THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ

58 532 0
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY  HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG  THỊ TRƯỜNG CHÂU Á CỦA CÔNG TY  CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM THỊ THIÊN THANH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh doanh quốc tế Mã số ngành: 52340120 08-2015 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM THỊ THIÊN THANH MSSV: B1202097 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh doanh quốc tế Mã số ngành: 52340120 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN XUÂN VINH 08-2015 2 DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1 Giá trị và sản lượng xuất khẩu thủy sản của CASEAMEX giai đoạn 2012- 6 tháng đầu năm 2015 ..............................................................................26 Bảng 4.2 Sản lượng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Châu Á của công ty . .27 Bảng 5.1 Khả năng sinh lợi của công ty CASEAMEX từ năm 2012-6 tháng đầu năm 2015 .............................................................................................................35 Bảng 5.2 Cơ sở vật chất của công ty CASEAMEX............................................36 Bảng 5.1 Lãi suất cho vay phổ biến của các TCTD đối với khách hàng từ ngày 15-19/6/2015 ...............................................................................................42 3 DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter............................12 Hình 3.1: Logo của công ty.................................................................................18 Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty CASEAMEX....................................... 21 Hình 4.1 Sản lượng xuất khẩu thủy sản của CASEAMEX vào các thị trường giai đoạn 2012- 6 tháng đầu năm 2015....................................................................... 25 Hình 4.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung quốc giai đoạn 2012- 2015 (dự báo)............................................................................................. 28 Hình 4.3 Dự báo nhu cầu thủy sản của Trung Quốc giai đoạn 2015-2018 ....... 29 Hình 5.1 Qui trình thu mua nguyên liệu sản xuất .............................................. 38 Hình 5.2 Sơ đồ kênh phân phối của công ty ..................................................... 39 Hình 5.3 Biểu đồ thể hiện tỉ giá trung bình giai đoạn 2012-tháng 9 năm 2015 ..41 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC 5 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU........................................................................................................1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..........................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung...........................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................................2 1.3.1 Không gian..................................................................................................2 1.3.2 Thời gian.....................................................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2 1.4 LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.....3 1.4.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu............................................................3 1.4.2 Lựa chọn nội dung phân tích......................................................................4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................7 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................................................7 2.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu............................................................7 2.1.1.1 Khái niệm.................................................................................................7 2.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu thủy sản................................................................7 2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu.........................................................8 2.1.2.1 Yếu tố từ môi trường vĩ mô......................................................................8 2.1.2.2 Yếu tố từ bên trong doanh nghiệp...........................................................12 2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất nhập khẩu.........................................13 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................14 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................14 6 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu....................................................................15 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY.............................................................................18 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN..............................................18 3.2 LĨNH VỰC KINH DOANH..........................................................................19 3.3 NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY. 19 3.3.1 Nhiệm vụ.....................................................................................................19 3.3.2 Quyền hạn...................................................................................................20 3.3.3 Phạm vi hoạt động......................................................................................20 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY...............................20 3.4.1 Cơ cấu tổ chức công ty...............................................................................20 3.4.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận................................21 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA CASEAMEX SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á..................24 4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU..............................................24 4.1.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản phân theo thị trường............24 4.1.2 Kết quả xuất khẩu tại thị trường Châu Á...................................................27 4.1.2.1 Kết quả xuất khẩu thủy sản phân theo thị trường...................................27 4.1.2.2 Kết quả xuất khẩu thủy sản phân theo sản phẩm....................................27 4.1.2.3 Kết quả xuất khẩu thủy sản phân theo hình thức xuất khẩu...................27 4.2 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG TIÊU BIỂU Ở KHU VỰC CHÂU Á............28 4.2.1 Thị trường Trung quốc................................................................................28 4.2.2 Thị trường Nhật Bản...................................................................................30 4.2.3 Thị trường ASEAN.....................................................................................32 4.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG.........................................................................33 CHƯƠNG 5 7 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CASEAMEX SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á..................34 5.1 CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG CÔNG TY.....................................................34 5.1.1 Nguồn nhân lực...........................................................................................34 5.1.2 Tài chính và vốn..........................................................................................35 5.1.3 Trang thiết bị, máy móc..............................................................................35 5.1.4 Nguồn nguyên liệu .....................................................................................37 5.1.5 Hoạt động Marketing..................................................................................38 5.1.5.1 Phân phối.................................................................................................39 5.1.5.2 Chiêu thị...................................................................................................39 5.2 CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI.........................................................................40 5.2.1 Yếu tố trong nước.......................................................................................40 5.2.1.1 Môi trường kinh tế...................................................................................40 5.2.1.2 Điều kiện tự nhiên....................................................................................43 5.2.1.3 Môi trường chính trị - pháp ....................................................................44 5.2.2. Yếu tố liên quan đến thị trường châu Á....................................................44 CHƯƠNG 6 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á.....................................................................................46 6.1 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÔNG TY QUA MA TRẬN SWOT.................46 6.2 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU............................................46 CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................47 8 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do được ký kết ngày một nhiều, nó tạo ra vô vàng cơ hội cùng thách thức cho không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mà hầu như trên toàn bộ các lĩnh vực khác. Riêng trong ngành thủy sản vốn được xem là thế mạnh và tạo ra kim ngạch tương đối cao cho nước ta, đang và sẽ phải nổ lực hơn nữa nếu muốn tồn tại và nâng cao vị thế của mình. Từ trước đến nay các thị trường truyền thống, mang lại nguồn thu lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vẫn là châu Âu và châu Mỹ. Trong năm 2014 kim ngạch của 2 thị trường trên chiếm gần 50%. Với các thị trường giàu có này họ đòi hỏi rất cao ở chất lượng sản phẩm cũng như các tiêu chuẩn khắc khe về kỹ thuật không những thế sự đe dọa lớn hơn là các chính sách bảo hộ nhà sản xuất trong nước của họ, cụ thể là các vụ kiện chống bán phá giá nhắm vào doanh nghiệp Việt. Trong bối cảnh đó, dường như châu Á là một thị trường tương đối dễ thở cho các doanh nghiệp. Kim ngạch của thị trường châu Á bao gồm Nhật, Trung Quốc, Hong Kong, Hàn Quốc và ASEAN chiếm hơn 30% và đang ở mức tăng trưởng cao, theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP). Tuy nhiên muốn chiến thắng tại thị trường này doanh nghiệp Việt cũng cần có những hướng đi cụ thể và cẩn trọng, tránh những sai lầm cũng như tận dụng những cơ hội có sẵn để mang về cho mình lợi nhuận cao nhất về tiền tệ và phi tiền tệ. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về tình hình xuất khẩu thủy sản ở thị trường châu Á và đề xuất một số giải pháp giúp đẩy mạnh xuất khẩu tại thị trường này, trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) em mạnh dạng thực hiện đề tài đi sâu vào phân tích “Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu sang thị trường Châu Á của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ”. 9 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài tập trung phân tích thực trạng xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của CASEAMEX trong giai đoạn từ 2012- 6 tháng đầu năm 2015, đồng thời đề xuất giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động này tại riêng thị trường Châu Á. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản tại thị trường châu Á trong giai đoạn 2012 đến 6 tháng đầu năm 2015 Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tại thị trường châu Á Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu Á. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được tiến hành tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX), tọa lạc tại lô 2.12, công nghiệp Trà Nóc II, thành phố Cần Thơ. 1.3.2 Thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 10/08/2015 đến ngày 16/11/2015. Số liệu phân tích của đề tài được thu thập trong giai đoạn từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2015. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng được phân tích là các số liệu liên quan đến hoạt động xuất khẩu thủy sản sang các nước Châu Á của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ. 10 1.4 LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu Võ Thị Mai Lanh, 2013. Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ. Đầu tiên để phân tích thực trạng tác giả sử dụng phương pháp số tuyệt đối và số tương đối để phân tích một số chỉ tiêu kinh tế, cũng như các trị giá liên quan đến xuất khẩu hàng. Đồng thởi tác giả sử dụng ma trận IFE- ma trận các yếu tố bên trong, nhằm thấy được điểm mạnh, yếu bên trong công ty. Đồng thời sử dụng ma trận EFE-ma trận các yếu tố bên ngoài, để thấy được tác động của môi trường bên ngoài lên công ty, từ đó đánh giá được những thời cơ và thách thức. Kết hợp hai ma trận với nhau, tác giả cho ra cái nhìn bao quát để thấy được lợi thế cạnh tranh cần khai thác và những điểm yếu cần cải thiện. Với mục tiêu đề ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, tác giả sử dụng phương pháp lập luận cơ sở dựa trên thành tựu đạt được và hạn chế đề ra giải pháp trên căn cứ thực tiễn. Nguyễn Văn Cảnh, 2013. Giải pháp phát triển thị trường cá tra sang Mỹ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ. Tương tự với tác giả trên, tác giả này cũng sử dụng phương pháp số tương đối và tuyệt đối để phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty. Không sử dụng các ma trận IFE và EFE, tác giả sử dụng ma trận SWOT để phân tích thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức từ đó đưa giải pháp phát triển xuất khẩu cho công ty. Tác giả thành lập SWOT khi tuy không dựa vào những đánh giá từ nội bộ công ty nhưng thông qua việc phân tích các nhân tố tác động trong đó có thị trường xuất khẩu, các đối thủ cạnh tranh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, tác giả vẫn có những căn cứ xác đang cho mô hình của mình, kết quả vừa đưa ra giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và chiến lược marketing quốc tế phù hợp.. Lê Thị Vươn Châu, 2014. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Biển Đông. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh số tương đối tuyệt đối trong các phân tích về sản lượng, kim ngạch, các chỉ tiêu tài chính. Để thiết lập ma trận SWOT tác giả tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trong đó bao gồm các đối tượng trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, các thông sô về tài chính,… Bằng việc đưa ra những căn cứ, dẫn chứng và phân 11 tích phù hợp, mô hình SWOT của tác giả phản ánh được trọn vẹn tình hình cơ bản của doanh nghiệp và đưa đến những giải pháp hợp lý. Lê Như Bửu Trân, 2013. Giải pháp giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty TNHH hai thành viên 404. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. Đề tài sử dụng phương pháp số tuyệt đối và số tương đối để phân tích hiện trạng xuất khẩu của doanh nghiệp. Tác giả sử dụng ma trận SWOT để đề ra một số giải pháp sau đó sử dụng phương pháp xếp hạng theo cặp đôi, một trong những kỹ thuật thu dữ liệu năm trong hệ thống PRA, phương pháp này đòi hỏi thảo luận nhóm một cách trực tiếp, yêu cầu người tham gia bày tỏ ý kiến của mình sau đó cùng nhau thảo luận đi đến kết quả chung. Đây là một phương pháp tương đối khó khăn khi muốn tập hợp một nhóm người có hiểu biết về công ty, càng khó khăn hơn khi người đề nghị hợp lại là một sinh viên thực tập. Mặc dù đây là một phương pháp hay và có thể cho ra kết quả tốt nhất về giải pháp, nhưng khó thực hiện đối với sinh viên thực tập tại công ty. Từ những luận văn được lược khảo tác giả rút ra cho mình phương pháp phân tích phù hợp. Đầu tiên là việc sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối để phân tích hiện trạng xuất khẩu. Tiếp đến để đưa ra giải pháp thích hợp hỗ trợ công ty nâng cao hiệu quả xuất khẩu trong thị trường Châu Á tác giá sẽ tiến hành phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu của công ty, phân tích các yếu tố trong mô hình kim cương của Micheal Porter, đối chiếu so sánh các chỉ tiêu tài chính quá các kỳ đồng thời sử dụng các biểu bản minh họa sinh động cho các con số. Điểm mấu chốt là nhờ sự tham gia của các chuyên giatrong trường hợp này là các nhân viên và cán bộ chủ chốt của công ty và các chuyên gia từ bên ngoài doanh nghiệp cho những nhận định chủ quan và khách quan về CASEAMEX, tác giả sẽ tổng hợp làm nền tảng cho các phân tích của mình. Cuối cùng là lập ma SWOT, phân tích điểm mạnh, yếu và thời cơ, thách thức của công ty, từ đó nhìn thấy chiến lược và đề ra giải pháp. 1.4.2 Lựa chọn nội dung phân tích Võ Thị Mai Lanh, 2013. Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ. Trong phần chính của đề tài là phân tích tình hình xuất nhập khẩu của công ty tác giả trình bày theo bốn phần: thứ nhất phân tích sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty; thứ hai phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản theo các hình thức xuất khẩu, tiếp đến phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng; cuối cùng là phân thích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trường. Do tác 12 giả phân tích tất cả các thị trường xuất khẩu của công ty nên sẽ phân tích các chỉ số xuất khẩu theo từng thị trường, riêng với đề tài đang nghiên cứu em không lựa chọn nội dung này để phân tích. Lã Thanh Tuyền, 2009. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung sang thị trường Hoa Kỳ. Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế Quốc dân. Trong phần phân tích thực trạng xuất khẩu tác giả chỉ phân tích hai nội dung: thứ nhất, kết quả xuất khẩu thủy sản phân theo nhóm sản phẩm; thứ hai, kết quả xuất khẩu thủy sản phân theo hình thức xuất khẩu. Bên cạnh đó tác giả cũng dành một mục lớn đề đánh giá về hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ. Vì mục tiêu chủ yếu là đề ra giải pháp xuất khẩu sang một thị trường cụ thể nên tác giả không tập trung phân tích quá nhiều về tình hình xuất khẩu mà tập trung sâu hơn trong việc phân tích thị trường Hoa Kỳ để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Huỳnh Trương Ngân Khánh, 2011. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU cho cty TNHH công nghiệp thủy sản miền Nam (South Vina), luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Cần Thơ. Để phân tích tình hình xuất khẩu tác giả đi lần lược phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản chung của Việt Nam, tiếp đến phân tích giá trị và sản lượng xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn ba năm lien tiếp, kế đó tác giả tiến hành phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản theo cơ cấu thị trường và theo sản phẩm. Đánh mạnh vào thị trường EU tác giả phân tích ba nội dung: thứ nhất, tác giả phân tích về sản lượng, giá trị xuất khẩu cũng như đặc điểm một số thị trường tại EU; thứ hai, cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU, cuối cùng, là giá cả các mặt hàng xuất khẩu sang EU. Tác giả hết sức chi tiết trong việc phân tích thị trường xuất khẩu làm nổi bậc được mục tiêu phân tích thị trường để đề ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, do EU- liên minh kinh tế Châu Ấu là một là một thị trường đồng nhất sẽ khá thuận lợi cho việc phân tích các thị trường nhỏ hơn trong liên mình này vì gần như họ có những nét tường đồng nhất định về nhu cầu và tiêu chuẩn tiêu dùng. Qua việc tham khảo các đề tài trên em rút ra cho mình hướng phân tích tương đối phù hợp với đề tài mà mình đã chọn. Cũng tương tự như các tác giả trên để phân tích tình hình xuất khẩu em lựa chọn cách thức đi từ phân tích bao quát tình hình xuất khẩu chung của công ty trong giai đoạn 2012 đến 6 tháng đầu năm 2015, sau đó đi chi tiết về sản lượng và giá trị xuất khẩu tại thị trường Châu Á, phân theo cơ cấu thị trường (cụ thể ở các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN,…); phân theo cơ cấu sản phẩm; phân theo hình thức xuất khẩu (trực 13 tiếp, gián tiếp). Phần tiếp theo nhấn mạnh vào thị trường Châu Á, phân tích về đặc điểm, nhu cầu và yêu cầu của từng nước và khu vực mà công ty hướng đến. 14 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái quát về xuất khẩu 2.1.1.1 Khái niệm Một cách ngắn gọn nhất, xuất khẩu là một quá trình thu doanh lợi (profits) bắng cách bán các sản phẩm hay dịch vụ (services) ra các thị trường nước ngoài, thị trường khác với thị trường trong nước. Dương Hữu Hạnh, Kỹ thuật ngoại thương- nguyên tắt và thực hành, 2000. 2.1.1.2 Các hình thức xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu có thể diễn ra dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Với hình thức xuất khẩu trực tiếp, hàng hóa được đơn vị sản xuất trong nước bán cho đơn vị nước ngoài bằng cách ký hợp đồng thỏa thuận và tiến hành các thủ tục xuất hàng cũng như thanh toán giữa hai bên mua và bán. Ưu điểm của hình thức này chính là lợi nhuận hoàn toàn thuộc về nhà sản xuất, tuy nhiên doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu trực tiếp phải là những doanh nghiệp manh với nguồn vốn lớn và năng lực điều tra cũng như tìm kiếm thị trường phải vượt trội. Với hình thức xuất khẩu gián tiếp, hàng hóa đi từ nơi sản xuất sang đến tay khách hàng phải qua các trung gian, ở đây có thể là đại lý, môi giới hoặc đơn vị ủy thác xuất khẩu. Mặc dù lợi nhuận cho nhà sản xuất phải san sẻ với đơn vị trung gian, nhưng bù lại một số khâu trong nghiệp vụ xuất khẩu sẽ đơn giản hơn nhiều, đồng thời đối với những doanh nghiệp nhỏ không có điều kiện tìm kiếm thị trường thì đây cũng là một hình thức xuất khẩu hiệu quả. 2.1.1.3 Vai trò của xuất khẩu Kinh tế đối ngoại ngày một đóng vai trò quan trọng trong sự pháp triển của các quốc gia ở thế giới thứ 3 trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy mà trong giai đoạn dài Đảng và nhà nước luôn nhấn mạnh “nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế cũng như sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công ngiệp hoá của nước ta tiến hành nhanh hay chậm, điều đó phụ thuộc một phần vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại”. Ta có thể thấy một số vai trò quan trọng của việc xuất khẩu hàng hóa như sau: Đối với quốc gia và xã hội: 15 Thứ nhất, nó tạo điều kiện để quốc gia phát huy tối đa lợi thế của mình về tài nguyên (trong đó gồm tài nguyên thiên nhiên và con người), vốn, công nghệ,… Thứ hai, xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện của sống của người dân nói chung. Thứ ba, xuất khẩu là cách để ta mở rộng và củng cố các mối quan hệ ngoại giao, nâng cao uy tín quốc gia. Đối với doanh nghiệp: Thứ nhất, để xuất khẩu hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, hoạt động marketing, mở rộng kinh doanh,… khuyến khích doanh nghiệp vận động và phát triển nhiều hơn. Bên cạnh đó doanh nghiêp có điều kiện tham gia vào cuộc cánh tranh quốc tế, cơ hội mở rộng thị trường và tạo lập các mối quan hệ vướt ngoài biên giới quốc gia. Chính những quan hệ quốc tế này hỗ trợ rất nhiều trong việc tiếp thu kiến thức quản lý, cải tiến công nghệ từ đó phát triển khả năng và điều chỉnh những hạn chế của doanh nghiệp. Tất cả cho thấy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang ở vị trí cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế, đòi hỏi họ nổ lực nhiều hơn để không những phát triển đơn vị mình mà còn giúp kinh tế quốc gia đi lên. 2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 2.1.2.1 Yếu tố từ môi trường vĩ mô Yếu tố kinh tế Thuế quan: Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm xuống. Nhìn chung công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu ngân sách. Phi thuế quan: vấn đề phi thuế quan liên quan đến qui định về hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu hay các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm. 16 -Hạn ngạch: được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, nó được hiểu như qui định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay của một nhóm hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy phép. Sở dĩ có công cụ này vì không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi về quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu… -Trợ cấp xuất khẩu: trong một số trường hợp chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hoá của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sản lượng và mức xuất khẩu. -Rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT- Technical Berriers to Trade) ra đời từ năm 1995, TBT là bộ các tiêu chuẩn về kỹ thuật bao gồm: biện pháp kiểm nghiệm dịch tể, kiểm dịch động thực vật và sản phẩm của chúng; yêu cầu bao gói, qui định nhãn hiệu và ký hiệu; hàng rào xanh (liên quan đến môi trường và xã hội); hàng rào công nghệ thông tin. -Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước kia. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Các hiệp định, hiệp ước thương mại khu vực và thế giới Yếu tố văn hóa -xã hội Hoạt động của con người luôn luôn tồn tại trong một điều kiện xã hội nhất định. Chính vì vậy, các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người. Các yếu tố xã hội là tương đối rộng, do vậy để làm sáng tỏ ảnh hưởng của yếu tố này có thể nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố văn hoá, đặc biệt là trong ký kết hợp đồng. Nên văn hoá tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng sẽ quyết định các thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thoả mãn và cách thoả mãn của con người sống trong đó. Chính vì vậy văn hoá là yếu tố chi phối lối sống nên các nhà xuất khẩu luôn luôn phải qua tâm tìm hiểu yếu tố văn hoá ở các thị trường mà mình tiên hành hoạt động xuất khẩu. 17 Yếu tố chính trị- pháp luật yếu tố chính trị là nhân tố khuyến khích hoạc hạn chế quá trình quốc tế hoá hoạt động kinh doanh. Chính sách của chính phủ có thể làm tăng sự liên kết các thị trường và thúc đây tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thiết lập các mối quan hệ trong cơ sở hạ tầng của thị trường. Khi không ổn định về chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế của Đất nước và tạo ra tâm lý không tốt cho các nhà kinh doanh. Các yếu tố chính trị pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. Cac công ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các qui định mà chính phủ tham gia vào các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới cũng như các thông lệ quốc tế: -Các qui định của luật pháp đối với hoạt động xuất khẩu(thuế, thủ tục qui định về mặt hàng xuất khẩu,qui định quản lý về ngoại tệ..) -Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà quốc gia có doanh nghiệp xuất khẩu tham gia -Các qui địmh nhập khẩu của các quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ làm ăn. -Các vấn đề về pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan đến việc xuất khẩu(công ước viên 1980, Incoterm 2000…) -Qui định về giao dịch hợp đồng, về bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ -Qui định về lao động, tiền lương, thời gian lao động, nghỉ ngơi, đình công, bãi công -Qui định về cạnh tranh độc quyền, về các loại thuế. -Qui định về vấn đề bảo về môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, giao hàng, thực hiện hợp đồng. -Qui định về quảng cáo hướng dẫn sử dụng. Ngoài những vấn đề nói trên chính phủ còn thực hiện các chính sách ngoại thương khác như :Hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan.... Chính sách ngoại thương của chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi. Sự thay đổi đó là một trong những rủi ro lớn đối với nhà làm kinh doanh xuất khẩu. 18 Vì vậy họ phải nắm bắt được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu hướng vận động của nền kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước. Yếu tố tự nhiên Khoảng cách địa lý giữa các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, tới thới gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng do vậy, nó ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường, mặt hàng xuất khẩu… Vị trí của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thị trường tiêu thụ ví dụ: Việc mua bán hàng hoá với các nước có cảng biển có chi phí thấp hơn so với các nước không có cảng biển. Thời gian thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể bị kéo dài do bị thiên tai như bão, động đất… Yếu tố công nghệ Sự phát triển của khoa hóc công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin cho phép các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, điều khiển hàng hoá xuất khẩu, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Đồng thời yếu tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu, các lĩnh vực khác có liên quan như vận tải, ngân hàng… Mô hình năm áp lực cạnh tranh Trong mô hình kim cương của Michael Porter tồn tại 5 nhân tố có thể đe dọa đến sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp không chỉ trong lĩnh vục xuất nhập khẩu. Bao gồm: - Những nguy cơ đến từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: các thủ này chưa có kinh nghiệm trong việc thâm nhập vào thị trường quốc tế song nó có tiềm năng lớn về vốn, công nghệ, lao động và tận dụng được lợi thế của người đi sau, do đó dễ khắc phục được những điểm yếu của các doanh nghiệp hiện tại để có khả năng chiếm lĩnh thị trường. Chính vì vậy, một doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư vốn, trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nhưng mặt khác phải tăng cường quảng cáo, áp dụng các biện pháp hỗ trợ và khuyếch trương sản phẩm giữ gìn thị trường hiện tại, đảm bảo lợi nhuận dự kiến. - Sức ép của nhà cung ứng: nhân tố nhà cung ứng có khả năng mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng vật tư đầu vào, thay đổi cơ cấu sản phẩm hoặc sẵn sàng liên 19 kết với nhau để chi phối thị trường nhằm hạn chế khả năng cuả doanh nghiệp hoặc làm giảm lợi nhuận dự kiến, gây ra rủi ro khó lường trước cho doanh nghiệp . Vì thế hoạt động xuất khẩu có nguy cơ gián đoạn. - Sức ép từ khách hàng, trong đó có cả người tiêu dung và các đơn vị phân phối hàng : Trong cơ chế thị trường, khách hàng được coi là "thượng đế". Khách hàng có khả năng làm thu hẹp hay mở rộng qui mô chất lượng sản phẩm mà không được nâng giá bán sản phẩm. Một khi nhu cầu của khách hàng thay đổi thì hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng cũng phải thay đổi theo sao cho phù hợp. -Các yếu tố cạnh tranh trong nội bộ ngành: khi hoạt động trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp thường hiếm khi có cơ hội dành được vị trí độc tôn trên thị trường mà thường bị chính các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm tương tự cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp này có thể là doanh nghiệp của quốc gia nước sở tại, quốc gia chủ nhà hoặc một nước thứ ba cùng tham gia xuất khẩu mặt hàng đó. Trong một số trường hợp các doanh nghiệp sở tại này lại được chính phủ bảo hộ do đó doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh được với họ. CÁC CÁCĐỐI ĐỐITHỦ THỦTIỀM TIỀMẨN ẨN Nguy cơ đến từ các công Nguy cơ đến từ các côngtyty mới mớinhập nhậpngành ngành NHÀ NHÀCUNG CUNGỨNG ỨNG Quyền thương lượng Quyền thương lượng của củanhà nhàcung cungứng ứng ĐỐI ĐỐITHỦ THỦ TRONG TRONGNGÀNH NGÀNH Đối thủ hiện Đối thủ hiệntại tại KHÁCH KHÁCHHÀNG HÀNG Quyền thương Quyền thươnglượng lượng của củangười ngườimua mua SẢN SẢNPHẨM PHẨMTHAY THAYTHẾ THẾ Nguy Nguycơcơđến đếntừtừsản sảnphẩm phẩmvàvà dịch vụ thay thế dịch vụ thay thế Nguồn: Hình 2.1 Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter Qua mô hình các doanh nghiệp có thể thấy được các mối đe doạ hay thách thức với cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là trung tâm. Xuất phát từ 20 đây doanh nghiệp có thể đề ra sách lược hợp lý nhằm hạn chế đe doạ và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình. 2.1.2.2 Yếu tố từ bên trong doanh nghiệp Nguồn nhân lực Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong mọi hoạt động. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì họ là chủ thể sang tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động. Trinh độ và năng lực trong hoạt động xuất khẩu của các bên kinh doanh sẽ quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dương Hữu Hạnh (2009) Khả năng tài chính Một trong những nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là vốn. Bên cạnh yếu tố con người và tổ chức quản lý thì doanh nghiệp phải có nguồn vốn để thực hiện các mục tiêu xuất khẩu mà mình đã đề ra. Dương Hữu Hạnh (2009) Trang thiết bị, máy móc Quyết định khả năng và tiềm lực của công ty đảm bảo chất lượng cũng như khối lượng đơn hàng. Máy mọc, thiết bị với công nghệ cao góp phần rất lớn trong tiến trình sản xuất, cho ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn và thời gian phù hợp. Hoạt động Marketing Hoạt động này góp phần hỗ trợ rất lớn việc tìm kiếm cũng như duy trì khách hàng, bên cạnh đó là xác định và dự báo nhu cầu của người tiêu dùng. 2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất nhập khẩu Doanh thu: của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng. Doanh thu gồm hai bộ phận doanh thu về bán hàng và doanh thu từ tiêu thụ khác. Lợi nhuận: trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận, trong kế toán, là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Lợi nhuận trong doanh 21 nghiệp được tạo ra từ các hoạt động: hoạt động sản xuất kinh doanh; hoạt động tài chính; hoạt động khác. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA): đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty. Chỉ số này cho biết hiểu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời, hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Công thức tính: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông, chỉ số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Công thức tính: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng doanh thu, tức một đồng doanh thu bỏ ra thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức tính: 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 22 Số liệu thứ cấp Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu là các số liệu thứ cấp, được phía công ty CASEAMEX cung cấp. Các số liệu liên quan đến sản lượng, kiêm ngạch các mặt hàng xuất khẩu ra các thị trường ngoài nước, các số liệu về nhân sự, các chỉ tiêu tài chính,… Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các số liệu đang tin cậy từ một website của sở Công thương, tổng cục thống kê, VASEP, trang thông tin của ASF… để hỗ trợ cho phần phân tích và các số liệu dẫn chứng. Số Liệu sơ cấp Tiến hành tiếp xúc trực tiếp với các chuyên gia, chủ yếu là các nhân viên quản lý của công ty CASEAMEX, một số chuyên gia bên ngoài công ty để cho cái nhìn khách quan về tình hình công ty từ đó cho ra một cái nhìn bao quát về các yếu tố bên trong, bên ngoài công ty để xác định điểm mạnh, yếu và thách thức cũng như cơ hội của doanh nghiệp. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản tại thị trường châu Á trong giai đoạn 2012- 6 tháng đầu năm 2015 Với mục tiêu này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối để đưa ra những nhận xét về tình hình xuất khẩu của công ty. Phương pháp so sách số tuyệt đối: là lấy kết quả của phép trừ trị số tại kỳ phân tích và kỳ gốc đối với các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả cho thấy tính biến động có thể về quy mô, giá trị, khối lượng, … của các chỉ tiêu từ đó đưa ra những kết luận và tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Công thức tính: ∆Y= Y1- Y0 Với ∆Y: Giá trị chênh lệch của các chỉ tiêu kinh tế Y1: Giá trị hiện tại Y0: Giá trị ở kỳ gốc cần so sánh Phương pháp so sánh số tương đối: là tỷ lệ phần trăm giữa chỉ tiêu cần phân tích với chỉ tiêu gốc. Kết quả này phản ánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. 23 Công thức tính: ∆Y= Y1 – Y0 x100% Y0 Với ∆Y: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Y1: Giá trị hiện tại của chỉ tiêu Y0: Giá trị năm gốc của chỉ tiêu Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tại thị trường châu Á Tiếp tục sử dụng số tương đối và tuyệt đối trong các so sánh, đồng thời sử dụng biểu đồ làm sinh động các số liệu. Tiến hành trò chuyện trực tiếp với các chuyên gia trong và ngoài công ty để có những hướng phân tích phù hợp sát với tình hình thực tế. Sau các phân tích, tiến hành lập ma trận SWOT chuẩn bị cho mục tiêu đề ra giải pháp năng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty. Ma trận SWOT Strengths Weaknesses Những điểm mạnh của Những điểm yếu công ty Opportunities (1) Chiến lược SO Thời cơ đến từ môi trường bên ngoài 24 (2) Chiến lược WO Threats (3) Chiến lược ST (4) Chiến lược WT Thách thức đe dọa công ty từ môi trường bên ngoài Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản: (1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường. (2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường. (3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. (4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu Á. Tác giả thực hiện phương pháp phân tích tổng hợp nhằm đưa ra giải pháp thích hợp theo những gì được phân tích. 25 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Năm 1976 công ty chuyên về giống và thức ăn gia súc, trực thuộc Sở Nông Nghiệp tỉnh Hậu Giang được thành lập với tên gọi Công ty Nông Súc sản xuất thực phẩm Cần Thơ (CATACO). CATACO chính là tiền thân của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ, CASEAMEX. Mốc son đáng ghi nhớ là ngày 01/07/2006, sau một quá trình đầu tư hợp lý và gặt hái nhiều thành công, Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Cần Thơ cho phép xí nghiệp chế biến tách khỏi CATACO đồng thời cổ phần hóa để thành lập CASEAMEX, với vốn điều lệ ban đầu là 28 tỷ đồng. Vào thời điểm các sản phẩm cá tra, cá basa đang cực thịnh cùng với tầm nhìn và chiếc lược đúng đắn, CASEAMEX không ngừng nâng cấp hệ thống dây chuyền sản xuất, cải tiến công nghệ đi đến định hướng lấy sản phẩm xuất khẩu làm trung tâm. Với định hường trên, công ty đầu tư thêm về cơ sở vật chất tiến tới đồng bộ hóa, cùng với đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ quản lý kinh doanh có kinh nghiệm nên chất lượng và mẫu mã không ngừng nâng cao đạt tiêu chuẩn khắc khe của các khách hàng quốc tế như: Mỹ, Pháp, Nhật, Thái Lan, Singapore, Châu Âu,…uy tín cũng ngày một nâng cao. Sau đây là những thông tin khái quát về CASEAMEX ở thời điểm hiện tại. Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ Tên thương mại: CASEAMEX Vốn điều lệ: 90.000.000.000 đồng Logo: Hình 3.1: Logo của công ty 26 Nguồn: Địa chỉ: Lô 2.12, Khu công nghiệp Trà Nóc II, Quận Ô Môn, TP Cần Thơ Điện Thoại: +84 710 3 744619 - 3 841989 - 3 842344 Số Fax: +84 710 3 841116 - 3 842341 Hộp thư điện tử (Email): CASEAMEX@vnn.vn sale@CASEAMEX.com Website: http://www.CASEAMEX.com/ Mã số thuế: 800632306 Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 1800632306 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Cần Thơ cấp ngày 20/06/2006. Hệ thống quản lý chất lượng: HACCP, BRC, IFS, SA 8000, ISO 9001, GLOBAL GAP. 3.2 LĨNH VỰC KINH DOANH Sau nhiều năm hoạt động, CASEAMEX đang đứng trong top 10 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về xuất khẩu cá tra và basa trên thị trường quốc tế, đáp ứng được thị hiếu cũng như tiêu chuẩn khắc khe từ các thị trường này. Bên cạnh việc chế biến và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản, gia súc, gia cầm đông lạnh xuất khẩu, công ty còn hoạt động trong các lĩnh vực sau: -Chế biến các loại thực phẩm cao cấp và các loại thực phẩm khác từ nguyên liệu nông sản, thủy sản, súc sản phục vụ sản xuất và tiêu dùng. -Sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, các loại giống thủy sản, gia súc, gia cầm nội địa. -Buôn bán nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa,… ) và động vật sống -Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. 3.3 NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 3.3.1 Nhiệm vụ Giống như nhiều doanh nghiệp thủy sản khác, khi tiến hành kinh doanh luôn phải đảm bảo: -Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm với nhà nước; 27 -Tuân thủ các qui định về quản lý chất lượng sản phẩm; -Cam kết khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư hợp lý và mở rộng hoạt động kinh doanh; -Hết sức trách nhiệm trong việc khai thác tài nguyên nước và nghiêm ngặt xử lý chất thải sản xuất hạn chế thập nhất những ảnh hưởng lên môi trường và hệ sinh thái. 3.3.2 Quyền hạn Trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhật khẩu công ty có những quyền hạn sau: -Cho phép công ty quy định một cách độc lập các hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm độc lập bằng tải sản riêng của mình. - Được quyền ký họp đồng trực tiếp với các công ty quốc doanh, tư nhân hoặc doanh nghiệp ngoại quốc,… -Được phép mở rộng, phát triển hoặc thu hẹp qui mô hoạt động kinh doanh. -Được phép giới thiệu các sản phẩm của mình đến trong và ngoài nước. -Được vay vốn tại các ngân hàng để phục vụ công tác kinh doanh. 3.3.3 Phạm vi hoạt động Tổ chức mạng lưới sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng trong và ngoài nước 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 3.4.1 Cơ cấu tổ chức công ty Trong 20 năm thành lập, trải qua nhiều khó khăn để có được chỗ đứng hiện tại, công ty gồm đội ngũ cán bộ quản lý dày dặn kinh nghiệm cùng các nhân viên, công nhân nhiệt huyết cùng nhau xây dựng và phát triển ngôi nhà chung của mình. Với vị trí hiện tại, để vận hành tốt mọi hoạt động từ khâu tổ chức hành chính, vận hành máy móc, quản lý nguyên liệu, thành phẩm tối khâu tiếp thị bán hàng,… đòi hỏi một sự logic trong cách sắp xếp, phân công và quản lý từng bộ phận tránh sự chồng chéo quyền hạn và trách nhiệm. Trên tinh thần đó công ty đã xây dựng riêng cho mình một bộ máy tổ chức gọn nhẹ hiệu quả theo sơ đồ sau: 28 BAN GIÁM ĐỐC Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh tổng hợp Phòng kế toán tài vụ Nhân viên cơ điện Quản đốc phân xưởng Văn phòng đại diện Phòng kỹ thuật vi sinh Tổ nguyên liệu Tổ sản xuất Tổ thành phẩm Nhân viên cung ứng Công nhân sản xuất Nhân viên thành phẩm Phòng Market -ting Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh của CASEAMEX Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty CASEAMEX 3.4.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận Ban giám đốc Bao gồm một giám đốc, một phó giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh, một phó giám đốc phụ trách tổ chức nhân sự. Giám đốc là người có quyền hạn cao nhất. Ban giám đốc có nhiệm vụ dự thảo, quản lý mọi hoạt động của công ty, thực hiện hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty nhằm thực hiện có hiệu quả tốt nhất mọi hoạt động công ty, giải quyết các xung đột nội bộ trong phạm vi quản lý đảm bảo một tập thể vững mạnh. Đồng thời, ban quản lý phải chịu trách nhiệm với toản thể công ty cũng như nhà nước về việc quản lý tài chính doanh nghiệp. Phòng tổ chức hành chính 29 Có trách nhiệm theo dõi và tổ chức phân công lao động hơp lý, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên. Nhân viên phòng hành chính có nhiệm vụ thực hiện và quản lý lao động, tiền lương, bảo hiểm và các chế độ chính sách theo quy định của nhà nước, hay tổ chức các phong trào thi đua trong công ty. Đồng thời thực hiện công tác hành chính quản trị văn phòng, công tác hành chính văn thư, tiếp tân, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật trong công ty. Phòng kinh doanh tổng hợp Có nhiệm vụ lập kế hoạch thực hiện các mục tiêu, phương án sản xuất kinh doanh, soạn thảo hợp đồng và chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc ký kết hợp đồng mua bán, xuất khẩu hàng hóa,. Thường xuyên tổng hợp và tiến hành phân tích các thông tin trong quá trình kinh doanh làm cơ sở cho việc xây dựng các mục tiêu hay chiến lược trong dài hạn. Tổ chức nghiên cứu, tiếp cận thị trường làm cơ sở cho việc tổ chức, cung ứng và khai thác nguồn hàng. Tiến hành các giao dịch với khách hàng và các giao dịch với nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào. Phòng kế toán tài vụ Quản lý theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty, đồng thời thực hiện và giám sát việc thực hiện các chế độ và nguyên tắc tài chính nhà nước. Định kỳ báo cáo lên cấp trên về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính và vạch ra những kế hoạch tài chính mang lại hiệu quả cho công ty. Tổ chức việc thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán và các nghiệp vụ tài chính của công ty theo quy định hiện hành. Hỗ trợ ban giám đốc quản lý, theo dõi vố và toàn bộ tài sản của công ty về mặt giá trị , sổ sách đồng thời thực hiện giao dịch tài chính với khách hàng và nhà cung ứng. Lập báo cáo quyết toán theo tháng, quý và tiến hành phân tích hoạt động tài chính của công ty. Quản đốc phân xưởng 30 Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động sản xuất tại xưởng, kịp thời giải quyết các vấn đề trong khâu sản xuất, chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và báo cáo đầy đủ với Ban giám đốc về tình hình sản xuất của công ty. Văn phòng đại diện Thực hiện công tác giao dịch, liên lạc với khách hàng trong và ngoài nước tại Thành phố Hồ Chí Minh, làm thủ tục giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, giới hiệu các sản phẩm cho khách hàng, lien hệ và báo cáo với Ban giám đốc hoặc phòn kinh doanh khi có khách hàng hoặc có vấn đề phát sinh trong các giao dịch. Phòng kỹ thuật vi sinh Kiểm tra vệ sinh nhà xưởng, vật tư máy móc, thiết bị của công ty, quản lý kỹ thuật cơ điện lạnh, kiểm tra vi sinh nguyê liệu trước khi đưa vào sản xuất, đảm bảo đúng quy trình về chất lượng sản phẩm. Thực hiện việc kiểm tra hàng trước khi xuất bán, tiến hành cân trọng lượng hàng hóa theo đúng qui cách. Phòng Marketting Tiến hành các nghiên cứu thị trường để hiểu hơn về khách hàng và thị hiếu tiêu dùng cũng như chiến lược của đối thủ, song song đó xác định khách hàng tìm năng cũng như nhu cầu mới về sản phẩm từ đó cho ra đời các sản phẩm mới phù hợp với thị trường. Đồng thời tiến hành các khảo sát nhầm định vị thương hiệu, tiến tới năng cao vị thế doanh nghiệp. 31 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA CASEAMEX SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á 4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU 4.1.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản phân theo thị trường Theo bảng 4.1, nhìn chung sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của công ty có chiều hướng đi xuống trong giai đoạn từ 2012 đến đầu năm 2015. Về sản lượng xuất khẩu giảm khoảng 5000 tấn (2012: 12.113,15 tấn, 2014: 7.662,71 tấn), trong giai đoạn 2012-2014, riêng 6 tháng đầu năm 2015 đạt 1.467,38 giảm gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2014. Về giá trị cũng có mức giảm tương tự, từ 30.725,01 ngàn USD năm 2012 giảm còn 19.474,73 ngàn USD năm 2014 tức khoảng 1,5 lần, theo sau đó là sự sút giảm gần 4 lần của giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2014 đạt 1.2697,276 ngàn USD, 6 tháng đầu năm chỉ đạt 2908.12 ngàn USD). Tuy nhiên trong giai đoạn 2012 đến 2013 việc xuất khẩu lại có chiều hướng đi lên rõ nét. Cụ thể, sản lượng năm 2013 tăng khoảng 7.000 tấn từ con số 12.113,15 tấn năm 2012, giá trị cũng tăng khoảng 50.000 ngàn USD. Nguyên nhân của sự tăng đột biến về sản lượng và kim ngạch này là do, năm 2013 công ty có thêm một lượng lớn đơn hàng từ xuất khẩu ủy thác, cụ thể là đơn hàng sang Mỹ với giá trị 29.423,57 ngàn USD cùng sản lượng là 9.383,86 tấn. Trong khi năm 2014, chứng kiến sự giảm mạnh của sản lượng và kim ngạch, cũng do đơn hàng ủy thác sang Mỹ giảm khoảng 8000 tấn. Xét về các thị trường thì ta thấy, lượng hàng sang Châu Mỹ và Châu Âu giảm nhiều trong giai đoạn này, trong khi Châu Mỹ tăng mạnh gắp hai lần từ 2012 đến 2013 (9.005,52 tấn lên 17.585,77 tấn) và giám 3 lần vào năm 2014 (4.613,54 tấn) thì Châu Ấu có xu hướng ngược lại, giảm mạnh vào năm 2013 (từ 1.704,94 tấn xuống 483,02 tấn) tăng trở lại vào năm 2014 (997,77). Nhưng nhìn chung lý do giảm sút và chong chênh của các đơn hàng sang hai châu lục này là vì mặc dù nhu cầu về sản phẩm của họ vẫn cao, tuy nhiên doanh nghiệp vấp phải nhiều rào cảng về chất lượng (tuân thủ VSATTP), thuế chống bán phá giá cao, các chứng chỉ về chế biến cũng như nguồn gốc xuất xứ, thủ tục xuất nhập rườm rà,…Dẫu có 32 khó khăn như CASEAMEX vẫn có cho mình một vài khách hàng với nhu cầu tương đối ổn định trong giai đoạn dài như: Mỹ, Canada, Brasil, Hà Lan, Áo,… Đi ngược lại với hai châu lục trên, các đơn hàng sang Châu Á có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn kể trên từ 1.265,07 tấn đến 1.878,65 tấn, hứa hẹn nhiều cơ hội cho công ty trong thời gian tới. ĐVT: Tấn Nguồn: Phòng kinh doanh công ty CASEAMEX Hình 4.1 Sản lượng xuất khẩu thủy sản của CASEAMEX vào các thị trường giai đoạn 2012- 6 tháng đầu năm 2015 33 Bảng 4.1 Giá trị và sản lượng xuất khẩu thủy sản của CASEAMEX giai đoạn 2012- 6 tháng đầu năm 2015 2012 sản lượng Châu Âu Châu Mỹ Châu Á Khác Tổng 1704,94 2013 giá trị 5028,24 sản lượng 483,02 2014 giá trị 5028,24 sản lượng 6th 2014 giá trị 992,77 giá trị sản lượng giá trị 186,57 398,966 361,03 751,88 9005,52 22866,68 17585,77 73557,52 4613,54 13476,67 3670,81 10747,6 284,72 640,69 1265,07 2562,13 1384,05 807,63 1482,89 137,62 267,96 54,49 2500,12 1878,65 109,94 177,75 2555,27 sản lượng 6th 2015 3153,58 865,06 1450,84 289,21 39,79 99,87 14 32,66 12113.15 30725.01 19507.33 81195.82 7662.71 19474.73 4762.23 12697.276 1467.38 2908.12 Nguồn: Phòng kinh doanh công ty CASEAMEX 34 4.1.2 Kết quả xuất khẩu tại thị trường Châu Á 4.1.2.1 Kết quả xúât khẩu phân theo thị trường Bảng 4.2 Sản lượng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Châu Á của công ty 6 tháng Các quốc gia và 6 tháng đầu 2012 2013 2014 đầu năm khu vực năm 2014 2015 Trung Quốc - 209,33 398,15 173,06 141,05 399,75 525 675 200 511.5 Các nước khu vực ASEAN 489,21 475,82 364,5 342 - Các nước khác 376,11 173,9 441 150 155,08 1265.07 1384.05 1878.65 865.06 807.63 Pakistan Tổng Nguồn Phòng kinh doanh công ty CASEAMEX Nhìn chung sản lượng xuất khẩu tăng từ 2012 đến 2014 có chiều hướng tăng, trong 3 năm sản lượng xuất khẩu tăng tương ứng 6000 tấn, chủ yếu do tăng sản lượng của các nước trong khu vực Trung Đông như Pakistan, Lebanon,… và Trung Quốc. 6 tháng đầu năm 2015 có biểu hện sút giảm so với cùng kỳ năm 2014, giảm khoảng 60 tấn. Trong khi Trung Quốc và tăng từ 0 lên 398,15 tấn và Pakistan tăng gần gắp đôi (2012: 399,75 tấn, 2014: 675 tấn) thì Các nước ASEAN có xu hướng giảm nhẹ từ 489,21 tấn xuống còn 364,5 tấn tương ứng khoảng 20 tấn. Trong khu vực ASEAN chỉ có 3 nước nhập khẩu sản phẩm của công ty là Thái Lan, Philipine và Malaysia trong giai đoạn gần đây, những biến động về tình hình kinh tế thế giới và chính trị trong nước gây ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế cũng như tiêu dùng của họ. 3.1.2.2 Kết quả xuất khẩu thủy sản phân theo sản phẩm Đối với các nước châu Á, công ty chỉ xuất khẩu các mặt hàng về cá 3.1.2.3 Kết quả xuất khẩu thủy sản phân theo hình thức xuất khẩu Hình thức xuất khẩu duy nhất là xuất khẩu trực tiếp 35 4.2 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG TIÊU BIỂU Ở KHU VỰC CHÂU Á 4.2.1 Thị trường Trung quốc 4.2.1.1 Sơ lược thị trường nhập khẩu thủy sản Trung Quốc Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc của VASEP Hình 4.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung quốc giai đoạn 2012- 2015 (dự báo) Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 của Việt Nam, chiếm 8% kim ngạch xuất khẩu năm 2014. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu nằm 2015, đang có biểu hiển giảm khoảng 0,8%, và theo dự báo của VASEP đạt khoảng 580 triệu USD vào cuối năm, tương ứng với mức giảm 16% so với năm 2014. Trung Quốc với diện tích đứng thư` 4 và dân số đứng đầu thế giới, lần lược khoảng 9,6 triệu km2 và 1,3 tỉ người (thống kê năm 2011). Cùng với yếu tố dân số đông là sự đa dạng về tâng lớp và thị hiếu tiêu dùng, bên cạnh đó điều kiện khí hậu và địa lý đa dạng cũng dẫn đến tập quán tiêu dùng khác nhau, Trung Quốc được nhận định là một thị trường tiềm năng lớn cho các nhà xuất khẩu. 36 Nguồn: Báo cáo xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc của VASEP Hình 4.3 Dự báo nhu cầu thủy sản của Trung Quốc giai đoạn 2015-2018 Theo dự báo của VASEP, nhu cầu về sản phẩm thủy sản của người dân Trung Quốc tăng liên tục từ năm 2015 đến 2018. Mỗi năm nhu cầu tăng lên trung bình khoảng 2 triệu tấn, một thị phần lý tưởng mà các doanh nghiệp cần tận dụng khai thác. Hiện nay Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu số một thế giới, tuy nhiên họ lại đang có nhu cầu nhập khẩu về thủy sản khá cao. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản đầu người là 33,1kg/năm theo thống kê năm 2010 (VASEP) và dự báo tăng lên 35,9kg/năm vào 2020. Thói quen sử dụng các sản phẩm từ cá và thủy sản nói chung của người dân đang tăng lên, mặt dù Trung Quốc đồng thời là nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn nhưng dường như không đáp ứng hết nhu cầu tiêu dùng trong nước, mức tiêu thụ là ¼ toàn cầu. Những yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến hoạt động XK thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc. Đặc biệt, kể từ khi Trung Quốc trở thành một trong 3 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2007. Thêm vào đó, việc hiện thực hóa Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) vào năm 2010 đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động XK thủy sản của Việt Nam sang thị trường này. Đầu tháng 8 năm nay, động thái giảm giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị các lô hàng xuất sang đây. Đồng thời việc tăng giá của các đồng tiền khác trong khu vực như Malaysia và Thái Lan, cũng 37 khiến cho sự cạnh tranh tương đối về giá của thủy sản Việt Nam cũng thua thiệt hơn. 4.2.1.2 Thuận lợi và khó khăn của CASEAMEX khi xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc Thuận lợi -Trung Quốc vừa tiếp giáp đất liền vừa tiếp giáp biên giới biển với ta, nên hết sức thuận lợi cho công tác phân phối hàng. -Mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa công ty và bên phía thị trường này giúp ta hiểu sâu rõ một số yêu cầu, tập quán nhập hàng cũng như có mối quan hệ tốt với các trung gian xuất khẩu tại đây. -Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn với nhu cầu ngày một tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục xuất khẩu sang đây. -Các yêu cầu về chất lượng cũng như về các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng tương đối thông thoáng hơn các thị trường khác. -Hiệp định ACFTA (2002), Hiệp định Việt Nam- Trung Hoa về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới (1998) góp một phần lớn trong sự giao dịch thuận lợi về thuế quan giữa hai quốc gia. Khó Khăn -Thói quen mặc cả của người Trung Quốc là một khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung khi phài làm ăn với họ. Điều này đòi hỏi các chuyên gia đàm phán cần có những chiến lược ứng phó phù hợp. -Kể từ năm 2002 thị phần thủy sản Việt Nam tại Trung Quốc đã không ngửng giảm, tạo nên áp lực lớn khi phải cạnh tranh với các đối thủ quốc tế như Thái Lan và cả các đối thủ trong nước- là các doanh nghiệp thủy sản khác. -Việc chưa có một đội ngủ nghiên cứu riêng dành cho thị trường này cũng là một bật lợi lớn. 4.2.2 Thị trường Pakistan 4.2.2.1 Sơ lược thị trường Pakistan Theo số liệu thống kê của tổng cục Hải Quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Pakistan tăng 185 triệu USD từ năm 2010 đến 2014 (2014 đạt 427 triệu USD), với tốc độ tăng bình quân 25%/năm. 6 tháng đầu năm 2015, 38 kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 274,2 triệu USD, dự kiến cuối năm vượt trên con số 500 triệu USD. Cho thấy chiều hướng tốt đẹp trong quan hệ giao thương giữa hai nước Theo Vụ thị trường Tây Phi Nam Á thuộc bộ Công thương thì Pakistan là một trong những nước tiêu thụ thủy sản thấp nhất thế giới, chỉ 2kg/người/năm, tuy nhiên trong những năm gần đây, con số này đã có chiều hướng đi lên khi người dân bắt đầu sử dụng cá nhiều hơn. Cá xuất hiện nhiều hơn ở các của hàng thức ăn nhanh, nhà hàng, các bữa tiệc,… Từ ngày 10-15 tháng 8/2015, đoàn doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp xúc với các đối tác và ban lãnh đạo Pakistan nhằm bàn bạc chiến lược xúc tiến thương mại giữa hai nước. Các hiệp định đã ký với Pakistan - Hiệp định Thương mại (5/2001); - MOU về thành lập Uỷ ban Hỗn hợp Việt Nam-Pakistan (4/2002); - Tuyên bố chung Việt Nam-Pakistan (3/2004); - Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (3/2004); - Hiệp định khung về Hợp tác về Khoa học, Công nghệ (3/2004); - MOU về hợp tác và tham khảo hai Bộ Ngoại giao (3/2004) - MOU về hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Pakistan (3/2004). - Hiệp định hợp tác phát triển nghề cá và môi trường thuỷ sản (6/2006) - Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ (1/2007) 4.2.2.2 Thuận lợi và khó khăn Thuận lợi -Họ không có những chính sách quản lý đặt biệt cho mặt hàng cá đông lạnh nhập khẩu -Chưa có những thứ thuế về chống bán phá giá hay các hàng rào kỹ thuật gắt gao 39 -Thương mại giữa Việt Nam và Pakistan đang được xúc tiến trong nhiều lĩnh vực. Khó Khăn 4.2.3 Thị trường ASEAN 4.2.3.1 Sơ lược thị trường thủy sản ASEAN Đối với thị trường này CASEAMEX chỉ mới xuất khẩu sang 3 nước là Thái Lan, Malaysia và Philippines, lượng xuất khẩu tương đối ổn định, tuy nhiên cũng đang có xu hướng giảm. Trên thực tế cho thấy, ASEAN là một thị trường mang tính đồng nhất. Thứ nhất là có cùng đặc điểm khí hậu, đất đai và địa hình, bên cạnh Việt Nam các quốc gia khác như Thái Lan hay Malaysia đều có khả năng nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, họ vừa là khách hàng vừa là đối thủ của các doanh nghiệp Việt trong quá trình hội nhập quốc tế trong ngành hàng thủy sản. Thứ nhì là công ASEAN đang trong lộ trình trở thành nền kinh tế chung AEC, đồng nghĩa với việc không còn những khoảng cách về kinh tế, cụ thể hơn là việc tháo dở các hàng rào thuế quan hay nới lỏng các hàng rào phi thuế quan, đây được xem là điều kiện thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành. ASEAN gồm 13 nước, những nước có nhu cầu nhập khẩu thủy sản lớn như Liên đoàn thủy sản ASEAN- ASF được thành lập vào năm 2009, với 6 thành viên sáng lập là Hiệp hội thủy sản đông lạnh và tươi sống Philippine, Hiệp hội chế biến thực phẩm đông lạnh Malaysia, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Myanmar, Hiệp hội thực phẩm đông lạnh Thái Lan, Hiệp hội chế biến và marketing thủy sản Indonesia, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. 4.2.3.2 Thuận lợi và khó khăn Thuận lợi -Ưu đãi thuế quan -Nguồn thông tin minh bạch trong ASF, giúp các doanh nghiệp có cái nhìn khách quan chuẩn bị cho chiến lược xuất khẩu tốt. -Nằm trong cùng một công đồng, tương trợ lẫn nhau -Thuận lợi trong phân phối Khó khăn 40 -Sản lượng xuất ít vì nhu cầu không cao so với các thị trường khác 4.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 41 CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CASEAMEX 5.1 CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG CÔNG TY 5.1.1 Nguồn nhân lực Hầu hết các thành viên trong ban lãnh đạo hiện nay đều có bằng đại học và kinh nghiệm cao. Với phòng kinh doanh, nhân sự đều có trình độ đại học trở lên. Các phòng ban khác, các trưởng phòng và phó phòng đếu đạt trình độ đại học. Đây hoàn toàn là một lợi thế của công ty khi có cho mình một đội ngũ có trình độ cao và kinh nghiệm thích hợp. Công ty luôn đảm bảo thực hiện các qui định của nhà nước về sử dụng lao động cũng như những phúc lợi dành cho họ. Trước hết là thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng và thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, giải quyết trường hợp đau ốm, thai sản,… theo qui định. Bên cạnh đó, công ty cũng thành lập phòng ý tế cho từng xí nghiệp sản xuất đảm bảo cho nhân viên co nơi thăm khám bệnh kịp thời và miễn phí. Ngoài ra theo định kỳ toàn thể cán bộ công nhân viên được khám sức khỏe, từ đó đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cũng như tạo sự an tâm trong nhân viên. Hàng năm công ty đều tổ chức cho nhân viên đi du lịch nghĩ mát, các trò chơi vận động,… nhằm gắn kết mọi người. Về chính sách tuyển dụng và đào tạo: -Yêu cầu tuyển dụng: ưu tiên tuyển dụng các lao động đã có kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của từng công việc cụ thể. Tuyện các lạo động trẻ có năng lực hoặc tay nghề cao. -Đào tạo: Công ty hết sức chú trong đào tạo và nâng cao trình độ, tay nghề lao động. Bồi dưỡng kỹ năng quản lý đối với cán bộ quản lý, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên tại nhà máy sản xuất. +Đào tạo nhân viên mới: đối với nhân sự vừa được tuyển dụng, công ty tổ chưc đào tạo để nắm rõ nội quy lao động, trách nhiệm, quyền hạn, phương pháp, kỹ năng và những yêu cầu cần thết của công việc, đồng thời bố trí người hướng dẫn từ các phòng ban mà nhân viên mới được bố trí. Tùy thuộc vào năng lực và trình độ mà họ được phân công công việc thích hợp từ đơn giản đến phức tạp, từ cấp thấp để đi lên. 42 +Đào tạo nâng cao trình độ: công ty khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân viên học tập nâng cao kiến thức và kỹ năng phù hợp, để tiếp tục phục vụ công ty với năng suất và hiệu quả tăng cao hơn. 5.1.2 Tài chính và vốn Bảng 5.1 Khả năng sinh lợi của công ty CASEAMEX từ năm 2012-6 tháng đầu năm 2015 Stt Chỉ tiêu Năm ĐVT 2012 2013 2014 1 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 1.597 7.077 11.609 2 Doanh thu thuần Triệu đồng 713.692 602.352 553.043 3 Tổng tài sản Triệu đồng 722.588 834.671 647.895 4 Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 189.373 195.374 227.421 5 Tỷ suất lợi nhuận/DT % 0,22 1,17 2,1 6 Tỷ suất lợi nhuận/Tổng TS % 0,22 0,85 1,79 7 Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn CSH % 0,84 3,62 5,1 6 tháng 2015 Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp qua các năm 5.1.3 Trang thiết bị, máy móc Lợi thế hiện tại của CASEAMEX là sở hữu hệ thống máy móc sản xuất, dây chuyền, băng tải, hệ thống làm lạnh hiện đại và công xuất cao. Bảng 5.2 Cơ sở vật chất của công ty CASEAMEX 43 Tên tài sản Số lượng Năm sử dụng (Cái) Nguyên giá (Triệu đồng) Kệ Drive-in kho lạnh 3.300 tấn 01 12/2006 1.212 Dây chuyền sản xuất cá (PNK 18-85) 01 06/2007 7.186 Máy phân cơ Merelec M3/6 01 07/2007 2.051 Hệ thống kho lạnh 01 07/2007 10.088 Hệ thống lạnh nhà máy 01 07/2007 23.528 Máy móc thiết bị kho 3.300 tấn 01 01/2008 10.507 Đường dây trung áp 3 pha, trạm biến áp (xm) 01 03/2010 1.325 Máy phát điện Cammins 01 (xm) 03/2008 1.323 Nguồn: Phòng kỹ thuật, công ty CASEAMEX Bên cạnh máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trực tiếp, CASEAMEX còn sở hữu các tài sản như: nhà cửa kiến trức, phương tiện vận tải, chuyền dẫn, quyền sử dụng đất. Trong khối nhà cửa kiến trúc gồm có: nhà tiền chế, kho, hồ xử lý nước thải, văn phòng công ty, hội trường nhà ăn, phân xưởng sản xuất và các tài 44 sản khác. Phương tiện vận tải gồm có: xe ô tô khách, xe ô tô tải, xe nâng điện, ca nô,… Đối với một công ty xuất khẩu, cơ sở vật chất, đặt biệt là những máy móc phương tiện phục vụ quá trình sản xuất là phần hết sức quan trọng. CASEAMEX đang sở hữu tương đối tốt hệ thống các máy móc thiết bị đảm bảo việc duy trì sản xuất lượng lớn, với chất lượng và thời gian tối ưu. Ngay từ những ngày đâu tiên công ty đã hết sức chú trọng đầu từ vào khía cạnh này để cho ra các sản phẩm với chất lượng cao, ổn định, tính năng tối ưu và công xuất sản xuất tốt trong lâu dài. Bao quát cơ sở vật chất của công ty khá hiện đại có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất lâu dài ổn định. Theo định kỳ công ty tiến hành tu sửa và nâng cấp một số hệ thống, hằng năm vẫn tiếp tục trang bị các thiết bị mới phục vụ sản xuất, vận hành và kinh doanh. Tuy nhiên vẫn còn một số máy móc với các bộ phân xuống cấp và khó sửa chữa gây trì trệ một số phân đoạn trong sản xuất. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao cùng với những khắc khe trong quản lý chất lượng sản phẩm đòi hỏi công ty cần đầu tư nhiều hơn nữa trong chiến lược đổi mới và trùng tu trang thiết bị nhà xưởng. 5.1.4 Nguồn nguyên liệu Nằm trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, được thiên nhiên ưu đãi tạo thuận lợi rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên trong những năm gần đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu cùng những nguyên nhân tiêu cực đến từ thị trường, ngành thủy sản đang đứng trước nhiều nguy cơ, trong đó phải kể đến vấn đề thiếu hụt nguyên liệu đầu vào sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác để đối phó với nguy cơ trên, CASEAMEX tiến hành ký hợp đồng lâu dài với các nhà cung cấp nguyên liệu, mặt khác đầu tư vào vùng nuôi nguyên liệu 150 hecta tại Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Hậu Giang,… đáp ứng 80% như cần nguyên liệu sản xuất. Song song đó, công ty đầu tư mạnh vào trung tâm giống kỹ thuật thủy sản với diện tích 15 hecta tại ấp Mái Dầm, xã Phú Thành, tỉnh Vĩnh Long. Để quản lý tốt chất lượng đầu vào, công ty tổ chức lớp đào tạo kỹ thuật ươm nuôi cho người nuôi, đồng thời thuyên xuyên cử các nhân viên chuyên môn xuống từng vùng nuôi để kiểm tra chất lượng và điều chỉnh chất lượng nguyên liệu. 45 Nguyên liệu từ vùng đầu tư và liên kết đầu tư (80%) Nguyên liệu từ các nguồn khác Phòng thu mua nguyên liệu Tổ quản lý chất lượng sản phẩm (QC- Quality Control) Nguyên liệu tiến hành sản xuất thành phẩm xuất khẩu Nguồn: Tác giả Hình 5.1 Qui trình thu mua nguyên liệu sản xuất Phòng thu mua nguyên liệu chịu trách nhiệm ký hợp đồng với các nhà cung cấp hoặc liên hệ các đơn vị hợp tác để lấy nguồn nguyên liệu theo yêu cầu. Dựa vào trần số lượng sản phẩm từ đơn hàng mà phòng lập kế hoạch thu mua, lập danh sách các nhà cung cấp và lượng nguyên liệu khai thác từ cơ sở của công ty, đảm bảo đủ số lượng yêu cầu. Đồng thời kết hợp với bộ phận quản lý chất lượng QC, tiến hành kiểm tra đánh giá tiêu chuẩn theo các tiêu chí mà khách hàng yêu cầu. Toàn bộ qui trình từ thu mua nguyên liệu cho đến khi ra thành phẩm đền có sự tham gia của bộ phận QC, đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn của khách hàng, nâng cao uy tính và giữ chân khách hàng. 5.1.5 Hoạt động Marketing Marketing giữ một vai trò hết sức quan trọng, quyết định lớn đến việc có được lượng khách hàng mới, duy trì các khách hàng cũ và làm hài lòng thị hiếu luôn thay đổi của người tiêu dùng. CASEAMEX đánh mạnh về phân phối và chiêu thị. 46 5.1.5.1 Phân phối Trong lĩnh vực xuất khẩu, sản phẩm được phân phối dưới hình thức trực tiếp và gián tiếp. Với hình thức xuất khẩu trực tiếp chiếm []% , công ty bán hàng cho nhà nhập khẩu ngoại quốc. Với hình thức gián tiếp, sản phẩm qua đến nước bạn hàng thông qua các trung gian xuất khẩu, các sản phẩm không còn dấu ấn của công ty, gây nhiều bất lợi về thương hiệu cho công ty. Tuy nhiên hình thức này chỉ chiếm []% trong cơ cấu xuất khẩu của CASEAMEX. Công ty CASEAMEX Công ty xuất khẩu khác Thành viên phân phối trong nước Nhà nhập khẩu Thành viên phân phối ngoài nước Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Người tiêu dùng Nguồn: Phòng kinh doanh công ty CASEAMEX Hình 5.2 Sơ đồ kênh phân phối của công ty 5.1.5.2 Chiêu thị Đội ngũ nhân viên marketing năng động, không ngừng nổ lực mang hình ảnh công ty cùng các sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng làm họ tin yêu và tiếp tục tiêu dùng sản phẩm của công ty. Để tiến hành quảng bá thương hiệu và giới thiệu các sản phẩm ra ngoài biên giới công ty thực hiện thông qua quảng cáo, tham gia các hội chợ thủy sản thế giới, thương xuyên tổ chức các buổi viếng thăm khách hàng nhằm thắc chặt mối quan hệ và tìm hiểu thêm nhu cầu của họ. Bên 47 cạnh đó thông qua website www.caseamex.com.vn, công ty đưa nhiều hình ảnh về sản phẩm, về quản lý chất luợng, các thông tin về công ty, báo cáo tài chính,… để khách hàng dễ dàng nắm bắt, tạo niềm tin nơi đối tác. Nhờ đó mà các sản phẩm của công ty được tiêu thụ ở nhiều nơi trên thế giới như Canada, Mỹ, Thái Lan, Úc, EU, Chile, Guam… với nhiều hình thức. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, nhiều yếu tố bất lợi từ môi trường bên ngoài và yêu cầu ngày các cao của người tiêu dùng, CASEAMEX càng đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp Marketing như đưa ra các chính sách ưu đãi khách hàng, điều tra thị trường, lấy ý kiến người tiêu dùng, tham khảo ý kiến khách hàng và nhà cung ứng, tiếp cận các khách hàng tiềm năng thông qua hội chợ trong và ngoài nước,… 5.2 CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI 5.2.1 Yếu tố trong nước 5.2.1.1 Môi trường kinh tế Tỉ giá Khi tỉ giá hối đoái giảm hay đồng nội tệ tăng giá trị, tức lượng ngoại tệ thu về khi qui đổi ra VNĐ sẽ ít giá trị hơn, làm cho hoạt động xuất khẩu gặp nhiều bất lợi về mặt kim ngạch. Ngược lại khi tỉ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ mất giá tức một đô la qui đổi được nhiều tiền Việt hơn, làm khuyến khích xuất khẩu thu ngoại tệ. Nhà nước luôn khuyến khích hoạt động xuất khẩu từ phía các doanh nghiệp trong nước với các ưu đãi về thuế xuất 0%, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, động thái nâng tỷ giá USD/VNĐ góp phần thúc đẩy hiệu quả của hoạt động xuất khẩu thu ngoại tệ bằng USD. 48 Nguồn Tác giả tổng hợp từ Hình 5.3 Biểu đồ thể hiện tỉ giá trung bình giai đoạn 2012-tháng 9 năm 2015 Từ năm 2012 cho tới năm 2015 tỉ giá USD/VND không ngừng tăng, dù trong quá trình đó có những biến động lên xuống. Cho thấy tương lai xán lạng cho ngành xuất khẩu..Tuy nhiên tình hình hiện tại là việc đồng Euro và Yên Nhật giảm giá so với USD, trong khi ta thực hiện các khoản thanh toán bằng USD và EU cùng Nhật là 2 trong 3 thị trường xuất nhập khẩu thủy sản lớn nhất của ta, hệ quả dẫn đến là hàng hóa của ta tại thị trường EU và Nhật đắc đỏ hơn rất nhiều, ảnh hưởng sản lượng tiêu thụ các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của ta. Đầu năm nay 2015 theo thống đốc ngân hàng Việt Nam Nguyễn Văn Bình, về định hướng cho năm 2015 tỷ giá USD/VNĐ sẽ tăng không quá 2%, đây được coi là khung an toàn để các doanh nghiệp kinh doanh. Sự kiện đồng nhân dân tệ phá giá vào 08/2015, kéo theo những đồng tiền khác cũng biến động theo chiều hướng bất lợi cho xuất khẩu của ta. Lãi suất Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2015, mặt bằng lãi suất giảm khoảng 0,3%/năm, tăng trưởng tín dụng đạt 6,28%, huy động vốn tăng 4,58%, Lãi suất kỳ hạn trên 6 tháng vẫn tương đối ổn định, thanh khoản của hệ thống 49 ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống. Ngân hàng cũng tạo những điều kiện thuận lợi về lãi suất trung và dài hạn cho các doanh nghiệp có điều kiện vay vốn nâng cao năng suất sản xuất và hỗ trợ xuất khẩu. Bảng 5.1 Lãi suất cho vay phổ biến của các TCTD đối với khách hàng từ ngày 15-19/6/2015 Nhóm NHTM NHTM Nhà nước Đối tượng VND: - Sản xuất kinh doanh thông thường - Nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao USD: NHTM cổ phần VND: - Sản xuất kinh doanh thông thường - Nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao USD: Ngắn hạn Trung, dài hạn 7,0-8,8 9,3-10,5 6,0-7,0 9,0-10,0 3,0-4,5 5,5-6,5 7,8-9,0 10,0-11,0 7,0 4,5-5,5 10,0-10,5 6,0-6,7 Hiệp định thương mại tự do FTA và hiệp định xuyên thái bình dương TPP Hiệp định FTA đã ký kết, mang đến những ưu đãi thuế quan… ASEAN-AEC ASEAN - Ấn Độ ASEAN – Australia/New Zealand ASEAN – Hàn Quốc ASEAN – Nhật Bản 50 ASEAN – Trung Quốc Việt Nam – Nhật Bản Việt Nam - Chile Việt Nam - Lào Việt Nam – Hàn Quốc Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, cho dù xuất khẩu thủy sản có yếu nhiệt hơn so với giai đoạn trước thì mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành cũng vẫn khá quyết liệt. Cạnh tranh không chỉ về khách hàng mà còn nguyên liệu và nhà cung ứng hay nhà phân phối. Hiện nay các đối thủ trong địa bàn Cần Thơ và các vùng lân cận của CASEAMEX là: CAFATEX (Hậu Giang), Phương Đông (Cần Thơ), AGIFISH (An Giang), Nam Việt (An Giang), Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp),…và những đối thủ mới ra đời. Mỗi đối thủ có những thế mạnh tiềm năng và điểm yếu riêng. Muốn chiếm ưu thế hơn thì đòi hỏi doanh nghiệp định vị được mình và hiểu được đối thủ. 5.2.1.2 Điều kiện tự nhiên Vùng Đông Nam Bộ, nơi đất đai phì nhiêu chiếm 12% diện tích cả nước với 4 triệu hecta đất, nguồn nước đồi dào và đa dạng, sông ngồi kênh rạch chằn chịt, đa số các tỉnh đều giáp biển, hàng năm có từ 3-4 tháng ngập lũ 50% diện tích, được coi là nơi thuận lợi cho hoạt động ươm nuôi và đánh bắt thủy hải sản.. Cần thơ nơi tọa lạc của CASEAMEX là trung tâm của vùng đất màu mở phía nam, là cầu nối các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, dễ dàng cho việc chuyên chở và thu mua nguyên liệu trong vùng. Nằm bên bờ sông Hậu, một bộ phận của sông Mekong trải dài qua 6 quốc gia của khu vực Châu Á, đồng thời có 3 cảng là Cảng Cần Thơ, Cảng Trà Nóc, Cảng Cái Cui cũng sẽ trở thành cảng quốc tế tại Cần Thơ trong tương lai không xa. Đây là đặc điểm vô cùng thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thủy hải sản ra nước ngoài đặc biệt là khu vực Châu Á. 5.2.1.3 Môi trường chính trị - pháp luật Việt Nam có môi trường kinh tế và chính trị khá ổn định so với phần đông các nước khác trong khu vực. Cùng với mối quan hệ giao thương với hơn 100 quốc 51 gia, thành viên của hơn 60 hiệp định song phương, đa phương và tham gia vào các tổ chức kinh tế lớn của khu vực và thế giới, tạo môi trường hết xuất thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhập khẩu nói chung. Tuy nhiên việc bước vào sân chơi chung cũng đòi hỏi doanh nghiệp có năng lực nhận đinh, ứng phó với các rủi ro lớn và tuần thủ các qui tắt quốc tế nghiêm ngặt. Nhà nước cũng hết sức chú trọng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản, vì nó mang lại nguồn lợi lớn với lợi thế cạnh tranh tương đối của mình. Ngày 27/01/2014 Thủ Tướng chính phủ đã ra quyết định 279/QĐ-TTG về phê duyệt chương trình phátt triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến 2020, góp phần tạo động lực lớn cho những doanh nghiệp như CASEAMEX. Song song đó, nghị định 67 của chính phủ cũng khuyết khích đầu từ phát triển trong lĩnh vực thủy sản, về đầu tư cơ sở hạ tầng hỗ trợ ngư dân đánh bắt và nuôi trồng, cấp tàu thuyền, chính sách bảo hiểm lao động, ưu đãi thuế,… Bằng việc hỗ trợ ngư dân, nhà nước góp phần ổn định nguồn cung cho khối doanh nghiệp, giảm tải gánh nặng về thiếu hụt nguyên liệu của các doanh nghiệp trong đó có CASEAMEX. Trong Đại hội IX Đảng và Nhà nước khuyến khích các thành phần tham gia xuất khẩu đồng thời thành lập quỷ hỗ trợ xuất khẩu. Việc nước ta gia nhập các tổ chức khu vực và Thế Giới, có thể kể đến như AEC, APEC, WTO,… cũng góp phần không nhỏ tạo ra thuận lợi cho các hoạt động ngoại thương. 5.2.2. Yếu tố liên quan đến thị trường châu Á Thị trường Châu Á rộng lớn với tỷ dân, nhu cầu về hàng hóa là vô cùng lớn, trong hội thảo chia sẻ thành công nuôi trồng thủy sản bền vững tại Bangkok tháng 7 vừa qua, theo dự báo của các chuyên gia nhu cầu thủy sản tại Châu Á tăng 5060%, đạt 30 triệu tấn năm 2030. Tuy nhiên khác với sự đồng nhất về các phương diện như EU, Mỹ, Châu Đại Dương, Châu Phi với sự đa dạng các chủng tộc và tôn giáo, sự không cân xứng trong thu nhập, điều kiện thời tiết địa hình, phong tục và tập quán tiêu dùng tạo nên những thách thức lớn cho ngành hàng xuất khẩu. Đòi hỏi sự tìm hiểu kỹ càng trước khi thăm nhập thị trường và những chiến lược hợp tác phù hợp để duy trì khách hàng. Việc nằm trong cùng một khu vực là một điểm thuận lợi cho giao thương với các nước. 52 Các hiệp định hiệp ước kinh tế song phương đa phương trong khu vưc Châu Á góp phần hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Các hiệp ước FTA với các nước trong khu vực. 53 CHƯƠNG 6 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á 6.1 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÔNG TY QUA MA TRẬN SWOT 6.2 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU 54 CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 Kết luận 7.2 Kiến nghị -Ổn định chính sách tỷ giá -Xúc tiến thương mại -Đánh bắt nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững -Xiết chặt kiểm kê chất lượng -Đầu tư vào cơ sở vật chất 55 Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Phạm Thanh Nam và Trương Chí Tiến, 2007. Quản trị học. Hà Nội. NXB Thống kê. 2. 3. Báo cáo xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc VASEP 4.Phương Thảo,2013. Thị trường thủy sản Trung Quốc [Ngày truy cập 23/09/2015] 5 [Ngày truy cập 26/09/2015] 6. VIETTRADE, 2012. Các qui định về thâm nhập thị trường Nhật Bản- Phần I [Ngày truy cập 27/09/2015] 7. PRESSHERALD, 2015. Japan’ seafood supply exceeding demand [Ngày truy cập 27/09/2015] 8. Kim Thu, 2015. Nuôi trồng thủy sản bền vững yếu tố then chốt đảm bảo an ninh lương thực Châu Á [Ngày truy cập 29/09/2015] 9. Mai Vy, 2015. Cơ hôi doanh nghiệp vừa và nhỏ trước các FTA [Ngày truy cập 01/09/2015] 56 10. Nguyễn Thị Hồng Hà, 2013. Nhật Bản: Thị trường truyền thống của thủy sản Việt Nam [Ngày truy cập 01/10/2015] 11. CANTHOPROMOTON, 2015. Thị trường xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm 2015 [Ngày truy cập 01/10/2015] 12. VIETNAMEXPORT, 2015. Năm 2014:Xuất khẩu hang hóa sang Nhật Bản đạt kim ngạch trên 14,7 tỷ đồng [Ngày truy cập 01/10/2015] 13. KHUYENNONGTPHCM, 2014. Thủy sản rộng đường sang thị trường Nhật [Ngày truy cập 01/10/2015] 14. VIETRADE, 2011. Những điều cần biết trong kinh doanh với thị trường Pakistan (Phần 1) [Ngày truy cập 02/10/2015] 15. AGRITRADE, 2014, Thủy sản “gõ cửa” Pakistan [Ngày truy cập 02/10/2015] http://www.talogistics.vn/tin/xuat-khau-thuy-san-sut-giam-va-nhung-bien-phapthao-go-kho-khan [Ngày truy cập 27/09/2015] 57 http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/xu-huong-lai-suat-tu-nay-den-cuoi-nam-2015se-ra-sao-20150711132226422.chn [Ngày truy cập 27/09/2015] http://ven.vn/vi-VN/vi/chuyen-muc-tin-tuc/thuong-mai/tang-cuong-quan-hethuong-mai-viet-nam-pakistan_t114c12n58552 http://aseanseafood.net/2015/08/viet-nam-seafood-exports-in-jan-jun-2015/ http://www.vietnamembassypakistan.org/vi/nr070521165956/ns120612092444/newsitem_print_preview http://tongcucthuysan.gov.vn/fisheries-trading/top-10-importers-of-vietnameseseafood-in-2012/ 58 [...]... các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường (3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường (4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu. .. Tuyền, 2009 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung sang thị trường Hoa Kỳ Luận văn thạc sỹ Đại học kinh tế Quốc dân Trong phần phân tích thực trạng xuất khẩu tác giả chỉ phân tích hai nội dung: thứ nhất, kết quả xuất khẩu thủy sản phân theo nhóm sản phẩm; thứ hai, kết quả xuất khẩu thủy sản phân theo hình thức xuất khẩu Bên cạnh đó tác giả... được và hạn chế đề ra giải pháp trên căn cứ thực tiễn Nguyễn Văn Cảnh, 2013 Giải pháp phát triển thị trường cá tra sang Mỹ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang Luận văn tốt nghiệp đại học Đại học Cần Thơ Tương tự với tác giả trên, tác giả này cũng sử dụng phương pháp số tương đối và tuyệt đối để phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty Không sử dụng các ma trận IFE và EFE, tác giả... công ty, từ đó nhìn thấy chiến lược và đề ra giải pháp 1.4.2 Lựa chọn nội dung phân tích Võ Thị Mai Lanh, 2013 Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ Luận văn tốt nghiệp đại học Đại học Cần Thơ Trong phần chính của đề tài là phân tích tình hình xuất nhập khẩu của công ty tác giả trình bày theo bốn phần: thứ nhất phân tích sản lượng và kim ngạch xuất. .. đề đánh giá về hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ Vì mục tiêu chủ yếu là đề ra giải pháp xuất khẩu sang một thị trường cụ thể nên tác giả không tập trung phân tích quá nhiều về tình hình xuất khẩu mà tập trung sâu hơn trong việc phân tích thị trường Hoa Kỳ để đạt được mục tiêu nghiên cứu Huỳnh Trương Ngân Khánh, 2011 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU cho cty TNHH... nghiệp 31 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA CASEAMEX SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á 4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU 4.1.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản phân theo thị trường Theo bảng 4.1, nhìn chung sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của công ty có chiều hướng đi xuống trong giai đoạn từ 2012 đến đầu năm 2015 Về sản lượng xuất khẩu giảm khoảng 5000 tấn (2012:... cơ và thách thức từ đó đưa giải pháp phát triển xuất khẩu cho công ty Tác giả thành lập SWOT khi tuy không dựa vào những đánh giá từ nội bộ công ty nhưng thông qua việc phân tích các nhân tố tác động trong đó có thị trường xuất khẩu, các đối thủ cạnh tranh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, tác giả vẫn có những căn cứ xác đang cho mô hình của mình, kết quả vừa đưa ra giải pháp thúc đẩy hoạt động. .. VỰC CHÂU Á 4.2.1 Thị trường Trung quốc 4.2.1.1 Sơ lược thị trường nhập khẩu thủy sản Trung Quốc Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc của VASEP Hình 4.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung quốc giai đoạn 2012- 2015 (dự báo) Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 của Việt Nam, chiếm 8% kim ngạch xuất khẩu năm 2014 Tuy nhiên trong 6 tháng... pháp nghiên cứu Võ Thị Mai Lanh, 2013 Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ Luận văn tốt nghiệp đại học Đại học Cần Thơ Đầu tiên để phân tích thực trạng tác giả sử dụng phương pháp số tuyệt đối và số tương đối để phân tích một số chỉ tiêu kinh tế, cũng như các trị giá liên quan đến xuất khẩu hàng Đồng thởi tác giả sử dụng ma trận IFE- ma trận các... mạnh vào thị trường EU tác giả phân tích ba nội dung: thứ nhất, tác giả phân tích về sản lượng, giá trị xuất khẩu cũng như đặc điểm một số thị trường tại EU; thứ hai, cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU, cuối cùng, là giá cả các mặt hàng xuất khẩu sang EU Tác giả hết sức chi tiết trong việc phân tích thị trường xuất khẩu làm nổi bậc được mục tiêu phân tích thị trường để đề ra giải pháp đẩy ...TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM THỊ THIÊN THANH MSSV: B1202097 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN... sản thị trường châu Á đề xuất số giải pháp giúp đẩy mạnh xuất thị trường này, trình thực tập công ty cổ phần xuất nhập thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) em mạnh dạng thực đề tài sâu vào phân tích Thực. .. trạng giải pháp nâng cao hoạt động xuất sang thị trường Châu Á công ty cổ phần xuất nhập thủy sản Cần Thơ 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài tập trung phân tích thực trạng xuất

Ngày đăng: 03/10/2015, 14:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan