khảo sát hiệu quả việc sử dụng chế phẩm kích thích tố ost, cloprostenol và tạo stress gây động dục ở heo cái sinh sản

66 919 1
khảo sát hiệu quả việc sử dụng chế phẩm kích thích tố ost, cloprostenol và tạo stress gây động dục ở heo cái sinh sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG LÊ QUỐC HUY KHẢO SÁT HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM KÍCH THÍCH TỐ OST, CLOPROSTENOL VÀ TẠO STRESS GÂY ĐỘNG DỤC Ở HEO CÁI SINH SẢN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG LÊ QUỐC HUY KHẢO SÁT HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM KÍCH THÍCH TỐ OST, CLOPROSTENOL VÀ TẠO STRESS GÂY ĐỘNG DỤC Ở HEO CÁI SINH SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. NGUYỄN MINH THÔNG 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG LÊ QUỐC HUY KHẢO SÁT HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM KÍCH THÍCH TỐ OST, CLOPROSTENOL VÀ TẠO STRESS LÊN SỰ ĐỘNG DỤC Ở HEO CÁI SINH SẢN Cần Thơ, ngày …. tháng .…năm 2013 Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2013 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN DUYỆT BỘ MÔN TS. Nguyễn Minh Thông …………………. Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2013 DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG ……………………. LỜI CẢM TẠ Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Cha mẹ người đã nuôi nấng, dạy dỗ, chịu nhiều vất vả, nhọc nhằn lo cho tôi ăn học thành người có ích cho xã hội. Các anh chị trong gia đình đã tạo mọi điều kiện và luôn động viên cho tôi hoàn thành tốt việc học. Ban giám hiệu trường ĐHCT cùng quý thầy cô bộ môn Chăn Nuôi và bộ môn Thú Y đã tạo điều kiện và truyền đạt kiến thức kinh nghiệm quý báo trong suốt thời gian học tập. Thầy Nguyễn Minh Thông đã tạo mọi điều kiện, tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm quý báu giúp tôi nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Thầy cố vấn học tập Trương Chí Sơn đã tận tình chỉ dẫn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian 4 năm học tập tại trường. Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân đã giúp đỡ tôi, tạo điều kiện tốt để tôi học tập tại trường. Ban lãnh đạo và anh chị kỹ thuật viên trong trại chăn nuôi thực nghiệm Vemedim đã tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành đề tài này. Các bạn trong và ngoài lớp đã giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn trong thời gian qua. i TÓM TẮT Đề tài được thực hiện trại chăn nuôi thực nghiệm Vemedim, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ. Thời gian từ tháng 5/2013 đến tháng 10/2013. Thí nghiệm được tiến hành trên 46 heo cái hậu bị, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức. ĐC được nuôi dưỡng chăm sóc như các heo ở nghiệm thức thí nghiệm lấy kết quả so sánh với các NT thí nghiệm. Nghiệm thức xử lý chích hormone sinh dục OST (Oestrogen), 2ml/con với 12 lần lặp lại. Nghiệm thức xử lý chích hormone Cloprostenol (Prostaglandin F2α), 5ml/con với 10 lần lặp lại. Nghiệm thức dùng biện pháp chuyển chỗ ở và bỏ đói 24h tạo stress với 11 lần lặp lại. Qua thời gian thí nghiệm, kết quả được ghi nhận được như sau: Bình quân số ngày lên giống sau khi xử lý (ngày): NT1 (3 ngày), NT2 (1,5 ngày), NT3 (4,5 ngày), (P>0,05). Tỷ lệ heo lên giống sau khi xử lý của các NT1, NT2, NT3 lần lượt là (92%), (45,45%), (75%). Khối lượng trung bình của heo lúc xử lý là NT1 (112,3 kg/con), NT2 (108,1 kg/con), NT3 (111,9 kg/con). Điểm thể trạng heo cái lúc xử lý của các NT1, NT2, NT3 lần lượt là (3,33 điểm), (2,95 điểm), (2,9 điểm). Ngày từ xử lý đến phối giữa các nghiệm thức chênh lệch có sự chênh lệch nhiều, NT1 (25,00 ngày), NT2 (3 ngày), NT3 (39,86 ngày), (P>0,05). Số con sơ sinh/ổ NT1 (11,33 con/ổ) cao hơn NT3 (9 con/ổ) NT2 (6 con/ổ), (P>0,05). Khối lượng heo sơ sinh (kg/ổ) của NT1 (10,03 kg/ổ) thấp hơn NT3 (11,4 con/ổ), (P>0,05). ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tác giả luận văn Lê Quốc Huy iii MỤC LỤC Trang Lời cảm tạ .................................................................................................... i Tóm tắt ....................................................................................................... ii Lời cam đoan ............................................................................................. iii Mục lục.......................................................................................................iv Danh mục bảng ......................................................................................... vii Danh mục hình ........................................................................................ viii Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................x Chương 1: Giới thiệu .................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu đề tài ...................................................................................... 1 Chương 2: Tổng quan tài liệu ...................................................................2 2.1 Đặc điểm các giống heo ngoại nuôi ở Việt Nam .................................... 2 2.1.1 Giống heo Yorkshire .......................................................................... 2 2.1.2 Giống heo Landrace ........................................................................... 2 2.1.3 Giống heo Duroc ................................................................................ 3 2.1.4 Giống heo Pietrain ............................................................................. 4 2.1.5 Lai giống heo ..................................................................................... 5 2.2 Sinh lý sinh sản heo cái ......................................................................... 9 2.2.1 Sự thành thục về tính và thể vóc ......................................................... 9 2.2.2 Tuổi đẻ lứa đầu .................................................................................. 9 2.2.3 Chu kỳ động dục của heo ..................................................................10 2.2.4 Phát hiện heo cái động dục ................................................................10 2.2.5 Thời gian động dục ...........................................................................11 2.2.6 Thời kỳ nghỉ ngơi ..............................................................................12 iv 2.2.7 Xác định thời điểm phối giống heo cái. .............................................13 2.2.8 Các Loại Hormone Sinh Sản Chính ...................................................14 2.2.9 Sinh lý tiết sữa của heo nái nuôi con .................................................16 2.3 Ảnh hưởng của stress lên sinh lý sinh sản ở heo cái .............................17 2.3.1 Ảnh hưởng của stress lên sự động dục ở heo cái ................................17 2.3.2 Cách tạo stress cho heo cái. ...............................................................17 2.4 Các biện pháp nâng sao năng suất sinh sản ở heo nái sinh sản ..............18 2.4.1 Giảm stress trong chăn nuôi ..............................................................18 2.4.2 Phát hiện heo cái động dục chính xác. ...............................................19 2.4.3 Xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp...............................................19 2.4.4 Tập ăn sớm cho heo con để cai sữa sớm ............................................19 2.4.5 Sử dụng các chế phẩm sinh dục .........................................................20 2.5 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi nái sinh sản.....................21 2.6 Khả năng sản suất ở heo nái sinh sản ...................................................22 2.6.1 Số heo con sơ sinh (con/lứa) .............................................................22 2.6.2 Số heo con cai sữa/nái/lứa .................................................................23 2.6.3 Tỷ lệ hao mòn của heo nái.................................................................23 2.6.4 Số lứa đẻ/nái/năm..............................................................................23 2.7 Chất lượng đàn con ..............................................................................24 2.7.1 Khối lượng heo con lúc sơ sinh (kg/ổ, kg/con) ..................................24 2.7.2 Tỷ lệ nuôi sống cao ...........................................................................24 2.7.3 Khối lượng heo con lúc 21 ngày tuổi (kg/ổ, kg/con) ..........................24 2.7.4 Khối lượng heo con cai sữa (kg/ổ, kg/con) ........................................25 2.7.5 Lượng thức ăn tiêu tốn và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng cho heo con ....................................................................................................................25 Chương 3: Phương tiện và phương pháp thí nghiệm ............................. 26 3.1 Phương tiện thí nghiệm ........................................................................26 v 3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ......................................................26 3.1.2 Đối tượng thí nghiệm ........................................................................26 3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm ......................................................................26 3.1.4 Thức ăn và nước uống .......................................................................28 3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm ...........................................................................29 3.1.6 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng hàng ngày........................................30 3.2 Phương pháp thí nghiệm ......................................................................30 3.2.1 Bố trí thí nghiệm ...............................................................................30 3.2.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm ....................................................31 3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi..........................................................................32 3.3 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................34 Chương 4: Kết quả thảo luận .................................................................. 35 4.1 Ghi nhận tổng quát ...............................................................................35 4.2 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu thí nghiệm ...............................................36 4.2.1 Kết quả theo dõi chỉ tiêu điểm thể trạng ............................................36 4.2.2 Kết quả theo dõi chỉ tiêu khối lượng trung bình heo cái hậu bị lúc xử lý, thời gian động dục ..................................................................................37 4.2.3 Kết quả theo dõi chỉ tiêu số ngày lên giống lần 1, lên giống lần 2......38 4.2.4 Kết quả theo dõi chỉ tiêu ngày từ lúc xử lí đến phối giống .................40 4.2.5 Kết quả theo dõi chỉ tiêu số heo nái đậu thai ở các nghiệm thức ........42 4.2.6 Kết quả theo dõi chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ..........................................43 4.2.7 Kết quả theo dõi chỉ tiêu khối lượng heo sơ sinh (kg/ổ) .....................44 Chương 5: Kết luận và đề nghị ............................................................... 46 5.1 Kết luận ...............................................................................................46 5.2 Đề nghị ................................................................................................46 Tài liệu tham khảo ................................................................................... 47 Phụ chương ..............................................................................................49 vi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Hàm lượng Progesterone ............................................................... 13 Bảng 2.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng sinh sản của heo ................. 18 Bảng 2.3: Các chỉ tiêu năng suất đối với heo nái sinh sản ............................. 22 Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng thức ăn heo cái hậu bị > 80 kg ................ 28 Bảng 3.2: Tỷ lệ pha trộn các thực liệu ........................................................... 29 Bảng 3.3: Hệ thống chấm điểm thể trạng....................................................... 33 Bảng 4.1: Điểm thể trạng heo cái hậu bị lúc xử lý ......................................... 36 Bảng 4.2: Khối lượng trung bình heo cái hậu bị lúc xử lý, tỷ lệ heo động dục sau khi xử lý và thời gian động dục ....................................................................... 37 Bảng 4.3: Số ngày lên giống lần 1, số ngày lên giống lần 2 .......................... 39 Bảng 4.4: Số ngày từ lúc xử lý đến phối giống ............................................. 41 Bảng 4.5: Kết quả theo dõi chỉ tiêu số heo nái đậu thai ở các nghiệm thức .... 42 Bảng 4.6: Kết theo dõi chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ ............................................ 43 Bảng 4.7: Kết quả theo dõi chỉ tiêu khối lượng heo sơ sinh (kg/ổ)................. 44 vii DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 2.1: Heo cái Yorkshire............................................................................ 2 Hình 2.2: Heo đực Yorkshire .......................................................................... 2 Hình 2.3: Heo đực Landrace ........................................................................... 3 Hình 2.4: Heo cái Landrace............................................................................. 3 Hình 2.5: Heo đực Duroc ................................................................................ 4 Hình 2.6: Heo đực Pietrain .............................................................................. 4 Hình 2.7: Biến đổi của hormone sinh sản trong chu kỳ động dục .................. 12 Hình 2.8: Heo đứng yên khi xôm lưng .......................................................... 14 Hình 2.9: Tai vểnh lên................................................................................... 14 Hình 3.1: Bản đồ hành chính Tp. Cần Thơ .................................................... 26 Hình 3.2: Trại chăn nuôi thực nghiệm Vemedim ......................................... 27 Hình 3.3: Trại heo kín ................................................................................... 28 Hình 3.4: Kho trộn thức ăn............................................................................ 28 Hình 3.5: Dụng cụ kiểm tra tinh dịch ............................................................ 29 Hình 3.6: Thuốc thú y ................................................................................... 29 Hình 3.7: Bố trí thí nghiệm .......................................................................... 31 Hình 3.8: Gieo tinh nhân tạo ......................................................................... 32 Hình 3.9: Điểm thể trạng heo ........................................................................ 32 Hình 3.10: Đo dài thân .................................................................................. 33 Hình 3.11 Đo vòng ngực ............................................................................... 33 Hình 4.1: Dãy chuồng heo cái hậu bị............................................................. 35 Hình 4.2: Lấy tinh heo đực ........................................................................... 35 Hình 4.3: Kiểm tra chất lượng tinh trùng ....................................................... 36 Hình 4.4: Heo con dang bú sữa mẹ................................................................ 36 viii Hình 4.5: Điểm thể trạng heo cái hậu bị lúc xử lý ......................................... 36 Hình 4.6: Số ngày lên giống lần 1, số ngày lên giống lần 2 ........................... 39 Hình 4.7: Số ngày từ xử lý đến phối .............................................................. 41 Hình 4.8: Số heo nái đậu thai ở các nghiệm thức ........................................... 42 Hình 4.9: Số heo con sơ sinh/ổ ...................................................................... 44 Hình 4.10: Khối lượng heo sơ sinh (kg/ổ) ..................................................... 45 ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ca: Canxi Du: Duroc DT: Dài thân ĐC: Đối chứng ĐTT: Điểm thể trạng F1: Con lai đời thứ nhất F2: Con lai đời thứ hai FCR: Hệ số chuyển hóa thức ăn FMD: Bệnh lở mồm long móng FSH: Hormone hướng sinh dục do tuyến yên tiết ra HCG: Kích thích tố nhau thai người L: Landrace LH: Hormone do thùy trước tuyến yên tiết ra Lys: Lysin ME: Năng lượng trao đổi NT: Nghiệm thức NXB: Nhà xuất bản P: Photpho PG: Hormone phá hoàng thể Pi: Pietrain PMSG: Hormone có trong huyết thanh ngựa chửa SHƯD: Sinh Học Ứng Dụng TĂHH: Thức ăn hỗn hợp TM: Theo mẹ VN: Vòng ngực Y: Yorkshire x Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Chăn nuôi heo ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã có từ rất lâu, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chăn nuôi. Theo kết quả điều tra của tổng cục thống kê vào 1/4/2013, đàn heo cả nước hiện có 26,98 triệu con, trong đó heo nái chiếm 15,43% tổng đàn, đạt 4,16 triệu con. Nếu được đầu tư đầy đủ về vốn, công nghệ, chăn nuôi trên quy mô lớn thì hiệu quả thu được của ngành thực sự là không nhỏ, đặc biệt là đối với mức thu nhập của đại đa số hộ gia đình nông dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế. Chăn nuôi heo cái sinh sản đòi hỏi kỹ thuật cao vì có nhiều yếu tố tác động đến năng suất sinh sản ở heo cái. Để một heo nái đạt được năng suất cao thì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố đầu tiên qui định năng suất sinh sản ở heo nái sinh sản là sự lên giống và phối giống đúng kỹ thuật. Đối với heo cái hậu bị thì hiện tượng chậm lên giống là hiện tượng thường gặp. Hiện tượng này do sự khiếm khuyết hoạt động của hệ thần kinh nội tiết. Việc sử dụng các hormone nội tiết hoặc tạo stress để điều chỉnh hoạt động hệ thần kinh nội tiết thúc đẩy sự hoạt động của hệ sinh dục heo nái được nhiều tác giả nghiên cứu như Trần Văn Phùng (2012), Nguyễn Văn Thưởng (2007), Phạm Công Khải (2010)… Xuất phát từ thực tế trên được sự phân công của Bộ Môn Chăn Nuôi, khoa Nông Nghiệp & SHƯD, trường Đại Học Cần Thơ. Đề tài: “Khảo sát hiệu quả việc sử dụng hormone sinh sục Oestrogen, Prostaglandin F2α, tạo Stress lên sự động dục ở heo cái sinh sản”, được thực hiện tại trại thực nghiệm chăn nuôi Vemedim, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, Tp. Cần Thơ. 1.2 Mục tiêu đề tài Nhằm góp phần cho các nghiên cứu trên, đề tài “Khảo sát hiệu quả việc sử dụng hormone sinh sục Oestrogen, Prostaglandin F2α, tạo Stress lên sự động dục ở heo cái sinh sản” được thực hiện nhằm mục đích chọn ra biện pháp hiệu quả để: - Rút ngắn thời gian tuổi động dục đầu tiên ở heo cái hậu bị, rút ngắn được tuổi đẻ lứa đầu. - Khắc phục tình trạng chậm lên giống ở heo nái sinh sản. Rút ngắn thời gian chờ phối và khoảng cách 2 lứa đẻ, để tăng lứa đẻ/nái/năm, nâng cao năng suất heo nái sinh sản. 1 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm các giống heo ngoại nuôi ở Việt Nam 2.1.1 Giống heo Yorkshire Giống heo này được tạo ra từ nước Anh, có nhiều dòng. Ở Việt Nam xuất hiện nhiều nhất là dòng Yorkshire Large White. Và hiện nay là giống heo quốc tế vì chúng hiện diện khắp nơi trên thế giới. Heo có tính thích nghi cao. Là giống heo kiêm dụng, hướng nạc – mỡ. Heo có màu sắc lông trắng ánh vàng (đôi khi da có vài đốm nhỏ màu đen). Đầu to, mặt rộng, mõm thẳng hoặc cong quớt lên. Tai lớn, đứng hơi nghiêng về phía trước. Vành tai có nhiều lông dài, mịn. Đòn dài, vai nở, lưng thẳng, bụng gọn, mông và đùi sau to, chân cao và khỏe (Lê Thị Mến, 2010). (http: //www.central.showpig.com) (http://ttgiongvatnuoipy.com) Hình 2.1 Heo cái Yorkshire Hình 2.2 Heo đực Yorkshire Heo đẻ sai: 10 – 12 con/lứa, trọng lượng sơ sinh: 1,2 – 1,3 kg/con. Heo thịt tăng trọng tốt đạt 100 kg thể trọng lúc 7 – 8 tháng tuổi. Quày thịt ngon, nạc nhiều hơn mỡ. Tỉ lệ nạc/thịt xẻ: 54% (Lê Thị Mến, 2010). Khả năng chịu đựng cam khổ tốt, khả năng nuôi con khéo, con đực trưởng thành có thể đạt tới 330 – 380kg, con cái đạt 220 – 280kg (Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005). 2.1.2 Giống heo Landrace Heo có nguồn gốc từ Đan Mạch hay còn gọi là heo Danois (Mỹ). Đây là giống heo hướng nạc và hiện nay được nuôi phổ biến trên thế giới. Heo thích nghi kém hơn trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nhiệt đới (Lê Thị Mến, 2010). Đặc điểm ngoại hình màu lông da trắng, có hình dáng tên lửa, mình trường hơn giống heo Yorkshire, ngực hơi lép, mõm dài, thẳng, hai tai rủ về phía trước che 2 mắt, bốn chân hơi yếu. 2 Heo Landrace có khả năng sinh sản khá cao và nuôi con khéo. Vì thế, heo Landrace thường được chọn làm “dòng cái” trong các công thức lai giữa heo ngoại cao sản với nhau. Sử dụng heo Landrace trong các công thức lai kinh tế hai giống, ba giống hoặc bốn giống giữa các giống heo ngoại để tăng tỷ lệ nạc từ 52 – 60% (Phùng Thị Văn, 2004). (http://ttgiongvatnuoipy.com) (http://ttgiongvatnuoipy.com) Hình 2.3 Heo đực Landrace Hình 2.4 Heo cái Landrace Khả năng thích nghi kém hơn so với giống heo Yorkshire đặc biệt ở điều kiện nhiệt đới nóng ẩm. Sinh sản trung bình 11 con/lứa, riêng heo Landrace của Bỉ có số con đẻ ít hơn (8 – 10 con/lứa). Chất lượng thịt tốt, tỉ lệ nạc cao. Heo đực trưởng thành có thể đạt 350 – 400 kg và heo cái đạt 220 – 300 kg (Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005). 2.1.3 Giống heo Duroc Theo Lê Thị Mến (2010), heo có nguồn gốc từ Mỹ, hình thành từ dòng heo Duroc của New York và dòng heo đỏ Jersey. Heo cũng có máu của heo Tamworth. Đây là giống heo hướng nạc và phẩm chất thịt heo tốt và ngon (thịt có vân mỡ, đàn hồi, màu sắc đỏ, không rỉ dịch). Đặc điểm ngoại hình có màu lông đỏ hung hoặc nâu sẫm. Độ dài mình vừa phải, bốn chân to khỏe và vững chắc đi lại vững vàng. Ngực sâu, rộng, mông vai phát triển tốt và cân đối, tai to nhưng không rủ về phía trước. Khả năng thích nghi kém, đặc biệt ở điều kiện nóng ẩm. Khả năng sinh sản kém hơn nhiều so với heo Landrace và Yorkshire, số con đẻ ra chỉ đạt 7 – 9 con/lứa. Khả năng tăng trọng nhanh, sử dụng thức ăn tốt (tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng thấp), có tỉ lệ nạc cao (56 – 58%), chất lượng thịt tốt (Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005). 3 (http: //www.dolicovn.com) Hình 2.5 Heo đực Duroc Theo Trần Văn Phùng (2005), tỷ lệ nạc cao, tốc độ tăng trọng từ 660 – 770 g/ngày. Tiêu tốn thức ăn từ 2,48 – 3,33 kg/kg thể trọng. Heo Duroc có đặc điểm về sinh sản là đẻ ít, kém sữa. Heo Duroc được sử dụng trong lai hai máu, ba máu hoặc bốn máu giữa các giống heo ngoại, đạt hiệu quả cao về năng suất và chất lượng. 2.1.4 Giống heo Pietrain Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2005), heo xuất xứ từ Bỉ và được công nhận vào năm 1956. Đặc điểm ngoại hình heo có màu lông da trắng đan xen từng đám đen loang không đồng đều trên cơ thể. Heo trường mình, tai thẳng đứng, đầu to vừa phải, mõm thẳng, 4 chân thẳng, mông nở, đùi to, lưng rộng. (http://tulieu.violet.vn) Hình 2.6 Heo đực Pietrain Khả năng sản xuất: Heo nái đẻ 8 – 10 con/lứa, heo thịt tăng trọng nhanh đạt 100 kg lúc 5 – 6 tháng tuổi. Quầy thịt nhiều nạc, tỉ lệ nạc/thịt xẻ: 62% (Lê Thị Mến, 2010). 4 2.1.5 Lai giống heo 2.1.5.1 Lai 2 máu Lai giữa hai giống heo Yorkshire và heo Landrace. Sử dụng heo đực Yorkshire lai với heo cái Landrace sẽ cho con lai Yorkshire – Landrace (YL). Sử dụng heo đực Landrace lai với heo cái Yorkshire cho ra con lai Landrace – Yorkshire (LY). Công thức lai: ♂(♀) Yorkshire x ♀(♂) Landrace Nái F1: (♀) (YL), (LY): Chọn gây nái sinh sản Theo Phùng Thị Vân (2000), tổ hợp lai LY và YL có tốc độ tăng trọng 601 – 650 g/ngày, tiêu tốn thức ăn 3,17 – 3,32 kg/kg tăng trọng và tỷ lệ nạc đạt 56,2 – 57,6%. Khi sử dụng heo đực Landrace phối với heo cái Yorkshire, con lai LY có biểu hiện ưu thế lai cao hơn so với tổ hợp lai ngược lại YL (đực Yorkshire phối với nái Landrace). Đây là công thức lai để tạo nái nền, sử dụng nái lai để nâng cao năng suất sinh sản heo nái, đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, sau kết quả nghiên cứu từ những năm 1930 – 1940 (Nguyễn Thị Viễn, 2005). Trong công thức lai này, nhà tạo giống mong muốn sự hòa hợp các ưu điểm của Yorkshire (như dễ nuôi, thịt nạc mỡ) với Landrace (khó nuôi, thịt nạc nhiều, tốt sữa, sai con) nên con lai nếu là heo đực thì sẽ thiến để nuôi thịt: nạc ngon mềm có vân mỡ, hương vị tốt, giá thành hạ. Còn con lai là heo cái YL hay LY thì dùng để nuôi sinh sản có mẫu tính tốt, đẻ sai, nuôi con giỏi, tốt sữa, con dễ nuôi, ít bệnh. Lai giữa giống heo Pietrain và heo Duroc. Công thức lai như sau: ♂ Pietrain x ♀ Duroc Đực F1: ♂ PiDu chọn làm đực giống 5 Lai giữa heo đực Pietrain và heo cái Duroc, công thức lai này không đảo ngược vì nái Pietrain nuôi con kém, năng suất sữa kém, ít con trên mỗi lứa đẻ. Con lai PiDu đực được tuyển chọn để làm đực giống rất được nhà chăn nuôi ưa chuộng thay vì phải dùng đực Pietrain hay Duroc do năng suất kém, chậm lớn, khó nuôi. Nhóm heo đực PiDu không làm giống sẽ thiến để nuôi với heo cái PiDu để nuôi thịt. Nhóm heo này thịt có tỉ lệ nạc cao (trên 65%), 180 ngày tuổi có thể đạt 85 – 90 kg, mỡ lưng mỏng dưới 10 mm, chất lượng nạc vừa phải, dai, ít hương vị, ít vân mỡ, nhưng giá thành sản xuất heo thịt cao. Lai giữa giống heo Pietrain và heo Yorkshire Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006), so sánh năng suất sinh trưởng và chất lượng thịt tổ hợp lai Landrace x Yorkshire và Pietrain x Yorkshire. Kết quả cho thấy tổ hợp lai Pietrain x Yorkshire cho tăng trọng cao và tiêu tốn thức ăn thấp. Năng suất và tỷ lệ móc hàm cao hơn so với tổ hợp lai Landrace x Yorkshire. Từ đó, các tác giả này khuyến cáo sử dụng công thức lai Pietrain x Yorkshire trong sản xuất sẽ có tác dụng nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc. Công thức lai như sau: ♂ Pietrain x ♀ Yorkshire Đực F1: ♂ Pietrain – Yorkshire chọn làm đực giống Đây cũng là công thức lai tạo đực cuối 2 máu. Về ngoại hình heo có sắc lông trắng với ít đốm đen hay xám. Những con đực không được chọn làm giống sẽ được thiến và được nuôi thịt cùng với heo cái, nhóm heo này có thể đạt 90 – 95kg lúc 180 ngày tuổi, thịt có tỉ lệ nạc cao 60 – 65%, độ dày mỡ lưng 12 – 15 mm, thịt ngon vừa phải, ít dai, có vân mỡ, hương vị ngon, giá thành sản xuất heo thịt trung bình. 2.1.5.2 Lai 3 máu Đây là công thức lai giữa nái sinh sản 2 máu (như YL hay LY) với đực giống là Pietrain sẽ tạo ra con lai PYL hay PLY, con lai 3 máu này nuôi thịt lớn nhanh,với thức ăn dinh dưỡng cao, cân bằng acid amin thì ở 180 ngày tuổi có thể đạt 100 kg, tỷ lệ nạc trên 65%, độ dày mỡ lưng nhỏ hơn 10 mm, thịt xơ dai không ngon, vân mỡ rất ít, FCR khoảng 2,8 – 3 kg. Heo có sức đề kháng kém, dễ bị 6 stress do nhiệt hoặc thay đổi thức ăn, chuồng trại, dễ bị tình trạng thịt tái màu mềm nhão, rỉ dịch sau khi giết mổ. Công thức lai: ♂ Landrace (♂) Pietrain x ♀ Yorkshire x (♀) F1 (Landrace – Yorkshire) F2: Pietrain – Landrace – Yorkshire (Con lai 3 máu) Với công thức lai đực giống Duroc lai với nái sinh sản 2 máu (như YL hay LY) thì sẽ tạo ra con lai DYL hay DLY, con lai 3 máu này nuôi thịt lớn nhanh, ở 180 ngày tuổi có thể đạt 90 – 100 kg, tỷ lệ nạc trên 65%, độ dày mỡ lưng 10 – 12 mm, sớ nạc mềm ngon, vân mỡ trung bình, nhưng thức ăn đòi hỏi dinh dưỡng cao cân bằng acid amin, FCR khoảng 3 – 3,2 kg. Công thức lai: ♂ Yorkshire x Landrace (♂) Duroc x (♀) F1 (Yorkshire – Landrace) F2: Duroc – Yorkshire – Landrace (Con lai 3 máu) 2.1.5.3 Lai 4 máu Theo Nguyễn Hữu Thao (2005), đã thí nghiệm nuôi vỗ béo heo thịt ở các tổ hợp lai khác nhau có đực cuối cùng 25% Pietrain và 75% Duroc lai với nái sinh sản 2 máu (như YL hay LY) ở hai cơ sở đều cho kết quả tăng trọng cao (668 – 772,3 g/ngày). Tiêu tốn thức ăn thấp từ 2,65 – 3,02 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Độ dày mỡ lưng ở các tổ hợp lai bình quân từ 8,09 - 10,07 mm. Tỷ lệ nạc trong thân thịt xẻ đạt từ 59,34 – 62,40%. Tổ hợp lai có đực lai 25% Pietrain và 75% Duroc với nái lai LY cho kết quả sinh trưởng tốt nhất. Heo con cai sữa 27 7 ngày tuổi đạt 6,3 – 6,5 kg, nuôi đến 60 ngày đạt 20kg, bán giống cho người chăn nuôi heo thịt. Heo nuôi chóng lớn nuôi từ 165 – 170 ngày tuổi đạt 95 kg (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2004). Công thức lai như sau: ♂ F1 (Pietrain x Duroc) x ♀ F1 (Landrace x Yorkshire) F2: Pietrain – Duroc – Landrace – Yorkshire (Con lai 4 máu) 2.1.5.4 Ưu thế lai và lai kinh tế Ưu thế lai là phép lai được thể hiện qua các mặt sau: Số con đẻ ra trên lứa tăng 8 – 10%, về khối lượng toàn bộ cai sữa tăng tới hơn 10%. Về sản xuất thịt thì phù hợp vào mức độ di truyền của cha và mẹ, có thể bằng trung bình giữa cha và mẹ, còn chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng thì bằng hoặc thấp hơn con mẹ. Khi sử dụng con cái lai F1 (con lai có 3 giống tham gia) để làm giống sinh sản thì “Ưu thế lai” thể hiện trên cá thể như sau: Số con sơ sinh đến cai sữa tăng 3 – 6%, tổng khối lượng cai sữa/ổ tăng từ 10 – 12%. Như vậy ưu thế lai là tiến bộ đạt được 1 lần khi cho lai, vậy khi dùng làm nái F1 để sinh sản tiếp, tức là tăng ưu thế lai từ 2 nguồn (nguồn từ con nái lai và nguồn từ con đực cho phối) vì vậy cho lai phải chọn cả con cha lẫn con mẹ, để đạt yên cầu mong muốn (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 1999). Lai kinh tế là cần thiết cho chăn nuôi heo, các công thức lai khác nhau sẽ cho năng suất và chất lượng thịt khác nhau. Khi cho lai giữa giống heo ngoại và heo nội tạo ra con lai F1, con lai F1 này sẽ có năng suất và tỷ lệ nạc cao hơn các giống heo nội. Lai kinh tế và ưu thế lai sẽ cho năng suất chăn nuôi heo cao hơn bởi một số lý do sau: Phối hợp nhiều giống vào trong một con lai và con lai sẽ có nhiều ưu điểm. Phát huy ưu thế lai của các giống heo ngoại và các giống heo nội. Tạo ra một con lai có ngoại hình đẹp và có chất lượng thịt tốt đáp ứng với các nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và thị trường xuất khẩu. Heo khỏe thích vận động, biết ăn sớm. Kém chịu đói, hay ăn vặt, thích ăn khô, hay ăn tạp và nhai mạnh, ngủ nhiều. Heo lai chịu rét tốt hơn heo nội, thích tắm chải và uống nước nhiều. Heo lai có khả năng sử dụng tốt các thức ăn thô xanh. 8 2.2 Sinh lý sinh sản heo cái 2.2.1 Sự thành thục về tính và thể vóc 2.2.1.1 Sự thành thục về tính Theo Võ Trọng Hốt (2000), tuổi thành thục về tính là tuổi của con vật bắt đầu có phản xạ tính dục và có khả năng sinh sản. Khi gia súc đã thành thục về tính, giai đoạn mà cơ quan sinh dục (buồng trứng) bắt đầu hoạt động, dưới tác dụng của thần kinh nội tiết tố con vật bắt đầu xuất hiện các phản xạ về sinh dục. Trong giai đoạn thành thục, buồng trứng bắt đầu hoạt động mạnh, các nang noãn phát triển và thành thục, có hiện tượng rụng trứng (xuất noãn) và sự thành lập hoàng thể. Đối với các giống khác nhau thì thời gian thành thục về tính khác nhau, ở heo nội thường từ 4 – 5 tháng tuổi (120 – 150 ngày tuổi), ở heo ngoại 6 – 8 tháng tuổi (180 – 210 ngày tuổi). Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái sinh sản lâu bền cần bỏ qua 1- 2 chu kỳ động dục, rồi mới cho phối giống (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 1999). Tuổi thành thục về tính ở heo cái là khác nhau, nó phụ thuộc vào giống, chế độ dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh, bản thân con gia súc. 2.2.1.2 Sự thành thục về thể vóc Theo Hoàng Toàn Thắng (2006), sự thành thục về thể vóc thường diễn ra chậm hơn sự thành thục về tính. Sau một thời kỳ sinh trưởng và phát triển, đến một thời điểm nhất định con vật đạt tới độ trưởng thành về thể vóc. Có nghĩa là cơ thể đã tương đối hoàn chỉnh về sự phát triển của các cơ quan bộ phận như não đã phát triển khá hoàn thiện, xương đã phát triển hoàn toàn, tầm vóc ổn định… Trong giai đoạn thành thục về tính mà ta cho phối ngay sẽ không tốt. Vì heo có thể thụ thai nhưng cơ thể heo mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt, nên ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo nái sau này. Do đó không nên phối giống quá sớm. Đối với heo nội thì cho phối khi heo đạt 45 – 50 kg được 6 – 7 tháng tuổi, heo ngoại khi được 8 – 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100 – 110 kg mới nên cho phối. 2.2.2 Tuổi đẻ lứa đầu Được tính từ lúc heo mới sinh ra cho đến heo đẻ lần đầu tiên. Sự ảnh hưởng tuổi đẻ lứa đầu đến năng suất sinh sản của heo nái. Theo Kiều Minh Lực và Jirawit Rachatanan (2005), số heo con sinh ra còn sống đạt mức cao hơn trung bình đàn, khi heo nái được phối giống đậu thai lần đầu trong giai đoạn 9 34 đến 44 tuần tuổi và cao nhất lúc 38 tuần tuổi. Phối giống sớm (trước 34 tuần tuổi) hoặc muộn (sau 44 tuần tuổi) đều ảnh hưởng đến số con sinh ra còn sống, đặc biệt ở các lứa đẻ thứ 2 và lứa thứ 6 trở lên. Để đảm bảo được năng suất không bị ảnh hưởng bởi tuổi đẻ lứa đầu của heo nái. Với heo nái nội thì tuổi đẻ lứa đầu thường ở 11 – 12 tháng tuổi, lứa đầu cho phối lúc 7 tháng tuổi, đối với heo nái lai thì phối giống vào lúc 8 tháng tuổi, khối lượng cơ thể phải đạt từ 65 – 70 kg và heo nái ngoại (giống heo ngoại nuôi thích nghi ở Việt Nam) thì nên cho đẻ lứa đầu ở 12 tháng tuổi, lứa đầu cho phối vào lúc 7 – 8 tháng tuổi, khối lượng cơ thể phải lớn hơn 100 kg. 2.2.3 Chu kỳ động dục của heo Là khoảng thời gian giữa lần động dục thứ nhất và lần động dục thứ hai kế tiếp nhau. Chu kỳ sinh dục là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể đã phát triển hoành chỉnh. Được bắt đầu khi gia súc đã thành thục về tính, nó tiếp tục xuất hiện và chấm dứt hoàn toàn khi cơ thể đã già yếu. Chu kỳ động dục của heo trung bình là 21 ngày, biến động 18 – 24 ngày (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2008). Theo Rapael (1971), cho rằng ở heo cái hậu bị có chu kỳ động dục ngắn hơn heo nái trưởng thành. Lứa đẻ thứ 2 và thứ 3 có chu kỳ động dục là 19,50 ngày, lứa thứ 4 và thứ 5 chu kỳ là 20,80 ngày, lứa thứ 8 và thứ 9 chu kỳ là 22,40 ngày. 2.2.4 Phát hiện heo cái động dục Là nhân tố quan trọng trong công tác phối giống đối với heo cái, nhất là khi dùng kỹ thuật gieo tinh nhân tạo. Theo Lê Hoàng Sĩ (2010), thời gian lên giống kể từ khi bắt đầu có biểu hiện đến khi chấm dứt động dục, có thể kéo dài 6 – 7 ngày hoặc hơn. Quan sát sự biến đổi về trạng thái sinh hoạt, cùng với sự biến đổi về kích thước và màu sắc của âm hộ để xác định heo cái đang có biểu hiện động dục thật, hay không thật là điều hết sức cần thiết để có thể áp dụng các biện pháp thích hợp, nhằm nâng cao hiệu quả sinh sản đối với heo nái. 2.2.4.1 Động dục giả Động dục giả có biểu hiện động dục nhưng không rụng trứng do LH duy trì ở mức thấp, không đủ để tạo ra sóng làm rụng trứng. Theo Lê Hoàng Sĩ (2010), quan sát âm hộ heo cái sung huyết và gia tăng kích thước dần từ ngày thứ hai, thứ ba, hoặc nhiều hơn. Nhưng độ sung huyết cũng như kích thước âm hộ gia tăng không bằng hiện tượng lên giống thật, không có tiết dịch nhờn đục. Sau dó, âm hộ đột ngột trở lại kích thước và màu sắc bình thường như ban đầu. 10 2.2.4.2 Động dục ngầm Biểu hiện động dục không rõ, nhưng trứng vẫn rụng. Đây là một vấn đề phức tạp song chắc chắn có liên quan đến đặc điểm cá thể về cảm thụ sinh dục và hàm lượng FSH duy trì ở mức độ bình thường không đủ để kích thích Oestrogen mãnh liệt khi động dục (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2008). 2.2.5 Thời gian động dục Là thời điểm bắt đầu biểu hiện triệu chứng động dục đến chấm dứt các triệu chứng đó. Thời gian động dục của heo là 4 – 6 ngày, lần động dục lại sau khi cai sữa con: 7 – 9 ngày. Thời gian động dục chia làm 3 thời kỳ : Thời kỳ trước động dục, thời kỳ động dục và thời kỳ sau động dục (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2008). 2.2.5.1 Thời kỳ trước động dục Dưới tác dụng kích thích tố FSH, LH kích thích những nang noãn trên buồng trứng phát triển và thành thục. Chính những noãn thành thục này tiết kích thích tố Oestrogen. Oestrogen được hấp thu vào máu và kích thích sự phát triển các đường sinh dục gia súc cái như: Ống dẫn trứng, sừng tử cung (tăng sinh lớp tế bào nội bì), có sự gia tăng các nhu động sừng tử cung và ống dẫn trứng, gia tăng sự phân bố mạch máu ở bên trong màng nhầy tử cung. Tế bào biểu mô âm đạo cũng tăng sinh. Các tuyến đường sinh dục bắt đầu hoạt động mạnh để tiết ra chất dịch. Tất cả những biến dổi này nhằm tạo điều kiện cho tinh trùng và noãn gặp nhau và thụ tinh nhau. Biểu hiện bên ngoài: Sự thay đổi ở âm hộ như xung huyết, phù lên. Thay đổi tính tình: kêu la, bỏ ăn, phá chuồng, nhảy lên lưng con khác. 2.2.5.2 Thời kỳ động dục Đây là thời kỳ xuất hiện tính dục cao nhất ở gia súc cái. Trong giai đoạn này, gia súc cái chấp nhận cho gia súc đực phối hoặc thụ tinh nhân tạo. Trong thời kỳ này hàm lượng kích thích tố Oestrogen trong máu đạt nồng độ cao nhất, toàn bộ cơ quan sinh dục cái biểu hiện hàng loạt thay đổi sinh lý, sinh thái biểu hiện bên ngoài như âm hộ xung huyết, phù to, có dịch nhờn từ âm đạo chảy ra ngoài. Lúc này kích thích tố LH tăng, FSH giảm, gây hiện tượng rụng trứng và thành lập hoàng thể. Cuối giai đoạn này, gia súc thường ăn ít hay bỏ ăn, kêu la, nhảy chồm lên gia súc khác hoặc thoát khỏi chuồng, chúng biểu hiện hưng phấn 11 cao độ, thể hiện ra ngoài đứng yên, vểnh tai, cong đuôi khi ấn vào vùng mông, gọi là phản xạ chịu đực. Thời kỳ này chấm dứt khi noãn được rụng và rơi vào vòi Fallop. Sự rụng trứng chỉ xảy ra sau khi phối, nếu không được phối noãn thành thục sẽ thoái hóa. Hình 2.7 Biến đổi hormone sinh sản trong chu kỳ động dục 2.2.5.3 Thời kỳ sau động dục Thời kỳ này gia súc cái trở nên yên tĩnh, không thích gần gia súc đực. Biến đổi chủ yếu ở buồng trứng là có sự hiện diện của hoàng thể. Hoàng thể tiết ra kích thích tố Progesterone và kích thích tố này kích thích sự phát triển đường sinh dục cái mà trước kia đã cảm ứng trước với Oestrogen, nhằm tạo điều kiện nuôi phôi sau này. Ngoài ra, hoàng thể còn tiết ra Relaxin góp phần vào quá trình sinh đẻ của gia súc sau này. Trong giai đoạn này sự co bóp (nhu động) của tử cung giảm, sự tiết dịch nhờn cũng giảm. Kích thích tố Progesterone sẽ hoạt động mạnh trong giai đoạn này, ức chế sự hoạt động của kích thích tố FSH và LH, nên dẫn đến ức chế chu kỳ động dục mới. Khi hoàng thể lưu, gây mang thay giả, ức chế chu kỳ động dục mới. 2.2.6 Thời kỳ nghỉ ngơi Hoàng thể tiết nhiều Progesterone để chuẩn bị cho thời kỳ mang thai, nếu đậu thai. Thời kỳ này chấm dứt khi hoàng thể thoái biến và lượng Progesterone trong máu giảm. Ở gia súc nang noãn có thể phát triển trong thời kỳ này nhưng không rụng mà phải chờ đến khi hoàng thể bị thoái biến (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2008). 12 Bảng 2.1 Hàm lượng Progesterone của một số loài gia súc Loài Thời kỳ nang noãn (ng/ml) Thời kỳ hoàng thể(ng/ml) Bò 0,4 6,6 Heo 0,5 27,1 Cừu 0,2 2,1 (Nguồn: Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2008). 2.2.7 Xác định thời điểm phối giống heo cái. Theo Lê Hoàng Sĩ (2010), để xác định thời điểm phối chính xác cần chú ý những vấn đề sau: Quan sát trạng thái lâm sàng của heo lên giống, cần theo dõi chặc chẽ heo cái trong thời gian lên giống, theo dõi tối thiểu hai lần trong ngày để phát hiện được heo lên giống đang rơi vào giai đoạn chịu đực. Quan sát các cử chỉ về sinh hoạt, khi lên giống heo cái có biểu hiện trạng thái không bình thường. Trạng thái thay đổi theo từng giai đoạn lên giống, ở giai đoạn tiền chịu đực: Rên rỉ, kêu la, cắn phá, ăn ít hoặc bỏ ăn, kích thước âm hộ bắt đầu gia tăng. Lớp da âm hộ căng, có màu hồng đỏ. Không có dịch nhờn tiết ra. Chỉ tiết ra một ít dịch loãng, trong khi gần đến giai đoạn chịu đực. Đến giai đoạn chịu đực: giảm kêu la và sau đó lắng dịu lại, kích thước âm hộ tăng đến mức tối đa, màu đỏ sậm, da căng bóng và tạo thành khe giữa hai mép âm hộ. Sau đó, âm hộ giảm dần kích thước, độ sung huyết giảm, da hơi nhăn lại. Dịch nhờn cũng có sự biến đổi theo kích thước và độ sung huyết, lúc đầu dịch nhờn loãng, trong. Sau đó, đục và đặc dần. Đứng phía sau hoặc bên hông xôm lưng heo cần kiểm tra. Cho hai bàn tay áp sát và đè vào vùng sống hông. Dấu hiệu lên giống chính yếu là động dục đứng yên. Khi phát hiện heo có âm hộ nở to, hơi teo nhăn, dịch nhờn đục, đồng thời xôm lưng heo cái có biểu hiện đứng yên bất động (mê ì) thì đây sẽ là thời điểm tốt nhất để phối heo cái. Nên cho phối 2 lần trong ngày sáng và chiều, hoặc chiều và sáng ngày hôm sau để gia tăng tỉ lệ thụ thai trên heo cái. Trường hợp đặc biệt trên một số cá thể có thời gian lên giống không tuân theo những biểu hiện điển hình vừa nêu trên, thời gian chịu đực kéo dài, cần tiếp tục phối thêm 1 lần/ngày, cho đến khi âm hộ giảm kích thước và teo nhăn. Tóm lại cần phải chú ý đến các cử chỉ sinh hoạt, các trạng thái thai đổi màu sắc, dịch nhờn của âm hộ của heo để 13 xác định chính xác thời điểm heo chịu đực, nhằm nâng cao tỷ lệ đậu thai trong công tác phối giống. Hình 2.9 Heo chịu đực tai vểnh lên Hình 2.8 Heo đứng yên khi xôm lưng 2.2.8 Các Loại Hormone Sinh Sản Chính 2.2.8.1 Gonadotropin releasing hormone (GnRH) Hormone GnRH được tiết ra từ các neuron của vùng dưới đồi (Hypothalamus) có tác dụng kích thích tuyến yên tăng cường tiết các hormone gonadotropin (FSH và LH) để kích hoạt và tăng cường sự phát triển của tế bào trứng, sau đó rụng trứng và hình thành hoàng thể. Ngoài cơ chế tác dụng thuận chiều, GnRH còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mối tác động ngược dương tính của Oestrogen để tăng cường tiết LH và kiểm soát mối tác động ngược âm tính của Progesterone để bảo đảm sự tồn tại của hoàng thể. 2.2.8.2 Các hormone gonadotropin FSH (Follicle Stimulating Hormone): Kích thích làm cho những nang noãn trên buồng trứng trở thành những nang noãn trưởng thành, nhưng không tiết Oestrogen và không gây hiện tượng rụng trứng. LH (Luteinizing Hormone): Kích thích những nang noãn đã trưởng thành trở nên thành thục (chín mùi). Kích thích những noãn thành thục tiết ra kích thích tố estrogen (kích thích tố sinh dục cái). Kích thích hiện tượng rụng trứng với điều kiện cơ quan sinh dục này đã được cảm ứng trước với kích thích tố FSH. Kích thích tố thành lập hoàng thể. PMSG (Pregnant Mare Serum Gonadotropin): Huyết thanh ngựa chửa ở ngựa có thai, do màng đệm nhau thai tiết khá nhiều PMSG. Trong huyết thanh 14 ngựa chửa từ ngày thứ 40 – 45 đã xuất hiện kích tố này, nó tăng dần và đạt cực đại ở 70 – 75 ngày của thời gian chửa (50.000 – 110.000 UI) sau đó giảm dần, và mất hẳn ở 150 ngày mang thai. Huyết thanh ngựa chửa có nhiều FSH, một ít LH nên được ứng dụng rộng rãi tiêm cho gia súc cái để gây động dục, đặc biệt là gây noãn thành thục, xuất noãn, và tạo hoàng thể. Sử dụng PMSG để chửa bệnh chậm, vô sinh và nâng cao tỷ lệ thụ thai. HCG (Human Chorionic Gonadotropin): Kích tố nhau thai ở người, màng đệm nhau thai tiết một hàm lượng lớn hormone nhau thai, có tên là HCG chứa chủ yếu là LH, một ít FSH. Hormone này xuất hiện khá sớm, từ ngày thứ 8 sau khi thụ thai đã xuất hiện trong nước tiểu, hàm lượng cao nhất vào ngày thứ 50 – 60, sau đó giảm dần đến ngày thứ 80 còn rất thấp và duy trì như vậy cho đến khi gần đẻ, dựa vào đặc điểm này có thể chuẩn đoán có thai ở người bằng cách dùng nước tiểu của người nghi có thai, tiêm cho ếch đực nếu có tinh trùng ếch xuất hiện sau 2 tiếng tiêm nước tiểu có chứa HCG, chứng tỏ người đó đã có thai. Trong chăn nuôi người ta cũng dùng HCG (chứa nhiều LH) tiêm cho gia súc để kích thích noãn thành thục và rụng trứng nâng cao tỷ lệ thụ tinh. Oestrogen: (từ nang noãn, nhau thai, tuyến thượng thận) gồm có 3 chất là: Estradiol, estron và estrion, trong đó estradiol có hoạt tính mạnh nhất. Tác dụng sinh lý chủ yếu của Oestrogen là: Duy trì đặc điểm sinh dục thứ cấp ở con cái. Gây những biến đổi của cơ quan sinh dục và hành vi động dục của gia súc. Tác động ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên để tăng cường tiết LH, góp phần gây ra rụng trứng. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển noãn đã thụ tinh. Kích thích sự phát triển của tuyến vú. Progesterone: (từ hoàng thể, nhau thai và tuyến thượng thận), kích thích sự phát triển hơn nữa của niêm mạc tử cung, âm đạo, tích lũy nhiều glycogen ở các niêm mạc đó để chuẩn bị đón hợp tử phát triển thành bào thai. Kích thích sự tăng trưởng và biệt hóa mạnh của mô tuyến vú, nhờ làm phát triển tổ chức túi tuyến nên tuyến vú phát triển to để chuẩn bị tạo sữa. Ức chế lại tuyến yên làm giảm tiết FSH, LH nên trong thời kỳ có mang nên không có hiện tượng rụng trứng, nếu không được thụ tinh thì vào ngày thứ 17 của chu kỳ động dục 21 ngày của gia súc hoàng thể biến đi. Prostaglandin: Là một nhóm lipid được tiết ra từ tuyến tiền liệt ở con đực hay từ nội mạc của ống sinh dục (tử cung, âm đạo) của con cái. Prostaglandin có nhiều loại, nhưng loại có hoạt tính mạnh nhất là PGF2α. Tác dụng chủ yếu của nó là: Phá hủy hoàng thể, nang nước trên buồng trứng, gây động dục. Gây hưng phấn 15 ống sinh dục, tăng cường nhu động tử cung, kích thích mở cổ tử cung. Do đó, Prostaglandin còn được ứng dụng trong gây đẻ nhân tạo và trợ sản ở ca đẻ khó, rặn đẻ yếu. 2.2.9 Sinh lý tiết sữa của heo nái nuôi con Ngay sau khi đẻ, cơ thể gia súc bước vào một thời kỳ hoạt động sinh lý đặc biệt là tiết sữa nuôi con. Chức năng này do tuyến vú đảm nhận, nó bao gồm hai quá trình cơ bản là sinh sữa và thải sữa. Cũng như các hoạt động sinh sản khác, hoạt động tiết sữa là hoạt động mang tính chất bản năng và chịu điều hòa của hệ thống thần kinh thể dịch, trong đó điều hòa thể dịch chiếm ưu thế hơn (Hoàng Toàn Thắng, 2006). Theo Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu (2008), bình thường heo cái có 7 đôi vú. Mỗi đầu vú có 2 rãnh và mỗi đầu vú thì thông với từng phần riêng biệt của nó như bể ở đầu vú, bể tuyến và liên kết với các ống dẫn. Khi mang thai, hệ thống ống dẫn, bao tuyến bắt đầu hình thành và phát triển, mô tuyến thay dần mô liên kết, mô mỡ và chiếm ưu thế. Hoạt động tiết sữa đã xuất hiện vào cuối thời kỳ mang thai, sữa được hình thành được gọi là sữa non. Sự phát dục của tuyến vú sẽ hoàn tất khi kết thúc giai đoạn mang thai. Ngay sau khi đẻ gia súc bắt đầu tiết sữa để nuôi con. Sự bài tiết sữa gồm 2 quá trình: Sinh sữa và thải sữa. Sự hình thành sữa là một quá trình sinh lý phức tạp xảy ra ở tế bào tuyến, được đám ứng bằng hình thức phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh, nhằm để chọn lọc những chất từ huyết tương đưa vào tuyến vú và tổng hợp nên những thành phần đặc trưng của sữa. Phân tích thành phần của sữa và huyết tương người ta thấy sữa có nhiều chất mà huyết tương không có như casein, lactose, mỡ sữa… Thành phần của sữa không khác nhau nhiều giữa các bầu vú nếu các bầu vú như nhau. Mỡ, protein và lactose lần lượt chiếm 60%, 22%, 10% của tổng năng lượng trong sữa. Phần lớn acid béo trong sữa heo là acid béo 16 – 18 carbon và không bão hòa. Sữa heo thiếu sắt và đồng dù khẩu phần heo mẹ đủ các chất này. Mặt khác, nồng độ kẽm và mangan trong sữa tăng khi tăng các chất này trong khẩu phần của heo mẹ. Các chất này trong tuyến vú chỉ xuất hiện trong vòng 2 ngày trước khi sanh, sự tích tụ các kháng thể cũng chỉ xảy ra trong hai ngày cuối của thai kỳ (Trần Thị Dân, 2006). Trong quá trình tiết sữa phụ thuộc vào sự hoạt động của tuyến vú và nhu cầu của heo con. Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1997), khối lượng heo con toàn ổ lúc 21 ngày tuổi là chỉ tiêu đánh giá khả năng cho sữa của heo mẹ. Vì sản lượng 16 sữa mẹ cao nhất chỉ trong 21 ngày sau khi đẻ. Khối lượng toàn ổ heo cao thì sản lượng tiết sữa của heo mẹ cao. 2.3 Ảnh hưởng của stress lên sinh lý sinh sản ở heo cái 2.3.1 Ảnh hưởng của stress lên sự động dục ở heo cái Heo hậu bị dưới tác động của những biện pháp gây căng thẳng thần kinh nhẹ (tạo stress) cũng bị kích thích động dục sớm. Đầu tiên, khi cơ thể heo đối diện với những tác động của stress (lo sợ, tức giận, mệt mỏi,…) hệ thần kinh sẽ gửi tín hiệu đến vùng dưới đồi trong não và vùng này ra lệnh cho tuyến thượng thận giải phóng adrenalin. Hormone này cung cấp năng lượng cho cơ thể, làm nhịp tim tăng lên, đem lại nhiều oxy cho cơ và mô, phá vỡ thế cân bằng các hormone sinh sản trong cơ thể heo cái. Và các kích thích nội tiết đi theo dây thần kinh li tâm đến vỏ đại não qua vùng dưới đồi tiết ra kích thích tố FRF (Folliculin Releasing Factor) có tác dụng kích thích tuyến yên tiết ra FSH làm cho bao noãn phát dục nhanh chóng. Trong quá trình bao noãn phát dục và thành thục thì thượng bì bao noãn tiết ra Oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn, làm cho heo cái có biểu hiện động dục ra bên ngoài (Trần Văn Phùng, 2005). Dù tác nhân kích thích là gì thì đáp ứng sinh học diễn ra trong cơ thể vẫn không thay đổi. 2.3.2 Cách tạo stress cho heo cái. Có thể rượt đuổi heo chạy trong chuồng nuôi hay lùa chúng ra sân bên ngoài cho vận động 10 – 15 phút/ngày lùa liên tục trong 3 ngày, hoặc chuyển chuồng nuôi, hay ghép vào đàn mới để chúng bị stress nhẹ. Có thể cho heo nhịn đói 24 – 36 giờ kết hợp với cho tiếp xúc với heo đực trưởng thành. Người ta cho rằng mùi đực giống tạo ra do sự tham gia của androgen và 5α – androteron vào thành phần nước tiểu của đực giống. Pheromon là một trong những yếu tố kích thích quá trình sinh tổng hợp và giải phóng hormone hướng sinh dục của thuỳ trước tuyến yên (Hoàng Toàn Thắng, 2006). Có thể lấy giẻ sạch tẩm tinh dịch của heo đực đem cho heo cái hậu bị ngửi mùi 3 lần/ngày hoặc đưa heo đực giống gần chuồng heo cái hậu bị cho chúng ngửi mùi 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 10 – 15 phút. Thông thường sử dụng heo đực giống trưởng thành để mùi hormone tiết nhiều, hiệu quả kích thích cao hơn. 17 2.4 Các biện pháp nâng cao năng suất sinh sản ở heo nái sinh sản 2.4.1 Giảm stress trong chăn nuôi Theo Hoàng Toàn Thắng (2006), thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật chăn nuôi và thú y. Chủ động phòng và loại trừ các yếu tố gây stress. Ví dụ: Khi có gió mùa Đông Bắc cần che chắn chuồng, cho thêm rơm, chất độn chuồng vào chuồng đồng thời tăng dinh dưỡng trong khẩu phần. Khi trời nóng phải có các biện pháp chống nóng tích cực cho uống nước đầy đủ, tăng độ thông thoáng, thông gió bằng các biện pháp tích cực, cho gia súc tắm... Nhiệt độ trên 290C sẽ làm chậm hoặc ngăn cản sự xuất hiện động dục, giảm mức độ rụng trứng và làm tăng hiện tượng chết thai sớm. Nhiệt độ cao làm tính hăng heo đực bị giảm súc, lượng tinh xuất ra ít và khả năng thụ tinh của tinh trùng bị giảm thấp. Nếu nhiệt độ trực tràng tăng lên 0,560C trong 72 giờ thì số tinh trùng sản sinh ra bị giảm 70% hoặc hơn nữa. Khi sự sản sinh tinh trùng bị ảnh hưởng, ít nhất trong vòng 4 – 6 tuần lễ sẽ không có được tinh trùng đạt khả năng thụ tinh bình thường. Stress nhiệt ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của heo đực cũng như heo cái. Bảng 2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng sinh sản của heo Nhiệt độ 26 – 270C 300C 330C Số nái 74 80 80 Số nái động dục 74 78 73 Số nái không động dục 0 2 7 Số nái động dục lại 2 8 8 Số nái có chửa 67 67 62 Tỷ lệ chửa 90 85 78 Diễn giải (Nguồn: Nguyễn Thiện, Đào Đức Thà, 2007) Vì vậy cần hạn chế stress nhiệt cho heo, các hệ thống chuồng trại cần quạt thông thoáng, phun nước trên mái, phun sương … Năng suất sinh sản của heo sẽ tăng. 18 2.4.2 Phát hiện heo cái động dục chính xác. Việc phát hiện động dục chính xác có tầm quan trọng đặc biệt bởi vì đó là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ thụ thai trong phối giống heo. Trong thực tế để xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp, thì khi heo nái động dục phải tăng cường theo dõi để biết giờ xuất hiện triệu chứng động dục đầu tiên, vì vậy cần theo dõi ngày 2 lần (sáng sớm và chiều tối). Heo đực có khả năng phát hiện chính xác nhất. Muốn xác định thời kì “mê ì” của heo cái chính xác, người ta dùng heo đực thí tình để phát hiện. Mỗi ngày cho đực thí tình đi phát hiện 2 lượt (sáng, chiều). 2.4.3 Xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp Việc xác định đúng đắn thời điểm dẫn tinh thích hợp có ý nghĩa quyết định đối với thụ tinh nhân tạo. Điều này có liên quan mật thiết với thời điểm rụng trứng. Xác định thời điểm dẫn tinh chính xác cùng với sữ dụng tinh dịch chất lượng tốt có thể đạt kết quả cao về số con sơ sinh/ổ đẻ. Khi gieo tinh vào các thời điểm khác nhau sẽ có kết quả khác nhau, nếu gieo từ (0 – 12) giờ sau khi trứng rụng thì số con sơ sinh/ổ là 12,3 con và tỷ lệ đậu thai là 80%, khi gieo từ (0-24) giờ trước khi trứng rụng thì tương ứng 13,2 con/ổ và tỷ lệ đậu thai là 88% (Nissen ctv., 1997). Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1997), trong sản xuất dùng thụ tinh nhân tạo khi heo có triệu trứng chịu đực buổi sớm thì chiều cho phối, nếu có triệu chứng vào buổi chiều thì để sớm hôm sau cho phối. Nên cho phối 2 lần ở giai đoạn chịu đực, nhằm “chặn đầu khóa đuôi” của thời kỳ rụng trứng. Khuyến cáo thời điểm phối giống thích hợp. Đối với heo cái hậu bị nên phối giống sau khi heo chịu đực và sau 12 giờ phối lặp lại lần thứ hai. Đối với heo nái rạ thời điểm phối giống thích hợp là sau 12 giờ kể từ thời gian heo nái bắt đầu chịu đực và lặp lại sau 12 giờ. Nên phối giống lặp lại 2 – 3 lần thì hiệu quả phối giống và số con đẻ ra sẽ cao hơn. 2.4.4 Tập ăn sớm cho heo con để cai sữa sớm Tập ăn sớm cho heo con đem lại nhiều lợi ích: Giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của heo con và khả năng cung cấp sữa giảm của heo mẹ, heo con sinh trưởng nhanh hơn, khối lượng lúc 60 ngày tuổi cao hơn. Giảm stress về dinh dưỡng khi cai sữa do heo con đã biết ăn. Tạo tiền đề cai sữa sớm cho heo con và tăng vòng quay lứa đẻ/nái/năm (Trần Văn Phùng, 2005). Heo con bắt đầu tập ăn từ 10 ngày tuổi. Để tập ăn cho heo con có hiệu quả cần đáp ứng các yêu cầu sau đây: Chất lượng thức ăn thức ăn cho heo con tập ăn 19 có giá trị dinh dưỡng cao, thức ăn dễ tiêu hóa (bột bắp, bột gạo, bột cá, bột đậu tương...), thức ăn có mùi vị thơm kích thích tính thèm ăn và ăn ngon miệng. Theo Lê Thị Mến (2010), hiện nay thức ăn dặm công nghiệp dạng viên cho heo con rất tiện lợi đủ dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và an toàn vệ sinh. Có thể cho ăn 3 – 4 lần/ngày, xen kẽ với bú mẹ. Không cho heo nái ăn thức ăn của heo con và ngược lại. Cho heo con ăn rau xanh (lúc 3 – 4 tuần tuổi) và nước uống phải đầy đủ, hợp vệ sinh. 2.4.5 Sử dụng các chế phẩm sinh dục Hormone FSH và LH tự nhiên có tác dụng tốt nhưng chúng quá đắt nên trong thực tế thường sử dụng các chất thay thế là PMSG và HCG. Sử dụng chế phẩm Pregnant Mare Serum Gonadotropin (PMSG): Nhằm làm tăng khả năng động dục ở thú cái, kích thích động dục đồng loạt hay điều khiển quá trình sinh sản trong chăn nuôi heo trang trại. PMSG là một trong những chế phẩm sinh dục được ứng dụng khá phổ biến trong việc cải tiến năng suất sinh sản ở heo cái như: Giảm số heo cái chậm sinh sản, rút ngắn khoảng cách lứa đẻ, đặc biệt là điều khiển sinh sản của heo cái theo kế hoạch định sẳn (Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà, 2008). Kích tố nhau thai người (HCG): Được chiết suất từ nước tiểu phụ nữ có thai từ ngày 8 – 12, chứa chủ yếu là LH, một ít FSH. Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, tùy theo trường hợp muốn có phản ứng nhanh hay chậm. Chế phẩm có hoạt tính Oestrogen: Trong thực tiễn sản xuất, người ta không dùng estrogen tự nhiên mà thường dùng các chế phẩm hóa học tổng hợp có tác đụng tương tự Oestrogen như: Stinbestron, oestradiol, hexestron, dietinstylbestron, .... Sử dụng Progesterone: Là yếu tố ức chế động dục, có nghĩa là đưa tất cả các gia súc cái ở các trạng thái khác nhau của chu kỳ động dục (trừ những gia súc đang động dục) vào một trạng thái cùng bị ức chế. Hết thời gian tác động của hormone (giải phóng ức chế) chúng bắt đầu bước vào trạng thái hưng phấn mạnh và các nang trứng cùng được chín vào một thời kỳ. Theo nguyên lý thần kinh là ức chế càng sâu thì hưng phấn càng mạnh nên hiệu quả động dục rất cao (Hoàng Toàn Thắng, 2006). Progesterone có tác dụng ngăn cản sự giải phóng các kích thích tố sinh dục tuyến yên, sau đó kiềm hãm động dục hoặc gây thoái hóa hoàng thể. Sau khi sử dụng Progesterone, các nang noãn phát triển, động dục sẽ xuất hiện sau (4 – 8) ngày. 20 Chế phẩm có hoạt tính Prostaglandin F2α (PGF2α) và các chất tổng hợp có hoạt tính tương tự nói chung được coi là những hoạt chất có hiệu lực nhất trong việc gây động dục hàng loạt ở gia súc. Những chất này gây thoái hóa hoàng thể và do đó mà làm giảm nhanh chóng hàm lượng Progesterone trong máu và làm cho noãn bao phát triển nhanh chóng, gây hiện tượng động dục. Prostaglandin không có hiệu lực khi dùng cho gia súc không có thể vàng. 2.5 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi nái sinh sản Mục tiêu chăn nuôi heo nái sinh sản là làm sao để heo nái đẻ sai con, heo sơ sinh ra khỏe mạnh, có khối lượng sơ sinh cao. Heo mẹ đủ dự trữ để tiết sữa trong thời kỳ nuôi con, nếu là heo nái đẻ lứa đầu (Trần Văn Phùng, 2005). Chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của trại nái là: Tỷ lệ heo nái vô sinh 3%, tỷ lệ heo nái đậu thai đạt 90 – 95%, tỷ lệ heo nái đẻ 85 – 90%, thời gian chờ phối 3 – 7 ngày, tỷ lệ heo con chết lúc theo mẹ 10 – 12%. Dựa vào số heo đẻ ra còn sống/ổ, heo nái được xem là có năng suất cao khi: Heo nái tơ có 9 – 10 con/ổ đẻ, heo nái rạ có 10 – 11 con/ổ. Số con sơ sinh nói lên tính mắn đẻ của nái và phụ thuộc rất lớn bởi yếu tố giống, các giống khác nhau thì số con sơ sinh khác nhau Trần Thị Dân (2006). Thành tích sinh sản ở lứa đẻ 1 – 2 cho biết nái tốt xấu bao gồm: Số heo con trên ổ 8 – 10 con còn sống, trọng lượng sơ sinh 1,3 – 1,5 kg/con, trọng lượng cai sữa bình quân 5 – 8 kg/con, số heo con cai sữa 8 – 9 con/ổ, nái giảm trọng lượng khi cai sữa 8 – 10% so với thể trọng đẻ ra 3 ngày, số ngày chờ phối lứa đẻ kế từ 5 – 7 ngày, số con lứa đẻ sau có thể cao hơn lứa đẻ đầu 10 – 15% là tốt (Võ Văn Ninh, 2006). Ở nước ta theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Số 67/2002/QĐ-BNN, ngày 16 tháng 7 năm 2002 về việc ban hành Quy định các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đối với giống vật nuôi thì năng suất heo nái phải đạt các chỉ tiêu sau: 21 Bảng 2.3 Các chỉ tiêu năng suất đối với heo nái sinh sản Các chỉ tiêu Đơn vị tính Đối với heo Đối với heo lai ngoại (nội x ngoại) Số con đẻ ra còn sống/lứa con 9,5 10,0 Số con cai sữa/lứa con 8,5 9,4 ngày 21-28 28-35 Khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh kg 11-13 8-10 Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa kg 55 - 65 45- 60 ngày 330-385 320-375 lứa 2,0 2,0 Số ngày cai sữa Tuổi đẻ lứa đầu Số lứa đẻ/nái/năm 2.6 Khả năng sản suất ở heo nái sinh sản Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của heo nái nuôi con được ghi nhận như sau: 2.6.1 Số heo con sơ sinh (con/lứa) Theo Trần Văn Phùng (2005), số heo con sơ sinh trên lứa là số heo con còn sống đến 24 giờ của lứa đẻ. Đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng. Nó nói lên khả năng đẻ nhiều hay ít con của giống, nói lên kỹ thuật thụ tinh của dẫn tinh viên và kỹ thuật chăm sóc heo nái chửa. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh ra, những heo con không đạt khối lượng sơ sinh (quá bé), không phát dục hoàn toàn, dị dạng… thì sẽ bị chết. Ngoài ra do heo con mới sinh, chưa nhanh nhẹn, dễ bị heo mẹ đè chết. Theo Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007), thì số heo con sơ sinh/ổ nhiều chứng tỏ trạng thái hoạt động của buồng trứng tốt, tình trạng sinh lý của cơ thể mẹ (như động dục, mang thai, đẻ) bình thường. Các lứa đẻ sau thường nhiều hơn các lứa đẻ đầu nhưng trọng lượng sơ sinh thì thấp hơn. Các giống heo ngoại thì lứa đẻ từ thứ 3 – 5 thường sai con, heo con đồng đều nhưng sau đó năng suất giảm xuống. Các giống heo nội cũng tương tự nhưng thời gian sử dụng sẽ kéo dài lâu hơn. Bình quân số heo con đẻ ra còn sống/lứa: Tổng số heo con đẻ ra còn sống trong vòng 24 giờ kể từ khi heo nái đẻ xong con cuối cùng của các lứa đẻ trên tổng số lứa đẻ. 22 Tổng số heo con đẻ ra còn sống Bình quân số heo con đẻ ra còn sống/lứa = Tổng số lứa đẻ (Trần Văn Phùng, 2005) 2.6.2 Số heo con cai sữa/nái/lứa Đây chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suất trong chăn nuôi heo. Thời gian cai sữa sớm muộn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn heo con tập ăn và chăm sóc nuôi dưỡng. Nhiều trang trại chăn nuôi đã cai sữa sớm heo con vào 21 – 28 ngày tuổi. Cai sữa sớm cho heo con tăng được số lứa đẻ của heo mẹ và hạn chế một số bệnh lây từ heo con sang heo mẹ nuôi con (Lê Hồng Mận, 2006). Số heo con còn sống đến cai sữa Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100 Số heo con để lại nuôi (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007) 2.6.3 Tỷ lệ hao mòn của heo nái Tỷ lệ hao mòn cơ thể khi nái nuôi con: Khi nuôi con, heo mẹ sẽ bị hao mòn từ 15 – 20% so với lúc có chửa, nếu tỷ lệ hao mòn cao hơn người chăn nuôi cần phải xem lại chế độ chăm sóc nuôi dưỡng heo mẹ trong thời gian nuôi con. Lúc này phải bỏ qua một chu kỳ để heo lấy lại sức mới cho phối thì tỷ lệ đậu thai sẽ cao hơn (Hội Chăn Nuôi Việt Nam, 2004). P heo nái sau khi đẻ 24h – P heo nái khi cai sữa Tỉ lệ hao mòn (%) = x 100 P heo nái sau khi đẻ 24h 2.6.4 Số lứa đẻ/nái/năm Là thời gian hoàn thành một chu kỳ sinh sản. Bao gồm thời gian chửa, thời gian nuôi con và thời gian động dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa. Trong 3 yếu tố trên thì thời gian mang thai là không thể thay đổi được, còn thời gian nuôi con và thời gian chờ phối là có thể thay đổi và rút ngắn khoảng cách 2 lứa đẻ, để tăng lứa đẻ/nái/năm (Nguyễn Thiện, 2008). Để gia tăng số lứa đẻ thì nhà chăn nuôi nên tập cho heo con ăn sớm và cai sữa heo con từ 21 – 25 ngày tuổi và chăm sóc tốt heo nái. Chế độ dinh dưỡng không tốt, bệnh đường sinh dục, stress 23 nhiệt làm cho nái khó động dục trở lại và làm giảm số lứa đẻ của nái trên năm. Theo Lê Hồng Mận (2007) thì số lứa đẻ/nái/năm được tính theo công thức sau: 365 Số lứa đẻ/nái/năm = Số ngày mang thai + số ngày nuôi con + số ngày lên giống và phối giống đậu thai lại sau khi cai sữa 2.7 Chất lượng đàn con 2.7.1 Khối lượng heo con lúc sơ sinh (kg/ổ, kg/con) Khối lượng heo con lúc sơ sinh là khối lượng được cân sau khi heo con được đẻ ra, cắt rốn, lau khô và chưa cho bú sữa đầu. Là chỉ tiêu thể hiện khả năng nuôi dưỡng thai của heo mẹ, đặc điểm giống, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho heo nái mang thai của một cơ sở chăn nuôi (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007). Nhìn chung khối lượng heo sơ sinh càng cao thì khả năng sinh trưởng càng nhanh, khối lượng cai sữa sẽ cao và khối lượng khi xuất chuồng sẽ lớn (Trần Văn Phùng, 1999). 2.7.2 Tỷ lệ nuôi sống cao Trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta, tỷ lệ này phải đạt từ 94 – 96%. Do một số đặc điểm sinh lý của heo mẹ và sinh lý của heo con (như đã nêu ở phần trước), nên trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng heo con theo mẹ chúng ta phải tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế các đợt khủng hoảng, để heo con có tỷ lệ nuôi sống cao hơn nữa. TLNS (%) = số con cai sữa/số con để nuôi x 100 2.7.3 Khối lượng heo con lúc 21 ngày tuổi (kg/ổ, kg/con) Khối lượng heo con lúc 21 ngày tuổi là chỉ tiêu đánh giá khả năng tăng trọng của heo con và là chỉ tiêu đánh giá khả năng tiết sữa của heo mẹ (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007). Theo Hội Chăn Nuôi Việt Nam (2003) khối lượng heo con trung bình 21 ngày/con là 4,5 – 5,0 kg/con. Heo lai và heo ngoại nuôi ở nước ta lúc 21 ngày tuổi đạt 45 – 50 kg toàn ổ là tốt. 24 2.7.4 Khối lượng heo con cai sữa (kg/ổ, kg/con) Là khối lượng của cả ổ lúc cai sữa. Khối lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ đến khối lượng sơ sinh, làm nền tảng và điểm xuất phát cho khối lượng xuất chuồng (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007). 2.7.5 Lượng thức ăn tiêu tốn và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng cho heo con Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) thì hệ số chuyển hóa thức ăn là tính trạng rất quan trọng. Để xác định được số lượng thức ăn đã tiêu thụ và tăng trọng. Hệ số chuyển hóa thức ăn chính là tỉ lệ giữa khối lượng thức ăn đã sử dụng để tăng một đơn vị khối lượng cơ thể tại chuồng nuôi lúc kiểm tra. Tổng số TĂHH heo mẹ ăn và TĂHH heo con ăn trên tổng tăng trọng heo con trong kỳ theo mẹ. TĂ cho heo nái + TĂ cho heo con (kg) Tiêu tốn TĂ/kg thể trọng = Tổng tăng trọng của heo con TM (kg) (Lê Hồng Mận, 2006) 25 Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 Phương tiện thí nghiệm 3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm Thời gian thí nghiệm từ tháng 5/2013 đến tháng 10/2013. Địa điểm thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi thực nghiệm Vemedim, địa chỉ ấp Thới Hòa C, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ. Vị trí trại chăn nuôi thực nghiệm Vemedim Hình 3.1 Bản đồ hành chính TP. Cần Thơ 3.1.2 Đối tượng thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên 46 heo cái tơ lai 2 máu (♂ Yorkshire x ♀ Landrace). Các heo sẽ được phối giống bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo, với tinh heo đực giống là Duroc hoặc Landrace. 3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm Heo thí nghiệm được nuôi trong chuồng kín, mái được lợp bằng tole, có hệ thống bạt bao phủ phía trên để cách nhiệt. Có hệ thống làm mát bằng nước ở đầu dãy chuồng và hệ thống 4 quạt hút ở cuối dãy chuồng. Bên trong trại heo có 58 26 lồng nuôi heo cái hậu bị và nái khô chờ phối, 10 lồng nuôi heo nái nuôi con, 10 ô heo cai sữa, và 8 ô heo thịt. Với kiểu chuồng này, các điều kiện tiểu khí hậu trong chuồng nuôi được kiểm soát và con vật sống trong điều kiện khí hậu gần như là tối ưu. Nhiệt độ trong trại thấp nhất là 230C, cao nhất là 260C. CỔNG CHÍNH KHO CHỨA THỨC ĂN VƯỜN CÂY ĂN TRÁI KHU SINH HOẠT CÔNG NHÂN VĂN PHÒNG NHÀ ẤP TRỨNG NHÀ SÁT TRÙNG TRẠI ĐÀ ĐIỂU TRẠI DÊ CỪU TRẠI BÒ TRẠI GÀ THỊT TRẠI GÀ ĐẺ AO NUÔI CÁ TRẠI HEO HẦM Ủ BIOGA S AO NUÔI CÁ A S AO NUÔI CÁ CỔNG PHỤ Hình 3.2 Trại chăn nuôi thực nghiệm Vemedim 27 3.1.4 Thức ăn và nước uống Hệ thống cung cấp nước cho heo: Nước cho heo uống được bơm từ hệ thống mạch nước ngầm, đưa lên bồn chứa nước và đưa đến hệ thống vòi nước uống tự động ở mỗi ô chuồng. Hình 3.4 Kho trộn thức ăn Hình 3.3 Trại heo kín Thức ăn của trại là thức ăn tự phối trộn theo công thức của kỹ thuật trưởng đưa ra. Phù hợp từng giai đoạn phát triển khác nhau, nguyên liệu trộn thức ăn chủ yếu là: Bắp, tấm, cám gạo, bánh dầu nành, bột cá, các khoáng, vitamin, acid amin. Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng thức ăn heo hậu bị > 80 kg Mức dinh dưỡng (%) Thành phần ME 3050 (Kcal) CP 12,8 Lys 0,65 Ca 0,5 P 0,25 (Nguồn: Trại thực nghiệm chăn nuôi Vemedim) 28 Bảng 3.2 Công thức thức ăn sử dụng trong trại chăn nuôi thực nghiệm Vemedim Thành phần Tỷ lệ (%) Bắp nghiền 25% Tấm 41% Cám gạo 23% Bánh dầu nành 6,3% Bột cá 3% Khoáng và vitamin 1,7% (Nguồn: Trại chăn nuôi thực nghiệm Vemedim) Đối với các heo hậu bị sẽ cho ăn 1,8 – 2,2 kg/ngày, 2 lần/ngày. Trước khi phối giống thì nên cho ăn thêm thức ăn 2,5 kg/ngày, sau khi phối giống nên cho heo ăn ít thức ăn lại 1,6 kg/ngày. 3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm Các dụng cụ dùng để pha và kiểm tra tinh heo: Kính hiển vi, ca đựng nước 250ml, 500ml, ống nghiệm, ống đong, buồng đếm hồng cầu, ống pha loãng hồng cầu, ống đong 20ml, nhiệt kế... Hình 3.5 Dụng cụ kiểm tra tinh Hình 3.6 Thuốc thú y dịch Các hóa chất: Nước cất, đường glucose, NaHCO , KCl, cồn tuyệt đối… 3 Các chế phẩm thuốc dùng để thí nghiệm: O.S.T (Oestradiol cyprionate), Cloprostenol (PGF2α). Thuốc thú y, bút lông, máy ảnh, thước dây, cân 5kg vạch phân chia nhỏ nhất 20g dùng để cân heo con sơ sinh, sổ ghi điều trị bệnh, sổ phối giống, dẫn tinh quản, chai nhựa… 29 3.1.6 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng hàng ngày Sáng 7h00: Kiểm tra sức khỏe, số lượng heo, điều trị heo bệnh cấp tính. Vệ sinh máng ăn và cho thức ăn vào máng ăn 9h00: Mở nước đầu chuồng, kiểm tra sức khỏe, phòng trị bệnh theo lịch 10h00: Vệ sinh khu vực 10h45: Cho ăn, kiểm tra heo trước khi nghỉ trưa Chiều 13h00: Kiểm tra sức khỏe heo, máng, núm uống, cho ăn 13h30: Tắm heo, rửa chuồng. Khi tắm heo nhớ tắt nước 15h00: Cho heo ăn 16h00: Phòng trị bệnh theo lịch, kiểm tra sức khỏe 16h45: Kiểm tra heo, tắt nước làm mát Lịch tiêm phòng vaccine trên heo cái hậu bị khi mới nhập về trại: 7 ngày tẩy ký sinh trùng lần 1 14 ngày ngừa sẩy thai truyền nhiễm lần 1 21 ngày ngừa lở mồm long móng (FMD) 35 ngày tẩy ký sinh trùng lần 2 42 ngày ngừa sẩy thai truyền nhiễm lần 2 56 ngày có thể phối giống 3.2 Phương pháp thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên trên 46 heo cái hậu bị lai 2 máu (♂Landrace x ♀Yorkshire) và (♂Yorkshire x ♀Landrace) với 4 nghiệm thức (Hình 3.7). 30 Nghiệm thức (NT) Lặp lại ĐC Oestrogen PGF2α Tạo stress 1 - - - - 2 - - - - 3 - - - - 4 - - - - 5 - - - - 6 - - - - 7 - - - - 8 - - - - 9 - - - - 10 - - - - 11 - - 12 - - 13 - - Hình 3.7: Bố trí thí nghiệm NT ĐC: Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng heo cái hậu bị như các nghiệm thức, được bố trí 13 lặp lại. NT Oestrogen: Xử lý chích O.S.T, 2ml/con, chích bắp tai, được bố trí 12 lần lặp lại. NT PGF2α: Xử lý chích Cloprostenol, 5ml/con, chích bắp tai, được bố trí 10 lần lặp lại. NT tạo stress: Xử lý gây stress bằng cách chuyển chỗ ở và bỏ đói 24 giờ, được bố trí 11 lần lặp lại. 3.2.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm Chăm sóc heo cái hậu bị hằng ngày, mỗi ngày kiểm tra lên giống hai lần/ngày. Đo dài thân thẳng và vòng ngực của heo cái hậu bị, đánh giá điểm thể trạng trước khi tiến hành xử lý gây động dục. Khi tiến hành chích thuốc thí nghiệm sẽ có hai người một người khóp mõm heo để heo đứng yên, người còn lại sẽ tiến hành chích thuốc, làm như vậy sẽ đảm bảo được toàn bộ lượng thuốc sẽ được đưa vào bên trong cơ thể heo thí nghiệm thông qua đường chích bắp tai. Dùng sổ theo dõi lên giống ghi lại những biểu hiện lên giống của heo sau khi chích thuốc. Xác định thời điểm phối giống heo chính xác bằng cách xôm lưng, đối với những heo khó xác định sẽ cho heo cái tiếp xúc với nọc để kiểm tra. Sau khi heo có biểu hiện đứng mê ì sẽ bắt đầu phối ngay, thụ tinh nhân tạo khi heo có 31 triệu chứng chịu đực, đối với heo cái hậu bị phối giống sau khi heo chịu đực và sau 12 giờ phối lặp lại lần thứ hai. Đối với heo nái khô chờ phối thời điểm phối giống thích hợp là sau 12 giờ kể từ thời gian heo nái bắt đầu chịu đực và lặp lại sau 12 giờ. Hình 3.8 Gieo tinh nhân tạo Dùng cân đồng hồ 5 kg để cân trọng lượng heo con sơ sinh. Cân từng con sơ sinh vừa lọt lòng mẹ, đọc số kg hiển thị trên mặt cân, ghi chép lại, đánh dấu con vừa cân. Trước khi cân heo thì dụng cụ đã được vệ sinh, sát trùng sạch sẽ. 3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 3.2.3.1 Điểm thể trạng (ĐTT) của heo cái hậu bị lúc xử lí Trong đó có 5 thang ĐTT đánh số từ 1 đến 5 căn cứ vào hình vóc và tình trạng béo, gầy của heo. Điểm thể trạng đánh giá được sự chăm sóc nuôi dưỡng của trại, việc cho ăn định mức theo thể trạng heo nái sinh sản sẽ quản lý tốt được lượng cám ăn vào của heo, để duy trì được điểm thể trạng từ 2,5 – 3 điểm. Tránh cho việc heo quá ốm, hay quá mập sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất sinh sản của heo nái sinh sản. Hình 3.9 Điểm thể trạng heo 32 Bảng 3.3 Hệ thống chấm điểm thể trạng Hệ thống chấm điểm Vị trí 1 2 3 4 5 Xương sống Nhìn thấy xương sống rõ ràng Nhìn thấy Không nhìn nhưng phải thấy, lưng dùng tay ấn dầy và đầy vào Khó sờ tìm được xương sống Rất khó sờ tìm được xương sống Xương chỏm và xương khấu đuôi Chỏm sâu xung quanh khấu đuôi Chỏm rộng Chỏm bằng xung quanh không có độ khấu đuôi sâu Có lớp mỡ nên chỏm dô ra Có lớp mỡ dày Xương chậu Nhìn thấy rõ Nhìn thấy Xương chậu nằm sâu, dùng tay ấn mạnh xuống mới thấy Xương chậu nằm rất sâu, phải dùng tay ấn mạnh mới thấy được Không nhìn thấy, phải dùng tay ấn xuống mới sờ thấy được (Nguồn: Vũ Duy Giảng, 2010) 3.2.3.2 Khối lượng heo cái hậu bị lúc xử lý (kg/con) Khối lượng heo cái hậu bị lúc xử lý = DT (cm) x VN2 (cm)/14400. Trong đó dài thân (DT) được đo dọc cột sống đo từ mí sau của gốc tai đến gốc đuôi; Vòng ngực (VN) đo vòng thân heo sau nách chân trước, dụng cụ đo là thước dây tính bằng (cm), khi đo phải để heo đứng ở tư thế thoải mái. Hình 3.11 Đo vòng ngực heo cái hậu bị Hình 3.10 Đo dài thân heo cái hậu bị 33 3.2.3.3 Thời gian lên giống sau khi xử lí (ngày) Là thời gian bắt đầu xử lý tính đến ngày heo cái có biểu hiện lên giống. 3.2.3.4 Số ngày lên giống lần 2 (ngày) Được tính từ ngày xử lý cho đến lên giống lần 2. 3.2.3.5 Thời gian lên giống Là số ngày được tính từ lúc heo có triệu chứng động dục đầu tiên đến khi kết thúc những triệu chứng động dục đó. 3.2.3.6 Số nái đậu thai của các nghiệm thức Là số heo sau khi được phối giống và được kiểm tra là đậu thai ngay lần phối giống đó của các nghiệm thức. 3.2.3.7 Số heo con sơ sinh (con/ổ) Là số heo con sơ sinh được sinh ra còn sống đến 24 giờ của lứa đẻ. 3.2.3.8 Khối lượng toàn ổ heo lúc sơ sinh (kg/ổ) Là khối lượng heo con sơ sinh toàn ổ được cân khi heo con chưa bú sữa mẹ. 3.3 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Excel và phần mềm Minitab Version 13.0. 34 Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Ghi nhận tổng quát Trại thực nghiệm chăn nuôi Vemedim được xây dựng ở khu đất riêng biệt trồng nhiều cây xanh, có điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi và dễ dàng đi đến trục giao thông chính cả đường thủy và đường bộ điều này dễ dàng cho việc vận chuyển thức ăn và sản phẩm đầu ra. Trại có diện tích khoảng 3,2 ha bao gồm văn phòng làm việc, nhà ở cho công nhân, ao nuôi cá và các khu vực chăn nuôi (Sơ đồ 3.1), mục tiêu sản xuất của trại là cung cấp cho thị trường những sản phẩm chăn nuôi như heo thịt, heo giống, trứng gà, gà con giống, sữa bò tươi… Riêng trại heo được xây dựng theo kiểu chuồng kín có hệ thống điều khiển nhiệt độ tự động. Theo Lê Thị Mến (2010), nhiệt độ trong chuồng phải thích hợp với cơ thể heo (nhiệt độ cơ thể heo ở 370C với điều kiện nhiệt độ bên ngoài là 250C) vì heo không chịu được khí hậu thay đổi đột ngột như nóng quá hoặc quá lạnh. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho heo con (26 – 300C), heo lứa (22 – 260C) và heo lớn (18 – 220C). Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ. Ẩm ướt, sinh lầy, nước đọng là điều kiện cho vi trùng và ký sinh trùng phát triển, làm cho heo dễ bị bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa, bệnh ngoài da… Thức ăn, nước uống nên bố trí đúng chỗ. Chuồng sàn là điều kiện rất tốt để đảm bảo cho điều kiện chuồng trại khô ráo. Ẩm độ thích hợp cho heo 60 – 70%. Trong thời gian thí nghiệm, tôi đã chăm sóc và theo dõi 46 heo cái hậu bị giống (LY) và (YL), các heo được phối bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo, tinh được lấy từ heo đực Duroc được nuôi tại trại. Hình 4.2 Lấy tinh heo đực Hình 4.1 Dãy chuồng nuôi cái hậu bị 35 Hình 4.3 Kiểm tra chất lượng tinh trùng Hình 4.4 Heo con đang bú sữa mẹ 4.2 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu thí nghiệm Qua thời gian tiến hành thí nghiệm, kết quả theo dõi các chỉ tiêu như sau: 4.2.1 Kết quả theo dõi chỉ tiêu điểm thể trạng Kết quả theo dõi chỉ tiêu điểm thể trạng heo cái hậu bị lúc xử lý giữa các nghiệm thức được trình bày ở (Bảng 4.1) Bảng 4.1 Điểm thể trạng heo cái hậu bị lúc xử lý Nghiệm thức ĐC Oestrogen PGF2α Stress Số heo theo dõi 13 12 10 11 Điểm thể trạng 3,17 3,33 2,95 2,90 P Chỉ tiêu (điểm) Hình 4.5 Điểm thể trạng heo cái hậu lúc xử lý 36 0,021 Qua Bảng 4.1 và Hình 4.5 ghi nhận được có sự chênh lệch điểm thể trạng giữa các nghiệm thức, cao nhất là ĐC (3,17 điểm) thấp nhất là Stress (2,91 điểm), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P0,05 Số ngày lên giống lần 2 36,50 22,00 24,00 37,43 >0,05 (ngày) Hình 4.6 Số ngày lên giống lần 1, số ngày lên giống lần 2 Qua Bảng 4.3 và Hình 4.6 ghi nhận được số ngày lên giống lần 1 giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch tương đối thấp, thấp nhất là PGF2α (1,6 ngày), Oestrogen (2,92 ngày), Stress (4,38 ngày), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05). Nguyên nhân có sự chênh lệch này là do cơ chế tác động của các tác nhân gây động dục giữa các nghiệm thức khác nhau. Đối với việc sử dụng hormone Oestrogen chích cho heo cái, Oestrogen đi vào máu sẽ gây những biến đổi của cơ quan sinh dục và hành vi động dục của gia súc, duy trì đặc điểm sinh dục thứ cấp ở con cái (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2008). Đối với 39 chích hormone PGF2α thông qua con đường vận chuyển nội bộ nhanh chóng tới buồng trứng. Ở đây nó có tác dụng co mạch máu ngoại vi chi phối nuôi dưỡng hoàng thể, do đó hoàng thể rơi vào tình trạng bị cô lập dinh dưỡng và trong vòng 24 giờ nó bị tiêu hủy hoàn toàn, sự tiêu hủy hoàng thể dưới tác dụng của PGF2α làm giảm tiết và cuối cùng là ngừng tiết Progesternol (Hoàn Toàn Thắng, 2006). Sau khi gây stress các heo cái hậu bị thì phải mất 4,38 ngày mới bắt đầu có biểu hiện của sự động dục, do việc cảm nhận stress phải trải qua 3 giai đoạn. Thông thường đối với việc tạo stress cho heo gây động dục thì heo phải trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn phản ứng báo động và giai đoạn kháng cự. Sau khi xảy ra 2 giai đoạn này ở heo cái sẽ phá vỡ thế cân bằng các hormone sinh sản trong cơ thể heo cái. Và các kích thích nội tiết đi theo dây thần kinh li tâm đến vỏ đại não qua vùng dưới đồi tiết ra kích thích tố FRF (Folliculin Releasing Factor) có tác dụng kích thích tuyến yên tiết ra FSH làm cho bao noãn phát dục nhanh chóng. Trong quá trình bao noãn phát dục và thành thục thì thượng bì bao noãn tiết ra Oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn, làm cho heo cái có biểu hiện động dục ra bên ngoài (Trần Văn Phùng, 2005). Số ngày lên giống lần 2 giữa các nghiệm thức Oestrogen, PGF2α, Stress, ĐC lần lượt là (22,00; 24,00; 37,43; 36,50 ngày), có sự khác biệt giữa các nghiệm thức, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Khoảng cách ngày giữa lên giống lần 1 và lên giống lần 2 ở Oestrogen là (20 ngày), PGF2α (22 ngày), ĐC (22 ngày) gần với một chu kỳ động dục bình thường của heo trung bình là 21 ngày, biến động 18 – 24 ngày (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2008). Heo cái hậu bị có chu kỳ động dục ngắn hơn heo nái trưởng thành. Lứa đẻ thứ 2 và thứ 3 có chu kỳ động dục là 19,50 ngày, lứa thứ 4 và thứ 5 chu kỳ là 20,80 ngày, lứa thứ 8 và thứ 9 chu kỳ là 22,40 ngày. Đối với NT Stress (37,43 ngày) có một khoảng cách xa giữa ngày lên giống lần 1 và lên giống lần 2 (33 ngày), không theo một chu kỳ động dục bình thường 21 – 24 ngày. Có thể nguyên nhân gây ra sự chậm chu kỳ động dục ở Stress là các heo của nghiệm thức bị một số yếu tố bệnh lý như bệnh nội ngoại ký sinh trùng, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, bệnh đường sinh dục… Các tác nhân bệnh này sẽ cảng trở sự hình thành các hormone sinh dục, sự phát triển cơ thể cũng như làm cho buồng trứng phát triển không ổn định. Vậy khoảng thời gian lên giống lần 1 và thời gian lên giống lần 2 giữa các nghiệm thức được trình bày (Bảng 4.3 và Hình 4.6) sẽ nói lên được hiệu quả tác động của việc sử dụng hormone sinh dục và tạo stress lên sinh lý sinh dục ở heo 40 cái. Đối với việc sử dụng hormone ở Oestrogen và PGF2α thì chu kỳ lên giống tương đối tốt khoảng cách giữa 2 lần lên giống gần như một chu kỳ động dục bình thường 18 – 24 ngày ở heo cái hậu bị. 4.2.4 Kết quả theo dõi chỉ tiêu ngày từ lúc xử lí đến phối giống Kết quả theo dõi chỉ tiêu số ngày từ lúc xử lí đến phối giống được trình bày ở (Bảng 4.4) Bảng 4.4 Số ngày từ xử lý đến phối giống Nghiệm thức ĐC Oestrogen PGF2α Stress P Chỉ tiêu Số heo theo dõi Số ngày lúc xử lí đến phối giống 13 12 10 11 39,75 25,00 3,00 39,86 >0,05 Hình 4.7 Số ngày từ xử lý đến phối Qua Bảng 4.4 và Hình 4.7 ghi nhận được có sự chênh lệch cao giữa số ngày từ xử lý đến phối của Stress (39,86 ngày) là cao nhất, thấp nhất là PGF2α (3 ngày), sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nguyên nhân có sự sai khác này là do ở nghiệm thức sử dụng hormone Cloprostenol (PGF2α). PGF2α được biết đến là chất gây thoái hóa hoàng thể và do đó mà làm giảm nhanh chóng hàm lượng Progesterone trong máu và làm cho noãn bao phát triển nhanh chóng, gây hiện tượng động dục. PGF2α không có hiệu lực khi dùng cho gia súc không 41 có hoàng thể. Điều này cho thấy PGF2α sẽ có tác dụng với những heo cái hậu bị đã có chu kỳ động dục nên không cần phải bỏ qua 1 chu kỳ động dục ở heo cái hậu bị, nên những heo lên giống tốt có biểu hiện động dục rõ ràng, nếu xác định được thời điểm phối chính xác sẽ cho phối vào chu kỳ đó ngay. Đối với Oestrogen, PGF2α, ĐC sau khi xử lý các heo sẽ được phối vào chu kỳ thứ 2. Theo Trần Văn Phùng (2005), thì việc phối giống heo cái hậu bị, cần phải đồng thời kết hợp 3 yếu tố: Tuổi phối giống phải từ 7,5 – 8,5 tháng tuổi, trung bình phối giống lúc 8 tháng tuổi. Khối lượng trung bình từ 110 – 120 kg (đối với heo ngoại), từ 45 – 50 kg (đối với heo nội). Phối giống không được phối ngay ở lần động dục thứ nhất, mà sẽ cho phối giống cho heo cái ở chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3. 4.2.5 Kết quả theo dõi chỉ tiêu số heo nái đậu thai ở các nghiệm thức Kết quả theo dõi chỉ tiêu số heo nái đậu thai, tỷ lệ đậu thai ở các nghiệm thức được trình bày ở (Bảng 4.5) Bảng 4.5 Kết quả theo dõi chỉ tiêu số heo nái đậu thai, tỷ lệ đậu thai ở các nghiệm thức Nghiệm thức Chỉ tiêu theo dõi ĐC Oestrogen PGF2α Stress Số heo nái phối giống 3 3 4 5 Số heo nái đậu thai ở các nghiệm thức 3 3 4 5 100 100 100 100 Tỷ lệ đậu thai (%) (con) Hình 4.8 Số heo nái đậu thai ở các nghiệm thức 42 Qua Bảng 4.5 và Hình 4.8 thì số heo nái đậu thai ở các nghiệm thức là chệch không cao, số heo nái đậu thai ở các nghiệm thức ĐC, Oestrogen, PGF2α, Stress lần lượt là (3, 3, 4, 5 con). Nguyên nhân sự chêch lệch giữa các nghiệm thức là do số heo lên giống lần 2 giữa các nghiệm thức không bằng nhau cụ thể là ĐC (5con), Oestrogen (4 con), PGF2α (2 con), Stress (5 con), trong đó có một số heo ở các nghiệm thức lên giống không có những triệu chứng động dục rõ ràng ĐC (2 con), Oestrogen (1 con), PGF2α (2 con), những heo có biểu hiện động dục không rõ ràng sẽ được phối vào chu kỳ động dục kế tiếp. Tỷ lệ phối đậu thai các nghiệm thức đạt 100%, với kết quả ghi nhận được thì nói lên các heo được phối giống của các nghiệm thức lên giống tốt, có biểu hiện động dục rõ ràng để đảm bảo cho việc phối giống và đậu thai. Đồng thời nói lên được kinh nghiệm phối giống, xác định thời điểm phối giống heo chính xác của kỹ thuật viên của trại và chất lượng tinh dịch. Theo Trần Thị Dân (2006) tỷ lệ đậu thai của heo cái là một trong những chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của trại nái. 4.2.6 Kết quả theo dõi chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ Kết quả theo dõi chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ được trình bày ở Bảng 4.6 Bảng 4.6 Kết quả theo dõi chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ Nghiệm thức ĐC Oestrogen PGF2α Stress P Chỉ tiêu Số heo nái theo dõi (con) Số con sơ sinh/ổ 4 3 1 3 >0,05 9,00 11,33 6,00 9,00 >0,05 43 (con) Hình 4.9 Số heo con sơ sinh/ổ Qua Bảng 4.6 và Hình 4.9 ghi nhận được có sự chênh lệch số con sơ sinh/ổ giữa các nghiệm thức. Tuy khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nhưng cho thấy NT Oestrogen (11,33 con) đẻ sai hơn ĐC (9 con), NT Stress (9 con) và NT PGF2α (6 con) thấp nhất. Qua kết quả của thí nghiệm này cho thấy việc xác định thời điểm phối giống heo chính xác, và chăm sóc nuôi dưỡng của trại tương đối tốt. So với nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn ctv., (2004), số con sơ sinh (con/ổ) của heo cái hậu bị lai hai máu (LY) và (YL) được nuôi tại trang trại Bình Thắng lần lượt là (10,19; 10,51) và theo Trần Quốc Phục (2010), số con sơ sinh (con/ổ) của nhóm giống heo nái sinh sản (LY) và (YL) là 10,8 con thì kết quả số con sơ sinh (con/ổ) của thí nghiệm này là cao hơn. Qua đó cho thấy việc sử dụng hormone sinh dục và tạo stress gây động dục heo cái sẽ không làm giảm số con sơ sinh (con/ổ). Đối với heo cái hậu bị thì việc đẻ ở lứa đẻ thứ nhất cho số lượng con sơ sinh/ổ thấp. Sau đó từ lứa thứ 2 trở đi, số heo con sơ sinh/ổ sẽ tăng dần lên cho đến lứa đẻ thứ 6, thứ 7 thì bắt đầu giảm dần. Trong sản xuất người ta thường chú ý giữ vững số lượng heo con sơ sinh/ổ ở các lứa từ thứ 6 trở đi bằng kỹ thuật chăn nuôi quản lý, chăm sóc cao cho đàn heo mẹ không tăng cân quá và cũng không gầy quá (Nguyễn Thiện, 2009). 4.2.7 Kết quả theo dõi chỉ tiêu khối lượng heo sơ sinh (kg/ổ) Kết quả theo dõi chỉ tiêu khối lượng heo sơ sinh (kg/ổ) được trình bày ở (Bảng 4.7) 44 Bảng 4.7 Kết quả theo dõi chỉ tiêu khối lượng heo sơ sinh (kg/ổ) Nghiệm thức ĐC Oestrogen PGF2α Stress 4 3 1 3 10,53 10,03 8,10 11,40 P Chỉ tiêu Số ổ theo dõi Khối lượng heo sơ sinh (kg/ổ) >0,05 (kg) (kg) Hình 4.10 Khối lượng heo sơ sinh (kg/ổ) Qua Bảng 4.7 và Hình 4.10 ghi nhận được sự chênh lệch khối lượng heo con sơ sinh (kg/ổ) của NT Oestrogen và NT PGF2α thấp hơn NT Stress lần lượt là (10,03; 8,10; 11,40), sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Khối lượng heo con sơ sinh (kg/ổ) nói lên khả năng nuôi dưỡng thai của heo mẹ và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, cho ăn định mức duy trì điểm thể trạng lí tưởng (3 – 3,5 điểm) và phòng bệnh cho heo nái của một cơ sở chăn nuôi (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007). So với các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thế Nam (2006), khối lượng heo con sơ sinh (kg/ổ) của heo nái sinh sản giống là (YL) và (LY) lần lượt là (13,4; 12,89) so với kết quả trên thì kết quả thí nghiệm này thấp hơn (11,4 kg/ổ). Trần Quốc Phục (2010), khối lượng heo con sơ sinh (kg/ổ) của heo nái sinh sản giống (LY) là 14,81 và giống (YL) là 15,13 so với kết quả trên thì kết quả thí nghiệm này thấp hơn. 45 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Nhìn chung hiệu quả việc sử dụng hormone sinh dục Oestrogen, PGF2α và tạo stress gây động dục ở heo cái tương đối tốt. Riêng với hormone Oestrogen tỷ lệ lên giống sau khi xử lý là 92% và đối với việc tạo stress tỷ lệ lên giống sau khi xử lý là 75%. Với kết quả chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ của thí nghiệm này thì kết luận được việc sử dụng các biện pháp gây động dục heo cái sẽ không làm giảm số heo con sơ sinh/ổ. Việc sử dụng hormone Oestrogen, PGF2α và tạo stress gây động dục ở heo cái hậu bị sẽ rút gắn được thời gian tuổi động dục đầu tiên, tuổi đẻ lứa đầu. Đối với heo nái khô chờ phối, ta có thể áp dụng để trị được bệnh chậm động dục lại sau khi cai sữa heo con, sẽ rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, tăng lứa/đẻ/nái. Nâng cao năng suất của trại nái sinh sản. 5.2 Đề nghị Có thể sử dụng các biện pháp của đề tài để gây động dục ở heo cái sinh sản, nhất là đối với những heo cái hậu bị chậm động dục. Để đạt kết quả tốt hơn ta có thể kết hợp những biện pháp lại với nhau để gây động dục heo cái sinh sản. Tuy nhiên không nên lạm dụng việc sử dụng hormone gây động dục heo cái hậu bị, ép phối giống khi heo chưa đủ 3 điều kiện cần để phối giống heo cái hậu bị là tuổi phối giống, đã thành thục về thể vóc và cần phải bỏ qua 1 – 2 chu kỳ động dục đầu tiên. Việc ép phối sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất sinh sản heo cái sinh sản. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt Hội Chăn Nuôi Việt Nam (2004). Cẩm nang chăn nuôi heo. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp. Hoàng Toàn Thắng (2006). Giáo trình sinh lý vật nuôi. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp. James, B., Stanley, C., Ordie, H., Frank, H. 1996. Cẩm nang chăn nuôi heo công nghiệp (Pork Industry Handbook). Nhà xuất bản 73 Láng Trung, Đống Đa, Hà Nội (bản dịch), 937 trang. Kiều Minh Lực và Jirawit Rachatanan (2005). “Ảnh hưởng của tuổi phối giống đậu thai lần đầu đến số con sinh ra còn sống trong đời sản xuất của heo nái”. Tạp chí chăn nuôi heo, số 5, trang 30 – 33. Lê Hồng Mận (2006). Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp. Lê Hoàng Sĩ (2010). Kỹ thuật phối giống heo cái. TPHCM: NXB Nông Nghiệp. Lê Thị Mến (2010). Kỹ thuật chăn nuôi heo. TPHCM: NXB Nông Nghiệp. Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000). Kỹ thuật chăn nuôi heo. TPHCM: NXB Nông Nghiệp. Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu (2008). Sinh lý gia súc – gia cầm. TPHCM: NXB Nông Nghiệp. Nguyễn Thị Viễn, Nguyễn Hồng Nguyên, Lê Thị Tố Nga, Vũ Thị Lan Phương, Đoàn Văn Giải, Võ Đình Đạt (2005). “Năng suất sinh sản của nái tổng hợp giữa hai giống Yorshire và Landrace”. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 23, trang 51-54. Nguyễn Thiện (2008). Giống heo năng suất cao và kĩ thuật chăn nuôi hiệu quả. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp. Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2008). Nâng cao năng suất sinh sản cho heo nái. TPHCM: NXB Nông Nghiệp. Nguyễn Thế Nam (2006). Khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống nái tại xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp. Luận văn tốt nghiệp. Đại Học Nông Lâm, TPHCM. Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2005). Chăn nuôi lợn trang trại. Hà Nội: NXB Lao Động – Xã Hội, 190 trang. 47 Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006). “So sánh khả năng sinh sản của nái lai F1 (Landrace x Yorshire) phối giống với heo đực Duroc và Pietrain”. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, số 6, trang 48 – 54. Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1999). Kỹ thuật nuôi heo nái mắn đẻ sai con. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp. Phùng Thị Văn (2004). Kỹ thuật chăn nuôi heo nái sinh sản. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp. Trần Quốc Phục (2010). Khảo sát ảnh hưởng của hai hiệu thức ăn đậm đặc lên khả năng sinh sản của hai nhóm giống heo lai (Landrace – Yorkshire và Yorkshire – Landrace) và heo con từ 20-50 kg. Luận văn thạc sỹ. Đại học Cần Thơ. Trần Văn Phùng (2005). Kỹ thuật chăn nuôi heo nái sinh sản. Hà Nội: NXB Lao Động Xã Hội. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Vũ Đình Tôn (2000). Giáo trình chăn nuôi heo. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp. Võ Văn Ninh, Hồ Mộng Hải (2006), Nuôi heo thịt năng suất cao và các bệnh thông thường trên heo, NXB Nông Nghiệp, TPHCM, 143 trang. Vũ Duy Giảng (2010). Dinh dưỡng cho heo nái mang thai. Báo nông nghiệp, số 28, trang 20 – 23. * Website http://ttgiongvatnuoipy.com http://tulieu.violet.vn http://www.central.showpig.com http://www.heo.com.vn/ 48 PHỤ CHƯƠNG ————— 11/4/2013 2:07:46 PM ——————————————————— Descriptive Statistics: Số ngày từ XL - Phối Variable Nghiệm thức Mean SE Mean StDev Số ngày từ XL - Cloprostenol 3.000 0.577 1.155 ĐChứng 39.75 8.13 16.26 OST 25.00 4.93 8.54 Stress 39.86 6.15 16.28 General Linear Model: Số ngày từ XL - Phối versus Nghiệm thức Factor Type Nghiệm thức fixed Levels 4 Values Cloprostenol, ĐChứng, OST, Stress Analysis of Variance for Số ngày từ XL - Phối, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P 3 4038.9 4038.9 1346.3 7.44 0.003 Error 14 2533.6 2533.6 181.0 Total 17 6572.5 Nghiệm thức Tukey Simultaneous Tests Response Variable Số ngày từ XL - Phối All Pairwise Comparisons among Levels of Nghiệm thức Nghiệm thức = Cloprostenol Nghiệm subtracted from: Difference SE of of Means Difference T-Value P-Value ĐChứng 36.75 9.512 3.863 0.0083 OST 22.00 10.275 2.141 0.1880 Stress 36.86 8.432 4.371 0.0032 thức Adjusted 49 Nghiệm thức = ĐChứng Nghiệm thức OST Stress Difference SE of of Means Difference T-Value P-Value -14.75 10.275 -1.436 0.4993 0.11 8.432 0.013 1.0000 Nghiệm thức = OST Nghiệm thức Stress subtracted from: Adjusted subtracted from: Difference SE of Adjusted of Means Difference T-Value P-Value 14.86 9.283 1.600 0.4096 Descriptive Statistics: Điểm Thể Trạng, Số ngày lên giốn, Số ngày lên giốn Variable Nghiệm thức Điểm Thể Trạng Cloprostenol Số ngày lên giốn Số ngày lên giốn Mean SE Mean StDev 2.950 0.174 0.550 ĐChứng 3.1667 0.0940 0.3257 OST 3.3333 0.0940 0.3257 Stress 2.9091 0.0610 0.2023 Cloprostenol 1.600 0.245 0.548 ĐChứng 14.25 7.97 15.95 OST 2.917 0.379 1.311 Stress 4.375 0.999 2.825 * * * ĐChứng 36.50 8.22 16.44 OST 22.00 4.62 8.00 Stress 37.43 6.23 16.48 Cloprostenol 50 General Linear Model: Điểm Thể Trạ, Số ngày lên , ... versus Nghiệm thức Factor Type Levels Nghiệm thức fixed Values 3 ĐChứng, OST, Stress Analysis of Variance for Điểm Thể Trạng, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P 2 0.87500 0.87500 0.43750 5.61 0.021 Error 11 0.85714 0.85714 0.07792 Total 13 1.73214 Nghiệm thức Analysis of Variance for Số ngày lên giống lần 1, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P 2 317.51 317.51 158.76 2.13 0.165 Error 11 818.85 818.85 74.44 Total 13 1136.36 Nghiệm thức Analysis of Variance for Số ngày lên giống lần 2, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P 2 539.0 539.0 269.5 1.15 0.351 Error 11 2568.7 2568.7 233.5 Total 13 3107.7 Nghiệm thức Tukey Simultaneous Tests Response Variable Điểm Thể Trạng All Pairwise Comparisons among Levels of Nghiệm thức Nghiệm thức = ĐChứng subtracted from: 51 Nghiệm thức Difference SE of of Means Difference T-Value P-Value 0.5000 0.2132 2.3452 0.0908 -0.1429 0.1750 -0.8165 0.7010 OST Stress Nghiệm thức = OST Nghiệm thức Stress Adjusted subtracted from: Difference SE of Adjusted of Means Difference T-Value P-Value -0.6429 0.1926 -3.337 0.0168 Descriptive Statistics: Số ngày từ XL - , Số con sơ sinh, Trọng lượng heo Nghiệm Variable thức Số ngày từ XL –phối giống Số con sơ sinh ĐChứng Mean 39.75 8.13 StDev 16.26 OST 25.00 4.93 8.54 Stress 29.33 4.33 7.51 ĐChứng Trọng lượng heo SE Mean 9.00 2.89 5.77 OST 11.33 1.45 2.52 Stress 9.000 0.577 1.000 ĐChứng 10.53 2.70 5.39 OST 10.033 0.521 0.902 Stress 11.400 0.503 0.872 General Linear Model: Số con sơ si, ... versus Nghiệm thức Factor Type Nghiệm thức fixed Levels 3 Values ĐChứng, OST, Stress Analysis of Variance for Số con sơ sinh, using Adjusted SS for Tests 52 Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 2 11.43 11.43 5.72 0.35 0.717 Error 7 114.67 114.67 16.38 Total 9 126.10 Analysis of Variance for Trọng lượng heo sơ sinh toàn ổ, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 2 2.89 2.89 1.44 0.11 0.896 Error 7 90.35 90.35 12.91 Total 9 93.24 53 [...]... nghiên cứu trên, đề tài Khảo sát hiệu quả việc sử dụng hormone sinh sục Oestrogen, Prostaglandin F2α, tạo Stress lên sự động dục ở heo cái sinh sản được thực hiện nhằm mục đích chọn ra biện pháp hiệu quả để: - Rút ngắn thời gian tuổi động dục đầu tiên ở heo cái hậu bị, rút ngắn được tuổi đẻ lứa đầu - Khắc phục tình trạng chậm lên giống ở heo nái sinh sản Rút ngắn thời gian chờ phối và khoảng cách 2 lứa... Hormone FSH và LH tự nhiên có tác dụng tốt nhưng chúng quá đắt nên trong thực tế thường sử dụng các chất thay thế là PMSG và HCG Sử dụng chế phẩm Pregnant Mare Serum Gonadotropin (PMSG): Nhằm làm tăng khả năng động dục ở thú cái, kích thích động dục đồng loạt hay điều khiển quá trình sinh sản trong chăn nuôi heo trang trại PMSG là một trong những chế phẩm sinh dục được ứng dụng khá phổ biến trong việc cải... (Luteinizing Hormone): Kích thích những nang noãn đã trưởng thành trở nên thành thục (chín mùi) Kích thích những noãn thành thục tiết ra kích thích tố estrogen (kích thích tố sinh dục cái) Kích thích hiện tượng rụng trứng với điều kiện cơ quan sinh dục này đã được cảm ứng trước với kích thích tố FSH Kích thích tố thành lập hoàng thể PMSG (Pregnant Mare Serum Gonadotropin): Huyết thanh ngựa chửa ở ngựa có thai,... đầu biểu hiện triệu chứng động dục đến chấm dứt các triệu chứng đó Thời gian động dục của heo là 4 – 6 ngày, lần động dục lại sau khi cai sữa con: 7 – 9 ngày Thời gian động dục chia làm 3 thời kỳ : Thời kỳ trước động dục, thời kỳ động dục và thời kỳ sau động dục (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2008) 2.2.5.1 Thời kỳ trước động dục Dưới tác dụng kích thích tố FSH, LH kích thích những nang noãn trên... thuộc vào sự hoạt động của tuyến vú và nhu cầu của heo con Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1997), khối lượng heo con toàn ổ lúc 21 ngày tuổi là chỉ tiêu đánh giá khả năng cho sữa của heo mẹ Vì sản lượng 16 sữa mẹ cao nhất chỉ trong 21 ngày sau khi đẻ Khối lượng toàn ổ heo cao thì sản lượng tiết sữa của heo mẹ cao 2.3 Ảnh hưởng của stress lên sinh lý sinh sản ở heo cái 2.3.1 Ảnh hưởng của stress lên sự động. .. nhất là PGF2α Tác dụng chủ yếu của nó là: Phá hủy hoàng thể, nang nước trên buồng trứng, gây động dục Gây hưng phấn 15 ống sinh dục, tăng cường nhu động tử cung, kích thích mở cổ tử cung Do đó, Prostaglandin còn được ứng dụng trong gây đẻ nhân tạo và trợ sản ở ca đẻ khó, rặn đẻ yếu 2.2.9 Sinh lý tiết sữa của heo nái nuôi con Ngay sau khi đẻ, cơ thể gia súc bước vào một thời kỳ hoạt động sinh lý đặc biệt... Chu kỳ động dục của heo trung bình là 21 ngày, biến động 18 – 24 ngày (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2008) Theo Rapael (1971), cho rằng ở heo cái hậu bị có chu kỳ động dục ngắn hơn heo nái trưởng thành Lứa đẻ thứ 2 và thứ 3 có chu kỳ động dục là 19,50 ngày, lứa thứ 4 và thứ 5 chu kỳ là 20,80 ngày, lứa thứ 8 và thứ 9 chu kỳ là 22,40 ngày 2.2.4 Phát hiện heo cái động dục Là nhân tố quan trọng... Năng suất sinh sản của heo sẽ tăng 18 2.4.2 Phát hiện heo cái động dục chính xác Việc phát hiện động dục chính xác có tầm quan trọng đặc biệt bởi vì đó là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ thụ thai trong phối giống heo Trong thực tế để xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp, thì khi heo nái động dục phải tăng cường theo dõi để biết giờ xuất hiện triệu chứng động dục đầu tiên, vì vậy cần theo dõi... để có thể áp dụng các biện pháp thích hợp, nhằm nâng cao hiệu quả sinh sản đối với heo nái 2.2.4.1 Động dục giả Động dục giả có biểu hiện động dục nhưng không rụng trứng do LH duy trì ở mức thấp, không đủ để tạo ra sóng làm rụng trứng Theo Lê Hoàng Sĩ (2010), quan sát âm hộ heo cái sung huyết và gia tăng kích thước dần từ ngày thứ hai, thứ ba, hoặc nhiều hơn Nhưng độ sung huyết cũng như kích thước âm... tinh dịch của heo đực đem cho heo cái hậu bị ngửi mùi 3 lần/ngày hoặc đưa heo đực giống gần chuồng heo cái hậu bị cho chúng ngửi mùi 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 10 – 15 phút Thông thường sử dụng heo đực giống trưởng thành để mùi hormone tiết nhiều, hiệu quả kích thích cao hơn 17 2.4 Các biện pháp nâng cao năng suất sinh sản ở heo nái sinh sản 2.4.1 Giảm stress trong chăn nuôi Theo Hoàng Toàn Thắng (2006),

Ngày đăng: 04/10/2015, 22:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan