Phân tích và đánh giá chiến lược công ty tnhh một thành viên thương mại kim cương.pdf

34 746 0
Phân tích và đánh giá chiến lược công ty tnhh một thành viên thương mại kim cương.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích và đánh giá chiến lược công ty tnhh một thành viên thương mại kim cương.

Trang 2

TÊN KHÓA HỌC: Tích (√) vào ô lựa chọn HELP

Họ tên học viên :Đỗ Mạnh Thắng

Khóa học (thời điểm nhập học) :Tháng 6/2009 Khóa 3, Hà Nội Môn học :Quản trị chiến lược

CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN

Tôi xin khẳng định đã biết và hiểu rõ quy chế thi cử của Đại học HELP và tôi xin cam đoan đã làm bài tập này một cách trung thực và đúng với các quy định đề ra

LƯU Ý

• Giáo viên có quyền không chấm nếu bài làm không có chữ ký • Học viên sẽ nhận điểm 0 nếu vi phạm cam đoan trên

Trang 4

ĐỀ TÀI:

“PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI KIM

Trang 5

NỘI DUNG

LỜI NÓI ĐẦU 3 U

CHƯƠNG I SƠ LƯỢC 4 

I.BỐI CẢNH CHUNG 4 

II.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4 UIII.KẾT QUẢ MONG ĐỢI 5 

CHƯƠNG II TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 5 

I.QUY TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 7 

II.CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC 9 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 13 

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI 14 

1.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 14 

2.ĐỊNH VỊ CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI 18 

3 PHÂN TÍCH NGÀNH 18 

4.PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC 21 

V.ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA DTC 28 

VI.ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG TY DTC 29 

VII.KẾT LUẬN 30 

CHÚ THÍCH 31 

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường là đầu tư, sử dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường Mục đích hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường là đạt được hiệu quả cao nhất có thể một cách lâu bền Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là kết quả tương quan, so sánh những lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp với các phần nguồn lực huy động, sử dụng (chi phí) cho các lợi ích đó Đối với doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, việc định hướng chiến lược và điều chỉnh chỉnh chiến lược kịp thời, có cơ sở thường đem lại những lợi ích to lớn

Trong khung cảnh toàn cầu hoá thị trường, công nghệ luôn luôn biến đổi, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hơn bao giờ hết, chiến lược ngày càng trở thành một nhân tố cực kỳ quan trọng Cùng với sự khan hiếm các nguồn lực ngày càng gia tăng, nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của xã hội luôn biến đổi làm cho môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược

Tuy nhiên xây dựng chiến lược thế nào và chiến lược đó có phù hợp với mục tiêu và sứ mệnh của công ty hay không lại cần phải xem xét, đánh giá qua các thời kỳ phát triển khác nhau của doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh Thực tế cho thấy, phần lớn các chiến lược được hoạch định từ ban đầu qua từng thời kỳ đều cần có sự điều chỉnh để thích ứng với những biến đổi của môi trường kinh doanh bên ngoài

Trong khuôn khổ bài luận văn này, chiến lược của Công ty TNHH MTV Thương Mại Kim Cương (DTC) được đưa ra phân tích, đánh giá dựa trên các công cụ như Mô hình Delta, Sơ đồ Chiến lược, SWOT… Qua đó, thấy được chiến lược hiện tại của công ty tương đối phù hợp nhưng cần cải thiện về lộ trình thực hiện, những vấn đề về mặt cơ cấu nhân sự và quản lý liên quan đến sự khác biệt hóa trong dịch vụ khách hàng và cuối cùng là vấn đề về đa dạng sản phẩm Trong bài cũng nêu lên một số đề xuất giải pháp nhằm cải thiện những điều này như: phát triển cơ chế đại lý, outsource dịch vụ phục vụ 5 sao tại cửa hàng hay tạm thời đẩy mạnh marketing thay vì đa dạng hóa sản phẩm, hy vọng là những đề xuất này có thể áp dụng và giúp DTC đứng vững trên con đường mà DTC đã chọn

Trang 7

CHƯƠNG I SƠ LƯỢC

I.BỐI CẢNH CHUNG

Chiến lược là một loại kế hoạch đặc biệt, mọi tổ chức đều lập kế hoạch hoạt động Đối với doanh nghiệp, hoạch định là chức năng đầu tiên trong hệ thống các chức năng quản lý nhằm đạt được mục đích đề ra của tổ chức.Việc hoạch định chiến lược kinh doanh phải tính đến nhiều yếu tố khách quan bên ngoài và chủ quan bên trong doanh nghiệp, phân tích có hệ thống thông tin để làm căn cứ hoạch định hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn và ngắn hạn, tập trung nỗ lực và các nguồn lực vào các mục tiêu chính sao cho có hiệu quả nhất, ứng phó với những tình huống bất định, thích nghi với sự thay đổi

Công ty TNHH MTV Thương Mại Kim Cương (DTC) là một trong những đơn vị trong ngành chế tác vàng trang sức, đang trong quá trình tìm kiếm con đường đi thích ứng với những thay đổi chóng mặt của thị trường thế giới và trong nước Xuất phát từ doanh nghiệp chuyện nhập khẩu và phân phối các nhãn hiệu trang sức nước ngoài về Việt Nam, DTC dần dần phát triển sản xuất để phục vụ thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu Thực tế cho thấy, để có thể phát triển bền vững theo con đường đã định, doanh nghiệp cần một chiến lược đúng đắn, lâu dài và thường xuyên cập nhật để cải thiện cho phù hợp Đối với trường hợp công ty DTC, mặc dù đã có chiến lược khá rõ ràng nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện Những vấn đề này sẽ được phân tích rõ trong bài luận văn Đây cũng là một trong những lý do tác giả lựa chọn công ty làm đề tài nghiên cứu Ngoài ra, sự thông suốt và đầy đủ về nguồn thông tin cũng như mối quan hệ chặt chẽ với Ban lãnh đạo công ty cũng giúp ích rất nhiều cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài

II.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhận định chiến lược hiện tại của công ty DTC, từ đó đánh giá chiến lược này có những điểm phù hợp hay chưa phù hợp với mục tiêu, sứ mệnh của công ty cũng như những điều kiện kinh doanh bên ngoài Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện chiến lược phát triển của công ty DTC trong thời gian tới

Trang 8

Phạm vi nghiên cứu: công ty TNHH MTV Thương Mại Kim Cương, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, phân phối và chế tác nữ trang cao cấp với 6 nhãn hiệu Goldendew, UNIQUE, ZELA, GOODMAN, YOKYO, LINK Công ty có trụ sở chính tại TP.HCM và chi nhánh Hà Nội, xưởng sản xuất tại TP.HCM với gần 50 cửa hàng bán lẻ tại các trung tâm thương mại lớn trên toàn quốc như Diamond Plaza, chuỗi Parkson, Vincom, The Garden Mall…

III.KẾT QUẢ MONG ĐỢI

Từ cơ sở mục tiêu nghiên cứu như đề cập ở trên, tác giả cũng mong muốn và nỗ lực để đạt được những kết quả như sau:

• Phân tích tình hình bên ngoài để thấy được cơ hội và thách thức của công ty, đồng thời phân tích nội bộ để thấy những điểm mạnh và yếu trong công ty

• Nhận định và định vị chiến lược hiện tại của công ty, xem xét những điểm phù hợp, chưa phù hợp so với sứ mệnh, mục tiêu của công ty

• Từ đó đưa ra những kiến nghị, góp ý để chiến lược đó phù hợp hơn

CHƯƠNG II TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

Quản trị chiến lược là một vấn đề được nhiều nhà kinh tế cũng như các quản trị gia quan tâm Do nội dung của quản trị chiến lược rất rộng về phạm vi nghiên cứu và phong phú trong thực tế vận dụng nên ở mỗi góc nhìn người ta lại đưa ra quan điểm, định nghĩa khác nhau về quản trị chiến lược Tuy mỗi cách nhìn đó chưa hoàn toàn đầy đủ, toàn diện nhưng trên tổng thể, những cách nhìn đó đã góp phần to lớn vào việc nhận thức và thực hiện công tác quản trị trong các doanh nghiệp Dưới đây là một số định nghĩa về quản trị chiến lược

- Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản trị quyết định sự

thành công lâu dài của doanh nghiệp

- Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp thành công dẫn đến việc

hoạch định và thực hiện các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức

- Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương

lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu trong môi trường hiện tại cũng như tương lai

Trang 9

Định nghĩa về quản trị chiến lược được sử dụng rộng rãi và được nhiều nhà kinh

doanh chấp nhận

- Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học của việc xây dựng, thực hiện và đánh

giá các quyết định tổng hợp giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được mục tiêu của nó

Từ các định nghĩa trên cho thấy, quản trị chiến lược chú trọng vào việc phối kết hợp các mặt quản trị, marketing, tài chính, kế toán, sản phẩm, tác nghiệp, nghiên cứu - phát triển và hệ thống thông tin để đạt tới sự thành công cho doanh nghiệp

Cách tính thời gian hoàn vốn cung cấp một thông tin quan trọng rằng vốn của công ty bị trói buộc vào mỗi dự án là bao nhiêu thời gian Thông thường nhà quản trị có thể đặt ra khoảng thời gian hoàn vốn tối đa và sẽ bác bỏ dự án đầu tư có thời gian hoàn vốn lâu hơn

Sử dụng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn để đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư theo nguyên tắc: Dự án có thời gian hoàn vốn càng nhỏ càng tốt, chọn dự án có thời gian hoàn vốn nhỏ nhất trong các dự án loại trừ nhau

Trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh hiện nay, hơn bao giờ hết, chỉ có một điều mà các công ty có thể biết chắc chắn, đó là sự thay đổi Quá trình quản trị chiến lược như là một hướng đi, một hướng đi giúp các tổ chức này vượt qua sóng gió trong thương trường, vươn tới một tương lai, bằng chính nỗ lực và khả năng của nó Đây là kết quả của sự nghiên cứu khoa học trên cơ sở thực tiễn kinh doanh của rất nhiều công ty Nó thực sự là một sản phẩm của khoa học quản lý, bởi lẽ nếu các tổ chức xây dựng được một quá trình quản trị tốt, họ sẽ có một chỗ dựa tốt để tiến lên phía trước Tuy vậy, mức độ thành công còn phụ thuộc vào năng lực triển khai, sẽ được đề cập trong phần áp dụng chiến lược, chính nó thể hiện một nghệ thuật trong quản trị

Quá trình quản trị chiến lược dựa vào quan điểm là các công ty theo dõi một cách liên tục các sự kiện xảy ra cả trong và ngoài công ty cũng như các xu hướng để có thể đề ra các thay đổi kịp thời Cả số lượng và mức độ của những thay đổi tác động mạnh đến các công ty đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian vừa qua Để có thể tồn tại, tất cả cá tổ chức bắt buộc phải có khả năng thay đổi và thích ứng với những biến động Quá trình quản trị chiến lược được xây dựng nhằm mục tiêu giúp công ty tập trung thích ứng một cách tốt nhất đối với những thay đổi trong dài hạn Trong những phần tiếp theo của chương sẽ đi sâu vào quy trình quản trị chiến lược cũng như các công cụ hữu dụng để phân tích chiến lược một công ty

Trang 10

I.QUY TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Quản trị chiến lược được thể hiện qua các biểu đồ với các giai đoạn khác nhau Cụ thể:

Các giai đoạn hoạt động trong quản trị chiến lược

1 Hình 1: Quy trình quản trị chiến lược ( Nguồn: Bài giảng Quản trị chiến lược kinh

doanh, TS Nguyễn Văn Sơn)

Hoạch định chiến lược là quá trình đề ra các công việc cần thực hiện của công ty, tổ chức những nghiên cứu để chỉ rõ những nhân tố chính của môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, xây dựng mục tiêu dài hạn, lựa chọn trong số những chiến lược thay thế Đôi khi giai đoạn hoạch định chiến lược của quản trị chiến lược còn gọi là “lập kế hoạch chiến lược” Sự khác biệt giữa quản trị chiến lược và lập kế hoạch chiến lược chính là quản trị chiến lược bao gồm thêm cả thực thi chiến lược và đánh giá chiến lược

Trang 11

Trong quá trình hoạch định chiến lược, việc định ra một cách rõ ràng nhiệm vụ của doanh nghiệp được sự quan tâm chú ý của không chỉ các nhà hoạch định cấp cao mà còn là sự quan tâm của những người thực hiện Một mục tiêu rõ ràng là rất có ích cho việc đề ra những mục tiêu cũng như hoạch định chiến lược

Thực thi chiến lược thường gọi là giai đoạn hành động của quản trị chiến lược Thực thi có nghĩa là động viên những người lao động và ban giám đốc, để biến những chiến lược được hoạch định thành hành động cụ thể Ba công việc chính của thực thi chiến lược là thiết lập các mục tiêu thường niên, các chính sách, các chính sách cho các bộ phận, và phân bổ nguồn lực Giai đoạn này thường được coi là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình quản trị chiến lược, bởi nó không chỉ đòi hỏi sự nhạy cảm, sự quyết tâm và cả sự huy sinh của các nhà quản trị Sự thực thi thành công một chiến lược mấu chốt là ở khả năng động viên người lao động, đây không chỉ đơn thuần là khoa học mà nó nặng về nghệ thuật Nghệ thuật khơi dậy và động viên lòng người Nếu một chiến lược được hoạch định ra mà không được thực thi, thì dù có tốt đến đâu nó cũng không có giá trị.

Giai đoạn cuối cùng trong quản trị chiến lược là đánh giá chiến lược Vì những nhân tố của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp luôn biến động nên mọi chiến lược đều có thể bị thay đổi trong tương lai Có ba hoạt động chính trong việc đánh giá chiến lược là (1) xem xét lại những nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp được sử dụng làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược hiện tại, (2) đánh giá mức độ thực hiện (3) thực hiện những sửa đổi cần thiết.

Đánh giá chiến lược là vô cùng cần thiết do sự biến động của môi trường mà doanh nghiệp hoạt động trong đó Một sự thành công ngày hôm nay không đảm bảo cho sự thành công ngày mai của doanh nghiệp Những vấn đề mới nảy sinh từ những thành công Và cũng có thể nó phát sinh do những thay đổi của môi trường Một sự tự mãn với thành công trong hiện tại mà không chú ý những điều chỉnh cần thiết trong tương lai tất yếu sẽ gặp phải thất bại

Hoạch định chiến lược, triển khai chiến lược và đánh giá chiến lược là ba giai đoạn thực hiện lần lượt trong quá trình quản trị chiến lược trong công ty: ở cấp toàn công ty, cấp bộ phận và đơn vị kinh doanh công ty, phòng ban chức năng Tuy vậy, ở một số công ty đơn ngành, với quy mô nhỏ thì chỉ có hai cáp quản trị chiến lược

Trang 12

Quá trình quản trị chiến lược có kết quả cuối cùng là các quyết định, mà nó đem lại những ảnh hưởng lâu dài và mạnh mẽ đối với công ty, tổ chức Một vài lỗi nhỏ trong chiến lược có thể nảy sinh, cản trở việc thực hiện hoặc khiến cho vấn đề trở nên vô cùng khó khăn Vì thế, hầu hết các nhà chiến lược đều cho rằng đánh giá chiến lược là vấn đề sống còn đối với sự sống của một công ty, những đánh giá đúng lúc có giúp báo động những nhà quản trị về các vấn đề kể cả khi nó còn đang ở dạng tiềm năng, chưa trở nên quá nghiêm trọng Trong khuôn khổ luận văn này cũng đi sâu vào quá trình phân tích, đánh giá chiến lược một công ty

II.CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MÔ HÌNH DELTA

Mô hình chiến lược Delta được xây dựng bởi Dean Wilde và Arnoldo, trọng tâm của mô hình là sự cạnh tranh dựa trên gắn kết các giá trị hơn là các chiến lược cạnh tranh cục diện Mô hình này được xây dựng và phát triển trong thời đại internet và giải thích được tầm quan trọng của việc tạo dựng và duy trì các giá trị

Mô hình Delta

4 quan di?m khác nhau

Tài chính, Khách hàng, Quá trình n?i b?, H?c h?i & Tang tru?ng

Trang 13

Hình 2: Mô hình Delta

SƠ ĐỒ CHIẾN LƯỢC

Sơ đồ chiến lược giúp chúng ta hiểu rõ về quá trình thực thi và triển khai các chiến lược trong một tổ chức Sơ đồ chiến lược được xây dựng trên cơ sở Bảng đánh giá cân bằng (Balanced Scorecard – công cụ chuẩn hóa giữa chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp): mô tả phương thức một tổ chức tạo ra các giá trị kết nối mục tiêu chiến lược với nhau trong mối quan hệ nhân – quả rõ rang Đây là một hệ thống đo lường kết quả hoạt động của công ty trong đó không chỉ xem xét các thước đo tài chính, mà còn cả thước đo khách hàng, quá trình kinh doanh, đào tạo và phát triển

Nguyên tắc chủ yếu của bản đồ chiến lược: - Chiến lược cân bằng các nguồn mâu thuẫn - Chiến lược khách hàng với các giá trị khác nhau - Các giá trị được tạo ra nhờ nội lực của Doanh nghiệp - Chiến lược bao gồm các đề tài bổ sung nhau và đồng thời - Sự liên kết chiến lược xác định giá trị của những tài sản vô hình

Với bản đồ chiến lược, tất cả các thông tin (về 4 phương diện: tài chính, khách hàng, nội bộ, đào tạo và phát triển) sẽ được tổng hợp trên một trang giấy, điều này giúp quá trình giao tiếp trao đổi dễ dàng hơn

Trang 14

Hình 3: Sơ đồ chiến lược

MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH

Michael Porter nhà quản trị chiến lược nổi tiếng của trường đại học Harvard trong cuốn sách "Competitive Strategy: Techniques Analyzing Industries and Competitors" đã đưa ra nhận định về các áp lực cạnh tranh trong mọi ngành sản xuất kinh doanh bao gồm: áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp, từ khách hàng, từ đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế và từ nội bộ ngành Năm áp lực này được tổng kết bằng sơ đồ sau:

Trang 15

Hình 4: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Mô hình này được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh Mô hình này, thường được gọi là “Năm lực lượng của Porter”, được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận Quan trọng hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận

MÔ HÌNH PEST

Trong khi mô hình 5 áp lực của M-Porter đi sâu vào việc phân tích các yếu tố trong môi trường ngành kinh doanh thì PEST lại nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường

Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của của doanh nghiệp và ngành, và ngành phải chịu các tác động của nó đem lại như một yếu tố khách quan Các doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp

MÔ HÌNH S WOT

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ

Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của công ty còn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương

Trang 16

đối đến khả năng cạnh tranh của công ty SWOT thường được kết hợp với PEST (Political, Economic, Sociocultrural, Technological analysis), mô hình phân tích thị trường và đánh giá tiềm năng thông qua yếu tố bên ngoài trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ Phân tích theo mô hình SWOT là việc đánh giá các dữ liệu được sắp xếp theo dạng SWOT dưới một trật tự logic giúp người đọc hiểu được cũng như có thể trình bày và thảo luận để đi đến việc ra quyết định dễ dàng hơn

Trên đây là những công cụ hữu hiệu có thể sử dụng để đánh giá chiến lược một doanh nghiệp (thực tế người ta có thể sử dụng thêm các công cụ khác như chuỗi giá trị ), những mô hình trên có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp tùy theo hoàn cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả đánh giá xác đáng nhất

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

TRÌNH T Ự NGHIÊN CỨU

Đồ án này được thực hiện dựa trên các trình tự cụ thể như sau:

1 Xác định đề tài nghiên cứu: dựa trên yêu cầu của đề bài xác định đối tượng nghiên cứu (doanh nghiệp) phù hợp và có khả năng tiếp cận thông tin đầy đủ

2 Thu thập thông tin: những thông tin cần thiết như đặc điểm cơ bản, chiến lược của doanh nghiệp

3 Phân tích chiến lược của doanh nghiệp dựa trên cơ sở lý thuyết

4 Phân tích môi trường kinh doanh, định vị chiến lược có phù hợp với mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp

Phân tích việc triển khai chiến lược đó của doanh nghiệp và đưa ra những đề xuất để cải thiện

5

Trong trình tự trên, thu thập thông tin có thể coi là yếu tố tiên quyết để thực hiện được nội dung của đề tài, nguồn thông tin phải đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất để kết quả phân tích của đề tài mang tính thời đại, những đề xuất khuyến nghị có khả năng áp dụng được Trong phần tiếp theo, những cách thu thập và phân tích thông tin sẽ được trình bày cụ thể hơn

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

Trang 17

Trong bài sử dụng đa phần thông tin thứ cấp được xác định thông qua các phương pháp thống kê và phân tích hàng năm của công ty Các dữ liệu này được thu nhập từ các phòng ban chức năng của công ty như phòng Tài chính – Kế hoạch, Hành chính Nhân sự…, cụ thể như sau:

- Chiến lược phát triển công ty giai đoạn 2010 – 2015 (Ban tư vấn chiến lược cung cấp) - Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm (Phòng Tài chính –Kế hoạch cung cấp) - Báo cáo kế hoạch nhân lực của Công ty (Phòng Hành Chính Nhân Sự cung cấp) - Báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh (Phòng Kinh doanh

và Marketing cung cấp)

Ngoài ra một số thông tin sơ cấp được sử dụng qua phương pháp phỏng vấn lãnh đạo công ty Nội dung phỏng vấn sẽ xoay quanh các vấn đề: Tài chính; Khách hàng; Nội bộ; Đào tạo và phát triển

Có rất nhiều phương pháp để phân tích thông tin thu thập được như: tổng hợp, mô tả, so sánh, tương quan, hồi quan… Trong đồ án này, toàn bộ những thông tin trên bao gồm thứ cấp và sơ cấp đều được phân tích bằng phương pháp mô tả thông kê có phân tích đánh giá và phương pháp so sánh (so sánh dữ liệu theo thời gian, so sánh với các đối thủ…)

Đặc biệt, để hiểu rõ hơn về quá trình hoạt động và định hướng chiến lược của công ty, tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp Ban lãnh đạo và bộ phận kế hoạch chiến lược Qua những cuộc phỏng vấn như vậy, tôi thu thập thêm thông tin và từ đó xử lý để sử dụng trong đồ án Ngoài ra, qua các báo cáo tài chính, báo cáo nhân sự … của các phòng ban liên quan trong công ty, tôi cũng hiểu rõ hơn những vấn đề mà công ty đang gặp phải, họ đã giải quyết ở mức độ nào và cần phải cải thiện phần nào Tuy nhiên do thời gian thực hiện đồ án hạn chế, cá nhân tôi phải phân chia thời gian cho công việc và học tập, cũng như khả năng phân tích còn chưa tốt nên chắc chắn đồ án còn nhiều thiếu sót Hy vọng rằng, những kết quả đánh giá và đề xuất cải thiện chiến lược hiện tại của công ty DTC là xác đáng và hữu dụng

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI

1.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

Công ty TNHH MTV Thương Mại Kim Cương (DTC) thành lập từ năm 2005, với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và phân phối các nhãn hàng trang sức cao cấp tại Việt Nam

Ngày đăng: 25/09/2012, 16:58

Hình ảnh liên quan

1. Hình 1: Quy trình quản trị chiến lược (Nguồn: Bài giảng Quản trị chiến lược kinh doanh, TS - Phân tích và đánh giá chiến lược công ty tnhh một thành viên thương mại kim cương.pdf

1..

Hình 1: Quy trình quản trị chiến lược (Nguồn: Bài giảng Quản trị chiến lược kinh doanh, TS Xem tại trang 10 của tài liệu.
II.CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MÔ HÌNH DELTA  - Phân tích và đánh giá chiến lược công ty tnhh một thành viên thương mại kim cương.pdf
II.CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MÔ HÌNH DELTA Xem tại trang 12 của tài liệu.
Hình 2: Mô hình Delta - Phân tích và đánh giá chiến lược công ty tnhh một thành viên thương mại kim cương.pdf

Hình 2.

Mô hình Delta Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 3: Sơ đồ chiến lược - Phân tích và đánh giá chiến lược công ty tnhh một thành viên thương mại kim cương.pdf

Hình 3.

Sơ đồ chiến lược Xem tại trang 14 của tài liệu.
HÌnh 5: Sơ đồ tổ chức Công ty DTC (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty DTC) - Phân tích và đánh giá chiến lược công ty tnhh một thành viên thương mại kim cương.pdf

nh.

5: Sơ đồ tổ chức Công ty DTC (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty DTC) Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 1: Doanh thu theo Quý năm 2008-2010 (Nguồn: Phòng Kế toán –Kế hoach) - Phân tích và đánh giá chiến lược công ty tnhh một thành viên thương mại kim cương.pdf

Bảng 1.

Doanh thu theo Quý năm 2008-2010 (Nguồn: Phòng Kế toán –Kế hoach) Xem tại trang 22 của tài liệu.
Hình 6: Sơ đồ Delta – Công ty DTC   - Phân tích và đánh giá chiến lược công ty tnhh một thành viên thương mại kim cương.pdf

Hình 6.

Sơ đồ Delta – Công ty DTC   Xem tại trang 26 của tài liệu.
Hình 8: Sơ đồ chiến lược của công ty DTC - Phân tích và đánh giá chiến lược công ty tnhh một thành viên thương mại kim cương.pdf

Hình 8.

Sơ đồ chiến lược của công ty DTC Xem tại trang 30 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan