Đa dạng sinh học rừng ngập mặn tỉnh sóc trăng

52 989 2
Đa dạng sinh học rừng ngập mặn tỉnh sóc trăng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÓC TRĂNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN THỊ MINH KHAI ------------ CHUYÊN ĐỀ ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN TỈNH SÓC TRĂNG Những người thực hiện: GV tổ Sinh – KTNN HS lớp 10A4S HS lớp 11A4S Sóc Trăng, 2012 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÓC TRĂNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN THỊ MINH KHAI ------------ CHUYÊN ĐỀ ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN TỈNH SÓC TRĂNG Những người thực hiện: GV tổ Sinh – KTNN HS lớp 10A4S HS lớp 11A4S Sóc Trăng, 2012 MỤC LỤC CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC ................................................................................. 2 2.1 Chọn điểm tham quan và thu mẫu .......................................................................................... 2 2.2 Thu mẫu .................................................................................................................................. 6 CHƯƠNG 3. ĐA DẠNG SINH HỌC RNM SÓC TRĂNG ........................................................ 13 3.1 Đặc điểm RNM Sóc Trăng ..................................................................................................... 13 3.2 Đa dạng thực vật RNM Sóc Trăng ......................................................................................... 15 3.2.1. Họ Bần – Sonneratiaceae ............................................................................................... 15 3.2.2 Họ Acanthaceae .............................................................................................................. 16 3.2.3 Họ Ô Rô – Acanthaceae.................................................................................................. 17 3.2.4 Họ Cúc - Asteraceae ...................................................................................................... 17 3.2.5 Họ Bìm Bìm – Convolvulaceae ...................................................................................... 18 3.2.6 Họ Sam Biển – Aizoaceae .............................................................................................. 19 3.2.7 Họ Đậu – Fabaceae ......................................................................................................... 19 3.2.8 Họ Đước – Rhizophoraceae ............................................................................................ 20 3.2.9 Họ Myrsinaceae .............................................................................................................. 21 3.2.10 Họ Ráy – Araceae ......................................................................................................... 21 3.2.11 Họ Ráng – Pteridaceae .................................................................................................. 22 3.2.12 Họ Cau – Arecaceae ..................................................................................................... 22 3.3 Đa dạng động vật RNM Sóc Trăng ........................................................................................ 24 3.3.1 Sâm đất - Sipunculus nudus ............................................................................................ 24 3.3.2 Các loài cá ....................................................................................................................... 24 3.3.3 Các loài tôm .................................................................................................................... 29 3.3.4 Các loài cua ..................................................................................................................... 30 3.3.5 Cua bụng mềm Clibanarius longitarsus ......................................................................... 36 3.3.6 Sam - Tachypleus tridentatus ......................................................................................... 36 3.3.7 Hà bám - Balanus amphritrite ........................................................................................ 37 3.3.8 Các loài Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) và Hai mảnh vỏ (Bivalvia) ..................... 37 3.4 Vai trò của RNM trong việc bảo vệ vùng ven biển ................................................................ 46 3.4.1 Tác dụng của RNM trong việc giảm thiểu tác hại của sóng thần ................................... 46 3.4.2 Tác dụng của RNM trong việc bảo vệ đê biển Việt Nam ............................................... 47 3.4.3 Tác dụng của RNM trong việc bảo vệ đất bồi, chống xói lở, hạn chế xâm nhập mặn ... 47 3.4.4 Tác dụng của RNM đối với môi trường sinh thái ........................................................... 47 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 49 CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng ngập mặn (RNM) không chỉ là nơi cư trú mà còn là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong phú của các quần thể sinh vật cửa sông ven biển, đồng thời là nơi duy trì đa dạng sinh học cho biển. Thêm vào đó, RNM còn có tác dụng chắn sóng, chống xói mòn bờ biển và giữ lại các chất phù sa nên nâng cao được thềm lục địa tại thềm lục địa ven biển, nó tạo thành một bờ bao tự nhiên ngăn chặn nước biển dâng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Sau khi đã tàn phá RNM vì những lợi ích trước mắt, sau đó phải gánh chịu những cơn thịnh nộ của tự nhiên, thiên tai, bão lũ, xâm nhập mặn, đất rừng bị thoái hóa,… xảy ra ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, bài học bảo vệ RNM đã được con người thấu hiểu và nhân lên ở nhiều địa phương ven biển. Nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của RNM đối với nền kinh tế và hệ sinh thái, đặc biệt là vai trò hạn chế gió bão ở những vùng ven biển tỉnh nhà; tạo điều kiện cho học sinh đi tham quan thực tế, đồng thời thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 – 2012, vào ngày 26/02/2012, tập thể giáo viên tổ Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp trường THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai đã tổ chức chuyến tham quan RNM Sóc Trăng cho các em học sinh lớp Chuyên Sinh 10 và 11 để thực hiện chuyên đề “Đa dạng sinh học RNM tỉnh Sóc Trăng”. 1 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 2.1 CHỌN ĐIỂM THAM QUAN VÀ THU MẪU Do quỹ thời gian hạn hẹp và chuyến đi mang tính chất tham quan - học tập, dựa vào đặc điểm sinh thái khu vực, chúng tôi chỉ tiến hành tham quan và thu mẫu ở 3 địa điểm đại diện cho 3 khu vực RNM Sóc Trăng: - Địa điểm 1: Bãi bồi phía bìa RNM thuộc xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung Hình 2.1. Rừng bần trồng Hình 2.2. Bãi bồi chưa có cây ngập mặn 2 - Địa điểm 2: Vườn ươm cây ngập mặn ở cống ông Phực, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Hình 2.3. Kênh đào xuyên qua rừng ở cống ông Phực Hình 2.4. Vườn ươm ở khu vực cống ông Phực, chủ yếu là bần chua 3 - Địa điểm 3: Rừng đước và vườn ươm cây ngập mặn gần khu Du lịch Sinh thái Hồ Bể thuộc ấp Huỳnh Kỳ, xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu Hình 2.5. Rừng đước Vĩnh Châu Hình 2.6. Cán bộ Hạt Kiểm lâm Vĩnh Châu hướng dẫn học sinh tham quan khu vườn ươm cây ngập mặn ở Hồ Bể - Vĩnh Châu 4 Hình 2.7. Bãi cát Hồ Bể Ngoài ra, đoàn còn tham dự buổi báo cáo chuyên đề “Tìm hướng đi mới cho RNM Sóc Trăng” do anh Lý Hòa Khương – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vĩnh Châu thực hiện. Hình 2.8. Anh Lý Hòa Khương – Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Vĩnh Châu báo cáo chuyên đề tại hội trường Hạt Kiểm lâm Vĩnh Châu. 5 Hình 2.9. Học sinh lắng nghe báo cáo chuyên đề tại hội trường 2.2 THU MẪU Để thuận lợi trong việc thu thập và xử lí mẫu vật, chúng tôi chia học sinh thành 2 nhóm như sau: - Nhóm thu mẫu thực vật: Gồm 14 học sinh lớp chuyên Sinh 10, thu và xử lí mẫu thực vật. Hình 2.10. Nhóm thu mẫu thực vật 6 Hình 2.11. Mỗi mẫu được thu các bộ phận như rễ, thân, lá, cành, hoa, hoặc cả cây (đối với cây có kích thước nhỏ) bằng tay hoặc kéo cắt cây được đựng trong túi nilon riêng có nhãn ghi đầy đủ các thông tin như tên cây, đặc điểm, nơi thu mẫu,…. Hình 2.12. Mẫu sau khi thu được mang về phòng thí nghiệm ép vào giấy báo, cặp lại trong bìa cứng và phơi khô. 7 Hình 2.13. Dán mẫu khô vào bìa cứng thực hiện bộ bách thảo tập - Nhóm thu mẫu động vật: Gồm 16 học sinh lớp chuyên Sinh 10, thu và xử lí mẫu động vật Hình 2.14. Nhóm thu mẫu động vật. 8 Hình 2.15. Ốc, còng, cá thòi lòi,… được bắt bằng tay Hình 2.16…Hoặc mua của nhân dân được rửa sạch bùn, cát 9 Hình 2.17. ….Và đựng tạm thời trong xô nhựa hoặc trong túi nilon Hình 2.18. Khi về đến nhà dân thì rửa sạch, phân nhóm động vật và ngâm vào formol 4% để bảo quản mẫu 10 Hình 2.19. Tiếp tục thay formol, rửa sạch mẫu lần nữa và ngâm vào formol 4% ở phòng thí nghiệm Hình 2.20. Mỗi loài động vật như tôm, cua, cá,…được đựng trong một keo nhựa riêng có dán nhãn ghi đầy đủ thông tin như tên khoa học, tên địa phương của loài, nơi thu mẫu, ngày thu mẫu và người thu mẫu. 11 Hình 2.21. Thân mềm Chân bụng (Ốc) và Hai mảnh vỏ thì lấy hết thịt, rửa sạch, phơi khô và dán thành bộ sưu tập. 12 CHƯƠNG 3. ĐA DẠNG SINH HỌC RNM SÓC TRĂNG 3.1 ĐẶC ĐIỂM RNM SÓC TRĂNG Rừng ngập mặn ven biển tỉnh Sóc Trăng được quản lý và bảo vệ bởi Chi cục Kiểm lâm và chính quyền địa phương. Tính đến năm 2012, tổng diện tích rừng ngập mặn phòng hộ là 5.300ha trong đó Cù Lao Dung: 1.433ha; Trần Đề và Long Phú: 830ha; Vĩnh Châu: 3.187ha. Do nằm ở cửa sông Hậu nên RNM nơi đây nhận lượng phù sa dồi dào từ thượng nguồn, mỗi năm lấn ra biển từ 20 đến 50m. Tính chất của nền đáy có nguồn gốc phù sa sông và biển, vì vậy tính chất cơ giới là bùn sét, bùn cát, cát bùn và cát lẫn nhiều trầm tích hữu cơ từ đất liền đưa ra theo nước sông và từ biển vào. Độ mặn thay đổi rất lớn, từ khoảng 5‰ tới 29‰ tùy nơi gần hay xa cửa sông. Hệ thống kênh rạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4m đến 1m. RNM nơi đây có 3 loại cây chính, đó là: bần, đước và mắm. Ngoài ra còn có dừa nước, cây mắm, giá vẹt, ô rô,… Đước, mắm được trồng nhiều ở vùng ven biển Vĩnh Châu vì thổ nhưỡng nơi đây giàu phù sa, có độ mặn cao, rất phù hợp với loại cây này. Ở những nơi có bãi bồi nhiều mùn, nồng độ mặn thấp như Trần Đề, Cù Lao Dung, cây bần chua chiếm ưu thế. Đất bồi ra tới đâu, tỉnh chỉ đạo trồng bần tới đó, vừa giữ đất vừa chắn sóng. Bởi thế, rừng bần của Trần Đề, Cù Lao Dung có nhiều loại to, nhỏ khác nhau. Rừng bần già có nhiều cây cổ thụ. Đây là nơi trú ngụ của nhiều loại chim, dơi, quạ, khỉ… Những năm gần đây, các khu vực bãi bồi rừng phòng hộ, RNM ven biển được thiên nhiên ưu đãi, cùng với nhiều chính sách của địa phương tạo môi trường thuận lợi nên các quần ngư hội tụ về sinh sản, cũng là nơi lý tưởng hình thành nhiều sân nhuyễn thể hai mảnh, trong đó có nghêu giống. RNM và bãi bồi trước rừng cũng là nơi trú ngụ và nơi sinh sản của nhiều thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua biển, cá kèo, ốc, hến, … mang đến nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân trong vùng. 13 Hình 3.1. Vị trí RNM Sóc Trăng ở 3 huyện Cù Lao Dung, Trần Đề, Vĩnh Châu (theo soctrang.gov.vn) 14 3.2 ĐA DẠNG THỰC VẬT RNM SÓC TRĂNG 3.2.1. Họ Bần - Sonneratiaceae Cây bần - Sonneratia caseolaris Cây bần có sức sống mạnh mẽ ở ven sông rạch, phù hợp với cả ba nguồn nước: ngọt, lợ và mặn. Hiện nay, bần được chọn là loài cây trồng phổ biến ven biển bởi đặc điểm cây này to, khỏe, rễ rất nhiều và bám chặt vào đất nên có tác dụng ngăn sóng, lắng đọng phù sa, cố định đất tạo tiền đề cho các loài thực vật khác mọc sau này. Mùa hoa trái từ tháng 4 đến hết tháng 2 năm sau, trái bần chín rộ vào khoảng tháng 7, 8 âm lịch. Cây bần chua có thể làm thuốc đắp vào chỗ viêm tấy vì bong gân, thuốc ngăn chặn chứng xuất huyết. Hơn hết, quả bần còn dùng để ăn sống hoặc nấu canh cá. (B) (A) (C) (E) (D) Hình 3.2. Cây bần (A) với lá (B), hoa (C), trái (D) và rễ thở (E) 15 3.2.2 Họ Acanthaceae Cây mắm trắng - Avicennia alba Cây mắm có giá trị kinh tế không đáng kể, nhưng là loài cây tiên phong lấn biển và có công rất lớn trong việc hình thành và phát triển của RNM. Sự phát triển tự nhiên của RNM bắt đầu bằng sự tiến nhập của loài mắm. Chúng có sức sống rất mãnh liệt, từ những bãi bùn ngâm mình trong nước biển đến những khu đất rẫy cao đều xuất hiện mắm tái sinh. Vai trò lớn nhất của loài mắm là cố định đất, do bộ rễ được cấu trúc vững chắc ăn sâu xuống đất, nó có sức chịu đựng được sóng và gió, chịu được nước mặn ngập quanh năm. Mắm tái sinh và phát triển đến giai đoạn già cỗi thì suy vong, cây đước nhảy vào thay thế. Khoảng tháng 8 - 10 âm lịch là mùa trái mắm chín rụng. Nhân dân miền Nam thường dùng cây mắm để đuỗi muỗi, vỏ cây mắm chữa hủi, chữa ghẻ, phong. (B) (A) (D) (C) Hình 3.3 Cây mắm trắng (A) với rễ (B). hoa (C) và trái (D) (http://tidechaser.blogspot.com) 16 3.2.3 Họ Ô Rô - Acanthaceae Cây Ô rô tím - Acanthus ilicifolius Cây thảo cao 0,5 - 1,5m, thân tròn màu xanh, có nhiều rãnh dọc. Lá mọc đối, sát thân, hầu như không cuống, phiến, mép lượn sóng, có răng cưa không đều và có gai nhọn. Cây mọc ở vùng ven sông, vùng biển nước lợ, gốc rễ ngập trong nước. Hoa màu xanh lam hay trắng, xếp 4 dãy thành bông. Quả nang dạng bầu dục, màu nâu bóng, có 4 hạt dẹp, có vỏ trắng trắng và xốp. Mùa hoa quả tháng 10 - 11. Cây dùng làm thuốc trị đau lưng nhức mỏi, tê bại, ho đờm, hen suyễn, bệnh đái buốt, thuỷ thũng. Ngoài ra còn trị đau gan, trúng độc, bệnh vàng da. Hình 3.4. Cây ô rô với hoa và trái 3.2.4 Họ Cúc - Asteraceae Cây Lức trắng - Pluchea indica Còn gọi là cây cúc tần, cây từ bi. Ở nước ta cây mọc hoang và được trồng khắp nơi, thường trồng làm hàng rào cây xanh và lấy lá làm thuốc. Cây nhỏ cao 2-3m, cành gầy; lá gần giống hình bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, mép lá có răng cưa, mặt dưới có lông mịn, phiến dài 4-5cm, rộng 1-2,5cm. Toàn cây (lá, cành, rễ) đều có thể dùng làm thuốc. Lá thường dùng tươi (hái lá non và lá bánh tẻ) thu hái quanh năm, cành và rễ thường dùng khô, làm thuốc. Dùng chữa ngoại cảm phát sốt nóng hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu. Lá có hương thơm, thường dùng để xông, còn dùng chữa đau mỏi lưng. 17 Hình 3.5. Cây lức trắng 3.2.5 Họ Bìm Bìm - Convolvulaceae Rau Muống biển - Ipomoea pes-carpae Thân bò, mọc khắp nơi dọc bờ biển, không leo, phân nhiều cành, thân tím, đặc, có 2 đường rãnh nông ở 2 bên thân; lá hình thận, tròn hay lõm ở đầu, gốc sâu hình tim. Là cây cố định cát ở biển. Ra hoa quang năm, chủ yếu vào mùa hạ và mùa thu. Cây dùng làm thuốc chữa cảm mạo, sốt, sốt rét, tê thấp, chân tay đau nhức, mỏi, thông tiểu tiện, chữa thuỷ thũng, đau bụng. Hình 3.6. Rau muống biển 18 3.2.6 Họ Sam Biển - Aizoaceae Cây Sam biển - Sesuvium portulacastrum (L.) L Còn gọi là cây Hải châu, loài này chỉ mọc ở vùng đất mặn ven biển, lá trông giống lá hoa mười giờ. Có thể làm thuốc chữa cảm cúm, giải nhiệt, lợi tiểu, chống ung thư gan. Hình 3.7. Rau sam biển 3.2.7 Họ Đậu - Fabaceae Cây Cóc kèn - Derris trifoliata Có thể sống ở vùng nước ngọt, lợ, mặn. Là loại dây leo bền chắc, dùng để trói buộc rất tốt. Mọc ở tầng thấp xen lẫn với ô rô, dừa nước tạo thành thảm thực vật dày, là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật. Hoa mọc thành chùm đứng ở nách lá. Hoa trắng, ửng hồng, dài 12mm, đài hoa trăng trắng. Quả tròn 3-4cm, xám rồi vàng, chứa 1 hạt màu vàng hung. Ra hoa vào tháng 8. Cây được dùng chữa sốt rét kinh niên, huyết ứ, đàm ngưng sinh ra thũng trướng, trị ho và kiết lỵ. Quả chữa đau răng, bạch đới hạ. Rễ dùng sát trùng vết thương. (B) (A) (C) Hình 3.8. Dây cóc kèn (A) với hoa (B) và trái (C) 19 3.2.8 Họ Đước - Rhizophoraceae Cây Đước (đước đôi) - Rhizophora apiculata Thích hợp với đất bùn mịn, có thủy triều lên xuống định kì, nước mặn hoặc nước lợ, khí hậu ấm áp. Đước từ lúc ra hoa đến khi trái chín phải mất đến 6 tháng, trái đước nảy mầm từ lúc còn treo lơ lửng trên cây, khi phôi thành thục sẽ rời cây mẹ rơi xuống bùn, khoảng vài giờ sau mọc rễ thành cây con, kiểu sinh sản này gọi là “thực vật thai sinh”. Từ khi trái đước rụng xuống đến khi khai thác được gỗ mất khoảng 20 năm, độ cao trung bình từ 20 – 25m. Đước có 2 loại rễ: rễ cọc và rễ phụ. Rễ cọc thì nhỏ nhưng cắm sâu xuống lòng đất, còn rễ phụ (còn gọi là chang đước) thì rất lớn, mọc tua tủa quanh gốc cây, bám sâu vào lòng đất nhão, giúp cây luôn đứng vững. Lá đước rất cứng, có màng sáp và bóng loáng phản quang để giữ nước. Trong lá có tuyến thải muối để thải muối thừa ra khỏi cơ thể. Các nhà khoa học đang nghiên cứu đặc điểm này của cây đước để áp dụng vào công nghệ lọc nước biển. Cây đước khi đã mọc thành rừng thì không có một loại cây gì có thể chen vào sống chung được nên rừng đước thường có sự phân chia lãnh địa riêng rẽ: đước ra đước, mắm ra mắm,…Đây là điểm khác biệt của rừng đước so với các loại rừng khác. Gỗ cây đước có thể dùng để làm nhà, đóng đồ mộc, xẻ ván, đặc biệt dùng sản xuất than hầm có chất lượng rất cao, là nguồn xuất khẩu quan trọng. Hình 3.9. Cây đước với hoa và trái (http://wildshores.blogspot.com) 20 3.2.9 Họ Myrsinaceae Cây Sú cong - Aegiceras corniculatum (L.) Blanco Là cây gỗ nhỏ, lá hình trứng ngược, quả hình sừng màu ánh xanh đến hồng. Phân bố ven biển hoặc cửa sông, phát triển mạnh trên đất bồi đã ổn định. Hạt của chúng không có thời kì nghỉ mà mà nảy mầm ngay trên cây mẹ, nhận chất dinh dưỡng từ cây mẹ để phát triển thành cây mầm nằm trong vỏ quả. Khi cây con đủ sức sống độc lập thì quả chín rụng xuống và cây mầm bắt đầu mọc rễ bám vào đất. Trong bầu có nhiều noãn song chỉ có một noãn phát triển thành hạt, đây là tính chất chọn lọc thích ứng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của RNM. Hình 3.10. Cây sú cong với hoa và trái 3.2.10 Họ Ráy - Araceae Cây Mái dầm - Cryptocoryne ciliata Wydler Cây thảo thuỷ sinh có thân ngầm trong bùn. Lá đứng hình giáo thon cao đến 30cm, nhọn hai đầu, gân phụ xéo, không dày lắm; cuống dài đến 20cm. Ra hoa quả tháng 5-8. Cây sống ở cửa sông và RNM ven biển, ở các tỉnh phía Nam. Thân rễ có thể sắc uống giải nhiệt, dùng trị kiết lỵ. Lá dùng ngoài trị rắn cắn. Hình 3.11. Cây mái dầm 21 3.2.11 Họ Ráng – Pteridaceae\ Cây Ráng Đại - Acrostichum aureum L Cây có thân rễ ngắn, to, thẳng đứng, nhiều ngó. Lá kép lông chim một lần, cao đến 3m; lá chét dài đến 40cm, dày, không lông, mép nguyên, gân phụ hình mạng; dưới cuống chính có nhiều gai giả do các cuống phụ biến thành. Lá sinh sản ở thân với các ổ túi màu nâu đỏ phủ khắp mặt dưới, trừ ở gân và mép lá. Loài liên nhiệt đới. Phổ biến ở vùng có nước mặn từ Bắc chí Nam của Việt Nam. Cây mọc hoang ở bờ rạch, đầm nước mặn, nước lợ hay còn triều, nơi sáng và đất có nhiều mùn. Đọt non luộc ăn được, cuống lá khô dùng làm chổi; còn dùng đan làm làn xách tay. Thân, lá sắc uống sát trùng, trừ giun sán và cầm máu. Hình 3.12. Cây ráng đại và mặt dưới lá (http://www.flickr.com) 3.2.12 Họ Cau – Arecaceae Cây Dừa nước - Nypa fruticans Là loài duy nhất trong họ Cau sống trong đầm lầy.Thân cây dừa nước mọc ngang dưới lòng đất, chỉ có lá và cuống hoa mọc lên trên mà thôi. Vì vậy, nó không được xem như một loại cây gỗ, mặc dù tán lá có thể cao đến 9 mét. Hoa cái nở rộ thành chùm ở đầu cụm hoa hình cầu, hoa đực màu đỏ hoặc vàng dạng đuôi sóc trên những nhánh kế sau. Khi hoa đã thụ phấn, những trái nhỏ ép vào nhau lớn lên như một quả bóng đường kính cỡ 25–30 cm trên mỗi đầu cuống (quài dừa). Hạt dừa nước khô già sẽ rơi rụng và phân tán theo thuỷ triều, có khi mọc mầm ngay khi trôi nổi. 22 Dừa nước mọc trong những vùng sình lầy dọc theo bờ sông, hay vùng ven cửa biển có thủy triều lên xuống, có nước chảy chậm bồi đắp phù sa dinh dưỡng. Nếu để tự nhiên, dừa nước sẽ phát tán sinh sôi nảy nở theo sự đưa đẩy của thủy lưu. Dừa nước rất thường gặp dọc theo bờ biển và các cửa sông đổ vào. Ở Việt Nam, nông dân ngày nay mới chỉ sử dụng trái dừa nước để ăn và lá để lợp nhà hay làm củi, không mấy ai biết đến kỹ thuật rút nhựa dừa nước từ cuống hoa để nấu đường, ủ rượu, làm bia, lên men giấm, chưng cất cồn và một số loại sản phẩm có giá trị khác vì nhựa từ dừa nước rất ngọt, béo, hương vị đậm đà, hơn hẳn cây mía và củ cải đường. Sản lượng đường từ dừa nước trung bình 20,3 tấn/ha cao hơn so với đường mía (khoảng 5 đến 15 tấn/ha). Phải đến năm thứ 4 hoặc thứ 5 cây mới đơm hoa kết trái. Thời gian này sẽ kéo dài đến năm thứ 55 trở lên, nghĩa là mỗi cây dừa nước có thể khai thác liên tục trên 50 năm. Mỗi ngày 2 lần, người ta dùng dao sạch cắt bỏ một lát mỏng 2 mm trên đầu cuống hoa để nhựa cây chảy ra liên tục. Theo Đông y, dừa nước có tính ngọt mát, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu nên rất tốt khi điều trị cảm nắng, thổ huyết, máu cam. (A) (C) (B) (D) Hình 3.13. Cây dừa nước (A), hoa đực dạng đuôi sóc và cụm hoa cái (B), buồng trái trưởng thành (C), bên trong trái (D) (http://www.flickr.com) 23 3.3 ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT RNM SÓC TRĂNG Do thời gian thu mẫu có hạn và chuyến đi mang tính chất tham quan học tập nên chúng tôi chỉ có thể bắt được một số loài động vật có thể bắt dễ dàng bằng tay như ốc, các loài hai mảnh vỏ, còng, sâm đất,…hoặc mua mẫu của nhân dân đánh bắt quanh vùng như cua biển, một số loài cá,… 3.3.1 Sâm đất - Sipunculus nudus Người dân địa phương còn gọi là con bi bi, chặt khoai, cạp đất, hay đồn đột. Đây là một loài động vật không xương sống, thân mềm hình trụ thon cỡ ngón tay út có màu nâu xám, sống dưới mặt đất rừng. Sâm đất góp phần làm lớp đất bùn tơi xốp tạo điều kiện cho cây rừng phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong sâm đất có thành phần dinh dưỡng cao với hàm lượng protein trung bình 15,18% và nhiều acid amin khác. Ở Việt Nam, trước đây, sâm đất chỉ dùng để làm mồi câu cá. Trong khi đó, nó lại được phơi khô bán qua Trung Quốc để nấu cháo hoặc phở. Hiện nay, sâm đất được dùng nhiều trong các nhà hàng. Nhiều gia đình cũng mua bột sâm đất nấu cháo bồi dưỡng cho trẻ em, người già, người suy nhược cơ thể. Gần đây, do sâm đất có giá (dao động từ 130.000–150.000 đồng/100 gram, loại loại to, tươi, ngon phải hai triệu đồng mỗi kg) nên người dân ở huyện Vĩnh Châu đổ xô đi đào bắt sâm đất. Do sâm đất có đặc tính đào hang dưới rễ cây và thích sống ở những gò cao có khí hậu ẩm, nên người ta đã chặt cây rừng, bới gốc tìm sâm đất làm cây rừng bị chết rất nhiều. Hình 3.14. Sâm đất Sipunculus nudus 3.3.2 Các loài cá Cá thòi lòi - Periophthalmus schlosseri Cá thòi lòi giá trị kinh tế không cao bằng các loài cá khác, nhưng nó mang đậm dấu ấn và nét đặc trưng của RNM. Đây là loài cá đặc biệt, vừa sống được trên bờ vừa sống được dưới nước. Chúng có thể sống, chạy, nhảy và kiếm mồi ngay trên cạn một cách rất điêu luyện. Điều làm nên sự “phi thường” này chính là cấu tạo cơ thể khá đặc biệt, giúp chúng có thể trữ nước trong mang để hô hấp khi lên cạn, trao đổi khí qua da như ếch và đôi vây trước có hệ cơ phát triển đóng vai trò như một đôi “tay”. 24 Cá thòi lòi thường chọn nơi “hiểm” để đào hang trú ẩn như các lùm cây, kẹt rễ um tùm. Hang của chúng có thể sâu đến 2m với nhiều ngóc ngách. Khi còn nhỏ, cá thòi lòi thích sống ở bãi bùn, khi lớn lên thì đào hang ở bãi bùn cao, ở dưới tán rừng đước, rừng mắm hay rừng dừa nước. Thông thường, người ta bắt cá thòi lòi theo hai cách: Dùng cần câu để câu vào ban ngày và dùng đèn để soi cá vào ban đêm. Cá thòi lòi có thể lớn bằng cổ tay trẻ em, nặng 100 – 400g. Thịt dai, thơm và ngọt, đem kho khô hoặc luộc cơm mẻ hay nấu canh chua ăn ngon như thịt cá lóc đồng. Theo người dân tại các vùng có cá thòi lòi sinh sống thì những con cá thòi lòi to cỡ 300-400g càng ngày càng hiếm gặp do tốc độ đánh bắt quá nhanh. Nếu không có những biện pháp kiểm soát, trong tương lại không xa loài cá này có thể đối mặt nguy cơ suy giảm số lượng ở Việt Nam. (B) (A) Hình 3.15. Cá thòi lòi đang bắt tôm tít (A); ở miền Tây Nam bộ, cá thòi lòi là một món đặc sản, được đánh bắt và bày bán ở nhiều chợ (B). Chúng có thể (C) được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn (C). Cá bống sao - Boleophthalmus boddarti Về đặc tính và hình dáng, cá thòi lòi và cá bống sao rất giống nhau, chỉ có điều cá bống sao nhỏ con hơn, thường là bằng ngón tay cái, vảy bống sao có nhiều đốm xanh li ti giống như những chòm sao, chỉ sống trên bãi bùn ngoài trống, còn cá thòi lòi thì sống ở bãi trống và cả trong bụi rậm. Vì trữ lượng cá không nhiều nên bà con ngư dân mỗi khi đánh bắt được chỉ mang bán cho người địa phương, người thành thị ít ai được thưởng thức loại cá này. Cá bống sao thịt màu hồng, săn chắc. Nếu mổ ruột sẽ thấy lá gan to màu hồng, khi nấu chín có vị béo, bùi và nhân nhẩn đắng do mật tiết ra. Cá bống sao ngon nhất là kho với sả ớt và nấu canh chua trái bần. 25 (http://fa.wikipedia.org) (http://www.projectnoah.org) Hình 3.16. Cá bống sao kiếm ăn trên bãi bùn lầy Cá kèo biển - Parapocryptes serperaster Thường phân bố ở vùng bãi bồi ven biển, đặc biệt là nơi có rừng ngập mặn. Thịt cá thơm ngon và có giá trị kinh tế rất cao. Hiện nay cá kèo đang được nuôi ở nhiều tỉnh ven biển ĐBSCL, tuy nhiên nguồn giống chỉ được bắt từ tự nhiên. Mùa cá kèo giống kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 (âm lịch). Giá cá kèo giống dao động từ 1,8-3 triệu đồng/kg nên thu nhập của người bắt cá kèo là rất cao. Nguồn lợi cá kèo giống trên vùng biển Sóc Trăng khá dồi dào. Đây được xem là dấu hiệu tích cực từ sự phục hồi và phát triển hệ thống rừng phòng hộ ven biển của tỉnh. Hình 3.17. Cá kèo biển Parapocryptes serperaster (www.mudskipper.it) 26 Cá chét - Eleutheronema tetradactylum Đây là loài cá nuôi có giá trị thương phẩm cao sống ở tầng đáy vùng ven biển, tạo thành các đàn cá lẻ nhỏ. Hình 3.18. Cá chét (www.marnex.net) Cá lưỡi trâu - Cynoglossus robustus Hình 3.19. Cá lưỡi trâu (http://mayatan.web.fc2.com) Cá ngát - Plotosus canius Là một trong những loài cá giá trị cao, thịt cá thơm ngon, kích cỡ lớn và có nhiều giá trị dinh dưỡng. Cá ngát có khả năng sinh sống trên sông rạch nước lợ và cả những vùng nước ngọt. Một số loài trong họ cá ngát có nọc độc từ gai, khi bị đâm có thể gây ra những vết thương nguy hiểm cho con người. Chúng là các loài cá ăn đáy và thường sử dụng râu để phát hiện thức ăn. Cá ngát có tập tính làm hang, hang thường rất sâu và có từ 2 đến 8 nghách. Trong mỗi hang thường có một cặp cá. Hang thường được đào ở ven bờ cách mặt nước lúc thủy triều xuống khoảng 30cm. 27 Mùa sinh sản chính của cá ngát là từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Cá ngát trong tự nhiên sinh sản một lần trong năm tập trung sinh sản vào mùa mưa nhưng mùa vụ sinh sản của cá có thể kéo dài đến đầu năm sau. Cá ngát bố mẹ có thể cho sinh sản với kích cỡ trung bình 1-1,5kg. Bãi đẻ của chúng là ở vùng cửa sông, sau khi đẻ xong một phần cá con bơi ngược lên vùng nước ngọt sinh sống. Cá ngát sống trong nước ngọt lớn nhanh hơn cá ngát sống tại vùng nước lợ. Và những thành công về nhân giống đã mở ra triển vọng lớn cho nghề nuôi thủy sản ở các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là trong điều kiện nguồn lợi cá tự nhiên đang suy giảm do đánh bắt quá mức. Hình 3.20. Cá ngát (http://fugupuff-fugupuff.blogspot.com) Cá đối – Mugil cephalus Cá đối là loài rộng muối, chúng có thể sống và sinh trưởng tốt trong môi trường nước lợ, lợ mặn và nước mặn. Cá đối có tập tính sống quần đàn, và tập tính này thể hiện mạnh nhất vào mùa sinh sản, cá thường tập trung thành từng bầy lớn di cư ra các vùng nước sâu ngoài biển để sinh sản. Mùa sinh sản của cá thường kéo dài từ tháng 10 tới tháng 4 năm sau. Cá đối đạt tới thành thục sinh sản vào 3 năm tuổi. Trứng cá và ấu trùng mới nở thường trôi dạt ngoài khơi vào một thời gian nào đó trong năm (các tháng thuộc mùa sinh sản) và cá bột xuất hiện theo mùa ở vùng cửa sông nơi được coi như các bãi ương cho cá giống. Hình 3.21. Cá đối (http://www.ictioterm.es) 28 3.3.3 Các loài tôm Tôm tít Alpheus sp. Loài này thường có kích thước nhỏ, đào hang trên nền bùn lầy trong và ngoài rừng ngập mặn, càng có thể búng ra tiếng kêu “tách, tách” rất đặc trưng, người dân chỉ bắt để làm mồi câu cá. 10mm Hình 3.22. Tôm tít Tôm bọ ngựa - Lenisquilla lata Còn gọi là tôm tít, bề bề, tôm mũ ni (do hình dạng của tôm có 2 miếng che tai trên đầu). Tôm tít có mặt rộng rãi tại những vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên toàn cầu. Hình 3.23. Tôm bọ ngựa Tôm trứng - Macrobrachium equidens Có giá trị kinh tế không cao do thịt ít, kích thước nhỏ. Hình 3.24. Tôm trứng (http://portal.nfrdi.re.kr) 29 3.3.4 Các loài cua Nhóm cua (Brachyura) là đối tượng hoạt động mạnh mẽ nhất trong RNM. Hoạt động dinh dưỡng của cua giúp duy trì cân bằng sinh thái, điều chỉnh mật độ các loài trong quần xã sinh vật. Thức ăn của cua rất đa dạng gồm lá cây ngập mặn còn tươi, trầm tích trong nền đáy, ăn mùn bã hữu cơ đang phân hủy của chuỗi và lưới thức ăn mở đầu bằng vụn hữu cơ, khép kín chu trình tuần hoàn vật chất và góp phần vào việc làm sạch môi trường. Đồng thời chúng cũng là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài động vật khác trong RNM. Đào hang trong nền đáy là tập tính của hầu hết các loài cua để hoạt động sống và tự vệ, đã góp phần thay đổi pH giữa các lớp sâu và bề mặt nền đáy, lắng đọng trầm tích, giữ nước và làm thông thoáng nền đáy sau khi thủy triều rút. Ngoài ra còn tạo nơi cư trú an toàn cho ấu trùng và con trưởng thành của nhiều loài sống trong nước và trong nền đáy sàn rừng ngập mặn. Do thời gian thu mẫu ngắn nên chúng tôi chỉ bắt được một số loài còng cua, chúng tôi có sử dụng thêm một số mẫu của cô Nguyễn Thị Thu Hương (đã thu trước đó) để làm phong phú thêm bộ sưu tập mẫu động vật. Sau đây là một số loài còng cua phổ biến trong khu vực chúng tôi tham quan: (A) (B) Hình 3.25. Còng xanh Uca urvillei, con đực (A) và con cái (B) Hình 3.26. Còng đỏ Uca arcuata và hang của chúng 30 Hình 3.27. Còng nửa càng tím Uca dussumieri Hình 3.28. Còng xanh càng vàng Uca paradussumieri 10mm Hình 3.29. Dã tràng Dotilla wichmanni Hình 3.30. Còng gió Ocypode sp. 31 Càng Còng gió tươi có thể nấu riêu ăn rất ngon, ngọt, thơm và sánh hơn cua đồng. Hoặc luộc chín, tuy to cở ngón chân cái, nhưng vỏ mềm, thịt ngọt và chắc, vị hơi mặn và thơm hơn thịt cua biển.(theo mientayonline.net) Hình 3.31. Cua biển Scylla olivacea Cua biển trưởng thành sống trong các vùng cửa sông ven biển, trong các khu vực bãi lầy RNM. Cua sống trong RNM đạt kích thước khoảng 7 – 10 cm chiều rộng mai, trước mùa sinh sản cua di cư ra vùng biển ven bờ, lột xác sau đó giao phối. Cua mẹ đẻ trứng, ấp trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng theo thủy triều vào dần RNM. Chúng thường đào hang sâu dưới gốc cây RNM. Là loài có giá trị kinh tế và được nuôi phổ biến, nguồn giống chỉ được khai thác trong tự nhiên bằng bắt thủ công. Thịt ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, chế biến thành rất nhiều món ăn rất tốt cho sức khỏe. Hình 3.32. Ba khía Neoepisesarma chentongensis Ba khía thường quần tụ nơi gốc cây mắm, đước để ăn trái mắm rụng. Tập tính của chúng là đào hang ở những vạt rừng khô ráo rồi kéo đàn kiếm ăn. Vào trung tuần tháng 10 âm lịch hàng năm là thời điểm ba khía "hội", ba khía chẳng biết từ đâu tập hợp về nhiều vô số kể. Chúng lúc nhúc từng chùm đen kịt đeo bám trên các rễ cây đước, cành mắm hai bên bờ rạch 32 không chừa khoảng trống nào. Hiện tượng này xuất hiện khoảng 3 ngày rồi đạo quân ba khía tự tan đàn, tản mác và chờ "hội" năm sau đến hẹn lại lên. (theo tiengiang.gov.vn) Thịt ba khía ngọt, thơm, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, phổ biến là làm mắm, gần đây người ta còn sử dụng ba khía tươi chế biến thành nhiều món như ba khía rang me, ba khía luộc gừng, đến ba khía xào Tứ Xuyên, chiên giòn, hấp bia. Hình 3.33. Chù ụ Neosarmatium smithi Chù ụ có hình dáng bên ngoài ù lì hơn, di chuyển cũng chậm chạp hơn ba khía - điều này hợp tên gọi của nó. Loài này đào hang quanh gốc cây đước, mắm, ăn lá tươi của những cây này. Có nhiều cách chế biến món ăn, đơn giản nhất là nướng trên vĩ than, chấm muối ớt, chiên giòn và sốt me, cũng có thể luộc hoặc hấp bia. Hình 3.34. Chù ụ tròn tím Sarmatium germaini Hình 3.35. Còng càng vàng đỏ (?) 33 Hình 3.36. Còng mày xanh (?) Hình 3.37. Còng gai chân dài Metaplax crenulata Hình 3.38. Còng màu gạch Metaplax gocongensis 34 Hình 3.39. Gẹm Varuna litterata Hình 3.40. Rạm Metopograpsus latifrons Hình 3.31. Còng mai dài Macrophthalmus japonicus 35 3.3.5 Cua bụng mềm Clibanarius longitarsus Hình 3.32. Cua bụng mềm (hay tôm kí cư) thường sống nhờ trong các vỏ ốc, khi kích thước cơ thể lớn, chúng lại tìm (http://web.nchu.edu.tw) vỏ ốc lớn hơn để thay thế “nhà” cũ đã quá chật chội. 3.3.6 Sam - Tachypleus tridentatus Sam gồm hai loại có tên khoa học là Tachypleus tridentatus (Sam) và Carcinoscorpius rotunnicauda (So), mang độc tính khác nhau. Tachypleus tridentatus thường đi cõng nhau từng đôi, kích thước lớn, đuôi thường có gai, hình tam giác. Còn Carcinoscorpius rotunnicauda đi đơn lẻ, kích thước nhỏ, đuôi hình tròn, không có gai, loại này có độc tố rất nguy hiểm. Hình 3.33. Sam biển (?) 36 3.3.7 Hà bám - Balanus amphritrite Loài này ưa độ mặn cao, do đó ở khu vực xa cửa sông, mật độ bám của các loài này trên cây ngập mặn cao hơn hẳn ở các khu vực gần cửa sông - nơi có độ mặn thấp hơn. Phía bãi bồi ngoài rừng, nơi có nhiều cây bần con mọc tự nhiên hoặc do con người trồng khoảng 1 – 3 năm tuổi bị hà bám dày đặc toàn thân cây. Thời kì này thân cây còn yếu, không thể chống đỡ sức nặng của tập đoàn hà, cùng với sức đẩy của sóng biển làm thân cây dễ đổ rạp xuống mặt bùn, cây chết hàng loạt. Ở những cây trưởng thành, số lượng hà bám cũng nhiều, nhưng vỏ ngoài của phần thân dưới và gốc cây thường bong ra kéo theo các động vật bám, đồng thời chỗ bong ra đó trên thân cây có một lớp bột do lớp bần tạo ra làm cản trở các động vật bám sau đó. Hình 3.34. Hà Balanus amphritrite 3.3.8 Các loài Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) và Hai mảnh vỏ (Bivalvia) Tương tự nhóm cua, đây là nhóm loài khá phổ biến trong RNM. Các loài ốc thường sống bám trên thân lá cây ngập mặn ăn lá cây, hoặc bám trên mặt bùn ăn các vụn hữu cơ. Các loài sò đa số vùi dưới bùn hoặc dưới cát. Nhiều loài có giá trị kinh tế như nghêu, sò huyết, sò lông, vộp, chem chép, hàu, ốc len, ốc lá miệng đỏ, ốc mỡ,……. đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân sống quanh vùng RNM. Số loài sò và ốc đoàn chúng tôi thu nhặt mẫu trực tiếp rất ít, do đó chúng tôi có tìm thêm tư liệu các loài ốc và sò phổ biến trong RNM và sử dụng thêm mẫu vật của cô Nguyễn Thị Thu Hương để làm bộ sưu tập. 37 THÂN MỀM CHÂN BỤNG (GASTROPODA) 10mm 10mm Hình 3.35. Ốc bám cây Littoraria melanostoma Hình 3.36. Ốc bám cây Littoraria vespacea 1mm 10mm Hình 3.37. Ốc bám cây Littoraria conica Hình 3.38. Ốc gạo nhỏ Assiminea lutea 10mm Hình 3.39. Ốc tròn vân ngang Nerita lineata 38 10mm Hình 3.40. Ốc lá miệng đen Neritina cornucopia 10mm Hình 3.42. Ốc tròn Vittina coromandeliana 10mm Hình 3.41. Ốc lá miệng đỏ N. violacea 10mm Hình 3.43. Ốc tròn Clithon faba 10mm 10mm Hình 3.44. Ốc len Cerithidea obtusa Hình 3.45. Ốc đắng Cerithidea sinensis 39 10mm Hình 3.46. Ốc cánh Cerithidea microptera Hình 3.47. Ốc mỡ Polinices didyma 10mm 10mm Hình 3.47. Ốc giáo Turritella terebra Hình 3.48. Nassarius stolatus 10mm 10mm Hình 3.49. Ốc mít nâu Ellobium aurisjudae Hình 3.50. Ốc mít tím Cassidula aurisfelis 40 10mm Hình 3.51. Pythia trigona 10mm 10m m Hình 3.52. Stramonita haemastoma Hình 3.53. Ốc gai Stramonita javanica THÂN MỀM HAI MẢNH VỎ (BIVALVIA) 10mm Hình 3.54. Sò huyết Arca granosa 10mm Hình 3.55. Chem chép Glauconome rugosa 41 10mm Hình 3.56. Hàu Saccostrea cucullata 10mm Hình 3.57. Hàu Crassostrea lugubris 10mm Hình 3.58. Điệp lá Enigmonia aenigmatica 42 10mm Hình 3.59. Nghêu Bến Tre Meretrix lyrata 10mm Hình 3.60. Nghêu tím Mactra crossei 10mm Hình 3.61. Chem chép Tellina capsoides 43 10mm Hình 3.62. Chem chép Sinonovacula constricta 10mm Hình 3.63. Trùng trục Pharella javanica 10mm 10mm Hình 3.64. Pholas orientalis Hình 3.65. Martesia striata 44 10mm Hình 3.66. Chem chép Tellina sp. 10mm Hình 3.67. Vộp Polymesoda sp. 45 3.4 VAI TRÕ CỦA RNM TRONG VIỆC BẢO VỆ VÙNG VEN BIỂN 3.4.1 Tác dụng của RNM trong việc giảm thiểu tác hại của sóng thần RNM có chức năng chống lại sự tàn phá của sóng thần nhờ hai phương thức khác nhau. Thứ nhất, khi năng lượng sóng thần ở mức trung bình, những cây ngập mặn vẫn có thể đứng vững, bảo vệ hệ sinh thái của chính mình và bảo vệ cộng đồng dân cư sinh sống đằng sau chúng. Có được như vậy là vì các cây ngập mặn mọc đan xen lẫn nhau, rễ cây phát triển cả trên và dưới mặt đất cộng với thân và tán lá cây cùng kết hợp để phân tán sức mạnh của sóng thần. Thứ hai, khi năng lượng sóng thần đủ lớn để có thể cuốn trôi những cánh RNM thì chúng vẫn có thể hấp thụ nguồn năng lượng khổng lồ của sóng thần bằng cách hy sinh chính mình để bảo vệ cuộc sống con người. Rễ cây ngập mặn có khả năng phát triển mạnh mẽ cả về mức độ rậm rạp và sự dàn trải. Khi cây ngập mặn bị đổ xuống thì rễ cây dưới mặt đất tạo ra một hệ thống dày đặc ngăn cản dòng nước. Tổ chức “Friend of the Earth” cho rằng, bảo vệ những cánh RNM là cách giải quyết duy nhất để bảo vệ dân cư vùng ven biển chống lại sóng và các đe doạ khác trong tương lai (Scheer 2005). Theo khảo sát của IUCN (2005) tại những vùng bị tác động của sóng thần cho thấy: những vùng ven biển có RNM rậm, có các vành đai cây phòng hộ như phi lao, dừa, cọ thì thiệt hại về người và tài sản ít hơn rất nhiều so với những nơi mà các hệ sinh thái ven biển bị suy thoái, hoặc chuyển đổi đất sang mục đích sử dụng khác như nuôi tôm hay xây dựng khu du lịch. 3.4.2 Tác dụng của RNM trong việc bảo vệ đê biển Việt Nam Từ đầu thế kỷ XX, dân cư ở các vùng ven biển phía Bắc đã biết trồng một số loài cây ngập mặn như trang và bần chua để chắn sóng bảo vệ đê biển và vùng cửa sông. Mặc dù thời kỳ đó đê chưa được bê tông hoá và kè đá như bây giờ nhưng nhờ có RNM mà nhiều đoạn đê không bị vỡ khi có bão vừa (cấp 6 - 8). Ở một số địa phương thực hiện nghiêm túc chương trình trồng rừng 327 của chính phủ thì đê điều, đồng ruộng được bảo vệ tốt. Năm 2000, cơn bão số 4 (Wukong) với sức gió cấp 10 đổ bộ vào huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nhờ các dải RNM trồng ở 9 xã vùng nước lợ nên hệ thống đê sông Nghèn không bị hư hỏng. Nếu không trồng RNM chắn sóng thì đê Đồng Môn đã bị vỡ và thị xã Hà Tĩnh đã bị ngập sâu, thiệt hại do cơn bão này gây ra sẽ rất nặng nề. Tháng 7 năm 1996, khi cơn bão số 2 (Frankie) với sức gió 103 - 117km/s đổ bộ vào huyện Thái Thuỵ (Thái Bình) nhờ có dải RNM bảo vệ nên đê biển và nhiều bờ đầm không bị hư hỏng, trong lúc đó huyện Tiền Hải do phá phần lớn RNM nên các bờ đầm đều bị xói lở hoặc bị vỡ. Năm 2005, vùng ven biển huyện Thái Thuỵ tuy không nằm trong tâm bão số 7 (Damrey) nhưng sóng cao ở sông Trà Lý đã làm sạt lở hơn 650m đê nơi không có RNM ở thôn Tân Bồi, xã Thái Đô trong lúc phần lớn tuyến đê có RNM ở xã này không bị sạt lở vì 46 thảm cây dày đặc đã làm giảm đáng kể cường độ sóng. Ở Thái Thuỵ, có 10,5km đê biển được bảo vệ bởi RNM hầu như không phải sửa chữa, tu bổ hàng năm kể từ khi RNM trưởng thành, khép tán. Một số địa phương có RNM phòng hộ nguyên vẹn như các xã ở Đồ Sơn – Hải Phòng, Giao Thuỷ - Nam Định, Hậu Lộc – Thanh Hoá, ở những nơi này đê biển hầu như không bị sạt lở trong các cơn bão số 2, 6, 7 năm 2005. 3.4.3 Tác dụng của RNM trong việc bảo vệ đất bồi, chống xói lở, hạn chế xâm nhập mặn Rễ cây ngập mặn chằng chịt, đặc biệt là những quần thể thực vật tiên phong mọc dày đặc có tác dụng làm giảm vận tốc dòng chảy tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn ở các vùng cửa sông ven biển. Chúng vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động công phá bờ biển của sóng, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng. Ví dụ như, hàng năm vùng cửa sông Hồng tại Ba Lạt tiến ra biển 60 - 70m, một số xã ở tỉnh Tiền giang, Bến tre đất bồi ra biển 25 - 30m, Trà vinh, Sóc trăng 20 - 50m, Bạc liêu, Cà mau 30 - 40m (Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ, 2006). Ở vùng cửa sông lớn như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long, phù sa thường ngưng đọng trên lòng sông và ngoài cửa sông tạo nên những hòn đảo nổi. Nếu điều kiện thuận lợi thì chỉ sau một thời gian, các loài cây ngập mặn tiên phong sẽ đến cư trú tạo môi trường cho những loài cây đến sau và đất bồi được nâng dần lên, như Cồn Ngạn, Cồn Lu ở Giao Thủy, Nam Định, Cồn Vành ở Thái Bình, Cồn Ngoài và Cồn Trong ở Tây Nam mũi Cà Mau. Những nơi trồng và bảo vệ tốt RNM thì bờ biển và đê không bị xói lở, thiệt hai do thiên tai ở mức rất thấp. Ví dụ như: đoạn bờ Bằng La, Đại Hợp (Hải Phòng) trước đây không có RNM thì bị xói lở rất mạnh. Từ khi có các dải RNM phòng hộ do Hội chữ thập đỏ Nhật Bản hỗ trợ (1997 – 2005) thì không những không bị xói lở mà trong các cơn bão lớn năm 2005 đã bảo vệ toàn vẹn đê quốc gia. Ngoài ra, RNM còn có tác dụng hạn chế xâm nhập mặn. Nhờ có RNM mà quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm và trên phạm vi hẹp, vì khi triều cao, nước đã đã lan toả vào trong những khu RNM rộng lớn, hệ thống rễ dày đặc cùng với thân cây đã làm giảm tốc độ dòng triều, tán cây hạn chế tốc độ gió. 3.4.4 Tác dụng của RNM đối với môi trường sinh thái RNM góp phần điều hòa khí hậu trong vùng, các quần xã cây ngập mặn là một tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn. Cũng giống như các loài thực vật khác, cây ngập mặn và tảo, rêu trong nước góp phần hấp thu CO2 và thải O2 qua quá trình quang hợp. Chẳng hạn như RNM Cần giờ, TP Hồ Chí Minh được xem như lá phổi xanh của thành phố. 47 Các chất độc hại và ô nhiễm từ các khu công nghiệp, đô thị thải vào sông suối, hòa tan trong nước hoặc lắng xuống đáy được nước sông mang ra các vùng cửa sông ven biển. RNM hấp thụ các chất này và tạo ra các hợp chất ít độc hại hơn đối với con người. Ở một số nơi sau khi thảm thực vật ngập mặn bị tàn phá thì cường độ bốc hơi nước tăng, làm cho độ mặn của nước và đất tăng theo. Ngoài ra, RNM là nơi thu hút nhiều loài chim nước và chim di cư, tạo thành các sân chim lớn với hàng vạn con và dơi quạ. RNM Việt Nam có nhiều loài chim quí hiếm của thế giới như các loài cò mỏ thìa, già dẫy, hạc cổ trắng...(Võ Quý, 1984). Trong RNM còn có những loài cây quí hiếm như cây cóc đỏ - Lumnitzera littorea. Đặc biệt, các chủng vi sinh vật RNM còn mang các thông tin di truyền tồn tại cho đến ngày nay qua đấu tranh sinh tồn hàng triệu năm. Đó là nguồn gen quí cho việc cải thiện các giống vật nuôi và cây trồng, thuốc chữa bệnh trong tương lai. (http://lib.wru.edu.vn) 48 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Chuyến tham quan RNM Sóc Trăng vào ngày 26/02/2012 đã kết thúc thành công tốt đẹp. Học sinh đã được tham quan các điểm đại diện cho các khu vực RNM Sóc Trăng như rừng bần Cù Lao Dung, rừng đước Vĩnh Châu, vườm ươm cây ngập mặn ở cống ông Phực và có những phút thư giãn thoải mái ở khu Du lịch Sinh thái Hồ Bể. Ngoài ra, đoàn còn nhận được sự đón tiếp nồng hậu của các cán bộ thuộc Hạt Kiểm lâm Vĩnh Châu, được nghe báo cáo chuyên đề giới thiệu về RNM tỉnh nhà, được cán bộ hướng dẫn tham quan vườn ươm, cách nhận dạng đặc điểm phân biệt các loài cây ngập mặn,… Chuyến đi tuy có hơi vất vả, vì lần đầu tiên các em phải đi bộ vào rừng, phải lội xuống bùn lầy nhưng hầu hết đều rất hăng hái và nghiêm túc thu mẫu sinh vật dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các em đã mang về phòng thí nghiệm nhiều mẫu thực vật, động vật xử lí mẫu và thực hiện các bộ sưu tập gồm: bộ bách thảo tập “Một số thực vật đặc trưng của rừng ngập mặn”; bộ sưu tập mẫu động vật ngâm trong formol gồm một số loài phổ biến trong rừng ngập mặn như: các loài cá, cua, còng, sâm đất,…; bộ sưu tập vỏ sò và ốc. Đây sẽ là phương tiện trực quan quý giá phục vụ cho việc học tập môn Sinh học trong nhà trường. Đi thực tế ngoài tự nhiên là cách bổ sung kiến thức vô cùng hiệu quả, đặc biệt là học sinh lớp chuyên Sinh. Chuyến đi còn là dịp để các em có cơ hội giao lưu, đoàn kết với nhau trong nhiều hoạt động sống. Các buổi tham quan học tập tương tự có thể được mở rộng ra cho tất cả các em học sinh trong trường tham gia. Trong tương lai, ngoài sự đóng góp kinh phí của các em học sinh, chúng tôi rất mong nhận được sự góp sức của các cá nhân, các tổ chức, các cơ quan đoàn thể để chúng tôi có thể tổ chức những chuyến đi xa hơn, nhiều ngày hơn, ý nghĩa hơn cho các em học sinh thân yêu. 49 [...]... khoa học, tên địa phương của loài, nơi thu mẫu, ngày thu mẫu và người thu mẫu 11 Hình 2.21 Thân mềm Chân bụng (Ốc) và Hai mảnh vỏ thì lấy hết thịt, rửa sạch, phơi khô và dán thành bộ sưu tập 12 CHƯƠNG 3 ĐA DẠNG SINH HỌC RNM SÓC TRĂNG 3.1 ĐẶC ĐIỂM RNM SÓC TRĂNG Rừng ngập mặn ven biển tỉnh Sóc Trăng được quản lý và bảo vệ bởi Chi cục Kiểm lâm và chính quyền địa phương Tính đến năm 2012, tổng diện tích rừng. .. tốt khi điều trị cảm nắng, thổ huyết, máu cam (A) (C) (B) (D) Hình 3.13 Cây dừa nước (A), hoa đực dạng đuôi sóc và cụm hoa cái (B), buồng trái trưởng thành (C), bên trong trái (D) (http://www.flickr.com) 23 3.3 ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT RNM SÓC TRĂNG Do thời gian thu mẫu có hạn và chuyến đi mang tính chất tham quan học tập nên chúng tôi chỉ có thể bắt được một số loài động vật có thể bắt dễ dàng bằng tay như ốc,... đặc biệt là nơi có rừng ngập mặn Thịt cá thơm ngon và có giá trị kinh tế rất cao Hiện nay cá kèo đang được nuôi ở nhiều tỉnh ven biển ĐBSCL, tuy nhiên nguồn giống chỉ được bắt từ tự nhiên Mùa cá kèo giống kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 (âm lịch) Giá cá kèo giống dao động từ 1,8-3 triệu đồng/kg nên thu nhập của người bắt cá kèo là rất cao Nguồn lợi cá kèo giống trên vùng biển Sóc Trăng khá dồi dào Đây... cua Nhóm cua (Brachyura) là đối tượng hoạt động mạnh mẽ nhất trong RNM Hoạt động dinh dưỡng của cua giúp duy trì cân bằng sinh thái, điều chỉnh mật độ các loài trong quần xã sinh vật Thức ăn của cua rất đa dạng gồm lá cây ngập mặn còn tươi, trầm tích trong nền đáy, ăn mùn bã hữu cơ đang phân hủy của chuỗi và lưới thức ăn mở đầu bằng vụn hữu cơ, khép kín chu trình tuần hoàn vật chất và góp phần vào việc... để thải muối thừa ra khỏi cơ thể Các nhà khoa học đang nghiên cứu đặc điểm này của cây đước để áp dụng vào công nghệ lọc nước biển Cây đước khi đã mọc thành rừng thì không có một loại cây gì có thể chen vào sống chung được nên rừng đước thường có sự phân chia lãnh địa riêng rẽ: đước ra đước, mắm ra mắm,…Đây là điểm khác biệt của rừng đước so với các loại rừng khác Gỗ cây đước có thể dùng để làm nhà,... khoảng 30cm 27 Mùa sinh sản chính của cá ngát là từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm Cá ngát trong tự nhiên sinh sản một lần trong năm tập trung sinh sản vào mùa mưa nhưng mùa vụ sinh sản của cá có thể kéo dài đến đầu năm sau Cá ngát bố mẹ có thể cho sinh sản với kích cỡ trung bình 1-1,5kg Bãi đẻ của chúng là ở vùng cửa sông, sau khi đẻ xong một phần cá con bơi ngược lên vùng nước ngọt sinh sống Cá ngát... ở các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là trong điều kiện nguồn lợi cá tự nhiên đang suy giảm do đánh bắt quá mức Hình 3.20 Cá ngát (http://fugupuff-fugupuff.blogspot.com) Cá đối – Mugil cephalus Cá đối là loài rộng muối, chúng có thể sống và sinh trưởng tốt trong môi trường nước lợ, lợ mặn và nước mặn Cá đối có tập tính sống quần đàn, và tập tính này thể hiện mạnh nhất vào mùa sinh sản,... sinh sản, cũng là nơi lý tưởng hình thành nhiều sân nhuyễn thể hai mảnh, trong đó có nghêu giống RNM và bãi bồi trước rừng cũng là nơi trú ngụ và nơi sinh sản của nhiều thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua biển, cá kèo, ốc, hến, … mang đến nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân trong vùng 13 Hình 3.1 Vị trí RNM Sóc Trăng ở 3 huyện Cù Lao Dung, Trần Đề, Vĩnh Châu (theo soctrang.gov.vn) 14 3.2 ĐA. .. có bãi bồi nhiều mùn, nồng độ mặn thấp như Trần Đề, Cù Lao Dung, cây bần chua chiếm ưu thế Đất bồi ra tới đâu, tỉnh chỉ đạo trồng bần tới đó, vừa giữ đất vừa chắn sóng Bởi thế, rừng bần của Trần Đề, Cù Lao Dung có nhiều loại to, nhỏ khác nhau Rừng bần già có nhiều cây cổ thụ Đây là nơi trú ngụ của nhiều loại chim, dơi, quạ, khỉ… Những năm gần đây, các khu vực bãi bồi rừng phòng hộ, RNM ven biển được... bùn cao, ở dưới tán rừng đước, rừng mắm hay rừng dừa nước Thông thường, người ta bắt cá thòi lòi theo hai cách: Dùng cần câu để câu vào ban ngày và dùng đèn để soi cá vào ban đêm Cá thòi lòi có thể lớn bằng cổ tay trẻ em, nặng 100 – 400g Thịt dai, thơm và ngọt, đem kho khô hoặc luộc cơm mẻ hay nấu canh chua ăn ngon như thịt cá lóc đồng Theo người dân tại các vùng có cá thòi lòi sinh sống thì những ... TẠO SÓC TRĂNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN THỊ MINH KHAI  CHUYÊN ĐỀ ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN TỈNH SÓC TRĂNG Những người thực hiện: GV tổ Sinh – KTNN HS lớp 10A4S HS lớp 11A4S Sóc Trăng, ... SINH HỌC RNM SÓC TRĂNG 3.1 ĐẶC ĐIỂM RNM SÓC TRĂNG Rừng ngập mặn ven biển tỉnh Sóc Trăng quản lý bảo vệ Chi cục Kiểm lâm quyền địa phương Tính đến năm 2012, tổng diện tích rừng ngập mặn phòng hộ... Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp trường THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai tổ chức chuyến tham quan RNM Sóc Trăng cho em học sinh lớp Chuyên Sinh 10 11 để thực chuyên đề Đa dạng sinh học RNM tỉnh Sóc

Ngày đăng: 04/10/2015, 19:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan