ảnh hưởng của các nguyên liệu làm đệm lót sinh học lên khả năng sinh trưởng và fcr ở gà tàu vàng giai đoạn 15 tuần tuổi

64 413 2
ảnh hưởng của các nguyên liệu làm đệm lót sinh học lên khả năng sinh trưởng và fcr ở gà tàu vàng giai đoạn 15 tuần tuổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG HUỲNH NGỌC DIỄM HƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN LIỆU LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ FCR Ở GÀ TÀU VÀNG GIAI ĐOẠN 1-5 TUẦN TUỔI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: CHĂN NUÔI - THÚ Y 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG HUỲNH NGỌC DIỄM HƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN LIỆU LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ FCR Ở GÀ TÀU VÀNG GIAI ĐOẠN 1-5 TUẦN TUỔI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: CHĂN NUÔI - THÚ Y CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN Ths. NGUYỄN THIẾT 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN LIỆU LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ FCR Ở GÀ TÀU VÀNG GIAI ĐOẠN 1-5 TUẦN TUỔI Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013 DUYỆT BỘ MÔN Ts. NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG LỜI CẢM ƠN Trải qua những năm tháng ngồi trên ghế giảng đường đại học, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm cũng như học hỏi được rất nhiều kiến thức và những kinh nghiệm quý báu. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Cha Mẹ, người đã sinh thành, nuôi dưỡng con thành người, luôn bên cạnh chăm sóc, động viên con trong suốt quá trình khôn lớn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Hồng Nhân, giáo viên hướng dẫn, đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Thiết, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn Quý Thầy cô bộ môn Chăn nuôi, bộ môn Thú y đã truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt những năm tháng qua. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trương Chí Sơn, cố vấn học tập, đã luôn quan tâm, giúp đỡ con từ những ngày đầu còn bỡ ngỡ khi mới bước chân vào đại học. Xin gửi lời cảm ơn đến các chú và các anh tại trại Hòa An đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành thí nghiệm. Xin cảm ơn các bạn lớp CNTY K36 và các anh chị khóa trước đã luôn ủng hộ, giúp đỡ và bên cạnh tôi những lúc vui buồn, khó khăn trong những năm qua. Xin chân thành cảm ơn! i TÓM TẮT Một thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các nguyên liệu làm đệm lót sinh học lên khả năng sinh trưởng gà Tàu Vàng giai đoạn 1-5 tuần tuổi nhằm đánh giá hiệu quả các loại nguyên liệu làm đệm lót sinh học lên khả năng sinh trưởng gà Tàu Vàng. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 3 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Đối tượng thí nghiệm gồm 240 gà Tàu Vàng. Các chỉ tiêu theo dõi gồm khối lượng, tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hóa thức ăn và nhiệt độ, ẩm độ, CO2 chuồng nuôi. Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau: Khối lượng gà thí nghiệm ở 3 nghiệm thức tăng theo tuần tuổi. Khối lượng của gà ở nghiệm thức Bã mía cao hơn so với nghiệm thức Trấu và ĐC. Trọng lượng trung bình của gà ở các nghiệm thức ĐC, Trấu và Bã mía lần lượt là 228,80 g/con; 234,10 g/con và 241,20 g/con. Tương tự, tăng trọng trung bình của gà ở nghiệm thức Bã mía (11,80 g/con/ngày) cao hơn nghiệm thức Trấu (11,66 g/con/ngày) và nghiệm thức ĐC (11,19 g/con/ngày). Trong khi đó, hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình của gà ở nghiệm thức Bã mía (1,79) thấp hơn nghiệm thức Trấu (1,89) và nghiệm thức ĐC (1,94). Ngược lại, tiêu tốn thức ăn trung bình của gà ở 3 nghiệm thức là như nhau, trong khoảng 25,86-26,12 g/con/ngày. Hàm lượng CO2 cao nhất ở nghiệm thức ĐC (327,50 ppm), thấp nhất ở nghiệm thức Trấu (307,50 ppm). Nhiệt độ và ẩm độ không có sự ảnh hưởng giữa các nghiệm thức. Tóm lại, khối lượng và tăng trọng của gà ở nghiệm thức Bã mía cao hơn nghiệm thức Trấu và nghiệm thức ĐC. Bên cạnh đó thì hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở nghiệm thức Bã mía thấp hơn 2 nghiệm thức còn lại. Nhiệt độ, ẩm độ và tiêu tốn thức ăn không có ảnh hưởng giữa các nghiệm thức. Hàm lượng CO2 trong mức cho phép. Từ khóa: gà Tàu Vàng, đệm lót sinh học, Bã mía, Trấu ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Tác giả luận văn Huỳnh Ngọc Diễm Hương iii MỤC LỤC Tóm tắt ........................................................................................................................ ii Chương 1: Giới thiệu ................................................................................................ 1 Chương 2: Tổng quan tài liệu .................................................................................. 2 2.1 Tiểu khí hậu chuồng nuôi ...................................................................................... 2 2.1.1 Nhiệt độ chuồng nuôi .......................................................................................... 2 2.1.2 Độ ẩm chuồng nuôi ............................................................................................. 3 2.1.3 Ánh sáng chuồng nuôi ........................................................................................ 4 2.1.4 Thành phần không khí chuồng nuôi .................................................................... 5 2.2 Giới thiệu chế phẩm sinh học Balasa N01 ............................................................. 9 2.2.1 Đệm lót sinh thái ................................................................................................. 9 2.2.2 Vai trò của vi sinh vật trong xử lý chất thải chăn nuôi ..................................... 12 2.2.3 Nguyên liệu làm đệm lót ................................................................................... 14 2.2.4 Chế phẩm sinh học Balasa N01 ........................................................................ 15 2.3 Giới thiệu giống gà Tàu Vàng.............................................................................. 16 2.3.1 Giới thiệu giống gà Tàu Vàng........................................................................... 16 2.3.2 Kỹ thuật nuôi úm gà con ................................................................................... 17 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 21 3.1 Phương tiện thí nghiệm ........................................................................................ 21 3.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm ...................................................................... 21 3.1.2 Đối tượng thí nghiệm ........................................................................................ 21 3.1.3 Chuồng trại ........................................................................................................ 21 3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm ........................................................................................... 21 3.1.5 Thức ăn, nước uống dùng trong thí nghiệm ...................................................... 22 3.1.6 Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm ................................................................... 23 3.2 Phương pháp thí nghiệm ...................................................................................... 23 3.2.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................... 23 3.2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ........................................................................ 24 3.2.3 Phương pháp làm đệm lót lên men vi sinh vật .................................................. 24 3.2.4 Phương pháp bảo dưỡng và sử dụng đệm lót lên men ..................................... 25 iv 3.2.5 Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 26 3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 26 Chương 4: Kết quả và thảo luận............................................................................. 27 4.1 Khối lượng ........................................................................................................... 27 4.2 Tăng trọng ............................................................................................................ 28 4.3 Tiêu tốn thức ăn ................................................................................................... 29 4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn .................................................................................... 30 4.5 Nhiệt độ, ẩm độ, CO2 ........................................................................................... 31 Chương 5: Kết luận và đề xuất ............................................................................... 33 5.1 Kết luận ................................................................................................................ 33 5.2 Đề xuất ................................................................................................................. 33 Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 34 Phụ lục....................................................................................................................... 37 v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Nhiệt độ úm gà con theo tuần tuổi ............................................................. 2 Bảng 2.2: Tiêu chuẩn đánh giá nồng độ một số khí độc trong không khí và chuồng nuôi ............................................................................................................................. 7 Bảng 2.3: Yêu cầu vệ sinh thú y không khí chuồng nuôi ........................................... 8 Bảng 2.4: Nồng độ một số chất khí trong chuồng nuôi gà theo tiêu chuẩn của Cộng đồng chung Châu Âu (EU) ......................................................................................... 8 Bảng 2.5: Nồng độ tối đa của một số chất khí trong chuồng nuôi gà .......................... 9 Bảng 2.6: Phân biệt trống mái dựa vào đặc điểm ngoại hình ................................... 18 Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn ........................................................ 22 Bảng 3.2: Quy trình phòng bệnh ............................................................................... 23 Bảng 3.3: Bố trí thí nghiệm ....................................................................................... 24 Bảng 4.1: Khối lượng qua các tuần tuổi, g/con ......................................................... 27 Bảng 4.2: Tăng trọng bình quân, g/con/ngày ............................................................ 28 Bảng 4.3: Tiêu tốn thức ăn, g/con/ngày .................................................................... 29 Bảng 4.4: Hệ số chuyển hóa thức ăn ......................................................................... 30 Bảng 4.5: Nhiệt độ, ẩm độ, CO2 ................................................................................ 31 vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Chế phẩm sinh học Balasa N01 ................................................................. 16 Hình 2.2: Gà Tàu Vàng ............................................................................................. 16 Hình 3.1: Một số hình ảnh của lô úm gà con ........................................................... 21 Hình 3.2: Một số dụng cụ ở trại ................................................................................ 22 Hình 3.3: Quy trình ủ men Balasa N01 ...................................................................... 25 Hình 4.1: Khối lượng gà qua các tuần tuổi, g/con .................................................... 27 Hình 4.2: Tăng trọng qua các tuần tuổi, g/con/ngày ................................................. 29 Hình 4.3: Hệ số chuyển hóa thức ăn ......................................................................... 31 Hình 4.4: Nhiệt độ, ẩm độ, CO2 ................................................................................. 32 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BW Khối lượng của gà ĐC Đối chứng FCR Hệ số chuyển hóa thức ăn FI Tiêu tốn thức ăn NT Nghiệm thức WG Tăng trọng của gà viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta phát triển rất nhanh, nhiều giống gia súc, gia cầm được lai tạo, du nhập và sản xuất đã đem lại nhiều lợi nhuận cho người chăn nuôi. Trong đó, chăn nuôi gia cầm có nhiều ưu thế vì vòng đời nhanh, vốn đầu tư ban đầu thấp, dễ nuôi. Và gà Tàu Vàng là giống gà thích nghi tốt với điều kiện môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long, dễ nuôi, nhanh nhẹn, khả năng tự kiếm mồi trong vườn tốt, màu sắc và chất lượng thịt hợp thị hiếu người tiêu dùng (Đỗ Võ Anh Khoa, 2012). Bên cạnh những lợi ích về kinh tế thì vấn đề vệ sinh môi trường cũng là vấn đề cần được quan tâm. Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (2010), cả nước có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình và 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung. Với tổng đàn 300 triệu con gia cầm và hơn 37 triệu con gia súc, nguồn chất thải từ chăn nuôi ra môi trường lên tới 84,45 triệu tấn. Trong đó, nhiều nhất là chất thải từ heo (24,96 triệu tấn), tiếp đến là gia cầm (21,96 triệu tấn). Nếu các chất thải thải ra không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của gia cầm và người chăn nuôi. Hiện nay, có rất nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề gây ô nhiễm môi trường của các loại chất thải. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học để làm đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gia cầm đang được ứng dụng nhiều và mang lại hiệu quả cao. Nuôi gia cầm bằng đệm lót sinh học đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng để tăng năng suất, góp phần bảo vệ môi trường và ở Việt Nam đã chế tạo ra loại men vi sinh mang tên "Chế phẩm sinh học Balasa N01". Chế phẩm này hỗ trợ cho chăn nuôi để hướng chăn nuôi theo phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, nguyên liệu sử dụng để làm đệm lót là những nguyên liệu dễ tìm, gần gũi với người dân như trấu, bã mía, mùn cưa … Mỗi loại nguyên liệu khi trộn với men vi sinh làm đệm lót sẽ có những hiệu quả khác nhau đối với khả năng sinh trưởng của gà. Vì vậy, việc đánh giá ảnh hưởng của các loại nguyên liệu khác nhau khi được sử dụng làm đệm lót là điều cần thiết. Với mục tiêu trên, đề tài “Ảnh hưởng của các nguyên liệu làm đệm lót sinh học lên khả năng sinh trưởng và FCR ở gà Tàu Vàng giai đoạn 1-5 tuần tuổi” được thực hiện tại trại thực nghiệm khu Hòa An, trường Đại học Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang. 1 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tiểu khí hậu chuồng nuôi Tiểu khí hậu chuồng nuôi là yếu tố quan trọng quyết định trong việc tạo điều kiện môi trường thuận lợi để phù hợp với đặc điểm sinh lý của gà. Việc tạo ra những điều kiện tiểu khí hậu phù hợp trong chuồng nuôi được xem là cơ sở của sức khỏe và năng suất của gà. 2.1.1 Nhiệt độ chuồng nuôi Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng của chuồng nuôi. Nếu nhiệt độ giảm, gà sẽ sử dụng năng lượng thức ăn để duy trì nhiệt độ cơ thể dẫn đến tiêu thụ thức ăn nhiều hơn. Nếu nhiệt độ tăng cao thì gà không tự giảm bớt được nhiệt của cơ thể. Theo Hulzebosch (2004) khuyến cáo, nhiệt độ thích hợp cho gà đẻ là 20 C. Ở mỗi mức nhiệt độ thấp hơn 1oC thì mỗi con gà sẽ cần thêm 1,5 g thức ăn mỗi ngày. Mức nhiệt độ sản xuất cho gà đẻ là 20-24oC. Khi nhiệt độ cao hơn 24oC thì chất lượng vỏ trứng và trọng lượng trứng giảm. Đối với gà thịt mức nhiệt độ thích hợp phụ thuộc vào lứa tuổi. o Theo Sử An Ninh (1999), nhiệt độ thích hợp để úm gà con trong giai đoạn đầu được thể hiện trong Bảng 2.1. Bảng 2.1: Nhiệt độ úm gà con theo tuần tuổi Tuần tuổi Nhiệt độ (oC) 1–3 30 – 32 3–6 25 – 28 6–8 20 – 22 >8 18 – 20 Sử An Ninh (1999) Tùy theo hiện trạng đàn gà mà điều chỉnh nhiệt sưởi cho thích hợp. Nếu gà tụm lại xung quanh nguồn nhiệt, kêu chiêm chíp không ăn là thiếu nhiệt. Gà tản xa nguồn nhiệt, há miệng thở là thừa nhiệt. Gà đi lại nhanh nhẹn ăn uống bình thường là nhiệt thích hợp. Nếu gà tụm lại một góc thì phải quan sát có gió lùa hay không. Ở giai đoạn dưới 3 tuần tuổi, nếu gà không đủ ấm thì gà sẽ túm lại không ăn hoặc ăn rất ít dẫn đến gà chậm lớn và gây chết nhiều (Bùi Đức Lũng và Lê 2 Hồng Mận, 1992). Nếu để gà con mới nở trong những tuần đầu thiếu nhiệt, gà sẽ yếu dần, tỷ lệ chết cao (Sử An Ninh, 1999). Gà con 1 ngày tuổi chưa thể tự giữ ấm bằng bộ lông nhung của chúng và nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường nuôi. Khi gà được 7 ngày tuổi thì lông cánh phần nào giúp cơ thể chúng không bị lạnh. Đến 21 ngày tuổi lông trên lưng đã mọc nên khả năng giữ ấm tăng dần lên. Lúc 30 ngày tuổi cơ thể được bảo vệ hoàn toàn (Bùi Đức Lũng, 2004). Theo Bùi Xuân Mến (2007), gà con rất nhạy cảm với biến động nhiệt độ. Nếu thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm cho gà giảm sức đề kháng, dễ chết. Khi nhiệt độ cao gà sẽ tiêu thụ thức ăn ít hơn và năng suất chăn nuôi sẽ giảm. Vào mùa nắng, nhiệt độ môi trường thay đổi nên cần chú ý quan sát các phản ứng của gà đối với nhiệt độ để điều chỉnh nhiệt độ úm cho thích hợp. Theo Hulzebosch (2004), nhiệt độ không khí trong chuồng nuôi phụ thuộc rất nhiều vào: lứa tuổi, khối lượng cơ thể, phương thức nuôi, thức ăn, độ ẩm, mức độ thoáng khí,... Nhiệt độ gây chết phụ thuộc vào giống gà, giới tính, thời gian trong năm và sự thuần hóa trước đó. Khả năng chống lại khí nóng phụ thuộc vào giống gà. Độ nhiệt của môi trường giảm làm tăng sự thoát nhiệt của động vật, gà điều tiết bằng cách tăng hoạt động của tuyến giáp trạng và cường độ trao đổi chất. Gà chịu đựng khí lạnh tương đối tốt. Điều kiện tiểu khí hậu thuận lợi sẽ giúp khả năng sản xuất tăng cao, gà đạt chất lượng, đem lại lợi nhuận cao. Da gà không có tuyến mồ hôi nên khi gặp điều kiện quá nóng, sự thoát nhiệt hầu như chỉ qua đường hô hấp. Vì vậy, những ngày nắng quá nóng, nhiệt độ cao có thể làm chết gà. Cho nên cần lưu ý sự phân bố của gà trong chuồng nuôi để có biện pháp chống nóng/lạnh hợp lý. 2.1.2 Độ ẩm chuồng nuôi Độ ẩm trong chuồng nuôi phụ thuộc vào nhiệt độ. Ở nhiệt độ thấp thì gà ăn nhiều hơn, uống nước nhiều hơn và nước sẽ thải ra theo phân nhiều hơn làm độ ẩm chuồng tăng lên. Ở nhiệt độ cao thì sự bốc hơi nước diễn ra mạnh hơn, dẫn đến không khí trong chuồng nuôi nóng và khô. Độ ẩm quá cao sẽ làm lớp đệm chuồng bị ẩm ướt, điều kiện vệ sinh chuồng nuôi thấp. Độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật trong chuồng phát triển và có thể sẽ đạt đến giới hạn nguy hiểm, gà dễ bị nhiễm bệnh, nhất là bệnh kí sinh trùng. 3 Độ ẩm thấp thì bụi sinh ra nhiều làm hỏng màng nhầy niêm mạc, không khí làm khô da, có thể dẫn đến mổ cắn nhau và ăn lông. Bụi sinh ra nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp ở gà. Độ ẩm trong chuồng úm gà con là một vấn đề quan trọng. So với gia súc có sừng, thì cứ 1 kg khối lượng cơ thể, gà tiết ra một lượng hơi nước gấp 10 lần. Độ ẩm thích hợp của chuồng nuôi gà con là 65%. Cần quan tâm giữa chất đệm chuồng khô ráo và phòng nuôi thông thoáng (Sử An Ninh, 1999). Ẩm độ cao sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Nếu độ ẩm quá thấp, không khí khô quá sẽ dẫn đến nhiều bụi – làm tổn thương đến màng nhầy của đường hô hấp – vi trùng dễ dàng xâm nhập, cũng là một nguyên nhân gây ra cắn nhau và ăn lông lẫn nhau (Nguyễn Thị Thủy, 2012). 2.1.3 Ánh sáng chuồng nuôi Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng rất quan trọng đối với gà con. Nếu sử dụng được nguồn chiếu sáng sẽ có tác dụng làm tăng đòi hỏi về thức ăn, kích thích cơ thể phát triển mà không làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Thời gian chiếu sáng trong 1-2 tuần lễ đầu là 24/24 giờ. Sau đó cứ một tuần giảm đi 20-30 phút (Sử An Ninh, 1999). Nếu chiếu sáng quá nhiều thì gà sẽ chạy nhảy, cắn nhau và giảm lượng ăn. Đối với gà thịt thường sử dụng ánh sáng nhân tạo để tăng thời gian chiếu sáng (Nguyễn Thị Thủy, 2012). Đối với gà hậu bị thì giảm thời gian chiếu sáng xuống, không thắp đèn ban đêm để gà không ăn đêm, đồng thời ngăn chặn sự phát dục sớm của gà (Nguyễn Thị Thủy, 2012). Ánh sáng chiếu đến võng mạc mắt kích thích thần kinh truyền về vùng dưới đồi thị giác, lên vỏ não rồi đến các cơ quan. Theo Võ Văn Sơn (2002), ánh sáng ảnh hưởng gián tiếp đến tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản. Nên sử dụng ánh sáng nhẹ khi nuôi gà thịt, khi trời nắng cần che bớt nhưng phải đảm bảo độ thông thoáng để tránh gà hoạt động nhiều, tăng trọng kém. Chế độ ánh sáng: tuần đầu 24 giờ/ngày đêm, tuần 2: 23 giờ/ngày đêm, tuần 3 trở đi: 22 giờ/ngày đêm. Công suất chiếu sáng: 1-3 tuần tuổi: 3,5-4,0 W/m2 chuồng, 4-5 tuần tuổi: 2 W/m2, sau 5 tuần tuổi: 0,2-0,5 W/m2 (Lê Hồng Mận, 1999). Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), quá sáng sẽ làm gà thịt bị stress ánh sáng, chạy nhảy nhiều làm giảm tăng trọng. 4 2.1.4 Thành phần không khí chuồng nuôi Sự thông khí cùng với nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái chung và khả năng sản xuất của gà. Sự thông khí đảm bảo sự cung cấp oxy cho gà, đẩy khí độc và hơi nước ra bên ngoài mà không làm giảm nhiệt độ của chuồng nuôi xuống giới hạn cho phép. Sự chuyển động không khí còn làm giảm mật độ vi sinh vật. Tốc độ chuyển động của không khí không nên quá cao để tránh gió lùa gây nguy hại cho gà, làm gà bị lạnh đột ngột. Tốc độ đối lưu không khí thích hợp cho gà ở nhiệt độ 20oC là 0,2 m/s. Theo Hulzebosch (2004), nhiệt độ bên ngoài chuồng nuôi cao thì tốc độ thông thoáng khí cao sẽ giúp giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi. Về mùa nóng, nếu tốc độ lưu thông không khí trong chuồng nuôi quá thấp dẫn đến giảm nồng độ oxy và tăng sự tích tụ khí độc. Trong chuồng nuôi tập trung với mật độ cao thì cường độ không khí và sự chuyển động của nó cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của gà. Yêu cầu về dưỡng khí của gia cầm cao gấp hai lần so với động vật có vú. Cứ 1 kg thể trọng gà con cần 2-3 m3 không khí thay đổi trong 1 giờ về mùa đông và 4-6 m3 về mùa hè (Sử An Ninh, 1999). Hàm lượng các khí độc trên được sản sinh ra trong quá trình bài tiết phân và nước tiểu của vật nuôi. Với hàm lượng quá cao thì sẽ gây bất lợi cho gia súc, gia cầm và người chăn nuôi, có thể gây trúng độc ở hàm lượng cao trong không khí chuồng nuôi. Nếu để gà nuôi trong chuồng suốt 24h với hàm lượng CO2 cao thì gà sẽ ủ rũ và hoạt động kém, ăn uống kém, giảm năng suất. Nên tránh bụi nhiều trong chuồng vì bụi bay trong không khí làm phát tán vi sinh vật gây bệnh, đồng thời chui vào đường hô hấp của gà (Nguyễn Thị Thủy, 2012). Nồng độ CO2 trong chuồng nuôi thường được dùng để đánh giá hiệu quả mức độ thông thoáng trong chuồng hay hệ thống thông gió. Trong chuồng nuôi, lượng CO2 thường tăng gấp 10 lần so với lượng CO2 của không khí. Đặc biệt trong các chuồng nuôi kém thông thoáng, mật độ cao thì lượng CO2 càng tăng lên nhiều. Thể tích lớn nhất của khí CO2 trong chuồng nuôi chỉ được là 0,25% theo tiêu chuẩn vệ sinh thú y (Đỗ Ngọc Hòe, Nguyễn Thị Minh Tâm, 2005). Ngoài CO2 thì trong chuồng nuôi còn có khí NH3. Khí NH3 là loại khí thải do sự phân giải của phân gia súc, gia cầm. Nếu gia cầm tiếp xúc với khí 5 NH3 trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp. Theo Nagaraja et al. (1984), gia cầm tiếp xúc với khí NH3 ở nồng độ 20-25 ppm trong 8 giờ dẫn đến làm mất lớp lông nhung ở khí quản và làm biến đổi lớp tế bào biểu mô của đường hô hấp. Khi nuôi gà ở chuồng nuôi có hàm lượng khí NH3 là 25 ppm sẽ làm giảm hàm lượng hemoglobin, giảm trao đổi khí và hấp thu các chất dinh dưỡng nên thể trọng gà sẽ giảm. Theo Lại Thị Cúc (1994), khi hàm lượng khí NH3 từ 75100 ppm sẽ gây những biến đổi trong biểu mô đường hô hấp, mất lớp vi mao và tăng số lượng tiết màng nhầy, nhịp tim và hô hấp ảnh hưởng, có thể gây chảy máu trong các túi khí phế quản. Theo Nagaraja et al. (1984), ảnh hưởng có hại của NH3 trong các chuồng nuôi thường gây tress mãn tính, chúng cũng là nguyên nhân trong các tiến trình dịch bệnh. Nồng độ NH3 trong chuồng nuôi gà không vượt quá 25 ppm, mức giới hạn cho gia cầm là 15 ppm. Lượng NH3 ≥ 100 ppm có thể gây loét niêm mạc, gây mù mắt với các dấu hiệu của sự tăng tích nước mắt, thở nông và những tổn thương ở mũi (Hulzebosch, 2004; Blanes-Vidal et al., 2008). Nồng độ này cũng làm tỷ lệ tăng trọng, khả năng thu nhận thức ăn, tỷ lệ đẻ, khối lượng trứng của gà đẻ giảm (Amer et al., 2004). Ngoài ra, trong chuồng nuôi còn có khí H2S. Các khí thải H2S sinh ra được giữ lại trong chất lỏng của nơi lưu trữ phân. Không khí chứa trên 1mg/l H2S sẽ làm cho con vật chết ở trạng thái liệt trung khu hô hấp và hệ mạch. Tác động gây kích ứng của H2S ít hay nhiều đều giống nhau qua đường hô hấp mặc dù cấu trúc của lớp phổi dễ bị ảnh hưởng nhất. H2S có thể nhanh chóng được hấp thu qua phổi và gây nhiễm độc hệ thống hô hấp con vật (Hoàng Thu Hằng, 1997). Nồng độ H2S cao hay thấp phụ thuộc việc quét dọn chuồng trại có thường xuyên hay không, chuồng có khô ráo, thoáng khí hay không. Chuồng trại càng ẩm ướt thì nồng độ H2S càng tăng. Chỉ tiêu cho phép về hàm lượng khí H2S trong chuồng nuôi là 0,015mg/l (Đỗ Ngọc Hòe, 1995). Khí CH4 được sinh ra do quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ như lipid, protein, carbohydrate, … CH4 là một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính. Theo Sommer and Moller (2000), sự có mặt của CH4 trong không khí liên quan chặt chẽ tới sự biến đổi của khí hậu, chúng đóng góp 9-20% nguy cơ làm khí hậu toàn cầu nóng lên. Lượng khí CH4 thải ra phụ thuộc vào phương pháp xử lý phân, nhiệt độ và khối lượng chất rắn bay hơi trong phân. 6 Theo Takai et al. (1998), sự tạo thành bụi trên lớp đệm chuồng phụ thuộc nhiệt độ, độ ẩm, nguyên liệu được dùng làm đệm lót, thời gian sử dụng đệm lót và sự hoạt động của gà. Bụi vận chuyển nhiều vi sinh vật gây bệnh, tạo ra bụi vi khuẩn do dòng chuyển động của không khí được tạo nên bởi hoạt động của con người hoặc gà nuôi trong chuồng. Trong một thời gian, các hạt bụi khuẩn trở thành hạt bụi sương vi khuẩn và tiếp tục lắng đọng xuống (Hoàng Thu Hằng, 1997). Khi giảm nhiệt độ hoặc tăng độ ẩm của không khí thì quá trình ngưng tụ hơi nước lên các hạt bụi tăng làm trọng lượng hạt tăng, dẫn đến tăng quá trình lắng đọng của bụi. Khi các vi sinh vật tồn tại với mật độ cao thì vật nuôi sẽ hít không khí nhiễm vi khuẩn. Khi đó không khí là yếu tố lan truyền mầm bệnh. Đa số vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp có thể tồn tại lâu, độc tính kéo dài trong môi trường không khí và đất. Ngoài các vi khuẩn gây bệnh thì trong chuồng nuôi còn có các bào tử nấm mốc mà nguồn gốc của chúng thường từ thức ăn rơi vãi nhiễm nấm. Theo Seedorf et al. (1998), khí hậu nóng ấm của nước ta rất thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh và nấm mốc phát triển. Tóm lại, cần tạo một môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát cho vật nuôi để giúp vật nuôi phát triển tốt và giảm thiểu các khí độc và bụi bẩn trong chuồng nuôi. Để đánh giá mức độ vệ sinh không khí chuồng nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành một số tiêu chuẩn như sau: - Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 875-2006 về yêu cầu vệ sinh đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm: chất lượng vệ sinh không khí chuồng nuôi được đánh giá theo mục 3.4. TCN 679-2006 và 3.1. TCN 681-2006. Bảng 2.2: Tiêu chuẩn đánh giá nồng độ một số khí độc trong không khí và chuồng nuôi Chỉ tiêu Đơn vị Tiêu chuẩn không khí Tiêu chuẩn không khí chuồng nuôi TCVN 5938-1995 TCN 679-2006 NH3 mg/m3 0,0002 0,0075 CO2 % 0,3-0,4 2,5-3,0 - Theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5937/5938-1995), nồng độ NH3 và H2S cho phép ở khu dân cư là 0,2 mg/m3 và 0,008 mg/m3 (0,262 ppm và 0,0052 ppm), ở khu sản xuất là 10 mg/m3 và 2 mg/m3 (13,176 ppm và 1,3 ppm). 7 - Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01 – 15: 2010/BNNPTNT) được ban hành theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/1/2010 về các điều kiện đảm bảo trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, yêu cầu điều kiện vệ sinh thú y không khí chuồng nuôi phải đạt các chỉ tiêu quy định ở phụ lục của quy chuẩn. Bảng 2.3: Yêu cầu vệ sinh thú y không khí chuồng nuôi TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 1 Vi khuẩn hiếu khí VK/m3 Giới hạn tối đa Phương pháp thử TCVN 6187-1996 106/m3 (ISO 9308-1990) 2 NH3 ppm 10 3 H2S ppm 5 TCVN 6620-2000 Trên thế giới có thể tham khảo một số tiêu chuẩn đánh giá mức độ vệ sinh không khí chuồng nuôi gà sau: - Tiêu chuẩn về nồng độ tối đa cho phép của các chất khí trong chuồng nuôi gà. Bảng 2.4: Nồng độ một số chất khí trong chuồng nuôi gà theo tiêu chuẩn của Cộng đồng chung Châu Âu (EU) Chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối đa CO vol % 0 CO2 vol % [...]... đó, nguyên liệu sử dụng để làm đệm lót là những nguyên liệu dễ tìm, gần gũi với người dân như trấu, bã mía, mùn cưa … Mỗi loại nguyên liệu khi trộn với men vi sinh làm đệm lót sẽ có những hiệu quả khác nhau đối với khả năng sinh trưởng của gà Vì vậy, việc đánh giá ảnh hưởng của các loại nguyên liệu khác nhau khi được sử dụng làm đệm lót là điều cần thiết Với mục tiêu trên, đề tài Ảnh hưởng của các nguyên. .. chất từ nền đệm lót sinh thái do sự lên men phân giải phân, nước tiểu, nguyên liệu làm đệm lót Khả năng tiêu hóa hấp thụ của vật nuôi tốt hơn do con vật ăn, hít được một số vi sinh vật có lợi, vật nuôi hoạt động nhiều hơn - Thời gian sử dụng đệm lót phụ thuộc các yếu tố: Nguyên liệu dùng làm đệm lót: tùy vào nguyên liệu làm đệm lót mà thời gian sử dụng sẽ khác nhau Độ dầy của đệm lót: nếu đệm lót mỏng... đặc điểm quý và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của gà Tàu Vàng chưa được nghiên cứu đầy đủ Phần lớn gà Tàu Vàng có lông màu vàng rơm, vàng sẫm, có đốm đen ở cổ, cánh và đuôi Chân gà màu vàng, chân cao có lông, da vàng Thịt gà rắn chắc, thơm ngon Gà mọc lông chậm, 3 tháng tuổi gà trống lông còn lơ thơ (Lê Hồng Mận, 2002) Đặc điểm của gà là dọc bàn chân có hàng lông nhỏ mọc phía ngoài chân và hướng xuống... các nguyên liệu làm đệm lót sinh học lên khả năng sinh trưởng và FCR ở gà Tàu Vàng giai đoạn 1-5 tuần tuổi được thực hiện tại trại thực nghiệm khu Hòa An, trường Đại học Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang 1 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tiểu khí hậu chuồng nuôi Tiểu khí hậu chuồng nuôi là yếu tố quan trọng quyết định trong việc tạo điều kiện môi trường thuận lợi để phù hợp với đặc điểm sinh lý của gà Việc tạo... hơn đệm lót dầy Chế độ bảo dưỡng, định kỳ bảo dưỡng đệm lót Độ tơi xốp của đệm lót: sau vài ngày cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ phân hủy nhanh hơn Tránh làm ướt đệm lót: đệm lót bị ướt chỗ nào thì nên thay ngay bằng lớp đệm lót mới 2.2.2 Vai trò của vi sinh vật trong xử lý chất thải chăn nuôi 2.2.2.1 Sự lên men tiêu hóa phân Các vi sinh vật có ích trong lớp đệm. .. 2006) Phương pháp chăn nuôi trên đệm lót lên men là phương pháp nuôi dưỡng vật nuôi trên đệm lót chuồng có chứa một quần thể các vi sinh vật có thể tồn tại cùng nhau lâu dài trong đệm lót, có khả năng phân giải mạnh các chất hữu cơ và làm ức chế các vi sinh vật có hại và gây bệnh Các vi sinh vật này có tác dụng lên men tiêu hủy phân, nước tiểu làm giảm các khí độc và mùi hôi trong chuồng nuôi, tạo... giữa các nghiệm thức thí nghiệm 23 Cách bố trí thí nghiệm được trình bày qua Bảng 3.3 như sau: Bảng 3.3: Bố trí thí nghiệm Chỉ tiêu ĐC Trấu Bã mía 80 80 80 Giống gà Tàu Vàng Tàu Vàng Tàu Vàng Ngày tuổi 1-35 1-35 1-35 Nuôi nền Nuôi nền Nuôi nền 20 con/m2 20 con/m2 20 con/m2 Thời gian theo dõi 1-35 ngày tuổi 1-35 ngày tuổi 1-35 ngày tuổi Yếu tố thí nghiệm Trấu + không lên men vi sinh vật Trấu + lên men... gọn gà về một phía để tránh gây xáo trộn đàn gà) Bước 3: rắc đều chế phẩm đã làm trước lên toàn bộ bề mặt lớp đệm lót Hình 3.3: Quy trình ủ men Balasa N01 3.2.4 Phương pháp bảo dưỡng và sử dụng đệm lót lên men Cách một vài ngày (tùy lượng phân nhiều hay ít), cào nhẹ trên bề mặt đệm lót một lần để giúp vùi phân và làm cho đệm lót được thông thoáng để thoát mùi do tiêu hủy phân sinh ra Tránh làm đệm lót. .. Barnwell and Wilson (2005) 2.2 Giới thiệu chế phẩm sinh học Balasa N01 2.2.1 Đệm lót sinh thái Đệm lót lên men là đệm lót trên nền chuồng chăn nuôi Nguyên liệu sử dụng làm đệm lót nền chuồng nuôi gia cầm phải thỏa mãn các điều kiện như khả năng hút ẩm tốt, không bị nát vụn, không tạo nhiều bụi, không bị phân hủy bởi vi sinh vật, giá rẻ, dễ kiếm Một số nguyên liệu thường được sử dụng trong chăn nuôi gia cầm... ngăn giữa các lô được làm bằng lưới với chiều cao 1,5m để tránh gà có thể đi qua lại giữa các lô Giai đoạn 0-7 ngày tuổi, gà được úm trên chuồng nền bằng xi măng và sử dụng chất đệm lót từ trấu và bã mía Lô úm cho gà con có diện tích 1 m2 với 20 con/lô Hình 3.1: Một số hình ảnh của lô úm gà con 3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm Máng ăn, máng uống ở mỗi ô được treo lên để tránh gà làm rơi vãi thức ăn và đổ nước ... cứu ảnh hưởng nguyên liệu làm đệm lót sinh học lên khả sinh trưởng gà Tàu Vàng giai đoạn 1-5 tuần tuổi nhằm đánh giá hiệu loại nguyên liệu làm đệm lót sinh học lên khả sinh trưởng gà Tàu Vàng. .. ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG HUỲNH NGỌC DIỄM HƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN LIỆU LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ FCR Ở GÀ TÀU VÀNG GIAI ĐOẠN 1-5 TUẦN TUỔI... loại nguyên liệu khác sử dụng làm đệm lót điều cần thiết Với mục tiêu trên, đề tài Ảnh hưởng nguyên liệu làm đệm lót sinh học lên khả sinh trưởng FCR gà Tàu Vàng giai đoạn 1-5 tuần tuổi thực

Ngày đăng: 04/10/2015, 12:09

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan