phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn xã tân an luông

74 887 4
phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn xã tân an luông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ÂU THỊ NGỌC ANH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Xà TÂN AN LUÔNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh tế học Mã số ngành: 52310101 11 -2013 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ÂU THỊ NGỌC ANH MSSV: 4104011 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Xà TÂN AN LUÔNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: KINH TẾ HỌC Mã số ngành: 52310101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN HỒNG DIỄM 11 -2013 ii LỜI CẢM TẠ Trong khoảng thời gian học tập tại trường, Thầy cô trong trường Đại Học Cần Thơ đặc biệt là các quý Thầy cô trong Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã giúp em tích lũy được nhiều kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống. Kết quả đạt được ngày hôm nay là nhờ vào sự giảng dạy tận tình của quý Thầy cô và sự giúp đỡ của các bạn trong và ngoài lớp. Em xin chân thành cảm ơn: Quý Thầy cô trong Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Cần Thơ và đặc biệt là Cô Nguyễn Hồng Diễm đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Các Cô chú, Anh chị ở Ủy Ban Nhân Dân xã Tân An Luông, các hộ nông dân trong địa bàn xã đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp số liệu trong bài luận văn này. Cần Thơ, ngày 21 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện ÂU THỊ NGỌC ANH iii TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 21 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện ÂU THỊ NGỌC ANH iv NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP v MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu .............................................................................1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu.....................................................................1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn............................................................2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ...............................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................3 1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu: .............................4 1.2.1. Các giả thuyết cần kiểm định............................................................4 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................4 1.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................4 1.4.1. Không gian........................................................................................4 1.4.2. Thời gian ...........................................................................................4 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................4 1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ............................4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 2.1. Phương pháp luận ....................................................................................6 2.1.1. Những khái niệm liên quan đến cánh đồng mẫu lớn ........................6 2.1.2. Tiêu chuẩn cánh đồng mẫu lớn .........................................................7 2.1.3. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ......................12 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................19 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................19 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................20 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Xà TÂN AN LUÔNG.........................................24 3.1. Thực trạng cánh đồng mẫu lớn ..............................................................24 3.1.1. Khái quát chung về xã Tân An Luông ............................................24 3.1.2. Thực trạng cánh đồng mẫu lớn .......................................................27 vi 3.2. Hiệu quả kinh tế cánh đồng mẫu lớn .....................................................32 3.2.1. Hiệu quả kinh tế CĐML theo thời gian ..........................................32 3.2.2. So sánh hiệu quả kinh tế của CĐML và ngoài CĐML...................35 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Xà TÂN AN LUÔNG ...................40 4.1. Thông tin chung.....................................................................................40 4.2. Xây dựng mô hình và kiểm định mối liên hệ của các yếu tố đến hiệu quả cánh đồng mẫu lớn.................................................................................41 4.1.1. Xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cánh đồng mẫu lớn......................................................................................................42 4.1.2. Kiểm định mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến cánh đồng mẫu............................................................................................................43 4.3. Đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cánh đồng mẫu lớn .........................................................................................................47 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP .................................................................49 5.1. Tồn tại và nguyên nhân .........................................................................49 5.2. Giải pháp................................................................................................50 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................54 6.1. Kết luận..................................................................................................54 6.2. Kiến nghị ...............................................................................................55 6.2.1. Đối với nông hộ sản xuất. ...............................................................55 6.2.2. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương................................55 6.2.3. Đối với các công ty thu mua ...........................................................55 6.2.4. Đối với các công ty đầu vào sản xuất .............................................55 PHỤ LỤC 57 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Số mẫu phỏng vấn.............................................................................20 Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Tân An Luông ........................................26 Bảng 3.2 Tình hình sản xuất lúa toàn xã giai đoạn 2010 -6/2013....................28 Bảng 3.3 Diện tích và số hộ tham gia CĐML giai đoạn 2012 -2013...............31 Bảng 3.4 Mật độ gieo sạ trong cánh đồng mẫu giai đoạn 2012 -6/201............32 Bảng 3.5 Hiệu quả sản xuất cánh đồng mẫu lớn theo thời gian.......................34 Bảng 3.6 Hiệu quả sản xuất CĐML so với ngoài CĐML giai đoạn 2012 6/2013 ...............................................................................................................39 Bảng 4.1 Độ tuổi của các nông dân trả lời bảng khảo sát ................................40 Bảng 4.2 Kinh nghiệm của các nông hộ được khảo sát ...................................40 Bảng 4.3 Trình độ học vấn của các nông hộ trả lời khảo sát ...........................41 Bảng 4.4 Mức độ cơ giới hóa của các nông hộ trả lời khảo sát .......................41 Bảng 4.5 Quy mô canh tác của các hộ trả lời khảo sát 41 Bảng 4.6 Kết quả mô hình hồi quy xử lý bằng Eview .....................................44 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định tự tương quan xử lý bằng Eview ........................44 Bảng 4.8 Kết quả kiểm định White 45 Bảng 4.9 Kết quả kiểm định WALD 46 Bảng 4.10 Kết quả mô hình sau khi loại bỏ biến 46 viii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Cơ cấu phân bố lao động trong các ngành nghề năm 2010…..25 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BVTV: bảo vệ thực vật BCH TW: Ban chấp hành Trung ương CĐML: cánh đồng mấu lớn CGH cơ giới hóa CP: chi phí CPG: chi phí giống CPP: chi phí phân CPT: chi phí thuốc DT: diện tích GB: giá bán HV: học vấn KN: kinh nghiệm LN: lợi nhuận THT: tổ hợp tác TCP: tổng chi phí UBND: Ủy ban nhân dân XD: xây dựng XN: xác nhận x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần vào sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội. Ngành nông nghiệp cung cấp đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp khác như công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến xuất khẩu. Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đưa sản phẩm nông nghiệp thành mặt hàng xuất khẩu mang lại thu nhập cao, góp phần rất lớn vào phát triển kinh tế đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH TW khóa X đã nhấn mạnh “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng;…” Theo nhận định của Vụ kế hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì trong thời gian qua nông nghiệp tăng trưởng chủ yếu “dựa trên mức độ thâm dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư) và nguồn lực tự nhiên cao”điều này làm tăng chi phí sản xuất và đe dọa tính bền vững của tăng trưởng. Trong tương lai, nguồn lực cho tăng trưởng nông nghiệp sẽ không còn được dồi dào, chi phí sản xuất ngày càng cao cũng bắt đầu làm giảm khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam với vị thế nhà sản xuất “chi phí thấp” trên thị trường quốc tế. Trong thời gian tới,“ngành Nông nghiệp sẽ phải nâng cao vị thế cạnh tranh trên cơ sở nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và an toàn vệ sinh thực phẩm”, đó là nhấn mạnh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại dự thảo Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Việt Nam. Trong nền nông nghiệp Việt Nam, lúa gạo chính là loại nông sản chủ lực chiếm nửa GDP nông nghiệp và có lực lượng sản xuất rất lớn nhưng đến thời điểm hiện tại, giá lúa đang ở trong tình trạng bất ổn. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp nhất thế giới trong khi đó chi phí sản xuất lại khá cao, hệ lụy là giá bán lúa của nông dân không đủ bù chi phí. Nguyên nhân một phần là do việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ chưa đồng bộ, gây khó khăn cho việc quản lý, hỗ trợ và áp dụng những phương thức canh tác mới, việc sản xuất còn thiếu sự liên kết, không tạo được vùng nguyên liệu ổn định gây bất ổn về giá cả. 1 Để khắc phục những khó khăn của nền nông nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn góp phần thay đổi tập quán sản xuất của nông dân, giải quyết được những khó khăn trong nông nghiệp là đồng ruộng manh mún, hạ tầng thấp kém, thiếu lao động nhằm nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng trong sản xuất trồng trọt, trước hết là sản xuất lúa gạo ở nhiều tỉnh thành, tiến tới hình thành vùng nguyên liệu lúa hàng hóa xuất khẩu chất lượng cao với lộ trình 3 bước: xây dựng mô hình "cánh đồng mẫu lớn", xây dựng vùng nguyên liệu lúa hàng hóa, xây dựng thương hiệu lúa gạo từ các vùng nguyên liệu sản xuất theo VietGAP và mô hình ngày càng được nhân rộng. Theo thông báo số 986/TB-BNN-VP, tỉnh Vĩnh Long đã triển khai xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn và xã Tân An Luông được chọn làm nơi xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn của tỉnh. Sau hơn 2 năm triển khai thì mô hình cánh đồng mẫu lớn mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào? Những yếu tố nào đã ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của cánh đồng mẫu lớn? Để hiểu rõ hơn về tình hình cũng như tìm ra những giải pháp có thể nhằm nâng cao kết quả sản xuất cánh đồng mẫu lớn em chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông” làm đề tài nghiên cứu. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Bài nghiên cứu dựa trên những kiến thức đã học, những số liệu thực tế thu thập được đồng thời áp dụng các phần mềm kinh tế, các phương pháp đo lường hiệu quả và tham khảo những mô hình cánh đồng mẫu lớn tiêu biểu đã được triển khai trong thời gian qua. Căn cứ trên những văn bản chỉ đạo về nông nghiệp, nông thôn, những hướng dẫn xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn như:  Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 8 năm 2008 về tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.  Thực hiện tinh thần Hội nghị “Tăng cường liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ lúa xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long” ngày 24 tháng 02 năm 2009 tại Long Xuyên – An Giang.  Chỉ thị số 4136/CT-BNN-TT ngày 15 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNN “Về phong trào thi đua áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP)”.  Thông báo Ý kiến kết luận của Thú trưởng Bùi Bá Bổng Công văn số 892/TB-BNN-VP ngày 01 tháng 02 năm 2010 tại Hội nghị “Tổng kết sản xuất lúa năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010 ở Nam bộ”. 2  Thông báo số 986/TB-BNN-VP ngày 29 tháng 02 năm 2011 “Kết luận của Thứ trưởng Bùi Bá Bổng tại cuộc họp giao ban Sơ kết sản xuất vụ lúa Đông xuân 2010-2011 với các tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long” ngày 12 tháng 02 năm 2011.  Quyết định số 1749 ngày 15 tháng 09 năm 2011 về việc phê duyệt dự án “Xây dựng mô hình và hỗ trợ nông dân trồng lúa theo hướng cơ giới hóa và chứng nhận VietGap” do UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành.  Nghị quyết 22/2011/QH13, ngày 26 tháng 11 năm 2011 “Về trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII”, trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.  Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ “Về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản”.  Chỉ thị số 1311/CT-BNN-TT ngày 04 tháng 05 năm 2012 “Về việc đẩy mạnh ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất trồng trọt”.  Chỉ thị 1965/CT-BNN-TT, ngày 13 tháng 06 năm 2013 “Về việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng mẫu lớn”. Về thực tiễn, tháng 9/2011, dự án “Xây dựng mô hình và hỗ trợ nông dân trồng lúa theo hướng cơ giới hóa và chứng nhận VietGAP ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011- 2015” gọi tắt là dự án “CĐML” đã được UBND Tỉnh phê duyệt và giao cho Sở Nông nghiệp và PTNN thực hiện. Tuy nhiên theo báo cáo sơ kết của dự án thì cánh đồng mẫu lớn chưa đạt được thành công như mong muốn do đầu ra không ổn định nên Sở NN và PTNN tỉnh Vĩnh Long luôn khuyến khích tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả cánh đồng mẫu lớn nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng cánh đồng mẫu lớn chất lượng và hiệu quả để có thể tiếp tục nhân rộng mô hình. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích hiệu quả kinh tế cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông. 3 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.2.1. Các giả thuyết cần kiểm định Cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn những cánh đồng ngoài mô hình Các yếu tố như diện tích, kinh nghiệm, chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuốc, chi phí lao động, giá bán,…ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cánh đồng mẫu lớn. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Sử dụng bảng câu hỏi (phụ lục trang 57) 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Tân An Luông. 1.4.2. Thời gian Thời gian của số liệu thứ cấp 2010- 6/2013 Thời gian của số liệu sơ cấp: 9/2011 – 9/2013 Thời gian thực hiện đề tài: 8/2013- 11/2013 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Kết quả sản xuất của cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Vũ Trọng Bình, Đặng Đức Chiến (2013) có bài viết về “Cánh đồng mẫu lớn: lí luận và tiếp cận thực tiễn trên thế giới và Việt Nam” trình bày khái niệm về cánh đồng mẫu lớn “là những cánh đồng có thể một hoặc nhiều chủ, nhưng có cùng qui trình sản xuất, cùng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung ứng đồng đều và ổn định về số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường dưới một thương hiệu nhất định” bài viết đã đưa ra khái niệm trên một bình diện rộng đồng thời cũng nêu lên tác dụng của việc liên kết trong sản xuất cùng nhiều lý luận khác về cánh đồng mẫu lớn. Những khái niệm và những kinh nghiệm thành công trong việc triển khai cánh đồng mẫu lớn ở các nước trên thế giới được trình bày trong bài viết là một lí luận quan trọng được vận dụng làm cơ sở lí luận cho bài luận văn này, việc áp dụng những lý thuyết này vào thực tế có thể góp phần phát triển hơn thực tiễn cánh đồng mẫu lớn ở Việt Nam. 4 Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng (2012) đã có bài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất tiêu thụ lúa gạo- Trường hợp cánh đồng mẫu lớn tại An Giang” bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích lợi ích- chi phí để phân tích hiệu quả trong mô hình cánh đồng mẫu lớn đồng thời có sự so sánh hiệu quả của các nông hộ trong và ngoài mô hình, từ đó thể hiện rõ hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa trên cánh đồng mẫu lớn mang lại. Tiếp tục vận dụng phương pháp phân tích lợi ích- chi phí, kết hợp so sánh trong và ngoài cánh đồng mẫu lớn trong trường hợp trên địa bàn xã Tân An Luông nhưng để nông hộ nhìn thấy rõ hiệu quả kinh tế đã được cải thiện như thế nào, bài luận văn này đã bổ sung thêm sự so sánh hiệu quả kinh tế theo thời gian của cánh đồng mẫu lớn. Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng còn phân tích các yếu tố tác động đến lợi nhuận bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy trên hàm lợi nhuận. Bài nghiên cứu đã rút ra kết luận là các yếu tố như diện tích, trình độ học vấn, chi phí phân, chi phí thuốc, giá bán là những nhân tố đã tác động đến lợi nhuận và chi phí lao động, kinh nghiệm, chi phí giống là yếu tố không có ý nghĩa trong mô hình. Trong điều kiện sản xuất hiện nay việc áp dụng máy móc vào quá trình sản xuất ngày càng phổ biến, điều này có tác động như thế nào đến lợi nhuận, hiện nay có rất ít bài nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này nên để hiểu rõ hơn bài luận văn này đã bổ sung thêm yếu tố cơ giới hóa vào mô hình. 5 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Những khái niệm liên quan đến cánh đồng mẫu lớn 2.1.1.1. Khái niệm cánh đồng mẫu lớn Cánh đồng mẫu lớn là những cánh đồng có thể một hoặc nhiều chủ, nhưng có cùng qui trình sản xuất, cùng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung ứng đồng đều và ổn định về số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường dưới một thương hiệu nhất định. Những nông dân trên cánh đồng cùng nhau thực hành sản xuất theo một qui trình chung trong tất cả các khâu từ sản xuất, quy trình kỹ thuật, quản lý sản xuất, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm... Qui trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thương mại cho doanh nghiệp được thiết lập trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường về khối lượng cung ứng, chất lượng. Điều này cũng có nghĩa là mô hình “cánh đồng mẫu lớn” cần được hiểu ở trên một bình diện rộng hơn, không chỉ là về mặt không gian và còn về mặt thể chế tổ chức trong qui hoạch, sản xuất, thương mại theo từng chuỗi sản phẩm. Như thế, một mô hình mà nông dân tổ chức liên kết sản xuất trên những mảnh ruộng không nằm cạnh nhau nhưng thực hiện cùng quy trình kỹ thuật sản xuất, quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm tương đồng, có liên kết với doanh nghiệp về cung ứng sản phẩm đầu vào, cung cấp dịch vụ hỗ trợ, bao tiêu sản phẩm đầu ra thì cũng có thể coi mô hình đó là “cánh đồng mẫu lớn”. 2.1.1.2. Khái niệm tổ hợp tác Theo định nghĩa của FAO (1993) thì “nhóm sở thích (có nơi gọi là tổ hợp tác) trong nông nghiệp nông thôn” là tập hợp những người dân, hộ gia đình, hoặc bộ tộc sống chung trong cộng đồng địa phương, có kiến thức, tâm huyết – say mê các hoạt động về kinh tế xã hội ở cơ sở; tình nguyện tham gia thực hiện vì mục tiêu lợi nhuận và phi lợi nhuận, sẵn sàng làm nòng cốt thúc đẩy các hoạt động đó vì sự tiến bộ an sinh xã hội, hoặc vì nâng cao hiệu quả sản xuất, hoặc vì hợp tác với nhau để tìm phương pháp mưu sinh bền vững bằng cách lồng ghép các hoạt động sản xuất nông nghiệp với các dịch vụ trong nông thôn để, trước mắt đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cộng đồng, sau đó nhằm tạo ra sự phát triển bền vững trên quê hương mình. 6 Nghị định 151/2007/NĐ-CP và Thông tư 04/2008/TT-BKH hướng dẫn tổ chức, hoạt động của tổ hợp tác (THT) với những đặc điểm cơ bản: THT do các cá nhân tự nguyên thành lập, là một loại hình của kinh tế tập thể, của tổ chức xã hội dân sự số lượng thành viên tối thiểu là 3 người, UBND cấp xã chứng thực hợp đồng hợp tác; THT không phải là pháp nhân, hoạt động vì mục đích kinh tế, xã hội, sở thích nhóm không trái với pháp luật. Tổ hợp tác là hình thức tổ chức của xã hội dân sự, người dân thành lập tổ giải quyết các nhu cầu sản xuất, đời sống theo hướng thoả thuận dân sự, là đầu mối liên kết với chính quyền cơ sở, đối tác của các chương trình dự án cộng đồng, là khách hàng của các doanh nghiệp, nhà cung cấp hàng hoá, nơi thực hiện công tác vận động xã hội, xây dựng cụm, dân cư, làng bản văn hoá,… 2.1.1.3. Đội ngũ FF Đội ngũ FF (Farmer’s Friend) là đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty liên kết thực hiện tư vấn canh tác, phụ trách hướng dẫn nông dân về quy trình sản xuất từ đầu vụ cho đến khi kết thúc thu hoạch, bao gồm: - Lựa chọn giống, mật độ gieo sạ thích hợp. - Lựa chọn phân bón, thời điểm, lượng phân cần thiết. - Lựa chọn thuốc, liều lượng, thời điểm phun thuốc thích hợp. - Xác định thời điểm thu hoạch. Đội ngũ FF còn phụ trách việc thường xuyên thăm đồng để kịp thời tư vấn cho nông dân. 2.1.2. Tiêu chuẩn cánh đồng mẫu lớn 2.1.2.1. Tiêu chí xây dựng CĐML a. Cánh đồng mẫu lớn phải nằm trong quy hoạch tổng thể nông nghiệp, nông thôn theo chủ trương, nghị quyết, chương trình hành động của địa phương, có điều kiện tự nhiên (đất đai, thời tiết, khí tượng thủy văn…) phù hợp, hạ tầng kinh tế xã hội (hệ thống thủy lợi, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, trình độ, tập quán canh tác của nông dân) tương đối tốt. b. Quy mô diện tích: trong giai đoạn 2011-2015 là 100-500 ha c. Điều kiện tự nhiên Diện tích thực hiện mô hình phải có hệ thống đê bao, cống bọng hoàn chỉnh, an toàn, chủ động hoàn toàn về thủy lợi bao gồm cả việc tưới và tiêu thoát nước. 7 Vị trí địa lý thuận tiện cho việc tổ chức sản xuất và thu mua: trong bước đầu của việc xây dựng mô hình vị trí càng thuận lợi càng dễ dàng thực hiện các nội dung theo yêu cầu, khi tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu những vùng khó khăn cần từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng cho phù hợp. d. Điều kiện kinh tế - xã hội Nông dân tự nguyện tham gia, đảm bảo quyền lợi cho nông dân, nông dân phải hoàn toàn tự giác và chủ động trong thực hiện mô hình. Có hạ tầng giao thông tốt phục vụ được cho công tác cơ giới hóa các khâu trong sản xuất lúa từ làm đất, đến thu hoạch, bảo quản tồn trữ. Trong mô hình phải có một hình thức liên kết có pháp nhân: hợp tác xã hoặc tổ hợp tác. e. Kỹ thuật canh tác Nông dân phải được tập huấn kỹ thuật canh tác trước và sau thu hoạch, phải áp dụng triệt để theo 03 giảm 03 tăng, 01 phải 05 giảm, xuống giống đồng loạt, tập trung né rầy, sử dụng giống xác nhận. Điều kiện phơi sấy, tồn trữ, bảo quản lúa sau thu hoạch tốt. + Kỹ thuật 3 giảm 3 tăng bao gồm giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh, giảm lượng phân đạm. Thực hiện đúng 3 giảm thì sẽ dẫn đến 3 tăng là tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng hiệu quả kinh tế. + Kỹ thuật 1 phải 5 giảm: phải dùng giống xác nhận, giảm giống, giảm phân đạm, giảm thuốc BVTV, giảm nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch. Phải ghi chép sổ tay sản xuất lúa, Sổ tay ghi chép sản xuất lúa theo VietGAP do Cục Trồng trọt ban hành. Đây là cơ sở và nền tảng bước đầu cho việc tiến tới sản xuất lúa theo VietGAP. Về giống lúa: 100% diện tích phải sử dụng giống lúa cấp xác nhận (XN1, XN2). Mật độ sạ: 80-100 kg/ha. Làm đất: cơ giới hóa khâu làm đất: 100% diện tích được cài ải (vụ Đông Xuân sang Hè Thu), cài ngâm rũ (Hè Thu sang Thu Đông, Thu Đông sang Đông Xuân), vệ sinh đồng ruộng ngay sau khi thu hoạch vụ trước. Gieo sạ: sạ hàng, áp dụng biện pháp gieo sạ đồng loạt theo dự báo né rầy của cơ quan BVTV vùng và cơ quan BVTV địa phương trên cơ sở theo dõi bẫy đèn kết hợp với sự chủ động về nguồn nước phục vụ sản xuất. 8 Bón phân cân đối, sử dụng phân đạm hợp lý, hiệu quả, bón phân đạm theo bảng so màu. Có thể sử dụng các loại phân bón chuyên dùng, phân chậm tan: sử dụng phân bón trong danh mục được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Không phun thuốc hóa học định kỳ. Dùng thuốc hóa học khi cần thiết, có sự khuyến cáo của cán bộ chuyên ngành, khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại. Cơ giới hóa thu hoạch đạt 100% diện tích. 100% sản lượng lúa trong vụ Hè Thu và Thu Đông được phơi, sấy đạt yêu cầu. g. Hình thức liên kết Mô hình được xây dựng trên nền tảng của sự liên kết 04 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, Nhà nước) trong đó các hình thức liên kết được thể hiện thông qua hợp đồng giữa các tổ chức, doanh nghiệp với hợp tác xã hoặc tổ hợp tác sản xuất. Các thỏa thuận hợp tác phải tuân thủ theo những quy định pháp luật hiện hành. h. Cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương quan tâm, phối hợp thực hiện Vai trò của các cơ quan chuyên môn ở địa phương rất quan trọng, đây là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện. Đồng thời phối hợp với các tổ chức đơn vị khác trong ghi nhớ và tổng kết mô hình. 2.1.2.2. Tiêu chuẩn sản xuất 2.1.2.2.1. Tiêu chuẩn GAP Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) được FAO ban hành vào năm 2003 nhằm mang lại những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng đồng thời bảo vệ môi trường và an toàn cho người lao động khi làm việc. Tổng công ty lương thực miền Bắc VINAFOOD1 (03/2010) đã tóm lược những tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP như sau: GAP là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa 9 chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng. GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v. nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo: - An toàn cho thực phẩm - An toàn cho người sản xuất - Bảo vệ môi trường - Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau: a. Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hoá chất lên con người và môi trường: + Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (Intergrated Pest Management = IPM). Theo nhóm chuyên gia của tổ chức nông lương thế giới (FAO), “Quản lý dịch hại tổng hợp” là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Năm nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)  Trồng và chăm cây khoẻ: - Chọn giống tốt, phù hợp với điều kiện địa phương. - Chọn cây khoẻ, đủ tiêu chuẩn. - Trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật để cây sinh trưởng tốt có sức chống chịu và cho năng suất cao.  Thăm đồng thường xuyên- Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nắm được diễn biến về sinh trưởng phát triển của cây trồng; dịch hại; thời tiết, đất, nước... để có biện pháp xử lý kịp thời.  Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng - Nông dân hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng quản lý đồng ruộng cần tuyên truyền cho nhiều nông dân khác. 10  Phòng trừ dịch hại - Sử dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp tuỳ theo mức độ sâu bệnh, thiên địch ký sinh ở từng giai đoạn. - Sử dụng thuốc hoá học hợp lý và phải đúng kỹ thuật.  Bảo vệ thiên địch - Bảo vệ những sinh vật có ích, giúp nhà nông tiêu diệt dịch hại. + Quản lý mùa vụ tổng hợp (Itergrated Crop Management = ICM). Mục đích của chương trình là nâng cao năng lực, nhận thức cho cán bộ ngành nông nghiệp và bà con nông dân về mối quan hệ giữa phân bón, dịch hại và khả năng sinh trưởng, phát triển cây trồng, từ đó sử dụng lượng giống hợp lý, giảm lượng đạm dư thừa, giảm sử dụng thuốc BVTV, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Gồm có quản lý:  Thời vụ gieo trồng cho các giống lúa  Biện pháp gieo trồng  Mật độ và lượng phân bón + Giảm thiểu dư lượng hóa chất (MRL = Maximum Residue Limits) trong sản phẩm là một giới hạn tối da dư lượng thuốc bảo vệ thực vật biểu thị bằng mg/kg. MRL của mỗi nước khác nhau tùy thuộc vào chủng loại thuốc BVTV và chủng loại nông sản và phương pháp sử dụng chúng. Sản phẩm xuất khẩu phải đạt dưới mức giới hạn của thị trường nhập khẩu b. Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hoá chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch: + Nguy cơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc. + Nguy cơ hoá học. + Nguy cơ về vật lý. c. Môi trường làm việc Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân: + Các phương tiện chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu cho công nhân. + Đào tạo tập huấn cho công nhân. + Phúc lợi xã hội. 11 d. Truy nguyên nguồn gốc GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu khi có sự cố xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi các sản phẩm bị lỗi. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. 2.1.2.2.2. Tiêu chuẩn VIETGAP Từ tiêu chuẩn GAP mỗi nước sẽ ban hành tiêu chuẩn của mình theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngày 28-1-2008 tiêu chuẩn VIETGAP đã chính thức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và đã phát huy tác dụng. VIETGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí như:  Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.  An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.  Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.  Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể là việc quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp như: a. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất Vùng sản xuất lúa theo VietGAP phải phù hợp với quy hoạch sản xuất của địa phương; được khảo sát, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, qui định hiện hành của nhà nước về các mối nguy gây ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý. Trường hợp vùng sản xuất không đáp ứng đầy đủ điều kiện thì phải có biện pháp khắc phục các mối nguy tiềm ẩn; khi phân tích sản phẩm nếu mức độ ô nhiễm trong giới hạn cho phép thì vùng sản xuất đó vẫn được lựa chọn. Vùng sản xuất lúa có mối nguy ô nhiễm cao và không thể khắc phục được thì không lựa chọn sản xuất theo VietGAP. 12 b. Quản lý đất Hàng năm phải tiến hành đánh giá các mối nguy về hoá học, sinh học, vật lý của vùng đất trồng; khi cần thiết phải tiến hành lấy mẫu, phân tích và đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của nhà nước. Khi cần thiết phải xử lý các mối nguy tiềm ẩn từ đất, tổ chức và cá nhân sản xuất phải được sự tư vấn của chuyên gia và phải ghi chép, lưu hồ sơ. Nên có các biện pháp chống thoái hoá đất; ghi chép và lưu hồ sơ nếu áp dụng. c. Giống lúa Giống lúa sử dụng phải có nguồn gốc rõ ràng, thuộc Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Khi sử dụng giống phải ghi chép về tên giống, cấp giống, nơi sản xuất giống, hoá chất xử lý hạt giống và mục đích xử lý (nếu có). Phải sử dụng giống lúa cấp nguyên chủng hoặc xác nhận (I hoặc II) để sản xuất lúa theo VietGAP. d. Phân bón (bao gồm chất bón bổ sung) Hàng năm cần đánh giá mối nguy gây ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón. Nếu xác định có nguy cơ gây ô nhiễm, cần áp dụng các biện pháp khắc phục nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên lúa, ghi chép và lưu hồ sơ. Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam. Không sử dụng phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao như: phân hữu cơ truyền thống chưa qua xử lý (ủ hoai mục), rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp chưa qua chế biến. Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải ghi lại thời gian, phương pháp xử lý và lưu hồ sơ. Cần lựa chọn loại phân bón giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm cho lúa; sử dụng các giải pháp giảm lượng phân bón hóa học, tăng cường sử dụng các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ trong sản xuất lúa theo VietGAP. Khi mua phân bón phải ghi chép rõ tên phân, nơi sản xuất, ngày/tháng/năm mua, số lượng mua, tên và địa chỉ người bán và lưu hồ sơ. Các dụng cụ, nơi phối trộn và lưu giữ phân bón sau khi sử dụng cần được vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên. 13 Nơi chứa phân bón hay khu vực để dụng cụ phối trộn phân bón phải độc lập, cách ly với khu bảo quản sản phẩm lúa và nguồn nước tưới. Khi sử dụng phân bón phải ghi chép rõ thời gian bón, tên phân bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón phân và lưu hồ sơ. e. Nước tưới Hàng năm cần đánh giá mối nguy gây ô nhiễm hóa học, sinh học từ nguồn nước sử dụng trong sản xuất lúa; khi cần thiết phải tiến hành lấy mẫu, phân tích và đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của nhà nước và phải được ghi chép, lưu hồ sơ. Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất lúa theo VietGAP. Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn, phải thay thế bằng nguồn nước khác đạt tiêu chuẩn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểm tra đạt yêu cầu. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu hồ sơ. g. Hoá chất (bao gồm thuốc bảo vệ thực vật) Cần áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pests Management, viết tắt theo tiếng Anh là IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (Integrated Crop Management, viết tắt theo tiếng Anh là ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trường hợp lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật (bao gồm chất kích thích sinh trưởng) phù hợp, cần có ý kiến của người có chuyên môn về lĩnh vực bảo vệ thực vật. Phải mua thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì hoặc hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra dụng cụ sau mỗi lần phun thuốc. Cần xử lý thuốc bảo vệ thực vật dùng không hết và nước thải từ rửa dụng cụ phun thuốc để tránh làm ô nhiễm môi trường. 14 Phải có khu vực chứa thuốc bảo vệ thực vật riêng, cách ly với khu vực sản xuất, nơi chứa đựng sản phẩm; kho chứa thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo thoáng mát, an toàn, khoá cẩn thận; không để thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng trên giá phía trên các thuốc dạng bột. Phải giữ thuốc bảo vệ thực vật nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng với nhãn mác rõ ràng. Nếu đổi sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõ đầy đủ tên hóa chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa hóa chất gốc. Phải ghi rõ các thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng để theo dõi và lưu giữ tại nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của nhà nước. Khi mua thuốc bảo vệ thực vật phải ghi chép tên thuốc, ngày/tháng/năm mua, cơ sở sản xuất, người bán, người mua và lưu trong hồ sơ. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải ghi chép tên dịch hại, tên thuốc, ngày/tháng/năm sử dụng, liều lượng thuốc, lượng sử dụng, dụng cụ phun, người phun thuốc và lưu trong hồ sơ. Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa thuốc bảo vệ thực vật. Những vỏ bao bì, thùng chứa phải thu gom và cất giữ ở nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của nhà nước. Khi thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra dư lượng hóa chất trong lúa. Việc lấy mẫu do người được đào tạo thực hiện, mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm được công nhận hoặc chỉ định và lưu kết quả trong hồ sơ. Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và hóa chất khác phải được lưu trữ riêng nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm lên lúa . h. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch - Thu hoạch, thiết bị, vật tư thu hoạch và đồ chứa Phải đảm bảo đúng thời gian cách ly khi thu hoạch lúa. Thiết bị, dụng cụ thu hoạch, bao bì hoặc vật tư tiếp xúc trực tiếp với lúa phải được làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm. Thiết bị, dụng cụ thu hoạch, bao bì hay vật tư khác phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng. Phải thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm. 15 Phải cất giữ riêng biệt, cách ly bao bì chứa lúa thu hoạch và vật liệu đóng gói với kho chứa hóa chất, phân bón và chất phụ gia và có các biện pháp hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm. Phải đánh dấu rõ ràng bao bì chứa phế thải, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và các chất nguy hiểm khác và không dùng chung để đựng lúa. - Kho chứa, đóng bao, bảo quản lúa. Khu vực kho chứa, đóng bao và bảo quản lúa phải tách biệt với kho chứa xăng, dầu, mỡ và máy móc nông nghiệp để phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm. Phải có hệ thống thoát nước và biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của các loại sinh vật nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm đến sản phẩm trong khu vực kho chứa, đóng bao, bảo quản. Khi tiến hành việc khử trùng, phòng trừ các đối tượng dịch hại trong kho chứa lúa phải tiến hành theo quy trình an toàn, cách ly và đảm bảo thời gian cách ly theo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm. - Vận chuyển Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi sử dụng vận chuyển cho lúa. Không vận chuyển lúa chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm. i. Người lao động - An toàn lao động Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hóa chất phải có kiến thức, kỹ năng sử dụng hóa chất và kỹ năng ghi chép . Tổ chức và cá nhân sản xuất phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và có bảng hướng dẫn tại kho chứa hóa chất; cung cấp trang thiết bị và áp dụng các biện pháp sơ cứu cần thiết và đưa đến bệnh viện gần nhất khi người lao động bị nhiễm hóa chất. Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hóa chất phải được trang bị quần áo bảo hộ. Quần áo bảo hộ lao động phải được giặt sạch và không được để chung với thuốc bảo vệ thực vật. Cần có biển cảnh báo vùng sản xuất lúa vừa mới được phun thuốc bảo vệ thực vật . 16 Phải có hướng dẫn thao tác sử dụng máy móc thiết bị, bốc vác đảm bảo an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro khi vận hành máy móc thiết bị, di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng. Cần thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng các phương tiện, trang thiết bị, công cụ (thiết bị điện, cơ khí), nhằm tránh rủi ro gây tai nạn cho người sử dụng. - Vệ sinh cá nhân Phải có nội quy vệ sinh cá nhân và phổ biến cho người lao động. Người lao động phải thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân theo quy định. Nên có nhà vệ sinh hợp vệ sinh, chất thải từ nhà vệ sinh phải được xử lý. - Đào tạo Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những nguy cơ liên quan đến sức khoẻ, an toàn lao động và được tập huấn các lĩnh vực dưới đây: Phương pháp sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp bảo đảm an toàn; Phương pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ; Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật; Vệ sinh cá nhân; Các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); Quy trình sản xuất lúa theo VietGAP. k. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm Tổ chức và cá nhân sản xuất lúa theo VietGAP phải ghi chép nhật ký sản xuất và lưu hồ sơ về vùng sản xuất, đất, giống, phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, vị trí và mã số của lô sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và các thông tin khác theo quy định của VietGAP. Hồ sơ phải được thiết lập cho từng khâu của thực hành VietGAP thuận tiện cho kiểm tra, đánh giá. Tổ chức, cá nhân tham khảo các biểu mẫu tại Phụ lục 2 của Quy trình này. Hồ sơ phải được lưu ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý tại hộ nông dân hoặc nhóm, tổ, hợp tác xã, đơn vị sản xuất. 17 Lúa thương phẩm sản xuất theo VietGAP phải được ghi rõ vị trí sản xuất và mã số theo từng lô sản phẩm. Vị trí và mã số của lô sản phẩm phải được lập hồ sơ và lưu. Tổ chức và cá nhân sản xuất lúa theo VietGAP phải tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc ghi chép và lưu hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa. Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ sơ. Bao bì chứa sản phẩm khi xuất hàng phải có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng. Khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian xuất, khối lượng, địa chỉ nơi xuất, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng lô sản phẩm. Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, phải cách ly lô sản phẩm đó và ngừng phân phối. Nếu đã phân phối, phải thông báo ngay tới người tiêu thụ. Xác định nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm; ghi chép lại nguy cơ, giải pháp xử lý và lưu hồ sơ. l. Kiểm tra nội bộ Tổ chức và cá nhân sản xuất lúa theo VietGAP phải tiến hành kiểm tra, đánh giá nội bộ ít nhất một lần trong mỗi vụ sản xuất. Việc kiểm tra phải được thực hiện theo Bảng chỉ tiêu kiểm tra và phương pháp đánh giá tại Phụ lục 1 của Quy trình này. Báo cáo kết quả kiểm tra có chữ ký của kiểm tra viên và người đại diện của tổ chức, cá nhân sản xuất lúa. Báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá nội bộ cũng như của cơ quan có thẩm quyền (đột xuất và định kỳ) phải được lưu trong hồ sơ. m. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất lúa theo VietGAP phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật; lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ. 2.1.3. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - Khái niệm hiệu quả kinh tế Theo Vietnam Open Educational Resources (VOER) hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biễu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau: 18 H = K/C (2.1) Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng. Trần Lợi (2010, trang 10) đã trình bày khái niệm về hiệu quả kinh tế “Tiêu chí về hiệu quả thực ra là giá trị. Có nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có giá trị và ngược lại thì sẽ không có hiệu quả. Hay hiệu quả kinh tế là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa kết quả lượng sản phẩm tiêu thụ được với lượng vốn bỏ ra. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, nói rộng ra là hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất- kinh doanh, nhằm đạt kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu. Tùy mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, thời gian thu hồi vốn…Chi tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số vốn bỏ ra.” - Hiệu quả kinh tế sẽ được thể hiện thông qua phân tích các khoản mục chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu như: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí: phản ánh 1 đồng chi phí mang lại bao nhiêu lợi nhuận. Tỷ số này lớn chứng tỏ sản xuất có hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: chỉ tiêu này cho thấy từ một đồng doanh thu thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu cũng thể hiện sự hiệu quả của việc sản xuất. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 19 Số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin chung về cánh đồng mẫu lớn bao gồm diện tích, năng suất, sản lượng, giống lúa, số hộ tham gia…thông qua báo cáo, số liệu của UBND xã Tân An Luông. Tìm hiểu các thông tin, quy định, tiêu chuẩn về xây dựng cánh đồng mẫu lớn qua sách, báo, các bài viết liên quan và internet. Số liệu sơ cấp: Thu thập thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi các hộ tham gia và không tham gia cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn xã Tân An Luông. Cỡ mẫu được chọn theo công thức Slovin N 1547 n = ---------------- = --------------------- = 94 1+ N.e2 1 + 1547 x 0,12 Trong đó: n là cỡ mẫu N là độ lớn tổng thể e là sai số Bảng 2.1 Số mẫu phỏng vấn Khoản Ấp mục Tham gia cánh ấp Nước Xoáy đồng mẫu lớn ấp Đập Sậy ấp Bảy ấp Tám ấp Gò Ân Tổng cộng Không tham gia ấp Ba cánh đồng mẫu ấp Bốn lớn ấp Năm ấp Sáu ấp Bào Xép ấp Bờ Sao ấp Rạch Cốc Tổng cộng Tổng cộng Số hộ dân 200 142 93 94 74 603 124 88 216 147 98 149 122 944 1547 (2.2) Tỷ trọng Số mẫu (%) 13 12 9 9 6 6 6 6 5 4 39 37 8 8 6 5 14 13 10 9 6 6 10 9 8 7 62 57 100 94 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của UBND xã Tân An Luông năm 2012 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 20 - Mục tiêu 1: Phân tích hiệu quả kinh tế cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng cánh đồng mẫu lớn. Phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối để tìm hiểu sự biến động các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra của cánh đồng mẫu lớn theo thời gian và sự chênh lệch kết quả sản xuất của các hộ tham gia so với các hộ không tham gia cánh đồng mẫu lớn. Phương pháp phân tích lợi ích- chi phí để đánh giá mức độ hiệu quả của cánh đồng mẫu. Về nguyên tắc, bất cứ hoạt động kinh tế - xã hội nào cũng chỉ được coi là có hiệu quả nếu thỏa mãn điều kiện là tổng các lợi ích do hoạt động đem lại phải lớn hơn tổng các chi phí để thực hiện hoạt động đó, vì vậy thông qua việc xác định, đánh giá và so sánh tất cả các lợi ích có thể có được với những chi phí phải bỏ ra có thể xác định được cánh đồng mẫu lớn có hiệu quả kinh tế hay không. Hiệu quả kinh tế được thể hiện thông qua việc phân tích các khoản mục chi phí, lợi nhuận, và tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Tổng chi phí = chi phí làm đất + chi phí giống + chi phí phân + chi phí thuốc + chi phí khác + chi phí dặm lúa + chi phí phun thuốc + chi phí thu hoạch, vận chuyển + công khác Doanh thu = giá bán * sản lượng Lợi nhuận = Doanh thu – tổng chi phí = (giá bán – giá thành) * sản lượng Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí= Lợi nhuận/ tổng chi phí Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận/ Doanh thu - Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và mức độ ảnh hưởng của nó. Mô hình được xây dựng theo hàm lợi nhuận có dạng: Y = 0 + 1X1 + 2X2+…..+nXn+ u Trong đó Y là lợi nhuận cánh đồng mẫu lớn 0 là hệ số chặn 21 (2.3) i là tham số ước lượng Xi là các biến giải thích tác động đến lợi nhuận u là sai số Sử dụng phần mềm Eview để thực hiện việc kiểm định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất đến lợi nhuận. + Thực hiện thống kê mô tả và dùng kiểm định Jarque – Bera để kiểm định phân phối chuẩn. Nếu p-value > α chấp nhận giả thuyết H0 biến đang xét có phân phối chuẩn. + Kiểm định đa cộng tuyến của mô hình. Nếu hệ số tương quan r của các cặp biến giải thích nhỏ hơn hoặc bằng |0,7| thì các biến có thể đưa vào mô hình và cho kết quả đúng. + Chạy mô hình với phương pháp bình phương bé nhất. Nếu p-value của kiểm định t cho kết quả > α thì chấp nhận giả thuyết H0 biến đó không có ý nghĩa trong mô hình. + Kiểm định Wald để kiểm tra loại bỏ những biến không có ý nghĩa trong mô hình. Nếu p-value của kiểm định Wald cho kết quả > α thì chấp nhận giả thuyết H0 biến đang xét không có ý nghĩa trong mô hình. + Kiểm định phương sai sai số thay đổi trong mô hình hồi quy bằng kiểm định White. Nếu p-value của kiểm định White > α thì chấp nhận giả thuyết H0 mô hình không có phương sai sai số thay đổi. + Kiểm định tự tương quan của mô hình hồi quy bằng kiểm định DurbinWatson. d thuộc (0, dL): có tự tương quan d thuộc (du, 4-du): không có tự tương quan d thuộc (4- dL, 4): có tự tương quan d thuộc (dL, du): không thể kết luận d thuộc (4-du, 4- dL): không thể kết luận Trường hợp không thể kết luận sử dụng kiểm định Breusch- Godfrey để kiểm định tự tương quan p-value của Obs*R2 cho kết quả > α chấp nhận giả thuyết H0 mô hình không có tự tương quan. + Giải thích ý nghĩa mô hình Giải thích ý nghĩa các hệ số hồi quy  của các biến. 22 Giải thích R2 hiệu chỉnh. Giải thích ý nghĩa kiểm định F. Giải thích ý nghĩa kiểm định d. - Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông. Dựa trên kết quả phân tích về hiệu quả kinh tế, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận cánh đồng mẫu lớn kết hợp với việc tìm hiểu những khó khăn trong hoạt động sản xuất của cánh đồng hiện nay và nguyên nhân của nó để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho cánh đồng mẫu lớn. 23 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Xà TÂN AN LUÔNG 3.1. THỰC TRẠNG CÁNH ĐỒNG MÃU LỚN 3.1.1. Khái quát chung về xã Tân An Luông 3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Xã Tân An Luông là xã nông thôn, trung tâm xã cách thành phố Vĩnh Long 20 km về hướng Tây Bắc và cách trung tâm huyện Vũng Liêm 13 km về hướng Đông, có vị trí giáp giới như sau: - Phía Bắc : giáp xã Tân Quới Trung, huyện Vũng Liêm. - Phía Nam : giáp xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn. - Phía Đông : giáp xã Hiếu Phụng, huyện Vũng Liêm. - Phía Tây : giáp xã Hoà Thạnh, huyện Tam Bình. b. Địa hình Xã Tân An Luông có địa hình dạng đồng bằng, tương đối bằng phẳng; toàn xã có độ cao trình biến thiên từ 0,4 – 1,0 m được phân bổ các ấp. Địa hình thuận lợi cho phát triển ngành triển nông nghiệp. c. Đặc điểm thủy văn Xã Tân An Luông có sông rạch chằng chịt với mật độ kinh mương cao. Toàn bộ phía Tây và Tây Bắc của xã giáp sông Mang Thít; từ sông Mang Thít, các nhánh sông, kinh rạch nhỏ hơn phân bố trên địa bàn xã như sông Quang Phú, sông Rạch Dầy, Kinh Sườn, kinh Tối Trời, kinh Xã Phèn, kinh Giáo Quí, kinh Mương Khai, rạch Bào Xép,…rất thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt. d. Điều kiện khí hậu Xã Tân An Luông chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ tương đối cao, có hai mùa mưa nắng rõ rệt.  Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân năm : 25 – 280C Tháng có nhiệt độ cao nhất : 36,70C Tháng có nhiệt độ thấp : 180C Số giờ nắng trung bình hàng năm : 2.706 giờ. 24  Độ ẩm: Độ ẩm bình quân trong năm : 79,03% Tháng có độ ẩm thấp nhất : 73,4% Tháng có độ ẩm cao nhất : 84,4%  Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.250 – 1.550 mm. e. Nguồn nước Nguồn nước mặt cung cấp chính cho toàn xã chủ yếu từ sông Mang Thít, sông Rạch Dầy và sông Bưng Trường, thông qua hệ thống kinh rạch nội đồng cung cấp nước cho toàn bộ đất canh tác và sinh hoạt của xã. 3.1.1.3. Điều kiện sản xuất Lực lượng lao động dồi dào, chiếm 70% dân số trên địa bàn xã, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế trên các lĩnh vực đặc biệt là nông nghiệp. Tài nguyên đất có lượng phù sa tương đối dồi dào và nước ngọt quanh năm thuận lợi cho phát triển trồng trọt. Hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện cho đi lại và vận chuyển trong sản xuất. Hệ thống sông rạch, kênh mương chằng chịt là hệ thống giao thông đường thủy thông suốt và là nguồn cung cấp nước ngọt phục vụ cho nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. a. Lao động Lao động trong độ tuổi 6.097 người chiếm 58,2% tổng dân số năm 2010. Trong đó số lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là 3.230 người, chiếm 52,98% tổng số lao động. 2867, 47% LĐ Nông nghiệp 3230, 53% LĐ ngành khác Nguồn: Báo cáo thuyết minh đồ án xã Tân An Luông 2010 Hình 3.1 Cơ cấu phân bố lao động trong các ngành nghề năm 2010 Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động dồi dào đặc biệt lực lượng lao động trong nông nghiệp của xã chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, phần lớn lực 25 lượng lao động trong độ tuổi là lao động phổ thông; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của xã 25%, bình quân hàng năm đào tạo nghề cho người lao động khoảng 200 người, chưa đáp ứng cho yêu cầu sản xuất. b. Hiện trạng sử dụng đất: Hiện trạng sử dụng đất của xã theo mục đích sử dụng có hai nhóm chính là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Quỹ đất được khai thác khá triệt để, phần lớn đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp chiếm 82,05% trong tổng diện tích xã. Tuy nhiên, việc sử dụng đất còn manh mún, không tạo được vùng chuyên canh lớn, khó áp dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa. Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Tân An Luông STT Chỉ tiêu 1 1.1 1.2 1.3 1.4 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 Diện tích (ha) Tổng diện tích tự nhiên Đất nông nghiệp Đất lúa nước Đất trồng cây lâu năm Đất nuôi trồng thuỷ sản - Đất nuôi trồng thuỷ sản không tập trung Đất nông nghiệp còn lại - Đất cỏ cho chăn nuôi - Đất trồng cây hàng năm khác - Đất nông nghiệp khác Đất phi nông nghiệp Đất XD trụ sở cơ quan, công trình SN Đất quốc phòng Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm, sứ Đất xử lý, chôn lấp chất thải Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất phát triển hạ tầng Đất phi nông nghiệp còn lại - Đất ở tại nông thôn - Đất sông ngòi, kênh rạch 1.593,74 1.307,62 823,29 463,27 5,24 5,24 15,82 0,76 3,05 12,01 286,12 0,67 1,76 6,66 0,26 0,47 1,06 15,64 60,82 198,78 61,73 137,05 Nguồn Báo cáo thuyết minh đồ án xã Tân An Luông 2010 26 Cơ cấu (%) 100,00 82,05 62,96 35,43 0,40 100,00 1,21 4,80 19,28 75,92 17,95 0,23 0,62 2,33 0,09 0,16 0,37 5,47 21,26 69,47 31,05 68,95 c. Cơ sở hạ tầng - Giao thông đường bộ: là điều kiện cơ bản thiết yếu để phát triển kinh tế. Về cơ bản, mạng lưới giao thông trên địa bàn xã đã thông suốt, các tuyến đường đã được láng nhựa, rải đá đáp ứng nhu cầu đi lại sinh hoạt cũng như vận chuyển trong sản xuất. - Giao thông đường thuỷ: giao thông thủy của xã dựa trên các tuyến sông và các kênh thủy lợi trong xã. Trên địa bàn xã có hệ thống các sông như: sông Mang Thít, Rạch Dầy, sông Mương Khai, sông Bưng Trường cùng hệ thống sông rạch, kênh mương thông suốt, góp phần phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lưu thông và sinh hoạt của nhân dân. - Hệ thống thủy lợi: hệ thống các công trình thuỷ lợi bờ bao, bờ vùng, kênh nội đồng được đầu tư xây dựng đạt chuẩn; đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu chủ động cho diện tích trồng trọt, chăn nuôi, sinh hoạt và thoát nước. Tổng số cống đập là 34 cái. - Hệ thống thoát nước: hiện nay trên địa bàn xã chưa có hệ thống thoát nước mưa và thoát nước bẩn. Vì vậy, nước mưa và nước bẩn tự thấm, tự tràn ra môi trường tự nhiên. 3.1.2. Thực trạng cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn xã Tân An Luông 3.1.2.1 Khái quát chung tình hình sản xuất lúa giai đoạn 201006/2013 Sản lượng lúa không ngừng tăng lên theo thời gian, đặc biệt năm 2011 tăng 35,81% so với năm 2010 (Bảng 3.2 trang 28), tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu của sự tăng trưởng này là do việc mở rộng diện tích canh tác (tăng 36,05% so với năm 2010), trên thực tế năng suất bình quân cả năm lại giảm tuy đây là con số nhỏ nhưng điều này cho thấy đây không phải là sự tăng trưởng lâu dài do diện tích canh tác có giới hạn không thể tiếp tục mở rộng trong tương lai. Năm 2012 diện tích đã tăng chậm lại chỉ tăng 0,63% do khả năng mở rộng đã không còn, nhưng sản lượng vẫn tăng 2,28%, năng suất bình quân đạt 6,1 tấn/ha tăng 1% so với năm 2011, nhờ vào việc cải tiến kỹ thuật canh tác, áp dụng máy móc vào quá trình sản xuất. Điều kiện sản xuất đã được nâng lên đáng kể là do nhận được sự hỗ trợ nhiều phía từ khi cánh đồng mẫu lớn được triển khai trên địa bàn xã vào vụ Đông Xuân 2011- 2012, điều này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả sản xuất cho nông dân. 27 Bảng 3.2 Tình hình sản xuất lúa toàn xã giai đoạn 2010 -6/2013 Khoản mục DT (ha) SL (tấn) NS (tấn/ha) 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Tốc độ tăng trưởng (%) 6 tháng 2011/ 2012/ 2013/6 tháng 2010 2011 2012 1862 2534 2550 1700 1720 36,09 0,63 1,18 11198 15208 15555 10914 11352 35,81 2,28 4,01 6,01 6,00 6,10 6,42 6,60 (0,17) 1,67 2,80 Nguồn: Tổng hợp Niên giám thống kê huyện Vũng Liêm 2011 và Báo cáo nông thôn mới 2012,2013 DT: diện tích, SL: sản lượng, NS: năng suất Năm 2013, tuy chỉ mới sản xuất 2 vụ lúa nhưng sản lượng đã đạt con số rất cao (tăng 4,01% so với cùng kỳ năm trước), năng suất đạt 6,6 tấn/ha tăng 2,8% đây có thể nói là một thành công cho những nông dân sản xuất lúa tính đến thời điểm hiện tại. 3.1.2.2. Tình hình sản xuất lúa giai đoạn 2010 – 2011, trước khi triển khai cánh đồng mẫu lớn 3.1.2.2.1. Cơ sở hạ tầng Nhiều tuyến đường không đạt chuẩn và ngày càng có dấu hiệu xuống cấp gây khó khăn khi vận chuyển hàng hóa. Chính quyền địa phương không được hỗ trợ kinh phí để nâng cấp và sửa chữa. 3.1.2.2.2. Thủy lợi Hệ thống đê bao chưa hoàn thiện, ven sông Mang Thít còn thiếu đê bao dễ dẫn tới ngập úng khi mùa lũ về ảnh hưởng tới việc sản xuất. Hệ thống cống đập hiện tại có 34 cái nhưng đã sử dụng nhiều năm cần kiên cố hóa. 3.1.2.2.3. Môi trường Môi trường sản xuất ô nhiễm, nhiều vỏ thuốc BVTV trên cánh đồng đe dọa môi trường sinh thái và sức khỏe người lao động, không có nơi thu gom và xử lý rác thải. 3.1.2.2.4. Tình hình sản xuất. Giống lúa: trước khi triển khai cánh đồng mẫu lớn, các hộ nông dân trên địa bàn sử dụng nhiều giống lúa khác nhau nhưng chủ yếu sử dụng giống lúa IR50404, đây là giống lúa ngắn ngày, dễ trồng có năng suất cao tuy nhiên 28 phẩm chất kém nên giá bán rất bấp bênh và thường đem lại lợi nhuận không cao. Mật độ gieo sạ: do chưa được hỗ trợ cơ giới hóa nên nông dân sử dụng phương pháp sạ tay, mật độ gieo sạ cao từ 180 – 200 kg/ha làm tăng thêm chi phí sản xuất và khả năng đỗ ngã khi điều kiện thời tiết thay đổi. Cơ giới hóa: chỉ thực hiện 100% ở khâu làm đất, còn các khâu khác chủ yếu thuê lao động thủ công. Tình hình dịch hại: trong năm 2010 và 2011, phần lớn nông hộ đều tự canh tác, tự quyết định giống và thời gian gieo sạ, việc xuống giống không đồng loạt đã tạo điều kiện cho dịch hại tấn công, mức độ dịch hại thường xuyên ở mức cao gây tổn thất về sản lượng, trong đó nổi bật là rầy nâu, sâu cuốn lá, cỏ dại, đạo ôn. Biện pháp xử lý dịch hại chủ yếu là thuốc BVTV do không nhận được sự hỗ trợ, tư vấn trong việc lựa chọn thuốc, liều lượng và thời điểm phun xịt nên việc xử lý dịch hại không hiệu quả gây tốn kém chi phí, ảnh hưởng sản lượng và chất lượng sản phẩm. Chi phí thuốc BVTV: trong giai đoạn 2010 – 2011, các nông hộ sử dụng thuốc BVTV mua tại các cơ sở vật tư trong địa bàn, giá thuốc thường xuyên biến động theo chiều hướng tăng, đặc biệt tăng cao vào vụ Hè Thu và Thu Đông do nhu cầu sử dụng lớn. Liều lượng sử dụng thuốc cũng ở mức cao do tình trạng dịch hại nặng và xác định nồng độ thuốc theo thói quen. Chi phí phân: chi phí phân thường rất lớn do các nông hộ cho rằng việc bón phân với liều lượng cao sẽ tăng năng suất, mức độ sử dụng phân đạm rất lớn do chi phí rẻ và khi bón phân cây lúa thường sinh trưởng nhanh, lá lúa chuyển màu xanh nhanh. Kỹ thuật canh tác: chủ yếu thực hiện theo thói quen, kinh nghiệm sản xuất. Giá bán: giá bán trong giai đoạn 2010 -2011 rất bấp bênh, năm 2011 giá lúa đạt rất cao nhưng chỉ ở đầu vụ càng về sau giá càng giảm chất lượng sản phẩm kém không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Lợi nhuận thu được của các nông hộ trong thời gian này thường không cao do chi phí sản xuất lớn, thời gian xuống giống và loại giống khác nhau, dẫn đến thời điểm thu hoạch không đồng loạt, phẩm chất giống kém nên giá bán ra không ổn định, việc sản xuất lẻ tẻ còn tạo điều kiện cho thương lái ép giá gây tổn thất cho người sản xuất. 29 3.1.2.3. Tình hình sản xuất lúa giai đoạn 2012 -6/2013, khi triển khai cánh đồng mẫu lớn Sau khi triển khai cánh đồng mẫu lớn UBND xã đã nhận được nhiều nguồn hỗ trợ để cải thiện điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn và nâng cao điều kiện canh tác phục vụ quá trình phát triển cánh đồng mẫu lớn. 3.1.2.3.1. Cơ sở hạ tầng Năm 2012- 2013 UBND xã đã cho triển khai xây dựng và sữa chữa các tuyến đường liên xã, liên ấp, liên xóm và đường chính nội đồng, đồng thời xây dựng thêm 2 cầu nông thôn ở ấp Ba và ấp Bào Xép để đảm bảo giao thông và vận chuyển phục vụ đi lại và sản xuất cho người dân. 3.1.2.3.2. Thủy lợi Năm 2012 thủy lợi nội đồng đào đắp là 8927m3, năm 2013 thủy lợi nội đồng đào 6150m3 và nạo vét kênh dài 2650m, khối lượng 3975 m3 đã đảm bảo được nước tưới tiêu phục vụ quá trình sản xuất. Hệ thống đê bao cặp tuyến sông Mang Thít thuộc ấp Nước Xoáy được tiến hành thi công 2012 đến năm 2013 đã hoàn thành, nâng cấp bờ vùng 2 tuyến dài 1086m, khối lượng 2172 m3, hệ thống cống đập cũng đã được kiên cố hóa 19 cái/34 cái giúp việc thoát nước dễ dàng và tránh ngập úng khi mưa lũ về. 3.1.2.3.3. Môi trường Năm 2013 UBND đã tiến hành thu gom rác thải từ vỏ chai thuốc BVTV trên đồng ruộng và tiến hành xây dựng, lắp đặt 5 hố rác BVTV cho 5 ấp thuốc CĐML giúp đảm bảo an toàn môi trường sinh thái thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa và giữ gìn an toàn cho người sản xuất. 3.1.2.3.4. Tình hình sản xuất lúa trên CĐML a. Ngoài mô hình cánh đồng mẫu lớn Những nông hộ ngoài CĐML tiếp tục canh tác theo thói quen trước khi triển khai mô hình (giai đoạn 2010 -2011). Sử dụng giống lúa, phân bón, thuốc BVTV và kỹ thuật canh tác cũ, lạc hậu. b. Trong mô hình cánh đồng mẫu lớn Diện tích và số hộ tham gia: cánh đồng mẫu lớn được triển khai vụ đầu tiên vào vụ Đông Xuân 2011 -2012, ngay khi triển khai đã có 436 hộ tham gia với diện tích 212ha sau đó tăng lên 347ha (tăng 63,6%) và duy trì tới thời điểm hiện tại với 603 hộ, trong thời gian tới sẽ được mở rộng thêm. 30 Bảng 3.3 Diện tích và số hộ tham gia CĐML giai đoạn 2012 -2013 2012 2013 Khoản mục Đông Xuân Hè Thu Thu Đông Đông Xuân Hè Thu Diện tích (ha) 212 347 347 347 347 Số hộ (hộ) 436 603 603 603 603 Nguồn: Báo cáo nông thôn mới 2012, 2013 Tập huấn kỹ thuật: vào mỗi mùa vụ, UBND xã luôn triển khai các buổi tập huấn để hướng dẫn nông dân gồm tập huấn trước khi gieo sạ và tập huấn sau khi xuống giống để nông dân nắm vững quy trình và hướng dẫn bón phân đúng lượng, đúng loại, đúng thời điểm, quản lý nước, quản lý dịch hại theo từng giai đoạn sinh trưởng của lúa, thu hoạch đúng độ chín để đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Giống: Các hộ nông dân trong cánh đồng mẫu đa phần đều sử dụng giống xác nhận OM 4900 và OM 5451, đây đều là những giống có phẩm chất cao có khả năng xuất khẩu, trong đó vụ Đông Xuân chủ yếu sử dụng OM 4900 và vụ Hè Thu, Thu Đông sử dụng OM5451 do khả năng chống chịu thời tiết tốt. Mật độ gieo sạ: có nhiều nông hộ đã giảm mật độ gieo sạ so với trước, năm 2013 mật độ gieo sạ bình quân trên cánh đồng mẫu lớn đã giảm 2,8% vào vụ Đông Xuân và 1,9% vào vụ Hè Thu. Tuy mức độ giảm này còn thấp nhưng cũng là dấu hiệu tốt vào bước đầu triển khai. Bảng 3.4 Mật độ gieo sạ trong cánh đồng mẫu giai đoạn 2012 -6/2013 Mật độ bình quân Đông Xuân Hè Thu Thu Đông 2012 142 158 160 2013 138 155 … Đơn vị: kg/ha Chênh lệch 2013 – 2012 Tương đối Tuyệt đối (%) (4) (2,82) (3) (1,90) … … Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012 Cơ giới hóa: Cánh đồng mẫu lớn từ khi triển khai cho đến nay đã nhận được sự hỗ trợ về cơ giới hóa từ phía nhà nước cũng như công ty liên kết ở 31 nhiều khâu, khâu làm đất chủ yếu sử dụng máy cày, máy trục và máy xới; khâu sạ được hỗ trợ máy sạ hàng bên cạnh đó còn có máy gặt, máy phun thuốc và nhà máy sấy lúa. Tuy nhiên mức độ sử dụng của các nông hộ còn thấp, khâu làm đất áp dụng cơ giới hóa 100%, tỷ lệ sạ hàng năm 2012 vẫn còn thấp với mật độ gieo sạ cao hơn so với tiêu chuẩn xây dựng CĐML, khâu sấy hầu như rất ít nông hộ sử dụng. Tình hình dịch hại: Áp dụng theo tiêu chuẩn sản xuất VietGAP, UBND đã cho triển khai việc bảo vệ thiên địch giúp giảm dịch hại trên cây trồng thông qua việc trồng hoa xung quanh cánh đồng (chỉ thử nghiệm trên một số nơi) và biện pháp đã mang lại hiệu quả, tình hình dịch hại đã giảm chỉ xuất hiện ở mức nhẹ, nhờ đó đã giảm được chi phí thuốc cũng như bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm. Cá biệt một số loại dịch hại còn ở mức nặng như rầy nâu, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá. Chi phí thuốc: cánh đồng mẫu lớn có sự liên kết với Công ty bảo vệ thực vật An Giang nên được đội ngũ FF thường xuyên thăm đồng và tư vấn cũng như ký hợp đồng và cấp trước thuốc BVTV cho nông dân ở đầu vụ, thanh toán vào cuối vụ với mức chi phí thấp hơn các cơ sở vật tư nông nghiệp thông thường và tránh được biến động giá cả trong suốt quá trình sản xuất. Khi có dịch hại xuất hiện đội ngũ hỗ trợ của sẽ tư vấn về loại thuốc, liều lượng cũng như thời điểm phun xịt để đạt kết quả cao và giữ sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Chi phí phân: hiện chưa có công ty liên kết cung cấp phân, nhưng cũng đã có nhiều nông hộ giảm bớt liều lượng phân và sử dụng những loại phân chuyên sản xuất lúa, ít ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Kỹ thuật canh tác: đã có nhiều hộ thực hiện theo kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm và các tiêu chuẩn VietGAP tuy nhiên cũng chỉ bước đầu thực hiên vẫn chưa tuân thủ đúng theo hướng dẫn về các biện pháp canh tác này. Giá bán: cao hơn trước nhưng vẫn còn bấp bênh do không tìm được doanh nghiệp kí hợp đồng thu mua. 3.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN 3.2.1. Hiệu quả kinh tế CĐML theo thời gian Chi phí sản xuất của CĐML ngày càng giảm (giảm hơn 600.000đ mỗi vụ) do ngày càng có nhiều nông hộ hiểu rõ hơn về lợi ích của CĐML mang lại nên dần thực hiện theo quy trình sản xuất và các tiêu chuẩn sản xuất được đề ra. (Bảng 3.5 trang 34) 32 + Chi phí giống: năm 2013 do đa số các nông hộ đã áp dụng sạ hàng với mật độ gieo sạ thấp hơn giúp các nông hộ giảm 7,48% chi phí giống vụ Đông Xuân và 9,92% giống vào vụ Hè Thu so với năm 2012. + Chi phí phân bón: đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 20% trong tổng chi phí sản xuất lúa. Nhiều nông hộ vẫn sử dụng phân bón theo thói quen với liều lượng cao khoảng 350-380kg/ha vào vụ Đông Xuân và 400-500 kg/ha vào vụ Hè Thu và Thu Đông, lượng phân bón quá cao so với mức cần thiết làm tăng chi phí sản xuất, tuy nhiên trong thời gian qua dưới sự hướng dẫn của đội ngũ FF các nông hộ đang dần điều chỉnh liều lượng phân bón và giá phân biến động không lớn nên mức chi phí ngày một giảm (năm 2013 chi phí phân bón ở vụ Đông Xuân giảm 10,41% và vụ Hè Thu giảm 5,95% so với năm 2012). + Chi phí thuốc BVTV năm 2013 cũng giảm so với trước (giảm 2,84% vụ Đông Xuân và 2,87% vào vụ Hè Thu) do điều chỉnh liều lượng hạn chế được dư thừa đồng thời ký hợp đồng với công ty BVTV An Giang nên ít chịu ảnh hưởng của biến động giá thuốc. Bên cạnh đó do sử dụng giống lúa có chất lượng và bảo vệ thiên địch bằng cách trồng hoa xung quanh cánh đồng để hạn chế dịch hại, tình hình dịch hại từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ ở mức nhẹ và khi xuất hiện dịch hại các nông hộ đều nhận được sự hỗ trợ của đội ngũ FF từ công ty BVTV An Giang nên nhanh chóng khống chế tình hình dịch hại. + Chi phí khác tăng trong khi đó tiền công khác giảm đi rất nhiều một phần là do thực hiện việc cơ giới hóa ngày càng cao nên hạn chế được tiền thuê mướn lao động. Giá thành sản xuất đã giảm đáng kể, giảm 5,94% vào vụ Đông Xuân và 5,76% vào vụ Hè Thu đây là bước đầu thành công của cánh đồng mẫu lớn. Giá bán chịu tác động của thị trường nên thường không ổn định, năm 2013 giá lúa giảm 8,02% vào vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu thì giá lúa đối với giống OM 5451 có phần giảm trong khi đó giống OM 4900 có mức giá cũng khá cao nâng mức giá bán trung bình của cánh đồng mẫu lớn tăng lên 0,44% so với năm 2012. 33 Bảng 3.5 Hiệu quả sản xuất cánh đồng mẫu lớn theo thời gian Đông Xuân Khoản mục Chi phí 1 ha 1.Giống 2.Làm đất 3.Phân bón 4.Thuốc BVTV 5.Chi phí khác 6.Dặm lúa 7.Phun thuốc 8.Thu hoạch 9.Công khác Tổng chi phí 1 ha Năng suất Giá thành Giá bán Doanh thu Lợi nhuận LN/TCP LN/DT 2012 Hè Thu 2013 2012 2013 1.791.243 1.500.000 4.036.703 3.043.243 508.108 982.432 794.054 2.000.000 324.324 14.980.108 7,01 2.137 5.070 1.657.297 1.500.000 3.616.459 2.956.757 574.324 966.216 788.649 2.000.000 283.784 14.343.486 7,14 2.010 4.664 2.007.973 1.600.000 5.232.162 3.104.054 521.622 1.048.649 828.108 2.200.000 514.865 17.057.432 5,82 2.931 4.600 1.808.757 1.600.000 4.920.649 3.014.865 555.405 1.039.189 823.243 2.200.000 478.378 16.440.486 5,95 2.762 4.620 20.560.072 1,37 0,58 18.931.313 1,32 0,57 9.710.187 0,57 0,36 11.056.365 0,67 0,4 35.540.180 33.274.799 26.767.619 27.496.852 Đơn vị: Đồng Chênh lệch 2013/2012 Đông Xuân Hè Thu Tương đối Tương đối Tuyệt đối Tuyệt đối (%) (%) (133.946) 0 (420.243) (86.486) 66.216 (16.216) (5.405) 0 (40.541) (636.622) 0,13 (127) (407) (7,48) 0,00 (10,41) (2,84) 13,03 (1,65) (0,68) 0,00 (12,50) (4,25) 1,79 (5,94) (8,02) (199.216) 0 (311.514) (89.189) 33.784 (9.459) (4.865) 0 (36.486) (616.946) 0,13 (169) 20 (9,92) 0,00 (5,95) (2,87) 6,48 (0,90) (0,59) 0,00 (7,09) (3,62) 2,27 (5,76) 0,44 (1.628.759) (0,05) (0,01) (7,92) (3,84) (1,65) 1.346.179 0,10 0,04 13,86 18,14 10,84 (2.265.381) Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012 34 (6,37) 729.233 2,72 Lợi nhuận chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố dù đã giảm được nhiều chi phí nhưng do mới triển khai cánh đồng mẫu lớn chưa lâu, chưa tạo được nhiều niềm tin cho nông dân cũng như các doanh nghiệp thu mua do đó giá cả đầu ra không ổn định ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nhưng nhìn chung tình hình sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn 2013 cũng đã được cải thiện khá nhiều. + Lợi nhuận vụ Đông Xuân năm 2013 có sự sụt giảm so với năm 2012 dù năng suất đã tăng 1,79%, nguyên nhân chủ yếu là do sự bất ổn của thị trường lúa gạo khiến giá bán giảm tuy nhiên do hạn chế được chi phí sản xuất nên đã giảm mức tổn thất. + Vụ Hè Thu năm 2013 nhờ cắt giảm được nhiều chi phí hơn trước, bên cạnh đó giá bán cũng có phần tăng nên lợi nhuận đã được cải thiện khá nhiều (tăng 13,86% so với năm 2012) Lợi nhuận của các nông hộ cao nhất vào vụ Đông Xuân và thấp hơn vào vụ Hè Thu và Thu Đông do điều kiện thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều gây ngập úng khó áp dụng máy móc vào quá trình sản xuất, bên cạnh đó tình hình sâu bệnh phát triển mạnh làm tăng chi phí mua và phun thuốc, đồng thời lúa đỗ ngã nhiều gây ảnh hưởng năng suất và phải tốn thêm chi phí thu hoạch. Lợi nhuận trên tổng chi phí của cánh đồng mẫu lớn khá cao điều này nói lên được sự hiệu quả của quá trình sản xuất, với 1 đồng chi phí nông hộ thu về trên 1 đồng lợi nhuận vào vụ Đông Xuân, riêng vụ Hè Thu do chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết nên tỷ số này thường thấp hơn. + Đông Xuân 2013 lợi nhuận trên tổng chi phí giảm (3,84% so với năm 2012) nhưng nguyên nhân là do giá bán không ổn định, hiện tại cánh đồng mẫu lớn vẫn chưa tìm được doanh nghiệp kí hợp đồng thu mua nên nông dân vẫn bán cho thương lái và thường xuyên bị ép giá đây cũng là vấn đề đáng lo ngại khiến cho nông dân không yên tâm sản xuất cần nhanh chóng giải quyết. + Hè Thu năm 2013 lợi nhuận trên tổng chi phí đã tăng rõ rệt so với năm trước do giá bán có chuyển biến tích cực và tiết kiệm được nhiều chi phí. Một đồng chi phí vào vụ Hè Thu 2013 đã tạo ra được 0,67 đồng lợi nhuận cao hơn năm 2012 18,14%. Lợi nhuận trên doanh thu cũng khá cao đây là tín hiệu tốt cho kết quả sản xuất của cánh đồng mẫu lớn tuy nhiên vào vụ Đông Xuân năm 2013 tỷ số này có giảm, từ một đồng doanh thu tạo ra 0,57 đồng lợi nhuận giảm 0,01 so với năm trước do giá lúa giảm, còn vụ Hè Thu lợi nhuận trên doanh thu đã tăng cao tăng 10,84%. 35 Tốc độ tăng lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu điều này cho thấy rõ sự hiệu quả trong sản xuất. Vụ Đông Xuân do biến động của thị trường lúa gạo cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm nhưng tốc độ giảm của lợi nhuận lại chậm hơn tốc độ giảm của doanh thu, vào vụ Hè Thu doanh thu tăng 729.233 đồng trong khi đó lợi nhuận lại tăng 1.346.179 đồng, mức độ tăng lợi nhuận trên mức độ tăng doanh thu đạt 1,85 một con số rất cao, cho thấy mô hình cánh đồng mẫu lớn đã giúp các nông hộ cắt giảm nhiều chi phí và việc sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao. 3.2.2. So sánh hiệu quả kinh tế của CĐML và ngoài CĐML Trong quá trình sản xuất lúa bao gồm nhiều khoản chi phí như chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuốc, chi phí làm đất, chi phí thu hoạch…. Trong đó chi phí phân bón, chi phí thuốc, chi phí giống là những khoản mục có giá trị cao nhất và thường có sự khác nhau giữa các hộ trong mô hình và ngoài mô hình cánh đồng mẫu lớn. (Bảng 3.6 trang 39) a. Chi phí giống: chi phí giống trong CĐML thường cao hơn so với ngoài CĐML, năm 2012 cao hơn 71,65% và 6 tháng đầu năm 2013 là 63,79%, cụ thể: Trong cánh đồng mẫu lớn chủ yếu sử dụng giống có nguồn gốc từ Cần Thơ hoặc An Giang là giống xác nhận, có giá ổn định từ 12000 – 13000đ nhưng do mật độ gieo sạ của các nông hộ khác nhau, một số nông hộ vẫn gieo sạ ở mức cao hơn tiêu chuẩn (80 – 100kg/ha) làm tăng chi phí giống. Các hộ nông dân bên ngoài cánh đồng mẫu lớn, ngoài giống IR50404 các nông hộ cũng sử dụng những giống lúa OM 4900 và OM 5451 tuy nhiên đây không phải giống xác nhận mà được mua từ những hộ nông dân khác với mức giá thấp hơn (5000- 7000 đồng tùy loại giống) nhưng do phẩm chất kém nên khả năng chống chịu sâu bệnh, đổ ngã không cao và dễ bị thoái hóa theo thời gian ngày càng ảnh hưởng đến năng suất lúa. Phần lớn các hộ nông dân bên ngoài thường sạ tay với mật độ cao từ 180 -200kg/ha. b. Chi phí phân bón: Số lượng cơ sở cung cấp phân bón trên địa bàn không nhiều nên mức giá hầu như ngang nhau nhưng do liều lượng phân bón khác nhau tạo nên sự khác biệt về chi phí. Năm 2012 CĐML có chi phí thấp hơn 3,70% so với ngoài mô hình, 6 tháng đầu năm 2013 do ngày càng có nhiều nông hộ điều chỉnh lượng phân bón nên chi phí thấp hơn so với ngoài CĐML 11,31%. 36 Trong CĐML thường có nhiều đợt tập huấn, với đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ hướng dẫn nông dân thời điểm và lượng phân cần bón hạn chế được một phần lượng phân bón dư thừa. Ngoài CĐML, nhiều hộ nông dân vẫn sử dụng phân bón theo tập quán cũ, bón phân với liều lượng cao hơn cần thiết làm chi phí tăng trong khi giá phân bón không hề giảm, đây có thể xem là chi phí vật chất lớn nhất trong quá trình sản xuất. c. Chi phí thuốc BVTV: CĐML nhận được nhiều sự hỗ trợ nên chi phí thấp hơn bên ngoài 6,52% vào năm 2012 và 9,72% vào năm 2013. Nông dân trong cánh đồng mẫu được sự phối hợp của Công ty bảo vệ thực vật An Giang với đội ngũ FF thường xuyên thăm đồng và tư vấn cũng như phát trước thuốc cho nông dân ngay khi có dấu hiệu xuất hiện dịch hại, đồng thời hướng dẫn liều lượng cũng như thời điểm phun xịt thích hợp. Giá cả thuốc BVTV do công ty cung cấp thường rẻ hơn ngoài thị trường đây là một lợi thế so với các hộ nông dân ngoài cánh đồng mẫu lớn. Ngoài CĐML nông dân mua thuốc ở các cơ sở vật tư nông nghiệp với mức giá và sử dụng liều lượng cao hơn trong mô hình. d. Chi phí khác và công khác: chi phí khác trong CĐML cao hơn ngoài mô hình 30,86% vào năm 2012 và tăng lên con số 36,14% vào 6 tháng đầu năm 2013 trong khi đó tiền công khác lại giảm (năm 2012 giảm 43,94% và sang 6 tháng đầu năm 2013 giảm 52,86%) so với ngoài CĐML do việc sử dụng máy móc, thiết bị thay thế cho lao động thủ công trong CĐML cao hơn bên ngoài. e. Giá thành: những tiêu chuẩn sản xuất của cánh đồng mẫu lớn đã giúp nông dân dần giảm được giá thành sản xuất. Năm 2012 do mới triển khai nông dân chưa tuân thủ tốt nên giá thành sản xuất trong CĐML cao hơn bên ngoài 61 đồng nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm 155 đồng so với ngoài mô hình. g. Giá bán: năm 2012 giá bán trong CĐML cao hơn bên ngoài 198 đồng, sang 6 tháng năm 2013 con số này đã tăng lên đạt 273 đồng do: CĐML sử dụng cùng loại giống có phẩm chất cao, thu hoạch tương đối đồng loạt nên hạn chế được tình trạng thương lái ép giá. Ngoài CĐML sử dụng nhiều loại giống, giống không xác nhận nên phẩm chất lúa thu hoạch được kém và thu hoạch, bán lúa lẻ tẻ nên giá thấp hơn trong mô hình. 37 h. Lợi nhuận trong CĐML luôn cao hơn ngoài mô hình, năm 2012 lợi nhuận cao hơn 6,06% và 6 tháng đầu năm 2013 là 30,77% do chi phí sản xuất trong mô hình thấp hơn và tuy vẫn bán cho thương lái nhưng do thu hoạch đồng loạt, sản phẩm có phẩm chất cao, an toàn nên giá bán ra cao và ổn định hơn ngoài CĐML. i. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí Năm 2012 là năm đầu tiên triển khai CĐML nên vẫn còn nhiều nông hộ không áp dụng theo các tiêu chuẩn được đề ra nên tỷ suất lợi nhuận đạt được chỉ cao hơn ngoài mô hình 5,56% nhưng sang 6 tháng đầu năm do có sự tin tưởng vào kết quả mà CĐML mang lại đã có nhiều hộ tham gia và thực hiện đúng tiêu chuẩn nâng tỷ suất lợi nhuận lên con số 0,75 cao hơn ngoài mô hình 34,79%. Mô hình CĐML đã mang lại kết quả đáng kể góp phần cải thiện thu nhập cho nông dân, từ 1 đồng chi phí đầu tư vào CĐML đã mang lại 0,75 thu nhập cho nông dân tính đến thời điểm hiện tại. k. Lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận trên doanh thu của các nông hộ trong cánh đồng mẫu lớn cũng cao hơn ngoài cánh đồng và con số này ngày càng tăng, năm 2012 1 đồng doanh thu tạo ra 0,39 đồng lợi nhuận chỉ cao hơn các nông hộ bên ngoài 0,01 nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 mức chênh lệch đã là 0,07 do nông dân ngày càng tin tưởng và tuân thủ tốt hơn các quy trình sản xuất. Cánh đồng mẫu lớn đã mang lại hiệu quả cao hơn các nông hộ bên ngoài nhờ vào việc cắt giảm được nhiều khoản chi phí không cần thiết, và sản xuất những giống lúa có phẩm chất cao, an toàn đáp ứng yêu cầu thị trường hướng tới hình thành vùng nguyên liệu xuất khẩu- mục tiêu của ngành nông nghiệp Việt Nam trong tương lai. Mô hình cánh đồng mẫu lớn đã góp phần rất lớn vào việc cải thiện thu nhập cho nông dân. 38 Bảng 3.6 Hiệu quả sản xuất CĐML so với ngoài CĐML giai đoạn 2012 -6/2013 2012 Khoản mục Chi phí 1 ha Giống Làm đất Phân bón Thuốc BVTV Chi phí khác Dặm lúa Phun thuốc Thu hoạch Công khác Tổng cộng chi phí 1 ha Năng suất Giá thành Giá bán Doanh thu Lợi nhuận LN/TCP LN/DT CĐML 5.831.216 4.750.000 15.088.595 9.318.919 1.567.297 3.129.730 2.476.216 6.400.000 1.455.405 50.017.378 5,73 2.910 4.788 82.312.956 32.295.577 0,64 0,39 6 tháng đầu năm 2013 Ngoài CĐML 3.397.211 4.750.000 15.667.860 9.968.421 1.197.719 3.257.018 2.543.684 6.400.000 2.596.316 49.778.228 5,83 2.848 4.590 80.227.470 30.449.242 0,61 0,38 Ngoài CĐML CĐML 3.466.054 4.750.000 8.537.108 5.971.622 1.129.730 2.005.405 1.611.892 6.400.000 762.162 34.633.973 6,54 2.647 4.642 60.746.056 26.112.083 0,75 0,43 2.116.105 4.750.000 9.625.789 6.614.912 829.825 2.078.070 1.667.193 6.400.000 1.616.667 35.698.561 6,37 2.802 4.369 55.666.393 19.967.831 0,56 0,36 Đơn vị: Đồng Chênh lệch CĐML/ ngoài CĐML 2012 6 tháng đầu năm 2013 Tương đối Tương đối Tuyệt đối Tuyệt đối (%) (%) 2.434.006 0 (579.265) (649.502) 369.578 (127.288) (67.468) 0 (1.140.910) 239.150 (0,10) 61 198 2.085.486 1.846.335 0,03 0,01 Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012 39 71,65 0,00 (3,70) (6,52) 30,86 (3,91) (2,65) 0,00 (43,94) 0,48 (1,64) 2,16 4,31 2,60 6,06 5,56 3,38 1.349.949 0 (1.088.681) (643.291) 299.905 (72.665) (55.301) 0 (854.505) (1.064.588) 0 (155) 273 5.079.663 6.144.251 0,19 0,07 63,79 0,00 (11,31) (9,72) 36,14 (3,50) (3,32) 0,00 (52,86) (2,98) 2,72 (5,55) 6,24 9,13 30,77 34,79 19,84 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Xà TÂN AN LUÔNG 4.1. THÔNG TIN CHUNG Số liệu được khảo sát 37 hộ nông dân sản xuất lúa trong cánh đồng mẫu lớn ở 5 ấp ấp Nước Xoáy, ấp Gò Ân, ấp Đập Sậy, ấp Bảy và ấp Tám trên địa bàn xã Tân An Luông về một số chỉ tiêu sản xuất lúa năm 2012. Những nông hộ được khảo sát có độ tuổi cao nhất là 67 và thấp nhất là 31 tuổi, phần lớn nông dân nằm trong độ tuổi từ 31 đến 40, chiếm 56,76% số mẫu, đây là những độ tuổi mà nông dân đã có kinh nghiệm sản xuất nên những thông tin nhận được có độ tin cậy cao. Bảng 4.1 Độ tuổi của các nông dân trả lời bảng khảo sát Tuổi Số mẫu Trên 50 9 Từ 41 -50 7 Từ 31- 40 21 Tổng cộng 37 Tỷ trọng (%) 24,32 18,92 56,76 100,00 Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012 Kết quả khảo sát cho thấy kinh nghiệm sản xuất của nông dân đều trên 10 năm, số năm kinh nghiệm nhiều nhất là 50 năm và thấp nhất là 11 năm, với số mẫu có kinh nghiệm từ 11 đến 20 năm chiếm tỷ trọng cao nhất 45,95% và chiếm tỷ trọng thấp nhấp là trên 40 năm kinh nghiệm chiếm 5,41% với 2 mẫu. Bảng 4.2 Kinh nghiệm của các nông hộ được khảo sát Kinh nghiệm Số mẫu Trên 40 năm 2 Từ 31 - 40 năm 8 Từ 21- 30 năm 10 Từ 11 -20 năm 17 Tổng cộng 37 Tỷ trọng (%) 5,41 21,62 27,03 45,95 100,00 Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012 Trình độ học vấn của những người được khảo sát phần lớn là trình độ phổ thông, chiếm 43,24%. Trình độ cao nhất là 12 và thấp nhấp là lớp 2. Số 40 liệu khảo sát cũng thể hiện đủ các mức học vấn khác nhau, đáp ứng yêu cầu của nghiên cứu. Bảng 4.3 Trình độ học vấn của các nông hộ trả lời khảo sát Học vấn Số mẫu Từ 10- 12 16 Từ 6- 9 8 Từ 5 trở xuống 13 Tổng cộng 37 Tỷ trọng (%) 43,24 21,62 35,14 100,00 Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012 Hiện nay trên địa bàn xã có 6 khâu sản xuất có thể sử dụng máy móc bao gồm làm đất, gieo sạ, phun thuốc, gặt lúa, vận chuyển và sấy, số mẫu khảo sát cũng đã khái quát được những mức độ cơ giới hóa có thể xuất hiện trên cánh đồng mẫu lớn. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn đều chỉ áp dụng máy móc ở 3 khâu là làm đất, gặt lúa và vận chuyển hoặc gieo sạ chiếm 45,95% số mẫu khảo sát. Đa số các hộ dân đều sử dụng máy móc ở khâu làm đất còn khâu sấy hầu như không có nông dân nào áp dụng mà chủ yếu phơi thủ công hoặc bán lúa ước cho thương lái. Bảng 4.4 Mức độ cơ giới hóa của các nông hộ trả lời khảo sát Mức độ cơ giới hóa Số mẫu 0,33 9 0,5 17 0,67 11 Tổng cộng 37 Tỷ trọng (%) 24,32 45,95 29,73 100,00 Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012 Số nông hộ được khảo sát cũng đã thể hiện được nhiều quy mô diện tích khác nhau có thể đại diện cho cánh đồng mẫu lớn và đáp ứng yêu cầu khảo sát. Nhìn chung các nông hộ sản xuất với quy mô nhỏ, diện tích canh tác đa phần đều dưới 1 ha, chiếm 94,59%. Bảng 4.5 Quy mô diện tích canh tác lúa của các hộ trả lời khảo sát Diện tích Dưới 1 ha Từ 1 ha trở lên Tổng cộng Số mẫu 35 2 37 Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012 41 Tỷ trọng (%) 94,59 5,41 100 4.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ KIỂM ĐỊNH MỐI LIÊN HỆ CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN 4.1.1. Xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cánh đồng mẫu lớn - Trong quá trình sản xuất có thể có nhiều yếu tố có thể tác động đến lợi nhuận của mô hình như: Chi phí giống thể hiện sự lựa chọn giống và mật độ gieo sạ của các nông hộ, giống là một yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, việc chọn đúng giống thích hợp với điều kiện tự nhiên và canh tác giúp cho người sản xuất thu được năng suất cao, ổn định. Bên cạnh đó, giống có chất lượng sẽ mang lại những sản phẩm có phẩm chất cao đáp ứng yêu cầu thị trường. Việc xác định mật độ gieo sạ thích hợp và giống tốt có khả năng chống chịu sâu bệnh góp phần giảm chi phí sản xuất nên có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của người trồng lúa. Những nông dân có kinh nghiệm sản xuất cao thường ước lượng mật độ gieo sạ giống, lượng phân, thuốc BVTV, dự đoán sự biến đổi của thời tiết, tình hình sâu bệnh trong quá trình sản xuất nên thông qua đó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận. Diện tích có thế ảnh hưởng đến sản lượng lúa nếu người sản xuất có những biện pháp canh tác tốt không làm gia tăng quá nhiều chi phí sản xuất, khai thác được tiềm năng của diện tích thì có thể tận dụng nó để nâng cao lợi nhuận. Trình độ học vấn cũng có khả năng ảnh hưởng đến lợi nhuận do những nông dân có trình độ học vấn cao có thể tiếp thu tốt những kiến thức mới, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới phương thức, kỹ thuật canh tác. Tuy nhiên kết quả sản xuất còn tùy thuộc vào khả năng áp dụng thực tế của các nông hộ sản xuất. Mức độ cơ giới hóa là việc áp dụng các máy móc thay thế cho những lao động thủ công, điều này có thể làm giảm chi phí sản xuất mà năng suất làm việc lại cao hơn. Giá bán và chi phí là những yếu tố tác động trực tiếp đến lợi nhuận trong đó có những chi phí không thể thiếu trong quá trình sản xuất như chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV là những khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất lúa của các nông hộ. - Qua phân tích vai trò của một số yếu tố trong quá trình sản xuất và tham khảo một số tài liệu có liên quan, cũng như khảo sát ý kiến của người sản 42 xuất về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận trong việc sản xuất lúa, mô hình hồi quy được xây dựng như sau: Y = 0 + 1X1 + 2X2+ 3X3 + 4X4 + 5X5 + 6X6 + 7X7 + 8X8 + u Trong đó Biến độc lập: Y là lợi nhuận (LN), đơn vị đồng/ha Biến giải thích: + X1 là diện tích (DT), đơn vị ha + X2 là kinh nghiệm (KN), đơn vị năm + X3 là trình độ học vấn (HV), với quy ước từ 1 đến 12 đại diện cho lớp 1 đến 12, và 13 cho trình độ trung cấp, 14 cho cao đẳng và 15 cho đại học. + X4 là chi phí giống (CPG), đơn vị là đồng/ha + X5 là chi phí phân (CPP), đơn vị là đồng/ha + X6 là chi phí thuốc BVTV (CPT), đơn vị đồng/ha + X7 là mức độ cơ giới hóa (CGH), giá trị từ 0 đến 1 (tương đương với áp dụng máy móc từ 1 đến 6 khâu sản xuất) + X8 là giá bán (GB), đơn vị đồng/kg 4.1.2. Kiểm định mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến cánh đồng mẫu lớn Y = 0 + 1X1 + 2X2+ 3X3 + 4X4 + 5X5 + 6X6 + 7X7 + 8X8 + u Giả thuyết H0 là các yếu tố trên không tác động đến lợi nhuận mô hình. H1 có ít nhất một yếu tố tác động đến lợi nhuận của mô hình 43 Bảng 4.6 Kết quả mô hình hồi quy xử lý bằng Eview Biến số (Variable) C HV KN DT CPP CPT CPG CGH GB R2 R2 hiệu chỉnh Thống kê-F (F-Statistic) Hệ số (Coefficient) -19.988.702 35.576,50 10.213,09 10,82462 -1,120923 -0,997092 -0,783281 4.526.210 16.835,20 0,953119 0,939725 71,15740 Sai số chuẩn Thống kê – t (Std. Error) (t-Statistic) 5.779.907 -3,458309 38.082,78 0,934189 8.978,444 1,137513 31,84995 0,339863 0,173470 -6,461783 0,238991 -4,172091 0,173665 -4,510309 894.601,7 5,059469 1.065,074 15,80660 Thống kê Durbin-Watson (Durbin-Watson stat) Xác xuất thống kê F (Prob. F-Statistic) Xác xuất (Prob.) 0,0018 0,3582 0,2650 0,7365 0,0000 0,0003 0,0001 0,0000 0,0000 2,225594 0,000000 Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012 p- value của kiểm định F = 0,0000 điều này cho thấy mô hình trên có ý nghĩa. Giá trị d = 2,225 nằm trong khoảng không thể kết luận có tự tương quan hay không, ta sử dụng kiểm định Breusch- Godfrey kiểm định lại tự tương quan với giả thuyết: H0 không có tự tương quan H1 có tự tương quan Bảng 4.7 Kết quả kiểm định tự tương quan xử lý bằng Eview Thống kê - F Số quan sát*R2 (Obs*R-Square) 0,693887 Xác suất của thống kê F (Prob.F) Xác xuất của thống kê chi bình phương 0,927058 (Prob. Chi-square) 0,4122 0,3356 Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012 p- value của Obs*R-square = 0,3356 lớn hơn mức ý nghĩa α = 1% ta chấp nhận giả thuyết H0: mô hình không có tự tương quan nên kết quả của mô hình là đáng tin cậy. 44 Phương sai sai số cũng sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của mô hình nên cần kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định White với giả thuyết: H0 mô hình không có phương sai sai số thay đổi H1 mô hình có phương sai sai số thay đổi Bảng 4.8 Kết quả kiểm định White F-statistic 1,561489 Prob.F 0,1815 Obs*R-square 11,41464 Prob. Chi-square 0,1793 Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012 p-value của Obs*R-square = 0,1793 lớn hơn mức ý nghĩa α ở mức 1% ta chấp nhận giả thuyết H0 mô hình không có phương sai sai số thay đổi, điều này cho thấy kết quả của mô hình hồi quy là đáng tin cậy. Theo kết quả mô hình (Bảng 4.6) R2 hiệu chỉnh = 0,9397 cho thấy có 93,97% sự biến thiên của lợi nhuận được giải thích bằng mối quan hệ tuyến tính của các biến có ý nghĩa trong mô hình. p-value của biến CPG, CPP, CPT, CGH, GB đều ở mức 0,000 ta có thể kết luận chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuốc, cơ giới hóa, giá bán có tác động đến lợi nhuận. p-value của biến HV = 0,3582; p-value của biến KN = 0,2650; p-value của biến DT = 0, 7365 > α ở mức 1% có thể thấy các biến học vấn, kinh nghiệm, diện tích không có ý nghĩa trong mô hình. Trong mô hình hồi quy, việc tồn tại nhiều biến không có ý nghĩa sẽ làm kết quả mô hình không chính xác, do đó cần loại bỏ các biến. Việc loại bỏ nhiều biến cũng có thể dẫn tới việc loại bỏ nhầm biến cần thiết do đó cần kiểm tra lại tính cần thiết của các biến này. Các biến học vấn, kinh nghiệm, diện tích có thể không tác động đến lợi nhuận do: + Những hộ nông dân có kinh nghiệm lâu năm thường sản xuất theo tập quán cũ, không còn phù hợp với điều kiện hiện tại khi mà chi phí phân, thuốc, giống ngày càng cao và điều kiện thời tiết ngày càng biến đổi. + Trình độ học vấn: do nhiều nguyên nhân khác nhau nên rất nhiều nông hộ không có điều kiện để nâng cao trình độ học vấn nhưng khả năng tiếp thu những kiến thức mới của họ vẫn khá tốt nên họ vẫn có khả năng ứng dụng 45 những tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như những tiêu chuẩn mới được ban hành vào quá trình sản xuất. + Về diện tích, khi diện tích lớn thì những khoản chi phí cũng tăng lên như qua quá trình khảo sát những nông dân có diện tích lớn thường tốn thêm chi phí vận chuyển và thuê mướn lao động. Tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác ta cần thực hiện kiểm định lại các biến HV, KN, DT có ý nghĩa trong mô hình hay không trước khi loại bỏ biến bằng kiểm định WALD. Với giả thuyết H0: các biến HV, KN, DT không cần thiết trong mô hình H1: các biến HV, KN, DT cần thiết trong mô hình Bảng 4.9 Kết quả kiểm định WALD Kiểm định thống kê Giá trị Xác suất Thống kê F 0,724516 0,5459 Chi bình phương 2,173549 0,5372 Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012 p-value của kiểm định F = 0,5459 > α ở các mức 1% :ta kết luận biến HV, KN, DT không cần thiết trong mô hình, có thể loại bỏ. Bảng 4.10 Kết quả mô hình sau khi loại bỏ biến Biến C CPP CPT CPG CGH GB R2 R2 hiệu chỉnh Thống kê F Hệ số -16.340.059 -1,169559 -1,055388 -0,866139 4.566.971 16.558,97 0,949480 0,941332 116,5236 Sai số chuẩn 5.081.378 0,161104 0,227813 0,151547 811.292,0 1.032,822 Thống kê - t -3,215675 -7,259654 -4,632703 -5,715328 5,629257 16,03274 Xác suất 0,0030 0,0000 0,0001 0,0000 0,0000 0,0000 Durbin-Watson 2,178938 Xác suất của thống kê F 0,000000 Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012 46 Kết quả mô hình cho thấy các biến CPP, CPT, CPG, CGH, GB đều có tác động tới lợi nhuận. R2 hiệu chỉnh =0,9413% co thấy có 94,13% sự biến thiên của lợi nhuận được giải thích bằng mối quan hệ tuyến tính của các biến trong mô hình. Từ kết quả mô hình (bảng 4.10) ta thay các hệ số  thu được vào phương trình dạng tổng quát, ta có phương trình hồi quy cụ thể sau: Y = -16.340.059 - 0,866139 X4 – 1,169559X5 - 1,055388X6 + 4.566.971X7 + 16.558,97X8 4.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Các hệ số góc  trong phương trình hồi quy nói lên mức độ tác động của các yếu tố đến lợi nhuận khi các yếu tố khác không đổi. Từ mô hình hồi quy Y = -16.340.059 - 0,866139 X4 – 1,169559X5 - 1,055388X6 + 4.566.971X7 + 16.558,97X8 thu được ta có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Lợi nhuận của các nông hộ tham gia cánh đồng mẫu lớn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó chi phí sản xuất quá lớn làm giảm lợi nhuận đạt được, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí đó là chi phí phân (X5), thuốc (X6) và chi phí giống (X4), ở mức ý nghĩa α =1%, các yếu tố này có tác động đến lợi nhuận như sau: + Chi phí phân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi phí nên là yếu tố có tác động làm giảm lợi nhuận cao nhất cụ thể các yếu tố khác không đổi chi phí phân tăng 1 đồng lợi nhuận sẽ giảm 1,1696 đồng. Chi phí phân lớn do lượng phân bón dư thừa và giá phân luôn ở mức cao. + Chi phí thuốc cũng là khoản chi phí khá lớn, việc sử dụng liều lượng vượt quá nhu cầu, pha trộn nhiều loại thuốc làm ảnh hưởng chất lượng, tăng chi phí thông qua đó làm giảm lợi nhuận, nếu các yếu tố khác không đổi chi phí thuốc tăng thêm 1 đồng sẽ làm giảm 1,0554 đồng lợi nhuận. + Trong cánh đồng mẫu lớn chủ yếu mua giống cùng một nơi nên sự khác biệt về chi phí chủ yếu do mật độ gieo sạ tạo nên, chi phí giống hiện nay vẫn còn cao do mật độ gieo sạ lớn hơn tiêu chuẩn cần thiết làm giảm lợi nhuận, nếu các yếu tố khác không đổi chi phí giống tăng 1 đồng thì lợi nhuận sẽ giảm 0,8661 đồng. Để cải thiện thu nhập cho nông dân cần hạn chế được các khoản chi phí này nhưng do tập quán sản xuất lâu đời trong nhất thời không thể thay đổi 47 được nên cần thời gian và sự hướng dẫn, tuyên truyền của những người phụ trách cánh đồng mẫu lớn. Bên cạnh đó cũng có các yếu tố có thể nâng cao lợi nhuận là giá bán (X8) và mức độ cơ giới hóa (X7). + Nếu các yếu tố khác không đổi giá bán tăng 1 đồng thì lợi nhuận sẽ tăng 16.559 đồng trên 1 ha. + Mức độ cơ giới hóa hiện nay đang rất được quan tâm, việc đầu tư máy móc vào quá trình sản xuất giúp nâng cao năng suất làm việc và tiết kiệm được chi phí lao động nên sẽ góp phần rất lớn trong việc gia tăng lợi nhuận, nếu các yếu tố khác không đổi mức độ cơ giới hóa tăng 1 mức thì lợi nhuận sẽ tăng lên 4.566.971 đơn vị. Nếu có thể ổn định được giá bán và tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận cơ giới hóa sẽ mang lại một kết quả khả quan hơn cho cánh đồng mẫu lớn. Tuy nhiên hiện tại cánh đồng mẫu lớn vẫn chưa tìm được doanh nghiệp kí hợp đồng thu mua và áp dụng cơ giới hóa còn khó khăn do chi phí mua máy móc lớn nhưng cơ giới hóa sẽ là yếu tố mới có khả năng tác động lớn đến lợi nhuận, chi phí ban đầu có thể khá cao những sẽ mang lại kết quả ổn định và lâu dài và phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay khi mà các yếu tố khác luôn biến đổi theo thời gian. 48 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN Khâu làm đất trước khi gieo sạ hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất do thiếu máy móc hiện đại điều này dẫn đến việc làm đất không kỹ đồng ruộng thường không bằng phẳng dễ tạo thành vùng trũng vào mùa mưa, hạn chế việc cơ giới hóa và tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch hại phát triển, lượng phân bón và giống phân bố không đều, giảm diện tích đất hữu hiệu gây ảnh hưởng đến năng suất lúa và làm tăng nhiều chi phí. Chi phí sản xuất trên CĐML hiện nay còn rất lớn trong đó điển hình là chi phí phân, thuốc, giống nguyên nhân một phần là do biến đổi giá cả thị trường, một phần là do tập quán sản xuất của người dân trong thời gian ngắn chưa thể thay đổi được. - Chi phí phân vẫn còn cao nguyên nhân là do chưa tìm được công ty kí hợp đồng phân và lượng phân sử dụng quá lớn so với lượng cần thiết, nhiều người dân vẫn bón phân theo thói quen mà không tuân theo hướng dẫn của đội ngũ FF. - Chi phí giống: phần lớn các nông hộ vẫn gieo sạ với mật độ cao ngay cả đối với những nông hộ áp dụng sạ hàng cũng cao hơn tiêu chuẩn từ 2030kg/ha. - Chi phí thuốc BVTV tuy được ký hợp đồng trước nhưng do việc phun xịt nhiều hơn tiêu chuẩn được tư vấn và việc bảo vệ thiên địch tuy mang lại kết quả khả quan nhưng thời gian triển khai ngắn chỉ mới áp dụng thử chưa triển khai rộng khắp cánh đồng nên chủ yếu vẫn cần đến lượng lớn thuốc BVTV. Mức độ cơ giới hóa còn thấp do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân ban đầu là do chi phí máy đầu vào lớn nên nhất thời không thể tăng thêm số lượng máy cũng như mua những máy móc hiện đại hơn, bên cạnh đó do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp một số hộ nằm ở xa máy móc không thể vào cánh đồng được, đặc biệt là vào vụ Hè Thu và Thu Đông do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết mưa nhiều gây ngập úng khó thu hoạch bằng máy. Việc làm đất bằng những máy móc hiện tại thường không kỹ khiến đồng ruộng không bằng phẳng nếu gặp mưa thường tạo nên vùng trũng, ngập úng cản trở việc sạ hàng. Tiến độ thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng còn chậm, kênh thủy lợi nội đồng và đường cơ giới nội đồng vẫn còn nhiều nơi chưa hoàn thành, chưa đảm 49 bảo phục vụ cho tưới tiêu và vận chuyển hàng hóa nên cũng ảnh hưởng một phần đến công tác vận động nhân dân tham gia. Những nông hộ tham gia cánh đồng mẫu lớn vẫn áp dụng kỹ thuật canh tác lạc hậu chủ yếu là làm theo tập quán cũ không có tính toán rõ ràng, dựa trên sự ước lượng cá nhân nên có thể gây tốn kém chi phí mà không cải thiện được năng suất lúa, đồng thời việc sử dụng phân, thuốc quá nhiều còn ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, khó đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Chất lượng lúa thu hoạch còn kém do dư lượng thuốc BVTV cao, và thu hoạch không đúng thời điểm, việc thu hoạch trễ dẫn đến lúa quá chín hoặc gặp phải điều kiện thời tiết không tốt làm lúa thu hoạch bị hao hụt và có màu sắc không đạt chuẩn. Giá bán ra hiện nay vẫn còn rất bấp bênh, việc mua lúa hàng hóa trong cánh đồng mẫu lớn chưa tìm được đầu mối liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp nên chủ yếu các doanh nghiệp chỉ thu mua lúa ở một số điểm tập trung, đòi hỏi nông dân phải vận chuyển xa tốn kém chi phí, nhiều hộ không có phương tiên vận chuyển nên chủ yếu nông dân chỉ bán lúa ước cho thương lái tại cánh đồng, việc bán lúa ước lẻ tẻ đã tạo điều kiện cho thương lái ép giá. Bên cạnh đó, mặc dù lựa chọn giống lúa có chất lượng có thể phục vụ cho việc xuất khẩu nhưng do mới triển khai diện tích cánh đồng còn nhỏ nên chưa hình thành được vùng nguyên liệu rộng lớn không thể đáp ứng được yêu cầu của nhiều công ty thu mua. 5.2. GIẢI PHÁP Mục tiêu quan trọng của cánh đồng mẫu lớn đó là cải thiện thu nhập cho các nông hộ sản xuất, qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như những hạn chế trong quá trình sản xuất thì để đạt được mục tiêu này hiện nay có 3 vấn đề lớn cần phải giải quyết. a. Giảm chi phí sản xuất Để cắt giảm chi phí hiện nay giải pháp có thể thực hiện là tác động vào thói quen sản xuất của nông dân thông qua việc tuyên truyền, giải thích cho các hộ nông dân thấy được lợi ích của cánh đồng mẫu lớn mang lại, đặc biệt là các tiêu chuẩn sản xuất của cánh đồng do đội ngũ FF hỗ trợ tư vấn, việc thực hiện theo các chỉ dẫn đó sẽ mang lại lợi ích gì để các nông hộ có thể thấy rõ, tin tưởng và áp dụng. Giải pháp tuyên truyền: - Loa phát thanh của xã - Băng rôn, áp phích tại các nơi sản xuất 50 - Phát sổ hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cho nông hộ - Tiếp tục triển khai thêm các hội thi tìm hiểu thêm cánh đồng mẫu lớn - Xây dựng những cánh đồng biểu diễn đạt chuẩn để các nông hộ nhìn thấy kết quả thực tế do sản xuất theo tiêu chuẩn mang lại. - Hướng dẫn nông hộ cách ghi chép sổ tay VietGAP để có thể tự mình nhìn thấy kết quả của sự thay đổi, từ đó các hộ nông dân sẽ dần thay đổi thói quen sản xuất, tích cực tham gia và thực hiện theo những tiêu chuẩn của cánh đồng mẫu lớn. Bên cạnh đó, qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đã cho thấy tác động rất lớn của cơ giới hóa đến lợi nhuận, đây là yếu tố sẽ mang lại kết quả lâu dài. Cơ giới hóa sẽ làm giảm được chi phí giống, chi phí lao động, chi phí khác…Vì vậy cần nâng cao mức cơ giới hóa bằng cách hiện đại hóa ở khâu làm đất (nguyên nhân làm giảm mức cơ giới hóa, năng suất lúa và làm tăng chi phí sản xuất). Việc san phẳng đồng ruộng sẽ thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa nhờ khắc phục được tình trạng ngập úng, các nông hộ có thể áp dụng sạ hàng góp phần giảm chi phí giống, đồng thời việc thu hoạch bằng máy cũng dễ dàng và giảm được hao hụt. San phẳng đồng ruộng cũng giúp giảm chi phí phân, chi phí thuốc và nâng cao năng suất lúa do phân bón được phân bổ đồng đều hơn, chủ động được nước tưới và thoát nước trên đồng ruộng, khống chế cỏ dại dễ dàng, quản lý được ốc bưu vàng hạn chế được một phần dịch hại cho cây lúa. Hiện nay qua tìm hiểu ở nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Long An, An Giang đã đưa vào sử dụng máy san phẳng mặt ruộng bằng tia laser tuy nhiên giá cả đầu vào khá cao. Giải pháp hiện nay là cần: -Tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước để tăng cường cơ giới hóa. - Đầu tư mua máy san phẳng ruộng bằng tia laser. Tìm thêm công ty liên kết kí hợp đồng cung cấp phân bón để nông dân có thể hạn chế được sự biến động giá phân và được cung cấp loại phân thích hợp đảm bảo chất lượng. Giảm tình hình dịch hại để hạn chế chi phí thuốc BVTV: - Sử dụng bẫy đèn để hạn chế rầy nâu. - Nhân rộng mô hình trồng hoa để bảo vệ thiên địch. - Dự báo tình hình dịch hại để có biện pháp phòng tránh thích hợp. 51 b. Ổn định và tiến tới tăng giá bán. Hiện tại để ổn định giá bán cần nhanh chóng tìm được doanh nghiệp thu mua. - Giải pháp cấp thiết là thành lập tổ hợp tác phụ trách vận chuyển lúa từ các nông hộ đến điểm thu mua lúa của các doanh nghiệp - Cần tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng cầu đường đáp ứng yêu cầu vận chuyển của các doanh nghiệp để có thể thu mua tại cánh đồng cũng giảm bớt chi phí cho nông hộ. Để doanh nghiệp kí hợp đồng thu mua sản phẩm cần phải tạo được lòng tin đối với doanh nghiệp, đòi hỏi người sản xuất phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm chấp hành đúng với những tiêu chuẩn được đề ra, do đó cần phải giải thích rõ ích lợi của việc tuân thủ tiêu chuẩn đồng thời đội ngũ hỗ trợ cần tích cực theo dõi tình hình sản xuất của các nông hộ. Giải pháp lâu dài để ổn định và có thể nâng cao giá bán cho người dân đó là tiến tới hình thành vùng nguyên liệu xuất khẩu. - Nâng cao chất lượng lúa đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn bằng cách vận động nông dân sản xuất đúng theo tiêu chuẩn VietGAP . - Cần có bộ phận kiểm tra chất lượng lúa trước khi giao cho doanh nghiệp thu mua để bảo đảm uy tín về sản phẩm. - Tiếp tục mở rộng diện tích cánh đồng mẫu lớn tiến tới hình thành vùng nguyên liệu lúa, đảm bảo được nguồn cung lúa chất lượng ổn định để các doanh nghiệp yên tâm kí kết hợp đồng lâu dài với cánh đồng mẫu lớn. Ngoài ra giá cả sản phẩm việc phơi sấy và tồn trữ sau khi thu hoạch cũng là một yếu tố không thể thiếu trong nghề trồng lúa, giúp tăng chất lượng hạt lúa và giá bán. c. Tăng năng suất Năng suất lúa phần lớn là do chất lượng giống quy định bên cạnh đó cũng chịu ảnh hưởng bởi kỹ thuật canh tác của nông dân. - Tiếp tục tìm kiếm các loại giống có phẩm chất cao và phù hợp với điều kiện sản xuất của xã. - Thường xuyên thăm đồng để nắm vững tình hình sinh trưởng và dịch hại của cây lúa để có biện pháp xử lý kịp thời. - Tiếp tục triển khai biện pháp bảo vệ thiên địch để hạn chế dịch hại phá hoại làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. 52 - Áp dụng các biện pháp canh tác 3 giảm 3 tăng, 1 phải năm giảm. - Tuân thủ theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay cánh đồng mẫu lớn đều có đội ngũ hỗ trợ tư vấn các kỹ thuật sản xuất để đạt năng suất cao nhất, cần phải thuyết phục các nông hộ tin tưởng và thực hiện theo sự hướng dẫn bên cạnh đó bản thân người sản xuất cũng cần thường xuyên theo dõi việc sản xuất, mở rộng kiến thức của mình, áp dụng những kỹ thuật sản xuất mới để có thể tự tăng năng suất và đảm bảo an toàn sản phẩm như: - Chọn thời điểm gieo sạ và cấy phù hợp với điều kiện thời tiết từng vụ để cây lúa trổ vào thời kỳ thích hợp nhất - Tác động bằng các biện pháp kỹ thuật trong từng thời điểm sinh trưởng của cây lúa. - Thu hoạch đúng lúc: Thu hoạch sớm quá thì một số hạt trên bông chưa đầy, nếu thu hoạch quá trễ thì một số hạt phía cuối bông chín quá dễ rụng. Do đó thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi số hạt trên bông chín tư 85 - 90%. 53 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam nhưng trong thời gian qua đã xuất hiện nhiều bất ổn, giá lúa biến động thất thường gây tổn thất lớn đến người sản xuất do việc xuất khẩu lúa gạo chịu sự cạnh tranh gay gắt của các nước như Thái Lan, Ấn Độ…. Trong khi đó lúa gạo nước ta lại không xây dựng được thương hiệu riêng và chất lượng không cao nên chỉ bán với mức giá rất thấp. Sự tăng trưởng lúa gạo thì đang ngày càng bị đe dọa do tập quán sản xuất cũ đã làm cho nguồn lực tự nhiên bị suy thoái dần. Cánh đồng mẫu lớn được triển khai là một hướng đúng đắn và kịp thời trong tình hình sản xuất của nước ta hiện nay. Cánh đồng mẫu lớn triển khai đã góp phần thay đổi tập quán sản xuất của nông dân, khắc phục được những khó khăn của nền nông nghiệp là đồng ruộng manh mún, hạ tầng thấp kém, thiếu lao động và sau hơn 2 năm triển khai cánh đồng mẫu lớn đã bước đầu mang lại hiệu quả giúp nông dân hiện đại hóa quá trình sản xuất nhờ đó cắt giảm được nhiều chi phí nâng lợi nhuận cho nông dân trong cánh đồng mẫu hơn hẳn so với các nông hộ bên ngoài. Tuy nhiên qua nghiên cứu thì hiện tại cánh đồng mẫu lớn vẫn còn nhiều khó khăn do thời gian triển khai ngắn còn rất nhiều nông dân chưa thực hiện theo những tiêu chuẩn sản xuất, còn nhiều khoản chi phí vẫn chưa cắt giảm được, điều kiện cơ sở hạ tầng chưa thể kịp thời đáp ứng, nhiều doanh nghiệp thu mua ngại kí kết hợp đồng thu mua với cánh đồng mẫu lớn gây ảnh hưởng đến kết quả chung của cánh đồng. Dù vậy, hiệu quả kinh tế của cánh đồng mẫu lớn cao hơn so với bên ngoài là điều không thể phủ nhận, theo thời gian sự chênh lệch này ngày càng tăng, bằng chính kết quả thực tế này sẽ mang lại lòng tin cho nhà sản xuất cũng như doanh nghiệp vì vậy những khó khăn gặp phải đang dần được giải quyết. Qua phân tích lợi nhuận của mô hình cánh đồng mẫu lớn sẽ giảm do chi phí phân, thuốc và giống cao nên cần phải cắt giảm những khoản chi phí này. Bên cạnh đó giá bán và cơ giới hóa là các yếu tố có thể làm tăng lợi nhuận bên cạnh việc ổn định giá bán, cần đẩy mạnh hơn nữa mức cơ giới hóa vì đây là yếu tố cần thiết, có ý nghĩa lâu dài phù hợp với yêu cầu hiện tại và xu hướng chung trên thế giới. Để giải quyết những khó khăn hiện có đồng thời hướng đến mục tiêu tăng lợi nhuận, bài viết cũng đã trình bày một số giải pháp có thể thực hiện. Trong thời gian tới, cần tiếp tục tuyên truyền để vận động người 54 dân tuân thủ quy trình sản xuất và tiến tới nhân rộng mô hình điều này sẽ mở ra một hướng đi mới cho thị trường lúa gạo của nước ta. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với nông hộ sản xuất. Các hộ nông dân cần tuân thủ theo quy trình sản xuất của cánh đồng mẫu lớn. Thực hiện theo những hướng dẫn của đội ngũ FF. Đội ngũ FF còn ít nên các nông hộ cần thường xuyên thăm đồng theo dõi tình hình sản xuất. Người sản xuất cần cập nhật những kiến thức về kỹ thuật sản xuất mới để có thể áp dụng vào quá trình sản xuất. 6.2.2. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương Lãnh đạo tỉnh, huyện chỉ đạo các ngành chuyên môn đến khảo sát và sớm thi công các tuyến kênh thủy lợi, đường cơ giới nội đồng trên địa bàn tổ chức thực hiện cánh đồng mẫu lớn. Tiếp tục hỗ trợ kinh phí để đẩy mạnh việc cơ giới hóa và hỗ trợ chi phí sản xuất cho các nông hộ. Tiếp tục công tác tuyên truyền vận động các hộ nông dân tham gia và tuân thủ quy trình sản xuất. 6.2.3. Đối với các công ty thu mua Cần tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của cánh đồng mẫu lớn, cùng nhau hợp tác để đưa ngành lúa gạo Việt Nam ngày càng đi lên. 6.2.4. Đối với các công ty đầu vào sản xuất Các nhà khoa học, các viện nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu để nâng cao phẩm chất của giống lúa. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cửa hàng cung cấp rau an toàn. Tiêu chuẩn VIETGAP là gì? [Ngày 10: 09:2013] 2. FAO. Development of a Framework for Good Agricultural Practices... [Ngày 10: 09:2013] 3. Ngân hàng kiến thức trồng lúa. Quản lý dịch hại (IPM) trên cây lúa. [Ngày 10: 09:2013] 4. Nguyễn Thị Thúy Hằng, 2009. Phân tích hiệu quả sản xuất lúa huyện Tiểu Cần- Tỉnh Trà Vinh. [Ngày cập nhật 06: 03: 2013] 5. Tổng công ty lương thực miền Bắc VINAFOOD1. Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP. [Ngày 10: 09:2013] 6. TS. Vũ Trọng Bình, Th.S Đặng Đức Chiến. Cánh đồng mẫu lớn lí luận và tiếp cận thực tiễn thế giới và Việt Nam. Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn. < http://123doc.vn/document/188658-canh-dongmau-lon-li-luan-va-tiep-can-thuc-tien-tren-the-gioi.htm > 7. TS. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình Kinh tế lượng. NXB Văn hóa thông tin. 8. TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng, 2012. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất tiêu thụ lúa gạo- Trường hợp cánh đồng mẫu lớn tại An Giang. Kỷ yếu Khoa học 2012: 125-132. 9. Trần Lợi, 2010. Phân tích hiệu quả sản xuất mía của nông hộ huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh. NXB Trường Đại học Cần Thơ. [Ngày 10: 09:2013] 56 PHỤ LỤC BẢNG KHẢO SÁT Kính gửi: Ông/ bà Tôi tên Âu Thị Ngọc Anh là sinh viên khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ, hiện đang thực tập tại UBND xã Tân An Luông. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cánh đồng mầu lớn xã Tân An Luông” để tìm hiểu xem việc tham gia cánh đồng mẫu lớn mang lại hiệu quả như thế nào, và những yếu tố nào đã tác động đến hiệu quả đó nhằm tìm ra giải pháp nâng cao mức lợi nhuận của việc canh tác lúa. Những thông tin mà ông bà cung cấp sẽ góp phần mang lại thành công cho đề tài nghiên cứu. PHẦN I THÔNG TIN CHUNG Họ và tên: Nghề nghiệp: Địa chỉ: Năm sinh: Trình độ học vấn: PHẦN II CÂU HỎI KHẢO SÁT 1. Ông/bà trồng lúa được bao nhiêu năm? ……………………………………………………………………………… 2. Mỗi năm ông/bà canh tác bao nhiêu vụ lúa? 1 2 3 3. Diện tích canh tác lúa trong vụ của ông/ bà là bao nhiêu? Vụ Diện tích Đông- Xuân 2011 -2012 Hè- Thu 2012 Thu Đông 2012 Đông Xuân 2012- 2013 Hè Thu 2013 4.Ông/ bà có tham gia vào cánh đồng mẫu lớn hay không? Có Không Nếu có thì ông/bà bắt đầu tham gia từ vụ nào?............................................... Nếu chưa tham gia thì tương lai ông/ bà có muốn tham gia vào cánh đồng mẫu lớn hay không? Có Không 5. Ông/bà sử dụng giống lúa gì và chi phí giống trong vụ là bao nhiêu? Vụ Giống Chi phí giống Đông- Xuân 2011 -2012 Hè- Thu 2012 Thu Đông 2012 Đông Xuân 2012- 2013 Hè Thu 2013 6.Phương thức làm đất của ông bà trước khi gieo sạ là gì? Phương thức làm đất Cày Xới Trục Kết hợp cày xới hoặc trục Để sạ chay Đông Xuân 57 Vụ Hè Thu Thu Đông 7. Ông/bà sử dụng phương pháp gieo sạ nào? Nếu là sạ hàng thì bắt đầu từ vụ nào? Sạ hàng:………………………………………………………... Sạ thường 8. Mật độ gieo sạ là bao nhiêu ?(kg/ha) Vụ Mật độ Đông- Xuân 2011 -2012 Hè- Thu 2012 Thu Đông 2012 Đông Xuân 2012- 2013 Hè Thu 2013 9. Ông/bà có xuống giống theo lịch thời vụ hay không? Có Không 10.Một vụ ông bà bón phân bao nhiêu lần: a. 2 b.3 c.4 d.5 e.khác 11. Ông/bà thường sử dụng loại phân gì? Lượng và chi phí là bao nhiêu? Đông- Xuân 2011 -2012 Hè- Thu 2012 Thu Đông 2012 Đông Xuân 2012- 2013 Hè Thu 2013 Khoản mục Lượng Giá Lượng Giá Lượng Giá Lượng Giá Lượng Giá (kg) (đ/kg) (kg) (đ/kg) (kg) (đ/kg) (kg) (đ/kg) (kg) (đ/kg) Urê Lân Kali NPK Khác 12. Mức độ dịch hại xuất hiện trên cây trồng? (Điền số từ 1 đến 4 theo mức độ như sau: 1. Không xuất hiện Thành phần dịch hại Cỏ dại Bọ trĩ Ruồi đục lá Sâu phao Sâu keo – cắn chẻn Sâu cuốn lá nhỏ Sâu đục thân Rầy nâu Đốm nâu Đạo ôn lá Đạo ôn cổ bông Vàng lá chín sớm Lem lép hạt Chuột Khác 2. Nhẹ 3. Trung bình Đông Xuân 58 4. Nặng) Vụ Hè Thu Thu Đông 13. Ông/ bà có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất hay không? Có Không 14. Chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật trong một vụ lúa là bao nhiêu? Vụ Chi phí Đông- Xuân 2011 -2012 Hè- Thu 2012 Thu Đông 2012 Đông Xuân 2012- 2013 Hè Thu 2013 15. Gia đình ông/bà có bao nhiêu nhân khẩu?................................................. 16. Có bao nhiêu người trong gia đình tham gia vào việc sản xuất lúa?......... 17. Ông/bà có thuê lao động hay máy móc phục vụ sản xuất hay không? Có Không Nếu có thì trong những công việc gì và chi phí bao nhiêu? (Đánh dấu x vào loại hình mà ông/bà đã thuê) Khoản mục Loại hình Làm đất Làm cỏ Gieo sạ Bón phân Phun thuốc Gặt lúa Vận chuyển Phơi (hoặc sấy) Khác Lao động Máy thủ công móc Chi phí (tính trên vụ) Đông Xuân Hè Thu Thu Đông 18. Năng suất lúa của ông/bà là bao nhiêu tính trên ha? Vụ Năng suất ĐôngXuân 2011 -2012 Hè- Thu 2012 Thu Đông 2012 Đông Xuân 2012- 2013 Hè Thu 2013 19. Ông/ bà thường bán lúa cho ai? Doanh nghiệp kí hợp đồng thu mua lúa Thương lái 20. Giá bán lúa trong vụ của ông/ bà là bao nhiêu? (tính trên kg) Vụ Giá bán Đông- Xuân 2011 -2012 Hè- Thu 2012 Thu Đông 2012 59 Đông Xuân 2012- 2013 Hè Thu 2013 21. Ông/ bà có gặp khó khăn gì trong việc sản xuất lúa hay không? Thiếu vốn Chi phí sản xuất quá lớn Giá bán ra không ổn định, thương lái ép giá Thời tiết không ổn định Thiếu nhân công và máy móc 22.Ông/ bà có nhận được sự hỗ trợ nào của chính quyền địa phương không? Lựa chọn giống lúa Hỗ trợ chi phí giống Lựa chọn phân bón Hỗ trợ chi phí phân bón Lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật Hỗ trợ chi phí thuốc BVTV Máy móc, thiết bị hỗ trợ sản xuất Không nhận được sự hỗ trợ nào 23. Ông/bà có sử dụng kỹ thuật sản xuất nào sau đây hay không? 1 phải, năm giảm 3 giảm, 3 tăng VietGAP Không sử dụng phương pháp nào 24. Ông bà có hài lòng với năng suất lúa đạt được qua các năm không? A. rất hài lòng B. Hài lòng C. tạm được D. Vụ hài lòng, vụ không hài lòng E. Không hài lòng 25. Theo ông/bà thì điều gì ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí)? Giống Chi phí giống Chi phí phân Chi phí thuốc BVTV Kỹ thuật sản xuất (1 phải, năm giảm; 3 giảm, 3 tăng) Diện tích sản xuất Kinh nghiệm sản xuất Trình độ học vấn Cơ sở hạ tầng (cầu đường, kênh…) Giá bán ra Mức độ cơ giới hóa (mức độ sử dụng máy móc thay cho lao động thủ công) Xin cám ơn ông/bà đã đã trả lời phỏng vấn! 60 SỐ LIỆU CHẠY MÔ HÌNH stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 cgh 0,33 0,33 0,33 0,67 0,33 0,67 0,33 0,5 0,5 0,67 0,5 0,33 0,5 0,5 0,67 0,5 0,5 0,5 0,33 0,67 0,33 0,33 0,67 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,67 0,5 0,5 0,5 0,67 0,67 0,67 0,67 cpg 7.348.000 6.334.000 5.954.000 5.068.000 6.334.000 5.068.000 6.462.000 4.814.000 5.954.000 4.814.000 6.334.000 5.954.000 5.828.000 6.082.000 5.068.000 5.701.000 6.462.000 6.208.000 5.954.000 5.322.000 5.828.000 5.954.000 5.068.000 5.446.000 6.209.000 5.955.000 5.828.000 7.348.000 4.814.000 4.814.000 5.828.000 6.208.000 6.334.000 5.448.000 5.448.000 7.348.000 4.814.000 cpp 15.758.000 15.638.500 14.670.000 14.451.000 15.514.000 14.451.000 15.300.000 14.451.000 15.638.500 14.451.000 15.638.500 14.670.000 15.300.000 15.638.500 14.451.000 15.514.000 14.451.000 15.638.500 15.175.500 14.451.000 15.300.000 14.431.000 14.451.000 15.526.500 14.451.000 15.056.000 15.300.000 15.066.000 15.300.000 15.758.000 15.175.500 14.431.000 14.451.000 15.175.500 15.758.000 15.638.500 15.758.000 cpt 9.450.000 9.200.000 9.850.000 9.400.000 9.300.000 8.700.000 9.100.000 9.300.000 9.100.000 9.100.000 9.850.000 9.450.000 8.700.000 9.100.000 9.300.000 9.450.000 9.100.000 9.450.000 9.100.000 9.450.000 9.100.000 9.850.000 9.300.000 9.850.000 9.300.000 8.700.000 9.850.000 9.850.000 9.300.000 8.700.000 9.200.000 9.850.000 9.450.000 8.700.000 9.850.000 9.200.000 9.300.000 61 gb 4.767 4.767 4.767 4.767 4.750 4.767 4.733 4.767 4.767 4.767 4.783 4.733 4.767 4.750 4.767 4.767 4.767 5.150 4.767 4.767 4.767 4.767 4.800 4.767 4.767 4.767 4.783 4.767 4.767 4.783 4.767 4.783 4.767 4.767 4.767 5.167 4.767 ln dt 29.874.000 3830 30.557.500 2860 31.386.000 9570 34.371.000 4869 30.642.000 3530 35.071.000 10770 29.708.000 3937 34.155.000 2969 31.767.500 8020 34.925.000 2680 30.987.500 6280 32.166.000 4096 32.632.000 1440 31.419.500 5020 34.471.000 3525 31.795.000 2400 33.367.000 6280 37.343.500 6930 30.850.500 3940 34.067.000 4259 31.852.000 4655 30.905.000 7930 36.041.000 3290 31.637.500 3800 32.500.000 9410 33.749.000 8330 32.362.000 4175 30.196.000 4580 33.046.000 9370 34.438.000 6628 32.256.500 7690 32.271.000 4430 32.225.000 2580 33.026.500 2680 32.234.000 10300 38.063.500 2270 32.818.000 3087 hv kn 2 38 3 18 5 17 9 16 3 20 12 11 2 36 9 23 5 30 12 11 4 25 10 37 11 41 5 15 10 23 10 19 5 21 4 19 6 35 9 23 9 21 8 17 12 40 10 19 10 31 9 39 10 29 3 17 5 50 12 17 10 26 11 27 11 16 9 33 10 18 4 15 11 18 KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU TRONG MÔ HÌNH Bảng 1: Kết quả kiểm tra phân phối chuẩn Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012 Trung bình Trung vị Lớn nhất Nhỏ nhấ Std. Dev. Skewness Kurtosis Jarque-Bera Xác suất Tổng Tổng Sq. Dev. Số quan sát CGH 0,509189 0,500000 0,670000 0,330000 0,126368 -0,084439 1,862425 2,039004 0,360775 18,84000 0,574876 37 CPG 5831216 5954000 7348000 4814000 697438,3 0,358760 2,818708 0,844375 0,655611 2,16E+08 1,75E+13 37 CPP 15088595 15175500 15758000 14431000 518779,4 -0,165940 1,400160 4,115685 0,127729 5,58E+08 9,69E+12 37 CPT 9318919 9300000 9850000 8700000 359851,7 -0,031176 2,364133 0,629330 0,730033 3,45E+08 4,66E+12 37 DT 5200,270 4259,000 10770,00 1440,000 2559,790 0,708378 2,308473 3,831669 0,147219 192410,0 2,36E+08 37 GB 4787,849 4766,700 5167,000 4733,300 90,61372 3,835146 16,04692 353,1271 0,000000 177150,4 295590,5 37 HV 7,837838 9,000000 12,00000 2,000000 3,253319 -0,427302 1,717444 3,661919 0,160260 290,0000 381,0270 37 KN 24,62162 21,00000 50,00000 11,00000 9,589784 0,761061 2,691337 3,718695 0,155774 911,0000 3310,703 37 LN 32734514 32271000 38063500 29708000 1947363 0,821814 3,455672 4,484936 0,106196 1,21E+09 1,37E+14 37 Từ kết quả mô hình xử lý được bằng phần mềm Eview, ta thấy giá trị kiểm định Jarque- Bera của lợi nhuân (LN) cho kết quả lớn hơn = 0,1 ta kết luận lợi nhuận có phân phối chuẩn. 62 Bảng 2: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến CGH CPG CPP CPT DT GB HV KN LN CGH 1,000000 -0,509250 -0,132553 -0,211620 -0,005701 0,202654 0,532100 -0,246443 0,693048 CPG -0,509250 1,000000 0,246814 0,233645 -0,104515 0,301511 -0,675921 0,020837 -0,351272 CPP -0,132553 0,246814 1,000000 -0,055567 -0,060105 0,244207 -0,414348 0,045934 -0,228416 CPT -0,211620 0,233645 -0,055567 1,000000 0,073867 0,021102 -0,152720 -0,194677 -0,296645 DT -0,005701 -0,104515 -0,060105 0,073867 1,000000 -0,054041 -0,027329 -0,004919 0,002006 GB 0,202654 0,301511 0,244207 0,021102 -0,054041 1,000000 -0,237981 -0,193714 0,656838 HV 0,532100 -0,675921 -0,414348 -0,152720 -0,027329 -0,237981 1,000000 -0,084824 0,366122 KN -0,246443 0,020837 0,045934 -0,194677 -0,004919 -0,193714 -0,084824 1,000000 -0,162642 LN 0,693048 -0,351272 -0,228416 -0,296645 0,002006 0,656838 0,366122 -0,162642 1,000000 Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012 Tất cả các biến trong mô hình đều không có đa cộng tuyến. 63 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Xà TÂN AN LUÔNG 1. Mô hình cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông 3. Hố rác thuốc BVTV trên cánh đồng mẫu lớn hàng 64 2. Trồng hoa bảo vệ thiên địch xung quanh cánh đồng mẫu lớn 4. Cánh đồng mẫu lớn được sạ [...]... đồng mẫu lớn nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng cánh đồng mẫu lớn chất lượng và hiệu quả để có thể tiếp tục nhân rộng mô hình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích hiệu quả kinh tế cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình. .. hiệu quả của mô hình cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông 3 1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.2.1 Các giả thuyết cần kiểm định Cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn những cánh đồng ngoài mô hình Các yếu tố như diện tích, kinh nghiệm, chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuốc,... theo VietGAP và mô hình ngày càng được nhân rộng Theo thông báo số 986/TB-BNN-VP, tỉnh Vĩnh Long đã triển khai xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn và xã Tân An Luông được chọn làm nơi xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn của tỉnh Sau hơn 2 năm triển khai thì mô hình cánh đồng mẫu lớn mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào? Những yếu tố nào đã ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của cánh đồng mẫu lớn? Để hiểu... hoạt động sản xuất của cánh đồng hiện nay và nguyên nhân của nó để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho cánh đồng mẫu lớn 23 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Xà TÂN AN LUÔNG 3.1 THỰC TRẠNG CÁNH ĐỒNG MÃU LỚN 3.1.1 Khái quát chung về xã Tân An Luông 3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên a Vị trí địa lý Xã Tân An Luông là xã nông thôn, trung tâm xã cách thành... pháp phân tích số liệu 20 - Mục tiêu 1: Phân tích hiệu quả kinh tế cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng cánh đồng mẫu lớn Phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối để tìm hiểu sự biến động các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra của cánh đồng mẫu lớn theo thời gian và sự chênh lệch kết quả sản xuất của các hộ tham gia so với các hộ không tham gia cánh. .. tình hình cũng như tìm ra những giải pháp có thể nhằm nâng cao kết quả sản xuất cánh đồng mẫu lớn em chọn đề tài Phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông làm đề tài nghiên cứu 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Bài nghiên cứu dựa trên những kiến thức đã học, những số liệu thực tế thu thập được đồng thời áp dụng các phần mềm kinh tế, các. .. bán * sản lượng Lợi nhuận = Doanh thu – tổng chi phí = (giá bán – giá thành) * sản lượng Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí= Lợi nhuận/ tổng chi phí Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận/ Doanh thu - Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và mức... không có tự tương quan + Giải thích ý nghĩa mô hình Giải thích ý nghĩa các hệ số hồi quy  của các biến 22 Giải thích R2 hiệu chỉnh Giải thích ý nghĩa kiểm định F Giải thích ý nghĩa kiểm định d - Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông Dựa trên kết quả phân tích về hiệu quả kinh tế, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận cánh đồng mẫu lớn kết hợp với việc... thuyết này vào thực tế có thể góp phần phát triển hơn thực tiễn cánh đồng mẫu lớn ở Việt Nam 4 Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng (2012) đã có bài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất tiêu thụ lúa gạo- Trường hợp cánh đồng mẫu lớn tại An Giang” bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích lợi ích- chi phí để phân tích hiệu quả trong mô hình cánh đồng mẫu lớn đồng thời có... đồng mẫu lớn đồng thời có sự so sánh hiệu quả của các nông hộ trong và ngoài mô hình, từ đó thể hiện rõ hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa trên cánh đồng mẫu lớn mang lại Tiếp tục vận dụng phương pháp phân tích lợi ích- chi phí, kết hợp so sánh trong và ngoài cánh đồng mẫu lớn trong trường hợp trên địa bàn xã Tân An Luông nhưng để nông hộ nhìn thấy rõ hiệu quả kinh tế đã được cải thiện như thế nào,

Ngày đăng: 07/10/2015, 10:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan