bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

91 424 2
bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA 2011-2015 Đề tài: BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ Giảng viên hướng dẫn: Trần Hồng Ca Bộ môn Luật Tư pháp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Nguyễn MSSV: 5115914 Lớp Luật Tư pháp 2 - K37 Cần Thơ, 11/2014 Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật này, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Cô Trần Hồng Ca, khoa Luật, Bộ môn Luật Tư pháp, trường Đại học Cần Thơ. Trong suốt quá trình làm Luận văn em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Cô, dù bận rộn với công việc nhưng Cô vẫn dành rất nhiều thời gian cũng như tâm huyết để hướng dẫn cho em. Cho đến hôm nay, nhờ sự nhắc nhở, đôn đốc, chỉ dạy tận tình của Cô, Luận văn tốt nghiệp của em đã được hoàn thành. Một lần nữa em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Cô. Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong khoa Luật cũng như các Thầy, Cô trong trường đã giảng dạy, giúp đỡ em trong thời gian qua. Các Thầy, Cô đã cung cấp, xây dựng cho em những kiến thức nền tảng và những kiến thức chuyên môn để em có thể hoàn thành Luận văn, cũng như ứng dụng vào trong công việc sau này. Sau cùng, em xin kính chúc các Thầy, các Cô thật dồi dào sức khỏe để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ “trồng người” cao cả của mình, góp phần truyền đạt kiến thức cho các thế hệ mai sau. GVHD: Trần Hồng Ca SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ GVHD: Trần Hồng Ca SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ GVHD: Trần Hồng Ca SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLTTHS: Bộ luật Tố tụng hình sự BLTTDS: Bộ luật Tố tụng dân sự BLHS: Bộ luật hình sự LTGPL: Luật trợ giúp pháp lý CHXHCNVN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam BCVND: Bào chữa viên nhân dân GCNNBC: Giấy chứng nhận người bào chữa Thông tư 70: Thông tư số 70/2011/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Thông tư 01: Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung GVHD: Trần Hồng Ca SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự MỤC LỤC   LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 1 3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 2 5. Kết cấu của đề tài ............................................................................................................. 2 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1. Khái quát chung về quyền bào chữa ......................................................................... 4 1.1.1. Những quan điểm về quyền bào chữa trong tố tụng hình sự ........................... 4 1.1.1.1. Một số quan điểm về quyền bào chữa trong nước và nước ngoài ................ 4 1.1.1.2. Khái niệm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam ......................... 6 1.1.2. Lược sử hình thành và phát triển của chế định quyền bào chữa .................... 9 1.1.2.1. Giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 ............... 9 1.1.2.2. Giai đoạn sau khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 có hiệu lực đến trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 được ban hành ............................................ 11 1.1.2.3. Giai đoạn sau khi Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 ra đời .............................. 12 1.1.3. Vai trò của quyền bào chữa trong tố tụng hình sự .......................................... 13 1.2. Khái quát chung về giai đoạn điều tra vụ án hình sự ............................................ 15 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm giai đoạn điều tra vụ án hình sự ................................... 15 1.2.2. Nhiệm vụ của giai đoạn điều tra vụ án hình sự............................................... 16 1.2.3. Ý nghĩa của giai đoạn điều tra vụ án hình sự .................................................. 18 1.3. Sự cần thiết phải bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ........................................................................................................................................ 19 1.3.1. Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự .................. 19 GVHD: Trần Hồng Ca SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 1.3.2. Sự cần thiết phải bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ......................................................................................................................... 19 CHƯƠNG 2 BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự... 23 2.1.1. Tuân thủ quy định của pháp luật ..................................................................... 23 2.1.2. Tôn trọng và bảo vệ quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của người bị tạm giữ, bị can; quyền của người bào chữa ............................................... 25 2.1.3. Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong hoạt động bào chữa ............................. 27 2.2. Biện pháp bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ..... 28 2.2.1. Bảo đảm quyền tự bào chữa ............................................................................ 28 2.2.1.1. Bản chất pháp lý và ý nghĩa của quyền tự bào chữa ................................... 28 2.2.1.2. Biện pháp bảo đảm quyền tự bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự............................................................................................................................... 31 2.2.2. Bảo đảm quyền nhờ người khác bào chữa ..................................................... 35 2.2.2.1. Những người được bào chữa cho người khác ............................................. 35 2.2.2.2. Biện pháp để người bào chữa bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can ................................................................................................................. 39 2.2.3. Bảo đảm quyền được cử người bào chữa ........................................................ 46 2.2.3.1. Các trường hợp được cử người bào chữa và biện pháp bảo đảm quyền đựơc cử người bào chữa ........................................................................................... 46 2.2.3.2. Quyền yêu cầu thay đổi, từ chối người bào chữa được cử .......................... 51 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG VIỆC BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN BÀO CHỮA, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 3.1. Một số tồn tại, hạn chế trong việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa trong giai đọan điều tra vụ án hình sự ............................................................................................ 54 3.1.1. Từ phía người bị tạm giữ, bị can ...................................................................... 54 GVHD: Trần Hồng Ca SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 3.1.2. Từ phía người bào chữa ................................................................................... 55 3.1.3. Từ phía Cơ quan điều tra .................................................................................. 57 3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa và những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ................................................................. 64 3.2.1. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc bải đảm thực hiện quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ...................................................... 64 3.2.1.1. Nguyên nhân về mặt pháp luật .................................................................... 64 3.2.1.2. Nguyên nhân về mặt nhận thức .................................................................... 66 3.2.1.3. Nguyên nhân về mặt số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác bào chữa ....................................................................................................................... 67 3.2.2. Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ....................................................................... 68 3.2.2.1. Giải pháp về mặt pháp luật .......................................................................... 68 3.2.2.2. Giải pháp về mặt nhận thức ......................................................................... 74 3.2.2.3. Giải pháp về mặt số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác bào chữa .............................................................................................................................. 76 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Trần Hồng Ca SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo vệ quyền con người luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các giai đoạn của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, ngày nay nhiệm vụ ấy ngày càng quan trọng hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam đang trên con đường đổi mới, hội nhập sâu và rộng cùng bạn bè trong khu vực và trên thế giới. Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta cũng chú trọng việc xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, xây dựng một hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm cho việc phát triển các quyền tự do dân chủ của công dân. Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là quyền cơ bản và quan trọng của công dân khi tham gia vào quá trình tố tụng. Bảo đảm quyền bào chữa luôn được coi là một quyên tắc Hiến định được thể chế hóa từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 2013. Đặc biệt là trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thì việc bảo đảm quyền bào chữa càng có ý nghĩa quan trọng đối với người bị tam giữ và bị can. Điều tra là giai đoạn trước giai đoạn truy tố trong quá trình tố tụng hình sự, chính vì vậy việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra sẽ giúp cho việc gỡ tội, chứng minh sự vô tội, làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị tạm giữ, bị can, đồng thời bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng này. Trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thuộc về phía Cơ quan điều tra. Để bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra, Cơ quan điều tra phải bảo đảm được quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, đồng thời phải bảo đảm quyền được cử người bào chữa của họ. Tuy nhiên, thực tiễn việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ và triệt để. Cơ quan điều tra, người bào chữa, người bị tạm giữ, bị can vẫn còn xem nhẹ vấn đề này, từ đó dẫn đến những tồn tại, hạn chế nhất định trong việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra. Điều này làm cho quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra chưa được bảo đảm một cách hiệu quả nhất, bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự” đã được người viết chọn để nghiên cứu cho luận văn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài “Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự” người viết mong muốn làm rõ những quy định của pháp luật về việc bảo đảm GVHD: Trần Hồng Ca Trang 1 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong luật thực định Việt Nam. Thông qua đó tìm ra được những tồn tại, hạn chế về mặt thực tiễn so với quy định của pháp luật tố tụng hình sự, chỉ ra được nguyên nhân của vấn đề, từ đó đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Qua đó nhằm bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra, tạo điều kiện cho các đối tượng này được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. 3. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian nghiên cứu có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung ở việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2003, Thông tư 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an Quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Thông tư 70) và một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích, làm rõ nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra, các biện pháp bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra, một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra đến từ phía Cơ quan điều tra, người bào chữa, người bị tạm giữ, bị can, nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài Luận văn này, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích luật viết, phân tích, so sánh, tổng hợp, liệt kê, thống kê số liệu. Đồng thời vận dụng quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh thần Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam để giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài Luận văn. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Trong Chương 1, người viết tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Cụ thể người viết đã lần lượt trình bày những kiến thức cơ bản, những vấn đề lý luận chung về quyền bào chữa, bao gồm GVHD: Trần Hồng Ca Trang 2 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự những quan điểm về quyền bào chữa, lịch sử hình thành và phát triển chế định quyền bào chữa và vai trò của quyền bào chữa trong tố tụng hình sự. Bên cạnh đó là trình bày về giai đoạn điều tra vụ án hình sự, bao gồm khái niệm, đặc điểm, các nhiệm vụ và ý nghĩa của giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Cuối Chương 1 là ý nghĩa của việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra, qua đó thấy được sự cần thiết phải bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Chương 2: Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Trong Chương 2, người viết tập trung phân tích và làm rõ việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cụ thể người viết đã lần lượt trình bày về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và các biện pháp để bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Chương 3: Một số tồn tại trong việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa, nguyên nhân và những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Ở Chương 3, người viết phân tích về một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra hiện nay, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó và đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Đề tài “Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hính sự” là một đề tài nghiên cứu khá phức tạp, nó đòi hỏi người nghiên cứu đề tài phải có kiến thức sâu rộng cả về lý luận lẫn thực tiễn về bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Ngoài ra, nó còn đòi hỏi người viết phải nắm bắt được những vấn đề trọng tâm, những tồn tại và vướng mắt còn gặp phải, từ đó đề xuất giải pháp giải quyết. Chính vì vậy, cùng với việc thời gian nghiên cứu hạn chế và vốn kiến thức hiểu biết có giới hạn nên Luận văn vẫn còn một số hạn chế nhất định. Vậy nên, người viết rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đóng góp của Quý Thầy, Cô để Luận văn được hoàn chỉnh hơn. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 3 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1. Khái quát chung về quyền bào chữa Bào chữa là một trong những quyền cơ bản và đặc trưng của mỗi công dân, bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự là nguyên tắc quan trọng của tố tụng hình sự xã hội chủ nghĩa. Việc thực hiện nguyên tắc bảm đảm quyền bào chữa không những thể hiện tính dân chủ mà còn thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong hoạt động tư pháp xã hội chủ nghĩa. Để đảm bảo xã hội dân chủ, công bằng, văn minh thì yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, trước hết là phải bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng. 1.1.1. Những quan điểm về quyền bào chữa trong tố tụng hình sự 1.1.1.1. Một số quan điểm về quyền bào chữa trong nước và trên thế giới Về khái niệm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau. Ở mỗi chế độ khác nhau thì quan điểm giai cấp cũng khác nhau, và trong mỗi giai đoạn khác nhau thì có những quan điểm khác nhau về quyền bào chữa: Quan điểm thứ nhất thì quyền bào chữa không chỉ dừng lại ở việc bác bỏ sự buộc tội và xác định bị can không có lỗi hay làm giảm trách nhiệm của bị can mà nó còn thể hiện được trong cả việc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ của bị can kể cả khi chúng không trực tiếp liên quan tới việc làm giảm trách nhiệm của bị can trong vụ án.1 Quan điểm thứ hai cho rằng: “Quyền bào chữa là tổng hòa các hành vi tố tụng hướng tới việc bãi bỏ sự buộc tội và xác định bị can không có lỗi hoặc làm giảm trách nhiệm của bị can”.2 Ở hai quan điểm trên đều có một điểm chung dễ nhận ra là đối tượng của quyền bào chữa chính là bị can. Tuy nhiên ta có thể thấy rằng ở quan điểm thứ nhất thì quyền bào chữa của bị can rộng hơn so với quan điểm thứ hai. Quan điểm thứ nhất cho rằng quyền bào chữa của bị can ngoài việc bác bỏ sự buộc tội, xách định bị can không có lỗi và làm giảm trách nhiệm hình sự thì còn bao gồm việc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ của bị can. Trong khi đó quan điểm thứ hai về quyền bào chữa thì không đề cập đến việc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can mà chỉ Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Về khái niệm quyền bào chữa và việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, Hoàng Thị Sơn, http://tks.edu.vn/portal/detail/4708_66_0_Ve-khai-niem-quyen-bao-chua-va-viec-bao-damquyen-bao-chua-cua-bi-can,-bi-cao.html?TabId=&pos=, [truy cập ngày 20-7-2014]. 2 Phạm Hồng Hải, Đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1999, tr. 29, 30. 1 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 4 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói về việc bãi bỏ sự buộc tội và xác định bị can không có lỗi hoặc làm giảm trách nhiệm của bị can. Chính vì việc cho rằng quyền bào chữa chỉ thuộc về bị can nên ta có thể thấy rằng phạm vi được hưởng quyền bào chữa trong hai quan điểm nêu trên là quá hẹp. Quan điểm thứ ba cho rằng, quyền bào chữa thuộc về bị can, bị cáo.3 Quan điểm thứ tư cho rằng: “Không chỉ có bị cáo mà cả người bị hại cũng phải cần đến việc bào chữa. Nhân chứng, giám định viên và cả những người khác cũng vậy nếu quyền lợi của họ bị xâm hại”.4 Quan điểm thứ năm cho rằng: “Quyền bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự là tổng hòa các hành vi tố tụng do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án thực hiện trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự của mình trong vụ án hình sự”.5 Cả ba quan điểm nói trên về quyền bào chữa đều mở rộng phạm vi đối tượng được hưởng quyền bào chữa. Quan điểm thứ ba thì bên cạnh bị can đã quy định thêm bị cáo. Quan điểm thứ tư thì quy định thêm người bị hại, nhân chứng, giám định viên và cả những người khác. Còn quan điểm thứ năm thì bên cạnh bị can, bị cáo còn có thêm người bị tạm giữ và người bị kết án. Theo quan điểm của người viết thì quan điểm thứ năm về quyền bào chữa là đẩy đủ và rõ ràng hơn, cả về phạm vi đối tượng và nội dung của quyền bào chữa. Ngoài các quan điểm nêu trên về quyền bào chữa trong tố tụng hình sự đã được đề cập trong các tài liệu pháp lý, hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau về quyền bào chữa thể hiện trong văn bản pháp lý của một số nước trên thế giới. Theo BLTTHS Nhật Bản thì quyền bào chữa thuộc về bị cáo và người bị tình nghi, cụ thể là: “bị cáo hoặc người bị tình nghi có thể lựa chọn luật sư bào chữa bất kì lúc nào”.6 LuanVan.co, Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, http://luanvan.co/luanvan/nguyen-tac-bao-dam-quyen-bao-chua-cua-nguoi-bi-tam-giu-bi-can-bi-cao-9053/, [truy cập ngày 20-7-2014]. 4 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Về khái niệm quyền bào chữa và việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, Hoàng Thị Sơn, http://tks.edu.vn/portal/detail/4708_66_0_Ve-khai-niem-quyen-bao-chua-va-viec-bao-damquyen-bao-chua-cua-bi-can,-bi-cao.html?TabId=&pos=, [truy cập ngày 20-7-2014]. 5 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Về khái niệm quyền bào chữa và việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, Hoàng Thị Sơn, http://tks.edu.vn/portal/detail/4708_66_0_Ve-khai-niem-quyen-bao-chua-va-viec-bao-damquyen-bao-chua-cua-bi-can,-bi-cao.html?TabId=&pos=, [truy cập ngày 20-7-2014]. 6 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Về khái niệm quyền bào chữa và việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, Hoàng Thị Sơn, http://tks.edu.vn/portal/detail/4708_66_0_Ve-khai-niem-quyen-bao-chua-va-viec-bao-damquyen-bao-chua-cua-bi-can,-bi-cao.html?TabId=&pos=, [truy cập ngày 20-7-2014]. 3 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 5 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Theo điều 73 BLTTHS Bungari thì quyền bào chữa là quyền của bị can, bị cáo trong đó quyền bào chữa của bị can được coi là bị hạn chế vì họ chỉ có quyền nhờ người bào chữa trong một số trường hợp cụ thể.7 Ở quan điểm của BLTTHS Nhật Bản và BLTTHS Bungari về quyền bào chữa thì ta có thể thấy đều chú trọng đến đối tượng bị cáo, trong khi đó hạn chế quyền bào chữa của bị can (riêng BLTTHS Nhật Bản không quy định quyền bào chữa của bị can). BLTTHS Nhật Bản nêu rõ người bào chữa mà bị cáo hoặc người bị tình nghi được lựa chọn là luật sư, trong khi BLTTHS Bungari không nêu rõ về người bào chữa mà bị can, bị cáo được chọn. Điều 38 BLTTHS của chính quyền Sài Gòn trước đây quy định: “Trong giai đoạn điều tra sơ vấn nghi can bị bắt giữ hoặc bị điều tra phải biết ngay là phạm tội gì và có quyền nhờ luật sư dự kiến”.8 Quan điểm của BLTTHS của chính quyền Sài gòn trước đây thì mở rộng hơn về giai đoạn và đối tượng của quyền bào chữa. Ngay trong giai đoạn điều tra sơ vấn ban đầu khi nghi can vừa bị bắt giữ thì họ đã có quyền nhờ luật sư dự kiến. Điều này sẽ đảm bảo được quyền lợi cho nghi can sớm hơn, vì ngay khi bị bắt giữ họ đã được quyền nhờ luật sư dự kiến để bào chữa cho mình. Như vậy, cho đến nay khái niệm về quyền bào chữa trong tố tụng hình sự vẫn được hiểu rất khác nhau và thực tế cũng được quy định khác nhau trong Bộ luật tố tụng hình sự các nước. 1.1.1.2. Khái niệm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có hai cách để bào chữa cho mình đó là tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.9 Cho đến nay chưa có một tài liệu pháp lý hay quan điểm nào đề cập đến khái niệm quyền tự bào chữa. Trong phạm vi nghiên cứu của mình thì người viết xin đưa ra quan điểm của bản thân về quyền tự bào chữa như sau: Quyền tự bào chữa là quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vận dụng các quyền mà pháp luật cho phép cùng với kiến thức pháp luật của mình để chứng minh cho sự vô tội của bản thân, chứng minh sự thật không Hoàng Thị Sơn, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Về khái niệm quyền bào chữa và việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, http://tks.edu.vn/portal/detail/4708_66_0_Ve-khai-niem-quyen-bao-chua-va-viec-bao-damquyen-bao-chua-cua-bi-can,-bi-cao.html?TabId=&pos=, [truy cập ngày 20-7-2014]. 8 Hoàng Thị Sơn, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Về khái niệm quyền bào chữa và việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, http://tks.edu.vn/portal/detail/4708_66_0_Ve-khai-niem-quyen-bao-chua-va-viec-bao-damquyen-bao-chua-cua-bi-can,-bi-cao.html?TabId=&pos=, [truy cập ngày 20-7-2014]. 9 Xem đoạn 1 Điều 11 BLTTHS 2003. 7 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 6 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đúng như trong hồ sơ vụ án hay chứng minh để làm giảm trách nhiệm hình sự cho mình, đồng thời bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình trong quá trình tố tụng. Quyền nhờ người khác bào chữa là một bảo đảm quan trọng cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể có được người bào chữa cho mình trong các trường hợp mà tự bản thân họ không thể bào chữa cho chính mình vì những lí do khác nhau. Đồng thời quyền này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa thực hiện các quyền tố tụng mà pháp luật đã quy định để bào chữa cho thân chủ của mình trước sự cáo buộc của cơ quan tố tụng hoặc để làm rõ những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ. Vậy nên ta có thể hiểu khái niệm quyền nhờ người khác bào chữa như sau: Quyền nhờ người khác bào chữa là quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được lựa chọn một trong những người do pháp luật quy định làm người bào chữa cho mình trong quá trình điều tra vụ án hình sự. Như đã nói ở trên, quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quy định ở Điều 11 BLTTHS 2003. Theo đó, chủ thể của quyền bào chữa gồm ba đối tượng: người bị tạm giữ, bị can và bị cáo. Định nghĩa về các đối tượng này được quy định rõ trong BLTTHS 2003. Khoản 1, Điều 48 BLTTHS 2003 quy định khái niệm người bị tạm giữ như sau: “người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ”. Định nghĩa bị can được quy định tại khoản 1 Điều 49 BLTTHS 2003: “Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự”. Còn về khái niệm bị cáo được quy định tại khoản 1 Điều 50 BLTTHS 2003: “Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử”. Để có cách hiểu chính xác về khái niệm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự cần phân biệt khái niệm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự với khái niệm quyền được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Như chúng ta đã biết, trong chế độ xã hội chủ nghĩa công dân không chỉ được hưởng các quyền và lợi ích rộng lớn mà còn được pháp luật bảo vệ khỏi mọi sự vi phạm đối với các quyền và lợi ích hợp pháp đó. Quyền được pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khỏi mọi sự xâm phạm được quy định trong Hiến pháp 1992 tại Điều 71: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”. Quyền này một lần nữa được đề cập và nhấn mạnh tại khoản 1 và 2 Điều 20 Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), cụ thể là: GVHD: Trần Hồng Ca Trang 7 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; 2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định”. Khi các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân có thể hoặc đã bị xâm phạm, họ sẽ bằng nhiều cách khác nhau để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi tham gia tố tụng người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng có quyền và lợi ích hợp pháp như những người tham gia tố tụng khác (bị đơn dân sự, nguyên đơn dân sự). Nếu những quyền này của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bị xâm hại thì họ có quyền bảo vệ bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật. Ví dụ: họ có thể khiếu nại tới các cơ quan nhà nước hoặc các cá nhân có thẩm quyền nếu các quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm. Cụ thể trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã tiến hành khám người, khám chỗ ở không theo quy định của pháp luật hoặc giữ trái phép đồ vật của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không có tác dụng là vật chứng hay liên quan trực tiếp đến vụ án. Nếu hành vi xâm phạm đó nghiêm trọng đến mức vi phạm hoặc là tội phạm (dùng nhục hình bức cung xâm phạm đến sức khỏe , nhân phẩm của bị can…), họ có quyền yêu cầu giải quyết theo trình tự luật định của Tòa án. Như đã biết, quyền bào chữa là một quyền được ghi nhận trong Hiến pháp, điều này chứng tỏ tầm quan trọng của quyền này trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi công dân khi rơi vào vòng lao lý. Trong Hiến pháp 2013, quyền bào chữa của công dân được quy định rõ ràng tại khoản 4 Điều 31: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. Như vậy, quy định về quyền bào chữa trong Hiến pháp 2013 rộng hơn so với quy định về quyền bào chữa của BLTTHS 2003. Nếu như BLTTHS 2003 quy định quyền bào chữa thuộc về người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thì trong Hiến pháp 2013, phạm vi đối tượng được hưởng quyền bào chữa đã được mở rộng, ngay từ khi một người bị bắt thì đã phát sinh quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa đối với họ. Điều này là hợp lý, bởi vì quyền lợi của công dân là bình đẳng, và mục tiêu cao cả nhất của pháp luật cũng chính là bảo vệ quyền lợi của công dân. Khi một công dân bị bắt, điều đó đồng nghĩa quyền lợi của người này đã bị ảnh hưởng, vậy nên đương nhiên công dân đó phải có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa để có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Việc Hiến pháp 2013 mở rộng phạm vi đối tượng được hưởng quyền bào GVHD: Trần Hồng Ca Trang 8 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự chữa đã khắc phục được một hạn chế của BLTTHS 2003. Trong tương lai, việc BLTTHS 2003 sửa đổi và bổ sung quy định về quyền bào chữa để phù hợp với tinh thần của Hiến pháp 2013 có lẽ là điều tất yếu, điều này vừa giúp hoàn thiện BLTTHS vừa giúp bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời giúp cho các văn bản quy phạm pháp luật nước ta có được tính thống nhất cao hơn nữa. Từ những phân tích trên có thể rút ra một khái niệm khái quát về quyền bào chữa như sau: Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự là tổng thể các quyền mà pháp luật quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể sử dụng nhằm bác bỏ một phần hay toàn bộ sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho họ. 1.1.2. Lược sử hình thành và phát triển của chế định quyền bào chữa 1.1.2.1. Giai đoạn trước khi Ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 Trước khi ban hành BLTTHS 1988 thì chính quyền lúc bấy giờ rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ các quyền dân chủ của công dân, đặc biệt là quyền bào chữa. Ngày 13/9/1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ cộng hòa khi đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh 33C về việc thiết lập các Tòa án quân sự, tại đoạn 4 Điều V Sắc lệnh này quy định: “Bị cáo có thể tự bào chữa hay nhờ một người khác bênh vực cho”. Ngày 10/10/1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ cộng hòa tiếp tục ban hành Sắc lệnh số 46 quy định các tổ chức các đoàn thể Luật sư, tại Điều thứ 2 Sắc lệnh trên quy định: “Các luật sư có quyền bào chữa ở trước tất cả các toà án hàng tỉnh trở lên và trước các toà án quân sự”. Ngày 24/1/1946 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 13 về việc tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán, quy định trên về quyền bào chữa của Luật sư trước các Tòa án trong Sắc lệnh số 46 vẫn được giữ lại và được thể chế hóa trong Điều 46 Sắc lệnh này như sau: “Các Luật sư có quyền biện hộ trước tất cả các Toà án trừ những Toà sơ cấp”. Sắc lệnh số 21 ngày 14/2/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ cộng hòa ban hành về việc tổ chức các Tòa án quân sự bổ sung cho các Sắc lệnh về tổ chức các Tòa án quân sự trước đó, chế định về quyền bào chữa được quy định một các rõ ràng hơn. Điều 5 Sắc lệnh này nêu rõ: “bị cáo có quyền tự bênh vực lấy hay nhờ Luật sư hoặc người khác bên vực cho”. Như vậy theo quy định của các văn bản nêu trên, chúng ta thấy rằng bị cáo có quyền bào chữa, quyền bào chữa của bị cáo bao gồm quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình (người khác là luật sư hoặc không phải luật sư). Qua đó có thể GVHD: Trần Hồng Ca Trang 9 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thấy rằng quyền bào chữa của bị cáo đã được khẳng định và chi tiết hóa trong các văn bản trên. Ngày 20/9/1945 Chính phủ cách mạng đã ký Sắc lệnh số 34 về việc thành lập ban dự thảo Hiến Pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm trưởng ban. Ngày 4/11/1946 tại kì họp thứ 2 Quốc hội đã thông qua bản Hiến Pháp đầu tiên. Với ý nghĩa là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, Hiến pháp đã đề cập đến nhiều nguyên tắc quan trọng trong đó có nguyên tắc về quyền bào chữa của bị cáo. Điều 67 Hiến pháp ghi nhận: “Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt Nam, vấn đề quyền bào chữa cho bị cáo trở thành một nguyên tắc Hiến định. Quyền bào chữa được Hiến pháp 1946 xác định gồm hai nội dung: tự bào chữa hoặc mượng luật sư bào chữa. Ngày 18/6/1949, Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 69/SL về việc những bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bào chữa cho, trước các tòa án thường và các toà án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình, Điều 1 Sắc lệnh quy định: “Từ nay đến khi nào có thể lệ khác, trước các tòa án thường và tòa án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình, trừ tòa án binh tại mặt trận, bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư, bào chữa cho”. Đến ngày 22/12/1949, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 144/SL về việc mở rộng quyền bào chữa cho các bị cáo trước các tòa án, Điều 1 Sắc lệnh này đã sửa đổi, bổ sung cho Điều 1 Sắc lệnh số 69/SL trước đó, cụ thê: “…trước toà án… bị cáo và bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho mình. Công dân đó phải được Ông Chánh án thừa nhận". Trong những năm tiếp theo, chế định quyền bào chữa trong tố tụng hình sự tiếp tục được phát triển. Tại Hội nghị Tư pháp toàn quốc ngày 20/6/1956 đã thông qua một văn bản quan trọng, đó là “Đề án về quyền bào chữa của bị cáo”. Trong đề án đã ghi nhận các quyền cụ thể của người bào chữa khi tham gia tố tụng, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình một cách có hịêu quả. Để tạo điều kiện cho bị can có đủ thời gian chuẩn bị bào chữa tại phiên tòa, ngày 24/10/1956 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 2225/HCTP về việc chấn chỉnh quyền bào chữa của bị can, trong đó có quy định “Nghị quyết đưa ra phiên tòa xét xử cùng với nội dung cáo trạng phải tống dạt cho bị can (và cho tất cả người bào chữa nếu có) ít nất là 3 ngày trước ngày phiên tòa”. Đây là quy định cần thiết để bị can và người bào chữa của họ có thể nghiên cứu, chuẩn bị trước những tình tiết, những chứng cứ có lợi khi tham gia phiên tòa. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 10 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Năm 1959 bản Hiến pháp thứ 2 của nước ta ra đời, Điều 101 Hiến pháp 1959 tiếp tục khẳng định: “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm”. Ngoài việc tự bào chữa ra, bị cáo có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình. Bị cáo cũng có thể nhờ một công dân được đoàn thể nhân dân giới thiệu hoặc được Tòa án nhân dân chấp nhận bào chữa cho mình. Khi cần thiết, Tòa án nhân dân cử người bào chữa cho bị cáo. Tiếp đó, Pháp lệnh ngày 23/3/1961 quy định cụ thể về tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và tổ chức của Tòa án nhân dân địa phương đã có những quy định về tăng thẩm quyền xét xử của Tòa án sơ cấp. Theo những quy định của Pháp lệnh này thì bị cáo được quyền có người bào chữa cho mình ở tất cả Tòa án các cấp. Hiến pháp 1980 ra đời, quyền bào chữa của bị cáo lại được khẳng định một lần nữa tại Điều 133: “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý”. Quy định này đã khẳng định sự cần thiết phải có một tổ chức luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, đồng thời tạo tiền đề cho việc thành lập tổ chức Luật sư ở nước ta. Ngày 18/12/1987, một văn bản pháp luật quan trọng về công tác bào chữa đã được ban hành, đó là Pháp lệnh tổ chức Luật sư, kèm theo quy chế đoàn luật sư trong Nghị định 15-HĐBT ngày 21/2/1989 đã giải thích cụ thể quyền, nghĩa vụ, cơ chế hoạt động của luật sư và tổ chức Luật sư. Tóm lại, từ những Sắc lệnh đầu tiên quy định về quyền bào chữa của bị cáo cho đến thời điểm này quyền bào chữa của bị cáo đã được mở rộng và phát triển hơn, đồng thời thể hiện được tính nhân đạo và dân chủ trong pháp luật tố tụng hình sự nước ta. Tuy nhiên những văn bản pháp luật trong thời kì này vẫn còn những hạn chế nhất định như chỉ quy định quyền bào chữa thuộc về bị cáo, chưa có quy định cụ thể về quyền tự bào chữa của bị cáo, chưa có cách hiểu đầy đủ về chế định quyền bào chữa…Do vậy, quyền bào chữa của bị cáo cũng như quyền và lợi ích của nhân dân là chưa được bảo đảm. 1.1.2.2. Giai đoạn sau khi Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 có hiệu lực đến trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 được ban hành Việc Nhà nước ta ban hành quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật, Sắc lệnh cũng gây khó khăn cho việc quản lý như sự chồng chéo, mâu thuẫn…trong các quy định. Đứng trước những hạn chế đó, yêu cầu đặt ra là cần phải có một văn bản thống nhất quy định chi tiết, cụ thể về các thủ tục tố tụng hình sự, trong đó có các quy định cần thiết, xác thực để bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, cũng như quyền và lợi ích của công dân. Ngày 28/6/1988, tại kì họp thứ 3 Quốc hội khóa VIII của nước CHXHCNVN đã thông qua BLTTHS Việt Nam. BLTTHS ra đời đánh dấu một bước phát triển mới, quan trọng trong việc từng bước hoàn thiện chế định bào chữa và là một bước tiến trong lịch sử lập pháp tố GVHD: Trần Hồng Ca Trang 11 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tụng hình sự nước ta. Quyền bào chữa được ghi nhận trong BLTTHS 1988 không chỉ thuộc về bị cáo mà còn thuộc về bị can. Cụ thể tại Điều 12 quy định: “Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ”. Ngoài những quy định tương đối rõ ràng về quyền bào chữa thuộc về bị can, bị cáo, thì ở khoản 1 Điều 34 BLTTHS 1988 đã đưa ra những định nghĩa cụ thể về bị can, bị cáo như sau: “bị can là người đã bị khởi tố về hình sự. Bị cáo là người đã bị tòa án đưa ra xét xử”. Với việc ghi nhận quyền bào chữa không những chỉ thuộc về bị cáo mà còn thuộc về bị can chứng tỏ các nhà làm luật đã nhận thấy vị trí pháp lý quan trọng của bị can, sự cần thiết phải trao cho bị can quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa ngay khi mới khởi tố bị can nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của họ. Như vậy, tính tới giai đoạn này, BLTTHS 1988 là cơ sở pháp lý ổn định nhất cho việc bảo đảm tính khả thi về quyền bào chữa cho bị can, bị cáo. Không dừng lại ở đó, tại Điều 132 Hiến pháp 1992 khẳng định: “quyền bào chữa của bị can, bị cáo được đảm bảo”. Quy định này một lần nữa khẳng định bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Xuất phát từ mục đích bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong đó có quyền nhờ người khác bào chữa, Pháp lệnh luật sư 2001 thay thế Pháp lệnh luật sư 1987 đã ngày càng hoàn thiện thêm nữa những quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ và hoạt động của đội ngũ luật sư và tổ chức luật sư. 1.1.2.3. Giai đoạn sau khi Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 ra đời Có một vấn đề chưa được đề cập trước đó là vấn đề về quyền bào chữa của người bị tạm giữ, trước khi BLTTHS 1988 ra đời thì quyền bào chữa của người bị tạm giữ hoàn toàn không được đề cập đến trong các văn bản pháp luật ở giai đoạn này. Cho đến khi BLTTHS 1988 được ban hành, khái niệm người bị tạm giữ mới được quy định. Mặc dù địa vị pháp lý của người bị tạm giữ đã được quy định tại Điều 38 BLTTHS 1988 như người bị tạm giữ có quyền biết lí do mình bị tạm giữ, được giải thích về quyền và nghĩa vụ…đã phản ánh phần nào quyền bào chữa của người bị tạm giữ, nhưng tại Điều 12 BLTTHS 1988 lại không khẳng định quyền này. Yêu cầu trao cho người bị tạm giữ quyền bào chữa là một yêu cầu chính đáng và cần thiết để bảo đảm tốt hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân khi tham gia tố tụng hình sự. Chính vì vậy, sau 15 năm thì BLTTHS 2003 ra đời thay thế cho BLTTHS 1988 đã khẳng định điều đó. Điều 11 BLTTHS 2003 quy định: “người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm GVHD: Trần Hồng Ca Trang 12 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của bộ luật này”. Đây là một quy định thể hiện sự tiến bộ rất lớn trong nhận thức của các nhà làm luật về vấn đề bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự. Cho tới thời điểm hiện tại, BLTTHS 2003 vẫn là văn bản pháp luật thể hiện tính ưu việt nhất của nền pháp luật xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt nhất quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Cùng với sự đổi mới của BLTTHS, Luật luật sư 2006 cũng được ban hành để thay thế cho Pháp lệnh luật sư 2001 với những quy định mới thiết thực hơn, cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của đội ngũ luật sư. Luật luật sư 2006 ra đời khẳng định ưu thế cũng như vị trí của luật sư trong công tác bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Hiến pháp 2013 được ban hành, quyền bào chữa tiếp tục được khẳng định và nhấn mạnh, cụ thể tại khoản 4 Điều 31 quy định như sau: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. Như vậy có thể thấy Hiến pháp mới đã mở rộng phạm vi các đối tượng được đảm bảo quyền bào chữa, không chỉ bị can, bị cáo mới có quyền bào chữa như các bản Hiến pháp cũ quy định, mà ngay từ khi một người bị bắt, đã phát sinh quyền tự bào chữa, hoặc nhờ luật sư bào chữa đối với họ, được đảm bảo bởi đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp.10 Qua việc nghiên cứu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chế định quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cho thấy quyền bào chữa trong tố tụng hình sự gắn liền với sự ra đời và phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam. Qua các thời kì, quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đã từng bước được mở rộng và ngày càng hoàn thiện. 1.1.3. Vai trò của quyền bào chữa trong tố tụng hình sự Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một trong các quyền được bảo vệ mình trước cơ quan pháp luật. Đoạn 2 Điều 11 BLTTHS 2003 quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của bộ luật này”. Như đã đề cập, bào chữa là việc sử dụng các quyền cụ thể mà pháp luật đã quy định để bảo vệ cho mình trước sự buộc tội hoặc làm giảm trách nhiệm của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Trong tố tụng hình sự, chức năng bào chữa song song với chức năng buộc tội như là một nhu Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng, Quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong các bản Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam và một số giải pháp để đảm bảo thực hiện tốt quyền bào chữa của những người tham gia tố tụng, Trần Thị Ngọc Quỳnh, http://vienkiemsathaiphong.gov.vn/index.php/home/detail/1048/Quyen-bao-chua-cua-nguoi-bi-bat--nguoi-bi-tamgiu--bi-can--bi-cao-trong-cac-ban-Hien-phap-cua-nuoc-C, [truy cập ngày 4-8-2014]. 10 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 13 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự cầu tất yếu khách quan. Nó xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của tố tụng hình sự đặt ra đối với tất cả các cơ quan, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Quyền bào chữa cho phép người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể chỉ đưa ra các chứng cứ có lợi cho mình mà không buộc họ phải cung cấp tất cả những bằng chứng, sự việc liên quan đến vụ án. Thông qua các quyền cụ thể của mình, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo sẽ có sự vận dụng có hiệu quả để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu quyền bào chữa được thực hiện tốt thì ảnh hưởng của nó đến người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là không thể phủ nhận. Qua việc thực hiện quyền bào chữa, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ngoài việc tự bảo vệ cho mình còn giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra được sự thật của vụ án. Việc có người bào chữa tham gia vào quá trình tố tụng sẽ hạn chế đến mức thấp nhất sự vi phạm tố tụng có thể xảy ra của các cơ quan tiến hành tố tụng. Người bào chữa với những hiểu biết pháp luật của mình không những bảo đảm cho quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được thực hiện tốt mà còn đảm bảo cho quyền bào chữa của họ không bị vi phạm. Mặc khác, để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện và đầy đủ, không để lọt kẻ phạm tội, không làm oan người vô tội thì việc bào chữa là vô cùng cần thiết. Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không chỉ là sự đảm bảo khỏi sự buộc tội mà còn là một phương tiện quan trọng để nhận biết sự thật khách quan của vụ án. Một khi sự thật khách quan của vụ án đã được làm sáng tỏ sẽ giúp cho việc xét xử được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Qua đó đảm bảo tính công minh của luật pháp, hoạt động tư pháp vì vậy mà đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra là bảo vệ quyền lợi của công dân, trong đó có quyền bào chữa. Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt quyền bào chữa còn mang lại những ảnh hưởng nhất định cho xã hội. Khi quyền lợi của công dân được bảo đảm tốt thì sự tin tưởng vào hệ thống pháp luật của Nhà nước từ phía nhân dân càng ngày càng lớn hơn, tin vào tính công minh của pháp luật, qua đó làm cho ý thức pháp luật của mọi người ngày càng được nâng cao hơn nữa. Qua những phân tích trên cho thấy việc bảo đảm lợi ích, danh dự, nhân phẩm của con người luôn là vấn đề rất được quan tâm. Vì vậy việc buộc tội và xét xử không đúng pháp luật một công dân sẽ gây thiệt hại không chỉ cho họ mà còn cho cả xã hội. Nếu pháp luật tố tụng hình sự chỉ quan niệm buộc tội là chức năng duy nhất của tố tụng hình sự mà không cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo quyền gỡ tội (quyền bào chữa) thì sẽ dẫn đến sai lầm là các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ chú ý tới các chứng cứ buộc tội mà quên đi các chứng cứ gỡ tội hoặc giảm tội. Hậu quả của việc không có quyền bào chữa dễ nhận thấy nhất là quyền lợi của công dân, cụ thể là quyền lợi của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo sẽ bị xâm phạm. Họ sẽ không có bất kì quyền nào để có thể bảo vệ quyền lợi cho mình trước các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc chỉ coi chức năng buộc tội là duy nhất GVHD: Trần Hồng Ca Trang 14 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự dẫn đến tình trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn một cách không có căn cứ, thậm chí không đúng đối tượng. Nó làm cho hoạt động tố tụng không đạt được mục đích đã đề ra, làm giảm sút uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật và gây ra dư luận xấu trong xã hội như việc xét xử oan sai, không đúng pháp luật, không đúng người đúng tội. Chính vì những ảnh hưởng xấu và tiêu cực có thể xảy ra nếu pháp luật không quy định chế định bào chữa, cho nên việc quy định về chế định này mà đặc biệt là quy định về vai trò của quyền bào chữa càng phải được coi trọng và quy định rõ ràng, cụ thể. Tuân theo các nguyên tắc tố tụng hình sự, việc bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự có tác động tích cực đến công tác xét xử và xác định sự thật khách quan của vụ án. Nếu như không thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa thì cần phải được xem là vi phạm pháp luật tố tụng hình sự bởi vì nó làm hạn chế quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và ảnh hưởng đến việc tìm ra bản án có căn cứ, hợp pháp và công minh, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng xét xử nói riêng và chất lượng của nền tư pháp tố tụng hình sự nói chung. 1.2. Lý luận chung về giai đoạn điều tra vụ án hình sự 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm giai đoạn điều tra vụ án hình sự Điều tra là giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án.11 Đây là giai đoạn thứ hai trong quá trình tố tụng, trong giai đoạn này Cơ quan điều tra sẽ căn cứ vào các quy định của luật tố tụng hình sự và dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát để tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập và củng cố chứng cứ nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự, phát hiện nhanh chóng và đầy đủ tội phạm, cũng như người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại về vật chất do tội phạm gây nên và trên cơ sở đó quyết định: Đình chỉ điều tra vụ án hình sự hoặc là; Chuyển toàn bộ các tài liệu của vụ án đó cho Viện kiểm sát kèm theo kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can.12 Để thu thập chứng cứ, trong giai đoạn điều tra, Cơ quan điều tra được tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra bảo đảm mọi hoạt động điều tra đúng pháp luật. Hoạt động điều tra là cần thiết đối với tất cả các vụ án hình sự. Thiếu hoạt động Hoàng Thị Minh Sơn, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2007, tr. 265. 12 Luật Hình Sự, Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự, Lê Cảm, http://luathinhsu.wordpress.com/2011/06/28/mot-so-van-de-ly-luan-chung-ve-cac-giai-doan-to-tung-hinh-su/, [truy cập ngày 4-8-2014]. 11 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 15 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự điều tra, viện kiểm sát không có cơ sở để truy tố, tòa án không có cơ sở để xét xử vụ án. Để viện kiểm sát có thể ra bản cáo trạng, truy tố người phạm tội, toán án có thể xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì trước đó, giai đoạn điều tra phải thu thập được những chứng cứ cơ bản, bao gồm cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, cũng như chứng cứ xác định các tình tiết khác của vụ án. Nếu giai đoạn điều tra không thu thập được đầy đủ chứng cứ hoặc việc thu thập chứng cứ có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì viện kiểm sát hoặc tòa án sẽ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Cơ quan điều tra có trách nhiệm điều tra bổ sung đáp ứng yêu cầu của viện kiểm sát hoặc tòa án. 1.2.2. Nhiệm vụ của giai đoạn điều tra vụ án hình sự  Xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội Tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội là những vấn đề cơ bản cần phải làm rõ trong vụ án hình sự. Khi ra quyết định khởi tố vụ án, cơ quan có thẩm quyền khởi tố dựa trên cơ sở nguồn tin ban đầu về tội phạm được gửi tới nên mới có điều kiện xác định có dấu hiệu của tội phạm, còn cụ thể diễn biến của tội phạm ra sao, người nào thực hiện hành vi phạm tội, có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không vẫn chưa được làm rõ. Tất cả những vấn đề này đều thuộc về giai đoạn điều tra. Trong giai đoạn điều tra, Cơ quan điều tra phải tiến hành thu thập đầy đủ chứng cứ để xác định có hay không có việc phạm tội, đối chiếu với Bộ luật hình sự (BLHS) xem hành vi phạm tội thuộc vào điều khoản nào; phải xác định tất cả tội phạm để không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Khi xác định có tội phạm xảy ra, Cơ quan điều tra phải làm rõ ai là người thực hiện hành vi phạm tội; lỗi của họ trong việc thực hiện tội phạm; động cơ, mục đích phạm tội; nếu là vụ án đồng phạm, phải xác định rõ hành vi, vai trò của từng người để làm cơ sở cho tòa án xét xử được chính xác.  Xác định thiệt hại do tội phạm gây ra, tạo điều kiện cần thiết cho việc giải quyết vụ án Mỗi tội phạm xảy ra đều để lại hậu quả nguy hại nhất định cho xã hội. Trong giai đoạn điều tra phải xác định đúng những thiệt hại do tội phạm gây ra để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Những thiệt hại cần xác định bao gồm thiệt hại về vật chất, tinh thần và tài sản. Để tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án, nếu xét thấy cần thiết Cơ quan điều tra phải áp dụng biện pháp kê biên tài sản đối với những người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc có thể bị tịch thu tài sản hay phạt tiền. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 16 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự  Lập hồ sơ, đề nghị truy tố bị can Để ra quyết định truy tố và tiến hành xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, viện kiểm sát và tòa án phải dựa vào hồ sơ vụ án. Hồ sơ điều tra hình sự tập hợp hệ thống các văn bản, tài liệu được thu thập hoặc lập trong quá trình khởi tố, điều tra, được sắp xếp theo trình tự nhất định, phục vụ cho việc giải quyết vụ án và lưu trữ lâu dài. Nếu hồ sơ điều tra hình sự không đầy đủ, viện kiểm sát sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định và yêu cầu hợp lý trong và sau quá trình điều tra như khởi tố bổ sung, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, thay đổi điều tra viên, ra bản cáo trạng truy tố bị can…Hồ sơ điều tra hình sự có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng sẽ làm cho kết quả của hoạt động điều tra không chính xác, tòa án không có cơ sở để xem xét ra bản án hoặc quyết định cần thiết. Vì vậy, việc lập và củng cố hồ sơ điều tra hình sự là nhiệm vụ quan trọng của giai đoan điều tra. Cơ quan điều tra phải lập hồ sơ ngay sau khi có quyết định khởi tố vụ án và thường xuyên củng cố hồ sơ để các tài liệu thu thập được hoặc các văn bản tố tụng được lập ra bảo đảm đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Khi đã có đầy đủ chứng cứ để xác định tội phạm và bị can thì Cơ quan điều tra có nhiệm vụ làm bản kết luận điều tra, trình bày diễn biến hành vi phạm tội, nêu rõ các chứng cứ chứng minh tội phạm, những lí do và căn cứ đề nghị truy tố. Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố là cơ sở pháp lí xác định tội phạm và bị can đề nghị truy tố đã được điều tra và có đầy đủ chứng cứ để chứng minh. Căn cứ bản kết luận điều tra, viện kiểm sát chỉ ra bản cáo trạng truy tố những bị can về các tội phạm đã được điều tra có đủ chứng cứ chứng minh. Những tội phạm và bị can chưa được điều tra sẽ không bị truy tố.  Xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa Trong giai đoạn điều tra, một trong những nhiệm vụ không kém phần quan trọng là xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội để phòng ngừa tội phạm. Thực hiện nhiệm vụ này, đối với mỗi tội phạm Cơ quan điều tra phải tìm ra nguyên nhân và điều kiện thúc đẩy việc thực hiện tội phạm. Nếu tội phạm phát sinh do thiếu sót của cơ quan , tổ chức thì yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa. Ví dụ, qua việc điều tra, phát hiện những thiếu sót trong quản lý kinh tế, trong việc bảo vệ tài sản, trong việc giáo dục thanh, thiếu niên…dẫn đến việc phạm tội thì Cơ quan điều tra yêu cầu các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa. Các cơ quan, tổ chức được yêu cầu phải chấp hành yêu cầu của Cơ quan điều tra. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 17 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 1.2.3. Ý nghĩa của giai đoạn điều tra vụ án hình sự Điều tra vụ án là giai đoạn thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội, xác định tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Để tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ một cách có hiệu quả, Cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp như khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án, xem xét dấu vết trên thân thể. Bằng việc áp dụng các biện pháp nêu trên, cùng với đó là tiến hành các hoạt động điều tra, Cơ quan điều tra sẽ thu thập được đầy đủ các tài liệu, chứng cứ để xác định có tội phạm xảy ra hay không, nếu có thì là tội gì, thời gian, địa điểm và các tình tiết khác của hành vi phạm tội. Trong trường hợp xác định được tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội đã xảy ra hoặc còn có thêm tội phạm khác thì Cơ quan điều tra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự. Cũng bằng hệ thống tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, chẳng những Cơ quan điều tra xác định đúng tội phạm đã xảy ra mà còn làm rõ người phạm tội đã thực hiện hành vi như thế nào, có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực chịu trách hình sự hay không, mục đích, động cơ phạm tội. Và cũng qua việc tiến hành điều tra, Cơ quan điều tra còn có điều kiện làm rõ tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra để làm cơ sở cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại một cách thỏa đáng. Sau khi giai đoạn điều tra kết thúc sẽ cho biết được kết quả của quá trình điều tra vụ án, điểu này có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình tố tụng. Thứ nhất, kết quả điều tra là cơ sở để viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước tòa án hoặc quyết định đình chỉ vụ án. Khi kết thúc điều tra, nếu có căn cứ xác định tội phạm và bị can, Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Viện kiểm sát chỉ có thể quyết định truy tố bị can khi vụ án đã được điều tra, có bản kết luận điểu tra kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ án. Nếu vụ án chưa được điều tra hoặc điều tra không đầy đủ mà viện kiểm sát không có khả năng bổ sung thì không thể quyết định truy tố bị can và hồ sơ vụ án phải được trả lại để điều tra bố sung. Thứ hai, kết quả điều tra là cơ sở để tòa án xét xử đúng người, đúng tội. Tòa án chỉ có thể xét xử vụ án trên cơ sở vụ án đã được điều tra, lập hồ sơ và có quyết định truy tố bằng bản cáo trạng của viện kiểm sát. Thiếu hoạt động điều tra, không có hồ sơ vụ án, tòa án không có cơ sở để xét xử. Kết quả của hoạt động điều tra càng cụ thể, chính xác, càng thu thập được đầy đủ các chứng cứ bao gồm cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, chứng cứ xác định tình tiết nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, cũng như chứng cứ xác định các tình tiết khác của vụ án càng tạo điều kiện cho tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Nếu điều tra chưa thu thập được đầy đủ GVHD: Trần Hồng Ca Trang 18 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự chứng cứ hoặc việc thu thập chứng cứ có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì tòa án không thể đưa vụ án ra xét xử mà phải trả lại hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung. 1.3. Sự cần thiết phải bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 1.3.1. Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là việc người bị tạm giữ, bị can được Cơ quan điều tra bảo đảm cho mình quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, bên cạnh đó là được cử người bào chữa trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Thông qua việc được bảo đảm quyền bào chữa, người bị tạm giữ, bị can có thể tự bảo vệ mình trước cơ quan pháp luật bằng những chứng cứ, lí lẽ và lập luận do bản thân họ hoặc do người bào chữa đưa ra để có thể chứng minh cho sự vô tội, làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác trong quá trình tố tụng hình sự của người bị tạm giữ, bị can. Việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra có tính chất hẹp hơn so với bảo đảm quyền bào chữa trong suốt quá trình tố tụng, về cả số lượng đối tượng được bảo đảm và cả cơ quan tố tụng tiến hành bảo đảm quyền bào chữa. Nếu như trong giai đoạn điều tra thì trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa chủ yếu thuộc về Cơ quan điều tra, đối tượng được bảo đảm là người bị tạm giữ, bị can thì trong xuyên suốt quá trình tố tụng, việc bảo đảm quyền bào chữa là trách nhiệm của không chỉ Cơ quan điều tra mà còn có Viện kiểm sát và Tòa án, và đối tượng được bảo đảm quyền bào chữa còn có thêm bị cáo. Dù có tính chất rộng hay hẹp thì mục đích sau cùng của các cơ quan tiến hành tố tụng khi bảo đảm cho các đối tượng có liên quan đến vụ án hình sự đều là giúp họ bảo vệ được bản thân trước cơ quan pháp luật, giúp họ chứng minh được sự vô tội, hay chí ít là giảm nhẹ được trách nhiệm hình sự, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong quá trình tố tụng và đồng thời giúp cho chính các cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra được sự thật khách quan của vụ án để nhanh chóng giải quyết được vụ án, bắt được đúng người phạm tội và trả lại sự trong sạch cho người vô tội. 1.3.2. Sự cần thiết phải bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Con người là tài sản quý giá nhất của mỗi quốc gia, quyết định sự tồn vong hưng thịnh của đất nước ấy. Nhưng mỗi cá nhân tồn tại trong đời sống xã hội, bên cạnh những điểm tốt đẹp vẫn còn ẩn chứa những góc khuất, những mặt còn hạn chế. Nhà nước ra đời với sứ mệnh bảo vệ con người, điều hòa những mâu thuẫn xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ cao cả ấy Nhà nước sử dụng đến pháp luật như là một công cụ đắc lực của mình, và để vận hành công cụ ấy một cách trơn tru và hiệu quả nhất thì Nhà nước phải giao nó cho GVHD: Trần Hồng Ca Trang 19 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự một “anh thợ” lành nghề, đó chính là cơ quan thực thi pháp luật. Ở mỗi lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội sẽ có một nhóm cơ quan pháp luật khác nhau chuyên phụ trách việc thực hiện pháp luật để điều chỉnh những mối quan hệ tương ứng trong từng lĩnh vực đó, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Riêng ở lĩnh vực tố tụng hình sự, với đặc trưng là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự 13, thì cơ quan chuyên trách để thực thi pháp luật ở các giai đoạn nêu trên của toàn bộ quá trình tố tụng chính là Cơ quan tiến hành tố tụng. Chính vì việc chia ra từng giai đoạn trong quá trình tố tụng nên mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm riêng biệt, ở đó các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ có biện pháp để buộc tội và những cá nhân bị tình nghi phạm tội hay đã bị đưa ra xét xử sẽ có những quyền tuơng ứng của mình để gỡ tội hoặc giảm nhẹ hình phạt. Tất nhiên những biện pháp và quyền ấy đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Giai đoạn điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn quan trọng trong quá trình tố tụng. Đây là giai đoạn vừa mang tính gỡ tội, vừa mang tính buộc tội đối với người bị tạm giữ và bị can. Giai đoạn điều tra là căn cứ cho việc đưa ra quyết định đình chỉ vụ án hoặc đề nghị truy tố, nghĩa là sau giai đoạn điều tra có hai trường hợp xảy ra: người bị tạm giữ và bị can thoát khỏi tội danh bị nghi ngờ đã thực hiện hoặc tiếp tục tham gia vào quá trình tố tụng tiếp theo là truy tố, tiếp tục gánh chịu những bất lợi ngày càng lớn và không ít những khó khăn cho các đối tượng này trong công việc, sinh hoạt, bị hạn chế những quyền lợi mà vốn dĩ họ phải có. Xuất phát từ điều này, Hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự đều có những quy định về quyền bào chữa như là một lẽ tất yếu, và quan trọng hơn việc phải đảm bảo quyền bào chữa trong giai đoạn bản lề như giai đoạn điều tra là vô cùng cần thiết, nhất là đối với người bị tạm giữ và bị can, những người đang ở lằn ranh giữa vô tội và có tội. Quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra là một trong những quyền cơ bản của người bị tạm giữ và bị can. Như đã nói ở trên, giai đoạn điều tra có thể được xem là giai đoạn bản lề trong quá trình tố tụng hình sự. Đây là giai đoạn có tiếng nói quyết định đối với một người về việc họ có bị xem là tội phạm hay không. Chính vì vậy việc được sử dụng và bảo đảm được sử dụng quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra là vô cùng quan trọng và cần thiết, nhất là đối với người bị tạm giữ và bị can, những đối tượng tham gia trực tiếp vào giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Người bị tạm giữ và bị can có thể tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác (luật sư, BCVND, người đại diện hợp pháp của người bị Hoàng Thị Minh Sơn, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội , Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, tr. 7. 13 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 20 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tạm giữ, bị can) bào chữa cho mình. Dù cho sử dụng cách nào đi nữa thì mục tiêu cuối cùng vẫn là chứng minh cho sự vô tội, làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác trong quá trình tố tụng hình sự. Đó là mục đích quan trọng nhất của việc sử dụng quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra, để đạt được điều này thì bắt buộc quyền bào chữa phải được thực hiện, quá trình bào chữa diễn ra được thuận lợi, đúng theo quy định của pháp luật, người bào chữa có kiến thức chuyên môn về pháp luật vững vàng, có kĩ năng bào chữa tốt, và đặc biệt là cơ quan tố tụng mà ở đây là Cơ quan điều tra phải bảo đảm cho việc bào chữa được thực hiện. Có như vậy thì quá trình bào chữa đạt được hiệu quả như mong đợi. Quyền bào chữa khi đã được bảo đảm thực hiện sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trên nhiều phương diện. Thứ nhất là đối với Cơ quan điều tra nói riêng và Cơ quan tố tụng nói chung. Việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa là một sự phản biện lại đối với Cơ quan điều tra, giúp cho Cơ quan điều tra không chủ quan trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ của vụ án, điều này sẽ làm cho quá trình giải quyết vụ án được đúng đắn, không xảy ra sai sót, nhầm lẫn. Còn về phía Cơ quan tố tụng, bảo đảm quyền bào chữa giúp cho quá trình tố tụng được diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, điều này bảo đảm cho quyền uy của của Cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng và Nhà nước nói chung. Chính từ điều này sẽ làm cho niềm tin của nhân dân vào nền tư pháp nước nhà ngày càng được nâng cao. Thứ hai là đối với người bị tạm giữ và bị can. Thực hiện quyền bào chữa, người bị tạm giữ và bị can sẽ tự bảo vệ được cho mình trước cơ quan pháp luật. Họ sẽ không phải đối mặt với sự buộc tội từ một phía, thay vào đó họ có thể tự mình hoặc nhờ người bào chữa gỡ tội cho chính mình thông qua những bằng chứng, lí lẽ, những lập luận và kiến thức pháp luật. Bên cạnh đó với sự tham gia của người bào chữa vào quá trình tố tụng sẽ hạn chế đến mức thấp nhất sự vi phạm tố tụng có thể xảy ra của các cơ quan tiến hành tố tụng. Người bào chữa với những hiểu biết pháp luật của mình không những bảo đảm cho quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can được thực hiện tốt mà còn đảm bảo cho quyền bào chữa của họ không bị vi phạm. Thứ ba là đối với quá trình giải quyết vụ án. Để đảm bảo cho cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện và đầy đủ, không để lọt kẻ phạm tội, không làm oan người vô tội thì việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra là vô cùng cần thiết. Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra không chỉ là sự đảm bảo khỏi sự buộc tội mà còn là một phương tiện quan trọng để nhận biết sự thật khách quan của vụ án. Một khi sự thật khách quan của vụ án đã được làm sáng tỏ sẽ giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng nhanh chóng chuyển sang các giai đoạn tiếp theo của vụ GVHD: Trần Hồng Ca Trang 21 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự án và tìm ra được chân tướng thật sự của vụ án, từ đó giúp cho việc xét xử sau này của Tòa án được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy được ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, qua đó thấy được sự cần thiết phải bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra. Bảo đảm được quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra không chỉ giúp cho người bị tạm giữ và bị can nói riêng bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình mà còn đóng góp quan trọng vào xuyên suốt quá trình tố tụng, góp phần đảm bảo tính công minh của luật pháp, hoạt động tư pháp vì vậy mà đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra, đồng thời ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng tố tụng hình sự của nước ta. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Ở Chương 1 của Luận văn, người viết đã trình bày một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Cụ thể người viết đã lần lượt trình bày những kiến thức cơ bản, những vấn đề lý luận chung về quyền bào chữa, bao gồm những quan điểm về quyền bào chữa, lịch sử hình thành và phát triển chế định quyền bào chữa và vai trò của quyền bào chữa trong tố tụng hình sự. Bên cạnh đó là giới thiệu về giai đoạn điều tra vụ án hình sự, bao gồm khái niệm, đặc điểm, các nhiệm vụ và ý nghĩa của giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Cuối cùng trong Chương 1 đó là sự cần thiết của việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra, người viết trình bày khái niệm bảo đảm quyền bào chữa và ý nghĩa của việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra, từ đó có thể thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Với đề tài “Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự”, Chương 1 có ý nghĩa giúp ta hiểu được những kiến thức lý luận cơ bản về quyền bào chữa, giai đoạn điều tra và sự cần thiết phải bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Đó chính là nền tảng lý luận để bước vào Chương 2 với những nhận định, phân tích, bình luận chuyên sâu hơn về việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 22 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự CHƯƠNG 2 BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là quyền rất quan trọng và cần thiết đối với người bị tạm giữ và bị can trong việc giúp họ bảo vệ mình trước cơ quan tố tụng, đồng thời giúp họ có thể gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bản thân mình. Và để thực hiện được những điều trên thì điều quan trọng nhất chính là phải bảo đảm cho người bị tạm giữ và bị can thực hiện được quyền bào chữa của mình. Cơ quan tiến hành tố tụng, mà cụ thể là Cơ quan điều tra cần phải bảo đảm cho việc thực hiện quyền bào chữa của người bị tạm giữ và bị can. Và để thực hiện quyền bào chữa thuận lợi trong giai đoạn điều tra thì đòi hỏi Cơ quan điều tra, người thực hiện nhiệm vụ bào chữa và cả người được bào chữa (người bị tạm giữ, bị can) phải tuân thủ theo các nguyên tắc mà pháp luật tố tụng hình sự đã quy định về việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. 2.1.1. Tuân thủ quy định của pháp luật Tuân thủ quy định của pháp luật, ngay từ cái tên của nguyên tắc đã cho ta thấy đây chính là nguyên tắc nền tảng, bao trùm nhất trong việc thực hiện bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra. BLTTHS 2003 đã quy định: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này”.14 Đây chính là nguyên tắc Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự được quy định cụ thể trong BLTTHS 2003. Nội dung của nguyên tắc chính là hướng đến sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc thực hiện các hoạt động tố tụng trong quá trình tố tụng hình sự. Qua đó có thể thấy rằng không riêng gì hoạt động bào chữa trong giai đoạn điều tra, mà trong tất cả các hoạt động tố tụng khác ở các giai đoạn khác của quá trình tố tụng đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi của đề tài này người viết chỉ nghiên cứu về việc tuân thủ quy định của pháp luật trong hoạt động bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Nguyên tắc “Tuân thủ quy định của pháp luật” được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 70. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật là điều bắt buộc trong quá trình tố tụng hình sự, và việc bào chữa trong giai đoạn điều tra cũng không phải là ngoại lệ. Tuân thủ theo quy định của pháp luật là làm đúng theo những gì mà pháp luật đã quy định, cụ 14 Xem Điều 3 BLTTHS 2003. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 23 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thể đối với việc bảo đảm hoạt động bào chữa, việc tuân thủ theo quy định của pháp luật được thể hiện ở nhiều phương diện. Thứ nhất, đối với cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể là Cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự như tạo điều kiện thuận lợi cho người bị tạm giữ, bị can trong việc tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; tuân thủ các quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa đối với luật sư, BCVND, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can15 nhằm giúp cho họ có thể thuận lợi và nhanh chóng tiến hành việc bào chữa cho thân chủ của mình; tuân thủ quy định về việc cho người bào chữa có mặt khi hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị tạm giữ; tạo điều kiện cho người bào chữa thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ án cũng như tạo điều kiện cho người bào chữa gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam; tuân thủ các quy định của pháp luật về việc thực hiện quyền của bị can, người bào chữa sau khi kết thúc điều tra vụ án. Thứ hai, đối với người bào chữa, người bào chữa cũng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện quyền bào chữa của mình đối với người bị tạm giữ, bị can. Người bào chữa không được vượt quá giới hạn của mình trong việc thực hiện quyền bào chữa, mà phải tuân thủ theo các quyền cụ thể pháp luật đã quy định cho họ, bên cạnh đó người bào chữa phải hợp tác tốt với Cơ quan điều tra, Điều tra viên và chính thân chủ của mình - người bị tạm giữ, bị can trong việc bào đảm thực hiện quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra. Việc thực hiện nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự có ý nghĩa quan trọng. Đầu tiên là việc tuân thủ quy định của pháp luật sẽ bảo đảm cho việc bào chữa trong giai đoạn điều tra được diễn ra thuận lợi, các quy định trong quá trình bào chữa sẽ được tuân theo và tránh được tình trạng lạm quyền của Cơ quan điều tra hoặc người bào chữa dẫn đến việc bào chữa gặp khó khăn, sai sót, không đạt được hiệu quả như mong muốn. Tiếp theo, việc tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bào chữa sẽ giúp bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, đồng thời giúp Cơ quan điều tra nhanh chóng tìm ra được sự thật vụ án, tránh làm oan người vô tội, tạo điều kiện để các giai đoạn sau đó của quá trình tố tụng được diễn ra thuận tiện, nhanh chóng và suôn sẽ. Qua những phân tích trên, chúng ta đã thấy được vị trí và tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc bao trùm nhất, mang tính 15 Xem Điều 5, Điều 6 Thông tư 70. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 24 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự định hướng cho việc thực hiện bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra, đảm bảo cho việc bào chữa được diễn ra thuận lợi, đúng theo trình tự quy định của pháp luật tố tụng hình sự và đạt được hiệu quả cao nhất. 2.1.2. Tôn trọng và bảo vệ quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của người bị tạm giữ, bị can; quyền của người bào chữa Tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân là điều kiện tiên quyết với bất kì nhà nước, chế độ xã hội nào. Và ở nước ta, nhà nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa tiến bộ thì việc tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của công dân luôn được đề cao và thực hiện nghiêm túc. Điều đó đã được thể hiện bằng việc cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao là Hiến pháp và BLTTHS 2003. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền của công dân đã trở thành một nguyên tắc Hiến định, được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 của nước CHXHCNVN, cụ thể là: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.16 Bên cạnh Hiến pháp, BLTTHS 2003 cũng quy định rõ phải tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân thông qua nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 4: “Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa”. Qua đó ta có thể thấy rằng nhà nước ta rất chú trọng và quan tâm đến việc tôn trọng và bảo vệ các quyền lợi của công dân, xem đó cũng chính là nền tảng để xây dựng một xã hội pháp chế dân chủ và hiệu quả, góp phần chung vào việc xây dựng đất nước ngày càng ổn định và giàu mạnh hơn. Đối với quá trình tố tụng hình sự nói chung và giai đoạn điều tra nói riêng, việc tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là điều vô cùng cần thiết, bởi vì điều này sẽ có ảnh hưởng lớn đến giai đoạn điều tra và cả quá trình tố tụng. Một khi quyền lợi của công dân được tôn trọng và bảo đảm, họ sẽ tin tưởng hơn vào cơ quan và người tiến hành tố tụng, từ đó việc hợp tác của họ vào quá trình điều tra vụ án và các giai đoạn khác của quá trình tố tụng sẽ thuận tiện, nhanh chóng, góp phần giúp cho cơ quan tố tụng nhanh chóng giải quyết được vụ án. Và ở giai đoạn điều tra, một trong những quyền 16 Xem khoản 1 Điều 14 Hiến pháp 2013. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 25 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự lợi cơ bản nhất của người bị tạm giữ, bị can cần phải được tôn trọng và bảo vệ chính là quyền bào chữa. Điều 11 BLTTHS 2003 đã quy định người bị tạm giữ, bị can có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, đây chính là quyền cơ bản của mỗi công dân trong giai đoạn điều tra với tư cách là người bị tạm giữ, bị can. Cơ quan điều tra phải tôn trọng và bảo vệ quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa của người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn này. Cơ quan điều tra phải giải thích rõ ràng về quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can và thực hiện thủ tục nhờ người bào chữa cho họ, phải bảo đảm trong mọi trường hợp thì người bị tạm giữ, bị can đều có người bào chữa cho họ. Bên cạnh đó là kịp thời can thiệp đối với những hành vi không đúng của Điều tra viên như không giải thích đầy đủ và rõ ràng về quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can; không thực hiện thủ tục mời người bào chữa cho họ; chậm trễ trong quá trình làm thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho người bào chữa để họ có đủ điều kiện bảo vệ thân chủ của mình;…tất cả những hành vi trên đều phải được ngăn chặn và có biện pháp xử lý thích đáng. Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của người bị tạm giữ, bị can phải được tôn trọng và bảo vệ, có như vậy mới đảm bảo được quyền lợi của họ trong giai đoạn điều tra nói riêng và trong quá trình tố tụng nói chung, đảm bảo cho vụ án sẽ được giải quyết đúng đắn, sẽ không có trường hợp làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm. Bên cạnh nguời bị tạm giữ, bị can thì trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự còn có sự tham gia của người bào chữa, đây chính là đối tượng chủ chốt, đóng vai trò quan trọng trong việc gỡ tội, chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người bị tạm giữ, bị can. Chính vì vậy quyền của người bào chữa cũng phải được tôn trọng. Quyền của người bào chữa được quy định rõ ràng trong BLTTHS 2003, 17 đây chính là những quyền lợi quan trọng mà pháp luật tố tụng hình sự trao cho người bào chữa, nhằm hỗ trợ cho họ trong việc tiến hành bào chữa cho thân chủ của mình. Chính vì vậy các quyền của người bào chữa đều phải được tôn trọng và bảo vệ, đặc biệt là trong giai đoạn quan trọng và bản lề như giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Cơ quan điều tra tạo mọi điều kiện tối đa để người bào chữa có thể thực hiện được quyền lợi của mình đã được quy định trong BLTTHS, khi quyền của người bào chữa được tôn trọng và bảo vệ sẽ tạo điều kiện cho người bào chữa có thể phát huy hết khả năng chuyên môn, năng lực của mình trong việc bào chữa để giúp cho người bị tạm giữ, bị can. Qua đó, quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra sẽ được bảo đảm một cách chắc chắn và hiệu quả. 17 Xem khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 26 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 2.1.3. Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong hoạt động bào chữa Sự vô tư, khách quan là một điều kiện bắt buộc đối với các hoạt động pháp luật tố tụng hình sự, không chỉ riêng trong giai đoạn điều tra mà trong cả quá trình tố tụng, chỉ khi thực hiện các hoạt động tố tụng một cách vô tư, khách quan, không bị tình cảm chi phối thì việc giải quyết các vụ án mới công tâm, minh bạch và sự thật khách quan của các vụ án mới có thể được làm sáng tỏ, qua đó không làm oan cho người vô tội. Đối với họat động bào chữa, đặc biệt là trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thì việc bảo đảm sự vô tư, khách quan lại càng quan trọng, vì giai đoạn điều tra chính là giai đoạn bản lề của quá trình tố tụng. Chính vì vậy, bảo đảm được sự vô tư, khách quan trong hoạt động bào chữa ở giai đoạn điều tra sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án ở các giai đoạn tiếp theo của quá trình tố tụng được thực hiện một cách thuận lợi hơn, và quan trọng là vẫn giữ được sự công tâm, chính xác trong đó. Để bảo đảm được sự vô tư, khách quan trong hoạt động bào chữa ở giai đoạn điều tra đòi hỏi cần có sự nỗ lực, cố gắng từ phía người tiến hành tố tụng (Thủ trưởng và phó thủ trường Cơ quan điều tra, Điều tra viên) và từ phía người bào chữa, có như vậy mới đạt được hiệu quả cao. Thứ nhất, từ phía người tiến hành tố tụng. Thủ trường, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên khi làm nhiệm vụ của mình trong giai đoạn điều tra như cấp GCNNBC, tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ của vụ án…phải luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng pháp luật, tiến hành công việc của mình với thái độ thật sự công tâm, khách quan, vô tư, không được để để những quan hệ, những tình cảm cá nhân chi phối vào công việc. Đặc biệt không được có thái độ thiên vị hay định kiến đối với người bào chữa, người bị tạm giữ hay bị can. Thứ hai, từ phía người bào chữa. Nhiệm vụ của người bào chữa trong giai đoạn điều tra là bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can. Để thực hiện nhiệm vụ này, người bào chữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can; giúp người bị tạm giữ, bị can về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.18 Mặt khác, BLTTHS 2003 cũng quy định một nghĩa vụ khác của người bào chữa: “Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật”. 19 Từ đây có thể thấy, luật quy định người bào chữa được thực hiện tất cả những gì cần thiết phục vụ cho việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình, miễn là tuân theo quy định của pháp luật, đồng thời luật cũng quy định thêm điều kiện để bảo đảm cho sự vô tư, khách quan 18 19 Xem điểm a, b, khoản 3 Điều 58 BLTTHS 2003. Xem điểm d, khoản 3 Điều 58 BLTTHS 2003. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 27 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của người bào chữa trong khi thực hiện hoạt động bào chữa. Điều này là phù hợp với thực tiễn, bởi vì với tư cách là người góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, người bào chữa phải luôn luôn thực hiện nhiệm vụ bào chữa trên tinh thần tôn trọng sự thật khách quan và tôn trọng pháp luật. Người bào chữa không được chiều theo ý muốn của người bị tạm giữ, bị can để bào chữa, bên vực cho quyền lợi của họ trái với sự thật và trái với pháp luật. 20 Bên cạnh đó, dù cho có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình, nhưng không vì thế mà người bào chữa có thể làm trái sự thật, đổi trắng thay đen, không tôn trọng pháp luật hoặc để cho quan hệ tình cảm cá nhân chi phối, từ đó dẫn dến việc cưỡng ép, xúi giục, thông đồng với người bị tạm giữ, bị can để khai báo không đúng sự thật hay cung cấp chứng cứ, tài liệu giả…Những hành vi đi ngược lại với sự vô tư, khách quan trong hoạt động bào chữa chỉ làm ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra nói riêng và trong quá trình tố tụng nói chung, rộng ra hơn còn làm ảnh hưởng tiêu cực đến cả một nền pháp luật tố tụng hình sự. Qua những phân tích trên, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong hoạt động bào chữa. Chỉ có tiến hành hoạt động bào chữa một cách vô tư, khách quan, công tâm từ cả hai phía Cơ quan điều tra và người bào chữa thì quá trình bào chữa mới diễn ra thuận lợi, nhanh chóng tìm ra được sự thật khách quan của vụ án, từ đó bảo đảm được quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra, đồng thời góp phần vào sự trong sạch, vững mạnh của nền pháp luật tố tụng hình sự nói riêng và nền Tư pháp nước ta nói chung. 2.2. Biện pháp bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 2.2.1. Bảo đảm quyền tự bào chữa 2.2.1.1. Bản chất pháp lý và ý nghĩa của quyền tự bào chữa  Bản chất pháp lý của quyền tự bào chữa Thông qua quá trình nhận thức và học tập, chúng ta hiểu rằng trong lí luận và trên thực tế, một người luôn có quyền tự bảo vệ mình. Hầu hết trong chúng ta đều biết tự bảo vệ mình là một bản năng tự vệ khi đứng trước một sự tấn công mang tính đe dọa đến sức khỏe, danh dự hoặc nhân phẩm của bản thân. Về tính mạng khi bị tấn công, con người bằng cách của mình tự chống chọi lại sự tấn công đó để tự bảo vệ mình. Hay khi đứng truớc một hành động có tính xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của mình, theo bản năng con người thường tự thanh minh, biện hộ trước những lời cáo buộc đó. Phạm Văn Lợi, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ Tư pháp - Viện khoa học pháp lý, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 115. 20 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 28 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Ngày nay, hành động tự bảo vệ mình đã được pháp luật hình sự cụ thể hóa thành một quyền theo quy định tại Điều 15 BLHS 1999, đó là phòng vệ chính đáng. Theo đó một người vì để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, sẽ có quyền chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Hành động tự bảo vệ mình hay nói cách khác là phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm, tất nhiên là hành vi nhằm để phòng vệ này phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn mà luật đã quy định thì mới xem là không có tội. Hành động nhằm phòng vệ được xem là tự bảo vệ mình theo bản năng khi bị tấn công. Thế nhưng, khi một cá nhân bị sự cáo buộc của cơ quan tiến hành tố tụng cho rằng người đó đã có một hành vi nguy hiểm cho xã hội và sự cáo buộc này có thể dẫn tới hậu quả là hình phạt, thì cá nhân này có thể làm gì để tự bảo vệ mình trước sự cáo buộc đó? Pháp luật tố tụng hình sự trong trường hợp này cho phép họ có quyền tự bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi một người bị tình nghi là phạm tội, biện pháp ngăn chặn đầu tiên được áp dụng nhằm tạo thuận lợi cho việc điều tra vụ án là biện pháp tạm giữ. Lúc này việc tạm giữ mặc dù là hợp pháp nhưng đã xâm phạm đến quyền tự do đi lại của công dân vốn được xem là một trong những quyền cơ bản của con người, họ có quyền tự bảo vệ để chống lại sự xâm phạm đó bằng các biện pháp cụ thể mà pháp luật đã cho phép. Như đã biết, quyền con người luôn là một vấn đề quan trọng nhất được nhà nước ta coi trọng và bảo vệ, có bảo vệ tốt quyền con người mới thể hiện được tính dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, khi đứng trước sự tình nghi của cơ quan pháp luật cho rằng một người đã có hành vi phạm tội, tức là hành vi đó đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân dù cho cáo buộc đó là có sơ sở. Pháp luật tố tụng hình sự thông qua quyền tự bào chữa cho phép người bị tình nghi phạm tội bằng các quyền cụ thể, vận dụng có hiệu quả các quyền ấy để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Khi đó, nếu pháp luật không cho phép họ dùng bất kì quyền nào để tự bảo vệ cho mình thì đó chính là sự bất bình đẳng một phía do pháp luật chỉ coi trọng sự buộc tội mà không coi trọng quyền gỡ tội. Hệ quả của sự bất bình đẳng này là dẫn đến vi phạm quyền công dân, xét xử oan sai cũng như không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Chính vì thế, khi một người bị tình nghi là phạm tội, họ cần được pháp luật tạo điều kiện về mọi mặt giúp họ bào chữa nhằm giúp họ thoát khỏi sự cáo buộc hoặc giảm nhẹ tội danh. Chỉ có tạo điều kiện cho người bị tình nghi tự bảo vệ mình thì mới phát huy được tính dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hệ thống pháp luật. Qua những phân tích trên đã phần nào làm rõ được bản chất pháp lý của quyền tự bào chữa. Và như vậy, thực chất của quyền tự bào chữa là tạo điều kiện cho người bị cơ GVHD: Trần Hồng Ca Trang 29 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự quan tố tụng tình nghi là phạm tội tự bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng các quyền do pháp luật tố tụng hình sự đã quy định.  Ý nghĩa của quyền tự bào chữa Qua những phân tích, đánh giá trên đã cho thấy phần nào sự đóng góp của quyền tự bào chữa vào việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, cũng như trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Những đóng góp của quyền tự bào chữa trong tố tụng hình sự có một số ý nghĩa sau: Trước hết, cũng là ý nghĩa quan trọng nhất của quyền tự bào chữa đó là bảo vệ thiết thực quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can. Bằng các quyền cụ thể đã được pháp luật trao cho, người bị tạm giữ, bị can sẽ bảo đảm cho quyền lợi của họ không bị xâm phạm trong các vụ án hình sự, qua đó bảo vệ mình tránh khỏi sự vi phạm tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng. Càng có ý nghĩa hơn nếu người bị tạm giữ, bị can là những người có hiểu biết về pháp luật, họ sẽ có sự vận dụng có hiệu quả các quyền mà pháp luật cho phép để quyền tự bào chữa trở thành một công cụ bào chữa hữu hiệu nhất bảo vệ cho họ khỏi sự cáo buộc của cơ quan tiến hành tố tụng. Để tự bảo vệ mình, trước hết người bị tạm giữ, bị can phải biết được mình có các quyền cụ thể gì, đồng thời phải biết mình có quyền thực hiện những công việc cụ thể nào để tự bảo vệ mình trước pháp luật, có như vậy họ mới có thể vận dụng có hiệu quả những quyền đó để tự bảo vệ cho bản thân mình. Khi đứng trước sự cáo buộc của cơ quan tiến hành tố tụng về việc thực hiện một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thì người bị tạm giữ, bị can thường có tâm lý hoang mang do họ là những người yếu thế và đang phải đối mặt với sự cáo buộc của cơ quan quyền lực nhà nước nên họ thường không tự bảo vệ được cho quyền lợi của mình. Vì vậy, trong từng giai đoạn của quá trình tố tụng, mà đặc biệt là trong giai đoạn điều tra nếu họ nắm được các quyền cụ thể của mình, họ có thể tự bảo vệ mình trước bất kì sự vi phạm tố tụng nào của cơ quan tiến hành tố tụng như ép cung, không giao các biên bản, quyết định đúng thời hạn…Tự bào chữa cho mình trước các cơ quan tố tụng là một công cụ hữu hiệu đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can không bị xâm phạm khi có sự cáo buộc. Mặt khác, việc tự bào chữa còn có ý nghĩa to lớn trong việc giúp các cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật vụ án. Trong quá trình vận dụng các quyền pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền lợi của mình, những chứng cứ, lập luận mà người bị tạm giữ, bị can đưa ra để chứng minh cho sự vô tội của mình hoặc làm giảm trách nhiệm hình sự sẽ giúp cho Cơ quan điều tra nắm được quá trình xảy ra vụ án, ai là người thực hiện hành vi phạm tội, vụ án gồm những ai, hành vi phạm tội diễn ra như thế nào, hung khí, động cơ gây án…Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp làm sáng tỏ những nghi vấn mà Cơ quan GVHD: Trần Hồng Ca Trang 30 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự điều tra đã đặt ra, từ đó có sự xem xét, kiểm tra, đánh giá tính chính xác, phù hợp của các chứng cứ, tài liệu đã thu thập được từ những gì mà người bị tạm giữ, bị can cung cấp. Như vậy, với mục đích tự bảo vệ cho mình, họ đã gián tiếp giúp cho Cơ quan điều tra làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, đảm bảo cho mọi đối tượng phạm tội đều sẽ bị truy cứu, nhằm tránh không bỏ sót tội phạm. Qua những nhận định, phân tích trên, ta đã thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của quyền tự bào chữa, không chỉ đối với người bị tạm giữ, bị can mà còn đối với Cơ quan điều tra trong quá trình tố tụng. 2.2.1.2. Biện pháp bảo đảm quyền tự bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Quyền tự bào chữa là một trong những biện pháp mà pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Đồng thời, quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can xác định vị trí tố tụng của họ. Người bị tạm giữ, bị can bị đe dọa bởi những hậu quả pháp lý nhất định, vì vậy BLTTHS 2003 đã dành cho họ những quyền thực sự mà căn cứ vào đó có thể giúp họ chứng minh sự vô tội của mình hay chí ít cũng có thể giúp họ giảm nhẹ tội danh, bên cạnh đó còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.  Đối với người bị tạm giữ Quyền đầu tiên của người bị tạm giữ được quy định trong BLTTHS 2003 là “được biết lý do mình bị tạm giữ”21, việc biết lý do mình bị tạm giữ là tạo điều kiện để họ thực hiện quyền tự bào chữa cho mình. Người bị tạm giữ có thể xác định lý do chính đáng hay không chính đáng. Các lý do thường gắn liền với những sự kiện và tình tiết đã xảy ra nên người bị tạm giữ có thể đồng ý hoặc không đồng ý với một số tình tiết là lý do do Cơ quan điều tra nêu trong lệnh tạm giữ. Bên cạnh đó người bị tạm giữ còn được giải thích về quyền và nghĩa vụ22 của mình khi tham gia tố tụng hình sự. Chỉ khi biết được mình có các quyền cụ thể nào thì mới có sự bào chữa hiệu quả nhất. Một quyền quan trọng nữa là quyền trình bày lời khai23, lời nhận tội trong lời khai của người bị tạm giữ không thể được xem là chứng cứ buộc tội mà nó cần được kiểm tra một cách chính xác. Lời khai ban đầu của người bị tạm giữ cung cấp những tình tiết đầu tiên liên quan đến vụ án giúp các cơ quan có thẩm quyền nắm được sơ lược vụ án. Lời khai của họ được xem là chứng cứ gỡ tội cho họ nếu được kiểm tra tính chính xác. Vì vậy, được trình bày lời khai ngay sau khi bị tạm giữ là một Xem điểm a, Khoản 2 Điều 48 BLTTHS 2003. Xem điểm b, Khoản 2 Điều 48 BLTTHS 2003. 23 Xem điểm c, Khoản 2 Điều 48 BLTTHS 2003. 21 22 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 31 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự quyền quan trọng của người bị tạm giữ. Người bị tạm giữ có quyền đưa ra các tài liệu, đồ vật, yêu cầu24 chứng minh cho sự vô tội của mình. Đây là một quyền rất quan trọng của người bị tạm giữ để tự bảo vệ cho mình, người bị tạm giữ phải được quyền đưa ra các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án có tác dụng bác bỏ sự buộc tội của cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, người bị tạm giữ có quyền đưa ra các yêu cầu, việc đưa ra yêu cầu giúp cho người bị tạm giữ có thể bảo vệ tốt hơn quyền lợi của họ. Người bị tạm giữ có thể đưa ra các yêu cầu như yêu cầu quyền có người bào chữa cho mình được biết lý do mình bị tạm giữ, yêu cầu được giải thích về quyền và nghĩa vụ nếu các cơ quan có thẩm quyền chưa làm việc đó. Đây là những yêu cầu cấp thiết và quan trọng, vì vậy các cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm giải quyết nhanh chóng. Người bị tạm giữ có quyền “khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”25. Họ có thể đánh giá về thẩm quyền ra lệnh tạm giữ đúng luật hay không đúng luật và sau đó có thể trình bày ý kiến hoặc khiếu nại về việc bị tạm giữ đối với người hoặc cơ quan có thẩm quyền. Tất cả các khiếu nại của người bị tạm giữ phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết và trả lời cho người bị tạm giữ biết trong thời hạn luật định. Qua những phân tích trên chúng ta thấy rằng, các quyền của người bị tạm giữ được quy định trong BLTTHS 2003 chính là biện pháp để họ bảo đảm quyền tự bào chữa của mình trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Vì vậy, tất nhiên cần phải có cơ sở để bảo đảm cho các quyền của người bị tạm giữ được thực hiện, cơ sở đó không phải điều gì khác mà chính là những quy định của BLTTHS 2003. Cụ thể Điều 62 BLTTHS 2003 quy định trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, theo đó Cơ quan, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của BLTTHS 2003. Điều này chính là điều kiện quan trọng để bảo đảm các quyền của người bị tạm giữ được thực hiện. Bên cạnh đó, tại đoạn 2, khoản 2 Điều 86 BLTTHS 2003 đã quy định cụ thể hơn trách nhiệm giải thích quyền và nghĩa vụ cho người bị tạm giữ của người tiến hành tố tụng: “Người thi hành quyết định tạm giữ phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 48 của Bộ luật này”. Như vậy thông qua các quy định tại Điều 62 và Điều 86 BLTTHS 2003 sẽ bảo đảm cho các quyền của người bị tạm giữ được thực thực hiện, từ đó quyền tự bào chữa của họ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự sẽ được bảo đảm một cách hiệu quả nhất. 24 25 Xem điểm đ, Khoản 2 Điều 48 BLTTHS 2003. Xem điểm e, Khoản 2 Điều 48 BLTTHS 2003. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 32 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự  Đối với bị can Sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, người bị tạm giữ trở thành bị can. Để công việc tự bào chữa có hiệu quả, trước tiên bị can phải biết được họ có những quyền gì, Điều 62 BLTTHS 2003 quy định: “Cơ quan, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này. Việc giải thích phải được ghi vào biên bản”. Sự giải thích nói trên đối với bị can là bắt buộc, không phụ thuộc vào việc bị can có hay không có người bào chữa. Các quyền của bị can được quy định cụ thể tại Điều 49 BLTTHS 2003. Quyền đầu tiên đó là quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì. Sẽ là vô lý nếu một người bị khởi tố mà lại không biết mình bị khởi tố về tội danh gì và vì sao mình lại bị khởi tố. Vì vậy quyền được biết lý do mình bị khởi tố là một quyền vô cùng cần thiết, giúp cho bị can có sự chuẩn bị bước đầu để có thể tự bảo vệ mình. Kể từ thời điểm nhận được quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra, thì người bị tạm giữ sẽ trở thành bị can. Vì vậy họ phải được giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 49 BLTTHS 2003, khi đã biết được mình có những quyền, nghĩ vụ gì được pháp luật tố tụng hình sự quy định thì bị can sẽ chủ động hơn trong việc thực hiện quyền tự bào chữa cho bản thân mình. Bị can có quyền trình bày lời khai.26 Lời khai của bị can được xem là nguồn chứng cứ và chúng phải được kiểm tra, đánh giá theo quy định. Theo quy định của BLTTHS 2003, việc lấy lời khai của bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can.27 Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên có trách nhiệm đọc quyết định khởi tố bị can, đồng thời giải thích cho bị can biết quyền và nghĩa vụ của họ. Trong khi hỏi cung, bị can có thể thú nhận một phần hay toàn bộ lỗi của mình. Tuy nhiên lời nhận tội của bị can cần phải được kiểm tra và đối chiếu với các chứng cứ khác của vụ án. Lời nhận tội của bị can chỉ được xem là chứng cứ khi nó phù hợp với các chứng cứ khác. Vì vậy Điều 72 BLTTHS 2003 quy định không được dùng lời nhận tội của bị can làm chứng cứ duy nhất để kết tội. Mặt khác, trình bày lời khai là quyền chứ không phải nghĩa vụ của bị can. Trong trường hợp bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó. Ngược lại, nếu họ có thái độ khai báo thành khẩn thì sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm p, khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999. Cơ quan điều tra cần phải tôn trọng quyền trình bày lời khai 26 27 Xem điểm c, khoản 2 Điều 49 BLTTHS 2003. Xem khoản 1 Điều 131 BLTTHS 2003. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 33 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của bị can để có thể xác định sự thật một cách khách quan, không phiến diện, BLTTHS 2003 quy định nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình 28 để buộc tội bị can phải khai báo, điều đó là vi phạm quyền của bị can và có thể dẫn tới sai lầm trong kết quả điều tra. Tương tự như người bị tạm giữ, bị can cũng có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu. Bị can có quyền cung cấp những tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, Cơ quan điều tra khi nhận được tài liệu, đồ vật do bị can cung cấp phải tiến hành kiểm tra, đánh giá để xác định tài liệu, đồ vật đó có phải chứng cứ hay không. Đồng thời bị can cũng có quyền đưa ra yêu cầu của mình, Điều 158 BLTTHS 2003 quy định sau khi tiến hành tiến hành giám định nếu bị can có yêu cầu thì cơ quan tiến hành giám định phải thông báo cho họ về nội dung kết luận giám định, bị can có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Nếu Cơ quan điều tra không chấp nhận yêu cầu của bị can thì phải nêu rõ lý do cho họ biết. Đây là những yêu cầu quan trọng đảm bảo cho quyền bào chữa của bị can được thực hiện một cách khách quan và công bằng. Điểm đ, khoản 2 Điều 49 BLTTHS 2003 quy định bị can có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch trong quá trình điều tra nếu có đầy đủ những lí do, căn cứ mà pháp luật đã quy định. Những đề nghị này phải được xem xét thực hiện trong thời gian luật định. Bên cạnh đó tại điểm g, khoản 2 Điều 49 BLTTHS 2003 quy định bị can không chỉ được giao nhận bản kết luận điều tra mà còn được giao nhận bản cáo trạng sau khi Viện kiểm sát quyết định truy tố, điều này được khẳng định tại khoản 1 Điều 166 BLTTHS 2003 quy định về thời hạn quyết định truy tố; Mặt khác, tại điểm h, khoản 2 Điều 49 BLTTHS 2003 còn cho phép bị can có quyền khiếu nại đối với hành vi và việc làm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nếu họ nhận thấy hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Như vậy, cũng tương tự như đối với người bị tạm giữ, chúng ta thấy rằng các quyền của bị can được quy định trong BLTTHS 2003 cũng chính là biện pháp để họ bảo đảm quyền tự bào chữa của mình trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Vậy nên đương nhiên những quy định của BLTTHS 2003 chính là cơ sở để bảo đảm cho các quyền của bị can được thực hiện. Cụ thể Điều 62 BLTTHS 2003 quy định trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, theo đó Cơ quan, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của BLTTHS 2003. 28 Xem đoạn 3 Điều 6 BLTTHS 2003. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 34 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Điều này chính là điều kiện quan trọng để bảo đảm các quyền của bị can được thực hiện. Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 126 BLTTHS 2003 quy định cụ thể hơn việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can của Cơ quan điều tra: “Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can của mình hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can quy định tại Điều 49 của Bộ luật này…”. Như vậy thông qua các quy định tại Điều 62 và Điều 126 BLTTHS 2003 sẽ bảo đảm cho các quyền của bị can được thực thực hiện, từ đó quyền tự bào chữa của họ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự sẽ được bảo đảm một cách hiệu quả nhất. 2.2.2. Bảo đảm quyền nhờ người khác bào chữa 2.2.2.1. Những người được bào chữa cho người khác Theo quy định của BLTTHS hiện hành thì “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”29. Hiện nay do trình độ dân trí và ý thức pháp luật của nhân dân ta còn hạn chế nên khi nói đến người bào chữa ta chỉ nghĩ đến luật sư còn những người khác không phải là luật sư thì không phải người bào chữa. Tuy nhiên luật sư là khái niệm nghề nghiệp còn người bào chữa là khái niệm tố tụng. BLTTS 2003 quy định người bào chữa có thể là luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; BCVND.30 Có thể nói quy định của BLTTHS 2003 về những cá nhân có quyền bào chữa là chính xác, bởi vì đây là những người có kiến thức nhất định về pháp lý, có khả năng bào chữa cũng như có tâm huyết trong việc tìm ra sự thật của vụ án, đảm bảo cho việc điều tra, truy tố và xét xử công minh, đúng người đúng tội, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của nền tố tụng hình sự nước nhà.  Luật sư Trên thế giới, nghề luật sư được tổ chức theo nhiều hình thức và rất đa dạng. Mặc dù có nhiều quan điềm khác nhau về nghề luật sư nhưng đều có một điểm chung, luật sư là một ngề trong xã hội, là công cụ hữu hiệu góp phần bảo đảm công lý. Pháp lệnh luật sư 2001 thay thế Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 là một bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mới và hoàn thiện thể chế về luật sư ở nước ta. Sau một thời gian thi hành pháp lệnh này, đội ngũ luật sư đã và đang phát triển nhanh về số lượng, tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề cũng từng bước được nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì cũng phải thấy rằng trong tổ chức và hoạt động của đội ngũ luật sư vẫn còn những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến chất lượng bào chữa của luật sư. Trước những yêu cầu cấp thiết của tình hình mới đòi 29 30 Xem đoạn 1 Điều 11 BLTTHS 2003. Xem khoản 1 Điều 56 BLTTHS 2003. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 35 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự hỏi cần phải ban hành một văn bản mới có hiệu lực pháp lý cao hơn. Luật Luật sư 2006 đã có những thay đổi quan trọng và cần thiết với những sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của luật sư, đáp ứng hơn nữa những nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng cao của cá nhân và tổ chức, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can; phục vụ tích cực cho công việc cải cách tư pháp. Luật Luật sư 2006 quy định:“Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)”.31 Tiêu chuẩn của luật sư: là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư. 32 Điều kiện hành nghề của luật sư: Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.33 Về đặc điểm của luật sư trước hết đó phải là công dân Việt Nam, phải trung thành với Tổ quốc, tuân thủ hiến pháp và pháp luật và có phẩm chất đạo đức tốt. Đây là đặc điểm quan trọng nhất đối với tất cả các ngành nghề khác chứ không riêng gì nhề luật sư, bởi vì đó là những nền tảng cơ bản nhất để mỗi một người có thể bắt đầu làm tốt một ngành nghề nào đó trên cương vị của mình. Đặc điểm chuyên môn bắt buộc khi muốn trở thành luật sư đó là phải có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư và đã qua tập sự hành nghề luật sư. Tất nhiên để muốn trở thành luật sư thì kiến thức về pháp luật là điều kiện tiên quyết với mỗi người, và bằng cử nhân luật chính là sự khẳng định cho những kiến thức pháp luật mà mỗi cá nhân đã học tập và tích lũy được trong suốt quá trình được đào tạo. Khi đã có kiến thức về pháp luật thì quá trình đào tạo và tập sự hành nghề luật sư sẽ giúp mỗi người vận dụng kiến thức ấy vào thực tiễn. Sau một thời gian tập sự theo luật định, luật sư tập sự được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và họ phải gia nhập một Đoàn luật sư thì mới có thể hành nghề luật sư. Luật sư là một chuyên gia pháp luật, một cố vấn pháp luật mà ở họ có những kĩ năng nghề nghiệp thực thụ để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm quyền lợi cho khách hàng. Để tham gia vào quá trình tố tụng thì bắt buộc luật sư phải được cấp GCNNBC, đây là một thủ tục quan trọng đảm bảo cho sự tham gia của luật sư trong quá trình này. Luật sư chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa sau khi đã Xem Điều 2 Luật Luật sư 2006. Xem Điều 10 Luật Luật sư 2006. 33 Xem Điều 11 Luật Luật sư 2006. 31 32 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 36 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận người bào chữa. Tùy theo từng giai đoạn tố tụng mà Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án nhân dân và Hội đồng xét xử sẽ cấp Giấy chứng nhận người bào chữa trong vụ án để họ thực hiện nhiệm vụ bào chữa. Tóm lại, Luật sư đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo đảm quyền cơ bản của công dân và phát triển xã hội. Cùng với thời gian, đội ngũ luật sư dần khẳng định vai trò, vị trí của mình trong xã hội. Luật sư với tư cách là người có kiến thức sâu rộng về pháp luật có chức năng bảo vệ tốt nhất quyền bào chữa cho người bị tạm giữ và bị can trong giai đoạn điều tra nói riêng và trong toàn bộ quá trình tố tụng nói chung. Chính vì vậy, luật sư cần phát huy hơn nữa vai trò của mình để góp phần bảm đảm công bằng xã hội, hạn chế đến mức thấp nhất oan sai trong tố tụng và việc vi phạm quyền bào chữa.  Bào chữa viên nhân dân Để tạo điều kiện cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ngày 18-6-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 69/SL quy định về chế định BCVND, trong đó đáng chú ý:34 Điều 1: “Từ nay đến khi nào có thể lệ khác, trước các Tòa án thường và Tòa án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình, trừ Tòa án binh tại mặt trận, bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư, bào chữa cho. Công dân do bị can đã tự chọn để bênh vực mình phải được ông Chánh án thừa nhận”. Điều 2: “Nếu bị can không có ai bênh vực, ông Chánh án có thể, tự mình hay theo lời yêu cầu của bị can, cử một người ra bào chữa cho bị can”. Tiếp theo đó tại Nghị định 01/NĐ-VY ngày 12-1-1950 của Bộ tư pháp đã quy định điều kiện để trở thành bào chữa viên bao gồm: “(a) Có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt đàn ông hay đàn bà; (b) Ít nhất 21 tuổi; (c) Hạnh kiểm tốt và chưa can án”35 BCVND được hiểu là người được tổ chức, đoàn thể xã hội cử ra bào chữa cho bị can, bị cáo. Hoạt động của những người này không phải là chuyên nghiệp mà chỉ mang tính chất nghiệp dư. Từ khi BLTTHS 2003 được ban hành cho đến nay chưa có một văn Báo Pháp luật, Được tự nhờ người không phải luật sư bào chữa?, Sông Ba - Thanh Tùng, http://plo.vn/phapluat/duoc-tu-nho-nguoi-khong-phai-luat-su-bao-chua-134374.html, [truy cập ngày 20-8-2014]. 35 Công ty luật Sài Gòn Minh Luật, Chế định bào chữa viên nhân dân – Nhìn từ lịch sử và hiện tại, Phan Trung Hoài, http://www.saigonminhluat.com/index.php?option=com_content&view=article&id=2789:ch-nh-bao-cha-viennhan-dan-nhin-t-lch-s-va-hin-ti&catid=334:hinh-s-to-tung-hinh-s&Itemid=519, [truy cập ngày 20-8-2014]. 34 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 37 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự bản nào hướng dẫn cụ thể về hoạt động của Bào chữa viên nhân dân. Tuy nhiên để xác định ai mới được coi là một Bào chữa viên nhân dân thì đã có văn bản quy định, cụ thể theo Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 2-10-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thì một người được coi là Bào chữa viên nhân dân khi người đó được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Như vậy, một người được coi là bào chữa viên nhân dân và được Tòa án cấp giấy chứng nhận phải là người được ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận từ cấp xã, phường trở lên cấp giấy giới thiệu. Tòa án căn cứ vào giấy giới thiệu này cấp giấy chứng nhận bào chữa cho bào chữa viên nhân dân bào chữa cho bị cáo.36 BCVND khi tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoàn toàn được hưởng các quyền mà pháp luật tố tụng hìng sự đã quy định. Theo đó BCVND được sử dụng tất cả các quyền đó nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can. Như vậy ta có thể thấy tư cách của BCVND hoàn toàn không khác gì với một luật sư khi tham gia bào chữa.  Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can Dù BLTTHS 2003 quy định người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can là một trong số những người bào chữa được tiến hành bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, nhưng BLTTHS 2003 không quy định rõ người đại diện hợp pháp đó là ai, đồng thời cũng không quy định cách xác định những người đại diện đó. Mặt khác do bản chất của đại diện là vấn đề liên quan đến dân sự nên người viết tham khảo những quy định của Bộ luật dân sự (BLDS) 2005, cùng với quy định của Luật trợ giúp pháp lý (LTGPL) 2006 để tiến hành tìm hiểu về người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can với tư cách là một trong những người được bào chữa cho các đối tượng này. BLDS 2005 quy định: “Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”.37 Theo quy định của BLDS 2005, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can là: Cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Người giám hộ đối với người được giám hộ; Người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình; Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác; Những người khác theo quy Đinh Văn Quế, Một số vấn đề về người bào chữa không phải là luật sư, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13, 2011, tr. 17-21, tr.21. 37 Xem khoản 1 Điều 139 BLDS 2005. 36 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 38 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự định của pháp luật.38 Mặt khác, LTGPL 2006 quy định người đại điện của người bị tạm giữ, bị can còn là Người thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó có Trợ giúp viên pháp lý. Theo đó, Trợ giúp viên pháp lý sẽ thực hiện việc trợ giúp pháp lý bằng cách tham gia vào quá trình tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can để thực hiện việc bào chữa.39 Khác với những trường hợp người đại diện hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can được quy định trong BLDS 2005 là người đại diện theo pháp luật, thì Trợ giúp viên pháp lý theo quy định của LTGPL 2006 là người đại diện theo ủy quyền cho người bị tạm giữ, bị can khi thực hiện việc bào chữa cho họ. Qua đó, chúng ta thấy rằng người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can có thể tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người bị tạm giữ, bị can. Không giống như luật sư và BCVND, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can tham gia quá trình tố tụng với tư cách người bào chữa mà không cần đề nghị của người bị tạm giữ, bị can. Bên cạnh đó, khi tham gia vào giai đoạn điều tra nói riêng và quá trình tố tụng nói chung với tư cách là người bào chữa, người đại diện hợp pháp hoàn toàn được hưởng các quyền của người bào chữa mà pháp luật đã quy định nhằm bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng mà mình bào chữa, đặc biệt là các cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 2.2.2.2. Biện pháp để người bào chữa bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can Trước hết phải khằng định sự tham gia của người bào chữa trong quá trình tố tụng hình sự là cần thiết trước tiên, bởi vì vai trò quan trọng của họ trong việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can. Trong thực tế, điều này thể hiện sự dân chủ của luật tố tụng hình sự xã hội chủ nghĩa, đồng thời chính nó tạo ra điều kiện để tố tụng hình sự đạt được những mục đích đã đề ra, trong đó có mục đích bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Khi tham gia tố tụng hình sự, cụ thể là ở giai đoạn điều tra, trong phạm vi được pháp luật cho phép, người bào chữa có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện các hành vi tố tụng khác nhau nhằm bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can một cách có hiệu quả. Xuất phát từ những ảnh hưởng và tầm quan trọng của việc có người bào chữa, đòi hỏi cần phải có những biện pháp cụ thể tức là những quyền cụ thể mà người bào chữa được pháp luật tố tụng hình sự trao cho để thông qua những quyền đó, người bào chữa sẽ đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của họ. Mặt khác cần phải có biện pháp để bảo đảm cho các quyền của người bào chữa có thể được thực hiện một cách tốt nhất và thuận 38 39 Xem Điều 141 BLDS 2005. Xem khoản 3 Điều 21 LTGPL 2006. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 39 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự lợi nhất. BLTTHS quy định cụ thể các quyền của người bào chữa để họ tham gia vào quá trình bào chữa cho nguời bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra, đồng thời Thông tư 70 chính là cơ sở để bảo đảm cho các quyền của người bào chữa được thực hiện, góp phần cho người bào chữa có thể bảo đảm được quyền của người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra. Tuy nhiên trước khi thực hiện các quyền của mình thì người bào chữa phải được cấp GCNNBC, đây chính là điều kiện đầu tiên, cũng là điều kiện tiên quyết để người bào chữa có thể tham gia vào việc bào chữa. BLTTHS 2003 không có quy định về trình tự, thủ tục cấp GCNNBC nhưng tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư 70 quy định thủ tục cấp GCNNBC đối với luật sư, BCVND, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can.40 Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa có được GCNNBC, qua đó nhanh chóng tiến hành việc bào chữa cho thân chủ của mình. Rõ ràng việc người bào chữa được thuận lợi trong việc được cấp GCNNBC chính là sự bảo đảm bước đầu để họ có thể bước vào quá trình bào chữa một cách thuận lợi. Sau khi có được GCNNBC cũng chíng là lúc người bào chữa có thể bắt đầu tiến hành công việc bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can thông qua thực hiện các quyền của mình. BLTTHS 2003 quy định người bào chữa có quyền có mặt trong buổi lấy lời khai của người bị tạm giữ, bị can, nếu được Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can.41 Việc lấy lời khai của người bị tạm giữ, bị can do Điều tra viên tiến hành nhưng chính việc có mặt của người bào chữa trong buổi lấy lời khai hay buổi hỏi cung làm cho người bị tạm giữ, bị can cảm thấy yên tâm hơn và khai báo chính xác hơn sự việc, mặt khác nhằm ngăn ngừa sự vi phạm tố tụng có thể xảy ra từ phía Cán bộ điều tra. Khi có sự nghi vấn trong những câu trả lời của người bị tạm giữ, bị can hoặc muốn làm rõ sự việc mâu thuẫn, nếu được sự đồng ý của Điều tra viên thì người bào chữa có thể hỏi người bị tạm giữ, bị can nhằm làm sáng tỏ những tình tiết có lợi cho họ mà Điều tra viên chưa xác minh rõ trong những câu hỏi của mình. Bên cạnh đó, cũng trong điểm a khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003 quy định người bào chữa có thể có mặt trong những hoạt động điều tra khác nếu được Điều tra viên đồng ý, đó là các hoạt động:  Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án; Đối chất và nhận dạng;  Khám người, chỗ ở, chỗ làm việc; Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện; tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét liên quan đến vụ án; kê biên tài sản; 40 41 Xem Điều 5, Điều 6 Thông tư 70. Xem điểm a, khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 40 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự  Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra, giám định Đây là quá trình điều tra nhằm làm sáng tỏ sự thật vụ án, nếu người bào chữa được tham gia sẽ tạo điều kiện cho họ thu thập được các chứng cứ chứng minh cho sự vô tội hoặc giảm nhẹ tội cho người bị tạm giữ, bị can, đồng thời đảm bào được tính khách quan trong quá trình điều tra vụ án. Bên cạnh đó, quyền được xem các biên bản hoạt động tố tụng hình sự có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng có liên quan đến người mà mình bào chữa cũng là một quyền quan trọng. Các biên bản, quyết định có thể là Giấy chứng nhận người bào chữa, quyết định khởi tố bị can, biên bản hỏi cung bị can, bản kết luận điều tra, bản cáo trạng. Trong các quyết định, biên bản này chứa đựng những nội dung quan trọng liên quan đến việc phạm tội. Có đọc và xem xét những quyết định và biên bản này thì người bào chữa mới có sự chuẩn bị đầy đủ, chi tiết để bào chữa có hiệu quả. Đỉểm b, khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003 quy định trước thời điểm hỏi cung bị can, người bào chữa có quyền đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian, địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can. Quy định này nhằm đảm bảo sự tham gia của người bào chữa khi cần thiết vì giai đoạn hỏi cung bị can là một giai đoạn quan trọng, nếu không có mặt của người bào chữa có thể xảy ra sự vi phạm trong quá trình hỏi cung như bức cung, dùng nhục hình…Ngoài ra theo quy định tại khoản 3 Điều 132 BLTTHS 2003 nếu người bào chữa được tham gia hỏi bị can trong buổi hỏi cung thì biên bản hỏi cung phải có chữ ký xác nhận của người bào chữa. Việc đảm bảo cho người bào chữa được thực hiện những quyền trên là điều rất quan trọng. Chính vì vậy tại Điều 7 Thông tư 70 quy định người bào chữa có mặt khi hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị tạm giữ. Theo đó người bào chữa sẽ được Cơ quan điều tra, Điều tra viên tạo điều kiện thuận lợi để có mặt trong buổi hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị tạm giữ như thông báo cách thức liên lạc với người bào chữa, thông báo về thời gian, địa điểm lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can cho người bào chữa biết, bên cạnh đó là các quy định về việc người bào chữa sẽ được hỏi người bị tạm giữ, bị can nếu được Điều tra viên đồng ý, ngoài ra biên bản lấy lời khai, biên bản hỏi cung phải có chữ ký của người bào chữa.42 Những quy định tại Điều 7 Thông tư 70 chính là cơ sở để đảm bảo cho người bào chữa thực hiện những quyền quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003. BLTTHS 2003 quy định người bào chữa có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.43 Quyền này được sử dụng trong giai 42 43 Xem Điều 7 Thông tư 70. Xem điểm c, khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 41 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đoạn điều tra, truy tố và cả trong giai đoạn xét xử ở các cấp đối với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, người phiên dịch, người giám định. BLTTHS 2003 cũng quy định rõ những trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng:44  Họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo;  Họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó;  Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Đối với người tham gia tố tụng là người giám định, người phiên dịch nếu có đủ căn cứ tại Điều 42 BLTTHS 2003 thì người bào chữa cũng có quyền đề nghị thay đổi. Đây là quyền quan trọng của người bào chữa nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, công bằng, toàn diện và chính xác. Để đảm bảo cho người bào chữa thực hiện quyền này, Thông tư 70 quy định người bào chữa có quyền đề nghị thay đổi Điều tra viên, người giám định, người phiên dịch.45 Những quy định tại Thông tư 70 chính là điều kiện đảm bảo cho người bào chữa thực hiện tốt quyền quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, góp phần bảo đảm việc thực hiện quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra đạt được sự vô tư và khách quan nhất. Tại điểm d khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003 quy định thêm một quyền khác của người bào chữa nhằm để chuẩn bị cho công tác bào chữa đạt hiệu quả cao, đó là: “Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác”. Thông qua công tác sàng lọc, lựa chọn những tài liệu, đồ vật, chứng cứ có lợi cho việc bào chữa của mình, người bào chữa sẽ có sự chuẩn bị một cách đầy đủ, kỹ lưỡng hơn, góp phần đảm bảo cho việc bào chữa đạt hiệu quả cao hơn. Trên cơ sở những tài liệu, đồ vật đã thu thập được, người bào chữa có quyền đưa ra làm chứng cứ có lợi cho đương sự. Đưa ra những chứng cứ và những yêu cầu trước Cơ quan điều tra là quyền rất quan trọng của người bào chữa khi tham gia vào giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Những chứng cứ đưa ra có thể là lời khai của người làm chứng, đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án mang tính có lợi cho đương sự. Quyền này có tác dụng rất lớn 44 45 Xem Điều 42 BLTTHS 2003. Xem Điều 8 Thông tư 70. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 42 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can; đồng thời giúp cho việc điều tra được tiến hành đúng pháp luật. Để bảo đảm quyền nêu trên của người bào chữa, Điều 9 Thông tư 70 quy định Cơ quan điề tra, Điều tra viên tạo điều kiện thuận lợi để người bào chữa thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác. Người bào chữa thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa giao cho Cơ quan điều tra thì Điều tra viên lập biên bản tiếp nhận và đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp người bào chữa đưa ra yêu cầu, nếu thấy yêu cầu có liên quan đến việc bào chữa thì Điều tra viên lập biên bản ghi nhận yêu cầu của người bào chữa. Những quy định tại Điều 9 Thông tư 70 góp phần quan trọng bảo đảm cho người bào chữa thực hiện quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can. Điều này rất cần thiết trong việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra, bởi những tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ án chính là những chứng cứ tốt nhất giúp cho người bị tạm giữ, bị can có thể được gỡ tội hay giảm nhẹ được trách nhiệm hình sự của mình. Điểm đ, khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003 quy định người bào chữa có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu. Theo đó, người bào chữa có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật mà họ cho rằng có thể liên quan đến vụ án và có thể được Cơ quan điều tra dùng làm chứng cứ để gỡ tội cho người bị tạm giữ, bị can. Bên cạnh đó, người bào chữa cũng có quyền đưa ra những yêu cầu theo hướng có lợi cho người bào chữa, bị can như đưa ra yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, trưng cầu giám định nếu xét thấy điều đó là cần thiết và có lợi cho người bào chữa. Cơ quan điều tra phải tôn trọng quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu của người bào chữa. Để bảo đảm cho người bào chữa thực hiện thuận lợi quyền này, BLTTHS 2003 có quy định trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu của người bào chữa thì Cơ quan điều tra phải trả lời và nêu rõ lí do.46 Bên cạnh đó nếu người bào chữa không đồng ý với kết quả giải quyết của Cơ quan điều tra thì có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXV của BLTTHS 2003.47 Có thể thấy đây chính là những cơ sở để bảo đảm cho người bào chữa có thể thực hiện quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu của mình, điều này sẽ giúp người bào chữa có thể bảo đảm tốt hơn nữa quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra. 46 47 Xem đoạn 1 Điều 122 BLTTHS 2003. Xem đoạn 2 Điều 122 BLTTHS 2003. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 43 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Người bào chữa có quyền gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam.48 Thời điểm gặp mặt trực tiếp là lúc người bào chữa có sự trao đổi với đương sự, tìm hiều nguyện vọng của họ, đồng thời thu thập những thông tin cần thiết cho việc bào chữa. Tuy nhiên trên thực tế do quy định này của BLTTHS 2003 chưa cụ thể nên việc áp dụng gặp nhiều vướng mắc. Để tháo gỡ những khó khăn đó và bảo đảm cho người bào chữa có thể gặp được người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, Điều 10 Thông tư 70 đã quy định trình tự, thủ tục gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam. Theo đó, khi người bào chữa có văn bản đề nghị Cơ quan điều tra cho gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, thì Cơ quan điều tra làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để người bào chữa gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam. Trong trường hợp từ chối cho gặp thì phải thông báo cho người bào chữa biết bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối. Quá trình người bào chữa gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, người bào chữa phải chấp hành nội quy, quy chế của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam và các quy định có liên quan nhằm bảo đảm việc tuân thủ quyền và nghĩa vụ của người bào chữa…Những quy định này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, điều này rất quan trọng trong việc giúp người bào chữa có thể bào chữa tốt hơn cho các đối tượng này. Vậy nên có thể nói rằng quy định tại Điều 10 Thông tư 70 đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm quyền được gặp người bị tạm giữ, bị can của người bào chữa được quy định trong BLTTHS 2003. BLTTHS 2003 quy định sau khi kết thúc giai đoạn điều tra người bào chữa có quyền: “Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật”.49 Thực hiện quyền này người bào chữa sẽ có thêm những căn cứ nhất định để có thể đưa ra những yêu cầu với Cơ quan điều tra như điều tra lại, điều tra bổ sung, yêu cầu hỏi thêm nhân chứng, yêu cầu tái giám định hoặc giám định mới, yêu cầu đối chất giữa các bị can hoặc giữa bị can với nhân chứng… Việc đề xuất những yêu cầu này là cần thiết bởi vì có những trường hợp người bào chữa sẽ phát hiện thêm những tình tiết mới liên quan đến vụ án trong khi đọc lại những tài liệu trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra, mà những tình tiết này có lợi cho người bị tạm giữ, bị can trong việc giảm nhẹ tội cho họ. Chính vì vậy để đảm bảo cho người bào chữa thực hiện thuận lợi quyền này, Thông tư 70 đã quy định về việc thực hiện quyền của bị can, người bào chữa sau khi kết thúc điều tra vụ án. Cụ thể tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư 70 quy định: “Sau khi kết thúc điều tra, nếu người bào chữa đề nghị được đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án có liên quan đến việc bào chữa th. Cơ quan điều tra phải tạo điều kiện 48 49 Xem điểm e, khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003. Xem điểm g, khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 44 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thuận lợi cho người bào chữa thực hiện yêu cầu này”.50 Những quy định này nhằm bảo đảm cho người bào chữa được tiếp cận với những thông tin có liên quan đến vụ án nhằm phục vụ cho việc bào chữa, để hoạt động bào chữa của họ đạt hiệu quả cao nhất. Điểm i, khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003 quy định người bào chữa có quyền “Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”. Những trường hợp người bào chữa đưa ra những yêu cầu đối với cơ quan tiến hành tố tụng hay người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không được giải quyết mà không có lí do chính đáng thì họ có quyền khiếu nại đến cơ quan cấp trên với danh nghĩa vừa là công dân, vừa là người tham gia tố tụng. Mặt khác, người bào chữa có quyền khiếu nại những việc làm trái pháp luật trong hoạt động điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng như bắt tạm giam người khi không đủ chứng cứ theo luật định (vi phạm Điều 88 BLTTHS 2003), khởi tố bị can không có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật (vi phạm Điều 126 BLTTHS 2003). Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXV của BLTTHS 2003, những quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại tại Chương XXXV chính là cơ sở để bảo đảm cho quyền khiếu nại của người bào chữa đối với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra được thực hiện có hiệu quả, qua đó góp phần bảo đảm tốt hơn nữa quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Trên đây là một số quyền mà người bào chữa được trao theo quy định của BLTTHS 2003, đồng thời các quyền đó cũng chính là biện pháp giúp cho người bào chữa có thể thực hiện tốt nhất công việc bào chữa của mình, nhằm bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Bên cạnh đó là các quy định trong Thông tư 70. Thông qua những quy định này đã góp phần bảo đảm các quyền của người bào chữa, giúp cho người bào chữa có thể thực hiện thuận lợi các quyền của họ được quy định trong BLTTHS 2003. Qua đó thấy rằng chỉ có bảo đảm tốt các quyền của người bào chữa mới có thể bảo đảm cho quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can được thực hiện triệt để và có hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, người viết một lần nữa khẳng định bảo đảm quyền nhờ người khác bào chữa là một biện pháp rất quan trọng để bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. 50 Xem khoản 2 Điều 11 Thông tư 70. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 45 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 2.2.3. Bảo đảm quyền được cử người bào chữa 2.2.3.1. Các trường hợp được cử người bào chữa và biện pháp bảo đảm quyền được cử người bào chữa  Khái niệm quyền được cử người bào chữa Như chúng ta đã biết, sự tham gia của người bào chữa trong đại đa số các trường hợp phụ thuộc vào ý chí của người bị tạm giữ, bị can. Họ có thể trực tiếp mời hoặc ủy quyền cho người thân của mình mời luật sư bào chữa. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt do BLTTHS quy định thì sự tham gia của người bào chữa vào trong vụ án không phụ thuộc vào ý chí của bị can. Đó là các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS 2003, khi những chủ thể quy định tại điều khoản này hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ yêu cầu Đoàn luật sư hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cử người bào chữa cho họ. Những trường hợp này liên quan đến các bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, hoặc bị can về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình. Trong trường hợp nếu bị can, người đại diện của bị can đã mời người bào chữa thì người bào chữa đó phải được tham gia tố tụng. Trong trường hợp này Cơ quan điều tra không có quyền yêu cầu người bào chữa khác thay thế cho người bào chữa mà bị can đã mời. Mặt khác, trong các trường hợp luật định nếu bị can hoặc người đại diện hợp pháp của bị can không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra phải cử người bào chữa cho bị can. Tuy nhiên trong thực tế xảy ra một số trường hợp do sự tắc trách của Cơ quan điều tra nên cơ quan này không mời người bào chữa cho bị can. Hậu quả là bị can không có người bào chữa, điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can trước cơ quan tố tụng. Từ những nhận định, phân tích trên có thể đưa ra khái niệm quyền được cử người bào chữa của bị can như sau: Quyền được cử người bào chữa của bị can được hiểu là quyền của bị can được Cơ quan điều tra yêu cầu Đoàn luật sư hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cử người bào chữa cho mình trong các trường hợp do pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của bị can.  Các trường hợp được cử người bào chữa Như đã nói ở trên, trong các trường hợp sau đây được quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS 2003, nếu bị can hoặc người đại diện hợp pháp của bị can không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành GVHD: Trần Hồng Ca Trang 46 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Đó là các trường hợp:  Bị can về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại BLHS;  Bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Trường hợp thứ nhất, bị can về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại BLHS, trường hợp này thì sự tham gia của người bào chữa có ý nghĩa quan trọng nhất. Tử hình là hình phạt có tính nghiêm khắc nhất mà luật pháp nước ta áp dụng nhằm loại bỏ những thành phần nguy hiểm cho xã hội đã phạm vào các tội đặc biệt nghiêm trọng và không có khả năng để cải tạo. Mặc dù là đối tượng nguy hiểm cho xã hội cần phải loại bỏ nhưng hình phạt này liên quan đến sinh mạng con người, mà sinh mạng con người là vô giá, là thứ cần phải được bảo vệ hơn bất kì thứ nào khác. Chính vì vậy, bất cứ một sơ xuất nào trong quá trình điều tra cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với người bị kết án. Mặt khác, một khi bị can đứng trước sự đe dọa pháp lý là hình phạt tử hình thì hầu như đều rơi vào tâm trạng hoang mang, tuyệt vọng, chán nản. Mặc dù trước đó khi thực hiện hành vi phạm tội thì các đối tượng này có thể đã ý thức được hậu quả pháp lý có thể xảy ra mà mình phải gánh chịu, đó là tử hình, nhưng khi đứng trước khả năng chắc chắn mình phải chịu hình phạt đó thì dù cho đã chuẩn bị sẵn tâm lý nhưng tâm trạng hoang mang, lo lắng là điều không thể tránh khỏi. Chính vì mang tâm trạng đó nên trong giai đoạn điều tra và trong cả quá trình tố tụng bị can thường nghĩ có hay không có người bào chữa cũng không cần thiết. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp có thể có sự tác động của cán bộ có thẩm quyền tố tụng đến bị can khi cán bộ tố tụng cho rằng tội của bị can đã quá rõ ràng, không thể bào chữa hay cứu vãn được nữa nên không cần thiết phải có người bào chữa, chỉ làm rắc rối thêm quá trình giải quyết vụ án và làm tốm kém chi phí cho người nhà. Chính vì những điều như trên cho nên bị can đã không mời người bào chữa để bảo vệ cho mình. Do đó, để tránh những sai phạm có thể xảy ra trong giai đoạn điều tra, đồng thời để bảo vệ quyền lợi cho bị can thì BLTTHS 2003 bắt buộc Cơ quan điều tra phải cử người bào chữa cho bị can có khung hình phạt tử hình nếu như bị can không mời người bào chữa, đây cũng chính là sự bảo đảm quyền bào chữa cho bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Cùng với đó, sự tham gia của người bào chữa sẽ góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi cho bị can và quan trọng hơn là tạo điều kiện để họ được thực hiện các quyền mà BLTTHS đã quy định cho họ, góp phần đưa ra một bản án công minh, có tính GVHD: Trần Hồng Ca Trang 47 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đến những tình tiết giảm nhẹ tội hoặc vô tội cho bị can ở những giai đoạn kế tiếp của quá trình tố tụng. Trường hợp thứ hai, bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, trường hợp này thì tâm lý của đối tượng này khác hơn nhiều so với đối tượng bị hình phạt tử hình. Người chưa thành niên phạm tội luôn là một đối tượng đặc biệt của pháp luật tố tụng hình sự, vì vậy BLTTHS 2003 đã dành riêng một chương quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, đó là những quy định tại chương XXXII. Cụ thể quy định như sau: “Trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình”.51 Bên cạnh đó, BLHS 1999 quy định từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội rất nghiêm trọng do cố ý và đặc biệt nghiêm trọng, còn người chưa thành niên dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với bất kì hành vi vi phạm nào. Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.52 Đối với người chưa thành niên dưới 14 tuổi thì xét về mặt tâm sinh lý vẫn còn rất hạn chế, họ chưa có đủ ý thức cũng như trình độ nhận thức về hành vi nào của mình đã gây ra là nguy hiểm hay không nguy hiểm cho xã hội. Đây là lứa tuổi dễ bị người khác tác động và dễ bị kích động bởi những yếu tố bên ngoài xã hội, điều này là tác nhân chủ yếu dẫn đến người chưa thành niên phạm tội hơn là tự bản thân họ có ý thức là mình sẽ thực hiện hành vi đó. Và khi đã thực hiện hành vi phạm tội thì họ thường không nhận thức được đó là một hành vi nguy hiểm cho xã hội và có thể phải chịu hình phạt tù. Chính bởi điều này mà các nhà làm luật đã có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về đối tượng người chưa thành niên, vì vậy pháp luật hình sự đã đứng về khía cạnh tâm lý cũng như nhân đạo nên không buộc tội người chưa thành niên dưới 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, người chưa thành niên mặc dù vẫn còn đang trong thời kì phát triển, tâm lý chưa ổn định nhưng đây là lứa tuổi có thể có sự nhận thức về tính nguy hiểm cũng như có khả năng ý thức được hành động của mình. Đây cũng là lứa tuổi được cung cấp những kiến thức nâng cao trình độ hiểu biết qua quá trình học tập tại nhà trường nên nói lứa tuổi này chưa đủ trình độ nhận thức là không hợp lý. Tuy nhiên pháp luật hình sự cũng chỉ quy định người chưa thành niên trong độ tuổi này 51 52 Xem khoản 2 Điều 305 BLTTHS 2003. Xem Điều 12 BLHS 1999. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 48 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý và đặc biệt nghiêm trọng. Do đã có thể nhận thức được hành vi nào là nguy hiểm và không nguy hiểm cho xã hội nên việc quy định họ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các loại tội này là hoàn toàn hợp lý. Đây là độ tuổi mới phát triển với tâm lý muốn chứng tỏ mình là người trưởng thành nên người chưa thành niên trong độ tuổi này dễ bị lôi kéo, kích động và khó kiềm chế hành động của mình, chính vì vậy dễ dẫn đến hành vi phạm tội. Dù cho khi thực hiện hành vi phạm tội họ có thể ý thức được hậu quả có thể xảy ra từ hành vi phạm tội đó nhưng họ lại ko ý thức được hậu quả pháp lý mà mình phải gánh chịu. Vì vậy khi đứng trước một hậu quả pháp lý có thể bị áp dụng thì đa số họ đều không có đủ tâm lý vững vàng và không có sự bình tĩnh để tự mình bào chữa, bảo vệ cho chính mình. Mặt khác, quá trình tố tụng là một quá trình kéo dài và phức tạp, chưa kể họ phải bị tạm giam để phục vụ cho việc điều tra cùng với đó là tâm lý bất ổn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều tra tìm ra sự thật. Đồng thời do hiểu biết về kiến thức pháp luật tố tụng hình sự còn hạn chế nên đối tượng này cũng chưa có khả năng tự bảo vệ cho mình nếu quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm bởi cơ quan tiến hành tố tụng. Vậy nên pháp luật tố tụng hình sự bắt buộc phải có sự tham gia của người bào chữa đối với người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra nói riêng và trong quá trình tố tụng nói chung. Đối với bị can là người có nhược điểm về tâm thần, thể chất thì quy định về sự tham gia của người bào chữa là vô cùng cần thiết. Những nhược điểm về thể chất ở đây có thể hiểu được như mù, câm, điếc…đối với người có những nhược điểm này dĩ nhiên họ phải có người bào chữa cho mình. Còn nhược điểm về tâm thần có thể hiểu là các triệu chứng, biểu hiện của bệnh liên quan đến tâm thần như trầm cảm, tâm thần phân liệt…tất nhiên với những đối tượng mắc phải các loại bệnh này thì họ cũng phải có người bào chữa trong giai đoạn điều tra và trong quá trình tố tụng. Trong trường hợp cha mẹ hoặc họ hàng thông báo về những nhược điểm chưa phát hiện ra thì cần phải giám định, kết quả giám định là cơ sở để giải quyết vấn đề này. Nếu những nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần không được phát hiện trước mà phát hiện sau khi giao nhận quyết định khởi tố bị can và thực hiện một loạt các hoạt động điều tra thì cán bộ điều tra cần phải nhanh chóng để người bào chữa tham gia tố tụng. Với sự có mặt của người bào chữa thì từ việc giao nhận quyết định khởi tố bị can, hỏi cung và thực hiện các hoạt động khác trong giai đoạn điều tra đều phải thực hiện lại từ đầu theo yêu cầu của người bào chữa hoặc bị can.  Biện pháp bảo đảm quyền được cử người bào chữa Như đã phân tích ở trên, chúng ta thấy rằng quyền được cử người bào chữa có ý nghĩa rất quan trọng đối với các đối tượng thuộc trường hợp được luật quy định phải bắt GVHD: Trần Hồng Ca Trang 49 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự buộc phải có người bào chữa. Do đó, cần phải có biện pháp thích hợp để bảo đảm cho quyền được cử người bào chữa của bị can được thực hiện đúng như luật đã quy định. Theo quan điểm của người viết, biện pháp để bảo đảm quyền được cử người bào chữa là các quy định của BLTTHS 2003 và văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành BLTTHS. Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCATANDTC ngày 27/8/2010 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Thông tư 01) quy định như sau: “Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” quy định tại khoản 3 Điều 168 và điểm c khoản 1 Điều 179 của BLTTHS là trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án”. Bên cạnh đó tại điểm b, khoản 2 Điều 4 Thông tư 01 cũng quy định những trường hợp được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự, trong đó có trường hợp không yêu cầu cử người bào chữa cho bị can theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của BLTTHS 2003. Vì vậy, nếu bị can thuộc vào một trong những trường hợp được BLTTHS 2003 quy định bắt buộc phải có người bào chữa tại khoản 2 Điều 57 mà Cơ quan điều tra không yêu cầu Đoàn luật sư hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cử người bào chữa cho bị can thì sẽ rơi vào trường hợp “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” đã nêu trong Thông tư 01. Mặt khác, Điều 168 BLTTHS 2003 quy định các trường hợp Viện kiểm sát sẽ trả hồ sơ để Cơ quan điều tra tiến hành điều tra bổ sung, trong đó tại khoản 3 quy định trường hợp “có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”. Do đó, nếu Cơ quan điều tra không bảo đảm quyền được cử người bào chữa của bị can được thực hiện thì theo quy định của BLTTHS 2003, Viện kiểm sát sẽ trả hồ sơ vụ án về cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung. Khi đó sẽ ảnh hưởng đến nhiều phía như Cơ quan điều tra sẽ tốn thêm thời gian để điều tra lại một lần nữa, người bào chữa cũng phải tiến hành bào chữa thêm một lần nữa, đồng thời có thể tốn kém thêm chi phí cho việc tiến hành điều tra, việc thuê người bào chữa của bị can…Chính vì vậy, chỉ có nghiêm túc thực hiện đúng theo quy định của BLTTHS, cụ thể là Cơ quan điều tra phải bảo đảm quyền được cử người bào chữa của bị can được thực hiện một cách thuận lợi thì mới có thể tiến hành giải quyết nhanh chóng vụ án, đem đến sự hài lòng cho tất cả các bên. Qua đó người viết một lần nữa khẳng định, các quy định của BLTTHS 2003 và văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành BLTTHS chính là biện pháp hữu hiệu để GVHD: Trần Hồng Ca Trang 50 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự bảo đảm cho quyền được cử người bào chữa của bị can được thực hiện thuận lợi, góp phần bảo đảm quyền bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. 2.2.3.2.Quyền yêu cầu thay đổi, từ chối người bào chữa được cử Khoản 1 Điều 57 BLTTHS 2003 quy định: “Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn”. Mặc dù luật không có quy định về việc yêu cầu thay đổi, từ chối người bào chữa nhưng vấn đề này vẫn được hiểu và áp dụng theo nguyên tắc tự nguyện của người bị tạm giữ, bị can. Vấn đề lựa chọn, thay đổi, từ chối người bào chữa dựa trên nguyên tắc tự nguyện và đồng ý của người bị tạm giữ, bị can. Pháp luật tố tụng hình sự dành riêng cho công dân quyền lựa chọn người bào chữa cho mình. Cơ quan điều tra nói riêng và các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung không có quyền gây khó khăn cho người bị tạm giữ, bị can trong việc mời người bào chữa, yêu cầu thay đổi hoặc từ chối. Trong các trường hợp được cử người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS 2003, bị can và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa được cử đó. Mặc dù trong các trường hợp đặc biệt này người bào chữa không do bị can và người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn nhưng bị can và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi, từ chối người bào chữa chỉ định nếu nhận thấy người bào chữa đó sẽ không đảm bảo được cho quyền lợi hợp pháp cho bị can. Sở dĩ trong các trường hợp này, người đại diện hợp pháp của bị can cũng có quyền thay mặt bị can quyết định thay đổi hoặc từ chối người bào chữa được cử vì đây là các trường hợp đặc biệt mà sự tham gia của người đại diện hợp pháp là cần thiết và quan trọng. Bị can và người đại diện hợp pháp của bị can có thể phản đối người bào chữa được cử này và đề nghị thay đổi bằng người bào chữa được cử khác. Yêu cầu đó phải được chấp nhận nếu không xác định được bị can có mục đích gây trở ngại cho công tác điều tra. Người bào chữa được cử phải được thay đổi trong các trường hợp mà người bào chữa này đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó hoặc là người thân thích của những người tiến hành tố tụng; người tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng, người phiên dịch hoặc người giám định. Rõ ràng trong những trường hợp này thì việc thay đổi, từ chối người bào chữa được chỉ định là cần thiết, vì có thể thấy rằng những người này nếu tham gia tố tụng sẽ không đảm bảo được quyền lợi cho bị can và không đảm bảo được tính khách quan trong quá trình điều tra vụ án. Việc từ chối người bào chữa được cử cũng phải bảo đảm yếu tố tự nguyện, do bị can hoặc người đại diện hợp pháp của bị can yêu cầu và phải được thể hiện bằng hình thức trực tiếp và khẳng định. Pháp luật không yêu cầu bị can phải nói rõ nguyên nhân của GVHD: Trần Hồng Ca Trang 51 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự việc từ chối người bào chữa được cử (hay chỉ định), song Cơ quan điều tra cần chú ý tới nguyên nhân đó và cần phải giải thích cho bị can biết quyền có người bào chữa. Bị can, người đại diện hợp pháp của bị can khi từ chối người bào chữa được cử do không đồng ý với quan điểm của người bào chữa đó thì có thể yêu cầu Cơ quan điều tra cử người bào chữa khác. Quyền từ chối người bào chữa chỉ thuộc về bị can hoặc người đại diện hợp pháp của bị can nếu họ không yêu cầu người bào chữa và trong trường hợp này thì Cơ quan điều tra không có quyền từ chối hoặc gợi ý cho họ từ chối người bào chữa. Điều tra viên trong bất kì trường hợp nào, dưới bất kì hình thức nào cũng không có quyền gợi ý cho bị can từ chối người bào chữa được cử. Trong một số trường hợp khi bị can từ chối người bào chữa ở một giai đoạn tố tụng này nhưng đến giai đoạn khác lại cần có người bào chữa thì yêu cầu này phải được chấp nhận. Như vậy quyền yêu cầu thay đổi, từ chối người bào chữa phải xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện của bị can hoặc người đại diện hợp pháp của bị can. Mọi hành vi cản trở sự tự nguyện của họ đều phải được xem là sự vi phạm việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra, đồng thời đó cũng là sự vi phạm tố tụng và tất nhiên sẽ phải chịu chế tài theo luật định. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Ở Chương 2 của Luận văn, người viết đã trình bày vấn đề bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Cụ thể người viết đã lần lượt trình bày về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và một số biện pháp bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra. Về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, người viết đã đi sâu phân tích và bình luận những nguyên tắc cơ bản để có thể bảo đảm tốt quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra, đó là các nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật; Tôn trọng và bảo vệ quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của người bị tạm giữ, bị can; quyền của người bào chữa; bảo đảm sự vô tư, khách quan trong hoạt động bào chữa. Về một số biện pháp bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, người viết đã lần lượt trình bày các biện pháp đó là bảo đảm quyền tự bào chữa; bảo đảm quyền nhờ người khác bào chữa; bảo đảm quyền được cử người bào chữa. Bên cạnh đó còn là các biện pháp để bảo đảm quyền tự bào chữa và các biện pháp để người bào chữa bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 52 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Thông qua những nội dung, kiến thức đã trình bày, Chương 2 có ý nghĩa giúp chúng ta hiểu rõ, nắm vững hơn về các nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa và những biện pháp để bảo đảm được quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Bên cạnh đó thấy được tầm quan trọng của các nguyên tắc và các biện pháp này đối với Cơ quan điều tra và người bào chữa trong việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can. Từ đó Cơ quan điều tra, người bào chữa sẽ thực hiện nghiêm túc và đúng đắn những quy định này của pháp luật tố tụng hình sự để việc thực thi và bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra của quá trình tố tụng sẽ đạt được hiệu quả cao nhất. Đồng thời khi bước sang Chương 3 chúng ta sẽ thấy được những tồn tại và hạn chế của việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra trong thực tiễn so với những quy định của pháp luật tố tụng hình sự, từ đó tìm ra nguyên nhân, đưa ra các giải pháp khắc phục và nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 53 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự CHƯƠNG 3 MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG VIỆC BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN BÀO CHỮA, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 3.1 Một số tồn tại, hạn chế trong việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 3.1.1. Từ phía người bị tạm giữ, bị can Thứ nhất, người bị tạm giữ, bị can thiếu tính chủ động trong việc tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa. Khi bị rơi vào vòng pháp luật, họ phó mặc cho cơ quan tiến hành tố tụng quyết định số phận của mình. Bên cạnh đó do yếu tố tâm lý e ngại nên thực tế người bị tạm giữ, bị can không dám thực hiện quyền tự bào chữa. Họ cho rằng tự bào chữa rất dễ bị cho là ngoan cố, chống đối, không thành khẩn khai báo, dễ bị mất đi tình tiết giảm nhẹ và sẽ bị khép tội nặng hơn. Có những trường hợp khác tuy rằng muốn tìm người để bào chữa cho mình nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, tiền phí thuê luật sư cao nên đành lực bất tòng tâm. Thứ hai, chất lượng tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can thường là không cao do thiếu hiểu biết pháp luật. Đa số các trường hợp phạm tội đều là do nhận thức pháp luật còn hạn chế nên khi đứng ra tự bào chữa cho bản thân thì người bị tạm giữ, bị can thường không có đủ kiến thức, lý lẽ, lập luận… để có thể tự gỡ tội cho mình, tự bảo vệ các quyền và lợi ích của mình trước Cơ quan tiến hành tố tụng, vì vậy dẫn đến chất lượng bào chữa là không cao. Chính vì điều này cũng ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can. Thứ ba, nếu không có sự giúp đỡ từ phía cơ quan tiến hành tố tụng hoặc từ phía người bào chữa thì người bị tạm giữ, bị can khó có thể tự mình thu thập được các tài liệu, đồ vật là chứng cứ của vụ án. Như đã biết, các tài liệu, đồ vật được xem là chứng cứ của vụ án có vai trò rất quan trọng trong việc chứng minh sự vô tội của người bị tạm giữ, bị can hay chí ích có thể giúp họ gỡ tội, giảm nhẹ được trách nhiệm hình sự. Người bị tạm giữ, bị can là người đang bị hạn chế một số quyền tự do nhất định, không được tiếp xúc với môi trường bên ngoài, do đó họ không thể tự mình tìm kiếm hay thu thập chứng cứ, mà chỉ có thể thông qua người bào chữa cho bản thân họ để họ có thể cung cấp các tình tiết, chứng cứ hoặc nhờ người bào chữa thu thập chứng cứ từ bên ngoài như thông qua người thân của người bị tạm giữ, bị can hay từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can. Để người bị tạm giữ, bị can có thể thuận lợi giao chứng cứ cho người bào chữa hoặc nhờ người bào chữa thu thập chứng cứ liên quan đến việc bào chữa GVHD: Trần Hồng Ca Trang 54 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự cho họ thì dĩ nhiên phải có sự giúp đỡ của Cơ quan điều tra, Điều tra viên, đó chính là điều kiện tiên quyết. Chỉ khi nào có sự giúp đỡ của Cơ quan điều tra, Điều tra viên trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa có thể thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa thì người bị tạm giữ, bị can mới có thể cung cấp một cách nhanh chóng các tài liệu, đồ vật, tình tiết có liên quan cho người bào chữa để họ có thể tiến hành thu thập nhằm phục vụ việc bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can. Bên cạnh đó, người bào chữa cũng phải tích cực hợp tác với người bị tạm giữ, bị can trong việc tiếp nhận các thông tin, tài liệu, đồ vật, tình tiết có liên quan đến vụ án để có thể nhanh chóng có được các chứng cứ cần thiết để có thể tiến hành bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can. Qua đó thấy rằng nếu không có sự giúp đỡ từ phía Cơ quan tiến hành tố tụng hoặc từ phía người bào chữa thì người bị tạm giữ, bị can sẽ rất khó để tự mình thu thập chứng cứ của vụ án, bởi vì nếu không có chứng cứ liên quan đến vụ án thì rất khó để người bị tạm giữ, bị can có thể tự bào chữa cho bản thân họ, chứ đừng nói tới việc nhờ người bào chữa để bào chữa cho mình. Từ những phân tích trên, chúng ta đã thấy được một vài tồn tại, hạn chế đến từ phía người bị tạm giữ, bị can trong thực tiễn thực hiện bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự hiện nay. Những tồn tại, hạn chế này dù là chủ quan hay khách quan đều có những tác động tiêu cực đến việc thực hiện quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của người bị tạm giữ, bị can. Chính vì vậy dẫn đến việc bảo đảm quyền bào chữa cho các đối tượng này trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của quá trình tố tụng còn gặp nhiều khó khăn và chưa được thực hiện một cách triệt để nhất. 3.1.2. Từ phía người bào chữa Người bào chữa than phiền về việc cơ quan tiến hành tố tụng không tạo điều kiện để họ bào chữa, thực hiện trách nhiệm của mình, nhưng cũng có những hạn chế, tồn tại xuất phát chính từ phía người bào chữa. Điều này tất nhiên gây ra những ảnh hưởng nhất định đến việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Thứ nhất, trong việc tôn trọng sự thật khách quan của vụ án. Thực tiễn cho thấy trong nhiều trường hợp, người bào chữa cố gắng tìm mọi cách, kể cả đó là cách bất hợp pháp để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can nhằm gỡ tội hoặc giảm nhẹ tội cho thân chủ của mình. Thông thường, đúng ra người bào chữa phải giải thích cho người bị tạm giữ, bị can về những quy định của pháp luật tố tụng hình sự để họ có thể biết và nắm rõ, qua đó người bào chữa có thể động viên người bị tạm giữ, bị can làm rõ sự thật của vụ án. Tuy nhiên, nhiều người bào chữa lại lợi dụng việc gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam để giúp cho các đối tượng này khai né tội, không tôn trọng sự thật khách GVHD: Trần Hồng Ca Trang 55 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự quan của vụ án. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều tra tìm ra sự thật khách quan của vụ án của Cơ quan điều tra, và điều tất nhiên là cũng không bảo đảm được quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bởi vì một khi Cơ quan điều tra tìm ra được chân tướng, sự thật của vụ án thì chẳng những người bị tạm giữ, bị can sẽ bị tội nặng hơn (khai báo không đúng sự thật vụ án) mà người bào chữa của họ cũng phải chịu tội vì đã thông thương với người bị tạm giữ, bị can để che giấu đi sự thật khách quan của vụ án. Thứ hai, đại đa số những người bào chữa đã sử dụng những biện pháp được pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người bị tạm giữ, bị can, tuy nhiên vẫn còn những trường hợp người bào chữa thực hiện nhiệm vụ của mình một cách qua loa, đại khái, đặc biệt chất lượng bào chữa trong các vụ án Luật sư được chỉ định bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng là rất thấp. Có lúc Luật sư tham gia bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng (Luật sư chỉ định) bào chữa theo kiểu nghĩa vụ, thậm chí có trường hợp “cãi” nhầm từ vụ này sang vụ khác. Mặt khác, có trường hợp Luật sư lại bào chữa cho bị can bằng những biện pháp trái với quy định của pháp luật. Điều tra viên đôi khi cũng gặp khó khăn trong việc bị can và người bào chữa trao đổi với nhau rồi phản cung. Có trường hợp bị can nhận tội, sau khi tiếp xúc với luật sư lại phản cung và kêu là bị bức cung. Thứ ba, chất lượng bào chữa nói chung là chưa cao, bên cạnh đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người bào chữa còn yếu, kĩ năng hành nghề còn hạn chế. Chính vì sự non kém về chuyên môn nghiệp vụ nên nhiều người bào chữa đã có những bài bào chữa không những thiếu tính thuyết phục mà đôi khi còn gây bất lợi cho thân chủ của họ. Thứ tư, đó là vấn đề về đạo đức nghề nghiệp của Luật sư. Thực tiễn cho thấy có những Luật sư vì coi trọng vấn đề tiền bạc mà quên đi đạo đức nghề nghiệp, thay vì cố gắng, tận tâm thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc bào chữa thì những Luật sư này lại lợi dụng sự thiếu hiểu biết của thân chủ để lừa gạt tiền nhằm giúp thân chủ chạy án. Điển hình là vụ án Luật sư lừa chạy án 1,8 tỷ đồng ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa qua với bị cáo là Lương Anh Tiến, nguyên là luật sư thuộc Đoàn luật sư TP.HCM. Theo như kết quả điều tra xác định, khoảng tháng 10/2010, ông Nguyễn Minh Tuấn bị cơ quan điều tra khởi tố về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức. Thông qua mối quan hệ quen biết, Tiến được gia đình ông Tuấn thuê bào chữa với mức phí 100 triệu đồng nhưng không ký hợp đồng dịch vụ pháp lý. Trong quá trình tham gia giải quyết vụ án, Tiến biết rõ thân chủ của mình phạm vào các tội đã bị truy tố nhưng vẫn gợi ý với gia đình ông này là sẽ "lo" cho Tuấn được tòa tuyên trắng án, hoặc hưởng mức án bằng thời gian tạm giam. Tin lời, gia đình Tuấn đã 4 lần đưa tổng cộng hơn 1,8 tỷ đồng cho Tiến. Có tiền trong tay, luật sư đem tiêu xài cá nhân. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 56 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Khoảng tháng 9/2012, TAND TP HCM đã đưa vụ án ra xét xử tuyên phạt ông Tuấn 11 năm tù cho cả 2 tội. Lúc này, gia đình ông Tuấn mới biết bị Tiến lừa nên đã làm đơn tố cáo đến cơ quan công an.53 Trên đây chính là những tồn tại, hạn chế đến từ phía người bào chữa trong thực tiễn bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự hiện nay. Dù những tồn, tại hạn chế này bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan hay chủ quan đều làm ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra của quá trình tố tụng hình sự, và điều này tất nhiên là đi ngược lại với mục đích của việc bào chữa trong giai đoạn điều tra nói riêng và trong cả quá trình tố tụng hình sự nói chung. Thiết nghĩ cần phải có những biện pháp giải quyết, xử lý kịp thời để góp phần hạn chế và đẩy lùi những bất cập, hạn chế trên, có như vậy thì việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra mới thật sự đạt hiệu quả và chất lượng cao, và quan trọng hơn là bảo đảm được quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can. 3.1.3. Từ phía Cơ quan điều tra Thứ nhất, trong việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho người bị tạm giữ, bị can. BLTTHS 2003 quy định rõ ràng quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can. Cụ thể quyền được giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ được quy định tại điểm b, Khoản 2 Điều 48, trong khi đối với bị can được quy định tại điểm b, Khoản 2 Điều 49. Bên cạnh đó BLTTHS 2003 cũng quy định người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích về quyền và nghĩa vụ cho người bị tạm giữ, bị can khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng này.54 Mặt khác trong Thông tư 70 đã thêm một lần nữa khẳng định về việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra, trong đó có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Người bị tạm giữ, bị can thường là người ít có điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng. Vì vậy tại Điều 4 Thông tư quy định, ngoài việc giải thích cho người bị tạm giữ, bị can về quyền và nghĩa vụ của mình, Điều tra viên phải ghi rõ vào biên bản ý kiến của người bị tạm giữ, bị can về việc có nhờ người khác bào chữa hay không. Riêng đối với người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, do đối tượng này đang bị hạn chế quyền tự do, không tự mình thực hiện các thủ tục nhờ người bào chữa được, nên Điều 4 đã quy định chi tiết từng trường hợp cụ thể. Điều tra viên có trách nhiệm hướng dẫn người bị tạm giữ, bị can viết văn bản đề nghị hoặc giấy nhờ người bào chữa cho mình và trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) giờ Báo VnExpress, Luật sư lừa chạy án 1,8 tỷ đồng, Hải Duyên, http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/luat-su-luachay-an-1-8-ty-dong-2993693.html, [truy cập ngày 26-9-2014]. 54 Xem Điều 80, Điều 86 BLTTHS 2003. 53 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 57 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự kể từ khi người bị tạm giữ, bị can có văn bản đề nghị hoặc giấy nhờ người bào chữa, Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi văn bản đó đến nơi mà người bị tạm giữ, bị can nhờ bào chữa bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh.55 Tuy nhiên trên thực tế những người tiến hành tố tụng vẫn vi phạm quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can. Nhiều trường hợp người bị tạm giữ, bị can không biết mình có quyền bào chữa, quyền nhờ người khác bào chữa, nhất là đối với các bị can phạm những tội đặc biệt nghiêm trọng bị cách ly, không được gặp người thân, không được tiếp xúc với văn bản pháp luật. Trong những trường hợp này nếu không được giải thích về quyền và nghĩa vụ thì việc biết được mình có thể có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của người bị tạm giữ, bị can là điều vô cùng khó khăn. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, cũng như ảnh hưởng đến quyền và các lợi ích hợp pháp khác của các đối tượng này trong quá trình tố tụng. Thứ hai, thủ tục cấp GCNNBC cho người bào chữa. Bộ luật tố tụng hình sự quy định để tham gia bào chữa cho bị can,bị cáo, Luật sư phải được Cơ quan tiến hành tố tụng (đang thụ lý giải quyết vụ án đó) cấp GCNNBC. Như vậy, có thể coi GCNNBC là tấm “thẻ xanh” để Luật sư có thể thực hiện các hoạt động nghề nghiệp đảm bảo quyền hiến định (quyền được bào chữa) cho các bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự.56 Luật Luật sư và Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định về thủ tục xin cấp GCNNBC của Luật sư rất đơn giản và nhanh chóng để có thể tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Luật sư thực hiện các hoạt động nghề nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ trong giai đoạn điều tra vụ ánh hình sự nói riêng và trong quá trình tố tụng hình sự nói chung. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc làm tưởng chừng như “dễ dàng” nhất trong hoạt động tham gia bào chữa này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định, điều này gây ra không ít phiền hà, mệt mỏi cho các Luật sư. Theo quy định tại Điều 27 Luật Luật sư thì Luật sư được cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa, khi xuất trình đủ giấy tờ: thẻ luật sư; giấy yêu cầu luật sư của khách hàng và giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư.57 Tuy nhiên không ít các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Luật sư phải cung cấp nhiều hơn những loại giấy tờ theo quy định nêu trên, ví dụ: Chứng chỉ hành nghề Luật sư; Giấy đăng ký Nguyễn Ngọc Anh, Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an, cơ sở pháp lý để đảm bảo tốt hơn quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 24, 2011, tr. 9-11, tr. 9. 56 Tìm kiếm luật sư, Những bất cập về việc xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa của luật sư trong vụ án hình sự, Hà Thị Thanh, http://www.timkiemluatsu.com/pages/12101194032944-Nhung-bat-cap-ve-viec-xin-cap-giaychung-nhan-nguoi-bao-chua-cua-luat-su-trong-vu-an-hinh-su.html, [truy cập ngày 26-9-2014]. 57 Vũ Huy Khánh, Quyền của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - những hạn chế, bất cập qua thực tiễn áp dụng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4, 2009, tr. 2-4, tr.2. 55 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 58 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự hoạt động của tổ chức hành nghề; Giấy đăng ký hoạt động Luật sư cá nhân; Quyết định phân công Luật sư; có cơ quan còn yêu cầu cung cấp Hợp đồng dịch vụ pháp lý và Phiếu thu tiền dịch vụ pháp lý của khách hàng, thậm chí có nơi còn yêu cầu Đơn mời Luật sư của khách hàng phải có xác nhận chữ ký của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú….58 BLTTHS 2003 quy định rõ ràng về thời hạn cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho người bào chữa, cụ thể như sau: “Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do”.59 Bên cạnh những cơ quan tạo điều kiện cấp Giấy chứng nhận ngay sau khi Luật sư đến làm thủ tục thì cũng có những cơ quan, người tiến hành tố tụng với nhiều lý do khác nhau kéo dài thời hạn cấp, gây khó khăn cho Luật sư khi tham gia bào chữa, điều này gây ra nhiều bức xúc cho các luật sư. Luật sư Đỗ Ngọc Quang cho biết, "cản trở" của các cơ quan tố tụng với việc hành nghề của luật sư được minh chứng qua việc đơn giản là cấp chứng nhận bào chữa. Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, trong thời hạn 3 ngày, cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án phải cấp giấy chứng nhận cho người bào chữa. Nhưng ông Quang cho rằng, thực tế đã không diễn ra như vậy. "Gần 100% các trường hợp không được cấp giấy chứng nhân bào chữa đúng thời hạn 3 ngày, cá biệt có khi kéo dài hơn một năm", ông Quang đánh giá. Cùng quan điểm trên, bà Nông Thị Hồng Hà nhận xét: "Hầu như rất ít trường hợp luật sư được cấp giấy chứng nhận bào chữa đúng thời hạn".60 Mặt khác, thời hạn 3 ngày để Cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo các giấy tờ liên quan là không phù hợp trong trường hợp người yêu cầu luật sư là người bị tạm giữ. Như đã biết, thời hạn tạm giữ theo quy định của BLTTHS hiện hành chỉ là 3 ngày (không tính gia hạn). Do đó nếu áp dụng chung một thời hạn là 3 ngày thì việc Luật sư có được giấy chứng nhận người bào chữa để tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ người hầu như không thể thực hiện được.61 Việc tham gia của Luật sư nói riêng và tất cả những người bào chữa nói chung trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là một việc hết sức cần thiết, đảm bảo quyền được Tìm kiếm luật sư, Những bất cập về việc xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa của luật sư trong vụ án hình sự, Hà Thị Thanh, http://www.timkiemluatsu.com/pages/12101194032944-Nhung-bat-cap-ve-viec-xin-cap-giaychung-nhan-nguoi-bao-chua-cua-luat-su-trong-vu-an-hinh-su.html, [truy cập ngày 26-9-2014]. 59 Khoản 4 Điều 56 BLTTHS 2003. 60 Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội - Công ty Luật Minh Khuê, Những 'rào cản' với luật sư trong tố tụng, Hoàng Khuê, http://luatminhkhue.vn/tranh-tung/nhung-rao-can-voi-luat-su-trong-to-tung.aspx, [truy cập ngày 26 - 9 2014]. 61 Vũ Huy Khánh, Thực trạng quy định của pháp luật về hoạt động tham gia tố tụng của luật sư với tư cách là người bào chữa và hướng hoàn thiện, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8, 2012, tr. 23-26, tr. 24. 58 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 59 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự bào chữa cho người bị tạm giữu, bị can theo quy định của Hiến pháp. Tuy nhiên hiện nay, hoạt động nghề nghiệp này của Luật sư và những người bào chữa khác đang bị hạn chế rất nhiều ở giai đoạn điều tra, ngay từ việc đầu tiên, đơn giản và chưa phải sử dụng đến kiến thức, kỹ năng hành nghề là xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Thiết nghĩ, để Luật sư có thể phát huy hết vai trò, sứ mệnh bảo vệ công lý, dân chủ, công bằng xã hội thì những hạn chế, những bất cập nêu trên cần phải được tháo gỡ càng sớm càng tốt. Thứ ba, tình trạng bức cung, dùng nhục hình. Lời khai là một nguồn chứng cứ quan trọng, nó giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định đúng sự thật khách quan của vụ án đồng thời nó cũng là phương tiện giúp cho người bị tạm giữ, bị can có thể chứng minh sự vô tội hoặc gỡ tội cho mình. Lời khai của người bị tạm giữ, bị can chỉ có thể trở thành một loại nguồn chứng cứ khi đảm bảo được tính khách quan và tính hợp pháp, nó phải thể hiện ý chí đích thực của người bị tạm giữ, bị can. Bức cung, dùng nhục hình dưới mọi hình thức đều gây ảnh hưởng đến tính hợp pháp của lời khai, vi phạm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can và đều bị pháp luật nghiêm cấm. Tuy nhiên hiện nay tình trạng bức cung, dùng nhục hình trong giai đoạn điều tra của quá trình tố tụng hình sự vẫn xảy ra một cách thường xuyên, đã và đang giống lên hồi chuông báo động về tính minh bạch, sự công bằng, liêm chính của nền tố tụng hình sự nước nhà. Theo số liệu thống kê của Cục Điều tra tội phạm (Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao), thì số lượng các vụ việc bức cung, dùng nhục hình được Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý xem xét, giải quyết thông qua tin báo, tố giác về tội phạm, từ năm 2006 đến nay như sau: -Năm 2006: 16 vụ việc -Năm 2007: 12 vụ việc -Năm 2008: 14 vụ việc -Năm 2009: 08 vụ việc -Năm 2010: 13 vụ việc -Từ năm 2011: 08 vụ việc -Năm 2012: 08 vụ việc -Sáu tháng đầu năm 2013: 05 vụ việc. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin VKSNDTC, từ năm 2006 đến 31 tháng 6 năm 2013, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã khởi tố điều tra 21 vụ/37 bị can về tội dùng nhục hình. Trong 5 năm, từ năm 2006 đến năm 2010, căn cứ các tin báo, tố giác về tội phạm, Cơ quan điều tra Viện GVHD: Trần Hồng Ca Trang 60 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự kiểm sát nhân dân tối cao đã thụ lý 63 vụ việc có dấu hiệu bức cung, dùng nhục hình để xem xét, giải quyết. Trong đó, đã khởi tố, điều tra 7 vụ/10 bị can về tội dùng nhục hình (riêng trong năm 2009, không có vụ án nào về tội dùng nhục hình bị khởi tố) . Từ năm 2011 đến nay (năm 2011, 2012 và 6 tháng năm 2013), Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã thụ lý 21 vụ việc có dấu hiệu bức cung, dùng nhục hình để xem xét, giải quyết; đã khởi tố, điều tra 13 vụ/26 bị can về tội dùng nhục hình.62 Vụ án điển hình về tội bức cung, dùng nhục hình trong quá trình điều tra gần đây gây xôn xao và chấn động dư luận cả nước là vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, bị bắt, khởi tố về tội Giết người vào ngày 29/8/2003. Sau 10 năm, ông Chấn đã được minh oan, trả về với sự tự do, trong sạch. Tuy nhiên những oan ức, đau đớn về thể xác và tinh thần mà ông phải gánh chịu thì vẫn còn in đậm trong tâm trí của ông, đặc biệt là khi ông bị những người tiến hành tố tụng bức cung, dùng nhục hình. Trong 10 năm, có nhiều việc ông đã quên nhưng riêng việc bị ép cung thì ông vẫn nhớ. Trực tiếp là điều tra viên Nguyễn H.T. Điều tra viên Trần N.L. tay cầm dao, lăm lăm đe doạ. “Điều tra viên L. hỏi Mày có khai không, tao cho mày chết. Một điều tra viên khác đánh tôi, bắt tôi tập đi tập lại các động tác từ trong trại giam để đi thực nghiệm tại hiện trường”, ông Chấn nói. Trong đơn kêu oan đề gửi Thanh tra Bộ Công an, ông Chấn nêu: "Cán bộ Trần N.L bắt tôi vẽ dao, tôi không vẽ loại dao gì lại bảo cho mày cái búa vào đầu cho mày chết bây giờ. Cán bộ H.T trên tay lúc nào cũng cầm dao hăm dọa, ép buộc tôi phải nhận. Tiếp đó, cán bộ Ngô Đ.D đọc và bắt tôi viết đơn tự thú ngày 28/9/2003. Thế là đến chiều chuyển tôi về trại Kế - Bắc Giang". Thời gian tạm giam ở trại Kế, có đêm ông Chấn bị chuyển 3-4 buồng. "Có lần vừa vào buồng của phạm nhân Phạm Duy Hồng, tôi bị dùng dép đánh vào 2 mang tai sau đó bắt hát. Bị bắt từ ngày 20 đến ngày 28 hầu như tôi không được ngủ, đầu óc quay cuồng, lâng lâng", ông Chấn lấy tay ôm mặt. "Cũng trong trại Kế, tôi phải tập đâm bên nọ, đâm bên kia. Họ cho một tù nhân giả làm cô Hoan. Cán bộ đưa cho cái thìa, cái lược để làm hung khí. Tập nhiều lần cho thành thạo, làm đi làm lại để đúng ý họ. Sau đó, họ mượn nhà dân, bắt tôi diễn lại và quay phim thực nghiệm hiện trường", ông kể tiếp.63 Trên đây là một số dẫn chứng tiêu biểu về tội bức cung, dùng nhục hình trong giai đoạn điều tra của Điều tra viên trong vụ án oan của ông Chấn, qua đó ta thấy được tình trạng bức cung, dùng nhục hình vẫn còn xảy ra và hơn nữa dẫn đến hậu quả là gây ra án Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Tội bức cung, tội dùng nhục hình – thực trạng và các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền của người bị tình nghi, bị can, bị cáo ở Việt Nam, Phạm Mạnh Hùng, http://tks.edu.vn/portal/detail/6707_66__Toi-buc-cung,-toi-dung-nhuc-hinh-%E2%80%93-thuc-trang-va-cacgiai-phap-hoan-thien-nham-nang-cao-hieu-qua-trong-viec-bao-ve-quyen-cua-nguoi-bi-tinh-nghi,-bi-can,-bi-cao-oViet-Nam.html, [truy cập ngày 26-9-2014]. 63 Báo VnExpress, Ông Nguyễn Thanh Chấn mô tả việc bị ép cung, Người lao động, http://vnexpress.net/tintuc/phap-luat/ong-nguyen-thanh-chan-mo-ta-viec-bi-ep-cung-2906391.html, truy cập ngày [26-9-2014]. 62 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 61 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự oan cho người vô tội, đây là mục đích mà pháp luật tố tụng hình sự không hề và không bao giờ muốn xảy ra. Thiết nghĩ, để cho các vụ án được điều tra xét xử một cách đúng người đúng tội, tránh không làm oan người vô tội thì những hạn chế, bất cập vừa nêu trên về tình trạng bức cung, dùng nhục hình trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự cần phải được ngăn chặn và đẩy lùi một cách mạnh mẽ ngay từ lúc này. Thứ tư, trong việc tạo điều kiện cho người bào chữa có thể gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam; có mặt khi hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị tạm giữ. Việc tạo điều kiện cho người bào chữa gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam là điều rất cần thiết trong giai đoạn điều tra, bởi vì qua quá trình gặp gỡ và tiếp xúc với người bị tạm giữ, bị can thì người bào chữa có thể thu thập được những tài liệu, đồ vật, tình tiết có liên quan đến vụ án, hoặc thông qua người bị tạm giữ, bị can người bào chữa có thể tìm thêm những chứng cứ ở bên ngoài góp phần phục vụ việc bào chữa cho các đối tượng này. Bên cạnh đó, việc người bào chữa được tạo điều kiện để có mặt khi hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị tạm giữ cũng không kém phần quan trọng. Thực tiễn cho thấy, quá trình tiến hành điều tra, Cơ quan điều tra, Điều tra viên khi cần gặp hoặc thông báo một vấn đề gì với người tham gia tố tụng thường sử dụng giấy triệu tập, giấy mời hoặc văn bản thông báo qua đường công văn. Theo cách thức này, khi Cơ quan điều tra, Điều tra viên cần thông báo với người bào chữa về thời gian, địa điểm lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can gặp rất nhiều khó khăn, không kịp thời, dẫn đến tình trạng nhiều trường hợp, khi người bào chữa nhận được thông báo của Cơ quan điều tra, Điều tra viên thì việc lấy lời khai, hỏi cung đã diễn ra, nên người bào chữa không có mặt để tham gia các hoạt động này.64 Chính vì lí do trên, tại Điều 10 Thông tư 70 đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục để người bào chữa gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam nhằm bảo đảm quyền bào chữa cho họ.65 Mặt khác, tại Điều 7 Thông tư 70 quy định Cơ quan điều tra, Điều tra viên thông báo cách thức liên lạc với người bào chữa khi cần thông báo về thời gian, địa điểm lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can. Theo quy định này, Cơ quan điều tra, Điều tra viên có thể chủ động quyết định hình thức liên lạc với người bào chữa khi cần liên lạc với họ thông qua các hình thức như điện thoại, gửi mail…Cùng với đó, Điều tra viên phải thông báo về thời gian, địa điểm lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can cho người bào chữa trước hai mươi bốn giờ, trường hợp người bào chữa ở xa có thể Nguyễn Ngọc Anh, Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an, cơ sở pháp lý để đảm bảo tốt hơn quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 24, 2011, tr. 9-11, tr. 10. 65 Xem Điều 10 Thông tư 70. 64 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 62 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thông báo trước bốn mươi tám giờ nhằm bảo đảm sự có mặt của người bào chữa khi lấy lời khai và hỏi cung bị can.66 Tuy nhiên thực tế hiện nay vẫn còn nhiều trường hợp người bào chữa bị Cơ quan điều tra làm khó, không cho gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam. Cụ thể là trường hợp của Luật sư Lê Quang Y (Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai), khi mới đây Luật sư Y đã có văn bản khiếu nại gửi Liên đoàn Luật sư Việt Nam và nhiều cơ quan bảo vệ pháp luật phản ảnh về việc bị Cơ quan CSĐT Công an TP Mỹ Tho (Tiền Giang) gây khó khăn trong quá trình tham gia tố tụng. Theo luật sư Lê Quang Y, tháng 2-2012, ông được người nhà của Huỳnh Thị Kim Ngân (bị Công an TP Mỹ Tho khởi tố, bắt tạm giam về tội trộm cắp tài sản) mời bào chữa. Sau đó, ông đã hai lần xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa nhưng cơ quan điều tra “đưa ra lý do không đúng sự thật” để từ chối. Chỉ sau khi hồ sơ vụ án chuyển sang VKS TP Mỹ Tho thì ông mới được VKS cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Đến lúc này, cơ quan điều tra lại kiếm đủ cớ để không cho ông gặp mặt bị can. Đến nay, đã hơn 10 tháng kể từ ngày khởi tố vụ án và gần sáu tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận người bào chữa, luật sư Y vẫn chưa thể gặp thân chủ. 67 Bên cạnh đó là nhiều trường hợp người bào chữa không được tạo điều kiện thuận lợi để có thể có mặt khi hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị tạm giữ. Thực tế, không ít luật sư nói chỉ được thông báo khi đã kết thúc điều tra hoặc bị hẹn giờ không chính xác. Tọa đàm tại Đoàn Luật sư Hà Nội đầu tháng 6-2013, có luật sư chia sẻ là chưa bao giờ nhận được thông báo, thậm chí không thể cập nhật được lịch xét hỏi. Cá biệt có trường hợp điều tra viên “chơi khó” là bắt đầu hỏi cung bị can thì mới báo cho luật sư tới tham dự, trong khi nơi lấy cung cách nơi làm việc của luật sư… mấy chục cây số.68 Thứ năm, trong việc tạo điều kiện cho người bào chữa tiếp xúc với tài liệu của vụ án. Hồ sơ, tài liệu của vụ án là một trong những nguồn quan trọng nhất giúp người bào chữa có thể thu thập chứng cứ để người bào chữa có thể bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can. Theo quy định tại điểm g, khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003 thì người bào chữa được quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế nhiều Luật sư đã không được Cơ quan điều tra tạo điều kiện khi thực hiện quyền này. Khi Luật sư yêu cầu thì Cơ quan điều tra thường đưa ra các lý do như: cán bộ giải quyết vụ án bận việc, Luật sư còn thiếu giấy tờ cần thiết, thủ trưởng cơ quan đi vắng…để từ chối Xem Điều 7 Thông tư 70. Báo Pháp luật, Quyền bào chữa: “Rào cản” do con người, Hồng Tú, http://plo.vn/phap-luat-chu-nhat/quyen-baochua-rao-can-do-con-nguoi-301934.html, [truy cập ngày 26-9-2014]. 68 Luật sư ngày nay, Luật sư bị làm khó: Chuyện… bình thường?, Nghĩa Nhân, http://www.luatsungaynay.vn/news/Nghien-cuu-trao-doi/Luat-su-bi-lam-kho-Chuyen-binh-thuong-78/, [truy cập ngày 26-9-2014]. 66 67 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 63 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự cung cấp tài liệu.69 Chính vì vậy thông tin về vụ án Luật sư không thu thập được kịp thời, toàn diện, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bào chữa cho người bị tạm giữ, bị cáo trong giai đoạn điều tra. Thực tế chính hạn chế nêu trên từ phía Cơ quan điều tra đã góp phần không nhỏ ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra cho người bị tạm giữ, bị can, đồng thời còn ảnh hưởng đến chất lượng của cả quá trình tố tụng hình sự. Qua những phân tích trên, chúng ta đã thấy được những tồn tại, hạn chế, cũng như những bất cập, vướng mắc đến từ phía Cơ quan điều tra trong việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Chính những điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, đồng thời ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền bào chữa cho các đối tượng này trong giai đoạn điều tra của quá trình tố tụng. Vậy nên để thực hiện việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra được diễn ra thuận lợi, đem đến hiệu quả và chất lượng cao, đã đến lúc Cơ quan điều tra phải tự nhìn nhận lại chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời đề ra các giải pháp để ngăn chặn và đẩy lùi những hạn chế, tồn tại đang diễn ra trong việc thực hiện việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. 3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc đảm bảo thực hiện quyền bào chữa và những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 3.2.1. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 3.2.1.1. Nguyên nhân về mặt pháp luật Thứ nhất, BLTTHS 2003 được ban hành và có hiệu lực pháp luật từ ngày 1-72004 nhưng phải một thời gian khá lâu sau thì những văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy định về bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can mới được ban hành. Thứ hai, một số quy định của BLTTHS 2003 và các văn bản liên quan về bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can còn bộc lộ thiếu sót. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 57 BLTTHS 2003 có quy định người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can có thể lựa chọn người bào chữa cho họ, tuy nhiên BLTTHS 2003 không có quy định cụ thể về người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can là những người nào. Theo Vũ Huy Khánh, Quyền của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - những hạn chế, bất cập qua thực tiễn áp dụng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4, 2009, tr. 2-4, tr. 3. 69 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 64 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự quy định của BLDS 2005 thì chỉ có người chưa thành niên, người suy nhược về thể chất và tinh thần thì mới có người đại diện hợp pháp đương nhiên (nếu không, phải có ủy quyền hợp pháp). Vì vậy nếu căn cứ theo quy định của BLDS 2005 thì quy định tại khoản 1 Điều 57 BLTTHS 2003 sẽ nảy sinh nhiều bất cập bởi vì chỉ có một số trường hợp theo như luật quy định mới có người đại diện hợp pháp, còn trên thực tế thì đa phần người bị tạm giữ, bị can đã thành niên, thể chất tâm thần bình thường nên không thuộc trường hợp có người đại diện, và phải tự mình yêu cầu người bào chữa. Luật cũng không quy định các đối tượng khác có thể mời luật sư cho họ mặc dù việc đó không ảnh hưởng gì đến việc điều tra vụ án. Vậy nên, trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can mâu thuẫn với gia đình hoặc vụ án xảy ra trong chính gia đình họ, nếu gia đình, người thân không chịu mời người bào chữa cho họ thì mặc nhiên họ rơi vào tình trạng không có ai mời người bào chữa cho họ dù họ mong muốn điều đó, nhưng bản thân không thực hiện được do đang tạm thời mất tự do. Trong trường hợp này, người bị tạm giữ, bị can là người thiệt thòi nhất, có nguy cơ không được thực hiện hoặc không thực hiện được quyền được bào chữa của mình. Chính vì vậy, việc quy định như hiện hành là chưa đầy đủ để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các đối tượng này trong tố tụng hình sự. Theo quy định của pháp luật: “Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam quyết định thời gian gặp nhưng không quá một giờ mỗi lần gặp”.70 Điều bất hợp lý là ở chỗ, từ quyền Hiến định được ghi nhận trong Hiến pháp là tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, pháp luật đã biến thành cơ chế xin - cho thông qua việc phải được sự chấp thuận của cơ quan thụ lý vụ án thì người bị tạm giữ, bị can mới có thể được gặp người thân hoặc người bào chữa của họ, đồng thời việc gặp và làm việc cũng bị giới hạn về mặt thời gian khi “không quá một giờ mỗi lần gặp”. Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 58 BLTTHS năm 2003 luật sư có quyền gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam. Có lẽ từ “gặp” được hiểu theo đúng nghĩa của nó; bởi thực tế thời gian trao đổi bị giới hạn và do luật sư không được tiếp cận vụ án (chỉ được tiếp cận sau khi kết thúc điều tra) nên cũng không biết chính xác người bị tạm giữ, bị can bị quy kết tội như thế nào, nếu biết cũng chỉ là những thông tin từ những gì người bị tạm giữ, bị can nói với họ. Vì vậy nội dung cuộc tiếp xúc chỉ giới hạn trong việc luật sư củng cố, động viên về mặt tinh thần cho người bị tạm giữ, bị can và có được một số thông tin về vụ án. Xem khoản 2 Điều 22 Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ Ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam. 70 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 65 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Mặt khác, tại điểm e, khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003 quy định người bào chữa được “gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam” nhưng không quy định cụ thể được gặp riêng hay không? Đây là một quy định thụt lùi so với BLTTHS trước đây, bởi hiện nay, khi luật sư gặp và trao đổi với người bị tạm giữ, bị can gặp rất nhiều ảnh hưởng khi Điều tra viên có mặt.71 Bên cạnh những nguyên nhân trên còn phải kể đến pháp luật tố tụng hình sự hiện nay còn thiếu các chế tài xử lý các trường hợp vi phạm trong việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự như trường hợp chậm cấp giấy chứng nhận người bào chữa, các trường hợp Điều tra viên làm khó người bào chữa trong việc gặp và tiếp xúc với người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam… 3.2.1.2. Nguyên nhân về mặt nhận thức Thứ nhất, người bị tạm giữ, bị can đa phần là những người thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng. Chính vì điều này, mà họ không thể nhận thức được những hậu quả mà họ phải chịu khi thực hiện hành vi phạm tội của mình, do vậy mới dẫn đến hành vi phạm tội. Mặt khác, chính vì trình độ học vấn thấp, thiểu những kênh thông tin cần biết về pháp luật nhất là pháp luật tố tụng hình sự nên phần lớn người bị tạm giữ, bị can đã không thể thực hiện được quyền bào chữa của mình hoặc nếu có thực hiện quyền bào chữa thì cũng không đến nơi đến chốn. Điều này dẫn đến việc thực hiện quyền bào chữa không đạt kết quả cao và ảnh hưởng đến quyền lợi của chính người bị tạm giữ, bị can. Thứ hai, những người tiến hành tố tụng, đặc biệt là Điều tra viên vẫn chưa quen với việc có mặt của người bào chữa, chưa có ý thức trong việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can. Đồng thời người bị tạm giữ, bị can cũng chưa có ý thức tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Điều này là do trong một thời gian dài hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta tuân theo một ý thức hệ cũ, di sản lịch sử tư pháp để lại là một hệ thống tố tụng hình sự chú ý nhiều đến việc trừng trị kẻ phạm tội, hướng tới việc giải quyết nhanh chóng và kịp thời các vụ án hình sự mà vô hình chung đã quên đi việc đảm bảo tính công bằng để bảo vệ quyền lợi của công dân bị tình nghi phạm tội.72 Nguyễn Hà Thanh, Vai trò hạn chế của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - nguyên nhân và giải pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3, 2007, tr. 1-5, tr. 4. 72 Nguyễn Hà Thanh, Vai trò hạn chế của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - nguyên nhân và giải pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3, 2007, tr. 1-5, tr. 2. 71 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 66 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 3.2.1.3. Nguyên nhân về mặt số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác bào chữa Thứ nhất, đội ngũ những người tiến hành tố tụng vưa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Người tiến hành tố tụng của ta hiện nay, ở ngành công an, thiếu trên 1.000 điều tra viên, và cũng rất nhiều người chỉ có trình độ trung cấp, tương tự như vậy với đội ngũ kiểm sát viên, ngành tòa án, trong 4, 5 năm qua cũng thiếu 1.116 thẩm phán, hiện tại tạm đủ số lượng thẩm phán, nhưng vì số lượng vụ án tăng nên lại thiếu khoảng hơn 900 thẩm phán.73 Chính đội ngũ những người tiến hành tố tụng vừa thiếu vừa yếu như vậy đã làm cho chất lượng giải quyết các vụ án không cao, điều này làm cho quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự không được bảo đảm một cách tốt nhất. Thứ hai, đội ngũ luật sư hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp. Theo Báo cáo số 46/BC-BTP ngày 6-3-2012 của Bộ Tư pháp tổng kết 5 năm thi hành Luật Luật sư, tính đến tháng 10/2011, trong cả nước đã thành lập 62 Đoàn luật sư/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 7.072 luật sư và gần 3.500 người tập sự hành nghề luật sư hoạt động trong 2.831 tổ chức hành nghề luật sư. Trong 5 năm qua, đội ngũ luật sư Việt Nam đã tăng thêm hơn 4.000 người (tăng 250,78%), gần 78% trong số đó (khoảng 3.000 người) là luật sư trẻ (có độ tuổi dưới 40) đã góp phần trẻ hoá đội ngũ luật sư Việt Nam. Tuy nhiên số lượng luật sư phát triển không cân đối giữa các khu vực, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như thành phố Hà Nội (1.754 luật sư) và thành phố Hồ Chí Minh (3.075 luật sư), trong khi đó, một số địa phương có số lượng luật sư rất ít như Kon Tum (05 luật sư), Hà Giang, Bắc Cạn, Hà Nam (06 luật sư), Sơn La, Hậu Giang (07 luật sư). Thậm chí có địa phương chưa có đủ 03 luật sư để thành lập Đoàn luật sư như tỉnh Lai Châu. Cũng theo Báo cáo, số lượng luật sư hiện có so với dân số còn rất thấp và có sự phát triển mất cân đối lớn giữa khu vực thành thị và khu vực miền núi, trung du. Mặc dù trong thời gian qua, số lượng luật sư nước ta đã phát triển nhanh nhưng tỷ lệ luật sư trên số dân mới ở mức trung bình là 1 luật sư/14.000 người dân, trong khi đó tỷ lệ này ở Thái Lan là 1/1.526, Singapore là 1/1.000, Nhật Bản là 1/4546, Pháp là 1/1.000, Mỹ là 1/250. Số lượng luật sư ở nước ta hiện nay chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng tăng của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ngay cả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố Báo Tuổi trẻ Online, Giải pháp cải cách tư pháp của Chánh án TANDTC, Nhóm PV TTO, http://chuyentrang.tuoitre.vn/Vieclam/Index.aspx?ArticleID=174693&ChannelID=3, [truy cập ngày 28-9-2014]. 73 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 67 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tụng. Trên thực tế, chỉ khoảng trên 20% vụ án hình sự trong cả nước có sự tham gia của luật sư. Bên cạnh đó, chất lượng của đội ngũ luật sư còn nhiều hạn chế, yếu kém. Hơn 2.000 luật sư theo Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 không được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư. Chất lượng tham gia tố tụng của luật sư chưa đáp ứng được yêu cầu tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp. Các luật sư vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến quá trình bào chữa, tranh luận, đưa ra yêu cầu, kiến nghị tại phiên toà. Một số luật sư còn có thái độ ứng xử nghề nghiệp chưa đúng mực trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và luật sư đồng nghiệp, làm ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ luật sư nói chung. Đồng thời, tính chuyên môn hóa của luật sư nước ta cũng chưa cao, đa số các luật sư hành nghề trong tất cả các lĩnh vực như tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác. Chính những điều này đã làm chất lượng đội ngũ luật sư ở nước ta không cao. Trên đây là những nguyên nhân về mặt pháp luật, về mặt nhận thức và về mặt chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác bào chữa mà người viết đã nghiên cứu và phân tích. Chính những nguyên nhân này đã gây ra những hạn chế, tồn tại, cũng như bất cập, vướng mắc trong việc thực hiện việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra của quá trình tố tụng. Thiết nghĩ để có thể khắc phục được những nguyên nhân nêu trên cần phải có những giải pháp hiệu quả đến từ phía Cơ quan tiến hành tố tụng và từ chính những người bào chữa, có như vậy thì việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự mới đạt được hiệu quả cao và chất lượng tốt. 3.2.2. Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 3.2.2.1. Giải pháp về mặt pháp luật  Hoàn thiện một số quy định trong BLTTHS 2003 về quyền bào chữa nhằm bảo đảm tốt hơn nữa quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Thứ nhất, đề xuất nên bổ sung thêm quy định về “Người bị bắt” theo như sự bổ sung của dự thảo BLTTHS mới ở Điều 52. Theo đó, người bị bắt quy định tại Điều 52 của dự thảo BLTTHS mới gồm người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, bắt theo quyết định truy nã và đối với họ chưa có quyết định tạm giữ, người bị bắt trong các trường hợp này đều được quy định quyền và nghĩa vụ tương ứng. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 68 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Theo quy định của Hiến pháp 2013: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”.74 Như vậy ta có thể thấy rằng, ngay từ lúc bị bắt thì một người đã có thể tự mình bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa cho mình. Vì vậy, việc bổ sung thêm quy định về người bị bắt trước hết là theo đúng tinh thần của Hiến pháp 2013, bên cạnh đó là giúp cho những người bị bắt này xác định được tư cách pháp lý của mình, đồng thời biết được quyền và nghĩa vụ của họ là như thế nào, để từ đó có thể tiến hành việc tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa nhằm bảo đảm quyền bào chữa của chính mình. Tuy nhiên trong các trường hợp người bị bắt theo quy định tại khoản 1 Điều 52 dự thảo BLTTHS mới, chỉ có người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp quy định ở điểm b và c, khoản 1 Điều 81 BLTTHS 2003 và người bị bắt bắt theo quyết định truy nã là được bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra. Đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 81, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang thì không thể bảo đảm quyền bào chữa của các đối tượng này trong giai đoạn điều tra bởi vì họ chưa bị khởi tố vụ án.  Người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp theo quy định tại điểm b và c, khoản 1 Điều 81 BLTTHS 2003 Trường hợp theo quy định tại điểm b: khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn. Đây là trường hợp tội phạm đã xảy ra, nhưng người thực hiện tội phạm không bị bắt ngay, có thể người này đã bị khởi tố bị can nhưng trong giai đoạn điều tra thì bỏ trốn. Sau một thời gian, người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm. Nếu Cơ quan điều tra xét thấy cần ngăn chạy ngay việc người đó trốn lần nữa thì ra lệnh bắt khẩn cấp. Trường hợp quy định tại điểm c: Khi thấy có dấu vết tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Đây là trường hợp có thể người bị nghi thực hiện tội phạm đã bị khởi tố bị can, tuy Cơ quan điều tra chưa có đủ tài liệu, chứng cứ để xác định người này thực hiện tội phạm nhưng khi tiến hành điều tra, chẳng hạn như thực hiện hoạt động khám chỗ ở của người này thì phát hiện ra dấu vết tội phạm, cụ thể là phát hiện được vật chứng là một số tiền lớn và người này đang tìm cách tẩu tán số tiền này, do vậy cần tiến hành bắt khẩn cấp để tránh người này tiêu hủy đi chứng cứ. 74 Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp 2013. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 69 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Qua các trường hợp bắt khẩn cấp trên, vì người bị bắt có thể đã bị khởi tố bị can trước đó nên họ cần được bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra. Vì vậy, việc quy định cho họ có quyền bào chữa thông qua hình thức tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa ngay từ khi bị bắt là điều phù hợp. Điều này sẽ giúp bảo đảm được quyền bào chữa của đối tượng này trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Trường hợp người bị bắt theo quyết định truy nã: Trong trường hợp này, tất nhiên có hành vi phạm tội xảy ra, người đang bị truy nã có thể đã bị khởi tố vụ án hình sự và có tư cách tố tụng là bị can. Do đó trong trường hợp sau nhiều năm trốn tránh, người đang bị truy nã đã bị bắt thì họ vẫn có quyền bào chữa, cụ thể là tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Bào chữa trong trường hợp này có thể giúp họ giảm nhẹ được trách nhiệm hình sự, bởi vì trong thời gian bị truy nã, có thể đối tượng này đã thành tâm hối cải, hoàn lương và quay về làm người tốt, những việc làm tốt của họ trong thời gian đó có thể được người bào chữa vận dụng vào như là một tình tiết giảm nhẹ tội khi bào chữa để tăng sức thuyết phục. Việc họ không ra tự thú trong gian bị truy nã có thể do họ mặc cảm về tội lỗi đã từng gây ra hay họ không muốn cuộc sống của mình bị ảnh hưởng. Nhưng dù với lí do gì, thì khi đối tượng bị truy nã bị bắt thì họ vẫn có quyền bào chữa theo quy định của pháp luật. Tóm lại, việc bổ sung quy định về người bị bắt theo Điều 52 dự thảo BLTTHS mới, trong đó có các trường hợp được bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra là đúng đắn và hợp lý. Việc quy định như vậy sẽ giúp bảo đảm được quyền bào chữa của người bị bắt không chỉ trong giai đoạn điều tra mà rộng ra là trong cả quá trình tố tụng hình sự, bên cạnh đó tạo ra được tính thống nhất trong quy định về bảo vệ quyền lợi của công dân trong các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta. Điều này sẽ góp phần xây dựng nền pháp luật nước ta ngày càng phát triển ổn định, bền vững. Thứ hai, bổ sung thêm quy định về người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can. BLTTHS 2003 quy định người bào chữa có thể là người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can tại điểm c, khoản 3 Điều 56, bên cạnh đó quy định người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can có thể lựa chọn người bào chữa cho họ tại khoản 1 Điều 57, tuy nhiên không có quy định cụ thể về người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can là những người nào và cách xác định những người đó ra sao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra. Chính vì vậy phải bổ sung thêm quy định về người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can là ai và cách thức để xác định họ, như vậy mới có thể bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa cho các đối tượng này trong giai đoạn điều tra. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 70 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Thứ ba, bổ sung thêm quy định về việc gặp mặt của người bào chữa đối với người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam. Cụ thể là bổ sung về việc tăng thêm thời gian được gặp và tiếp xúc với người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam của người bào chữa cho hợp lý để cho người bào chữa có thể thu thập những thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến vụ án, góp phần vào việc bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can. Hiện tại việc quy định người bào chữa chỉ được gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam trong vòng một giờ là chưa hợp lý, vì khoảng thời gian này chủ yếu để người bào chữa thiết lập mối quan hệ với người bị tạm giữ, bị can chứ chưa đủ để họ có thể thu thập được những thông tin, tài liệu liên quan đến vụ án để có thể bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can. Do đó cần phải bổ sung thêm những quy định về việc gặp mặt của người bào chữa đối với người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam theo hướng có lợi cho việc gặp gỡ và thu thập thông tin, tài liệu của người bào chữa, có như vậy người bào chữa mới có thể bào chữa một cách tốt nhất cho người bị tạm giữ, bị can và từ đó sẽ bảo đảm được quyền bào chữa của các đối tượng này trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Thứ tư, đề xuất bỏ chế định BCVND. BCVND là một trong những người bào chữa theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 BLTTHS 2003. Tuy nhiên BCVND đã không còn phù hợp với hoàn cảnh của nước ta hiện nay, cùng với đó là thiếu hướng dẫn về mặt tổ chức, hoạt động, tiêu chuẩn BCVND…Do đó việc sử dụng BCVND để tiến hành bào chữa trong các vụ án gần như là không có. Chính vì vậy người viết đề xuất nên bỏ chế định BCVND, tập trung quyền hạn bào chữa cho luật sư và người khác có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bào chữa, không chỉ trong giai đoạn điều tra mà còn trong quá trình tố tụng. Như đã biết, hoạt động bào chữa về bản chất là hoạt động hành nghề không khác gì với hoạt động hành nghề luật sư. Nó đòi hỏi rất cao về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp mà bất kỳ ai khi hành nghề hay hoạt động mang tính chất nghề nghiệp đều phải đạt được ở một trình độ nhất định.75 Luật sư vốn dĩ là những chuyên gia pháp luật thực thụ, có kiến thức vững vàng, được đào tạo bài bản qua trường lớp và có kinh nghiệp tập sự trước khi bước vào hành nghề, vì thế luật sư chính là đối tượng thích hợp nhất để đảm nhận trách nhiệm quan trọng này. Tuy nhiên trên thực tế do nhiều lí do khác nhau nên không phải lúc nào luật sư cũng có thể kịp thời bào chữa, vì vậy mà luật quy định chủ thể được quyền bào chữa còn có thêm “người khác”. Người khác ở đây là những người không cần phải là BCVND, mà chỉ cần không thuộc các trường hợp không được bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 56 BLTTHS 2003, đồng thời những người này phải có kiến thức pháp luật nhất định để thực hiện nhiệm vụ bào chữa cho thân chủ của mình, nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của họ. So với BCVND thì việc tiến hành Báo Pháp luật, Đã đến lúc bỏ bào chữa viên nhân dân, Nguyễn Hồng Hà, http://plo.vn/phap-luat/da-den-luc-bobao-chua-vien-nhan-dan-78442.html, [truy cập ngày 14-11-2014]. 75 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 71 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự bào chữa của những người khác này thuận tiện hơn và cũng nhanh chóng hơn do chỉ cần phù hợp với những điều kiện, tiêu chuẩn đã nêu trên. Qua đó có thể thấy chế định BCVND hiện nay đã không còn cần thiết và phù hợp, vì vậy người viết đề xuất nên bỏ chế định BCVND, tập trung quyền bào chữa cho luật sư và người khác. Điều này cũng phù hợp với tinh thần của Hiến pháp 2013, do đó sẽ góp phần bảo đảm tốt hơn nữa quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, rộng hơn là trong cả quá trình tố tụng hình sự. Thư năm, bổ sung vào khoản 2 Điều 57 BLTTHS 2003 về các trường hợp được cử người bào chữa trường hợp bị can về tội theo khung hình phạt có hình phạt chung thân được quy định tại BLHS. Việc bổ sung trường hợp bị can về tội theo khung hình phạt có hình phạt chung thân dựa trên quy định được bổ sung trong Dự thảo BLTTHS mới tại Điều 115, chương quy định về bào chữa. Trên thực tế hình phạt tù chung thân nhẹ hơn so với hình phạt tử hình, tuy nhiên nếu một người bị tù chung thân thì chẳng khác nào người đó đánh mất đi cả cuộc đời của mình, bởi vì phải ở trong tù gần như là suốt đời. Do đó khi một bị can đứng trước sự đe doạ pháp lý là hình phạt tù chung thân thì đương nhiên sẽ rơi vào tình trạng chán nàn, tuyệt vọng và buông xuôi. Vậy nên trong trường hợp này, sự bảo đảm về quyền bào chữa cho bị can ở giai đoạn điều tra là rất quan trọng và cần thiết. Sự có mặt của người bào chữa được cử sẽ giúp ích rất nhiều cho bị can, người bào chữa với nhiệm vụ của mình sẽ tiến hành bào chữa cho bị can, giúp bị can gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đồng thời bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của bị can, tránh cho bị can khỏi sự tác động tiêu cực từ phía Điều tra viên. Qua những phân tích trên có thể thấy rằng trong trường hợp bị can về tội theo khung hình phạt có mức án chung thân được quy định trong BLHS cũng cần được cử người bào chữa nếu như bị can hoặc người đại diện hợp pháp của bị can không mời người bào chữa. Vì vậy người viết đề xuất ý kiến nên bổ sung thêm trường hợp này vào các trường hợp được cử người bào chữa tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS 2003, điều này sẽ giúp bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.  Ban hành những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thống nhất và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa. Hiện nay bên cạnh Thông tư 70, thì vẫn chưa có nhiều văn bản khác hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra. Mặt khác tuy Thông tư 70 đã góp phần tháo gỡ vướng mắc cho người bào chữa khi tham gia bảo vệ cho người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra nhưng chính thông tư này vẫn còn những bất cập, hạn chế cần sửa đổi, bổ sung, có thể kể đến như hạn chế ở quy định về nhờ luật sư của người bị tạm giữ, tạm GVHD: Trần Hồng Ca Trang 72 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự giam,76 bên cạnh đó là không có quy định về việc người thân mời luật sư cho người bị tạm giữ, tạm giam cùng thủ tục lấy ý kiến xác nhận của người bị tạm giữ, tạm giam. Chính vì vậy, cần phải ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện việc nhờ luật sư của người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, bên cạnh đó có quy định cụ thể về việc người thân mời luật sư cho người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam và trình tự, thủ tục lấy ý kiến xác nhận của người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam. Việc ban hành văn bản này một mặt nhằm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn Thông tư 70, mặt khác là để bổ sung thêm những quy định khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra. Những quy định cụ thể như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người bào chữa trong việc làm thủ tục để được cấp GCNNBC, thông qua đó người bào chữa sẽ nhanh chóng có được điều kiện cần thiết để có thể tiến hành bào chữa cho thân chủ của mình, góp phần bảo đảm quyền bào chữa của họ trong giai đoạn tra nói riêng và trong quá trình tố tụng nói chung. Mặt khác, có thể ban hành thêm văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc trao cho Điều tra viên thẩm quyền cấp GCNNBC trong những vụ án ít nghiêm trọng và nghiêm trọng. Biện pháp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa nhanh chóng có được giấy chứng nhận người bào chữa để có thể tiến hành bào chữa cho thân chủ của mình. Như đã biết, trong giai đoạn điều tra, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận người bào chữa thuộc về Cơ quan điều tra, vì vậy phải trải qua nhiều quá trình, giai đoạn thì người bào chữa mới được Cơ quan điều tra cấp cho giấy chứng nhận người bào chữa, chưa kể đến nhiều trường hợp cấp không đúng theo thời hạn đã quy định của pháp luật. Điều này dẫn đến việc người bào chữa không được cấp GCNNBC trong thời gian sớm nhất, từ đó ảnh hưởng đến việc bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can. Do đó, việc giao cho Điều tra viên thẩm quyền cấp GCNNBC trong những vụ án ít nghiêm trọng sẽ giúp cho người bào chữa dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, qua đó có thể bảo vệ được quyền và lợi ích cho các đối tượng này. Bên cạnh đó có thể quy định Cơ quan điều tra có thẩm quyền từ chối cấp GCNNBC trong những vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng có nhiều đối tượng tham gia nhưng còn có những người đang bỏ trốn. Quy định này là điều cần thiết vì đối với những trường hợp nêu trên, nếu Cơ quan điều tra cấp GCNNBC để người bào chữa tiến hành bào chữa cho những đối tượng đã bị bắt trước đó thì sau khi bắt được các đối tượng đang bỏ trốn, Cơ quan điều tra lại phải cấp GCNNBC cho người bào chữa thêm một lần nữa để họ có thể bào chữa cho các đối tượng đó. Điều này dẫn đến việc tốn kém 76 Xêm điểm c, khoản 1 Điều 4 Thông tư 70. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 73 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thời gian, làm cho vụ án kéo dài thêm, đó là chưa kể lời khai của các bị can có thể không thống nhất với nhau, dẫn đến việc điều tra sẽ gặp nhiều khó khăn, vụ án chậm được giải quyết. Vậy nên có thể thấy việc Cơ quan điều tra từ chối cấp GCNNBC trong trường hợp trên cũng là điều hợp lý, điều này sẽ giúp cho Cơ quan điều tra tập trung vào việc nghiên cứu hồ sơ, thu thập thêm chứng cứ phục vụ cho việc điều tra, cũng như truy bắt các đối tượng đang bỏ trốn. Đồng thời, điều này cũng giúp cho người bào chữa có đầy đủ hồ sơ, căn cứ để có thể tiến hành bào chữa cho các đối tượng bị tình nghi phạm tội, giúp bảo đảm tốt nhất quyền bào chữa cho họ. Có thể nói, việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra là điều vô cùng cần thiết, và các văn bản quy phạm pháp luật chính là công cụ hữu hiệu để Cơ quan điều tra tiến hành triển khai và thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Với một cơ sở dữ liệu phong phú, nhiều những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan điều tra, Điều tra viên trong việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, nhằm bảo đảm quyền Hiến định này của người bị tạm giữ, bị can, đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ trong giai đoạn điều tra vụ án của quá trình tố tụng hình sự. Trên đây là một số giải pháp do người viết đề xuất để có thể hoàn thiện hơn những quy định về mặt pháp luật nhằm bảo đảm tốt và hiệu quả hơn nữa quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ ánh hình sự. 3.2.2.2. Giải pháp về mặt nhận thức Thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến pháp luật để góp phần nâng cao nhận thức trong người dân. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một phương pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về kiến thức pháp luật, đặc biệt là những kiến thức pháp luật tố tụng hình sự. Điều này một mặt giúp người dân tự ý thức và tuân thủ pháp luật, tự mình bảo vệ những lợi ích chính đáng của bản thân và lợi ích chung của xã hội, mặt khác giúp Cơ quan tiến hành tố tụng nhanh chóng phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những hành vi phạm tội. Do đó, cần thiết phải nâng cao nhận thức của người dân nói chung và người bị tạm giữ, bị can, nói riêng về vai trò, ý nghĩa của quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, đồng thời thay đổi nhận thức của họ về việc cho rằng, sự tham gia tố tụng của người bào chữa là không cần thiết và tốn kém. Nhận thức không đúng về vai trò và vị trí của người bào chữa và quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra nói riêng và trong quá trình tố tụng hình sự nói chung chính là rào cản lớn làm cho sự tham gia của người bào chữa trở nên khó khăn, trong khi bản thân người bị tạm giữ, bị can và người đại diện hợp pháp của họ lại không có khả năng bào chữa có hiệu quả, điều này dẫn đến quyền bào chữa và những quyền lợi hợp pháp khác của người bị tạm giữ, bị GVHD: Trần Hồng Ca Trang 74 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự can không được bảo đảm. Việc người bào chữa tham gia tố tụng để bảo vệ cho người bị tạm giữ, bị can phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của chính họ, người đại diện hợp pháp cũng như gia đình của họ. Do vậy, việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật để nâng cao, thay đổi nhận thức về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của người bào chữa và quyền bào chữa là cách tốt nhất để trang bị cho người bị tạm giữ, bị can những phương tiện, biện pháp, cách thức giúp họ bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm phạm hoặc đe dọa bị xâm phạm các quyền tố tụng từ phía những người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Mặt khác, đối với công dân là những người làm công tác bào chữa thì việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề là một việc làm cần thiết. Người bào chữa phải nhận thức đúng đắn và nêu cao hơn nữa trách nhiệm của mình khi tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra của quá trình tố tụng. Bên cạnh đó, người bào chữa phải thường xuyên được cập nhật kiến thức pháp luật và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong việc thực hiện bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự một cách có hiệu quả. Thứ hai, Các Cơ quan điều tra cần nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ và bị can. Có thể nói, việc Cơ quan điều tra nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của pháp luật tố tụng hình sự là điều vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ và bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Cơ quan điều tra phải bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can trong mọi trường hợp đều có quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa. Đồng thời Cơ quan điều tra phải tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa được cấp giấy chứng nhận người bào chữa đúng theo thời gian luật định, không được chậm trễ hay gây khó khăn cho người bào chữa trong việc gặp gỡ người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam và trong việc thu thập các tài liệu, đồ vật, tình tiết có liên quan đến vụ án. Đối với người bị tạm giữ, bị can rơi vào những trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo luật quy định thì Cơ quan điều tra phải nhanh chóng liên hện các cơ quan tổ chức kịp thời cử người bào chữa cho các đối tượng này, bảo đảm cho quyền bào chữa và các quyền lợi hợp pháp khác của họ không bị ảnh hưởng hay bị xâm phạm. Bên cạnh đó cần phải có sự gia tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng của đội ngũ những người tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 75 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Thứ ba, Điều tra viên phải nâng cao nhận thức của mình hơn nữa về vai trò và ý nghĩa của quyền bào chữa đối với người bị tạm giữ, bị can, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng trong việc tiến hành bào chữa của người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra. Quyền bào chữa sẽ giúp cho người bị tạm giữ, bị can bảo vệ được bản thân họ trước cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong giai đoạn điều tra. Trong trường hợp họ không thể tự bào chữa được thì người bào chữa chính là người sẽ thực hiện nhiệm vụ này cho người bị tạm giữ, bị can thông qua quá trình bào chữa. Điều tra viên phải nhận thức được tất cả những điều này để có thể bảo đảm tốt quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra. Bên cạnh đó, Điều tra viên phải đảm bảo có sự tham gia của người bào chữa trong bất cứ vụ án nào và ở bất kì thời điểm nào, tránh những trường hợp người bị tạm giữ, bị can không có người bào chữa cho mình dẫn đến quyền lợi của các đối tượng này bị xâm phạm, hơn thế nữa là nhằm tránh đi những đánh giá cho rằng Điều tra viên thường gây khó khăn cho người bào chữa trong việc thực hiện quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra. Đồng thời, Điều tra viên phải xem sự tham gia của người bào chữa là sự thuận tiện và đảm bảo tính khách quan trong hoạt động điều tra, xem việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can như là một sự phản biện lại với chính mình, như vậy Điều tra viên sẽ nhìn vụ việc một cách khách quan từ nhiều phía hơn, từ đó có được sự nhìn nhận chính xác về vụ án đang điều tra, góp phần vào việc giải quyết vụ án một cách khách quan, chính xác và nhanh chóng. Mặt khác, Điều tra viên phải không ngừng rèn luyện, tự mình nâng cao trình độ pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp của bản thân để có thể đáp ứng được yêu cầu, áp lực cao trong công việc trong giai đoạn điều tra nói riêng và trong quá trình tố tụng nói chung hiện nay. 3.2.2.3. Giải pháp về mặt nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác bào chữa Để thực hiện có hiệu quả việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thì một trong những việc không thể thiếu đó là đội ngũ người bào chữa phải dồi dào về số lượng và tốt về chất lượng. Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, số lượng người tốt nghiệp từ các trường có đào tạo luật với các hình thức khác nhau không ít. Tuy nhiên, sự tham gia của những người này vào các hoạt động bào chữa chưa cao do nhiều nguyên nhân. Để khắc phục các nguyên nhân này, trước hết chúng ta cần tuyên truyền vận động người bào chữa tham gia bào chữa không chỉ vì thu nhập cá nhân mà còn vì lương tâm nghề nghiệp. Điều này là rất quan trọng, vì khi người bào chữa có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp thì mới có thể bào chữa một cách tậm tâm và đem đến hiệu quả cao. Phải có những tổ chức và phong trào hoạt động làm cho những người có GVHD: Trần Hồng Ca Trang 76 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự kiến thức pháp luật tự giác tham gia vào hoạt động bào chữa như là điều tất nhiên. Các tổ chức ở đây có thể là các tổ chức cộng đồng người bào chữa, các hiệp hội luật sư, các đoàn luật sư…với những phong trào như cùng nhau thực hiện tốt việc bào chữa để bảo đảm quyền bào chữa cho tất cả công dân, phát huy hơn nữa vai trò của người bào chữa trong quá trình tố tụng…Thông qua đó, những người bào chữa sẽ tham gia vào hoạt động bào chữa một cách tự giác, nhanh chóng, điều này sẽ góp phần tăng thêm số lượng người bào chữa. Đồng thời có thể xem hoạt động bào chữa như là sự đóng góp vô cùng cần thiết và quan trọng trong xã hội, từ đó có sự nhân rộng việc tham gia bào chữa và có những sự tôn vinh xứng đáng đối với những người làm công tác bào chữa trong đời sống xã hội. Có được sự tôn vinh dành cho những người bào chữa thì họ sẽ có thêm nhiều động lực để thực hiện công việc của mình hơn nữa. Có như vậy thì số lượng những người bào chữa mới có thể tăng lên và đáp ứng yêu cầu của pháp luật tố tụng hình sự nói riêng và yêu cầu của xã hội nói chung. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng hoạt động trong công tác bào chữa, người bào chữa cần phải không ngừng cập nhật, nâng cao kiến thức pháp luật; thường xuyên trao dồi, rèn luyện kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ; đồng thời tự nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp của mình. Có như vậy thì chất lượng của người bào chữa mới được nâng cao hơn nữa, góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự hiện nay. Trên đây là những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác bào chữa, thông qua các giải pháp trên sẽ giúp phát triển hơn nữa số lượng những người bào chữa, đi đôi với điều này là chất lượng của người bào chữa cũng sẽ được nâng cao. Điều này sẽ đáp ứng nhu cầu về bào chữa trong tố tụng hình sự nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung, quan trọng hơn là có thể bảo đảm được quyền bào chữa và các quyền lợi hợp pháp khác của người dân, góp phần chung vào sự ổn định và phát triển của nền Tư pháp nước ta. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Ở chương 3 của Luận văn, người viết đã trình bày về một số tồn tại, hạn chế trong việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa, nguyên nhân và những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Cụ thể người viết đã lần lượt phân tích, đánh giá những tồn tại, hạn chế đến từ cả 3 phía: Người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa và Cơ quan điều tra. Bên cạnh đó, lần lượt trình bày những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế đó, cụ thể là nguyên nhân về mặt pháp luật, nguyên nhân về mặt nhận thức, nguyên nhân về mặt số lượng và chất lượng đội ngũ làm công tác bào chữa. Có nguyên nhân thì sẽ có GVHD: Trần Hồng Ca Trang 77 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự giải pháp, người viết đã trình bày các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra, đó là các giải pháp về mặt pháp luật, giải pháp về mặt nhận thức và giải pháp về nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ làm công tác bào chữa. Thông qua những nội dung đã trình bày, Chương 3 của Luận văn giúp chúng ta biết được những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra. So với những quy định của pháp luật thì trong thực tiễn bảo đảm quyền bào chữa vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, vướng mắc làm ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng của việc bảo đảm quyền bào chữa. Bên cạnh đó thấy được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nguyên nhân xuất phát từ nhiều mặt, nhưng tựu chung đều dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong việc bảo đảm quyền bào chữa. Cuối cùng là những giải pháp để nâng cao hiệu quả việc bảo đảm quyền bào chữa, không chỉ từ phía Cơ quan điều tra, mà tất cả mọi người dân đều phải nâng cao hơn nữa ý thức về pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng, cần phải có sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác bào chữa. Chỉ có như vậy thì việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự mới đạt được hiệu quả và chất lượng cao, rộng hơn nữa là góp phần chung vào sự phát triển của nền Tư pháp nước ta. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 78 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự KẾT LUẬN Qua những vấn đề đã nghiên cứu trong Luận văn, chúng ta đã thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Giai đoạn điều tra là một giai đoạn quan trọng của quá trình tố tụng, có ảnh hưởng rất lớn đến các giai đoạn sau này nên việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra là điều vô cùng cần thiết. Trên cơ sở nghiên cứu BLTTHS 2003 và các văn bản quy phạm pháp luật khác, Luận văn đã đề ra các biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, đó là các biện pháp bảo đảm quyền tự bào chữa, bảo đảm quyền nhờ người khác bào chữa và bảo đảm quyền được cử người bào chữa. Thông qua những biện pháp này sẽ giúp người bị tạm giữ, bị can trước hết là bảo đảm được quyền bào chữa, bên cạnh đó là bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Cơ quan điều tra và Điều tra viên, để từ đó giúp các đối tượng này có thể chứng minh được sự trong sạch hay chí ít giảm nhẹ được trách nhiệm hình sự của mình. Mặt khác, bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra còn giúp cho Cơ quan điều tra tránh được những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình điều tra vụ án do chủ quan, đồng thời còn giúp cho việc giải quyết vụ án được diễn ra một cách khách quan, toàn diện và nhanh chóng tìm ra được sự thật của vụ án tránh làm oan người vô tội. Tuy nhiên trong thực tiễn việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vẫn còn những tồn tại, hạn chế đến từ nhiều phía làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của việc bảo đảm quyền bào chữa. Thiết nghĩ để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa, đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, cần phải chú trọng một số vấn đề về hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao nhận thức của của Cơ quan điều tra, Điều tra viên, người bào chữa và người bị tạm giữ, bị can, đồng thời nâng cao số lượng, cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác bào chữa. Chỉ khi thực hiện tốt các giải pháp trên thì việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra cho người bị tạm giữ, bị can mới được thực hiện một cách thuận lợi, có chất lượng và đạt hiệu quả cao nhất. Điều này sẽ góp phần bảo đảm tốt quyền bào chữa của công dân, rộng ra là bảo đảm được quyền con người trong một xã hội pháp luật dân chủ. Có như vậy nền pháp luật tố tụng hình sự của nước ta mới từng bước phát triển một cách vững chắc nhất. GVHD: Trần Hồng Ca Trang 79 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực 1. Hiến pháp năm 1946 2. Hiến pháp năm 1959 3. Hiến pháp năm 1980 4. Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 5. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 6. Sắc lệnh 33C ngày 13/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ cộng hòa về việc thiết lập các Tòa án quân sự 7. Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ cộng hòa về việc quy định các tổ chức các đoàn thể Luật sư 8. Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ cộng hòa về việc tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán 9. Sắc lệnh số 21 ngày 14/2/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ cộng hòa về việc tổ chức các Tòa án quân sự 10. Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa về việc những bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bào chữa cho, trước các tòa án thường và các toà án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình 11. Sắc lệnh số 144/SL ngày 22/12/1949 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ cộng hòa về việc mở rộng quyền bào chữa cho các bị cáo trước các Tòa án 12. Thông tư 2225/HCTP ngày 24/10/1956 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc chấn chỉnh quyền bào chữa của bị can  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực 1. Hiến pháp năm 2013 2. Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 3. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 4. Bộ luật dân sự 2005 5. Luật luật sư 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 6. Luật trợ giúp pháp lý 2012 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 80 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 7. Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ Ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2012 của Chính Phủ và Nghị định số 09/2011/NĐ-CP ngày 25/1/2011 của Chính phủ) 8. Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung 9. Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011của Bộ trưởng Bộ Công an Quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự  Danh mục sách, báo, tạp chí 1. Đinh Văn Quế, Một số vấn đề về người bào chữa không phải là luật sư, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13, 2011 2. Hoàng Thị Minh Sơn, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007 3. Nguyễn Hà Thanh, Vai trò hạn chế của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - nguyên nhân và giải pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3, 2007 4. Nguyễn Ngọc Anh, Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an, cơ sở pháp lý để đảm bảo tốt hơn quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 24, 2011 5. Phạm Hồng Hải, Đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1999 6. Phạm Văn Lợi, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ Tư pháp Viện khoa học pháp lý, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005 7. Vũ Huy Khánh, Quyền của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - những hạn chế, bất cập qua thực tiễn áp dụng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4, 2009 8. Vũ Huy Khánh, Thực trạng quy định của pháp luật về hoạt động tham gia tố tụng của luật sư với tư cách là người bào chữa và hướng hoàn thiện, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8, 2012 GVHD: Trần Hồng Ca Trang 81 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự  `Danh mục trang thông tin điện tử 1. Báo Pháp luật, Được tự nhờ người không phải luật sư bào chữa? Sông Ba - Thanh Tùng, http://plo.vn/phap-luat/duoc-tu-nho-nguoi-khong-phai-luat-su-bao-chua134374.html, [truy cập ngày 20-8-2014] 2. Báo Pháp luật, Quyền bào chữa: “Rào cản” do con người, Hồng Tú, http://plo.vn/phap-luat-chu-nhat/quyen-bao-chua-rao-can-do-con-nguoi301934.html, [truy cập ngày 26-9-2014] 3. Báo Tuổi trẻ online, Giải pháp cải cách tư pháp của Chánh án TANDTC, Nhóm PV TTO,http://chuyentrang.tuoitre.vn/Vieclam/Index.aspx?ArticleID=174693&Channel ID=3, [truy cập ngày 28-9-2014] 4. Báo VnExpress, Luật sư lừa chạy án 1,8 tỷ đồng, Hải Duyên, http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/luat-su-lua-chay-an-1-8-ty-dong2993693.html, [truy cập ngày 26-9-2014] 5. Báo VnExpress, Ông Nguyễn Thanh Chấn mô tả việc bị ép cung, Người lao động, http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/ong-nguyen-thanh-chan-mo-ta-viec-bi-epcung-2906391.html, truy cập ngày [26-9-2014] 6. Công ty luật Sài Gòn Minh Luật, Chế định bào chữa viên nhân dân - Nhìn từ lịch sử và hiện tại, Phan Trung Hoài, http://www.saigonminhluat.com/index.php?option=com_content&view=article&id= 2789:ch-nh-bao-cha-vien-nhan-dan-nhin-t-lch-s-va-hin-ti&catid=334:hinh-s-totung-hinh-s&Itemid=519, [truy cập ngày 20-8-2014] 7. Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội - Công ty Luật Minh Khuê, Những 'rào cản' với luật sư trong tố tụng, Hoàng Khuê, http://luatminhkhue.vn/tranh-tung/nhung-raocan-voi-luat-su-trong-to-tung.aspx, [truy cập ngày 26-9-2014] 8. Luật Hình Sự, Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự, Lê Cảm, http://luathinhsu.wordpress.com/2011/06/28/mot-so-van-de-ly-luan-chung-vecac-giai-doan-to-tung-hinh-su/, [truy cập ngày 4-8-2014] 9. Luật sư ngày nay, Luật sư bị làm khó: Chuyện… bình thường?, Nghĩa Nhân, http://www.luatsungaynay.vn/news/Nghien-cuu-trao-doi/Luat-su-bi-lam-khoChuyen-binh-thuong-78/, [truy cập ngày 26-9-2014] 10. Tìm kiếm luật sư, Những bất cập về việc xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa của luật sư trong vụ án hình sự, Hà Thị Thanh, http://www.timkiemluatsu.com/pages/12101194032944-Nhung-bat-cap-ve-viec-xinGVHD: Trần Hồng Ca Trang 82 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự cap-giay-chung-nhan-nguoi-bao-chua-cua-luat-su-trong-vu-an-hinh-su.html, [truy cập ngày 26-9-2014] 11. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Về khái niệm quyền bào chữa và việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, Hoàng Thị Sơn, http://tks.edu.vn/portal/detail/4708_66_0_Ve-khai-niem-quyen-bao-chua-va-viec bao-dam-quyen-bao-chua-cua-bi-can,-bi-cao.html?TabId=&pos=, [truy cập ngày 20-7-2014] 12. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Tội bức cung, tội dùng nhục hình – thực trạng và các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền của người bị tình nghi, bị can, bị cáo ở Việt Nam, Phạm Mạnh Hùng, http://tks.edu.vn/portal/detail/6707_66__Toi-buc-cung,-toi-dung-nhuc-hinh%E2%80%93-thuc-trang-va-cac-giai-phap-hoan-thien-nham-nang-cao-hieu-quatrong-viec-bao-ve-quyen-cua-nguoi-bi-tinh-nghi,-bi-can,-bi-cao-o-Viet-Nam.html, [truy cập ngày 26-9-2014] 13. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng, Quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong các bản Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam và một số giải pháp để đảm bảo thực hiện tốt quyền bào chữa của những người tham gia tố tụng, Trần Thị Ngọc Quỳnh, http://vienkiemsathaiphong.gov.vn/index.php/home/detail/1048/Quyen-bao-chuacua-nguoi-bi-bat--nguoi-bi-tam-giu--bi-can--bi-cao-trong-cac-ban-Hien-phap-cuanuoc-C, [truy cập ngày 4-8-2014] GVHD: Trần Hồng Ca Trang 83 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn [...]... vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam GVHD: Trần Hồng Ca Trang 22 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự CHƯƠNG 2 BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2.1 Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Quyền bào chữa trong giai đoạn. .. đoạn điều tra vụ án hình sự Cuối cùng trong Chương 1 đó là sự cần thiết của việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra, người viết trình bày khái niệm bảo đảm quyền bào chữa và ý nghĩa của việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra, từ đó có thể thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Với đề tài Bảo đảm quyền bào. .. việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra, qua đó thấy được sự cần thiết phải bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Chương 2: Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Trong Chương 2, người viết tập trung phân tích và làm rõ việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo quy định... sự 1.3.1 Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là việc người bị tạm giữ, bị can được Cơ quan điều tra bảo đảm cho mình quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, bên cạnh đó là được cử người bào chữa trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Thông qua việc được bảo đảm quyền bào chữa, .. .Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự những quan điểm về quyền bào chữa, lịch sử hình thành và phát triển chế định quyền bào chữa và vai trò của quyền bào chữa trong tố tụng hình sự Bên cạnh đó là trình bày về giai đoạn điều tra vụ án hình sự, bao gồm khái niệm, đặc điểm, các nhiệm vụ và ý nghĩa của giai đoạn điều tra vụ án hình sự Cuối Chương 1 là ý nghĩa của việc bảo đảm quyền. .. Hồng Ca Trang 3 SVTH: Nguyễn Hữu Nguyễn Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1 Khái quát chung về quyền bào chữa Bào chữa là một trong những quyền cơ bản và đặc trưng của mỗi công dân, bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự là nguyên tắc quan trọng của tố tụng hình sự xã hội... giai đoạn điều tra vụ án hình sự Ở Chương 3, người viết phân tích về một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra hiện nay, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó và đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Đề tài Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hính sự là... bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự , Chương 1 có ý nghĩa giúp ta hiểu được những kiến thức lý luận cơ bản về quyền bào chữa, giai đoạn điều tra và sự cần thiết phải bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Đó chính là nền tảng lý luận để bước vào Chương 2 với những nhận định, phân tích, bình luận chuyên sâu hơn về việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ. .. tụng hình sự Cụ thể người viết đã lần lượt trình bày về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và các biện pháp để bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Chương 3: Một số tồn tại trong việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa, nguyên nhân và những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai. .. điều tra và người bào chữa thì quá trình bào chữa mới diễn ra thuận lợi, nhanh chóng tìm ra được sự thật khách quan của vụ án, từ đó bảo đảm được quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra, đồng thời góp phần vào sự trong sạch, vững mạnh của nền pháp luật tố tụng hình sự nói riêng và nền Tư pháp nước ta nói chung 2.2 Biện pháp bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 2.2.1 Bảo đảm quyền ... sung 1.3 Sự cần thiết phải bảo đảm quyền bào chữa giai đoạn điều tra vụ án hình 1.3.1 Bảo đảm quyền bào chữa giai đoạn điều tra vụ án hình Bảo đảm quyền bào chữa giai đoạn điều tra vụ án hình việc... nghĩa việc bảo đảm quyền bào chữa giai đoạn điều tra, qua thấy cần thiết phải bảo đảm quyền bào chữa giai đoạn điều tra vụ án hình Chương 2: Bảo đảm quyền bào chữa giai đoạn điều tra vụ án hình theo... quyền bào chữa giai đoạn điều tra, từ thấy tầm quan trọng cần thiết phải bảo đảm quyền bào chữa giai đoạn điều tra vụ án hình Với đề tài Bảo đảm quyền bào chữa giai đoạn điều tra vụ án hình sự ,

Ngày đăng: 03/10/2015, 15:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan