CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

88 470 0
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG I-CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1-Khái niệm, tính tất yếu và vai trò của cạnh tranh 1.1-Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Trong mọi phương diện của cuộc sống, ý thức vươn lên luôn là yếu tố chủ đạo hướng suy nghĩ và hành động của con người. Hoạt động sản xuất kinh doanh là một mảng quan trọng trong đời sống xã hội, trong đó ý thức vươn lên không đơn thuần là tham vọng trở thành người đứng đầu mà có thể chỉ là sự thành công trong một lĩnh vực nào đó hay là sự đạt được một mục tiêu. Suy nghĩ và hành động trong sản xuất kinh doanh luôn bị chi phối nhiều bởi tính kinh tế khắc nghiệt. Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố được coi là khắc nghiệt nhất chính là cạnh tranh. Cạnh tranh luôn gắn với thị trường vì cạnh tranh được hình thành và phát triển trong lòng thị trường. Khái niệm về cạnh tranh được nhiều tác giả trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế xã hội. Dưới thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển vượt bậc Mác đã quan niệm rằng: “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. CNTB phát triển đến đỉnh điểm chuyển sang chủ nghĩa đế quốc rồi suy vong và cho đến ngày nay nền kinh tế thế giới đã đi dần vào quỹ đạo của sự ổn định với xu hướng chủ đạo là hội nhập, hoà đồng giữa các nền kinh tế, cơ chế hoạt động là cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước, thì khái niệm cạnh tranh đã mất hẳn tính giai cấp và tính chính trị nhưng về bản chất thì nó vẫn không thay đổi. Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh, sù ganh đua giữa các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để đạt được những mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp đó. -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -1- Nghiên cứu sâu về nền sản xuất hàng hoá TBCN và cạnh tranh TBCN, Mác đã phát hiện ra quy luật cạnh tranh cơ bản là: Quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành. Nếu ngành nào, lĩnh vực nào có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có nhiều người để ý và tham gia. Ngược lại những ngành, lĩnh vực nào có tỷ lệ lợi nhuận thấp thì sẽ có sự thu hẹp về quy mô hoặc là có sự rút lui của các nhà đầu tư. Tuy nhiên sự tham gia hay rót lui của các nhà đầu tư không dễ dàng một sớm một chiều là có thể thực hiện được mà là cả một chiến lược lâu dài đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng. Như vậy, Cạnh tranh là một quy luật của nền kinh tế thị trường, là mục tiêu là lẽ sống của doanh nghiệp. Một cách chung nhất cạnh tranh được hiểu là sự chạy đua giữa các Doanh nghiệp Kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc các sản phẩm có thể thay thế được cho nhau, trên cùng một thị trường nhằm chiếm lĩnh thị trường, tăng doanh số và lợi nhuận. Trong cuộc chạy đua đó Doanh nghiệp nào dành chiến thắng sẽ có uy tín lớn trên thị trường còn những Doanh nghiệp thua sẽ bị tổn thất rất lớn và thậm chí nhiều khi nó còn bị đào thải trong nền kinh tế thị trường. 1.2-Tính tất yếu của Cạnh tranh Trước tiên ta nhận thấy, Cạnh tranh là một quy luật tất yếu bắt buộc các Doanh nghiệp phải chấp nhận và tuân thủ. Việc tăng khả năng của các doanh nghiệp thực chất là việc tạo ra ngày càng nhiều các ưu thế về tất cả các mặt: Giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm, uy tín, tiêu thô . . . Trong cơ chế thị trường Cạnh tranh là một tất yếu khách quan, các Doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thì phải chấp nhận cạnh tranh, tuân thủ các quy luật cạnh tranh. Các điều kiện về cạnh tranh ngày một khó khăn hơn, buộc các Doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu giảm chi phí để giảm giá thành, giá bán sản phẩm, hoàn thiện giá trị sử dụng của các sản phẩm, tổ chức tốt hệ thống tiêu thụ để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh thị trường. Ở Nước ta, trong điều kiện nền kinh tế bao cấp trước đây, Cạnh tranh không xảy ra, Doanh nghiệp không phải lo lắng cả đầu vào lẫn đầu ra, không phải lo cạnh tranh và do đó thụ động chỉ biết sản xuất theo lệnh của cấp trên, chứ không biết đến nhu cầu của xã hội. Vì vậy khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều Doanh nghiệp đã gặp phải rất nhiều những khó khăn vất vả để thích nghi với cơ chế mới. Để Cạnh tranh và đứng vững trước -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -2- các đối thủ mới là các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty liên doanh với nước ngoài. Hơn nữa, với các công ty trong điều kiện toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới hiện nay, việc thực hiện quốc tế hoá không còn là một lùa chọn nữa mà là một tất yếu. Quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ như hiện nay dẫn tới việc các quốc gia đều mở cửa thu hót đầu tư nước ngoài. Việc này, đã tạo ra các điều kiện dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và vì vậy rào cản xâm nhập được giảm xuống và ngỡ bỏ. Sự tự do hoá làm các nhà Cạnh tranh khó có thể dự đoán được sự xâm nhập của các đối thủ Cạnh tranh trên toàn cầu, đặc biệt là những tập đoàn lớn. Như vậy, trong quá trình hội nhập thì Cạnh tranh càng trở lên khốc liệt hơn. Cho nên, việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho Doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết các Doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, do sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, xã hội ngày càng văn minh. Nhu cầu của con người thay đổi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Để đáp ứng kịp thời các nhu cầu, các Doanh nghiệp phải không ngừng điều tra, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu các nhu cầu của thị trường. Doanh nghiệp nào nhanh chân hơn, doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng và điều này làm cho các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn. 1.3-Vai trò của Cạnh tranh Có thể nói rằng, ngày nay Cạnh tranh diễn ra trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nó có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Trên thực tế hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều thừa nhận và khuyến khích Cạnh tranh lành mạnh coi cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Sự tác động tích cực của Cạnh tranh đến đời sống xã hội được thể hiện như sau: a-Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Bởi lẽ, Cạnh tranh khuyến khích việc áp dụng công nghệ mới, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm, thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng, phức tạp của người tiêu dùng. Hơn nữa Cạnh tranh góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản suất. -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -3- Cạnh tranh đảm bảo cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng không thể lợi dụng được ưu thế của người kia trên thị trường. Như vậy,Cạnh tranh còn là lực lượng điều tiết trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng có quyền lùa chọn những sản phẩm mà họ đánh giá là tốt nhất. Nếu một sản phẩm không đáp ứng được đòi hỏi của người tiêu dùng lập tức sẽ bị đào thải. Vì vậy, Cạnh tranh kích thích các nhà sản xuất phải ngày càng hoàn thiện sản phẩm của mình hơn, thoả mãn những yêu cầu của thị trường. Cạnh tranh tạo ra các áp lực giúp các nhà kinh tế phải luôn vươn lên, khuyến khích sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên. Đó là cơ sở của việc nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm lãng phí cho xã hội. Bởi vì dưới áp lực và sức mua của người tiêu dùng, các nhà sản xuất sẽ cố gắng sử dụng hiệu quả hơn nguyên liệu, thiết bị và lao động để tạo ra nhiều hàng hoá với chất lượng cao hơn. Chính điều đó buộc các Doanh nghiệp phải quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho đội ngò cán bộ công nhân viên nhằm làm tăng hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm ngày càng cao. Độc quyền giê chỉ còn tồn tại trong ngắn hạn bởi vì về lâu dài bất cứ nhà độc quyền nào cũng đều bị đe doạ bởi những đối thủ trẻ nặng ký, áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật. b- Đối với doanh nghiệp: Nếu lợi nhuận là động lực cho hoạt động sản xuất Kinh doanh thì Cạnh tranh là động lực thúc đẩy các Doanh nghiệp điều hãnh sản xuất Kinh doanh có hiệu quả: - Cạnh tranh khuyến khích các Doanh nghiệp đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, tối ưu hoá các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. - Cạnh tranh tạo ra những nhà Kinh doanh giỏi, những người Công nhân lành nghề và có đầu óc sáng tạo trong công việc. Nó còn là môi trường thử thách các Doanh nghiệp. Những Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao sẽ vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Ngược lại những Doanh nghiệp yếu kém phải lỗ lực tăng cường khả năng cạnh tranh nếu không sẽ bị thị trường đào thải. Như vậy Cạnh tranh tạo điều kiện vươn lên cho các Doanh nghiệp có năng lực để thích ứng thị trường. - Cạnh tranh là cái nôi nuôi dưỡng và đào tạo các nhà Kinh doanh giỏi, chân chính. Qua đó ta thấy Cạnh tranh có vai trò quan trọng đối với sự phát -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -4- triển kinh tế xã hội, nó được xem như liều thuốc bổ nuôi dưỡng nền kinh tế. Song Cạnh tranh phải theo đúng nghĩa của nó tức là Cạnh tranh lành mạnh, Cạnh tranh mang tính thi đua với mục đích tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo được đời sống của người lao động. Nhưng trong thực tế để dành được lợi thế trong cạnh tranh đã có một số doanh nghiệp bất chấp pháp luật, sử dụng mọi thủ đoạn như nhái tên sản phẩm, có uy tín, làm hàng giả, quảng cáo so sánh . . . khiến cho Cạnh tranh trên thị trường thiếu lành mạnh, gây ra thiệt hại cho người lao động, người tiêu dùng. 2-Các loại hình Cạnh tranh Có nhiều cách phân loại Cạnh tranh dùa trên các tiêu thức sau: 2.1-Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường, có ba loại cạnh tranh : -Cạnh tranh giữa người bán và người mua -Cạnh tranh giữa những người mua với nhau -Cạnh tranh giữa những người bán với nhau *Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt. Người bán thì muốn bán với giá cao, còn người mua thì muốn mua với giá thấp. Mâu thuẫn đó được giải quyết bởi sự thoả thuận giữa người mua và người bán thông qua mặc cả. *Cạnh tranh giữa người mua với nhau: Là cuộc Cạnh tranh dùa trên sự tranh mua, trên cơ sở của quy luật cung cầu. Khi cung mà nhỏ hơn cầu thì người mua sẽ tranh nhau mua hàng hoá, giá cả hàng hoá sẽ tăng lên và người mua sẵn sàng chấp nhận giá. *Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Đây là cuộc cạnh tranh gay go quyết liệt. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, thủ tiêu nhau để giành giật khách hàng và thị trường làm cho giá cả thị trường không ngừng giảm xuống và người mua sẽ được lợi, kết quả đánh giá doanh nghiệp nào chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này là việc sẽ tăng doanh số tiêu thụ, tăng tỷ lệ thị phần cùng với nó là tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất. 2.2-Căn cứ vào mức độ, tính chất của Cạnh tranh trên thị trường ta có: - Cạnh tranh hoàn hảo -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -5- - Cạnh tranh không hoàn hảo - Cạnh tranh độc quyền * Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức Cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán và không có người nào có ưu thế để cung ưng một số lượng hàng hoá, dịch vụ đủ quan trọng để ảnh hưởng tới giá cả trên thị trường. Điều đó có nghĩa là họ sản xuất và bán sản phẩm hàng hoá của mình tại mức giá hiện hành trên thị trường. Vì vậy, một hãng cạnh tranh trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có lý do gì để bán với mức giá rẻ hơn mức giá của thị trường. Hơn nữa, nó cũng không thể tăng mức giá của mình lên cao hơn mức giá của thị trường vì nếu thế Doanh nghiệp sẽ chẳng bán được gì và người tiêu dùng sẽ đi mua hàng hoá với mức giá rẻ hơn từ phía người cung ứng khác. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ không có cung cầu giả tạo, không bị hạn chế bởi các biện pháp hành chính của Nhà nước.Vì vậy trong thị trường này, giá cả thị trường sẽ dần tiến tới mức chi phí sản xuất. * Cạnh tranh không hoàn hảo: Là một thị trường cạnh tranh bình thường và nó là một loại hình rất phổ biến trong điều kiện hiện nay. Đây là một thị trường mà phần sức mạnh thị trường về một số doanh nghiệp sản xuất Kinh doanh lớn. Các doanh nghiệp trên thị trường nay, Kinh doanh hàng hoá và dịch vụ khác nhau, các sản phẩm là không đồng nhất với nhau. Mỗi loại sản phẩm có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau mặc dù sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể. Mỗi loại nhãn hiệu lại có uy tín, hình ảnh khác nhau. Các điều kiện mua bán rất khác nhau. Người bán có thể có uy tín, sự độc đáo khác nhau đối với người mua do nhiều lý do khác nhau như: Khách hàng quen thuộc gây được lòng tin, tên tuổi sản phẩm . . . Trong thị trường này, người bán lôi kéo khách hàng về phía mình bằng cách: Quảng cáo,khuyến mại, phương thức thanh toán, bán hàng. Đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay. * Cạnh tranh độc quyền: Là cạnh tranh trên thị trường mà ở đó có một số người bán một vài sản phẩm thuần nhất hoặc nhiều người bán một loại sản phẩm không đồng nhất. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ số lượng sản phẩm hay hàng hoá bán ra trên thị trường. Thị trường này có sự pha trộn giữa độc quyền và cạnh tranh nên được gọi là thị trường cạnh tranh độc quyền. Ở đây xảy ra sự cạnh tranh -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -6- giữa các nhà độc quyền. Điều kiện ra nhập hoặc rút lui khỏi thị trường này có nhiều trở ngại do vốn đầu tư lớn hoặc do bí quyết về công nghệ. Thị trường cạnh tranh độc quyền không có cạnh tranh về giá cả mà một số người bán toàn quyền quyết định giá cả. Họ có thể định giá cao hơn hoặc thấp hơn giá của thị trường tuỳ thuộc vào đặc điểm tác dụng của từng loại hàng hoá cốt sao cuối cùng họ thu được lợi nhuận tối đa. Những nhà doanh nghiệp nhỏ tham gia thị trường này phải chấp nhận bán hàng theo giá của các nhà độc quyền. Trong thực tế, có thể có tình trạng độc quyền sảy ra nếu không có sản phẩm nào thay thế sản phẩm độc quyền hoặc các nhà độc quyền liên kết với nhau. Độc quyền gây trở ngại cho việc phát triển sản xuất và làm phương hại đến người tiêu dùng. Vì vậy ở một số nước có luật chống độc quyền nhằm chống lại sự liên minh giữa các nhà Kinh doanh. 2.3-Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế, ta có: - Cạnh tranh trong nội bộ ngành - Cạnh tranh giữa các ngành * Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này các chủ doanh nghiệp tìm mọi cách thôn tính lẫn nhau, giành khách hàng về phía mình. Biện pháp cạnh tranh chủ yếu là cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất nhằm làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu được nhiều lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả của cạnh tranh là kỹ thuật sản xuất phát triển, điều kiện sản xuất trong một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hoá được xác định lại, tỷ xuất lợi nhuận giảm xuống. Đồng thời các doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường, những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp Kinh doanh, thậm chí còn bị phá sản. * Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh giữa các nhà doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhau nhằm giành được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp luôn bị hấp dẫn bởi các ngành có lợi nhuận cao, nên đã có sự chuyển dịch vốn từ các ngành có lợi nhuận thấp sang các ngành có mức lợi nhuận cao hơn. Sự di chuyển này sau một thời -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -7- gian nhất định, vô hình chung đã hình thành nên sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất để rồi kết quả cuối cùng là: Các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với cùng một số vốn chỉ thu được lợi nhuận như nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân cho tất cả các ngành. 3-Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp Sáng tạo, khai thác các thế mạnh cạnh tranh về phía mình, các doanh nghiệp bao giê cũng phải lùa chọn công cụ cạnh tranh cho phù hợp để giành thắng lợi trước các đối thủ cạnh tranh khác. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp: Là tập hợp các yếu tố, các kế hoạch, các chiến lược, chính sách, các hành động mà doanh nghiệp sử dụng nhằm vượt lên các đối thủ cạnh tranh và tác động vào khách hàng, để thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng, từ đó tiêu thụ được sản lượng nhiều hơn và dẫn đến lợi nhuận cao hơn. Mét số công cụ cạnh tranh chủ yếu: (xét theo các doanh nghiệp cạnh tranh trong cùng một ngành hàng) 3.1- Cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là tổng thể những chỉ tiêu, thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện xác định phù hợp với công dụng của sản phẩm. Đặc tính và chất lượng của sản phẩm trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường, bởi nó thể hiện sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng của sản phẩm, chất lượng sản phẩm càng cao, tức là mức độ thoả mãn nhu cầu càng tăng, dẫn tới kích thích thị trường sản phẩm từ phía khách hàng tăng lên, do đó làm tăng khả năng thắng thế của cạnh tranh. Đặc biệt trong điều kiện gần đây, khi mà thu nhập người dân tăng lên, tức là nhu cầu có khả năng thanh toán được của người tiêu dùng tăng lên, thì sự cạnh tranh bằng giá cả đã và sẽ có xu hướng nhường cho vị trí cho cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm còn là các đặc tính của sản phẩm về nhãn hiệu bao bì mẫu mã và tính hữu dụng. Trước đây, Chúng ta thường xem nhẹ yếu tố này ( yếu tố mang tính hình thức ) nhưng ngày nay trong sự cạnh tranh khốc liệt của vô số các loại hàng hoá thì yếu tố này trở lên vô cùng quan trọng và có thể coi là một bộ phận của công cụ cạnh tranh không kém phần quan trọng. Cụ thể là khách hàng khi mới bắt đầu mua hàng thường cảm nhận bằng tri giác. Nếu khách hàng đã quen thuộc với một loại bao bì nhãn hiệu nào rồi thì -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -8- lần sau họ tiếp tục mua loại đó. Nếu mẫu mã sản phẩm đẹp mang tính độc đáo mới lạ thì sẽ thu hót được khách hàng. Những sản phẩm nào có tính hữu dụng cao, phải thuận tiện và đa năng trong sử dụng thì khả năng thắng thế trong cạnh tranh là cao. Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong điều kiện nhất định về kinh tế kỹ thuật. Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiều mặt khác nhau tính chất cơ lý, hoá đúng như các chỉ tiêu quy định hàng hoá hình dáng mầu sắc hấp dẫn với mỗi loại sản phẩm khác nhau thì chỉ tiêu chất lượng là khác nhau, tuy nhiên vấn đề chính là chất lượng sản phẩm cùng loại với các doanh nghiệp khác nhau phải luôn được giữ vững và nâng cao hơn. Thực tế cho thấy, tất cả các doanh nghiệp thành đạt trong Kinh doanh, đều là các doanh nghiệp có thái độ tích cực như nhau trong quản lý chất lượng sản phẩm. Nguyên tắc chung của họ là đảm bảo chất lượng sản phẩm tuyệt đối với độ tin cậy cao khi sử dụng và lòng trung thực trong quan hệ mua bán. Đặc biệt là các doanh nghiệp phải luôn coi việc nâng cao chất lượng sản phẩm là một chiến lược cạnh tranh trên thị trường có phạm vi rộng lớn, chất lượng sản phẩm là một vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng khả năng cạnh tranh: - Chất lượng sản phẩm tăng lên nhờ đó thu hót khách hàng, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, tăng uy tín cho sản phẩm, mở rộng thị trường, từ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. - Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa nâng cao hiệu quả sản xuất. 3.2- Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm Giá cả có thể hiểu là số tiền của người mua trả cho người bán về mặt cung ứng một số hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Hay giá cả sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bán hay doanh nghiệp dự định có thể nhận được từ người mua thông qua việc trao đổi sản phẩm trên thị trường . Giá cả của sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố sau: -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -9- - Các yếu tố kiểm soát được: Chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng và chi phí lưu thông chi phí yểm trợ xúc tiến bán hàng. - Các nhân tố không thể kiểm soát được: Quan hệ cung cầu trên thị trường, sự cạnh tranh tên thị trường, sự điều tiết của Nhà nước . Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua chính sách định giá bán mà doanh nghiệp áp dụng đối với thị trường và có sự kết hợp với một số điều kiện khác. Định giá là việc ổn định có hệ thống giá cả cho đúng với hàng hoá hay dịch vụ bán cho khách hàng, việc định giá căn cứ vào các mặt sau: * Lượng cân đối sản phẩm: Doanh nghiệp tính toán nhiều phương án giá, ứng với mỗi loại giá là một lượng cầu từ đó chọn ra phương án có nhiều lợi nhuận nhất dùa trên quy luật giá cao thì Ýt người mua và giá thấp thì nhiều người mua, tuy nhiên điều này chỉ đúng với những hàng hoá có nhu cầu co giãn * Chi phí sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm : Giá bán là tổng giá thành và lợi nhuận mục tiêu. Tuy nhiên không phải bao giê giá bán cũng cao hơn giá thành, nhất là trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường. * Phải nhận dạng đúng thị trường cạnh tranh và từ đó có cách định giá cho mỗi loại thị trường. Từ nhận định trên, doanh nghiệp có thể có các cách định giá sau đây: a. Chính sách giá thấp : Là chính sách định giá thấp hơn giá thị trường để thu hót người tiêu dùng về phía mình, chính sách này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có tiềm lực vốn lớn, phải tính toán chắc chắn và đầy đủ mọi tình huống có thể sảy ra. Chính sách này giúp các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường và bán được khối lượng sản phẩm lớn. b. Chính sách định giá ngang giá thị trường: Đây là cách định giá phổ biến, tức là định giá với giá bán sản phẩm xoay quanh mức giá bán của sản phẩm cùng loại trên thị trường, quảng cáo nâng cao chất lượng sản phẩm giảm chi phí sản phẩm để đứng vững trên thị trường. c. Chính sách định giá cao: -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -10- Là chính sách mà giá bán sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn giá thống trị trên thị trường đối với sản phẩm cùng loại. Chính sách này áp dụng cho doanh nghiệp có sản phẩm hay dịch vụ độc quyền, không bị cạnh tranh. d. Chính sách giá phân biệt: Nếu các đối thủ cạnh tranh chưa có chính sách giá phân biệt thì đây cũng là một thứ vũ cạnh tranh không kém phần lợi hại của doanh nghiệp. Chính sách giá phân biệt của doanh nghiệp được thể hiện là với cùng một loại sản phẩm nhưng có nhiều mức giá khác nhau và các mức giá đó được phân biệt theo nhiều tiêu thức giá khác nhau. - Phân biệt theo lượng mua: Người mua nhiều được ưu đãi giá hơn người mua Ýt ( giảm giá, chiết khấu. . . ) - Phân biệt theo chất lượng : Chất lượng loại 1,2 . . . - Phân biệt theo phương thức thanh toán : Mức giá với người thanh toán ngay phải khác với người trả chậm. - Phân biệt giá theo thời gian: Giá thời điểm này phải khác với thời điểm khác. e. Chính sách bán phá giá: Giá bán thấp hơn hẳn so với giá thị trường, thậm chí còn thấp hơn hẳn giá thành của sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng vũ khí giá cả làm công cụ cạnh tranh để đánh bại đối thủ, loại đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường. Muốn đạt được, mục tiêu của chính sách này thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có thế mạnh về tiềm lực tài chính, tiềm lực về khoa học công nghệ và uy tín của sản phẩm trên thị trường, việc bán phá giá chỉ nên thực hiện trong một thời gian nhất định và có thể loại bỏ được một số đối thủ nhỏ mà khó có thể đánh bại được đối thủ lớn trên thị trường. Tuy nhiên, trong vài trường hợp pháp luật không cho phép. Khi giá cả có những tác động tích cực đến cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường thì việc các doanh nghiệp sử dụng các công cụ bằng giá cả là một biện pháp quan trọng, những đây không phải là một biện pháp quan trọng nhất. Sở dĩ như vậy là vì qua các giai đoạn phát triển khác nhau của nền sản xuất hàng hoá thì tầm quan trọng của các công cụ cạnh tranh còng thay đổi. Khi nhu cầu người tiêu dùng chưa được thoả mãn về giá cả thì lại xuất hiện những nhu cầu về chất lượng sản phẩm, phương thức cung ứng. . -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -11- .Cạnh tranh về giá cả trên thị trường được sử dụng khi doanh nghiệp tung một loại sản phẩm mới ra thị trường. 3.3- Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm: Trước hết, để tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần lùa chọn thị trường, nghiên cứu thị trường, từ đó có chính sách phân phối sản phẩm hợp lý, đạt được mục tiêu giải phóng nhanh nguồn hàng tăng lượng tiêu thụ, tăng vòng quay vốn, thúc đẩy sản xuất và nhờ vậy tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông thường kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được chia thành bốn loại sau: A: Kênh trực tiếp ngắn ( kênh cấp 0 ) B: Kênh trực tiếp dài ( kênh cấp 1 ) C: Kênh gián tiếp ngắn ( kênh cấp 2 ) D: Kênh gián tiếp dài ( kênh cấp 3) SƠ ĐỒ KÊNH PHÂN PHỐI TIÊU THỤ SẢN PHẨM M«i­giíi (A) (B) Ng­êi S¶n XuÊt (Doanh­ nghiÖp) MG §¹i­lý B¸n­lÎ M«i­giíi C §¹i­lý D MG M«i­giíi B¸n­lÎ MG Ng­êi­ Tiªu­ Dïng MG B¸n­bu«n­ bbbbbbbb bbbbbu« B¸n­lÎ d Tuỳ theo sự biến động của thị trường, tuỳ theo nhu cầu của người mua và người bán, tuỳ theo tính chất của hàng hoá và tuỳ theo các kênh có thể sử dụng thêm vai trò của người môi giới. Bên cạnh việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, yểm trợ bán hàng để thu hót khách hàng. Hoạt động tiếp thị bao gồm hoạt động chiêu thị và hội chợ. Chiêu thị bao gồm : Chào hàng, quảng cáo và khuyến mại -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -12- - Chào hàng: Là một phương pháp chiêu thị qua các nhân viên của các doanh nghiệp để tìm khách hàng và bán hàng. Qua việc chào hàng cần nêu rõ các ưu điểm của sản phẩm so với sản phẩm cạnh tranh, tìm hiểu sở thích yêu cầu của khách hàng để thoả mãn nhu cầu đó. - Quảng cáo: là nghệ thuật sử dụng các phương tiện truyền tin về hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp hoặc của sản phẩm và dịch vụ sẽ cung cấp ra thị trường. Phương tiện và hình thức quảng cáo rất phong phó : Qua đài, báo, truyền hình, phim ảnh . . . Tuy nhiên, doanh nghiệp phải lùa chọn cách quảng cáo gây Ên tượng làm khách hàng ngạc nhiên và thích thó, tạo ra sù ham muốn tiêu dùng sản phẩm. Quảng cáo phải gây ra tác động mạnh vào người tiêu dùng và hình ảnh quảng cáo phải lưu lại trong óc họ. - Khuyến mại: Là biên pháp được doanh nghiệp sử dụng để khuyến khích tiêu thụ sản phẩm như tặng phẩm cho khách hàng, trưng bày hàng hoá để khách hàng nhìn thấy và có điều kiện tìm hiểu về hàng hoá đó. Ngoài ra còn có thể sử dụng hình thức gửi mẫu hàng bán với giá đặc biệt. Bên cạnh các công tác chiêu thị thì hoạt động tham gia hội chợ cũng rất quan trọng. Hội chợ là nơi mà các doanh nghiệp có thể trưng bày, giới thiệu sản phẩm của mình, gặp gỡ với các bạn hàng khác, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh. Việc tham gia hội trợ giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới tiêu thụ cả trong và ngoài nước. Nghệ thuật tổ chức tiêu thụ sản phẩm ảnh hướng đến cạnh tranh của doanh nghiệp rất lớn, nhất là trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, chất lượng sản phẩm ngày càng cao hoàn thiện và phổ biến, chủng loại hàng hoá ngày một phong phó. Nghệ thuật tổ chức tiêu thụ hàng hoá ngày càng ảnh hưởng đến cạnh tranh do các yếu tố tác động sau: - Tổ chức tiêu thụ tốt giúp doanh nghiệp thu hót được khách hàng, tăng sản lượng tiêu thụ từ đó tăng doanh thu và tăng lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh. - Tạo ra uy tín của sản phẩm trên thị trường, làm cho khách hàng biết đến và hiểu rõ tính năng, công dụng của nó. - Tổ chức tốt sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu được nhiều bạn hàng mới, khai thác có hiệu quả phần thị trường của doanh nghiệp. 3.4-Cạnh tranh bằng các công cụ khác -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -13- - Dịch vụ sau bán hàng: Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp không chỉ dừng lại sau lóc giao hàng, nhận tiền của khách hàng. Để nâng cao uy tín và thể hiện trách nhiệm đến cùng với người tiêu dùng về sản phẩm của mình, doanh nghiệp còn phải làm tốt dịch vụ sau bán hàng. Nội dung của dịch vụ sau bán hàng bao gồm: + Cam kết thu hồi lại sản phẩm và hoàn trả tiền cho khách hàng hoặc đổi lại hàng nếu sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của họ. + Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định: Nếu làm tốt công tác này, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được sản phẩm của mình có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không. - Phương thức thanh toán : Là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Phương thức thanh toán gọn nhẹ hay rườm rà, trả nhanh hay trả chậm sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp có thể áp dụng các phương thức gọn nhẹ như: Đối với khách hàng ở xa có thể thanh toán qua ngân hàng. Các khách hàng có uy tín đối với doanh nghiệp hay khách hàng mua thường xuyên sản phẩm của công ty thì có thể cho khách hàng trả chậm sau một thời gian nhất định. Các doanh nghiệp có thể áp dụng chế độ thưởng đối với khách hàng thanh toán ngay với khối lượng lớn, hàng hoá tiêu thụ được dẫn tới tăng lợi nhuận cho với công ty. - Yếu tố thời gian trong tiêu thô : Những thay đổi nhanh chóng trong khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm việc và hoạt động của con người, của xã hội. Đối vói các doanh nghiệp yếu tố quyết định trong chiến lược kinh doanh hiện đại là tốc độ chứ không phải các yếu tố truyền thống như: nguyên vật liệu, lao động. Muốn dành được chiến thắng trong cạnh tranh thị trường, các doanh nghiệp cần phải biết tổ chức, nắm bắt thông tin thị trường, nhanh chóng chớp thời cơ, lùa chọn mặt hàng theo nhu cầu, triển khai sản xuất Kinh doanh, nhanh chóng tiêu thụ lượng hàng hoá xuất ra, thu hồi vốn nhanh trước khi chu kỳ cuối của sản phẩm kết thúc. -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -14- Ở các nước phát triển, hiện nay cạnh tranh bằng thời gian là công cụ cạnh tranh rất quan trọng. Cơ hội “sống còn cho ai nhanh nhất” là một quy luật nghiệt ngã không thể tránh khỏi đối với doanh nghiệp cũng như đối với các quốc gia. Trong việc cạnh tranh bằng thời gian, các doanh nghiệp thường chú ý tới: Thời gian cần thiết cho việc ra các quyết định, tốc độ đề xuất các phát minh, sáng kiến và triển khai vào sản xuất, tốc độ giao dịch và giao hàng, tốc độ lưu thông tiền tệ và lưu thông vốn. 4- Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh. Nó đảm bảo thực hiệnmột tỷ lệ lợi nhuận Ýt nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp nào đó có thể dùa vào một số chỉ tiêu sau đây: 4.1- Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường: Đây là một chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Thông thường có các loại thị phầnn sau: - Thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường. Đây chính là tỷ lệ phần trăm (%) giữa doanh số của công ty so với doanh số toàn ngành. - Thị phần của doanh nghiệp trong phân đoạn mà mình phục vụ. Đó là tỷ lệ phần trăm (%) doanh số của công ty so với doanh số toàn phân đoạn. - Thị phần tương đối. Đó là tỷ lệ so sánh về doanh số của công ty so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. Nó cho biết vị thế của sản phẩm trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào. Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu này mà doanh nghiệp biết mình đang ở vị trí nào và từ đó có chiến lược hoạt đông phù hợp với từng phân đoạn trong từng thời kỳ. * Ưu điểm của chỉ tiêu này là: Đơn giản, dễ tính toán * Nhược: Khó đảm bảo tính chính xác do khó lùa chọn được các doanh nghiệp mạnh nhất, mỗi doanh nghiệp thường chỉ mạnh trong vài lĩnh vực, để đảm bảo hiệu quả doanh nghiệp cần phải phân nhỏ sự lùa chọn này thành -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -15- nhiều lĩnh vực khác nhau vì vậy khó thu thập chính xác doanh thu của công ty. 4.2- Tỷ suất lợi nhuận Mét trong các chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là hệ số: Tû­suÊt­lîi­nhuËn H­­= Doanh­thu Hay chênh lệch: Gi¸­b¸n­-­Gi¸­thµnh H­=­ Gi¸­b¸n Nếu chỉ tiêu này thấp thì chứng tỏ mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường là gay gắt. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đang Kinh doanh thuận lợi và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn có hiệu quả tốt. 4.3- Chi phí cho hoạt động marketing trong tổng doanh thu Đây là chỉ tiêu mà hiện nay đang được sử dụng nhiều để đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu này mà doanh nghiệp có thể thấy được hiệu quả hoạt động Kinh doanh của mình. Nếu chỉ tiêu này cao có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào chi phí cho công tác marketing, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét lại hiệu quả của hoạt động công tác marketing với quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Xem xét tỷ lệ: Chi­phÝ­marketing Tæng­chi­phÝ Nếu như đầu tư marketing không có hiêụ quả thì doanh nghiệp có thể phải xem xét thay vì lãng phí vào quảng cáo rầm ré, doanh nghiệp có thể đâu -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -16- tư chiều sâu để tăng lợi Ých lâu dài, cũng như phải đầu tư vào chi phí nghiên cứu và phát triển. II- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP Các nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có phạm vi rất rộng. Nếu xem xét theo cấp độ tác động thì các nhân tố tác động này bao gồm: Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (các nhân tố khách quan) và các nhân tố bên trong doanh nghiệp (các nhân tố chủ quan). SƠ ĐỒ TÓM TẮT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP Nh©n­tè­kinh­tÕ M«i­tr­êng­ nÒn­KTQD Nh©n­tè­CT-PL Nh©n­tè­KHKT Nh©n­tè­VH-XH Nh©n­tè­tù­nhiªn­ ­Nh©n­tè­ kh¸ch­quan Søc­Ðp­cña­DN hiÖn t¹i Kh¸ch­hµng M«i­tr­êng­­ trong­ngµnh Nhµ­cung­øng C¸c­SP­thay­thÕ Kh¶­n¨ng­ c¹nh­tranh­ cña­DN Søc­Ðp­cña­DN­míi Nguån­nh©n­lùc Nh©n­tè­ chñ­quan Nguån­lùc­vËt­chÊt Nguån­lùc­tµi­chÝnh­ -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -17- 1-Các nhân tố khách quan 1.1- Môi trường nền kinh tế quốc dân a- Các nhân tố về kinh tế Các nhân tố này tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp theo các hướng: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao làm cho thu nhập của người dân tăng lên, dẫn tới mức mua (nhu cầu) và khả năng thanh toán với các loại hàng hoá và dịch vụ tăng lên, đây là một cơ hội tốt đối với các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nắm bắt được điều này và có khả năng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã. . . thì doanh nghiệp đó sẽ thành công và có khả có khả năng cạnh tranh cao đối với sản phẩm sản xuất, mà doanh nghiệp cung ứng trên thị trường. Khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao thì hiệu quả Kinh doanh đối với các doanh nghiệp là cao, khả năng tích tụ và tập trung tư bản lớn, họ sẽ đầu tư và phát triển sản xuất với tốc độ cao. Như vậy, nhu cầu về tư liệu sản xuất lại tăng. - Tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng tiền trong nước có tác dụng nhanh chóng và sâu sắc đối vơí từng quốc gia nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở. Nếu đồng nội tệ lên giá, các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm khả năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài, vì khi đó giá bán của hàng hoá tính bằng đồng ngoại tệ sẽ cao hơn so với đối thủ cạnh tranh ngoài nước. Hơn nữa, khi đồng nội tệ lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu vì giá hàng nhập khẩu giảm và như vậy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước giảm. Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tăng cả trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, vì khi đó giá bán của các doanh nghiệp giảm hơn so với các đối thủ cạnh tranh Kinh doanh hàng hoá do nước khác sản xuất. - Lãi xuất cho vay của các ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp thiếu vốn phải đi vay ngân hàng. Khi lãi suất của ngân hàng cao, chi phí của các doanh nghiệp tăng lên do phải trả lãi suất cao dẫn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp giảm. b- Nhân tố chính trị và luật pháp -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -18- Các nhân tố này tác động đến môi trường Kinh doanh theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo ra lợi thế, trỏ ngại thậm chí rủi ro cho các doanh nghiệp. Một thể chế chính trị, pháp luật rõ ràng, rộng mở và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo cho sự thuận lợi bình đẳng giữa các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả. Chẳng hạn các luật thuế có ảnh hưởng rất lớn đến điêù kiện cạnh tranh, bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần và trên mọi lĩnh vực. Hay các chính sách của chính phủ về xuất nhập khẩu, về thuế suất, thuế nhập khẩu cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước đối với hàng hoá nước ngoài. c- Nhân tố kỹ thuật, công nghệ Nhóm nhân tố này ngày càng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến môi trường cạnh tranh. Nhóm khoa học công nghệ tác động một cách quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo ra khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường: Đó là chất lượng và giá bán. KHCN tác động đến chi phí cá biệt của doanh nghiệp, qua đó tạo nên khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và các sản phẩm nói riêng. Đối với các nước đang phát triển giá cả và chất lượng có ý nghĩa như nhau trong cạnh tranh. Tuy nhiên trên thế giới hiện nay đã chuyển từ cạnh tranh về giá cả sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao. - Kỹ thuật công nghệ mới sẽ giúp các cơ sở sản xuất tạo ra được nhiều kỹ thuật công nghệ với hàm lượng kỹ thuật công nghệ tiếp theo nhằm trang bị và tái trang bị toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Đây chính là tiền đề để các doanh nghiệp ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. - Các nhân tố khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ tới quá trình thu thập và sử lý thông tin. Ngày nay thông tin cần được sử lý, truyền đạt một cách nhanh chóng, chính xác bằng những phương tiện hiện đại đó là yêu cầu bức bách để đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trong cạnh tranh. - Khoa học, công nghệ sẽ tạo ra các kỹ thuật công nghệ mới, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất Kinh doanh vừa bảo vệ được môi trường sinh thái và như vậy trong cạnh tranh chắc chắn chúng có lợi thế hơn những công nghệ lạc hậu, cũ. -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -19- d- Nhân tố văn hoá, xã hội: Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thãi quen tiêu dùng, tín ngưỡng, tôn giáo. . .ảnh hưởng đến cơ cấu nhu cầu của người tiêu dùng và do đó ảnh hưởng đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Những khu vực khác nhau mà ở đó thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng khác nhau đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chính sách tiêu thụ khác nhau. e- Các nhân tố tự nhiên: Các nhân tố tự nhiên bao gồm: Tài nguyên thiên nhiên của đất nước, vị trí địa lý và việc phân bố địa lý của các doanh nghiệp. Các nhân tố này tạo ra những điều kiện thuận lợi và khó khăn ban đầu cho quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp. Nếu tài nguyên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí ( chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về vận chuyển . . . ) và dẫn đến tăng khả năng cạnh tranh. Hơn nữa, vị trí địa lý thuận lợi cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp khuếch trương được sản phẩm, mở rộng thị trường . . . Ngược lại những nhân tố tự nhiên không thuận lợi sẽ tạo ra khó khăn cho các doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp đó. 1.2-Môi trường cạnh tranh trong ngành Mô hình 5 lực lượng của M.Porter (Hay sơ đồ môi trường ngành) Søc­Ðp­cña­c¸c­ Doanh­nghiÖp­­ míi Søc­Ðp­cña­nhµ­ cung­øng Søc­Ðp­cña­c¸c­ doanh­nghiÖp­­ hiÖn­t¹i Doanh­nghiÖp Søc­Ðp­cña­c¸c­­ s¶n­phÈm­thay­ thÕ Søc­Ðp­cña­ kh¸ch­hµng a- Sức Ðp của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành là một trong những yếu tố cơ bản phản ánh bản chất của môi trường này. Sự có mặt của -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -20- các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường và tình hình hoạt động của chúng là lực lượng tác động trực tiếp và mạnh mẽ, tức thì tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong một ngành bao gồm nhiều doanh nghiệp khác nhau, nhưng thường trong đó chỉ một số đóng vai trò chủ chốt như những đối thủ cạnh tranh chính, có khả năng chi phối và khống chế thị trường. Nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, phân tích đánh giá đúng khả năng cạnh tranh của mỗi đối thủ chính, có khả năng chi phối và khống chế thị trường. Nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin phân tích, đánh giá chính xác khả năng của mỗi đối thủ cạnh tranh chính để xây dùng cho mình chiến lược cạnh tranh thích hợp với môi trường chung của ngành b- Các đối thủ cạnh tranh tiềm Èn: Những doanh nghiệp mới tham gia thị trường tiếp tục làm tăng tính chất và quy mô cạnh tranh trên thị trường ngành do tăng năng sực sản xuất trong ngành. Trong quá trình vận động của lực lượng thị trường trong từng giai đoạn thường có những đối thhủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủ yếu hơn rút khỏi thị trường. Để chống lại các đối thủ tiềm Èn., các doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược như phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng, bổ sung những đặc điểm của sản phẩm, không ngừng cải tiến hoàn thiện sản phẩm nhằm làm sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt hoặc nổi trội trên thị trường hay phấn đấu giảm chi phí sản xuất và tiêu thô . . . Sức Ðp cạnh tranh của các sản phẩm mới, các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, ngành phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành và mức độ hấp dẫn của thị trường đó. c- Sức Ðp của nhà cung cấp: Các nhà cung cấp các yếu tố sản xuất có thể chia sẻ lợi nhuận của một doanh nghiệp trong từng trường hợp doanh nghiệp đó có khả năng trang trải các chi phí phải tăng thêm trong đầu vào được cung ứng. Các nhà cung cấp có thể gây ra những khó khăn làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong những trường hợp sau đây: - Ngành cung cấp mà doanh nghiệp cần chỉ có một số công ty độc quyền cung cấp. -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -21- - Tình huống không có sản phẩm thay thế nếu doanh nghiệp không có một nguồn cung cấp nào khác thì chính doanh nghiệp sẽ yếu tế hơn trong mối tương quan thế lực với nhà cung cấp hiện có. - Doanh nghiệp mua yếu tố sản xuất không phải là khách hàng quan trọng của nhà cung cấp. - Loại vật tư của nhà cung cấp là đầu vào quan trọng nhất của doanh nghiệp. Đặc biệt khi nó là yếu tố quyết định quá trình sản xuất và chất lượng của sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp khi đó nhà cung cấp có thế lực đáng kể đối với doanh nghiệp. - Các nhà cung cấp vật tư có khả năng khép kín sản xuất. Nếu nhà cung cấp có khả năng về các nguồn lực thể hiện các điều kiện sản xuất riêng cho họ, có hệ thống mạng lưới phân phối hoặc mạng lưới bán lẻ thì họ sẽ có thế lực đáng kể đối với doanh nghiệp. Tất cả những điều nêu trên, nhà cung cấp buộc các doanh nghiệp phải phụ thuộc vào họ hoặc là không có yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, không có sản phẩm bán ra và cuối cùng là thị trường bị các đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh. Để giảm bớt những ảnh hưởng xấu từ nhà cung cấp, các doanh nghiệp cần có mối quan hệ tốt với họ, hoặc mua của nhiều người trong đó chọn ra nhà cung cấp chính. Nghiên cứu tìm sản phẩm mới, dự dữ nguyên vật liệu. d- Sức Ðp của khách hàng: Những khách hàng mua sản phẩm của một ngành nào đó có thể làm giảm lợi nhuận của ngành đó bằng cách yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn hoặc dịch vụ sau bán hàng nhiều hơn, có thể dùng doanh nghiệp này chống lại doanh nghiệp kia. Như vậy khách hàng cũng tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên thực tế khách hàng thường có quyền lực trong các trường hợp sau: - Khách hàng được tập trung hoá hoặc mua một khối lượng lớn hơn so với toàn bộ doanh thu của ngành thì khi đó họ sẽ có quyền nhất định về giá cả . - Các sản phẩm mà khách hàng mua phản ánh một tỷ lệ đáng kể trong chi phí của người mua. Nếu sản phẩm chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí của người mua thì giá cả là một vấn đề quan trọng đối với khách hàng đó. -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -22- - Những sản phẩm mà khách hàng mua thường đạt tiêu chuẩn hoặc không được phân hoá. Trong trường hợp này, khách hàng có xu hướng thiên về việc đóng vai trò là một người bán chống lại các doanh nghiệp khác. Khách hàng phải chịu một Ýt chi phí đặt cọc, do đó chi phí đặt cọc sẽ dàng buộc khách hàng với người bán nhất định. - Khi chất lượng sản phẩm của khách hàng bị phụ thuộc lớn bởi những gì họ mua từ doanh nghiệp thì những người mua có thế lực yếu hơn đối với nhà cung cấp. - Khách hàng có đầy đủ thông tin về nhu cầu, giá cả trên thị trường hiện hành và chi phí của người cung cấp thì quyền mặc cả của họ càng cao. e- Sự xuất hiện những sản phẩm thay thế: Những sản phẩm thay thế cũng là một trong các lực lượng tạo nên sức Ðp cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành. Sự ra đời của các sản phẩm thay thế là một tất yếu nhằm đáp ứng sự biến động của nhu cầu thị trường ngày càng đa dạng phong phú và cao cấp hơn, chính nó đã làm giảm khả năng của những sản phẩm bị thay thế nhưng các sản phẩm thay thế có nhiều ưu thế hơn và nã sẽ dần thu hẹp lại thị trường của sản phẩm bị thay thế 2- Nhân tố chủ quan 2.1- Nguồn nhân lực Nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định của sản xuất Kinh doanh, bao gồm: - Ban giám đốc doanh nghiệp - Cán bộ quản lý cấp doanh nghiệp - Cán bộ quản lý cấp trung gian, đốc công và công nhân a- Ban giám đốc doanh nghiệp Là những cán bộ quản lý ở cấp cao nhất của doanh nghiệp. Là những người vạch ra chiến lược, trực tiếp điều hành, tổ chức thực hiện công việc Kinh doanh của doanh nghiệp. Các công ty cổ phần, doanh nghiệp lớn, ngoài ban giám đốc còn có hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là đại diện cho các chủ sở hữu doanh nghiệp, quyết định mọi phương hướng vấn đề trong hoạt động sản xuất Kinh doanh của công ty. -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -23- Các thành viên trong ban giám đốc có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất Kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu thành viên của ban giám đốc có trình độ, kinh ngiệm, khả năng đánh giá, năng động, có mối quan hệ tốt với bên ngoài thì họ sẽ đem lại cho doanh nghiệp không những lợi Ých trước mắt như: Tăng doanh thu, lợi nhuận mà còn cả uy tín của doanh nghiệp, lợi Ých lâu dài và đây chính là yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của công ty. Trường hợp lý tưởng là các thành viên của ban giám đốc là các chủ sở hữu khác nhau như: người cho vay, khách hàng . . . khi các thành viên ban giám đốc sở hữu một bộ phận cổ phần đáng kể của doanh nghiệp thì khi đó sự an toàn của doanh nghiệp là cao. Việc sở hữu một phần đáng kể cổ phiếu có thể làm tăng trách nhiệm của ban giám đốc đối với doanh nghiệp và đối với các chủ sở hữu khác. Như vậy họ sẽ quan tâm tới việc giữ vững và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. b- Đội ngò cán bộ quản lý ở cáp doanh nghiệp Những người quản lý chủ chốt và có kinh nghiệm công tác, phong cách quản lý, khả năng ra quyết định, tạo ra êkíp quản lý, có sự hiểu biết về Kinh doanh thì sẽ là một lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp. Bởi vì họ là những người quản lý, theo dõi tình hình hoạt động sản xuất Kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ có thuận lợi khi đội ngò cán bộ đầy nhiệt huyết. Mặt khác các cán bộ quản lý vứi những trình độ hiểu biết khác nhau có thể tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo trong chiến lược kinh doanh, phù hợp với sự phát triển và khả năng của doanh nghiệp. c- Cán bộ quản lý trung gian và các đốc công, công nhân Nguồn cán bộ của doanh nghiệp phải đồng bộ. Sự đồng bộ này không chỉ xuất phát từ thực tế là đội ngò lao động của doanh nghiệp, là từ những nhóm người khác nhau mà còn xuất phát từ yêu cầu kết hợp nguồn nhân lực với các nguồn nhân lực khác về tổ chức và vật chất. Trình độ tay nghề của công nhân và lòng hăng say làm việc của họ là một yếu tố tác động rất mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi vì khi tay nghề cao cộng thêm nhiệt tình lao động thì nhất định chất lượng lao động sẽ được đảm bảo, năng suất lao đông sẽ cao. Đây là tiền đề để doanh nghiệp có thể tham gia và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn có được điều này các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại đội ngò công nhân, phân chia -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -24- bậc thợ, có khen thưởng thích đáng để khuyến khích người lao động say mê hơn nữa trong công việc. 2.2- Nguồn lực vật chất của doanh nghiệp Tình trạng trình độ máy móc thiết bị và cộng nghệ có ảnh hưởng một cách mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của một doanh nghiệp và tác động trực tiếp tới sản phẩm, ảnh hưởng tới giá thành và giá bán của sản phẩm. Một doanh nghiệp có hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến thì sản phẩm của doanh nghiệp đó nhất định có chất lượng cao và với các ưu thế khác nữa thì khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp là cao. Ngược lại không một doanh nghiệp nào có thể nói là có khả năng cạnh tranh cao khi mà trong tay họ là hệ thống máy móc cũ kỹ lạc hậu vì khi đó sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu thị trường, chi phí sản xuất lớn do sự lạc hậu của máy móc. Ngày nay, do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở thành cuộc cạnh tranh về trí tuệ, trình độ công nghệ. Mặt khác khi mà việc bảo vệ môi trường hiện nay đang trở thành vấn đề của toàn cầu thì doanh nghiệp có công nghệ sạch với máy móc hiện đại nhất định sẽ dành dược ưu thế trong cạnh tranh. 2.3- Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp Bất cứ mét hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối nào cũng đều phải xét, tính toán trên tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm năng lớn về tài chính sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để nâng cao sức cạnh tranh, cung cấp tín dụng thương mại, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu lợi nhuận và củng cố vị trí của mình trên thương trường. Nói tóm lại khi xem xét khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp, hay xem xét khả năng cạnh tranh của đối thủ thì doanh nghiệp phải biết đầy đủ các yếu tố tác động. Từ đó tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đạt được các mục tiêu của sản xuất Kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra. -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -25- PHẦN II THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HẢI HÀ-KOTOBUKI I- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN DOANH HẢI HÀ-KOTOBUKI 1- Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng của nền kinh tế thị trường liên doanh liên kết đã là một xu thế tất yếu nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn, công nghệ . . . Công ty bánh kẹo Hải Hà, tiền thân là nhà máy miến Hoàng Mai, được thành lập năm 1960, với quy mô lúc đầu rất nhỏ bé, phương tiện lao động thủ công và chỉ có khoảng 10 công nhân. Vào đầu những năm 90, trải qua một chặng đường phát triển, công ty đã có năm xí nghiệp thành viên, ban lãnh đạo công ty quyết định tìm đối tác hướng tới liên doanh. Tháng 051992 Hải Hà có 3 liên doanh là: Hải hà-kotobuki , Hải hà-kamenda, Hải hàmiwon, với tổng số cán bộ khoảng 1600 người. -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -26- Hải hà-kotobuki là liên doanh ra đời đầu tiên có trụ sở chính tại 25 Trương Định Hà Nội là dự án liên doanh giữa công ty bánh kẹo Hải Hà ( thuộc bộ công nghiệp) và tập đoàn kotobuki (Nhật bản). Hình thành theo giấy phép đầu tư số 489 ngày 24-12-1992 của uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, trong đó quy định những nội dung cơ bản sau: 1. Tên công ty: Công ty liên doanh TNHH Hải hà-kotobuki Tên giao dịch quốc tế: Hải hà-kotobuki Join venture Co.Ltd 2. Địa chỉ : Trô sở số 25- Trương định- Quận Hai bà trưng- Hà nội 3. Các bên tham gia: - Việt Nam: Công ty bánh kẹo Hải hà trụ sở số 25-Trương định- Quận Hai Bà Trưng- Hà nội - Nhật Bản: Công ty Confectionary kotobuki Co.Ltd có trụ sở tại số 191 kitanagasa- Doricho- Kukobo- shi 656 Hyogo pref- Japan 4. Vốn và tỷ lệ đóng góp: - Vốn pháp định: 4 051 700 USD Việt Nam góp 1117000USD ( bằng 29% vốn pháp định) bao gồm: Quyền sử dụng 500 m đất trong 15 năm, trị giá 300 000 USD Nhà xưởng thiết bị trị giá: 617 000 USD Nhật Bản góp 2 876 700 USD ( bằng 71% vốn pháp định) bao gồm: Máy móc thiết bị và phương tiện vận tải: 1 622 700 USD Tiền mặt : 1 254 000 USD 5. Ngày hoạt động: 01- 05- 1992 6. Thời hạn hoạt động: 20 năm kể từ tháng 12- 1992 7. Là đơn vị hạch toán đọc lập, áp dụng chế độ kế toán mỹ và năm tài chính là 12 tháng. Như vậy, từ tháng 05- 1992 công ty chính thức đi vào hoạt động các loại bánh kẹo, từ đó đến năm 1997 là giai đoạn công ty tăng cường đầu tư các trang thiết bị máy móc, công nghệ bằng cách nhập các dây chuyền công nghệ hiện đại từ các nước như Nhật bản, Đức, Ba lan . . . để mở rộng quy mô sản xuất. Từ năm 1998 đến nay là khoảng thời gian công ty tập trung nâng -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -27- cao năng xuất lao động, khai thác hiệu quả hoạt động sản xuất của dây chuyền công nghệ hiện đại và chiếm lĩnh thị trường. 2- Bộ máy quản lý, cơ chế điều hành của công ty Nhằm mở rộng sản xuất Kinh doanh có hiệu quả, công ty đã xây dựng được một mô hình tổ chức quản lý khoa học, phát huy được khả năng của các phòng ban, phân xưởng. Về cơ bản, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty gồm 5 phòng ban bố trí theo mô hình trực tuýên- chức năng và được thể hiện qua hình dưới đây (hình 1) Bé máy tổ chức quản lý của công ty liên doanh TNHH Hải hà-kotobuki bao gồm các thành viên trong hội đồng quản trị, một tổng giám đốc ( người Nhật ), Mét phó giám đốc ( người Việt Nam ) các phòng ban chức năng và các phân xưởng. Các bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty được phân công nhiệm vụ chặt chẽ như sau: Hình 1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Hải hà-kotobuki Héi­®ång­qu¶n­ trÞ Tæng­gi¸m­®èc Phã­tæng­gi¸m­ ®èc V¨n­ phßng­ c«ng­ty V¨n­ phßng­ c«ng­ty V¨n­ phßng­ c«ng­ty V¨n­ phßng­ c«ng­ty V¨n­ phßng­ c«ng­ty V¨n­ phßng­ c«ng­ty C¸c­ph©n­x­ëng.­.­. -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -28- - Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất của công ty, chủ tịch hội đồng quản trị có quyền quyết định tất cả các mục tiêu chiến lược quan trọng trên cơ sở bàn bạc bình đẳng giữa các bên liên doanh theo nguyên tắc nhất trí đa số - Tổng giám đốc: Là người nắm quyền điều hành và chịu trách nhiệm chỉ huy, điều tiết chung toàn bộ hoạt động của công ty một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phó tổng giám đốc và các phòng ban. - Phó tổng giám đốc: Là người tham mưu cho tổng giám đốc trong việc ra quyết định quản lý về từng lĩnh vực chuyên môn, đồng thời kết hợp với nhau để cùng đạt mục tiêu chung. Phó tổng giám đốc là người trực tiếp quản lý các hoạt động sản xuất bánh kẹo tại phân xưởng. - Phòng kinh doanh: Với chức năng lập kế hoạch sản xuất và chịu trách nhiệm về tiêu thụ sản phẩm. Đây là bộ phận năng động nhất, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ: Từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm mới đến việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm. - Phòng kế hoạch vật tư: Xây dựng kế hoạch cung ứng và quản lý toàn bộ vật tư, nguyên liệu thiết bị kỹ thuật, dự dù bảo quản hợp lý, tránh hư háng mất mát. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ để tổ chức mua sắm, cấp phát kịp thời cho sản xuất sản phẩm. Cung cấp các thông tin về chi phí vật tư phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. - Phòng kỹ thuật: Cùng phòng kinh doanh lên phương án sản phẩm mới. Tính toán hoàn thiện định mức tiêu dùng nguyên vật liệu để áp dụng cho từng loại bộ phận, dây chuyền phân xưởng. Nghiên cứu đổi mới công nghệ theo phương hướng sản xuất Kinh doanh từng thời kỳ. Cung cấp các thông số tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng cho từng loại sản phẩm - Phòng tài vụ: Quản lý toàn bộ tài sản các loại vốn, quỹ của công ty do các bên đóng góp. Bảo toàn, sử dụng và phát triển vốn một cách có hiệu quả. Cùng phòng Kinh doanh tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế. Hạch toán kế toán, thống kê, phân tích hoạt động Kinh doanh theo pháp lệnh kế toán thống kê - Văn phòng công ty: Có chức năng giúp tổng giám đốc trong các lĩnh vực hành chính tổng hợp, quản trị, tổ chức lao động, tiền lương. Chịu trách -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -29- nhiệm quản lý chi phí văn phòng như văn phòng phẩm, tiếp khách dụng cụ văn phòng, chi phí đào tạo, bảo hộ lao động bảo hiểm con người và công tác phí. Văn phòng công ty gồm ba bộ phận: Tổ chức, quản lý và văn thư hành chính. Mỗi bộ phận phụ trách một mảng riêng do tổng giám đốc quy định - Phân xưởng: Là nơi điều hành chực tiếp của máy móc đồng thời thực hiện các khâu thủ công như: đóng hộp, in hình, tạo dáng trên mãu mã sản phẩm . . .của quá trình sản xuất bánh kẹo Ta thấy các phòng ban với các chức năng nhiệm vụ được quy định một cách chặt chẽ, rõ ràng giúp cho việc điều hành kiểm soát từ trên xuống một cách dễ dàng. Có thể mô hình hoá qua hình dưới đây: P.Kinh­ doanh S¶n phÈm P.­Kü­ thuËt Ban gi¸m ®èc PX.­S¶n­ xuÊt THÞ tr êng P.KÕ­ ho¹ch­vËt­ t­ P.­Tµi­vô V¨n­ phßng 3- Kết quả hoạt động sản xuất Kinh doanh của doanh nghiệp: Ra đời muộn hơn so với các hãng sản xuất khác trong nước, chính vì vậy Hải hà-kotobuki gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong lĩnh vực chiếm lĩnh thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên cho đến nay qua 8 năm hoạt động công ty đã khẳng định được uy tín của mình trên thị trường, được khách hàng tin dùng, sản phẩm của công ty được bày bán trên cả ba -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -30- miền Bắc, Trung, Nam của cả nước và đã bước đầu hướng tới con đường suất khẩu. Qua bảng dưới (bảng1) ta thấy doanh thu và lợi nhuận đạt mức cao nhất năm 1996. Mức lợi nhuận trên doanh thu là: 3,067 khi đó công ty bắt đầu đi vào sản xuất ổn định, nguồn doanh thu chủ yếu dùa vào lượng tiêu thụ mặt hàng bim bim ( đây là mặt hàng do công ty sản xuất đầu tiên trên thị trường và được khách hàng ưa thích) chưa bị nhiều hãng cạnh tranh do vậy mà thu được lợi nhuận cao Kết quả hoạt động sản xuất Kinh doanh của công ty được cụ thể hoá trong bảng sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị: 1000đ tt Chỉ tiêu 1996 1997 1 Doanh thu 51.576.521 49.739.742 2 Giá trị tổng sản lượng 38.338.193 3 Chi phí bán hàng 4 1998 1999 2000 53.175.745 53.837.068 54.739.311 36.973.829 39.024.561 40.721.99 5 41.066.235 4.306.394 6.184.411 7.455.096 5.066.838 4.895.572 Chi phí quản lý 2.653.197 2.602.057 2.227.848 2.383.169 2.147.786 5 Nép ngân sách 4.692.036 4.489.297 4.625.036 5.125.366 5.317.268 6 Lợi nhuận 1.586.701 -509.852 -156.796 540.200 1.312.450 7 Tỷ suất LN/Doanh thu 3,076 -1,025 -0,29 1,003 2,4 ( Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Hải hà-kotobuki ) Năm 1997, 1998 doanh thu của công ty bắt đầu giảm so với năm 1996, lợi nhuận âm công ty rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ ( tỷ xuất lợi nhuận lúc này là: -1,025& -0,29 ) sở dĩ sảy ra tình trạng như vậy là do việc tiêu thụ bim bim bị giảm mạnh vì thị trường xuất hiện nhiều hãng cạnh tranh mạnh như Kinh Đô, Liwayway. . .với các chiến lược tiếp thị mạnh mẽ, cải tiến được sản phẩm , tung ra sản phẩm mới với chất lượng ngon, mẫu mã bao bì đẹp.Trong khi đó sản phẩm của công ty không thay đổi nhiều so với lúc đầu sản xuất, sản phẩm còn đơn giản về mặt hình thức, chủng loại không nhiều. Trong hai năm đó, công ty đã tăng chiết khấu và thưởng cho các đại lý, các hoạt động mua bán vật tư, thanh toán chậm, quy đổi ngoại tệ . . .hoạt động không có hiệu quả -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -31- thậm chí còn bị lỗ vốn. Công ty đã không thực hiện tốt về công tác dự trữ bao bì dẫn tới tình trạng hư háng phải huỷ bỏ một lượng lớn bao bì mà giá nhập các bao bì này lại khá cao nên đã ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động Kinh doanh. Thêm vào đó công ty phải hạ giá thành một số mặt hàng nhằm đẩy nhanh lượng hàng tồn kho, đồng thời chuẩn bị một sè mặt hàng mới ra đời. Sang năm 1999, 2000 công ty dần dần định hướng được sản phẩm của mình, nhận thấy khả năng sinh lời của một số mặt hàng như: Kẹo cứng, cookies không cao nên đã tập trung vào sản xuất một số mặt hàng nhẹ, có tỷ xuất sinh lời cao, phù hợp với tiêu dùng hiện đại như bim bim, cao su, bánh tươi. Vì vậy mặc dù sản lượng bị sụt giảm nhưng công ty đã thoát khỏi tình trạng thua lỗ và đã đạt được lợi nhuận năm 1999 là 540.200 (nghìn đồng) , năm 2000 là:1.312.450 ( nghìn đồng). II-CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HẢI HÀKOTOBUKI 1- Các nhân tố khách quan: 1.1- Các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế quốc dân: Nền kinh tế quốc dân ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Đời sống nhân dân tăng lên đòi hỏi các nhu cầu về hàng hoá cũng tăng lên. Vì vậy đối với Hải hà-kotobuki cần phải mở rộng các danh mục sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng a- Nhóm các nhân tố về mặt kinh tế : Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta phát triển với tốc độ khá cao làm cho thu nhập của tầng líp dân cư tăng lên dẫn tới nhu cầu có khả năng thanh toán được của ngươì dân cũng tăng lên. Đây chính là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp trong đó có công ty bánh kẹo Hải hà-kotobuki tập trung đẩy mạnh sản xuất nghiên cứu thị trường để tăng doanh số bán, tăng lợi nhuận. Tỷ lệ lạm phát giảm đi rất nhiều so với trước kia có thể nói nước ta đang trong tình trạng giảm phát, đã làm cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm thêm máy móc trang thiết bị, có điều kiện tăng cường đổi mới trang thiết bị, cải tạo cơ sở vật chất. Nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho các công ty tham gia tù do trên thị trường, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động liên doanh liên kết được tăng -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -32- cường. Trong quá trình hội nhập APTA các doanh nghiệp nước ta có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình. Đây là điều kiện thử sức của các doanh nghiệp trong nước trên thị trường nước ngoài. b- Nhân tố về chính trị và pháp luật Với tư cách là một pháp nhân, công ty phải chịu trách nhiệm về hành vi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trước pháp luật. Là một liên doanh, công ty được hưởng nhiều ưu đãi theo chương trình thu hót đầu tư nước ngoài của chính phủ ( như miễn giảm thuế cho những năm đầu .. . ) Nhưng cũng với tư cách là một liên doanh, công ty phải chịu mức giá dịch vụ cao hơn so với công ty có 100% vốn trong nước như giá điện, giá nước, giá thuê sử dụng đất. . . Đồng thời khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thì bên nước ngoài phải chịu nép thuế bằng 5% lợi nhuận chuyển ra Nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước vì vậy làm giảm bớt rủi ro về mặt tài chính. Việc kiểm soát và điều tiết tỷ giá sao cho thuận lợi cho việc sản xuất và kinh doanh trong nước luôn được thuận lợi. Tình hình an ninh xã hội ổn định không gây khó khăn gì cho việc sản xuất và Kinh doanh. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng nước ta còn thấp kém, hệ thống pháp luật lỏng lẻo không hiệu quả dẫn tới tình trạng nhập lậu bánh kẹo, sản xuất hàng rởm, hàng kém chất lượng. . . gây lũng đoạn cho môi trường cạnh tranh ( cạnh tranh không lành mạnh). Bên cạnh những chính sách cấm, hạn chế bánh kẹo nhập khẩu nhằm khuyến khích nền bánh kẹo trong nước phát triển nhưng tệ nạn hàng nhập khẩu bánh kẹo vẫn tràn ngập thị trường, sản phẩm bánh kẹo ngoại nhập được trưng bày một cách ngang nhiên trên các cửa hàng. Đối với các công ty quốc doanh thì Nhà nước có nhiều quan tâm và hỗ trợ hơn đối với sự phát triển của hàng hoá. Với các liên doanh thì sự quan tâm không được nhiều mà chủ yếu là các liên doanh nhận sự giúp đỡ thông qua các công ty mẹ . Mặc dù pháp luật quy định mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng nhưng với những lưu tâm đến mình các doanh nghiệp quốc doanh có ưu thế hơn. c- Các nhân tố khoa học công nghệ: Do sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ cho ra nhiều thành tựu mới áp dụng trong đời sống xã hội đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính nhờ việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật đầu tư máy móc trang thiết bị trên cơ sở cải tiến những thiết bị cũ, áp dụng phương thức sản xuất mới nên -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -33- đã làm cho chất lượng sản phẩm ngày càng cao được nâng cao giá thành giảm khả năng cạnh tranh cao. Ngay từ khi bắt đầu hoạt động Hải hà-kotobuki đã đầu tư dây chuyền công nghệ khá hiện đại từ các nước Anh, Đức, Ba lan. ..cải tiến được chất lượng bánh kẹo, vệ sinh an toàn thực phẩm được nâng cao, các chủng loại sản phẩm cũng đa dạng hơn. Việc sử dụng các phương tiện thông tin, sử lý thông tin nhanh giúp công ty đáp ứng được với những thay đổi của môi trường và đạt được hiệu quả cao trong Kinh doanh. d- Nhóm nhân tố văn hoá xã hội: Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thãi quen tiêu dùng của người dân là các nhóm yếu tố về văn hoá xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu nhu cầu thị trường và từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty Hải hà-kotobuki. Thị hiếu tiêu dùng của người dân Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam là khác nhau nên khả năng đáp ứng cũng là khác nhau. Có đoạn thị trường công ty đáp ứng tốt những có đoạn thị trường lại bị đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh. Do vậy công ty cần xem xét khả năng đáp ứng của mình mà có hướng phát triển thích hợp cho từng loại thị trường. Do đặc điểm địa lý Việt nam, thị trường Việt nam có những đặc tính tiêu dùng bánh kẹo khác nhau, phân biệt theo khu vực và được công ty đánh giá trên cả 3 miền chủ yếu : Đó là miền Bắc, Trung, Nam. Bảng 2: Tóm tắt thị hiếu tiêu dùng bánh kẹo Khu vực Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Đặc điểm -Ngọt vừa phải, thích vị mặn. Sở thích về sản -Mua theo gãi. -Quan tâm nhiều đến phẩm hình thức, bao bì -Thích vị cay ngọt. -Thích mua lẻ theo chiếc, theo cân, hoặc gói nhỏ. -ít quan tâm đến bao bì, nhãn mác sản phẩm. -Thích độ ngọt cao, cay. -Thích hương vị trái cây. -Thích mua cân gói tính theo khối lượng. -Không quan nhiều đến hình thức bao bì. Nhãn hiệu thường -Hải Hà, Chải Châu, Hải -Quảng Ngãi, Biên Hoà, -Biên Hoà, Vinabico, dùng (Theo thứ tự Hà-Kotobuki, Tràng An, Hải hà- Kotobuki, hàng ngoại nhập, một Ýt Quảng Ngãi, Lam Sơn.... Vinabico... của Hải Hà-Kotobuki... ưu tiên ) (Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty Hải hà - Kotobuki ) -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -34- e- Các nhân tố tự nhiên: Công ty bánh kẹo Hải hà-kotobuki nói giêng và toàn ngành sản xuất bánh kẹo nói chung chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện thời tiết và khí hậu. Vào mùa hè, trời nóng bánh kẹo dễ bị chảy nước ảnh hưởng xấu đến chất lượng bánh kẹo và năng xuất lao động (nhất là khâu bao gói sản phẩm). Vào mùa đông bánh kẹo khô thuận lợi cho việc bao gói vận chuyển và bảo quản, chất lượng được đảm bảo Về mặt địa lý Hải hà-kotobuki có địa điểm sản xuất thuận lợi, nằm gần trung tâm thành phố Hà nội, khu vực kinh tế lớn của cả nước dân cư đông đúc, đường xá thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá cho các đại lý tỉnh xa. Đặc điểm về mặt địa lý này giúp doanh nghiệp trong việc giao dịch, mua bán hàng hoá, thuận lợi cho việc giới thiệu sản phẩm . Đây là một yếu tố tác động không nhá đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bảng3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các tháng trong năm 2000 Sản lượng (Tấn) 600 575 554 536 503 500 422 400 391 303 314 300 262 257 236 227 4 5 6 7 200 100 1 2 3 8 9 10 11 12 ( Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Hải hà - Kotobuki ) 1.2- Môi trường cạnh tranh trong nghành -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -35- a- Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: Thị trường bánh kẹo có sự cạnh tranh khá quyết liệt. Công ty bánh kẹo Hải hà-kotobuki không những phải cạnh tranh với nhiều hãng bánh kẹo trong nước mà còn phải cạnh tranh với một lượng lớn bánh kẹo ngoại nhập hiện đang lan tràn trên thị trường. Để thành công trong Kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh một cách kỹ lưỡng - Công ty bánh kẹo Hải hà: Đây là công ty mẹ của Hải hà-kotobuki , tuy nhiên với tư cách là hai công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực cho nên sẽ không tránh khỏi sự cạnh tranh. Sản lượng hàng năm khoảng 1000( tấn ) chiếm 10% tổng sản lương sản xuất của cả nước. Hiện nay sản phẩm của công ty được phân phối rộng khắp trên cả nước thông qua 240 đại lý và các siêu thị. Tuy nhiên thị trường chủ yếu của công ty là ở Miền Bắc ( chiếm khoảng 17% thị phần miền Bắc) đặc biệt là thị trường Hà Nội. Sản phẩm của công ty có chất lượng tốt mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, giá cả phải chăng. Hiện nay Hải hà-kotobuki bị yếu thế trong lĩnh vực cạnh tranh mặt hàng kẹo cứng, socola với Hải Hà. Bởi vì mặt hàng kẹo cứng của Hải Hà có khoảng gần 20 chủng loại khác nhau, nhiều hơn so với Hải hà-kotobuki 12 loại, có chất lượng ngon hơn, giá rẻ hơn. Đặc biệt là mặt hàng goldbell có mùi vị rất đậm đà, thơm ngon, hình dáng tròn và có mẫu mã rất đẹp cách cấu tạo gam mầu và bao bì rất đẹp. Nhìn qua mặt hàng này thì nó giống với mặt hàng kẹo béo Apenliebe của hãng perfectti Việt Nam những về mặt giá cả thì lại rẻ hơn rất nhiều. Vì vậy đối với Hải hà-kotobuki, mặt hàng kẹo cứng đang rất thiếu các chủng loại đặc sắc, sản phẩm kẹo cứng dứa, dưa, cafe. . . chỉ có thể cạnh tranh với các hãng trung bình trên thị trường. Mục tiêu trong thời gian tới của Hải Hà là duy trì thị phần bánh kẹo hiện nay, chiến lược phân phối đẩy mạnh tiêu thủ. - Công ty bánh kẹo Hải Châu: Hải Châu là một trong những công ty sản xuất bánh kẹo mạnh ở khu vực miền Bắc, thời gian qua công ty đã đầu tư 44 tỷ đồng để đổi mới công nghệ từ nước Đức,Hà Lan, đồng thời đổi mới phương thức quản lý, tổ chức lại phương thức phân phối để bán hàng đạt hiệu quả cao hơn. Hiện nay công ty có khoảng 210 đại lý và siêu thị trên toàn quốc, thị trường chủ yếu của công ty cũng là miền Bắc. Điểm mạnh của công ty là sản phẩm có uy tín, hệ thống phân phối rộng, giá cả các mặt hàng tương đối rẻ. Tuy nhiên cơ cấu các mặt hàng còn đơn giản, chất lượng trung bình ( trừ mặt hàng socola) còn lại mẫu -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -36- mã khá đơn giản. Đây là đối thủ cạnh tranh khá gay gắt đối với mặt hàng socola và bánh quy. Chiến lược của công ty là giữ vững thị phần thị trường miền Bắc mở rộng thêm một số thị trường ở khu vực trong và ngoài nước. Những biện pháp mà Hải Châu thực hiện là: Đầu tư công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh quảng cáo, khuyếch trương hoàn thiện hệ thống phân phối. - Công ty bánh kẹo Tràng An: Trong hai năm 1998 & 1999 công ty đã đầu tư một số thiết bị mới nhằm hoàn thiện hơn dây chuyền sản xuất bánh kẹo. Mở rộng mặt hàng kẹo cứng, đặc biệt là kẹo hương cốm. Đây là mặt hàng truyền thống của công ty, được người tiêu dùng ưu thích, có khả năng cạnh tranh cao, bởi vì mặt hàng này có đủ chủng loại chất lượng, chất lượng thơm ngon, có mùi vị rất đặc trưng, giá cả phù hợp. Trong lĩnh vực kẹo que, Tràng An cạnh tranh với Hải Hà - kotobuki bằng giá cả: Giá mét thanh kẹo que của Tràng An là 140 đ/que; còn Hải hàkotobuki là 170đ/que. Bù lại chất lượng mẫu mã của Hải hà-kotobuki là đẹp, có ưu thế hơn. Trong tương lai Tràng An sẽ tung ra thị trường sản phẩm bim bim vì hiện nay công ty đang đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm này. - Công ty đường Biên Hoà (Bibica): Công ty đường Biên Hoà hiện nay vừa sản xuất đường vừa sản xuất bánh kẹo có sản lượng hàng năm sản xuất lớn gần nhất nước ta. Công ty đã nhập những thiết bị công nghệ hiện đại nên mặt hàng của công ty rất đa dạng ( có khoảng 130 chủng loại). Các mặt hàng như socola, kẹo cứng, biscuit, snack, là những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao. Hải hà-kotobuki hiện nay đang yếu thế trong cạnh tranh về giá đối với mặt hàng biscuit vì mặt hàng này Bibica có chất lượng trung bình, mẫu mã bao bì khá đẹp, đặc biệt giá lại rất rẻ nên đã thu hót một khối lượng lớn khách hàngở các tỉnh lẻ. Mặt hàng kẹo cứng của Bibica được đóng hộp tương đối đẹp, với nhiều kiểu dáng khác nhau như hộp nhựa hình tròn, hình trái tim... thể hiện được sự sang trọng gây chú ý của khách hàng. Trong khi đó mẫu mã bao bì của Hải hà-kotobuki vẫn đóng theo kiểu cò ( đóng kiểu hình chữ nhật bao gói bằng nilông) nên chưa thu hót được tầng líp có thu nhập cao, mặc dù chất lượng bánh là ngon. Bibica có lợi thế đó là do họ tự sản xuất được nguồn nguyên liệu đầu vào như dường RE, RS. . . có thể nói trong tương lai đây là một đối thủ khá mạnh đối với Hải hàkotobuki nhất là ở khu vực thị trường miền Trung và miền Nam. -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -37- Hiện nay, công ty đang có chiến lược tăng thị phần hàng hoá ở khu vực miền Bắc. Trong đợt hàng hội chợ VN chất lượng cao 2001-2002 tại cung văn hoá và tại Giảng Võ, công ty đã bố trí gian rộng đẹp thuận tiện, có đội ngò tiếp thị mạnh, thực hiện nhiều chương trình khuyến mại, thu hót khách hàng. - Công ty TNHH chế biến thực phẩm Kinh Đô: Đây là một công ty mới gia nhập vào thị trường bánh kẹo nước ta, những đã chứng tỏ được sức mạnh và tiềm lực của mình. Điểm mạnh của công ty là có danh mục sản phẩm rộng với sản phẩm chủ yếu là là bánh Biscuit, Snack, bánh tươi. .. Hệ thống kênh phân phối rộng, hoạt động quảng cáo rộng, đặc biệt chương trình quảng cáo về sản phẩm snack dược rất nhiều người tiêu dùng biết đến và yêu thích. Chính vì thế mà sản phẩm của Kinh Đô hiện nay đang tràn ngập thị trường (sản phẩm bimbim chiếm đến 20% thị trường miền Bắc) trực tiếp cạnh tranh với Hải hà-kotobuki cho nên trong hai năm 1998 & 1999 mặc dù Hải hà-kotobuki đã cho ra đời nhiều chủng loại Bimbim mới nhưng khối lượng tiêu thu và thị phần liên tục giảm xuống. Trong tương lai Hải hà-kotobuki , Bảo ngọc và một số hãng khác còn phải cạnh tranh về lĩnh vực bánh tươi, bánh ngọt với Kinh Đô. - Sù cạnh tranh của mặt hàng ngoại nhập: Trong những năm gần đây do Nhà nước có chính sách quản lý ngiêm ngặt hàng nhập khẩu bánh kẹo nên mặt hàng nhập khẩu có xu hướng giảm song vẫn chiếm khoảng 30% tổng lượng bánh kẹo. Ngoài ra còn một số lượng lớn hàng nhập khẩu trèn lậu thuế, tìm mọi cách lọt vào nước ta. Mặt hàng nhập khẩu đa số có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đặc biệt mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái lan với khối lượng lớn giá lại rất rẻ. Vì vậy mà bánh kẹo trong nước khó có thể cạnh tranh được với mặt hàng ngoại nhập này. Hơn nữa, người tiêu dùng Việt Nam xưa nay vẫn có xu hướng “ sính hàng ngoại” đặc biệt là mặt hàng socola và kẹo mềm. Cụ thể thị trường Hà Nội mặt hàng kẹo ngoại chiếm đến 35%. Do đó cũng như các công ty sản xuất bánh kẹo trong nước khác, Hải hà-kotobuki gặp phải nhiều khó khăn trong việc củng cố và duy trì thị trường. Để có cái nhìn khái quát ta có bảng tóm tắt sau: -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -38- b - Khách hàng Khách hàng của công ty hầu hết là các đại lý và các nhà bán buôn. Họ đều có quan hệ mật thiết gắn bó với công ty trên cơ sở hoa hồng các đại lý và được công ty thực hiện giá ưu đãi, hỗ trợ vận chuyển hàng hoá. Cho nên lợi Ých của họ gắn liền với lợi Ých của công ty. Đây là một thuận lợi cho công ty trong việc phát triển và mở rộng thị trường, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá. Các đại lý góp phần không nhỏ vào việc tạo lập uy tín và nâng cao khả năng cho công ty. Bảng 4 : Sè lượng các đại lý chính thức của công ty Hải hà-kotobuki Đơn vị: đại lý Đại lý Toàn quốc Miền Bắc Miền Trung Miền Nam 1996 101 78 19 4 1997 110 80 22 8 1998 116 85 21 10 1999 127 90 25 12 2000 142 103 27 12 ( Nguồn: phòng kinh doanh công ty Hải hà-kotobuki ) Ta thấy hệ thống kênh phân phối của Hải hà-kotobuki có nhiều thành viên thuộc công ty mẹ Hải hà. Do tình hình cạnh tranh ngày một gay gắt, hệ thống kênh phân phối tràn lan của Quảng Ngãi, Biên Hoà, Lam Sơn. Công ty đã quyết định lập lại kênh phân phối một cách chặt chẽ hơn, không còn tình trạng thả nổi như trước, bỏ qua những thành viên hoạt động không có hiệu quả và mở rộng thêm các đại lý mới, có triển vọng. c- Người cung ứng: Hiện nay, nguồn cung cấp các yêu tố đầu vào (chủ yếu là nguyên vật liệu) cho công ty chủ yếu từ hai nguồn: trong nước và nhập khẩu. Các nguyên vật liệu được mua trong nước như: Đường, sữa, hoa quả. . . Các nguyên vật liệu được nhập từ nước ngoài như: Bột mú, bơ, cacao, hương liệu, phẩm mầu, một số giấy bạc bọc keo cao su... Các cơ sở trong nước cung cấp nguyên vật liệu cho công ty bao gồm: Nhà máy đường Lam sơn, Quảng Ngãi, Công ty sữa VN. Đây là các nhà cung cấp nguyên vật liệu thường xuyên cho công ty. Hàng năm họ cung cấp một lượng lớn đường sữa, bơ... với chất lượng bảo đảm, giá cả hợp lý, khả năng gây ra áp lực đối với công ty là rất Ýt vì: -Thứ nhất: Những công ty này họ thường muốn bán hàng Kinh doanh lâu dài đối với công ty. Các công ty sản xuất bánh kẹo là những khách hàng lớn chính của họ. -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -39- -Thứ hai: Đó là sự sẵn có của các nguyên vật liệu đầu vào trong nước, không cho phép họ chèn Ðp giá. Công ty bánh kẹo Hải hà-kotobuki phần nào chịu ảnh hưởng của các nhà cung cấp nước ngoài. Các nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước singabore, thailan, malaixia, hongkong. . .đâylà những nguyên vật liệu không có sẵn trong nước như: Bột mú, bơ, ca cao.. .hoặc không sản xuất được ở trong nước như các loại hương liệu cao cấp, phẩm mầu, tói nhãn. Để tránh tình trạng bị Ðp giá công ty đã năng động tìm kiếm thị trường cung ứng, quan hệ tốt với nhiều nhà cung ứng và có kế hoạch dự trữ hợp lý, tổ chức nghiên cứu tìm những nguyên vật liệu có thể thay thế được.Các loại nguyên vật liệu nhập khẩu với chất lượng cao, đảm bảo hương vị cho sản phẩm đầu ra nhưng lại thường phải chịu mức thuế nhập khẩu khá cao như dầu cọ thuế xuất nhập khẩu là 25% gây khó khăn cho việc hạ giá thành sản phẩm. d- Sức Ðp từ sản phẩm thay thế Sản phẩm bánh kẹo chịu ảnh hưởng rất lớn từ những sản phẩm thay thế nhất là vào mùa hè. Hiện nay, thay vì dùng bánh kẹo vào các dịp lễ tết làm quà biếu hay thưởng thức hàng ngày, người dân có thể dùng các loại sản phẩm khác như: nước ngọt, bia, hoa quả, nước Ðp trái cây, đặc biệt là vào mùa hè Vào mùa đông xu hướng tiêu dùng bánh kẹo tăng lên, các dịp lễ tết (tháng 11,12,1,2) nhu cầu làm quà tặng biếu của người dân tăng lên. Sản lượng tiêu thụ các tháng này thường tăng nhanh. Do vậy, công ty phải căn cứ vào từng mùa, tháng, mà có kế hoạch sản xuất hợp lý. Bảng5: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm qua các mùa trong năm 2000 Đơn vị: tấn Mùa Mùa lạnh Mùa nóng Mùa lạnh Tháng Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 5.002 6.012 6.093 2 2.455 3.495 4.228 3 3.840 3.180 3.910 4 2.603 2.612 2.622 5 1.600 1.573 2.572 6 1.907 2.001 2.364 7 2.903 2.073 2.273 8 3.001 3.074 3.037 9 4.002 5.046 5.036 10 2.140 3.140 3.144 11 3.991 4.599 5.544 -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -40- 12 4.595 4.900 5.365 ( Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Hải hà - Kotobuki ) 2- Các nhân tố chủ quan 2.1- Sản phẩm và thị trường a- Sản phẩm Sản phẩm của liên doanh Hải hà-kotobuki là các loại bánh kẹo phục vụ cho nhu cầu của đời sống con người. Đây là loại sản phẩm thiết yếu tiêu dùng một lần, là thứ để ăn nhưng phần lớn phục vô nhu cầu giải trí, tổ chức cưới hỏi, quà tặng, sinh nhật. Ngày nay nó còn phục vụ cho nhu cầu sức khoẻ của con người. Trên thị trường Việt Nam thời kỳ kinh tế còn thấp kém, bánh kẹo được coi là hàng hoá cao cấp chỉ có vào các dịp lễ tết, cưới hỏi với số lượng và chất lượng hạn chế. Gần đây bánh kẹo đã trở thành quen thuộc của mọi nhà, nhu cầu về bánh kẹo ngày mét lớn. Nhưng do bánh kẹo là sản phẩm dễ thay đổi và mang tính mùa vụ, nên đòi hỏi các nhà sản xuất phải luôn thay đổi, đa dạng hoá các loại bánh kẹo để phục vụ ngày tốt hơn. Bảng6: Tình hình tiêu thụ của công sản phẩm của công ty Hải hà- Kotobuki đơn vị: kg Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Kẹo cứng 1316 230 1630 830 Kẹo que - Bim chiên Năm 1999 Năm 2000 So sánh99/98 So sánh 00/99 CL % CL % 1615724 1621415 1639333 5691 0.352 17918 1.105 21897 33001 36254 32236 3253 9.857 -4018 -11.083 2908 36 1403 08 139812 1198 97 8 3 56 -19915 -14.244 -36741 -30.643 Bim nổ 18 213 8600 99 03 6 429 2 429 -3474 -35.08 17667 274.8016 Socola 30 5 16 2 2 610 26 3 15 17 1 41 19 3 16 -9174 34.862 2175 12.8016 Cao su 84325 131205 1739 21 1959 87 213 271 22 066 12.687 17284 8.818 Cookies 94834 49317 55937 45117 27074 Bánh tươi 96098 90520 149300 189820 229621 Keọ isomalt - - - 3165 Tổng 1931 050 2095 287 2203 9 13 2235.. 225 -10820 -19.343 -18043 -39.999 40520 27.139 39801 20.967 6003 3165 - 2838 89.668 22741 06 31312 1.421 38881 1.739 (Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Hải hà-Kotobuki ) -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -41- Qua bảng trên ta thấy tổng snr lượng bánh kẹo trong những năm gần đây có nhiều biến động phức tạp. Cụ thể là trong năm 1999 tăng so với năm 1998 là 31312 kg hay1.421%; Năm 2000 tăng so với năm 1999 là38881kg hay 1.739% khối lượng các mặt hàng tiêu thụ năm 1997, 1998 hầu như khong thay đổi. Để cụ thể ta đi vào từng mặt hàng sau: - Măt hàng kẹo Cứng: Là một trong những mặthàng chiếm tỷ lệvà doanh thu lớn so với các mặthàng khác. Vào năm 1998,1999 lượng tiêu thô mặt hàng này không mạnh và bị Cạnh tranh gay gắt trên thị trường như Cạnh tranh với mặt hàng kẹo cốm của Tràng An, kẹo cứng Gold bell của Hải hà có chất lượng thơm ngon, mùi vị đặc trưng mà giá cả lại phải chăng. Ngoài ra mặt hàng kẹo ngoại nhập có chất lượng tốt, mẫu mã bao bì đẹp và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam như kẹo Thái lan, kẹo Singabore. . .trong khi đó mặt hàng kẹo cứng của Hải hà-Kotobuki có chaats lượng chưa cao, sản phẩm chưa đa dạng hoá, chưa có mùivj đặc trưng, cách đóng gói chỉ ở dạng tói ni nông dẹt chưa có kiê hộp nhựa và thuỷ tinh cao cấp. - Kẹo Que: Là mặt hàng rất thích hợp với các em bé và những trẻ thành niên. Nắm bắt được nhu cầu đó Công ty đã nghiên cứu và sản xuất nhiều loại bánh kẹo có hình dáng mẫu mã hết sức độc đáo và hấp dẫn như kẹo Animal 3 que, hình 3 con giống, kẹo bông tuyết, kẹo que, tíu rổ. . .được sản xuất từ đường isomalt không gây sâu răng, không gây béo phì , nã có giá cả phải chăng phù hợp với tói tiền của các em, nên trong những năm 1999,2000 khối lượng sản phẩm sản phẩm tiêu thụ liên tục tăng (2838kg hay 89.668%). Kẹo que năm 1999 giảm so với năm 2000 là -4018kg hay –11.083% do bị cạnh tranh khá mạnh về giá cả của đối thủ cạnh tranh - Bim bim: Đây là mặt hàng đem lại doanh số lớn nhất và năm 1996 do chưa có đối thủ cạnh tranh và được người tiêu dùng ưa chuộng đặc biệtlà đôngđảo tàng líp thanh niên. Nhưng trong những năm gần đây có nhiều nhà nmáy đầu tư hêm dây chuyền công nghệ hiện đại sản xuất Bim bim, mặt hàng này dẫn đến mất ưu thế trên thị trường và bị các hãng khác cạnh tranh chếm lĩnh thị trường. Đối thủ đáng sợ nhất của Hải hà-Kotobuki là Kinh Đô có chiến lược quảng áo rất mạnh, thu hót được nhiều người tiêu dùng, sản phẩm của Kinh Đô đa dạng hoá về mặt chủng loại, mùi vị, nhiều vị đặc trưng của hoa quả, mực, sò. . .(15 loại khác nhau). Còn nhãn hiệu oishi của Công ty TNHH công nghiệp thực phẩm LIWWAY, hiện nay còng tung ra thị trường nhiều chủng loại, có mùi vị thơm ngon, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng…Mặt -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -42- hàng Bim bim chiên, nổ trong những năm gần đây khối lượng tiêu thụ giảm đi liên tục cụ thể: Năm 2000 so với năm 1999 giảm 36741 kg hay giảm 30.643, riêng mặt hàng Bim bim nổ đến năm 2000 do cải thiện được dây chuyền sản xuất và đầu tư nghiên cứu tiếp thị chào hàng nên mặt hàng này tiêu thụ tăng vào năm 2000 (tăng 17667 kg) do công ty có chiến lược marketing nhằm thu hót khách hàng. - Bánh Socola: Mặt hàng này tiêu thụ mạnh vào những dịp lễ hội, lễ tết, Valentine chủ yếu mua để biếu tặng, chúc tết…Công ty có nhiều chủng loại khác nhau như socola love, socola consmos, socola fitchoco …Mặt hàng này bị cạnh tranh ở hàng ngoại nhập. Tuy nhiên, khối lượng tiêu thụ năm 2000 so năm 1999 tăng 2175 kg hay 12.688 %. - Kẹo Cao su: Đây là một trong những mặt hàng cos khối lượng tiêu thụ và đạt kết quả kinh doanh thu lớn. Cụ thể, năm 1998 tăng so với năm 1998 là 22066 kg hay 12.687 kg. Còn năm 2000 tăng so với năm 1999 là 17284 (8.818%). Sở dĩ, mặt hàng này có mức tăng cao như vậy là do giá cả một thanh kẹo cao su của Hải hà-Kotobuki rẻ hơn nhiều so với các hãng kẹocao su khác, hiện nay mặt hàng này rất đa dạng về chủng loại (cao su quế, bạc hà, tu ti, dâu…). Được rất nhiều em bé và các vị thành niên ưa chuộng. - Bánh Cookies: Mặt hàng này có lượng tiêu thụ giảm mạnh trong những năm gần. Năm 1999, khối lượng tiêu thụ giảm đi so với năm 1998 là 10820 hay (19.343%) trong khi đó nhu cầu về bánh cookíe của thị trường khá cao. Có tình trạng như vậy là do Công ty bán với giá cao hơn so với các hãng khác. Ngoài ra, một lượng bánh cookies từ hàng nhập lậu Trung Quốc tràn sang làm lượng bánh này ngày càng Õ đọng. - Bánh tươi: Có tỷlệ tiêu thụ khá cao, mặt hàng này ngày càng thu hót khách hàng đến mua, mặc dù bị cạnh tranh với Bảo Ngọc và các hãng bánh gia công khác nhưng nhìn chung bánh tươi của Hải hà-Kotobuki bán khá chạy đặc biệt là bánh sinh nhật, bánh caramen, bánh ngọt… Hiện nay, công ty thường sản xuất hơn 50 loại sản phẩm khác nhau với nhiều hình thức bao gãi. Ta thấy về cơ cấu danh mục là rất đa dạng, phong phú có đủ chủng loại có thể đáp ứng dược nhu cầu tiêu dùng của người dân, từ khách hàng khó tính đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao đến khách hàng có nhu cầu tiêu dùng bình -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -43- dân. Tuy vậy, ta thấy sản lượng kẹo sản xuất ra chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số khối lượng sản xuất ra chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng khối lượng sản xuất ra. Ở mặt hàng này công ty mới chỉ cạnh tranh được ở những đoạn thị trường trung bình và thấp. Đặc biệt sản phẩm bimbim chủng loại còn đơn giản, đang dần bị chiếm lĩnh mất thị trường bởi các sản phẩm cùng loại khác. b- Thị trường Sản phẩm của công ty được sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước là chủ yếu và một phần để xuất khẩu. Đối tượng khách hàng của công ty là mọi tầng líp dân cư thuộc hai nhóm chính sau: * Nhóm có thu nhập trung bình và thấp: Đây thường là thị trường ở các tỉnh lẻ, vùng nông thôn. Họ mua các mặt hàng truyền thống của công ty có giá cả vừa phải như kẹo cứng, cao su, cookies gói cân. . . * Nhóm có thu nhập cao: Chủ yếu tập trung ở các vùng đông dân cư ( Thành phố, thị xã, thị trấn ). Các sản phẩm cao cấp như bánh tươi, socola, cookies hộp sắt, kẹo que phần lớn tiêu thụ bởi nhóm khách hàng này Thực tế, cho thấy nhóm khách hàng có thu nhập cao ngày một tăng, mức độ chênh lệch giữa các nhóm có thu nhập cao và nhóm có thu nhập thấp ngày một tăng, kéo theo nhu cầu về bánh kẹo ngày một khác biệt. Đây là một đặc điểm để công ty dùa vào để nâng cao khả năng cạnh tranh, đưa ra chiến lược sản phẩm phù hợp, nhằm chiếm lĩnh thị trường. Nhu cầu của thị trường về Bánh kẹo cũng khác nhau tuỳ theo độ tuổi, thường thì trẻ em tiêu dùng nhiều hơn người lớn, người trẻ tiêu dùng nhiều hơn người già cho nên người làm marketing phải coi trọng điều này mà thiết lập các chương trình quảng cáo cho phù hợp. Thị trường Bánh kẹo là một thị trường cạnh tranh mạnh, do đó tăng trưởng thị phần không phải là mục tiêu dễ thực hiện. Bảng 7: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm trên các vùng thị trường Khu vực trường thị Sản lượng thực hiện Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -44- Tấn % Tấn % Tấn % Miền bắc 30.812 81 31.891 79 37.434 81 Miền trung 4.520 11 4.645 12 4.209 9 Miền Nam 2.415 8 3.442 9 4.551 10 Tổng 37.747 100 39.978 100 46.194 100 ( Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Hải hà - Kotobuki ) Thị phần hiện tại của Hải hà - Kotobuki chỉ mới đạt 3,05% tổng thị trường Bánh kẹo trong cả nước. Nói riêng về thị trường trong nước của công ty: Miền Bắc là khu vực thị trường chính trong đó Hà Nội là khu vực trọng điểm (thường xuyên dao động khoảng 20% thị phần trong cả nước). Thị trường Miền Trung còn hạn chế, tuy rằng vùng thị trường này doanh số đạt được khá cao, đây là vùng thị trường tiềm năng cần phải khai thác. Thị trường Miền Nam còn rất hạn hẹp, chủ yếu mới chỉ tập trung ở khu vực TPHCM, riêng ở khu vực này công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng như: Kinh đô, Biên hoà. . .và một số cơ sở sản xuất đường và bánh kẹo khác. Việc xuất khẩu sang các nước như mông cổ, Mianma. . .còng được công ty quan tâm nhưng vùng thị trường này hầu như không có hiệu quả. Hiện nay, công ty đang hướng các nỗ lực vào thị trường trọng điểm,duy trì và ổn định thị trường hiện tại kết hợp với không ngừng tìm hiểu, khai thác các khu vực thị trường nông thôn, miền núi thăm dò thị trường một sè nước trong khu vực 2.2- Cơ cấu tổ chức quản lý Bảng 13: Cơ cấu lao động theo hành chính Các chỉ tiêu Tổng Trình độ Đại học Tuổi Trung cấp Dưới30 30-45 Trên 45 9 16 10 1 3 Nhân viên kinh tế 57 48 31 Cán bộ lãnh đạo 4 4 Nhân viên hành chính 4 2 2 1 2 1 Tổng số nhân viên quản lý 97 78 19 43 35 19 Trưởng phòng 4 4 Nhân viên khác 64 2 1 62 13 3 26 25 -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -45- Nhân viên quản lý 36 28 8 11 17 8 Tổng sè 266 165 101 100 97 69 ( Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp công ty Hải hà - Kotobuki ) Như đã đề cập ở trên, cơ cấu tổ chức bé máy quản lý là bé khung là nền tảng trong quá trình hoạt động và cạnh tranh của Doanh nghiệp. Nếu như một cơ cấu quá cồng kềnh, quá chồng chéo nhau thì dẫn đến Doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, kém năng động, điều đó có nghĩa là năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp bị hạn chế. Nhưng đối với Hải hà-Kotobuki với một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ nhiệm vụ chức năng được phân chia một cách rõ ràng cho các phòng ban chức năng giúp cho việc quản lý thuận tiện, đường ra mệnh lệnh ngắn, phát huy được khả năng năng động, sáng tạo chuyên môn của các phòng ban. Các thành viên của công ty có tuổi đời còn khá trẻ (tuổi trung bình của cán bộ công nhân viên là 31 tuổi). Các nhân viên quản lý đều có trình độ chuyên môn khá cao ,xử lý công việc nhanh nhậy. Đây là một vò khí cạnh tranh khá lợi hại của công ty. 2.3-­ Trang thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất Liên doanh Hải hà-Kotobuki với lợi thế của một người đi sau đã học tập kinh ngiệm của những hãng đi trước, trong lĩnh vực chiếm lĩnh thị trường, chuyển giao công nghệ. . . Việc sản xuất được thực hiện trên dây chuyền công nghệ hiện đại là điều ước muốn của hầu hết các Doanh nghiệp (tất nhiên là phải xuất phát từ phía thị trường ). Đầu tư cho công nghệ mới chứng tỏ sức cạnh tranh của mình. Trong những năm gần đây các hãng sản xuất bánh kẹo ở Nước ta đã đầu tư đổi mới thiết bị máy móc khá nhiều nhằm cải tiến sản phẩm, tạo ra được những sản phẩm mới lạ,độc đáo. Đồng thời tiết kiệm được chi phí, khấu hao máy móc giảm, máy móc hiện đại thì sẽ tốn Ýt nguyên vật liệu, chi phí lao động giảm do việc tăng năng suất lao động, giảm lao động gián tiếp trong phân xưởng -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -46- Tính đến nay Hải hà-Kotobuki đã có 8 dây chuyền sản xuất bánh kẹo các loại với trình độ khá hiện đại, về năng lực công nghệ ta thấy không thua kém các Doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác, thậm chí còn hiện đại hơn nữa. Có thể cho phép sản xuất ra sản phẩm với chất lượng cao, quy trình công nghệ hiện đại tự động hoá kết hợp với làm thủ công, với mét chi phí để sản xuất ra một sản phẩm là thấp, công suất của dây chuyền cho phép sản xuất ra đủ để thoả mãn nhu cầu của thị trường. Bảng 8: Dây chuyền công nghệ của một số hãng sản xuất Bánh kẹo Công ty Hải Hà Hải Châu Dây chuyền thiết bị Công suất Năm nhập Trị giá (Tỷ đồng) - Dây chuyền sản xuất kẹo mềm 1200 tấn/năm 1995 3,5 -Dây chuyền sản xuất bánh Cookies Italia 2300 tấn/năm 1995 8 - Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp 150 tấn/năm 1996 2,5 - Dây chuyền sản xuất kẹo mềm khác và kẹo gôm 6700 tấn/năm 1996 7 - Dây chuyền sản xuất bánh kẹo kem xốp CHLB Đức` 1 tấn/Ca 1996 9 - Dây chuyền sản xuất thiết bị phủ Socola CHLB Đức 1 tấn/Ca 1998 3,5 1997 0,5 3400 tấn/năm 1998 20 - Dây chuyền sản xuất bánh Cookies của Nhật 1200 tấn/năm 1994 9 - Dây chuyền sản xuất bánh Snack của Nhật 12 tấn/ ngày 1994 12,4 -Dây chuyền kẹo cao su toàn bộ của Đức 1 tấn/ngày 1994 5 - Dây chuyền sản xuất kẹo Sao la của hà Lan 1 tấn/ngày 1995 6,2 - Máy gói Hàn Quốc - Hai dây chuyền kẹo cứng CHLB Đức Hải HàKotobuki - Dây chuyền sản xuất kẹo que -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -47- của Hà Lan 1 tấn/ngày 1996 2,7 - Thiết bị làm bánh tươi của Đức 1.5 tấn/ ngày 1998 0,7 ( Nguồn: phòng kinh doanh công ty Hải hà - Kotobuki ) Đội ngò lao động 2.4-­ Dù là một công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh những quy mô của Hải hà-Kotobuki không lớn, số lượng lao động chỉ giao động trong con sè 350.Tuy nhiên vẫn có những thay đổi nhỏ cho đến nay (tháng 4 năm 2001) công ty có 354 lao động trong đó lao động gián tiếp chiếm khoảng 16,7% còn lại là lao động trực tiếp ở phân xưởng. Bảng9: Cơ cấu lao động qua các năm Chỉ tiêu 1996 SL 1.Tổng sè lao 243 động 1997 1998 1999 2000 % SL % SL % SL % SL % 100 255 100 270 100 281 100 292 100 2. Giới tính - Nam 78 32 82 32.2 87 32.2 96 34 103 36.3 - Nữ 165 68 173 67.8 183 67.8 185 66 189 64.7 -Đại học 34 14.2 36 14.1 39 14.4 40 14.2 40 13.1 - Cao đẳng 6 2.8 6 2.1 7 2.6 10 28.1 6 2.1 6.2 6 2.1 7 2.6 10 28.1 6 8.1 3. Trình độ -Trung cấp 15 -Phổ thông 188 73.8 203 50.1 211 78.2 218 53.1 228 76.7 4.Hình thức -Trực tiếp 197 81 208 81.6 220 81.4 226 84 232 84.6 -Gián tiếp 46 19 47 18.4 50 18.6 55 16 60 15.4 (Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp công ty Hải hà-Kotobuki) Vì tính chất sản xuất của công ty mang tính chất thời vụ xuất phát từ đặc điểm này công ty đã mở rộng chính sách lao động hợp lý, đó là việc tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng theo thời vụ, tiết kiệm được chi phí sản xuất. Lực lượng lao động ở công ty đều tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong cả nước. Việc tổ chức lao động trong công ty khá chặt chẽ, công ty đã và đang hoàn thiện dần công tác tổ chức, bộ máy và cơ cấu lao động toàn công ty, tạo điều kiện điều hành và -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -48- phục vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công tác thị trường do phòng kinh doanh đảm nhiệm với các cán bộ công nhân còn khá trẻ tuổi đời từ 25 đến 35 tuổi, gần đây có tuyển thêm 2 người nhằm tăng cường công tác điều tra khảo sát thị trường nhằm giúp công ty có khả năng cạnh tranh cao hơn, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. 2.5-­ Năng lực về vốn của công ty Vốn là yếu tố quan trọng để sản xuất kinh doanh. Đối với công ty nguồn vốn được đóng góp bởi hai bên đó là công ty bánh kẹo Hải hà và tập đoàn Kotobuki của Nhật Bản với tổng số vốn ban đầu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh là 4.051.700 USD. Đã tạo điều kiện cho Doanh nghiệp năng cao khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Bảng10: Tình hình tài chính của công ty Hải hà-Kotobuki đơn vị: tỷ đồng T Chỉ T tiêu 1 2 3 Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm Năm 1999 2000 So sánh 97/96 C % L So sánh 98/97 C % L So sánh 99/98 C % L So sánh 00/99 C % L Vốn CĐ 50 52 53 56 57 2 4 1 1,92 3 5,66 1 1,78 Vốn LĐ 7 8 10 12 16 1 14,2 2 25 2 20 4 33,3 Vốn KD 57 60 63 68 73 3 5,26 3 5 5 7,94 5 7,35 (Nguồn: Phòng kế toán công ty Hải hà - Kotobuki ) Qua trên ta thấy tổng số vốn kinh doanh của công ty tăng lên cụ thể là: Nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 1997 tăng lên so năm 1996 là 3 tỷ đồng (5,26%) ; năm 1998 so năm 1997 là 3 tỷ đồng hay 5%. Sự tăng lên về vốn kinh doanh là do công ty trang bị một số máy móc công nghệ nhằm đảm bảo độ an toàn vệ sinh và nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư vào dây chuyền công nghệ kẹo que và bánh tươi. Đồng thời công ty có những xúc tiến đẩy mạnh tiêu thụ nên nguồn vốn lưu động đã tăng lên đáng kể. Năm 19992000 công ty đã dần đi vào sản xuất ổn định, tập trung nguồn vốn để đầu tư -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -49- các hoạt động marketing, tiếp thị. Do vậy, đã đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm đem lại nguồn vốn lưu động cao. Nhìn chung, khả năng tài chính của công ty không có gì đáng phải lo ngại. Với nguồn vốn liên doanh liên kết đem lại lợi thế cho công ty, giúp công ty hạn chế được các khoản vay bên ngoài. III- KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HẢI HÀ-KOTOBUKI 1-Tình hình cạnh tranh theo cơ cấu sản phẩm Nhận thức được sản phẩm là thứ vũ khí cạnh tranh chủ yêú nên công ty đã liên tục đưa ra thị trường các loại sản phẩm đa dạng khác nhau. Hiện nay danh mục sản phẩm của công ty khá rộng gồm 8 mặt hàng và có trên 100 chủng loại sản phẩm Bảng11: Cơ cấu sản phẩm của công ty Hải hà-Kotobuki tt 1 2 3 4 Mặt hàng Kẹo cứng Kẹo cao su Kẹo que Bim Bim Cơ cấu chủng loại sản phẩm Dâu, xoài, cam, Socola, Dứa, nhân me, tổng hợp.... Chanh, bạc hà, Quế, Dâu, Tuti, Okibol... Animal, Lolipop tói, rổ, kidkid, kid 3 bông... Bimbim chiên, bò nướng, Gà nấm, Ngô, Caramen ngô, cua. Bimbim nổ : Bò bít tết (7 g, 50 g), gà nấm, Okibo sữa dừa, khoai tây, khoai lang... 5 6 Bánh Cookies Socola 7 8 Isomalt Bánh tươi Socola khay, gói, tói, bơ hộp, bơ khay, Duplex, sky, hộp sắt(250g, 300 g, 400 g) Chanh, sữa, vừng, dừa, trà my, misa, figcho, compound, 12 con giáp, hộp 6 thanh, 12 thanh, gold lingt, meo meo... Cheer hộp, Cheer hộp+ôtô, con giống.... Con giống, cam chuối, hình tam giác, Gatô Mouburan, Gato cuốn, Phủ Sao la, Gato sữa chua, khoai, Baba, bánh cắt Kran, cuốn Cafê, cuốn kem tươi... ( Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Hải hà-kotobuki ) Qua trên ta có thể thấy rằng sản phẩm của Hải hà-Kotobuki phong phú và đa dạng không thua kém các công ty khác như Tràng an, Hải châu, Lubico, Hữu nghị... Đây chính là một lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp. Sản phẩm của công ty có mức độ độc đáo cao như sản phẩm kẹo Isomalt dành cho những người ăn kiêng, người bị bệnh tiểu đường, chống béo phì . Đặc biệt là đối với sản phẩm bánh tươi với hơn 70 chủng loại khác nhau, kiểu dáng mới lạ chất lượng thơm ngon, mùi vị đa dạng đang rất được nhiều người tiêu dùng ưa thích và hiện nay nó là đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với sản -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -50- phẩm của Bảo ngọc và bánh tươi của Kinh đô. Sản phẩm bimbim (snack) của công ty đang gặp rất nhièu khó khăn trong việc canh tranh với snack của Kinh đô,oishi của Liwayway sở dĩ nhậy là do những năm gần đây sản phẩm Bimbim của công ty đã trở thành đơn điệu đối với thị trường (chủng loại sản phẩm còn đơn giản, chưa có hương vị thơm ngon độc đáo, mẫu mã bao gói không bắt mắt người tiêu dùng). Trong khi đó các hãng khác tung ra nhiều chủng loại Bim bim với hương vị khác nhau, với chiến dịch quảng cáo rầm ré, Hải hà-Kotobuki chỉ sản xuất ở một số mặt hàng Bimbim truyền thống. Qua bảng trên ta thấy mặt hàng kẹo cứng của công ty chiếm tỷ lệ khá cao với nhiều chủng loại, tuy nhiên nếu so sánh với công ty đường Biên hoà thì thấy Biên hoà hơn hẳn công ty vì sản phẩm của họ phong phú về chủng loại thêm vào đó là lợi thế của Biên hoà là nằm gần vùng có nguyên liệu sản xuất, nơi có nhiều loại hoa quả nhiệt đới đặc sản khác nhau có thể tận dụng để sản xuất các loại kẹo như kẹo dừa, dứa,mơ, cam ,xoài, sầu riêng, me, chuối, gừng, lạc, chôm chôm, bạc hà ... Rõ ràng về mặt sản phẩm và cơ cấu sản phẩm thì Biên Hoà là đối thủ cạnh tranh nặng ký nhất, đặc biệt là khu vực thị trường miềnTrung và miền Nam. Bên cạnh đó bánh kẹo ngoại nhập vào Việt nam cũng có chủng loại hết sức phong phú, bánh ngọt, mặn, bánh phủ socola, kem xốp,bánh pho mát, kẹo cà phê,ca cao, kẹo mứt...Sự góp mặt của các mặt hàng bánh ngoại làm thị trường cạnh tranh trở nên sôi động và quyết liệt hơn. Chiến lược về cơ cấu sản phẩm của công ty là cơ cấu động theo xu hướng tiêu dùng của người dân. Xu hướng của công ty là không ngừng đa dạng hoá sản phẩm, phát triển và nghiên cứu sản phẩm mới. Tuy nhiên nói thì rất dễ nhưng khi làm, thực hiện công ty vẫn gặp phải những khó khăn do hạn chế về công nghệ đặc biệt là công nghệ sản xuất các loại bánh kẹo cao cấp đòi hỏi kỹ thuật cao và trong khâu nhập khẩu nguyên vật liệu cũng như điều kiện bảo quản sản phẩm. 2- Chất lượng sản phẩm Ngày nay, chất lượng sản phẩm đã trở thành công cụ cạnh tranh hết sức lợi hại. Trong quá trình hình thành và phát triển công ty Hải hà-Kotobuki luôn chú trọng đầu tư nâng cấp chất lượng sản phẩm, coi đó là mục tiêu quan trọng trong sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty đã duy trì nghiêm khắc việc kiểm tra chất lượng ngay từ khâu đầu tiên là việc kiểm tra nguyên vật liệu và tỷ lệ pha trộn trong quá trình sản xuất. Công ty có trách nhiệm cao đối với các -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -51- sản phẩm đưa ra thị trường, hạn chế mức tối đa sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và thu hồi những sản phẩm đã quá hạn sử dụng. Vì vậy sản phẩm của công ty luôn được khách hàng tín nhiệm và yên tâm khi sử dụng. Một số sản phẩm của công ty có chất lượng cao như: kẹo que, bánh tươi, socola,bánh Cookies. Theo đánh giá của người tiêu dùng và chuyên gia thẩm định thì mặt hàng bánh tươi của công ty có độ an toàn vệ sinh cao và là mặt hàng có chất lượng tốt nhất ở Việt nam. Tuy nhiên ở mặt hàng kẹo cứng chất lượng còn chưa cao mùi vị nhạt, thiếu đặc trưng nên mấy năm qua đã bị mặt hàng kẹo cứng Gold bell của Hải Hà và Apenliepe của Perfecti Việt Nam, hương cốm của Tràng An chiếm lĩnh mất thị trường. Cũng như mặt hàng kẹo cứng, nếu như vào hai năm 1995-1996 mặt hàng bimbim của công ty hầu như chiếm độc quyền trên thị trường vào năm 1999, 2000 sản phẩm bimbim của công ty đã bị đánh bật khỏi thị trường mà khó có thể cứu vãn được, nguyên nhân là do sản phẩm này có mùi vị nhạt độ cay mặn ngọt không đồng đều, cấu tạo cánh bimbim còn mỏng rễ bị gãy nát khi vận chuyển, khi ăn thường bị dính gia vị vào tay ... Có thể nói nguyên nhân là do chất lượng sản phẩm kém, không đủ khả năng cạnh tranh. Đây là bài học đối với công ty do chưa nắm bắt được thị hiếu thay đổi của người tiêu dùng, không nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh, thị trường đầu ra của sản phẩm. Tóm lại, bánh kẹo của Hải hà-Kotobuki đạt tiêu chuẩn về mặt chất lượng nhưng có thể nói là chưa đặc sắc, chưa đạt đến mức mà khi nhắc đến loại bánh kẹo nào đó là người tiêu dùng nhớ ngay đến nhãn hiệu sản phẩm của công ty. Chính vì vậy, nếu không quan tâm mặt chất lượng thì rất có thể một lúc nào đó công ty sẽ bị đối thủ cạnh tranh lấn át. 3- Tình hình cạnh tranh giá cả Hiện nay, Cạnh tranh về giá cả không giữ vị trí hàng đầu song nó không kém phần quan trọng so với cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Các công ty bánh kẹo không ngừng áp dụng biện pháp hạ giá thành sản phẩm, đưa ra những chiến lược giá hợp lý và linh hoạt trong tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Trước thực trạng đó công ty đã áp dụng một số biện pháp như quản lý tốt nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm các chi phí gián tiếp không cần thiết, việc đổi mới công nghệ tự động hoá, máy gói giấy tự động thay cho gãi tay đã tiết kiệm, giảm đi 20% lao động trong dây chuyền sản xuất, tận dụng tối đa công suất của máy, đầu tư có trọng điểm những sản phẩm cho lợi nhuận cao -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -52- (Socola, Bánh tươi , cao su ) giảm chi phí sửa chữa thông qua việc gắn thu nhập cán bộ sửa chữa với chất lượng sửa chữa. Nhờ việc hạ giá thành sản phẩm nên công ty có khả năng giảm giá bán sản phẩm mà vẫn có lãi . Tuy nhiên để tránh tâm lý của người tiêu dùng đối với sản phẩm có giá bán thấp thì chất lượng sẽ không đảm bảo thì công ty đã áp dụng chính sách không hạ giá bán mà thay vào đó là hình thức khuyến mại, bán hàng kèm tặng phẩm, chiết khấu hoa hồng .... Bảng12: So sánh giá bán của một số sản phẩm đon vị: đồng Tên Sản phẩm Gía bán của Hải Hà-Kotobuki Đối thủ Tên thủ đối Giá bán Kẹo que 170/1 que Tràng An 140/1 que Cookies bơ 3000/1 gãi 170g Quảng Ngãi 5000/1 330 g Cookies dừa 3500/1 gãi 175g Bibica 2800 /1 gãi 150g Cao su 1000/1phong Mỹ 2000/1 phong Bimbim cua , dừa 750/1gãi 15g Kinh đô 1000/ 14g 1gãi Bimbim ngô 1000/1gãi 15g Oshi 1000/1 18g gãi Sao la 5000/1 thanh 50g Bungari 15000/1 thanh 80g Kẹo cứng 2800/1 gãi 125g Lubico 2800/1 125g (Nguồn : Từ bảng giá của các đại lý công ty) 4- Cạnh tranh mẫu mã bao bì của sản phẩm Ngày nay hình thức, mẫu mã, bao bì bên ngoài cũng là một trong những hình thức quảng cáo để thu hót khách hàng. Đối với Hải hà-Kotobuki công ty đã có nhân viên thiết kế mẫu mã, sản phẩm và sớm nhận thấy rằng mẫu mã bao bì kiểu dáng sản phẩm là một yếu tố ảnh hưởng mạnh tới sức cạnh tranh của công ty. -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -53- gãi gãi Hiện nay, trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới công ty rất chú trọng đến hình dáng của bao bì, cách bố trí gam mầu phải làm nổi bật được hình ảnh của sản phẩm và biểu tượng (mặt trời đỏ và mặt trời xanh) của công ty, bao bì sản phẩm đã được đóng gói tự động nên đường nét đẹp và thời gian thời gian bảo quản được lâu hơn. Tuy nhiên, so với sản phẩm ngoại nhập thì mẫu mã của ta còn thua kém nhiều do kỹ thuật in Ên còn chưa hiện đại, mầu sắc không thật, đặc biệt là mặt hàng socola, kẹo cứng. Cụ thể là mặt hàng socola thanh 50g của công ty có hình dáng nhỏ, bao bì còn thô, cách bố trí gam mầu còn không đẹp, chưa sang trọng ... Đối với các loại kẹo cứng công ty đã cải tiến đóng gói theo các kiểu dáng như đóng gói bằng các loại hộp , lọ bằng thuỷ tinh nhựa ... Để nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm của công ty trên thị trường, trong thời gian qua công ty đã liên tục thu lượm các mẫu mã đẹp của các hãng trong và ngoài nước để từ đó thiết kế ra mẫu mã mới cho công ty. Cho nên, Công ty đã phần nào thành công trong việc sử dụng mẫu mã làm vũ khí cạnh tranh hữu hiệu. Cụ thể là mặt hàng bánh Cookies, công ty đã cho ra đời loại hộp sắt có bọc giấy ngoài, hay loại hộp hình chữ nhật, vuông, tròn với mầu sắc đẹp thu hót người tiêu dùng. 5-Cạnh tranh trên các đoạn thị trường Phân chia thị trường theo khu vực ta có 3 khu vực thị trường lớn là: Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam. Đối với mỗi khu vực thị trường do yếu tố địa lý, mức sống cũng như sở thích thãi quên tiêu dùng khác nhau mà ta có kết quả tiêu thụ tại các vùng cũng khác nhau. Qua bảng dưới ta thấy rõ có sự chênh lệnh lớn về sản lượng tiêu thụ giữa 3 đoạn thị trường. Miền Bắc là đoạn thị trường tiêu thụ chủ yếu sản phẩm của công ty và do đó đem lại cho công ty phần lớn doanh số và lợi nhuận. Năm 1990 thị trường miền Bắc chiếm khoảng 75% tương đương 1705,2 tấn. Năm 1999 tăng 76,1% tổng sản lượng tiêu thụ trên thị trường, các sản phẩm chủ yếu như : kẹo que, bánh tươi, bimbim được tiêu thụ chủ yếu trên vùng này. Tại thị trường miền Trung 17,18%, miền Nam (gần 7%) sang năm 2000 công ty đã có những điều chỉnh khác biệt nhằm duy trì ổn định thị trường Miền Bắc mở rộng khu vực thị trường Miền Trung và Miền Nam. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng tổng hợp sau: Bảng13: Sản lượng tiêu thụ của một số loại sản phẩm -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -54- Vùng tt Sản phẩm Miền bắc đơn vị: tấn Miền nam Miền trung 1998 1999 2000 1998 1999 2000 1998 1999 2000 1.Bim chiên 134,5 120,2 120 0,76 0,6 0,5 0,77 0,7 0,74 2.Bim nổ 7,68 4,12 4,1 0,0018 0,001 0,0005 0,671 0,42 0,38 3.Kẹo cứng 1003,5 904,27 805,2 292 263 250 3,72 37 36 4.Cookies 47 36,2 35 3 1,8 2,8 7,68 4,12 36 5.Cao su 95,6 115,51 150,6 15,86 16,92 17 45,98 49,51 50,03 6.Sôcôla 0,9 20,89 30,05 0,15 0,61 0,73 3 3,28 3,5 7.Kẹo que 16,8 11,37 15,25 0,0005 0,0003 0,0002 5 5,32 3,64 3,5 Tổng cộng 1313,98 1213,5 1160,7 311,77 282,43 271,03 2 124,46 97,55 97,75 (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Hải hà - Kotobuki) Tốc độ mở rộng thị trường của công ty tăng nhanh và có chiều hướng tăng liên tục ở hầu hết các thị trường nhất là ở các tỉnh xa thành phố khả năng tiêu thụ một số sản phẩm như bimbim , kẹo cứng ,cookies ở thị trường miền Bắc có giảm đi do: + Chịu ảnh hưởng hưởng của các mặt hàng thay thế như: Hoa quả, bánh kẹo ngoại .... + Do việc công ty mở rộng thị trường về các địa phương nên hạn chế việc mua bán vận chuyển kẹo thông qua trung gian từ Hà nội đến các địa phương khác. Thị trường chính của công ty là miền Bắc, trung tâm thủ đô và các tỉnh lân cận. Phần lớn sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên thị trường và khả năng chấp nhận của thị trường là tương đối ổn định, còn có xu hướng phát triển. Song trên thị trường này công ty cần phải quan tâm và cần phải có đối sách với các đối thủ cạnh tranh là: Công ty bánh kẹo Tràng an, Hải châu ....và một lượng lớn bánh kẹo ngoại nhập. Các tỉnh miền Trung lượng tiêu thụ Ýt ở đây có các đối thủ cạnh tranh lớn như: Quảng ngãi, Huế , bánh kẹo Trung quốc, Thái lan . Muốn thâm nhập nhiều hơn vào thị trường này thì Hải hà-Kotobuki cần phải tăng cường nghiên cứu nhu cầu và các biện pháp tiếp thị phù hợp. Thị trường miền Nam: Lượng tiêu thụ Ýt và không ổn định. Trên thị trường này có nhiều đối thủ cạnh trạnh nặng ký như: Biên hoà, Lubilo, Kinh -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -55- Đô, bánh kẹo Thái lan , thêm vào đó là thị trường này là có nhiều hàng hoá thay thế như hoa quả, nước giải khát... ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ của Hải hà-Kotobuki. Nhìn chung, đoạn thị trường Hà Nội là đoạn thị trường trọng điểm, thị trường mục tiêu đem lại phần lớn lợi nhuận vị thế và danh tiếng cho công ty. Mặc dù 3 năm trở lại đây kinh doanh trên đoạn thị trường này gặp phải nhiều khó khăn song công ty cần phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa để tiếp tục duy trì, khai thác khả năng của đoạn thị trường này. Các tỉnh Hải phòng, Nghệ an, Thanh hoá, cũng chiếm một tỷ trọng doanh thu khá lớn. Đây là khu vực đông dân cư có khả năng mở rộng các đại lý tiêu thụ. Thị trường Thanh Hoá dẫn đầu về tiêu thụ kẹo cứng, trong khi kẹo Cao su lại được tiêu thụ nhiều nhất ở thành phố thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An. Riêng thị trường các tỉnh : Huế, Sơn La, Bắc Cạn , Quảng Ngãi lượng tiêu thụ còn rất Ýt công ty cần quan tâm phân tích tình hình thị trường ở các khu vực này để tăng cường khai thác đặc biệt là khu vực thị trường miền Bắc vì chi phí vận chuyển thấp việc tiếp cận quản lý thanh toán thuận lợi hơn nên công ty cần quan tâm củng cố. 6- Sử dụng các công cụ hỗ trợ tiêu thụ để tăng khả năng cạnh tranh a- Hoạt động tiếp thị , quảng cáo, yểm trợ bán hàng: Những năm gần đây công ty đã tiến hành công tác chào hàng bằng việc cử các nhân viên bán hàng của công ty đi bán hàng ở các thị trường khác nhau mời ăn thử sản phẩm và tặng các sản phẩm để giới thiệu , tìm kiếm khách hàng. Chính các hoạt động này công ty đã giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng, cho họ thấy được ưu điểm của sản phẩm và thực hiện việc tiêu dùng. Mặt khác, thông qua công tác chào hàng, công ty nắm bắt được thông tin từ khách hàng đối với các sản phẩm của mình để từ đó có các biện pháp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường, thu lợi nhuận về cho công ty. So với các đối thủ cạnh tranh thì đây là bước tiến bộ của công ty trong việc tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm là một nhiệm vụ quan trọng được đặt ra trong chiến lược phát triển của công ty. Hải hà sử dụng nhiều hình thức quảng cáo như các biển hiệu quảng cáo, quảng cáo qua truyền hình, báo chí, tập san...Công ty còn đưa chương trình quảng cáo về các địa phương giúp các đại lý tiêu thụ sản phẩm . -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -56- Để khuyến khích công tác tiêu thụ sản phẩm, công ty bánh kẹo Hải hàKotobuki đã sử dụng hình thức tặng quà đối với người mua, đại lý mua với khối lượng lớn, thưởng mũ áo tói, cặp mang tên công ty, áp dụng hình thức quảng cáo theo đợt (nhất là đối với những sản phẩm khó tiêu thụ) và tuỳ từng loại sản phẩm mà có mức tiêu thụ khuyến mại khác nhau như mua 30 hộp kẹo thưởng một áo, mua một thùng cookies thưởng một thùng, mua 40 thùng cao su thưởng một thùng ... Các hoạt động yểm trợ bán hàng được công ty thực hiện chủ yếu thông qua hai hình thức: Cửa hàng giới thiệu sản phẩm và tham gia hội trợ. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty có 3 chức năng cơ bản: Quảng cáo, yểm trợ và bán hàng. Trong đó, quảng cáo thông qua hội trợ triển lãm và cửa hàng giới thiệu sản phẩm không chỉ đơn thuần là giới thiệu mặt hàng mà quan trọng hơn là thông qua đó công ty có thể khuyếch trương mặt hàng, gợi mở nhu cầu. Cho nên, trong những năm gần đây công ty rất chú ý và có sự đầu tư thích đáng cho các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và liên tục tham gia các hội trợ : Hội chợ xuân , Hội Chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, Hội chợ hàng tiêu dùng. b-­ Thời điểm phục vụ, phương thức thanh toán và bán hàng: Như chúng ta đã biết sản phẩm bánh kẹo mang tính chất thời vụ, nhu cầu sản phẩm tăng nhanh vào mùa lạnh, các dịp lễ tết chùa chiền ... và giảm mạnh về mùa nóng. Do đó thời điểm phục vụ là rất quan trọng. Nhận thức được điều đó công ty đã đẩy mạnh hoạt động quảng cáo hỗ trợ bán, khuyến mại, khuyến mãi, tăng công suất sản xuất vào các thời điểm khí hậu giá lạnh , các dịp lễ lớn của đất nước, lễ hội chùa ở các địa phương ... bán hàng thanh toán và thanh toán gọn nhẹ linh hoạt sẽ thu hót nhiều đại lý và khuyến khích các đại lý đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá. Đặc trưng nổi bật của các đối thủ cạnh tranh là áp dụng chính sách không đồng nhất với các đại lý và cho các đại lý trả tiền chậm, tuy nhiên công ty khuyến khích các đại lý trả tiền ngay bằng cách áp dụng tỷ lệ chiết khấu. Nếu thanh toán ngay được hưởng 0,9% chiết khấu trên đơn vị giá bán. Để đảm bảo -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -57- an toàn công ty khuyến khích các đại lý thanh toán bằng chuyển khoản thông qua tài khoản ở ngân hàng, chi phí chuyển tiền công ty sẽ chịu. Như vậy, ta thấy phương thức thanh toán của công ty khá linh hoạt, thuận tiện đảm bảo thu hồi được nhanh, tránh tình trạng chiếm dụng vốn và tạo điều kiện công ty năng cao khả năng cạnh tranh. Bảng14: Chế độ khen thường doanh thu đối với các đại lý Tiêu chuẩn được thưởng Mức % Doanh (theo tháng) thưởng thu (đ/thùng) 1200-300 THÙNG 2301-400 THÙNG 3401-500 THÙNG 4501-600 THÙNG 5601-700 THÙNG 6700 THÙNG TRỞ LÊN (Nguồn: Phòng IV- 400 500 600 700 800 900 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 2.0 kinh doanh công ty Hải hà-kotobuki ) MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HẢI HÀ- KOTOBUKI 1- Ưu điểm Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình ổn định, phát triển và hội nhập chính điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho các liên doanh chủ động sáng tạo trong qua trình sản xuất kinh doanh, cơ chế kinh tế mới đã khuyến khích thúc đẩy các Doanh nghiệp tự năng cao khả năng cạnh tranh của chính mình. Hải hà-Kotobuki có thuận lợi là được thừa hưởng uy tín của chính công ty mẹ Hải hà và kinh nghiệm quản lý kinh doanh, các trang thiết bị máy móc, lượng vốn lớn từ tập đoàn Kotobukicủa Nhật bản. Qua hơn 8 năm hoạt động kinh doanh công ty đã dần nâng cao được khả năng của mình, khẳng định vị thế của mình trên thị trường. 1.1- Về sản phẩm và chất lượng sản phẩm Sản phẩm của công ty tương đối đa dạng, phong phú về chủng loại, luôn đảm bảo chất lượng tạo ra mét uy tín với thị trường miền Bắc (với vị trí thuận lợi là cơ sở sản xuất đặt tại trung tâm kinh tế chính trị của đất nước thuận lợi hệ thống giao thông hầu hết là cán bộ miền bắc dễ nắm bắt được đặc tính tiêu dùng ...) Đây là một tài sản vô hình quý giá mà không dễ gì đạt được. Hiện nay, mẫu mã bao bì sản phẩm của công ty được thay đổi và cải tiến với hình thức phong phú đa dạng, có khả năng thu hót được đối tượng người tiêu dùng. Công ty không ngừng năng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo độ -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -58- an toàn vệ sinh cao áp dụng mô hình quản lý chất lượng Iso 9002 đa dạng hoá về mặt chủng loại với các loại hương vị khác nhau. Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 1.2- Về giá bán Công ty đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong việc tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm, tạo cơ sở cho việc chiếm lĩnh thị trường. Một số mặt hàng công ty đặt giá cao (đối với mặt hàng bánh tươi, socola cao cấp) với chất lượng cao đã thu hót được những khách hàng khó tính có thu nhập cao. Tuy không có tính chất quyết định nhưng điều này góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Trong những năm qua công ty đã có chính sách phân biệt giá khác nhau, giá tương đối ổn định đáp ứng được sức mua và khả năng thanh toán đối với mọi tầng líp dân cư, đạt được hiệu quả cao trong hoath động tiêu thụ sản phẩm của công ty. 1.3- Tổ chức kênh tiêu thụ và các hoạt động hỗ trợ khách hàng Với trên dưới 100 đại lý chính thức trên toàn quốc tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp xúc và mua sản phẩm của công ty, đặc biệt là khu vực thị trường miền Bắc, điều này tạo ưu thế cho công ty trên thị trường. Ngoài ra công ty còn tham gia các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tham gia hội trợ, mục đích là giới thiệu các sản phẩm thu hót, kích thích người tiêu dùng mua hàng. 1.4- Các công việc khác Để thu hót khách hàng công ty đã áp dụng nhiều phương thức thanh toán và có chế độ khuyến khích cho các đại lý trong trường hợp họ trả tiền ngay để quay vòng vốn nhanh chóng. Ngoài ra, công ty đã mạnh dạn đầu tư mua sắm đổi mới các trang thiết bị máy móc công nghệ hiện đại. Góp phần không nhỏ vào việc tạo ra nhiều sản phẩm (đa dạng hoá sản phẩm) hạn chế lãng phí nguyên vật liệu, tăng năng suất giảm giá thành lao động, giá thành sản phẩm. Trình độ tay nghề của các cán bộ công nhân viên nói chung và của đội ngò công nhân trực tiếp sản xuất nói riêng ngày càng được nâng cao qua các khoá đào tạo, các cuộc thi thợ giỏi của toàn công ty. Ý thức trách nhiệm của từng công nhân với phần công việc của họ được phân định rõ ràng được giáo dục đề cao. -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -59- Công tác xây dựng định mức nguyên vật liệu tương đối hoàn chỉnh cho tất cả công ty và ngày càng được hoàn thiện hơn đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu. Bên cạnh đó công tác tổ chức công ứng, cấp phát, bảo quản nguyên vật liệu đầu vào cũng như đầu ra được đảm bảo thực hiện tương đối tốt. 2- Những tồn tại 2.1- Sản phẩm và chất lượng sản phẩm Sản phẩm của Hải hà - Kotobuki tuy đã đa dạng phong phú nhưng chủ yếu vẫn là các loại sản phẩm thuộc loại bình dân, có Ýt sản phẩm cao cấp. Rõ ràng công ty còn chưa có khả năng cạnh tranh trên thị trường này. Sản phẩm của công ty chủ yếu vẫn được tiêu thụ chủ yếu ở khu vực miền Bắc, thị phần các tỉnh miền Trung, miền Nam còn Ýt do sản phẩm chưa đáp ứng được đúng thị hiếu người tiêu dùng .... Sản lượng bánh kẹo xuất khẩu hầu như không có. Chất lượng sản phẩm của công ty chưa thật đặc sắc, các hương phụ liệu sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu vì vậy chất lượng chưa thật đắc sắc, Ên tượng để người tiêu dùng có thể mua ngay khi có nhu cầu. Bao gói sản phẩm của công ty còn đơn điệu sản phẩm chủ yếu là đựng trong tói nhựa, các chủng loại về khối lượng bao bì còn Ýt điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tiêu thụ, một số loại kẹo cứng được bao gãi trong ni lông dễ bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng kẹo bánh hoa văn trang trí đơn giản, kiểu dáng thô chưa có biểu tượng . Mặc dù một số gói bánh đã có khay đựng nhưng vấn không đạt yêu cầu do khay mềm làm cho bánh dễ bị xéc xệch sản phẩm dễ bị vỡ lát ...Tên gọi các loại bánh chưa nhiều chưa thu hót được khách hàng. 2.2- Giá bán sản phẩm Giá bán một số loại sản phẩm còn cao hơn mức giá chung của thị trường. Việc hạ giá bán để đủ sức cạnh tranh có thể làm cho công ty thua lỗ vì vậy nên thay việc giảm giá bằng cách nâng cấp cải tiến sản phẩm đầu tư sản phẩm mới. Sản phẩm cao cấp của công ty thường định giá rất cao nhưng không kết hợp với quảng cáo, giới thiệu đặc tính của sản phẩm nên dễ bị khánh hàng từ chối vì cho rằng đắt là ở bao bì sản phẩm. -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -60- 2.3- Mạng lưới tiêu thụ và các hoạt động marketing Hiện nay, công ty đã có rất nhiều các đại lý ở các tỉnh thành phố trong cả nước. Bên cạnh các mặt tích cực do các đại lý mang lại còn có các mặt hạn chế sau: Giữa các đại lý có sự cạnh tranh gay gắt về giá làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa các đại lý và công ty trong quá trình phân phối sản phẩm, công ty đã buông lỏng việc kiểm soát giá bán lẻ ở các đại lý cho người tiêu dùng dẫn đến tình trạng mua rẻ bán đắt, các chính sách mà công ty đề ra đối với các đại lý còn thực hiện chưa nghiêm túc. Các hoạt động tiếp thị, nghiên cứu thị trường, quảng cáo không được tiến hành thường xuyên, nghệ thuật kém nên nhiều khi gây ra sự phản ứng của người tiêu dùng cho rằng đó là sản phẩm Õ, hàng tồn động nên mới đi khuyến mại chào hàng. Việc nắm bắt nghiên cứu nhu cầu thị trường còn hạn chế, do công ty chó ý đến vấn đề này không nhiều, việc phân đoạn thị trường sản phẩm còn chưa có hệ thống và khoa học. Đặc biệt công tác nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh chính của công ty chưa triển khai mạnh mẽ đây là một khiếm khuyết lớn của công ty. 3- Nguyên nhân của những tồn tại 3.1- Nguyên nhân chủ quan - Do công tác điều tra nghiên cứu thị trường còn hạn chế, tổ chức khảo sát thị trường không được tổ chức một cách thường xuyên, thông tin phản hồi nhiều khi không chính xác. - Giá cả chất lượng bao bì, sản phẩm phương thức thanh toán của các đối thủ cạnh tranh công ty còn thiếu thông tin dẫn đến các biện pháp ứng phó không kịp thời , làm chậm theo đuổi đối thủ. - Chính sách sản phẩm còn manh tính tự phát - Trang thiết bị máy móc công nghệ sản xuất còn lạc hậu so với các nước trong khu vực, dây chuyền sản xuất không đồng bộ còn nhiều khâu phải làm thủ công sản xuất ra chủng loại sản phẩm còn giản đơn. - ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng sản phẩm của người công nhân chưa cao. - Chủng loại các nguyên vật liệu nhập vào thường phải chịu giá cao, chủng loại còn đơn giản. 3.2- Nguyên nhân khách quan -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -61- - Nhà nước không có các biện pháp mạnh mẽ về việc ngăn chặn sản xuất bánh kẹo tràn lan mà không có đăng ký, tệ làm bánh kẹo giả nhập lậu bánh kẹo ngày càng nhiều - Chính sách thuế không hợp lý đặc biệt là thuế giá trị gia tăng đánh vào các nguyên vật liệu nhập khẩu cao. - Chính sách ưu đãi phát triển các Doanh nghiệp nhà nước gây ra bất lợi cho các liên doanh. PHẦN THỨ III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH HẢI HÀ - KOTOBUKI I- DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁNH KẸO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nếu như trước đây thị trường Bánh kẹo nước ta chủ yếu là các sản phẩm được nhập từ nước ngoài thì nay ngành bánh kẹo ở nước ta đã tạo ra được một chỗ đứng khá vững trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Cụ thể là khác -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -62- với trước đây, chúng ta có vài ba hãng sản xuất Bánh kẹo như: Hải hà, Hải châu,Vinabico mà hiện nay, chóng ta có rất nhiều nhà sản xuất bánh kẹo, đó là sự mới ra nhập của xí nghiệp lương thực 19 tháng 5, Quân đội,Thành phố Hồ Chí Minh, Kinh đô, Quảng ngãi. ..Có lẽ do Bánh kẹo là sản phẩm thuộc công nghiệp nhẹ, có đặc tính sản phẩm không cao, dễ sản xuất cho nên đã thu hót nhiều công ty ra nhập ngành. Hiện nay thị trường Bánh kẹo đã lớn mạnh hơn rất nhiều, nó đã trở thành mặt hàng cạnh tranh sôi động và gay gắt ở nước ta. Trong tương lai nó có sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn vì đây là một ngành có nhiều đối thủ tiềm tàng nhất (dÔ ra nhập và cũng dễ rút lui). Thực tế, hiện nay cung về đường ở thị trường nước ta quá lớn (Nếu trước đây 1 kg đường giá 7000đ thì nay chỉ còn 3800đ) và theo ước tính của ngành mía đường với mớc tiêu thụ và sản lượng tồn kho như hiện nay thì mức tiêu thụ đến năm 2003 mới hết, mà hàng năm lượng đường vẫn tiếp tục được sản xuất ra. Để tìm lời giải cho nghành mía đường Việt Nam, có lẽ trong tương lai xuất hiện và mở rộng quy mô của các nhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộc nhà máy đường không chỉ dừng lại ở 6 đến 7 nhà máy như hiện nay mà con số lên đến hàng chục nhà máy. Như vậy khối lượng Bánh kẹo sản xuất ra ngày càng nhiều, dẫn đến mức độ chúng tôi ngày càng gay gắt. Tuy vậy, khả năng cầu về Bánh kẹo ngày một cao, theo dự doán về thị trường Bánh kẹo trong nước đến năm 2005 cho thấy Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong lĩnh vực phát triển ngành Bánh kẹo: - Có nguồn nguyên liệu phong phú, lượng cung cấp đường cao, nước ta vốn là nước nhiệt đới nên số lượng hoa quả rất phong phú và đa dạng. - Có chủ chương đứng đắn của đảng và Nhà nước, đẩy mạnh nội lực phát triển hợp tác kinh tế với các nước ASEAN và các nước trên thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm của mình. - Dân số tăng nhanh, theo số liệu của tổng cục thống kê, dự đoán đến năm 2005 dân sè nước ta sẽ có khoảng 85 triệu người, số dân nông thôn chiếm khoảng 73,4%, mức sinh hoạt (theo số liệu của bộ y tế) sẽ phấn đấu 2200 kcl/ người, trong đó protein: 12%, Lipit: 14%, Gluxit: 74%. Bảng14: Tình hình tiêu dùng Bánh kẹo Việt Nam -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -63- Chỉ tiêu ĐV tính I.Dân số Việt Nam Tr.người 79 II.Tổng SL bánh kẹo Ng.tấn tiêu thụ +Sản xuất trong Ng.tấn nước +Ngoại nhập Ng.tấn 1999 2000 2001 2002 2003 80 81 82 83 93,931 97,2 101 105 107 57,9 59,31 63,4 68 71 36,03 37,89 37,6 37 63 1,18 1,25 1,25 1,27 1,29 III.Mức tiêu dùng bình Kg/Ng quân/Đầu người ( Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Hải hà - Kotobuki ) Chiến lược ngành Bánh kẹo đặt ra là: - Đảm bảo sản xuất và cung cấp đầy đủ số lượng, chủng loại, chất lượng và giá cả, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, hạn chế đến mức tối đa hàng nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu sang các nước đông âu, các nước trong khu vực. - Đổi mới công nghệ thiết bị, tiến tới cơ giới hoá, tự động hoá khâu bao gói, đồng bộ hoá các dây chuyền sản xuất kẹo cứng, socola, kẹo cao su, bánh Biscuit, Cracker. . . - Đảm bảo tự túc phần nguyên vật liệu, đường, gluco, cố gắng sản xuất sữa, dầu thực vật, tinh dầu trong quá trình đưa vào sản xuất Bánh kẹo. Tự túc sản xuất in trong nước một số phụ liệu chính như giấy nhôm, giấy sáp, băng gián. . . II- MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY HẢI HÀ - KOTOBUKI 1- Mục tiêu chung của công ty - Phấn đấu, nỗ lực sản xuất ra sản phẩm Bánh kẹo với chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, phù hợp với sở thích của người tiêu dùng - Công ty khai thác tối đa công xuất máy hiện có - Đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi và ổn định -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -64- - Duy trì thị phần đã có và cố gắng mở rộng phần thị trường mới 2- Mục tiêu cạnh tranh của công ty - Công ty có chính sách đãi ngộ cả về vật chất và tinh thần để khuyến khích các thành viên trong công ty tích cực sáng tạo trong nghiên cứu sản phẩm mới, cải tạo mẫu mã sản phẩm, thực hiện phương châm “sản phẩm không có lỗi” để chất lượng sản phẩm ngày càng tốt, để nâng cao cạnh tranh của sản phẩm. - Tìm mọi cách tăng thị phần miền Bắc - Mở rộng thêm một số đại lý bán buôn, bán lẻ ở một số tỉnh Miền Trung và Miền Nam. - Mở mét số cửa hàng bánh tươi ở các thành phố lớn như: Hải phòng, Quảng Ninh, TPHCM, Nha Trang, Huế. . . - Hàng năm công ty dự trù trích một khoản tiền ( khoảng 80% doanh thu hàng năm) cho các hoạt động quảng cáo, ngiên cứu thị trường. - Phấn đấu mỗi năm cho ra đời khoảng 20 chủng loại sản phẩm mới. - Tiếp tục tham gia hội trợ triển lãm ở khu vực miền Bắc và sẽ tham gia các hội trợ hàng Việt Nam chất lượng cao ở Miền Trung và Miền Nam. - Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo trên tivi, báo chí,captalô. . .Hiện nay công ty sẽ có kế hoạch quảng cáo trên tivi và báo chí để khuyếch trương hình ảnh của công ty và sau đó sẽ có chiến lược quảng cáo về sản phẩm kẹo cao su, bạc hà, socola. bánh tươi. . . III- CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HẢI HÀ KOTOBUKI Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra, Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các hoạt động sau: 1- Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm 1.1- Phương hướng đa dạng hoá sản phẩm -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -65- Là cách thức mở rộng các danh mục để phù hợp với yêu cầu của thị trường thực hiện theo hướng tăng cường chất lượng, chủng loại sản phẩm. Việc nghiên cứu, phát triển và chỏa đời các chủng loại sản phẩm mới nhằm tạo ra sự phù hợp hơn đối với các nhóm đối tượng tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển thị trường, đồng thời tạo ra nguồn sản phẩm để thay thế những sản phẩm không còn phù hợp nữa. Đây là giải pháp đạt hiệu quả kinh tế tốt, dễ thực hiện, chi phí không lớn vì không phải trang bị mới đầu tư, có thể dùa vào công nghệ hiện có. 1.2- Biện pháp thực hiện a- Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm Đây chính là quá trình hoàn thiện và cải tiến các loại sản phẩm đang sản xuất và giữ vững thị trường hiện tại và thâm nhập vào thị trường tiềm năng nhờ việc đa dạng hoá về kiểu cách, mẫu mã cấp độ hoàn thiện sản phẩm để thoả mãn nhu cầu thị hiếu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng Công ty nên đầu tư hơn nữa trong việc sản xuất những loại bánh kẹo mang đặc trưng của các loại hoa qủa vùng nhiệt đới hoặc các nông sản như cam, chuối, chanh,lạc, hạt điều. . .Mặt khác hiện nay với chính sách mở cửa của Nhà nước có rất nhiều hương liệu mang mùi vị lạ, hấp dẫn được nhập khẩu vào nước ta, công ty cần quan tâm khai thác, sử dụng nguồn nguyên liệu này để tạo ra các sản phẩm mới lạ. - Công ty cần nghiên cứu nhu cầu để sản xuất ra các loại bánh kẹo phù hợp cho từng lứa tuổi khác nhau Đối với lứa tuổi nhỏ, nhu cầu của chúng thường được người lớn quan tâm và thoả mãn. Vì vậy công ty phải đưa ra các loại bánh kẹo phù hợp với chúng: về mầu sắc, chất lượng, mẫu mã. . .gây được sự thu hót đối với chóng như đưa ra các sản phẩm hình con giống, in hình các nhân vật hoạt hình, phim mà chúng yêu thích. Đối với lứa tuổi thanh niên thì khả năng biến nhu cầu thành cầu là tương đối cao bởi vì ngoài việc họ được chu cấp chi tiêu một phần từ gia đình -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -66- thì bản thân họ cũng có nguồn thu nhập để thoả mãn nhu cầu của mình. Họ thường có quyết định nhanh chóng khi có nhu cầu, nhất là đối với các sản phẩm mới, Ên tượng. Công ty có thể đưa ra các loại sản phẩm phù hợp với lứa tuổi thanh niên như kẹo socola hình trái tim, hình tròn, bánh sinh nhật với hình đa dạng, bánh mặn. . . Đối với nhóm người cao tuổi, Ýt có nhu cầu về bánh kẹo, nhu cầu của họ thường được con cháu đáp ứng, đây là đối tượng khách hàng ngày càng chiếm lớn (vì tuổi thọ người dân hiện nay ngày càng lớn), công ty có thể sản xuất ra các loại sản phẩm phù hợp với lứa tuổi này: Bánh tươi các loại, Bánh kem sốp. . .với độ ngọt vừa phải. - Công ty cần đa dạng hoá sản phẩm theo các trọng lượng khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng và khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Sản phẩm Bimbim, ngoài việc đóng gói loại có trọng lượng 15g, 25g. . .công ty cần đóng thêm các loại 7g, 14g dành cho trẻ em và loại 50g, 75g, 100g để phù hợp với các buổi sinh hoạt picnic. Sản phẩm kẹo que đa dạng về mặt khối lượng, mầu sắc bao bì, có khả năng cạnh tranh cao cần phải nâng cao hơn nữa về mặt chất lượng. Ngoài ra, công ty còn có thể khai thác hết công suất dây chuyền keo cứng đang sản xuất bằng việc tạo ra nhiều loại kẹo cứng khác nhau ngoài nhân dứa, socola,nhãn , cam, xoài thì có thể thay bằng nhân chất lượng khác. b- Đổi mới chủng loại sản phẩm. Việc tung các sản phẩm mới ra thị trường với các đặc tính nổi bật sẽ thu hót được nhiều khách hàng, tiêu thụ được khối lượng nhiều hơn và có thể đánh bại được sản phẩm cùng loại của đối thủ, tăng thị phần cho công ty. Dùa vào các sản phẩm cũ, công ty có thể thay đổi một số đặc tính của sản phẩm, thay đổi hương vị và chất phụ gia cho phù hợp với thị trường ví dụ như mặt hàng kẹo cứng là mặt hàng chủ lực đối với công ty và được tiêu thụ mạnh vào những năm trước nhưng nay nó đã đi vào giai đoạn suy thoái nên để khôi phục lại thì công ty có thể cho ra đời mét loại mặt hàng kẹo -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -67- cứng mới khác được sản xuất từ đường isomalt không gây béo phì, không gây sâu răng, giúp cơ thể khoẻ mạnh. Công ty có thể phát triển sản phẩm mới theo xu thế “an toàn cho sức khoẻ con người” cho ra đời các loại kẹo que với đặc tính, thành phần của kẹo chứa can xi, protein, vitaminC, giúp trẻ khoẻ mạnh mau lớn. . . c- Kết hợp đa dạng hoá với chuyên môn hoá sản phẩm Trong phương án sản xuất, công ty nên có sự lùa chọn cho nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm cho giêng mình, tạo thế độc quyền trong cung cấp. Không nên và không cần thiêt phải chạy theo sản xuất các sản phẩm giống như đối thủ của mình, nhất là khi sản phẩm của đối thủ đang ở trong thế mạnh. Khi thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, công ty nên tạo cho mình một cơ cấu sản phẩm tối ưu, sao cho mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Hiện nay, trên thị trường công ty đang chiếm ưu thế ở mặt hàng bánh tươi, kẹo que, socola. . .cần đầu tư hơn nữa vào mặt hàng này Để có thể đa dạng hoá sản phẩm một cách có hiệu quả thì vấn đề quan trọng là phải tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, tăng cường phương tiện hỗ trợ việc thu thập thông tin thị trường về sản phẩm và mở rộng hơn nữa về hợp tác các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước trong việc phát triển sản xuất, tạo thế mạnh cho công ty. 2- Quản lý chất lượng và bao bì mẫu mã tốt hơn 2.1- Phương hướng Chất lượng sản phẩm là tổng hợp tất cả thuộc tính của sản phẩm. Việc nâng cao chất lượng của sản phẩm cũng chính là nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm của công ty đối với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Để nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra, ngoài việc đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, cần phải tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm. -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -68- Hiện nay, Hải hà - Kotobuki thực hiện chiến lược quản lý chất lượng đồng bộ cho hầu hết các sản phẩm. Tuy nhiên còn một số loại sản phẩm chất lượng không ổn định như sản phẩm kẹo cứng, Bimbim. . .bởi vậy việc tăng cường quản lý chất lượng là việc hết sức cần thiết. 2.2- Biện pháp thực hiện Chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình từ chuẩn bị sản xuất đến sản xuất và nhập kho thành phẩm. Để quản lý chất lượng đối với sản phẩm có hiệu quả thì công ty phải thực hiện các biện pháp sau: - Phải có sự phân cấp quản lý kỹ thuật đến từng bé phận, từng đối tượng cụ thể chức năng quản lý phải rõ ràng tránh tình trạng việc kiểm tra việc thực hiện chưa thực hiện đồng bộ, trách nhiệm không rõ ràng, không biết do ai gây ra, bộ phận nào chịu trách nhiệm và như vậy là thành tích là chung nhưng khuyết điểm lại không là thuộc giêng ai. Vì vậy công ty phải phân định rõ ràng việc quản lý chất lượng. Việc quản lý chất lượng trước hết phải giao cho phân xưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng phải giao nhiệm vụ đến từng công nhân sản xuất và họ phải chịu trách nhiệm đến chính công việc của mình. - Trực tiếp giao quyền cho cán bộ và kỹ thuật viên kiểm tra. Từng kỹ thuật viên theo dõi quản lý ở các khâu, phải có kế hoạch xem xét, phân tích các thông số kỹ thuật có liên quan ở bộ phận mình quản lý, có như vậy mới dự kiến trước được sự cố, dô kiến trước đưa chất lượng của sản phẩm để khi có trục trặc sảy ra ở bất cứ quá trình nào thì có biện pháp khắc phục và sử lý kịp thời. Xuất phát từ nhu cầu thị trường và ngay từ những ý tưởng nghiên cứu, chế thử sản phẩm thì ngoài việc chỉ quan tâm đến chất lượng bên trong sản phẩm , thì còn phải chú ý đến mẫu mã sản phẩm, kích cỡ, hình dáng, mầu sắc chất liệu. - Để có thể tiến hành sản xuất, ngoài máy móc thiết bị, một yếu tè quan trọng không thể thiếu được đó là nguyên vật liệu đưa vào sản xuất. Nguyên liệu là yếu tố cấu thành lên sản phẩm, chất lượng sản phẩm vì vậy phụ thuộc -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -69- chính vào nguyên vật liệu. Để đảm bảo chất lượng tốt, đúng tiến độ và sù đồng bộ đảm bảo cho quá trĩnh được nhịp nhàng, cân đối. Nguyên vật liệu dùng cho quá trình sản xuất, công ty chủ yếu phải mua bên ngoài nên công tác dự trữ nguyên vật liệu cần được coi trọng, tránh trường hợp hư háng do bị Èm mốc, lên men giảm phẩm chất lượng. Do đó công ty cần tính toán chu kỳ mua sắm sao cho trong thời gian bảo quản nguyên vật liệu không bị hư háng. Với những loaị nguyên vật liệu phải mua từ nước ngoài như: Bột mú, tinh dầu, axit chanh. . .nên dù trữ trong thời gian dài. Công ty cần quan tâm đến hệ thống kho tàng, chống dột, chống Èm để đảm bảo cho nguyên vật liệu không bị giảm chất lượng trước khi đưa vào sản xuất. Yếu tố đồng bộ trong sản xuất bao gồm: Đồng bé về chủng loại lẫn chất lượng. Thiếu một loại nguyên vật liệu nào thì ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và chất lượng nguyên vật liệu kém dẫn đến sản phẩm kém chính vì vậy công ty nên quản lý chất lượng của nguyên vật liệu chặt chẽ và chính xác ngay từ khâu cung ứng. Qúa trình chế tạo sản phẩm là quá trình hình thành chất lượng của sản phẩm. Đây là quá trình tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm làm ra, bởi vì qui trình sản xuất nhiều công đoạn, chỉ cần một sai sót nhỏ trong bất kỳ công đoạn nào cũng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Cán bộ kỹ thuật trong công ty cần chú trọng theo dõi những khâu then chốt dễ gây hư háng như pha trộn nguyên vật liệu, nấu kẹo, nướng bánh,bao gãi. . . Cuối cùng thì bộ phận KCS của công ty phải thực hiện tốt khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm, đây là khâu ngăn ngõa việc đưa sản phẩm háng ra thị trường. Công việc này là rất cần thiết vì những khâu trên dù có làm tốt đến đâu còng không đảm bảo là không có sản phẩm kém chất lượng. Việc này đòi hái phải có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình đối với công việc. Chất lượng tốt đi đôi với mẫu mã đẹp sẽ đảm bảo cho sự thành công của sản phẩm trên thị trường, hiện nay mẫu mã bao bì của công ty còn đơn giản chưa tương xứng với chất lượng bên trong. Công ty cần thiết kế mẫu mã bao bì đẹp, -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -70- lịch sự, sang trọng cho các sản phẩm bánh cao cấp của mình như socola, bánh cookies, bánh tươi. . . Về mặt hàng kẹo cứng công ty có thể thay đổi bao bì ni lông bằng nhựa, thuỷ tinh với các hình dạng tròn, chữ nhật, hình tim khác nhau. Thay đổi kích cỡ bao bì, hộp giấy như công ty có thể sản xuất các loại socola thành nhiều kiểu hình chữ nhật kích cỡ 6x19 (cm ) hay 5x15 ( cm ) . . . 3- Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá 3.1- Phương hướng thực hiện Giá bán sản phẩm là một công cụ cạnh tranh khá hữu hiệu, điều này được thể hiện qua các chính sách giá trên thị trường. Nhìn chung ngành sản xuất bánh kẹo các doanh nghiệp thường áp dụng chính sách định giá thấp. Và để giữ được giá bán thấp mà vẫn có lãi, vẫn đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và các mục tiêu khác đề ra thì các doanh nghiệp cần áp dụng biện pháp hạ giá thành. Hiện nay, giá bán một số loại sản phẩm như bánh tươi, kẹo que, socola. . .của Hải hà - Kotobuki còn cao hơn so với các hãng khác như Bảo Ngọc, Hải Châu, Lam sơn . . . Điều này đã ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ cũng như cạnh tranh của công ty trên thị trường Chính vì vậy việc nghiên cứu đề ra các chính sách giá thành sản phẩm hợp lý là một việc làm rất cần thiết đối với công ty trong thời gian tới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. 3.2- Biện pháp thực hiện a- Hạ giá thành sản phẩm : Muốn hạ giá thành sản phẩm, các biện pháp mà công ty cần thực hiện đó là: Giảm chi phí về nguyên vật liệu; sử dụng các nguyên vật liệu thay thế; giảm chi phí cố định; tổ chức tốt công tác thu mua nguyên vật liệu; sử dụng -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -71- hợp lý các nguồn chi phí đầu vào khác như: Điện, nước. . .Ngoài ra công ty còn cần có chính sách, cách tính giá thật hợp lý Thứ nhất: Giảm chi phí về nguyên vật liệu - Xây dựng những định mức tiêu hao nguyên vật liệu tương ứng với mỗi điều kiện sản xuất nhất định sẽ có hệ thống định mức sử dụng nguyên vật liệu phù hợp, để các phân xưởng phải quan tâm tiết kiệm nguyên vật liệu. Công ty phải rà soát lại các định mức tiêu hao đối với từng loại sản phẩm và điều chỉnh chỉ tiêu này cho phù hợp. - Thường xuyên kiểm tra máy móc và sửa chữa máy móc thiết bị để giảm lượng bánh kẹo thứ phẩm. - Thiết kế hộp giấy, bao gói sản phẩm, hệ thống kho tàng dự trữ nguyên vật liệu tránh tình trạng hao phí nguyên vật liệu do bị háng Èm mốc, rơi vãi gây ra. - Giáo dục ý thức tiết kiệm đối với người lao động, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện và phạt kinh tế, hành chính đối với những người vi phạm. Cần giao cụ thể chỉ tiêu tiết kiệm nguyên vật liệu cho từng tổ sản xuất. Thứ hai: Tổ chức công tác thu mua nguyên vật liệu. Công ty cần tìm mua nguyên vật liệu, tối ưu hoá hiệu quả hoạt động mua, giảm giá mua cùng loại nguyên vật liệu mà chất lượng vẫn được đảm bảo. Cố gắng mua tận gốc, hạn chế mua qua trung gian với giá cao. Thứ ba: Sử dông nguyên vật liệu thay thế. Công ty cần tiếp tục đầu tư hơn nữa việc nghiên cứu tìm ra các nguyên vật liệu mới thay thế, đối với loại nguyên vật liệu trước đây thường sử dụng như thay các hoa quả nhiệt đới bằng các hoa quả nhập khẩu, mà không làm chất lượng bị ảnh hưởng và vừa có thể đa dạng hoá được sản phẩm Thứ tư: Các biện pháp làm giảm chi phí cố định - Phấn đấu tăng nhanh sản lượng: Tận dụng lực lượng lao động và công xuất máy móc thiết bị hiện có, hợp lý hoá sản xuất và mở rộng quy mô sản -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -72- xuất tăng sản lượng đi đôi với việc tăng khối lượng, thực hiện công tác tiêu thụ tốt. - Sử dụng hiệu quả tài sản cố định: Đối với các tài sản cố định thừa không cần thiết dùng vào các dây chuyền sản xuất nữa thì nên chuyển nhượng hoặc bán. Thanh lý các tài sản đã khấu khao hết, không dùng nữa để thu hồi . . . Bảo quản tốt tài sản cố định để giảm chi phí sửa chữa b- Lập chính sách giá hợp lý cho từng loại sản phẩm Hiện nay công ty có tám loại mặt hàng chính và trong mỗi loại có rất nhiều chủng loại khác nhau và có chất lượng khác nhau cho nên để nâng cao sức cạnh tranh trong sản phẩm thì công ty có thể sử dụng chiến lược định giá kết hợp với chất lượng sản phẩm. - Tăng cường chất lượng, giữ nguyên giá ( có thể áp dông cho sản phẩm bimbim) - Giữ nguyên chất lượng sản phẩm, giảm giá: Bánh cookies, kẹo cứng - Tăng cường chất lượng sản phẩm, tăng giá: sản phẩm socola, Bánh tươi - Giảm chất lượng, giảm giá : Kẹo cứng, lolipop 4- Tăng cường các hoạt động về marketing 4.1- Phương pháp tổ chức hoạt động marketing Hoạt động marketing tác động mạnh mẽ tới các nhân tố tạo nên khả năng cạnh tranh là chất lượng giá thành, mạng lưới phân phối và các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ. Trong nền kinh tế thị trường vốn dĩ mang trong mình yếu tố cạnh tranh, mà ngành bánh kẹo lại có nhiều đối thủ cùng tham gia sản xuất và cạnh tranh. Hiện nay, hoạt động marketing ở công ty nằm trong hoạt động của phòng kinh doanh. Như vậy, cùng một lúc phòng kinh doanh phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau, khối lượng công việc lớn, hoạt động hiệu quả chưa cao. 4.2- Biện pháp thực hiện -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -73- a- Thành lập phòng marketing Công ty nên thành lập phòng marketing nhằm chuyên môn hoá nhiệm vụ, để đạt hiệu quả kinh doanh cao. Phòng marketing có thể lấy cán bé ở phòng kinh doanh trước đây thực hiện các công việc và chức năng của bộ phận marketing. Với nhiệm vụ bám sát thị trường nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của thị trường phối hợp với phòng kinh doanh, ban giám đốc, phòng KCS, phòng kỹ thuật, để làm tốt hơn hoạt động sản xuất và kinh doanh. Việc thành lập phòng marketing sẽ giải quyết cho công ty tình trạng đi lệch với yêu cầu của thị trường. Ngoài ra, công ty nên tạo điều kiện cho cán bộ marketing đi giao dịch, trao đổi nghiên cứu thực tế, cung cấp tài liệu thực tế. . . để họ làm việc hiệu quả góp phần vào sự phát triển chung của công ty. b- Tăng cường hoạt động để mở rộng thị trường . Thứ nhất: Xác định chiến lược sản phẩm cho từng vùng. - Đối với thị trường Miền Bắc: Nhu cầu bánh kẹo của người dân tập chung phần lớn ở các thành phố: Hà Nội; Hải Phong; Quảng Ninh; Nam Định. Mà nhu cầu tiêu dùng của người Miền Bắc là mua được sản phẩm có chất lượng cao, bao bì đẹp, giá cả phải chăng, có thể nói đây là một thị trường khá “ khó tính “ . Đối thị trường này công ty nên cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phong phú chủng loại như các bánh tươi có hình thức phong phú, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, 1 số sản phẩm bim bim, socola, có chất lượng cao hơn, mùi vị phù hợp với thị hiếu của người dân vùng này. - Đối với khu vực Miền Trung: Đây là vùng nằm giữa đất nước, có địa lý phức tạp, khí hậu khắc nghiệt và thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão lụt, lối sống và thu nhập của người dân vùng này không cao. Do vậy, họ thích những sản phẩm có giá thấp, thích sản phẩm có nồng độ cay và có độ ngọt cao, thường không để ý đến nhãn hiệu bao bì sản phẩm. Đối với vùng thị trường này công ty nên cung cấp các sản phẩm có giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh khác như kẹo cứng, bim bim dừa, cua, bạc hà, cookies.. -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -74- - Đối với thị trường Miền Nam: Có đời sống cao, nhu cầu bánh kẹo lớn, đây là thị trường có sự cạnh tranh gay gắt nhất. Đối với thị trường này công ty nên cung cấp các sản phẩm cao cấp có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, có mùi vị đậm đà như bánh tươi, socola. Thực tế là việc phát triển thị trường Miền Trung, Miền Nam gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy để thâm nhập và mở rộng thị trường ở khu vực này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo nắm rõ nhu cầu thị hiếu lối sống để cung cấp sản phẩm cho phù hợp. Thứ hai: Phát triển hệ thống kinh tế phân phối: Hệ thống kinh tế phân phối là chiếc cầu nối giữa người tiêu dung với công ty. Nếu công ty có hệ thống kênh phân phối vững chắc,an toàn và tin cậy thì quá trình lưu thông hàng hoá sẽ được thông suốt. Để thực hiện việc phát triển hệ thống kênh phân phối có hiệu quả, công ty có thể thực hiện theo các cánh sau: - Mở rộng hệ thống kênh phân phối trên toàn quốc: Hiện nay công ty có khoảng 204 đại lý và siêu thị trên tàon quốc. Nhưng hiện nay vẫn còn 1 số tỉnh công ty chưa có đại lý cho nên công ty cần xúc tiến thêm để đáp ứng nhu cầu. Công ty nên mở thêm 1 số của hàng giới thiệu sản phẩm. Đây chính là các điểm quảng cáo giới thiệu sản phẩm,đặc biệt là đối với sản phẩm mới, quảng cáo gợi mở cho các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Công ty cần chú ý lùa chọn địa điểm thuận lợi cho việc đặt các cửa hàng, tốt nhất là gần nơi đông dân cư và tiện đường đi lại, tạo không khí thoải mái cho khách hàng đến cửa hàng, ( nhất là đối với cửa hàng bánh tươi ). Thái độ phục vụ, kiểu cách trưng bày sản phẩm, đặc biệt là phong cánh giao tiếp của các nhân viên bán hàng đối với khách hàng. Tăng số đại lý trên các tỉnh, thành phố, thị xã -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -75- Miền Bắc tăng đại lý ở Hải Phòng; Hải Dương; Quang Ninh; Bắc Ninh; Bắc Giang; Bắc Cạn; Thái Nguyên... Thị trường Miền Trung: tiếp tục mở rộng ở Thanh Hoá; Vinh; Hà Tĩnh.. Thị trường Miền Nam: đặt các đại lý ở các tỉnh: Khánh Hoà; Lâm Đồng; Gia lai; KonTum. Đối tượng chọn làm đại lý của Công ty cần phải cân nhắc và đánh giá nhằm đem lại hiệu quả cao trong hoạt động tiêu thụ. Các đại lý có thể là: công ty thương mại, các công ty chuyên kinh doanh bánh kẹo, các của hàng tư nhân, hộ kinh doanh, các khách sạn, siêu thị. - Tăng cường quản lý hệ thống phân phối: Việc công ty mở rộng hệ thống đại lý cũng cần phải gắn liền với việc tăng cường quản lý các kênh phân phối, mà chủ yếu là việc quản lý các đại lý. + Công ty nên tăng cường hơn nữa viẹc quản lý các đại lý của mình thông qua việc xem xét tốc độ tiêu thụ, doanh số và các phương tiện kho tàng bảo quản bánh kẹo. Đặc biệt là việc quản lý nghiêm ngặt về giá cả để hạn chế việc các đại lý tù do nâng giá gây thua thiệt cho người bán lẻ và người tiêu dùng. + Tìm ra nhu cầu và trở ngại cho các đại lý để trợ giúp thích hợp. Đảm bảo hệ thống thông tin thông suốt giữa các thành viên trong hệ thống kênh phân phối, các trung gian cung cấp cho công ty các thông tin về thị trường. + Thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động của các đại lý theo những tiêu chuẩn cụ thể như : Sản lượng và doanh số tiêu thụ, mức độ thu hót khách hàng, uy tín của đại lý, kịp thời phát hiện những sai sót để sử lý kịp thời. c-­ Xây dựng chính sách giao tiếp khuyếch trương Đối với các sản phẩm mới, những sản phẩm truyền thống thâm nhập thị trường mới thì vai trò của chính sách khuyếch trương là vô cùng quan trọng, -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -76- bởi vì các sản phẩm đó chưa được người tiêu dùng hay thị trường đó biết đến. Nếu như quảng cáo rầm ré trên các phương tiện thông tin đại chúng thì có thể dẫn đến doanh số không bù lại được các khoảng chi phí bỏ ra làm quảng cáo. Vì vậy, việc nghiên cứu, xem xét, tổ chức hoạt động quảng cáo phù hợp với tình hình phát triển của công ty là một việc làm vô cùng quan trọng, đòi hỏi công ty phải đánh giá đúng đắn hiệu quả của hoạt động này đem lại nhằm tổ chức tốt hơn quá trình tiêu thụ của mình. Tuy nhiên, để góp phần thực hiện chiến lược và các mục tiêu chung của công ty thành công thì hoạt động giao tiếp khuyếch trường của công ty phải hướng vào các biện pháp xúc tiến bán hàng thông qua: Các captalô mẫu, tham gia triển lãm, quảng cáo trên tivi, đài báo các tạp chí. + Quảng cáo sản phẩm bằng catalo: Cung cấp các thông tin cần thiết về sản phẩm từ kích cỡ chủng loại, sè lượng, giá cả đến hình thức thanh toán. Để thu hót sự quan tâm, chú ý đến thuyết hành động mua và tạo điều kiện cho khách hàng mua sản phẩm của công ty dễ dàng hơn. + Tham gia hội trợ triển lãm: Hội trợ triển lãm là nơi thiết lập đầu mối quan hệ làm ăn, thu hót khách hàng đến đó để thoả thuận, đàm phán ký kết hợp động và bán hàng. Sau khi tham gia các hội trợ, uy tín của công ty được nâng cao, sản phẩm của công ty được nhiều người biết đến + Quảng cáo qua báo chí: Ngày nay các hoạt động quảng cáo qua báo chí đã trở thành một việc làm thường xuyên đối với công ty cung cấp các loại sản phẩm dịch vụ ra thị trường. Công ty cần có chính sách tiến hành quảng cáo các loại sản phẩm của mình thông qua các loại báo chí, nhằm cung cấp cho người tiêu dùng hiểu rõ thêm về sản phẩm của công ty. Mặt khác để mở rộng thị trường, công ty cũng nên quan tâm đến mạng lưới bán lẻ. Đây là những người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng. Thu hót được tình cảm và động viên tính tích cực của mạng lưới này là một việc làm rất có ý nghĩa đối với công ty. Họ không chỉ là những người bán hàng kiếm lời mà còn là những người giới thiệu, khuyến khích mọi người tiêu dùng. Đồng thời họ cung cấp cho công ty những thông tin cần thiết về khách hàng, về sản phẩm -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -77- của công ty và cả sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, công ty chưa nắm tốt hệ thống mạng lưới này. Tất nhiên việc nắm bắt và quản lý là rất kho khăn và phức tạp, đòi hỏi công ty phải có thời gian và sự đầu tư phù hợp. Qua việc phân tích hoạt động marketing và tổ chức hoàn thiện hệ thống kênh phân phối, công ty có thể giữ vững được thị trường hiện có, thâm nhập vào thị trường mới, từ đó đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đồng thời nâng cao uy tín của sản phẩm cũng như của công ty trên thị trường, đảm bảo việc nâng cao khả năng cạnh tranh. 5- Đổi mới máy móc công nghệ 5.1- Phương hướng đổi mới máy móc công nghệ Công nghệ tác động đến hai yếu tố cơ bản tạo ra khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp đó là: Giá cả và chất lượng sản phẩm. Đầu tư vào công nghệ phát triển sản xuất là những vấn đề đang được các doanh nghiệp rất quan tâm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong những năm qua, Công ty bánh kẹo Hải hà-kotobuki đã từng bước hiện đại hoá công nghệ sản xuất, đem lại những hiệu quả kinh tế nhất định trong hoạt động sản xuất. Nhưng do số vốn dành cho đổi mới công nghệ còn hạn hẹp nên chưa đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống máy móc thiết bị. Bởi vậy công ty cần phải tiếp tục đổi mới công nghệ và hoàn thiện hơn máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất để cho ra thị trường các sản phẩm mới, các sản phẩm với chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng về các loại bánh kẹo mà công ty đang cung cấp. Cụ thể, công ty cần đầu tư cho việc mua sắm các loại máy móc thiết bị trong các khâu nấu, cán kẹo, các loại công nghệ sản xuất bánh hiện đại, cho ra đời các loại sản phẩm với chất lượng ngày càng cao đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. 5.2- Biện pháp thực hiện Để tiếp tục thực hiện đổi mới công nghệ thì việc đầu tiên cần phải làm là tạo được nguồn vốn để công ty có đủ vốn đầu tư đổi mới công nghệ. Muốn -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -78- vậy bên cạnh việc tiếp nhận nguồn vốn do liên doanh, liên kết, Công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau: - Vay vốn từ ngân hàng, nhưng phải tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động để giảm bớt ngánh nặng trong việc trả lãi ngân hàng. - Dành một phần vốn lưu động chuyển sang vốn cố địnhbằng cách giảm mức dự dữ các loại nguyên vật liệu trong sản xuất ở mức hợp lý nhất. - Tiến hành thương lượng với các công ty cung cấp máy móc để được thanh toán với phương thức trả chậm khi mua các máy móc thiết bị cungx như các bí quyết công nghệ sản xuất của họ. Khi đầu tư công ty cần chú ý việc đầu tư có trọng điểm và đạt hiệu quả kinh tế cao. Chẳng hạn như: Việc đổi mới máy móc công nghệ để tăng sản lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Hoặc là việc đầu tư công nghệ mới để đưa ra sản phẩm có tính khác biệt như: Các loại bánh tươi, socola và các loại sản phẩm mới lạ khác mà trên thị trường chưa có nhằm mở rộng cơ cấu danh mục sản phẩm , nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Việc đầu tư có trọng điểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty huy động vốn vì khi đó các nhà đầu tư thấy rằng đồng vốn mà mình bỏ ra đã được sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả về mặt kinh tế. Về phía công ty thì việc phát triển sản xuất sản phẩm trên dây chuyền công nghệ mới đầu tư cho phép họ cho ra đơì các sản phẩm bánh kẹo với chất lượng cao hơn, dần thay thế các loại sản phẩm đã bị nhàm chán trên thị trường. Thay thế các loại công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, đổi mới công nghệ sản xuất và đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất của công ty, cho phép sản xuất các loại bánh kạo có chất lượng cao hơn, độc đáo hơn, nhờ đó mà tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường. Quy trình công nghệ hoàn hảo, thiết bị đồng bé còn cho phép công ty tiết kiệm ddược nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động, từ đó hạ giá thành sản phẩm dẫn đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty. 6- Một số kiến nghị đối với Nhà nước -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -79- 6.1- Nhà nước cần tạo “ sân chơi bình đẳng” cho các doanh nghiệp Hiên nay, tính chất “ quá độ” của nền kinh tế không chỉ thể hiện trong hoạt động kinh tế mà còn đang là điểm đáng bàn trong chính bản thân hệ thống phát triển luật kinh tế của Nhà nước. Trong hệ thống này đang song hành tồn tại hai hệ thống con: Luật cho các tác nhân nước ngoài và luật cho các tác nhân. Trong hệ thống luật pháp kinh tế cho các tác nhân trong nước lại hình thành hai hệ thống luật con: Luật pháp kinh tế cho khu vực Nhà nước và luật pháp cho khu vực kinh tế tư nhân. Giữa các hệ thống con này tồn tại không Ýt sự khác biệt nếu không nói là sự phân biệt. Để khắc phục tình trạng này ngoài việc định mức giá sàn cho sản phẩm, hàng hoá Nhà nước cần cho ra đời luật chống phá giá để theo đó các doanh nghiệp tù điều chỉnh, tránh tình trạng phá giá bừa bãi làm cho cạnh tranh trên thị trường trở nên không lành mạnh. Mặt khác Nhà nước cần phải đảm bảo đối sử công bằng và bình đẳng trên cùng một cơ sở phù hợp với những thủ tục hợp pháp được lập ra đối với tất cả các doanh nghiệp, nghĩa là xoá bỏ sự phân biệt đối sử hay những “ mầm mống” của sự phân biệt đối sử để tạo nên một “ Sân chơi bình đẳng” cho mọi tác nhân tham gia thị trường. Tuy nhiên không phải việc đánh đồng đều đối với tất cả mà là một hệ thống “ luật chơi” nhằm tạo ra những cơ hội ngang nhau (nhưng không nhất thiết phải như nhau) cho mọi doanh nghiệp. Việc đảm bảo cạnh tranh cho mọi tác nhân kinh tế thông qua chính xách thúc đẩy cạnh tranh và hạn chế độc quyền đang là vấn đề cấp bách, thời sự đối với nước ta hiện nay. Do đó Nhà nước cần ban hành luật chống “ Độc quyền” để khuyến khích cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. 6.2- Hoàn thiện chính sách thị trường Nhà nước cần có biên pháp ngăn ngõa triệt để hàng nhập lậu, trèn thuế vào Việt Nam, Đặc biệt là các cửa khẩu giáp Trung Quốc, Lào. .. Để ngăn chặn tình trạng này, Nhà nước cần chú trọng và quan tâm tới việc nâng cao tư cách phẩm chất của cán bé hải quan và biên phòng, cần có các biện pháp quy định sử phạt nghiêm khắc đối với các hiện tượng, đối tượng làm hàng giả và nhập lậu hàng hoá dưới mọi hình thức. -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -80- Sử dông có hiệu quả thuế và lãi xuất ngân hàng để kích thích sản xuất bánh kẹo phục vụ nhu cầu trong nước, tăng cường xuất khẩu, thông qua chính sách thuế quan để kiểm soát thị trường Bánh kẹo nhập lậu, bảo hộ sản xuất trong nước, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp . Sớm ban hành luật cạnh tranh và một số luật khác có liên quan để đảm cạnh tranh được lành mạnh và thúc đẩy sự phát triển của công ty Kết luận Cơ chế thị trường cùng với các quy luật khắc nghiệt của nã, trong đó có quy luật cạnh tranh đã thực sự tạo ra môi trường tôi luyện cho các doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tồn tại, đứng vững và không ngừng vươn lên trong cạnh tranh là kết quả của quá trình phấn đấu không ngừng của doanh nghiệp. Buộc các doanh nghiệp phải hiểu và áp dụng một cách hiệu quả nhất, mọi vấn đề của cạnh tranh trong thực tế, tìm mọi biện pháp nâng cao sức cạnh tranh, liên kết các nguồn lực của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đáp ứng thị trường tốt nhất nhu cầu của khách hàng hơn các đối thủ cạnh tranh . Với công ty Bánh kẹo Hải hà - Kotobuki, tuy đã bước đầu đạt được kết quả đáng mừng nhưng vì sự tồn tại và phát triển trong tương lai nên việc tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh là cần thiết. -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -81- Dùa trên cơ sở những kiến thức đã học tập, nghiên cứu, áp dụng vào việc phân tích tình hình thực tế của công ty. Đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty liên doanh TNHH Hải hà Kotobuki “ đã trình bày mét cách cơ bản nhất các vấn đề lý luận về cạnh tranh cũng như tình hình cạnh tranh của công ty hiện nay. Trên cơ sở đó đã đưa ra một số biện pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian tới. Việc áp dụng đồng bộ các giải pháp, hy vọng sẽ giúp công ty tạo ra ngày càng nhiều lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Đó là cơ sở vững chắc cho sự vươn lên phát triển mạnh mẽ của công ty. Mét lần nữa, Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo, Thạc sỹ Đinh Thiện Đức, cùng các cô, chú, anh chị trong công ty Hải hà - Kotobuki, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp TTQTKDTH - 1999 2. Giáo trình kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp NXB giáo dục 3. Giáo trình quản trị doanh nghiệp NXB giáo dục - 1998 4. Giáo trình chiến lược kinh doanh TTQTKDTH 5. Chiến lược cạnh tranh - Michael. E. Porter NXB Thống kê- 1996 6. Marketing căn bản - philip Coller NXB khoa học kỹ thuật - 1995 -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -82- 7. Lý thuyết về giá cả và sự vận dụng NXB khoa học kỹ thuật- 1995 8. Mưu lược cạnh tranh trong thương mại NXB thống kê- 1998 9. * Báo diễn đàn doanh nghiệp số: 1,2 / 2000 sè: 6,8 / 1999 * Tạp chí kinh tế và dự báo số: 1/ 1999 sè: 11 / 1998 * Tạp chí phát triển kinh tế số 97 / 1998; sè 108, 110 / 1999 LỜI NÓI ĐẦU Đại hội của đảng năm 1996 được coi như một điểm mốc lịch sử cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Chủ trương chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển là những chính sách kinh tế tiến bộ đã giúp cho Việt Nam bõng tỉnh sau bao năm ngủ yên trong lòng một nền kinh tế tự cung tự cấp kém phát triển, chỉ tiêu pháp lệnh cứng nhắc bị loại bỏ thay vào đó là sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cơ chế mới, các thành phần kinh tế trước đây bị cấm hoặc bị quốc hữu hoá có cơ hội hoạt động trở lại theo đúng vị trí của mình trong nền kinh tế. Các mối quan hệ hợp tác đối ngoại phát triển rầm ré cùng với nó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong điều kiện cơ chế thị trường cạnh tranh và đào thải tàn khốc, các công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài với những ưu thế vượt trội về vốn và công nghệ, cũng như kinh nghiệm quản lý, công tác nghiên cứu thị -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -83- trường. . . Công ty liên doanh TNHH Hải hà - Kotobuki được thành lập theo dự án liên doanh giữa công ty bánh kẹo Hải hà và công ty Confectionary kotobuki Co.Ltd ( Nhật Bản ), là một trong những thành viên thuộc bộ công nghiệp Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào thành công của ngành Bánh kẹo. Hoà chung với quá trình vận động của nền kinh tế thị trường, công ty bánh kẹo Hải hà-kotobuki đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình hoạt động sản xuất Kinh doanh, ngày càng xác lập vai trò vị thế của mình trên thị trường. Để đạt được kết quả kinh doanh như mong muốn, công ty phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, xây dùng cho mình một chiến lược sản xuất, tiêu thụ phù hợp. Dùa trên cơ sở đó công ty sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình đối với các đối thủ trong cùng ngành, khẳng định hơn nữa vai trò của mình trong quá trình hoạt động sản xuất Kinh doanh và mục tiêu của mình đề ra. Xuất phát từ những vấn đề trên, bằng những kiến thức đã học, kết hợp với quá trình thực tế tại công ty Hải hà - Kotobuki, Em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty liên doanh Bánh kẹo Hải hà - Kotobuki " cho luận văn tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận ra, luận văn tốt nghiệp chia làm ba phần chính: Phần mét: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Phần hai: Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty liên doanh TNHH Hải hà - Kotobuki. Phần ba: Mét số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty liên doanh TNHH Hải hà - Kotobuki. Để nghiên cứu đề tài này, Tác giả đã sử dụng các phương pháp: Thống kê, phân tích, tổng hợp, chọn lọc dữ liệu, số liệu thực tế . . . và đặc biệt là các phương pháp duy vật biện chứng, đây là phương pháp phổ biến được dùng trong nghiên cứu các hiện tượng và các quá trình kinh tế diễn ra trong hoạt động thị trường, đòi hỏi phải được xem xét đến bản chất, gắn lý luận với thực tiễn. Qua đây, Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo, thạc sỹ Đinh Thiện Đức cùng các Anh Chị, Cô Chú trong công ty Hải hà -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -84- - Kotobuki đã quan tâm, giúp đỡ Em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình. Mục lục Trang Lời mở đầu PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1 I- Cạnh tranh của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1. Khái niệm, tính tất yếu và vai trò của cạnh tranh 2. Các loại hình cạnh tranh 3. Các công cụ cạnh tranh 3.1. Cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm 3.2. Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm 3.3. Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm 3.4. Cạnh tranh bằng các công cụ khác 4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp 4.1. Thị phần của Doanh nghiệp trên thị trường 4.2. Tỷ suất lợi nhuận 4.3. Chi phí cho hoạt động marketing II- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 1. Nhân tố khách quan 1.1. Môi trường nền kinh tế quốc dân 1.2. Môi trường cạnh tranh trong ngành 2. Các nhân tố chủ quan 2.1. Nguồn nhân lực 2.2. Nguồn lực vật chất của Doanh nghiệp 2.3. Tiềm lực vật chất của Doanh nghiệp 1 1 5 8 8 10 12 14 15 15 16 16 17 18 18 20 23 23 25 25 PHẦN II: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HẢI -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -85- HÀ-KOTOBUKI I- Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2. Bộ máy quản lý, cơ chế điều hành 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty II- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Hải hàkotobuki 1. Các nhân tố khách quan 1.1. Các yếu tố về kinh tế 1.2. Môi trường cạnh tranh trong ngành 2. Các nhân tố chủ quan 2.1. Sản phẩm và thị trường 2.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý 2.3. Trang thiết bị máy móc 2.4. Đội ngò lao động 2.5. Năng lực về vốn, tài chính III- Khả năng cạnh tranh của công ty Hải hà-kotobuki 1. Tình hình cạnh tranh theo cơ cấu sản phẩm 2. Tình hình cạnh tranh theo chất lượng sản phẩm 3. Tình hình cạnh tranh theo giá cả sản phẩm 4. Tình hình cạnh tranh theo mẫu mã bao bì sản phẩm 5. Tình hình cạnh tranh theo các đoạn thị trường 6. Sử dụng các công cụ hỗ trợ tiêu thụ để tăng cường khả năng cạnh tranh IV- Một sè nhận xét chung về khả năng cạnh tranh của Hải hàkotobuki công ty 1. Ưu điểm 2. Những tồn tại 3. Nguyên nhân của những tồn tại 26 26 29 33 33 33 33 33 36 42 42 47 48 50 51 52 52 53 54 55 56 58 60 60 62 63 PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CỦA CÔNG TY HẢI HÀ-KOTOBUKI 65 I- Dự báo xu hướng phát triển của thị trường bánh kẹo Việt Nam II- Mục tiêu phát triển của Doanh nghiệp III- Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Hải hà-kotobuki 1. Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm 1.1. Phương hướng đa dạng hoá sản phẩm 1.2. Biện pháp thực hiện 2. Quản lý chất lượng và bao bì mẫu mã tốt hơn 2.1. Phương hướng của giải pháp 2.2. Biện pháp thực hiện 3. Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá 3.1.Phương hướng của biện pháp 3.2.Biện pháp thực hiện 4. Tăng cường hoạt động Marketing -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- 65 67 68 68 68 68 71 71 71 74 74 74 76 -86- 4.1.Phương hướng thực hiện 4.2. Biện pháp thực hiện 5. Đổi mới máy móc công nghệ 5.1. Phương hướng đổi mới 5.2. Biện pháp thực hiện 6. Một số kiến nghị với Nhà nước 6.1. Nhà nước cần tạo “Sân chơi bình đẳng” cho các doanh nghiệp 6.2. Hoàn thiện chính sách thị trường Kết luân Tài liệu tham khảo -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- 76 76 81 81 82 83 84 85 -87- Xin chân thành cảm ơn sâu sắc sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn - Th.S Đinh Thiện Đức; Trung tâm đào tạo quản trị kinh doanh tổng hợp - Trường ĐHKTQD; các Cô Chú, Anh Chị của công ty Hải hà-kotobuki; và tất cả các bạn đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận tốt nghiệp này. -Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà-Kotobuki- -88- [...]... NNG LC CNH TRANH CA DOANH NGHIP Nhânưtố kinh tế Môi trường nền KTQD NhânưtốưCT-PL NhânưtốưKHKT NhânưtốưVH-XH Nhânưtốưtựưnhiênư ưNhânưtốư kháchưquan Sứcưép của DN hiện tại Kháchưhàng Môi trường ư trong ngành Nhàưcungưứng CácưSPưthayưthế Khả năng cạnh tranh của DN Sứcưép của DNưmới Nguồnưnhânưlực Nhânưtốư chủưquan Nguồnưlựcưvậtưchất Nguồnưlựcưtàiưchínhư -Mt s gii phỏp nhm nõng cao kh nng cnh tranh ca... chng t mc cnh tranh gia cỏc doanh nghip trờn th trng l gay gt Ngc li, nu ch tiờu ny cao iu ú cú ngha l doanh nghip ang Kinh doanh thun li v kh nng cnh tranh ca doanh nghip vn cú hiu qu tt 4.3- Chi phớ cho hot ng marketing trong tng doanh thu õy l ch tiờu m hin nay ang c s dng nhiu ỏnh giỏ kh nng cnh tranh ca cỏc doanh nghip Thụng qua ch tiờu ny m doanh nghip cú th thy c hiu qu hot ng Kinh doanh ca mỡnh... nng cnh tranh Hn na, v trớ a lý thun li cng to iu kin cho doanh nghip khuch trng c sn phm, m rng th trng Ngc li nhng nhõn t t nhiờn khụng thun li s to ra khú khn cho cỏc doanh nghip v kh nng cnh tranh ca cỏc doanh nghip ú 1.2-Mụi trng cnh tranh trong ngnh Mụ hỡnh 5 lc lng ca M.Porter (Hay s mụi trng ngnh) Sứcưép của cácư Doanh nghiệp ư mới Sứcưép của nhàư cungưứng Sứcưép của cácư doanh nghiệp ư... ca doanh nghip thỡ khi ú s an ton ca doanh nghip l cao Vic s hu mt phn ỏng k c phiu cú th lm tng trỏch nhim ca ban giỏm c i vi doanh nghip v i vi cỏc ch s hu khỏc Nh vy h s quan tõm ti vic gi vng v nõng cao kh nng cnh tranh ca doanh nghip b- i ngũ cỏn b qun lý cỏp doanh nghip Nhng ngi qun lý ch cht v cú kinh nghim cụng tỏc, phong cỏch qun lý, kh nng ra quyt nh, to ra ờkớp qun lý, cú s hiu bit v Kinh. .. xột kh nng cnh tranh ca mt doanh nghip, hay xem xột kh nng cnh tranh ca i th thỡ doanh nghip phi bit y cỏc yu t tỏc ng T ú tỡm ra cỏc bin phỏp hu hiu nhm nõng cao kh nng cnh tranh ca doanh nghip v t c cỏc mc tiờu ca sn xut Kinh doanh m doanh nghip ó ra -Mt s gii phỏp nhm nõng cao kh nng cnh tranh ca Cụng ty bỏnh ko Hi H-Kotobuki- -25- PHN II THC TRNG KH NNG CNH TRANH CA CễNG TY LIấN DOANH TRCH NHIM... cao nht ca doanh nghip L nhng ngi vch ra chin lc, trc tip iu hnh, t chc thc hin cụng vic Kinh doanh ca doanh nghip Cỏc cụng ty c phn, doanh nghip ln, ngoi ban giỏm c cũn cú hi ng qun tr Hi ng qun tr l i din cho cỏc ch s hu doanh nghip, quyt nh mi phng hng vn trong hot ng sn xut Kinh doanh ca cụng ty -Mt s gii phỏp nhm nõng cao kh nng cnh tranh ca Cụng ty bỏnh ko Hi H-Kotobuki- -23- Cỏc thnh viờn trong. .. cnh tranh cao i vi sn phm sn xut, m doanh nghip cung ng trờn th trng Khi nn kinh t tng trng vi tc cao thỡ hiu qu Kinh doanh i vi cỏc doanh nghip l cao, kh nng tớch t v tp trung t bn ln, h s u t v phỏt trin sn xut vi tc cao Nh vy, nhu cu v t liu sn xut li tng - T giỏ hi oỏi v giỏ tr ca ng tin trong nc cú tỏc dng nhanh chúng v sõu sc i vớ tng quc gia núi chung v tng doanh nghip núi riờng, nht l trong. .. lý, cú s hiu bit v Kinh doanh thỡ s l mt li th rt ln cho doanh nghip Bi vỡ h l nhng ngi qun lý, theo dừi tỡnh hỡnh hot ng sn xut Kinh doanh ca doanh nghip Doanh nghip s cú thun li khi i ngũ cỏn b y nhit huyt Mt khỏc cỏc cỏn b qun lý vi nhng trỡnh hiu bit khỏc nhau cú th to ra nhiu ý tng sỏng to trong chin lc kinh doanh, phự hp vi s phỏt trin v kh nng ca doanh nghip c- Cỏn b qun lý trung gian v cỏc c... Sứcưép của cácư doanh nghiệp ư hiệnưtại Doanh nghiệp Sứcưép của cácưư sảnưphẩmưthayư thế Sứcưép của kháchưhàng a- Sc ép ca cỏc i th cnh tranh hin ti trong ngnh Cnh tranh gia cỏc doanh nghip hin cú trong ngnh l mt trong nhng yu t c bn phn ỏnh bn cht ca mụi trng ny S cú mt ca -Mt s gii phỏp nhm nõng cao kh nng cnh tranh ca Cụng ty bỏnh ko Hi H-Kotobuki- -20- cỏc i th cnh tranh chớnh trờn th trng v tỡnh hỡnh... kin nn kinh t m Nu ng ni t lờn giỏ, cỏc doanh nghip trong nc s gim kh nng cnh tranh th trng nc ngoi, vỡ khi ú giỏ bỏn ca hng hoỏ tớnh bng ng ngoi t s cao hn so vi i th cnh tranh ngoi nc Hn na, khi ng ni t lờn giỏ s khuyn khớch nhp khu vỡ giỏ hng nhp khu gim v nh vy kh nng cnh tranh ca cỏc doanh nghip trong nc gim Ngc li, khi ng ni t gim giỏ Kh nng cnh tranh ca cỏc doanh nghip tng c trờn th trng trong

Ngày đăng: 02/10/2015, 18:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Kết luận

  • Danh mục tài liệu tham khảo

  • Mục lục

  • Lời mở đầu

    • I- Cạnh tranh của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

    • II- Mục tiêu phát triển của Doanh nghiệp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan