thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ô môn – cần thơ

82 241 0
thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ô môn – cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ HOÀNG YẾN VY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH Ô MÔN – CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 11/2013 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ HOÀNG YẾN VY MSSV: LT11096 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH Ô MÔN – CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THS. TRẦN THỊ HẠNH PHÚC Tháng 11/2013 ii LỜI CẢM TẠ  Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn, em đã được sự hướng dẫn tận tình của các cô chú, anh chị trong Ngân hàng đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc thực tế. Quá trình này đã giúp cho em rất nhiều những điều bổ ích, bổ sung những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt cho em tại trường. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Ngân hàng đã nhận em vào chi nhánh thực tập, cám ơn tất cả các cô chú, anh chị trong Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn đã tạo điều kiện thuận lợi cho em tiếp xúc và làm quen với những kiến thức thực tế, giúp cho em trong việc nghiên cứu tìm hiểu đề tài. Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em nững kiến thức vô cùng quý giá, làm nền tảng trong việc tiếp xúc thực tiễn và hành trang trong làm việc sau này. Em đặc biệt xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Hạnh Phúc đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành tốt đề tài này. Sau cùng em xin chúc quý thầy cô sức khỏe, luôn đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Kính chúc toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn luôn thành đạt trong công việc. Trân trọng kính chào! Cần Thơ, ngày …. Tháng …. năm 2013 Sinh viên thực hiện Lê Hoàng Yến Vy iii TRANG CAM KẾT  Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Sinh viên thực hiện Lê Hoàng Yến Vy iv NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. Ô Môn, ngày… tháng … năm 2013 v MỤC LỤC  Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................ 1 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 1.3.1 Giới hạn không gian.................................................................................. 2 1.3.2 Giới hạn thời gian ..................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................... 4 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................. 4 2.1.1 Khái quát về tín dụng ................................................................................ 4 2.1.2 Rủi ro tín dụng .......................................................................................... 6 2.1.3 Nguyên tắc tín dụng ................................................................................ 10 2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng ....................... 10 2.1.5 Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ............................................................. 11 2.1.6 Các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng ..................................................... 11 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 14 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ...................................................... 14 2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu ............................................. 15 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 15 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ............................................ 16 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ............................................................ 16 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 16 3.1.2 Sản phẩm và dịch vụ ............................................................................... 17 3.1.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ................................................................ 17 3.1.4 Quy trình tín dụng tại ngân hàng ............................................................ 19 3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG .............. 20 3.3.1 Mục tiêu hoạt động ................................................................................. 26 3.3.2 Định hướng phát triển trong năm 2013 .................................................. 26 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ............................................................................. 27 4.1 CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG ......................................... 27 4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 ....................... 27 4.1.2 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 ...................... 28 4.1.3 So sánh cơ cấu nguồn vốn với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Bình Thủy .................................................................... 29 4.2 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG ............................ 29 4.2.1 Tình hình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010 -2012 .... 31 4.2.2 Tình hình hình huy động vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 ..... 32 4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ................ 34 4.3.1 Phân tích hoạt động tín dụng qua 3 năm 2010-2012 .............................. 34 vi 4.3.3 So sánh tình hình tín dụng với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Bình Thủy ................................................... 48 4.4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG .................. 50 4.4.1 Nợ xấu qua 3 năm 2010-2012................................................................. 50 4.4.3 So sánh tình hình rủi ro tín dụng với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Bình Thủy .......................................... 60 4.5 CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ................................................................................................. 63 4.5.1 Nguyên nhân khách quan ........................................................................ 63 4.6 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ........ 65 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ................. 66 5.1 TỒN TẠI.................................................................................................... 66 5.2 NGUYÊN NHÂN ...................................................................................... 66 5.3.2 Giải pháp về sử dụng vốn ....................................................................... 67 5.3.3 Giải pháp hạn chế nợ quá hạn và nợ xấu ................................................ 67 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ............................................................................... 69 6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 69 vii DANH SÁCH BẢNG  Bảng 3.1: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn và NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thy ................................................... 24 Bảng 4.1: So sánh cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn và NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy ............................................................... 30 Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .................................................... 31 Bảng 4.3: So sánh tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn và NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................................................... 33 Bảng 4.4: Tình hình tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012........................................................................................... 34 Bảng 4.5: Doanh số cho vay NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012........................................................................................... 38 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 .............................................................................................................. 41 Bảng 4.7: Dư nợ Ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 .............................................................................................................. 45 Bảng 4.8: Tình hình tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................................... 47 Bảng 4.9: Tình hình tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn và NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013.......................................................................................................... 49 Bảng 4.10: Tình hình nợ xấu theo thời hạn cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 ............................................................ 51 Bảng 4.11: Tình hình nợ xấu theo ngành nghề kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 ............................................................ 53 Bảng 4.12: Tình hình nợ xấu theo loại hình kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 ............................................................ 54 Bảng 4.13: Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 ........................................................................... 55 Bảng 4.14: Tình hình nợ xấu của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................................... 57 Bảng 4.15: Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .............................. 58 Bảng 4.16: So sánh tình hình rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn và NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy ................................................. 61 Phụ lục 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................... x Phụ lục 2: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ........................................................... xiii viii DANH SÁCH HÌNH  Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn ............................................................................................. 17 Hình 3.2: Quy trình cho vay tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn ................................................................ 19 Hình 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn ................................................................ 21 Hình 4.1: Tỷ trọng nguồn vốn NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 - 2012 ...................................................................................................... 27 Hình 4.2: Tỷ trọng nợ xấu theo thời hạn cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 ....................... Error! Bookmark not defined. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  - DSCV: DSTN: NH: NHNo&PTNT: NHNN: NHTM: TCKT: TMDV: VĐC: Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Ngân hàng Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Ngân hàng Nhà Nước Ngân hàng thương mại Tổ chức kinh tế Thương mại dịch vụ Vốn điều chuyển x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong mỗi lĩnh vực kinh doanh, dù là ở bất kỳ ngành nghề nào thì doanh nghiệp đôi lúc cũng gặp phải những khó khăn, những rủi ro mà cho dù không mong muốn cũng khó tránh khỏi. Đối với ngân hàng là ngành kinh doanh đặc biệt cả nguyên liệu lẫn sản phẩm kinh doanh đều là tiền tệ, có đối tượng phục vụ rất đa dạng, ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh tế và hoạt động của Ngân hàng lại dựa trên yếu tố tâm lý hết sức nhạy cảm đó là niềm tin. Hiện nay, các Ngân hàng thương mại ngày càng có nhiều nghiệp vụ kinh doanh khác nhau nhưng tín dụng vẫn được xem là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu, đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng. Tín dụng và hoạt động tín dụng là yếu tố quyết định nên sự hoạt động và nguồn thu chủ yếu cho bất kỳ Ngân hàng thương mại nào. Tuy nhiên cùng với việc đem lại thu nhập đáng kể cho Ngân hàng thì lĩnh vực tín dụng cũng là lĩnh vực có rủi ro lớn nhất. Rủi ro tín dụng của ngân hàng gia tăng khi hoạt động trong một môi trường kinh tế khó khăn, cạnh tranh gay gắt, thời tiết làm mùa màng không thuận lợi, sản xuất kinh doanh trì trệ, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường,…. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước gặp phải nguy cơ rủi ro tín dụng tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút. Là Ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu Việt Nam giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam cũng không tránh khỏi được ngoại lệ. Vì vậy, vấn đề kiểm soát rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng, nhất là trong bối cảnh kinh tế hiện nay, suy thoái kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam và có thể tác động bất lợi đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, thì vấn đề quản lý rủi ro tín dụng lại càng được chú ý. Mặc dù là một chi nhánh trực thuộc của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, nhưng ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ô Môn vẫn chú trọng kiểm soát rủi ro tín dụng và xem đó là vấn đề hàng đầu phải quan tâm. Phân tích rủi ro tín dụng không chỉ đảm bảo an toàn cho quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà bên cạnh đó còn giúp ngân hàng cải thiện được chất lượng tín dụng để ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn. 1 Vì thế đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh ÔMôn – Cần Thơ” để làm luận văn tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ trong 3 năm gần đây (2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2013, từ đó đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và đề ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Khái quát về tình hình cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.  Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.  Phân tích thực trạng, tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.  Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và cần có những biện pháp để phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Giới hạn không gian Ðề tài được thực hiện trong quá trình thực tập tại NHNO&PTNT VN chi nhánh ÔMôn - Cần Thơ. Địa chỉ: 48/1, Trần Hưng Đạo, Phường Châu Văn Liêm, Quận Ô Môn, TP Cần Thơ. 1.3.2 Giới hạn thời gian Đề tài được thực hiện từ ngày 12/8/2013 đến ngày 12/11/2013. Các số liệu sử dụng trong đề tài từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu  Tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013.  Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua các chỉ số tài chính.  Tình hình nguồn vốn, tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013.  Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng. 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU  Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng? 2  Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tình hình dư nợ, cho vay của ngân hàng như thế nào? Nguyên nhân nào làm cho doanh số cho vay, doanh số thu nợ biến động?  Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có được cải thiện qua các năm?  Các tỷ số đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng có tốt không?  Những mặt tồn tại trong hoạt động ngân hàng là gì?  Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và cần có những biện pháp gì để phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng? 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái quát về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển sản xuất hàng hóa. Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình thức vay mượn và có hoàn trả. (Thái Văn Đại, 2012, trang 36. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại) Ngày nay tín dụng được hiểu theo những định nghĩa sau: - Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người vay cảgốc và lãi sau một thời gian nhất định. - Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa. - Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán… dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái – người đi vay). Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng, nhưng để hiểu rõ hơn về tín dụng ta xem qua sơ đồ sau Người bán Người mua hoặc hoặc Người cho vay Người đi vay Hàng hóa, tiền Phương tiện trao đổi Tiền mặt Mua chịu Thanh toán Con nợ Chủ nợ (Nguồn: Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh 2010, trang 28. Tiền tệ ngân hàng) Hình 2.1: Sơ đồ quan hệ tín dụng Như vậy, tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa ngươi đi vay và ngươi cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Măc dù tín dụng cómột quá trình tồn tại và phát triển lâu dài qua nhiều hình thái kinh tế xã hội, với nhiều hình thức khác nhau, song đều có tính chất quan trọng sau đây 4 - Tín dụng trước hết chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng. - Tín dụng bao giờ cũng có thời gian và phải được hoàn trả. - Giá trị của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng đóng vai trò tổ chức trung gian. Vì vậy, trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các doanh nghiệp, cá nhân thì ngân hàng vừa là người cho vay cũng vừa là người đi vay Với tư cách là người cho vay: Ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân trong xã hội. Với tư cách là người đi vay: Ngân hàng nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn. 2.1.1.2 Phân loại tín dụng Trong nền kinh tế thị trường tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú. Tùy theo tiêu thức phân loại mà tín dụng được phân thành nhiều loại khác nhau (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh 2010, trang 32. Tiền tệ ngân hàng)  Căn cứ vào thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn là những khoản vay có thời hạn đến một năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. - Tín dụng trung hạn là những khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn.  Căn cứ vào đối tượng tín dụng - Tín dụng vốn lưu động là loại vốn cho vay được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất. - Tín dụng vốn cố định là loại cho vay được sử dụng để hình thành tài sản cố định.  Căn cứ vào mục đích sử dụng - Tín dụng tiêu dùng là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. 5 - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa. - Tín dụng học tập là hình thức cấp tín dụng phục vụ việc học của sinh viên.  Căn cứ vào chủ thể tham gia - Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. - Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân. - Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước biểu hiện là người đi vay.  Căn cứ vào đối tượng trả nợ - Tín dụng trực tiếp là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là người trực tiếp trả nợ. - Tín dụng gián tiếp là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả nợ là hai đối tượng khác nhau. 2.1.2 Rủi ro tín dụng 2.1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” (sau đây gọi tắt là “rủi ro”) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết (Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN) 2.1.2.2 Biểu hiện của rủi ro tín dụng Biểu hiện của rủi ro tín dụng đó chính là nợ xấu. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau  Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) - Các khoản nợ trong hạn được đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn - Các khoản nợ quá hạn dưới mười ngày và tổ chức tín dụng đánh giá làcó khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo qui định (Khoản 2 Điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).  Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) - Các khoản nợ đã quá hạn từ 10 đến 90 ngày 6 - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (Đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lầnđầu) - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo qui định (Khoản 3 Điều 6 QĐ18/2007/QĐ-NHNN).  Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) - Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại và nhóm 2 theo qui định - Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo qui định (Khoản 3 Điều 6QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).  Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo qui định (Khoản 3 Điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).  Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bịquá hạn hoặc đã quá hạn - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo qui định (Khoản 3 Điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). Trong đó:  Nợ quá hạn: là khoản nợ gồm một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn càng thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng càng hiệu quả.  Nợ xấu: là những khoản nợ không hiệu quả, nó bao gồm tất cả các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là chỉ số đánh giá chất lượngtín dụng (Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN) 7  Trích lập dự phòng rủi ro theo quy định: Mỗi quốc gia đều có quy định về các NHTM phải trích lập dự phòng rủi ro để đảm bảo bù đắp cho những khoản vay bị rủi ro. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN như sau: - Dự phòng rủi ro chung: là khoản tiền trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Dự phòng cụ thể được xác định bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. - Dự phòng rủi ro cụ thể: là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Cụ thể như sau:  Nhóm 1: 0%  Nhóm 2: 5%  Nhóm 3: 20%  Nhóm 4: 50%  Nhóm 5: 100% Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh như ngày nay thì việc trích lập dự phòng rủi ro đối với mỗi ngân hàng là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, tỷ lệ trích lập dự phòng ở mỗi quốc gia đều khác nhau.  Biểu hiện của rủi ro tín dụng tại ngân hàng - Trả nợ vay không đúng hạn hoặc thất thường. Trì hoãn không bình thường, không giải thích được trong việc nộp các báo cáo tài chính, không liên lạc với nhân viên ngân hàng. - Thường xuyên sửa đổi thời hạn, xin gia hạn tín dụng - Có hồ sơ đảo nợ - Lãi suất tín dụng không bình thường - Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho tăng không bình thường - Thất lạc hồ sơ - Chất lượng đảm bảo tín dụng - Sự gia tăng bất thường về số hàng tồn kho và sự gia tăng của các khoản nợ thương mại - Những thay đổi bất ngờ không được dự kiến, giải thích về số dư tiền gửi ngân hàng, vốn tự có của đơn vị giảm dần một cách đáng nghi ngờ - Bán hàng một cách vội vã bất cứ giá nào thậm chí dưới giá vốn - Tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, sản phẩm bị giảm dần cả về số lượng lẫn chất lượng, số công nhân viên, đội ngũ cán bộ kĩ thuật xin nghỉ dần hoặc chuyển đi các đơn vị khác. 8 2.1.2.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM nhưng nó cũng chính là hoạt động phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Yếu tố rủi ro trong hoạt động ngân hàng là không thể nào tránh khỏi được và việc chấp nhận một tỷ lệ rủi ro trong kinh doanh là một yếu cầu khách quan, hợp lý. Tuy nhiên, việc đối mặt với những rủi ro là vấn đề mà các ngân hàng không mong muốn.  Đối với ngân hàng Khi rủi ro tín dụng xảy ra, khi đó ngân hàng sẽ không thu được vốn đã cấp tín dụng và lãi cho vay. Mặc khác, ngân hàng lại phải trả vốn và lãi cho những khoản tiền huy động đến hạn. Dẫn đến việc thu không đủ chi, vòng quay tín dụng giảm, chi phí tăng lên làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng không hiệu quả. Hay nói cách khác, nếu một trong những khoản vay tại ngân hàng mất khả năng thanh toán vốn thì buộc ngân hàng phải bù đắp bằng cách lấy từ các nguồn vốn khác để thanh toán cho người gửi tiền. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ có thể bù đắp trong giới hạn nào đó. Nếu vượt mức giới hạn cho phép ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro thanh khoản, mất uy tín, ảnh hưởng sức cạnh tranh trên thị trường. Từ đó, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu đi, nguy cơ thua lỗ phá sản rất cao nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.  Đối với nền kinh tế xã hội Các NHTM với chức năng làm trung gian tài chính, huy động tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế rồi sau đó đem cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân vay. Vì vậy, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay chính là người gửi tiền vào ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng là người phải gánh chịu những tổn thất nhưng đồng thời người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Ngân hàng gặp rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các ngân hàng trong hệ thống sẽ hoang mang lo lắng dẫn đến tình trạng kéo nhau rút tiền ồ ạt. Sự hỗn loạn ở các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Nó làm nền kinh tế suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Nói chung, rủi ro tín dụng tại ngân hàng có nhiều mức độ khác nhau, nhẹ thì ngân hàng giảm lợi nhuận, nợ xấu tăng còn nặng hơn thì ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ mất khả năng thanh toán cao dẫn đến ngân hàng bị thu lỗ và mất vốn. Tình trạng này kéo dài và ngân hàng không có những biện pháp khắc phục nhanh chóng hậu quả sẽ nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, việc đề ra những biện pháp kịp thời nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng hết sức cẩn thận. 9 2.1.3 Nguyên tắc tín dụng  Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng theo mục đích đã được người đi vay thỏa thuận với Ngân hàng và ngân hàng đã đồng ý. Nói đến nguyên tắc là nói đến sự bắt buộc tuân thủ, chính vì vậy người đi vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng. Trường hợp Ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích thì Ngân hàng có quyền thu hồi vốn trước thời hạn để tránh tình trạng rủi ro do sự thất tín của người đi vay  Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng Ngân hàng cũng là một đơn vị kinh doanh và mục tiêu của Ngân hàng cũng là lợi nhuận từ các khoản đầu tư tín dụng. Theo nguyên tắc này, người đi vay phải chủ động trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng sau khi đáo hạn. Nếu đến hạn người đi vay không chủ động trả nợ cho Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản tiền gửi của khách hàng, chuyển nợ quá hạn hoặc Ngân hàngcó thể sử dụng biện pháp cứng nhắc hơn như phát mãi tài sản để thu hồi nợ. (Thái Văn Đại, 2012, trang 37. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại) 2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng  Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm vốnđã thu hồi và chưa thu hồi.  Doanh số thu nợ: là tất cả các khoản nợ mà Ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay vào một thời điểm nhất định nào đó.  Hệ số thu nợ (%) ệ ố ố ợ ợ ố (2.1) Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt.  Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời diểm nhất định. Ðể xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ – Doanh số thu nợ trong kỳ (2.2) 10  Dư nợ trên vốn huy động (%) ệ ố ư ợ ê ố ổ độ ổ ồ ư ợ ố độ (2.3) Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động.  Vòng quay vốn tín dụng: ố ợ ò ố í ụ ư ợ ì â (2.4) Trong đó: ư ự ì â ư ợ đầ ỳ ư ợ ố ỳ Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. 2.1.5 Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng + Tỷ lệ nợ xấu ợ ấ ỷ ệ ợ ấ ổ ư ợ (2.5) Chỉ tiêu này nói lên chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Thông thường chỉ số này dưới mức 3% thì họat động kinh doanh của Ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém,rủi ro tín dụng cao và ngược lại. (Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2008, trang 29. Quản trị ngân hàng thương mại) 2.1.6 Các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng Áp dụng mô hình 6C 1- Tư cách người vay (Character) Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đính xin vay vốn của khách hàng, mục đính xin vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khánh hàng hay không. Đồng thời cũng xem xét lịch sử vay và trả nợ vay với khách hàng cũ; còn đối với khách hàng mới cần thu thập thong tin từ nhiều nguồn 11 khác nhau,chảng hạn như từ: trung tâm phòng ngừa rủi ro,ngân hàng bạn, các cơ quan thông tin đại chúng,… 2- Năng lực của người vay (Capacity) Tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia. Ngân hàng phải chắc chăn rằng khách hàng đang giao dịch với ngân hàng phải có đầy đủ tư cách và năng lực pháp lý, tư cách pháp nhân hay tư cách thể nhân để ký kết hợp đồng tín dụng. Đòi hỏi người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. 3- Thu nhập của người đi vay (Cash) Trước hết, phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán,… Sau đó cần phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các tỷ số tài chính sau a) Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (Liquidity ratios) + Hệ số lưu động = tài sản nợ lưu động / nợ ngắn hạn Hệ số này phải lớn hơn 1, nếu không doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ đúng hạn. + Hệ số thanh khoản nhanh = tài sản lưu động – hàng tồn kho / nợ ngắn hạn. Nếu doanh nghiệp khách hàng có vòng quay hàng tồn kho chậm đòi hỏi hệ số này phải cao, ngược lại thì hệ số vòng quay hàng tồn kho nhanh thì chỉ tiêu này có thể nhỏ hơn 1 b) Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ (Leverage ratios) + Hệ số nợ = tổng tài sản – vốn chủ sở hữu / tổng tài sản Hệ số này có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 là lý tưởng vì có ít nhất phân nửa tài sản của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn chủ sở hữu, vì vậy khả năng đảm bảo nợ cũng an toàn + Hệ số khả năng trả lãi = lợi tức trước thuế và lãi / chi phí trả lãi Hệ số này đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho các chủ nợ c)Nhóm chỉ tiêu hoạt động (Activity ratios) + Hệ số vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán / hàng tồn kho + Hệ số vòng quay các khoản phải thu = doanh thu / các khoản phải thu + Hệ số vòng quay tài sản = doanh thu thuần / tổng tài sản d) Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời (Profitability ratios): + Hệ số mức sinh lời trên doanh thu = tổng lợi tức sau thuế / DT thuần + Hệ số thu nhập trên tổng tài sản = tổng lợi tức sau thuế / tổng tài sản + Hệ số thu nhập trên vốn thuần = tổng lợi tức sau thuế / VCSH thuần 12 Tuỳ theo từng loại hình tín dụng mà ngân hàng quan tâm đến các chỉ số khác nhau: cho vay ngắn hạn thì lưu ý đến các chỉ số lưu động, chỉ số về nợ; cho vay dài hạn thì quan tâm đến chỉ số sinh lời, khả năng trả nợ 4- Bảo đảm tiền vay (Collateral) Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng 5- Các điều kiện (Conditions) Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương theo từng thời kỳ 6- Kiểm soát (Control) Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không ? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không? Các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, đồng thời các mô hình thường hay loại trừ lẫn nhau. Vì vậy, trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, các ngân hàng thường sử dụng mô hình định tính để đánh giá khoản vay từ khâu thẩm định đến việc quản lý, theo dõi, kiểm tra và giám sát các khoản nợ vay.  Yếu tố 1: Thẩm định cho vay Nhìn chung các ngân hàng đều có quy định về quy trình thẩm định khoản vay bao gồm các yếu tố bản sau đây: + Thẩm định tính pháp lý: Kiểm tra tư cách pháp nhân, năng lực pháp luật của khách hàng vay, hồ sơ vay vốn, kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng có hợp pháp không. + Thẩm tra uy tín của KH vay vốn, năng lực quản lý điều hành của khách hàng hay là ban quản lý DN: Về phẩm chất đạo đức, thiện chí, uy tín trong giao dịch, năng lực quản lý điều hành, hệ thống kiểm tra – kiểm soát nội bộ… + Thẩm tra về khả năng tài chánh, năng lực hoạt động: Thông qua các chỉ số như khá năng thanh toán, tỷ trọng vốn tự có, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng tài sản, tỷ suất lợi nhuận… + Thẩm tra về tính hiệu quả của phương án vay vốn: Về khả năng thực hiện. Phương án kinh doanh, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ, về nguồn vốn tài trợ cho phương án, về vốn vay từ ngân hàng có hợp lý không… + Thẩm tra về nguồn trả nợ: KH dự kiến dung những nguồn thu nào để thanh toán nợ gốc và lãi, các nguồn thu này có ổn định không… 13 + Thẩm tra về tài sản thế chấp khoản vay: Tài sản thế chấp có thuộc sở hữu hợp pháp của người vay không, có dễ chuyển nhượng, dễ bán không, có bị hao mòn vô hình không…  Yếu tố 2: Kiểm tra tín dụng Các ngân hàng hầu hết đều có quy trình tín dụng riêng để kiểm tra tín dụng, tuy nhiên những nguyên lý chung nhất đang được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng: + Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định. + Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết, đảm bảo rằng những khía cạnh quan trọng của mỗi khoản tín dụng đều được kiểm tra, bao gồm:  Kế hoạch trả nợ của khách hàng nhằm đảm bảo trả nợ đúng hạn.  Chất lượng và điều kiện của tài sản đảm bảo.  Tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, đảm bảo tính hợp pháp để sở hữu các tài sản khi người vay không trả được nợ.  Đánh giá điều kiện tài chính và những kế hoạch kinh doanh của người vay trên cơ sở đó xem xét lại nhu cầu tín dụng.  Đánh giá xem khoản tín dụng có tuân thủ chính sách cho vay của ngân hàng.  Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn. Vì chúng có ảnh hưởng rất lớn tình trạng tài chính của ngân hàng.  Quản lý thường xuyên, chặt chẽ các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra, giám sát khi phát hiện những dấu hiệu xấu liên quan đến khoản vay.  Tăng cường công tác kiểm tra khoản tín dụng khi nền kinh tế có nhiều hướng đi xuống, hoặc những ngành nghề cho vay có biểu hiện không tốt. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Ngân hàng có các chức năng họat động khá phong phú trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đối tượng tín dụng của Ngân hàng cũng tương đối đa dạng với nhiều hình thức cho vay dàn trãi trên các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, do thời gian thực tập không nhiều nên việc tiếp cận đối tượng tín dụng vẫn còn hạn chế nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng theo thành phần kinh tế, theo thời hạn tín dụng và theo ngành nghề kinh doanh tại NHNO&PTNT chi nhánh Ô Môn và so sánh với NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy. Vì cũng giống như chi nhánh NHNo&PTNT quận Ô Môn, chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thủy là một chi nhánh cấp II trực thuộc Ngân hàng No&PTNT Thành phố Cần Thơ và là một 14 chi nhánh Ngân hàng đóng vai trò trung gian thu hút vốn, tài trợ vốn cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng với đối tượng chính là nông dân, hộ cá thể. Mặc khác, quận Bình Thủy là quận có phía Bắc giáp với quận Ô Môn, có hệ thống sông rạch chằng chịt, phần lớn diện tích đất là đất nông nghiệp thuận lợi cho việc phát triển lúa, hoa màu và cây ăn trái, điều kiện kinh tế xã hội đang trên đà phát triển. Việc so sánh từ những những nét tương đồng trên của hai quận góp phần cho vấn đề nghiên cứu, đánh giá sẽ có tính chính xác cao. 2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu - Thu thập số liệu từ phòng Kế hoạch kinh doanh của NHNO&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ. - Thu nhập các thông tin từ các tạp chí, Internet, các giáo trình đại học và các sách báo có liên quan để có thêm kiến thức và các thông tin mới giúp ích cho quá trình phân tích. 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng nguồn vốn huy động, cho vay, thu hồi nợ và nợ xấu của ngân hàng qua các năm. + So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.  Trong đó: : là chỉ tiêu năm trước : là chỉ tiêu năm sau  y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm cần tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. + So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số chênh lệch của kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. y = Trong đó: : là chỉ tiêu năm trước : là chỉ tiêu năm sau  y: là biểu hiện tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 15 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ÔMÔN CẦN THƠ 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tên gọi: NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn Tên giao dịch quốc tế: The bank for Agriculture and Rual Development of O Mon district. Địa chỉ: Quốc lộ 91B, khu vực 10, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP Cần Thơ. Tell: (0710).3861769 Fax: (0710).3861692 Trung tâm Ô Môn tập trung dân cư đông đúc với tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ,… khá phát triển. Nên việc chi nhánh NHNo&PTNT quận Ô Môn tọa lạc tại trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa Quận là một lợi thế cho chi nhánh hoạt động thuận lợi. NHNo&PTNT quận Ô Môn là một ngân hàng cấp II trực thuộc thành phố. NHNo&PTNT quận Ô Môn được thành lập vào năm 1988 theo quyết định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng. Từ khi thành lập đến nay NH luôn cố gắng đề ra và áp dụng những việc đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa nghiệp vụ, mở rộng cho vay các thành phần kinh tế nên đã nâng cao chất lượng ngân hàng và đã đạt được những kết quả nhất định. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của chi nhánh là nguồn vốn điều chuyển và vốn huy động tại chỗ. Trong suốt hơn 20 năm thành lập, chi nhánh đã tự khẳng định mình bằng phong cách phục vụ ân cần, nhanh gọn, thủ tục đơn giản, dễ hiểu, sử dụng mức lãi suất cho vay linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng vay để thu hút khách hàng. “Sự thành đạt của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn quận Ô Môn” là phương châm của NH qua phong cách làm việc văn minh, lịch sử, hiệu quả. Cơ cấu tổ chức ổn định tạo điều kiện cho việc hoạt động ngân hàng và khách hàng thuận lợi và nhanh hơn, bên cạnh đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên chi nhánh là một trong những tiêu chí của NH và ngày càng được nâng cao. Trong đó, thu nhập của CBCNV luôn được ban lãnh đạo quan tâm do đó thu nhập khá ổn định, phương tiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh luôn được NH cập nhật và đổi mới thường xuyên nên hoàn thiện và hiện đại hơn. Vì vậy, doanh số cho vay ngày càng tăng, tình hình thu nợ cũng tăng qua các năm. Làm cho hoạt động kinh doanh của NH tăng trưởng theo từng 16 năm và NH luôn thực hiện chính sách của Đảng và nước về công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn trong hoạt động đầu tư tín dụng. NH luôn biết vượt qua khó khăn thách thức thuở ban đầu để trong những năm tới, NH tiếp tục đổi mới và phục vụ ngày càng tốt hơn cho phát triển nông thôn và nền kinh tế hội nhập quốc tế như hiện nay. 3.1.2 Sản phẩm và dịch vụ Do điều kiện phát triển kinh tế ở quận Ô Môn nên ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quận Ô Môn đã cung cấp phần lớn các sản phẩm, dịch vụ truyền thống là thế mạnh của ngân hàng. - Sản phẩm tiền gửi của ngân hàng rất đa dạng và phong phú gồm các sản phẩm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, tiết kiệm trung hạn linh hoạt, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng,… - Sản phẩm cho vay bao gồm các hình thức cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay du học, cho vay phục vụ đời sống, cho vay liên kết mua xe ô tô, cho vay tiểu thương, cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay nông nghiệp,… - Thanh toán quốc tế là sản phẩm chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu gồm các dịch vụ chuyển tiền nhanh bằng điện tử, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, tín dụng chứng từ,… - Sản phẩm dịch vụ khác như thẻ thanh toán, chi trả hộ cán bộ công nhân viên trong việc trả lương thông qua tài khoản, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ,… 3.1.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng 3.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban Giám Đốc Phòng Tín Dụng Phòng Giám Đốc Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ Phòng Hành Chính – Nhân Sự (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn-Cần Thơ) Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn 17 3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban a/ Ban giám đốc  Giám đốc Là người đứng đầu, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị. Đại diện cho ngân hàng trong quan hệ trực thuộc và báo cáo cho Ngân hàng cấp trên. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban. Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.  Phó giám đốc Hỗ trợ và tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành Ngân hàng, được thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc vắng mặt (theo văn bản ủy quyền Giám đốc) và báo cáo kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại dơn vị. b/ Các phòng nghiệp vụ  Phòng tín dụng Thiết lập duy trì và mở rộng các mối quan hệ khách hàng, tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng, trực tiếp tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng. Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ. Phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức năng có liên quan. Quản lý sau giải ngân, giám sát khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay, thực hiện hợp đồng cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tín dụng từ đó trình lên Giám đốc để có kế hoạch cụ thể.  Phòng kế toán – ngân quỹ - Phòng kế toán Thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của Giám đốc hoặc người được ủy quyền. Quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nơ, thu lãi, trả lãi tiền vay, tiền gửi, chuyển nợ quá hạn, thu thập các thông tin trong ngày, giao chỉ tiêu tài chính quyết toán khoản tiền lương đối với chi nhánh trực thuộc, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước. Nhận và kiểm soát kịp thời các giấy tờ theo quy định của hồ sơ kế toán cho vay do cán bộ tín dụng chuyển đến, kiểm soát các chứng từ, hạch toán đảm bảo hợp lệ, đầy đủ theo đúng quy định về chế độ chứng từ kiểm toán hiện hành. 18 Tổng hợp sổ lưu sổ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước. - Phòng ngân quỹ Có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày, trực tiếp trong việc thu ngân và giải ngân khi có phát sinh trong ngày. Cuối mỗi ngày khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát mỗi ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lập bảng cân đối vốn và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên ban giám đốc. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dụng, giao khoán quỹ tiền lương cho cán bộ Ngân hàng.  Kiểm tra viên Phụ trách kiểm tra và kiểm soát tình hình hoạt động kinh doanh, kiểm tra sổ kế toán, các bảng báo cáo quyết toán tài chính của năm. Giải quyết các đơn thư khiếu nại liên quan đến hoạt động của Ngân hàng.  Phòng hành chính – nhân sự Có chức năng phân phối và hực hiện công tác quản lý theo dõi các tài sản, công cụ sử dụng chung của chi nhánh. Quản lý xe và các phương tiện đi lại, làm kế hoạch dự trữ, mua sắm các công cụ phương tiện phục vụ cho công tác chi nhánh. 3.1.4 Quy trình tín dụng tại ngân hàng (7) KHÁCH HÀNG (1) (5b) NGÂN QUỸ (6) (8) (5a) CÁN BỘ TÍN DỤNG (2) KẾ TOÁN (4) PHÒNG TÍN DỤNG BAM GIÁM ĐỐC (3) (Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn) Hình 3.2: Quy trình cho vay tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn Quy trình xét duyệt cho vay đối với một khách hàng của chi nhánh Ngân hàng là một vòng khép kín thể hiện trình tự nhất định mà khách hàng 19 vay vốn và cán bộ tín dụng (CBTD) bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo cho việc ra quyết định cho vay của chi nhánh Ngân hàng  Giải thích quy trình Bước 1: Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn xã của ngân hàng trực hướng dẫn khách hàng lập hố sơ vay vốn, tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, có trách nhiệm đối chiếu danh mục hồ sơ như quy định, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của từng loại hồ sơ. Bước 2: Nếu đủ điều kiện cán bộ tín dụng lập hồ sơ vay vốn và báo cáo hẩm định trình trưởng phòng tín dụng. Bước 3: Trưởng phòng tín dụng hoặc phó phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ thẩm định lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định tái thẩm định (nếu có) trình giám đốc quyết định. Bước 4: Giám đốc xem xét, kiểm tra lại hồ sơ vay vốn, báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay và giao lại phòng tín dụng. Bước 5: Cán bộ tín dụng thừa lệnh ban giám đốc: + Bước 5a: Nếu cho vay thì Ngân hàng cùng khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay. Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho phòng kế toán. + Bước 5b: Nếu không cho vay thì giám đốc thông báo bằng văn bản chuyển cho cán bộ tín dụng, cán bộ tín dụng có trách nhiệm thông báo trực tiếp cho khách hàng. Bước 6: Bộ phận kế toán nhận hồ sơ tiến hành thực hiện các nghiệp vụ như: hạch toán kế toán, ghi chứng từ, lưu giữ các hồ sơ xin vay có liên quan, sau khi hoàn tất chuyển cho bộ phận ngân quỹ. Bước 7: Bộ phận ngân quỹ nhận các giấy tờ chi tiền mặt từ kế toán và thực hiện giải ngân cho khách hàng. Bước 8: Sau khi cho vay, CBTD có trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng tiền vay, hiệu quả dự án, phương án sản xuất kinh doanh và hiện trạng tài sản đảm bảo tiền vay. 3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới có nhiều biến động. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cũng gặp không ít khó khăn và thách thức từ những biến động này. Do đó, qua bảng số liệu cùng với biểu đồ ta thấy các khoản thu nhập, chi phí lợi nhuận của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn thể hiện qua từng năm tăng giảm khác nhau. 20 Triệu đồng 100000 78.300 75.455 61.767 62.200 35.836 47.09141.120 28.980 50000 16100 13.688 5.971 6.856 0 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận Hình 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn a/ Thu nhập Giống như hầu hết các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn cũng có nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động tín dụng. Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập của ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 tăng giảm không đều. Trong 3 năm ta thấy năm 2011 có thu nhập tăng cao nhất. Nguyên nhân do nền kinh tế trong năm 2011 dần được ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức một con số, thời tiết thuận lợi không xuất hiện nhiều dịch bệnh từ đó tạo điều kiện tốt cho sản xuất của người dân. Vì vậy, thu nhập được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn trả vốn vay cho ngân hàng tốt hơn. Mặc khác, thu nhập của ngân hàng còn thu từ các hoạt động ngoài tín dụng như: thu chuyển tiền, thu phí chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên đến năm 2012 thì thu nhập của ngân hàng có phần giảm hơn. Do trong năm 2012 các ngân hàng trên địa bàn quận như Phương Đông, Vietinbank, Vietcombank,… đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm tham gia dự thưởng, ưu đãi lãi suất,… Thêm vào đó là nền kinh tế biến động liên tục kéo theo hoạt động tín dụng giảm, giá vàng và ngoại tệ cũng biến động làm cho khách hàng e ngại việc mua bán và trao đổi ngoại tệ trên thị trường. Sang 6 tháng đầu năm 2013 ta lại thấy thu nhập mà ngân hàng thu về vẫn khá cao. Tình hình sản xuất ở quận năm 2013, người dân tập trung sản xuất vào các tháng đầu năm để có thể tránh lũ tràn về nên nhu cầu cần vốn nhiều hơn hoàn trả vốn và các dịch vụ khác. b/ Chi phí Hoạt động ngân hàng có hiệu quả tốt được thể hiện qua thu nhập tăng. Tuy nhiên, để đánh giá được chính xác hơn hiệu quả kinh doanh ta còn phải dựa trên một chỉ tiêu khá quan trọng đó là chi phí. Chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với 21 thu nhập nhưng tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, vì vậy việc tăng giảm về thu nhập của ngân hàng cũng ảnh hưởng tăng hoặc giảm về chi phí. Do vậy, cùng với việc tăng về thu nhập thì chi phí của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn cũng tăng tương ứng. Cụ thể năm 2011 chi phí tăng cao so với năm 2010. Nguyên nhân cho việc tăng chi phí như vậy là để duy trì hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì ngân hàng phải chi cho nhiều hoạt động khác như: chi lương cho nhân viên, chi cho hoạt động tín dụng, chi cho hoạt động huy động vốn, chi cho máy móc, thiết bị. Không những thế, để duy trì hoạt động bền vững ngân hàng còn phải chi cho những khoản chi ngoài lãi khác như: chi dịch vụ quảng cáo, phát hành thẻ… Đến năm 2012, chi phí có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, giảm 0.70% so với năm 2011. Do việc tăng chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm trước đã có hiệu quả, khi nhiều khách hàng đã biết đến và quen với ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng cắt giảm bới cho những khoản chi dịch vụ quảng cáo. Và đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí vẫn tiếp tục giảm trong những khoản chi cho hoạt động phục vụ cho kinh doanh của ngân hàng. So với 6 tháng đầu năm 2012 chi ngoài lãi giảm 78,17%. Điều này cho thấy hoạt động của ngân hàng đã đi vào khuôn khổ, có được nguồn khách hàng ổn định. Ngân hàng đang thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa. c/ Lợi nhuận Lợi nhuận là một khoản mục mang một ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng. Để thu hút đước khách hàng tạo ra được lợi nhuận tối đa với chi phí hợp lí là vấn đề mà các ngân hàng luôn quan tâm và phản ánh rõ nét hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Tùy theo sự tăng giảm của chi phí và thu nhập mà lợi nhuận cũng sẽ tăng giảm theo. Từ bảng số liệu và biểu đồ 3.1 ta có thể thấy NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn luôn tạo ra được khoản chênh lệch đáng kể trong thu và chi. Đặc biệt lợi nhuận tăng mạnh nhất vào năm 2011, tăng 169,64%. Nguyên nhân của việc tăng vọt này là do thu từ các hoạt động tín dụng và các hoạt động cung ứng dịch vụ. Đồng thời ngân hàng cũng đã đẩy mạnh công tác thu lãi và vốn gốc, áp dụng chính sách thu lãi theo tháng, cán bộ tín dụng thường xuyên chấm điểm khách hàng để theo dõi và thu lãi khách hàng đúng hạn. Mặc khác, cùng với sự nới lỏng tiền tệ của NHNN thúc đẩy dòng tiền luân chuyển đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng sang đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận ngân hàng có sự biến động giảm. Do tình hình kinh tế biến động lớn khi Việt Nam đã gia nhập thị trường nước ngoài thì khi biến động kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, từ đó dẫn đến các hoạt động khác của ngân hàng cũng giảm đáng kể trong khi ngân hàng vẫn phải chi cho những 22 chi phí hoạt động của ngân hàng. Đây là những nguyên nhân làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm nhẹ. Nhìn chung, qua bảng số kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy được thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng tăng giảm không đều cùng với sự biến động của thị trường. Nhưng với sự nỗ lực của ngân hàng đã vượt qua và đạt kết quả tốt hơn trong việc thu lãi từ hoạt động cho vay. Đây là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng, điều đó cũng chứng tỏ hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Để biết sự nỗ lực của ngâ hàng đã đạt được kết quả tốt như thế nào ta hãy đi so sánh với NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy qua bảng số liệu 3.1 d/ So sánh kết quả hoạt động kinh doanh với NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy Nhìn vào bảng số liệu ta thấy kết quả kinh doanh của cả 2 ngân hàng tăng giảm không đều nhau. Do sự tác động chung của nền kinh tế bất ổn không lường trước được của Thành phố Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung. Các NHTM hay NHNo quận Ô Môn và Bình Thủy đều phải đối mặt với những vấn đề khó khăn. Nếu như từ năm 2010 đến năm 2011 tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của 2 ngân hàng đều có xu hướng tăng lên đáng kể nhưng nhận thấy rằng tốc độ tăng của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn có phần cao hơn so với NHNo bình Thủy. Cũng theo phân tích ở trên nguyên nhân tăng nhanh vào năm 2011 của NH quận Ô Môn là tăng cả thu nhập về lãi và ngoài lãi, tuy chi phí cho việc huy động vẫn tăng cao nhưng vẫn thấp hơn so với phần thu nhập cho nên lợi nhuận tăng cao như vậy. Còn NHNo quận Bình Thủy có tăng nhưng phần tăng không nhiều của khoản thu nhập từ dịch vụ khác, cùng với việc chi phí cho các khoản ngoài lãi như: chi tài sản, chi hợp đồng kinh doanh dịch vụ, chi dịch vụ thanh toán ngân quỹ, chi dự phòng rủi ro,… lại tăng thêm 21.644 triệu đồng cao rất nhiều so với năm 2010 nên kéo theo lợi nhuận bị giảm nhiều. Đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, NHNo quận Bình Thủy tuy hoạt động có lãi lợi nhuận tăng nhẹ nhưng việc tăng nhẹ của lợi nhuận là do ngân hàng Bình Thủy giảm khoản chi cho lãi huy động, cho thấy công tác huy động của NH Bình Thủy trong năm 2012 và nửa đầu năm 2013 chưa đạt hiệu quả cao. Ngược lại NHNo quận Ô Môn tuy có sự giảm nhẹ về lợi nhuận do nguồn thu từ hoạt động ngoài lãi tín dụng giảm trong khi nguồn thu từ tín dụng vẫn tăng. Cho thấy hoạt động kinh doanh NH Ô Môn vẫn đang có hiệu quả. Qua bước đầu so sánh kết quả kinh doanh của 2 NH ta thấy NHNo quận Ô Môn luôn cao hơn so với NHNo quân Bình Thủy. Đây cũng là một tín hiệu tốt cho NH, cũng như cho nền kinh tế Quận. 23 Bảng 3.1: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn và NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 6 tháng đầu năm 2011 I.Tổng thu nhập 47.091 Bình Thủy 51.931 Thu nhập từ lãi 28.019 Thu nhập ngoài lãi 2012 78.300 Bình Thủy 76.658 49.178 54.218 19.072 2.753 II. Tổng chi phí 41.120 Chi phí từ lãi Chi phí ngoài lãi 75.455 Bình Thủy 67.826 72.300 62.628 24.082 4.358 47.516 62.200 18.589 39.589 22.531 5.971 Ô Môn III. Lợi nhuận 2013 35.836 Bình Thủy 27.939 65.113 26.124 26.542 12.827 2.713 9.712 1.397 70.806 61.767 58.895 28.980 23.724 28.323 41.235 41.850 34.889 24.018 19.188 7.927 33.877 29.571 19.917 24.006 4.962 4.536 4.415 16.100 5.852 13.688 7.931 6.856 4.215 Ô Môn Ô Môn Ô Môn (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn và Nguyễn Thị Yến Linh 2012 – “Phân tích rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT quân Bình Thủy”) 24 e/ Thuận lợi và khó khăn - Thuận lợi + Về vị trí địa lí NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn nằm ở vị trí trung tâm quận Ô Môn ngay trên quốc lộ 91 thuận lợi cho các phường trong quận và có một phòng giao dịch dùng để phục vụ cho các phường vùng xa, điều này đã tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút vốn nhàn rỗi từ người dân nhiều hơn. + Ngân hàng hoạt động lâu năm trên địa bàn quận có được sự thân quen và tín nhiệm của khách hàng. + Cơ sở vật chất của ngân hàng được trang bị hiện đại và tương đối đầy đủ với hệ thống máy tính của các phòng ban được kết nối với nhau giúp cho hoạt động của ngân hàng nhanh, tiện lợi và hữu ích hơn. + Trong công tác tổ chức và quản lý bộ máy tổ chức đơn giản, cung cấp, xử lý thông tin kịp thời nhanh chóng và chính xác trong nội bộ tổ chức. Ngân hàng đã từng bước chấn chỉnh và khắc phục những khó khăn trong toàn bộ hoạt động tín dụng. + Người dân trong quận chủ yếu sống bằng nghề nông nên nhu cầu vay vốn cho sản xuất là rất cần thiết trong việc quay đồng vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. + Lãi suất cho vay của ngân hàng đối với khách hàng tương đối thấp hơn so với các NHTM cổ phần do đó thu hút được nhiều khách hàng. - Khó khăn + Đối tượng cho vay chủ yếu là người dân sản xuất nông nghiệp nên món vay thường vừa và nhỏ, địa bàn cho vay rộng nên phát sinh chi phí cao gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định và quản lý khách hàng. + Giá cả các mặt hàng nông sản luôn biến động, thị trường tiêu thụ bấp bênh, công nghệ chế biến chưa phát triển đã làm giảm thu nhập của người dân ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng. + Hoạt động ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn trong công tác thu hồi nợ tốt hay xấu coàn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, dịch bệnh, giá cả. Bởi vì đa số khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp. + Bên canh đó, việc cạnh tranh của các ngân hàng khác trên địa bàn quận cũng là vấn đề khá nghiêm trọng trong chiến lược huy động vốn, cho vay và các hoạt động khác của ngân hàng cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì các ngân hàng luôn đem ra những chiến lược Makerting cũng như các dịch vụ ưu đãi rất hấp dẫn. + Những quy định pháp luật chưa đồng bộ nên việc xử lý nợ, xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. 25 3.3 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG NĂM 2013 3.3.1 Mục tiêu hoạt động Mục tiêu trước mắt và lâu dài của Ngân hàng là không ngừng tăng thu nhập của năm sau cao hơn năm trước, tập trung huy động vốn, mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại nhằm tăng nhanh ngồn thu ngoài tín dụng như: chuyển tiền, trao đổi mua bán ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, dịch vụ thẻ các loại 3.3.2 Định hướng phát triển trong năm 2013 NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn đã xây dựng một kế hoạch kinh doanh tổng thể với tám nhóm biện pháp chính trải đều trên các lĩnh vực quan trọng như: Huy động vốn, điều hành chính sách tín dụng, điều hành tỷ giá, nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh, tiết giảm đầu tư và triệt để tiết kiệm chi phí, triển khai công tác an ninh xã hội, tăng cường công tác kiểm tra và giám sát, thực hiện công tác thông tin truyền thông và tuyên truyền. Trong công tác huy động vốn cần xác định rõ việc tuân thủ chính sách điều hành, quy định lãi suất của NHNN. Bám sát diễn biến thị trường, cập nhật thông tin thị trường, điều hành công tác huy động vốn trên cơ sở cân đối cung – cầu vốn thực tế. Tập trung kiên quyết củng cố, duy trì và giữ vững nguồn vốn nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng hợp lý. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng cho khách hàng nhằm phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn dịnh kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh xã hội. Tập trung ưu tiên vốn phục vụ cho phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kiểm soát và giảm tối đa tăng trưởng tín dụng cho khu vực phi sản xuất. Đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu, hình ảnh, góp phần xây dựng thương hiệu NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn ngày càng phát triển hơn. 26 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 4.1 CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG 4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Muốn hoạt động có hiệu quả ngân hàng phải có kế hoạch về nguồn vốn. Cơ cấu trong tổng nguồn vốn ngân hàng gồm 2 bộ phận: Vốn huy động tại chỗ của ngân hàng và vốn điều chuyển từ NH cấp trên ( NHNo&PTNT chi nhánh Cần Thơ) 2011 2010 25,48 72,75 27,25 74,52 2012 15,29 84,71 Vốn huy động Vốn điều chuyển Hình 4.1: Tỷ trọng nguồn vốn Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 Qua bảng số liệu cho thấy nguồn vốn của ngân hàng qua các năm đều tăng với tốc độ nhanh. Lợi thế của ngân hàng là NHNo&PTNT Việt Nam nên luôn nhận được sự quan tâm và giúp đỡ về nhiều mặt của ngân hàng cấp trên, nếu ngân hàng không huy động đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay thì ngân hàng cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho ngân hàng - Vốn huy động: Nhìn vào biểu đồ tỷ trọng ta có thể dễ dàng thấy rằng tình hình vốn huy động trong 3 năm 2010 -2012 luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Vốn huy động tăng do tình hình sản suất kinh doanh 27 của ngân hàng có nhiều lợi nhuận. Đặc biệt đối với người dân thì sản phẩm nông nghiệp của họ trong những năm qua luôn được mùa và giá cả phải chăng nên đã giúp cho bà con thu được lợi nhuận cao. Mặc khác, công tác đền bù giải tỏa trên địa bàn quận vẫn đang tiếp tục thực hiện. Vì vậy, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân khá lớn, người dân thường có thói quen chọn giải pháp an toàn là gửi tiền vào ngân hàng khi không có đầu tư nhằm hưởng lãi tăng thêm thu nhập. Từ đó nên nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên. - Vốn điều chuyển: Hầu hết các ngân hàng không riêng gì NHNo&PTNT chi nhánh quân Ô Môn nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu vốn của khách hàng. Vì vậy, ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ thì ngân hàng còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với nguồn vốn huy động nên làm chi phí hoạt động kinh doanh tăng lên gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do đó ngân hàng luôn phấn đấu tăng nguồn vốn huy động để làm giảm nguốn vốn này xuống. Nhìn chung qua 3 năm vốn điều chuyển của ngân hàng tăng trưởng không ổn định. Do đến năm 2011 nền kinh tế quận Ô Môn đang dần hồi phục trở lại, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi nên doanh nghiệp muốn mở rộng thêm quy mô sản xuất, một bộ phận người dân muốn đầu tư thêm vào sản xuất chăn nuôi nên nhu cầu vốn vay của khách hàng với ngân hàng tăng lên. Trước tình hình đó, nguồn vốn huy động của ngân hàng không đáp ứng đủ nên ngân hàng phải xin chuyển vốn từ ngân hàng cấp trên. Sang năm 2012, nguồn vốn huy động tăng nhanh do ngân hàng làm tốt công tác huy động vốn nên ngân hàng đã có thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Bên cạnh đó nhu cầu đầu tư vào sản xuất của người dân có xu hướng chậm lại nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng đã đáp ứng đủ nên ngân hàng không cần dùng đến nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên nữa. Vì vậy mà vốn điều chyển trong năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011. Qua việc phân tích nguồn vốn của ngân hàng vẫn tăng trưởng hàng năm. Mà trong đó nguồn vốn huy động tăng nhanh chiếm tỷ trong lớn qua các năm là điều đáng mừng cho chi nhánh ngân hàng. Nguồn vốn điều chuyển có xu hướng giảm mạnh, mức giảm này vẫn thấp hơn mức tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng làm cho tổng nguồn vốn ngân hàng vẫn tăng lên. 4.1.2 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 Theo bảng số liệu thống kê được cơ cấu nguồn vốn ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 có sự tăng trưởng vượt bậc. Nguyên nhân có sự tăng trưởng nhanh trong cơ cấu nguồn vốn là sư tăng trưởng mạnh của nguồn vốn huy động của ngân hàng so với đầu kỳ. Do ngân hàng đã đẩy mạnh công tác tiếp thị bằng nhiều hình thức nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi một cách tối đa. Bên cạnh đó, ngân hàng còn triển khai văn hóa Agribank đến từng cán bộ 28 nhân viên càng nâng cao vai trò, trách nhiệm, phong cách giao tiếp văn minh lịch sự đối với khách hàng. Mặc khác, khi nguồn vốn từ huy động tăng nhanh đã đáp ứng đủ nhu cầu về vốn của khách hàng vì vậy nguồn vốn điều chuyển được ngân hàng tiết giảm tối đa nhằm giảm chi phí góp phần nâng cao lợi nhuận. 4.1.3 So sánh cơ cấu nguồn vốn với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Bình Thủy Tuy nhiên, muốn biết nguồn vốn của Ngân hàng có thật sự tốt ta hãy đi so sánh với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Bình Thủy. Nhìn vào bảng số liệu 4.1 cho thấy tổng nguồn vốn của cả 2 NH đều có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này là tín hiệu đáng mừng cho 2 ngân hàng. Nhưng giữa 2 NH ta có thể thấy nguồn vốn của NHNo quận Ô Môn luôn cao hơn với NHNo quận Bình Thủy. Mà trong đó, nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ quyết định. Nguồn vốn huy động của NHNo Ô Môn cao hơn nhiều so với nguồn vốn huy động NH Bình Thủy. Trong những năm từ 2010 – 2012 NH Ô Môn luôn chú trọng công tác huy động vốn, tổ chức tuyên truyền, tận dụng ngồn lực tối đa của NH nhằm để huy động vốn nhàn rỗi trong người dân. Một phần do quận nằm trong những dự án đền bù lớn của Thành phố nên lượng tiền nhàn rỗi trong dân khá cao. Với những điều kiện như vậy, NH đã có những biện pháp tích cực và hiệu quả trong công tác huy động vốn do đó nguồn vốn huy động luôn ở mức cao đáp ứng đủ nhu cầu vốn của khách hàng . Chính vì vậy mà NH đã tiết giảm rất nhiều nguồn vốn từ ngân hàng cấp trên để tăng phần lợi nhuận. Đây là một xu hướng rất tốt cho NHNo quận Ô Môn cần tiếp tục phát huy. Trong khi NH quận Bình Thủy tổng nguồn vốn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên, do đó nguồn vốn huy động tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách làm cho phần chi phí tăng cao dẫn đến lợi nhuận của NH giảm xuống. Trong năm 2012 và 6 tháng đẩu năm 2013 NHNo quận Bình Thủy cũng đã có những biện pháp nhằm tăng vốn huy động lên đáng kể nhưng vẫn chưa thể tự đáp ứng đủ nhu cầu vốn. Từ việc so sánh cơ cấu nguồn vốn với NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy ta thấy được cơ cấu nguồn vốn của NHNo quận Ô Môn là điều đáng mừng. 29 Bảng 4.1: So sánh cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Bình Thủy ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 Ô Môn 6 tháng đầu năm 2011 Bình Thủy Ô Môn 2012 Bình Thủy Ô Môn 2013 Bình Thủy Ô Môn Bình Thủy Vốn huy động 323.102 142.519 380.120 171.246 505.560 223.437 557.098 256.853 VĐC 121.000 263.525 130.000 270.648 9.100 226.205 6.478 209.720 Tổng nguồn vốn 444.102 406.044 510.120 441.894 514.660 449.642 563.576 466.573 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn và Nguyễn Thị Yến Linh 2012 – “Phân tích rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT quân Bình Thủy”) 30 4.2 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 4.2.1 Tình hình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010 2012 Thông qua bảng số liệu 4.2 ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng luôn ở chiều hướng tốt, qua việc nguồn vốn huy động đều tăng qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012. Nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng như vậy chủ yếu từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã làm rất tốt trong công tác huy động vốn khi tiền gửi của năm sau luôn cao hơn năm trước. Để có được những kết quả tốt như vậy ngân hàng đã có những biện pháp ưu đãi cho khách hàng cần gửi tiền tiết kiệm: gửi tiền tiết kiệm khi khách hàng rút trước hạn nhưng vẫn được hưởng lãi suất có kỳ hạn, nhân kỷ niệm 24 năm thành lập ngân hàng đưa ra các chương trình tiết kiệm dự thưởng trúng vàng, chuyến đi du lịch. Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền % Tiền gửi của 163.047 193.012 252.889 198.971 29.965 18,38 các TCKT Tiền gửi 153.164 179.301 236.139 333.524 26.137 17,06 dân cư Tiền gửi 6.891 7.798 16.532 24.603 907 13,16 kho bạc Tổng 2012/2011 Số tiền % 59.877 31,02 56.838 31,70 8.734 112,00 323.102 380.111 505.560 557.098 57.009 17,64 125.449 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn) 31 33,00 Mặc khác, ngân hàng còn tận dụng tối đa nguồn nhân lực: nhân viên ngân hàng thông qua người thân, bạn bè hoặc đi đến tận nhà để thuyết phục khách hàng có nguồn vốn nhàn rỗi để gửi tiền vào ngân hàng. Tiền gửi kho bạc cũng tăng qua các năm nhưng không nhiều do các dự án trong quận đang trong giai đoạn từng bước phát triển. Đặc biệt năm 2012 nền kinh tế có phần ổn định hơn do đó khoản tiền vốn này tăng nhanh hơn so với các năm trước.Trong tiền gửi thanh toán, ngân hàng đã đưa ra mức phí thanh toán thấp hơn so với các ngân hàng khác. Ngoài ra, ngân hàng có địa bàn hoạt động rộng và mạng lưới hệ thống ATM phân bố nhiều nơi thuận tiện cho khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Điều này đã chứng tỏ ngân hàng rất chú trọng công tác huy động vốn, tổ chức tuyên truyền quảng bá huy động vốn của ngân hàng tại khu vực đông dân cư, khu thương mại,… để khách hàng hiểu rõ hơn về hình thức khi gửi tiền vào ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng giải đáp những thắc mắc và xư lý những khó khăn vướng mắc của khách hàng về các khoản phí bị trừ không hợp lý hoặc xử lý nhanh chóng việc khóa tài khoản khi khách hàng bị mất thẻ, góp phần tạo thuận tiện cho khách hàng khi gửi tiền cũng như rút tiền. Tóm lại, cần có sự quan tâm đúng mức của BGĐ và sự nổ lực nhiều hơn nữa của toàn thể CBNV ngân hàng trong vấn đề liên quan đến việc đa dạng các loại hình huy động vốn, đề ra nhiều hơn các chính sách, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút tiền gửi nhàn rỗi trong dân cư vì đây là nguồn tiền tương đối ổn định. 4.2.2 Tình hình hình huy động vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 Tình hình nguồn vốn huy động của 3 năm 2010 – 2012 tăng trưởng liên tục. Tiếp theo đà phát triển đó, nguồn vốn huy động của 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tăng mạnh. Qua bảng số liệu 4.3 cho ta thấy rõ hơn sự tăng trưởng nguồn vốn huy động trong 6 tháng đầu năm. Tiền gửi dân cư trong 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng nhanh đạt 333.524 triệu đồng chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng nguồn vốn. Trong khi đó tiền gửi của các TCKT cũng tăng nhưng tăng nhẹ. Đặc biệt, tiền gửi kho bạc có xu hướng tăng mạnh, tăng 8.071 triệu đồng so với cuối kỳ năm 2012. Do trong giai đoạn nửa đầu năm 2013, nền kinh tế quận đang phát triển các dự án cũng đang trong giai đoạn triển khai. Bên cạnh đó, mỗi nhân viên ngân hàng tích cực huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi, nhất là nguồn vốn từ bồi hoàn các dự án lớn của quân trong dân cư. Ngân hàng còn phát động nhiều phòng trào thi đua đến từng cán bộ nhân viên, có chế đọ khen thưởng đối với mỗi đoàn viên tích cực trong công tác huy động vốn. Mặc dù nguồn vốn trong 6 tháng đầu năm 2013 có sự tăng trưởng vượt kế hoạch nhưng Ban lãnh đạo và mỗi cán bộ nhân viên đề không chủ quan lơ 32 là mà tiếp tục phấn đấu ổn định nguồn vốn và ngày một tăng trưởng hơn, nhất là trong lúc cạnh tranh lãi suất huy động giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt. Nhìn chung tình hình huy động vốn của NH qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 luôn tăng trưởng ổn định mặc dù gặp phải nhiều khó khăn. Nhưng để thấy rõ nguồn vốn huy động của NH có thật sự tốt hay không ta hãy đi so sánh với nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy trong bảng số liệu 4.3 sau Bảng 4.3: So sánh tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Bình Thủy qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Năm Chỉ tiêu 2010 Ô Môn Tiền gửi 163.047 của các TCKT Tiền gửi 153.164 dân cư Tiền gửi 6.891 kho bạc Tổng 2011 2012 2013 Bình Thủy Ô Môn Bình Thủy Ô Môn Bình Thủy Ô Môn Bình Thủy 60.243 193.012 47.749 252.889 47.239 198.971 43.276 76.931 179.301 118.221 236.139 162.548 333.524 194.512 5.345 7.798 5.276 16.532 13.650 24.603 19.065 323.102 142.519 380.111 171.246 505.560 223.437 557.098 256.853 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn và Nguyễn Thị Yến Linh 2012 – “Phân tích rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT quân Bình Thủy”) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động của 2 chi nhánh NH luôn tăng lên hàng năm. Nhưng trước tiên ta hãy cùng so sánh nguồn vốn huy động dựa trên hai kênh huy động chính mà các ngân hàng thường sử dụng đó là huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và huy động từ tiền gửi tiết kiệm của cá nhân. So sánh 2 kênh huy động này của 2 NH ta nhận thấy lượng 33 tiền mà NHNo quận Ô Môn huy động được từ hai kênh này luôn tăng qua từng năm và ở mức chênh lệch không quá lớn. Điều này cho thấy Ban lãnh đạo của NH luôn chú trọng nâng cao công tác huy động vón từ hai kênh này cùng lúc. Như vậy ngân hàng sẽ tránh được những rủi ro trong công tác huy động vốn. Vì nếu như không may một trong hai kênh huy động gặp vấn đề thì ngân hàng vẫn có thể tiếp tục huy động trên kênh còn lại. Khác với NHNo quận Bình Thủy, dù trên địa bàn quận Bình Thủy có khá nhiều khu công nghiệp nhưng nguồn vốn huy động được của NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy từ nguồn này chiếm tỷ lệ không cao so với nguồn vốn huy động từ cá nhân trong tổng nguồn vốn huy động tại ngân hàng. Do đó dẫn đến mất cân đối trong hai kênh huy động vốn chủ yếu của chi nhánh, làm cho công tác huy động vốn của chi nhánh gặp nhiều rủi ro hơn. Vì nếu như kênh huy động vốn từ cá nhân gặp khó khăn thì ngân hàng sẽ không đủ vốn cho nhu cầu vay của khách hàng, dẫn đến phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên hơn. Mặc khác, trong tổng nguồn vốn huy động của NHNo Ô Môn luôn cao hơn tổng nguồn vốn huy động của NHNo Bình Thủy còn có một phần là do vốn từ kho bạc cũng cao hơn. Lượng tiền huy động từ nguồn này tại NH Ô Môn tăng không nhiều nhưng vẫn ổn định qua từng năm và đến 6 tháng đầu năm 2013. Trái với NH Bình Thủy nguồn vốn từ kho bạc cũng có chiều hướng tăng trong các năm nhưng tỷ lệ tăng trưởng lại không ổn định. 4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 4.3.1 Phân tích hoạt động tín dụng qua 3 năm 2010-2012 Bảng 4.4: Tình hình tín dụng Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu % Số tiền 338.995 474.593 574.258 135.598 40,00 99.665 21,00 332.136 441.372 473.151 109.236 32,89 31.779 7,20 180.763 213.984 315.091 18,38 101.107 47,25 2010 Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Nợ xấu 2.042 2011 1.990 2012 1.413 Số tiền 33.221 (52) (2,55) (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn) 34 % (577) (28,99) Trong hoạt động của ngân hàng, tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng của ngân hàng. Hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro cũng như cơ hội của ngân hàng. Do đó, công tác phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng luôn phải được thực hiện thường xuyên và chặt chẽ để sớm hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và nắm bắt tốt những cơ hội cho ngân hàng. Thông qua tình hình cho vay của ngân hàng chúng ta có thể biết được ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả hay không. Một trong những nhân tố dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh là doanh số cho vay mà ngân hàng đã đạt được. Vì doanh số cho vay sẽ mang lại nguồn thu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Qua bảng số liệu 4.4 ta thấy doanh số cho vay tăng liên tục theo từng năm 2010 -2012. Để hiểu rõ hơn chúng ta xem xét doanh số cho vay cụ thể theo thời hạn, theo ngành nghề kinh tế, theo thành phần kinh tế sau a/ Doanh số cho vay  Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn để từ đó biết được tình hình cũng như hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Phần lớn người dân trên địa bàn quận sống chủ yếu bằng nghề nông nên ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay nông nghiệp cao hơn so với các ngành khác mà thời hạn cho vay là cho vay ngắn hạn cao hơn so với cho vay trung và dài hạn. Do khách hàng vay là người nông dân nên chu kỳ sản xuất không quá lâu thường thì một năm hoặc vài tháng. Qua bảng số liệu cho thấy tình hình cho vay có sự gia tăng qua từng năm. Tốc độ tăng liên tiếp qua các năm có sự tăng trưởng của khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với trung và dài hạn.  Cho vay ngắn hạn: Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay theo thời hạn tại ngân hàng và ổn định qua các năm. Cho vay ngắn hạn dù không mang lại lợi nhuận cao như cho vay trung và dài hạn, vì lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn cho vay trung và dài hạn, nhưng nó có ưu điểm là thời gian thu hồi vốn nhanh, dựa trên phương án khả thi và khách hàng có đủ năng lực hoàn trả, cán bộ tín dụng có thể dễ dàng kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng các khoản vay, vì thế nó có thể hạn chế được rủi ro tín dụng, nên chi nhánh đã chú trọng hơn trong việc đầu tư ngắn hạn. Hơn nữa, quận Ô Môn là quận đang trên đà phát triển đa dạng các ngành nghề mà phần lớn các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn. Mặc khác, khách hàng vay của ngân hàng chủ yếu là hộ nông dân để sản xuất nông nghiệp và cũng do đặc tính của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, thời gian sinh trưởng và thu hoạch tương đối ngắn thường thì từ 3-4 tháng nên đã tạo nên vòng luân chuyển vốn ngắn hạn liên tục để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho người dân sản xuất vụ mùa tiếp theo. 35 Trong năm 2011 cho vay ngắn hạn đã tăng 37,97% so với năm 2010. Đến năm 2012, ngân hàng tiếp tục tăng doanh số cho vay ngắn hạn. Từ tháng 02/2012 Ngân hàng No&PTNT đã giảm lãi suất cho vay từ 1,0% - 1,5% đối với mọi khách hàng vay vốn. Theo đó nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng lên đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vì bên cạnh sản xuất theo mùa vụ của người dân còn theo hình thức xen canh, luân canh kết hợp đã tác động doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên liên tục từ năm 2010 – 2012.  Cho vay trung và dài hạn: Bên cạnh cho vay ngắn hạn tăng liên tục qua các năm thì doanh số cho vay trung – dài hạn tăng giảm không đều nhau. Nguyên nhân của việc tăng lên nhanh chóng như vậy của khoản cho vay trung – dài hạn là do trong năm 2011 tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp, một bộ phận người dân chuyển dịch mô hình sản xuất cho phù hợp với tình hình kinh tế như: chuyển dịch mô hình sản xuất từ cây lúa sang làm vườn hay từ làm ruộng sang cải tạo thành ao nuôi cá hoặc sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh buôn bán,.. Qua đến năm 2012 do NHNo&PTNT đã tập trung nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Mặc khác, nông nghiệp nông thôn phát triển không ổn định, thu hoạch năng suất không cao, thương lái ép giá nên lợi nhuận của người dân giảm, khách hàng trả nợ vay không được nên NH hạn chế cho vay lại. Thêm vào đó, nhiều khách hàng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nóng vội chưa tìm hiểu kỹ như cầu cũng như cách thức sản xuất kinh doanh nên đã không đạt được hiệu quả như mong muốn trong khi chi phí tăng cao dẫn đến thua lỗ. Vì vậy, người dân không dám đầu tư dài hạn nữa dẫn đến doanh số cho vay trung dài hạn thấp đi. Nhìn chung, đạt được doanh số cho vay như vậy là do ngân hàng có chính sách kinh doanh thích hợp đối với khách hàng truyền thống của mình, như chính sách khách hàng liên quan đến người gởi tiền, đồng thời cũng có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng mới đến giao dịch. Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro, NHNo&PTNT thường thận trọng trong việc cho vay vốn, kiên quyết không thực hiện khi bên vay không có một phương án kinh doanh khả thi hoặc không có mục đích rõ ràng.  Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn tập trung cho vay các nhóm ngành nghề chủ yếu như nông nghiệp thủy sản, thương mại dịch vụ và một số ngành khác  Nông nghiệp – Thủy sản Nhìn chung thì doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp của ngân hàng vẫn tăng đều qua 3 năm. Do quận Ô Môn là quận có hơn 80% dân số là hộ sản xuất sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Năm 2011 tăng thêm 118.983 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân tăng trong năm 2011 là chi 36 phí cây ăn quả, cây lúa ngày một tăng cao ngay từ khâu chăm sóc, cây giống, phân bón thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị phục vụ cho nông nghiệp. Mặc khác, thủy sản cũng là ngành tiềm năng phát triển trong những năm gần đây, tiêu biểu là cá tra và cá basa được xem là con cá chủ lực trong phát triển ngành thủy sản của quận. Hơn nữa, quận Ô Môn có nhiều sông lớn và nguồn nước dồi dào nhất là 2 phường Thới Long và phường Thới An thì mô hình nuôi cá tra cá basa lại càng phát triển. Cho nên nhu cầu vốn tăng cao làm cho doanh số cho vay cũng tăng cao. Đến năm 2012 người dân trên địa bàn quận đã đút kết được kinh nghiệm từ năm 2011 nên đã áp dụng khoa học kỹ thuật từ khâu chọn giống, kết hợp phân bón thuốc hóa học với phân bón hữu cơ để tiết kiệm chi phí giảm thiệt hại. Bên cạnh đó người dân còn mạnh dạn đầu tư trồng thêm một số cây ăn quả có giá trị cao trên thị trường: bưởi da xanh, măng cụt,… nhiều hơn so với việc nuôi cá. Năm 2011 người dân nhận thấy mô hình nuôi cá có hiệu quả cao nên đổ xô nhau đầu tư nuôi cá tra cá basa, tuy nhiên quá nhiều hộ nuôi thì giá sẽ giảm xuống trong khi chi phí lại tăng cao, một mặt việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài gặp khó khăn điển hình như nhiều lô hàng bị trả lại do không đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng, các công ty nước ngoài kiện Việt Nan bán phá giá,.. Từ đó nhận thấy sự bất lợi của việc nuôi cá người dân không còn hăng hái trong việc nuôi cá mà chuyển sang trồng trọt. Tuy vậy nhưng lượng vốn cần của khách hàng vẫn càng cao cho những dự án trồng vườn, nhận thấy được phương án khả thi, ý thức trả nợ tốt nên ngân hàng đã cung cấp nguồn vốn lớn để giúp bà con nông dân có vốn sản xuất mở rộng quy mô nông nghiệp, cải thiện cuộc sống. Nhờ vậy mà doanh số cho vay tiếp tục tăng trong năm 2012.  Thương mại dịch vụ Địa bàn quận Ô Môn còn có khá nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo mang tính chất hộ gia đình. Do đó nhu cầu về vốn để đổi mới trang thiết bị sản xuất để bắt kịp được hướng sản xuất dây chuyền trong những năm gần đây là khá lớn. Nắm bắt được tình hình trên ngân hàng đã tập trùng chú trọng cho vay trong lĩnh vực này nhằm mang lại lợi nhuận dự phòng bù đắp rủi ro hộ nông nghiệp. Vì trước tình hình kinh tế hiện nay mô hình sản xuất dịch vụ như trên sẽ có khả năng đem lại lợi nhuận nhanh hơn trồng trọt hay nuôi cá. Loại hình thương mại phát triển rất đa dạng ở quận như đại lý vật tư, xăng dầu, nước giải khát, phân bón, thuốc trừ sâu,.. những hoạt động này nhằm phục vụ cho sản xuất nông dân. Do đó nhu cầu vốn cho ngành cũng tăng đều hàng năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn quận ngày càng được chú trọng, góp phần đưa nền kinh tế của quận phát triển hơn. 37 Bảng 4.5: Doanh số cho vay Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu I. Theo thời hạn cho vay Ngắn hạn Trung - Dài hạn II. Theo ngành kinh tế Nông nghiệp - Thủy sản Thương mại - Dịch vụ Ngành khác III. Theo loại hình kinh tế Hộ sản xuất Doanh nghiệp 2010 Chênh lệch 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền 338.995 220.150 118.845 338.995 270.182 6.091 62.722 338.995 197.044 141.951 100,00 64,94 35,06 100,00 79,70 1,80 18,50 100,00 58,13 41,87 474.593 303.741 170.853 474.593 389.165 11.864 73.564 474.593 273.515 201.078 100,00 64,00 36,00 100,00 82,00 2,50 15,50 100,00 57,63 42,37 574.258 455.050 129.208 574.258 430.500 22.786 120.972 574.258 402.946 176.312 2011/2010 % 100,00 79,24 22,50 100,00 74,97 3,97 21,07 100,00 70,17 30,70 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn) 38 Số tiền 135.598 83.591 52.008 135.598 118.983 5.773 10.842 135.598 76.471 59.127 2012/2011 % Số tiền 40,00 99.665 37,97 151.309 43,76 (41.645) 40,00 99.665 44,04 41.335 94,78 10.922 17,29 47.408 40,00 99.665 38,81 129.431 41,65 (24.766) % 21,00 49,82 (24,37) 21,00 10,62 92,06 64,44 21,00 47,32 (12,32)  Ngành khác Ngoài việc cho vay trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh buôn bán, dịch vụ thì ngân hàng còn cho vay phục vụ tiêu dùng như mua xe, mua nhà, sửa nhà, mua trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất,...Nhằm tạo sự liên kêt và hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành trong quận với nhau, góp phần tác động qua lại thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Các nhóm ngành khác bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau cho nên lượng vốn vay cũng khác nhau và có số lượng lớn. Nhìn qua bảng số liệu ta có thể dễ dàng thấy lượng vốn vay của ngành khác cũng tăng liên tục qua 3 năm cho thấy nền kinh tế bước đầu ổn định người dân có thể yên tâm sản xuất kinh doanh. Do đó các ngành khác cũng từng bước phát triển hơn trước.  Doanh số cho vay theo loại hình kinh tế Với mục tiêu chính trong hoạt động kinh doanh là “Mang sự phồn thịnh đến với khách hàng”, NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn cho vay hầu hết mọi thành phần kinh tế trên địa bàn quận. Trong cơ cấu cho vay theo loại hình kinh tế thì cho vay cá thể, hộ sản xuất là thành phần cho vay chủ yếu của ngân hàng. Nhưng trong những năm gần đây do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương nên cơ cấu cho vay của NH cũng có sự thay đổi. Dựa vào bảng số liệu 4.6 cho thấy doanh số cho vay hộ sản xuất trong năm 2011 có sự tăng nhẹ so với năm 2010, nhưng doanh số cho vay doanh nghiệp lại có sự tăng mạnh hơn. Chứng tỏ NH có xu hướng cho vay doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đa dạng hóa khách hàng giảm thiểu rủi ro. Mặc khác, cũng do tiến trình đô thị hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm dần nên công tác cho vay hộ sản xuất có tốc độ tăng có phần chậm hơn. Thêm vào đó, quận Ô Môn là quận có vị trí địa lý giáp với nhiều khu công nghiệp số lượng doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều nên việc cho vay doanh nghiệp tăng lên là phù hợp với tình hình kinh tế địa bàn. Đến giai đoạn năm 2012 doanh số cho vay phát triển theo hướng ngược lại. Doanh số cho vay hộ sản xuất tăng nhanh còn cho vay doanh nghiệp lại giảm xuống. Nguyên nhân của việc thay đổi này do năm 2011 NH thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất theo quyết định 131/QĐ-TTg và quyết định 443/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ đặc biệt hỗ trợ cho cá nhân hộ sản xuất. Mặc khác, do năm 2012 nền kinh tế không ổn định, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, bị các doanh nghiệp nước ngoài ép giá, làm cho các doanh nghiệp mất tính đảm bảo khả năng trả nợ, làm tăng nợ xấu nợ quá hạn cho ngân hàng. Nhìn chung hoạt động cho vay của NH qua 3 năm 2010 – 2012 là khá tốt. NH đã mở rộng quy mô tín dụng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế và các 39 thành phần kinh tế. NH mở rộng cho vay và đầu tư, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng đổi mới kinh tế và chuyển dịch theo hướng: mở rộng cho vay đầu tư sản xuất; cơ cấu tín dụng phù hợp với phương hướng chiến lược và phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. b/ Doanh số thu nợ Mục đích hoạt động của các ngân hàng nói chung cũng như NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn nói riêng chủ yếu là lợi nhuận. Vì lợi nhuận phản ánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Bên cạnh việc cho vay thì việc thu nợ cũng không kém phần quan trọng. Sau khi giải ngân thì nhiệm vụ của cán bộ là phải kiểm tra thường xuyên xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không. Có như vậy mới đảm bảo được khả năng trả nợ của khách hàng khi đến hạn. Nếu như nguồn vốn phát vay của ngân hàng không được thu hồi đúng hạn và đầy đủ sẽ có thể dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh. Do đó, công tác thu hồi nợ là một nhiệm vụ quan trọng góp phần bảo toàn vốn cho ngân hàng. Mặc khác, doanh số thu nợ cao hay thấp nó cũng phản ánh việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đem lại hiệu quả hay không  Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ của ngân hàng chênh lệch giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ không nhiều cho thấy hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Doanh số thu nợ càng nhiều thì việc cấp tín dụng càng được mở rộng, thu hút được nhiều đối tượng cho vay.  Doanh số thu nợ ngắn hạn: Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng đều trong các năm tuy nhiên tỷ lệ tăng không cao. Năm 2011 tình hình thu nợ có khả quan hơn đối với năm 2010 đến năm 2012 có tỷ lệ nợ thu được cao nhất trong 3 năm, số nợ thu được chiếm 79,10% trong tổng doanh số thu nợ. Sở dĩ đạt được kết quả tốt như vậy là do trong những năm gần đây tình hình sản xuất gặp nhiều thuận lợi, người dân đã biết kết hợp khoa học kỹ thuật vào canh tác, đúc kết được kinh nghiệm từ những thất bại nên thu nhập của người dân cũng ổn định hơn. Ngoài ra, doanh số thu nợ tăng lên một phần cũng là do sự cố gắng nỗ lực của mỗi cán bộ tín dụng trong việc thẩm định tình hình sản xuất và khả năng trả nợ của khách hàng, kiểm tra theo dõi việc sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, tận tình động viên đôn đốc khách hàng về ý thức trả nợ vay đúng hạn nhằm tránh tình trạng chuyển thành nợ xấu, nợ quá hạn vừa phải chịu lãi suất phạt cao vừa gặp khó khăn trong những lần giao dịch tiếp theo. Chứng tỏ công tác thu hồi nợ được ngân hàng quan tâm tốt trong các khoản vay ngắn hạn. Vì vậy, ngân hàng sẽ dễ dàng trong việc quay vòng vốn nhanh hơn, hiệu quả kinh doanh cũng sẽ tốt hơn. 40 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu I. Theo thời hạn cho vay Ngắn hạn Trung - Dài hạn II. Theo ngành kinh tế Nông nghiệp - Thủy sản Thương mại - Dịch vụ Ngành khác III. Theo loại hình kinh tế Hộ sản xuất Doanh nghiệp 2010 Chênh lệch 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền 332.136 100,00 441.372 100,00 473.151 215.791 64,97 278.064 63,00 374.262 116.345 35,03 163.308 37,00 98.889 332.136 100,00 441.372 100,00 473.151 265.934 80,07 377.836 85,60 385.380 5.207 1,57 10.674 2,42 20.146 60.995 18,36 52.862 11,98 67.625 332.136 100,00 441.372 100,00 473.151 198.096 59,64 260.824 59,09 347.846 134.040 40,36 180.548 40,91 125.305 % 100,00 79,10 20,90 100,00 81,45 4,26 14,29 100,00 73,52 26,48 2011/2010 Số tiền 109.236 62.273 46.963 109.236 111.902 5.467 (8.133) 109.236 62.728 46.508 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn) 41 2012/2011 % Số tiền % 32,89 31.779 7,20 28,86 96.198 34,60 40,37 (64.419) (39,45) 32,89 31.779 7,20 42,08 7.544 2,00 104,99 9.472 88,74 (13,33) 14.763 27,93 32,89 31.779 7,20 31,67 87.022 33,36 34,70 (55.243) (30,60)  Doanh số thu nợ trung – dài hạn: Không như tình hình thu nợ ngắn hạn tăng trong các năm mà tình hình thu nợ trung – dài hạn tăng giảm không đều nhau qua từng giai đoạn của ngân hàng. Trong năm 2011 ngân hàng chia nhỏ các khoản nợ thành nhiều kỳ từ đó thuận tiện cho việc trả nợ của khách hàng, giảm áp lực về khoản nợ lớn cho khách hàng trong thời gian nền kinh tế biến động xấu. Vì vậy, so với năm 2010 thu nợ trung – dài hạn vẫn hoạt động tốt và có phần tăng cao hơn. Nhưng sang đến năm 2012, doanh thu nợ lại bị giảm xuống, tuy nhiên tỷ lệ giảm không nhiều so với 2011. Nguyên nhân trong sản xuất cũng như kinh doanh người dân gặp phải những vấn đề khó khăn: chi phí nguyên vật liệu tăng cao làm cho chi phí bỏ ra nhiều hơn, tiếp theo đó là giá cả thành phẩm làm ra không tốt, thu nhập người dân không đủ do phải chi trả chi phí sản xuất vừa phải trả lãi cho ngân hàng. Dẫn đến tình trạng trì trệ thanh toán vốn vay hoặc có thể không thể hoàn trả được, từ đó làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng bị giảm sút trong năm 2012  Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế Kết hợp số liệu bảng 4.6 ta thấy tình hình thu nợ theo ngành nghề kinh tế tại ngân hàng nhìn chung có xu hướng tăng dần trong các năm 2010 -2012  Nông nghiệp – Thủy sản: Đây là ngành nghề có thể xem là chủ lực trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Từ năm 2010 – 2012 doanh số cho thu nợ trong ngành nghề này có tộc độ tăng nhanh điều này hoàn toàn phù hợp với doanh số cho vay của ngân hàng về nông nghiệp – thủy sản. Nhìn qua 3 năm nhận thấy rằng năm 2011 có tốc độ thu nợ tăng vượt bậc so với 2010 và 2012. Năm 2012 tình hình thu nợ có tăng hơn năm 2011 nhưng nếu tính về tỷ lệ tăng thấp hơn năm 2011 đối với năm 2010. Như đã phân tích ở trên, năm 2011 tình hình thu nợ ngắn hạn hoạt động rất hiệu quả do tình trạng làm ăn sản xuất của người dân thuận lợi. Mặc khác, ngân hàng cho vay ngắn hạn chủ yếu là cho vay nông nghiệp – thủy sản, vì sản xuất nông nghiệp và nuôi cá có thời gian canh tác ngắn, vòng quay vốn nhanh. Do đó, tình hình thu nợ nông nghiệp – thủy sản tăng theo.  Thương mại dịch vụ: Đây là lĩnh vực ít ít chịu ảnh hưởng từ những điều kiện sản xuất của người dân mà chỉ chịu trục tiếp từ điều kiện nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu ta cũng nhận thấy tình hình thu nợ trong ngành này vẫn đạt được kết quả tốt, tăng trưởng đều trong từng năm. Năm sau có tỷ lệ cao hơn năm trước. Nguyên nhân do bộ phận tiểu thương, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn quận hoạt động có hiểu quả mặc dù có chịu ảnh hưởng của nền kinh tế bất ổn nhưng hậu quả không lớn lắm. Đồng thời ngân hàng cũng có những biện pháp chú trọng đầu tư trong lĩnh vực này hơn. Điều này cũng là gián tiếp đầu tư vào phát triển nông nghiệp nông thôn. Từ đó cho thấy được sự đa dạng hóa về đầu tư của ngân hàng quận. 42  Ngành khác: Trong các năm 2010 – 2012 doanh số thu nợ của ngành khác tăng giảm không đều. Từ 2010 sang 2011 hoạt động thu nợ có phần giảm đi nhưng đến năm 2012 doanh số thu nợ của ngân hàng biến động tích cực hơn. Do các ngành khác như cho vay công nhân viên chức, mua nhà, sửa nhà,… thuộc nhiều ngành nghề khác nhau rất đa dạng và phân tán trên khắp địa bàn quận. Có những khách hàng vay nằm trong vùng sâu vùng xa gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc liên lạc, đi lại kiểm soát nên dễ phát sinh rủi ro tín dụng. Tuy nhiên đến năm 2012, ngân hàng đã quản lý chặt chẽ cán bộ tín dụng hơn trong việc giám sát cán bộ tín dụng trong công tác đôn đốc, nhắc nhỡ khách hàng trả nợ vay đúng hạn, do đó tình hình nợ vay của ngân hàng có chiều hướng tăng so với năm trước  Doanh số thu nợ theo loại hình kinh tế  Hộ sản xuất: Tình hình thu nợ đối với hộ sản xuất tăng đều trong các năm, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2010 sang năm 2011. Trong giai đoạn này doanh số cho vay tại ngân hàng tăng nhanh. Vì nguồn vốn đầu tư cho sản xuất tăng cao. Do người dân sản xuất có hiệu quả, trả nợ ngân hàng đúng hạn và vay lại cũng nhiều hơn. Hộ sản xuất và NH luôn hợp tác chặt chẽ với nhau. Đồng thời, sự tăng trưởng này cũng cho thấy việc mở rộng đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất đã mang lại hiệu quả, cho thấy năm 2011 hoạt động kinh doanh của ngân hàng tốt. Vì thế trong 2012 chi nhánh NH tiếp tục khuyến khích và tạo cơ hội phát triển hơn nữa đối với bộ phận này để hoạt đưa hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tăng cao và góp phần tích cực vào sự phát triển của quận nhà.  Doanh nghiệp: Công tác thu nợ đối với doanh nghiệp hoàn toàn phù hợp với doanh số cho vay. Năm 2011 doanh số cho vay tăng nhẹ so với năm 2010 kéo theo doanh số thu nợ tăng theo. Do các doanh nghiệp hoạt động có khởi sắc, tình hình kinh doanh có biến động tốt, đồng thời thu nợ tăng cũng đánh dấu sự nỗ lực hết mình của tập thể CBCNV ngân hàng trong công tác thu hồi nợ, NH rất quan tâm đến công tác kiểm tra, kiểm soát, coi đây là công việc hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, an toàn kho quỹ, quản lý tài sản hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm. Nhưng đến năm 2012 tình hình thu nợ có phần giảm hơn so với năm 2011. Thị trường kinh doanh của các doanh nghiệp đã có sự cạnh tranh gay gắt hơn, kinh doanh khó khăn hơn, nhiều doanh nghiệp đối mặt với việc thua lỗ, phá sản, công tác cho vay của ngân hàng cũng giảm xuống so với năm 2011 làm cho doanh số thu nợ cũng giảm . c/ Dư nợ cho vay Dư nợ cho vay tại ngân hàng phản ánh mức độ đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Khi doanh số cho vay tăng, 43 doanh số thu nợ tăng nhưng nếu doanh số thu nợ có tốc độ tăng cao hơn sẽ làm dư nợ giảm và ngược lại. Dư nợ quá cao chứng tỏ nguồn vốn hoạt động của ngân hàng càng nhiều, hoạt động tín dụng của ngân hàng càng mạnh. Tuy nhiên, ngân hàng nên giữ dư nợ ở mức hợp lý sẽ tốt hơn vì dư nợ càng cao thì rủi ro cũng càng cao  Dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay Để hiểu rõ hơn dư nợ của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm ta xem xét bảng số liệu 4.7. Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ của ngân hàng qua 3 năm để tăng với tỷ lệ năm sau luôn cao hơn năm trước.  Dư nợ ngắn hạn: Nhìn vào biểu đồ cho thấy dư nợ tăng trưởng đều qua từng năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ theo thời hạn cho vay. Với những thuận lợi của địa bàn quận đất đai màu mỡ, gần sông lớn, gần nhiều khu công nghiệp, giao thông thuận tiện vì vậy người dân rất thuận lợi trong việc sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi thủy sản, buôn bán kinh doanh phát triển ngày càng nhanh và đa dạng với qui mô mở rộng dần treen địa bàn quận. Dư nợ ngắn hạn cao hơn trung – dài hạn do nhu cầu đầu tư vào sản xuất và buôn bán nhỏ lẻ của người dân tăng cao. Mặc khác NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn luôn tập trung vào các ngành kinh tế then chốt của quận: sản xuất nông sản, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,…nhằm tận dụng tối đa nhu cầu vốn. Do đây cũng là lĩnh vực cần nhiều vôn hơn và luôn được sự quan tâm của UBND quận Ô Môn chỉ đạo, ưu tiên phát triển nên dư nợ cho vay vốn tại ngân hàng luôn chiếm tỷ lệ cao.  Dư nợ trung – dài hạn: Tình hình dư nợ trung – dài hạn của ngân hàng cũng có xu hướng tăng dần theo từng năm. Năm 2012 vẫn là năm cao nhất của dư nợ trung – dài hạn. Nhìn lại doanh số cho vay trung dài hạn tăng đều qua các năm, tuy nhiên doanh số thu nợ tăng từ năm 2010 sang năm 2011, đến năm 2012 có sự giảm nhẹ. Do đó kéo theo tình hình dư nợ năm 2012 tăng cao nhất trong 3 năm. Dư nợ tăng liên tục là do dư nợ tăng của năm trước chuyển sang năm sau làm cho dư nợ năm sau tăng cao thêm so với năm trước. Nhưng nhìn chung dư nợ trung – dài hạn qua 3 năm tăng nhưng không đáng kể và chiếm tỷ trọng nhỏ. Đặc điểm chung của tình hình tín dụng lĩnh vực này, vì quận Ô Môn phần lớn người dân là nông dân, nhu cầu vốn trung – dài hạn không nhiều.  Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh tế Dư nợ theo đối tượng cho chúng ta thấy được mức độ sử dụng vốn của từng ngành hay việc đầu tư vốn cho vay chú trọng vào ngành nào đó. Đồng thời nó cũng phản ánh qui mô thế mạnh của từng ngành trong quận 44 Bảng 4.7: Dư nợ Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu I. Theo thời hạn cho vay Ngắn hạn Trung - Dài hạn II. Theo ngành kinh tế Nông nghiệp - Thủy sản Thương mại - Dịch vụ Ngành khác III. Theo loại hình kinh tế Hộ sản xuất Doanh nghiệp 2010 Chênh lệch 2011 2012 2011/2010 Số tiền 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 180.763 100,00 213.984 100,00 315.091 100,00 33.221 18,38 101.107 47,25 151.309 29.454 180.763 83,71 16,29 100,00 176.985 36.999 213.984 82,71 17,29 100,00 247.773 67.318 315.091 78,64 21,36 100,00 25.676 7.545 33.221 16,97 25,62 18,38 70.788 30.319 101.107 40,00 81,95 47,25 134.865 74,61 146.194 68,32 191.314 60,72 11.329 8,40 45.120 30,86 5.096 40.802 2,82 22,57 6.286 61.504 2,94 28,74 8.926 114.851 2,83 36,45 1.190 20.702 23,35 50,74 2.640 53.347 42,00 86,74 180.763 100,00 213.984 100,00 315.091 100,00 33.221 18,38 101.107 47,25 116.508 64.255 64,45 35,55 129.199 84.785 60,38 39,62 197.058 118.033 62,54 37,46 12.691 20.530 10,89 31,95 67.859 33.248 52,52 39,21 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn) 45 % Số tiền %  Nông nghiệp – thủy sản: Kết hợp bảng số liệu 4.8 dư nợ ở của ngành đều tăng liên tục qua 3 năm 2010 – 2012. Trong đó dư nợ ngành nông nghiệp –thủy sản chiếm 68,32% tổng dư nợ năm 2011 và 60,72% năm 2012. Số dư dư nợ nông nghiệp thủy sản tăng dần từng năm cao nhất vào năm 2012, đạt 191.314 triệu đồng. Sở dĩ dư nợ trong ngành tăng là do trong năm 2011 ở các nước lân cận như Thái Lan, Philippines,…thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy gây ra thất thu trong sản xuất làm cho giá lúa gạo, hoa quả Việt Nam tăng mạnh, đem về cho hộ sản xuất thu nhập cao. Từ đó thúc đẩy người dân gia tăng việc vay vốn. Ngoài ra, ngành nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây giá cá có sự tăng trở lại, cầu vượt cung do người nuôi ít đầu tư vì những thua lỗ năm trước. Chính vì vậy, nhu cầu vốn tăng cao do người dân bắt đầu đầu tư phát triển trở lại dẫn đến dư nợ tăng mạnh. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần phải có những biện pháp hợp lý để đầu tư cho ngành này cũng như có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ vì ngành này có những rủi ro không thể đoán trước được  Thương mại – Dịch vụ: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế ngành thương mại dịch vụ là một lĩnh vực mới phát triển trong những năm gần đây. Đối vơi một quận phần lớn người dân sống bằng nghề nông thì thương mại dịch vụ chưa thật sự phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi đời sống người dân trên địa bàn quân đã có sự khởi sắc thì thương mại dịch vụ cũng đã từng bước hòa nhập vào cuộc sống cũng như sản xuất của người dân. Cụ thể cho thấy dư nợ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ tăng dần theo từng năm. Người dân đã biết tiếp thu những thông tin đại chúng về những mô hình làm giàu, kết hợp tiểu thương và ngược lại tạo đầu ra cho sản phẩm hay kết hợp mô hình vườn với du lịch sinh thái, cải tạo vườn thành khu du lịch mang lại hiệu quả cao,…góp phần tăng thêm thu nhập từ đó nhu cầu vốn tăng cao làm cho dư nợ ngân hàng cũng tăng theo. Dư nợ không ngừng tăng làm cho bộ mặt kinh tế quận thay đổi nhanh chóng, thúc đẩy thêm nhiều ngành nghề mới phát triển tạo nền tảng cho ngân hàng mở rộng cho vay cũng như sư tăng trưởng dư nợ qua các năm tiếp theo.  Ngành khác: Đây là doanh số chiếm tỷ trọng cũng khá lớn tại ngân hàng. Do nhu cầu về vốn của người dân về mọi mặt từ nhu cầu cho tiêu dung đến vay vốn để đi xuất khẩu lao động, mua nhà, máy móc thiết bị,…có thể nói đây là nhu cầu rất phổ biến trên địa bàn quận Ô Môn. Khi người dân đã có xu hướng tìm cho mình một hướng phát triển mới hơn, mạnh mẽ hơn. Đây cũng là tiềm lực mới cho ngân hàng nếu muốn đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tăng dư nợ. Cụ thể năm 2011 số dư dư nợ trong ngành tăng lên 28,74% trong tổng dư nợ, đến năm 2012 đã chiếm lên đến 36,45% 46  Dư nợ cho vay theo loại hình kinh tế Với việc doanh số cho vay liên tục tăng lên trong 3 năm 2010 – 2012 thì dư nợ cho vay cũng theo đó mà tăng lên  Hộ sản xuất: Tỷ lệ dư nợ hộ sản xuất luôn chiếm hơn 50% trong tổng dư nợ theo loại hình kinh tế. Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất tăng là do đây là bộ phận được NH cho vay chủ yếu và cũng là bộ phận có nhu cầu vay vốn nhiều nhất trong địa bàn quận. Ngoài ra, trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên lúa, gia súc, gia cầm, những ảnh hưởng của thời tiết, của giá cả thị trường không nhiều đã làm cho một số hộ chăn nuôi và trồng trọt mạnh dạn trong việc trả nợ đúng hạn, đầu tư thêm phát triển sản xuất làm cho dư nợ tăng  Doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp dư nợ cũng tăng theo từng năm. Do trong năm 2012 doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp giảm 55.243 triệu đồng so với năm 2011 do đó làm cho dư nợ tăng lên. Nguyên nhân do các khoản tiền vay của kỳ trước chưa đến hạn chuyển sang, một phần do nhu cầu vốn vay của đối tượng này tăng lên nên làm cho dư nợ tăng lên. 4.3.2 Phân tích hoạt động tín dụng 6 tháng đầu năm 2013 Qua phân tích nhìn chung tình hình tín dụng tại ngân hàng trong 3 năm 2010 – 2012 tương đối tốt. Cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng đã thu được những kết quả khả quan trong 3 năm qua. Cũng là nhờ ngân hàng đã có những giải pháp tích cực trong hoạt động cho vay cũng như giám sát theo dõi trong công tác thu hồi nợ đúng hạn Bảng 4.8: Tình hình tín dụng Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn qua 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu 2013 Doanh số cho vay 464.188 Doanh số thu nợ 415.245 Dư nợ 364.034 Nợ xấu 1.578 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn) Kết hợp bảng số liệu ta có thể thấy tình hình tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2013 tại NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn có chiều hướng tăng so với cùng thời điểm  Doanh số cho vay: Nhìn vào bẳng số liệu đây là một con số đáng mừng cho ngân hàng vì ngày càng nhiều có khách hàng đến giao dịch tín dụng tại ngân hàng. Do ngân hàng đã tạo được long tin cho khách hàng và càng 47 được người dân tin tưởng. Điều này cho thấy công tác quản lý của Ban lãnh đạo ngân hàng và trách nhiệm làm việc của cán bộ công nhân viên ngân hàng trong những năm qua đã có hiệu quả tốt cần được phát huy hơn nữa không những trong 6 tháng đầu năm 2013 mà phải phát huy trong thời gian sau này trong hoạt động ngân hàng.  Doanh số thu nợ: Tuy tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm còn gặp nhiều khó khăn, một số mặt hàng nông thủy sản bị ảnh hưởng giá cả thị trường, tiêu thụ chậm, một bộ phận doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ nhưng ý thức trả nợ của người kinh doanh sản xuất ngày càng cao. Họ nhận thức được việc trả nợ đúng hạn là tạo điều kiện thuận lợi cho những lần giao dịch tiếp theo. Chính vì vậy mà doanh số thu nợ của ngân hàng vẫn đạt ở mức ổn định so với thời kỳ cuối năm 2012. Mặc dù vậy, ngân hàng cũng cần phải có những biện pháp nhanh chóng để duy trì và nâng cao hơn nữa trong công tác thu hồi nợ vay.  Dư nợ: Nhìn vào bảng số liệu 4.8, nếu xét theo doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng của doanh số thu nợ thấp hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay. Điều này cho thấy, trong nửa đầu năm 2013 qui mô tín dụng đã được mở rộng hơn và những món nợ chưa thu hồi được cũng còn nhiều. Mặc khác, do một phần dư nợ của năm trước chuyển sang và một phần nợ ngân hàng không thu được do ảnh hưởng xu thế đình trệ của nền kinh tế khiến sản xuất kinh doanh không đạt đươc hiệu quả như mong muốn, nông dân bị chiếm dụng vốn kéo dài. Đây là nguyên nhân làm cho dư nợ trong nửa đầu năm 2013 đang ở mức cao. Vấn đề này đòi hỏi ngân hàng cần có hướng giải quyết cho tương lai. Ngân hàng cần hạn chế mức vay đối với những khoản nợ vay này. Đồng thời phải có chính sách thích hợp để khắc phục và thu hồi nhanh để ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.  Nợ xấu: Cùng với sự tăng trưởng tín dụng và dư nợ qua nửa đầu năm 2013 đang có xu hướng tăng do đó nợ xấu cũng tăng cao thêm so với thời điểm cuối năm 2012. Vì trong hoạt động kinh doanh ngân hàng lợi nhuận và rủi ro là hai chỉ tiêu luôn song hành cùng nhau. Tuy nhiên việc nợ xấu tăng trong nửa đầu năm kinh doanh vẫn đang trong tầm kiểm soát của ngân hàng, hoạt động kinh doanh tương đối tốt. Trong thời tới ngân hàng cũng cần có những giải pháp khắc phục nợ xấu để hiệu quả kinh doanh tốt hơn nữa. 4.3.3 So sánh tình hình tín dụng với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Bình Thủy Tình hình tín dụng của ngân hàng có tốt nhưng có thật sự hiệu quả hay không ta hãy đi so sánh với tình hình tín dụng của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Bình Thủy qua bảng số liệu 4.9 sau 48 Bảng 4.9: Tình hình tín dụng Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Bình Thủy qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 6 tháng đầu năm 2011 2012 2013 Ô Môn Bình Thủy Ô Môn Bình Thủy Ô Môn Bình Thủy Ô Môn Doanh số cho vay 338.995 457.164 474.593 451.812 574.258 432.035 464.188 230.551 Doanh số thu nợ 332.136 401.248 441.372 429.815 473.151 406.763 415.245 225.989 Dư nợ 180.763 386.989 213.984 442.905 315.091 464.902 364.034 435.402 2.042 14.851 1.990 18.013 1.413 15.775 1.578 17.994 Nợ xấu (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn) 49 Bình Thủy Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn có sự tăng trưởng liên tục so với NHNo chi nhánh Bình Thủy lại có xu hướng giảm kéo theo tình hình dư nợ và nợ xấu của NHNo Ô Môn thấp hơn NHNo Bình Thủy, đây là một tín hiệu đáng mừng cho chi nhánh Ô Môn. Cụ thể tình hình tín dụng của hai chi nhánh qua từng năm cho thấy, trong năm 2010 DSCV, DSTN của chi nhánh Ô Môn luôn thấp hơn chi nhánh Bình Thủy nhưng dư nợ và nợ xấu cũng thấp hơn rất nhiều, đặc biệt là nợ xấu. Sang đến năm 2011 và năm 2012 NHNo Ô Môn đã có những biện pháp tích cực trong công tác cho vay và thu nợ, cho nên DSCV, DSTN có sự tăng trưởng mạnh hơn so với năm 2010 (DSCV tăng 40,00% năm 2011và 21,00% năm 2012; DSTN tăng 32,89% và 7,2% năm 2012) trong khi đó NHNo Bình Thủy lại có sự sụt giảm nhẹ trong hoạt động kinh doanh. Do trong những năm gần đây nền kinh tế luôn biến động, tuy nhiên nhờ sự quan tâm của Ban lãnh đạo ngân hàng chi nhánh Ô Môn trong từng hoạt động kinh doanh, đồng thời người dân Quận Ô Môn đã biết nắm bắt điều kiện kinh tế làm ăn có hiệu quả hơn nên nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh tăng lên. Bên cạnh đó, một phần cũng do đa số người dân trên địa bàn quân Ô Môn là nông dân việc sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ hoặc làm nông nghiệp là chính nên như cầu vốn của họ không lớn, điều kiện kinh tế bất ổn cũng không ảnh hưởng đến họ nhiều. Vì vậy, mà việc sản xuất kinh doanh của họ vẫn duy trì tốt. Ngược lại, quận Bình Thủy là một quận có nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp nhiều trong điều kiện lạm phát đang tiếp diễn đẩy giá cả hàng hóa tăng cao liên tục làm cho các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, do chi phí tăng cao làm cho lợi nhuận giảm. Từ đó, họ cũng e ngại không dám mở rộng đầu tư kinh doanh nhu cầu vốn vay với ngân hàng chậm lại. Chính vì hoạt động không hiệu quả hoạt thậm chí thua lỗ của khách hàng vay vốn tại chi nhánh nên đã làm cho DSTN của chi nhánh Bình Thủy cũng giảm theo kéo theo dư nợ và nợ xấu tăng cao hơn so với chi nhánh Ô Môn. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng tại NHNo chi nhánh Ô Môn đang có hiệu quả hơn. Song cũng không phải vì thế mà NHNo Ô Môn trở nên lơ là mà không quan tâm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại ngân hàng mình. Để duy trì kết quả tốt như hiện nay và ngày càng phát triển hơn nũa thì đòi hỏi sự nổ lực hết mình của toàn thể cán bộ công nhân viên của ngân hàng trong từng hoạt động kinh doanh của ngân hàng để đưa ngân hàng phát triển hơn nữa. Đồng thời góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế Quận nhà. 4.4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG 4.4.1 Nợ xấu qua 3 năm 2010-2012 50 Rủi ro tín dụng là rủi ro mà trong hoạt động kinh doanh, bất kỳ NH nào cũng không tránh khỏi. Đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng mức độ rủi ro được đánh giá thông qua chỉ tiêu nợ xấu. Nợ xấu không những ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng mà còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Khi tỷ lệ nợ xấu cao thì ngân hàng phải trích lập dự, phòng rủi ro càng nhiều, điều này không tốt vì ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Để tìm hiểu tình hình rủi ro tín dụng ta hãy tìm hiểu tình hình nợ xấu theo thời hạn cho vay, theo ngành nghề kinh tế, theo loại hình kinh tế và theo nhóm nợ 4.4.1.1 Nợ xấu theo thời hạn cho vay Qua bảng số liệu 4.10 nợ xấu của ngân hàng giảm qua các năm. Trong đó, nợ xấu trung – dài hạn giảm đi đáng kể so với nợ xấu ngắn hạn  Nợ xấu ngắn hạn: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu của ngân hàng, chiếm khoảng 66,38% trong năm 2011 và 85,56% trong năm 2012. Bởi vì doanh số cho vay của ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn nên việc phát sinh tình hình nợ xấu xảy ra tại khoản mục cho vay ngắn hạn tất yếu phải xảy ra. Bảng 4.10: Tình hình nợ xấu theo thời hạn cho vay của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số Số Số Số Số % % tiền tiền tiền tiền tiền Ngắn hạn 1.343 1.321 1.209 (22) (1,64) (112) (8,48) Trung - Dài hạn 699 669 204 (30) (4,29) (465) (69,51) Tổng dư nợ xấu 2.042 1.990 1.413 (52) (2,55) (577) (28,99) (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn) Tuy nhiên, qua bảng số liệu 4.10 cho thấy nợ xấu ngắn hạn trong ngân hàng giảm qua các năm. Năm 2011 nợi xấu giảm đi 22 triệu đồng, sang đến năm 2012 tỷ lệ nợ xấu lại tiếp tục giảm 8,48% so với năm 2011. Nợ xấu ngắn hạn giảm là do hàng tháng từng cán bộ đã tiến hành phân tích đánh giá khả năng tài chính, tài sản đảm bảo của từng khách hàng nhằm có biện pháp kiểm tra giám sát kịp thời. Mặc khác, ngân hàng luôn cử các cán bộ thường xuyên đi xuống từng hộ khách hàng kiểm tra xem mục đích sử dụng vốn có đúng hay không, mô hình sản xuất kinh doanh có tốt hay không hay đang trong tình trạng thua lỗ. Qua đó có biện pháp gọi điện đôn đốc, nhắc nhở khách hàng đóng lãi vay hay gửi thông báo đến khách hàng khi khoản vay gần đến hạn. Bên cạnh đó trong quá trình nhận hồ sơ xin vay vốn, cán bộ tín dụng xem xét 51 rất kỹ các thông tin khách hàng cung cấp như về nhân cách, trách nhiệm gia đình, nguồn tài chính, tài sản đảm bảo và đặc biệt hơn nữa là ý thức trả nợ của khách hàng. Từ đó đã giúp ngân hàng quản lý tốt hơn đối với các khoản nợ, góp phần làm giảm tình trạng nợ xấu xảy ra.  Nợ xấu trung – dài hạn: NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn. Do đó tỷ lệ nợ xấu trung – dài hạn thấp hơn nhiều so với nợ xấu ngắn hạn là điều dễ hiểu. Cụ thể năm 2011 nợ xấu trung – dài hạn chiếm khoảng 33,62% đến năm 2012 giảm xuống rất đáng kể chỉ còn khoảng 14,44% trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Điều này cho thấy công tác tính dụng của ngân hàng đang có chiều hướng tốt. Nền kinh tế đang có tín hiệu ổn đinh trở lại, đồng thời để hạn chế xảy ra nợ xấu ngân hàng đã đưa ra biện pháp giải ngân cho những khoản vay lớn đối với các cơ sở cần vốn vay lớn thành nhiều lần nhỏ. Mặc khác, ngân hàng luôn thận trọng trong việc xem xét giá trị những tài sản thế chấp đối với giá trị thì trường còn lại bao nhiêu. Đối với những khoản vay mua sắm những trang thiết bi, máy móc, mua nhà, mua xe ngân hàng thường xem xét đến khả năng tài chính của người vay có đủ để đáp ứng nhu cầu trả nợ hay không, ngân hàng tính đến mức lương, thời gian công tác còn bao lâu. Hàng tháng ngân hàng trích khoản tiền lương để chi trả cho khoản nợ vay trong khoản thời gian nhất định. Với việc làm như vậy, ngân hàng sẽ hạn chế được khách hàng không trả được nợ. Ngoài ra, nợ xấu là những khoản nợ vay có thời hạn vay dài khách hàng dễ quên, nên để tránh tình trạng nợ xấu trung – dài hạn tăng cao cán bộ tín dụng thường xuyên giữ liên lạc đôn đốc khách hàng trả lãi vay. Ngoài ra người dân làm ăn thuận lợi nên ý thức trả nợ cao, một mặt người dân cũng muốn có những đánh giá tốt trong việc vay vốn để dễ dàng trong những lần vay vốn tiếp theo. Nhìn chung qua bảng số liệu cho thấy ngân hàng không chỉ kinh doanh có hiệu quả mà còn quản lý tốt rủi ro tín dụng. Tóm lại, nợ xấu theo thời gian của NH qua 3 năm đã có sự kiểm soát tốt đó cũng là nhờ sự hợp tác tốt giữa khách hàng và ngân hàng trong việc sử dụng vốn và cho vay vốn. Do đó, rủi ro tín dụng được hạn chế. 4.4.1.2 Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế Qua bảng 4.11 cho thấy tình hình nợ xấu các ngành kinh tế của ngân hàng không ổn định qua các năm  Ngành nông nghiệp – thủy sản: Qua bảng số liệu nhóm ngành nông nghiệp – thủy sản là ngành có tỷ trọng nợ xấu cao nhất qua các năm. Mặc dù đây là nhóm ngành được ngân hàng quan tâm nhất thể hiện qua doanh số cho vay và doanh số thu nợ luôn tăng qua 3 năm 2010 – 2012, tuy nhiên qua số liệu cho thấy nợ xấu theo ngành nông sản – thủy sản có xu hướng giảm trong những năm qua. Nguyên nhân do trong năm 2011 được sự hỗ trợ lãi suất 52 của chính phủ trong ngành thủy sản tạo điều kiện cho các hộ nuôi trồng thủy sản có vốn mở rộng qui mô nuôi, tạo ra lợi nhuận cao. Đồng thời, chi phí người nông dân bỏ ra để mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuê nhân công thu hoạch được hạn chế rất nhiều vì người dân đã tận dụng nguồn lực sẵn có, những gì có tự làm được thì họ tự làm. Hơn nữa nông nghiệp là ngành truyền thống của quận, nông dân có bề dày kinh nghiệm trong nghề kết hợp với các kỹ sư viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long vào canh tác như sử dụng phân bón hữu cơ có sẵn để bón cho cây trồng không hại đến chất lượng sản phẩm, ra sức phòng chống lũ lụt xây dựng đê điều vững chắc. Từ đó, bà con an tâm sản xuất tạo ra năng suất cao nên có tiền thanh toán nợ cho ngân hàng làm cho nợ xấu của ngân hàng giảm xuống so với năm trước Bảng 4.11: Tình hình nợ xấu theo ngành nghề kinh tế của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số Số Số Số Số Chỉ tiêu tiền tiền tiền tiền % tiền % Nông nghiệp Thủy sản 1.340 1.260 1.036 (80) (5,97) (224) (17,78) Thương mại Dịch vụ 307 280 173 (27) (8,79) (107) (38,21) Ngành khác 395 450 204 55 13,92 (246) (54,67) Tổng dư nợ xấu 2.042 1.990 1.413 (52) (2,55) (577) (28,99) (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn)  Ngành thương mại – dịch vụ: Chiếm tỷ trọng thấp hơn so với các ngành khác trong tổng nợ xấu của ngân hàng và có xu hướng giảm nhanh qua các năm. Nợ xấu của ngành giảm 27 triệu trong năm 2011 do các cơ sở sản xuất kinh doanh bánh kẹo nhỏ lẻ trên địa bàn đã từng bước thực hiện theo hướng công nghiệp hiện đại hóa kết hợp sản xuất theo dây chuyền máy móc đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng thuận lợi cho việc tiêu thụ, đồng vốn xoay vòng nhanh hơn. Bên cạnh đó, trên địa bàn quận ngày càng nhiều hộ kinh doanh phân bón, quán cà phê, shop quần áo,.. Đây là những lĩnh vực ít chịu rủi ro, tạo ra lợi nhuận nhanh. Do đó đã góp phần làm giảm nợ xấu của ngân hàng trong năm 2012 nhanh hơn so với các năm trước, thúc đẩy vòng quay vốn trong ngân hàng nhanh hơn.  Ngành khác: Nhìn vào bảng số liệu cho thấy nợ xấu trong ngành này tăng giảm không đều nhau trong các năm. Tình hình giá cả xăng dầu, máy 53 móc, thực phẩm lên xuống không ổn định trong khi chi phí bỏ ra vẫn tăng thêm dẫn đến tình trạng kinh doanh của nhiều hộ sản xuất, kinh doanh gặp phải khó khăn thậm chí phá sản nên ảnh hưởng đến tình hình thu nợ của ngân hàng làm cho nợ xấu tăng cao. Sang đến năm 2012, dư nợ xấu của ngành đã được giảm đi đáng kể, giảm trên 50% so với năm 2011. Do ngân hàng áp dụng hình thức phạt với mức lãi suất 150% đối với các khoản nợ quá hạn, không tiếp tục cho vay đối với những khách hàng thường xuyên không trả nợ đúng hạn tạo cho người dân càng có ý thức trong việc vay vốn và trả nợ vay đúng hạn. 4.4.1.3 Nợ xấu theo loại hình kinh tế Theo thống kê của bảng số liệu 4.12 tình hình nợ xấu đang có xu hướng giảm dần theo từng năm 2010 – 2012. Xét theo thành phần kinh tế, tình hình dư nợ xấu tập trung chủ yếu vào hộ sản xuất. Nếu dựa vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì đối với hộ sản xuất ta thấy đây là bộ phận có nhu cầu vay vốn nhiều nhất và đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng cho nên dư nợ xấu của thành phần này cũng có xu hướng giảm trong những năm sau Bảng 4.12: Tình hình nợ xấu theo loại hình kinh tế của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số Số Số Số % Số tiền % tiền tiền tiền tiền Hộ sản xuất 1.343 1.231 1.209 (112) (8,34) (22) (1,79) Doanh nghiệp 699 669 204 (30) (4,29) (465) (69,51) Tổng dư nợ 2.042 1.990 1.413 (52) (2,55) (577) (28,99) xấu (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn)  Hộ sản xuất: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng tình hình nợ xấu của hộ sản xuất giảm theo từng năm. Giảm mạnh nhất từ năm 2010 đến năm 2011. Do những hộ sản xuất kinh doanh vay ngắn hạn cải tạo vườn, chăn nuôi, trồng lúa đạt hiệu quả cao, vốn vay được sử dụng đúng mục đích tình trang sử dụng sai mục đích giảm. Các hộ vay dài hạn nuôi cá tra có kết quả kinh doanh tốt do tình hình xuất khẩu có chiều hướng tốt hơn trong những năm trước. Vì vậy mà người dân được cải thiện rất nhiều về thu nhập và mức sống. Việc hoàn trả vốn gốc và lãi đúng hạn dẫn đến tình hình nợ quá hạn giảm đi rất nhiều. Qua năm 2012 tốc độ dư nợ quá hạn vẫn giảm nhưng có chiều hướng giảm chậm lại so với những năm trước đó, trong năm 2012 dư nợ xấu của 54 ngân hàng chỉ giảm 1,79%. Ngân hàng cần phải có những biện pháp chặt chẽ hơn nữa để theo dõi những món vay nhằm tiếp tục phát huy tốc độ giảm dần dư nợ xấu của những năm trước sang những năm sau giúp cho hiệu quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng cao hơn.  Doanh nghiệp: Giống với tình hình dư nợ xấu của hộ sản xuất, dư nợ xấu của doanh nghiệp cũng giảm dần qua 3 năm. Từ năm 2010 đến năm 2011 nợ xấu doanh nghiệp có giảm nhưng không nhiều, do các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn quận còn phải chịu ảnh hưởng của những bất ổn của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh chưa mang lại hiệu quả cao. Do đó việc hoàn trả nợ vay cũng còn gặp nhiều khó khăn. Sang năm 2012 nợ xấu tiếp tục giảm mặc dù doanh số thu nợ giảm, do các doanh nghiệp còn e ngại chưa dám mạnh dạn trong đầu tư kinh doanh vì chưa nắm được tình hình biến động nền kinh tế chung như thế nào. Chính vì vây, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp không nhiều, doanh số cho vay ngân hàng giảm mạnh trong năm 2012 này đã kéo theo tình hình nợ xấu vẫn giảm so với năm trước. 4.4.1.4 Nợ xấu theo nhóm nợ Tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng, đồng thời nó cũng là hoạt động đem lại rủi ro lớn nhất cho ngân hàng mà biểu hiện cụ thể ở các nhóm nợ xấu. Tuy nhiên ta khó có thể tránh được nợ xấu vì lợi nhuận luôn đi đôi với rủi ro. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng ta hãy phân tích dư nợ xấu qua các nhóm nợ trong bảng 4.13 sau  Nhóm 3: Kết hợp bảng số liệu nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng cao nhất trong nợ xấu nhưng có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Bảng 4.13: Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số Số Số Số Số % % tiền tiền tiền tiền tiền Nhóm 3 1.246 983 891 (263) (21,11) (92) (9,36) Nhóm 4 428 653 270 225 52,57 (383) (58,65) Nhóm 5 368 354 252 (14) (3,80) (102) (28,81) Tổng dư nợ xấu 2.042 1.990 1.413 (52) (2,55) (577) (28,99) (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn) Tuy nhiên không phải vì thế mà ta có thể kết luận rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng là tốt. Ta biết nợ nhóm 3 là những món nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi, nhưng nhìn từ những số liệu 55 phân tích của bảng số liệu ta thấy nợ nhóm 3 có xu hướng giảm liên tiếp và giảm cao nhất vào năm 2011. Điều này thể hiện ngân hàng thực hiện tốt công tác kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay: cán bộ tín dụng thường xuyên bám sát gọi điện thông báo đến từng khách hàng khi gần đến ngày đáo hạn, đối với những khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh không thể trả được nợ nhưng có thiện chí trả nợ thì ngân hàng căn cứ vào khoản tiền vay và lãi mà có chính sách miễm giảm lãi suất nhằm tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ, kiểm tra vốn có sử dụng đúng mục đích hay không, nguốn trả nợ từ đâu,…nhằm phát hiện sớm những khoản nợ có biểu hiện sẽ xảy ra rủi ro để xử lý kịp thời. Tất cả những điều này đã góp phần làm cho kiểm soát tốt nợ vay.  Nhóm 4: Đây là nhóm nợ được đánh giá có khả năng tổn thất cao. Qua bảng số liệu 4.13 cho thấy nợ nhóm 4 tăng giảm không ổn định qua các năm. Giai đoạn 2010 – 2011 nợ nhóm 4 tăng trên 50% so với 2010. Do người dân trong khoản thời gian này lằm ăn không hiệu quả, thua lỗ mất khả năng thanh toán và bỏ đi nơi khác, tài sản đản bảo không thanh lý nhanh được khi tài sản dần mất đi giá trị so với giá trị ban đầu hoặc không còn tài sản nào thay thế. Đến năm 2012 nợ nhóm 4 đã giảm đáng kể. Nguyên nhân do ngân hàng đã kết hợp với chính quyền địa phương, tòa án, thi hành án để tiến hành xử lý đối với những khách hàng có tài sản đảm bảo nhưng không có thiện chí trả nợ. Mặc khác, các cán bộ tín dụng phải chịu trách nhiệm lớn trong những khoản vay xảy ra nợ xấu do đó cán bộ tín dụng đã thường xuyên giám sát, nhắc nhở và xuống tận nhà người vay để xem xét lại tài sản đảm bảo. Điều đó đã góp phần hạn chế được nợ xấu xảy ra làm giảm nợ nhóm 4 trong năm 2012 xuống.  Nhóm 5: Đây là nhóm nợ không còn khả năng thu hồi, mất vốn nhưng qua biểu đồ ta thấy tình hình nợ nhóm 5 của ngân hàng giảm qua từng năm. Nợ nhóm 5 giảm nhanh nhất và cao nhất trong năm 2012. Sở dĩ nợ có khả năng mất vốn giảm mạnh trong năm 2012 là do trong năm này các khoản nợ khác thu hồi được. Bên cạnh đó ngân hàng đã bán nợ xấu và bán được các tài sản tồn đọng của khách hàng, hạn chế cho vay tiếp đối với những khoản vay không tốt góp phần làm giảm những khoản nợ xấu. Cũng trong năm 2012 NHNN đã có những biện pháp quản lý nợ xấu ở các ngân hàng chặt chẽ hơn: phân loại ngân hàng theo từng cấp bậc nếu thấy hoạt động yếu kém phát sinh nợ xấu sẽ cho sáp nhập và thường xuyên có thanh tra xuống kiểm tra hoạt động nên ngân hàng rất chú trọng để xử lý nợ xấu nhiều hơn. Nhìn chung qua 3 nhóm nợ trên cho thấy tình hình nợ xấu của ngân hàng đang giảm xuống. Qua đó thấy được ngân hàng có sự phối hợp tốt giữa các ban ngành trong khoản thu hồi nợ đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn, ý thức trả nợ của người dân được nâng cao. Đồng thời, đội ngũ cán bộ tín dụng 56 có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệp trong việc xử lý nợ xấu. Ngân hàng cần duy trì và phát huy hơn trong tương lai.  Nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 Qua phân tích tình hình nợ xấu của 3 năm 2010 – 2012 tại NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn có thể thấy tình hình nợ xấu đã có xu hướng giảm và được ngân hàng kiểm soát tương đối tốt. Song hiện trạng này ngân hàng duy trì được và tiếp tục phát huy hay không ta hãy xem xét tình hình nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013. Theo thống kê số liệu bảng 4.14 dư nợ xấu thời điểm nửa đầu năm 2013 có phần tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2012 . Do bước sang đầu năm 2013 thời tiết thay đổi bất thường. Việc sản xuất kinh doanh của người dân không đạt hiệu quả cao. Do hàng hóa rớt giá, mặt hàng thủy sản tiêu thụ chậm, nông dân bị ép giá, doanh nghiệp thu hẹp qui mô kinh doanh,,.. đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hồi nợ vay của ngân hàng. Đồng thời nhu cầu vốn vay để tái sản xuất kinh doanh trở lại cũng tăng cao thêm dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao. Bảng 4.14: Tình hình nợ xấu của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn qua 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 I. Theo thời hạn cho vay Ngắn hạn Trung - Dài hạn II. Theo ngành kinh tế Nông nghiệp - Thủy sản Thương mại - Dịch vụ Ngành khác III. Theo loại hình kinh tế Hộ sản xuất Doanh nghiệp IV. Theo nhóm nợ Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 1.578 1.294 284 1.578 947 473 158 1.578 1.231 347 1.578 994 442 142 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn) Cụ thể, đối với hộ sản xuất nông nghiệp thời hạn vay ngắn nhằm phục vụ cho trồng trọt chăn nuôi. Vì họ sản xuất nhỏ vốn quay không có họ chỉ 57 trông chờ vào vụ mùa họ đang sản xuất, nếu gặp phải khó khăn họ sẽ không còn vốn trả ngân hàng cũng như tái sản xuất. Cho nên nợ xấu ngắn hạn có phần tăng cao hơn với cùng kỳ đầu năm 2012. Bên cạnh đó, kinh tế không tốt người đân tiết kiệm chi tiêu, hạn chế bớt những nhu cầu vui chơi, mua sắm các ngành nghề khác kinh doanh chậm lại, cầu không có nên cung cũng giảm vì thế mà hộ kinh doanh dịch vụ không có nhu cầu thêm vốn, nợ xấu chủ yếu là do những món nợ cũ do họ làm ăn không hiệu quả không có khả năng trả nợ vay. Chính vì vậy trong nữa đầu năm 2013 tình hình nợ xấu tăng cao ở chi nhánh Ô Môn. Đây là tín hiệu cần Ban lãnh đạo ngân hàng chi nhánh Ô Môn quan tâm, theo dõi và nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới 4.4.2 Rủi ro tín dụng thông qua các tỷ số tài chính  Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động Dư nợ trên vốn huy động là chỉ tiêu xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của NH, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của NH còn thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ thì NH sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. Bảng 4.15: Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm 6 tháng Chỉ tiêu Đơn vị tính đầu năm 2010 2011 2012 2013 Nợ xấu Triệu đồng 2.042 1.990 1.413 1.578 Tổng dư nợ Triệu đồng 180.763 213.984 315.091 364.034 Tổng vốn huy động Triệu đồng 323.102 380.120 505.560 557.098 Doanh số thu nợ Triệu đồng 332.136 441.372 473.151 415.245 Doanh số cho vay Triệu đồng 338.995 474.593 574.258 464.188 Dư nợ đầu kỳ Triệu đồng 173.904 180.763 213.984 315.091 Dư nợ cuối kỳ Triệu đồng 180.763 213.984 315.091 364.034 Dư nợ bình quân Triệu đồng 177.334 197.374 264.538 339.562 Tổng dư nợ/tổng vốn huy động Lần 0,56 0,56 0,62 0,35 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,87 2,24 1,79 1,22 Hệ số thu hồi nợ % 97,98 93,00 82,39 89,46 Nợ xấu/tổng dư nợ % 1,13 0,93 0,45 0,80 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn) 58 Qua bảng số liệu 4.15, nhìn chung tình hình sử dụng vốn huy động của ngân hàng qua các năm có hiệu quả và có xu hướng tăng dần trong các năm. Ta thấy trong năm 2010 và 2011 hệ số dư nợ trên vốn huy động ổn định tăng không đáng kể điều này cho thấy vốn huy động của ngân hàng đáp ứng đủ cho vay. Vì bình quân trong 1 đồng vốn huy động chỉ có 0,56 đồng dư nợ. Chỉ số này thay đổi không nhiều trong hai năm liên tiếp, do năm 2011 tốc độ tăng vốn huy động và tốc độ tăng dư nợ chênh lệch nhau không đáng kể. Sang năm 2012 tốc độ tăng trưởng của dư nợ đang rất khả quan. Trong năm này, ngân hàng đã tích cực quảng bá hình ảnh nên vốn huy động tiếp tục tăng (tăng thêm 33,00%) nhưng do việc đầu tư sử dụng vốn vào hoạt động tín dụng có hiệu quả dẫn đến tốc độ tăng dư nợ (dư nợ tăng 47,25%) cao hơn tốc độ tăng nguồn vốn. Do đó đã làm cho dư nợ trên vốn huy động tăng lên.  Hệ số thu hồi nợ Hệ số thu hồi nợ là chỉ tiêu phản ánh công tác thu nợ của ngân hàng qua từng năm. Nó cho biết trong thời kỳ nào đó ứng với doanh số cho vay ngân hàng thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số thu nợ giảm dần qua các năm 2010 -2012 và có tăng nhẹ trong nửa đầu năm 2013. Do ngân hàng gặp phải khó khăn trong quá trình thu nợ của người vay sản xuất kinh doanh không hiệu quả, mùa màng chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu diễn biến thất thường làm cho người vay không có khả năng trả nợ dẫn đến hệ số thu nợ của ngân hàng giảm xuống 82,39% trong năm 2012. Nhưng cùng với sự quan tâm theo dõi chặt chẽ công tác thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng, tận tình giải thích cho người vay hiểu lợi ích của việc hoàn trả nọ vay đúng hạn. Chính vì vậy tỷ lệ thu hồi nợ tại ngân hàng vẫn duy trì ở mức cao.  Vòng quay tín dụng Vòng quay tín dụng dùng để đo lường tốc độ luân chuyển của nguồn vốn, vòng quay càng nhanh vốn được thu hồi nhanh tạo được nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Nhìn qua bảng số liệu ta thấy vòng quay tín dụng có sự tăng trưởng trong năm 2011 nhưng lại sụt giảm trong năm 2012. Nguyên nhân do tốc độ tăng trưởng của dư nợ bình quân trong năm 2012 nhanh hơn tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ. Điều này thể hiện ngân hàng đang có xu hướng cho vay trung – dài hạn không tập trung quá nhiều vốn vào cho vay ngắn hạn. Nhằm đa đa dạng hóa đối tượng trong công tác cho vay. Tuy nhiên, NH không những cần tiếp tục duy trì ở mức độ trên mà đồng thời không ngừng nâng dần tỷ lệ trên nhằm đưa hoạt động ngân hàng ngày càng tốt hơn.  Tỷ số đo lường rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Tỷ số này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt, nó đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, tỷ số này tỷ lệ nghịch 59 với chất lượng tín dụng. Tỷ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại, thông thường tỷ số này nhỏ hơn 3% (theo quy định quốc tế). Như vậy nhìn vào bảng số liệu cho thấy hệ số đo lường rủi ro tại NHNo Ô Môn liên tục giảm qua 3 năm, chứng tỏ hoạt động tín dụng tại ngân hàng đang có xu hướng hoạt động tốt, mức độ rủi ro thấp. Có được điều này là do ngân hàng có những giải pháp hữu hiệu như bố trí cán bộ tín dụng theo từng địa bàn để thuận tiện cho việc xử lý nợ xấu cũng như trong công tác thẩm định để hạn chế nợ xấu xảy ra. Từ đó cho thấy chất lượng tín dụng ngày càng có xu hướng tăng. Vì ngân hàng trong quá trình thẩm định cho vay cũng đã có tư vấn cho khách hàng sử dụng vốn vay đúng mực đích, đúng cách để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn cúng như tư vấn về qui định lãi suất phạt nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn. Thấy được rằng không phải vì hệ số đo lường rủi ro liên tục giảm mà ngân hàng xem nhẹ đi chất lượng tín dụng mà ngân hàng luôn đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu. Tóm lại, trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ở những năm vừa qua đã mang lại lợi nhuận tốt. Tuy nhiên lợi nhuận và rủi ro luôn đi kèm với nhau, bằng chứng là trong các nguồn vốn cho vay của NH vẫn còn tồn tại các khoản nợ xấu. Nhưng nhìn chung các khoản nợ xấu này chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ, bên cạnh đó hệ số thu hồi nợ của NH cũng khá cao. Điều này thể hiện chất lượng tín dụng của NH là khá tốt. Mặc dù vậy, NH cần phải tận dụng triệt để hơn nữa nguồn vốn của mình, tránh để nguồn vốn nhàn rỗi quá nhiều nhằm tăng vòng quay vốn tín dụng của NH ở những năm tiếp theo. 4.4.3 So sánh tình hình rủi ro tín dụng với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Bình Thủy Nhìn chung tình hình rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn là khá tốt, khả năng sử dụng vốn huy động của chi nhánh Ô Môn có phần tốt hơn so với chi nhánh Bình Thủy. Theo thống kê số liệu ở bảng 4.17 ta có thể thấy tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của chi nhánh Bình Thủy luôn cao hơn chi nhánh Ô Môn qua 3 năm. Tuy tỷ lệ này ở NH Bình Thủy có xu hướng giảm nhưng vẫn còn khá cao so với NH Ô Môn (năm 2012 NHNo Bình Thủy 1,94 lần, NHNo Ô Môn 0,62 lần). Qua đó cho thấy tại chi nhánh Bình Thủy tín dụng là hoạt động chủ lực, hay nói khác hơn hoạt động của NH khá đơn điệu. Ngược lại chi nhánh Bình Thủy, NHNo Ô Môn sử dụng nguồn vốn huy động vào cho vay nhưng không tập trung vốn quá nhiều vào một khách hàng, hoặc đối với khách hàng lớn áp dụng hình thức cấp tín dụng từng lần theo tiến trình sản xuất kinh doanh. Từ đó sẽ góp phần hạn chế được rủi ro vì tín dụng là một nghiệp vụ có rủi ro rất cao. Minh chứng là tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động thấp hơn chi nhánh Bình Thủy rất nhiều. 60 Bảng 4.16: So sánh tình hình rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Bình Thủy ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 Ô Môn Nợ xấu Tổng dư nợ Tổng vốn huy động Doanh số thu nợ Doanh số cho vay Dư nợ đầu kỳ Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân Tổng dư nợ/tổng vốn huy động Vòng quay vốn tín dụng Hệ số thu hồi nợ Nợ xấu/tổng dư nợ Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Lần Vòng % % 2.042 180.763 323.102 332.136 338.995 173.904 180.763 177.334 0,56 1,87 97,98 1,13 2011 Bình Thủy 14.851 386.989 142.519 401.248 457.164 331072 386.988 272528 2,72 1,47 87,77 3,84 Ô Môn 1.990 213.984 380.120 441.372 474.593 180.763 213.984 197.374 0,56 2,24 93,00 0,93 Bình Thủy 18.013 442.905 171.246 429.815 451.812 386.989 408.986 397.988 2,59 1,08 95,13 4,07 2012 Ô Môn 1.413 315.091 505.560 473.151 574.258 213.984 315.091 264.538 0,62 1,79 82,39 0,45 Bình Thủy 15.775 464.902 222.102 406.763 432.035 408.986 434.258 421.622 2,09 0,96 94,15 3,39 2013 Ô Môn 1.578 364.034 557.098 350.889 425.877 315.091 364.034 339.562 0,35 1,22 82,39 0,80 Bình Thủy 17.994 435.402 256.853 225.989 230.551 464.902 435.402 450.152 1,70 0,50 98,02 4,13 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn và Nguyễn Thị Yến Linh 2012 – “Phân tích rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT quân Bình Thủy) 61 Nếu như tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng thì hệ số thu nợ sẽ cho ta biết về công tác thu hồi nợ của ngân hàng có tốt hay không. Kết hợp phân tích ở trên và số liệu ở bảng 4.16 hệ số thu hồi nợ của cả hai chi nhánh đều khá cao. Điều này là một tín hiệu tốt cho cả hai chi nhánh. Qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, hệ số thu nợ cả hai chi nhánh xấp xỉ nhau, chênh lệch không nhiều. Tuy ở chi nhánh Ô Môn hệ số này có giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức cao, ở chi nhánh Bình Thủy cao hơn chi nhánh Ô Môn đôi chút và có xu hướng tăng giảm không đều nhưng những điều đó không ảnh hưởng nhiều đến hai chi nhánh. Do công tác thu nợ của cán bộ tín dụng tại cả hai chi nhánh đề khá tốt, sự đánh giá xếp loại khách hàng khách quan, xác thực với tình hình thực tế nên hiệu quả trong công tác thu nợ cao. Một phần là người dân trên cả hai địa bàn vay vốn có ý thức trả nợ tốt nên khi được mùa bán có giá, làm ăn hiệu quả họ nhanh chóng đem trả nợ ngân hàng. Chính vì vậy mà khả năng thu nợ của cả hai chi nhánh ngân hàng đều dùy trì ở mức khá cao. Công tác thu nợ cả hai chi nhánh được thực hiện tốt. Vốn vay thu hồi hiệu quả. Nhưng qua bảng số liệu ta thấy vòng luân chuyển vốn của NHNo Ô Môn nhanh hơn so với NHNo Bình Thủy. Điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ của chi nhánh Ô Môn có phần tốt hơn chi nhanh Bình Thủy. Do tại chi nhánh Bình Thủy các đơn vị vay vốn có thời hạn ngăn hạn nhưng thời hạn cho vay bình quân từ 8 đến 12 tháng nên làm cho vòng quay tín dụng kéo dài. Do tình hình thu nợ tại chi nhánh Bình Thủy kéo dài hơn chi nhánh Ô Môn khả năng xảy ra nợ xấu cao hơn. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ xấu của NH Bình Thủy luôn cao hơn NH Ô Môn, điều này làm cho khả năng thu hồi nợ của chi nhánh Bình Thủy thấp hơn và khả năng rủi ro tín dụng có thể xảy ra cũng cao hơn chi nhánh Ô Môn. Do chi nhánh Ô Môn nắm bắt kịp thời nhanh chóng tình hình biến động của nền kinh tế, luôn đặt ra mục tiêu chất lượng tín dụng lên hàng đầu, đưa ra những biện pháp hữu hiệu trong công tác thu hồi nợ làm dư nợ giảm khả năng xảy ra nợ xấu thấp. Mặc khác, khi nền kinh tế có tính hiệu tốt lên thì hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ ở Ô Môn sẽ nhanh chóng thu được kết quả tốt hơn so với những doanh nghiệp lớn ở Bình Thủy. Chính vì vậy mà tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của chi nhánh Ô Môn luôn thấp hơn chi nhánh Bình Thủy. Đây là điều đáng vui mừng cho chi nhánh. Tóm lại, qua phân tích so sánh tình hình rủi ro tín dụng tại hai chi nhánh NHNo&PTNT quận Ô Môn và quận Bình Thủy cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ô Môn đang có bước phát triển tốt hơn. Cụ thể trong việc sủ dụng nguồn vốn huy động tại chỗ và công tác thu hợi nợ vay cũng như kiểm soát 62 nợ xấu. Góp phần đưa lợi nhuận ngân hàng ngày càng cao hơn nữa, khẳng định vị trí của ngân hàng so với các ngân hàng trên cùng hệ thống cũng như khác hệ thống. 4.5 CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro được xem như một yếu tố không thể tách rời với quá trình hoạt động của ngân hàng. Các ngân hàng luôn phải đối phó với các loại rủi ro từ mọi nguồn gốc. Vì vậy để ngân hàng có thể đạt được mục tiêu kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro liên quan đến hoạt động cho vay thì cần phải tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng để từ đó đề ra biện pháp khắc phục một cách hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu cho Ngân hàng nhưng nhìn chung đều xuất phát từ hai nguyên nhân khách quan và chủ quan. 4.5.1 Nguyên nhân khách quan 4.5.1.1 Điều kiện tự nhiên Trong những năm gần đây tình hình thời tiết trên địa bàn quận Ô Môn diền biến phức tạp và có nhiều thay đổi bất thường cộng thêm tình hình dịch bệnh rầy nâu, bệnh trên gia súc, cúm trên gia cầm làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân. Từ đó ảnh hưởng đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân và ảnh hưởng đến dư nợ xấu của ngân hàng. 4.5.1.2 Chính sách kinh tế - xã hội Nền kinh tế Việt Nam chưa ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi biến động của nền kinh tế thế giới. Trong những năm gần đây giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng nhanh như: xăng, dầu, vàng, sắt, thép,… Điều này khiến đời sống người dân cũng như các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải gánh chịu những tác động này một cách sâu sắc. Bên cạnh đó hành lang pháp lý chưa phù hợp, mặc dù các Luật và văn bản dưới Luật chi phối hoạt động của ngân hàng được sửa đổi rất nhiều song vẫn còn nhiều vướng mắc chẳng hạn như giữa các qui định Luật có sự chồng chéo với nhau, việc ban hành nghị định hướng dẫn thi hành luật còn chậm, công tác thực hiện của bộ máy thi hành luật pháp còn nhiều bất cập, thời gian giải quyết một vụ kiện về việc khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng không trả được nợ thường kéo dài. Hành lang pháp lý nói chung chưa ủng hộ công tác phục hồi nợ của ngân hàng và gián tiếp làm tăng mức độ tổn thất tín dụng 4.5.2 Nguyên nhân chủ quan 4.5.2.1 Từ phía khách hàng - Đối với nhóm khách hàng chủ quan phát sinh nợ quá hạn. 63 Nguyên nhân là do: + Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Sau khi nhận được vốn vay từ ngân hàng, khách hàng không dung tiền vay vào mục đúng mục đích đi vay mà sử dụng cho những hoạt động tiêu dùng cá nhân dẫn đến khả năng sinh lợi thấp làm cho ngân hàng khó thu hồi nợ. + Khách hàng vay vốn xong chỉ muốn trả lãi không muốn trả gốc. Vì họ ngại thủ tục hoàn trả vừa tốn chi phí vừa tốn thời gian. + Khách hàng đứng ra vay vốn nhưng lại chuyển số tiền vay được cho người khác sử dụng. Người sử dụng không có khả năng trả nợ, người đứng vay thì nghĩ không phải trách nhiệm của mình. +Do hoàn cảnh đi làm ăn xa hoặc nhà xa ngân hàng nhờ người khác đi trả vốn vay thay nhưng bị chiếm dụng vốn, không đòi lại được không có khả năng trả nợ vay tiếp. - Đối với khách hàng gặp khó khăn thực sự không có khả năng trả vốn vay. Nguyên nhân do: + Do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh làm mùa màng thất thu, kinh doanh thua lỗ, chính sách kinh tế, định hướng ngành nghề thay đổi, biến động giá cả, lãi suất,… + Do gia đình gặp tai nạn, ốm đau bệnh tật kéo dài lâu năm làm cho kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ đối với ngân hàng. + Do ý thức trả nợ của hộ nông dân còn kém, họ cho rằng sẽ được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước cho nên kéo dài thời gian trả nợ vay. Hoặc chưa quen với giao dịch của ngân hàng nên thường quên trả nợ khi đến hạn chờ cho đến khi cán bộ tín dụng gọi điện nhắc nhở mới thực hiện việc trả nợ. 4.5.2.2 Từ phía ngân hàng - Do tài sản thế chấp bị mất giá, khi ngân hàng thẩm định cho vay thì giá trị tái sản cao sau đó lại bị giảm giá mạnh, khách hàng không trả được nợ, ngân hàng tiến hành thanh lý nhưng không bán được hoặc bán với giá thấp, tiền thu được không đủ bù đắp khoản nợ vay. - Quyết định cho vay đúng đắn nhưng do địa bàn rộng có nhiều khách hàng vay vốn nên cán bộ tín dụng kiểm soát không chặt chẽ dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích nhưng ngân hàng không nắm thông tin kịp thời khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tóm lại, dù là nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn hay từ phía ngân hàng, nguyên nhân chủ quan hay khách quan đều dẫn đến hậu quả là khách hàng không trả được nợ. Do đó sự tiếp cận các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng sẽ 64 giúp cho ngân hàng nhìn nhận một các đầy đủ, toàn diện, khách quan hơn từ đó có các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tín dụng một cách hữu hiệu, thiết thực hơn. 4.6 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG Nhận biết được tầm quan trọng của rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Vì vậy để quản lý tốt rủi ro ngân hàng đã tiến hành những biện pháp nghiệp vụ sau + Kiểm tra chi nhánh: giám sát tín dụng cập nhật thông tin tín dụng hàng ngày, kiểm tra hồ sơ tín dụng tại chi nhánh, kiểm tra số lượng khách hàng vay thực tế hàng tháng nhằm để đề ra các giải pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu lịp thời. + Đi thực tế để chi nhánh có chính sách tín dụng đối với từng địa bàn, từng ngành nghề, từng khách hàng mà ngân hàng cần tập trung phát triển. + Thực hiện phân tích chất lượng hàng tháng trên toàn hệ thống ngân hàng theo các tiêu chí: ngành nghề, kỳ hạn, loại tiền vay,… để có căn cứ đề xuất chính sách tín dụng phù hợp từng thời kỳ. Ngoài ra, ngân hàng còn sử dụng phương pháp xếp hạn tín dụng để xử lý các đơn xin vay vốn nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thể xảy ra. + Lên kế hoạch triển khai định giá lại toàn bộ tài sản đảm bảo của khách hàng vay vốn, báo cáo đánh giá về thực trạng tài sản đảm bảo nhằm phân tích chất lượng, giá trị biến động giá trị của tài sản đảm bảo để đề xuất chính sách lien quan đến loại tài sản đảm bảo. 65 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 5.1 TỒN TẠI - Ngân hàng chú trọng phát triển ở đối tượng ngắn hạn nhiều, ít chú trọng tới khoản cho vay trung – dài hạn. Việc chú trọng vào một đối tượng cho vay một khi có biến cố xảy ra như dịch bệnh hoặc thời tiết thay đổi ảnh hưởng đến năng suất sẽ ảnh hưởng đến công tác thu nợ. - Ngân hàng luôn phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác trên địa bàn Quận về lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay cũng như các chương trình ưu đãi khách hàng , cơ sở hạn tầng, trang thiết bị phục vụ khách hàng. - Hồ sơ tín dụng còn khá nhiều khâu gây khó khăn cho cán bộ tín dụng như vừa xử lý hồ sơ, vừa thu nợ, đến cuối tháng phải phân loại nợ,…làm cho các cán bộ tín dụng bị áp lực công việc phần nào đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của họ. Bên cạnh đó địa bàn phân bố rộng khắp chi phí cho cán bộ tín dụng cũng tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. 5.2 NGUYÊN NHÂN - Tuy NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn được thành lập khá lâu, có bề dày kinh nghiệp và lượng khách hàng truyền thống, đối tượng khách hàng phần lớn là hộ nông dân trình độ không cao nhu cầu vốn cho nông nghiệp không nhiều nên việc cho vay sẽ không cao. - Trong qui định của ngân hàng còn nhiều phức tạp. Chẳng hạn như việc một khách hàng đến vay vốn nhưng có nhiều sổ đỏ thế chấp thì công việc của cán bộ tín dụng cũng sẽ tăng thêm nhiều. Việc phân loại nợ của cán bộ tín dụng cũng rất phức tạp và mất thời gian. Nếu như ngân hàng có một chương trình mới mà đến cuối tháng tự nó sẽ hệ thống toàn bộ thì sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian. - Cán bộ tín dụng phải thực hiện quá nhiều trong quá trình cho vay từ tìm kiếm khách hàng cho đến thẩm định, làm hồ sơ cho khách hàng. Sau đó cán bộ tín dụng còn phải nhắc nhở nợ, thu nợ, phân loại nợ,…Tất cả công việc đó làm mất rất nhiều thời gian của cán bộ tín dụng sẽ làm hạn chế việc tìm kiếm khách hàng 5.3 GIẢI PHÁP 5.3.1 Giải pháp về huy động vốn + Trong nguồn vốn huy động cần đa dang hóa hình thức huy động hơn nữa. Vì đây là công cụ thu hút vốn cho ngân hàng. Chẳng hạn như: đưa ra nhiều chương trình gửi tiền dự thưởng trúng xe, vàng, chuyến tham quan du lịch,.. vừa tạo được sư thân thiết hơn với khách hàng vừa thu hút được vốn tại chỗ. 66 + Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, đây là khoản tiền đã xác định thời gian trả lại cho KH vì vậy nó tạo nguồn vốn ổn định cho NH, cho phép NH có thể chủ động trong đầu tư. Để thu hút được lượng tiền gửi tiết kiệm thì lãi suất phải đủ hấp dẫn, cần chú ý không nên để tình trạng chênh lệch quá lớn đối với các NH khác trên cùng địa bàn, thường xuyên theo dõi sự biến động lãi suất để đề ra các mức lãi suất tiết kiệm cho phù hợp với sự biến động của thị trường nhằm thu hút các tầng lớp dân cư có nguồn tiền nhàn rỗi, có nguồn tiền gửi ổn định. Ngoài ra phải quan tâm đến lợi ích của KH, bởi vì trong thời gian hiện nay với sự biến động của thị trường và tình hình lạm phát xảy ra thì mức lãi suất thực tế mà KH nhận được rất thấp, nên Ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa để đôi bên cùng có lợi. + Quảng cáo bằng nhiều hình thức, trong đó đặc biệt chú trọng sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng chẳng hạn như: giới thiệu về thời gian hoạt động và phát triển của ngân hàng, các hình thức huy động và tiện ích phục vụ của ngân hàng. Tận dụng tối đa nguồn cán bộ công nhân viên tuyên truyền quảng bá cho công tác huy động vốn 5.3.2 Giải pháp về sử dụng vốn + Mở rộng thêm các đối tượng KH bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản nhằm tăng doanh số cho vay tại chi nhánh. NH cần có chiến lược Marketing, tìm hiểu về các doanh nhiệp, các tầng lớp dân cư để biết được nhu cầu vay vốn của họ cũng như là hiệu quả hoạt động của các nhóm ngành nghề mà họ sẽ thực hiện. Từ đó có thể quyết định cho vay đến các đối tượng một cách phù hợp hơn. + Mở rộng các hình thức cho vay như hình thức tín chấp đối với cán bộ công nhân viên, học sinh, sinh viên vượt khó học tập .... sử dụng cho mục đích mua sắm, tiêu dùng, du học bằng cách kết hợp với các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên thành lập các quỹ hổ trợ vốn. + Ngân hàng cần duy trì, mở rộng quy mô và thị phần hoạt động của mình, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của KH. + Thành lập bộ phận Maketing để điều tra nhu cầu và thăm dò ý kiến khách hàng đã, đang và chưa từng vay vốn NH nhằm nắm bắt được nguyện vọng, nhu cầu của KH để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng để tăng doanh số cho vay tại chi nhánh. 5.3.3 Giải pháp hạn chế nợ quá hạn và nợ xấu Qua phân tích tình hình nợ xấu tại ngân hàng cho thấy tình hình nợ xấu của ngân hàng giảm dần qua các năm, đó là một dấu hiệu tốt cho ngân hàng. Tuy nhiên, nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến tình hình rủi ro tín dụng của NH, thế nên để hạn chế nợ xấu, NH cần phải: 67 + Thường xuyên có chính sách gửi CBTD đi đào tạo huấn luyện để nâng cao thêm trình độ thẩm định cho họ nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai phạm của CBTD trong hoạt động phân tích đánh giá KH. Đặc biệt là thẩm định tư cách của KH. Vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của KH. + Tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa CBTD với phòng kế toán để theo dõi tình hình trả nợ và lãi của KH đồng thời nắm được nợ đến hạn của KH mà thông báo, đôn đốc họ trả nợ. + Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của KH từ khi vay đến khi thu được nợ, không để xảy ra tình trạng KH sử dụng vốn vay sai mục đích. Để làm được điều đó, lãnh đạo NH nên phát động phong trào thi đua khen thưởng những cán bộ xuất sắc trong công tác thu nợ cũng như kỷ luật, phê bình những CBTD để phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu chiếm tỷ lệ cao. + Khi KH có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp thích hợp. + Chấp hành tốt các quy trình tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định, kiểm tra giám sát được món vay. Kiên quyết xử lí các khoản nợ xấu, tránh điều chỉnh, gia hạn nhiều lần, tác động tiêu cực đến thiện chí trả nợ của KH. + Qua phân tích nợ xấu theo ngành cho thấy nợ xấu phát sinh nhiều ở ngành nông nghiệp, do đó cần lưu ý khi cho vay đối với các ngành này. CBTD thường xuyên bám sát diễn biến thị trường, thẩm định kỹ tình hình tài chính, mục đích vay vốn của KH trong khâu thu thập thông tin KH trước khi cho vay để có thể cấp những hạn mức tín dụng thích hợp với nhu cầu kinh doanh của KH. Mặt khác, đối với những KH có nợ quá hạn nếu xét thấy có khả năng thu hồi và KH có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng vì cần thêm vốn thì NH có thể cho vay thêm để tạo điều kiện cho KH thực hiện nghĩa vụ trả nợ. 68 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN 6.1 KẾT LUẬN Với phương thức hoạt động “Đi vay để cho vay”, trong những năm qua NHNo& PTNT quận Ô Môn đã thực sự trở thành chỗ dựa, là người bạn thân thiết của nông dân. Đồng thời Ngân hàng đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cải thiện đời sống và đổi mới bộ mặt nông thôn, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội trong Quận. Trong kinh doanh ngân hàng việc ngân hàng phải đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi được. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là một yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm sao để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Tuy nhiên qua phân tích cho thấy rủi ro tín dụng vẫn còn tồn tại ở ngân hàng Nông Nghiệp Ô Môn. Cụ thể là tỷ lệ dư nợ xấu vẫn tồn tại ở ngân hàng. Với thực trạng này đòi hỏi ngân hàng cần có những biện pháp cứng rắn trong công tác thu hồi nợ và ngăn chặn triệt để sự phát sinh nợ quá hạn. Đối với công tác thu hồi nợ trong những năm qua, nhờ có sự quan tâm, giám sát của Ban lãnh đạo ngân hàng cùng với sự nổ lực của cán bộ công nhân viên chi nhánh đã theo dõi nhắc nhỡ khách hàng hoàn trả nợ vay đúng hạn nên doanh thu đều tăng qua từng năm. Đề tài nghiên cứu đã cho thấy được hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNo Ô Môn không ngừng được nâng cao. Từ việc phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ đến việc phân tích nợ xấu cho thấy NH đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng góp phần tăng lợi nhuận chung cho cả ngân hàng. Cụ thể, ngân hàng đã không ngừng hỗ trợ vốn để đáp ứng thiếu hụt về vốn trong sản xuất, kinh doanh cho người dân trong Quận, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn đầu tư cho vay những dự án phát triển sản xuất sau thu hoạch, cho nông dân vay sửa chữa và xây mới nhà cửa…nhằm nâng cao điều kiện sống. Nhờ vào vốn của Ngân hàng, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như mua sắm máy móc hiện đại, nuôi trồng thử nghiệm các loại giống mới đã góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi cũng như đem lại thu nhập ngày càng cao cho ngươi dân. Tuy nhiên, trong thời gian qua chi nhánh NHNo& PTNT quận Ô Môn còn có một số khó khăn và tồn tại cần khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình, góp phần vào sự phát triển kinh tế của Quận. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần đề ra được hướng đi đúng đắn để phát huy hết của mình góp phần đưa hoạt động của Ngân hàng ngày càng vững mạnh, đời sống nông dân ngày càng ổn định, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc hơn. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2008. Giáo trình Quản Trị Ngân Hàng. Cần Thơ: Đại học Cần Thơ 2. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Giáo trình Tiền Tệ - Ngân Hàng. Cần Thơ: Đại học Cần Thơ 3. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, 22/04/2005. Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước 4. Quyết định 18/2005/QĐ-NHNN, 25/04/2007. Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước 5. Các báo cáo kinh doanh, báo cáo thường niên và các tài liệu khác của Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quận Ô Môn từ năm 2010 - 2012 6. Thông tin trên trang Web http://www.Agribank.com.vn xi PHỤ LỤC  Phụ lục 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 2010 2011 2012 Tổng thu nhập Thu nhập từ lãi Thu nhập ngoài lãi Tổng chi phí Chi phí từ lãi 47.091 28.019 19.072 41.120 18.589 78.300 54.218 24.082 62.200 28.323 75.455 62.628 12.827 61.767 41.850 6 tháng đầu năm 2013 35.836 26.124 9.712 28.980 24.018 Chi phí ngoài lãi 22.531 5.971 33.877 16.100 19.917 13.688 4.962 6.856 Lợi nhuận 2011/2010 Số tiền % 31.209 26.199 5.010 21.080 9.734 66,27 93,50 26,27 51,26 52,36 11.346 10.129 50,36 169,64 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn) xii 2012/2011 Số % tiền (2.845) (3,63) 8.410 15,51 (11.255) (46,74) (433) (0,70) 13.527 47,76 (13.960) (2.412) (41,21) (14,98) Phụ lục 2: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 Số tiền 2011 % Số tiền Chênh lệch 2012 % Số tiền % 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền 2011/2010 Số tiền Vốn huy động 323.102 72,75 380.120 74,52 505.560 VĐC 121.000 27,25 130.000 25,48 Tổng nguồn vốn 444.102 100,00 510.120 100,00 596.785 100,00 557.098 66.018 98,23 557.098 57.018 91.225 1,77 0 % 17,65 9.000 Số tiền 125.440 % 33,00 7,44 (38.9775) (29,80) 14,87  VĐC : Vốn điều chuyển (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn) xiii 2012/2011 86.665 17,0 [...]... đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Môn – Cần Thơ để làm luận văn tốt nghiệp 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ trong 3 năm gần đây (2010 – 2012) và 6 tháng... các công cụ phương tiện phục vụ cho công tác chi nhánh 3.1.4 Quy trình tín dụng tại ngân hàng (7) KHÁCH HÀNG (1) (5b) NGÂN QUỸ (6) (8) (5a) CÁN BỘ TÍN DỤNG (2) KẾ TOÁN (4) PHÒNG TÍN DỤNG BAM GIÁM ĐỐC (3) (Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn) Hình 3.2: Quy trình cho vay tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn. .. nhánh trực thuộc của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, nhưng ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ô Môn vẫn chú trọng kiểm soát rủi ro tín dụng và xem đó là vấn đề hàng đầu phải quan tâm Phân tích rủi ro tín dụng không chỉ đảm bảo an toàn cho quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà bên cạnh đó còn giúp ngân hàng cải thiện được chất lượng tín dụng để ngày càng hoạt... các ngân hàng trong nước gặp phải nguy cơ rủi ro tín dụng tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút Là Ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu Việt Nam giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam cũng không... Đảng và nước về công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn trong hoạt động đầu tư tín dụng NH luôn biết vượt qua khó khăn thách thức thuở ban đầu để trong những năm tới, NH tiếp tục đổi mới và phục vụ ngày càng tốt hơn cho phát triển nông thôn và nền kinh tế hội nhập quốc tế như hiện nay 3.1.2 Sản phẩm và dịch vụ Do điều kiện phát triển kinh tế ở quận Ô Môn nên ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. .. giá thực trạng rủi ro tín dụng và đề ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Khái quát về tình hình cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013  Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013  Phân tích thực trạng, tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm 2010 –. .. nhập Tổng chi phí Lợi nhuận Hình 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn a/ Thu nhập Giống như hầu hết các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn cũng có nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động tín dụng Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập của ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 tăng giảm không đều Trong 3 năm... 13.688 7.931 6.856 4.215 Ô Môn Ô Môn Ô Môn (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn và Nguyễn Thị Yến Linh 2012 – “Phân tích rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT quân Bình Thủy”) 24 e/ Thuận lợi và khó khăn - Thuận lợi + Về vị trí địa lí NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn nằm ở vị trí trung tâm quận Ô Môn ngay trên quốc lộ 91 thuận lợi cho các phường trong quận và có một phòng giao dịch... hàng có tốt không?  Những mặt tồn tại trong hoạt động ngân hàng là gì?  Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và cần có những biện pháp gì để phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng? 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái quát về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển sản xuất hàng hóa Tín dụng là một quan... 2.1.2 Rủi ro tín dụng 2.1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là rủi ro ) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết (Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN) 2.1.2.2 Biểu hiện của rủi ro tín dụng Biểu hiện của rủi

Ngày đăng: 07/10/2015, 12:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan