bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – lý luận và thực tiễn

103 531 0
bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – lý luận và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT THƢƠNG MẠI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 36 (2010 – 2014 )  BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH ĐI PHƢƠNG TIỆN XE KHÁCH – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Giảng viên hƣớng dẫn Đoàn Nguyễn Minh Thuận Sinh viên thực hiện Trần Thị Chúc Mai MSSV: 5105880 Lớp: Luật Thƣơng mại 1 – K36 Cần Thơ, 12/2013 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các Thầy, Cô của Trường Đại học Cần Thơ và các Thầy, Cô của Khoa Luật đã truyền thụ, dạy dỗ cho em những kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức xã hội trong suốt những năm qua. Trong quá trình nghiên cứu luận văn tốt nghiệp em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Cô Đoàn Nguyễn Minh Thuận đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, giúp em có thể hoàn thành tốt luận văn. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh giúp đỡ động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. Em xin chân thành cảm ơn! NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………........................................... ....................................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………...................................... ……………………………………………………………………………………….. BẢNG TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐƢỢC VIẾT TẮT Trách nhiệm dân sự TỪ VIẾT TẮT TNDS Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của Giấy chứng nhận bảo hiểm chủ xe khách đối với hành khách Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 Luật Giao thông đường bộ Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ Luật Kinh doanh bảo hiểm sung năm 2010 năm 2000 Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm Nghị định 103/2008/NĐ2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của CP chủ xe cơ giới Nghị định số 34/2010/NÐ-CP ngày 2 tháng 4 năm Nghị định số 34/2010/NÐ2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành CP chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22 tháng 12 Thông tư số 126/2008/TTnăm 2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều BTC khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm Thông tư số 103/2009/TT2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, BTC thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm XCG Thông tư số 151/2012/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-12-2008 của Thông tư số 151/2012/TTBộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và BTC mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG và Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm XCG. Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ....... 5 1.1. Khái quát chung về trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách niệm dân sự ...... 5 1.1.1. Khái quát chung về bảo hiểm ........................................................................ 5 1.1.2. Khái niệm trách nhiệm dân sự ....................................................................... 9 1.1.3. Các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự ................................................ 9 1.1.4. Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự ..................................................... 12 1.1.4.1. Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự ....................... 122 1.1.4.2. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự ............................................... 13 1.2. Khái quát bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách ...................................................................................................................... 16 1.2.1. Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách .................................................................................................................... 16 1.2.2. Đặc đểm của việc triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách ............................................................................................... 18 1.2.2.1. Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng ........................................... 18 1.2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách được thực hiện dưới hình thức bắt buộc ..................................................................... 18 1.2.2.3. Có thể áp dụng giới hạn trách nhiệm hoặc không ................................. 21 1.3. Sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách ............................................................................................................. 21 1.3.1. Đặc điểm và tính năng động của xe khách .................................................. 21 1.3.2. Sự cần thiết phải triển khai nghiệp vụ bảo hểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách ................................................................................ 22 1.3.3. Cở sở hình thành tính bắt buộc của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách ..................................................................................... 24 CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH ĐI PHƢƠNG TIỆN XE KHÁCH ......................... 26 2.1. Quy định của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách đi phƣơng tiện xe khách .................................................................... 26 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn 2.1.1. Phạm vi bảo hiểm ....................................................................................... 27 2.1.2. Đối tượng bảo hiểm .................................................................................... 30 2.1.3. Phí bảo hiểm ............................................................................................... 31 2.2. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách ............................................................................................................. 35 2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách .................................................................... 36 2.2.1.1. Đối với chủ phương tiện xe khách ........................................................ 36 2.2.1.2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm ............................................................ 42 2.2.1.3. Đối với hành khách đi phương tiện xe khách ........................................ 48 2.2.2. Quy định về trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm ............... 51 2.2.2.1. Giám định tổn thất và bồi thường thiệt hại ........................................... 51 2.2.2.2. Các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại56 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH ĐI PHƢƠNG TIỆN XE KHÁCH ................................................. 60 3.1.Những khó khăn trong việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách ....................................................... 60 3.2. Một số kiến nghị về hƣớng hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách đi phƣơng tiện xe khách.......................... 64 3.2.1. Về bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm ............................................... 655 3.2.2. Về đề phòng và hạn chế thiệt hại đối với hành khách .................................. 69 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 733 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Từ lâu nhu cầu đi lại đã là một nhu cầu thiết yếu của con người. Nhu cầu này càng có xu hướng tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, cũng như chủng loại các phương tiện vận tải cơ giới đã mang lại cho con người một phương thức vận chuyển thuận tiện nhanh gọn và tiết kiệm, trong đó một phương tiện phát triển mạnh mẽ và được sử dụng phổ biến là các loại xe khách. Ở Việt Nam, đây là một trong những phương tiện thiết yếu và tạo thuận lợi cho hành khách đối với những quãng đường dài. Tuy nhiên sự phát triển một cách nhanh chóng và bất hợp lý giữa mức độ tăng nhanh của các phương tiện cơ giới trong đó có các loại xe khách với tốc độ phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông cùng với việc thiếu ý thức của những người tham gia giao thông đã làm cho tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều và mức độ ngày càng nghiêm trọng gây thiệt hại về tài sản, tính mạng cho cá nhân cũng như toàn xã hội. Các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình vận động của phương tiện xe khách luôn có thể đe dọa tới sức khoẻ, tính mạng con người, của cải vật chất trên phạm vi toàn xã hội. Khi các rủi ro xảy ra thường kéo theo những tổn thất không lường và để lại hậu quả lâu dài, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của con người, đến một cộng đồng dân cư, thậm chí đến cả một xã hội. Các rủi ro có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng bất luận là nguyên nhân nào đều gây ra một hậu quả là làm cho người gặp rủi ro lâm vào tình trạng khó khăn trong đời sống, trong một số trường hợp tự họ không thể khắc phục được. Trong các trường hợp này, nếu người gặp rủi ro đã tham gia bảo hiểm thì bằng nguồn vốn của mình, công ty bảo hiểm thực hiện việc chi trả tiền bảo hiểm một cách kịp thời. Chính vì vậy cho thấy việc mua bảo hiểm đối với chủ xe để đảm bảo cho sự an toàn cũng như bù đắp thiệt hại cho hành khách trên phương tiện là rất cần thiết. Bên cạnh mục đích nhằm bảo đảm an toàn cho hành khách việc mua bảo hiểm đối với phượng tiện xe khách còn đồng thời bảo vệ lợi ích trong hoạt động kinh doanh của phương tiện khi có sự cố được bảo hiểm. Để nghiên cứu quy định của pháp luật về việc mua bảo hiểm bảo vệ lợi ích hành khách khi tham gia phương tiện xe khách cũng như đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện hơn cho quá trình nghiên cứu phát triển vấn đề này, người viết xin thực hiện đề tài “Bảo GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 1 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn”. 2. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài “Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn” nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về những quy định của pháp luật về giải quyết bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách và các vấn đề liên quan. Trên cơ sở đó phân tích các quy định của pháp luật và các văn bản pháp lý liên quan nhằm làm rõ cũng như mang đến cho người tìm hiểu những khía cạnh mới hơn của vấn đề, giúp cho việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đối tượng đề tài nghiên cứu người viết tập trung phân tích về bảo hiểm trách nhiệm dân sự tuy nhiên chỉ nghiên cứu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách đi phương tiện xe khách, bảo hiểm này nằm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới và xe khách là một loại xe cơ giới phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, đặc biệt là cho hành khách trên xe. Đề tài nghiên cứu đi sâu về các yếu tố cần thiết xoay quanh yếu tố bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách và tập trung vào các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể của loại hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự này. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói chung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng vẫn còn là một lĩnh vực khá rộng, đề tài “Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn” tập trung tìm hiểu và phân tích những quy định của pháp luật cũng như thực tiễn của các vấn đề về mảng đề tài bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách đi phương tiện xe khách, vấn đề lý luận và thực tế giải quyết. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên nên đề tài chủ yếu dựa vào cơ sở quy định của pháp luật và những nội dung cơ bản của luật học, ngoài ra còn kết hợp GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 2 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn với những phương pháp phân tích, tổng hợp, liệt kê và chứng minh nhằm làm rõ hơn những quy định của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách phục vụ cho việc nghiên cứu. Bên cạnh đó người viết sử dụng một số phương pháp phân tích luật viết cụ thể nhằm mục đích làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách đồng thời làm rõ phần nào các quy tắc mà người làm luật muốn thiết lập và đảm bảo tính chính xác của việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn. Cụ thể các phương pháp được người viết sử dụng cho đề tài nghiên cứu của mình là việc biện luận dựa trên các phương pháp quy nạp và diễn dịch, từ phương pháp quy nạp rút ra các nguyên tắc, những đặc điểm mà người viết cần nghiên cứu sâu hơn và từ phương pháp diễn dịch phân tích các phát sinh cũng như làm rõ quy định đang được nghiên cứu. Ngoài ra người viết còn sử dụng phương pháp tam đoạn luận để tổng hợp các quy tắc từ những trường hợp thực tiễn áp dụng cho đề tài và phương pháp suy lý ngược cho những vấn đề bất cập của pháp luật mà người viết nêu lên nhận định. Mỗi phương pháp phân tích được áp dụng cho các vấn đề cũng như các quy định khác nhau nhằm làm hoàn thiện tổng thể của đề tài nghiên cứu. 5. BỐ CỤC LUẬN VĂN Luận văn được phân tích theo bố cục gồm lời mở đầu, kết luận và bên cạnh đó phần nội dung được chia làm 3 Chương. Chƣơng 1: Lý luận chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Ở chương này người viết nghiên cứu những vấn đề cơ bản về bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nắm vững những khái niệm cơ bản cũng như những đặc đểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự để làm tiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn về bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của xe khách đối với hành khách ở Chương 2 để giúp cho người đọc dễ tiếp cận với những nội dung ở Chương 2. Chƣơng 2: Pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách đi phƣơng tiện xe khách. Như đã phân tích ở Chương 1, nội dung Chương 2 người viết dựa vào những kiến thức cơ bản về bảo hiểm trách nhiệm dân sự để triển khai nghiên cứu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách. Bên cạnh việc nghiên cứu người viết tập trung phân tích những quy định của pháp luật về một số nội dung cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của các GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 3 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn bên trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách. Thêm vào đó là vấn đề về trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm làm cơ sở cho những nghiên cứu và giúp người viết có thể có cái nhìn tổng thể và đưa ra quan điểm của mình tại Chương 3. Chƣơng 3: Một số thực trạng và kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách đi phƣơng tiện xe khách: Từ những cơ sở lý luận cơ bản ở Chương 1 cùng với việc nghiên cứu những quy định pháp luật ở Chương 2 người viết đã phân tích đồng thời đối chiếu với thực tiễn triễn khai những quy định này cho việc bảo đảm quyền lợi các bên, ngươi viết đã nêu ra quan điểm của mình về những mặt tồn tại bên cạnh đó là một số kiến nghị nhằm giúp cho việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm trách niệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 4 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ 1.1. Khái quát chung về trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách niệm dân sự 1.1.1. Khái quát chung về bảo hiểm Bảo hiểm là một hoạt động đã xuất hiện từ rất lâu và được thực hiện ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Từ đó cần tìm hiểu các vấn đề về bản chất cũng như khái niệm bảo hiểm. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm được xây dựng dựa trên từng góc độ nghiên cứu xã hội, pháp lý, kinh tế, kĩ thuật, nghiệp vụ… Có thể tham khảo các định nghĩa sau về bảo hiểm: Theo Dennis Kessler: “Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít.” Theo Monique Gaullier: “Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.” Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: “Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm.”1 Từ điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm do Bảo Việt phát hành năm 2002: “Bảo hiểm (insurance) là cơ chế chuyển giao theo hợp đồng gánh nặng hậu quả của một số rủi ro thuần túy bằng cách chia sẻ rủi ro cho nhiều người cùng gánh chịu”.2 Tuy nhiên nhìn chung do các khái niệm trên đều xuất phát từ một góc độ nghiên cứu nhất định nên các định nghĩa này vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh và nêu được tính chính xác trong mọi góc độ của khái niệm bảo hiểm. Xem xét một cách khái quát hơn có thể thấy bảo hiểm được xem như là một hoạt động đóng góp tài chính từ những người có cùng chung rủi ro, và số tiền được đóng góp này sẽ được bồi 1 “Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm”. Cổng thông tin bảo hiểm Việt Nam (bằng tiếng Việt). [Truy cập 14/08/2013] 2 ThS Võ Thị Pha, Giáo trình Lý thuyết bảo hiểm, Nhà xuất bản Tài Chính, năm 2005, trang 15. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 5 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn thường hay chi trả cho một số người đóng góp tài chính đó hoặc người thứ ba phải gánh chịu khi có tổn thất hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra, và hoạt động chi trả này phải được thực hiện theo quy luật thống kê những thiệt hại mà những người đóng góp tài chính này đều chấp nhận3. Từ những nghiên cứu và tài liệu thu thập, khái niệm về bảo hiểm có thể được người viết hiểu là việc những người có cùng chung rủi ro về một lĩnh vực nhất định sẽ đóng góp một khoản tiền cho một doanh nghiệp bảo hiểm để chắc chắn rằng một khi rủi ro đó xảy ra thì họ sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm này bồi thường hay chi trả để bù đắp tổn thất của họ. Tuy nhiên các điều kiện để chi trả hay bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm phải tuân theo quy định mà các bên đã thỏa thuận và trong trường hợp sự kiện bảo hiểm không xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải chi trả hay bồi thường và số tiền mà người tham gia bảo hiểm đã đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm cũng sẽ không được hoàn lại. Là một hoạt động được xây dựng và xem xét trên nhiều góc độ pháp lý, bảo hiểm có những đặc trưng sau: Một là, bảo hiểm được xem như là một sự chuyển dịch rủi ro Có thể nói dù ở trong bất cứ một xã hội nào thì vẫn luôn luôn tìm ẩn những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với con người, rủi ro được xem như là tiền đề của bảo hiểm. Rủi ro có thể xảy ra ở phương diện tính mạng hoặc thân thể của con người, những thiệt hại về vật chất hay những rủi ro gây thiệt hại về tài sản sức khỏe, tính mạng của người khác mà người gặp rủi ro gây ra thiệt hại đó phải gánh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Nếu những rủi ro này không được bảo hiểm thì người gặp rủi ro phải chịu những gánh nặng hay tổn thất về tính mạng, sức khỏe, tài sản, và những trường hợp phải bồi thường cho người thứ ba bị thiệt hại. Tuy nhiên khi mua bảo hiểm thì những rủi ro đó sẽ được chủ thể khác - tức doanh nghiệp bảo hiểm nhận thay. Bên nhận thay này phải có trách nhiệm thực hiện việc bù đắp vật chất đối với các tổn thất tài chính mà người tham gia bảo hiểm gặp phải. Tóm lại rủi ro đối với người được bảo hiểm được xem như là một hiểm họa mà tổn thất xảy ra nằm ngoài ý chí của người tham gia bảo hiểm và người được bảo 3 PGS-TS. Nguyễn Viết Vương (2006), Giáo trình kinh tế bảo hiểm, Trường Đại học Công Đoàn, NXB Lao Động, Hà Nội, trang 11-12. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 6 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn hiểm. Mục đích của người tham gia bảo hiểm là hướng tới việc bên nhận bảo hiểm khắc phục hay bồi thường về mặt tài chính cho mình khi gặp rủi ro. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên nhận bảo hiểm sẽ thu phí bảo hiểm và cam kết bảo đảm vật chất cho bên tham gia bảo hiểm khi có thiệt hại do rủi ro gây ra. Như vậy, thông qua bảo hiểm, rủi ro sẽ chuyển dịch từ bên tham gia bảo hiểm sang bên nhận bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm chính là hợp đồng chuyển dịch rủi ro. Hai là, bảo hiểm được xem như là sự chia nhỏ tổn thất Không phải bên tham gia bảo hiểm sẽ mong xảy ra một rủi ro đối với mình để được hưởng bảo hiểm. Nhưng nếu không tham gia bảo hiểm mà xảy ra rủi ro thì họ có thể sẽ phải chịu một tổn thất lớn về tài chính. Chính vì vậy việc đóng phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm chính là việc người tham gia bảo hiểm chịu một khoản tổn thất nhỏ về tài chính một cách thường xuyên và biết trước để đổi lại được sự an tâm và khi xảy ra rủi ro dẫn đến một tổn thất tài chính lớn thì họ sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm bù đắp. Nghĩa là khoản tổn thất tài chính khi có rủi ro sẽ được chia nhỏ thành phí bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thay khách hàng áp dụng việc chia tổn thất lớn thành tổn thất nhỏ. Giả định trường hợp anh A gặp tai nạn giao thông và bị thương nặng, tổng chi phí để chữa bệnh và hồi phục sức khỏe là 10.000.000đ. Giả sử: Anh A không mua bảo hiểm cho sức khỏe của mình thì khi xảy ra tai nạn anh A sẽ phải chịu toàn bộ những tổn thất tài chính đó, có nghĩa trong một khoảng thời gian ngắn anh A sẽ phải chi trả một số tiền lớn. Nếu anh A mua bảo hiểm cho sức khỏe của mình với mức phí bảo hiểm là 550.000đ/năm. Theo đó khi xảy ra tai nạn doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải chi trả khoản tài chính đó cho anh A. Như vậy thay vì phải trả cùng một lúc số tiền lớn là 10.000.000đ thì anh A chỉ phải trả 550.000đ hàng năm và số tiền này được coi là một tổn thất nhỏ, cố định và biết trước. Ba là, bảo hiểm là sự san sẻ tổn thất Khi tham gia bảo hiểm có nghĩa người mua đã chuyển những tổn thất mà mình có thể phải gánh chịu sang cho doanh nghiệp bảo hiểm. Việc doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận sẽ chịu các tổn thất do rủi ro gây nên đối với người tham gia bảo hiểm sẽ thuộc về mình, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bằng nguồn tài chính của mình chi trả cho những tổn thất đã được bảo hiểm. Do số lượng người tham gia bảo hiểm không phải chỉ là một người hay một nhóm người mà có rất nhiều đồng thời có xu GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 7 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn hướng ngày càng tăng lên. Đương nhiên những người tham gia bảo hiểm sẽ phải nộp phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm làm tăng nguồn tài chính của doanh nghiệp và đó chính là nguồn tài chính để chi trả cho những rủi ro của khách hàng. Có nghĩa mỗi một người tham gia bảo hiểm đều đang cùng chia sẻ tổn thất với người khác. Số lượng người tham gia bảo hiểm càng nhiều thì mức độ phát tán tổn thất càng rộng. Như vậy bằng cách đó doanh nghiệp bảo hiểm đã dùng quy luật lấy của số đông chia cho số ít, tổn thất mà môt người tham gia bảo hiểm gặp phải được chia sẻ cho tất cả những người tham gia bảo hiểm khác. Là một hoạt động nhằm bù đắp tổn thất trong trường hợp có rủi ro,có thể thấy sự cần thiết của bảo hiểm đối với đời sống xã hội: Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dù đã luôn chú ý ngăn ngừa đề phòng nhưng con người vẫn luôn luôn phải đối mặt với nguy cơ rủi ro trong mọi lĩnh vực đe dọa đến khả năng tài chính của mỗi cá nhân, những con người không may gặp tai nạn. Thêm vào đó, trong quá trình sản xuất và tái sản xuất, con người với tư cách là chủ thể của hoạt động có ý thức luôn phải đối đầu với các rủi ro, bất trắc. Hai loại rủi ro thường gặp là: rủi ro gắn liền với tự nhiên và rủi ro nhân tạo. Tác động của rủi ro của các yếu tố không thể kiểm soát được như đã nêu trên làm cho con người, trong đời sống, sản xuất không thu hái được kết quả như đã định trước và hậu quả là tạo ra sự mất cân đối trong quá trình sản xuất, xã hội. Để ngăn ngừa, khắc phục những rủi ro đó người ta nghĩ đến việc đoàn kết cộng đồng, liên hợp nhiều người lại để chia sẻ mất mát với những con người kém may mắn đó và đó là việc tham gia bảo hiểm. Đó là tiền đề khách quan cho sự ra đời của bảo hiểm nói riêng và các quỹ dự trữ nói chung. Bảo hiểm có vai trò như một công cụ an toàn thực hiện chức năng cơ bản của mình là: bảo vệ con người, bảo vệ tài sản của cải vật chất xã hội. Ngày nay khi nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ ngày càng phát triển thì bảo hiểm còn được biết đến như các tổ chức phi ngân hàng mà trong đó nó thực hiện chức năng như một trung gian tài chính, tức là góp phần giải quyết hiện tượng thiếu thừa vốn diễn ra thường xuyên trong nền kinh tế, đảm bảo cho quá trình tuần hoàn vốn được diễn ra trôi chảy và nhanh chóng. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 8 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Qua vài điều sơ lược trên có thể nhận thấy bảo hiểm có vai trò quan trọng đối với con người, đối với xã hội và cả nền kinh tế. Việc bảo hiểm ra đời và hoạt động là nhu cầu cần thiết và khách quan của cuộc sống. 1.1.2. Khái niệm trách nhiệm dân sự Mọi hoạt động của cá nhân đều phải tuân thủ những quy định của pháp luật, theo đó pháp luật sẽ công nhận và bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi người. Trên nền tảng của pháp luật, một khi những lợi ích này bị xâm phạm thì cá nhân có quyền đòi hỏi công bằng ở sự bồi thường và bù đắp hợp lý cho những tổn thất của mình. Từ việc cần thiết bảo vệ lợi ích chính đáng trên những quy tắc đã được thể chế hóa thành một chế tài của pháp luật dân sự đó là trách nhiệm dân sự và nó bắt buộc mọi công dân phải tuân thủ. Trách nhiệm dân sự (TNDS) là trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Mà nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiều chủ thể không được làm hoặc bắt buộc phải làm một việc nào đó đối với một hoặc nhiều chủ thể khác. Người phải chịu trách nhiệm dân sự này nếu không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và với chủ thể có lợi ích bị xâm hại. Người thực hiện nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về mặt vật chất và cả mặt tinh thần cho người có lợi ích bị xâm hại. Về mặt vật chất là trách nhiệm bồi thường những tổn thất thực tế, tính được thành tiền bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn thiệt hại, thu nhập thực tế bị giảm sút. Về mặt tinh thần là trách nhiệm do xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, uy tín của người khác thì phải chấm dứt hành vi vi phạm đồng thời bồi thường một khoản tiền cho người có quyền và lợi ích bị xâm phạm, đây được xem là bồi thường về mặt tinh thần tuy nhiên vẫn được quy đổi thành tiền theo quy định của pháp luật. Nhưng không vì vậy mà cho rằng đây chỉ là trách nhiệm bồi thường về vật chất mà thông qua đó có cả bồi thường về mặt tinh thần, vì khi bất cứ quyền và lợi ích nào bị xâm hại thì người bị xâm hại cũng có quyền được bồi thường, trong đó có vật chất và tinh thần. 1.1.3. Các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự Trách nhiệm dân sự được xem như là một biện pháp cưỡng chế của pháp luật thể hiện qua trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 9 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn hại. Trách nhiệm dân sự này được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thực thi theo trình tự và thủ tục nhất định đối với nhũng người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho người khác nhưng thiệt hại này không phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy định của pháp luật những trường hợp thỏa mãn các điều kiện sau đây sẽ làm phát sinh trách nhiệm dân sự: Thứ nhất, phải có thiệt hại thực tế của bên bị hại. Thiệt hại ở đây được xem xét về mặt vật chất và tinh thần, là những tổn thất thực tế ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của bên bị thiệt hại và được quy đổi thành tiền. Những thiệt hại này có thể ảnh hưởng một phần hay toàn bộ và nghiêm trọng đến đời sống của bên bị thiệt hại, làm giám đoạn hay mất đi những lợi ích vật chất đáng có của họ thậm chí ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần mà các giá trị vật chất khó có thể bù đắp toàn bộ. Thứ hai, phải có lỗi của bên gây ra thiệt hại, lỗi ở đây là lỗi cố ý và vô ý của bên phải chịu trách nhiệm dân sự bởi hành động hoặc sự không hành động của chính chủ thể đó gây thiệt hại, tổn thất cho bên có quyền. Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại thực tế. Theo đó thiệt hại thực tế mà bên bị hại phải gánh chịu là do nguyên nhân từ việc gây ra lỗi của bên gây ra thiệt hại. Do bên có lỗi đã gây ra và chính lỗi này đã làm thiệt hại, tổn thất về lợi ích vật chất hay tinh thần hoặc có thể cả vật chất và tinh thần cho bên bị hại. Để có quyền yêu cầu cho việc bồi thường thiệt hại, người bị hại cần chứng minh được thiệt hại thực tế đó là hậu quả trực tiếp hay gián tiếp từ lỗi của người đã thực hiện hành vi. Thứ tư, chủ thể thực hiện hành vi phải có năng lực chủ thể. Chủ thể được nói đến ở đây không chỉ là cá nhân, có thể là tổ chức…có đầy đủ năng lực để chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình. Cụ thể hơn khi tham gia quan hệ pháp luật thì các chủ thể phải có tư cách chủ thể và tư cách này được xác định bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Điều này đồng nghĩa với việc hiện hành vi có lỗi và lỗi này có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại thực tế của bên bị hại là do chủ thể có đầy đủ năng lực hay tư cách chủ thể thực hiện và hoàn toàn có khả năng phải gánh chịu trách nhiệm về những hành vi của mình theo quy định của pháp luật. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 10 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn  Xem xét ở một khía cạnh khác, trách nhiệm dân sự có thể phát sinh theo hợp đồng và ngoài hợp đồng: Trách nhiệm dân sự phát sinh theo hợp đồng là trách nhiệm phát sinh trên cơ sở những nội dung trong hợp đồng, do các bên thỏa thuận ký kết mà chủ thể ký kết hợp đồng là những người có đủ năng lực hành vi dân sự. Bên cạnh đó trách nhiệm dân sự phát sinh ngoài hợp đồng là do con người hay do súc vật..không có sự thỏa thuận hay ký kết từ bất kỳ một hợp đồng nào trước đó. Từ sự phân biệt về đặc điểm này cũng dẫn đến sự khác biệt trong quá trình bồi thường, liên quan đến người đại diện hợp pháp của chủ thể đã gây ra thiệt hại. Có những thiệt hại vượt quá khả năng của chủ thể phải là người chịu trách nhiệm bồi thường (có những trường hợp gia súc hay vật gây thiệt hại mà chủ thể bồi thường là chủ của gia súc hay vật đó). Do đó các chủ thể này tìm nhiều cách để hạn chế cũng như có thể kiểm soát các tổn thất đến mức thấp nhất, trong đó có việc né tránh các rủi ro trong khả năng có thể hay mua bảo hiểm cho những rủi ro có thể xảy ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng được xác định dựa trên cơ sở các nghĩa vụ dân sự hình thành theo thoả thuận giữa các bên trong một hợp đồng. Bên có nghĩa vụ dân sự đã cam kết trong hợp đồng mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó sẽ phải bồi thường cho bên kia. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm phát sinh trên cơ sở các nghĩa vụ dân sự do pháp luật dân sự quy định cho các chủ thể. Hành vi gây hại không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của bất kỳ hợp đồng nào. Việc xác định trách nhiệm bồi thường dựa trên cơ sở quy định chung của luật dân sự. Giả định trường hợp xe tải chở hàng theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa chủ xe tải và chủ hàng. Xảy ra sự cố trên đường do lỗi của chủ xe tải dẫn đến thiệt hại của hàng chuyên chở, thiệt hại về xe và người của một người đi xe máy. Trường hợp này đã phát sinh trách nhiệm của chủ xe tải ở cả hai loại: trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa đối với thiệt hại của chủ hàng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với thiệt hại của người đi xe máy. Tuy nhiên để an toàn và hạn chế những tổn thất đến mức tối thiểu cho chủ thể gây ra thiệt hại trong trường hợp nằm ngoài khả năng bồi thường hay trong khả GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 11 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn năng đi nữa mà tổn thất quá lớn so với khối tài sản của bản thân, các cá nhân và tổ chức này nên mua bảo hiểm. Các cá nhân tổ chức sẽ phải nộp cho tổ chức bảo hiểm một khoản phí và xem như rủi ro được được chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thay chủ thể có nghĩa vụ bồi thường cho bên bị hại khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Bảo hiểm sẽ bồi thường khoản tiền mà chính chủ thể đã gây ra thiệt hại phải bồi thường hoặc theo thỏa thuận giữa tổ chức bảo hiểm và tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm. 1.1.4. Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình bảo hiểm mà theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường phần trách nhiệm dân sự của tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm theo thỏa thuận ký kết giữa hai bên trong hợp đồng bảo hiểm và tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm này phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm một khoản phí phù hợp với nội dung bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ chuyển gánh nặng tài chính của tổ chức cá nhân mua bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, tuy nhiên không phải loại trách nhiệm nào cũng doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường mà chỉ được bồi thường khi trách nhiệm dân sự này phù hợp với những điều kiện đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Nói cách khác, bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự mà người được bảo hiểm phải thực hiện theo pháp luật. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân danh người được bảo hiểm nhận trách nhiệm bồi thường cho người bị tổn thất. Người được bồi thường không phải là người được bảo hiểm, không phải là một trong hai bên hợp đồng bảo hiểm, mà là người thứ ba được ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm trách nhiệm dân sự đáng lẽ phải là người bồi thường tổn thất, nhưng được doanh nghiệp bảo hiểm nhận trách nhiệm bồi thường thay, nên không phải bồi thường bất cứ tổn thất nào, hoặc có nhưng chỉ còn là một phần nhỏ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, bồi thường theo luật định hoặc theo phán quyết của toà án. 1.1.4.1. Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói chung là trách nhiệm dân sự hay những hậu quả pháp lý mà pháp luật quy định đối với trường hợp tổ GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 12 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn chức, cá nhân có nghĩa vụ dân sự nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự đó và vì thế phải chịu trách nhiệm đối với bên có quyền (tổ chức, cá nhân khác). Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (bên có quyền). Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Trong các hậu quả pháp lý theo quy định về trách nhiệm dân sự có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo điều 307, mục 3, chương XVII, Bộ Luật dân sự CHXHCN Việt Nam năm 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút. Trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần: người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại. Như vậy, đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự nếu nói cụ thể hơn chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được bảo hiểm phát sinh theo quy định về trách nhiệm dân sự của luật pháp. 1.1.4.2. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự Hợp đồng dân sự theo quy định tại Điều 333 Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự CHXHCN Việt Nam năm 2005 là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Bên cạnh đó ta có hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 13 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm 4. Từ những cơ sở lý luận về hợp đồng và hợp đồng bảo hiểm ta có thể hiểu hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là hợp đồng về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba thay cho bên được bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, còn bên tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Đặc trƣng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự Thứ nhất, đối tượng trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại, là loại bảo hiểm không thể xác định được giá trị đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Điều 52 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 quy định: “ Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba theo quy định của pháp luật ”. Khác với hợp đồng bảo hiểm tài sản có đối tượng là tài sản cụ thể, hợp đồng bảo hiểm con người là bảo hiểm đối với một người cụ thể, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba. Đó là thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai, trong phạm vi, giới hạn bảo hiểm và thuộc trách nhiệm bồi thường của bên tham gia bảo hiểm. Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại mang tính trừu tượng không nhìn thấy, không cảm nhận được bằng các giác quan và thực tế chúng không tồn tại hiện hữu trong không gian tại thời điểm giao kết hợp đồng. Chỉ khi nào người tham gia bảo hiểm gây thiệt hại cho người khác và phải bồi thường thì mới xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại là bao nhiêu. Thứ ba, thông thường đối với các hợp đồng bảo hiểm tài sản có thể xác định được mức tổn thất tối đa của tài sản khi giao kết hợp đồng, còn với các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì không thể xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối đa là bao nhiêu. Mức trách nhiệm bồi thường được xác định theo thoả thuận của các bên và các quy định của pháp luật, trên cơ sở mức độ lỗi của người gây thiệt hại và thiệt hại thực tế của người thứ ba. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 4 Khoản 1 Điều 12 Mục 1 Chương II Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2010 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 14 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn phát sinh khi có các điều kiện sau: có hành vi gây thiệt hại của người tham gia bảo hiểm đối với người thứ ba; có lỗi của người gây thiệt hại; có thiệt hại thực tế đối với bên thứ ba; thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi gây thiệt hại và ngược lại hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Thứ tư, trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự lỗi của người tham gia bảo hiểm khi thực hiện hành vi gây thiệt hại là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường của người tham gia bảo hiểm, đồng thời cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Trên thực tế lỗi trong trách nhiệm dân sự là lỗi suy đoán, nên người gây thiệt hại bị suy đoán là có lỗi khi thực hiện hành vi gây thiệt hại, trừ trường hợp họ chứng minh được thiệt hại xảy ra trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Căn cứ vào mức độ lỗi để xác định người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ, một phần hoặc liên đới bồi thường, từ đó doanh nghiệp bảo hiểm xác định trách nhiệm bồi thường của mình. Thứ năm, trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể giới hạn trách nhiệm bảo hiểm hoặc không giới hạn trách nhiệm bảo hiểm. Để đảm bảo lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, đồng thời nâng cao ý thức của người tham gia bảo hiểm, các danh nghiệp bảo hiểm thường đưa ra các giới hạn trách nhiệm xác định mức bồi thường tối đa của doanh nghiệp bảo hiểm đối với những hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự cụ thể. Khi gây thiệt hại, mức trách nhiệm bồi thường của người tham gia bảo hiểm có thể là rất lớn, song mức trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ trong phạm vi số tiền bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận. Điều khoản số tiền bảo hiểm được đặt ra nhằm mục đích giới hạn phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, để đảm bảo kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp bảo hiểm phải tính toán để giới hạn phạm vi trách nhiệm của mình trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự cụ thể. Đối với một số trường hợp ngoại lệ, khi doanh nghiệp bảo hiểm ký hợp đồng với người tham gia bảo hiểm, trong hợp đồng không xác định số tiền bảo hiểm cụ thể thì khi rủi ro xảy ra doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ bảo hiểm đối với toàn bộ thiệt hại. Phân loại hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự Thứ nhất, căn cứ vào tính ý chí của chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm thì bảo hiểm trách nhiệm dân sự được chia thành hai loại là hợp đồng bảo hiểm trách GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 15 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn nhiệm dân sự bắt buộc và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện. Thứ hai, căn cứ vào nguồn gốc phát sinh trách nhiệm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chia thành hai loại là hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh theo hợp đồng và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh ngoài hợp đồng. Thứ ba, căn cứ vào đối tượng bảo hiểm cụ thể, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chia thành các loại là: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu, bảo hiểm trách nhiệm của chủ đóng tàu, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách, bảo hiểm trách nhiệm công cộng, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động đối với người lao động, bảo hiểm trách nhiệm của chủ nuôi chó, các loại bảo hiểm trách nhiệm khác. 1.2. Khái quát bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách 1.2.1. Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách Để hiểu thế nào là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách thông qua các nội dung theo quan điểm của người viết cần nghiên cứu các thuật ngữ cơ bản sau: Pháp luật không quy định về khái niệm xe khách tuy nhiên ta có khái niệm về xe cơ giới: "Xe cơ giới" bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia giao thông 5. Từ khái niệm trên có thể hiểu “Xe khách” là một loại xe cơ giới nằm trong danh mục xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng đường bộ - ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật kinh doanh vận tải hành khách theo 5 Khoản 3 Điều 3 Chương I Nghị định 103-2008NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Điểm 3.3 Khoản 3 Mục I Thông tư số 126-2008TT-BTC ngày 22-122008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 16 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định 6. Tuy nhiên không phải tất cả phương tiện xe cơ giới đều là xe khách mà xe khách chỉ là các loại xe được sử dụng với mục đích vận chuyển hành khách theo quy định của pháp luật. Điều 64 Luật Giao Thông đường Bộ quy định: “Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật”. Trong đó phương tiện xe khách được xem xét đến như là một hoạt động kinh doanh vận tải đường tải đường bộ, với điều kiện tuân thủ những quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe khách sẽ thu được một khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh này. Kinh doanh vận tải xe khách là một loại hình kinh doanh vận tải hành khách có thu phí từ phía khách hàng. Là một hoạt động kinh doanh tạo nhiều thuận lợi cho hành khách khi có nhu cầu di chuyển với những tuyến đường dài và bao gồm việc chuyên chở hành lý và vật dụng tư trang của hành khách. Xe khách hoạt động trong khung giờ quy định và một số loại xe khách mang đến khách hàng những dịch vụ nhỏ, cần thiết. Xe khách vận chuyển hành khách qua lại những tuyến đường cố định và có thể có một số trạm dừng đỗ cho hành khách, tuy nhiên những trạm dừng đỗ này cũng phải được đăng ký từ trước và phù hợp với quy định của pháp luật. “Hành khách” là người được chở trên xe theo hợp đồng vận chuyển hành khách thuộc các hình thức quy định trong Bộ luật Dân sự 7. Hành khách được chở trên xe theo những tuyến đường xác định được xác định theo hợp đồng giữa hành khách với doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe khách, hợp đồng ngày được xác lập khi hành khách thực hiện hành vi mua vé xe khách của mình. Tùy theo độ dài của tuyến đường và chất lượng dịch vụ của từng doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe khách mà hành khách phải trả các khoản tiền ở mức độ khác nhau. 6 Khoản 1,2 Điều 64 Mục 1 Chương VI và Điểm a Khoản 1 Điều 66 Mục 1 Chương VI Luật Giao Thông đường Bộ 2008 7 Khoản 4 Điều 3 Chương I Nghị định 103-2008NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;Điểm 3.4 Khoản 3 Mục I Thông tư số 126-2008TT-BTC ngày 22-122008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 17 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Những hành khách sẽ được chở trên những chặng đường đã định trước của xe khách và hợp đồng giữa hành khách và doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe khách sẽ chấm dứt khi xe khách đã đưa hành khách đến địa điểm quy định đã thỏa thuận giữa hai bên. Bên cạnh đó, vật dụng tư trang và một số đồ dùng của hành khách cũng sẽ được chuyên chở trừ những hàng hóa hay động vật bị cấm theo quy định. 1.2.2. Đặc đểm của việc triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách 1.2.2.1. Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng Đối tượng bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm là phần trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại, do đó rất trừu tượng. Hơn nữa, trách nhiệm là bao nhiêu cũng không xác định được ngay lúc tham gia bảo hiểm mà chủ xe chỉ tham gia bảo hiểm với mục đích giảm thiểu tổn thất nếu có rủi ro. Khi không may rủi ro xảy xa cũng không thể tính toán trước được mức độ thiệt hại đến đâu. Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm sẽ phải bồi thường khi có rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm. Thông thường trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh khi có đủ ba điều kiện sau: Chủ thể thực hiện hành vi này phải có năng lực chủ thể, có thiệt hại thực tế của bên thứ ba, có hành vi trái pháp luật của cá nhân hay của tổ chức, có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của cá nhân hay của tổ chức và thiệt hại thực tế của bên thứ ba. Mức độ thiệt hại do trách nhiệm pháp lý phát sinh bao nhiêu là hoàn toàn do sự phán xử của tòa án, thông thường mức bồi thường này được tính dựa trên mức độ lỗi của người gây ra tai nạn và thiệt hại thực tế thông qua giám định của người sẽ được bồi thường. 1.2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách được thực hiện dưới hình thức bắt buộc Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình bảo hiểm phổ biến đối với vận tải xe khách. Đây là một loại hình bảo hiểm tạo thuận lợi cho cả hành khách lẫn chủ doanh nghiệp xe khách khi tham gia giao thông, tồn tại như một lời cam kết giữa chủ doanh nghiệp vận tải xe khách và hành khách, chuyển bớt rủi ro có thể xảy ra cho doanh ngiệp bảo hiểm, tạo nền tảng vững chắc đối với lòng tin của khách hàng. Đối với xe cơ giới nói chung và xe khách nói riêng khi tham gia giao thông đều có thể có những nguy cơ rủi ro và thậm chí dẫn đến hậu quả không thể lường trước GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 18 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn gây thiệt hại to lớn, do đó việc mua bảo hiểm cho những rủi ro nhằm hạn chế đến mức thấp nhất và bù đắp những thiệt hại là hết sức cần thiết. Thêm vào đó, pháp luật cũng đã quy định cụ thể những loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc cho các loại xe cơ giới nói chung cũng như xe khách nói riêng. Ngoài ra, riêng doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng phương tiện xe khách cũng có thể tự mình mua một số loại bảo hiểm tự nguyện để nâng cao lòng tin của khách hàng, nâng cao lợi nhuận cũng như kinh doanh có hiệu quả hơn. Xe khách khi tham gia giao thông vận chuyển hành khách cũng giống như các loại xe cơ giới khác đều phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với xe cơ giới. Cụ thể hơn tại Khoản 1 Điều 2 Chương 1 Nghị định 103/2008/NĐCP đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự là “chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa biệt Nam”, việc này là bao gồm cả doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới kể cả chủ xe là người nước ngoài sử dụng xe cơ giới trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới8. Từ đó các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật cho chủ xe cơ giới. Đồng thời chủ xe cơ giới không được đồng thời tham gia hai hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự trở lên cho cùng một xe cơ giới. Theo đó đối với mỗi loại xe cơ giới chỉ được tham gia một loại bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới có thể thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện. Pháp luật không hạn chế việc mua bảo hiểm tự nguyện của chủ xe cơ giới, mà chỉ hạn chế ở lĩnh vực bảo hiểm bắt buộc. Việc này giúp cho việc kiểm soát hoạt động của các loại xe cơ giới trở nên dễ dàng và có hệ thống hơn, đồng thời việc quy định chi tiết trong loại bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cũng tạo sự nhanh chóng cho việc tìm hiểu và thực hiện bảo hiểm của chủ xe cơ 8 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 và Điểm 4.1 Khoản 4 Mục I Thông tư số 126-2008TT-BTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 19 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn giới. Xe khách là một loại xe cơ giới do đó sẽ nằm trong phạm vi đối tượng của quy định này. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Chương II Nghị định 103/2008/NĐ-CP và Luật Giao thông đường bộ, chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe khách bao gồm thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách. Ngoài việc bảo hiểm cho tính mạng thân thể cũng như sức khỏe của hành khách, bảo hiểm này còn bao gồm cả việc bảo hiểm cho các tài sản mà hành khách mang theo trong quá trình vận chuyển. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra làm tổn thất hoặc mất đối với các tài sản này thì doanh nghiệp còn bảo hiểm phải bồi thường tổn thất cho các loại tài sản này theo thỏa thuận trong phạm vi bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm. Quy tắc này quy định rõ các chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với xe cơ giới là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách, chế độ này được áp dụng cho các loại xe cơ giới kinh doanh vận tải hành khách. Như vậy đối với các loại xe kinh doanh vận tải hành khách như xe khách quy định này sẽ bảo vệ lợi ích cho hành khách trên xe khi có sự cố trong phạm vi bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho hành khách thay thế chủ xe khách, điều này cũng tạo thuận lợi cho chủ xe khách khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra trong những trường hợp không đủ khả năng chi trả. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ngoài việc nhằm đảm bảo ổn định tài chính cho người được bảo hiểm còn có mục đích khác là bảo vệ quyền lợi cho phía nạn nhân, đảm bảo tính công bằng trong xã hội và đảm bảo quyền lợi của mọi công dân. Mặt khác nghiệp vụ này có quan hệ trực tiếp với một số bộ luật của quốc gia mà luật pháp thì mọi công dân phải có nghĩa vụ thực hiện. Ngoài ra thực hiện bắt buộc nhằm góp phần cùng với cơ quan chức năng quản lý tốt các loại đầu xe cơ giới. Nguồn nguy hiểm trong quá trình vận hành xe cơ giới không chỉ cho riêng người điều khiển xe cơ giới mà còn gây ra những thiệt hại về người và tài sản cho người thứ ba. Bộ luật Dân sự quy định, chủ xe cơ giới phải bồi thường thiệt hại do xe cơ giới gây ra. Nhưng trên thực tế nhiều nạn nhân, nhiều gia đình nạn nhân không được bồi thường thiệt hại do chủ xe không đủ khả năng tài chính hoặc người GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 20 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn gây tai nạn bị chết trong tai nạn. Do đó để đảm bảo mọi người dân bị thiệt hại do xe cơ giới gây ra đều được bồi thường thỏa đáng: Nhà nước quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới, từ đó có thể giảm bớt gánh nặng tài chính cho chủ xe cơ giới và bồi thường thỏa đáng cho người có thiệt hại khi xảy ra rủi ro. Xe khách là một loại xe cơ giới do đó sẽ nằm trong phạm vi đối tượng của quy định này. Như vậy, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nói chung và xe khách nói riêng trước hết nhằm mục đích nhân đạo – bảo vệ người dân: nếu không may bị tai nạn giao thông, họ được bồi thường thiệt hại. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong đó có xe khách cũng có lợi cho chủ xe: nếu không may gây tai nạn. Doanh nghiệp bảo hiểm thay thế họ bồi thường cho người bị nạn khi được chủ xe yêu cầu, hoặc nếu họ đã bồi thường cho người bị nạn thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn trả cho họ số tiền hợp lý mà họ đã bồi thường. Từ đó có thể thấy được việc bắt buộc đối với loại hình bảo hiểm này là hoàn toàn hợp lý. 1.2.2.3. Có thể áp dụng giới hạn trách nhiệm hoặc không Bởi vì thiệt hại trách nhiệm dân sự phát sinh chưa thể xác định được ngay tại thời điểm tham gia bảo hiểm và thiệt hại đó có thể là rất lớn. Bởi vậy, để nâng cao trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm các công ty bảo hiểm thường đưa ra giới hạn trách nhiệm, tức là các mức bồi thường tối đa của bảo hiểm (số tiền bảo hiểm). Nói cách khác, thiệt hại trách nhiệm dân sự có thể phát sinh rất lớn nhưng công ty bảo hiểm không bồi thường toàn bộ thiệt hại trách nhiệm dân sự phát sinh đó mà chỉ khống chế trong phạm vi số tiền bảo hiểm. 1.3. Sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách 1.3.1. Đặc điểm và tính năng động của xe khách Hiện nay các loại xe cơ giới tham gia giao thông đang tăng nhanh. Theo báo cáo của Cục CSGT đường bộ - đường sắt cho biết: 6 tháng đầu năm 2011 toàn quốc, 99.068 ôtô và 1.572.437 môtô đã được đăng ký mới, nâng tổng số phương tiện đã đăng ký lên 1.810.685 ôtô và 32.684.189 môtô. So với cùng kỳ năm ngoái, số ôtô đăng ký tăng 12,7% và môtô tăng 10,2%. Trong số đó, riêng Cục CSGT đường bộ đường sắt đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký mới 310 ôtô; kiểm tra kỹ thuật an toàn 830 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 21 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn lượt xe; gia hạn giấy phép lái xe cho 736 trường hợp; tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe các loại cho hơn 7.600 CBCS và học viên các trường CAND… 9 Hiện nay các lọai xe cơ giới tham gia giao thông đang tăng nhanh trong đó phải kể đến xe khách. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải với lại hình xe khách đang tăng dần và theo đó tốc độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng đang ngày càng gay gắt. Vận tải xe khách là một trong những ngành phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại của người dân nhờ tính linh hoạt trên các địa hình khá phức tạpvà đoạn đường dài. Tuy nhiên xe khách có trung bình hơn 10 chỗ ngồi cho hành khách và gia tăng theo từng loại, kích thước xe khách thường lớn hơn nhiều so với các loại ô tô thông thường dành cho gia đình hay taxi, do đó việc lưu thông của xe khách trên những đoạn đường hẹp và nhiều phương tiện hay giờ cao điểm tại các thành phố lớn thường gặp khó khăn. Sự tham gia giao thông của nhiều loại xe cơ giới khác đa dạng về chủng loại, số lượng nhiều và chất lượng khó kiểm soát đã dẫn đến vấn đề di chuyển khó khăn, cùng với ý thức của những người điều khiển các loại xe cơ giới cũng như ý thức và kinh nghiêm xử lý tình huống người điều khiển phương tiện xe khách. Thêm vào đó là tình hình hệ thống đường đang ngày càng xuống cấp trầm trọng và chưa được tu sửa kịp thời đã gây ra các vụ tai nạn giao thông gây ra thiệt hại lớn về người và của. Đối với xe khách, trong quá trình vận chuyển hành khách nếu không may xảy ra tai nạn sẽ gây thiệt hại cho nhiều người thậm chí toàn bộ hành khách 1.3.2. Sự cần thiết phải triển khai nghiệp vụ bảo hểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách Tai nạn giao thông xảy ra chẳng những gây thiệt hại lớn về người và của mà còn gây mất trật tự an ninh xã hội. Đặc biệt đối với xe khách khi xảy ra tai nạn có thể những thiệt hại mà chủ phương tiện hay doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe khách và hành khách phải gánh chịu là rất lớn, có những trường hợp nằm ngoài khả năng bồi thường tổn thất của chủ doanh nghiệp xe khách. Nếu tình trạng đó liên tục xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của những doanh nghiệp này cũng như ảnh hưởng đến những tổn thất cần được đền bù của hành khách. 9 Diễn đàn an toàn giao thông Bộ giao thông vận tải, “Sáu tháng đầu năm hơn 99.000 ô tô đã được đăng ký mới”,thứ năm 07/07/2011,[truy cập ngày 15/8/2013] GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 22 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách là rất cần thiết vì bảo hiểm sẽ thành lập một quỹ tài chính để bù đắp thiệt hại cho hành khách nếu xảy ra tai nạn nhằm giúp đỡ người bị hại đồng thời giảm bớt trách nhiệm cho doanh nghiệp xe khách, đặc biệt trong trường hợp không đủ khả năng chi trả. Đây là nhu cầu của toàn xã hội nói chung và là mong muốn của các chủ doanh nghiệp xe khách nói riêng. Theo đó việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách sẽ mang lại những lợi ích nhất định Đối với chủ doanh nghiệp xe khách: Bảo biểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là tấm lá chắn vững chắc và cuối cùng cho các chủ xe, tạo ra tâm lý yên tâm, thoải mái, tự tin cho chủ doanh nghiệp xe khách. Góp phần ổn định tài chính, ổn định sản xuất kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp xe khách vì xe khách là một loại tài sản có giá trị lớn đối với mỗi chủ doanh nghiệp xe khách, đây là phương tiện kinh doanh của doanh nghiệp, khi không may xảy ra tai nạn gây thiệt hại về người và tài sản cho mình và cho người khác thì rất có thể sẽ mất đi cơ hội kinh doanh, mất uy tín với khách hàng, giảm khả năng cạnh tranh hoặc không đủ tài chính bồi thường. Loại hình bảo hiểm này còn tích cực góp phần ngăn ngừa và đề phòng tai nạn giao thông thông qua việc nâng cao ý thức của chủ doanh nghiệp xe khách khi vận hành loại hình vận tải này và của người lái xe khách khi tham gia giao thông. Thêm vào đó góp phần xoa dịu, bù đắp căng thẳng giữa chủ doanh nghiệp xe khách và gia đình nạn nhân khi xảy ra tai nạn, bằng cách doanh nghiệp bảo hiểm có mặt kịp thời để bồi thường và giải quyết mâu thuẫn. Trên cơ sở đó tạo niềm tin và nâng cao uy tín của doanh nghiệp xe khách. Đối với hành khách: Khi đi phương tiện xe khách mà không may xảy ra tai nạn hành khách sẽ được công ty bảo hiểm đứng ra thay thế chủ xe bồi thường kịp thời, đảm bảo khả năng tài chính kịp thời, làm giảm bớt gánh nặng tài chính, giúp hành khách ổn định tinh thần, bù đắp phần nào thiệt hại và xoa dịu tinh thần cho gia đình hành khách. Đối với xã hội: Loại hình bảo hiểm này ra đời còn góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà Nước, để từ đó có điều kiện đầu tư trở lại nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 23 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn thông, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Đảm bảo trật tự an toàn cho xã hội. 1.3.3. Cở sở hình thành tính bắt buộc của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách Nhận rõ sự cần thiết của việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách, thông qua pháp luật Nhà nước đã quy định hình thức bắt buộc của loại hình bảo hiểm này. Việc này sẽ bảo vệ lợi ích cho hành khách trong trường hợp bị thiệt hại và đảm bảo bồi thường hợp lý khi người gây ra lỗi là chủ phương tiện xe khách đồng thời nâng cao trách nhiệm của người điều khiển xe khách trong quá trình tham gia giao thông, đảm bảo an toàn cho hành khách. Quy định này còn giúp cho các cơ quan chức năng kiểm soát việc tham gia lưu thông, các trường hợp xảy ra tai nạn của xe khách và thống kê, tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục đồng thời đề xuất các biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất và tai nạn có thể xảy ra. Ngoài ra việc quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách còn làm cho mọi công dân tin vào pháp luật và sẽ nghiêm túc thực hiện, góp phần đảm bảo tính công bằng của pháp luật, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ lợi ích công dân thông qua việc thực hiện tốt nghĩa vụ dân sự. Tóm lại, lịch sử hình thành các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở lý luận cho việc xây dựng nội dung cho hoạt động nghiên cứu và thực thi luật pháp về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bao gồm xe khách) xuất hiện từ Nghị định 115/1997/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 1997 về chế độ bảo hiểm Bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, đây là văn bản đầu tiên được ban hành để quy định về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba. Sau đó Nghị định này được thay thế bởi Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, tiếp đó các văn bản pháp luật khác ra đời cũng cố bổ sung các quy định của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, trong đó có Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010; Nghị định số 34/2010/NÐ-CP ngày 2-4-2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Thông tư liên tịch số 35/2009/TTLT-BTC-BCA ngày 25-2-2009 của Bộ Tài chính - Bộ Công GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 24 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn an hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 103/2008/NÐ-CP; Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG; Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25-5-2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm XCG; Thông tư số 151/2012/TTBTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG và Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25-5-2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm XCG; Tuy nhiên người viết tập trng nghiên cứu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách nên nội dung nghiên cứu chỉ tập trung vào hệ thống các quy định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách trong các văn bản nêu trên, dựa vào các văn bản trên để phân tích và tìm hiểu sâu hơn về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực nghiên cứu, đây là những cơ sở lý luận chung làm cơ sở cho những quy định pháp luật ở Chương 2. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 25 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH ĐI PHƢƠNG TIỆN XE KHÁCH Để đảm bảo an toàn cho hành khách cũng như nâng cao trách nhiệm của chủ các phương tiện xe khách, pháp luật đã có những quy định chung và những quy định cụ thể cho vấn đề bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách với hành k hách. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nói chung và xe khách nói riêng là vô cùng cần thiết, tuy nhiên, việc thực hiện trách nhiện dân sự này phải tuân theo các quy định của pháp luật để xem xét và giải quyết theo từng trường hợp cụ thể. Việc áp dụng cứng nhắc các quy định trong những trường hợp khác nhau sẽ làm ảnh hưởng đến tính công bằng và khách quan trong các quy định của pháp luật, do đó trách nhiệm xem xét và tổ chức thực hiện còn phải được xem trọng ở cả chủ doanh nghiệp xe khách và doanh nghiệp bảo hiểm. Hành vi tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật trong vấn đề mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nói chung, chủ xe khách nói riêng và doanh nghiệp bảo hiểm khi vận hành các phương tiện này cũng phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình thực thi luật pháp và giải quyết các trường hợp xảy ra tai nạn. Doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới nói chung và xe khách nói riêng cần tìm hiểu rõ những quy định của pháp luật trong quá trình vận hành các loại xe cơ giới và mua bảo hiểm cho xe cơ giới, trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định này và giải quyết các vấn đề khi có tai nạn xảy ra. 2.1. Quy định của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách đi phƣơng tiện xe khách Hành khách khi tham gia phương tiện vận tải xe khách cũng đồng nghĩa với việc giữa hành khách và chủ phương tiện vận tải mà cụ thể là chủ xe khách đã tham gia ký kết một hợp đồng vận chuyển hành khách. Theo đó, chủ phương tiện vận tải xe khách này cũng phải thực hiện các quy định của pháp luật để bảo đảm an toàn cho hành khách trong quá trình vận chuyển. Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì người kinh doanh vận tải hành khách có các nghĩa vụ: Thứ nhất, thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lượng vận tải và hợp đồng vận 10 tải . 10 Điểm a Khoản 2 Điều 69 Mục 1 Chương VI Luật Giao thông đường bộ năm 2008 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 26 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Xét về chất lượng vận tải, các loại xe khách đăng ký kinh doanh phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định do pháp luật quy định nhằm đảm bảo an toàn và thuận lợi cho hành khách trong quá trình vận chuyển. Về hợp đồng vận chuyển, chủ xe khách cũng như hành khách sẽ tuân thủ những quy định trong hợp đồng, việc này cũng nhằm tạo thuận lợi cho quá trình kinh doanh của các chủ xe khách cũng như để hành khách hiểu rõ hơn những thông tin về phương tiện và tạo niềm tin cho hành khách khi sử dụng các phương tiện vận tải xe khách. Thứ hai, việc mua bảo hiểm cho hành khách và phí bảo hiểm sẽ được tính vào giá vé hành khách11. Việc mua bảo hiểm sẽ tốn một khoản tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm và phí bảo hiểm này sẽ được tính chung vào giá vé khách hàng đã mua khi lựa chọn hình thức vận tải xe khách. Khi mua vé cho quá trình vận chuyển là khách hàng cũng đã gián tiếp mua bảo hiểm cho chính mình và tài sản hay hành lý (nếu có) cho quá trình vận chuyển đó. Bảo hiểm này là bắt buộc đối với chủ xe khách, là loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc mà chủ xe khách phải mua theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của khách hàng cũng như quyền lợi của chính mình trong quá trình kinh doanh phương tiện xe khách. 2.1.1. Phạm vi bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm được người viết hiểu chính là những rủi ro gây ra các tai nạn ngoài ý muốn gây thiệt hại cho hành khách về thân thể, tính mạng, sức khỏe và những tài sản mà hành khách mang theo trong quá trình vận chuyển. Trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách với hành khách công ty bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho những rủi ro bất ngờ không thể lường trước được gây tai nạn và làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe. Khi xảy ra các rủi ro ngoài ý muốn việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách cho hành khách sẽ tạo thuận lợi hơn cho chủ xe khách vì bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại về vật chất và tinh thần, con người và tài sản theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra công ty bảo hiểm còn phải thanh toán cho chủ xe những khoản chi phí mà họ đã chi ra nhằm đề phòng thiệt hại. Những chi phí này chỉ được bồi thường khi nó phát sinh sau khi tai nạn xảy ra và được xem là cần thiết và hợp lý. 11 Điểm b Khoản 2 Điều 69 Mục 1 Chương VI Luật Giao thông đường bộ năm 2008 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 27 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Trách nhiệm bồi thường khi chủ doanh nghiệp xe khách mua bảo hiểm cho hành khách sẽ được giới hạn trong mức trách nhiệm ghi trong hợp đồng hay Giấy chứng nhận bảo hiểm mà chủ doanh nghiệp xe khách được cấp khi tiến hành mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với xe khách cho hành khách sử dụng phương tiện. Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách với hành khách thiệt hại nằm trong phạm vi được bảo hiểm sẽ bao gồm: Thứ nhất, đối với thiệt hại về người - Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 151/2012/TT-BTC hoặc theo thoả thuận giữa chủ xe khách và người thân hoặc đại diện hợp pháp của hành khách đối với trường hợp hành khách đã chết do tai nạn nhưng cũng không được vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 151/2012/TT-BTC. Trường hợp có quyết định của toà án thì căn cứ vào quyết định của toà án nhưng cũng không được vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 151/2012/TT-BTC. Trong trường hợp nhiều xe khách gây tai nạn dẫn đến các thiệt hại về người cho hành khách, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe khách nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm. Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người bị thiệt hại ở đây là do hành khách thì mức bồi thường thiệt hại về người cho hành khách trong trường hợp này bằng 50% mức bồi thường quy định Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 151/2012/TT-BTC12. Phụ lục này sẽ này sẽ quy định cụ thể phạm vi bồi thường trong trường hợp hành khách chết, bị thương tật hay mất một bộ phận cơ thể và mức bồi thường theo từng trường hợp. Thiệt hại về thân thể hay sức khỏe là khi xảy ra tai nạn hành khách bị tổn thương hay bị mất một phần bộ phận cơ thể và phải tốn một khoản thời gian và chi phí để chữa trị. Thêm vào đó những tổn thương mà hành khách gặp phải sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người đó hoặc có khả năng gây mất thẩm mỹ mà không thể khôi phục lại tình trang như ban đầu trong trường hợp bị mất một phần bộ phận cơ thể 13. 12 Khoản 7 Điều 1 Thông tư 151/2012/TT-BTC Phụ lục 2 Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người (Ban hành kèm theo Thông tư số 151/2012/TT-BTC) 13 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 28 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Trường hợp hành khách chết khi xảy ra tai nạn có thể hành khách chết ngay sau khi xảy ra tai nạn hay chết trên đường đi bệnh viện hoặc chết khi đã được cứu chữa nhưng không thành công mà nguyên nhân dẫn đến cái chết là do tai nạn. Tuy nhiên những tổn thương nhỏ không nghiêm trọng như xây xát bên ngoài. Trong trường hợp này phạm vi bảo hiểm sẽ tăng hay giảm là tùy thuộc vào quá trình xảy ra tai nạn là do lỗi phần nhiều hay ít của bên mua bảo hiểm là chủ doanh nghiệp xe khách. Thứ hai, đối với thiệt hại về những tài sản của hành khách trong khi tham gia quá trình vận chuyển của phương tiện xe khách. Mức bồi thường cụ thể đối với thiệt hại về tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá mức bảo hiểm. Quy định này có thể bảo vệ cho lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm tuy nhiên theo người viết việc bảo hiểm bồi thường ngoài phạm vi quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm là vấn đề khó khăn, doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nhằm thu lợi nhuận và việc hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro cũng như số tiền bồi thường sẽ mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp bảo hiểm. Thêm vào đó những trường hợp chủ doanh nghiệp xe khách chi ra một khoản tiền nhằm khắc phục tổn thất trước mắt nhưng nếu cộng vào với khoản tiền bồi thường cho hàn khách nằm ngoài phạm vi ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm thì khoản chi phí này thuộc về trách nhiệm của chủ doanh nghiệp xe khách, việc này làm tăng gánh nặng về kinh tế của chủ doanh nghiệp xe khách. Ngoài những rủi ro được bảo hiểm nêu trên còn có những rủi ro nằm ngoài phạm vi bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Những rủi ro này cũng làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe với hành khách khi xảy ra tai nạn tuy nhiên nó không nằm trong phạm vi bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm, đây được xem là những rủi ro loại trừ. Những rủi ro loại trừ này xuất phát là do lỗi của chủ doanh nghiệp xe khách làm ảnh hưởng đến hành khách khi có tai nạn xảy ra. Hay nói cách khác lỗi gây ra tai nạn làm thiệt hại cho hành khách là chủ xe khác gây ra và trách nhiệm hoàn toàn thuộc về chủ xe khách. Thêm vào đó, những rủi ro loại trừ này là rủi ro nằm ngoài phạm vi bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm, đây có thể được xem như những điều khoản loại trừ trách nhiệm ghi trong Giấy chứng nhận bảo GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 29 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn hiểm mà chủ xe khách và doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Tài sản được xem xét cho phạm vi bồi thường là những tài sản hữu hình mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể giám định được giá trị. Tài sản này cũng có thể là những tài sản mà hành khách đã chi ra nhằm sữa chửa những tài sản đã bị thiệt hại khi xảy ra tai nạn, những chi phí này sẽ được quy đổi thành tiền và được tính toán hợp lý bởi doanh nghiệp bảo hiểm. Quy định này có thể bảo vệ cho lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm tuy nhiên theo người viết việc bảo hiểm bồi thường ngoài phạm vi quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm là vấn đề khó khăn, doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nhằm thu lợi nhuận và việc hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro cũng như số tiền bồi thường sẽ mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp bảo hiểm. Thêm vào đó những trường hợp chủ doanh nghiệp xe khách chi ra một khoản tiền nhằm khắc phục tổn thất trước mắt nhưng nếu cộng vào với khoản tiền bồi thường cho hành khách nằm ngoài phạm vi ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm thì khoản chi phí này thuộc về trách nhiệm của chủ doanh nghiệp xe khách, việc này làm tăng gánh nặng về kinh tế của chủ doanh nghiệp xe khách. 2.1.2. Đối tượng bảo hiểm Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách chủ xe khách là người tham gia bảo hiểm, có thể là cá nhân hay đại diện cho cả doanh nghiệp xe khách đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ nhận bảo hiểm cho những trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khi xảy tai nạn giao thông gây thiệt hại hay tổn thất đến lợi ích của hành khách tùy theo mức độ lỗi của chủ xe khách trong mối quan hệ với nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông đó. Người được bảo hiểm theo loại hình này bao gồm những người được chuyên chở trên xe tham gia bảo hiểm, trừ lái phụ xe. Nói cách khác, đối tượng được bảo hiểm trong loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe đối với hành chính là công việc bồi thường hay trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng. Những người giúp việc trên xe như nhân viên phục vụ và lái xe sẽ không được bảo hiểm theo loại hình bảo hiểm này, nếu có những chủ thể này sẽ tham gia một loại hình bảo hiểm khác trong quy định của hợp đồng lao động với chủ xe khách. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 30 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhìn từ một góc độ khác chính là phần trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường của chủ xe khách trong trường hợp xảy ra tai nạn và gây thiệt hại đến lợi ích của hành khách. Nghĩa vụ bồi thường về tài chính này sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả và thực hiện bồi hoàn cho hành khách theo mức độ tổn thất. Việc phạm vi bảo hiểm sẽ được giới hạn trong một giới hạn cụ thể ở các đối tượng và trong Giấy chứng nhận bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm cấp cho chủ xe khách khách là nhằm cụ thể hóa phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, tuy nhiên trong những trường hợp cụ thể đối tượng bảo hiểm sẽ không thể xác định được trước, ở mỗi trường hợp xảy ra tai nạn sẽ xác định trách nhiệm bồi thường ở mức độ khác nhau, chỉ khi nào việc lưu hành xe gây ra tai nạn phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách thì phạm vi giới hạn bồi thường và đối tượng này mới được xác định cụ thể. 2.1.3. Phí bảo hiểm Tương tự như các loại giao dịch khác, theo cách hiểu của người viết phí bảo hiểm ở đây có nghĩa là khoản tiền mà người mua bảo hiểm phải trả cho bên bán bảo hiểm (ở đây là doanh nghiệp bảo hiểm) để đảm bảo bên bán bảo hiểm sẽ phải thực hiện công việc bảo hiểm theo thỏa thuận của hai bên. Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010: “Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”. Bên cạnh đó Khoản 1 Điều 9 Nghị định 103/2008/NĐ-CP quy định: “Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”. Từ những quy định trên có thể hiểu rõ hơn về phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách chính là khoản tiền mà chủ xe khách phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm khi chủ xe khách tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách theo quy định của pháp luật, những khoản tiền bảo hiểm từ nhiều doanh nghiệp xe khách sẽ tạo thành một quỹ tiền tệ tập trung đủ lớn và quỹ này dùng để bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe khách. Mức phí bảo hiểm sẽ không do các bên thỏa thuận quy định hoặc các doanh nghiệp bảo hiểm tự quy định GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 31 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn mà nó được quy định bởi Bộ Tài Chính. Quy định này sẽ đảm bảo cho sự đồng bộ của mức phí bảo hiểm và tạo thuận lợi cho việc tính phí bảo hiểm trong từng trường hợp cụ thể. Phƣơng pháp tính phí: Đối với trường hợp thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm là một năm theo đó việc quy định biểu phí cho bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới cũng nằm trong khoảng thời gian một năm. Trong biểu phí này bao gồm cả những loại xe ô tô kinh doanh vận tải trong đó có có xe khách với số lượng chỗ ngồi theo đăng ký và mức phí riêng đươc quy định cụ thể. Từ biểu phí này mà chủ xe khách sẽ biết được mức phí mà mình phải đóng cho doanh nghiêp bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách trong thời hạn một năm. Như vậy đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc mà chủ xe khách mua trong thời hạn một năm thì phí bảo hiểm sẽ được quy định sẵn trong biểu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Đối với trường hợp nếu xe khách nằm trong danh sách các loại xe cơ giới có thời hạn bảo hiểm dưới một năm theo quy định của pháp luật tại điểm 2.2 Phần II của Thông tư số 126/2008/TT-BTC14 thì việc tính phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự 14 “ 2.2. Thời hạn bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm là 01 năm. Trong các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm có thể dưới 01 năm: a) Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 01 năm; b) Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 01 năm; c) Xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của pháp luật, bao gồm: - Ô tô mới nhập khẩu và sản xuất lắp ráp lưu hành từ kho, cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác; - Ô tô làm thủ tục xóa sổ để tái xuất về nước; - Ô tô được phép quá cảnh (trừ xe có Hiệp định ký kết của Nhà nước); - Ô tô sát xi có buồng lái, ô tô tải không thùng; - Ô tô sát hạch; - Xe mang biển số khu kinh tế thương mại theo quy định của Chính phủ vào hoạt động trong nội địa Việt Nam; - Xe mới lắp ráp tại Việt Nam chạy thử nghiệm trên đường giao thông công cộng; - Xe phục vụ hội nghị, thể thao theo yêu cầu của Chính phủ hoặc Bộ Công an; - Các loại xe cơ giới khác được phép tạm đăng ký theo quy định của pháp luật.” GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 32 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách sẽ được quy đinh theo hai trường hợp: Thứ nhất, bảo hiểm có thời hạn ngắn hơn một năm nhưng trên 30 ngày thì phí bảo hiểm phải nộp được tính như sau: Phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới Phí bảo hiểm phải nộp = x thời hạn được bảo hiểm(ngày) 365(ngày) Thứ hai, trường hợp thời hạn được bảo hiểm từ 30 ngày trở xuống thì phí bảo hiểm phải nộp được tính bằng phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới/(chia) cho 12 tháng. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chỉ chỉ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho chủ xe cơ giới khi chủ xe cơ giới đã đóng đủ phí bảo hiểm. Việc đóng đủ phí bảo hiểm phải được xác nhận bằng chứng từ kế toán của doanh nghiệp bảo hiểm (biên lai thu tiền, hóa đơn thu tiền của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc các hình thức chứng từ khác theo quy định của pháp luật có liên quan). Trong một số trường hợp đặc thù (Trường hợp chủ xe cơ giới là các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước hoặc không là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe cơ giới có thể thỏa thuận bằng văn bản về thời hạn thanh toán phí bảo hiểm theo các thời hạn khác nhau khác nhau 15. Như vậy không phải tất cả mọi trường hợp Giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ cấp cho chủ xe cơ giới trong đó có xe khách khi đã đóng đủ phí bảo hiểm mà bên cạnh đó còn những trường hợp đặc thù khác Giấy chứng nhận bảo hiểm sẽ được cấp cho chủ xe khách và thời hạn cũng như phương thức hoàn thành phí bảo hiểm sẽ được thỏa thuận bởi chủ doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe khách trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách. Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 103/2008/NĐ-CP: “Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho chủ xe cơ giới 70% phần phí bảo hiểm của thời gian hủy bỏ. Doanh nghiệp bảo 15 Điểm 1.2 Khoản 2 Điều 1 Thông tư 151/2012/TT-BTC GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 33 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn hiểm không phải hoàn phí bảo hiểm trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực, nhưng chủ xe cơ giới yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đã xảy ra sự kiện bảo hiểm và phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm” Từ quy định này có thể xem xét việc hoàn phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách theo hai trường hợp: Thứ nhất, trong khoảng thời gian hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực mà hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách lại nằm trong các trường hợp bị hủy thì chủ xe khách có quyền nhận lại 70% phí bảo hiểm trong thời gian còn hiệu lực còn lại từ doanh nghiệp bảo hiểm. Thứ hai, trong thời hạn bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách thì hợp đồng bảo hiểm này đã xảy ra sự kiện bảo hiểm và phát sinh trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải hoàn phí bảo hiểm cho chủ xe khách nếu chủ xe khách này có yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận. Quy định này của pháp luật là nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình kinh doanh, bên cạnh đó tạo sự công bằng cho doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe khách trên cơ sở doanh nghiệp bảo hiểm thu phí thì sẽ chi trả hoặc bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nếu sự kiện bảo hiểm đã xảy ra và doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì việc hoàn phí trong trường hợp chủ xe khách yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm là không đảm bảo sự công bằng trong quá trình thực hiện quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Phí bảo hiểm mà chủ xe khách phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm để mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc sẽ là một trong số khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho hành khách trong trường hợp có tai nạn xảy ra gây thiệt hại cho hành khách, số tiền này nằm trong mức trách nhiệm bảo hiểm. Từ đó có thể hiểu mức trách nhiệm bảo hiểm được xác định bằng số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho hành khách trong trường hợp xảy ra tai nạn gây thiệt hại cho hành khách trong thời hạn bảo hiểm16. 16 Khoản 2 Điều 9 Nghị định 103/2008/NĐ-CP và Khoản 5 Điều 1 Thông tư 151:”Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.” GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 34 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Theo đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải bồi thường cho những thiệt hại của hành khách với số tiền tối đa là mức trách nhiệm đã ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm, số tiền còn lại thiệt hại lớn nhưng nằm ngoài phạm vi bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm thì chủ xe khách sẽ phải bồi thường cho hành khách. Từ đó có thể thấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc chỉ có chức năng làm giảm gánh nặng của bên mua bảo hiểm (chủ xe khách) trong trường hợp rủi ro gây tổn thất đến thiệt hại cho hành khách chứ không chịu trách nhiệm bồi thường hoàn toàn phần trách nhiệm của chủ xe khách. Tuy nhiên nếu những thiệt hại xảy ra khi rủi ro gây ra hậu quả lớn, vượt quá mức trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm và những thiệt hại về vật chất xe và những thiệt hại về nhân viên phục vụ trên xe nếu có sẽ thuộc vê trách nhiệm bồi thường của chủ xe khách. Từ đó có thể thấy việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách chỉ làm giảm gánh nặng tài chính cho chủ xe khách chứ không chi trả hay bồi thường toàn bộ trách nhiệm cho chủ xe khách. Xuất phát từ những nguyên nhân đó, việc tăng mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ- moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra từ 500.000 đồng17 lên 70.000.000 đồng/1người/1 vụ tai nạn18 là hoàn toàn hợp lý, quy định này đã nâng cao hơn mức trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm từ đó giảm nhẹ gánh nặng tài chính của chủ xe khách trong những trường hợp có rủi ro gây ra thiệt hại lớn. 2.2. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách Hợp đồng bảo hiểm quy định cụ thể các điều khoản cũng như phương thức tiến hành sẽ đảm bảo thuận tiện cho chủ xe khách và doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng về quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như phạm vi trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tai nạn gây thiệt hại cho hành khách, phát sinh trách nhiệm bảo hiểm. Để đảm bảo được yêu cầu đó, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành 17 18 Điểm 4.3 Khoản 4 phần II Thông tư 126/2008/TT-BTC Điểm 4.2 Khoản 5 Điều 1 Thông tư 151/2012/TT-BTC GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 35 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn khách mà chủ xe khách mua của doanh nghiệp bảo hiểm phải quy định cụ thể trách nhiệm của hai bên, trong đó có quyền và nghĩa vụ của chủ xe khách và của doanh nghiệp bảo hiểm khi hợp đồng có hiệu lực, bao gồm cả những phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng như giới hạn trách nhiệm bồi thường trong những trường hợp cụ thể khi xảy ra tai nạn làm thiệt hại đến quyền lợi của khách hàng đi trên phương tiện xe khách. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách với hành khách là một loại hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 200019. Theo quy định tại Điều 570 Bộ luật dân sự 2005 và Điều 14 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Tức là bên mua bảo hiểm và và bên bảo hiểm phải giao kết hợp đồng bảo hiểm này dưới dạng văn bản. Theo đó ta có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách trong trường hợp này cũng phải được lập thành văn bản và được chủ xe khách và doanh nghiệp bảo hiểm cùng đồng ý các điều khoản cũng như các thỏa thuận trong hợp đồng. 2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách 2.2.1.1. Đối với chủ phương tiện xe khách Trong quá trình vận hành của xe khách, chủ xe khách sẽ được hưởng những quyền lợi đồng thời phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định phải thực hiện đối với hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách và doanh nghiệp bảo hiểm mà chủ xe khách đã mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với hành khách. Theo đó chủ xe khách sẽ phải tuân thủ tất cả những quy định của pháp luật về cả hai vấn đề này để đảm bảo uy tín, chất lượng cũng như sự an toàn trong quá trình hoạt động kinh doanh vận tải hành khách. Thứ nhất, đối với hành khách trong hợp đồng vận chuyển chủ xe khách sẽ có các quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể như sau: 19 2. Các loại hợp đồng bảo hiểm gồm: a) Hợp đồng bảo hiểm co người; b) Hợp đồng bảo hiểm tài sản; c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 36 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Một là, chủ xe khách sẽ có quyền thu cước, phí vận tải thông qua tiền vé của hành khách và cước, phí đối với những hành lý vượt quá quy định20. Hai là, chủ xe khách cũng có quyền từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời bến xe, rời vị trí đón, trả hành khách theo hợp đồng vận chuyển những người đã có vé hoặc người trong danh sách hợp đồng có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm 21. Bên cạnh các quyền lợi, chủ xe khách có các nghĩa vụ cơ bản sau: Một là, phải thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải đối với hành hách, đảm bảo đúng với những gì đã cam kết chất lượng trong hợp đồng vận tải cũng như chất lượng dịch vụ của xe khách. Hai là, bên cạnh đó chủ xe khách phải mua bảo hiểm cho hành khách, bảo hiểm này là bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc nhằm đảm bảo quyền lợi cho hành khách trong quá trình vận chuyển có xảy ra tai nạn gây thiệt hại đến lợi ích của hành khách, phí bảo hiểm này sẽ được tính vào được tính vào giá vé hành khách khi hành khách tham gia quá trình vận chuyển. Giao vé, chứng từ thu cước, phí vận tải cho hành khách là là một nghĩa vụ cần thiết cho hành khách khi hành khách đã thanh toán giá vé và cước, phí 22. Thứ hai, quyền lợi và nghĩa vụ của chủ xe khách đối với doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với hành khách. Về mặt quyền lợi, trong quá trình thực hiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với hành khách chủ xe khách có những quyền lợi sau: Một là, chủ xe khách sẽ được lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách. Chủ xe khách sẽ được tự do lựa chọn trong số các doanh nghiệp bảo hiểm được kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật theo ý chý chủ quan hay từ mức độ uy tín và 20 Điểm a Khoản 1 Điều 69 Mục 1 Chương VI Luật giao thông đường bộ năm 2008 Điểm b Khoản 1 Điều 69 Mục 1 Chương VI Luật giao thông đường bộ năm 2008 22 Khoản 2 Điều 69 Mục 1 Chương VI Luật giao thông đường bộ năm 2008 21 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 37 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn chất lượng của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình sẽ mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách23. Hai là, chủ xe khách có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích, cung cấp các thông tin liên quan đến việc giao kết, thực hiện và huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm24. Theo đó khi ký kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách thì chủ xe khách có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các thông tin cũng như điều khoản trách nhiệm của các bên trong hợp đồng, phương thức thực hiện hợp đồng và những yếu tố dẫn đến việc hủy bỏ hợp đồng, thời hạn và mức phí bảo hiểm…Chủ phương tiện xe khách cần tìm hiểu và ký kết hợp đồng khi đã chắc chắn hiểu rõ các nội dung và thông tin ghi trong hợp đồng để tránh bất lợi cho chủ xe khách về sau. Ba là, cụ thể đối với nội dung trong quá trình thực hiện hợp đồng, chủ xe khách có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm mức phí bảo hiểm phù hợp cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm 25 . Các thông tin và điều khoản này cũng cần được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm nhằm tạo thuận lợi trong các trường hợp xảy ra sự kiện làm thay đổi yếu tố tính phí bảo hiểm. Theo quy định tại Điểm 11.5 Khoản 11 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC và Khoản 5 Điều 17 Chương II Nghị định 103/2008/NĐ-CP: “Chủ xe cơ giới là đơn vị sản xuất kinh doanh, phí bảo hiểm được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh; chủ xe cơ giới là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, phí bảo hiểm được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị”. Từ đó đối với trường hợp xe khách tư nhân thì phí bảo hiểm trong 23 Điểm 11.1 Khoản 11 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG; Khoản 1 Điều 17 Chương II Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 24 Điểm 11.2 Khoản 11 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG; Khoản 2 Điều 17 Chương II Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 25 Điểm 11.3 Khoản 11 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG; Khoản 3 Điều 17 Chương II Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 38 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn trường hợp mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách sẽ được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh của chủ xe khách hay nói cách khác là của doanh nghiệp xe khách tư nhân đó. Trong trường hợp chủ các xe khách này trực thuộc cơ quan, đơn vị của nhà nước và được cá nhân thuê lại hoạt động, thì phí bảo hiểm sẽ được tính vào kinh phí hoạt động của đơn vị cho thuê các xe khách đó. Bốn là, bên cạnh các quyền lợi trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của của xe khách đối với hành khách, chủ xe khách sẽ có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời theo hợp đồng bảo hiểm cho hành khách trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm gây thiệt hại đến hành khách và làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm26. Trong trường hợp này nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm phát sinh trách nhiệm bồi thường trong thời gian hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách còn hiệu lực thì doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại của hành khách theo các điều khoản, thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hay những quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. Từ đó, quyền lợi của hành khách và uy tín cũng như chất lượng của chủ xe khách được đảm bảo ở một mức độ nhất định, tạo niềm tin cho khách hàng đối với phương tiện vận tải xe khách. Về mặt nghĩa vụ, trong quá trình thực hiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với hành khách chủ xe khách có những nghĩa vụ sau: Trƣờng hợp thứ nhất, trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách. Nghĩa vụ thứ nhất, chủ xe khách phải tham gia và đóng đầy đủ phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại của pháp luật đồng thời khi mua bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải cung cấp đầy đủ và trung thực những nội dung đã được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm27. Để có được hợp 26 Điểm 11.4 Khoản 11 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG; Khoản 4 Điều 17 Chương II Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 27 Điểm 12.1 Khoản 12 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG; Khoản 1 Điều 18 Chương II GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 39 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, chủ xe khách phải đóng đầy đủ phí bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài Chính và phải cung cấp đầy đủ và chính xác về các nội dung đã được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm, việc này là rất cần thiết vì nó đảm bảo cho hoạt động thống kê của các cơ quan nhà nước cũng như tạo thuận lợi cho việc kiểm soát hoạt động của các loại xe khách. Nghĩa vụ thứ hai, bên cạnh đó chủ xe khách phải tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp bảo hiểm xem xét tình trạng xe trước khi cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Việc kiểm tra này nhằm tạo cơ hội cho chủ xe khách xem xét đảm bảo chất lượng xe khách đồng thời bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp có tai nạn xảy ra làm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm do lỗi của chủ xe khách về mặt chất lượng phương tiện. Nghĩa vụ thứ ba, trong trường hợp có sự thay đổi về mục đích sử dụng xe dẫn đến tăng hoặc giảm các rủi ro được bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm để áp dụng mức phí bảo hiểm phù hợp cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm28. Cụ thể hơn trong trường hợp chủ xe cải tạo phương tiện xe cơ giới khác đi so với những đặc điểm đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận bảo hiểm thì phải thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm để thay đổi mức phí áp dụng phù hợp với phương tiện đã được cải tạo trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực. Nghĩa vụ thứ tư, chủ xe khách khi đã nhận được Giấy chứng nhận bảo hiểm phải luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực khi tham gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật đồng thời phải tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ 29. Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 28 Điểm 12.3 Khoản 12 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG; Khoản 3 Điều 18 Chương II Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 29 Điểm 12.4 và 12.5 Khoản 12 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG; Khoản 4 và 5 Điều 18 Chương II Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 40 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Giấy chứng nhận bảo hiểm là loại giấy tờ bắt buộc mà chủ xe khách phải mang theo trong quá trình lưu thông, nó chứng minh cho việc chủ xe khách đã mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách. Song song với Giấy chứng nhận bảo hiểm, việc tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình lưu thông là một trong những vấn đề quan trọng, không riêng phương tiện xe khách mà tất cả các phương tiện tham gia giao thông đều phải tuân thủ quy định an toàn giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh cũng như an toàn cho hành khách đối với phương tiện xe khách, giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra. Trƣờng hợp thứ hai, nghĩa vụ của chủ xe khách trong trƣờng hợp có tai nạn xảy ra gây thiệt hại đến hành khách, phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng của doanh nghiệp bảo hiểm. Nghĩa vụ thứ nhất, chủ xe khách phải thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn; đồng thời thông báo cho cơ quan Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất 30. Chủ xe khách phải thông báo ngay cho các cơ quan Công an và chính quyền nhằm xác minh cụ thể tai nạn đồng thời phải thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp cứu chữa kịp thời nhằm giảm thiểu tổn thất đến mức thất nhất. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của hành khách cũng như chủ xe khách do đó phải nhanh chóng và kịp thời thực hiện khi có tai nạn xảy ra. Đồng thời phải thông báo cho cơ quan nhà nước cùng với doanh nghiệp bảo hiểm nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây ra tai nạn để bảo vệ quyền lợi cho các bên trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách. Cụ thể về việc thông báo tai nạn theo quy định tại Điểm 10.2 Khoản 10 Mục II Thông tư 126/2008/TT-BTC: “Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), chủ xe cơ giới phải gửi thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo các tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới ban hành kèm theo Thông tư này cho doanh nghiệp bảo hiểm”. Như vậy, ngoài những trường 30 Điểm 12.6 Khoản 12 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG; Điểm a Khoản 6 Điều 18 Chương II Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 41 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn hợp có lý do chính đáng, do bão lụt hay các trường hợp khác không kết nối được thông tin…thì chủ xe khách phải thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về tai nạn đã xảy ra trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn, nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp bảo hiểm kịp thời phối hợp xử lý cứu chữa và bồi thường nếu có. Nghĩa vụ thứ hai, chủ xe khách trong trường hợp có tai nạn xảy ra không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền31. Chủ xe khách không được di chuyển các hiện vật, tài sản khi chưa có sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm, như vậy sẽ đảm bảo doanh nghiệp bảo hiểm xác định được nguyên nhân gây ra tai nạn, thiệt hại cụ thể và trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên trong trường hợp để cứu hành khách ngay tại thời điểm đó hoặc hạn chế tổn thất đối với tài sản mà chủ xe khách tiến hành di chuyển, tháo dỡ một số tài sản cần thiết sẽ được chấp nhận. Nghĩa vụ thứ ba, theo quy định tại Điểm 12.6 Khoản 12 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC và Điểm c Khoản 6 Điều 18 Chương II Nghị định 103/2008/NĐ-CP chủ xe khách có nghĩa vụ cung cấp các tài liệu trong hồ sơ yêu cầu bồi thường đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh tính chính xác của các tài liệu đó 2.2.1.2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách, doanh nghiệp bảo hiểm có các quyền lợi cơ bản sau: Một là, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe khách theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, có quyền yêu cầu chủ xe khách nộp thêm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại 31 Điểm 12.6 Khoản 12 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG; Điểm b Khoản 6 Điều 18 Chương II Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 42 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn của hợp đồng bảo hiểm32. Tương ứng với trách nhiệm nộp phí bảo hiểm của chủ xe khách chính là quyền được thu phí và những khoản tăng phí bảo hiểm do sự thay đổi các yếu tố làm cơ sở để tính phí của doanh nghiệp bảo hiểm. Hai là, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu chủ xe khách cung cấp đầy đủ và trung thực những nội dung đã được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm và xem xét tình trạng xe cơ giới trước khi cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Cụ thể hơn doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có quyền yêu cầu chủ xe khách cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về xe khách và tất cả các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách 33. Ba là, trong trường hợp có tai nạn xảy ra thì danh nghiệp bảo hiểm có quyền đề nghị cơ quan Công an cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn34. Việc cung cấp các thông tin liên quan này nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp xác định chính xác nguyên nhân xảy ra tai nạn và xác định trách nhiệm bồi thường cho hành khách trong trường hợp có tổn thất35. Bốn là, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối giải quyết bồi thường đối với những trường hợp không thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Những trường hợp không thuộc trách nhiệm bảo hiểm này sẽ được quy định rõ tại các điều khoản trong hợp 32 Khoản 1 Điều 19 Chương II 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và Điểm 13.1 Khoản 13 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 2212-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG 33 Khoản 2 Điều 19 Chương II 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và Điểm 13.2 Khoản 13 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 2212-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG 34 3. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát điều tra cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến các vụ tai nạn giao thông cho doanh nghiệp bảo hiểm để giải quyết bồi thường, bao gồm: a) Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn; b) Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có); c) Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn; d) Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông; đ) Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có). 35 Khoản 3 Điều 19 Chương II 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và Điểm 13.3 Khoản 13 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 2212-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 43 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn đồng bảo hiểm giữa chủ xe khách và doanh nghiệp bảo hiểm, những trường hợp không thuộc trách nhiệm bảo hiểm này là các trường hợp loại trừ trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng khi giao kết hợp đồng bảo hiểm với chủ xe khách36. Bên cạnh các quyền lợi, trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách doanh nghiệp bảo hiểm cũng sẽ có các nghĩa vụ tương ứng sau: Thứ nhất, doanh nghiệp bảo hiểm phải bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách theo đúng Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo của chủ xe khách về sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số tiền chênh lệch cho chủ xe khách37. Thứ hai, doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm và giải thích rõ Quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe khách cho chủ xe khách nắm rõ và thực hiện38. Thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho chủ xe khách khi chủ xe khách đã đóng phí bảo hiểm và giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng mẫu Giấy chứng nhận bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính để cấp cho chủ xe khách39. 36 Khoản 4 Điều 19 Chương II 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và Điểm 13.4 Khoản 13 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 2212-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG 37 Khoản 1 Điều 20 Chương II 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 38 Khoản 2 Điều 20 Chương II 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Điểm 14.2Khoản 14 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-122008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG. 39 Khoản 3 Điều 20 Chương II 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Điểm 14.3 Khoản 14 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-122008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 44 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Thứ tư, doanh nghiệp bảo hiểm không được khuyến mại dưới mọi hình thức đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe khách40. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách là một loại hình bảo hiểm bắt buộc, việc thực hiện hợp đồng trong trường hợp có tai nạn xảy ra có liên quan đến tính, mạng tài sản, sức khỏe của hành khách đồng thời ảnh hưởng lớn đến uy tín của cả doanh nghiệp xe khách đã mua bảo hiểm và việc thực thi pháp luật đảm bảo công bằng và khách quan, do đó doanh nghiệp bảo hiểm không được giảm giá hay khuyến mại để nâng cao số lượng chủ xe khách mua bảo hiểm nhằm thu lợi nhuận hay nâng cao uy tín..mà phải bán bảo hiểm với mức phí đã được pháp luật quy định, cụ thể là do Bộ Tài Chính quy định. Khi có tai nạn xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng thực hiện không đúng với quy định của pháp luật. Tuy nhiên theo khảo sát thị trường bảo hiểm xe cơ giới trong thời gian vừa qua, đặc biệt là các khu vực từ Đà Nẵng đến Cần Thơ, rất nhiều đại lý khai thác của các công ty bảo hiểm treo biển giảm phí đến 50%, bán dài hạn trên một năm, đặc biệt là bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe máy. Trong khi nghiệp vụ này không được khuyến mãi và giảm phí dưới mọi hình thức (theo Nghị định 103/2008/NĐ-CP và Thông tư 126/2008/TT-BTC). Bên cạnh việc giảm phí thì hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều tăng hoa hồng so với quy định để thu hút các đại lý bán lẻ. Bộ Tài chính quy định về mức chi hoa hồng tối đa, ví dụ đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe ô tô là 5%, vật chất ô tô là 10%, chủ xe mô tô là 25%. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế, chi phí hoa hồng cao hơn nhiều. Đối với xe máy, nhiều doanh nghiệp chi trả hoa hồng đến trên 60%, ô tô đến 20%. Điều này dẫn đến cuộc đua chi phí và hậu quả là thua lỗ trong kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm41. Từ đó cho thấy để ổn định thị trường bảo hiểm xe cơ giới nói chung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách nói riêng cần có giải 40 Khoản 5 Điều 20 Chương II 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Điểm 14.5 Khoản 14 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-122008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG 41 Tin tức “Bảo hiểm xe cơ giới: Cơ hội làm lại”, tạp chí Bảo Việt. http://www.baoviet.com.vn/baohiem/Tin-tuc/Bao-hiem-xe-co-gioi-Co-hoi-lamlai/179/3349/MediaCenterDetail/ truy cập ngày 19/9/2013 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 45 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn pháp và chế tài đủ mạnh nhằm để phát hiện những sai phạm và sẽ có những hình thức xử phạt nặng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm có đại lý làm sai quy định. Thứ năm, trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn. Việc làm này nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra khi có tai nạn42. Thứ sáu, khi nhận hồ sơ bồi thường đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành giải quyết bồi thường43. Theo đó doanh nghiệp bảo hiểm sau khi nhận được thông báo tai nạn cùng Hồ sơ yêu cầu bồi thường mà chủ xe khách gởi đến phải bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời cho những hành khách bị thệt hại theo nghĩa vụ và mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Thứ bảy, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo cho người bị tai nạn, chủ xe khách biết số tiền bồi thường thiệt hại về người và thanh toán số tiền bồi thường theo đúng mức quy định44. Thứ tám, doanh nghiệp bảo hiểm phải thanh toán cho cơ quan Công an chi phí sao chụp những hồ sơ, biên bản tai nạn đã được cung cấp và có trách nhiệm giữ gìn bí mật trong quá trình điều tra 45. Các thông tin và hồ sơ này là nhằm xác định nguyên nhân tai nạn, đồng thời liên quan đến trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm do đó việc doanh nghiệp bảo hiểm chi trả và giữ gìn các tài liệu này là rất quan trọng. 42 Điểm 8.2 Khoản 8 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG 43 Khoản 7 Điều 20 Chương II 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Điểm 14.9 Khoản 14 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-122008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG 44 Điểm 14.8 Khoản 14 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG 45 Khoản 6 Điều 20 Chương II 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Điểm 14.6 Khoản 14 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-122008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 46 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Thứ chín, doanh nghiệp bảo hiểm phải thu thập các tài liệu trong Hồ sơ bồi thường theo quy định của pháp luật46. Các tài liệu này bao gồm cả những tài liệu liên quan đến nguyên nhân tai nạn, các thông tin và các tài liệu liên quan đến việc doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại. Thứ mười, trong vòng 15 (mười lăm) ngày trước khi hết thời hạn bảo hiểm phải thông báo cho chủ xe khách về việc hết thời hạn của hợp đồng bảo hiểm nhằm giúp cho chủ xe khách biết được thông tin về thời hạn hợp đồng bảo hiểm và việc xác lập hợp đồng mới nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật. Trong quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách có những quy định trùng lặp hoàn toàn về cùng một chủ thể như việc thanh toán cho cơ quan Công an chi phí sao chụp những hồ sơ, biên bản tai nạn đã được cung cấp và có trách nhiệm giữ gìn bí mật trong quá trình điều tra ở nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm hay việc doanh nghiệp bảo hiểm không được khuyến mại dưới mọi hình thức; về quyền lợi chủ xe khách sẽ được lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách, quyền lợi chủ xe khách yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích, cung cấp các thông tin liên quan đến việc giao kết, thực hiện và huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm hay chủ xe khách có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm mức phí bảo hiểm phù hợp cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm.. giữa hai văn bản là Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG và Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Theo nhận định của người viết việc quy định giống nhau về một vấn đề của hai văn bản sẽ thừa và gây khó khăn cho người tìm hiểu cũng như việc thi hành các văn bản. Thêm vào đó, các quy định tương tự cho cùng một vấn đề nhưng lại có một vài điểm khác nhau dễ gây nhầm lẫn cho việc thực hiện hay tạo kẽ hở trong những chính những quy định này dẫn đến việc vi phạm pháp luật trong việc thực hiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự 46 Điểm 14.7 Khoản 14 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 47 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách nói chung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới nói chung. 2.2.1.3. Đối với hành khách đi phương tiện xe khách Hành khách trong trường hợp này không phải là chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách nhưng là chủ thể có liên quan trong hợp đồng này, hành khách không phải là chủ thể mua bảo hiểm nhưng chính là chủ thể được bồi thường trong trường hợp có tai nạn xảy ra làm tổn thất đến lợi ích của họ. Hành khách sẽ biết đến hợp đồng trách nhệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách thông qua hợp đồng vận chuyển của chính họ với chủ xe khách. Khi mua vé của một doanh nghiệp xe khách để được vận chuyển trên một tuyến đường đã định trước trong lịch trình của từng loại xe khách đồng nghĩa với việc hành khách đã giao kết với chủ xe khách một hợp đồng vận chuyển hành khách. Thông qua hợp đồng vận chuyển này và cũng theo quy định của pháp luật về trách nhiệm khi kinh doanh vận chuyển hành khách 47, chủ xe khách sẽ có trách nhiệm mua bảo hiểm để bảo vệ lợi ích cho hành khách hay nói cách khác nhằm đảm bảo đền bù tối đa những tổn thất đối với hành khách trong quá trình chuyên chở. Theo đó hành khách trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách sẽ được bảo vệ lợi ích và được đền bù những tổn thất khi có sự kiện bảo hiểm quy định trong hợp đồng giữa chủ xe khách và doanh nghiệp bảo hiểm trong suốt quãng đường chuyên chở tương ứng với vé xe khách mà hành khách đã mua trước đó. Quyền được bảo hiểm này sẽ được cụ thể hóa trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự giữa chủ xe khách và doanh nghiệp bảo hiểm. Nói cách khác đó là trách nhiệm bồi thường về vật chất cho hành khách trong trường hợp có xảy ra tai nạn xe khách và có tổn thất đến quyền lợi của hành khách về thân thể, tính mạng, sức khỏe và tài sản cụ thể… Tuy nhiên để được bồi thường khi có thiệt hại, hành khách cũng phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định và cả khi không xảy ra tai nạn thì hành khách cũng phải thực hiện những nguyên tắc khi được chuyên chở trên xe khách nhằm đảm bảo an toàn và tuân thủ những quy tắc của chủ xe khách, những nguyên tắc này được cụ 47 Điểm b Khoản 2 Điều 69 Mục 1 Chương VI Luật giao thông đường bộ năm 2008 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 48 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn thể hóa thành các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng vận chuyển hành khách và những quy định pháp luật liên quan đối với hành khách. Ngoài những quyền được đảm bảo bồi thường khi có tai nạn xảy ra thì trong quá trình vận chuyển hành khách còn được đảm bảo một số quyền khác trong hợp đồng vận chuyển. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 71 Mục 1 Chương VI Luật giao thông đường bộ 2008 hành khách sẽ có các quyền lợi sau: Thứ nhất, hành khách sẽ được vận chuyển theo đúng hợp đồng vận tải, cam kết của người kinh doanh vận tải về chất lượng vận tải. Theo đó hành khách sẽ được vận chuyển theo đúng với hợp đồng vận chuyển, tức là đúng với hành trình mà hành khách đã mua vé và với chất lượng dịch vụ cũng như loại xe khách mà hành khách đã mua vé. Hành khách sẽ được hưởng những dịch vụ của việc chuyên chở trong suốt quãng đường đối với từng loại vé hay nói cách khác là theo từng mức giá của từng loại xe khách khác nhau. Thứ hai, hành khách sẽ được miễn cước hành lý với trọng lượng không quá 20 kg và với kích thước phù hợp với thiết kế của xe. Điều này đồng nghĩa với việc nếu hành lý hành khách mang theo trong quá trình vận chuyển không quá 20 kg thì hành khách sẽ không phải trả thêm cước cho việc vận chuyển này, đây được xem là hành lý cần thiết và tối đa mà hành khách có thể mang theo khi tham gia vận chuyển bằng xe khách. Tuy nhiên không phải mọi hành lý của hành khách nằm trong phạm vi 20kg là được miễn cước, những hành lý này phải có kích thước phù hợp với kích thước và kết cấu của xe khách. Những hành lý này phải được đặt trên xe khách mà không làm ảnh hưởng đến các hành khách khác và không ảnh hưởng đến đến quá trình lưu thông vận chuyển của xe khách, đảm bảo an toàn giao thông trong suốt quãng đường vận chuyển và cũng chính là để đảm bảo an toàn cho chính hành khách có hành lý đó. Thứ ba, được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện khởi hành và được trả lại tiền vé theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Theo đó hành khách trong trường hợp không tham gia vận chuyển vì lý do cá nhân hoặc trong các trường hợp đặc biệt mà đã mua vé và quá trình vận chuyển chưa bắt đầu thì cũng có quyền trả lại vé cho chủ xe khách và nhận lại tiền vé theo tỷ lệ nhất định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trong trường hợp này chủ xe khách sẽ phải thanh toán lại tiền vé cho hành khách khi trả vé trong khoảng thời gian nhất GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 49 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn định trước khi khởi hành, chủ xe khách sẽ phải thanh toán lại tối thiểu 90% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 02 (hai) giờ và thanh toán lại tối thiểu 70% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 30 (ba mươi) phút 48. Bên cạnh các quyền lợi được hưởng trong quá trình chuyên chở, hành khách cũng phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình đúng với những quy định trong hợp đông vận chuyển, quy định của chủ xe khách trong suốt quãng đường chuyên chở cũng như trong tình huống có tai nạn xảy ra để giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra đối với chính mình. Những nghĩa vụ cụ thể của hành khách trong quá trình chuyên chở theo hợp đồng vận chuyển được cụ thể hóa tại Khoản 2 Điều 71 Mục 1 Chương VI Luật giao thông đường bộ 2008 Thứ nhất, để được chuyên chở bằng phương tiện xe khách hành khách phải mua vé cho quãng đường được chuyên chở theo từng hành trình cũng như chất lượng dịch vụ của từng loại xe khách. Giá vé sẽ được quy định theo từng hành trình của xe khách và chất lượng mà xe khách mang lại cho hành khách trong suốt quá trình chuyên chở. Bên cạnh đó hành khách phải trả cước, phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định của xe khách. Theo đó nếu hành khách mang theo những hành lý vượt mức quy định là 20 kg của xe khách thì hành khách sẽ phải trả cước cho những hành lý được tính thêm này49. Thứ hai, hành khách phải có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận, hành khách phải có mặt đúng thời gian khởi hành theo giờ quy định trên vé xe đồng thời chấp hành đúng các quy định về vận chuyển của xe khách. Thêm vào đó hành khách còn phải thực hiện đúng hướng dẫn của lái xe và nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách cũng như cho quá trình lưu thông được thuận lợi và nhanh chóng50. Thứ ba, trong quá trình tham gia vận chuyển bằng xe khách, hành khách không được mang theo hành lý, hàng hóa mà pháp luật cấm lưu thông. Quy định này hoàn toàn hợp lý nhằm tránh việc vận chuyển các vật phẩm lây truyền bệnh, các chất cháy nổ gây nguy hiểm hay các hành vi buôn lậu, trốn thuế…Tuy nhiên kiểm tra 48 Khoản 5 Điều 20 Chương II Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. 49 Điểm a Khoản 2 Điều 71 Mục 1 Chương VI Luật giao thông đường bộ 2008 50 Điểm b Khoản 2 Điều 71 Mục 1 Chương VI Luật giao thông đường bộ 2008 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 50 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn hành lý của từng hành khách đối với chủ xe khách vẫn còn chưa được chú trọng, đối với những hành lý riêng hay đồ dùng cá nhân của hành khách chủ xe khách sẽ không có quyền trực tiếp kiểm tra tỉ mỉ đối với từng hành khách, điều này dẫn đến việc hành khách có thể mang vật cấm lưu thông trong quá trình vận hành mà chủ xe khách hoàn toàn không biết đến51. Tóm lại việc thực hiện tốt nghĩa vụ của mình và được hưởng các quyền lợi trong quá trình vận chuyển của hành khách xuất phát từ ý thức chấp hành quy định của pháp luật của cả hành khách lẫn chủ xe khách nhằm đảm bảo quyền lợi cho hành khách cũng như đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình vận chuyển. 2.2.2. Quy định về trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm Chủ xe khách mua thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với hành khách nhằm tuân thủ đúng quy định của pháp luật đồng thời cũng nhằm bảo vệ lợi ích của chính mình khi có tai nạn. Bởi vì trong trường hợp có tai nạn xảy ra hay nói cách khác sự kiện bảo hiểm phù hợp với hợp đồng bảo hiểm thì sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường tổn thất cho hành khách, giảm nhẹ gánh nặng kinh tế và nâng cao uy tín của chủ xe khách. Tuy nhiên để doanh nghiệp bảo hiểm thay thế chủ xe khách bồi thường tổn thất cho hành khách phải thông qua các quá trình giám định, xác định nguyên nhân tai nạn và những nguyên tắc bồi thường cụ thể. 2.2.2.1. Giám định tổn thất và bồi thường thiệt hại Giám định tổn thất và bồi thường thiệt hại là hai hoạt động tồn tại song song và giám định tổn thất hay nguyên nhân tai nạn sẽ góp phần tích cực và mang lại hiệu quả cao cho công tác bồi thường thiệt hại. Thứ nhất, giám định tổn thất Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 103/2008/NĐ-CP có thể hiểu việc giám định tổn thất trong trường hợp tai nạn xe khách là việc phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền cùng với với chủ xe cơ giới và hành khách hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Việc xác định tổn thất này có thể thực hiện bởi một tổ chức giám định mà các bên liên quan thống nhất và phối hợp để cung cấp tài liệu nhằm xác định chính xác 51 Điểm c Khoản 2 Điều 71 Mục 1 Chương VI Luật giao thông đường bộ 2008 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 51 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn nguyên nhân và mức độ tổn thất tạo thuận tiện cho việc bồi thường những thiệt hại của hành khách trong vụ tai nạn và cũng tránh được tình trạng bên được lợi về số tiền bảo hiểm do giám định không trung thực hoặc không chính xác. Kết quả giám định phải lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm về chi phí giám định này. Việc chọn tổ chức giám định để thu được kết quả khách quan và phù hợp với lợi ích của các bên là một vấn đề cần xem xét, vì trên thực tế vì lợi ích kinh tế mà người giám định có thể không khách quan, dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi của hành khách do bồi thường không hợp lý và đúng với những thiệt hại của hành khách. Tuy nhiên trong trường hợp chủ xe khách không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định về kết quả hay tính khách quan của việc giám định của tổ chức này, hai bên sẽ thoả thuận chọn cơ quan giám định độc lập thực hiện việc giám định này. Nếu các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định độc lập vì nguyên nhân khách quan hay chủ quan từ hai phía thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi tổn thất hoặc nơi cư trú của chủ xe khách chỉ định giám định độc lập và do đó kết luận bằng văn bản của giám định độc lập này sẽ có giá trị bắt buộc đối với các bên52. Một trong những vấn đề của việc giám định tổn thất là chi phí của việc giám định. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Chương II Nghị định 103/NĐ-CP thì trong trường hợp kết luận của tổ chức giám định độc lập khác với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chi phí giám định độc lập. Đối với trường hợp kết luận của tổ chức giám định độc lập trùng với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm thì chủ xe hách phải trả chi phí giám định độc lập. Bên cạnh các trường hợp xem xét kết quả hay xác định tổ chức giám định thì trong trường hợp đặc biệt mà việc giám định không thể thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm được sẽ căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có 52 Khoản 2 Điều 12 Chương II Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 52 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn thẩm quyền và các tài liệu liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại và theo đó xác định trách nhiệm bồi thường cũng như những trường hợp loại trừ 53. Thứ hai, bồi thường thiệt hại Bồi thường thiệt hại là hoạt động mà doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm nhằm bù đắp một phần chi phí và khắc phục tổn thất cho hành khách khi có tai nạn xảy ra. Tuy nhiên việc bồi thường này phải được xác định theo nguyên tắc nhất định theo quy định của pháp luật, đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường theo một mức bồi thường thiệt hại nhất định theo yêu yêu cầu bồi thường và các thông tin liên quan. Xét yêu cầu bồi thường, chủ xe khách sẽ phải gởi thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường cùng với các tài liệu liên quan cho doanh nghiệp bảo hiểm. Theo quy định tải Khoản 1 Điều 15 Chương II Nghị định 103/2008/NĐ-CP thì doanh nghiệp bảo hiểm khi nhận được thông báo tai nạn và các thông tin liên quan phải lập Hồ sơ bồi thường bao gồm: Một là, tài liệu liên quan đến xe, lái xe Hai là, các giấy tờ chứng minh thiệt hại về người và tài sản Ba là, tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn. Bên cạnh đó còn có các tài liệu liên quan đến xe, lái xe thì chủ xe khách sau khi đã đối chiếu các bản sao giấy tờ liên quan bao gồm giấy đăng ký xe; Giấy phép lái xe; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác của lái xe; Giấy chứng nhận bảo hiểm với có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm lập hồ sơ bồi thường54. Trong trường hợp thiệt hại về người, chủ xe khách phải chuyển cho doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu chứng minh thiệt hại về người bao gồm bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm, tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau: Giấy chứng thương; Giấy ra viện; Giấy chứng nhận phẫu thuật; Hồ sơ bệnh án; Giấy chứng tử 53 Khoản 4 Điều 12 Chương II Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 54 Điểm 9.1 Khoản 9 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 53 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn (trong trường hợp nạn nhân tử vong) tùy từng trường hợp cụ thể của hành khách khi có tai nạn xảy ra55. Trong trường hợp thiệt hại về tài sản thì chủ xe khách cần cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản bao gồm hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra do chủ xe thực hiện tại các cơ sở do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc được sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm và các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm. Tùy từng trường hợp tai nạn cụ thể mà trong hồ sơ bồi thường của doanh nghiệp được cung cấp các bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn như biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn; Sơ đồ hiện trường, bản ảnh; Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn; Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông; Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn. Tuy nhiên không phải mỗi vụ tai nạn đều phải có đầy đủ các hồ sơ thông tin này thì doanh nghiệp bảo hiểm mới lập hồ sơ bồi thường mà tùy vào từng trường hợp và tình tiết của tai nạn mà thu thập những thông tin tồn tại56. Trong trường hợp xảy ra tai nạn làm thiệt hại đến quyền lợi của hành khách thì chủ xe khách có quyền yêu cầu bồi trong thời hạn một năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật thì thời gian này có thể sẽ lâu hơn. Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn, chủ xe khách phải gửi thông báo bằng văn bản kèm theo các tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe khách cho doanh nghiệp bảo hiểm, nếu trong trường hợp bất khả kháng thì thời hạn này có thể kéo dài hơn so với quy định là năm ngày. Doanh nghiệp bảo hiểm phải thanh toán bồi thường cho hành khách trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe khách. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cần phải xác minh hồ sơ thì thời hạn này là không quá 30 (ba mươi) ngày. 55 Điểm 9.2 Khoản 9 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG 56 Điểm 9.3 và 9.4 Khoản 9 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 54 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Khi xác minh hồ sơ và nếu doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bồi thường thì phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe khách biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm. Thời hiệu khởi kiện về việc bồi thường bảo hiểm là ba năm kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thường hoặc từ chối bồi thường cho chủ xe khách. Quá thời hạn ba năm thì quyền khởi kiện sẽ không còn giá trị.  Xét về nguyên tắc bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm: Theo quy định tại điều 14 Chương II Nghị định 103/2008/NĐ-CP nguyên tắc bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như sau: Một là, khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe khách số tiền mà chủ xe khách đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại Hai là, trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn. Trong trường hợp phải thanh toán chi phí phẫu thuật cho hành khách hay đưa hành khách đến nơi cứu chữa kịp thời những trường hợp khác nhằm bảo vệ tính mạng cho hành khách và giảm thiểu đến mức thấp nhất những tổn thất xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay chi phí. Ba là, mức bồi thường bảo hiểm. Đối với mức bồi thường bảo hiểm về người sẽ được xác định được xác định dựa trên Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định của Bộ Tài chính, mức bồi thường này được quy định tại phụ lục Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 151/2012/TT-BTC hoặc theo thoả thuận giữa chủ xe khách và hành khách hoặc đại diện hợp pháp của hành khách nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 151/2012/TT-BTC. Trường hợp có quyết định của toà án thì căn cứ vào quyết định của toà án nhưng không vượt quá mức bồi thường trên. Trường hợp nhiều xe khách gây tai nạn dẫn đến các thiệt hại về người, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe khách nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 55 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người bị thiệt hại thì mức bồi thường thiệt hại về người bằng 50% mức bồi thường quy định Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 151/2012/TTBTC về quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người. Đối với mức bồi thường thiệt hại về tài sản sẽ được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe khách. Mức bồi thường được xác định tùy theo mức độ lỗi của chủ xe khách trong nguyên nhân gây ra tai nạn dẫn đến thiệt hại cho hành khách. Bốn là, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Chương II Nghị định 103/2008/NĐ-CP thì mức trách nhiệm bảo hiềm được Bộ Tài chính quy định và danh nghiệp bảo hiểm sẽ không có trách nhiệm phải bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm này, trong những trường hợp trách nhiệm bồi thường của chủ xe khách quá lớn và vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng sẽ không phải bồi thường. Năm là, trường hợp chủ xe khách đồng thời tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho cùng một xe khách thì số tiền bồi thường chỉ được tính theo hợp đồng bảo hiểm đầu tiên. Tuy nhiên theo quy định tại Điểm 8.5 Khoản 8 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC thì số tiền bồi thường chỉ được tính theo hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực bảo hiểm trước. Theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản 2 Mục II Thông tư 126/2008/TT-BTC thì thời điểm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận bảo hiểm được ghi cụ thể trên Giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng không được trước thời điểm chủ xe cơ giới đóng đủ phí bảo hiểm. Như vậy nếu chủ xe khách tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm nhưng hợp đồng bảo hiểm tham gia trước chưa hoàn thành việc đóng đủ phí nhưng hợp đồng tham gia sau đã hoàn thành xong tất cả phí bảo hiểm thì sẽ khó xác định xác định doanh nghiệp bảo hiểm nào phải chịu trách nhiệm bồi thường cho hành khách trong trường hợp có tai nạn. 2.2.2.2. Các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại Trong phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và theo quy định của pháp luật, không phải tất cả mọi trường hợp xảy ra tai nạn có thiệt hại đến hành khách thì doanh nghiệp bảo hiểm đều phải bồi thường. Pháp luật quy định cụ thể những trường hợp loại trừ bảo hiểm theo quy định tại GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 56 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Điều 13 Nghị định 103/2008/NĐ-CP đối với doanh nghiệp bảo hiểm, cụ thể như sau: Thứ nhất, doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại. Theo đó ta có thể hiểu trường hợp doanh nghệp bảo hiểm không phải bồi thường là khi thiệt hại là do hành động cố ý gây ra của chủ xe khách, lái xe khách hay do chính hành khách. Thứ hai, lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe khách. Trong trường hợp có tai nạn mà chủ xe hay lái xe cố ý trốn chạy nhằm không thực hiện trách nhiệm của mình thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng không có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại. Thứ ba, trong trường hợp lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe khách thì việc xe khách hoạt động mà không tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật thì cũng sẽ không được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường khi xảy ra tai nạn. Thứ tư, trường hợp thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại. Tai nạn xảy ra do việc khai thác sử dụng xe khách và quá trình hư hao theo thời gian thì trách nhiệm bồi thường cũng không thuộc về doanh nghiệp bảo hiểm, trong trường hợp này trách nhiệm về hư hao có thể được bồi thường bởi bảo hiểm vật chất xe và trách nhiệm bồi thường cho hành khách thuộc về chủ xe khách. Thứ năm, trường hợp xảy sự kiện bảo hiểm và thiệt hại của hành khách đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn sẽ không được bồi thường. Ví dụ trường hợp có tai nạn, giao thông ùn tắc..và một số kẻ gian đã lấy cắp tài sản của hành khách khi hành khách không ý thức được. Thứ sáu, thiệt hại do chiến tranh, khủng bố, động đất. Trong những điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể bao gồm việc từ chối trả tiền bảo hiểm trong những trường hợp có thảm họa, có thể gây tổn thất trên diện rộng và làm mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong đó có động đất chiến tranh hay khủng bố.. thiệt hại ước tính doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả là vô cùng lớn. Do đó nếu doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả số tiền bảo hiểm cho các trường hợp này thì rất có thể sẽ đưa đến việc mất khả năng thanh toán do phải chi trả một khoản tiền quá lớn. Từ GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 57 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn đó, khi tính phí bảo hiểm theo tỷ lệ rủi ro thông thường doanh nghiệp bảo hiểm cần phải quy định loại trừ trách nhiệm đối với những trường hợp này nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp bảo hiểm. Thứ bảy, thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt. Đây là những loại tài sản của hành khách mà chủ xe khách không thể kiểm soát được toàn bộ và khi xảy ra sự kiện bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm cũng không thể xác định được chính xác sự hiện diện hoặc không hiện diện của các loại tài sản này. Do đó thiệt hại đối với các loại tài sản đặc biệt này sẽ không thuộc trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm. Việc quy định những trường hợp loại trừ bảo hiểm này nhằm tạo sự khách quan cũng như công bằng đối với quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Tránh tình trạng phải bồi thường toàn bộ những tổn thất làm ảnh hưởng đến khả năng kinh tế của doanh nghiệp bảo hiểm nếu tổn thất quá lớn vượt quá khả năng của doanh nghiệp bảo hiểm. Quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm được bảo vệ nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp bảo hiểm và góp phần cho môi trường bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát triển ổn định. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường trong các trường hợp không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của hành khách khi chính chủ thể này là chủ thể có liên quan trực tiếp đến hợp đồng bảo hiểm. Cụ thể đối với trường hợp lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe khách thì việc xe khách hoạt động mà không tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật thì cũng sẽ không được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường khi xảy ra tai nạn điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của chính hành khách khi xảy ra tai nạn vì hành khách đi xe khách với mong muốn được vận chuyển đến địa điểm cụ thể và cũng không mong muốn tai nạn xảy ra, bên cạnh đó sẽ khó khăn cho hành khách khi kiểm tra xem việc lái xe có Giấy phép không hay Giấy phép lái xe của người lái xe khách đó có phù hợp không. Nếu xảy ra lỗi không chấp hành đầy đủ quy định pháp luật nếu có tai nạn xảy ra thì lỗi này thuộc về chủ xe khách, hành khách có thể không kiểm tra được khi tham gia phương tiện xe khách. Do đó nếu có tai nạn xảy ra, hành khách là người thiệt hại tuy nhiên do lỗi của chủ xe khách mà doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường cho hành khách là không thõa đáng, không đảm bảo quyền GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 58 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn lợi cho hành khách. Bên cạnh đó các thiệt hại do chiến tranh, khủng bố, động đất doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không bồi thường do các thiệt hại ở đây mang tính chất thảm họa, thiệt hại phát sinh là rất lớn, tuy nhiên các trường gây ra thiệt hại lớn tương tự như sóng thần, lũ lụt, núi lở…cũng là những thiên tai mang tính chất thảm họa và thiệt hại phát sinh cũng không nhỏ nhưng lại không nằm trong phạm vi loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm khi phải bồi thường trong những trường hợp này. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 59 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn CHƢƠNG 3. MỘT SỐ THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH ĐI PHƢƠNG TIỆN XE KHÁCH 3.1. Những khó khăn trong việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách Thông qua việc phân tích và nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách đã cho thấy những tồn tại vướng mắc trong các quy định của pháp luật gây khó khăn cho việc thực hiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách. Hiện nay, ở nước ta đã có khoảng 90% số chủ xe ô-tô và 29% số chủ xe mô-tô tham gia loại hình bảo hiểm bắt buộc này. Tuy nhiên, với khoảng 12.000 người chết vì tai nạn giao thông hằng năm (mà hầu hết các vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe cơ giới đều gây tử vong, thương tích cho nạn nhân) và với mức bồi thường theo quy định hiện hành thì việc giải quyết bồi thường bảo hiểm đã chiếm một lượng kinh phí không nhỏ. Bên cạnh đó, một lượng lớn chủ xe mô-tô chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật; việc xác định lỗi trong một số vụ tai nạn chưa rõ ràng, cán bộ giải quyết bồi thường có hành vi gây khó khăn trong giải quyết bồi thường cho chủ xe cũng như người bị thiệt hại… Ðây là những bất cập cơ bản trong quá trình thực hiện chế độ BH trách nhiệm dân sự của xe cơ giới, Tổng Thư ký Hiệp hội BH Việt Nam Phùng Ðắc Lộc khẳng định 57. Thứ nhất, vướng mắc về vấn đề giám định thiệt hại Giám định thiệt hại nhằm tìm ra nguyên nhân xảy ra tai nạn và mức tổn thất nhằm đền bù những tổn thất xảy ra đối với hành khách nhanh chóng và hợp lý. Việc xác định tổ chức giám định này là do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định. Tuy nhiên trong trường hợp chủ xe khách không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định về kết quả hay tính khách quan của việc giám định của tổ chức này, hai bên sẽ thoả thuận chọn cơ quan giám định độc lập thực hiện việc giám định này. Nếu các bên không thoả thuận được việc yêu cầu 57 Sông Trà, Báo Nhân Dân, Tin tức > Tin thị trường bảo hiểm, “Bất cập trong triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”, Bảo hiểm quân đội. http://mic.vn/NewDetail.aspx?id=100 . [Truy cập ngày 18/10/2013] GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 60 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn giám định độc lập vì nguyên nhân khách quan hay chủ quan từ hai phía thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi tổn thất hoặc nơi cư trú của chủ xe khách chỉ định giám định độc lập và do đó kết luận bằng văn bản của giám định độc lập này sẽ có giá trị bắt buộc đối với các bên. Các bên ở đây bao gồm cả hành khách, người bị thiệt hại tuy nhiên chính hành khách lại không có quyền yêu cầu Tòa án chỉ định tổ chức giám định nào khác nếu việc giám định trước đó đã ảnh hưởng đến lợi ích của hành khách hay trong trường hợp không đồng ý với kết quả giám định đó. Từ đó nếu kết quả giám định trước đó không khách quan và ảnh hưởng lớn đến hành khách, trong trường hợp này, chính hành khách là người bị thiệt hại nhưng lợi ích của họ lại không được bảo vệ bởi pháp luật. Đây là một vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách. Thứ hai, vấn đề thông báo tai nạn giao thông. Thông báo tai nạn của chủ xe khách cho doanh nghiệp xe khách theo quy định tại điểm 10.2 Khoản 10 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC là 05 ngày và phải gửi tất cả cá tài liệu theo mẫu của Bộ Tài Chính. Tuy nhiên theo người viết để hoàn thành toàn bộ thủ tục bao gồm các tài liệu liện quan đến xe và lái xe, các tài liệu chứng minh thiệt hại về người, các tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, để hoàn thành vệc giám định tất cả tài liệu để thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cần một khoảng thời gian dài hơn để đảm bảo tính chính xác và khách quan. Hoặc trong một số trường hợp khoảng thời gian 05 ngày là không đủ để chủ xe khách hoàn thành tất cả hồ sơ tài liệu. Và nếu không thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm đúng thời hạn sẽ dẫn đến trường hợp bị từ chối bồi thường gây khó khăn cho chủ xe khách. Thứ ba, vấn đề trục lợi bảo hiểm Hiện nay hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tham gia bảo hiểm ngày càng phổ biến nhưng cũng có gian lận trong lĩnh vực này, thường gọi là trục lợi bảo hiểm. Trục lợi bảo hiểm, hiểu một cách đơn giản, là tìm cách để kiếm lợi bất hợp pháp trong kinh doanh bảo hiểm và tham gia bảo hiểm; thường được biểu hiện dưới một số dạng sau như khai tăng trị giá tổn thất, làm hư hỏng thêm tài sản được bảo hiểm nhằm được trả tiền bồi thường cao hơn; đã xảy ra tổn thất mới đi mua bảo hiểm; mua bảo hiểm trùng; khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn hợp đồng GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 61 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn hay lập hồ sơ giả, tạo hiện trường giả… với mục đích thu lợi bất hợp pháp. Đây cũng là một trong những tình trạng xảy ra đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách. Phát biểu trong một hội thảo gần đây về chủ đề “Đánh giá thực trạng và giải pháp phòng chống trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người”, ông Trịnh Thanh Hoan, Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) khẳng định, tình hình gian lận trong bảo hiểm ngày càng tăng về số lượng với những hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp bảo hiểm lẫn người tham gia bảo hiểm chân chính. Số liệu thống kê cho thấy, trong giai đoạn từ 2007-2011, tổng số vụ trục lợi bảo hiểm tại thị trường Việt Nam bị phát hiện là 44.704 vụ, với tổng số tiền là hơn 410 tỉ đồng. Ông Trịnh Thanh Hoan cho biết, bảo hiểm xe cơ giới và con người là 2 lĩnh vực có số vụ trục lợi bảo hiểm nhiều nhất và phức tạp nhất. Nguyên nhân là do có số đông người tham gia bảo hiểm và có nhiều hồ sơ yêu cầu bồi thường nhất khiến các công ty bảo hiểm khó tổ chức giám định chính xác nguyên nhân và mức độ thiệt hại của các hồ sơ yêu cầu bồi thường hoặc chi trả. Một lý do khác khiến cho hành vi trục lợi bảo hiểm xảy ra nhiều là do quy định về thời gian thanh toán tiền bảo hiểm, do đó các công ty bảo hiểm không đủ thời gian để giám định, kiểm tra tính xác thực của những hồ sơ yêu cầu bồi thường hoặc chi trả. Ngoài ra, do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, khó khăn về địa lý, các mức chế tài hoặc hình phạt đối với hành vi trục lợi chưa cao, đồng thời thiếu sự kiểm tra, kiểm soát và xử lý của các bên liên quan nên dẫn tới nảy sinh hành vi trục lợi bảo hiểm xe cơ giới58. Trước thực trạng trên có thể thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trục lợi bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách trong đó phải kể đến một số nguyên nhân như việc quy định thời hạn thanh toán tiền bồi thường làm cho doanh nghiệp bảo hiểm không đủ thời gian để giám định chính xác tính xác thực của hồ sơ bồi thường. Bên cạnh đó là do sự cạnh tranh của các doanh 58 Thế Vinh, Năng lượng mới, Có ngừa được trục lợi bảo hiểm xe cơ giới?, Tổng công ty bảo hiểm AAA http://www.aaa.com.vn/vn/index.php?option=com_content&view=article&id=667%3Anang-luong-moi-congua-duoc-truc-loi-bao-hiem-xe-co-gioi&catid=35%3Atin-tuc-va-su-kien&Itemid=84&lang=vi. [Truy cập ngày 18/10/2013] GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 62 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn nghiệp bảo hiểm đơn giản hóa đến mức thấp nhất thủ tục hồ sơ và bồi thường nhằm thu hút khách hàng sẽ tạo kẽ hở cho hành vi trục lợi. Thêm vào đó, việc quy định của pháp luật nhằm chế tài hành vi trục lợi còn chưa chặt chẽ và có thể ngăn chặn có hiệu quả hành vi trục lợi bảo hiểm, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm đặc biệt trong trường hợp xảy ra tai nạn với xe khách có thiệt hại đến nhiều hành khách thì trách nhiệm bồi thường sẽ rất lớn. Thứ tư, vấn đề bất cập trong việc bồi thường liên quan đến Giấy phép lái xe của người điều khiển xe khách Việc doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường cho hành khách khi xảy ra tai nạn gây thiệt hại cho hành khách theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Chương 3 Nghị định 103/2008/NĐ-CP thì trong trường hợp lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe khách thì việc xe khách hoạt động mà không tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật thì sẽ không được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường khi xảy ra tai nạn. Theo người viết quy định này là chưa hợp lý do hành khách không có lỗi trong trường hợp này. Nếu xe khách trên được lưu thông xảy ra tai nạn và gây thiệt hại đến hành khách nhưng việc căn cứ vào Giấy phép lái xe của người điều khiển xe khách mà doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của hành khách. Giấy phép lái xe ở đây có thể là của chính chủ xe khách khi chủ xe khách là người trực tiếp điều khiển xe khách lưu thông hoặc Giấy phép của tài xế được chủ xe khách thuê điều khiển xe khách lưu thông. Hành khách không thể kiểm tra và đa số hành khách sẽ quan tâm chất lượng dịch vụ và uy tín của xe khách hơn là việc kiểm tra Giấy phép khi đi xe khách. Do đó việc xảy ra tai nạn và doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường do vấn đề Giấy phép lái xe của người điều khiển xe khách sẽ dẫn đến việc không công bằng cho hành khách khi hành khách chính là chủ thể được chủ xe khách mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự nhẳm bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tai nạn làm thiệt hại đến lợi ích của họ. Thứ năm, vấn đề ý thức khi tham gia giao thông của xe khách Vấn đề bồi thường khi xảy ra tai nạn làm tổn thất đến lợi ích của hành khách là trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên không thể xem nhẹ ý thức trong quá trình tham gia giao thông của các tài xế xe khách dẫn đến tình trạng tai nạn diễn ra liên tiếp và nghiêm trọng. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 63 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Trong một số trường hợp trách nhiệm bồi thường nằm ngoài phạm vi bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm thì chủ xe khách chính là chủ thể phải bồi thường, điều này gây ảnh hưởng đến khả năng tài chính của một số doanh nghiệp xe khách, thậm chí có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt đông kinh doanh của xe khách. Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt cho biết, từ đầu năm 2010 tới nay cả nước đã xảy ra 127 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 396 người, bị thương 325 người, mất tích 3 người. Trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên có 21 vụ liên quan đến xe khách, làm chết 74 người, bị thương 167 người, mất tích 3 người. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện, vi phạm các quy định về ATGT. Phân tích các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách cho thấy vi phạm gây ra tai nạn chủ yếu là: đi không đúng phần đường (42,8%); vi phạm tốc độ (33,3%); thiếu chú ý quan sát (9,5%); vượt sai quy định (4,7%); kỹ thuật phương tiện không đảm bào an toàn (4,7%); không chấp hành báo hiệu đường bộ (4,7%). Ví dụ như vụ tai nạn xe khách do lũ cuốn trôi, hay vụ tai nạn do ô tô khách đâm vào cột mốc tại Hà Tĩnh đều có liên quan đến ý thức của người điều khiển phương tiện. Nếu người điều khiển phương tiện chú ý các biển báo, tuân thủ các hiệu lệnh của người thi hành nhiệm vụ… thì có lẽ đã không có hậu quả đáng tiếc xảy ra59. Từ đó cho thấy việc thực hiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách không chỉ được chú trọng ở nội dung và việc thực hiện hợp đồng mà còn phải xem xét thực trạng thực hiện pháp luật về giao thông của các chủ thể, mà ở đây là ở hoạt động nội tại của xe khách. Cần xem xét kinh nghiệm, kiến thức trong việc lái xe, tham gia giao thông và cả ý thức bảo vệ tính mạng cho hành khách trong quá trình lái xe. 3.2. Một số kiến nghị về hƣớng hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách đi phƣơng tiện xe khách Nhằm hoàn thiện và nâng cao tinh thần thực thi pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách cũng như giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này, người viết đề xuất một số kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm 59 Cảnh báo tai nạn cuối năm, Bảo hiểm xe cơ giới, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam http://avi.org.vn/News/Item/863/0/vi-VN/Default.aspx. [Truy cập ngày 18/10/2013] GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 64 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách diễn ra nhanh chóng và mang lại hiệu quả tích cực. 3.2.1. Về bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Một là, kiến nghị về quyền yêu cầu giám định thiệt hại của hành khách Khi có tai nạn xảy ra kết quả giám định rất quan trọng bởi vỉ đây là cơ sở xác định nguyên nhân xảy ra tai nạn cũng như những tổn thất thuộc trách nhiệm bồi thừng của doanh nghiệp bảo hiểm hay chính chủ xe khách. Do đó việc những trường hợp không đồng ý hay có tranh chấp về kết quả giám định được doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện hoặc chỉ định, trường hợp chủ xe khách không đồng ý về kết quả này có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm chọn tổ chức giám định độc lập. Bên cạnh đó nếu không thỏa thuận được thì doanh nghiệp bảo hiểm hay chủ xe khách có thể yêu cầu Tòa án chỉ định và kết quả này có giá trị bắt buộc đối với các bên, kể cả hành khách. Từ quy định này có thể thấy quyền yêu cầu chỉ được quy định đối với doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe khách, tuy nhiên hành khách là chủ thể bị tổn thất và thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông lại không có quyền yêu cầu giám định nếu không đồng ý với kết quả giám định trước đó hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của hành khách. Nếu vì lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chủ xe khách thỏa thuận để làm cho kết quả giám định không khách quan và ảnh hưởng đến hành khách không được bồi thường hoặc bồi thường không phù hợp với tổn thất thực tế của hành khách. Kết quả giám định không những ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe khách mà còn ảnh hưởng đến hành khách do đó cần bồ sung quyền yêu cầu của hành khách đối với việc giám định thiệt hại nhằm đảm bảo công bằng và khách quan cho người bị thiệt hại trong trường hợp có tai nạn xảy ra cũng như đối với doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe khách. Hai là, kiến nghị về thời gian thông báo tai nạn giao thông của chủ xe khách đến doanh nghiệp bảo hiểm. Khi xảy ra tai nạn đối với xe khách thì theo quy định của pháp luật trong vòng 05 ngày chủ xe khách phải gửi thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm kịp thời cứu chữa, tích cứu chữa, hạn chế tổn thất. Do đó thông báo này phải được gởi đến doanh nghiệp bảo hiểm nhanh chóng và kịp thời. Tuy nhiên để chủ xe khách hoàn thành hồ sơ thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường thì có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn là 05 ngày như đã quy GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 65 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn định nhằm đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của hồ sơ thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường. Do đó thời gian hoàn thành hồ sơ yêu cầu bồi thường cần được quy định kéo dài thêm để chủ xe khách có đủ thời gian vừa cứu chữa kịp thời tai nạn xảy ra đồng thờ hoàn thành hồ sơ yêu cầu bồi thường. Riêng đối với việc thông báo tai nạn nên được tách ra và nhằm đảm bảo tính cấp thiết của việc thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm nhằm hỗ trợ kịp thời với chủ xe khách trong công tác cứu chữa. Những thông tin về xe khách, lái xe và thông tin về bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được gửi đến trước và ttrong khoảng thời gian ngắn hơn hồ sơ yêu cầu bồi thường vì chủ xe khách nắm rõ những thông tin này và có thể thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm nhanh chóng để doanh nghiệp bảo hiểm kịp thời phối hợp. Những thông tin về hồ sơ yêu cầu bồi thường sẽ được giởi đến doanh nghiệp bảo hiểm sau đó với thời hạn dài hơn. Cụ thể có thể chủ xe khách có thể có văn bản thông báo chính thức về việc thông báo tai nạn cho doanh nghiệp bảo hiểm và thời gian hoàn các hồ sơ còn lại có thể quy định lâu hơn, theo người viết kiến nghị ở đây là khoảng thởi gian 07 ngày làm việc để chủ xe khách có đủ thời gian để chuẩn bị và hoàn thành chính xác nhất các hồ sơ gởi cho doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh đó, việc thông báo tai nạn cho doanh nghiệp bảo hiểm nên được quy định bằng nhiều hình thức khách nhau đảm bảo thông tin về tai nạn dến vơi doanh nghiệp bảo hiểm sớm nhất có thể, nhằm hạn chế tổn thất, cứu chữa kịp thời cho hành khách và hạn chế mức bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi cho các bên trong hợp đồng bảo hiểm. Ba là, kiến nghị về bồi thường liên quan đến Giấy phép lái xe của người điều khiển xe khách Như đã nêu ở mục 3.1 Chương 3, việc doanh nghiệp bảo hiểm được loại trừ trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người điều khiển xe khách không có Giấy phép lái xe hay Giấy phép lái xe không phù hợp với khách sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của hành khách. Vì hành khách trong trường hợp này khó có thể kiểm tra và nắm rõ tính chính xác và phù hợp Giấy phép lái xe của người điều khiển xe khách. Khi tham gia lưu thông bằng xe khách mục đích hướng đến của hành khách là được vận chuyển trên quãng đường xác định đã quy định khi mua vé. Do đó khi xảy ra tai nạn gây thiệt hại đến hành khách nhưng doanh nghiệp bảo hiểm lại không bồi thường mặc dù hành khách không liên quan và cũng không GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 66 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn có lỗi trong nguyên nhân loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là Giấy phép lái xe, nghĩa vụ này thuộc về chủ xe khách. Do đó theo ý kiến của người viết trường hợp này nên được loại trừ khỏi những trường hợp không bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi của hành khách được bảo vệ. Ngoài ra cũng có thể để chủ xe khách là chủ thể chịu trách nhiệm một phần cùng với danh nghiệp bảo hiểm để bồi thường cho hành khách nếu có thiệt hại khi tai nạn xảy ra vì Giấy phép lái xe của người điều khiển xe khách không phù hợp với quy định của pháp luật, chính chủ xe khách là người có lỗi tuy không phải là nguyên nhân gây ra tai nạn nhưng vì lý do Giấy phép lái xe của người điều khiển xe khách không phù hợp mà doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường cho hành khách. Bốn là, kiến nghị về bảo hiểm tài sản cho hành khách khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Theo quy định tại Khoản 1 Điều 71 Mục 1 Chương VI Luật giao thông đường bộ 2008 hành khách sẽ được miễn cước hành lý với trọng lượng không quá 20 kg và với kích thước phù hợp với thiết kế của xe. Từ đó cho thấy hành khách có thể mang theo tài sản, hành lý của mình khi tham gia phương tiện xe khách và điều này được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên theo quy định tại Điểm 5.1, Khoản 5, Mục I Thông tư 126/2008/TT-BTC Khoản 2 Điều 7 Chương II NGhị Định 103/2008/NĐ-CP chỉ quy định phạm vi bồi thường thiệt hại của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách là thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe khách gây ra. Theo đó khi hành khách mang theo tài sản và số tài sản nảy không nằm trong những loại tài sản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm và có thiệt hại xảy ra, hành khách cũng sẽ không được bồi thường. Nếu hành khách không mua bảo hiểm cho số tài sản này trước đó thì thiệt hại đối với những tài sản này là không được bồi thường, và thiệt hại phải do hành khách gánh chịu vì pháp luật chỉ quy định trách nhiệm bồi thường đối với tính mạng và thân thể của hành khách. Do đó trong trường hợp này pháp luật cần quy định cụ thể về quyền được bồi thường hay bảo vệ lợi ích cho hành khách trong trường hợp tham gia phương tiện xe khách và bị thiệt hại. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho hành khách để cho việc lưu thông bằng phương tiện xe khách đảm bảo an toàn và công bằng cho khi có tai nạn gây thiệt hại đến tài sản của hành khách. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 67 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Năm là, kiến nghị về quy định xác định doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp chủ xe khách đồng thời tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho xe khách Trong trường hợp chủ xe khách tham gia từ hai hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách trở lên thì khi có tai nạn xảy ra, vấn đề cần được xác định là doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 14 Nghị định số 103/2008/NĐ-CP thì trường hợp chủ xe khách đồng thời tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho cùng một xe khách thì số tiền bồi thường chỉ được tính theo hợp đồng bảo hiểm đầu tiên. Tức là việc bồi thường bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm đã ký hợp đồng bảo hiểm đầu tiên với chủ xe khách. Hợp đồng bảo hiểm đầu tiên này được xác định là hợp đồng được ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe khách mà trước đó không có một hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách nào khác. Theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản 2 Mục II Thông tư 126/2008/TT-BTC thì thời điểm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận bảo hiểm được ghi cụ thể trên Giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng không được trước thời điểm chủ xe cơ giới đóng đủ phí bảo hiểm. Cho nên, việc hợp đồng ký kết nhưng chủ xe khách chưa đóng đủ phí và chưa có Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cấp thì hợp đồng này vẫn chưa có hiệu lực. Tuy nhiên theo quy định tại Điểm 8.5 Khoản 8 Mục II Thông tư số 126/2008/TT-BTC thì số tiền bồi thường chỉ được tính theo hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực bảo hiểm trước. Trong trường hợp này nếu hợp đồng được ký kết sau và chủ xe khách đã đúng đủ phí, nhận được Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cấp thì hiệu lực của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách đã có hiệu lực trước. Như vậy nếu chủ xe khách tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm nhưng hợp đồng bảo hiểm tham gia trước chưa hoàn thành việc đóng đủ phí nhưng hợp đồng tham gia sau đã hoàn thành xong tất cả phí bảo hiểm thì sẽ khó xác định xác định doanh nghiệp bảo hiểm nào phải chịu trách nhiệm bồi thường cho hành khách trong trường hợp có tai nạn. Từ đó cho thấy việc quy định một vấn đề của hai văn bản quy phạm pháp luật không đồng nhất nhưng lại trái ngược nhau gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Người viết kiến nghị nên đồng nhất các quy định này theo hướng phân chia hợp lý GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 68 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Điều 44 Mục 3 Chương II Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 theo hướng hợp đồng bảo hiểm trùng, tức là chủ xe khách giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà chủ xe khách đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản của hành khách. Điều này đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp bào hiểm đồng thời đơn giản hóa quá trình thông báo và bồi thường cho các bên trong trường hợp xảy ra tai nạn và có tranh chấp về nghĩa vụ bồi thường. 3.2.2. Về đề phòng và hạn chế thiệt hại đối với hành khách Một là, kiến nghị kiểm soát và ngăn chặn hành vi trục lợi bảo hiểm. Trục lợi bảo hiểm gia tăng không những gây bất lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm vì vấn đề bồi thường mà còn ảnh hưởng đến chủ xe khách, tạo ra gánh nặng kinh tế gây tổn thất và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe khách. Trước thực trạng hành vi gian lận bảo hiểm ngày càng tinh vi, phức tạp, xây dựng hệ thống pháp luật liên quan, để phòng chống và xử lý nghiêm minh trục lợi bảo hiểm. Đồng thời, đề nghị các cơ quan liên quan (Công an, Tòa án, Viện kiểm soát) nghiên cứu bổ sung quy phạm pháp luật xử lý trục lợi bảo hiểm và tuyên truyền, lên án hành vi trục lợi bảo hiểm. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi những thay đổi trong hệ thống pháp luật, những thay đổi từ phía cơ quan chức năng, các công ty bảo hiểm có thể phòng ngừa các hành vi gian lận từ phía khách hàng bằng cách siết chặt quản trị, đảm bảo nhân viên tuân thủ đúng, đủ các quy trình, quy định nội bộ. Sở dĩ nói như vậy bởi trong rất nhiều vụ gian lận bảo hiểm, tranh chấp đòi bồi thường bảo hiểm, chính việc lơ là, bỏ qua quy trình, quy định nội bộ của nhân viên công ty bảo hiểm đã tạo ra kẽ hở để gian lận có thể xảy ra. Bên cạnh đó cần bổ sung và quy định rõ các trường hợp sẽ cấu thành tội phạm khi người được bảo hiểm ở đây là hành khách hoặc người thụ hưởng thực hiện hành vi gian dối nghiêm trọng liên quan đến việc làm giả tài liệu về đối tượng được bảo hiểm, tạo hiện trường giả, giả mạo hoặc thay đổi giấy chứng nhận, tài liệu, GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 69 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn chứng cứ… Những cơ sở pháp lý này sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm và cơ quan chức năng xử lý, răn đe hiệu quả hành vi gian lận, góp phần xây dựng thị trường bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với xe khách phát triển minh bạch, bền vững. Hai là, kiến nghị về nâng cao ý thức của chủ xe khách cũng như tài xế xe khách trong quá trình lưu thông. Tình trạng tai nạn xe khách tăng nhanh như người viết đã đề cấp ở mục 3.1 Chương 3 không những làm ảnh hưởng đến tính mạng và gây tổn thất thiệt hại cho hành khách thậm chí còn ảnh hưởng đến khả năng kinh tế của chủ xe khách và doanh nghiệp bảo hiểm khi phải bồi thường vượt khả năng. Để đảm bảo an toàn và giảm thiểu tai nạn giao thông phải xem xét trách nhiệm từ cả chủ xe khách, tài xế xe khách và chính hành khách. Tuy sẽ được bồi thường 50% mức bồi thường khi hành khách là người có lỗi gây ra tai nạn giao thông, tuy nhiên khi xảy ra tai nạn hành khách cũng là người bị thiệt hại và tổn thất do đó cần nâng cao trách nhiệm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe khách. Tuân thủ các quy định của hợp đồng vận chuyển đồng thời có ý thức chung khi tham gia phương tiện xe khách nhằm tránh gây ra tai nạn. Như đã phân tích tại mục 3.1 đa số các tai nạn xe khách xảy ra là do ý thức của tài xế xe khách. Theo nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thì ngay cả khi không có lỗi nhưng chủ sở hữu xe vẫn phải bồi thường thiệt do đây là phương tiện giao thông vận tải cơ giới cũng là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Đồng thời, Theo hướng dẫn tại mục III nghị quyết 03/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, chủ sở hữu xe cơ giới là người trước tiên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xe cơ giới gây ra. Người thứ hai có trách nhiệm bồi thường là người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe cơ giới, cả khi người này không có lỗi. Do đó, cần lưu ý đối với các doanh ngiệp xe khách thông thường tài xế chỉ là người được thuê lái xe khách và được trả tiền công thì không được xem là người chiếm hữu, sử dụng xe nên không có trách nhiệm phải bồi thường cho nạn nhân, kể cả trường hợp tài xế có lỗi trong việc gây ra tai nạn. Còn trách nhiệm của tài xế trong việc bồi thường lại cho chủ xe được giải quyết bởi quan hệ pháp luật về lao động, thường nhẹ hơn rất nhiều so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 70 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Từ đó có thể thấy trường hợp này nếu tai nạn xảy ra là do lỗi cố ý của lái xe thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải bồi thường cho hành khách, trường hợp này chủ xe khách phải bồi thường và nếu số tiền bồi thường quá nhiều sẽ gây khó khăn cho chủ xe khách. Từ những vấn đề trên cần tuyên truyền pháp luật cho tài xế. Trên thực tế có lẽ không nhiều tài xế hiểu được giới hạn trách nhiệm của mình đến đâu khi lái xe cho chủ xe khách nên dễ bị áp lực khi điều khiển xe, dẫn đến rối trí trong xử lý các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông hoặc sau khi gây ra tai nạn. Và một số trường hợp đã dẫn đến thiệt hại cho hành khách. Do vậy, người viết cho rằng các cơ quan chức năng cần chú ý đến công tác tuyên truyền pháp luật cho tài xế ngay khi họ bắt đầu theo học các lớp lái xe. Nếu chỉ dạy cho họ lái xe và Luật giao thông thì có thể chưa đủ, mà còn phải giúp họ hiểu được các quyền và nghĩa vụ cụ thể của mình trong các quan hệ pháp luật có thể nảy sinh khi họ tham gia giao thông - một lĩnh vực nhỏ mà không nhỏ - để họ có những ứng xử hợp pháp luật và đạo lý. Bên cạnh đó cần xử phạt nặng lái xe không có ý thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông. Xe khách là một loại xe vận tải lớn và chính tài xế là người thực hiện việc chuyên chở toàn bộ hành khách. Nếu lái xe loại lớn mà chạy ẩu, phóng nhanh chỗ đông người làm chết người hay lơ là vì có những tuyến xe đêm khó kiểm soát được ý thức của tài xế trong trường hợp này. Do đó cần có chế tài mạnh hơn đối với các tài xế lái xe không có ý thức hoặc không tuân thủ quy định của luật giao thông gây tai nạn. Ba là, kiến nghị về bổ sung trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm Theo quy định tại Khoản 6 Điều 13 Chương II Nghị định 103/2008/NĐ-CP doanh nghiệp bảo hiểm được loại trừ trách nhiệm khi tai nạn xảy ra do chiến tranh, khủng bố, động đất. Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong những trường hợp có thiên tai gây ra thiệt hại lớn và nếu bồi thường sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, bên cạnh chiến tranh, khủng bố, động đất thì còn có lũ lụt, núi lở, sóng thần… cũng là những thiên tai mang tính chất thảm họa và hậu quả cũng như thiệt hại xảy ra cũng là rất lớn, tuy nhiên pháp luật không quy định loại trừ cho trường hợp này, điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Do đó, theo người viết cần mở rộng hơn nữa GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 71 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn phạm vi loại trừ trách nhiệm để doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời có quy định một cách bao quát hơn về những trường hợp tai nạn xảy ra do những thiên tai này để bảo vệ được quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 72 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn KẾT LUẬN Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách là một loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự được thực hiện nhằm bảo vệ lợi ích của hành khách và chủ xe khách, đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia giao thông của xe khách. Trong điều kiện hiện nay, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, mỗi chủ thể ngày càng quan tâm tới những vấn đề về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, trách nhiệm dân sự… của mình. Và để có thể yên tâm hơn, tránh được những rủi ro không ngờ đến thì họ đã chọn cho mình giải pháp là bảo hiểm. Bảo hiểm có đối tượng là trách nhiệm dân sự là một loại bảo hiểm trách nhiệm phổ biến trong đời sống xã hội. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách là một cơ chế bảo đảm phòng ngừa, hạn chế và khắc phục kịp thời những tổn thất khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Do đó dể đảm bảo cho việc tham gia giao thông an toàn và hạn chế tổn thất đối với các chủ thể pháp luật quy định bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với xe khách là một loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba. Với ý nghĩa đó, dù không khắc phục được hoàn toàn tổn thất xảy ra, song bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách cũng góp phần giảm gánh nặng tài chính cho chủ xe khách đồng thời bảo vệ cũng như hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra đối với hành khách trong khi tham gia lưu thông bằng xe khách. Trong cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, hoạt động kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự ngày càng đa dạng. Nhiều loại hình bảo hiểm trách nhiệm mới ra đời cùng với nhu cầu bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của các cá nhân, tổ chức trong đời sống và kinh doanh trong đó bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách là một vấn đề quan trọng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói chung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách nói riêng có nhiều triển vọng phát triển mạnh mẽ đồng thời mang lại lợi ích tích cực cho thị trường bảo hiểm. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm càng đa dạng, phong phú thì trách nhiệm phát sinh từ các hoạt động đó càng nhiều. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 73 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Vì vậy để bảo hiểm cho trách nhiệm ấy, các doanh nghiệp sẽ tham gia nhiều hơn vào thị trường bảo hiểm trách nhiệm dân sự để đảm bảo an toàn khả năng tài chính của mình. Từ đó góp phần phát triển bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách ngày càng hoàn thiện hơn. Người viết đã nghiên cứu những quy định cơ bản về các quy định của pháp luật ở Chương 2 nhằm phân tích các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách. Bên cạnh đó sử dụng các phương pháp phân tích luật viết nhằm làm rõ hơn cũng như nêu ra một số nhận định chủ quan trong quá trình tìm nghiên cứu để đồng thời tìm hiểu những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện quy định về bảo hiểm bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách ở Chương 3. Cùng với việc nêu lên ý kiến về những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện quy định của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách người viết đã nêu ra một số đề xuất từ việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, đối chiếu các quy định của pháp luật và công tác triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách nhằm đưa ra quan điểm của mình cho việc hoàn thiện những quy định của pháp luật mà theo người viết là phù hợp với thực tiễn triễn khai pháp luật. Ở Chương 3 người viết đã tập trung nghiên cứu đồng thời đối chiếu các quy định của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách với thực tế và những hiểu biết của bản thân để nêu ra các vướng mắc hay bất cập mà với cái nhìn chủ quan của bản thân, người viết cho rằng đây là những quy định không phù hợp và sẽ gây khó khăn khi áp dụng vào thực tế đối với các chủ thể của loại hình bảo hiểm này đồng thời không hoàn thiện được quy định của pháp luật cho đề tài mà người viết đang nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu do kiến thức của người viết còn hạn hẹp, tài liệu nghiên cứu còn giới hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và chưa được hoàn thiện trong cách trình bày, các nội dung chi tiết cũng cách phân tích quy định của pháp luật và những đề xuất còn hạn chế ở kiến thức và suy nghĩ của cá nhân người viết. Vì vậy nên người viết mong Thầy, Cô thông cảm và góp ý để luận văn hoàn thiện hơn. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 74 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Văn bản quy phạm pháp luật 1. Bộ Luật dân sự 2005 2. Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 3. Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 4. Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm 5. Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính Phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 6. Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 7. Nghị định số 34/2010/NÐ-CP ngày 2 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 8. Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm 9. Thông tư liên tịch số 35/2009/TTLT-BTC-BCA ngày 25 tháng 2 năm 2009 của Bộ Tài chính - Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 103/2008/NÐ-CP. 10. Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG; 11. Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm XCG; 12. Thông tư số 151/2012/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2008/TTBTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG và Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm XCG. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn 13. Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. 14. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành  Sách, báo, giáo trình 1. LÝ HUY TUẤN ( Ngày 08/5/2013). Cơ hội và thách thức của quản lý vận tải trong giai đoạn đầu hội nhập WTO, Tạp chí Giao thông vận tải, trang 11. 2. M.T (Ngày 14 tháng 11 năm 2011). Các nạn nhân đã nhận gần 200 triệu đồng của Bảo hiểm AAA. Thông tin bảo hiểm Việt Nam, Tạp chí bảo hiểm, trang 09. 3. PGS.TS. Nguyễn Văn Định, Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội năm 2003 4. PGS.TS. Nguyễn Văn Định, Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội năm 2009 5. GS-TSKH Trương Mộc Lâm, Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm hàng hóa, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội năm 2002 6. ThS Võ Thị Pha, Giáo trình Lý thuyết bảo hiểm, Nhà xuất bản Tài Chính, năm 2005  Trang thông tin diện tử 1. Trang web Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam www.svic.vn/tin-tuc/thi-truong-bao-hiem/trang-web-hiep-hoi-bao-hiem-viet-nam/ 2. Diễn đàn an toàn giao thông Bộ giao thông vận tải, “Sáu tháng đầu năm hơn 99.000 ô tô đã được đăng ký mới”, thứ năm 07/07/2011 http://www1.mt.gov.vn/ykienatgt/default.asp?param=category&catid=15&subcatid =15&ArticleID=4752, [truy cập ngày 15/8/2013] 3. Ông Phùng Đắc Lộc - Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Hai năm thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới Được và chưa được, Bảo hiểm xe cơ giới, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam http://avi.org.vn/News/Item/903/0/vi-VN/Default.aspx. [Truy cập ngày 19/10/2013] 4. Thế Vinh, Năng lượng mới, Có ngừa được trục lợi bảo hiểm xe cơ giới?,Tổng công ty bảo hiểm AAA GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn http://www.aaa.com.vn/vn/index.php?option=com_content&view=article&id=667 %3Anang-luong-moi-co-ngua-duoc-truc-loi-bao-hiem-xe-cogioi&catid=35%3Atin-tuc-va-su-kien&Itemid=84&lang=vi. [Truy cập ngày 18/10/2013] 5. Cảnh báo tai nạn cuối năm, Bảo hiểm xe cơ giới, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. http://avi.org.vn/News/Item/863/0/vi-VN/Default.aspx. [Truy cập ngày 18/10/2013] 7. Sông Trà, Báo Nhân Dân, Tin tức > Tin thị trường bảo hiểm, Bất cập trong triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Bảo hiểm quân đội. http://mic.vn/NewDetail.aspx?id=100. [Truy cập ngày 18/10/2013] 8. www.LuatVietnam.vn 9. www.thuvienphapluat.vn 10. www.gov.vn 11. www.mof.gov.vn GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn PHỤ LỤC  PHỤ LỤC I THÔNG BÁO TAI NẠN VÀ YÊU CẦU BỒI THƢỜNG (Ban hành kèm theo Thông tƣ số 126 /2008/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2008của Bộ Tài chính) 1. Ngày giờ thông báo tai nạn 2. Nội dung thông báo (Lưu ý quan trọng Người kê khai phải kê khai đầy đủ và trung thực các nội dung dưới đây. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối một phần số tiền bồi thường nếu nhận được nội dung kê khai thiếu trung thực). Tên chủ xe: ......................................................Điện thoại:......................…............... Địa chỉ liên hệ:.............................................................................................…............ Họ tên lái xe: ................... ....................Giấy phép lái xe số: ..................Hạng:......... Địa chỉ liên hệ: ............................................. Điện thoại: ...........…............................. Biển số xe gây tai nạn:............… Trọng tải/số chỗ ngồi (tấn/chỗ): ............................. Giấy chứng nhận bảo hiểm số:..............Có hiệu lực từ....../......./........đến…../....../..... Tên doanh nghiệp bảo hiểm:….............................................Nơi cấp:...................….. Ngày, giờ, nơi xảy ra tai nạn:.........….....................................…................................. Cơ quan công an giải quyết tai nạn: ............................................................................ Diễn biến và nguyên nhân tai nạn:............................................................................... .........................................................................……..................................................... Tình hình thiệt hại về người:... .................................................................................... Tình hình thiệt hại về tài sản (nếu là xe ô tô phải ghi rõ biển số xe; họ và tên, địa chỉ, điện thoại của chủ xe, số giấy chứng nhận bảo hiểm, nơi tham gia bảo hiểm):............................................................................................................................ ...................................................................................................................................... Người làm chứng (ghi rõ họ và tên, địa chỉ người chứng kiến tai nạn):.............................................................................................................................. ...................................................................................................................................... GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Yêu cầu bồi thường và đề xuất khác của chủ xe cơ giới:………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. Cam đoan: Tôi xin cam đoan những kê khai trên đây là đúng sự thực và theo sự hiểu biết của tôi. Nếu có gì sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Ngày .... tháng ....năm... Ngày... tháng... năm...... Ngƣời khai (Ký, ghi rõ họ và tên) Chủ xe (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu nếu có) GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn PHỤ LỤC II BIỂU PHÍ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI (Ban hành kèm theo Thông tư số 151/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ Tài chính) Số tt Phí bảo hiểm Loại xe năm (đồng) I Mô tô 2 bánh 1 Từ 50 cc trở xuống 55.000 2 Trên 50 cc 60.000 II Xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tƣơng tự 290.000 III Xe ô tô không kinh doanh vận tải 1 Loại xe dưới 6 chỗ ngồi 397.000 2 Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi 794.000 3 Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi 1.270.000 4 Loại xe trên 24 chỗ ngồi 1.825.000 5 Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan) IV Xe ô tô kinh doanh vận tải 1 Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký 756.000 2 6 chỗ ngồi theo đăng ký 929.000 3 7 chỗ ngồi theo đăng ký 1.080.000 4 8 chỗ ngồi theo đăng ký 1.253.000 5 9 chỗ ngồi theo đăng ký 1.404.000 6 10 chỗ ngồi theo đăng ký 1.512.000 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 933.000 SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn 7 11 chỗ ngồi theo đăng ký 1.656.000 8 12 chỗ ngồi theo đăng ký 1.822.000 9 13 chỗ ngồi theo đăng ký 2.049.000 10 14 chỗ ngồi theo đăng ký 2.221.000 11 15 chỗ ngồi theo đăng ký 2.394.000 12 16 chỗ ngồi theo đăng ký 2.545.000 13 17 chỗ ngồi theo đăng ký 2.718.000 14 18 chỗ ngồi theo đăng ký 2.869.000 15 19 chỗ ngồi theo đăng ký 3.041.000 16 20 chỗ ngồi theo đăng ký 3.191.000 17 21 chỗ ngồi theo đăng ký 3.364.000 18 22 chỗ ngồi theo đăng ký 3.515.000 19 23 chỗ ngồi theo đăng ký 3.688.000 20 24 chỗ ngồi theo đăng ký 3.860.000 21 25 chỗ ngồi theo đăng ký 4.011.000 Trên 25 chỗ ngồi 4.011.000 + 30.000 x (số chỗ ngồi - 25 chỗ) 22 V Xe ô tô chở hàng (xe tải) 1 Dưới 3 tấn 2 Từ 3 đến 8 tấn 1.660.000 3 Trên 8 đến 15 tấn 2.288.000 4 Trên 15 tấn 2.916.000 853.000 VI. BIỂU PHÍ TRONG MỘT SỐ TRƢỜNG HỢP KHÁC 1. Xe tập lái GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Tính bằng 120% của phí xe cùng chủng loại quy định mục III và mục V. 2. Xe Taxi Tính bằng 150% của phí xe kinh doanh cùng số chỗ ngồi quy định tại mục IV. 3. Xe ô tô chuyên dùng - Phí bảo hiểm của xe cứu thương được tính bằng phí bảo hiểm của xe pickup. - Phí bảo hiểm của xe chở tiền được tính bằng phí bảo hiểm của xe dưới 6 chỗ ngồi quy định tại mục III. - Phí bảo hiểm của các loại xe chuyên dùng khác được tính bằng phí bảo hiểm của xe chở hàng cùng trọng tải quy định tại mục V. 4. Đầu kéo rơ-moóc Tính bằng 130% của phí xe trọng tải trên 15 tấn, Phí bảo hiểm của xe đầu kéo rơmoóc là phí của cả đầu kéo và rơ-moóc. 5. Xe máy chuyên dùng Tính bằng phí bảo hiểm của xe chở hàng dưới 3 tấn quy định tại mục V. 6. Xe buýt Tính bằng phí bảo hiểm của xe không kinh doanh vận tải cùng số chỗ ngồi quy định tại mục III. (Phí bảo hiểm trên đây chưa bao gồm 10% thuế Giá trị gia tăng) GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn PHỤ LỤC III BẢNG QUY ĐỊNH TRẢ TIỀN BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI VỀ NGƢỜI (Ban hành kèm theo Thông tư số 151/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ Tài chính) I. CÁC TRƢỜNG HỢP SAU ĐƢỢC GIẢI QUYẾT BỒI THƢỜNG 70 TRIỆU ĐỒNG 01 Chết 02 Mù hoặc mất hoàn toàn hai mắt 03 Rối loạn tâm thần hoàn toàn không thể chữa được 04 Hỏng hoàn toàn chức năng nhai và nói, hô hấp 05 Mất hoặc liệt hoàn toàn hai tay (từ vai hoặc khuỷu xuống) hoặc hai chân (từ háng hoặc đầu gối xuống) 06 Mất cả hai bàn tay hoặc hai bàn chân, hoặc mất một cánh tay và 1 bàn chân, hoặc một cánh tay và một cẳng chân, hoặc một bàn tay và một cẳng chân. 07 Mất hoàn toàn khả năng lao động và làm việc (toàn bộ bị tê liệt, bị thương dẫn đến tình trạng nằm liệt giường hoặc dẫn đến tàn tật toàn bộ vĩnh viễn) 08 Cắt toàn bộ một bên phổi và một phần phổi bên kia II- CÁC TRƢỜNG HỢP THƢƠNG TẬT BỘ PHẬN Số tiền bồi thƣờng (triệu đồng) Từ.... đến…. A. CHI TRÊN 09 Mất một cánh tay từ vai xuống (tháo khớp vai) 53 60 10 Cắt cụt cánh tay từ dưới vai xuống 49 56 11 Cắt cụt một cánh tay từ khuỷu xuống (tháo khớp khuỷu) 46 53 12 Mất trọn một bàn tay hoặc cả năm ngón tay 42 49 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn 13 Mất đồng thời cả 4 ngón tay (trừ ngón cái) trên một bàn tay 28 35 14 Mất đồng thời ngón cái và ngón trỏ 25 32 15 Mất 3 ngón tay: Ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn 21 25 16 Mất 1 ngón cái và 2 ngón khác 25 28 17 Mất 1 ngón cái và 1 ngón khác 21 25 18 Mất 1 ngón trỏ và 2 ngón khác 25 28 19 Mất 1 ngón trỏ và 1 ngón giữa 21 25 20 Mất trọn một ngón cái và đốt bàn 18 21 Mất một ngón cái 14 18 Mất cả đốt ngoài 7 11 Mất 1/2 đốt ngoài 5 7 14 18 Mất một ngón trỏ 13 15 Mất 2 đốt 2 và 3 7 8 Mất đốt 3 6 7 13 15 Mất một ngón giữa hoặc một ngón nhẫn 11 13 Mất 2 đốt 2 và 3 6 8 Mất đốt 3 3 5 11 14 Mất cả ngón út 7 11 Mất 2 đốt 2 và 3 6 7 Mất đốt 3 3 5 18 25 21 Mất một ngón trỏ và một đốt bàn 22 Mất trọn một ngón giữa hoặc ngón đeo nhẫn (cả một đốt bàn) 23 Mất hoàn toàn một ngón út và đốt bàn 24 Cứng khớp bả vai GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn 25 Cứng khớp khuỷu tay 18 25 26 Cứng khớp cổ tay 18 25 27 Gãy tay can lệch hoặc mất xương làm chi ngắn trên 3 cm và chức năng quay sấp ngửa hạn chế hoặc tạo thành khớp giả 18 25 28 Gãy xương cánh tay ở cổ giải phẫu, can xấu, hạn chế cử động 25 khớp vai 32 29 Gãy xương cánh tay - Can tốt, cử động bình thường 11 18 - Can xấu, teo cơ 18 21 30 Gãy 2 xương cẳng tay 8 18 31 Gãy 1 xương quay hoặc trụ 7 14 32 Khớp giả 2 xương 18 25 33 Khớp giả 1 xương 11 14 34 Gãy đầu dưới xương quay 7 13 35 Gãy mỏm trâm quay hoặc trụ 6 11 36 Gãy xương cổ tay 7 13 37 Gãy xương đốt bàn (tuỳ mức độ từ 1 đến nhiều đốt) 6 11 - Can tốt 6 8 - Can gỗ, cứng vai 13 18 - Có chèn ép thần kinh mũ 21 25 - Gãy vỡ, khuyết phần thân xương 7 11 - Gãy vỡ ngành ngang 12 15 - Gãy vỡ phần khớp vai 21 28 38 Gãy xương đòn: 39 Gãy xương bả vai: GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn 40 Gãy xương ngón tay (tuỳ mức độ từ 1 đến nhiều ngón) 2 8 41 Mất 1 chân từ háng xuống (tháo khớp háng 1 đùi) 53 60 42 Cắt cụt 1 đùi: -1/3 trên 49 56 -1/3 giữa hoặc dưới 39 53 43 Cắt cụt 1 chân từ gối xuống (tháo khớp gối) 42 49 44 Tháo khớp cổ chân hoặc mất 1 bàn chân 39 46 45 Mất xuơng sên 25 28 46 Mất xương gót 25 32 47 Mất đoạn xương chày, mác gây khớp giả cẳng chân 25 32 48 Mất đoạn xương mác 14 21 49 Mất mắt cá chân: - Mắt cá ngoài 7 11 11 14 50 Mất cả 5 ngón chân 32 39 51 Mất 4 ngón cả ngón cái 27 34 52 Mất 4 ngón trừ ngón cái 25 32 53 Mất 3 ngón, 3-4-5 18 21 54 Mất 3 ngón, 1-2-3 21 25 55 Mất 1 ngón cái và ngón 2 14 18 56 Mất 1 ngón cái 11 14 57 Mất 1 ngón ngoài ngón cái 7 11 58 Mất 1 đốt ngón cái 6 8 59 Cứng khớp hang 32 39 60 Cứng khớp gối 21 28 B. CHI DƢỚI - Mắt cá trong GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn 61 Mất phần lớn xương bánh chè và giới hạn nhiều khả năng duỗi cẳng chân trên đùi 32 39 - ít nhất 5 cm 28 32 - từ 3 - 5 cm 25 28 63 Liệt hoàn toàn dây thần kinh hông khoeo ngoài 25 32 64 Liệt hoàn toàn dây thần kinh hông khoeo trong 18 25 - Can tốt 14 21 - Can xấu, trục lệch, chân dạng hoặc khép, teo cơ 21 28 - Can tốt, trục thẳng 18 25 - Can xấu, chân vẹo, đi đau, teo cơ 25 32 67 Khớp giả cổ xương đùi 32 39 68 Gãy 2 xương cẳng chân (chày + mác) 14 21 69 Gãy xương chày 11 15 70 Gãy đoạn mâm chày 11 18 71 Gãy xương mác 7 14 72 Đứt gân bánh chè 11 18 73 Vỡ xương bánh chè (trường hợp phải mổ thanh toán tối đa) 7 14 74 Vỡ xương bánh chè bị cứng khớp gối hoặc teo cả tứ đầu (tuỳ theo mức độ) 18 21 75 Đứt gân Achille (đã nối lại) 11 14 62 Gãy chân can lệch hoặc mất xương làm ngắn chi 65 Gãy xương đùi 1/3 giữa hoặc dưới (Trường hợp phải mổ được thanh toán mức tối đa) 66 Gãy 1/3 trên hay cổ xương đùi (Trường hợp mổ được thanh toán tối đa) GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn 76 Gãy xương đốt bàn (tuỳ theo mức độ từ 1 đến nhiều đốt) 5 8 77 Vỡ xương gót 11 18 78 Gãy xương thuyền 11 15 79 Gãy xương ngón chân (tuỳ mức độ từ 1 đến nhiều đốt) 3 8 80 Gãy ngành ngang xương mu 18 22 81 Gãy ụ ngồi 18 21 82 Gãy xương cánh chậu 1 bên 14 21 83 Gãy xương chậu 2 bên, méo xương chậu (tuỳ mức độ ảnh hưởng đến sinh đẻ) 28 42 84 Gãy xương cùng: - Không rối loạn cơ tròn 7 11 18 25 25 28 32 42 86 Gãy xẹp thân 1 đốt sống (không liệt tuỷ) 21 28 87 Gãy xẹp thân 2 đốt sống trở lên (không liệt tuỷ) 32 42 - Của 1 đốt sống 7 12 - Của 2 - 3 đốt sống 18 32 - Đường kính dưới 6 cm 18 28 - Đường kính từ 6 - 10 cm 28 42 - Đường kính trên 10 cm 35 49 - Có rối loạn cơ tròn. C. CỘT SỐNG 85 Cắt bỏ cung sau: - Của 1 đốt sống - Của 2 - 3 đốt sống trở lên 88 Gãy vỡ mỏm gai hoặc mỏm bên: D. SỌ NÃO 89 Khuyết xương sọ (chưa có biểu hiện thần kinh, tâm thần) GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn 90 Rối loạn ngôn ngữ do ảnh hưởng của vết thương đại não - Nói ngọng, Nói lắp khó khăn ảnh hưởng đến giao tiếp 21 28 - Không nói được (câm) do tổn hại vùng Broca 42 49 39 49 32 39 - Xương bị nứt rạn 28 35 - Lún xương sọ 21 28 - Nhiều mảnh xương đi sâu vào não 35 42 - Vỡ vòm sọ (đường rạn nứt thường, lõm hoặc lún xương) 14 21 - Vỡ xương lan xuống nền sọ không có liệt dây thần kinh ở nền sọ 21 28 - Võ xương lan xuống nền sọ, liệt dây thần kinh ở nền sọ 28 35 - Chấn động não 6 11 - Phù não 28 35 - Giập não, dẹp não 35 42 - Chảy máu khoang dưới nhện 28 35 21 28 95 Cắt bỏ 1-2 xương sườn 11 14 96 Cắt bỏ từ 3 xương sườn trở lên 18 25 - Mất khả năng giao dịch bằng chữ viết (mắt nhận biết về ngôn ngữ do tổn hại vùng Wernicke) 91 Lột da đầu toàn bộ (1 phần theo tỉ lệ) 92 Vết thương sọ não hở: 93 Chấn thương sọ não kín 94 Chấn thương não - Máu tụ trong sọ (ngoài màng cứng, trong màng cứng, trong não) E. LỒNG NGỰC GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn 97 Cất bỏ đoạn mỗi xương sườn 6 7 98 Gãy 1-2 xương sườn 5 8 99 Gãy 3 xương sườn trở lên 11 18 11 14 101 Mẻ hoặc rạn xương ức 7 11 102 Cắt toàn bộ một bên phổi 49 56 103 Cắt nhiều thuỳ phổi ở 2 bên, DTS giảm trên 50% 46 53 104 Cắt nhiều thuỳ phổi ở 1 bên 35 42 105 Cắt 1 thuỳ phổi 25 32 106 Tràn dịch, khí, máu màng phổi (chỉ chọc hút đơn thuần) 3 7 107 Tràn khí, máu màng phổi (phải dẫn lưu mổ cầm máu) 14 21 108 Tổn thương các van tim, vách tim do chấn thương (chưa suy tim) 35 42 - Phẫu thuật kết quả hạn chế 42 49 - Phẫu thuật kết quả tốt 25 32 110 Cắt toàn bộ dạ dày 53 60 111 Cắt đoạn dạ dày 35 42 112 Cắt gần hết ruột non (còn lại dưới 1 m) 53 60 113 Cắt đoạn ruột non 28 35 114 Cắt toàn bộ đại tràng 53 60 115 Cắt đoạn đại tràng 35 42 116 Cắt bỏ gan phải đơn thuần 49 56 100 Gãy xương ức đơn thuần (chức năng phân tim và hô hấp bình thường) 109 Khâu màng ngoài tim: G. BỤNG GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn 117 Cắt bỏ gan trái đơn thuần 42 49 118 Cắt phân thuỳ gan, tuỳ vị trí, số lượng và kết quả phẫu thuật 28 42 119 Cắt bỏ túi mật 32 39 120 Cắt bỏ lá lách 28 35 121 Cắt bỏ đuôi tụy, lách 42 49 122 Khâu lỗ thủng dạ dày 18 25 123 Khâu lỗ thủng ruột non (tuỳ theo mức độ 1 lỗ hay nhiều lỗ 21 32 124 Khâu lỗ thủng đại tràng 21 28 125 Đụng rập gan, khâu gan 25 32 126 Khâu vỏ lá lách 18 25 127 Khâu tụy 21 25 128 Cắt bỏ 1 thận, thận còn lại bình thường 35 42 129 Cắt bỏ 1 thận, thận còn lại bị tổn thương hoặc bệnh lý 49 56 130 Cắt 1 phần thận trái hoặc phải 21 28 - Nhẹ (không phải xử lý đặc hiệu, theo dõi dưới 5 ngày) 3 6 - Trung bình (phải dùng thuốc đặc trị, theo dõi trên 5 ngày) 7 11 - Nặng (có đụng rập, phải can thiệp ngoại khoa) 33 39 132 Cắt 1 phần bàng quang 19 25 133 Mổ thông bàng quang vĩnh viễn 49 56 134 Khâu lỗ thủng bàng quang 21 25 thủng) H. CƠ QUAN TIẾT NIỆU, SINH DỤC 131 Chấn thương thận (tuỳ theo mức độ và 1 hoặc 2 bên) 135 Mất dương vật và 2 tinh hoàn ở người GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn - Dưới 55 tuổi chưa có con 49 56 - Dưới 55 tuổi có con rồi 39 46 - Trên 55 tuổi 25 28 - Dưới 45 tuổi chưa có con 42 49 - Dưới 45 tuổi có con rồi 21 28 - Trên 45 tuổi 18 21 14 21 2 bên 32 39 trên 45 tuổi: 1 bên 11 14 2 bên 21 28 - Không lắp được mắt giả 39 46 - Lắp được mắt giả 35 42 139 Một mắt thị lực còn đến 1/10 21 32 140 Một mắt thị lực còn từ 2/10 đến 4/10 8 14 141 Một mắt thị lực còn từ 5/10 đến 7/10 5 11 142 Mất hoặc mù hoàn toàn 1 mắt nhưng trước khi xảy ra tai nạn đã mất hoặc mù một mắt 56 63 - Hoàn toàn không phục hồi được 53 60 - Nặng (Nói to hoặc thét vào tai còn nghe) 42 49 136 Cắt bỏ dạ con và buồng trứng 1 bên ở người 137 Cắt vú ở nữ dưới 45 tuổi: 1 bên I. MẮT 138 Mất hoặc mù hoàn toàn 1 mắt K. TAI-MŨI -HỌNG 143 Điếc 2 tai: GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn - Vừa (Nói to 1-2 m còn nghe) 25 32 - Nhẹ (Nói to 2 - 4 m còn nghe) 11 18 21 28 Vừa 11 14 Nhẹ 6 11 145 Mất vành tai 2 bên 14 28 146 Mất vành tai 1 bên 7 18 147 Sẹo rúm vành tai, chít hẹp ống tai 14 18 148 Mất mũi, biến dạng mũi 13 28 149 Vết thương họng sẹo hẹp ảnh hưởng đến nuốt 14 28 - Khác bên 56 63 - Cùng bên 49 56 151 Mất toàn bộ xương hàm trên hoặc dưới 49 56 152 Mất 1 phần xương hàm trên hoặc 1 phần xương hàm dưới (từ 1/3 đến 1/2 bị mất) từ cành cao trở xuống 25 32 153 Gãy xương hàm trên và hàm dưới can xấu gây sai khớp cắn nhai, ăn khó 21 25 154 Gãy xương gò má, cung tiếp xương hàm trên hoặc xương hàm dưới gây rối loạn nhẹ khớp cắn và chức năng nhai. 11 18 155 Khớp hàm giả do không liền xương hay khuyết xương 14 18 156 Mất răng: Trên 8 cái không lắp được răng giả 21 28 11 18 144 Điếc 1 tai: Hoàn toàn không phục hồi được L. RĂNG-HÀM-MẶT 150 Mất 1 phần xương hàm trên và 1 phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống: Từ 5 - 7 răng GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn Từ 3 - 4 răng 6 8 Từ 1 - 2 răng 2 4 157 Mất 3/4 lưỡi còn gốc lưỡi (từ đường gai V trở ra) 53 60 158 Mất 2/3 lưỡi từ đầu lưỡi 35 42 159 Mất 1/3 lưỡi ảnh hưởng đến phát âm 11 18 160 Mất 1 phần nhỏ lưỡi (dưới 1/3) ảnh hưởng đến phát âm 7 11 161 Vết thương phần mềm (VTPM) bao gồm rách da, rách niêm mạc, bong gân, sai khớp.. không ảnh hưởng tới cơ năng (tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ, nhiều, ít) 1 8 162 VTPM gây đau, rát, tê, co kéo (tuỳ mức độ rộng hẹp, nhiều ít), 8 18 163 VTPM ở ngực, bụng ảnh hưởng đến hô hấp 25 32 164 VTPM để lại sẹo sơ cứng làm biến dạng mặt gây trở ngại đến ăn, nhai và cử động cổ 28 42 165 VTPM khuyết hổng lớn ở chung quanh hốc miệng, vết thương môi và má ảnh hưởng nhiều đến ăn uống. 35 42 166 Mất 1 phần hàm ếch làm thông giữa mũi và miệng 14 21 - Diện tích dưới 5% 2 5 - Diện tích từ 5-15% 7 11 - Diện tích trên 15% 11 18 - Diện tích dưới 5% 14 25 - Diện tích từ 5-15% 25 42 M. VẾT THƢƠNG PHẦN MỀM, BỎNG ảnh hưởng đến gân, cơ, mạch máu lớn, thần kinh 167 Bỏng nông (độ I, độ II) 168 Bỏng sâu (độ III, độ IV, độ V) GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn - Diện tích trên 15% 42 56 Những trường hợp đặc biệt: 1. Trường hợp bị dính các khớp ngón tay (trừ ngón cái và ngón trỏ) và các khớp ngón chân (trừ ngón cái) thì số tiền bồi thường chỉ bằng 50% số tiền bồi thường quy định trong trường hợp cụt ngón đó. 2. Trường hợp mất hẳn chức năng của từng bộ phận hoặc hỏng vĩnh viễn chỉ được coi như mất bộ phận đó hoặc mất chi. 3. Trường hợp trước khi xảy ra tai nạn, người bị tai nạn chỉ còn một mắt và nay mất nốt mắt lành còn lại thì được coi như mất hoàn toàn hai mắt 4. Trường hợp người bị tai nạn bị nhiều hơn một loại thương tật thì số tiền bồi thường sẽ là tổng số tiền bồi thường cho từng toại thương tật. Tổng số tiền bồi thường sẽ không vượt quá mức trách nhiệm bắt buộc. 5. Những trường hợp thương tật không được liệt kê trong Bảng quy định trả tiền bảo hiểm thiệt hại về người sẽ được bồi thường theo tỷ lệ trên cơ sở so sánh tính nghiêm trọng của nó với những trường hợp khác có trong Bảng hoặc được căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa. 6. Nạn nhân bị chết nhưng không xác định được tung tích hoặc không có người thừa kế hợp pháp thì số tiền bồi thường căn cứ chi phí thực tế cần thiết để mai táng và phục vụ cho việc lưu trữ tìm tung tích nạn nhân. Tổng số tiền bồi thường không vượt quá mức bồi thường thiệt hại về người theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai [...]... phẩm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động đối với người lao động, bảo hiểm trách nhiệm của chủ nuôi chó, các loại bảo hiểm trách nhiệm khác 1.2 Khái quát bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách 1.2.1 Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách Để hiểu thế nào là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách thông... cứ vào đối tượng bảo hiểm cụ thể, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chia thành các loại là: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu, bảo hiểm trách nhiệm của chủ đóng tàu, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách, bảo hiểm trách nhiệm công cộng, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, bảo. .. Trần Thị Chúc Mai 15 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn nhiệm dân sự bắt buộc và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện Thứ hai, căn cứ vào nguồn gốc phát sinh trách nhiệm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chia thành hai loại là hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh theo hợp đồng và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh ngoài... sở lý luận chung làm cơ sở cho những quy định pháp luật ở Chương 2 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 25 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn CHƢƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH ĐI PHƢƠNG TIỆN XE KHÁCH Để đảm bảo an toàn cho hành khách cũng như nâng cao trách nhiệm của chủ các phương tiện. .. xe khách đối với hành khách GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 4 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ 1.1 Khái quát chung về trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách niệm dân sự 1.1.1 Khái quát chung về bảo hiểm Bảo hiểm là một hoạt động đã xuất hiện từ rất lâu và được thực hiện ở... Chúc Mai 13 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm 4 Từ những cơ sở lý luận về hợp đồng và hợp đồng bảo hiểm ta có thể hiểu hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là hợp đồng về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của tổ chức,... đồng bảo hiểm, bồi thường theo luật định hoặc theo phán quyết của toà án 1.1.4.1 Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói chung là trách nhiệm dân sự hay những hậu quả pháp lý mà pháp luật quy định đối với trường hợp tổ GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 12 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách. .. định của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách đi phƣơng tiện xe khách Hành khách khi tham gia phương tiện vận tải xe khách cũng đồng nghĩa với việc giữa hành khách và chủ phương tiện vận tải mà cụ thể là chủ xe khách đã tham gia ký kết một hợp đồng vận chuyển hành khách Theo đó, chủ phương tiện vận tải xe khách này cũng phải thực hiện các quy định của pháp luật để bảo. .. bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe khách đối với hành khách Bên cạnh việc nghiên cứu người viết tập trung phân tích những quy định của pháp luật về một số nội dung cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của các GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Trần Thị Chúc Mai 3 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách đi phương tiện xe khách – Lý luận và thực tiễn bên trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách. .. trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe khách đối với hành khách Thêm vào đó là vấn đề về trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm làm cơ sở cho những nghiên cứu và giúp người viết có thể có cái nhìn tổng thể và đưa ra quan đi m của mình tại Chương 3 Chƣơng 3: Một số thực trạng và kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách đi phƣơng tiện xe khách:

Ngày đăng: 04/10/2015, 22:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan