tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng trong luật hôn nhân gia đình năm 2014 và một số giải pháp đề xuất

47 816 14
tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng trong luật hôn nhân gia đình năm 2014 và một số giải pháp đề xuất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 37 ( 2011 - 2015) ĐỀ TÀI: TÀI SẢN CHUNG VÀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG TRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT Giảng viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Trúc Giang Trần Thị Kiều MSSV: 5117396 Lớp: Luật Hành Chính HG – K37 Cần Thơ, 2014 LỜI CẢM ƠN Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô và các bạn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và nhiệt tình nhất và đã giúp đỡ tác giả hoàn thành đề tài này. Đặc biệt là sự giúp đỡ và hƣớng dẫn tận tình của cô Huỳnh Thị Trúc Giang đã giúp tác giả hoàn thành tốt đề tài luận văn này. Đề tài “ Tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng trong Luật hôn nhân gia đình năm 2014 và một số giải pháp đề xuất” là một đề tài mang tính thực tiễn đang đƣợc xã hội quan tâm nói chung và hôn nhân gia đình nói riêng. Tác giả chỉ xem tính khách quan và tính cấp thiết của đề tài. Trong quá trình nghiên cứu sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp nhiều ý kiến của quý thầy cô và các bạn để hiểu rõ thêm về nội dung mà đề tài mình đang nghiên cứu NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN  .................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN  .................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ......................................................................... 1 2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài ................................................................................. 1 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................... 2 4. Cơ cấu luận văn .................................................................................................................. 2 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI SẢN CHUNG VÀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 ................ 3 1.1 Khái niệm về tài sản ...................................................................................................... 3 1.2 Khái niệm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng ........................................... 5 1.2.1 Khái niệm tài sản chung ........................................................................................... 5 1.2.2 Khái niệm tài sản riêng............................................................................................. 7 1.3 Ý nghĩa việc quy định của pháp luật về tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng .............................................................................................................................. 9 1.4 Lịch sử phát triển quy định pháp luật về tài sản chung và tài sản riêng............... 10 1.4.1 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 ..................................................................... 10 1.4.2 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 ..................................................................... 11 1.4.3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ..................................................................... 12 1.4.4 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ..................................................................... 13 Chƣơng 2 QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 VỀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG VÀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH ............................. 15 2.1 Căn cứ xác định tài sản chung của vợ, chồng ........................................................... 15 2.1.1 Tài sản chung của vợ chồng có được do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kì hôn nhân ........................................ 15 2.1.2 Tài sản chung của vợ chồng có được do hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân .................................................................... 17 2.1.3 Tài sản chung của vợ, chồng có được từ những thu nhập khác trong thời kì hôn nhân .......................................................................................................................... 18 2.1.4 Tài sản chung của vợ, chồng có đựơc do thừa kế chung hoặc được tặng cho chung……………………………………………………………………………… …....18 2.1.5 Tài sản chung của vợ, chồng còn bao gồm quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn ................................................................................................... 19 2.1.6 Tài sản chung của vợ, chồng bao gồm những tài sản mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung. ..................................................................................................... 21 2.1.7 Tài sản chung của vợ, chồng còn bao gồm những tài sản không đủ căn cứ xác định là tài sản riêng .................................................................................................. 22 2.2 Quy định về căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng ....................................... 25 2.2.1 Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn…. ................................................................................................................... 26 2.2.2 Tài sản riêng của vợ chồng bao gồm tài sản thừa kế, tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân ............................................................................................................... 27 2.2.3 Tài sản riêng của vợ chồng là tài sản vợ, chồng có được do chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân ........................................................................................... 28 2.2.4 Tài sản riêng của vợ chồng bao gồm đồ dùng tư trang phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng .................................................................................................... 29 2.2.5 Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản riêng .......................................................................................................................... 30 Chƣơng 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 VỀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG VÀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH ............................................................................................................................ 34 3.1 Các căn cứ xác định tài sản chung của vợ, chồng .................................................... 34 3.2 Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng ............................................................ 37 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………40 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Gia đình là tế bào của xã hội trong đó quan hệ vợ chồng là quan hệ nền tảng có vai trò quan trọng trong đời sống. Vì vậy, Hôn nhân và gia đình là một lĩnh vực quan trọng cần đƣợc nhà nƣớc cũng nhƣ toàn xã hội quan tâm hàng đầu, bởi gia đình là cái nôi nuôi dƣỡng con ngƣời cả nhân cách và thể chất. Chính vì thế, nhà nƣớc ta đã có rất nhiều những quy định để đảm bảo sự bình đẳng trong hôn nhân và gia đình, đặc biệt là quan hệ giữa vợ và chồng. Xét trong mối quan hệ giữa vợ và chồng, chúng ta không thể không nói đến vấn đề tài sản. Từ đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời và đi vào thực tiễn đã tạo sự thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật khi thay thế cho luật Hôn nhân và gia đình năm 1986. Tuy nhiên, thực tiễn pháp luật về hôn nhân vẫn còn nhiều điểm hạn chế về các căn cứ xác định tài sản chung và các căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng. Hơn thế nữa, thời kì kinh tế hiện nay đang phát triển mạnh mẽ đã tác động rất lớn đến gia đình, đặc biệt là trƣớc sự đổ vỡ ngày càng nhiều của các đôi vợ chồng, ngƣời ta càng quan tâm đến việc xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ chồng. Do đó, việc quy định các căn cứ xác định tài sản chung và tài sản riêng giúp cho việc áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Với những lý do nêu trên mà Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có hƣớng mở mới về các căn cứ xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng. Vì vậy, mà em chọn đề tài “ Tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và một số giải pháp đề xuất” để nghiên cứu. Với mong muốn em sẽ đóng góp ý kiến của mình về vấn đề trên. 2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài Ngƣời viết nghiên cứu đề tài này là mong muốn tạo cho ngƣời đọc một cách hiểu cơ bản và khái quát những quy định của pháp luật để ngƣời đọc nhân biết cách xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng, hiểu đƣợc tầm quan trọng về căn cứ xác định tài sản chung và tài sản riêng là nhƣ thế nào, đồng thời giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc tầm quan trọng của sự nhận biết đó. Tìm ra những vƣớng mắc khi áp dụng pháp luật về tài sản chung và tài sản riêng, từ đó nêu lên ý kiến của mình đối với những vƣớng mắc đó. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài “Tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Một số giải pháp đề xuất ” là một đề tài tƣơng đối mới nên khi phân tích vấn đề chủ yếu dựa vào Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Do đây là văn bản mới nên chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể. Vì vậy, ngƣời viết dựa trên tinh thần của các văn bản hƣớng dẫn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 giúp ngƣời viết phân tích vấn đề đƣợc dễ dàng hơn, cùng với các văn bản khác, các tài liệu liên quan trong phạm vi Pháp luật Việt Nam quy định. Việc nghiên cứu đề tài với mong muốn có thể đƣa ra về những điểm chƣa hợp lý của trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 à các đề xuất mang tính chất cá nhân với hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện Luật này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để tiếp cận và làm sáng tỏ những nội dung cần nghiên cứu của đề tài, ngƣời viết đã sử dụng một số phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp phân tích tổng hợp, sƣu tầm tài liệu, đọc, thống kê, so sánh… để phục vụ cho công tác nghiên cứu của ngƣời viết. 5. Cơ cấu luận văn Ngoài lời cám ơn, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo thì cơ cấu đề tài bao gồm: Lời nói đầu, phần nội dung và kết luận. Trong đó phần nội dung của đề tài đƣợc trình bài trong ba chƣơng: Chƣơng 1:Khái quát chung về tài sản chung và tài sản riêng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Trong chƣơng một nêu lên khái niệm nhƣ thế nào là tài sản, tài sản chung là nhƣ thế nào, tài sản riêng đƣợc hiểu nhƣ thế nào và nói lên ý nghĩa quan trọng, sự cần thiết mà quy định pháp luật đƣa ra đối với tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng. Chƣơng 2: Quy định Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về căn cứ xác định tài sản chung và căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng Phần này ngƣời viết muốn tập trung làm rõ các quy định của pháp luật về các căn cứ xác định tài sản chung và các căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng. Trong quá trình phân tích các quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ, chồng có thể làm sáng tỏ những nội dung phù hợp với thực tiễn hiện nay và giúp chúng ta thấy đƣợc những quy định của pháp luật về tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng còn gặp những khó khăn hay vƣớng mắc gì. Chƣơng 3: Một số đề xuất hoàn thiện các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về căn cứ xác định tài sản chung và căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng Trong chƣơng sau cùng này ngƣời viết muốn đóng góp ý kiến của bản thân mình cho quá trình xây dựng luật, đƣa ra một số vƣớng mắc mà bản thân ngƣời viết trong khi phân tích luật đã thấy đƣợc đang gặp khó khăn hay vấn đề đó vẫn chƣa đƣợc luật đề cập đến. Từ đó, ngƣời viết đƣa ra một số ý kiến, đề xuất và những hƣớng nhằm thiện thêm về quy định của pháp luật về vấn đề tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng. CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI SẢN CHUNG VÀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 1.1 Khái niệm về tài sản Tài sản là vấn đề trung tâm cốt lỗi của quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng, khái niệm tài sản đã đƣợc đề cập từ rất lâu đời trong thực tiễn cũng nhƣ khoa học pháp lý nhƣng thực tế hiện nay trong quá trình áp dụng luật vấn đề này chƣa có sự thống nhất. Để tìm hiểu nhƣ thế nào là tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng thì chúng ta cần biết tài sản là gì. Có nhiều cách hiểu đƣa ra khái niệm về tài sản, nhƣng nhìn tổng quan có thể hiểu khái niệm tài sản theo hai cách: Cách thứ nhất, nếu hiểu theo cách thông dụng thì tài sản là của cải đƣợc con ngƣời sử dụng, một vật cụ thể mà con ngƣời có thể nhận biết đƣợc bằng các giác quan hay tiếp xúc. Nhƣ vậy, ở chừng mực nào đó ta có thể nói tất cả các tài sản đều hữu hình. Cách thứ hai, theo thuật ngữ pháp lý thông dụng thì tài sản bao gồm vật có thực, tiền giấy tờ trị giá đƣợc bằng tiền và các quyền tài sản,1 với khía cạnh này thì tài sản đƣợc hiểu một cách thông dụng hơn, tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Tuy nhiên, khái niệm tài sản chỉ đƣợc hiểu rõ khi Bộ luật dân sự ra đời. Tại Điều 172 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định nhƣ sau: “vật có thực tài sản bao gồm, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền về tài sản” và khái niệm này đƣợc sửa đổi tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 nhƣ sau: “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền về tài sản”. Theo quy định của luật 2005 thì vật ở đây có thể là vật có thật, vật hữu hình nhƣ nhà ở, đất và các thứ thông dụng nhƣng cũng có thể là vật đƣợc hình thành trong tƣơng lai nhƣ cây ăn trái sẽ thu hoạch trong tháng tới, một căn nhà sẽ hình thành trong tƣơng lai. Tóm lại, khái niệm tài sản đƣợc quy định cụ thể tại điều 163 Bộ luật dân sự 2005 “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Để hiểu rõ khái niệm tài sản qua cách phân tích sau: Vật: vật là một bộ phận vật chất có thể đáp ứng nhu cầu nào đó của con ngƣời. Ngoài yếu tố đáp ứng trên vật còn có tính chất là tài sản nằm trong sự chiếm hữu của con ngƣời phải có đặc trƣng giá trị và trở thành đối tƣợng của giao dịch dân sự. Chính vì vậy, vật trong Bộ luật dân sự 2005 đã thay thế cho cụm từ “ vật có thực” Bộ luật dân sự 1995 là phù hợp và đầy đủ về vấn đề khái niệm “vật” sẽ hiểu rộng hơn bao gồm 1 Nguyễn Duy Lãm, Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nxb. Giáo dục, 1996. vật đang có và vật sẽ hình thành trong tƣơng lai. Quy định này làm cho đối tƣợng của tài sản trở nên đa dạng và phù hợp với thực tiễn hiện nay hơn. Tiền: Theo Mác “ Tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt đƣợc tách ra khỏi thế giới hàng hóa dùng để đo lƣờng và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác”. Theo cách định nghĩa của các nhà kinh tế thì tiền tệ đƣợc hiểu là bất cứ cái gì đƣợc chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa, dịch vụ trong việc trả nợ. Bộ luật dân sự 2005 không có những quy định để làm rõ bản chất của tiền tệ. Từ các quan niệm khác nhau về tiền ta có thể đƣa ra một khái niệm chung nhất về tiền: “ Tiền đƣợc sử dụng làm thƣớc đo giá trị của các loại tài sản khác và nó phải có giá trị lƣu hành trên thị trƣờng”. Do vậy, chỉ có các loại tiền đƣợc pháp luật thừa nhận thì mới đƣợc coi là một loại tài sản. Giấy tờ có giá : cụm từ “giấy tờ có giá” trong bộ luật dân sự 2005 đã thay thế cho cụm từ “ giấy tờ có giá bằng tiền” trong bộ luật dân sự năm 1995 phù hợp với thực tế hơn. Theo nghĩa rộng, giấy tờ đƣợc coi là một tài sản chuẩn hóa về tên gọi cũng nhƣ tính chất, các loại giấy tờ này chuẩn hóa bằng tiền và đƣợc đƣa và giao dịch dân sự nhƣ: cổ phiếu, trái phiếu và tấm séc… quy định nhƣ vậy sẽ làm cho khái niệm tài sản rộng hơn và chính xác hơn về đối tƣợng. Theo nghĩa hẹp, tại khoản 1 Điều 4 Quyết định số 02/2005/QĐ-NHNN quyết định của thống đốc ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam số 02/2004/QĐ-NHNN ngày 04 tháng 01 năm 2005 về việc ban hành quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tính dụng để huy động vốn trong nƣớc: “1. Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác định nghĩa vụ trả nợ một khoảng tiền trong một khoản thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và ngƣời mua”. Mặt khác, nó cũng ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng và giai đoạn hội nhập nƣớc ta hiện nay. Quyền tài sản: Theo Điều 181 Bộ luật dân sự năm 2005 đƣa ra khái niệm về quyền tài sản là “quyền giá trị đƣợc bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”. Từ khái niệm trên, quyền tài sản là xử sự của chủ thể đƣợc phép mang quyền. Quyền ở đây chính là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ, các nhà lập pháp đã giải thích rằng các quyền tài sản là các các quyền gắn liền với tài sản mà khi thực hiện các quyền đó chủ sở hữu sẽ có đƣợc một tài sản nhƣ quyền đòi nợ, quyền sở hữu đối với phát minh, sáng chế kiểu dáng công nghiệp…Mặt khác, quyền tài sản còn đƣợc hiểu theo một cách khác là quyền của chủ thể đƣợc pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yều cầu ngƣời khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lại lợi ích vật chất cho mình. Theo đó quyền sở hữu cũng là quyền tài sản và quyền yêu cầu ngƣời khác thực hiện nghĩa vụ tài sản cũng là quyền tài sản. Tuy nhiên, quyền tài sản thì có rất nhiều những quyền tài sản nào có thể trở thành đối tƣợng trong các giao dịch dân sự thì mới là tài sản theo Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005. Hiện nay, pháp luật Việt nam công nhận một số quyền tài sản nhƣ quyền sử dụng đất, quyền đòi nợ, quyền sở hữu công nghiệp… 1.2 Khái niệm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng 1.2.1 Khái niệm tài sản chung Qua cách tìm hiểu khái niệm về tài sản có thể đƣa ra khái niệm về tài sản chung của vợ chồng: “ Tài sản chung bao gồm tài sản tạo ra, thu nhập hợp pháp trong thời kì hôn nhân, tài sản đƣợc tặng cho chung, thừa kế tài sản chung, tài sản vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Tài sản chung của hai vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, hai bên có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.” Để tìm hiểu rõ thêm cơ sở pháp lý xác định tài sản chung của vợ chồng. Theo quy định tại Điều 27 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tài sản chung bao gồm: tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập hợp pháp do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, tài sản mà vợ chồng đƣợc thừa kế chung hoặc đƣợc tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Đó là căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng. Từ điều luật này, có thể nhận thấy khối tài sản chung gồm các tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra bằng sức lao động hoặc thông qua các hoạt động chuyển nhƣợng tài sản có đền bù; các thu nhập do động hoặc thu nhập không do lao động; các tài sản có đƣợc do đƣợc chuyển dịch chung,2 đó là một khái niệm theo TS. Nguyễn Ngọc Điện. Còn theo giáo trình Đại học Luật Hà Nội, việc xác định tài sản chung của vợ, chồng phải dựa vào nguồn gốc phát sinh tài sản. Tài sản chung của vợ chồng bao gồm: Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kì hôn nhân; thu nhập hợp pháp của vợ, chồng trong hôn nhân có thể là: tiền lƣơng, tiền thƣởng, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số mà vợ, chồng có đƣợc hoặc tài sản mà vợ, chồng đƣợc xác lập quyền sở hữu theo quy định Bộ luật dân sự nhƣ xác lập quyề sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định đƣợc ai là chủ sở hữu (Điều 247), xác lập quyền sở hữu đối vật chôn giấu chìm đắm tìm thấy(248) xác lập quyền sở hữu đối với vật do ngƣời khác đánh rơi, bỏ quên (Điều 249), xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc (Điều 250), xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc (Điều 251), xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dƣới nƣớc (Điều 252); Tài sản mà vợ chồng đƣợc tặng, cho chung hoặc thừa kế chung; Tài sản mà vợ hoặc chồng có trƣớc khi kết 2 TS. Nguyễn Ngọc Điện: Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam , Tập 2, Nxb. Tủ sách Đại học Cần Thơ, 2005. hôn hoặc những tài sản mà vợ hoặc chồng thừa kế riêng hay tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân nhƣng vợ chồng đã thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung hoặc theo pháp luật quy định là tài sản chung.3 Theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật thì luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tài sản chung của vợ, chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không đƣợc xác định đối với tài sản chung. So với luật hôn nhân và gia đình 2014 về khái niệm tài sản chung của vợ chồng đƣợc luật cụ thể hơn, tiến bộ hơn luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về vấn đề hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kì hôn nhân là thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Về câu chữ và điều luật hôn nhân và gia đình 2014 rõ ràng và đã bổ sung, sửa đổi một số vấn đề về tài sản chung của vợ chồng mà theo luật hôn nhân gia đình hiện hành quy định trong quá trình áp dụng giải quyết tranh chấp đã gặp phải những khó khăn. Nay luật hôn nhân và gia đình 2014 đã khái quát, cụ thể hơn tại Điều 33 là: “ 1.Tài sản chung của vợ, chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và những thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế hoặc được tặng ho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ, chồng được tặng cho riêng được thừa kế riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng 2. Tài sản chung của vợ chòng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có căn cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung” Theo luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định rõ ràng hơn là phần hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kì hôn nhân là tài sản chung của vợ, chồng và những tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất đƣợc dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ, chồng. Do vậy, việc xây dựng khối tài sản chung không căn cứ vào công sức đóng góp mà quyền sở hữu của hai vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung đó. 1.2.2 Khái niệm tài sản riêng 3 ThS. Nguyễn Văn Cừ (chủ biên): Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2002. Quy định vợ chồng có tài sản riêng là rất cần thiết nó bảo vệ quyền lợi chính đáng của hai vợ chồng đối với tài sản riêng của họ phù hợp cuộc sống thực tại và ngày nay vai trò của kinh tế của ngƣời phụ nữ trong gia đình, trong xã hội rất lớn và bình đẳng với nam giới. Vì vậy, pháp luật quy định vợ chồng có quyền sở hữu tài sản riêng không ảnh hƣởng đến lợi ích của vợ chồng và lợi ích của các thành viên khác trong gia đình thể hiện rõ trong hiến pháp năm 2013 về quyền bình đẳng công dân trƣớc pháp luật. Tài sản riêng theo giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội thì Luật hôn nhân và gia đình đã khẳng định vợ chồng có quyền tài sản và xác định rõ nguồn gốc phát sinh tài sản riêng. Chỉ những tài sản mà vợ hoặc chồng có từ trƣớc khi kết hôn, tài sản mà vợ hoặc chồng đƣợc thừa kế, tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân, tài sản mà vợ hoặc chồng đƣợc chia từ khối tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân và những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó, đồ dùng tƣ trang cá nhân mới đƣợc coi là tài sản riêng của vợ hoặc chồng.4 Việc quy định vợ chồng có tài riêng nhƣ vậy rõ ràng chúng ta nhận thấy những tài sản mà vợ chồng có trƣớc khi kết hôn hay đƣợc tặng cho, thừa kế riêng kể cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là tài sản riêng của vợ hoặc chồng và họ có quyền định đoạt, sử dụng phần tài sản riêng của họ. Theo TS. Nguyễn Ngọc Điện nói rằng: “ Một khi đã có định nghĩa tài sản chung, chỉ cần nói rằng những tài sản nào không đƣợc luật coi là tài sản chung, thì là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Thế nhƣng, ngoài việc thừa nhận những tài sản riêng do tính chất, luật viết lại xây dựng định nghĩa tài sản riêng bên cạnh định nghĩa tài sản chung. Cuối cùng, có những tài sản không ghi nhận tại bất kì định nghĩa nào và cũng không hẳn có tính chất riêng nào, do đó, đƣợc biết thuộc về cả vợ và chồng chỉ thuộc về riêng một ngƣời”.5 Từ những khái niệm về tài sản riêng đƣợc đƣa ra ở trên theo khoản 1 Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tài sản riêng của vợ,chồng gồm tài sản mà mỗi ngƣời có trƣớc khi kết hôn; tài sản đƣợc thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân; tài đƣợc chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng tƣ trang cá nhân. Việc quy định vợ chồng có quyền có tài sản riêng không làm ảnh hƣởng tới tính chất quan hệ hôn nhân và cũng không làm ảnh hƣởng tới hạnh phúc gia đình, do trƣớc đây luật hôn nhân và gia đình năm 1959 không quy định vợ chồng có quyền có tài sản riêng. Vì vậy, tất cả những tài sản mà vợ, chồng có trƣớc và trong thời kì hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng, đều 4 ThS. Nguyễn Văn Cừ (Chủ biên), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2002. 5 TS. Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,Tập 2, Nxb. Tủ sách Đại học Cần Thơ, 2005. đó đã làm hạn chế việc tham gia vào các quan hệ xã hội khác. Vì thế, luật hôn nhân và gia đình quy định vợ chồng có tài sản riêng là phù hợp với chế định tài sản riêng về tài sản của công dân đã đƣợc hiến pháp thừa nhận. Tài sản riêng của vợ, chồng thì chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt độc lập không phụ thuộc vào ý chí của bên còn lại. Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng của mình, trong trƣờng hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý và cũng không ủy quyền cho ngƣời khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản riêng và nghĩa vụ về tài sản riêng của mỗi ngƣời đƣợc thanh toán từ tài sản riêng của ngƣời đó. Nhƣng trong việc sử dụng tài sản riêng, luật hôn nhân và gia đình trong thời kì hôn nhân có những trƣờng hợp xảy ra thì việc định đoạt tài sản riêng sẽ bị hạn chế. Tóm lại, từ những cách hiểu khác nhau và dựa trên khái niệm đó có thể đƣa ra khái niệm tài riêng của vợ chồng là: Tài sản riêng đƣợc hiểu là tài sản của mỗi bên có trƣớc thời hôn nhân hoặc có trong thời kì hôn nhân do đƣợc tặng cho riêng, thừa kế riêng hay những đồ dùng phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và thuộc phạm trù tài sản riêng của vợ chồng đựơc ghi nhận trong Điều 32 hiến pháp năm 2013 và Bộ luật dân sự 2005.. 1.3 Ý nghĩa việc quy định của pháp luật về tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng Đối với tài sản chung quy định căn cứ xác định tài sản chung của vợ, chồng tạo cơ sở pháp lý để vợ chồng thực hiện dân chủ, bình đẳng trong các quan hệ về tài sản. Đồng thời qua đó có thể tạo đƣợc điều kiện để khuyến khích vợ, chồng có trách nhiệm đối với gia đình của mình, cùng sát cánh xây dựng gia đình ấm cúng, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Việc phân định các tiêu chí xác định tài sản chung của vợ, chồng còn nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên đối với các tài sản của vợ, chồng. Vợ, chồng là đồng sở hữu đối với tài sản chung của họ. Vì vậy, một bên vợ chồng không thể tự ý định đoạt tài sản chung nếu không có sự thỏa thuận của bên kia, đặc biệt liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng có giá trị lớn nhƣ nhà ở, quyền sử dụng đất…các cơ sở pháp lý xác định tài sản chung của vợ, chồng là các cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về tài sản chung của vợ, chồng với nhau hoặc với ngƣời khác. Trong thực tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản cho các bên vợ, chồng hoặc ngƣời thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng. Vì vậy, mỗi bên vợ hoặc chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt và quyết định sáp nhập hay không sáp nhập tài sản riêng của vợ hoặc chồng vào khối tài sản chung của vợ chồng. Đối với tài sản riêng việc quy định rõ ràng các căn cứ xác định nhƣ vậy nhằm đảm bảo quyền lợi riêng của vợ chồng, những tài sản riêng mà một bên vợ hoặc chồng không muốn bên còn lại có bất cứ xâm hại nào đến phần tài sản riêng của mình và tâm lý của mỗi bên trong quan hệ tài sản sẽ thoải mái hơn. Quy định này bảo đảm cho mỗi ngƣời trƣớc tiên có những quyền tối thiểu nhất. Đồng thời, việc quy định các tiêu chí xác định tài sản riêng của vợ hoặc chồng sẽ thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, tình cảm gia đình sẽ trở nên tốt đẹp hơn, qua đó thể hiện đƣợc nhân cách, đạo đức của mình đối với chính ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng của mình. Khi xác định rõ các tiêu chí phân định tài sản riêng của vơ, chồng đặc biệt là những tài sản có giá trị nhƣ đất đai nhằm thể hiện quyền lợi riêng của mỗi bên và có một lí do nào đó mà họ chƣa thể sáp nhập tài sản riêng vào tài sản chung đƣợc, điều đó sẽ ít gây khó khăn khi vợ, chồng có quyền có tài sản tạo cơ sở pháo lý để vợ, chồng chủ động tham gia vào các giao dịch dân sự của mỗi cá nhân vợ, chồng. Qua đó, có thể phân định rõ ràng trách nhiệm của các bên vợ, chồng trong quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản, từ đó giúp các giao dịch dân sự mà mỗi bên chủ thể là vợ, chồng đƣợc minh bạch hơn, tạo căn cứ pháp lý trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ, chồng, giúp cho ngƣời thứ ba xác định đƣợc nghĩa vụ mà vợ, chồng thực hiện đƣợc đảm bảo bằng tài sản chung hay bằng tài sản riêng, tức là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba khi vợ chồng là ngƣời có nghĩa vụ, lợi ích của cộng đồng và xã hội vì thế cũng đƣợc đảm bảo. Việc xác định tài sản riêng của vợ chồng còn góp phần hạn chế các quan hệ hôn nhân đƣợc thiết lập không dựa trên yếu tố tình cảm chân thành mà đƣợc dựa trên yếu tố vật chất hôn nhân thực dụng. Tóm lại, pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng là chế định trong pháp luật hôn nhân và gia đình đƣợc nhà nƣớc quy định dựa trên sự phát triển của điều kiện kinh tế- xã hội, thể hiện đƣợc tính giai cấp, bản chất của chế độ chính trị - xã hội cụ thể. Nhìn vào chế độ tài sản của vợ chồng đƣợc quy định trong pháp luật của Nhà nƣớc ta có thể nhận biết đƣợc trình độ phát triển của điều kiện kinh tế- xã hội và ý chí của Nhà nƣớc thể hiện bản chất của chế độ xã hội đó; bên cạnh đó việc quy định tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng nhằm xác định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng và gia đình, khi hai bên nam nữ kết hôn với nhau trở thành vợ chồng. Dù vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản ƣớc định hay chế độ tài sản pháp định thì các loại tài sản của vợ, chồng đƣợc pháp luật quy định rõ; việc quy định này còn nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với các loại tài sản của vợ chồng. 1.4 Lịch sử phát triển quy định pháp luật về tài sản chung và tài sản riêng 1.4.1 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 Trên cơ sở hiến pháp đầu tiên 1946 Nhà nƣớc đã ban hành hai sắc lệnh 97 - SL ngày 25 tháng 05 năm 1950 và sắc lệnh 159 - SL ngày 17 tháng 11 năm 1950 thừa nhận địa vị giữa nam và nữ xóa bỏ hủ tục phong kiến trong hôn nhân và gia đình, giữa con gái và con trai, giữa vợ đối với chồng, giữa con cái đối với cha mẹ. Chín năm sau, luật hôn nhân và gia đình đầu tiên ra đời (do quốc hội khóa 1 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1959) là nền tảng xây dựng chế độ hôn nhân gia đình xã hội chủ nghĩa. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã khẳng định pháp luật của nƣớc ta phục vụ lợi ích của nhân dân lao động, xóa bỏ đƣợc những quan niệm, phong tục tập quán cũ do ảnh hƣởng của chế độ phong kiến. Tuy nhiên, luật hôn nhân và gia đình chỉ đƣợc thực hiện tại miền Bắc, còn ở miền Nam do vẫn còn dƣới sự cai trị của chế độ Ngụy Sài Gòn và sự thống trị của Ngô Đình Diệm. Dƣới thời Ngô Đình Diệm có luật Gia đình ngày 02/ 01/ 1959, Sắc luật 15/ 64 ngày 23/ 07/ 1964 và Bộ dân luật ngày 20/ 12/ 1972 của chính quyền ngụy Sài gòn. Cả ba văn bản pháp luật điều quy định bãi bỏ chế độ đa thê, song vẫn bảo vệ quyền gia trƣởng, thực hiện nguyên tắc bất bình đẳng, ngƣời vợ hoàn toàn phụ thuộc vào ngƣời chồng, ngƣời vợ chỉ đƣợc hành xử riêng biệt trừ phi chồng phản kháng theo nhƣ quy định tại Điều 142 Bộ dân luật 1972 quy con kết hôn phải đƣợc sự đồng ý của cha mẹ, cho phép ly hôn dựa vào những duyên cớ lỗi của vợ, chồng. Nhƣ vậy, chế độ hôn nhân và gia đình ở miền Nam nƣớc ta trƣớc ngày giải phóng là chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, tƣ sản nên những quy định của nó chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến, tƣ sản. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 gồm 6 chƣơng với 35 điều quy định những nguyên tắc chung; kết hôn; nghĩa vụ và quyền lợi của vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái và về ly hôn. Luật hôn nhân và gia đình đầu tiên đƣợc Quốc hội nƣớc ta thông qua ngày 29/ 12/1959, đƣợc Chủ tịch nƣớc ký lệnh công bố ngày 13/ 01/ 1960 theo Sắc lệnh 02–SL. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 là công cụ pháp lý của Nhà nƣớc ta đƣợc xây dựng và thực hiện hai nhiệm vụ: Xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu; xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa. Luật này xây dựng dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc hôn nhân tự do và tiến bộ; nguyên tắc hôn nhân một vợ, một nhân; nguyên tắc nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền của ngƣời phụ nữ trong gia đình và nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái. 1.4.2 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 Sự ra đời luật hôn nhân và gia đình 1959 đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, đã phần nào xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, những ảnh hƣởng phóng đãng, lãng mạn của chế độ tƣ sản. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế chính trị và xã hội nƣớc ta có nhiều thay đổi, hơn thế nữa luật hôn nhân và gia đình năm 1959 chƣa làm rõ hay chƣa thể hiện đƣợc đầy đủ phong tục tập quán của miền Nam, nên luật hôn nhân và gia đình năm 1959 cần đƣợc sửa đổi bổ sung cho phù hợp với cả nƣớc . Đó chính là nguyên nhân hay động lực thúc đẩy việc ban hành luật hôn nhân và gia đình mới là một tất yếu khách quan để thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nƣớc. Ngày 25 tháng 10 năm 1982, Hội đồng Bộ trƣởng đã quyết định thành lập Ban dự thảo luật hôn nhân và gia đình mới; Dự thảo đã đƣợc Quốc hội khóa VII kỳ hợp thứ 12 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1986 và đƣợc Hội đồng nhà nƣớc công bố ngày 03 tháng 01 năm 1987. Luật hôn nhân và gia đình 1986 gồm 10 chƣơng, 57 điều đƣợc xây dựng và thực hiện trên các nguyên tắc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ; nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng; nguyên tắc vợ chồng bình đẳng; bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con; bảo vệ bà mẹ và trẻ em. So với luật 1959, luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã quy định chi tiết thêm và cụ thể hóa hơn chế độ hôn nhân và gia đình. Xóa bỏ hoàn toàn những tàn dƣ lạc hậu của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, ảnh hƣởng của chế độ tƣ sản, góp phần giải phóng phụ nữ, xây dựng một gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận, bền vững, mọi ngƣời đoàn kết, thƣơng yêu nhau, giúp nhau cùng tiến bộ, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 1.4.3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Do Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời vào nhƣng năm đầu của thời kì đổi mới, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc với các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội không ngừng phát triển đã tác động tới tình hình thực tế của quan hệ hôn nhân và gia đình, mặt khác đầu những năm 1980 cho đến nay có nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực hôn nhân đƣợc Nhà nƣớc ta ban hành nhƣ những quy định trong Luật đất đai, Luật hợp tác xã, Bộ luật dân sự….Hơn mƣời năm, luật hôn nhân và gia đình năm 1986, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, thực tế áp dụng cho thấy đƣợc những quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 1986 còn mang tính khái quát chung, định khung, chƣa cụ thể, việc áp dụng luật giải quyết các tranh chấp từ các quan hệ hôn nhân và gia đình gặp nhiều vƣớng mắc. Trƣớc tình hình đó đòi hỏi Nhà nƣớc ta cần phải sửa đổi sung Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 một cách toàn diện. Năm 1994, Ban dự thảo sửa đổi bổ sung luật năm 1986 thành lập. Sau quá trình soạn thảo, lấy ý kiến đống góp của toàn dân, dự luật đã đƣợc Quốc hội khóa X kỳ hợp thứ 7 chính thức thông qua ngày 09 tháng 06 năm 2000 và đƣợc Chủ tịch nƣớc ký lệnh công bố ngày 22 tháng 06 năm 2000 ( Theo lệnh số 08L/CTN). Theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09 tháng 06 năm 2000 của Quốc hội. Luật này có tên gọi là luật hôn nhân và gia đình năm 2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2000, Luật 2000 đã kế thừa và phát triển hệ thống Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 gồm 13 chƣơng, 110 điều đƣợc xây dựng và thực hiện trên nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng; hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa ngƣời theo tôn giáo với ngƣời không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam ngƣời nƣớc ngoài đƣợc tôn trọng và đƣợc pháp luật bảo vệ; vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc nuôi dƣỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dƣỡng ông bà, các thành viên trong gia đình phải có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc nhau, giúp đỡ nhau; Nhà nƣớc và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai với con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú; nhà nƣớc, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ và trẻ em. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định vợ chồng có quyền có tài sản riêng là phù hợp với chế định quyền sở hữu riêng về tài sản của công dân đƣợc Hiến pháp thừa nhận (Điều 32 Hiến pháp 2013), phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt về tài sản của công dân. Đồng thời, luật hôn nhân gia đình còn quy định “vợ chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung”- Điều 32 khoản 2. Nếu vợ chồng nếu không muốn có sự phân biệt “ của anh, của tôi” nên đã tự nguyện nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung thì pháp luật cũng thừa nhận sự tự nguyện của họ. Do vậy, việc quy định vợ chồng có quyền có tài sản riêng không làm ảnh hƣởng tới tính chất của quan hệ hôn nhân và cũng không làm ảnh hƣởng tới hạnh phúc gia đình. Trƣớc đây, luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 không quy định vợ chồng có quyền có tài sản riêng. Vì vậy, tất cả những tài sản mà vợ chồng có trƣớc và trong thời kì hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng. Điều này đã làm hạn chế việc tham gia vào các quan hệ xã hội khác. Bên cạnh đó, Luật hôn nhân và gia đình quy định vợ chồng có tài sản riêng là phù hợp với chế định quyền sở hữu riêng về tài sản của công dân đã đƣợc hiến pháp thừa nhận. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì vợ hoặc chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt độc lập không phụ thuộc vào ý chí của bên còn lại (khoản 1 Điều 33 luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng của mình, trong trƣờng hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho ngƣời khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó ( khoản 2 Điều 33 luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Nghĩa vụ về tài sản riêng của mỗi ngƣời đƣợc thanh toán từ tài sản riêng của ngƣời đó. Nhƣng trong việc sử dụng tài sản riêng, luật hôn nhân và gia đình trong thời kì hôn nhân có những trƣờng hợp xảy ra thì việc định đoạt tài sản riêng sẽ bị hạn chế. 1.4.4 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2001. Sau hơn mƣời hai năm thi hành, luật hôn nhân đã góp phần trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đảm bảo đời sống gia đình nói chung và đời sống hôn nhân nói riêng ổn định và phát triển trong xã hội đồng thời phát huy đƣợc truyền thống về phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, nâng cao vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc tôn trọng và chấp hành tốt các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình quy định. Tuy nhiên, qua một thời gian thực hiện trong quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp trong hôn nhân của các nghành Tòa án cho thấy, một số quy định của luật hôn nhân và gia đình không phù hợp với thực tiễn, có những quy định chƣa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau, có những quy định chƣa đảm bảo đƣợc quyề và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, có những vấn đề mới phát sinh trong xã hội chƣa đƣợc pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000 điều chỉnh. Một số quy định của luật con chƣa tạo ra cơ chế pháp lý hiệu quả trong điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình vốn có nhiều đặc thù so với các quan hệ dân sự khác, Luật chƣa thực sự phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của các quan hệ dân sự - quan hệ tƣ. Do đó, trong một số quan hệ các thành viên trong hôn nhân và gia đình chƣa đƣợc quyền lựa chọn phƣơng án ứng xử tốt nhất cho gia đình và bản thân.6 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đƣợc Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa 13, kỳ họp thứ lần 7 thông qua vào ngày 19 tháng 06 năm 2014, gồm 9 chƣơng, 133 điều và thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. So với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ít hơn 04 chƣơng, nhƣng tăng lên 23 điều .Với những nội dung sửa đổi bổ sung mới nhƣ: Tăng độ tuổi kết hôn của nam và nữ; không thừa nhận hôn nhân giữa những ngƣời cùng giới tính; cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, quy định chế độ tài sản của vợ chồng…những quy định mới này đã đáp ứng kịp thời các yêu cầu khách quan của cuộc sống hôn nhân và gia đình trong tình hình mới, đảm bảo thực hiện tốt hơn quyền con ngƣời, quyền công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam. 6 Theo TTXVN Quỳnh Hoa, Luật hôn nhân và gia đình còn nhiều hạn chế và bất cập, Dự thảo online, 2014, duthaoonline.quochoi.vn/Du thao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View-Detail. aspx?ItemID=1211, [ ngày truy cập 22-10-2014]. Chƣơng 2 QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 VỀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG VÀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG 2.1 Căn cứ xác định tài sản chung của vợ, chồng Luật hôn nhân và gia đình là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định tài sản chung của vợ chồng và các quy phạm về tài sản chung đƣợc sử dụng để điều chỉnh quan hệ vợ chồng liên quan đến tài sản chung của vợ chồng khi xảy ra tranh chấp. Cụ thể các căn cứ để xác định tài sản chung của vợ, chồng đƣợc quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nhƣ sau: “ Điều 33. Tài sản chung của vợ, chồng 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ, chồng. 3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.” Từ điều luật trên, ta thấy tài sản chung của vợ, chồng đƣợc xác định từ những căn cứ sau đây: 2.1.1 Tài sản chung của vợ chồng có được do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kì hôn nhân Tài sản do vợ, chồng tạo ra đƣợc hiểu là vợ chồng dựa theo công việc, chuyên môn của mình đã trực tiếp tạo ra tài sản đó bằng chính sức lao động của mình nhƣ xây dựng nhà ở, mua sắm đồ vật dụng trang trí nội thất trong nhà…hay thuê, mƣớn ngƣời khác tạo ra tài sản theo yêu cầu và mong muốn của vợ, chồng sau đó bằng việc trả công lao động các hợp đồng cụ thể cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh đã làm. Tài sản có thể do công sức đóng góp của hai vợ, chồng hoặc chỉ do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân bằng cách trực tiếp nhƣ lao động sản xuất, tiền lƣơng…hay gián tiếp có đƣợc qua các giao dịch dân sự nhƣ buôn bán, đầu tƣ kiếm lợi nhuận. Theo khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 lao động mà tài sản chỉ do một ngƣời tạo ra thì vẫn coi nhƣ vợ, chồng cùng đóng góp công sức vào việc tạo lập khối tài sản chung. Dù vợ chồng làm việc ở những nghành nghề khác nhau với mức thu nhập cũng khác nhau song mọi thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của vợ chồng đều là tài sản chung của vợ chồng. Điều này phù hợp với điều kiện kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay và phù hợp hơn với quy định về quyền nhân thân của vợ chồng là quyền tự do lựa chọn việc làm của chính mình. Cũng chính công việc và công sức lao động của mỗi ngƣời đều góp phần vào tài sản chung của vợ chồng. Trong đời sống hiện nay nguồn thu nhập chính yếu là thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công lao động, những nguồn thu nhập và tài sản do vợ chồng làm kinh tế gia đình nhƣ: chăn nuôi, trồng trọt…hoặc lợi nhuận thu đƣợc khi kinh doanh Thu nhập do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh là khoản thu nhập từ các khoản tiền lƣơng cơ bản, các loại phụ cấp nhƣ chức vụ, trách nhiệm, làm việc tại vùng xa, vùng sâu, chất độc hại và một số khoản thu nhập từ tiền nhuận bút, công tác chi phí, trợ cấp thƣờng xuyên, định kỳ hoặc bất thƣờng, trợ cấp lễ, tết, trợ cấp sinh hoạt theo chức vụ cũng là thu nhập do lao động tạo ra . thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng chỉ là thu nhập bao gồm cả lợi nhuận thu đƣợc từ việc bán sản phẩm, hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ, cung nhƣ các khoản thu đƣợc từ hoạt động nghề nghiệp nhƣ săn bắn, đánh bắt…lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh có thể mang tính chất vụ việc, thời vụ hoặc thƣờng xuyên, có thể mang tính chất hoạt động chân tay đơn giản hoặc hoạt động của trí tuệ. thu nhập hợp pháp của vợ chồng do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh đƣợc coi là loại tài sản chủ yếu thuộc tài sản chung của vợ chồng, thu nhập của vợ chồng thuộc khối tài sản chung của vợ chồng là những giá trị vật chất mà vợ, chồng có đƣợc do tham gia lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính chất nghề nghiệp, chuyên môn chuyên nghiệp công việc mà vợ chồng thực hiện, vợ chồng đƣợc hƣởng thành quả lao động hoặc lợi nhuận kinh doanh mang lại, hoa lợi, lợi tức thu đƣợc từ các loại tài sản của vợ chồng do kinh doanh do vợ chồng mang lại. Thu nhập của vợ chồng gồm nhiều loại nhƣng thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh là loại thu nhập ổn định và thiết yếu nhất trong phần tài sản chung của vợ chồng. Ví dụ: vợ, chồng anh A và chị B hai bên cùng nhau bỏ ra mỗi ngƣời bỏ ra 500 triệu và hai vợ, chồng thuê công ty xây dựng C thiết kế và xây dựng cho vợ, chồng anh A và chị B một căn nhà hai tầng dùng để ở và phuc vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình hằng ngày. Hay nói cách khác vợ chồng cũng có thể tạo ra tài sản bằng cách sử dụng tiền của chung để thông qua các hợp đồng để mua sắm tài sản chung nhƣ tivi, tủ lạnh, xe máy, xe môtô…hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản từ ngƣời khác sang quyền sở hữu của mình hay để đầu tƣ kinh doanh thu lợi nhuận. Nhƣ vậy, những tài sản đó là tài sản tạo ra trong thời kì hôn nhân và những tài sản đó đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng.. 2.1.2 Tài sản chung của vợ chồng có được do hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rõ ràng về phần hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kì hôn nhân đều thuộc về khối tài sản chung của vợ chồng. Đây chính là điểm mới do các nhà làm luật đã tìm ra sau một khoảng thời gian Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thực thi còn gặp khó khăn nay Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã đƣa ra đƣợc quy định phù hợp với cuộc sống hiện nay. Ví dụ, A và B là vợ chồng hợp pháp có tài sản chung là 500 triệu đồng. A có tài sản riêng là 300 triệu đồng, A đã dùng phần tài riêng của mình vào việc đầu tƣ sản xuất, kinh doanh từ đó hàng tháng A thu lợi nhuận là 30 triệu đồng, B có tài sản riêng là một mảnh đất và B dùng vào mục đích trồng trọt, chăn nuôi hàng tháng B thu đƣợc 10 triệu đồng. Sau đó, hai vợ chồng muốn phát triển việc đầu sản xuất kinh doanh riêng của mình nên đã thỏa thuận chia phần tài sản chung là 500 triệu đồng và mỗi bên đƣợc 250 triệu đồng, việc thỏa thuận chia tài sản chung là do hai vợ, chồng muốn tránh rủi ro cho gia đình khi dùng tiền đó để đầu tƣ sản xuất thêm. Vì vậy, đối với phần hoa lợi, lợi tức mà A thu đƣợc 30 triệu đồng hàng tháng từ khoản tiền 300 triệu đồng và B thu đƣợc 10 triệu đồng từ mảnh đất riêng của B đều thuộc khối tài sản chung của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân. Còn khoản hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản mà hai bên có đƣợc do thỏa thuận chia tài sản chung thì thuộc tài sản riêng của mỗi bên. Từ ví dụ trên, kết luận đƣợc là các khoản hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, và đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản mà vợ, chồng có đƣợc do chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là: “Trong trƣờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản đƣợc chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trƣờng hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ, chồng.” 2.1.3 Tài sản chung của vợ, chồng có được từ những thu nhập khác trong thời kì hôn nhâ Thu nhập hợp pháp khác là những khỏan thu nhập không do lao động có đƣợc là các hoa lợi, lợi tức từ tài sản, do việc khai thác tự nhiên hoặc khai thác pháp lý: cây con sinh ra từ cây mẹ, gia súc con sinh ra từ gia súc mẹ, cá con, trứng, tiền cho thuê nhà, tiền lãi tiết kiệm, lợi tức cổ phiếu, trái phiếu, tiền thu đƣợc từ việc cho phép sử dụng tác phẩm.7 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 do mới ban hành nên chƣa có nghi định hƣớng dẫn cụ thể về “ thu nhập hợp pháp khác” bao gồm những khỏa thu nhập nào. Vì vậy, dựa trên tinh thần văn bản hƣớng dẫn Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 hƣớng dẫn cụ thể những thu nhập hợp pháp khác tại khoản 3 điểm a Nghị quyết 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Những thu nhập hợp pháp khác” của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân có thể là tiền thƣởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thƣởng xổ số, mà vợ, chồng có đƣợc hoặc tài sản mà vợ, chồng đƣợc xác lập quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 247, 248, 249, 250, 251 và 252 Bộ luật dân sự…trong thời kì hôn nhân”. 2.1.4 Tài sản chung của vợ, chồng có đựơc do thừa kế chung hoặc được tặng cho chung Tài sản chung của vợ, chồng theo khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 còn có tài sản mà vợ chồng đƣợc thừa kế chung, tặng cho chung. Trong thời kì hôn nhân vợ hoặc chồng có thể đƣợc ngƣời thân trong gia đình hoặc bạn bè tặng cho chung tài sản hoặc thừa kế chung một khối di sản.Ví dụ anh A và chị B là hai vợ, chồng, đã chung sống với nhau đƣợc hai mƣơi năm thì cha của anh A là T lập di chúc để lại tài sản là một căn nhà, căn nhà thuộc khối tài sản chung khi trong di chúc ghi rõ là T để lại cho hai vợ chồng A và B, ngƣợc lại nếu trong di chúc thể hiện rõ là căn nhà chỉ để lại cho anh A thì lúc này căn nhà là tài sản riêng của anh A. Từ đó, tài sản của vợ chồng đƣợc tặng cho chung hay thừa kế đƣợc nằm trong khối tài sản chung của vợ chồng thì trong hợp đồng tặng cho chung hay trong di chúc của ngƣời để lại thừa kế, chủ sở hữu phần tài sản định tặng cho hay thừa kế phải tuyên bố rõ ràng là tài sản tặng cho chung hay thừa kế chung mà không phân định rõ phần của từng ngƣời. Trong trƣờng hợp vợ chồng cùng hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế thì tài sản đƣợc thừa kế theo hàng thừa kế đó thuộc tài sản riêng của vợ chồng. Tóm lại, do thời kì hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng trƣớc pháp luật. Vì vậy, những tài sản bao gồm động sản và bất động sản mà vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân (trừ phần tài sản riêng của vợ chồng) đều đƣợc coi là tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân không cần và 7 TS. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật hôn nhân gia đình Việt Nam, Tập 2- Các quan hệ tài sản giữa vợ chồng, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, năm 2004, trang 46. không nhất thiết phải do cả hai vợ chồng cùng trực tiếp tạo ra tài sản đó, tài sản chung của vợ chồng đƣợc tạo ra cũng không phụ thuộc vào điều kiện của vợ chồng là phải ở chung hay ở riêng; theo quy định về tài sản chung của vợ chồng thì tài sản mà vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng . 2.1.5 Tài sản chung của vợ, chồng còn bao gồm quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn Tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 còn ghi nhận: “ Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có đƣợc sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ, chồng, trừ trƣờng hợp vợ hoặc chồng thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng hoặc có đƣợc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”. Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm quyền sử dụng đất mà vợ chồng có đƣợc sau khi kết hôn.8 Theo Điều 53 hiến pháp năm 2013 “ Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” và quy định tại Điều 688 trong bộ luật dân sự năm 2005 “ 1. Đất đai thuộc hình thức sở hữu nhà nước do Chính phủ thống nhất quản lý, 2. Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác được xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, 3. Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác cũng được xác lập do người khác chuyển nhượng quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của bộ luật này và pháp luật về đất đai”, về hình thức sở hữu thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nƣớc thống nhất và quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đúng mục đích và đem lai hiệu quả cho mục đích sử dụng đó. Thực chất, trong quan hệ hôn nhân của vợ chồng thì quyền sử dụng đất là một phần tài sản chung hoặc tài sản riêng của hai vợ chồng, quyền sử dụng đất là một loại quyền dân sự đặc thù, là một loại quyền phụ thuộc, chịu sự chi phối bởi quyền độc lập bởi quyền sở hữu toàn dân của đất đai, vợ chồng chỉ có đƣợc quyền tài sản này khi đƣợc nhà nƣớc giao đất hoặc cho thuê đất.9 Bộ luật dân sự 2005 và Luật đất đai hiện hành quy định quyền sử dụng đất là một loại tài sản có tính chất đặc thù, Nhà nƣớc giao đất cho tổ chức và cá nhân sử dụng đất lâu dài và ổn định. Cá nhân có quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, thế chấp, để lại quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có đƣợc sau khi kết hôn là tài sản thuộc vào khối tài sản chung của vợ chồng. Ví dụ, vợ chồng anh An và chị Phƣợng hai vợ chồng cùng nhau bỏ tiền ra mua một mảnh đất diện tích là 3.893m2 tọa lạc tại ấp Phú lễ, xã Phú hữu, huyện Châu Thành để sản xuất nông nghiệp và quyền sử dụng mảnh đất này 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Điều 33, khoản 1. 9 Nguyễn Hồng Hải, xác định tài sản của vợ chồng một số lí luận và thực tiễn, Trƣờng Đại học luật Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ luật học, năm 2002,trang 40. thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng anh chị. Khi xảy ra tranh chấp chia tài sản khi ly hôn thì pháp luật dự liệu chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất đó có thuộc vào khối tài sản chung hay thuộc tài sản riêng của vợ chồng mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Từ những phân tích ở trên cho thấy quyền sử dụng đất là tài sản đặc biệt và có giá trị lớn, trên thực tiễn ghi nhận cho thấy Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về vấn đề đăng kí quyền sở hữu đối với tài sản vẫn chƣa đƣợc giải quyết rõ ràng và kịp thời trong nhiều vụ việc hôn nhân gia đình trong những năm qua. Nay Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định cụ thể hơn về vấn đề đăng kí quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng là trong trƣờng hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trƣờng hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.10 Vì vậy, việc quy định quyền sử dụng đất sau khi kêt hôn là tài sản chung của vợ chồng và phải đăng kí quyền sở hữu, quyền sử dụng đất ghi tên cả hai vợ chồng vào giấy chứng nhận có ý nghĩa đảm bảo sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản. Bởi vì, trong thực tế khi vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân hoặc sau ly hôn là nhà cửa, quyền sử dụng đất rất phức tạp do các giấy tờ pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất chỉ đứng tên một ngƣời và việc xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung hay tài sản riêng để đảm bảo lợi ích chính đáng của mỗi ngƣời, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã cụ thể hóa vấn đề này để giải quyết vụ việc hôn nhân đƣợc một cách khách quan. 2.1.6 Tài sản chung của vợ, chồng bao gồm những tài sản mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung. Trong những căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng là căn cứ trong thời kì hôn nhân và căn cứ xác lập tài sản chung dựa vào nguồn gốc thì pháp luật về hôn nhân và gia đình còn công nhận căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng theo sự thỏa thuận của hai bên nhằm bảo vệ ý chí của vợ, chồng và xuất phát từ cuộc sống là cần phải có tài sản chung để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, xuất phát từ sự gắn bó tình cảm vợ, chồng, hay từ quan niệm không phân biệt “ của anh của tôi” vợ chồng đã tự nguyện nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung của vợ chồng . Điều này cho thấy có những tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng do vợ, chồng có đƣợc trƣớc khi họ kết hôn với nhau hay đƣợc thừa kế, đƣợc tặng cho riêng theo quy định là tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên. Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn thừa nhận tài sản riêng đó là tài sản chung nếu nhƣ trong thời kì hôn nhân vợ chồng có thỏa thuận là tài sản chung của vợ chồng. Các nhà làm luật đã đƣa ra dự liệu 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Điều 34, khoản 1. về căn cứ này là hợp lý và có cơ sở vì trong cuộc sống gia đình thực tế cho thấy có nhiều tài sản riêng của vợ, chồng đƣợc đƣa vào sử dụng chung, phục vụ những nhu cầu sinh hoạt chung cho tất cả thành viên trong gia đình và nếu cả hai bên vợ, chồng thỏa thuận, đồng ý nhập phần tài sản riêng đang sử dụng chung trong gia đình vào khối tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản riêng đó thuộc về phần khối tài sản chung của vợ, chồng. Thực tiễn cuộc sống cho chúng ta thấy đƣợc, đời sống chung giữa vợ chồng, sau nhiều năm sống chung trong thời kì hôn nhân, có khi là cả cuộc đời thì quan hệ vợ chồng đƣợc xác lập đều cho thấy đƣợc yếu tố tình cảm, yêu thƣơng và sự gắn bó giữa vợ chồng khi cuộc sống gia đình hòa thuận hạnh phúc thì vợ chồng thƣờng không phân biệt tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng mà cả hai vợ chồng đều mong muốn tài sản sử dụng chung đó nhằm đáp ứng nhu cầu của gia đình, của vợ chồng; và tình cảm vợ chồng thật sự hạnh phúc nên họ không nghĩ đến việc phân biệt ranh giới giữa tài sản chung và tài sản riêng hay tài sản đó là của anh của tôi. Những năm tháng chung sống với nhau trong quan hệ vợ chồng, cùng nhau chung sức, chung ý chí tạo dựng khối tài sản chung của vợ chồng. Đồng thời, vợ chồng thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản vì lợi ích của gia đình. Nhƣng thật sự khi có tranh chấp xảy ra, giữa vợ và chồng khó chứng minh đƣợc một số loại tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ hay chồng là tài sản riêng của vợ, chồng. Vì vậy, theo nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt của vợ chồng, giữa vợ chồng có thể thỏa thuận cho rằng tài sản đó là tài sản riêng của vợ, chồng hoặc là tài sản đó thuộc về khối tài sản chung của vợ chồng. Và quy định này có tính mềm dẻo, linh hoạt nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt của vợ chồng quyết định phạm vi tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Quy định này cũng phù hợp với sự phát triển của pháp luật nƣớc ta là ƣu tiên và khuyến khích việc xây dựng củng cố chế độ tài sản chung hợp nhất của vợ chồng, góp phần cho sự phát triển và cũng cố đƣợc sự bền vững cho hạnh phúc gia đình. 2.1.7 Tài sản chung của vợ, chồng còn bao gồm những tài sản không đủ căn cứ xác định là tài sản riêng Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng đã tự nguyện nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng có thể là mặc nhiên hay thông qua bằng văn bản. Và thực tế khi giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng cho thấy trƣờng hợp xác định đâu là tài sản chung của vợ chồng để chia, đâu là tài sản riêng của vợ chồng vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của ngƣời đó, đã gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc, do tính chất phức tạp của quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Vì trong đời sống chung của vợ, chồng trong gia đình, nhiều tài sản riêng của mỗi bên đƣợc sử dụng bảo đảm cho nhu cầu chung của gia đình không còn nữa hoặc có sự thay đổi, trộn lẫn các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng trong quá trình sử dụng dẫn đến các căn cứ ban đầu về tài sản chung và tài sản riêng giữa vợ chồng đã không còn xác định đƣợc nữa. Từ những khó khăn đó mà các nhà làm luật đã dự liệu: “trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”. Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nguyên tắc suy đoán về nguồn gốc để giải quyết các tranh chấp về tài sản chung và tài sản riêng . Trong một tài sản mà vợ, chồng chiếm hữu với tƣ cách là chủ sở hữu thì tài sản đó chỉ có thể thuộc một trong ba loại tài sản đó là: tài sản thuộc sở hữu chung vợ chồng, tài sản thuộc sở hữu riêng của chồng, tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ. Nếu không có căn cứ nào để chứng minh tài sản mà một trong hai bên vợ hoặc chồng đang tranh chấp là tài sản riêng của vợ, chồng thì tài sản đó đƣợc coi nhƣ của chung. Nghĩa vụ chứng minh tài sản nào mà ngƣời vợ, chồng cho là tài sản đó thuộc sở hữu riêng của mình thì họ phải đƣa ra căn cứ chứng minh. Từ sự suy đoán tài sản chung đó cho thấy đƣợc nguyên tắc này đặt ra nếu một chủ nợ của ngƣời chết muốn kê biên một tài sản là tài sản chung, thì chủ nợ có thể vô hiệu hóa sự phản đối đó bằng cách chứng minh rằng tài sản liên quan là tài sản riêng. Ngoài ra, khi nguyên tắc suy đoán tài sản chung đặt ra không chỉ thiết lập một sự suy đoán, nó không có ý nghĩa trong việc khẳng định chắc chắn các tài sản trong thời kì hôn nhân đều là tài sản chung. Nguyên tắc suy đoán tài sản chung còn có ý nghĩa nhƣ là một trở ngại không chỉ đối với vợ chồng trong việc chứng minh tài sản là của riêng mà đó còn là trở ngại đối với ngƣời thứ ba. Vì vậy, ta có thể đƣa ra cách hiểu về nguyên tắc suy đoán tài sản chung của vợ chồng nhƣ sau: Những tài sản mà đƣợc vợ hoặc chồng chiếm hữu với tƣ cách là chủ sở hữu và không bị ai tranh chấp, thì những tài sản đƣợc suy đoán đó là tài sản chung của vợ và chồng cho đến khi vợ hoặc chồng đƣa ra đƣợc căn cứ chứng minh tài sản đó là tài sản riêng của mình. Ngoài ra, Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng đã cụ thể hóa về nội dung thực hiện quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất; quy định vợ chồng thực hiện sử dụng tài sản chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo thỏa thuận của vợ chồng thì ngƣời vợ ngƣời chồng có quyền tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung đó, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác. Mặt khác, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định về quyền bình đẳng của vợ, chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, vợ chồng bình đẳng trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản chung. Tài sản chung đƣợc sử dụng đảo bảo nhu cầu gia đình, thực hiện các nghĩa vụ của vợ chồng, việc xác lập thực hiện và chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn gốc duy nhất cả gia đình, việc sử dụng tài sản chung để đầu tƣ kinh doanh phải đƣợc hai vợ chồng thỏa thuận và đồng ý. Trong trƣờng hợp, tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận phải ghi tên của cả hai vợ chồng. Theo quy định Luật hôn nhân gia đình năm 2014 tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng có quyền bình đẳng đối với tài sản chung khi thực hiện các quyền về quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt là ngang nhau, không phụ thuộc vào sự đóng góp công sức của hai bên vợ chồng. Sở dĩ, có quy định này là vì điều kiện sống của các đôi vợ chồng từ khi kết hôn và trong suốt thời kì hôn nhân về điều kiện sức khỏe, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, môi trƣờng làm việc của mỗi bên là khác nhau, nên nguồn thu nhập của mỗi bên cao hay thấp, ít hay nhiều khác nhau là điều đƣơng nhiên không tránh khỏi. Vì thế, khi tính đến công sức đóng góp về tạo ra tài sản chung có sự khác nhau nhƣng không phải vì vậy mà quyền sở hữu của vợ chồng đối với phần tài sản chung có sự chênh lệch nhau. Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, đƣợc dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.11 Trong trƣờng hợp, sở hữu chung hợp nhất có thể đƣợc phân chia khi quan hệ hôn nhân chấm dứt hoặc khi vợ chồng có yêu cầu và lý do chính đáng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tại: “ Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân 1. Trong thời kì hôn nhân vợ, chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này. Nếu không có thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu toàn án giải quyết. 2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc theo quy định của pháp luật. 3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thi Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung tại Điều 59 của Luật này. Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn 1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ, chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của cả hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và từ Điều 60 đến Điều 64 của Luật này. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ, chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó. Nếu thỏa thuận của vợ, chồng không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3,4 và 5 Điều này để giải quyết. 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ,Điều 33, khoản. 2.Tài sản chung của vợ, chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Lỗi của mỗi bên khi vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng; 3. Tài sản chung của vợ, chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. 4. Tài sản riêng của vợ, chồng thì thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào phần tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng, tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị phần giá trị tài sản của mình đóng góp vò khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác. 5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với viện kiểm soát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết điều này.” Cùng với cở sở pháp lý quy định về sở hữu chung hợp nhất trong Bộ luật dân sự 2005 là: “Điều 29 Sở hữu chung của vợ, chồng 1. Sở hữu chung của hai vợ, chồng là sở hữu chung hợp nhất, 2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người, có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, 3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, 4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án.” Từ đó, hai bên vợ chồng có tỉ lệ quyền sở hữu ngang nhau về phần giá trị tài sản trong khối tài sản chung đó. 2.2 Quy định về căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng Có thể nói rằng, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sau khi ra đƣợc ban hành đã giải quyết đƣợc các tranh chấp và mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, để đảm bảo đƣợc các cở sở pháp lý xác định tài sản riêng của vợ, chồng nay Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 kế thừa những quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 bổ sung thêm các căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng. Vì thế, các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền sở hữu về tài sản của vợ, chồng và pháp luật đã công nhận chế độ tài sản riêng của vợ chồng, sau đó đƣa ra các căn cứ để xác định tài sản riêng của vợ chồng nhằm tạo điều kiện cho họ chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh giảm thiểu đƣợc những tranh chấp, mẫu thuẫn của vợ chồng khi họ muốn phân chia tài sản chung hay tài sản riêng. Cở sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và những ngƣời có liên quan về những căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng đƣợc quy định cụ thể tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “ Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng 1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38, 39, 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. 2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vơ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kì hôn nhân được thực hiện theo quy định khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.” Từ điều luật trên, ta thấy Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng đƣợc xác định từ những căn cứ sau đây: 2.2.1 Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn Trƣớc khi kết hôn mỗi bên với tƣ cách là cá nhân có quyền tham gia các hoạt động trong những lĩnh vực của đời sống xã hội họ học tập, lao động, sản xuất kinh doanh… để xây dựng cuộc sống cho mình và chuẩn bị hành trang khi bƣớc vào cuộc sống hôn nhân. Trƣớc khi kết hôn giữa hai bên nam, nữ chƣa có một sự ràng buộc pháp lý nào cả. Tài sản mà mỗi bên có đƣợc trƣớc khi kết hôn có thể là nguồn thu nhập từ lao động, từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp hay có thể có đƣợc do ngƣời khác chuyển quyền sở hữu thông qua các giao dịch hợp pháp. Những nguồn nhập này đƣợc pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Nhìn từ bản chất kinh tế cũng nhƣ bản chất pháp lý thì những tài sản này phải thuộc về tài sản riêng của vợ, chồng do chính sức lao động của họ tạo nên. Những tài sản này không chịu sự tác đồng hay phụ thuộc gì vào tính chất cộng đồng của đời sống hôn nhân và không ảnh hƣởng liên quan gì đến lợi ích chung của gia đình. Tài sản mà vợ chồng có trƣớc khi kết hôn thuộc tài sản riêng của mỗi ngƣời là một trong những đặc trƣng cơ bản của chế độ cộng đồng tạo sản trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định. Ví dụ: Năm 1998, anh A có mua một căn nhà tại Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ. Toàn bộ số tiền mua nhà là do cha mẹ của A cho anh, thời điểm đó giữa bên mua và bên bán chỉ làm giấy tờ tay. Năm 2002, anh A kết hôn với chị B đến năm 2003 theo chủ trƣơng của Nhà nƣớc A tiến hành hợp thức hóa căn nhà của mình. Khi làm hồ sơ hợp thức hóa cán bộ nhà đất đã đƣa tên của hai vợ chồng anh A và chị B vào đứng tên chung, giấy hồng ghi tên anh A và chị B là đồng sở hữu. Hiện nay, anh A và chị B ly hôn, chị B đòi chia căn nhà này. Theo Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Tài sản đƣợc hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng”. Cũng theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “quyền sử dụng đất có đƣợc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”. Đối với trƣờng hợp này, nhà đất của anh A tạo lập trƣớc khi kết hôn về nguyên tắc đó là tài sản riêng. Tài sản này chỉ là của chung khi vợ chồng có thỏa thuận bằng văn bản và đƣợc công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trong trƣờng hợp vì lý do nào đó trong sổ hồng có tên cả vợ hoặc chồng, và hiện nay vợ, chồng đang có tranh chấp, thì các bên phải có nghĩa vụ chứng minh. Nếu anh A có đủ căn cứ để chứng minh căn nhà đó là do mình tạo lập trƣớc khi kết hôn thể hiện qua các giấy tờ mua bán, sang nhƣợng với chủ cũ năm 1998, tờ khai nhà đất…thì căn nhà đó vẫn là tài sản riêng của A. 2.2.2 Tài sản riêng của vợ chồng bao gồm tài sản thừa kế, tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân Tài sản mà vợ chồng đƣợc thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng. Kế thừa Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nay Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định những tài sản đƣợc thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng thuộc khối tài sản riêng của vợ chồng nhằm đảm bảo quyền định đoạt của các chủ thể sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật dân sự, chuyển dịch tài sản của mình cho mỗi bên vợ, chồng đƣợc hƣởng. Bởi lẽ ý chí dân sự, chuyển dịch tài sản của mình chủ sở hữu chỉ tặng cho riêng hoặc để lại di chúc trƣớc khi qua đời là chỉ cho ngƣời vợ, chồng đƣợc hƣởng di sản của họ, chứ không phải là cho cả hai vợ, chồng. Những tài sản đƣợc thừa kế, đƣợc tặng cho riêng đó không phải do vợ, chồng có đƣợc hay tạo ra trong thời kì hôn nhân, cũng không phải có đƣợc từ nguồn thu nhập, từ công sức đóng góp của vợ, chồng nên không thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Trong thực tiễn thì những tài sản mà ngƣời vợ, ngƣời chồng đƣợc thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân thƣờng do những ngƣời họ hàng thân thích hay bạn bè của ngƣời vợ, chồng cho mỗi bên vợ chồng đƣợc hƣởng giá trị phần tài sản đó. Nhƣng tài sản đƣợc thừa kế, đƣợc tặng cho riêng cũng có thể do cha mẹ tặng cho riêng trong ngày kết hôn của hai vợ, chồng hay cha mẹ chồng hoặc vợ trƣớc khi qua đời đã để lại di chúc về phần tài sản họ để lại là chỉ cho con mình là ngƣời vợ, chồng đƣợc hƣởng khối di sản đó. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp chủ sở hữu tuyên bố là cho chung hai vợ chồng một khối di sản nào đó, họ xác định tỷ lệ giá trị tài sản từ trƣớc cho mỗi bên vợ, chồng đƣợc hƣởng thì theo nguyên tắc phần tài sản đó thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng, chỉ là tài sản chung khi vợ, chồng tự nguyện nhập vào khối tài sản chung hoặc hai vợ, chồng có thỏa thuận đó là tài sản chung của vợ chồng. Đối với trƣờng hợp vợ, chồng cùng hàng thừa kế theo pháp luật phần di sản mà mỗi bên vợ, chồng đƣợc hƣởng theo suất thừa kế là bằng nhau, theo nguyên tắc thuộc về khối tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng và chỉ thuộc khối tài sản chung khi hai bên vợ, chồng tự nguyện nhập tài sản thừa kế riêng đó vào khối tài sản chung hay có thỏa thuận với nhau đó là tài sản chung. 2.2.3 Tài sản riêng của vợ chồng là tài sản vợ, chồng có được do chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân Trong thời kì hôn nhân, ngoài căn cứ tài sản riêng của vợ chồng có đƣợc là do tặng cho hay thừa kế riêng thì còn có căn cứ để xác định tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân đó là chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân của vợ, chồng. Đây là trƣờng hợp đặc biệt đã đƣợc Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ghi nhận nhƣng lại không dự liệu những hậu quả pháp lý về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với những tài sản sau khi chia trong thời kì hôn nhân; đến Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vấn đề này đã đƣợc quy định trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.12 Quy định hậu quả pháp lý cụ thể nhƣ vậy có thể giúp tòa án dễ dàng giải quyết tranh chấp hơn nhƣng cũng chƣa thật sự khách quan khi Luật hôn nhân năm 2000 không dự liệu nếu nhƣ thỏa thuận của vợ chồng thay đổi thì quyền và nghĩa vụ của ngƣời thứ ba có ảnh hƣởng gì không thì luật không đề cập gì đến. Từ vấn đề này đến Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rõ ràng hơn trong trƣờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản đƣợc chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng, thu nhập do lao động hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Thỏa thuận của vợ chồng theo quy định này không làm thay đổi, 12 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Điều 30. quyền, nghĩa vụ tài sản đƣợc xác lập trƣớc đó giữa vợ, chồng với ngƣời thứ ba.13 Có thể nói Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã dự liệu về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với ngƣời thứ ba vẫn đảm bảo đƣợc thực hiện nhƣ đã thỏa thuận trƣớc khi vợ chồng chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, nhƣ vậy thì dù vợ, chồng có muốn thay đổi thỏa thuận giữa hai bên vợ, chồng về phần tài sản đƣợc chia trong thời kì hôn nhân thì họ vẫn phải thực hiện các thỏa thuận với ngƣời thứ ba trƣớc đó. 2.2.4 Tài sản riêng của vợ chồng bao gồm đồ dùng tư trang phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng Một trong những điểm mới mà Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã phát triển từ Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là đã đƣa ra căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng là các tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình. Do quy định về đồ dùng tƣ trang mà Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã áp dụng trong thời gian qua gặp khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật. Chính vì quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 hãy là đồ dùng tƣ trang cá nhân là thuộc khối tài sản riêng của vợ chồng mà trong luật thì luật không có bất kì quy định nào hạn chế đƣợc giá trị tài sản, không có quy định rõ ràng tài sản thuộc loại nào mới đƣợc xem là đồ dùng tƣ trang cá nhân thuộc sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng; song bên cạnh đó thì luật cũng không có quy định các đồ dùng tƣ trang đó có nguồn gốc hình thành là do phát sinh từ tài sản riêng hay có đƣợc từ khối tài sản chung của vợ chồng. Vì đồ dùng tƣ trang cá nhân là nhƣng vật thuộc nhu cầu tối thiểu, cần thiết và mang tính riêng tƣ của mỗi ngƣời, phục vụ cho cuộc sống của một cá nhân nhất định nhƣ trang sức, quần áo, giày dép và những vật có thuộc tính tƣơng tự. Có thể nói các tài sản nhƣ vàng, bạc, kim cƣơng…có tính chất là đồ dùng tƣ trang cá nhân nhƣng những đồ dùng tƣ trang cá nhân đó ngoài việc phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của mỗi cá nhân thì chúng còn có tính chất tích lũy nhƣ “tiền tệ”, chúng cũng có chức năng cất trữ, lƣu thông và thanh toán. Chính vì thế, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định đồ dùng tư trang cá nhân thuộc khối tài sản riêng của vợ, chồng là hợp lý, nhưng việc luật quy định mà không có sự loại trừ, hạn chế sẽ dẫn đến nhiều trường không phù hợp với thực tế. Thiết nghĩ chúng ta chỉ nên thừa nhận về nguyên tắc đồ dùng, tư trang cá nhân thuộc khối tài sản riêng của vợ, chồng, trừ một số trường hợp pháp luật có quy định khác.14 Cho nên luật hôn nhân và gia đình đã đƣa ra dự liệu mới bổ sung thêm về căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng là đồ dùng tƣ trang phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng phù hợp và tiến bộ hơn so với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Sở dĩ 13 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Điều 40. 14 LS Nguyễn Văn Hậu, Quy định về tài sản là đồ dùng, tƣ trang cá nhân, Báo phụ nữ Thành phố, năm 2012, phunuonline.com.vn/xa-hoi/phap-luat/quy-dinh-ve-tai-san-la-do-dung-tu-trang-ca-nhan/a78475.html, ngày truy cập 8/10/2014. mà Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nhƣ vậy để nhóm tài sản nào thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng có thể dựa vào đăc điểm công dụng của nó; bảo đảm đƣợc quyền tự do của mỗi cá nhân với những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống là khác nhau. Mặc dù, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về căn cứ xác định tài sản riêng cho vợ chồng theo hƣớng mới là nhƣ vậy, nhƣng tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng là nhƣ thế nào và tiêu chí hay cơ sở nào để xác định tài sản đó là nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng thì vẫn còn là vấn đề cần phải đƣợc nghiên cứu và xem xét. Vì đối với những gia đình có những hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau thì mức sống của họ hoàn toàn khác nhau thì khái niệm về đồ dùng thiết yếu làm sao giống với những gia đình mà mức thu nhập của họ rất cao. 2.2.5 Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản riêng Ngoài chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 còn quy định về chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng, việc thỏa thuận đƣợc luật ghi nhận cụ thể tại các Điều 47, 48, 49, 50 và Điều 59 trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Qua mƣời hai năm thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, pháp luật về hôn nhân và gia đình của chúng ta chỉ quy định một chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản pháp định hay còn gọi là hôn sản pháp định. Việc luật áp dụng chế độ tài sản pháp định đó dùng chung cho tất cả các cặp vợ, chồng về căn cứ xác định tài sản chung và các căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng, về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, về việc phân chia tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng khi hai bên ly hôn nhƣ là một khuôn khổ áp đặt mọi tình huống theo một cách giải quyết nhƣ nhau. Về mặt pháp lý, chế độ tài sản mà pháp định đƣợc Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đang áp dụng là chế độ cộng đồng tạo sản. Vì vậy, tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có đƣợc trong thời kì hôn nhân ( trừ phần tài sản mà vợ, chồng đƣợc tặng cho riêng, đƣợc thừa kế riêng là thuộc khối tài sản riêng của vợ chồng ) thuộc khối tài sản chung của vợ, chồng. Do đó, phần tài sản có đƣợc trong thời kì hôn nhân là tài sản chung nên việc quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản chung của vợ chồng là ngang nhau, khi đó một trong hai bên là vợ hoặc chồng thực hiện một số giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng phải có sự đồng ý của bên còn lại thì giao dịch đó mới đƣợc thực hiện. Thay vì áp dụng một chế độ tài sản trong hôn nhân, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000 cho phép lập hôn ước trước hôn nhân để đảm bảo tài sản riêng của từng cá nhân giúp giảm thiểu xung đột, tiết kiệm án phí khi ly hôn.15 Qua đó, nhìn một cách khái quát thì Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 áp dụng trong thực tiễn một khoảng thời gian dài đã giúp các nhà làm luật, các nhà nghiên cứu thấy đƣợc quyền định đoạt tài sản của ngƣời vợ, ngƣời chồng về tài sản chung của hai vợ chồng theo chế độ tài sản pháp định mà Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 áp dụng không phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật dân sự 2005 về quyền định đoạt tài sản của mỗi cá nhân. Hơn thế nữa đối với tình hình kinh tế và xã hội đang phát triển hiện nay, ngƣời vợ, chồng có phần tài sản riêng rất lớn mà nguồn gốc tài sản riêng đó có đƣợc từ gia đình của họ hay vì sản xuất, kinh doanh mà họ quyết định tách riêng tài sản và chỉ thỏa thuận việc đóng góp một phần tài sản riêng đó vào đời sống của gia đình. Theo đó, Vụ trưởng vụ pháp luật Dân sự- Kinh tế Bộ Tư Pháp Dương Đăng Huệ nhận xét, trên bình diện chung chế độ hôn sản pháp định phù hợp với quan niệm và tình trạng kinh tế trong các gia đình ở nước ta. Tuy nhiên việc áp đặt một chế độ tài sản trong hôn nhân cho tất cả các cặp vợ, chồng là cứng nhắc.16 Từ những phân tích đƣa ra nhƣ trên Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã đƣa ra dự liệu là xác lập tài sản riêng của vợ chồng theo thỏa thuận của vợ, chồng trƣớc khi kết hôn hay còn gọi là chế độ hôn sản ƣớc định. Các nhà làm luật khi đƣa dự liệu xác định tài sản riêng của vợ chồng theo thỏa thuận có nhiều ý kiến cho rằng liệu chế độ hôn sản ƣớc định đặt ra nhƣ vậy có làm phá vỡ đi tính cộng đồng của hôn nhân, và có đảm bảo đƣợc các lợi ích chung của vợ chồng hay không, về con cái có ảnh hƣởng gì không. Đây cũng chính là những băn khoăn, trăn trở khiến các nhà làm luật khi sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về vấn đề hôn sản ƣớc định này. Cũng có một số cho rằng không nên quy định chế độ thỏa thuận của vợ, chồng trƣớc khi kết hôn ( chế độ hôn sản ƣớc định) trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 lần này. Từ đó, không thể có một nhận định hay một câu trả lời tuyệt đối để đáp ứng hết những nhu cầu của các cặp vợ, chồng, vì mỗi cặp vợ, chồng có những nhu cầu khác nhau về cuộc sống. Cho nên, không thể phủ nhận sự thỏa thuận của các cặp vợ, chồng đƣợc lập ra trƣớc khi hai bên đăng kí kết hôn, đồng thời sự thỏa thuận của vợ chồng trƣớc hôn nhân mang tính cộng đồng cao hơn so với việc pháp luật nƣớc ta chỉ áp dụng chung một chế độ tài sản pháp định cho tất cả các cặp vợ, chồng. Đặt ra quy định về lập hôn ƣớc trƣớc hôn nhân về nguyên tắc sẽ đảm bảo đƣợc quyền định đoạt của mỗi bên vợ, chồng đƣợc đề cao và đƣợc tôn trọng hơn. Như vậy, so với đạo luật Úc, dự thảo luật hôn nhân và gia đình có quy định hạn chế hơn về thời điểm lập thỏa thuận và chặt chẽ hơn về sự tham gia của Nhà nước trong 15 Kim Phụng, Tài sản vợ, chồng sẽ rạch ròi chung và riêng, Báo ngƣời đƣa tin, 2013,www.nguoi.dua.tin.vn/taisan-vo-chong-se-rach-roi-chung-rieng-a90052.html. 16 Phạm Thanh Trà, Hôn sản ước định- cơ sở pháp lý bảo vệ tài sản riêng, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, 2013,daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&NewsId=279904. việc công nhận thỏa thuận. Tuy nhiên, việc lựa chọn quy định về chế độ thỏa thuận của vợ chồng trước khi kết hôn của cơ quan sọan thảo là hợp lý, bảo đảm vừa có tính kế thừa Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, vừa tiếp thu học hỏi kinh nghiệm pháp luật của các quốc gia trên thế giới, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.17 Vì chế độ thỏa thuận của vợ, chồng ở Úc đƣợc lập trƣớc, trong kể cả sau thời kì hôn nhân hai bên vẫn có thể thay đổi thỏa thuận khi cả hai đồng ý thay đỏi sự thỏa thuận đƣợc lập trƣớc đó, còn Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì chỉ đƣợc đặt ra trƣớc khi kết hôn đồng thời chỉ có hiệu lực kể từ ngày đăng kí kết hôn, thỏa thuận của vợ, chồng phải đƣợc công chứng hoặc chứng thực và phải đƣợc các cơ quan đăng kí hộ tịch ghi vào sổ Bộ hộ tịch; còn Đạo luật Úc thì không quy định về vấn đề này. Từ những nhận xét, đánh giá về chế độ tài sản pháp định và có một giải pháp nhằm giảm bớt sự tranh chấp của các cặp vợ, chồng về vấn đề xác định tài sản chung hay tài sản riêng khi hai vợ, chồng ly hôn nên Luật hôn nhân và gia đình 2014 lần này đã dự liệu về căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng xác lập bằng sự thỏa thuận của hai bên nam, nữ đƣợc lập ra trƣớc khi kết hôn. Nhƣng vấn đề đặt ra là sự thỏa thuận của vợ, chồng trƣớc hôn nhân phải đảm bảo đƣợc các điều kiện cần thiết của gia đình, phù hợp với việc nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục con cái trong gia đình. Mặt khác, sự thỏa thuận của vợ, chồng ( chế độ hôn sản ƣớc định ) phải đảm bảo tính bền vững trong quan hệ hôn nhân của vợ chồng và trong đời sống chung của gia đình. Và sự thỏa thuận này phải tuân theo nguyên tắc trong định hƣớng quy định về chế độ hôn sản ƣớc định là vợ chồng có quyền thỏa thuận về việc áp dụng chế độ tài sản trong thời kì hôn nhân trƣớc khi kết hôn, nếu không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận bị Tòa án tuyên bố vô hiệu, thì chế độ hôn sản pháp định đƣơng nhiên đƣợc áp dụng. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có sự đột phá lớn trong việc bổ sung quy định về chế độ tài sản của vợ, chồng , quy định mới này cho thấy sự tiến bộ hơn Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là đảm bảo đƣợc nguyên tắc tự thỏa thuận và định đoạt tài sản của vợ chồng phù hợp với quy định của pháp luật dân sự, phù hợp với tình hình thực tế mới trong quan hệ hôn nhân cùng với nhu cầu và sự phát triển ngày càng cao trong quá trình đầu tƣ sản xuất kinh doanh để phát triển tài sản của cá nhân và gia đình. Đây có thể là quy định hoàn toàn mới để đảm bảo quyền tối cao về định đoạt tài sản của vợ, chồng, công khai minh bạch hơn, rõ ràng hơn về quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân; mặt khác, còn nhằm đảm bảo đƣợc quyền và lợi ích của những ngƣời liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng. Các quy định theo thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng nhƣ vậy có nhiều điểm tƣơng đồng với quy định của 17 Tạ Đình Tuyên, Bàn về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo dự thảo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi): so sánh với Đạo luật Gia Pháp,2013,www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=5974. đình Úc, Bộ Tƣ nhiều nƣớc trên thế giới hiện nay. Theo quy định này, hai vợ chồng có quyền thỏa thuận xác lập tài sản của vợ chồng bằng văn bản trƣớc khi kết hôn và văn bản này đƣợc công chứng hoặc chứng thực, chế độ tài sản theo thỏa thuận này đƣợc xác lập từ ngày hai bên đăng kí kết hôn. Chƣơng 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 VỀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG VÀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thông qua những quy định cụ thể đã góp phần xây dựng, hòan thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân tiến bộ, ấm no, hạnh phúc ở Việt Nam, bảo vệ tốt hơn quyền con ngƣời, quyền công dân, quyền phụ nữ và trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, tạo ra hành lang pháp lý góp phần thiết lập và bảo đảm sự an toàn cho các quan hệ tài sản phát sinh trong nội bộ các thành viên trong gia đình cũng nhƣ các thành viên trong gia đình với các chủ thể khác trong xã hội. Mặc dù, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ sung những quy định mới nhƣ áp dụng tập quán trong hôn nhân và gia đình,nâng độ tuổi kết hôn, không cấm kết hôn đồng giới, cho phép mang thai hộ…., đặc biệt là Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ sung những quy đinh mới cụ thể về các căn cứ xác định tài sản chung và các căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng. Nhƣng trong quá trình nghiên cứu về những căn cứ để phân định tài sản chung và tài sản riêng theo bản thân em thì Luật hôn nhân và gia đình cần hoàn thiện một số vấn đề cần đƣợc cụ thể hơn. 3.1 Các căn cứ xác định tài sản chung của vợ, chồng Tài sản chung theo căn cứ pháp lý là tài sản chung đƣợc xác định căn cứ vào sự tồn tại của quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ, chồng. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tại khoản 1 Điều 33: “ Tài sản chung của vợ, chồng gồm tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và những thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân”. Vậy thời kì hôn nhân là khoảng thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại trƣớc pháp luật, tính từ khi kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt trƣớc pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định của pháp Luật dân sự và Luật hôn nhân gia đình, trong một số trƣờng hợp cụ thể, việc xác định thời kì hôn nhân chƣa đƣợc luật quy định, các văn bản hƣớng dẫn áp dụng của các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cũng chƣa đề cập tới các vấn đề liên quan đến nguyên tắc xác lập tài sản chung của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân đối với trƣờng hợp này. Ví dụ, trong trƣờng hợp vợ, chồng ly hôn nhƣng đang trong giai đoạn chờ phán quyết của Tòa án thì có đƣợc coi là thời kì hôn nhân không. Bên cạnh đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã kế thừa những ƣu điểm của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là đã khẳng định đƣợc sự bình đẳng giữa vợ, chồng trong quan hệ tài sản, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ quyền sở hữu của cả hai bên vợ, chồng. Đồng thời, tránh đƣợc những tranh chấp phát sinh từ quyền tài sản của vợ chồng, tạo cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết một cách đúng đắn việc phân chia tài sản, bảo vệ tốt hơn quyền lợi phụ nữ. Một vấn đề nữa mà Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã giải quyết đƣợc khúc mắc của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đối với trƣờng hợp vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà sao này vì lý do nào đó mà ngƣời đó trở về thì việc xác định tài sản chung của vợ, chồng chƣa đƣợc Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định nay Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã có hƣớng giải quyết cụ thể tại khoản 2 Điều 67: “2. Quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về với người vợ hoặc chồng được giải quyết như sau: a. Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố vợ chồng đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó; b. Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như khi chia tài sản khi ly hôn”. Quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nhƣ vậy cũng đã giải quyết đƣợc phần nào khó khăn về quan hệ tài sản nhƣng do quan hệ hôn nhân của họ bị Tòa án tuyên bố là đã chết nay trở về và vợ chồng dƣờng nhƣ đã có một sự gián đoạn trong khoản thời gian một ngƣời bị tuyên bố là đã chết khi ngƣời đó trở về thì những tài sản do vợ, chồng tạo dựng cùng các hoa lợi, lợi tức thu đƣợc từ các loại tài sản kể từ khi ngƣời vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết là khối tài sản riêng. Còn vấn đề là những hợp đồng mà ngƣời chồng, vợ đã kí với ngƣời thứ ba chƣa đƣợc thực hiện đƣợc, các món nợ mà ngƣời chồng hoặc vợ vay của ngƣời khác nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dƣỡng hoặc cấp dƣỡng đối với các thành viên trong gia đình thuộc nghiã vụ chung của vợ, chồng theo trách nhiệm liên đới giữa vợ, chồng hay thuộc nghĩa vụ riêng của ngƣời vợ, chồng đó các giao dịch dân sự mà vợ chồng kí kết với ngƣời khác bằng tài sản chung của gia đình có đƣợc coi là hợp pháp không, mặc dù không có sự đồng ý thỏa thuận của bên kia đã bị tuyên bố chết trở về. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã đƣa ra dự liệu giải quyết các vấn đề này là nhƣ vậy. Nhƣng theo ý kiến của bản thân em thì trƣờng hợp mà vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà trở về theo hƣớng: Nếu phán quyết của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân chấm dứt kể cả khi ngƣời bị Tòa án tuyên bố là đã chết có trở về hay không cũng không thể đƣơng nhiên phục hồi quan hệ hôn nhân đƣợc, nhƣng nếu vợ chồng muốn hôn nhân đƣợc tái hợp thì cả hai có thể đăng kí kêt hôn theo thủ tục chung, nhƣ vậy quan hệ hôn nhân mới đƣợc phát sinh mặc dù chủ thể vẫn là vợ, chồng đó. Từ đó, quan hệ tài sản giữa vợ chồng vẫn phát sinh theo luật định áp dụng trong thời kì hôn nhân mới đƣợc tạo lập. Ngoài ra, Điều 34 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nhấn mạnh quy định phải đăng kí quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên của hai chồng, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác. Việc luật quy định nhƣ vậy cho thấy giấy chứng nhận quyền sở hữu có đƣợc xem là bằng chứng pháp lý cao nhất để chứng minh việc tài sản tranh chấp là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng. Trong trƣờng hợp có tranh chấp giữa vợ, chồng về tài sản chung hay tài sản riêng tồn tại trong thời kì hôn nhân của hi thì cần phải đƣa ra những loại chứng cứ nào để chứng minh mà pháp Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng chƣa quy định chƣa rõ ràng. Từ đó, khi thực tiễn áp dụng thì có nhiều loại bằng chứng đều có thể đƣợc chấp nhận, cả bằng viết nhƣ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu riêng của vợ hoặc chồng với tài sản đang tranh chấp, lời khai của ngƣời làm chứng, hóa đơn, chứng từ hay là sự thừa nhận của bên còn lại. Vì thế, pháp luật cần phải quy định rõ ràng đối với các loại bằng chứng để chứng minh tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng phải là giấy chứng nhận quyền sở hữu chung của vợ chồng có giá trị pháp lý cao nhất. Cùng với việc quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng kí kết hôn phải ghi tên của cả vợ và chồng để làm phát sinh nghĩa vụ mới của công dân, thực tế quan hệ vợ chồng có nhiều dạng nhƣ: có đăng kí kết hôn, không đăng kí kết hôn nhƣng vẫn đƣợc công nhận là vợ, chồng, thì trong trƣờng hợp đƣơng sự không đăng kí kết hôn nhân vẫn đƣợc công nhận là vợ chồng thì họ lấy giấy tờ gì để chứng minh để ghi tên hai ngƣời vào giấy chứng nhận tài sản thuộc sở hữu chung. Vậy trong trƣờng hợp này luật cũng không dự liệu là sẽ giải quyết nhƣ thế nào là hợp lý. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng cũng không kém phần quan trọng trong quá trình giải quyết vụ việc hôn nhân đó là căn cứ suy đoán tài sản chung đƣợc quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “ Trong trƣờng hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó đƣợc coi là tài sản chung”. Nguyên tắc này rõ ràng luật đã trao cho thẩm phán quyền suy luận dựa trên các căn cứ mà vợ, chồng đƣa ra trƣớc tòa, mà đã là suy luận thì không thể khẳng định chắc chắn chính xác tuyệt đối, luật lại không yêu cầu Tòa án xác minh các căn cứ mà đƣơng sự đƣa ra khác nhau về nguồn tạo lập tài sản. Do đó, việc tuyên án thế nào phụ thuộc phần lớn vào ý chí của từng thẩm phán, vì vậy mà lƣợng án hôn nhân và gia đình về xác định tài sản chung và tài sản riêng đƣợc chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm, yêu cầu hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm thời gian qua rất nhiều. Có vụ án thẩm phán xác định đúng khối tài sản chung nhƣng khi phân chia lại không khách quan, có cả sai xót trong việc chia hiện vật hoặc chƣa đúng trong việc đánh giá công sức đóng góp của vơ chồng. Ví dụ, trƣờng hợp phần đất là do cha mẹ bên vợ hoặc chồng cho riêng sau đó xây nhà hợp thức hóa đứng tên chung đƣợc cấp sơ thẩm xác định đất là tài sản riêng, nhà là tài sản chung, đến cấp phúc thẩm lại xác định cả nhà và đất đều thuộc khối tài sản chung. Ngoài ra, còn có các đôi vợ, chồng bán căn nhà trƣớc cùng nhau tạo lập căn nhà mới việc xác định căn nhà mới là tài sản chung hay tài sản riêng hay công sức đóng góp của mỗi bên là nhƣ thế nào cũng khiến các thẩm phán gặp lúng túng, đƣa ra quan điểm một cách chủ quan, ngƣời thì cho rằng tài sản riêng, ngƣời thì cho rằng tài sản chung có một phần tài sản riêng và buộc các đƣơng sự phải chứng minh phần công sức đóng góp đó. Vì vậy, vấn đề này ảnh hƣởng đến quyền lợi của đƣơng sự mà còn gây khó khăn cho cơ quan thi hành bản án của Tòa án nhất quyết không chịu hợp tác, khiến lƣợng án tồn động trong lĩnh vực hôn nhân ngày càng nhiều. Từ những lí do trên mà pháp luật cần đƣa ra dự liệu về các tiêu chí nào để thẩm phán có thể phán quyết của họ chính xác hơn, phù hợp hơn trong từng vụ việc hôn nhân để lƣợng án hôn nhân không phải tồn động nhiều nhƣ hiện nay. 3.2 Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng Chế định tài sản riêng theo quy định Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có những thay đổi, tiến bộ và khẳng định quyền chiếm hữu, định đoạt và sử dụng tài sản riêng của vợ, chồng thể hiện cụ thể, rõ ràng qua những điểm sau: Thứ nhất, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã xác định cụ thể tài sản đƣợc hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng. Pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam vừa đƣa ra căn cứ xác định tài sản chung vừ đƣa ra căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng, quy định rõ ràng nhƣ vậy giúp cho quá trình áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc hôn nhân đƣợc dễ dàng hơn.Vì trong thực tiễn khi giải quyết tranh chấp trong những tài sản mập mờ chƣa xác định đƣợc là tài sản riêng hay tài sản chung bởi nó không thuộc các quy định tại Điều 27 và Điều 32 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nên nay Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã xác định cụ thể là tài sản riêng của vợ chồng. Do đó, quy định tài sản hình thành từ tài sản riêng là tài sản riêng của vợ, chồng đảm bảo đƣợc sự tiến bộ và quyền tài sản riêng của từng cá nhân, tạo đƣợc cơ sỏ pháp lý vững vàng trong việc áp dụng pháp luật. Thứ hai, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 bổ sung quy định về căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và quy định này phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Theo quy định Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cứ hãy là đồ dùng tƣ trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng mà không có một giới hạn nào hạn chế giá trị của tài sản hay không quy định loại tài sản nào đƣợc xem là đồ dùng tƣ trang cá nhân thuộc sở hữu riêng của mỗi bên, cũng không xem xét đến nguồn gốc hình thành tài sản đó là tài sản chung hay tài sản riêng. Vì vậy, có những trƣờng hợp hiểu là ai có quyền quản lý, sử dụng tài sản đó sẽ đƣợc xác định là tài sản riêng của mình. Đồng thời, với việc quy định nhƣ vậy đã vô tình tạo kẽ hở cho việc vợ chồng lợi dụng tài sản chung để chuyển dịch trái phép tài sản đó thành tài sản riêng của mình làm ảnh hƣởng đến lợi ích của bên còn lại. Bên cạnh đó, theo truyền thống của ông bà ta tặng cho các loại tƣ trang vào ngày cƣới của con cháu mình, văn hóa cất giữ tiền bạc thông qua các loại tƣ trang, cho nên các món trang sức trong trƣờng hợp này đƣợc ghi nhận là một sự tích lũy của cải trong thời kì hôn nhân của vơ, chồng, mang thuộc tính tiền tệ nhƣ phƣơng thức tiết kiệm tài sản chung của vợ, chồng. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã đƣa ra căn cứ xác định tài sản riêng là “tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng”, dựa vào những đặc điểm cũng nhƣ công dụng của nó pháp luật quy định thuộc nhóm tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đảm bảo đƣợc quyền tự do của mỗi cá nhân với những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Thứ ba, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có bƣớc đột phá mới trong việc quy định về chế độ tài sản theo thỏa thuận đƣợc lập ra trƣớc khi kết hôn là tài sản riêng của mỗi bên. Dự liệu về căn cứ xác định tài sản riêng theo thỏa thuận trƣớc hôn nhân phù hợp với nguyên tắc tự thỏa thuận và định đoạt của pháp luật dân sự, đảm bảo phù hợp với tình hình mới trong quan hệ hôn nhân đáp ứng đƣợc các nhu cầu ngày càng cao trong việc chủ động tham gia đầu, sản xuất kinh doanh để phát triển tài sản của từng cá nhân và gia đình. Đồng thời, việc Luật hôn nhân năm 2014 đƣa ra quy định mới này góp phần trong việc phân định và bảo vệ tài sản riêng của vợ, chồng có trƣớc khi kết hôn ngày càng tăng. Qua đó, để đảm bảo lợi ích chung của gia đình và con cái, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đã đƣa ra các nguyên tắc, các điều kiện có hiệu lực của sự thỏa thuận, Tòa án áp dụng để giải quyết các tranh chấp của vợ, chồng và tiếp tục hoàn thiện thêm các điều kiện có hiệu lực của sự thỏa thuận đó. Nhƣ vậy, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đƣa ra những cứ xác định tài sản riêng mới để chế định tài sản riêng của mỗi bên đƣợc khẳng định hơn, đảm bảo đƣợc quyền lợi ích của mỗi bên trong quan hệ hôn nhân nhƣng từ những thay đổi đó luật mới cũng còn những quy định chƣa rõ ràng về nhu cầu thiết yếu thì lại là vấn đề cần phải đƣợc xem xét. Tùy theo điều kiện sống, mà mức sống của mỗi gia đình khác nhau thì khái niệm đồ dùng thiết yếu của mỗi gia đình là không giống nhau, việc pháp luật quy định nhƣ vậy liệu có phải tạo đƣợc sự linh hoạt cho việc áp dụng pháp luật đƣợc dễ dàng hơn, hay trao quyền tài phán cho Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp dựa trên hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mỗi gia đình khi có tranh chấp xảy ra. Một vấn đề nữa là, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cần phải bổ sung quy định cụ thể về nội dung của văn bản thỏa thuận mà vợ, chồng lập ra trƣớc hôn nhân, quy định rõ ràng các lý do mà vợ, chồng muốn sửa đổi, bổ sung trong văn bản thỏa thuận. Đồng thời, nên đƣa chế độ thỏa thuận về tài sản của vợ, chồng lên trƣớc chế độ tài sản pháp định để đảm bảo đƣợc sự thống nhất về tinh thần quy định của luật đặt ra và đề cao vai trò của sự thỏa thuận lên trên. KẾT LUẬN Tóm lại, vấn đề xác định tài sản của vợ, chồng là một phần cũng không kém phần quan trọng, cần đƣợc pháp luật về hôn nhân và gia đình quan tâm. Trƣớc đây, do ảnh hƣởng của các quy định cuxmaf giai đoạn truoứ để lại thì vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình thấp kém, sự bình đẳng của vợ, chồng trong gia đình không đƣợc công bằng trong việc xác định tài sản tài sản tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng không đƣợc phổ biến. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ và sự phát triển của xã hội thì địa vị của ngƣời phụ nữ ngày càng đƣợc bảo vệ, phụ nữ cũng có thể nắm giữ vai trò quan trọng trong xã hội cũng nhƣ gia đình và bình đẳng với nam trong mọi vấn đề chung của gia đình. Tuy nhiên, sự bình đẳng, sự công bằng không phải luôn luôn là tuyệt đối, nó chịu ảnh hƣởng từ yếu tố khác nhau nhƣ môi trƣờng sống, xã hội, kinh tế, con ngƣời. Vì vậy, nhằm giảm bớt sự tranh chấp và hạn chế mâu thuẫn về vấn đề tài sản và hạn chế quyền ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng muốn chiếm đoạt tài sản chung làm tài sản riêng. Pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể các căn cứ xác định cụ thể các căn cứ xác định tài sản chung và căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng và những căn cứ đó đƣợc ghi nhận cụ thể tại Điều 33 và Điều 34 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Nhìn chung chế độ tài sản của vợ, chồng có vai trò rất lớn giúp cho việc điều tiết ổn định trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, trong giao lƣu dân sự, kinh tế và thƣơng mại. Từ những phân tích, đánh giá nêu ra ở trên, giúp ta tìm ra đƣợc những quy định mới mà Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã kịp thời ban hành, từ đó thấy đƣợc những điểm hợp lý, chƣa hợp lý xung quanh vấn đề về chế độ tài sản của vợ, chồng mà Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cần phải quy định rõ ràng, cụ thể hơn, phù hợp với yêu cầu khách quan của xã hội, Nhà làm luật phải quy định các dự liệu về chế độ tài sản một cách toàn diện hơn, tạo cơ sở để vợ, chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan tới tài sản trong thời kì hôn nhân, đảm bảo cho quyền lợi của ngƣời thứ ba khi kí kết các hợp đồng liên quan đến tài sản của vợ chồng. Đồng thời, góp phần ổn định cuộc sống hôn nhân và gia đình, tạo cở sở pháp lý vững chắc cho quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến tài sản vợ chồng, tạo sự ổn định và thống nhất trong cách hiểu của liên quan trong từng vụ việc giải quyết áp dụng trong thực tế. Vì vậy, cùng với xã hội hiện đại nhƣ ngày nay, đời sống của mỗi cá nhân đƣợc tôn trọng, nguyện vọng, nhu cầu cá nhân đƣợc đảm bảo. Việc quy định có tài sản riêng tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là phù hợp, tạo môi trƣờng pháp lý bảo đảm sự bình đẳng, sự tự do của các bên khi tham gia các giao dịch ngoài xã hội. Đó còn là căn cứ pháp lý để các cấp tòa án giải quyết thấu đáo, công bằng hơn những vụ việc liên quan đến tài sản của vợ chồng. Song song với đó là truyền thống coi trọng hôn nhân, gia đình vẫn còn tiếp tục đề cao, giữ gìn không chạy theo những kiểu sống tự do, tạm bợ giữa nam nữ, vợ chồng phải cùng nhau góp sức, tự nguyện, tự giác để đảm bảo cuộc sống ổn định, gia đình ấm no và hạnh phúc. Đồng thời, việc ghi nhận vợ, chồng có tài sản riêng trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 còn thể hiện đƣợc quan điểm xâu sắc của Đảng, Nhà nƣớc ta và toàn xã hội trong việc tiếp cận về bình đảng giới xét về cả mặt lý luận và cả thực tiễn của việc ghi nhận của pháp luật trong cuộc sống. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp năm 2013 2. Bộ luật dân sự năm 1995 3. Bộ luật dân sự năm 2005 4. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 5. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 6. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 7. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 8. Nghị Quyết 02/2000/NQ- HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hƣớng dẫn áp dụng một số quy định Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 9. Quyết định 02/2005/QĐ- NHNN quyết định của thống đốc ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam số 02/2004/QĐ-NHNN ngày 04 tháng 01 năm 2005 về việc ban hành quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nƣớc  Danh mục sách, báo, tạp chí 1. ThS. Nguyễn Văn Cừ (chủ biên): Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2002. 2. TS. Nguyễn Ngọc Điện: Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam , Tập 2, Nxb. Tủ sách Đại học Cần Thơ, 2005. 3. TS. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật hôn nhân gia đình Việt Nam, Tập 2- Các quan hệ tài sản giữa vợ chồng, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, năm 2004, trang 46. 4. Nguyễn Duy Lãm, Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nxb. Giáo dục, 1996  Danh mục trang thông tin điện tử 1. Theo TTXVN Quỳnh Hoa, Luật hôn nhân và gia đình còn nhiều hạn chế và bất cập, Dự thảo online,2014,duthaoonline.quochoi.vn/Duthao/Lists/TT_TINLAPPHAP/ViewDetail.as px?ItemID=1211,[ ngày truy cập 22-10-2014]. 2. Nguyễn Hồng Hải, xác định tài sản của vợ chồng một số lí luận và thực tiễn, Trƣờng Đại học luật Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ luật học, năm 2002,trang 40. 3. LS Nguyễn Văn Hậu, Quy định về tài sản là đồ dùng, tƣ trang cá nhân, Báo phụ nữ Thành phố, năm 2012, phunuonline.com.vn/xa-hoi/phap-luat/quy-dinh-ve-tai-san-lado-dung-tu-trang-ca-nhan/a78475.html, ngày truy cập 8/10/2014. 4. Kim Phụng, Tài sản vợ, chồng sẽ rạch ròi chung và riêng, Báo ngƣời đƣa tin, 2013,www.nguoi.dua.tin.vn/tai-san-vo-chong-se-rach-roi-chung-rieng-a90052.html. 5. Phạm Thanh Trà, Hôn sản ước định- cơ sở pháp lý bảo vệ tài sản riêng, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, 2013,daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&NewsId=279904. 6. Tạ Đình Tuyên, Bàn về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo dự thảo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi): so sánh với Đạo luật Gia đình Úc, Bộ Tƣ Pháp,2013,www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-traodoi.aspx?ItemID=5974. [...]... tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, và đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản mà vợ, chồng có đƣợc do chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là: Trong trƣờng hợp chia tài. .. tài sản tạo ra trong thời kì hôn nhân và những tài sản đó đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng 2.1.2 Tài sản chung của vợ chồng có được do hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rõ ràng về phần hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kì hôn nhân đều thuộc về khối tài sản chung của. .. đáng của mỗi ngƣời, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã cụ thể hóa vấn đề này để giải quyết vụ việc hôn nhân đƣợc một cách khách quan 2.1.6 Tài sản chung của vợ, chồng bao gồm những tài sản mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung Trong những căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng là căn cứ trong thời kì hôn nhân và căn cứ xác lập tài sản chung dựa vào nguồn gốc thì pháp luật về hôn nhân và gia đình. .. chia tài sản chung hay tài sản riêng Cở sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và những ngƣời có liên quan về những căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng đƣợc quy định cụ thể tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “ Điều 43 Tài sản riêng của vợ, chồng 1 Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng. .. đƣợc luật ghi nhận cụ thể tại các Điều 47, 48, 49, 50 và Điều 59 trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Qua mƣời hai năm thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, pháp luật về hôn nhân và gia đình của chúng ta chỉ quy định một chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản pháp định hay còn gọi là hôn sản pháp định Việc luật áp dụng chế độ tài sản pháp định đó dùng chung cho tất cả các cặp vợ, chồng. .. riêng trong thời kì hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38, 39, 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng 2 Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vơ, chồng Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kì hôn nhân. .. khối tài sản chung đó 2.2 Quy định về căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng Có thể nói rằng, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sau khi ra đƣợc ban hành đã giải quyết đƣợc các tranh chấp và mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng Tuy nhiên, để đảm bảo đƣợc các cở sở pháp lý xác định tài sản riêng của vợ, chồng nay Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 kế thừa những quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm. .. hai bên vợ, chồng tự nguyện nhập tài sản thừa kế riêng đó vào khối tài sản chung hay có thỏa thuận với nhau đó là tài sản chung 2.2.3 Tài sản riêng của vợ chồng là tài sản vợ, chồng có được do chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân Trong thời kì hôn nhân, ngoài căn cứ tài sản riêng của vợ chồng có đƣợc là do tặng cho hay thừa kế riêng thì còn có căn cứ để xác định tài sản riêng của vợ, chồng trong. .. hôn nhân là thuộc khối tài sản chung của vợ chồng Về câu chữ và điều luật hôn nhân và gia đình 2014 rõ ràng và đã bổ sung, sửa đổi một số vấn đề về tài sản chung của vợ chồng mà theo luật hôn nhân gia đình hiện hành quy định trong quá trình áp dụng giải quyết tranh chấp đã gặp phải những khó khăn Nay luật hôn nhân và gia đình 2014 đã khái quát, cụ thể hơn tại Điều 33 là: “ 1 .Tài sản chung của vợ, chồng. .. thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng Kế thừa Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nay Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định những tài sản đƣợc thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng thuộc khối tài sản riêng của vợ chồng nhằm đảm bảo quyền định đoạt của các chủ thể sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật dân sự, chuyển dịch tài sản của mình

Ngày đăng: 03/10/2015, 23:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan