các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật việt nam

50 925 2
các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: CÁC TRƢỜNG HỢP SỬ DỤNG TÁC PHẨM ĐÃ CÔNG BỐ KHÔNG PHẢI XIN PHÉP NHƢNG PHẢI TRẢ TIỀN NHUẬN BÚT, THÙ LAO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths. Nguyễn Phan Khôi Nguyễn Công Giàu Bộ môn: Luật Tư pháp Mssv: 5115973 Cần Thơ 12/2014 LỜI CẢM ƠN  Trong suốt quá trình học tập người viết luôn nhận được sự giảng dạy tận tâm của quý Thầy, Cô của Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức pháp luật, dạy dỗ và rèn luyện đạo đức – nhân cách – kiến thức cho người viết. Đặc biệt trong quá trình viết luận văn, người viết xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Thầy Nguyễn Phan Khôi đã quan tân và chỉ dẫn tận tình tạo điều kiện giúp người viết có thể hoàn thành tốt nhất Luận văn tốt nghiệp này. Vì kiến thức có hạn, thêm vào đó là lần đầu tiên bắt tay vào viết Luận văn nên không tránh khỏi những sai sót nhất định, người viết mong nhận được sự chia sẽ, góp ý từ phía các Thầy, Cô để người viết thông suốt kiến thức và sửa chữa lại để Luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, người viết xin chúc quý Thầy, Cô luôn dồi dào sức khoẻ và thu được nhiều thành công trong công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu. Xin trân trọng kính chào! Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Công Giàu MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5 Kết cấu của đề tài CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ NGOẠI LỆ CỦA QUYỀN TÁC GIẢ .............................................................................. 4 1.1 Khát quát quy định chung về quyền tác giả và đặc điểm của quyền tác giả..... 4 1.1.1 Quyền tác giả ...................................................................................................... 4 1.1.2 Đặc điểm của quyền tác giả. .............................................................................. 7 1.2 Quy định các ngoại lệ của quyền tác giả theo pháp luật quốc tế và quốc gia. . 9 1.2.1 Quy định về các ngoại lệ của quyền tác giả theo pháp luật quốc tế. ................ 9 1.2.2 Quy định về các ngoại lệ của quyền tác giả theo của pháp luật quốc gia. ...... 10 1.2.3 Ý nghĩa của việc quy định các ngoại lệ của quyền tác giả............................... 12 1.3 Sự hình thành và đặc điểm của quy định “Các trƣờng hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhƣng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” theo pháp luật Việt Nam.................................................................................................................... 14 1.3.1 Sự hình thành của quy định “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” tại Việt Nam .. .14 1.3.2 Đặc điểm quy định “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” theo pháp luật Việt Nam ... 16 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ “CÁC TRƢỜNG HỢP SỬ DỤNG TÁC PHẨM ĐÃ CÔNG BỐ KHÔNG PHẢI XIN PHÉP NHƢNG PHẢI TRẢ TIỀN NHUẬN BÖT, THÙ LAO” .............................................. 19 2.1 Cơ sở pháp lý liên quan quy định về “Các trƣờng hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhƣng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” theo pháp luật Việt Nam hiện hành ......................................................................................................... 19 2.2 Chi tiết quy định về “Các trƣờng hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhƣng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” theo pháp luật Việt Nam .... 20 2.2.1 Chủ thể được đề cập trong quy định “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao”. .......... 20 2.2.2 Đối tượng được đề cập trong quy định “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” .......... .24 2.2.3 Điều kiện về việc sử dụng tác phẩm được đặt ra trong quy định “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” ......................................................................................... 28 2.3 Các vấn đề khác có liên quan. ................................................................................ 29 2.3.1 Nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật ...... .30 2.3.2 Một số hành vi xâm phạm quyền tác giả trong việc sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao ...................... 31 2.3.3 Các biện pháp chế tài xử lý vi phạm được đặt ra điều chỉnh........................... 31 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KHÓ KHĂN CÕN GẶP PHẢI TỪ QUY ĐỊNH ĐẾN THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐẶT RA. ............................ 35 3.1 Một số khó khăn còn gặp phải từ quy định đến thực tiễn áp dụng ................... 35 3.2 Một vài đề xuất giải quyết vấn đề khó khăn còn gặp phải theo pháp luật Việt Nam hiện hành. ................................................................................................................ 40 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 44 Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Pháp luật, công cụ hữu hiệu trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể được bảo vệ trong pháp chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể được thực hiện trên nhiều góc độ và phương diện khác nhau. Xem xét dưới góc độ Sở hữu trí tuệ, pháp luật về Sở hữu trí tuệ góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ “sự sáng tạo tư duy” của con người. Sự sáng tạo này là các “tài sản vô hình” mà pháp luật nhận nhận thấy cần phải bảo hộ bằng cách trao cho chủ nhân của nó một hay một số độc quyền nhất định với mục đích nhằm tôn trọng, bảo vệ, khuyến khích việc sáng tạo ra các tài sản trí tuệ đó và vì lợi ích chung của xã hội. Nhìn chung, pháp luật Sở hữu trí tuệ luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nắm giữ quyền tác giả để họ có thể khai thác tốt quyền lợi mà họ nhận được từ sự sáng tạo của mình. Với các đối tượng của Sở hữu trí tuệ nói chung và việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm nói riêng, việc bảo hộ nhìn chung thường bị giới hạn về thời gian, cũng như tồn tại một số giới hạn - ngoại lệ nhất định mà theo đó người nắm giữ quyền tác giả sẽ bị hạn chế một hoặc một số quyền đối với tác phẩm của mình. Một trong những giới hạn - ngoại lệ được đưa ra nghiên cứu là: “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” được ghi nhận tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Điều này mang ý nghĩa chính là giúp phổ biến các tài sản trí tuệ được thuận tiện và rộng rãi hơn. Bài viết nhằm làm rõ một phần về mặt lý luận trong quy định “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành, đặc biệt là việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ thể nắm giữ quyền tác giả. Suy cho cùng bản chất của trường hợp sử dụng được nêu trên thực chất là hành vi xâm phạm đến quyền của chủ thể nắm giữ quyền tác giả, nhằm làm sáng tỏ quy định của pháp luật và phân tích đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở pháp lý của quy định cũng như quy định hiện hành về chủ thể, đối tượng, điều kiện, các vấn đề liên quan như nhuận bút, thù lao,… các hành vi xâm phạm và một số chế tài xử lý trong “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao”. Bên cạnh đó người viết cũng có sự nhìn nhận những tồn tại về một số khó khăn còn gặp phải từ quy định đến thực tiễn và từ đó đề xuất một vài hướng giải quyết được cho là có khả năng giải quyết được các vấn đề trên. GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 1 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Người viết muốn đi vào hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích về một trong các giới hạn - ngoại lệ của quyền tác giả được ghi nhận tại Điều 26 “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Trên cái nhìn tổng quan về quyền tác giả, đặc điểm của quyền tác giả cũng như các giới hạn - ngoại lệ của quyền tác giả, người viết tiến hành tìm hiểu và phân tích quy định “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao”. Đồng thời nhìn nhận những bất cập, hạn chế gặp phải và từ đó đưa ra một số giải pháp mà người viết cho rằng có thể giải quyết được một phần các vấn đề mà mình đã trình bày. 3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài Sở hữu trí tuệ là một phạm trù có phạm vi nghiên cứu rộng, bao gồm nhiều đối tượng được bảo hộ. Trong phạm vi nghiên cứu, do hạn chế về hiểu biết và thời gian nên người viết chỉ nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” được quy định tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Cụ thể, người viết sẽ đề cập đến các nội dung sau: khái quát các quy định chung về quyền tác giả và đặc điểm của quyền tác giả, các ngoại lệ của quyền tác giả, sự hình thành quy định được đưa ra nghiên cứu, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở pháp lý cũng như quy định hiện hành về chủ thể, đối tượng, điều kiện, các vấn đề khác liên quan đến nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác, một số hành vi xâm phạm và biện pháp xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Thông qua đó, người viết cũng có sự nhìn nhận về một số hạn chế, bất cập còn gặp phải từ quy định đến thực tiễn và trên cơ sở đó cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện một phần quy định của pháp luật. 4 Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Trong đề tài, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp các quy định của pháp luật về cùng một vấn đề; phương pháp so sánh để tìm cái chung, cái riêng để xác định vấn đề trọng tâm, cái khác biệt nổi bật; phương pháp sắp xếp, chọn lọc các nguồn tài liệu tham khảo được để sắp xếp theo chuẩn chung và tìm tài liệu đáng tin cậy và phương pháp phân tích các quy định của pháp luật xoay quanh vấn đề “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” được đưa ra nghiên cứu trong quy định tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 2 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam 5 Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì kết cấu của đề tài nghiên cứu được bố cục chính gồm 3 chương: Chƣơng 1: Khái quát chung các quy định về quyền tác giả và ngoại lệ của quyền tác giả Chƣơng 2: Nội dung quy định của pháp luật Việt Nam về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” Chƣơng 3: Một số khó khăn còn gặp phải từ quy định đến thực tiễn và một số đề xuất giải quyết vấn đề đặt ra GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 3 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ NGOẠI LỆ CỦA QUYỀN TÁC GIẢ Đất nước ngày càng có những thay đổi đáng kể về kinh tế, xã hội và mặt khác cùng với những tiến bộ nhanh chóng cho sự phát triển đem lại những thay đổi quan trọng, muốn phát triển đất nước đòi hỏi rất nhiều ở khâu lập pháp và cải cách pháp luật cho phù hợp với tình hình mới. Luật Sở hữu trí tuệ góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Một trong những vấn đề được đề cập là các quy định về việc bảo hộ quyền tác giả và giới hạn quyền tác giả đối với tác phẩm được bảo hộ. Thách thức nảy sinh trong hoàn cảnh mới là sự duy trì cân bằng giữa việc đền đáp xứng đáng cho chủ thể quyền tác giả của tác phẩm và đảm bảo rằng những đền đáp như vậy là phù hợp với lợi ích công cộng và nhu cầu của xã hội hiện đại. Theo đó, Luật Sở hữu trí tuệ đưa ra các giới hạn (bao gồm các ngoại lệ) của quyền sở hữu trí tuệ nói chung hay giới hạn của quyền tác giả nói riêng, cho phép chủ thể quyền tác giả chỉ được thực hiện các quyền hạn của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ luật định. 1.1 Khái quát quy định chung về quyền tác giả và đặc điểm của quyền tác giả 1.1.1 Quyền tác giả Có thể nói, lịch sử phát triển của nhân loại là lịch sử phát triển của tri thức và nền văn minh ngày nay là thành quả của quá trình tích luỹ và kế thừa tri thức qua các thời đại. Việt Nam và các quốc gia trên thế giới càng ý thức cao giá trị và tầm quan trọng của các sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo ra, vì vậy đã không ngừng khuyến khích và bảo vệ thành quả đó bằng nhiều biện pháp khác nhau tác động để điều chỉnh. Quyền tác giả là một trong hai nhóm đối tượng quan trọng nhất của Sở hữu trí tuệ, được đề cập trên phạm vi quốc tế lần đầu tiên bởi Công ước Berne 1886.1 Quyền tác giả là một lĩnh vực còn khá là mới mẻ đối với Việt Nam, tuy ý tưởng về quyền tác giả có thể được xem là hình thành đầu tiên từ bản Hiến pháp năm 1946.2 Năm 1986 với Nghị định số 142/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng quy định quyền tác giả, có hiệu lực thi hành ngày 14-11-1986, đây là lần đầu tiên Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận một văn bản riêng biệt về quyền tác giả đã được ban hành với những quy dịnh cơ bản. Nguyễn Phan Khôi, Bài giảng Luật Sở hữu trí tuệ, Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ, tháng 8 năm 2013, trang 17. 2 Nguyễn Bình, Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Huy Ngát, Nguyễn Bích Ngọc, Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2006, trang 9. 1 GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 4 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Sau đó không lâu, ngày 22-4-1994 Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả. Pháp lệnh đã quy định tương đối đầy đủ và cụ thể về bảo hộ quyền tác giả so với Nghị định 142/HĐBT trước đó. Tiếp đó, ngày 28-10-1995 Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khoá IX, kỳ hợp thứ 8 thông qua, có hiệu lực ngày 1-7-1996. Bộ luật này dành riêng hai chương trong Phần thứ sáu quy định về sở hữu trí tuệ và nó trở thành nền tảng cơ sở pháp lý cao nhất cho việc khai thác tương đối toàn diện lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Đây là móc son quan trọng đánh dấu việc bắt đầu lập nên một hệ thống pháp luật hiện đại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Ngày 14-6-2005, Quốc hội Việt Nam khoá XI, kỳ hợp thứ 7 đã thông qua Bộ Luật Dân sự và Bộ Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2006. Nhưng nhìn chung quyền tác giả được đề cập đến trong các Bộ luật này đa phần mang tính chất dân sự là chủ yếu. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới nền kinh tế - xã hội từng bước thay đổi đặt ra, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ hợp thứ 8 thông qua ngày 29-11-2005, có hiệu lực thi hành ngày 01-7-2006, lần này thì quyền tác giả đã được quy định riêng bởi Luật mang tính “sở hữu trí tuệ” thật sự. Ngày 19-6-2009, Quốc hội khoá XII, kỳ hợp thứ 5 đã thông qua Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và có hiệu lực thi hành từ 01-01-2010 (sau đây gọi là Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành). Cùng với việc ra đời Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì cũng đã có các văn bản hướng dẫn thi hành cho Luật này tiêu biểu như: - Nghị định 100/2006/NĐ-CP ban hành ngày 21-9-2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan (sau đây gọi là Nghị định 100/2006/NĐ-CP). - Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về Sở hữu trí tuệ (sau đây gọi là Nghị định 105/2006/NĐ-CP). - Nghị định 47/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, có hiệu lực thi hành ngày 30-6-2009 (sau đây gọi là Nghị định 47/2009/NĐ-CP). - Nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày 29-09-2011 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2006/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định 85/2011/NĐ-CP). GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 5 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam - Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và có hiệu lực thi hành ngày 15/12/2013 (sau đây gọi là Nghị định 131/2013/NĐ-CP)… Cùng đó, Việt Nam cũng đã gia nhập Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) cũng như là thành viên của nhiều Điều ước quốc tế về Sở hữu trí tuệ. Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) là một trong số các tổ chức chuyên môn thuộc Liên hợp quốc, được thành lập năm 1967 theo bản kí kết thành lập tại Stockholm. Tuy nhiên, nguồn gốc sâu xa của WIPO phải được tính từ khi thông qua Công ước Pari vào năm 1853, và Công ước Berne năm 1886. Wipo có sứ mệnh thúc đẩy hợp tác quốc tế trong hoạt động sáng tạo, phổ biến, sử dụng và bảo hộ tài sản trí tuệ của con người nhằm phát triển kinh tế, văn hoá của xã hội của con người. Việt Nam trở thành thành viên của WIPO vào ngày 2-7-1976. Đồng thời với hệ thống pháp luật quốc gia đã được định hình như trên, Hiệp định song phương về thiết lập quan hệ quyền tác giả, Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kì, Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Liên bang Thụy Sỹ cũng đang có hiệu lực thi hành.3 - Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Vào ngày 7-6-2004, Việt Nam gia nhập Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, ngày 26-10-2004 Công ước có hiệu lực thi hành ở Việt Nam. - Công ước Genever về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép bất hợp pháp bản ghi âm của họ năm 1952. Việt Nam trở thành thành viên thứ 75 của Công ước và Công ước Genever có hiệu lực thi hành ở Việt Nam kể từ ngày 6-7-2005. - Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng. Công ước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam từ ngày 1-3-2007),… Tóm lại, pháp luật về quyền tác giả ở Việt Nam còn tương đối mới. Song có thể thấy, pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định theo thời gian. Trong thời gian tới, việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật quốc gia và gia nhập Điều ước quốc tế về quyền tác giả cũng như tăng cường sự hiểu biết và thực thi pháp luật trong lĩnh vực này là yêu cầu bức thiết nhằm khuyến khích nội lực sáng tạo và đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Cục Bản quyền tác giả, Kiến thức cơ bản, phổ thông về quyền tác giả, quyền liên quan, Bài 1: GIỚI THIỆU CHUNG, Ts. Vũ Mạnh Chu, http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=1256%3Akin-thc-c-bn-phthong-v-quyn-tac-gi-quyn-lien-quan&catid=51%3Anghien-cuu-trao-doi&Itemid=107&limitstart=3, [truy cập ngày 3-9-2014]. 3 GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 6 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam 1.1.2 Đặc điểm của quyền tác giả Trong thực tế, chúng ta còn gặp một số thuật ngữ khác như “tác quyền” hay “bản quyền”. Các thuật ngữ này thực ra cũng là cách gọi khác của quyền tác giả trên thực tế, nhưng không được thừa nhận trong luật.4 Đề cập đến quyền tác giả, pháp luật Việt Nam xác định: quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.5 Quyền tác giả là một chế định pháp luật trong Luật Sở hữu trí tuệ và trong các văn bản pháp luật có liên quan, là một trong ba bộ phận cấu thành của quyền sở hữu trí tuệ (quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng). Quyền tác giả ở Việt Nam có thể nói bao gồm các đặc điểm chính sau: Quyền tác giả bảo vệ lợi ích cá nhân và kinh tế của quyền tác giả trong mối liên quan với tác phẩm. Lợi ích cá nhân và lợi ích kinh tế của quyền tác giả được bảo vệ thông qua nhóm quyền nhân thân và nhóm quyền tài sản của quyền tác giả đối với các tác phẩm được pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả bao gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học dưới bất kỳ hình thức và cách thức thể hiện nào. Không như các đối tượng khác của Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả chủ yếu bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng chứ không bảo hộ chính bản thân ý tưởng đó - ý tưởng thể hiện trong tác phẩm không cần phải mới song hình thức thể hiện phải mới. Việc bảo hộ không phụ thuộc vào chất lượng hay giá trị sản phẩm tạo ra hay sử dụng tác phẩm đó như thế nào. Sự khẳng định này nhằm làm rõ, tránh sự hiểu lầm giữa đối tượng được bảo hộ theo pháp luật về quyền tác giả với đối tượng được bảo hộ theo pháp luật về sở hữu công nghiệp hay đối tượng khác. Lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan được bảo hộ theo cơ chế các quyền tự động phát sinh ngay sau khi tác phẩm được hình thành. Trong khi lĩnh vực sở hữu công nghiệp và giống cây trồng, các quyền phải được xác lập bằng việc cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.6 Điều này cũng có nghĩa việc đăng ký quyền tác giả tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không phải là thủ tục để xác lập quyền mà đó chỉ là việc Ths. Nguyễn Phan Khôi, Bài giảng Luật Sở hữu trí tuệ, Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ, tháng 8 năm 2013, trang 17. 5 Khoản 2 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành 6 Khoản 1 Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành 4 GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 7 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam củng cố quyền của quyền tác giả mà thôi. Nếu có tranh chấp xảy ra thì chủ thể quyền tác giả được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả” không cần phải có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình, trừ trường hợp có căn cứ ngược lại.7 Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ quyền tác giả trong trường hợp không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để sáng tạo tác phẩm phái sinh. Tuy nhiên chỉ những tác phẩm được tác giả trực tiếp sáng tạo, không sao chép từ tác phẩm khác mới thuộc loại hình được bảo hộ. Việc bảo hộ quyền tác giả bị giới hạn về mặt thời gian. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định là khác nhau đối với quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân của quyền tác giả được pháp luật bảo hộ vô thời hạn (trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm), còn về quyền tài sản được pháp luật bảo hộ với thời hạn khác nhau tuỳ vào các tác phẩm và các yếu tố quy định khác. Việc bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và trong phạm vi tác phẩm. Về nguyên tắc các tác phẩm được sự bảo hộ quyền tác giả là tất cả các sáng tạo trí tuệ nguyên gốc. Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả thuộc tác phẩm trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả (Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành). Một điều khoản liệt kê cũng được đưa ra với ý nghĩa giới hạn các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Cụ thể, tại Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định các đối tượng sau không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả như: tin tức thời sự thuần tuý đưa tin; văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó; quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ nói chung hay quyền tác giả nói riêng phải đảm bảo chính sách của Nhà nước. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ phải đảm bảo không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội được quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp.8 7 8 Xem quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật Sở hữu trí tuệ hiên hành Khoản 1 Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 8 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam 1.2 Quy định các ngoại lệ của quyền tác giả theo pháp luật quốc tế và quốc gia Bảo hộ quyền tác giả có nghĩa là bảo vệ quyền của tác giả cũng như chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được bảo hộ. Nhưng để đảm bảo rằng chủ sở hữu có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả không lạm dụng những đặc quyền mà họ được trao cho, hoặc hạn chế thương mại một cách vô lý, pháp luật quốc tế và quốc gia quy định một số giới hạn - ngoại lệ quyền tác giả nhất định nhằm đảm bảo cân bằng lợi ích chính đáng giữa chủ sở hữu và người sử dụng cũng như đảm bảo nhu cầu của lợi ích công cộng. 1.2.1 Quy định về các ngoại lệ của quyền tác giả theo pháp luật quốc tế Công ước Berne năm 1886 cũng quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm tự 9 do. Đồng thời Công ước cũng quy định quyền của các quốc gia thành viên liên hiệp và thoả thuận và những thoả hiệp đặc biệt đã có hay sẽ ký giữa các quốc gia này có thẩm quyền quy định cho phép sử dụng trong mức độ phù hợp, có mục đích những tác phẩm văn học hay nghệ thuật miễn sao việc sử dụng đó phù hợp với thông lệ quốc tế. Liên quan đến giới hạn - ngoại lệ của quyền tác giả, “Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới đã đề xuất “nguyên tắc phép thử ba bước” để các quốc gia xây dựng luật pháp phù hợp, đó là: giới hạn quyền chỉ là những trường hợp đặc biệt phải ghi rõ tại luật; nó không thể làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường; không gây phương hại đến quyền của chủ sở hữu. Việc khai thác, sử dụng tác phẩm được luật các quốc gia quy định giới hạn trong các trường hợp sử dụng nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc chính sách xã hội, nhân đạo. Thông thường được phân thành 2 loại: - Loại thứ nhất là việc sử dụng tự do, tức việc khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền, như việc sao chép không quá 1 bản, nhập khẩu không quá 1 bản cho mục đích nghiên cứu cá nhân, giáo dục; chuyển sang chữ nổi cho người khiếm thị; trích dẫn hợp lí phục vụ cho một phóng sự báo chí, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học... Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng ở loại này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nghệ thuật tạo hình, chương trình máy tính. Mọi trường hợp sử dụng đều phải dẫn chiếu nguồn gốc xuất xứ, bao gồm tên tác phẩm, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn. Tất cả các trường hợp trích dẫn đều phải đặt trong ngoặc kép ( “... ”). - Loại thứ hai “cấp phép bắt buộc” là việc khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng phải trả tiền. Trường hợp này luật Việt Nam cho phép các tổ chức phát sóng, các tổ chức cá nhân hoạt động kinh doanh, thương mại được phép sử 9 Xem khoản 2 Điều 9, Điều 10, Điều 10bis và 11bis của Công ước Berne năm 1886 GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 9 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng phải trả tiền theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng tác phẩm. Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố trong các trường hợp này không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm của chủ sở hữu, không gây phương hại đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.” 10 Theo pháp luật của Hoa Kỳ, có những ngoại lệ của bản quyền nhằm làm hài hoà lợi ích của chủ sở hữu bản quyền và nhu cầu của công chúng được tiếp cận tri thức. Trong trường hợp này, công chúng có thể tiếp cận những tác phẩm được bảo hộ bản quyền, nhưng với một số điều kiện. Thông thường điều kiện đó là phải trả một khoản lệ phí cho hội bản quyền, đồng thời việc sử dụng tác phẩm phải là việc sử dụng hợp lý. 11 1.2.2 Quy định về các ngoại lệ của quyền tác giả theo pháp luật quốc gia Trên cơ sở của pháp luật quốc tế, Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam hiện hành cũng quy định một số trường hợp ngoại lệ trong việc giới hạn quyền tác giả tại Điều 25 và Điều 26 quy định về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao” và “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” của Luật này. Ngoại lệ thứ nhất: “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao” được quy định tại Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và hướng dẫn tại Điều 6 của Nghị định 100/2006/NĐ-CP. Bao gồm: - Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân. Quy định trên không áp dụng đối với các trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân nhằm mục đích thương mại. Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu là việc sao chép không quá một bản. Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số. - Trích dẫn hợp lý12 tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình. Trường hợp này phải phù hợp các điều kiện: phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác Cục Bản quyền tác giả, Kiến thức cơ bản, phổ thông về quyền tác giả, quyền liên quan - Bài 1: GIỚI THIỆU CHUNG, Ts. Vũ Mạnh Chu, http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=1256%3Akin-thc-c-bn-phthong-v-quyn-tac-gi-quyn-lien-quan&catid=51%3Anghien-cuu-trao-doi&Itemid=107&limitstart=3, [truy cập ngày 4-9-2014]. 11 Xem bài giảng của Anna Thuc, Anh Tran, Bài giảng về Bảo hộ quốc tế và tăng cường hiệu lực của bản quyền - Anthony V. Lupo, tháng 7 năm 1999, Đại học Australia, Dự án Aus ADI - Dự án tài trợ của Cục Thông tin Hoa Kỳ USIA. 12 “Trích dẫn hợp lý” được nêu trên khác “đạo văn”. Đạo văn là hành vi sao chép, sử dụng tác phẩm của người khác mà không nêu nguồn gốc xuất xứ và tự cho đó là của mình. 10 GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 10 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam phẩm của mình, số lượng và thực chất của phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại tới quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn. - Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu. - Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại. - Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu. Trong trường hợp này cũng được quyền sao chép chỉ một bản. - Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động mà không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào. Các hình thức này có thể là bán vé hoặc chương trình có tài trợ, hoặc quảng cáo,… - Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy. Chủ thể ghi âm, ghi hình tác phẩm trên không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác thương mại buổi biểu diễn đó. - Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó. - Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị. - Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng. Quy định này chỉ áp dụng cho trường hợp nhập khẩu không quá một bản. Các trường hợp trên không áp dụng đối với “tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính”, việc sử dụng không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ tác phẩm. Ngoại lệ thứ hai:“Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” tại Điều 26, Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. - Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thoả thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật. GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 11 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam - Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ. Trong trường hợp này việc sử dụng không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác giả. Và cuối cùng là việc sử dụng tác phẩm trong trường hợp được nêu ở ngoại lệ thứ hai này không áp dụng đối với loại hình “tác phẩm điện ảnh”. Một trong những ngoại lệ được người viết đề cập đến trong bài nghiên cứu của mình là trường hợp ngoại lệ thứ hai về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao”. Tóm lại, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đưa ra quy định các giới hạn - ngoại lệ của quyền tác giả về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao” tại Điều 25 và quy định về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” tại Điều 26 như vừa trình bày là phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế. Đặc biệt là phù hợp với “nguyên tắc phép thử ba bước” về các giới hạn - ngoại lệ của quyền tác giả mà Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới đã đề suất như đã trình bày. Theo đó, pháp luật quốc gia đã đưa ra và ghi nhận giới hạn - ngoại lệ của quyền tác giả về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành; quy định cũng đã đưa ra điều kiện cho việc sử dụng là không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm được sử dụng và không gây phương hại đến quyền của chủ sở hữu. 1.2.3 Ý nghĩa của việc quy định các ngoại lệ của quyền tác giả Bản quyền là một yếu tố quan trọng trong tiến trình của sự phát triển. Bảo hộ quyền tác giả là công cụ hữu hiệu nhằm khuyến khích, làm giàu và phổ biến di sản văn hóa quốc gia và điều đó phụ thuộc trực tiếp vào mức độ bảo hộ đối với các tác phẩm. Sự phát triển của một đất nước phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sáng tạo của người dân. Muốn kích thích sự sáng tạo của người dân đòi hỏi Nhà nước phải có các quy định điều chỉnh để bảo hộ sự sáng tạo đó. Có như vậy thì việc khuyến khích và phổ biến các sáng tạo sẽ thực hiện dễ dàng hơn - là điều kiện thiết yếu đối với quá trình phát triển. GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 12 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Nhìn chung, quy định về các ngoại lệ của quyền tác giả trên phạm vi quốc tế và tại Việt Nam nói riêng mang nhiều ý nghĩa hướng tới lợi ích công chúng, giúp phổ biến giá trị các tài sản trí tuệ, mang lại lợi ích cho công chúng tiếp cận tri thức, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội và ngày càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, phù hợp với sách lược của Nhà nước. Ngoại lệ của quyền tác giả về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao” được quy định tại Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành vừa nêu trên nhìn chung mang ý nghĩa hướng đến việc duy trì lợi ích công chúng. Lợi ích công chúng được duy trì thông qua việc sử dụng tác phẩm mang tính tự do (tự do sử dụng mà không cần xin phép) và trong khuôn khổ rộng (rộng về đối tượng tác phẩm, chủ thể và hình thức việc sử dụng) của quy định. Ngoại lệ của quyền tác giả về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” được quy định tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì mang ý nghĩa tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng và khai thác các tài sản trí tuệ của con người tao ra - là các tác phẩm đã công bố. Nhờ quy định trên mà việc sử dụng và khai thác tác phẩm đã công bố dưới hình thức “phát sóng tác phẩm” của tổ chức phát sóng được dễ dàng hơn khi không cần thông qua thủ tục xin phép sử dụng và được sự đồng ý từ chủ sở hữu quyền tác giả mà chỉ cần đảm bảo về nghĩa vụ của chủ thể sử dụng mà pháp luật quy định như: thông tin về tác giả, nguồn gốc xuất xứ của tác giả, chế độ nhuận bút, thù lao, quyền lợi ích vật chất khác,… Ngoài ra, ngoại lệ của quyền tác giả ở Việt Nam còn mang các ý nghĩa khác như: Đảm bảo sự bảo hộ quyền nhân thân của pháp luật đối với chủ thể quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng. Việc sử dụng và khai thác các giá trị từ tác phẩm đã công bố mà không phải xin phép và có hay không có trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác, mặc dù là hành vi xâm phạm quyền tác giả nhưng đó chỉ là sự xâm phạm không tuyệt đối. Điều này có thể nhìn thấy rõ thông qua quy định về việc sử dụng không được gây phương hại đến quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác giả hay tác phẩm. Đảm bảo quyền tài sản đối với tác phẩm của chủ thể quyền tác giả vẫn diễn ra bình thường. Việc sử dụng các tác phẩm đã công bố như vừa nêu trên dù ít hay nhiều cũng đã ảnh hưởng một phần đến quyền tài sản của quyền tác giả. Nhưng trong trường hợp này thì pháp luật quy định chủ thể được quyền sử dụng tác phẩm đã công bố không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm được sử dụng. Đặc bệt GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 13 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam trong “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì quyền tài sản của quyền tác giả cũng được đảm bảo thêm một phần thông qua việc pháp luật đưa ra quy định chế độ nhuận bút, thù lao, hay quyền lợi ích vật chất khác cho phía chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng tác phẩm. Quy định về các ngoại lệ của quyền tác giả mang ý nghĩa và hướng đến mục đích đảm bảo chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở đảm bảo hài hoà giữa chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng, không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh. Nhà nước khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.13 Tóm lại, quy định về các giới hạn - ngoại lệ của quyền tác giả ở Việt Nam nhìn chung mang ý nghĩa đảm bảo cân bằng lợi ích giữa chủ thể sáng tạo, người sử dụng và công chúng thụ hưởng. 1.3 Sự hình thành và đặc điểm của quy định “Các trƣờng hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhƣng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” theo pháp luật Việt Nam 1.3.1 Sự hình thành của quy định “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” tại Việt Nam Tại Việt Nam, ngay từ bản Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận những quyền cơ bản của công dân liên quan đến quyền tác giả. Năm 1986, Nghị định 142/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng có hiệu lực ngày 14-11-1986, văn bản đầu tiên quy định quyền tác giả của Việt Nam được ban hành, rồi đến Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994. Kể từ đó đến nay, hệ thống văn bản pháp luật quy định về quyền tác giả được định hình và bước đầu tạo được hành lang pháp lý bảo hộ thành quả lao động sáng tạo, khuyến khích phát triển các hoạt động nghệ thuật sáng tạo như đã trình bày ở mục “1.1.1 Quyền tác giả”. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ liên quan đến ngoại lệ về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” của quyền tác giả vào giai đoạn trước năm 2005 (trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 có hiệu lực thi hành) vẫn chưa được đặt ra để điều chỉnh. 13 Xem quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 14 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được Quốc hội khoá IX, kỳ hợp thứ 8 thông qua ngày 29-11-2005, có hiệu lực thi hành ngày 01-7-2006. Đây là văn bản Luật đầu tiên đặt ra để điều chỉnh về vấn đề “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” được ghi nhận tại Điều 26 của Luật. Ngày 19-6-2009 Quốc hội khoá XII, kỳ hợp thứ 5 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009. Một trong những quy định được sửa đổi, bổ sung lần này là “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” với nội dung như sau: “1. Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thoả thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật. Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.14 2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác giả. 3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.” Trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 thì quy định tại Điều 26 có thêm một số điểm mới tại khoản 1 như: mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật trong trường hợp tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Trường hợp này luật đưa ra quy định về sự thỏa thuận cũng như việc khởi kiện để đạt được mục đích nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác. 14 Đây là trường hợp mới được đưa vào trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 15 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Việc sửa đổi, bổ sung và tiến đến đưa vào quy định “Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của Chính phủ” tại đoạn 2, khoản 1 của Điều 26 là một quy định hoàn toàn mới và trước đây Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành có hiệu lực) không hề quy định về trường hợp này. Rõ ràng có thể nhận thấy quy định tại đoạn 2, khoản 1 của Điều 26 đã mở rộng quyền sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao của chủ thể quyền sử dụng tác phẩm của “tổ chức phát sóng” trong việc phát sóng tác phẩm đã công bố có tài trợ, quảng cáo, thu tiền và ngay cả trong trường hợp không có tài trợ, quảng cáo hay không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào. Nhìn chung trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” đã mở rộng phạm vi quyền của chủ thể sử dụng về một trong những giới hạn - ngoại lệ của quyền tác giả. Quy định cũng đã một lần nữa thể hiện đảm bảo việc cân bằng lợi ích giữa chủ thể sáng tạo, người sử dụng và công chúng thụ hưởng. 1.3.2 Đặc điểm của quy định “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành chỉ cho phép “tổ chức phát sóng” là chủ thể duy nhất được quyền sử dụng mà không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc “phát sóng tác phẩm” mới có quyền sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng mà không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho việc sử dụng đó. Điều luật này mang tính loại trừ rất cao và đã loại trừ việc sử dụng các tác phẩm đã công bố mà không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao của hầu hết tất cả các chủ thể khác trong xã hội. Quyền nhân thân của quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để phát sóng vẫn được pháp luật tôn trọng và bảo hộ. Như quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được đưa ra sử dụng, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, hoặc xuyên tạc tác phẩm. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tác giả, nguồn gốc xuất xứ của tác giả trong các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 16 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Hình thức của việc sử dụng tác phẩm là dạng hình thức “phát sóng tác phẩm”. Điều này đồng nghĩa với việc nếu “tổ chức phát sóng” sử dụng tác phẩm đã công bố để thực hiện việc sử dụng dưới hình thức khác với hình thức “phát sóng tác phẩm” thì không thuộc điều chỉnh tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và việc sử dụng phải thông qua thủ tục xin phép sử dụng, trả tiền,.. (tùy vào sự thỏa thuận giữa các bên). Quyền khai thác tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả vẫn được diễn ra bình thường. Quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện một hoặc một số quyền tài sản như các quyền làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm đến công chúng, sao chép tác phẩm, phân phối hoặc nhập khẩu bản sao tác phẩm, truyền đạt tác phẩm đến công, cho thuê bản gốc hoặc bản sao chương trình máy tính vẫn được pháp luật tôn trọng và bảo hộ. Tổ chức phát sóng không được làm ảnh hưởng đến sự khai thác bình thường của tác phẩm được mình sử dụng để phát sóng. Độc quyền cho phép người khác sử dụng tác phẩm được bảo hộ của chủ sở hữu quyền tác giả bị luật vô hiệu hóa một phần. Cũng có nghĩa là sự thoả thuận giữa các bên về việc cho phép sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không tồn tại. Phần độc quyền bị vô hiệu hoá là phần độc quyền “cho phép sử dụng” và điều này được nêu rõ trong quy định: “Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép….Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép…”15 Trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả thì loại hình “tác phẩm điện ảnh” không áp dụng sử dụng. Quy định tại khoản khoản 3 Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành đã xác định rõ đặc điểm này. Tác phẩm điện ảnh (bao gồm tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự) không được áp dụng sử dụng trong các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Trong trường hợp này, chủ sở hữu quyền tác giả được một quyền mới phát sinh đó là quyền được nhận nhuận bút, thù lao hay quyền lợi vật chất khác từ việc khai thác tác phẩm (phát sóng tác phẩm đã công bố) từ phía chủ thể sử dụng (tổ chức phát sóng) tuỳ vào từng trường hợp cụ thể và sự thỏa thuận giữa các bên. 15 Xem quy định tại khoản 1 của Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 17 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Tóm lại, thông qua quá trình tìm hiểu các quy định của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, người viết đã trình bày một cách khái quát nhất các vấn đề về quyền tác giả, đặc điểm của quyền tác giả cũng như việc quy định về các ngoại lệ của quyền tác giả. Đặc biệt là ý nghĩa của việc quy định về các ngoại lệ của quyền tác giả, nhìn chung các quy định mang nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng quan trọng hơn cả là mang khuynh hướng hướng tới lợi ích công chúng, giúp phổ biến giá trị các tài sản trí tuệ, mang lại lợi ích cho công chúng tiếp cận tri thức, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội và ngày càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, phù hợp với sách lược của Nhà nước. Việc tìm hiểu về sự hình thành và đặc điểm của quy định về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao”, một trong những quy định về các giới hạn - ngoại lệ của quyền tác giả tại Việt Nam và đây sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu các vấn đề trọng tâm trong đề tài nghiên cứu. GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 18 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam CHƢƠNG 2 NỘI DUNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ “CÁC TRƢỜNG HỢP SỬ DỤNG TÁC PHẨM ĐÃ CÔNG BỐ KHÔNG PHẢI XIN PHÉP NHƢNG PHẢI TRẢ TIỀN NHUẬN BÖT, THÙ LAO” Pháp luật Sở hữu trí tuệ luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể nắm giữ quyền tác giả để họ có thể khai thác tốt các quyền họ nhận được. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng có quy định một số trường hợp đặc biệt, theo đó, quyền của tác giả, độc quyền khai thác tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả có thể bị giới hạn. Một trong những quy định về giới hạn - ngoại lệ quyền của quyền tác giả được đưa ra phân tích, tìm hiểu là “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” được ghi nhận tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Việc phân tích, tìm hiểu nội dung chi tiết của quy định được thực hiện thông qua quá trình xác định cơ sở pháp lý, chủ thể, đối tượng, điều kiện về việc sử dụng và các vấn đề có liên quan như quy định về nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác, các hành vi xâm phạm quyền tác giả và các chế tài xử lý vi phạm như sẽ trình bày. 2.1 Cơ sở pháp lý quy định về “Các trƣờng hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhƣng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” theo pháp luật Việt Nam hiện hành Cơ sở pháp lý quy định về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” chính là các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Cụ thể: - Hiến pháp năm 2013.16 - Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, đặc biệt phải kể đến quy định có thể được xem là cơ sở, nền móng cho “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” được quy định tại Điều 26 của Luật này. - Nghị định 61/2002/NĐ-CP ban hành ngày 11-6-2002 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút. - Nghị định 100/2006/NĐ-CP ban hành ngày 21-09-2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan. 16 Xem Điều 40 của Hiến pháp năm 2013 GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 19 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam - Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về Sở hữu trí tuệ. - Nghị định 47/2009/NĐ-CP của Chính phủ phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. - Nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày 29-09-2011 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21-9-2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan. - Nghị định 131/2013/NĐ/CP ngày 16-10-2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan. - Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp ngày 29/2/2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ… 2.2 Chi tiết quy định về “Các trƣờng hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhƣng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” theo pháp luật Việt Nam 2.2.1 Chủ thể được đề cập trong quy định “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” Trong quy định về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành người viết nhận thấy có các chủ thể như: tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm và tổ chức phát sóng. Sau đây, người viết xin chia thành hai nhóm chủ thể sau: Nhóm đầu tiên: tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm: tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.17 17 Khoản 2 Điều 13 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 20 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Tác giả: Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học18, pháp luật thừa nhận một người là tác giả ngay cả trong trường hợp người đó chỉ sáng tạo một phần tác phẩm. Theo quy định trên thì tác giả phải là thể nhân và trong trường hợp tác phẩm được các đồng tác giả sáng tạo, trong đó mỗi phần trong tác phẩm nếu có thể tách rời để sử dụng độc lập thì quyền nhân thân và quyền tài sản của quyền tác giả được áp dụng cho từng phần tác phẩm được sử dụng độc lập đó, nếu các đồng tác giả không có sự thoả thuận khác. Ngoài ra, những người dưới đây cũng được công nhận là tác giả như người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác được coi là tác giả tác phẩm dịch; người phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thể tác phẩm từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình khác được coi là tác giả của tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể; người biên soạn, chủ giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác thành tác phẩm có tính sáng tạo được coi là tác giả biên soạn, chú giải, tuyển chọn.19 Pháp luật hiện hành xác định tổ chức, cá nhân nào nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tác giả được xem như là chủ sở hữu quyền tác giả. Để phân biệt các dạng chủ sở hữu thì Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành đưa ra quy định xác định sáu loại chủ thể được cho là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm như sau: Chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả.20 Về nguyên tắc, người sáng tạo ra tác phẩm và nếu không có thoả thuận gì với các chủ thể khác về chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm tạo ra thì người đó được cho là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Chủ sở hữu tác phẩm trong trường hợp này có đầy đủ các quyền nhân thân (Điều 19) và quyền tài sản (Điều 20) theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả.21 Mỗi đồng tác giả có đầy đủ các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm chung của họ. Việc sử dụng các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm chung phải được tất cả các đồng tác giả đồng ý. Trong trường hợp phần vốn góp của các đồng tác giả trong tác phẩm chung có thể sử dụng độc lập22 như một tác phẩm độc lập, trường hợp phần đóng góp của họ có thể phân chia được thì việc sử dụng phần đóng góp của tác giả phần đóng góp đó chỉ làm phát sinh các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác giả đó. Khoản 1 Điều 8 của Nghị định 100/2006/NĐ-CP Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Những người được coi là tác giả của tác phẩm, http://thanhtra.most.gov.vn/vi/faqs/view/page/4/id/39, [truy cập ngày 24/10/2014]. 20 Điều 37 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành 21 Điều 38 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành 22 Xem quy định tại Điều 741 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 18 19 GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 21 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả.23 Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.24 Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế.25 Quyền tác giả cũng như nhiều quyền khác, cũng có thể để thừa kế theo quy định. Tuy nhiên, không phải mọi quyền tài sản đều được để thừa kế, chỉ có các quyền có thể chuyển giao - mang tính chất tài sản - bao gồm các quyền tài sản tài sản (Điều 20) và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành). Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế có phần quyền tài sản theo nội dung thừa kế. Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền.26 Người được chuyển giao quyền một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm theo thoả thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền tác giả. Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tánh của tác giả được xác định. Các tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng các quyền tài sản của quyền tác giả có quyền sử dụng có quyền được chuyển giao trong phạm vi hợp đồng chuyển giao. Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước.27 Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm khuyết danh (trừ trường hợp tác phẩm khuyết danh đang được tổ chức, cá nhân quản lý hợp pháp), tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản và các tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước. Trường hợp này thì Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật và nay là Cục Bản quyền tác giả sẽ là tổ chức đứng ra thực hiện quyền của Nhà nước và tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm có chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước phải thực hiện các nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đối với Nhà nước.28 Tóm lại, việc xác định rõ chủ thể quyền tác giả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi chủ thể khác muốn sử dụng tác phẩm, nhất là việc xin phép sử dụng. Điều 39 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành Xem quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành 25 Điều 40 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành 26 Điều 41 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành 27 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành 28 Xem quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 29 của Nghị định 100/2006/NĐ-CP 23 24 GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 22 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Trong “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì việc xác định quyền tác giả thuộc về tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả có vai trò quan trọng trong việc xác định quyền nhân thân và quyền tài sản cũng như đối tượng hưởng nhuận bút, thù lao của tác phẩm được sử dụng để phát sóng theo quy định. Nhóm thứ hai: tổ chức phát sóng Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” chỉ cho phép duy nhất tổ chức phát sóng mới có quyền sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Quy định tại khoản f Điều 3 Công ước Rome (1961) về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng thì: “Phát sóng là việc truyền bằng phương tiện vô tuyến những âm thanh hoặc những hình ảnh và âm thanh để công chúng thu”. Theo quy định tại khoản f Điều 2 Hiệp ước của Tổ chức Sở hữu thế giới - WIPO về biểu diễn và ghi âm (1996) thì: "Phát sóng là việc truyền bằng các phương tiện vô tuyến cho việc thu của công chúng các âm thanh, hoặc hình ảnh và âm thanh, hoặc sự tái hiện lại của nó; việc truyền như vậy qua vệ tinh cũng là phát sóng; việc truyền tín hiệu được mã hoá là phát sóng khi mà các phương tiện giải mã được cung cấp cho công chúng bởi hoặc với sự đồng ý của các tổ chức phát sóng này”. Trên cơ sở quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam quy định có tiếp thu và chọn lọc phù hợp với thực tế tại Việt Nam, theo đó pháp luật có đưa ra quy định: “Phát sóng là việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn”29 “Tái phát sóng là việc một tổ chức phát sóng phát sóng đồng thời chương trình phát sóng của một tổ chức phát sóng khác. Tiếp sóng cũng là tái phát sóng.”30 Chương trình phát sóng: là các âm thanh, hình ảnh của tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, được truyền đạt đến công chúng thông qua việc phát sóng của tổ chức phát sóng.31 Khoản 11 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành Khoản 9 Điều 4 của Nghị định 100/2006/NĐ-CP 31 Ths. Nguyễn Phan Khôi, Bài giảng Luật Sở hữu trí tuệ, Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ, tháng 8 năm 2013, trang 46. 29 30 GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 23 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Tổ chức phát sóng là tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng.32 Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng do mình thực hiện. Tổ chức phát sóng bao gồm các đài phát thanh, đài truyền hình.33 Cũng theo Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì: Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau: phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình; phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình; định hình chương trình phát sóng của mình; sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình. Tổ chức phát sóng được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng. 2.2.2 Đối tượng được đề cập trong quy định “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” Đối tượng được đề cập trong quy định tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” mà người viết đề cập đến là các “tác phẩm” được đưa vào sử dụng, nhưng các tác phẩm này cần phải thỏa các điều kiện sau đây: Thứ nhất: tác phẩm được sử dụng không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao phải là các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam. Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành đưa ra định nghĩa tác phẩm tại khoản 7 Điều 4 của Luật, theo đó xác định: tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học được thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được sử dụng trong các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo quy định tại Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành bao gồm: “- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; - Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; - Tác phẩm báo chí; Xem quy định tại khoản 4 Điều 16 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành Cục Bản quyền tác giả, Kiến thức cơ bản, phổ thông về quyền tác giả, quyền liên quan - Bài 3: VỀ QUYỀN LIÊN QUAN, Ts Vũ Mạnh Chu, http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=1256%3Akin-thc-c-bn-phthong-v-quyn-tac-gi-quyn-lien-quan&catid=51%3Anghien-cuu-trao-doi&Itemid=107&limitstart=3, [truy cập ngày 23/9/2014]. 32 33 GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 24 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam - Tác phẩm âm nhạc; - Tác phẩm sân khấu; - Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; - Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng; - Tác phẩm nhiếp ảnh; - Tác phẩm kiến trúc; - Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; - Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; - Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu; - Tác phẩm phái sinh. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sịnh.” Như đã trình bày, các loại hình tác phẩm được sử dụng trong “Các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” là các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Điều này mang tính loại trừ việc sử dụng các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả. Theo Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì các đối tượng sau không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả: “- Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin; - Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó; - Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.” Về hình thức thể hiện thì các tác phẩm trên còn có thể được thể hiện bằng các ký hiệu thay cho chữ viết như chữ nổi, ký hiệu tốc ký, ký hiệu tương tự khác mà có thể sao chép bằng nhiều hình thức khác nhau.34 Thứ hai: các loại hình tác phẩm được sử dụng không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao phải là những tác phẩm đã công bố. Tác phẩm đã công bố là tác phẩm đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao hợp lý.35 34 35 Xem quy định tại Điều 9 của Nghị định 100/2006/NĐ-CP Xem quy định tại khoản 9 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 25 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc. 36 Trong việc công bố tác phẩm có trường hợp gọi là “công bố đồng thời” theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định 85/2011/NĐ-CP thì công bố đồng thời là việc công bố tác phẩm của cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở bất kỳ nước nào. Tuy nhiên, cũng xuất phát từ quy định tại Điều 36 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì “chủ sở hữu quyền tác giả là người nắm giữ một, một số, hoặc toàn bộ quyền tài sản”, nhưng người chỉ nắm giữ quyền công bố không được xem là chủ sở hữu tác phẩm. Công bố tác phẩm là nền tảng cho việc phát sinh quyền tài sản hay nói cách khác các quyền tài sản của quyền tác giả phát sinh sau khi tác phẩm được công bố. Việc công bố tác phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hưởng sự bảo hộ quyền tác giả tại nơi diễn ra hành vi công bố, cũng như việc xác định thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Việc xác định tác phẩm đã công bố hay chưa công bố có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cho dù một tác phẩm có nhận được sự bảo hộ của pháp luật nhưng chưa được công bố thì không trở thành đối tượng của quy định tại Điều 26 “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Thứ ba: các loại hình tác phẩm được sử dụng không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao phải còn đang trong thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định khác nhau đối với quyền nhân thân và quyền tài sản của quyền tác giả. Quyền nhân thân của quyền tác giả được bảo hộ vô thời hạn trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm được đề cập đến trong trường hợp này là thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với nhóm quyền tài sản của quyền tác giả. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản có thời hạn bảo hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. “a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối 36 Xem quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định 100/2006/NĐ-CP GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 26 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này; b)Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi năm sau năm đồng tác giả cuối cùng chết; c)Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.” Thứ tư: đối tượng bị loại trừ trong việc sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao là “tác phẩm điện ảnh”. Tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự được pháp luật gọi chung là tác phẩm điện ảnh.37 Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh động, kết hợp với âm thanh, được ghi trên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phổ biến đến công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật. Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.38 Theo hướng dẫn tại Điều 14 của Nghị định 100/2006/NĐ-CP thì tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành là những tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên một chất liệu nhất định và có thể phân phối, truyền đạt tới công chúng bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ; bao gồm các loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác. Như vậy, có thể thấy “tác phẩm điện ảnh” là một dạng tác phẩm phức tạp và các thành phần có thể được bảo hộ như hình ảnh, âm thanh, ký tự như một tác phẩm độc lập. Chẳng hạn như kịch bản văn học, kịch bản phân cảnh của một tác phẩm điện ảnh có thể được bảo hộ như một tác phẩm văn học. 37 38 Xem điểm e, khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành Điều 4 của Luật Điện ảnh năm 2006 GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 27 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Theo người viết, sở dĩ “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” không được áp dụng với đối tượng là “tác phẩm điện ảnh” vì lý do tác phẩm điện ảnh được tạo ra chủ yếu để mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư, sản xuất, trong một khoảng thời gian khi mới được công bố - ra mắt công chúng thì cần phải tạo sự hứng thú, tò mò cho công chúng, sự hứng thú và tò mò từ công chúng càng nhiều thì khả năng thu lợi nhuận về cho nhà đầu tư, sản xuất càng lớn. Nếu tác phẩm điện ảnh trên được phổ biến công khai và rộng rãi đến công chúng thì rõ ràng việc thu lợi nhuận về cho nhà đầu tư, sản xuất không hề cao. Vì vậy, muốn sử dụng tác phẩm điện ảnh phải xin phép, mua bản quyền,…tuỳ vào sự thoả thuận giữa các bên. Trường hợp đặc biệt đối với việc sử dụng các tác phẩm như: - Tác phẩm thuộc về công chúng. Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì thuộc về công chúng.39 Đối tượng là tác phẩm thuộc về công chúng cũng bị loại trừ việc sử dụng trong quy định tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành nêu trên. Vì lẽ các tác phẩm này đã kết thúc thời hạn bảo hộ quyền tác giả và cụm từ “thuộc về công chúng” cũng đã nói lên tất cả. - Tác phẩm có chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước. - Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Vấn đề việc sử dụng các tác phẩm có chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước và tác phẩm văn học, nghệ thuật nhân gian được thực hiện theo quy định của Chính phủ và sẽ được người viết trình bày ở rõ hơn tại mục “2.2.3 Điều kiện về việc sử dụng tác phẩm được đặt ra trong quy định” bên dưới đây. 2.2.3 Điều kiện về việc sử dụng tác phẩm đƣợc đặt ra trong quy định “Các trƣờng hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhƣng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” Không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm; không được gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Sự khai thác tác phẩm có thể là: là tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm đến công chúng, sao chép tác phẩm, truyền đạt tác phẩm đến công chúng, cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm máy tính, phân phối hoặc nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm… các quyền khai thác tài sản trên do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện vẫn được diễn ra bình thường. Chủ thể được quyền sử dụng tác phẩm 39 Xem quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 28 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam không gây phương hại đến quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trong việc khai thác tác phẩm của mình và của họ, không được làm sai ý của tác giả, việc làm sai ý có thể gây ảnh hưởng xấu đến tác phẩm. Ví dụ: tổ chức phát sóng sử dụng nhạc phẩm “Nơi ấy bình yên” của nhạc sỹ Minh Thụy để thực hiện việc phát sóng tác phẩm. Trong trường hợp này các quyền khai thác nhạc phẩm như: sao chép tác phẩm, truyền đạt tác phẩm đến công chúng, biểu diễn tác phẩm đến công chúng,… của nhạc sỹ Minh Thụy vẫn diễn ra bình thường. Tổ chức phát sóng thực hiện việc phát sóng “Nơi ấy bình yên” phải đảm bảo việc thông tin về tác giả và không có quyền ngăn cấm sự khai thác tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác giả. Việc tên tác giả xuất hiện trên tác phẩm như một minh chứng về tác giả. Pháp luật cũng cho phép tác giả có quyền được nêu tên thật hay bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.40 Nếu là tác phẩm khuyết danh thì việc sử dụng không cần phải thông tin về tác giả vì lý do không xác định được tác giả (trừ trường hợp tác phẩm khuyết danh đang được tổ chức, cá nhân quản lý thì phải thông tin về tổ chức, cá nhân đang quản lý). Dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là việc chỉ ra địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm đó được hình thành và trong trường hợp này mặc dù không xác định là một thể nhân cụ thể nhưng vẫn phải dẫn chiếu nguồn gốc, xuất xứ của tác giả. Ví dụ: việc tổ chức phát sóng sử dụng nhạc phẩm “Và tôi cũng yêu em” của nhạc sỹ Đức Huy để phát sóng trong chương trình phát sóng thì trong việc phát sóng phải thể hiện thông tin về Đức Huy là tác giả của nhạc phẩm được phát sóng như vừa nêu trên. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Nghĩa vụ này phát sinh mà không cần quan tâm đến mục đích của việc phát sóng tác phẩm đã công bố là có hay không có tài trợ, quảng cáo, thu tiền dưới bất cứ hình thức nào mà chỉ cần thực tế có hành vi sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng thì sẽ phát sinh nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật. 2.3 Các vấn đề khác có liên quan Các vấn đề khác có liên quan đến “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” như: quy định về nhận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác; một số hành vi xâm phạm quyền tác giả và chế tài xử lý. 40 Xem quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 29 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam 2.3.1 Nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật Theo quy định tại khoản 1 của Nghị định 85/2011/NĐ-CP thì: Nhuận bút: nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả để được quyền sử dụng. Thù lao: thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả; bên sử dụng cuộc biễu diễn trả cho người biễu diễn thực hiện các hoạt động sáng tạo để chuyển tải các tác phẩm thuộc quyền tác giả đến công chúng. Quyền lợi vật chất khác: là các lợi ích vật chất mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan được hưởng ngoài tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác như việc nhận giải thưởng, nhận sách biếu khi xuất bản, nhạn vé mời xem chương trình biễu diễn, trình chiếu tác phẩm điện ảnh, trưng bày, triễn lãm tác phẩm và các hình thức vật chất liên quan khác. Nghị định 85/2011/NĐ-CP đã đưa ra quy định về việc bổ sung Điều 45a “Nguyên tắc và phương thức thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác” vào sau Điều 45. Trong đó có đưa ra quy định: “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và các khoản 1 và 2 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung.” Theo đó thì quy định về biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác tại khoản 1 Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành sẽ được điều chỉnh bởi văn bản phối hợp ban hành giữa ba Bộ nêu trên. Trên thực tế, cho đến thời điểm hiện tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất cho quy định tại khoản 1 Điều 26. Việc thanh toán nhuận bút, thù lao trong các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao được thực hiện theo quy định của Chính phủ và vẫn đang trong quá trình chờ văn bản điều chỉnh. Trước khi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2002/NĐ-CP quy định về chế độ nhuận bút. GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 30 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Gần đây, vào ngày 14/3/2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định 18/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2014 (sau đây gọi là Nghị định 18/2014/NĐ-CP). Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì Chương II, Chương V, Chương VI của Nghị định 61/2002/NĐ-CP hết hiệu lực. Nghị định 18/2014/NĐ-CP cũng đã thể hiện các vấn đề xoay quanh phạm vi, đối tượng áp dụng, nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao cũng như phương thức tính nhuận bút. Do thời gian có hạn và hiểu biết giới hạn nên người viết chỉ khái quát sơ quy định về nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác. Chi tiết quy định có thể tham khảo thêm trong Nghị định 61/2002/NĐ-CP quy định về chế độ nhuận bút và Nghị định 18/2014/NĐ-CP quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản. 2.3.2 Một số hành vi xâm phạm quyền tác giả trong việc sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành có đưa ra quy định về “Các hành vi xâm phạm quyền tác giả” tại Điều 28 của Luật. Xem xét trong “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì có thể kể đến các hành vi xâm phạm điển hình như sau: Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm (mạo danh tác giả). Như hành vi không công bố tên hoặc bút danh của tác giả khi sử dụng hoặc có nhưng bị sai. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Bao gồm các hành vi như: sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu tác phẩm theo quy định của Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Đây là hành vi không trả hoặc trả nhưng không đầy đủ về tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi ích vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận giữa các bên. 2.3.3 Các biện pháp chế tài xử lý vi phạm được đặt ra điều chỉnh Như đã đề cập ở phần phạm vi nghiên cứu, trong bài nghiên cứu do giới hạn về thời gian và hạn chế của hiểu biết nên người viết đặc biệt quan tâm và phân tích nhiều về đặc điểm, chủ thể, đối tượng và điều kiện trong các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo quy định hiện hành. GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 31 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Vấn đề các hành vi xâm phạm và biện pháp xử lý hành vi xâm phạm người viết xin được đề cập mang tính sơ lược. Tuỳ theo tính chất và mức độ, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự theo quy định tại phần Năm (Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) của Luật Sở hữu trí tuệ và quy định tại Điều 4 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP sau: Áp dụng các biện pháp dân sự. Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo pháp luật về tố tụng dân sự. Theo quy định tại Điều 202 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì Toà án có quyền áp dụng các biện pháp dân sự như: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm. Chủ thể quyền tác giả có thể trực tiếp yêu cầu người có hành vi xâm phạm chấm dứt hoặc gởi đơn yêu cầu Toà án giải quyết. Buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Biện pháp này buộc người có hành vi xâm phạm quyền tác giả phải đến xin lỗi chủ thể quyền tác giả dị xâm phạm để trực tiếp xin lỗi, và việc xin lỗi phải đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo đó, chủ thể có nghĩa vụ bị buộc phải thực hiện hoặc thực hiện hoàn tất nghĩa vụ của mình theo đúng quy định pháp luật. Buộc bồi thường thiệt hại. Biện pháp này được áp dụng khi xuất hiện hành vi gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả. Trong trường hợp này thì chủ thể quyền tác giả có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại. Điều 205 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó thì mức độ bồi thường được xem xét trong mối tương quan với mức độ thiệt. Trong trường hợp không thể chứng minh được mức thiệt hại vật chất thì Toà án sẽ quyết định, tuỳ thuộc vào thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng. Trong trường hợp mức độ thiệt hại tinh thần được chứng minh thì chủ thể quyền tác giả có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tuỳ vào mức độ thiệt hại. Ngoài bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần thì chủ thể quyền tác giả còn có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư. GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 32 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Áp dụng biện pháp hành chính. Biện pháp hành chính được áp dụng đối với các hành vi xâm phạm tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc cơ quan có thẩm quyền phát hiện. Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả. Việc xử phạt hành chính về quyền tác giả hiện nay được quy định cụ thể trong Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó, có thể chỉ ra một số hành vi xâm phạm quyền tác giả trong việc sử dụng tác phẩm trong quy định tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và các pháp xử lý hành chính như sau: Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên chương trình phát sóng. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch đối với hành vi quy phạm; buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật. Áp dụng biện pháp hình sự. Theo quy định Điều 212 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì: cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục áp dụng biện pháp hình sự theo quy định về tố tụng hình sự. Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đưa ra quy định tại Điều 131 quy định về tội “xâm phạm quyền tác giả” theo đó thì: “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 131 này hoặc GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 33 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm: Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình. Mạo danh tác giả trên tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình. Sửa đổi bất hợp pháp nội dung của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình. Công bố, phổ biến bất hợp pháp tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: có tổ chức, phạm tội nhiều lần, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả như trên được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLTTANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP. Tóm lại, nội dung quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về một trong những giới hạn - ngoại lệ của quyền tác giả tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” là phù hợp với chính sách về sở hữu trí tuệ của Nhà nước pháp luật của quốc tế. Quy định trên là nền tảng cơ sở và là sương sống cho việc sử dụng tác phẩm đã công bố mà không phải xin phép cho việc sử dụng nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng. Cùng với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và các văn bản hướng dẫn có liên quan cũng đã góp phần làm sáng tỏ cho quy định về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” về mặt chủ thể của quy định, đối tượng được đề cập, các điều kiện cho việc sử dụng và một số vấn đề khác có liên quan như: quy định về nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác; một số hành vi xâm phạm quyền tác giả trong việc sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cũng như các biện pháp chế tài xử lý vi phạm. GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 34 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam CHƢƠNG 3 MỘT SỐ KHÓ KHĂN CÕN GẶP PHẢI TỪ QUY ĐỊNH ĐẾN THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐẶT RA Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về quyền tác giả, các đặc điểm của quyền tác giả và quy định về các giới hạn - ngoại lệ của quyền tác giả cũng như ý nghĩa của việc quy định trên. Đặc biệt, từ quá trình phân tích và tìm hiểu về mặt lý luận xoay quanh một trong những giới hạn - ngoại lệ của quyền tác giả quy định về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” được ghi nhận tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành. Qua đó, người viết cũng có sự nhìn nhận về những tồn tại và một số khó khăn còn gặp phải từ quy định đến thực tiễn áp dụng trong quy định về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao”, trên cơ sở đó cũng đưa ra đề xuất một vài hướng giải quyết một số khó khăn nhất định. 3.1 Một số khó khăn còn gặp phải từ quy định đến thực tiễn áp dụng Một là: vấn đề pháp luật quy định về việc phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác giả. Nội dung quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao”, có quy định: “Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xất xứ của tác giả”. Trong khi đó, tại Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao”, đây cũng quy định về một ngoại lệ trong giới hạn của quyền tác giả nhưng tại khoản 3 của Điều này lại đưa ra quy định về nghĩa vụ của chủ thể được quyền sử dụng là việc: “phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm”. Quy định của pháp luật về một trong các nghĩa vụ của chủ thể được quyền sử dụng tác phẩm đã công bố trong các giới hạn - ngoại lệ của quyền tác giả tại khoản 3 Điều 25 và khoản 3 Điều 26 chưa có sự tương đồng, thống nhất cao. GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 35 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Người viết nhận thấy Điều 25, Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành cả hai đều là quy định về giới hạn - ngoại lệ của quyền tác giả, cả hai đều quy định về việc “sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép”. Vì vậy, quy định về thực hiện nghĩa vụ “phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm” của chủ thể được quyền sử dụng tác phẩm đã công bố mà không phải xin phép tại khoản 3 Điều 25 và khoản 3 Điều 26 cần phải có sự tương đồng, thống nhất cao. Xem xét quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành về việc “phải thông tin về tên tác giả” và “nguồn gốc, xuất xứ của tác giả” tại khoản 3 Điều 26. Việc thông tin về tên tác giả trong quy định trên được hiểu là việc tổ chức phát sóng khi sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng phải nêu tên tác giả. Việc thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của tác giả có thể hiểu là việc đưa thông tin về xuất thân, quê quán, gia đình hay nhân thân,… của tác giả. Người viết cho rằng việc thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác giả rất có thể dẫn đến sự thiếu sót cho việc thông tin về tác phẩm. Chẳng hạn như việc tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm là một bài thơ như bài “Xuân Hương tặng hiệp quận” trong tập thơ “Lưu Hương ký” (gồm 32 bài) của nhà thơ Hồ Xuân Hương để thực hiện việc phát sóng tác phẩm đã công bố thì việc thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của tác giả có thể chỉ đơn thuần là việc thông tin về tên tác giả của tác phẩm, gia đình, xuất thân hay địa vị… của nhà thơ Hồ Xuân Hương và việc thông tin này có khả năng dẫn đến sự thiếu sót trong việc thông tin về nguồn gốc (tập thơ Lưu Hương ký) của tác phẩm (bài thơ Xuân Hương tặng hiệp quận). Hai là: vấn đề quy định của pháp luật về việc sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu Nhà nước trong ngoại lệ về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao”. Theo quy định hiện hành thì Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau: tác phẩm khuyết danh (trừ trường hợp tác phẩm khuyết danh đang được tổ chức, cá nhân quản lý theo quy định tại khoản 2, Điều 41); tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản; tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước. Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu Nhà nước. GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 36 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Đối với việc sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu Nhà nước để phát sóng thì pháp luật có quy định tổ chức phát sóng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác tại Cục Bản quyền tác giả.41 Tại khoản 1 Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành có quy định: “Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thoả thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.” Rõ ràng, theo quy định trên nếu xét trong trường hợp tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất cứ hình thức nào thì: “nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán” sẽ do đại diện tổ chức phát sóng và đại diện Cục bản quyền tác giả đứng ra thỏa thuận về mức giá và phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác. Vấn đề đặt ra là về phía Cục Bản quyền tác giả ai sẽ là người đứng ra để thực hiện việc thoả thuận mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi ích vật chất khác và sự thoả thuận đó sẽ đi đến mức độ nào để được cho là phù hợp. Trong trường hợp này không loại trừ khả năng xãy ra hiện tượng tiêu cực trong sự thỏa thuận giữa các bên. Đặc biệt là quy định sự thỏa thuận về quyền lợi vật chất khác giữa các bên. Quyền lợi vật chất khác có thể là các lợi ích vật chất mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng ngoài tiền nhuận bút. Theo quy định thì “lợi ích vật chất” gồm: nhận sách, báo biếu, vé mời xem công bố tác phẩm, giải thưởng trong nước và quốc tế bao gồm: nhận sách, báo biếu, vé mời xem công bố tác phẩm, giải thưởng trong nước và quốc tế…42 Quy định về “lợi ích vật chất khác” của pháp luật như vừa nêu trên mang tính liệt kê không đầy đủ với ý nghĩa gợi mở, tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên. Nhưng liệu sự thỏa thuận đó sẽ mang lại lợi ích cho Nhà nước (Cục Bản quyền tác giả) hay ít nhiều thuộc về phía người đứng ra thỏa thuận về mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi ích vật chất khác đó trong quy định “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao”. 41 42 Xem quy định tại khoản 2 Điều 29 của Nghị định 100/2006/NĐ-CP Xem quy định tại khoản 4 Điều 3 của Nghị định 18/2014/NĐ-CP GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 37 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Ba là: vấn đề liên quan đến việc chi trả nhuận bút, thù lao hay quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng trong “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao”. Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố theo quy định tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thực hiện việc phát sóng tác phẩm không phải xin phép lại còn không hề trả tiền nhuận bút, thù lao hay có trả nhưng không thoả đáng, hợp lý. Các tổ chức phát sóng đã bỏ qua việc phải thực hiện nghĩa vụ luật định là trả nhuận bút, thù lao có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và một trong những nguyên nhân có thể kể đến là: “Trung tâm đại diện cho hơn 1.200 nhạc sĩ trong cả nước về tác quyền âm nhạc đã gửi bản kiến nghị đòi quyền tác quyền, tác giả mà nhiều năm nay, các nhạc sĩ đã bị “nhà đài” quên mất tiền bản quyền! tới Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC và các đài truyền hình cáp trong cả nước. Đài truyền hình kỹ thuật số VTC và các đài truyền hình khác thậm chí không thực hiện nghĩa vụ trả tiền tác quyền cho bất cứ nhạc sĩ nào. Nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết khoảng 3/4 các đài truyền hình địa phương đã thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền bản quyền cho các nhạc sĩ. Trong khi đó, các cơ quan thông tấn lớn như Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam lại không thực hiện nghiêm túc trách nhiệm chi trả tiền tác quyền. Nhạc sĩ Phó Đức Phương giải thích cho tình trạng trái khoáy này: Vì yêu cầu của phía trung tâm là chi trả tiền bản quyền theo phần trăm lợi nhuận thu được từ các chương trình. Mà các chương trình của các đài lớn thì lợi nhuận cũng khổng lồ nên họ... tiếc!” 43 Và “Tại Hội thảo quốc tế về cơ hội phát triển truyền hình trả tiền tại Việt Nam diễn ra tại Hà Nội mới đây, ông Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm bảo vệ bản quyền âm nhạc Việt Nam đã thẳng thắn lên tiếng về việc, hiện có một số doanh nghiệp truyền hình trả tiền, trong đó có 2 doanh nghiệp trực thuộc VTV là VTVcab, SCTV vẫn chưa chịu trả tiền bản quyền tác giả các tác phẩm âm nhạc phát sóng trên các kênh sóng truyền hình trả tiền. Trung tâm Bảo vệ bản quyền âm nhạc Việt Nam trong vài năm gần đây đã rất nỗ lực trong việc thực thi quyền tác giả âm nhạc trong lĩnh vực truyền hình, nhưng riêng Báo điện tử Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Gần 400 nhạc sĩ đồng loạt lên tiếng đòi công bằng tác quyền, Bảo Phượng, http://phap luattp.vn/218166p0c1021/gan-400-nhac-sĩ-dc2243ng-bang-t1255cquyen.htm, [ngày truy cập 8-9-1014]. 43 GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 38 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam trên nhiều kênh truyền hình cáp của VTVcab và SCTV nhiều năm nay chưa thực thi nghĩa vụ thực thi quyền tác giả. Trong khi đó, đơn vị chủ quản là VTV cũng chưa có sự chỉ đạo các đơn vị truyền hình cáp về vấn đề quyền tác giả. Đề nghị các đơn vị truyền hình cáp cần lưu tâm đến vẫn đề quyền tác giả. Ông Phó Đức Phương còn cho biết, “Không đâu phức tạp bằng giải quyết bản quyền trên truyền hình, vi phạm diễn ra ở khắp các lĩnh vực từ văn học, âm nhạc, phim ảnh, game show.” ông Phương nói.”.”44 Bốn là: vấn đề liên quan đến quyền của tổ chức phát sóng đối với chương trình phát sóng và sự khai thác tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng trong quy định về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao”. Trong các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao pháp luật có đưa ra quy định: “Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác giả.”45 Việc sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao thì dù ít hay nhiều cũng đã xâm phạm đến một hay một số quyền của quyền tác giả khi thực hiện việc “phát sóng tác phẩm đã công bố” đặc biệt là các quyền tài sản. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì tổ chức phát sóng có các quyền sau: “1. Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây: a) Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình; b) Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình; c) Định hình chương trình phát sóng của mình; d) Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình. 2. Tổ chức phát sóng được hưởng quyền lợi vật chất khác khi chương trình phát sóng của mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng.”46 Ictnews Bộ Thông tin và Truyền thông, Nhạc sĩ Phó Đức Phương “tố” VTV vi pham bản quyền âm nhạc, Minh Quyên, http://ictnews.vn/vien-thong/so-hoa-truyen-hinh/nhac-sy-pho-duc-phuong-to-vtv-vipham-ban-quyen-am-nhac-119716.ict, [truy cập ngày 20-10-2014]. 44 45 46 Xem quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành Xem quy định tại Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 39 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Xét trong quy định tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng mà không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” thì cần lưu ý rằng quá trình sử dụng các quyền của tổ chức phát sóng như vừa nêu trên có thể ảnh hưởng tới quá trình khai thác tác phẩm từ phía tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được tổ chức phát sóng sử dụng để phát sóng. Chẳng hạn như việc tổ chức phát sóng sử dụng các quyền, độc quyền của mình để tạo ra một số lượng lớn các bản sao tác phẩm (bản sao chương trình phát sóng chứa đựng “tác phẩm đã công bố”) và điều đó chứa đựng nguy cơ ít hay nhiều sẽ ảnh hưởng tới quá trình khai thác tác phẩm từ phía tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được tổ chức phát sóng sử dụng để phát sóng. Cũng theo ý kiến của Bà Đoàn Thị Lam Luyến - Phó Chủ tịch kim Tổng Thư ký Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam, Trưởng Ban vận động thành lập Hiệp hội tác giả phi hư cấu Việt Nam về thực thi pháp luật quyền tác giả tác phẩm phi hư cấu ở nước ta thì: “Xin lưu ý rằng nếu quá trình sử dụng này tạo ra một số lượng lớn các bản sao thì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng tới quá trình khai thác bình thường tác phẩm. Ngay cả việc tạo ra một số lượng khá lớn các bản sao để sử dụng cho công việc chuyên môn thì nó có thể ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của tác giả.”47 3.2 Một vài đề xuất giải quyết vấn đề khó khăn còn gặp phải theo pháp luật Việt Nam hiện hành Một là: giải quyết vấn đề được quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành về một trong những điều kiện cho việc sử dụng tác phẩm là “phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác giả”. Người viết đề xuất cần phải sửa lại quy định trên, trên cơ sở đảm bảo việc thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm cho phù hợp hơn và tránh chồng chéo với quy định tương tự trong ngoại lệ của quyền tác giả tại khoản 3 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Theo đó, quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng mà không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” cần được sửa lại theo hướng sau: Báo VietNam+, Đau đầu bảo vệ quyền tác giả phi hư cấu, Nguyễn Anh, http://www.vietnamplus.vn/dau-dau-bao-ve-quyen-tac-gia-phi-hu-cau/113229.vpn, [ngày truy cập 2-92014]. 47 GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 40 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam “Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.” Hai là: giải quyết vấn đề nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác đối với việc sử dụng tác phẩm có chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước trong quy định “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng mà không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao”. Việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác mà tổ chức phát sóng phải thực hiện tại Cục Bản quyền tác giả trong việc sử dụng tác phẩm có chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước để phát sóng nên có quy định lại theo hướng xoá bỏ việc thanh toán “quyền lợi vật chất khác” cũng như sự thoả thuận về nó. Người viết đề xuất nên bỏ quy định về việc “thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác” tại điểm b, khoản 1 Điều 29 của của Nghị định 100/2006/NĐCP. Cũng theo đó, quy định tại khoản 1 Điều 29 của Nghị định 100/2006/NĐ-CP cần được sửa lại như sau: “1. Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều 28 Nghị định này phải thực hiện các nghĩa vụ sau: a) Xin phép sử dụng; b) Nộp một bản sao tác phẩm trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày phổ biến, lưu hành.” Ba là: giải quyết vấn đề liên quan đến việc chi trả nhuận bút, thù lao hay quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Để đảm bảo việc tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo đúng quy định thì cần nâng cao hơn nữa mức xử lý vi phạm về dân sự, hành chính và kể cả hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Theo người viết, mức xử lý vi phạm về dân sự, hành chính và hình sự như đã trình bày được cho là chưa cao. Để đảm bảo rằng có thể hạn chế đến mức tối đa và hiệu quả tình trạng vi phạm quyền tác giả, người viết đề xuất cần tăng cường gấp đôi các chế tài cho việc xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả như đã trình bày. GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 41 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Bốn là: giải quyết vấn đề liên quan đến quyền của tổ chức phát sóng đối với chương trình phát sóng và sự khai thác tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng trong quy định về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao”. Để đảm bảo rằng quyền khai thác các giá trị từ tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (vẫn diễn ra bình thường) thì cần phải điều chỉnh lại quy định “Quyền của tổ chức phát sóng” tại Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và nhằm hạn chế quyền của tổ chức phát sóng trong “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng mà không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao”. Theo đó, người viết đề xuất bổ sung thêm khoảng 3 vào Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định về “Quyền của tổ chức phát sóng” theo hướng sau: “1. Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác các quyền sau đây: a) Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình; b) Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình; c) Định hình chương trình phát sóng của mình; d) Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình. 2. Tổ chức phát sóng được hưởng quyền lợi vật chất khác khi chương trình phát sóng của mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng. 3. Tổ chức phát sóng phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng theo quy định tại Điều 26 của Luật này không có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện quyền sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình được quy định tại điểm d, khoản 1 của Điều này.” Tóm lại, qua quá trình phân tích và tìm hiểu nội dung quy định của pháp luật Việt Nam về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Người viết cũng có sự nhìn nhận về một số khó khăn còn gặp phải từ quy định đến thực tiễn trong quy định trên như: việc thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm chưa được đầy đủ còn chồng chéo và chưa đi đến thống nhất cao; pháp luật quy định cho tổ chức phát sóng có các đặc quyền và trong việc sử dụng các đặc quyền đó rất có thể ảnh hưởng đến sự khai thác tác phẩm của chủ sở hữu tác phẩm; tổ chức phát sóng đôi lúc còn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ pháp định; các biện pháp xử lý vi phạm về quyền tác giả dù có thực thi nhưng còn chưa thật sự đủ mạnh trong việc ngăn chặn, hạn chế các hành vi vi phạm. GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 42 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Qua đó, người viết cũng xin được đưa ra một số đề xuất để giải quyết khó khăn còn đang gặp phải đã nêu như: sửa đổi lại khoản 3 Điều 26, sửa lại Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành; sửa lại khoản 1 Điều 29 của Nghị định 100/2006NĐ-CP; tăng cường gấp đôi mức xử lý vi phạm về dân sự, hành chính và kể cả về hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả. GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 43 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam KẾT LUẬN Đề tài “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam” là vấn đề được người viết quan tâm và đưa vào nghiên cứu để tìm hiểu. Với những nghiên cứu, người viết nhận thấy bản chất của trường hợp sử dụng được nêu trên thực chất là hành vi mang tính xâm phạm đến quyền của chủ thể nắm giữ quyền tác giả. Nhưng sự xâm phạm này được pháp luật cho phép cùng với những mức độ, điều kiện và phương thức nhất định được luật định. Thông qua việc nghiên cứu và phân tích, khái quát quy định chung về quyền tác giả và đặc điểm của quyền tác giả, các ngoại lệ của quyền tác giả, sự hình thành của quy định“Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao”, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở pháp lý cũng như quy định hiện hành về chủ thể, đối tượng, điều kiện, các vấn đề khác liên quan đến nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác, một số hành vi xâm phạm và biện pháp chế tài xử lý vi phạm trong quy định “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao” theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Người viết cũng nhận thấy một số khó khăn còn đang gặp phải từ quy định đến thực tiễn như: việc thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm chưa được đầy đủ còn chồng chéo và chưa có sự thống nhất; tổ chức phát sóng có các đặc quyền có thể ảnh hưởng đến sự khai thác tác phẩm của chủ sở hữu tác phẩm; tổ chức phát sóng đôi lúc còn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ pháp định; các biện pháp xử lý vi phạm về quyền tác giả dù có thực thi nhưng còn chưa thật sự đủ mạnh trong việc hạn chế các hành vi xâm phạm. Qua đó, người viết cũng xin được đưa ra một số đề xuất để giải quyết khó khăn đang gặp phải như: sửa đổi lại khoản 3 Điều 26, sửa lại Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành; sửa lại khoản 1 Điều 29 của Nghị định 100/2006NĐ-CP; tăng cường gấp đôi mức xử lý vi phạm về dân sự, hành chính và kể cả về hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam”, người viết vận dụng kiến thức bản thân cùng với sự giúp đỡ tận tâm và nhiệt tình từ phía Thầy, Cô cùng với bạn bè để có cái nhìn khách quan nhất trong đề tài nghiên cứu của mình. Qua đó, thu thập tài liệu và hiểu biết thêm về pháp luật cũng như những chính sách của Nhà nước Việt Nam về Sở hữu trí tuệ. Người viết cũng hi vọng rằng với những nội dung và kết quả có được trong bài nghiên cứu sẽ gởi đến bạn đọc những thông tin xoay quanh đề tài và mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía qúi bạn đọc. GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 44 SVTH: Nguyễn Công Giàu DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Sách, giáo trình tham khảo 1. Nguyễn Bình, Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Huy Ngát, Nguyễn Bích Ngọc, Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2006. 2. Anna Thuc, Anh Tran, Bài giảng về Bảo hộ quốc tế và tăng cường hiệu lực của bản quyền - Anthony V. Lupo, tháng 7 năm 1999, Đại học Australia, Dự án Aus ADI - Dự án tài trợ của Cục Thông tin Hoa Kỳ USIA. 3. Nguyễn Phan Khôi, Bài giảng Luật Sở hữu trí tuệ, Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ, tháng 8 năm 2013.  Trang thông tin điện tử 1. Báo điện tử Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Gần 400 nhạc sĩ đồng loạt lên tiếng đòi công bằng tác quyền, Bảo Phượng, http://phap luattp.vn/218166p0c1021/gan-400-nhac-sĩ-dc2243ng-bang-t1255c-quyen.htm, [ngày truy cập 8-9-1014]. 2. Báo VietNam+, Đau đầu bảo vệ quyền tác giả phi hư cấu, Nguyễn Anh, http://www.vietnamplus.vn/dau-dau-bao-ve-quyen-tac-gia-phi-hucau/113229.vpn, [ngày truy cập 2-9-2014]. 3. Cục Bản quyền tác giả, Kiến thức cơ bản, phổ thông về quyền tác giả, quyền liên quan, Bài 1: GIỚI THIỆU CHUNG, Ts. Vũ Mạnh Chu, http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=12 56%3Akin-thc-c-bn-ph-thong-v-quyn-tac-gi-quyn-lienquan&catid=51%3Anghien-cuu-trao-doi&Itemid=107&limitstart=3, [truy cập ngày 3-9-2014]. 4. Cục Bản quyền tác giả, Kiến thức cơ bản, phổ thông về quyền tác giả, quyền liên quan - Bài 3: VỀ QUYỀN LIÊN QUAN, Ts Vũ Mạnh Chu, http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=12 56%3Akin-thc-c-bn-ph-thong-v-quyn-tac-gi-quyn-lienquan&catid=51%3Anghien-cuu-trao-doi&Itemid=107&limitstart=3, [truy cập ngày 23/9/2014]. 5. Ictnews Bộ Thông tin và Truyền thông, Nhạc sĩ Phó Đức Phương “tố” VTV vi pham bản quyền âm nhạc, Quyên Nhi, http://ictnews.vn/vien-thong/so-hoa-truyenhinh/nhac-sy-pho-duc-phuong-to-vtv-vi-pham-ban-quyen-am-nhac-119716.ict, [truy cập ngày 20-10-2014]. 6. Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Những người được coi là tác giả của tác phẩm, http://thanhtra.most.gov.vn/vi/faqs/view/page/4/id/39, [truy cập ngày 24/10/2014]. [...]... quyền tác giả tại Điều 25 và Điều 26 quy định về Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao và Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao của Luật này Ngoại lệ thứ nhất: Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao được... định Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao Đối tượng được đề cập trong quy định tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao mà người viết đề cập đến là các tác phẩm được đưa vào sử dụng, nhưng các tác phẩm này cần phải. .. Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Theo người viết, sở dĩ Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao không được áp dụng với đối tượng là tác phẩm điện ảnh” vì lý do tác phẩm điện ảnh được tạo ra chủ yếu để mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư, sản... kiện trong các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo quy định hiện hành GVHD: Ths Nguyễn Phan Khôi 31 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Vấn đề các hành vi xâm phạm và biện pháp xử lý hành vi xâm phạm người viết xin được đề... Việt Nam đưa ra quy định các giới hạn - ngoại lệ của quyền tác giả về Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao tại Điều 25 và quy định về Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao tại Điều 26 như vừa trình bày là phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế Đặc biệt là phù hợp. .. về nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác, các hành vi xâm phạm quyền tác giả và các chế tài xử lý vi phạm như sẽ trình bày 2.1 Cơ sở pháp lý quy định về Các trƣờng hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhƣng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam hiện hành Cơ sở pháp lý quy định về Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền. .. hưởng nhuận bút, thù lao của tác phẩm được sử dụng để phát sóng theo quy định Nhóm thứ hai: tổ chức phát sóng Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao chỉ cho phép duy nhất tổ chức phát sóng mới có quyền sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. .. phép sử 9 Xem khoản 2 Điều 9, Điều 10, Điều 10bis và 11bis của Công ước Berne năm 1886 GVHD: Ths Nguyễn Phan Khôi 9 SVTH: Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng phải trả tiền theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng tác phẩm Tuy nhiên việc khai thác, sử. .. không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành chỉ cho phép “tổ chức phát sóng” là chủ thể duy nhất được quyền sử dụng mà không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao Tổ chức, cá nhân thực hiện việc “phát sóng tác phẩm mới có quyền sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng mà không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. .. Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Trong Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao tại Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì việc xác định quyền tác giả thuộc về tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả có vai trò quan trọng trong ... Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm công bố xin phép phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam Các trường hợp sử dụng tác phẩm công bố xin phép phải trả tiền nhuận bút,. .. hợp sử dụng tác phẩm công bố xin phép, trả tiền nhuận bút, thù lao Các trường hợp sử dụng tác phẩm công bố xin phép, phải trả tiền nhuận bút, thù lao Luật Ngoại lệ thứ nhất: Các trường hợp sử. .. Nguyễn Công Giàu Các trường hợp sử dụng tác phẩm công bố xin phép phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam KẾT LUẬN Đề tài Các trường hợp sử dụng tác phẩm công bố xin phép phải trả

Ngày đăng: 03/10/2015, 14:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan