quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke thực tiễn ở tỉnh hậu giang

64 1.7K 23
quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke  thực tiễn ở tỉnh hậu giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA: 2010 - 2014 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE - THỰC TIỄN Ở TỈNH HẬU GIANG Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Lạc Sinh viên thực hiện: Mai Thị Như Khánh MSSV: 5105869 Luật Thương mại 1 – K36 Cần Thơ, tháng 11 / 2013 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN  …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG  …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT TTg Thủ Tướng BVHTTDL Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường CT-BVHTTDL Chỉ thị – Bộ Văn hóa - Thể thao Du lịch NĐ-CP Nghị định – Chính phủ TT-BVHTTDL Thông tư- Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch QĐ-UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2 5. Bố cục đề tài .......................................................................................................... 3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE ....... ........................................................................................................................... 4 1.1. Một số vấn đề về văn hóa và karaoke.............................................................. 4 1.1.1. Khái niệm về văn hóa và karaoke ............................................................... 4 1.1.1.1. Khái niệm về văn hóa ........................................................................... 4 1.1.1.2. Khái niệm về karaoke ............................................................................ 5 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của karaoke và tác động của nó đến xã hội .................... 5 1.1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của karaoke.................................................................. 5 1.1.2.2. Tác động của karaoke đến xã hội .......................................................... 7 1.2. Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke ........................................ 8 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước ...................................................................... 8 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke .................... 9 1.2.3. Chính sách quản lý và phát triển karaoke ................................................. 9 1.2.4. Ý nghĩa của việc quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke ..... .12 1.3. Sự ra đời và phát triển của karaoke ............................................................. 12 Chương 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE ..................................................................................................... .19 2.1. Các cơ quan quản lý ........................................................................................ 19 2.1.1. Chính phủ ................................................................................................ 19 2.1.2. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ............................................................ 19 2.1.3. Bộ Công an .................................................................................................20 2.1.4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ............. 20 2.1.5. Cục Văn hóa cơ sở ..................................................................................... 20 2.2. Quy định về đăng ký kinh doanh karaoke................................................... 21 2.2.1. Đăng ký kinh doanh karaoke. .................................................................. 21 2.2.2. Điều kiện kinh doanh karaoke................................................................. .24 2.2.3. Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh karaoke ................................... ..28 2.3. Các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ karaoke ..................................................................................................................... 29 2.3.1. Các loại vi phạm ......................................................................................... 29 2.3.2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh dịch vụ karaoke và các biện pháp khác phục hậu quả ........................................................ 29 2.3.3. Thời hiệu xử phạt ....................................................................................... 35 2.3.4 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ karaoke. ...............................................................................................................36 2.3.4.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp................................................................................................................36 2.3.4.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra chuyên ngành ......................................................................................................................... 37 2.3.4.3.Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan thuế, Quản lý thị trường và Thanh tra chuyên ngành khác .............................................................................................. 38 2.3.4.4. Phân định thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính ...............39 Chương 3. THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG ..................................................................40 3.1. Những chủ trương chính sách của tỉnh về quản lý karaoke và thực trạng ở địa bàn tỉnh Hậu Giang .......................................................................................... 40 3.1.1. Tổng quan về tỉnh Hậu Giang. ..................................................................40 3.1.2. Những chủ trương chính sách của tỉnh về quản lý karaoke ở địa bàn tỉnh Hậu Giang.........................................................................................................40 3.1.2.1. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang .............................. 42 3.1.2.2. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke ............................ 43 3.1.2.3. Các hành vi bị nghiêm cấm ..................................................................43 3.1.3. Thực trạng về kinh doanh dịch vụ karaoke ở địa bàn tỉnh Hậu Giang. ............................................................................................................................... 43 3.1.3.1. Tình hình phát triển karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang .................43 3.1.2.3. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang .......................................................................45 3.2. Những thành tựu đạt được và một số hạn chế, khó khăn còn tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về dịch vụ karaoke. ...................................................47 3.2.1. Những thành tựu đạt được trong công tác quản lý nhà nước về dịch vụ karaoke...................................................................................................................... 47 3.2.1.1. Thành tựu chung ...................................................................................47 3.2.1.2. Những thành tựu đạt được ở tỉnh Hậu Giang.......................................48 3.2.2. Một số hạn chế, khó khăn của công tác quản lý nhà nước về dịch vụ karaoke...................................................................................................................... 48 3.2.2.1. Những hạn chế, khó khăn chung........................................................... 48 3.2.2.2. Một số hạn chế, khó khăn ở tỉnh Hậu Giang ........................................49 3.3. Phương hướng quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke trong thời gian tới ở địa bàn tỉnh Hậu Giang. ................................................................ 50 3.4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh karaoke. ....................................................................................................................51 3.4.1. Tiêu chuẩn hóa cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và đội ngũ nhân viên phục vụ. .............................................................................................................51 3.4.2. Thể chế hóa các văn bản pháp quy và thủ tục cấp giấy phép. .................52 3.4.3. Tăng cường và nâng cao hiệu quả trong công tác thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh karaoke. ....................................................................................... 52 3.4.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu lý luận, nâng cao nhận thức về hoạt động karaoke. ...................................................................................... 53 3.4.5. Một số giải pháp khác ................................................................................54 KẾT LUẬN ..............................................................................................................55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc sống con người ngày càng phát triển, khi mà vấn đề “ăn no mặc ấm” đã cơ bản được đảm bảo thì con người đang hướng nhiều hơn đến vấn đề “ăn ngon mặc đẹp”. Đi cùng với nhịp sống hiện đại, con người ngoài tìm kiếm cho bản thân những giá trị vật chất thì họ cũng không ngừng tìm kiếm cho mình những giá trị về tinh thần, vì đó cũng là một phần tất yếu trong cuộc sống. Mà nền tảng của đời sống tinh thần chính là văn hóa. Phát triển văn hóa cũng đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống tinh thần. Chính vì hiểu rõ tầm quan trọng của văn hóa, cho nên trong Nghị quyết Đại hội lần V Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, việc coi trọng chính sách đầu tư văn hóa, đầu tư con người, khuyến khích và tạo điều kiện để nhân dân tham gia sáng tạo văn hóa, hưởng thụ văn hóa ngày càng nhiều là thể hiện vai trò của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay. Đã có nhiều mô hình hoạt động văn hóa nhanh chóng phát triển như: các câu lạc bộ, đội nhóm văn hóa văn nghệ, hoạt động vũ trường, cửa hàng kinh doanh băng đĩa nhạc, tụ điểm hát cho nhau nghe... Đặc biệt, loại hình kinh doanh karaoke phát triển khá mạnh do các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở đầu tư ở quy mô vừa và nhỏ đã góp phần làm phong phú, đa dạng hơn hoạt động văn hóa, thu hút đông đảo mọi tầng lớp, đối tượng đến tham gia sinh hoạt vui chơi trong thời gian rỗi. Bên cạnh những lợi ích mang lại, những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập, một bộ phận các chủ cơ sở karaoke vì “hám lợi” đã cạnh tranh không lành mạnh, đưa “chiêu bài” sử dụng tiếp viên nữ với nhiều phương thức “câu khách” làm cho hoạt động karaoke biến dạng một cách rõ nét. Các ngành nghề dịch vụ thương mại nhạy cảm khác như: nhà hàng, quán ăn, cà phê, quán bar (rượu, bia) len lỏi, hoạt động song hành với karaoke. Từ đó đã xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, gây nhiều dư luận xã hội, làm đau đầu các cơ quan quản lý trên lĩnh vực hoạt động này. Karaoke du nhập vào Việt Nam từ lâu và đã nhanh chóng được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng và yêu thích, mang lại những phút giây thư giãn, sảng khoái sau những giờ lao động, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 1 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang dân. Tuy nhiên, karaoke được xác định là một lĩnh vực nhạy cảm nhất của dịch vụ văn hóa công cộng, luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các hiện tượng tiêu cực. Bên cạnh đó, hiện nay việc quản lý kinh doanh dịch vụ karaoke vẫn còn khá hình thức và lỏng lẻo. Công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế, các quy định về chế tài chưa mang tính răn đe. Chính vì những lý do trên mà người viết chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân luật khóa 2010 - 2014. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của người viết khi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang” là để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh karaoke, vận dụng các kiến thức đã học để phân tích những quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh về kinh doanh karaoke. Từ đó tìm ra những mặt còn hạn chế của pháp luật về quản lý kinh doanh và xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng về kinh doanh dịch vụ karaoke. Qua đó có thể góp phần đưa karaoke trở về với mô hình văn hóa lành mạnh, ứng dụng thiết thực vào cuộc sống. Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh karaoke, góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về kinh doanh karaoke. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định của pháp luật điều chỉnh về hoạt động karaoke và thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke. Luận văn sẽ tập trung vào vấn đề lý luận cũng như pháp luật điều chỉnh về hoạt động kinh doanh karaoke. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định pháp luật cụ thể liên quan trực tiếp đến văn hóa công cộng trong đó có quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke. 4. Phương pháp nghiên cứu Khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu người viết dựa trên các cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình đổi mới, xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền. Để hoàn thành tốt luận văn, người viết đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, đi từ lý luận đến thực tiễn, dùng thực tiễn kiểm chứng lý luận, GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 2 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang phương pháp phân tích luật viết, phương pháp so sánh, phương pháp thu thập số liệu … 5. Bố cục đề tài Bố cục của luận văn được xây dựng phù hợp với mục đích và phạm vi nghiên cứu của người viết. Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm các phần sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về kinh doanh dịch vụ karaoke Chương 2: Những quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ karaoke Chương 3: Thực trạng, phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý về kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 3 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE 1.1. Một số vấn đề về văn hóa và karaoke 1.1.1. Khái niệm về văn hóa và karaoke 1.1.1.1. Khái niệm về văn hóa Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học, dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,... Trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Chính vì thế đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa ra đời. Theo nghĩa Hán – Việt thì: Văn là văn chương, văn vần và văn xuôi. Văn còn có nghĩa là đẹp. Hóa là cảm hóa, giáo dưỡng. Văn hóa là rèn giũa, giáo dục, cảm hóa người bằng cái đẹp, để làm con người cũng trở nên đẹp, hoàn thiện. Nhưng cái đẹp, hiểu đến chỗ tận cùng của nó, cũng đồng thời là cái chân, cái thiện, cho nên văn hóa chính là đem cái đẹp, cái chân, cái thiện để rèn giũa, giáo dục con người, khiến người trở nên hoàn thiện. Theo ông Federico Mayor, cựu Tổng Giám đốc UNESCO thì: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.”1. Lần đầu tiên đưa ra khái niệm về văn hóa ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, 1 Nguyễn Trần Bạt: Khái niệm và bản chất của văn hóa, http://chungta.com/tulieu/tu-lieu-tra- cuu/khai_niem_ban_chat_cua_van_hoa/default.aspx , [truy cập ngày 11 -08-2013] GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 4 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.”2 Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình; biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kì lịch sử nhất định.”3 1.1.1.2. Khái niệm về karaoke Karaoke từ có nguồn gốc ở Nhật Bản, từ karaoke là sự kết hợp của từ kara, có nghĩa là không (giống như trong môn võ karate – từ kara có nghĩa là tay không) với từ oke (viết tắt của từ okesutora) có nghĩa là dàn nhạc. Như vậy, ta có thể nêu khái niệm của karaoke như sau: Karaoke là một loại hình giải trí, qua đó, thay bằng việc có cả âm nhạc và xướng âm thì chỉ có các đĩa karaoke mà trong đó chỉ chứa phần âm nhạc, phần xướng âm sẽ dành cho người trực tiếp biểu diễn (và người này không phải là ca sĩ chuyên nghiệp), người sẽ cầm microphone và hát theo lời bài hát hiện trên màn hình. 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của karaoke và tác động của nó đến xã hội 1.1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của karaoke Karaoke là một loại hình sinh hoạt ca hát quần chúng lành mạnh. Trong hơn một thập kỉ qua nó đã có một vai trò tích cực trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Karaoke phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi vùng miền, chính vì thế karaoke ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Hầu như tất cả mọi người, từ già đến trẻ, ai cũng đều biết đến loại hình karaoke. Karaoke là một hình thức văn hóa hiện đại, là một công cụ tiện ích. Nó là sự kết hợp tuyệt vời giữa âm nhạc và hình ảnh, giữa giải trí và niềm đam mê. Karaoke mang đến cho những người thích ca hát cơ hội thể hiện tài năng, bộc lộ niềm đam mê và là nơi để “khoe” giọng hát hay của mình. Đồng thời, nó cũng tạo cho những 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 98 Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.426. 3 GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 5 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang người nhút nhát một cơ hội thể hiện bản thân trước mọi người, giúp họ tự tin hơn trước đám đông và xóa đi tâm lý sợ sệt trong con người họ. Karaoke là một phương tiện giải trí lành mạnh, phù hợp với túi tiền của người lao động. Đảm bảo cho những người có thu nhập thấp cũng có được một loại hình giải trí lành mạnh sau những giờ lao động mệt nhọc. Qua đó phần nào xóa đi sự cách biệt của người giàu và người nghèo. Đảm bảo cho mọi người ai cũng được vui chơi, giải trí trong một loại hình văn hóa lành mạnh. Đồng thời góp phần xóa đi những tệ nạn xã hội như bài bạc, rượu chè,… Karaoke giúp mọi người giải tỏa bớt căng thẳng, xung đột của thần kinh, cơ bắp, cân bằng sinh thái, tái tạo sản xuất sức lao động và sáng tạo. Âm nhạc hướng con người đến những điều tốt đẹp hơn, ca hát giúp mọi người giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống, qua đó giúp mọi người làm việc tốt hơn, yêu đời hơn và tự tin hơn trong cuộc sống. Thông qua từng thể loại nhạc khác nhau, những bài hát sôi động của rock, những giai điệu du dương trữ tình của nhạc đồng quê, hay sự phiêu du của những bài nhạc jazz hoặc những ca khúc dân ca trữ tình mang đầy hồn Việt sẽ giúp con người thêm tin yêu vào cuộc sống. Từ đó, mọi người có thể điều chỉnh lại bản thân, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, hoàn thiện nhân cách của bản thân. Karaoke còn có tác dụng đối với nhận thức của con người, cải thiện khả năng nhận biết của người già, giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và tư duy. Hát karaoke còn giúp những bệnh nhân bị liệt khôi phục lại giọng nói, khả năng cầm nắm và xóa đi mặc cảm, tự ti trước đám đông.4 Với cuộc sống vội vã, mọi người bị cuốn vào vòng xoay của công việc, thời gian dành cho giải trí và giao lưu tình cảm hầu như không có thì karaoke là một phương tiện giải trí hiệu quả, ngoài chức năng thư giản, nó còn giúp mọi người có cơ hội gần lại với nhau hơn, giao lưu tình cảm, qua đó có thể kết thêm được nhiều bạn bè. Tạo được bầu không khí gần gũi, thân thiện, thoải mái giữa mọi người với nhau. Tạo ra mối quan hệ thân thiết hơn giữa những đồng nghiệp, bạn bè; giúp nâng cao đời sống tinh thần, đồng thời giúp mọi người thêm xích lại gần nhau hơn. Đến với karaoke trong thời gian rãnh rỗi, không những là một phương tiện giải trí hữu hiệu, mà còn là một kênh giao lưu tình cảm của mọi người. Tổ chức Cao Phong: Karaoke cải thiện khả năng nhận biết của người già, http://www.vietnamplus.vn/Home/Karaoke-cai-thien-kha-nang-nhan-biet-cua-nguoigia/201011/68391.vnplus , [truy cập ngày 13-08-2013]. 4 GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 6 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang quản lý và phát triển sinh hoạt karaoke là tạo ra phong trào khắp nơi ca hát, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư. 1.1.2.2. Tác động của karaoke đến xã hội Bên cạnh những lợi ích mà karaoke mang lại thì chúng ta cũng không thể phủ nhận những tác động tiêu cực của nó đến với xã hội. Mặc dù karaoke là một loại hình giải trí hiện đại, nếu biết sử dụng một cách hợp lý, nó sẽ là một loại thuốc giúp bạn giải stress và tạo thêm hứng khởi cho cuộc sống, tuy nhiên nếu sử dụng quá đà, nó cũng trở thành một loại thuốc độc gây tổn hại đến sức khỏe. Các cuộc nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng, người hát karaoke có nguy cơ bị suy giảm thính giác do tiếng ồn trong phòng kín karaoke gây ra. Lý do được đưa ra là việc hát qua micro sẽ được khuếch đại lên trên nền nhạc, tạo ra mức độ tiếng ồn lên tới 95dB. Như vậy, kết quả nghiên cứu trên đã xác định được khi một người trải qua hai giờ trong phòng karaoke thì thính giác sẽ giảm tới 8dB, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe sau này. Một nghiên cứu khác của các chuyên gia Đại học Hồng Kông đã đưa ra cảnh báo về việc thường xuyên hát hò ở phòng karaoke có khả năng làm hỏng giọng nói. Nguyên nhân là khi hát, mọi người hay uống nước đá, hò hét cổ vũ bạn bè, thậm chí việc hát lớn mà không kiểm soát được âm lượng sẽ khiến cổ họng có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng. Hậu quả của nó có thể dẫn tới rách dây thanh quản, ho, thậm chí là mất giọng.5 Karaoke là một loại hình giải trí lành mạnh, nhưng gần đây nó dần “biến tướng”. Hiện nay một số người đã lợi dụng karaoke để mở các dịch vụ khác nhằm kiếm thêm lợi nhuận. Karoke “ôm” hay còn gọi karaoke trá hình, đồi trụy là một trong những hình thức đó, nó ảnh hưởng đến trật tự xã hội nói chung, đối với đạo đức lối sống và đặc biệt là đối với sự phát triển lành mạnh của xã hội. Báo chí gần đây đưa tin rất nhiều về hiện tượng tiếp viên phòng karaoke ăn mặc ít vải, nhảy múa “thoát y”. Đa số các quán karaoke này thường hoạt động rất tinh vi, hoặc có sự bảo kê của “ông lớn”. Do đó gây khó khăn cho cơ quan quản lý về việc phát hiện và xử lý. Quan trọng hơn, đây có thể là một mầm móng để lây truyện HIV/AIDS. Karaoke là nơi lý tưởng để mọi người có thể giao lưu tình cảm, thể hiện bản thân của mình nhưng hiện nay karaoke cũng trở thành một địa điểm lý tưởng đối với những đối tượng tiêu thụ và sử dụng chất kích thích, đặc biệt là ma túy tổng Loan Nguyễn: Tác hại ẩn giấu sau những buổi karaoke vui vẻ , http://kenh14.vn/gioi-tinh/tac-hai-an-giausau-nhung-buoi-karaoke-vui-ve-20120621093925381.chn , [truy cập ngày 13-08-2013]. 5 GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 7 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang hợp. Thời gian gần đây, hiện tượng thanh thiếu niên dùng thuốc lắc rồi vào các quán karaoke lắc thâu đêm suốt sáng đã trở thành thực trạng báo động. Điều đáng nói là những thanh thiếu niên đa số là những học sinh - sinh viên, những người có học thức và là “mùa xuân của đất nước”. Thế nhưng họ đã và đang lao chân vào một “thú tiêu khiển” nguy hiểm. Họ xem sử dụng thuốc lắc, shisha là hơn người và bản thân trở thành một dân chơi thứ thiệt. Hơn nữa ngoài tiếng nhạc ầm ĩ trong phòng karaoke, thì các chủ quán thường cung cấp thêm các loại rượu, những thứ đó gần như là chất xúc tác mạnh mẽ để cho những dân chơi thuốc lắc “thăng hoa”. Thế là sau những cuộc vui thâu đêm suốt sáng, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thành tích học tập cũng “rơi tự do” theo những điệu nhảy điên cuồng kia. Điều đáng lo ngại là những thanh niên này chưa có kinh nghiêm “trải đời” nhiều. Vì vậy, họ rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ để trở thành những “quân cờ” cho những ông trùm ma túy sau lưng. 1.2. Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ Karaoke 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước Trong lĩnh vực hành chính, theo một cách tổng quát nhất, quản lý được xem là quá trình “tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”, đó là sự kết hợp giữ tri thức và lao động trên phương diện điều hành. Dưới những góc độ khác nhau thì quản lý cũng được hiểu theo những cách khác nhau. Ví dụ dưới góc độ chính trị thì quản lý được hiểu là hành chính, là cai trị nhưng dưới gốc độ xã hội thì quản lý lại là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Tóm lại, quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy định hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã đề ra từ trước. Thuật ngữ quản lý nhà nước được sử dụng ở Việt Nam với nhiều cách tiếp cận khác nhau: Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước bao gồm cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp; các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, các Bộ, Ủy ban Nhân dân các cấp; cơ quan kiểm sát: Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và các Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp. Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước là hoạt động của riêng hệ thống cơ quan hành chính nhà nước (quản lý hành chính nhà nước): Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 8 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các cấp, các Sở, phòng ban chuyên môn của Ủy ban nhân dân. Tuy nhiên có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về quản lý nhà nước như sau: “Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội được xem là quan trọng, cần thiết. Quản lý nhà nước được thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.” 6 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke Karaoke được khá đông người ưa thích, mang lại những phút giây thư giãn, sảng khoái sau nhiều giờ lao động, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, karaoke được xác định là một lĩnh vực nhạy cảm nhất của dịch vụ văn hóa công cộng, luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các hiện tượng tiêu cực. Chính vì vậy, công tác quản lý, cấp phép, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng đòi hỏi phải được tăng cường chặt chẽ. Nội dung quản lý nhà nước về karaoke bao gồm: Quản lý việc cấp giấy phép trong hoạt động karaoke và quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke. 1.2.3. Chính sách quản lý và phát triển karaoke  Giai đoạn trước năm 2005: Đẩy mạnh bài trừ các loại văn hoá độc hại, trước hết là các văn hoá phẩm có nội dung đồi truy, khiêu dâm, kích động bạo lực, thể hiện dưới các hình thức phim ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, sách, báo, lịch, tranh, ảnh, quảng cáo, trong hoạt động của các cơ sở, tụ điểm karaoke. Xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng việc kinh doanh karaoke để kinh doanh bất chính. Để thực hiện những mục tiêu trên cần làm tốt các việc sau đây: + Vận động rộng rãi các tầng lớp nhân dân tự giác bài trừ, tiêu huỷ các văn hoá phẩm độc hại, chấp hành các quy định của pháp luật, lên án và phát hiện các hành vi sai trái, không phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc. TS. Phan Trung Hiền, Giáo trình “Luật Hành chính I: Những vấn đề chung của Luật Hành chính, năm 2009, tr. 7. 6 GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 9 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang + Thực hiện sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng. Giáo dục, động viên cán bộ, đảng viên, nhân viên Nhà nước gương mẫu chấp hành. + Phối hợp chặt chẽ các ngành, các đoàn thể, chuẩn bị đầy đủ về cơ sở pháp lý, tổ chức, lực lượng tham gia đấu tranh, có kế hoạch chỉ đạo thực hiện tập trung, đồng bộ, làm toàn diện và có trọng điểm. Trong hoạt động của các cơ sở kinh doanh karaoke phải bảo đảm nội dung văn hoá lành mạnh, có chất lượng; bảo đảm trật tự, vệ sinh, nếp sống văn hoá. Xử lý nghiêm những kẻ lợi dụng các hoạt động văn hoá để truyền bá các văn hoá phẩm đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực, tổ chức trá hình các hoạt động mại dâm, ma tuý, đánh bạc, số đề. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố theo chức trách và thẩm quyền của mình có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Nghị định của Chính phủ và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này tại Bộ, ngành, địa phương mình. Các Bộ, ngành, địa phương cần coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong năm và các năm tiếp theo, gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm khác để có mức tập trung cao về chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện.  Giai đoạn năm 2005 – 2009: Tạm ngừng việc cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhà hàng karaoke; tạm ngừng cấp mới Giấy phép kinh doanh karaoke trên phạm vi cả nước để các cấp, các ngành tiến hành rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở hiện có, từ đó xây dựng quy hoạch và tăng cường các biện pháp quản lý các loại hình dịch vụ này. Đối với Giấy phép kinh doanh đã hết hạn nhưng trước đó chủ kinh doanh đã có vi phạm, gây hậu quả xấu mà chưa bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh thì cũng không được gia hạn hoặc đổi Giấy phép kinh doanh khác. Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với các bộ ban ngành theo chức năng quản lý được phân công, tiến hành ngay các việc sau đây: + Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành quy hoạch các loại hình dịch vụ này, hoàn thành trong năm 2005, tổng hợp báo cáo Chính phủ. + Rà soát lại các quy định trong Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan, đề xuất điều chỉnh những nội dung không phù GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 10 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang hợp; khẩn trương trình Chính phủ trong quý II năm 2005 Nghị định của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông tin. + Tổ chức lực lượng điều tra, thanh tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các chủ kinh doanh vi phạm. Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm thì phải kiên quyết tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp có dấu hiệu phạm tội, phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự. + Chỉ đạo và tăng cường phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền hạn và trách nhiệm cho cơ sở trong việc quy định chế độ kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý cấp trên đối với cấp dưới, xác định trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý để xảy ra các vi phạm pháp luật trên địa bàn, xử lý nghiêm cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất, ăn chơi sa đọa hoặc bao che, tiếp tay cho các sai phạm. + Chỉ đạo các cơ quan báo chí phát hiện và công bố công khai các hành vi vi phạm pháp luật; thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người kinh doanh; khuyến khích, động viên nhân dân phát giác, lên án và đấu tranh với các vi phạm.  Giai đoạn sau năm 2009: Tiếp tục cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường theo đúng quy hoạch. Gia hạn giấy phép kinh doanh karaoke cho các cơ sở kinh doanh muốn tiếp tục hoạt động theo đúng quy định. Các cơ quan có trách nhiệm trong công tác tham mưu, quản lý cần phải thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra để đảm bảo cho các hoạt động theo đúng quy định. Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh karaoke. Tiếp tục hoàn thành xây dựng quy hoạch karaoke và vũ trường ở các địa phương. 1.2.4. Ý nghĩa của việc quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke Karaoke là một hình thức giải trí lành mạnh, nó ngày càng được nhiều người yêu thích. Karaoke giúp con người giải tỏa được căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi, tạo ra bầu không khí thoải mái để mọi người có thể giao lưu tình cảm, tìm GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 11 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang hiểu lẫn nhau. Cùng với sự phát triển của karaoke thì các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm,… cũng len lõi vào. Từ đó có thể thấy công tác quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, mang giá trị tinh thần cao. Quản lý tốt việc kinh doanh dịch vụ karaoke sẽ tạo cho mọi người có được một không gian giải trí thoải mái và bổ ích, một môi trường kinh doanh lành mạnh. 1.3. Sự ra đời và phát triển của karaoke Karaoke có xuất xứ từ Nhật Bản. Trong các quán bar chơi đàn ghita hoặc piano trước đây thường là nơi giải trí của các doanh nhân Nhật, khán giả được mời hoặc tình nguyện hát với nhạc đệm của piano. Từ đó, karaoke bắt đầu hình thành tại thành phố Kore của nước Nhật vào những năm 1970. “Hộp” karaoke đầu tiên xuất hiện vào những năm 1984 trên cánh đồng lúa tại miền quê Okayama phía Tây Kansai. Nó được làm từ những toa xe chở hành khách đã được cải tiến lại. Từ đó các hộp karaoke được xây dựng trên những vùng đất trống khắp nơi trên đất Nhật. Trong khu vực thành thị, phòng hát karaoke được chia làm nhiều ngăn (phòng) và hiệu quả cách âm ngày càng được nâng cao. Nền công nghệ tiên tiến, hiện đại cùng với tốc độ đô thị hóa cao đã làm cho môi trường bị ô nhiễm; không gian nghỉ ngơi ngoài trời bị hạn chế, chính vì vậy sự phát triển các hoạt động giải trí trong nhà như các quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke… là cần thiết. Sự vượt trội của video âm nhạc như một hình thái kinh doanh của ngành công nghiệp âm nhạc mang phong cách dân gian - hiện đại là điều kiện tiên phong cho sự phát triển của karaoke. Karaoke thật sự bùng phát khi công nghệ đĩa laser và đĩa compact cho phép những bài hát thể hiện trên màn hình tivi, trong khi âm nhạc nổi lên và xác định vị trí của từng bài hát. Vì quyền lợi của các công ty âm nhạc, việc thương mại hóa kinh doanh karaoke là trung gian tuyệt vời cho sự quảng cáo các bài hát âm nhạc pop và các ngôi sao mới. Karaoke trong tiến trình phát triển đã có sự tiến hóa nhất định. Từ những ngày đầu ghi trên băng đĩa, karaoke được chuyển sang đĩa CD (Compact disc), cuối cùng kết hợp với video, đồ họa nhạc với lời bài hát hiện trên màn hình nhắc cho những người không nhớ lời nhạc. Một ngành công nghiệp đã được mở ra xung quanh karaoke và các sản phẩm kỹ thuật đã được sử dụng để nâng cao trình diễn. Những dàn máy tại gia đình, các thư viện phần mềm được hoàn thiện, các micro cho khách và những chiếc hộp có sẵn, chúng đang sẵn sàng “vào cuộc hát karaoke”. Các GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 12 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang phòng thu đã mở cửa cho khách khi có yêu cầu đến để thu âm giọng hát của mình, đồng thời các cuộc thi hát karaoke được tổ chức ở nhiều nơi. Karaoke ngày càng được biết đến không chỉ ở Nhật mà còn lan rộng ở nhiều quốc gia khác như: Mỹ, Nga, Trung Quốc... Tất cả các quốc gia đã tiếp thu nó như một giá trị văn hóa và đưa vào hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, được xem là món ăn tinh thần của từng dân tộc. Việt Nam cũng đã sớm tiếp thu giá trị văn hóa này, đến nay phát triển trên phạm vi toàn quốc. Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế. Chính vì thế, karaoke được tiếp nhận, ứng dụng trong đời sống và được xem như món ăn tinh thần của người Việt. Năm 1980, karaoke được du nhập vào Việt Nam, con đường du nhập karaoke vào Việt Nam đang có nhiều tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Có nhiều người cho rằng, những thương nhân người Nhật khi vào Việt Nam làm việc, trong thời gian rảnh rỗi họ đã hát karaoke, sau đó người Việt chúng ta đã học hỏi và karaoke được xuất hiện ở Việt Nam. Nhưng có một số ý kiến khác lại cho rằng không phải karaoke được truyền từ người Nhật mà từ khách du lịch trên thế giới, họ đến Việt Nam để tham quan, du lịch và chính họ đã tổ chức hoạt động này nhằm để giải trí trong nhà, nhất là ban đêm. Còn nhiều ý kiến khác nữa về karaoke, nhưng một điều mà chúng ta phải công nhận, đó chính là sự học hỏi và tiếp thu văn hóa của nhân loại và ứng dụng vào cuộc sống; điều đó “khẳng định karaoke là một sinh hoạt văn hóa hiện đại”. Song song với sự phát triển, hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa có chiều hướng “đi chệch”; tình hình quản lý các hoạt động văn hóa có biểu hiện buông lỏng, thiếu kiên quyết. Hệ thống các văn bản pháp quy của nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa nói chung, karaoke nói riêng ra đời nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trên lĩnh vực hoạt động này như: + Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; + Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/06/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin; + Thông tư số 54/2006/TT-BVHTT ngày 24/5/2006 hướng dẫn quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường; GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 13 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang + Thông tư số 69/2006/TT-BVHTT ngày 28/8/2006 của Bộ Văn hóa thông tin, hướng dẫn thực hiện một số quy định về kinh doanh vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 11/2006/NĐ-CP. + Thông tư số 12/2007/TT-BVHTT ngày 29/5/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa – thông tin. + Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về việc ban hành kèm theo Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; + Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; + Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02/05/2012 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL; + Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 24/01/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý một số điều của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch; + Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; + Thông tư số 09/2010/TT-BVHTTDL ngày 24/08/2010 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa; + Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo [có hiệu lực ngày 01/01/2014]. Việc ban hành Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ được ban hành kèm theo Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng thật sự là cần thiết khi mà karaoke ngày càng phát triển, đòi hỏi phải có những văn bản pháp lý điều chỉnh kịp thời. Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng gồm 10 chương 38 điều, trong đó chương 8 quy GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 14 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang định về hoạt động karaoke. Từ Điều 30 đến Điều 34 của Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng quy định về các vấn đề có liên quan đến điều kiện kinh doanh karaoke, thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke, trách nhiệm của chủ cơ sở, hoạt động karaoke không có mục đích kinh doanh và quy định cấm trong hoạt động karaoke. Một điểm mới trong Nghị định 103/2009/NĐ-CP là không phải tất cả các điểm kinh doanh karaoke đều không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng. Tại khoản 7 Điều 40 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh được ban hành kèm theo Nghị định 11/2006/NĐ-CP có quy định “Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng”. Quy định này được áp dụng cho tất cả các cơ sở kinh doanh karaoke mà không có ngoại lệ. Tuy nhiên, theo khoản 7 Điều 32 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP thì không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng, trừ trường hợp quy định tai khoản 2 Điều 37 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. Theo quy định trên thì phòng karaoke trong các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạn từ bốn sao trở lên hoặc hạng cao cấp được hoạt động sau 12 giờ đêm nhưng không quá 2 giờ sáng. Theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 24/01/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý một số điều của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ. Tại Điều 2 của Nghị định 01/2012/NĐ-CP có quy định về việc sửa đổi hồ sơ và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke. Qua đó rút ngắn thời gian cấp giấy phép và thủ tục đăng kí có phần đơn giản hơn. Theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP thì “Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp có trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh; trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.” Nhưng trong Nghị định 01/2012/NĐ-CP thì thời hạn này chỉ là 07 ngày làm việc. Thời gian cấp giấy phép đã được rút ngắn. Đây là một tiến bộ trong nổ lực cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân. Một điểm mới trong Nghị định số 01/2012/NĐ-CP là cả Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng được ban hành kèm theo Nghị định 11/2006/NĐ-CP và Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP đều có quy định “Địa GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 15 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang điểm hoạt động karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề.” Một quy định được xem là khá phù hợp trong tình trạng không ít hộ dân liền kề các cơ sở kinh doanh karaoke liên tục có đơn thư khiếu kiện lên các cơ quan chức năng, chính quyền sở tại vì độ ồn, gây mất trật tự an ninh khu phố. Tuy nhiên, theo điểm đ, khoản 6, Điều 2 Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 24/01/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý một số điều của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lại không cần văn bản đồng ý của các hộ liền kề. Nhằm để Nghị định 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ nhanh chóng đi vào cuộc sống, ngày 16 tháng 12 năm 2009 Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã ra Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ. Thông tư làm rõ một số điều trong quy chế đồng thời cũng hướng dẫn chi tiết về điều kiện kinh doanh và hoạt động karaoke, hồ sơ và thủ tục xin cấp phép kinh doanh karaoke. Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02/05/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL. Sửa đổi bổ sung về hồ sơ cấp giấy phép và trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép. Để chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh karaoke, ngày 12/07/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa. Nghị định nêu rõ về các hành vi vi phạm về giấy phép hoạt động, điều kiện tổ chức kinh doanh và quy định về nếp sống văn hóa,… đều bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực karaoke tối đa là 40 triệu đồng. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài hình thức cảnh cáo, phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng. Ngoài ra, Nghị định còn quy định chi tiết về việc xử phạt đối với các quy phạm về giấy phép, điều kiện tổ chức hoạt động, các quy định cấm đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke… So với Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06/06/2006 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa-thông tin thì mức phạt tiền của Nghị định 75/2010/NĐ-CP có phần răng đe hơn. Cụ thể là các hành vi vi phạm các quy định về nếp sống văn hóa như cho người say rượu bia vào phòng karaoke; say GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 16 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang rượu bia ở phòng karaoke trong Nghị định 56/2006/NĐ-CP chỉ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong khi trong Nghị định 75/2010/NĐ-CP mức phạt này là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trong Nghị định 56/2006/NĐ-CP, trường hợp đặt các thiết bị báo động tại nhà hàng karaoke để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mức phạt tiền chỉ là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong khi đối với vi phạm này trong Nghị định 75/2010/NĐ-CP thì mức phạt này là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng cao gấp đôi Nghị định 56/2006/NĐ-CP. Nhìn chung, các mức phạt tiền về vi phạm hành chính trong lĩnh vực karaoke trong Nghị định 75/2010/NĐ-CP đều cao hơn mức phạt tiền trong Nghị định 56/2006/NĐ-CP, điều này thể hiện sự quyết tâm của Nhà nước ta trong công tác quản lý kinh doanh trong lĩnh vực karaoke, đưa hoạt động karaoke vào nề nếp. Từ đó phát huy mặt tích cực và xóa bỏ những tiêu cực còn tồn tại trong một loại hình kinh doanh nhạy cảm – karaoke. Để Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ nhanh chóng đi vào cuộc sống, đồng thời để giải thích rõ hơn các quy định trong Nghị định, Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 09/2010/TT-BVHTTDL ngày 24/08/2010 của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. Thông tư giải thích một số từ ngữ đồng thời làm rõ một số điều trong Nghị định 75/2010/NĐ-CP. Mới đây, Chính phủ vừa ra Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, Nghị định này sẽ có hiệu lực trong thời gian tới đây. Theo quy định mới thì mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực karaoke tối đa là 50 triệu đồng. Các quy định về xử lý vi phạm hành chính về kinh doanh karaoke trong Nghị định mới cũng có nhiều thay đổi, các mức phạt tương đối cao hơn trước, xóa bỏ một số quy định trong Nghị định 75/2010/NĐ-CP. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 17 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE 2.1. Các cơ quan quản lý. 2.1.1. Chính phủ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về karaoke trong phạm vi cả nước. Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về karaoke theo phân công của Chính phủ. 2.1.2. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về karaoke, bao gồm các nhiệm vụ sau đây: Xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển karaoke; Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành quy hoạch các loại hình dịch vụ karaoke, tổng hợp báo cáo Chính phủ; Rà soát lại các quy định trong Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan, đề xuất điều chỉnh những nội dung không phù hợp; Tổ chức lực lượng điều tra, thanh tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các chủ kinh doanh vi phạm. Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm thì phải kiên quyết tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp có dấu hiệu phạm tội, phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự; Chỉ đạo và tăng cường phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền hạn và trách nhiệm cho cơ sở trong việc quy định chế độ kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý cấp trên đối với cấp dưới, xác định trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý để xảy ra các vi phạm pháp luật trên địa bàn, xử lý nghiêm cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất, ăn chơi sa đọa hoặc bao che, tiếp tay cho các sai phạm; Chỉ đạo các cơ quan báo chí phát hiện và công bố công khai các hành vi vi phạm pháp luật; thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 18 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang pháp luật của người kinh doanh; khuyến khích, động viên nhân dân phát giác, lên án và đấu tranh với các vi phạm. 2.1.3. Bộ Công an Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ Văn hoá – Thể Thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Thương mại, Tổng cục Du lịch, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành có liên quan, tổ chức đợt kiểm tra trên phạm vi cả nước, tập trung vào các địa bàn trọng điểm, kiên quyết truy quét, ngăn chặn và triệt phá các tệ nạn xã hội trong hoạt động của quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường và các nghề kinh doanh nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội. 2.1.4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Xây dựng quy hoạch các điểm dịch vụ karaoke ở từng quận, huyện, thị xã, thành phố phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của từng địa phương, gửi Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Có kế hoạch thường xuyên chủ động triển khai, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Bộ: Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hoá – Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan trong việc kiểm tra, ngăn chặn và triệt phá các tệ nạn xã hội trong quán karaoke trên địa bàn. Tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia tích cực công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội; phát giác, ngăn chặn và đấu tranh với các hành vi vi phạm. Khen thưởng kịp thời đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thành tích trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi tiêu cực trong lĩnh vực trên. 2.1.5. Cục Văn hóa cơ sở Căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được giao, Cục Văn hóa cơ sở có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động thuộc phạm vi tham mưu quản lý của cơ quan mình, hướng dẫn Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch các địa phương thực hiện các biện pháp quản lý để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý tiêu cực trong hoạt động. Ngoài ra Cục Văn hóa cơ sở còn có nhiệm vụ xây dựng đề án quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại lệ phí cấp phép kinh doanh karaoke và lệ phí cấp phép kinh doanh vũ trường. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 19 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang 2.2. Quy định về đăng ký kinh doanh karaoke. 2.2.1. Đăng ký kinh doanh karaoke. Kinh doanh dịch vụ karaoke là loại hình kinh doanh có điều kiện. Cũng như các ngành, nghề khác phải làm đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh. Tùy theo loại hình doanh nghiệp muốn thành lập mà người kinh doanh phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định trong Luật Doanh Nghiệp và các quy định pháp luật có liên quan.  Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (nêu rõ tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, số vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh…); Dự thảo điều lệ công ty (nêu rõ điều lệ hoạt động, nguyên tắc hoạt động, nguyên tắc chia lợi nhuận, trách nhiệm…); Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập; Hồ sơ, giấy tờ liên quan tới ngành nghề có điều kiện; CMND/hộ chiếu bản sao của những thành viên/cổ đông công ty. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người đại diện của doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.  Xin giấy phép kinh doanh karaoke Doanh nghiệp phải làm đơn trong đó nêu rõ địa điểm, điều kiện an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, diện tích phòng hát, khoảng cách với các cơ sở như trường học, bệnh viện… Sau đó mang đến nộp tại UBND quận/huyện nơi quản lý trực tiếp về văn hóa nơi doanh nghiệp muốn kinh doanh karaoke. Cơ quan thẩm định cấp quận/huyện sẽ tiến hành kiểm tra thực trạng của doanh nghiệp kinh doanh karaoke để cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và thực tế tại địa phương. Sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan chuyên môn (UBND quận/huyện), doanh nghiệp phải làm đơn bổ sung ngành nghề kinh doanh karaoke trong Giấy đăng ký kinh doanh tại phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư; Thủ tục bổ sung đăng ký kinh doanh karaoke: GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 20 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bao gồm: Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh; Quyết định thay đổi đăng ký kinh doanh; Biên bản họp của doanh nghiệp. Các văn bản nói trên có nội dung bổ sung ngành nghề kinh doanh karaoke và giấy tờ, hồ sơ cho phép của cơ quan chuyên môn. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư và nhận kết quả theo giấy hẹn.  Hồ sơ và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke: Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng được ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ thì hồ sơ và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke bao gồm: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép: + Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke trong đó ghi rõ địa điểm kinh doanh, số phòng, diện tích từng phòng; + Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý; + Ý kiến bằng văn bản của các hộ liền kề. Thủ tục cấp giấy phép: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp có trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh; trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 2 Nghị định 01/2012/NĐ-CP ngày 24/01/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý một số điều của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch thì: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm: + Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke trong đó ghi rõ địa điểm kinh doanh, số phòng, diện tích từng phòng; + Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý. Thủ tục cấp giấy phép: GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 21 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp có trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh; trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do. Như vậy, theo quy định mới từ Nghị định 01/2010/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke không cần phải có văn bản đồng ý của các hộ liền kề, và thời hạn để cơ quan chức năng cấp giấy phép giảm từ 10 ngày làm việc xuống còn 07 ngày làm việc.  Hồ sơ và thủ tục gia hạn Giấy phép kinh doanh karaoke Hồ sơ gồm đề nghị gia hạn Giấy phép kinh doanh gồm có: + Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép kinh doanh hoạt động karaoke. + Giấy phép cũ đã cấp. Thủ tục gia hạn Giấy phép kinh doanh karaoke: Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu xin gia hạn Giấy phép hoạt động kinh doanh karaoke đến nộp hồ sơ trực tiếp tại “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch hoặc gửi qua đường bưu điện. Cán bộ “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, hướng dẫn các cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì ghi vào sổ tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả. Cán bộ “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn, cán bộ phòng chuyên môn tiếp nhận hồ sơ, ký vào phiếu giao nhận hồ sơ. Cán bộ phòng chuyên môn thẩm định hồ sơ, đối chiếu hồ sơ với các quy định hiện hành của pháp luật. Có hai trường hợp xảy ra: + Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì viết phiếu hồ sơ không hợp lệ (ghi rõ lý do) trả lại “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả”, “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tiếp tục hướng dẫn cá nhân, tổ chức bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo quy định. + Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì tham mưu Giấy phép hoạt động kinh doanh karaoke báo cáo Trưởng phòng ký duyệt, sau đó trình Giám đốc Sở ký quyết định. Trong trường hợp cần thiết cán bộ phòng chuyên môn phải tổ chức thẩm định lại các điều kiện kinh doanh trước khi tham mưu giấy phép. Cán bộ phòng chuyên môn chuyển Giấy phép (đã ký) về “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả”. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 22 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Cán bộ “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” trả kết quả (Giấy phép) cho cá nhân, tổ chức; cá nhân, tổ chức đến “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” nhận Giấy phép và ký nhận kết quả. Thời gian giải quyết là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.  Hoạt động karaoke không có mục đích kinh doanh Theo quy định tại Điều 33 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng được ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ thì: Cơ quan, tổ chức hoạt động karaoke để đáp ứng nhu cầu nội bộ của cơ quan, tổ chức mình không phải xin cấp giấy phép nhưng khi hoạt động phải thực hiện quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 32 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng là đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép; chỉ được sử dụng bài hát đã được phép phổ biến; băng, đĩa đã dán nhãn kiểm soát theo quy định và đảm bảo an ninh, trật tự. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của nhân viên thuộc cơ sở mình thì không phải xin phép, nhưng phải riêng biệt với khu vực kinh doanh, phải thực hiện quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 32 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng và đảm bảo an ninh, trật tự. 2.2.2. Điều kiện kinh doanh karaoke Theo quy định tại Điều 30 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng được ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP thì điều kiện để được kinh doanh dịch vụ karaoke là: Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ; Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài nhìn thấy toàn bộ phòng; Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên; GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 23 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ thì điều kiện kinh doanh và hoạt động kinh doanh karaoke là: Thứ nhất, cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp khi kinh doanh karaoke không phải xin Giấy phép kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 66 của Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005 nhưng phải có đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 30 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; Thứ hai, cửa phòng karaoke quy định tại khoản 2 Điều 30 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng phải là cửa kính không màu; nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa; Thứ ba, khoảng cách từ 200 m trở lên quy định tại khoản 4 Điều 30 Quy chế áp dụng như quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL; Tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch quy định như sau: “Khoảng cách từ 200m trở lên đo theo đường giao thông từ cửa cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke đến cổng trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước. Khoảng cách đó chỉ áp dụng trong các trường hợp trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước có trước, chủ địa điểm kinh doanh đăng ký kinh doanh hoặc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sau.” Thứ tư, địa điểm kinh doanh karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề quy định tại khoản 5 Điều 30 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng được thực hiện như sau: Hộ liền kề là hộ có tường nhà ở liền kề với tường phòng hát karaoke hoặc đất liền kề mà tường nhà ở cách tường phòng hát karaoke dưới 5m; Hộ liền kề có quyền đồng ý cho người kinh doanh karaoke trong trường hợp hộ liền kề đã ở từ trước, người kinh doanh xin Giấy phép kinh doanh sau. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 24 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Trường hợp người kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh trước, hộ liền kề xây dựng nhà ở sau hoặc được quyền đến ở sau khi người kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh thì hộ liền kề không có quyền quy định tại khoản 5 Điều 30 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; Văn bản đồng ý của hộ liền kề phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại, do người xin Giấy phép kinh doanh nộp trong hồ sơ xin cấp giấy phép và có giá trị trong suốt thời hạn người kinh doanh được quyền kinh doanh quy định trong giấy phép; Trường hợp hộ liền kề không có văn bản đồng ý nhưng cũng không phản đối thì được coi là không có ý kiến và phải có văn bản xác định hộ liền kề không có ý kiến. Văn bản xác định hộ liền kề không có ý kiến được hiểu là hộ liền kề không sử dụng quyền quy định tại khoản 5 Điều 30 Quy chế. Thứ năm, âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép quy định tại khoản 2 Điều 32 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng được đo tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào phòng karaoke. Theo Mục 2.1 Quy chuẩn Việt Nam QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì các nguồn gây ra tiếng ồn do hoạt động sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt không được vượt quá giá trị quy định sau: + Khu vực đặc biệt (là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác) thời gian từ 06 giờ đến 21 giờ nguồn gây ra tiếng ồn không được vượt quá 55dB (A); từ 21 giờ đến 06 giờ là không được vượt quá 45dB(A). + Khu vực thông thường (gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) thời gian từ 06 giờ đến 21 giờ nguồn gây ra tiếng ồn không được vượt quá 70 dB (A); từ 21 giờ đến 06 giờ là không được vượt quá 55dB(A). Thứ sáu, nhà hàng karaoke có nhiều phòng thì phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên cho từng phòng. Thứ bảy, cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của nhân viên thuộc cơ sở mình quy định tại khoản 2 GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 25 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Điều 33 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, phải riêng biệt với khu vực kinh doanh và không được để cho khách vào hát karaoke tại nơi dành cho nhân viên thuộc cơ sở mình. Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách dù không thu riêng tiền dịch vụ karaoke mà chỉ thu tiền ăn, uống hoặc dịch vụ khác tại phòng hát karaoke cũng phải có đủ điều kiện kinh doanh karaoke quy định tại Điều 30 và phải được cấp giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. Khi hoạt động kinh doanh karaoke, chủ cơ sở kinh doanh phải tuân thủ theo các quy định sau đây: Thứ nhất, đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2; Thứ hai, đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép; Thứ ba, chỉ được sử dụng bài hát đã được phép phổ biến; băng, đĩa đã dán nhãn kiểm soát theo quy định; Thứ tư, không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke; Thứ năm, đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03/09/2009 của Chính phủ; Điều kiện kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03/09/2009 của Chính phủ là: Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đại diện hợp pháp theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự phải có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định số 72/2009/NĐ-CP . Cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 26 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Chỉ các cá nhân, tổ chức Việt Nam ở trong nước mới được sản xuất con dấu. Chỉ các cơ sở của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân mới được sản xuất, kinh doanh sửa chữa công cụ hỗ trợ và sửa chữa súng săn. Địa điểm kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự không nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật. Thứ sáu, mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên; nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động; Thứ bảy, không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 37 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; Khoản 2 Điều 37 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng quy định như sau: “Phòng karaoke trong các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 4 sao trở lên hoặc hạng cao cấp được hoạt động sau 12 giờ đêm nhưng không quá 2 giờ sáng.” Thứ tám, các điểm karaoke hoạt động ở vùng dân cư không tập trung không phải thực hiện quy định về âm thanh tại khoản 2 nhưng phải thực hiện quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 31 của Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. 2.2.3. Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh karaoke Theo Điều 13 Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ thì người xin cấp giấy phép kinh doanh karaoke nộp hồ sơ xin cấp giấy phép tại Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan cấp giấy phép kinh doanh cấp huyện theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tổ chức, cá nhân kinh doanh karaoke ngoài cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp có đủ điều kiện quy định tại Điều 30 và các khoản 1 và 2 Điều 32 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng được ban hành kèm theo Nghị định 11/2006/NĐ-CP ngày 18/11/2006 của Chính phủ phải được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp cấp giấy phép kinh doanh. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 27 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang 2.3. Các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ karaoke 2.3.1. Các loại vi phạm Theo Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thì có các loại vi phạm sau: + Vi phạm các quy định về nếp sống văn hoá; + Vi phạm các quy định về điều kiện tổ chức hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng; + Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động; + Vi phạm các quy định cấm đối với hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng; + Vi phạm các quy định cấm đối với hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hóa tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống, dịch vụ công cộng. 2.3.2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh dịch vụ karaoke và các biện pháp khác phục hậu quả Theo Điều 5 Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa có quy định hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như sau: Hình thức xử phạt chính: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá sẽ bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính đó là phạt cảnh cáo và phạt tiền. Hình thức xử phạt bổ sung: Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Tước quyền sử dụng giấy phép. Biện pháp khắc phục hậu quả, biện pháp khác: Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, biện pháp khác quy định cụ thể tại các điều của Chương II Nghị định 75/2010/NĐ-CP. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 28 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá khi phát hiện đã quá thời hiệu xử phạt thì không xử phạt nhưng cơ quan, người có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại các điều của Chương II Nghị định 75/2010/NĐ-CP.  Một điểm mới trong quy định về xử phạt vi phạm hành chính của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2014 đó là không có sự đánh đồng giữa cá nhân và tổ chức. Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 158/2013/NĐ-CP thì: “Đối với cùng một hành vi vi phạm mức phạt tiền của tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.” Vi phạm các quy định về nếp sống văn hoá Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Thứ nhất, cho người say rượu, bia vào vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke; Thừ hai, say rượu, bia ở công sở, nơi làm việc, khách sạn, nhà hàng, quán ăn, vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke, nơi hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá, trên các phương tiện giao thông và những nơi công cộng khác; Theo quy định này thì cùng một hành vi là một khách hàng đã say rượu vào phòng karaoke thì cả chủ cơ sở kinh doanh lẫn khách hành đều bị xử phạt vì hành vi này. Bởi lẽ, khi khách hàng vào phòng karaoke thì chủ cơ sở kinh doanh đã vi phạm quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 18 Nghị định 75/2010/NĐ-CP đó là “Cho người say rượu, bia vào vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke.” Trong khi đó, vị khách hàng say rượu đã vi phạm quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 18 Nghị định 75/2010/NĐ-CP “Say rượu, bia ở công sở, nơi làm việc, khách sạn, nhà hàng, quán ăn, vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke, nơi hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, trên các phương tiên giao thông và nơi công cộng khác”. Tuy nhiên, Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ, cũng như các văn bản hướng dẫn chưa có quy định như thế nào được xem là say rượu. Điều đó gây khó khăn trong công tác quản lý, đồng thời quy định cũng thiếu tính thực tế. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 29 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Theo Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, Nghị định sẽ có hiệu lực trong thời gian tới đây thì các hành vi được quy định trong điểm a, b khoản 1 Điều 18 Nghị định 75/2010/NĐ-CP sẽ bị loại bỏ vì thiếu tính khả thi trong thực tế. Tuy nhiên, khi loại bỏ các hành vi nói trên cũng nên có những quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan, phải có tinh thần quán triệt cụ thể tuy loại bỏ nhưng không có nghĩa là khuyến khích. Vi phạm các quy định về điều kiện tổ chức hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng Theo quy định tại Mục 3 Điều 19 Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì trong trường hợp phòng hát karaoke không đảm bảo đủ ánh sáng theo quy định thì chủ cơ sở kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra nếu chủ cơ sở kinh doanh vẫn tiếp tục tái phạm hành vi này sẽ bị tước Giấy phép kinh doanh không thời hạn. Mức phạt tiền này so ra vẫn còn khá nhẹ, thiếu tính răn đe. Chính vì vậy tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2014 mức phạt tiền cho hành vi này đã được tăng lên từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng cũng được áp dụng đối với hành vi sử dụng người lao động làm việc tại vũ trường, nhà hàng karaoke mà không có hợp đồng lao động theo quy định; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Tắt đèn tại phòng karaoke khi đang hoạt động; khoá hoặc chốt cửa phòng karaoke khi đang hoạt động; sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc tại vũ trường, nhà hàng karaoke; Chủ cơ sở kinh doanh không đảm bảo đủ diện tích theo quy định của phòng karaoke sau khi đã được cấp giấy phép; che kín cửa hoặc thực hiện bất kỳ hình thức nào làm cho bên ngoài không nhìn rõ toàn bộ phòng karaoke sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn bị tước quyền sử dụng giấy phép từ 03 đến 12 tháng. Đối với hành vi đặt thiết bị báo động tại nhà hàng karaoke để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 triệu đến 20.000.000 triệu. Ngoài ra còn bị tước Giấy phép sử dụng không thời hạn và bị tịch thu tang vật vi phạm. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 30 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Theo quy định mới trong Nghị định 158/2013/NĐ-CP thì hành vi sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc tại vũ trường, nhà hàng karaoke đã bị loại bỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng người lao động làm việc tại vũ trường, nhà hàng karaoke cũng phải phù hợp các điều kiện trong các quy định của pháp luật có liên quan.  Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động Theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì chủ cơ sở kinh doanh khách sạn, cơ sở lưu trú từ một sao trở lên kinh doanh karaoke mà không đảm bảo các điều kiện về cửa phòng, diện tích phòng theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Kinh doanh karaoke không đúng nội dung, không đúng phạm vi quy định trong giấy phép, không đúng quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng Bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh hoạt động karaoke. Ngoài ra cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép. Đối với hành vi kinh doanh karaoke không có Giấy phép kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng ngoài ra còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Nếu chủ cơ sở kinh doanh đã bị xử phạt hành chính về hành vi này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 về tội kinh doanh trái phép. Vi phạm các quy định cấm đối với hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi uống rượu tại phòng karaoke, ngoài ra còn bị tịch thu tang vật vi phạm. Chủ cơ sở kinh doanh có hành vi bán rượu tại phòng karaoke sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật. Tuy nhiên, bàn về quy định xử phạt trên, nhiều người cho rằng, thông thường người dân vào quán karaoke hát sau khi uống rượu, bia xong. Đây là nơi vui chơi, xả stress. Nếu chưa uống ở đâu đó, người dân có thể vừa hát, vừa mời nhau vài cốc bia, ly rượu. Bởi vậy, quy định cấm uống rượu bia ở phòng karaoke là chưa hợp lý. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 31 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Nếu như chúng ta cần kiểm soát để tránh các hoạt động kinh doanh không lành mạnh trong quán karaoke thì phải có cách quản lý khác. Chính vì thế, trong Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo đã loại bỏ quy định về hành vi uống rượu, bán rượu trong phòng karaoke. Tuy nhiên, để kiểm soát hành vi uống rượu và bán rượu trong phòng karaoke trong thời gian tới khi mà Nghị định 158/2013/NĐ-CP sắp có hiệu lực thì đòi hỏi phải có những quy định kèm theo như phải có giấy phép bán rượu, người vị thành niên không được mua rượu trong phòng karaoke, … Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng từ 2 đến 3 nhân viên phục vụ trong một phòng karaoke. Nếu tái phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Thứ nhất, sử dụng từ 4 đến 5 nhân viên phục vụ trong một phòng karaoke; Thứ hai, hoạt động karaoke quá giờ được phép; Thực hiện một trong các hành vi sau: treo, trưng bày tranh, ảnh, lịch hay vật khác có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực tại nhà hàng karaoke hoặc lưu hành tại nhà hàng karaoke, phim, băng đĩa, vật liệu có nội dung ca nhạc, sân khấu hoặc biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa chưa được phép lưu hành sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn và bị tịch thu tang vật. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm tại vũ trường, nhà hàng karaoke; Sử dụng từ 6 nhân viên phục vụ trở lên trong một phòng karaoke. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với một trong các hành vi sau: Thứ nhất, tổ chức, cá nhân có hành vi dung túng, bao che cho các hoạt động có tính chất đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực, hoạt động mại dâm, sử dụng ma tuý, đánh bạc hoặc “cá độ” được thua bằng tiền hoặc hiện vật tại vũ trường, nơi GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 32 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng khác Thứ hai, nhảy múa thoát y vũ tại vũ trường, nhà hàng karaoke, nhà hàng ăn uống, nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với hành vi lưu hành băng đĩa ca nhạc, sân khấu đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi, tịch thu hoặc có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng khác. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tịch thu tang vật vi phạm. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn và tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi lưu hành phim đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi, tịch thu hoặc có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng khác. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với hành vi tổ chức hoặc thiếu trách nhiệm để cho khách tự nhảy múa thoát y hoặc tổ chức hoạt động khác mang tính chất đồi truỵ tại vũ trường, nơi hoạt động văn hoá công cộng, nhà hàng ăn uống, giải khát, nhà hàng karaoke. Theo quy định của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, Nghị định sẽ có hiệu lực trong thời gian tới đây thì không dựa theo số lượng nhân viên phục vụ trong phòng karaoke để quy định mức phạt mà chỉ cần có hành vi “Sử dụng nhân viên phục vụ trong một phòng karaoke vượt quá số lượng theo quy định” là sẽ bị phạt với cùng một khung hình phạt.  Vi phạm các quy định cấm đối với hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hóa tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống, dịch vụ công cộng Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi treo, trưng bày tranh, ảnh có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống, nơi công cộng khác. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 33 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống, giải khát, cơ sở kinh doanh dịch vụ khác. Nhìn chung, mức phạt tiền đã có phần răng đe hơn so với trước nhưng so với số tiền mà hành vi vi phạm mang lại vẫn còn nhẹ. Chính vì vậy, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chinh phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo sắp có hiệu lực trong thời gian tới đây, mức phạt tiền đã được nâng lên đối với tất cả các hành vi vi phạm. Nghị định mới cũng đã loại bỏ một số quy định của Nghị định đang có hiệu lực là Nghị định 75/2010/NĐ-CP, các quy định được xem là thiếu tính khả thi. 2.3.3. Thời hiệu xử phạt Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá là một năm, riêng đối với vi phạm trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm văn hóa thì thời hiệu là hai năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hiệu nói trên mà vi phạm hành chính mới bị phát hiện thì không tiến hành xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi của người đó có dấu hiệu vi phạm hành chính; trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm. Trong thời hạn được quy định, nếu người vi phạm thực hiện vi phạm hành chính mới trong hoạt động văn hoá hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt nói trên; thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 34 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang 2.3.4 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ karaoke. 2.3.4.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp Theo Điều 42 Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì “Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 trong phạm vi địa phương mình quản lý đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá được quy định tại Nghị định này.” Tuy nhiên, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh vi phạm hành chính 2008 đều hết hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 141 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Theo Điểu 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì:  Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 nhưng không quá 5.000.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.  Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 nhưng không quá 50.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 35 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.  Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.” 2.3.4.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra chuyên ngành  Thanh tra viên chuyên ngành văn hóa đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc biện pháp khác quy định tại Chương II Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.  Chánh thanh tra Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền; GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 36 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc biện pháp khác quy định tại Chương II Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ.  Chánh Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 40.000.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc biện pháp khác quy định tại Chương II Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ. 2.3.4.3.Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan thuế, Quản lý thị trường và Thanh tra chuyên ngành khác Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan thuế, Quản lý thị trường và Thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định 75/2010/NĐCP của Chính phủ thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý. 2.3.4.4. Phân định thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính Trong trường hợp vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại Điều 42, 43, 44 Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ là thẩm quyền áp dụng đối với một số hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền thì thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt được quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc quy định tại điểm 3 khoản 17 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Tuy nhiên, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã hết hiệu lực. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 37 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Theo quy định tại khoản 4, Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì: Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây: + Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó; + Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt; + Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG 3.1. Những chủ trương chính sách của tỉnh về quản lý karaoke và thực trạng ở địa bàn tỉnh Hậu Giang 3.1.1. Tổng quan về tỉnh Hậu Giang. Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Thành phố Vị Thanh – trung tâm của tỉnh - cách thành phố Cần Thơ khoảng 60 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía Tây Nam. Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 38 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn... Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61 B. Tỉnh nằm kề thành phố Cần Thơ - trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Sự phát triển của thành phố Cần Thơ sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh Hậu Giang, mà trực tiếp là các địa phương nằm giáp thành phố. Tuy nhiên, do vị trí nằm sâu trong nội địa nên Hậu Giang gặp không ít khó khăn trong việc khai thác các nguồn lực bên ngoài lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá. Điều đó đòi hỏi tỉnh phải nổ lực hết sức trong việc khai thác nội lực để phát triển. Hiện nay, Hậu Giang có bảy đơn vị hành chính trực thuộc là: thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy, huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, huyện Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp, huyện Vị Thủy.7 3.1.2. Những chủ trương chính sách của tỉnh về quản lý karaoke ở địa bàn tỉnh Hậu Giang Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của văn hóa – xã hội, loại hình kinh doanh karaoke cũng có tốc độ phát triển vượt bậc, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân, đảm bảo người dân ai cũng được giải trí, hoạt động văn nghệ, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng. Công tác quản lý nhà nước đối với karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã từng bước đi vào nề nếp. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh, đa dạng và phức tạp các loại hình dịch vụ này thì việc quản lý karaoke luôn là vấn đề nan giải đối với ngành chức năng. Cùng với tốc độ phát triển của xã hội, loại hình kinh doanh dịch vụ karaoke luôn biến động không ngừng kéo theo không ít khó khăn cho cơ quan quản lý. Hiện nay, kinh doanh karaoke ngày càng phát triển, các cá nhân tổ chức kinh doanh karaoke vì chạy theo lợi nhuận đã cố tình vi phạm các quy định của Nhà nước như kinh doanh quá giờ quy định, bán bia rượu trong phòng karaoke,… gây ảnh hưởng đến an ninh, xã hội. Việc quản lý kinh doanh hoạt động karaoke vẫn còn nhiều hạn chế, việc tuyên truyền để công dân hiểu biết và chấp hành các quy định về quản lý và kinh doanh dịch vụ karaoke chưa sâu rộng. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước đối với dịch vụ karaoke chưa chặt chẽ. Tri thức Việt : Tỉnh Hậu Giang http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=t%E1%BB%89nh+H%E1%BA%ADu+Giang&type=A0# p.4673.22 [Truy cập ngày 15-10-2013] 7 GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 39 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Để chấn chỉnh và quản lý hoạt động của karaoke, là cơ quan quản lý chuyên ngành, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang đã tích cực tìm hiểu nhiều biện pháp quản lý đối với hoạt động karaoke trên địa bàn tỉnh. Sở đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày 30/06/2010 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc phê duyệt Quy hoạch hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Tại Điều 1 của Quyết định 1453/QĐ-UBND ngày 30/06/2010 của UBND tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đã nêu những vấn đề quan trọng trong quy hoạch hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh. Về quan điểm quy hoạch, tỉnh chủ trương như sau: “Quy hoạch áp dụng cho tất cả các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường; cơ sở lưu trú du lịch được công nhận xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp có kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Việc quy hoạch hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường phải căn cứ vào số lượng và mật độ dân cư, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; nhu cầu phát triển du lịch; yêu cầu giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống và điều kiện sinh hoạt văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí của nhân dân ở từng khu vực nông thôn, đô thị; điều kiện và khả năng quản lý của từng địa phương. Tạo sự thống nhất giữa các cấp, các ngành là cơ sở quan trọng để quản lý chặt chẽ hoạt động karaoke, vũ trường ở từng địa phương; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.” Tỉnh đã vạch ra một quy hoạch cụ thể đối với karaoke chứ không nói chung chung, theo đó địa điểm hoạt động kinh doanh karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước có trước từ 200m trở lên theo quy định tại khoản 4, Điều 30 của Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ và khoản 2, Điều 10 của Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; ở ngoài nhà chung cư; ở những nơi mà các cơ quan chức năng có thể tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra bình thường; ở phường, thị trấn phải có đường vào rộng từ 4m trở lên, xe cứu hỏa có thể vào hoạt động được khi xảy ra hỏa hoạn; phải có nơi để xe cho khách. Về số cơ sở: mỗi xã, phường, thị trấn được quy hoạch số cơ sở tối đa gấp 1,5 lần số ấp, khu vực trên địa bàn; cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp chỉ thực hiện quy định về hoạt động karaoke mà không bị điều chỉnh về số cơ sở bởi Quy hoạch. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 40 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Số phòng: tại địa bàn xã (khu vực nội ô chợ), mỗi cơ sở kinh doanh karaoke phải có quy mô ít nhất 02 phòng trở lên, khu vực xa chợ có 01 phòng trở lên; tại địa bàn phường, mỗi cơ sở kinh doanh karaoke phải có quy mô ít nhất 04 phòng trở lên; tại địa bàn thị trấn, mỗi cơ sở kinh doanh phải có 03 phòng trở lên. Cũng theo quyết định này Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn thực hiện Quy hoạch này; đồng thời, phối hợp thực hiện việc cấp giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo đúng quy định hiện hành. 3.1.2.1. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang Hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo các cá nhân tổ chức kinh doanh dịch vụ karaoke triển khai công tác bảo đảm an toàn và an ninh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; Phối hợp với cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về giờ giấc, cơ sở vật chất, tiêu chuẩn kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; Chủ trì việc thanh tra, kiểm tra hoạt động và xử lý vi phạm của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và theo uỷ quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông; Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tham gia một số công đoạn trong quá trình cấp phép, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm; Chỉ đạo các Phòng Văn hoá – Thông tin trong việc thanh tra, kiểm tra hoạt động và xử lý vi phạm của chủ cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh. 3.1.2.2. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke Đảm bảo các điều kiện về đăng ký kinh doanh, các điều kiện về an ninh trật tự. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định trong hoạt động kinh doanh của nhân viên. Chịu sự thanh tra, kiểm tra và thực hiện yêu cầu của các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật và theo thẩm quyền. 3.1.2.3. Các hành vi bị nghiêm cấm GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 41 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 thì: “Cấm các hành vi khiêu dâm và mua bán dâm, mua bán và sử dụng ma túy tại phòng karaoke.” 3.1.3. Thực trạng về kinh doanh dịch vụ karaoke ở địa bàn tỉnh Hậu Giang. 3.1.3.1. Tình hình phát triển karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Những năm gần đây, công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang từng bước đi vào nề nếp. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh, đa dạng và phức tạp của loại hình dịch vụ này thì việc quản lý kinh doanh karaoke luôn là vấn đề nan giải đối với ngành chức năng. Có thể nói karaoke hiện nay đã trở thành một hoạt động tinh thần không thể thiếu đối với người dân. Với những lợi ích mà karaoke mang lại đã góp phần đáng kể việc nâng đời sống tinh thần cho người dân, giúp cho mọi người có được một loại hình văn hóa giải trí lành mạnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có hơn 100 cơ sở kinh doanh karaoke đang hoạt động. Tuy nhiên, mật độ phân bố các cơ sở kinh doanh karaoke không đồng đều do nhu cầu sử dụng và hoạt động kinh tế trên từng địa phương có sự khác nhau. Bảng thống kê tình hình phát triển cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang những năm gần đây8( Năm 2013 số liệu tính đến ngày 30/06/2013) Địa bàn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Huyện Vị Thủy 12 cơ sở 15 cơ sở 17 cơ sở Huyện Long Mỹ 14 cơ sở 17 cơ sở 20 cơ sở Thành phố Vị Thanh 16 cơ sở 19 cơ sở 22 cơ sở Huyện Châu Thành 13 cơ sở 16 cơ sở 18 cơ sở Huyện Châu Thành A 14 cơ sở 15 cơ sở 17 cơ sở Báo cáo thống kê tình hình phát triển karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang trong những năm gần đây. 8 GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 42 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Huyện Phụng Hiệp 9 cơ sở 11 cơ sở 12 cơ sở Thị xã Ngã Bảy 10 cơ sở 12 cơ sở 14 cơ sở Công tác quản lý karaoke còn gặp nhiều trở ngại và bất cập. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành ở địa phương còn chồng chéo và thiếu tính chặt chẽ. Các cơ sở kinh doanh chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật. Là cơ quan quản lý chuyên ngành, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang đã tích cực tìm hiểu nhiều biện pháp quản lý đối với hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh. Tình hình quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh đã chấp hành tốt các quy định của Nhà nước đó là Nghị định số 103/2009/NĐ-CP của chính phủ ngày 06 tháng 11 năm 2009 về Ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; Nghị định số 01/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 01 năm 2012 về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý một số điều của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Nghị định số 75/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; Quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày 30/06/2010 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc phê duyệt Quy hoạch hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh đó, Sở cũng chú ý đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về karaoke đến người dân thông qua thông tấn báo chí, các tài liệu, bản tin tuyên truyền, các chuyên mục trên sóng, đài thành phố. Sở cũng thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh karaoke, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh định kỳ tổ chức tập huấn, tuyên truyền pháp luật, nhằm ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động kinh doanh dịch vụ này. 3.1.2.3. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Tình trạng vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang có nhiều chuyển biến tích cực. Do công tác thanh tra và xử lý mạnh tay với những trường hợp vi phạm nên đến nay nhiều cơ sở đã chấp hành tốt hơn quy định về kinh doanh dịch vụ này. Tuy nhiên việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh karaoke chưa đạt yêu cầu, đối tượng thanh tra còn ít. Do hiện nay các cơ sở kinh doanh karaoke ngày càng nhiều, trong khi đó lực lượng thanh tra lại hạn GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 43 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang chế, không thể thường xuyên tiến hành kiểm tra. Hơn nữa, các chủ cơ sở thường có thái độ né tránh, dùng chuông báo động khi đoàn thanh tra tới. Trong năm 2013, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang đã kết hợp với một số ban ngành liên quan tiến hành nhiều cuộc kiểm tra, qua đó phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính nhiều cơ sở vi phạm. Các vi phạm chủ yếu có thể kể đến đó là: Sử dụng người lao động làm việc tại nhà hàng karaoke mà không có hợp đồng lao động theo quy định; sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc tại nhà hàng karaoke; sử dụng nhân viên phục vụ trong một phòng karaoke quá số lượng quy định; kinh doanh karaoke không có giấy phép; hoạt động karaoke quá giờ cho phép; tắt đèn tại phòng karaoke khi đang hoạt động; khoá hoặc chốt cửa phòng karaoke khi đang hoạt động; che kín cửa hoặc thực hiện bất kỳ hình thức nào làm cho bên ngoài không nhìn rõ toàn bộ phòng karaoke… Bảng thống kê tình hình vi phạm trong lĩnh vực karaoke ở địa bàn tỉnh Hậu Giang9 (Năm 2013, tính đến hết tháng 10/2013) Địa bàn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Huyện Vị Thủy 9 cơ sở 10 cơ sở 12 cơ sở Huyện Long Mỹ 11 cơ sở 13 cơ sở 14 cơ sở Thành phố Vị Thanh 15 cơ sở 14 cơ sở 16 cơ sở Huyện Châu Thành 9 cơ sở 10 cơ sở 13 cơ sở Huyện Châu Thành A 7 cơ sở 9 cơ sở 10 cơ sở Huyện Phụng Hiệp 4 cơ sở 6 cơ sở 6 cơ sở Thị xã Ngã Bảy 3 cơ sở 3 cơ sở 4 cơ sở Tuy số lượng vi phạm tăng nhưng so với sự phát triển về số lượng của các cơ sở karaoke trên địa bàn tỉnh thì số lượng tăng này không đáng kể. Nguyên nhân tình trạng vi phạm tăng là do có nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke xuất hiện ngày Báo cáo thống kê tình hình vi phạm trong lĩnh vực karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang của Sở Văn hóaThể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang trong những năm gần đây. 9 GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 44 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang càng nhiều. Hơn nữa, công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường nên đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm hơn. Tuy vậy, trong tương lai, tin chắc rằng với sự thanh tra, kiểm tra thường xuyên của các cơ quan chức năng thì tình trạng vi phạm sẽ giảm. Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ ban hành đã giúp cho công tác theo dõi thi hành pháp luật và công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh karaoke đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả mang lại thì Nghị đinh 75/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ vẫn bộc lộ những khó khăn. Chẳng hạn như: nhiều chế định, chế tài chưa rõ ràng, các hành vi khó áp dụng trong thực tế như cấm người say rượu, bia vào phòng hát karaoke những không hướng dẫn thế nào là say rượu, bia... Ngoài ra, còn có sự thay đổi của văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính. Nghị định số 75/2010/NĐ-CP được ban hành căn cứ vào Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008. Ngày 20/6/2012, Quốc hội thông qua Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13, trong đó các quy định về thẩm quyền, hình thức xử phạt và mức xử phạt tiền trong lĩnh vực văn hoá đã được điều chỉnh, vì vậy các quy định trong các Nghị định số 75/2010/NĐ-CP không còn phù hợp. Từ những lí do trên đây cho thấy sự cần thiết phải ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quản lý karaoke. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật được áp dụng trong thời gian không dài, việc thay đổi các quy định thường xuyên gây khó khăn cho người dân trong việc áp dụng, tìm hiểu về pháp luật. 3.2. Những thành tựu đạt được và một số hạn chế, khó khăn còn tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về dịch vụ karaoke. 3.2.1. Những thành tựu đạt được trong công tác quản lý nhà nước về dịch vụ karaoke 3.2.1.1. Thành tựu chung Trong những năm qua, karaoke ngày càng phát triển và đóng vai trò ngày càng quan trong đời sống tinh thần của người dân. Cơ sở vật chất kỹ thuật đã được các chủ cơ sở kinh doanh karaoke đầu tư nhiều hơn. Bên cạnh đó, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ được chú trọng, có bước phát triển về quy mô, mạng lưới, loại hình, số lượng và trình độ. Nhiều cán bộ đã được đưa đi tập huấn nhằm nâng cao về chuyên môn. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 45 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Một loạt các văn bản được ban hành đã làm cho nhận thức của mọi người về hoạt động kinh doanh karaoke ngày càng được nâng cao. Hiện nay, tội phạm về karaoke ngày càng phát triển, tăng về mức độ tinh vi và phức tạp hơn. Chúng lợi dụng những kẻ hở của pháp luật, sự lỏng lẽo trong công tác quản lý, sự tha hóa biến chất của một số cán bộ quản lý. Nhưng với sự vào cuộc nhanh và mạnh của các cơ quan chức năng, sự tố giác kịp thời của người dân bước đầu đã mang lại nhiều tín hiệu đáng khả quan, góp phần làm cho môi trường kinh doanh karaoke ngày càng an toàn hơn. Các hình thức phổ biến pháp luật về karaoke cũng đã được tổ chức thường xuyên hơn. Thông qua các cuộc thi hỏi đáp về pháp luật, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, người dân cũng đã hiểu rõ hơn chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về karaoke. 3.2.1.2. Những thành tựu đạt được ở tỉnh Hậu Giang Karaoke là một loại hình kinh doanh có điều kiện, đồng thời nó cũng là một loại hình kinh doanh nhạy cảm, dễ biến tướng. Chính vì thế karaoke và quản lý karaoke càng được Nhà nước quan tâm nhiều hơn. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý dịch vụ karaoke, hàng loạt các văn bản pháp lý được ra đời. Đó chính là hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công tác quản lý dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Thực tế trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Hậu Giang, công tác quản lý về dịch vụ karaoke ngày càng được quan tâm, chú trọng. Việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke cũng được diễn ra thường xuyên hơn. Có sự phối hợp giữa Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch với một số ban ngành, quận, huyện có liên quan về việc hướng dẫn thực hiện các văn bản về các văn bản pháp luật hiện hành, kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng lên, cán bộ chuyên trách có trình độ, kinh nghiệm và trách nhiệm ngày càng cao trong công tác quản lý nhà nước về karaoke. Nâng cao được trình độ nhận thức và tạo được sự đồng thuận tích cực và uy tín trong nhân dân ở địa phương trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát về dịch vụ karaoke. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 46 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang 3.2.2. Một số hạn chế, khó khăn của công tác quản lý nhà nước về dịch vụ karaoke. 3.2.2.1. Những hạn chế, khó khăn chung Với sự phát triển nhanh chóng của karaoke, kèm theo đó là những hành vi phạm tội về karaoke ngày càng gia tăng với mức độ ngày càng tinh vi và phức tạp tạo nên sự khó khăn trong công tác quản lý. Tuy trình độ và số lượng cán bộ làm công tác quản lý trong cả nước đã được nâng cao hơn về trình độ và số lượng nhưng chưa đuổi kịp về tốc độ phát triển của karaoke, cán bộ được đào tạo chuyên sâu chưa đáp ứng đủ yêu cầu thực tế, trong một số trường hợp còn lúng túng về mặt xử lý làm ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, quản lý. Các văn bản pháp luật về karaoke còn thiếu đồng bộ, việc thể chế hóa các quan điểm, nghị quyết của Đảng còn chậm, tổ chức thực hiện còn yếu nên nhiều quy phạm pháp luật về karaoke chưa thực sự đi vào cuộc sống, nhiều quy định chưa thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Tình trạng buông lỏng quản lý, cơ chế phối hợp trong quản lý mang lại hiệu quả chưa cao. Mạng lưới đào tạo phát triển nhanh nhưng chưa đồng đều. Các giải pháp thường bị động, mang tính tình thế, chủ quan, thiếu tầm nhìn xa. Tuy karaoke thích hợp cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân nhưng thực tế chỉ có một bộ phận người dân là được tiếp xúc với loại hình văn hóa này như giới trẻ, những người có tiền, giới trí thức… còn những người dân ở vùng sâu vùng xa, nông dân, … thì chưa thực sự biết đến loại hình văn hóa này. Vả lại, nói đến karaoke, một số người dân thường nghĩ đến những tệ nạn thường đi kèm với nó nên không mặn mà gì với loại hình giải trí này. Qua đó có thể thấy công tác tuyên truyền pháp luật về karaoke chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. 3.2.2.2. Một số hạn chế, khó khăn ở tỉnh Hậu Giang Sự phối hợp giữa Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch với một số ban ngành, quận, huyện liên quan chưa đồng bộ trong công tác kiểm tra, giám sát. Công tác quản lý nhà nước tại địa phương, thiếu chặt chẽ, thiếu tính sáng tạo, chưa chủ động, chưa kịp thời phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát nên việc quản lý ở một số nơi chưa thật sự đi vào nề nếp dẫn đến công tác quản lý về kinh doanh karaoke chưa mang lại hiệu quả cao. Trình độ cán bộ quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ karaoke mặc dù có chuyển biến nhưng nhìn chung vẫn chưa theo kịp sự phát triển GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 47 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang của karaoke. Chưa tham mưu cho Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch trong việc tổ chức kiểm tra, đánh giá về công tác quản lý các cơ sở karaoke trên địa bàn quận, huyện. Cán bộ nghiệp vụ chuyên môn sâu còn thiếu, các lớp tập huấn về công tác quản lý còn mang tính hình thức, kết quả mang lại không như mong đợi. Theo Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ thì không được hoạt động karaoke sau 12 giờ đêm tới 8 giờ sáng. Tuy nhiên các chủ kinh doanh thường ít khi tuân theo vì những giờ này được xem là giờ “vàng” của các chủ kinh doanh. Họ không sợ bị phạt vì thường hành vi này chỉ là hình thức phạt cánh cáo, phạt tiền, trong khi đó khi khách hàng đến vào những giờ này các chủ cơ sở thường nâng giá lên gấp đôi, gấp ba. Một khó khăn thứ hai đó là hành vi mua bán rượu bia trong phòng karaoke. Tuy biết hành vi này là vi phạm quy định của pháp luật nhưng các chủ cơ sở kinh doanh vẫn ngoan cố thực hiện do số tiền lời kiếm được từ hành vi này đôi khi còn cao hơn cả hoạt động kinh doanh karaoke. Bất chấp những “quy định cấm” trong hoạt động kinh doanh karaoke, vì ham lợi nhuận nên các chủ cơ sở đã cạnh tranh với nhau bằng cách bày ra nhiều thủ thuật như cho tiếp viên mặc váy ngắn, áo mỏng để khiêu gợi nhằm thu hút được nhiều khách đến với cơ sở, về điều kiện hoạt động thường không đảm bảo đủ ánh sáng (tắt đèn), cửa phòng che kín không nhìn thấy bên trong. Với tính chất hoạt động như trên, để cảnh giác cơ quan chức năng từ xa, hệ thống cửa bên ngoài thường bố trí 2, 3 lớp, bên trong phòng có hệ thống đèn báo động và có người cảnh giới bên ngoài để cản trở người thi hành công vụ, tẩu tán các tiếp viên bằng lối thoát riêng, chạy trốn ra khỏi phòng hát karaoke, nên khi các đoàn kiểm tra đến rất khó phát hiện quả tang. Còn chủ cơ sở tìm mọi cách đối phó, né tránh cơ quan chức năng, thường chối quanh không đưa ra giấy phép vì tâm lý sợ thu hồi. Ngoài ra, một số chủ kinh doanh còn dựa vào thế lực hoặc đúc lót tiền với cán bộ cấp cao. Khi đoàn kiểm tra đến còn có thái độ xem thường, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý. 3.3. Phương hướng quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke trong thời gian tới ở địa bàn tỉnh Hậu Giang. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc kinh doanh dịch vụ karaoke, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương kiểm tra thường xuyên các cơ sở kinh doanh karaoke. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 48 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Đưa ra mục tiêu phát triển karaoke tới từng cơ sở, đồng thời kêu gọi mọi người nên sử dụng karaoke với mục đích giải trí lành mạnh. Kiến nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang tăng nguồn kinh phí thường xuyên hằng năm cho đơn vị sự nghiệp chuyên môn nhằm tạo điều kiện cho cán bộ quản lý học tập nâng cao kiến thức nghiệp vụ. Hằng năm, chính quyền địa phương (quận, huyện) có trách nhiệm thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá hiện trạng công tác quản lý dịch vụ karaoke trên địa bàn. Kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi sai phạm. Nêu cao những mặt tốt cần phát huy và kiên trì loại bỏ những mặt yếu cần khắc phục. Có mục tiêu chiến lược phát triển lâu dài gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa ở địa phương. Tiếp tục tuyên truyền các văn bản pháp luật có liên quan đến karaoke để nâng cao nhận thức của người dân về những chủ trương, chính sách của Đảng và quy định của Nhà nước về việc kinh doanh karaoke. Mở nhiều lớp tập huấn cho lực lượng thanh tra trong lĩnh vực karaoke nhằm tăng cường khả năng quản lý, kiểm tra. Đưa một số cán bộ có năng lực đi học nâng cao nhằm tạo ra một đội ngũ quản lý thực sự có năng lực. 3.4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh karaoke. 3.4.1. Tiêu chuẩn hóa cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và đội ngũ nhân viên phục vụ. Để nâng cao hiệu quả trong tỉnh Hậu Giang, đảm bảo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước đồng thời phù hợp với nhu cầu và lợi ích của xã hội, tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả, hạn chế thấp nhất tệ nạn xã hội len lõi trong hoạt động kinh doanh karaoke, làm ảnh hưởng đến môi trường văn hóa chung của tỉnh cần xây dựng quy định điều kiện hoạt động karaoke đảm bảo các yêu cầu sau:  Tiêu chuẩn hóa cơ sở vật chất Các phòng hát karaoke phải đàm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo đúng quy định của pháp luật. Phòng hát karaoke xây dựng phải thông thoáng, đảm bảo về cách âm. Không lắp chốt cửa phòng karaoke bên trong để khi có yêu cầu nhân viên phục vụ và đội kiểm tra có thể vào bên trong một cách dễ dàng. Nhằm ngăn ngừa tình trạng khách tự ý tắt đèn bên trong, phải thiết kế công tắc đèn bên ngoài phòng, do nhân GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 49 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang viên điều khiển. Cũng cần lắp thêm hệ thống chuông hoặc nối mạng điện thoại nội bộ để thông tin giữa khách và nhân viên phục vụ được thuận tiện nhanh chóng hơn.  Tiêu chuẩn hóa về thiết bị âm thanh Các thiết bị như: loa, âm ly, micro, tivi, đầu máy karaoke… cần đảm bảo chất lượng kỹ thuật cao, sử dụng đĩa hát karaoke do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cho phép lưu hành trong cả nước.  Tiêu chuẩn hóa đội ngũ nhân viên phục vụ Tuyển chọn nhân viên phục vụ trong độ tuổi lao động (trên 18 tuổi), được tập huấn về kỹ năng chuyên môn, văn minh trong giao tiếp, ứng xử, đạo đức, lối sống… và được cấp chứng chỉ hành nghề theo chương trình đào tạo của ngành Lao động Thương binh và xã hội. Nhân viên phục vụ trong các quán karaoke, nhà hàng karaoke phải được trang bị đồng phục, kín đáo, có bảng tên để khách hàng dễ dàng nhận biết. Mỗi phòng karaoke chỉ sử dụng một nhân viên phục vụ (nam hoặc nữ) để điều chỉnh hệ thống máy hát karaoke, máy điều hòa, ánh sáng. Đặc biệt, nhân viên nữ không được ngồi chung với khách nam và lưu lại trong phòng karaoke sau khi hoàn thành xong công việc của mình. 3.4.2. Thể chế hóa các văn bản pháp quy và thủ tục cấp giấy phép. Trong việc xây dựng các dự án luật cần kịp thời, phù hợp và sát với tình hình thực tế địa phương hơn. Tránh các điều khoản mang tính chung chung; rất khó triển khai hoặc triển khai sẽ gặp nhiều bất cập cho các cấp thừa hành. Trước khi ban hành luật nên công bố trên phương tiện thông tin đại chúng để mọi người được biết và tham gia đóng góp ý kiến. Thủ tục, hồ sơ cấp và gia hạn giấy phép hoạt động karaoke cần được cải cách nhanh gọn và phù hợp hơn. Vẫn biết, hoạt động karaoke hiện nay rất phức tạp, tệ nạn xã hội len lõi làm đau đầu cơ quan chức năng, vì thế công tác gia hạn giấy phép cũng cần được xem xét kỹ và có sự cân nhắc trước khi cấp. Nhưng không phải cơ sở karaoke nào cũng đều hoạt động trá hình, đừng để “con sâu làm sầu nồi canh”. 3.4.3. Tăng cường và nâng cao hiệu quả trong công tác thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh karaoke. Hiện nay chất lượng hiệu quả hoạt động của lực lượng thanh, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành trên địa bàn tỉnh chỉ dừng lại ở một hiệu quả nhất định, nhất là GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 50 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang đối với Đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện. Do vậy, việc nâng cao chất lượng công tác thanh, kiểm tra cần được các cấp Chính quyền quan tâm hơn nữa. Cơ cấu và biên chế của của lực lượng kiểm tra cần gọn nhẹ mang tính tối ưu và tin cậy. Cán bộ, thành viên thanh, kiểm tra phải được tuyển chọn và đào tạo về chuyên môn, được rèn luyện về đạo đức phẩm chất Cách mạng, nhân cách văn hóa; có tác phong nhanh nhạy, kịp thời, xử lý nghiêm minh, chính xác. Trước mắt, rà soát năng lực cán bộ tham gia công tác thanh, kiểm tra. Đối với những cán bộ không xứng đáng, thì chuyển vị trí hoặc có hình thức xử lý khác. Đồng thời tìm ra người đủ đức, đủ tài, để đưa vào quản lý. Đẩy mạnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; lập kế hoạch hoạt động theo chế độ định kỳ, bất thường, thường xuyên liên tục. Quy định trách nhiệm của từng thành viên trong thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, đồng thời phát huy tính dân chủ và cùng nhau giám sát công việc. Kế hoạch tổ chức kiểm tra phải bảo mật, không thông báo trước nhằm đảm bảo yếu tố nghiêm túc, trong sạch bất ngờ. Xây dựng quy chế phối kết hợp giữa các lực lượng thanh, kiểm tra trên địa bàn tỉnh; đề ra phương án kiểm tra chéo giữa các địa bàn nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao hiệu quả trong công tác thanh, kiểm tra. Nghiêm cấm và có hình thức xử lý đối với những cán bộ thanh, kiểm tra có mối quan hệ móc nối bất chính với các chủ quán karaoke, nhà hàng karaoke. Ngành Công an là lực lượng đi đầu trong công tác phòng chống, tấn công, triệt phá tội phạm và các tệ nạn xã hội, do đó cần có sự tăng cường chỉ đạo phối hợp lực lượng nghiệp vụ của công an nhằm đảm bảo nắm chắc đối tượng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm tệ nạn xã hội trong các hoạt động dịch vụ nói chung. 3.4.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu lý luận, nâng cao nhận thức về hoạt động karaoke. Tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, làm rõ các vấn đề, tính chất hoạt động, về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong hoạt động kinh doanh karaoke, để từ đó tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phù hợp. Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về các chỉ thị, nghị định, nghị quyết, thông tư…cùng các văn bản chỉ đạo của GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 51 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang tỉnh về những quy định trong lĩnh vực hoạt động karaoke đến các đơn vị, tổ chức và nhân dân để họ nhận thức đúng, đầy đủ nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương lành mạnh hóa trong kinh doanh hoạt động karaoke. Mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày, thông báo các quy định, điều kiện, tiêu chuẩn cho phép hoạt động kinh doanh karaoke, những quy định nghiêm cấm và hình thức xử phạt hành chính trong hoạt động kinh doanh karaoke đến các chủ cơ sở để họ nắm bắt và kinh doanh đúng pháp luật. Các điều luật, quy định và nghiêm cấm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ karaoke; văn bản cam kết cần được treo, dán phổ biến trong các quán, nhà hàng karaoke và phòng karaoke để mọi người dễ dàng nhìn thấy và chấp hành. 3.4.5. Một số giải pháp khác Khuyến khích, động viên khen thưởng kịp thời và đưa ra những quy định bảo mật, đảm bảo an toàn đối với tập thể, cá nhân có công khai báo, tố giác những biểu hiện vi phạm tệ nạn xã hội nghiêm trọng trong kinh doanh karaoke. Tổ chức thi đua về việc chấp hành tốt các quy định của pháp luật giữa các chủ cơ sở kinh doanh karaoke trong khu vực. Qua đó có thể nâng cao tinh thần tự giác chấp hành của các chủ cơ sở. Nên làm riêng phòng karaoke dành cho trẻ em. Hiện nay, trong các phòng hát karaoke, chủ cơ sở kinh doanh thường nhắm vào khách hàng mục tiêu là sinh viên, người có việc làm, đa phần đều là những người đã trưởng thành. Cho nên trong những list nhạc là những bài hát dành cho người lớn, những bài hát chủ yếu nói về tình yêu đôi lứa không phù hợp với lứa tuổi trẻ em. Vì vậy, nên xây dựng phòng hát dành riêng cho trẻ em, nơi mà chúng có thể thỏa sức hát hò theo những bài hát thiếu nhi với ca từ trong sáng. Nên có quy định cấm buôn bán và hút thuốc trong phòng karaoke. Vì phòng karaoke được thiết kế cách âm nên không thoáng khí. Việc hút thuốc lá ngoài việc gây hại cho người hút nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bên cạnh, nhất là trong môi trường không thoáng khí như trong phòng karaoke. Vì vậy thiết nghĩ mỗi cơ sở kinh doanh karaoke nên có một khu vực riêng dành cho người hút thuốc lá, đồng thời cũng cần có quy định cấm buôn bán và hút thuốc lá trong phòng karaoke. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 52 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang KẾT LUẬN Karaoke là một loại hình văn hóa hiện đại, là một sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và hình ảnh, giải trí và đam mê. Karaoke đã dần trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân Việt Nam. Karaoke là một loại hình giải trí lành mạnh, phù hợp với túi tiền của người lao động. Đó là nơi họ có thể vứt bỏ những căng thẳng và lo lắng trong cuộc sống để hòa mình vào những giai điệu mà họ yêu thích. Song song đó, karaoke cũng là một con dao hai lưỡi, dễ dàng biến tướng, là nơi ấp ủ các nguy cơ về ma túy, mại dâm… Trước tình hình trên đòi hỏi Nhà nước ta phải có những chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn để có thể quản lý tốt các hoạt động văn hóa, nhất là hoạt động dịch vụ karaoke – nơi dễ phát sinh các tệ nạn xã hội. Khi các chủ trương, đường lối đã trở thành chính sách pháp luật thì phải làm tốt công tác tổ chức thực hiện. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, người viết đã đọc các tài liệu, tìm hiểu về các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cũng như tình hình thực tế ở địa phương. Qua đó người viết đã làm rõ về khái niệm, vai trò, ý nghĩa, sự ra đời và tác động của karaoke đến đời sống xã hội. Bên cạnh đó, người viết cũng đã phân tích, đánh giá về các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Người viết cũng đã làm rõ thực trạng về tình hình hình phát triển và vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Từ đó, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ trong công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng .Từ đó, đưa ra một số quan điểm, giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ karaoke. Với sự quản lý tốt của Nhà nước cùng với ý thức của mỗi con người, chúng ta chắc chắn sẽ cùng nhau xây dựng được một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần các Nghị quyết Trung ương Đảng. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 53 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 54 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ Karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. 2. Luật Doanh nghiệp năm 2005. 3. Luật Du lịch năm 2005 4. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. 5. Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng [hết hiệu lực]. 6. Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/06/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin [hết hiệu lực]. 7. Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về việc ban hành kèm theo Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. 8. Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa. 9. Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 24/01/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý một số điều của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. 10. Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo [có hiệu lực ngày 01/01/2014]. 11. Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. 12. Thông tư số 09/2010/TT-BVHTTDL ngày 24/08/2010 của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. GVHD: Nguyễn Hữu Lạc SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ Karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang 13. Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. 14. Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02/05/2012 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL. 15. Quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày 30/06/2010 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc phê duyệt quy hoạch hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010-2020.  Sách, báo, tạp chí 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.426. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 98. 3. Phan Trung Hiền: Giáo trình “Luật Hành chính I: Những vấn đề chung của Luật Hành chính, Cần Thơ, 2009, tr. 7.  Trang thông tin điện tử 1. Cao Phong: Karaoke cải thiện khả năng nhận biết của người già, http://www.vietnamplus.vn/Home/Karaoke-cai-thien-kha-nang-nhan-bietcua-nguoi-gia/201011/68391.vnplus, [truy cập ngày 13-08-2013]. 2. Loan Nguyễn: Tác hại ẩn giấu sau những buổi karaoke vui vẻ, http://kenh14.vn/gioi-tinh/tac-hai-an-giau-sau-nhung-buoi-karaoke-vui-ve20120621093925381.chn ,[truy cập ngày 13-08-2013]. 3. Nguyễn Trần Bạt: Khái niệm và bản chất của văn hóa, http://chungta.com/tulieu/tu-lieu-tracuu/khai_niem_ban_chat_cua_van_hoa/default.aspx , [truy cập ngày 11 08-2013]. 4. Tri thức Việt : Tỉnh Hậu Giang , http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=t%E1%BB%89nh+H%E 1%BA%ADu+Giang&type=A0#p.4673.22 [Truy cập ngày 15-10-2013] GVHD: Nguyễn Hữu Lạc SVTH: Mai Thị Như Khánh [...]... doanh dịch vụ karaoke Chương 2: Những quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ karaoke Chương 3: Thực trạng, phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý về kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Hậu Giang GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 3 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE 1.1... Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE 2.1 Các cơ quan quản lý 2.1.1 Chính phủ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về karaoke trong phạm vi cả nước Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. .. nhất về quản lý nhà nước như sau: Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội được xem là quan trọng, cần thiết Quản lý nhà nước được thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. ” 6 1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke. .. 11 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang hiểu lẫn nhau Cùng với sự phát triển của karaoke thì các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm,… cũng len lõi vào Từ đó có thể thấy công tác quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, mang giá trị tinh thần cao Quản lý tốt việc kinh doanh dịch vụ karaoke sẽ tạo cho mọi người... người kinh doanh karaoke trong trường hợp hộ liền kề đã ở từ trước, người kinh doanh xin Giấy phép kinh doanh sau GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 24 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Trường hợp người kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh trước, hộ liền kề xây dựng nhà ở sau hoặc được quyền đến ở sau khi người kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh. .. cơ sở mình quy định tại khoản 2 GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 25 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Điều 33 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, phải riêng biệt với khu vực kinh doanh và không được để cho khách vào hát karaoke tại nơi dành cho nhân viên thuộc cơ sở mình Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke. .. hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng gồm 10 chương 38 điều, trong đó chương 8 quy GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 14 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang định về hoạt động karaoke Từ Điều 30 đến Điều 34 của Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng quy định về các vấn đề có liên quan đến điều kiện kinh doanh karaoke, ... Giấy đăng ký kinh doanh tại phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư; Thủ tục bổ sung đăng ký kinh doanh karaoke: GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 20 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang Doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bao gồm: Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh; Quyết định thay đổi đăng ký kinh doanh; Biên bản họp của doanh nghiệp... Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang + Thực hiện sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng Giáo dục, động viên cán bộ, đảng viên, nhân viên Nhà nước gương mẫu chấp hành + Phối hợp chặt chẽ các ngành, các đoàn thể, chuẩn bị đầy đủ về cơ sở pháp lý, tổ chức, lực lượng tham gia đấu tranh, có kế hoạch chỉ đạo thực hiện... pháp quản lý để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý tiêu cực trong hoạt động Ngoài ra Cục Văn hóa cơ sở còn có nhiệm vụ xây dựng đề án quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại lệ phí cấp phép kinh doanh karaoke và lệ phí cấp phép kinh doanh vũ trường GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 19 SVTH: Mai Thị Như Khánh Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke - Thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang

Ngày đăng: 04/10/2015, 12:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1

  • 2

  • 3

  • 4

  • 5

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan