hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự

94 863 7
hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA: 2011 - 2015 Đề Tài HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN ĐẾN QUÁ TRÌNH XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ Giảng viên hướng dẫn: Th.S Mạc Giáng Châu Bộ môn Luật Tư Pháp Sinh viên thực hiện: Chiêm Thành Lâm MSSV: 5117399 Lớp: HG1165A1 Cần Thơ, 12/2014 LỜI CẢM ƠN  Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp và tham gia buổi báo cáo hôm nay, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Chính vì vậy, em xin được cám ơn chân thành đến thầy cô trường Đại học Cần Thơ, thầy cô thuộc khoa Phát Triển Nông Thôn, thầy cô thuộc khoa Luật đã tạo mọi điều kiện và luôn theo sát chúng em những năm học tập và nghiên cứu tại trường. Em xin được gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô Mạc Giáng Châu đã dành nhiều thời gian và tâm huyết tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã cùng em vượt qua khó khăn, giúp em có thêm động lực hoàn thành luận văn. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp tận tình từ thầy, cô và các bạn. Xin trân trọng cảm ơn! Cần Thơ, ngày 02 tháng 12 năm 2014 Người viết Chiêm Thành Lâm NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... .................................................. ...................................................................................................... .................................................. ...................................................................................................... ......................................................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN  .................................................. ...................................................................................................... .................................................. ...................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN, MỐI QUAN HỆ CỦA HỎI CUNG BỊ CAN VỚI QUÁ TRÌNH XÉT XỬ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ ........................................................................................ 4 1.1 Khái quát chung về hỏi cung bị can, các nội dung và khái niệm khác có liên quan .................................................................................................................... 4 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hỏi cung bị can................................................... 4 1.1.1.1 Khái niệm hỏi cung bị can ........................................................................ 4 1.1.1.2 Đặc điểm của hỏi cung bị can .................................................................. 6 1.1.2 Các nguyên tắc cần tuân thủ trong hỏi cung bị can........................................ 7 1.1.2.1 Nguyên tắc pháp chế................................................................................. 8 1.1.2.2 Nguyên tắc thận tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.................................................................................................. 10 1.1.2.3 Nguyên tắc thận trọng, coi trọng chứng cứ, không dễ tin lời cung, lời khai của bị can phải được thẩm tra, xác minh đảm bảo tính xác thực, rõ ràng.. ... 12 1.1.3 Cơ sở pháp lý của hỏi cung bị can................................................................. 13 1.1.3.1 Hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam ........................ 13 1.1.3.2 Hỏi cung bị can trong các văn bản luật khác........................................... 14 1.1.4 Các nội dung khái niệm có liên quan ............................................................. 15 1.1.4.1 Nhận thức chung về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa ..................................... 15 1.1.4.2 Nhận thức chung về thủ tục tranh luận tại phiên tòa ............................... 16 1.2 Mối quan hệ của hỏi cung bị can với quá trình xét xử vụ án hình sự .......... 17 1.2.1 Sự cần thiết của hỏi cung bị can đối với quá trình xét xử vụ án hình sự ...... 17 1.2.1.1 Là yếu tố quan trọng trong việc thu thập chứng cứ cho quá trình xét xử vụ án hình sự....................................................................................................... 17 1.2.1.2 Là yếu tố giúp xác định cấu thành tội phạm của người phạm tội ........... 20 1.2.2 Ý nghĩa của hỏi cung bị can đối với quá trình xét xử vụ án hình sự............. 22 1.2.2.1 Là yếu tố để người tiến hành tố tụng có thể trực tiếp xác định lại tình tiết vụ án để có hướng xử lý được chính xác và khách quan .................................. 22 1.2.2.2 Thể hiện đầy đủ những nguyên tắc tố tụng trong quá trình xét xử…… ... 23 CHƯƠNG 2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HỎI CUNG BỊ CAN ĐẾN QUÁ TRÌNH XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ.......................................................................... 26 2.1 Tác động của hỏi cung bị can đến quá trình xét xử ........................................ 26 2.1.1 Tác động của lời cung bị can đến thủ tục xét hỏi tại phiên tòa ...................... 26 2.1.1.1 Những tác động của hỏi cung bị can đến bản cáo trạng.......................... 26 2.1.1.2 Tác động của hỏi cung bị can đến những câu hỏi của Hội đồng xét xử dành cho các chủ thể được hỏi và ý nghĩa của thủ tục hỏi tại phiên tòa................ 33 2.1.1.3 Ảnh hưởng đến việc công bố lời khai, các tài liệu của vụ án và nhận xét về các báo cáo của các cơ quan, tổ chức ......................................................... 37 2.1.1.4 Tác động của hỏi cung bị can đến việc kết thúc xét hỏi ........................... 39 2.1.2 Tác động của lời cung bị can đến việc tranh luận tại phiên tòa ..................... 40 2.1.2.1 Những nội dung tranh luận tại phiên tòa, tác động của hỏi cung bị can đến những nội dung tranh luận ........................................................................ 40 2.1.2.2 Việc rút truy tố của Viện kiểm sát tại phiên tòa ....................................... 42 2.1.3 Ảnh hưởng từ hỏi cung bị can đến kết quả xét xử vụ án................................ 43 2.1.3.1 Ảnh hưởng đến kết quả xét xử phiên tòa sơ thẩm..................................... 43 2.1.3.2 Ảnh hưởng đến kết quả xét xử phiên tòa phúc thẩm ................................ 45 2.2 Tác động của hỏi cung đến chủ thể tiến hành tố tụng trong quá trình xét xử vụ án ..................................................................................................................... 47 2.2.1 Tác động của hỏi cung đến chủ thể trong thành phần Hội đồng xét xử......... 47 2.1.1.1 Những nội dung trong việc xét xử của Thẩm phán và Hội Thẩm nhân dân có liên quan đến hỏi cung bị can...................................................................... 48 2.2.1.2 Tác động của hỏi cung bị can đến những nội dung mà Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân tham gia ................................................................................... 48 2.2.1.3 Tác động của hỏi cung bị can đến ý nghĩa của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong xét xử vụ án hình sự .............................................................. 50 2.2.2 Tác động của hỏi cung đến Kiểm sát viên...................................................... 51 CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG CÁC VẤN VỀ HỎI CUNG BỊ CAN HIỆN NAY VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA VIỆC HỎI CUNG ........................................................................................................................... 54 3.1 Thực trạng hỏi cung bị can ở nước ta hiện nay............................................... 54 3.1.1 Những thành tựu mà hỏi cung bị can đạt được cho quá trình xét xử vụ án hình sự ........................................................................................................................ 54 3.1.2 Ưu khuyết điểm của việc hỏi cung bị can đem lại ......................................... 55 3.1.2.1 Ưu điểm của việc hỏi cung bị can hiện nay.............................................. 55 3.1.2.2 Khuyết điểm của việc hỏi cung bị can hiện nay ....................................... 59 3.2 Thực trạng các vấn đề trong hỏi cung bị can hiện nay và các giải pháp khắc phục .................................................................................................................. 60 3.2.1 Thực trạng các vấn đề về mặt pháp lý của hỏi cung bị can hiện nay............. 60 3.2.1.1 Thực trạng vấn đề pháp lý sự tham gia của Kiểm sát viên khi hỏi cung bị can và giải pháp .................................................................................................. 60 3.2.1.2 Thực trạng vướng mắc pháp lý ảnh hưởng đến sự tham gia của người bào chữa trong hỏi cung bị can............................................................................... 62 3.2.1.3 Thực trạng pháp lý ảnh hưởng đến quyền im lặng của bị can trong quá trình hỏi cung và giải pháp khắc phục ............................................................. 63 3.2.1.4 Thực trạng vấn đề pháp lý dẫn đến bức cung và giải pháp khắc phục .... 67 3.2.2 Thực trạng các vấn đề về mặt thực tiễn của hỏi cung bị can hiện nay và giải pháp khắc phục.................................................................................................... 67 3.2.2.1 Nguyên nhân thực tế dẫn đến sự tham gia của người bào chữa còn hạn chế và cách khắc phục...................................................................................... 67 3.2.2.2 Thực trạng về vấn đề bức cung, dụ cung, mớm cung và dùng nhục hình trong hỏi cung bị can ở nước ta hiện nay và các giải pháp khắc phục .......... 69 3.2.2.3 Thực trạng dẫn đến oan sai từ việc hỏi cung trong xét xử các vụ án ở nước ta hiện nay và các giải pháp khắc phục ......................................................... 71 KẾT LUẬN.................................................................................................................. 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Hỏi cung bị can là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong tố tụng hình sự mà Nhà nước giao cho Cơ quan điều tra thực hiện. Hoạt động này chiếm một vai trò rất quan trọng, đóng góp trực tiếp vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, cung cấp các nguồn tài liệu, nội dung, tình tiết và chứng cứ của vụ án mà dựa vào đó mà các cơ quan khác trong tố tụng hình sự sẽ tiến hành đưa vụ án ra xét xử để truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và làm oan sai người vô tội. Hiểu được tầm quan trọng của hỏi cung bị can, trong suốt các giai đoạn hình thành và phát triển của mình các Cơ quan điều tra luôn xây dựng, hình thành và đào tạo đội ngũ Điều tra viên có năng lực, trình độ để tiến hành hỏi cung, từ đó đem lại kết quả cao cho giải quyết vụ án. Năm 1986 Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới, chuyển từ kinh tế kế hoạc hóa tập trung sang nền kinh tề thị trường, hội nhập với quốc tế. Từ đây, tình hình tội phạm trên cả nước diễn biến phức tạp, đòi hỏi vấn đề lập pháp cũng như các vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm cần được đẩy mạnh. Cùng với việc Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của người dân, đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong thời kỳ mới thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng ra đời, để quy định trình tự thủ tục giúp đưa vụ án ra xét xử đúng các tội quy định trong Bộ luật hình sự. Trong bộ luật tố tụng hình sự quy định rõ về công tác điều tra của Cơ quan điều tra, trong đó có nội dung hỏi cung bị can. Ngày 20 tháng 8 năm 2004, để hoàn thiện tốt hơn các nội dung về hỏi cung bị can, cùng chủ thể tiến hành hỏi cung bị can, giúp giải quyết vụ án nhanh và chính xác, Ủy ban thường vụ quốc hội đã thông qua pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự. Từ đó đến nay, các nội dung và chủ thể tiến hành hỏi cung bị can đều tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, cũng như pháp lệnh điều tra hình sự, giúp đạt được nhiều thành tựu trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hàng loạt các vụ án oan xảy ra, mà nguyên nhân chính là việc hỏi cung của Điều tra viên có những sai sót nhất định và các nội dung pháp luật về quy định hỏi cung bị can còn nhiều vướng mắc. Vì thế, vấn đề hiện nay là cần tìm hiểu rõ về hỏi cung GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 1 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp bị can, xem xét những tác động của hỏi cung bị can đến quá trình giải quyết vụ án hình sự, từ đó phát hiện những ưu nhược điểm mà hỏi cung bị can sẽ tác động đến, trên cơ sở đó, đề xuất các nội dung nhằm nâng cao, cũng như hạn chế toàn bộ các nội dung xấu mà hỏi cung bị can đem lại cho quá trình xét xử, tránh oan sai cho người vô tội. Do đó, trước tình hình nói trên người viết đã chọn đề tài “Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự.” 2. Phạm vi nghiên cứu Trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, hỏi cung là một trong những hoạt động nằm trong giai đoạn điều tra của hoạt động tố tụng hình sự. Trong phạm vi luận văn này, người viết phân tích một số lý luận về hỏi cung bị can, các quy định hiện hành và vai trò của hỏi cung bị can đối với việc xét xử một vụ án hình sự cũng như việc áp dụng nó vào các nội dung thực tế hiện nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước và việc tìm hiểu thực tiễn hiện nay, từ đề tài “Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự.” người viết đánh giá về thực trạng tác động của hỏi cung bị can trong xét xử vụ án hình sự, phân tích rõ những ưu, nhược điểm, các lợi ích và tác hại của hỏi cung bị can đến giai đoạn xét xử vụ án, từ đó đề xuất ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động hỏi cung bị can đồng thời đưa ra những biện pháp để hạn chế những tác động xấu của hỏi cung bị can. 4. Phương pháp nghiên cứu Đối với đề tài này, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: phương pháp nghiên cứu trên tài liệu, sách vở; phương pháp nghiên cứu phân tích luật viết; phương pháp sưu tầm số liệu thực tế và phương pháp tổng hợp các thông tin qua các bài viết, các văn bản pháp luật có liên quan, một số sách vở, công trình nghiên cứu có giá trị và tạp chí chuyên ngành. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 2 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp 5. Cấu trúc đề tài Đề tài gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó, phần nội dung gồm ba chương: - Chương 1: Lý luận chung về hoạt động hỏi cung bị can, mối quan hệ của hỏi cung bị can với quá trình xét xử trong vụ án hình sự . - Chương 2: Những tác động của hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự . - Chương 3: Thực trạng các vấn đề về hỏi cung bị can hiện nay và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc hỏi cung. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 3 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN, MỐI QUAN HỆ CỦA HỎI CUNG BỊ CAN VỚI QUÁ TRÌNH XÉT XỬ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ Hỏi cung bị can là một hoạt động rất quan trọng và phức tạp, vì thế cần nắm vững các nội dung về khái niệm, nguyên tắc, chủ thể, nguyên tắc cũng như các khái niệm có liên quan đến hỏi cung bị can. Đồng thời cần hiểu được mối quan hệ giữa hỏi cung bị can và các nội dung khác trong việc giải quyết một vụ án hình sự, từ đó góp phần giúp giải quyết vụ án chính xác hơn cũng như việc áp dụng các nội dung, nguyên tắc trong hỏi cung bị can đúng theo các quy định pháp luật. Ở chương 1 này sẽ làm rõ các vấn đề về “Lý luận chung về các hoạt động hỏi cung bị can, mối quan hệ của hỏi cung bị can với quá trình xét xử vụ án hình sự” để có thể nắm vững các nguyên tắc, trình tự thủ tục cũng như mối quan hệ của hỏi cung đến hoạt động xét xử để làm tiền đề nghiên cứu nội dung ở chương 2. 1.1 Khái quát chung về hỏi cung bị can, các nội dung và khái niệm khác có liên quan 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hỏi cung bị can 1.1.1.1 Khái niệm hỏi cung bị can Theo quy định tại khoảng 1 Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì “bị can là người đã bị khởi tố về hình sự”. Khi một người bị khởi tố về hình sự thì họ sẽ trở thành đối tượng bị buộc tội trong vụ án, tuy nhiên điều đó không có nghĩa xác định họ là người có tội, vì theo Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lục pháp luật”.Theo đó, ta có khái niệm về bị can như sau: “ Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự và tham gia tố tụng từ khi có quyết định khởi tố bị can. Bị can sẽ tham gia vào điều tra, truy tố và một phần giai đoạn xét xử sơ thẩm” Bị can tuy là người bị khởi tố về hình sự, có cơ sở xác định dấu hiệu của tội phạm, nhưng khi tiến hành các hoạt động tố tụng thì họ vẫn có những quyền và nghĩa vụ của mình, không bị ngăn cấm các quyền. Trong hỏi cung bị can, bị can GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 4 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp có một số quyền và nghĩa vụ cơ bản, theo Điều 131 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì “ Trước khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố và giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này…”. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của bị can được quy định tại Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự gồm có: Quyền: Được biết mình bị khởi tố về tội gì; được giải thích về quyền và nghĩa vụ; Trình bày lời khai; đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Nghĩa vụ: Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã. Hỏi cung bị can là một hoạt động phức tạp, khó khăn và cần áp dụng nhiều biện pháp, nhằm mục đích đem lại những nội dung quan trọng trong quá trình điều tra để giải quyết vụ án. Theo từ điển Luật học thì hỏi cung bị can là hoạt động do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can ở nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Từ đây ta có thể hiểu khái niệm hỏi cung như sau: “ Hỏi cung là biện pháp điều tra nhằm thu thập lời khai của bị can về các tình tiết có liên quan đến vụ án nhằm phục vụ công tác điều tra xử lý vụ án đó 1”. 1 Mạc Giáng Châu: Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam phần 1, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ 2010, tr .114 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 5 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp 1.1.1.2 Đặc điểm của hỏi cung bị can Tố tụng hình sự là cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, các cơ quan và tổ chức nhà nước góp phần vào giải quyết vụ án hình sự đúng theo trình tự, thủ tục của pháp luật tố tụng hình sự quy định. Các giai đoạn trong tố tụng hình sự để giải quyết vụ án hình sự gồm có: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự cũng như các thủ tục đặc biệt là giám đốc thẩm và tái thẩm. Với tính chất là một giai đoạn độc lập của tố tụng hình sự, giai đoạn điều tra vụ án hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để chứng minh việc thực hiện tội phạm và người phạm tội, xác định rõ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đồng thời kiến nghị các cơ quan và tổ chức hữu quan áp dụng đầy đủ các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tội phạm. Để thực hiện tốt các nội dung này, trong giai đoạn Điều tra thì có một thủ tục riêng biệt đối với cả chủ thể tiến hành và chủ thể bị tiến hành, thủ tục này là hỏi cung bị can. Về chủ thể có thẩm quyền hỏi cung Do tính chất đặc biệt của hỏi cung bị can nên chủ thể của hoạt động này cũng được quy định một cách cụ thể và riêng biệt, chủ thể được tiến hành hỏi cung bị can là Điều tra viên ( trong một số trường hợp cần thiết thì Kiểm sát viên có thể hỏi cung). Điều tra viên là chủ thể được tiến hành hỏi cung vì: Thứ nhất, trên mặt pháp lý: Trong hoạt động hỏi cung bị can có quy định rõ về chủ thể tiến hành:“ Việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can…” Tại khoảng 1 Điều 131 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Đồng thời Điều tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự 2. Thứ hai trên phương diện nghiệp vụ: Điều tra viên những người có trình độ đại học an ninh, đại học cảnh sát hoặc đại học luật, được đào tạo một cách bài bản và riêng biệt, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ riêng để áp dụng quá trình điều tra nói chung và hỏi cung bị can nói riêng. 2 Pháp lệnh 23/2004/PL –UBTVQH11, về tổ chức điều tra hình sự, Điều 4. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 6 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Thứ ba về mặt phẩm chất đạo đức: Điều tra viên những người được lựa chọn với phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, đây chính là một trong những điều cần có đối với hoạt động hỏi cung bị can, vì hỏi cung bị can có vai trò quan trọng trong giải quyết vụ án, đối với hoạt động này cần tôn trọng giá trị thực của lời cung, nếu Điều tra viên không phải là người đáp ứng các điều kiện về phẩm chất trên thì rất dễ gây tác động lên lời cung của bị can, không bảo đảm được các yêu cầu về bản chất và giá trị của lời cung, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình giải quyết vụ án. Chủ thể bị tiến hành hỏi cung Trong tố tụng hình sự, có rất nhiều chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng hình sự nói chung, cũng như giai đoạn điều tra nói riêng, các chủ thể này có thể là: người làm chứng, bị hại, người bị tạm giữ….Tuy nhiên trong các chủ thể này có duy nhất một chủ thể đặc biệt mà theo đó chủ thể này là chủ thể duy nhất bị hỏi cung trong giai đoạn điều tra đó chính là bị can. Về nguyên nhân chỉ có chủ thể là bị can bị tiến hành hỏi cung là vì: Thứ nhất về mặt pháp lý: Bị can là người đã bị khởi tố theo quy định của pháp luật “ bị can là người đã bị khởi tố về hình sự”. Theo khoảng 1 Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Vì chỉ có người bị khởi tố về hình sự mới bị tiến hành hỏi cung. Ngoài ra, đã gọi là bị can thì người thực hiện hành vi đã có căn cứ cấu thành tội phạm vì thế phải tiến hành các trình tự trong tố tụng hình sự, trong đó có hỏi cung để hoàn thành các thủ tục, hồ sơ cần thiết để giải quyết vụ án tốt nhất. Thứ hai về mặt nội dung: Bị can chính là chủ thể thực hiện hành vi phạm tội, vì thế bị can chính là người nắm giữ tất cả các nội dung về chứng cứ, tình tiết, cách thức thực hiện tội phạm cũng như các đồng phạm (nếu có)…Vì tầm quan trọng như thế nên hỏi cung chỉ tiến hành ở chủ thể là bị can chứ không ở các chủ thể khác, vì ở những chủ thể khác không quy định cho hỏi cung và cũng không thể nắm rõ những nội dung trên so với bị can. 1.1.2 Các nguyên tắc cần tuân thủ trong hỏi cung bị can Các hoạt động Tố tụng hình sự đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, những nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng hình sự, và các văn bản pháp luật có liên quan khác. Do đó, hoạt động hỏi cung bị can GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 7 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp nằm trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thuộc các hoạt động của tố tụng hình sự cũng không nằm ngoài các nguyên tắc này,vì thế các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi tiến hành hoạt động điều tra vụ án hình sự nói chung và biện pháp hỏi cung bị can nói riêng phải tuân theo các nguyên tắc đặc thù được quy định trong chương IX: “Những quy định chung về Điều tra” của Bộ luật Tố tụng hình sự. Theo đó, các Điều tra viên khi tiến hành hoạt động hỏi cung bị can phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa một nguyên tắc hoạt động chung của bộ máy Nhà nước Việt Nam, của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự nói chung và Cơ quan điều tra nói riêng, ngoài ra còn phải tuân thủ hai nguyên tắc đặc thù của hoạt động này đó là: Nguyên tắc tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; và nguyên tắc thận trọng, coi trọng chứng cứ, không dễ tin lời cung, lời khai của bị can phải được thẩm tra, xác minh đảm bảo tính xác thực, rõ ràng. 1.1.2.1 Nguyên tắc pháp chế Nguyên tắc pháp chế là một nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam, được quy định rõ trong hiến pháp “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” Điều 2 Hiến pháp 2013. Nếu xét trên phạm vi rộng thì nguyên tắc này có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế chính trị xã hội, tới các tố chức và sự hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, những người có chức vụ quyền hạn và tất cả mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, theo đó buộc tất cả các chủ thể nói trên phải tuân thủ, chấp hành một cách thường xuyên, nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác theo pháp luật phù hợp với Hiến pháp trong những hoạt động của mình. Xét trên phạm vi hẹp, mà đặc biệt là trong pháp luật tố tụng hình sự thì nguyên tắc pháp chế chính là những tư tưởng được quán triệt trong quá trình nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luật Tố tụng hình sự, có nghĩa là tất cả mọi hoạt động trong Tố tụng hình sự đã được luật điều chỉnh thì phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, thống nhất. Vì thế, hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra trong giai đoạn Điều tra thuộc quá trình Tố tụng hình sự cũng phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc pháp chế là một điều tất yếu. Nguyên tắc pháp chế trong hỏi cung bị can được hiểu là “Tuân thủ triệt để, nghiêm chỉnh và thống nhât các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự như quy định GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 8 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp về trình tự, thủ tục triệu tập bị can, cách thức tiến hành hỏi cung bị can, lập biên bản hỏi cung bị can,….. của Điều tra viên. Trong trường hợp có vi phạp pháp luật, các cơ quan có trách nhiệm phải áp dụng biện pháp để khắc phục vi phạm đó”. Như đã phân tích trên phần khái niệm của nguyên tắc pháp chế thì hỏi cung bị can là một biện pháp nằm trong giai đoạn Điều tra của tố tụng hình sự vì thế phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật trong tố tụng hình sự “Mọi hoạt động Tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của bộ luật này” Điều 3 Bộ luật Tố tụng hình sự về “Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong Tố tụng hình sự”. Và các quy định về Điều tra vụ án hình sự “Mọi hoạt động điều tra phải tuân theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự và pháp lệnh này” 3. Do đó, để hiểu rõ, cũng như đánh giá đúng trong việc thực hiện và tôn trọng nguyên tắc pháp chế trong quá trình hỏi cung bị can, thì cần thực hiện đúng các nội dung sau: Trong trường hợp hỏi cung bị can, Điều tra viên phải tiến hành theo đúng quy định, trình tự và thủ tục về việc triệu tập bị can, trình tự tiến hành hỏi cung bị can và về việc lập biên bản hỏi cung bị can được quy định tại điều 129, 130, 131, 132 Bộ luật Tố tụng hình sự. Khi tiến hành hỏi cung bị can, Điều tra viên phải bảo đảm và tôn trọng các quyền tố tụng của bị can được quy định tại Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự như bị can có quyền biết mình bị khởi tố về tội gì, có quyền đưa ra chứng cứ, đưa ra yêu cầu, đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người bào chữa…….. Ngoài ra, khi tiến hành hỏi cung đối tượng là trẻ vị thành niên còn phải có sự có mặt của người đại điện hợp pháp của bị can. Những vấn đề đưa ra giải thích, giáo dục bị can phải đúng pháp luật, đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bản chất “là một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” Điều 2 Hiến pháp 2013, do đó những vấn đề mà Điều tra viên đưa ra để giải thích, giáo dục bị can trong quá trình hỏi cung để họ thành khẩn khai báo, từ đó mở ra cơ hội cho họ làm lại cuộc đời, trở thành người công dân có ích cho xã hội. Vì thế Điều tra viên cần phải có sự tiếp xúc, giáo dục bằng những chính sách về đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như những quy định nghiêm minh của 3 Pháp lệnh 23/2004/PL –UBTVQH11, về tổ chức điều tra hình sự, Điều 5, Khoản 1 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 9 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp pháp luật vì “vũ khí đấu tranh chĩ có thể là lý luận chính trị, là chân lý và lẽ phải, là tinh thần nhân đạo cách mạng của các chủ trương chính sách và tính nghiêm minh của pháp luật nhà nước xã hội chủ nghĩa, tuyệt nhiên không phải là đòn roi, tra tấn hoặc truy bức, nhục hình” 4. Việc áp dụng nguyên tắc pháp chế trong hỏi cung bị can là rất quan trọng, vì thế việc áp dụng nguyên tắc này có những ý nghĩa sau: Thứ nhất: Giúp cho quá trình hỏi cung diễn ra theo đúng thứ tự trước, sau theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, mà không hề bị đảo lộn, do vậy các quá trình của hỏi cung sẽ không bị chồng chéo về vai trò, nhiệm vụ, thẩm quyền quy định trong chủ thể trong tiến hành hỏi cung bị can. Giúp cho quá trình hỏi cung diễn ra một cách đồng bộ, hợp lý, là cơ sở giúp cho Điều tra viên thực hiện việc hỏi cung được logic, hợp lý trong hỏi cung từ đó khai thác tốt các vấn đề có liên quan đem lại kết quả cao cho điều tra vụ án. Thứ hai: Là cơ sở quan trọng cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, đảm bảo việc đấu tranh trong hỏi cung diễn ra một cách khách quan, ngăn chặn được việc làm oan người vô tội trong quá trình hỏi cung, là định hướng và xây dựng tốt các nội dung trong hỏi cung bị can. Thứ ba: Thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, áp dụng pháp luật trong hỏi cung một cách triệt để, đảm bảo một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong tất cả mọi hoạt động của tố tụng hình sự. 1.1.2.2 Nguyên tắc thận tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ Giữa Điều tra viên và bị can thuộc hai lập trường tư tưởng và hai vị thế xã hội khác nhau, vì thế xung đột tư tưởng là rất dễ xảy ra do đó dễ dẫn đến thu thập lời khai trái pháp luật, làm sai lệch nội dung vụ án, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình giải quyết vụ án cũng như xâm hại đến quyền và lợi ích chính đáng của bị can. Trước những yêu cầu trên, pháp luật tố tụng hình sự bên cạnh nguyên tắc pháp chế đã đề ra nguyên tắc tôn trọng sự thật, tiến hành một cách thận trọng, khác quan, toàn diện và đầy đủ trong toàn bộ quá trình tố tụng hình sự nói chung cũng 4 Phan Hữu Ký, Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi cung bị can, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 1987, Tr 58 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 10 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp như đối với hoạt động hỏi cung bị can trong giai đoạn Điều tra nói riêng “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo…” Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự. Theo đó, nguyên tắc tôn trọng sự thật, tiến hành một cách thận trọng, khác quan, toàn diện và đầy đủ trong quá trình hỏi cung bị can được hiểu như sau: “Điều tra viên phải có thái độ làm việc một cách thận trọng, khách quan, luôn luôn tôn trọng, đảm bảo không sửa chữa, không thêm bớt cũng như làm sai lệch, hướng những nội dung, tình tiết trong lời khai của bị can theo ý muốn của Điều tra viên, bảo đảm tính nguyên vẹn, đầy đủ của các tình tiết trong lời khai của bị can như nó vốn tồn tại”. Hoạt động hỏi cung bị can là một trong những hoạt động rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều tra, xét xử vụ án, vì thế việc bảo đảm tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hỏi cung, để thực hiện tốt nguyên tắc này thì cần hiểu rõ nội dung sau: Thứ nhất: Khách quan là việc xem xét, đánh giá sự vật hiện tượng phải căn cứ vào sự thật vốn có của sự vật hiện tượng đó, phải có nhận định trung thực, tránh định kiến chủ quan khi nhìn nhận. Khi hỏi cung, Điều tra viên cần có thái độ khách quan khi nhìn nhận tội phạm, người phạm tội hoặc các khía cạnh khác của vụ án. Thái độ khách quan được định hình từ trong tư tưởng, phương pháp cộng tác, phát hiện, thu thập cũng như đánh giá chứng cứ. Thứ hai: Toàn diện là nguyên tắc được thể hiện rõ trong nội dung thực hiện và áp dụng chính xác các điều luật của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự. Trong hỏi cung bị can cần thu thập, đánh giá cả những chứng cứ buộc tội lẫn gỡ tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, nhân thân cũng như nguyên nhân, điều kiện phạm tội để không làm oan người vô tội. Thứ ba: Đầy đủ nguyên tắc này là buộc Điều tra viên chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc và các quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự, bằng GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 11 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp tất cả nghiệp vụ của mình để làm sáng tỏ tất cả các tình tiết có liên quan đến vụ án, vì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ các quan tiến hành tố tụng 5. Ngoài ra việc áp dụng tốt nguyên tắc này đem lại ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện hỏi cung, những ý nghĩa về nguyên tắc này gồm có: Thứ nhất: Khi tuân thủ nguyên tắc này thì Điều tra viên sẽ không bị vướng vô các nội dung trái pháp luật trong hỏi cung, đồng thời nhìn nhận sự việc cũng như đối tượng bị hỏi cung có một cách toàn diện, từ đó góp phần giúp cho vụ án không bị các sai lệch, ảnh hưởng xấu đến quá trình giải quyết vụ án. Thứ hai: Giúp hoàn thiện hơn tất cả các mặt từ chứng cứ cho đến các cấu thành tội phạm, đảm bảo có đủ cả chất và lượng cần trong điều tra, góp phần xác định chính xác, đầy đủ về mọi mặt, từ đó giải quyết vụ án được nhanh chóng và toàn diện. 1.1.2.3 Nguyên tắc thận trọng, coi trọng chứng cứ, không dễ tin lời cung, lời khai của bị can phải được thẩm tra, xác minh đảm bảo tính xác thực, rõ ràng 6. Lời khai của bị can giúp xác định được một phần hoặc toàn bộ sự thật khác quan của vụ án, âm mưu, thủ đoạn, phương thức hoạt động của tội phạm, cách thức tổ chức đồng phạm của tội phạm. Tuy vậy, do tính chất quan trọng từ lời khai của bị can, nếu đúng sự thật, thì là nguồn chứng cứ rất có giá trị, nhưng ngược lại thì dễ dẫn tới những tác hại rất nghiêm trọng. Theo đó, Điều tra viên phải tuân thủ một cách triệt để một trong những nguyên tắc đặc thù trong hỏi cung là thận trọng, coi trọng chứng cứ, không dễ tin lời cung, lời khai của bị can phải được thẩm tra, xác minh đảm bảo tính xác thực, rõ ràng. Nguyên tắc này được định nghĩa như sau: “Thu thập những lởi khai trong quá trình hỏi cung bị can là hết sức quan trọng, lời khai của bị can phản ánh các diễn biến của vụ án, là nguồn cơ sở quan trọng để xác định chứng cứ, tuy nhiên không vì thế mà tin tưởng một cách tuyệt đối vào lời khai của bị can thông qua hỏi cung để áp dụng trực tiếp vào các bước 5 Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam 2003, Điều 10 Võ Khánh Vinh, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2013, tr.285 6 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 12 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp tiếp theo của điều tra mà phải thông qua tất cả các chứng cứ, nội dung khác để xác minh lại lời khai của bị can, như thế mới bảo đảm những nội dung được áp dụng hoàn toàn phù hợp, logic với nhau, góp phần cho quá trình tố tụng hình sự được diễn ra nhanh chóng và chính xác”. Đối với nguyên tắc này, có những nội dung mà yêu cầu Điều tra viên phải thực hiện một cách tốt nhất để đem lại kết quả tốt trong quá trình hỏi cung, những nội dung này gồm có: Điều tra viên phải xem xét, đánh giá một cách kỹ lưỡng có so sánh, không được xem xét một cách phiến diện vì sẽ dễ rơi vào trạng thái nhận thức một chiều. Trong những vụ án có nhiều bị can nếu có trạng thái này thì dễ làm oan cho người vô tội và còn bỏ sót tội phạm. Lời khai của bị can chỉ được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những căn cứ đã thu thập được. Yêu cầu Điều tra viên phải có những phương pháp khoa học có nội dung, kế hoạch thẩm tra, xác minh cụ thể, những hành vi phạm tội hoặc liên quan đến tội phạm của bị can phải được phản ánh đấy đủ, chính xác trong lời cung của họ, đồng thời phải phân tích đánh giá nội dung lời khai một cách khách quan, có cơ sở để chứng minh lời khai của bị can là đúng, tuyệt đối không có thái độ đại khái, vô trách nhiệm trong việc đánh giá lời khai bị can. Đối với việc áp dụng nguyên tắc này cũng đem lại những ý nghĩa sau: Thứ nhất: Việc áp dụng nguyên tắc giúp khắc phục lối làm việc hoa loa, hời hợt, coi nhẹ chứng cứ, dễ tin lời cung 7. Thứ hai: Bảo đảo được mục đích, ý nghĩa của việc hỏi cung là thu thập những tài liệu, chứng cứ,….. để xác định sự thật vụ án. 1.1.3 Cơ sở pháp lý của hỏi cung bị can 1.1.3.1 Hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam Bộ luật tố tụng hình sự quy định rõ về trình tự, thủ tục hỏi cung bị can, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những cơ quan, người tiến hành hỏi cung bị can, các quyền và nghĩa vụ cụ thể của bị can trong việc hỏi cung, 7 Phan Hữu Ký, Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi cung bị can, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 1987, Tr 77 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 13 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp quy định cách thức trong việc hỏi cung, hình thức cũng như nội dung được ghi trong biên bản hỏi cung, đồng thời cũng quy định những hình thức xử lý đối với những hành vi trái pháp luật trong việc hỏi cung bị can, gấy ảnh hưởng đến quá trình tố tụng hình sự, những nội dung trên thể được quy định trong các Điều 131, Điều 132 Bộ luật tố tụng hình sự. Từ những quy định trong bộ luật tố tụng hình sự cho thấy sự thống nhất, chặt chẽ, hướng đến một nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền xã hội , lợi ích hợp pháp của nhân dân, đề lên vai trò, trách nhiệm của cơ quan tiến hành, trong hoạt động hỏi cung. 1.1.3.2 Hỏi cung bị can trong các văn bản luật khác Tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2006/TT-BCA Về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 có quy định về việc Điều tra viên là người có thể ký giấy triệu tập bị can tại ngoại để hỏi cung, có quyền ký Phiếu yêu cầu trích xuất bị can đang bị tạm giam hoặc người đang bị tạm giữ trong trại tạm giam hoặc nhà tạm giữ để thực hiện các biện pháp điều tra như hỏi cung, đồng thời quy định thái độ của Điều tra viên khi tiến hành điều tra và hỏi cung “Điều tra viên phải có thái độ đúng mực, lịch sự, ứng xử có văn hóa trong hoạt động điều tra. Nghiêm cấm mọi hành vi hống hách, quan liêu, cửa quyền, lăng mạ, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người được triệu tập đến Cơ quan điều tra để tiến hành lấy lời khai, hỏi cung ” và quy định về việc lập biên bản hỏi cung bị can “Biên bản hỏi cung bị can do Điều tra viên lập theo quy định tại Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Biên bản ghi lời khai người làm chứng, biên bản ghi lời khai ngươi bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải thực hiện theo đúng quy định tại các điều 95, 125, 136 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.” Tại Điều 35 thông tư số 28/2014/TT-BCA về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân có quy định về trách nhiệm của Điều tra viên trong điều tra vụ án hình sự, cụ thể có quy định về việc hỏi cung bị can tại ngoại, các trình tự tiến hành cũng như những việc không nên làm khi hỏi cung bị can tại ngoại “Khi triệu tập, hỏi cung bị can tại ngoại; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, Điều tra viên phải thực hiện theo đúng quy định về trình tự, thủ GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 14 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp tục của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Thông tư liên tịch số 01/2006/TTBCA(C11) ngày 12/01/2006 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan”. Tại thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP về quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định những trường hợp Kiểm sát viên có quyền hỏi cung bị can, cụ thể tại khoản 14.1 Thông tư này có quy định“Trong quá trình điều tra, khi có yêu cầu của Cơ quan điều tra hoặc qua kiểm sát việc hỏi cung phát hiện thấy bị can kêu oan, lời khai của bị can trước sau không thống nhất lúc nhận tội, lúc không nhận tội; bị can có khiếu nại về việc điều tra, có căn cứ để nghi ngờ về tính xác thực của lời khai bị can; trường hợp bị can bị khởi tố về tội đặc biệt nghiêm trọng thì Kiểm sát viên có thể trực tiếp gặp, hỏi cung bị can. Khi cần hỏi cung, Kiểm sát viên phải báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng và thông báo trước cho Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra”. Trong pháp lệnh về Tổ chức điều tra hình sự số 23/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 8 năm 2004 có quy định về người được giao nhiệm vụ về điều tra vụ án hình sự là Điều tra viên, các việc mà Điều tra viên không được làm trong quá trình hỏi cung bị can. 1.1.4 Các nội dung khái niệm có liên quan 1.1.4.1 Nhận thức chung về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa Xét hỏi là một thủ tục quan trọng trong quá trình xét xử tại phiên tòa. Việc xét hỏi được tiến hành một theo những trình tự được quy định cụ thể tại Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự. Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa có thể hiểu như sau “Là cuộc điều tra công khai được thực hiện thông qua việc xét hỏi các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, xem xét chứng cứ, các tài liệu nhằm kiểm tra chứng cứ và làm sáng tỏ tình tiết vụ án”. Việc xét hỏi tại phiên tòa có vai trò giúp Hội đồng xét xử được có tội phạm xảy ra hay không, làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án dựa trên cơ sở nghiên cứu các căn cứ được Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cung cấp. Ngoài ra thông qua việc xét hỏi còn có thể làm rõ thêm các tình tiết mới phát sinh, những tình tiết mà Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát chưa thể tiếp cận. Từ những nội dung đã được GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 15 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp làm rõ sẽ cung cấp những căn cứ để bảo đảm việc ra bản án đúng người, đúng tội, chính xác và khách quan Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa được thực hiện theo các bước sau: Đọc bản cáo trạng; xét hỏi; xem xét vật chứng; xem xét tại chỗ; trình bày, công bố các tài liệu của vụ án và nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức; kết thúc xét hỏi; những nội dung trên được quy định tại các điều từ 206 đến 216 Bộ luật Tố tụng hình sự. 1.1.4.2 Nhận thức chung về thủ tục tranh luận tại phiên tòa Giống như các nội dung, thủ tục khác diễn ra trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự, tranh luận phiên tòa cũng là một thủ tục vô cùng quan trọng, là nơi tập trung cao nhất của hoạt động tranh tụng. Tranh luận tại phiên tòa được hiểu là: “Các bên có quan điểm đối lập về vụ án sẽ đem ra tranh luận, việc tranh luận diễn ra giữa bên thực hành quyền công tố, bảo vệ bản cáo trạng với bên bào chữa theo hướng giảm nhẹ hoặc chứng minh sự vô tội của các bị cáo”. Việc tranh luận tại phiên tòa có vai trò là điều kiện để các quan điểm khác nhau có sự liên hệ, cọ xát, từ đó làm nổi bật lên bản chất khác quan của vụ án 8. Ngoài ra tranh luận tại phiên tòa còn có ý nghĩa đảm bảo thực hiện các nguyên tắc trong xét xử, là cơ chế đảm bảo quyền được thực hiện quyền bào chữa của bị cáo, quyền bình đẳng trước tòa án. Từ những quan điểm, luận cứ được đưa ra trong quá trình tranh luận, Hội đồng xét xử sẽ có những căn cứ chính xác, thuyết phục cho quyết định của mình trong giai đoạn nghị án, là cơ sở để đảm bảo cho việc nghị án được chính xác và khách quan Ngoài ra việc tranh luận tại phiên tòa cũng phải diễn ra theo một trình tự và thủ tục nhất định được quy định tại Điều 217 Bộ luật Tố tụng hình sự, theo đó trình tự tranh luận bắt đầu do Kiểm sát viên trình bày lời buộc tội, tiếp đến là bị cáo (hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo, người bào chữa) trình bày lời bào chữa, sau đó tới người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày, bổ sung ý kiến để bảo vệ quyền lợi ích của mình. 8 Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam phần hai, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ 2010, tr.51. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 16 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp 1.2 Mối quan hệ của hỏi cung bị can với quá trình xét xử vụ án hình sự 1.2.1 Sự cần thiết của hỏi cung bị can đối với quá trình xét xử vụ án hình sự 1.2.1.1 Là yếu tố quan trọng trong việc thu thập chứng cứ cho quá trình xét xử vụ án hình sự Trong quá trình chứng minh, muốn giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, muốn xác định sự thật khách quan, có cơ sở để kết luận đúng về hành vi phạm tội đã xảy ra thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh bản chất của người phạm tội. Với tư cách là phương tiện của việc chứng minh, của việc xác định các sự kiện có ý nghĩa với việc giải quyết vụ án hình sự. Rõ ràng vai trò, giá trị của chứng cứ là rất quan trọng, là cơ sở, phương tiện để chứng minh trong vụ án hình sự, cho nên chứng cứ được các nhà làm luật cụ thể hóa trong Bộ luật Tố tụng hình sự.Theo đó chứng cứ có khái niệm như sau: “ Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án 9 ”. Những biện pháp thu thập chứng cứ trong quá trình điều tra để phục vụ cho xét xử vụ án. Chứng cứ là phương tiện quan trọng để khám phá và giải quyết đúng đắn vụ án hình sự vì thế việc thu thập chứng cứ là rất cần thiết. Những biện pháp thu thập chứng cứ rất đa dạng, tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại chứng cứ nhưng phải hợp pháp. Chỉ được sử dụng các biện pháp mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định và phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định mới đảm bảo cho chứng cứ minh tội phạm và người phạm tội. Đồng thời, chỉ những người có thẩm quyền tố tụng mới được thu thập chứng cứ . Bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng 9 Mạc Giáng Châu: Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam phần 1, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ 2010, tr .54 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 17 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp khác có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án. Khi thu thập chứng cứ những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản tố tụng để ghi nhận những chứng cứ đó. Điều 65 Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định:“Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án”. Cũng giống như các loại chứng cứ trong những hoạt động của điều tra vụ án hình sự, thì việc thu thập chứng cứ trong hỏi cung bị can cũng nhằm thu thập những chứng cứ như: Chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp; chứng cứ vật thể và chứng cứ phi vật thể; chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép lại, thuật lại; chứng cứ buộc tội và gỡ tội. Để thu thập các chứng cứ này một cách đầy đủ chính xác thì yêu cầu Điều tra viên phải áp dụng nhiều biện pháp để thu thập như: Thứ nhất: Sử dụng phương pháp tác động tâm lý bị can, việc sử dụng phương pháp này giúp Điều tra viên nắm bắt một cách kịp thời, chính xác về tâm lý của bị can, nhất là các đặc điểm tâm lý có tính chất chi phối đến hoạt động khai báo của bị can, trên cơ sở đó giúp bị can thông thoáng hơn về suy nghĩ, đồng thời khai báo cụ thể để khai thác được chứng cứ trong trong quá trình phạm tội của họ. Thứ hai: Sử dụng phương pháp giải thích, thuyết phục, việc sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thay đổi hoặc tạo nên những quan điểm, thái độ của bị can, tạo sự lôi kéo bị can có thể thành khẩn khai báo các nội dung và nguồn chứng cứ. Tuy nhiên để xử dụng tốt phương pháp này thì cần nắm rõ phương pháp tác động tâm lý bị can và phải nghiên cứu hồ sơ một cách kỹ càng mới có thể đạt hiệu quả cao. Thứ ba: Sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin, có nghĩa là đưa ra các thông báo về những thông tin liên quan đến việc phạm tội, hành vi phạm tội cũng như các sự kiện, sự việc khác có liên quan đến quá trình điều tra vụ án, nhằm làm xuất hiện các cảm xúc hay thay đổi thái độ của bị can, giúp bị can nhận ra là quá trình phạm tội của mình đã được phơi bày ra pháp luật, từ đó khai báo chi tiết và cụ thể, từ đó có thể thu thập được thêm các chứng cứ khác. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 18 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Ngoài ra, trong quá trình hỏi cung, không cần các phương pháp nào cũng có thể có được thêm các chứng cứ, vì trong quá trình hỏi cung thì bị can có thể đưa ra những tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án vì đó là một trong các quyền của bị can. Chứng cứ trong hỏi cung bị can là một trong những nguồn cung cấp chứng cứ được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự vì thế chứng cứ từ hoạt động hỏi cung bị can cũng có đầy đủ các giá trị pháp lý để phục vụ cho giải quyết vụ án hình sự, khoản 2 Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định “ Chứng cứ được xác định bằng: Vật chứng; lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bị bắt, người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo;…”. Ngoài ra những chứng cứ đó phải phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án, đồng thời trong quá trình hỏi cung bị can để thu thập chứng cứ phải tiến hành lập biên bản theo đúng quy định của pháp luật có như thế để các chứng cứ được thu thập trong quá trình hỏi cung bị can mới hoàn thiện về bản chất pháp lý của nó. Việc hỏi cung bị can để thu thập được những chứng cứ có liên quan đến vụ án, từ đó ta thấy được việc hỏi cung có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong việc thu thập chứng cứ: Thứ nhất: Trong chứng cứ liên quan đến vụ án thì có rất nhiều loại chứng cứ, việc hỏi cung bị can góp phần thu thập cùng lúc nhiều loại chứng cứ của vụ án từ hữu hình đến vô hình, buộc tội đến gỡ tội….Những chứng cứ có liên quan đến những chứng cứ khác cũng như những chứng cứ để xác định đồng phạm trong vụ án. Thứ hai: Hỏi cung có vai trò xác định vị trí, và ý nghĩa của từng loại chứng cứ, giúp cho việc thu thập chứng cứ trong quá trình phạm tội của bị can diễn ra một cách nhanh chóng, vì những chứng cứ này chỉ có bị can là người hiểu rõ nhất về nguồn gốc cũng như sự tồn tại của nó trong vụ án. VD: Trong vụ án cướp tiệm vàng Ngọc Bích xảy ra ngày ngày 24 tháng 8 năm 2011 trên địa bàn xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang thì nhờ vào quá trình hỏi cung đối với bị can Lê Văn Luyện mà Cơ quan điều tra mới có GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 19 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp thể thu thập được nhiều chứng cứ mà luyện giấu ở nhiều nơi khác nhau như hung khí, vàng…trong vụ cướp. Thứ ba: Từ việc hỏi cung, thông qua trả lời của bị can, bằng các biện pháp nghiệp vụ mà từ đó Cơ quan điều tra có thể xác định về độ chính xác của các chứng cứ đã thu thập được trong các hoạt động khác của quá trình điều tra. 1.2.1.2 Là yếu tố giúp xác định cấu thành tội phạm của người phạm tội Theo khoa học luật hình sự, thì cấu thành tội phạm có rất nhiều định nghĩa như: cấu thành tội phạm là hệ thống các dấu hiệu khác quan và chủ quan được quy định trong pháp luật hình sự đặc trưng cho hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm 10 hoặc cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu pháp lý đặc trưng không thể thiếu của một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Tuy nhiên dù với các định nghĩa nào thì đều có một điểm chung về cấu thành tội phạm là hệ thống các dấu hiệu có tính đặc trưng cho hành vi bị coi là tội phạm. Do vậy có thể hiểu khái niệm cấu thành tội phạm như sau: “ Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự 11 ”. Cấu thành tội phạm là nội dung rất quan trọng trong xét xử vụ án hình sự, là phương hướng để định tội người phạm tội. Trong đó, cấu thành tội phạm được xác định thông qua nhiều giai đoạn trong tố tụng hình sự để có thể xác định được.Vì thế ở hoạt động hỏi cung bị can thì có vai trò không nhỏ trong cấu xác định cấu thành tội phạm đối với người phạm tội. Những đấu hiệu cấu thành tội phạm mà thông qua việc hỏi cung có thể xác định được gốm có: Thứ nhất: Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm như hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả..., thông qua hỏi cung thì có thể xác định được hành vi của bị can có đủ để cấu thành trong một tội nào đó được quy trong pháp luật hình sự không, như có nhiều quy định về tội giết người, nhưng để xác định họ giết người được quy định cụ thể trong điều luật nào thì cần phải xác 10 Võ Khánh Vinh, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, tr.143 11 Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam 1, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2009, tr. 88 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 20 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp định hành vi của họ, việc để xác định hành vi của họ phải thông qua hỏi cung mới có thể xác định một cách chính xác và cụ thể hơn. Thứ hai: Mặt khác thể từ việc hỏi cung bị can mà ta có thể biết được những quan hệ xã hội mà bị can đã xâm hại hoặc đe dọa gây thiệt hại, xác định được mục đích của bị can trong việc phạm tội, chẵn hạn như vụ án của Đoàn Hoàng Trung và các đồng phạm được xét xử ngày 21 tháng 7 năm 2014 tại TAND TP.HCM thì từ lời khai của bị can Đoàn Hoàng Trung trong lúc hỏi cung mới có thể biết được mục đích của Trung và đồng bọn đứng trước nhà bà Nguyễn Thị Hồng Vân là để đợi bà này về để cướp giỏ xách và dây chuyền vàng (quan hệ tài sản) của bà này. Thứ ba: Về mặt chủ thể quá trình hỏi cung chính là biện pháp tốt nhất để xác định chính xác lại lý lịch của bị can một cách rõ ràng nhất, đồng thời việc hỏi cung giúp xác định chủ thể này thuộc các trường hợp nào khi phạm tội, thuộc quy định của pháp luật hình sự, ví dụ như khi phạm tội người đó ở độ tuổi nào, tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự như thế nào….từ đó mới có xác định cấu thành tội phạm chính xác, để áp dụng tội danh cụ thể cũng như hình phạt trong xét xử vụ án. Thứ tư: Về mặt chủ quan của tội phạm, mặt này khó có thể khai thác ở cách hoạt động khác của quá trình điều tra, mà chỉ có thể khai thác thông qua quá trình hỏi cung, vì thông qua hỏi cung Điều tra viên có thể trực tiếp biết được là bị can gây án trong tình thế nào, vì mặt chủ quan là nói về lỗi trong phạm tội của bị can, từ lời trả lời của bị can mà có thể biết được đó là lỗi trực tiếp hay gián tiếp, cố ý hay vô ý….ví dụ như cùng một hành vi là làm chết người nhưng thông qua hỏi cung thì có thể biết được người đó cố ý hay vô ý giết người, từ đó quá trình xét xử vụ án sẽ tốt hơn, tránh xử oan sai, làm oan người vô tội. Hỏi cung bị can có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định cấu thành tội phạm, việc hỏi cung là đặt ra những câu hỏi cụ thể từ các diễn biến, cách thức, và kết quả của quá trình phạm tội, thông qua các câu hỏi này bị can trình những câu trả lời trên một cách chi tiết và rõ ràng nhất về phạm tội của mình, vì thế có thể xác định các yếu tố cấu thành tội phạm một cách dễ dàng thông qua hỏi cung. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 21 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Đồng thời, thông qua hoạt động hỏi cung bị can để xác định cấu thành tội phạm là tuân thủ ngiêm ngặt các quy định về trình tự giải quyết vụ án trong tố tụng hình sự, nâng cao vai trò nguyên tắc pháp chế trong hoạt động này. 1.2.2 Ý nghĩa của hỏi cung bị can đối với quá trình xét xử vụ án hình sự 1.2.2.1 Là yếu tố để người tiến hành tố tụng có thể trực tiếp xác định lại tình tiết vụ án để có hướng xử lý được chính xác và khách quan Hỏi cung bị can là tài liệu phản ánh nội dung, các chi tiết và kết quả của quá trình điều tra. Trong quá trình hỏi cung bị can, những diễn biến, nội dung của quá trình hỏi cung được ghi chép và lập biên bản một cách cụ thể trong biên bản hỏi cung và được lập theo các trình tự, thủ tục được quy định cụ thể trong bộ luật tố tụng hình sự, vì thế, thông qua biên bản hỏi cung mà người tiến hành tố tụng trong giai đoạn xét xử có thể biết được diễn biên cũng như nội dung của quá trình hỏi cung có đúng theo pháp luật hay không, từ đó có thể đưa ra các phương hướng giải quyết tốt nhất để giúp ích cho xét xử vụ án chính xác. Ngoài ra hỏi cung bị can cũng là một phần trong các kết quả của quá trình điều tra đem lại, từ những tình tiết về thời gian, nội dung, chứng cứ…trong quá trình phạm tội. Nội dung hỏi cung bị can được xử dụng như một cơ sở để người tiến hành tố tụng có thể xác định lại sự thật vụ án một cách chính xác. Theo đó, trước tiên là đối với Kiểm sát viên, khi lập một bản cáo trạng để định tội người phạm tội thì trước tiên phải xác định vụ án một cách chính xác về sự thật của vụ án, để xác định sự thật vấn đề vụ án thì phải thông qua biên bản hỏi cung bị can và các tài liệu chứng cứ khác, vì để lập một bản cáo trạng thì cần phải căn cứ vào kết luận điều tra và những lời khai của những người trong vụ án. Tiếp theo, đối với thành phần hội đồng xét xử, các chủ thể gồm Thẩm phán và Hội thẩm có thể thông qua biên bản hỏi cung bị can để nhận định về tính chính xác của vụ án. Thẩm phán thông qua biên bản hỏi cung còn những vấn đề vướng mắc trong vụ án, hay có nghi ngờ về sự chính xác trong về lời khai của bị can hoặc các nội dung mà Điều tra viên ghi trong biên bản hỏi cung mà có thể đặt ra những GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 22 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp câu hỏi, nội dung nhằm xác thực lại sự thật trong lời khai của bị can cũng như sự thật trong biên bản hỏi cung. Vì Tòa án phải có trách nhiệm xác định sự thật của vụ án được quy định tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự. Nội dung hỏi cung bị can là phương hướng, nội dung để các chủ thể tranh luận tại phiên tòa. Trong phần tranh luận tại phiên tòa, nội dung trong hỏi cung bị can được sử dụng rất nhiều trong từng phần tranh luận của các chủ thể tại phiên tòa. Như đã phân tích ở về vai trò của hỏi cung trong việc xác định các loại dấu hiệu của cấu thành tội phạm từ khách thể, khách quan, chủ thể đến chủ quan. Từ những nội dung trong việc xác định cấu thành tội phạm mà các chủ thể tham gia tranh luận tại phiên tòa có thể đưa ra những nội dung có ích đối với chủ thể mà mình bảo vệ (Luật sư bảo vệ quyền lợi ích của bị cáo, người bị hại, người có quyền nghĩa vụ liên quan…). Vì chỉ cần một nội dung sai đem lại trong quá trình tranh luận thì sẽ thay đổi kết quả xét xử rất lớn (Ví dụ, là tội giết người nhưng nếu là lỗi cố ý với lỗi vô ý thì sẽ có kết quả xét xử, định tội khác nhau.) 1.2.2.2 Thể hiện đầy đủ những nguyên tắc tố tụng trong quá trình xét xử Hỏi cung bị can là hoạt động nhằm tìm ra sự thật, các chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ án. Tuy nhiên hoạt động hỏi cung bị can cũng là tài liệu mà thông qua đó một số nguyên tắc trong xét xử vụ án hình sự được thể hiện rõ nhất. Thứ nhất: Hỏi cung bị can thể hiện hiện nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp nói chung và pháp luật Tố tụng hình sự nói riêng. Cụ thể thông hoạt động hỏi cung, thì bị can vẫn có một số quyền nhất định trong hoạt động để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình như biết mình bị truy tố về tội gì, có quyền được bào chữa…từ đây cho thấy dù là người có dấu hiệu phạm tội (bị can) nhưng họ vẫn được bình đẳng trước pháp luật, không bị hạn chế một số quyền của công dân. Ngoài ra, trong quá trình xét xử vụ án, các chủ thể tham gia tiến hành tố tụng đặt những câu hỏi, hoặc buộc tội thông qua các tình tiết trong biên bản hỏi cung, thì bị cáo có quyền trình bày về những nội dung đó, bào chữa cho mình về những nội dung trong biên bản hỏi cung, quy định này có trong khoản 2 Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự về quyền của bị cáo. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 23 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Thứ hai: Hoạt động hỏi cung bị can cũng góp phần bảo đảm nguyên tắc công khai trong Tố tụng hình sự nói chung và xét xử vụ án nói riêng. Cụ thể trong quá trình hỏi cung thì bị can vẫn được xem lại nội dung trong hỏi cung thông qua biên bản hỏi cung, đồng thời nội dung trong hỏi cung bị can cũng được công bố tại phiên tòa như bản cáo trạng của Viện kiểm sát (bản cáo trạng căn cứ tại kết luận điều tra, lời khai của những người có liên quan đến vụ án) và trong những câu hỏi mà tòa đặt ra cho bị cáo trong quá trình xét xử, ngoài ra trong những lời khai của bị cáo trong quá trình xét xử có mâu thuẫn với lời khai trong hoạt động hỏi cung thì lời khai này sẽ được công bố, quy định này tại khoản 2 Điều 208 về công bố những lời khai tại Cơ quan điều tra nếu “Lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa có mâu thuẫn với lời khai của họ tại Cơ quan điều tra”. Ngoài ra, nội dung hỏi cung bị can còn bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong xét xử vụ án hình sự: Xét xử vụ án hình sự phải tuân theo nguyên tắc pháp chế, cụ thể việc xét xử vụ án hình sự phải theo một trình tự thủ tục nhất định được quy định được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự, thủ tục hỏi cung bị can là một trong những trình tự, thủ tục được quy định trong khi xét xử vụ án hình sự. Các cơ quan tiến hành xét xử phải áp dụng các biện pháp mà pháp luật yêu cầu và cho phép để tiến hành các hoạt động của mình để xác minh người phạm tội, cụ thể để xác minh lại các tình tiết trong vụ án để có thể đưa ra kết quả trong xét xử, ngoài dựa vào các yếu tố khác thì bắt buộc người tiến hành xét xử phải dựa vào biên bản hỏi cung bị can để xác thực lại các tình tiết. Nội dung trong hỏi cung bị can là tài liệu cần thiết để bảo đảm sự toàn diện, đầy đủ trong tố tụng hình sự. Về mặt trình tự, hỏi cung bị can là một trong những hoạt động nhằm bảo đảm cho quá trình xét xử vụ án hình sự được quy định theo thủ tục, thông qua thủ tục hỏi cung bị can, người tiến hành tố tụng mới có thể áp dụng các thủ tục tiếp theo để tiếp tục cho quá trình xét xử vụ án. Về mặt nội dung, như đã phân tích ở một số phần, hỏi cung bị can là nội dung không thể thiếu để hoàn thành các hoạt động khác trong quá trình xét xử, đó có thể là nội dung của bản cáo trạng của Viện kiểm sát, nội dung tranh tụng tại GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 24 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp phiên tòa, các vấn đề, câu hỏi mà Thẩm phán đặt ra để hỏi các chủ thể và củng là nội dung để đưa ra một bản án. Ở nội dung này có liên quan đến chương 2 về những tác động của hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự, chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn về nội dung này. Đối với nội dung chương này, tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về hoạt động hỏi cung bị can gồm khái niệm hỏi cung bị can, các chủ thể có tham gia trong quá trình hỏi cung bị can, các nguyên tắc cần phải tuân thủ trong quá trình hỏi cung bị can, đồng thời thông qua đó tìm hiểu một số mối quan hệ của hỏi cung bị can với các nội dung xét xử và các khái niệm khác có liên quan đến hoạt động xét xử như khái niệm xét hỏi tại phiên tòa, khái niệm tranh luận tại phiên tòa… GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 25 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2 NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HỎI CUNG BỊ CAN ĐẾN QUÁ TRÌNH XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ Hỏi cung bị can là hoạt động rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, hoạt động hỏi cung bị can tác động lên một chuỗi các quá trình trong tố tụng hình sự. Ở giai đoạn xét xử, hoạt động hỏi cung là nội dung để các cơ quan có thể đưa ra các nội dung các quyết định thuộc thẩm quyền của mình. Đối với cơ quan công tố (Viện kiểm sát) hoạt động hỏi cung tác động trực tiếp lên nội dung công tố của mình, thông qua bản cáo trạng và bảo vệ nội dung công tố thông qua việc tranh luận tại phiên tòa, còn đối với cơ quan xét xử (Tòa án) thì hỏi cung bị can tác động trực tiếp lên các nội dung mà Tòa án tham gia, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét xử. Ngoài ra hoạt động hỏi cung bị can còn tác động đến các chủ thể khác như: bị cáo, người bào chữa trong việc bào chữa cho bị cáo, tác động đến người bị hại, người làm chứng, người giám định và các chủ thể có liên quan khác. Vì thế để có thể làm sáng tỏa các nội dung mà hỏi cung bị can tác động đến các cơ quan và các chủ thể thì nội dung phân tích ở này sẽ phân tích vào “Những tác động của hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự”. Để từ đó nhìn thấy những lợi ích mà tác động của hỏi cung đem lại, tạo tiền đề để nâng cao việc thực hiện và đồng thời đưa ra các giải pháp khi có những vướng mắc. 2.1 Tác động của hỏi cung bị can đến quá trình xét xử 2.1.1 Tác động của lời cung bị can đến thủ tục xét hỏi tại phiên tòa 2.1.1.1 Những tác động của hỏi cung bị can đến bản cáo trạng Bản cáo trạng là một văn bản tố tụng hình sự do Viện kiểm sát đưa ra dựa trên các nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự và bản kết luận điều tra. Bản cáo trạng có ý nghĩa buộc tội bị can về những hành vi cụ thể vi phạm những quy định trong Bộ luật hình sự12, đồng thời bản cáo trạng cũng là căn cứ pháp lý để Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. 12 Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam phần hai, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ 2010, tr. 30 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 26 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Bản cáo trạng lập nên phải tuân theo những quy định về nội dung và hình thức tại điều 167 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Cụ thể nội dung trong bản cáo trạng được chia làm hai phẩn: Phần một mô tả trình bày bản chất của sự việc: Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đọan, mục đích, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Phần hai kết luận ghi rõ tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự cần áp dụng. Những tác động của hỏi cung bị can đến những nội dung được ghi trong bản cáo trạng. Bản cáo trạng là tổng hợp những nội dung, dựa trên các căn cứ pháp luật, căn cứ quyết định khởi tố vụ án và các nội dung trong quá trình điều tra để có thể lập nên. Đối với các nội dung trên, thì bản cáo trạng dựa theo các nội dung trong quá trình điều tra là rất nhiều, vì thế tác động từ quá trình điều tra lên bản cáo trang là rất lớn, theo đó “Việc truy tố và làm cáo trạng miễn tố, đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra, dy lý vụ án (nói chung đối với các loại án) đều do Viện kiểm sát quyết định và chịu trách nhiệm, Viện kiểm sát cần nghiên cứu kỹ hồ sơ và các ý kiến đề xuất của cơ quan Công an trước khi quyết định 13”.Mà trong nội dung điều tra, hỏi cung bị can là nội dung được xác định là có tác động mạnh mẽ nhất lên tất cả các nội dung trong bản cáo trạng của Viện kiểm sát. Tác động của hỏi cung bị can đến chủ thể bị truy tố trong bản cáo trạng của Viện kiểm sát. Việc xác định chủ thể phạm tội để làm nên cáo trạng là rất quan trọng, vì việc xác định chủ thể này ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự, nếu việc xác định đúng chủ thể thì sẽ giúp cho vụ án mau được giải quyết, ngược lại nếu việc xác định sai chủ thể, làm cho việc truy tố chủ thể trong bản cáo trạng sai thì sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Vì thế 13 Thông tư liên tịch 01/1984/TTLT – VKSNNTC – BNV, về quan hệ giữa hai nghành kiểm sát và công an trong công tác điều tra và kiểm sát điều tra, khoản 4. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 27 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp việc xác định chủ thể trong vụ án để lập nên một bản cáo trạng là việc mà Viện kiểm sát phải xem xét một loạt vấn là đề, nội dung liên quan đến nhau, từ đó mới có thể đưa ra những kết luận để đưa đúng chủ thể phạm tội vào bản cáo trạng. Hỏi cung bị can tác động đến những vấn đề liên quan đến chủ thể trong bản cáo trạng như sau: Thứ nhất: Cơ quan điều tra sẽ tiến hành các hoạt động điều tra, trong đó có hỏi cung bị can, thông qua hoạt động hỏi cung bị can Cơ quan điều tra sẽ xác định những nội dung mà chủ thể đó khai nhận có đúng với các nội dung khác trong quá trình điều tra hay không, từ đó mới đưa ra một bản kết luận điều tra và Viện kiểm sát sẽ dựa theo bản kết luận điều tra để lập bản cáo trạng, đây là một chuỗi logic các sự việc để đi đến thành lập một bản cáo trạng, nếu mất đi một phần nào đó trong chuỗi các hoạt động này thì sẽ làm cho việc truy tố sai chủ thể, đây là nội dung đảm bảo các quy trình tố tụng diễn ra theo trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Từ đó cho thấy hỏi cung bị can tác động đến trình tự để có thể xác định chủ thể để đưa vào bản cáo trạng. Thứ hai: Để xác định chủ thể trong bản cáo trạng, Viện kiểm sát sẽ tiến hành nghiên cứu các nội dung của bản kết luận điều tra, mà trong đó sẽ chú ý nhiều nhất vào biên bản hỏi cung bị can, vì thông qua biên bản hỏi cung bị can, Viện kiểm sát sẽ xác minh lại toàn bộ các chi tiết, lời khai của người bị hỏi cung, từ những chi tiết này mà có thể xem xét có phù hợp với các nội dung khác trong quá trình điều tra hay không. Thực tế ở một số vụ án vẫn có tình trạng nhận tội dùm cho người khác, tuy nhiên thông qua hoạt động hỏi cung bị can thì những tình tiết có sự sai lệch với nhau và từ đó đã bị phát hiện là không đúng chủ thể phạm tội. VD: Vụ án của Đỗ Hùng Long và Nguyễn Đông Hòa ở Bà Rịa – Vũng Tàu, theo đó trước Cơ quan điều tra, Đỗ Hùng Long khai nhận chính mình là người lái xe gây cái chết anh Hà Minh Công, Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành các hoạt động điều tra, sau đó đưa ra bản kết luận điều tra. Tuy nhiên, dựa vào các lời khai của Long tại Cơ quan điều tra, dựa vào biên bản hỏi cung bị can, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thấy có những nội dung không không phù hợp với vụ án, do đó tiến hành trả hồ sơ điều tra GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 28 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp lại, thông qua quá trình điều tra lại Long khai nhận là Nguyễn Đông Hòa mới đúng là người gây tai nạn, do vì thương bạn nên Long nhận tội dùm. Tác động của hỏi cung bị can đến thời gian, địa điểm phạm tội được ghi trong bản cáo trạng. Việc xác định thời gian, địa điểm gây ra việc phạm tội là việc cũng rất quan trọng, ngoài xác định thời gian, địa điểm phạm tội, thông qua địa điểm đó mà có thể có thêm những chứng cứ, hoặc thông qua thời gian có thể có những hình thức đưa ra các hình phạt khác nhau, trong bản cáo trạng cũng thế, việc xác định thời gian, địa điểm phạm tội có ý nghĩa quan trọng đến các nội dung khác trong bản cáo trạng như căn cứ để xác định tội trạng, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong bản cáo trạng, kết luận bản cáo trạng… Việc xác định thời gian, địa điểm phạm tội không phải lúc nào cũng dễ dàng, vì một số lý do nào đó mà cơ quan điều tra không thể xác định thời gian, địa điểm của phạm tội gây ra, chẳng hạn trong các vụ án giết người, cơ quan điều tra gặp khó trong việc xác định thời gian một cách chính xác vì cơ quan giám định chỉ có thể xác định nạn nhân chết từ khoản thời gian nào đến thời gian nào mà không thể xác định một cách cụ thể, ngoài ra việc xác định địa điểm phạm tội cũng rất khó, vì không phải địa điểm nào tìm thấy thi thể người bị hại đều là địa điểm phạm tội, mà trong quá trình gây ra tội phạm thì người phạm tội có thể di dời đến nơi khác. Trong bản cáo trạng cần xác định thời gian, địa điểm chính xác, để có thể đưa ra những mức truy tố hình phạt đúng đối với chủ thể phạm tội Thời gian, địa điểm phạm tội trong biên bản hỏi cung bị can cũng chính là thời gian, địa điểm được phạm tội được ghi trong bản cáo trạng vì bản cáo trạng phải dựa vào bản kết luận điều tra. Ví dụ như vụ án của Nguyễn Phương Uyên về tội Tuyên truyền chống phá Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo đó Uyên trong quá trình hỏi cung, Uyên khai nhận các thời gian, địa điểm của để thực hiện việc chống phá nhà nước của mình, và các thời gian, địa điểm này sau khi được nghiên cứu và xác định độ xác thật, thì Viện kiểm sát đã đưa vào bản cáo trạng dành cho Uyên Ngoài ra, có một điều đánh chú ý thì trong bản cáo trạng, sau khi nêu một thời gian, địa điểm cụ thể về quá trình phạm tội của người phạm tội thì ở phần GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 29 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp dưới có ghi một dòng ghi chú là về lời của bị can, trong biên bản nào và có đánh số cụ thể về biên bản đó. Để làm rõ nội dung này ta tiếp tục quay lại vụ án của Nguyễn Phương Uyên. Trong biên bản của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An có đoạn “ Vào tháng 4 và tháng 5/2012, qua trang mạng Facebook Nguyễn Phương Uyên đã làm quen với Nguyễn Thiện Thành……” thì dưới đoạn này có một đoạn khác ghi “lời khai của Uyên, bút lục số 738-742, biên bản hỏi cung bị can, bút lục 1428-1431, người làm chứng Nguyễn Thị Thanh Hòa, bút lục 16681671 14 ”. Từ đây cho ta thấy tác động của hỏi cung bị can vào bản cáo trạng là trực tiếp, không những ghi thời gian bản cáo trạng, mà còn xác định nội dung về thời gian một cách chi tiết được lấy từ biên bản hỏi cung bị can. Tác động của hỏi cung bị can đến những thủ đoạn, mục đích, hậu quả, động cơ phạm tội và những tình tiết có liên quan đến vụ án được ghi trong bản cáo trạng. Cũng giống như việc xác định chủ thể, thời gian, địa điểm thì việc xác định thủ đoạn, mục đích, hậu quả động cơ phạm tội và những tình tiết có liên quan đến vụ án là điều cần thiết và quan trọng trong bản cáo trạng, việc xác định nội dung này ảnh hưởng trực tiếp đến những nội dung tiếp theo của quá trình xét xử, chẵng hạn như dựa vào mục đích của người phạm tội mới có thể xác định được tội danh cho phù hợp, ngoài ra việc xác định và ghi những nội dung trên vào bản cáo trạng cũng là định hướng cho quá trình tranh luận tại phiên tòa. Đối với những thủ đoạn, mục đích, hậu quả, động cơ phạm tội và những tình tiết liên quan đến vụ án, muốn được áp dụng vào bản cáo trạng thì cần phải thông qua nhiều quá trình để làm rõ như: hỏi cung bị can, giám định pháp y, hỏi người làm chứng…..Tuy nhiên, ở một số vụ án không phải lúc nào cũng có đầy đủ những chủ thể trên hoặc những nội dung giám định một cách rõ ràng nhất. Nhưng những nội dung này bị can là người nắm rõ tất cả, là người trực tiếp phạm tội nên để xác định những nội dung trên một cách chi tiết cần thông qua quá trình hỏi cung, đồng thời việc thông qua các nội dung hỏi cung là việc làm cần phải có nếu muốn xác định các nội dung trên trong bản cáo trạng, vì đó là một trình tự bắt buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân theo.Vì thế, đối vời những nội dung trên, 14 Bản cáo trạng, số 31/ QĐ – KSĐT, Long An 06/03/2013 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 30 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp bản cáo trạng của Viện kiểm sát chịu sự tác động của hỏi cung bị can từ vấn đề thủ tục cho đến nội dung. Tác động của hỏi cung bị can đến các chứng cứ được đưa vào bản cáo trạng. Trong bản cáo trạng, có rất nhiều loại chứng cứ được đưa vào từ các nguồn khác nhau, sử dụng chứng cứ trong phải xác định những chứng cứ quan trọng đối với vụ án, xác định chứng cứ buộc tội đối với người phạm tội, xác định chứng cứ để thay đổi tội danh, xác định chứng cứ để thay đổi khung hình phạt đối với bị can, bị cáo và xác định chứng cứ để chứng minh động cơ, mục đích, vị trí, vai trò bị cáo trong vụ án có đồng phạm 15. Vì thế, việc xác định những loại chứng cứ này rất phức tạp, đòi hỏi phải thông qua nhiều nội dung để có thể xác định, trong các nội dung để xác định chứng cứ thì hỏi cung bị can là một nội dung có tác động lớn trong việc xác định chứng cứ để thành lập bản cáo trạng. Hỏi cung bị can là một trong những nguồn cung cấp chứng cứ cho cơ quan điều tra, từ đó, thông qua các nội dung hoạt động của cơ quan điều tra để xác định các chứng cứ từ nguồn hỏi cung bị can, nếu thấy hợp lý Viện kiểm sát sẽ đưa những chứng cứ này vào bản cáo trạng. Ngoài ra, từ những chứng cứ đã thu thập được trong các hoạt động khác của quá trình điều tra, để xác định lại những chứng cứ này có đúng với nội dung vụ án hay không, thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành các hoạt động để xác định, trong đó có hoạt động hỏi cung bị can. Từ hoạt động hỏi cung bị can cùng kết luận của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát sẽ tiến hành nghiên cứu hồ sơ của hai nội dung này, xem có liên hệ mật thiết và phù hợp với nhau hay không, thì mới xác định để đưa chứng cứ vào bản cáo trạng. Tác động của hỏi cung bị can đến căn cứ để xác định tội trạng trong bản cáo trạng. Nội dung để xác định tội trạng hướng vào chứng cứ xác thực đã qua thẩm tra của Cơ quan điều tra, trên cơ sở đó tập trung phân tích, đánh giá chứng cứ, viện 15 Nguyễn Hữu Hậu, Về kỹ năng xây dựng và trình bày bản luận tội, Tạp chí kiểm sát số 02 ngày 17/08/2014 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 31 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp dẫn chứng cứ để chứng minh tội trạng bị cáo, đánh giá tính chất, mức độ, tác hại của hành vi phạm tội, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội cùng với hậu quả thiệt hại, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, vai trò trách nhiệm của bị cáo (và của đồng phạm nếu có). Và như đã phân tích tác động của hỏi cung bị can đến những căn cứ để xác định tội trạng ở trên, vì thế việc xác định tội trạng phải dựa vào những căn cứ mà đã chịu tác động lớn từ hỏi cung bị can, vì thế tội trạng trong bản cáo trạng cũng sẽ chịu tác động của nội dung hỏi cung bị can. Tác động của hỏi cung bị can đến phần kết luận bản cáo trạng. Phần kết luận của bản cáo trạng là tổng hợp lại một số nội dung về chủ thể trong bản cáo trạng như họ tên, độ tuổi, nghề nghiệp, nhân thân, các tiền án tiền sự và quyết định truy tố tội danh nào trong bộ luật hình sự, những nội dung này cũng được nghiên cứu thông qua những nội dung trong bản hỏi cung bị can về chủ thể và căn cứ truy tố, vì thế có thể thấy nội dung trong phần kết luận của bản cáo trạng chịu ảnh hưởng của hỏi cung bị can, vì đã phân tích cụ thể ở những nội dung trên nên tác giả không phân tích ở ở nội dung này nữa, chúng ta có thể xem lại ở những nội dung trên. Tác động của hỏi cung bị can đến ý nghĩa của bản cáo trạng. Bản cáo trạng có ý nghĩa là thể hiện quyền công tố được Nhà nước giao cho Viện kiểm sát, là lời luận tội dành cho các chủ thể vi phạm vào các quy định của Bộ luật hình sự. Để bảo vệ các quan điểm luận tội của mình, Viện kiểm sát phải đưa ra những nội dung có đủ tính thuyết phục, vì thế, những nội dung trong hỏi cung bị can được đưa vào vì cung cấp đầy đủ về chủ thể, tình tiết, và chứng cứ của quá trình phạm tội. Ngoài ra, bản cáo trạng là một văn bản thể hiện nguyên tắc công khai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, những nội dung chưa được công bố trong các giai đoạn khác thì sẽ được đưa vào công bố trong bản cáo trạng, nội dung trong hỏi cung bị can cũng vậy, nội dung này trong quá trình điều tra vụ án, sẽ không được công khai vì bảo đảm tính bảo mật trong giai đoạn điều tra, vì thế khi đã đưa ra xét xử thì cần phải công khai, để thấy tính thuyết phục hơn để luận tội GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 32 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Tóm lại, từ tất cả các nội dung đã phân tích, có thể cho thấy, nội dung trong hỏi cung bị can tác động lên hầu hết mọi mặt của bản cáo trạng, từ nội dung, hình thức, nguyên tắc cho đến ý nghĩa của bản cáo trạng. Ngoài ra trong phần này tác giả có kèm theo một bản cáo trạng cụ thể trong bài viết để người đọc có thể tìm hiểu thêm các nội dung trong bản cáo trạng, giúp hiểu hơn về vấn đề phân tích. 2.1.1.2 Tác động của hỏi cung bị can đến những câu hỏi của Hội đồng xét xử dành cho các chủ thể được hỏi và ý nghĩa của thủ tục hỏi tại phiên tòa Tác động của hỏi cung bị can đến những câu hỏi của Hội đồng xét xử dành cho các chủ thể Trong giai đoạn xét hỏi tại phiên toà, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự phải trực tiếp xét hỏi bị cáo, người bị thiệt hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, nghe kết luận của người giám định, xem xét xác vật chứng, đọc biên bản, công bố lời khai, công bố các tài liệu, xem xét tại chỗ... áp dụng các biện pháp được Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xem xét, đánh giá các tình tiết của vụ án một cách khách quan, toàn diện, nhằm xác định sự thật của vụ án, đồng thời loại bỏ những tình tiết không liên quan đến vụ án 16. Ngoài ra, các nội dung có liên quan đến các chủ thể trên ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch xét hỏi của Hội đồng xét xử vè việc hỏi vì việc lập kế hoạch hỏi dựa trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án mà đặc biệt là nghiên cứu những lời khai của họ tại cơ quan điều tra. Tác động của hỏi cung bị can đến những câu hỏi của Hội đồng xét xử dành cho bị cáo. Thứ nhất: Trong phiên tòa, bản cáo trạng là nội dung được lập nên từ quá trình điều tra vụ án, chịu tự tác động của hỏi cung bị can như đã phân tích ở phần trên, vì thế một số câu hỏi của hội đồng xét xử dành cho bị can có liên quan đến nội dung bản cáo trạng, ví dụ như khi Kiểm sát viên đọc xong bản cáo trạng thì Hội đồng xét xử sẽ đặt ra một số câu hỏi dành cho bị cáo đại khái như: Bị cáo 16 Đinh Văn Quế, Những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc xét hỏi của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự, Tòa án nhân dân tối cao, http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item _id=11419778&article_details=1, , [truy cập 5/10/2014] GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 33 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp nghe rõ Kiểm sát viên công bố cáo trạng ? Trùng khớp với cáo trạng bị cáo nhận không…. ?. Việc hỏi và ý kiến trình bày của bị cáo về bản cáo trạng được quy định tại Khoản 2, Điều 209 của Bộ luật tố tụng hình sự. Thứ hai: Để bảo đảm tính công bằng và công khai trong quá trình xét xử vụ án hình sự, cũng như tôn trọng các quyền của bị cáo tại phiên tòa, hội đồng xét xử sẽ tiến hành đặt những câu hỏi mà có trong nội dung bị hỏi cung bị can để bị cáo được xác nhận lại những nội dung này có đúng với những gì mình đã khai trong quá trình hỏi cung hay không, ngoài ra còn đảm bảo việc công khai lời cung của bị cáo tại phiên tòa, giúp vụ án giải quyết theo hướng khách quan hơn. Thứ ba: Có những nội dung bị cáo khai trong biên bản hỏi cung bị can về những tình tiết, thủ đoạn của mình trong vụ án, mà xét thấy những nội dung đó chưa được rõ ràng Hội đồng xét xử sẽ tiến hành đặt những câu hỏi để bị cáo có thể miêu tả, giải thích lại những hành vi của mình trong vụ án. VD: Trong vụ án trộm cấp tài sản của Tô Văn Bốn, được Tòa án nhân dân huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang xét xử vào ngày 09 tháng 01 năm 2014, trong biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm, ở phần thủ tục hỏi tại phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa là Châu Văn Ấn có đặt những câu hỏi với nội dung như “ Trong biên bản hỏi cung bị can bị cáo khai là đã trộm bảy con chó, có đúng vậy không” hay “ Bị cáo khai, cây súng chế, xiệt để trộm chó không phải là của bị cáo vậy tại sao lại khi khám xét lại ở trong nhà bị cáo…..”. Ta thấy, từng những nội dung trong hỏi cung bị can, mà thông qua đó Hội đồng xét xử sẽ đặt ra những câu hỏi phù hợp để giải quyết vụ án. Vì vậy hỏi cung bị can có tác động đến những câu hỏi của Hội đồng xét xử. Tác động của hỏi cung bị can đến những câu hỏi câu Hội đồng xét xử dành cho người giám định. Giám định tư pháp là nhằm bổ trợ tư pháp, giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần không nhỏ vào việc giải quyết vụ án. Giám định tư pháp nhằm đưa ra kết luận khoa học, chính xác, khách quan những vấn đề liên quan đến vụ án. Dựa trên bản kết luận giám định của người giám định (Giám định viên), cơ quan điều tra có cơ sở để xác minh tội phạm và hành vi phạm tội, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của công GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 34 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự dân trong vụ án h́ ình sự 17 Luận văn tốt nghiệp . Tại điều 1 pháp lệnh số 24 năm 2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về giám định tư pháp có nói “Giám định tư pháp là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ án) do người giám định tư pháp thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ án”. Như vậy, kết luận giám định có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả điều tra. Nếu hoạt động giám định không có hiệu quả thì việc giải quyết vụ án khó có thể chính xác và công bằng. Vì thế, những nội dung trong hỏi cung bị can sẽ tác động đến những câu hỏi của Hội đồng xét xử dành cho người giám định và ngược lại. Thứ nhất: Theo khoản 1 Điều 215 thì “Người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định”. Theo đó, trong biên bản hỏi cung bị can, đối với những hành vi, tinh thần cũng như thủ đoạn của bị cáo lúc phạm tội, nếu Hội đồng xét xử, xét thấy do trong biên bản hỏi cung bị can và kết luận giám định trùng khớp hoặc sai lệch với nhau, nhưng để làm sáng tỏ hơn và chắc chắn hơn về những nội dung đó, tòa sẽ đặt ra những câu hỏi để người giám định phân tích các nội dung mà cần làm rõ so với nội dung hỏi cung, từ đó sẽ có những nội dung, chứng cứ thuyết phục hơn trong quá trình xét xử. Ví dụ như trong một vụ án bị can một mực khai trong biên bản hỏi cung gây ra chỉ vì tinh thần kích động mạnh hoặc sử dụng rượu, bia hay chất kích thích, nhưng kết luận giám định lại cho ra kết quả là bị can hoàn toàn bình thường trong khi gây án, khi đó hội đồng xét xử sẽ đặt ra những câu hỏi để người giám định về các kết quả giám định trên, người giám định sẽ giải thích cụ thể vệ kết luận giám định của mình, việc giải thích này được quy định tại Điều 215 Bộ luật tố tụng hình sự. Thứ hai: Đối với các loại chứng cứ, hung khí được thu thập thông qua quá trình hỏi cung bị can, Hội đồng xét xử muốn làm rõ hơn về vai trò của từng loại chứng cứ, hung khí, đồng thời muốn sát nhận những hung khí, chứng cứ đó có đúng trong vụ án hay không, thì tòa sẽ tiến hành xác minh lại thông qua những câu 17 Chu Thùy Linh, Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, , 123 đọc, http://text.123doc.vn/document/265079-quyen-va-nghia-vu-cua-bi-can-bi-cao-trong-to-tung-hinh-su.htm, [ truy cập 8/10/2014] GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 35 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp hỏi để người giám định giải trình và phân tích, dựa trên nhiều nội dung giám định để chứng minh các nội dung trên. Tác động của hỏi cung bị can đến những câu hỏi của Hội đồng xét xử đối với người làm chứng. Thứ nhất: Trong quá trình hỏi cung bị can, việc hỏi cung nhằm để xác nhận về nhân thân, mối quan hệ xã hội và các tình tiết vụ án. Khi đó, hội đồng xét xử sẽ đưa ra câu hỏi để biết được mối quan hệ của người làm chứng với bị can là có chính xác theo lời bị can khai trong biên bản hỏi cung không vì theo khoản 2 Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự thì “Khi hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về những quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án…”,cũng như xác định lại đây có phải là người mà bị can yêu cầu ra làm chứng không (nếu làm chứng cho bị can). Thứ hai: Người làm chứng là người biết những tình tiết có liên quan đến vụ án và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để làm rõ những tình tiết đó 18. Vì thế, do biết được những nội dung này, nên thông qua người làm chứng, Hội đồng xét xử sẽ tiến hành đặt những câu hỏi với để làm rõ các tình tiết mà bị can khai trong quá trình điều tra có đúng với những gì người làm chứng đã chứng kiến hay không. Thứ ba: “Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những nội dung, tình tiết vụ án mà họ biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẩn….19”. Đối với quy định này có thể hiểu là những lời khai của người làm chứng tại quá trình điều tra chưa được đầy đủ, hoặc có mâu thuẫn với những lời khai khác của bị can trong lúc hỏi cung, thì tòa sẽ hỏi để người làm chứng trình bày về những nội dung này. 18 Mạc Giáng Châu: Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam phần 1, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ 2010, tr .44. 19 Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam 2003, Điều 211. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 36 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Tác động của hỏi cung bị can đến những câu hỏi của Hội đồng xét xử dành cho người bị hại. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do phạm tội gây ra . Theo điều 210 Bộ luật Tố tụng hình sự người bị hại, nguyên đơn dân sự, 20 bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của những người đó trình bày về những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Vì thế các chứng cứ, tài liệu này sẽ được Cơ quan điều tra sử dụng trong quá trình điều tra để xác định tội phạm. Trong xét xử vụ án, nội dung trong hỏi cung bị can sẽ tác động đến những câu hỏi của phiên tòa dành cho người bị hại, với mục đích là xác minh lại những tổn thất gây ra cho người bị hại, những nội dung về tình tiết thủ đoạn, cách thức gây án của bị cũng như những tình tiết giảm nhẹ mà bị cáo khai trong biên bản hỏi cung có chính xác hay không. Ngoài ra việc hỏi này cũng nhằm mục đích so sánh giữa nội dung hỏi cung bị can với nội dung người bị hại khai có phù hợp với nhau không, cũng như xác minh lại độ thật từ lời khai của người bị hại thông qua các nội dung trong hỏi cung. Ví dụ: Trong vụ án của Tô Văn Bốn, để xác định lại số lượng chó mà Bốn khai trong biên bản hỏi cung bị can đã trộm vào đêm 02/11/2013 sáng 03/11/2013 bảy con, thì Hội đồng xét xử đã tiến hành hỏi cho các bị hại gồm có bà Thị Nguyệt, ông Nguyễn Việt Thăng, Trần Văn Ngà, Trần Văn Chiến, Danh Phúc để xác minh lại số chó trộm có đúng như Bốn khai không (vì một số chó đã đem tiêu thụ nên Cơ quan điều tra không xác minh hết được, phải tiến hành hỏi người bị hại), thì thông qua lời khai của các bị hại, thì đã xác định về cả hình dáng và số lượng chó giống như lời Bốn khai là bảy con. Tác động của hỏi cung bị can đến ý nghĩa của thủ tục hỏi tại phiên tòa Với ý nghĩa là giai đoạn trung tâm của hoạt động xét xử, cũng là giai đoạn quan trọng nhất để xác định sự thật vụ án, có thể những câu hỏi và những câu trả lời tại phiên toà không khác với những câu hỏi và câu trả lời ở giai đoạn điều tra, nhưng nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng ở chỗ. Việc hỏi và trả lời được diễn 20 Mạc Giáng Châu: Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam phần 1, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ 2010, tr.42. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 37 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp ra công khai, nó là hình thức kiểm nghiệm kết quả điều tra của Cơ quan điều tra 21. Vì thế các nội dung trong hỏi cung bị can được đưa ra trong phiên tòa nhằm bảo đảm tính công khai của hoạt động hỏi tại phiên tòa về các nội dung hỏi, và bảo đảm sự hoàn thiện về nội dung thủ tục để có thể tiến hành việc hỏi tại phiên tòa được đầy đủ và chính xác, làm rõ được các nội dung vướng mắc trong vụ án. 2.1.1.3 Ảnh hưởng đến việc công bố lời khai, các tài liệu của vụ án và nhận xét về các báo cáo của các cơ quan, tổ chức. Chủ toạ phiên toà chỉ công bố lời khai trong trường hợp cần thiết. Nếu sau khi đã công bố lời khai tại cơ quan điều tra mà người được lấy lời khai lại nói rằng họ bị Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên ép cung, mớm cung, nhục hình nên mới khai như vậy, thì chủ toạ phiên toà có thể cho gọi Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đã lấy lời khai của họ tại Cơ quan điều tra đến phiên toà để đối chất; nếu người được lấy lời khai đưa ra những bằng chứng, nhân chứng để chứng minh rằng lời khai tại Cơ quan điều tra là sai thì chủ toạ phiên toà cần yêu cầu nộp bằng chứng hoặc cho mời người làm chứng đến phiên toà để đối chất. Vì thế các nội dung trong hỏi cung ảnh hưởng đến việc công bố lời khai và chứng cứ khác có liên quan để giải quyết vấn đề này. Công bố lời khai, các tài liệu của vụ án và nhận xét về các báo cáo của các cơ quan tổ chức, xem xét các vật chứng và xem xét tại chỗ của nơi phạm tội hoặc có liên quan đến vụ án là nội dung cần thiết và rất quan trọng nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn các nội dung, ngoài ra các chủ thể tham gia xét xử có thể đưa ra các đánh giá cũng như những câu hỏi về các nội dung được công bố, giúp giải quyết vụ án rõ ràng và hiệu quả hơn, đồng thời việc này còn bảo đảm nguyên tắc công khai trong quá trình xét xử vụ án hình sự. Các tài liệu được công bố trong phiên tòa có thể là biên bản hỏi cung bị can, biên bản pháp y, các chứng cứ… 21 Đinh Văn Quế, Những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc xét hỏi của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự, Tòa án nhân dân tối cao, http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item _id=11419778&article_details=1, [truy cập 5/10/2014] GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 38 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Tác động của hỏi cung bị can đến các nội dung cần được công bố có liên quan đến vụ án. Các nội dung cần được trình bày, công bố trong quá trình xét xử vụ án là “Các tài liệu đã đưa có trong hồ sơ vụ án hoặc mới đưa ra khi xét xử đều phải được công bố tại phiên tòa…” Điều 214 Bộ luật tố tụng hình sự. Theo đó các nội dung được công bố gồm các giám định pháp y, lời khai nhân chứng, người bị hại, các chứng cứ có liên quan được thu thập trong quá trình điều tra… Hỏi cung bị can góp phần lớn trong việc sẽ công bố những nội dung nào cho phù hợp với vụ án. Hội đồng xét xử sẽ dựa trên các nội dung trong hỏi cung bị can để làm rõ những vấn đề một cách chính xác và thuyết phục để xét xử vụ án. Vì thế, để đem lại sự thuyết phục, tòa án sẽ tiến hành công khai những nội dung cần thiết. Ví dụ trong quá trình gây án, bị can đã chiếm đoạt của những người bị hại với một số lượng tiền hoặc vật nhất định, nhưng trong quá trình hỏi cung, bị can không khai rõ một cách chi tiết, làm cho việc xét xử không được rõ ràng. Khi đó cơ Hội đồng xét xử sẽ cho công khai một số nội dung như lời khai người bị hại hoặc kết quả điều tra, biên bản thu giữ chứng cứ để làm rõ số tài sản bị can chiếm đoạt. Ngoài ra, hỏi cung bị can còn là nội dung để xác định lại độ chính xác của những tài liệu được công bố trong quá trình xét xử, vì thông qua hỏi cung bị can, nếu các lời khai thể hiện tính logic và phù hợp với các tài liệu, nội dung đó thì sẽ biết được những nội dung đó có phù hợp hay không, khi đó sẽ tiến hành công khai. Ví dụ như thông qua hỏi cung bị can mà thu giữ được hung khí trong một vụ án giết người, khi xét thấy những lời khai, đồng thời dựa vào kết qua giám định sẽ tiến hành công khai hung khí đó trong phiên tòa xét xử. Tác động của hỏi cung bị can đến ý nghĩa của việc công bố lời khai, các tài liệu của vụ án và nhận xét về các báo cáo của các cơ quan, tổ chức. Việc công bố những nội dung này có ý nghĩa thể hiện sự công khai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng. Nội dung trong hỏi cung bị can tác động trực tiếp đến ý nghĩa của việc công khai này, vì thông qua hỏi cung các nội dung này còn vướng mắc sẽ được công khai làm rõ, vì GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 39 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp thế việc công khai lời hỏi cung trong phiên tòa cũng góp phần công khai các nội dung này. 2.1.1.4 Tác động của hỏi cung bị can đến việc kết thúc xét hỏi Khi nhận thấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa xem họ có yêu cầu xét hỏi vấn đề gì nữa không. Nếu có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là cần thiết thì chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục việc xét hỏi 22. Theo đó, việc xét hỏi chỉ được dừng lại khi các tình tiết, nội dung trong vụ án đã được làm rõ, những tình tiết nội dung này trong vụ án là kết quả của quá trình điều tra, mà đặc biệt là hỏi cung bị can, vì thế, thủ tục xét hỏi chịu sự ảnh hưởng của hỏi cung bị can, nếu các vấn đề trong hỏi cung không được làm rõ và có những chủ thể chưa hiểu về những vấn đề đó thì hoạt động xét hỏi phải được tiến hành tiếp và ngược lại. 2.1.2 Tác động của lời cung bị can đến việc tranh luận tại phiên tòa 2.1.2.1 Những nội dung tranh luận tại phiên tòa, tác động của hỏi cung bị can đến những nội dung tranh luận Hiện nay, pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam chưa ghi nhận các nguyên tắc tranh luận là nguyên tắc cơ bản. Để hoạt động tranh tụng được đảm bảo thực thi trong thực tế, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 ghi nhận một số nguyên tắc như: Nguyên tắc “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự); Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo” (Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự); Nguyên tắc “Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia” (Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự); “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” (Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự); Nguyên tắc “Xét xử công khai” (Điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự); Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án” (Điều 19 Bộ luật tố tụng hình sự). 22 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2003, Điều 216. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 40 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Chủ thể tham gia tranh luận tại Toà án chủ yếu được diễn ra giữa bên buộc tội và bên gỡ tội: Đối với các chủ thể thuộc bên gỡ tội, bao gồm bị can, bị cáo, người bào chữa. Đối với các chủ thể của chức năng buộc tội tại phiên tòa như Viện kiểm sát (Kiểm sát viên), người bị hại, nguyên đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ, Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định những quyền, nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Về trình tự tranh luận, theo Điều 217 thì Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, sau đó tới bị cáo ( hoặc người bào chữa) trình bày lời bào chữa, cuối cùng là những chủ thể khác trình bày ý kiến để bảo vệ quyền lợi của mình (người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan….) Để tránh phiên tòa đi lệch hướng, sa đà vào những tình tiết không cơ bản của vụ án, pháp luật quy định các bên khi tham gia tranh luận cần tập trung vào hai nội dung quan trọng sau: Phân tích, đánh giá chứng cứ, tranh luận bảo vệ lý lẽ của mình, trong dó có quyền đưa ra các chứng cứ để bác bỏ lý lẽ của phía bên kia và chỉ rõ việc áp dụng quy phạm pháp luật nội dung nào để giải quyết vụ án. Trong khi phát biểu tranh luận đánh giá về vụ án, các bên tham gia tố tụng đề xuất quan điểm của mình về hướng giải quyết vụ án trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và được xem xét, xác minh và thừa nhận tại phiên tòa. Tác động của hỏi cung bị can đến các nội dung tranh luận. Thứ nhất, để bảo vệ lời luận tội của mình,Theo Điều 217 Bộ luật tố tụng hình sự Kiểm sát viên phải căn cứ vào những nội dung, tài liệu đã được kiểm tra tại phiên tòa. Những nội dung, tài liệu đã đuôc kiểm tra tại phiên tòa bao gồm: Bản cáo trạng, lời khai của bị can, lời khai nhân chứng, người bị hại…. Theo đó, khi muốn giữ vững quan điểm về lời luận tội của mình, Kiểm sát viên sẽ tiến hành bảo vệ bằng cách đưa ra những tình tiết trong vụ án, hành vi của bị cáo, các chứng cứ được thu thập trong quá trình điều tra. Những tình tiết trong vụ án và các chứng cứ được thu thập dựa trên nhiều phương thức của quá trình điều tra. Như đã nói, ở hoạt động hỏi cung bị can, mọi tình tiết trong vụ án sẽ được GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 41 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp làm sáng tỏ thông qua hoạt động này, đồng thời thông qua hoạt động hỏi cung bị can Cơ quan điều tra cũng sẽ thu thập được những chứng cứ liên quan đến vụ án. Thứ hai, đối với bị cáo (hoặc người bào chữa) phải dựa vào các nội dung buộc tội của Kiểm sát viên, thông qua các nội dung đó, sẽ tiến hành đưa ra những ý kiến trình bày của mình về những tình tiết, chứng cứ trong quá trình hỏi cung và những quá trình khác để phản bác lại lời buộc tội của Kiểm sát viên. Bị cáo (người bào chữa) thông qua các chứng cứ, nội dung trong hỏi cung bị can để tiến hành thu thập những chứng cứ, nội dung khác có liên quan nhằm bảo vệ quan điểm của mình, hoặc góp phần làm phù hợp với các chứng cứ, nội dung trong hỏi cung bị can. Ví dụ: Tại vụ án của Tô Văn Bốn, Kiểm sát viên luận tội là trộm cắp tài sản đối với bị cáo Nguyễn Hoàng Công thông qua việc bị cáo khai tại Cơ quan điều tra là nhiều lần mua chó tổng cộng 400 đến 500 kilogam (quan điểm của Kiểm sát viên là đồng phạm). Cũng dựa vào lời luận tội và biên bản hỏi cung bị can thì luật sư Đoàn Công Thiện (người bào chữa cho bị cáo Công) trình bày theo quan điểm của luật sư thì dựa vào các tình tiết trên thì chỉ áp dụng tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đối với bị cáo Công là chính xác nhất. Từ đây cho thấy, tranh luận của các chủ thể tại phiên tòa phần nhiều dựa vào các nội dung trong quá trình điều tra của Cơ quan điều tra, đặc biệt là hỏi cung bị can. Tác động của hỏi cung bị can đến nguyên tắc, ý nghĩa của việc tranh luận tại phiên tòa. Thứ nhất: Việc đưa nội dung hỏi cung bị can vào tranh luận là khẳng định sự tách bạch (rõ ràng, rành mạch) giữa các chức năng cơ bản của Tố tụng hình sự là chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử. Có nghĩa là phải công bố rõ ràng các nội dung trong việc buộc tội, bào chữa và xét xử. Vì có rõ ràng mới thể hiện rõ chức năng cũng như ý nghĩa của việc tranh luận. cũng như thể hiện bản chất của vụ án. Thứ hai: Các nội dung trong hỏi cung bị can áp dụng vào tranh luận khẳng định sự bình đẳng của bên buộc tội và bào chữa trong hoạt động thu thập, đưa ra GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 42 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp các chứng cứ, các yêu cầu và tranh luận về các vấn đề có liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa. Thứ ba: Các nội dung trong hỏi cung góp phần khẳng định nghĩa vụ của các Cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo mọi điều kiện tốt nhất để thực hiện việc tranh tụng. Toà án phải tạo điều kiện để các bên tranh tụng thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, phải xem xét vô tư, khách quan mọi chứng cứ và lý lẽ của bên buộc tội cũng như bên bào chữa. Bản án của Toà án chỉ dựa trên cơ sở kết quả tranh tụng giữa các bên 23. 2.1.2.2 Việc rút truy tố của Viện kiểm sát tại phiên tòa Truy tố là một trong những chức năng của quyền công tố theo đó, Viện kiểm sát thông qua bản cáo trạng, quyết định đưa một người đã bị điều tra ra xét xử trước toà án có thẩm quyền về một, một số tội phạm nào đó. Tuy nhiên, ở một số vụ án, khi nghiên cứu xét thấy việc truy tố là không phù hợp, thì Kiểm sát viên báo cáo đề xuất để Viện kiểm sát rút truy tố. Các nguyên nhân dẫn đến việc rút truy tố có thể là việc sử dụng những tình tiết không được rõ ràng mà nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày, hay không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm…. Tác động của hỏi cung bị can đến việc rút truy tố của Viện kiểm sát tại phiên tòa. Thứ nhất: Theo Điều 195 Bộ luật tố tụng hình sự thì “sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn……”. Việc rút truy tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa có tác động lớn từ nội dung trong hỏi cung bị can, vì hỏi cung bị can là một trong những nội dung chính trong quá trình xét hỏi. Theo đó, trong quá trình xét hỏi thì những nội dung trong hỏi cung bị can sẽ được làm rõ, thông qua quá trình này, các nội dung trong hỏi cung mà qua quá trình xét hỏi thấy có sai sót hoặc chưa đúng với tội trạng thì Kiểm sát viên sẽ rút truy tố. 23 Hồ Quân Nguyễn, Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_deta ils=1&item_id=37440501, [truy cập 12/10/2014] GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 43 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Thứ hai: Từ những tình tiết trong quá trình hỏi cung bị can, khi xem xét tại phiên tòa thì thấy những tình tiết này chưa có đủ hành vi để cấu thành tội phạm hoặc không hề có sự việc phạm tội, Kiểm sát viên sẽ tiến hành rút quyết định truy tố của mình. Theo Điều 181 quy định các trường hợp Viện kiểm sát sẽ rút truy tố 2.1.3 Ảnh hưởng từ hỏi cung bị can đến kết quả xét xử vụ án 2.1.3.1 Ảnh hưởng đến kết quả xét xử phiên tòa sơ thẩm Xét xử sơ thẩm vụ án là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự trong đó Tòa án có thẩm quyền sau khi xem xét hồ sơ vụ án lần đầu tiên đưa vụ án ra xét xử. Mục đích của xét xử vụ án là xem xét toàn diện vụ án, theo quy định của pháp luật nhằm xác định hành vi tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết có liên quan đến vụ án, trên cơ sở đó định tội, đưa ra bản án và quyết định hình phạt đối với những nội dung có trong vụ án. Tác động của hỏi cung bị can đến kết quả xét xử tại phiên tòa sơ thẩm. Về định một tội danh cho bị cáo, theo các quy định của pháp luật Tố tụng hình sự thì Tòa án khi xem xét để đi đến tuyên bị cáo một tội nào đó thì phải dựa theo các kết quả điều tra, các chứng cứ và những tình tiết trong vụ án. Những nội dung để đưa ra kết quả của buổi xét xử có liên hệ một cách mật thiết với những nội dung trong hỏi cung bị can. Thứ nhất: Tòa án khi xét xử sẽ bị một giới hạn nhất định. Theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Tố tụng hình sự thì “Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử. Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố”, theo đó: Toà án không được kết án bị cáo về một tội phạm khác (tội danh khác) nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố. Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố bị cáo về tội cố ý gây thương tích, thì Toà án không được kết án bị cáo về tội giết người. Nhưng Toà án án lại có quyền kết án bị cáo về tội bằng hoặc nhẹ hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố. Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố bị cáo về tội giết người, Toà án có thể kết án bị cáo về tội cố ý gây thương tích hoăc tội vô ý làm chết người. Tương tự như vậy, Toà án có thể kết án bị cáo theo điều khoản khác với điều GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 44 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật. Tuy nhiên, Toà án không chỉ kết án bị cáo theo điều khoản của Bộ luật hình sự nhẹ hơn với điều khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật, mà còn có thể kết án bị cáo về điều khoản nặng hơn với điều khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật. Đối với các nội dung mà Viện kiểm sát đưa vào bản cáo trạng để truy tố thì như đã phân tích, đều chịu tác động từ hỏi cung bị can, vì thế giới hạn xét xử cũng bị tác động từ hỏi cung bị can. Thứ hai: Ngoài áp dụng giới hạn xét xử trong vụ án, khi muốn làm rõ những nội dung về hành vi để xác định cấu thành tội phạm cho bị cáo thì tòa phải nghiên cứ các nội dung trong vụ án, và để làm rõ các nội dung này, trong phiên tòa Hội đồng xét xử sẽ áp dụng những nội dung trong hỏi cung bị can để làm sáng tỏa thông qua việc hỏi tại phiên tòa, các chủ thể khi tranh luận cũng phải dựa vào nội dung hỏi cung bị can. Về hình phạt dành cho bị cáo, việc quyết định hình phạt là giai đoạn quan trọng nhất của hoạt động xét xử tại Tòa án, bởi vì chỉ khi quyết định một hình phạt đúng pháp luật, công bằng và hợp lý thì mục đích của hình phạt mới đạt được. Vì thể, để có được một hình phạt đúng đắn và hiệu quả cao, khi quyết định hình phạt, Tòa án không chỉ tuân theo các nguyên tắc quyết định hình phạt mà còn dựa trên những căn cứ quyết định hình phạt 24. Những căn cứ quyết định hình phạt gồm có các quy định của Bộ luật hình sự, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Ở những căn cứ quyết định hình phạt này, ngoài nội dung các quy định của Bộ luật hình sự, thì để có được những nội dung còn lại, thì thông qua hoạt động điều tra mà cụ thể là hỏi cung bị can để có thể làm rõ những nỗi dung trên. 2.1.3.2 Ảnh hưởng đến kết quả xét xử phiên tòa phúc thẩm Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lục pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị 25. 24 Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam 1, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2009, tr.392. Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam phần hai, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ 2010, tr. 59. 25 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 45 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Việc xét xử sơ thẩm là xét xử lần đầu tiên, vì vậy không phải bất cứ trường hợp nào các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đều chính xác, khách quan và hợp pháp. Do vậy, hoạt động xét xử phúc thẩm khi được thực hiện có nhiệm vụ tìm kiếm và chỉnh sữa những sai lầm, thiếu sót của Tòa án cấp sơ thẩm thể hiện trong bản án, hoặc quyết định sơ thẩm. Cũng giống như xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm phải dựa vào nhiều nội dung, tài liệu của Cơ quan điều tra cung cấp trong quá trình điều tra. Vì thế, các quyết định của Hội đồng xét xử trong phiên tòa phúc thẩm cũng sẽ chịu sự tác động của quá trình điều tra. Tác động của hỏi cung bị can đến việc sửa bản án và hủy bản án sơ thẩm xử trong phiên tòa phúc thẩm. Tác động cảu hỏi cung bị can đến việc sửa bản án sơ thẩm trong phiên tòa phúc thẩm. Đối với việc sủa bản án sơ thẩm thì Tòa cấp phúc thẩm phải tuân theo các nguyên tác trong Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự. tại khoản 2 Điều này, có quy định “ Nếu có căn cứ, Tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt….”. Điều này có nghĩa là để tiến hành sửa bản án sơ thẩm thì tòa cấp phúc thẩm phải dựa vào các căn cứ, vậy để có các căn cứ, thì tòa cấp phúc thẩm phải dựa vào nhiều nội dung khác nhau, trong đó căn cứ để thay sửa bản án có lẽ nằm phần nhiều trong hỏi cung bị can, vì thông qua các hoạt động trong hỏi cung bị can, mà tòa cấp phúc thẩm sẽ được xác định lại các tình tiết vụ án mà ở cấp sơ thẩm có thể chưa làm rõ và chính xác nhất, nếu xét thấy các tình tiết trong vụ án mà quyết định của tòa cấp sơ thẩm không phù hợp với tội danh cũng như hình phạt thì tòa cấp phúc thẩm sẽ sửa bản án sơ thẩm. Tác động của hỏi cung bị can đến việc hủy bản án sơ thẩm Thứ nhất: Quy định tại Điều 250 Bộ luật tố tụng hình sự về việc hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại. Việc hủy bản án như thế này có tác động rất lớn từ nội dung trong hỏi cung bị can là vì: Đầu tiên, thông qua các nội dung trong hỏi cung bị can, tòa cấp phúc thẩm nhận thấy là các nội dung này đầy đủ để có thể định tội bị cáo, đồng thời thời các GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 46 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp nội dung này tòa phúc thẩm cũng không thể bổ sung được, vì thế tòa sẽ tiến hành hủy bản án sơ thẩm và điều tra lại, đây là quy định tại khoảng 1 Điều 250 Tiếp theo, tại điểm a khoản 2 Điều 250 có quy định về tòa cấp phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại khi “thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng”. Hoạt động hỏi cung bị can là một trong những hoạt động ngoài việc khai thác các tình tiết, nội dung, chứng cứ của vụ án còn làm việc để xác định chủ thể, nhân thân của người phạm tội. Vì thế, thông qua hỏi cung bị can, tòa phúc thẩm sẽ xác định được nhân thân của bị cáo, từ nhân thân này tòa sẽ biết được thành phần hội đồng xét xử ở cấp sơ thẩm có quan hệ về nhân thân với bị cáo hay không, nếu có quan hệ nhân thân thì hoạt động xét xử ở giai đoạn sơ thẩm sẽ không được khác quan, vì thế tòa cấp phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và xét xử lại. Thông qua các nội dung trong hỏi cung bị can, tòa cấp phúc thẩm sẽ tiến hành hỏi bị cáo tại phiên tòa các nội dung trong hỏi cung có phù hợp với những gì bị cáo đã khai không, nếu xét thấy các nội dung trong hỏi cung bị can không được logic và thủ tục hỏi cung có sự sai sót nghiêm trọng thì tòa cấp phúc thẩm sẽ tiến hành hủy bản án và điều tra lại. Ví dụ, ở một số vụ án, Điều tra viên tiến hành hỏi cung, các nội dung trong hỏi cung bị làm sai lệch và không logic, nhưng tòa cấp sơ thẩm không nhận ra mà vẫn xét xử, khi bị cáo kháng cáo lên cấp phúc thẩm, thì thông qua các nội dung hỏi cung đó mà tòa cấp phúc thẩm nhìn nhận thấy sự sai sót trong hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra. Kế tiếp, Thông qua các nội dung trong hỏi cung bị can, tòa án cấp phúc thẩm nhận thấy, những hành vi, tình tiết trong vụ án là đủ căn cứ để kết tội bị cáo, nhưng ở giai đoạn xét xử sơ thẩm thì tòa sơ thẩm tuyên bố không có tội, tòa án cấp phúc thẩm sẽ tiến hành hủy bản án và xét xử lại. Điều này được quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 250. Thứ hai: Tác động của hỏi cung bị can đến việc hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ điều tra, được quy định tại Điều 251 Bộ luật tố tụng hình sự. Thông qua các nội dung trong hỏi cung bị can, thì sẽ xác định được những nội dung, tình tiết, mà xét thấy những nội dung tình tiết này không thể hiện sự việc phạm tội hoặc không đủ các căn cứ để cấu thành tội phạm, do đó việc mà tòa cấp GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 47 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp sơ thẩm đưa ra một bản án cho bị cáo là sai, vì thế tòa cấp phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ điều tra. 2.2 Tác động của hỏi cung đến chủ thể tiến hành tố tụng trong quá trình xét xử vụ án 2.2.1 Tác động của hỏi cung đến chủ thể trong thành phần Hội đồng xét xử Ở nước ta Tòa án là cơ quan duy nhất được Hiến pháp quy định có nhiệm vụ xét xử vụ án, các vụ tranh chấp trong xã hội. Và theo quy định của pháp luật Tòa án sẽ thực hiện chức năng xét xử của mình thông qua các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Theo đó Thẩm phán có thể được hiểu là: “Người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án 26”. Thẩm phán có vai trò rất quan trọng trong quá trình tố tụng hình sự, là người điều khiển và đưa ra các quyết định trong phiên tòa. Vì tính chất quan trọng, vai trò cũng như trách nhiệm của mình nên Thẩm phán khi xét xử vụ án cần thận trọng trong các quyết định. Do đó khi xét Thẩm phán chịu sự tác động từ yếu tố chất lượng, nội dung đến tinh thần các hoạt động của cơ quan tư pháp, trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác điều tra, bắt, giam, giữ, truy tố 27. Việc xuất hiện Hội thẩm nhân dân ngoài mục đích để tham gia xét xử vụ án mà còn thể hiện sự dân chủ của pháp luật Việt Nam. Theo quy định Hội thẩm nhân dân được hiểu là: “Người được bầu theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án 28”.Hội thẩm nhân dân là người kiêm nhiệm giữ nhiệm vụ xét xử không chuyên do đó phải chịu sự phân công của Chánh án tòa án nơi được bầu – theo Điều 32 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm tòa án nhân dân 2002. Tuy chịu sự phân công của Tòa án nhưng khi xét xử thì quyền hạn của Hội thẩm là ngang với Thẩm phán. Do đó Hội thẩm nhân dân có quyền tham gia vào việc nghiên cứu hồ sơ, có quyền từ chối tham gia Hội đồng xét xử, đề nghị Thẩm phán đưa ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền, tham 26 Pháp lệnh 02/2002/PL-UBTVQH11, Về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Điều 1, Khoản 1. Nguyễn Ngọc Đạt, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật, Một số vấn đề về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, tr 23, Khóa 31,Trường Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ 2009. 28 Pháp lệnh 02/2002/PL-UBTVQH11, Về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Điều 1, Khoản 2. 27 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 48 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp gia xét hỏi vụ án, thảo luận và tranh luận, tham gia đưa ra ý kiến trong quyết định của Hội đồng xét xử 2.1.1.1 Những nội dung trong việc xét xử của Thẩm phán và Hội Thẩm nhân dân có liên quan đến hỏi cung bị can. Do tính chất là cùng nằm trong Hội đồng xét xử, cho nên những nội dung trong hỏi cung bị can có liên quan đến Thẩm phán và hội thẩm cũng có phần giống nhau: Đối với Thẩm phán, những nội dung trong xét xử của Thẩm phán có liên quan đến nội dung trong hỏi cung bị can gồm có: Đề nghị kiểm sát viên công bố bản cáo trạng, hỏi những người tham gia tố tụng, dừng thủ thục hỏi tại phiên tòa, nghị án và tuyên án. Đối với Hội thẩm, những nội dung trong hỏi cung bị can có liên quan đến các nội dung mà Hội thẩm tham gia trong quá trình xét cử vụ án gồm có: Việc hỏi tại phiên tòa, nghị án, nghị án. 2.2.1.2 Tác động của hỏi cung bị can đến những nội dung mà Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân tham gia. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, thì trước khi đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm hồ sơ vụ án được thu thập theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thực hiện, Thẩm phán hoàn toàn không được tham gia, chứng kiến các hoạt động điều tra, thu thập tài liệu của Cơ quan điều tra. Do đó việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, các nội dung điều tra (trong đó có hỏi cung bị can) là vô cùng quan trọng. Mục đích của việc nghiên cứu hồ sơ vụ án không chỉ để ra một trong các quyết định quy định tại khoản 2 Điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự, mà còn phát hiện những vi phạm trong hoạt động tố tụng của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, và nếu vụ án được đưa ra xét xử thì đó còn là tập tài liệu để Thẩm phán chủ toạ phiên toà sử dụng trong quá trình xét xử 29. Một hồ sơ vụ án hình sự hoàn chỉnh phải đầy đủ các tài liệu mà theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự các cơ quan tiến hành tố tụng phải thu thập và 29 Đinh Văn Quế, Một số vấn đề cần chú ý khi xét xử, Tòa án nhân dân tối cao, http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&articl e_details=1&item_id=14079353, [ truy cập 8/10/2014] GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 49 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp được lưu trong hồ sơ vụ án. Vì thế, trong hồ sơ vụ án phải có biên bản hỏi cung bị can để Thẩm phán có thể kiểm tra và nghiên cứu. Biên bản hỏi cung bị can tác động đến việc Thẩm phán có quyết định đưa vụ án ra xét xử hay không và quyết định đến nội dung đưa vụ án ra xét xử. tại khoản 1 Điều 178 có quy định về quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo. Phần này chính là nội dung trong hỏi cung bị can. Bản cáo trạng là là nội dung tích lũy từ quá trình điều tra (tác động từ hỏi cung bị can). Vì thế, việc Thẩm phán đề nghị Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng cũng là việc công bố một số nội dung trong quá trình điều tra của Cơ quan điều tra. Cả Thẩm phán và Hội thẩm, trong quá trình xét xử vụ án đều phải dựa theo các tình tiết trong biên bản hỏi cung bị can để xét hỏi làm rõ các vấn đề chưa hiểu trong hỏi cung, đồng thời dựa vào hỏi cung để đặt ra những câu hỏi cho các chủ thể khác trong những nội dung có liên quan để làm rõ vấn đề. Thẩm phán và Hội thẩm phải nhìn nhận rõ các nội dung mà các chủ thể tham gia xét xử tiến hành tranh luận tại phiên tòa, những vấn đề tranh luận thường liên quan đến các chi tiết trong vụ án, vì thế việc nhìn nhận là để xét xử một cách khách quan, phù hợp với tội danh mà bị cáo sẽ nhận, thông qua các tình tiết đó. Trong việc đưa ra hình phạt cụ thể cho bị cáo, Thẩm phán và Hội thẩm phải dựa vào các tình tiết trong hỏi cung để xác định mức hình phạt, đồng thời phải chịu tác động từ bản cáo trạng của Viện kiểm sát (bản cáo trạng chịu tác động của hỏi cung bị can) để giới hạn xét xử cũng như giới hạn hình phạt đưa ra 2.2.1.3 Tác động của hỏi cung bị can đến ý nghĩa của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong xét xử vụ án hình sự. Thẩm phán là người tiến hành điều khiển phiên tòa, vì thế để điều khiển phiên tòa tốt nhất thẩm phán phải tiến hành làm rõ tất cả các nội dung vướng mắc trong phiên tòa, những nội dung trong hỏi cung bị can hay các nội dung có liên quan khác. Thông qua các nội dung được làm rõ này, Thẩm phán cho cho tiến hành những nội dung tiếp theo để giải quyết vụ án. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 50 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Thẩm phán là người đại diện cho nhà nước để xét xử một người có tội, các nội dung xét xử của Thẩm phán phải tuân theo pháp luật, vì thế để đưa ra kết tội cho bị cáo, Thẩm phán phải có các căn cứ, tình tiết phù hợp với những quy định của pháp luật về tội trạng trong những tình tiết đó. Vì thế, Thẩm phán phải dựa vào các tình tiết trong hỏi cung bị can, sau đó tiến hành xác định tình tiết đó tại phiên tòa để làm căn cứ định tội cho bị can. Một trong những quan điểm của nền tư pháp ở nước ta là sự có mặt của đại diện nhân dân tham gia vào quá trình xét xử. Theo đó, Hội thẩm nhân dân là những người được chọn trong một phiên tòa xét xử là đại diện cho nhân nhân, vì thế việc lựa chọn người trong thành phần Hội thẩm để phù hợp với từng loại tội phạm là rất quan trọng. Để có thể lựa chọn Hội thẩm phù hợp với từng vụ án, Tòa án sẽ nghiên cứu các hồ sơ có liên quan đến bị can để có thể yêu cầu Hội đồng nhân dân đề cử những người phù hợp làm Hội thẩm trong vụ án đó. Việc nghiên cứu của Tòa án phải dựa trên các nội dung trong quá trình điều tra của Cơ quan điều tra, trong đó hỏi cung bị can là nội dung nghiên cứu mật thiết nhất để lựa chọn Hội thẩm, vì thông qua hoạt động hỏi cung có thể xác định được bị can là người thế nào, thuộc trường hợp, thành phần nào trong xã hội (ví dụ sinh viên, học sinh…) cũng như tâm tư, suy nghĩ của bị can trong quá trình phạm tội (ví dụ người chưa thành niên phạm tội…) để có thể lựa chọn Hội thẩm phù hợp. Do đó, hỏi cung bị can tác động đến việc chọn Hội thẩm cho phiên tòa. Ngoài ra, Hội thẩm tham gia vào phiên tòa còn có ý nghĩa bảo đảm việc xét xử vụ án được diễn ra trên hai cơ sở là lý và tình. Thông qua nội dung trong hỏi cung bị can, nó tác động đến tâm lý của Hội thẩm trong quá trình xét xử, khi đó Hội thẩm sẽ có những ý kiến để Thẩm phán đưa ra những quyết định về hình phạt phù hợp hơn với vụ án dựa trên phương diện tình cảm. Ví dụ như cùng với một tội danh giết người quy định ở Điều 93 Bộ luật hình sự, nhưng trong quá trình hỏi cung, một bị cáo khai là giết người do người đó nhìn mình với ánh mắt khiêu khích, còn vụ án khác thì bị cáo khai giết người đó do người đó đánh cha, mẹ mình… Thì cùng với tội danh giết người nhưng khi xét xử, những nội dung trong hỏi cung như vậy sẽ tác động đến tâm lý Hội thẩm, từ đó sẽ đưa ra những ý kiến để Thẩm phán đưa ra hình phạt cho người ở tình huống giết người thứ hai nhẹ hơn GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 51 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp tình huống giết người thứ nhất. Do đó, hỏi cung sẽ tác động đến ý nghĩa của Hội thẩm trong phiên tòa là việc xử lý vụ án phải có tình. 2.2.2 Tác động của hỏi cung đến Kiểm sát viên. Theo Điều 42 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Điều 1 Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân thì “Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”. Trong giải quyết vụ án hình sự, vai trò, nhiệm vụ cũng như quyền hạn của Kiểm sát viên là rất nhiều, Kiểm sát viên tham gia vào nhiều hoạt động như hỏi cung bị can, triệu tập lấy lời khai người bị hại, nhân chứng, lập và đọc bản cáo trạng, tham gia các thủ tục tại phiên tòa như hỏi và tranh luận… được quy định tại Điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự. Những tác động của hỏi cung bị can đến các hoạt động của Kiểm sát viên trong quá trình xét xử vụ án hình sự. Thứ nhất: Để có quan điểm đánh giá chính xác về vụ án và trên cơ sở đó có biện pháp xử lý vụ án đúng với các quy định của pháp luật, Kiểm sát viên cần tổng hợp, phân tích, đánh giá về vụ án. Khi tổng hợp đánh giá cần chú ý các nội dung sau: Đánh giá khái quát về thời gian, địa điểm xảy ra tội phạm, diễn biến hành vi phạm tội của các bị can, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của của hành vi phạm tội. Trên cơ sở hồ sơ vụ án, bản kết luận điều tra và các tài liệu khác, Kiểm sát viên cần tổng hợp, đánh giá, phân tích toàn bộ vụ án, tiến hành hệ thống các chứng cứ buộc tội và các chứng cứ gỡ tội. Các chứng cứ buộc tội gồm có lời khai nhận tội của bị can, lời khai người làm chứng về các tình tiết liên quan đến hành vi của bị can, nhân thân bị can, biên bản phạm pháp quả tang, vật chứng, giám định chuyên môn, giám định pháp y, kết quả xác minh của Cơ quan điều tra và… có giá trị chứng minh hành vi của bị can là hành vi phạm tội. Đây là các căn cứ hết sức quan trọng khẳng định tính có căn cứ của hành vi phạm tội của bị can, đồng thời, đây là cơ sở pháp lý để Kiểm sát viên tiến hành tranh luận, đối đáp với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 52 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Các chứng cứ gỡ tội là các chứng cứ chứng minh bị can không phạm tội hoặc phạm tội nhẹ hơn so với tội phạm đã bị khởi tố, điều tra. Ngoài ra, chứng cứ gỡ tội còn thể hiện các tài liệu đã thu thập có nhiều mâu thuẫn, nhưng không được giải quyết, như các lời khai của bị can, người làm chứng mâu thuẫn với nhau, hoặc lời khai đó không phù hợp với hiện trường. Kiểm sát viên phải hệ thống và nắm chắc các mâu thuẫn này để giải quyết. Kiểm sát viên phải tổng hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án để khảng định các nội dung cơ bản như: Vụ án có bao nhiêu bị can hành vi của các bị can phạm tội gì, cần áp dụng điểm, khoản, điều nào của BLHS, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, các chứng cứ buộc tội, các chứng cứ gỡ tội. Từ những nội dung trên cho thấy, dù ích hay nhiều thì các nội dung trong hỏi cung bị can cũng là cơ sở trong tất cả các nội dung để Kiểm sát viên có thể đánh giá chính xác về vụ án. Thứ hai: Tại Điều 2 của thông tư liên tịch 01/VKSNNTC-BCA-TANDTC ngày 27 tháng 8 năm 2010 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ điều tra bổ sung, có quy định một số trường hợp khi cần thiết thì sẽ khởi tố bị can về một tội khác hoặc có người đồng phạm “Khởi tố và điều tra về một hay nhiều tội nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy hành vi của bị can đã thực hiện cấu thành một hay nhiều tội khác”. Theo đó, điều này của thông tư nhắm vào các chứng cứ cũng như tình tiết của bị can trong vụ án, nếu thấy có những phát hiện mới hoặc có sai sót trong cách nhìn nhận đánh giá hồ sơ thì mới được thay đổi quyết định truy tố. Mà như quy định này thì cho thấy, các chứng cứ và các tình tiết của vụ án được thể hiện rõ trong quá trình điều tra vụ án, đặc biệt là trong hoạt động hỏi cung bị can, vì thế việc thay đổi quyết định truy tố phải đi sát với các nội dung, tình tiết trong hỏi cung bị can, như thế mới có một quyết định cũng như thay đổi quyết định truy tố phù hợp. Thứ ba: Một trong những yêu cầu mang tính nguyên tắc đối với các hoạt động xét xử chính là bản án, quyết định của Tòa án phải có tính căn cư và tính hợp pháp. Do vậy việc kiểm sát tính có căn cứ và tính có hợp pháp của các bản án, GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 53 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp quyết định của tòa án phải được thực hiện thường xuyên30. Để giám sát các quyết định hình phạt của Tòa án có đúng, phù hợp không thì thông qua nội dung trong hỏi cung bị can, Kiểm sát viên sẽ có những đánh giá về các quyết định hình phạt đó. Để từ đó có thể đưa ra những quyết định như kháng nghị bản án. Ở chương này, tác giả đã phân tích tác động của hỏi cung bị can đến tất cả các nội dung và chủ thể trong quá trình xét xử vụ án hình sự. Các nội dung phân tích tác động gồm bản cáo trạng của Viện kiểm sát, thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa, kết quả xét xử vụ án sơ thẩm và phúc thẩm. Đối với các chủ thể chịu tác động từ hoạt động hỏi cung bị can, thì tác giả đã tiến hành phân tích tác động của hỏi cung đến Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bị hại, người làm chứng, người giám định và các chủ thể có liên quan khác trong quá trình xét xử vụ án. 30 Dương Tấn Viễn, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật, Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự, tr 40.Khóa 30, Trường Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ 2008 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 54 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÁC VẤN VỀ HỎI CUNG BỊ CAN HIỆN NAY VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA VIỆC HỎI CUNG Trong những năm gần đây, những vụ án oan sai xuất phát từ việc hỏi cung là rất nhiều, các vấn đề hỏi cung bị can là nội dung được bàn luận nhiều nhất trong các cuộc hội thảo của nghành Luật, là nội dung hiện hữu nhiều nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài và còn là vấn đề được nhân dân rất chú ý vì những sai phạm gần đây. Vì thế, nội dung chương 3 sẽ tiến hành phân tích “Thực trạng các vấn đề về hỏi cung bị can hiện nay và các giải pháp nhằm nâng cao”. Với mục đích làm là sáng tỏ các nội dung được và chưa được về các vấn đề hỏi cung, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả. 3.1 Thực trạng hỏi cung bị can ở nước ta hiện nay 3.1.1 Những thành tựu mà hỏi cung bị can đạt được cho quá trình xét xử vụ án hình sự Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình tội phạm ở nước ta ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều loại tội phạm xuyên quốc gia như ma túy, rửa tiền, buôn người, tội phạm xâm hại môi trường, sở hữu trí tuệ...Việc tiến hành hỏi cung góp vai trò quan trọng trong việc hiểu được các hình thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm trong quá trình phạm tội, từ đó các cơ quan nhà nước có cách phối hợp để có thể ngăn chặn, đấu tranh, phòng chống, soạn thảo các văn bản luật phù hợp với các loại tội phạm đó. Vd: Vụ án sử dụng thẻ ATM giả để rút tiền của hai đối tượng người Nga là Surkov Dmitry Vladimirovich và Debenko Igor Miroslavovich được Tòa án nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh xét xử ngày 17 tháng 9 năm 2014. Thông qua quá trình hỏi cung các bị cáo, các Điều tra viên đã nắm được cách thức hoạt động cũng như các nguồn cung cấp thẻ ATM giả cho các đối tượng này phạm tội. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, công tác điều tra mà đặc biệt là hỏi cung bị can là rất quan trọng, góp phần làm sáng tỏ các vụ án, tạo niềm tinh cho nhân dân. Qua công tác điều tra của Cơ quan công an trên cả nước đã giúp cho việc giải quyết, xét xử rất nhiều vụ án hình sự. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 55 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Tổng kết công tác điều tra và xét xử các vụ án hình sự năm 2012 trên cả nước. Cơ quan điều tra đã điều tra làm rõ giúp cơ quan xét xử đưa ra giải quyết 83.116 vụ án với số lượng bị cáo hình sự lên đến 184.986 bị cáo 31. Trong đó, có các vụ án lớn, gây xôn xao dư luận đã được khám phá, làm rõ, được quần chúng nhân dân tán dương như vụ án Đặng Trần Hoài giết người, hiếp dâm; vụ Lưu Văn Thắng giết chết ông Lưu Văn Dơi và bà Nguyễn Thị Gái (là cha mẹ của Thắng) hay vụ giết người cướp tiệm vàng Vững Bắc ở Hà Nội do Nguyễn Hữu Dưỡng gây ra; vụ án triệt phá đường dây ma túy xuyên quốc gia với 89 bị cáo đưa ra xét xử và có đến 30 án tử hình ở Quảng Ninh. 3.1.2 Ưu khuyết điểm của việc hỏi cung bị can đem lại. 3.1.2.1 Ưu điểm của việc hỏi cung bị can hiện nay *Những lợi ích mà hỏi cung bị can đem lại cho quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án. Trong giai đoạn điều tra, truy tố, thông qua việc hỏi cung bị can, cơ quan điều tra sẽ có những nội dung để tiến hành điều tra vụ án một cách nhanh chóng, thu thập chứng cứ, thu hồi được các tang vật có liên quan đến vụ án. Đồng thời, thông qua quá trình hỏi cung bị can, cơ quan điều tra cũng sẽ có biện pháp ngăn chặn phù hợp đối với các đối tượng của vụ án (ví dụ như đồng phạm) và có những phương thức phù hợp để tiến hành truy tố cũng như bắt giữ các đối tượng đó. Vd: Trong chuyên án 838H để điều tra về tội buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy của phòng cảnh sát ma túy công an Nghệ An. Theo đó trong quá trình theo dõi vào khoản 11h30 ngày 31/7/2012 Cơ quan điếu tra đã bắt giữ hai đối tượng là tượng Vũ Đức Mạnh (SN 1964), Nguyễn Thị Nhung (SN 1976). Sau khi ra quyết định truy tố, Cơ quan công an tiến hành hỏi cung đối với 2 bị can này, qua đó mở rộng điều tra truy tố, bắt giữ được thêm 3 đối tượng khác gồm Nguyễn Thị Thu (SN 1980), Nguyễn Thị Châu (SN 1968) và Trương Thị Huệ (SN 1975). Thông quá đó cũng biết được nơi cất giấu hàng của các đối tượng, Cơ quan điều tra đã thu giữ được các vật chứng có liên quan đến vụ án gồm 70 bánh heroin, tiền và tài sản lên tới hơn 8 tỷ đồng. 31 Trương Hòa Bình, Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của nghành tòa án nhân dân, năm 2013, tr.2. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 56 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Trong giai đoạn xét xử vụ án, quá trình hỏi cung bị can cung cấp cho cơ quan tiến hành xét xử rất nhiều nội dung, chứng cứ cũng như các tình tiết để giải quết vụ án một cách chính xác nhất, đúng người, đúng tội danh. *Những ưu điểm trong các quy định khi tiến hành hỏi cung bị can. Ưu diểm và lợi ích của việc tiến hành hỏi cung tại nơi tiến hành điều tra (Trụ sở cơ quan điều tra) được quy định tại khoản 1 Điều 131 Bộ luật tố tụng hình sự. Việc tiến hành hỏi cung như vậy sẽ bảo đảm được việc hỏi cung được tiến hành trong một không gian thuận lợi, vì việc hỏi cung là một vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều quy trình khác của tố tụng hình sự. Theo đó, Điều tra viên sẽ có được sự tập trung cần thiết để có thể đặt ra những câu hỏi, những biện pháp đấu tranh để lấy được những tình tiết quan trọng trong quá trình hỏi cung, trong khi đó bị can sẽ có được những điều kiện thích hợp để trả lời những câu hỏi đúng nhất mà không bị tác động từ các nguyên nhân khác (như tiến ồn, tác động từ những người khác…). Khi tiến hành hỏi cung tại nơi hỏi cung, Cơ quan điều tra sẽ bảo đảm được các bí mật liên quan đến vụ án trong quá trình điều tra trước khi được công khai các nội dung đó trong quá trình xét xử vụ án. Việc tiến hành hỏi cung như thế cũng nhằm bảo đảm sự độc lập của cơ quan tiến hành tố tụng với những cơ quan khác và bảo đảm được sự an toàn dành cho bị can khi hợp tác với Cơ quan điều tra Vd: Vụ án của Dương Chí Dũng tham nhũng tại tập đoàn Vinalines, do vụ án có liên quan đến một số đối tượng khác, nhằm tránh cho việc điều tra, thu thập chứng cứ khác gặp khó khăn, thì trong quá trình hỏi cung, Cơ quan điều tra đã tiến hành hỏi cung tại phòng hỏi cung, việc hỏi cung này nhằm giữ một số bí mật liên quan đến vụ án, để tiến hành điều tra các cá nhân khác được thuận lợi hơn, trước khi được công bố các nội dung đó tại phiên tòa. Ngoài ra, đối với các vụ án có liên quan đến bí mật nhà nước, việc tiến hành hỏi cung như thế cũng bảo đảm việc giữ các bí mật đó, tránh được việc các thế lực chống phá dựa vào các bí mật đó để tiến hành các âm mưu chống phá Nhà nước. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 57 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Tác dụng và ý nghĩa của việc hỏi cung được tiến hành vào ban ngày và ban đêm (khi không thể trì hoãn). Thứ nhất: Việc tiến hành hỏi cung vào ban ngày có tác dụng là giúp quá trình hỏi cung thu thập được những nội dung chính xác và cụ thể hơn, vì việc hỏi cung vào ban ngày vẫn nằm trong chu kỳ hoạt động của cơ thể, lúc đó cả người hỏi cung (Điều tra viên) và người trả lời hỏi cung (Bị can) đều có tinh thần và sự thoải mái nhất định để tiến hành đặt những câu hỏi và trả lời câu hỏi chính xác với nội dung vụ án, giúp việc giải quyết vụ án tốt hơn. Thứ hai: Đối với việc tiến hành hỏi cung vào ban đêm (khi không thể trì hoãn) việc hỏi cung này là bất đắc dĩ, vì do vụ án có tính chất phức tạp, việc hỏi cung như vậy giúp vệc tiến hành các phương thức điều tra đối với các nội dung khác có liên quan đến vụ án, cũng như đưa ra biện pháp ngăn chặn phù hợp, kịp thời, nhằm bảo đảm giải quyết được toàn bộ vụ án, thu giữ được nhiều vật chứng cũng như bắt giữ các bị can khác kịp thời. Vd: Tại vụ án ném lựu đạn vào nhà dân xảy ra thị xã Hoàn Mai (Nghệ An). Theo đó, vào đêm 24 tháng 12 năm 2013, các đối tượng này sau khi gây án đã bỏ trốn, qua quá trình điều tra làm rõ, đêm ngày 26 tháng 12 năm 2013 Cơ quan điều tra bắt giữ được bốn đối tượng Nguyễn Văn Nam, Bùi Thái Hoan, Phan Văn Đông và Hồ Ngọc Sơn, tiến hành hỏi cung ngay trong đêm, Cơ quan điều tra xác định còn 8 đối tượng khác có mang theo vũ khí nóng để lẫn trốn. Trên cơ sở đó, Cơ quan điều tra đã lập phương thức tác chiến, bắt giữ các bị can còn lại để tránh việc gây ra tổn thất cho người dân, gây hoan mang dư luận, cũng như giải quyết vụ án nhanh chóng. Ngày 30 tháng 12 năm 2013 8 bị can còn lại đều bị bắt giữ, công an thu giử thêm 2 quả lựu đạn tự chế. Tác dụng trong lập biên bản hỏi cung, đọc lại biên bản hỏi cung và ký chi tiết từng phần, từng trang trong biên bản hỏi cung, được quy định tại khoản 1 và 2 Điều 132 Bộ luật tố tụng hình sự. Thứ nhất: Việc lập biên bản hỏi cung có tác dụng có tác dụng là bảo đảm tính toàn diện trong quá trình tố tụng hình sự, vì nội dung trong hỏi cung bị can còn sử dụng trong nhiều quá trình khác nhau trong giải quết vụ án, đồng thời, việc lập biên bản hỏi cung bị can cũng nhằm cho các cơ quan khác nghiên cứu những GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 58 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp nội dung và trình tự trong quá trình hỏi cung có gì bất thường, sai lệch với các quy định pháp luật không. Thứ hai: Việc tiến hành đọc lại biên bản hỏi cung cho bị can và tiến hành ký chi tiết vào từng trang, từng nội dung của hỏi cung nhằm mục đích bảo đảm việc hỏi cung bị can phải được tiến hành dựa trên một trình tự thủ tục đã được quy định trong Bộ luật hình sự (bảo đảm nguyên tắc pháp chế), thể hiện sự hợp pháp của biên bản hỏi cung. Ngoài ra, việc này bảo đảm việc công khai các nội dung trong hỏi cung bị can cho bị can (cũng như người bào chữa) nhằm có thể giúp bị can xác định lại tất cả các nội dung có đúng như lời mình khai không, có sai lệch không (đảm bảo nguyên tắc công khai trong tố tụng hình sự). Đồng thời, việc làm này cũng được xem như việc bảo đảm các quyền của bị can trong quá trình hỏi cung, bảo đảm Khi tiến hành hỏi cung có sự tham gia của người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can. Việc tiến hành hỏi cung bị can có sự tham gia của người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can góp phần bảo đảm quyền được bào chữa của bị can, được quy định tại Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự, vì khi tiến hành bào chữa cho bị can, người bào chữa phải nắm được tất cả các nội dung có liên quan đến vụ án, để từ đó đưa ra những bằng chứng và nội dung phù hợp để bào chữa cho bị can tại phiên tòa. Việc có người bào chữa, người đại diện hợp pháp trong quá trình hỏi cung còn góp phần cho việc hỏi cung của bị Điều tra viên thực hiện theo đúng quy định pháp luật, tránh được các biện pháp hỏi cung trái pháp luật, bảo đảm rằng “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” 32. Ngoài ra, sự tham gia của người bào chữa, người đại diện hợp pháp cũng bảo đảm các thực hiện đúng trình tự, quy định của bộ luật Tố tụng hình sự trong quá trình hỏi cung bị can. 32 Hiến pháp 2013, Điều 20 khoản 1. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 59 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Mục đích đọc việc đọc quyết định khởi tố và giải thích quyền nghĩa vụ của bị can trước khi hỏi cung. Theo khoản 2 Điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự thì “Quyết định khởi tố bị can ghi rõ: thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm”. Thứ nhất: Việc đọc quyết định khởi tố bị can cũng như là một cách để Điều tra viên và bị can xác nhận lại có phải chính xác bị can là người bị khởi tố hay không thông qua việc xác định họ tên, ngày tháng năm sinh… Thứ hai: Việc đọc quyết định khởi tố cũng góp phần đảm bảo các quyền được được biết mình bị khởi tố về tội gì của bị can được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự thông qua nội dung trong quyết định khởi tố là “bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự”. Thứ ba: Việc đọc quyết định khởi tố là đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc, trình tự thực hiện các nội dung tố tụng được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự (đặc biệt là nguyên tắc pháp chế). Theo đó, Tại khoản 1 Điều 131 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về trình tự tiến hành hỏi cung “Trước khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố bị can …”. 3.1.2.2 Khuyết điểm của việc hỏi cung bị can hiện nay Khi tiến hành lập một bản cáo trạng, Viện kiểm sát hầu như dựa vào bản kết luận điều tra để đánh giá vụ án theo một logic, có nghĩa là việc xem xét đánh giá các nội dung trong hỏi cung bị can chỉ là một thủ tục để hoàn tất một giai đoạn trong tố tụng hình sự, các nội dung trong bản kết luận điều tra được đưa vào hết trong bản cáo trạng mà không qua quá trình đánh giá một cách chi tiết cụ thể. Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, giá trị lời nói của bị can biện hộ cho mình tại phiên tòa hầu như không được đánh giá theo một cách khách quan, các chủ thể tiến hành xét xử chỉ tập trung vào những nội dung, lời khai mà mà cơ quan điều tra cung cấp, việc làm như thế khi có sai phạm trong quá trình điều tra mà đặc biệt là hỏi cung thì rất dễ làm oan người vô tội. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 60 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Vd: Như vụ án của Nguyễn Thanh Chấn, trong quá trình xét xử, thẩm phán đưa ra những nội dung trong quá trình hỏi cung để xét xử, ông Chấn liên tục kêu oan và nói rằng ông bị Điều tra viên dùng nhục hình và ép phải khai như thế. Tuy nhiên Hội đồng xét xử không chấp nhận và xem xét các nội dung ông Chấn nói. Hậu quả là xét xử sai người, làm oan người vô tội. Trong quá trình hỏi cung bị can, Điều tra viên thường muốn giải quyết nhanh vụ án mà bỏ sót nhiều tình tiết có liên quan đến vụ án, làm cho việc giải quyết vụ án gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra một số trường hợp, Điều tra viên khi tiến hành hỏi cung thì rất tin lời cung của bị can mà không đánh giá cụ thể chính xác làm cho xét xử sai người, sai tội. Đã có những vụ án cụ thể do tin lời cung bị can như vụ Nguyễn Văn Hiện bị Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tuyên phạt 8 năm tù giam về tội “vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường” bộ tại phiên tòa sơ thẩm, tuy nhiên khi Hiện đã làm đơn kháng cáo và tại phiên tòa phúc thẩm đã khai rằng mình không phải là người lái xe mà là Hồ Sĩ Đức, qua đánh giá thì Cơ quan điều tra xác định Đức là người lái xe gây tai nạn. Nếu trong trường hợp này Hiện không khai sự thật thì lại có một vụ án oan do sai phạm của Điều tra viên là quá dễ tin lời cung của bị can. 3.2 Thực trạng các vấn đề trong hỏi cung bị can hiện nay và các giải pháp khắc phục 3.2.1 Thực trạng các vấn đề về mặt pháp lý của hỏi cung bị can hiện nay 3.2.1.1 Thực trạng vấn đề pháp lý sự tham gia của Kiểm sát viên khi hỏi cung bị can và giải pháp. Thực trạng vấn đề pháp lý dẫn đến hạn chế trong việc tham gia hỏi cung bị can của Kiểm sát viên. Tại khoản 3 điều 131 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể hỏi cung bị can.” Từ điều luật này cho thấy, quy định này như là một quyền của Kiểm sát viên, vì thế Kiểm sát viên có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải tham gia. Vì thế, vì thế Kiểm sát viên cũng có quyền không tham gia hỏi cung và không có vi phạm nguyên tắc nào trong Tố tụng hình sự GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 61 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Tại Điều 10 BLTTHS quy định “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng”. Viện kiểm sát chính là cơ quan được thành lập với mục đích công tố (buộc tội), vì thế việc chứng minh tội phạm phải thuộc về Viện kiểm sát. Tuy nhiên do luật không quy định cụ thể một cơ quan nào và thực trạng cho thấy việc chứng minh tội phạm là do Cơ quan điều tra thực hiện.Từ nguyên nhân nội dung luật quy định còn chưa cụ thể nên Viện kiểm sát không chú tâm vào việc chứng minh, họ chỉ chứng minh tội phạm thông qua các nội dung Cơ quan điều tra cung cấp, do đó việc hời hợt và không tham gia hỏi cung bị can là điều hiển nhiên. Giải pháp nhằm nâng cao việc Kiểm sát viên tham gia vào hỏi cung bị can Vì các nguyên nhân trên, thứ nhất cần phải đưa ra một điều luật cụ thể để có sự tham gia của Kiểm sát viên trong hoạt động hỏi cung bị can. Có thể áp dụng điều luật như sau: “Khi tiến hành hỏi cung bị can Kiểm sát viên phải có mặt và tham gia từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Trong biên bản hỏi cung bị can phải có chữ ký của Kiểm sát viên thì biên bản đó mới được xem là hợp lệ”. Thay đổi nội dung trong Điều 10 của Bộ luật tố tụng hình sự. Cụ thể thay đổi như sau: “Nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành công tố”. Việc áp dụng các nội dung trên nhằm hoàn thiện hơn các quy định pháp luật trong vấn đề hỏi cung bị can, nâng cao sự tham gia của Kiểm sát viên vào hoạt động hỏi cung bị can. Ngoài ra, áp dụng như vậy cũng bảo đảm thực hiện đúng hai quyền của Viện kiểm sát trong giải quyết vụ án hình sự Thứ nhất: Khi tham gia vào quá trình hỏi cung bị can, Kiểm sát viên sẽ trực tiếp kiểm sát hoạt động điều tra (quyền kiểm sát các hoạt động tư pháp), vì thông qua việc tham gia vào hỏi cung bị can, Kiểm sát viên sẽ chứng kiến toàn bộ quá trình hỏi cung, qua đó có thể thấy được việc Điều tra viên có thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hỏi cung bị can không. Thứ hai: Khi trực tiếp tham gia vào hỏi cung bị can, Kiểm sát viên sẽ trực tiếp đánh giá các nội dung, tình tiết vụ án, để có thể thực hiện quyền công tố (buộc tội) của mình một cách chính xác nhất, hạn chế được oan sai khi các nội dung hỏi GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 62 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp cung do Cơ quan điều tra cung cấp không đúng với sự thật vụ án (do móm cung, dụ cung, nhục hình…). 3.2.1.2 Thực trạng vướng mắc pháp lý ảnh hưởng đến sự tham gia của người bào chữa trong hỏi cung bị can. Những vướng mắc pháp lý ảnh hưởng đến sự tham gia của người bào chữa trong hỏi cung bị can. Thứ nhất: Những quy định pháp luật dẫn đến sự tham gia của người bào chữa bị hạn chế trong hỏi cung bị can Đầu tiên, tại điểm a khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự thì người bào chữa có quyền “Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can”. Đây là quyền của người bào chữa, vì thế không quy định trách nhiệm của Cơ quan điều tra bắt buộc phải có người bào chữa mới được hỏi cung, do đó Cơ quan điều tra sẽ tiến hành hỏi cung cho dù không có người bào chữa. Kế tiếp, theo điểm b khoản 2 điều 58 “Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can”. Quy định này cũng là quyền của người bào chữa và đồng thời quy định này cũng không bắt buộc Cơ quan điều tra phải thực hiện, vì thế người bào chữa sẽ không biết được thời gian và địa điểm để có thể tham gia vào lúc hỏi cung nếu Cơ quan điều tra không chịu thông báo. Đồng thời, Tại khoản 2, Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự “Bị can có quyền tự….. bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”. Tuy nhiên, tại Điều 131, Bộ luật Tố tụng hình sự “việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can” . Hai quy định này trái chiều với nhau, vì thế có hay không việc tham gia của người bào chữa thì hoạt động hỏi cung vẫn diễn ra khi Điều tra viên đã đọc quyết định khởi tố Thứ hai: Theo điểm a khoản 1 Điều 58 quy định về việc hỏi bị can trong lúc tham gia hỏi cung của người bào chữa là “Nếu được Điều tra viên đồng ý, thì được hỏi…”. Với quy định này, thì có thể thấy được sự chuyên quyền của Điều tra viên trong hoạt động hỏi cung bị can, không có sự bình đẳng giữa Điều tra viên và GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 63 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp người bào chữa, làm ảnh hưởng đến vai trò của người bào chữa khi tham gia vào hỏi cung, không giúp ích được cho bị can, sự tham gia của người bào chữa có chăng chỉ là giúp hoàn thiện các thủ tục chứ không có ý nghĩa về mặt nội dung. Giải pháp nhằm nâng cao vai trò cũng như sự tham gia của người bào chữa vào hoạt động hỏi cung bị can. Thứ nhất: Cần phải có quy định bắt buộc Điều tra viên phải thông báo rõ nội dung, địa điểm, thời gian tiến hành hỏi cung bị can để luật sư có thể tham gia hỏi cung bị can. Theo đó sẽ sữa đổi điểm b khoản 2 điều 58 như sau: “Cơ quan điều tra phải báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để người bào chữa có mặt đúng thời gian và địa điểm khi tiến hành hỏi cung” Thứ hai: Bỏ phần nội dung ở điểm a khoản 2 Điều 58 về quyền của người bào chữa “Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can”. Thay vào đó quy định ở khoản 3 Điều 58 về nghĩa vụ của người bào chữa là “Phải có mặt khi cơ quan Điều tra thông báo về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can, nếu không có mặt thì cơ quan điều tra sẽ không tiến hành hỏi cung, đồng thời hủy tư cách bào chữa của người bào chữa nếu không có lý do chính đáng và tiến hành thay thế người bào chữa khác để giải quyết vụ án nhanh chóng” Thứ ba: Bảo đảm sự bình đẳng của Điều tra viên và người bào chữa trong quá trình hỏi cung bị can. Theo đó, bỏ đoạn “nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can…”. Thay vào đó quy định “được hỏi người bị tạm giữ, bị can khi cần thiết…”. Đối với các nội dung này, nếu thực hiện tốt thì sẽ bảo đảm nâng cao sự tham gia của người bào chữa vào hoạt động hỏi cung bị can, giúp bị can có thể có người bào chữa, thực hiện tốt quyền bào chữa của bị can được quy định tại Điều 31 Hiến pháp và Điều 49 của Bộ luật tố tụng hình sự. Ngoài ra, bảo đảm sự bình đẳng của các chủ thể (giữa Điều tra viên và người bào chữa) khi tham gia vào hỏi cung bị can, tránh việc Điều tra viên chuyên quyền, đồng thời giúp cho việc giải quyết vụ án không bị chậm trễ. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 64 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp 3.2.1.3 Thực trạng pháp lý ảnh hưởng đến quyền im lặng của bị can trong quá trình hỏi cung và giải pháp khắc phục. Các vướng mắc ảnh hưởng đến quyền im lặng của bị can trong hoạt động hỏi cung hiện nay. Thứ nhất: Theo điểm c Khoản 2 Điều 49 Bị can có quyền “trình bày lời khai”. Có nghĩa đây là quyền của bị can, và đã là quyền thì bị can có quyền không thực hiện. Tuy nhiên, tại điểm b khoản 2 Điều 208 của Bộ luật tố tụng hình sự lại quy định chỉ được công bố những lời khai tại cơ quan điều tra trong trường hợp “người được xét hỏi không khai tại phiên tòa”.Có thể hiểu bị can phải khai tại Cơ quan điều tra, bởi nếu không khai tại giai đoạn này và ở phiên tòa cũng không khai thì Hội đồng xét xử sẽ không có gì để công bố cả. Thứ hai: Tại khoản 2, Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự, bị can có các quyền: “Được biết mình bị khởi tố về tội gì; được giải thích về quyền và nghĩa vụ; … tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”. Xét trên điều luật này, bị can có thể chờ luật sư của mình có mặt, rồi mới trả lời các câu hỏi của Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, tại Điều 131 Bộ luật Tố tụng hình sự “việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can”. Có nghĩa là bị can phải trả lời hỏi cung ngay khi Điều tra viên đã đọc xong quyết định khởi tố, không được im lặng dù không có sự tham gia của người bào chữa. Thứ ba: Tại đoạn 2 điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Có nghĩa là bị can không có nghĩa vụ phải khai báo. Tuy nhiên tại điểm quy khoản 2 điều 46 bộ luật hình sự về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự lại quy định “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”. Việc quy định như vậy là bắt buộc bị can phải khai báo, nếu không thì sẽ bị quy vô là ngoan cố, không thành khẩn khai báo, không được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Thứ tư: Tại điều 71 BLTTHS quy định “người bị bắt, tạm giữ trình bày về những tình tiết liên quan đến vụ việc họ bị nghi thực hiện phạm tội” và khoản 1 điều 72 BLTTHS quy định “Bị can, bị cáo,trình bày về tình tiết của vụ án”. Đây GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 65 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp là một dấu hiệu mới, gián tiếp quy định ép buộc nghĩa vụ khai báo hành vi phạm tội của bị can trong hỏi cung. Thứ năm: Tại điều 132 quy định về biên bản hỏi cung bị can. Theo đó, trong biên bản hỏi cung bị can thì phải có nội dung mới có thể lập biên bản và ký tên. Từ biên bản hỏi cung bị can mới có thể thực hiện các bước tiếp theo của tố tụng hình sự (như lập bản cáo trạng). Vì thế, nếu bị can không khai gì trong khi hỏi cung thì việc lập biên bản không được tiến hành từ đó các nội dung tố tụng khác cũng không được tiến hành vì thế bắt buộc bị can phải khai mới có thể lập biên bản hỏi cung, để tiến hành các hoạt động khác. Vì thế, việc bị can phải khai báo như vậy sẽ không bảo đảm được quyền im lặng của bị can. Giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện quyền im lặng của bị can trong hoạt động hỏi cung. Luật hóa quyền im lặng của bị can một cách chi tiết, cụ thể bằng một điều luật . Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên có nhiệm vụ thông báo cho bị can biết rằng “Ông(bà) có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì ông(bà) nói cũng sẽ được dùng để chống lại ông(bà) trước tòa. Ông(bà) có quyền có luật sư trước khi khai báo với Cơ quan điều tra, và luật sư sẽ hiện diện khi 33 ông(bà) bị các Điều tra viên hỏi cung. Nếu ông(bà) không thể tìm được luật sư, ông(bà) sẽ được cung cấp một luật sư trước khi trả lời các câu hỏi. Ông(bà) có thể trả lời câu hỏi khi không có luật sư, nhưng ông(bà) vẫn có quyền ngừng trả lời bất cứ lúc nào, đợi đến khi có sự hiện diện của luật sư mới phải trả lời tiếp” và việc thông báo này phải được lập biên bản và có chữ ký của các chủ thể tham gia. Việc luật hóa quyền im lặng của bị can có những tác đụng sau: Thứ nhất: Áp dụng quyền im lặng của bị can là để thực thi quyền được bào chữa của họ được quy định trong Hiến pháp. Theo đó tại điều 31 Hiến pháp 2013 quy định: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. Vì khi áp dụng quyền im lặng, thì bị can sẽ có quyền chờ đến khi có sự tham gia của luật sư vào qua trình 33 Võ Thị Kim Oanh, Luật hóa quyền im lặng để giảm chống oan sai, Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 66 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp hỏi cung, vì thế khi đã có luật sư thì bị can đã đảm bảo được mình có người bào chữa và thực hiện quyền bào chữa của mình Thứ hai: Việc ghi nhận quyền im lặng của nghi can là để nâng cao vị thế, vai trò của luật sư trong các vụ án hình sự. Vì chỉ khi có luật sư mới có thể tiến hành hỏi cung bị can, nếu không có luật sư bị can có quyền không khai. Thứ ba: Việc luật hóa quyền im lặng sẽ nâng cao tin thần, trách nhiệm chứng minh tội phạm của cơ quan tố tụng, tránh được oan sai…..vì hiện nay cơ quan tố tụng coi trọng việc lấy lời khai của bị can, bị cáo hơn là việc thu thập, đánh giá chứng cứ khác nên dẫn đến nhiều trường hợp oan sai. Có nhiều vụ án công tác điều tra, truy tố, xét xử được tiến hành hời hợt, các cơ quan tố tụng chỉ dựa vào lời khai của bị can ở giai đoạn điều tra để đưa ra phán quyết. Mà nhiều khi lời khai của bị can ở giai đoạn điều tra sai sự thật vì bị mớm cung, ép cung, dùng nhục hình. Vì thế, khi bị can có quyền được im lặng, thì các cơ quan tố tụng sẽ tích cực hơn trong các công tác để chứng minh tội phạm một cách thuyết phục nhất, không còn trọng cung hơn trọng chứng. Chẳng hạn, vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị oan, chúng ta thấy rằng Cơ quan điều làm sai, kéo theo VKS làm sai và cuối cùng tòa cũng phán quyết sai. Theo đó, các cơ quan tố tụng đã làm việc một cách chủ quan, chỉ dựa vào lời khai được ghi nhận trong kết luận điều tra để truy tố, xét xử mà không xem xét thấu đáo đến các bằng chứng, lập luận mà luật sư, bị cáo đã trình bày tại phiên tòa. Thứ tư: Áp dụng quyền im lặng của nghi can không phải là tạo thêm rào cản cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng áp dụng quyền im lặng sẽ gây cản trở cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Lý do này không thỏa đáng. Nguyên tắc của pháp luật hình sự là bị can không có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chống lại chính mình, việc chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của các cơ quan tố tụng. Do đó ý kiến cho rằng áp dụng quyền im lặng sẽ gây cản trở cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử là một quan điểm hoàn toàn trái với nguyên tắc cơ bản trên. Hơn nữa, pháp luật đã quy định khai báo trung thực là một tình tiết giảm nhẹ hình phạt. Đương nhiên nghi can sẽ có những cân nhắc trong việc khai báo để hưởng được sự khoan hồng. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 67 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Thứ năm: Việc áp dụng quyền im lặng sẽ thể hiện xu hướng tiện bộ trong tố tụng hình sự34. Vì hầu hết các nước trên thế giới đã và đang áp dụng quyền im lặng. Theo đó, đặc điểm, tính chất của tội phạm hình sự thì nơi đâu trên thế giới này cũng giống nhau; chúng ta không thể tìm ra cái đặc thù riêng để từ chối áp dụng quyền im lặng. Các nước trên thế giới đã áp dụng quyền im lặng từ lâu và cho đến nay vẫn duy trì thì chắc chắn rằng bản thân việc áp dụng quyền im lặng đã mang lại nhiều cái hay, cái tốt để chúng ta học hỏi. 3.2.1.4 Thực trạng vấn đề pháp lý dẫn đến bức cung và giải pháp khắc phục Áp lực từ điều 10 BLTTHS dành cho cơ quan điều tra về xác định sự thật vụ án “việc chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tố tụng”. Vì với nguyên tắc này, bắt buộc Cơ quan điều tra phải làm mọi cách để có thể chứng minh việc phạm tội của bị can, dù biết rằng như vậy là trái với quy định pháp luật. Để có thể giải quyết vấn đề này, cũng như đã phân tích ở phần thực trạng sự tham gia của Kiểm sát viên trong hỏi cung, thì thay đổi điều 10 BLTTHS nêu rõ trách nhiệm chứng minh tội phạm là thuộc về cơ quan công tố. Việc áp dụng như thế, sẽ giúp cho Cơ quan điều tra giảm tải được gánh nặng phải chứng minh tội phạm, từ đó thoải mái hơn trong hoạt động hỏi cung bị can mà không cần áp dụng các hình thức trái pháp luật để có thể hỏi cung. Đồng thời tập trung hơn vào các hoạt động khác để thu thập các nội dung, tài liệu, chứng cứ khác có liên quan đến vụ án nếu hỏi cung không thu được kết quả. 3.2.2 Thực trạng các vấn đề về mặt thực tiễn của hỏi cung bị can hiện nay và giải pháp khắc phục 3.2.2.1 Nguyên nhân thực tế dẫn đến sự tham gia của người bào chữa còn hạn chế và cách khắc phục Thứ nhất: Số lượng và chất lượng Luật sư ở nước ta chưa phù hợp với dân số cũng như tình hình phạm tội hiện nay 34 Trần Đức Hùng, Năm lý dó để áp dụng quyền im lặng, Đoàn luật sư Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 68 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Theo thống kê cho thấy, tính đến ngày 15/9/2014 cả nước có 11.285 35 Luật sư. Tỷ lệ Luật sư ở nước ta so sánh với dân số 90 triệu dân thì tỉ lệ chỉ là 1/14.000 dân. Với tỷ lệ này thì chỉ có 20% số vụ án hình sự là có người bào chữa cho bị cáo, còn lại 80% các vụ án hình sự, các bị cáo “trắng” người bào chữa. Đây chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tham gia của Luật sư trong tố tụng hình sự bị hạn chế. Ngoài ra chất lượng chuyên môn Luật sư còn chưa cao. Để khắc phục nguyên nhân này. Đầu tiên, cần nâng cao số lượng Luật sư trong những năm sắp tới, cụ thể đến năm 2020 cả nước phấn đấu có khoảng 20.000 luật sư hành nghề chuyên sâu, đạt tỷ lệ số luật sự trên số dân là 1/4.500, tại mỗi địa phương khó khăn về kinh tế xã hội có 30-50 luật sư, bảo đảm tham gia 100% số lượng các vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng 36. Việc này đảm bảo được số lượng luật sư tham gia vào các hoạt động để giải quyết vụ án hình sự sẽ tăng lên Đồng thời, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, phối hợp với Bộ Tư pháp sớm thành lập Trung tâm đào tạo luật sư hội nhập kinh tế quốc tế để có các chương trình đào tạo, theo học kịp thời. Để đảm bảo chuyên môn Luật sư, nhất là các luật sư trẻ. Thứ hai: Thực trạng việc các cơ quan tố tụng làm khó người bào chữa khi muốn tham gia bào chữa (hỏi cung) Từ thực tiễn trong quá trình hoạt động nghề nghiệp luật sư, hầu hết các luật sư đều nhìn nhận rằng trong suốt quá trình tố tụng điều tra, truy tố, xét xử thì những khó khăn của luật sư tham gia trong giai đoạn điều tra được phản ánh nhiều nhất. Đặc biệt, nổi cộm lên vấn đề luật sư thường hay bị Cơ quan điều tra gây khó khăn trong việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, tham gia hỏi cung bị can, gây ảnh hưởng đến quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra. Thực tiễn cho thấy việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa trong thời hạn 03 ngày như pháp luật quy định là rất hiếm; chỉ những trường hợp trong những vụ án chỉ định theo đề nghị của Cơ quan điều tra thì việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa mới được 35 Trần Xuân Tình, Số lượng luật sư phân bố chưa đều giữa các vùng miền, Vietnamplus, http://www.vietnamplus.vn/so-luong-luat-su-viet-nam-phan-bo-chua-deu-giua-cac-vung-mien/285594.vnp, [truy cập 9/11/2014] 36 Bộ tư pháp, Kế hoạch tổng thể triển khai chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020, năm 2011. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 69 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp thuận lợi. Thậm chí, có nơi cán bộ điều tra còn dùng biện pháp nghiệp vụ để bị can đang bị tạm giam từ chối luật sư.37 Sau khi có được Giấy chứng nhận người bào chữa, luật sư xin được gặp bị can đang bị tạm giam cũng còn gặp nhiều khó khăn. Việc gặp bị can trong giai đoạn điều tra bắt buộc phải có Điều tra viên, nên khi luật sư đề nghị được gặp bị can thì thông thường là lần đầu không được đáp ứng, các lần hẹn sau cũng không chắc chắn gặp được vì Điều tra viên lấy lý do bận công việc đột xuất… Để giải quyết thực trạng này, Cần bỏ quy định về cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự trong các vụ án như quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật Luật sư. Khi đó, không cò khái niệm xin- cho (vì đặc trưng của từ cấp) từ đó sẽ không có trường hợp gây khó cho người bào chữa, giúp người bào chữa có thể tham gia trực tiếp khi có yêu cầu của bị can. 3.2.2.2 Thực trạng về vấn đề bức cung, dụ cung, mớm cung và dùng nhục hình trong hỏi cung bị can ở nước ta hiện nay và các giải pháp khắc phục. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mớm cung, bức cung, dụ cung và dùng nhục hình hiện nay. Vấn đề đầu tiên dẫn đế bức cung, móm cung, dụ cung và dùng nhục hình là do sự lạm quyền của Điều tra viên trong quá trình hỏi cung, nhận thức của Điều tra viên về bảo vệ quyền con người là chưa được tốt. Ngoài ra, tâm lý của Điều tra viên là chứng minh tội phạm càng nhanh càng tốt, vì thế sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cho dù là sai pháp luật để có thể khai thác được lời cung. Đồng thời, trong lúc hỏi cung tại Cơ quan điều tra, Điều tra viên sẽ xử dụng “quyền hạn” của mình trong phòng hỏi cung, có nghĩa là đã ở trong phòng hỏi cung thì Điều tra viên là nhất, là tất cả, Điều tra viên có thể làm tất cả mọi việc để lấy lời cung. Vấn đề tiếp theo là do một bộ phận Điều tra viên trình độ nghiệp vụ còn hạn chế, không có các phương hướng để đưa ra các nội dung thuyết phục để bị can nhận thấy hành vi phạm tội của mình đã được làm rõ, thay vào đó, Điều tra viên 37 Nguyễn Đình Thơ, Thực trạng tham gia Tố tụng của luật sư và một số kiến nghị sửa đổi bổ sung luật luật sư, tr.3. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 70 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp đưa ra những nội dung và câu hỏi không thuyết phục, bị can sẽ quanh co và không khai nhận, từ đó làm cho Điều tra viên nóng vội, cũng như bức xúc với thái độ của bị can mà sử dụng các biện pháp sai pháp luật đối với bị can. Một vấn đề nữa chính là việc trọng cung hơn trọng chứng, theo đó Điều tra viên đã có đầy đủ các chứng cứ, các nội dung để có thể xác định tội phạm, nhưng với suy nghĩ yên tâm hơn trong nhiệm vụ của mình, Điều tra viên buộc phải làm bị can khai nhận các nội dung trong vụ án, vì thế dễ dẫn đến dùng biện pháp sai pháp luật. Thực trạng cho thấy, trong 10 năm trở lại đây, con số các vụ án dùng hình bức cung đã bị phát hiện và hình như có xu hướng tăng lên. Các vụ án điển hình trong 10 năm nay là Vụ án “vườn điều” ở Ninh Thuận xảy ra vào năm 1993, người bị oan là ông Huỳnh Văn Nén, đây được xem là một trong những kỳ án oan ở nước ta,vụ án Nguyễn Thanh Chấn ngồi tù oan 10 năm vì bị kết án giết người hay vụ oan sai 7 thanh niên ở Sóc Trăng bị oan… Ở những vụ án này, vấn đề dẫn đến oan sai đều xuất phát từ vấn đề dùng nhục hình, bức cung của các Điều tra viên. Mới đây nhất, vào tháng 4 năm 2014, Tòa án nhân dân Thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên đưa ra xét xử 5 cựu Điều tra viên dùng nhục hình trong quá trình điều tra gây ra hậu quả rất nghiêm trọng là chết người. Việc áp dụng các biện pháp hỏi cung sai pháp luật gây ra tác hại rất lớn Thứ nhất, việc hỏi cung như vậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nguyên tắc trong tố tụng hình sự, ảnh hưởng đến các quy định về quyền con người trong Hiến pháp và các văn bản Quốc tế mà Việt Nam đã ký về bảo vệ quyền con người. Thứ hai, việc hỏi cung sai pháp luật dẫn đến lệch hướng điều tra, các nội dung điều tra không chính xác, dẫn đến oan sai trong quá trình xét xử. Ngoài ra, gây bức xức trong nhân dân, ảnh hưởng đến dư luận cũng như sự tin tưởng của nhân dân vào các cơ quan thực thi pháp luật Đồng thời việc hỏi cung sai pháp luật gây ra oan sai củng ảnh hưởng đến nguồn ngân sách nhà nước, vì để bảo đảm công tắc điều tra, Nhà nước luôn có chính sách về nguồn tài chính để các Cơ quan điều tra thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình, mục đích của điều tra là để làm rõ các nội dung để đưa đúng người phạm tội ra trước pháp luật, nhưng mục đích sẽ không thực hiện được nếu xảy ra GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 71 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp oan sai. Ngoài ra, khi xảy ra oan sai, thì cơ quan tiến hành tố tụng bắt buộc phải bồi thường chon người bị oan, điển hình vụ án ông Chấn, theo đó ông Chấn đòi bồi thường đến 10 tỷ đồng. Để khắc phục tình trạng hỏi cung trái pháp luật thì cần phải có những nội dung sau: Ngoài việc áp dụng tăng cường khả năng tham gia của người bào chữa, áp dụng quyền im lặng của bị can như đã phân tích ở phần trên thì cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ của Điều tra viên bằng cách tiến hành các hoạt động kiểm tra trình độ thường xuyên, bồi dưỡng thêm công tác về các quy định của nhà nước về quyền con người, và quy định về nghiệp vụ. Đồng thời, việc tuyển chọn Điều tra viên cũng phải chặt chẽ hơn, vì theo quy định “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ đại học an ninh, đại học cảnh sát hoặc đại học luật, có chứng chỉ nghiệp vụ điều tra, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Pháp lệnh này, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên”, thì việc tuyển chọn như vậy trình độ nghiệp vụ của Điều tra viên là không cao, thay vào đó nên quy định chỉ tuyển chọn Điều tra viên khi đã có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của pháp luật (4 năm) và phải trải qua một kỳ thi để được tuyển chọn. Như vậy đầu vào chất lượng sẽ tăng, từ đó giúp hoạt động điều tra tốt hơn, tránh được oan sai. Ngoài ra, khi tiến hành hỏi cung bị can thì nên lắp đặt một hệ thống gồm camera và ghi âm. Thứ nhất, khi tiến hành hỏi cung bị can, nếu có lắp đặt hệ thống camera và ghi âm, thì sẽ tránh được tình trạng bức cung, dùng nhục hình đối với bị can để có thể khai thác lời khai. Vì lắp đặt hệ thống như vậy được xem như là sự giám sát, và nếu đã có sự giám sát thì các Điều tra viên sẽ làm đúng theo các quy định của pháp luật, do bản ghi âm ghi hình này sẽ được nộp lại cơ quan xét xử để xem xét. Thứ hai, ở các vụ án liên quan đến bức cung hiện nay bị khởi tố là rất ít, vì vấn đề nhân chứng cũng như vật chứng sai phạm trong hỏi cung rất khó có thể tìm GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 72 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp được, vì thế, việc lắp đặt hai hệ thống này củng đảm bảo việc làm bằng chứng cho các vụ án liên quan đến hỏi cung hiện nay. 3.2.2.3 Thực trạng dẫn đến oan sai từ việc hỏi cung trong xét xử các vụ án ở nước ta hiện nay và các giải pháp khắc phục. Thực trạng cho thấy, trong quá trình xét xử, việc đại diện Viện kiểm sát không chịu đối đáp tranh luận, hiện tượng Chủ tọa phiên tòa và thậm chí cả Hội thẩm nhân dân cắt ngang lời luật sư khi luật sư đang trình bày đúng trọng tâm vụ án vẫn thường xảy ra; nội dung tranh tụng của luật sư không được ghi nhận trong bản án (thực tế cho thấy rất ít bản án có ghi ý kiến tranh luận của luật sư). Việt Nam theo mô hình xét xử xét hỏi thẩm vấn, bản chất của nó là việc xét xử chủ yếu dựa vào kết quả điều tra, nên Thẩm phán trước khi xét xử đã bị kết quả điều tra chi phối, nếu bị cáo khai đúng sự thật nhưng khác với lời khai trong giai đoạn điều tra thì bị coi là phản cung, khai báo không đúng sự thật. Vì thế, các lời bào chữa của bị cáo, Luật sư đối với các vấn đề trong điều tra nói chung và hỏi cung nói riêng thì không có tác dụng gì, chỉ tiến hành để hoàn tất các thủ tục38. Mới đây nhất, tại phiên tòa diễn ra tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Phúc Thọ, trong lúc luật sư hùng biện trong phần tranh luận các nội dung của hỏi cung bị can với Viện kiểm sát nhân dân thì Chủ tọa phiên tòa – Thẩm phán Đặng Thị Bích Loan thản nhiên nói chuyện điện thoại, không hề chú tâm đến những gì các bên tranh luận. Từ đây cho thấy rất nhiều bất cập không chỉ riêng thái độ mà còn liên quan đến mục đích của phiên tòa. Để giải quyết vụ án một cách chính xác, cũng như tận dụng được giá trị của hỏi cung bị can tốt nhất, trong giai đoạn tranh luận tại phiên tòa cần chú ý để những nội dung sau, để góp phần nâng cao chất lượng tranh luận. Thứ nhất, hoàn thiện nguyên tắc cơ bản trong quá trình trong quá trình tranh tụng. Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành của nước ta chưa có điều luật cụ thể ghi nhận nguyên tắc tranh tụng. Quy định tại Điều 19 Bộ luật tố tụng hình sự mới phản ánh được một phần nội dung của nguyên tắc này đó là “bảo đảm quyền bình 38 Nguyễn Đình Thơ, Thực trạng tham gia Tố tụng của luật sư và một số kiến nghị sửa đổi bổ sung luật luật sư, trang 3. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 73 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp đẳng trước Toà án”. Chính vì vậy, việc nhận thức và áp dụng quy định đó trong thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự chưa được chính xác và đầy đủ. Điều đó có thể ảnh hưởng đến mục đích và các nhiệm vụ đặt ra của pháp luật tố tụng hình sự. Bởi vậy, trong Bộ luật tố tụng hình sự nên ghi nhận nguyên tắc tranh tụng với những nội dung chính sau đây: Đầu tiên, khẳng định sự bình đẳng của bên buộc tội và bào chữa trong hoạt động thu thập, đưa ra các chứng cứ, các yêu cầu và tranh luận về các vấn đề có liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa. Tiếp theo, khẳng định nghĩa vụ của các Cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo mọi điều kiện tốt nhất để thực hiện việc tranh tụng. Toà án phải tạo điều kiện để các bên tranh tụng thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, phải xem xét vô tư, khách quan mọi chứng cứ và lý lẽ của bên buộc tội cũng như bên bào chữa. Bản án của Toà án chỉ dựa trên cơ sở kết quả tranh tụng giữa các bên. Thứ hai, hoàn thiện chế định đảm bảo quyền bào chữa trong các hoạt động của tố tụng hình sự. Thay đổi một số nội dung để về nguyên tắc của bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quy định tại Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự. Theo đó tại khoản 1 điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”. Quy định này sẽ dễ dẫn đến sự hiểu nhầm về việc bị can, bị cáo chỉ có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình, chứ không thể vừa tự bào chữa, vừa nhờ người khác bào chữa. Do vậy, việc thay từ “hoặc” bằng từ “và” trong đoạn 1 của Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự là rất cần thiết để quyền “tự bào chữa” và “nhờ người khác bào chữa” không triệt tiêu nhau mà cùng song song tồn tại trong chỉnh thể quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Theo đó, đề nghị sửa đổi Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự như sau: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, có quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa”39. 39 Hồ Nguyễn Quân, Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, Tòa án nhân dân Tối cao, GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 74 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Thứ ba, hoàn thiện địa vị pháp lý, nhiệm vụ và quyền hạn của người bào chữa tại phiên tòa. Để thực hiện tốt hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, cần mở rộng quyền thu thập chứng cứ và cách thức thu thập chứng cứ của người bào chữa. Bộ luật tố tụng hình sự cần quy định về việc Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát khi nhận được đồ vật, tài liệu do người bào chữa cung cấp phải đưa những chứng cứ này vào hồ sơ hình sự. Trong trường hợp bị cáo không có người bào chữa, việc hỏi cung cũng cần sự có mặt của người đại diện hợp pháp hoặc người thân thích được bị cáo đề nghị làm người bào chữa cho họ. Quy định này không chỉ nhằm tránh tình trạng “bức cung, mớm cung” dẫn tới việc bị cáo phản cung tại phiên tòa mà còn tăng tính dân chủ, khách quan trong quá trình điều tra, tránh những oan sai. Hơn nữa, quy định này cũng sẽ đảm bảo sự vững chắc của các lý lẽ, lập luận mà người bào chữa đưa ra trong tranh tụng tại phiên tòa. Không thể nói về tăng cường tranh tụng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bị can, bị cáo nếu không tạo điều kiện cho họ và người bào chữa của họ có được các bảo đảm về mặt pháp lý khi tham gia vào quá trình tranh tụng tại Tòa. Ở chương 3 này, tác giả đã phân tích ưu, nhược điểm của hỏi cung bị can, các thành tựu mà hỏi cung bị can đem lại trong những năm qua, đồng thời cũng tiến hành phân tích các vấn đề vướng mắc về pháp lý có liên quan đến hoạt động hỏi cung, như vướng mắc trong việc tham gia của Kiểm sát viên vào hoạt động hỏi cung, vướng mắc pháp lý ảnh hưởng đến sự tham gia của người bào chữa, quyền im lặng của bị can, các vướng mắc gây ra tình hỏi cung sai pháp luật dẫn đến oan sai. Đồng thời, cũng phân tích các vướng mắc về mặc thực tiễn các vấn đề của hỏi cung bị can. Từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất nhằm khắc phục và nâng cao các vấn đề của hỏi cung bị can. http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_deta ils=1&item_id=37440501, [ Ngày truy cập 9/11/2014] GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 75 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp KẾT LUẬN Đề tài “Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án” đã, đang và sẽ trở thành một vấn đề thời sự được nhiều người quan tâm nghiên cứu trong khoa học tố tụng hình sự. Trên những kết quả đã đạt được khi nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa các chế định và góp phần xây dựng một Nhà nước pháp quyền, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, hiện đại, đảm bảo xã hội sẽ đem lại mọi công dân được công bằng và hạnh phúc. Xứng đáng là Nhà nước của nhân dân, cho nhân dân và vì nhân dân. Trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này trên nhiều phương diện như lý luận, pháp lý và thực tiễn, tác giả đúc kết được những nội dung sau: Hỏi cung bị can là việc mà Cơ quan điều tra thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình mà Đảng và Nhà nước đã giao phó. Vì vậy, Cơ quan điều tra khi thực hiện hỏi cung bị can cần phải đảm bảo đựa trên các cơ sở pháp luật, tuân thủ theo các quy định của pháp luật một cách triệt để để đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và không làm oan sai cho người vô tội. Trong giai đoạn hiện nay, các nội dung về hỏi cung bị can có những vướng mắc cả trong pháp lý lẫn thực tiễn. Vì thế, để đảm bảo nhiệm vụ của Cơ quan điều tra, các quyền lợi của công dân thì cần tăng cường các chế định pháp luật về để đảm bảo sự khách quan, chính xác trong hỏi cung bị can. Cụ thể là hoàn thiện các quy định của pháp luật về các nội dung của hỏi cung bị can một cách chặt chẽ, rõ ràng. Đồng thời, quy định về các quyền của bị can vào các văn bản pháp luật một cách chi tiết, để bảo đảm được các nội dung trong Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự và các nội dung trong các văn bản pháp lý khác về thực hiện quyền con người trong hỏi cung bị can. Tóm lại, hỏi cung bị can là một trong những hoạt động quan trọng của giai đoạn điều tra trong tố tụng hình sự. Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động hỏi cung bị can đòi hỏi cần phải được nâng cao hiệu quả, chất lượng hỏi cung, đồng thời bảo đảm sự tham gia của các chủ thể được quy định theo pháp luật một cách toàn diện và đầy đủ. Để làm được điều đó đòi hỏi các Cơ quan, tổ chức tư pháp, các nhà làm luật và các nhà nghiên cứu luật cần đề ra phương hướng giải quyết về GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 76 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp mặt pháp lý cũng như thực tiễn. Điều đó nhằm đáp ứng “Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các lọai tội phạm và vi phạm”40. Đây là vấn đề hiện tại đang gặp nhiều khó khăn và cũng là vấn đề đang cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của các nhà nghiên cứu khoa học tố tụng hình sự cũng như các ban, ngành có liên quan. 40 Trích Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp 2013. 2. Bộ luật tố tụng hình sự 2003. 3. Bộ luật hình sự năm 1999 (đã sửa đổi bổ sung năm 2009) 4. Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002 (đã sửa đổi bổ sung năm 2011) 5. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 (đã sửa đổi bổ sung năm 2009) 6. Pháp lệnh giám định tư pháp năm 2004. 7. Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 2002 (đã sửa đổi bổ sung năm 2011) 8. Nghị Quyết số 49-NQ/TW-BCT, Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 9. Thông tư liên tịch số 01/2006/TT-BCA Về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. 10. Thông tư liên tịch 01/1984/TTLT-VKSNNTC-BNV Về quan hệ giữa hai nghành kiểm sát và công an trong công tác điều tra và kiểm sát điều tra. 11. Thông tư số 28/2014/TT-BCA Về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân. 12. Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP Về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.  Sách, báo, tạp chí 1. Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam 1, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2009. 2. Trương Hòa Bình, Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân, tháng 1 năm 2013. 3. Mạc Giáng Châu, Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam phần 1, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ 2010. 4. Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam phần hai, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ 2010. 5. Nguyễn Thùy Chi, Vai trò của giám định tư pháp đối với hoạt động điều tra, Nxb Đại học luật Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh 2012. 6. Nguyễn Ngọc Đạt, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật, Một số vấn đề về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Khóa 31,Trường Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ 2009. 7. Trần Đức Hùng, Năm lý dó để áp dụng quyền im lặng, Đoàn luật sư Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014. 8. Nguyễn Hữu Hậu, Về kỹ năng xây dựng và trình bày bản luận tội, Tạp chí kiểm sát số 02 ngày 17/08/2014. 9. Phan Hữu Ký, Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi cung bị can, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 1987. 10. Dương Tấn Viễn, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật, Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự, Khóa 30, Trường Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ 2008. 11. Võ Khánh Vinh, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2013. 12. Võ Khánh Vinh, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005. 13. Nguyễn Đình Thơ, Thực trạng tham gia tố tụng của luật sư và một số kiến nghị sửa đổi bổ sung Luật luật sư, Khánh Hòa 2012. 14. Bộ tư pháp, Kế hoạch tổng thể triển khai chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020, năm 2011. 15. Nguyễn Đình Thơ, Thực trạng tham gia Tố tụng của luật sư và một số kiến nghị sửa đổi bổ sung luật luật sư, năm 2014. 16. Võ Thị Kim Oanh, Luật hóa quyền im lặng để giảm chống oan sai, Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2014.  Trang thông tin điện tử 1. Tòa án nhân dân tối cao, Những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc xét hỏi của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự, Đinh Văn Quế, http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754 190&p_cateid=1751909&item_id=11419778&article_details=1, [truy cập 5/10/2014] 2. Tòa án nhân dân tối cao, Những vẫn để lý luận và thực tiễn về việc xét hỏi của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự, Đinh Văn Quế, http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754 190&p_cateid=1751909&item_id=11419778&article_details=1, [truy cập 5/10/2014]. 3. Tòa án nhân dân tối cao, Một số vấn đề cần chú ý khi xét xử, Đinh Văn Quế, http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754 190&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=14079353, [ truy cập 8/10/2014] 4. Luật sư Hà Nội, Một số kiến nghị sửa đổi bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Đỗ Ngọc Quang, http://luatsuhanoi.vn/index.php?page=productView&id=1238, [truy cập 8/10/2014]. 5. 123 đọc, Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, Chu Thùy Linh, http://text.123doc.vn/document/265079-quyen-va-nghia-vucua-bi-can-bi-cao-trong-to-tung-hinh-su.htm, [ truy cập 8/10/2014]. 6. Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm quyền và phạm vi quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm, Đinh Văn Quế, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190& p_cateid=1751909&item_id=14078051&article_details=1, [truy cập 9/10/2014]. 7. Tòa án nhân dân tối cao, Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự, Hồ Nguyễn Quân, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190& p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=37440501, 12/10/2014]. [truy cập 8. Báo mới, Sớm giải quyết bất cập trong quy định về điều tra, xét hỏi, Đỗ Thị Phượng, http://www.baomoi.com/Som-giai-quyet-bat-cap-trong-quy-dinhve-dieu-tra-xet-hoi/58/13726209.epi , [truy cập 12/10/2014]. 9. Vietnamplus, Số lượng luật sư phân bố chưa đều giữa các vùng miền, Trần Xuân Tình, http://www.vietnamplus.vn/so-luong-luat-su-viet-nam-phan-bochua-deu-giua-cac-vung-mien/285594.vnp, [truy cập 9/11/2014]. Mẫu 122 Theo QĐ số 07 ngày 02 tháng 01 năm 2008 VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ………………… Số: 105/KSBĐ …………………… Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2008 CÁO TRẠNG VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH - Căn cứ các điều 36, 166, 167 Bộ luật tố tụng hình sự - Căn cứ quyết định khởi tố vụ án hình sự số 312 ngày 14/8/2008 và quyết định khởi tố bị can số 396 ngày 18/ 8/ 2008 của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ba Đình đối với Lê Thị Kim Thu về tội Gây rối trật tự công cộng theo điều 245 BLHS. Trên cơ sở kết quả điều tra đã xác định như sau: Khoảng 7h ngày 14/8/2008 tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, phường Thuy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Lê Thị Kim Thu cùng Đoàn Thanh Giang, Trương Thị Quý, Huỳnh Thị Nhân, Huỳnh Thị Bé, Huỳnh Thị Thanh Hương, Mai Thị Nở, Trần Long, Đặng Thị Dung, Trần Thị Bạch và một số người đã có hành vi giương biểu ngữ khiếu kiện, một số người mặc áo xô (áo tang) cầm ảnh người đã mất, la hét gây mất trật tự công cộng. Bản thân Thu căng biểu ngữ có nội dung : “ Tố cáo ba đoàn thanh tra của Trung ương…” và cùng mọi người hò hét : “ Đả đảo Công an, Công an bao che tham nhũng, chính quyền ơi giải quyết cho tôi…”. Lực lượng Công an và tự quản đến yêu cầu đám đông giải tán nhưng bà Thu và một số người khiếu kiện không chấp hành tiếp tục đi bộ sang khu vực cổng Văn phòng chính phủ trên đường Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội gây ùn tắc giao thông trên đường Hoàng Hoa Thám khoảng 15 phút. Lực lượng thi hành công vụ đã tổ chức đưa những người khiếu kiện lên xe ôtô về trụ sở tiếp dân của thanh tra Chính phủ tại 110 Cầu Giấy, Hà Nội. Trước đó Lê Thị Kim Thu đã nhiều lần tham gia khiếu kiện trái phép gây mất trật tự nơi công cộng, đã được cơ quan chính quyền giải thích nhắc nhở và bị xử phạt hành chính nhiều lần nhưng Thu vẫn tiếp tục vi phạm nên cơ quan Công an đã bắt giữ Thu. Thu giữ của Thu một số đơn khiếu nại và giấy tờ (có biên bản thu giữ đồ vật, tài liệu ngày 14/8/2008 kèm theo). Do lúc bắt giữ Thu tại Công an phường Quan Hoa có đông người lộn xộn nên biểu ngữ Thu mang theo ngày 14/8/2008 bị thất lạc, không thu giữ được. Khám xét nơi ở của Lê Thị Kim Thu tại số 03 ngõ 94 phố Ngọc Hà, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội thu giữ một số khẩu hiệu, giấy tờ tài liệu (có biên bản kèm theo). Tại cơ quan điều tra Lê Thị Kim Thu khai nhận: Thu ra Hà Nội thuê nhà ở số 03 ngõ 94 phố Ngọc Hà, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội để đi khiếu kiện về việc giải quyết tranh chấp đất của gia đình Thu tại Đồng Nai. Các khiếu nại này đã được cơ quan chức năng và thanh tra Chính phủ kết luận trả lời, yêu cầu Thu chấp nhận, chấm dứt khiếu kiện nhưng Thu không chấp nhận nên liên tục ra Hà Nội để kiện. Thu biết cổng văn phòng Chính phủ và trụ sở tiếp dân trên đường Mai Xuân Thưởng không phải là nơi được tập tụ khiếu kiện nhưng Thu vẫn cùng một số người tập trung tại các địa chỉ trên để giăng biểu ngữ, hò hét kêu kiện với mục đích lôi kéo sự chú ý của các đồng chí lãnh đạo và người dân đi quan. Ngoài ra Thu nhiều lần cùng một số người đi đến trước nhà của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ để biểu tình khiếu kiện. Thu quay phim chụp ảnh cảnh người dân đi kiện gửi lên mạng Internet. Đối với hành vi gây rối trật tự công cộng của các đối tượng : Đoàn Thanh Giang, Trương Thị Quý, Huỳnh Thị Nhân, Huỳnh Thị Bé, Huỳnh Thị Thanh Hương, Mai Thị Nở, Trần Long, Đặng Thị Dung, Trần Thị Bạch chưa đến mức phải xử lý hình sự nên cơ quan điều tra đã xử phạt hành chính đối với các đối tượng trên. Ngoài ra cơ quan điều tra tách một số tài liệu, vật chứng liên quan đến hành vi vi phạm khác của Thu để tiếp tục điều tra làm rõ. Căn cứ vào các tình tiết, chứng cứ nêu trên: KẾT LUẬN Khoảng 7h ngày 14/8/2008 tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng và cổng Văn phòng chính phủ trên đường Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội Lê Thị Kim Thu cùng một số người có hành vi tụ tập giăng biểu ngữ khiếu kiện, la hét gây mất trật tự công cộng và ùn tắc giao thông trên đường Hoàng Hoa Thám. Bị bắt quả tang cùng vật chứng. Như vậy có đủ cơ sở để kết luận bị can có lý lịch dưới đây phạm tội như sau: Họ tên: Lê Thị Kim Thu Sinh ngày: 1968 NKTT : khu phố 6 thị xã Vĩnh An, Vĩnh Cữu, Đồng Nai. Nơi ở : số 03 ngõ 94 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Quốc tịch : Việt Nam Nghề nghiệp : Không Học Vấn : 7/12. Con ông : Lê Văn Nghĩa Con bà : Lê Thị Hường Tiền án, tiền sự : - Ngày 13/11/1997 Tòa án tỉnh Đồng Nai xử phạt 30 tháng tù giam về tội : Tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép chất nổ. Ra tù ngày 1/9/1998 - Ngày 25/10/2007 Công an phường Liễu Giai xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng. - Ngày 29/4/2008 Công an phường Đông Xuân xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng. - Ngày 11/6/2008 Công an phường Ô Chợ Dừa xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng. Bị Công an Ba Đình bắt quả tang ngày 14 tháng 8 năm 2008. Hiện đang tạm giam. Số giam : 3828/ buồng M2A. Hành vi nêu trên của bị can Lê Thị Kim Thu đã phạm vào tội Gây rối trật tự công cộng. Tội danh và hình phạt được quy định tại điều 245 khoản 1 của Bộ luật hình sự. Điều 245 quy định: 1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Vì các lẽ nêu trên: QUYẾT ĐỊNH Truy tố bị can Lê Thị Kim Thu có lý lịch nêu trên ra trước Tòa án nhân dân quận Ba Đình để xét xử về tội Gây rối trật tự công cộng theo điều 245 khoản 1 Bộ luật hình sự. Tang vật chuyển cơ quan thi hành án quận Ba Đình gồm: - 1 CMND mang tên Lê Thị Kim Thu. - 2 đơn khiếu nại 1/8/2008 của Lê Thị Kim Thu (bản photo). - 2 công văn 1715/TTCP ngày 20/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ. - 1 công văn chuyển đơn Thanh tra Chính phủ 23/5/2008 của MTTQ Việt Nam. - 1 đơn khiếu nại ngày 5/3/2008 của Lê Thị Kim Thu. - 1 quyết định 18/QĐUBND ngày 2/1/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai (bản photo). - 1 đơn khiếu nại 8/3/2008 cảu Lê Thị Kim Thu. - 1 QĐ 437/QĐUBND ngày 30/1/2008 của UBND tình Đồng Nai (bản photo). Kèm theo cáo trạng, hồ sơ gồm tờ đánh số từ 1 đến K.T VIỆN TRƯỞNG Nơi nhận: PHÓ VIỆN TRƯỞNG - Hồ sơ vụ án : 2 bản - VKSND Hà Nội : 1 bản - Bị can : 1bản - Lưu hồ sơ KS : 1 bản - Cơ quan điều tra : 1 bản Nguyễn Quang Trung [...]... 25 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2 NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HỎI CUNG BỊ CAN ĐẾN QUÁ TRÌNH XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ Hỏi cung bị can là hoạt động rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, hoạt động hỏi cung bị can tác động lên một chuỗi các quá trình trong tố tụng hình sự Ở giai đoạn xét xử, hoạt. .. tích vào Những tác động của hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Để từ đó nhìn thấy những lợi ích mà tác động của hỏi cung đem lại, tạo tiền đề để nâng cao việc thực hiện và đồng thời đưa ra các giải pháp khi có những vướng mắc 2.1 Tác động của hỏi cung bị can đến quá trình xét xử 2.1.1 Tác động của lời cung bị can đến thủ tục xét hỏi tại phiên tòa 2.1.1.1 Những tác động của hỏi cung bị. .. tác động của hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự - Chương 3: Thực trạng các vấn đề về hỏi cung bị can hiện nay và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc hỏi cung GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 3 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỎI.. .Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp 5 Cấu trúc đề tài Đề tài gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Trong đó, phần nội dung gồm ba chương: - Chương 1: Lý luận chung về hoạt động hỏi cung bị can, mối quan hệ của hỏi cung bị can với quá trình xét xử trong vụ án hình sự - Chương 2: Những tác. .. Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 23 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp Thứ hai: Hoạt động hỏi cung bị can cũng góp phần bảo đảm nguyên tắc công khai trong Tố tụng hình sự nói chung và xét xử vụ án nói riêng Cụ thể trong quá trình hỏi cung thì bị can vẫn được xem lại nội dung trong hỏi cung thông qua... ích của mình 8 Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam phần hai, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ 2010, tr.51 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 16 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp 1.2 Mối quan hệ của hỏi cung bị can với quá trình xét xử vụ án hình sự 1.2.1 Sự cần... quyền và nghĩa vụ cụ thể của bị can trong việc hỏi cung, 7 Phan Hữu Ký, Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi cung bị can, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 1987, Tr 77 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 13 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp quy định cách thức trong việc hỏi cung, hình. .. xác định dấu hiệu của tội phạm, nhưng khi tiến hành các hoạt động tố tụng thì họ vẫn có những quyền và nghĩa vụ của mình, không bị ngăn cấm các quyền Trong hỏi cung bị can, bị can GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 4 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp có một số quyền và nghĩa vụ cơ bản, theo Điều... trong biên bản hỏi cung mà có thể đặt ra những GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 22 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự Luận văn tốt nghiệp câu hỏi, nội dung nhằm xác thực lại sự thật trong lời khai của bị can cũng như sự thật trong biên bản hỏi cung Vì Tòa án phải có trách nhiệm xác định sự thật của vụ án được quy... cho quá trình xét xử vụ án Về mặt nội dung, như đã phân tích ở một số phần, hỏi cung bị can là nội dung không thể thiếu để hoàn thành các hoạt động khác trong quá trình xét xử, đó có thể là nội dung của bản cáo trạng của Viện kiểm sát, nội dung tranh tụng tại GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Chiêm Thành Lâm 24 Hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử

Ngày đăng: 03/10/2015, 17:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan