thế giới nghệ thuật trong thơ nguyễn bính trước năm 1945

75 1.5K 2
thế giới nghệ thuật trong thơ nguyễn bính trước năm 1945

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ƯỜ NG ĐẠ Ơ TR TRƯỜ ƯỜNG ĐẠII HỌC CẦN TH THƠ ÂN VĂN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NH NHÂ Ữ VĂN BỘ MÔN NG NGỮ Ô TH ỌC NG NGÔ THỊỊ LAN NG NGỌ MSSV: 6106335 Ế GI ỚI NGH Ệ THU ẬT TH THẾ GIỚ NGHỆ THUẬ Ơ NGUY ỄN BÍNH TRONG TH THƠ NGUYỄ ƯỚ C NĂM 1945 TR TRƯỚ ƯỚC Lu ận văn tốt nghi Luậ nghiệệp đạ đạii học ữ Văn Ng Ngàành Ng Ngữ ng dẫn: Ths. GV. NGUY ỄN TH ỀU OANH Cán bộ hướ ướng NGUYỄ THỊỊ KI KIỀ Cần Thơ, năm 2013 NG TỔNG QU ÁT ĐỀ CƯƠ ƯƠNG QUÁ ẦN MỞ ĐẦ U PH PHẦ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu ẦN NỘI DUNG PH PHẦ CH ƯƠ NG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CHƯƠ ƯƠNG 1.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 1.2 Tình hình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 1.3 Tác giả Nguyễn Bính 1.3.1 Cuộc đời 1.3.2 Sự nghiệp sáng tác 1.4 Vấn đề thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học 1.4.1 Khái niệm thế giới nghệ thuật 1.4.2 Khái quát về thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính ƯƠ NG 2: NH ỮNG NÉT NỔI BẬT CỦA TH Ế GI ỚI NGH Ệ THU ẬT CH CHƯƠ ƯƠNG NHỮ THẾ GIỚ NGHỆ THUẬ Ơ NGUY ỄN BÍNH TRONG TH THƠ NGUYỄ 2.1 Làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính 2.1.1 Khung cảnh nông thôn trong thơ Nguyễn Bính 2.1.2 Con người thôn quê 2.2 Vấn đề tình yêu trong thơ Nguyễn Bính 2.2.1 Khát vọng tình yêu 2.2.2 Tình yêu dang dở ƯƠ NG 3: NGH Ệ THU ẬT KH ẮC HỌA TH Ế GI ỚI NGH Ệ THU ẬT CH CHƯƠ ƯƠNG NGHỆ THUẬ KHẮ THẾ GIỚ NGHỆ THUẬ Ơ NGUY ỄN BÍNH TRONG TH THƠ NGUYỄ 3.1 Sử dụng thể thơ quen thuộc của dân tộc 3.2 Hình ảnh thơ mang đậm chất dân gian 3.3 Giọng điệu tâm tình, sâu lắng 3.4 Ngôn ngữ bình dị, trong sáng ẬN KẾT LU LUẬ MỤC LỤC ỆU THAM KH ẢO TÀI LI LIỆ KHẢ 3 ẦN MỞ ĐẦ U PH PHẦ ĐẦU ọn đề tài 1. Lí do ch chọ Phong trào Thơ mới hình thành và phát triển ở giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Các nhà, văn nhà thơ của giai đoạn này đã thổi một luồng gió mới vào nền văn học Việt Nam. Thơ mới thực sự có sức hút mãnh liệt đối với người đọc bởi Thơ mới ra đời đã đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu thẩm mĩ của người đọc. Đến lúc này, thơ không còn là tiếng nói của cái ta chung chung mà nó đã thực sự là tiếng nói của cái tôi cá nhân. Lực lượng sáng tác của phong trào Thơ mới rất phong phú và đa dạng với sự xuất hiện của nhiều cây bút tên tuổi. Mỗi nhà thơ đều có phong cách nghệ thuật khác nhau. Xuân Diệu thì có một khát vọng mãnh liệt, rạo rực, khát khao nồng cháy, Hàn Mặc Tử thì quay cuồng, vật vã trong thế giới đau thương, Chế Lan Viên thì trầm mình trong thế giới siêu thực, huyền bí. Trong đó, Nguyễn Bính hiện lên với một phong cách giản đơn, bình dị của một tâm hồn nghệ sĩ đậm chất “chân quê”. ới ngh ơ Nguy ướ Với đề tài “Th Thếế gi giớ nghệệ thu thuậật trong th thơ Nguyễễn Bính tr trướ ướcc năm 1945” chúng tôi mong muốn có thể chỉ ra được nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bính. Bên cạnh đó, chúng tôi muốn chứng minh cho người đọc biết vì sao người ta hay gọi Nguyễn Bính với cái tên thân mật là thi sĩ của hồn quê Việt Nam. Bởi thơ ông luôn gợi lên những hình ảnh về làng quê Việt Nam thân thuộc, mộc mạc. Và chính những hình ảnh đó đã gợi cho người đọc một chút bâng khuâng bồi hồi mỗi khi đọc thơ Nguyễn Bính. Một hồn thơ mang đậm dấu ấn về con người Việt Nam, làng cảnh Việt Nam, những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay. Và đó cũng là lí do vì sao mà mỗi lần đọc thơ Nguyễn Bính người đọc không cảm thấy nhàm chán mà trái lại còn rất thích thú, ngâm nga. Bởi thơ Nguyễn Bính ngoài việc ghi nhận lại những gì tốt đẹp nhất của quê hương Việt Nam, nó còn mang một thông điệp rất có ý nghĩa đó là: Nếu là người Việt Nam thì hãy luôn luôn nhớ về ng của Đỗ Trung Quân: quê hương của mình như lời bài thơ Qu Quêê Hươ ương “Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người” Không những thế, nó còn giúp người đọc nhận thức rằng cần phải cố gắng giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta đã gầy dựng từ hàng ngàn năm qua. Cả cuộc đời của nhà thơ đã khép lại nhưng vẫn còn đó những vần thơ ngọt ngào ườ tựa như một khúc ca dao. Chính vì vậy, một số bài thơ của ông như Ch Châân qu quêê, Ng Ngườ ườii ng tư, Gái xu hàng xóm, Tươ ương xuâân đã được các nhạc sĩ yêu mến và tạo cho những vần thơ thêm sức sống bằng cách biến chúng thành những lời ca ngọt ngào, du dương. Với những lí do trên, chúng tôi hi vọng rằng đề tài nghiên cứu này sẽ góp một phần nhỏ giúp cho người đọc hiểu sâu hơn nữa về những giá trị của thơ Nguyễn Bính và một lần nữa khẳng định tài năng làm thơ của thi sĩ. 2. Lịch sử nghi nghiêên cứu vấn đề Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như những bài phân tích, phê bình của các nhà nghiên cứu về cái hay, cái đẹp có trong thơ của Nguyễn Bính. Họ khai thác rất nhiều khía cạnh của thơ ông. Thông qua những công trình nghiên cứu đó cho chúng ta thấy được phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bính. Hoài Thanh trong quyển Thi nhân Việt Nam đã viết: “Cái đẹp kín đáo của những vần thơ Nguyễn Bính tuy cảm được một số đông công chúng mộc mạc, khó lọt vào mắt các nhà thông thái thời nay. Tình cờ có đọc thơ Nguyễn Bính họ sẽ bảo: “Thơ thế này thì có gì?. Họ có ngờ đâu đã bỏ rơi một điều mà người ta không thể hiểu được bằng lí trí, một điều quý vô ngần: hồn xưa đất nước” [16; tr.314]. Như vậy, có thể thấy Nguyễn Bính đã giữ được cái “hồn xưa” của dân tộc, cái vốn quý của dân tộc Việt Nam. Hoài Thanh đã thấy được sự xuất hiện đột ngột mang phong cách mới lạ của Nguyễn Bính so với những nhà thơ khác trước đó. Trong quyển Tác phẩm và dư luận do Tôn Thảo Miên biên soạn, Tô Hoài đã viết “Khi nào anh cũng là người của các xứ đồng, của cái diều bay, của dây hoa lý, của mưa thưa, mưa bụi giữa mọi công ăn việc làm vất vả sương nắng. Bởi đấy là cốt lõi cuộc đời và tâm hồn thơ Nguyễn Bính. Quê hương là tất cả, mà cũng là nơi đậm dấu vết đời mình” [13; r.113]. Qua đó, ta có thể thấy sự khác biệt trong phong cách sáng tác của Nguyễn Bính với các nhà thơ khác. Nguyễn Bính không sao chép nguyên mẫu những cảnh vật của đời sống thực nhưng thiên nhiên trong thơ của ông vẫn hiện lên một cách sinh động. Tuy nhiên, bài viết vẫn chưa đề cập đến vấn đề con người thôn 5 quê trong thơ ông. Mảng đề tài này ít nhiều cũng đã mang đến sự thành công cho thơ Nguyễn Bính. Đề tài viết về quê hương đất nước không còn xa lạ gì với các nhà thơ. Mỗi người lại có cách thể hiện tình cảm riêng của mình đối với quê hương. Đặc biệt hồn quê trong thơ Nguyễn Bính được Tô Hoài nhận xét: “Nguyễn Bính chỉ thật riêng một góc trời ở những bài thơ đầu với một mảng thơ đất quê. Khi tâm hồn và sự chân thực đi cùng thơ. Nguyễn Bính đạt tới toàn bích” [13; tr.206]. Ta thấy những bài thơ viết về quê hương đất nước của Nguyễn Bính thật sự đã chạm được đến tâm hồn người đọc. Cái hồn quê trong tim mỗi người được khơi lại trong những vần thơ của Nguyễn Bính. Bên cạnh Tô Hoài thì nhà thơ Vũ Quần Phương cũng có nhận xét về đề tài quê hương trong thơ Nguyễn Bính. Ông viết: “Người ta khó tìm thấy đời sống hiện thực trong thơ Nguyễn Bính dù rằng có thể gặp cảnh hiện thực, tâm lí hiện thực. Anh là một nhà thơ lãng mạn, cái nhìn lãng mạn tài hoa của anh giữ lại vẻ đẹp cố hữu không biết của thời nào nhưng rất là của Việt Nam mình” [13; tr.115]. Cũng tương tự như thế, Lê Đình Kỵ nhận xét “Cái chính không phải ở phong vị nông thôn hay thành thị, không phải thiên về thị hiếu thôn dân hay thành thị dân, mà ở cái hồn dân tộc mà thơ Nguyễn Bính đã cảm nhận sâu sắc và gởi gắm và thơ mình” [11; tr.173]. Nguyễn Bính dường như bị thu hút bởi cuộc sống bình dị của làng quê Việt Nam. Tình yêu quê hương luôn luôn cháy rực trong lòng nhà thơ. Ta có thể thấy rõ ẩn đằng sau những câu chữ giản dị mộc mạc trong thơ là hình ảnh về một Việt Nam thân thuộc gần gũi đối với chúng ta. Ngoài mảng đề tài viết về quê hương và con người Việt Nam thì Nguyễn Bính cũng rất thành công khi viết về đề tài tình yêu đôi lứa. Trúc Đường nhận xét: “Bính như người khát nước mùa hè. Yêu nhiều thất bại không ít, có lúc thất tình nhưng chỉ trong thơ thôi. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính không bình yên, ổn định mà luôn ở trạng thái bất an. Và chính cái bất an đó làm cho câu thơ xao xuyến không ngừng, rất thích hợp với tâm trạng của người đang yêu” [13; tr.129]. Qua đó, ta thấy nội dung mảng thơ tình của Nguyễn Bính là vô cùng phong phú, đa dạng. Nguyễn Bính đã chú ý đến việc miêu tả tâm trạng của những người đang yêu có hạnh phúc nhưng có khi cũng có không ít đau đớn xót xa. Trong bài viết Nguyễn Bính thơ của truyền thống, của thế hệ, Lê Đình Kỵ đã nhận xét: “Thơ Nguyễn Bính không chỉ giống ca dao ở cái vỏ bên ngoài, mà đã tiếp thu được phần hồn của nó, được thể hiện vào những câu ca dao hay nhất mà một tác 6 giả thời nay có thể viết ra được. Phải thật gần gũi, yêu mến con người, sinh hoạt, cảnh vật nông thôn mới có những ghi nhận, những rung động đó” [7; tr.220]. Nhà thơ đã khéo léo sáng tác thơ theo lối văn chương truyền thống của dân tộc, đó là viết theo thể ca dao. Với thể thơ này, Nguyễn Bính đã thật sự trở thành một cây bút tiêu biểu của làng quê Việt Nam. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính mang đậm chất dân gian. Có thể thấy, Nguyễn Bính luôn có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân gian của dân tộc bằng cách đưa vào trong thơ ông những “mã ngôn ngữ” của đời sống hằng ngày, gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân lao động. “Có lẽ Nguyễn Bính là người đem nhiều nhất những mã ngôn ngữ của đời sống dân dã vào thơ Việt Nam hiện đại. Những giậu mồng tơi, giăng sáng, vườn chè, trống chèo, hoa xoan, hao bưởi, hoa cam, cánh buồm nâu, vườn dâu, vườn cam, tất cả đã vào trong thơ Nguyễn Bính một cách trữ tình duyên dáng. Chắc chắn thế kỉ này chưa có nhà thơ nào dám dùng những mã hiện thực như ao bèo, con lợn, giếng thơi… để mà diễn tả nỗi buồn, nỗi mất mát của tình yêu trong tâm hồn con người Việt Nam hiện đại.” [7; tr.193]. Đấy là lời nhận xét của Đoàn Hương khi nói về ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Bính. Qua đó, ta thấy những vần thơ giản dị của ông cứ tồn tại và sống đời sống riêng của nó, chỗ đứng riêng của nó. Thơ của ông phản ánh được hầu hết những khía cạnh của đời sống. Bài viết này rất có ích cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu. Vì nó cho chúng tôi biết được thơ Nguyễn Bính có tầm bao quát những gì gần gũi nhất với con người Việt Nam. Bên cạnh Đoàn Hương thì Hà Minh Đức cũng đưa ra những nhận định của mình khi nói về ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính, ông viết “Nguyễn Bính thích một ngôn ngữ nhiều màu sắc trong thơ. Nếu Hàn Mặc Tử nói nhiều đến hương vị trong đời, trong thơ thì Nguyễn Bính lại chuộng màu sắc. Đã nói mộng là mộng vàng, rượu là rượu hồng, mắt biếc, môi son” [11; tr.110]. Ngôn ngữ đa sắc là đặc điểm riêng biệt mà ta chỉ tìm thấy trong thơ Nguyễn Bính. Ngôn ngữ ấy góp phần khắc họa nên một thế giới nghệ thuật đặc trưng riêng cho nhà thơ Nguyễn Bính. Giọng điệu trong văn chương là một đặc điểm quan trọng giúp ta có thể phân biệt phong cách của mỗi nhà văn nhà thơ. Hà Minh Đức viết: “Trong thơ Nguyễn Bính có một dòng viết về làng quê giàu tính chất dân gian và một dòng trữ tình nhiều tâm trạng trăn trở mà có màu sắc hiện đại” [13; tr.253]. Trong quyển Nguyễn Bính nhà thơ chân quê, tác giả viết: “Trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ người ta thấy 7 xuất hiện cùng một lúc, một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư… quê mùa như Nguyễn Bính” [11; tr.221]. Tương tự như thế, Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: “Giọng điệu quê mùa đã giúp Nguyễn Bính thể hiện chiều sâu của hồn quê … Đi đến tận cùng tình yêu hồn quê, chạm vào kí ức văn hóa dân tộc, Nguyễn Bính đã tạo nên một giọng quê mùa độc đáo” [13; tr.139]. Giọng thơ quê mùa của Nguyễn Bính cũng chính là một trong những yếu tố tạo nên phong cách riêng cho Nguyễn Bính. Điều này giúp chúng tôi có thể hiểu sâu hơn về phong cách thơ của ông, là cơ sở lí luận quan trọng để phân biệt thơ ông với thơ của các nhà thơ khác. Từ đó có cách nhìn khách quan hơn khi phân tích thơ của ông. Chúng tôi có thể dựa vào đó để có thể khai thác triệt để hơn những nghệ thuật sáng tạo trong thơ Nguyễn Bính. Sáng tác thơ theo thể thơ lục bát được rất nhiều nhà thơ của phong trào Thơ mới ưa chuộng. Có thể nói, Nguyễn Bính là cái tên tiêu biểu nhất cho việc sáng tác thơ theo thể lục bát. Trong quyển Nguyễn Bính nhà thơ chân quê (Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2000), Đoàn Thị Đặng Hương viết: “Cái giọng thơ riêng của ông rõ ràng không thể trộn lẫn vào các nhà thơ khác: cái chất, cái hồn quê Việt Nam nguyên vẹn đậm đà như trong các bài ca dao dân gian. Và điều này cũng thể hiện rõ khi ông chọn thể thơ cho mình. Có thể nói Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ bậc nhất của thời kì này về thơ lục bát. Những bài thơ lục bát của ông thường có một thi pháp riêng hết sức độc đáo” [11; tr.36]. Thơ lục bát từ xưa đến nay luôn giữ được vị trí độc tôn trong nền văn học dân gian nói riêng và thi đàn văn học Việt Nam nói chung. Nhà thơ Nguyễn Bính luôn có ý thức giữ gìn nét văn hóa truyền thống ấy của dân tộc. Có thể nói, trong phong trào Thơ mới Nguyễn Bính là bậc thầy trong việc sử dụng thể thơ lục bát để sáng tác thơ ca. Nguyễn Quốc Túy đã viết: “Không gian nghệ thuật của Thơ mới dân gian Nguyễn Bính là một thứ không gian cổ tích, của huyền thoại. Thời gian nghệ thuật là một thứ trộn lẫn giữa xưa và nay…Chính cái không gian nghệ thuật cổ tích, huyền thoại và trộn lẫn xưa và nay, thực và hư đã đưa lại cho Thơ mới dân gian Nguyễn Bính một vẻ đẹp tươi riêng vừa duyên, óng ả, lại vừa mượt mà, mộng mơ” [13; tr.290]. Thơ Nguyễn Bính không chỉ hay ở nội dung mà hình thức nghệ thuật cũng làm người đọc phải thán phục hơn về tài năng của ông. Chính không gian, thời gian ấy giúp Thơ mới dân gian Nguyễn Bính có được vị trí nhất định trên thi đàn văn học Việt Nam thời 8 kì hiện đại. Đây cũng là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi nghiên cứu sâu hơn khi thực hiện đề tài này. Thơ Nguyễn Bính thực sự như có “ma lực” làm lay động tâm hồn những ai là “tín đồ” của thơ ông. Viết về cảnh vật, con người Việt Nam hay vấn đề tình yêu đôi lứa, Nguyễn Bính luôn chú ý đến việc làm sao cho thơ ông vừa gợi được hình ảnh quen thuộc của quê hương đất nước vừa giữ được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhờ đó mà những vần thơ của ông đã chạm đến tận đáy lòng, tâm hồn của biết bao độc giả. Như vậy, những công trình nghiên cứu trên phần nào đã khám phá được những nét đặc trưng, tiêu biểu trong thơ Nguyễn Bính trên nhiều phương diện khác nhau. Đó là những gợi ý, những nguồn tư liệu đáng quý, có ích trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi. ch nghi 3. Mục đí đích nghiêên cứu Thế giới nghệ thuật đầy sáng tạo và nhiều màu sắc trong thơ Nguyễn Bính là vấn đề sẽ được chúng tôi tập trung nghiên cứu nhằm mục đích: Thứ nhất, để thấy được tài năng sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Bính. Thứ hai, chúng ta sẽ có cái nhìn khái quát về phong cách sáng tác của Nguyễn Bính. Đồng thời, giúp chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt trong phong cách sáng tác của ông với các nhà thơ khác. Thứ ba, việc khám phá đặc điểm thơ Nguyễn Bính giúp chúng ta có cách nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về con người cũng như sự nghiệp văn chương của nhà thơ Nguyễn Bính. Thứ tư, giúp chúng tôi rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học. Đây là bước đầu quan trọng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu những vấn đề có quy mô lớn hơn. 4. Ph Phạạm vi nghi nghiêên cứu ới ngh ơ Nguy ướ Khi nghiên cứu đề tài Th Thếế gi giớ nghệệ thu thuậật trong th thơ Nguyễễn Bính tr trướ ướcc năm 1945 1945, chúng tôi có tham khảo tài liệu của các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính. Có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về thơ Nguyễn Bính ở các phương diện nội dung, nghệ thuật hay phong cách sáng tác của ông, nhưng ở đây, chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu sâu về thế giới nghệ thuật trong thơ ông để 9 thấy được cái hay cái đẹp của thơ Nguyễn Bính. Bên cạnh đó, chúng tôi có so sánh đối chiếu với thơ của các nhà thơ khác để có cách nhìn khách quan hơn trong nghiên cứu. ươ ng ph áp nghi 5. Ph Phươ ương phá nghiêên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp tiểu sử: Đây là phương pháp cần thiết trong việc nghiên cứu, tìm hiểu những tác động của những sự kiện trong cuộc đời có ảnh hưởng đến cảm hứng sáng tác của Nguyễn Bính Phương pháp hệ thống: Đây là phương pháp được vận dụng trong quá trình tìm hiểu một cách toàn diện các tác phẩm thơ của Nguyễn Bính, đặc biệt là thế giới nghệ thuật trong thơ ông. Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp này được vận dụng trong quá trình chúng tôi xem xét, so sánh Nguyễn Bính với các nhà thơ khác để thấy được vị trí và sự đóng góp của nhà thơ Nguyễn Bính. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn kết hợp vận dụng những thao tác: phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 10 ẦN NỘI DUNG PH PHẦ ƯƠ NG 1 CH CHƯƠ ƯƠNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội Vi Việệt Nam giai đoạn 1930 – 1945 Xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, có sự phân hóa mạnh mẽ và sâu sắc. Khi đó, thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược nước ta, thực hiện lần lượt hai lần công cuộc khai thác thuộc địa (1897 – 1918), từ đó đã chuyển Việt Nam từ nước phong kiến sang nước thuộc địa nửa phong kiến, khiến đời sống nhân dân ta rơi vào tình cảnh khốn cùng. Trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), Việt Nam bị chia cắt thành 3 kì: Bắc kì, Trung kì và Nam kì với ba chế độ cai trị khác nhau. Trong đó, Bắc kì và Trung kì là hai xứ bảo hộ vẫn còn giữ lại chính quyền phong kiến về hình thức, còn Nam kì là thuộc địa hoàn toàn của Pháp do chúng nắm quyền. Để giúp việc cho bộ máy hành chính cai trị của Pháp, thực dân Pháp vẫn giữ lại hệ thống chính quyền phong kiến: dưới làng xã có các xã trưởng, hương trưởng và hội đồng kì hào do bọn tay sai đứng đầu. Mục đích chính của Pháp chính là muốn chia cắt nước ta, chia rẽ sự đoàn kết đấu tranh của nhân dân ta và để dễ dàng thống trị nước Việt Nam. Tiếp sau đó chính quyền thực dân thực hiện ngay công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1914 – 1918), trên lĩnh vực kinh tế, thực dân Pháp tiến hành chính sách “cải lương hương chính” nhằm bành trướng thế lực chính trị và từng bước thâu tóm toàn bộ bộ máy chính quyền của làng xã bằng cách kiểm soát nhân sự, tài chính của bộ máy làng xã Việt Nam. Như ta đã biết, dù Pháp là nước thắng trận trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) nhưng vẫn phải hứng chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh gây ra. Với tình hình như thế buộc chính quyền Pháp phải nhanh chóng tìm ra biện pháp cần thiết để hàn gắn vết thương chiến tranh. Việt Nam là mục tiêu mà chúng hướng đến để giúp chúng giải quyết vấn đề trên. Cụ thể trong nông nghiệp, ngoài những cánh đồng trồng lúa đã xuất hiện thêm những đồn điền cao su, chè, cà phê, hạt tiêu… theo chủ trương của Pháp thì các chủ đồn điền phải đẩy mạnh việc khai thác nhiều phương thức canh tác mới, tăng cường bóc lột sức lao động của nông dân, tá điền để nhanh 11 chóng khôi phục lại kinh tế. Còn ở lĩnh vực thương nghiệp, thương nghiệp Việt Nam đã xuất hiện bóng dáng của nhiều khu chợ lớn như chợ Bến Thành (Sài Gòn), chợ Đông Ba (Huế), chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Cả lĩnh vực ngoại thương thực dân Pháp cũng chen chân vào, chúng dựng hàng rào thuế quan để bảo hộ hàng hóa của chúng, hạn chế đến mức tối đa hàng hóa của nước ngoài nhập và Đông Dương, tạo điều kiện tốt nhất cho hàng của Pháp tràn vào thị trường Việt Nam. Trước chiến tranh, hàng hóa Pháp ở đông Dương chỉ chiếm 37% nhưng cuối những năm 1920 con số đã lên tới 63%. Như vậy, dưới tác động mạnh mẽ của hai lần khai thác thuộc địa, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chuyển biến sâu sắc, cơ cấu kinh tế thuộc địa mang màu sắc hiện đại dịch chuyển dần theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Đặc biệt, trong giai đoạn 1930 – 1945 thành thị bắt đầu xuất hiện kéo theo sự ra đời của các tầng lớp mới như tầng lớp thanh niên, tri thức tư sản, tiểu tư sản và tầng lớp thị dân. Căn cứ vào sự biến đổi sâu sắc của lịch sử xã hội Việt Nam lúc bấy giờ ta có thể chia lịch sử giai đoạn 1930 – 1945 thành ba giai đoạn lịch sử nhỏ để có cái nhìn tổng quan hơn, sâu sắc hơn. Giai đoạn 1930 - 1935, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 3 - 2 - 1930) mang đến niềm vui lớn cho cách mạng Việt Nam, lúc này ngọn cờ lãnh đạo được trao lại cho giai cấp công nhân, chấm dứt sự khủng hoảng về vai trò lãnh đạo của các giai cấp trong xã hội. Ngay sau đó, cao trào Cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, một lần nữa khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và phát huy sức mạnh to lớn của khối liên minh công – nông. Hàng loạt những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra rầm rộ khắp cả nước. Nổi bật nhất là cuộc biểu tình của 20000 nông dân huyện Thanh Chương đòi giảm thuế, thả tù chính trị, đoàn người biểu tình tiến vào huyện đường, phá nhà giam, giải phóng tù nhân làm cho cả bọn hào lí, địa chủ phải bỏ chạy. Thắng lợi trên đã góp phần khích lệ tinh thần cho các cuộc đấu tranh ở những nơi khác trong cả nước. Tuy cao trào Cách mạng 1930 – 1931 chỉ tồn tại được một khoảng thời gian ngắn nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là phong tào cách mạng triệt để do Đảng ta tổ chức và lãnh đạo, là phong trào cách mạng triệt để diễn ra trên qui mô rộng lớn, và đặc biệt là nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân tham gia với nhiều 12 hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt. Tuy thất bại nhưng cũng đã khẳng định được đường lối đúng đắn của Đảng, sự đoàn kết khối liên minh công – nông. Tiếp đó cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) của thế giới cũng ảnh hưởng đến Việt Nam, nhất là ở lĩnh vực kinh tế. Trong nông nghiệp, lúa gạo trên thị trường thế giới bị mất giá làm cho lúa gạo Việt Nam không xuất khẩu được, nhân dân buộc phải bỏ hoang ruộng đất. Trong sản xuất công nghiệp, sản xuất công nghiệp của Việt Nam bị đình trệ do thiếu vốn đầu tư bởi thực dân Pháp đã rút vốn đầu tư ở Đông Dương và dùng ngân sách Đông Dương để hỗ trợ cho thực dân Pháp. Vì vậy, công nhân thất nghiệp ngày càng nhiều, số người có việc làm thì tiền lương bị giảm đi từ 30 – 50%, thêm vào đó thực dân Pháp còn tăng sưu thuế lên gấp 2, 3 lần, chính cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho cuộc sống của các tầng lớp trong xã hội Việt Nam lâm vào cảnh khốn khổ đến tột cùng. Giai đoạn 1936 - 1939, đánh dấu bước ngoặt lớn cho cách mạng Việt Nam bằng việc Đảng cộng sản Việt Nam được hoạt động công khai tạo điều kiện cho cả sách báo của Đảng được tự do công khai phát hành rộng rãi: Tiền phong, Dân chúng, Lao động, Tin tức… nhằm tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.. Cụ thể từ tháng 6 - 1936 đến 9 - 1939 đã có tới 43 tờ báo của Đảng được phát hành. Lúc này, trên thế giới chủ nghĩa phát xít bắt đầu manh nha xuất hiện và tạm thời thắng thế ở một số nước như Tây Ban Nha, Đức, Italia, Nhật Bản, điều này cho thấy có nguy cơ xảy ra chiến tranh trên toàn thế giới. Vì vậy, Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7 - 1935) xác định nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít và nguy cơ chiến tranh lan rộng, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi. Ở nước ta, dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) vẫn còn tồn tại, trong khi đó thực dân Pháp lại tiến hành chiến dịch khủng bố để đàn áp phong trào Cách mạng 1930 – 1931 của quân và dân Việt Nam. Với tình hình đó, Hội nghị ban thường vụ trung ương Đảng họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) và tháng 7 – 1936 đã đề ra nhiệm vụ là đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, hòa bình cho dân tộc. Hội nghị cũng thông qua việc thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương nhưng sau đó đã đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương vào tháng 3 - 1938. Cao trào mặt trận Dân chủ Đông Dương diễn ra khá sôi nổi, rầm rộ và rộng khắp từ thành thị đến nông thôn với khẩu hiệu “tự do, cơm áo, hòa bình”. 13 Ngay cả trên lĩnh vực văn hóa thực dân Pháp cũng quyết tâm can thiệp, chúng thực hiện chính sách ngu dân ở nước ta. Chúng mở nhà tù nhiều hơn trường học. Thậm chí chúng bắt học sinh từ 18 tuổi trở lên đang học ở các trường tư thục phải đóng thuế thân nhằm mục đích để học sinh nghèo không thể đến trường được. Kết quả là hơn 90% người dân bị mù chữ. Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn đưa ra những chủ trương, chính sách có tính chất cải lương tư sản vào các phong trào văn hóa, tổ chức nhiều hoạt động tôn giáo, cuộc thi sắc đẹp, gây chợ phiên, mở tiệm nhảy, nhà săm, tiệm hút. Chúng không mong muốn gì hơn là đẩy thanh niên Việt Nam vào con đường trụy lạc, ăn chơi, sa đọa, không còn tinh thần để chiến đấu. Năm 1931, thực dân Pháp đã xây dựng hơn 1000 nhà săm và nhà thổ. Và qua ụy lạc của Nguyễn Đình Lạp, cho ta biết chỉ tính riêng ở Hà phóng sự Thanh ni niêên tr trụ Nội đã có đến 6000 gái đĩ, 100 nhà săm, 300 tiệm hút, 7 sòng bạc lớn…đó là những con số “biết nói” cho thấy thực dân Pháp rắp tâm xâm lược, đàn áp nhân dân Việt Nam. Giai đoạn 1940 – 1945, sự kiện Mặt trận Việt Minh ra đời (5 - 1941) là tín hiệu đáng mừng cho cách mạng Việt Nam nói chung và cho cuộc cách mạng tháng Tám nói riêng. Việt Minh ra đời đã xây dựng được lực lượng vũ trang khá hùng hậu tạo nên sức mạnh tổng hợp và sẵn sàng chiến đấu đuổi thù chung khi thời cơ đến. Ngoài ra, Mặt trận Việt Minh còn có vai trò to lớn trong việc triệu tập và tiến hành thành công Quốc dân đại hội, huy động toàn dân tham gia Tổng khởi nghĩa. Có thể nói không có mặt trận Việt Minh thì sẽ không có cách mạng tháng Tám. Đúng lúc này, trên thế giới lại nổ ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945). Đối với Việt Nam, đặc biệt trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đã diễn ra rất nhiều cao trào nổi dậy giành độc lập nhưng tất cả đều bị thất bại. Vẫn chưa kịp xây dựng lại lực lượng từ sau những thất bại trên thì một lần nữa cách mạng Việt Nam lại phải đối mặt với những khó khăn khác đó là việc phát xít Nhật xâm lược nước ta ngày 22 - 9 - 1940, chúng xâm lược nước ta nhằm mục đích xây dựng căn cứ quân sự để đánh quân Đồng minh ở Đông Nam Á. Tại thời điểm đó, Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo và lạc hậu so với nhiều quốc gia khác trong khu vực nhưng lại phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai dẫn đến tình trạng Việt Nam bị cuốn vào nền kinh tế thời chiến. Nhật Bản bắt đầu bành trướng thế lực ở Đông Nam Á. Hơn nữa, ngày 9 - 3 - 1945 Nhật vào Đông Dương hất cẳng Pháp ra khỏi Việt 14 Nam. Thực sự chính lúc này đời sống nhân dân ta vô cùng khốn khổ và hậu quả là nạn đói lớn diễn ra rộng khắp cả nước và có đến 2 triệu người dân chết vì đói. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương. Ban Thường vụ mở rộng của Trung ương Đảng đã triệu tập khẩn cấp họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh) dưới sự chủ tọa của Tổng bí thư Trường Chinh, hội nghị ra quyết định phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, lãnh đạo toàn dân gấp rút chuẩn bị sẵn sàng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Hội nghị cũng đề ra nhiệm vụ cụ thể, các hình thức đấu tranh làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công. 1.2 Tình hình văn học Vi Việệt Nam giai đoạn 1930 - 1945 Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 là một bước ngoặt đánh dấu sự chuyển hướng mạnh mẽ từ thi pháp trung đại sang thi pháp hiện đại trong sáng tác văn chương. Trên con đường hiện đại hóa, chỉ trong vòng mười lăm năm ngắn ngủi, văn chương hiện đại Việt Nam đã tạo nên một sự phát triển nhanh chóng, nhảy vọt. Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, ngoài tầng lớp nhà nho còn có nhiều giai cấp, tầng lớp mới được hình thành từ sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và lần thứ hai của thực dân Pháp như: giai cấp tư sản, giai cấp vô sản, tầng lớp tiểu tư sản trí thức. Do xã hội xuất hiện thêm nhiều tầng lớp khác nhau nên đòi hỏi phải có những tác phẩm thi ca phù hợp với nhu cầu thị hiếu thẩm mĩ của họ. Do đó, đổi mới thơ ca là một nhu cầu cấp bách lúc bấy giờ. Sự xuất hiện của Thơ mới thực sự là một cuộc cách mạng về thơ. Bởi sau hàng ngàn năm chỉ biết đến thơ ca trung đại thì bây giờ văn học Việt Nam lại có thêm một món ăn tinh thần nữa mang tên Thơ mới, đáp ứng thị hiếu thẩm mĩ của hầu hết các giai cấp, tầng lớp xã hội thời bấy giờ. Thơ mới là tiếng nói của tầng lớp tiểu tư sản, tiếng lòng của thế hệ thanh niên trí thức. Lúc này, thơ không còn là tiếng nói của cái ta chung chung. Tiếng nói ấy đã vượt khỏi rào cản của những quy tắc, quy phạm trong thơ ca trung đại. Dựa trên cơ sở ý thức hệ và hình thức lưu hành, văn chương được phân hóa thành 2 bộ phận: văn chương hợp pháp và văn chương bất hợp pháp. Hai bộ phận ấy lại phân hóa thành 3 lưu phái. Bao gồm lưu phái văn chương lãng mạn, lưu phái văn chương hiện thực phê phán, lưu phái văn chương cách mạng vô sản Có thể chia tiến trình văn học giai đoạn (1930 - 1945) thành 3 giai đoạn: 15 Giai đoạn 1930 - 1935, đây là giai đoạn đỉnh cao của lưu phái văn chương lãng mạn. Lưu phái văn chương lãng mạn ra đời và phát triển sôi nổi, chiếm được ưu thế trên văn đàn với hai sự kiện nổi bật. Thứ nhất, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ra đời, nhanh chóng gây được tiếng vang lớn trong đời sống tinh thần của tầng lớp thanh niên tư sản, tiểu tư sản đang hoang mang cực độ trong thời kì thoái trào cách mạng. Nội dung tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đề cập đến vấn đề giương cao ngọn cờ chống lễ giáo phong kiến, hủ tục lạc hậu và trên hết là đề cao chủ nghĩa cá nhân. Những tác phẩm m tr tiêu biểu cho giai đoạn này đó là Đoạn tuy tuyệệt (Nhất Linh), Bướ ướm trắắng (Nhất Linh), ừng xu m mơ ti Nửa ch chừ xuâân (Khái Hưng), Hồn bướ ướm tiêên (Khái Hưng). Thứ hai, phong trào Thơ mới xuất hiện với niềm kháo khát mãnh liệt muốn nhanh chóng thoát khỏi những nguyên tắc, luật lệ của thơ cũ, giải phóng cái “tôi” bản thể của con người cá nhân. Đi đầu cho phong trào này có thể kể đến tiếng thơ của Thế Lữ với tác phẩm Mấy vần ơ, Lưu Trọng Lư với Nắng mới. ng ngâây th thơ Lưu phái văn chương hiện thực phê phán ở giai đoạn này mới được hình thành, vẫn chưa có điều kiện phát triển. Một phần cũng là do các tầng lớp tư sản, tiểu tư sản vẫn còn bị thu hút mạnh bởi tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và Thơ mới. Các nhà văn hiện thực phê phán thời kì này chỉ sáng tác trong giới hạn phạm vi đề tài về cuộc sống cơ cực, nghèo khổ của nông dân, đề tài về dân thành thị bị phá sản, bần cùng hóa… Những vấn đề xã hội quan trọng như chính trị, kinh tế, văn hóa vẫn chưa được đề cập đến. Tính chất phê phán còn yếu. Có thể kể đến Nguyễn Công Hoan với tập truyện ngắn trào phúng Kép Tư Bền, Vũ Trọng Phụng với vở kịch Kh Khôông một ti tiếếng vang, ườ phóng sự Cạm bẫy ng ngườ ườii và Kỹ ngh nghệệ lấy Tây, Tam Lang với tập phóng sự Tôi kéo xe m tr ướ và tập truyện ngắn Một đê đêm trướ ướcc. Lưu phái văn chương cách mạng vô sản mới được hình thành, mở đầu cho văn học của lưu phái này là những sáng tác thơ văn của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Thơ văn Xô viết Nghệ Tĩnh phần lớn là những bài thơ ca có tính chất chính luận nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu cho các chiến sĩ cách mạng, vạch trần bản chất xấu xa của bọn đế quốc phong kiến, phản ánh đời sống khổ cực của nhân dân ta. Vì hoàn cảnh sáng tác hết sức khó khăn, chiến sĩ đóng vai trò vừa là chiến sĩ vừa là nhà văn mà không phải là nhà văn chuyên nghiệp nên thơ văn Xô viết Nghệ Tĩnh khó tránh khỏi có sự non yếu về hình thức nghệ thuật. Điều quan trọng hơn cả những tác phẩm thơ văn ấy chính là tiếng nói của chính người chiến sĩ cách mạng anh dũng, kiên cường, 16 mang tinh thần quyết tâm chiến đấu đuổi thù chung. Cho đến khi Cao trào Cách mạng 1930 – 1931 bị thất bại, hàng loạt chiến sĩ bị giết chết hoặc bị đày ải trong các nhà tù. Vì thế thơ ca cách mạng trong tù có điều kiện phát triển mạnh, nói lên tiếng nói trung quân ái quốc, tinh thần lạc quan chiến thắng. Giai đoạn 1936 - 1939, đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của lưu phái văn chương hiện thực phê phán. Ở giai đoạn ngắn này, lưu phái văn chương lãng mạn không còn chiếm ưu thế trên văn đàn văn học nhưng vẫn phát triển mạnh. Điều đó được thể hiện ở hai nét chính, thứ nhất, nội dung tiểu thuyết, truyện ngắn của nhóm Tự lực văn đoàn tiếp tục lên án chống lễ giáo phong kiến, hủ tục lạc hậu, mặt khác chủ đề cải cách xã hội có phần ảo tưởng cũng được Tự lực văn đoàn khai thác và đưa vào văn chương. Cụ thể, họ đưa ra một số tiểu thuyết luận đề nhằm vạch ra một lối đi mới cho người trí thức giàu có đó là quay trở về mảnh đất quê, thành lập đồn điền theo lối “văn minh” để có thể hưởng được thú vui cuộc sống thanh bình, mặt khác thực thi những chính sách giảm thuế, mở chợ, trường học cho nông nhân nghèo. Những tác ng sáng của Hoàng Đạo, tiểu thuyết Gia đì nh phẩm tiêu biểu như tiểu thuyết Con đườ đường đình của Khái Hưng, tiểu thuyết Lầm than của Lan Khai, tiểu thuyết Con tr trââu, Sau lũy tre của Trần Tiêu. Nét chính thứ hai, phong trào Thơ mới phát triển đến đỉnh cao rồi rơi vào bế tắc. Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất cho Thơ mới giai đoạn này. Tình yêu trong thơ ông đã chạm đến tận đáy sâu trong tâm hồn của cái “tôi” tiểu tư sản, tuy yêu đời, sôi nổi nhưng lại cô độc, bế tắc. Đối với phong trào Thơ mới, Xuân Diệu như cái bản lề đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ nhất nhưng đồng thời ông cũng là người mở đầu cho thời kì khủng hoảng của Thơ mới. Ngoài Xuân Diệu thì còn có cái buồn thê lương của Huy Cận, thơ “điên” mạng đậm chất tượng trưng, siêu thực của Hàn Mặc Tử. Ở giai đoạn này, lưu phái văn chương hiện thực phê phán phát triển đến đỉnh cao vì không khí chính trị xã hội đã thoáng hơn, chế độ kiểm duyệt của thực dân Pháp không còn gắt gao như trước, đồng thời còn có tiếng nói của Đảng. Nội dung văn học giai đoạn này là vạch trần mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Những cái xấu xa, bề đen của xã hội được vạch trần một cách chân thật. Đồng thời thể hiện khá thành công các nhân vật thuộc tầng lớp nhân dân lao động. Nhiều tác phẩm đã đưa hình tượng người nông dân với tư cách là nhân vật chính vào trong tác phẩm: tiểu 17 n (Ngô Tất Tố), tiểu thuyết Bỉ vỏ (Nguyên Hồng), tiểu thuyết Lầm than thuyết Tắt đè đèn (Lan Khai)…Họ là những con người có phẩm chất cao quý, là người mẹ, người vợ n của Ngô Tất Tố, dũng cảm, kiên cường, tiêu biểu như nhân vật chị Dậu trong Tắt đè đèn ườ n bà Tàu của Nguyên Hồng. Đó là nhân vật người mẹ Trung Quốc trong Ng Ngườ ườii đà đàn những nét mới cho văn học thời kì này. Bên cạnh đó có thể kể đến những tác phẩm khác như tiểu thuyết Gi Giôông tố, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, phóng sự Cơm th thầầy cơm ững ng ơ ấu của Nguyên Hồng, cô và Lục xì của Ngô Tất Tố, thiên tự truyện Nh Nhữ ngàày th thơ kịch bản Kim ti tiềền và Ông kí cóp của Vi Huyền Đắc. Còn lưu phái văn chương cách mạng vô sản thì phát triển hơn so với thời kì đầu. Hàng loạt nhà thơ cách mạng trẻ tuổi, xuất thân từ tầng lớp thanh niên trí thức tiến bộ thể hiện sự giác ngộ lí tưởng cách mạng. Phong trào “thơ bình dân” phát triển mạnh mẽ trên các báo chí cách mạng. Tố Hữu xuất hiện đánh dấu bước tiến mới cho thơ ca cách mạng nói riêng và thơ ca dân tộc nói chung. Có thể nói ở giai đoạn này cả thơ, văn tự sự, và văn chính luận đều đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Tác phẩm tiêu biểu ục KomTum của Lê Văn Hiến, văn lí luận phê phán của Hải Triều. như phóng sự Ng Ngụ Giai đoạn 1940 - 1945, đây là giai đoạn rơi vào khủng hoảng đến đỉnh điểm đối với lưu phái văn chương lãng mạn. Đây là thời kì xuống dốc của Tự lực văn đoàn với m tr một số tác phẩm như Bướ ướm trắắng (Nhất Linh), Thanh Đứ Đứcc (Khái Hưng), sau đó, Nhất Linh chuyển sang hoạt động chính trị cho Nhật, ngay cả Khái Hưng và Nguyễn Tường Long, Nguyễn Tường Bách cũng viết báo để tuyên truyền cho chính phủ bù nhìn của Trần Trọng Kim mà đứng đằng sau là quân Nhật và còn cho đăng báo truyện dài Xi Xiềềng xích để ca ngợi bọn phản cách mạng. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Khái Hưng chuyển sang hoạt động trong tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng, sáng tác hàng loạt truyện và kịch ngắn, tiểu luận với nội dung xuyên tạc những người làm cộng sản, chống lại cách mạng trên tuần báo Chính nghĩa, báo hằng ngày Việt Nam. Lúc này Thơ mới thật sự rơi vào tình trạng hỗn loạn. Thơ điên, thơ say, thơ loạn ngày càng phát triển mạnh, trong bối cảnh đó mỗi nhà thơ lại tìm cho mình một con đường thoát li cuộc sống. Tiêu biểu như con đường thoát li trốn vào trụy lạc, thế giới siêu hình của Vũ Hoàng Chương, khuynh hướng đi vào siêu thoát thần bí của Chế Lan Viên, cái điên loạn của Hàn Mặc Tử… 18 Đối với lưu phái văn chương hiện thực phê phán: không còn phát triển như giai đoạn 1936 - 1939. Nguyên nhân là do một số nhà văn tên tuổi thuộc thế hệ nhà văn hiện thực giai đoạn trước đó, người thì qua đời (Vũ Trọng Phụng), người thì bế tắc m của không sáng tác nữa (Ngô Tất Tố), người thì tha hóa (tiểu thuyết Thanh Đạ Đạm Nguyễn Công Hoan). Nhưng bù lại cho những mất mác đó chính là sự ra đời của thế hệ nhà văn hiện thực mới như Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Đình Lạp, Mạnh Phú Tư, Bùi Hiển… do bút lực còn non trẻ nên những sáng tác của họ chỉ thu hẹp trong đề tài lấy từ đời sống tiểu tư sản quẩn quanh bế tắc, những phong tục nông thôn, cuộc sống dân nghèo…Một số tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như Ch Chíí Ph Phèèo (Nam Cao), tiểu ườ thuyết Sống mòn (Nam Cao), Dế Mèn phi phiêêu lưu kí, Qu Quêê ng ngườ ườii (Tô Hoài), Nh Nhạạt tình, ờ (Mạnh Phú Tư), Ngo Sống nh nhờ Ngoạại ô, Ng Ngõõ hẻm (Nguyễn Đình Lạp), tập truyện ngắn Nằm vạ (Bùi Hiển) đó là những tín hiệu đáng mừng cho lưu phái văn chương hiện thực phê phán. Ở giai đoạn này, lưu phái văn chương cách mạng vô sản mặc dù rút vào hoạt động bí mật nhưng vẫn phát triển mạnh. Thơ ca trong tù hòa với thơ ca mặt trận văn minh trên tinh thần cứu nước, tinh thần lạc quan, hi vọng một tương lai tươi sáng rực rỡ cho dân tộc ta. Lúc này, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của thơ cách mạng Tố Hữu thì bên kia biên giới tập thơ Nh Nhậật kí trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đời, đóng góp to lớn cho thơ ca cách mạng Việt Nam. Ngoài ra còn có những tác phẩm của các tác giả khác như Sóng Hồng, Hồng Quang, Trần Minh Đức, Hồng Chương, văn chính luận của Trường Chinh. Phong trào Thơ mới ra đời và phát triển là một sự kiện nổi bật của thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 trên con đường hiện đại hóa. Chỉ trong vòng mười lăm năm ngắn ngủi phong trào Thơ Mới đã tạo nên một đội ngũ sáng tác khá hùng hậu, mỗi nhà thơ với phong cách nghệ thuật riêng mang đến cho thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ khi ra đời cho đến nay, phong trào Thơ mới đã trải qua những bước thăng trầm do sự thay đổi thị hiếu thẩm mĩ của những tầng lớp khác nhau trong xã hội. Tuy trải qua nhiều khó khăn nhưng sự kiện phong trào Thơ mới ra đời tạo cho thơ Việt Nam một diện mạo mới, bước ngoặt quan trọng mở ra kỉ nguyên mới và nâng tầm thơ ca Việt Nam lên ngang tầm với nền thi ca hiện đại thế giới. 19 ả Nguy 1.3 Tác gi giả Nguyễễn Bính ộc đờ 1.3.1 Cu Cuộ đờii Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918 tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Nội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong một gia đình nhà nho nghèo. Nguyễn Bính biết chữ Nho vì ông được cha dạy từ nhỏ. Ông trở về quê ngoại ở thôn Vân sinh sống do cuộc sống gia đình ông khó khăn. Vì từ nhỏ được tiếp xúc với văn chương nên chỉ mới mười ba tuổi Nguyễn Bính đã sáng tác được thơ. Hơn nữa, chính những lời hát ru của mẹ mà chất dân dã đã thấm sâu vào hồn thơ Nguyễn Bính. Giai đoạn năm 1937 - 1942 là giai đoạn đánh dấu bước ngoặt lớn lao nhất trong sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Bính trước cách mạng tháng Tám. Chỉ trong khoảng thời gian ấy Nguyễn Bính đã đi nhiều nơi, ở mỗi nơi để lại trong ông những cảm xúc khác nhau. Đây là thời gian ông sáng tác nhiều nhất những bài thơ hay, bộc lộ rõ nhất cảm hứng sáng tác của ông về cảnh vật và con người Việt Nam. Năm 1937, bài thơ Cô hái mơ xuất hiện trên thi đàn và được dư luận chú ý. Thời điểm này, bút danh Nguyễn Bính đã có tên trong danh sách nhà thơ Việt Nam. Những tác phẩm của ông góp phần làm phong phú thêm kho tàng thơ ca của phong trào Thơ mới nói riêng và nền thơ ca của dân tộc nói chung. Sau cách mạng tháng Tám, cảm hứng sáng tác của Nguyễn Bính có phần thay đổi. Những sáng tác của Nguyễn Bính luôn là nguồn động viên tinh thần quý báu cho đông bào, các chiến sĩ cách mạng. Thơ ông phản ánh được những vấn đề thời sự, tình hình chính trị của cách mạng nước ta lúc bấy giờ. Nguyễn Bính hoạt động ở Nam Bộ suốt khoảng thời gian kháng chiến chống Pháp. Ông hoạt động rất tích cực, tham gia mọi công tác cách mạng. Bằng tấm lòng của một người con yêu quê hương tha thiết, Nguyễn Bính sáng tác thơ không chỉ để ca ngợi quê hương đất nước Việt Nam mà ông còn sáng tác thơ để phục vụ cách mạng, cổ vũ tinh thần chiến đấu cho quân đội, nhân dân. Năm 1946 - 1947, ông được giao phụ trách Hội văn nghệ cứu quốc tỉnh Rạch Giá. ơ yêu nướ Với Tập th thơ ướcc gồm khoảng 10 bài thơ, là những bài thơ kêu gọi tinh thần chiến đấu vì tổ quốc của Nguyễn Bính. Tập thơ ra đời đánh dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp văn chương của ông với vai trò là một nhà văn - chiến sĩ. 20 Năm 1948 - 1951, Nguyễn Bính công tác tại liên khu Miền Tây, và không ngừng sáng tác những tác phẩm phục vụ kháng chiến, phục vụ cách mạng. Giai đoạn này, ông vừa làm nhiệm vụ chính trị vừa sáng tác thơ ca cách mạng. Năm 1952, ông về U Minh sinh sống và sau đó kết hôn với cô Hồng Châu và sinh được hai cô con gái Hồng Cầu và Hương Mai. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, ra đi mang theo nỗi nhớ vợ con, nhớ miền Nam thân yêu. Nỗi nhớ ấy cứ âm ĩ, không nguôi trong lòng nhà thơ Nguyễn Bính. Sau khoảng thời gian tập kết ra Bắc ông trở về công tác tại Hội nhà văn Việt Nam. Vừa đánh bại được quân Pháp ra khỏi nước ta thì ngay sau đó giặc Mỹ lại tấn công vào nước ta. Đến lúc này, ông theo cơ quan sơ tán về huyện Lý Nhân, sống tại đó và tiếp tục sự nghiệp thơ ca của mình. Ngày 20 tháng 01 năm 1966, Nguyễn Bính qua đời để lại sự nghiệp thơ ca đồ sộ cho nền văn học Việt Nam. Dù ông đã mất nhưng những áng thơ ca của ông thì luôn được thế hệ trẻ gìn giữ, dù ở bất cứ nơi đâu ta vẫn thường nghe những bài thơ của ông được người đời ngâm nga, hát xướng. Năm 2000, Nguyễn Bính đã được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật. 1.3.2 Sự nghi nghiệệp sáng tác Thơ Nguyễn Bính tập trung chủ yếu vào thời kỳ trước cách mạng tháng Tám. Trước cách mạng, trong khi các nhà thơ mới chịu ảnh hưởng từ văn thơ phương Tây thì riêng Nguyễn Bính vẫn một lòng trung thành với lối ví von mộc mạc của ca dao, thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc. Vì thế không lạ gì khi thơ Nguyễn Bính được công chúng độc giả đón nhận nồng nhiệt. Hình ảnh quen thuộc như con thuyền, bến nước, giàn trầu, hàng cau, vườn dâu, giậu mồng tơi, cô hàng xóm, cô lái đò, người chị “lỡ bước sang ngang”… xuất hiện khá nhiều trong thơ Nguyễn Bính. Thời kì trước cách mạng tháng Tám thơ Nguyễn Bính chủ yếu viết về đề tài cảnh quê, người quê, những số phận tình yêu, tâm trạng tha hương… với nội dung ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp, đầy màu sắc, con người quê với những phẩm chất tốt đẹp, hay những sắc thái cung bậc trong tình yêu đôi lứa, tâm trạng khắc khoải của chính nhà thơ khi xa quê. Tất cả tạo cho hồn thơ Nguyễn Bính một sức sống bền chặt trong lòng độc giả yêu thích thơ ông. 21 Sau cách mạng tháng Tám, thơ Nguyễn Bính có một bước đột phá khá ngoạn mục bám sát vấn đề thời sự, tình hình chính trị nước ta. Nhưng không vì thế mà thơ Nguyễn Bính lại trở nên khô khan, cứng nhắc vì ông sáng tác với bút pháp quen thuộc với lối văn chương truyền thống của dân tộc. Hơn nữa, đề tài trong thơ của Nguyễn Bính giai đoạn này được mở rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như cuộc sống thành thị, nông thôn, kháng chiến, hay đấu tranh thống nhất nước nhà. Có thể nói, đa số thơ Nguyễn Bính sau cách mạng tháng Tám chủ yếu là thơ ca cách mạng phục vụ kháng chiến với cảm hứng ca ngợi cách mạng, tinh thần hi sinh cho tổ quốc không ngại gian khổ của đồng bào cả nước. ng Th Năm 1955, Nguyễn Bính sáng tác liên tiếp 3 tập thơ Đồ Đồng Thááp Mườ ườii, Tr Trảả ta về, ườ Gửi ng ngườ ườii vợ ở mi miềền Nam … Đó là những hoài niệm về mảnh đất đã gắn bó với ông, một thời tuổi trẻ đầy nhiệt huyết. Những sáng tác của Nguyễn Bính ở cả giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám đều đạt được thành công rực rỡ, một điều đáng tự hào cho phong tào Thơ mới nói riêng và cho văn học Việt Nam giai đoạn bước vào thời kì hiện đại hóa nói chung. Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Bính ở cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau năm 1945: Giai đoạn ướ Tr Trướ ướcc cách mạng áng Tám th thá ẩm Tên tác ph phẩ ất bản Năm xu xuấ Tập thơ Lỡ bướ ướcc sang ngang 1940 Tập thơ Tâm hồn tôi 1940 Ng Ngậậm mi miệệng (Truyện) 1940 Tập thơ Một ngh nghììn cửa sổ 1941 ng cố nh Tập thơ Hươ ương nhâân 1941 ườ Tập thơ Ng Ngườ ườii con gái ở lầu hoa 1942 Tập thơ Mườ ườii hai bến nướ ướcc 1942 Tập thơ Mây tần 1942 Bóng giai nh nhâân ( Kịch thơ) 1942 Kh Khôông nhan sắc ( Truyện) 1942 Cô gái Ba Tư (Truyện thơ) 1943 Nguy Nguyễễn Tr Trããi (Kịch thơ) 1943 Tỳ bà truy truyệện 1944 22 ng bồ (Truyện) Th Thạạch xươ ương 1944 Kh Khôông đấ đấtt cắm dùi (Truyện) 1944 Tập thơ Sóng bi biểển cỏ 1947 m Tập thơ Ông lão mài gươ ươm 1947 ơ Yêu nướ Tập thơ Tập th thơ ướcc 1947 Sang máu (truyện) 1947 ng Tập thơ Tr Trăăng kia đã đứ đứng 1953 u ngang đầ đầu ững dòng tâm huy Tập thơ Nh Nhữ huyếết 1953 ng ra đờ Tập thơ Mừng Đả Đảng đờii 1953 ơ lục bát (Lí luận Cách làm th thơ 1955 sáng tác) Sau cách mạng áng Tám th thá Tr Trảả Ta Về 1955 ườ Gửi ng ngườ ườii vợ ở mi miềền Nam 1955 ng Th Đồ Đồng Thááp Mườ ườii 1955 Tr Trôông bóng cờ bay ( Truyện thơ) 1957 ơi Tập thơ Nướ ướcc gi giếếng th thơ 1957 m xu Ti Tiếếng tr trốống đê đêm xuâân (Truyện 1958 Cô Son (Chèo) 1961 Đê m sao sáng Đêm 1962 ườ Ng Ngườ ườii lái đò sông Vị ( Chèo) 1964 Tập thơ Tình ngh nghĩĩa đô đôii ta 1968 thơ) 23 ới ngh 1.4 Vấn đề th thếế gi giớ nghệệ thu thuậật trong tác ph phẩẩm văn học ái ni ới ngh 1.4.1 Kh Khá niệệm th thếế gi giớ nghệệ thu thuậật Trong quyển Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên (Nxb Thế giới TP Hồ Chí Minh), các tác giả đã định nghĩa thế giới nghệ thuật trong văn học như sau: “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (tác phẩm, sáng tác của một tác giả, trào lưu) … Thế giới này là một mô hình có cấu trúc riêng, quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí, không gian, thời gian, đồ vật…gắn liền với một quan niệm nhất định về chúng của tác giả.” [9; tr.1660]. Như vậy, mỗi nhà văn, nhà thơ đều có một thế giới nghệ thuật riêng tạo ra phong cách riêng và đó còn là thước đo tài năng sáng tạo cho họ. Thế giới nghệ thuật thể hiện ở một số phương diện như nhân vật, đề tài, hình ảnh, ngôn ngữ. Đề tài là phạm vi hiện thực tạo nên cơ sở chất liệu đời sống cho tác phẩm, cơ sở xác định chủ đề của tác phẩm. Việc xác định đề tài cho phép liên hệ tác phẩm với mảng hiện thực của đối tượng nhưng không nên đồng nhất đề tài với đối tượng miêu tả. “Đề tài của tác phẩm là một phương diện nội dung tác phẩm là đối tượng đã được nhận thức, kết quả lựa chọn của nhà văn. Đó là sự khái quát về phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm… Con đường nhận thức đề tài tác phẩm là đi từ nội dung trực tiếp của tác phẩm, xác định những đường nét xã hội lịch sử của nó. Mỗi nhân vật của tác phẩm đều có thể tiêu biểu cho một tầng lớp xã hội, mang tính cách xã hội, hoạt động trong một lĩnh vực đời sống” [12; tr.260]. Trong tác phẩm Tắt n của Ngô Tất Tố, ngoài đề tài về số phận bi thảm của người nông dân trước cách đè đèn mạng, nạn nhân của chính sách vơ vét tàn bạo của bọn thực dân thuộc địa, còn có các đề tài khác như bộ máy cai trị chuyên áp bức bóc lột nông dân, phẩm chất người phụ nữ, tình mẹ con. Trong Truy Truyệện Ki Kiềều của Nguyễn Du, ngoài đề tài cuộc đời bất hạnh, gian truân của người phụ nữ, còn có các đề tài: tình yêu đôi lứa, người anh hùng, quan niệm nhân quả… Tất cả tạo nên một hệ thống đề tài liên quan nhau tạo thành hệ thống đề tài của tác phẩm. Theo khái niệm thế giới nghệ thuật, hình tượng nhân vật trong văn chương nói chung mang một ý nghĩa đặc thù không giống với ý nghĩa của hình tượng, chi tiết tương ứng ngoài đời thực. Hình ảnh bến đò, con thuyền, mặt trời… trong văn chương mang ý nghĩa khác hẳn so với nghĩa thực của chúng trong thực tại khách quan. Mỗi 24 giai đoạn lịch sử văn học có một hình thái ý thức xã hội khác nhau. Nhân vật cũng thế, mỗi nhân vật trong tác phẩm của một giai đoạn văn học tượng trưng cho một ý nghĩa nhất định và những hình tượng ấy mang ý nghĩa như thế nào, điều này phụ thuộc vào chủ thể sáng tác của tác phẩm.. Ngày nay, nhiều người cho rằng tại sao cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám lại hiền lành đến mức ngây thơ?, bị mẹ con cô Cám lừa gạt bao nhiêu lần cũng không hay biết, cứ vâng lời làm theo. Một số truyện cổ tích khác cũng có môtíp giống như vậy như truyện Th Thạạch Sanh, Cây kh khếế, Ho Hoààng tử cứu mẹ, Sự tích con kh khỉỉ… Những nhân vật hiền lành như cô Tấm, anh chàng Thạch Sanh, hoàng hậu Ngọc Lan, cô Mận…đều bị những kẻ xấu xa lừa gạt, hãm hại. Trong xã hội ngày nay, những ai tính tình hiền lành, ngây thơ như Tấm chắc có lẽ sẽ bị nhiều người cho là ngốc, quá ngây thơ nhưng đối với thế giới trong truyện cổ tích thì nhân vật Tấm hành động và cư xử như vậy thì không có gì là sai cả. Nó đúng với quan niệm nhân sinh của dân gian của một truyện cổ tích. Người hiền sẽ gặp lành, kẻ ác bị trừng phạt. Bởi thế giới của truyện cổ tích chú ý nhiều đến việc giáo dục đạo đức con người hơn là chú ý đén tính cách hay hành động của nhân vật. Kết thúc câu truyện, nhân vật tốt bụng, hiền hậu như cô Tấm, anh chàng Thạch Sanh đều có được hạnh phúc trọn vẹn. Còn những kẻ xấu xa, gian ác như cô Cám, Lí Thông đều bị trừng phạt thích đáng. Như vậy, thế giới truyện cổ tích là thế giới của sự đấu tranh giữa thiện và ác. Đó là một cuộc đấu tranh lâu dài và triệt để để cuối cùng những con người lương thiện sẽ được đền bù bằng sự vinh hoa, cuộc sống hạnh phúc mãi về sau. Còn đối với ngôn từ trong thế giới nghệ thuật, ngôn từ trong tác phẩm văn học mang tính tạo hình - biểu cảm, tính biểu trưng - đa nghĩa. Mỗi ngành nghệ thuật khác nhau sử dụng chất liệu khác nhau. Trong điêu khắc, hình ảnh được tạo ra bằng gỗ, đá, kim loại… Trong âm nhạc, hình ảnh được tạo ra bằng âm thanh. Trong hội họa, hình ảnh được tạo ra bằng màu sắc. Trong văn học, hình ảnh được tạo ra bằng ngôn từ nghệ thuật. Chẳng hạn, Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều bằng việc sử dụng thành công ngôn từ nghệ thuật mang tính tạo hình - biểu cảm, ông đã giúp cho người đọc có thể tưởng tượng, cảm nhận được vẻ đẹp của nàng Kiều. Nàng đẹp đến nỗi làm cho hoa phải ghen, liễu phải hờn chỉ qua hai dòng thơ lục bát: “Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” (Truy (Truyệện Ki Kiềều) 25 Hai câu thơ trên trong Truy Truyệện Ki Kiềều giúp cho chúng ta hình dung và hiểu được tính tạo hình – biểu cảm của ngôn từ nghệ thuật là như thế nào. Để thấy được tính biểu trưng – đa nghĩa của ngôn từ nghệ thuật được thể hiện như thế nào trong văn chương, chúng tôi đã khảo sát một số từ ngữ trong bài thơ Tr Trààng giang của Huy Cận: “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu u tiếng làng xa vãn chợ chiều” Đâ Đâu Khi đọc hai câu thơ trên chúng ta có thể hiểu từ “đâu” theo hai nghĩa khác nhau. Hiểu theo nghĩa khẳng định, từ “đâu” chính là ở đâu đó, hay nghĩa phủ định, từ “đâu” chính là không hề có. “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng” Từ “cầu” trong hai câu thơ trên cũng có thể hiểu theo hai nghĩa đó là chiếc cầu dùng để bắc qua sông hay đó là sợi dây liên kết tình người trong tâm hồn của nhân vật trữ tình. Như vậy, thế giới nghệ thuật của mỗi nhà văn, nhà thơ là khác nhau, nó tạo ra phong cách sáng tác riêng cho họ. Và họ có thể thỏa sức sáng tạo trong thế giới nghệ thuật của mình. ái qu át về th ới ngh ơ Nguy 1.4.2 Kh Khá quá thếế gi giớ nghệệ thu thuậật trong th thơ Nguyễễn Bính Cũng giống như những nhà văn, nhà thơ khác, Nguyễn Bính bằng tài năng của mình đã tạo được một thế giới nghệ thuật mang phong cách riêng khi sáng tác thơ ca. Thơ Nguyễn Bính mang đến cái hương vị của một làng quê Việt Nam tươi đẹp, thống nhất và thân thương, cái hương đồng gió nội, cái không khí quen thuộc trong ca dao. Thiên nhiên trong thơ ông mang vẻ đẹp giản dị, phẩm chất văn hóa truyền thống của dân tộc. Khung cảnh làng quê qua cái nhìn của nhà thơ lại càng đẹp, đầy sức sống hơn. Hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông, mái nhà gianh, giậu mồng tơi, hàng cau, vườn dâu…gợi lên cuộc sống dân dã của nhân dân lao động. Những hình ảnh ấy tuy đơn sơ nhưng đi vào thơ Nguyễn Bính lại là những hình ảnh rất đắc, rất đáng quý, góp phần giữ lại cái hồn xưa của dân tộc, cái đang bị cuộc sống thành thị mai một dần. Bên cạnh đó, hình ảnh lễ hội, phong tục tập quán, trang phục, cách ăn nếp ở của người dân 26 quê… chính là nguồn chất liệu phong phú cho thơ ông. Những dòng thơ đậm chất dân gian kiểu “chân quê” của Nguyễn Bính như có “ma lực” làm rung động hàng triệu tâm hồn người Việt Nam. “Thơ Nguyễn Bính không có cái hào hoa lãng tử của Thế Lữ, cái bay bổng háo hức của Xuân Diệu, cái vẻ kì bí của Chế Lan Viên, cái điên rồ, vật vã của Hàn Mặc Tử. Thơ Nguyễn Bính chỉ mang nặng mối tình đằm thắm với xứ quê, người quê và chứa chất muôn vàn tâm sự của một đời nghệ sĩ lang bạt kì hồ đầy khổ đau, đắng cay và thất vọng” [19; tr.3]. Con người thôn quê trong thơ ông với tính cách chất phác, thật thà, hay giúp đỡ nhau những khi tối lửa tắt đèn hiện lên chân thực, sinh động. Hình ảnh cô gái quê, cô lái đò, cô hái dâu…xuất hiện với vẻ đẹp dịu dàng, thùy mị, chịu thương chịu khó điển hình cho tính cách người phụ nữ Việt Nam. Họ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống quý báu của dân tộc ta. Hình ảnh người mẹ, người vợ tần tảo vất vả, chịu bao khó nhọc, hi sinh vì chồng vì con được ông diễn tả rất xúc động. Bao nỗi vất vả, khó nhọc của họ khiến người đọc không khỏi chạnh lòng mỗi khi đọc thơ ông. Bên cạnh đó, vấn đề tình yêu đôi lứa cũng được Nguyễn Bính khai thác và sáng tác thành thơ. Dường như mọi cung bậc trong tình yêu như gặp gỡ, tương tư, tỏ tình, yêu nhau, ghen tuông hay lừa dối, phụ tình đều được thi nhân chuyển tải thành những câu thơ mang đầy tâm trạng của nhân vân vật trữ tình. Tâm trạng của “Cô gái quê thắc thỏm mong đợi tình yêu, một chàng trai thất tình chỉ vì nghèo, một anh học trò mơ đỗ trạng, một mối tình đầy thơ mộng nhưng lại lỡ làng” [19; tr.3] được lột tả rất chân thực trong thơ Nguyễn Bính. Những mối tình quê trong thơ Nguyễn Bính vẫn còn giữ được cái vẻ e ấp, ngại ngùng của cái thuở ban đầu yêu nhau và tình yêu ấy luôn cháy bỏng một niềm khao khát về tình yêu chân thành, trọn vẹn nhưng vẫn còn đâu đó bao mối tình tan vỡ, lỡ làng vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Như vậy, thế giới nghệ thuật cho ta cái nhìn khá toàn diện về quan niệm sáng tác của mỗi nhà văn, nhà thơ. Trong thế giới ấy, chủ thể sáng tạo nghệ thuật có thể sáng tác ra những tác phẩm mang nét thẩm mĩ và phong cách riêng. Thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung về tư duy nghệ thuật cũng như cá tính sáng tạo của nghệ sĩ. 27 ƯƠ NG 2 CH CHƯƠ ƯƠNG ỮNG NÉT NỔI BẬT CỦA TH Ế GI ỚI NGH Ệ THU ẬT NH NHỮ THẾ GIỚ NGHỆ THUẬ Ơ NGUY ỄN BÍNH TRONG TH THƠ NGUYỄ 2.1 Làng qu ơ Nguy quêê Vi Việệt Nam trong th thơ Nguyễễn Bính 2.1.1 Khung cảnh nông th ôn trong th ơ Nguy thô thơ Nguyễễn Bính Trong cảm hứng sáng tác của các nhà thơ thì hình ảnh quê hương đã trở thành nguồn cảm hứng nghệ thuật chủ đạo trong các tác phẩm của họ. Những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới đều có thơ hay viết về làng quê như bài Đâ Đâyy th thôôn Vĩ Dạ ng của Tế Hanh, Tr ưa hè của Anh Thơ và còn nhiều những của Hàn Mặc Tử, Qu Quêê hươ ương Trư bài thơ của các tác giả khác như Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ. Trong đó, Nguyễn Bính nổi lên như một cây bút gạo cội, tiêu biểu hơn cả. Cảnh vật và con người trong thơ ông thấm đượm cái hồn quê của dân tộc. Quê hương nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn chúng ta, dù có ở nơi đâu thì mỗi chúng ta đều nhớ về quê hương, đều dành một tình cảm đặc biệt nhất cho mảnh đất ấy. Hà Minh Đức đã viết: “Thơ Nguyễn Bính ẩn chứa đằng sau những câu chữ giản dị mộc mạc theo một câu hát, một làn điệu ca dao, ẩn chứa đằng sau những hình ảnh thân quen, những tình ý mộc mạc chân quê, cái hồn quê như có tự muôn đời.” [1; tr.115]. Những vần thơ của Nguyễn Bính mang nét đẹp bình dị, mộc mạc của thôn quê Việt Nam. Đó còn là niềm mong ước về một cuộc sống thanh bình, ấm no, hạnh phúc của người nông dân khi cuộc sống cơ cực hiện tại cứ bám riết lấy họ, những con người ấy sống với nhau bằng cái tình cái nghĩa, luôn có ý thức giúp đỡ lẫn nhau những khi khó khăn, thiếu thốn. Tất cả những điều đó đi vào trong thơ Nguyễn Bính một cách thật tự nhiên, gần gũi đúng như bản chất vốn có của nó tạo nên những vần thơ rất chân thực, rất chân quê khiến chúng ta khi đọc thơ ông đều phải thán phục khen ngợi tài năng của nhà thơ Nguyễn Bính. Thiên nhiên làng quê được thể hiện rất rõ nét trong những bài thơ viết về mùa xuân của Nguyễn Bính. Mùa xuân được thi nhân nhắc đến nhiều nhất trong thơ. Có lẽ mùa xuân là mùa của yêu thương của sức sống mới, ông cho rằng “mùa xuân là cả một mùa xanh” cho nên hình ảnh mùa xuân được tác giả chú ý đến. 28 Bài thơ Chi Chiềều xu xuâân của Anh Thơ đã vẽ nên bức tranh quê với cảnh sắc rất đời thường nhưng lại gợi được không khí xuân qua hàng loạt những hình ảnh của quê hương xóm làng trên bến vắng: “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước song trôi, Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng, Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời” (Chi (Chiềều xu xuâân) Bên cạnh đó, bài thơ Mùa xu xuâân ch chíín của thi sĩ Hàn Mặc Tử cũng gợi được không khí và vẻ đẹp của thiên nhiên khi đất trời vào mùa xuân: “Trong làn nắng ửng: khói mơ tan, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang” ùa xu (M (Mù xuâân ch chíín) Có thể thấy rằng, đối với Anh Thơ hay Hàn Mặc Tử, dù họ đã cố gắng để trải hồn cùng những chuyển biến của thiên nhiên khi đất trời đang độ sang xuân nhưng mùa xuân ấy vẫn buồn man mác được nhìn qua một màn sương của hồn thơ tác giả. Nhưng thơ xuân của Nguyễn Bính lại mang một dáng vẻ riêng, ông yêu xuân tha thiết đến nỗi phải thốt lên: “Xuân sang xao xuyến lòng tôi quá!” y) (Sao ch chẳẳng về đâ đây) Mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính vẫn còn giữ được “cái hồn xưa của đất nước”, gắn với cuộc sống bình dị, dân dã của người dân nơi đồng quê. Cảnh sắc thiên nhiên với những gam màu tươi sáng mang về cái không khí nhộn nhịp cho xóm làng. Đất trời vạn vật như được thay một tấm áo mới xinh tươi và đầy sức sống. Ta dễ dàng nhận thấy cái màu xanh biên biếc của nhành lộc non trên cành, những chồi non của hoa lá bắt đầu “chuyển mình” như đang háo hức đón đợi ngày được cùng nhau đua nở, khoe sắc tô đẹp thêm cho đời. Mùa xuân ở quê làm ta nhớ mãi cái hương thơm ngào ngạt, cái màu trắng tinh khôi của hoa bưởi, hoa cam, hay cái màu vàng hoe của nắng xuân. “Lá nõn nhành non, ai tráng bạc Gió về từng trận, gió bay đi 29 Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng” (Xu (Xuâân về) Hình ảnh những cánh đồng mạ non rộng lớn xanh mơn mởn gợi lên sự trù phú của đất nước với truyền thống trồng lúa nước. Vẻ đẹp của mùa xuân còn được thể hiện qua hình ảnh giậu tầm xuân nở ra xanh biếc cùng với màu vàng của những cánh bướm bay dập dờn bên giậu tầm xuân trước hiên nhà. Có thể thấy, không chỉ có con người mà ngay cả cỏ cây hoa lá cũng rất náo nức đón xuân sang. Nét xuân tươi nguyên của ngày nào đầu năm đều được ghi nhận lại trong thơ Nguyễn Bính. “Xanh biếc đầu xuân, nương mạ sớm Giậu tầm xuân nở, bướm vàng hoe” ở về qu (Tr (Trở quêê cũ) Không khí nhộn nhịp, vui tươi vào những ngày đông qua xuân đến cũng đã có mặt trong thơ Nguyễn Bính. Đôi khi vì nhiều lí do khác nhau chúng ta phải đón tết xa quê, đón năm mới trên đất khách quê người. Chính thơ xuân của Nguyễn Bính đã làm sống dậy bao cảm xúc, niềm khao khát được trở về quê nhà để được tận hưởng không khí xuân, trẩy hội xuân: “Tháng giêng vừa tết đầu xuân Xanh um lá mạ, trắng ngần hoa cam” (T (Tỳỳ bà truy truyệện) Hay: “Xuân này vui tết lại vui quê Lại chuyện làm ăn, chuyện hội hè” ở về qu (Tr (Trở quêê cũ) Đọc những câu thơ trên không khỏi gợi trong lòng chúng ta một nỗi bâng khuâng, da diết mà nhớ về làng quê thân yêu, nhớ về mùa xuân của quê mình. Có lẽ không có mùa xuân nào đẹp như mùa xuân của chính quê hương mình. Hương vị ngày tết, gia đình quây quần bên nhau cùng cầu nguyện, đợi chờ thời khắc chuyển giao mùa trong đêm ba mươi, chuẩn bị mâm cỗ dâng lên ông bà tổ tiên…tất cả những hoạt động ấy thể hiện được nét đẹp văn hóa truyền thống từ ngàn xưa của Việt Nam ta. Cái “hồn quê” cố hữu luôn luôn hiện hữu trong thơ Nguyễn Bính. 30 Hình ảnh người mẹ vất vả lo toan mọi việc, nào là sắm sửa đồ lễ tết, dọn mâm cỗ, sắp xếp lại mọi thứ trong nhà, trang hoàng nhà cửa hay trong đêm giao thừa những người bà, người mẹ đã phải thức canh suốt đêm bên nồi bánh chưng và cũng không quên “lẩm nhẩm” cầu nguyện với trời đất mong sao cuộc sống gia đình trong năm mới được sung túc, gặp nhiều may mắn: “Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều Mẹ tôi lo liệu đủ trăm chiều … Suốt đêm giao thừa mẹ tôi thức Lẩm nhẩm cầu kinh Đức Chúa Ba.” (T (Tếết của mẹ tôi) Mưa xuân lất phất lay cành mai trước nhà, những con đường, ngõ thôn tràn ngập không khí xuân. Ở đâu đó trong khung cảnh ấy ta lại bắt gặp hình ảnh người cao niên sắm sửa đi lễ chùa, lễ đình, đó là một phần trong đời sống tâm linh của người dân quê. Ngoài ra còn có hình ảnh trai thanh gái tú trong làng đến với những đêm hát chèo, cụ già chăm chỉ ngồi viết đôi liễn để treo trong nhà làm cho ngày tết thêm sắc màu: “Mưa xuân rắc bụi quanh làng Bà già sắm sửa hành trang đi chùa Ông già vào núi đề thơ Trai tơ đình đám, gái tơ hội hè” (T (Tỳỳ bà truy truyệện) Vào những ngày đầu năm mới, người dân “thong thả nghỉ việc đồng”, mọi người cùng nhau tổ chức những trò chơi dân gian để làm ấm thêm không khí của ngày xuân và cũng là dịp để người dân nghỉ ngơi thư giãn vui chơi sau một năm vất vả nơi đồng áng. Hình ảnh trẻ con “thả thuyền”, người lớn “đánh cờ người” rất thân thuộc xuất hiện một cách rất tự nhiên trong thơ Nguyễn Bính. Những hoạt động của người dân quê như mua sắm đồ tết, dâng hương đi lễ chùa, tổ chức những trò chơi dân gian… diễn ra thật tưng bừng, nhộn nhịp vào ban ngày ở quê: “Quả lành nặng trĩu từng cây Sen đầy ao cá, cá đầy ao sen Với dăm trẻ nhỏ thả thuyền ra chơi Ăn gỏi cá, đánh cờ người 31 Thần tiên riêng một góc trời thôn Vân” (Ai về qu quêê cũ) Sau bao nhiêu năm đi phiêu bạt khắp giang hồ, Nguyễn Bính trở về và ông lại thấy mùa xuân ở quê vẫn không có nhiều thay đổi: “Vào đám làng tôi mở trống chèo Bay cờ, lộng gió, đỏ đuôi theo Lớp mà Thị Kính nuôi con mọn Tôi biết người xem chảy lệ nhiều” ở về qu (Tr (Trở quêê cũ) Có lẽ tết năm nào dân làng cũng đều xem vở hát chèo Quan âm Thị Kính ấy làm cho họ phải “chảy lệ nhiều”. Nhưng ẩn đằng sau cảnh sắc mùa xuân ấy chính là nỗi lòng của tác giả đối với quê hương. Ông xa quê bao lâu thì nỗi nhớ quê của ông lại nhiều bấy nhiêu. Màu vàng của nắng, màu tím của hoa xoan gợi nỗi nhớ quê da diết cho thi nhân: “Hôm ấy tôi đi nắng ửng vàng Bời bời ngõ cũ tím hoa xoan…” ở về qu (Tr (Trở quêê cũ) Năm hết tết đến mọi người tất bật chuẩn bị đón năm mới với hi vọng gặt hái được nhiều thành công trong việc đồng áng, hạnh phúc, bình an trong cuộc sống. Xuân đến làm cho nơi nơi như được thay tấm áo mới, bao nhiêu sắc màu của hoa đua nhau khoe sắc. Làm cho lòng người như trẻ lại, người người nhà nhà hớn hở dọn dẹp, sắm sửa mọi thứ đón xuân: “Đây cả mùa xuân đã đến rồi Từng nhà mở của đón vui tươi” ơ xu (Th (Thơ xuâân) Nguyễn Bính cũng có khá nhiều bài thơ viết về tình yêu trong ngày hội xuân. Mùa xuân là mùa của hẹn hò yêu đương. Một bức tranh quê tuyệt đẹp trong cảnh trời xuân có ánh nắng ban mai ấm áp, cỏ non mơn mởn, có một người con trai đang đứng trông đợi người yêu đến. Từ đằng xa bóng dáng của cô gái quê với chiếc thắt lưng xanh đang tiến lại gần chàng trai. Người con gái ấy không được tác giả miêu tả chi tiết về nhan sắc nhưng vẻ đẹp dịu dàng của cô gái quê duyên dáng với sức trẻ của tuổi thanh xuân vẫn hiện lên thật sống động qua hình ảnh “cái thắt lưng xanh” của cô: 32 “Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh Tôi đợi người yêu đến tự tình Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy Bắt đầu là cái thắt lưng xanh” ùa xu (M (Mù xuâân xanh) Trong đêm xuân không khí của đêm hát chèo vừa tạo được sự vui tươi, hứng khởi cho ngày hội vừa là một cơ hội để trai gái trong làng hẹn hò nhau đi xem hát, đi chơi xuân: “Thôn Đoài vào đêm hát thâu đêm Em mải tìm anh chả thiết xem” ưa xu (M (Mư xuâân) Để rồi trong đêm xuân hẹn hò ấy, chàng trai đã không đến. Tiếng hát chèo náo nức vui bao nhiêu thì lòng cô gái quê ấy càng nặng trĩu nỗi buồn bấy nhiêu: “Chờ mãi anh sang anh chẳng sang Thế mà hôm nọ hát bên làng Nam tao bảy tuyết anh hò hẹn Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng” ưa xu (M (Mư xuâân) Thơ tình ngày xuân của Nguyễn Bính mang hạnh phúc, ngọt ngào, thiết tha của những mối tình quê trọn vẹn nhưng vẫn còn đâu đó không ít những dư vị đắng cay vì tình duyên chưa trọn vẹn. Bên cạnh những bài thơ xuân, Nguyễn Bính cũng dành khá nhiều tình cảm để nói về mùa thu. Đối lập với cái màu xanh tươi nguyên của sắc xuân là màu vàng của cây lá vào mùa thu. Cảnh thu gợi lên sự lẻ loi, cô đơn với chiếc lá bàng đã chuyển sang màu vàng và đó chính là dấu hiệu nhận biết thời điểm chuyển mùa đã xuất hiện. Chính sắc thu tiêu điều, hoang sơ ấy dường như làm cho lòng người như có một chút gì đó bâng khuâng, gợi buồn: “Thu sang trên những cánh bàng Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi” (C (Câây bàng cu cuốối thu) Ngoài ra, trong bài thơ Bắt gặp mùa thu tác giả cũng cho ta thấy một bức tranh thu có phần đìu hiu, đượm buồn: 33 “Xơ xác hồ sen đã nhạt hương Bên sông hoa lựu cũng phai hường Sớm mai lá úa rơi từng trận Bắt gặp mùa thu khắp nẻo đường” (B (Bắắt gặp mùa thu) Nguyễn Bính rất tinh tế khi dùng biện pháp đảo ngữ để làm tăng giá trị biểu hiện cho tứ thơ. Từ láy “xơ xác” được đảo lên đầu câu càng cho ta cảm giác được mùa thu đã tràn ngập khắp nơi nơi. Mới ngày nào hương thơm ngào ngạt của hoa sen còn thoang thoảng đâu đó thì giờ đây chỉ còn là sự rũ rượi, phai tàn. Bên kia con sông bông hoa lựu cũng không còn giữ được cái màu hồng tươi nguyên lúc ban đầu nữa. Và những chiếc “lá úa” lại còn đua nhau lìa cành. Khung cảnh thu như hiện ra trước mắt người đọc qua vần thơ Nguyễn Bính. Cảnh thu vào buổi chiều được thi nhân ghi nhận lại: “Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ Mùi hoa thiên lí thoảng chiều thu” (Chi (Chiềều thu) Lúc này cảnh thu lại rất thơ mộng mặt hồ tĩnh lặng, nước hồ trong trẻo có khả năng chứa cả một bầu trời xanh rộng lớn. Thêm vào đó, mùi thơm hoa thiên lí lại hòa vào khung cảnh yên lặng vào chiều thu. Một buổi chiều thu có phần mộng nhiều hơn phần thực, tuy man mác buồn nhưng lại chứa chan tình cảm của nhân vật trữ tình. Nỗi nhớ quê nhà của "người cung nữ họ Vương" lại càng thêm âm ĩ khi thu sang. Có lẽ không biết đã mấy mùa thu rồi người cung nữ ấy không được trở về quê nhà. Cái buồn tẻ nhạt của cảnh thu làm cho lòng người cung nữ càng thêm nặng trĩu một nỗi nhớ quê da diết. Hình ảnh “thu rơi từng cánh” tượng trưng cho khoảng thời gian sống xa nhà của người cung nữ. Thời gian ở đây được tác giả so sánh như cánh hoa cúc. Cứ mỗi độ thu về người cung nữ ấy luôn trông mong hoa cúc mau tàn, từng cánh từng cánh tàn đi để thời gian cũng dần trôi qua: “Mùa thu hoa cúc lại tàn Thuyền ai buộc mãi bên làn cây cong! Người về để lại phòng không Thu rơi từng cánh cho lòng nhớ thương 34 Có người cung nữ họ Vương Lên lầu nhìn dải sông Hương nhớ nhà” (Thu rơi từng cánh) Đọc thơ thu của Nguyễn Bính ta thấy cảnh thu, tình thu hiện lên thật rõ nét, từng chi tiết nhỏ nhặt của cảnh vật vào mùa thu đều được tác giả khai thác thành thơ mang phong cách “chân quê” của Nguyễn Bính. Khi nói về làng quê Việt Nam, thơ Nguyễn Bính có nhắc đến hình ảnh vườn quê một nét đặc trưng của nông thôn Việt Nam. Vườn quê gắn liền với đời sống nhân dân lao động, mỗi ngày ngoài việc ra đồng thì người nông dân còn dành thời gian chăm chút cho khu vườn nhỏ của họ với mong muốn chính khu vườn mà họ chăm sóc sẽ cho những quả ngon trái ngọt, làm ấm cúng thêm bữa cơm gia đình của họ. Nguyễn Bính được người hâm mộ ưu ái gọi với cái tên thân mật nhà thơ của "hương đồng gió nội" vì hình ảnh vườn quê đã trở thành chất liệu quen thuộc trong những vần thơ viết về thiên nhiên của ông. Khu vườn với hình ảnh “hoa bưởi hoa cam rụng”, “bướm bay” thật đẹp trong những ngày đông qua xuân đến. Thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống mang theo cái hồn quê của dân tộc được Nguyễn Bính diễn tả một cách thật chân thực: “Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng” (Xu (Xuâân về) Khu vườn gắn với kỉ niệm của tuổi “cưỡi trâu thổi sáo” ở quê, thật nhiều niềm vui trong cuộc sống như chuyện “nhảy qua tường bẻ trộm cam”... chỉ bấy nhiêu đó thôi nhưng cũng đủ làm ta nhớ mãi về một thời tuổi thơ tinh nghịch, ngây thơ, hồn nhiên. Và có lẽ những kỉ niệm ấy lại chợt hiện về mỗi khi ta bắt gặp hình ảnh khu vườn sau nhà của chúng ta. “Một thửa vườn hoang bên cạnh ao Xương rồng cờ bãi lẫn rau sam Vườn này ngày nhỏ anh còn nhớ Đã nhảy qua tường bẻ trộm cam” ườ n xưa) (V (Vườ ườn Có thể nói, vườn là hình ảnh đặc trưng của quê hương làng quê Việt Nam thân thương, quen thuộc. Nhìn từ xa, hình ảnh cả vườn hoa nở rộ một màu hồng tươi thắm 35 của hoa đào chen giữa là màu xanh của lá. Hai sắc màu ấy hòa quyện vào nhau, lại thấp thoáng đâu đó những cánh bướm bay lượn như đang ca múa trong không gian đẹp thơ mộng của vườn hoa đào: “Vườn ai thấp thoáng hoa đào nở Chị vẫn môi son, vẫn má hồng?” ng) (Xu (Xuâân tha hươ ương) Hay hình ảnh vườn cải gắn với cuộc sống lao động của người nông dân. Trồng vườn đã trở thành nguồn thu nhập chính cho gia đình nông dân. Phổ biến nhất là vườn cải, vườn cam. Nguyễn Bính lớn lên ở làng quê vì vậy có lẽ thi nhân là người am hiểu nhất cuộc sống của người nông dân chân lấm tay bùn: “Anh trồng cả thảy hai vườn cải Tháng chạp hoa non nở cánh vàng” m vàng) ( Hết bướ ướm Có đôi khi hình ảnh vườn quê trong thơ Nguyễn Bính còn mang nặng tâm trạng buồn tủi của con người mà điển hình là tâm trạng, nỗi niềm của người chị đã "lỡ bước sang ngang". Cất bước theo chồng nhưng người chị vẫn nặng trĩu một nỗi lòng về người em, về vườn dâu. Người chị dặn dò em của mình phải chăm sóc tốt cho cả mẹ và vườn dâu sau nhà. Điều mà chị vẫn chưa làm được nay người chị giao trọng trách đó lại cho người em: “Em ơi, em ở lại nhà Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương” ỡ bướ (L (Lỡ ướcc sang ngang) Hình ảnh cánh bướm bay trong những khu vườn mang vẻ đẹp vừa thực vừa ảo tạo nên khung cảnh đẹp mộng mơ. Bức tranh quê hữu tình trong thơ Nguyễn Bính như có thêm hương sắc từ những cánh bướm ấy: “Qua giậu tầm xuân thấy bướm vàng Bướm vàng vàng quá bướm yêu yêu Em sang bắt bướm vườn anh mãi Quên cả làng Ngang động trống chèo” m vàng) (H (Hếết bướ ướm Có thể thấy, khung cảnh thiên nhiên thôn quê Việt Nam hiện lên thật chân thật, sinh động trong thơ Nguyễn Bính. Hồn quê của người Việt lại được “đánh thức” mỗi khi ta đọc thơ ông. Những vần thơ chứa chan tình cảm của tác giả dành cho quê hương 36 cứ như một dòng suối chảy mãi trong lòng bạn đọc “Khi mà tiếng Việt còn, khi mà xã hội đi về phía văn minh nhưng kí ức về làng quê và hồn xưa đất nước vẫn còn sống trong tâm thức người Việt thì khi ấy tiếng thơ Nguyễn Bính còn vang vọng. Nói thế cũng có nghĩa là nói đến sự bất tử của thơ ông trong lịch sử thơ ca dân tộc” [13; tr.207]. 2.1.2 Con ng ườ ôn qu ngườ ườii th thô quêê Thơ Nguyễn Bính có sức lắng động, vấn vương ở người đọc vì ông sáng tác thơ bằng cả tấm lòng, cả trái tim của mình. Những gì xuất phát từ trái tim cũng dễ đi vào trái tim. Đặc biệt những vần thơ viết về con người làng quê chân chất, thật thà, giản dị từ cách ăn mặc cho đến cách sống. Họ sống với nhau bằng tình nghĩa, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn với khao khát một cuộc sống thanh bình cùng với gia đình. Con người trong thơ Nguyễn Bính tiêu biểu đặc trưng cho con người làng quê Việt Nam. Những phẩm chất tốt đẹp của họ chính là những phẩm chất đậm đà phong tục truyền thống dân tộc ta từ ngàn xưa, họ luôn giữ được “hồn xưa đất nước” trong từng cách ăn nếp ở. Người dân quê sống với nhau vì cái tình cái nghĩa. Trong gia đình, các thành viên yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Tình thân - tình cảm quý báu, thiêng liêng chính là “xích yêu thương” kéo họ lại gần nhau. Nỗi xót xa lại trở đi trở lại trong lòng họ mỗi khi họ xa nhau. Người dân quê khao khát một cuộc sống hạnh phúc, ấm no, thanh bình, và vui tươi. Những điều đó được thi nhân diễn tả rất xúc động trong những câu thơ của ông. Niềm vui giản dị khi mùa xuân đến họ cùng nhau đón xuân với tấm lòng rộng mở, hình ảnh ngày tết quê hiện lên một cách sinh động và tinh tế: “Đây cả mùa xuân đã đến rồi Từng nhà mở cửa đón xuân vui Từng cô em bé so màu áo Đôi má hồng lên nhí nhảnh cười” (Th ơ xu (Thơ xuâân) Con người làng quê hiện lên trước hết qua cách ăn mặc, dáng vẻ diện mạo bên ngoài của họ. Không lạ gì với hình ảnh “tóc để gáo dừa”, “đeo bùa cần ong” của những đứa trẻ quê, hình ảnh thân quen mà ta thường bắt gặp ở những miền quê Việt Nam: 37 “Tuổi thơ tóc để gáo dừa Tuổi thơ mẹ bắt đeo bùa cần ong” (Ti (Tiềền và lá) Cùng với sự ngây thơ, hồn nhiên của tuổi thơ: “Đêm cùng đón ánh trăng cao Ngồi bên giếng ngọc đếm sao trên trời” (Ti (Tiềền và lá) Những trò chơi dân gian thật vui, thật lạ mắt của những đứa trẻ ở quê, trò chơi “lấy lá làm tiền” mà chúng ta chỉ tìm thấy ở vùng quê - một nét đặc trưng cho làng quê Việt Nam: “Em moi đất nặn hình người Anh thơ thẩn nhặt lá rơi làm tiền Mỗi ngày chợ họp mười phiên Em mang ngồi bán lấy tiền lá rơi” (Ti (Tiềền và lá) Những kí ức tuổi thơ gắn liền với những gì thân thuộc nhất, gần gũi nhất từ lũy tre xanh đầu làng cho đến những khu vườn rụng đầy hoa cam. Sự ngây thơ, hồn nhiên của tuổi thơ ngày nào như hiện lên trước mắt người đọc. Đơn giản chỉ là nhặt hoa cam đem về dùng làm nước hoa nhưng bấy nhiêu đấy cũng đủ để ta nhớ mãi về tuổi thơ ở thôn quê. Đọc thơ Nguyễn Bính ta như sống lại tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ của ngày nào: “Ra vườn nhặt những hoa cam rụng Về bỏ đầy nồi cất nước hoa” (Hoa với rượ u) ượu) Hay: “Còn nhớ năm xưa đuổi bướm vàng Mãi vui quên cả nắng chang chang” (S (Sốống lại) Nét ngây thơ ngộ nghĩnh của tuổi học trò: “Những buổi học về không có nón Đầu đội chung một lá sen tơ” ườ ng huy (Tr (Trườ ường huyệện) 38 Có lẽ kí ức tuổi thơ của những đứa trẻ vùng quê là đáng nhớ nhất. Nguyễn Bính thể hiện vô cùng tinh tế, sống động những kí ức tuổi thơ trong những vần thơ của ông. Đọc thơ ông ta như thấy những kỉ niệm của chính bản thân mình, vì chất liệu mà ông sử dụng chính là những chất liệu quen thuộc của làng quê Việt Nam. Người mẹ trong thơ Nguyễn Bính xuất hiện với hình ảnh quen thuộc cùng “chiếc khăn sồi”. Hầu như những người mẹ quê ai cũng luôn mang theo chiếc khăn sồi bên mình. Hình ảnh thật gần gũi, thân thuộc chiếc khăn ấy giúp ích rất nhiều cho mẹ. Nó giúp che đi cái nắng chói chang mỗi khi mẹ ra đồng làm việc và cũng giúp lau đi những giọt mồ hôi vất vả của mẹ. Chiếc khăn gắn bó với người mẹ quê như một người bạn thân thiết nhất, vật dụng không thể thiếu: “Mẹ tôi thắt lại chiếc khăn sồi” (T (Tếết của mẹ tôi) Nguyễn Bính đã nói lên được tâm trạng vừa vui lại vừa buồn của người mẹ trong ngày con gái đi lấy chồng. Người mẹ nào cũng mong muốn thấy được con cái trưởng thành, thành đạt, yên bề gia thất... Đặc biệt, chưa bao giờ tâm trạng người mẹ lại mâu thuẫn giữa buồn, lo âu và vui mừng khi con gái đi lấy chồng. Mừng là vì con gái đã tìm được hạnh phúc. Còn buồn là vì không biết cuộc sống của con sau này sẽ như thế nào? Có hạnh phúc không?... Dù trong lòng đang rất rối bời nhưng vì là ngày vui của con nên người mẹ vẫn cố tỏ ra tươi cười: “Đưa con ra đến cửa buồng thôi Mẹ phải xa con, khổ mấy mươi Con ạ đêm nay mình mẹ khóc Đêm đêm mình mẹ lại đưa thoi” (L (Lòòng mẹ) Lại tự hỏi không biết con gái ở nhà chồng bây giờ ra sao?: “Mẹ ngồi bên cửa xe tơ Thời thường nhắc: Chị mày giờ ra sao?” ỡ bướ (L (Lỡ ướcc sang ngang) Người mẹ là hình ảnh điển hình cho con người thôn quê trong thơ Nguyễn Bính. Hình ảnh ấy hiện lên thật chân thật. Tiếp nối mạch cảm xúc viết về tình cảm mẹ con, ững bóng ng ườ trong bài thơ Nh Nhữ ngườ ườii tr trêên sân ga, ta bắt gặp hình ảnh người mẹ trong tâm trạng hụt hẫng, xót xa khi tiễn con đi “trấn ải xa”. Con tàu đã lăn bánh chạy khuất 39 bóng nhưng người mẹ ấy vẫn cứ đứng đấy nhìn mãi về phía con tàu, nhìn con tàu từng giây từng phút biến mất trong không gian tiễn con đi mà lòng mẹ quặn thắt, xót xa. Ông viết về người mẹ với tất cả tấm lòng yêu quý và tôn trọng người mẹ. Đó là những biểu hiện điển hình nhất cho tình cảm thiêng liêng mẹ dành cho con: “Có lần tôi thấy một bà già Đưa tiễn con đi trấn ải xa Tàu chạy lâu rồi bà vẫn đứng Lưng còng đỗ bóng xuống sân ga” ững bóng ng ườ (Nh (Nhữ ngườ ườii tr trêên sân ga) Nguyễn Bính viết rất hay, rất thực về xóm làng Việt Nam lại cũng rất tài hoa khi viết về con người quê đặc biệt là ở trang phục. Những người phụ nữ trong trang phục “yếm đỏ khăn thâm” giản dị và mộc mạc, đi lễ chùa vào dịp năm mới: “Trên đường cát mịn một đôi cô Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa” (Xu (Xuâân về) Cô gái quê trang phục thường ngày giản đơn nhưng không kém phần dịu dàng, đằm thắm. Áo được sử dụng như trang phục hằng ngày đến đầu thế kỉ XX, ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống của dân tộc. Hình ảnh người phụ nữ với chiếc áo tứ thân ở vùng nông thôn Bắc Bộ trở thành đề tài sáng tác cho các nhà thơ, trong đó có nhà thơ Nguyễn Bính. Có thể nói, áo tứ thân là loại trang phục tô đậm thêm vẻ đẹp cho người con gái quê trong thơ Nguyễn Bính: “Nào đâu cái áo tứ thân Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen” (Ch (Châân qu quêê) Trang phục của cô gái quê ngày bước lên xe hoa: “Này áo đồng lâm, quần lính tía Này gương này lược này bông tai” ( Lòng mẹ) Người con gái quê dịu dàng, duyên dáng mang phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh cô gái tuổi đôi mươi, tràn đầy sức sống lần đầu tiên cùng bà đi xem hát chèo, lần đầu tiên đeo khuyên bạc, tỏ vẻ e thẹn khi cô được ánh mắt của những anh trai làng “liếc” nhìn. Trong hoàn cảnh ấy, cô chỉ biết “níu” bà về để “tháo đôi khuyên”. E thẹn, ngại ngùng nhưng lại rất đáng yêu: 40 “Nàng đẹp mà nàng lại có duyên Trai thôn thầm liếc, liếc thầm khen Thấy họ nhìn mình, nàng quá thẹn Níu bà về để tháo đôi khuyên” (Đô Đôii khuy khuyêên bạc) Trong tình yêu, những cô gái quê lại tỏ ra rất dũng cảm, mạnh mẽ. Dũng cảm để có được tình yêu cho bản thân nhưng vẫn giữ được nét đẹp của người phụ nữ Việt ờ nhau cô gái đã chủ động thầm thì với người yêu của cô về Nam. Trong bài thơ Ch Chờ mối tình được dư luận chú ý: “Em nghe họ nói mong manh Hình như họ biết chúng mình với nhau” ờ nhau) (Ch (Chờ Với niềm mong ước có được một mái ấm gia đình hạnh phúc, dường như trong tâm hồn của họ luôn cháy bỏng một niềm khao khát về cuộc sống đầm ấm cùng với người mình yêu chung sống dưới một mái nhà: “Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng” (G (Gáái xu xuâân) ng". Cô đã bỏ Hay tấm lòng hiếu thảo của cô gái trong bài "Lòng nào dám tưở ưởng qua hạnh phúc riêng để hết lòng chăm lo săn sóc cho cha mẹ lúc cha mẹ tóc đã ngả màu sương gió. Người ta vẫn hay nói tuổi xuân của người con gái như một đóa hoa sớm nở chóng tàn, cô gái cũng có tình yêu cho riêng mình, nhưng dường như cô đã bỏ qua hạnh phúc tuổi trẻ để làm tròn trách nhiệm, bổn phận của người làm con: “Lấy ai nuôi mẹ, dạy em thơ? Anh có thương em hãy cố nhờ Chưa trọn đạo con, trọn nghĩa chị Lòng nào dám tưởng đến duyên tơ?” ng) (L (Lòòng nào dám tưở ưởng) Đối với người con gái trong bài Lỡ bướ ướcc sang ngang, cô có một cuộc hôn nhân không có tình yêu thật đau đớn, xót xa nhưng càng xót xa hơn khi từ nay cô không thể làm tròn chữ hiếu với cha mẹ được, đành phải trao trọng trách đó lại cho người em: “Mẹ già một nắng hai sương 41 Chị đi một bước trăm đường xôi xa Cậy em, em ở lại nhà Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương” Qua bài thơ Lỡ bướ ướcc sang ngang, tình cảm chị em ruột thịt rất đáng quý. Khi chị đã “lỡ bước sang ngang” bỏ lại mẹ già không ai lo, chị chỉ biết trông cậy hết vào em, mong là em sẽ thay chị chăm sóc cho mẹ già: “Em về thương lấy mẹ già Đừng mong ngóng chị nữa mà uổng công Chị giờ sống cũng như không Xem như chị đã ngang sông đắm đò” Ngược lại, tình cảm người em dành cho chị cũng không hề ít, thương cảm cho số phận hẩm hiu của chị: “Người ta: pháo đỏ rượu hồng Mà trên hồn chị: một vòng hoa tang” Tình cảm gia đình thiêng liêng không gì chia cắt được. Khi xa nhau lại nhớ về nhau bởi vì giữa họ có một sợi dây tình thân vô hình buộc chặt họ lại. Tình cảm mẹ con, chị em, vợ chồng là những tình cảm cao đẹp và thiêng liêng nhất. Họ khao khát hạnh phúc sẽ đến với những người thân của họ. Tuy sống xa nhau nhưng tâm hồn họ vẫn luôn hướng về nhau. Đó là tình cảm mà không gì chia cắt được dù có bất cứ khó khăn hay thử thách nào cũng vậy. Hình ảnh những chàng trai làng quê cũng được Nguyễn Bính ghi nhận lại trong thơ ông. Nam thanh niên trong trang phục giản dị, đậm chất miền quê: “Tôi mặc một chiếc quần mới may Áo lương, khăn lượt, chân đi giày” (T (Tếết của mẹ tôi) Những chàng trai cô gái của làng quê là những con người luôn khao khát có được một tình yêu đẹp, trong sáng. Chàng trai trong bài Ch Châân qu quêê đợi chờ người yêu trở về: “Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng” Nhưng điều làm chàng trai ngạc nhiên, bất ngờ khi người yêu trở về đó là sự thay đổi trang phục của cô, không còn là cái áo tứ thân quen thuộc nữa mà là bộ trang phục đã pha chút màu thị thành: 42 “Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi” Sự ghen tuông của chàng trai không phải là vô căn cứ bởi chàng mong muốn người yêu của mình giữ được nét quê, nét đẹp của truyền thống dân tộc, đó là cái vốn quý giá nên được giữ lại: “Nói ra sợ mất lòng em Van em em hãy giữ nguyên quê mùa Như hôm em đi lễ chùa Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh” (Ch (Châân qu quêê) Thơ Nguyễn Bính cho ta cái nhìn khá toàn diện về con người làng quê Việt Nam của một thời, thấy được tâm hồn tuy mộc mạc, bình dị nhưng lại rất cao quý, trong sang của người dân Việt.Thơ Nguyễn Bính nồng ấm, chứa chan tình cảm. Làng quê ấy với biết bao con người sống gắn bó tình nghĩa, khao khát cuộc sống thanh bình, vui vẻ. ơ Nguy 2.2 Vấn đề tình yêu trong th thơ Nguyễễn Bính át vọng tình yêu 2.2.1 Kh Khá Những bài thơ tình của Nguyễn Bính đã thổi một luồng gió mới cho phong trào Thơ mới, góp phần tạo nên sự thành công cho Thơ mới. Nguyễn Bính như thay lời của các chàng trai, cô gái làng quê để nói lên nỗi lòng của họ bằng tiếng nói của sự chân thành, tiếng nói xuất phát từ con tim khao khát yêu và được yêu. Tất cả tạo nên những câu thơ tình da diết, lãng mạn và chân thành, nó đến với người đọc một cách tự nhiên và nhận được sự đồng cảm của những tâm hồn đồng điệu. Nguyễn Bính được xem là thi sĩ của yêu thương, tình yêu trong thơ ông thật đẹp và nồng ấm, người đọc có thể dễ dàng cảm nhận được điều đó qua những vần thơ của ông. Thơ tình của Nguyễn Bính đã trở thành một trong những mảng đề tài góp phần làm nên tên tuổi của ông trong nền thi ca Việt Nam. Nhà thơ cho rằng: “Gió mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng” ươ ng tư) (T (Tươ ương 43 ng, thi nhân viết: Hay trong bài Lòng yêu đươ đương, “Yêu, yêu, yêu mãi thế này Tôi như một kẻ sa lầy trong yêu” Chính vì thế tình yêu đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận trong trong thơ ông và mạch cảm hứng đó cứ chảy mãi trong lòng nhà thơ chưa bao giờ cạn. Nguyễn Bính thi sĩ của đồng quê, vốn là người dân quê cho nên ông muốn tình yêu trong thơ ông phải thật chân thật, trong sáng chứ không thể là một cái gì đó mong manh, trừu tượng khó hiểu. Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính gắn với cái hương đồng gió nội của mảnh đất quê. Sắc thái tình cảm từ quen biết, tương tư, tỏ tình, yêu nhau hay phản bội đều được Nguyễn Bính diễn tả rất chân thực. Tình quê e ấp, bẽn lẽn và trong sáng gắn bó chặt chẽ với khung cảnh làng quê dân dã, mộc mạc. Cái tình trong thơ ông đều nhờ cảnh nói hộ. Nguyễn Bính cũng là người con của làng quê Việt Nam, tuổi thơ của ông lớn lên ở đất quê, ông luôn có ý thức xem mình là một thành viên của cộng đồng. Cái tôi trữ tình của ông cũng chính là cái tôi trữ tình của những nhân vật trong thơ ông. Cái tôi ng tư: “Gió mưa là bệnh của giời”, cái tôi thương ấy tràn đầy thương nhớ trong Tươ ương cảm với những khó khăn trắc trở trong tình duyên: “Hỏi rằng tôi đã quên chưa. Tôi ớ lắm). Trai gái làng quê trong thơ Nguyễn còn nhớ lắm và thưa rất buồn” (Tôi còn nh nhớ Bính có đôi khi chỉ là quen biết nhau một cách tình cờ nhưng cũng chính vì sự tình cờ ấy đã làm nên mối tình quê vừa trong sáng vừa nên thơ: “Cô gái nhà ai ở xóm Đông, Sang đây một sớm nắng vàng trong, Cùng hai cô bạn bên bờ giếng, Nhặt nắng trong cây kể chuyện làng” (Nh (Nhặặt nắng) Tình quê hòa với cảnh quê tạo nên một tình yêu đẹp thuần phác. Qua những hình ảnh thơ như “xóm Đông”, “thôn Đoài”, “bờ giếng”, “con sông”, “hoa dâm bụt” gợi cho ta thấy những mối tình trong thơ Nguyễn Bính luôn gắn với làng quê, mang dáng vẻ của những gì đặc trưng, quen thuộc nhất của thôn xóm Việt Nam. Trong thơ Nguyễn Bính, có đôi lúc trai gái làng quê đã quen biết nhau từ lúc bé, lúc họ còn là những cô cậu học trò tinh nghịch, ngây thơ: “Học trò trường huyện ngày ườ ng huy năm ấy. Anh bằng tuổi em lớp tuổi thơ” (Tr (Trườ ường huyệện). Kể về câu chuyện tình của 44 u, nhà thơ và cô Nhi quen biết nhau từ rất lâu vì chính nhà thơ trong bài Hoa với rượ ượu họ là bạn từ thuở nhỏ. Họ đã có với nhau những kỉ niệm đẹp của tình yêu. Lúc đầu chỉ là bạn nhưng sau đó tình cảm của họ đã phát triển trở thành một tình yêu trong sáng, thơ mộng: “Em nhỏ là Nhi, bạn nhỏ tôi Suốt ngày hai đứa nhẩn nha chơi” Thế giới thơ tình Nguyễn Bính là một đóng góp thành công trong việc phát hiện và biểu hiện những cung bậc tình cảm như nhớ nhung, tương tư, mong chờ, hờn trách, li biệt, mơ mộng, thất tình, dang dở… thơ ông tìm được con đường đi ngắn nhất đến với trái tim bạn đọc. Sau giai đoạn quen biết để có cơ hội hiểu nhau hơn thì bây giờ họ ng tư là nỗi thầm bắt đầu nghĩ về nhau, dành cho nhau những nhớ thương. Bài thơ Tươ ương yêu trộm nhớ của nhân vật trữ tình nhưng tình yêu không được đáp lại nên nhân vật trữ tình cảm thấy buồn và dường như có một chút hờn trách: “Tương tư thức mấy đêm rồi Biết cho ai, hỏi ai người biết cho” Có lẽ phải thật yêu mến con người, cảnh sinh hoạt, cảnh vật nông thôn nên ông mới có thể viết được: “Nhà em cách bốn quả đồi Cách ba ngọn núi cách đôi cánh rừng Nhà em xa cách quá chừng Em van anh đấy anh đừng yêu em” (Xa cách) Đấy là lời “van” của cô gái nói với chàng trai. Nói là “van”, “đừng yêu em” nhưng thật chất là cô gái đã nhận lời làm người yêu của chàng trai. Nhìn vào những câu chữ trong bài thơ ta cứ tưởng đấy là một lời từ chối nhưng thật chất không phải vậy. Sở dĩ cô gái nói như vậy chính là vì sự e ấp, thẹn thùng, nhận lời chàng trai nhưng cũng không thể nói thẳng thừng. Bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc, hương thơm và âm thanh trong bài thơ Cô hái mơ như giúp chàng trai nói ra nỗi lòng của mình mà không chút ngại ngùng, giấu giếm. Đó là sự dũng cảm trong tình yêu: “Hay cô ở lại về cùng ta?” 45 Cảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp của núi rừng, khí trời, nhưng gợi chút buồn. Bài thơ khép lại trong im lặng, chỉ có: “Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi…” Viết về tình yêu đôi lứa nhà thơ quan niệm đã yêu thì yêu đến trọn đời trọn kiếp dù có gặp bất kì trở ngại nào cũng không thay lòng đổi dạ. Qua đó, Nguyễn Bính muốn khẳng định lòng chung tình trong tình yêu. Với những mong ước đó ông viết: “Rồi một hai ba năm Danh thành anh trở lại Với em anh chăn tằm Với em anh dệt vải Ta sẽ là vợ chồng Sẽ yêu nhau mãi mãi Sẽ se sợi chỉ hồng Sẽ hát câu ân ái” (H (Hôôn nhau lần cu cuốối) Khát vọng một tình yêu đẹp đó là khao khát của mọi người chứ không chỉ riêng của người dân quê. Thơ Nguyễn Bính góp phần thể hiện rõ nét những gì tốt đẹp, thầm kín, những cung bậc trong tình yêu. Ai yêu nhau cũng đều mong muốn lấy được người mình yêu và cùng chung sống trọn đời với người đó. Tình yêu gắn liền với niềm khao khát hạnh phúc, hạnh phúc được sống cùng nhau dưới một mái ấm gia đình tuy bình dị, ời đơn sơ nhưng chứa chan ấm áp, thơ mộng: “Một gian nhà nhỏ đi về có nhau” (Th (Thờ ướ c). tr trướ ước). Chàng trai trong bài Ch Châân qu quêê chờ đợi người yêu trở về ở con đê đầu làng. Đây là hình ảnh quen thuộc trong sinh hoạt của trai gái làng quê, họ tiễn đưa nhau hay chờ nhau, hẹn hò nhau cũng ở con đê đầu làng: “Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng” Chàng trai vui sướng khi gặp lại người yêu sau bao nhiêu xa cách. Nhưng có phần bất ngờ, ngạc nhiên khi thấy người yêu đã thay đổi nhất là ở vẻ ngoài. Người yêu của anh trở về với “khăn nhung”, “quần lĩnh” chứ không phải là áo tứ thân quen thuộc của những cô gái quê. Chính điều đó làm chàng trai cảm thấy ngạc nhiên, bất 46 ngờ và chàng tỏ thái độ không đồng tình bằng câu nói: “Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng. Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi”. Dù là không đồng tình nhưng chàng trai không hề tỏ ra khó chịu hay hờn giận mà ngược lại còn có cách ứng xử rất khéo léo. Chàng trai ý thức được rằng bản thân chàng chưa có đủ quyền quản thúc người mình yêu, vì thế chàng trai đã dùng những từ ngữ rất nhẹ nhàng với thái độ đề nghị, cầu mong, van nài: “sợ mất lòng em”, “van em”, “cho vừa lòng anh”. Chúng ta đừng nên cho rằng chàng trai trong bài thơ này là người bảo thủ, lạc hậu bởi chàng trai muốn giữ lại cái chân quê cho người yêu mình. Cái “chân quê” ở đây chính là nói đến cội nguồn của dân tộc, những nét đẹp truyền thống của dân tộc mà ta nên gìn giữ không để cho nó bị biến chất hay pha tạp: “Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê.” (Ch (Châân qu quêê) Những cung bậc trong tình yêu đều được Nguyễn Bính diễn tả rất sinh động, chân thật. Trong một buổi chiều buồn, chàng trai đã nhớ về người yêu của mình “Chiều nay … thương nhớ nhất chiều nay”, nhịp điệu ngập ngừng như muốn khẳng định một điều, đây là buổi chiều mà nỗi nhớ thương dâng trào hơn những buổi chiều khác. Lúc uống rượu cứ ngỡ hình bóng người yêu trong cốc rượu thế là chàng đã uống cạn hết cả cốc rượu cho vơi đi nỗi nhớ trong lòng. Cụm từ “mấy cho say”, cho ta thấy, nhân vật trữ tình không biết uống bao nhiêu cho say để được nhìn thấy hình bóng người yêu, qua đó thấy đươc sự nhớ nhung da diết, không nguôi, một nỗi buồn không dứt của nhân vật trữ tình: “Chiều nay… thương nhớ nhất chiều nay Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy Tôi uống cả em và uống cả Một trời quan tái, mấy cho say!” ời quan tái) (M (Mộột tr trờ Yêu nhau không thể tránh được sự ghen tuông bởi có yêu thì mới ghen. Giống như chàng trai trong bài Ghen, anh lí giải anh ghen là vì anh rất yêu cô gái. Đọc bài thơ ta thấy sự ghen tuông của chàng trai có phần ngây thơ nhưng lại rất đáng yêu. Anh dặn dò cô gái đủ mọi điều thậm chí: 47 “Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai, Đừng hôn dù thấy bó hoa tươi, Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ Đừng tắm chiều nay biển lắm người” (Ghen) Trai gái làng quê trong thơ Nguyễn Bính đã mạnh dạn bày tỏ tình yêu của mình. Một điều đáng quý trong tình cảm của họ đó là họ vẫn giữ được vẻ e dè, chất phác. Bài m cu thơ Đê Đêm cuốối cùng, chàng trai bị người yêu tỏ vẻ thờ ơ, không quan tâm anh ta hờn giận người yêu mà như nói với chính mình: “Tình tôi mở giữa mùa thu Tình em lẳng lặng kín như buông tằm” Khi người yêu lỗi hẹn không đến nhưng lời cô gái vẫn thật nhẹ nhàng. Điều đó cho thấy, trong tình yêu cần có sự đồng cảm, chia sẻ, hiểu nhau giữa hai người có như thế thì tình yêu mới được vĩnh cửu, trường tồn: “Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày Bao giờ em mới gặp anh đây? Bao giờ hội Đặng đi qua ngõ Để mẹ em rằng “hát tối nay” ưa xu (M (Mư xuâân) Tình yêu trong thơ ông là tình yêu thủy chung son sắc gắn với khát vọng hạnh phúc, niềm mong ước về một mái ấm gia đình hạnh phúc: “Sáng nay hai vợ chồng son ườ n xu ấy. Đã mớm cho nhau những tiếng lòng” (V (Vườ ườn xuâân). Thơ tình của ông đến với người đọc bằng tiếng nói của con tim nồng ấm, khát khao yêu và được yêu. Hồn thơ da diết, đậm đà mang dáng dấp của làng quê thôn dã Việt Nam thực sự đi vào lòng người, tìm được những tâm hồn đồng điệu. Những mối tình duyên quê trong thơ Nguyễn Bính vẫn giữ được sự e dè, nhút nhát nhưng cũng thật trong sáng, đáng yêu. Tình yêu là sự khao khát hạnh phúc, một ước muốn thành đôi cho dù ngày tháng có trôi qua, dù khó khăn cách trở thì những chàng trai cô gái ấy vẫn yêu nhau. Đêm qua đi rồi ngày mới lại về mang yêu thương cùng trở về để họ được sống hạnh phúc cùng nhau suốt đời. Có thể nói, tình yêu trong thơ Nguyễn Bính được biểu hiện trên cái nền thiên nhiên quen thuộc của làng quê Việt 48 Nam. Qua ngòi bút tài tình của nhà thơ, những hình ảnh thiên nhiên trong thơ không chỉ dừng lại ở mức miêu tả cảnh sắc mà ẩn đằng sau đó là cái tình quê e ấp, bẽn lẽn của trai gái yêu nhau. Đó chính là nét đặc sắc, cái riêng biệt của thơ Nguyễn Bính. 2.2.2 Tình yêu dang dở Nguyễn Bính tự nhận mình là “thi sĩ của yêu thương”. Thơ tình của ông là niềm khao khát cháy bỏng, yêu say đắm, tha thiết. Tình yêu đôi lứa của trai gái làng quê được ông thể hiện rất thành công. Bên cạnh cái trong sáng, tươi đẹp, sự thăng hoa trong tình yêu thì vẫn còn đâu đó bao mối tình dang dở, gợi buồn. Nguyên nhân đầu tiên của tình yêu dở dang có thể kể đến là do sự xa cách, xa cách nhau về mặt địa lí. Thường là chàng trai sẽ là người ra đi để người con gái ở lại phải chịu cảnh chờ đợi. Không chỉ riêng thơ Nguyễn Bính mà ngay cả trong ca dao xưa, sự xa cách trong tình yêu, sự chờ đợi người yêu cũng được các tác giả dân gian thấu hiểu, cảm thông sâu sắc: “Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” (Ca dao) Hình ảnh cô lái đò chờ đợi người yêu quay trở về nhưng trớ trêu thay càng chờ đợi bao nhiêu lại càng tuyệt vọng bấy nhiêu. Không chỉ riêng cô lái đò mà còn nhiều những cô gái quê khác trong thơ Nguyễn Bính cũng đợi chờ người yêu. Mùa xuân qua lại chờ đợi mùa xuân khác đến. Thời gian cứ vô tình trôi qua nếu còn chăng chính là nỗi buồn của cô gái, một nỗi buồn phải âm thầm chịu đựng nhưng với sức trẻ của tuổi thanh xuân, niềm tin vào tình yêu, họ vẫn cứ chờ. Cô lái đò đã từng có mối tình đầy ấp hạnh phúc nhưng rồi không biết vì lí do gì mà chàng trai ra đi để lại cho cô cả bầu trời thương nhớ chờ đợi. Đã mấy mùa xuân trôi qua chẳng lẽ cô cứ ôm lòng chờ đợi, người con gái ấy đã đi lấy chồng theo quy luật “trai lớn lấy vợ gái lớn gã chồng”: “Bỏ thuyền, bỏ lái bỏ bờ sông Cô lái đò kia đi lấy chồng Vắng bóng cô em từ dạo ấy Để buồn cho những khách sang sông” (C (Côô lái đò đò)) Tình yêu đẹp, trong trắng lại phải tan vỡ, lỡ làng bởi chen giữa mối tình ấy chính là sự dối lừa, phụ bạc. Trong tình yêu không ai lại muốn nhận lấy sự đau khổ nhưng 49 tiếc thay họ phải chia lìa nhau vì sự gian dối, bạc tình đã trở thành bức tường vô hình ngăn cách giữa hai người. Tình yêu cần có sự chân thành, chung thủy giữa hai người. Nếu một trong hai người đánh mất đi những điều ấy thì cuộc tình duyên sẽ không bao giờ đến được bến bờ hạnh phúc, không bao giờ xây đắp được quả tròn hạnh phúc. Nỗi đau đớn xót xa không gì bù đắp được, những điều ấy đi vào trong thơ Nguyễn Bính tạo thành những dòng thơ ướt đẫm lệ sầu: “Vâng, chính là cô chửa yêu ai, Lần đầu đan áo kiểu con trai Tôi về thu cả ba đông lại Đốt hết cho cô khỏi thẹn lời” (V (Vââng) Sự dang dở trong tình yêu còn được thể hiện qua những mối tình đơn phương. Dường như đây là nguyên nhân phổ biến nhất mà ta thường gặp của nỗi đau trong tình yêu. Dẫu biết rằng không có gì đau khổ hơn việc yêu đơn phương, yêu một người nhưng không cách nào nói ra tấm lòng của mình, tình yêu không được đáp lại có thể do người đó đã có hạnh phúc riêng hay do người đó không biết có một người đang thầm yêu trộm nhớ: “Hồn tôi như vũng nước đầy Em như cữ nắng bảy ngày chưa thôi Nắng đưa vũng nước lên giời Làm mây lơ lửng để rồi làm mưa Vũng khô năm đợi mười chờ Mưa sang xứ khác. Ai ngờ hồn tôi” ũng nướ c) (V (Vũ ước) Tình yêu không trọn vẹn chỉ vì chưa kịp ngỏ lời thì người yêu đã cùng ai kia xây đắp hạnh phúc mới. Cô gái trong bài Qua nh nhàà đã cất bước sang ngang cùng mối tình duyên mới. Để lại trong lòng chàng trai cả sự nuối tiếc không nguôi. Nuối tiếc tự trách bản thân mình tại sao không dám dũng cảm bày tỏ tấm lòng của mình với cô gái để bây giờ cõi lòng tan nát khi nhìn cô ấy bước lên xe hoa nhưng người ngồi bên cạnh cô lại là một người khác: “Từ ngày cô đi lấy chồng Gớm sao có một quãng đồng mà xa 50 Bờ rào cây bưởi không hoa Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo” (Qua nh nhàà) Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ trong tình yêu: câu chuyện tình duyên éo le của người “chị” trong Lỡ bướ ướcc sang ngang. Đó là cuộc hôn nhân được sắp đặt trước không có tình yêu. Có lẽ hôn nhân của cô do họ hàng định đoạt như một cuộc trao đổi hàng hóa mà không màn đến hạnh phúc của cô gái ấy. Cô gái rất buồn, rất đau khổ khi về nhà chồng. Những tưởng hạnh phúc đã bắt đầu mỉm cười khi có một tình yêu thực sự, tình yêu lí tưởng, thiết tha đến với cô lần thứ hai nhưng khổ nỗi tình yêu ấy không được thừa nhận. Vì vậy, niềm hạnh phúc chung đôi lại một lần nữa đã vụt bay khỏi người con gái ấy “Chị giờ sống cũng bằng không. Coi như chị đã ỡ bướ sang sông đắm đò” (L (Lỡ ướcc sang ngang). “Chưa trọn đạo con, tròn nghĩa chị. Lòng nào dám tưởng tới tơ duyên”. Đó là ng, khi thấy mình thiếu trách lời tâm sự của cô gái quê trong bài Lòng nào dám tưở ưởng nhiệm chăm sóc, lo lắng cho cha mẹ lúc cha mẹ tuổi đã xế chiều, tóc đã ngả màu sương gió. Giữa chữ hiếu và chữ tình buộc cô phải chọn lựa và cô quyết định từ bỏ đi hạnh phúc cá nhân. Rất đau đớn nhưng biết làm sao hơn khi trách nhiệm đối với gia đình quá lớn lao, nặng nề đã đè nặng lên đôi vai bé nhỏ của cô. Đọc bài thơ ta cảm thấy cảm thương cho nhân vật, lòng hiếu thảo rất đáng được ca ngợi. Cho dù khao khát hạnh phúc chung đôi nhưng rồi người con gái quê ấy đành phải nén đau đớn, gạt đi nước mắt, đặt trách nhiệm chăm lo cho gia đình lên trên hạnh phúc riêng. Tình duyên chưa tròn còn do cái chết đột ngột của cô gái còn rất trẻ “Đêm qua ườ nàng đã chết rồi. Nghẹn ngào tôi khóc quả tôi yêu nàng” (Ng (Ngườ ườii hàng xóm). Vẫn chưa kịp tận hưởng hết những thú vui ở đời, chưa làm tròn trọng trách với gia đình, chưa có được hạnh phúc lứa đôi thì người con gái ấy đã ra đi đột ngột do bàn tay của đấng tạo hóa. Số phận ngang trái, hẩm hiu đã không cho cô có quyền mơ ước, khao khát một tình yêu chân thành. Nguyễn Bính tỏ ra là một người thấu hiểu và diễn tả rất xúc động những duyên cớ ấy. Bên cạnh đó, còn có bao mối tình tan vỡ vì sức mạnh của đồng tiền. Bao nhiêu người yêu nhau thắm thiết, chân thành mong cùng người yêu kết thành vợ chồng nhưng không thực hiện được chỉ vì: 51 “Châu ngọc làm sao hái được nhiều Tôi là thi sĩ của yêu thương Lấy đâu xe cưới ngời hoa trắng? Với những mâm cau phủ lụa điều?” ời quan tái) (M (Mộột tr trờ Cuộc đời có mấy khi được như ý muốn của con người. Nhưng chúng ta vẫn có quyền mơ ước, mơ ước về một ngày mai tốt đẹp hơn, tình yêu chân thành sẽ đến với mình. Dẫu có những lúc đau khổ, xót xa khi tình duyên chưa trọn vẹn nhưng rồi con người cũng sẽ vượt qua được. Những chàng trai cô gái quê trong thơ Nguyễn Bính cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Có lẽ thời gian sẽ làm lành mọi vết thương lòng, xóa tan bao kỉ niệm không vui để rồi sau đó họ lại có thể mỉm cười cầu chúc cho người yêu được hạnh phúc mãi mãi: “Cao tay nâng chén rượu đầy Mừng em: Em sắp lấy chồng xuân nay” ượ u xu (R (Rượ ượu xuâân) Thơ tình Nguyễn Bính mang theo bao nỗi lòng của trai gái làng quê. Thơ là sự giãi bày tâm sự của họ về sự dang dở trong tình yêu. Điều đáng trân trọng ở nhà thơ là ông không chỉ sáng tác thơ cho riêng bản thân ông mà ông luôn biết đón nhận, cảm thông, chia sẻ với tình yêu còn gặp nhiều đau đớn, xót xa. Cảm thương cho sự bạc mệnh của cô hàng xóm, cảnh đời ngang trái của người chị lỡ bước sang ngang, sự chờ đợi vô vọng của cô lái đò, nỗi đau của chàng trai khi bị phụ tình. Lời thơ nhẹ nhàng như lời tâm tình đã tìm được những tâm hồn đồng điệu. 52 ƯƠ NG 3 CH CHƯƠ ƯƠNG Ệ THU ẬT KH ẮC HỌA TH Ế GI ỚI NGH Ệ THU ẬT NGH NGHỆ THUẬ KHẮ THẾ GIỚ NGHỆ THUẬ Ơ NGUY ỄN BÍNH TRONG TH THƠ NGUYỄ 3.1 Sử dụng th ơ quen thu thểể th thơ thuộộc của dân tộc Thơ lục bát là tinh hoa văn hóa tinh thần của dân tộc ta, mang vẻ hồn nhiên tươi thắm của chất trữ tình đồng quê và hương vị, hơi thở của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Thơ lục bát đã có từ lâu và từ khi được hình thành cho đến nay thể thơ ấy vẫn phát triển mạnh mẽ qua từng giai đoạn văn học. Trong nền văn học trung đại, thơ lục bát cổ truyền ấy đem lại sự thành công lớn cho nhiều nhà thơ trong đó đáng chú ý phải kể đến kiệt tác Truy Truyệện Ki Kiềều của đại thi hào Nguyễn Du. Trong phong trào Thơ mới, nổi bật hơn cả về tài sử dụng thơ lục bát chính là nhà thơ Nguyễn Bính. Bằng tài năng làm thơ ông đã biết cách làm cho những tác phẩm của mình đi vào lòng người đọc cách tự nhiên với việc vận dụng thành công thơ lục bát cổ truyền. Đặc điểm đầu tiên mà ta nhận thấy ở thơ lục bát là sự xuất hiện có đôi có cặp của các câu thơ. Thơ lục bát là thể văn vần, mỗi cặp gồm một câu 6 tiếng và một câu 8 tiếng liên tiếp nhau. Sự kết hợp hài hòa ấy tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh về kết cấu, nhịp điệu, vần điệu. Chẳng hạn như khi nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam thì chỉ với một cặp lục bát đã truyền tải được hết quan điểm của tác giả dân gian khi nói về số phận hẩm hiu của người phụ nữ: “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” (Ca dao) Cặp lục bát 6 tiếng 8 tiếng có thể xem là một cấu trúc chỉnh thể tối thiểu của thơ lục bát. Bởi vì thơ lục bát thường không bị giới hạn bởi số câu, thông thường một bài thơ lục bát mở đầu bằng câu 6 chữ và kết thúc bằng câu 8 chữ. Hai câu 6 – 8 kết hợp với nhau theo nguyên tắc vần chân và vần lưng hiệp vần với nhau theo thanh bằng, thể thơ này rất phù hợp cho việc thể hiện mọi cung bậc tình cảm của con người như tình yêu đôi lứa, than thân, nhớ nhung, buồn thương… thích hợp cho giọng kể, tâm sự, cho những nỗi niềm buồn đau, thương xót, bâng khâng, nhớ nhung. Đoàn Hương viết: “Có thể nói Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ bậc nhất của thế kỉ này về thơ lục 53 bát” [11; tr.164]. Thơ lục bát của ông đến ngày hôm nay vẫn không bị nhòe đi trong làng thi ca hiện đại bởi vì “Thơ lục bát của Nguyễn Bính gần với ca dao, lấy hương, lấy nhụy của ca dao để làm điểm tựa tinh thần và tạo hồn cho thơ của mình” [13; tr.125 – 126]. Có thể nói, ông sử dụng thơ lục bát như một sở trường vốn có, làm cho thơ ông có vị trí đáng kể trong dòng chảy thi ca hiện đại của dân tộc. Chúng tôi đã khảo sát thơ Nguyễn Bính trong quyển Thơ tình Nguyễn Bính do Kiều Văn biên soạn và giới thiệu (NXB Tổng hợp Đồng Nai) và quyển Nguyễn Bính thơ và đời do Hoàng Xuân tuyển chọn (NXB văn học, 2005) trong số 144 bài thơ thì có đến 53 bài viết theo thể lục bát. Nguyễn Bính đã rất trân trọng và sử dụng điêu luyện thể thơ này. Đồng thời cũng có thể nói rằng, thể thơ lục bát đã giúp Nguyễn Bính thể hiện tinh tế những cung bậc cảm xúc của tâm hồn thi sĩ. Điều đó cho thấy sự hòa hợp giữa đối tượng nhận thức và phương thức truyền tải là một điều quan trọng trong quá trình sáng tác của các nhà văn, nhà thơ. Kiểu ngắt nhịp trong thơ Nguyễn Bính gần với kiểu ngắt nhịp trong thơ lục bát dân tộc. Cụ thể, nhịp của câu lục thường rơi vào nhịp chẵn theo kiểu 2/2/2, 2/4 hoặc 4/2, nhịp 2/2/2/2 hay 4/4 ở câu bát. Cách ngắt nhịp ấy làm cho thơ lục bát của ông vang lên cái “hồn xưa dân tộc”, gắn với thơ cổ truyền dân tộc. Hơn nữa, cách ngắt nhịp này tạo âm hưởng trầm buồn, tha thiết cho thơ: “Cậy em / em ở lại nhà Vườn dâu em đốn / mẹ già em thương” ỡ bướ (L (Lỡ ướcc sang ngang) Kế thừa những tinh hoa của thơ lục bát dân tộc thì Nguyễn Bính còn có nhiều sáng tạo độc đáo khác như kiểu ngắt nhịp 3/3/2 ở câu bát tạo cho lời thơ thêm sinh động, mượt mà, kiểu ngắt nhịp ấy tạo sự xuất hiện bất ngờ những tình huống, bối cảnh của câu chuyện mà thi nhân muốn tâm tình: “Dừng chân trước cửa nhà nàng Thấy hoa vàng / với bướm vàng / hôn nhau” (D (Dòòng dư lệ) Thương cho số phận long đong, bạc phận của người chị trong bài Lỡ bướ ướcc sang ngang, sự xót xa, tủi nhục như vang lên theo từng nhịp thơ: “Chị từ lỡ bước sang ngang Trời giông bão / giữa tràng giang / lật thuyền” 54 Kiểu ngắt nhịp 3/3 ở câu lục và 3/5 hoặc 3/3/2 ở câu bát trong một số bài thơ khác của ông như: “Anh đi đấy / anh về đâu? Cánh buồm nâu / cánh buồm nâu / cánh buồm…” (C (Cáánh bu buồồm nâu) Lời thơ Nguyễn Bính giàu nhạc điệu, mềm mại mang cái hồn quê đúng diệu của dân tộc. Điều đó có được là do cách gieo vần của nhà thơ, hầu như câu thơ nào cũng có vần điệu. Nguyễn Bính rất có tài trong việc vận dụng phối hợp giữa sự uyển chuyển, giàu tính nhạc của thơ lục bát với sự “quê mùa” trong phong cách sáng tác của ông để tạo nên những câu thơ thật hay, thật mộc mạc: “Hồn tôi như vũng nước đầy Em như cữ nắng bảy ngày chưa thôi” ũng nướ c) (V (Vũ ước) “Ngày xưa dệt cửi chăn tằm Em còn bé lắm mười lăm tuổi đầu” (L (Lààm dâu) Thơ lục bát Nguyễn Bính nhẹ nhàng, thanh thoát nhờ vào lối gieo vần theo kiểu mô phỏng thơ lục bát cổ truyền dân tộc. Bên cạnh những bài thơ được gieo vần theo nguyên tắc truyền thống ấy thì thơ Nguyễn Bính còn có một số bài có cách gieo vần khá độc đáo, vần điệu được khai thác triệt để giúp cho việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình thêm cảm xúc, sâu lắng và sâu sắc như Em với anh, Nàng đi lấy ch chồồng, Nh Nhàà tôi: “Lòng anh như hoa hướng dương Trăm nghìn đổ lại một phương mặt trời Lòng em như cái con thoi Thay bao nhiêu suốt mà thoi vẫn lành!” (Em với anh) Sở dĩ thơ ông dễ nhớ dễ thuộc một phần cũng là do ông đã khéo léo sử dụng thể thơ quen thuộc của dân tộc làm cái khung cho các tác phẩm của mình. Một phần cũng là nhờ vào sức mạnh bút pháp của ông đã thổi luồng gió mới vào thơ lục bát cổ truyền. Theo Mã Giang Lân: “Ông lại có sở trường về lục bát và đưa vào lục bát cổ truyền cái bản sắc của thơ mới: những hình ảnh lạ, những từ ngữ mới và một cái buồn man mác 55 của tâm hồn người tiểu tư sản những năm trước cách mạng” [13; tr.145]. Những năm tháng tha hương, Nguyễn Bính ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của cuộc sống thành thị. Vì vậy thơ ông xuất hiện khá nhiều những hình ảnh lạ, từ ngữ mới cũng là điều dễ hiểu như “cát bụi kinh thành”, “một trời quan tái”, “sầu đô thị”, “rượu viễn phương”: “Hồn cô cát bụi kinh th thàành Đa đoan vó ngựa chung tình bánh xe” (T (Tìình tôi) “Tôi uống cả em và uống cả ời quan tái, mấy cho say!” Một tr trờ ời quan tái) (M (Mộột tr trờ “Sớm nay sực tỉnh sầu đô th thịị Tôi đã về đây rất vội vàng” y?) (Sao ch chẳẳng về đâ đây?) Một số bài thơ ông sử dụng biện pháp đảo ngữ, đảo những từ láy lên đầu câu nhằm nhấn mạnh hành động, tính chất, trạng thái, tâm trạng của nhân vật trữ tình: “Bơ vơ hai cái chung tình gặp nhau” (G (Gặặp nhau) “Dang dở một thân nơi đất khách” (Qu (Quáán tr trọọ) “Xót xa một buổi soi gương cũ” y) (Sao ch chẳẳng về đâ đây) Một điểm mới của thể thơ lục bát của thơ mới dân gian Nguyễn Bính so với thể thơ lục bát cổ truyền đó là việc hình thành khổ thơ. Khái niệm “đơn vị khổ thơ” chưa hề có ở thơ lục bát cổ truyền. Đơn vị khổ thơ lục bát của Thơ mới dân gian Nguyễn Bính rất đa dạng, chẳng hạn như trong một bài thơ có khổ thơ 2 dòng lục bát, khổ 4 dòng, khổ 6 dòng, hoặc nhiều hơn nữa các khổ thơ tập hợp lại tạo thành một bài thơ. Vị trí đứng của chúng cũng khá đa dạng. Có khi khổ thơ đứng ở đầu một bài thơ để mở đầu câu chuyện mà Nguyễn Bính muốn tâm tình hay để làm xuất hiện tình huống, khung cảnh trong thơ ông: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người” (T ươ ng tư) (Tươ ương 56 Cũng có lúc khổ thơ lục bát đứng ở giữa bài thơ giúp cho việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình thêm rõ nét. Nỗi cô đơn, nặng trĩu nỗi buồn của nhân vật trữ tình như hiện lên trước mắt người đọc chỉ với một khổ 4 dòng thơ lục bát. Bởi những câu thơ tự do ở đoạn đầu và đoạn cuối phần lớn mang tính chất tự thuật, kể hay tâm tình vẫn chưa có chỗ cho nhân vật bộc lộ tâm trạng, suy nghĩ của chính họ: “Vâng, từ ân ái nhỡ nhàng Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa Tầm tầm giời cứ đổ mưa Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm” ườ (Ng (Ngườ ườii hàng xóm) Có đôi khi khổ thơ lục bát đứng ở cuối bài thơ với nhiệm vụ kết thúc một bài thơ, khép lại một câu chuyện mà thi nhân đã tâm sự, đã kể lại cho chúng ta nghe qua những vần thơ của ông: “Có người con gái đan tơ Vẫy tay ý muốn sang nhờ bãi đay Sao cô không gọi sáng ngày? Giờ thuyền tôi đã chở đầy thuyền mơ Con sông nó có hai bờ Tôi chưa đỗ trạng, thôi cô lại nhà…” (Gi (Giấấc mơ anh lái đò đò)) Dù là cách tân thơ lục bát cổ truyền nhưng thơ Nguyễn Bính vẫn còn giữ lại được cái hồn của dân tộc, mỗi bài thơ là một chỉnh thể chặt chẽ, hài hòa, thống nhất với nhau. Phong cách sáng tác độc đáo đậm chất quê làm cho thơ ông không bị thời gian đào thải mà ngược lại rất có giá trị. Những gì mà ông đã đem lại cho bạn đọc nói riêng cũng như văn đàn thi ca hiện đại nói chung rất đáng trân trọng. Nguyễn Bính như một bông hoa độc đáo, tỏa ra ngàn hương sắc trong vườn thơ phong trào Thơ mới. Xin dẫn lại nhận xét của Hoài Thanh “Giá Nguyễn Bính sinh ra thời trước, tôi chắc người đã làm những câu ca dao mà dân quê vẫn hát quanh năm và những tác phẩm của người, bây giờ đã có vô số những nhà thông thái nghiên cứu” [16; tr.313]. 57 ơ mang đậ m ch 3.2 Hình ảnh th thơ đậm chấất dân gian Hình ảnh quê hương trở thành đề tài sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Hình ảnh ấy đi vào trong văn thơ được thể hiện như thế nào, cảm nhận chúng ra sao là tùy vào kinh nghiệm, vốn sống, tư tưởng và tài năng của mỗi người nghệ sĩ. Bức tranh làng quê Việt Nam hiện lên một cách đầy đủ nhất trong thơ Nguyễn Bính. Nét văn hóa truyền thống của dân tộc đi vào trong thơ ông theo lối gần gũi, mộc mạc. Nếu không yêu quê hương, không hiểu con người dân quê, không hiểu hết những truyền thống văn hóa của dân tộc thì chắc chắn ông đã không viết được những câu thơ: “Quê hương tôi có cây bầu cây nhị Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang Có cô Tấm náu mình trong quả thị Có người em may túi đúng ba gang … Quê hương tôi có ca dao tục ngữ Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi Một đĩa muối cũng nặng tình chồng vợ Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi” ơ qu ng) (B (Bàài th thơ quêê hươ ương) Nói về hình ảnh thơ Nguyễn Bính, Mã Giang Lân viết: “Bằng cái nhìn tinh tế say đắm ông nhận ra cái hồn quê sâu đậm ẩn chứa trong thiên nhiên cảnh vật. Những hình ảnh quê hương trong thơ Nguyễn Bính không chỉ dừng lại ở mức tả mà bao giờ cũng có hồn, có khả năng làm rung động chúng ta.” [11; tr.143]. Vì thế mà những hình ảnh về cảnh quê, tình quê hiện lên trong thơ Nguyễn Bính thật quen thuộc, gắn với cuộc sống của người dân chân lấm tay bùn. Bức tranh quê đầy màu sắc tươi sáng với hình ảnh của hoa cỏ may, hoa chanh, hoa xoan vô cùng quen thuộc và gần gũi, hình ảnh của những mảnh vườn: vườn cà, vườn dâu, vườn chè gắn bó máu thịt với người dân lao động, cùng với hàng cau, giàn giầu, giậu mồng tơi. Khu vườn trong Nguyễn Bính vẫn còn đó những nguyên vẹn hình ảnh về một quê hương Việt Nam thân quen, đậm đà sắc thái văn hóa dân gian. Bên cạnh đó, những con đường làng, lũy tre xanh, dải đê, ao sen, giếng thơi, mái gianh, cánh đồng lúa, dòng sông, cây đa, bến nước, con đò…luôn luôn có mặt trong thơ Nguyễn Bính và những hình ảnh đó mang một dáng vẻ gì đó rất thân quen, rất Việt Nam. Một bức tranh quê với màu sắc tươi 58 sáng, hình ảnh thơ mang đậm chất dân gian. Bằng cái nhìn lãng mạn, một tâm hồn yêu quê hương tha thiết chính Nguyễn Bính đã góp phần giữ lại vẻ đẹp vốn có của nông thôn Việt Nam: “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn” ườ (Ng (Ngườ ườii hàng xóm) “Nhà tôi có một vườn dâu Có giàn đỗ ván có ao cấy cần Hoa đỗ ván nở mùa xuân Lứa dâu tháng tháng lứa cần năm năm” (Nh (Nhàà tôi) Hình ảnh những cánh bướm bay dập dờn gắn với khung cảnh tươi đẹp. Màu vàng rực rỡ của cánh bướm cùng với màu xanh tươi nguyên của giậu tầm xuân tạo ra khung cảnh rất thơ mộng, đáng yêu: “Qua giậu tầm xuân thấy bướm nhiều Bướm vàng vàng quá, bướm yêu yêu” m vàng) (H (Hếết bướ ướm Con người làng quê quanh năm vất vả, cực nhọc với công việc mưu sinh, họ luôn mong ước ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, đầy đủ hơn. Nguyễn Bính như thấu hiểu điều ấy vì thế mà thơ ông mang cái khao khát, ước mơ về cuộc sống thanh bình của người dân quê. Khung cảnh nông thôn tươi sáng như lụa gắn với cái hồn quê cố hữu, không có chỗ cho cái đìu hiu, rũ rượi. Thơ Nguyễn Bính như một kí ức về quê hương vẫn còn đọng lại trong tâm trí của nhiều người. Đọc thơ Nguyễn Bính người đọc có thể bắt gặp rất nhiều hình ảnh “bến đò”. Hình ảnh “bến đò” xuất hiện khá nhiều trong ca dao dân ca và hình ảnh ấy mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Có thể nói, cây đa, bến đò ngày xưa là nơi để các đôi trai gái gặp gỡ, hò hẹn, hay chia tay nhau: “Hôm nay dưới bến xuôi đò Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau” (Kh (Khôông đề đề)) 59 “Có lẽ ngày mai thuyền ngược sớm Thôi nàng ở lại để… quên tôi” (Th (Thôôi nàng ở lại) “Khóm cúc tuôn đôi dòng lệ cũ Con thuyền buộc một mối tình nhà” (Oan nghi nghiệệt) Hình ảnh làng quê Bắc Bộ hiện lên thật rõ nét trong thơ Nguyễn Bính qua cách gọi tên thôn xóm: “Mưa bụi nên em không ướt áo Th Thôôn Đoài cách có một thôi đê” ưa xu (M (Mư xuâân) “Th Thôôn Vân có biếc có hồng Biếc trong nắng sớm hồng trong vườn chiều” (Anh về qu quêê cũ) ng đi qua ngõ” “Hội chèo làng Đặ Đặng ưa xu (M (Mư xuâân) “Quên cả làng Ngang động trống chèo” m vàng) (H (Hếết bướ ướm Thôn Đoài, làng Ngang, làng Đặng… là những tên gọi quen thuộc ở vùng quê Bắc Bộ. Trong thôn xóm ấy cảnh vật và con người, cảnh và tình như hòa quyện vào nhau, Nguyễn Bính lấy cảnh tả tình. Những cảm xúc, những rung động trong tâm hồn đều được Nguyễn Bính thể hiện rất thành công. Có thể nói, nhân vật trữ tình trong thơ ông cũng chính là cái tôi trữ tình của chính nhà thơ. Lời thơ mượt mà, hình ảnh thơ gợi cảnh quê thật trong sáng, gợi tình. Ông yêu mến cái đẹp, hồn thơ luôn hướng về cái đẹp bình dị, mộc mạc của thôn xóm Việt Nam. Những dòng thơ gần gũi đưa ta trở về một miền quê với cảnh sắc, không khí đúng điệu làng quê Việt Nam. Quê hương qua cái nhìn của nhà thơ càng trở nên rất đỗi thân quen, gợi tình. Cái hồn quê của dân tộc cũng chính là linh hồn trong thơ ông. Vì “Ông luôn bị cuộc sống của làng quê như mảnh đất thiêng liêng thu hút, níu kéo, nơi đã phát sinh ngọn nguồn thơ ca và phát lộ tài năng của Nguyễn Bính. Quê hương hai tiếng thân yêu gần gũi ấy ở Nguyễn Bính không khuôn lại và khép kín mà mở ra với 60 nhiều miền quê hương trong liên tưởng để có thể nghĩ đến một cái gì cao xa, rộng lớn hơn về quê hương đất nước” [13; tr.115]. ữ tình, sâu lắng 3.3 Gi Giọọng điệu tr trữ Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống, ta thường chỉ nghe giọng nói nhận ra con người thì trong văn học, giọng điệu giúp chúng ta nhận ra tác giả. Người đọc có thể nhận thấy quan điểm, tư tưởng, thái độ, phong cách nghệ thuật, cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của nhà văn, nhà thơ thông qua giọng điệu. Giọng điệu của nhà thơ là một trong những đặc điểm của thời kì Thơ mới. Hầu như không nhà thơ nào giống nhà thơ nào. Đây có thể xem là đặc điểm tạo nên nét riêng cho từng nhà thơ “Trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc, một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” [11; tr.221]. Hồn thơ “quê mùa” của Nguyễn Bính cứ luôn vang vọng mãi trong tâm hồn người Việt Nam. Nước ta giai đoạn 1930 – 1945, con người đang bị cuốn theo trào lưu của cơn lốc “âu hóa”, trong xã hội mà con người ta đua theo lối sống tân thời thì Nguyễn Bính lại đi ngược lại với trào lưu ấy. Lúc này Nguyễn Bính lại kể chuyện quê, nói giọng tâm tình trong thơ ông. Ông như hóa thân vào nhân vật trữ tình để nói hộ tâm trạng của họ. Nguyễn Bính nhập vai vào cô gái quê để kể về mối tình của cô, một mối tình được dư luận chú ý hơn cả sự mong đợi của họ bằng giọng quê mùa: “Em nghe họ nói mong manh Hình như họ biết chúng mình với nhau” ờ nhau) (Ch (Chờ Giọng điệu trong thơ nguyễn Bính “Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Bính rất đậm, rất rõ từ nội dung đến hình thức. Tâm hồn dân tộc, giọng điệu dân tộc là chất men để thơ ông thấm sâu vào trí nhớ người” [13, tr.144]. Thơ ông không bị lãng quên theo thời gian một phần là nhờ vào giọng điệu tâm tình, sâu lắng trong hồn thơ của ông. Trong cái xã hội mà con người đang dần dần chịu ảnh hưởng của lối sống thành thị, tân thời. Thơ Nguyễn Bính với giọng tâm tình, chân quê lại tìm được con đường 61 đi riêng đi vào trái tim bạn đọc “Nguyễn Bính giống như một con chim sơn ca đồng nội bình dị, nó hót cái giọng riêng của mình trong bản giao hưởng thi ca buổi sáng của thế kỉ này trong văn chương Việt Nam và một nửa thế kỉ trôi qua rồi mà người đọc vẫn nhớ, vẫn đọc giọng thơ ấy”. [13; tr.166]. Giọng thơ Nguyễn Bính thường là giọng kể, tâm sự mang âm hưởng của thơ ca dân gian. Mỗi bài thơ là mỗi câu chuyện, mỗi kỉ niệm, mỗi hoàn cảnh, hay đó là một u, Hà Nội ba sáu ph nỗi buồn day dứt như bài Lỡ bướ ướcc sang ngang, Hoa với rượ ượu phốố ườ ng… được ông thể hiện bằng giọng thơ tâm tình. Ông như thấu hiểu, đồng cảm, ph phườ ường chia sẻ với nhân vật trữ tình. Bằng cái nhìn tinh tế, sâu sắc người dân quê, Nguyễn Bính đã có thể chạm đọc đến trái tim của bạn đọc. Bài Lỡ bướ ướcc sang ngang là câu chuyện tình duyên lỡ làng của nhân vật chị. Ông để cho nhân vật tự kể lại câu chuyện của mình bằng lời tâm sự với người em về cuộc hôn nhân không tình yêu, tâm trạng buồn, đau khổ của chị khi về nhà chồng. Một cuộc hôn nhân do người lớn sắp đặt, cô không có quyền lựa chọn, xã hội Việt Nam nơi mà quyền sống của người phụ nữ vẫn chưa được tôn trọng đúng mức, họ luôn bị ràng buộc bởi nhiều nguyên tắc cứng nhắc. Ngay cả trong tình yêu họ luôn là người chịu nhiều bất hạnh nhất. Một cuộc hôn nhân hoàn toàn không mang lại hạnh phúc cho chị. Đến lần thứ hai, hạnh phúc đến với chị bằng một tình yêu thực sự, chân thành. Nhưng trớ trêu thay niềm hạnh phúc đó kéo dài chưa bao lâu lại phải tan vỡ, họ buộc phải nói lời chia tay nhau trong dòng “lệ ròng ròng” của người chị: “Mười năm gối hận bên giường Mười năm nước mắt bữa thường thay canh Mười năm đưa đám một mình Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên” Sự ngang trái, éo le trong tình duyên của chị đáng nhận được sự đồng cảm của mọi người. Đọc bài thơ ta lại thấy thương cảm cho chị, thương cho số phận bi thảm, thương cho nỗi đau đớn, xót xa mà chị phải chịu khi về nhà chồng. Nhà thơ đã kể lại cuộc tình duyên ấy bằng giọng nghẹn ngào Nguyễn Bính viết: “Chị giờ sống cũng bằng không Coi như chị đã sang sông đắm đò” ỡ bướ (L (Lỡ ướcc sang ngang) 62 Nguyễn Bính viết thơ không nhằm mục đích viết chỉ để đọc, mục đích chính của ông thơ là viết để tâm tình, tâm sự. Những mẫu chuyện như thật mà ông kể trong thơ làm cho người đọc cứ vấn vương, khắc khoải trong lòng và “Ở Nguyễn Bính dường như có nhiều giọng điệu thi ca, có niềm vui với khung cảnh tươi đẹp của làng quê và cũng có nhiều nỗi buồn, phần ở đời, phần là của riêng mình” [11; tr.246]. Bên cạnh đó, trong thơ Nguyễn Bính ta còn nhận ra giọng điệu vui tươi, phấn khởi khi ông viết về cuộc sống làng quê hạnh phúc. Niềm vui khi xuân đến, không khí xuân tràn ngập khắp các ngõ thôn xóm. Bên hiên nhà muôn hoa nở thắm tươi, những tia nắng ban mai dịu dàng và cả tiếng chim hót như reo vui chào đón năm mới. Ở đâu đó trong khung cảnh xuân ấy, ta lại bắt gặp hình ảnh bao tà áo bay, bao nụ cười trong sáng của người dân quê khi đất trời đang độ sang xuân. Tất cả những nỗi niềm đó được Nguyễn Bính thể hiện bằng giọng thơ vui tươi, hào hứng, chính giọng điệu ấy góp phần khắc họa nên bức tranh làng quê sống động vào mùa xuân: “Từng đàn con trẻ chạy xun xoe Mưa tạnh giời quang nắng mới hoe Lá nõn nhành non ai tráng bạo Gió về từng trận gió bay đi” (Xu (Xuâân về) Thơ Nguyễn Bính được xem là “Cái dấu nối thơ hiện đại và thơ dân gian” [13; tr.278]. Phong cách sáng tác của ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa dân gian dân tộc. Đặc biệt ở phương diện nghệ thuật, có thể nói, giọng than vãn của ông chịu ảnh hưởng của điệu than của làn điệu dân ca “Điệu than đã đưa cảm xúc của người đọc đến những vùng mà sự rung động của trái tim trào lên bao cảm thương với chuyện đời dang dở, đắng cay” [7; tr.246]. Trong tình yêu có biết bao nhiêu điều đáng than thở như: “Tình tôi như đóa hoa hồng Ở mương oan trái trong lòng tịch liêu” (Đó Đóaa hoa hồng) “Tôi rót hồn tôi xuống mắt nàng Hồn tôi là cả một lời van Tôi van nàng đấy! Van nàng đấy! 63 Ai có yêu đương chả vội vàng?” ườ (Ng (Ngườ ườii con gái ở lầu hoa) Than vãn khi một lần nữa nhà thơ phải đón một cái tết ở nơi xa, cái không khí ấm cúng quây quần bên mâm cơm gia đình, bên bạn bè, người thân trong những ngày đầu xuân có lẽ chỉ còn là những mảng kí ức để nhà thơ hoài niệm nhớ về quê hương Việt Nam thân thương: “Tết này chưa chắc em về được Em gửi về đây một tấm lòng Chao ôi, tết đến mà không được Trông thấy quê hương thật não nùng!” ng) (Xu (Xuâân tha hươ ương) Nguyễn Bính ngôi sao sáng của bầu trời thơ ca thời kì Thơ mới. Cái chất “chân quê”, giọng thơ “quê mùa” đã được đề cập khá nhiều trong những bài phê bình, bình luận của Hoài Thanh, Tô Hoài, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Điệp, Mã giang Lân, Đỗ Lai Thúy… có thể nói giọng tâm tình của Nguyễn Bính đã “vun xới” cho vườn thơ thi ca dân tộc thêm màu sắc tươi mới, tạo nên sức sống bền bỉ trong lòng những ai yêu mến thơ ông. Thơ Nguyễn Bính như một dòng tâm tình đến với trái tim bạn đọc “Gần ba thập kỉ qua kể từ ngày mất, thơ Nguyễn Bính vẫn ở trong lòng bạn đọc như một dòng chảy trong vắt của đồng quê, nguồn thơ sẽ đi xa và đến được nhiều miền đất lạ trong tương lai” [7; tr.264]. ữ bình dị, trong sáng 3.4 Ng Ngôôn ng ngữ Phong cách “chân quê” của Nguyễn Bính còn được thể hiện qua ngôn ngữ thơ bình dị, trong sáng mà ông dùng. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính bình dị, trong sáng, rất đời thường gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động. Đoàn Hương trong bài viết Nguyễn Bính thi sĩ nhà quê đã viết: “Có lẽ Nguyễn Bính là người đem nhiều nhất những mã ngôn ngữ của đời sống dân dã vào thơ Việt Nam hiện đại” [13; tr.162]. Ngay từ nhỏ nhà thơ đã sớm chịu ảnh hưởng sâu sắc của ca dao dân ca qua những lời hát ru của mẹ. Vì vậy cách nói của ông cũng là cách nói của ca dao, ngôn ngữ thơ cũng vậy “Thơ của Nguyễn Bính là thơ của những cái cụ thể những hiện thực của đời sống tồn tại xung quanh chúng ta và trong bản thân chúng ta… Tất cả con người và sự 64 vật hằng ngày ở xung quanh chúng ta qua thơ ông trở thành hiện thân của cái đẹp, cái đẹp của đời sống dân dã và cái đẹp của thi ca nghệ thuật” [13; tr.165]. Kế thừa những tinh hoa của văn hóa dân tộc, nhà thơ đã cho chúng ta thấy được tài năng sáng tạo nghệ thuật qua việc ông dựa trên cái nền của ca dao dân ca, vận dụng những hình ảnh của ca dao dân ca để sáng tác thơ. Trong bài thơ Qua nh nhàà, từ “quảng đồng” là từ chỉ khoảng cách gần, gần nhưng chàng trai không thể qua nhà cô gái ấy, đó là sự mâu thuẫn trong lòng chàng trai. Tác giả dùng biện pháp nói quá để thể hiện sự mâu thuẫn ấy qua từ “gớm sao”. Tại sao chỉ có “một quảng đồng” thôi mà lại là một cái gì đó rất ghê tởm?, đó là vì khoảng cách trong lòng nhân vật trữ tình quá lớn, mọi thứ đã thay đổi cô gái ấy đã cất bước sang ngang cùng tình duyên mới. Từ “hoa” trong câu thơ “Bờ rào cây bưởi không hoa”, tượng trưng cho sự vui vẻ trong tình yêu. Chàng trai rất muốn qua nhà để tìm lại những kí ức đẹp của ngày xưa nhưng lại không thấy người xưa đâu mà chỉ thấy trước mắt cả một không gian vắng lặng, im lìm: “Từ ngày cô đi lấy chồng Gớm sao có một quảng đồng mà xa Bờ rào cây bưởi không hoa Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo” (Qua nh nhàà) Bằng tài năng của mình, ông đã giúp cho chàng trai thể hiện được tâm trạng của một người đang thất tình, sự dang dở trong tình yêu một cách đầy xúc động. Nguyễn Bính như giúp cho chàng trai trút hết bầu tâm sự trong lòng của mình. Ngôn ngữ giàu màu sắc, hình ảnh, âm thanh là sở trường ngôn ngữ của Nguyễn Bính. Lời thơ mộc mạc, quen thuộc như lời tâm tình của tác giả trực tiếp tác động vào giác quan người đọc. Cảnh vật và con người hiện lên rất rõ nét, chẳng hạn như ta thấy màu má đỏ, môi hồng, tóc xanh, mắt biếc, lòng bạc đen, xanh um, trắng ngần…tất cả những màu sắc tươi thắm ấy tạo ra hiệu ứng màu sắc rất thành công cho thơ Nguyễn Bính. Trong bài thơ Lại đi, Nguyễn Bính miêu tả hình ảnh một người con gái với vẻ ngoài rất xinh đẹp, nào là màu má đỏ thắm, đôi môi hồng, đôi mắt tròn, trong. Và đối lập với ngoại hình xinh đẹp ấy lại là “lòng bạc đen”, sự bạc tình, không chung thủy trong tình yêu của cô gái. Qua đó, Nguyễn Bính muốn phê phán những người phụ nữ chỉ đẹp ở hình thức bên ngoài còn trong tâm hồn thì không đẹp, không trong sáng: 65 “Người yêu má đỏ môi hồng Tóc xanh mắt bi biếếc mà lòng bạc đen en”” (L (Lạại đi) Còn trong bài Tình tôi, từ “trong veo” cho ta thấy một tấm lòng thủy chung trong tình yêu, đó là tấm lòng rất tốt, rất trong sáng, không chút tạp chất của nhân vật trữ tình. Sự liên tưởng rất thực tế, gần gũi giúp cho người đọc dễ dàng cảm nhận được thông điệp yêu thương mà Nguyễn Bính muốn truyền tải trong từng bài thơ của ông: “Lòng anh như giếng ngọt trong veo Giăng thu trong vắt biển chiều trong xanh xanh”” (T (Tìình tôi) Ngoài ra, còn thể kể đến nhiều bài thơ khác mà hình ảnh thơ được khắc họa đậm nét qua việc Nguyễn Bính đã vận dụng thành công ngôn ngữ đa sắc màu: “Có một mùa hè hoa phượng th thắắm Nở đầy trong lá phượng xanh tươ ươii Trải dài thảm đỏ con đường tr trắắng ng” ườ c) (M (Mườ ườii hai bến nướ ước) “Tháng giêng vừa tết đầu xuân Xanh um lá mạ, tr trắắng ng ngầần hoa cam” (T (Tỳỳ bà truy truyệện) Thơ Nguyễn Bính mang đến cảm giác êm dịu, nhẹ nhàng cho người đọc bởi những âm thanh quen thuộc, gần gũi vang lên nghe rất êm tai. Nếu không yêu quê, không hiểu quê thì ông đã không thể bắt gặp được những chi tiết tuy nhỏ nhặt nhưng không phải ai cũng có thể viết nó thành thơ. Ta lại nghe tiếng rì rào của mưa, tiếng róc rách của nước suối chảy. Đấy là những âm thanh quen thuộc đối với người dân quê. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Bính không chỉ có màu sắc tươi sáng mà còn có những âm thanh rất đỗi thôn dã vang lên, thiên nhiên vừa có hồn vừa có sắc, sống động như thật lại như hiện lên trước mắt người đọc mỗi khi ta đọc thơ ông. Hàng loạt những từ chỉ âm thanh được Nguyễn Bính khai thác và đưa vào trong thơ. “Rào rào” là tiếng động đều đều, liên tiếp, tiếng mưa rơi nghe rất nhẹ nhàng, không bị chói tai tương tự như một bản tình ca của mưa: Rào rào nghe rạng tiếng mưa rơi” “R (M ưa) (Mư 66 Hay đó còn là tiếng “rì rào”, âm thanh nhỏ, thấp, đều đều của những giọt mưa cứ rơi xuống nghe như tiếng nhạc du dương được phát ra từ cây đàn của người nghệ sĩ: Rì rào những buổi gieo mưa” “R (Đà n tôi) Đàn Trong bài thơ Cô hái mơ, Nguyễn Bính miêu tả thật tinh tế cảnh sắc thiên nhiên của núi rừng, có động Hương Sơn, những bông hoa nở rộ với hương thơm ngào ngạt và đặc biệt đó là con suối với dòng nước trong vắt, tiếng nước suối chảy nhẹ trên sỏi hay len lõi trong từng kẽ đá. Âm thanh ấy gợi cho ta cảm giác rất yên bình của cuộc sống gắn với thiên nhiên núi rừng: “Nhà ta ở gốc cây dương Cách động Hương Sơn nửa dặm đường Có suối nước trong tuôn róc rách Có hoa bên suối ngát đưa hương” (C (Côô hái mơ) Nguyễn Bính còn rất tài hoa khi đưa vào thơ hệ thống ẩn dụ của ca dao nói về tình yêu đôi lứa như cau trầu, bến đò, con thuyền, ánh trăng, hoa bướm… Đấy là những hình ảnh được nhiều nhà thơ cũng như tác giả dân gian hay dùng và nó đã đem lại sự thành công lớn cho họ. Trong tình yêu không thể tránh khỏi sự ngại ngùng, e ấp, chính những dòng thơ mang hình ảnh tượng trưng như thế giúp cho việc thể hiện tình cảm trở nên nhẹ nhàng hơn, trữ tình hơn: “Bao giờ bến mới gặp đò Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau” ươ ng tư) (T (Tươ ương “Đời em là một vườn hoa nở Bướm hẹn về, rồi bướm nói điêu” ướ m nói điêu) (B (Bướ ướm “Năm xưa chở chiếc thuyền này Cho cô sang bãi tước đay chiều chiều” (Gi (Giấấc mơ anh lái đò đò)) 67 “Ai làm cả gió cắt đau Mấy hôm sương muối cho giầu đỏ non” ờ nhau) (Ch (Chờ Hệ thống thành ngữ, tục ngữ như chín nhớ mười thương, một nắng hai sương, đi gió về mưa, đón bạc đưa vàng, bảy nổi ba chìm, một lầm hai lỡ, trăm hờn nghìn tủi, gió lạnh sương sa, má đỏ môi hồng, khoác áo phong trần, ngang sông đắm đò, pháo đỏ rượu hồng, trăm cay nghìn đắng, xây dựng cơ đồ, nhạt thắm phai đào… cũng được nhà thơ sử dụng nhiều, ta như nghe âm vang đâu đó giọng điệu ca dao trong thơ Nguyễn Bính. Nguyễn Bính vận dụng thành ngữ dân gian “bảy nổi ba chìm” và “trăm cay nhìn đắng” để nói về sự linh đinh trong cuộc đời của người con gái phải chịu đựng sự đau khổ rất lớn, để rồi sau đó trái tim yếu mềm của người con gái ấy đã phải “héo” đi, không còn đủ sức để chống lại số phận hẩm hiu và đầy tủi nhục. Chính những thành ngữ ấy góp phần làm tăng giá trị biểu hiện cho thơ ông, gợi cho người đọc một cảm giác buồn man mác và cảm thương cho thân phận người phụ nữ: “Một đi bảy nổi ba ch chììm ng Tr Trăăm cay ngh nghììn đắ đắng ng, con tim héo dần” ỡ bướ (L (Lỡ ướcc sang ngang) Ngoài ra, Nguyễn Bính còn vận dụng cả những điển cố vào trong thơ. Trong bài ời mưa ở Hu thơ Gi Giờ Huếế, nhà thơ sử dụng điển cố “Nợ như chúa Chổm” để nói về cuộc sống nghèo khổ, khó khăn, túng thiếu đến nỗi ngay cả khi “trộm mượn” mà vẫn không đủ: úa Ch “Túi rỗng, nợ nần hơn ch chú Chổổm Ao quần trộm mượn túng đồ thay” ời mưa ở Hu (Gi (Giờ Huếế) Trong bài thơ Hai lòng, nhà thơ mượn hình ảnh “biển sóng cồn”, “chiếc lá khoai” để làm hình ảnh so sánh cho nỗi lòng của trai gái làng quê trong tình yêu đôi lứa. Hình ảnh “Biển sóng cồn” để nói về tình cảm bao la, rộng lớn, một tấm lòng được ví như biển cả mênh mông có khả năng chứa đựng tất cả mọi thứ của nhân vật trữ tình. Đối lập với hình ảnh ấy là hình ảnh “chiếc lá khoai”, như ta đã biết, lá khoai là loại lá có kích thước nhỏ, đặc biệt là không đọng nước, dù ta có đổ bao nhiêu nước thì cũng ra ngoài bấy nhiêu, cũng giống như tình cảm mà chàng trai dành cho cô gái, dù có cố 68 gắng vun đắp bao nhiêu thì cũng bằng không, bởi vì “lòng em như chiếc lá khoai”. Chính những nhóm từ - hình ảnh gần gũi, đời thường do Nguyễn Bính sáng tạo ra đã tạo cho hồn thơ Nguyễn Bính thêm sức sống tươi mới: “Lòng anh như bi biểển sóng cồn Chứa muôn con nước ngàn con sông dài Lòng em như chi chiếếc lá khoai, Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu” (Hai lòng) Nhân vật trữ tình trong ca dao truyền thống thường không xác định chính xác là nhân vật nào. Tác giả dân gian chỉ dùng những đại từ phiếm chỉ như ai, người ta, người ấy, bên ấy, bên này,… dù không xác định rõ ràng đang nói về ai nhưng đây lại là điểm đặc biệt của ca dao. Do không xác định được là ai nên ta có thể vận dụng vào tâm trạng của bất kì người nào, Nguyễn Bính nắm bắt điều đó và vận dụng vào thơ của mình: “Hai thôn chung lại một làng Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?” ươ ng tư) (T (Tươ ương ườ “Ng Ngườ ườii ấy hình như có biết nàng Có lần toan nói chuyện sang ngang,” (Vi (Viếếng hồn trinh nữ) “Ai đi tha thiết với giàu sang Chỉ thắm se rồi lại dở dang” (Mai tàn) Thơ ông ít nhiều còn giữ lại được nét riêng của vùng quê Bắc Bộ qua việc ông sử dụng một số từ ngữ của vùng ấy. Bằng tư chất nghệ sĩ của mình, Nguyễn Bính sử dụng có hiệu quả vốn từ ngữ ở làng quê Bắc Bộ đưa vào trong thơ ca để tạo chất thẩm mĩ riêng cho thơ như giời (trời), giăng (trăng), nhỡ nhàng (lỡ làng), tầm tầm (tầm tầm trời cứ đỗ mưa), năm tao bảy tuyết (năm tao bảy tuyết anh hò hẹn), cỏ áy bờ (cây rũ vườn xiêu cỏ áy bờ), eo óc ( thôn gà eo óc ngoài xa vắng): ời “Gió mưa là bệnh của gi giờ 69 Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng” ươ ng tư) (T (Tươ ương “Láng giềng đã đỏ đèn đâu? Chờ em ăn gi giậập miếng trầu em sang!” ờ nhau) (Ch (Chờ “Sáng gi giăăng chia nửa vườn chè Một gian nhà nhỏ đi về có nhau” ời tr ướ c) (Th (Thờ trướ ước) Có thể nói, những gì Nguyễn Bính đã đóng góp cho nền thi ca Việt Nam hiện đại đáng để chúng ta trân trọng bởi vì “Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng chúng ta. Ta bỗng thấy vườn cau, bụi chuối là hoàn toàn tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tính tình căn bản của ta” [16;tr.313]. Nguyễn Bính tỏ ra rất mực tài tình trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Tình yêu quê hương trở thành nguồn động lực mạnh mẽ giúp ông sáng tác thơ ca ngợi vẻ đẹp của cảnh quê người quê. Thi nhân luôn có ý thức tìm về với cội nguồn dân tộc, hồn xưa dân tộc. Đọc hết những trang thơ Nguyễn Bính ta mới thấy cái tài làm thơ của ông. Có thể nói, Nguyễn Bính là một trong số những nhà thơ bậc nhất về thơ lục bát, một nhà cách tân lớn của thể thơ này cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Bên cạnh đó, những mã ngôn ngữ, hình ảnh thơ được tác giả khai thác từ chính cảnh vật và con người Việt Nam thân thương, quen thuộc. Nhờ vào tài năng và cả sự sáng tạo độc đáo của mình thơ ông luôn chứa đựng sự mới mẻ, muôn màu, muôn vẻ, tránh được cảm giác nhàm chán cho người đọc. Thơ Nguyễn Bính đã mang đến cho thi ca hiện đại một dáng vẻ mới, một sức sống mới tuy giản đơn nhưng cũng thật sâu sắc, gợi hình, gợi cảm. 70 ẬN KẾT LU LUẬ Phong trào Thơ mới đã sinh ra nhiều nhà thơ tài năng trong đó có Nguyễn Bính. Thơ ông lấy gốc từ truyền thống thơ ca dân gian, hiện lên cảnh quê tình quê của con người Việt Nam. Cái hồn quê sâu đậm ẩn chứa trong thiên nhiên cảnh vật. Khung cảnh nông thôn trong thơ ông không chỉ là hình ảnh mà bao giờ cũng có hồn, có khả năng làm rung động trái tim chúng ta. Thiên nhiên xinh tươi, đầy màu sắc cùng với những con người có phẩm chất cao quý kết chặt với nhau làm nên một bức tranh mang vẻ bình dị, thôn dã. Con người thôn quê ấy sống gắn bó, giúp đỡ nhau những khi tối lửa tắt đèn, tình làng nghĩa xóm luôn hiện hữu trong con người của họ. Hay đó còn là vẻ e ấp, thẹn thùng nhưng cũng thật đáng yêu của những chàng trai cô gái làng quê khi tình yêu đã bắt dầu chạm ngỏ trái tim họ. Hơn nữa, thơ Nguyễn Bính gần gũi với người đọc bởi hình ảnh, ngôn ngữ ông dùng là của hiện thực đời sống tồn tại xung quanh chúng ta và trong chính bản thân chúng ta. Tất cả con người và cảnh vật của đời sống hằng ngày đi vào trong thơ trở thành hiện thân của cái đẹp, cái đẹp của cuộc sống giản dị, mộc mạc và cái đẹp của những truyền thống văn hóa dân tộc. Có thể nói, giọng điệu quê mùa của Nguyễn Bính đã giúp ông thể hiện được chiều sâu của cuộc sống thôn dã ấy, giọng thơ ấy không ồn ào mà nhẹ nhàng len lõi, thấm sâu vào tâm hồn người đọc làm cho con người ta luôn có ý thức tìm về với cội nguồn dân tộc. Bên cạnh đó, hình ảnh thơ thân quen với những cánh diều bay, giàn hoa lí, vườn dâu, hoa chanh, vườn rau, ao cá… gợi lên bao nỗi niềm thân thiết với người đọc. Không những thế mà Nguyễn Bính còn tỏ ra rất tài tình trong việc sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc để sáng tác thơ và một phần những tác phẩm của ông đều được sáng tác theo thể thơ ấy. Điều đó cho thấy, thi nhân luôn có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Có thể nói, Nguyễn Bính là nhà thơ nhưng cũng đồng thời là một họa sĩ tài hoa. Ông đã vẽ lại bức tranh cảnh vật và con người thôn quê và ẩn đằng sau những màu sắc, đường nét của bức tranh ấy là cái hồn quê đúng điệu của dân tộc. Việc nghiên cứu đề ới ngh ơ Nguy ướ tài Th Thếế gi giớ nghệệ thu thuậật trong th thơ Nguyễễn Bính tr trướ ướcc năm 1945, giúp chúng tôi phần nào khám phá được đặc điểm thơ Nguyễn Bính cũng như tài năng sáng tạo nghệ thuật của ông. 71 MỤC LỤC PH ẦN MỞ ĐẦ U PHẦ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................6 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................7 ẦN NỘI DUNG PH PHẦ ƯƠ NG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CH CHƯƠ ƯƠNG 1.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.................................8 1.2 Tình hình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 ........................................... 12 1.3 Tác giả Nguyễn Bính............................................................................................ 17 1.3.1 Cuộc đời.......................................................................................................... 17 1.3.2 Sự nghiệp sáng tác.......................................................................................... 18 1.4 Vấn đề thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học .............................................21 1.4.1 Khái niệm thế giới nghệ thuật ........................................................................21 1.4.2 Khái quát về thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính .............................. 23 CH ƯƠ NG 2: NH ỮNG NẾT NỔI BẬT CỦA TH Ế GI ỚI NGH Ệ THU ẬT CHƯƠ ƯƠNG NHỮ THẾ GIỚ NGHỆ THUẬ TRONG TH Ơ NGUY ỄN BÍNH THƠ NGUYỄ 2.1 Làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính ........................................................25 2.1.1 Khung cảnh nông thôn trong thơ Nguyễn Bính ............................................. 25 2.1.2 Con người thôn quê ........................................................................................34 2.2 Vấn đề tình yêu trong thơ Nguyễn Bính .............................................................. 40 2.2.1 Khát vọng tình yêu ......................................................................................... 40 2.2.2 Tình yêu dang dở............................................................................................ 46 ƯƠ NG 3: NGH Ệ THU ẬT KH ẮC HỌA TH Ế GI ỚI NGH Ệ THU ẬT CH CHƯƠ ƯƠNG NGHỆ THUẬ KHẮ THẾ GIỚ NGHỆ THUẬ Ơ NGUY ỄN BÍNH TRONG TH THƠ NGUYỄ 3.1 Sử dụng thể thơ quên thuộc của dân tộc .............................................................. 50 3.2 Hình ảnh thơ mang đậm chất đậm chất dân gian ................................................. 55 3.3 Giọng điệu tâm tình, sâu lắng .............................................................................. 58 3.4 Ngôn ngữ bình dị, trong sáng ...............................................................................61 ẬN ............................................................................................................. 68 KẾT LU LUẬ 72 MỤC LỤC ỆU THAM KH ẢO TÀI LI LIỆ KHẢ 73 ỆU THAM KH ẢO TÀI LI LIỆ KHẢ 1. Lai Nguyên Ân (biên soạn) (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 2. Chim Văn Bé (sơ thảo) (2012), Giáo trình Ngôn ngữ văn chương, Trường Đại học Cần Thơ. 3. Bùi Hạnh Cẩn (1999), Nguyễn Bính và tôi, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội, Hà Nội. 4. Hoàng Hữu Đản (2006), Thơ Nguyễn Bính tuyển chọn song ngữ Việt – Pháp, Nxb Văn học, TP. Hồ Chí Minh. 5. Phan Cư Đệ (chủ biên) (Nhóm tác giả) (1997), Văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Trịnh Bá Dĩnh và Nguyễn Hữu Sơn, Phê bình văn học – sưu tầm tư liệu 1941 – 1945, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 7. Hà Minh Đức và Đoàn Đức Phương (tuyển chọn và giới thiệu) (2007), Nguyễn Bính về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Hồ Sĩ Hiệp (1996), Nguyễn Bính Thâm Tâm, Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 9. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) (Nhóm tác giả) (2004), Từ điển văn học, Nxb Thế giới, TP Hồ Chí Minh. 10. Mã Giang Lân (2000), Quá trình hiện đại văn chương văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội, Hà Nội. 11. Thảo Linh (tuyển chọn và biên soạn) (2000), Nguyễn Bính nhà thơ chân quê, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội, Hà Nội. 12. Phương Lựu (chủ biên), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 13. Tôn Thảo Miên (tuyển chọn) (2002), Nguyễn Bính tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học, Hà Nội. 14. Vũ Nguyễn (2007), Tác giả trong nhà trường Nguyễn Bính, Nxb Văn học, TP. Hồ Chí Minh. 15. Hồ Thị Xuân Quỳnh (2009), Bài giảng Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, Trường Đại học Cần Thơ. 16. Hoài Thanh Hoài Chân (2006), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 74 17. Vũ Minh Thiêu (2001), Đến với thơ hay và lời bình, Nxb Thanh niên Hà Nội, Hà Nội. 18. Trần Mạnh Thường (biên soạn) (2003), Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 19. Kiều Văn (biên soạn và giới thiệu) (2000), Thơ tình Nguyễn Bính, Nxb Tổng hợp Đồng Nai. 20. Hoàng Xuân (tuyển chọn) (2005), Nguyễn Bính thơ và đời, Nxb Văn học, TP. Hồ Chí Minh. 75 [...]... nhà thơ Trong thế giới ấy, chủ thể sáng tạo nghệ thuật có thể sáng tác ra những tác phẩm mang nét thẩm mĩ và phong cách riêng Thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung về tư duy nghệ thuật cũng như cá tính sáng tạo của nghệ sĩ 27 ƯƠ NG 2 CH CHƯƠ ƯƠNG ỮNG NÉT NỔI BẬT CỦA TH Ế GI ỚI NGH Ệ THU ẬT NH NHỮ THẾ GIỚ NGHỆ THUẬ Ơ NGUY ỄN BÍNH TRONG TH THƠ NGUYỄ 2.1 Làng qu ơ Nguy quêê Vi Việệt Nam trong th thơ Nguyễễn... thế gi giớ nghệ thu thuậật trong th thơ Nguyễễn Bính Cũng giống như những nhà văn, nhà thơ khác, Nguyễn Bính bằng tài năng của mình đã tạo được một thế giới nghệ thuật mang phong cách riêng khi sáng tác thơ ca Thơ Nguyễn Bính mang đến cái hương vị của một làng quê Việt Nam tươi đẹp, thống nhất và thân thương, cái hương đồng gió nội, cái không khí quen thuộc trong ca dao Thiên nhiên trong thơ ông mang... học và nghệ thuật 1.3.2 Sự nghi nghiệệp sáng tác Thơ Nguyễn Bính tập trung chủ yếu vào thời kỳ trước cách mạng tháng Tám Trước cách mạng, trong khi các nhà thơ mới chịu ảnh hưởng từ văn thơ phương Tây thì riêng Nguyễn Bính vẫn một lòng trung thành với lối ví von mộc mạc của ca dao, thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc Vì thế không lạ gì khi thơ Nguyễn Bính được công chúng độc giả đón nhận nồng nhiệt... th thế gi giớ nghệ thu thuậật Trong quyển Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên (Nxb Thế giới TP Hồ Chí Minh), các tác giả đã định nghĩa thế giới nghệ thuật trong văn học như sau: Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (tác phẩm, sáng tác của một tác giả, trào lưu) … Thế giới này là một mô hình có cấu trúc riêng, quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người,... “cầu” trong hai câu thơ trên cũng có thể hiểu theo hai nghĩa đó là chiếc cầu dùng để bắc qua sông hay đó là sợi dây liên kết tình người trong tâm hồn của nhân vật trữ tình Như vậy, thế giới nghệ thuật của mỗi nhà văn, nhà thơ là khác nhau, nó tạo ra phong cách sáng tác riêng cho họ Và họ có thể thỏa sức sáng tạo trong thế giới nghệ thuật của mình ái qu át về th ới ngh ơ Nguy 1.4.2 Kh Khá quá thế gi... nhiều trong thơ Nguyễn Bính Thời kì trước cách mạng tháng Tám thơ Nguyễn Bính chủ yếu viết về đề tài cảnh quê, người quê, những số phận tình yêu, tâm trạng tha hương… với nội dung ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp, đầy màu sắc, con người quê với những phẩm chất tốt đẹp, hay những sắc thái cung bậc trong tình yêu đôi lứa, tâm trạng khắc khoải của chính nhà thơ khi xa quê Tất cả tạo cho hồn thơ Nguyễn Bính. .. một sức sống bền chặt trong lòng độc giả yêu thích thơ ông 21 Sau cách mạng tháng Tám, thơ Nguyễn Bính có một bước đột phá khá ngoạn mục bám sát vấn đề thời sự, tình hình chính trị nước ta Nhưng không vì thế mà thơ Nguyễn Bính lại trở nên khô khan, cứng nhắc vì ông sáng tác với bút pháp quen thuộc với lối văn chương truyền thống của dân tộc Hơn nữa, đề tài trong thơ của Nguyễn Bính giai đoạn này được... tình đầy thơ mộng nhưng lại lỡ làng” [19; tr.3] được lột tả rất chân thực trong thơ Nguyễn Bính Những mối tình quê trong thơ Nguyễn Bính vẫn còn giữ được cái vẻ e ấp, ngại ngùng của cái thuở ban đầu yêu nhau và tình yêu ấy luôn cháy bỏng một niềm khao khát về tình yêu chân thành, trọn vẹn nhưng vẫn còn đâu đó bao mối tình tan vỡ, lỡ làng vì nhiều nguyên nhân khác nhau Như vậy, thế giới nghệ thuật cho... sự nghiệp thơ ca của mình Ngày 20 tháng 01 năm 1966, Nguyễn Bính qua đời để lại sự nghiệp thơ ca đồ sộ cho nền văn học Việt Nam Dù ông đã mất nhưng những áng thơ ca của ông thì luôn được thế hệ trẻ gìn giữ, dù ở bất cứ nơi đâu ta vẫn thường nghe những bài thơ của ông được người đời ngâm nga, hát xướng Năm 2000, Nguyễn Bính đã được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật 1.3.2... Việệt Nam trong th thơ Nguyễễn Bính 2.1.1 Khung cảnh nông th ôn trong th ơ Nguy thô thơ Nguyễễn Bính Trong cảm hứng sáng tác của các nhà thơ thì hình ảnh quê hương đã trở thành nguồn cảm hứng nghệ thuật chủ đạo trong các tác phẩm của họ Những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới đều có thơ hay viết về làng quê như bài Đâ Đâyy th thôôn Vĩ Dạ ng của Tế Hanh, Tr ưa hè của Anh Thơ và còn nhiều những của ... Th Thế gi giớ nghệ thu thuậật th thơ Nguyễễn Bính tr trướ ướcc năm 1945 1945, có tham khảo tài liệu nhà nghiên cứu nghiên cứu thơ Nguyễn Bính Có nhiều công trình nghiên cứu khác thơ Nguyễn Bính. .. thỏa sức sáng tạo giới nghệ thuật qu át th ới ngh Nguy 1.4.2 Kh Khá thế gi giớ nghệ thu thuậật th thơ Nguyễễn Bính Cũng giống nhà văn, nhà thơ khác, Nguyễn Bính tài tạo giới nghệ thuật mang phong... niệm giới nghệ thuật 1.4.2 Khái quát giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bính ƯƠ NG 2: NH ỮNG NÉT NỔI BẬT CỦA TH Ế GI ỚI NGH Ệ THU ẬT CH CHƯƠ ƯƠNG NHỮ THẾ GIỚ NGHỆ THUẬ Ơ NGUY ỄN BÍNH TRONG TH THƠ NGUYỄ 2.1

Ngày đăng: 05/10/2015, 23:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan