giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ Bảo hiểm cháy tại PVI

61 299 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ Bảo hiểm cháy tại PVI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xã hội nào trên con đường phát triển của mình cũng luôn hướng tới sự phồn thịnh, ấm no về vật chất cùng với sự đảm bảo công bằng và phúc lợi xã hội.

MỤC LỤC M C L CỤ Ụ . 1 L i m uờ ở đầ 1 CH NG 1ƯƠ . 5 1.1 LÝ LU N CHUNG V B O HI M CHÁYẬ Ề Ả Ể .5 1.1.2 Gi i thi u chung v b o hi m cháyớ ệ ề ả ể . 5 1.1.3 S c n thi t v vai trò c a B o hi m cháyự ầ ế à ủ ả ể 7 1.2 N I DUNG C B N C A NGHI P V B O HI M CHÁY Ộ Ơ Ả Ủ Ệ Ụ Ả Ể 10 1.2.1 M t s khái ni m c b n trong h p ng b o hi m cháyộ ố ệ ơ ả ợ đồ ả ể .10 1.2.2 R i ro c b o hi m.ủ đượ ả ể . 15 1.2.3 R i ro không c b o hi mủ đượ ả ể .17 CH NG 2ƯƠ . 19 2.1. GI I THI U CHUNG V T NG CÔNG TY B O HI M D U KH VI T NAMỚ Ệ Ề Ổ Ả Ể Ầ Í Ệ 19 2.1.1 L ch s hình th nh v phát tri n c a T ng Công ty C ph n B o hi m D u khí Vi t Nam:ị ử à à ể ủ ổ ổ ầ ả ể ầ ệ 19 2.1.2 N ng l c t i chính v tình hình kinh doanh c a PVIă ự à à ủ 20 2.1.3 T ch c b máy T ng công ty c ph n B o hi m D u khí Vi t Namổ ứ ộ ổ ổ ầ ả ể ầ ệ .25 2.1.3.1 C c u t ch c b máy c a PVI: ơ ấ ổ ứ ộ ủ 25 2.1.3.2 C c u t ch c c a PVI:ơ ấ ổ ứ ủ 28 2.1.3.3 Ch c n ng c a các phòng ban:ứ ă ủ 29 2.1.3.4 Các s n ph m:ả ẩ 32 2.1.4 Nh ng y u t tác ng n vi c tri n khai nghi p v b o hi m h a ho n t i t ng công ty ữ ế ố độ đế ệ ể ệ ụ ả ể ỏ ạ ạ ổ B o hi m D u khí Vi t Namả ể ầ ệ . 35 2.1.4.2 Khó kh n.ă . 36 2.2 TÌNH HÌNH KINH DOANH B O HI M CHÁY T I PVI TRONG GIAI O N 2003-2008Ả Ể Ạ Đ Ạ 37 2.2.1 Khái quát th tr ng B o hi m cháy Vi t Namị ườ ả ể ệ 37 2.2.2 Tình hình kinh doanh B o hi m cháy t i PVI(2003-2008)ả ể ạ 40 2.2.2.1 K t qu khai thác v th c hi n doanh thu BH cháyế ả à ự ệ 40 2.2.2.2 Tình hình chi b i th ngồ ườ . 46 CH NG 3ƯƠ . 50 3.1 Ph ng h ng, m c tiêu th c hi n nhi m v kinh doanh n m 2009 c a PVIươ ướ ụ ự ệ ệ ụ ă ủ .50 3.2 M t s ki n ngh góp ph n nâng cao hi u qu khai thác nghi p vộ ố ế ị ầ ệ ả ệ ụ .51 K t lu nế ậ . 59 SV: Lê Văn Tình Bảo hiểm 47B Lời mở đầu Xã hội nào trên con đường phát triển của mình cũng luôn hướng tới sự phồn thịnh, ấm no về vật chất cùng với sự đảm bảo công bằng và phúc lợi xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đó, phải tiến hành nhiều hoạt động kinh tế- xã hội. Mỗi hoạt động có những đặc thù và chức năng riêng của mình. Nhưng có một hoạt động không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà ý nghĩa xã hội của nó cũng không thể phủ nhận. Đó là Bảo hiểm - một hoạt động dịch vụ tài chính dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít. Hàng năm nó mang lại một nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, lợi nhuận cho người kinh doanh bảo hiểm, đồng thời góp phần ổn định đời sống, sản xuất cho người tham gia. Nhờ có bảo hiểm, những thiệt hại do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra với một người sẽ được bù đắp, san sẻ từ những khoản đóng góp của nhiều người. Do đó, nó là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức, giúp họ yên tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Chính vì vậy từ khi ra đời cho đến nay ,ngành Bảo hiểm đã không ngưng phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Mặc dù Bảo hiểm ở Việt Nam xuất hiện khá muộn so với các nước phát triển trên thế giới nhưng từ khi ra đời cho đến nay,ngành Bảo hiểm Việt Nam đã có những bước phát triển không ngừng,góp phần đáng kể vào sự ổn định đời sống kinh tế cho người dân và tăng thu nhập cho Nhà nước. Từ năm 1990 đến 1996, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành bảo hiểm thương mại Việt Nam đạt từ 35% đến 40%. Nghị định 100/CP ngày 18/2/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm đã mở ra một hướng đi mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam, tạo điều kiện cho nhiều loại hình doanh Lê Văn Tình Bảo hiểm 47B 1 nghiệp cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm mới ra đời và phát triển.Cụ thể: thị trường bảo hiểm Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất khu vực cũng như thế giới. với tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 1993-2004 đạt khoảng 29%/năm. Trong một thập kỷ qua, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm trên GDP đã tăng từ 0,37% (1993) lên đến 1,8 % (2004). Năm 2005 Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2005 tiếp tục có sự phát triển mạnh, doanh thu bảo hiểm tăng khoảng 21%. Ước tính, doanh thu phí toàn ngành bảo hiểm năm 2005 đạt 15.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 5.900 tỷ đồng Năm 2007, doanh thu BH đạt 17.846 tỉ đồng, chiếm 2,11% GDP, trong đó NT đạt 9.486 tỉ đồng, PNT đạt 8.360 tỉ đồng. Năm 2008, doanh thu BH đạt 27.000 tỉ đồng, chiếm 2,22% GDP, trong đó NT đạt 10.339tỉ đồng, tăng trưởng 9,3%, PNT đạt 10.855 tỉ đồng, tăng trưởng 31,2%. Tại Việt Nam, nghiệp vụ bảo hiểm cháy được bắt đầu triển khai từ năm1989. Tuy nhiên, quá trình hoạt động và triển khai nghiệp vụ này chỉ đơn thuần thực hiện các chức năng kinh doanh của nó. Sau nghị định 100/CP với sự ra đời của hàng loạt các công ty bảo hiểm thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau đã làm cho tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm trở lên gay gắt hơn, tính hiệu quả được chú trọng và đề cao hơn trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.Đặc biệt,từ khi Việt Nam gia nhập WTO ngành Bảo hiểm càng có cơ hội phát triển hơn nữa với sự tham gia của rất nhiều các công ty bảo hiểm nước ngoài.Mặc dù vậy tình hình Bảo hiểm cháy nổ cũng không mấy khả quan một phần các doanh nghiệp Bảo hiểm chưa khai thác tốt thị trường,một phần do nhận thức chưa đúng về Bảo hiểm của người dân,đặc biệt là các doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra cháy nổ cao .Chính vì vậy,ngày 08/11/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định Lê Văn Tình Bảo hiểm 47B 2 130/2006/NĐ-CP quy định về việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với các doanh nghiệp,cơ sở kinh doanh có nguy cơ xảy ra cháy nổ cao.Đây là khung pháp lý đầu tiên dành riêng để điều chỉnh lĩnh vực bảo hiểm cháy nổ. Tiếp đó, ngày 24/4/2007, Bộ Tài chính và Bộ Công an đã ban hành Thông tư liên tịch số 41/2007/TTLT-BTC-BCA, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 28/QĐ/BTC ngày 24/4/2007 hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Với sự tham gia của Nhà nước cùng sự phát triển của thị trường Bảo hiểm,các nhà làm Bảo hiểm cần đặt ra câu hỏi:Làm thế nào để hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao cho công ty mà vẫn đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong lĩnh vực bảo hiểm cháy.Đây chính là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó có Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam-PVI. Xuất phát từ thực tế đó và sau một thời gian công tác, tìm hiểu thực tế tại Phòng bảo hiểm Tài sản-Kỹ thuật của công ty bảo hiểm Dầu khí Đông Đô PVI cùng với sự nhiệt tình, say mê nghề nghiệp, em đã chọn chuyên đề: Tình hình hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Tổng công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam PVI để nghiên cứu. Mục đích của chuyên đề nhằm trình bày một số nét cơ bản nhất về nghiệp vụ bảo hiểm cháy và thực tế kinh doanh nghiệp vụ trên tại Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí VN. Bên cạnh đó, em cũng xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại PVI. Lê Văn Tình Bảo hiểm 47B 3 Chuyên đề được chia thành 3 phần: Chương I: Khái quát chung về bảo hiểm cháy Chương II: Tình hình hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Tổng công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam Lê Văn Tình Bảo hiểm 47B 4 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY 1.1.2 Giới thiệu chung về bảo hiểm cháy Cho đến nay, bảo hiểm không còn là khái niệm xa lạ đối với chúng ta. Hoạt động bảo hiểm liên tục phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên, việc tìm hiểu xem bảo hiểm xuất hiện từ khi nào lại là điều khó khăn hơn nhiều. Nhìn chung, mọi ý kiến đều cho rằng bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử văn minh nhân loại, gắn liền với sự phát triển của lịch sử loài người. Lịch sử loài người trước hết là lịch sử đấu tranh với thiên nhiên. Trong quá trình đó, con người phải từng bước chinh phục và cải tạo thiên nhiên, đồng thời cũng luôn phải chịu sự tác động của thiên nhiên, phải đương đầu với thiên tai và gánh chịu những hậu quả do thiên tai gây ra. Do đó, một mặt đấu tranh với thiên nhiên, mặt khác hạn chế tác hại và khắc phục hậu quả của thiên tai luôn là nhiệm vụ cấp bách của mọi thời đại. Thông thường người ta hạn chế bằng nhiều cách: tránh né rủi ro, tự đề phòng và tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, con người dần sớm nhận ra rằng việc dự trữ chung theo cộng đồnghiệu quả hơn rất nhiều. Đây chính là tiền đề của bảo hiểm, nghĩa là nhiều người cùng nhau góp tiền hoặc lập ra một quỹ chung để khi có thiên tai hay tai nạn xảy ra bất ngờ gây tổn thât thì người ta sẽ lấy từ quỹ chung ra để bù đắp cho những người bị tai nạn bất ngờ đó. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, yếu tố tác động đến đời sống con người không chỉ có thiên nhiên mà còn cả yếu tố xã hội nữa. Những tổn thất, không chỉ do thiên nhiên mà còn do cả chiến tranh, khủng hoảng kinh tế. Lê Văn Tình Bảo hiểm 47B 5 Trong hoàn cảnh đó, vấn đề thành lập quỹ chung để bù đắp tổn thất lại tỏ ra hữu hiệu hơn bao giờ hết. Cũng từ đó hoạt động bảo hiểm ngày càng phát triển và tính ưu việt của nó được thể hiện ngày một rõ nét hơn. Bảo hiểm cháy cũng như bất kỳ nghiệp vụ bảo hiểm nào khác, cũng đều ra đời bắt nguồn từ thực tế là con người luôn luôn phải vật lộn với rủi ro. Nhiều loại rủi ro được xuất hiện vẫn tồn tại và chi phối cuộc sống của con người. Hơn nữa, sự phát triển của con người phần nào đã hạn chế kiểm soát được rủi ro này nhưng lại làm tăng mức độ trầm trọng của rủi ro khác hoặc làm phát sinh nhiều loại rủi ro mới. Chính sự đe doạ trực tiếp của rủi ro mà bảo hiểm cháy ra đời như một tất yếu khách quan. Vào thời trung đại rồi phục hưng, ở Châu Âu vẫn chưa có hệ thống phòng cháy nào hữu hiệu hơn hệ thống sử dụng từ thời các hoàng đế La Mã trị vì. Phải đến năm 1666, sau khi chứng kiến đám cháy khủng khiếp ở thủ đô Luân Đôn, người dân Anh mới nhận thức được tầm quan trọng của của việc thiết lập hệ thống phòng cháy-chữa cháy và bồi thường cho người bị thiệt hại một cách hữu hiệu. Đám cháy lớn kéo dài bảy ngày, tám đêm bắt đầu từ chủ nhật 2/9/1666 cho tới ngày 9/9/1666 đã để lại một tổn thất vô cùng to lớn: thiêu hủy hoàn toàn 13.200 ngôi nhà, 87 nhà thờ trong đó có cả trụ sở của Lloyd’s và nhà thờ Saint Paul. Mức độ nghiêm trọng của thảm họa này đã dẫn tới sự ra đời của công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên tại nước Anh. Vào năm 1667 văn phòng bảo hiểm cháy đầu tiên được thành lập với tên gọi rất đơn giản “The fire office” với tiền thân là những người lính cứu hỏa Luân Đôn. Năm 1684, Công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên ra đời lấy tên là “Friendly Society Fire Office”, Công ty hoạt động trên nguyên tắc tương hỗ và hệ thống chi phí cố định, người được bảo hiểm phải chịu một phần thiệt hại xảy ra. Sau đó hàng loạt các công ty bảo hiểm cháy khác ra Lê Văn Tình Bảo hiểm 47B 6 đời ở Anh như: Amicable (1696), Sun (1710), Union (1714) và vẫn hoạt động cho đến ngày nay. Sau công ty bảo hiểm cháy đầu tiên ở Anh, bảo hiểm cháy mở rộng sang các nước khác trên lục địa Châu Âu. Ngay từ năm 1677 tại Hambourg (Đức) đã thành lập quỹ hỏa hoạn đầu tiên của thành phố. Trong khoảng 200 năm ra đời và phát triển, bảo hiểm cháy đã đáp ứng được nhu cầu khẩn thiết chống lại sức tàn phá của các vụ hỏa hoạn. 1.1.3 Sự cần thiết và vai trò của Bảo hiểm cháy Tại Việt Nam, bảo hiểm cháy được bắt đầu thực hiện từ cuối những năm 1989. Tuy nhiên, quá trình hoạt động và triển khai hoạt động này chỉ đơn thuần thực hiện các chức năng kinh doanh của nó. Mãi đến năm 1993 sau khi có nghị định 100/CP, nghiệp vụ này mới thực sự phát triển ở nước ta. Mỗi năm nước ta xảy ra hàng nghìn vụ làm chết, bị thương hàng trăm người, thiệt hại về tài sản hàng chục tỷ đồng. Đặc biệt số vụ cháy lớn ngày càng gia tăng, điển hình như: -Cháy chợ Đồng Xuân (14/7/1994) gây thiệt hại gần 140 tỷ đồng. Có 2364 hộ kinh doanh và hàng chục nghìn đại lý, khung chợ bị thiệt hại người kinh doanh lâm vào hoàn cảnh khó khăn do mất hết hàng hóa, tiền của không còn nơi làm việc. -Vụ cháynghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu Sông Bé (1995) thiệt hại gần 18 tỷ đồng. -Vụ cháynghiệp giày An Đình - Hải Phòng (1996) thiệt hại khoảng 1 triệu đô la. -Vụ cháy kho xăng dầu 131 Thủy Nguyên - Hải Phòng ngày 26/6/1997 gây thiệt hại 31 tỷ đồng. Lê Văn Tình Bảo hiểm 47B 7 -Năm 1997 còn một số vụ cháy lớn như là: Vụ cháy Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình (sản xuất giày Sông Bé) là 6,03 tỷ đồng; vụ cháy tạinghiệp dược Trà Vinh gần 2 tỷ đồng. -Những vụ cháy lớn trong năm 2000 có thể kể đến là vụ cháy Công ty may Hải Sơn với thiệt hại là 7,5 tỷ đồng; vụ cháy Công ty Muraya Việt Nam với thiệt hại là 6,25 tỷ đồng; vụ cháy ở Công ty TNHH Thịnh Khang với trị giá 6,2 tỷ đồng. Từ năm 2002 đến năm 2006, toàn quốc đã xảy ra 11.795 vụ cháy, nổ với thiệt hại ước tính là 1.710 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là số thiệt hại đã thống kê được và trên thực tế nếu tính toán đầy đủ, thì số thiệt hại có thể còn lớn hơn rất nhiều. Đặc biệt trong những năm gần đây,kinh tế đất nước phát triển hơn,thu nhập của người dân được cải thiện đáng kể.Do đó việc sử dụng Gas trong sinh hoạt của người dân đã trở nên phổ biến.Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp,cửa hàng kinh doanh sản xuất Gas mở rộng phát triển.Tuy nhiên đi cùng với đó là khả năng có nguy cơ tiềm ẩn xảy ra các vụ cháy nổ Gas ngày một nhiều.Bên cạnh đó là mạng lưới điện của chung ta hiện nay đã rất cũ kỹ,hầu hết các đường điện đều kéo trên đường.Tình trang này cũng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy nổ cao Trong 9 tháng đầu năm 2008, toàn quốc đã xảy ra hàng chục vụ cháy lớn, trong đó 6 vụ cháy lớn đã gây tổn thất vượt quá 12 triệu USD.Hầu hết các vụ cháy nổ lớn ở nước ta đều bắt nguồn từ việc chập điện và nổ khí Gas. Tuy nhiên Hoả hoạn không chỉ gây thiệt hại trực tiếp đến cho con người và tài sản mà nó còn để lại những thiệt hại và tổn thât khổng lồ cho các doanh nghiệp. Trên thực tế sau khi Hoả hoạn xảy ra, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpkhông thể phát triển theo kế hoạch kinh doanh đã đặt ra, các doanh nghiệp sẽ mất khoản lợi nhuận do nhà xưởng, máy móc Lê Văn Tình Bảo hiểm 47B 8 bị hư hại. Để tránh bị phá sản họ phải tiến hành các biện pháp khôi phục lại sản xuất. Bên cạch việc duy trì chi trả tiền lương cho nhân công và thanh toán các chi phí cố định như tiền thuê nhà xưởng, khấu hao, điện nước lãi xuất ngân hàng các doanh nghiệp còn phải thuê thêm nhân viên làm việc thêm giờ để hoàn tất đơn đặt hàng tồn đọng .Rõ ràng những khám phá này không được bồi thường theo đơn bảo hiểm cháy. Để đáp ứng được các khoản chi phí trên, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng các quỹ dự trữ, hoặc vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức cho vay khác, song các phương pháp này hoàn toàn thụ động . Một biện pháp hiện nay đang khẳng định tính ưu việt với các nhà đầu tư nước ngoài đó là tham gia bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. Với loại hình này, các doanh nghiệp không những được bồi thường tài chính cho các khoản chi phí nói trên mà còn được bù đắp phần lợi nhuận ròng bị mất mát mà lẽ ra họ được mà không bị tổn thương. Như vậy có thể nói rằng bảo hiểm cháy đã hạn chế tối thiểu mức ảnh hưởng của các rủi ro tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bằng việc đóng góp một khoản phí nhỏ ( thường là một phần ngàn giá trị của tài sản) người được bảo hiểm có thể đầu tư tối đa và triệt để nguồn vốn nhàn rỗi cho phát triển hoạt động sản xuất, bởi họ không phải trích lập quỹ dự phòng trường hợp xẩy ra rủi ro và quan trọng hơn, bên cạnh việc được bồi thường khi xẩy ra tổn thất họ có một tâm lý an tâm khi tiến hành công việc kinh doanh của mình. Chính vì vậy việc triển khai Bảo hiểm cháy là rất cần thiết Trước hết, bảo hiểm cháy ra đời đáp ứng được nhu cầu cần được bảo vệ của con người trước những rủi ro như cháy có thể gặp trong cuộc sống. Mặt khác, giá trị tài sản của con người ngày càng tăng, vì vậy rủi ro hỏa hoạn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và tình trạng tài chính của Lê Văn Tình Bảo hiểm 47B 9 [...]... 12.Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội 13.Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Nam Định 14.Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô 15.Công ty Bảo hiểm Dầu khí Sài Gòn NGÀNH NGHỀ KINH DOANH: 1 Kinh doanh bảo hiểm gốc  Bảo hiểm dầu khí  Bảo hiểm hàng hải  Bảo hiểm kỹ thuật  Bảo hiểm tài sản  Bảo hiểm trách nhiệm  Bảo hiểm hàng không Lê Văn Tình 25 Bảo hiểm 47B  Bảo hiểm con người  Bảo hiểm xe cơ giới  Bảo hiểm y... bảo hiểm hỏa hoạn có thể giúp người đọc có một sự hiểu biết tổng quan về bảo hiểm hỏa hoạn Những khái niệm cơ bản này còn là cơ sở để ta tiếp tục nghiên cứu tiếp trong các chương sau về tình hình thực tế của hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hỏa Lê Văn Tình 18 Bảo hiểm 47B hoạn và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ này tại Công ty bảo hiểm Hà Nội CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH HOẠT... người tham gia bảo hiểm đăng ký với người bảo hiểm trên cơ sở giá trị bảo hiểm, là giới hạn bồi thường tối đa khi tài sản được bảo hiểm tổn thất toàn bộ Số tiền bảo hiểm do người được bảo hiểm yêu cầu nhưng phải được sự chấp nhận của người bảo hiểm, nó có thể bằng, thấp hơn hoặc cao hơn giá trị bảo hiểm - Phí bảo hiểm: là khoản tiền mà người tham gia nộp cho công ty bảo hiểm để bảo hiểm cho những rủi... người được bảo hiểm, công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm trong một năm hoặc bảo hiểm ngắn hạn Sau khi kết thúc thời hạn bảo hiểm, người được bảo hiểm có thể đóng phí tiếp và yêu cầu tái tục bảo hiểm Hiệu lực bảo hiểm được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm - Giám định và bồi thường tổn thất: khi rủi ro tổn thất xảy ra người được bảo hiểm phải gửi thông báo tổn thất và yêu cầu bồi thường cho người bảo hiểm trong... tế tự nguyện  Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển cấp cứu  Bảo hiểm nông nghiệpBảo hiểm khác 2 Kinh doanh tái bảo hiểm  Nhượng tái bảo hiểm  Nhận tái bảo hiểm 3 Giám định tổn thất 4 Hoạt động đầu tư  Kinh doanh giấy tờ có giá  Kinh doanh bất động sản  Góp vốn vào các doanh nghiệp khác  Uỷ thác cho vay vốn 5 Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật  Tư vấn bảo hiểm và quản lý rủi ro... giới bảo hiểm, các nhà đứng đầu bảo hiểm quốc tế để triển khai cung cấp tất cả các loại hình bảo hiểm như bảo hiểm thân máy bay, bảo hiểm trách nhiệm của người vận chuyển, Bảo hiểm trách nhiệm  Bảo hiểm trách nhiệm Bên thứ ba  Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm  Bảo hiểm trách nhiệm của người chủ sử dụng lao độngBảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiến trúc sư và các tổ chức tư vấn Bảo hiểm con... Giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba Lê Văn Tình 26 Bảo hiểm 47B SƠ ĐỒ TỔ CHỨC: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN BẢO HIỂM NĂNG LƯỢNG BẢO HIỂM GỐC BAN BẢO HIỂM KỸ THUẬT BAN BẢO HIỂM HÀNG HẢI BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN BẢO HIỂM DỰ ÁN TÁI BẢO HIỂM BAN TỔNG GIÁM ĐỐC NHẬN TÁI BẢO HIỂM NHƯỢNG TÁI BẢO HIỂM BAN TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN BAN TỔ CHỨC - NHÂN SỰ BAN KH VÀ PHÁT TRIỂN KD QUẢN LÝ BAN TỔNG HỢP – PHÁP... vấn Bảo hiểm con người  Bảo hiểm tai nạn cá nhân  Bảo hiểm sinh mạng cá nhân  Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật  Bảo hiểm con người kết hợp  Bảo hiểm du lịch trong nước Lê Văn Tình 33 Bảo hiểm 47B  Bảo hiểm người Việt Nam du lịch nước ngoài  Bảo hiểm người nước ngoài du lịch Việt Nam  Bảo hiểm tai nạn cá nhân đối với người nước ngoài Bảo hiểm xe cơ giới  Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của... khí Từ năm 2002 đến nay, PVI duy trì 100% thị phần bảo hiểm và cung cấp dịch vụ bảo hiểm không chỉ cho 100% các nhà thầu dầu khí mà trên 90% các nhà thầu phụ dầu khí hoạt động tại Việt Nam PVI sẵn sàng cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm dầu khí hiện có trên thị trường như: Bảo hiểm khống chế giếng, Bảo hiểm trách nhiệm Bên thứ ba, Bảo hiểm Tài sản và thiết bị dầu khí, bảo hiểm xây dựng ngoài khơi,... Việt Nam như các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, nhà máy, PVI cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm kỹ thuật bao gồm: Bảo hiểm xây dựng lắp đặt trên bờ, ngoài khơi; Bảo hiểm Thiết bị điện tử; Lê Văn Tình 32 Bảo hiểm 47B Bảo hiểm đổ vỡ máy móc; Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp, tài sản và Bảo hiểm Gián đoạn kinh doanh Bảo hiểm hàng không: Để bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của ngành

Ngày đăng: 18/04/2013, 11:49

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Số liệu tài chính của PVI - giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ Bảo hiểm cháy tại PVI

Bảng 1.

Số liệu tài chính của PVI Xem tại trang 23 của tài liệu.
*Tình hình kinh doanh - giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ Bảo hiểm cháy tại PVI

nh.

hình kinh doanh Xem tại trang 24 của tài liệu.
Sự tăng trưởng vượt bậc của PVI thể hiện rõ ràng qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho ta thấy, giai đoạn 2004-2008,doanh thu của công ty đều tăng trưởng dần qua các năm.Hiện nay PVI đã trở thành một doanh nghiệp Bảo hiểm có mức tăng trưởng doanh thu đứng  - giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ Bảo hiểm cháy tại PVI

t.

ăng trưởng vượt bậc của PVI thể hiện rõ ràng qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho ta thấy, giai đoạn 2004-2008,doanh thu của công ty đều tăng trưởng dần qua các năm.Hiện nay PVI đã trở thành một doanh nghiệp Bảo hiểm có mức tăng trưởng doanh thu đứng Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 3:Thị phần của PVI theo doanh thu bảo hiểm gốc của nghiệp vụ BH cháy  - giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ Bảo hiểm cháy tại PVI

Bảng 3.

Thị phần của PVI theo doanh thu bảo hiểm gốc của nghiệp vụ BH cháy Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng phí Bảo hiểm gốc của nghiệp vụ Bảo hiểm cháy tại PVI - giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ Bảo hiểm cháy tại PVI

Bảng 4.

Tốc độ tăng trưởng phí Bảo hiểm gốc của nghiệp vụ Bảo hiểm cháy tại PVI Xem tại trang 45 của tài liệu.
BẢNG 5: DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM CHÁY TẠI PVI GIAI ĐOẠN  (2004-2008) - giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ Bảo hiểm cháy tại PVI

BẢNG 5.

DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM CHÁY TẠI PVI GIAI ĐOẠN (2004-2008) Xem tại trang 46 của tài liệu.
BẢNG 6: CHI BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM CHÁY TẠI PVI GIAI ĐOẠN (2004-2008) - giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ Bảo hiểm cháy tại PVI

BẢNG 6.

CHI BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM CHÁY TẠI PVI GIAI ĐOẠN (2004-2008) Xem tại trang 49 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan