thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn

103 632 0
thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận  thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT TƢ PHÁP  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CƢ̉ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA: 2011 – 2015 THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SƢ̣ VIỆT NAM – LÝ LUẬN & THƢ̣C TIỄN Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Trương Thanh Hùng Sinh viên thƣ̣c hiện: Nguyễn Thị Bé Năm MSSV: 5115821 Lớp: Luật Tư pháp 1 – K37 Cần Thơ, 11/2014 Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn LỜI CẢM ƠN  Thấm thoát đã hơn ba năm kể từ ngày em bước chân vào giảng đường đại học, những tháng ngày đầu tiên với em mọi thứ đều xa lạ – xa cả về môi trường sống lẫn phương pháp học tập. Ngần ấy thời gian, trên con đường chinh phục tri thức bên cạnh sự nổ lực của bản thân quý Thầy (Cô) Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ là những người đã không ngừng đồng hành, chỉ dẫn cũng như truyền đạt một cách tận tình cho em những kiến thức về chuyên ngành lẫn xã hội. Để ngày hôm nay em có thể tích lũy được một vốn kiến thức nhất định và đó trở thành hành trang giúp em có thể hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. Chính vì thế, để bày tỏ lòng biết ơn của mình lời đầu tiên em xin gửi đến quý Thầy (Cô) Khoa Luật lời cảm ơn chân thành nhất. Quan trọng hơn hết, em xin gửi đến Thầy Trương Thanh Hùng lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Cảm ơn Thầy đã chỉ dẫn tận tình cũng như truyền đạt cho em nguồn kiến thức vô cùng quý giá. Cảm ơn Thầy vì trong khoảng thời gian thực hiện Luận văn vừa qua Thầy đã tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành một cách tốt nhất Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật của mình. Và sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến tác giả các quyển giáo trình, sách chuyên khảo cũng như tác giả các bài viết trên báo, tạp chí, trên các trang thông tin điện tử bởi đó cũng là một trong những nguồn tài liệu hỗ trợ cho em trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Đến đây, em xin gửi đến quý Thầy (Cô) Khoa Luật cũng như Thầy Trương Thanh Hùng lời chúc sức khỏe và thành công trong công tác giảng dạy./. Cần Thơ, ngày tháng năm Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Bé Năm GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN  .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN  .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn DANH MỤC TƢ̀ VIẾT TẮT  BLTTDS hiện hành: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011); HTX: Hợp tác xã; TAND: Tòa án nhân dân; TTGQCVADS: Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; TTGQCVAKT: TTGQCTCLĐ: Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế; Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ; UBND: VKSND: Ủy ban nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn MỤC LỤC  LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 2 3. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u ........................................................................................... 2 4. Mục tiêu nghiên cƣ́u đề tài ......................................................................................... 2 5. Bố cục của đề tài .......................................................................................................... 2 CHƢƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 1.1. Một số khái niệm có liên quan ................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm về Luật tố tụng dân sự ........................................................................4 1.1.2. Khái niệm giám đốc thẩm, tái thẩm .....................................................................8 1.1.2.1. Khái niệm giám đốc thẩm .................................................................................8 1.1.2.2. Khái niệm tái thẩm .........................................................................................10 1.2. Đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của giám đốc thẩm, tái thẩm ....................................... 11 1.2.1. Đặc điểm của giám đốc thẩm, tái thẩm ..............................................................11 1.2.1.1. Bản án, quyết đị nh của Tòa án bị kháng nghị phải là bản án, quyết đị nh đã có hiệu lực pháp luật ....................................................................................................11 1.2.1.2. Giám đốc thẩm và tái thẩm là thủ tục “xét lại” chứ không phải “xét xử” ....11 1.2.1.3. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được tiến hành không mang tính chất công khai…............................................................................................................................12 1.2.2. Vai trò của giám đốc thẩm, tái thẩm ..................................................................13 1.2.3. Ý nghĩa của giám đốc thẩm và tái thẩm .............................................................14 1.2.3.1. Ý nghĩa về mặt pháp lý ...................................................................................14 1.2.3.2. Ý nghĩ a v ề mặt xã hội .....................................................................................15 1.3. Giám đốc thẩm, tái thẩm trong quan hệ pháp luật so sánh.................................. 15 1.3.1. Giám đốc thẩm, tái thẩm trong quan hệ pháp luật so sánh với phúc thẩm .....15 1.3.1.1. Sự giống nhau giữa giám đốc thẩm, tái thẩm với phúc thẩm.........................15 1.3.1.2. Sự khác nhau giữa giám đốc thẩm, tái thẩm với phúc thẩm ..........................15 1.3.2. Giám đốc thẩm trong quan hệ pháp luật so sánh với tái thẩm .........................17 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn 1.3.2.1. Sự giống nhau giữa thủ tục giám đốc thẩm với tái thẩm ...............................17 1.3.2.2. Sự khác nhau giữa thủ tục giám đốc thẩm với tái thẩm .................................18 1.4. Sơ lƣợc về sƣ̣ hình thành và phát triển những quy định pháp luật về giám đốc thẩm và tái thẩm .............................................................................................................. 19 1.4.1. Sự hình thành và phát triển của giám đốc thẩm, tái thẩm trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân............................................................................................................20 1.4.2. Sự hình thành và phát triển của những quy định về giám đốc thẩm, tái thẩm trong các văn bản quy phạm pháp luật khác ...............................................................21 CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 2.1. Những quy định về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm..................................... 28 2.1.1. Chủ thể kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ...................................................29 2.1.2. Đối tượng bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ...........................................32 2.1.3. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ....................................................34 2.1.3.1. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm .................................................................35 2.1.3.2. Căn cứ kháng nghị tái thẩm ...........................................................................40 2.1.4. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm ......................................................................43 2.1.5. Thủ tục nhận và xem xét đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.........................................................................................................................45 2.1.5.1. Đơn đề nghị, văn bản thông báo về việc đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực ....................................................................................................................45 2.1.5.2. Thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị của đương sự ......................................47 2.1.5.3. Thủ tục nhận và xem xét văn bản thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ....................................................................................50 2.1.6. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ..............................................50 2.2. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm ................................ 51 2.2.1. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm ............................................51 2.2.2. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm ......................................................53 2.3. Phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.......................................................................... 53 2.3.1. Một số quy định chung về phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm .........................54 2.3.1.1. Thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm ............................................................54 2.3.1.2. Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm .................................................................55 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn 2.3.1.3. Người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm .......................................58 2.3.1.4. Phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm ...................................................................60 2.3.1.5. Chuẩn bị phiên tòa .........................................................................................61 2.3.2. Thủ tục tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm ..................................................62 2.3.3. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm ..................................................................63 CHƢƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM 3.1.Tình hình chung về hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm trong những năm gần đây (giai đoạn 2009 – 2013) .............................................................................................66 3.2. Một số hạn chế về mặt pháp lý và đề xuất hoàn thiện quy đị nh của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm .....................................................................................70 3.2.1. Quy đị nh về tí nh chất giám đốc thẩm, tái thẩm chưa rõ ràng, thống nhất với căn cứ kháng nghị .........................................................................................................70 3.2.1.1. Hạn chế về quy định tính chất của giám đốc thẩm và tái thẩm .....................71 3.2.1.2. Đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 282 và Điều 304 BLTTDS hiện hành ............72 3.2.2. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm quy đị nh quá chung chung dẫn đến thiếu thống nhất trong cách hiểu và áp dụng .......................................................73 3.2.2.1. Về mặt hạn chế ...............................................................................................73 3.2.2.2. Đề xuất hoàn thiện ..........................................................................................76 3.2.3. Hạn chế trong việc áp dụng quy định phát hiện bản án, quyết đị nh cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và đề xuất hoàn thiện ......................................76 3.2.3.1. Về mặt hạn chế ...............................................................................................76 3.2.3.2. Đề xuất sửa đổi Điều 284 BLTTDS hiện hành theo hướng thu hẹp phạm vi chủ thể gửi đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm ....................................................77 3.2.4. Hạn chế về mặt nội dung của quy định phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm ......77 3.2.4.1. Về mặt hạn chế ...............................................................................................77 3.2.4.2. Đề xuất sửa đổi Điều 296 BLTTDS hiện hành ...............................................78 3.2.5. Hạn chế về thẩm quyền hủy án của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm .........78 3.2.5.1. Về mặt hạn chế ...............................................................................................78 3.2.5.2. Đề xuất hoàn thiện..........................................................................................81 3.3. Một số hạn chế về mặt thƣ̣c tiễn và đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng quy đị nh pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm...............................................................82 3.3.1. Tình trạng ngâm án ở Tòa án nhân dân các cấp hiện nay...............................82 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn 3.3.1.1. Về mặt hạn chế ...............................................................................................82 3.3.1.2. Đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng ...............................................................84 3.3.2. Tình trạng lạm dụng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm gây khó khăn cho công tác thi hành án ......................................................................................................84 3.3.2.1. Về mặt hạn chế ...............................................................................................84 3.3.2.2. Đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng ...............................................................86 3.3.3. Một số hạn chế và đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật khác ..........86 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn LỜI MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài Một khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì về nguyên tắc bản án, quyết định đó phải được mọi người tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành. Trên thực tế có tình trạng một số bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực nhưng vẫn bị phát hiện là có thiếu sót hoặc sai lầm vì những nguyên nhân khác nhau. Khi đó, những bản án, quyết định kể trên cần phải được xem xét và sửa chữa theo một thủ tục đặc biệt do pháp luật tố tụng quy định. Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực không chỉ là yêu cầu đặt ra của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa mà còn là sự thể hiện của nguyên tắc công bằng xã hội. Có thể nói, bản án, quyết định dân sự hợp pháp là những bản án , quyết đị nh có căn cứ, tuân thủ các quy định chung của pháp luật về nội dung cũng như hình thức, phản ánh sự công bằng khách quan được nhân dân đồng tình và ủng hộ, có hiệu lực pháp luật và phải được thi hành. Nhưng sẽ là không công bằng và vi phạm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa nếu các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có sự vi phạm pháp luật hoặc xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của đương sự không được sửa chữa mà vẫn bị đem ra thi hành. Việc đó không những tạo nên sự không hài lòng trong việc giải quyết của Tòa án trong nhân dân, làm cho niềm tin công lý trong họ bị giảm sút mà còn không đảm bảo được mục đích tối thượng của pháp luật tố tụng dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong vụ án. Để khắc phục tình trạng trên pháp luật tố tụng nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng đã cho ra đời cơ chế đặc biệt kiểm soát, phát hiện những thiếu sót, sai lầm của ngành Tòa án, đó là thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm – thủ tục đặc biệt xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Theo đó, một vụ việc được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm hoặc là đã qua sơ thẩm và phúc thẩm nhưng có căn cứ kháng nghị thì những vụ việc đó có thể bị kháng nghị để được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên hiện nay, do sự phát triển của xã hội nên những tranh chấp dân sự ngày một phức tạp làm cho công tác xét xử trở nên khó khăn hơn, một số lượng không nhỏ vụ việc dân sự cần được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm một cách nhanh chóng và kịp thời. Hơn nữa, thực tiễn giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời gian qua cũng bộc lộ không ít những hạn chế cả về mặt pháp lý lẫn thực tiễn cho nên ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Vậy nên, việc tìm hiểu để làm rõ vấn đề và đưa ra các đề xuất hợp lý nhằm giải quyết, khắc phục những hạn chế của thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là cấp thiết và vô cùng quan trọng. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 1 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn Chính vì lý do trên, người viết chọn: “Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn” làm đề tài nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật của mình. 2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này , người viết tập trung nghiên cứu các vấn đề xoay quanh hai thủ tục là giám đốc thẩm và tái thẩ m vụ án dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Với đề tài này người viết tập trung làm rõ những vấn đề về mặt lý luận cũng như những quy đị nh của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm , tái thẩm từ kháng nghị cho đến thủ tục tại phiên tòa để thông qua đó phát hiện những hạn chế về mặt pháp lý cũng như thực tiễn và đưa ra những đề xuất hợp lý nhằm khắc phục hạn chế trên. 3. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u Để tiếp cận và làm sáng rõ các nội dung cần nghi ên cứu của đề tài , người viết đã sử dụng một số phương pháp sau : phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu , sách vở; phương pháp phân tí ch, tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp đánh giá , thống kê tổng hợp số liệu thực tế . Bên cạnh đó nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩ a. 4. Mục tiêu nghiên cƣ́u đề tài Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó cùng với việc tìm hiểu quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự mục tiêu mà người viết hướng tới khi thực hiện đề tài nghiên cứu này là xây dựng vững chắc cơ sở lý luận và lấy đó làm nền tảng để đi đến việc phân tích những quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm một cách cụ thể và chặt chẽ. Hơn thế nữa, trước những hạn chế đang tồn tại trên thực tế một mục tiêu không kém phần quan trọng đối với đề tài này là qua quá trình phân tích làm rõ cơ sở lý luận, quy định pháp luật cũng như đánh giá thực tiễn xét xử phát hiện những hạn chế, tồn tại và theo đó đưa ra đề xuất hợp lý nhằm hoàn thiện quy định pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng. 5. Bố cục của đề tài Ngoài các phần mục lục , lời mở đầu , kết luận và danh mục tài liệu th am khảo thì nội dung của đề tài bao gồm 3 chương sau: Chƣơng 1. Nhận thƣ́c chung về thủ tục giám đốc thẩm , tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Ở Chương này, để có nhận thức chung nhất về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì trước hết người viết sẽ đi vào phân tích những khái niệm liên quan đến giám đốc thẩm, tái thẩm cũng như các đặc điểm, vai trò, ý nghĩa; đặt giám đốc thẩm, tái thẩm vào trong quan hệ pháp luật so sánh và sau cùng là sơ lược sự hình thành và phát triển của quy định pháp luật về hai thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 2 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn Chƣơng 2. Quy đị nh của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm , tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Chương này, người viết sẽ tập trung làm rõ ba vấn đề lớn: Trước hết người viết sẽ đi phân tích những quy định về việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Cụ thể là, chủ thể kháng nghị, đối tượng bị kháng nghị, căn cứ kháng nghị. Phân tích những quy định về việc phát hiện bản án, quyết định cần được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; làm rõ thủ tục nhận và giải quyết đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện ra sao – đây là quy định mới được ghi nhận và áp dụng trong khoảng thời gian gần đây, sau đó là ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Tiếp đến, phân tích thời hạn kháng nghị của thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Và sau cùng là đi sâu vào phân tích làm rõ những quy định về thủ tục tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. Chƣơng 3. Thƣ̣c tiễn áp dụng và đề xuất hoàn thiện quy đị nh pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm , tái thẩm. Với Chương này, người viết sẽ trình bày, làm rõ ba nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, tình hình giám đốc thẩm, tái thẩm trong giai đoạn gần đây mà cụ thể là từ năm 2009 – 2013; Thứ hai, là làm rõ những hạn chế về mặt pháp lý và đưa ra đề xuất hoàn thiện: Thứ ba, làm rõ hạn chế từ thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và từ đó đưa ra đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 3 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn CHƢƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM  Trong khuôn khổ nguyên tắc của việc thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học trước khi đi sâu vào phân tích nội dung chính yếu của đề tài nghiên cứu thì việc làm rõ những vấn đề lý luận là một phần không thể thiếu. Đối với người viết để làm rõ thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam thì bước đi đầu tiên là cần phải xây dựng vững chắc cơ sở lý luận về hai thủ tục này, khi đó tạo nền tảng cho việc phân tích những quy định của pháp luật trong Chương 2 của đề tài nghiên cứu. Giám đốc thẩm, tái thẩm cùng với sơ thẩm, phúc thẩm là các cơ chế tồn tại nhằm thực hiện mục đích tối thượng của pháp luật tố tụng dân sự là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như pháp chế xã hội chủ nghĩa. Theo đó, để có nhận thức chung nhất về giám đốc thẩm, tái thẩm người viết đi vào phân tích những khái niệm liên quan đến giám đốc thẩm, tái thẩm cũng như các đặc điểm, vai trò, ý nghĩa rồi đến lược sử hình thành quy định pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Hơn thế nữa, người viết cũng không quên thực hiện việc so sánh giữa những quy định của giám đốc thẩm, tái thẩm với nhau cũng như với phúc thẩm để từ đó làm nổi bật lên hai thủ tục tố tụng: giám đốc thẩm và tái thẩm. Một cách cụ thể nhất Chương 1: Nhận thức chung về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam được thể hiện sinh động với các nội dung cơ bản sau: 1.1. Một số khái niệm có liên quan Khi nhắc đến giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự là người ta có thể liên tưởng đến đó là một thủ tục tố tụng đặc biệt trong tố tụng dân sự, thế nên để việc làm rõ thế nào là thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thuận tiện hơn thì đòi hỏi trước hết cần định nghĩa được thế nào là “Luật tố tụng dân sự”. Và đó chính là lý do trong phần đầu tiên của Chương 1, người viết không chỉ đưa ra định nghĩa về giám đốc thẩm, tái thẩm mà còn làm rõ thế nào là “Luật tố tụng dân sự” như đã đề cập. 1.1.1. Khái niệm về Luật tố tụng dân sự Để hiểu đúng về khái niệm Luật tố tụng dân sự thì trước hết chúng ta cần hiểu được thế nào là “tố tụng” cũng như “dân sự”. Việc hiểu đúng và chính xác thuật ngữ “tố tụng” có ý nghĩa quan trọng. Về mặt lý luận, việc làm rõ hai thuật ngữ trên giúp các nhà khoa học luật gặp thuận lợi hơn trong việc xây dựng cũng như giải thích pháp luật. Thứ nhất, xuất phát từ bản chất của hai từ GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 4 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn “tố” và “tụng” tác giả Đào Duy Anh đã đưa ra cách giải thích thuật ngữ “tố tụng” tương đối đơn giản, theo đó “tố tụng” được hiểu là việc thưa kiện (procès), không những vậy ông còn đưa ra định nghĩa về “tố tụng pháp lý”, khi đó “tố tụng pháp lý” là việc pháp luật quy định những thủ tục về cách tố tụng (code deprocésduer). Không riêng gì từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh mà các sách hoặc là từ điển Tiếng Việt khác cũng có những cách giải thích khác nhau về thuật ngữ “tố tụng” một trong những số đó là sách Tiếng nói nôm na của tác giả Lê Gia, theo đó tác giả đã dẫn giải 30.000 từ tiếng Việt thường dùng để giải thích rõ hơn cho khái niệm “tố tụng”, cụ thể “tố tụng” là vạch tội và đưa ra cửa công để phân giải phải trái do chữ “tố” là vạch tội; chữ “tụng” là thưa kiện ở cửa công để phân phải trái1. Bên cạnh đó, dưới góc nhìn lịch sử pháp luật Việt Nam trước giờ không đặt ra quy định định nghĩa về “tố tụng” nhưng đổi lại từ thời kỳ Pháp thuộc người ta đã dùng “tố tụng” để lý giải cho “procedure” nghĩa là trình tự, thủ tục; cũng trong giai đoạn này “tố tụng” xuất hiện trong tên của hai Bộ luật Bắc kỳ dân sự, thương tố tụng và Trung kỳ dân sự, thương tố tụng2. Dưới chế độ cũ ở miền Nam trước năm 1975, cũng có Bộ luật Hình sự tố tụng, Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng (năm 1972). Tuy nhiên, ở thời điểm lúc bấy giờ - trước khi Bộ luật tố tụng dân sự ra đời giới khoa học luật chưa có sự phân định rõ ràng giữa thuật ngữ “tố tụng” và “thủ tục”, người ta vẫn thường sử dụng lẫn lộn giữa hai thuật ngữ này bởi tính chất tương tự nhau của nó là buộc phải tuân thủ theo một việc nhất định đã định trước, sự thật là ở các văn bản như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế hay Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, thuật ngữ “thủ tục” được sử dụng để đặt tên cho văn bản thay vì “tố tụng”. Vậy nên, cần hiểu rằng mặc dù cũng dùng để chỉ định một cách thức tiến hành bắt buộc nhưng “thủ tục” mang nghĩa rộng hơn nhiều vượt ra ngoài giới hạn của trình tự giải quyết vụ việc tại Tòa án, khi đó một cách thích hợp nhất “tố tụng” là sự lựa chọn không thể thay thế cho vị trí chủ thể của nội dung khái niệm trình tự giải quyết vụ việc tại Tòa án. Từ những cách lý giải trên có thể hiểu một cách đơn giản rằng “tố tụng” là hình thức pháp lý quy định về thủ tục thưa kiện tại Tòa án. Thứ hai, “dân sự” đây là thuật ngữ dùng để chỉ lĩnh vực luật tư, xuất phát từ bản chất thỏa thuận, bình đẳng của các bên trong việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về phạm vi giải quyết các Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, Pháp luật về tố tụng dân sự, Đặc san tuyên truyền pháp luật, Hà Nội, Số 04, năm 2013, trang 3 2 Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, Pháp luật về tố tụng dân sự, Đặc san tuyên truyền pháp luật, Hà Nội, Số 04, năm 2013, trang 3 1 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 5 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn tranh chấp tại Điều 1 thì các ngành luật nội dung khi có tranh chấp sẽ được giải quyết theo trình tự quy định tại Bộ luật này bao gồm Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Thương mại, Luật Lao động thì “dân sự” trong “tố tụng dân sự” được dùng như một bộ phận của lĩnh vực tư pháp. Qua đó, có thể rút ra một định nghĩa tương đối đơn giản về “tố tụng dân sự”, theo đó “tố tụng dân sự” là một quy trình, thủ tục do pháp luật quy định buộc mọi chủ thể tiến hành và tham gia phải tuân theo nhằm giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng và chính xác, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước và công dân. Song song với việc lý giải hai thuật ngữ “tố tụng” và “dân sự” trong tố tụng dân sự thì việc hiểu rõ thế nào là “tố tụng dân sự” cũng không kém phần quan trọng. Ở nước ta quá trình giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án là một quá trình phức tạp. Vụ việc dân sự ở đây được hiểu là “vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động tại Tòa án do cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của nhà nước, của tập thể hay của người khác”3. Quá trình giải quyết các vụ việc dân sự bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và những người có liên quan đến đến việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Các chủ thể này tham gia vào quá trình giải quyết với những mục đích, động cơ, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau và giữa họ nảy sinh các quan hệ khác nhau như quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án với nhau và quan hệ giữa các đương sự với những người liên quan. Để bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được đúng đắn cũng như nhanh chóng; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước, pháp luật quy định cụ thể quyền và các nghĩa vụ chủ thể tham gia vào các quan hệ đó. Khi đó, trong khoa học pháp lý trình tự do pháp luật quy định cho việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được gọi là “tố tụng dân sự”.4 Từ những phân tích trên, đi từ khái niệm “tố tụng” cho đến “tố tụng dân sự” việc tập hợp các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự sẽ hình thành ngành luật được gọi là Luật tố tụng dân sự. Hiện nay, ở một số tài liệu phục vụ mục đích học tập giảng dạy pháp luật người ta đưa ra những cách định nghĩa về “Luật tố tụng dân sự” không giống nhau. Chẳng hạn như: Thứ nhất, Giáo trình Trường Đại Trương Thanh Hùng, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Đại học Cần Thơ, năm 2012, trang 1 4 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Công an nhân dân, năm 2005, trang 10. 3 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 6 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn học Luật Hà Nội năm 2003 trình bày “Luật tố tụng dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án và những người tham gia tố tụng phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án dân sự và thi hành bản án, để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân”5; Thứ hai, theo tác giả Nguyễn Ngọc Diệp “Luật tố tụng dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tố tụng phát sinh giữa Tòa án với những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân”6 v.v… Đối với cách định nghĩa thứ nhất tuy tương đối đầy đủ về mặt nội dung nhưng có thể thấy nó chưa lột tả hết nhiệm vụ của “Luật tố tụng dân sự”, bởi nó thiếu đi nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, đối với cách định nghĩa thứ hai bên cạnh việc chưa nêu lên nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa mà quan hệ tố tụng phát sinh giữa các chủ thể cũng chưa thể hiện rõ ràng. Chính vì thế, thông qua những phân tích trên ta có thể rút ra khái niệm cơ bản về “Luật tố tụng dân sự” như sau: “Luật tố tụng dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật để bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, của Nhà nước và giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân”. Hơn nữa, khi đặt trong mối quan hệ với các ngành luật khác nếu như các ngành luật như Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình v.v…là những ngành luật nội dung thì khác hẳn, Luật tố tụng dân sự lại là một ngành luật hình thức, là hành lang pháp lý bảo đảm cho các ngành luật nội dung được bảo đảm thực thi trên thực tế hay nói cách khác luật nội dung và luật hình thức là hai mặt không thể tách rời nhau. Khi mà, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được ghi nhận bằng những quy định ở những ngành luật nội dung thì Luật Tố tụng dân sự là ngành luật có tác dụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đó. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Đại học luật Hà Nội, năm 2003, trang 4 6 Nguyễn Ngọc Diệp, 1200 Thuật ngữ pháp lý Việt Nam, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011, trang 352 – 353 5 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 7 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn 1.1.2. Khái niệm giám đốc thẩm, tái thẩm Ở nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam , quyền con người không những được tôn trọng mà còn được quan tâm một cách sâu sắc, từ trong Hiến pháp cho đến các văn bản luật khác, có liên quan một cách trực tiếp hoặc là gián tiếp thì hầu như đều dành ra các chế định cơ bản nhất để ghi nhận những quy định về quyền con người. Khi đó, nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức nói chung và đương sự trong tố tụng dân sự nói riêng là quan trọng và vô cùng thiết thực. Dễ dàng để thấy rằng bản án, quyết định của Tòa án là sản phẩm của quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền thực thi công lý bảo đảm quyền cũng như lợi ích hợp pháp cho đương sự. Và trên cơ sở bản án, quyết định của Tòa án một khi đã có hiệu lực pháp luật thì về nguyên tắc mọi công dân cũng như cơ quan, tổ chức hữu quan phải chấp hành cùng với một thái độ nghiêm chỉnh để những bản án, quyết định đó được thực thi một cách thực sự trên thực tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng lại không đúng với quy định của pháp luật hoặc bản chất vốn dĩ của sự việc nếu được đem ra thi hành sẽ gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Chính vì thế, để khắc phục cũng như sửa chữa sai lầm, bảo vệ một cách tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì cần lắm một thủ tục đặc biệt để xem xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, khi đó thủ tục đặc biệt giúp xét lại bản án, quyết định bị kháng nghị ra đời như một lẽ tất nhiên. Dựa trên tính chất của các căn cứ xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhà lập pháp Việt Nam đã phân hóa các căn cứ này thành hai loại trên cơ sở thiết lập hai thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật tương ứng đó là thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm. 1.1.2.1. Khái niệm giám đốc thẩm Để bảo đảm tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác xét xử của Tòa án; bảo đảm được việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì đối với bản án, quyết định của Tòa án có sai lầm mặc dù đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn phải bị kháng nghị để xét lại. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong trường hợp này được gọi là giám đốc thẩm dân sự. Về mặt lý luận, theo Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng thì giám đốc thẩm là việc xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị kháng nghị do phát hiện ra có sự vi phạm pháp luật trong quá trình xử lý vụ án. Bản thân từ giám đốc thẩm là GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 8 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn từ ghép trong đó, “giám đốc” là việc kiểm tra, đôn đốc; “thẩm” là xét xử và “giám đốc thẩm” là xử lại để kiểm tra bản án cũ7. Về mặt pháp lý, trước khi BLTTDS năm 2004 ra đời các văn bản như Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989, Pháp lệnh TTGQCVAKT năm 1994 hay Pháp lệnh TTGQCTCLĐ năm 1996 không đặt ra quy định định nghĩa về giám đốc thẩm. Thế nên, nhận thấy sự thiếu sót trong quy định về giám đốc thẩm ở các văn bản trước đó cho nên tại Điều 282 BLTTDS hiện hành các nhà làm luật đã đưa ra một quy định mang tính chất định nghĩa về giám đốc thẩm. Theo đó,“Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”. Với quy định này có thể thấy, “giám đốc thẩm” được xây dựng trên nền tảng với bản chất là thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự tiến hành trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền vì phát hiện có sai lầm của Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm là do Tòa án có thẩm quyền thực hiện và bên cạnh đó nội dung của nó là việc Tòa án kiểm tra lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Tuy nhiên, do giám đốc thẩm là việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết. Và những sai lầm, thiếu sót của Tòa án trong việc giải quyết vụ việc tồn tại ở hai dạng cơ bản là sai lầm về các tình tiết, sự kiện của vụ việc hoặc sai lầm nghiêm trọng khi áp dụng pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và pháp luật tố tụng dân sự8. Do đó, quy định về “giám đốc thẩm” như Điều 282 BLTTDS hiện hành là chưa đầy đủ và không lột tả được hết bản chất của thủ tục giám đốc thẩm. Mặt khác, quy định này cũng không thể hiện đầy đủ các căn cứ kháng nghị theo Điều 283 BLTTDS hiện hành. Thế nên, từ những phân tích trên ta có thể đưa ra định nghĩa về “giám đốc thẩm” một cách khái quát như sau: “Giám đốc thẩm là việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện những sai lầm của Tòa án khi nhận định về những tình tiết, sự kiện của vụ án hoặc có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”. Lê Thu Hà, Một số suy nghĩ về cơ chế xét xử vụ án dân sự, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2003, trang 67 Trần Anh Tuấn, Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn đề đặt ra cho việc thi hành, Tạp chí luật học, Đặc san về Bộ luật tố tụng dân sự, trang 96 – 97 77 8 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 9 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn 1.1.2.2. Khái niệm tái thẩm Cùng với giám đốc thẩm, tái thẩm cũng không phải là cấp xét xử mà thay vào đó tái thẩm là một thủ tục đặc biệt xét lại bản án, quyết định của Tòa án, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị do phát hiện có tình tiết mới mà những tình tiết này có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó nhằm bảo đảm việc xử lý vụ án được chính xác cũng như bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Về mặt lý luận, theo Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, tái thẩm là xét lại bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó. Bản thân từ tái thẩm là hai từ ghép bởi “Tái” là làm lại hay còn gọi là mới, “thẩm” là xét xử và “tái thẩm” là xử lại như một vụ án mới9. Về mặt pháp lý, BLTTDS hiện hành quy định “Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó”10. Với quy định này, tái thẩm là một thủ tục xét lại mà trong đó, Tòa án có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có kháng nghị. Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục này là dựa trên cơ sở mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án chứ không phải trên cơ sở phát hiện được sai lầm, vi phạm pháp luật của Tòa án trong việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, một lần nữa quy định mang tính chất định nghĩa trong BLTTDS này chưa có sự thống nhất với căn cứ kháng nghị tái thẩm:“Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án”11. Bởi lẽ, ở đây căn cứ kháng nghị tái thẩm sử dụng thuật ngữ “đương sự đã không thể biết được” thay vì “các đương sự không biết được” như ở quy định về tính chất tái thẩm, có thể thấy ý nghĩa của hai thuật ngữ này rõ ràng là không giống nhau. Vậy nên, một cách khái quát ta có thể hiểu: “Tái thẩm là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung Lê Thu Hà, Một số suy nghĩ về Cơ chế xét xử vụ án dân sự, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2003, trang 68 Điều 304 BLTTDS hiện hành 11 Khoản 1 Điều 305 BLTTDS hiện hành 9 10 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 10 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự đã không thể biết được khi Tòa án đã ra quyết định đó”. 1.2. Đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của giám đốc thẩm, tái thẩm Thông qua khái niệm về giám đốc thẩm, tái thẩm tính chất của hai thủ tục này phần nào đã được thể hiện. Và trên cơ sở đó, người viết xây dựng phần thứ hai của Chương 1: Nhận thức chung về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam với những nội dung xoay quanh đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong đó, vai trò được hiểu là tầm quan trọng của giám đốc thẩm, tái thẩm, khi đó sự tồn tại của hai thủ tục này mang lại hiệu quả như thế nào; ý nghĩa được trình bày trên hai khía cạnh là ý nghĩa về mặt pháp lý và về mặt xã hội. Tuy nhiên, đặc điểm của giám đốc thẩm, tái thẩm là nội dung không kém quan trọng và được trình bày trước hết với 3 đặc điểm cơ bản được thể hiện như sau: 1.2.1. Đặc điểm của giám đốc thẩm, tái thẩm Giám đốc thẩm và tái thẩm là hai thủ tục đặc biệt trong hoạt động tố tụng dân sự, tính chất đặc biệt này được hình thành bởi những đặc trưng riêng và thông qua đó có thể phân biệt được hai thủ tục này với các thủ tục tố tụng khác. Theo đó, giám đốc thẩm và tái thẩm có các đặc điểm cơ bản sau: 1.2.1.1. Bản án, quyết đị nh của Tòa án bị kháng n ghị phải là bản án, quyết đị nh đã có hiệu lực pháp luật Trước hết, bản án, quyết định của Tòa án được hiểu là văn bản pháp lý được Tòa án có thẩm quyền tuyên xử hoặc quyết định theo một trình tự tố tụng do luật định về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi hoặc quan hệ pháp luật phát sinh từ một vụ án cụ thể. Bên cạnh đó, đối với một bản án, quyết định của Tòa án không phải lúc nào cũng có hiệu lực pháp luật ngay lập tức, mà tùy vào từng loại bản án, quyết định mà có thời hạn khác nhau theo luật định. Chẳng hạn, quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự sẽ có hiệu lực pháp luật ngay hay bản án dân sự sơ thẩm nếu không có kháng cáo, kháng nghị thì sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án sẽ có hiệu lực pháp luật. Với giám đốc thẩm , tái thẩm chỉ đặt ra vấn đề kháng nghị đối với những bản án , quyết đị nh của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật . Nghĩa là , bản án , quyết đị nh bị kháng nghị để được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì cơ bản phải thỏa điều kiện là bản án, quyết đị nh đã có hiệu lực pháp luật, đã có thể được thi hành trên thực tế . 1.2.1.2. Giám đốc thẩm và tái thẩm là thủ tục “xét lại” chứ không phải “xét xử” Về mặt lý luận, giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục đặc biệt xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hay nói cách khác thì đây là hoạt động xem xét lại chứ không phải là hoạt động xét xử, bởi đơn giản nhà nước ta Hiến pháp quy định chỉ có hai GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 11 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn chế độ xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm12. Hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm tập trung vào việc xem xét quá trình áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, thay vì tập trung vào những nội dụng chi tiết của vụ tranh chấp. Do vậy, khách thể của hoạt động giám đốc thẩm là hành vi của các cơ quan tư pháp, không phải là hành vi của người dân. Vậy nên, có thể nói rằng giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân. Đồng thời, xuất phát từ đặc điểm giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục xét lại đã dẫn đến thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm và tái thẩm cũng tương đối đặc biệt theo đó họ chỉ có thẩm quyền không chấp nhận kháng nghị, giữ nguyên án hoặc hủy án chứ không có quyền sửa án, tức là ra phán quyết về quyền lợi trực tiếp của đương sự, bởi lẽ hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm được thiết lập để Tòa án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp trong hành động của Tòa án cấp dưới nên hoạt động xét lại này chỉ xem xét khía cạnh áp dụng pháp luật mà không tập trung vào nội dung cụ thể của vụ việc tranh chấp. Do vậy, giám đốc thẩm, tái thẩm không phán về nội dung tranh chấp mà chỉ phán về tính hợp pháp của việc áp dụng pháp luật. Hay nói cách khác là giám đốc thẩm, tái thẩm không thực hiện chức năng xét xử mà là xét lại. 1.2.1.3. Thủ tục g iám đốc thẩm , tái thẩm được tiến hành không mang tính chất công khai Có thể thấy, giám đốc thẩm và tái thẩm là thủ tục chỉ được thực hiện khi có kháng nghị của các quan chức đứng đầu cơ quan tư pháp cấp tỉnh và cấp tối cao hay nói cách khác hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm thực hiện giới hạn trong nội bộ hệ thống tư pháp, không mở rộng ra đối với dân chúng – những người dân không có quyền yêu cầu kháng cáo giám đốc thẩm, tái thẩm, bởi một lẽ đơn giản rằng việc kháng cáo của công dân được điều chỉnh bởi chế độ xét xử phúc thẩm13. Đồng thời, về bản chất phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện như một phiên họp chứ không phải phiên tòa xét xử. Vậy vấn đề đặt ra nếu hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm không thực hiện công khai thì có vi phạm nguyên tắc hiến định “Tòa án xét xử công khai” hay không. Theo quan điểm của người viết cũng như phần đông các nhà khoa học luật thì việc giám đốc thẩm, tái thẩm không thực hiện công khai là phù hợp với quy định của Hiến pháp – văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, bởi vì, theo Hiến pháp chỉ hoạt động xét xử, tức là hoạt động xem xét và ra phán quyết về quyền lợi và nghĩa vụ của đương sự, mới phải tiến hành công khai. Giám đốc thẩm là hoạt động kiểm tra nội bộ của ngành tư pháp, không phải là hoạt động Khoản 6 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy đị nh: “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được đảm bảo” Nguyễn Thị Phượng, Giám đốc thẩm – “Xét” chứ không “Xử”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử http://www.nclp.org.vn/thuc tien_phap_luat/giam-111oc-tham-xet-chu-khong-xu[truy cập ngày 6/7/2014] 12 13 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 12 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn xét xử, cho nên không nhất thiết phải công khai, đối với tái thẩm cũng thế cũng là hoạt động kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, chúng ta có thể cho rằng việc không tổ chức công khai phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm là hợp hiến hay nó i cách khác là phiên tòa giám đốc thẩm , tái thẩm không mở công khai như sơ thẩm và phúc thẩm. 1.2.2. Vai trò của giám đốc thẩm, tái thẩm Đối với một bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bị xâm phạm thì các bản án, quyết định đó có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm, khi quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bị xâm phạm thì thủ tục nào sẽ được thực hiện để giải quyết vấn đề quyền và lợi ích cho đương sự trong khi Tòa án ở nước ta chỉ thực hiện hai chế độ xét xử đương nhiên là sơ thẩm và phúc thẩm. Và sự ra đời cũng như tồn tại của hai thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm giúp trả lời cho vấn đề vừa nêu trên. Vậy nên, có thể thấy giám đốc thẩm, tái thẩm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp ở nước ta. Về nguyên tắc, khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì sẽ được mang ra thi hành trên thực tế. Tất nhiên, không phải mọi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật là hợp pháp và được phép thi hành ngay mà thay vào đó nếu bản án, quyết định đã có hiệu lực mà có những sai phạm nhất định thì giám đốc thẩm và tái thẩm là một trong những công cụ hữu hiệu nhất giúp nội bộ ngành tư pháp kiểm tra tính hợp pháp của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất sai lầm xảy ra trong hoạt động tư pháp. Không những vậy, dưới góc nhìn khoa học luật, thông qua thủ tục giám đốc thẩm giúp Tòa án khắc phục những vi phạm nghiêm trọng của Tòa án cấp dưới trong quá trình giải quyết vụ án do đánh giá không đúng về các tình tiết, các chứng cứ của vụ án; do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật dân sự. Với thủ tục tái thẩm giúp Tòa án cấp trên khắc phục sai lầm trong quá trình giải quyết vụ án do phát hiện được tình tiết mới mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định mà những tình tiết này có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó14. Ngoài ra, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm giữ vai trò không kém phần quan trọng trong việc phát triển án lệ ở Việt Nam, mặc dù án lệ không được thừa nhận một cách chính thức như những nguồn luật khác nhưng nó vẫn được áp dụng trong bối cảnh nước ta hiện nay. Một khi các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân Nguyễn Đức Mai, Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2012, trang 540. 14 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 13 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn tối cao đảm bảo được tính mẫu mực theo đúng quy định của pháp luật thì đó sẽ là cơ sở, tiền đề để phát triển án lệ hay nói cách khác đó là cơ sở để các Tòa án khác nghiên cứu, tham khảo và làm theo. 1.2.3. Ý nghĩa của giám đốc thẩm và tái thẩm 1.2.3.1. Ý nghĩ a về mặt pháp lý Các quyết định của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ sở pháp lý để khẳng định tính đúng đắn của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, vô hiệu hóa bản án, quyết định hoặc là khôi phục lại trình tự tố tụng giải quyết vụ án. Đối với giám đốc thẩm, có thể nói giám đốc thẩm không chỉ đơn giản là một thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Mặc dù không trực tiếp khắc phục những sai lầm mà Tòa án mắc phải nhưng xuất phát từ mục đích của giám đốc thẩm nên việc xét lại bản án, quyết đị nh đã có hiệu lực pháp luật có ý nghĩa giúp cho Tòa án cấp trên thấy được những sai lầm của Tòa án cấp dưới trong việc giải quyết từng vụ án cụ thể. Trên cơ sở đó có hướng sửa chữa những sai lầm của Tòa án cấp dưới, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo đảm tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác xét xử của Tòa án. Không những thế, thông qua thủ tục giám đốc thẩm Tòa án cấp trên còn có thể tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xét xử, hướng dẫn Tòa án cấp dưới thực hiện việc xét xử đúng pháp luật15. Do vậy, thủ tục giám đốc thẩm còn là phương tiện hướng dẫn hoạt động xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới; bảo đảm việc áp dụng đúng và thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động xét xử của các Tòa án. Đối với tái thẩm, là một trong hai thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, thế nên sự tồn tại của những quy định về thủ tục tái thẩm mang ý nghĩa không kém phần quan trọng so với thủ tục giám đốc thẩm. Việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm giúp cho Tòa án khắc phục được những thiếu sót trong những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không phụ thuộc vào thời gian của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và được thi hành từ bao giờ16. Cũng chính vì thế mà có thể nói rằng tái thẩm dân sự bảo đảm tính pháp chế xã hội chủ nghĩa của công tác xét xử. Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án có căn cứ và hợp pháp, từ đó có tác dụng bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Tư pháp, năm 2006, trang 326 - 327 16 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Tư pháp, năm 2006, trang 344 - 345 15 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 14 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn 1.2.3.2. Ý nghĩ a v ề mặt xã hội Sự xuất hiện của các quy định về giám đốc thẩm cũng như tái thẩm về bản chất không mang tính tuyên truyền, giáo dục pháp luật thế nhưng nó góp phần đảm bảo công bằng trong xã hội, tạo dựng niềm tin công lý trong nhân dân vào hoạt động xét xử của Tòa án, từ đó góp phần đảm bảo uy tín của ngành tư pháp. Bởi lẽ, pháp luật tố tụng dân sự nói chung và giám đốc thẩm, tái thẩm nói riêng trao cho người dân quyền đề nghị kháng nghị một khi phát hiện những căn cứ làm cho việc xét xử trước đó là sai lầm dẫn đến quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm. 1.3. Giám đốc thẩm, tái thẩm trong quan hệ pháp luật so sánh Giám đốc thẩm, tái thẩm cũng như phúc thẩm là những thủ tục quan trọng của pháp luật tố tụng nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng. Ở các thủ tục này có những điểm tương đồng và khác biệt tạo nên đặc trưng riêng cho mỗi thủ tục. Vì thế, trong phần thứ ba của Chương 1 – Giám đốc thẩm, tái thẩm trong quan hệ pháp luật so sánh, người viết thực hiện việc so sánh giữa hai thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm với phúc thẩm và tiếp đó là giữa nội bộ thủ tục đặc biệt giám đốc thẩm với tái thẩm. 1.3.1. Giám đốc thẩm, tái thẩm trong quan hệ pháp luật so sánh với phúc thẩm Về nguyên tắc, khi các đối tượng được đặt vào trong quan hệ so sánh thì mặc nhiên sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng sẽ là nội dung được phân tích và làm rõ. Vì thế, khi đặt giám đốc thẩm, tái thẩm vào trong quan hệ pháp luật so sánh với phúc thẩm thì những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng sẽ được thể hiện như sau: 1.3.1.1. Sự giống nhau giữa giám đốc thẩm, tái thẩm với phúc thẩm Xét trên phương diện giống nhau có thể thấy giám đốc thẩm, tái thẩm cùng với phúc thẩm là những quy định được pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận tại các chương khác nhau, cả ba thủ tục này là ba trong những công cụ hữu hiệu giúp bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa thông qua hoạt động xét và xử của Tòa án, đồng thời thông qua đó quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bị xâm phạm cũng được bảo vệ một cách tương đối nhất. Song bên cạnh đó , theo quy đị nh của pháp luật tố tụng dân sự về sự có mặt của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa thì đối với cả phiên tòa giám đốc thẩm , tái thẩm và phúc thẩm thì sự góp mặt của đại diện Viện kiểm sát là bắt buộc . 1.3.1.2. Sự khác nhau giữa giám đốc thẩm, tái thẩm với phúc thẩm Xét trên phương diện khác nhau thì giữa giám đốc thẩm, tái thẩm với phúc thẩm tồn tại không í t sự khác biệt về mặt pháp lý . Việc so sánh được thể hiện qua các tiêu chí về tính chất; đối tượng của kháng cáo, kháng nghị; chủ thể yêu cầu; tính công khai và phạm vi. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 15 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn Về tính chất: Giám đốc thẩm, tái thẩm được quy định như là một thủ tục đặc biệt trong pháp luật tố tụng dân sự, theo đó, giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Trong khi đó, phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai sau thủ tục xét xử sơ thẩm, là việc mà Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm vẫn chưa có hiệu lực pháp luật17. Như vậy, thông qua tiêu chí so sánh này có thể thấy rằng giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục xét lại nhằm kiểm tra tính hợp pháp của các bản án, quyết định của Tòa án chứ không phải là thủ tục xét xử như phúc thẩm. Về đối tượng bị kháng cáo, kháng nghị: Một cách chắc chắn rằng đối tượng kháng nghị của giám đốc thẩm và tái thẩm là những bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, có nghĩa là những bản án này được tuyên và có thể đem ra thực thi trên thực tế. Trong khi đó, đối với thủ tục phúc thẩm đối tượng của kháng cáo, kháng nghị là những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm mà vẫn chưa có hiệu lực pháp luật. Hay nói cách khác, sự khác nhau này xuất phát từ tính có hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án. Về chủ thể yêu cầu: Do không phải là cấp xét xử thứ ba cho nên cơ sở để tiến hành thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hoàn toàn khác với thủ tục xét xử phúc thẩm bởi lẽ, đối với giám đốc thẩm, tái thẩm pháp luật chỉ quy định những người có trách nhiệm nhất định mới có quyền kháng nghị để yêu cầu Tòa án cấp trên xét lại bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật, hay nói cách khác giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ được tiến hành trên cơ sở có kháng nghị mà kháng nghị này xuất phát từ chủ thể là người đứng đầu cơ quan xét xử và kiểm sát tỉnh cũng như tối cao, một cách cụ thể chủ thể kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là Chánh án Tòa án nhân dân các cấp và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Về phía thủ tục phúc thẩm, nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm đương sự hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của mình tiến hành kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm; hoặc là, khi phát hiện có sai sót trong việc xét xử thì Viện kiểm sát tiến hành kháng nghị phúc thẩm trong một thời gian luật định. Tuy nhiên, lưu ý rằng đối với phúc thẩm thì đương sự, tổ chức xã hội đã khởi kiện vì lợi ích chung không có quyền yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án đó. Về tính công khai của phiên tòa: Về nguyên tắc việc xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm được tiến hành một cách công khai, mọi công dân đều có quyền tham dự, trừ những trường hợp cần giữ bí mật nên phải xét xử kín18. Trái lại, phiên tòa giám đốc thẩm và tái thẩm do là việc kiểm tra lại tính hợp pháp của bản án, quyết định tòa án hay nói 17 18 Điều 242 BLTTDS hiện hành Điều 15 BLTTDS hiện hành GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 16 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn cách khác đó là việc kiểm tra trong nội bộ hệ thống tư pháp nên không cần tiến hành một cách công khai. Bên cạnh đó, kết quả của phiên tòa phúc thẩm là cho ra một bản án, quyết định mới trực tiếp giải quyết vụ án, trong khi phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ đưa ra quyết định giám đốc thẩm và quyết định tái thẩm. Về phạm vi: Mặc dù cả ba thủ tục tố tụng này đều giống nhau ở chổ chỉ xem xét lại phần bản án, quyết định bị kháng nghị (kháng cáo, kháng nghị đối với phúc thẩm) hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Tuy nhiên, phạm vi giám đốc thẩm và tái thẩm còn được mở rộng ra thêm, theo đó hai thủ tục này còn xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án, trong khi đó phúc thẩm thì không19. 1.3.2. Giám đốc thẩm trong quan hệ pháp luật so sánh với tái thẩm Về bản chất , giám đốc thẩm và tái thẩm đều là thủ tục tố tụng đặc bi ệt trong pháp luật tố tụng nói chung và tố tụng dân sự nói riêng, thế nhưng giữa giám đốc thẩm với tái thẩm vẫn có những điểm tương đồng cũng như khác nhau cơ bản sau : 1.3.2.1. Sự giống nhau giữa thủ tục giám đốc thẩm với tái thẩm Khi đi phân tích mặt giống nhau giữa hai thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm thì trước hết tính chất sẽ là tiêu chí được tuyệt đại đa số giới khoa học luật quan tâm và mang ra so sánh. Khi đó, pháp luật tố tụng dân sự dành ra hai điều luật 282 và 304 BLTTDS hiện hành để nói đến tính chất của hai thủ tục này và một cách rõ ràng nhất ta có thể thấy thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm đều là thủ tục xét lại các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền. Về phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm: Theo quy định tại Điều 296 và 310 BLTTDS thì hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm “chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị”. Ngoài ra, hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm còn có quyền “xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án”. Đây cũng là một điểm mới trong BLTTDS hiện hành, bỡi lẽ trước khi BLTTDS ra đời thì việc vận dụng quy định pháp luật về phạm vi giám đốc thẩm và tái thẩm ở các văn Xem thêm: Điều 263 và Điều 296 BLTTDS hiện hành 19 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 17 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn bản pháp luật trước để giải quyết các vụ tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động chưa có sự thống nhất20. Về chủ thể có thẩm quyền kháng nghị: Giám đốc thẩm và tái thẩm được xem như hoạt động kiểm tra nội bộ của ngành tư pháp về tính đúng đắn và hợp pháp của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thế nên, chủ thể có thẩm quyền kháng nghị trong trường hợp này là những người đứng đầu các cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Tòa án nhân dân tối cao hay Chánh án Tòa án hay Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh21. Bên cạnh đó, các chủ thể này đều không có quyền kháng nghị giám đốc thẩm hay tái thẩm đối với quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Về thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm: Pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận thẩm quyền giám đốc thẩm và tái thẩm khá cụ thể tại Điều 291 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Theo đó, Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh giám đốc thẩm, tái thẩm lại bản án cũng như quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện; Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa chuyên trách. Về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm: Xuất phát từ thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cho nên thủ tục để tiến hành giám đốc thẩm cũng như tái thẩm không có nhiều sự khác biệt. Cụ thể, ở hai thủ tục này người kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị; người kháng nghị có quyền rút một phần hay toàn bộ kháng nghị trước phiên tòa hay tại phiên tòa giám đốc thẩm cũng như tái thẩm; quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm có hiệu lực kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm ra quyết định. 1.3.2.2. Sự khác nhau giữa thủ tục giám đốc thẩm với tái thẩm Cũng xuất phát điểm từ tính chất của giám đốc thẩm và tái thẩm khi đi sâu vào phân tích ta có thể thấy giám đốc thẩm được tiến hành trên cơ sở bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì có vi phạm nghiêm trọng trong việc giải quyết. Còn đối với tái thẩm là trên cơ sở bản án, quyết định quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị do phát hiện những tình tiết mới, mà những tình tiết đó khi giải quyết vụ án Tòa án hoặc đương sự không thể biết được. Bên cạnh đó, về phía tái thẩm việc bản án, quyết định bị kháng nghị không xuất phát từ lỗi chuyên môn của cá nhân mà thay vào đó là do Trần Anh Tuấn, Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn đề đặt ra cho việc thi hành, Tạp chí Luật học, Đặc san về góp ý sửa đổi BLTTDS. 21 Điều 285 và Điều 307 BLTTDS hiện hành. 20 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 18 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn tình tiết trong vụ án, ở đây cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đã làm hết trách nhiệm để giải quyết vụ án và không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, đồng thời các đương sự cũng đã xuất trình đầy đủ chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình. Về căn cứ và thời hạn kháng nghị: Mặc dù đều là thủ tục xét lại tuy nhiên căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm cũng sẽ khác nhau, cụ thể là căn cứ để kháng nghị tái thẩm sẽ không phải là những sai lầm, vi phạm pháp luật khi xét xử của Tòa án như đối với giám đốc thẩm mà là việc phát hiện mới những tình tiết quan trọng làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là ba năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật trong khi đối với tái thẩm là một năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ kháng nghị. Sở dĩ, thời hạn kháng nghị của tái thẩm là một năm thay vì ba năm giống như giám đốc thẩm là do khi đã phát hiện được căn cứ để kháng nghị người có thẩm quyền phải sớm kháng nghị để sửa chữa kịp thời những thiếu sót của Tòa án trong bản án, quyết định của đã có hiệu lực pháp luật, khi đó sẽ giúp nêu cao được tinh thần trách nhiệm của những người có thẩm quyền kháng nghị. Đồng thời, một lý do đơn giản rằng thời hạn kháng nghị giữa hai thủ tục này khác nhau là do sự khác biệt về căn cứ kháng nghị. Về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm và tái thẩm: Hội đồng giám đốc thẩm cũng như tái thẩm đều có quyền không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã bị kháng nghị; hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc phúc thẩm; hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây thể hiện ở chỗ đối với tái thẩm thì Hội đồng tái thẩm không có thẩm quyền giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đúng pháp luật đã bị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị sửa án hay hủy án. Dưới góc nhìn lý luận, một cách khách quan mà nói việc so sánh này mang ý nghĩa thiết thực và không kém sự quan trọng, bỡi lẽ nó góp phần làm rõ những nét tương đồng cũng như khác biệt giữa các thủ tục để từ đó giúp cho việc lựa chọn thủ tục để giải quyết vụ án được thuận tiện và thực hiện một cách nhanh chóng hơn. 1.4. Sơ lƣợc về sƣ̣ hình thành và phát triển những quy định pháp luật về giám đốc thẩm và tái thẩm Từ sau cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã vẽ nên một trang sử mới trong lịch sử phát triển của dân tộc. Cũng từ đó một loạt các văn bản quy phạm pháp luật đã ra đời. Một lẽ tất nhiên những quy định GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 19 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cũng dần xuất hiện, tuy nhiên sự xuất hiện của hai thủ tục này có phần muộn hơn các thủ tục tố tụng khác. 1.4.1. Sự hình thành và phát triển của giám đốc thẩm, tái thẩm trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân Những quy định về giám đốc thẩm cũng như tái thẩm trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân là những quy định liên quan đến vấn đề thẩm quyền giải quyết kháng nghị cũng như xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án các cấp, từ Tòa án nhân dân tối cao cho đến các Tòa án địa phương khác. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 là Luật tổ chức Tòa án nhân dân đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những quy định về giám đốc thẩm được ghi nhận một cách chính thức và đầu tiên tại văn bản này. Theo đó, xét về thẩm quyền của Tòa án Luật tổ chức TAND năm 1960 trao cho Tòa án nhân dân tối cao thẩm quyền xét lại những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện là có sai lầm. Các Tòa án cấp dưới chỉ được quyền xét lại đối với những bản án, quyết định của Toà án địa phương và việc xét lại chỉ được thực hiện một khi các Tòa án cấp dưới này được Tòa án nhân dân tối cao phân, giao nhiệm vụ xét lại. Một cách cụ thể Điều 12 Luật tổ chức TAND năm 1960 quy định: “Những bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có sai lầm thì được xét lại. Đối với bản án và quyết định của các Tòa án nhân dân địa phương đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm thì Tòa án nhân dân tối cao có quyền xét lại hoặc giao cho Tòa án nhân dân cấp dưới xét lại. Đối với những bản án và quyết định của Tòa án nhân dân tối cao đã có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có sai lầm thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đưa ra Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét định. Đối với những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mình hoặc Tòa án cấp dưới nếu phát hiện có sai lầm thì Tòa án nhân dân địa phương có quyền nêu lên để Tòa án nhân dân tối cao xét định.” Mặc dù Điều luật này không quy định cụ thể việc xét lại thực hiện theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm, tuy nhiên căn cứ vào tính chất của giám đốc thẩm thì đây là quy định dành cho thủ tục giám đốc thẩm chứ không phải tái thẩm. Bởi lẽ, ở văn bản này cơ bản quy định về tái thẩm vẫn chưa xuất hiện. Đến năm 1981, sau khi bản Hiến pháp năm 1980 ra đời Luật tổ chức TAND năm 1981 cũng theo đó mà ra đời, đây là văn bản không chỉ thay thế mà căn bản nó còn kế thừa những quy định của Luật Tổ chức TAND năm 1960. Đặc biệt đến giai đoạn này lần GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 20 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn đầu tiên cụm từ “thủ tục tái thẩm” xuất hiện trong một văn bản luật chính thức. Đồng thời, những quy định về giám đốc thẩm và tái thẩm cũng trở nên rõ ràng hơn, một cách cụ thể nhất Điều 12 Luật tổ chức TAND năm 1981 quy định: “Những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, nếu thấy có vi phạm pháp luật, hoặc được xét lại theo thủ tục tái thẩm, nếu phát hiện những tình tiết mới”. Thông qua quy định này có thể thấy, việc xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm sẽ được thực hiện nếu như có vi phạm pháp luật chứ không phải là “phát hiện có sai lầm” như ở Luật tổ chức TAND năm 1960. Việc thay đổi này có chăng sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của những quy định về giám đốc thẩm cũng như tái thẩm ở các văn bản sau này. Ở Luật tổ chức TAND năm 1981 Tòa án nhân dân tối cao vẫn mang thẩm quyền cao nhất trong việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tuy nhiên thẩm quyền xét lại được mở rộng ra đối với các Tòa án cấp dưới. Chẳng hạn: Theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981 thì Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương được trao cho thẩm quyền “Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”. Thêm vào đó, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối với những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp dưới, tạm đình chỉ việc thi hành án nếu thấy cần thiết (theo khoản 4 Điều 35 Luật tổ chức TAND năm 1981). Như vậy, nhìn chung những quy định về giám đốc thẩm, tái thẩm ngày càng trở nên cụ thể và nguyên tắc hơn. Việc mở rộng thẩm quyền xét lại bản án cũng như quyết định đã có hiệu lực pháp luật mang ý nghĩa quan trọng bởi lẽ, trong khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu khởi kiện và yêu cầu khởi kiện của người dân cũng ngày một nhiều hơn, khi đó việc xét xử gặp sai sót dẫn đến kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là điều không thể tránh khỏi thế nhưng việc thẩm quyền xét lại bản án, quyết định của Tòa án chỉ tập trung vào Tòa án nhân dân tối cao sẽ dẫn đến tình trạng quá tải trong hoạt động giải quyết kháng nghị, cho nên việc trao cho các Tòa án cấp dưới thêm thẩm quyền kháng nghị và giải quyết kháng nghị là kịp thời và cần thiết. Sau đó, Luật tổ chức TAND năm 1992 và năm 2002 cũng lần lượt ra đời thay thế các Luật tổ chức TAND trước đó. Ở hai văn bản những quy định về giám đốc thẩm và tái thẩm không có nhiêu đổi khác so với Luật tổ chức TAND năm 1981. 1.4.2. Sự hình thành và phát triển của những quy định về giám đốc thẩm, tái thẩm trong các văn bản quy phạm pháp luật khác Trước hết, xuất phát từ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 (Pháp lệnh TTGQCVADS) đây là Pháp lệnh đầu tiên được ban hành với mục đích quy định về trình tự, thủ tục để giải quyết các vụ án dân sự nói chung và trình tự, thủ tục giám GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 21 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn đốc thẩm, tái thẩm đối với các vụ án dân sự nói riêng. Pháp lệnh TTGQCVADS được ban hành vào ngày 29/11/1989 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1990. Ở văn bản này thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm được quy định lần lượt tại hai chương khác nhau đó là Chương XII và Chương XIII. Theo đó, Đối với giám đốc thẩm, Pháp lệnh TTGQCVADS quy định có 4 căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đó là: “Việc điều tra chưa đầy đủ; kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm trong nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”22 Về người có thẩm quyền kháng nghị bao gồm Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tối cao và cấp tỉnh. Ngoài ra, thẩm quyền kháng nghị còn được trao cho Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị đối với những bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới (Theo Điều 72 Pháp lệnh TTGQCVADS). Bên cạnh đó, Pháp lệnh còn quy định về thời hạn kháng nghị, thời hạn xét xử giám đốc thẩm, phạm vi giám đốc thẩm và một số quy định khác. Trong đó, việc kháng nghị giám đốc thẩm chỉ được tiến hành trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; đặc biệt, đối với những trường hợp kháng nghị theo hướng mà không gây thiệt hại cho bất kỳ đương sự nào thì không bị hạn chế về vấn đề thời gian kháng nghị (Điều 73 Pháp lệnh TTGQCVADS). Về thời hạn xét xử giám đốc thẩm, phiên tòa giám đốc thẩm phải được tiến hành sau sáu tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị. Đồng thời, việc giải quyết kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm cũng không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị do khoản 1 Điều 76 Pháp lệnh TTGQCVADS quy định “Hội đồng giám đốc thẩm có thể xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị”. Có thể thấy, đây là những quy định tương đối cụ thể, rõ ràng và không trái với quy định của Luật tổ chức Tòa án lúc bấy giờ về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự. Đối với tái thẩm, Điều 78 Pháp lệnh TTGQCVADS quy định 4 căn cứ để bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Theo đó căn bản 4 căn cứ đó là: “Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự không thể biết được; đã xác định là lời khai của người làm chứng, kết luận giám định hoặc lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc đã có sự giả mạo bằng chứng; thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật; bản án hình sự, dân sự, quyết định của cơ quan, tổ chức mà Tòa án đã dựa vào để giải quyết vụ án đã bị hủy” 22 Điều 71 Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 22 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn Với những căn cứ này, một khi bản án cũng như quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có một trong những căn cứ kháng nghị trên thì có thể sẽ bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Về thời hạn kháng nghị tái thẩm, theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Pháp lệnh TTGQCVADS thì thời hạn kháng nghị tái thẩm là một năm kể từ ngày phát hiện được những căn cứ để kháng nghị tại Điều 78 của Pháp lệnh này. Theo đó, khi hết thời hạn kháng nghị thì mọi kháng nghị điều trở nên vô căn cứ, tuy nhiên, trong trường hợp kháng nghị theo hướng không gây bất lợi cho bất kỳ đương sự nào thì thời hạn kháng nghị sẽ không bị giới hạn. Về người có quyền kháng nghị, khác với thủ tục giám đốc thẩm, quyền kháng nghị tái thẩm chỉ được Pháp lệnh TTGQCVADS trao cho Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tối cao và cấp tỉnh (Theo Điều 79 Pháp lệnh TTGQCVADS) chứ không bao gồm thêm Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao hay Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Bên cạnh đó, những quy định về thẩm quyền tái thẩm, thời hạn xét xử, phạm vi tái thẩm được Pháp lệnh TTGQCVADS ghi nhận tương tự như thủ tục giám đốc thẩm. Sau sự ra đời của Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989 đến năm 1994 Pháp lệnh TTGQCVAKT được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 16/3/1994 và có hiệu lực từ ngày 01/7/1994. Đây là văn bản ra đời nhằm giải quyết đúng pháp luật, kịp thời các vụ án kinh tế, thế nhưng cũng giống với Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989, Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1994 cũng dành ra hai chương để quy định về thủ tục giám đốc thẩm cũng như tái thẩm, cụ thể là tại Chương XI và Chương XII. Ở văn bản này: Đối với giám đốc thẩm, quy định về căn cứ kháng nghị có sự đổi khác. Theo đó, Điều 75 của Pháp lệnh chỉ quy định có 3 căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thay vì 4 căn cứ đối với Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989, khi đó căn cứ “Việc điều tra không đầy đủ” không xuất hiện trong Pháp lệnh này. Cụ thể, Điều 75 Pháp lệnh TTGQCVAKT quy định: “Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có một trong những căn cứ sau: có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.” Sở dĩ quy định như vậy là do, về bản chất suy cho cùng việc điều tra không đầy đủ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Vậy nên, việc không quy định căn cứ thứ tư này của Pháp lệnh TTGQCVAKT là tương đối hợp lý, cũng thông qua quy định trên có thể thấy rằng đây là một trong những điểm tiến bộ, điểm sáng trong Pháp lệnh TTGQCVAKT năm 1994. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà tạo nên sự không đồng bộ giữa hai văn bản có giá trị pháp lý ngang nhau này. Về người có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, quy định của Pháp lệnh TTGQCVAKT năm 1994 không có gì khác nhiều so với Pháp lệnh TTGQCVADS năm GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 23 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn 1989, tuy nhiên bên cạnh quyền tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật người đã kháng nghị giám đốc thẩm vụ án kinh tế còn có quyền hoãn hoặc là rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa (bao gồm cả những người có quyền kháng nghị)23. Như vậy, ở Pháp lệnh TTGQCVAKT những quy định về thủ tục giám đốc thẩm nói chung và chủ thể kháng nghị nói riêng được quy định ngày một cụ thể hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật được tiến hành một cách thuận lợi hơn ở bối cảnh lúc bấy giờ. Về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, khoản 1 Điều 77 ghi nhận thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là 9 tháng kể từ ngày bản án, quyết định Tòa án có hiệu lực pháp luật. Khoảng thời gian này ngắn hơn so với thời gian 03 năm của Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989. Một cách đơn giản, ta có thể lý giải cho trường hợp này rằng, xuất phát từ bản chất vụ việc phát sinh thêm vào đó là đặc tính của từng vụ án cho nên các nhà làm luật giới hạn thời gian kháng nghị giám đốc thẩm là 9 tháng đối với các vụ án kinh tế là nhằm vừa tạo động lực cũng như áp lực để những người có thẩm quyền nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình hơn trong hoạt động giám đốc thẩm nói riêng và hoạt động tố tụng dân sự nói chung. Ngoài ra, các quy định khác về giám đốc thẩm trong Pháp lệnh này cũng được quy định một cách tương tự như ở Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989. Đối với tái thẩm, có thể thấy những quy định về tái thẩm được Pháp lệnh TTGQCVAKT năm 1994 quy định không khác nhiều so với văn bản ra đời trước đó là Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989. Sự khác biệt đến từ căn cứ kháng nghị tái thẩm, theo đó, khoản 2 Điều 82 Pháp lệnh TTGQCVAKT năm 1994 quy định căn cứ kháng nghị tái thẩm thứ hai là “Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng” thay vì “Đã xác định được là lời khai của người làm chứng, kết luận giám định hoặc lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc đã có sự giả mạo bằng chứng” như ở khoản 2 Điều 78 của Pháp lệnh TTGQCVADS. Như vậy có thể thấy, ở Pháp lệnh TTGQCVAKT đã bỏ đi phần căn cứ là lời khai của người làm chứng không đúng sự thật hoặc giả mạo bằng chứng. Có thể lý giải cho trường hợp này rằng xuất phát từ bản chất là những vụ án kinh tế cho nên không phải lúc nào cũng có sự góp mặt, tham gia của người làm chứng thế nên việc không đưa chi tiết lời khai của người làm chứng vào căn cứ kháng nghị là hợp lý. Đến năm 1996 Pháp lệnh TTGQCTCLĐ cũng ra đời, cùng với hai Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989 và Pháp lệnh TTGQCVAKT năm 1994 giải quyết các vấn đề phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau như dân sự, kinh tế hay lao động. Ở văn bản này, những quy định về giám đốc thẩm và tái thẩm có hai vấn đề lớn cần mổ xẻ đó là: giống 23 Khoản 2, 3 Điều 76 Pháp lệnh TTGQCVAKT năm 1994 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 24 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn với Pháp lệnh TTGQCVAKT về căn cứ kháng nghị vấn đề kháng nghị giám đốc thẩm chỉ được đặt ra khi có một trong 3 căn cứ quy định tại Điều 75 Pháp lệnh TTGQCVAKT. Có nghĩa là “việc điều tra không đầy đủ” cũng không phải là căn cứ thứ tư để kháng nghị. Còn về phần căn cứ kháng nghị tái thẩm, những căn cứ ở văn bản này nếu không tính đến câu chữ của quy định thì căn bản căn cứ kháng nghị là giống với Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989. Nghĩa là, lời khai của người làm chứng không rõ ràng cũng là căn cứ để kháng nghị tái thẩm và điều này khác với Pháp lệnh TTGQCVAKT. Qua đó có thể thấy sự không thống nhất trong các quy định tại 3 Pháp lệnh lúc bấy giờ. Về thời hạn kháng nghị thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là sáu tháng kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; nếu việc kháng nghị có lợi cho người lao động thì thời hạn đó là một năm (Khoản 1 Điều 75 Pháp lệnh TTGQCTCLĐ năm 1996). Ngoài ra, trước khi 3 Pháp lệnh trên ra đời giám đốc thẩm và tái thẩm còn được quy định tại các Thông tư, chẳng hạn như: Thông tư số 01/TTLN ngày 01/02/1982 hướng dẫn về thủ tục giám đốc thẩm hình sự, giám đốc thẩm dân sự ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Thông tư số 83/TATC ngày 02/8/1982 hướng dẫn thủ tục giám đốc thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư 02/TTLN hướng dẫn thủ tục tái thẩm hình sự, tái thẩm dân sự ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Nhìn chung, các Pháp lệnh trên là những cơ sở pháp lý để Tòa án tiến hành các thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, vụ án kinh tế hay các tranh chấp lao động nói chung và thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nói riêng. Những quy định về giám đốc thẩm, tái thẩm được thể hiện rõ nét, tuy nhiên, các Pháp lệnh này mới chỉ dừng lại ở việc quy định những nguyên tắc, thủ tục cơ bản mà còn thiếu nhiều những quy định cụ thể phát sinh trong quá trình giải quyết, nhiều quy định không đồng bộ và thống nhất với các văn bản pháp luật hiện hành. Chính vì sự không đồng bộ, thống nhất trong những quy định tại Pháp lệnh TTGQCVADS, Pháp lệnh TTGQCVAKT và Pháp lệnh TTGQCTCLĐ thêm vào đó với chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế trong những quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới đã dẫn đến một vấn đề cấp bách đó là phải hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp. Trước bối cảnh đó, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ra đời như một tất yếu khách quan, là liều thuốc kích thích sự phát triển pháp luật quốc gia. Trên cơ sở kế thừa và phát triển ba Pháp lệnh về thủ tục tố tụng trước đó đồng thời tiếp thu những thành tựu lập pháp của nhiều nước trên thế giới như Cộng hoà Pháp, Mỹ, Úc, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore… năm 2004, nhà lập pháp Việt Nam đã xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự chung thống nhất. Khi đó các vấn đề tố tụng về dân sự, kinh tế hay lao động đều được giải quyết thông qua văn GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 25 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn bản là Bộ luật tố tụng dân sự. Về căn cứ kháng nghị, Bộ luật tố tụng dân sự đưa ra 3 căn cứ chung về kháng nghị giám đốc thẩm và 4 căn cứ đối với tái thẩm theo quy định tại các Điều 283 và 305 BLTTDS hiện hành. Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được quy định cụ thể và rõ ràng hơn. Theo đó, thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, tuy nhiên đối với một số trường hợp mặc dù đã hết thời hạn kháng nghị nhưng nếu có một trong căn cứ tại khoản 2 Điều 288 BLTTDS hiện hành thì được kéo dài thêm 02 năm. Trong khi đó, thời hạn kháng nghị của tái thẩm là 01 năm kể từ ngày phát hiện căn cứ để kháng nghị. Như vậy, ở BLTTDS thời hạn kháng nghị bị giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định chứ không việc không giới hạn về thời gian đối với việc kháng nghị theo hướng không gây bất lợi cho bất kỳ đương sự nào trong vụ án ở 3 Pháp lệnh trước đó. Việc quy định này nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo đảm tính hợp pháp cho bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, nội dung BLTTDS còn xuất hiện thêm quy định mới để làm rõ hơn về thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm chẳng hạn như: quy định về phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm tại Điều 284 BLTTDS năm 2004 hay đơn đề nghị xét lại bản án, quyết định Tòa án đã có hiệu lực pháp luật tại Điều 284a v.v… Tiếp đó, đến năm 2010 BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bổ sung lần đầu tiên. Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung những quy định về giám đốc thẩm cũng như tái thẩm chỉ được thực hiện đối với một số quy định tại Điều 284, 288, 298 và Điều 299. Trong đó, Điều 284 BLTTDS năm 2004 quy định: “Đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác, Tòa án, Viện kiểm sát có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo bằng văn bản đến những người có thẩm quyền kháng nghị”, không quy định thời hạn gửi thông báo đến người có thẩm quyền kháng nghị trong thời hạn bao lâu. Nhận thấy sự thiếu sót hiện nay Điều 284 đã được sửa đổi, bổ sung cụ thể và chi tiết hơn, theo đó, “đối với đương sự nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Thời hạn đề nghị giám đốc thẩm của đương sự là một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật”, đồng thời “đối với Tòa án, Viện kiểm sát hoặc các nhân, cơ quan, tổ chức khác, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị”. Việc quy định đương sự gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm trong thời hạn một năm là nhằm để nâng cao trách nhiệm và quyền định đoạt của đương sự GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 26 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn trong việc đề nghị giám đốc thẩm24. Ngoài ra, đối với các sự sửa đổi, bổ sung còn lại trong BLTTDS hiện hành đa số đều mang tính chất làm rõ hơn quy định trước đó. Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay có thể thấy rằng những quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm phát triển từng ngày theo sự phát triển của dòng chảy lịch sử. Từ những quy định còn mang tính nguyên tắc, phân bố tản mạn, chồng chéo giờ đây các quy định đó đã được tập hợp và pháp điển hóa một cách cụ thể, chi tiết cũng như rõ ràng hơn, khi đó việc áp dụng pháp luật vào trong việc giải quyết các vụ việc dân sự trở nên dễ dàng và thống nhất có hiệu quả hơn. Tóm lại, thông qua những nội dung đã được phân tí ch ở trên có thể thấy những nhận thức chung về thủ tục giám đốc thẩm , tái thẩm được xem như cơ sở hạ tầ ng cho việc đi sâu vào phân tí ch hai thủ tục này ở Chương 2 của đề tài nghiên cứu. Từ khái niệm giám đốc thẩm , tái thẩm cho đến đặc điểm , vai trò , ý nghĩ a , lược sử và cả việc so sánh giữa giám đốc thẩm, tái thẩm, phúc thẩm với nhau cơ bản đã được làm rõ. Trong đó, việc phân tí ch khái niệm của giám đốc thẩm , tái thẩm mang ý nghĩ a giúp chúng ta có thể hiểu và nắm rõ thế nào là giám đốc thẩm và thế nào là tái thẩm để từ đó tạo đ iều kiện thuận lợi cho việc tì m hiểu các nội dung khác của thủ tục . Có thể nói , mỗi đối tượng cụ thể sẽ mang những đặc điểm khác nhau và giám đốc thẩm , tái thẩm cũng thế các đặc điểm của hai thủ tục này đã được tr ình bày khá cụ thể với ba đặc điểm chung và cơ bản nhất . Không dừng lại ở đó , tầm quan trọng và ý nghĩ a tồn tại của thủ tục giám đốc thẩm , tái thẩm cũng được làm rõ thông qua hai tiểu mục vai trò và ý nghĩ a của giá m đốc thẩm, tái thẩm. Đặc biệt bằng phương pháp so sánh , đối chiếu sự giống và khác nhau giữa ba thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và phúc thẩm cũng được làm rõ và trình bày một cách cụ thể nhất trong mối quan hệ pháp luật so sánh. Và, sau cùng đó là phần trì nh bày sơ lược về sự hì nh thành và phát triển của quy đị nh giám đốc thẩm , tái thẩm. Nhìn chung, hai thủ tục xét lại bản án , quyết đị nh dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật là hai thủ tục không thể tách rời và tồn tại ngoài hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Tòa án nhân dân tối cao, Tài liệu tập huấn sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự, NXB. Tòa án nhân dân tối cao, năm 2011, tr36-37. 24 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 27 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM  Pháp luật tố tụng dân sự thời gian qua đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng cũng như bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong giải quyết vụ việc dân sự và để có thể bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp đó cũng như đảm bảo việc xét xử của Tòa án được đúng đắn, pháp luật tố tụng dân sự đã xây dựng được một cơ chế tố tụng tương đối thích hợp. Bên cạnh sự tồn tại của những quy định về thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm hai thủ tục tố tụng giám đốc thẩm và tái thẩm cũng được pháp luật tố tụng quy định một cách khá chặt chẽ chính vì thế thông qua đó mà mục đích của tố tụng dân sự được đảm bảo thực hiện. Không riêng gì sơ thẩm và phúc thẩm, Bộ luật tố tụng dân sự cũng dành ra hai chương đó là Chương XVIII và Chương XIX với khoảng 31 Điều luật để quy định về thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. Khi đó, việc tìm hiểu và làm rõ những quy định về hai thủ tục đặc biệt này là thiết thực và không kém phần quan trọng. Trong Chương 2 của Luận văn này người viết đi sâu vào phân tích 3 nội dung chính sau: quy định của pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và Phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. 2.1. Những quy định về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm Đối với một bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để được xem xét lại hay nói cách khác là để được kiểm tra lại tính đúng đắn và hợp pháp theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc là tái thẩm thì trước hết bản án, quyết định đó phải bị kháng nghị bởi người có thẩm quyền. Kháng nghị là hoạt động diễn ra trước khi mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm là điều kiện cần và đủ để phiên tòa được tiến hành trên cơ sở tồn tại của quyết định kháng nghị. Do đó, việc phân tích những quy định của pháp luật tố tụng dân sự về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là tiền đề cho việc tìm hiểu thủ tục tại phiên tòa. Với người viết khi phân tích quy định về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm người viết sẽ đi phân tích từ những quy định mang tính chất chung nhất cho đến riêng biệt nhất về giám đốc thẩm và tái thẩm. Cụ thể, trước hết là việc làm rõ ai là người có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thông qua quy định về chủ thể kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Tiếp đó là đối tượng bị kháng nghị, căn cứ kháng nghị, việc phát hiện bản án, quyết định cần được xét lại, thủ tục nhận và xem xét đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và sau cùng là ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 28 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn 2.1.1. Chủ thể kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm Giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục đặc biệt xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhằm đảm bảo cho bản án, quyết định đã được tuyên hợp pháp và có căn cứ. Việc xét lại bản án, quyết định này không được thực hiện một cách tùy tiện, thiếu căn cứ. Vậy nên, nhằm đề cao trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong việc tổ chức kiểm sát, giám đốc xét xử tránh việc kháng nghị tràn lan làm mất tính ổn định cho bản án, quyết định đã có hiệu lực cũng như để phù hợp, thống nhất với Luật tổ chức TAND năm 2002, pháp luật tố tụng dân sự đã đặt ra quy định và trao cho một nhóm chủ thể nhất định có được thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Như vậy, chủ thể nào lại mang quyền hạn kháng nghị như vậy và với quyền đó họ có những nhiệm vụ cũng như quyền hạn trong việc thực hiện kháng nghị là như thế nào? Và những phân tích sau đây sẽ làm rõ hai vấn đề cơ bản vừa kể trên. Trước hết, Bộ luật tố tụng dân sự ra đời mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Là công cụ hữu hiệu giúp người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi quyền và lợi ích đó bị xâm phạm. Khác với sơ thẩm hay phúc thẩm, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì đương sự, các tổ chức xã hội đã khởi kiện vì lợi ích chung không được quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm một cách trực tiếp mà thay vào đó nếu phát hiện được căn cứ kháng nghị các chủ thể này phải thực hiện việc kháng nghị thông qua những người có thẩm quyền để những người này tiến hành xem xét và đưa ra quyết định kháng nghị. Ngoài ra, trong trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát khác phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng đối với giám đốc thẩm hay phát hiện có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án, Viện kiểm sát này cũng không được quyền kháng nghị mà phải thông báo bằng văn bản cho những người có thẩm quyền để những người này xem xét kháng nghị bản án, quyết định đó trong thời gian luật định25. Giữ vai trò quan trọng trong việc kháng nghị và được pháp luật tố tụng dân sự quy định tại Điều 285 và 307 của BLTTDS hiện hành, những chủ thể có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bao gồm: Thứ nhất, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đây là một trong những chủ thể đứng đầu ngành Tòa án cũng như Kiểm sát, bên cạnh những thẩm quyền về chuyên môn họ còn được pháp luật trao cho thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 285 cũng như khoản 1 Điều 307 Bộ luật tố tụng dân sự hiện Xem thêm: Điều 284 và 306 BLTTDS hiện hành 25 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 29 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn hành thì Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND các cấp. Tòa án nhân dân các cấp ở đây được hiểu là bao gồm: các Tòa phúc thẩm, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động của Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân cấp huyện. Mặc dù vậy, đối với quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì chủ thể này không có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bởi lẽ trường hợp này đã có thủ tục tố tụng khác để điều chỉnh26. Thứ hai, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Theo quy định tại khoản 2 Điều 285 và Điều 307 thì hai chủ thể này có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện. Đặc biệt, với thẩm quyền của mình các chủ thể có quyền kháng nghị này không chỉ thực hiện việc kháng nghị mà còn có trách nhiệm xem xét những đề nghị xét lại bản án cũng như quyết định đã có hiệu lực pháp luật được gửi đến từ các chủ thể khác theo quy định tại Điều 284 cũng như 306 của BLTTDS hiện hành. Chẳng hạn: Việc TAND quận Ninh Kiều (TP. Cần Thơ) xét xử một vụ án dân sự và ra bản án sơ thẩm. Sau đó, do không có ai hay Viện kiểm sát nào kháng cáo hay kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm cho nên theo quy định của pháp luật sau 15 ngày bản án sơ thẩm này trở thành một bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật. Và sau đó bên phía nguyên đơn cho rằng bản án sơ thẩm xử sai (hay nói cách khác là vi phạm một trong những căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm) nên làm đơn yêu cầu xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Trong trường hợp này, Chánh án TAND Thành phố Cần Thơ cũng như Chánh án TAND tối cao đều có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với trường hợp trên. Tuy nhiên hiện nay mà cụ thể là tại Tờ trình về Dự thảo sửa đổi Luật tổ chức TAND năm 2002 có hai luồng ý kiến bàn về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm , tái thẩm của Chánh án TAND cấp tỉ nh. Theo đó: Ý kiến thứ nhất, đây là ý kiến đề nghị theo hướng không quy định thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Chánh án TAND cấp tỉnh vì TAND cấp tỉnh không còn Ủy ban thẩm phán; không thực hiện chức năng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm 26 Xem thêm: Khoản 1 Điều 285 BLTTDS hiện hành quy đinh: “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao” Khoản 1 Điều 307 BLTTDS hiện hành quy định: “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao” GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 30 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn mà chỉ thực hiện việc giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm các loại vụ việc theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ xét xử đối với các Tòa án cấp dưới. Ý kiến thứ hai, TAND cấp tỉnh vẫn phải báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nên TAND cấp tỉnh vẫn thực hiện một số chức năng giám đốc, kiểm tra đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới. Theo đó, cần quy định theo hướng khi phát hiện có sai sót, Chánh án TAND cấp tỉnh có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới nhưng không thực hiện chức năng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Các bản án, quyết định bị Chánh án TAND cấp tỉnh kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ do các Tòa chuyên trách của TAND cấp cao xét xử27. Trước những ý kiến như vậy, Dự thảo sửa đổi Luật tổ chức Tòa án nhân dân chỉ quy định Chánh án TAND cấp tỉnh có quyền kiến nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thay vì kháng nghị trực tiếp như quy định hiện tại. Đồng thời, Dự thảo cũng xuất hiện quy đị nh Chánh án TAND cấp cao được quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án , quyết đị nh đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa sơ thẩm khu vực thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ tại Điểm c khoản 2 Điều 34 Dự thảo sửa đổi Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. Với người viết, qua quá trình tìm hiểu cũng đồng tình với quan điểm thứ nhất nghĩa là chỉ quy định Chánh án TAND tối cao thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bởi các lý do: Thứ nhất, bản chất của việc xem xét kháng nghị để xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị là hoạt động kiểm tra nội bộ của hệ thống ngành tư pháp khi đó, việc trao cho người đứng đầu ngành Tòa án cũng như kiểm sát để tiến hành kháng nghị là hợp lý, tạo điều kiện để Chánh án quản lý được công tác xét xử của Tòa án cấp dưới được thuận lợi hơn. Thứ hai, việc chỉ trao cho Chánh án TAND tối cao giúp hạn chế được sự nhọc nhằn trong việc phân chia nhiệm vụ đâu là việc kháng nghị của Chánh án TAND cấp tối cao, đâu là của Chánh án TAND cấp tỉnh bởi trên thực tế áp dụng quy định pháp luật đang tồn tại khó khăn trong việc xác định chủ thể có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Như vậy, một cách tổng thể ta có thể thấy rằng chỉ có Chánh án TAND cấp trên, Viện trưởng VKSND cấp trên, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao mới có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm cũng như tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, thông qua các quy định của pháp luật mà cụ thể là quy định tại Điều 285 cũng như Điều 307 của BLTTDS hiện hành đã làm nổi bật lên việc phân cấp thẩm quyền kháng nghị. Tuy nhiên, việc phân cấp thẩm quyền kháng nghị này chỉ mang nghĩa tương đối bởi lẽ, trên thực tế Chánh án TAND tối cao, Dự thảo Tờ trình về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Tòa án nhân dân tối cao, trang 15 27 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 31 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn Viện trưởng VKSND tối cao chủ yếu chỉ tiến hành kháng nghị đối với các bản án hoặc là quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh và TAND tối cao chứ không bao gồm luôn cả TAND cấp huyện. Song song đó, thông qua việc kháng nghị các chủ thể có quyền kháng nghị này còn có các quyền đặc trưng sau: Đối với giám đốc thẩm, người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và việc hoãn thi hành án này sẽ được thực thi theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự. Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm. Đối với tái thẩm, cũng giống với giám đốc thẩm bên cạnh thẩm quyền kháng nghị người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật còn có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm. Người đã kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Đồng thời, trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà giám đốc thẩm hay tái thẩm, người đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị nếu xét thấy việc kháng nghị không còn cần thiết như các đương sự đã tự nguyện thoả thuận được với nhau giải quyết vụ án hoặc vụ án đó đã được thi hành xong. Như vậy, có thể thấy đó là những quy định mang tính chất hỗ trợ cho việc kháng nghị được tiến hành một cách hiệu quả và kịp thời. Nhìn chung, sự tồn tại của các quy định về chủ thể có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi lẽ thông qua việc kháng nghị sẽ tạo tiền đề cho sự xuất hiện của thủ tục giám đốc thẩm cũng như tái thẩm ở bước giải quyết tiếp theo. Một lẽ tất nhiên thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ có thể được tiến hành một khi có kháng nghị, và những kháng nghị này là hợp pháp và có căn cứ. 2.1.2. Đối tượng bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm Về nguyên tắc, đối tượng của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ bao gồm những bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Trong đó, đối tượng của kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là những bản án, quyết định dân sự bị phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết, còn đối tượng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là những bản án, quyết định được cho là không đúng với thực tế khách quan do mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà trước đó Tòa án và các đương sự không thể biết được khi giải quyết vụ việc dân sự. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 32 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn Theo quy định của BLTTDS mà cụ thể là quy định tại các Điều 188, Điều 279, Điều 302 bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có thể trở thành đối tượng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bao gồm: - Bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị; - Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự; - Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; - Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm. Ngoại trừ, quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Đối tượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm về cơ bản sẽ khác với tái thẩm. Tuy cũng là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm đã hàm chứa sự sai lầm ngay khi tuyên án còn bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trước khi phát hiện ra tình tiết mới vẫn được coi là hợp pháp và có căn cứ. Nhìn chung, đối với tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đều có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm nếu như đã có căn cứ kháng nghị hợp pháp. Thế nên, bản án cũng như quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật thì dù có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án hoặc là có tình tiết mới phát hiện thì cũng không phải là đối tượng của quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự pháp luật tố tụng dân sự quy định “Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”28, nghĩa là quyết định công nhận sự thỏa thuận mặc dù là sản phẩm của việc hòa giải tại Tòa án nhưng nếu sự thỏa thuận giữa các đương sự xuất phát từ nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vẫn có thể trở thành đối tượng bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Về phía quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm cũng như tái thẩm, các quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm hay tái thẩm ra quyết định và khi đó mặc dù đã được tiến hành theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm đó vẫn có thể bị kháng nghị nếu như có căn cứ được quy định tại Điều 285 và Điều 307 của BLTTDS hiện hành. Ngoài ra, cần lưu ý rằng quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao sở dĩ không bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là bởi vì Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc xét lại sẽ chỉ được thực Khoản 2 Điều 188 BLTTDS hiện hành 28 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 33 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn hiện theo một thủ tục đặc biệt quy định tại Chương XIXa của BLTTDS hiện hành. Theo một số nước trên thế giới cũng vậy, bản án của Tòa phá án hoặc thủ tục giám đốc thẩm với quan niệm việc xét xử không phải là vô cùng mà phải có điểm dừng và Tòa phá án là cơ quan xét xử cao nhất và cuối cùng của một quốc gia29. Không dừng lại ở đó, việc xác định việc dân sự có áp dụng những quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm để giải quyết như vụ án dân sự hay không là vấn đề quan trọng và cần làm rõ. Trước kia, theo Nghị quyết số 03/ HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Pháp lệnh TTGQCVADS thì đối với các việc về yêu cầu tuyên bố một người là mất tích hoặc đã chết mà người bị xác định là đã mất tích hoặc đã chết đó lại quay trở về thì vụ việc sẽ được xét lại theo thủ tục tái thẩm. Hiện nay, theo quy định của BLTTDS thì yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết lại thuộc thẩm quyền của toà án cấp sơ thẩm. Ngoài ra, toà án cấp sơ thẩm cũng có thẩm quyền giải quyết đối với các yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Do vậy, có thể suy luận việc xem xét lại theo thủ tục tái thẩm đối với các loại việc này không được đặt ra. Tuy nhiên, đối với các việc dân sự khác mà quyết định về việc dân sự đã có hiệu pháp luật mà có sai lầm, vi phạm pháp luật hoặc phát hiện có tình tiết mới thì có được kháng nghị để xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hay không? Theo quy định tại Điều 311 BLTTDS hiện hành về nguyên tắc giải quyết việc dân sự thì khi giải quyết việc dân sự, Toà án áp dụng những quy định của Chương XX, đồng thời áp dụng những quy định khác của BLTTDS không trái với những quy định của Chương này để giải quyết những việc dân sự. Như vậy, các quy định tại Điều 311 BLTTDS cũng không thể hiện rõ ràng về việc có áp dụng thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các việc dân sự hay không và nếu có áp dụng thì sẽ được áp dụng đối với các loại việc dân sự nào, cho nên vấn đề đặt ra là cần có những quy định cụ thể hơn về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với việc dân sự. 2.1.3. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm Sự khác biệt về tính chất của các căn cứ kháng nghị là cơ sở chủ yếu cho việc thiết lập hai thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật tương ứng là thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Thông thường những sai lầm, vi phạm pháp luật của Tòa án có nguồn gốc từ chính sự nhận thức, đánh giá không đúng đắn về sự việc hoặc về pháp luật do sự ngộ nhận hoặc thiếu cẩn trọng của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân với chứng cứ, tài liệu có sẵn trong hồ sơ hoặc đối với các quy định của pháp luật nội dung và tố tụng Điều 621 và Điều 622 BLTTDS mới của Pháp 29 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 34 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn dân sự30. Bên cạnh đó, sai lầm về sự việc của Tòa án có thể do yếu tố ngoại cảnh tác động mà đương sự hoặc Tòa án không thể biết được như: thiếu những tình tiết, sự kiện cần thiết hoặc các tình tiết, sự kiện mà Tòa án dựa vào để giải quyết vụ việc đã bị giả mạo, được kết luận không đúng. Các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được xây dựng và quy định tại Điều 283 và 305 của BLTTDS hiện hành. 2.1.3.1. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm Để tiến hành việc kháng nghị những người có thẩm quyền không đơn giản là thực hiện việc kháng nghị theo cảm tính hay theo những suy nghĩ chủ quan thiếu căn cứ của mình mà thay vào đó là phải dựa trên những căn cứ nhất định được pháp luật tố tụng dân sự quy định. Những căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được pháp luật quy định trên cơ sở sai lầm, vi phạm pháp luật của Tòa án trong việc giải quyết vụ án dân sự. Trước khi Bộ luật tố tụng dân sự ra đời, các Pháp lệnh trước đó như Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989, Pháp lệnh TTGQCVAKT năm 1994 hay Pháp lệnh TTGQCTCLĐ năm 1996 đều có đưa ra các quy định về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm. Tuy nhiên, những quy định ở các pháp lệnh này chưa có sự thống nhất với nhau bởi lẽ khác với Pháp lệnh TTGQCVAKT hay Pháp lệnh TTGQCTCLĐ ngoài ba căn cứ là “kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những chi tiết khách quan trong vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật” tại Điều 71 của Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989 còn quy định thêm căn cứ “Việc điều tra không đầy đủ”. Sự không thống nhất giữa ba pháp lệnh trên đã trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, theo đó, vừa kế thừa vừa phát huy tinh thần của ba pháp lệnh trước đó Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành chỉ quy định 3 căn cứ - là những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án được nhà làm luật quy định là căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm. Cụ thể, theo quy định tại Điều 283 thì “Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau: kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.” Sở dĩ, Bộ luật tố tụng dân sự quy định như vậy là do suy cho cùng căn cứ “Việc điều tra không đầy đủ” trong Pháp lệnh TTGQCVADS chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến “Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách Nguyễn Công Bình, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Giáo dục, năm 2011, trang 252 30 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 35 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn quan của vụ án”31. Vốn dĩ đây là trường hợp mà Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án đã có những sai lầm khi đánh giá về tình tiết cũng như sự kiện của vụ việc dân sự từ đó mà dẫn đến kết quả xét xử cũng bị sai. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng quy định về căn cứ kháng nghị trong BLTTDS hiện hành có những hạn chế nhất định. Sau đây, những căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm sẽ được phân tích và làm rõ. Với giám đốc thẩm pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định 3 căn cứ cơ bản sau32:  Thứ nhất, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Về mặt lý luận, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án được hiểu là Tòa án đã đưa ra kết luận trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng kết luận đó không phù hợp với các chứng cứ của vụ án hoặc Tòa án đã dựa vào những chứng cứ giả mạo mà các bên đương sự đã cung cấp cho Tòa án dẫn đến bản án, quyết định của Tòa án không đúng sự thật khách quan33. Ở đây việc xác định sự thật khách quan của vụ án là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Về nguyên tắc, trên cơ sở chứng cứ mà đương sự đã có nghĩa vụ cung cấp, Tòa án phải đưa ra các kết luận cũng như căn cứ cho việc xét xử. Vì thế, các kết luận trong bản án, quyết định phải phù hợp với chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, tuy nhiên trong trường hợp ngược lại nghĩa là kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với chứng cứ có trong vụ án nhưng để đảm bảo công bằng, công lý trong xét xử thì bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đã căn cứ vào kết luận trên để giải quyết vụ án phải được xét lại. Và thủ tục xét lại trong trường hợp này là thủ tục giám đốc thẩm. Thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án, thế nhưng người có thẩm quyền thường tiến hành kháng nghị giám đốc thẩm nếu như căn cứ kháng nghị thuộc một trong các trường hợp sau: Một là, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những chứng cứ, tài liệu đã được điều tra xác minh công khai tại phiên tòa. Nghĩa là, các chứng cứ, tài liệu được đương sự thu thập và được cơ quan tiến hành tố tụng điều tra cũng như xác minh một cách công khai tại phiên tòa, tuy nhiên trong bản án hoặc quyết định của Tòa án lại đưa ra kết luận không phù hợp với những chứng cứ cũng như tài liệu đó dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Trần Anh Tuấn, Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn đề đặt ra cho việc thi hành, Tạp chí Luật học, Đặc san về góp ý sửa đổi BLTTDS. 32 Điều 283 BLTTDS hiện hành 33 Trương Thanh Hùng, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Đại học Cần Thơ, năm 2012, trang 181 31 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 36 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn Hai là, tại phiên tòa không xem xét những tình tiết có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án mà Tòa án dựa vào đó để kết luận về vụ án. Nghĩa là, trước những tình tiết có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án Tòa án dựa vào đó và đưa ra kết luận ngay thay vì phải xem xét một cách chi tiết nhằm xác định tình tiết đó có phù hợp với nội dung vụ án nói chung và chứng cứ trong vụ án nói riêng hay không. Ba là, có sự mâu thuẫn giữa các chứng cứ có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án nhưng trong bản án, quyết định Tòa án không nêu lý do của việc chấp nhận chứng cứ này và bác bỏ chứng cứ khác. Nghĩa là, trong một vụ án xuất hiện nhiều chứng cứ mâu thuẫn với nhau thế nhưng khi Tòa án lựa chọn một hay nhiều chứng cứ trong số những chứng cứ đó mà không nêu ra lý do của việc chấp nhận cũng như bác bỏ chứng cứ dẫn đến việc giải quyết vụ án vấp phải sai lầm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án. Bốn là, kết luận trong bản án, quyết định có mâu thuẫn ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan. Nhìn chung, là một trong những căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm thế nhưng ngoài BLTTDS hiện hành ra thì hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn việc áp dụng quy định về căn cứ này vào trong thực tiễn do đó đã gây không ít khó khăn cho công tác kháng nghị. Đặc biệt là phải làm thế nào để xác định đâu là phần kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.  Thứ hai, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Thủ tục tố tụng là những quy định của pháp luật về các hoạt động của cơ quan, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong hoạt động tố tụng, đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải thực hiện đúng, đầy đủ các thủ tục tố tụng. Việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng của người tiến hành tố tụng thông thường dẫn đến việc giải quyết vụ án dân sự không được khách quan, công bằng, vi phạm đến quyền và lợi ích của đương sự. Thế nên, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là một trong 3 căn cứ, mà thông qua đó người có thẩm quyền có thể kháng nghị để bản án, quyết định Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được xem xét lại. Về mặt pháp lý, trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành không có quy định thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, đồng thời nghiêm trọng ở đây là ra sao. Vì thế, đã gây ra không ít khó khăn cho cơ quan áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy các vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng dân sự thường được hiểu dưới các dạng như việc Tòa án tiến hành giải quyết vụ việc nhưng đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản quy định tại Chương II BLTTDS, các nguyên tắc cơ bản ở đây là: nguyên tắc hòa giải, nguyên tắc xét xử công bằng, nguyên tắc độc lập xét xử, nguyên tắc về tiếng nói GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 37 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn chữ viết trong tố tụng dân sự v.v...hoặc là vi phạm các quyền tố tụng cơ bản của đương sự như quyền tham gia phiên tòa; xác định sai thẩm quyền của Tòa án, xác định sai tư cách đương sự v.v...Bản chất vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được hiểu là những vi phạm trong quá trình điều tra hoặc xét xử vụ án mà chúng có thể tước bỏ hoặc hạn chế quyền của những người tham gia tố tụng hoặc làm cho Tòa án xét xử không khách quan, không đúng pháp luật hoặc thiếu căn cứ34. Có thể thấy, để đảm bảo tính hợp pháp cho các bản án, quyết định của Tòa án thì việc xét xử phải tuân thủ chặt chẽ những quy định về thủ tục. Mọi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng đều có thể dẫn đến việc giải quyết vụ án không đúng đắn, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Thế nên, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật phải được xét lại một khi có vi phạm trong thủ tục tố tụng. Theo đó, thông thường những vi phạm này mang đặc điểm: phải có hành vi không thực hiện những quy định bắt buộc trong BLTTDS; hoặc là có hành vi thực hiện, nhưng thực hiện không đúng theo trình tự, thủ tục đã quy định; các hành vi trên phải xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của đương sự; Bỏ qua hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ thủ tục làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan. Một cách cụ thể vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng có thể là một trong các trường hợp sau: - - - Tòa án không tiến hành hòa giải đối với những vụ án dân sự bắt buộc phải hòa giải hoặc tiến hành hòa giải đối với các vụ án dân sự không được hòa giải được quy định tại các Điều 180 và 181 BLTTDS hiện hành; Hội đồng xét xử không đúng quy định pháp luật. Chẳng hạn như: Thẩm phán, Hội thẩm đã hết nhiệm kỳ mà chưa được tái nhiệm; Kết luận giám định lại vẫn do giám định viên đầu tiên tiến hành; Việc xét xử được thực hiện sai thẩm quyền. Chẳng hạn, Tòa án cấp huyện tiến hành xét xử đối với vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp tỉnh; Xét xử vắng mặt đương sự trong trường hợp sự có mặt của họ tại phiên tòa là bắt buộc. Cụ thể như trường hợp, bị đơn hoặc là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng và họ không yêu cầu xét xử vắng mặt cũng như pháp luật tố tụng không cho phép xét xử vắng mặt nhưng Tòa án có thẩm quyền vẫn đem vụ án ra xét xử. Ở đây, việc Tòa án xét xử như vậy là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Nguyễn Đức Mai, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2012, trang 512 34 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 38 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn - Nội dung quyết định của bản án mâu thuẫn với biên bản nghị án hoặc với biên bản phiên tòa; - Bản án không có đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xét xử. Bởi lẽ, về nguyên tắc một trong những căn cứ để bản án hợp pháp là phải có đủ chữ ký - của các thành viên Hội đồng xét xử trong bản án đó; Xác định sai tư cách tố tụng của đương sự làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền tố tụng và lợi ích họ; - Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm vượt quá phạm vi xét xử phúc thẩm...v.v35 Như vậy, một căn cứ kháng nghị nữa đã được phân tích và làm rõ. Sự tồn tại của căn cứ kháng nghị này là xuất phát từ lỗi chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng – nơi mà người dân gửi gấm niềm tin công lý. Bản chất của căn cứ “có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” vốn dĩ tồn tại những hạn chế nhất định đòi hỏi cần phải có văn bản hướng dẫn để việc áp dụng thuận lợi và hiệu quả hơn.  Thứ ba, có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Cũng giống với căn cứ “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” pháp luật tố tụng dân sự hiện hành cũng không đưa ra quy định cụ thể để giải thích thế nào là “có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật” tuy nhiên, dưới góc nhìn khoa học luật, sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật là việc Tòa án đã áp dụng sai các quy định của pháp luật vào việc giải quyết vụ án. Việc áp dụng sai các quy phạm pháp luật sẽ dẫn đến hậu quả Tòa án quyết định sai quyền, nghĩa vụ của đương sự thế nên cần phải xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Những sai lầm trong việc áp dụng pháp luật thường xuất phát từ việc Tòa án đã áp dụng văn bản pháp luật không còn hiệu lực, không đúng hoặc là áp dụng không đúng điều luật, giải thích không đúng nội dung quy định của điều luật vào việc giải quyết vụ án dân sự dẫn đến xét xử không đúng v.v…Tuy nhiên, trên thực tế Tòa án mắc sai phạm nhiều và phổ biến nhất dẫn đến việc bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đó là việc áp dụng sai điều luật hoặc không đúng nội dung quy định của điều luật vào việc giải quyết vụ án dân sự36. Hay nói cách khác, Tòa án áp dụng không đúng điều khoản Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình hay những văn bản pháp luật khác. Nguyễn Đức Mai, Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2012, trang 512 - 513 36 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Tư pháp, năm 2006, trang 331 35 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 39 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn Như vậy, với những căn cứ kể trên để phát hiện và kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm một cách kịp thời và hiệu quả, người có quyền kháng nghị phải dựa vào việc kiểm tra công tác xét xử của Tòa án cấp dưới; dựa vào việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đơn tố cáo, thông báo của đương sự và các công dân, kiến nghị của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội…Bên cạnh đó, đối với Tòa án cũng như Viện kiểm sát cấp dưới nếu phát hiện thấy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật sai lầm thì có trách nhiệm báo cáo lên Tòa án, Viện kiểm sát cấp trên. Khi đó về nguyên tắc Tòa án, Viện kiểm sát cấp trên sẽ tiến hành kiểm tra lại nếu thực sự có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật thì người có thẩm quyền kháng nghị của Tòa án, Viện kiểm sát cấp trên sẽ ra quyết định kháng nghị. Đây là căn cứ để tiến hành thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự. Song bên cạnh đó, việc kháng nghị sẽ dẫn đến hệ quả là Tòa án sẽ xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và tạm đình việc thi hành án. Thế nên, trước khi kháng nghị đòi hỏi người có thẩm quyền kháng nghị cần phải nghiên cứu cũng như xác định kỹ căn cứ kháng nghị có hợp pháp hay không để tránh việc kháng nghị không đúng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, cần hiểu rằng đối với những bản án, quyết định tuy có sai lầm nhưng thực tế không sửa chữa được thì vấn đề kháng nghị không nên được đặt ra. Chẳng hạn như, bản án cho ly hôn không có căn cứ nhưng một bên đã kết hôn với người khác. Trong trường hợp này việc xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm không mang ý nghĩa. Đồng thời, đối với Viện kiểm sát khi cần nghiên cứu hồ sơ để xem xét việc kháng nghị thì Viện kiểm sát phải có công văn yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát mượn. Khi đó Tòa án có nhiệm vụ chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát, cho đến khi nghiên cứu xong thì tiến hành chuyển trả hồ sơ vụ án lại cho Tòa án nếu không phát hiện căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Như vậy, hiện nay theo quy định của BLTTDS hiện hành thì có 3 căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Đó là “Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật”, 3 căn cứ này tồn tại từ trước khi BLTTDS hiện hành ra đời cụ thể là tồn tại trong Pháp lệnh TTGQCVADS, Pháp lệnh TTGQCTCLĐ và Pháp lệnh TTGQCVAKT thế nhưng, cho đến hiện tại quy định pháp luật về 3 căn cứ này cũng chỉ nằm yên ở việc liệt kê các căn cứ chứ chưa có bất kỳ một văn bản hướng dẫn chi tiết cho từng căn cứ. Đó là hạn chế lớn nhất về căn cứ kháng nghị trong thực tiễn áp dụng hiện nay và cần được giải quyết kịp thời. 2.1.3.2. Căn cứ kháng nghị tái thẩm Bên cạnh thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cũng là cách thức xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Về nguyên tắc, để tiến hành kháng nghị thì GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 40 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn người có thẩm quyền kháng nghị phải dựa trên những căn cứ nhất định do pháp luật quy định, xuất phát từ tính chất của tái thẩm “tái thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó”37 thế nên, những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm dựa trên cơ sở là mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà trước đó Tòa án cũng như đương sự đã không thể biết được. Tuy chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về thế nào là “tình tiết mới” được coi là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm nhưng cơ bản những tình tiết được phát hiện phải mang các đặc điểm sau: một là, tình tiết này là tình tiết mới được phát hiện mà Tòa án, các đương sự không biết khi Tòa án ra bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; hai là, tình tiết này có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tại BLTTDS hiện hành thì căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được quy định ở Điều 305. Cụ thể, “Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm phải có một trong những căn cứ sau đây: mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong việc giải quyết vụ án; có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ”. Theo đó,  Thứ nhất, mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong việc giải quyết vụ án. Trước hết, khi xác định những tình tiết nào mới được phát hiện là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì phải xét tới 3 vấn đề cơ bản sau38: - Tình tiết mới được phát hiện phải là tình tiết đã có vào lúc Tòa án giải quyết vụ án mà Tòa án và đương sự đã không thể biết được. Những tình tiết mới phát sinh sau khi Tòa án giải quyết vụ án thì không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm; - Tình tiết mới được phát hiện phải là những tình tiết quan trọng, liên quan đến vụ án, làm thay đổi hẳn nội dung vụ án, làm cho bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không hợp pháp, không có căn cứ. Đối với những tình tiết tuy mới được phát hiện nhưng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật giữa các đương sự, Điều 304 BLTTDS hiện hành Viện khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, NXB. Tư pháp, năm 2012, trang 482-483 37 38 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 41 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn không có mối quan hệ nhân quả đối với quyết định của Tòa án tái thẩm thì cũng không là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm; - Những tình tiết mới được phát hiện làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm phải là những tình tiết Tòa án muốn xác định được phải qua quá trình xét xử lại. Những tình tiết đã có sẵn trong hồ sơ vụ án, Tòa án không đánh giá sử dụng hoặc những tình tiết đã có vào lúc Tòa án giải quyết vụ án nhưng do sai lầm nên Tòa án không phát hiện được, không yêu cầu đương sự cung cấp thì không được coi là tình tiết mới. Như vậy, một khi tình tiết mới phát hiện thỏa mãn một trong ba đặc điểm trên thì về cơ bản đó được xem là căn cứ để kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm. Chẳng hạn, trường hợp chia di sản thừa kế bản án đã chia di sản thừa kế theo pháp luật, nhưng sau đó phát hiện nguyên đơn đã giấu di chúc của người để lại di sản. Khi đó, theo quy định pháp luật bản án ấy có thể bị xét lại theo thủ tục tái thẩm.  Thứ hai, có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng. Kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch là những phương tiện quan trọng được Tòa án sử dụng để xác định sự thật của vụ án. Có thể thấy, trong nhiều trường hợp nó còn mang tính chất quyết định đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Về mặt lý luận, kết luận của người giám định là sản phẩm của sự phân tích, đánh giá mà người giám định thực hiện đối với các đối tượng cần giám định. Đối với lời dịch của người phiên dịch, về nguyên tắc tiếng nói được sử dụng tại phiên tòa là Tiếng Việt, thế nên việc có đương sự là người dân tộc thiểu số hoặc là người nước ngoài thì sự có mặt của người phiên dịch là cần thiết (trong phiên tòa và cả trong quá trình lấy lời khai cũng như hòa giải). Khi đó, việc người phiên dịch dịch không đúng sự thật sẽ dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Do đó, khi có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng thì phải kháng nghị xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm. Có thể lấy ví dụ điển hình sau: bản án căn cứ vào kết luận giám định chữ ký của người lập di chúc, lời dịch của người phiên dịch, lời khai của người làm chứng nhưng sau đó xác định được kết luận giám định, lời dịch, lời khai này là sai sự thật39. Như vậy, trong trường hợp này người có thẩm quyền có quyền kháng nghị tái thẩm để bản án này được xét lại đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Nguyễn Đức Mai, Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2012, trang 542 39 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 42 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn  Thứ ba, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Kiểm sát viên là những người có trách nhiệm trong việc giải quyết vụ án. Thế nên, một khi họ đã cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật thì vụ án sẽ được giải quyết không đúng với bản chất vốn dĩ của nó. Có thể nói rằng, hai hành vi cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án và cố tình kết luận trái pháp luật chỉ bị kháng nghị nếu việc cố tình này được thực hiện bởi chủ thể là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân hoặc là Kiểm sát viên. Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên có làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật là tương đối khó khăn đòi hỏi người có thẩm quyền kháng nghị phải xem xét cũng như cân nhắc một cách cẩn trọng nhất trước khi kháng nghị bởi lẽ, vẫn có trường hợp nhiều người không đồng ý với phán quyết của Tòa án, họ có thể sẵn sàng vu khống cho những chủ thể này trong việc giải quyết vụ án để bản án hoặc quyết định được xét lại theo hướng có lợi cho họ.  Thứ tư, bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án đã căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy. Nhìn chung, thông qua các căn cứ kháng nghị trên có thể thấy rằng việc kháng nghị giám đốc thẩm là dựa trên căn cứ phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng của Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Trong khi đó, việc kháng nghị tái thẩm là dựa trên căn cứ phát hiện những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi giải quyết vụ việc dân sự. Đồng thời, một cách chung nhất do pháp luật nước ta chỉ mang tính tương đối nên những quy định trên vẫn tồn tại những hạn chế cần được hoàn thiện. 2.1.4. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm Quy định về việc phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ xuất hiện sau khi Bộ luật tố tụng dân sự ra đời và được sửa đổi, bổ sung lần đầu tiên vào năm 2011. Theo đó, tại Điều 284 của BLTTDS hiện hành quy định về hình thức yêu cầu xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cũng như thời hạn gửi đề nghị xét lại, nhà làm luật phân chia những người phát hiện bản án, quyết định cần được xem xét lại thành hai nhóm chủ thể được quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều luật, cụ thể: Thứ nhất, đối với đương sự nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 43 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn những người có quyền kháng nghị để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Thời hạn đề nghị xem xét của đương sự là một năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật40. Sở dĩ, quy định này xuất hiện là bởi trước đây luật chưa quy định thời hạn nộp đơn đề nghị giám đốc thẩm nên có nhiều trường hợp đương sự gửi đơn đến người có thẩm quyền kháng nghị khi bản án hoặc quyết định gần hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dẫn đến việc giải quyết đơn rất khó khăn. Do đó, việc quy định đương sự gửi đơn đề nghị trong thời hạn một năm giúp khắc phục những khó khăn trong việc giải quyết đơn đề nghị của những người có thẩm quyền, đồng thời nhằm để nâng cao trách nhiệm và quyền định đoạt của đương sự trong việc có đề nghị giám đốc thẩm hay không. Thứ hai, đối với Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị41, văn bản thông báo ở đây không phải là đơn đề nghị giám đốc thẩm. Thời hạn đề nghị giám đốc thẩm trong trường hợp này không được đặt ra. Như vậy, theo tinh thần của Điều luật 284 của BLTTDS hiện hành thì có thể thấy không riêng gì đương sự trong vụ án được quyền đề nghị giám đốc thẩm mà bất kỳ người nào cũng có quyền phát hiện các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật. Những người này có thể là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân (nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc là những người khác) và cả Viện kiểm sát cũng như Tòa án nhân dân các cấp. Việc phát hiện bản án, quyết định có vi phạm pháp luật phải được thực hiện thông qua hình thức văn bản gửi đến người có thẩm quyền kháng nghị. Hơn nữa, thực tiễn cho thấy phần lớn những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động giám đốc kiểm tra của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới, hoạt động kiểm sát việc xét xử của Viện kiểm sát, đơn đề nghị giám đốc thẩm của đương sự hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình v.v… Bên cạnh đó, cũng giống với giám đốc thẩm Điều 306 BLTTDS hiện hành có quy định nếu phát hiện tình tiết mới của vụ án thì đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân các cấp có quyền thông báo bằng văn bản cho những người có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm. Việc thông báo này là mang tính chất bắt buộc. Đặc biệt, người gửi đơn đề nghị có nhiệm vụ phải gửi đơn đề nghị kèm theo đó là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ để chứng Khoản 1 Điều 284 BLTTDS hiện hành Khoản 2 Điều 284 BLTTDS hiện hành 40 41 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 44 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên, ở đây nhà làm luật không đặt ra quy định về thời hạn gửi đơn đề nghị của các đương sự như đối với giám đốc thẩm. Nhìn chung, bên cạnh những quy định về việc chủ thể nào có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì BLTTDS còn cho phép các chủ thể bất kỳ nếu phát hiện được những bản án, quyết định cần được xem xét lại có quyền đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đề người có thẩm quyền xem xét kháng nghị về những bản án, quyết định đó. Từ đó góp phần phát hiện kịp thời những bản án, quyết định cần được xem xét lại. Tuy nhiên, cũng chính sự tồn tại của quy định này mà dẫn đến tình trạng là số lượng văn bản đề nghị kháng nghị không ngừng tăng cao do sự mở rộng chủ thể được quyền đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. 2.1.5. Thủ tục nhận và xem xét đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật Những quy định về thủ tục nhận và xem xét đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chỉ được áp dụng đối với trường hợp mà các chủ thể được quy định tại Điều 284 hay Điều 306 của BLTTDS hiện hành có đơn đề nghị hoặc là văn bản thông báo xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật đối với giám đốc thẩm và phát hiện có tình tiết mới đối với tái thẩm. Trước khi Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT – TANDTC – VKSNDTC ra đời thì các quy định tại BLTTDS hiện hành mà cụ thể là tại Điều 284 và điều 306 chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền phát hiện và thông báo những vi phạm pháp luật những tình tiết mới của vụ việc của đương sự, cá nhân hay cơ quan, tổ chức cũng như nghĩa vụ của đương sự, Tòa án trong việc phát hiện và thông báo cho những người có thẩm quyền kháng nghị, không có những quy định về cơ chế xử lý, giải quyết những thông báo nhận được. Và sự ra đời của Thông tư liên tịch này mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi vì nó đã góp phần vào việc giải quyết được vấn đề trên. Những quy định về thủ tục nhận và xem xét đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm tại Thông tư liên tịch này là tương tự nhau. 2.1.5.1. Đơn đề nghị, văn bản thông báo về việc đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực Trước hết, đơn đề nghị của đương sự cũng như văn bản thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc là cá nhân, cơ quan, tổ chức khác là hình thức thể hiện bằng văn bản của việc phát hiện bản án, quyết định có vi phạm pháp luật hay có tình tiết mới. Trong đó, đơn đề nghị ở đây được quy định tại Điều 284a BLTTDS hiện hành, theo đó đơn phải được trình bày theo mẫu như luật định và bao gồm các nội dung cơ bản sau: GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 45 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn - Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị; - Tên, địa chỉ của người đề nghị; - Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đề nhị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm/tái thẩm; - Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị; Đặc biệt, “đương sự đề nghị là cá nhân, thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc phải nộp kèm theo bản phôtô giấy tờ tùy thân của họ; đương sự đề nghị là cơ quan, tổ chức, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu”42. Đồng thời, bên cạnh đơn đề nghị đương sự phải gửi kèm theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ đề chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ đến người có quyền kháng nghị theo luật định. Đối với văn bản thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 và Điều 14 của Thông tư 03/2013/TTLT – TANDTC – VKSNDTC phải có các nội dung cơ bản sau: - Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo; - Tên Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết văn bản thông báo; - Tên, địa chỉ của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện vi phạm (phát hiện tình tiết mới); - Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật (phát hiện tình tiết mới); - Nội dung thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án (về tình tiết mới được phát hiện); - Tên tài liệu, chứng cứ chứng minh bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật (có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó). Ngoài ra, cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 1 và khoản 2 Điều 14 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC thì người thông báo phát hiện có vi phạm Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thi hành một số quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS (Thông tư liên tích số 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC) 42 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 46 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn pháp luật đối với giám đốc thẩm hoặc là phát hiện có tình tiết mới đối với tái thẩm nếu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ và phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc kèm theo bản phô tô giấy tờ tùy thân của họ; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối văn bản thông báo. 2.1.5.2. Thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị của đương sự Về hình thức gửi đơn, theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLTTANDTC-VKSNDTC thì đương sự có thể gửi đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền thông qua hai hình thức đó là: nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc là gửi đến Tòa án, Viện kiểm sát qua đường bưu chính. Về việc nhận đơn đề nghị và tài liệu chứng cứ, dựa trên quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC sau khi nhận được đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo về nguyên tắc Tòa án, Viện kiểm sát có nhiệm vụ vào sổ nhận đơn đề nghị đồng thời, ghi hoặc đóng dấu nhận đơn ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đơn đề nghị vào góc trên bên trái của đơn đề nghị. Nếu đơn đề nghị thuộc trường hợp sửa chữa thì người tiếp nhận đơn đề nghị phải ký xác nhận và đóng dấu của Tòa án, Viện kiểm sát vào nội dung sửa chữa. Trong đó: Đối với trường hợp đơn đề nghị đúng mẫu theo luật định và có kèm theo tài liệu, chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của đương sự là có căn cứ thì thủ tục nhận đơn được thực hiện như sau: - Trường hợp đương sự nộp trực tiếp đơn đề nghị tại Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn đề nghị, thì Tòa án, Viện kiểm sát ghi vào sổ nhận đơn ngày, tháng, năm nhận đơn đề nghị. Ngày đề nghị kháng nghị là ngày Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền nhận đơn đề nghị. - Trường hợp đơn đề nghị được gửi đến Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn đề nghị qua đường bưu chính, thì Tòa án, Viện kiểm sát ghi vào sổ nhận đơn ngày, tháng, năm nhận đơn đề nghị do nhân viên bưu chính chuyển đến và ngày theo dấu bưu điện nơi gửi. Phong bì có dấu bưu điện phải được đính kèm đơn đề nghị. Ngày đề nghị kháng nghị là ngày theo dấu bưu điện nơi gửi. Tuy nhiên, trong trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện nơi gửi thì: + Trường hợp ngày Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn đề nghị nhận được đơn do nhân viên bưu chính chuyển đến mà thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 284 BLTTDS vẫn còn, thì ngày đề nghị kháng nghị là ngày Tòa án, Viện kiểm sát nhận được đơn do nhân viên bưu chính chuyển đến; GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 47 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn + Trường hợp ngày Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn đề nghị nhận được đơn đề nghị do nhân viên bưu chính chuyển đến mà thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 284 BLTTDS đã hết, thì Tòa án, Viện kiểm sát yêu cầu bưu điện và đương sự cung cấp ngày đương sự gửi đơn đề nghị tại bưu điện. Trường hợp xác định được ngày đương sự gửi đơn đề nghị tại bưu điện, thì ngày đề nghị kháng nghị là ngày đương sự gửi đơn đề nghị tại bưu điện. Trường hợp không xác định được ngày đương sự gửi đơn đề nghị tại bưu điện, thì ngày đề nghị kháng nghị là ngày ghi trong đơn đề nghị. Đối với trường hợp đơn đề nghị không đúng mẫu theo luật định hoặc không kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của đương sự là có căn cứ thì Tòa án, Viện kiểm sát xử lý như sau: Thông báo cho đương sự yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị, bổ sung bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ kèm theo trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Thông báo này phải được làm bằng văn bản theo mẫu tại Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC, trong đó phải nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người đề nghị biết để họ thực hiện. Văn bản này có thể được giao trực tiếp hoặc gửi cho đương sự đề nghị qua đường bưu chính. Việc giao trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính phải được ký nhận vào sổ theo dõi và lưu tại cơ quan đã nhận đơn đề nghị. Nếu sau 30 ngày mà đương sự không sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị hoặc không cung cấp được bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ kèm theo theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền, thì Tòa án, Viện kiểm sát thông báo bằng văn bản cho đương sự về việc trả lại đơn đề nghị, tài liệu, chứng cứ kèm theo và chưa thụ lý đơn đề nghị; trừ trường hợp do trở ngại khách quan; Trường hợp đương sự sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát, thì ngày đề nghị kháng nghị là ngày Tòa án, Viện kiểm sát nhận được đơn đề nghị lần đầu của đương sự hoặc là ngày theo dấu bưu điện nơi gửi. Ngoài ra, nếu đương sự nộp đơn đề nghị tại Tòa án, Viện kiểm sát không có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn thì: - Trường hợp đương sự nộp trực tiếp đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo tại Tòa án, Viện kiểm sát không có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn, thì Tòa án, Viện kiểm sát giải thích cho đương sự nộp đơn đến người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 285 BLTTDS. Nếu đương sự vẫn đề nghị được nộp tại Tòa án, Viện kiểm sát không có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn, thì Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn, xác nhận ngày nhận đơn vào đơn đề nghị và chuyển đơn đến Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 48 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn xem xét, giải quyết đơn và thông báo cho đương sự biết. Ngày đề nghị kháng nghị là ngày Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị. - Trường hợp đương sự gửi đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, theo đường bưu chính đến Tòa án, Viện kiểm sát không có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn, thì Tòa án, Viện kiểm sát nhận được đơn phải xác nhận ngày nhận đơn vào đơn đề nghị và chuyển đến Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn và thông báo cho đương sự biết. Ngày đề nghị kháng nghị là ngày theo dấu bưu điện nơi gửi. Tiếp theo đó, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền nhận đơn đề nghị thì Tòa án, Viện kiểm sát phải xem xét và xử lý như sau: - Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát nhận được đơn đề nghị trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật cũng như tài liệu, chứng cứ kèm theo thì Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ thụ lý đơn đề nghị và cấp giấy xác nhận đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cho đương sự; - Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát nhận được đơn sau thời hạn một năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì Tòa án, Viện kiểm sát thông báo bằng văn bản về việc trả lại đơn đề nghị cho đương sự, văn bản thông báo về việc trả lại đơn đề nghị có thể được giao trực tiếp hoặc gửi đương sự qua đường bưu chính. Việc giao hoặc gửi này phải được ghi vào sổ theo dõi (Theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC). Ngoài ra, đối với trường hợp trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, đương sự gửi nhiều đơn đề nghị về cùng một bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, thì Tòa án, Viện kiểm sát chỉ cấp một Giấy xác nhận nhận đơn đề nghị cho đương sự. Nếu đương sự đã được cấp Giấy xác nhận đơn đề nghị nhưng sau thời hạn 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà đương sự tiếp tục có đơn đề nghị thì Tòa án, Viện kiểm sát cấp một Giấy xác nhận nhận đơn đề nghị cho đương sự về việc họ tiếp tục có đơn đề nghị. Sau khi thụ lý đơn đề nghị, người có thẩm quyền kháng nghị có trách nhiệm phân công người tiến hành nghiên cứu đơn đề nghị, hồ sơ vụ án. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, xem xét thu thập tài liệu, chứng cứ phải làm rõ có hay không có căn cứ để kháng nghị. Trong quá trình giải quyết đơn đề nghị cũng như tài liệu, chứng cứ người có quyền kháng nghị có quyền yêu cầu đương sự (cũng như cá nhân, cơ quan, tổ chức) cung cấp bổ sung tai liệu, chứng cứ43. Nếu có căn cứ cho rằng bản án, quyết định Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật đối với giám đốc thẩm và có tình tiết mới đối với tái thẩm 43 Khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 49 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn thì người có quyền kháng nghị tiến hành ra quyết định kháng nghị. Trái lại, nếu không có căn cứ kháng nghị thì trả lại đơn cho đương sự. 2.1.5.3. Thủ tục nhận và xem xét văn bản thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác Đối với văn bản thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác việc gửi, nhận và xem xét văn bản thông báo được thực hiện tương tự như đơn đề nghị. Tuy nhiên, đối với trường hợp văn bản thông báo không có đủ nội dung theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC, thì Tòa án, Viện kiểm sát thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu sửa đổi, bổ sung văn bản thông báo trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Thông báo này được làm bằng văn bản theo mẫu. Nếu văn bản thông báo được sửa đổi, bổ sung thì việc tiếp nhận văn bản cũng như xử lý được thực hiện tương tự như đơn đề nghị, ngược lại nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không sửa đổi, bổ sung văn bản thông báo theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát thì Tòa án, Viện kiểm sát chưa xem xét, giải quyết văn bản thông báo (Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 03/2013/TTLTTANDTC-VKSNDTC). Nhìn chung, đơn đề nghị của đương sự cũng như văn bản thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác, tài liệu chứng cứ kèm theo là cơ sở để Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định có kháng nghị hay không kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Việc quy định thủ tục nhận và xem xét đề nghị xem xét bản án, quyết định cần được xét lại có ý nghĩa quan trọng nó giúp đương sự thực hiện được quyền định đoạt của mình trong việc trực tiếp phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi quyền và lợi ích hợp pháp đó bị xâm phạm. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà thủ tục nhận và xem xét đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị sẽ không được áp dụng trong trường hợp người có quyền kháng nghị phát hiện ra căn cứ kháng nghị và tiến hành kháng nghị. 2.1.6. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm Sau khi đã kiểm tra lại hồ sơ vụ án, có cơ sở để kết luận bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có sai lầm, vi phạm nghiêm trọng pháp luật nội dung, tố tụng dân sự hoặc có tình tiết mới được phát hiện làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định thì người có quyền kháng nghị sẽ ra quyết định kháng nghị. Dựa trên quy định tại Điều 287 và Điều 310 của BLTTDS hiện hành thì Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải có các nội dung chính sau: - Số, ngày, tháng, năm của quyết định kháng nghị; - Chức vụ của người ra quyết định kháng nghị; GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 50 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn - Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; - Quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; - Nhận xét, phân tích về những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; về những tình tiết là căn cứ kháng nghị tái thẩm; - Căn cứ kháng nghị một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; - Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm vụ việc; - Đề nghị của người kháng nghị. Để đảm bảo việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải được gửi ngay cho Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Trong trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm. Ở đây cần hiểu thêm rằng, Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm chưa phải là kết quả xét lại sau cùng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà đơn giản chỉ là điều kiện để bản án, quyết định bị kháng nghị được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc là tái thẩm. 2.2. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm Việc xây dựng các quy định về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm phải đáp ứng được hai yêu cầu là tạo điều kiện cho đương sự có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp hợp pháp của mình và bảo đảm tính ổn định cho bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Thế nên, quy định về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là sự kết hợp một cách hài hòa hai yếu tố này trên cơ sở xác định hợp lý mốc tính thời hạn kháng nghị và độ dài của thời gian mà người có thẩm quyền có thể thực hiện việc kháng nghị. Theo đó, thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được thể hiện cụ thể như sau: 2.2.1. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Sau khi ra đời và thực thi trên thực tế một thời gian nhất định đến năm 2011 BLTTDS năm 2004 lần đầu tiên được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS. Theo đó quy định về thời hạn kháng nghị cũng có sự thay đổi về nội GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 51 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn dung. Trước đây, Điều 288 BLTTDS năm 2004 quy định thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, có thể thấy ở BLTTDS năm 2004 không chấp nhận biệt lệ về việc hết thời hạn kháng nghị dẫn đến thời hạn kháng nghị tương đối hạn hẹp. Để khắc phục tình trạng trên, BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 (BLTTDS hiện hành) quy định tại Điều 288 “Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”44. Theo đó, những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 BLTTDS hiện hành có quyền kháng nghị trong thời hạn ba năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, trong trường hợp đã hết thời hạn 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 2 năm kể từ ngày hết hạn kháng nghị, cụ thể: Thứ nhất, đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 284 BLTTDS hiện hành (đương sự có đơn đề nghị với người có quyền kháng nghị để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm) và sau khi hết thời hạn đề nghị kháng nghị đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị kháng nghị; Thứ hai, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật (như là: kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật), xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng với số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm rất lớn trong thực tế hiện nay thì việc quy định về thời hạn giải quyết những đơn thư khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm trong thời hạn ba năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là không thể kịp, chỉ đảm bảo về “lượng” chứ không đảm bảo về “chất”. Việc quy định kéo dài thời gian xem xét đơn đề nghị giám đốc thẩm của đương sự sẽ góp phần giải quyết dứt điểm tình trạng khiếu nại bức xúc kéo dài từ nhiều năm qua, và khắc phục được những bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án các cấp có sai lầm nghiêm trọng. Dù vậy, nhưng với người viết việc quy định thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm như hiện nay là hợp lý bởi nếu kéo dài thời hạn kháng nghị thì chưa hẳn những khiếu nại, kiến nghị của đương sự sẽ được giải quyết kịp thời, thời hạn kháng nghị càng dài thì tạo cho người có thẩm quyền tâm lý thờ ơ, không tích cực trong việc giải quyết kháng nghị vì Khoản 1 Điều 288 BLTTDS hiện hành 44 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 52 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn cho rằng thời hạn kháng nghị vẫn còn nên không cần phải giải quyết ngay như vậy cũng sẽ không nâng cao được trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong bối cảnh mà pháp luật tố tụng dân sự chỉ trao cho một số ít chủ thể có thẩm quyền như vậy. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính mềm dẻo trong các quy định về thủ tục, pháp luật tố tụng dân sự quy định người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị luật định. Người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm theo quy định tại Điều 289 của BLTTDS hiện hành. 2.2.2. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm Quy định về thời hạn kháng nghị tái thẩm ở Bộ luật tố tụng dân sự trước và sau khi sửa đổi, bổ sung không có quá nhiều sự khác biệt. Theo đó, Điều 308 BLTTDS hiện hành quy định thời hạn kháng nghị tái thẩm là một năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được các căn cứ quy định tại Điều 305 BLTTDS hiện hành để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Có thể thấy, thời hạn kháng nghị tái thẩm sẽ được tính từ ngày mà người có thẩm quyền kháng nghị biết được một trong bốn căn cứ kháng nghị quy định tại Điều 305 BLTTDS hiện hành. Điều này khác với thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm. Bởi vì, đối với giám đốc thẩm thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị là thời điểm có hiệu lực của bản án, quyết định bị kháng nghị. Tuy vậy, liên quan đến việc kháng nghị những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm cũng có quyền tương tự như kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Cụ thể, Điều 310 BLTTDS hiện hành dẫn chiếu đến Điều 289 và khi đó người đã kháng nghị tái thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Người đã kháng nghị tái thẩm cũng có quyền rút một phần hoặc là toàn bộ quyết định kháng nghị ở thời điểm trước khi và tại phiên tòa tái thẩm. Như vậy có thể nói rằng, quy định về việc thay đổi, bổ sung và rút kháng nghị là quy định mới, tiến bộ của BLTTDS hiện hành bởi vì trên thực tế đôi khi việc kháng nghị cũng có thể không đúng hoặc không cần thiết. Nếu người kháng nghị được thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị thì Tòa án không buộc phải tiến hành xét xử lại các vấn đề đã kháng nghị được rút hoặc thay đổi một cách không cần thiết. 2.3. Phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm Thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm là hai thủ tục độc lập của tố tụng dân sự. Thế nhưng, hai thủ tục này vẫn có những vấn đề giống nhau cơ bản là cùng xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; bảo đảm cho bản án, quyết định hợp GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 53 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn pháp và có căn cứ. Chính vì thế, BLTTDS hiện hành và cụ thể là Điều 310 đã quy định các vấn đề thẩm quyền, thời hạn, phạm vi và phiên tòa tái thẩm giống như thủ tục giám đốc thẩm. 2.3.1. Một số quy định chung về phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm 2.3.1.1. Thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm Mặc dù giữa giám đốc thẩm và tái thẩm khác nhau về căn cứ kháng nghị để xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng cả hai đều là thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự, được tiến hành trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền nhằm kiểm tra lại tính đúng đắn của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, pháp luật tố tụng dân sự nước ta đồng nhất quy định về thẩm quyền giữa giám đốc thẩm và tái thẩm. Dưới góc nhìn khoa học luật, thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm được xác định trên cơ sở cơ cấu hệ thống tổ chức của Tòa án mỗi quốc gia. Theo pháp luật tố tụng dân sự của một số nước như Pháp, Nhật Bản thì thẩm quyền giám đốc thẩm thuộc về tòa phá án hoặc là Tòa án tối cao, ngược lại theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành của Trung Quốc cũng như Việt Nam thì thẩm quyền giám đốc thẩm thuộc về cả TAND tối cao và TAND cấp tỉnh45. Như đã nói, thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị thuộc về TAND cấp tỉnh và TAND tối cao và để chứng minh cho điều đó Điều 291 cũng như Điều 310 BLTTDS hiện hành quy định rằng: - Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện bị kháng nghị; - Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động của Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh bị kháng nghị; Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa phúc thẩm, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động của Tòa án nhân dân tối cao bị kháng nghị. - Không chỉ vậy, trường hợp có nhiều bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án dân sự bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc thẩm quyền của các cấp Tòa án khác nhau thì Tòa án cấp trên có thẩm quyền giám đốc thẩm, Nguyễn Công Bình, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Giáo dục Việt Nam, năm 2011, trang 257 45 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 54 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn tái thẩm toàn bộ. Ví dụ: sau khi xét xử sơ thẩm vụ án, phần bản án sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh H về chia tài sản bị kháng cáo và đã được Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử. Sau khi phát hiện bản án phúc thẩm của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao và bản án sơ thẩm (phần không bị kháng cáo) của Tòa án cấp tỉnh H đều có vi phạm nghiêm trọng pháp luật nên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị đối với cả hai bản án này. Trong trường hợp này, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ xét xử giám đốc thẩm đối với toàn bộ vụ án46. Như vậy, có thể thấy pháp luật tố tụng dân sự chỉ trao thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm cho TAND tối cao và TAND cấp tỉnh, nghĩa là TAND cấp huyện không có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của chính Tòa án mình hoặc là của các Tòa án khác. Việc quy định thẩm quyền này tạo nên sự rõ ràng trong quy định của pháp luật về việc giải quyết kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. 2.3.1.2. Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Về tính chất, giám đốc thẩm và tái thẩm là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị cho nên cũng giống với thủ tục phúc thẩm các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm phải là những thẩm phán xét xử chuyên nghiệp, không có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân như ở thủ tục sơ thẩm. Theo đó, tại Điều 54 BLTTDS hiện hành thành phần của Hội đồng giám đốc thẩm cũng như tái thẩm được quy định cụ thể như sau: - - Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh là Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Khi tiến hành giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm tham gia; Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao gồm có 3 thẩm phán; Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân tối cao là Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Khi tiến hành giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham gia. Thông qua quy định này một lần nữa có thể khẳng định rằng thành phần giám đốc thẩm, tái thẩm không có sự góp mặt của Hội thẩm nhân dân mà là việc giải quyết của nội bộ ngành tư pháp nhằm làm sáng rõ tính hợp pháp của bản án, quyết định của Tòa án đã Nguyễn Đức Mai, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2012, trang 525 46 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 55 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Đồng thời, đảm bảo quyền cũng như lợi ích hợp pháp của đương sự. Bên cạnh quy định về thành phần Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm căn cứ vào tính chất của giám đốc thẩm cũng như tái thẩm BLTTDS hiện hành còn trao cho Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm một số quyền hạn nhất định. Theo quy định tại Điều 297 và 309 BLTTDS hiện hành thì khi xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền hạn chung sau: Thứ nhất, không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Nghĩa là, đối với trường hợp việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của người có thẩm quyền là không có căn cứ và trường hợp bản án, quyết định bị kháng nghị là đúng đắn thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Và trong trường hợp này bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị có hiệu lực thi hành. Thứ hai, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại. Có thể thấy đây là trường hợp mà có cơ sở để xác định việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là có căn cứ. Theo đó, khi xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có thể hủy bản án, quyết định bị kháng nghị và giao cho Tòa án cấp mình hoặc cấp dưới xử sơ thẩm lại vụ án. Ngoài ra, cả Hội đồng giám đốc thẩm lẫn tái thẩm không được chỉ rõ phải quyết định vụ án như thế nào khi vụ án được xét xử. Đối với giám đốc thẩm, theo quy định tại Điều 299 BLTTDS hiện hành thì Hội đồng giám đốc thẩm có quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại trong các trường hợp sau: - Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không đúng quy định của BLTTDS; Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật; Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của BLTTDS hoặc có vi phạm khác về thủ tục tố tụng. Đồng thời, Hội đồng giám đốc thẩm có thể hướng dẫn Tòa án xử lại những vấn đề cần thiết như việc đánh giá chứng cứ, việc vận dụng pháp luật để giải quyết vụ án. Đối với tái thẩm, quy định về quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại mang tính chất tổng quát chứ không được BLTTDS quy định cụ thể như Hội đồng giám đốc thẩm. Tuy nhiên, theo tinh thần của BLTTDS hiện hành thì có thể hiểu rằng Hội đồng tái thẩm thực hiện quyền trên khi xác GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 56 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn định được sự tồn tại và giá trị của các căn cứ kháng nghị tái thẩm được pháp luật quy định47. Khi có căn cứ kháng nghị, nghĩa là quyết định của Tòa án trong các bản án, quyết định bị kháng nghị giải quyết vụ án không còn phù hợp với thực tế khách quan của nó, không đúng pháp luật thì Hội đồng tái thẩm quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại. Thứ ba, hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án. Dựa trên quy định tại Điều 300 và 310 của BLTTDS hiện hành thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án nếu có một trong những căn cứ đình chỉ vụ án quy định tại Điều 192 BLTTDS hiện hành. Đó là những căn cứ sau: - Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế; Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó; Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện; - Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án; Các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án; Nguyên đơn đã triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; - Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó; - Thời hiệu khởi kiện đã hết, cũng như một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật v.v… Trên đây là những quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm mà pháp luật tố tụng dân sự quy định nhằm áp dụng chung thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. Tuy nhiên, do sự khác nhau về căn cứ kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nên các quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm không tránh khỏi sự khác biệt. Theo quy định của BLTTDS hiện hành thì Hội đồng tái thẩm không có hai quyền sau: một là, giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa; hai là, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử phúc Nguyễn Công Bình, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Giáo dục, năm 2011, trang 263 47 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 57 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn thẩm lại. Có thể cho rằng sự khác biệt này là do việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm dựa trên cơ sở phát hiện có tình tiết mới nên nếu xác định có tình tiết mới thì Hội đồng tái thẩm cần hủy bản án, quyết định để xét xử sơ thẩm lại nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử. Trong đó, quyền giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa của Hội đồng giám đốc thẩm được quy định tại Điều 298 BLTTDS hiện hành. Cụ thể: “Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới xét xử đúng pháp luật, nhưng đã bị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hủy bỏ hoặc sửa đổi một phần hay toàn bộ”, nghĩa là Hội đồng giám đốc thẩm khi xét thấy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã vận dụng đúng pháp luật nhưng đã bị bản án, quyết định đang có hiệu lực pháp luật hủy hoặc sửa không có căn cứ do đó Hội đồng giám đốc thẩm đã khôi phục lại bản án, quyết định đó thông qua việc hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa. Chẳng hạn, Hội đồng giám đốc thẩm của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền hủy bản án, quyết định đang có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa cấp sơ thẩm đã bị bản án, quyết định của Tòa cấp tỉnh hủy hoặc sửa. Như vậy, có thể thấy giám đốc thẩm cũng như tái thẩm không xét xử về mặt nội dung mà chỉ kiểm tra tính hợp pháp, đúng đắn của bản án, quyết định bị kháng nghị. Ở một số quốc gia khác giám đốc thẩm và tái thẩm cũng vậy, chỉ làm nhiệm vụ phá án mà không xét xử về mặt nội dung. Điển hình như Bộ luật tố tụng dân sự Pháp quy định quyền hạn của cấp phá án chỉ bao gồm: bác đơn kháng cáo và hủy án. Về việc hủy án có thể hủy toàn bộ hoặc một phần bản án48. Có thể lý giải cho việc này rằng, nếu như Tòa giám đốc thẩm, tái thẩm cụ thể là Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm cũng làm nhiệm vụ xét xử như sơ thẩm, phúc thẩm thì vô tình pháp luật tố tụng dân sự sẽ biến Tòa này thành cấp xét xử thứ ba, trái với quy định về hai cấp xét xử đã được khẳng định. Tuy nhiên, việc quy định Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền hủy án để xét xử lại dẫn đến tình trạng án bị xử đi xử lại nhiều lần không có điểm dừng làm cho người dân chán nản đợi chờ, có khi còn mất niềm tin vào công tác xét xử ở nước ta. 2.3.1.3. Người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm Nhằm thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đồng thời, để đảm bảo thủ tục xét lại được tiến hành Phan Hữu Thư, Xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2001, trang 184 48 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 58 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn đúng pháp luật đòi hỏi phải có sự tham gia của Viện kiểm sát tại các phiên tòa giám đốc thẩm cũng như tái thẩm. Do đó, theo quy định tại Điều 292 và Điều 310 của BLTTDS hiện hành thì phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp. Khi xét thấy cần thiết Tòa án triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. Nghĩa là, sự có mặt của Viện kiểm sát là mang tính bắt buộc, khi đó Tòa án có trách nhiệm phải thông báo trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm để Viện kiểm sát cử người tham gia phiên tòa. Nếu như đại diện Viện kiểm sát vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Đồng thời, việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được tiến hành chủ yếu dựa vào hồ sơ vụ việc nên những người tham gia tố tụng cũng không buộc phải tham gia phiên tòa. Tòa án chỉ triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác liên quan khi xét thấy cần thiết cho việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Bên cạnh đó, hiện nay Điều 64 BLTTDS hiện hành có quy định “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm nếu Tòa án xét thấy cần thiết”, thế nên “việc xét thấy cần thiết” có phải triệu tập đương sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của Tòa án. Hiện nay có ý kiến cho rằng Tòa án nên triệu tập các đương sự có liên quan tới vụ việc và người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các đương sự đó tham gia phiên tòa nhằm tạo điều kiện cho đương sự có thể bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình, đảm bảo sự công khai, minh bạch trong việc giải quyết vụ việc49, song song đó cũng có ý kiến cho rằng người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thuộc nhóm người tham gia tố tụng – nhóm những người này khi xét thấy cần thiết thì Tòa án mới triệu tập khi đó vô tình vi phạm nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự quy định tại Điều 9 BLTTDS hiện hành, do đó phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của các bên đương sự và người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự50. Tuy nhiên, theo quan điểm người viết do giám đốc thẩm cũng như tái thẩm không phải là một hoạt động xét xử, không phải là thủ tục đương nhiên tiếp theo của trình tự tố tụng dân sự mà là hoạt động tự kiểm tra trong nội bộ hệ thống tư pháp cho nên không cần phải tiến hành một cách công khai cũng như bắt buộc phải có mặt của đương sự cũng như người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự. Trần Anh Tuấn, Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thi hành, Tạp chí luật học, Đặc san về BLTTDS, trang 100 50 Mai Ngọc Dương, Tính công khai của phiên tòa giám đốc thẩm, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử, http://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat/tinh-cong-khai-cua-phien-toa-giam-111oc-tham-dan-su [truy cập ngày 6/7/2014] 49 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 59 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn 2.3.1.4. Phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm nhằm khắc phục, sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Trong khi, theo thủ tục tái thẩm thì trọng tâm của việc xét lại là xem xét, đánh giá về tính xác thực và giá trị của tình tiết mới được phát hiện. Do đó, để đảm bảo tính ổn định của phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị pháp luật tố tụng dân sự quy định việc xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ giới hạn trong phạm vi kháng nghị hoặc có liên quan đến kháng nghị. Theo quy định tại khoản 1 Điều 296 và Điều 310 của BLTTDS hiện hành Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ xét lại phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Tuy nhiên, do giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là cấp xét xử như phúc thẩm nên không thể hạn chế phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm như phạm vi xét xử phúc thẩm được. Nếu hạn chế phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ đặt Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm ra ngoài nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vì khi phát hiện vi phạm pháp luật hay tình tiết mới nằm ngoài kháng nghị thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm không phải cũng như không được xem xét, đồng thời nếu quy định như vậy sẽ dẫn tới trường hợp Tòa án có thể phải mở nhiều phiên tòa khác nhau để xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật vì một phần bản án, quyết định chưa được kháng nghị vẫn bị kháng nghị tiếp. Cho nên, khoản 2 Điều 296 cũng như Điều 310 BLTTDS quy định thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền xem xét phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án. Nghĩa là, trong trường hợp cần thiết, Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền xem xét cả phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, tức là có quyền xét toàn bộ vụ án mà không bị hạn chế trong phần bản án, quyết định bị kháng nghị hay có liên quan đến kháng nghị. “Trường hợp cần thiết” ở đây là trường hợp phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án. Tuy nhiên, với quy định về phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm dù rằng luật quy định như vậy nhưng thực tế thì quy định này cũng chưa hợp lý lắm so với bản chất của việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Và như GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 60 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn một yêu cầu đặt ra của thực tiễn áp dụng thì quy định này cần được điều chỉnh để tạo nên thống nhất giữa quy định pháp luật với thực tiễn. 2.3.1.5. Chuẩn bị phiên tòa Với mục đích khắc phục những sai lầm, vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị đòi hỏi công tác chuẩn bị mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm phải được quy định một cách cụ thể. Theo đó, theo quy định tại Điều 293 và Điều 310 của BLTTDS hiện hành thì trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày nhận kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm có nhiệm vụ phải mở phiên tòa để giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án. Trong thời hạn này, Tòa án thực hiện tất cả các công việc cần thiết cho việc mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. Tiếp theo đó, sau khi nhận được kháng nghị Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án mình nghiên cứu lại toàn bộ hồ sơ vụ việc, bản án, quyết định bị kháng nghị, quyết định kháng nghị của người có thẩm quyền. Tuy nhiên, thông thường trên thực tế thì một thẩm phán được phân công nghiên cứu toàn bộ chứng cứ, tài liệu củ vụ việc, bản án, quyết định bị kháng nghị và quyết định kháng nghị để làm bản thuyết trình về vụ việc51. Dựa trên quy định tại Điều 294 cũng như 310 của BLTTDS hiện hành thì Chánh án Tòa án có nghĩa vụ phân công cho Thẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án để trình bày trước Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm tại phiên tòa. Bản thuyết trình phải bao gồm các nội dung sau: tóm tắt nội dung vụ án và bản án, quyết định của các Tòa án; tóm tắt nội dung của kháng nghị. Bản thuyết trình phải được gửi trước cho các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm chậm nhất là 7 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. Với việc chuẩn bị xét xử như vậy, để việc xét xử đạt được hiệu quả phù hợp với sự thật khách quan và pháp luật thì việc nghiên cứu hồ sơ, nắm vững nội dung và diễn biến sự việc là nhiệm vụ được đặt ra cần phải thực hiện một cách nghiêm túc. Chính vì thế, trên cơ sở nghiên cứu bản thuyết trình nếu thấy có những điểm còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn thì các thành viên khác của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm cũng cần nghiên cứu và đối chiếu lại với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Có thể nói, trong thực tiễn áp dụng quy định pháp luật đây cũng là quy định mà có không ít trường hợp cơ quan có thẩm quyền vi phạm về thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm dẫn đến tình trạng án lâu được giải quyết ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân nói chung và đương sự trong vụ án nói riêng. 51 Nguyễn Công Bình, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Giáo dục, năm 2011, trang 258 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 61 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn 2.3.2. Thủ tục tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm Phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm khác biệt với phiên tòa sơ thẩm cũng như phúc thẩm ở chỗ nó được tiến hành chủ yếu dựa trên cơ sở các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, Tòa án chỉ triệu tập người tham gia tố tụng trong trường hợp cần thiết. Tuy vậy, tính chất của giám đốc thẩm, tái thẩm là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nên thủ tục tiến hành giám đốc thẩm, tái thẩm đều có những điểm tương đồng và đó cũng chính là lý do tồn tại của Điều 310 BLTTDS hiện hành. Theo đó, quy định về phiên tòa tái thẩm được thực hiện tương tự như giám đốc thẩm. Do giám đốc thẩm cũng như tái thẩm không phải là cấp xét xử thứ ba cho nên phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là phiên tòa công khai mà cơ bản giống như một phiên họp và được tiến hành trong phòng họp của Tòa án dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa. Nếu Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm gồm ba Thẩm phán thì một thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa; nếu Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm là Ủy ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán, thì Chánh án làm chủ tọa. Trường hợp Chánh án vắng mặt thì một Phó Chánh án có thể được Chánh án ủy quyền làm chủ tọa. Điều 295 và Điều 310 của BLTTDS hiện hành quy định về thủ tục tiến hành giám đốc thẩm, tái thẩm như sau: - Sau khi chủ tọa khai mạc phiên tòa, một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. - Trong trường hợp có người tham gia tố tụng hoặc người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm thì họ được quyền trình bày ý kiến sau khi thành viên Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bán án, quyết định bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. Nếu có vấn đề nào chưa rõ thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có thể hỏi thêm họ. Khi những người được triệu tập tham gia phiên tòa trình bày xong ý kiến của mình, các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm hỏi xong thì đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị. - Các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền hỏi người trình bày về những điểm chưa rõ, thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Tiếp theo đó là Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án theo trình tự tán thành, không tán thành với kháng nghị và ý kiến khác. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 62 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết theo trình tự tán thành, không tán thành với kháng nghị và ý kiến khác; nếu không có trường hợp nào được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa, Ủy ban thẩm phán, Hội đồng thẩm phán phải tiến hành xét xử lại trong một phiên tòa khác với sự tham gia của toàn thể các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm. 2.3.3. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm là sản phẩm sau cùng của quá trình xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Theo quy định tại Điều 301 BLTTDS hiện hành Tòa án ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Về hình thức, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm cũng tương tụ như bản án phúc thẩm dân sự, bao gồm: phần đầu, phần “nhận thấy”, phần “xét thấy” và phần “quyết định”. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm phải chứa đựng đầy đủ các nội dung sau: - - Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa; Họ, tên các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm. Trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm là Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi họ, tê, chức vụ của chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử; Họ, tên Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa; Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm; Tên, địa chỉ của các đương sự trong vụ án; Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; Quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị; Nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận kháng nghị; Điểm, khoản, điều Bộ luật tố tụng dân sự mà Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm căn cứ để ra quyết định; GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 63 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn - Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm. Không dừng lại ở đó, theo quy định tại Điều 302 và Điều 310 của BLTTDS hiện hành thì quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm có hiệu lực pháp luật thi hành ngay kể từ ngày ra quyết định. Tức là, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án phải được thi hành và được mọi công dân, cơ quan, tổ chức tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình Tòa án nhân dân và các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó52. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nếu có căn cứ quy định tại Điều 283 và Điều 302 của BLTTDS hiện hành, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Bởi lẽ, quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được kháng nghị theo một thủ tục đặc biệt khác được quy định tại Chương XIXa BLTTDS hiện hành. Bên cạnh đó, sau khi ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì trong thời hạn 5 ngày làm việc Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm cho những chủ thể sau đây: Một là, đương sự và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm; Hai là, Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; Ba là, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền. Như thế đấy, thông qua những quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có thể nói rằng đây là hai thủ tục tương đối đặc biệt, hiển nhiên đây không phải là thủ tục đương nhiên tiếp theo của giai đoạn tố tụng mà là việc giám sát đôn đốc, kiểm tra tính đúng đắn cũng như hợp pháp của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị một khi có những căn cứ theo luật định. Với những phân tích trên quy định về việc những ai được quyền kháng nghị, kháng nghị đối với những đối tượng nào, dựa vào đâu để kháng nghị và việc kháng nghị, xem xét kháng nghị cũng như xét lại bản án, quyết định bị kháng nghị được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào đã dần dần được làm rõ. Đây là hai thủ tục quan trọng và không thể thiếu đối với hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng, tuy không trực tiếp giải quyết nội dung vụ việc nhưng đấy là thủ tục cũng như công cụ không kém phần hiệu quả so với sơ thẩm và phúc thẩm trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp Điều 19 BLTTDS hiện hành 52 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 64 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn pháp của đương sự, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của hai thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thực tế những quy định về giám đốc thẩm, tái thẩm cũng còn đó những hạn chế cũng như sự thiếu rõ ràng cần được khắc phục và quy định rõ ràng hơn. Đó là vấn đề khó, muốn thay đổi phải cần một khoảng thời gian nhất định và phải thay đổi từ nhận thức để từng bước thay đổi các quy định của pháp luật. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 65 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn CHƢƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM  Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ luật tố tụng dân sự ra đời và được thi hành trên thực tế một khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng không thực sự ngắn. Năm 2004, BLTTDS ra đời và cho đến nay đã gần 10 năm triển khai, thực hiện những quy định của pháp luật tố tụng dân sự nói chung và quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nói riêng không chỉ gặt hái được những thành công nhất định mà bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế đòi hỏi phải phát hiện và khắc phục kịp thời, để những quy định đó được hoàn thiện và áp dụng một cách hiệu quả hơn. Khi đó, có thể nói rằng công tác thực tiễn là một hoạt động không thể thiếu trong việc nắm bắt, khắc phục và hoàn thiện những quy định của pháp luật và cũng chính vì thế vấn đề tìm hiểu về thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm để từ đó đề ra những phương hướng hoàn thiện được đặt ra như một lẽ tất nhiên đối với hoạt động nghiên cứu của giới khoa học luật nói chung và đối với người viết nói riêng. 3.1. Tình hình chung về hoạt động giám đốc thẩm , tái thẩm trong những năm gần đây (giai đoạn 2009 – 2013) Những năm gần đây, tình hình kinh tế trong cũng như ngoài nước có sự biến chuyển bất ổn định chính vì thế kéo theo các lĩnh vực khác cũng phần nào thay đổi. Với ngành Tòa án công tác xét xử, giải quyết các vụ việc dân sự nói chung và hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm nói riêng không nằm yên một chổ mà nó vận động theo xu hướng của xã hội, nghĩa là khi đời sống kinh tế, xã hội của người dân được cải thiện thì nhu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ cũng ngày một được nâng lên. Các vụ việc dân sự phát sinh và đòi hỏi cần được giải quyết đúng đắn và kị p thời. Có thể nói , hoạt động giám đốc thẩm , tái thẩm trong những năm gần đây diễn ra tương đối mạnh mẽ , được thể hiện cụ thể thông qua các con số thống kê của ngành Tòa án về công tác xét xử . Trước hết, là những kết quả đạt được của ngành Tòa án trong việc tiếp nhận và giải quyết đơn đề nghị xét lại bản án , quyết đị nh của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật từ phí a đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Theo đó , theo số liệu thống kê của ngành Tòa án thì số lượng đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà Tòa án nhân dân tối cao và TAND cấp tỉnh thụ lý mỗi năm là: GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 66 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn - Năm 2009, theo báo cáo tổng kết công tác năm 2009 của ngành Tòa án thì tổng số đơn đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà TAND tối cao và TAND cấp tỉnh phải giải quyết là 11.960 đơn/vụ, đã giải quyết được 4.712 đơn/vụ đạt tỷ lệ 39,4%. Trong đó, trả lời đơn là không có căn cứ kháng - nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là 3.890 vụ; kháng nghị giám đốc thẩm 822 vụ. Năm 2010, theo báo cáo tổng kết công tác năm 2010 của ngành Tòa án thì tổng số đơn đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà TAND tối cao và TAND cấp tỉnh phải giải quyết là 14.061 đơn/vụ, đã giải quyết được - 6.366 đạt tỷ lệ 45%. Trong đó, trả lời đơn là không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là 5.621 vụ; kháng nghị giám đốc thẩm 745 vụ. Năm 2011, theo báo cáo tổng kết công tác năm 2011 của ngành Tòa án thì tổng số đơn đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải giải quyết là 9.573 đơn/ vụ đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong đó, số đơn đề nghị thụ lý mới là 4.390 - đơn/vụ và đã giải quyết 5.145 đơn/vụ đạt tỷ lệ 54%, chuyển sang năm 2012 giải quyết là 4.419 đơn/vụ. Năm 2012, số đơn đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chưa có chiều hướng giảm và vẫn còn rất lớn. Trong năm 2012 Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải giải quyết 10.541 đơn/vụ với 6.122 đơn/vụ thụ lý mới (tăng hơn cùng kỳ năm trước là 1.732 đơn/vụ), đã giải quyết được 6.078 đơn/vụ đạt tỷ lệ 58% tăng hơn cùng kỳ năm trước 933 đơn/vụ (TAND tối cao giải quyết 4.325 đơn/vụ, TAND cấp tỉnh giải quyết 1.753/1.855 đơn/vụ). Trong đó, trả lời đơn cho các đương sự là không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm 5.330 vụ, kháng nghị giám đốc thẩm 748 vụ53. Đồng thời, do trong quá trình giải quyết các Tòa án đã chú trọng làm - tốt công tác rà soát, phân loại để tập trung xem xét, giải quyết các đơn sắp hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm nên số đơn còn lại là 4.463 đơn/vụ đều còn trong thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Năm 2013, tổng số đơn đề nghị xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà TAND tối cao và TAND cấp tỉnh phải giải quyết là 11.756 đơn/vụ, số đơn/vụ đã được giải quyết trong năm là 7.438 đơn/vụ đạt tỷ lệ 63,3% tăng hơn cùng kỳ năm trước 5,3%. Trong đó, trả lời đơn cho các đương sự là không có căn cứ kháng nghị là 6.669 vụ, kháng nghị giám đốc Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân, trang 8-9 53 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 67 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn thẩm, tái thẩm 769 vụ. Số đơn còn lại đều còn trong thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm54. Cụ thể, để tiện cho việc theo dõi tình hình giải quyết đơn đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thông qua bảng thống kê cũng như biểu đồ sau đây sẽ thể hiện sự tăng, giảm về mặt số lượng đơn đề nghị: Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số đơn phải giải 11.960 quyết (đơn/vụ) 14.061 9.573 10.541 11.756 Đã giải quyết (đơn/vụ) 4.712 6.366 5.145 6.122 7.438 Tỷ lệ (%) 39,4 45,3 53,8 58 63,3 Bảng số 1. Thống kê số lượng đơn đề nghị xét lại bản án, quyết đị nh dân sự (giai đoạn 2009 – 2013) 16000 Số lượng đơn/vụ 14000 12000 Tổng số đơn phải giải quyết 10000 8000 Đã giải quyết 6000 4000 2000 0 2009 2010 2011 2012 2013 Năm Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện sự tăng, giảm số lượng đơn đề nghị kháng nghị Như vậy, thông qua những con số thống kê có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2009 – 2013 số lượng đơn đề nghị xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà TAND tối cao và TAND cấp tỉnh là tương đối lớn và chưa có chiều hướng 54 Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của các Tòa án tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII (Bản tóm tắt), trang 2 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 68 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn giảm. Sự thật là, từ năm 2011 số lượng đơn là 9.573 đơn/vụ, năm 2012 là 10.541 đơn/vụ và đến năm 2013 số lượng đơn lên đến 11.756 đơn/vụ. Lý giải cho việc mỗi năm Tòa án phải giải quyết số lượng đơn đề nghị lớn như vậy là bởi 3 nguyên nhân chính sau: - Thứ nhất, do pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận đương sự, cá nhân, cơ quan hay tổ chức khác nếu phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc là tình tiết mới của vụ án thì có quyền đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Đồng thời, thực tế là giám đốc thẩm, tái thẩm có thể hủy cả bản án, quyết định phúc thẩm và sơ thẩm cho nên một tâm lý chung của người dân là xem giám đốc thẩm, tái thẩm như một cấp xét xử thứ ba và không tin lắm vào cấp phúc thẩm cho nên khi phát hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm những cá nhân, cơ quan, tổ chức này sẽ đề nghị để bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được kiểm tra lại. Hay nói cách khác, đây là nguyên nhân mà người dân lạm dụng việc gửi đơn khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm làm cho số lượng đơn liên tục tăng. - Thứ hai, một nguyên nhân khác dẫn đến số lượng đơn đề nghị có chiều hướng tăng qua các năm là do tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến chuyển trong những năm qua khi mà nước ta bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế thế giới, khi đó đòi hỏi trong đời sống xã hội của người dân cũng từ đó mà nâng lên làm phát sinh nhiều quan hệ pháp luật dân sự cần được giải quyết. Và một khi những vụ án xét xử theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm ngày một tăng lên thì hiển nhiên kéo theo số lượng đơn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cũng tăng lên. - Thứ ba, đây là nguyên nhân xuất phát từ mặt chủ quan của thực tế xét xử. Nghĩa là, một bộ phận nhỏ người có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự ở sơ thẩm và phúc thẩm bộc lộ sự yếu kém về chuyên môn cũng như thiếu kinh nghiệm thực tiễn dẫn đến công tác giải quyết vụ việc thiếu hiệu quả khi mắc phải những sai lầm không đáng có và vô tình những sai lầm đó lại là căn cứ để phát hiện và kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc là tái thẩm tùy vào từng loại căn cứ kháng nghị. Từ đó, dẫn đến đơn đề nghị kháng nghị tăng lên về mặt số lượng. Với số lượng đơn tăng liên tục như vậy đã gây không ít khó khăn cho công tác giải quyết của Tòa án thế nhưng do chủ động nắm bắt tình hình, phân chia nhiệm vụ hợp lý nên số lượng đơn đề nghị hàng năm được giải quyết một cách đáng kể. Theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Du, Chánh tòa Tòa phúc thẩm TAND tối cao Hà Nội, công tác giám đốc thẩm của TAND tối cao đã góp phần bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật trong đội ngũ Thẩm phán Tòa án các cấp, tạo tiền đề để TAND tối cao ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Đồng thời, công tác giám đốc thẩm cũng là một kênh để đánh giá chất lượng cán bộ, tỷ lệ án bị cấp giám đốc thẩm hủy là một trong những tiêu chí để thực hiện việc tái nhiệm GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 69 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn Thẩm phán cũng như bổ nhiệm các chức vụ trong hệ thống Tòa án…Có thể thấy , tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị tăng dần qua các năm (ví dụ: Năm 2009, tổng số đơn/vụ phải giải quyết là 11.960, đã giải quyết 4.712 vụ, đạt tỷ lệ 39,4% thì năm 2013, tổng số đơn/vụ phải giải quyết là 11.756, đã giải quyết 7.438 vụ, đạt tỷ lệ 63,3%). Tuy vậy, số lượng các vụ án giám đốc thẩm, tái thẩm trên tổng số các vụ án sơ thẩm, phúc thẩm là rất ít, chỉ chiếm khoảng 0,4 đến 0,7%. Điều này chứng tỏ, chất lượng xét xử của cả hệ thống Tòa án không ngừng được nâng cao, các bản án sơ thẩm, phúc thẩm tuyệt đại đa số là có căn cứ, đúng pháp luật55. Không những thế, trong tổng số đơn đã giải quyết nêu trên thì công tác giám đốc thẩm chủ yếu tập trung vào TAND tối cao, mặc dù pháp luật quy định thẩm quyền giám đốc thẩm của TAND cấp tỉnh tương đối rộng, song Tòa án cấp tỉnh thực hiện chưa hiệu quả thẩm quyền này. TAND tối cao đã có nhiều giải pháp đồng bộ trong công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng tình trạng số lượng đơn đã thụ lý năm trước chưa được giải quyết phải chuyển sang năm sau vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn (khoảng 50%). Ngoài ra, có thể thấy hầu hết đơn đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đều đề nghị xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, còn đối với tái thẩm thì gần như là không có. Như vậy, sự thật là không thể phủ nhận được sự nổ lực của ngành Tòa án trong thời gian qua, tuy nhiên để nâng cao hiệu quả giải quyết vụ việc dân sự hơn nữa thì đòi hỏi cần phải khắc phục những hạn chế mà ngành Tòa án vấp phải. Và một trong những công việc mà ngành Tòa án cần phải giải quyết trước hết và ưu tiên đó là việc giải quyết các kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong đúng thời hạn luật định tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự. 3.2. Một số hạn chế về mặt pháp lý và đề xuất hoàn thiện quy đị nh của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 3.2.1. Quy đị nh về tí nh chất giám đốc thẩm, tái thẩm chưa rõ ràng, thống nhất với căn cứ kháng nghị Xét dưới nhiều góc độ “tính chất” được hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau . Một cách chung nhất ngư ời ta thường gọi “tính chất” hay là “bản chất”, là những thuộc tính vốn có của một sự vật, hiện tượng được biểu hiện ra ngoài thành những đặc điểm cơ bản mà thông qua đó người ta có thể biết được đó là sự vật, hiện tượng gì. Hiện nay, quy đị nh Gia Thành, Giải quyết khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm tại TAND tối cao: Những kết quả khả quan, http://congly.com.vn/phap-dinh/nghiep-vu/giai-quyet-khieu-nai-theo-thu-tuc-giam-doc-tham-tai-tandtcnhung-ket-qua-kha-quan-60346.html [truy cập ngày 22/9/2014] 55 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 70 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn về tí nh chất giám đốc thẩm , tái thẩm đang tồn tại nhữn g hạn chế nhất đị nh . Hạn chế về quy đị nh tính chất của giám đốc thẩm và tái thẩm  Đối với tính chất của giám đốc thẩm Quy định về tính chất của giám đốc thẩm được nhà làm luật xây dựng theo hướng quy định định nghĩa, tức là thông qua tính chất chúng ta có thể rút ra một khái niệm cơ bản về thủ tục giám đốc thẩm. Với quy định hiện tại tính chất của giám đốc thẩm trong BLTTDS hiện hành được hiểu là “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”56. Đi từ cách tiếp cận căn cứ kháng nghị, có thể thấy nhà làm luật xây dựng tính chất của giám đốc thẩm trên cơ sở của việc xét lại bản án, quyết định bị kháng nghị khi Tòa án vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án, mà chưa đá động gì đến việc bản án, quyết định sẽ bị xét lại khi Tòa án mắc sai lầm trong việc nhìn nhận các tình tiết, sự kiện của vụ án trong khi tại Điều luật khác cụ thể là Khoản 1 Điều 283 BLTTDS hiện hành có quy định căn cứ kháng nghị “Kết luận trong bản án, quyết định Tòa án không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án”. Như vậy, với cách tiếp cận thứ nhất quy định này quả thật là có sự thiếu sót và chưa có sự thống nhất với căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm. Đi từ cách tiếp cận bản chất của việc xét lại bản án, quyết định bị kháng nghị thì có quan điểm cho rằng hoạt động giám đốc thẩm không chỉ đơn thuần là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà còn là hoạt động xem xét toàn bộ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để xác định chính xác yêu cầu, quan điểm của các bên đương sự; các tài liệu, chứng cứ do các bên đương sự xuất trình để chứng minh cho yêu cầu, quan điểm của mình, các tài liệu, chứng cứ khác phản ánh kết quả của các hoạt động bổ trợ tư pháp như kết quả giám định, kết quả định giá, biên bản xem xét tại chỗ, kết quả đo đạc…để xác định sự thật khách quan của vụ án. Trên cơ sở đó mới xác định được những nhận định, đánh giá của Hội đồng xét xử là có đúng đắn hay không, có cơ sở hay không và việc áp dụng các quy định của pháp luật đã chính xác hay chưa. Vì vậy, có quan điểm cho rằng c ần sửa đổi quy định về tính chất của giám đốc thẩm theo hướng : “xét lại vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng”, như ở Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 đã quy định thì chính xác và đúng với bản chất của hoạt động giám đốc thẩm57. Tuy nhiên, với quan Điều 282 BLTTDS hiện hành Áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của Tòa án dân sự TAND tối cao ở Việt Nam hiện nay, Doko.vn, http://www.doko.vn/luan-van/ap-dung-phap-luat-ve-thu-tuc-giam-doc-tham-vu-andan-su-cua-toa-dan-su-tandtc-o-viet-nam-hien-nay-307876 [truy cập ngày 19/9/2014] 56 57 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 71 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn điểm này người viết cho rằng sự sửa đổi như vậy là chưa hợp lý cũng như cụ thể, chưa thể hiện được bản chất của thủ tục giám đốc thẩm. Chính vì các lẽ trên , để tạo nên sự thống nhất giữa các Điều luật trong BLTTDS với nhau mà cụ thể là Điều 282 và Điều 283 thì cần điề u chỉ nh lại quy đị nh về tí nh chất giám đốc thẩm ở Điều 282 BLTTDS hiện hành.  Đối với tính chất của tái thẩm Không chỉ giám đốc thẩm, quy định về tính chất tái thẩm hiện tại cũng đang tồn tại hạn chế cần được khắc phục. Theo quy định tại BLTTDS hiện hành có thể nói giữa quy định về “tính chất tái thẩm” và “căn cứ kháng nghị tái thẩm” chưa có sự thống nhất với nhau. Bởi vì, theo Điều 304 BLTTDS hiện hành thì những tình tiết mới bị phát hiện là những tình tiết Tòa án, đương sự không biết được trong quá trình giải quyết vụ án. Trong khi đó, tại khoản 1 Điều 305 có quy định căn cứ kháng nghị tái thẩm: “Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án”. Ở đây giữa hai thuật ngữ“không biết được” và “không thể biết được” mang ngữ nghĩa khác nhau. Một cách cụ thể ta có thể lý giải như sau, thuật ngữ“không thể biết được” có thể được hiểu là đương sự bằng hết khả năng của mình, họ muốn biết tất cả các tình tiết quan trọng trong vụ án để tìm kiếm, thu thập chứng cứ nhằm chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp nhưng do nguyên nhân khách quan nên họ không thể nào biết được. Còn với thuật ngữ“không biết được” ở đây có thể hiểu là Tòa án, đương sự không biết được tình tiết quan trọng của vụ án do việc thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án được thực hiện một cách không đầy đủ nên dẫn đến kết quả là bỏ sót các tình tiết được xem là quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Chính vì sự khác biệt ấy đòi hỏi phải sửa đổi quy định về tính chất của tái thẩm lại theo hướng Tòa án, đương sự “không thể biết được” tình tiết mới của vụ án, bởi vì nếu đây là việc Tòa án “không biết được” thì về bản chất đó là sai lầm xuất phát từ việc điều tra không đầy đủ của Tòa án, trường hợp này sẽ thỏa căn cứ có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, khi đó căn cứ kháng nghị sẽ thuộc phạm vi kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chứ không còn là tái thẩm nữa. 3.2.1.1. Đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 282 và Điều 304 BLTTDS hiện hành  Đề xuất bổ sung Điều 282 BLTTDS hiện hành về tí nh chất của giám đốc thẩm: Yêu cầu đặt ra đối với một quy định mang tính chất định nghĩa như quy định “tính chất của giám đốc thẩm” là phải bao quát, lột tả hết bản chất của thủ tục giám đốc thẩm, thế nhưng hiện tại quy định tại Điều 282 của BLTTDS hiện hành lại chưa giải quyết được yêu cầu trên dẫn đến sự thiếu hoàn thiện cũng như thống nhất trong quy định. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 72 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn Do đó, tiếp thu quan điểm của các nhà khoa học luật cộng với kiến thức đã tí ch lũy cá nhân người viết cho rằng để khắc phục tì nh trạng trên thì c ần thiết phải điều chỉ nh Điều 282 BLTTDS hiện hành theo hướng bao quát hơn. Cụ thể là bổ sung cụm từ “sai lầm của Tòa án khi nhận đị nh về những tì nh tiết , sự kiện của vụ án” vào trong quy đị nh hiện hành “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”. Theo đó, Điều luật sau khi được điều chỉ nh là như sau: “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có sai lầm của Tòa án khi nhận định về những tình tiết, sự kiện của vụ án hoặc có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”. Đây cũng chính là quan điểm góp ý của một số nhà luật học trước khi BLTTDS được sửa đổi, bổ sung. Thế nhưng, quan điểm này lại chưa được tiếp thu và ghi nhận.  Đề xuất sửa đổi Điều 304 BLTTDS hiện hành về tính chất của tái thẩm Để khắ c phục tì nh trạng thiếu thống nhất giữa quy đị nh về tí nh chất của tái thẩm với căn cứ kháng nghị tái thẩm cho nên theo người viết cần sửa đổi lại nội dung của Điều 304 BLTTDS hiện hành theo hướng “Tòa án, đương sự đã khô ng thể biết được” thay vì “không biết được” như hiện tại. Như vậy, quy đị nh hiện tại “Tái thẩm là xét lại bản án , quyết đị nh đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có t hể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án , quyết đị nh mà Tòa án đương sự không biết được khi Tòa án ra quyết định đó” . Với đề xuất sửa đổi thì Điều 304 BLTTDS hiện hành sau khi sửa đổi sẽ trở thành: “Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự đã không thể biết được khi Tòa án đã ra quyết định đó”. 3.2.2. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm quy định quá chung chung dẫn đến thiếu thống nhất trong cách hiểu và áp dụng 3.2.2.1. Về mặt hạn chế Có thể nói căn cứ kháng nghị là cơ sở không chỉ để người có thẩm quyền kháng nghị tiến hành kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc là tái thẩm mà còn là cơ sở để đương sự, cá nhân, cơ quan hay tổ chức khác gửi đề nghị kháng nghị đến với những người có thẩm quyền. Vậy nên, các căn cứ kháng nghị đòi hỏi phải được quy định rõ ràng, cụ thể để việc kháng nghị được thực hiện một cách dễ dàng và có hiệu quả. Lý GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 73 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn thuyết là vậy nhưng trên thực tế hiện nay quy định về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đang tồn tại vấn đề lớn sau cần được khắc phục một cách kịp thời. Đối với giám đốc thẩm và cả tái thẩm ngoại trừ BLTTDS hiện hành quy định về căn cứ kháng nghị thì tính đến thời điểm hiện tại chưa có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn việc áp dụng căn cứ kháng nghị dẫn đến tình trạng xác định sai căn cứ kháng nghị, kháng nghị tùy tiện mà không thỏa mãn bất kỳ căn cứ nào hay nói cách khác là kháng nghị chuyện đã rõ với những lý do lặt vặt, không thuyết phục. Chẳng hạn như vụ việc sau: Tháng 2/2009 ông L.V.Q ngụ quận 7 (TP. Hồ Chí Minh) viết biên nhận rồi đưa cho ông V.V.C 1,7 tỉ đồng để nhờ ông C trả tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà B. Tuy nhiên, đến ngày đi chứng thực hợp đồng chuyển nhượng ông Q mới phát hiện là ông C chưa hề đưa tiền cho bà B như đã hứa. Vì vậy, Ông Q đã kiện ông C ra TAND quận 5 (TP. HCM) để đòi lại tiền. Biết mình bị kiện nên ông C đã mang tiền 1,7 tỉ đồng đến giao cho bà B để chứng tỏ mình đã hoàn thành lời hứa với ông Q. Tháng 5/2010 xử sơ thẩm, TAND quận 5 đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Q với lý do ông C chờ đến sau khi bị kiện mới thực hiện lời hứa là có lỗi hoàn toàn. Khi chuyện đã rồi ông C mới đưa tiền thì ông phải tự liên hệ với bà B để lấy lại. Xử phúc thẩm, TAND TP. HCM cũng tuyên y án sơ thẩm. Sau đó, Chi cục Thi hành án dân sự quận 5 tổ chức thi hành án theo yêu cầu của ông Q, ông C cũng đã nộp 600 triệu đồng. Đầu năm 2011 Cục thi hành án dân sự quận 5 ủy thác cho Cục thi hành án dân sự huyện Nhà Bè tiếp tục thi hành án số tiền còn lại. Sự thật là vụ việc đã rành rành và rõ ràng như vậy nhưng ông C vẫn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm với lý do Tòa án cấp dưới đã chưa làm rõ việc ông Q phải trả và đã trả cho bà B được bao nhiêu tiền để được sang nhượng đất và quan hệ giữa ông C và bà B có phải là vợ chồng hay không. Hơn nữa, đến ngày 1 – 3 Phó Chánh án TAND tối cao Từ Văn Nhũ có văn bản yêu cầu hoãn thi hành án 3 tháng để TAND tối cao xem xét khiếu nại của ông C và đúng 3 tháng sau ông Từ Văn Nhũ ký Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm trong khi Tòa án cấp dưới đã xác định, hồ sơ vụ án đã có bản hợp đồng chứng thực việc chuyển nhượng đất thành công giữa ông Q và bà B. Tại tòa, bà B thừa nhận ông Q đã trả đủ tiền và làm hợp đồng nên việc này không liên quan đến vụ kiện đòi tiền giữa ông Q và ông C. Đồng thời, hồ sơ cũng thể hiện ông C đang có vợ hợp pháp và bà B cũng có giấy xác nhận độc thân58. Như vậy, qua vụ việc này bộc lộ hai vấn đề lớn: Một là , đương sự trong vụ án kháng nghị khi chuyện đã rõ ràng ảnh hưởng đến công tác thi hành án và hai là, sai lầm Thanh Tùng, Lạm dụng kháng nghị giám đốc thẩm – Bài 1: Kháng nghị chuyện đã rõ, Tạp chí pháp luật điện tử, http://plo.vn/tap-chi-phap-luat/khang-nghi-chuyen-da-ro-116028.html [truy cập ngày 29/8/2014] 58 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 74 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn của vị Phó chánh án Từ Văn Nhũ trong việc chấp nhận kháng nghị của ông C khi mà không có căn cứ kháng nghị cụ thể và chính xác. Hơn nữa, đối với tái thẩm vấn đề xác định “tình tiết mới được phát hiện” của vụ án hiện nay chưa có quy định nào mang tính hướng dẫn cũng như giải thích cho “tình tiết mới” ở đây là những tình tiết như thế nào từ đó dẫn đến trên thực tế việc áp dụng quy định pháp luật về tái thẩm gặp rất nhiều khó khăn. Sự nhầm lẫn trong việc nhìn nhận căn cứ kháng nghị giữa kháng nghị giám đốc thẩm với tái thẩm là một trong những khó khăn trong thực tiễn. Một minh chứng thực tế: Bản án dân sự phúc thẩm số 10/2007/LHPT ngày 17/8/2007 của TAND tỉnh H có phần quyết định: “Chấp nhận sự thỏa thuận của các đương sự giao cho chị S sử dụng 5,3 ha đất sản xuất lâm nghiệp đã đo cấp Sổ lâm bạ ngày 27/01/1994 mang tên anh N…” bản án có hiệu lực và chị S có đơn yêu cầu thi hành. Do quá trình giải quyết vụ án, TAND tỉnh H chỉ căn cứ vào Sổ lâm bạ do anh N cung cấp mà không xác minh thực địa, không thành lập Hội đồng kiểm tra, đo đạc mà vẫn công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trên, nên khi tổ chức thi hành bản án Chi cục thi hành án dân sự huyện C không thể xác định được vị trí của thửa đất; không phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết vụ việc. Sau đó UBND huyện C có văn bản với nội dung: Diện tích 5,3 ha đất sản xuất lâm nghiệp được cấp Sổ lâm bạ ngày 27/01/1994 mang tên anh N hiện nay không tồn tại trên thực tế vì diện tích đất này khi thực hiện chính sách về đất đai qua kiểm tra, soát xét anh N chỉ thực tế sử dụng diện tích 12.443m2 nên năm 1996 UBND huyện C đã cấp lại đất cho anh N với diện tích 12.443m2 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 728 ngày 10/01/1996 thay thế Sổ lâm bạ 513ha đất sản xuất lâm nghiệp đã được cấp ngày 27/01/1994. Lúc này quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự đã có hiệu lực pháp luật, do đó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự kiến nghị đến người có thẩm quyền theo thủ tục tái thẩm với nhận định “tình tiết mới” là nội dung trong văn bản của UBND huyện C59. Tuy nhiên, trong trường hợp này không thể xem là tình tiết mới để kiến nghị theo thủ tục tái thẩm bởi vì Tòa án có thể xác minh, thực địa thành lập Hội đồng đo đạc, kiểm tra theo quy định của Luật tố tụng dân sự, anh N là người biết rõ nhất vì năm 1994 Nhà nước cấp đất cho anh nhưng đến năm 1996 đã cấp lại cho anh thành một diện tích khác trong khi tình tiết mới phải là cả Tòa án và đương sự đều không thể biết trong quá trình giải quyết vụ án. Mà thay vào đó là cần phải được kiến nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Nguyễn Đức Hiếu, Bàn về kiến nghị giám đốc thẩm hay tái thẩm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 Luật thi hành án dân sự năm 2008, Trang thông tin thi hành án dân sự http://www.moj.gov.vn/TongCucThiHanhAn/News/Lists/NghienCuuTraoDoi/View_Detail.aspx?ItemID =488 [truy cập ngày 31/7/2014] 59 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 75 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn bởi lý do sau tại thời điểm Tòa án nhân dân tỉnh H xét xử năm 2007 diện tích 5,3 ha đất sản xuất lâm nghiệp được cấp cho anh N theo sổ Lâm bạ ngày 27/01/1994 đã không tồn tại trên thực tế, nhưng khi xét xử Tòa án chưa làm rõ, chưa thu thập thông tin, chưa đánh giá đúng về chứng cứ dẫn tới việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc chia tài sản nhưng tài sản đó lại không có trên thực tế; Tòa án chỉ căn cứ vào Sổ lâm bạ để công nhận sự thỏa thuận nhưng Sổ lâm bạ này lại không có giá trị. 3.2.2.2. Đề xuất hoàn thiện Đối với giám đốc thẩm, pháp luật tố tụng dân sự nên cho ra đời các văn bản nhằm hướng dẫn, giải thích các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm được quy định tại Điều 283 BLTTDS hiện hành, cần làm rõ thế nào là “có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”, “có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng”, phần nào là “kết luận trong bản án, quyết định không phù h ợp với tình tiết khách quan của vụ án”. Đối với tái thẩm, cũng cần lý giải cũng như làm rõ các “tình tiết mới” là những tình tiết như thế nào cần thỏa mãn các điều kiện nhất định gì. Có như vậy thì việc áp dụng quy định của pháp luật mới có sự thống nhất, đạt hiệu quả và giảm bớt khó khăn cho những người có thẩm quyền. Cũng như, tạo điều kiện thuận lợi để đương sự nhìn nhận và đưa ra những khiếu nại, kiến nghị nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi phát hiện căn cứ kháng nghị. 3.2.3. Hạn chế trong việc áp dụng quy đị nh phát hiện bản án , quyết đị nh cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và đề xuất hoàn thiện 3.2.3.1. Về mặt hạn chế Bản chất của giám đốc thẩm, tái thẩm là việc Tòa án xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị người có thẩm quyền kháng nghị khi thỏa mãn một trong những căn cứ luật định. Bên cạnh việc kháng nghị, BLTTDS hiện hành còn trao cho bất kỳ cá nhân nào nếu phát hiện có vi phạm nghiêm trọng pháp luật đối với giám đốc thẩm và phát hiện có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án đối với tái thẩm thì có quyền gửi đề nghị đến người có thẩm quyền kháng nghị. Về việc pháp luật tố tụng dân sự quy định chỉ Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND cấp tối cao và cấp tỉnh mới có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo khoản 1 Điều 285 BLTTDS hiện hành, nghĩa là trong quyền hạn của mình họ hoàn toàn có thể kháng nghị đối với bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện căn cứ kháng nghị mà không bắt buộc phải có yêu cầu của đương sự hoặc cũng có thể kháng nghị ngoài phạm vi yêu cầu của đương sự. Điều này có thể dẫn đến vịêc vi phạm nguyên tắc tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 285 BLTTDS hiện hành thì bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền đề GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 76 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn nghị kháng nghị bằng văn bản đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, quy định này hiện tại đang có những hạn chế nhất định. Bởi lẽ, chính vì sự mở rộng đối tượng được quyền đề nghị kháng nghị nên hiện nay có nhiều trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại, kiến nghị để kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp. Không ít trường hợp khiếu nại chỉ nhằm mục đích để chậm phải thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; trong nhiều trường hợp việc khiếu nại, kiến nghị nhưng đương sự không đưa ra được cơ sở để dẫn tới kết luận là bản án đã có hiệu lực pháp luật có sai lầm hoặc chứng minh là có sự vi phạm pháp luật tố tụng dân sự60. Đó cũng là một trong những lý do mà số lượng đơn đề nghị kháng nghị cũng như văn bản đề nghị ngày một gia tăng, và để có thể giải quyết một cách nhanh chóng và kịp thời thì bộ máy cơ quan có thẩm quyền phải vận hành giải quyết một cách hết công sức. Thực tế là việc giải quyết đơn đề nghị hiện nay cũng vướng phải không ít khó khăn. Vậy nên , “Phát hiện bản án , quyết đị nh đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm” là quy định mới , được ghi nhận tại BLTTDS hiện hành . Tuy quy đị nh này ra đời và áp dụng trong một khoảng thời gian không quá dài nhưng nó đã bộc lộ những hạn chế nhất đị nh vì vậy mà Điều 284 BLTTDS hiện hành cần phải được sửa đổi , bổ sung một các hợp lý . 3.2.3.2. Đề xuất sửa đổi Điều 284 BLTTDS hiện hành theo hướng thu hẹp phạm vi chủ thể gửi đơn đề nghị kháng nghị giám đố c thẩm Để góp phần làm cho pháp luật được hoàn thiện hơn, việc áp dụng pháp luật được hiệu quả hơn. Người viết cho rằng, cần giới hạn phạm vi chủ thể được quyền đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Cụ thể là, chỉ nên chấp nhận đề nghị của đương sự cùng với các cơ quan tiến hành tố tụng khác có liên quan, loại bỏ cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ra khỏi nội dung của quy định. Khi đó, một mặt góp phần đảm bảo được quyền tự định đoạt của đương sự, mặt khác, giúp giảm số lượng văn bản đề nghị (đặc biệt là những văn bản thiếu căn cứ hay nói cách khác là giúp khắc phục tình trạng gửi đề nghị một cách tùy tiện). 3.2.4. Hạn chế về mặt nội dung của quy định phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm 3.2.4.1. Về mặt hạn chế Hiện nay, phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm được quy định tại Điều 296 và Điều 310 BLTTDS hiện hành theo đó Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ xem xét phần bản án, quyết định bị kháng nghị và những phần có liên quan, do đó đối với phần không bị kháng nghị cũng như không có liên quan đến kháng nghị thì sẽ không bi xem xét lại. Dương Thị Thanh Mai, Tìm hiểu các quy định của pháp luật về Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2000, trang 56 60 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 77 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn Đồng thời, chỉ trong trường hợp mà phần quyết định trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm được xét lại toàn bộ vụ án. Tuy nhiên, thực tế thì quy định này tồn tại hạn chế, đó là việc pháp luật tố tụng dân sự giới hạn phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ xét lại trong phần mà bản án, quyết định bị kháng nghị và những phần có liên quan dẫn đến tình trạng là phần bản án, quyết định chưa bị kháng nghị nếu có căn cứ sẽ bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và khi đó một vụ án có thể sẽ bị xét lại nhiều lần với những nội dung kháng nghị khác nhau trên cùng một bản án , quyết định. Thêm vào đó, trên thực tế thông thường khi giải quyết kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm xem xét chứng cứ, tài liệu liên quan đến toàn bộ nội dung của vụ án. Cho nên, nếu quy định phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm là có giới hạn thì không khớp với thực tiễn. 3.2.4.2. Đề xuất sửa đổi Điều 296 BLTTDS hiện hành Thông qua thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm cùng với sự tồn tại của quy định này trước đây ở Pháp lệnh TTGQCVADS, theo đó Pháp lệnh quy định cho phép Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm được quyền xét lại toàn bộ bản án, quyết định Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị mà không chỉ giới hạn trong nội dung kháng nghị người viết nghĩ rằng đã đến lúc quay về với quy định này, nghĩa là nên sửa đổi Điều 296 BLTTDS hiện hành theo hướng cho phép xét lại toàn bộ nội dung bản án, quyết định bị kháng nghị. Tuy rằng nếu xét lại toàn bộ bản án, quyết định bị kháng nghị thì công việc mà Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm phải làm để giải quyết một kháng nghị sẽ nhiều hơn, nhưng đổi lại nó sẽ giải quyết được tình trạng mà vụ án bị xem xét lại nhiều lần và trong trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm hoặc là phúc thẩm bị hủy thì vụ án lại bị xét xử đi xét xử lại trong khi việc xét xử là phải có điểm dừng. Rõ ràng việc sửa đổi Điều 296 sẽ mang lại không ít mặt ưu điểm. Và theo đó người viết đưa ra quan điểm sửa đổi Điều 296 BLTTDS hiện hành theo hướng như sau: “Hội đồng giám đốc thẩm có thể xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung kháng nghị”. 3.2.5. Hạn chế về thẩm quyền hủy án của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm 3.2.5.1. Về mặt hạn chế Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong phạm vi thẩm quyền của mình Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm được quyền không chấp nhận kháng nghị, giữ nguyên hoặc là hủy án để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc là phúc thẩm. Tuy nhiên, với những thẩm quyền đó qua quá trình áp dụng thực tế đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Việc quy định cho Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm được quyền hủy án để xét xử lại đã GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 78 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn dẫn đến tình trạng một vụ án phải tiến hành rất nhiều lần. Theo các chuyên gia, hiện nay một vụ án xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm ở TAND tối cao có thể phải tiến hành tới 3 lần trong đó, lần đầu tiên là Tòa chuyên trách có thể thực hiện tới 2 lần ở Hội đồng thẩm phán. Nếu vụ án này đã giám đốc thẩm, tái thẩm ở tòa cấp tỉnh thì riêng thủ tục giám đốc thẩm đã thực hiện tới 4 lần. Khi đó làm cho giám đốc thẩm, tái thẩm có xu hướng trở nên phổ biến và còn nhiều hơn số lần xử sơ thẩm, phúc thẩm trong cùng một vụ án61. Hơn nữa, theo nhận định của ông Trịnh Xuân Toản là Ủy viên chuyên trách, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp thì “Thực tế cho thấy, có những vụ án bị xét xử kéo dài tới hàng chục lần xuất phát từ các quy định trong BLTTDS về thẩm quyền Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm. Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm thực hiện quyền hủy án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại dẫn đến một trình tự tố tụng mới, lại bắt đầu xét xử sơ thẩm, đưa vụ án tiếp tục rơi vào tình trạng lòng vòng lên tới hang chục lần xét xử và kéo dài hàng chục năm”62. Sự thật là, thực tế đã có vụ án kéo dài gần 22 năm nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Và chúng ta có thể thấy rõ qua vụ tranh chấp sau: Vụ án xoay quanh việc tranh chấp nhà đất giữa một bên nguyên đơn là bà Thái Thi Xuân Hoa và bên bị đơn là ông Nguyễn Xăng, bà Thái Thị Lèo. Theo đơn kiện của Bà Hoa nền nhà, công trình kiến trúc và 288m2 đất tọa lạc tại 8B Võ Thị Sáu, phường Vĩnh Trường (TP. Nha Trang) mà các bị đơn đang chiếm dụng là do vợ chồng bà tạo lập từ năm 1968, bà Hoa cho một người ở nhờ phần nhà phụ khi ông này bỏ đi năm 1979 cha ông này tự ý viết giấy bán nhà đất cho Hợp tác xã (HTX) Trường Nguyên do ông Xăng làm chủ nhiệm với giá 800 triệu đồng. Năm 1981, HTX Trường nguyên bán lại nhà đất cho ông Xăng, bà Lèo với giá 900 triệu đồng. Khiếu nại đòi nhà, đất không được bà Hoa khởi kiện yêu cầu ông Xăng, bà Lèo trả nhà, đất. Từ tháng 5/1993 đến tháng 12/2004, vụ án này đã trải qua ba lần xử sơ thẩm, ba lần xử phúc thẩm và hai phiên họp giám đốc thẩm. Ở phiên phúc thẩm (lần ba) tháng 12/2004, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP Đà Nẵng đã giao cho phía bị đơn được quyền sở hữu, sử dụng nhà, đất tranh chấp nhưng buộc HTX Trường Nguyên phải bồi thường giá trị đất cho bà Hoa hơn 230 triệu đồng, buộc vợ con người bán nhà, đất phải bồi thường giá trị đất cho bà Hoa 460 triệu đồng... Mai Thoa, Phương hướng đổi mới thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo tinh thần cải cách tư pháp, Công lý, http://congly.com.vn/phap-dinh/nghiep-vu/phuong-huong-doi-moi-thu-tuc-giam-doc-tham-taitham-theo-tinh-than-cai-cach-tu-phap-41759.htlm [truy cập ngày 10/8/2014] 62 Mai Thoa, Phương hướng đổi mới thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo tinh thần cải cách tư pháp, Công lý, http://congly.com.vn/phap-dinh/nghiep-vu/phuong-huong-doi-moi-thu-tuc-giam-doc-tham-taitham-theo-tinh-than-cai-cach-tu-phap-41759.htlm [truy cập ngày 10/8/2014] 61 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 79 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn Tháng 12/2007, chánh án TAND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm bản án phúc thẩm trên. Tháng 3/2008, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã có quyết định giám đốc thẩm (lần ba), hủy hai bản án sơ, phúc thẩm, giao hồ sơ về cho TAND tỉnh Khánh Hòa xử sơ thẩm lại. Theo Hội đồng Thẩm phán, đủ cơ sở xác định quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền là tài sản hợp pháp của bà Hoa. Không có căn cứ xác định bà Hoa đã bán căn nhà phụ có điều kiện cho người ở nhờ. Các hợp đồng mua bán nhà đất giữa cha của người ở nhờ với HTX Trường Nguyên hay giữa HTX Trường Nguyên với ông Xăng sau đó đều vô hiệu bởi bên bán không phải là chủ sở hữu và sử dụng hợp pháp đối với nhà, đất. Các tài sản mua bán bất hợp pháp trên phải được trả lại cho bà Hoa… Tháng 2/2009, TAND tỉnh Khánh Hòa xử sơ thẩm (lần bốn), tiếp tục tuyên giao bị đơn sử dụng toàn bộ diện tích đất tranh chấp, buộc những người thừa kế của người bán nhà đất phải bồi thường gần 2 tỉ đồng, HTX Trường Nguyên bồi thường hơn 641 triệu đồng giá trị đất cho bà Hoa. Tháng 6/2010, xử phúc thẩm (lần bốn), Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng đã hủy bản sơ thẩm trên vì vi phạm tố tụng, xử không đúng đường lối của quyết định giám đốc thẩm, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của bà Hoa. Tháng 9/2011, TAND tỉnh Khánh Hòa đã xử sơ thẩm (lần năm), tiếp tục ra phán quyết không đúng đường lối của án giám đốc thẩm. Sau đó vụ án bị tạm đình chỉ do có người liên quan chết, cần xác định người thừa kế…Và đến ngày 25/8/2014, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng đã xử phúc thẩm (lần năm), hủy toàn bộ bản án sơ thẩm với nhận định: Tòa cấp sơ thẩm vi phạm tố tụng, xử không đúng pháp luật về việc xử lý hậu quả hợp đồng vô hiệu, không đúng kết luận mà quyết định giám đốc thẩm đã chỉ ra. Từ đó tòa phúc thẩm tiếp tục giao hồ sơ về cho TAND tỉnh Khánh Hòa xử sơ thẩm lại từ đầu63. Như vậy, sau gần 22 năm với tổng cộng 10 phiên tòa và ba phiên họp giám đốc thẩm, vụ kiện quay trở lại điểm xuất phát. Nếu như ở thời điểm khởi kiện, bà Hoa mới 55 tuổi thì nay bà đã 77 tuổi mà vụ kiện của bà vẫn không biết khi nào mới được giải quyết dứt điểm. Điều đáng chú ý là sau phiên họp giám đốc thẩm (lần ba), TAND tỉnh Khánh Hòa đã hai lần xử sơ thẩm lại không đúng đường lối của quyết định giám đốc thẩm nên cả hai lần đều bị Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng hủy án. Qua vụ tranh chấp này phản ánh 2 vấn đề lớn. Thứ nhất, về nguyên tắc Hội đồng xét xử xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật tuy nhiên trong vụ án trên Tòa án cấp dưới xét xử không đúng đường lối của Tòa cấp trên dẫn đến việc Tòa cấp trên hủy án khiến vụ án kéo dài không có điểm dừng. Thứ hai, với quyền hủy án để xét xử lại từ đầu, Đại Hưng – Thanh Tùng, Tòa án nhân dân tối cao bảo, Tòa án dưới phải nge? Báo pháp luật điện tử, http://m.plo.vn/phap-luat-chu-nhat/tand-toi-cao-bao-toa-duoi-phai-nghe-494044.html [truy cập ngày 10/10/2014] 63 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 80 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm vô tình tạo ra một trình tự tố tụng mới, bắt đầu từ thủ tục sơ thẩm. Đây là lý do quan trọng đưa số lần xét xử vụ án tới hàng chục phiên tòa, một tình trạng gần như không có điểm dừng. Như vậy, cần có những giải pháp kị p thời để quyền và lợi í ch hợp pháp của đương sự trong vụ án được giải quyết một cách nhanh chóng và có hiệu quả . Tránh tình trạng kéo dài việc giải quyết qua nhiều năm khiến cho đương sự phải chờ đợi mòn mỏi . 3.2.5.2. Đề xuất hoàn thiện Để khắc phục tình trạng án phải xét đ i xét lại nhiều lần do thẩm quyền hủy án của Hội đồng giám đốc thẩm , tái thẩm cho nên PGS – TS. Đỗ Văn Đại đã đề ra hai phương hướng đề xuất: Thứ nhất, nếu Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã xử giám đốc thẩm lần hai mà các tòa sơ, phúc thẩm vẫn bảo vệ quan điểm ban đầu thì đến lần xử giám đốc thẩm thứ ba, TAND Tối cao có quyền yêu cầu cấp dưới phải tuân theo đường lối xét xử của mình để đảm bảo tính ổn định của pháp luật. Thứ hai, nếu Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thấy hồ sơ đã rõ thì nên giải quyết triệt để vụ án luôn chứ không chỉ hủy án để xử lại như hiện nay. Bởi lẽ Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao là tập hợp những thẩm phán đầu ngành giỏi nghiệp vụ nên nhận định của họ phải được tôn trọng64. Như vậy, thông qua những phân tích trên cùng với việc Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đã xác định một trong những nhiệm vụ CCTP là “từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm”, “xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của TAND”. Tiếp thu đề xuất thứ hai của PGS – TS. Đỗ Văn Đại , người viết cho rằng không cần phải đổi mới quy định về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm và tái thẩm mà thay vào đó là cần có văn bản hướng dẫn việc áp dụng quy định về thẩm quyền Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm. Theo đó , “Nếu Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã xử giám đốc thẩm lần hai mà các tòa sơ, phúc thẩm vẫn bảo vệ quan điểm ban đầu thì đến lần xử giám đốc thẩm thứ ba, TAND Tối cao có quyền yêu cầu cấp dưới phải tuân theo đường lối xét xử của mình để đảm bảo tính ổn định của pháp luật”. Sở dĩ người viết đưa ra đề xuất này là vì : một là, phạm vi quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm là được quyền xét lại toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc phần của bản án, quyết định bị kháng nghị, Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm qua việc nghiên cứu hồ sơ và phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm thực 64 Đại Hưng – Thanh Tùng, Tòa án nhân dân tối cao bảo, Tòa án dưới phải nge?, Báo pháp luật điện tử, http://m.plo.vn/phap-luat-chu-nhat/tand-toi-cao-bao-toa-duoi-phai-nghe-494044.html [truy cập ngày 10/10/2014] GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 81 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn sự thấy có sai lầm hoặc vi phạm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp dưới, đồng thời thấy cần xét xử thế nào là đúng thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền , có trách nhiệm ra bản án , quyết định mới . Hai là , giống với nhận định của PGS – TS. Đỗ Văn Đại Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là tập hợp những Thẩm phán đầu ngành giỏi nghiệp vụ nên nhận định của họ phải được tôn trọng. 3.3. Một số hạn chế về mặt thƣ̣c tiễn và đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng quy đị nh pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 3.3.1. Tình trạng ngâm án ở Tòa án nhân dân các cấp hiện nay 3.3.1.1. Về mặt hạn chế Ngâm án ở đây được hiểu là việc chậm giải quyết vụ án dẫn đến một vụ án để được giải quyết phải mất một khoảng thời gian khá dài, khi đó đương sự hoặc là những người có liên quan phải mòn mỏi chờ đợi. Hiện nay có không ít trường hợp mà vụ án đã có quyết định kháng nghị phiên tòa giám đốc thẩm của các Tòa cấp tỉnh mãi không được mở ra dù luật có quy định về thời hạn gây khó khăn cũng như làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự trong vụ án. Khi bản án được các cấp Tòa án tuyên còn bộc lộ dấu hiệu vi phạm thì như một lẽ tất nhiên sự trông chờ vào việc được phân xử ở phiên tòa giám đốc thẩm được xem là cơ hội sau cùng để người dân có thể bảo vệ quyền và lợi ích pháp của mình thế nhưng thủ tục kéo dài, lê thê trong thực tiễn đã phần nào trở thành nổi ám ảnh đối với một bộ phận không nhiều những người dân. Những trrường hợp sau đây sẽ chứng minh cho những nhận định trên65: Trước hết, là vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa hai bên nguyên đơn là vợ chồng ông Nguyễn Thái Thú và bị đơn là vợ chồng ông Lê văn Tâm. Khởi kiện tại TAND thị xã Phước Long (tỉnh Bình Phước). Ngày 30-12-2009, TAND thị xã Phước Long đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa hai bên. Nội dung của thỏa thuận là vợ chồng ông Tâm có trách nhiệm trả 436 triệu đồng cho vợ chồng ông Thú. Hình thức trả là trả một lần ngay sau khi vợ chồng ông Tâm bán tài sản thế chấp (nhà đất) tại thị xã Phước Long. Sau khi quyết định thỏa thuận này có hiệu lực thì bị khiếu nại vì TAND thị xã Phước Long không đưa các con của vợ chồng ông Tâm tham gia tố tụng. Xem xét vụ án, chánh án TAND tỉnh Bình Phước nhận thấy việc TAND thị xã Phước Long không đưa các con ông Tâm vào tham gia tố tụng là vi phạm nghiêm trọng. Cạnh đó, tài sản thế chấp của vợ chồng ông Tâm không đúng quy định bởi từ tháng Hoàng Yến, Giám đốc thẩm ngâm án dân biết kêu ai, http://citinews.net/phap-luat/giam-doc-tham-ngam--an--dan-biet-keu-ai--IIKIS6Q/ [truy cập ngày 19/9/2014] 65 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 82 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn 9/2009 tài sản này đã bị cơ quan thi hành án kê biên để đảm bảo thi hành án trong một số vụ khác. Vì vậy, đầu tháng 12/2012, chánh án tỉnh đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy quyết định công nhận thỏa thuận trên, giao hồ sơ về cho TAND thị xã Phước Long giải quyết lại. Theo Điều 293 BLTTDS, trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên họp để giám đốc thẩm vụ án (ở đây là Ủy ban Thẩm phán TAND tỉnh Bình Phước). Tuy nhiên, từ đó đến nay đã hơn một năm trôi qua mà ông Thú vẫn không hề nhận được kết quả giám đốc thẩm và cũng không biết được thông tin gì về vụ án của mình. Nhiều lần lui tới tòa hỏi thăm, ông Thú vẫn chưa nhận được câu trả lời. Không chỉ vậy, tương tự là trường hợp của ông Lê Phương Trang (ngụ TP Cao Lãnh, Đồng Tháp). Mới đây, ông Trang đã gửi đơn đến Cục Điều tra VKSND Tối cao đề nghị xem xét trách nhiệm của lãnh đạo TAND tỉnh Đồng Tháp vì gần ba năm nay không xét xử giám đốc thẩm một vụ tranh chấp mà ông là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo hồ sơ, tháng 12/2010, ông Nguyễn Huy Hoàng khởi kiện ra TAND TP Cao Lãnh đòi bà Nguyễn Thị Huệ Trân trả nợ 600 triệu đồng. Ông Hoàng yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, phong tỏa một mảnh đất tại phường Phú Mỹ mà bà Trân đã bán cho ông Trang. Về phần mình, ông Trang đòi tòa hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vì việc mua bán đã xong trước khi ông Hoàng khởi kiện bà Trân, đất này thuộc quyền sử dụng của ông. Tháng 4/2011, TAND TP Cao Lãnh xử sơ thẩm đã tuyên chấp nhận yêu cầu của ông Hoàng, buộc bà Trân trả 600 triệu đồng, tiếp tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo thi hành án. Bản án sau đó có hiệu lực pháp luật. Tháng 9/2011, Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Tháp kháng nghị giám đốc thẩm vì đất đã thuộc quyền sử dụng của ông Trang, việc tòa tuyên tiếp tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là sai. Kháng nghị đề nghị hủy một phần bản án sơ thẩm liên quan đến nội dung này. Từ đó đến nay ông Trang nhiều lần yêu cầu Ủy ban Thẩm phán TAND tỉnh Đồng Tháp xử giám đốc thẩm nhưng vẫn không nhận được hồi âm. Sau nhiều lần ông khiếu nại, TAND Tối cao cũng đã có công văn đôn đốc TAND tỉnh Đồng Tháp nhưng đến nay ủy ban thẩm phán của tòa này vẫn chưa mở phiên họp giám đốc thẩm. Như vậy có thể thấy, mặc dù pháp luật tố tụng dân sự có quy định khá cụ thể về thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm tuy nhiên những người có thẩm quyền lại lơ đi quy định của pháp luật khiến cho người dân phải mòn mỏi chờ đợi để vụ việc của mình được giải quyết. Đồng thời cũng có thể thấy rằng BLTTDS hiện hành quy định về GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 83 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn khiếu nại, tố cáo, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm rất chung, vì thế khi quyền lợi ích bị xâm phạm hoặc khi phát hiện vi phạm về thời hạn hay bị ngâm án đương sự không biết gửi khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền nào. 3.3.1.2. Đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng Theo quan điểm người viết một mặt để giải quyết vấn đề ngâm án pháp luật tố tụng nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng cần có chế tài để xử lý trường hợp không đưa vụ án ra xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm một cách kịp thời như luật định. Bởi lẽ, có chế tài cụ thể thì cán bộ có trách nhiệm mới chịu làm. Mặt khác, tình trạng án giám đốc thẩm bị ngâm lâu mới đưa ra xem xét là có nguyên nhân từ thực tiễn. Dù luật có quy định nhưng hiện tại chưa có Nghị quyết nào của Hội đồng thẩm phán về việc hướng dẫn phiên họp giám đốc thẩm, trình tự thủ tục, thời gian trình tự mở phiên tòa giám đốc thẩm. Vì thế, các cơ quan có thẩm quyền giám đốc thẩm theo quy định tại Điều 291 BLTTDS hiện hành là Ủy ban thẩm phán Tòa án cấp tỉnh, Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động của Tòa án nhân dân tối cao vẫn đang còn lúng túng và có khi tồn tại việc lạm dụng vào sự thiếu chặt chẽ của Luật để cố tình ngâm án, thậm chí còn có tiêu cực trong việc giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án. Đồng thời, thiết nghĩ để khắc phục tình trạng ngâm án như hiện tại thì cần sửa đổi, bổ sung BLTTDS, cụ thể là bổ sung thêm quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo, trình tự giải quyết khiếu nại tố cáo trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm. 3.3.2. Tình trạng lạm dụng kháng nghị gi ám đốc thẩm, tái thẩm gây khó khăn cho công tác thi hành án 3.3.2.1. Về mặt hạn chế Lạm dụng kháng nghị giám đốc thẩm có thể tồn tại ở các dạng như: kháng nghị tùy tiện, không có căn cứ; kháng nghị nhằm làm chậm đi việc thi hành án, hoặc là theo hướng tiêu cực hơn là kháng nghị nhằm mục đích vụ lợi v.v…. Việc lạm dụng kháng nghị không chỉ làm khổ cho đương sự, Tòa án cấp dưới mà còn gây khó khăn không kém cho cơ quan thi hành án. Theo nhận định của ông Hoàng Kim Vinh (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước): “Việc lạm dụng kháng nghị giám đốc thẩm, kháng nghị thiếu căn cứ không chỉ gây thiệt thòi cho quyền lợi hợp pháp, chính đáng của một bên đương sự mà còn tạo cho người dân tâm lý mệt mỏi, mất niềm tin vào các phán quyết của tòa án khi “nay vầy, mai khác, mốt lại khác nữa”. Họ sẽ nghi ngờ về tính khách quan và đạo đức của những người thực thi pháp luật, nhất là khi dư luận vẫn râm ran về những đường dây “chạy án” GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 84 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn chuyên lật án, hủy án…(?)”66. Không chỉ vậy, một Thẩm phán ở TAND một quận tại Thành phố Hồ Chí Minh than thở: “Có vụ xử sơ thẩm lại đến lần thứ ba, chúng tôi cũng không thể tuyên khác được vì chứng cứ đã quá rõ. Lên cấp phúc thẩm cũng không thay đổi kết quả so với những lần xử trước nhưng rồi không hiểu sao cứ bị kháng nghị giám đốc thẩm, bị hủy án. Giải quyết lại vừa mất công mất sức, vừa gây ức chế cho các thẩm phán cấp dưới”67. Có thể nói nhận định của các vị trên về việc lạm dụng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là xuất phát từ kinh nghiệm trong quá trình công tác, vậy nên qua đó cho thấy việc lạm dụng kháng nghị có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Với thi hành án dân sự, đây là một trong những nguyên nhân khiến cho công tác thi hành án gặp không ít khó khăn trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu không muốn nói là cơ quan thi hành án phải rơi vào tình trạng “dở khóc, dở cười” vì vấp phải kháng nghị. Với những bản án vừa có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hành án vừa mới bắt đầu thi hà nh án mà bị người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm thì không có vấn đề gì. Nhưng với những vụ đã thi hành một phần hoặc toàn bộ thì rất khó cho cơ quan thi hành án. Thực tế là, có trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị vụ việc đã thi hành án xong thế nhưng Cơ quan thi hành án mới nhận được kháng nghị giám đốc thẩm ký trong hạn từ TAND tối cao68. Chẳng hạn, bản án phúc thẩm tuyên ông A trả nhà, ông B phải giao lại cho A một khoản tiền. Cơ quan thi hành án vận động và ông B đã nộp tiền nhưng việc thi hành án phải tạm dừng vì bản án phúc thẩm bị kháng nghị giám đốc thẩm kèm yêu cầu hoãn thi hành án trong ba tháng. Khi đó, tiền lãi trên số tiền ông B đã nộp ai chịu? Chi phí thuê nhà cho ông A để chuẩn bị cưỡng chế giao nhà ai chịu? Đợi đến khi việc thi hành án phục hồi không biết bao giờ, lúc đó việc thi hành án khó khăn gấp bội phần… Chưa kể, khi xử lại theo kháng nghị giám đốc thẩm mà các bản án về sau không đề cập, đưa ra hướng xử lý đến phần đã thi hành án trước đó thì quá trình thi hành án sẽ trở nên rối rắm, rơi vào ngõ cụt. Cơ quan thi hành án không biết làm sao, còn đương sự liên quan thì cứ liên tục đi khiếu nại. Ví dụ như trường hợp: Năm 2005, TAND Thành phố Hồ Chí Minh xử phúc thẩm một vụ tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, buộc bà T. phải bồi thường cho ông P. 3.611 Thanh Tùng, Nhiều hệ quả từ sự tùy tiện, Báo pháp luật điện tử, http://m.plo.vn/phap-luat-chunhat/nhieu-he-qua-tu-su-tuy-tien-115623.html [truy cập ngày 15/9/2014] 67 Thanh Tùng, Nhiều hệ quả từ sự tùy tiện, Báo pháp luật điện tử, http://m.plo.vn/phap-luat-chunhat/nhieu-he-qua-tu-su-tuy-tien-115623.html [truy cập ngày 15/9/2014] 68 Thanh Tùng, Kháng nghị giám đốc thẩm làm khổ cho thi hành án, Báo pháp luâtđiện tử, http://baophapluat.vn/tinh-nguoi-tu-phap/khang-nghi-giam-doc-thamlam-kho-thi-hanh-an-144525.html [truy cập ngày 05/10/2014] 66 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 85 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn lượng vàng. Bà T. không trả nên tháng 5/2006, Cục Thi hành án dân sự Thành phố đã phát mại căn nhà của bà T. trên đường Nguyễn Thị Diệu để thi hành án. Sau đó người trúng đấu giá đã nộp đủ tiền và hoàn tất thủ tục sang tên sở hữu nhà. Tháng 2007, bản án phúc thẩm bị kháng nghị giám đốc thẩm, sau đó bị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hủy để xử lại. Năm tháng sau, xử phúc thẩm lại, TAND TP tuyên buộc bà T. phải bồi thường ông P. 2.096 lượng vàng nhưng không đề cập gì đến ngôi nhà trên. Từ đó cả bà T. lẫn người mua nhà đấu giá đều đề nghị giao nhà cho mình khiến Cục Thi hành án dân sự TP không biết phải làm sao69. Đây là một trong nhiều trường hợp mà Cơ quan thi hành án vấp phải không í t khó khăn do không biết phải thi hành sao đối với tài sản trong vụ án mà không được đề cập đến trong bản án , quyết đị nh xét xử lại 3.3.2.2. Đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng Qua những phân tích trên có thể thấy, việc lạm dụng kháng nghị một mặt ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của một bên đương sự mặt khác gây khó khăn cho công tác thi hành án. Do đó, để khắc phục tình trạng lạm dụng trên người viết cho rằng với những người có thẩm quyền kháng nghị, họ là người nắm quyền lực xem xét và ra quyết định kháng nghị trong tay thế nên họ cần phải không ngừng trao dồi, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ lẫn đạo đức để tránh tình trạng do yếu kém về chuyên môn nên ra quyết định kháng nghị tùy tiện, thiếu căn cứ. Bên cạnh đó, giữa Cơ quan thi hành án và Tòa án cũng cần có sự liên kết, phối hợp một cách chặt chẽ hơn, đặc biệt là với Tòa án cần phải gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đến Cơ quan thi hành án đúng thời hạn để tránh tình trạng án đã thi hành xong quyết định kháng nghị mới được chuyển tới như những trường hợp đang tồn tại trong thực tiễn hiện nay. 3.3.3. Một số hạn chế và đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật khác Bên cạnh những hạn chế đã phân tí ch ở trên thì thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế khác cần được k hắc phục . Thông qua thực tiễ n xét xử có thể nói chất lượng giải quyết đơn đề nghị kháng nghị chưa cao , nội dung trả lời sơ sài , thiếu căn cứ thuyết phục nên người dân không đồng tì nh và vẫn tiếp tục khiếu nại , kiến nghị . Tỷ lệ gi ải quyết đơn cũng còn thấp , số lượng đơn tồn của năm trước chuyển sang năm sau vẫn còn nhiều và chưa xử lý dứt điểm được tì nh trạng khiếu nại , bức xúc kéo dài . Đặc biệt, có những vụ việc mà Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã n ghiên cứu và nhiều lần có công văn gửi đến đôn đốc giải quyết nhưng các cơ quan chức năng vẫn im lặng hoặc là không trực tiếp đứng ra giải quyết mà phân cho nhiều tầng trung gian cấp dưới giải quyết . Thanh Tùng, Nhiều hệ quả từ sự tùy tiện, Báo pháp luật điện tử, http://m.plo.vn/phap-luat-chunhat/nhieu-he-qua-tu-su-tuy-tien-115623.html [truy cập ngày 15/9/2014] 69 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 86 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn Đặc biệt, theo lời của Bà Lê Thị Nga thì có những vụ việc Ủy ban Tư pháp chuyển đơn thư của người dân lên Tòa án và Viện kiểm sát nhưng 5 năm sau mới có người trả lời kéo dài qua hai khóa Quốc hội khi trả lời lại là “chúng tôi đang nghiên cứu” h oặc là “mới tiếp nhận” hồ sơ70. Như vậy, có thể thấy tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cơ quan chức năng là chưa cao. Do đó , phải có cơ chế xem xét trách nhiệm các cơ quan dân cử “xem xét bổ sung đánh giá chất lượng côn g tác giải quyết khiếu nại , tố cáo như một tiêu chí để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tí n nhiệm đối với các chức danh”. Nhìn chung, một chặng đường áp dụng quy đị nh của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đã đi qua, BLTTDS hiện hành đã bộc lộ không í t những hạn chế nhất đị nh được phản ánh thông qua quá trì nh giải quyết các vụ việc trên thực tế . Chính vì thế , những phân tí ch về mặt hạn chế và đề xuất nhằm hoàn thiện quy đị nh của pháp luật có ý nghĩa quan trọng bởi lẽ việc sớm hoàn thiện quy định của pháp luật là đòi hỏi cấp thiết một mặt nhằm đảm bảo một quy trì nh chặt chẽ cho thủ tục giám đốc thẩm , tái thẩm, mặt khác giúp nâng cao uy tí n của Tòa án trong việc thống nhất áp dụng pháp luật đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Thanh Tùng, Bức xúc chuyện hoãn thi hành án phút “89”, Vietnamnet.vn, http://www.tuanvietnam.vietnamnet.vn/2013-09-09-buc-xuc-chuyen-hoan-thi-hanh-an-phut-89- [truy cập ngày 27/10/2014] 70 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 87 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn KẾT LUẬN  Bản án, quyết đị nh của Tòa án là sản phẩm sau cùng của quá trì nh giải quyết vụ việc dân sự , là sự thể hiện bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ mà đương sự trong vụ án cũng như những người liên quan có được. Do đó khi có hành vi làm cho nội dung bản án, quyết đị nh của Tòa án bị sai lệch , không đúng đ ắn, không hợp pháp thì đòi hỏi cần phải phát hiện và khắc phục cũng như sửa chữa kịp thời. Bên cạnh đó, hiện nay do đời sống xã hội phát triển nên xuất hiện ngày càng nhiều hơn những khiếu nại , kiến nghị của người dân với lý do chí nh yếu là quyền , lợi của họ bị xâm phạm . Theo đó , sự tồn tại của thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi í ch hợp pháp cho đương sự cũng như bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa . Do đó , việc tìm hiểu và làm sáng rõ những vấn đề liên quan đến thủ tục đặc biệt giám đốc thẩm , tái thẩm được đặt ra như một vấn đề quan trọng hàng đầu . Về mặt nội dung , có thể nói Luận văn này đã thể hiện một cách cụ thể các vấn đề liên quan đến thủ tục giám đốc thẩm , tái thẩm. Thứ nhất, người viết đã xây dựng thành công cơ sở lý luận về giám đốc thẩm , tái thẩm thông qua việc phân tích những vấn đề về khái niệm ; đặc điểm , vai trò , ý nghĩa ; đặt giám đốc thẩm , tái thẩm vào trong quan hệ pháp luật so sánh; sơ lược về sự hì nh thành và phát triển những quy đị nh về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Thứ hai, những quy đị nh của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm , tái thẩm cũng đã được phân tí ch và làm rõ với thứ tự phân tí ch đi từ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cho đến việc thực hiện phiên tòa . Trong đó , điểm nổi bật ở phần quy đị nh của pháp luật là sự tồn tại của quy định về thủ tục gửi đề nghị kháng nghị . Thứ ba, qua quá trình phân tích, làm rõ cơ sử lý luận cùng với quy đị nh pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm người viết đã phát hiện và thể hiện một cách cụ thể những hạn chế từ qu y đị nh của pháp luật , thực tiễn cũng như đưa ra đề xuất để hoàn thiện khắc phục các hạn chế trên. Tuy nhiên , giám đốc thẩm , tái thẩm là thủ tục đặc bi ệt ra đời và được vận dụng trên thực tê một thời gian nhưng bên cạnh các kết quả đạt được trong quá trì nh áp dụng thì vẫn còn đó những hạn chế cần phải được sửa chữa , khắc phục kị p thời . Hiện nay, quy đị nh về tí nh chấ t của giám đốc thẩm , tái thẩm chưa đạt được sự thống nhất với căn cứ kháng nghị thế nên gây khó cho công tác kháng nghị , quan trọng hơn hết là quy đị nh hiện tại chưa lột tả hết bản chất của giám đốc thẩm , tái thẩm. Quy đị nh về thẩm quyền hủy án của Hội đồng giám đốc thẩm , tái thẩm cũng đang là vấn đề nổi trội và được lưu tâm nhiều nhất trong thực tế hiện nay bởi việc trao cho Hội đồng giám đốc thẩm , tái thẩm hủy án đã dẫn đến tì nh trạng một vụ án bị xử đi xử lại nhiều lần ảnh hưởng không nhỉ đến GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 88 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn quyền, lợi của đương sự trong vụ án . Không dừng lại ở đó , thực tiến cũng xuất hiện tì nh trạng lạm dụng kháng nghị , kháng nghị một cách tùy tiện , thiếu căn cứ pháp luật dẫn đến số lượng đơn khiếu nại , kiến nghị không ngừng tăng và hơn thế nữa công tác thi hành án cũng vì vậy mà trở nên khó khăn hơn . Với những hạn chế như vậy , Luận văn cũng đã phân tí ch và đưa ra cá c đề xuất phù hợp nhằm góp phần khắc phục cũng như hoàn thiện quy đị nh của pháp luật liên quan đến hạn chế trên . Việc sớm hoàn thiện quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hiện nay sẽ giúp nâng cao chất lượng giải quyết vụ việc dân sự của ngành Tòa án, nâng uy tín của Tòa án trong việc thống nhất áp dụng pháp luật, bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hơn hết là, giúp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân cơ quan, tổ chức nói chung và đương sự trong vụ án nói riêng. Với người viết thông qua việc thực hiện đề tài Luận văn này đã giúp cho người viết hiểu rõ hơn về thủ tục đặc biệt giám đốc thẩm , tái thẩm, có thêm kỹ năng phân tích , tổng hợp và quan trọng hơn c ả đây là dị p đề ng ười viết có thể thể hiện quan điểm , suy nghĩ của mình đối với một phần nhỏ quy định của pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên , do kiến thức còn hạn chế cộng với chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn nên ất hẳn sẽ có những sai sót nhất đị nh cho nên người viết kí nh mong quý Thầy (Cô) tận tì nh góp ý để Luận văn này được hoàn thiện hơn./. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 89 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO   Danh mục văn bản quy phạm pháp luật: 1. Hiến pháp năm 1959; 2. Hiến pháp năm 1980; 3. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); 4. Hiến pháp năm 2013; 5. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011); 6. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960; 7. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981; 8. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992; 9. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; 10. Luật thi hành án dân sự năm 2008; 11. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1994; 12. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994; 13. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996; 14. Nghị quyết 02/2012/NQ – HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của nghị quyết số 60/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của BLTTDS; 15. Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT – TANDTC – VKSNDTC hướng dẫn thi hành một số quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của BLTTDS;  Danh mục các văn bản khác: 16. Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2010 của ngành Tòa án nhân dân; 17. Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2011 của ngành Tòa án nhân dân; 18. Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2012 của ngành Tòa án nhân dân; GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn 19. Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân; 20. Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của các Tòa án tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII (Bản tóm tắt); 21. Dự thảo sửa đổi Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; 22. Dự thảo Tờ trình về dự án Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi);  Danh mục sách, báo, giáo trình, tạp chí: 1. Nguyễn Công Bình, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Giáo dục Việt Nam, năm 2011; 2. Nguyễn Bình, Chế định giám đốc thẩm dân sự, Tạp chí luật học, Đặc san về góp ý dự thảo sửa đổi BLTTDS; 3. Nguyễn Ngọc Diệp, 1200 Thuật ngữ pháp lý Việt Nam, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006; 4. Lê Thu Hà, Bình luận khoa học một số vấn đề của pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng, NXB. Tư Pháp, năm 2006; 5. Lê Thu Hà, Một số suy nghĩ về cơ chế xét xử vụ án dân sự, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2003; 6. Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật trung ương, Pháp luật về tố tụng dân sự, Đặc san tuyên truyền pháp luật, Hà Nội, số 04, năm 2013; 7. Trương Thanh Hùng, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Đại học Cần Thơ, năm 2012; 8. Nguyễn Đức Mai, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2012; 9. Dương Thị Thanh Mai, Tìm hiểu các quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2003; 10. Phan Hữu Thư, Xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2001; 11. Tòa án nhân dân tối cao, Tài liệu tập huấn sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), Tòa án nhân dân tối cao, năm 2012; 12. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Đại học Luật Hà Nội, năm 2003; GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn 13. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Công an nhân dân, năm 2005; 14. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Tư Pháp, năm 2006; 15. Trần Anh Tuấn, Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thi hành, Tạp chí luật học, Đặc san về góp ý dự thảo BLTTDS. 16. Viện khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, NXB. Tư Pháp, năm 2012;  Danh mục trang thông tin điện tử: 1. Quỳnh Anh, Tòa án tối cao sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật, http://thanhtra.com.vn/nguoidung/toa-toi-cao-sai-lam-nghiem-trong-trong-apdung-luat_t221c38n71702.html [truy cập ngày 20/8/2014]; 2. Trần Việt Cường, Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Haiphong.gov.vn, http://haiphong.gov.vn/Portal/PrintItem.aspx?ContentID=4034 [truy cập ngày 10/8/2014]; 3. Mai Ngọc Dương, Tính công khai của phiên tòa giám đốc thẩm, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử, http://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat/tinh-cong-khai-cua-phien-toagiam-111oc-tham-dan-su [truy cập ngày 6/7/2014]; 4. Hải Đăng, Phú Thọ: Hủy bản án sai phạm tố tụng nghiêm trọng, Báo xây dựng, http://baoxaydung.com.vn/news/vn/phap-luat/phu-tho-huy-ban-an-saipham-to-tung-nghiem-trong.html [truy cập ngày 29/9/2014]; 5. Nguyễn Đức Hiếu, Bàn về kiến nghị giám đốc thẩm hay tái thẩm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 Luật thi hành án dân sự năm 2008 , Trang Thông tin thi hành án dân sự, http://www.moj.gov.vn/TongCucThiHanhAn/News/Lists/NghienCuuTraoDoi/ View_Detail.aspx?ItemID=488 [truy cập ngày 31/7/2014]; 6. Đại Hưng - Thanh Tùng, Tòa án nhân dân tối cao bảo, Tòa án cấp dưới phải nghe?Báo pháp luật điện tử, http://m.plo.vn/phap-luat-chu-nhat/tand-toi-caobao-toa-duoi-phai-nghe-494044.html [truy cập ngày 10/10/2014]; 7. Trung Nguyễn, Những bất cập của ngành Tòa án đã và đang được khắc phục, Công lý, http://congly.com.vn/hoat-dong-nganh/nhung-bat-cap-cua-nganh-toaan-da-va-dang-duoc-khac-phuc-20868.html [truy cập ngày 22/9/2014]; GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn 8. Nguyễn Thị Phượng, Giám đốc thẩm – “Xét” chứ không “Xử”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử http://www.nclp.org.vn/thuc tien_phap_luat/giam-111octham-xet-chu-khong-xu[truy cập ngày 6/7/2014]; 9. Tài liệu Văn phòng Chính phủ, Một số nội dung chủ yếu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự, Đại biểu nhân dân Việt Nam, http://daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=211181 [truy cập ngày 3/9/2014]; 10. Gia Thành, Giải quyết khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao: Những kết quả khả quan, Công lý, http://congly.com.vn/phapdinh/nghiep-vu/giai-quyet-khieu-nai-theo-thu-tuc-giam-doc-tham-tai-tandtcnhung-ket-qua-kha-quan-60346.html [truy cập ngày 22/9/2014]; 11. Thu Thủy, Rõ hơn cơ chế xử lý với bản án, quyết định của Tòa bị hủy, sửa, Báo pháp luật điện tử, http://baophapluat.vn/su-kien/ro-hon-co-che-xu-ly-voiban-an-quyet-dinh-cua-toa-bi-huy-sua-180593.html [truy cập ngày 13/8/2014]; 12. Mai Thoa, Phương hướng đổi mới thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo tinh thần cải cách tư pháp, Công lý, http://congly.com.vn/phap-dinh/nghiepvu/phuong-huong-doi-moi-thu-tuc-giam-doc-tham-tai-tham-theo-tinh-than-caicach-tu-phap-41759.htlm [truy cập ngày 10/8/2014]; 13. Trần Thị Hồng Trinh, Tình tiết mới làm căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát Hải Phòng, http://vienkiemsathaiphong.gov.vn/index.php/home/detail/414/Tinh-tiet-moilam-can-cu-khang-nghi-theo-thu-tuc-tai-tham-trong-to-tung-dan-su [truy cập ngày 20/8/2014]; 14. Trần Anh Tuấn, Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, Thông tin pháp luật dân sự, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2011/09/05/php-lu%E1%BA%ADtt%E1%BB%91-t%E1%BB%A5ng-dn-s%E1%BB%B1-vi%E1%BB%87tnam-trong-ti%E1%BA%BFn-trnh-h%E1%BB%99i-nh%E1%BA%ADpqu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/ [truy cập ngày 13/8/2014]; 15. Văn Tuấn, Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. http://vksdaklak.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=3517 &Itemid=390 [truy cập ngày 26/9/2014]; 16. Thanh Tùng, Bức xúc chuyện hoãn thi hành án phú t “89”, Vietnamnet.vn, http://www.tuanvietnam.vietnamnet.vn/2013-09-09-buc-xuc-chuyen-hoan-thihanh-an-phut-89- [truy cập ngày 27/10/2014] GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn 17. Thanh Tùng, Kháng nghị giám đốc thẩm làm khổ cho thi hành án, Báo pháp luật điện tử, http://baophapluat.vn/tinh-nguoi-tu-phap/khang-nghi-giam-docthamlam-kho-thi-hanh-an-144525.html [truy cập ngày 05/10/2014]; 18. Thanh Tùng, Lạm dụng kháng nghị giám đốc thẩm – Bài 1: Kháng nghị chuyện đã rõ, Báo pháp luật điện tử http://plo.vn/tap-chi-phap-luat/khangnghi-chuyen-da-ro-116028.html [truy cập ngày 29/8/2014]; 19. Thanh Tùng, Nhiều hệ quả từ sự tùy tiện, Báo pháp luật, http://m.plo.vn/phapluat-chu-nhat/nhieu-he-qua-tu-su-tuy-tien-115623.html [truy cập ngày 15/9/2014]; 20. Trần Tuyết – Ong Lý, Nút thắt giám đốc thẩm trong hành trình ngâm án hành dân, Đời sống pháp luật, http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/nghi-andieu-tra/nut-that-giam-doc-tham-trong-hanh-trinh-ngam-an-hanh-dana22559.html [truy cập ngày 10/9/2014]; 21. Quang Vũ, Phát triển án lệ từ các quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao, Tạp chí cộng sản http://tapchicongsan.org.vn/Home/Thoi_su_chinh_tri/2014/26918/Phat-trienan-le-tu-cac-quyet-dinh-giam-doc-tham-cua.aspx [truy cập ngày 13/8/2014]; 22. Hoàng Yến, Giám đốc thẩm ngâm án dân biết kiêu ai, http://citinews.net/phapluat/giam-doc-tham--ngam--an--dan-biet-keu-ai--IIKIS6Q/ [truy cập ngày 19/9/2014]; 23. Áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của Tòa án dân sự TAND tối cao ở Việt Nam hiện nay, Doko.vn, http://www.doko.vn/luanvan/ap-dung-phap-luat-ve-thu-tuc-giam-doc-tham-vu-an-dan-su-cua-toa-dansu-tandtc-o-viet-nam-hien-nay-307876 [truy cập ngày 19/9/2014]; 24. Căn cứ pháp lý để hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Nguồn: http://www.tamvietluat.com/kien-thuc-phap-luat/khac/3948-can-cu-phap-lyde-huy-ban-an-quyet-dinh-da-co-hieu-luc-phap-luat-cua-hoi-dong-xet-xugiam-doc-tham-tai-tham.html [truy cập ngày 2/8/2014]; 25. Thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, Doko.vn, http://www.doko.vn/luan-van/thu-tucxet-lai-ban-an-quyet-dinh-dan-su-da-co-hieu-luc-phap-luat-theo-phap-luat-totung-dan-su-hien-hanh-240389 [truy cập ngày 19/9/2014]. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm [...]... trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Đại học Cần Thơ, năm 2012, trang 1 4 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, năm 2005, trang 10 3 GVHD: ThS Trương Thanh Hùng 6 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn học Luật Hà Nội năm 2003 trình bày Luật tố tụng dân sự là một ngành luật. .. đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn Chính vì lý do trên, người viết chọn: “Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn làm đề tài nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật của mình 2 Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này , người viết tập trung nghiên cứu các vấn đề xoay quanh hai thủ tục. .. lược sự hình thành và phát triển của quy định pháp luật về hai thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm GVHD: ThS Trương Thanh Hùng 2 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn Chƣơng 2 Quy đị nh của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm , tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam Chương này, người viết sẽ tập trung làm rõ... Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Tư pháp, năm 2006, trang 326 - 327 16 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Tư pháp, năm 2006, trang 344 - 345 15 GVHD: ThS Trương Thanh Hùng 14 SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn 1.2.3.2 Ý nghĩ a v ề mặt xã hội Sự xuất hiện của... tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn tố và tụng tác giả Đào Duy Anh đã đưa ra cách giải thích thuật ngữ tố tụng tương đối đơn giản, theo đó tố tụng được hiểu là việc thưa kiện (procès), không những vậy ông còn đưa ra định nghĩa về tố tụng pháp lý”, khi đó tố tụng pháp lý” là việc pháp luật quy định những thủ tục về cách tố tụng (code deprocésduer)... Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn bản là Bộ luật tố tụng dân sự Về căn cứ kháng nghị, Bộ luật tố tụng dân sự đưa ra 3 căn cứ chung về kháng nghị giám đốc thẩm và 4 căn cứ đối với tái thẩm theo quy định tại các Điều 283 và 305 BLTTDS hiện hành Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được quy định cụ thể và rõ ràng hơn Theo đó, thời hạn... đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cũng dần xuất hiện, tuy nhiên sự xuất hiện của hai thủ tục này có phần muộn hơn các thủ tục tố tụng khác 1.4.1 Sự hình thành và phát triển của giám đốc thẩm, tái thẩm trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân Những quy định về giám đốc thẩm cũng như tái thẩm trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân. .. Năm Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn tranh chấp tại Điều 1 thì các ngành luật nội dung khi có tranh chấp sẽ được giải quyết theo trình tự quy định tại Bộ luật này bao gồm Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Thương mại, Luật Lao động thì dân sự trong tố tụng dân sự được dùng như một bộ phận của lĩnh vực tư pháp Qua đó, có thể rút... án dân sự được gọi là tố tụng dân sự .4 Từ những phân tích trên, đi từ khái niệm tố tụng cho đến tố tụng dân sự việc tập hợp các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự sẽ hình thành ngành luật được gọi là Luật tố tụng dân sự Hiện nay, ở một số tài liệu phục vụ mục đích học tập giảng dạy pháp luật người ta đưa ra những cách định nghĩa về Luật tố tụng dân sự ... tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn Về tính chất: Giám đốc thẩm, tái thẩm được quy định như là một thủ tục đặc biệt trong pháp luật tố tụng dân sự, theo đó, giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Trong khi đó, phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai sau thủ tục xét xử sơ thẩm, là việc mà Tòa án cấp ... đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân Việt Nam – Lý luận & thực tiễn CHƢƠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM  Pháp luật. .. giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân Việt Nam – Lý luận & thực tiễn Về tính chất: Giám đốc thẩm, tái thẩm quy định thủ tục đặc biệt pháp luật tố tụng dân sự, theo đó, giám đốc thẩm, . .. đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân Việt Nam – Lý luận & thực tiễn Chƣơng Quy đị nh của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm , tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân Việt Nam

Ngày đăng: 03/10/2015, 05:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • VNS021C

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan