vai trò của thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại

75 649 4
vai trò của thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 37 (2011-2015) Đề tài: VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Giảng viên hƣớng dẫn: Võ Nguyễn Nam Trung Bộ môn: Luật Hành chính Sinh viên thực hiện: Trƣơng Thị Ngọc Yến MSSV: 5117367 Lớp: Luật Hành chính – K37 Cần Thơ, 12/2014 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………..……………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………..……………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 HƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TRA HUYỆN VÀ HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.............................................................................................. 4 1.1. Khái quát về Thanh tra huyện....................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm thanh tra ................................................................................ 4 1.1.2. Chức năng của cơ quan thanh tra ......................................................... 5 1.1.3. Tổ chức hệ thống cơ quan thực hiện chức năng thanh tra .................. 6 1.2. Khái quát về hoạt động giải quyết khiếu nại ................................................ 9 1.2.1. Khái niệm khiếu nại, giải quyết khiếu nại ............................................. 9 1.2.2. Chủ thể, đối tượng của khiếu nại......................................................... 13 1.2.3. Phân biệt giữa khiếu nại hành chính với các loại khiếu nại khác .... 16 1.3. Khái quát chung về vai trò của Thanh tra huyện trong giải quyết khiếu nại ............................................................................................................................. 18 1.3.1. Khái niệm, vị trí của Thanh tra huyện................................................. 18 1.3.2. Vai trò chung của Thanh tra huyện trong giải quyết khiếu nại ......... 19 HƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨ NĂNG ỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ............................ 22 2.1. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện............................................... 22 2.1.1. Tổ chức của Thanh tra huyện .............................................................. 22 2.1.2. Hoạt động của Thanh tra huyện .......................................................... 25 2.2. Trách nhiệm của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại . 31 2.2.1. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc xử lý đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại ............................................................. 31 2.2.2. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong giải quyết khiếu nại ............................................. 33 2.2.3. Kiến nghị các biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện....................... 34 GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 2.2.4. Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được giao35 2.2.5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện..................................... 36 2.2.6. Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật ................................................................. 37 HƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THAM GIA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA THANH TRA HUYỆN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT .. 40 3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại hiện nay ............................................................................................................................ 40 3.1.1. Những thuận lợi trong công tác giải quyết khiếu nại hiện nay ....... 40 3.1.2. Những khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại hiện nay ....... 47 3.2. Những thuận lợi và khó khăn khi Thanh tra huyện tham gia vào công tác giải quyết khiếu nại ................................................................................................. 53 3.2.1. Những thuận lợi khi Thanh tra huyện tham gia vào công tác giải quyết khiếu nại ................................................................................................. 53 3.2.2. Những khó khăn khi Thanh tra huyện tham gia vào công tác giải quyết khiếu nại ................................................................................................. 56 3.3. Nguyên nhân những khó khăn khi Thanh tra huyện tham gia vào công tác giải quyết khiếu nại ........................................................................................... 58 3.4. Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại và một số giải pháp nhằm tăng cƣờng, phát huy vai trò của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại ............................................................ 60 3.4.1. Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại ........................................................................................................... 60 3.4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường, phát huy vai trò của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại ...................................................... 62 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 65 T I IỆU TH HẢ GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LỜI MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân và đã được ghi nhận tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013 như sau: Mọi người đều có quyền khiếu nại với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó và đã được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật hiện hành, tạo cơ sở pháp lý cho công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Khiếu nại được xem là công cụ để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và các quyền tự do dân chủ khác khi bị xâm phạm. Thực hiện quyền khiếu nại là một hình thức thể hiện nền dân chủ, trong đó công dân là người trực tiếp thực hiện quyền dân chủ đó. Giải quyết khiếu nại là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Giải quyết tốt khiếu nại của công dân nhằm bảo đảm thực hiện quyền cơ bản của công dân, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa; góp phần đấu tranh chống biểu hiện quan liêu, thiếu dân chủ, tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan nhà nước. Qua đó, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội như hiện nay thì khó tránh khỏi những mâu thuẫn giữa quyền, lợi ích của công dân, cơ quan, tổ chức với Nhà nước. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bất đồng giữa công dân, cơ quan, tổ chức với Nhà nước và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến khiếu nại. Mặt khác, khi chuyển đổi cơ chế mà trọng tâm là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nhiều quy định của pháp luật không còn phù hợp, nhiều quan hệ phát sinh giữa yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật với thực tiễn pháp luật chưa đầy đủ cũng nảy sinh khiếu nại. Giải quyết khiếu nại là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung, cơ quan thanh tra nói riêng, mà cụ thể là Thanh tra huyện. Trách nhiệm này đã được ghi nhận trong Luật Khiếu nại năm 2011 và các văn bản pháp luật khác, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Cơ quan thanh tra nhà nước nói chung, Thanh tra huyện nói riêng trong những năm qua đã luôn cố gắng hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong công tác giải quyết khiếu nại. Mỗi năm, Thanh tra huyện đã giải quyết và tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết nhiều vụ việc khiếu nại và tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với các cơ quan thuộc quyền trong việc giải quyết khiếu nại. Qua đó, giúp cơ quan quản lý nhà nước phát hiện và xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật, thu hồi tiền và nhiều tài sản có giá trị cho Nhà nước, khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 1 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Kết quả thực hiện công tác giải quyết khiếu nại của ngành Thanh tra, Thanh tra huyện nói riêng đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy quyền dân chủ nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc thực hiện vai trò, trách nhiệm của Thanh tra huyện trong giải quyết khiếu nại còn tồn tại một số hạn chế nhất định, không ít các vụ việc khiếu nại không được giải quyết dứt điểm, việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại chưa nghiêm dẫn đến hiệu quả giải quyết các vụ việc khiếu nại thấp, khiếu nại vượt cấp tăng. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế trên đang được đặt ra hiện nay. Và vai trò của cơ quan thanh tra, Thanh tra huyện nói riêng cần tiếp tục được hoàn thiện hơn. Do đó, việc nghiên cứu để khẳng định vai trò của Thanh tra huyện trong việc giải quyết khiếu nại là cần thiết. Vì những lý do trên nên người viết chọn đề tài “Vai trò của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Người viết nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại và khi Thanh tra huyện tham gia vào công tác này, những vấn đề còn chưa hoàn thiện của pháp luật để từ đó tìm hiểu các nguyên nhân và đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật góp phần nâng cao vai trò của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài, người viết tập trung nghiên cứu các khái niệm và các vấn đề liên quan đến Thanh tra huyện và vai trò của Thanh tra huyện đối với công tác giải quyết khiếu nại về cả ba mặt như lý luận, cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc thực hiện và thực tiễn các thuận lợi và khó khăn, cũng như nguyên nhân của chúng và các giải pháp nhằm tăng cường, phát huy vai trò của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nhằm hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất nên người viết đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu để làm công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu của mình như: - Phương pháp phân tích, tổng hợp nghiên cứu lý luận trên tài liệu liên quan đến vai trò của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại. - Phương pháp phân tích luật viết để phân tích những quy định pháp luật hiện hành. - Phương pháp so sánh những quy định của pháp luật về cùng một vấn đề. - Tiếp cận dưới góc độ thực tiễn, các thông tin thu thập được qua việc áp dụng các phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp số liệu về tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại và các số liệu có liên quan. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 2 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần lời mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1 Khái quát chung về Thanh tra huyện và hoạt động giải quyết khiếu nại; ở chương này, người viết sẽ trình bày những nội dung cơ bản về các vấn đề lý luận xoay quanh Thanh tra huyện và công tác giải quyết khiếu nại cũng như các vấn đề về khái niệm, chức năng, hệ thống tổ chức, vai trò của Thanh tra huyện và khái niệm, chủ thể, đối tượng của khiếu nại, giải quyết khiếu nại. Chương 2 Quy định của pháp luật về chức năng của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại; ở chương này, người viết sẽ trình bày những nội dung cơ bản về Thanh tra huyện như về tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện và làm rõ vai trò của Thanh tra huyện với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác giải quyết khiếu nại. Chương 3 Thực trạng tham gia giải quyết khiếu nại của Thanh tra huyện và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật; chương này trình bày những mặt thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại và những thuận lợi và khó khăn khi Thanh tra huyện tham gia vào công tác giải quyết khiếu nại, các nguyên nhân của những khó khăn đó, đồng thời kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại và những giải pháp nhằm tăng cường, phát huy vai trò của Thanh tra huyện trong giải quyết khiếu nại. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 3 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TRA HUYỆN VÀ HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Ở chương 1 Khái quát chung về Thanh tra huyện và hoạt động giải quyết khiếu nại; người viết sẽ tập trung tìm hiểu và phân tích những vấn đề xoay quanh Thanh tra huyện và hoạt động giải quyết khiếu nại; các khái niệm có liên quan, đặc điểm cơ bản và vai trò của Thanh tra huyện cũng như các khái niệm liên quan đến hoạt động giải quyết khiếu nại và vai trò của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại nhằm tạo cơ sở bước đầu cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về Thanh tra huyện. Khái quát về cơ quan thanh tra Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chính bởi vậy muốn xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, thì ngoài việc cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng mở rộng và tôn trọng các quyền tự do dân chủ của công dân, thì rất cần có sự phân định rạch ròi trong việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, cũng như tạo ra 1.1. một cơ chế hữu hiệu để kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước. Trong đó vị trí, vai trò của cơ quan thanh tra tiếp tục được khẳng định là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là một cơ chế quan trọng trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, phát huy vai trò của cơ quan thanh tra, hướng tới một bộ máy nhà nước hoạt động thực sự có hiệu quả, góp phần đưa đất nước tiến lên những tầm cao mới. 1.1.1. Khái niệm thanh tra Cùng với sự phát triển của xã hội loài người thì Nhà nước đã ra đời với chức năng tổ chức, sắp xếp, quản lý xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, ổn định phát triển kinh tế đất nước. Để làm được điều này, Nhà nước đã thành lập các bộ phận giúp việc của mình, mỗi bộ phận thực hiện một chức năng riêng biệt giúp Nhà nước quản lý xã hội. Với mục đích là tăng cường và phát huy tính minh bạch, đẩy lùi tiêu cực, nâng cao các hoạt động thanh tra, kiểm tra thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Vì lẽ đó, cơ quan thanh tra đã ra đời để thực hiện chức năng của mình và đồng thời là phương thức thiết yếu giúp Nhà nước quản lý về công tác thanh tra. Thanh tra là một khâu quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Hoạt động thanh tra nhằm kiểm soát hữu hiệu việc thực thi quyền lực nhà nước trong GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 4 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI lĩnh vực hành pháp. Từ yêu cầu phải có hoạt động thanh tra dẫn đến việc hình thành các cơ quan thanh tra. Qua các giai đoạn của Luật Thanh tra thì cơ quan thanh tra nhà nước đã ra đời và nó được hiểu là một bộ phận của bộ máy hành chính nhà nước, là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước có nhiệm vụ giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý về công tác thanh tra và thực hiện quyền thanh tra trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước của Thủ trưởng cùng cấp. Qua tìm hiểu về cơ quan thanh tra để làm rõ hơn về nội dung nghiên cứu, người viết sẽ trình bày về cơ quan Thanh tra huyện - một trong những cơ quan thanh tra nhà nước. Theo Khoản 1, Điều 26 Luật Thanh tra năm 2010 thì “Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật”. Như vậy, Thanh tra huyện có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại và tiến hành giải quyết khiếu nại khi cần thiết theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Chức năng của cơ quan thanh tra Việc xác định chức năng của một cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào vị trí, mục đích hình thành cơ quan, tổ chức đó. Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản pháp luật để xác định vị trí, vai trò, chức năng của cơ quan thanh tra. Cơ quan thanh tra với vị trí là cơ quan ngang bộ,1 có chức năng cơ bản sau: “Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật”2. Theo quy định trên thì xuất phát từ chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra. Cơ quan thanh tra giúp cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách về kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực hành pháp. Nghĩa là bản thân hoạt động thanh tra, kiểm tra chính là hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Từ chức năng vốn có của mình các cơ quan thanh tra nhà nước tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc xây dựng chính sách, pháp luật, ban hành các quy định theo thẩm quyền, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về tổ chức và hoạt động có liên quan đến hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước. Cụ thể như: “Thanh tra Chính phủ là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ xây dựng Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. 1 Phan Trung Hiền, Lý luận về Nhà nước và pháp luật - tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, Tr.132. 2 Điều 5 Luật Thanh tra năm 2010. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 5 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở tham mưu với Thủ trưởng cơ quan cùng cấp ban hành những văn bản cụ thể hóa việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của mình, phối hợp với Thanh tra Chính phủ trong việc xây dựng các văn bản pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng”3. Sau khi các văn bản pháp luật được ban hành có hiệu lực trên thực tế thì chính các cơ quan thanh tra nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các quy định đó để đảm bảo việc triển khai thực hiện có hiệu quả. Ngoài chức năng giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra thì cơ quan thanh tra còn có chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Thông qua chức năng của mình, cơ quan thanh tra có thể thanh tra, kiểm soát các hoạt động của cơ quan nhà nước về công tác thanh tra và tham nhũng. Qua đó phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật để kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có biện pháp xử lý các hành vi đó. Góp phần làm cho nền hành chính nhà nước luôn trong sạch, vững mạnh. Như vậy, chức năng của cơ quan thanh tra trong hoạt động thanh tra từng bước được bổ sung và hoàn thiện đảm bảo cho các cơ quan thanh tra thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Từ đó, để thực hiện được chức năng của mình thì cơ quan thanh tra phải có quyền hạn và nghĩa vụ tương xứng với chức năng quản lý hành chính nhà nước về công tác thanh tra và tiến hành hoạt động thanh tra hoặc giúp cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước về công tác thanh tra. 1.1.3. Tổ chức hệ thống cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Trong những năm qua, hệ thống cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường pháp chế, xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật của các ngành, các cấp và của nhân dân, đưa các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển theo đường lối đổi mới của Đảng. Ngoài ra, công tác thanh tra còn góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy quyền dân chủ của công dân, đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, cải cách tư pháp trong thời kỳ đổi mới. Hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước được thể hiện rõ qua giai đoạn Luật Thanh tra năm 2004 và Luật Thanh tra năm 2010 như sau: Ngày 15/06/2004 Luật Thanh tra năm 2004 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua và có hiệu lực ngày 3 Nguyễn Văn Tuấn, Thanh tra Việt Nam, Bàn về vai trò của thanh tra trong bộ máy Nhà nước, http://thanhtravietnam.vn/ban-ve-vai-tro-cua-thanh-tra-trong-bo-may-nha-nuoc_t114c19n33670, [ngày truy cập 29-9-2014]. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 6 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 01/10/2004. Đây là văn bản pháp lý điều chỉnh tổng thể hoạt động thanh tra. Luật Thanh tra đã phân định rõ về tổ chức, hoạt động thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân. Hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước được chia làm hai cấp bao gồm cơ quan thanh tra được thành lập theo cấp hành chính và cơ quan thanh tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực. Tại Điều 13 Luật Thanh tra năm 2004 quy định các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính, bao gồm: “Thanh tra Chính phủ; Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh); Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Thanh tra huyện)”. Và tại Điều 23 quy định các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực gồm có: “Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là Thanh tra bộ). Thanh tra sở”. Tuy Luật Thanh tra năm 2004 được ban hành đã góp phần tạo khung pháp lý quan trọng cho việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, song thực tiễn công tác thanh tra những năm qua cho thấy các quy định đã bộc lộ những hạn chế cần phải được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Cụ thể là chưa luật hóa được chức năng mà thanh tra phải đảm nhiệm, mặc dù trong thực tế công tác thanh tra đã và đang trực tiếp làm như công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; tổ chức bộ máy chưa khoa học, còn chồng chéo điển hình là tuy tổ chức của các cơ quan thanh tra có vẻ đơn giản, dễ hiểu, thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, nhưng trong thực tế thì do yêu cầu của công tác thanh tra trong quản lý nhà nước nên rất nhiều tổ chức thanh tra được thành lập như: Thanh tra Tổng cục; thanh tra Cục thuộc Tổng cục; thanh tra Chi cục thuộc Cục... Sự xuất hiện quá nhiều tổ chức thanh tra chuyên ngành dẫn đến việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra, đồng thời mô hình tổ chức, trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành ở mọi lĩnh vực lại được quy định rất khác nhau; mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động thanh tra chưa được quy định rõ và đặc biệt là không có quy định cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến công tác thanh tra.4 Chính vì vậy, sau nhiều lần sửa đổi, hoàn thiện thì Luật Thanh tra năm 2010 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15/11/2010, có hiệu lực ngày 01/7/2011. Luật Thanh tra năm 2010 đã có nhiều đổi mới, đáp ứng phần nào kỳ vọng của người thực hiện công tác thanh tra nói riêng cũng như toàn xã hội nói chung với mong muốn xây dựng một nền tảng pháp lý cho sự 4 Phạm Trung, Cổng thông tin điện tử Trường Chính trị Nghệ An, Những điểm mới của Luật Thanh tra năm 2010, http://www.truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=325, [ngày truy cập 10-9-2014]. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 7 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI cải tổ trong hoạt động thanh tra. Cụ thể là tại Điều 4 Luật Thanh tra năm 2010 quy định cơ quan thực hiện chức năng thanh tra như sau: “Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là Thanh tra bộ); Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh); Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Thanh tra huyện). Và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành”. Hệ thống cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với nhiệm vụ là xem xét, đánh giá, xử lý đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý; kiến nghị các biện pháp khắc phục những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. So với Luật Thanh tra năm 2004 thì Luật Thanh tra năm 2010 có những điểm mới rất nổi bật, cụ thể là có thêm 2 chương: Chương 3 quy định về Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra và Chương 5 quy định về điều kiện bảo đảm hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước. Thêm vào đó, bên cạnh hệ thống cơ quan thanh tra còn xuất hiện thêm cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Quy định này sẽ hạn chế việc trùng lắp, chồng chéo trong công tác thanh tra, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của lực lượng thanh tra chuyên ngành đạt hiệu quả hơn. Luật Thanh tra năm 2010 còn quy định cụ thể về sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan khác có liên quan. Luật Thanh tra năm 2004 chỉ quy định cơ quan thanh tra phải phối hợp với các cơ quan khác có liên quan chứ không quy định quan hệ chiều ngược lại. Khắc phục hạn chế đó, Luật Thanh tra năm 2010 đã xác định rõ mối liên hệ qua lại giữa các cơ quan tại Điều 11 quy định: “Trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan công an, viện kiểm sát có trách nhiệm xem xét, kiến nghị vụ án hình sự do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyển đến và trả lời bằng văn bản về việc xử lý, kiến nghị đó. Cơ quan, tổ chức hữu quan khác khi nhận được yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý của thanh tra có trách nhiệm thực hiện và trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý đó”. Cho dù được quy định trong Luật Thanh tra ở giai đoạn nào và được thành lập với tên gọi gì thì hệ thống cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đều có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng biệt nhưng rất quan trọng và tất cả đều hướng vào phục vụ cho yêu cầu chung của đất nước là quản lý nhà nước nhằm góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng và Nhà nước ta đang phấn đấu hướng đến. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 8 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Khái quát về hoạt động giải quyết khiếu nại Cùng với xu thế phát triển của xã hội, vấn đề về quản lý hành chính đang được Nhà nước quan tâm và nó cũng có nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến đời 1.2. sống của nhân dân, đến đời sống pháp luật, một trong số đó là vấn đề về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Bên cạnh đó, khiếu nại được xem là một trong những quyền cơ bản của công dân và đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp và việc giải quyết khiếu nại được xem là cán cân công lý đứng ra để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho chủ thể bị xâm phạm, đồng thời xử lý nghiêm những hành vi gây tác động xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp đó. Vấn đề này có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, cụ thể vấn đề đó thể hiện như thế nào sau đây là phần phân tích cụ thể. 1.2.1. Khái niệm khiếu nại, giải quyết khiếu nại Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân và đã được ghi nhận tại Điều 30 của Hiến pháp năm 2013. Khiếu nại xuất phát từ tiếng La-tinh là “complaint” nghĩa là cầu cứu, kêu nài, kêu oan, nài nỉ...5 Trong ngôn ngữ tiếng Việt, khiếu nại có nghĩa là đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét một việc làm mà mình không đồng ý, cho là trái phép hay không hợp lý.6 Xét ở góc độ luật học thì khiếu nại được hiểu như sau: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”7. Đây là một khái niệm khoa học và phù hợp với thực tế nên căn cứ vào khái niệm này ta có thể đưa ra các đặc điểm của khiếu nại như sau: Thứ nhất, khiếu nại là việc người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Như vậy, khiếu nại là đề nghị của công dân, cơ quan, tổ chức bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính hay hành vi hành chính hoặc là đề nghị của cán bộ, công chức chịu tác động trực tiếp bởi quyết định kỷ luật của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại. Thứ hai, chủ thể có quyền khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức khi quyền và lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp tới quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của mình bị xâm phạm. 5 6 7 Từ điển Anh -Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1995. Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 1998, Tr.483. Khoản 1, Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 9 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Thứ ba, các quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại là những quyết định, hành vi xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Thứ tư, các quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật thuộc phạm vi khiếu nại chỉ bị khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật. Thứ năm, nội dung khiếu nại là việc làm mà người khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Vậy thì công dân có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật chứ chưa hẳn là có vi phạm pháp luật xảy ra, và khi quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình bị xâm phạm thì mình mới có quyền khiếu nại chứ không phải quyền và lợi ích hợp pháp của người khác bị xâm phạm. Giải quyết khiếu nại là vấn đề đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Giải quyết tốt khiếu nại của công dân, cũng nhằm bảo đảm thực hiện quyền cơ bản của công dân, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa; góp phần đấu tranh chống quan liêu, thiếu dân chủ, tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan nhà nước. Để thực hiện được những mặt tích cực của hoạt động giải quyết khiếu nại thì tại Khoản 11, Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại”. Hoạt động giải quyết khiếu nại là bước tiếp theo khi có yêu cầu giải quyết tức là khi có khiếu nại, hoạt động này bao gồm ba giai đoạn chủ yếu thực hiện theo thứ tự là: thụ lý vụ việc khiếu nại; xác minh tình tiết, nội dung vụ việc khiếu nại, phân tích các chứng cứ và hoàn cảnh cụ thể qua đó đưa ra kết luận về vụ việc, từ đó ra quyết định giải quyết khiếu nại.8 Giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước là việc các cơ quan này tiến hành các hoạt động thuộc thẩm quyền của mình để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của Nhà nước và xã hội. Như vậy, trong từng giai đoạn của quá trình giải quyết khiếu nại có những đặc điểm quan trọng sau: - Ở giai đoạn: Thụ lý Thụ lý là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, khẳng định vụ việc khiếu nại có được xem xét giải quyết hay không, là sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình giải quyết khiếu nại. Để xem xét vụ việc khiếu nại có được thụ lý hay không, chủ thể có thẩm quyền phải căn cứ vào các điều kiện thụ lý. Luật Khiếu nại năm 2011 đã quy định 9 trường hợp không được thụ lý giải quyết. Như vậy, trong giai 8 Nguyễn Tuấn Khanh, Viện khoa học thanh tra, Xây dựng quy trình nghiệp vụ giải quyết khiếu nại hành chính, http://thanhtra.edu.vn/category/detail/643--xay-dung-quy-trinh-nghiep-vu-giai-quyet-khieu-nai-hanh-chinh.html, [ngày truy cập 20-9-2014]. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 10 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI đoạn thụ lý, người được giao thẩm quyền xem xét, quyết định thụ lý khiếu nại cần phải rà soát các điều kiện tại Điều 11 Luật Khiếu nại trước khi quyết định vụ việc khiếu nại có được thụ lý hay không và phải trả lời cho người khiếu nại biết về việc thụ lý hoặc không thụ lý. Việc trả lời phải được thực hiện bằng văn bản, có thời hạn xác định cho việc trả lời. Trong giai đoạn thụ lý giải quyết khiếu nại, trường hợp nếu thụ lý giải quyết thì phải thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết trong thời hạn 10 ngày. Ngược lại, nếu không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.9 - Ở giai đoạn: Xác minh và kết luận nội dung khiếu nại Thực tế hiện nay, có rất nhiều vụ việc khiếu nại đúng nhưng cũng có nhiều vụ việc khiếu nại sai hoặc vừa đúng, vừa sai. Mục đích của giai đoạn xác minh, kết luận nội dung khiếu nại nhằm làm rõ và khẳng định tính đúng, sai trong nội dung khiếu nại. Nói cách khác, hoạt động xác minh có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả trong việc giải quyết khiếu nại. Dựa trên cơ sở xác minh mới có kết luận để giải quyết khiếu nại. Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành xác minh, có một số vấn đề cần được tập trung khi hoàn thiện các quy định về nội dung này như sau: Thứ nhất, do hoạt động giải quyết khiếu nại là hoạt động của cơ quan nhà nước nên việc xác minh khiếu nại trước hết cần được thể hiện bằng văn bản dưới dạng quyết định, thể hiện ý chí của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc phân công đơn vị, cá nhân tham mưu giải quyết khiếu nại. Đây là căn cứ để cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi được giao giải quyết các vụ việc cụ thể, nhưng đồng thời quyết định cũng có giá trị là căn cứ để các đối tượng liên quan chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại. Như vậy, ngay từ khi chuẩn bị xác minh, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thực hiện nhiều hoạt động như ban hành quyết định xác minh khiếu nại, thành lập Tổ hoặc Đoàn xác minh khiếu nại... Trên cơ sở quyết định xác minh, những người có trách nhiệm sẽ tiến hành các hoạt động xác minh cụ thể. Thứ hai, Luật Khiếu nại năm 2011 quy định ba hình thức xác minh: “Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại; Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp; Các hình thức khác theo quy định của pháp luật”10. Để thực hiện các hình thức trên đây, người xác minh cần phải có hướng cụ thể trong việc thực hiện một loạt các biện pháp chuẩn bị tiến hành xác minh. Bởi lẽ, trong việc xác minh, người giải quyết khiếu nại phải thực hiện nhiều hoạt động cụ thể như: các hoạt động thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại; làm việc trực tiếp với 9 10 Điều 27 Luật Khiếu nại năm 2011. Khoản 2, Điều 29 Luật Khiếu nại năm 2011. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 11 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng hoặc yêu cầu giải trình bằng văn bản về những nội dung liên quan đến khiếu nại; cách thức tiến hành xác minh thực tế; thẩm quyền và thủ tục tiến hành trưng cầu giám định... Thứ ba, quy định về việc đối thoại trong giải quyết khiếu nại lần đầu là không bắt buộc, còn đối với giải quyết khiếu nại lần hai thì bắt buộc phải đối thoại. Quy định như sau: “Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại”11. Đối với giải quyết khiếu nại lần hai thì: “Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại”12. Như vậy, việc đối thoại là một thủ tục trong giải quyết khiếu nại, gắn bó mật thiết với việc xác minh, kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại. - Ở giai đoạn: Ra quyết định giải quyết khiếu nại Đây là giai đoạn phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động giải quyết khiếu nại. Thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại thuộc về Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước. So với Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật Khiếu nại năm 2011 bổ sung một số quy định về nội dung quyết định giải quyết khiếu nại như kết quả xác minh, kết quả đối thoại, kết luận nội dung khiếu nại. Quy định như vậy tạo điều kiện thuận lợi khi ra quyết định giải quyết khiếu nại. Giải quyết khiếu nại là biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nhưng đồng thời là phương thức tăng cường sự quản lý nhà nước, gắn liền với bộ máy hành chính nhà nước và đội ngũ công chức nhà nước. Vì vậy, hoạt động này vừa phải đáp ứng các yêu cầu chung của việc bảo vệ quyền khiếu nại nhưng đồng thời và đặc biệt quan trọng là những yêu cầu, chuẩn mực của hoạt động hành chính. Cải cách nền hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay đã đặt ra những yêu cầu rất cụ thể đối với hoàn thiện cơ chế của hoạt động giải quyết khiếu nại, đặc biệt là trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại; bộ máy thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giải quyết khiếu nại. Những yêu cầu của cải cách hành chính cũng đòi hỏi hoạt động giải quyết khiếu nại phải hướng đến mục đích bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng trong quá trình giải quyết. Theo đó, thông qua việc giải quyết 11 12 Khoản 1, Điều 30 Luật Khiếu nại năm 2011. Điều 39 Luật Khiếu nại năm 2011. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 12 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI khiếu nại, một mặt bảo vệ quyền dân chủ của công dân, mặt khác còn đề cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trước nhân dân. 1.2.2. Chủ thể, đối tượng của khiếu nại Tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Như vậy, khiếu nại được xem là một trong những quyền cơ bản của công dân và đã được ghi nhận trong Hiến pháp và việc công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình thể hiện một nền dân chủ, trong đó công dân là người trực tiếp thực hiện quyền dân chủ đó. Theo đó, thì chủ thể thực hiện quyền khiếu nại bao gồm: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 thì khiếu nại được hiểu như sau: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Như vậy, theo quy định trên gồm ba loại chủ thể tham gia vào hoạt động khiếu nại: Thứ nhất, về chủ thể thực hiện quyền khiếu nại ở đây bao gồm công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức. Quy định là vậy, nhưng còn nhiều điểm bất cập mà Luật chưa điều chỉnh hết. Theo như quy định trên, thì quy định công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại vậy còn cá nhân có quyền khiếu nại không. Theo Khoản 1, Điều 3 Luật Khiếu nại lại quy định: “Khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và việc giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của Luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác”. Như vậy, theo quy định tại điều này thì cá nhân nước ngoài vẫn có quyền khiếu nại trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân bao gồm người Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch... Còn về chủ thể là cán bộ, công chức có quyền khiếu nại, nếu vậy thì viên chức có được khiếu nại không. Tại Điều 4 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP có quy định việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật của công chức, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức tại Chương IV của Luật khiếu nại và Nghị định này. Vậy thì ta có thể kết luận lại rằng chủ thể có quyền khiếu nại bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức, viên chức. Có như vậy, thì quy định của Luật sẽ được hợp lý và đầy đủ hơn. Thứ hai, quy định về chủ thể giải quyết khiếu nại là người đã ban hành quyết định đó mà cụ thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Nhưng trong Luật khiếu nại năm 2011 từ Điều 17 đến Điều 26 quy định thẩm GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 13 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI quyền giải quyết khiếu nại đều thuộc về cá nhân đứng đầu cơ quan, tổ chức chứ không quy định là cơ quan, tổ chức. Đây lại là một điểm cần phải xem xét lại trong quy định của luật. Thứ ba, về chủ thể bị khiếu nại có thể là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại. Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoạt động quản lý thông qua nhiều hình thức khác nhau mà pháp luật quy định. Trong đó, việc ra quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức là hình thức quản lý hành chính nhà nước và cũng là đối tượng của hoạt động khiếu nại. Như vậy, đối tượng của quyền khiếu nại bao gồm: - Quyết định hành chính: “là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”13. Theo quy định trên thì quyết định hành chính hiện nay được hiểu rộng hơn so với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005. Đây được coi là điểm mới được thay đổi theo hướng tích cực hơn của Luật Khiếu nại năm 2011, điểm mới ở đây là quy định như vậy mở rộng hơn về đối tượng khiếu nại có nghĩa là quyết định hành chính không chỉ bao gồm các văn bản được ban hành dưới hình thức một quyết định mà bao gồm cả các văn bản dù không bằng hình thức quyết định. Như vậy, quyết định hành chính là văn bản được thể hiện bằng hình thức quyết định hoặc có thể bằng hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó ban hành. Quyết định hành chính ở đây là quyết định cá biệt (là quyết định được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể) thể hiện bằng văn bản, còn quyết định chủ đạo và quyết định mang tính chất quy phạm không phải là đối tượng khiếu nại. Bên cạnh đó, cũng có mặt hạn chế cần phải xem xét, quy định là vậy nhưng cũng chính quy định đó đang thừa nhận sự tùy tiện của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc ban hành văn bản, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. - Hành vi hành chính: Đối với hành vi hành chính là đối tượng khiếu nại hành chính, theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 thì thuật ngữ “ hành vi hành 13 Khoản 8, Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 14 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI chính” là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.14 Thuật ngữ này được Luật Khiếu nại năm 2011 điều chỉnh, bổ sung như sau: Hành vi hành chính là hành vi thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; là hành vi được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.15 Như vậy, “hành vi hành chính” có thể là hành động hoặc không hành động, nếu như Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 chủ yếu tập trung vào hành vi “hành động” của cơ quan, người có thẩm quyền mà chưa tập trung làm rõ, giải quyết khiếu nại liên quan đến hành vi “không hành động” thì Luật Khiếu nại năm 2011 tập trung làm rõ hơn đối với hành vi “không hành động” thể hiện thường gặp là khi người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính không thực hiện hay từ chối thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà theo quy định họ phải thực hiện. Ngoài ra, theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, không phải quyết định hành chính, hành vi hành chính nào cũng thuộc đối tượng khiếu nại. Cụ thể, các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011 thì không được thụ lý giải quyết bao gồm: Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.16 - Quyết định kỷ luật: “là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức”17. Như vậy, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và quyết định này chỉ được áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đã được quy định tại Luật Cán bộ, 14 15 16 17 Khoản 11, Điều 2 Luật Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Khoản 9, Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011. Khoản 1 và 2, Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011. Khoản 10, Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 15 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI công chức năm 2008. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức được quy định như sau: Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ bao gồm: - “Khiển trách; - Cảnh cáo; - Cách chức; - Bãi nhiệm”18. Các hình thức kỷ luật đối với công chức bao gồm: - “Khiển trách; - Cảnh cáo; - Hạ bậc lương; - Giáng chức; - Cách chức; - Buộc thôi việc”19. Và việc ban hành quyết định kỷ luật có các yêu cầu sau: Trước hết chủ thể có quyền ban hành quyết định kỷ luật phải có thẩm quyền trong hoạt động chấp hành và điều hành, được trao một phạm vi quyền và nghĩa vụ nào đó trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; việc ban hành quyết định kỷ luật phải đúng thẩm quyền, không được vượt quá thẩm quyền mà pháp luật quy định; quyết định này phải bảo đảm yêu cầu về tính hợp pháp của quyết định, các quy định trong quyết định kỷ luật không được vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Như vậy, việc hiểu đúng và áp dụng chính xác các quy định trên là một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng, đồng thời là cơ sở cho việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân được bảo vệ và góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại trong thời gian tới. 1.2.3. Phân biệt giữa khiếu nại hành chính với các loại khiếu nại khác Như chúng ta đã biết, khiếu nại là khái niệm rất rộng về chủ thể và đối tượng. Khiếu nại hành chính có liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong thực tế có nhiều loại khiếu nại nhưng người viết chỉ tập trung phân tích điểm khác nhau giữa khiếu nại hành chính và khiếu nại tư pháp. Dựa vào các căn cứ sau để phân biệt khiếu nại hành chính với khiếu nại tư pháp:20 18 Khoản 1, Điều 78 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. 19 Khoản 1, Điều 79 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nxb. Công an nhân dân, Hà 20 Nội, 2009. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 16 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Khiếu nại tƣ pháp Khiếu nại hành chính Nội dung Khiếu nại về tính hợp pháp của Khiếu nại về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi bản án, quyết định tố tụng và hành hành chính; là những sự việc phát vi tố tụng theo quy định của pháp sinh trong hoạt động quản lý hành luật tố tụng;21 là những sự việc chính nhà nước. Phạm vi phát sinh trong hoạt động tố tụng. Có phạm vi khiếu nại rất rộng, bao Giới hạn trong một số loại hoạt gồm tất cả các lĩnh vực của hoạt động nhất định của cơ quan và động quản lý hành chính nhà nước. người tiến hành tố tụng. Đối tƣợng Là các quyết định hành chính, hành Là bản án, quyết định tố tụng, vi hành chính. hành vi tố tụng. Địa điểm phát sinh Tại cơ quan hành chính. Thời hiệu Là 90 ngày, kể từ ngày nhận được Là 15 ngày, kể từ ngày nhận hoặc Tại cơ quan tư pháp trong lĩnh vực tư pháp và được giải quyết bằng con đường Tòa án. quyết định hành chính hoặc biết biết được quyết định tố tụng, hành được quyết định hành chính, hành vi tố tụng.23 vi hành chính.22 Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại Theo thủ tục hành chính được quy định trong Luật Khiếu nại năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo thủ tục tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chủ thể giải quyết khiếu nại 21 Là chủ thể quản lý hành chính nhà Là chủ thể tiến hành tố tụng. nước (cơ quan hành chính nhà nước). Nguyễn Thanh Bình, Thẩm quyền xét xử khiếu kiện hành chính của Tòa án, sự bảo đảm công lý trong quan hệ giữa Nhà nước và công dân, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2004, Tr. 29. 22 Điều 9 Luật Khiếu nại năm 2011. 23 Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 17 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Các cơ quan tư pháp bao gồm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án.24 Như vậy, trong các cơ quan kể trên thì không phải hoạt động nào cũng coi là hoạt động tư pháp, mà chủ yếu là những hoạt động liên quan trực tiếp đến điều tra, truy tố, xét xử và một số hoạt động tư pháp khác - thường được gọi là hành chính tư pháp. Bởi lẽ, nó rất giống với hoạt động hành chính, nhưng lại mang màu sắc tư pháp, nên rất dễ nhầm lẫn. Hoạt động điều tra, truy tố, xét xử được quy định rất rõ trong pháp luật tố tụng, đặc biệt là pháp luật tố tụng hình sự. Khiếu nại về lĩnh vực này thường có hai loại là khiếu nại liên quan đến quyết định điều tra, truy tố, xét xử hoặc khiếu nại đối với các quyết định trong việc thực hiện một số biện pháp như khám xét nhà cửa, kiểm kê, niêm phong tài sản, kê biên về tài sản. 1.3. Khái quát chung về vai trò của Thanh tra huyện trong giải quyết khiếu nại Cơ quan thanh tra nhà nước nói chung, Thanh tra huyện nói riêng có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Để thực hiện chức năng này các cơ quan thanh tra được trao nhiệm vụ, quyền hạn nhất định. Khi thực hiện chức năng của mình trong hoạt động quản lý nhà nước thì cơ quan thanh tra có nhiều vai trò nhất định. Một trong những vai trò đó là giải quyết khiếu nại và nó được thể hiện thông qua việc Thanh tra huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại. Điều này cũng có ý nghĩa là cơ sở để xác định vai trò của Thanh tra huyện trong hoạt động giải quyết khiếu nại. 1.3.1. Khái niệm, vị trí của Thanh tra huyện Luật Thanh tra năm 2010 không có điều luật nào định nghĩa Thanh tra huyện mà chỉ quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra huyện. Qua những quy định có liên quan đến Thanh tra huyện như quy định về tổ chức của Thanh tra huyện như: “Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện”25, dựa vào những quy định có liên quan, người viết sẽ đưa ra khái niệm Thanh tra huyện như sau: Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Theo Điều 6 Thông tư liên tịch của Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/09/2014 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã quy định về vị trí và chức năng của Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như sau: 24 25 Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Khoản 1, Điều 26 Luật Khiếu nại năm 2011. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 18 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI “1. Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. 2. Thanh tra huyện có con dấu, tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh”. Như vậy, theo quy định trên thì Thanh tra huyện có vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh tra. Qua thanh tra đã phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý nhiều sai phạm; đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm khắc phục những khuyết điểm, sơ hở trong công tác quản lý, góp phần phát triển kinh tế và tăng cường trật tự, kỷ cương trong xã hội. 1.3.2. Vai trò chung của Thanh tra huyện trong giải quyết khiếu nại Nếu như khiếu nại được xem là một trong những quyền cơ bản của công dân và việc thực hiện quyền khiếu nại là một hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước. Thì việc giải quyết tốt các khiếu nại là phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, góp phần đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan nhà nước, ổn định tình hình chính trị - xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Giải quyết khiếu nại là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, trước hết là của cơ quan thanh tra nhà nước, cụ thể là của Thanh tra huyện. Giải quyết khiếu nại luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ này thì các cơ quan hành chính nhà nước nói chung, Thanh tra huyện nói riêng cần có những vai trò nhất định để giải quyết tốt các khiếu nại và vai trò này đã được cụ thể hóa theo quy định tại Khoản 8, Điều 7 Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/09/2014 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra huyện trong việc giải quyết khiếu nại. Qua những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn cũng thấy được những vai trò quan trọng của Thanh tra huyện trong việc giải quyết khiếu nại. Cụ thể như sau: Thứ nhất, Thanh tra huyện có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện thực GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 19 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI hiện việc xử lý đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Như vậy, qua việc hướng dẫn thực hiện việc xử lý đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với các cơ quan hành chính nhà nước thuộc quyền, vai trò của Thanh tra huyện ngày càng được thể hiện rõ nét hơn. Và qua đó, Thanh tra huyện sẽ giúp cho các cơ quan này trong việc giải quyết tốt các khiếu nại để công tác giải quyết khiếu nại được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngoài ra, ở những cơ quan, đơn vị có những thiếu sót, vướng mắc trong quá trình giải quyết khiếu nại thì Thanh tra huyện sẽ hướng dẫn chỉ đạo, đồng thời qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm để hỗ trợ các cơ quan, đơn vị kịp thời khắc phục những điểm hạn chế, thiếu sót đó. Thứ hai, thanh tra và kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong giải quyết khiếu nại. Như vậy, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra này, Thanh tra huyện nắm được việc thực hiện và chấp hành các quy định pháp luật của các cơ quan thuộc quyền quản lý trong việc giải quyết khiếu nại để kịp thời phát hiện những sai phạm, yếu kém, từ đó có giải pháp xử lý tích cực, hiệu quả, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại đối với các cơ quan thuộc quyền quản lý của Thanh tra huyện. Ngoài ra, Thanh tra huyện còn có quyền kiến nghị các biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện để Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện có hướng giải quyết kịp thời, đúng đắn và có hiệu quả. Thứ ba, Thanh tra huyện có trách nhiệm xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết các vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được giao. Mục đích của hoạt động xác minh và kết luận việc giải quyết khiếu nại nhằm làm rõ việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có chính xác và khách quan không. Để thực hiện chức năng này, Thanh tra huyện hằng năm phải thành lập các Đoàn thanh tra để tiến hành thu thập, xác minh, kết luận về việc giải quyết khiếu nại. Và qua đó kiến nghị để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của mình và giải quyết được chính xác, khách quan, kịp thời các khiếu nại. Qua đó, cũng khắc phục được những sai sót trong quá trình giải quyết. Trong giai đoạn này, xác minh được xem là hoạt động quan trọng trong việc giải quyết khiếu nại, nó quyết định đến chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết khiếu nại. Thông qua hoạt động xác minh thì Thanh tra huyện mới có cơ sở để tiến hành kết luận và kiến nghị việc giải quyết các khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, hoạt động xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết các vụ việc khiếu nại này chỉ được tiến hành khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được giao. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 20 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Thứ tư, Thanh tra huyện có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thông qua hoạt động này, Thanh tra huyện nắm rõ việc thực hiện và chấp hành các quy định của pháp luật trong giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, kịp thời phát hiện những quyết định giải quyết khiếu nại có được thi hành không để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại. Chính vì vậy, trong hoạt động quản lý nhà nước cần phải có sự xuất hiện của cơ quan thanh tra và cơ quan thanh tra phải phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước nói chung, trong công tác giải quyết khiếu nại nói riêng. Thứ năm, Thanh tra huyện có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Như vậy, khi nhận được các khiếu nại từ người dân thì Thanh tra huyện có trách nhiệm tiếp nhận đơn khiếu nại, sau đó xử lý đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và giải quyết các khiếu nại đó theo đúng trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Khiếu nại năm 2011. Vai trò này được xem là quan trọng trong việc giải quyết khiếu nại. Vì qua đó, Thanh tra huyện giúp các cơ quan hành chính nhà nước giải quyết phần nào các khiếu nại của người dân, giúp ổn định tình hình chính trị và góp phần phát triển kinh tế đất nước. Nhìn chung, trong công tác giải quyết khiếu nại vai trò của Thanh tra huyện ngày càng được thể hiện rõ nét và hoàn thiện hơn thông qua các văn bản pháp luật mới được ban hành. Vì vậy, Thanh tra huyện cần phát huy hơn nửa vai trò, vị trí của mình trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung, trong công tác giải quyết khiếu nại nói riêng. Góp phần giúp cho hoạt động giải quyết khiếu nại được hoàn thiện và mang lại hiệu quả tích cực hơn.  Nhận xét chung: Tựu trung lại, vai trò của Thanh tra huyện trong giải quyết khiếu nại được xem là quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Vai trò này luôn được điều chỉnh qua từng thời kỳ thông qua các văn bản pháp luật, nó được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn của khiếu nại và giải quyết khiếu nại, tổ chức bộ máy nhà nước nói chung, tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra nói riêng và yêu cầu của công tác quản lý nhà nước trong từng giai đoạn. Đây cũng là một xu hướng tiếp diễn trong tương lai. Vì thế, vấn đề đặt ra đối với Thanh tra huyện không phải là được trao quyền đến đâu, mà chính là làm tròn nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong việc giải quyết khiếu nại. Từ đó, tạo ra bước chuyển biến tích cực trong công tác giải quyết khiếu nại. Đây là vấn đề cơ bản cho việc nghiên cứu đề tài, tuy nhiên để hoàn thiện hơn thì cần phải tìm hiểu thêm về quy định của pháp luật liên quan đến đề tài cũng như các vấn đề thực trạng hiện nay của đề tài là các nội dung được người viết đề cập đến ở chương 2 và chương 3. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 21 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HƢƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨ NĂNG ỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Chương này tập trung làm rõ các vấn đề xoay quanh Thanh tra huyện như tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện, cũng như tìm hiểu về trách nhiệm của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại. Qua việc thực hiện chức năng của mình Thanh tra huyện có những trách nhiệm cụ thể trong công tác giải quyết khiếu nại như hướng dẫn việc xử lý đơn khiếu nại; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại; kiến nghị các biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại; xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại; tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại; giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Đây là những vấn đề trọng tâm mà người viết nghiên cứu ở chương 2. 2.1. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện Cơ quan, tổ chức, đơn vị nào cũng cần phải được tổ chức một cách chặt chẽ, thống nhất từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài có như thế thì khi hoạt động mới mang lại hiệu quả cao. Không những tổ chức phải chặt chẽ mà hoạt động cũng phải có hiệu lực, hiệu quả để qua quá trình hoạt động của mình mang lại kết quả tích cực. Và Thanh tra huyện cũng vậy, cũng cần phải được tổ chức và hoạt động một cách có hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Qua đó, cũng góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. 2.1.1. Tổ chức của Thanh tra huyện Thanh tra huyện được tổ chức khá chặt chẽ trong hệ thống cơ quan thực hiện chức năng thanh tra. Về cơ bản quy định về tổ chức của Thanh tra huyện trong Luật Thanh tra năm 2010 so với Luật Thanh tra năm 2004 là khá giống nhau nhưng có điểm mới được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn và xu hướng phân cấp quản lý của Nhà nước theo lộ trình cải cách hành chính như sau: “Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 22 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI tham nhũng theo quy định của pháp luật”26. Thanh tra huyện có Chánh thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên. Về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng cơ quan thanh tra được quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Thanh tra năm 2010 như sau: Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. Quy định như vậy thể hiện quan điểm gắn kết cơ quan thanh tra với cơ quan quản lý nhà nước và qua đó nhằm tăng cường sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý đối với hoạt động thanh tra. Từ đó, giúp cho Thanh tra huyện hoạt động có hiệu quả hơn. Phó Chánh Thanh tra huyện giúp Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra huyện. Thanh tra huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh. Luật Thanh tra năm 2010 quy định về tổ chức của Thanh tra huyện là vậy, nhưng tại Thông tư liên tịch của Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/09/2014 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định về tổ chức của Thanh tra huyện cụ thể và chi tiết hơn. Quy định về tổ chức của Thanh tra huyện tại Điều 8 Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/09/2014, cụ thể được quy định như sau: Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra và không quá 02 Phó Chánh Thanh tra. Chánh Thanh tra huyện là người đứng đầu cơ quan Thanh tra huyện, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra huyện. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. Việc miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. Phó Chánh Thanh tra huyện là người giúp Chánh Thanh tra huyện và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra huyện và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Phó Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và theo đề nghị của Chánh Thanh tra huyện. Việc miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật và đề nghị của Chánh Thanh tra huyện. 26 Khoản 1, Điều 26 Luật Thanh tra năm 2010. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 23 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Việc khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra huyện thực hiện theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo quy định trên thì Thanh tra huyện có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ và giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước. Qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, Thanh tra huyện đã phát hiện, xử lý nhiều sai phạm, thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước và tập thể, cá nhân; đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm khắc phục những khuyết điểm, sơ hở, hoàn thiện các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, góp phần phát triển kinh tế và tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội. Các cuộc thanh tra được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm. Việc chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra sâu sát, cụ thể và phân công trách nhiệm rõ ràng hơn. Vì thế vai trò, vị thế của Thanh tra huyện được nâng lên rõ rệt.27 Tuy nhiên, từ quy định về tổ chức của Thanh tra huyện cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động thanh tra của cơ quan này. Cụ thể như sau: Thứ nhất, Thanh tra huyện còn phụ thuộc quá lớn vào Ủy ban nhân dân cấp huyện cả về tổ chức, nhân sự, kinh phí, cả trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, trong quá trình tiến hành thanh tra cũng như giai đoạn kết thúc, kết luận và kiến nghị xử lý. Điều này phần nào cũng ảnh hưởng đến tính độc lập trong hoạt động thanh tra, cũng như kết quả thanh tra sẽ không được khách quan, trung thực. Thứ hai, do phụ thuộc quá nhiều vào Ủy ban nhân dân cấp huyện nên Thanh tra huyện chưa chủ động trong việc tiến hành thanh tra. Các cuộc thanh tra hằng năm do Thanh tra huyện tiến hành chủ yếu thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra còn phụ thuộc vào việc phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, điều này làm mất đi tính độc lập, chủ động và tự chịu trách nhiệm đối với công tác thanh tra của Thanh tra huyện. Những hạn chế trên hiện nay là do nhiều nguyên nhân, trong đó tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, do quy định tổ chức của Thanh tra huyện như vậy nên ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra của cơ quan này, hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước từ Trung ương đến địa phương nhưng do sự phân tán của nền hành chính nên Thanh tra huyện gần như lệ thuộc hoàn toàn vào Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thứ hai, cũng do quy định như vậy nên quyền hạn của Thanh tra huyện còn nhiều hạn chế. Cơ quan Thanh tra huyện chỉ dừng lại ở quyền kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại 27 Vũ Việt Hà, Thanh tra Việt Nam, Những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động thanh tra hiện nay, http://thanhtravietnam.vn/nhung-ton-tai-vuong-mac-trong-hoat-dong-thanh-tra-hien-nay_t114c19n33396, [ngày truy cập 3-10-2014]. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 24 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức cho nên tính hiệu quả của nó thường không cao và phụ thuộc vào thái độ tiếp thu và biện pháp thực hiện các kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện . 2.1.2. Hoạt động của Thanh tra huyện Đây là vấn đề quan trọng thể hiện định hướng chủ đạo trong hoạt động của Thanh tra huyện. Hoạt động này được quy định trong Luật Thanh tra năm 2010 cũng chứa đựng những thay đổi khá căn bản trong nhận thức về thanh tra và hoạt động thanh tra. Ngoài ra, hoạt động của Thanh tra huyện còn được quy định khá chi tiết, cụ thể trong Luật Khiếu nại năm 2011. Các hoạt động này được quy định cụ thể như sau: - Hoạt động chung của Thanh tra huyện: Thứ nhất, Thanh tra huyện trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại và chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước khi được giao. Thứ hai, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kế hoạch thanh tra hằng năm và các chương trình, kế hoạch khác theo quy định pháp luật. Trong quá trình xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra thì chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hằng năm, Chánh Thanh tra huyện phải căn cứ vào kế hoạch thanh tra và yêu cầu về công tác quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch thanh tra.28 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm. Sau khi kế hoạch thanh tra đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt thì Chánh Thanh tra huyện phải gửi kế hoạch thanh tra cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan. Thứ ba, trong hoạt động thanh tra hành chính theo kế hoạch, Chánh Thanh tra huyện căn cứ vào kế hoạch thanh tra có thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.29 Trong hoạt động thanh tra hành chính đột xuất, Chánh Thanh tra huyện ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và gửi quyết định thanh tra đột xuất đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để báo cáo.30 Căn cứ để ra quyết định thanh tra đột xuất gồm ba căn cứ: Một là, khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Hai là, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; Ba là, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao. Trong trường hợp đối với các vụ việc 28 29 Khoản 4, Điều 36 Luật Thanh tra năm 2010. Khoản 1, Điều 19 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/09/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra. 30 Khoản 2, Điều 20 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/09/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 25 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị thì Chánh Thanh tra huyện không có thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra mà người ra quyết định thanh tra là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thứ tư, trong giai đoạn chuẩn bị thanh tra và trước khi ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết thì Chánh Thanh tra huyện chỉ đạo việc thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để phục vụ cho việc ban hành quyết định thanh tra nhưng không quá 15 ngày làm việc;31 Căn cứ vào báo cáo kết quả thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình và chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt thì Chánh Thanh tra huyện quyết định thanh tra và phải thành lập Đoàn Thanh tra để tiến hành công tác thanh tra. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho cá nhân, đơn vị chuyên môn của mình soạn thảo quyết định thanh tra và sau đó Chánh Thanh tra huyện phải ký quyết định thanh tra và chỉ đạo ban hành quyết định thanh tra trong thời hạn quy định. Căn cứ ra quyết định thanh tra gồm các căn cứ sau đây: “Kế hoạch thanh tra; Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng”32. Như vậy, khi có một trong các căn cứ trên thì Chánh Thanh tra huyện ra quyết định thanh và chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra. Thứ năm, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch sau khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Sau khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra thì Thanh tra huyện phải tiến hành tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó theo quy định của pháp luật. Thứ sáu, Thanh tra huyện phải tiến hành tổng hợp, thông tin, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Thanh tra tỉnh và đồng thời tiến hành thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại cho các đối tượng có liên quan. Qua đó, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại cho cán bộ, công chức cấp xã để những người này nắm được phương pháp thanh tra và phương pháp giải quyết các khiếu nại có hiệu quả hơn. Thứ bảy, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho các Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn. Tổ chức Thanh tra nhân dân như sau: “Thanh tra nhân dân được tổ chức dưới hình thức Ban Thanh tra nhân dân. Ban Thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà 31 Khoản 1, Điều 16 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra. 32 Điều 38 Luật Thanh tra năm 2010. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 26 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước”33. Nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân là giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.34 Vì vậy, khi Ban Thanh tra nhân dân được Thanh tra huyện hướng dẫn nghiệp vụ công tác thì khả năng làm nhiệm vụ sẽ được nâng lên, tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ sẽ cao hơn và mang lại hiệu quả hơn cho hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân tại cơ sở. Do Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trực tiếp chỉ đạo hoạt động nên khi hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho các Ban Thanh tra nhân dân thì Thanh tra huyện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. Việc này sẽ mang lại hiệu quả thực tế hơn cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. - Hoạt động về thanh tra của Thanh tra huyện: Thứ nhất, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã, của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và thanh tra các vụ việc phức tạp có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Ủy ban nhân dân cấp xã, nhiều cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị khác theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Thứ hai, thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao. Trong phạm vi hoạt động của mình, Thanh tra huyện có thể được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho nhiệm vụ thanh tra các vụ việc khác theo quy định của pháp luật. Thứ ba, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra huyện và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Mục đích của việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra nhằm thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng thanh tra, cơ quan quản lý đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Qua đó, nhằm nhắc nhở hoặc đưa ra các biện pháp thúc đẩy việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng thanh tra, cơ quan quản lý đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Bên cạnh đó, nhằm phát hiện, xử lý hành vi không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng thanh tra, cơ quan quản lý đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Đảm bảo kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra phải được thực hiện nghiêm túc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra và công tác quản lý nhà nước về thanh tra. 33 Điều 65 Luật Thanh tra năm 2010. 34 Điều 66 Luật Thanh tra năm 2010. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 27 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI - Hoạt động về giải quyết khiếu nại của Thanh tra huyện: Thứ nhất, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc xử lý đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Thông qua hoạt động hướng dẫn này, sẽ góp phần mang lại hiệu quả cho công tác giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, Thanh tra huyện phải có phương pháp hướng dẫn phù hợp để công tác giải quyết khiếu nại được hoàn thiện hơn. Thứ hai, thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong giải quyết khiếu nại. Giải quyết khiếu nại được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, cần phải có sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan thanh tra, cụ thể là Thanh tra huyện đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong giải quyết khiếu nại. Qua việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm nhằm phát hiện kịp thời những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý và giải quyết khiếu nại đồng thời đề xuất những kiến nghị nhằm khắc phục và nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại và qua đó tránh được những sai sót không đáng có trong cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải quyết khiếu nại. Thứ ba, kiến nghị các biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện. Qua công tác thanh tra, kiểm tra trong giải quyết khiếu nại đối với các cơ quan thuộc quyền quản lý của mình, Thanh tra huyện sẽ nắm được những hạn chế, yếu kém và những mặt thuận lợi đã đạt được cho nên việc kiến nghị để có được những biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại sẽ dễ dàng đạt được hiệu quả cao hơn. Qua đó, khắc phục được những hạn chế, yếu kém đó và phát huy những thuận lợi đã đạt được, góp phần hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại, giúp cho công tác này nhanh gọn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc kiến nghị phải thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện. Thứ tư, xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được giao. Hoạt động xác minh và kết luận việc giải quyết các vụ việc khiếu nại nhằm làm rõ việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có chính xác và khách quan không. Để thực hiện chức năng này, Thanh tra huyện phải thành lập các Đoàn thanh tra để tiến hành thu thập, xác minh, kết luận về việc giải quyết khiếu nại. Thông qua hoạt động xác minh này, Thanh tra huyện sẽ đề xuất những kiến nghị để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét lại quyết định giải quyết vụ việc khiếu nại của mình. Qua đó, cũng khắc phục được những sai sót trong giải quyết khiếu nại Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, hoạt động xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết các GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 28 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI vụ việc khiếu nại này chỉ được tiến hành khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được giao và nó thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thứ năm, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hoạt động theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại của Thanh tra huyện đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ tránh được tình trạng các khiếu nại đã có quyết định giải quyết nhưng thực tế lại không được thực hiện và qua đó cũng góp phần cho việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật. Ngoài ra, hoạt động theo dõi, kiểm tra, đôn đốc nhằm xem xét, đánh giá việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, từ đó Thanh tra huyện tiến hành các biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo thực thi các quyết định giải quyết khiếu nại. Kết quả theo dõi, kiểm tra, đôn đốc có ý nghĩa quan trọng quyết định hiệu lực của hoạt động giải quyết khiếu nại. Thứ sáu, ngoài các hoạt động trên thì Thanh tra huyện còn phải tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong thẩm quyền của mình, Thanh tra huyện sẽ tiếp nhận những đơn khiếu nại của người dân và từ các cơ quan khác chuyển đến, sau đó xử lý đơn khiếu nại, xem xét những đơn thuộc thẩm quyền, xử lý đơn xong thì Thanh tra huyện tiến hành giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật, cụ thể là theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011. - Hoạt động của Thanh tra huyện quy định trong Luật Khiếu nại năm 2011: Thứ nhất, trong quá trình thụ lý giải quyết khiếu nại thì Thanh tra huyện được người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại.35 Qua việc thông báo về việc thụ lý đó thì Chánh Thanh tra huyện phải có trách nhiệm xem xét, kiểm tra việc thụ lý đó là đúng pháp luật về thẩm quyền thụ lý giải quyết khiếu nại hay chưa. Trường hợp việc thụ lý đó không thuộc thẩm quyền của người thụ lý thì kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với hành vi đó. Thứ hai, trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại lần đầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có thể ủy quyền cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp trong đó có cơ quan Thanh tra huyện (người có trách nhiệm xác minh) tiến hành xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại trong trường hợp người giải quyết khiếu nại chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại.36 Và trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại lần hai người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai ủy quyền cho Thanh tra huyện (người có trách nhiệm xác minh) tiến hành xác minh nội 35 Điều 27 Luật Khiếu nại năm 2011. 36 Điều 29 Luật khiếu nại năm 2011. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 29 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại.37 Mục đích của giai đoạn xác minh, kết luận nội dung khiếu nại nhằm làm rõ và khẳng định tính đúng, sai trong nội dung khiếu nại. Nói cách khác, hoạt động xác minh có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả trong việc giải quyết khiếu nại. Như vậy, để tiến hành xác minh thì Thanh tra huyện phải ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra để kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại và sau đó trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh của mình. Qua đó, đề xuất hướng giải quyết để báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, và Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan của những thông tin, tài liệu đã kiểm tra, xác minh được. Việc xác minh của Đoàn thanh tra phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức sau: “Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại; Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp; Các hình thức khác theo quy định của pháp luật”38. Thông qua việc xác minh của mình thì Thanh tra huyện có các quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể: “Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại; Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung liên quan khiếu nại; Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; Trưng cầu giám định; Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của pháp luật; Báo cáo kết quả xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác minh”39. Qua việc xác minh nội dung khiếu nại thì Thanh tra huyện có quyền kiến nghị các biện pháp giải quyết vụ việc khiếu nại đó từ đó giúp cho người giải quyết khiếu nại rất nhiều trong việc giải quyết khiếu nại. Thứ ba, trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thì Thanh tra huyện (người có trách nhiệm xác minh) có thể được người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ủy quyền để tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại trong trường hợp nội dung của khiếu nại chưa được xác định rõ.40 Thanh tra huyện có các quyền và nghĩa vụ sau: “Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại; Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung liên quan khiếu nại; Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; Trưng cầu giám định; Tiến hành các 37 Điều 38 Luật khiếu nại năm 2011. 38 Khoản 2, Điều 29 Luật Khiếu nại năm 2011. 39 Khoản 3, điều 29 Luật Khiếu nại năm 2011. 40 Khoản 2, Điều 52 Luật khiếu nại năm 2011. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 30 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của pháp luật; Báo cáo kết quả xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác minh”41. Như vậy, hoạt động của Thanh tra huyện trong công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại được xem là quan trọng. Vì thông qua hoạt động của mình, Thanh tra huyện đã giúp đỡ rất nhiều các cơ quan quản lý nhà nước cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp huyện trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại. Góp phần chia sẽ bớt công việc của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, làm cho hoạt động quản lý hành chính được nhanh gọn và mang lại hiệu quả hơn. 2.2. Trách nhiệm của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại Trong công tác giải quyết khiếu nại Thanh tra huyện có nhiều trách nhiệm được quy định cụ thể tại Khoản 8, Điều 7 Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/09/2014 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Các trách nhiệm này cụ thể như sau: 2.2.1. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc xử lý đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại Ngoài trách nhiệm thanh tra và giải quyết khiếu nại, Thanh tra huyện còn có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc xử lý đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Trách nhiệm này cụ thể như sau: Thứ nhất, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc xử lý đơn khiếu nại Để làm tốt trách nhiệm này, Thanh tra huyện cần có những biện pháp hướng dẫn phù hợp để góp phần nâng cao công tác giải quyết khiếu nại nói chung, trong xử lý đơn khiếu nại nói riêng. Các biện pháp hướng dẫn này phải đúng quy trình xử lý đơn khiếu nại theo quy định của pháp luật. Qua việc hướng dẫn này, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện cũng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ xử lý đơn khiếu nại của mình. Để xử lý đơn chính xác theo quy định của pháp luật và loại bỏ đơn không đủ điều kiện xử lý dựa vào Thông tư số 04/2010/TT-TTCP ngày 26/08/2010 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo. Theo Điều 5 của Thông tư số 04/2010/TT-TTCP quy định như sau: - Phân loại theo điều kiện xử lý: 41 Khoản 3, Điều 29 Luật Khiếu nại năm 2011. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 31 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Đơn đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây: Đơn có chữ viết là tiếng Việt và được người khiếu nại ký tên trực tiếp; đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại. Đơn chưa được cơ quan tiếp nhận đơn xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đã được xử lý theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại cung cấp được tài liệu, chứng cứ mới. Đơn không đủ điều kiện xử lý là đơn không đáp ứng các yêu cầu nêu trên; đơn được gửi cho nhiều cơ quan, nhiều người, trong đó đã gửi đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết. - Phân loại theo thẩm quyền giải quyết: Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết và đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết. - Phân loại theo số lượng người khiếu nại: Đơn có họ, tên, chữ ký của một người và đơn có họ, tên, chữ ký của nhiều người. - Phân loại theo giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn: Đơn có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc và đơn không kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc. Sau khi đơn đã được phân loại theo đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục theo luật định thì Ủy ban nhân dân cấp xã và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc xử lý đơn khiếu nại như sau: Đối với đơn đủ điều kiện thụ lý và thuộc thẩm quyền giải quyết thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ thụ lý để giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011 thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan phải trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không được thụ lý. Thứ hai, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong giải quyết khiếu nại Để nâng cao hiệu quả đối với công tác giải quyết khiếu nại thì Thanh tra huyện cần có những biện pháp hướng dẫn phù hợp đối với Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong giải quyết khiếu nại. Giải quyết khiếu nại được xem là nhiệm vụ quan trọng trong tình hình hiện nay, nếu giải quyết tốt các khiếu nại cũng bảo đảm tình hình khiếu nại ở nước ta được giảm bớt nhiều hơn, các vụ khiếu nại tồn đọng, kéo dài cũng được giải quyết dứt điểm sẽ không còn tình trạng người dân cứ tiếp tục khiếu nại. Vì vậy, Thanh tra huyện cần có những phương hướng, biện pháp hướng dẫn phù hợp với tình hình thực tế để mang lại hiệu quả cho công tác giải quyết khiếu nại. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 32 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Như vậy, Thanh tra huyện có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc xử lý đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Qua đó, góp phần mang lại hiệu quả cho công tác giải quyết khiếu nại. 2.2.2. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong giải quyết khiếu nại Công tác giải quyết khiếu nại được xem là trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước nói chung, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện nói riêng đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Để công tác giải quyết khiếu nại của người dân được giải quyết kịp thời cần phải có sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan Thanh tra huyện đối với cơ quan thuộc quyền trong giải quyết khiếu nại. Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại đã được quy định cụ thể trong Thông tư liên tịch của Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/09/2014 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định: Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong giải quyết khiếu nại. Từ quy định trên, có thể khẳng định quy định pháp luật hiện nay là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. Quy định là vậy, nhưng chưa có văn bản nào hướng dẫn thống nhất về quy trình nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong giải quyết khiếu nại. Vì vậy, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm, Thanh tra huyện thường rất lúng túng trong việc xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm tra. Hiện nay, việc quy định trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước và Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các quy định pháp luật về khiếu nại được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, thiếu tập trung, thiếu thống nhất, do đó rất khó khăn cho Thanh tra huyện khi tiến hành thanh tra, kiểm tra xác định nội dung thanh tra, đặc biệt là khi các Đoàn thanh tra xác định căn cứ để kết luận về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định pháp luật về khiếu nại. Mặt khác, qua hoạt động thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện cũng góp phần phát hiện những sai phạm, thiếu sót trong việc giải quyết GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 33 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI khiếu nại. Từ đó, Thanh tra huyện và các cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý kịp thời đối với hành vi vi phạm đó. Góp phần làm cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thêm trong sạch, vững mạnh và phát huy tinh thần tự giác chấp hành pháp luật đối với những cá nhân trong cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Bên cạnh đó, cũng góp phần ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật có thể sẽ xảy ra. 2.2.3. Kiến nghị các biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện Qua công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình và qua thực tế giải quyết khiếu nại, Thanh tra huyện sẽ nắm được những hạn chế, yếu kém trong công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan thuộc quyền và biết được những mặt thuận lợi, khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại để từ đó kiến nghị các biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại phù hợp và có hiệu quả hơn đến Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện. Một mặt, khác phục được những hạn chế, yếu kém trong công tác giải quyết khiếu nại. Mặt khác, phát huy được những thuận lợi đã đạt được nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, các biện pháp đó phải thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện. Thông qua hoạt động này, góp phần làm cho công tác giải quyết khiếu nại được nhanh chóng, có hiệu quả và hoàn thiện hơn, giải quyết kịp thời các khiếu nại của người dân, tránh được tình trạng khiếu nại kéo dài, vượt cấp. Trên thực tế, còn một số bộ phận cán bộ, công chức của các cơ quan hành chính nhà nước chưa giải quyết tốt các khiếu nại của người dân dẫn đến tình trạng các khiếu nại cứ kéo dài từ năm này qua năm khác, người dân không hài lòng và tiếp tục khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền cấp trên để mong nhận được kết quả giải quyết khiếu nại của mình. Mặt khác, do nhận thức của một số bộ phận người dân còn hạn chế, không chấp hành trình tự, thủ tục khiếu nại và nghĩa vụ của người khiếu nại theo đúng quy định của Luật Khiếu nại năm 2011. Những tồn tại, hạn chế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Thời hạn giải quyết khiếu nại căn cứ pháp luật không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, một số vụ việc giải quyết còn chậm với thời gian quy định, nhất là chế tài xử lý những trường hợp khiếu nại thiếu căn cứ dẫn đến tình trạng người dân cứ tiếp tục khiếu nại và khiếu nại nhiều lần, vượt cấp, nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để chấm dứt. Do đó, gây nhiều khó khăn cho công tác giải quyết khiếu nại và xử lý đơn thư, chưa kể đến một số trường hợp khiếu nại do bị kích động dẫn đến quá khích. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại của công dân, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện cần có những đề xuất kiến nghị nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình; tập trung giải quyết các vụ việc phức tạp; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Khiếu nại đến người dân... Tiếp tục tăng cường bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 34 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại tại cơ sở và đặc biệt cần chú trọng việc đối thoại với nhân dân. Từ đó, sẽ khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong việc giải quyết khiếu nại. 2.2.4. Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được giao Trong công tác giải quyết khiếu nại, khi cần thiết thì Chánh Thanh tra huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho trách nhiệm xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Và khi được giao trách nhiệm này, Chánh Thanh tra huyện phải thực hiện nhiệm vụ một cách khách quan, vô tư và nhanh chóng để giúp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có những biện pháp để giải quyết kịp thời. Trong giai đoạn xác minh thì Chánh Thanh tra huyện phải thành lập Đoàn thanh tra, trong Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên của đoàn thanh tra để tiến hành xác minh việc giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại được quy định trong Luật Khiếu nại năm 2011 không. Trên cơ sở kết luận giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và các thông tin, tài liệu đã thu thập được, Đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích, đối chiếu, so sánh, đánh giá; tiến hành xác minh thực tế (nếu thấy cần thiết) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan của những thông tin, tài liệu đã xác minh. Trưởng đoàn thanh tra phải tiến hành xác minh xem việc thụ lý giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là đúng thẩm quyền hay chưa và thời hạn giải quyết có đúng thời hạn hay không. Sau đó, xem xét về quy trình xác minh, tổ chức đối thoại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã tiến hành là đúng theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại chưa và các vấn đề liên quan đến việc giải quyết khiếu nại. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra trong khi tiến hành thanh tra, nếu phát hiện việc giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chưa đúng thì phải báo cáo ngay với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để xem xét lại quá trình giải quyết khiếu nại của mình. Thông qua quá trình xác minh, kết luận việc giải quyết khiếu nại thì Thanh tra huyện có điều kiện phát hiện ra các những khiếu nại giải quyết không đúng pháp luật, gây ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó Thanh tra huyện thực hiện các chức năng, quyền hạn mà pháp luật cho phép để kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có các biện pháp xử lý theo pháp luật. Như vậy, pháp luật quy định trách nhiệm của Chánh Thanh tra huyện trong việc xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao như vậy là chưa hợp lý, còn nhiều hạn chế, bất cập. Trong khi Thanh tra huyện là cơ quan chuyên GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 35 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại. Nếu như vậy, thì khi tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết các vụ việc khiếu nại khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao, nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, giải quyết khiếu nại chưa đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Khiếu nại năm 2011, thì Thanh tra huyện không thể có một kết luận khách quan, vô tư như chức năng của cơ quan này là phát huy tính minh bạch, trong sạch trong hoạt động thanh tra, đẩy lùi tiêu cực, nâng cao các hoạt động thanh tra, kiểm tra thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Như vậy, Luật Khiếu nại có nên quy định trách nhiệm này của Chánh Thanh tra huyện hay không hay có những thay đổi mới hơn trong quy định trách nhiệm của Thanh tra huyện để cho cơ quan này hoạt động một cách chủ động và có hiệu quả hơn. 2.2.5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Thanh tra huyện có thể tiến hành theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Mục đích của việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc nhằm nắm bắt được tình hình giải quyết khiếu nại, việc ra quyết định giải quyết khiếu nại và thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Và qua việc theo dõi, kiểm tra này, Thanh tra huyện có thể phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Qua đó, đề nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của mình để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý tích cực, thúc đẩy việc giải quyết khiếu nại có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc như vậy có tác dụng phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật có thể sẽ xảy ra ngay tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Như vậy, quyết định giải quyết khiếu nại phải đáp ứng đầy đủ các quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 như sau: “Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây: Ngày, tháng, năm ra quyết định; Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; Nội dung khiếu nại; Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; Kết quả đối thoại (nếu có); Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; Kết luận nội dung khiếu nại; Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại; Việc bồi GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 36 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có); Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án”42. “Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung sau đây: Ngày, tháng, năm ra quyết định; Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại; Nội dung khiếu nại; Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu; Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; Kết quả đối thoại; Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ. Trường hợp khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp kết luận nội dung khiếu nại là sai toàn bộ thì yêu cầu người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính; Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có); Quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án”43. Như vậy, trách nhiệm tiến hành theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác giải quyết khiếu nại của Thanh tra huyện đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân và đó cũng là một trong những giải pháp góp phần hạn chế hành vi vi phạm xảy ra tại cơ quan, tổ chức và giải quyết tình hình khiếu nại phức tạp, dai dẳng như hiện nay. 2.2.6. Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật Thanh tra huyện giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình sau khi tổ chức, cá nhân nộp đơn khiếu nại đến cơ quan của Thanh tra huyện hoặc gửi đơn qua Bưu chính. Tiếp sau đó, Thanh tra huyện sẽ thụ lý giải quyết các khiếu nại đó trong trường hợp các khiếu nại phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Thanh tra huyện nhưng không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011 như sau: Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết: - “Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí 42 43 Khoản 2, Điều 31 Luật Khiếu nại năm 2011. Khoản 2, Điều 40 Luật Khiếu nại năm 2011. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 37 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định; - Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; - Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp; - Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại; - Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; - Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng; - Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; - Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại; - Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án”44. Thanh tra huyện phải ra văn bản thông báo về việc thụ lý giải quyết và phải nêu rõ lý do theo Điều 27 Luật Khiếu nại năm 2011 như sau: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền Thanh tra huyện phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do. Sau khi thụ lý giải quyết khiếu nại, Thanh tra huyện phải xác minh nội dung khếu nại. Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức xác minh mà người viết đã nêu ở các phần trước. Trong quá trình thực hiện việc xác minh Thanh tra huyện có các quyền, nghĩa vụ theo Khoản 3, Điều 29 Luật Khiếu nại năm 2011. Trong giai đoạn này, Thanh tra huyện phải thành lập Đoàn thanh tra để xác minh theo, nếu thấy cần thiết có thể trưng cầu giám định những vấn đề chưa rõ để làm cơ sở kết luận. Khi tiến hành xong giai đoạn xác minh, Thanh tra huyện phải tiến hành tổ chức đối thoại và trong quá trình giải quyết khiếu nại nếu xét thấy yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì Thanh tra huyện tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan để làm rõ hơn nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại. Việc tổ chức đối thoại lần đầu được thực hiện công khai, dân chủ theo quy định tại Điều 30 Luật Khiếu nại năm 2011. Sau khi tổ chức đối thoại, Thanh tra huyện phải ra quyết định giải quyết khiếu nại và gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu cho người khiếu 44 Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 38 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI nại, người bị khiếu nại, Thanh tra tỉnh hoặc người thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.45 Như vậy, trong công tác giải quyết khiếu nại, Thanh tra huyện cũng giữ một vai trò quan trọng. Trách nhiệm của Thanh tra huyện ngày càng được nâng cao qua các văn bản pháp luật. Vì vậy, Thanh tra huyện cần phát huy hơn nữa vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình để công tác giải quyết khiếu nại mang lại hiệu quả cao hơn.  Nhận xét chung: Tóm lại, trong chương 2 quy định của pháp luật về chức năng của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại các vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện; cũng như các vấn đề về trách nhiệm của Thanh tra huyện cũng được người viết tìm hiểu và phân tích dựa trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến Thanh tra huyện; qua quá trình phân tích người viết cũng đã chỉ ra những điểm còn hạn chế, bất cập cũng như những điểm tích cực của các vấn đề liên quan đến Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, chỉ ở mức độ nhận xét sơ bộ ban đầu nên chưa thể đem ra phân tích, đánh giá cụ thể; cũng như tìm giải pháp cho vấn đề; mà những vấn đề còn chưa phân tích rõ ở chương 2 sẽ được người viết làm rõ ở chương 3 phần thực trạng về vấn đề. 45 Minh Tiến, Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu, Giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc thẩm quyền của Thanh tra huyện, thị xã, http://vpubnd.laichau.gov.vn/detailNews.aspx?id=8430&lang=vi&Cate=117, [ngày truy cập 4-10-2014]. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 39 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HƢƠNG 3 THỰC TRẠNG THAM GIA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA THANH TRA HUYỆN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Trong chương 3, người viết sẽ trình bày hai nội dung chính bao gồm: thứ nhất là những nội dung về thực trạng tham gia vào công tác giải quyết khiếu nại của Thanh tra huyện. Ở phần này, người viết sẽ phân tích những thuận lợi và khó khăn khi Thanh tra huyện tham gia vào công tác giải quyết khiếu nại, trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân của những khó khăn và đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường, phát huy vai trò của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại; thứ hai là nội dung về thực trạng của công tác giải quyết khiếu nại, người viết sẽ tìm hiểu và phân tích những thuận lợi và khó khăn trong công tác này và đồng thời sẽ đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại trong tình hình hiện nay. 3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại hiện nay Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã và đang tập trung quan tâm vào công tác giải quyết khiếu nại. Tình hình khiếu nại hiện nay đã tăng so với những năm trước. Vì vậy, vấn đề giải quyết khiếu nại cũng đang là vấn đề đầy khó khăn và phức tạp. Trước tình hình đó, công tác giải quyết khiếu nại đang được quan tâm và cũng nhờ vậy mà không ngừng đạt được những thành quả đáng kể. Bên cạnh những thuận lợi đã đạt được cũng gặp không ít những vấn đề khó khăn đang vấp phải. 3.1.1. Những thuận lợi trong công tác giải quyết khiếu nại hiện nay Những thành quả đạt được trong công tác giải quyết khiếu nại là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó những thuận lợi có được là một trong những nguyên nhân góp phần vào thành quả đạt được trong công tác giải quyết khiếu nại hiện nay. Những thuận lợi trong công tác giải quyết khiếu nại bao gồm: Thứ nhất, Đảng và Nhà nước đã ban hành, thể chế hóa và từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật về giải quyết khiếu nại Việc làm này đã tạo hành lang cơ sở pháp lý vững chắc nhằm hạn chế tình hình khiếu nại và giải quyết tốt công tác khiếu nại; đó là việc Bộ Chính trị đã ra Thông báo số 130/TB-TW ngày 10/01/2008 kết luận về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải pháp trong thời gian tới. Qua đó, lãnh đạo các địa phương cần thực hiện một số giải pháp quan trọng nhằm tăng cường và phát huy trách nhiệm của các cấp ủy và thủ trưởng các cơ quan nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đã ban hành chương trình, GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 40 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI kế hoạch cụ thể và tổ chức các hội nghị quán triệt, hướng dẫn thực hiện cho các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; sắp xếp lại tổ chức bộ máy làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và đã thành lập 03 Cục giải quyết khiếu nại và Thanh tra theo khu vực Phía Bắc, Miền Trung - Tây Nguyên và phía Nam. Ngoài ra, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 50/CT-TW ngày 05/01/2011, yêu cầu các cấp ủy, các tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt 08 nhóm nhiệm vụ và một trong những nhiệm vụ đó là giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân. Và theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và Kế hoạch 1130/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ ngày 10/05/2012 về kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài và đã đạt được những kết quả tích cực. Trong thực tế đã huy động được tối đa mọi nguồn lực của ngành Thanh tra để tiến hành, nhất là Cục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra. Qua đó, thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác giải quyết khiếu nại trong tình hình hiện nay. Thứ hai, qua công tác thanh tra cũng đạt được những kết quả đáng kể trong hoạt động giải quyết khiếu nại Qua công tác thanh tra của cơ quan thanh tra nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại đã kiến nghị cho cơ quan có thẩm quyền ở các cấp, các ngành xử lý nghiêm các cán bộ có sai phạm, khôi phục được quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, thu hồi tiền và nhiều tài sản có giá trị cho Nhà nước. Nhiều vụ việc khiếu nại tồn đọng, kéo dài, phức tạp đã được giải quyết dứt điểm, góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên phạm vi cả nước, phục vụ có hiệu quả công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng. Năm 2013, toàn ngành đã triển khai 8.921 cuộc thanh tra hành chính và 197.690 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm 326.552 tỷ đồng, 4.520 ha đất, trong đó kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 25.225 tỷ đồng, 3.653 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 3.095 tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật đối với 1.586 tập thể, 2.675 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 72 vụ việc, 75 người. Cụ thể: Thanh tra Chính phủ tiến hành 48 cuộc thanh tra. Đến nay đã kết thúc 37 cuộc; ban hành 17 kết luận thanh tra. Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm số tiền 7.443 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi 911 tỷ đồng; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi 198 ha đất; chuyển cơ quan điều tra xử lý 9 vụ. Thanh tra các bộ, ngành, địa phương triển khai 8.873 cuộc thanh tra, kết thúc và ban hành kết luận 8.220 cuộc; phát hiện vi phạm số tiền là 4.115 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 2.797 tỷ đồng, 3.030 ha đất; đã thu hồi 783 tỷ đồng, 216 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 1.586 tập thể, 2.675 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 63 vụ việc, 75 người. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 41 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Về công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra: Toàn ngành đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 3.990 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi và xử lý khác 9.428/14.231 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 66,3%); trong đó: Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra, đôn đốc 20 kết luận, thu hồi và xử lý khác là 9.158 tỷ đồng/13.821 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 66,26 %); xử lý, thu hồi 1.450 ha/10.941 ha đất (đạt tỷ lệ 13%). Thanh tra các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 3.970 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi 270/410 tỷ đồng (đạt 66%) và 263/326 ha đất. Về giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài: Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ, tính đến ngày 15/8/2013, toàn ngành Thanh tra đã rà soát 528/528 vụ việc (đạt 100%), đã kiểm tra, có phương án giải quyết 466/528 vụ việc, đạt tỷ lệ 88,26%.46 Thứ ba, giải quyết khiếu nại cũng góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Giải quyết khiếu nại được xem là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp trong những năm nay. Chính vì thế, Nhà nước đã tập trung nguồn lực ở các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan thanh tra nhà nước, các cấp, các ngành trong giải quyết khiếu nại, để qua đó đạt được những kết quả đáng kể trong công tác giải quyết khiếu nại. Cụ thể như sau: Năm 2011, qua giải quyết khiếu nại, tố cáo các cơ quan có thẩm quyền đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước trên 70 tỉ đồng, 104,1 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân trên 58 tỉ đồng, 255,3 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 506 người, chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 23 vụ việc với 54 người.47 Năm 2012, từ kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo các cơ quan chức năng đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 96.790 tỷ đồng, 84 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 215.557 tỷ đồng, 132.3 ha đất; minh oan cho 343 người; trả lại quyền lợi cho 2.960 người, kiến nghị xử lý hành chính 493 người; chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 49 vụ việc, với 56 người.48 Năm 2013, qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 95 tỷ đồng, 89 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 1.083 tỷ đồng, 93 ha đất; kiến nghị xử lý 46 Báo cáo của Thanh tra Chính phủ ngày 06/01/2014 về tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2014 của ngành Thanh tra. 47 Nguyễn Hồng Điệp, Tạp chí cộng sản, Nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần hoàn thành thắng lợi cuộc bầu cử các nhiệm kỳ 2011-2016, http://tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-moi/2011/603/Nang-cao-chat-luong-giai-quyet-khieunai-to-cao-gop-phan.aspx, [ngày truy cập 6-10-2014]. 48 Thanh tra Việt Nam, Ngành Thanh tra đã nổ lực rất cao trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, http://thanhtra.net/forum/44-1288-1, [ngày truy cập 24-10-2014]. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 42 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI hành chính 675 người, chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 28 vụ việc với 89 người.49 Từ ngày 15/8/2013 đến ngày 15/8/2014, qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 24,8 tỷ đồng; 10,6 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 86,1 tỷ đồng và 20,2 ha đất; bảo vệ quyền lợi chính đáng cho 2.131 người; kiến nghị xử lý vi phạm hành chính 594 trường hợp (đã xử lý 446 người); chuyển cơ quan điều tra 83 vụ, với 39 người.50 Chính vì vậy, ngành Thanh tra cũng đã đẩy mạnh công tác thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật Khiếu nại năm 2011 ở chính quyền địa phương để chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại của công dân. Đồng thời, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhiều vụ việc khiếu nại. Những kết quả trên đã góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua. Thứ tư, công tác giải quyết khiếu nại hiện nay đang được quan tâm, chú trọng và được xem là nhiệm vụ trọng tâm Trước tiên, là việc ban hành các văn bản pháp luật về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, của các cơ quan hành chính nhà nước và ngành Thanh tra đối với công tác giải quyết khiếu nại đã được triển khai, thực hiện một cách nghiêm túc và đạt được những kết quả đáng kể. Trong đó, nhiệm vụ về rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại tồn đọng, kéo dài của ngành Thanh tra đã thu hút sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, làm thay đổi nhận thức của toàn xã hội về khiếu nại và góp phần quan trọng vào giữ vững trật tự xã hội, phát triển kinh tế. Giải pháp quan trọng hàng đầu của Bộ Chính trị là tăng cường và phát huy trách nhiệm của các cấp ủy Đảng trong công tác giải quyết khiếu nại. Cụ thể, Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cấp trên đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và phân công trách nhiệm cho các cơ quan hành chính cấp dưới để theo dõi, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại gắn với cải cách hành chính, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, coi hiệu quả giải quyết khiếu nại là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực, hiệu quả công tác của các cơ quan hành chính nhà nước, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Ngoài ra, Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước các cấp cũng đã có kế hoạch giải quyết cụ thể, đã chỉ đạo, phân công các ngành chức năng tập trung rà soát phối hợp để giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại đông người. Bên cạnh đó, ngành Thanh tra cũng đã phát huy vai trò của mình trong việc giải quyết khiếu 49 Tập trung giải quyết trên 85% các vụ việc khiếu nại phát sinh, http://bao.hay.la/thoi-su/tap-trung-giai-quyet-tren-85-cac-vu-khieu-nai-phat-sinh/13129046, [ngày truy cập 24-10-2014]. 50 Lê Thu, Khiếu nại, tố cáo sai vẫn chiếm tỷ lệ lớn, Báo hải quan, 2014, http://www.baohaiquan.vn/pages/khieu-nai-to-cao-sai-van-chiem-ty-le-lon.aspx, [ngày truy cập 6-10-2014]. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 43 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI nại và góp phần giải quyết các vụ việc khiếu nại tồn đọng, phức tạp, kéo dài trong những năm qua. Với những điều kiện thuận lợi như trên, công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước và ngành Thanh tra trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như sau: Năm 2011, các cơ quan nhà nước đã tiếp 375.001 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận, xử lý 170.704 đơn thư khiếu nại, tố cáo; giải quyết 70.040 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Về xử lý đơn thư, Thanh tra Chính phủ đã xử lý 21.565 trong tổng số 22.645 đơn thư tiếp nhận (giảm 48,8% so với năm 2010). Thanh tra các địa phương tiếp nhận, xử lý 119.633 đơn thư khiếu nại, tố cáo, tăng 17,15% so với năm 2010 (trong đó có 67.346 vụ việc thuộc thẩm quyền, gồm 61.514 khiếu nại). Thanh tra Chính phủ đã thanh tra, kiểm tra, xem xét 362 vụ việc, trong đó có 88 vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao (đã báo cáo Thủ tướng 69 vụ việc). Thanh tra các bộ, ngành, địa phương đã giải quyết 70.040/81.105 vụ việc thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 86,48%. Trong đó: 60.553/70.575 vụ việc khiếu nại, đạt tỷ lệ 85,8%. Các địa phương và đơn vị có tỷ lệ giải quyết đạt cao là: Tiền Giang (98,56%), Hậu Giang (97,22%), Nghệ An (97,08%), Kiên Giang (96,13%), Thành phố Hồ Chí Minh (87,96%), Hà Nội (85,33%)51... Năm 2012, theo Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Chiến Bình cho biết, các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 59.496/70.587 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 84,3%. Trong đó, Thanh tra Chính phủ và Thanh tra các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai kiểm tra, rà soát đã giải quyết 528 vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Tính đến nay đã rà soát được 389/528 vụ việc, đạt tỷ lệ 73,6%, trong đó 280 vụ việc đã có phương án giải quyết thống nhất giữa bộ, ngành Trung ương và địa phương, đạt tỷ lệ 53%.52 Năm 2013, các cơ quan nhà nước đã tiếp 380.331 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo (giảm 2% so với năm 2012), với 4.481 đoàn đông người (giảm 1,2%), trong đó: Các Bộ, ngành Trung ương tiếp 44.640 lượt người, 190 lượt đoàn đông người); so với năm 2012 tăng 21,1% lượt người, giảm 12,9% lượt đoàn đông người. Các địa phương đã tiếp 311.430 lượt người, 3.620 lượt đoàn đông người; so với năm 2012, giảm 5% số lượt người và 3% số đoàn đông người. Về tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo: Các cơ quan hành chính nhà nước tiếp nhận, xử lý 215.789 đơn thư khiếu nại, tố cáo. Trong đó, Thanh tra Chính phủ đã xử lý 16.553 trong tổng số 16.903 đơn thư tiếp nhận, trong 51 Nguyễn Hồng Điệp, Tạp chí cộng sản, Nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần hoàn thành thắng lợi cuộc bầu cử các nhiệm kỳ 2011-2016, http://tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-moi/2011/603/Nang-cao-chat-luong-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-go p-phan.aspx, [ngày truy cập 6-10-2014]. 52 Thanh tra Việt Nam, Ngành Thanh tra đã nổ lực rất cao trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, http://thanhtra.net/forum/44-1288-1, [ngày truy cập 24-10-2014]. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 44 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI đó có 5.124 (chiếm 31%) đơn đủ điều kiện xử lý. Thanh tra các bộ, ngành tiếp nhận, xử lý 22.010 đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó có 8.583 vụ việc thuộc thẩm quyền và Thanh tra địa phương tiếp nhận, xử lý 176.876 đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó có 35.233 vụ việc thuộc thẩm quyền.53 Từ ngày 15/8/2013 đến ngày 15/8/2014, các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 37.716 vụ trên tổng số 44.426 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỉ lệ 84,9%.54 Trong 6 tháng đầu năm 2014, Toàn ngành đã triển khai 3.399 cuộc thanh tra hành chính và 85.036 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại 391.108 tổ chức, cá nhân. Qua thanh tra phát hiện vi phạm 9.853,7 tỷ đồng; 1.082,4 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 6.818,7 tỷ đồng và 409,4 ha đất (đã thu hồi 3.789,9 tỷ đồng); đã kiến nghị xử lý kỷ luật đối với 548 tập thể, 1.160 cá nhân; ban hành 103.360 quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổ chức, cá nhân với số tiền 1.173 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 18 vụ, 24 đối tượng.55 Như vậy, qua thực tế trên cho thấy công tác giải quyết khiếu nại ở nước ta hiện nay đang được quan tâm và cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan thanh tra cũng đã tăng cường công tác giải quyết khiếu nại trong tình hình hiện nay. Thời gian qua, công tác giải quyết khiếu nại đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần vào việc ổn định an ninh, chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thứ năm, vai trò của ngành Thanh tra ngày càng được nâng cao và đạt được nhiều kết quả đáng kể trong công tác giải quyết khiếu nại Trước hết dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, sự quan tâm giúp đỡ của các ngành, các cấp và ủng hộ của nhân dân, toàn ngành Thanh tra đã đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong công tác giải quyết khiếu nại. Qua đó, vai trò giải quyết khiếu nại cũng được nâng cao. Cụ thể như sau: Trước tiên, công tác thanh tra và vai trò giải quyết khiếu nại trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình kế hoạch công tác thanh tra được chú trọng nhằm giúp triển khai các cuộc thanh ra đảm bảo theo nội dung, yêu cầu và định hướng góp phần đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế đất nước. 53 Báo cáo của Thanh tra Chính phủ ngày 06/01/2014 về tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2014 của ngành Thanh tra. 54 Lê Thu, Khiếu nại, tố cáo sai vẫn chiếm tỷ lệ lớn, Báo hải quan, 2014, http://www.baohaiquan.vn/pages/khieu-nai-to-cao-sai-van-chiem-ty-le-lon.aspx, [ngày truy cập 7-10-2014]. 55 K. Dung, Thanh tra Việt Nam, Toàn ngành Thanh tra khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2014, http://thanhtravietnam.vn/toan-nganh-thanh-tra-khac-phuc-kho-khan-phan-dau-hoan-thanh-ke-hoach-nam-2014_t1 14c9n33970, [ngày truy cập 22-10-2014]. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 45 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Điển hình trong năm 2013, toàn ngành đã triển khai 8.921 cuộc thanh tra hành chính và 197.690 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra, phát hiện nhiều vi phạm, đã kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước hơn 25,2 nghìn tỷ đồng, 3,6 nghìn ha đất; xử phạt vi phạm hành chính hơn 3 nghìn tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật đối với 1.586 tập thể, 2.675 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 72 vụ việc, 75 người. Công tác giám sát, thẩm định, xử lý sau thanh tra được tăng cường nên các kết luận thanh ta chính xác, khả thi hơn, tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản đạt 66,35%, cao hơn các năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2014, toàn ngành đã triển khai 3.399 cuộc thanh tra hành chính, trong đó Thanh tra Chính phủ tiến hành 46 cuộc thanh tra, kiểm tra; thanh tra các Bộ, ngành, địa phương triển khai 85.036 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại 391.108 tổ chức, cá nhân. Thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành 606 cuộc thanh tra về trách nhiệm thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 1.100 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra. Qua thanh tra phát hiện vi phạm 9.853,7 tỷ đồng, 1.082,4 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 6.818,7 tỷ đồng và 409,4 ha đất (đã thu hồi 3.789,9 tỷ đồng); đã kiến nghị xử lý kỷ luật đối với 548 tập thể, 1.160 cá nhân; ban hành 103.360 quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổ chức, cá nhân với số tiền 1.173 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 18 vụ, 24 đối tượng.56 Bên cạnh đó, công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan thanh tra cũng rất quyết liệt. Ngành Thanh tra vừa làm tốt vai trò tham mưu của mình, vừa tổ chức triển khai các nhiệm vụ trong việc giải quyết khiếu nại, việc chỉ đạo, điều hành quyết liệt hơn, tập trung hơn. Trong năm 2013, toàn ngành đã tiếp hơn 380.000 lượt công dân, tiếp nhận xử lý gần 215.800 đơn các loại; giải quyết 39.013/43.932 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ trên 88,8%, vượt chỉ tiêu phấn đấu (85%). Điểm nổi bật là đã tích cực kiểm tra, rà soát, giải quyết cơ bản các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đạt tỷ lệ gần 90%. Đồng thời, ngành Thanh tra đã giúp các cấp chính quyền tiến hành sơ kết, đánh giá việc thực hiện các giải pháp trong Thông báo kết luận số 130/TB-TW ngày 10/1/2008 của Bộ Chính trị. Có thể nói, trách nhiệm và hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại được nâng lên và tác động tích cực đến tình hình khiếu nại: Cả nước giảm 2% số lượt người, giảm 1,2 % số đoàn đông người; nhiều địa phương không phát sinh mới các vụ việc phức tạp, đông người. Mặt khác, thông qua hoạt động thanh tra và giải quyết khiếu nại, ngành Thanh tra đã phát hiện 45 vụ, 99 đối tượng có 56 Báo cáo tóm tắt của Thanh tra Chính phủ ngày 10/07/2014 về sơ kết công tác thanh tra 6 tháng đầu năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2014. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 46 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI dấu hiệu tham nhũng, đã kiến nghị thu hồi 354 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 10 tập thể, 104 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý 26 vụ, 39 đối tượng.57 Nhìn chung, trong những năm qua, các cơ quan thanh tra đã có nhiều cố gắng, tham mưu, đề xuất nhiều giải pháp tích cực trong giải quyết khiếu nại. Việc chỉ đạo thực hiện tập trung, đồng bộ hơn, đã huy động sức mạnh của nhiều lực lượng nên đã kịp thời xử lý các tình huống phức tạp, giải quyết dứt điểm được nhiều vụ việc mới phát sinh ngay tại địa phương. Điểm đột phá trong năm qua là Thanh tra Chính phủ ban hành Kế hoạch 319/KH-TTCP và hướng dẫn, chỉ đạo tập trung, ráo riết đối với toàn ngành trong việc rà soát, kiểm tra, giải quyết được nhiều vụ việc khiếu nại tồn đọng, bức xúc, kéo dài, góp phần làm giảm phần nào số vụ việc khiếu nại vượt cấp lên Trung ương và tình hình khiếu nại phức tạp ở nhiều địa bàn. Ngoài ra, thanh tra các cấp đã thường xuyên báo cáo tình hình, kết quả và giúp Thủ tướng Chính phủ và Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện công tác giải quyết khiếu nại; đẩy mạnh tuyên truyền các quy định pháp luật về khiếu nại; tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ trong giải quyết khiếu nại. 3.1.2. Những khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại hiện nay Trong công tác giải quyết khiếu nại hiện nay vẫn còn tồn tại những khó khăn dẫn đến việc giải quyết khiếu nại của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra nhà nước còn nhiều vướng mắc, bất cập về cơ chế giải quyết khiếu nại, dẫn đến nhiều vụ việc giải quyết chưa đảm bảo dân chủ, công khai, chưa khách quan, công bằng, hợp lý và tính khả thi thấp. Cụ thể những khó khăn đó như sau: Thứ nhất, việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật còn trì trệ và kéo dài dẫn đến tình trạng khiếu nại còn tồn đọng qua nhiều năm Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật là công việc có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức... Mặc dù vậy, việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật còn chậm trễ, kéo dài và chưa được chú trọng, từ đó dẫn đến tình trạng có nhiều vụ việc tồn đọng, kéo dài qua nhiều năm, nhiều cấp giải quyết nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Nguyên nhân của tình trạng này về mặt khách quan là do các quy định pháp luật trước đây chưa hội đủ những quy định cần thiết về theo dõi, đôn đốc và kiểm tra thường xuyên việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; cách thức, trình tự, thủ tục tiến hành, thiếu các chế tài phù hợp để đảm bảo cho việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có kết quả trên thực tế. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là 57 Huỳnh Phong Tranh, Ngành Thanh tra tiếp tục đoàn kết, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, http://thanhtra.com.vn/tin-tuc-chong-tham-nhung/trong-nuoc/nganh-thanh-tra-tiep-tuc-doan-ket-no-luc-hoan-thanh-tot-nhiem-vu -2014_t114c1080n69107, [ngày truy cập 21-10-2014]. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 47 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI người đứng đầu chính quyền các cấp, thủ trưởng các sở ngành, cơ quan, đơn vị chưa tập trung chỉ đạo, theo dõi quá trình tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại. Từ đó việc tổng hợp, báo cáo không đầy đủ, thiếu chính xác đã làm giảm hiệu lực hiệu quả về giải quyết khiếu nại, giảm hiệu lực kỷ cương hành chính. Mặt khác, người được giao trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại chưa làm hết trách nhiệm và người giải quyết khiếu nại thiếu kiểm tra đôn đốc, thiếu sự phối hợp, đề xuất biện pháp thực thi hiệu quả. Từ đó, dẫn đến người khiếu nại tiếp tục gửi đơn với thái độ rất bức xúc, hoặc quay sang tố cáo chính quyền cố tình bao che sai phạm, làm giảm lòng tin của người dân vào bộ máy chính quyền. Bên cạnh đó, việc bảo đảm thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì trách nhiệm thi hành các quyết định này chủ yếu thuộc về các cơ quan hành chính nhà nước, pháp luật lại chưa quy định cụ thể trách nhiệm, các biện pháp chế tài đối các cơ quan không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại của cấp có thẩm quyền. Do đó, hiệu quả của việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại này còn phụ thuộc vào sự tự giác của các cơ quan hành chính nhà nước. Cụ thể trong năm 2013 như sau: Toàn ngành Thanh tra đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 3.990 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi và xử lý khác 9.428/14.231 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 66,3%); trong đó: Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra, đôn đốc 20 kết luận, thu hồi và xử lý khác là 9.158 tỷ đồng/13.821 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 66,26 %); xử lý, thu hồi 1.450 ha/10.941 ha đất (đạt tỷ lệ 13%). Thanh tra các bộ, ngành và Thanh tra địa phương đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 3.970 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi 270/410 tỷ đồng (đạt 66%) và 263/326 ha đất.58 Thứ hai, sự bất hợp tác của người khiếu nại trong công tác giải quyết khiếu nại Việc người khiếu nại không hợp tác với cơ quan có thẩm quyền trong công tác giải quyết khiếu nại vẫn đang tiếp tục xảy ra. Nhiều trường hợp cơ quan thụ lý đơn mời nhiều lần nhưng người khiếu nại không đến, thậm chí có trường hợp người khiếu nại trả lại giấy mời làm việc cho người giải quyết khiếu nại hoặc đến làm việc nhưng không ký vào biên bản. Khi gặp trường hợp này, một số cơ quan tham mưu giải quyết đề nghị xếp hồ sơ, tuy nhiên Luật Khiếu nại năm 2011 và các văn bản hướng dẫn không đề cập đến tình huống này nhưng nếu vẫn thụ lý giải quyết thì không có cơ sở, không đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định. Vấn đề này cũng cần phải được tiếp tục hướng dẫn để tạo thuận lợi cho các địa phương trong công tác giải quyết khiếu nại trong tình hình hiện nay.59 58 Báo cáo của Thanh tra Chính phủ ngày 06/01/2014 về tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2014 của ngành Thanh tra. 59 Nguyễn Thị Oanh, Cổng thông tin điện tử Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai, Những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại, GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 48 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Thứ ba, tình trạng khiếu nại vượt cấp, đông người vẫn còn nhiều Một khó khăn có thể nói là tương đối phổ biến hiện nay, đó là việc đơn đã được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, đã có quyết định cuối cùng hoặc đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai nhưng người dân vẫn không đồng ý với nội dung giải quyết và tiếp tục có đơn gửi đến nhiều cấp, nhiều ngành kể cả Trung ương và địa phương và không cung cấp được những tình tiết mới. Lượng đơn này tiếp tục được các cơ quan chuyển về địa phương đề nghị xem xét, trả lời cho cơ quan chuyển đơn và người khiếu nại do đó gây mất nhiều thời gian của cơ quan có thẩm quyền để xử lý. Số lượng các vụ việc khiếu nại vượt cấp, đông người vẫn còn nhiều. Trong những người đi khiếu nại có những người khiếu nại đúng, mong muốn được pháp luật giải quyết công minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhưng cũng có một số người mặc dù về việc khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết đúng pháp luật, nhưng hoặc vì thiếu hiểu biết hoặc vì cố chấp mà vẫn cố tình khiếu nại tiếp và kéo dài. Một số người đi khiếu nại có thái độ gay gắt, cực đoan, có hành vi quá khích làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội ở một số địa bàn. Biểu hiện cụ thể như sau: Năm 2012, theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp 349.129 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, trong đó có 4.772 lượt đoàn đông người. So với năm 2011, số lượt đoàn đông người tăng 22,6%. Như vậy, số lượt đoàn đông người tăng và tính chất, mức độ có thời điểm gay gắt hơn từ tháng 2 đến tháng 5/2012.60 Năm 2013, các cơ quan nhà nước đã tiếp 380.331 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, với 4.481 đoàn đông người, trong đó: Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp 24.261 lượt người, 671 lượt đoàn đông người 5.772 vụ việc; so với năm 2012, tăng 13,6% số lượt người, tăng 8,8% đoàn đông người. Các Bộ, ngành Trung ương tiếp 44.640 lượt người, 190 lượt đoàn đông người. Các địa phương đã tiếp 311.430 lượt người, 3.620 lượt đoàn đông người.61 Từ ngày 15/8/2013 đến ngày 15/8/2014, theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh số lượt công dân đến các cơ quan hành chính khiếu nại, tố cáo giảm 1,8% so với năm 2013, nhưng số đoàn đông người lại tăng 12,1%; số đơn thư khiếu nại, http://hdnd.dongnai.gov.vn/Pages/glp-5de077a2-2371-476e-8679-6a99293b1a89-glptype-news-glpprint-23984-glps ite-1.html, [ngày truy cập 8-10-2014]. 60 Thanh tra Việt Nam, Ngành Thanh tra đã nổ lực rất cao trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, http://thanhtra.net/forum/44-1288-1, [ngày truy cập 26-10-2014]. 61 Báo cáo của Thanh tra Chính phủ ngày 06/01/2014 về tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2014 của ngành Thanh tra. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 49 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI tố cáo giảm 3,39%; số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính Nhà nước giảm hơn 9,5%.62 Hiện tượng những người, nhóm người khiếu nại "liên kết" với nhau để khiếu nại. Như khi triển khai các dự án nâng cấp quốc lộ 1A, một số tỉnh khu vực phía Bắc Miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh); khi triển khai khu công nghiệp, khu đô thị đông nhất là vụ việc Văn Giang, Dương Nội. Tình trạng khiếu nại đông người nhằm tạo thêm sức ép lên các cơ quan Đảng và Nhà nước. Đáng chú ý là trong một số trường hợp có sự xúi giục, kích động của các thế lực thù địch nhằm lôi kéo những người khi khiếu nại liên kết đông người có những hành vi quá khích, gây rối như: mang theo băng rôn, biểu ngữ, diễu hành trên đường phố, tụ tập trước Trụ sở các cơ quan của Trung ương, Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để gây rối, đặc biệt là tụ tập đông người trước Tổng Lãnh sự nước ngoài, Nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất làm cho tình hình khiếu nại càng trở nên phức tạp.63 Thứ tư, công tác giải quyết khiếu nại còn tồn đọng, phức tạp, kéo dài dẫn đến tình trạng khiếu kiện cũng gia tăng Qua thực tiễn cho thấy ở một số nơi nhận thức về công tác giải quyết khiếu nại chưa cao, thực hiện chưa chặt chẽ, kém hiệu quả. Một số địa phương chưa chủ động, có trường hợp thiếu tích cực hoặc chờ đợi cơ quan cấp trên. Tiến độ giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền nhìn chung còn chậm. Hiệu quả việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại tồn đọng, phức tạp, kéo dài đạt được chưa cao. Việc ban hành các văn bản giải quyết, thông báo chấm dứt thụ lý, chấm dứt giải quyết khiếu nại theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ còn chậm. Việc thực hiện quy trình rà soát theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ như: tổ chức đối thoại, đăng tải công khai thông báo, quyết định giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng… có lúc còn lúng túng, thiếu thống nhất. Việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo chưa kịp thời, đầy đủ nên khó khăn trong việc chỉ đạo, theo dõi và tổng hợp báo cáo. Chính vì vậy, tình trạng các khiếu nại bị tồn đọng, kéo dài từ năm này đến năm khác dẫn đến tình trạng khiếu kiện cũng ngày càng gia tăng. Mặt khác, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn bị động, thiếu chặt chẽ, trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại có trường hợp không rõ ràng. Trong một số vụ việc, các cơ quan Trung ương, địa phương khi xem xét, đưa ra ý kiến thiếu sự nhất quán, công dân dựa vào các ý kiến khác nhau nên không nắm được kết quả giải quyết khiếu nại như thế nào và không đạt được những mong muốn của mình khi đi khiếu nại dẫn đến tình trạng khiếu kiện lên cơ quan có thẩm quyền ngày càng gay gắt, kéo dài và tình trạng chuyển 62 Lê Thu, Khiếu nại, tố cáo sai vẫn chiếm tỷ lệ lớn, Báo hải quan, 2014, http://www.baohaiquan.vn/pages/khieu-nai-to-cao-sai-van-chiem-ty-le-lon.aspx, [ngày truy cập 9-10-2014]. 63 Báo cáo số 1198/BC-TTCP ngày 16/05/2012 về tình hình, kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2008 đến năm 2011 và giải pháp trong thời gian tới. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 50 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI đơn thư khiếu nại lòng vòng giữa các cơ quan cũng là nguyên nhân để công dân khiếu kiện kéo dài. Cụ thể là theo Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên. Thanh tra Chính phủ cho biết, năm 2012, tình hình khiếu nại trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực Miền Trung - Tây Nguyên có những diễn biến phức tạp, khiếu kiện có chiều hướng gia tăng. Tình hình khiếu kiện đông người xảy ra ở 11/18 địa phương, số lượng đơn thư, vụ việc phát sinh còn nhiều; các địa phương đã tập trung giải quyết được 12.871/14.387 đơn thư thuộc thẩm quyền, đạt 89,46%. Theo báo cáo của các địa phương vào cuối năm 2011, có 10 tỉnh có 56 vụ việc khiếu nại tồn đọng, kéo dài, cụ thể: Thanh Hóa 4 vụ, Hà Tĩnh 3 vụ, Thừa Thiên - Huế 2 vụ, Quảng Ngãi 10 vụ, Khánh Hòa 15 vụ, Ninh Thuận 2 vụ, Lâm Đồng 06 vụ, Kon Tum 06 vụ, Đăk Lăk 03 vụ và Đăk Nông 05 vụ. Tính đến ngày 31/7/2013, Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II) và các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trong khu vực đã rà soát 56/56 vụ việc, đạt 100%; đã thực hiện các bước để giải quyết xong được 48 vụ việc, đạt tỷ lệ 85,7%.64 Báo cáo về tình hình khiếu nại, tố cáo tại phía Nam trong năm 2012, Cục trưởng Cục III Võ Văn Đồng cho biết: Thủ tướng Chính phủ đã giao xác minh, làm rõ 11 vụ việc phức tạp tại các tỉnh như: Đồng Nai, Tây Ninh, Tiền Giang, Long An, An Giang, Kiên Giang, Bình Phước. Nội dung này được Phó Ban Tiếp Công dân Trung ương Nguyễn Văn Hòa làm rõ hơn khi đề cập đến số lượng hơn 3.300 lượt công dân đến Trụ sở Tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại số 35 Hồ Học Lãm, số đoàn đông người, vượt cấp đều tăng so với cùng kỳ 2012.65 Thứ năm, còn tồn tại hiện tượng né tránh, đùn đẩy, thiếu quan tâm trong công tác giải quyết khiếu nại và việc giải quyết các khiếu nại còn chậm trễ, công tác quản lý chưa cao Ở một số nơi khi giải quyết các khiếu nại còn tồn tại hiện tượng né tránh, đùn đẩy, thấy sai nhưng không chịu sửa làm cho việc giải quyết lòng vòng, kéo dài, cá biệt có nhiều cơ quan không thực hiện đúng trách nhiệm, thẩm quyền được giao, có hành vi bao che, cố ý làm sai; một số vụ việc mặc dù đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương nhưng chính quyền địa phương thực hiện chưa triệt để, không nghiêm túc dẫn đến người dân tiếp tục khiếu nại gay gắt. Khi công dân tập trung khiếu nại vượt cấp lên các cơ quan Trung ương, nhiều địa phương đùn đẩy, 64 Thanh Loan, Thanh tra Chính phủ, Tổng kết công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, http://www.thanhtra.gov.vn/ct/news/Lists/TinNongMoi/View_Detail.aspx?ItemID=155, [ngày truy cập 9-10-2014]. 65 Ngọc Giang, Tổng Thanh tra Chính phủ làm việc với Cục III về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, http://thanhtra.com.vn/thanh-tra/hoat-dong-nganh/tong-thanh-tra-chinh-phu-lam-viec-voi-cuc-iii-ve-cong-tac-thanh -tra-giai-quyet-khieu-nai-to-cao_t238c1059n79826, [ngày truy cập 27-10-2014]. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 51 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI né tránh, thiếu quan tâm, không phối hợp kịp thời với các cơ quan Trung ương để vận động công dân trở về địa phương hoặc khi công dân đã trở về địa phương không quan tâm đối thoại giải quyết hoặc tìm thêm giải pháp hỗ trợ nên công dân tiếp tục lên Trung ương khiếu nại. Công tác quản lý nhà nước về khiếu nại ở một số địa phương, đơn vị chưa tốt nên kết quả, hiệu quả giải quyết đạt chưa cao. Việc nắm tình hình khiếu nại chưa chắc, theo dõi, thống kê các vụ việc khiếu nại chưa chính xác, chưa kịp thời, thực tế còn bị động, lúng túng trong chỉ đạo xử lý tình huống phức tạp xảy ra; kế hoạch giải quyết ở các cấp chưa cụ thể, từng cấp chưa làm đầy đủ trách nhiệm, còn bị động đối phó, chưa giải quyết các vấn đề cơ bản, nhất là về cơ chế, chính sách và trong chỉ đạo điều hành. Số lượng vụ việc khiếu nại tồn đọng vẫn còn nhiều; những vụ việc phát sinh mới có nơi còn chưa giải quyết kịp thời. Cụ thể là qua Hội nghị tổng kết ngày 19/02/2013 của Thanh tra Chính phủ như sau: Tại Hội nghị tổng kết công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014 do Thanh tra Chính phủ tổ chức ngày 19/02/2013 như sau: Tổng kết năm 2013, số lượt công dân đến các cơ quan hành chính nhà nước để khiếu nại, tố cáo và số đoàn đông người giảm khoảng 2% so với năm 2012. Số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước giảm trên 30%. Đây là kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, ở cấp Trung ương, các lượt đoàn đông người đến trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tăng 13,6% so với cùng kỳ; số vụ việc phản ánh cũng tăng tới 11,3%. Theo thống kê các bộ, ngành, địa phương có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Long An, Quảng Ngãi. Năm 2013, riêng Thanh tra Chính phủ đã xử lý 16.553 trong tổng số 16.903 đơn thư tiếp nhận, trong đó có 5.124 đơn đủ điều kiện xử lý; còn lại là đơn chưa được giải quyết dứt điểm qua các năm trước. Riêng đối với 528 vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài trong năm 2013, thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đã rà soát 100% vụ việc, có phương án giải quyết 475/528 vụ việc. Theo thống kê bước đầu, ngoài 53/528 vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài, hiện nay cả nước có 1.335 vụ việc phức tạp, tồn đọng cần tập trung giải quyết. Trong đó, phía Bắc có 375 vụ việc; miền Trung - Tây Nguyên có 120 vụ việc; phía Nam có 840 vụ việc. Qua phân tích xử lý đơn thư, Tổng Thanh tra Chính phủ nhận định, cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thiếu đồng bộ. Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi, nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo và chủ động, kịp thời giải quyết ngay từ khi mới phát sinh. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 52 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Đồng thời, cần tập trung giải quyết dứt điểm 53 vụ việc nằm trong 528 vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài.66 Tóm lại, trong công tác giải quyết khiếu nại hiện nay, nước ta đang gặp phải khá nhiều khó khăn nhưng cũng có phần thuận lợi cho việc đạt được các kết quả bước đầu trong công tác này. Để thực hiện được mong muốn giảm bớt tình hình khiếu nại và giải quyết tốt các khiếu nại mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đang kỳ vọng thì cần phải biết vận dụng, phát huy những yếu tố thuận lợi và phải biết khắc phục những khó khăn còn đang vấp phải. Đây được xem là quá trình đòi hỏi phải thực hiện kết hợp nhiều biện pháp và phải thật sự bền bỉ, kiên trì thực hiện từng bước một như trong kế hoạch, nhiệm vụ đã đề ra thì mới đạt được những kết quả, mong muốn của Đảng, Nhà nước và nhân dân. 3.2. Những thuận lợi và khó khăn khi Thanh tra huyện tham gia vào công tác giải quyết khiếu nại Thanh tra huyện trong quá trình hoạt động và thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đặc biệt là khi tham gia vào công tác giải quyết khiếu nại Thanh tra huyện đã đạt được những kết quả nhất định thông qua những yếu tố thuận lợi trong công tác giải quyết khiếu nại. Bên cạnh đó, cũng còn những mặt khó khăn đang vấp phải khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trên. 3.2.1. Những thuận lợi khi Thanh tra huyện tham gia vào công tác giải quyết khiếu nại Giải quyết khiếu nại là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và để thực hiện được nhiệm vụ này đòi hỏi phải có đủ những yếu tố thuận lợi về mặt khách quan lẫn chủ quan. Và khi Thanh tra huyện tham gia vào công tác giải quyết khiếu nại cũng thế cũng cần phải có đủ những yếu tố thuận lợi để Thanh tra huyện làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Những yếu tố thuận lợi khi Thanh tra huyện tham gia vào công tác giải quyết khiếu nại bao gồm những yếu tố sau: Thứ nhất, Đảng và Nhà nước đang đặc biệt quan tâm vào vai trò của cơ quan thanh tra trong công tác giải quyết khiếu nại Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao vai trò của cơ quan thanh tra đối với công tác giải quyết khiếu nại ngày càng hoàn thiện và đạt được nhiều kết quả cao. Mặc dù, pháp luật về khiếu nại đều nhất quán xác định trách nhiệm, thẩm quyền của Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước trong giải quyết khiếu nại. Song dù trong điều kiện nào, giai đoạn nào thì Đảng và Nhà nước đều thống nhất một luận điểm cơ bản là đề cao vai trò, vị trí của các cơ quan thanh tra trong giải 66 Hà Phong, Cổng thông tin điện tử Thị xã Sơn Tây, Giải quyết khiếu nại, tố cáo: Còn hiện tượng đùn đẩy, né tránh, http://sontay.gov.vn/tabid/206/postid/4360/Giai-quyet-khieu-nai-to-cao-Con-hien-tuong-dun-day-ne-tranh.aspx, [ngày truy cập 27-10-2014]. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 53 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI quyết khiếu nại của nhân dân. Điều này vừa phản ánh một sự tin cậy cao độ của Đảng, Nhà nước với ngành thanh tra. Đồng thời phản ánh một thực tiễn của đời sống xã hội, thực tiễn của quản lý nhà nước đối với các cơ quan thanh tra nhà nước. Thứ hai, Thanh tra huyện được thành lập rộng khắp ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Thanh tra huyện có phạm vi hoạt động khá rộng tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động của mình. Thanh tra huyện dễ dàng phát hiện ra các hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại xảy ra tại chính nơi mình hoạt động, tại các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để kịp thời kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật về khiếu nại từ đó kịp thời ngăn chặn, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước. Với việc tổ chức Thanh tra huyện rộng khắp như hiện nay đã hình thành được một mạng lưới kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động tại các cơ quan, tổ chức góp phần ngăn chặn, kiến nghị và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật đang diễn ra. Đồng thời, hoạt động của Thanh tra huyện cũng đóng vai trò quan trọng, được xem là cánh tay đắc lực của ngành thanh tra trong việc phục vụ chức năng thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý của mình. Thứ ba, Thanh tra huyện có cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động khá chặt chẽ Thanh tra huyện được xem là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và đồng thời có cơ cấu tổ chức và hoạt động khá chặt chẽ gồm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên, mọi hoạt động của cơ quan Thanh tra huyện đều nằm trong sự điều hành, chỉ đạo của Chánh Thanh tra huyện. Phương thức tổ chức và hoạt động như vậy, cũng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với việc giải quyết khiếu nại sẽ đạt được hiệu quả hơn. Thông qua hoạt động của mình, Thanh tra huyện cũng góp phần giúp đỡ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc phát hiện ra các hành vi vi phạm pháp luật để kịp thời kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xử lý đối với người vi phạm, góp phần chia sẽ bớt công việc cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trong giải quyết khiếu nại. Qua đó, cũng góp phần làm giảm bớt tình hình khiếu nại ở địa phương và công tác giải quyết khiếu nại được kịp thời, nhanh chóng và có hiệu quả hơn. Thứ tư, uy tín và vị thế của Thanh tra huyện ngày càng được nâng cao Thanh tra huyện bằng các việc làm và hành động tích cực cụ thể của mình, ngày càng tạo được nhiều uy tín và vị thế trong lòng nhân dân, nhân dân ngày một tin tưởng vào năng lực hoạt động của Thanh tra huyện. Với vốn kiến thức hiểu biết về chính sách, pháp luật ngày càng được trao dồi và nâng cao, hoạt động Thanh tra huyện ngày càng bảo đảm được tính chính xác, khách quan, thuận lợi hơn trong việc dễ dàng nhận biết và GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 54 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI phát hiện ra các hành vi vi phạm pháp luật. Thanh tra huyện đã kịp thời góp phần ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn tiêu cực, giải quyết các vấn đề bức xúc của người dân một cách thấu đáo, đồng thời cũng góp phần xây tạo được lòng tin, uy tín, vị thế trong lòng người dân. Thứ năm, công tác nghiên cứu khoa học và công tác thông tin, tuyên truyền ứng dụng công nghệ trong giải quyết khiếu nại cũng được quan tâm và ngày một nâng cao Đối với công tác nghiên cứu khoa học, Thanh tra huyện đã bám sát kế hoạch đề ra, tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong hoạt động của ngành và những vấn đề mới được quy định trong các văn bản pháp luật đang đặt ra, trong đó hướng đi mới là phối hợp với thanh tra các huyện trong nghiên cứu khoa học nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn của từng địa phương. Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại đã được quan tâm thúc đẩy như Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra, Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ đẩy mạnh tuyên truyền về các hoạt động của ngành Thanh tra. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành thanh tra có những chuyển biến tích cực, rõ nét giúp cho công tác giải quyết khiếu nại được dễ dàng, nhanh gọn và có hiệu quả hơn. Thứ sáu, qua công tác thanh tra của Thanh tra huyện cũng đạt được những kết quả đáng kể trong hoạt động giải quyết khiếu nại Qua công tác thanh tra của Thanh tra huyện trong việc giải quyết khiếu nại đã kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và các cơ quan có thẩm quyền khác xử lý nghiêm nhiều vụ việc, hành vi vi phạm pháp luật như cán bộ có sai phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại của mình và không thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại khi người dân đến khiếu nại... Qua đó, đã khôi phục được quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, thu hồi tiền và nhiều tài sản có giá trị cho Nhà nước. Nhiều vụ việc khiếu nại tồn đọng, kéo dài, phức tạp đã được giải quyết dứt điểm, góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhờ chức năng tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc giải quyết khiếu nại của Thanh tra huyện mà ở một số địa phương mặc dù có số lượng lớn đơn thư khiếu nại phát sinh, nhưng tỷ lệ giải quyết đạt cao, đơn thư khiếu nại tồn đọng giảm đáng kể. Thời gian qua, hầu hết các vụ việc giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp đều được thực hiện trên cơ sở kiến nghị của Chánh Thanh tra huyện. Đối với các vụ việc phức tạp liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan thì Thanh tra huyện luôn được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan để tiến hành việc thu thập, thẩm tra, xác minh, kết luận, từ đó đưa ra kiến nghị xác đáng cho cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để ra quyết định giải quyết. Do tổ chức được nhiều hình thức đa dạng, linh hoạt trong công tác tham mưu, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế mà Thanh tra huyện đã giúp cho cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tháo gỡ GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 55 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI nhiều khó khăn, vướng mắc và giải quyết được nhiều vụ việc khiếu nại tại cơ sở. Trong năm 2013, ngành Thanh tra đã đạt được những kết quả đáng khích lệ đối với việc giải quyết khiếu nại, như sau: Thanh tra Chính phủ kết luận và báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết 77/116 vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao. Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện đã giải quyết 32.729/35.233 vụ việc thuộc thẩm quyền. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 95 tỷ đồng, 89 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 1.083 tỷ đồng, 93 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 675 người, chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 28 vụ việc với 89 người. Về giải quyết các khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp kéo dài: Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ, tính đến ngày 15/8/2013, toàn ngành Thanh tra đã rà soát 528/528 vụ việc (đạt 100%), đã kiểm tra, có phương án giải quyết 466/528 vụ việc, đạt tỷ lệ 88,26%. Trên cơ sở những kết quả đạt được, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành tổng kết, đánh giá và đã ban hành Kế hoạch 2100/KH-TTCP nhằm chủ động nắm tình hình, tích cực phối hợp với các ngành, địa phương tiếp tục rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng.67 Qua những kết quả đã đạt được, Thanh tra huyện giữ một vai trò quan trọng trong công tác giải quyết khiếu nại. Vì vậy, cần phát huy hơn nữa những mặt tích cực, thuận lợi và những gì đã đạt được để công tác giải quyết khiếu nại ngày càng đạt hiệu quả hơn. 3.2.2. Những khó khăn khi Thanh tra huyện tham gia vào công tác giải quyết khiếu nại Thanh tra huyện là một cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra mang tính quyền lực Nhà nước, do đó khi tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra của mình nhất là khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác giải quyết khiếu nại sẽ gặp phải những khó khăn nhất định và những khó khăn đó cụ thể như sau: Thứ nhất, quyền hạn của Thanh tra huyện còn phụ thuộc vào cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp Quyền hạn của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại còn nhiều hạn chế cần phải được xem xét. Thanh tra huyện chỉ dừng lại ở quyền kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc người có thẩm quyền đối với việc giải quyết khiếu nại, xử lý, xem xét trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại mà mình phát hiện vì vậy tính hiệu quả thường không cao và phụ thuộc vào thái độ tiếp thu và biện pháp thực hiện các kiến nghị của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền được Thanh tra huyện kiến nghị. Ngoài ra, Thanh tra huyện còn phụ thuộc quá lớn vào Ủy ban nhân dân cấp huyện về tổ chức, nhân sự, hoạt động, kinh phí hoạt động và trong 67 Báo cáo của Thanh tra Chính phủ ngày 06/01/2014 về tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2014 của ngành Thanh tra. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 56 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, trong quá trình tiến hành thanh tra cũng như giai đoạn kết thúc, kết luận và kiến nghị xử lý. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tính chủ động, tính độc lập trong công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại của Thanh tra huyện. Đồng thời, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tính khách quan khi ra kết luận kết thúc cuộc thanh tra của Thanh tra huyện. Thứ hai, vấn đề về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức của Thanh tra huyện còn hạn chế Cùng với việc xác định về biên chế hành chính, cần phải chỉ ra trình độ chuyên môn của cán bộ trong từng cơ quan thanh tra phải như thế nào. Hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan thanh tra với 03 nhóm nhiệm vụ chính: thanh tra kinh tế - xã hội, tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, các nội dung này có ở mọi đơn vị thuộc các lĩnh vực. Nên có thể nói công tác thanh tra cần tất cả các loại chuyên môn. Thanh tra huyện cần 3 nhóm chuyên môn là chuyên môn về Luật (các ngành) - Kinh tế tổng hợp - Kỹ thuật chuyên ngành với một sự phù hợp, hài hòa. Chuyên môn về Luật tập trung cho nhiệm vụ tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Kinh tế tổng hợp, kỹ thuật chuyên ngành phục vụ cho công tác thanh tra kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng. Nếu không đảm bảo được sự cân bằng, hài hòa về cơ cấu chuyên môn và vấn đề này không được giải quyết kịp thời thì nó được xem là vấn đề càng quan trọng, cần thiết với Thanh tra ở địa phương trong thực tế hiện nay. Đơn vị mà đội ngũ cán bộ có cơ cấu hợp lý thì có thể phát huy được hết nguồn cán bộ và làm được nhiều việc nhưng ngược lại, nhiều người hơn nhưng cán bộ không hợp lý về cơ cấu thì cũng chỉ phát huy và thực hiện tốt được lĩnh vực có nhiều cán bộ có chuyên môn phù hợp, phát huy được nhóm cán bộ có năng lực trình độ khá trở lên, các lĩnh vực khác sẽ khó khăn và trì trệ công việc. Và cũng có nghĩa làm cho việc thiếu nguồn nhân lực trở nên nghiêm trọng hơn.68 Thứ ba, năng lực làm việc của một bộ phận cán bộ, công chức Thanh tra huyện vẫn còn hạn chế và ý thức trách nhiệm chưa cao Công tác giải quyết khiếu nại là một trong những công việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi những người làm công tác này phải thật sự có có trình độ, năng lực, kinh nghiệm và khi làm việc phải có tinh thần trách nhiệm cao nhưng ở nhiều nơi cho thấy một số cán bộ, công chức của Thanh tra huyện còn hoạt động kém hiệu quả, thật sự chưa có nhiều cán bộ có năng lực làm việc trong số cán bộ hiện có: Trong mỗi cơ quan có khoảng 20 30% cán bộ có trình độ năng lực, những người này thường làm được gần như tất cả các công việc chuyên môn đặt ra trong hoạt động của cơ quan, một bộ phận khá lớn cán bộ 68 Thái Sinh, Cán bộ và biên chế cán bộ thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện - Nhiều vấn đề cần bàn, http://thanhtravietnam.vn/can-bo-va-bien-che-can-bo-thanh-tra-cap-tinh-cap-huyen-nhieu-van-de-can-ban_t114c19 n8977, [ngày truy cập 11-10-2014]. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 57 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI hạn chế về năng lực, trình độ, không thể đảm đương được nhiệm vụ, số đội ngũ công chức này không thể độc lập cho ý kiến đối với một vấn đề nào đó trong việc giải quyết các khiếu nại của người dân. Bên cạnh đó, còn một bộ phận không nhỏ đội ngũ công chức khi làm việc tinh thần phục vụ nhân dân cũng như tinh thần làm việc chưa cao. Một số cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra, xác minh, tham mưu giải quyết khiếu nại còn hành vi tiêu cực, vụ lợi.69 3.3. Nguyên nhân những khó khăn khi Thanh tra huyện tham gia vào công tác giải quyết khiếu nại Những khó khăn khi Thanh tra huyện tham gia vào công tác giải quyết khiếu nại hiện nay là vấn đề cấp bách cần phải được giải quyết dứt điểm nhằm nâng cao vai trò và tầm quan trọng của Thanh tra huyện đối với công tác này. Để làm được điều này, yêu cầu đặt ra là phải tìm ra nguyên nhân của chúng để từ đó tìm cách khắc phục những khó khăn trong tình hình hiện nay. Nguyên nhân những khó khăn khi Thanh tra huyện tham gia vào công tác giải quyết khiếu nại hiện nay gồm những nguyên nhân sau: Thứ nhất, sự lãnh đạo của các cơ quan chức năng trong công tác giải quyết khiếu nại chưa đủ mạnh Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng vẫn chưa thường xuyên quan tâm, chỉ đạo việc tham gia giải quyết khiếu nại đối với Thanh tra huyện. Cơ quan chức năng phải tập trung tiến hành hướng dẫn, chỉ đạo việc thành lập các Tổ công tác ở Thanh tra huyện để trực tiếp kiểm tra và phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện để kiểm tra, rà soát, tổng hợp, đề xuất, kiến nghị giải quyết nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài ở các địa phương. Qua đó, cũng giúp cho Thanh tra huyện phát huy được vai trò, quyền hạn của mình giúp cho việc giải quyết khiếu nại nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả. Thứ hai, pháp luật chưa quy định rõ ràng, cụ thể về vai trò của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại và cần nâng cao hơn nữa vai trò của Thanh tra huyện trong giải quyết khiếu nại Chính vì còn nhiều thiếu sót trong vấn đề này mà vai trò và hoạt động của Thanh tra huyện chưa phát huy được hiệu quả của mình. Một số quy định của pháp luật còn nhiều bất cập, thiếu rõ ràng, cụ thể hoặc có sự chồng chéo mâu thuẫn nên khi giải quyết không có đủ cơ sở pháp lý hoặc lúng túng trong việc áp dụng pháp luật. Điển hình cụ thể là hiện nay, Thanh tra huyện có vai trò tham mưu trong công tác giải quyết khiếu nại, đó là: xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết cho Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Và vai trò này đã trợ giúp đắc lực cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn xảy ra nhiều bất cập là Thái Sinh, Cán bộ và biên chế cán bộ thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện - Nhiều vấn đề cần bàn, http://thanhtravietnam.vn/can-bo-va-bien-che-can-bo-thanh-tra-cap-tinh-cap-huyen-nhieu-van-de-can-ban_t114c19 69 n8977, [ngày truy cập 11-10-2014]. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 58 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI người dân khó xác định cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, dẫn đến tình trạng người dân khi khiếu nại thì gửi đơn đến nhiều cơ quan để mong được giải quyết. Vì vậy, vấn đề này cũng ảnh hưởng đến công tác tham gia giải quyết khiếu nại của Thanh tra huyện vì một mặt phải tiếp nhận đơn thư khiếu nại của người dân, mặt khác vẫn phải chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Mặt khác, về vai trò kiến nghị của Thanh tra huyện cũng chưa được quy định cụ thể, kiến nghị khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật để Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và các cơ quan có thẩm quyền xử lý chứ không được xử lý khi phát hiện ra. Quy định như vậy gây khó khăn cho việc thực hiện công vụ của Thanh tra huyện, phát hiện được hành vi vi phạm mà không được xử lý chỉ được kiến nghị như vậy sẽ làm giảm đi uy tín, quyền hạn, vị thế của Thanh tra huyện đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình. Thứ ba, ý thức trách nhiệm, tinh thần làm việc khi tham gia giải quyết khiếu nại của một số cán bộ còn hạn chế Ở một số cơ quan Thanh tra huyện việc triển khai quán triệt nhiệm vụ trong công tác giải quyết khiếu nại chưa đầy đủ, ý thức trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thanh tra và một số cán bộ, công chức chưa cao và tình trạng thiếu trách nhiệm, tránh né trong giải quyết khiếu nại vẫn còn và nhận thức về pháp luật và trách nhiệm khi tham gia giải quyết khiếu nại của một bộ phận cán bộ còn yếu. Biểu hiện cụ thể như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại của cơ quan Thanh tra huyện ở một số nơi còn thiếu quyết liệt. Trong nhiều trường hợp còn có tâm lý ngại va chạm, né tránh, có khi còn sợ liên đới trách nhiệm. Một số cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân, tham mưu, giải quyết khiếu nại thiếu tinh thần trách nhiệm, hoặc thiếu quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của người khiếu nại, hoặc có động cơ không trong sáng nên giải quyết vụ việc khiếu nại chưa khách quan, chính xác, kịp thời hoặc chưa bảo đảm vụ việc khiếu nại đó được giải quyết hợp lý, hợp tình nên công dân không nhất trí, tiếp tục khiếu nại. Mặt khác, còn có một số cán bộ thái độ tiếp xúc với dân không đúng, tạo nên sự phản cảm, khoảng cách, dân mất lòng tin mặc dù kết quả giải quyết đúng pháp luật. Tóm lại, những nguyên nhân gây khó khăn cho Thanh tra huyện khi tham gia giải quyết khiếu nại cần phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời nhằm tận dụng, phát huy và nâng cao vai trò của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại hiện nay. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 59 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 3.4. Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại và một số giải pháp nhằm tăng cƣờng, phát huy vai trò của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại Trên cơ sở nghiên cứu những yếu tố thuận lợi cũng như những khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại hiện nay và về vai trò của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại với những thuận lợi và khó khăn ra sao, người viết đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại và qua đó có một số giải pháp nhằm tăng cường, phát huy vai trò của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại. 3.4.1. Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại Công tác giải quyết khiếu nại là vấn đề được xem là khó khăn, phức tạp và phải được đặc biệt quan tâm. Chủ trương hiện nay của Đảng và Nhà nước là các cấp, các ngành phải nỗ lực hơn nữa trong công tác giải quyết khiếu nại, quan tâm giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng và kịp thời giải quyết các vụ việc mới phát sinh, không để người dân bức xúc kéo đi khiếu nại đông người, vượt cấp, không để kẻ xấu xen vào lợi dụng kích động gây rối. Và đây cũng được xem là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách nhằm góp phần giữ vững ổn định an ninh, trật tự, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội và cũng là thước đo chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cấp, mỗi ngành. Để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hiện nay, cần triển khai thực hiện tốt một số giải pháp sau: Thứ nhất, đề cao trách nhiệm và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác giải quyết khiếu nại. Trước hết là vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành. Đảng và Nhà nước cần ban hành, thể chế hóa các văn bản pháp luật trong giải quyết khiếu nại. Các cấp, các ngành cần có thêm nhiều văn bản để chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại. Các cơ quan quản lý nhà nước có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, phân công trách nhiệm một cách rõ ràng, cụ thể để giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của mình. Trong quá trình giải quyết, các cơ quan quản lý nhà nước phải thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ khách quan, làm rõ nguyên nhân phát sinh khiếu nại, kết luận rõ đúng, sai, đề ra phương án giải quyết phù hợp, vừa có lý lại vừa có tình. Thủ trưởng cơ quan các cấp, các ngành phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong công tác tiếp công dân, vì nếu tiếp công dân có hiệu quả thì việc giải quyết khiếu nại sẽ thực hiện dễ dàng hơn. Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thanh tra nhà nước cần tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là trong các lĩnh vực có nhiều GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 60 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI vụ việc khiếu nại như đất đai, đầu tư, xây dựng, tài chính, ngân sách... tăng cường thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với các cơ quan thuộc quyền quản lý, cần quan tâm và tập trung vào những nơi có nhiều vụ việc khiếu nại kéo dài, vượt cấp, đông người; chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại thấp; không chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên... để làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, kiến nghị chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém, xử lý công khai, nghiêm minh những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật trong giải quyết khiếu nại nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương, tăng cường hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại. Thứ ba, sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương với địa phương, giữa các ngành, các cấp với nhau và sự tuân thủ pháp luật kết hợp với sự vận dụng linh hoạt, phù hợp với thực tiễn là yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài nói riêng. Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục là khâu luôn luôn phải được coi trọng trong quá trình giải quyết các vụ việc phức tạp, kéo dài. Kinh nghiệm cho thấy địa phương nào quan tâm đến công tác này, nhất là kiên trì vận động, thuyết phục, giải thích pháp luật bằng nhiều hình thức (tiếp công dân, đối thoại với công dân…) thì sẽ nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân, hạn chế được tình trạng khiếu nại phức tạp, kéo dài, vượt cấp. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vận động quần chúng nhân dân là một công việc phức tạp đòi hỏi sự bền bỉ, nhẫn nại phải làm sao cho lý lẽ thật sự xác đáng đúng pháp luật để nhân dân nghe và làm theo, phải có sự thuyết phục cao, đi sâu vào tình cảm tâm lý của mỗi người. Có như vậy, thì công tác giải quyết khiếu nại mới có kết quả tốt, cũng qua đó có được lòng tin trong nhân dân đối với Nhà nước, với người giải quyết, với cơ quan thanh tra. Qua đó, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội và phát triển kinh tế đất nước, từ đó dẫn tới tình hình khiếu nại cũng ngày càng giảm bớt. Thứ tư, phải nắm vững và kịp thời mọi diễn biến tình hình ở địa phương; yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của chính quyền địa phương. Muốn được như vậy, cần phải nắm vững các thông tin cần thiết, các chế độ báo cáo của địa phương, các cấp, các ngành, các đoàn thể. Mặt khác nghiên cứu, phân tích các đơn khiếu nại, làm rõ nguyên nhân phát sinh khiếu nại, kết luận rõ đúng, sai, đề ra phương án giải quyết phù hợp các kiến nghị của người dân và phải theo dõi, xử lý, phản ánh kịp thời cho cấp trên để xem xét. Phải dần khắc phục tình trạng quan liêu của các cơ quan quyền lực nhà nước, làm khó người dân đi khiếu nại, dần dần xa rời quần chúng nhân dân. Thứ năm, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại; tăng cường vận động, thuyết phục công dân chấp hành pháp luật và các quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với các trường hợp lợi dụng khiếu nại để kích động, gây rối thì phải tiến hành làm rõ, xử lý GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 61 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI nghiêm minh theo pháp luật. Bên cạnh đó, cần phân tích đúng nguyên nhân và tính chất của vụ việc khiếu nại để từ đó có chủ trương, biện pháp xử lý đúng đắn và khi giải quyết các khiếu nại phải lắng nghe ý kiến của người dân. 3.4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường, phát huy vai trò của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại Nếu công tác giải quyết khiếu nại được xem là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và để góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại thì trước tiên cần phải tăng cường và nâng cao năng lực, phát huy vai trò của các cơ quan liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại. Một trong số đó có cơ quan thanh tra, cụ thể là Thanh tra huyện. Muốn nâng cao năng lực và phát huy vai trò của Thanh tra huyện hiện nay, cần triển khai thực hiện tốt một số giải pháp sau: Thứ nhất, Thanh tra Chính phủ thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công vụ của cấp dưới, thành lập nhiều Tổ công tác trực tiếp kiểm tra, phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp và Thanh tra ở địa phương để kiểm tra, rà soát, tổng hợp, kiến nghị giải quyết nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài ở các địa phương. Qua đó, ngành Thanh tra cần tích cực tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện Luật Khiếu nại đối với các cơ quan thuộc quyền quản lý của mình và việc chấp hành Luật khiếu nại ở các địa phương, phối hợp với các cấp, các ngành tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại; trực tiếp thanh tra, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước để giải quyết nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp; phối hợp với các cơ quan chức năng ở Trung ương và các địa phương xử lý kịp thời, có hiệu quả các tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết. Thứ hai, cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giải quyết khiếu nại thông qua việc tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ Thanh tra huyện. Phải thường xuyên quan tâm củng cố về tổ chức của Thanh tra huyện, phải tuyển chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Thanh tra huyện thật sự có đủ năng lực, phẩm chất, trình độ để làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, đáp ứng các yêu cầu về chính trị, đạo đức lối sống, năng lực trình độ chuyên môn. Ngoài ra, phải tăng cường đào tạo về kiến thức nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của Thanh tra huyện về công tác giải quyết khiếu nại như kiến thức về quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật và đặc biệt kiến thức về hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại phải được trao dồi và nâng cao nhiều hơn nữa. Việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thanh tra viên phải xây dựng và hoàn thiện các tài liệu để phục vụ cho công tác giảng dạy, tập huấn về nghiệp vụ công tác giải quyết khiếu nại. Trong những năm qua, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra viên bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đối tượng là các cán bộ của các cơ quan thanh tra. Tuy nhiên, qua tổng kết hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ Thanh tra viên, cũng như đánh giá về nội dung GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 62 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra viên hiện nay còn có một số hạn chế như: vẫn còn xuất hiện sự trùng lặp về nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thanh tra viên với chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước dẫn đến chồng chéo về chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra viên hiện mới chỉ dừng lại ở việc trang bị một số kiến thức, kỹ năng chung nhất mà chưa đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng những kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu, có tính phức tạp, phạm vi rộng như: Thanh tra trên diện rộng; giải quyết các khiếu nại đông người... Hiện nay, trước yêu cầu nâng cao năng lực và tiêu chuẩn hóa đội ngũ Thanh tra viên ở các cấp từ Trung ương đến địa phương, từ thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra hiện nay, Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo: “Trường Cán bộ Thanh tra phải xây dựng lộ tình và từng bước thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuyên đề, chuyên sâu nghiệp vụ, mang tính thiết thực để nâng cao chất lượng đào tạo”70. Trường Cán bộ Thanh tra làm đầu mối tổ chức triển khai nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Thanh tra viên. Xây dựng nội dung chương trình giảng dạy và phương thức đào tạo bồi dưỡng đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng. Thường xuyên mở các lớp tập huấn định kỳ hằng tháng, hằng quý cho Thanh tra viên để góp phần bồi dưỡng và nâng cao về kiến thức chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm hoạt động thường xuyên của Thanh tra viên để học tập kinh nghiệm, cung cấp những thông tin về chính sách, pháp luật mới cho Thanh tra viên. Bên cạnh đó, cũng phải có chế độ chính sách bồi dưỡng thích hợp cho những người làm công tác giải quyết khiếu nại và khen thưởng cho những cán bộ đã đạt được những thành tích cao trong việc giải quyết khiếu nại. Thứ ba, Thanh tra huyện cần tăng cường công tác thanh tra trong việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc đối với Thủ trưởng các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp trong công tác giải quyết khiếu nại, cần quan tâm và tập trung vào những nơi có nhiều vụ việc khiếu nại kéo dài, đông người; chất lượng và hiệu quả giải quyết khiếu nại còn thấp; không chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên để làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân; kiến nghị chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém, xử lý công khai, nghiêm minh những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật trong giải quyết khiếu nại nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương, tăng cường hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại. Phải tổ chức tốt việc theo dõi nắm bắt tình hình khiếu nại từ khi vụ việc khiếu nại được phát sinh đồng thời nếu chưa có cách giải quyết hợp lý thì đề xuất với lãnh đạo cấp trên trực tiếp có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng xử lý bừa bãi, thiếu trách nhiệm gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. 70 Lan Anh - Quang Vững, Thanh tra Việt Nam, Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên, http://thanhtravietnam.vn/doi-moi-noi-dung-chuong-trinh-dao-tao-boi-duong-nghiep-vu-thanh-tra-vien_t114c8n164 12, [ngày truy cập 27-10-2014]. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 63 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Thứ tư, vai trò của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại hiện nay cần được nâng cao hơn nữa để qua đó giúp cho việc giải quyết khiếu nại được nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả hơn. Cụ thể là về vai trò xác minh, cần quy định rõ trách nhiệm và thẩm quyền của Thanh tra huyện được thực hiện những quyền hạn gì. Về vai trò thanh tra, kiểm tra cũng nên quy định rõ những nội dung phải thanh tra, kiểm tra bao gồm: Việc triển khai thực hiện pháp luật về khiếu nại, nội dung thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong việc tổ chức tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại; nội dung thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của mình... Có như vậy, hoạt động của Thanh tra huyện mới được chủ động, khách quan và làm việc ngày càng có hiệu quả.  Nhận xét chung: Nhìn chung, trong hoạt động giải quyết khiếu nại khi có sự xuất hiện của Thanh tra huyện đã đạt được nhiều thuận lợi nhất định. Vai trò của Thanh tra huyện đã giữ một vị trí quan trọng khi tham gia giải quyết khiếu nại nói riêng, trong hoạt động thanh tra nói chung. Bên cạnh đó, vẫn còn không ít khó khăn khi tiến hành nhiệm vụ, công vụ của mình trong hoạt động giải quyết khiếu nại ở giai đoạn hiện nay. Người viết đã đưa ra những nguyên nhân dẫn đến khó khăn và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại và qua đó tăng cường, phát huy hết vai trò của Thanh tra huyện đối với công tác giải quyết khiếu nại. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 64 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI KẾT LUẬN Trong quá trình cải cách hành chính hiện nay, công tác giải quyết khiếu nại luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Qua công tác giải quyết khiếu nại vai trò của cơ quan thanh tra, Thanh tra huyện nói riêng cần phải được phát huy nhiều hơn nữa để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình. Việc giải quyết tốt các khiếu nại có tác động rất lớn đến tình hình an ninh trật tự, để phát triển kinh tế cũng như làm tăng lòng tin của người dân vào Đảng và Nhà nước và hệ quả tiêu cực sẽ dễ phát sinh khi Thanh tra huyện không quan tâm và giải quyết tốt các khiếu nại của người dân. Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu đề tài nhận thấy được vai trò của Thanh tra huyện ngày càng được nâng cao qua các lần sửa đổi văn bản pháp luật nhưng cũng gặp phải những hạn chế nhất định nhất là trong các quy định của pháp luật còn tồn tại một số hạn chế, một số cán bộ chưa tích cực trong công tác giải quyết khiếu nại, người dân thiếu am hiểu về pháp luật nên đã làm cho tình hình khiếu nại trong thời gian qua trở nên phức tạp, công tác giải quyết khiếu nại của Thanh tra huyện trở nên khó khăn. Để giải quyết hiện tượng này thì cơ quan có thẩm quyền cần xem xét lại những vấn đề sau: Một là, những vấn đề còn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật như vấn đề về nâng cao vai trò, hoạt động của Thanh tra huyện so với cơ chế hoạt động của Thanh tra huyện như hiện nay, vấn đề về nhiệm vụ, quyền hạn so với số lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ... là những vấn đề cần phải được xem xét và giải quyết trong tương lai có như vậy mới có thể đảm bảo nâng cao vai trò hoạt động của Thanh tra huyện nói chung và hoạt động trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại nói riêng. Hai là, chuyên tâm thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật để hướng dẫn người dân thực hiện đúng quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật, hạn chế những khiếu nại vượt cấp, khiếu nại sai thẩm quyền nhằm góp phần ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế. Ba là, trong quá trình nghiên cứu luận văn, người viết đã nêu ra những biện pháp nâng cao công tác giải quyết khiếu nại và một số giải pháp nhất định nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn đang đặt ra là làm sao để nâng cao vai trò của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại trong giai đoạn hiện nay. Tóm lại, qua thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại của Thanh tra huyện thì các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng triển khai và thực hiện các giải pháp đã nêu nhằm giải quyết kịp thời các khiếu nại của người dân, qua đó ổn định tình hình khiếu nại, giữ vững lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước nói chung, Thanh tra huyện nói riêng, tạo động lực mạng mẽ cho quá trình phát triển đất nước. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 65 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TÀI LIỆU THAM KHẢO   Danh mục văn bản của Đảng cộng sản Việt Nam 1. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 2. Thông báo số 130/TB-TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị kết luận về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải pháp trong thời gian tới. 3. Chỉ thị số 50/CT-TW ngày 05/01/2011 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. 4. Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 26/05/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 2. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. 3. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). 4. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. 5. Luật Cán bộ, công chức năm 2008. 6. Luật Thanh tra năm 2010. 7. Luật Khiếu nại năm 2011. 8. Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/09/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra. 9. Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại. 10. Thông tư số 04/2010/TT-TTCP ngày 26/08/2010 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo. 11. Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra. 12. Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/09/2014 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực 1. Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. 2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004. 3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005. 4. Luật Thanh tra năm 2004.  Danh mục sách, báo, tạp chí 1. Diệp Thành Nguyên, Tài liệu hướng dẫn học tập môn pháp luật về khiếu nại và khiếu kiện hành chính, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 2012. 2. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận về các phương pháp phân tích luật viết, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006. 3. Nguyễn Thanh Bình, Thẩm quyền xét xử khiếu kiện hành chính của Tòa án, sự bảo đảm công lý trong quan hệ giữa Nhà nước và công dân, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2004, Tr. 29. 4. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. 5. Phan Trung Hiền, Lý luận về Nhà nước và pháp luật - tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, Tr.132. 6. Trần Minh Kha, Luận văn tốt nghiệp Khóa 33 (2007-2011), Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật - Lý luận và thực tiễn, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 2011. 7. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009. 8. Từ điển Anh -Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1995. 9. Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 1998, Tr.483. 10. Võ Nguyễn Nam Trung - Lâm Bá Khánh Toàn, Tài liệu hướng dẫn học tập môn pháp luật về thanh tra, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 2012.  Danh mục trang thông tin điện tử 1. Hà Phong, Cổng thông tin điện tử Thị xã Sơn Tây, Giải quyết khiếu nại, tố cáo: Còn hiện tượng đùn đẩy, né tránh, GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI http://sontay.gov.vn/tabid/206/postid/4360/Giai-quyet-khieu-nai-to-cao-Con-hien-tu ong-dun-day-ne-tranh.aspx, [ngày truy cập 27-10-2014]. 2. Huỳnh Phong Tranh, Thanh tra Chính phủ, Ngành Thanh tra tiếp tục đoàn kết, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, http://thanhtra.com.vn/tin-tuc-chong-tham-nhung/trong-nuoc/nganh-thanh-tra-tiep-tu c-doan-ket-no-luc-hoan-thanh-tot-nhiem-vu-2014_t114c1080n69107, [ngày truy cập 21-10-2014]. 3. K. Dung, Thanh tra Việt Nam, Toàn ngành Thanh tra khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2014, http://thanhtravietnam.vn/toan-nganh-thanh-tra-khac-phuc-kho-khan-phan-dau-hoanthanh-ke-hoach-nam-2014_t114c9n33970, [ngày truy cập 22-10-2014]. 4. Lan Anh - Quang Vững, Thanh tra Việt Nam, Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên, http://thanhtravietnam.vn/doi-moi-noi-dung-chuong-trinh-dao-tao-boi-duong-nghiep -vu-thanh-tra-vien_t114c8n16412, [ngày truy cập 27-10-2014]. 5. Lê Thu, Khiếu nại, tố cáo sai vẫn chiếm tỷ lệ lớn, Báo hải quan, 2014, http://www.baohaiquan.vn/pages/khieu-nai-to-cao-sai-van-chiem-ty-le-lon.aspx, [ngày truy cập 6-10-2014]. 6. Minh Tiến, Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu, Giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc thẩm quyền của Thanh tra huyện, thị xã, http://vpubnd.laichau.gov.vn/detailNews.aspx?id=8430&lang=vi&Cate=117, [ngày truy cập 4-10-2014]. 7. Ngọc Giang, Thanh tra Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ làm việc với Cục III cề công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, http://thanhtra.com.vn/thanh-tra/hoat-dong-nganh/tong-thanh-tra-chinh-phu-lam-viec -voi-cuc-iii-ve-cong-tac-thanh-tra-giai-quyet-khieu-nai-to-cao_t238c1059n79826, [ngày truy cập 27-10-2014]. 8. Nguyễn Hồng Điệp, Tạp chí Cộng sản, Nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần hoàn thành thắng lợi cuộc bầu cử các nhiệm kỳ 2011-2016, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-moi/2011/603/Na ng-cao-chat-luong-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-gop-phan.aspx, [ngày truy cập 6-10-2014]. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 9. Nguyễn Thị Oanh, Cổng thông tin điện tử Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai, Những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại, http://hdnd.dongnai.gov.vn/Pages/glp-5de077a2-2371-476e-8679-6a99293b1a89-glp type-news-glpprint-23984-glpsite-1.html, [ngày truy cập 8-10-2014]. 10. Nguyễn Tuấn Khanh, Viện khoa học thanh tra, Xây dựng quy trình nghiệp vụ giải quyết khiếu nại hành chính, http://thanhtra.edu.vn/category/detail/643--xay-dung-quy-trinh-nghiep-vu-giai-quyet -khieu-nai-hanh-chinh.html, [ngày truy cập 20-9-2014]. 11. Nguyễn Văn Tuấn, Thanh tra Việt Nam, Bàn về vai trò của thanh tra trong bộ máy Nhà nước, http://thanhtravietnam.vn/ban-ve-vai-tro-cua-thanh-tra-trong-bo-may-nha-nuoc_t114 c19n33670, [ngày truy cập 29-9-2014]. 12. Nguyễn Văn Tuấn, Viện khoa học thanh tra, Đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính hiện nay ở Việt Nam, http://www.thanhtra.edu.vn/category/detail/133-doi-moi-co-che-giai-quyet-khieu-nai ,-khieu-kien-hanh-chinh-hien-nay-o-viet-nam-.html, [ngày truy cập 8-10-2014]. 13. Những chuyển biến tích cực trong công tác giải quyết khiếu nại, Báo Quảng Ninh, 2011, http://quangninhnet.vn/view/A2579B1.aspx, [ngày truy cập 7-10-2014]. 14. Phạm Trung, Cổng thông tin điện tử Trường Chính trị Nghệ An, Những điểm mới của Luật Thanh tra năm 2010, http://www.truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=325, [ngày truy cập 10-9-2014]. 15. Tập trung giải quyết trên 85% các vụ việc khiếu nại phát sinh, http://bao.hay.la/thoi-su/tap-trung-giai-quyet-tren-85-cac-vu-khieu-nai-phat-sinh/131 29046, [ngày truy cập 24-10-2014]. 16. Thái Sinh, Thanh tra Việt Nam, Cán bộ và biên chế cán bộ thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện - Nhiều vấn đề cần bàn, http://thanhtravietnam.vn/can-bo-va-bien-che-can-bo-thanh-tra-cap-tinh-cap-huyen-n hieu-van-de-can-ban_t114c19n8977, [ngày truy cập 11-10-2014]. 17. Thanh Loan, Thanh tra Chính phủ, Tổng kết công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, http://www.thanhtra.gov.vn/ct/news/Lists/TinNongMoi/View_Detail.aspx?ItemID=1 55, [ngày truy cập 9-10-2014]. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 18. Thanh tra Việt Nam, Ngành Thanh tra đã nỗ lực rất cao trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, http://thanhtra.net/forum/44-1288-1, [ngày truy cập 24-10-2014]. 19. Vũ Việt Hà, Thanh tra Việt Nam, Những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động thanh tra hiện nay, http://thanhtravietnam.vn/nhung-ton-tai-vuong-mac-trong-hoat-dong-thanh-tra-hiennay_t114c19n33396, [ngày truy cập 3-10-2014]. 20. Yếu kém của cán bộ, công chức trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, http://phapluatxahoi.vn/20100928025025460p1002c1022/do-yeu-kem-cua-can-bo-c ong-chuc.htm, [ngày truy cập 24-10-2014].  Danh mục tài liệu khác 1. Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/05/2012 về Chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 2. Báo cáo số 1198/BC-TTCP của Thanh tra Chính phủ ngày 16/05/2012 về tình hình, kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2008 đến năm 2011 và giải pháp trong thời gian tới. 3. Báo cáo của Thanh tra Chính phủ ngày 06/01/2014 về tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2014 của ngành Thanh tra. 4. Báo cáo tóm tắt của Thanh tra Chính phủ ngày 10/07/2014 về sơ kết công tác thanh tra 6 tháng đầu năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2014. 5. Kế hoạch 1130/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ ngày 10/05/2012 về kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Trương Thị Ngọc Yến [...]... Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HƢƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨ NĂNG ỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Chương này tập trung làm rõ các vấn đề xoay quanh Thanh tra huyện như tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện, cũng như tìm hiểu về trách nhiệm của Thanh tra huyện trong công tác giải quyết khiếu nại Qua việc thực... năng của mình Thanh tra huyện có những trách nhiệm cụ thể trong công tác giải quyết khiếu nại như hướng dẫn việc xử lý đơn khiếu nại; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại; kiến nghị các biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại; xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại; ... yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại 11 Đối với giải quyết khiếu nại lần hai thì: Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại 12... thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện thực GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 19 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI hiện việc xử lý đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại Như vậy, qua việc hướng dẫn thực hiện việc xử lý đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với các cơ quan hành chính nhà nước thuộc quyền, vai trò của Thanh tra huyện ngày càng... vậy, Thanh tra huyện cần phát huy hơn nửa vai trò, vị trí của mình trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung, trong công tác giải quyết khiếu nại nói riêng Góp phần giúp cho hoạt động giải quyết khiếu nại được hoàn thiện và mang lại hiệu quả tích cực hơn  Nhận xét chung: Tựu trung lại, vai trò của Thanh tra huyện trong giải quyết khiếu nại được xem là quan trọng trong giai đoạn hiện nay Vai trò này... trò đó là giải quyết khiếu nại và nó được thể hiện thông qua việc Thanh tra huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại Điều này cũng có ý nghĩa là cơ sở để xác định vai trò của Thanh tra huyện trong hoạt động giải quyết khiếu nại 1.3.1 Khái niệm, vị trí của Thanh tra huyện Luật Thanh tra năm 2010 không có điều luật nào định nghĩa Thanh tra huyện mà chỉ... nước nói chung, trong công tác giải quyết khiếu nại nói riêng Thứ năm, Thanh tra huyện có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật Như vậy, khi nhận được các khiếu nại từ người dân thì Thanh tra huyện có trách nhiệm tiếp nhận đơn khiếu nại, sau đó xử lý đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và giải quyết các khiếu nại đó theo đúng... dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 22 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI tham nhũng theo quy định của pháp luật”26 Thanh tra huyện có... động thanh tra và công tác quản lý nhà nước về thanh tra 33 Điều 65 Luật Thanh tra năm 2010 34 Điều 66 Luật Thanh tra năm 2010 GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 27 SVTH: Trương Thị Ngọc Yến VAI TRÒ CỦA THANH TRA HUYỆN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI - Hoạt động về giải quyết khiếu nại của Thanh tra huyện: Thứ nhất, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của. .. xử lý đơn khiếu nại, xem xét những đơn thuộc thẩm quyền, xử lý đơn xong thì Thanh tra huyện tiến hành giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật, cụ thể là theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 - Hoạt động của Thanh tra huyện quy định trong Luật Khiếu nại năm 2011: Thứ nhất, trong quá trình thụ lý giải quyết khiếu nại thì Thanh tra huyện được người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu

Ngày đăng: 03/10/2015, 23:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan