pháp luật việt nam về bảo hộ người việt nam ở nước ngoài thực trạng và phương hướng hoàn thiện

57 465 1
pháp luật việt nam về bảo hộ người việt nam ở nước ngoài thực trạng và phương hướng hoàn thiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 2011 - 2015 ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths. KIM OANH NA Bộ Môn: Luật Thương Mại LÝ VĂN PHÚC MSSV: 5116011 Lớp: Luật Thương Mại-Khóa 37 Cần Thơ, tháng 11 năm 2014 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................... ................................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày tháng 11 năm 2014 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................... ................................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày tháng 11 năm 2014 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI VIỆT NAM VÀ BẢO HỘ NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI ........................................................................................... 3 1.1. Khái niệm về người Việt Nam và bảo hộ Người Việt Nam ở nước ngoài ................ 3 1.1.1. Khái niệm người Việt Nam ở nước ngoài ........................................................... 3 1.1.2. Bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài ................................................................ 4 1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc bảo hộ Người Việt Nam ở nước ngoài .......................... 6 1.2.1. Mục đích của việc bảo hộ Người Việt Nam ở nước ngoài ................................. 6 1.2.2. Ý nghĩa của việc bảo hộ Người Việt Nam ở nước ngoài .................................... 7 1.3. Khái quát tình hình Người Việt Nam ở nước ngoài .................................................. 8 1.3.1. Tình hình làm ăn, sinh sống, học tập, du lịch của người Việt Nam ở nước ngoài ........................................................................................................................... 8 1.3.2. Người Việt Nam có quốc tịch quốc gia sở tại hoặc quốc gia khác .................. 10 1.4. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển các quy định về bảo hộ công dân ở nước ngoài ........................................................................................................................... 11 1.4.1. Trong pháp luật quốc tế ..................................................................................... 11 1.4.2. Trong pháp luật Việt Nam ................................................................................. 15 CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI ..... 20 2.1. Cơ sở pháp lý về bảo hộ công dân ............................................................................. 20 2.1.1. Những quy định của pháp luật quốc tế ............................................................. 20 2.1.1.1. Những quy định trong các Công ước quốc tế ............................................. 20 2.1.1.2. Hiệp định giữa Việt Nam và quốc gia sở tại............................................... 22 2.1.2. Những quy định của pháp luật Việt Nam ......................................................... 24 2.1.2.1. Hiến pháp .................................................................................................... 24 2.1.2.2. Luật cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài .................................... 26 2.2. Quy định trách nhiệm của cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài............. 29 2.2.1 Bảo hộ lãnh sự..................................................................................................... 29 2.2.2 Thực hiện việc thăm lãnh sự .............................................................................. 29 2.2.3 Cấp đổi giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh ................................................ 30 2.2.4 Cấp thị thực ......................................................................................................... 31 2.2.5 Công chứng và chứng thực ................................................................................ 31 2.2.6 Đăng ký và quản lý hộ tịch ................................................................................. 32 2.2.7. Hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự ................................................ 32 2.2.8. Ủy thác tư pháp .................................................................................................. 33 2.2.9. Nhiệm vụ lãnh sự về thừa kế ............................................................................. 34 2.3. Quy định trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam ...................................................... 34 2.3.1 Cục lãnh sự .......................................................................................................... 34 2.3.2 Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................... 36 2.3.3. Cơ quan ngoại vụ các Tỉnh, Thành phố ........................................................... 36 2.4. Quy định trách nhiệm của quốc gia sở tại ................................................................ 37 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG, NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP BẢO HỘ NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI.......................................................... 38 3.1. Thực trạng bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài tại một số quốc gia .................. 38 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài .. 44 3.2.1. Những thuận lợi trong việc bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài ................. 44 3.2.2. Những khó khăn trong việc bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài ................ 45 3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài 47 3.3.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật .............................................................. 47 3.3.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện thực tiễn bảo hộ công dân ................................... 48 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngay từ xưa, trong lịch sử phát triển, các quốc gia đã có mối quan hệ hợp tác với nhau trong lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…để cùng tồn tại và phát triển. Đây được coi là nhu cầu tất yếu, bởi vì nếu không có mối quan hệ qua lại thì sẽ dẫn đến suy yếu. Xuất phát từ nhu cầu khách quan này, giữa các quốc gia đã cử cơ quan đại diện của mình đến quốc gia khác để thiết lập quan hệ ngoại giao và cùng giải quyết các vấn đề phát sinh. Nhu cầu này ngày càng cao nên đã hình thành các cơ quan đối ngoại ở các quốc gia như cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, phái đoàn thường trực của các nước tại các tổ chức quốc tế…Làm thế nào để các cơ quan đại diện ngoại giao thực hiện tốt nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả, nhanh chóng, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của Nhà nước, công dân, pháp nhân,…trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, bình đẳng quốc gia, tôn trọng pháp luật của nước cử và nước nhận đại diện, pháp luật quốc tế mà các bên là thành viên. Để giải quyết vấn đề đó, Công ước Viên về quan hệ lãnh sự 1963 (viết tắt là Công ước Viên 1963) đã được thông qua, theo đó tại Điều 5 quy định về chức năng của lãnh sự. Đây là Công ước có giá trị cao nhất trong quan hệ lãnh sự đã được hầu hết các nước tham gia. Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền, thế nên Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế phát triển của quan hệ quốc tế. Trong những năm qua, chúng ta đã từng bước chủ động hội nhập ngày càng toàn diện với thế giới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế quốc tế. Vì thế vai trò và uy tín của nước ta ngày càng được khẳng định và nâng cao trên trường quốc tế. Nhiệm vụ của lãnh sự là một trong những hoạt động quản lý nhà nước quan trọng trong lĩnh vực đối ngoại nhằm mục đích bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân, pháp nhân Việt Nam trong quan hệ với phía nước ngoài, phát triển thúc đẩy các quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế, lao động, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, giáo dục…giữa Việt Nam và các nước. Việt Nam đã tham gia Công ước Viên 1963, bên cạnh đó, Việt Nam cũng ban hành những văn bản có liên quan để điều chỉnh quan hệ này, trong đó quan trọng nhất là Luật cơ quan đại diện Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài năm 2009. Và để nắm rõ hơn về các quy chế pháp lý mà pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam quy định nhiệm vụ lãnh sự, bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài là như thế nào. Vì thế, người viết đã chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. GVHD: Ths. Kim Oanh Na -1- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Việc tìm hiểu và phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về hoạt động bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, người viết muốn làm rõ những quy định của pháp luật về bảo hộ công dân, đặc biệt là bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài. Từ đó, giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về những quy định về hoạt động bảo hộ công dân trong luật pháp quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Với đề tài này, người viết đã phân tích những quy định của Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự, Luật cơ quan đại diện Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài 2009. Người viết cũng đã hệ thống lại những khái niệm cơ bản về bảo hộ công dân. Bên cạnh đó là nêu lên thực trạng trong việc bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài; những thuận lợi và hạn chế của pháp luật, đồng thời nêu lên những kiến nghị, đề xuất của người viết. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Khi phân tích vấn đề này người viết kết hợp nghiên cứu, phân tích, so sánh, đánh giá những quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Chủ yếu dựa vào kiến thức có được trong quá trình học tập, nghiên cứu của bản thân và dựa vào các nguồn tài liệu như: văn bản pháp luật quốc tế và Việt Nam, giáo trình, tập bài giảng, sách, báo, tạp chí nghiên cứu quốc tế, các thông tin từ truy cập Internet… 5. Bố cục đề tài Lời nói đầu Nội dung gồm 3 chương:  Chương 1: Khái quát chung về người Việt Nam và bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài  Chương 2: Pháp luật về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài  Chương 3: Thực trạng, những thuận lợi, khó khăn và giải pháp bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài Kết luận GVHD: Ths. Kim Oanh Na -2- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI VIỆT NAM VÀ BẢO HỘ NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI 1.1. Khái niệm về người Việt Nam và bảo hộ Người Việt Nam ở nước ngoài 1.1.1. Khái niệm người Việt Nam ở nước ngoài Dân cư là một trong những bộ phận cấu thành nên một quốc gia, dân cư của một quốc gia không chỉ bao gồm công dân của nước đó mà còn có người có quốc tịch nước ngoài, người có hai hay nhiều quốc tịch và người không quốc tịch. Sở dĩ có tình trạng công dân của một nước này lại làm ăn, sinh sống ở một nước khác là do có hiện tượng di dân. Di dân không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà là sản phẩm của đời sống kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị, văn hoá trong từng thời đại. Ngày nay, di dân thế giới là hệ quả của quá trình toàn cầu hoá. Dòng người Việt Nam di cư ra nước ngoài cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Người Việt Nam ra nước ngoài định cư từ rất sớm, cư trú ở những địa bàn khác nhau về địa lý và chính trị. Từ đó đã tạo nên cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đa dạng và phức tạp. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì vấn đề quốc tịch hết sức quan trọng. Việc họ còn hay không còn giữ quốc tịch Việt Nam cũng như đã được nhập quốc tịch nước ngoài hay chưa có ảnh hưởng trực tiếp đến địa vị pháp lý của họ. Trước đây, thuật ngữ “Việt kiều”, “Người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài”, “Người Việt Nam ở nước ngoài” được sử dụng để chỉ khái niệm “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Nghị định số 84-HĐBT ngày 28 tháng 7 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Việt Kiều Trung ương là văn bản đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Từ đó đến nay thuật ngữ này được dùng thống nhất ở các văn bản pháp luật khác. Theo nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”1. Khái niệm này còn được khẳng định lại tại Luật quốc tịch Việt Nam “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”2. Như vậy, theo khái niệm trên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm hai loại là công dân Việt Nam: là những người có quốc tịch Việt Nam; Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. 1 Khoản 3 Điều 3 Nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. 2 Khoản 3 Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -3- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện 1.1.2. Bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài Bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài, khi các quyền và lợi ích này bị xâm hại ở nước ngoài đó, đồng thời bao gồm cả các hoạt động giúp đỡ về mọi mặt mà nhà nước dành cho công dân của nước mình đang ở nước ngoài, kể cả trong trường hợp không có hành vi xâm hại nào tới các công dân của nước này. Theo định nghĩa trên thì bảo hộ công dân có thể bao gồm các hoạt động có tính công vụ như cấp phát hộ chiếu, giấy tờ hành chính hoặc các hoạt động mang tính giúp đỡ, như trợ cấp tài chính cho công dân khi họ gặp khó khăn, phổ biến các thông tin cần thiết cho công dân nước mình tìm hiểu về nước mà họ có dự định tới vì nguyện vọng cá nhân cho đến các hoạt động có tính phức tạp hơn như thăm hỏi lãnh sự công dân bị bắt, bị giam hoặc tiến hành các hoạt động bảo vệ và đảm bảo cho công dân nước mình được hưởng những quyền lợi và lợi ích tối thiểu theo quy định của nước sở tại hoặc theo pháp luật quốc tế3. Việc quy định cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền bảo hộ công dân là hoàn toàn do luật quốc gia của nước hữu quan quy định. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều giao nhiệm vụ theo dõi, thực hiện bảo hộ công dân cho Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giao là cơ quan giám sát các hoạt động bảo hộ công dân của các cơ quan đại diện của nước mình ở nước ngoài đồng thời là cơ quan trực tiếp thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các quy định pháp luật mới về bảo hộ ngoại giao, đảm bảo việc bảo hộ ngoại giao luôn đạt hiệu quả. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước chính phủ về các hoạt động bảo hộ công dân trong nước cũng như ngoài nước. Trong trường hợp vấn đề bảo hộ ngoại giao cần giải quyết có liên quan tới các bộ, các ngành khác trong chính phủ thì bộ ngoại giao có trách nhiệm phối hợp hoạt động với các bộ, ngành có liên quan để giải quyết và báo cáo lại với Quốc hội4. Theo nguyên tắc chung, việc bảo hộ công dân nước mình ở nước ngoài thuộc về các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của nước cử đại diện tại nước nhận đại diện. Việc bảo hộ công dân do các cơ quan đại diện thực hiện được ghi nhận trong các Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự. Theo Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao thì chức năng chính của một đoàn ngoại giao có chức năng là “Bảo vệ quyền lợi của Nước cử đi và của công dân Nước cử đi tại Nước tiếp nhận trong phạm vi cho phép của luật quốc tế” 5. Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và của công dân Việt Nam tại nước tiếp nhận, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để họ thường xuyên giữ quan hệ gắn bó với gia đình, quê hương, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Ts Lê Mai Anh (chủ biên): Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, tr.124 Ts Lê Mai Anh (chủ biên): Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, tr.125 5 Điểm b, Khoản 1 Điều 3 Công ước Viên 1961 3 4 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -4- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Thẩm quyền này còn thuộc về cơ quan lãnh sự. Theo Công ước Viên 1963 thì các chức năng lãnh sự đối với hoạt động bảo hộ công dân được quy định gồm có: bảo vệ tại nước tiếp nhận lãnh sự các quyền lợi của nước lãnh sự và của người dân nước đó, cá nhân cũng như pháp nhân trong phạm vi luật quốc tế quy định; cứu trợ và giúp đỡ những công dân, cá nhân cũng như pháp nhân của nước cử lãnh sự; bảo vệ lợi ích của người dân, cá nhân cũng như pháp nhân của nước cử lãnh sự trong trường hợp có thừa kế di sản trên lãnh thổ nước tiếp nhận lãnh sự, theo đúng luật lệ của nước tiếp nhận lãnh sự; trong phạm vi luật lệ của nước tiếp nhận lãnh sự cho phép, bảo vệ quyền và lợi ích của những vị thành niên và những người không đủ năng lực mà là người dân của nước cử lãnh sự6. Khi tiến hành các hoạt động bảo hộ công dân, các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải dựa trên cơ sở pháp lý là các văn bản pháp luật quốc gia về bảo hộ công dân và các điều ước quốc tế hữu quan về bảo hộ công dân. Tùy thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh, vụ việc cụ thể, quốc gia sẽ tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân thích hợp từ đơn giản đến phức tạp, từ các biện pháp hành chính, pháp lý đến các biện pháp tư pháp đơn thuần. Các biện pháp hành chính, pháp lý thường được áp dụng để hỗ trợ, giúp đỡ công dân ở nước ngoài như cấp hộ chiếu, hỗ trợ tiền, hiện vật...tiếp nhận đăng kí khai sinh, khai tử, kết hôn, hướng dẫn các thủ tục pháp lý liên quan đến lý lịch tư pháp, chứng nhận quốc tịch, kế thừa tài sản tại nước sở tại, bảo vệ người chưa thành niên, người không đủ năng lực hành vi dân sự, đặc biệt trong trường hợp lập sự giám hộ hoặc ủy thác tư pháp tài sản đối với họ; bố trí đại diện cho công dân mình trước Tòa án và các cơ quan khác của nước sở tại... Ngoài các biện pháp nói trên, đối với những vụ việc phức tạp, quốc gia có thể thực hiện các biện pháp ngoại giao như gửi công hàm đề nghị, phản đối hành vi của nước sở tại; hoặc đưa vụ việc ra thảo luận, giải quyết trước các cơ quan tổ chức quốc tế, giải quyết bằng Tòa án công lý quốc tế, trọng tài quốc tế, trừng phạt, cấm vận kinh tế... Ở Việt Nam, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, Nhà nước ta đã ký kết hoặc tham gia nhiều điều ước quốc tế, thể chế hóa nhiều văn bản pháp luật. Đến nay, Chính phủ đã đặt khoảng 100 cơ quan đại diện ở khắp các châu lục. Bộ Ngoại giao quán triệt công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài là một trong những trọng tâm công tác của Bộ và của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát ký kết Hiệp định lao động với các nước: Lào năm 1995, Oman năm 2007, Qatar năm 2008, Liên Bang Nga năm 2008, Kazakstan năm 2008, UAE năm 2009, Canada năm 2010… Đây là những hành lang pháp lý quan trọng, là cơ sở để bảo hộ quyền và lợi ích 6 Điều 3 Công ước Viên 1963 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -5- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính đáng của người lao động Việt Nam ở nước ngoài7. Với bộ máy này, công tác bảo hộ, giúp đỡ công dân ở nước ngoài đã và chắc chắn sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong nghị quyết của Bộ Chính trị về người Việt Nam ở nước ngoài, Đảng ta nhấn mạnh: Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn sinh sống, hội nhập vào đời sống xã hội nước sở tại, đồng thời duy trì quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước; đổi mới và đa dạng hóa các phương thức vận động, các hình thức tập hợp với mục đích đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, khuyến khích những hoạt động hướng về Tổ quốc của bà con, nhất là của thế hệ trẻ trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với pháp luật và phong tục tập quán nước sở tại; hỗ trợ các dự án của người Việt Nam ở nước ngoài nhằm mục tiêu trên. Theo Hiến pháp “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”8. Do đó các cơ quan nhà nước ở trong nước, cơ quan đại diện ở nước ngoài có trách nhiệm thi hành các biện pháp cần thiết, phù hợp với pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ người Việt Nam ở nước ngoài. 1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc bảo hộ Người Việt Nam ở nước ngoài 1.2.1. Mục đích của việc bảo hộ Người Việt Nam ở nước ngoài Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Các cơ quan nhà nước, cơ quan đại diện có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi chính đáng phù hợp với pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia sở tại, với mục đích: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân nước mình tại nước tiếp nhận lãnh sự trong phạm vi pháp luật quốc tế. Cấp hộ chiếu và giấy thông hành cho công dân nước mình; cấp thị thực và các giấy tờ cần thiết khác cho những người muốn đến nước cử lãnh sự. Thực hiện chức năng hành chính và công chứng đối với công dân và pháp nhân của quốc gia mình. Thăm hỏi, tiếp xúc và áp dụng các biện pháp bảo đảm đại diện pháp lý cho công dân nước mình bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ…ở nước sở tại. Tuyên truyền, giới thiệu chính sách và pháp luật Việt Nam liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài. Tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình cộng đồng và công tác vận động, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. 7 Sở ngoại vụ tỉnh An Giang: Bảo hộ công dân Chủ động, Nhanh chóng và Hiệu quả http://songoaivu.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN3Q1d DA09vCycXF7NAYx8nE_2CbEdFACIuvEM!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/songoaivu2/song oaivusite/lanhsu/tinlanhsu/fgfgfgffgfgf, [truy cập ngày 20-8-2014] 8 Khoản 1 Điều 18 Hiến pháp 2013 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -6- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chính sách, biện pháp thích hợp nhằm duy trì sự gắn bó của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương, đất nước; khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn bản sắc dân tộc, tham gia hoạt động trên các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước. Tạo điều kiện và hỗ trợ cho người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, hội nhập với xã hội tại quốc gia tiếp nhận; kiến nghị biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam, ngăn ngừa hành động phân biệt đối xử đối với cộng đồng người Việt Nam ở quốc gia tiếp nhận . Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hình thức khen thưởng thích hợp đối với tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích xuất sắc trong hoạt động xây dựng cộng đồng và đóng góp xây dựng đất nước. 1.2.2. Ý nghĩa của việc bảo hộ Người Việt Nam ở nước ngoài Bảo hộ công dân chủ yếu mang tính chất hành chính - pháp lý quốc tế. Được thiết lập trong hoạt động đối ngoại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức nước mình ở quốc gia khác. Trước tiên, bảo hộ công dân thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa công dân và Nhà nước, khẳng định rằng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Xác định địa vị pháp lí của người Việt Nam ở nước ngoài dựa trên pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế cũng như pháp luật tại quốc gia sở tại. Tạo tiền đề cho các mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. Bảo hộ công dân còn là cầu nối cho hợp tác phát triển kinh tế trong mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia. Góp phần giới thiệu văn hóa quốc gia ra trường quốc tế, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, củng cố thêm niềm tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài. Không những thế, đây còn là điều kiện hợp tác quốc tế về khoa học, kỹ thuật, giáo dục. Tạo điều kiện để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật nước sở tại. Đảng và Nhà nước mong muốn, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chăm lo xây dựng cuộc sống, làm ăn thành đạt, nêu cao tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam, đoàn kết đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước bà con sinh sống với nước nhà, tùy theo khả năng và điều kiện của mỗi người góp phần xây dựng quê hương đất nước, chủ động đấu tranh với các biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc. GVHD: Ths. Kim Oanh Na -7- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện 1.3. Khái quát tình hình Người Việt Nam ở nước ngoài 1.3.1. Tình hình làm ăn, sinh sống, học tập, du lịch của người Việt Nam ở nước ngoài Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dần hoàn thiện hệ thống pháp luật để giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi đối với người Việt Nam ở nước ngoài, như: Nghị quyết 08, ngày 29/11/1993 của Bộ Chính trị về chính sách và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Chỉ thị số 55-CT/TW, ngày 23/3/1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết 08, Nghị quyết số 36/NQ-TW, ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị, về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Quyết định số 110/QĐ-TTg, ngày 23/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ thông qua Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết 36. Chính phủ cũng đã quyết định đổi tên Ban Việt kiều Trung ương thành Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài như một cơ quan quản lý trực thuộc Chính phủ. Nghị quyết 36/NQ-TW của Bộ Chính trị khẳng định: “Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước”. Để huy động được hết mọi tiềm năng của người Việt Nam ở nước ngoài, Nghị quyết 36 còn nhấn mạnh: “Đảng và Nhà nước mong muốn, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại, chăm lo xây dựng cuộc sống, làm ăn thành đạt, nâng cao tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, đoàn kết, đùm bọc yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước bà con sinh sống với nước nhà, tùy theo khả năng và điều kiện của mỗi người góp phần xây dựng quê hương đất nước, chủ động đấu tranh với các biểu hiện cố tình đi ngược lại với lợi ích chung của dân tộc”. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện có gần 4 triệu người làm ăn, sinh sống rải rác ở các nước và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% ở các nước công nghiệp phát triển, như Bắc Mỹ, Oxtraylia, Tây Âu, Nga và các nước Đông Âu, các nước Châu Á như: Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Trung Quốc... Phần đông bà con có cuộc sống ngày càng ổn định và hòa nhập vào xã hội nơi cư trú, có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước sở tại. Cuộc sống cũng như các hoạt động khác nhau của cộng đồng Việt kiều sẽ có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau tới mối quan hệ giữa các nước sở tại với Việt Nam. Bên cạnh đó, trong những năm qua, hàng trăm ngàn người Việt Nam đã ra nước ngoài lao động, học tập, tu nghiệp, đoàn tụ gia đình, hình thành các cộng đồng người Việt Nam đáng kể ở một số địa bàn như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia,… So với cộng đồng ngoại kiều khác, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một cộng đồng trẻ, năng động, nhanh chóng hòa nhập vào xã hội nước sở tại và có xu hướng định cư lâu dài ở những nước như Mỹ, Oxtraylia, Canađa và các nước Tây Âu. Trong khi GVHD: Ths. Kim Oanh Na -8- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện phần lớn người Việt Nam ở Đông Âu và Nga vẫn coi cuộc sống ở nước sở tại là tạm cư với mục đích làm ăn kinh tế là chính, khi có điều kiện sẽ trở về nước sinh sống. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là cộng đồng khá phức tạp về thành phần xã hội, phức tạp về xu hướng chính trị và đa dạng về nghề nghiệp, tôn giáo… bị chi phối, phân hóa bởi sự khác biệt về giai tầng xã hội, hoàn cảnh ra đi khỏi đất nước, địa bàn nơi cư trú và đặc biệt là chính kiến rất khác nhau, đa dạng. Tính liên kết, gắn bó ở một số cộng đồng không cao, do sinh sống phân tán, rất khó tập trung liên kết. Ở một số nước, chính quyền có chủ trương bố trí cho cộng đồng ngoại kiều sinh sống phân tán, nhỏ lẻ để dễ quản lý. Việc duy trì tiếng mẹ đẻ và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống đang là thách thức lớn đối với những thế hệ tiếp sau của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Dù được coi là hòa nhập thành đạt nhanh ở Mỹ và phương Tây, nhưng tiềm lực kinh tế của cộng đồng người Việt còn hạn chế, thu nhập nhìn chung còn thấp so với mức bình quân của người bản xứ. Nhiều người Việt có cuộc sống ổn định song vẫn phải nhờ vào trợ cấp xã hội9. Qua nhiều cách tiếp cận khác nhau cho thấy, tiềm lực chất xám, trí tuệ của cộng đồng người Việt ở nước ngoài là đáng kể, nhất là ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Nga, Đông Âu. Nhiều người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ đại học, trên đại học và công nhân kỹ thuật bậc cao, có thông tin kiến thức cập nhật về khoa học và công nghệ, về kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng chỉ số học vấn trung bình hiện nay của người Việt vẫn còn thấp. Trên thực tế, nhiều người Việt Nam ở nước ngoài đã đạt được các vị trí quan trọng trong các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, doanh nghiệp, các công ty quốc tế lớn. Rõ ràng một thế hệ trí thức mới những người có nguồn gốc Việt Nam đang hình thành và phát triển, chủ yếu ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Oxtraylia, họ tham gia vào nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ và kinh tế mũi nhọn, như: công nghệ thông tin và truyền thông, điện tử, vật liệu mới, công nghệ sinh học, chế tạo máy, tự động hóa, năng lượng nguyên tử, quản lý kinh tế, ngân hàng, chứng khoán… Tuy nhiên, việc thu hút cũng như sự đóng góp của bà con vào công cuộc xây dựng đất nước, nhất là của giới trí thức chưa phản ánh đúng tiềm năng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Nếu có cơ chế, chính sách phù hợp và có những biện pháp có hiệu quả trong công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài thì đội ngũ gần 4 triệu Việt kiều sẽ là những cầu nối hết sức quan trọng không chỉ phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà còn phục vụ cho cả việc tăng cường tình hữu nghị giữa nước Việt Nam với các nước khác trên thế giới, đặc biệt là phát huy vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tuyên truyền đường lối đối ngoại của Đảng và chủ trương đại đoàn kết dân tộc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. 9 Bộ Ngoại giao Việt Nam: Cục Lãnh sự, http://dicu.gov.vn/CMSPages/BaiViet/Default.aspx?IDBaiViet=1567 [truy cập ngày 15-8-2013 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -9- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện 1.3.2. Người Việt Nam có quốc tịch quốc gia sở tại hoặc quốc gia khác Tình hình quốc tịch của người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể xem xét theo các khu vực: các nước Đông Âu, các nước châu Á và các nước phương Tây. Ở các nước Đông Âu: cộng đồng người Việt Nam ở các nước Đông Âu được hình thành chủ yếu vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Hầu hết họ sang Đông Âu để làm việc, học tập rồi ở lại hoặc một số khác thì đi theo con đường du lịch, thăm thân nhân. Họ ra đi hợp pháp nhưng sau đó ở lại quá hạn và trở thành cư trú bất hợp pháp. Do những nguyên nhân khác nhau như bị mất giấy tờ, không được cấp giấy tạm trú, không được phép đăng ký cư trú nên hiện có khoảng 80% người Việt Nam ở các nước này không có quy chế định cư hoặc giấy tờ hợp pháp. Trong số còn lại có quy chế định cư và giấy tờ hợp pháp thì cũng chỉ có một số ít là có quốc tịch của nước sở tại. Chính điều này đã khiến cho cuộc sống của họ không ổn định và gặp nhiều khó khăn. Ở các nước châu Á: Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á: Lào, Campuchia, Thái Lan…là những nước làng giềng lân cận với Việt Nam, do đó có khá đông người Việt Nam sang định cư tại các nước này. Do chính sách của các nước sở tại đối với người nước ngoài không giống nhau nên địa vị pháp lý của người Việt Nam ở từng nước đó cũng khác nhau. Chẳng hạn ở Lào, do được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của Chính phủ Lào nên cộng đồng người Việt ở Lào đã ổn định cuộc sống, được hưởng quy chế cư trú và hơn nửa trong số đó đã được nhập quốc tịch Lào. Trong khi đó, tại Campuchia, địa vị pháp lý của người Việt Nam không rõ ràng, phần lớn không có giấy tờ tuỳ thân hợp pháp, chỉ có một số lượng ít người Việt có quốc tịch Campuchia. Chính vì vậy, cuộc sống của họ chưa thật sự ổn định. Tại một số nước khác thuộc khu vực châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan cũng có khá đông người Việt định cư. Phần lớn trong số này là các cô dâu Việt lấy chồng người Hàn Quốc hoặc Đài Loan rồi theo chồng về nước định cư Hôn nhân Việt - Hàn có xu hướng gia tăng đáng kể, số liệu thống kê theo thời gian cho thấy sự gia tăng nhanh chóng. Trước năm 2004, số cuộc hôn nhân chỉ là 560, đến năm 2005 là 1.500, năm 2006 là 20.000, năm 2007 là 25.000 và tính đến cuối năm 2009 là 35.000. Số phụ nữ lấy chồng ở Hàn Quốc xin thôi quốc tịch Việt Nam năm 2007 là 273 trường hợp, năm 2008 là 543 trường họp. Số liệu thống kê những năm gần đây về chuyển đổi quốc tịch chưa được thống kê đầy đủ. Một số người hiện nay bị rơi vào tình trạng không quốc tịch do đã xin thôi quốc tịch Việt Nam nhưng chưa nhập quốc tịch hoặc bị từ chối nhập quốc tịch Hàn Quốc. Hệ quả là quyền và lợi ích chính đáng của họ không được bên nào bảo hộ hoặc hỗ trợ khi cần thiết. Cùng với Hàn Quốc, Đài Loan là nơi có khá đông cô dâu Việt Nam sinh sống. Tính đến tháng 06/2010 đã có trên 80.000 phụ nữ Việt Nam kết hôn với đàn ông Đài Loan. Tại đây, các công ty môi giới hôn nhân với người nước ngoài hoạt động hợp pháp, được Chính GVHD: Ths. Kim Oanh Na -10- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện phủ cấp phép và thu phí môi giới khá cao. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thương mại hóa các cuộc hôn nhân Đài - Việt. Ở các nước phương Tây: Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tại các nước tư bản phát triển chiếm số lượng lớn nhất, khoảng 4/5 tổng số người Việt Nam ở nước ngoài trên toàn thế giới. Người Việt Nam ở khu vực này phần đông đã có quốc tịch nước sở tại (70-80%) do thủ tục xin nhập quốc tịch các nước này ít phức tạp, không đòi hỏi phải xin thôi quốc tịch gốc, chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn theo luật nhập cư là có thể được nhập tịch (ví dụ: Mỹ, Pháp…). Riêng đối với Cộng hoà liên bang Đức, pháp luật về quốc tịch của Đức quy định người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Đức thì phải thôi quốc tịch mà họ đang có. Do đó, hàng năm, số người Việt Nam định cư ở Đức xin thôi quốc tịch Việt Nam khá nhiều. Như vậy, ngoại trừ số người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước sở tại thì hiện nay, còn nhiều người vừa có quốc tịch Việt Nam, vừa có quốc tịch nước ngoài. Việc họ vẫn còn quốc tịch Việt Nam khi đã được nhập quốc tịch nước ngoài là do nước mà họ định cư công nhận 2 quốc tịch hoặc chấp nhận 2 quốc tịch trên thực tế. Trong khi đó, trong cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài này vẫn có một bộ phận chỉ có quốc tịch Việt Nam mà chưa được nhập quốc tịch nước sở tại. Số này chủ yếu sống ở Nga, các nước Đông Âu và những người ra đi hợp pháp đang định cư ở các nước phương Tây. Hầu hết họ đã được Việt Nam cấp đổi hộ chiếu trừ những người vượt biên hoặc ra đi bất hợp pháp. Những người này đã được nước sở tại cấp giấy chứng nhận quy chế ngoại kiều, giấy thông hành tỵ nạn…Đến nay, một số người không có giấy tờ gì, sống bất hợp pháp hoặc rơi vào tình trạng không quốc tịch, nhất là ở Nga và các nước Đông Âu. Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận đã xin thôi quốc tịch Việt Nam để được gia nhập quốc tịch của nước sở tại như: Lào, Séc, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức… 1.4. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển các quy định về bảo hộ công dân ở nước ngoài 1.4.1. Trong pháp luật quốc tế Theo một số học giả luật quốc tế, vấn đề bảo hộ công dân là lĩnh vực mới trong quan hệ quốc tế, vì cho đến trước thế kỷ thứ XVIII, việc bảo hộ công dân ở nước ngoài chưa được đặt ra trong quan hệ quốc tế. Đến thế kỷ XVIII, do quan hệ thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu về bảo hộ người nước ngoài và tài sản của họ mới xuất hiện trong quan hệ giữa các quốc gia. Năm 1794 Hiệp ước Jay được ký kết giữa Mỹ và Anh đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế - thời kỳ sử dụng các cơ quan trọng tài quốc tế như là phương tiện để giải quyết các tranh chấp thường xuyên phát sinh trong quá trình bảo hộ ngoại giao. Bước sang thế kỷ XIX, thương mại quốc tế và cách mạng khoa học kỹ thuật có bước phát triển đột biến. Giao lưu giữa các thể nhân, pháp nhân của các quốc gia tăng lên GVHD: Ths. Kim Oanh Na -11- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện đáng kể. Bảo hộ ngoại giao trở thành công cụ của các nước mạnh ở Châu Âu thường sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác ở Châu Mỹ La tinh, Châu Phi. Trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, bảo hộ công dân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia, đặc biệt giữa các nước châu Âu với các nước Châu Phi-Mỹ La tinh. Trong nhiều trường hợp bảo hộ công dân đã dẫn đến can thiệp bằng vũ lực để giải quyết vấn đề tranh chấp. Hàng loạt cơ quan trọng tài quốc tế ra đời theo điều ước quốc tế song phương trong khoảng thời gian trên. Sau khi Thế chiến lần thứ I kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đưa vấn đề pháp điển hóa luật quốc tế, trong đó có các quy phạm về bảo hộ ngoại giao ra bàn hội nghị quốc tế tại Lahaye, bắt đầu từ ngày 13/03/1930. Tuy nhiên, Hội nghị đã không thể đưa ra tiếng nói chung. Vì vậy, vấn đề bảo hộ ngoại giao chủ yếu được điều chỉnh tại các điều ước quốc tế song phương có liên quan và các tập quán quốc tế được hình thành và áp dụng rộng rãi trong vấn đề này. Trước hết, quyền công dân cũng là quyền con người, các quy định về bảo vệ quyền con người suy cho cùng vẫn dùng để bảo vệ quyền công dân. Và khi thực hiện việc bảo vệ quyền công dân là đã thực hiện việc bảo hộ công dân ở nước ngoài. Những tư tưởng triết học về quyền con người ở Châu Âu thời kỳ Phục Hưng đã có ảnh hưởng quan trọng đến sự ra đời của những văn bản pháp luật về quyền con người ở một số nước của châu lục này, cũng như đến hai cuộc cách mạng nổi tiếng thế giới nổ ra vào cuối những năm 1700 ở Mỹ và Pháp. Hai cuộc cách mạng này đã có những đóng góp rất to lớn vào sự phát triển của tư tưởng và quá trình lập pháp về quyền con người không chỉ ở hai nước Mỹ và Pháp mà còn trên toàn thế giới. Trong cuộc cách mạng thứ nhất, năm 1776, mười ba thuộc địa ở Bắc Mỹ đã tuyên bố độc lập với đế chế Anh thông qua một văn bản có tên là Tuyên ngôn độc lập , trong đó khẳng định rằng : “… mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Mặc dù không phải văn kiện pháp lý đầu tiên trên thế giới đề cập đến vấn đề này, tuy nhiên, Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ có thể coi là sự xác nhận chính thức đầu tiên trên phương diện nhà nước về quyền con người. Đánh giá về văn kiện này, Các Mác đã cho rằng, nước Mỹ là nơi lần đầu tiên xuất hiện ý tưởng về nền cộng hoà dân chủ vĩ đại, nơi đã tuyên bố bản tuyên ngôn đầu tiên về quyền con người. Trong cuộc cách mạng thứ hai, vào năm 1789, nhân dân Pháp, mà chủ yếu là thợ thuyền, trí thức và một số thị dân, đã đứng lên lật đổ chế độ phong kiến, thành lập nền cộng hòa đầu tiên, đồng thời công bố bản Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền nổi tiếng của Pháp. Điều 1 bản Tuyên ngôn này khẳng định : “Người ta sinh ra và sống tự do và bình đẳng về các quyền …”. Đặc biệt, không dừng lại ở những nguyên tắc, ý tưởng như Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền 1789 đã xác định một loạt các quyền cơ bản của con người như quyền tự do và bình đẳng, quyền sở GVHD: Ths. Kim Oanh Na -12- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện hữu, được bảo đảm an ninh và chống áp bức, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền không bị bắt giữ trái phép, quyền được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội, quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, quyền tự do ngôn luận, quyền tham gia ý kiến vào công việc nhà nước…, đồng thời đề cập đến những biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện các quyền này. Điều đó chứng tỏ những tư tưởng về quyền con người đã thẩm thấu một cách nhanh chóng và gây ra những biến động xã hội rất to lớn ở châu lục này. Nó cũng chứng tỏ rằng, giai cấp tư sản đã nhận thấy, nắm lấy và tận dụng triệt để quyền con người như là một phương tiện hữu hiệu trong cuộc đấu tranh giành quyền lực với giai cấp phong kiến. Tuy nhiên, quyền con người chỉ thực sự nổi lên như một vấn đề ở tầm quốc tế từ những năm đầu của thế kỷ XIX, cùng với cuộc đấu tranh nhằm xoá bỏ chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ diễn ra rất mạnh mẽ và liên tục tới tận cuối thế kỷ đó và phong trào đấu tranh đòi cải thiện điều kiện sống cho người lao động và bảo vệ nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang thế thới. Vào năm 1864, Hội nghị ngoại giao quốc tế đầu tiên họp ở Giơnevơ (Thuỵ Sĩ) đã thông qua Công ước về cải thiện điều kiện của người bị thương trong các cuộc chiến trên trên bộ (Công ước Giơnevơ thứ I). Năm 1899, Hội nghị hoà bình quốc tế họp ở Lahaye (Hà Lan) đã thông qua Công ước về các luật lệ và tập quán trong chiến tranh. Đây là những văn kiện đầu tiên của luật nhân đạo quốc tế - ngành luật mà tuy chỉ giới hạn trong việc bảo vệ những nạn nhân chiến tranh trong hoàn cảnh xung đột vũ trang, nhưng chứa đựng những giá trị và quy phạm có quan hệ chặt chẽ với luật quốc tế về quyền con người ở giai đoạn sau này Vào những năm đầu của thế kỷ XIX, cùng với việc thành lập Hội quốc liên và Tổ chức Lao động quốc tế, quyền con người càng trở thành một vấn đề có tầm quốc tế rộng lớn. Cả hai tổ chức này đã nâng nhận thức và các hoạt động về quyền con người lên một mức độ mới. Tổ chức Lao động quốc tế, trong Điều lệ của mình, đã khẳng định, hoà bình trên thế giới chỉ có thể được thực hiện nếu được dựa trên cơ sở bảo đảm công bằng xã hội cho tất cả mọi người. Trong Thoả ước của Hội quốc liên, các nước thành viên tuyên bố chấp nhận nghĩa vụ bảo đảm, duy trì sự công bằng và các điều kiện nhân đạo về lao động cho đàn ông, phụ nữ và trẻ em cũng như bảo đảm sự đối xử xứng đáng với những người bản xứ tại các thuộc địa của họ. Cũng trong thời kỳ này, một loạt văn kiện khác của luật nhân đạo quốc tế đã được thuông qua trong hội nghị Lahaye, tại các Hội nghị của Hội Chữ Thập đỏ quốc tế (ICRC) và Hội Quốc liên, bổ sung những bảo đảm rộng rãi hơn với các quyền con người trong hoàn cảnh chiến tranh và xung đột vũ trang. Cũng trong thời kỳ này, cuộc Cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới nổ ra ở nước Nga vào tháng 10 năm 1917, mở ra một chương mới trong lịch sử chính trị quốc tế, đồng thời tạo ra những biến chuyển quan trọng trong tư tưởng và thực tiễn về quyền con người. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trong những thập kỷ 1940 đến 1980 của thế kỷ trước, các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá được đề cao, và đặc biệt, các quyền độc GVHD: Ths. Kim Oanh Na -13- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện lập và tự quyết của các dân tộc được cổ vũ. Đây là những quyền con người mà trước đó đã không hoặc rất ít được đề cập trên các diễn đàn quốc tế. Sau chiến tranh thế giới thứ II, việc Liên Hợp quốc ra đời, thông qua Hiến chương (24/10/1945), Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (10/12/1948) và hai công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hoá (năm 1966) đã chính thức khai sinh ra ngành luật quốc tế về quyền con người, đặt nền móng cho việc tạo dựng một nền văn hoá quyền con người, nền văn hoá mới và chung của mọi dân tộc trên trái đất. Mặc dù ngay sau khi Liên Hợp quốc được thành lập cho đến cuối thập kỷ 1970, cuộc Chiến tranh lạnh trên thế giới phần nào ảnh hưởng đến những nỗ lực quốc tế trên lĩnh vực này, song cho đến ngày nay, một hệ thống hàng trăm văn kiện quốc tế về quyền con người đã được thông qua, một cơ chế quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đã được hình thành, biến quyền con người thành một trong các yếu tố chính trị chi phối các quan hệ quốc tế. Hội nghị thế giới về quyền con người năm 1993 đánh dấu một bước ngoặt trong những nỗ lực thúc đẩy các quyền con người trên thế giới sau những trì trệ ở thời kỳ “Chiến tranh lạnh”. Hội nghị đã khẳng định mối liên hệ không thể tách rời giữa dân chủ, phát triển và quyền con người cũng như giữa các quyền con người về dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hoá. Hội nghị đã thiết lập “một khuôn khổ mới cho việc đối thoại, hợp tác và phối hợp của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực quyền con người” mà cho phép thúc đẩu một cách thực sự hiệu quả các quyền con người ở tất cả các cấp độ địa phương, quốc gia khu vực và quốc tế. Tại hội nghị này, các đại biểu đã nhất trí thông qua Tuyên bố Viên kèm theo Chương trình hành động chung về quyền con người, với các mục tiêu rất cụ thể, trong đó đưa ra những biện pháp mới mang tính lịch sử để thúc đẩy và bảo vệ các quyền của phụ nữ, trẻ em, người bản địa và để tăng cường năng lực của hệ thống Liên hợp quốc trong việc giám sát sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về quyền con người trên thế giới… Cùng với Hội nghị Viên, những phát triển gần đây trên lĩnh vực quyền con người bao gồm việc thành lập các toà án hình sự quốc tế lâm thời và thường trực để xét xử các tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại, tội diệt chủng và tội xâm lược và việc thành lập Hội Đồng Liên Hợp quốc về quyền con người (năm 2006, thay thế cho Uỷ ban của Liên hợp quốc về quyền con người trước đó) đã làm cho cuộc đấu tranh vì quyền con người thực sự phát triển trên phạm vi toàn cầu với một cơ sở pháp lý vững chắc, được mở rộng không ngừng cả về nội dụng và mức độ bảo đảm. Song song và làm nền tảng cho tiến trình phát triển đó, dòng tư tưởng, lý thuyết về quyền con người cũng ngày càng được củng cố và phát triển, đi sâu làm rõ những khía cạnh thực tiễn của quyền con người, biến quyền con người trở thành một trong những khái niệm được đề cập, chấp nhận và cổ vũ một cách rộng khắp, thường xuyên và nồng nhiệt nhất trong đời sống hiện nay của nhân loại. GVHD: Ths. Kim Oanh Na -14- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện 1.4.2. Trong pháp luật Việt Nam Hiến pháp 1946 Nhận thức rõ tầm quan trọng của bản hiến pháp, chỉ sau ngày tuyên bố độc lập, ngày 3/09/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Hồ Chủ tịch đã đưa ra sáu nhiệm vụ, trong đó có việc ban hành hiến pháp. Dự thảo hiến pháp được thông qua tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I ngày 08/11/1946. Bản hiến pháp này gồm 7 chương, trong đó chương đề cập về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân dược đặt ở vị trí thứ 2 sau chương về chính thể nhà nước. Ở bản hiến pháp này, chưa xuất hiện chế định bảo vệ người Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên trước đó không lâu, ngày 14/09/1946 đã có một Tạm ước giữa Việt - Pháp được ký kết có quy định “Những kiều dân Việt ở Pháp và những kiều dân Pháp ở Việt Nam đều được hưởng quyền tự do cư trú như người bản xứ và tất cả các quyền tự do dân chủ”. Tuy Tạm ước tồn tại không lâu, song cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Hiến pháp 1959 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục cách mạng dân chủ. Hiến pháp 1946, theo nhận định của Đảng, đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Vì vậy, Hiến pháp 1959 được quốc hội khóa I kỳ họp thứ 11 ngày 31/12/1959 thông qua. Để phù hợp với chiến lược phát triển, chương II quy định về chế độ kinh tế và xã hội, chương về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đặt ở vị trí thứ 3. Lần đầu tiên chế định bảo vệ người Việt Nam ở nước ngoài được ghi nhận trong hiến pháp, “Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của Việt kiều”10, tuy chỉ có một quy định duy nhất nhưng nó thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến việc bảo vệ công dân của mình ở nước ngoài. Từ đây, tạo tiền đề cho sự phát triển trong quan hệ quốc tế, các cơ quan được thành lập để thực hiện quy định ấy. Hiến pháp 1980 Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, chính vì tình hình ấy, đất nước cần một bản hiến pháp mới phù hợp hơn. Hiến pháp 1980 được Quốc hội khóa VI kỳ thứ 7 ngày 18/12/1980, gồm 12 chương. Do đất nước vừa thống nhất nên bản hiến pháp này chủ yếu tập trung vào kinh tế, xã hội, bảo vệ đất nước…chính vì thế, quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định ở chương V. Cũng giống như hiến pháp 1959, chế định bảo vệ người Việt Nam ở nước ngoài vẫn còn hạn chế, có thể đây là thời kỳ tập trung phát triển kinh tế đất nước nhũng chế định chưa được rõ ràng, chỉ dừng lại ở khái niệm chung chung. Hiến pháp 1992 Sau một thời gian phát huy hiệu lực, nhiều quy định của hiến pháp 1980 không còn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội đất nước. Tình hình thức tiễn đòi hỏi một 10 Điều 36 Hiến pháp 1959 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -15- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện bản hiến pháp mới, phù hợp hơn để thức đẩy sự tiến bộ xã hội, nâng cao đời sống của người dân. Theo tinh thần của hiến pháp, các chế định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được coi trọng hơn (có 34 điều, Hiến pháp 1980 có 28 điều). Vấn đề bảo vệ người Việt Nam ở nước ngoài từ đó được nâng cao. Không còn là quy định chung chung, hiến pháp này khẳng định “Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài”11. Quy định như thế ta thấy rằng người Việt Nam ở nước ngoài được hưởng những quyền như công dân Việt Nam. Có một điểm mới so với Hiến pháp 1980 là “Nhà nước tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”. So với các bản hiến pháp trước thì đây là một bước quan trọng đánh dấu sự hội nhập của Nhà nước trong mối quan hệ quốc tế. Đến năm 2001, hiến pháp có sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn trên tinh thần nâng cao đời sống người dân, phát triển kinh tế - xã hội. Có thêm một điểm mới trong quan hệ bảo hộ đó là Nhà nước khẳng định rằng “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam”12. Hiến pháp 2013 Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội (khóa XIII) thông qua tại kỳ họp thứ 6, gồm 11 chương, 120 điều có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, giảm 01 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 2013 đã quy định bao quát hầu hết các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người. Nếu như Hiến pháp năm 1992 quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại chương V thì ở Hiến pháp năm 2013 chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chương II, chỉ xếp sau chương về chế độ chính trị. Đây không phải là sự ngẫu nhiên hoặc cơ học mà đây là một điểm mới, thể hiện tầm quan trọng của quyền con người trong Hiến pháp. Hiến pháp đã làm rõ hơn các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân; thể hiện rõ bản chất dân chủ của Nhà nước ta. Trải qua 5 bản hiến pháp, những quy định về bảo vệ người Việt Nam ở nước ngoài từng bước hoàn thiện, chỉ rõ tầm quan trọng cũng như mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước. Luật quốc tịch năm 2008 Ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về quốc tịch. Tuy nhiên, ngày 28/6/1988, Luật quốc tịch Việt Nam đầu tiên mới được thông qua. Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988 lần đầu tiên đã chính thức “luật hoá” mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân bằng quy định “Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước 11 12 Điều 75 Hiến pháp 1992 Điều 75 Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -16- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện ngoài”13. “Quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài” được quy định chi tiết tại Điều 1 Nghị định số 37/HĐBT ngày 05/02/1990 quy định chi tiết thi hành Luật quốc tịch Việt Nam. Theo đó, “Quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại Điều 2 Luật quốc tịch là những quyền lợi được pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết bảo đảm và những quyền lợi khác theo pháp luật và tập quán quốc tế, nếu việc hưởng những quyền lợi ấy không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Các quy định của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ của Nhà nước Việt Nam đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, phù hợp với chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn đó. Xuất phát từ những đòi hỏi về mặt pháp lý và thực tiễn, ngày 20/5/1998 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 thay thế Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988. Liên quan đến vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài, Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 quy định: “Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài”, khác với Luật quốc tịch năm 1988 chỉ quy định việc bảo hộ đối với “Công dân Việt Nam ở nước ngoài”. Như vậy, phạm vi bảo hộ của nhà nước Việt Nam đã được mở rộng. Nhà nước Việt Nam sẽ bảo hộ không những đối với người có quốc tịch Việt Nam (công dân Việt Nam) mà còn bảo hộ cả với những người gốc Việt Nam ở nước ngoài. Quy định này đã khiến cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Sau hơn 9 năm thực hiện, Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 đã phát huy vai trò là cơ sở pháp lý quan trọng trong vấn đề quản lý quốc tịch. Tuy nhiên, Luật năm 1998 cũng bộc lộ một số điểm hạn chế, bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung. Chính vì vậy, ngày 13 tháng 11 năm 2008, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 thay thế Luật quốc tịch năm 1998. Luật quốc tịch năm 2008 so với Luật năm 1998 có nhiều điểm mới, riêng đối với quy định liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài, Luật quốc tịch năm 2008 ngoài việc kế thừa các quy định trước đó về quan hệ giữa Nhà nước với công dân, bảo hộ đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, chính sách đối với người gốc Việt Nam ở nước ngoài còn bổ sung quy định mới về quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài. Theo đó, “Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan”. Đặc biệt, tại Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008, lần đầu tiên vấn đề quốc tịch của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được khẳng định rõ: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất 13 Điều 2 Luật quốc tịch Việt Nam 1988 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -17- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam”14. Quy định này phù hợp với nguyện vọng của đông đảo người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tạo tâm lý phấn khởi và yên tâm cho họ. Có thể thấy rằng, những quy định tại Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài đã thể hiện rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Luật cơ quan đại diện năm 2009 Luật Cơ quan đại diện Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Luật Cơ quan đại diện) đã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 5 (ngày 18 tháng 6 năm 2009) và có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 9 năm 2009. Theo đó, Pháp lệnh Lãnh sự năm 1990 và Pháp lệnh Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài năm 1993 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Pháp lệnh Lãnh sự năm 1990 quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài và Pháp lệnh về cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài năm 1993 quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện ngoại giao và phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế liên chính phủ. Qua thực tiễn thực hiện hai Pháp lệnh nêu trên cho thấy, các quy định của hai Pháp lệnh, về cơ bản phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên 1993 về quan hệ lãnh sự cũng như phù hợp với tập quán quốc tế. Tuy nhiên, do mối quan hệ quốc tế ngày càng phát triển chính vì thế một số quy định trong hai Pháp lệnh nêu trên không còn phù hợp với thực tiễn hoạt động của cơ quan đại diện. Xuất phát từ thực trạng đó, Luật cơ quan đại diện được thông qua, quy định cụ thể những nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đại diện, như : Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh, phục vụ phát triển kinh tế đất nước, thúc đẩy quan hệ văn hóa, thực hiện nhiệm vụ lãnh sự…Đặt biệt là nhiệm vụ “Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”. Ngoài những quy định nói trên, nhà nước ta còn thành lập quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhận Việt Nam ở nước ngoài theo Quyết định số 119/2007/QĐTTg ngày 25/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm thực hiện hiệu quả hơn công tác bảo hộ công dân. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Ngoại giao về tổ chức và hoạt động. Cục Lãnh sự là cơ quan được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền trực 14 Khoản 2 Điều 13 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -18- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Quỹ. Hỗ trợ các hoạt động của các Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện việc bảo hộ các quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài. Hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp cho công dân, pháp nhân Việt Nam gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà họ không thể tự khắc phục được tại thời điểm đó. Ta có thể thấy rằng, từ bản Hiến pháp 1946 cho đến nay thì sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng sâu sắc hơn, đó như là lời khẳng định của Nhà nước rằng người Việt Nam ở nước ngoài là một phần ruột thịt không thể tách rời. GVHD: Ths. Kim Oanh Na -19- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI 2.1. Cơ sở pháp lý về bảo hộ công dân 2.1.1. Những quy định của pháp luật quốc tế 2.1.1.1. Những quy định trong các Công ước quốc tế Như đã phân tích, vấn đề bảo hộ công dân là lĩnh vực mới trong quan hệ quốc tế. Mãi đến thế kỷ XVIII nhu cầu bảo hộ người nước ngoài và tài sản của họ mới xuất hiện trong quan hệ giữa các quốc gia khi mà quan hệ thương mại quốc tế ngày một phát triển mạnh mẽ. Với những quy định trong văn bản có tên “Tuyên ngôn độc lập” trong cuộc cách mạng mười ba thuộc địa ở Bắc Mỹ tuyên bố độc lập với đế chế Anh năm 1776, cùng với “Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền” của Pháp năm 1789, có thể thấy rằng quyền con người đã được coi trọng hơn. Không chỉ dừng lại ở những quy tắc, ý tưởng quyền con người được xác định cụ thể như quyền tự do, quyền bình đẳng…Vào những năm đầu của thế kỷ XIX, nhận thức và hành động bảo vệ quyền con người được nâng lên một tầm cao mới để đảm bảo công bằng xã hội cho tất cả mọi người. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên hợp quốc ra đời, đã chính thức khai sinh ra ngành luật quốc tế về quyền con người, đặt nền móng cho việc tạo dựng một nền văn hoá quyền con người-nền văn hoá mới và chung của mọi dân tộc-trên trái đất. Theo nguyên tắc chung, việc bảo hộ công dân ở nước ngoài thuộc về các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của nước cử đại diện tại nước nhận đại diện. Việc bảo hộ công dân do các cơ quan đại diện thực hiện được ghi nhận trong các công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự.  Công ước Viên 1961 Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao đã được luật quốc tế hiện đại ấn định cụ thể15: Thay mặt cho quốc gia cử đại diện tại quốc gia nhận đại diện; Bảo vệ quyền lợi cho quốc gia cử đại diện và những người thuộc quốc tịch của quốc gia cử tại quốc gia nhận đại diện; Đàm phán với Chính phủ của quốc gia nhận đại diện; Tìm hiểu bằng những phương tiện hợp pháp về điều kiện và tình hình tiến triển của quốc gia nhận đại diện và báo cáo tình hình đó cho Chính phủ của quốc gia cử đại diện; Đẩy mạnh các quan hệ hữu nghị và phát triển các quan hệ kinh tế, văn hóa, khoa học giũa quốc gia cử và quốc gia nhận đại diện. Ngoài chức năng nêu trên, tại Khoản 2 Điều 3 của công ước Viên 1961 còn khẳng định: “Không một điều khoản nào của Công ước này có thể được giải thích như có ý ngăn 15 Điều 3 Công ước Viên 1961 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -20- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện cản cơ quan đại diện ngoại giao thi hành các chức năng lãnh sự”. Điều đó cho thấy ngày nay cơ quan đại diện ngoại giao cũng có thể thực hiện cả chức năng lãnh sự, góp phần nhanh chóng, hiệu quả trong công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài hoặc giúp đỡ mọi mặt cho công dân đang gặp khó khăn.  Công ước Viên 1963 Công ước Viên 1961 chỉ đề cập chung chung về nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của nước cử và công dân nước cử đại diện; ở Công ước Viên 1963 thì có những điều khoản cụ thể quy định nhiệm vụ của cơ quan lãnh sự đối với công tác bảo hộ công dân, pháp nhân nước mình. Công ước Viên 1963 quy định “Các chức năng lãnh sự do các cơ quan lãnh sự thực hiện”16. Cơ quan lãnh sự sẽ thực hiện nhiệm vụ bảo hộ của mình đối với công dân nước mình khi các quyền, lợi ích của họ bị xâm phạm. Không dừng lại ở đó, cơ quan lãnh sự còn giúp đỡ về mọi mặt mà nhà nước dành cho công dân nước mình đang ở nước ngoài (ngay cả khi không có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích). Bảo hộ, giúp đỡ cả cá nhân lẫn pháp nhân nước mình đang ở nươc ngoài. Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi lại cho công dân nước cử và cấp thị thực hoặc các giấy tờ thích hợp cho những người muốn đến nước cử. Công chứng những giấy tờ cần thiết hoặc theo nhu cầu của công dân nước mình, thực hiện chức năng như là cơ quan hộ tịch, giải quyết các vấn đề đăng kí kết hôn, khai sinh, khai tử…ngoài ra còn thực hiện các hoạt động tương tự, có tính chất hành chính, với điều kiện là không vi phạm pháp luật nước sở tại cũng như pháp luật quốc tế. Bảo vệ quyền lợi của công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của nước cử trong trường hợp thừa kế di sản trên lãnh thổ nước tiếp nhận, phù hợp với luật và quy định của nước tiếp nhận. Trong phạm vi luật và quy định của nước tiếp nhận, bảo vệ quyền lợi của những vị thành niên và những người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân nước cử, đặc biệt trong trường hợp cần bố trí sự giám hộ hoặc đỡ đầu cho những người này. Phù hợp với thực tiễn và thủ tục hiện hành ở nước tiếp nhận, đại diện hoặc thu xếp việc đại diện thích hợp cho công dân Nước cử trước toàn án và các nhà chức trách khác của Nước tiếp nhận, nhằm đưa ra những biện pháp tạm thời phù hợp với luật và quy định của nước tiếp nhận để bảo vệ các quyền và lợi ích của các công dân đó, nếu vì vắng mặt hoặc vì một lý do nào khác, họ không thể kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích của họ. Chuyển giao các tài liệu tư pháp và không tư pháp, hoặc thực hiện các uỷ thác tư pháp hoặc uỷ thác lấy lời khai cho các toà án ở nước cử phù hợp với các điều ước quốc tế hiện hành, hoặc nếu không có những điều ước quốc tế như vậy thì theo bất cứ cách nào khác phù hợp với luật và quy định của nước tiếp nhận. 16 Điều 3 Công ước Viên 1963 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -21- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Cơ quan lãnh sự có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với pháp luật nước sở tại, điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó ký kết hoặc tham gia và phù hợp với tập quán quốc tế; bảo đảm cho công dân Việt Nam ở nước tiếp nhận được hưởng những quyền cơ bản theo luật pháp quốc tế như quyền được bảo vệ tính mạng, tài sản và các quyền hợp pháp khác, quyền được tự do cư trú, đi lại, hành nghề… Trong quá trình thực hiện bảo hộ công dân, cơ quan lãnh sự có thể dùng nhiều biện pháp đa dạng khác nhau, từ đơn giản như cấp hộ chiếu, visa…cho đến các biện pháp phức tạp có thể ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa các nước như đưa vụ việc ra tòa án quốc tế hoặc các biện pháp khác có tính răn đe để bảo vệ công dân. Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự là những công ước quy định rõ nhất về công tác bảo hộ công dân cũng như pháp nhân của nước cử ở nước tiếp nhận. Tuy nhiên, Công ước 1966 về quyền dân sự chính trị, Công ước 1966 về các quyền kinh tế xã hội văn hóa đã gián tiếp quy định các quyền mà công dân, pháp nhân ở nước ngoài được hưởng, vì quyền công dân cũng là quyền con người. 2.1.1.2. Hiệp định giữa Việt Nam và quốc gia sở tại Để thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân, ngoài việc ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế đa phương, Nhà nước ta còn chủ động trong việc kí kết các điều ước song phương với một số nước. Đó có thể là điều ước song phương về miễn thị thực giữa Việt Nam và các nước. Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam và các nước. Hiệp định, thỏa thuận song phương về nhận trở lại công dân với các nước. Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực giữa Việt Nam và các nước Việt Nam Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực với 78 nước, trong đó 03 Hiệp định, thỏa thuận với các nước sau đây chưa xác định ngày có hiệu lực: Costa Rica, Namibia và Bôlivia. Miễn thị thực bao gồm việc miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh. Thời gian tạm trú miễn thị thực được tính từ ngày nhập cảnh. Hiệp định miễn thị thực Việt Nam - Lào quy định: “Công dân của Bên ký kết này mang hộ chiếu phổ thông còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng được miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh lãnh thổ Bên ký kết kia theo quy định tại Hiệp định này”17. Một số nước thì không miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông, nhưng được cấp và miễn không thu lệ phí. Việt Nam miễn thị thực cho thành viên tổ bay của 14 nước, vùng lãnh thổ trên nguyên tắc có đi có lại. Việt Nam đề nghị miễn cho thành viên tổ bay của các hãng hàng không Mianma kể từ ngày 01/03/2010 nếu Mianma áp dụng quy chế miễn thị thực đối với thành viên tổ bay của Việt Nam Airlines (Hiện nay Mianma chưa có đường bay tới Việt Nam) nhưng chưa nhận được khẳng định của phía Mianma. Miễn thị thực cho thành viên tổ bay mang quốc tịch nước thứ ba của hãng hàng không Singapo nếu phía Singapo áp Điều 1 Hiệp định giữa Chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về miễn thị thực cho công dân hai nước mang hộ chiếu phổ thông 17 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -22- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện dụng quy chế tương tự với các hãng hàng không Việt Nam nhưng chưa nhận được khẳng định của phía Singapo. Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho công dân 07 nước là Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc (HCPT), Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển (không phân biệt loại hộ chiếu) và cho quan chức Ban thư ký ASEAN. Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam và các nước Hiệp định tương trợ tư pháp quy định: Công dân của nước ký kết này được hưởng trên lãnh thổ của nước ký kết kia sự bảo hộ pháp lý về các quyền nhân thân và tài sản mà nước ký kết kia dành cho công dân nước mình. Tùy thuộc vào hiệp định đã ký kết quy định tương trợ về dân sự, hình sự hoặc chỉ dân sự. Hiệp định tương trợ Việt Nam - Pháp quy định: “Nước ký kết này cam kết dành cho nước ký kết kia sự tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự. Các vấn đề dân sự nói trong Hiệp định này bao gồm các vấn đề pháp luật dân sự, pháp luật hôn nhân, gia đình, pháp luật thương mại và pháp luật lao động”18. Do hiệp định tương trợ giữa Việt Nam và Pháp ký kết chỉ quy định về các vấn đề dân sự nên nếu có phát sinh vấn đề hình sự thì sẽ áp dụng pháp luật quốc tế. Còn đối với hiệp định giữa Việt Nam - Lào thì quy định: Công dân của nước ký kết này có quyền tự do liên hệ với Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan công chứng (sau đây gọi là “Cơ quan tư pháp”) và các cơ quan khác có thẩm quyền về các vấn đề dân sự và hình sự của Nước ký kết kia. Họ có quyền trình bày ý kiến của mình, khởi kiện trước Toà án theo cùng những điều kiện như công dân của Nước ký kết kia 19. Do giữa hai nước ký kết hiệp định tương trợ về dân sự lẫn hình sự nên khi vấn đề phát sinh thì áp dụng hiệp định này để giải quyết. Hiệp định, thỏa thuận song phương về nhận trở lại công dân với các nước Việt Nam đã hiệp định, ký kết thỏa thuân về nhận lại công dân với 16 nước nhằm chống di cư bất hợp pháp và để tạo thuận lợi cho việc nhận trở lại, trên cơ sở có đi có lại, những người nhập cảnh và cư trú bất hợp pháp trên lãnh thổ của mỗi bên ký kết. Theo yêu cầu của một bên ký kết, bên ký kết kia sẽ nhận trở lại những người không đáp ứng hoặc không còn đáp ứng các yêu cầu pháp lý về nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ của bên ký kết yêu cầu. Người trở về sẽ nhận được một số quyền nhất định theo thỏa thuận của các bên ký kết như20: Việc chuyển giao và nhận trở lại người trở về phải được thực hiện phù hợp với các điều khoản của Hiệp định, pháp luật của các bên ký kết, luật pháp quốc tế và bảo đảm 18 Điều 1 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nước cộng hoà Pháp 19 Khoản 2 Điều 1 hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 20 Điều 3 Hiệp định giữa chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ vương quốc Thụy Điển về nhận trở lại công dân GVHD: Ths. Kim Oanh Na -23- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện các nguyên tắc trật tự, an toàn, tôn trọng nhân phẩm, có tính đến các khía cạnh nhân đạo và tính thống nhất gia đình của người trở về. Mỗi bên ký kết dành cho người trở về một thời hạn thích hợp để giải quyết các vấn đề cá nhân. Người trở về được phép mang theo hoặc chuyển về lãnh thổ bên ký kết được yêu cầu toàn bộ tài sản, kể cả mọi phương tiện thanh toán có được một cách hợp pháp trong thời gian cư trú trên lãnh thổ bên ký kết yêu cầu, trừ những đồ vật, phương tiện thuộc diện bị cấm nhập khẩu vào bên ký kết được yêu cầu theo quy định pháp luật của bên đó. 2.1.2. Những quy định của pháp luật Việt Nam 2.1.2.1. Hiến pháp Hiến pháp năm 2013 được thông qua và có hiệu lực từ ngày 1-1-2014. Hiến pháp 2013 có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Quyền con người được quy định trong Chương II của Hiến pháp 2013 được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương V của Hiến pháp năm 1992 (Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân), so với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp sửa đổi năm 2013 bổ sung nhiều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều này được thể hiện trên một số nội dung chủ yếu như: Đưa vị trí Chương “Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân” từ Chương V trong Hiến pháp năm 1992 về Chương II trong Hiến pháp 2013. Việc thay đổi vị trí nói trên không đơn thuần là sự thay đổi về bố cục mà là một sự thay đổi về nhận thức. Với quan niệm đề cao chủ quyền Nhân dân trong Hiến pháp, coi Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, thì quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phải được xác định ở vị trí trang trọng hàng đầu trong một bản Hiến pháp. Việc thay đổi này là sự kế thừa Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp của nhiều nước trên thế giới, thể hiện nhất quán đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp 2013 khẳng định “Ở Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”21. Quy định này thể hiện sự phát triển quan trọng về nhận thức và tư duy trong việc ghi nhận quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp. Nếu như Hiến pháp năm 1992 đã thừa nhận thuật ngữ “quyền con người” thông qua quy định “quyền con người về chính trị, dân sự và kinh tế, văn hóa, xã hội được thể hiện trong quyền công dân” tại Điều 50. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1992 lại chưa phân biệt rạnh ròi được quyền con người với quyền cơ bản của công dân. Khắc phục thiếu sót đó, Hiến pháp năm 2013 đã có sự phân biệt giữa “quyền con người” và “quyền công dân”. 21 Điều 14 Hiến pháp 2013 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -24- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Theo đó, quyền con người được quan niệm là quyền tự nhiên vốn có của con người từ lúc sinh ra (kể cả đối với người quốc tịch nước ngoài, người không quốc tịch, người có quốc tịch Việt Nam đã bị tước hoặc hạn chế một số quyền công dân); còn quyền công dân, trước hết cũng là quyền con người, nhưng việc thực hiện nó gắn với quốc tịch, tức là gắn với vị trí pháp lý của công dân trong quan hệ với nhà nước. Để làm rõ sự khác biệt này, tham khảo các công ước Quốc tế về quyền con người và Hiến pháp của các nước, Hiến pháp 2013 đã sử dụng từ “mọi người” khi thể hiện quyền con người và dùng từ “công dân” khi quy định về quyền công dân. Bên cạnh đó, nhằm khắc phục sự tùy tiện ra các quy định trong việc hạn chế quyền con người, quyền công dân, Hiến pháp năm 2013 đã quy định nguyên tắc “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự án toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”22. Theo đó, không ai được tùy tiện cắt xén, hạn chế các quyền, ngoại trừ các trường hợp cần thiết nói trên do luật định. Điều này xác lập nguyên tắc quyền con người, quyền công dân chỉ bị hạn chế bằng luật chứ không phải các văn bản dưới luật. Trách nhiệm của Nhà nước và những đảm bảo của Nhà nước trong việc ghi nhận, tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, quyền công dân được quy định đầy đủ trong Hiến pháp. Ngoài nguyên tắc như: “Quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; ở hầu hết các điều đều quy định trách nhiệm và đảm bảo của Nhà nước như: “Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ”23. Có thể thấy đó như là lời khẳng định cho nhiệm vụ bảo vệ, bảo hộ công dân của Việt Nam đang định cư, học tập, lao động…ở nước ngoài. Không dừng lại ở đó, Hiến pháp còn khẳng định rằng “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” và “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”24. Có thể cho rằng, đây là quy định quan trọng nhất cho việc bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài. Hiến pháp mới bổ sung một số quyền mới là thành tựu của gần 30 năm đổi mới đất nước. Đó là Quyền sống, Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác, Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, Quyền được bảo đảm an sinh xã hội, Quyền kết hôn và ly hôn, Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, Quyền xác định dân tộc, Quyền được sống trong môi trường trong lành... Việc ghi nhận các quyền mới này hoàn toàn phù hợp với các điều ước quốc tế mà Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 Khoản 3 Điều 17 Hiến pháp 2013 24 Điều 18 Hiến pháp 2013 22 23 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -25- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thể hiện nhận thức ngày càng rõ hơn về quyền con người và khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc thực hiện quyền con người. Ngoài ra, Quyền con người không chỉ đề cập ở Chương II mà ở nhiều chương khác như chương về Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân. Cụ thể, Chính phủ bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân 25; Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân26; Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân27. Như vậy, bộ máy Nhà nước được lập ra để bảo vệ quyền con người. Cách tiếp cận quyền con người này thể hiện sự kế thừa và tiếp thu quan điểm tiến bộ của các nước trên thế giới. Có thể nói, Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân, là sự kết tinh của tinh thần dân chủ, đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền trong thời kỳ mới. Việc hiến định, hiện thực hóa quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp sửa đổi là sự tiếp nối, kế thừa các bản Hiến pháp trước đây, đồng thời, chuyển hóa sâu sắc nhiều nội dung, tinh thần các Công ước quốc tế về quyền chính trị, dân sự, quyền kinh tế, văn hóa, nhân quyền…gián tiếp thực hiện tốt nhiệm vụ bảo hộ đối với công dân ở nước ngoài, bởi vì khi có một hệ thống pháp luật hoàn thiện về quyền con người, quyền công dân mới có thể thực hiện tốt bảo hộ công dân vì bảo vệ quyền con người, quyền công dân cũng là bảo hộ công dân. 2.1.2.2. Luật cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài Luật cơ quan đại diện Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Luật cơ quan đại diện) đã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 5 (ngày 18 tháng 6 năm 2009) và có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 9 năm 2009. Theo đó, Pháp lệnh lãnh sự năm 1990 và Pháp lệnh cơ quan đại diện Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài năm 1993 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Về nguyên tắc chỉ đạo, Luật Cơ quan đại diện được xây dựng trên một số cơ sở nguyên tắc sau: Thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại theo phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”, khẳng định vai trò của cơ quan đại diện là cơ quan đại diện cho Nhà nước Việt Nam trong quan hệ đối ngoại với các nước sở tại và các tổ chức quốc tế. Khoản 6 Điều 96 Hiến pháp 2013 Khoản 3 Điều 107 Hiến pháp 2013 27 Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp 2013 25 26 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -26- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Bảo đảm nguyên tắc thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam trên cơ sở tuân thủ các quy định của Hiến pháp, các bộ luật cơ bản, các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn, hài hòa về nội dung so với các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan. Quy định rõ về địa vị pháp lý của các cơ quan đại diện trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước của Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức, đơn vị khác và các cá nhân Việt Nam và nước ngoài. Tiếp thu nội dung cơ bản của Pháp lệnh cơ quan đại diện và Pháp lệnh Lãnh sự đã được phân tích, đánh giá và đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế áp dụng qua nhiều năm; tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các luật, pháp lệnh vừa được ban hành, các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác, đặc biệt là Luật tổ chức Chính phủ, được coi như những định hướng chủ yếu cho việc thiết kế các điều khoản liên quan đến các nguyên tắc tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước đối với các cơ quan đại diện; bổ sung những kết quả nghiên cứu mới trong quan hệ quốc tế, luật pháp quốc tế vào nội dung Luật, nhằm bảo đảm các quy định của Luật có tính bền vững, ổn định lâu dài. Đáp ứng những mục tiêu cơ bản về cải cách hành chính Nhà nước trong tổ chức và hoạt động của cơ quan đại diện.. Vị trí pháp lý của cơ quan đại diện28 Luật quy định rõ vị trí pháp lý của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài:  Cơ quan đại diện được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.  Cơ quan đại diện thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận.  Cơ quan đại diện, thành viên cơ quan đại diện được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của các công ước Viên về ngoại giao, lãnh sự và về đại diện tại tổ chức quốc tế liên chính phủ.  Cơ quan đại diện thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại ở nước ngoài, trong đó xác định nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn về công tác đối ngoại cho các đại diện của các bộ, ngành và địa phương ở nước ngoài; chủ trì, tham gia các hoạt động đối ngoại của Việt Nam ở nước ngoài; tổng kết, đánh giá hoạt động đối ngoại tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động29 Cơ quan đại diện hoạt động theo các nguyên tắc:  Thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài.  Chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự giám sát của Quốc hội. 28 29 Điều 2 Luật cơ quan đại diện 2009 Điều 3 Luật cơ quan đại diện 2009 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -27- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện  Hoạt dộng theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và pháp luật của nước sở tại.  Tổ chức và hoạt dộng theo chế độ thủ trưởng.  Các nguyên tắc này bảo đảm cho cơ quan đại diện có một vị trí đặc biệt ở nước ngoài so với các cơ quan đại diện khác của các bộ, ngành và địa phương ở nước ngoài và bảo đảm cho cơ quan đại diện thực hiện được các nhiệm vụ được giao. Về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đại diện (từ Điều 5 đến Điều 11) Luật quy định đầy đủ các nhiệm vụ cơ bản của cơ quan đại diện phù hợp với yêu cầu chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta. Đó là các nhiệm vụ:  Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh.  Phục vụ phát triển kinh tế, thúc đẩy quan hệ văn hóa.  Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự.  Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài.  Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại.  Quản lý cán bộ, cơ sở vật chất của cơ quan đại diện. Việc sắp xếp theo thứ tự nêu trên cho thấy mức độ ưu tiên của các nhiệm vụ của cơ quan đại diện, thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển ngành ngoại giao phù hợp với tiến trình hội nhập của Việt Nam. Theo đó, ngoại giao Việt Nam phải thực hiện nhiệm vụ ngoại giao toàn diện, ngoại giao hiện đại trên cơ sở nền tảng của 3 trụ cột: Ngoại giao chính trị, Ngoại giao kinh tế và Ngoại giao văn hóa; phát huy mọi nguồn lực của cơ quan để hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của Luật. Luật còn quy định cụ thể về nhiệm vụ thực hiện chức năng lãnh sự của cơ quan đại diện ở nước ngoài; tại Điều 8 của Luật cơ quan đại diện 2009 nêu rõ nhiệm vụ lãnh sự, từ bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, công dân, pháp nhân, thực hiện thăm lãnh sự…cho đến những công việc mang tích chất hành chính như: công chứng, chứng thực, công việc liên quan đến hộ tịch…, không chỉ dừng lại ở đó, tại điều 19 của Luật còn quy định về việc hỗ trợ, bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến những chính sách pháp luật liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài, tạo điều kiện hỗ trợ cho công dân được gắn bó hơn thông qua việc tổ chức hoặc phối hợp các hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng. Lần đầu tiên, nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế, nhiệm vụ thúc đẩy phát triển quan hệ văn hóa và bảo vệ cộng động người Việt Nam ở nước ngoài đã được tổng hợp quy định chi tiết trong Luật, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của cơ quan và phối hợp giữa cơ quan đại diện với các bộ, ngành; tránh sự chồng chéo, xung đột giữa đại diện của các bộ ở nước ngoài với nhiệm vụ của cơ quan đại diện. GVHD: Ths. Kim Oanh Na -28- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Ngoài những quy định trong Hiến pháp 2013 và Luật cơ quan đại diện 2009 thì việc bảo hộ công dân còn quy định rãi rác ở các văn bản pháp luật khác như quy định về việc giữ quốc tịch, trong việc xuất nhập cảnh…, cho thấy Nhà nước ta có sự quan tâm nhất định đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. 2.2. Quy định trách nhiệm của cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài 2.2.1 Bảo hộ lãnh sự Theo công ước Viên 1963 quy định: “Bảo vệ tại nước tiếp nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, pháp nhân và công dân nước cử, trong phạm vi luật pháp quốc tế cho phép”30. Ngoài ra Luật cơ quan đại diện năm 2009 cũng quy định: “Bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự được quy định tại Điều này trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế”31. Như vậy, bảo hộ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích công dân và pháp nhân Việt Nam bao gồm tất cả các công việc cụ thể mà các cơ quan đại diện ngoại giao hoặc các cơ quan nhà nước khác tiến hành để giúp đỡ và bảo vệ công dân nước mình ở nước ngoài. Hoạt động này có thể từ đơn giản đến phức tạp hơn nhằm đấu tranh để đảm bảo công dân được hưởng những quyền lợi theo quy định của pháp luật nước sở tại và pháp luật quốc tế. Lãnh sự có nghĩa vụ thi hành những biện pháp để công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền, lợi ích theo nước tiếp nhận, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc theo tập quán quốc tế. Tùy từng trường hợp mà công dân Việt Nam ở nước ngoài có thể được hưởng những quyền và lợi ích tương đương với ocong dân nước tiếp nhận trên một số lĩnh vực, hoặc tương đương với công dân một nước thứ ba nào ở nước tiếp nhận. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp cần đảm bảo cho công dân Việt Nam ở nước tiếp nhận được hưởng những quyền cơ bản theo luật quốc tế như quyền được nước tiếp nhận bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi hợp pháp khác: quyền được tự do cư trú, đi lại. 2.2.2 Thực hiện việc thăm lãnh sự Công ước Viên 1963 và Luật cơ quan đại diện 2009 quy định rất rõ vấn đề này, cụ thể như sau: “Viên chức lãnh sự có quyền đến thăm công dân Nước cử đang bị tù, tam giam hoặc tạm giữ; nói chuyện, liên lạc thư từ và thu xếp việc đại diện pháp lý cho người đó. Trong khu vực lãnh sự của mình, viên chức lãnh sự cũng có quyền đến thăm bất cứ công dân nào của nước cử đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ theo một bản án”32. Luật cơ quan đại diện 2009 còn quy định: “Thực hiện việc thăm lãnh sự và liên hệ, tiếp xúc với công dân Việt Nam trong trường hợp họ bị bắt, tạm giữ, tạm giam, xét xử Điểm a Điều 5 Công ước Viên 1963 Khoản 1 Điều 8 Luật cơ quan đại diện 2009 32 Điểm c Khoản 1 Điều 36 Luật cơ quan đại diện 2009 30 31 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -29- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện hoặc đang chấp hành hình phạt tù tại quốc gia tiếp nhận”33. Khi các quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam bị vi phạm, lãnh sự có nghĩa vụ thi hành những biện pháp để khôi phục quyền và lợi ích đó. Đồng thời, lãnh sự cần tìm hiểu, xác minh nguyên nhân, mức độ của thiệt hại, làm việc với cơ quan có thẩm quyền để đưa ra biện pháp khắc phục, tránh tái diễn, nếu không giải quyết được với cơ quan địa phương, cơ quan chuyên môn thì cần nêu sự việc với Bộ Ngoại giao, báo cáo về nước… Trường hợp công dân Việt Nam bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị tù hoặc han chế tự do: Lãnh sự phải làm việc ngay với cơ quan có thẩm quyền để biết lý do bị bắt giữ, đưa ra các biện pháp can thiệp thích hợp và hướng xử lý. Liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo họ thực hiện đúng pháp luật và điều ước quốc tế. Nếu có sai phạm thì phải yêu cầu họ khắc phục, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thông tin cho đương sự biết các quyền mà họ được hưởng, đặt biệt là quyền được tiếp xúc với lãnh sự của Việt Nam. Liên hệ với công dân bị bắt, tạm giam, bị tù, tìm hiểu điều kiện giam giữ, tâm tư, nguyện vọng, chuyển thư từ, quà nếu pháp luật sở tại cho phép, giúp đương sự liên lạc với thân nhân hoặc cung cấp thông tin về đương sự cho thân nhân. Thu xếp cử đại diện trong quá trình tố tụng. 2.2.3 Cấp đổi giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Nhiệm vụ này được quy định tại Khoản 4 Điều 8 Luật cơ quan đại diện 2009: “Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp đổi, cấp lại, hủy bỏ các loại hộ chiếu, giấy thông hành và giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật”. Hộ chiếu là loại giấy tờ qua lại biên giới, có giá trị chứng minh quốc tịch của người mang hộ chiếu. Hộ chiếu quốc gia là tài sản của Nhà nước Việt Nam được giao cho công dân sử dụng. Hộ chiếu quốc gia có ba loại: hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông. Thời hạn của các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh: “Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị dưới 6 tháng thì được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm; khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới. Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới”34, “Hộ chiếu phổ thông cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Trẻ em dưới 9 tuổi được cấp chung vào hộ chiếu phổ thông của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ trẻ em đó. Trong trường hợp này, hộ chiếu có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn”35. Khoản 2 Điều 8 Luật cơ quan đại diện 2009 Điểm a Khoản 1 Điều 1 Nghị định 65/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐCP ngày 17 tháng 8 năm 2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. 35 Khoản 2 Điều 1 Nghị định 65/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. 33 34 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -30- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Công dân Việt Nam mang giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh do cơ quan Việt Nam có thẩm quyền cấp được xuất, nhập cảnh Việt Nam không cần thị thực. 2.2.4 Cấp thị thực Luật cơ quan đại diện 2009 quy định: “Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, hủy bỏ thị thực và giấy miễn thị thực của Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật”36. Thị thực Việt Nam có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam. Những người mang hộ chiếu nước ngoài (người nước ngoài) khi nhập cảnh Việt Nam phải có thị thực Việt Nam, trừ những trường hợp miễn thị thực theo hiệp định, thỏa thuận giữa Việt Nam với nước mà người đó mang hộ chiếu. Thị thực đối với người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài và thân nhân. Trước ngày 1/9/2007, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng phải có thị thực Việt Nam khi nhập - xuất cảnh Việt Nam. Theo quyết định 135/2007/QĐ-TTg ngày 17/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1-9-2007, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được miễn thị thực nhập, xuất cảnh Việt Nam. Điều kiện để được miễn thị thực, hộ chiếu còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh, trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài không có hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước sở tại cấp và còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh; giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Giấy miễn thị thực do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Cục Quản lý xuất, nhập cảnh thuộc Bộ Công an cấp, có giá trị 5 năm và ngắn hơn thời hạn có giá trị của hộ chiếu hoặc giấy tờ thường trú do nước sở tại cấp ít nhất 6 tháng. Giấy miễn thị thực sẽ bị hủy nếu sau đó phát hiện thấy không đủ điều kiện miễn thị thực. 2.2.5 Công chứng và chứng thực Luật cơ quan đại diện 2009 quy định: “Thực hiện nhiệm vụ công chứng, chứng thực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên; tiếp nhận, bảo quản giấy tờ, tài liệu và đồ vật có giá trị của công dân, pháp nhân Việt Nam khi có yêu cầu và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận”37. Công chứng là chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật là phải công chứng, hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Thẩm quyền này thược về cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Chứng thực là thẩm quyền cấp bản sao từ bản gốc, chứng thực bản sao từ bản gốc và chứng thực chữ ký. Về công chứng, cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, cơ quan lãnh sự có thẩm quyền công chứng các hợp đồng giao dịch theo quy định của luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế 36 37 Khoản 5 Điều 8 Luật cơ quan đại diện 2009 Khoản 7 Điều 8 Luật cơ quan đại diện 2009 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -31- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chấp bất động sản, hợp đồng góp vốn bằng bất động sản, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản là bất động sản. Ngoài ra, viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng phải có bằng cử nhân luật hoặc được bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng. Về chứng thực, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền: Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ. Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt Nam hoặc ngược lại, chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ văn bản song ngữ. 2.2.6 Đăng ký và quản lý hộ tịch Luật cơ quan đại diện 2009 quy định: “Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hộ tịch con nuôi phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên”38. Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người kể từ khi sinh ra đến khi chết. Đăng ký hộ tịch là việc co quan có thẩm quyền xác nhận các sự kiện: khai sinh, khai tử, kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, thay đổi cải chính bổ sung điều chỉnh hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc, căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền, ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, chấm dứt nuôi con nuôi. Trong đăng ký và quản lý hộ tịch, cơ quan đại diện ngoại giao, co quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có nhiệm vụ sao đây: Đăng ký sinh; kết hôn; nuôi con nuôi; giám hộ; cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại các việc sinh, tử, kết hôn, nhận con nuôi (đối với sự kiện hộ tịch trước đây đã đăng ký tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự) cho công dân Việt Nam ở nước ngoài. 2.2.7. Hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự Nhiệm vụ này được quy định: “Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài được cơ quan hoặc người có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận công chứng, chứng thực để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam; chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu được cơ quan hoặc người có thẩm quyền của Việt Nam công chứng, chứng thực để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại quốc gia tiếp nhận”39. Chứng nhận lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài. Ngược lại, việc hợp pháp hóa lãnh sự là cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam 38 39 Khoản 6 Điều 8 Luật cơ quan đại diện 2009 Khoản 8 Điều 8 Luật cơ quan đại diện 2009 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -32- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu nước ngoài để giấy tờ tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Giấy tờ, tài liệu nước ngoài trước khi sử dụng tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp khác). Giấy tờ, tài liệu của Việt Nam đưa ra nước ngoài sử dụng có thể được chứng nhận lãnh sự (nếu có yêu cầu). Việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu, không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu. Ngôn ngữ sử dụng để chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) được sử dụng ngôn ngữ chính thức của nước nơi giấy tờ, tài liệu được sử dụng để thay thế cho tiếng Anh. 2.2.8. Ủy thác tư pháp Luật cơ quan đại diện 2009 quy định như sau: “Thực hiện việc ủy thác tư pháp giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận; chuyển giao, tống đạt hồ sơ, giấy tờ, tài liệu của tòa án hoặc cơ quan tiến hành tố tụng khác có thẩm quyền của Việt Nam cho công dân, pháp nhân Việt Nam ở quốc gia tiếp nhận phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc gia tiếp nhận hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên nếu việc thực hiện nhiệm vụ này không ảnh hưởng đến quyền ưu đãi, miễn trừ của cơ quan đại diện và thành viên cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế”40. Ủy thác tư pháp là việc tống đạt giấy tờ, lấy lời khai, thực hiện một số trình tự, thủ tục riêng biệt (hình sự, dân sự) đối với công dân nước cử hoặc công dân nước tiếp nhận theo yêu cầu của cơ quan tư pháp nước yêu cầu ủy thác tư pháp. Việc này thực hiện thông qua con đường ngoại giao hoặc thông qua cơ quan tư pháp trung ương được chỉ định giữa hai nước. Lãnh sự thực hiện ủy thác tư pháp ở trong khu vực lãnh sự, nếu việc ủy thác tư pháp không trái với pháp luật nước sở tại hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước sở tại ký kết hoặc tham gia và tuân theo các quy định của pháp luật tố tụng Việt Nam. Việc thực hiện ủy thác tư pháp tại cơ quan đại diện: khi nhận được hồ sơ ủy thác, lãnh sự kiểm tra tài liệu có trong hồ sơ sau đó đăng ký hồ sơ vào sổ theo dõi. Căn cứ vào họ tên, địa chỉ ghi trong hồ sơ, lãnh sự gởi giấy mới đương sự đến trụ sở cơ quan đại diện để lấy lời khai, tống đạt ban án hay các giấy tờ khác, đồng thời niêm yết về việc này tại trụ sở cơ quan đại diện. Khi triệu tập đương sự, lãnh sự phải giải thích rõ các quyền và nghĩa vụ của họ trong việc thực hiện ủy thác tư pháp. Trong trường hợp không liên hệ được với đương sự hoặc đương sự cố tình không đến cơ quan đại diện, thì sau 03 tháng kể từ ngày 40 Khoản 13 Điều 8 Luật cơ quan đại diện 2009 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -33- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện niêm yết tại trụ sở cơ quan đại diện,lãnh sự lập biên bản về việc hết thời hạn niêm yết ủy thác tư pháp và thông báo kết quả cho Cục lãnh sự, nêu rõ lý do. 2.2.9. Nhiệm vụ lãnh sự về thừa kế Công ước Viên 1963 quy định: “Bảo vệ quyền lợi của công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử trong trường hợp thừa kế di sản trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận” 41. Theo quy định trên thì nhiệm vụ lãnh sự cũng quy định cụ thể tại luật cơ quan đại diện 2009: “Phối hợp với cơ quan hoặc người có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận hoàn thành thủ tục giúp công dân, pháp nhân Việt Nam giải quyết những vấn đề liên quan đến thừa kế tài sản hoặc nhận lại tài sản thừa kế được mở có lợi cho Nhà nước Việt Nam”42. Nếu ở khu vực lãnh sự có di sản của công dân Việt Nam hoặc thừa kế mở có lợi cho nhà nước, các đoàn thể quần chúng cấp trung ương cũng như pháp nhân và công dân Việt Nam, lãnh sự phải thi hành những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo việc thực hiện các quyền lợi đó. Lãnh sự làm việc với các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại để giải quyết vấn đề liên quan tới việc thừa kế phù hợp với pháp luật sở tại. Đối với các nước ký Hiệp định tương trợ tư pháp với nước ta, nếu di sản của công dân Việt Nam ở nước sở tại mà không có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối nhận di sản thì được giải quyết như sau: Động sản thuộc về nhà nước Việt Nam; Bất động sản thuộc về nước sở tại. 2.3. Quy định trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam Cơ quan lãnh sự trong nước có trách nhiệm trong bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài. 2.3.1 Cục lãnh sự Thứ nhất, Chức năng quản lý nhà nước về công tác lãnh sự và hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài: Cục Lãnh sự có nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do Cục phụ trách theo sự phân công của Bộ trưởng trong đó có các văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; chủ trì hoặc phối hợp tham gia góp ý và dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao xây dựng; kiến nghị về các biện pháp và hình thức phổ biến, tuyên truyền hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do Cục chủ trì xây dựng… Thứ hai, Chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Bộ về các mặt công tác lãnh sự: Cục Lãnh sự có nhiệm vụ kiến nghị Bộ trưởng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược quy hoạch, kế hoạch hàng năm và dài hạn, các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách của Cục; kiến nghị Bộ trưởng về các 41 42 Điểm g Điều 5 Công ước Viên 1963 Khoản 9 Điều 8 Luật cơ quan đại diện 2009 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -34- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chủ trương, chính sách, chiến lược và chương trình kế hoạch, biện pháp trong tổ chức thực hiện công tác lãnh sự và hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài. Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Cục Lãnh sự là cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo, chuẩn bị nội dung, kiến nghị Bộ trưởng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước và thỏa thuận quốc tế về các vấn đề liên quan đến công tác lãnh sự và hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài. Thứ ba, Chức năng bảo hộ lãnh sự: Cục Lãnh sự là cơ quan giúp Bộ trưởng chỉ đạo công tác bảo hộ lãnh sự đối với công dân, pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài; hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam xuất cảnh và cư trú ở nước ngoài; giải quyết việc tàu thuyền, ngư dân của Việt Nam bị bắt, giam giữ, xét xử, tù hoặc bị nạn ở nước ngoài. Thứ tư, Chức năng bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; chủ trì giúp Bộ trưởng xử lý các vấn đề nảy sinh trong khu vực biên giới trên bộ và trên biển có nhân tố nước ngoài, giải quyết các vấn đề lãnh sự liên quan đến cá nhân, pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam. Thứ năm, Chức năng quản lý nghiệp vụ lãnh sự và hỗ trợ các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các Sở Ngoại vụ của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện công tác lãnh sự; theo dõi, đánh giá và kiến nghị Bộ trưởng phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý sai phạm trong công tác lãnh sự và quản lý hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài; phối hợp đề xuất và triển khai thực hiện việc thành lập hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan lãnh sự, Lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài; giải quyết thủ tục bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan lãnh sự đó; đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh sự cho cán bộ ngoại giao đi làm công tác lãnh sự và cán bộ làm công tác đối ngoại của các Bộ, ngành, địa phương. Thứ sáu, Chức năng quản lý hoạt động của Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, Văn phòng đại diện của Tổ chức di cư quốc tế, Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn; kiến nghị Bộ trưởng trình Chính phủ việc chấp thuận cho phép thành lập cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm cả Lãnh sự danh dự. Thứ bảy, Cục Lãnh sự là cơ quan thực hiện hành chính công liên quan đến việc cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; cấp thị thực và cấp phép nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao; tiếp nhận hồ sơ và giải quyết công việc liên quan đến hợp pháp hóa và chứng nhận lãnh sự; thực hiện ủy thác và tương trợ tư pháp giữa Việt nam và nước ngoài; giải quyết các công việc liên quan đến quốc tịch, hộ tịch theo quy định của pháp luật. GVHD: Ths. Kim Oanh Na -35- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện 2.3.2 Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại giao, chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Bộ Ngoại giao về đường lối chính trị đối ngoại cũng như về chuyên môn và nghiệp vụ ngoại giao, tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ. Phòng Lãnh sự thuộc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ thực hiện một số chức năng lãnh sự tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam (từ tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trở vào)43 Quản lý lãnh sự đối với các hoạt động của cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế đóng tại thành phố. Phối hợp thực hiện việc quản lý người và cơ quan nước ngoài; phối hợp giải quyết các yêu cầu của người Việt định cư ở nước ngoài trong phạm vi quyền hạn được giao. Hỗ trợ các cơ quan chức năng của Việt Nam khi thực hiện việc quan hệ, hợp tác có liên quan đến công tác lãnh sự với nước ngoài. Cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ cho cán bộ, viên chức nhà nước Việt Nam đi công tác nước ngoài; cấp thị thực cho người nước ngoài thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự. Thực hiện việc hợp pháp hóa và chứng nhận lãnh sự đối với các giấy tờ, tài liệu của Việt và nước ngoài. Xử lý các vấn đề về dân sự (hôn nhân, tài sản, thừa kế, lao động, quốc tịch…) và hình sự (trục xuất, vi phạm pháp luật…) có liên quan đến cá nhân, tổ chức nước ngoài. Tổ chức bộ máy thực hiện công tác lãnh sự của Sở ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh. 2.3.3. Cơ quan ngoại vụ các Tỉnh, Thành phố Sự nghiệp đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam được cộng đồng quốc tế là một quốc gia hòa bình, ổn định, phát triển năng động ở khu vực và có một vị thế mới trên trường quốc tế. Có thể nói, chúng ta đang ở giai đoạn rất quạn trọng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước. Trên lĩnh vực đối ngoại, chúng ta thực hiện có hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương, đa dạng các mối quan hệ quốc tế. Đóng góp vào thành quả chung đó của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nhiều cơ quan Ngoại vụ địa phương đã làm tốt vai trò tiên phong và nòng cốt trong công tác đối ngoai tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chủ động phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành 43 Bộ Ngoại giao Việt Nam, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, http://lanhsuvietnam.gov.vn/Lists/BaiViet/B%C3%A0i%20vi%E1%BA%BFt/DispForm.aspx?List=dc7c7d75-6a324215-afeb-47d4bee70eee&ID=50 [truy cập ngày 22-10-2014] GVHD: Ths. Kim Oanh Na -36- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện liên quan triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại của thời kỳ đổi mới. Nhiều cơ quan Ngoại vụ địa phương đang thực sự trở thành cánh tay đắc lực của ngành Ngoại giao. Để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động đối ngoại trong tình hình mới, công tác Ngoại giao nói chung và Ngoại vụ địa phương nói riêng cần phải thực sự chủ động, nhạy bén, linh hoạt và sáng tạo, nâng tầm công tác ngoại giao lên một bước mới trên mọi mặt: hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ làm đối ngoại có năng lực và đặt biệt nâng cao nghiệp vụ đối ngoại. Các chức năng về công tác lãnh sự44: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, quản lý và đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo quy định của pháp luật; Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện công tác xuất nhập cảnh của người Việt Nam và người nước ngoài trên địa bàn tỉnh; theo dõi, tổng hợp tình hình di trú của công dân Việt Nam và công dân nước ngoài tại địa bàn tỉnh; xử lý những vấn đề nhạy cảm, phức tạp nảy sinh trong công tác lãnh sự tại địa phương; Hướng dẫn, quản lý hoạt động của các cá nhân, tổ chức nước ngoài liên quan đến nhân dân, tài sản, đi lại, làm ăn, sinh sống, học tập, công tác, du lịch, kinh doanh, đầu tư trên địa bàn tỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. 2.4. Quy định trách nhiệm của quốc gia sở tại Trước tiên, nước nhận đại diện phải phối hợp cùng nước cử đại diện để phổ biến về những quy định của pháp luật cũng như những quyền, lợi ích chính đáng mà công dân nước cử đại diện được hưởng. Có những chính sách về nhà ở đối với công dân nước cử đại diện, đảm bảo được nơi cư trú cho họ. Nếu pháp luật nước nhận đại diện cho phép công dân nước cử đại diện được sở hữu đất, nhà ở gắn liền với đất; nếu không thì có những ưu tiên về thuê nhà ở, chung cư... Bảo vệ pháp lý đối với nhân thân và tài sản của công dân nước cử đại diện đúng theo các công ước đã kí kết hoặc tham gia. Nếu quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nước cử đại diện bị xâm phạm thì phải phối hợp với cơ quan đại diện của nước cử để đưa ra cách giải quyết hợp lí và nhanh chóng. Tôn trọng truyền thống văn hóa của công dân nước cử đại diện, tạo điều kiện giao lưu văn hóa giữa hai bên, phối hợp với cơ quan đại diện nước cử tổ chức các hoạt động bổ ích nhằm thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp. Trong trường hợp công dân nước cử đại diện vi phạm pháp luật dẫn đến việc bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị tù, bị hạn chế tự do…thì cơ quan chức năng nước sở tại phải phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao nước cử để đưa ra phương hướng xử lý. Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ngoại vụ các Tỉnh, Thành phố, http://lanhsuvietnam.gov.vn/Lists/BaiViet/B%C3%A0i%20vi%E1%BA%BFt/DispForm.aspx?List=dc7c7d75-6a324215-afeb-47d4bee70eee&ID=63 [truy cập ngày 22-10-2014] 44 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -37- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG, NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP BẢO HỘ NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI 3.1. Thực trạng bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài tại một số quốc gia Những năm qua, công tác bảo hộ luôn được thực hiện theo phương châm “Bảo hộ chủ động, kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả”. Với tinh thần bảo hộ công dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan đại diện người Việt Nam ở nước ngoài, công tác bảo hộ công dân đã có những bước phát triển đột phá với nội dung, chất lượng cao. Về hợp tác quốc tế, để bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức di cư quốc tế (IOM) tháng 11/2007, tham gia tích cực các hoạt động tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng như tham gia các diễn đàn trong nước và quốc tế trong lĩnh vực này. Các cơ quan đại diện ta ở nước ngoài đã cấp hàng chục nghìn hộ chiếu cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm đáp ứng nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam và thuận lợi khi về nước thăm người thân, mua nhà tại Việt Nam; cấp hàng nghìn hộ chiếu cho người bị mất hộ chiếu nhằm tạo địa vị pháp lý để họ đủ điều kiện xin cư trú hoặc gia hạn cư trú ở nước ngoài; cấp Thông hành cho lao động bị về nước trước hạn hoặc người bị trục xuất về nước. Tiêu biểu là việc cấp mới hộ chiếu cho những kiều bào Việt sinh sống lâu đời tại Lào, Thái Lan không có bất kỳ giấy tờ tuỳ thân, cũng như không có người thân thích tại Việt Nam, gặp khó khăn trong công tác xác minh nhân thân. Bộ Ngoại giao đã chủ động phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp tổ chức Đoàn công tác liên ngành sang tận nơi, trực tiếp gặp gỡ, trao đổi để tìm biện pháp tháo gỡ vướng mắc. Sau chuyến công tác, hàng trăm người ở hai nước này đã được cấp hộ chiếu, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của bà con được về thăm quê hương, đất nước, họ hàng và đưa con cái, gia đình về Việt Nam học tập, chữa bệnh. Một số công dân chết ở nước ngoài, gia đình không có điều kiện sang đưa di cốt về nước, đã được cơ quan đại diện giúp đỡ chuyển lọ tro về nước. Trước vụ việc cô dâu người Việt Thạch Thị Hồng Ngọc bị người chồng Hàn Quốc tâm thần sát hại, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã phối hợp với cơ quan chức năng Hàn Quốc tìm hiểu, yêu cầu nhanh chóng điều tra kết luận và xử lý nghiêm minh vụ việc. Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc đã mời Đại sứ Việt Nam đến để gửi lời chia buồn, và trao 10 triệu won (tương đương 8.300 USD) cho gia đình người đã mất. Đại sứ quán ta tại Hàn Quốc cũng đã cấp giấy tờ và giúp đỡ gia đình đưa hài cốt chị Ngọc về an táng tại quê nhà. Ngư dân của các tỉnh phía Nam đi đánh bắt cá xa bờ, vi phạm lãnh hải một số nước láng giềng bị họ bắt, tịch thu tàu, phạt tiền, phạt tù, trục xuất, hàng trăm lượt công dân xuất cảnh trái phép hoặc ra nước ngoài rồi ở lại cư trú bất hợp pháp bị phía nước ngoài bắt giữ, cơ quan đại diện đã cử người đến thăm, tạm ứng tiền giúp thu xếp chỗ ăn, ở gần cơ quan GVHD: Ths. Kim Oanh Na -38- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện đại diện trong khi chờ làm thủ tục, giúp mua vé máy bay đưa công dân về nước. Lao động thuyền viên đi làm việc theo hợp đồng trên tàu đánh cá của Hàn Quốc, Đài Loan gặp hỏa hoạn, cháy tàu hoặc khi tàu cập cảng một số nước, đã tự ý bỏ hợp đồng, trốn lên bờ ở lại nước ngoài trái phép như ở Panama, Pêru, Mexico, Bờ Biển Ngà, Tây Ban Nha… bị bắt, bị trục xuất, đã được cơ quan đại diện tiến hành xác minh, cấp giấy tờ, chi tạm ứng từ Quỹ bảo hộ công dân giúp đỡ về nước. Trong vụ khủng hoảng ở Thái Lan, khi phe biểu tình áo đỏ chiếm lĩnh sân bay quốc tế năm 2009 làm đình trệ tất cả các chuyến bay, gần 1000 khách Việt Nam không thể về nước theo dự kiến. Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok thuê một số chuyến xe bus lớn loại 46 chỗ, ưu tiên đưa những hành khách là người già, phụ nữ, trẻ em, những người ốm đau và đi công tác về nước qua ngả Campuchia và Lào. Ngày 12/7/2010, nhận được thông tin về việc tàu Dung Quất 2 bị bắt giữ tại Davao (Philippines) do hàng hóa chở trên tàu có dấu hiệu bị nhiễm nước, Cục Lãnh sự đã có công hàm gửi Đại sứ quán Philippines tại Hà Nội đồng thời chỉ đạo đại sứ quán Việt Nam tại Philippines có công hàm gửi Tòa án Davao đề nghị bạn nhanh chóng giải quyết vụ việc theo đúng luật pháp Philippines và thông lệ quốc tế. Tàu Dung Quất 2 đã được thả về Việt Nam ngày 03/8/2010. Tình hình bảo hộ công dân tại Libi45: Điển hình là việc đưa lao động ta ở Libi về nước. Đứng trước tình hình nội bộ Libi diễn ra phức tạp, bạo động lan ra trên toàn Libi, đặc biệt tình trạng bạo động gây mất an toàn tính mạng của hơn 10 nghìn lao động ta, tháng 2/2011, Chính phủ ta đã chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo liên ngành triển khai chiến dịch sơ tán lao động ta, do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội làm Phó Trưởng ban, thành viên gồm lãnh đạo các Bộ: Ngoại giao, Công an, Tài chính, Giao thông - Vận tải, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Hiệp hội xuất khẩu lao động. Ban chỉ đạo liên ngành đã thành lập năm tổ công tác liên ngành, cử tới Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Hy Lạp, Man-ta và Tuynidi; Trung tâm chỉ đạo chiến dịch và các tổ công tác do đồng chí Đoàn Xuân Hưng, Thứ trưởng Ngoại giao làm Trưởng đoàn tại Tuynidi. Đoàn công tác còn phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), giúp đỡ về mặt vận chuyển; phối hợp với Cơ quan Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), Hội chữ thập đỏ quốc tế để chuẩn bị về cơ sở tạm trú cho lao động. Các tổ công tác đã triển khai, cùng Cơ quan đại diện ta tại chỗ, làm việc khẩn trương với chính quyền sở tại thiết lập đường vận chuyển lao động, từ hàng không, đường biển, đường bộ và chuẩn bị hậu cần đón người lao động tại các địa điểm trung chuyển. Trong thời gian hết sức khẩn trương (8 ngày, từ 28/2 đến 6/3) các tổ công tác đã hoàn thành việc đưa 10.193 người lao động Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Libi trật tự, an toàn với các phương thức vận chuyển khác nhau, kết thúc chiến dịch thành công. Bộ Ngoại giao Việt Nam: Công tác bảo hộ công dân: Khẩn trương và Hiệu quả http://dicu.gov.vn/CMSPages/BaiViet/Default.aspx?IDBaiViet=1558 [truy cập ngày 26-10-2014] 45 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -39- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Ngoài việc giúp đỡ lao động ta tại Libi, thời gian qua, Bộ Ngoại giao tiếp tục phối hợp bộ, ngành liên quan trong nước, với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải quyết nhiều vụ việc khác liên quan đến người lao động, bảo hộ quyền lợi của người lao động như: chủ sử dụng nợ tiền lương; người lao động mất việc, bị tai nạn, bị chết trong khi làm việc v.v… và các quyền lợi khác liên quan, hoặc khôn khéo đấu tranh với sở tại, tránh được sự lợi dụng của phe phái nội bộ sở tại, âm mưu can thiệp của người Việt phản động, nhanh chóng xử lý hiệu quả, đưa người lao động an toàn về nước, như: Vụ 69 lao động nữ Việt Nam tại Malaysia; 40 lao động ở Ekaterinburg - Nga.v.v... Bên cạnh đó, hàng chục thuyền viên đi làm việc theo hợp đồng trên tàu đánh cá của Hàn Quốc, Đài Loan gặp hỏa hoạn, cháy tàu bị chết, bị thương hoặc khi tàu cập cảng một số nước, đã tự ý bỏ hợp đồng, trốn lên bờ ở lại nước ngoài trái phép như các vụ tàu Joeng Woo 1, 2, 3 ở Uruguay, New Zealand hay vụ tàu Nam Seong 06 của Hàn Quốc bị cháy ở Nhật Bản v.v… đều được Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở các nơi liên quan, tiến hành xác minh, cấp lại hộ chiếu cho người tiếp tục làm việc, cấp thông hành cho những người về nước, giúp đỡ những người bị thương chữa trị, cấp cứu tại bệnh viện, đưa thi/di hài người chết về nước...Bên cạnh công tác bảo hộ công dân, một trong những hoạt động khác của Bộ Ngoại giao là công tác bảo hộ pháp nhân. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp cũng theo chiều hưuớng ngày một tăng thời gian qua. Chỉ xin đơn cử một ví dụ trong rất nhiều vụ việc được giải quyết: Vụ tàu Vinalines Queen bị chìm cùng với 22 thủy thủ. Đây là một tàu hàng lớn, có trọng tải 56.000 tấn, sản xuất tại Nhật Bản. Tháng 12/2011, tàu Vinalines Queen vận chuyển quặng 54.400 tấn quặng niken từ Indonesia đến Trung Quốc qua vùng biển ngoài khơi Philippines thì gặp bão lớn ngày 24/12/2011. Sáng ngày 25/12/2011, tàu ở trong tình trạng nguy hiểm, phát tín hiệu cấp cứu, sau đó tàu mất liên lạc với cơ quan cứu hộ hàng hải Việt Nam và trong vùng. Ngày 25/12, Bộ Ngoại giao lập tức phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản và Văn phòng Kinh tếVăn hoá Việt Nam tại Đài Bắc và các cơ quan đại diện nước liên quan nói trên và Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội, đề nghị phối hợp xác định tình trạng tàu và tìm kiếm các thủy thủ. Nỗ lực cứu hộ được triển khai liên tục từ 25/12/2011 đến 19/01/2012 khi vẫn chưa tìm thấy tung tích con tàu và 21 thủy thủ. Thủy thủ Đậu Ngọc Hùng là người sóng sót duy nhất, sau khi được một tàu chở hàng khác của Anh vớt được. Với tinh thần trách nhiệm đối với Tổng công ty Vinalines cũng như đối với sinh mạng 21 thủy thủ, Bộ Ngoại giao cố gắng cao nhất, khẩn trương vận động cùng các Cơ quan đại diện ta ở các nước, lãnh thổ này để cứu hộ tìm kiếm nhiều đợt, nhiều hương tiện: máy bay, tàu cứu hộ, nhiều lực lượng: hải quân, lực lượng canh giữ bờ biển, cơ quan cứu nạn hàng hải giúp đỡ Việt Nam trong 25 ngày liên tục. Nỗ lực này của Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện ta đáng được ghi nhận, bên cạnh các nỗ lực khác của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và một số cơ quan liên quan. GVHD: Ths. Kim Oanh Na -40- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Bộ Ngoại giao cũng đã chỉ đạo cơ quan đại diện ta tại Indonesia, Trung Quốc, Nam Phi, can thiệp kịp thời để Chính quyền sở tại thả tự do cho các tàu An Phú 18 tại Philippines, Vạn Lý tại Trung Quốc, Golden Falcon tại Indonesia và tàu Vinalines Green tại Nam Phi. 6 tháng đầu năm 2012 có hai đợt áp thấp nhiệt đới và hai cơn bão xuất hiện ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao đã chủ động triển khai, khẩn trương phối hợp với Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương nắm tình hình, kịp thời gửi công hàm cho các Đại sứ quán nước ngoài liên quan tại Hà Nội, chỉ đạo cơ quan đại diện Việt Nam ở các nước có biển liền kề đề nghị họ cho phép tàu thuyền, ngư dân ta vào vùng biển nước họ tránh trú bão và tiến hành cứu hộ đối với các tàu thuyền, ngư dân bị nạn. Thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã phối hợp giúp 776 tàu và 14.196 ngư dân trú, tránh bão an toàn. Bên cạnh đó, phối hợp với các bộ, ngành chức năng, Bộ Ngoại giao và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiến hành nhiều hoạt động khác bảo hộ công dân, như: Cấp hộ chiếu, giấy tờ cho hơn 120.000 công dân tạo điều kiện cho việc đi lại, cư trú ở nước ngoài; phối hợp với cơ quan chức năng các nước giải cứu phụ nữ, trẻ em bị lừa bán ra nước ngoài; giúp đỡ người lao động khi bị đối xử không công bằng, bị tai nạn, rủi ro; hỗ trợ các công ty, tổ chức giải quyết tranh chấp thương mại trong quá trình làm ăn, buôn bán với bên nước ngoài v.v... Ngoài ra, các công tác hợp tác quốc tế, hình thành khung pháp lý để bảo hộ công dân, như đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với các nước để giải quyết các vấn đề liên quan đến công dân ta; củng cố bộ máy cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và trong Bộ Ngoại giao để tăng cường mạnh công tác bảo hộ công dân; công khai thủ tục hành chính trên cổng thông tin điện tử để mọi công dân có thể tiếp cận và có kiến thức cần thiết khi đi nước ngoài cũng góp phần đưa công tác bảo hộ công dân ngày càng chuyên nghiệp hơn. Với đặc điểm của công tác bảo hộ công dân, pháp nhân diễn ra thường xuyên, rải ra trên khắp thế giới tại các địa bàn có công dân ta, nên trong thời gian tới, công tác này sẽ tiếp tục gia tăng cả ở diện rộng và chiều sâu. Các vụ việc tiếp tục tăng, mức độ phức tạp hơn, đòi hỏi phải nâng cao tính chuyên nghiệp và kiện toàn tổ chức bộ máy công tác bảo hộ công dân. Về nhân sự cũng đặt ra yêu cầu cán bộ làm công tác lãnh sự phải có kiến thức sâu rộng hơn về pháp luật, pháp luật quốc tế để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhiệm vụ bảo hộ công dân. Sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 diễn ra tại Nhật Bản,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, trước mắt Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với các đơn vị liên quan của ta và các cơ quan hữu trách của Nhật Bản khẩn trương tập trung sơ tán công dân Việt Nam ra khỏi vùng bị ảnh hưởng nặng nề của động đất, sóng thần và vùng có nhà máy điện hạt nhân gặp sự cố, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân ta trở về nước nếu có yêu cầu. Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Nhật Bản theo dõi chặt chẽ tình hình và quyết định áp dụng các biện pháp ứng phó cần thiết trong phạm vi thẩm quyền. GVHD: Ths. Kim Oanh Na -41- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Tình hình tại Ucraina46: Theo thông tin Đại sứ quán có được, tại tỉnh tự trị Crưm, Ucraina, không có người Việt Nam cư trú thường xuyên, chỉ có một số khu nhà nghỉ thuộc sở hữu của bà con ta được khai thác sử dụng vào mùa hè. Cộng đồng người Việt sống tại Ucraina có khoảng trên 10 nghìn người, sống rải rác trên khắp lãnh thổ Ucraina, tập trung chủ yếu ở thủ đô Kiev và mấy thành phố lớn như Kharkov, Odessa, Kherson thuộc phía đông và nam Ucraina, giáp ranh với Liên bang Nga. Cuộc khủng hoảng chính trị - nội bộ và kinh tế - xã hội tại Ucraina đang diễn biến hết sức phức tạp, tác động lên mọi mặt đời sống chính trị, văn hóa và kinh tế xã hội sở tại và ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống và công việc làm ăn của bà con người Việt tại đây. Về công việc làm ăn, tuyệt đại đa số người Việt tại Ucraina kinh doanh buôn bán nhỏ tại các chợ đầu mối. Bà con ta đều phải mua lại chỗ bán hàng "Kiot" từ các chủ sở hữu người địa phương, việc thanh toán mua chỗ cho cả năm. Tiền mua hàng cũng đã phải trả trước. Trong điều kiện kinh tế suy thoái trầm trọng, sức mua của người dân địa phương giảm sút đáng kể (giảm 55%), không bán được hàng, vậy nên bà con không thu được tiền để hoàn vốn. Bên cạnh đó, các khoản chi phí về thuế, lệ phí không ngừng tăng cộng với tiền thuê người địa phương bán hàng, thuê nhà ở... làm cho thu nhập thực sự của người kinh doanh nhỏ càng giảm sút, thậm chi nhiều trường hợp trong thời gian gần đây bị “âm”. Khó khăn gia tăng tác động trực tiếp không chỉ thế hệ bố mẹ mà tác động đến cả thế hệ hai. Các cháu cũng không yên tâm học hành, thậm chí bỏ học ở nhà giúp bố mẹ kinh doanh. Trong tình hình phức tạp của Ucraina nói riêng, khu vực nói chung, việc di cư tự do cũng đang diễn ra khá phổ biến và không kiểm soát được, gây nên sự xáo trộn trong cộng đồng ta, không loại trừ trong số này có cả những phần tử xấu, lợi dung kích động chống phá cộng đồng, đất nước. Để đối phó với tình hình phức tạp đang diễn ra ở sở tại, nhằm giúp đỡ cộng đồng ta duy trì cuộc sống ổn định và tiếp tục làm ăn, ban lãnh đạo các hội, đoàn ở các thành phố đã chủ động và tích cực phối hợp với Ban quản lý chợ và dân tự quản địa phương giữ trật tự, tăng cường bảo vệ trong chợ để tránh cướp bóc, mất cắp; thực hiện chỉ đạo của Đại sứ quán, cung cấp những thông tin cần thiết và hướng dẫn bà con thận trọng trong việc đi lại, quan hệ với sở tại và kinh doanh buôn bán (như vận chuyển tiền hàng, nhất là tiền mua và bán hàng, cần thông qua các kênh giao dịch chính thức, kín đáo, cảnh giác trước sự mạo hiểm của những kẻ quá khích có hành vi cướp bóc, trấn lột, hàng hóa không nên tập trung một nơi…). Các hội phụ nữ, đoàn thanh niên cũng tham gia hướng dẫn, giúp đỡ bà con, phối hợp làm việc với cơ quan chức năng nước bạn giải quyết các vụ việc liên quan đến người Việt (như làm thủ tục cho 6 công dân bị bắt về nước; hỗ trợ cho các gia đình buôn Bộ Ngoại giao Việt Nam: Bảo hộ công dân là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của Đại sứ quán Việt Nam tại Ucraina http://www.vietnamembassy-ukraine.org/vi/nr070521165843/nr070831103516/ns140306030207 [truy cập ngày 2510-2014] 46 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -42- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện bán ở chợ Sviatoshin bị hỏa hoạn…). Hội sinh viên quán triệt chỉ đạo của cơ quan đại diện nhắc nhở sinh viên hạn chế đi lại, không tham gia tụ tập, đoàn kết giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, thông tin kịp thời cho nhà trường và cơ quan chức năng khi có diễn biến bất ngờ… Quán triệt nhiệm vụ được giao và nhất là trong bối cảnh tình hình hiện nay, Đại sứ quán coi bảo hộ công dân và bảo đảm an ninh cộng đồng là một trong những công tác hàng đầu và cấp bách, trong đó cung cấp thông tin cho cộng đồng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Qua quan hệ và tiếp xúc với các cơ quan chức năng sở tại, tìm hiểu tình hình và sự thay đổi của phía bạn, cập nhật thông tin về tình hình kinh tế, chính trị xã hội, đánh giá xu hướng, tác động đến cộng đồng ta để đề ra biện pháp phòng tránh cũng như khuyến cáo cho bà con trong việc kinh doanh, học tập, sinh hoạt, đi lại, bảo đảm cuộc sống trong tình hình hiện nay. Cơ quan đại diện đã phối hợp chặt chẽ với các đoàn phóng viên truyền hình, đài tiếng nói Việt Nam thông báo kịp thời các tin tức, sự kiện cho cộng đồng cũng như thông tin về nước để đồng bào và dư luận trong nước nắm được và thấu hiểu. Những thông tin trên lên được đăng trên website của Đại sứ quán và các mạng thông tin của cộng đồng ta tại Ucraina. Nhằm góp phần giảm thiểu những khó khăn của công dân ta trong bối cảnh kinh tế khó khăn, giá cả tăng cao, đồng tiền mất giá, hàng hóa bán chậm, lương thực, thực phẩm khan hiếm…, Đại sứ quán cập nhật thông tin, diễn biến tình hình mới để bà con quyết định về công việc kinh doanh trong thời gian trước mắt; nhắc nhở kiểm tra thực tế kho hàng của các doanh nghiệp làm công tác nhập khẩu lương thực thực phẩm, thủy sản, sản xuất mỳ tôm... để điều phối cung cấp cho bà con ta nếu thực tế thị trường khan hiếm. Đại sứ quán đã cử các đoàn công tác đến các địa phương Kharcov, Odessa, các chợ nắm tình hình trực tiếp, nghe nguyện vọng của bà con và tìm hiểu tình hình cuộc sống và kinh doanh của bà con. Đại sứ quán đã đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo ưu tiên cấp học bổng sớm cho sinh viên ta theo chế độ đang học tại Ucraina. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã và đang thực hiện tốt kế hoạch hỗ trợ công dân ở Ucraina cụ thể là:  Động viên tinh thần vượt khó và khắc phục khó khăn vươn lên như truyền thống sẵn có của cộng đồng người Việt Nam tại Ucraina. Củng cố và tăng cường ổn định tổ chức các đơn vị cộng đồng, phát huy tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Đây được coi là biện pháp cơ bản và hữu hiệu nhất trong công tác bảo hộ công dân. GVHD: Ths. Kim Oanh Na -43- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện  Yêu cầu Ban quản lý các chợ xem xét miễn giảm một phần phí chợ do khủng hoảng (được biết, hiện nay chợ Barbashova tại Kharcov đã giảm một phần phí chợ cho bà con ta).  Tiếp tục đẩy mạnh phong trào người Việt dùng hàng Việt, tạo điều kiện quảng bá hơn nữa các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam.  Đại sứ quán tiếp xúc với các cơ quan quản lý nhà nước Ucraina mới tái lập sau khủng hoảng đề tìm hiểu những thông tin, chính sách, pháp luật của chính quyền mới đối với công dân nước ngoài trong đó có công dân Việt Nam để định hướng cho bà con yên tâm lao động, sản xuất, học tập và đầu tư lâu dài tại Ucraina.  Đề xuất với các cơ quan chức năng bạn hướng hợp tác trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề định cư, bất động sản.  Xúc tiến hợp tác đầu tư giữa các cấp, ngành. Chủ động nghiên cứu và kiến nghị các nội dung thiết thực đưa ra thảo luận trong cuộc họp Liên chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật Việt Nam - Ucraina dự kiến tiến hành trong năm nay và khả năng người Việt tại Ucraina tham gia triển khai các nội dung hợp tác đã được thỏa thuận. Tư vấn về nội dung văn bản ký kết hợp tác về lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh (thú y, thủy sản…).  Gửi công hàm trao đối với Tổng cục thuế, Văn phòng Chính phủ, Bộ thương mại kiến nghị việc áp dụng mức thuế phù hợp cho các doanh nghiệp đầu tư của cộng động người Việt Nam (như Proton, giầy da xuất khẩu...).  Tổ chức hội nghị đại diện lãnh đạo cộng đồng toàn Ucraina để củng cố khối đoàn kết cộng đồng, trao đổi và đề xuất chương trình, kế hoạch hoạt động của cộng đồng ta trong điều kiện mới.  Đại sứ quán đã báo cáo, kiến nghị các cơ quan chức năng trong nước chỉ đạo hướng giải quyết khi có tình hình phức tạp và khẩn cấp xảy ra. 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài 3.2.1. Những thuận lợi trong việc bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài Nhà nước ta trong công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, đã ký kết hoặc tham gia nhiều điều ước quốc tế, đáng chú ý là Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự cũng như gần các hiệp định lãnh sự, hiệp định tương trợ với các nước, hệ thống pháp luật trong nước ngày càng được hoàn thiện nhằm nâng cao công tác bảo hộ. Nhà nước cũng đã mềm dẻo hơn trong vấn đề quốc tịch, không còn quy định nguyên tắc một quốc tịch cứng nhắc nữa, thay vào đó là cho phép công dân Việt Nam có thể có hai quốc tịch. GVHD: Ths. Kim Oanh Na -44- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trở về thăm quê hương đất nước, miễn thị thực cho người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài và thành viên gia đình họ nhằm giúp việc đi lại dễ dàng hơn. Bộ Ngoại giao quán triệt công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài là một trong những trọng tâm công tác của Bộ và của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát ký kết Hiệp định lao động với các nước: Lào năm 1995, Oman năm 2007, Qatar năm 2008, LB Nga năm 2008, Kazakstan năm 2008, UAE năm 2009, Canada năm 2010… Đây là những hành lang pháp lý quan trọng, là cơ sở để bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động VN ở nước ngoài. Về hợp tác quốc tế, để bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tháng 11/2007, tham gia tích cực các hoạt động tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng như tham gia các diễn đàn trong nước và quốc tế trong lĩnh vực này. Các hoạt động hướng về nguồn cội, các hoạt động văn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài được quan tâm nhiều hơn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mặt khác đó còn là nơi để phổ biến cho cộng đồng về công tác bảo hộ cũng như các quyền mà họ được hưởng. Góp phần kéo lại gần hơn tinh thần đoàn kết của người Việt Nam ở nước ngoài. Với việc Quỹ Bảo hộ công dân được thành lập thì có thể quản lí kinh phí, kiểm tra, giám sát các khoản chi cho công tác bảo hộ, tổ chức các hoạt động gây quỹ để phần nào góp vào kinh phí cho việc bảo hộ diễn ra nhanh chóng đối với những trường hợp khẩn cấp. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Cơ quan chức năng và công dân gần gũi nhau, vì thế tâm tư nguyện vọng được truyền đạt của những người con xa xứ được thể hiện rõ, từ đó công tác bảo hộ được chu đáo hơn. Để phát huy được vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tuyên truyền đường lối đối ngoại của Đảng và chủ trương đại đoàn kết dân tộc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bạn bè quốc tế, có nhiều việc phải làm, cụ thể: Tiếp tục xây dựng và hỗ trợ các tổ chức, hội đoàn yêu nước có điều kiện hoạt động và phát triển. Nắm được danh sách các lực lượng tích cực, cốt cán và có các hình thức đãi ngộ, khen thưởng, động viên thích đáng nhằm tạo điều kiện để cho đội ngũ này có những đóng góp phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt, khuyến khích tạo điều kiện cho các hình thức tổ chức sinh hoạt, tập hợp của lớp trẻ, nhất là lực lượng thanh niên, sinh viên, như: Hội Thanh niên Việt Nam tại Pháp, Việt Unity tại Mỹ... củng cố và mở rộng hoạt động. 3.2.2. Những khó khăn trong việc bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài Do gia tăng và đa dạng về thành phần người Việt Nam ở nước ngoài nên đã đặt ra những khó khăn cho công tác bảo hộ. Việc bảo hộ đối với người Việt Nam đi lao động ở GVHD: Ths. Kim Oanh Na -45- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện nước ngoài theo hợp đồng cá nhân hoặc những trường hợp tự ý bỏ hợp đồng, ở lại nước ngoài trái phép, những người bị lừa đảo xuất khẩu lao động sống lang thang ở nước ngoài, đang là vấn đề nan giải đối với công tác bảo hộ. Do họ không đăng ký công dân với Cơ quan đại diện, không ai quản lý, nên khi có tai nạn, rũi rỏ xảy ra với những đối tượng này sẽ không thể tiến hành bảo hộ, giúp đỡ vì chưa khẳng định họ có phải là công dân Việt Nam hay không. Trường hợp công dân Việt Nam bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị tù hoặc hạn chế tự do: Lãnh sự phải liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp can thiệp thích hợp. Liên hệ với cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo họ thực hiện đúng pháp luật, nếu có sai trái thì phải yêu cầu họ khắc phục. Việc thăm lãnh sự có thật sự tác động đến cơ quan thẩm quyền nước sở tại không hay chỉ mang tính hình thức cho xong nhiệm vụ bởi công việc lãnh sự có rất nhiều không chỉ riêng việc đi thăm. Việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự chỉ mới dừng lại ở việc chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh mà không bao gồm nội dung của tài liệu. Khi có vấn đề phát sinh sẽ gây trở ngại lớn trong việc xử lí. Còn gặp nhiều khó khăn về nhân sự, bởi vì thực hiện nhiệm vụ lãnh sự đòi hỏi viên chức lãnh sự phải hiểu biết về văn hóa, lịch sử đồng thời cần nắm bắt đầy đủ chính sách, pháp luật của cả hai bên, cũng như pháp luật quốc tế. Với những điều kiện như thế việc lựa chọn người đáp ứng yêu cầu thật sự khó khăn. Nhưng nếu không tìm được thì không đảm bảo được công việc của nhiệm vụ lãnh sự. Bản thân công dân Việt Nam ở nước ngoài không nắm rõ các quy trình về cấp thị thực cũng như pháp luật quy định chưa rõ ràng đãn đến cách thực hiện rườm rà, mất thời gian cho cả người dân lẫn cơ quan lãnh sự. Các tổ chức, hội đoàn yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài không đủ mạnh, quy mô nhỏ, ít thành viên, tổ chức lỏng lẻo. Hiện tượng này có thể là kết quả của tình trạng phân tán chia rẽ trong cộng đồng người Việt. Ở Ba Lan hiện nay, trong số 30.000 người Việt sinh sống, Hội “Đoàn kết và hữu nghị” hoạt động được gần 10 năm đã tập trung được đông đảo bà con Việt kiều tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các hoạt động chung của toàn cộng đồng. Hội luôn đứng ra bảo vệ lợi ích của bà con trước nhà chức trách nước sở tại, phối hợp cùng Đại sứ quán và các hội đoàn khác tổ chức các hoạt động văn hóa của cộng đồng như Tết cổ truyền, Quốc khánh 2/9, Ngày văn hóa Việt Nam, các hoạt động thể thao, vận động ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, thiên tai, lũ lụt, ủng hộ người nghèo ở Việt Nam và Ba Lan. Hội làm cầu nối trong các hoạt động ngoại giao, có quan hệ tốt với chính quyền, các nhà chính trị, nghị sỹ, các nhà báo Ba Lan. Tuy nhiên, vẫn còn tới mấy chục hội đoàn của người Việt Nam với các tên gọi, tôn chỉ, mục đích hoạt động khác nhau chưa được nghiên cứu tổng kết, có các biện pháp hỗ trợ của các cơ quan Việt Nam, đặc biệt là của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và giới thiệu để các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ở các nước lựa GVHD: Ths. Kim Oanh Na -46- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chọn, áp dụng. Ở Mỹ cũng có tình trạng tương tự, chưa một tổ chức hội đoàn nào tập hợp được đông Việt kiều tham gia, với quy mô, tầm cỡ tiểu bang hoặc khu vực, chưa nói tới quy mô, tầm cỡ liên bang. Công tác thông tin, tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta nói chung, chính sách đối ngoại nói riêng đối với bà con kiều bào gần đây đã có nhiều tiến bộ, được chú ý đầu tư nhiều hơn, nhất là trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và qua mạng Internet. Song, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, thông tin mới đến được các cơ quan đại diện của Việt Nam hoặc đến được một số nhóm cộng đồng, còn phần đông bà con vẫn chưa tiếp cận được nhiều nguồn thông tin, nhất là thông tin về tình hình đất nước và các chính sách của Đảng và Nhà nước. Hình thức vận động kiều bào còn chưa thực sự đổi mới, đa dạng và linh hoạt để có thể quy tụ, động viên bà con tham gia các hoạt động có ích cho cộng đồng, cho quê hương cũng như tuyên truyền đường lối đối ngoại của Đảng với bạn bè quốc tế. Một trở ngại lớn cho công tác thông tin, tuyên truyền là vốn tiếng Việt của một bộ phận không nhỏ kiều bào ngày càng hạn chế. Mục tiêu của công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài là xây dựng một cộng đồng ổn định, thành đạt, hòa nhập vào xã hội và đoàn kết tốt với nhân dân nước sở tại, đồng thời hướng về xây dựng quê hương, đất nước. Để đạt được mục tiêu này, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay và những năm tiếp theo vẫn là tiếp tục triển khai nhóm giải pháp nhằm thực hiện một sự hòa hợp đại đoàn kết dân tộc thực sự. Đây là công việc không đơn giản, do trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn còn một bộ phận tiếp tục nuôi dưỡng thù hận, tìm cách chống phá đất nước, tâm lý mặc cảm quá khứ chưa được xóa bỏ. 3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài 3.3.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Nhà nước ta trong công cuộc bảo hộ công dân đã đạt được nhiều thành tích như: tham gia các điều ước quốc tế về bảo hộ công dân, ký kết hiệp định về lao động với các nước, tham gia tổ chức di cư thế giới, hệ thống pháp luật trong nước ngày càng được hoàn thiện, mềm dẻo trong vấn đề quốc tịch…, đây là những thành tích đáng ghi nhận cho công cuộc bảo hộ công dân của Nhà nước, vì thế cần duy trì và phát huy hơn nữa. Cử viên chức Lãnh sự tiến hành thăm lãnh sự đối với công dân bị giam giữ, bị tù; gặp gỡ, đấu tranh trực tiếp, can thiệp, bày tỏ quan điểm về pháp lý đối với cơ quan chức năng sở tại; gửi thư, công hàm cho cơ quan chức năng hoặc Bộ Ngoại giao sở tại, gửi thư cá nhân hoặc Đại sứ, Tổng Lãnh sự trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với đại diện cơ quan hữu quan sở tại nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân và pháp nhân Việt Nam. Còn đối với vấn đề công chứng, chứng thực thì nên quy định chứng nhận luôn cả nội dung tài liệu. Cần thường xuyên nâng cao kiến thức về công chứng, chứng thực. Có như thế họ mới thực hiện đúng pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc gia sở tại và các quy định của pháp luật quốc tế. GVHD: Ths. Kim Oanh Na -47- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Cần phải tăng cường đội ngũ lãnh sự không chỉ về số lượng mà cả chất lượng chuyên môn để giải quyết các công việc lãnh sự ở nước ngoài một cách có hiệu quả, nhanh chóng kịp thời. Cần tìm hiểu pháp luật sở tại và pháp luật quốc tể để đảm bảo công tác bảo hộ công dân hiệu quả nhất, có lợi cho công dân pháp nhân Việt Nam mà vẫn không trái pháp luật. Cần rút ngắn, giảm bớt quy trình, trình tự thủ tục về cấp thị thực nhằm giảm thời gian, tránh rắc rối. Nên thực hiện miễn thị thực “đơn phương” hoặc “song phương” cho công dân của một số quốc gia có mối quan hệ lâu dài với Việt Nam. Hiện nay, số nước mà Nhà nước ta kí hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự tương đối ít, trong khi đó ở một số quốc gia có công dân Việt Nam sinh sống đông thì chưa kí kết hiệp định tương trợ. Vì thế, cần đẩy mạnh việc kí kết hiệp định tương trợ. Còn đối với các nước đã kí kết hiệp định tương trợ thì cần tổ chức các cuộc thảo luận định kỳ, từ đó rút ra được vướng mắc thực tiễn vì sao ủy thác tư pháp giữa hai nước chưa có hiệu quả để khắc phục. 3.3.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện thực tiễn bảo hộ công dân Cần tăng cường các hoạt động bảo hộ công dân. Trong thời gian qua, có nhiều người Việt đã bị xâm hại quyền lợi, nhân phẩm và thậm chí cả tính mạng. Chẳng hạn, vụ cảnh sát California bắn chết chị Nguyễn Thị Bích Câu, hay dùng súng điện bắn chết một thanh niên Việt bị bệnh tâm thần, vụ bốn cảnh sát San Jose hành hung sinh viên gốc Việt Hồ Quang Phương47, hoặc gần đây nhất là vụ nữ du khách Việt Nam bị xâm hại bởi ba người đàn ông tại Malaysia… những vụ việc này sẽ rơi vào im lặng nếu không có sự phản đối của cộng đồng người Việt Nam và tiếng nói của cơ quan đại diện của Việt Nam. Chính vì vậy mà nhà nước tiếp tục tăng cường hơn nữa các hoạt động bảo hộ công dân, pháp nhân ở nước ngoài để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của kiều bào, giúp họ hội nhập tốt vào xã hội sở tại, có cuộc sống ổn định lâu dài. Cần hợp tác chặt chẽ hơn với cơ quan chức năng nước sở tại. Bên cạnh tỷ lệ trí thức khá cao trong cộng đồng, còn có bộ phân người Việt làm ăn buôn bán vừa và nhỏ trong các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, may mặc. Nhìn chung, họ đều chăm chỉ làm ăn và tuân thủ pháp luật sở tại. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh và giữ gìn vị thế của cộng đồng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và các cơ quan chức năng trong nước cần tăng cường hợp tác trực tiếp và chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan an ninh, tư pháp của các nước nơi có người Việt sinh sống để xử lý nghiêm minh những trường hợp xâm phạm đến tính mạng, tài sản của bà con kiều bào. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần có chính sách xét, cấp thị thực chặt chẽ hơn nữa để tránh tình trạng thiếu kiểm soát gây khó khăn và phức tạp cho cộng đồng. Vnexpress.net: Sinh viên Việt ở Mỹ bị cảnh sát đánh http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nguoi-viet-5-chau/sinh-vien-viet-o-my-bi-canh-sat-danh-2147499.html [truy cập ngày 26-10-2014] 47 GVHD: Ths. Kim Oanh Na -48- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Thành lập các hội đoàn làm cầu nối liên hệ với cơ quan đại diện Việt Nam để giải quyết vướng mắc để khi mỗi cá nhân gặp những bất trắc, rủi ro, có thể lập tức thông qua các tổ chức này, nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ, can thiệp từ các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam. Các cơ quan này cần tham khảo, đề xuất với Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy phù hợp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của kiều bào và thân nhân của họ… Nhà nước cần đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết các hiệp định và thỏa thuận song phương, đa phương và tác động ở cấp cao trong quan hệ với các nước có đông người Việt nhằm hỗ trợ bà con có vị trí pháp lý ổn định để bảo đảm cuộc sống lâu dài ở nơi cư trú... GVHD: Ths. Kim Oanh Na -49- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện KẾT LUẬN Qua việc phân tích các quy định của Công ước Viên 1963 cũng như trong Luật cơ quan đại diện 2009 cho ta thấy rằng pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật quốc gia nói riêng có những bước phát triển lớn về nhận thức đối với vấn đề bảo hộ công dân. Nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật khá hoàn thiện nhằm mục đích cuối cùng là bảo hộ những quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân và pháp nhân Việt Nam trong quan hệ quốc tế; tập trung phát triển và thúc đẩy các mối quan hệ về hợp tác chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, giáo dục, lao động, văn hóa, xã hội…giữa Việt Nam và các nước, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Mặc dù vậy, khi đưa vào thực tiễn áp dụng thì gặp nhiều khó khăn nhất định, do pháp luật mỗi quốc gia không thống nhất dẫn đến các quy định về nhiệm vụ đối ngoại, bảo hộ công dân ít nhiều có điểm không tương đồng. Khi thực hiện nhiệm vụ cần tuân thủ theo pháp luật của các bên có liên quan, đồng thời phải tuân theo pháp luật quốc tế đa phương, song phương có hiệu lực giữa các bên. Do đó đòi hỏi viên chức lãnh sự thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của Nhà nước, cá nhân pháp nhân Việt Nam phải nắm rõ pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật và thực tiễn áp dụng của nước có liên quan để thục hiện tốt nhiệm vụ. Chính vì như vậy, Nhà nước phải cần phát huy được năng lực quản lý của mình trong lĩnh vực đối ngoại, cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những quy định còn bất cập, duy trì và phát huy những điểm tích cực các quy định của các cơ quan có liên quan, không chỉ thế mà cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ lãnh sự. Chỉ có như thế mới phát huy đầy đủ nhiệm vụ mà Công ước Viên 1963 và Luật cơ quan đại diện 2009./. GVHD: Ths. Kim Oanh Na -50- SVTH: Lý Văn Phúc DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 1. Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao. 2. Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự.  CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIÊT NAM 1. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). 2. Hiến pháp năm 2013. 3. Bộ luật Dân sự 2005. 4. Luật Quốc tịch 2008. 5. Luật cơ quan đại diện Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài 6. 7. 8. 9. ngày 18/06/2009. Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng kí và quản lí hộ tịch. Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Nghị định 107/2011/NĐ-CP hướng dẫn luật cơ quan đại diện ở nước ngoài. Thông tư 02/2008/TT-BNG ngày 04/02.2008 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung một số hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trong nước và nước ngoài. 10. Thông tư liên tịch 11/2008/TTLT-BTP-BNG của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện quy định của nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của VIệt Nam ở nước ngoài. 11. Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/09/2009 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam 12. Thông tư liên tịch số 06/2012/TTLT-BTP-BNG ngày 19 tháng 06 năm 2012 về Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BTP-BNG ngày 31/12/2008 của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch tại các Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.  SÁCH, BÁO,TẠP CHÍ 1. Ts. Lê Mai Anh (chủ biên): Giáo trình Luật quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2006. 2. Ts. Đỗ Hòa Bình (chủ biên): Thuật ngữ pháp lý quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. 3. Ths. Kim Oanh Na: Tập bài giảng Luật quốc tế, Cần Thơ, 2006. 4. Ts. Nguyễn Trung Tín (chủ biên): Tìm hiểu Luật quốc tế, Nxb. Đồng Nai, 1997.  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ 1. Bộ Ngoại giao Việt Nam: Cục lãnh sự, http://lanhsuvietnam.gov.vn/Lists/BaiViet/B%C3%A0i%20vi%E1%BA%BFt/Disp Form.aspx?List=dc7c7d75-6a32-4215-afeb-47d4bee70eee&ID=58 [truy cập ngày 25-07-2014] 2. Bộ Ngoại giao Việt Nam: Vấn đề Bảo hộ công dân trong Dự thảo Hiến pháp 1992, http://songoaivu.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8x Bz9CP0os3j3oBBLczdTEwN3Q1dDA09vCycXF7NAYx8nE_2CbEdFACIuvEM!/ ?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/songoaivu2/songoaivusite/lanh su/tinlanhsu/aasasas , [truy cập ngày 01-08-2014] 3. Bộ Ngoại giao Việt Nam, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, http://lanhsuvietnam.gov.vn/Lists/BaiViet/B%C3%A0i%20vi%E1%BA%BFt/Disp Form.aspx?List=dc7c7d75-6a32-4215-afeb-47d4bee70eee&ID=50 [truy cập ngày 22-10-2014] 4. Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ngoại vụ các Tỉnh, Thành phố, http://lanhsuvietnam.gov.vn/Lists/BaiViet/B%C3%A0i%20vi%E1%BA%BFt/Disp Form.aspx?List=dc7c7d75-6a32-4215-afeb-47d4bee70eee&ID=63 [truy cập ngày 22-10-2014] 5. Bộ Ngoại giao Việt Nam: Công tác bảo hộ công dân: Khẩn trương và Hiệu quả http://dicu.gov.vn/CMSPages/BaiViet/Default.aspx?IDBaiViet=1558[truy cập ngày 26-10-2014] 6. Bộ Ngoại giao Việt Nam: Bảo hộ công dân là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của Đại sứ quán Việt Nam tại Ucraina http://www.vietnamembassyukraine.org/vi/nr070521165843/nr070831103516/ns140306030207 [truy cập ngày 2510-2014] 7. Vnexpress.net: Sinh viên Việt ở Mỹ bị cảnh sát đánh http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nguoi-viet-5-chau/sinh-vien-viet-o-my-bi-canhsat-danh-2147499.html [truy cập ngày 26-10-2014] [...]... SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài- Thực trạng và phương hướng hoàn thiện 1.3 Khái quát tình hình Người Việt Nam ở nước ngoài 1.3.1 Tình hình làm ăn, sinh sống, học tập, du lịch của người Việt Nam ở nước ngoài Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dần hoàn thiện hệ thống pháp luật để giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi đối với người Việt Nam ở nước ngoài, như: Nghị... thế Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988 Liên quan đến vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài, Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 quy định: “Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài , khác với Luật quốc tịch năm 1988 chỉ quy định việc bảo hộ đối với “Công dân Việt Nam ở nước ngoài Như vậy, phạm vi bảo hộ của nhà nước Việt Nam đã được mở rộng Nhà nước Việt Nam sẽ bảo hộ không... người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được khẳng định rõ: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất 13 Điều 2 Luật quốc tịch Việt Nam 1988 GVHD: Ths Kim Oanh Na -17- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài- Thực trạng và phương hướng hoàn thiện quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. .. Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài- Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Cơ quan lãnh sự có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với pháp luật nước sở tại, điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó ký kết hoặc tham gia và phù hợp với tập quán quốc tế; bảo đảm cho công dân Việt Nam ở nước tiếp nhận được hưởng những... Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài- Thực trạng và phương hướng hoàn thiện  Hoạt dộng theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và pháp luật của nước sở tại  Tổ chức và hoạt dộng theo chế độ thủ trưởng  Các nguyên tắc này bảo đảm cho cơ quan đại diện có một vị trí đặc biệt ở nước ngoài so với các cơ quan đại diện khác của các bộ, ngành và địa phương ở nước ngoài. . .Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài- Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính đáng của người lao động Việt Nam ở nước ngoài7 Với bộ máy này, công tác bảo hộ, giúp đỡ công dân ở nước ngoài đã và chắc chắn sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực Trong nghị quyết của Bộ Chính trị về người Việt Nam ở nước ngoài, Đảng ta nhấn mạnh: Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ... đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước 11 12 Điều 75 Hiến pháp 1992 Điều 75 Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 GVHD: Ths Kim Oanh Na -16- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài- Thực trạng và phương hướng hoàn thiện ngoài 13 “Quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài được... pháp 1946 cho đến nay thì sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng sâu sắc hơn, đó như là lời khẳng định của Nhà nước rằng người Việt Nam ở nước ngoài là một phần ruột thịt không thể tách rời GVHD: Ths Kim Oanh Na -19- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài- Thực trạng và phương hướng hoàn thiện CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ BẢO... nước sở tại và có xu hướng định cư lâu dài ở những nước như Mỹ, Oxtraylia, Canađa và các nước Tây Âu Trong khi GVHD: Ths Kim Oanh Na -8- SVTH: Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài- Thực trạng và phương hướng hoàn thiện phần lớn người Việt Nam ở Đông Âu và Nga vẫn coi cuộc sống ở nước sở tại là tạm cư với mục đích làm ăn kinh tế là chính, khi có điều kiện sẽ trở về nước. .. vệ người Việt Nam ở nước ngoài 1.2 Mục đích, ý nghĩa của việc bảo hộ Người Việt Nam ở nước ngoài 1.2.1 Mục đích của việc bảo hộ Người Việt Nam ở nước ngoài Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước Các cơ quan nhà nước, ... Lý Văn Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam nước ngoài- Thực trạng phương hướng hoàn thiện CHƯƠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI 2.1 Cơ sở pháp lý bảo hộ công dân... Phúc Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam nước ngoài- Thực trạng phương hướng hoàn thiện CHƯƠNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI VIỆT NAM VÀ BẢO HỘ NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI 1.1 Khái niệm người. .. CHUNG VỀ NGƯỜI VIỆT NAM VÀ BẢO HỘ NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI 1.1 Khái niệm người Việt Nam bảo hộ Người Việt Nam nước 1.1.1 Khái niệm người Việt Nam nước 1.1.2 Bảo hộ người Việt

Ngày đăng: 03/10/2015, 14:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan