pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại

67 376 0
pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA 2011-2015 Đề Tài: PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. CAO NHẤT LINH Huỳnh Phƣơng Huy MSSV: 5118691 Lớp: Luật Thƣơng mại (HG1164A1) Cần Thơ, ngày 05 tháng 12 năm 2014  Trong suốt quá trình thực hiện đề tài Luận Văn và trong những năm học tại Trường Đại học Cần Thơ người viết xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến: - Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Cao Nhất Linh, em rất cảm ơn Thầy vì dù rất bận rộn với công việc nhưng Thầy vẫn tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. - Các Thầy, Cô trong khoa Luật và các Thầy, Cô ở những khoa khác đã tận tình giảng dạy, truyền đạt lại những kiến thức quý báo cho em không chỉ là những kiến thức trong bài học mà còn là cách sống, cách làm người. - Cha, Mẹ và những người thân trong gia đình em, đã nuôi dưỡng em khôn lớn, động viên em lúc gặp khó khăn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có thể học tập. - Bạn bè xung quanh luôn giúp đỡ những khi em gặp khó khăn trong cuộc sống, động viên, chia sẽ những chuyện vui buồn. Em xin chân thành cảm ơn tất cả! NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN   .............................................................................................................................. .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng năm ....................................................... NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG   .............................................................................................................................. .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng năm ............................................................. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................ 2 5. Bố cục đề tài ..................................................................................................................... 2 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI .................................................. 3 1.1 TỔNG QUAN VỀ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG ................................................................................................................................... 3 1.1.1 Khái niệm về vật liệu xây dựng và khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng ........................................................................................................................... 3 1.1.1.1 Định nghĩa vật liệu xây dựng ............................................................................. 3 1.1.1.2 Một số khái niệm về khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng ................ 3 1.1.2 Phân loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ............................. 5 1.1.2.1 Phân loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại theo bản chất ..... 5 1.1.2.2 Phân loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại theo nguồn gốc .. 6 1.2 KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI ....................................................................................... 7 1.2.1 Khái niệm về kinh doanh, các hoạt động trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ............................................................................ 7 1.2.1.1 Định nghĩa kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ....... 7 1.2.1.2 Khái niệm về các hoạt động trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ................................................................................................. 7 1.2.2 Loại hình và hoạt động trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ................................................................................................................ 8 1.2.2.1 Loại hình kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ......... 8 1.2.2.2 Một số hoạt động chính trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại .............................................................................................................. 9 1.3 VAI TRÕ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI .............................................................................. 10 1.3.1 Vai trò trong đời sống của hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ................................................................................................ 10 1.3.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại trong nền kinh tế Quốc dân ........................................................................... 11 1.4 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI ....... 13 1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng từ giai đoạn năm 1990 trở về trƣớc ............................................................. 13 1.4.2 Quá trình phát triển của pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng từ giai đoạn năm 1990 trở về sau ............................................................................................. 14 CHƢƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI .......................................................... 16 2.1 ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI ........................................................................................................ 16 2.1.1 Điều kiện kinh doanh trong nƣớc ....................................................................... 16 2.1.2 Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ........................................................................................................................... 21 2.1.2.1 Những loại loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại được phép xuất khẩu, nhập khẩu .......................................................................................... 21 2.1.2.2 Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ........................................................................................................................ 23 2.2 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI ........ 27 2.2.1 Quyền và Nghĩa vụ đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại trong nƣớc ................................................................ 27 2.2.2 Quyền, Nghĩa vụ đối với tổ chức, cá nhân trong hoạt động xuất, nhập khẩu vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ............................................ 29 2.3 HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, THANH TRA KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI ...................................................... 31 2.3.1 Kiểm tra, thanh tra trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ..................................................................................................................... 31 2.3.2 Cơ quan thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại .......................................................................... 32 2.4 VI PHẠM, CHẾ TÀI TRONG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI .............................................................................. 33 2.4.1 Những hành vi vi phạm trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại .............................................................................................................. 33 2.4.1.1 Vi phạm trong quá trình quản lý vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ........................................................................................................................ 33 2.4.1.2 Vi phạm chất lượng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại .......... 34 2.4.2 Biện pháp chế tài trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ..................................................................................................................... 34 2.4.2.1 Chế tài trong vi phạm hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ............................................................................................... 34 2.4.2.2 Thời hiệu và hình thức chế tài ......................................................................... 36 CHƢƠNG 3 BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI 39 3.1 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI.................................................................... 39 3.1.1 Thực trạng về địa điểm kinh doanh, lƣu trữ vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ................................................................................................ 39 3.1.2 Thực trạng về chất lƣợng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ................................................................................................................................... 41 3.1.3 Thực trạng về chế tài trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại .............................................................................................................. 42 3.2 MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT TRONG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI ............................................. 43 3.2.1 Một số hạn chế trong quy định của pháp luật về địa điểm kinh doanh, lƣu trữ vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ............................................... 43 3.2.2 Một số hạn chế trong quy định của pháp luật về chất lƣợng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại .......................................................................... 46 3.2.3 Hạn chế của pháp luật về chế tài trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ........................................................................................... 47 3.3 HƢỚNG HOÀN THIỆN VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI ...................................................... 49 3.3.1 Đề xuất giải pháp hoàn thiện về địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại. ................................................................................... 49 3.3.1.1 Hướng hoàn thiện về pháp luật trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại. .............................................................................................. 49 3.3.1.2 Một số giải pháp hoàn thiện khác.................................................................... 51 3.3.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện về chất lƣợng vật liệu xây dựng từ khoáng sản phi kim loại .............................................................................................................. 52 3.3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chất lượng vật liệu xây dựng từ khoáng sản phi kim loại ............................................................................................................ 52 3.3.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện khác về chất lượng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ............................................................................................... 52 3.3.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện về chế tài trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại .................................................................................... 53 3.3.3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế tài trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại. ......................................................................... 53 3.3.3.2 Một số giải pháp hoàn thiện khác về chế tài .................................................. 53 KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Có thể nói vật liệu xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại nói riêng là một trong những sản phẩm có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài trên thế giới, bên cạnh đó đây cũng là sản phẩm có tầm ảnh hưởng bật nhất trong cuộc sống con người. Không chỉ giúp con người tạo ra những công trình phục vụ cho nhu cầu cuộc sống như: Nhà cửa, đường xá, các trung tâm thương mại, giải trí… vật liệu xây dựng còn tạo nên các công trình bảo vệ con người tránh khỏi những hiểm họa từ tự nhiên. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế các hoạt động về vật liệu xây dựng cũng không ngừng tăng cao, nổi bật nhất trong số đó là hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại. Với tìm năng là một trong những quốc gia sở hữu số lượng lớn về khoáng sản có nguồn gốc phi kim loại dùng làm vật liệu xây dựng, cụ thể theo kết quả địa chất và thăm dò khoáng sản cho thấy Việt Nam sở hữu “tổng tiềm năng đá vôi là 1.754 tỷ tấn, trong đó đá vôi để sản xuất xi măng đã được khảo sát có trữ lượng 44.738 triệu tấn, đất sét xi măng là 7.601 triệu tấn, phụ gia hoạt tính cho xi măng có trữ lượng 3.947 triệu tấn, cao lanh 849 triệu tấn”,1 cùng với điều kiện kinh doanh không yêu cầu cao về vốn, kỹ thuật, công nghệ và luôn là một trong những sản phẩm có sức tiêu thụ lớn trên thị trường, theo một số nghiên cứu “thông thường chi phí về vật liệu xây dựng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong tổng giá thành xây dựng: 75 80% đối với các công trình dân dụng và công nghiệp, 70-75% đối với các công trình giao thông, 50 - 55% đối với các công trình thủy lợi”.2 Từ những tìm năng trên, mà hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại luôn là một trong những ngành nghề có sức hút đối với các nhà đầu tư và nắm giữ những vai trò quan trọng trong tiến trình thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình phát triển thì hoạt động này cũng xảy ra nhiều vấn đề, trong đó một số vấn đề xuất phát từ ý thức của người kinh doanh, một số xuất phát từ các quy định của pháp luật và hệ quả của những vấn đề này là lợi ích của người kinh doanh nói riêng và xã hội nói chung điều bị ảnh hưởng. Vì những lý do trên mà người viết lựa chọn thực hiện đề tài: Pháp luật về hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại. 1 Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam, Khoáng sản vật liệu xây dựng: Thất thoát nhiều do buông lỏng quản lý, http://tnmthanam.gov.vn/index.php/vi/news/Dia-chat-Khoang-san/Khoang-san-vat-lieu-xay-dung-That-thoat-nhieudo-buong-long-quan-ly-1222/, [Ngày truy cập 24/10/2014]. 2 Tự Hào Hàng Việt, Tầm quan trọng của vật liệu xây dựng, http://www.tuhaoviet.vn/index.php/vat-lieu-xaydung/vat-lieu-xay-dung/67-tam-quan-trong-cua-vat-lieu-xay-dung#.VDzcBCPCvmN, [Ngày truy cập 14/10/2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 1 SVTH: Huỳnh Phương Huy 2. Mục đích nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, mục đích mà người viết hướng đến là làm rõ về cơ chế hoạt động của hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại. Cũng như tìm hiểu về thực trạng và các quy định của pháp luật trong hoạt động này ở hai góc độ bao gồm: Trên lý thuyết và áp dụng vào thực tiễn. Từ đó tìm ra những vấn đề còn vướng mắc, tồn tại trong hoạt động này và đề xuất những giải pháp góp phần giải quyết những vấn đề trên. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu được người viết hướng đến trong quá trình thực hiện đề tài là những quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng thuộc nhóm vật liệu xây dựng có nguồn gốc từ khoáng sản phi kim loại như: Pháp luật về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, các hoạt động mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại và các hoạt động về kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm… 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu người viết sử dụng một số phương pháp chủ yếu như: Phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn để làm rõ những vấn đề nghiên cứu. 5. Bố cục đề tài Ngoài các phần như: Mục lục, Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo thì Đề tài của người viết có kết cấu gồm 03 Chương bao gồm: Chương 1: Khái quát chung về hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại. Đây là phần giúp người đọc có một cách nhìn tổng quan về khoáng sản phi kim loại dùng làm vật liệu xây dựng và giới thiệu sơ lược về hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại cũng như vai trò và quá trình phát triển của hoạt động này. Chương 2: Pháp luật về hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại. Trong phần này người viết sẽ trình bày cụ thể hơn về hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại thông qua một số vấn đề chính như: Điều kiện kinh doanh, xuất nhập khẩu; Quyền, Nghĩa vụ của tổ chức cá nhân trong kinh doanh; Kiểm tra, Thanh tra và cuối cùng là xử lý vi phạm. Chương 3: Bất cập và Giải pháp hoàn thiện trong hoạt động vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại. Trong Chương này người viết sẽ trình bày về một số vấn đề mà hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại đang gặp phải bao gồm những hạn chế của pháp luật hiện nay và các vấn đề khác để từ đó đề xuất những giải pháp góp phần giải quyết những vấn đề này. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 2 SVTH: Huỳnh Phương Huy CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI 1.1 TỔNG QUAN VỀ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG 1.1.1 Khái niệm về vật liệu xây dựng và khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng 1.1.1.1 Định nghĩa vật liệu xây dựng Vật liệu xây dựng là một phạm trù rộng lớn dùng để chỉ tất cả những loại vật chất có khả năng đáp ứng được hoạt động xây dựng của con người. Những loại vật liệu này có thể được tạo thành từ quá trình khai thác, chế biến các loại khoáng sản có nguồn gốc từ tự nhiên; Khai thác, chế biến các loại thực vật như: Gỗ, tre, nứa hoặc những loại vật liệu mới do con người chế tạo ra như: Vật liệu composite, vật liệu nano… Trong phần mở đầu Thông tư 19/BXD-VLXD ngày 01/7/1995 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 02-CP ngày 5-1-1995 của Chính phủ đối với mặt hàng vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện ở đô thị thì vật liệu xây dựng từng được hiểu là “nguyên vật liệu chủ yếu tạo thành công trình xây dựng. Trong quá trình lưu thông trên thị trường, vật liệu xây dựng phần lớn là loại hàng hoá có khối lượng lớn, cồng kềnh khi vận chuyển, trong quá trình tồn trữ, mua bán; một số loại dễ gây bụi bẩn, dễ cháy, ảnh hưởng đến môi trường và trật tự quản lý xã hội đặc biệt là ở các đô thị”.3 Tuy nhiên định nghĩa về vật liệu xây dựng mà Thông tư này đưa ra dường như chưa thể hiện đúng bản chất của vật liệu xây dựng vì ngày nay cùng với sự phát triển của ngành, các loại vật liệu xây dựng mới dần xuất hiện đặc biệt là những loại vật liệu do con người chế tạo ra không còn nhiều hiện tượng như: Gây bụi bẩn, dễ cháy, hay ảnh hưởng đến môi trường. Và hiện nay, theo Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng thì vật liệu xây dựng được hiểu là “sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ, kim loại được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện”.4 1.1.1.2 Một số khái niệm về khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng Trong phần này có 3 khái niệm chính được sử dụng trong bài viết bao gồm: Khái niệm về khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng; Khái niệm về khai thác; Chế biến khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng. 3 Thông tư số 19/BXD-VLXD ngày 01/7/1995 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện nghị định số 02-CP ngày 5-1-1995 của Chính phủ đối với mặt hàng vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện ở đô thị. 4 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về Quản lý vật liệu xây dựng, Điều 3, Khoản 1. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 3 SVTH: Huỳnh Phương Huy Khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khoáng sản làm vật liệu xây dựng được hiểu là “Khoáng sản dùng để sản xuất vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng”.5 Như vậy, từ định nghĩa này có thể hiểu một cách cơ bản là tất cả những loại khoáng sản không phải là kim loại và có thể được chế tạo thành vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng thì được xem là khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, người viết cũng cho rằng định nghĩa này vẫn còn những hạn chế và chưa thể hiện đúng bản chất về “khoáng sản làm vật liệu xây dựng”, ví dụ đất sét, vôi và một số vật liệu khác là những khoáng sản phi kim loại có nguồn gốc từ tự nhiên sau quá trình chế biến của con người thì trở thành những vật liệu đa năng, những loại vật liệu này không chỉ phục vụ cho hoạt động xây dựng mà còn phục vụ cho các hoạt động khác như: Sản xuất đồ gia dụng, đồ trang trí... Như vậy, nhìn chung những loại khoáng sản này nếu chỉ được xem là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thì hoàn toàn không thể hiện đúng những tính năng và công dụng của những loại vật liệu này. Khai thác khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng. Hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa về hoạt động này nhưng dựa vào khái niệm về khai thác khoáng sản theo Luật Khoáng Sản 2010 thì “Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan”.6 Và từ định nghĩa này có thể suy luận rằng hoạt động khai thác khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng là: Hoạt động thu hồi những khoáng sản không phải là kim loại và được dùng sản xuất vật liệu xây dựng, làm nguyên liệu sản xuất xi măng thông qua các hoạt động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. Trong đó, khai đào là hoạt động sử dụng sức lực của con người cùng các thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động đào xới các lớp đất đá trên bề mặt vỏ trái đất để thu hồi khoáng sản. Xây dựng mỏ cơ bản là hoạt động khoanh vùng những khu vực được xem là có khoáng sản và xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động khai thác. Làm giàu là hoạt động tách những những hợp chất chứa khoáng sản để thu hồi khoáng sản có ích. Chế biến khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng hay còn gọi là hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng từ khoáng sản phi kim loại. Cũng là một trong những khái niệm chưa được quy định trong các văn bản luật. Tuy nhiên, dựa vào khái niệm về chế biến khoáng khoáng sản được quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm 5 6 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về Quản lý vật liệu xây dựng, Điều 3, Khoản 2. Khoản 7, Điều 2, Luật Khoáng Sản năm 2010. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 4 SVTH: Huỳnh Phương Huy vật liệu xây dựng thì “Chế biến khoáng sản là quá trình hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản hoặc hoạt động khác nhằm đạt các chỉ tiêu của nguyên liệu hoặc sản phẩm cho các lĩnh vực sử dụng”.7 Như vậy dựa vào định nghĩa trên thì hoạt động chế biến khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng có thể hiểu là: Quá trình hoạt động phân loại, làm giàu hoặc hoạt động khác từ khoáng sản là phi kim loại nhằm đạt các chỉ tiêu của nguyên liệu hoặc sản phẩm được sử dụng trong hoạt động xây dựng. 1.1.2 Phân loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại được hình thành trong hoạt động khai thác, chế biến là tập hợp của nhiều loại khoáng vật khác nhau. Trong đó, có những khoáng vật vừa khai thác xong đã có thể sử dụng như: Cát, đá… Tuy nhiên, cũng có nhiều loại khoáng vật sau quá trình khai thác còn phải trải qua nhiều công đoạn như: Gia công, chế biến để tạo nên những loại vật liệu nhân tạo như: Xi măng, gạch, ngói... Vì vậy, nhìn chung thì tất cả những vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại không qua chế biến và đã qua chế biến đa phần có nguồn gốc xuất sứ cũng như thành phần cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên, khi dựa vào nguồn gốc hình thành và đặc tính vật liệu thì chúng có thể được xếp vào 2 nhóm gồm: Phân loại vật liệu xây dựng dựa vào bản chất và phân loại vật liệu xây dựng dựa vào nguồn gốc. 1.1.2.1 Phân loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại theo bản chất Phân loại theo bản chất là việc phân loại dựa vào thành phần, cấu tạo của từng loại vật liệu mà xếp chúng vào từng nhóm khác nhau. Đối với những loại vật liệu xây dựng được tạo thành từ khoáng sản phi kim loại thì việc phân loại này có thể chia làm 2 nhóm nhỏ bao gồm: Nhóm vật liệu xây dựng có đặc tính cấu tạo là các chất vô cơ và nhóm vật liệu có đặc tính cấu tạo là các hợp chất hữu cơ gọi chung là nhóm vật liệu xây dựng vô cơ và nhóm vật liệu xây dựng hữu cơ. Trong đó, vật liệu xây dựng vô cơ là loại vật liệu được tạo thành từ các hợp chất hoá học của nguyên tố kim loại kết hợp với các nguyên tố khác không phải là kim loại hoặc được tạo thành từ các hợp chất hoá học của các nguyên tố không phải là kim loại kết hợp với nhau. Theo đó, thì những loại vật liệu xây dựng vô cơ được làm từ khoáng sản phi kim loại hiện nay bao gồm: “Các loại vật liệu đá thiên nhiên, các loại vật liệu nung, các chất kết dính vô cơ, bê tông, vữa và các loại vật liệu đá nhân tạo không nung khác”.8 Điển hình của những loại vật liệu thuộc các nhóm này hiện nay như: Đá xây dựng, sỏi, cát, gạch, ngói… và đa phần thì những loại vật liệu xây 7 Thông tư số 04/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng, Điều 2, Khoản 2. 8 Phu Đien, Lịch sử ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam, http://www.phudien.vn/kien-thuc/kien-thuc-xay-dung/lichsu-nganh-vat-lieu-xay-dung-o-viet-nam.html, [Ngày truy cập 5/10/2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 5 SVTH: Huỳnh Phương Huy dựng vô cơ thường được áp dụng để xây dựng các công trình như nhà cửa, các trung tâm… Vật liệu xây dựng hữu cơ là loại vật liệu mà cấu tạo của nó có sự liên kết giữa các hợp chất cacbon-hiđrô. Trong đó, các loại vật liệu xây dựng hữu cơ có nguồn gốc từ khoáng sản phi kim loại hiện nay bao gồm “các loại nhựa bitum và guđrông, các loại chất dẻo, sơn, vecni...”.9 So với nhóm vật liệu vô cơ thì đa phần công dụng của những loại vật liệu xây dựng thuộc nhóm hữu cơ hiện nay được sử dụng như những loại nhựa đường, ví dụ như nhựa bitum, guđrông. 1.1.2.2 Phân loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại theo nguồn gốc Cũng tương tự như việc phân loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại dựa vào bản chất, tuy nhiên đối tượng trong phân loại vật liệu xây dựng theo nguồn gốc là việc dựa vào quá trình hình thành của từng loại vật liệu mà xếp chúng vào các nhóm khác nhau. Trong đó, những loại vật liệu làm từ khoáng sản phi kim loại có thể được phân ra 2 nhóm chính là: Vật liệu nhân tạo và vật liệu thiên nhiên. - Vật liệu nhân tạo là một nhóm vật liệu rất phong phú và đa dạng, chúng được phân thành 2 nhóm phụ: Vật liệu nhân tạo không nung và vật liệu nhân tạo nung.10 Vật liệu nhân tạo không nung: Là nhóm vật liệu mà sự rắn chắc của chúng xảy ra ở nhiệt độ không cao lắm và sự hình thành cấu trúc là kết quả của sự biến đổi hóa học và hóa lý của chất kết dính, ở trạng thái dung dịch (phân tử, keo, lỏng và rắn, pha loãng và đậm đặc). Hiện nay có một số loại vật liệu nhân tạo không nung phổ biến như: Gạch không nung, ngói không nung, đá nhân tạo không nung… Vật liệu nhân tạo nung là nhóm vật liệu mà sự rắn chắc của nó xảy ra chủ yếu là quá trình làm nguội dung dịch nóng chảy và dung dịch đó đóng vai trò là chất kết dính. Đây cũng là một trong những loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến ở nước ta khi mà hiện nay tỷ lệ sử dụng “vật liệu xây dựng nhân tạo không nung chỉ chiếm khoảng 10% thị trường”.11 Trong đó, những mặt hàng vật liệu nhân tạo nung chủ yếu hiện nay như: Gạch nung, ngói nung… - Vật liệu thiên nhiên: Là những loại vật liệu được hình thành không thông qua quá trình gia công hay chế biến của con người, đa phần những loại vật liệu thiên nhiên này có ở hầu hết mọi nơi trong vỏ trái đất, đó là một khối khoáng chất chứa 9 Phu Đien, Lịch sử ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam, http://www.phudien.vn/kien-thuc/kien-thuc-xay-dung/lichsu-nganh-vat-lieu-xay-dung-o-viet-nam.html, [Ngày truy cập 5/10/2014]. 10 Phu Đien, Lịch sử ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam, http://www.phudien.vn/kien-thuc/kien-thuc-xaydung/lich-su-nganh-vat-lieu-xay-dung-o-viet-nam.html, [Ngày truy cập 5/10/2014]. 11 KH, Vật liệu không nung sẽ phổ biến trong xây dựng?, Báo điện tử Đất Việt, http://baodatviet.vn/khoa-hoc/vatlieu-khong-nung-se-pho-bien-trong-xay-dung-vat-lieu-khong-nung-se-pho-bien-trong-xay-dung-2257125/, [Ngày truy cập 6/10/2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 6 SVTH: Huỳnh Phương Huy một hay nhiều khoáng vật khác nhau. Vật liệu thiên thiên được sử dụng hiện nay chủ yếu là cát, đá… 1.2 KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI 1.2.1 Khái niệm về kinh doanh, các hoạt động trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại 1.2.1.1 Định nghĩa kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú nhất của loài người. Hoạt động kinh doanh thường được thông qua các thể chế kinh doanh như: Công ty, Doanh nghiệp, Hợp tác xã… và cũng có thể là hoạt động kinh doanh của tư nhân. Theo định nghĩa của Luật Doanh nghiệp 2005, kinh doanh là “việc thực hiện liên tục, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhầm mục đích sinh lợi”.12 Như vậy kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại có thể hiểu là việc thực hiện liên tục một số hoặc tất cả các công đoạn của hoạt động vật liệu xây dựng bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhầm mục đích sinh lợi. Tuy nhiên, vì phạm vi của bài viết chỉ nằm trong hoạt động cung ứng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại đến với người tiêu dùng do đó hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng ở đây được xem là động mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu đối với các loại khoáng sản và sản phẩm vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại được gọi chung là vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại. 1.2.1.2 Khái niệm về các hoạt động trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Trong phần khái niệm về các hoạt động trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại, có 3 khái niệm chính được sử dụng trong bài viết bao gồm: Khái niệm về mua, bán hàng hóa; Khái niệm về hoạt động xuất, nhập khẩu. Mua, bán hàng hóa. Theo định nghĩa của Luật Thương mại 2005 “là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.13 Cụ thể hơn định nghĩa này có thể hiểu là sự trao đổi trong mối quan hệ “hàng – tiền” giữa các chủ thể với nhau, khi bên có nhu cầu mua sẽ nhận hàng, quyền sở hữu, trả tiền cho bên bán và bên có nhu cầu bán sẽ giao hàng, chuyển quyền sở hữu và nhận tiền từ bên mua, trong đó 12 13 Khoản 2, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005. Khoản 8, Điều 3, Luật Thương mại 2005. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 7 SVTH: Huỳnh Phương Huy hàng hóa có thể là vật vô hình hoặc hữu hình. Tuy nhiên, trong hoạt động mua, bán vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại thì đối tượng hàng hóa là vật hữu hình. Xuất khẩu, dưới góc nhìn kinh tế là hoạt động bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho một đối tượng là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Trong xuất khẩu, luồng tiền tệ dịch chuyển từ nước nhập khẩu sang nước xuất khẩu và có một luồng hàng hoá dịch chuyển theo hướng ngược lại từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Dưới góc độ pháp luật “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.14 Nhập khẩu, ở khía cạnh kinh tế là hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuất nhằm phục vụ mục đích thu lợi nhuận. Ở khía cạnh pháp luật “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.15 1.2.2 Loại hình và hoạt động trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại 1.2.2.1 Loại hình kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2005 thì những loại hình kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại hiện nay sẽ có một số hình thức chính như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp Tư nhân, Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, Hộ kinh doanh và Cá nhân kinh doanh. Và để có một cách nhìn khái quát hơn về những loại hình kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại hiện nay. Người viết đã thực hiện một khảo sát lấy thông tin về loại hình đăng ký kinh doanh của các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại trên trang “Danh bạ doanh nghiệp Vietask.com” với mục đích tìm hiểu số lượng từng loại hình đăng ký kinh doanh mà các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng lựa chọn. Trong đó, những loại hình kinh doanh vật liệu xây dựng được lựa chọn khảo sát gồm: Doanh nghiệp Tư nhân (DNTN); Công ty Cổ phần (CTCP); Công ty Trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH) và cuối cùng là Hợp tác xã (HTX). Kết quả khảo sát được lấy ngẫu nhiên từ 60 cơ sở 14 15 Khoản 1, Điều 28, Luật Thương mại 2005. Khoản 2, Điều 28, Luật Thương mại 2005. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 8 SVTH: Huỳnh Phương Huy kinh doanh vật liệu xây dựng đầu tiên của 3 tỉnh là Cần Thơ, Tiền Giang và Vĩnh Long. Bảng khảo sát loại hình doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại 100 83.33 80 DNTN 73.33 CTCP 60 CTTNHH 33.3337.87 40 20 CN-HKD 18.33 20 4.54 13.33 6.67 0 1.67 0 1.67 1.67 0 HTX 0 CẦN THƠ TIỀN GIANG VĨNH LONG Qua kết quả khảo sát, có thể nhận thấy rằng số lượng cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng là Cá nhân, Hộ kinh doanh chiếm tỷ lệ lớn nhất ở cả 3 tỉnh, tiêu biểu nhất là ở 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long với tỷ lệ lần lượt là 73.33% và 83.33%, và đa phần hình thức mà Cá nhân, Hộ kinh doanh lựa chọn đăng ký kinh doanh là Cửa hàng Vật liệu xây dựng, Đại lý vật liệu xây dựng với hoạt động chủ yếu là mua hàng hóa vật liệu xây dựng để kinh doanh. Thứ hai, là loại hình Doanh nghiệp Tư nhân với số lượng chiếm từ khoảng 13.33 đến 20%. Thứ ba là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, loại hình này chỉ chiếm từ 33.33% ở khu vực Cần Thơ và lần lượt ở Tiền Giang, Vĩnh Long là 6.67%, 1.67%. Thứ năm, là loại hình công ty cổ phần với tỷ lệ đăng ký cao nhất là 4.54% và thấp nhất là 1,67%. Và cuối cùng là loại hình hợp tác xã, loại hình này chiếm tỷ lệ 0% ở cả 3 tỉnh. Như vậy, nhìn chung qua kết quả khảo sát này thì hiện nay số lượng các cơ sở là cá nhân và hộ kinh doanh chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng hiện nay, so với các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hợp tác xã. 1.2.2.2 Một số hoạt động chính trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại có một số hoạt động chính như: Thứ nhất, tự khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng để kinh doanh.16 Đây là hoạt động mà tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ 16 Thông tư số 04/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng, Điều 5, Khoản 3, Điểm a. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 9 SVTH: Huỳnh Phương Huy khoáng sản phi kim loại sẽ thực hiện hầu như hoàn toàn các công đoạn của quá trình kinh doanh bao gồm: Khai thác, chế biến cho đến việc cung ứng những sản phẩm của mình ra thị trường. Thứ hai, mua lại khoáng sản làm vật liệu xây dựng để chế biến và kinh doanh.17 Trong đó, hoạt động chủ yếu mà tổ chức, cá nhân trong hoạt động này thực hiện là việc mua lại những nguồn nguyên liệu khoáng sản phi kim loại thô từ các cơ sở khai thác để chế biến và kinh doanh. Thứ ba, mua lại sản phẩm vật liệu xây dựng để kinh doanh.18 Hoạt động này bao gồm việc mua lại những loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại dùng làm vật liệu xây dựng như: Cát, đá, hoặc các sản phẩm vật liệu xây dựng đã được chế biến từ khoáng sản phi kim loại như: Xi măng, gạch, ngói... 1.3 VAI TRÕ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI Là một trong những nền kinh tế mới nổi, ngày nay Việt Nam với xu thế mới bước vào tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, do đó việc đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng nhầm đáp ứng nhu cầu phát triển luôn được nhà nước đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, mức sống của người dân cũng không ngừng tăng cao vì vậy nhu cầu về nhà ở và các công trình công cộng nhầm phục vụ nhu cầu cuộc sống là không thể thiếu. Từ những nhu cầu thực tế trên mà hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng nói chung và kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại nói riêng ngày càng phát triển và trở thành một trong những hoạt động có vai trò thiết yếu trong cuộc sống con người, không chỉ cung cấp nguồn vật liệu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày mà hoạt động này còn đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn ngân sách nhà nước… Và để có thể hiểu rõ hơn về những vai trò mà hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại mang lại người viết xin trình bày trong phần nội dung sau đây. 1.3.1 Vai trò trong đời sống của hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Trong đời sống hàng ngày hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại chiếm một số vai trò chủ đạo như: Thứ nhất, là nguồn cung ứng chính vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại. Đây là một trong những vai trò dễ nhận thấy nhất của hoạt động này. Nếu trong thời bao cấp hoạt động mua, bán vật liệu xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại nói riêng đa phần được cung ứng từ nhà nước và hoạt động kinh doanh của tư nhân không có nhiều điều kiện phát triển thì ngày nay cùng 17 18 Thông tư số 04/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng, Điều 5, Khoản 3, Điểm b. Thông tư số 04/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng, Điều 5, Khoản 3, Điểm c. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 10 SVTH: Huỳnh Phương Huy với xu thế tư nhân hóa và nhu cầu xây dựng xây dựng ngày một tăng đã làm cho hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại nói riêng ngày càng phát triển và đa dạng hơn cả về hình thức lẫn số, lượng, chủng loại… Theo đó, đa phần số lượng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại được người dân và Chính phủ sử dụng hiện nay để xây dựng các công trình trên cả nước (trừ những loại vật liệu được tài trợ hoặc nhà nước cung ứng) thì điều xuất phát từ nguồn cung ứng chính là hoạt động mua, bán vật liệu liệu xây dựng. Thống kê từ Vụ Vật liệu xây dựng chỉ ra rằng chỉ tính riêng trên mặt hàng xi măng “trong 8 tháng đầu năm 2014 các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng trên cả nước đã cung ứng tới người tiêu dùng là 42,53 triệu tấn, bằng 108% so với cùng kỳ và đạt 68,6% kế hoạch năm 2014”.19 Từ những con số trên có thể nhận thấy rằng vai trò là nguồn cung ứng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại của hoạt động này ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình và khó có thể thay thế trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước. Thứ hai, là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng tạo thành mối quan hệ cung - cầu. Cụ thể hơn trong trong vai trò này hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại sẽ giúp các nhà đầu tư khai thác, chế biến vật liệu xây dựng tìm được nguồn tiêu thụ sản phẩm trên thị trường và giúp người tiêu dùng lựa chọn được những mặt hàng vật liệu xây dựng phù hợp từ những nhà cung ứng khác nhau. Qua đó, trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp kinh doanh và người tiêu dùng. 1.3.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại trong nền kinh tế Quốc dân Trong nền kinh tế Quốc dân hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại luôn có tầm quan trọng nhất định và nắm giữ những vai trò quan trọng như: Thứ nhất, là một trong những nguồn thu lớn đóng góp vào ngân sách nhà nước. Theo thống kê từ Chính phủ “trong năm 2010 tỷ trọng trong GDP của công nghiệpxây dựng đạt 41,64%, từ năm 2011 đến nay tốc độ tăng trưởng GDP do nhóm ngành công nghiệp-xây dựng vẫn giữ được tốc độ cao hơn tốc độ tăng GDP của toàn bộ nền kinh tế (năm 2011 tăng 6,68% so với tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,75% so với tăng 5,25%, 6 tháng 2013 tăng 5,18% so với 4,9%, dự báo cả năm tăng 5,5% so với 5,4%, bình quân trong 3 năm tăng 6% so với tăng 5,4%)”.20 Tuy hiện nay vẫn chưa có những con số thống kê cụ thể về những khoản thu mà hoạt động kinh doanh vật liệu 19 Phương Linh, Tiêu thụ VLXD 8 tháng đầu năm: Xi măng tiến, thép lùi, Báo điện tử Xây Dựng, http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/vat-lieu/tieu-thu-vlxd-8-thang-dau-nam-xi-mang-tien-thep-lui.html, [Ngày truy cập 4/11/2012]. 20 Minh Ngọc, Nhóm ngành Công Nghiệp-Xây Dựng qua nữa chặng đường, Báo điện tử Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, http://baodientu.chinhphu.vn/Dau-moc-nua-chang-duong/Nhom-nganh-cong-nghiepxay-dung-qua-nua-chang-duong/178862.vgp, [Ngày truy cập 22/10/2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 11 SVTH: Huỳnh Phương Huy xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại nói riêng nộp vào ngân sách nhà nước, nhưng nếu làm một phép tính nhỏ sẽ thấy rằng khoảng thu mà hoạt động này nộp vào ngân sách nhà nước là không hề ít. Với tỷ lệ thuế giá trị gia tăng hiện nay trung bình là 10% đối với các loại mặt hàng vật liệu xây dựng như Cát, Đá, Xi măng… và cùng với một số loại thuế khác như: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu... Nếu như chỉ tính riêng trên mặt hàng hàng xi măng với giá thành trung bình hiện nay là “80 ngàn/bao 50kg”,21 áp dụng thuế giá trị gia tăng thì trung bình mỗi bao sẽ nộp vào ngân sách nhà nước 8 ngàn. Theo dự tính từ Bộ Xây dựng thì “tổng lượng xi măng tiêu thụ nội địa cả năm 2014 đạt 49-50 triệu tấn”22, như vậy dự tính trong năm 2014 tổng nguồn thu vào ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh doanh Xi măng là 8000 tỷ, nếu con số này kết hợp với những loại thuế khác như: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp và những loại thuế suất khác áp dụng cho vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại thì khoảng thu từ hoạt động này là rất lớn. Thứ hai, là thúc đẩy sự phát triển kinh tế thông qua hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, vùng kinh tế. Đây là một trong những vai trò đã và đang ngày càng chứng tỏ được vị thế của mình trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế thông qua hoạt động cung ứng những loại vật liệu dư thừa trong nước ra các thị trường nước ngoài và nhập các sản phẩm vật liệu xây dựng từ thị trường nước ngoài về thị trường nội địa góp phần làm bình ổn giá và số lượng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại trên thị trường cũng như tạo nguồn thu cho doanh nghiệp. Tính từ năm 2001 đến năm 2007 tổng kim ngạch xuất khẩu nguồn vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại đối với một số mặt hàng ở nước ta sẽ được thể hiện sau: Bảng Tổng hợp kim ngạch xuất khẩu một số loại mặt hàng Vật liệu xây dựng chủ yếu.23 Đơn vị: Triệu USD STT Sản Phẩm 2001 2002 1 Gạch ốp lát ceramic, frammile 4,722 9,122 2 Sứ vệ sinh 5,692 3,602 2003 2004 2005 2006 2007 12,702 36,473 48,1 53,516 110,54 2 7.571 18,1 28,313 38,505 13,706 21 PH, Giá thép bắt đầu tăng theo giá điện, Báo điện tử Thời báo kinh tế Sài Gòn, http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/dautu/100807/Gia-thep-bat-dau-tang-theo-gia-dien.html, Ngày truy cập 13/11/2014]. 22 Vũ Trọng, Tiêu thụ Xi măng, Thép điều tăng, Báo điện tử Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, http://baodientu.chinhphu.vn/Thi-truong/Tieu-thu-xi-mang-thep-deu-tang/202262.vgp, [Ngày truy cập 22/10/2014]. 23 Trần Văn Huynh, Tổng quan về sự phát triển của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam, 2008, Tr.5. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 12 SVTH: Huỳnh Phương Huy 3 4 Thủy tinh xây dựng Đá ốp lát Tổng Cộng 1,635 3,199 4,283 9,682 10 88,527 35,423 15,326 19,438 23,931 29.99 37 60,735 89,150 27,375 35,361 48,487 89,85 113,2 231 283 Như vậy qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy rằng hoạt động xuất khẩu đối với những mặt hàng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại có xu hướng tăng rất mạnh trong những năm qua. Qua đó cũng phần nào chứng tỏ được vai trò thúc đẩy phát triển nền kinh tế thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại. 1.4 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng vật làm từ khoáng sản phi kim loại. Pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại cũng dần phát triển và hoàn thiện hơn góp phần tạo ra cơ chế thống nhất về quản lý trong hoạt động này. Bên cạnh đó, điều chỉnh hoạt động này đi theo đúng đường lối phát triển của đảng và nhà nước, tạo nguồn thu cho đất nước, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành. 1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng từ giai đoạn năm 1990 trở về trƣớc Trong giai đoạn từ năm 1990 trở về trước thì pháp luật về hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại nhìn chung chưa có sự hoàn thiện nhất định, bộ máy và cơ cấu quản lý trong hoạt động này còn tương đối cồng kềnh và phức tạp, ví dụ việc ban hành Nghị quyết số 136-CP ngày 05 tháng 08 năm 1976 của Chính phủ ban hành về tăng cường tổ chức, phân công quản lý và cải tiến vật liệu xây dựng đã làm cơ cấu quản lý vật liệu xây dựng lúc bấy giờ trở nên phức tạp hơn khi Chính phủ giao từng mặt hàng vật liệu xây dựng cho từng Bộ theo chức năng của mỗi Bộ (gỗ do Bộ Lâm nghiệp; thép do Bộ Cơ khí và luyện kim; sơn do Tổng cục Hóa chất; xi măng, gạch, ngói, đá vôi, cát, sỏi, sành, sứ xây dựng, đồ điện, nước, tiểu ngũ kim cho xây dựng v.v… địa phương Bộ Xây dựng kinh doanh). Bên cạnh đó thì số lượng văn bản được ban hành cũng như phạm vi điều chỉnh của các văn bản trong giai đoạn này còn rất hạn chế, chưa tạo ra một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh trong việc quản lý hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng nói chung và kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại nói riêng. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 13 SVTH: Huỳnh Phương Huy 1.4.2 Quá trình phát triển của pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng từ giai đoạn năm 1990 trở về sau Trong giai đoạn từ những năm 1990 trở về sau thì pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại đã có những sự chuyển biến tích cực, với số lượng văn bản phong phú hơn và phạm vi điều chỉnh rộng tạo thành một hệ thống pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng nói chung và kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại nói riêng. Về điều kiện kinh doanh có một số văn bản như: Thông tư số 19/BXD-VLXD ngày 1 tháng 7 năm 1995 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện nghị định số 02-CP NGÀY 5-1-1995 của chính phủ đối với mặt hàng vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện ở đô thị. Thông tư số 04/1999/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 1999 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999 của chính phủ đối với mặt hàng vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện, tuy nhiên thì cả hai văn bản này điều đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định số 124/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính Phủ về quản lý về vật liệu xây dựng và Thông tư 11/2007/TT-BXD ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành. Về quản lý chất lượng sản phẩm có một số văn bản như: Thông tư số 06/2000/TTBXD ngày 4 tháng 7 năm 2000 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện nghị định số 178/1999/QĐ-Ttg ngày 30/8/1999 của thủ tướng chính phủ ban hành quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với mặt hàng vật liệu xây dựng. Về giá cả vật liệu xây dựng có những văn bản như: Thông tư liên tịch 38/2004/TTLT-BTC-BXD thông báo và kiểm soát giá vật liệu xây dựng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng do Bộ Tài chính . Về thanh tra, kiểm tra có một số văn bản như: Nghị định 26/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng: Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 14 SVTH: Huỳnh Phương Huy thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở Tóm lại, nhìn chung thì pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng nói chung và kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại nói riêng đã đã có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh và đang tiếp tục phát triển nhầm phục vụ trong công tác quản lý ngày một hiệu quả hơn. TÓM LƢỢC NỘI DUNG CHƢƠNG 1 Nhìn chung trong phần nội dung Chương 1, người viết đã giới thiệu sơ lược về hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại thông qua một số vấn đề như: Thứ nhất, khái niệm về vật liệu xây dựng, khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng, kinh doanh và các hoạt động trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại. Thứ hai, các loại hình kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại hiện nay sẽ được quy định theo Luật Doanh nghiệp 2005 và có 3 hoạt động chính trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại. Thứ ba, là vai trò và quá trình phát triển của pháp luật về hoạt động này. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 15 SVTH: Huỳnh Phương Huy CHƢƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI 2.1 ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI 2.1.1 Điều kiện kinh doanh trong nƣớc Điều kiện về kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại là tập hợp các quy định của pháp luật về: Chủ thể kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chất lượng sản phẩm, nguồn gốc vật liệu, địa điểm kinh doanh, các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình kinh doanh... Và trong phần nội dung của bài người viết xin trình bày về 4 nhóm điều kiện chủ yếu trong hoạt động này bao gồm: Chủ thể kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, địa điểm kinh doanh và chất lượng sản phẩm.  Thứ nhất, điều kiện về chủ thể kinh doanh Chủ thể là một trong những điều kiện bắt buộc trong hoạt động kinh doanh, theo đó pháp luật sẽ quy định cụ thể đối với từng nhóm đối tượng tương ứng với từng lĩnh vực kinh doanh. Và trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại những chủ thể này được quy định như sau: Căn cứ vào Nghị định số 124/2007/NĐ-CP thì những đối tượng được phép tham gia vào hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại bao gồm: Cá nhân, pháp nhân trong nước hoặc nước ngoài được thành lập hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.24 Như vậy, dựa vào quy định này có thể hiểu rằng mọi đối tượng không phân biệt nam, nữ, tôn giáo hay quốc tịch chỉ cần có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam thì có thể được phép tham gia vào hoạt động này, tuy nhiên phải đảm bảo là hoạt động kinh doanh này được thành lập hợp pháp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005. Bên cạnh đó, khi so sánh quy định về đối tượng được phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ở Nghị định này với quy định tương tự tại Thông tư 04/1999/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 1999 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999 của Chính phủ đối với mặt hàng vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện là văn bản được Nghị định 124/2007/NĐ-CP thay thế thì nhóm đối tượng này cũng không 24 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính Phủ vế quản lý vật liệu xây dựng, Điều 2. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 16 SVTH: Huỳnh Phương Huy có sự thay đổi khi quy định chủ thể là thương nhân và không phân biệt thành phần kinh tế là của Việt Nam hay nước ngoài nhưng phải có đăng ký kinh doanh. 25 Nhìn chung, thì đây cũng là một trong những quy luật tất yếu trong tiến trình phát nền triển kinh tế ở Việt Nam, với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài vào thị trường nội địa.  Thứ hai, điều kiện về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Là một trong những loại giấy tờ không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được xem là giấy “khai sinh” của một doanh nghiệp. Loại giấy tờ này giúp các cơ quan có chức năng quản lý doanh nghiệp, xác định được các nội dung cơ bản của doanh nghiệp như: Tên, địa chỉ, số vốn, ngành nghề kinh doanh, người đại diện... Và trong hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại nói riêng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh cũng cần đáp ứng một số vấn đề cơ bản trong quá trình đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như: Thứ nhất, điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2005 thì một số điều kiện mà tổ chức, cá nhân kinh doanh cần đáp ứng là: Ngành nghề phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, phải có tên Công ty, Doanh nghiệp, có trụ sở, có hồ sơ đăng ký, và phải nộp lệ phí đăng ký kinh doanh.26 Thứ hai, điều kiện về nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong quá trình thực hiện giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì tổ chức, cá nhân kinh doanh cần đảm bảo một số nội dung cơ bản như sau: Thông tin về doanh nghiệp: Tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh (nếu có); Thông tin về người đăng ký: Họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân…; Thông tin về một số thành viên khác; Thông tin về vốn và cuối cùng là thông tin về ngành nghề đăng ký kinh doanh.27 Thứ ba, Cơ quan đăng ký kinh doanh. Những cơ quan có chức năng thực hiện việc đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm: Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh).28 Trong đó, Phòng Đăng ký kinh 25 Thông tư số 04/1999/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 1999 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999 của Chính phủ đối với mặt hàng vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện, Mục I, Khoản 1. 26 Điều 24, Luật Doanh nghiệp 2005. 27 Điều 25, Luật Doanh nghiệp 2005. 28 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, Điều 9, Khoản 1. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 17 SVTH: Huỳnh Phương Huy doanh cấp tỉnh sẽ thực hiện việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho đối tượng là Doanh nghiệp. Ở cấp huyện: Phòng Đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc. Trường hợp không thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện thì Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh. 29 Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ thực hiện hoạt động đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho đối tượng là hộ kinh doanh cá thể.  Thứ ba, điều kiện về địa điểm kinh doanh, lưu trữ vật liệu xây dựng Kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại là một trong những hoạt động kinh doanh với sản phẩm phong phú và đa dạng, tuy nhiên một phần trong số những sản phẩm đó trong quá trình kinh doanh nếu không được bảo quản tốt, không có những quy định về địa điểm bày bán, lưu trữ thì rất dễ ảnh hưởng đến an toàn, trật tự công cộng. Vì vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại cần đảm bảo những quy định về địa điểm bày bán, lưu trữ với một số nội dung sau: Căn cứ vào Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng, thì địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng phải phù hợp với quy định của chính quyền địa phương do Uỷ ban nhân dân các cấp theo sự phân cấp của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định khu vực, đường phố, địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng; Có đủ diện tích cho việc xuất, nhập hàng hoá, đảm bảo không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây ùn tắc giao thông; Có biển ghi rõ tên cửa hàng, tên doanh nghiệp, tên tổ hợp tác hoặc tên hộ kinh doanh.30 Như vậy, quy định này có thể được hiểu là tùy theo quy hoạch và địa lý của từng vùng miền mà pháp luật cho phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của từng địa phương sẽ có những văn bản điều chỉnh cụ thể về địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại sao cho phù hợp và tiện lợi nhất. Tuy nhiên, thì hoạt động này cần đáp ứng được những điều kiện chung như: Địa điểm kinh doanh phải đảm bảo có đủ độ rộng và nằm ở khu vực an toàn sao cho việc thực hiện di chuyển hàng hóa vật liệu từ nơi này sang nơi khác không ảnh hưởng đến an toàn trật tự công cộng, không gây ô nhiễm môi trường. Việc bày, bán, kho chứa hàng hóa vật liệu xây dựng không được lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây ảnh hưởng đến sự di chuyển của các phương tiện giao thông 29 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, Điều 9, Khoản 2. 30 Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng, Mục 2, Khoản 3, Điểm a, Điểm b, Điểm d. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 18 SVTH: Huỳnh Phương Huy và người đi bộ. Cùng với đó là các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng cần phải có biển hiệu ghi tên Cửa hàng, Doanh nghiệp, Công ty. Bên cạnh đó, đối với những vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại thuộc nhóm vật liệu kinh doanh có điều kiện thì ngoài việc tuân thủ những quy định trên còn phải tuân thủ thêm những quy định sau: Đối với nhóm loại vật liệu xây dựng cồng kềnh, khối lượng lớn, dễ gây bụi gồm: Gạch xây, cát, đá, sỏi, vôi cục, vôi tôi, tấm lợp, kết cấu thép xây dựng, bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẵn, tre, nứa, lá, đà giáo, cốp pha, cừ tràm, kính tấm xây dựng, đá ốp lát có tạo hình cắt, mài thì không được phép bài bán ở các cửa hàng nằm ở các khu vực trung tâm của thành phố thị xã.31 Đối với nhóm loại vật liệu xây dựng dễ cháy gồm: gỗ xây dựng, tre, nứa, lá, vật liệu nhựa, các loại sơn dầu, giấy dầu, cót, cót ép phải có đủ phương tiện, thiết bị để chữa cháy, biển báo an toàn tại nơi bán hàng vật liệu xây dựng.32 Đối với nhóm vật liệu xây dựng có mùi, hoá chất độc hại, gây bụi: Sơn dầu, giấy dầu, cót ép, hắc ín, vôi tôi, vôi cục, vôi tôi trong bể phải có ngăn cách đảm bảo an toàn cho người tại nơi bán hàng vật liệu xây dựng. Hố, bể vôi tôi phải có rào che chắn và biển báo nguy hiểm. Không được cắt, mài cạnh đá ốp lát ở vỉa hè, đường phố; không để nước, bụi bẩn bắn vương vãi ra nơi công cộng.33 Đối với nhóm vật liệu xây dựng bị hư hỏng, kém phẩm chất, phế thải trong quá trình vận chuyển, lưu chứa, kinh doanh phải được chở về nơi sản xuất hoặc đổ đúng nơi quy định của chính quyền địa phương.34 Tóm lại, thì những quy định về địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại hiện nay cũng đã có nhiều sự thay đổi so với những quy định trước đó, cụ thể là Thông tư số 04/1999/TT-BXD. Trong đó, những đổi mới mà Thông tư số 11/2007/TT-BXD mang lại là việc những loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại thuộc nhóm vật liệu kinh doanh có điều kiện đã được sắp xếp thành từng nhóm dựa vào đặt tính của vật liệu như đã trình bày, như vậy có thể xếp nhiều loại vật liệu có cùng đặc tính vào chung nhóm và thuận tiện trong quá trình quản lý so với quy định tại Thông tư số 04/1999/TT-BXD thì vật liệu xây dựng sẽ được phân thành từng loại mặt hàng như: Xi măng, Vôi, Gạch, Gỗ, Phụ gia và tùy từ từng mặt hàng sẽ có những quy định cụ thể về địa điểm kinh doanh, bày bán, lưu 31 Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP của chính phủ vế quản lý vật liệu xây dựng, Mục 2, Khoản 3, Điểm b. 32 Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP của chính phủ vế quản lý vật liệu xây dựng, Mục 2, Khoản 3, Điểm đ. 33 Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP của chính phủ vế quản lý vật liệu xây dựng, Mục 2, Khoản 3, Điểm e. 34 Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP của chính phủ vế quản lý vật liệu xây dựng, Mục 2, Khoản 4. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 19 SVTH: Huỳnh Phương Huy trữ.35 Cùng với đó, thì Thông tư số 11/2007/TT-BXD cũng đưa nhiều loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản ra khỏi danh sách vật liệu kinh doanh có điều kiện như: Xi măng, chất phụ gia, có thể nói đây cũng là một trong những quy định mang lại sự phù hợp về đặc điểm và tính chất của vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại ngày nay. Tuy nhiên, bên cạnh những sự đổi mới mà Thông tư số 11/2007/TTBXD mang lại thì nhược điểm của Thông tư này là những quy định về địa điểm kinh doanh, bày bán, lưu trữ vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại lại không được quy định cụ thể và chi tiết như những quy định tại Thông tư số 04/1999/TTBXD.  Thứ tư , điều kiện về chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một trong những điều kiện thiết yếu mà tổ chức, cá nhân kinh doanh cần đảm bảo trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại nói riêng. Và trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại, căn cứ vào Nghị định số 124/2007/NĐ-CP thì chất lượng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại khi đưa ra thị trường cần đảm bảo những tiêu chuẩn sau: Thứ nhất, sản phẩm vật liệu xây dựng phải đạt tiêu chuẩn đã công bố. Đối với sản phẩm thuộc danh mục phải tuân theo quy chuẩn kỹ thuật thì phải bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật.36 Hiện nay thì quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng đối với vật liệu xây dựng là bảng QCVN 16:2011/BXD do Viện Vật liệu xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ & Môi trường trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, trong bảng quy chuẩn này sẽ chia thành từng nhóm nhỏ áp dụng cho từng loại vật liệu như: QCVN 16-3:2011/BXD Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng và bê tông, QCVN 16-6:2011/BXD Nhóm sản phẩm gạch ốp lát… Thứ hai, những sản phẩm vật liệu xây dựng chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì nhà sản xuất phải có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn áp dụng và phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.37 Thứ ba, sản phẩm vật liệu xây dựng có nhãn và nhãn phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá.38 Cụ thể thì những quy định 35 Thông tư số 04/1999/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 1999 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999 của Chính phủ đối với mặt hàng vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện, Mục I, Khoản 3. 36 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính Phủ vế quản lý vật liệu xây dựng, Điều 32, Khoản 1, Điểm a. 37 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính Phủ vế quản lý vật liệu xây dựng, Điều 32, Khoản 1, Điểm b. 38 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính Phủ vế quản lý vật liệu xây dựng, Điều 32, Khoản 1, Điểm c. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 20 SVTH: Huỳnh Phương Huy về nhãn hàng hóa hiện nay sẽ được căn cứ theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa. Tuy nhiên đối với một số loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại thì không áp dụng quy định về nhãn hàng hóa bao gồm: gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm.39 2.1.2 Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại, bài viết tập trung vào 2 nội dung chính bao gồm: Những loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại được phép xuất, nhập khẩu và điều kiện xuất, nhập khẩu đối với những loại vật liệu này. 2.1.2.1 Những loại loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại được phép xuất khẩu, nhập khẩu  Những loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại được phép xuất khẩu Trong nhóm vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại được phép xuất khẩu, người viết phân thành 2 nhóm chính bao gồm: Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại và nhóm khoáng sản phi kim loại dùng làm vật liệu xây dựng. Đối với nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại, căn cứ vào Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại 2005 về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, được quy định tại phụ lục I, mục 1 Danh mục hàng hóa vật liệu cấm xuất khẩu, thì các mặt hàng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại điều được phép xuất khẩu, tuy nhiên những sản phẩm này phải đảm bảo điều kiện về chất lượng hàng hóa, bao bì, nhãn mác có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng. Đối với nhóm khoáng sản phi kim loại dùng làm vật liệu xây dựng. Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BXD phụ lục I Danh mục tiêu chuẩn và điều kiện xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng, thì hiện nay có 10 nhóm khoáng sản phi kim loại làm vật liệu được phép xuất khẩu bao gồm: Cát, đá vôi, đá ốp lát, đá hạt, đá phiến lợp, đá phiến cháy, đá xây dựng, đolomit, thạch anh (quarzit), cao lanh, cao lanh Pyrophyllite. Tuy nhiên, đối với những loại khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng không thuộc danh mục được phép xuất khẩu thì vẫn có thể xuất 39 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính Phủ về Nhãn hàng hóa, Điều 5, Khoản 2, Điểm b. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 21 SVTH: Huỳnh Phương Huy khẩu nhưng phải nằm trong những trường hợp đặc biệt cần thiết có nhu cầu xuất khẩu được Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.40 Nhìn chung, thì những quy định về các loại khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng thuộc diện xuất khẩu ngày nay cũng đã có nhiều sự thay đổi. Nếu như Thông tư số 18/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã bị Thông tư số 04/2012/TT-BXD thay thế cho phép xuất khẩu gần như toàn bộ khoáng sản chỉ trừ một số loại khoáng sản nằm trong diện hạn chế xuất khẩu,41 thì số lượng vật liệu nằm trong diện xuất khẩu của Thông tư số 04/2012/TT-BXD đã giảm đi rất nhiều khi chỉ có 10 nhóm khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng được phép xuất khẩu. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những định hướng tích cực mà nhà nước ban hành nhầm bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong nước trước thực trạng các nguồn tài nguyên khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng trên thế giới cũng đang dần cạn kiệt.  Những loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại được phép nhập khẩu Trong hoạt động nhập khẩu vật liệu xây dựng, căn cứ vào Nghị định số 187/2013/NĐ-CP phụ lục II Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu thì hiện nay đa phần tất cả những loại vật liệu xây dựng bao gồm cả nhóm vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại và nhóm khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng điều được phép nhập khẩu. Tuy nhiên, thì Nghị định này cũng cấm việc nhập khẩu đối với các loại sản phẩm vật liệu xây dựng có nguồn gốc từ amiăng thuộc nhóm amfibole. Theo Thông tư số 03/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc công bố danh mục và mã số HS vật liệu amiăng thuộc nhóm amfibole cấm nhập khẩu thì một số amiăng thuộc nhóm amfibole gồm: Crocidolite (amiăng xanh): Dạng sợi, màu xanh, công thức hoá học: 3H2O.2Na2O.6(Fe2Mg)O.2Fe2O3.17SiO2; Amosite (amiăng nâu): Dạng sợi, màu nâu, công thức hoá học: 5,5FeO.1,5MgO.8SiO2.H2O; Anthophilite: Dạng sợi, có màu, công thức hoá học: 7(Mg,Fe)O.8SiO2(OH)2; Actinolite: Dạng sợi, có màu, công thức hoá học: 2CaO.4MgO.FeO.8SiO2.H2O; Tremolite: Dạng sợi, có màu, công thức hoá học: 2CaO.5MgO.8SiO2.H2O và Amiăng thô ở dạng đá, sợi thô, sợi đã được đập nhỏ, hạt mỏng, bột hay amiăng phế liệu thuộc các mã số nêu trên. Khi amiăng đã được gia công quá mức (nhuộm, chải…), đã qua xử lý và đã 40 Thông tư số 04/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng ban hành Hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng, Điều 3, khoản 2. 41 Thông tư số 18/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng, Điều 4. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 22 SVTH: Huỳnh Phương Huy làm thành các thành phẩm của amiăng thì tùy theo mặt hàng cụ thể để phân loại vào các mã số tương ứng.42 2.1.2.2 Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Là tập hợp những quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu như: Chất lượng sản phẩm, nguồn gốc vật liệu, hồ sơ, thủ tục… gọi chung là những điều kiện về xuất, nhập khẩu. Và trong phần nội dung về điều kiện xuất, nhập khẩu vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại bài viết có 3 nội dung chính bao gồm: Điều kiện về chất lượng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại, điều kiện về nguồn gốc vật liệu và điều kiện hồ sơ xuất, nhập khẩu.  Điều kiện xuất khẩu vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại - Chất lượng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Đối với nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại, căn cứ vào Luật Chất lượng Sản phẩm, Hàng hóa 2007 thì sản phẩm vật liệu xây dựng khi xuất khẩu cần đảm bảo một số tiêu chuẩn sau: “Người xuất khẩu hàng hóa phải bảo đảm hàng hóa xuất khẩu phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan; Áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình sản xuất hoặc tự xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất”.43 Tuy nhiên, thì hiện nay Việt Nam chưa ký kết những điều ước quốc tế và những thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan trong hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại, do đó các điều kiện về chất lượng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại hiện nay khi xuất khẩu chủ yếu được xây dựng trên hợp đồng thông qua thỏa thuận hoặc quy định của nước nhập khẩu về chất lượng vật liệu xây dựng. Đối với xuất khẩu khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng, ngoài việc tổ chức, cá nhân kinh doanh cần đảm bảo những tiêu chuẩn và điều kiện giống như sản phẩm vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại thì còn phải tuân thủ những quy định của pháp luật Việt Nam về tiêu chuẩn xuất khẩu. Cụ thể tiêu chuẩn này được quy định tại Phụ lục I Thông tư số 04/2012/TT-BXD. Ví dụ một số tiêu chuẩn xuất khẩu đối với Cát xây dựng như: Cát trắng Hàm lượng SiO2 ≥ 42 Thông tư số 03/2012/TT-BXD ngày 05/09/2012 của Bộ Xây dựng về việc công bố danh mục và mã số HS vật liệu amiăng thuộc nhóm amfibole cấm nhập khẩu, Phụ lục. 43 Điều 32, Luật Chất Lượng Sản phẩm, Hàng hoá 2007. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 23 SVTH: Huỳnh Phương Huy 99 %; Cát vàng làm khuôn đúc, lọc nước Hàm lượng SiO2 ≥ 95 % và kích thước cỡ hạt ≤ 2,5 mm.44 - Nguồn gốc vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Căn cứ vào Thông tư số 04/2012/TT-BXD thì nguồn gốc vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại khi xuất khẩu được xác định như sau: Khoáng sản được khai thác từ các mỏ có giấy phép khai thác còn hiệu lực tại thời điểm khai thác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyển cấp phép.45 Khoáng sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại có chứng từ hợp lệ mua hoặc đấu giá.46 Khoáng sản tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để chế biến và xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trường hợp này, doanh nghiệp phải có Tờ khai nhập khẩu chứng minh khoáng sản đã chế biến để xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu.47 - Hồ sơ xuất khẩu vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Hồ sơ xuất khẩu vật liệu xây dựng là điều kiện không thể thiếu trong hoạt động xuất khẩu vật liệu xây dựng, hồ sơ này có thể được xem là bảng thông tin vật liệu xây dựng, hồ sơ thể hiện tất cả các thông tin liên quan về vật liệu xây dựng như chất lượng sản phẩm, nguồn gốc vật liệu và các giấy tờ khác liên quan. Được quy định tại thông tư 04/2012/TT-BXD hồ sơ xuất khẩu khoáng sản gồm các nội dung như: Hồ sơ xuất khẩu hàng hóa theo quy định của Luật Hải quan, kết quả thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu cơ, lý, hoá của khoáng sản phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn xuất khẩu phải được các phòng thí nghiệm LAS-XD hoặc tương đương trở lên xác nhận (trừ đá ốp lát, đá phiến lợp, phiến cháy), các giấy tờ chứng minh nguồn gốc khoáng sản.48 Trong đó, dựa vào hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại mà sẽ có các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc khác nhau như: Đối với doanh nghiệp tự khai thác và chế biến khoáng sản hoặc được ủy quyền khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản thì doanh nghiệp phải có 44 Thông tư số 04/2012/TT-BXD Ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng làm vật liệu xây dựng, Phụ lục I. 45 Thông tư số 04/2012/TT-BXD Ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng làm vật liệu xây dựng, Điều 4, Khoản 2, Điểm a. 46 Thông tư số 04/2012/TT-BXD Ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng làm vật liệu xây dựng, Điều 4, Khoản 2, Điểm b. 47 Thông tư số 04/2012/TT-BXD Ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng làm vật liệu xây dựng, Điều 4, Khoản 2, Điểm c. 48 Thông tư số 04/2012/TT-BXD Ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng làm vật liệu xây dựng, Điều 5. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 24 về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản SVTH: Huỳnh Phương Huy những giấy tờ chứng minh về nguồn gốc sản phẩm hoặc khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng như: “Doanh nghiệp phải có bản sao công chứng giấy phép khai thác khoáng sản và giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến khoáng sản. Trường hợp, đơn vị khai thác khoáng sản chưa có nhà máy chế biến phải bổ sung giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến của đơn vị đã được thuê chế biến khoáng sản và hợp đồng thuê chế biến khoáng sản”.49 Đối với doanh nghiệp mua khoáng sản để chế biến xuất khẩu: “Doanh nghiệp phải có bản sao công chứng các giấy phép khai thác khoáng sản, hoá đơn thuế giá trị gia tăng và giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến khoáng sản của bên bán”.50 Đối với doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động xuất khẩu khoáng sản mua khoáng sản đã qua chế biến để xuất khẩu: “Doanh nghiệp phải có hợp đồng mua bán, bản sao công chứng các giấy phép khai thác khoáng sản, hoá đơn thuế giá trị gia tăng và giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến khoáng sản của bên bán”.51 Đối với doanh nghiệp nhập khẩu khoáng sản để chế biến và xuất khẩu: “Doanh nghiệp phải có Tờ khai nhập khẩu chứng minh khoáng sản đã chế biến để xuất khẩu được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu”.52  Điều kiện nhập khẩu vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại - Chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Căn cứ vào Nghị định số 124/2007/NĐ-CP thì chất lượng vật liệu xây dựng khi nhập khẩu bao gồm sản phẩm vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại và khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng cần đảm bảo có nhãn và nhãn phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá. 53 Cụ thể hơn khi căn cứ theo Luật Chất lượng Sản phẩm, Hàng hóa 2007 thì vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại khi nhập khẩu sẽ được chia làm 2 nhóm bao gồm: Nhóm sản phẩm, hàng hoá không có khả năng gây mất an toàn và nhóm sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn.54 49 Thông tư số 04/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng, Điều 5, Khoản 3, Điểm a. 50 Thông tư số 04/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng, Điều 5, Khoản 3, Điểm b. 51 Thông tư số 04/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng, Điều 5, Khoản 3, Điểm c. 52 Thông tư số 04/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng, Điều 5, Khoản 3, Điểm d. 53 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính Phủ vế quản lý vật liệu xây dựng, Điều 32, Khoản 2. 54 Điều 34, Luật chất lượng Sản phẩm, Hàng hóa 2007. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 25 SVTH: Huỳnh Phương Huy Đối với nhóm vật liệu xây dựng là khoáng sản phi kim loại thuộc nhóm sản phẩm, hàng hoá không có khả năng gây mất an thì chất lượng vật liệu xây dựng sẽ dựa trên cơ sở tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng,55 trong đó có một số thông tin cơ bản như: “Đặc tính sản phẩm, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hóa, bao bì, nhãn hoặc tài liệu kém theo”.56 Đối với nhóm vật liệu xây dựng là khoáng sản phi kim loại thuộc nhóm sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn thì bên cạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng vật liệu xây dựng dựa trên công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận bởi các tổ chức đánh giá ở việt Nam hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia,57 thì các sản phẩm này còn phải qua các khâu về kiểm tra chất lượng trong quá trình nhập khẩu như “Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra; Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết”.58 Hiện nay, theo các văn bản do Bộ Xây dựng ban hành thì một số loại hàng hoá vật liệu xây dựng thuộc nhóm vật liệu xây dựng là sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn là nhóm Kính xây dựng và được quy định cụ thể tại Thông tư số 11/2009/TT-BXD ngày 18 tháng 06 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá kính xây dựng. - Nguồn gốc vật liệu xây dựng là khoáng sản phi kim loại Căn cứ vào Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại 2005 về xuất xứ hàng hoá thì nguồn gốc hàng hóa vật liệu xây dựng là khoáng sản phi kim loại khi nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu59. Đây là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó. 60 Trong trường hợp không có Giấy chứng nhận xuất xứ thì người nhập khẩu phải có cam kết hàng hóa có xuất xứ từ những nước đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về nội dung cam kết đó.61 55 Khoản 1, Điều 34, Luật chất lượng Sản phẩm, Hàng hóa 2007. Khoản 1, Điều 23, Luật chất lượng Sản phẩm, Hàng hóa 2007. 57 Khoản 2, Điều 34, Luật chất lượng Sản phẩm, Hàng hóa 2007. 58 Điều 27, Luật chất lượng Sản phẩm, Hàng hóa 2007. 59 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá, Điều 13, Khoản 2. 60 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá, Điều 3, Khoản 4. 61 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá, Điều 13, Khoản 2. 56 GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 26 SVTH: Huỳnh Phương Huy - Hồ sơ nhập khẩu vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Căn cứ vào Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Hồ sơ nhập khẩu bao gồm: Tờ khai hải quan, Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hóa đơn thương mại, Bảng kê khai chi tiết hàng hóa trong trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất, Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương, cùng với một số giấy tờ khác được quy định tại Điều 12, Điểm e của Thông tư này.62 2.2 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI 2.2.1 Quyền và Nghĩa vụ đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại trong nƣớc  Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh Căn cứ vào Nghị định số 124/2007/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại sẽ có các quyền của thương nhân theo quy định của pháp luật về thương mại; có quyền quyết định về việc tổ chức và các biện pháp kiểm soát nội bộ về chất lượng vật liệu xây dựng; quyền hoạt động thương mại hợp pháp.63 Như vậy, căn cứ vào quy định của Luật Thương mại 2005 thì thương nhân hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại trong nước có quyền “hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm”.64 Cụ thể hơn, quy định này có thể được như sau: Trong trường hợp pháp luật không cấm, thì tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh có quyền chọn các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà họ cho là phù hợp, được quyền hoạt động kinh doanh ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, dưới các hình hình kinh doanh như Công ty, Doanh nghiệp… theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì hiện nay có một số loại hình mà tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại có thể lựa chọn gồm: Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty liên doanh... Cuối cùng là 62 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Điều 12. 63 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về quản lý vật liệu xây dựng, Điều 35, Khoản 1, Khoản 2. 64 Khoản 1, Điều 6, Luật Thương mại 2005. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 27 SVTH: Huỳnh Phương Huy họ được quyền lựa chọn những cách thức và phương pháp để tiến hành hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp nhất với khả năng của mình. Bên cạnh đó thì tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại còn có quyền quyết định về việc tổ chức và các biện pháp kiểm soát nội bộ về chất lượng vật liệu xây dựng. Trong đó, kiểm soát nội bộ được hiểu “là sự tích hợp một loạt hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy, chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo tổ chức đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý. Có thể hiểu đơn giản là hệ thống kiểm soát nội bộ là hệ thống của tất cả những gì mà một tổ chức cần làm để có được những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh”.65  Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại trong nước Căn cứ vào Nghị định số 124/2007/NĐ-CP đối với hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại trong nước thì tổ chức, cá nhân khi tham gia vào hoạt động này có một số nghĩa vụ chính như: Thứ nhất, tuân thủ các yêu cầu về kinh doanh vật liệu xây dựng theo quy định của Luật Thương mại 2005, và những yêu cầu khác do Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể.66 Theo đó trong quá trình kinh doanh tùy theo từng hoạt động mà tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại tham gia như: Mua, bán hàng hóa, ký kết hợp đồng, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ... mà Luật Thương mại 2005 sẽ có những quy định cụ thể về nghĩa vụ tương ứng với từng hoạt động. Thứ hai, chịu trách nhiệm đối với sản phẩm vật liệu xây dựng do mình bán.67 Quy định này có thể hiểu là việc người bán phải chịu rủi ro về những vấn đề liên quan đến sản phẩm như: Chất lượng sản phẩm, nguồn gốc sản phẩm... mà họ cung ứng ra thị trường nếu việc xảy ra rủi ro này là do họ, hoặc họ đã biết hoặc phải biết về chất lượng sản phẩm nhưng vẫn bán ra thị trường. Ví dụ nếu một cửa hàng kinh doanh xi măng khi phát hiện ra các sản phẩm kém chất lượng nhưng chủ của hàng vẫn bán ra thị trường thì khi rủi ro xảy ra họ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. 65 Webketoan, Tìm hiểu về Hệ thống kiểm soát nội bộ, http://forum.webketoan.vn/threads/70337-tim-hieu-ve-hethong-kiem-soat-noi-bo/, [Ngày truy cập 8/10/2014]. 66 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về quản lý vật liệu xây dựng, Điều 35, Khoản 4, Điểm a. 67 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về quản lý vật liệu xây dựng, Điều 35, Khoản 4, Điểm b. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 28 SVTH: Huỳnh Phương Huy Thứ ba, tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.68 Bên cạnh những nghĩa vụ trên thì tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại phải đảm bảo một số nghĩa vụ khác như: Cung cấp đầy đủ thông tin, các điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, cất giữ, bảo quản sản phẩm vật liệu xây dựng cho người mua. 69 Vì đa phần người tiêu dùng thường không nắm được đặc tính, thông tin về sản phẩm, do đó nghĩa vụ cung cấp những thông tin này cho người tiêu dùng là hết sức cần thiết điều này giúp người tiêu dùng có thể bảo quản, lưu trữ vận chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng theo đúng phương pháp tránh gây tình trạng hư hỏng và thất thoát. Khi nhận được thông tin về chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, phải kịp thời cung cấp đầy đủ thông tin này và biện pháp xử lý cho người mua.70 Tuân thủ quy hoạch mạng lưới kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện ở các đô thị (nếu có).71 Tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản vật liệu xây dựng để duy trì chất lượng.72 2.2.2 Quyền, Nghĩa vụ đối với tổ chức, cá nhân trong hoạt động xuất, nhập khẩu vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại  Quyền của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xuất, nhập khẩu vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Như đã trình bày trong phần quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại trong nước, thì hiện nay căn cứ vào Nghị định số 124/2007/NĐ-CP thì những quyền mà tổ chức, cá nhân trong hoạt động xuất, nhập khẩu vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại cũng sẽ được điều chỉnh bởi Luật Thương mại 2005. Trong đó, tổ chức, cá nhân khi kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại trong hoạt động này sẽ có các quyền như: Mua bán hàng hóa quốc tế, các quyền của Thương nhân trong hoạt động xuất, nhập khẩu. 68 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về Điều 35, Khoản 4, Điểm e. 69 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về Điều 35, Khoản 4, Điểm d. 70 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về Điều 35, Khoản 4, Điểm đ. 71 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về Điều 35, Khoản 4, Điểm e. 72 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về Điều 35, Khoản 4, Điểm c. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 29 quản lý vật liệu xây dựng, quản lý vật liệu xây dựng, quản lý vật liệu xây dựng, quản lý vật liệu xây dựng, quản lý vật liệu xây dựng, SVTH: Huỳnh Phương Huy  Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xuất, nhập khẩu vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại - Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xuất vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại. Cứ vào Nghị định số 124/2007/NĐ-CP thì trong phần nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xuất khẩu vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại có 2 nghĩa vụ chính mà tổ chức, cá nhân khi tham gia vào hoạt động này cần tuân thủ là: Thứ nhất, bảo đảm chất lượng vật liệu xây dựng phù hợp với hợp đồng thương mại.73 Nghĩa vụ này có thể hiểu là việc tổ chức, cá nhân khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu vật liệu xây dựng cần đảm bảo những tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm đã thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc các quy định về chất lượng vật liệu xây dựng của nước nhập khẩu. Thứ hai, tuân thủ các yêu cầu về chất lượng vật liệu xây dựng xuất khẩu quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam cam kết.74 - Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động nhập khẩu vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Căn cứ vào Nghị định 124/2007/NĐ-CP thì nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động nhập khẩu vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại sẽ có 6 nội dung chính bao gồm: Thứ nhất, chịu trách nhiệm về chất lượng vật liệu xây dựng do mình nhập khẩu.75 Nghĩa vụ này sẽ đảm bảo sự chịu trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại khi thực hiện nhập khẩu hàng hóa vật liệu xây dựng từ nước ngoài vào thị trường nội địa nếu thiệt hại do vật liệu gây ra có lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Thứ hai, tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản để duy trì chất lượng sản phẩm và yêu cầu về bảo vệ môi trường.76 Thứ ba, chịu trách nhiệm việc tái xuất vật liệu xây dựng nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.77 Do nhiều nguyên nhân khác nhau, có nhiều loại mặt 73 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về quản lý vật liệu xây dựng, Điều 35, Khoản 2, Điểm a. 74 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về quản lý vật liệu xây dựng, Điều 35, Khoản 2, Điểm b. 75 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về quản lý vật liệu xây dựng, Điều 35, Khoản 3, Điểm a. 76 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về quản lý vật liệu xây dựng, Điều 35, Khoản 3, Điểm b. 77 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về quản lý vật liệu xây dựng, Điều 35, Khoản 3, Điểm c. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 30 SVTH: Huỳnh Phương Huy hàng vật liệu xây dựng được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam nhưng lại không đáp ứng được những quy chuẩn kỹ thuật quy định chất lượng sản phẩm, thì cơ sở nhập khẩu vật liệu xây dựng phải đưa những loại vật liệu này ra khỏi Việt Nam bằng con đường tái xuất, trả lại cho phía Doanh nghiệp nước ngoài đã bán hàng hóa vật liệu xây dựng, hoặc bán lại cho một nước khác. Thứ tư, vật liệu xây dựng nhập khẩu không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật nhưng không tái xuất được và không tái chế được thì nhà nhập khẩu phải tiêu huỷ trong thời hạn quy định và chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ. 78 Thứ năm, cung cấp đầy đủ thông tin, các điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản sản phẩm vật liệu xây dựng cho người kinh doanh và người sử dụng.79 Tương tự như việc xuất khẩu hàng hóa vật liệu xây dựng ra thị trường nước ngoài. Việc cung cấp thông tin về vật liệu xây dựng được nhập khẩu sẽ đảm bảo cho việc quản lý mặt hàng vật việu xây dựng cho nhà nước. Những thông tin này bao gồm: Tên sản phẩm, loại sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật (nếu có), nguồn gốc, xuất xứ, các phương thức vận chuyển, kho, bãi lưu trữ sản phẩm khi được nhập vào thị trường Việt Nam và các thông tin khác. Thứ sáu, tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.80 2.3 HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, THANH TRA KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI 2.3.1 Kiểm tra, thanh tra trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Hoạt động kiểm tra, thanh tra trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại là việc cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra thực hiện hoạt động xem xét các điều kiện trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm khoáng sản phi kim loại của tổ chức, cá nhân khi tham gia vào hoạt động này với mục đích đảm bảo cơ sở kinh doanh tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại, phát hiện các hành vi vi phạm của cở sở kinh doanh và có biện pháp xử lý vi phạm kịp thời tránh tình trạng hành vi vi phạm đó gây ra hậu quả nghiêm trọng. Về hình thức, hoạt động kiểm tra, thanh tra trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại có 4 hình thức chính là: Kiểm tra định kỳ; Kiểm tra 78 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về quản lý vật liệu xây dựng, Điều 35, Khoản 3, Điểm d. 79 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về quản lý vật liệu xây dựng, Điều 35, Khoản 3, Điểm đ. 80 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về quản lý vật liệu xây dựng, Điều 35, Khoản 3, Điểm e. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 31 SVTH: Huỳnh Phương Huy đột xuất; Thanh tra theo kế hoặch; Thanh tra đột xuất.81 Cụ thể các hình thức này được quy định như sau: Kiểm tra định kỳ là hoạt động kiểm tra được lập lại sau một khoảng thời gian nhất định Thanh tra theo kế hoạch là hoạt động được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt. Đối với kế hoặc thanh tra, kế hoạch này được thanh tra xây dựng thu thập thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra, sau đó được chuyển giao cho sở xây dựng thực hiện xây dựng kế hoạch thanh tra và cuối cùng là trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành. Kiểm tra, thanh tra định đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao. Việc tổ chức thực hiện thanh tra đột xuất sẽ được Chánh thanh tra Bộ Xây dựng quyết định khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Bộ trưởng giao hoặc được Chánh thanh tra Sở Xây dựng quyết định việc thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Giám đốc Sở giao. Về mặt nội dung, kiểm tra, thanh tra trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại bao gồm một số hoạt động chính như: “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, địa điểm kinh doanh...; Kiểm tra, thanh tra chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường; Kiểm tra, thanh tra sự đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng”.82 2.3.2 Cơ quan thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Căn cứ vào Nghị định 124/2007/NĐ-CP thì cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra trong hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại hiện nay bao gồm: 81 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về quản lý vật liệu xây dựng, Điều 36, Khoản 2, Khoản 3. 82 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về quản lý vật liệu xây dựng, Điều 36, Khoản 1, Điểm e. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 32 SVTH: Huỳnh Phương Huy Bộ Xây dựng tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung như đã trình bày trong phần nội dung kiểm tra, thanh tra; phối hợp với Tổng cục Hải quan kiểm tra chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng xuất khẩu, nhập khẩu.83 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng theo thẩm quyền trên phạm vi địa phương.84 Như vậy, nhìn chung thì hiện nay trong hoạt động kiểm tra, thanh tra kinh doanh vật liệu xây dựng sẽ có 3 cơ quan chính thực hiện nhiệm vụ này là: Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân với trách nhiệm kiểm tra chung trên thị trường và Tổng cục hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. 2.4 VI PHẠM, CHẾ TÀI TRONG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI 2.4.1 Những hành vi vi phạm trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại 2.4.1.1 Vi phạm trong quá trình quản lý vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Trong phần trình bày về các hành vi vi phạm trong quản lý kinh doanh vật liệu xây dựng là khoáng sản phi kim loại bài viết có một số nội dung chính gồm: Thứ nhất, vi phạm về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hành vi này chủ yếu là việc tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã hết hạn, do đó việc kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của những cơ sở này sẽ bị ảnh hưởng do không nắm bắt được tình hình kinh doanh của các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng nói trên. Thứ hai, vi phạm về địa điểm kinh doanh lưu trữ hàng hóa. Vi phạm này xuất hiện khi tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại không tuân thủ quy định của pháp luật về việc bày bán, lưu trữ, trung bày hàng hóa vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại, ví dụ “Qua kiểm tra 94 bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng tại 9 quận, huyện ở Hà Nội cho thấy có tới 83,5ha đất sử dụng trái phép. Trong đó, quận Hoàng Mai có diện tích đất sử dụng trái phép nhiều 83 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về quản lý vật liệu xây dựng, Điều 36, Khoản 4, Điểm a. 84 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về quản lý vật liệu xây dựng, Điều 36, Khoản 4, Điểm b. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 33 SVTH: Huỳnh Phương Huy nhất với 381.300m2, các huyện Phú Xuyên 137.800m2, Gia Lâm 73.200m2, Đông Anh 68.600m2, Đan Phượng 63.000m2, Thường Tín 52.000m2…”85 2.4.1.2 Vi phạm chất lượng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Trong vi phạm về chất lượng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại bày viết có 3 nội dung chính bao gồm: Thứ nhất, kinh doanh hàng giả; giả mạo nhãn mác, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy của vật liệu xây dựng.86 Hành vi này xuất hiện khi tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại cung ứng những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất sứ, hoặc những sản phẩm có dấu hiệu giả, nhái các sản phẩm cùng loại đang có uy tín trên thị trường, sản phẩm không đủ tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật được phép lưu thông... Hiện nay tình trạng vật liệu xây dựng là hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng diễn ra tràn lan trên thị trường vật liệu xây dựng, theo khảo sát của một số công ty khảo sát thị trường thì “hàng giả, hàng nhái chiếm từ 35 - 45% doanh số thị trường bán lẻ, trong đó lĩnh vực VLXD chiếm tỷ lệ cao”.87 Hành vi này không chỉ gây tổn thất về tiền bạc, sức khỏe của người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến uy tín của các công ty, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng có uy tín trên thị trường hiện nay. Thứ hai, nhập khẩu, kinh doanh các vật liệu xây dựng nhập khẩu không có tiêu chuẩn chất lượng và xuất xứ không rõ ràng.88 Thứ ba, Cung cấp thông tin sai sự thật về chất lượng, xuất xứ sản phẩm vật liệu xây dựng.89 2.4.2 Biện pháp chế tài trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại 2.4.2.1 Chế tài trong vi phạm hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại  Chế tài trong vi phạm về quản lý vật liệu xây dựng: Chế tài trong lĩnh vực quản lý vật liệu xây dựng được quy định cụ thể trong Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; 85 Đỗ An, Hơn 83 ha đất bị xử dụng trái phép, Báo điện tử Pháp luật và Xã hội, http://phapluatxahoi.vn/phapluat/hon-83-ha-dat-bi-su-dung-trai-phep-4672, [Ngày truy cập 09/9/2014]. 86 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về quản lý vật liệu xây dựng, Điều 8, Khoản 1. 87 Uyển Trà, VLXD giả, nhái: Nhẫn tâm “móc túi” người tiêu dùng, Báo điện tử Xây Dựng, http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kinh-te/kinh-te-xay-dung/vlxd-gia-nhai-nhan-tam-moc-tui-nguoi-tieudung.html, [Ngày truy cập 10/09/2014]. 88 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về quản lý vật liệu xây dựng, Điều 8, Khoản 2. 89 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ ban hành về quản lý vật liệu xây dựng, Điều 8, Khoản 3. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 34 SVTH: Huỳnh Phương Huy khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở bao gồm: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không có biện pháp đảm bảo an toàn cho người tại nơi bán hàng vật liệu xây dựng có mùi hóa chất độc hại, gây bụi như: Sơn dầu, giấy dầu, cót ép, hắc ín, vôi tôi, vôi cục và các loại vật liệu xây dựng khác theo quy định; Không có rào che chắn và biển báo nguy hiểm khu vực hố vôi, bể vôi; Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không báo cáo việc xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm có mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.90 Bên cạnh việc xử phạt vi phạm đối với các hành vi trên, theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì hành một số hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ, dường sắt cũng sẽ bị phạt gồm: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để vật liệu xây dựng; Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi tập kết vật liệu xây dựng trên lòng đường, hành lang an toàn đường bộ; bày bán vật liệu xây dựng trên lòng đường, hè phố; Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi Chở hàng rời, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi.91  Chế tài trong vi phạm về chất lượng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Lưu hành sản phẩm không công bố hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. 92 90 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, Điều 40. 91 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, Điều 12, Điều 20. 92 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, Điều 40. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 35 SVTH: Huỳnh Phương Huy Đối với vật liệu xây dựng là hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng sẽ bị xử phạt theo Nghị Định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 11 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động Thưong mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 2.4.2.2 Thời hiệu và hình thức chế tài  Thời hiệu xử phạt Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng được căn cứ theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP, theo đó thời hiệu xử phạt trong hoạt động này là 01 năm.93 Thời hiệu xử phạt này ngang bằng với thời hiệu xử phạt trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng và thấp hơn so với hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng 01 năm. Thời điểm tính thời hiệu được phân làm 3 nhóm tính gồm: Thứ nhất, Khi người có thẩm quyền thi hành công vụ mà phát hiện ra hành vi vi phạm, nhưng hành vi này đã được thực hiện và kết thúc trước đó thì thời hiệu sẽ được tính vào lúc hành vi vi phạm kết thúc.94 Thứ hai, Khi người có thẩm quyền thi hành công vụ mà phát hiện ra hành vi vi phạm, mà hành vi này đang được thực hiện thì thời điểm tính thời hiệu xử phạt là khi phát hiện hành vi vi phạm đó. 95 Thứ ba, là khi hành vi vi phạm này được một cơ quan có thẩm quyền chuyển đến, thi thời hiệu sẽ được tính qua thông tin hành vi vi phạm, nếu hành vi này đã kết thúc trước khi bị phát hiện thì áp dụng trường hợp thứ nhất, hoặc hành vi này bị phát hiện khi đang thực hiện thì áp dụng trường hợp thứ hai.96  Hình thức xử phạt Tương tự như hình thức chế tài trong hoạt động khai thác, chế biến vật liệu xây dựng, hình thức chế tài trong hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng cũng được quy định 3 hình thức chính là: Phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt bổ xung.97 Phạt cảnh cáo: Được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và chỉ được áp dụng khi có các điều kiện sau. Thứ nhất, 93 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, Điều 4, Khoản 1. 94 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, Điều 4, Khoản 3, Điểm a. 95 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, Điều 4, Khoản 3, Điểm b. 96 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, Điều 4, Khoản 3, Điểm c. 97 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, Điều 5. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 36 SVTH: Huỳnh Phương Huy Hành vi vi phạm mà tổ chức cá nhân thực hiện được pháp luật quy định là có thể áp dụng hình thức phạt cảnh cáo. Thứ hai, là chỉ được áp dụng hình thức này cho tổ chức, cá nhân vi phạm lần đầu và có hình thức giảm nhẹ được quy định trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính Phạt tiền: Phạt tiền là hình thức được áp dụng khi không thể áp dụng hình thức phạt cảnh cáo. Hình phạt này áp dụng đối với các hành vi vi phạm hành chính nhỏ chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn về tài sản cho đến hành vi vi phạm gây thiệt hại lớn, có nhiều tình tiết tăng nặng, trong kinh doanh vật liệu xây dựng thì mức phạt lớn nhất cho hoạt động này là 300.000.000 đồng, tương tự như hoạt động khai thác, chế biến vật liệu xây dựng mức phạt trong cùng một hành vi do tổ chức, cá nhân gây ra thì mức phạt của cá nhân sẽ bằng ½ mức phạt của tổ chức. Phạt bổ xung: Bao gồm các hình phạt như tước giấy phép kinh doanh, đình chỉ kinh doanh hoặc cấm kinh doanh có thời hạn… Thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả: Các biện pháp khắc phục hậu quả là việc các cở sở kinh doanh phải thực hiện các hoạt động để đưa hậu quả do hành vi vi phạm gây ra trở về hiện trạng ban đầu. TÓM LƢỢC NỘI DUNG CHƢƠNG 2 Như vậy, trong phần nội dung Chương 2 đã trình bày có một số vấn đề được người viết tóm lược trong phần nội dung sau: Thứ nhất, các điều kiện trong kinh doanh vật liệu xây dựng trong nước. Trong đó, ngoài các vấn đề như chủ thể kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là được thực hiện theo các quy định trong Luật Thương mại 2005 và Luật Doanh nghiệp 2005 thì những vấn đề còn lại là địa điểm kinh doanh, lưu trữ và chất lượng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại sẽ được quy định cụ thể tại Nghị định số 124/2007/NĐCP. Thứ hai, các quy định về xuất, nhập khẩu. Theo đó, hiện nay đa phần các loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại bao gồm khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng và vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại điều được phép nhập khẩu chỉ trừ các loại vật liệu amiăng thuộc nhóm amfibole. Bên cạnh đó, đối với xuất khẩu đa phần các sản phẩm vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phim kim loại điều thuộc nhóm được phép xuất khẩu, tuy nhiên đối với khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng thì chỉ có 10 loại khoáng sản được phép xuất khẩu. Thứ ba, Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng. Cụ thể đối với tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại sẽ có các quyền của thương nhân theo GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 37 SVTH: Huỳnh Phương Huy Luật Thương mại 2005 và nghĩa vụ sẽ được quy định cụ thể tại Nghị định số 124/2007/NĐ-CP. Thứ tư, kiểm tra, thanh tra vật liệu xây dựng, vi phạm và chế tài. Hiện nay, có 3 cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra trong hoạt động này là Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân, Cơ quan hải quan. Bên cạnh đó, thì các vấn đề về chế tài trong kinh doanh vật liệu xây dựng sẽ được quy định cụ thể tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 38 SVTH: Huỳnh Phương Huy CHƢƠNG 3 BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI 3.1 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI Về khái niệm, thực trạng được người viết định nghĩa là tập hợp những mặt chưa tích cực còn tồn tại hoặc những thiệt hại được gây ra bởi những hành vi vi phạm do lỗi cố ý hoặc vô ý làm ảnh hưởng đến lợi ích của con người, xã hội, các yếu tố khác như môi trường, hệ sinh thái... Và trong phần nội dung của bài về thực trạng trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại có 3 vấn đề chính được người viết đề cập bao gồm: Thực trạng về địa điểm kinh doanh, lưu trữ vật liệu xây dựng; Quản lý chất lượng sản phẩm và mức chế tài. 3.1.1 Thực trạng về địa điểm kinh doanh, lƣu trữ vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Trong phần này người viết sẽ trình bày về 3 vấn đề chính trong kinh doanh, lưu trữ vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại với nội dung như sau: - Thứ nhất, là thực trạng trong hoạt động kinh doanh, lưu trữ đối với nhóm vật liệu xây dựng có khối lượng lớn, cồng kềnh, dễ gây bụi. Trong đó, những vấn đề chính mà hoạt động này gây ra hiện nay là việc bày, bán, lưu trữ không đúng địa điểm quy định. Và những vấn đề này cũng đã được đề cập rất nhiều qua các trang báo, báo điện tử, trang thông tin điện tử về những bức xúc của người dân sống tại khu vực bị ảnh hưởng, ví dụ ở Quảng Nam theo báo điện tử Công an nhân dân thì “Người dân sống ở khu dân cư mới thuộc khối phố 1, phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ (Quảng Nam), liên tục phản ánh với cơ quan chức năng về những khu đất trống và vỉa hè đi bộ ở đây đã bị một số doanh nghiệp, cơ sở bán vật liệu xây dựng chiếm dụng để làm “kho” chứa cát, gạch, gạch men, ngói sứ gây ô nhiễm môi trường”. Tương tự như tình trạng bày bán vật liệu xây dựng không đúng địa điểm quy định ở Quảng Nam, người dân ở Đống Đa Hà Nội cũng chịu tình cảnh tương tự, theo báo điện tử Gia Đình thì “Phố Trần Hữu Tước, nối từ phố Nguyễn Lương Bằng đến phố Hồ Đắc Di (phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội), hằng ngày luôn có lưu lượng phương tiện qua lại đông. Thế nhưng, nhiều ngày qua lòng đường, vỉa hè đã bị người dân ngang nhiên chiếm dụng GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 39 SVTH: Huỳnh Phương Huy làm nơi kinh doanh, tập kết, buôn bán vật liệu xây dựng”. Và để có một cách nhìn chân thật hơn về vấn đề này người viết cũng đã tìm hiểu về việc bày, bán, lưu trữ những loại vật liệu xây dựng thuộc nhóm này đối với một số cơ sở ở Thành phố Cần Thơ, cụ thể trên tuyến đường 3 Tháng 2 có khoảng 25 cửa hàng chuyên bán vật liệu xây dựng trong đó một số cửa hàng dùng lề đường để chứa cát, đá xây dựng như: Cửa hàng vật liệu xây dựng Diễm Ngân, Cửa hàng vật liệu xây dựng Linh Phượng, Cửa hàng vật liệu xây dựng Phát Đạt... Bên cạnh đó đa phần các cửa hàng điều nằm sát vạch cho phép buôn bán, do đó khi thực hiện việc xuất, nhập hàng thường được diễn ra ngay trên đường gây ảnh hưởng đến lối đi chung, ví dụ như cửa hàng vật liệu xây dựng Hoàng Gia, Show room Bích Thủy. Nhìn chung thì vấn đề về việc bày, bán, lưu trữ không đúng địa điểm quy định đối với những loại vật liệu xây dựng thuộc nhóm này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân mà còn ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, môi trường, an toàn cộng cộng và các yếu tố khác. Cùng với đó, theo người viết việc xuất hiện những đề này cũng bắt nguồn từ một thực trạng khác là việc cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng không nắm bắt được các quy định của pháp luật về địa điểm kinh doanh, hoặc đã biết, phải biết về những quy định này doanh nhưng vẫn cố tình vi phạm. - Thức hai, thực trạng về việc bày, bán, lưu trữ nhóm vật liệu xây dựng dễ cháy. Cháy là một trong những hiểm họa nguy hiểm và dễ dàng xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do sự vô ý, cố ý của con người hoặc các yếu tố khác đến từ tự nhiên do đó nếu không có những biện pháp phòng ngừa tốt thì hậu quả mà những vụ cháy để lại là rất nghiêm trọng đặc biệt là ở các Thành phố, Thị xã, Khu vực có mật độ dân số cao. Và đây cũng là vấn đề mà người viết muốn đề cập trong phần thực trạng trong kinh doanh, lưu trữ vật liệu xây thuộc nhóm vật liệu dễ cháy. Theo đó, dù đã được quy định khá chặt chẽ về mặt pháp luật, nhưng hàng năm vẫn xảy ra rất nhiều vụ cháy trong đó có những vụ cháy lớn như: Vụ cháy Cửa hàng vật liệu xây dựng Tài Phúc của ông Trần Văn Thành nằm trên đường ĐT 745 (xã Bình Nhâm, TX.Thuận An, Bình Dương),98 Cửa hàng vật liệu Bảo ôn số 650 đường Láng Đống Đa, Hà Nội, 99 Cửa hàng vật liệu xây dựng Mười Hành, Phượng tại Huyện Bến Lức tỉnh Long An.100 Và thiệt hại mà những vụ cháy này mang lại không chỉ ảnh hưởng đến tài sản mà còn là sức khỏe, tính mạng của người dân sống tại khu vực bị ảnh hưởng. 98 An Bang – Văn Toàn, Cháy cửa hàng vật liệu xây dựng, Báo điện tử Thanh Niên, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130503/chay-cua-hang-vat-lieu-xay-dung.aspx, [Ngày truy cập 18/11/2014]. 99 Minh Chiến – Nguyễn Dũng, Hà Nội, Cháy lớn cửa hàng vật liệu xây dựng, Báo điện tử VTC New, http://vtc.vn/ha-noi-chay-lon-cua-hang-vat-lieu-xay-dung.2.336660.htm, [Ngày truy cập 18/11/2014]. 100 Diệu Hi, Chập điện cháy rụi hai cửa hàng vật liệu xây dựng, Báo điện tử Tuổi Trẻ, http://tuoitre.vn/tin/chinh-trixa-hoi/20071231/chap-dien-chay-rui-hai-cua-hang-vat-lieu-xay-dung/236492.html, [Ngày truy cập 18/11/2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 40 SVTH: Huỳnh Phương Huy Tóm lại, người viết cho rằng cần có những biện pháp hiệu quả hơn, để góp phần phòng chống và hạn chế những thiệt hại mà những vụ cháy mang lại trong kinh doanh vật liệu xây dựng thuộc nhóm vật liệu dễ cháy. - Thứ ba, thực trạng trong hoạt động bày, bán, lưu trữ nhóm vật liệu xây dựng có mùi, hóa chất độc hại. Như đã trình bày trong phần “Điều kiện kinh doanh, lưu trữ vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại” tại Chương 2, thì khi kinh doanh những vật liệu xây dựng thuộc nhóm vật liệu xây dựng có mùi, hóa chất độc hại, phải có ngăn cách đảm bảo an toàn cho người tại nơi bán hàng. Hố, bể vôi tôi phải có rào che chắn và biển báo nguy hiểm. Không được cắt, mài cạnh đá ốp lát ở vỉa hè, đường phố; không để nước, bụi bẩn bắn vương vãi ra nơi công cộng. Tuy nhiên đa phần hiện nay việc kinh doanh, lưu trữ những loại vật liệu xây dựng thuộc nhóm này vẫn chưa được bảo đảm, ví dụ khi vào các cửa hàng sơn thì đa phần những loại vật liệu này chỉ được sắp sếp trên các kệ, giá đỡ mà không có sự ngăn cách giữa người và vật liệu, việc làm này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tại nơi chứa vật liệu nếu tiếp xúc thường xuyên. “Theo TS Keith Prowse, Quỹ Phổi Anh, hít phải mùi sơn có thể làm bệnh hen suyễn và viêm xoang thêm trầm trọng. Bởi vì các dung môi được hấp thụ vào phổi sẽ vào máu và có thể gây đau đầu, chóng mặt. Nếu ở quá lâu trong 1 căn phòng vừa sơn không có thông gió thì có thể gây mất trí nhớ trong giây lát. Khi hít phải các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) trong sơn, chúng có thể gây kích thích mắt, mũi, họng. Với số lượng lớn, nghiên cứu trên động vật cho thấy có sự liên quan của những chất này với các dị tật bẩm sinh, ung thư và nguy cơ tổn thương hệ thần kinh trung ương”.101 Như vậy, việc tiếp xúc hàng ngày với loại sản phẩm này sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao đối với người kinh doanh nếu không có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Và đây cũng chỉ là một trong rất nhiều những loại vật liệu gây tác hại cho con người, mà chúng ta cần có các biện pháp phòng tránh hiệu quả hơn. Tóm lại, đây là một trong những vấn đề mà người kinh doanh và pháp luật dường như chưa có sự quan tâm cần thiết để bảo vệ lợi ích cho người bán tại nơi kinh doanh những loại vật liệu này nói riêng và lợi ích cho xã hội nói chung. 3.1.2 Thực trạng về chất lƣợng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Chất lượng vật liệu xây dựng được xem là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của công trình, vì khi một công trình được thi công thì mức độ an toàn và tuổi thọ của công trình phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng vật liệu xây dựng. 101 Thu Trang, Nguy cơ nhiễm độc cao từ sơn tường, Báo điện tử ViệtQ, http://vietq.vn/tac-hai-khon-luong-cua-sontuong-doi-voi-suc-khoe-d30430.html, [Ngày truy cập 5/10/2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 41 SVTH: Huỳnh Phương Huy Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại vật liệu xây dựng là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đặc biệt là những loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại, được người viết gọi chung là nhóm vật liệu xây dựng không đủ tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường. Theo đó, ngày càng có nhiều vật liệu liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại không đủ tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường được mua, bán rất phổ biến. Và trong những năm qua có nhiều trường hợp cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý như: “Phòng CSĐT (Công an thành phố Hà Nội) đã khám phá một đường dây sản xuất xi măng và tiêu thụ xi măng giả quy mô lớn tại Hà Nội và Hà Tây. Tang vật thu được bao gồm 690 bao xi măng Hoàng Thạch giả trọng lượng 34,5 tấn và 391 bao xi măng Bút Sơn giả trọng lượng 19,55 tấn, tổng cộng là 54,5 tấn xi măng giả. Ngoài ra còn có hai bộ công cụ sản xuất, 1,5 tấn bột đá và nhiều vỏ bao xi măng.Thủ đoạn của chúng là trộn lẫn bột đá với xi măng Bút Sơn rồi đóng vào bao xi măng Hoàng Thạch và Bút Sơn, chở đi tiêu thụ ở một số cửa hàng ở Hà Nội và các tỉnh lân cận”.102 Bên cạnh đó, một trong những vấn đề khác dẫn đến thực trạng này vẫn xảy ra thường xuyên là việc phát hiện ra những loại hàng hóa này rất khó khăn và đa phần phần người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là vật liệu giả, nhái, kém chất lượng vì để kiểm tra những loại vật liệu này cần có các thiết bị hỗ trợ phân tích cùng với cơ chế quản lý của nhà nước về kiểm tra, thanh tra chất lượng vật liệu xây dựng dường như chưa đủ mạnh để góp phần hạn chế những thiệt hại mà những loại vật liệu không đủ tiêu chuẩn gây ra. Nhìn chung, cần có những biện pháp hiệu quả hơn cả về cơ chế quản lý và các biện pháp khác để ngăn chặn việc hàng giả, hàng nháy, kém chất lượng vẫn được lưu thông trên thị trường gây ảnh hưởng đến lợi ích của con người và xã hội. 3.1.3 Thực trạng về chế tài trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Chế tài là một trong những biện pháp hữu hiệu được nhà nước thực hiện để kiểm soát những hành vi vi phạm pháp luật trong nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đối với hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại dường như các biện pháp chế tài hiện nay vẫn chưa đủ mạnh và rộng để có thể ngăn cản người kinh doanh thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật so với lợi ích mà họ nhận được từ chính hành vi vi phạm của mình. Theo đó, tuy không có những con số thống kê cụ thể về thực trạng chế tài trong hoạt động này, nhưng nếu dựa vào những thực trạng đã đề cập ở các vấn đề đã nêu như: Địa 102 LH-MC, Phá cơ sở sản xuất Xi Măng giả quy mô lớn, Báo điện tử Dân Trí, http://dantri.com.vn/phap-luat/phaco-so-san-xuat-xi-mang-gia-quy-mo-lon-94263.htm, [Ngày truy cập 30/10/2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 42 SVTH: Huỳnh Phương Huy điểm kinh doanh, lưu trữ vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại, chất lượng vật liệu xây dựng có thể thấy rằng nguyên nhân dẫn đến những thực trạng đó không chỉ do lỗi về pháp luật quản lý và ý thức của người kinh doanh mà một phần nguyên nhân dẫn đến những vấn đề này là các quy định của pháp luật về chế tài hiện nay. 3.2 MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT TRONG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI 3.2.1 Một số hạn chế trong quy định của pháp luật về địa điểm kinh doanh, lƣu trữ vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại - Đối với nhóm vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại thuộc nhóm vật liệu xây dựng có khối lượng lớn, cồng kềnh, dễ gây bụi Theo người viết những hạn chế của pháp luật về địa điểm kinh doanh, lưu trữ vật liệu xây dựng thuộc nhóm nhóm vật liệu xây dựng có khối lượng lớn, cồng kềnh, dễ gây bụi là quy định về việc “Không cho phép bày bán tại các phố trung tâm của thành phố, thị xã” như đã trình bày trong phần điều kiện về địa điểm kinh doanh, lưu trữ ở Chương 2. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là quy định này lại không chỉ rõ khu vực nào được xem là khu vực trung tâm, do đó khi UBND cấp tỉnh, thành phố thực hiện thì lại thực hiện theo kiểu “hiểu thế nào làm thế đó”, dẫn đến thực trạng các tỉnh cứ thấy khu vực nào? Tuyến đường nào đông dân cư, mật độ lưu thông cao thì cho đó là khu vực trung tâm ví dụ “Quận 5 đã xếp toàn bộ đường phố của quận đều là “phố trung tâm”, nên không cho phép mua bán các loại hàng hóa trên. Ngoài ra, trong dự thảo, quận 5 còn đề nghị cụ thể các tuyến đường nào được kinh doanh mặt hàng nào. Chẳng hạn như tuyến đại lộ Võ Văn Kiệt được kinh doanh, giới thiệu sản phẩm các loại vật liệu trang trí nội, ngoại thất. Khu vực chợ VLXD phường 13, quận 5 (giới hạn bởi các đường Vạn Kiếp, Hải Thượng Lãn Ông, Vạn Tượng, Võ Văn Kiệt) được kinh doanh vật liệu trang trí nội thất, gỗ ván, các loại tôn và ngói lợp”.103 Có thể nói việc ban hành những quy định như trên đã dẫn đến một thực trạng là các quyền trong kinh doanh của tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ví dụ khi cơ sở A kinh doanh ở Khu vực B tuy nhiên UBND khu vực đó lại cấm kinh doanh nhóm vật liệu xây dựng này và buộc phải kinh doanh ở khu vực khác. Như vậy, cơ sở A có đủ điều kiện để thay đổi địa điểm kinh doanh được hay không? Ngoài ra việc thay đổi này có đảm bảo rằng họ có thể được kinh doanh ở khu vực mới lâu dài hay không? Và lợi nhuận của họ bị ảnh hưởng thế nào? Bên cạnh đó việc quy định các tuyến đường, khu vực được 103 Hội Vật Liệu Xây Dựng, Mua bán vật liệu xây dựng phải tuân theo tuyến đường, http://www.hoivlxdvn.org.vn/index.php?module=newlistDetail&newsId=1069, [Ngày truy cập 18/9/2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 43 SVTH: Huỳnh Phương Huy phép hoặc cấm kinh doanh nhóm vật liệu này cũng không cố định, tùy theo quy hoạch mà các khu vực này vẫn có thể bị thay đổi. Tóm lại, người viết cho rằng cần có những quy định rõ ràng hơn trong hoạt động này, góp phần tạo sự đồng nhất giữa các khu vực với nhau và tránh làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người kinh doanh. - Đối với nhóm vật liệu xây dựng vật liệu dễ cháy. Hiện nay trong hoạt động kinh doanh, lưu trữ những loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại thuộc nhóm vật liệu dễ cháy có một số vấn đề mà người viết cho rằng là một trong các hạn chế của pháp luật hiện hành về quản lý đối với nhóm vật liệu này là: Thứ nhất, các văn bản quy định về phòng cháy, chữa cháy trong hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành quá ít và chỉ có thông tư 11/2007/TT-BXD quy định về vấn đề này là còn hiệu lực. Theo đó, Thông tư này quy định khi kinh doanh nhóm vật liệu xây dựng dễ cháy phải có đầy đủ phương tiện, thiết bị chữa cháy, có biển báo an toàn tại nơi bán hàng vật liệu xây dựng. Tuy nhiên lại không quy định rõ là phải có những phương tiện, thiết bị chữa cháy nào? Số lượng bao nhiêu? Sử dụng loại biển báo gì? Và nếu việc phòng cháy chữa cháy được quy định cụ thể hơn ở các văn bản khác thì đó là những văn bản của cơ quan nào?... Thứ hai, nếu căn cứ theo các quy định trong luật Phòng cháy, chữa cháy 2001 sửa đổi, bổ sung 2013 và cụ thể hơn Nghị Định 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện Luật phòng cháy, chữa cháy thì các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng có thể tìm hiểu về những phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy như: Phương tiện chữa cháy cơ giới bao gồm các xe cơ giới có khả năng chữa cháy và Phương tiện chữa cháy thông thường bao gồm: Vòi, ống hút chữa cháy, trụ nước, cột lấy nước chữa cháy, trụ nước, cột lấy nước chữa cháy…104 Đối với các loại biển báo cấm được sử dụng khi kinh doanh nhóm vật liệu xây dựng cũng được quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BCA ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định s6 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy bao gồm những loại biển báo sau: Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy.105 Tuy nhiên các quy định này thường áp dụng chung cho nhiều hoạt động do 104 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện Luật phòng cháy, chữa cháy, Phụ lục V. 105 Thông tư số 11/2014/TT-BCA ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy, Điều 5, Khoản 3. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 44 SVTH: Huỳnh Phương Huy đó có rất ít văn bản mang tính chuyên ngành. Vì vậy, việc quy định cần đáp ứng những loại phương tiện, thiết bị chữa cháy gì? Biển báo sử dụng là loại biển báo nào? Và số lượng là bao nhiêu? Trong hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng thì vẫn không có những quy định cụ thể. Tóm lại, nhìn chung hiện nay các quy định của pháp luật về kinh doanh, lưu trữ nhóm vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại thuộc nhóm vật liệu xây dựng dễ cháy vẫn còn rất hạn chế và nằm ở nhiều văn bản khác nhau dẫn đến việc gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân kinh doanh khi tìm hiểu về những quy định này. Bên cạnh đó, những quy định này chưa đảm bảo được các yếu tố chuyên ngành để phù hợp với hoạt động này. - Đối với nhóm vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại thuộc nhóm vật liệu xây dựng có mùi, hóa chất độc hại. Trong hoạt đông kinh doanh, lưu trữ vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại thuộc nhóm vật liệu xây dựng có mùi, hóa chất độc hại người viết cho rằng pháp luật còn những hạn chế sau: Căn cứ vào thông tư 11/2007/TT-BXD thì việc bày bán, lưu trữ nhóm vật liệu này được quy định như sau: Phải có ngăn cách đảm bảo an toàn cho người tại nơi bán hàng vật liệu xây dựng. Hố, bể vôi tôi phải có rào che chắn và biển báo nguy hiểm. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra là “đảm bảo ngăn cách an toàn cho người tại nơi bán hàng vật liệu xây dựng ” phải thực hiện như thế nào? Dùng loại vật liệu gì để ngăn cách?… Bên cạnh đó việc kinh doanh vôi phải có hố, bể chứa vôi, có rào che chắn và có biển báo nguy hiểm, tuy nhiên các tiêu chuẩn về hố, bể chứa vôi thì lại không được quy định cụ thể. Do đó khi những quy định này đi vào thực tiễn thì các cơ sở kinh doanh sẽ không có những quy chuẩn cụ thể để thực hiện và hiệu quả mà quy định này mang lại không cao. Cùng với đó, khi người viết tham khảo một số văn bản điều chỉnh hoạt động này của các Tỉnh, Thành phố thì đa phần không có quy định cụ thể và chỉ ở mức chung. Trong đó văn bản được người viết cho là cụ thể và quy định tương đối chặt chẽ nhất là Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội trong đó nội dung được về kinh doanh nhóm vật liệu này được quy định như sau: “Vật liệu xây dựng có mùi, hóa chất độc hại, gây bụi: sơn dầu, giấy dầu, cót ép, hắc ín, vôi tôi, vôi cục, vôi tôi trong bể: Phải có ngăn cách đảm bảo an toàn cho người tại nơi bán hàng. Việc tồn trữ và vận chuyển đối với những loại vật liệu này phải có bao bì đóng gói đối với dạng bột; thùng, hộp, téc chứa kín đối với dạng lỏng. Có dụng cụ cân đong an toàn khi mua bán. Không được để các dung môi, phụ gia và sơn ở nơi gần nguồn nước, giếng ăn, ao hồ, nơi có nhiệt độ cao, có khả năng phát cháy. Phải có các thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật. Có GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 45 SVTH: Huỳnh Phương Huy biện pháp bảo vệ môi trường và tính mạng, tài sản của nhân dân”.106 Bên cạnh đó đối với việc kinh doanh vôi, được quy định như sau: “Vôi xây dựng (vôi tôi, vôi cục, vôi bột): Địa điểm kinh doanh vôi xây dựng không được đặt ở các khu vực dân cư, xung quanh trường học, các trung tâm văn hóa thể thao, bệnh viện, chợ. Việc tồn trữ vôi cục phải có kho kín hoặc bao bì chống ẩm, đặt nơi cao ráo. Việc tôi vôi và dự trữ vôi phải bằng thùng, bể xây có nắp đậy hoặc hố đào có hàng rào che chắn cao ít nhất 1,5 m, đặt ở nơi có ít người qua lại, có biển cấm và ban đêm phải có đèn báo hiệu khu vực nguy hiểm”107. Có thể nói khi quy định chung không có được sự chặc chẽ và cụ thể thì những quyết định như thế này của UBND Thành phố Hà Nội đã giúp có các cở sở kinh doanh vật liệu xây dựng ở đây có thể dựa vào và thực hiện tốt, tuy nhiên những văn bản như thế này chỉ được áp dụng ở khu vực tỉnh, thành phố mà không được ban hành rộng rãi. Tóm lại nhìn chung những quy định của pháp luật về địa điểm kinh doanh, ngăn cách sự tiếp xúc giữa vật liệu với người tại nơi kinh doanh vật liệu xây dựng chưa thật sự cụ thể và những văn bản quy định về vấn đề này rất hạn chế. Vì vậy mà việc áp dụng những quy định này dường như không được người kinh doanh chú trọng đến. 3.2.2 Một số hạn chế trong quy định của pháp luật về chất lƣợng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Trong phần này người viết sẽ đề cập về những hạn chế của pháp luật trong công tác quản lý chất lượng vật liệu xây dựng. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng về chất lượng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại. Theo đó, hiện nay việc quản lý chất lượng sản phẩm nói chung được thực hiện thống nhất trên cả nước do Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm thực hiện, các Bộ khác có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.108 Và trong hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại việc quản lý chất lượng sản phẩm vật liệu sẽ do bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện việc kiểm tra, thanh tra giám sát chất lượng vật liệu xây dựng lưu thông trên thị trường cùng với sự kiểm tra, thanh tra của Ủy ban nhân dân các cấp, bên cạnh đó các cơ quan hải quan sẽ chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra chất lượng vật liệu xuất 106 Quyết định số 123/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2009 của UBND Thành phố Hà Nội Về việc ban hành Quy định điều kiện đảm bảo kinh doanh đối với các mặt hàng vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện trên địa bàn thành phố Hà Nội, Điều 7, Khoản 3. 107 Quyết định số 123/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2009 của UBND Thành phố Hà Nội Về việc ban hành Quy định điều kiện đảm bảo kinh doanh đối với các mặt hàng vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện trên địa bàn thành phố Hà Nội, Điều 7, Khoản 1, Điểm a. 108 Khoản 2, Điều 68, Luật Chất Lượng Sản Phẩm, Hàng Hóa 2007. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 46 SVTH: Huỳnh Phương Huy khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên vì có quá nhiều cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra do đó khi thực hiện các hoạt động này thường có sự chồng lấn giữa các cơ quan với nhau, bên cạnh đó hiệu quả kiểm tra, thanh tra cũng chưa thật sự cao vì các cơ sở luôn có biện pháp né tránh, do đó khó phát hiện ra những hành vi vi phạm. Theo đánh giá của một số bài viết được đăng tải trên trang Thông tin điện tử của Đoàn Đại biểu Quốc Hội, Hội đồng nhân dân tỉnh Quản Nam thì “hoạt động thanh tra còn mờ nhạt, nhiều nơi tổ chức thanh tra sở không thể làm hết chức năng, nhiệm vụ của mình, chỉ làm những công việc mang tính sự vụ không thể tiến hành hoạt động thanh tra hành chính, chuyên ngành theo quy định; thậm chí khi xảy ra vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý cũng không có người đủ tư cách pháp lý (Chánh thanh tra, Thanh tra viên) để tiến hành xử phạt. Đơn vị được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nhưng thủ trưởng đơn vị thiếu quan tâm chỉ đạo do vậy hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tiến hành không thường xuyên, chưa kịp thời phát hiện các sai phạm. Bên cạnh đó, nhiều cuộc thanh tra mang tính hình thức, đội ngũ làm công tác thanh tra có tâm lý né tránh, ngại va chạm, xử lý các vấn đề phát hiện qua thanh tra chưa nghiêm túc, kiên quyết nên hiệu quả công tác thanh tra chưa cao. Mặt khác, các sai phạm phát hiện được qua thanh tra chủ yếu thiếu sót về thủ tục, giá trị xử lý thấp, không đảm bảo tính răn đe, ngăn ngừa trong quản lý nhà nước”.109 Nhìn chung, người viết cho rằng trong công tác quản lý chất lượng hàng hóa hiện nay nói chung và công tác quản lý chất lượng vật liệu xây dựng nói riêng còn rất nhiều vấn cần khắc phục để có thể hạn chế việc hàng giả, nhái, kém chất lượng lưu thông trên thị trường. 3.2.3 Hạn chế của pháp luật về chế tài trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Một trong những hạn chế của pháp luật về chế tài hiện nay là việc các văn bản chuyên ngành về chế tài trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại còn ít và mức phạt áp dụng thấp, tạo điều kiện cho người kinh doanh vật liệu xây dựng thực hiện các hành vi trái pháp luật. Ví dụ khi so sánh một số quy định về chế tài ở Điều 36, Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở và Điều 40, Nghị định 121/2013/NĐ-CP là Nghị định thay thế Nghị định 23/2009/NĐ-CP. 109 Thanh Hiền, Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam, Hoạt động thanh tra chuyên ngành còn nhiều bất cập, http://qh-hdqna.gov.vn/Default.aspx?tabid=160&mid=659&ctl=New&News=1145, [Ngày truy cập 18/11/2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 47 SVTH: Huỳnh Phương Huy Nghị định Hành vi vi phạm Nghị định 23/2009/NĐ-CP 121/2013/NĐ-CP Mức phạt Mức phạt Mức phạt tiền từ 2.000.000 Mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đồng đến 1.000.000 đồng Không có biện pháp đảm bảo an toàn trong kinh doanh vật liệu dễ cháy, nhóm vật liệu có mùi hóa chất độc hại, vôi. Lưu hành sản phẩm không công bố hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia không có tiêu chuẩn chất lượng hoặc không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đã được công bố Phạt tiền từ 40.000.000 Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đồng đến 50.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng Buộc thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật; Phạt bổ sung Tước giấy phép kinh doanh vật liệu xây dựng từ một năm đến ba năm hoặc không thời hạn. Áp dụng hình thức phạt bổ sung đình chỉ hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi trong mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng Có thể thấy rằng cùng một hành vi vi phạm nhưng mức phạt (bao gồm phạt hành chính và phạt bổ sung) ở Nghị định 23/2009/NĐ-CP là nặng hơn cả về phạt tiền và áp dụng các hình thức phạt bổ sung. Bên cạnh đó, các mức phạt áp dụng cho hành vi về vi phạm trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại như: Đặt địa điểm kinh doanh không đúng quy định của chính quyền địa phương; Không có biển ghi rõ tên cửa hàng, tên doanh nghiệp, tên tổ hợp tác hoặc tên hộ kinh doanh; Hàng hóa không có xuất xứ, không có đăng ký chất lượng hướng dẫn cho người tiêu dùng; không công khai giá bán…110 cũng không còn xuất hiện tại Nghị định 121/2013/NĐ-CP. Như vậy, khi tổ chức, cá nhân kinh doanh khi tìm hiểu về vấn đề này cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu văn bản. 110 Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, Khoản 1. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 48 SVTH: Huỳnh Phương Huy 3.3 HƢỚNG HOÀN THIỆN VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI 3.3.1 Đề xuất giải pháp hoàn thiện về địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại. 3.3.1.1 Hướng hoàn thiện về pháp luật trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại. - Về địa điểm kinh doanh đối với nhóm vật liệu xây dựng có khối lượng lớn, cồng kềnh dễ gây bụi. Theo ý kiến cá nhân, người viết cho rằng nên sửa đổi quy định tại Mục II, Khoản 3, Điểm C của Thông tư 11/2007/TT-BXD quy định như sau: “Vật liệu xây dựng thuộc nhóm a khoản 1 mục II của Thông tư này không cho phép bày bán, trưng bày tại các phố trung tâm của thành phố, thị xã”.111 Tuy biết rằng mục đích của quy định này là tạo vẽ mỹ quang cho thành phố, thị xã và đảm bảo được vấn đề an toàn trật tự công cộng, tuy nhiên quy định này đã không làm rõ được thế nào là trung tâm, dẫn đến việc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không có sự quy hoạch rõ ràng, bên cạnh đó việc quy định những khu vực được hoặc không được bày bán, trưng bày các sản phẩm vật liệu xây dựng thuộc nhóm này còn ảnh hưởng đến cuộc sống, kinh tế của các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng. Theo đề xuất của người viết quy định trên có thể được sửa đổi như sau: “Vật liệu xây dựng thuộc nhóm a khoản 1 mục II của Thông tư này không được phép bày bán tại các tuyến đường hẹp có mật độ lưu thông cao, ở khu vực có mật độ dân cư đông đúc, gần trường học, bệnh viện. Đối với việc bày bán, trưng bày ở khu vực nội thành thì phải đảm bảo có kho bãi, được xây dựng theo hướng khép kín, không để vật liệu gây ảnh hưởng đến người và môi trường xung quanh”. Quy định này được người viết diễn giải như sau, chỉ nên cấm việc bày bán vật liệu xây dựng thuộc nhóm này ở gần khu vực trường học, bệnh viện, khu vực có tuyến đường hẹp và mật độ lưu thông cao, nhưng không cấm việc trưng bày các sản phẩm thuộc nhóm này tuy nhiên phải đáp ứng được yêu cầu về kho, bãi được bao bộc kép kín, về vấn đề tuyến đường nào là hẹp và mật độ dân cư, mật độ lưu thông như thế nào là cao có thể qua quá trình khảo sát của các bộ ngành liên quan quyết định. Bên cạnh đó ở những khu vực khác trong nội thành nếu cơ sở kinh doanh nhóm vật liệu này đáp ứng được các yêu cầu về kho bãi thì vẫn được phép kinh doanh. Mục đích của đề xuất này là gia tăng quyền mà người kinh doanh vật liệu xây dựng đáng được nhận, vì địa điểm kinh doanh, là một trong các yếu tố quyết định đến 111 Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định sô 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2007 của chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng, Mục II, Khoản 3, Điểm c. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 49 SVTH: Huỳnh Phương Huy lợi nhuận trong quá trình kinh doanh và cũng là một trong các quyền của người kinh doanh. - Về bày bán, lưu trữ vật liệu xây dựng thuộc nhóm vật liệu dễ cháy Trong hoạt động bày bán, lưu trữ nhóm vật liệu xây dựng dễ cháy người viết có một số đề xuất để góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện nay về vấn đề này với nội dung như sau: Thứ nhất, theo người viết nên sửa đổi quy định tại thông tư 11/2007/TT-BXD, Mục II, Khoản 3, Điểm đ với quy định “Phải có đủ phương tiện, thiết bị để chữa cháy, biển báo an toàn tại nơi bán hàng vật liệu xây dựng thuộc nhóm b, khoản 1 mục II của Thông tư này”.112 thành “Không được phép kinh doanh ở những khu vực gần trường học, bệnh viện, khu vực đông dân cư. Phải có phương tiện, thiết bị để chữa cháy phù hợp về số lượng và chủng loại, có biển báo an toàn theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy tại nơi bán hàng vật liệu xây dựng thuộc nhóm b, khoản 1 mục II của Thông tư này”. Mục đích của đề xuất này nhầm chỉ rõ các văn bản áp dụng việc phòng cháy, chữa cháy trong trong hoạt động kinh vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó hạn chế một số địa điểm kinh doanh, nếu các vụ cháy xuất hiện có thể gây thiệt hại lớn như trường học, bệnh viện… Thứ hai, nên có những quy định riêng về phòng cháy chữa cháy dành cho hoạt động bày bán, lưu trữ hàng hóa vật liệu xây dựng, những quy định này sẽ góp phần bổ sung những vấn đề mà luật phòng cháy chữa cháy hiện nay chưa thể đáp ứng được. Về hình thức, những quy định này có thể được lập thành một văn bản độc lập hoặc lòng ghép vào các văn bản đã có sẵn về quản lý, kinh doanh vật liệu xây dựng bằng hình thức bổ sung. Về nội dung, vì vật liệu xây dựng luôn có tính chất đa dạng từ nguồn gốc đến đặc tính sản phẩm do đó khi áp dụng các biện pháp chữa cháy cần có những thiết bị phù hợp nhầm dập tắt đám cháy một cách hiệu quả nhất. Theo đó, hiện nay trên thị trường có khá nhiều sản phẩm phòng cháy, chữa cháy để người tiêu dùng lựa chọn, nhưng mỗi sản phẩm này lại phù hợp với những hình thức chữa cháy khác nhau ví dụ: Bình CO2 là bình chuyên chữa cháy chất lỏng (xăng, dầu, cồn), chữa cháy khí (methan, gas) và thiết bị điện, không được sử dụng để chữa các chất cháy mà trong đó có gốc là kim loại kiềm, kiềm thổ (như nhôm, chất nổ đen...) vì sẽ làm đám cháy mạnh hơn. Bình bột: Có nhiều loại khác nhau, để chữa các vật liệu cháy có đặc tính khác nhau, Ví dụ, nếu bình ghi BC, ABC sẽ dập được đám cháy chất lỏng hoặc chất khí, điện... Như vậy dựa 112 Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2007 của chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng, Mục II, Khoản 3, Điểm Đ. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 50 SVTH: Huỳnh Phương Huy vào đặc tính vật liệu mà người viết sẽ phân thành các bảng phụ lục để có những quy định cụ thể hơn trong vấn đề này. Bảng phụ lục I: Quy định về số lượng thiết bị phòng cháy chữa cháy. Diện tích kinh doanh Số lƣợng thiết bị Dưới 100m2 5 Từ 100m2 đến 300m2 10 Bảng phụ lục II: Quy định về các loại thiết bị phòng cháy chữa cháy Loại vật liệu xây dựng Loại thiết bị Gỗ, tre, nứa, lá Bình xịt nước, xịt khí C02, trụ nước, vòi nước Sơn, giấy dầu Bình xịt cát, xịt khí C02 - Về hoạt động bày bán, lưu trữ nhóm vật liệu xây dựng có mùi, hóa chất độc hại. Trong hoạt động này người viết có một số đề xuất góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật với một số nội dung như sau: Thứ nhất, Bộ Xây dựng nên có những quy định cụ thể hơn, để làm rõ một số vấn đề như: Banh hành các quy định về việc sử dụng vật liệu ngăn cách giữa vật liệu có mùi hóa chất độc hại, việc thực hiện ngăn cách phải thực hiện như thế nào… Để đảm bảo an toàn cho người tại nơi kinh doanh vật liệu xây dựng. Đối với hoạt động kinh doanh vôi xây dựng phải có quy định về việc đặt các hố vôi, bể vôi, chiều cao của hố vôi, bể vôi tối thiểu là bao nhiêu, rào che chắn như thế nào là an toàn. Thứ hai, sửa đổi quy định về điều kiện kinh doanh, lưu trữ nhóm vật liệu này theo quy định tại Thông Tư số 11/2007/TT-BXD là “Phải có ngăn cách đảm bảo an toàn cho người tại nơi bán hàng vật liệu xây dựng thuộc nhóm c khoản 1 mục II Thông tư này. Hố, bể vôi tôi phải có rào che chắn và biển báo áp dụng các quy định về địa điểm kinh doanh đối với những loại vật liệu thuộc nhóm này” thành “Không được phép kinh doanh ở những khu vực gần trường học, bệnh viện, khu vực đông dân cư và Phải có ngăn cách đảm bảo an toàn cho người tại nơi bán hàng vật liệu xây dựng thuộc nhóm c khoản 1 mục II Thông tư này. Hố, bể vôi tôi phải có rào che chắn và biển báo áp dụng các quy định về địa điểm kinh doanh đối với những loại vật liệu thuộc nhóm này”. 3.3.1.2 Một số giải pháp hoàn thiện khác GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 51 SVTH: Huỳnh Phương Huy Bên cạnh các giải pháp hoàn thiện pháp luật về địa điểm kinh doanh, lưu trữ vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại thì người viết cũng đề xuất một số giải pháp khác để góp phần hạn chế những thực trạng này như: Thứ nhất: Cần có công tác tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân khi kinh doanh hoạt động này cần tuân thủ những quy định về địa điểm kinh doanh, hoạt động này cũng sẽ góp một phần nào đó, giúp tổ chức, cá nhân khi tham gia vào hoạt động này có một cách nhìn tốt hơn về những hành vi vi phạm pháp luật. Thứ hai: Cần có những lớp tập huấn dành cho tổ chức, cá nhân kin doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại để góp phần bổ sung những kiến thức cần có trong hoạt động này và cập nhật, phổ biến các quy định của pháp luật về vấn đề này cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. 3.3.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện về chất lƣợng vật liệu xây dựng từ khoáng sản phi kim loại 3.3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chất lượng vật liệu xây dựng từ khoáng sản phi kim loại Như đã trình bày trong phần thực trạng và hạn chế của pháp luật về chất lượng vật liệu xây dựng, trong phần này người viết có một số đề xuất như sau: Thứ nhất, cần có một tổ chức có nhiệm vụ tổng hợp và sắp xếp lịch thanh tra, kiểm tra giữa các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp để hạn chế thấp nhất việc kiểm tra, thanh tra chồng lấn. Thứ hai, ngoài kế hoạch kiểm tra, thanh tra theo những hình thức cũ người viết đề xuất nên có những hình thức mới như: Hàng tháng các cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra có thể cử các thanh tra viên đến các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng bất kỳ trong khu vực được giao để lấy các mẫu sản phẩm vật liệu về kiểm tra. Việc làm này sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng, bên cạnh đó cũng góp phần tiết kiệm được ngân sách nhà nước. 3.3.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện khác về chất lượng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Như vậy, ngoài các giải pháp về pháp luật trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm người viết cũng có một số đề xuất khác để hạn chế việc những loại vật liệu xây dựng là hàng giả, hàng nháy, hàng kém chất lượng đang lưu thông trên thị trường hiện nay như: Thứ nhất, Trong các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng cần có các bảng niêm yết về các tiêu chuẩn vật liệu xây dựng mà chính phủ ban hành và cách nhận biết những loại vật liệu đủ tiêu chuẩn hoặc không đủ tiêu chuẩn để lưu thông trên thị GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 52 SVTH: Huỳnh Phương Huy trường, trong các sản phẩm vật liệu xây dựng như xi măng, sơn… trên bao bì sản phẩm cần ghi cách nhận biết giúp người tiêu dùng phân biệt giữa sản phẩm thật và sản phẩm kém chất lượng, giả, nhái. Bên cạnh đó, cần khuyến khích thành lập những hội vật liệu xây dựng để giúp các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng chia sẽ thông tin với nhau, có các buổi tập huấn, góp phần nâng cao trình độ của người kinh doanh và giúp họ hiểu hơn về các quy định của pháp luật Thứ hai, trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện toàn bộ các hoạt động trong kinh doanh bao gồm tự khai thác, chế biến và doanh kinh doanh nhưng trong quá trình chế biến lại không nắm được những quy định về tiêu chuẩn của loại vật liệu đó và khi các sản phẩm này được bán ra thì chất lượng sản phẩm lại không đảm bảo. Và nhóm đối tượng này chủ yếu là ở các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, theo hình thức hộ gia dình và các sản phẩm thường là loại vật liệu xây dựng thông thường ví dụ như cát, đá, sỏi... do đó Ủy ban nhân dân các cấp cần thống kê số lượng các cơ sở, hộ gia đình thực hiện hoạt động khai thác, chế biến và kinh doanh những loại vật liệu này để tuyên truyền các thông tin cần thiết trong việc khai thác, chế biến qua các hình thức như thanh tra, kiểm tra, các buổi hội thảo về khai thác, chế biến vật liệu xây dựng. 3.3.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện về chế tài trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại 3.3.3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế tài trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại. Qua các vấn đề về thực trạng, và một số hạn chế về quy định của pháp luật trong chế tài kinh doanh vật liệu xây dựng, người viết có một số đề xuất sau: Thứ nhất, nên sửa đổi lại mức chế tài về hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng. Theo đó, mức chế tài như hiện nay được quy định tại Nghị Định 121/2013/NĐ-CP quá thấp chỉ từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng đối với hành vi không có biện pháp đảm bảo an toàn cho người tại nơi bán hàng vật liệu xây dựng có mùi hóa chất độc hại, gây bụi, do đó, người viết cho rằng nên sửa đổi theo quy định cũ tại Nghị định 23/2009/NĐ-CP là từ 2 triệu đến 5 triệu đồng. Thứ hai, nên sửa đối với hình thức phạt bổ sung hiện nay là “đình chỉ hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi có mức phạt từ 30 đến 40 triệu” thành “đình chỉ hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng từ 6 tháng đến 12 tháng đối với các hành vi vi có mức phạt từ 30 đến 40 triệu hoặc các hành vi vi phạm khác nếu tái diễn, lặp lại nhiều lần. 3.3.3.2 Một số giải pháp hoàn thiện khác về chế tài GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 53 SVTH: Huỳnh Phương Huy Trong phần một số giải pháp khác về chế tài trong hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại, người viết cho rằng bên cạnh áp dụng các biện pháp chế tài và phạt bổ sung thì có thể áp dụng một số biện pháp khác như: Khi một doanh nghiệp vi phạm với cùng một hành vi, tùy theo mức độ nặng nhẹ hoặc có sự tái diễn nhiều lần thì có thể áp dụng công bố tên Doanh nghiệp vi phạm lên các trang thông tin đại chúng. TÓM LƢỢC NỘI DUNG CHƢƠNG 3 Nhìn chung, trong phần nội dung Chương 3 có một số nội dung chính như: Thứ nhất, người viết trình bày về 3 vấn đề mà người viết xem là những thực trạng tồn tại trong hoạt động này là : Vấn đề về lưu trữ, quản lý vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại; Vấn đề về chất lượng vật liệu xây dựng; Vấn đề về chế tài. Thứ hai, là những hạn chế của pháp luật về những vấn đề này Thứ ba, là đề xuất những ý kiến cá nhân để góp phần giải quyết những vấn đề trên, và những ý kiến này sẽ được trình bài theo 2 hướng bao gồm hướng hoàn thiện về pháp luật và các giải pháp khác. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 54 SVTH: Huỳnh Phương Huy KẾT LUẬN Có thể nói, kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại là một trong những ngành nghề có tìm năng phát triển mạnh mẽ và đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình thúc đẩy phát triển nền kinh tế ở Việt Nam cũng như tạo ra nguồn thu lớn đóng góp vào ngân sách nhà nước. Điều đó, được thể hiện qua một số tiêu chí như: Thứ nhất, Việt nam là một trong những Quốc gia sở hữu nguồn khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng với số lượng lớn như: Đất sét, cao lanh, vôi… tạo ra nguồn cung ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh. Thứ hai, Việt Nam là một Quốc gia đang phát triển và việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhầm phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước là không thể thiếu. Từ đó, tạo nên một môi trường kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Thứ ba, hệ thống pháp luật ở Việt Nam về kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại, cũng có nhiều hướng chuyển biến tích cực, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tham gia vào hoạt động này. Ví dụ, về chủ thể được phép tham gia vào hoạt động này, pháp luật Việt Nam cho phép tổ chức, cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế trong hay ngoài nước chỉ cần có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với những tín hiệu tích cực mà hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng mang lại thì hoạt động này cũng gặp một số vần đề như: Ý thức trong kinh doanh của tổ chức, cá nhân khi tham gia vào hoạt động này còn chưa cao, và hệ thống pháp luật quản lý về hoạt động này vẫn còn một số bất cập tạo nên một số thực trạng trong hoạt động này như: Vấn đề về hàng giả, hàng nháy, hàng kém chất lượng, hay việc bày bán, lưu trữ những loại vật liệu này không đúng quy định gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và mỹ quan đô thị… Tóm lại, kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại là một trong những hoạt động mang về nguồn thu không nhỏ cho tổ chức, cá nhân kinh doanh nói riêng và cho đất nước nói chung, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển nền kinh tế ở Việt Nam. Và dù hiện nay hoạt động này vẫn còn nhiều vấn đề còn gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân kinh doanh như vấn đề về hàng giả, háng nháy… hoặc các vấn đề về quản lý đối với nhà nước. Tuy nhiên người viết cho rằng những vấn đề này sẽ sớm được nhà nước khắc phục và hoàn thiện hơn trong thời gian tới, để có thể phát huy tối đa tìm năng về kinh tế của hoạt động này. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 55 SVTH: Huỳnh Phương Huy DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật - Luật Doanh nghiệp 2005 - Luật Thương mại 2005 - Luật Chất Lượng Sản phẩm, Hàng hoá 2007 - Luật Khoáng Sản năm 2010 - Luật Phòng cháy, chữa cháy 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2013 - Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá - Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính Phủ về Nhãn hàng hóa - Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về Quản lý vật liệu xây dựng - Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp - Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở - Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt - Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại 2005 về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài - Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện Luật phòng cháy, chữa cháy - Thông tư số 19/BXD-VLXD ngày 01 tháng 7 năm 1995 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện nghị định số 02-CP ngày 5-1-1995 của Chính phủ đối với mặt hàng vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện ở đô thị ( Đã hết hiệu lực) - Thông tư số 04/1999/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 1999 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999 của Chính phủ đối với mặt hàng vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện ( Đã hết hiệu lực) - Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng - Thông tư số 18/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng ( Đã hết hiệu lực) - Thông tư số 04/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng năm 2012 về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng - Thông tư số 03/2012/TT-BXD ngày 05 tháng 09 năm 2012 của Bộ Xây dựng về việc công bố danh mục và mã số HS vật liệu amiăng thuộc nhóm amfibole cấm nhập khẩu - Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu - Thông tư số 11/2014/TT-BCA ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định s6 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy - Quyết định số 123/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2009 của UBND Thành phố Hà Nội Về việc ban hành Quy định điều kiện đảm bảo kinh doanh đối với các mặt hàng vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện trên địa bàn thành phố Hà Nội  Danh mục tài liệu điện tử An Bang – Văn Toàn, Cháy cửa hàng vật liệu xây dựng, Báo điện tử Thanh Niên, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130503/chay-cua-hang-vat-lieu-xaydung.aspx An Khang, Bãi chứa vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi trường, Báo điện tử Công an nhân dân Online, http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=211173 Diệu Hi, Chập điện cháy rụi hai cửa hàng vật liệu xây dựng, Báo điện tử Tuổi Trẻ, http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20071231/chap-dien-chay-rui-hai-cuahang-vat-lieu-xay-dung/236492.html Đỗ An, Hơn 83 ha đất bị xử dụng trái phép, Báo điện tử Pháp luật và Xã hội, http://phapluatxahoi.vn/phap-luat/hon-83-ha-dat-bi-su-dung-trai-phep-4672 Hội Vật Liệu Xây Dựng, Mua bán vật liệu xây dựng phải tuân theo tuyến đường, http://www.hoivlxdvn.org.vn/index.php?module=newlistDetail&newsId=1069 Hùng Minh, Cát bẩn - cảnh báo chất lượng công trình ở ĐBSCL, Báo điện tử Xây dựng, http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/phap-luat/cat-ban-canh-bao- chat-luong-cong-trinh-o-bscl.html KH, Vật liệu không nung sẽ phổ biến trong xây dựng?, Báo điện tử Đất Việt, http://baodatviet.vn/khoa-hoc/vat-lieu-khong-nung-se-pho-bien-trong-xaydung-vat-lieu-khong-nung-se-pho-bien-trong-xay-dung-2257125/ LH-MC, Phá cơ sở sản xuất Xi Măng giả quy mô lớn, Báo điện tử Dân Trí, http://dantri.com.vn/phap-luat/pha-co-so-san-xuat-xi-mang-gia-quy-mo-lon94263.htm Minh Chiến – Nguyễn Dũng, Hà Nội, Cháy lớn cửa hàng vật liệu xây dựng, Báo điện tử VTC New, http://vtc.vn/ha-noi-chay-lon-cua-hang-vat-lieu-xay- dung.2.336660.htm Minh Ngọc, Nhóm ngành Công Nghiệp-Xây Dựng qua nữa chặng đường, Báo điện tử Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, http://baodientu.chinhphu.vn/Dau-moc-nua-chang-duong/Nhom-nganh-congnghiep-xay-dung-qua-nua-chang-duong/178862.vgp Phu Đien, Lịch sử ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam, http://www.phudien.vn/kien-thuc/kien-thuc-xay-dung/lich-su-nganh-vat-lieuxay-dung-o-viet-nam.html Phương Linh, Tiêu thụ VLXD 8 tháng đầu năm: Xi măng tiến, thép lùi, Báo điện tử Xây Dựng, http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/vat-lieu/tieu-thu-vlxd-8thang-dau-nam-xi-mang-tien-thep-lui.html Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam, Khoáng sản vật liệu xây dựng: Thất thoát nhiều do buông lỏng quản lý, http://tnmthanam.gov.vn/index.php/vi/news/Diachat-Khoang-san/Khoang-san-vat-lieu-xay-dung-That-thoat-nhieu-do-buonglong-quan-ly-1222/ Thanh Hiền, Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam, Hoạt động thanh tra chuyên ngành còn nhiều bất cập, http://qhhdqna.gov.vn/Default.aspx?tabid=160&mid=659&ctl=New&News=1145 Thu Trang, Nguy cơ nhiễm độc cao từ sơn tường, Báo điện tử ViệtQ, http://vietq.vn/tac-hai-khon-luong-cua-son-tuong-doi-voi-suc-khoed30430.html Trần Văn Huynh, Tổng quan về sự phát triển của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam, 2008 Tự Hào Hàng Việt, Tầm quan trọng của vật liệu xây dựng, http://www.tuhaoviet.vn/index.php/vat-lieu-xay-dung/vat-lieu-xay-dung/67tam quan-trong-cua-vat-lieu-xay-dung#.VDzcBCPCvmN Uyển Trà, VLXD giả, nhái: Nhẫn tâm “móc túi” người tiêu dùng, Báo điện tử Xây Dựng, http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kinh-te/kinh-te-xaydung/vlxd-gia-nhai-nhan-tam-moc-tui-nguoi-tieu-dung.html Văn Nam, Sẽ cấm xuất khẩu 8 loại khoáng sản, Báo điện tử Thời báo Kinh tế Sài gòn Online, http://www.thesaigontimes.vn/home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/84027/ Vũ Trọng, Tiêu thụ Xi măng, Thép điều tăng, Báo điện tử Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, http://baodientu.chinhphu.vn/Thitruong/Tieu-thu-xi-mang-thep-deu-tang/202262.vgp Webketoan, Tìm hiểu về Hệ thống kiểm soát nội bộ, http://forum.webketoan.vn/threads/70337-tim-hieu-ve-he-thong-kiem-soat-noibo/ [...]... doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại thông qua một số vấn đề như: Thứ nhất, khái niệm về vật liệu xây dựng, khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng, kinh doanh và các hoạt động trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Thứ hai, các loại hình kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại hiện nay sẽ được quy định theo Luật Doanh nghiệp 2005... QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI 1.1 TỔNG QUAN VỀ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG 1.1.1 Khái niệm về vật liệu xây dựng và khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng 1.1.1.1 Định nghĩa vật liệu xây dựng Vật liệu xây dựng là một phạm trù rộng lớn dùng để chỉ tất cả những loại vật chất có khả năng đáp ứng được hoạt động xây dựng của con... động kinh doanh vật liệu xây dựng ở đây được xem là động mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu đối với các loại khoáng sản và sản phẩm vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại được gọi chung là vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại 1.2.1.2 Khái niệm về các hoạt động trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Trong phần khái niệm về các hoạt động trong kinh doanh vật liệu. .. gồm: Những loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại được phép xuất, nhập khẩu và điều kiện xuất, nhập khẩu đối với những loại vật liệu này 2.1.2.1 Những loại loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại được phép xuất khẩu, nhập khẩu  Những loại vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại được phép xuất khẩu Trong nhóm vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại được... liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại, điều kiện về nguồn gốc vật liệu và điều kiện hồ sơ xuất, nhập khẩu  Điều kiện xuất khẩu vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại - Chất lượng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Đối với nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại, căn cứ vào Luật Chất lượng Sản phẩm, Hàng hóa 2007 thì sản phẩm vật liệu xây dựng khi xuất... vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại - Chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Căn cứ vào Nghị định số 124/2007/NĐ-CP thì chất lượng vật liệu xây dựng khi nhập khẩu bao gồm sản phẩm vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại và khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng cần đảm bảo có nhãn và nhãn phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp. .. Phương Huy một hay nhiều khoáng vật khác nhau Vật liệu thiên thiên được sử dụng hiện nay chủ yếu là cát, đá… 1.2 KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI 1.2.1 Khái niệm về kinh doanh, các hoạt động trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại 1.2.1.1 Định nghĩa kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Kinh doanh là một trong những... chính trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Thứ ba, là vai trò và quá trình phát triển của pháp luật về hoạt động này GVHD: TS Cao Nhất Linh Trang 15 SVTH: Huỳnh Phương Huy CHƢƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI 2.1 ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM TỪ KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI 2.1.1 Điều kiện kinh doanh trong nƣớc... nhân kinh doanh cần đảm bảo trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại nói riêng Và trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại, căn cứ vào Nghị định số 124/2007/NĐ-CP thì chất lượng vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại khi đưa ra thị trường cần đảm bảo những tiêu chuẩn sau: Thứ nhất, sản phẩm vật liệu xây dựng. .. 1.2.2 Loại hình và hoạt động trong kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại 1.2.2.1 Loại hình kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2005 thì những loại hình kinh doanh vật liệu xây dựng làm từ khoáng sản phi kim loại hiện nay sẽ có một số hình thức chính như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp Tư nhân, Doanh

Ngày đăng: 03/10/2015, 23:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan