BÀI dự THI vận DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để GIẢI QUYẾT các TÌNH HUỐNGTHỰC TIỄN DÀNH CHO học SINH THCS tình huống bạo lực học đường ở tuổi teen

13 9.4K 27
BÀI dự THI vận DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để GIẢI QUYẾT các TÌNH HUỐNGTHỰC TIỄN DÀNH CHO học SINH THCS tình huống  bạo lực học đường ở tuổi teen

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sở Giáo Dục và Đào Tạo Hà Nội Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Quốc Oai Trường : THCS Đông Yên Điện thoại: 0433 822 211 Email: c2donghung - qo@hanoiedu.vn BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNGTHỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THCS Tình huống: Bạo lực học đường ở tuổi teen Môn học chính được học sinh (HS) vận dụng trong giải quyết tình huống: Giáo Dục Công Dân. Các môn học tích hợp: Toán, Ngữ Văn, Sinh học, Lịch sử, Tin học. Họ và tên học sinh: Đỗ Thị Hiền Ngày sinh: 28/2/2000 Năm học: 2014 – 2015 Lớp: 9A Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở 1. Tên tình huống: Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau, đặc biệt là tuổi teen. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở HS nam mà còn cả ở HS nữ, làm xấu đi hình ảnh nhà trường, nơi mà tính tốt đẹp, nhân văn cần được đề cao, nó cũng ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Vì vậy, đây là vấn đề bức thiết trong xã hội cần được giải quyết. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: Để có những cái nhìn chân thực, sự đánh giá đúng đắn, nhận xét về hành vi bạo lực học đường. Từ đó đưa ra những giải pháp, những kiến nghị đề xuất tới từng cá nhân và tập thể, đặc biệt là các bạn học sinh nhằm chấm dứt hiện tượng “xấu” ở thế hệ trẻ, nâng cao nhận thức, lối sống của toàn nhân loại, góp phần thúc đẩy một tương lai tươi sáng, kĩ năng sống cho những bạn HS tuổi teen. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Phân tích thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của bạo lực học đường và giải pháp cho vấn đề. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: - Xác định kế hoạch điều tra. - Tiến hành nghiên cứu thực tế. - Tổng hợp các kết quả, đánh giá nghiên cứu, đề xuất kiến nghị đối với các cá nhân tiêu biểu là HS, các tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường… - Áp dụng các môn học vào việc giải quyết tình huống: Toán: Thống kê. Ngữ Văn: Thuyết minh, Nghị luận, Kĩ năng viết bài, Ngôn từ. Sinh học: Tâm lí tuổi mới lớn. Lịch sử: Truyền thống đoàn kết của nhân dân ta. Tin học: Chương 4: Soạn thảo văn bản (SGK 6). Giáo Dục Công Dân: Tôn trọng kỉ luật(bài 5 SGK 6 trang 12); Lễ độ (bài 4 SGK 6 trang 9); Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (bài 16 SGK 6); Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (bài 12 SGK 6 trang 29); Tôn trọng người khác (bài 3 SGK 8 trang 9); Tự chủ (bài 2 SGK 9 trang 7); Lịch sự, tế nhị (bài 9 SGK 6 trang 21), Khoan dung. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Trước tiên là việc nghiên cứu trên cơ sở lí thuyết. Đỗ Thị Hiền Page 2 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở a. Tiến hành nghiên cứu về mặt lí thuyết: - Khái niệm bạo lực học đường: - Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. - Các hậu quả của bạo lực học đường về mặt khoa học đối với thế hệ tuổi teen. - Tìm hiểu trên các nguồn thông tin khác nhau về vấn đề bạo lực tại các địa phương khác và các giải pháp đối với vấn đề này. b. Tiến hành nghiên cứu trong thực tiễn: *Thực trạng: Bạo lực học đường - một “mảng tối” trong trường học, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người. Những hành vi ấy hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, xâm nhập và lan rộng ở hầu hết các mái trường THCS tại Việt Nam. Do đó đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng của toàn xã hội đáng được quan tâm. Theo số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc HS đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 HS thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có HS đánh nhau ..Thật khủng khiếp! Đỗ Thị Hiền Page 3 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực không chỉ đơn giản chỉ là các nam sinh mà nay hot nhất chính là clip của các nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội, nữ sinh bị đánh gây xôn xao và được dư luận đề cập nhiều nhất gần đây với đoạn clip dài chưa quá 2phút; Ở TPHCM, Nghệ An… HS có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…Tại TP.HCM, 2 nam HS (1 em lớp 7, 1 em lớp 9) trường THCS Nguyễn Huệ Q.4 xích mích khi chát với nhau trên mạng dẫn đến đâm nhau trong ngày tổng kết trường, khiến 1 em bị thương nặng hay 1 nữ HS lớp 9 trường THCS Nguyễn Công Trứ dùng dao lam"xả" lên mặt nữ sinh trường khác. Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức. Và ngay tại trường THCS Đông Yên mới đây thôi cũng đã có những “trận” bạo lực học đường của các bạn HS, chủ yếu là khối 8, 9. Các HS nữ khối 9 với tên gọi “Bang cướp biển” đã ngang nhiên bắt nạt một em nữ sinh lớp 8 bằng những tràng “tớp tay” liên tiếp vào mặt em. Hay nghiêm trọng hơn, thật nghuy hiểm khi HS mang dao đến lớp để “đánh nhau” – một HS nam đã cầm con dao chém vào cánh tay trái vào bạn nam sinh khác, may rằng chỉ thương tích bên ngoài…những HS ấy đều có sự tính toán, sắp đặt; nếu nhà trường không phát hiện và can thiệp kịp thời, HS yếu hơn sẽ tiếp tục nhờ bạn bè trong trường thậm chí nhờ sự hỗ trợ của người thân trong gia đình để đánh “trả thù”. *Nguyên nhân: Lứa tuổi học sinh THCS có những biến đổi cơ bản về mặt sinh vật học dẫn đến sự thay đổi về mặt tâm lý. Quá trình hình thành nhân cách của HS THCS không phải bao giờ cũng diễn ra một cách phẳng lặng mà có nhiều phức tạp, đầy mâu thuẫn và đây được xem là lứa tuổi có những “khủng hoảng trầm trọng”. Cùng với sự trưởng thành chung, các bạn trẻ ngày càng muốn được khẳng định mình trong tập thể và trong xã hội. Nhưng do còn “non nớt”, thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử, quan hệ nên sẽ dễ có những thái độ, cách Đỗ Thị Hiền Page 4 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở ửng xử không đúng chuẩn mực xã hội, và tất nhiên khó tránh khỏi những hành vi bạo lực ở thế hệ tuổi teen. Vậy nguyên nhân là? • Tác động của môi trường ngoài: Có tác động mạnh mẽ đến hầu hết học sinh, chi phối nhận thức, hành vi của giới trẻ đó là môi trường xã hội đang bị “ô nhiễm” nghiêm trọng: phim ảnh bạo lực, trò chơi điện tử và các game đầy màu sắc bạo lực, văn hóa phẩm xấu… tràn lan, khó lòng kiểm soát hết được. Môi trường xã hội bị “ô nhiễm” thì chắc hẳn bản thân các bạn cũng ít nhiều bị ảnh hưởng theo, bởi lứa tuổi này là lứa tuổi bắt đầu muốn tự khám phá, ưa bắt chước, muốn khẳng định “cái tôi” của mình và hành động bộc phát, không có định hướng. Nhìn chung ở gia đình và trong nhà trường, người lớn vì nhiều lý do, không phải ai cũng là người luôn quan tâm, tâm sự, chia sẻ, có những định hướng và dẫn dắt thế hệ trẻ một cách kịp thời. Tác động xấu của môi trường xã hội cộng với sự thiếu quan tâm, định hướng kịp thời của người lớn, cha mẹ chạy theo kinh tế, thầy cô chạy theo giờ hành chính, dễ làm cho các em tiêm nhiễm cái xấu, dẫn đến hành vi bạo lực là điều khó tránh khỏi. Khảo sát về thái độ quan tâm của cha mẹ khi con cái mình có hành vi bạo lực cũng là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng tới diễn biến tâm lí và việc điều chỉnh hành vi của các bạn HS. Kết quả thật đáng buồn: 47,7% bị cha mẹ “mắng chửi và đánh”; 9,4% cha mẹ “khuyên bảo nhẹ nhàng”; 6,3% yêu cầu phải “xin lỗi”; và có đến 42,6% cha mẹ không quan tâm đền hành vi ấy. Những điều này đã gióng lên hồi chuông báo động về vai trò của cha mẹ, chính sự thờ ơ, vô cảm vô trách nhiệm đã “nuôi dưỡng” hiện tượng bạo lực học đường. Tiếp đó, các giá trị xã hội đang thay đổi. Thế hệ trẻ chưa được giáo dục một cách bài bản nên có những giá trị ảo không phù hợp với chuẩn mực xã hội. Khảo sát cho thấy, có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cớ gây ra xung đột: thích thì đánh 24%; bị khiêu khích nên đánh 16%; đánh vì lý do tình cảm 13,3%. Đáng lo ngại hơn, người khác nhờ đánh 20%; chẳng có lý do gì cũng đánh 12%. Còn phải kể thêm một yếu tố thúc đẩy hành vi bạo lực học đường là sự cổ vũ của bạn bè, nam cũng có mà nữ cũng có. Với câu hỏi “khi đánh nhau với HS Đỗ Thị Hiền Page 5 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở khác bạn thường dùng hình thức nào là chủ yếu?” thì có tới 1/2 số em cho biết thường đánh tập thể. Cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi HS mà có tính nhóm bạn, nghĩa là đa số HS coi việc đánh nhau là chuyện bình thường. Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, 1/3 không sử dụng phương tiện nào, có thể túm tóc, cào xé, lăng nhục.. đưa lên web nên bạo lực ngày càng xuất hiện ở tuổi teen. • Chính nội tâm các bạn trẻ: Sự tranh chấp hơn thua, thiếu nhường nhịn, thường hay háu thắng, thích chứng tỏ bản thân “lên mặt”.Thái độ giận dữ, bốc đồng gây ra hành động bạo lực học đường. *Hậu quả: • Ảnh hưởng đến bản thân học sinh: Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả không hay. Không ít những vụ bạo lực gây tổn thương nghiêm trọng về mặt thể xác. Nhẹ nhàng có thể là những vết bầm tím nhưng cũng có thể là những thương tích nặng phải vào bệnh viện. Tồi tệ hơn khi cướp đi sinh mạng của những HS vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình. Những bạn trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Họ không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành và rất dễ bị trầm cảm, luôn có cảm giác thấp kém. Kể cả bạn chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến HS cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không hề bị trừng trị thì những bạn chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai. Nhiều nghiên cứu thực hiện ở các nước Bắc Mỹ, một số nước Châu Âu, và Châu Á đã cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi thường xuyên bắt nạt người khác ở thời niên thiếu của một cá nhân với những hành vi phạm Đỗ Thị Hiền Page 6 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở pháp hoặc thiếu khả năng duy trì những mối quan hệ tốt sau này khi trưởng thành. Đồng thời, một học sinh bị bắt nạt thường xuyên có thể đi đến tự tử hoặc nổi loạn để trả thù. Nghiêm trọng hơn là hậu quả của những hành vi bạo lực tình dục. Không chỉ tổn thương về thể chất, mà tổn thương tinh thần cũng rất khó khắc phục. Khủng hoảng tâm lý, suy sụp tinh thần, hoảng loạn, có xu hướng muốn tự tử, nhận thức lệch lạc về giới tính, ác cảm về vấn đề tình bạn – tình yêu hay nhận thức sai lầm về cuộc sống, muốn trả thù đời hoặc đi tìm sự quên lãng trong những tệ nạn khác là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tổn hại từ bạo lực tình dục ảnh hưởng lâu dài, dai dẳng, mà khi tuổi còn nhỏ, các bạn chưa hình dung được hết. Đến khi lập gia đình, trưởng thành thì nỗi ám ảnh này vẫn đeo bám, gây bất hạnh cho cuộc sống của nạn nhân. Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời. Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học, vi phạm quyền trẻ em, quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏa, nhân phẩm, danh dự. Từ đó, tương lai của các HS rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan. Đặc biệt, những bạn có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những bạn khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy. • Ảnh hưởng đến gia đình: Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ không thể làm cho các bậc phụ huynh vừa lòng. Nếu con đánh nhau với bạn, bị nhà trường xử phạt, bị cha mẹ nạn nhân lên tiếng thì cách xử lý phổ biến nhất được các bậc cha mẹ lựa chọn là chửi mắng, trách móc, thậm chí là đánh đập con mình. Điều đó Đỗ Thị Hiền Page 7 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở đồng nghĩa với việc họ gieo thêm vào đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng hơn nếu như cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý và giáo dục con. Không ai chịu nhận lỗi về mình, vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn với nhau chỉ vì con cái. Không những thế nếu những hành vi bạo lực của HS để lại hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác thì gia đình phải mất thêm một khoản tài chính lớn để giải quyết hậu quả. Đó là chưa kể, gần đây có những vụ bạo lực học đường đã dẫn tới những cái chết thương tâm của những HS vô tội. Nỗi đau đó đối với bất cứ gia đình nào cũng không thể bù đắp được. Trước thực trạng bạo lực học đường trở nên nghiêm trọng thì sự lo lắng của các bậc phụ huynh càng được đẩy lên cao. Không chỉ lo lắng cho việc học mà còn lo lắng cho sự an toàn của con cái, lo lắng cho tương lai và cả tính mạng của con mình. • Ảnh hưởng đến nhà trường: Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm. Người lớn, cả thầy cô lẫn cha mẹ, có khi không hay biết, có khi xem đó như là một phần tự nhiên của tuổi mới lớn nên để các em tự giải quyết (trừ khi những hành vi này đi đến thái quá) mà không biết rằng những hành vi bạo lực được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra những tổn thương thể chất hoặc tâm lý cho nạn nhân, và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung vì HS không cảm nhận được sự an toàn ngay trong chính ngôi trường của mình. Đã có không ít bạn từ chối đến trường vì sợ bị bạn bè trêu chọc, đánh đập. Điều đó cho thấy môi trường nhà trường không còn tính lành mạnh, sự hấp dẫn và là nỗi sợ hãi của HS. Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô. • Ảnh hưởng đến xã hội: Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Nho giáo với những lễ nghi, phép tắc và chuẩn mực đạo đức. Chính nhờ những lễ nghi, phép tắc đó mà xã hội luôn được ổn dịnh. Những nét văn hóa ấy đã ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi người dân Việt với sự tôn trọng lễ nghĩa giữa cha con, anh em, thầy trò, bằng hữu. Thế nhưng, kể từ khi đất nước chuyển hướng theo cơ chế kinh tế thị trường, cùng với đó là xu thế toàn cầu hóa, đất nước mở cửa hội nhập thì những nét văn hóa truyền thống đã dần thay đổi. Những chuẩn Đỗ Thị Hiền Page 8 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở mực đạo đức quý giá ấy đã dần bị phai nhạt, thay vào đó là những nét văn hóa hiện đại, lai căng. Sự tiếp biến văn hóa là điều không thể tránh khỏi, thế nhưng để những nét văn hóa không phù hợp du nhập vào và làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp là những điều không nên. Giờ đây, có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, thậm chí đánh thầy ngay trên bục giảng đến mức ngất xỉu; bạn bè đánh đấm, đâm chém nhau xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động. Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã hội thì hành vi bạo lực chốn học đường cũng đã là một phần không nhỏ làm mất trật tự xã hội. Những vụ bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên nhà trường mà phần lớn còn xảy ra ở bên ngoài nhà trường. Những vụ bạo lực học đường có thể là giữa một HS với một HS những cũng có thể là những hành vi “đánh hội đồng” và cả những vụ bạo lực học đường có sự tham gia của những người ngoài, vì thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra không phải là nhỏ. Một khi những vụ bạo lực học đường diễn ra thì nó đã làm cho môi trường xã hội không còn tính lành mạnh, nếu không có những biện pháp ngãn chặn thì sự “ô nhiễm môi trường xã hội” này sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến đời sống, văn hóa xã hội của cả một quốc gia, là hồi chuông cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ và tương lai của đất nước, sẽ còn tốn nhiều thời gian, công sức, của cải để chúng ta giải quyết vấn nạn bạo lực học đường. *Giải pháp: Việc dẫn dắt, định hướng cho HS lứa tuổi teen là rất quan trọng. Sự hỗ trợ từ ba môi trường giáo dục sẽ giúp các bạn nâng cao tầm hiểu biết và có khả năng tự giải quyết vấn đề của bản thân. • Đối với gia đình: Trong gia đình, ông bà, cha mẹ là những người thầy đầu tiên của con em mình. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của HS. Sẽ rất nguy hại nếu học sinh chịu ảnh hưởng từ một nền giáo dục khiếm khuyết của gia đình. Chính vì thế, người lớn trong mỗi gia đình cần phải có nhận thức đầy đủ và đúng đắn trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và với con em mình nói riêng. Trước hết, mỗi gia đình phải có trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục gia đình sao cho con em phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm Đỗ Thị Hiền Page 9 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở mỹ. Các bậc phụ huynh phải chú trọng đến vấn đề nêu gương, tạo bầu không khí tâm lý thuận tiện, tạo mọi điều kiện để mọi thành viên trong gia đình san sẻ tình cảm với nhau. Bên cạnh đó, gia đình cần phải luôn luôn, sẵn sàng hợp tác với nhà trường. Gia đình tích cực liên hệ với nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, cung cấp thông tin về hoạt động tu dưỡng của con em mình ở gia đình cho nhà trường, cùng trao đổi với nhà trường để tìm giải pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong vấn đề giáo dục học sinh. • Đối với nhà trường: Mỗi HS bước vào môi trường giáo dục ở nhà trường với một tâm thế khác nhau tùy theo ảnh hưởng của giáo dục gia đình đến các em. Vì vậy, nhà trường phải liên kết, phối hợp với gia đình làm sao cho có thể đảm bảo được tính thống nhất toàn vẹn của quá trình giáo dục, tạo được sự tác động đồng bộ đến việc hình thành và phát triển nhân cách của HS. Quan tâm đầu tư cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện cho HS và tham gia, phát huy vai trò, trách nhiệm. Tổ chức, tuyên truyền không bạo lực học đường bằng nhiều hình thức. Giúp HS nắm rõ nhiệm vụ của bản thân, đặc biệt là liên quan đến pháp luật khi xảy ra bạo lực. • Đối với các tổ chức đoàn thể: + Đoàn, Đội cần quan tâm đầu tư, tổ chức nhiều họat động tập thể, tạo điều kiện cho học sinh phát huy khả năng của mình. + Quan tâm xây dựng, bồi dưỡng lực lượng nòng cốt trong đội viên. Đỗ Thị Hiền Page 10 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở - Đối với xã hội: Các ngành, các cấp cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong vấn đề quản lý, ngăn chặn có hiệu quả những hoạt động gây “ô nhiễm” môi trường xã hội, đặc biệt là thông tin trên mạng, góp phần tạo ra sự thân thiện, lành mạnh, văn minh của xã hội. • Đối với Học Sinh: Quan trọng chính do bản thân mỗi HS, có ý thức, tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình, biết tự chủ, tôn trọng người khác. Giữ lễ độ, tế nhị trong kĩ năng giao tiếp, phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc trong lịch sử. c. Thuyết minh các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: * Lập phiếu điều tra : + Hình thức bạo lực. + Thái độ quan tâm của cha mẹ khi con đánh nhau. + Ý kiến của HS về bạo lực học đường. * Tiến hành phỏng vấn: + Đối tượng: phụ huynh, giáo viên, HS. + Phạm vi: phỏng vấn trên địa bàn huyện. + Hình thức: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra. - Phương pháp tham khảo ý kiến: TS Nguyễn Thị Bích Hồng-Phó trưởng khoa tâm lý trường ĐHSP TP HCM, PGS.TS Trần Tuấn Lộ-Trưởng khoa tâm lý ĐH Văn Hiến, TS Đinh Phương Đỗ Thị Hiền Page 11 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở Duy, TS Nguyễn Tùng Lâm-Chủ tịch hội tâm lý giáo dục TP Hà Nội, thầy cô trường THCS Đông Yên. - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn: Trực tiếp điều tra trên địa bàn, tìm hiểu tình hình bạo lực học đường để có những nhận xét đánh giá khách quan, chính xác về thực trạng. - Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu. Các tư liệu, nguồn thông tin sử dụng: - Sách địa phương, Sách giáo khoa. -http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hoc-tro-nghien-cuu-ve-bao-luchoc-duong-703898.htm -http://www.trithucsangtao.vn/de-giam-bao-luc-hoc-duong-570.html http://dantri.com.vn/su-kien/bon-phuong-thuoc-tri-bao-luc-hoc-duong432151.htm -http://vietbao.vn/vi/The-gioi-giai-tri/Bao-luc-hoc-duong-deo-bam-nusinh/55289719/412/ -http://www.tinmoi.vn/tag/b%E1%BA%A1o-l%E1%BB%B1c-h%E1%BB %8Dc-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng -http://binhlong.binhphuoc.gov.vn/3cms/dien-dan-thieu-nhi-voi-bao-luc-hocduong.htm -Bạo lực học đường – Wikipedia tiếng Việt vi.wikipedia.org/wiki/Bạo_lực_học_đường -http://hoconlinecungmocque.com/thu-vien/Ky-nang-X-Dung-van-hoa-GDinh/Bai-Thu-Hoach-BAI-VIET-VE-BAO-LUC-HOC-DUONG-53/ -http://htu.edu.vn/bo-mon-tam-ly-giao-duc/bao-luc-hoc-duong-va-nhung-hauqua.html -http://sgddt.tiengiang.gov.vn/SGD/68/993/1927/43732/Nghien-cuu/Bao-luchoc-duong-va-giai-phap-ngan-chan.aspx Các Thiết bị sử dụng: - Máy tìm kiếm google (máy vi tính). 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống này sẽ giúp học sinh chúng em học tập biết vận dụng học đi đôi với hành. Thấy được việc học tập vận dụng vào thực tế có hiệu quả, do đó kích thích được việc học tập tốt hơn, …. Các giải pháp được thực hiện sẽ có ý nghĩa mang lại một môi trường văn minh, Đỗ Thị Hiền Page 12 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở thanh lịch. Không chỉ cho nhà trường “tiên học lễ, hậu học văn” mà còn cho chính các bạn HS tạo được lối sống lành mạnh, tích cực. Góp phần hạn chế hiện tượng bạo lực học đường, đảm bảo tính thân thiện của xã hội. Đồng thời nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề này. Đỗ Thị Hiền Page 13 [...]... văn minh, Đỗ Thị Hiền Page 12 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở thanh lịch Không chỉ cho nhà trường “tiên học lễ, hậu học văn” mà còn cho chính các bạn HS tạo được lối sống lành mạnh, tích cực Góp phần hạn chế hiện tượng bạo lực học đường, đảm bảo tính thân thi n của xã hội Đồng thời nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề... -http://sgddt.tiengiang.gov.vn/SGD/68/993/1927/43732/Nghien-cuu/Bao-luchoc-duong-va-giai-phap-ngan-chan.aspx Các Thi t bị sử dụng: - Máy tìm kiếm google (máy vi tính) 6 Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống này sẽ giúp học sinh chúng em học tập biết vận dụng học đi đôi với hành Thấy được việc học tập vận dụng vào thực tế có hiệu quả, do đó kích thích được việc học tập tốt hơn, … Các giải pháp được thực hiện sẽ có ý nghĩa.. .Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở - Đối với xã hội: Các ngành, các cấp cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong vấn đề quản lý, ngăn chặn có hiệu quả những hoạt động gây “ô nhiễm” môi trường xã hội, đặc biệt là thông tin trên mạng, góp phần tạo ra sự thân thi n, lành mạnh, văn minh của xã hội • Đối với Học Sinh: Quan... Thị Hiền Page 11 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở Duy, TS Nguyễn Tùng Lâm-Chủ tịch hội tâm lý giáo dục TP Hà Nội, thầy cô trường THCS Đông Yên - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn: Trực tiếp điều tra trên địa bàn, tìm hiểu tình hình bạo lực học đường để có những nhận xét đánh giá khách quan, chính... Ý kiến của HS về bạo lực học đường * Tiến hành phỏng vấn: + Đối tượng: phụ huynh, giáo viên, HS + Phạm vi: phỏng vấn trên địa bàn huyện + Hình thức: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra - Phương pháp tham khảo ý kiến: TS Nguyễn Thị Bích Hồng-Phó trưởng khoa tâm lý trường ĐHSP TP HCM, PGS.TS Trần Tuấn Lộ-Trưởng khoa tâm lý ĐH Văn Hiến, TS Đinh Phương Đỗ Thị Hiền Page 11 Bài dự thi vận dụng kiến thức. .. thân mỗi HS, có ý thức, tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình, biết tự chủ, tôn trọng người khác Giữ lễ độ, tế nhị trong kĩ năng giao tiếp, phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc trong lịch sử c Thuyết minh các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: * Lập phiếu điều tra : + Hình thức bạo lực + Thái độ quan... -http://binhlong.binhphuoc.gov.vn/3cms/dien-dan-thieu-nhi-voi-bao-luc-hocduong.htm -Bạo lực học đường – Wikipedia tiếng Việt vi.wikipedia.org/wiki /Bạo_ lực _học_ đường -http://hoconlinecungmocque.com/thu-vien/Ky-nang-X-Dung-van-hoa-GDinh/Bai-Thu-Hoach-BAI-VIET-VE-BAO-LUC-HOC-DUONG-53/ -http://htu.edu.vn/bo-mon-tam-ly-giao-duc/bao-luc-hoc-duong-va-nhung-hauqua.html -http://sgddt.tiengiang.gov.vn/SGD/68/993/1927/43732/Nghien-cuu/Bao-luchoc-duong-va-giai-phap-ngan-chan.aspx... tổng hợp số liệu Các tư liệu, nguồn thông tin sử dụng: - Sách địa phương, Sách giáo khoa -http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hoc-tro-nghien-cuu-ve-bao-luchoc-duong-703898.htm -http://www.trithucsangtao.vn/de-giam-bao-luc-hoc-duong-570.html http://dantri.com.vn/su-kien/bon-phuong-thuoc-tri-bao-luc-hoc-duong432151.htm -http://vietbao.vn/vi/The-gioi-giai-tri/Bao-luc-hoc-duong-deo-bam-nusinh/55289719/412/ .. .Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải tình thực tiễn dành cho học sinh trung học sở Tên tình huống: Tình trạng bạo lực trường học diễn nóng bỏng khắp giới tất cấp học, lớp học khác... minh tiến trình giải tình huống: Trước tiên việc nghiên cứu sở lí thuyết Đỗ Thị Hiền Page Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải tình thực tiễn dành cho học sinh trung học sở a Tiến hành... Hiền Page Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải tình thực tiễn dành cho học sinh trung học sở ửng xử không chuẩn mực xã hội, tất nhiên khó tránh khỏi hành vi bạo lực hệ tuổi teen Vậy

Ngày đăng: 02/10/2015, 14:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Các hậu quả của bạo lực học đường về mặt khoa học đối với thế hệ tuổi teen.

  • - Tìm hiểu trên các nguồn thông tin khác nhau về vấn đề bạo lực tại các địa phương khác và các giải pháp đối với vấn đề này.

  • b. Tiến hành nghiên cứu trong thực tiễn:

  • *Thực trạng:

  • Bạo lực học đường - một “mảng tối” trong trường học, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người. Những hành vi ấy hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, xâm nhập và lan rộng ở hầu hết các mái trường THCS tại Việt Nam. Do đó đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng của toàn xã hội đáng được quan tâm.

  • Theo số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc HS đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 HS thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có HS đánh nhau ..Thật khủng khiếp!

  • Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực không chỉ đơn giản chỉ là các nam sinh mà nay hot nhất chính là clip của các nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội, nữ sinh bị đánh gây xôn xao và được dư luận đề cập nhiều nhất gần đây với đoạn clip dài chưa quá 2phút; Ở TPHCM, Nghệ An… HS có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…Tại TP.HCM, 2 nam HS (1 em lớp 7, 1 em lớp 9) trường THCS Nguyễn Huệ Q.4 xích mích khi chát với nhau trên mạng dẫn đến đâm nhau trong ngày tổng kết trường, khiến 1 em bị thương nặng hay 1 nữ HS lớp 9 trường THCS Nguyễn Công Trứ dùng dao lam"xả" lên mặt nữ sinh trường khác. Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.

  • - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.

  • - Phương pháp điều tra, phỏng vấn:

  • * Lập phiếu điều tra :

  • + Hình thức bạo lực.

  • + Thái độ quan tâm của cha mẹ khi con đánh nhau.

  • + Ý kiến của HS về bạo lực học đường.

  • * Tiến hành phỏng vấn:

  • + Đối tượng: phụ huynh, giáo viên, HS.

  • + Phạm vi: phỏng vấn trên địa bàn huyện.

  • + Hình thức: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra.

  • - Phương pháp tham khảo ý kiến:

  • TS Nguyễn Thị Bích Hồng-Phó trưởng khoa tâm lý trường ĐHSP TP HCM, PGS.TS Trần Tuấn Lộ-Trưởng khoa tâm lý ĐH Văn Hiến, TS Đinh Phương Duy, TS Nguyễn Tùng Lâm-Chủ tịch hội tâm lý giáo dục TP Hà Nội, thầy cô trường THCS Đông Yên.

  • - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan