trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm

60 1.2K 6
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ---- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 37 (2011 – 2015) Đề Tài: TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM Cán bộ hƣớng dẫn: ThS. Tăng Thanh Phƣơng Bộ môn Luật Tƣ pháp Sinh viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Nữ MSSV: 5118681 Lớp: Luật Thƣơng Mại Cần Thơ, tháng 12/2014  Nhận xét của giảng viên hƣớng dẫn ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................  Nhận xét của giảng viên phản biện ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ MỤC LỤC -----LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do nghiên cứu đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu đề tài ....................................................................................... 1 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài ......................................................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài ................................................................................2 5. Bố cục đề tài ................................................................................................................2 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM ............................................................................3 1.1 Các khái niệm cơ bản ............................................................................................... 3 1.1.1 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng......................... 3 1.1.2 Khái niệm về hành vi xâm phạm tài sản ............................................................. 4 1.1.3 Khái niệm về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm ......5 1.1.3.1 Định nghĩa ....................................................................................................5 1.1.3.2 Đặc điểm .......................................................................................................6 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của chế định bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm từ năm 1945 đến nay ....................................................8 1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1995 ................................................................ 8 1.2.2 Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005 ................................................................ 9 1.2.3 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay ........................................................................10 1.3 Nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm .......11 1.3.1 Nguyên tắc bồi thường theo thỏa thuận ............................................................ 12 1.3.2 Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời ....................................................... 12 1.3.3 Nguyên tắc giảm mức bồi thường......................................................................13 1.3.4 Nguyên tắc thay đổi mức bồi thường.................................................................13 1.4 Vai trò của pháp luật trong việc quy định về quy định bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm .....................................................................................................14 1.4.1 Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có tài sản bị xâm phạm .14 1.4.2 Nhằm răn đe, phòng ngừa và chế tài những người có hành vi gây thiệt hại ....14 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM ..........................................................................16 2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm ...16 2.1.1 Có thiệt hại xảy ra ............................................................................................. 16 2.1.2 Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại ............................................................. 17 2.1.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra .......18 2.1.4 Có lỗi của người gây thiệt hại ...........................................................................19 2.1.4.1 Lỗi cố ý........................................................................................................20 2.1.4.2 Lỗi vô ý........................................................................................................21 2.1.4.3 Bồi thường thiệt hại không cần yếu tố lỗi ................................................... 22 2.2 Xác định thiệt hại đƣợc bồi thƣờng ......................................................................23 2.2.1 Tài sản bị mất ....................................................................................................23 2.2.2 Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng .................................................................24 2.2.3 Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản ..........................................25 2.2.4 Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại........................... 25 2.3 Chủ thể của quan hệ pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm ........................................................................................................................................26 2.3.1 Chủ thể được bồi thường ................................................................................... 26 2.3.2 Chủ thể bồi thường ............................................................................................ 26 2.4 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại ...............................................30 2.4.1 Khái niệm thời hiệu ........................................................................................... 30 2.4.2 Cách tính thời hiệu ............................................................................................ 31 2.5 Các trƣờng hợp gây thiệt hại về tài sản cho ngƣời khác nhƣng không phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng ............................................................................................... 32 2.5.1 Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng ............................. 32 2.5.2 Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết ...................................................... 33 2.5.3 Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại ...................................34 2.5.4 Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng ........................................................ 35 CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .................................................................................................................................37 3.1 Nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng mang tính khả thi không cao ........................................................................................................................................37 3.2 Quy định của pháp luật về xác định thiệt hại chƣa đầy đủ ................................ 40 3.3 Xác định mức bồi thƣờng chƣa hợp lý .................................................................44 3.4 Khó khăn trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng do ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi gây ra trong thời gian học ở trƣờng .........................................47 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 51 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Vấn đề về tài sản và quyền sở hữu tài sản của công dân ngày càng đƣợc pháp luật quan tâm bảo hộ. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có nhiều hành vi xâm phạm và gây thiệt hại đến tài sản của các chủ thể khác. Pháp luật Dân sự Việt Nam cũng đã có quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm để hạn chế, khắc phục thiệt hại đã xảy ra, đồng thời phòng ngừa, răn đe những chủ thể có hành vi gây thiệt hại. Thiệt hại về tài sản có thể xảy ra do nhiều tác động khác nhau, có thể là do tác động khách quan, cụ thể là do tài sản gây ra nhƣng chủ yếu là do hành vi trái pháp luật của con ngƣời gây ra thiệt hại. Khi tài sản bị thiệt hại thì chủ sở hữu, ngƣời chiếm hữu hợp pháp tài sản có quyền yêu cầu ngƣời gây ra thiệt hại hoặc ngƣời chiếm hữu tài sản gây thiệt hại phải bồi thƣờng thiệt hại cho mình. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm đã đƣợc luật hóa tại chƣơng XXI Bộ luật Dân sự 2005 (từ Điều 604 đến Điều 630), các văn bản hƣớng dẫn thi hành, cụ thể là Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm nói riêng. Tuy nhiên, ở nƣớc ta, một số quy định của pháp luật trong lĩnh vực này cũng nhƣ việc áp dụng các quy định đó còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thực tiễn, về sự đầy đủ, tính thống nhất và các yêu cầu khác. Các quy định của pháp luật về xác định thiệt hại, chủ thể đƣợc bồi thƣờng, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, cũng nhƣ thực trạng áp dụng pháp luật của Tòa án khi xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại còn tồn tại khá nhiều bất cập. Chính vì vậy, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại, trong đó có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là một yêu cầu hết sức cần thiết đối với nƣớc ta hiện nay. Xuất phát từ điều này nên ngƣời viết quyết định chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm” với mục đích tìm hiểu và phân tích các quy định của pháp luật để hiểu rõ hơn về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm, đồng thời tìm hiểu các quy định này đƣợc áp dụng vào thực tế nhƣ thế nào, từ đó tìm ra những tồn tại, bất cập, và sau đó là đƣa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, nhằm đảm bảo tính công bằng cho các bên chủ thể, nhất là chủ thể bị thiệt hại. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 1 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Đối với đề tài này ngƣời viết tập trung nghiên cứu các quy định chung về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm chứ không nghiên cứu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng trong các trƣờng hợp khác. Tài sản đƣợc nghiên cứu ở đây là tài sản hữu hình. Trƣớc tiên, ngƣời viết nghiên cứu các quy định chung của pháp luật Dân sự hiện hành về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, cụ thể là Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng. Sau đó tìm hiểu thực trạng áp dụng các quy định đó vào thực tế đã gặp phải những hạn chế, bất cập, từ đó ngƣời viết tìm ra hƣớng giải quyết, khắc phục những hạn chế đó. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Trong bài viết này, ngƣời viết sử dụng các phƣơng pháp nhƣ sau: trƣớc tiên, ngƣời viết tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến đề tài nhƣ văn bản quy phạm pháp luật, sách, tạp chí, báo mạng, trang thông tin điện tử, và các tài liệu khác, sau đó đánh giá các tài liệu đó và chọn ra những tài liệu thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, ngƣời viết còn sử dụng phƣơng pháp phân tích luật viết, cũng nhƣ cho ví dụ thực tế và phân tích các ví dụ thực tế đó để làm nổi bật vấn đề. 5. Bố cục đề tài Nội dung đề tài “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm” đƣợc chia làm ba chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm Chƣơng 2. Cơ sở pháp lý về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm Chƣơng 3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm và một số kiến nghị. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 2 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của pháp luật thế giới cũng nhƣ pháp luật Việt Nam. Kế thừa những quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long, ngày nay đã có những quy định khá chi tiết về vấn đề này, cụ thể tại điều 307 về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại và chƣơng XXI về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005. Tuy nhiên trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thƣờng, năng lực chịu trách nhiệm, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại. Để tìm hiểu rõ về nội dung và khái niệm trách nhiệm bồi thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng thì trƣớc tiên ta cần tìm hiểu trách nhiệm dân sự là gì. Trách nhiệm dân sự theo nghĩa rộng là các biện pháp có tính cƣỡng chế đƣợc áp dụng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị vi phạm. Trách nhiệm dân sự theo nghĩa hẹp là các biện pháp cƣỡng chế áp dụng đối với ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho ngƣời khác, ngƣời gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm khắc phục những hậu quả xấu xảy ra bằng tài sản của mình.1 Từ phân tích trên, ta có thể hiểu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một ngƣời vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình, gây tổn hại cho ngƣời khác thì phải bồi thƣờng những tổn thất mà mình gây ra. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Khái niệm về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng cũng chỉ đƣợc xây dựng dƣới dạng quan điểm mà chƣa đƣợc ghi nhận trong bất cứ một văn bản pháp luật nào. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh khi có hành vi do lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi các bên không có quan hệ hợp đồng hoặc khi các bên có quan hệ hợp đồng nhƣng thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. 1 Ngô Huy Cƣơng, Thông tin pháp luật Dân sự, Trách nhiệm Dân sự - So sánh và phê phán, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/03/07/2420-2/, [truy cập ngày 05-8-2014]. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 3 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung nhƣ: áp dụng đối với ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả bất lợi cho ngƣời bị áp dụng, đƣợc đảm bảo bằng cƣỡng chế nhà nƣớc… thì trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng có một số đặc điểm nhƣ sau: Thứ nhất, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại là một loại trách nhiệm Dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự. Khi một ngƣời gây ra tổn thất cho ngƣời khác thì họ phải bồi thƣờng thiệt hại và bồi thƣờng thiệt hại chính là một quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh và đƣợc quy định trong Bộ luật Dân sự ở Điều 307 và Chƣơng XXI và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự. Thứ hai, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của ngƣời gây thiệt hại (không phải là điều kiện bắt buộc). Đây là những điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một ngƣời phải bồi thƣờng những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp đặc biệt trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên, điển hình là các trƣờng hợp bồi thƣờng thiệt hại do tài sản gây ra. Thứ ba, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho ngƣời gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một ngƣời gây ra tổn thất cho ngƣời khác thì tổn thất đó phải tính toán đƣợc bằng tiền hoặc phải đƣợc pháp luật quy định là một đại lƣợng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện đƣợc việc bồi thƣờng. Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán đƣợc nhƣng cũng sẽ đƣợc xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho ngƣời bị thiệt hại. Và cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thƣờng sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho ngƣời bị thiệt hại. Thứ tư, ngoài ngƣời trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại còn đƣợc áp dụng cả đối với những chủ thể khác đó là cha, mẹ của ngƣời chƣa thành niên, ngƣời giám hộ của ngƣời đƣợc giám hộ, pháp nhân đối với ngƣời của pháp nhân gây ra thiệt hại, trƣờng học, bệnh viện trong trƣờng hợp ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc tổ chức khác nhƣ cơ sở dạy nghề… 1.1.2 Khái niệm về hành vi xâm phạm tài sản Để biết đƣợc hành vi xâm phạm tài sản là gì thì trƣớc tiên cần phải tìm hiểu khái niệm tài sản. Tài sản là toàn bộ của cải, vật chất và những gì mang lại lợi ích cho con ngƣời, đồng thời phải trị giá đƣợc bằng tiền. Của cải hay vật chỉ có thể là tài sản nếu chúng thuộc sở hữu của một chủ thể trong quan hệ pháp luật Dân sự; chúng thay đổi và hoàn thiện cùng với sự phát triển của loài ngƣời. Theo ngôn ngữ pháp lý, tài sản với tƣ GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 4 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN cách là đối tƣợng của sở hữu đƣợc đề cập đầu tiên trong các quy định về tài sản và quyền sở hữu tài sản của Bộ luật dân sự Việt Nam. Bộ luật dân sự năm 1995 trƣớc đây cũng nhƣ Bộ luật dân sự năm 2005 hiện hành dựa vào tiêu chí tài sản là đối tƣợng của quyền sở hữu phải trị giá đƣợc bằng tiền và đƣa vào giao lƣu dân sự. Trên tinh thần đó, Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 đã liệt kê các loại tài sản là đối tƣợng của quyền sở hữu bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Vậy, hành vi xâm phạm tài sản được hiểu là những hành vi xâm phạm đến các quyền sở hữu, các quyền khác về vật mà pháp luật cấm, không cho phép thực hiện. Hành vi xâm phạm tài sản là các hành vi chiếm đoạt tài sản, biến tài sản của ngƣời khác thành tài sản của mình trái pháp luật; hành vi chiếm giữ trái phép tài sản mà gây thiệt hại cho tài sản nhƣ làm hủy hoại hoặc làm hƣ hỏng, cố ý gây hại đến tài sản của ngƣời khác. 1.1.3 Khái niệm về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm 1.1.3.1 Định nghĩa Bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm là một phần của chế định bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng. Bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là hình thức của trách nhiệm dân sự nhằm buộc ngƣời có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tài sản của ngƣời khác và gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng. Luật không nêu rõ khái niệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm là gì mà chỉ đƣa ra những căn cứ bồi thƣờng, nguyên tắc bồi thƣờng, xác định thiệt hại để bồi thƣờng, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm. Bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm đến tài sản là trách nhiệm dân sự, đó là trách nhiệm tài sản, nhằm khôi phục tình trạng tài sản của ngƣời bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra. Căn cứ quan trọng để đƣợc bồi thƣờng là phải có thiệt hại xảy ra và thiệt hại đó phải tính đƣợc thành tiền. Do đó, căn cứ quan trọng để xác định xem có phải bồi thƣờng thiệt hại hay không, điều kiện bắt buộc là phải có thiệt hại xảy ra. Tại Điều 608 Bộ luật Dân sự 2005 quy định cách xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm: “Tài sản bị mất; bị hủy hoại hoặc hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.” Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại nhằm khắc phục lại tình trạng tài sản của ngƣời bị thiệt hại do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng. Tuy nhiên, việc khôi phục tình trạng tài sản bằng biện pháp bồi thƣờng thiệt hại của ngƣời gây thiệt hại không phải bao giờ cũng đem lại kết quả nhƣ mong muốn, vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, ngƣời gây thiệt hại không thể bồi thƣờng thiệt hại và ngƣời bị thiệt hại không thể phục hồi tình trạng tài sản ban đầu nhƣ trƣớc khi bị thiệt hại. Bởi vậy, cần có cơ chế khác và các hình thức khác để khắc phục tình trạng tài sản của ngƣời bị thiệt hại. Ví dụ: các loại hình bảo hiểm đang đi theo hƣớng này và ngày càng đóng vai trò quan trọng, có hiệu quả nhằm phục hồi, khắc phục những tổn thất của ngƣời bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra. Bồi thƣờng thiệt hại GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 5 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN do xâm phạm đến tài sản không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù thiệt hại mà còn giáo dục mọi ngƣời về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản Xã hội Chủ nghĩa, lợi ích hợp pháp của ngƣời khác. Hậu quả của việc áp dụng trách nhiệm này luôn mang đến những bất lợi về tài sản của ngƣời gây thiệt hại cho chủ thể khác. Buộc chủ thể gây thiệt hại phải bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại một khoản tiền hoặc một tài sản khác tƣơng đƣơng với tài sản bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra. Qua phân tích các quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung có thể hiểu: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm đến tài sản là loại trách nhiệm dân sự mang tính tài sản phát sinh khi có hành vi xâm phạm của con người với lỗi cố ý hoặc vô ý, mà gây thiệt hại đến tài sản của pháp nhân hoặc của chủ thể khác thì phải bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 1.1.3.2 Đặc điểm Bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm là một loại trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nên nó cũng có những đặc điểm giống nhƣ đặc điểm của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nhƣ sau: Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm là một loại trách nhiệm dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự. Khi một ngƣời gây ra tổn thất về tài sản cho ngƣời khác thì họ phải bồi thƣờng thiệt hại. Tại Điều 307 Bộ luật Dân sự quy định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về vật chất. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính đƣợc thành tiền do bên vi phạm gây ra, tổn thất về tài sản bao gồm tài sản bị mất; bị hủy hoại hoặc bị hƣ hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại.2 Ví dụ: Ngày 14/7/2010, tại cơ quan điều tra, Dƣơng Hải Lý (32 tuổi, giáo viên) đã khai nhận toàn bộ hành vi đổ thuốc sâu vào ao tôm hai nhà hàng xóm. Do mâu thuẫn cá nhân nên sáng 12/7, Lý đã mua 3 gói thuốc trừ sâu FORFOX 400 EC thả xuống ao tôm hàng xóm để trả thù. Nạn nhân của Lý là gia đình hai ông Nguyễn Trung Mỹ và Nguyễn Đức Thuận (ngụ tại xóm Đông Hà 2, xã Thạch Long, huyện Thạch Hà). Chiều ngày 12/7, gia đình hai ông Mỹ và Thuận phát hiện tôm của họ bị chết hàng loạt, nổi trắng ao. Nghi ngờ có đối tƣợng xấu đổ hóa chất vào ao tôm nhà mình nên ông Mỹ và Thuận đã đến cơ quan công an trình báo. Số tài sản thiệt hại ƣớc tính ban đầu khoảng 100 triệu đồng.3 Trong trƣờng hợp này ông Lý phải bồi thƣờng thiệt hại cho ông Mỹ và ông Thuận theo thiệt hại ƣớc tính ban đầu là 100 triệu đồng, nếu không có thỏa thuận khác. 2 Bộ luật Dân sự năm 2005, điều 608. Hồng Thúy, Thành phố Vinh, Hà Tĩnh: Thầy giáo đổ thuốc sâu vào ao nhà hàng xóm, http://thanhphovinh.gov.vn/?detail=7803&lang=1&ha-tinh:-thay-giao-do-thuoc-sau-vao-ao-nha-hang-xom, [truy cập ngày 3-9-2014]. 3 GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 6 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN Về điều kiện phát sinh: Bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm chỉ đặt ra khi thỏa mãn các điều kiện nhất định, đó là: có thiệt hại về tài sản xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến tài sản của ngƣời khác, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và tài sản bị thiệt hại, có lỗi của ngƣời gây thiệt hại. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp đặc biệt trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên, điển hình là các trƣờng hợp bồi thƣờng thiệt hại do tài sản gây ra. Trong trƣờng hợp này thì chỉ cần có thiệt hại xảy ra là có thể tính toán đến việc bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại. Chẳng hạn nhƣ ở ví dụ trên về chuyện ông Lý đổ thuốc sâu xuống ao tôm của ông Mỹ và ông Thuận, trong trƣờng hợp này có thiệt hại xảy ra đó là tôm bị chết hàng loạt, nổi ao trắng, ƣớc tính thiệt hại khoảng 100 triệu đồng; hành vi gây thiệt hại là hành vi ông Lý đổ thuốc sâu xuống ao tôm ngƣời khác; mối quan hệ nhân quả ở đây là do có hành vi đổ thuốc sâu nên tôm trong ao đã bị chết; ông Lý là ngƣời gây thiệt hại với lỗi cố ý. Về hậu quả: Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho ngƣời gây thiệt hại và khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản bị xâm phạm. Việc bồi thƣờng thiệt hại sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho ngƣời bị thiệt hại. Do đó, ngƣời gây ra thiệt hại phải bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại với khoản tiền hoặc hiện vật tƣơng đƣơng với thiệt hại đó. Vì vậy, sẽ làm giảm đi tài sản của ngƣời gây thiệt hại mà họ đang có, nên khi họ gây thiệt hại cho ngƣời khác thì sẽ không có lợi ích gì cho họ cả mà trái lại là điều bất lợi đối với họ. Ví dụ: anh X đang đá bóng trƣớc sân nhà mình, do mạnh chân nên vô tình trái bóng bay thẳng vào cửa sổ nhà anh Y, làm bể cửa sổ nhà anh Y trị giá 1.000.000 đồng. Do đó, anh X có thể sẽ bồi thƣờng cho anh Y là 1.000.000 đồng, nếu không có thỏa thuận khác. Về chủ thể áp dụng trách nhiệm: Đƣợc áp dụng trƣớc tiên với ngƣời trực tiếp có hành vi gây thiệt hại. Ngoài ra, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm còn đƣợc áp dụng đối với những chủ thể khác đó là cha, mẹ của ngƣời chƣa thành niên, ngƣời giám hộ của ngƣời đƣợc giám hộ, pháp nhân với ngƣời của pháp nhân gây ra thiệt hại, trƣờng học, bệnh viện trong trƣờng hợp ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc tổ chức khác nhƣ cơ sở dạy nghề. Điều đó có nghĩa là không phải ngƣời nào gây thiệt hại thì bắt buộc ngƣời đó phải có trách nhiệm bồi thƣờng, vì có trƣờng hợp gây thiệt hại là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời đƣợc giám hộ, ngƣời của pháp nhân. Nên có trƣờng hợp gây thiệt hại là một ngƣời khác, còn trách nhiệm bồi thƣờng lại thuộc về một ngƣời khác. Ví dụ: H là một học sinh lớp bốn, trong một lần đùa giỡn với bạn học cùng lớp là L, vô tình H làm rách hai quyển sách của L trị giá 80.000 đồng. Trong trƣờng hợp này cha mẹ của H phải bồi thƣờng cho L là 80.000 đồng. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 7 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN Ngoài những đặc điểm trên thì trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm còn một đặc điểm nữa là về đối tƣợng bị xâm phạm: Trong trƣờng hợp xâm phạm đến tài sản, thƣờng đƣợc thông qua hành vi của con ngƣời dƣới dạng hành động, trong sự tác động của quá trình nhận thức cũng nhƣ ý thức tôn trọng lợi ích của chủ thể khác và ý thức chấp hành pháp luật của con ngƣời. Nếu chủ thể có hành vi xâm phạm đến tài sản của ngƣời khác, có lỗi và gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại. 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của chế định bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm từ năm 1945 đến nay 1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1995 Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, đánh dấu một bƣớc ngoặc mới Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Một Nhà nƣớc non trẻ đối phó với nhiều vấn đề phức tạp về chính trị, văn hóa, xã hội. Nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nƣớc là phải bảo vệ, củng cố thành quả cách mạng. Nên ngay lúc này Nhà nƣớc ta chƣa thể ban hành đƣợc các văn bản quy phạm pháp luật ngay. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra hằng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lần lƣợt ký Sắc lệnh số 90/SL ngày 10/10/1945 và Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 thừa nhận luật lệ cũ trên tinh thần không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hòa của Nhà nƣớc ta. Những quy định trong Sắc lệnh 97/SL đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của luật dân sự. Lần đầu tiên những nguyên tắc thực sự dân chủ, tiến bộ mang tính nhân văn sâu sắc đƣợc pháp điển hóa nhƣ nguyên tắc: “Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân”,4 hay “người ta chỉ được hưởng dụng và sử dụng các vật thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân”.5 Do nhiệm vụ cấp thiết nên hai bản Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 vẫn không có quy định nào đề cập đến bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm, nhƣng những quy định khác liên quan đến tài sản thì đƣợc nhắc đến, đó là quyền tƣ hữu tuyệt đối của cá nhân đối với tài sản. Tiếp đến, ngày 23 tháng 3 năm 1972, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn xét xử về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng (Thông tƣ số 173-TANDTC, ngày 23/3/1972). Theo thông tƣ này, để xác định một chủ thể có phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng hay không cần phải căn cứ vào bốn yếu tố: Có thiệt hại xảy ra; hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; có quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật; có lỗi của ngƣời gây thiệt hại. Nguyên tắc bồi thƣờng là thiệt hại bao nhiêu thì bồi thƣờng bấy nhiêu, tức là phải bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp nhất định, cần xem xét mức độ thiệt hại và khả năng kinh tế trƣớc mắt và lâu 4 Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa quy định về việc sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật do chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành, điều 1. 5 Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa quy định về việc sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật do chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành, điều 12. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 8 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN dài của ngƣời gây thiệt hại để ấn định mức bồi thƣờng thấp hơn mức độ thiệt hại. Theo thông tƣ này, thì cách tính toán mức độ thiệt hại do tài sản bị xâm phạm nhƣ sau: có thể giải quyết việc bồi thƣờng thiệt hại về tài sản bằng hai cách đó là bồi thƣờng bằng hiện vật hoặc bồi thƣờng bằng tiền. Đối với tài sản thuộc loại hàng hóa mua bán tự do và giá cả ổn định, thì việc tính thiệt hại dựa vào giá bán lẻ của mặt hàng đó. Nếu hàng hóa mua bán tự do, nhƣng giá cả không ổn định thì tính thiệt hại dựa vào giá bán lẻ khi hòa giải hoặc xét xử. Đối với tài sản đƣợc phân phối theo tem phiếu thì nội dung thiệt hại bao gồm giá trị của tài sản mua theo tem phiếu. Tính toán thỏa đáng tỷ lệ hao mòn của tài sản từ khi còn nguyên cho đến khi xảy ra thiệt hại, nếu hao mòn không đáng kể thì không tính. Thông tƣ này quy định chi tiết về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm nói riêng. Có thể nói, đây là văn bản đầu tiên quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm chi tiết nhất, cụ thể nhất từ trƣớc đến nay. Đây là bƣớc ngoặc đánh dấu sự phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật Dân sự nói riêng. Đặc biệt là trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Tại Điều 70 Hiến pháp 1980 cũng có quy định “công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm.” Tài sản ngày càng đƣợc pháp luật quan tâm bảo vệ. Đến Hiến pháp 1992 bên cạnh những giá trị về tinh thần nhƣ danh dự, nhân phẩm của con ngƣời đƣợc pháp luật ngày càng quan tâm chú trọng thì song song đó, quyền sở hữu tài sản của cá nhân cũng đƣợc pháp luật bảo hộ. Tại Điều 58 Hiến pháp 1992 quy định “công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp của cải để dành, nhà ở và tài sản khác…” Hiến pháp 1992 không chỉ chú trọng về các thiệt hại về tinh thần mà còn quan tâm đến những thiệt hại về vật chất con ngƣời. Với những quy định trên đã đặt nền tảng cho việc chế định bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm nói riêng đƣợc nâng lên thành luật. 1.2.2 Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005 Sau một thời gian dài đất nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ ổn định và tiếp tục phát huy tinh thần của Hiến pháp 1992, đánh dấu sự phát triển của pháp luật Việt Nam, Bộ luật Dân sự năm 1995 ra đời và các văn bản hƣớng dẫn giải quyết về bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn. Bộ luật Dân sự của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1995 và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 1996. Sự ra đời của Bộ luật Dân sự là một bƣớc tiến quan trọng trong việc khẳng định và cụ thể hóa những quyền cơ bản của con ngƣời trong lĩnh vực dân sự đã đƣợc Hiến pháp 1992 ghi nhận, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác, bảo đảm an toàn trong quan hệ pháp luật dân sự, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 9 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN nƣớc trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt là Bộ luật Dân sự dành riêng chƣơng V để quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Vì vậy các quy định về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đƣợc ghi nhận trong Bộ luật này. Bộ luật Dân sự 1995 là Bộ luật Dân sự đầu tiên của nƣớc ta. Bộ luật này quy định đầy đủ hơn về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng so với thông tƣ 173-TANDTC. Tuy nhiên, các quy định của Bộ luật Dân sự 1995 về bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm mang tính chất kế thừa và đồng thời phát triển một bƣớc quan trọng của pháp luật dân sự về bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm nói riêng và trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung. Nói Bộ luật Dân sự 1995 mang tính kế thừa là ở chỗ những quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cũng không có sự khác biệt lớn với những quy định của Thông tƣ 173-TANDTC ngày 23 tháng 3 năm 1972 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng, nguyên tắc bồi thƣờng do tài sản bị xâm phạm. Bộ luật Dân sự 1995 và Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP, đây là những văn bản ghi nhận về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, với những quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng những quy định về bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm trên thực tế đƣợc thuận lợi hơn. 1.2.3 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay Sau thời gian áp dụng, Bộ luật Dân sự 1995 đã không còn phù hợp với thực tế trong giai đoạn đất nƣớc đang phát triển và hội nhập nhƣ hiện nay, nên yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự 1995. Vì lý do đó, vào ngày 14 tháng 6 năm 2005 Quốc hội nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 7 đã thông qua Bộ luật Dân sự 2005. Theo Bộ luật Dân sự 2005 thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đƣợc quy định tại Điều 604 “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Để đƣa ra những điều luật đi vào thực hiện trên thực tế, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hƣớng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng và trong đó có quy định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Theo Nghị quyết 03/2006 thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng cũng giống nhƣ các quy định của Bộ luật Dân sự 1995 bao gồm các yếu tố sau: Phải có thiệt hại xảy ra, phải có hành vi trái pháp luật, phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật, phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của ngƣời gây thiệt hại. Nguyên tắc thực hiện việc bồi thƣờng thiệt hại phải đƣợc bồi thƣờng toàn bộ và kịp thời, các bên có thể tự thỏa thuận việc bồi thƣờng, giảm mức bồi thƣờng cho ngƣời gây thiệt hại và mức bồi thƣờng thiệt hại phải phù hợp với thực tế. Ngoài ra, tại Điều 32 Hiến pháp năm GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 10 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN 2013 cũng có quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”. Cho đến nay thì pháp luật ngày càng đặc biệt chú trọng đến việc bảo hộ quyền sở hữu tài sản của mọi ngƣời. So với các văn bản trƣớc, quy định về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng thì Bộ luật Dân sự 2005 quy định cụ thể hơn, phù hợp hơn vì các văn bản trƣớc không có quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại nhƣ Bộ luật Dân sự 2005. Ngoài ra, Bộ luật này còn quy định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian họ đƣợc trƣờng học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý.6 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2005 quy định trong trƣờng hợp ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho tài sản của ngƣời khác trong thời gian học tại trƣờng học, bệnh viện, tổ chức quản lý, thì trƣờng học, bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thƣờng thiệt hại xảy ra, nếu chứng minh đƣợc mình không có lỗi thì cha, mẹ hoặc ngƣời giám hộ của ngƣời gây thiệt hại phải bồi thƣờng thiệt hại. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2005 còn nhiều hạn chế nhƣ không quy định về bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm, mức bồi thƣờng còn chƣa phù hợp,… Những quy định của pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại đƣợc quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006, đã tạo cơ sở pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, đồng thời cũng giúp cho việc giải quyết tranh chấp của Tòa án đƣợc thuận lợi và nhanh chóng. 1.3 Nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm Việc giải quyết trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự 2005 đƣợc quy định từ Điều 4 đến Điều 12. Nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại đƣợc quy định tại Điều 605 Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng: “Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.” “1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công 6 Vụ công tác lập pháp, Những nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nxb Tƣ pháp, 2005, tr.36. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 11 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. 3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế của người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”. 1.3.1 Nguyên tắc bồi thường theo thỏa thuận Đây là nguyên tắc chủ đạo của ngành luật Dân sự. Theo nguyên tắc chung thì thiệt hại phải đƣợc bồi thƣờng toàn bộ và kịp thời, nhƣng luật cho phép các bên có quyền tự do thỏa thuận khác về mức bồi thƣờng, hình thức bồi thƣờng và phƣơng thức bồi thƣờng. Các bên có thể thỏa thuận mức bồi thƣờng cao hơn hoặc thấp hơn mức thiệt hại; có thể thỏa thuận bằng tiền, hiện vật hoặc một công việc cụ thể; các bên có thể thỏa thuận phƣơng thức bồi thƣờng là một lần hoặc nhiều lần, bồi thƣờng trực tiếp hay qua ngƣời thứ ba. Nhƣng các thỏa thuận này phải không trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội, nếu các bên không thỏa thuận đƣợc hoặc trong một số trƣờng hợp pháp luật không cho phép thỏa thuận thì phải áp dụng theo quy định của pháp luật là nguyên tắc bồi thƣờng toàn bộ và kịp thời. 1.3.2 Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời Bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra là nguyên tắc công bằng và hợp lý, cần bảo đảm thực hiện cho phù hợp với mục đích, ý nghĩa của việc bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng. Nguyên tắc bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại là khi tài sản bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tƣơng ứng của Bộ luật Dân sự 2005 quy định trong trƣờng hợp cụ thể đó, thiệt hại tài sản bị xâm phạm bao gồm những thiệt hại nào và phải xác định đƣợc thiệt hại là bao nhiêu, thiệt hại đó phải tính đƣợc thành tiền, để buộc ngƣời gây thiệt hại phải bồi thƣờng các khoản thiệt hại tƣơng xứng đó. Ví dụ: N đốt rác bên sân sau nhà N, vô tình làm cháy quần áo đang phơi trên sào của M bên sân sau nhà M. quần áo bị cháy trị giá 1 triệu đồng. Vậy trong trƣờng hợp này N phải bồi thƣờng toàn bộ cho M là 1 triệu đồng. Bồi thƣờng kịp thời là bồi thƣờng đúng lúc ngƣời bị thiệt hại đang cần để dùng vào việc hạn chế và khắc phục tình trạng tài sản của ngƣời bị thiệt hại. Để thiệt hại có thể đƣợc bồi thƣờng kịp thời thì Tòa án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thƣờng thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trƣờng hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đƣơng sự. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 12 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN 1.3.3 Nguyên tắc giảm mức bồi thường Ngƣời gây thiệt hại có thể đƣợc giảm mức bồi thƣờng, để đảm bảo tính khả thi của bản án, quyết định của Tòa án, phù hợp với điều kiện thực tế của đƣơng sự tại khoản 2 Điều 605 Bộ luật Dân sự 2005. Ngƣời gây thiệt hại chỉ có thể đƣợc giảm mức bồi thƣờng khi có đủ hai điều kiện:7 Thứ nhất là do lỗi vô ý mà gây thiệt hại. Thứ hai là thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trƣớc mắt và lâu dài của họ, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thƣờng so với hoàn cảnh kinh tế trƣớc mắt của họ cũng nhƣ về lâu dài họ không có khả năng bồi thƣờng đƣợc toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó. Quy định này rất khó áp dụng trên thực tế, vì nó chỉ mới định tính chứ chƣa định lƣợng cụ thể việc giảm mức bồi thƣờng là bao nhiêu, cho nên việc quyết định giảm mức bồi thƣờng trong từng vụ cụ thể phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ lỗi của ngƣời gây thiệt hại. Mặt khác, phải xem xét mức thiệt hại đó lớn hay nhỏ, nếu thiệt hại không lớn thì ngƣời gây thiệt hại với lỗi vô ý vẫn phải bồi thƣờng. Nhƣng nếu thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trƣớc mắt và lâu dài của ngƣời gây thiệt hại thì cần xem xét giảm mức bồi thƣờng. Khi xem xét thiệt hại có quá lớn so với khả năng kinh tế hay không thì không chỉ nhìn vào hoàn cảnh kinh tế, thu nhập hiện tại của đƣơng sự mà còn tính đến khả năng thu nhập về sau của đƣơng sự. 1.3.4 Nguyên tắc thay đổi mức bồi thường Khi mức bồi thƣờng không còn phù hợp với thực tế thì ngƣời bị thiệt hại hoặc ngƣời gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thƣờng. Mặc dù mức bồi thƣờng đã có hiệu lực nhƣng khi mức bồi thƣờng không còn phù hợp với thực tế thì ngƣời bị thiệt hại hoặc ngƣời gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thƣờng. Mức bồi thƣờng không còn phù hợp với thực tế có thể là sự thay đổi về tình hình kinh tế - xã hội, sự biến động của giá cả hoặc có sự thay đổi về khả năng kinh tế của ngƣời gây thiệt hại. Ví dụ: khi ngƣời gây thiệt hại đƣợc giảm mức bồi thƣờng khi gây thiệt hại với lỗi vô ý, mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trƣớc mắt, nhƣng về sau, vì lý do nào đó mà ngƣời gây thiệt hại có thu nhập và trở nên giàu có, thì khi đó ngƣời bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi mức bồi thƣờng cho phù hợp với thiệt hại mà ngƣời gây thiệt hại đã gây ra cho mình. Việc thay đổi mức bồi thƣờng thông thƣờng chỉ áp dụng trong trƣờng hợp bồi thƣờng nhiều lần theo định kỳ, nhất là các khoản thu nhập thực tế bị mất do sức khỏe bị giảm sút trong thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm hoặc tiền cấp dƣỡng trong trƣờng hợp 7 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 13 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Còn đối với thiệt hại do tài sản bị xâm phạm thì đa số các thiệt hại đƣợc bồi thƣờng một lần nên ít có trƣờng hợp thay đổi mức bồi thƣờng. 1.4 Vai trò của pháp luật trong việc quy định về quy định bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Chế định bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm bao gồm hai chức năng chính:8 1.4.1 Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có tài sản bị xâm phạm Trong thực tế sự xâm phạm đến tài sản của ngƣời khác rất đa dạng và phong phú. Vì vậy, tại Điều 255 Bộ luật Dân sự 2005 đã ghi nhận các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản của họ. Một trong những biện pháp bảo vệ đó là việc pháp luật quy định và công nhận: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật”. Quyền tự bảo vệ của chủ sở hữu tài sản còn gắn liền với việc ngăn chặn bất kỳ ngƣời nào có hành vi xâm phạm đến tài sản của mình. Chủ sở hữu tài sản có quyền truy tìm, đòi lại tài sản bị ngƣời khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật. Khi chủ sở hữu, ngƣời chiếm hữu hợp pháp tài sản không thể tự mình bảo vệ tài sản của mình nếu có sự xâm phạm thì họ có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc ngƣời có hành vi xâm phạm đến tài sản phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, chiếm hữu và hành vi trái pháp luật mà gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu, ngƣời chiếm hữu hợp pháp tài sản có quyền yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại. 1.4.2 Nhằm răn đe, phòng ngừa và chế tài những người có hành vi gây thiệt hại Bên cạnh hệ thống quy phạm pháp luật đƣợc đặt ra là để điều chỉnh, hƣớng dẫn hành vi xử sự của các chủ thể. Pháp luật còn chứa đựng những quy phạm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tài sản của chủ thể khác. Nếu có hành vi xâm phạm thì chủ thể đó phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do mình gây ra. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm đến tài sản luôn mang đến hậu quả bất lợi về tài sản cho ngƣời gây thiệt hại. Vì ngƣời gây ra thiệt hại phải bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại bằng một khoản tiền, một vật có giá trị tƣơng xứng với giá trị thiệt hại hoặc bằng một công việc cụ thể để khôi phục lại thiệt hại cho ngƣời bị thiệt hại. Từ đó cho thấy chủ thể nào có hành vi gây thiệt hại đến tài sản của chủ thể khác chẳng những không có lợi cho họ mà còn làm giảm đi tài sản mà họ đang có. Những biện pháp đƣợc pháp luật quy định để áp dụng trong những trƣờng hợp có vi phạm pháp luật của các chủ thể, thể hiện sức mạnh của Nhà nƣớc, 8 Nguyễn Văn Cƣơng – Chu Thị Hoa, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4, 2005, tr. 61-66, tr. 61. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 14 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN quyền lực của cá nhân một cách công khai, có ý nghĩa rất lớn để răn đe, phòng ngừa, đồng thời để xử lý nghiêm những hành vi xâm phạm đến tài sản của chủ thể khác. Nhƣ vậy, pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm đến tài sản là nhằm bảo vệ tài sản của chủ thể, góp phần nâng cao tính trách nhiệm của mỗi chủ thể, không đƣợc xâm phạm đến tài sản của ngƣời khác một cách trái pháp luật, nếu xâm phạm mà gây thiệt hại thì chủ thể đó phải chịu sự chế tài của pháp luật là họ phải bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 15 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN CHƢƠNG 2 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM 2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Pháp luật quy định những biện pháp buộc ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật và gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm trƣớc những hậu quả mà mình gây ra cho ngƣời khác, đó là trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Nhƣ vậy, trách nhiệm bồi thƣờng chính là hậu quả bất lợi về tài sản mà ngƣời có hành vi xâm phạm đến tài sản của ngƣời khác phải gánh chịu. Tuy nhiên, để đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thì việc quy định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do gây thiệt hại cho ngƣời khác không thể xác định một cách tuỳ tiện và thiếu căn cứ. Pháp luật dân sự quy định việc giải quyết vấn đề bồi thƣờng thiệt hại căn cứ vào các điều kiện nhất định. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng chính là những yếu tố tạo nên cơ sở cho việc xác định trách nhiệm bồi thƣờng. Các điều kiện này phải đƣợc xem xét trong mối quan hệ biện chứng, thống nhất và đầy đủ. Theo Nghị Quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng thì có bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng: có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật, phải có lỗi của ngƣời gây thiệt hại. Bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm là một phần của chế định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nên trách nhiệm phát sinh cũng dựa vào những căn cứ trên. 2.1.1 Có thiệt hại xảy ra Mục đích của việc bồi thƣờng thiệt hại là khôi phục lại, bù đắp lại những tổn thất cho ngƣời bị thiệt hại cho nên nếu không có thiệt hại thì vấn đề bồi thƣờng sẽ không đƣợc đặt ra kể cả trong trƣờng hợp các điều kiện khác đã đáp ứng đầy đủ. Từ đây có thể thấy thiệt hại là điều kiện tiên quyết, bắt buộc phải có của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng để quyết định xem có phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng hay không. Thiệt hại bao gồm hai loại: thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về vật chất là những mất mát, tổn thất thực tế, hƣ hỏng, giảm sút về một lợi ích vật chất GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 16 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN của một bên bị hành vi trái pháp luật của bên kia gây ra; thiệt hại về vật chất có thể tính toán đƣợc thành một số tiền nhất định.9 Thiệt hại về tinh thần là sự thiệt hại các giá trị tinh thần, tình cảm hoặc suy sụp về tâm lý của cá nhân bị hành vi trái pháp luật gây nên. Theo pháp luật Dân sự Việt Nam thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là những thiệt hại về vật chất của ngƣời bị thiệt hại, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, tài sản bị hủy hoại hoặc bị hƣ hƣ hỏng, những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản. Ví dụ: Ông Tăng Minh Đức (ở ấp Mỹ An B, xã Mỹ Thạnh An, TP Bến Tre) vừa gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã đề nghị hỗ trợ xử lý việc hai cây dừa của hộ bà Đỗ Thị Minh có ngọn đổ sang đất của ông. Mấy ngày qua dừa khô từ hai cây dừa này liên tục “giội” ầm ầm trên mái nhà làm hƣ hỏng tôn, nƣớc mƣa chảy xối xả vào nhà.10 Trong tình huống này cây dừa bà Minh đã rụng trái xuống mái nhà của ông Đức, làm cho mái nhà của ông Đức bị hƣ hỏng tôn, nƣớc mƣa chảy vào nhà, gây thiệt hại cho ông Đức. Do đó bà Minh phải đƣợc xem xét để bồi thƣờng cho ông Đức. Trong trách nhiệm dân sự thì chỉ cần có thiệt hại dù không nghiêm trọng cũng phải bồi thƣờng. Vì thiệt hại là điều kiện bắt buộc phải có trong trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm đến tài sản nói riêng. Do đó, việc xác định thiệt hại là rất quan trọng và cần thiết, cho nên phải xác định chính xác xem trong trƣờng hợp đó có thiệt hại xảy ra hay không, thiệt hại nào là chính đáng và bắt buộc phải bồi thƣờng, mức bồi thƣờng là bao nhiêu… Vì vậy, Tòa án phải xem xét kỹ để xác định cho đúng đắn và hợp lý nhất để đảm bảo tính công bằng cho các đƣơng sự. 2.1.2 Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại Quyền đƣợc bảo vệ tài sản là quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức có tài sản hợp pháp. Mọi ngƣời đều phải tôn trọng quyền này của chủ thể khác và không đƣợc thực hiện bất cứ một hành vi nào xâm phạm đến quyền này. Việc xâm phạm và gây thiệt hại có thể là hành vi trái pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cƣ. Hành vi gây thiệt hại trƣớc tiên là hành vi pháp luật cấm thực hiện, nếu hành vi đó đƣợc thực hiện mà pháp luật không cấm thì ngƣời thực hiện hành vi đó không phải bồi thƣờng thiệt hại. Không thể có ngƣời gây thiệt hại khi không có hành vi gây thiệt hại. Hành vi gây thiệt hại là hành vi có ý thức của con ngƣời, diễn ra trái với quy định của pháp luật và gây thiệt hại tới tài sản của chủ thể khác đƣợc pháp luật bảo vệ. Hành vi trái 9 Nguyễn Xuân Đang, Về thiệt hại trong trách nhiệm BTTHNHĐ, http://www.vibonline.com.vn/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=718, [truy cập ngày 05-9-2014]. 10 Vân Trƣờng, Khổ vì “bom” dừa nhà hàng xóm, Báo điện tử Tuổi trẻ, 2014, http://tuoitre.vn/tin/phapluat/20141007/kho-vi-bom-dua-nha-hang-xom/655174.html, [truy cập ngày 20-9-2014]. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 17 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN pháp luật là những xử sự cụ thể của con ngƣời thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của chủ thể khác. Hành động gây thiệt hại là hành vi cụ thể của một chủ thể nào đó mà xâm phạm tài sản của ngƣời khác, có thể tác động trực tiếp vào tài sản bị thiệt hại hoặc tác động gián tiếp thông qua công cụ, phƣơng tiện gây thiệt hại.11 Ví dụ: anh K và anh T làm chung công ty, do mâu thuẫn với nhau từ trƣớc nên anh T đã nhân cơ hội lúc nghỉ trƣa mà lẻn vào phòng làm việc của anh K để làm hỏng máy vi tính cá nhân của anh K. Hành vi của anh T là hành vi trái pháp luật, đã xâm phạm đến tài sản của ngƣời khác, cụ thể là máy vi tính cá nhân của anh K. Không hành động gây thiệt hại là một dạng hành vi gây thiệt hại, nó làm biến đổi tình trạng bình thƣờng của đối tƣợng tác động, gây thiệt hại cho khách thể bằng việc chủ thể không làm một việc pháp luật quy định bắt buộc phải làm mặc dù có đầy đủ điều kiện làm việc đó.12 Ví dụ: anh Q là nhân viên giữ cống, mỗi ngày anh Q có nhiệm vụ đóng, mở cống để nƣớc ra vào phục vụ cho việc tƣới tiêu, nuôi trồng thủy sản của ngƣời dân. Một hôm, do anh Q mệt nên nằm nghỉ ngơi, không ngờ lại ngủ quên, khi nƣớc lớn là lúc phải mở cống, nhƣng do ngủ quên nên anh Q không mở cống, làm bể cống, nƣớc tràn về xóm dƣới, gây thiệt hại hoa màu, ruộng lúa ở xóm dƣới. Hành động và không hành động đều là những biểu hiện của con ngƣời ra ngoài thế giới khách quan, đƣợc ý thức kiểm soát, lý trí điều khiển và có khả năng làm biến đổi tình trạng của tài sản, gây thiệt hại cho tài sản đƣợc pháp luật bảo vệ. Không phải mọi hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp đều là hành vi trái pháp luật, bởi vì trên thực tế cũng nhƣ dƣới góc độ pháp lý, có những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác nhƣng đƣợc pháp luật cho phép thực hiện hoặc bắt buộc phải thực hiện. Ví dụ: nhân viên chữa cháy có thể dỡ bỏ một số tài sản xung quanh ngôi nhà bị cháy để tránh bị cháy lan. Hành vi này của chủ thể đƣợc coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết, không phải là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu, chính vì thế ngƣời gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại. Nếu vƣợt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng, vƣợt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì ngƣời gây thiệt hại phải bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại. 2.1.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm phát sinh khi thiệt hại xảy ra là do chính kết quả trực tiếp, tất yếu của hành vi trái pháp luật gây 11 Nguyễn Minh Tuấn, Bình luận Khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tƣ pháp, 2014, tr.748. 12 Nguyễn Minh Tuấn, Bình luận Khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tƣ pháp, 2014, tr.749. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 18 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN thiệt hại cho tài sản đó. Đây chính là mối quan hệ của sự vận động nội tại, trực tiếp và về nguyên tắc nguyên nhân phải xảy ra trƣớc kết quả trong khoảng thời gian xác định. Tại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Ngƣời nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng”. Hành vi xâm phạm đến tài sản là nguyên nhân và thiệt hại là làm tài sản bị mất, bị hƣ hỏng hoặc bị hủy hoại, đây là hậu quả của hành vi trái pháp luật đó. Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân làm phát sinh thiệt hại cho nên hành vi đó bao giờ cũng xuất hiện trƣớc thiệt hại. Mối quan hệ nhân quả là một vấn đề phức tạp vì một thiệt hại xảy ra có thể là do tác động của một hoặc nhiều hành vi trái pháp luật và ngƣợc lại, một hành vi trái pháp luật cũng có thể gây ra nhiều thiệt hại. Trong trƣờng hợp thiệt hại do nhiều nguyên nhân gây ra thì xác định đâu là nguyên nhân chính hay tất cả đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại quả thật là phức tạp. Ở đây phải xác định xem hành vi nào là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại. Cũng có nhiều trƣờng hợp thiệt hại xảy ra lại là do một hành vi trái pháp luật khác xen vào chứ không phải do hành vi có chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh gây thiệt hại. Trƣờng hợp một nguyên nhân có thể gây ra nhiều thiệt hại thì cần phải xác định rõ xem kết quả nào là hậu quả trực tiếp do nguyên nhân là hành vi trái pháp luật gây ra. Trong trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng chúng ta biết rằng ngƣời vi phạm chỉ phải bồi thƣờng về những khoản đƣợc coi là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm. Nguyên tắc này cũng đƣợc áp dụng trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm, tuy nhiên, thiệt hại trực tiếp ở đây không nhất thiết phải là hậu quả ngay lập tức của nguyên nhân gây thiệt hại mà chỉ cần là hậu quả tất nhiên của hành vi gây thiệt hại. Ví dụ: Nhà anh G có nuôi một đàn gà mái, một hôm đàn gà mái đẻ đƣợc 100 trứng, nên anh G đã cho đàn gà mái ấp 100 trứng đó. Trong quá trình ấp, trứng chƣa kịp nở thì kẻ trộm lẻn vào trộm hết đàn gà mái của anh G, chỉ để lại số trứng chƣa ấp xong. Số trứng chƣa ấp xong không thể ấp đƣợc nữa. Do đó, đàn gà bị trộm là thiệt hại ngay lập tức, còn số trứng không thể ấp đƣợc là hậu quả tất nhiên của hành vi gây thiệt hại. Tóm lại việc xác định mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trƣờng hợp rất phức tạp và dễ dẫn đến những sai lầm, vì vậy khi xem xét mối quan hệ này cần hết sức thận trọng, phải thu thập đầy đủ các tài liệu và chứng cứ, đánh giá một cách toàn diện đối với vấn đề đang giải quyết để có thể đƣa ra một kết luận chính xác, xác định đúng ngƣời có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. 2.1.4 Có lỗi của người gây thiệt hại Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Xét về bản chất, lỗi chính là GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 19 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN quan hệ giữa chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định những yêu cầu của xã hội đã đƣợc thể hiện thông qua các quy định của pháp luật. Khi một ngƣời có đủ nhận thức và điều kiện để lựa chọn cách xử sự sao cho xử sự đó phù hợp với pháp luật, tránh đƣợc thiệt hại cho chủ thể khác nhƣng vẫn thực hiện hành vi gây thiệt hại thì ngƣời đó bị coi là có lỗi. Nhƣ vậy, lỗi là trạng thái tâm lý của ngƣời có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của ngƣời đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện. Việc áp dụng lỗi làm căn cứ để xác định trách nhiệm đƣợc Bộ luật Dân sự 2005 quy định tại Điều 308 trong đó nhấn mạnh lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự, trừ trƣờng hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Lỗi bao gồm hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong một số trƣờng hợp cụ thể, không cần xác định yếu tố lỗi nhƣng ngƣời gây thiệt hại cũng phải bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại.13 2.1.4.1 Lỗi cố ý Một ngƣời sẽ bị coi là có lỗi cố ý, nếu họ nhận thức rõ hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình sẽ gây ra một thiệt hại cho phía bên kia mà vẫn vi phạm. Hình thức lỗi nói trên đƣợc ghi nhận trong Bộ luật Dân sự 2005. Theo khoản 2 Điều 308 Bộ luật Dân sự 2005 quy định hình thức lỗi cố ý nhƣ sau: “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”. Điều luật này đã loại trừ những ngƣời không có khả năng nhận thức và làm chủ đƣợc hành vi của mình thì không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó. Về mặt khách quan, quy định trên đã dự liệu trƣờng hợp ngƣời gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho ngƣời khác mà vẫn thực hiện, cho dù ngƣời đó có mong muốn hoặc không mong muốn nhƣng đã có thái độ để mặc cho thiệt hại xảy ra thì ngƣời đó phải chịu trách nhiệm về hành vi có lỗi của mình. Về mặt chủ quan, ngƣời gây thiệt hại khi thực hiện hành vi gây thiệt hại luôn nhằm mục đích có thiệt hại xảy ra cho ngƣời khác và đƣợc thể hiện dƣới hai mức độ: một là mong muốn có thiệt hại xảy ra, hai là không mong muốn thiệt hại xảy ra nhƣng lại để mặc cho thiệt hại xảy ra. Mức độ thể hiện ý chí - hành vi của ngƣời cố ý gây thiệt hại trong trƣờng hợp ngƣời đó nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho ngƣời khác mà vẫn thực hiện thì phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng. Ví dụ: năm 2004, ông Hƣởng thuê đất của bà Hồ Thị Quang để trồng mãng cầu trong 15 năm. Đƣợc bốn năm, bà Quang cho biết cần bán đất để trả nợ, đề nghị ông Hƣởng trả đất. Ông Hƣởng đồng ý nhƣng hai bên không thỏa thuận cụ thể đối với các cây mãng cầu nên dẫn đến mâu thuẫn. t lâu sau, chồng bà Quang cùng với một số con cháu đến chặt trụi vƣờn mãng cầu (có 599 cây) đang trong thời kỳ thu hoạch của ông Hƣởng. 13 Bộ luật Dân sự năm 2005, điều 604, khoản 2. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 20 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN Nếu không tính giá trị của từng cây mãng cầu mà chỉ tính riêng tiền thu hoạch từ bán trái mãng cầu, một năm ông Hƣởng thu đƣợc 80 triệu đồng cho vụ nắng và 40 triệu đồng cho vụ mƣa. Việc chặt phá cây mãng cầu gây thiệt hại lớn cho gia đình ông Hƣởng. 14 Qua ví dụ này có thể thấy đƣợc hành vi của chồng bà Quang và một số con cháu là hành vi cố ý chặt vƣờn mãng cầu của ông Hƣởng, gây thiệt hại lớn cho gia đình ông Hƣởng. 2.1.4.2 Lỗi vô ý Tại khoản 2 Điều 308 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về khái niệm lỗi vô ý: “Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù phải biết hoặc có thể thấy trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng lại cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”. Ngƣời gây thiệt hại đã không mong muốn, không để mặc cho thiệt hại xảy ra nhƣng họ đã không kiểm soát đƣợc diễn biến của sự kiện do hành vi vô ý của mình tạo ra, do đó dù là vô ý thì họ cũng phải chịu trách nhiệm trƣớc hậu quả xảy ra. Ví dụ: Tại khu vực biển thuộc thôn Dân Phú 2, xã Xuân Phƣơng (huyện Sông Cầu), phƣơng tiện máy D15 của ông Nguyễn Văn Tám (sinh năm 1950, hộ khẩu thƣờng trú ở khu phố Dân Phƣớc, thị trấn Sông Cầu) trong lúc đang hành nghề, do trời tối nên đã mang phải nhá ghẹ của ông Nguyễn Văn Thu (sinh năm 1958, thƣờng trú thôn Mỹ Thành, xã Xuân Thọ 1, huyện Sông Cầu). Hậu quả, 30 cái nhá ghẹ trị giá khoảng 600.000 đồng của ông Thu đã bị mất. Sau khi đƣợc bộ đội biên phòng hòa giải, ông Thu đã chấp nhận số tiền bồi thƣờng 300.000 đồng của ông Tám.15 Qua ví dụ này có thể thấy rằng hành vi của ông Tám là do lỗi vô ý đã gây ra thiệt hại cho ông Thu, và theo thỏa thuận thì ông Tám đã phải bồi thƣờng cho ông Thu 300.000 đồng. Để xác định đƣợc lỗi cố ý hay vô ý, chúng ta phải dựa vào thái độ chủ quan và nhận thức lý trí của ngƣời gây thiệt hại. Bởi vì lỗi là trạng thái tâm lý của ngƣời gây thiệt hại. Trạng thái tâm lý ở đây có thể bao gồm hai yếu tố, đó là lý trí và ý chí. Yếu tố lý trí thể hiện ở nhận thức thực tại khách quan (nhận thức đƣợc hoặc không nhận thức đƣợc dù đủ điều kiện thực tế để nhận thức khả năng gây thiệt hại do hành vi của mình). Yếu tố ý chí thể hiện năng lực điều khiển hành vi (khả năng kiềm chế hành vi gây thiệt hại hoặc có khả năng thực hiện hành vi khác phù hợp với pháp luật). Nhƣ vậy, một ngƣời bị coi là có lỗi khi ngƣời gây thiệt hại nhận thức đƣợc hoặc không nhận thức đƣợc tính chất gây thiệt hại của hành vi và có đủ điều kiện để điều khiển một hành vi khác không gây thiệt hại. Tóm lại, trong trách nhiệm dân sự, bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm nói riêng, điều kiện lỗi không thể thiếu 14 Hồng Tú, Vietpress, Chặt trụi vườn mãng cầu, http://vietpress.vn/2012111509348652p32c39/cha%CC%A3t-truivuon-ma%CC%83ng-ca%CC%80u.htm, [truy cập ngày 30-9-2014]. 15 Thanh Hiền, Sông Cầu: Hòa giải thành một vụ gây thiệt hại tài sản trên biển, Báo điện tử Phú Yên, 2008, http://www.baophuyen.com.vn/141/29992/song-cau--hoa-giai-thanh-mot-vu-gay-thiet-hai-tai-san-tren-bien.html, [truy cập ngày 30-9-2014]. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 21 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN đƣợc trong việc xác định trách nhiệm dân sự. Khi xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm đến tài sản, cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ quy trách nhiệm cho ngƣời có hành vi trái pháp luật, ngƣời có hành vi có lỗi phải bồi thƣờng thiệt hại. Do lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm nên việc xác định yếu tố lỗi là điều cần thiết. Vì đối với ngành Tòa án, khi giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, cần thiết phải hiểu rõ cơ sở lý luận về lỗi để áp dụng chính xác các quy phạm pháp luật về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, đặc biệt là quy phạm quy định về bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm để qua đó đƣa ra những nhận định và quyết định chuẩn xác, đúng pháp luật. 2.1.4.3 Bồi thường thiệt hại không cần yếu tố lỗi Mặc dù lỗi là một trong bốn yếu tố quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm của một chủ thể, nhƣng trong một số trƣờng hợp mà pháp luật quy định cụ thể, ngƣời gây thiệt hại phải bồi thƣờng ngay cả khi không có lỗi. Chẳng hạn nhƣ trong trƣờng hợp thiệt hại xảy ra do làm ô nhiễm môi trƣờng. Hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng đƣợc hiểu là những hành vi tác động đến các yếu tố của môi trƣờng (yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con ngƣời) và gây ô nhiễm các yếu tố đó, làm tổn hại đến các yếu tố nguyên thủy của môi trƣờng dẫn đến thiệt hại về tài sản. Ví dụ nhƣ các bãi rác khi rác bị phân hủy sẽ tạo ra một lƣợng nƣớc thấm vào đất theo các mạch nƣớc ngầm đƣa đến các ao hồ, kênh rạch xung quanh đó, dẫn đến các loài cá bị nhiễm độc và chết, đồng thời lƣợng nƣớc bị phân hủy đó theo các mạch nƣớc ngầm dẫn đến các rễ cây, làm cho cây bị chết. Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”. Điều này có nghĩa là trong trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do làm ô nhiễm môi trƣờng nếu ngƣời bị thiệt hại không có lỗi thì trách nhiệm bồi thƣờng vẫn luôn luôn đặt ra đối với ngƣời làm ô nhiễm môi trƣờng, dù ngƣời làm ô nhiễm môi trƣờng không có lỗi, hoặc lỗi vô ý hay cố ý. Một trƣờng hợp nữa về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm mà không cần yếu tố lỗi, đó là trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trƣờng hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của ngƣời bị thiệt hại. Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005, nguồn nguy hiểm cao độ là những vật, thú dữ,…có tiềm ẩn những nguy cơ gây ra thiệt hại bất ngờ cho con ngƣời hoặc gây thiệt hại về tài sản mà không phải bao giờ con ngƣời cũng có thể lƣờng đƣợc GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 22 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN trƣớc và có thể ngăn chặn. Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại phải đƣợc hiểu là chính sự hoạt động tự thân (tự tại) của nó gây ra, không có sự tác động bởi hành vi có lỗi của con ngƣời. Chẳng hạn nhƣ máy bay đang bay bị rơi, hoặc là xe vận tải đang lên dốc thì bị chết máy, mất phanh,…đã gây thiệt hại về tài sản cho ngƣời khác. Theo quy định tại khoản 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự, chủ sở hữu, ngƣời đƣợc chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cho dù có lỗi hoặc không có lỗi đều có trách nhiệm bồi thƣờng khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại cho ngƣời khác. Trừ trƣờng hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của ngƣời gây thiệt hại; hoặc thiệt hại xảy ra trong trƣờng hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết. 2.2 Xác định thiệt hại đƣợc bồi thƣờng Thiệt hại là điều kiện đầu tiên làm phát sinh nghĩa vụ bồi thƣờng. Để thực hiện đúng nguyên tắc bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại, chỉ có thể thực hiện đƣợc khi xác định chính xác toàn bộ thiệt hại là bao nhiêu và trên cơ sở đó ấn định mức bồi thƣờng cho phù hợp với thiệt hại thực tế. Vì vậy việc xác định thiệt hại là rất quan trọng và cần thiết. Theo Điều 608 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về việc xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: “1. Tài sản bị mất; 2. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; 3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; 4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.” Nhƣ vậy, thiệt hại về tài sản bao gồm thiệt hại trực tiếp nhằm phục hồi tình trạng tài sản ban đầu của ngƣời bị thiệt hại và thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài sản trong thời gian từ khi xảy ra thiệt hại đến khi bồi thƣờng. 2.2.1 Tài sản bị mất Tài sản bị mất là trƣờng hợp tài sản rời khỏi chủ sở hữu mà không thể tìm lại đƣợc. Khi tài sản bị mất tức là tài sản đã bị thiệt hại hoàn toàn và không thể khắc phục đƣợc, cho nên ngƣời gây thiệt hại phải bồi thƣờng toàn bộ giá trị của tài sản bị mất. Đối với trƣờng hợp này cần xác định giá trị thực tế của tài sản làm căn cứ để ngƣời gây ra thiệt hại bồi thƣờng toàn bộ. Tuy nhiên, trong Bộ luật Dân sự và các văn bản hƣớng dẫn không quy định cụ thể về việc xác định giá trị của tài sản bị mất căn cứ vào thời điểm nào: thời điểm tài sản bị mất, thời điểm giải quyết tranh chấp hay thời điểm tiến hành bồi thƣờng. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 45 Luật Trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc năm 2009 có quy định về vấn đề này nhƣ sau: “Trường hợp tài sản đã bị phát mại, bị mất thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ hao mòn của tài sản đã bị phát mại, bị mất trên thị trường tại GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 23 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN thời điểm giải quyết bồi thường.” Theo quy định thì giá trị của tài sản bị mất đƣợc xác định theo giá của tài sản cùng loại trên thị trƣờng tại thời điểm giải quyết bồi thƣờng. Quy định này chỉ áp dụng cho tài sản bị mất là tài sản cùng loại, tức là có tài sản cùng loại trên thị trƣờng để làm căn cứ xác định giá. Khi giải quyết việc bồi thƣờng đối với tài sản bị mất thì cũng cần xem xét đến yếu tố cũ mới, độ hao mòn của tài sản. Nếu tài sản bị mất là tài sản mới thì thiệt hại đƣợc bồi thƣờng là toàn bộ giá trị tài sản; trong trƣờng hợp tài sản đã đƣợc sử dụng thì khi xác định giá trị tài sản bị mất phải trừ đi giá trị phần tài sản đã hao mòn. Ví dụ: chiếc xe máy của chị Nguyên đã mua đƣợc hai năm, cái bình xe đã bị hƣ. Chị My là ngƣời ở khu nhà trọ đối diện với khu nhà trọ của chị Nguyên. Một hôm, với lòng tham nên chị My đã lấy trộm xe máy của chị Nguyên, khi bị phát hiện ra thì chị My phải bồi thƣờng thiệt hại là giá trị chiếc xe máy của chị Nguyên, trừ đi giá trị cái bình xe. 2.2.2 Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng Tài sản bị hủy hoại là những tài sản bị thiệt hại nặng, không thể phục hồi chức năng nhƣ ban đầu, cho nên chủ sở hữu không thể khai thác tính năng, công dụng của tài sản. Do tài sản bị hủy hoại gần giống với tài sản bị mất về khả năng khôi phục, tức là cả hai loại tài sản này đều không thể phục hồi lại nhƣ ban đầu, cho nên việc xác định thiệt hại đối với tài sản bị hủy hoại giống với trƣờng hợp tài sản bị mất. Tức là ngƣời gây thiệt hại bồi thƣờng toàn bộ giá trị tài sản cho ngƣời bị thiệt hại theo giá thị trƣờng vào thời điểm giải quyết bồi thƣờng. Tài sản bị hƣ hỏng là những tài sản bị hỏng nhiều bộ phận, làm giảm sút hoặc mất khả năng sử dụng tài sản. Tài sản bị hƣ hỏng vẫn có khả năng sửa chữa, phục hồi lại chức năng sử dụng. Hiện nay, việc bồi thƣờng thiệt hại đối với tài sản bị hƣ hỏng không đƣợc quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 45 Luật Trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc năm 2009 quy định nhƣ sau: “Trường hợp tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là chi phí có liên quan theo giá thị trường vào thời điểm giải quyết bồi thường để sửa chữa, khôi phục lại tài sản, nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định theo khoản 1 điều này.” Nhƣ vậy, đối với tài sản bị hƣ hỏng thì vệc bồi thƣờng đƣợc xác định theo hai trƣờng hợp. Thứ nhất, nếu tài sản hƣ hỏng có thể khôi phục, sửa chữa lại đƣợc thì thiệt hại đƣợc xác định là chi phí cần thiết, hợp lý bỏ ra để khôi phục, sửa chữa tài sản, những chi phí này đƣợc tính theo giá thị trƣờng tại thời điểm giải quyết bồi thƣờng. Thứ hai, nếu tài sản hƣ hỏng đến mức không thể sửa chữa, khôi phục đƣợc thì thiệt hại đƣợc xác định giống với trƣờng hợp tài sản bị mất. Có nhiều hình thức bồi thƣờng tài sản bị hƣ hỏng, chẳng hạn nhƣ bằng cách tự sửa chữa vật, thuê ngƣời khác sửa chữa hoặc trả chi phí cho ngƣời bị thiệt hại tự sửa chữa. Nếu tài sản bị hỏng nặng không thể tự sửa chữa nhƣ tình trạng ban đầu thì ngƣời gây thiệt hại phải trả tài sản có mục đích GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 24 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN và giá trị sử dụng tƣơng đƣơng với tài sản bị hƣ hỏng hoặc bằng một số tiền tƣơng đƣơng với tài sản bị hƣ hỏng. 2.2.3 Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản là toàn bộ lợi ích thu đƣợc do sử dụng tài sản, khai thác tài sản. Hay nói cách khác, lợi ích là những hoa lợi hoặc lợi tức thu đƣợc từ việc sử dụng và khai thác tài sản. Theo Điều 75 Bộ luật Dân sự 2005 định nghĩa hoa lợi và lợi tức nhƣ sau: “Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại; lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản”. Nói một cách tổng quát, hoa lợi, lợi tức là những vật có giá trị tiền tệ do tài sản sinh ra. Hoa lợi là các sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại, là thành quả thu hoạch đƣợc từ sự tác động trực tiếp của con ngƣời lên tài sản đó, nhằm thúc đẩy việc sản sinh lợi ích vật chất của tài sản. Ví dụ: trứng do gia cầm đẻ ra, hoa màu có đƣợc khi trồng các loại cây lƣơng thực, thực phẩm,… Lợi tức là các khoản lợi thu đƣợc từ việc khai thác tài sản. Ví dụ: khoản tiền có đƣợc do cho thuê phòng trọ, hoặc khoản lãi thu đƣợc từ việc cho vay tài sản,… Những khoản lợi thu đƣợc từ việc khai thác, sử dụng tài sản cũng sẽ đƣợc bồi thƣờng nếu nhƣ tài sản gốc bị thiệt hại. Nhƣng các khoản lợi này chắc chắn sẽ thu đƣợc nếu không có thiệt hại xảy ra. Những lợi ích suy đoán sẽ không đƣợc tính để bồi thƣờng. Khi tính toán lợi ích thu đƣợc cần trừ đi các chi phí cần thiết để có đƣợc lợi ích đó, chẳng hạn nhƣ tiền điện, tiền nƣớc trong hợp đồng thuê nhà. Ví dụ: Ông D có một căn nhà cho thuê, cạnh nhà cô V, nhƣng không may nhà của V bị cháy do bị nổ bình gas, ngọn lửa quá lớn không thể dập tắt đƣợc, làm cháy lan qua nhà của ông D. Trong trƣờng hợp này cô V phải bồi thƣờng thiệt hại cho ông D, ngoài tiền bồi thƣờng giá trị cho căn nhà bị cháy, thì V còn phải bồi thƣờng khoản lợi ích mà ông D có đƣợc từ việc cho thuê nhà hàng tháng, trừ đi tiền điện, nƣớc. 2.2.4 Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại là những chi phí mà ngƣời bị thiệt hại đã bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Trƣớc nguy cơ thiệt hại xảy ra đối với tài sản thì ngƣời bị thiệt hại có thể phải bỏ ra chi phí để ngăn chặn; khi thiệt hại dỡ dang xảy ra đối với tài sản thì ngƣời bị thiệt hại phải bỏ ra chi phí để hạn chế thiệt hại tiếp tục xảy ra; khi đã xảy ra thiệt hại đối với tài sản thì ngƣời bị thiệt hại phải bỏ ra chi phí để khắc phục thiệt hại. Đây cũng là những khoản mà ngƣời bị thiệt hại có quyền yêu cầu ngƣời xâm phạm đến tài sản bồi thƣờng nếu ngƣời bị thiệt hại chứng minh đƣợc tính xác thực của những chi phí này. Những chi phí này phải thật sự cần thiết, mà nếu không bỏ ra những chi phí này thì thiệt hại sẽ lớn hơn. Ví dụ: chiếc xe tải của anh F đang chở gạo giao cho đại lý, đột nhiên bị chiếc xe tải của anh E đụng phải, GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 25 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN ngƣời thì không sao, chỉ có chiếc xe của anh F bị hƣ máy, không thể nổ máy nữa. Vì vậy anh F đã bỏ ra chi phí để sửa chữa máy móc bị hƣ hỏng của mình, để có phƣơng tiện tiếp tục giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng mua bán gạo. Trong tình huống trên nếu anh F không bỏ ra chi phí để sửa chữa máy xe thì xe anh không thể chạy đƣợc, nếu không chạy đƣợc thì không thể giao hàng đúng thời gian, thì anh F phải bồi thƣờng hợp đồng với số tiền nhiều hơn. Do đó, số tiền mà anh F bỏ ra đó gọi là chi phí hợp lý để hạn chế và khắc phục thiệt hại do xe tải của anh E gây ra. Những chi phí không cần thiết sẽ không đƣợc tính. Để xác định đƣợc tính cần thiết cần chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh lúc bấy giờ và đặc biệt là tâm ý của ngƣời bị thiệt hại để xác định cho chính xác. Các chi phí đó phải hợp lý, phù hợp với giá cả tại thời điểm và địa điểm ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. 2.3 Chủ thể của quan hệ pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là những ngƣời tham gia vào quan hệ đó. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng, có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Tuy nhiên, việc xác định trách nhiệm pháp lý của hộ gia đình và tổ hợp tác gặp nhiều khó khăn, cả về lý luận cũng nhƣ về thực tiễn. Do đó, hộ gia đình và tổ hợp tác là những chủ thể hạn chế của quan hệ pháp luật dân sự. Trong khung cảnh của luật thực định hiện nay chỉ có cá nhân và pháp nhân là những chủ thể thƣờng xuyên tham gia, chủ yếu của các ngành luật và đặc biệt là trong ngành luật dân sự. 2.3.1 Chủ thể được bồi thường Chủ thể đƣợc bồi thƣờng là chủ thể bị thiệt hại, bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ chức. Những chủ thể này phải là chủ sở hữu tài sản hoặc ngƣời chiếm hữu hợp pháp tài sản bị xâm phạm thì mới đƣợc bồi thƣờng. Tuy nhiên, trong thực tiễn thì có trƣờng hợp ngoại lệ sau: Trong trƣờng hợp cá nhân bị thiệt hại về tài sản, sau đó chết, thì ngƣời thừa kế của họ đƣợc hƣởng bồi thƣờng, khoản bồi thƣờng đó đƣợc coi là di sản thừa kế. 2.3.2 Chủ thể bồi thường Chủ thể bồi thƣờng thiệt hại là những chủ thể thực hiện hành vi gây thiệt hại, hoặc là những chủ thể quản lý ngƣời gây thiệt hại,…tùy vào từng trƣờng hợp cụ thể mà xác định chủ thể nào có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật. Chủ thể bồi thƣờng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Trong đó: Cá nhân là một con ngƣời cụ thể, là chủ thể đầu tiên của các quan hệ xã hội và là chủ thể thƣờng xuyên, quan trọng và phổ biến của quan hệ pháp luật dân sự. Để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự với tƣ cách là chủ thể, cá nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 26 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự.16 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.17 Pháp nhân là một tổ chức thỏa mãn đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định, khi tham gia các quan hệ pháp luật dân sự sẽ có quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quan hệ mà mình tham gia. Để có thể hƣởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ dân sự trong các quan hệ pháp luật dân sự, pháp nhân phải tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể. Cơ sở để pháp nhân tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể bao gồm hai yếu tố, đó là năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân. Khác với năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân phát sinh đồng thời và tồn tại tƣơng ứng cùng thời điểm thành lập và chấm dứt khi đình chỉ pháp nhân. Đối với pháp nhân phải đăng ký hoạt động theo quy định thì năng lực chủ thể phát sinh kể từ thời điểm đăng ký. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân đƣợc xác lập trong trƣờng hợp thành viên của pháp nhân hoặc ngƣời lao động của pháp nhân có hành vi gây thiệt hại cho ngƣời khác. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của các chủ thể đƣợc xác định trong các trƣờng hợp sau đây: Thứ nhất, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp cá nhân đó có hành vi gây thiệt hại về tài sản cho ngƣời khác, bao gồm: Người thành niên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: áp dụng khoản 1 Điều 606 Bộ luật Dân sự 2005. Ngƣời từ đủ mƣời tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thƣờng, bất kể họ có khả năng kinh tế hay không. Điều này xuất phát từ khả năng bằng hành vi của họ tự tạo ra quyền và thực hiện nghĩa vụ. Tất nhiên, họ phải là ngƣời không bị mất năng lực hành vi dân sự theo Điều 22 Bộ luật Dân sự 2005. Vì vậy, họ phải chịu trách nhiệm cho hành vi bất hợp pháp của họ bằng chính tài sản của chính họ. Tuy nhiên, trong điều kiện này, nhiều ngƣời tuy có đầy đủ năng lực hành vi nhƣng về khả năng tài sản của họ trên thực tế không có (ngƣời từ đủ 18 tuổi không có bất cứ khoản thu nhập nào, họ không có tài sản riêng để bồi thƣờng). Trong trƣờng hợp họ không có tài sản mà cha, mẹ lại có tài sản thì cha, mẹ cũng không có trách nhiệm bồi thƣờng thay cho con của họ. Chỉ khi nào cha, mẹ tự nguyện bồi thƣờng thay cho con của họ thì mới đƣợc ghi nhận. Trong trƣờng hợp này ngƣời gây thiệt hại là bị đơn dân sự. Đối với ngƣời chƣa thành niên từ đủ mƣời lăm tuổi đến mƣời tám tuổi, đây là độ tuổi nhận thức đã khá hoàn thiện và cũng có rất nhiều ngƣời đã lao động có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Ngƣời từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi đƣợc pháp luật quy định là có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ, nhƣng khả năng nhận thức của họ đã phát triển, vì vậy ngoài việc đƣợc thực hiện những giao dịch dân sự nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng 16 17 Bộ luật Dân sự năm 2005, điều 14, khoản 1. Bộ luật Dân sự năm 2005, điều 17. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 27 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN ngày, họ còn đƣợc phép thực hiện những giao dịch dân sự khác, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự nếu có tài sản. Những ngƣời này phần nào ý thức đƣợc nghĩa vụ và trách nhiệm, định đoạt đƣợc ý chí của mình khi tham gia vào các quan hệ dân sự phổ biến. Họ có một phần năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm của mình trƣớc Tòa án, vì vậy pháp luật quy định về nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại bằng tài sản riêng của ngƣời từ đủ 15 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi. Thứ hai, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp ngƣời phụ thuộc của chủ thể đó có hành vi gây thiệt hại về tài sản cho ngƣời khác, bao gồm: Cha, mẹ của con chưa thành niên: đối với ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thƣờng kể cả trong trƣờng hợp ngƣời con chƣa thành niên đó có tài sản riêng. Chỉ có thể lấy tài sản của con để bồi thƣờng phần còn thiếu khi tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thƣờng, trừ trƣờng hợp ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi trong thời gian học tại trƣờng, bệnh viện quản lý mà gây thiệt hại thì trƣờng học, bệnh viện phải bồi thƣờng thiệt hại xảy ra theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2005. Thời gian quản lý đƣợc hiểu là thời hạn trong đó các tổ chức theo quy định về nghề nghiệp có nghĩa vụ giáo dục, chữa bệnh mà họ đã không thực hiện chức năng của họ, do lỗi của họ quản lý không tốt nên ngƣời không có năng lực hành vi, ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi gây ra thiệt hại cho ngƣời khác. Nếu cơ quan, tổ chức quản lý không có lỗi thì cha, mẹ hoặc ngƣời giám hộ phải bồi thƣờng thiệt hại. Trong trƣờng hợp này thì cha, mẹ của ngƣời gây thiệt hại là bị đơn dân sự. Nhƣ đã nêu ở phần thứ nhất, trong trƣờng hợp đối với ngƣời chƣa thành niên từ đủ mƣời lăm tuổi đến dƣới mƣời tám tuổi mà gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng bằng tài sản riêng của họ. Nhƣng nếu họ chƣa có tài sản riêng, hoặc không đủ tài sản để bồi thƣờng thì cha, mẹ phải bồi thƣờng phần còn thiếu, vì ngƣời từ đủ 15 tuổi đến dƣới 18 tuổi mặc dù khả năng nhận thức đã cao nhƣng họ vẫn chƣa trƣởng thành, vẫn còn cần sự quản lý, giáo dục của cha, mẹ, dễ có những hành vi mà chƣa lƣờng hết đƣợc hậu quả. Vì vậy quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ngƣời bị thiệt hại, vừa góp phần nâng cao trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục con trong gia đình. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự: trong trƣờng hợp ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có ngƣời giám hộ, thì ngƣời giám hộ đƣợc lấy tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ để bồi thƣờng kể cả khi ngƣời chƣa thành niên đó chƣa đủ mƣời lăm tuổi (không áp dụng khoản 2 Điều 606 Bộ luật Dân sự 2005), bởi vì nghĩa vụ của ngƣời giám hộ không giống nhƣ nghĩa vụ của cha, mẹ. Nếu ngƣời đƣợc giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thƣờng, thì ngƣời giám hộ phải bồi thƣờng phần còn thiếu bằng tài sản của mình, trừ khi họ chứng minh đƣợc mình không có lỗi trong việc giám hộ. Trong trƣờng hợp ngƣời GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 28 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì cá nhân, tổ chức giám hộ là bị đơn dân sự. Theo khoản 2 Điều 58 Bộ luật Dân sự 2005 thì ngƣời chƣa thành niên đƣợc giám hộ trong các trƣờng hợp sau: “Không còn cha, mẹ; Hoặc không xác định cha, mẹ là ai; Hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên và có yêu cầu người khác giám hộ cho con mình.” Theo tinh thần khoản 2 Điều 606 Bộ luật Dân sự 2005 thì trong trƣờng hợp còn cha, mẹ thì cha, mẹ có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do con mình gây ra, do đó ngƣời giám hộ chỉ chịu trách nhiệm bồi thƣờng nếu ngƣời đƣợc giám hộ là ngƣời chƣa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định đƣợc cha, mẹ là ai. Còn trong trƣờng hợp ngƣời chƣa thành niên còn cha, mẹ thì ngƣời giám hộ không có trách nhiệm bồi thƣờng mà tùy trƣờng hợp mà sử dụng tài sản của ngƣời chƣa thành niên hoặc của cha, mẹ để bồi thƣờng. Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra: Theo Điều 618 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao”. Theo đó, nếu một ngƣời đang làm việc cho một pháp nhân nào đó và đƣợc pháp nhân giao nhiệm vụ, trong quá trình làm nhiệm vụ mà ngƣời này gây thiệt hại về tài sản cho ngƣời khác thì pháp nhân của ngƣời gây thiệt hại phải bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại. Nếu pháp nhân đã bồi thƣờng thiệt hại thì có quyền yêu cầu ngƣời có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.18 Nếu nhƣ bản chất công việc mà pháp nhân giao cho ngƣời đó là sẽ gây thiệt cho ngƣời khác thì pháp nhân là chủ thể có lỗi nên không đƣợc yêu cầu ngƣời gây ra thiệt hại hoàn trả lại khoản tiền mà pháp nhân đã bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại. Thứ ba, cá nhân chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp tài sản gây thiệt hại. Cần dựa trên nguyên nhân gây ra thiệt hại và kết hợp với lý thuyết về trách nhiệm trƣớc, sau đó mới dựa trên lý thuyết về quyền sở hữu để xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thuờng, cụ thể: Nếu tài sản gây ra thiệt hại do lỗi trông nom, quản lý, sử dụng thì ngƣời đang có nghĩa vụ trông nom, quản lý, sử dụng tài sản đó phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng. Một vấn đề đặt ra là ngoài chủ sở hữu ra thì ai là ngƣời đang có quyền chiếm 18 Bộ luật Dân sự năm 2005, điều 618. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 29 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN hữu, quản lý và trông coi tài sản? Có 2 khả năng xảy ra đó là: Ngƣời đang chiếm hữu có căn cứ pháp luật đối với tài sản theo quy định tại Điều 183 Bộ luật Dân sự năm 2005; ngƣời chiếm hữu bất hợp pháp đối với tài sản (không thuộc các trƣờng hợp quy định tại Điều 183 Bộ luật Dân sự năm 2005). Nhƣ vậy, một ngƣời đang thực tế nắm giữ tài sản theo quan hệ lao động, theo hƣớng dẫn của ngƣời dạy nghề… thì trách nhiệm quản lý tài sản vẫn thuộc về ngƣời sử dụng lao động, ngƣời dạy nghề. Thông thƣờng, do lỗi trông coi, sử dụng tài sản nên họ đã gây ra thiệt hại cho chủ thể khác và cho chính bản thân tài sản. Nhƣ vậy, họ không chỉ phải bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị thiệt hại, mà còn phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về tài sản cho chính chủ sở hữu tài sản. Nếu ngƣời trông nom, quản lý, sử dụng mà chứng minh họ không có lỗi thì chủ sở hữu của tài sản gây ra thiệt hại phải bồi thƣờng. Nếu chủ sở hữu chứng minh đƣợc nguyên nhân gây ra thiệt hại không phải do tự thân tài sản, mà do sự kiện bất khả kháng, do lỗi hoàn toàn của ngƣời bị thiệt hại hay do lỗi của ngƣời thứ ba thì sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Trƣờng hợp tài sản là sản phẩm, hàng hoá gây ra thiệt hại do lỗi trong cấu trúc, thiết kế của sản phẩm, thì chủ sở hữu của tài sản đó sẽ có quyền yêu cầu nhà sản xuất sản phẩm phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng hoặc bồi hoàn cho mình (nếu chủ sở hữu đã bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại). Nếu chủ sở hữu của tài sản đồng thời là ngƣời đang quản lý, trông coi và sử dụng tài sản thì dù có lỗi hay không có lỗi thì đều phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản của mình gây ra cho ngƣời khác (đây là trƣờng hợp trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản gây ra ngay cả khi chủ sở hữu không có lỗi, trừ trƣờng hợp bất khả kháng hay hoàn toàn do lỗi của ngƣời bị thiệt hại); nếu ngƣời quản lý, trông coi và sử dụng tài sản không đồng thời là chủ sở hữu của tài sản thì phải bồi thƣờng thiệt hại khi tài sản mà họ đang chiếm hữu gây thiệt hại đến tài sản của ngƣời khác nếu có lỗi trong việc quản lý, trông coi và sử dụng tài sản (đây là trƣờng hợp thuộc trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do hành vi có lỗi gây ra); pháp nhân, cơ sở dạy nghề… giao tài sản cho ngƣời lao động, ngƣời học nghề để thực hiện công việc của pháp nhân và việc dạy nghề, thì trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại thuộc về pháp nhân và cơ sở dạy nghề vì đây là những chủ thể đang chịu trách nhiệm quản lý trông coi tài sản. 2.4 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại 2.4.1 Khái niệm thời hiệu Theo Điều 154 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.” GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 30 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN Hết một khoảng thời gian đƣợc xem là thời hiệu thì sẽ làm phát sinh một hậu quả pháp lý đối với ngƣời có quyền hoặc ngƣời có nghĩa vụ. Thời hiệu do pháp luật quy định, các bên không có quyền thỏa thuận nhƣ thời hạn, vì vậy thời hiệu mang tính chất bắt buộc. Mọi sự thỏa thuận của các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự nhằm thay đổi thời hiệu hoặc cách tính thời hiệu đều bị xem là vô hiệu và việc áp dụng thời hiệu cũng mang tính bắt buộc với Tòa án hoặc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc xem xét, giải quyết các yêu cầu của ngƣời khởi kiện. Theo Điều 155 Bộ luật Dân sự 2005 quy định thời hiệu bao gồm bốn loại, đó là thời hiệu hƣởng quyền dân sự, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự, thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. Nhƣng trong bài viết này ta chỉ tìm hiểu về thời hiệu khởi kiện. Tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 159 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 quy định: “Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.” 2.4.2 Cách tính thời hiệu Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2005 thì: “Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.” Nhƣ vậy, thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu là vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hiệu. Nếu ngày cuối cùng của thời hiệu là ngày cuối tuần hoặc ngày lễ thì thời điểm kết thúc thời hiệu đƣợc dời sang ngày kế tiếp của ngày cuối tuần hoặc ngày lễ đó. Theo Điều 607 Bộ luật Dân sự 2005 thì “thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm”. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP có hƣớng dẫn việc xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại đƣợc thực hiện nhƣ sau: “a) Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh kể từ ngày 01/01/2005 (ngày Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực), thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. b) Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước ngày 01/01/2005, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày 01/01/2005.” Với những quy định trên của pháp luật thì chỉ cho phép ngƣời bị thiệt hại kiện yêu cầu bồi thƣờng trong thời hạn là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích của mình bị xâm GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 31 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN phạm. Nếu hết thời gian này mà ngƣời bị thiệt hại không khởi kiện thì sẽ không còn quyền khởi kiện nữa. Theo quy định tại Điều 161 Bộ luật Dân sự 2005 thì thời gian không đƣợc tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây: Một là, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lƣờng trƣớc đƣợc và không thể khắc phục đƣợc mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho ngƣời có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện đƣợc quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình; Hai là, chƣa có ngƣời đại diện trong trƣờng hợp ngƣời có quyền khởi kiện, ngƣời có quyền yêu cầu chƣa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Ba là, chƣa có ngƣời đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện đƣợc trong trƣờng hợp ngƣời đại diện của ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết. 2.5 Các trƣờng hợp gây thiệt hại về tài sản cho ngƣời khác nhƣng không phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng 2.5.1 Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng Trong thực tế, có nhiều trƣờng hợp một ngƣời, do phải chống trả một ngƣời khác đang có hành vi xâm phạm lợi ích nhà nƣớc, lợi ích tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của ngƣời khác mà gây thiệt hại cho ngƣời có hành vi xâm hại.19 Đây là những trƣờng hợp phòng vệ, tùy theo sự tƣơng xứng tính chất, mức độ của sự xâm hại với thiệt hại gây ra cho ngƣời có hành vi xâm hại để xác định là phòng vệ chính đáng hay phòng vệ vƣợt quá giới hạn chính đáng. Theo khoản 1 Điều 613 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại”. Một ngƣời vì muốn bảo bệ cho lợi ích của mình hoặc của ngƣời khác trƣớc hành vi xâm phạm của một ngƣời nào đó là hoàn toàn không sai. Có thể trong lúc phòng vệ mà đã gây ra thiệt hại cho ngƣời khác là điều không thể tránh khỏi, do đó nếu là trƣờng hợp phòng vệ chính đáng mà gây thiệt hại cho ngƣời khác thì không phải bồi thƣờng thiệt hại. 19 Bộ luật hình sự năm 1999, điều 15, khoản 1. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 32 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN Việc phòng vệ chính đáng nói trên phải đảm bảo các điều kiện sau: Thứ nhất, hành vi tấn công của ngƣời có hành vi vi phạm phải là đang hiện hữu xâm phạm đến lợi ích của Nhà nƣớc, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân. Thứ hai, ngƣời phòng vệ có sự chống trả lại một cách cần thiết ngƣời đang có hành vi tấn công ngay cả những trƣờng hợp có biện pháp khác tránh đƣợc sự tấn công (sự chống trả này phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công đặt trong hoàn cảnh cụ thể và để đánh giá đƣợc hành vi phòng vệ là cần thiết, phù hợp là tƣơng đối phức tạp và cần phải dựa vào một số căn cứ sau: tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại, mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra, sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn công, tính chất và mức độ nguy hiểm của phƣơng pháp và phƣơng tiện hay công cụ mà ngƣời tấn công sử dụng...). Ví dụ: Anh Công và anh Lý là hàng xóm láng giềng. Một hôm anh Công sang nhà anh Lý chơi, nhƣng không may anh Công bị con chó nhà anh Lý xông vào tấn công, sợ rằng bị cắn trúng nên anh Công đã tiện tay lấy 1 cục gạch ven đƣờng ném vào con chó, cục gạch đã ném trúng vào đầu con chó và làm nó chết. Trong tình huống trên nếu anh Công không dùng cục gạch ném vào con chó thì anh Công sẽ bị chó cắn, do đó để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho mình, anh Công đã phải làm nhƣ vậy. Đây là trƣờng hợp phòng vệ chính đáng nên anh Công không phải bồi thƣờng thiệt hại về tài sản (đó là con chó) cho anh Lý. 2.5.2 Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết Tình thế cấp thiết là tình thế của một ngƣời vì muốn tránh một nguy cơ đang đe dọa lợi ích của Nhà nƣớc, của tập thể, lợi ích chính đáng của mình hoặc của ngƣời khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn. Theo pháp luật dân sự thì hành động đƣợc thực hiện trong tình thế cấp thiết không cần phải bồi thƣờng thiệt hại (khoản 1 Điều 614 Bộ luật Dân sự 2005). Vì đó là phƣơng thức bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, của xã hội, các quyền và lợi ích của con ngƣời khỏi một thiệt hại đang có nguy cơ xảy ra. Hành động trong tình thế cấp thiết đƣợc coi là hợp pháp nếu có đủ những điều kiện sau: phải có sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại ngay tức khắc; sự nguy hiểm đó là thực tế chứ không phải trong tƣởng tƣợng; việc gây thiệt hại cho một lợi ích hợp pháp khác để tránh thiệt hại cho lợi ích cần bảo vệ phải là phƣơng thức duy nhất; thiệt hại gây ra phải ít quan trọng hơn thiệt hại muốn tránh. Ví dụ: Chị V đang đi xe đạp trên đƣờng, khi rẽ sang đƣờng làng ra quốc lộ, dù thấy có xe máy đang đi tới nhƣng do chủ quan nên chị vẫn cố vƣợt sang. Ngƣời đi xe máy là anh C, do phải tránh chị V nên anh C đã phải quặt tay lái, đâm xe vào tủ hàng tạp hóa của bà K ở lề đƣờng, làm bể tủ kính của bà K. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 33 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN Trong trƣờng hợp này, anh C là ngƣời đã gây thiệt hại về tài sản cho ngƣời khác, cụ thể là thiệt hại cái tủ kính của bà K. Tuy nhiên, vì muốn tránh tai nạn cho chị V nên anh C không còn cách nào khác là phải tránh xe vào lề đƣờng, cho nên đã đâm vào tủ của bà K. Sự việc xảy ra trong một hoàn cảnh ngoài ý muốn chủ quan của anh C, nếu không kịp tránh thì anh C chắc chắn sẽ đâm xe vào chị V, hậu quả sẽ không lƣờng trƣớc đƣợc cho cả anh C và chị V. Nếu xảy ra tai nạn, thiệt hại chắc chắn sẽ lớn hơn rất nhiều so với chiếc tủ bị bể. Hành động của anh C đã đáp ứng đủ các điều kiện trong tình thế cấp thiết, do vậy anh C không phải bồi thƣờng cho bà K theo quy định tại khoản 1 Điều 614 Bộ luật Dân sự 2005. 2.5.3 Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại Theo Điều 617 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”. Có thể thấy rằng pháp luật cũng đã dự liệu đƣợc những tình huống gây ra thiệt hại mà lỗi lại thuộc về ngƣời bị thiệt hại. Việc loại trừ trách nhiệm bồi thƣờng cho ngƣời gây thiệt hại trong trƣờng hợp hoàn toàn do lỗi của ngƣời bị thiệt hại là vô cùng hợp lý, bởi vì không thể nào phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại khi ngƣời đó hoàn toàn không có lỗi. Quy định trên nhằm đảm bảo tính công bằng đối với cả ngƣời bị thiệt hại lẫn ngƣời gây thiệt hại. Quy định này đƣợc áp dụng đối với một số trƣờng hợp cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, chủ sở hữu, ngƣời đƣợc chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thƣờng thiệt hại khi thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của ngƣời bị thiệt hại. Trong trƣờng hợp này, ngƣời bị thiệt hại phải hoàn toàn có lỗi, mà đó phải là lỗi cố ý thì ngƣời chủ sở hữu hoặc ngƣời đƣợc chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mới không phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phƣơng tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Ví dụ: xe ô tô đang tham gia giao thông thì bất ngờ có một ngƣời chạy xe gắn máy lao vào để tự tử, nhƣng cuối cùng ngƣời này cũng đƣợc cứu chữa kịp thời nên tránh khỏi nguy hiểm, chỉ có chiếc xe máy là bị hƣ hỏng nặng. Do ngƣời điều khiển xe máy cố tình đụng vào xe ô tô nên chủ sở hữu, ngƣời đƣợc chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó không phải bồi thƣờng thiệt hại. Thứ hai, chủ sở hữu súc vật không phải bồi thƣờng thiệt hại do súc vật gây ra cho ngƣời khác khi ngƣời bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc là súc vật gây thiệt hại cho mình. Lỗi của ngƣời bị thiệt hại có thể là vô ý hoặc cố ý, nhƣng phải xác định đƣợc lỗi đó GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 34 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN hoàn toàn thuộc về ngƣời bị thiệt hại. Ví dụ: hai con chó của anh G nuôi đang đùa giỡn trƣớc sân nhà, H là ngƣời chuyên đi quậy phá trong xóm, khi đi ngang nhà G, nhìn thấy vậy liền lấy đá ném vào hai con chó nên H đã bị một trong hai con chó đó nhào ra cắn rách cái quần jean H đang mặc. Nếu nhƣ H không phá hai con chó của anh G thì H đâu thể nào bị chó cắn, nên đây là lỗi của H, bởi vậy anh G không phải bồi thƣờng cho H. Thứ ba, chủ sở hữu không phải bồi thƣờng thiệt hại do cây cối đổ, gẫy gây ra trong trƣờng hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của ngƣời bị thiệt hại. Chủ sở hữu cây cối phải chứng minh đƣợc là mình hoàn toàn không có lỗi trong việc chăm sóc, không để cây cối của mình trông coi gây thiệt hại cho ngƣời khác, mà lỗi hoàn toàn thuộc về phía ngƣời bị thiệt hại. Ví dụ: anh O và anh I là hàng xóm gần nhà với nhau, nhà anh I có trồng một cây trứng cá trƣớc sân nhà, cách vài ngày là anh I lại ra tỉa cành cho cây trứng cá, vì anh sợ cành dài quá gió sẽ làm quật cành sang nhà hàng xóm, gây thiệt hại cho anh O. Anh O thì lại không thích cây trứng cá, cho rằng việc nhà anh I trồng cây trứng cá nhƣ vậy sẽ làm ảnh hƣởng đến vẻ mỹ quan của nhà anh O nên một hôm trong lúc anh I không có ở nhà, anh O quyết định lấy dao chặt bỏ cây trứng cá của anh I, hậu quả là cây trứng cá đã bị anh O chặt ngã xuống trƣớc cửa nhà anh O và làm cho cái lu nƣớc để trƣớc nhà của anh O bị bể. Trong trƣờng hợp này anh I hoàn toàn không có lỗi, lỗi hoàn toàn thuộc về anh O nên anh I không phải bồi thƣờng cái lu cho anh O. Thứ tƣ, chủ sở hữu, ngƣời đƣợc chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác không phải bồi thƣờng thiệt hại khi thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của ngƣời bị thiệt hại. Ví dụ: nhà của Minh do xây dựng từ rất lâu nên bị xuống cấp nghiêm trọng, Minh không thể tiếp tục sống trong căn nhà đó đƣợc. Do đó, Minh đã tiến hành tháo dỡ nhà cũ, xây lại nhà mới. Trong quá trình tháo dỡ, để tránh gây thiệt hại cho ngƣời khác, Minh đã để biển báo: cấm vào. Tuy Thanh đã thấy biển báo nhƣng Thanh vẫn chạy xe vào phần đất bên trong biển báo, vì đƣờng bên ngoài có nhiều ổ gà nên rất khó chạy. Không may là trong lúc Thanh vừa chạy vào thì bức tƣờng nhà Minh đổ xuống gây thiệt hại cho sức khỏe và tài sản của Thanh, cụ thể là chiếc xe gắn máy. Trong trƣờng hợp này, Thanh không đƣợc bồi thƣờng thiệt hại vì thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của Thanh, Minh đã thực hiện nghĩa vụ bảo đảm an toàn thông qua việc thông báo tính nguy hiểm của công trình. 2.5.4 Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng Theo quy định tại Điều 161 Bộ luật Dân sự 2005 thì “sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lƣờng trƣớc đƣợc và không thể khắc phục đƣợc mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Chẳng hạn nhƣ động đất, lũ quét, lốc xoáy, mƣa đá, sóng thần…là những lực lƣợng tự nhiên mà con ngƣời không kiểm soát đƣợc. Tuy nhiên, không phải mọi sự kiện nêu trên đều đƣợc xem là sự kiện bất khả kháng, bởi vì sự kiện bất khả kháng phải đáp ứng các yếu tố sau: phải GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 35 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN xảy ra một cách khách quan, các chủ thể có liên quan không lƣờng trƣớc đƣợc, các chủ thể không thể khắc phục đƣợc mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết. Do vậy, những thiệt hại đã xảy ra trong trƣờng hợp trên là tất yếu, không thể tránh khỏi. Về vấn đề trách nhiệm bồi thƣờng khi thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng đƣợc quy định trong một số trƣờng hợp cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, chủ sở hữu, ngƣời đƣợc chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thƣờng khi thiệt hại xảy ra trong trƣờng hợp bất khả kháng. Ví dụ: một chiếc xe máy đang đậu trên vỉa hè, bỗng nhiên lốc xoáy kéo đến, quật ngã hết mọi thứ, chủ sở hữu chiếc xe cũng đã cố gắng chạy lại phía chiếc xe nhƣng không kịp, chiếc xe máy cũng bị ngã vào một cái cửa kính của tiệm hớt tóc gần đó làm cho cửa kính đó bị vỡ. Nhƣng do đây là trƣờng hợp bất khả kháng, lũ quét kéo tới, không ai có thể lƣờng trƣớc đƣợc, nên chủ sở hữu chiếc xe không phải bồi thƣờng cửa kính cho chủ tiệm hớt tóc. Thứ hai, chủ sở hữu không phải bồi thƣờng thiệt hại do cây cối đổ, gẫy gây ra trong trƣờng hợp thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng. Ví dụ: cây mít nhà ông Ân đã khá lớn. Sau một trận bão to, một cành mít đã gãy, đã bị gió thổi bay và rơi xuống chuồng bò nhà bà Tình, làm vỡ mái ngói. Bão ở đây là một hiện tƣợng tự nhiên và không ai có thể lƣờng trƣớc đƣợc là cành mít nhà ông Ân lại bị gió thổi bay qua chuồng bò nhà bà Tình, nên trong trƣờng hợp này ông Ân không phải bồi thƣờng mái ngói cho bà Tình. Thứ ba, chủ sở hữu, ngƣời đƣợc chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác không phải bồi thƣờng khi thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng. Chẳng hạn nhƣ động đất làm cho một ngôi nhà ba tầng bị sập, đè bẹp chiếc ô tô của nhà hàng xóm. Chủ sở hữu, hoặc ngƣời quản lý, sử dụng ngôi nhà này cũng không có cách nào để tránh đƣợc thiệt hại. Đây là trƣờng hợp bất khả kháng nên ngƣời sở hữu, quản lý, sử dụng ngôi nhà không phải bồi thƣờng thiệt hại cho chủ chiếc xe ô tô. Từ những phân tích trên về các quy định của pháp luật đã làm nổi bật hơn về trách nhiệm pháp lý của bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự Việt Nam. Qua đó làm rõ hơn về điều kiện đƣợc bồi thƣờng, xác định đƣợc những thiệt hại đƣợc bồi thƣờng và những thiệt hại không đƣợc bồi thƣờng, chủ thể bồi thƣờng và chủ thể đƣợc bồi thƣờng, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu bồi thƣờng. Mặc dù pháp luật Việt Nam quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cũng tƣơng đối đầy đủ, tạo nhiều thuận lợi cho các chủ thể trong quan hệ dân sự cũng nhƣ Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, những quy định nhƣ vậy còn chƣa cụ thể, các vấn đề liên quan đến vấn đề này hiện nay còn nhiều bất cập cần đƣợc khắc phục. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 36 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN CHƢƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm nói riêng thì đã đƣợc Pháp luật Việt Nam quy định từ rất sớm, nhƣng đến nay thì pháp luật hiện hành vẫn chƣa quy định một cách hoàn thiện về chế định này. Qua việc phân tích các quy định của pháp luật ở chƣơng 2 thì có thể thấy đƣợc rằng các quy định của pháp luật về vấn đề này còn vƣớng phải một số bất cập và hạn chế nhất định, làm ảnh hƣởng đến việc giải quyết vụ án kiện bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm vẫn chƣa đƣợc thỏa đáng. Vì vậy, việc tìm hiểu về thực trạng áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án và tìm ra những hạn chế, bất cập của nó là điều rất quan trọng và cần thiết, từ đó đƣa ra một số kiến nghị để pháp luật trở nên hoàn thiện hơn. 3.1 Nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng mang tính khả thi không cao Việc giải quyết trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm bao gồm bốn nguyên tắc: nguyên tắc bồi thƣờng theo thỏa thuận; nguyên tắc bồi thƣờng toàn bộ và kịp thời; nguyên tắc giảm mức bồi thƣờng và nguyên tắc thay đổi mức bồi thƣờng.20 Tuy nhiên, không phải vụ án nào cũng đƣợc giải quyết đúng với những nguyên tắc mà pháp luật đã đặt ra nhƣ trên, vì những tình huống trong thực tế là rất đa dạng và linh hoạt, còn quy định của pháp luật thì chỉ có thể điều chỉnh trong một khuôn khổ nhất định nào đó, pháp luật không thể dự trù hết đƣợc tất cả các tình huống có thể xảy ra, nên trong một số trƣờng hợp thì những nguyên tắc này không thể thực thi hoặc có thể đƣợc nhƣng khả năng thực thi là không cao. Thấy rõ nhất là nguyên tắc bồi thƣờng kịp thời. Theo Điều 605 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về nguyên tắc trên nhƣ sau: “thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời; Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Theo nguyên tắc này thì yêu cầu ngƣời gây ra thiệt hại về tài sản cho ngƣời khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng một cách đầy đủ, toàn bộ những thiệt hại mà mình gây ra cho ngƣời bị thiệt hại. Đồng thời, việc bồi thƣờng đó phải đƣợc thực hiện nhanh chóng, kịp thời để hạn chế, khắc phục hậu quả, tránh gây ra thêm những thiệt hại khác. 20 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 37 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN Tuy pháp luật quy định nhƣ vậy nhƣng trong thực tế vẫn có nhiều trƣờng hợp ngƣời gây thiệt hại không bồi thƣờng kịp thời những thiệt hại mà mình gây ra. Xảy ra vấn đề này là có nhiều nguyên nhân, có thể là do khách quan hoặc chủ quan mà ngƣời có trách nhiệm không thể bồi thƣờng đƣợc. Hoặc có thể bồi thƣờng nhƣng thời gian bồi thƣờng diễn ra khá lâu, có thể kéo dài hết ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, làm chậm tiến độ khắc phục lại tài sản đã bị thiệt hại, ảnh hƣởng đến lợi ích của ngƣời bị thiệt hại. Nguyên nhân khách quan khiến ngƣời gây ra thiệt hại không thể bồi thƣờng kịp thời cho ngƣời bị thiệt hại có thể là do mức bồi thƣờng cao hơn khả năng kinh tế trƣớc mắt của họ, nên phải sau một thời gian để họ kiếm đủ tiền thì mới có thể bồi thƣờng đầy đủ đƣợc. Do đó làm nảy sinh vấn đề chậm bồi thƣờng. Nếu muốn đáp ứng việc bồi thƣờng kịp thời thì trong một số trƣờng hợp nhƣ vậy rất khó thực hiện. Còn về nguyên nhân chủ quan đó là do ngƣời gây thiệt hại cố ý không chịu thực hiện việc bồi thƣờng đúng theo thời hạn đã thỏa thuận trƣớc đó. Về nguyên nhân chủ quan là do ý chí của con ngƣời không muốn thực hiện việc bồi thƣờng một cách nhanh chóng, còn nguyên nhân khách quan là do điều kiện hoàn cảnh khiến con ngƣời không thể thực hiện đƣợc. Tất cả những nguyên nhân trên đều dẫn đến hậu quả là tài sản bị thiệt hại sẽ không thể khắc phục một cách kịp thời đƣợc, gây khó khăn cho ngƣời bị thiệt hại. Ví dụ: Bà Thu có một ao nuôi cá nằm kề khu đất thuộc dự án khu tái định cƣ Thái Sơn do Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An làm chủ đầu tƣ. Năm 2012, công ty cùng một đơn vị thi công san lấp mặt bằng thuộc dự án trên. Trong quá trình san lấp đơn vị thi công đã làm ao nuôi cá bị bể, cá trong ao ra ngoài, dẫn đến gây thiệt hại cho gia đình bà. Ủy ban nhân dân xã tiến hành hòa giải và cuối cùng bà và công ty cũng thống nhất đƣợc phƣơng án bồi thƣờng (công ty bồi thƣờng thiệt hại cho gia đình bà gần 5 triệu đồng, còn đơn vị thi công sẽ làm lại ao nuôi cá, hạn cuối đến ngày 15-5). Tuy nhiên, cho đến nay gia đình bà vẫn chƣa đƣợc công ty giải quyết thiệt hại nhƣ đã thỏa thuận.21 Xét ở ví dụ trên, rõ ràng ta thấy mặc dù đã thỏa thuận về phƣơng án bồi thƣờng, các bên cũng đã thống nhất nhƣng Công ty cổ phần Thái Sơn Long An đã kéo dài thời gian bồi thƣờng, còn đơn vị thi công thì không làm lại ao nuôi cá cho bà Thu. Nhƣ vậy thì các bên chịu trách nhiệm đã không thực hiện việc bồi thƣờng theo đúng thời gian đã thỏa thuận, khiến bà Thu chƣa có lại đƣợc cái ao nuôi cá và số tiền bồi thƣờng, tức là thiệt hại của bà Thu vẫn chƣa đƣợc khắc phục kịp thời. Nguyên tắc bồi thƣờng kịp thời mang tính khả thi không cao, ngoài những nguyên nhân đã nêu trên thì còn có một nguyên nhân nữa khiến cho nguyên tắc này khó đƣợc thực thi. Đó là thiệt hại về tài sản do ngƣời từ đủ mƣời tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện. Theo khoản 1 Điều 606 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: 21 V.Hà, Chậm bồi thường thiệt hại ao nuôi cá, Báo điện tử Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, 2014, http://plo.vn/ban-doc/cham-boi-thuong-thiet-hai-ao-nuoi-ca-473634.html, [truy cập ngày 20-10-2014]. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 38 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”. Theo quy định trên thì những ngƣời từ mƣời tám tuổi trở lên mà gây thiệt hại cho ngƣời khác thì buộc phải bồi thƣờng thiệt hại dù cho tình trạng tài sản của ngƣời đó nhƣ thế nào. Mà theo nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại là phải bồi thƣờng kịp thời cho ngƣời bị thiệt hại, nhƣng không phải ai từ đủ mƣời tám tuổi trở lên cũng đều có thu nhập, một trong số họ vẫn còn đang đi học, chƣa đi làm nên chƣa có thu nhập hoặc đang thất nghiệp, cho nên khả năng bồi thƣờng thiệt hại “kịp thời” đối với họ là khó có thể thực hiện đƣợc. Từ đó, không đảm bảo khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc khắc phục thiệt hại một cách nhanh nhất, không đảm bảo cuộc sống ổn định cho ngƣời bị thiệt hại giống nhƣ trƣớc khi họ bị xâm phạm về tài sản. Cụ thể trong vụ án dân sự sơ thẩm số 55/2008 của tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Tóm tắt nội dung vụ án nhƣ sau: vào khoảng 12 giờ ngày 20/9/2006 trên đƣờng đi học, anh Toàn (sinh năm 1987) điều khiển xe máy dream đi ngƣợc chiều vào đƣờng Nguyễn Khuyến, do không làm chủ đƣợc tốc độ đã đâm vào ô tô camry của chị Đặng Thu Nga đang đỗ trên lề đƣờng. Vụ va chạm đã làm móp mui xe, hỏng đèn tai bèo, thiệt hại mà chị Nga phải chịu là 38 triệu đồng. Ngày 11/10/2006 anh Toàn đã mang 10 triệu đồng đến bồi thƣờng thiệt hại và trình bày hoàn cảnh khó khăn của mình. Tuy nhiên chị Nga không đồng ý và yêu cầu anh bồi thƣờng số tiền còn thiếu. Đến tháng 8/2007, do anh Toàn vẫn chƣa có khả năng bồi thƣờng số tiền còn thiếu nên chị Nga đã làm đơn kiện lên tòa. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 55/2008/DSST ngày 31/5/2008 của tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tòa quyết định: Buộc anh Toàn phải trả cho chị Nga số tiền còn thiếu là 28 triệu đồng với hình thức mỗi tháng trả 500.000 đồng cho đến khi hết số tiền nêu trên.22 Rõ ràng ở vụ việc trên, anh Toàn đủ 18 tuổi và đã gây thiệt hại về tài sản cho chị Nga, theo pháp luật dân sự Việt Nam thì anh Toàn phải bồi thƣờng cho chị Nga 38 triệu. Nhƣng anh Toàn vẫn còn đang đi học, chƣa có thu nhập ổn định thì làm sao có thể bồi thƣờng kịp thời cho chị Nga để chị khắc phục những hƣ hỏng của chiếc xe camry của chị đƣợc. Đến khi chị Nga kiện ra tòa thì tòa cũng chỉ có thể quyết định cho anh Toàn chia ra mỗi tháng trả 500.000 đồng cho đến khi trả hết số tiền còn thiếu. Có thể sau một thời gian thì thiệt hại sẽ đƣợc bồi thƣờng toàn bộ nhƣng để khắc phục thiệt hại “kịp thời” thì anh Toàn không thể thực hiện đƣợc. Nhƣng khi Tòa án ra quyết định anh Toàn phải bồi thƣờng định kỳ hàng tháng là 500.000 đồng thì rõ ràng là anh Toàn có khả năng thực hiện đƣợc. Nhƣ vậy là trái với nguyên tắc bồi thƣờng kịp thời mà pháp luật dân sự Việt Nam đã đƣa ra. 22 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, http://www.timtailieu.vn/tai-lieu/bai-luan-nang-luc-chiu-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-cua-canhan-do-gay-thiet-hai-ngoai-hop-dong-mot-so-van-de-ly-13886/, [truy cập ngày 22-10-2014]. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 39 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN Kiến nghị: Đối với nguyên tắc bồi thƣờng kịp thời thì rõ ràng là để thực hiện đƣợc yêu cầu của nguyên tắc này ngoài thực tế là rất khó. Bởi vì nếu muốn bồi thƣờng kịp thời thì chủ thể bồi thƣờng không có đủ khả năng để bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại đã xảy ra đƣợc mà chỉ có thể bồi thƣờng một phần nào đó thôi. Cho nên, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để thỏa mãn đƣợc yêu cầu mà pháp luật đã đặt ra? Trên thực tế vốn dĩ không thể làm đƣợc nhƣ vậy nên pháp luật nƣớc ta cần phải xem xét sửa đổi nguyên tắc trên sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Pháp luật nên quy định nguyên tắc này nhƣ sau: Ngƣời nào gây thiệt hại cho ngƣời khác thì phải bồi thƣờng thiệt hại một cách toàn bộ và kịp thời cho ngƣời bị thiệt hại, nếu xét thấy tình trạng tài sản của ngƣời gây thiệt hại không đủ để thực hiện việc bồi thƣờng thì Tòa án sẽ ấn định mức bồi thƣờng theo định kỳ đến khi nào bồi thƣờng đủ những thiệt hại đã gây ra để đảm bảo bồi thƣờng toàn bộ cho ngƣời bị thiệt hại. Ngoài ra, nguyên tắc bồi thƣờng kịp thời áp dụng đối với trƣờng hợp ngƣời từ đủ mƣời tám tuổi gây thiệt hại về tài sản thì Bộ luật Dân sự 2005 cũng nhƣ Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP chƣa có quy định nào để khắc phục đƣợc bất cập trong vấn đề này. Tuy nhiên, tại thông tƣ 173-TANDTC của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ngày 23 tháng 3 năm 1972 hƣớng dẫn xét xử về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng, mặc dù đến nay thông tƣ này đã không còn phù hợp nhƣng có thể thấy trong trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm của ngƣời mới trƣởng thành trong thông tƣ này đƣợc quy định có bƣớc tiến bộ hơn pháp luật hiện hành và chúng ta có thể xem xét vận dụng vào trong thực tiễn. Và pháp luật hiện hành nên sửa đổi theo hƣớng tiến bộ này. Theo thông tƣ 173-TANDTC quy định: “Người đã đủ 18 tuổi, mới trưởng thành, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà mình gây ra. Nếu họ chưa có công việc làm, chưa có thu thập hay tài sản đáng kể, thì Toà án vẫn xác định trách nhiệm của họ về việc bồi thường thiệt hại, nhưng cho hoãn việc thi hành án cho đến khi có việc làm, có thu nhập”. Việc sửa đổi nhƣ vậy sẽ có thể đảm bảo một cách tƣơng đối cho cả quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị thiệt hại, đồng thời giảm sức ép về tài chính cho ngƣời gây thiệt hại. Với nguyên tắc vừa kiến nghị trên sẽ đảm bảo rằng khả năng thực thi pháp luật đƣợc cao hơn, từ đó đảm bảo công bằng cho cả hai bên, đó là bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại. 3.2 Quy định của pháp luật về xác định thiệt hại chƣa đầy đủ Trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân cao, hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đã quy GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 40 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN định một cách hợp lý về xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề mà pháp luật vẫn chƣa quy định rõ. Thứ nhất, đối với thiệt hại về vật chất. Thiệt hại về vật chất là những mất mát, tổn thất thực tế và phải tính đƣợc thành tiền. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cách xác định thiệt hại và mức bồi thƣờng trong trƣờng hợp tài sản bị xâm phạm đã đƣợc quy định khá chi tiết. Cụ thể tại Điều 608 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm: 1. Tài sản bị mất; 2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; 3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; 4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.” Tuy nhiên, trên thực tế có những thiệt hại về tài sản rất khó xác định khi có thiệt hại xảy ra. Chẳng hạn trong tình huống sau đây: Chiều ngày 9/4/2014, tại ấp 3, xã Long Hậu. huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đã xảy ra cháy lớn, thiêu rụi hàng chục sạp hàng và nhà trọ quanh Khu công nghiệp Long Hậu. Nhiều ngƣời dân chứng kiến kể lại, ngọn lửa phát ra tại một vựa ve chai cạnh khu công nghiệp. Phát hiện, chủ vựa cùng với các hộ kinh doanh tạp hoá bên cạnh nhanh chóng dùng bình chữa cháy mini và nƣớc dập lửa nhƣng bất thành, do bên trong vựa phế liệu có nhiều vật dễ cháy: cạc tông, vỏ dây điện, chai nhựa… Đến 13 giờ 20, gió lớn khiến lửa lan sang các ki ốt và một số phòng trọ ở bên cạnh. Lực lƣợng chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trƣờng, triển khai nhiều phƣơng án dập lửa. Đến 15 giờ cùng ngày, đám cháy đƣợc dập tắt hoàn toàn. Vụ cháy không gây thƣơng vong về ngƣời nhƣng đã thiêu rụi 5 nhà dân, 33 sạp ki ôt của 26 hộ kinh doanh, hơn 30 phòng trọ của công nhân.23 Trong tình huống này, chủ vựa ve chai phải bồi thƣờng thiệt hại cho chủ của 5 nhà dân, chủ 33 sạp ki ôt của 26 hộ kinh doanh và chủ của hơn 30 phòng trọ của công nhân, và bồi thƣờng thiệt hại cho những công nhân sống trong 30 phòng trọ đó. Trong đó, việc bồi thƣờng cho chủ nhà trọ gặp một số trở ngại, bởi vì thiệt hại về những căn phòng trọ thì dễ dàng xác định đƣợc mức thiệt hại để bồi thƣờng, nhƣng còn những khoản thu nhập từ việc cho thuê phòng trọ thì rất khó xác định đƣợc. Để xác định đƣợc thiệt hại một cách tƣơng đối chính xác thì cần phải tốn nhiều thời gian cho việc xác định. Xác định những khoản thu nhập từ việc cho thuê phòng trọ là việc xác định xem trƣớc khi xảy ra vụ cháy, chủ nhà trọ đã cho thuê đƣợc bao nhiêu phòng trong số những phòng đã bị cháy, xác định số tiền cho thuê mỗi tháng là bao nhiêu, thời gian cho thuê là bao lâu. Ngoài ra, đối với những ngƣời thuê phòng trọ nhƣng chƣa xác định đƣợc là sẽ thuê phòng trong thời gian 23 Tuấn Vũ, Đoàn Minh, Long An: Cháy gần KCN Long Hậu, hơn 60 nhà dân, ki ôt, phòng trọ bị thiêu rụi, Báo điện tử Sài Gòn Giải phóng, 2014, http://www.sggp.org.vn/chaynoantt/2014/4/345765/, [truy cập ngày 28-10-2014]. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 41 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN bao lâu, hoặc là không có ý định dọn đi, nhƣng do vụ cháy xảy ra nên buộc họ phải dời đi, làm cho chủ nhà trọ mất thêm khoản thu nhập trong tƣơng lai mà họ sẽ nhận đƣợc, cho nên việc xác định thời gian thuê bao lâu là việc rất khó, điều này sẽ gây thiệt hại nặng đối với chủ nhà trọ. Nguyên nhân của vấn đề tồn tại ở đây là do pháp luật chƣa có các văn bản hƣớng dẫn cụ thể về việc xác định thiệt hại về vật chất, dẫn đến việc xác định chậm trễ, ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời bị thiệt hại. Thứ hai, pháp luật dân sự hiện hành quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm thì chỉ đƣợc bồi thƣờng về vật chất chứ không nhƣ những thiệt hại do xâm phạm uy tín, danh dự, sức khỏe, tính mạng (những thiệt hại này đƣợc xem xét bồi thƣờng cả thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần). Thiệt hại về tinh thần là sự thiệt hại các giá trị tinh thần, tình cảm hoặc suy sụp về tâm lý của cá nhân bị hành vi trái pháp luật gây nên. Tuy nhiên, trên thực tế có một số trƣờng hợp tài sản bị thiệt hại làm ảnh hƣởng đến tinh thần của ngƣời bị thiệt hại, nhƣng theo luật thì thiệt hại tinh thần trong trƣờng hợp tài sản bị xâm phạm sẽ không đƣợc bồi thƣờng. Chẳng hạn nhƣ trong tình huống sau đây: Vụ hỏa hoạn lớn, xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 tối ngày 26-1-2014 tại dãy nhà trọ nằm trong hẻm 423/34 Lạc Long Quân (P5, Q.11, TP.HCM), làm 12 phòng trọ trong dãy nhà cho thuê 31 phòng bị lửa thiêu, trong đó hai phòng cháy hoàn toàn, 10 phòng cháy nham nhở, gây thiệt hại lớn về tài sản. Theo một số nhân chứng, thời điểm trên họ phát hiện khói lửa bốc lên tại một phòng trọ, liền hô hoán mọi ngƣời dập lửa. Tuy nhiên do cửa khóa kín nên việc tiếp cận khó khăn, chẳng mấy chốc ngọn lửa đã lan sang những phòng khác và bốc cao, công tác chữa cháy tại chỗ đành bất lực. Nhận tin báo, cảnh sát Phòng cháy chữa cháy nhanh chóng đến hiện trƣờng, phun nƣớc từ xe cứu hỏa dập tắt ngọn lửa nhanh chóng. Đƣợc biết, dãy nhà trọ trên là của bà Trần Thị Lành, căn phòng phát hỏa do một ngƣời thuê ở nhƣng đã khó cửa về quê ăn tết. Nhiều ngƣời thuê dãy nhà trọ này bốc chốc trắng tay, đồ đạc, quà cáp, tiền bạc chuẩn bị sẵn để mang về quê ăn tết đã hóa thành tro bụi hoặc hƣ hỏng.24 Trong tình huống trên, vụ cháy xảy ra không những gây thiệt hại về tài sản cho chủ nhà trọ, những ngƣời sống trong các phòng trọ bị cháy mà còn ảnh hƣởng đến tinh thần của họ. Trƣớc khi xảy ra vụ cháy, mọi ngƣời trong khu trọ đều chuẩn bị một tinh thần phấn khởi, háo hức để về quê ăn tết. Nhƣng sau khi xảy ra vụ cháy thì mọi tinh thần phấn khởi, háo hức ban đầu đã không còn nữa mà thay vào đó là cả một sự đau buồn, vì tất cả đồ đạc, quà cáp, tiền bạc dành dụm đƣợc lại bị cháy thành tro bụi chỉ trong một đêm. Cho nên có thể nói thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cũng ảnh hƣởng rất lớn đến tinh thần của chủ sở hữu tài sản đó. Sự thiệt hại đó, sự mất mát đó ảnh hƣởng đến tinh thần, khả năng tiếp tục làm việc của họ. 24 TP HCM, cháy dữ dội 12 phòng trọ trong đêm, https://tinngan.vn/TP-HCM-chay-du-doi-12-phong-tro-trongdem_1-0-446892.html, [truy cập ngày 29-10-2014]. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 42 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN Ngoài ra, cũng có một số trƣờng hợp khác về việc tài sản bị xâm phạm làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tinh thần của ngƣời bị thiệt hại. Chẳng hạn nhƣ tài sản bị xâm phạm là những vật mang giá trị kỷ niệm, có ý nghĩa quan trọng đối với chủ sở hữu tài sản đó (có thể là máy vi tính, điện thoại lƣu giữ những hình ảnh của ngƣời thân, hoặc có thể tài sản là những món quà kỷ niệm do những ngƣời yêu thƣơng tặng, hoặc là vật gia truyền từ đời này sang đời khác,…) hoặc là những tài sản là vật nuôi, thú cƣng mà nếu bị ngƣời khác xâm phạm thì ngƣời bị thiệt hại sẽ rất buồn, không những buồn vì giá trị của tài sản bị thiệt hại mà hơn hết là buồn vì giá trị tinh thần đã bị ngƣời khác xâm phạm. Ví dụ: Theo đơn kiện, ông D. giãi bày bản thân ông rất yêu chim và muốn ƣơm thật nhiều giống quý. Bảy quả trứng chim trên cũng là giống quý nên ông không muốn đem ra lò ấp vì sợ khi trứng nở, chim non bị bắt trộm. Do vậy ông quyết định tự mình ƣơm giống. Theo kinh nghiệm dân gian, ông đã nhờ ngƣời hàng xóm và chỉ nhờ vùi trứng chim vào cám gạo, một ngày sau sẽ tới lấy còn các công đoạn khác ông tự làm. Ông B. tự ý đƣa trứng ra khỏi cám gạo và bắt chim mẹ tự ấp là làm sai công đoạn và trái với mong muốn của ông dẫn tới trứng chim bị hƣ, chim mẹ bị rụng lông do chƣa kịp thích nghi với môi trƣờng lồng ấp. Trong việc này, ông B. có lỗi hoàn toàn nên phải bồi thƣờng 100 triệu đồng, trong đó 70 triệu đồng tiền trứng chim và 30 triệu đồng là chi phí chạy chữa cho chú chim rụng lông. Giá trị bồi thƣờng này bao gồm cả tổn thất tinh thần mà ông phải gánh chịu khi các tài sản trên bị ảnh hƣởng. Trƣớc các yêu cầu trên của nguyên đơn, phía ông B. trƣớc sau không đồng ý. Ông phản đối kịch liệt vì cho rằng yêu cầu quá phi lý. Chim kiểng thì ông không đền còn số trứng hƣ thì ông chỉ bồi thƣờng theo giá bán ngoài thị trƣờng...25 Cho dù trên thực tế thực chất khi tài sản bị xâm phạm thì cũng ảnh hƣởng đến tinh thần của ngƣời bị thiệt hại nhƣng pháp luật không có quy định là thiệt hại tinh thần trong trƣờng hợp này sẽ đƣợc bồi thƣờng mà chỉ quy định bồi thƣờng về vật chất. Kiến nghị: Thứ nhất, trong Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định cách xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là bao gồm tài sản bị mất; tài sản bị hủy hoại hoặc bị hƣ hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Tuy nhiên, cách xác định rõ thế nào là tài sản bị mất; tài sản bị hủy hoại hoặc bị hƣ hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại,…thì Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP không có quy định hƣớng dẫn. Mà trong Nghị quyết 03/2006/NQHĐTP chỉ hƣớng dẫn cụ thể về cách xác định thiệt hại do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhâ phẩm, uy tín bị xâm phạm chứ không có hƣớng dẫn cụ thể cách xác định thiệt hại do 25 Dƣơng Hằng, Kiện đòi bạn 100 triệu vì làm hỏng chim, Báo điện tử Việt Báo, 2012, http://vietbao.vn/Xahoi/Kien-doi-ban-100-trieu-vi-lam-hong-chim/55463515/157/, [truy cập ngày 29-10-2014]. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 43 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN tài sản bị xâm phạm. Đây là một thiếu sót của pháp luật, nếu đã hƣớng dẫn thì phải hƣớng dẫn hết. Sự thiếu sót này dẫn đến việc khó khăn trong quá trình xác định thiệt hại, ảnh hƣởng đến việc giải quyết vụ án, làm cho vụ án phải kéo dài do thời gian bồi thƣờng kéo dài, gây ảnh hƣởng đến cuộc sống của ngƣời bị thiệt hại. Do đó, để cho việc xác định thiệt hại đƣợc dễ dàng hơn thì pháp luật phải có văn bản hƣớng dẫn cụ thể về vấn đề xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm đến tài sản gây ra. Nếu nhƣ có văn bản hƣớng dẫn cụ thể thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Tòa án giải quyết vụ án đƣợc nhanh chóng hơn và đảm bảo sự công bằng cho các bên đƣơng sự. Thứ hai, đối với vấn đề thiệt hại do tài sản bị xâm phạm chỉ đƣợc bồi thƣờng về vật chất. Nhƣ đã phân tích ở phần trên, rõ ràng thiệt hại về tinh thần không hoàn toàn bị loại trừ khi tài sản bị xâm phạm. Vì có một số trƣờng hợp tài sản đó là vật có giá trị kỷ niệm lớn đối với ngƣời bị thiệt hại, hoặc là những tài sản có giá trị tinh thần đặc biệt quan trọng, mà khi bị một chủ thể khác xâm phạm đến thì ngƣời bị thiệt hại sẽ bị chấn động về tinh thần, làm ảnh hƣởng đến khả năng làm việc của họ. Cho nên vấn đề bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần đƣợc đặt ra. Ở nƣớc ngoài, chẳng hạn nhƣ ở Pháp, bên cạnh chấp nhận bồi thƣờng thiệt hại về vật chất, Tòa án không hiếm cơ hội buộc ngƣời xâm phạm tài sản bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần khi ai đó làm chết động vật gần gũi với ngƣời nhƣ chó, ngựa đua. Ở châu Âu, về quyền con ngƣời đã cho rằng, thiệt hại về tinh thần có thể tồn tại khi tài sản bị xâm phạm.26 Nhƣ vậy, một số nƣớc khác cũng đã chấp nhận việc bồi thƣờng thiệt hại tinh thần trong một số trƣờng hợp tài sản bị xâm phạm. Đó là một bƣớc tiến quan trọng trong pháp luật của họ. Giá trị tinh thần của con ngƣời cần đƣợc đặt lên trên giá trị vật chất, bởi vì con ngƣời có tinh thần thì mới dễ làm ra vật chất đƣợc. Không phải tài sản nào bị xâm phạm cũng gây thiệt hại về tinh thần, do đó tùy vào từng trƣờng hợp cụ thể mà Tòa án nên chấp nhận sự thiệt hại về tinh thần và cho ngƣời bị thiệt hại quyền yêu cầu bồi thƣờng. Do đó kiến nghị rằng pháp luật Dân sự Việt Nam nên quy định về việc bồi thƣờng thiệt hại tinh thần trong trƣờng hợp tài sản bị xâm phạm để đảm bảo tối đa quyền lợi của ngƣời bị thiệt hại. 3.3 Xác định mức bồi thƣờng chƣa hợp lý Đối với giải quyết bồi thƣờng thiệt hại nói chung và bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm nói riêng thì việc thu thập chứng cứ, xác định thiệt hại có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì đó là cơ sở để Tòa án quyết định bên gây thiệt hại có phải bồi thƣờng cho bên bị thiệt hại không và mức bồi thƣờng là bao nhiêu. Từ đó giúp cho Tòa án giải quyết vụ án dân sự đƣợc chính xác và khách quan. Tuy nhiên, trên thực tế đã xảy ra nhiều trƣờng hợp chƣa thu thập đủ tài liệu, chứng cứ, xác định mức thiệt hại mà tòa án 26 Đỗ Văn Đại, Bồi thường thiệt hại về tinh thần trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ II tháng 82008, số 16, tr.21. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 44 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN vẫn ra phán quyết, dẫn đến việc đƣa ra quyết định sai, khiến cho các bên đƣơng sự không phục. Cụ thể ở ví dụ sau: Ví dụ: Đêm ngày 17.8.2008, khi thấy trâu nhà ông Lê Mai đứng cạnh chuồng trâu nhà mình, còn trâu của nhà ở trong chuồng lịch kịch, ông Lê Trọng ở thôn Nam An Sơn, xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam đã gọi ông Mai dắt trâu về. Sáng hôm sau, ông Trọng phát hiện trâu nhà mình bị gẫy một cái sừng bên phải. Cùng ngày hôm đó, sau khi đã mời công an xã đến lập biên bản ghi nhận sự việc, ông Trọng đã kêu ngƣời mổ trâu bán đƣợc 6 triệu đồng. Cho rằng do trâu nhà ông Mai gây nên, ông Trọng đã yêu cầu đòi bồi thƣờng thiệt hại (ông Trọng tính giá trị con trâu hơn 14 triệu đồng, nay chỉ bán đƣợc 6 triệu đồng. Nên ông Mai phải bồi thƣờng 8 triệu đồng cho chiếc sừng trâu bị gẫy. Trƣớc đấy, ở Hội đồng hòa giải của xã, ông Trọng đã nói: con trâu nhà ông là trâu đang chửa, sinh lợi, mỗi năm trâu mẹ đẻ trâu con. Chƣa kể vào vụ đi cày thuê, ít nhất cũng đƣợc vài trăm nghìn đồng. Khi trâu bị gẫy sừng, nó sẽ giảm sức khỏe, nên đành phải mổ bán lấy thịt…). Vì không thống nhất đƣợc cách giải quyết, ông Trọng đã làm đơn lên Tòa án nhân dân huyện Hiệp Đức yêu cầu giải quyết vụ việc. Kết quả Tòa tuyên ông Lê Mai phải bồi thƣờng cho ông Trọng 4, 8 triệu đồng tiền thiệt hại cho con trâu. Bản án này ngay lập tức bị ông Lê Mai kháng cáo.27 Xét ở vụ án trên, rõ ràng là ông Trọng cũng nói là thấy trâu nhà ông Lê Mai đứng cạnh chuồng trâu nhà mình chứ ông Trọng không hề thấy con trâu của ông Mai làm cho con trâu của mình bị gẫy sừng. Theo Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định: “Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp… Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó”. Nhƣ vậy, việc ông Trọng yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Hiệp Đức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ông Trọng phải đƣa ra đƣợc những tài liệu, chứng cứ khách quan để chứng minh đƣợc trâu của gia đình mình bị gẫy sừng là do con trâu của gia đình ông Mai trực tiếp gây ra. Nếu sáng hôm sau, ông mới phát hiện thấy chiếc sừng trâu của gia đình ông bị gẫy, trong khi trâu của ông ở trong chuồng, trâu nhà ông Mai ở ngoài từ tối hôm trƣớc, rồi nghĩ rằng sừng trâu của gia đình ông đã do con trâu nhà ông Mai làm gẫy, rồi yêu cầu bồi thƣờng 8 triệu đồng là không có căn cứ. Bởi xét về thời gian cũng nhƣ hiện trƣờng, không ai trực tiếp chứng kiến hai con trâu đang chọi nhau, ông Trọng chỉ phát hiện ra tiếng động lịch kịch, khi ra thấy con trâu của ông Mai đứng ở ngoài. Ngoài việc con trâu của nhà ông Trọng bị gẫy sừng, không thấy mô tả có 27 Thiên Long, Thông tin pháp luật Dân sự, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gia súc gây thiệt hại: vụ án… con trâu gẫy sừng ở Hiệp Đức (Quảng Nam), quyết định của Tòa án thiếu thuyết phục, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/11/05/1918/#more-5398, [truy cập ngày 30-10-2014]. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 45 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN những thƣơng tích nào khác. Giả sử trâu nhà ông Mai có làm gẫy sừng trâu nhà ông Trọng tối hôm trƣớc là có thật, thì việc ông Trọng gọi ngƣời đến mổ trâu và bán đƣợc 6 triệu đồng, sau đó bắt đền ông Mai phải bồi thƣờng cũng chƣa hợp lý. Bởi trâu nhà ông là trâu nuôi, để cày mà gẫy sừng, trâu không bị chết thì không ảnh hƣởng lắm đến cày kéo và sinh nở. Nhƣng ngƣời giết trâu là ông Trọng chứ không phải là trâu của ông Mai, nên lý do mà ông Trọng đƣa ra để buộc ông Mai bôi thƣờng là không hợp lý. Khi thấy trâu nhà mình bị gẫy một sừng bên phải, ông Trọng đã gọi công an xã đến lập biên bản về chiếc sừng bị gẫy, ông Mai có thừa nhận trâu nhà mình làm gẫy sừng trâu nhà ông Trọng không? Trong khi hai bên vẫn chƣa thoả thuận đƣợc việc bồi thƣờng, căn cứ nào ông Trọng cho rằng trâu nhà mình trị giá 14 triệu và con trâu này đã đƣợc đem ra định giá chƣa? Từ các căn cứ trên cho thấy, việc trâu gẫy sừng chƣa làm rõ nguyên nhân, Toà đã vội buộc ông Mai phải bồi thƣờng cho ông Trọng 4, 8 triệu đồng, nhƣ vậy là không hợp lý. Đấy là chƣa kể đến những nguyên nhân làm trâu bị gẫy sừng: trƣớc hôm bị gẫy sừng, trâu nhà ông Trọng va chạm với trâu nào khác không; Sừng trâu nhà ông Trọng có bị hà, nứt, rạn… không? Trâu nhà ông Trọng có bị đau bụng, cà sừng vào toang, chuồng hay không? Đây rất có thể là nguyên nhân dẫn đến sừng trâu bị gẫy. Hơn nữa, trâu này không phải là trâu chọi, chỉ là trâu cày và sinh nở, nếu gẫy sừng cũng không ảnh hƣởng nhiều đến sức khỏe và cày kéo nếu trâu vẫn sống. Nhƣ voi ở Tây Nguyên còn bị cƣa ngà, vẫn chở gỗ bình thƣờng, trâu bị cƣa sừng vẫn sống, kéo cày tốt. Do đó, việc Tòa án nhân dân huyện Hiệp Đức tuyên án buộc ông Lê Mai phải bồi thƣờng cho ông Trọng 4,8 triệu đồng là không hợp lý. Vì trong trƣờng hợp này chƣa khẳng định chính xác là con trâu của ông Lê Mai có làm gẫy sừng con trâu của ông Trọng hay không nên Tòa tuyên án nhƣ vậy là thiếu tính thuyết phục. Bởi ngƣời yêu cầu khởi kiện đã đƣa ra thiếu chứng cứ khách quan, còn tòa tuyên đã không dựa vào căn cứ pháp lý để giải quyết vụ kiện. Nhƣ vậy, từ ví dụ trên có thể thấy đƣợc công tác xét xử của Tòa án thực sự có vấn đề, Tòa án thụ lý giải quyết vụ án mà lại không xác định rõ nguyên nhân thực hƣ nhƣ thế nào, không có gì để chứng minh con trâu của ông Mai làm gẫy sừng trâu của ông Trọng, và không xem xét nguyên nhân làm cho con trâu của ông Trọng vì sao lại chết. Thực tế ngƣời giết con trâu là ông Trọng, cho dù trâu của ông Mai có làm gẫy sừng trâu của ông Trọng thì cũng đâu dẫn đến việc con trâu của ông Trọng phải chết. Do đó Tòa xử nhƣ vậy là hoàn toàn thiếu căn cứ, và đồng thời đã thể hiện đƣợc sự thiếu sót của Tòa án trong việc giải quyết vụ án dân sự. Vậy thì nguyên nhân của vấn đề này là nằm ở đâu? Có thể là do số lƣợng vụ án quá nhiều nên khiến cho cán bộ Tòa án giải quyết qua loa, thiếu trách nhiệm. Hay cũng có thể là vì lợi ích nào đó mà làm cho ngƣời giải quyết vụ án nghiên về một bên, làm ảnh GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 46 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN hƣởng quyền và lợi ích của bên kia. Hoặc cũng có thể là ngƣời giải quyết vụ án là ngƣời không có năng lực, không có khả năng nên mới đƣa ra quyết định sai,… Cho dù là vì lý do gì thì vẫn không nên để tình trạng này tiếp tục kéo dài, nếu nhƣ lại gây ra thêm một vài vụ án nhƣ vậy nữa thì ngành Tòa án thật sự khó ăn nói với ngƣời dân. Kiến nghị: Trên thực tế, án dân sự luôn chiếm tỷ lệ cao nhất và phức tạp nhất trong tất cả các loại án, bởi vì chỉ cần một sơ xuất nhỏ thôi là đã có thể bị kéo vào một vụ án dân sự rồi. Án dân sự là một loại án rất khó giải quyết, cho nên để đảm bảo vụ án đƣợc giải quyết một cách khách quan và chính xác thì một yêu cầu đƣợc đặt ra đó là đòi hỏi các Thẩm phán và cán bộ Tòa án phải tích cực chủ động trong việc xác minh sự thật, kiểm tra, đánh giá những vấn đề quan trọng làm cơ sở cho việc giải quyết, tăng cƣờng hỏi tại phiên tòa nhằm tạo điều kiện cho ngƣời tham gia phiên tòa trình bày, chứng minh và tranh luận, nhƣ vậy sẽ đảm bảo rằng tòa án công bằng đứng giữa hai bên. Ngoài ra, hiện nay số lƣợng thẩm phán ở các Tòa án còn thiếu và còn yếu, nên đề xuất mở rộng thêm nguồn thẩm phán. Bên cạnh đó cần phải xem xét đến vấn đề tiền lƣơng và địa vị của Thẩm phán. Nếu có thể đảm bảo cho họ có mức sống cao trong xã hội thì mới thu hút đƣợc những ngƣời có năng lực. Có nhƣ vậy thì việc xét xử mới đảm bảo tính công bằng, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Nếu một thẩm phán am hiểu pháp luật và tận tâm với nghề thì sẽ hạn chế rất nhiều những sai sót khi giải quyết vụ án. 3.4 Khó khăn trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng do ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi gây ra trong thời gian học ở trƣờng Mặc dù luật quy định trách nhiệm bồi thƣờng thuộc về cha, mẹ và ngƣời giám hộ của ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi gây thiệt hại, nhƣng trong trƣờng hợp ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi gây thiệt hại cho ngƣời khác trong thời gian học tại trƣờng thì trƣờng học phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng. Theo khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra”. Theo quy định này thì trách nhiệm của nhà trƣờng đƣợc xác định đối với những thiệt hại do học sinh đang trong thời gian học ở trƣờng gây ra, quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà trƣờng trong việc quản lý học sinh (dƣới mƣời lăm tuổi). Nếu nhà trƣờng chứng minh đƣợc họ không có lỗi thì cha, mẹ, ngƣời giám hộ phải có trách nhiệm bồi thƣờng.28 Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra nhiều trƣờng hợp ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi đang trong thời gian học ở trƣờng gây thiệt hại về tài sản cho ngƣời khác (chẳng hạn nhƣ trong lúc học thể dục vô tình đá quả bóng làm bể cửa kính của một ngôi nhà gần trƣờng học, hoặc là trong lúc đùa giỡn với bạn bè đã làm hƣ hại đến tài sản của bạn,…). Thay vì 28 Bộ luật Dân sự năm 2005, điều 621, khoản 3. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 47 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN theo luật thì ngƣời bị thiệt hại (hoặc đại diện của ngƣời bị thiệt hại) sẽ yêu cầu nhà trƣờng bồi thƣờng thiệt hại, nhƣng ngƣời bị thiệt hại (hoặc đại diện của ngƣời bị thiệt hại) lại yêu cầu cha, mẹ của ngƣời gây thiệt hại phải bồi thƣờng. Trong thực tế ngày nay, việc ngƣời chƣa thành niên mà có hành vi gây thiệt hại đến tài sản của ngƣời khác thì ngƣời bị thiệt hại sẽ kiện chính cha, mẹ của ngƣời gây thiệt hại để đòi bồi thƣờng chứ ít khi nào ngƣời bị thiệt hại kiện đòi nhà trƣờng bồi thƣờng. Nguyên nhân của việc xác định không đúng chủ thể có trách nhiệm bồi thƣờng có thể là do ngƣời dân còn ít hiểu biết về pháp luật, từ đó dẫn đến việc đòi bồi thƣờng sai đối tƣợng. Thêm một bất cập nữa là, theo Bộ luật Dân sự 2005, quy định tại Điều 621 dễ gây ra sự nhầm lẫn, trên phần tiêu đề thì viết rõ là “Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý”. Nhƣng trong khoản 1 điều này lại chỉ quy định là nhà trƣờng có trách nhiệm bồi thƣờng khi ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi đang trong thời gian học tại trƣờng mà gây thiệt hại. Vậy thì khi ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi trong chuyến tham quan do trƣờng tổ chức, hoặc là trong tiết học ngoại khóa mà địa điểm học không phải ở trƣờng mà gây thiệt hại về tài sản cho ngƣời khác thì ai sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng? Bởi vì theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự thì nhà trƣờng chỉ chịu trách nhiệm bồi thƣờng khi ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi “trong thời gian học tại trƣờng” mà gây thiệt hại thôi. Trong khi đó các trƣờng hợp đặt ra ở trên không phải là trong thời gian học tại trƣờng. Tuy nhiên, “Thời gian trực tiếp quản lý” là thời hạn trong đó nhà trƣờng theo quy định về nghề nghiệp có nghĩa vụ giáo dục mà họ đã không thực hiện chức năng của họ, do lỗi quản lý không tốt để ngƣời không có năng lực hành vi, ngƣời dƣới 15 tuổi gây ra thiệt hại cho ngƣời khác, nhà trƣờng phải có nghĩa vụ quản lý học sinh trong các khoảng thời gian nhƣ: thời gian học chính khóa tại trƣờng, thời gian học ngoại khóa hoặc lao động, vui chơi, giải trí và các hoạt động khác do nhà trƣờng tổ chức. Rõ ràng trong các trƣờng hợp đó thì nhà trƣờng vẫn đang thực hiện trách nhiệm quản lý của mình đối với học sinh. Theo quy định của pháp luật hiện nay, việc xác định trách nhiệm bồi thƣờng do ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi gây ra trong thời gian học ở trƣờng, tùy vào trƣờng hợp mà có nhiều hƣớng giải quyết, gây khó khăn trong việc xác định chủ thể nào là ngƣời chịu trách nhiệm bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại. những chủ thể đó có thể là cha, mẹ, ngƣời giám hộ hoặc là nhà trƣờng của ngƣời gây thiệt hại hoặc là một chủ thể khác. Ví dụ: Em NTL ngụ quận Tân Bình (TP.HCM), 14 tuổi, học lớp 9. Thời gian học tại trƣờng, L. lẻn ra ngoài lấy xe máy của chú chạy, lấn trái gây tai nạn làm một ngƣời bị thƣơng nặng và xe cũng bị hƣ hỏng nặng. Khi giải quyết vụ đòi bồi thƣờng của nạn nhân, tòa rất mệt mỏi bởi phải xác định trách nhiệm của nhiều bên với nhiều tình huống. Một vụ việc mà có bốn hƣớng giải quyết sau: GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 48 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN - Nếu ngƣời chú không có lỗi trong việc để cho em L. lấy xe, trƣờng học có lỗi trong việc quản lý em thì trƣờng học phải bồi thƣờng. - Nếu ngƣời chú không có lỗi trong việc để cho em L. lấy xe, trƣờng học không có lỗi trong việc quản lý em thì cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ của em phải bồi thƣờng. - Nếu ngƣời chú có lỗi trong việc để cho em L. lấy xe, trƣờng học không có lỗi trong việc quản lý em thì ngƣời chú phải liên đới với cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ của em để bồi thƣờng. - Nếu ngƣời chú có lỗi để cho em L. lấy xe, trƣờng học cũng có lỗi trong việc quản lý thì ngƣời chú phải liên đới với trƣờng học để bồi thƣờng.29 Chỉ có một vụ việc mà có đến bốn hƣớng giải quyết. Từ ví dụ trên ta có thể thấy rằng việc xác định lỗi để quy trách nhiệm bồi thƣờng thuộc về chủ thể nào là một việc khá phức tạp, chỉ cần sơ xuất một chút thôi là kết quả giải quyết sẽ khác ngay. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi gây ra trong thời gian học tại trƣờng là một trong những trƣờng hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm nói riêng, nên theo Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm chỉ phát sinh khi có bốn yếu tố: phải có thiệt hại xảy ra; phải có hành vi trái pháp luật; phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật; phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của ngƣời gây thiệt hại. Trong trƣờng hợp này thì lỗi không đƣợc xem xét đối với ngƣời gây thiệt hại, mà lỗi đƣợc xác định là do ngƣời quản lý của ngƣời gây ra thiệt hại. Nhƣ vậy, việc xác định lỗi trong trƣờng hợp này là rất khó đối với Thẩm phán và các cán bộ ngành Tòa án. Vì vậy, Thẩm phán và các cán bộ ngành Tòa án cần phải thận trọng trong việc xác định chính xác trong trƣờng hợp này chủ thể nào là ngƣời có lỗi, ngƣời nào có lỗi thì buộc ngƣời đó phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng. Nếu trong tình huống trên mà có nhiều chủ thể cùng có lỗi thì họ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thƣờng. Trong thực tiễn xét xử có rất nhiều trƣờng hợp Tòa án khi giải quyết vụ kiện về bồi thƣờng do ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi gây ra trong thời gian học tại trƣờng thì trách nhiệm bồi thƣờng thuộc về cha, mẹ của ngƣời gây thiệt hại chứ không phải của nhà trƣờng, trong khi trƣờng hợp đó đáng lẽ ra trách nhiệm bồi thƣờng phải là của nhà trƣờng chứ không phải của cha, mẹ ngƣời gây thiệt hại. 29 Một vụ việc, bốn hướng giải quyết, Báo điện tử Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2011, http://plo.vn/phap-luatchu-nhat/boi-thuong-trong-tai-nan-giao-thong-roi-ram-133105.html, [truy cập ngày 1-11-2014]. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 49 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN Kiến nghị: Qua nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật dân sự Việt Nam có thể thấy cho đến nay, việc xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là một vấn đề phức tạp. Các quy định pháp luật có liên quan đến bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm nhƣng chậm phát triển hơn so với sự phát triển của xã hội hiện nay. Tuy nhiên, không thể phủ nhận ý nghĩa quan trọng của nó trong việc hạn chế sự xâm phạm đến tài sản của chủ thể khác. Trong pháp luật Dân sự hiện nay, việc xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của ngƣời dƣời mƣời lăm tuổi đang học ở trƣờng chƣa cụ thể. Vì vậy, cần rà soát lại toàn bộ các quy định của pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm nói riêng. Sửa đổi nếu nội dung không còn phù hợp với thực tế, bổ sung và ban hành các văn bản mới nếu thiếu nhằm đảm bảo cho việc xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi gây thiệt hại đƣợc dễ dàng và chính xác hơn. Trong quy định tại khoản 1 Điều 621 quy định về mặt câu chữ dễ gây ra sự hiểu lầm, nên kiến nghị thay cụm từ “trong thời gian học tại trƣờng” thành cụm từ “trong thời gian nhà trƣờng trực tiếp quản lý” giống với tiêu đề của điều này, nhƣ vậy sẽ rõ ràng hơn. Đồng thời, để tránh trƣờng hợp ngƣời bị thiệt hại khởi kiện không đúng theo quy định của pháp luật và để ngƣời dân hiểu đƣợc pháp luật thì cần phải tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho toàn xã hội một cách rộng rãi và hợp lý bằng các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo, tivi, đài phát thanh, hoặc có thể tổ chức các buổi tọa đàm pháp luật tại các địa phƣơng, các trƣờng học… Ngoài ra, đối với những ngƣời đại diện Nhà nƣớc thực thi pháp luật thì cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm, tuân thủ pháp luật, tổ chức những lớp tập huấn chuyên môn, lớp chuyên sâu về nghề nghiệp pháp lý. Chỉ có nhƣ vậy thì việc áp dụng pháp luật của ngành Tòa án mới đúng và chính xác. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 50 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN KẾT LUẬN Qua việc phân tích nhƣ ở các chƣơng, các mục ở phần trên ta thấy đƣợc rằng chế định bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm có vai trò rất quan trọng trong xã hội, bởi vì mọi công dân hầu nhƣ đều có tài sản, tài sản mà họ có đƣợc đều là do công sức mà họ làm ra, vì vậy pháp luật rất coi trọng những tài sản đó, giống nhƣ coi trọng sức lao động của công dân. Do đó pháp luật ban hành chế định này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân đối với tài sản của mình. Tuy nhiên, trong các quy định của pháp luật thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, dẫn đến việc áp dụng vào thực tiễn gặp một số khó khăn. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật không đƣợc phát huy công dụng một cách tối đa do các cán bộ Tòa án chƣa áp dụng triệt để các quy định này và kiến thức về pháp luật của ngƣời dân cũng chƣa cao. Do đó, để việc áp dụng pháp luật đƣợc thực hiện dễ dàng hơn mà vẫn đảm bảo quyền và lợi ích của các bên đƣơng sự, đồng thời để phát huy tối đa công dụng của các quy định pháp luật thì ngƣời viết có đƣa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiểu biết của ngƣời dân về pháp luật, rất mong có thể giúp đƣợc phần nào cho pháp luật dân sự nƣớc ta đƣợc hoàn thiện hơn, giúp cho ngành Tòa án giải quyết vụ án một cách nhanh chóng và chính xác hơn. GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 51 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO   Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp 2013 2. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) 3. Bộ luật tố tụng Dân sự 2004 4. Bộ luật Dân sự 2005 5. Luật Trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc năm 2009 6. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng  Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật khác 7. Hiến Pháp năm 1946 8. Hiến pháp năm 1959 9. Hiến Pháp năm 1980 10. Hiến Pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) 11. Bộ luật dân sự năm 1995 12. Sắc lệnh số 90/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa cho phép sử dụng một số luật lệ ở Bắc – Trung – Nam 13. Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa quy định về việc sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật do chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành 14. Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng 15. Thông tƣ 173-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 23 tháng 3 năm 1972 hƣớng dẫn xét xử về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng  Danh mục sách, báo, tạp chí, luận văn 16. Báo điện tử Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Một vụ việc, bốn hướng giải quyết, 2011, http://plo.vn/phap-luat-chu-nhat/boi-thuong-trong-tai-nan-giao-thong-roi-ram133105.html, [truy cập ngày 1-11-2014] 17. Đỗ Văn Đại, Bồi thường thiệt hại về tinh thần trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ II tháng 8-2008, số 16 18. Dƣơng Hằng, Kiện đòi bạn 100 triệu vì làm hỏng chim, Báo điện tử Việt Báo, 2012, http://vietbao.vn/Xa-hoi/Kien-doi-ban-100-trieu-vi-lam-hong-chim/55463515/157/, [truy cập ngày 29-10-2014] 19. http://www.timtailieu.vn/tai-lieu/bai-luan-nang-luc-chiu-trach-nhiem-boi-thuongthiet-hai-cua-ca-nhan-do-gay-thiet-hai-ngoai-hop-dong-mot-so-van-de-ly-13886/, Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, [truy cập ngày 22-10-2014] 20. Nguyễn Minh Tuấn, Bình luận Khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tƣ pháp, 2014 21. Nguyễn Văn Cƣơng – Chu Thị Hoa, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4, 2005 22. Thanh Hiền, Sông Cầu: Hòa giải thành một vụ gây thiệt hại tài sản trên biển, Báo điện tử Phú Yên, 2008, http://www.baophuyen.com.vn/141/29992/song-cau--hoagiai-thanh-mot-vu-gay-thiet-hai-tai-san-tren-bien.html, [truy cập ngày 30-9-2014] 23. Tuấn Vũ, Đoàn Minh, Long An: Cháy gần KCN Long Hậu, hơn 60 nhà dân, ki ôt, phòng trọ bị thiêu rụi, Báo điện tử Sài Gòn Giải phóng, 2014, http://www.sggp.org.vn/chaynoantt/2014/4/345765/, [truy cập ngày 28-10-2014] 24. V.Hà, Chậm bồi thường thiệt hại ao nuôi cá, Báo điện tử Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, 2014, http://plo.vn/ban-doc/cham-boi-thuong-thiet-hai-ao-nuoi-ca473634.html, [truy cập ngày 20-10-2014] 25. Vân Trƣờng, Khổ vì “bom” dừa nhà hàng xóm, Báo điện tử Tuổi trẻ, 2014, http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20141007/kho-vi-bom-dua-nha-hangxom/655174.html, [truy cập ngày 20-9-2014]  Danh mục trang thông tin điện tử 26. Hồng Thúy, Thành phố Vinh, Hà Tĩnh: Thầy giáo đổ thuốc sâu vào ao nhà hàng xóm, http://thanhphovinh.gov.vn/?detail=7803&lang=1&ha-tinh:-thay-giao-dothuoc-sau-vao-ao-nha-hang-xom, [truy cập ngày 3-9-2014] 27. Hồng Tú, Vietpress, Chặt trụi vườn mãng http://vietpress.vn/2012111509348652p32c39/cha%CC%A3t-trui-vuonma%CC%83ng-ca%CC%80u.htm, [truy cập ngày 30-9-2014] cầu, 28. Ngô Huy Cƣơng, Thông tin pháp luật Dân sự, Trách nhiệm Dân sự - So sánh và phê phán, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/03/07/2420-2/, [truy cập ngày 05-82014] 29. Thiên Long, Thông tin pháp luật Dân sự, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gia súc gây thiệt hại: vụ án… con trâu gẫy sừng ở Hiệp Đức (Quảng Nam), quyết định của Tòa án thiếu thuyết phục, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/11/05/1918/#more-5398, [truy cập ngày 30-10-2014]  Danh mục các tài liệu khác 30. Nguyễn Xuân Đang, Về thiệt hại trong trách nhiệm http://www.vibonline.com.vn/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=718, ngày 05-9-2014] BTTHNHĐ, [truy cập 31. https://tinngan.vn/TP-HCM-chay-du-doi-12-phong-tro-trong-dem_1-0-446892.html, TP HCM, cháy dữ dội 12 phòng trọ trong đêm, [truy cập ngày 29-10-2014] [...]... phép tài sản mà gây thiệt hại cho tài sản nhƣ làm hủy hoại hoặc làm hƣ hỏng, cố ý gây hại đến tài sản của ngƣời khác 1.1.3 Khái niệm về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm 1.1.3.1 Định nghĩa Bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm là một phần của chế định bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng Bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là hình thức của trách nhiệm. .. ý xâm phạm đến tài sản của ngƣời khác và gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng Luật không nêu rõ khái niệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm là gì mà chỉ đƣa ra những căn cứ bồi thƣờng, nguyên tắc bồi thƣờng, xác định thiệt hại để bồi thƣờng, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm Bồi thƣờng thiệt. .. họ phải bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 15 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN CHƢƠNG 2 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM 2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Pháp luật quy định những biện pháp buộc ngƣời có hành vi vi phạm pháp... thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 13 SVTH: Lê Thị Ngọc Nữ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân sự VN thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm Còn đối với thiệt hại do tài sản bị xâm phạm thì đa số các thiệt hại đƣợc bồi thƣờng một lần nên ít có trƣờng hợp thay đổi mức bồi thƣờng 1.4 Vai trò của pháp luật trong việc quy định về quy định bồi thƣờng thiệt. .. ngoài hợp đồng do xâm phạm đến tài sản là loại trách nhiệm dân sự mang tính tài sản phát sinh khi có hành vi xâm phạm của con người với lỗi cố ý hoặc vô ý, mà gây thiệt hại đến tài sản của pháp nhân hoặc của chủ thể khác thì phải bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác 1.1.3.2 Đặc điểm Bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm là một loại trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài. .. về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng thì có bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng: có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật, phải có lỗi của ngƣời gây thiệt hại Bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm là một phần của chế định trách nhiệm bồi. .. Dân sự 1995 về bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm mang tính chất kế thừa và đồng thời phát triển một bƣớc quan trọng của pháp luật dân sự về bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm nói riêng và trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung Nói Bộ luật Dân sự 1995 mang tính kế thừa là ở chỗ những quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cũng không... đây là do có hành vi đổ thuốc sâu nên tôm trong ao đã bị chết; ông Lý là ngƣời gây thiệt hại với lỗi cố ý Về hậu quả: Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho ngƣời gây thiệt hại và khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản bị xâm phạm Việc bồi thƣờng thiệt hại sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho ngƣời bị thiệt hại Do đó,... sự quy định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về vật chất Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính đƣợc thành tiền do bên vi phạm gây ra, tổn thất về tài sản bao gồm tài sản bị mất; bị hủy hoại hoặc bị hƣ hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn... xâm phạm đến tài sản của ngƣời khác, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và tài sản bị thiệt hại, có lỗi của ngƣời gây thiệt hại Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp đặc biệt trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên, điển hình là các trƣờng hợp bồi thƣờng thiệt hại do tài sản gây ra Trong trƣờng hợp này thì chỉ cần có thiệt ... cầu bồi thƣờng thiệt hại hợp đồng tài sản bị xâm phạm Bồi thƣờng thiệt hại xâm phạm đến tài sản trách nhiệm dân sự, trách nhiệm tài sản, nhằm khôi phục tình trạng tài sản ngƣời bị thiệt hại hành... gây hại đến tài sản ngƣời khác 1.1.3 Khái niệm bồi thường thiệt hại hợp đồng tài sản bị xâm phạm 1.1.3.1 Định nghĩa Bồi thƣờng thiệt hại hợp đồng tài sản bị xâm phạm phần chế định bồi thƣờng thiệt. .. Nữ Bồi thường thiệt hại hợp đồng tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Dân VN CHƢƠNG CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM 2.1 Căn phát sinh trách nhiệm bồi

Ngày đăng: 03/10/2015, 17:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan