạn KTTnh = Tài sản lưu động (ATS I) Nợ ngắn hạn (ANVI) Bảng 2.5: Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Tài sản lưu động 107,792,328,196 154,424,176,059 46,631,847,863 Nợ ngắn hạn 108,400,230,514 129,863,734,797 21,463,504,283 Kttnh 0.99 1.19 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, Công ty Than Mạo Khê 0.19 Ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty tăng 0.19% so với đầu năm, đó là mức tăng rất mạnh, hệ số này tăng là do tài sản lưu động tăng, mặc dù nợ ngắn hạn cũng tăng, nhưng tốc độ tăng chậm hơn tài sản lưu động. Nhìn vào chỉ số này ta thấy công ty luôn sẵn sàng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng về tiền mặt và các tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền đáp ứng cho việc thanh toán nợ ngắn hạn Tiền + các khoản ĐT tài chính NH KTTtức thời = Nợ ngắn hạn (ANV(I)) Bảng 2.6: Phân tích khả năng thanh toán nhanh ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Tiền Đầu năm 21,236,388,205 Cuối năm Chênh lệch 29,004,757,505 7,768,369,300 108,400,230,514 129,863,734,797 21,463,504,283 Đầu tư TC ngắn hạn Nợ ngắn hạn K tt nhanh 0,20 0,22 0,02 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, Công ty Than Mạo Khê Hệ số khả năng thanh toán nhanh cuối năm tăng 0.02% so với đầu năm chứng tỏ khả năng sử dụng tiền mặt để chi trả cho những khoản nợ của Doanh nghiệp tăng. Hệ số thanh toán nhanh của công ty là 0.20% đầu năm và 0.22% cuối năm là khá cao chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của Công ty rất tốt. - Vốn hoạt động thuần Vốn hoạt động thuần = Tổng giá trị TSLĐ và ĐTNH - Tổng số nợ NH Bảng 2.7: Phân tích vốn hoạt động thuần ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm TSLĐ và ĐTNH 107,792,328,196 154,424,176,059 46,631,847,863 Nợ ngắn hạn 108,400,230,514 129,863,734,797 21,463,504,283 -607,902,318 24,560,441,262 25,168,343,580 Vốn hoạt động thuần So sánh Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, Công ty Than Mạo Khê Vốn hoạt động thuần đầu năm âm, chứng tỏ đầu năm doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ của mình. Đến cuốn năm vốn hoạt động thuần là 24,560,441,262 đồng chứng tỏ Doanh nghiệp đã có những biện pháp khắc phục để sử dụng vốn và tài sản có hiệu quả. 2.5. Phân tích cơ cấu nguồn vốn, tài sản và tình hình sử dụng vốn: 2.5.1. Cơ cấu nguồn vốn và tài sản: Từ bảng 2.2 ta thấy : - Cơ cấu nguồn vốn Hệ số nợ của Công ty ở đầu năm và cuối năm đều khá cao. Năm 2013 là 77.13% tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn vay. Hệ số nợ này tuy hơi cao nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên lợi thế của đòn bẩy tài chính vẫn chưa được tận dụng do một phần lớn vốn vay vẫn được dùng để tài trợ cho đầu tư xây dựng cơ bản. Do vậy, để đánh giá được việc sử dụng vốn vay có thực sự đem lại hiệu quả cao cho sản xuất kinh doanh hay không cần dựa vào kết quả kinh doanh của nhưng năm tới. Hệ số vốn chủ sở hữu năm 2010 là 22.87% cho thấy vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn như vậy là tương đối ổn định và trong phạm vi chấp nhận được. - Cơ cấu tài sản Cả hai năm tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn đều chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản ngắn hạn. Năm 2013 tỷ trọng tài sản dài hạn là 53.63% và tài sản ngắn hạn là 47.37%. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay việc đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn hơn như vậy là hợp lý và mức chênh lệch của tài sản dài hạn so với ngắn hạn không làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty. Tóm lại, xét một cách tổng thể công ty có một cơ cấu phân bổ tài sản và nguồn vốn tương đối hợp lý. 2.5.2. Đánh giá khả năng sinh lời của công ty Các chỉ tiêu sinh lời luôn được các nhà quản trị quan tâm nhiều nhất. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, là đáp số sau cùng của hiệu quả sản xuất kinh doanh và là luận cư quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. Sau đây chúng ta sẽ tính toán và phân tích các chỉ tiêu này của công than Mạo Khê. Căn cứ vào số liệu tập hợp được qua bảng cân đối kế toán năm 2012, 2013 ta có các bảng biểu về tình hình hoạt động của công ty như sau : Bảng 2.8: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn, tài sản ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu 1. Doanh thu thuần và cung cấp DV Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch giá trị 430,205,227,398 593,541,326,305 163,336,098,907 2. Lợi nhuận trước thuế 8,514,614,362 21,249,753,765 12,735,139,403 3.Lợi nhuận sau thuế 6,130,614,362 15,293,036,094 9,162,421,732 61,023,387,694 76,157,297,802 15,133,910,108 183,440,732,989 256,836,006,041 73,395,273,052 4.Vốn chủ sở hữu 5. Vốn kinh doanh 6. Tỷ suất LN trước thuế trên DT (2/1) 0.02 0.04 0.02 7. Tỷ suất LN trước thuế trên VKD(2/5) 0.05 0.08 0.04 8. Tỷ suất LN sau thuế trên VKD (3/5) 0.03 0.06 0.03 0.10 0.20 0.10 9. Tỷ suất LN vốn chủ sở hữu (ROE) (3/4) Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, Công ty Than Mạo Khê Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu Ta thấy trong năm 2013 cứ một đồng doanh thu thuần thì có 0,04 đồng lợi nhuận trước thuế, con số này của năm 2012 là 0,02 đồng, như vậy sang năm 2010 mức tỷ suất đã tăng lên 0,02 đồng. Về mặt số liệu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu tăng là do lợi nhuận trước thuế tăng mạnh lên 12,735,139,403 đồng. Điều này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh năm nay tăng so với năm trước. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh Ta thấy trong năm 2013 cứ một đồng vốn bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thi tạo ra 0,06 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 0,03 đồng so với năm 2012. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty đã tăng lên gấp đôi.. Về nguyên nhân qua phân tích ta thấy: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh giảm là do 2 yếu tố cấu thành đều biến động tăng là hệ số lãi ròng và vòng quay vốn kinh doanh. Qua đó ta thấy việc sử dụng vốn kinh doanh của công ty than Mạo Khê mang lại hiệu quả cao. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Năm 2013, cứ một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư mang lại 0.2 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng so với năm 2012 là 0.1 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 0.1. Cho thấy năm nay hiệu quả kinh doanh cao hơn năm ngoái. Tim hiểu kĩ hơn về nguyên nhân của việc sụt giảm này, thông qua phân tích Dupont ta thấy việc tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là do 3 nhân tố : hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng thể hiện ở hệ số lãi ròng tăng; mức độ hiệu suất hoạt động cũng tăng; mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính giảm do trong năm công ty đã trả bơt nợ nợ vay. Những vấn đề rút ra sau khi phân tích tài chính công ty Than Mạo Khê: Công ty than Mạo Khê - một thành viên quan trọng trong Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam, là doanh nghiệp khai thác và chế biến than theo phương pháp khai thác hầm lò là chủ yếu. Cùng với những thuận lợi sẵn có như bề dầy lịch sử, điều kiện địa chất tự nhiên và đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc tốt, Công ty đang dần nâng cao vị trí của mình bằng việc sử dụng có hiệu quả công cụ quản lý tài chính. Do có những cố gắng lớn lao trong công tác tổ chức - điều hành từ sản xuất đến tiêu thụ cộng với những điều kiện thuận lợi sẵn có, Công ty than Mạo Khê đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau: - Than nguyên khai sản xuất và than sạch tiêu thụ tăng so với năm 2012 - Giá bán bình quân thực hiện tăng dẫn đến tỏng doanh thu tăng.. - Tổng vốn kinh doanh được mở rộng với 332.993 trđ trong đó đầu tư vào TSLĐ tăng cao giúp tăng tốc độ quay vòng vốn. - Trong năm Công ty tập trung vào đầu tư cho khâu vận tải, sàng tuyển, cung cấp điện, thông tin liên lạc, thông gió, quản lý, văn phòng đi liền với đầu tư cho đời sống thích đáng. Công tác đầu tư của Công ty là có trọng tâm, trọng điểm và có hiệu quả tốt. Về tình hình tài chính của công ty năm nhìn chung so với năm trước nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề cấn khắc phục: Do những khó khăn về thị trường giá cả các yếu tố đầu vào cũng như điều kiện địa chất mỏ cộng với trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật còn thấp nên Công ty than Mạo Khê có những hạn chế sau: - Tính nhịp nhàng của khâu tiêu thụ chưa được thực hiện tốt. - Các khâu sản xuất chủ yếu như sàng tuyển, vận tải còn thường xuyên hoạt động quá tải và tính đồng bộ còn thấp. - Giá thành đơn vị sản phẩm tăng cao. - Việc hình thành nguồn vốn chủ yếu vẫn được thực hiện bằng việc đi vay ngân hàng là chủ yếu. Những thuận lợi và khó khăn kể trên chỉ thể hiện được phần nào bộ mặt của Công ty trong năm. Suy cho cùng để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo tận dụng được mọi nguồn lực, thoả mãn mọi nhu cầu từ trong đến ngoài doanh nghiệp là một vấn đề hết sức nan giải. Bởi vì không thể coi việc giảm chi để tăng thu nhập là có hiệu quả được khi việc giảm chi được tiến hành một cách tuỳ tiện, thiếu cân nhắc, không xét đến các chi phí cải tạo môi trường tự nhiên, cải tạo đất đai, đảm bảo cân bằng sinh thái, đổi mới kỹ thuật, nâng cao trình độ người lao động… Do vậy, trong một môi trường sản xuất kinh doanh đầy biến động, việc tăng số lượng và chất lượng lao động, tăng cường trang bị kỹ thuật, tăng hiệu suất vốn cố định, nâng cao NSLĐ, thực hiện tốt công tác giao khoán,… nhằm tăng sản lượng và chất lượng than sản xuất và tiêu thụ bên cạnh đó còn tăng lượng vốn hoạt động thuần cho việc tài trợ các tài sản dài hạn và ngắn hạn, đảm bảo tốt khả năng thanh toán, tăng sức sản xuất và sức sinh lời đặc đặc biệt là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu đã khẳng định được tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh. CHƢƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CÔNG TY THAN MẠO KHÊ 3.1. Kế hoạch phát triển của công ty trong năm tới Căn cứ kết quả hoạt động trong những năm qua, nhất là trong năm 2013 Hội đồng quản trị Công ty đã định hướng phát triển cho năm 2014 và những năm tiếp theo như sau: - Bằng nhiều giải pháp huy động vốn phù hợp (vay ngân hàng, tìm đối tác liên doanh) đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị thay thế máy móc dây truyền đã hết khấu hao, chú trọng nghiệp vụ quản lý khai thác hiệu quả dòng tiền, các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong điều kiện dư vay ngoại tệ cao. - Có giải pháp tích cực nâng cao chất lượng dịch vụ đại lý xăng dầu, nhà khách công ty, tăng cường quản lý hao hụt trong khai thác, chế biến, tiêu thụ than. - Đánh giá lại hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển của các Công ty con, các dự án đầu tư đã và đang triển khai để điều chỉnh định hướng đầu tư phát triển, cấu trúc lại Công ty theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thuận lợi trong quản lý điều hành. - Có các biện pháp tổ chức lại chế độ thông tin báo cáo phục vụ quản trị điều hành, thường xuyên kiểm tra giám sát, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên - Thiết lập các cơ chế đồng bộ, có kế hoạch cụ thể và dài hạn cho việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai. Bảng 3.1: Chỉ tiêu kế hoạch cho năm tới của công ty: STT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện Kế hoạch 2013 2014 So sánh Sản lượng tiêu 1 thụ Tấn 1 052 000 1 256 000 204 000 2 Tổng doanh thu Trđ 431 644 562 342 130 698 3 LN trước thuế Trđ 11 465 13 526 2 061 4 LN sau thuế Trđ 7 921 9 853 1 932 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, Công ty Than Mạo Khê Trong đó: - Sản lượng than tiêu thụ kế hoạch là 1.256.000 tấn tăng 204.000 tấn so với năm 2013. Công ty có một kế hoạch đầu tư rất cụ thể nhằm tăng sản lượng than tiêu thụ. - Tổng doanh thu theo kế hoạch là 526.342 trđ, tăng 130.698 trđ so với năm 2013. Ngoài hoạt động chính của công ty là khai thác, chế biến và tiêu thụ than thì kế hoạch năm 2014 của công ty là mở rộng các hình thức kinh doanh khác như xây dựng , vận tải, cơ khí… công ty vẫn mở rộng khai thác các dịch vụ vui chơi giải trí, cho thuê trang thiết bị, nhà khách, cảng Bến Cân như năm 2013 nhằm tăng doanh thu, tận dụng tiềm lực sẵn có. Dự kiến trong năm tới ngành khai thác than và khoáng sản sẽ được lợi khi xu hướng giá hàng hóa tiếp tục tăng trong năm 2014. Giá than thế giới đang có xu hướng tăng kể từ mức giá đáy vào cuối tháng 3/2012, đồng thời giá bán than trong nước cho các ngành khác như: điện, xi măng, giấy, phân bón trong năm 2014 dự kiến sẽ tăng theo giá thị trường. Đó là một trong những cơ hội của công ty trong năm 2014. 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của công ty than Mạo Khê: Sau khi xem xét và phân tích hoạt động của công ty trong những năm vừa qua, có thể thấy cũng như phần lớn các công ty khác, bên cạnh những kết quả đạt được, công ty vẫn còn những hạn chế trong hoạt động kinh doanh cũng như quản lý tài chính. Những tồn tại này đòi hỏi công ty cần có những giải pháp khắc phục để đạt được những kết quả như mục tiêu đã để ra. Qua thời gian nghiên cứu công tác quản lý tài chính, tác giả để xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty như sau : 3.2.1. Xây dựng kế hoạch huy động vốn hiệu quả và hợp lý. Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đều cần phải có vốn để đảm bảo cho các hoạt động SXKD của mình. Do đó, công tác xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng VKD là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp. Để thực hiện tốt điều này, trước hết công ty phải xây dựng kế hoạch kinh doanh sát thực, làm cơ sở cho việc xác định nhu cầu VLĐ tối thiểu, thường xuyên cần thiết cho năm kế hoạch. Kế hoạch này được lập trên cơ sở khả năng tài chính hiện có và mối quan hệ với các đối tác bên ngoài với nguyên tắc: huy động được nguồn vốn có khả năng cung ứng nhiều nhất với chi phí sử dụng thấp nhất. Trên cơ sở kế hoạch về nhu cầu vốn đã xây dựng, công ty phải xác định được nguồn tài trợ thích hợp sao cho kết cấu vốn là tối ưu. Trong năm tới, công ty có thể huy động vốn theo hướng điều chỉnh giảm hệ số nợ từ những nguồn sau: + Lợi nhuận để lại: Công ty có thể sử dụng nguồn này một cách chủ động cho mục đích của mình mà không bị phụ thuộc hay bị ràng buộc bởi các điều kiện như vay ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, đồng thời sử dụng quỹ này, công ty không phải trả một khoản chi phí sử dụng vốn ra bên ngoài. + Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty: Đây là kênh huy động vốn mà hiện nay nhiều doanh nghiệp đang sử dụng. Việc huy động vốn từ công nhân viên không những giúp cho công ty tránh được những thủ tục phức tạp, rườm rà khi vay vốn ngân hàng mà còn giúp tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa cán bộ công nhân viên với công ty, gắn lợi ích của mỗi cá nhân với lợi ích chung của công ty, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phấn đấu của công nhân viên trong hoạt động SXKD của công ty. Để thu hút vốn từ nguồn này, công ty cần phải đưa ra những điều khoản hấp dẫn trong chính sách mời góp vốn của công nhân viên, chẳng hạn: Lãi suất tiền vay của công nhân viên phải được xác định như sau: Lãi suất tiền gửi Ngân hàng < Lãi suất vay cán bộ công nhân viên < tiền lãi vay Ngân hàng Ngoài ra, để bổ sung cho nguồn vốn SXKD tăng thêm, công ty cũng cần linh động sử dụng các quỹ như: quỹ khấu hao, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi khen thưởng,..Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn tăng thêm từ các quỹ này chỉ đáp ứng cho nhu cầu vốn tạm thời và thực hiện theo nguyên tắc có hoản trả. Tuy nhiên, công ty nên linh hoạt tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp, phải tân dụng những nguồn vốn có lãi suất thấp trước rồi mới đến những nguồn vốn có lãi suất cao hơn. Sau đây là một số giải pháp huy động vốn giảm thiểu chi phí sử dụng vốn : + Nợ phải trả có tính chất chu kỳ : như các khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải trả phải nộp khác, những khoản này phát sinh thường xuyên trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên chúng chưa đến kỳ thanh toán. Công ty cần sử dụng linh hoạt nhưng vẫn phải chú ý thanh toán đúng thời hạn. Ngoài ra còn có những khoản mang tính chất như một nguồn tài trợ mà công ty tận dụng trước nhưng không phải trả chi phí là những khoản tiền tạm ứng trước của khách hàng. + Đối với vốn vay ngân hàng: Trước hết công ty cần thường xuyên cập nhật thông tin thị trường để lựa chọn ngân hàng cho vay có lãi suất thấp nhất. Tiếp đó, công ty cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tác nghiệp quản lý nợ ngắn hạn của mình, nhất là xác định số vốn cần thiết huy động từ nguồn vốn này. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn thường xuyên tham gia và hình thành nên vốn lưu động của công ty. Mặt khác, công ty cũng nên huy động nguồn vốn trung và dài hạn vì việc sử dụng vốn vay cả ngắn, trung và dài hạn phù hợp sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn, giảm một phần chi phí và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, để huy động được các nguồn vốn từ ngân hàng thì công ty cũng cần phải xây dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi trình lên ngân hàng, đồng thời phải luôn luôn làm ăn có lãi, thanh toánh các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn, xây dựng lòng tin ở các ngân hàng. + Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Đây là hình thức hợp tác mà qua đó các doanh nghiệp không những tăng được vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật va chuyển giao công nghệ. 3.2.2. Xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý: Trong cơ cấu vốn của công ty, VLĐ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động SXKD của công ty. Trong năm vừa qua, hầu hết các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty than Mạo Khê đều tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty rất tốt. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, công ty cần phải thực hiện một số giải pháp sau: - Công ty phải xác định nhu cầu VLĐ hợp lý, bảo đảm đáp ứng kịp thời về vốn, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, mặt khác tránh làm lãng phí, ứ đọng vốn. Để xác định được nhu cầu VLĐ, công ty cần phải lập dự toán chi phí cụ thể cho tất cả các hoạt động SXKD. Mặt khác, khi xác định nhu cầu VLĐ phải có phương pháp khoa học đồng thời phải dựa vào thực tế tình hình hoạt động tại công ty ở từng thời kỳ. Một trong những biện pháp công ty có thể sử dụng để tính nhu cầu VLĐ là căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay VLĐ dự kiến năm kế hoạch. Phương pháp tính: Vnc = Tổng mức luân chuyển năm KH / Số vòng quay VLĐ kỳ KH Việc dự tính tổng mức luân chuyển VLĐ (doanh thu thuần) năm kế hoạch có thể dựa vào tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ báo cáo có xét tới khả năng mở rộng hoặc thu hẹp quy mô kinh doanh (căn cứ vào dự báo thị trường về giá vận tải, giá dầu, biến động kinh tế,..). Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch có thể được xác định căn cứ vào số vòng quay VLĐ kỳ báo cáo có xét tới khả năng tăng (giảm) tốc độ luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo. 3.2.3. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, quản lý hàng tồn kho và vốn bằng tiền có hiệu quả, phấn đấu đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động: Đối với các khoản phải thu: Trong VLĐ của công ty, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng 12.05%. Vấn đề đẩy mạnh công tác thu hồi nợ cần phải được chú trọng trong các kỳ SXKD tới với một số biện pháp cụ thể như: - Cần quy định rõ tỷ lệ giá thành than cũng như thời hạn thanh toán nốt số tiền còn lại của khách hàng trong hợp đồng. Tỷ lệ đặt cọc phải đủ để công ty trang trải chi phí tối thiểu là nhiên liệu và đảm bảo để công ty không bị chiếm dụng một lượng vốn quá lớn. Thời hạn hoàn trả nốt phần cước phí không quá thời điểm công ty mua bổ sung các nguồn lực tiêu hao. Nếu khách hàng không thực hiện đúng hợp đồng sẽ bị phạt tài chính theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Đồng thời, công ty cũng cần thực hiện chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng trả nhanh,… - Công ty cần có phương pháp thích hợp trong việc theo dõi các khoản nợ phải thu và lập kế hoạch cụ thể cho việc thu hồi các khoản phải thu này. Trong trường hợp nợ có khả năng trở thành nợ khó đòi hoặc công ty cần thu hồi vốn gấp thì có thể bán các khoản nợ phải thu cho các công ty mua bán nợ. - Công ty nên xây dựng một bộ phận chuyên trách về quản lý thu nợ và theo dõi công nợ, chia theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng, vị trí địa lý hoặc giá trị công nợ. Những nhân viên này được đào tạo về kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, khả năng thuyết phục khách hàng thanh toán hoặc cam kết thanh toán, cách xử lý các tình huống khó, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ... Đối với hàng tồn kho: Việc hàng tồn kho trong năm còn nhiều tỷ trọng tương đối cao trong tổng VLĐ và có xu hướng tăng lên trong năm chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho của công ty chưa tốt. Công ty cần thực hiện các biện pháp sau: - Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty. - Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn. - Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa, thị trường nhiên liệu. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của công ty. Đối với vốn bằng tiền: Công ty cần có biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi, bao gồm quản lý lưu lượng tiền mặt tại quỹ và tài khoản thanh toán ở ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của DN, bù đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong ngắn hạn cũng như dài hạn. 3.2.4. Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn: - Trước hết, công ty cần đánh giá các chi phí chung và xem có cơ hội nào cắt giảm chúng hay không. Việc cắt giảm những chi phí không cần thiết sẽ các tác động trực tiếp tới con số lợi nhuận. Các chi phí hoạt động, như thuê mướn, quảng cáo, lao động gián tiếp hay chi phí văn phòng,... là những chi phí gián tiếp mà công ty phải chịu để vận hành hoạt động kinh doanh ngoài những chi phí trực tiếp như nguyên vật liệu hay lao động trực tiếp và đây là những chi phí mà công ty có thể cắt giảm được. - Công ty phải tích cực tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm tồn kho, nhằm giảm bớt lượng hàng tồn kho, tăng tính thanh khoản cho các tài sản ngắn hạn, từ đó tăng khả năng thanh toán nhanh. Một trong số những biện pháp đó là đầu tư quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nhập khẩu của công ty trên các tạp chí chuyên ngành. Thực tế cho thấy mặc dù tình trạng kỹ thuật của các TSCĐ của công ty còn tương đối tốt nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty lại không cao. Công ty cần thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quả sử dụng VCĐ như sau: - Để bảo toàn VCĐ, công ty cần mua bảo hiểm tài sản đây đủ cho các loại TSCĐ, để tránh các rủi có thể xảy ra như: thiên tai, hỏa hoạn,… - Trong năm 2010, công ty đã không thể tận dụng được hết năng lực sản xuất của mình, rất lãng phí. Sang kỳ tiếp theo, công ty cần tìm cách huy động triệt để TSCĐ vào SXKD. - Công ty phải thường xuyên bảo dưỡng, định kỳ sửa chữa lớn đối với các loại TSCĐ. Việc làm này rất quan trọng. nó không những giúp công ty kéo dài được tuổi thọ cho các TSCĐ mà còn đảm bảo chất lượng của nó. - Công ty cần xây dựng kế hoạch chi tiết về quản lý và sử dụng TSCĐ bằng cách mở sổ và thẻ chi tiết TSCĐ. Xem xét nhu cầu đầu tư mới và nâng cấp TSCĐ. Khi đầu tư vào TSCĐ phải lập dự án để lựa chọn phương án có hiệu quả nhất, và xác định nhu cầu sản xuất tăng thêm để tránh lãng phí năng lực sản xuất. 3.2.5. Đầu tư cho nguồn nhân lực và một số giải pháp dài hạn - Đầu tư cho nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là yếu tố hết sức quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty nói chung. Riêng với công ty than Mạo Khê, nguồn nhân lực tử trước đến nay vẫn luôn được xem là một thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của công ty. Đội ngũ các bộ, nhân viên trong công ty đều là những ngưởi có trách nhiệm cao đối với công việc, có tâm huyết với nghề và gắn bó lâu dài với công ty. Trong chiến lược phát triển dài hạn, công ty cần đặt việc phát triển con người là vấn đề tiên quyết để tạo nên một đội ngũ các bộ nhân viên có đủ trình độ để tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Một số biện pháp cụ thể như: + Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học cho người lao động giúp người lao động tiếp cận với công nghệ mới. Công ty có thể liên kết lâu dài với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp để thuận tiện đưa cán bộ, nhân viên, đi nâng cao trình độ củng cố tay nghề. + Có kế hoạch cử những cán bộ, Công nhân viên đi học hỏi kinh nghiệp của các đơn vị khác trong ngành ở trong nước và nươc ngoài. + Định kỳ công ty cần tổ chức các cuộc thi nhân viên xuất sắc trong toàn công ty nhằm kích thích lao động, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ, phát huy sức sang tạo trong kinh doanh. - Một số giải pháp dài hạn : Tăng sức cạnh tranh, nâng cao thương hiệu cho công ty bằng việc tiếp tục đầu tư hoàn thành các dự án dở dang, nâng cấp cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị để đón đầu giai đoạn tăng tốc tiếp theo. Tìm kiếm, huy động nguồn vốn đầu tư và dự phòng rủi ro. Công ty nên phối hợp với các công ty thành viên còn lại trong tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam – TKV để tổ chức hội nghị để chia sẻ kinh nghiệm, nguồn hàng, khả năng hỗ trợ lẫn nhau về mặt tài chính. 3.3. Một số đề suất, kiến nghị 3.3.1. Một số kiến nghị đối với nhà nước: - Nhà nước nên xây dựng các chỉ tiêu trung bình cho từng ngành, trong đó có ngành than để công ty có cơ sở chính xác cho việc đánh giá vị thế của mình, từ đó tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để từ đó có biện pháp thích hợp. - Nhà nước cần có hệ thống dự báo chuẩn về tình hình thị trường, giá cả than và giá cả nhiên liệu,…để các công than nói chung có thể căn cứ vào đó mà kịp thời đề ra các phương án kinh doanh hay dự trữ nguyên, nhiên liệu hợp lý. - Nhà nước cần giải quyết kịp thời việc hoàn thuế GTGT được khấu trừ để công ty có thêm vốn bổ sung cho hoạt động SXKD. - Trong thời buổi suy thoái, nhà nước cần tạo điều kiện để các công ty có vốn bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: hạ lãi suất cho vay, cấp thêm vốn,... 3.3.2. Một số kiến nghị đối với tập doàn than và khoáng sản Việt Nam TKV: - Tập đoàn cần cung cấp các giải pháp về phần mềm kế toán, cho phép nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính kế toán của công ty cũng như ứng dụng tin học mới vào công tác quản lý của công ty. - Tập đoàn cần có biện pháp điều chỉnh, bổ sung nhân sự cho công ty, đồng thời hướng dẫn, tham mưu cho công ty trong quá trình tìm kiếm, ký kết các hợp đồng vận chuyển, để công ty có thêm doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo phát triển bền vững. KẾT LUẬN Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và tiến trình phát triển của đất nước, cơ chế nhà nước được đổi mới với những chính sách mở cửa đã mang lại những cơ hội cũng như những thách thức cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tìm tòi sáng tạo, hoàn thiện phương thức sản xuất kinh doanh bằng một hệ thống công cụ quản lý kinh tế nhằm đạt được mục tiêu của doanh ngiệp. Một trong những mục tiêu đó là tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm đồng nghĩa với tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Do vậy việc hiểu và phân tích tài chính một cách chính xác là một trong những nội dung quan trọng, thiết yếu giúp đưa ra những giải pháp hoàn thiện gắn liền với việc và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty than Mạo Khê, tác giả thấy công tác phân tích hoạt động tài chính nói chung tại Công ty đã được thực hiện tốt từ việc phân tích môi trường nhằm đưa ra các chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, đến việc phân tích các báo cáo tài chính trong Công ty. Qua đó đã giúp cho Công ty nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, tăng lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang có những chuyển biến quan trọng khi hội nhập WTO đòi hỏi tính tự chủ, độc lập, sáng tạo rất lớn từ phía các doanh nghiệp. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Công ty, phòng Tài chính – Kế toán của Công ty TNHH một thành viên Than Mạo Khê – TKV và sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của Thầy giáo – TS. Lê Trung Thành cùng các thầy cô giáo trong bộ môn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Văn Công (10/2012), Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích Báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội. 2. Phạm Văn Dược, Đặng Thị Kim Cương (2012), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 3. Phạm Huy Đoán, Ths. Nguyễn Thanh Tùng (2012), Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp - Bài tập và lập Báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội. 4. Nhâm Văn Toán, Phạm Thị Hồng Hạnh (2011) Kế toán quản trị, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất, Hà Nội. [...]... tích tình hình tài chính công ty Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê (Công ty than Mạo Khê) Chƣơng III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty than Mạo Khê CHƢƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm, chức năng, vai trò và đối tƣợng của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm Phân tích tài chính doanh nghiệp... phân tích cơ bản như: phân tích dọc, phân tích ngang, phân tích qua hệ số, phân tích độ nhạy, kỹ thuật chiết khấu dòng tiền Phân tích tài chính có thể sử dụng một hoặc tổng hợp các kỹ thuật phân tích dọc, phân tích ngang, phân tích qua hệ số, phân tích dãy thời gian, phân tích qua bảng tài trợ… 1.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1 Phân tích khái quát tài chính doanh nghiệp a, Phân tích. .. về tài chính doanh nghiệp phân tích tình hình tài chính của Công ty Than Mạo Khê, từ đó đề suất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty trong thời gian tới 7 Bố cục của luận văn Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm 3 chương: Chƣơng I: Lý luận chung về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp Chƣơng II: Phân tích tình hình. .. thể, mà có những tài liệu chỉ được thể hiện thông qua sự miêu tả đời sống kinh tế của doanh nghiệp Vì vậy, người phân tích tài chính cần sưu tầm thông tin đảm bảo đầy đủ và thích hợp 1.2.2 Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Để phân tích tài chính doanh nghiệp có thể sử dụng một hay tổng thể các phương pháp khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp... bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp… + Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, như quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận… + Phân tích tài chính là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp và là cơ sở cho những dự đoán tài chính Phân tích tài chính. .. 1.2 Cơ sở và phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Nguồn dữ liệu phân tích tài chính doanh nghiệp Để phân tích tài chính doanh nghiệp, người phân tích phải thu thập đầy đủ những thông tin cần thiết Những thông tin đó không chỉ giới hạn ở các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, sổ sách kế toán,…)... trong phân tích tài chính, kết quả mà mỗi chỉ tiêu đem lại chỉ thực sự có ý nghĩa khi xem xét nó trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác Do vậy, phương pháp phân tích hữu hiệu cần đi từ tổng quát đánh giá chung cho đến các phần chi tiết, hay nói cách khác là lúc đầu ta nhìn nhận tình hình tài chính trên một bình diện rộng, sau đó đi vào phân tích đánh giá các chỉ số tổng quát về tình hình tài chính. .. trong việc sử dụng các nguồn lực của công ty - Cơ cấu vốn (đòn bẩy nợ / vốn) đo lường phạm vi theo đó việc trang trải tài chính cho các khoản vay nợ được công ty thực hiện bằng cách vay nợ hoặc bán thêm cổ phần Chọn đúng các tỷ số và tiến hành phân tích chúng, chắc chắn ta sẽ phát hiện được tình hình tài chính Phân tích tỷ số cho phép phân tích đầy đủ khuynh hướng vì một số dấu hiệu có thể được kết luận... xét và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn, tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn… vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nội dung của bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản.Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục và chỉ... vầy, phân tích tài chính giúp họ định hướng việc làm ổn định của mình - Đối với các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm các cơ quan quản lý cấp bộ ngành: cơ quan thuế, thanh tra tài chính, cơ quan thống kê… các cơ quan này sử dụng phân tích tài chính đẻ kiểm tra, giám sát tình hình hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cân nhắc, đề ra các chính sách, cơ chế quản lý cho phù hợp với tình hình ... Phõn tớch tỡnh hỡnh ti chớnh cụng ty Cụng ty TNHH mt thnh viờn than Mo Khờ (Cụng ty than Mo Khờ) Chng III: Mt s gii phỏp nõng cao hiu qu hot ng ti chớnh ca Cụng ty than Mo Khờ CHNG I : Lí LUN CHUNG... 01/10/2001 ca HQT Tng Cụng ty than Vit Nam) Cụng ty Than Mo Khờ l mt n v hch toỏn c lp, cú t cỏch phỏp nhõn thuc on Than v Khoỏng sn Vit Nam Tờn y : Cụng ty TNHH mt thnh viờn Than Mo Khờ Tờn giao dch... Nh khỏch Cụng ty Cụng ty than Mo Khờ s dng cụng ngh sn xut khai thỏc than hm lũ v l thiờn nhng ch yu l khai thỏc than hm lũ 2.2 ỏnh giỏ chung tỡnh hỡnh sn xut kinh doanh ca Cụng ty than Mo Khờ

Ngày đăng: 07/10/2015, 19:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan