công tác thi hành án dân sự tại huyện lập vò, tỉnh đồng tháp – bất cập và hướng hoàn thiện

65 506 0
công tác thi hành án dân sự tại huyện lập vò, tỉnh đồng tháp – bất cập và hướng hoàn thiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA 2011 - 2015 ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI HUYỆN LẬP VÒ, TỈNH ĐỒNG THÁP – BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN Giáo viên hướng dẫn: Thân Thị Ngọc Bích Bộ môn Tư Pháp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Minh MSSV:5117406 Lớp: Tư Pháp K37 Cần Thơ, Tháng 11/2014 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN -----…………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN -----…………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLTTDS HĐTP Bộ luật Tố tụng dân sự Hội đồng Thẩm phán HĐND HTND Hội đồng nhân dân Hội thẩm nhân dân NQHĐTP TTDS TAND Nghị quyết Hội đồng thẩm phán Tố tụng dân sự Tòa án nhân dân UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội UBND Ủy Ban Nhân Dân THADS Thi hành án dân sự LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2 5. Kết cấu của luận văn.................................................................................................2 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ....................3 1.1. Khái niệm chung..................................................................................................3 1.1.1. Khái niệm pháp luật thi hành án dân sự...........................................................3 1.1.2. Khái niệm quan hệ pháp luật thi hành án dân sự..............................................4 1.1.3. Khái niệm thi hành án dân sự ..........................................................................5 1.2. Đặc điểm của thi hành án dân sự ........................................................................7 1.3. Thành phần của quan hệ pháp luật về thi hành án dân sự................................8 1.3.1. Chủ thể............................................................................................................8 1.3.2. Khách thể........................................................................................................9 1.3.3. Nội dung .......................................................................................................11 1.4. Vai trò của thi hành án dân sư..........................................................................11 1.4.1. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, các tổ chức và cá nhân...........11 1.4.2. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế ...........................................................................12 1.4.3. Bảo vệ quyền và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực thi hành án dân sự.................................................................................................................13 1.4.4. Góp phần giữ gìn trật tự, kỹ cương, an toàn xã hội ........................................13 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ........................................................................................................................15 2.1. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự ................................................................15 2.1.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án dân sự.....................................15 2.1.2. Cơ quan thi hành án dân sự ...........................................................................16 GVHD: Thân Thị Ngọc Bích SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện 2.1.2.1. Cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện...................................................16 2.1.2.2. Cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh ......................................................16 2.1.3. Chấp hành viên .............................................................................................16 2.2. Thủ tục thi hành án dân sự ...............................................................................18 2.2.1. Cấp, chuyển giao bản sao bản án, quyết định ................................................20 2.2.2. Quyền yêu cầu thi hành án, Thời hiệu thi hành án .........................................20 2.2.3. Chủ động ra quyết định thi hành án, ra quyết định thi hành án. .....................21 2.2.4. Tổ chức thi hành án.......................................................................................22 2.2.5. Hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, đình chỉ thi hành án ...................25 2.2.6. Kết thúc thi hành án ......................................................................................33 CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN HUYỆN LẤP VÒ - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN........................................................38 3.1. Thực tiễn thi hành án dân sự ở huyện Lấp Vò.................................................38 3.1.1. Khái quát về Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lấp Vò ...............................38 3.1.2. Khái quát về hoạt động Tư pháp huyện Lấp Vò.............................................39 3.1.3. Về tổ chức bộ máy các cơ quan thi hành án dân sự ở huyện Lấp Vò..............40 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động thi hành án dân sự huyện Lấp Vò ..............................................................................................................................40 3.2.1. Những thuận lợi ............................................................................................40 3.2.2. Những khó khăn............................................................................................43 3.2.2.1. Những tồn tại và hạn chế ........................................................................43 3.2.2.2. Nguyên nhân ..........................................................................................43 3.2.3. Một số vụ điển hình ......................................................................................44 3.3. Giải pháp hoàn thiện .........................................................................................48 3.3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về thi hành án dân sự...52 KẾT LUẬN ..................................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................56 GVHD: Thân Thị Ngọc Bích SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động THA nói chung và hoạt động THADS nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mọi phương diện của đời sống. Về mặt Nhà nước, thi hành án là một trong những phương thức thực hiện quyền lực, giữ vững kỷ cương phép nước, bảo vệ lợi ích của nhân dân. Đối với đời sống xã hội, THA góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các cơ quan tổ chức và mọi công dân, tạo niềm tin vững chắc của nhân dân đối với pháp luật của quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Hiến pháp 2013 khẳng định: “Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.1 Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác này, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu trong những năm tới chuyển biến mạnh mẽ trong công tác THADS, nâng cao hiệu quả công tác THA, giải quyết căn bản tình trạng án tồn đọng. Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan THADS, nâng cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan THA”. Nhiều năm qua, Chính phủ đã xác định công tác THADS là một trong những trọng tâm và đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này. Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, vô số các quan hệ giao dịch được phát sinh dẫn đến các tranh chấp cũng nhiều hơn, số lượng công việc mà các cơ quan tư pháp phải giải quyết vì thế cũng ngày càng tăng, và tính chất cũng phức tạp hơn. Trong những năm qua, công tác THADS ở huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng lâu năm đã được tổ chức thi hành dứt điểm; một số án có tính chất phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế, trật tự an toàn xã hội cũng được chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo. Kết quả đạt được phản ánh sự cố gắng, nổ lực của toàn nghành tư pháp nói chung, cũng như đội ngũ cán bộ THADS nói riêng, sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các nghành hữu quan trong việc thực hiện pháp luật thi hành án dân sự. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiệu quả của công tác THA ở huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp vẫn còn là vấn đề phải bàn luận. Trong công tác THADS những năm qua số án tồn đọng vẫn còn nhiều, với số lượng lớn ngày càng tăng, án xếp vào diện không có điều kiện thi hành chiếm tỉ lệ lớn, nhiều vụ việc kéo dài đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm đòi hỏi phải có giải pháp tháo gỡ những ách tắc trong hoạt động THADS. 1 Điều 106 Hiến pháp 2013 GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 1 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện Từ những lý do trên, người viết đã lựa chọn đề tài: “ Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung làm rõ thực tiễn công tác THADS ở huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp, trên cơ sở đó góp phần đánh giá được thực trạng và tìm ra nguyên nhân dẫn đến án tồn đọng để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về THA và thực tiễn công tác THADS ở huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp hiện nay thông qua số liệu của cơ quan THADS huyện và các cơ quan liên quan đến THADS ở huyện Lấp Vò từ năm 2011 đến năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu luận văn là phương pháp duy vật biện chứng của triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Ngoài ra luận văn còn kết hợp các phương pháp như: logic, phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo sát thực tiễn. 5. Kết cấu của luận văn Đề tài: “Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp” ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính gồm: - Chương 1: Những vấn đề chung về thi hành án dân sự. - Chương 2: Quy định của pháp luật về công tác thi hành án dân sự. Chương 3: Những vấn đề tồn tại trong công tác thi hành án tại huyện Lấp Vò. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 2 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Thi hành án dân sự (sau đây xin gọi tắt là THADS) là một giai đoạn nhằm thực hiện những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Nhân dân trong cuộc sống, biến các quyết định của Tòa án trong những bản án, quyết định đó thành hiệu lực trong thực tế. 1.1. Khái niệm chung THADS là hoạt động thi hành bản án, quyết định dân sự: hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền- tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự; phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và quyết định của Trọng tài thương mại (sau đây gọi chung là bản án, quyết định).2 Đây là công đoạn cuối cùng trong hoạt động tư pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ việc của Tòa án nói riêng. Thông qua đã, bản án, quyết định của Tòa án được thi hành trên thực tế, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và Nhà nước được bảo vệ, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Có thể nói THA dân sự là một giai đoạn nhằm thực hiện những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân trong cuộc sống, biến các quyết định của Tòa án trong những bản án trở thành thực tế. 1.1.1. Khái niệm pháp luật thi hành án dân sự Pháp luật THADS là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định về dân sự, bao gồm các quy định về quyền, nghĩa vụ của người được THA, người phải THA, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan… Được quy định cụ thể từ Hiến pháp 2013, Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 01/11 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS… điều được coi là pháp luật THADS. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật THADS tuy còn những tồn tại nhất định, nhưng pháp luật THADS đã chuyển hóa được vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực của chính quyền, ý chí của nhân dân và đồng thuận của xã hội để tạo ra những chuyển biến tích cực về THADS. Hiện nay, Bộ luật THADS đang được gấp rút soạn thảo để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm khắc phục những bất hợp lý, tháo gỡ khó khăn tồn tại trong công tác THADS. Bộ luật THADS sau khi được thông qua sẽ là văn bản pháp luật vô cùng 2 Trương Thanh Hùng, “Giáo trình Luật tố tụng dân sự” , Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 2008, tr. 7 GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 3 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta. Lý do là một tranh chấp dù được giai quyết bằng quy phạm pháp luật thực chất là thông qua các về tố tụng thì cũng điều dẫn đến giai đoạn phải thi hành bản án của Tòa án. Bộ luật THADS xây dựng trên cơ sở quán triệt quan điểm chỉ đạo điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực về THA bảo đảm được nhiệm vụ quản lý nhà nước về THADS tập trung vào một đầu mối là Bộ tư pháp nhưng không tách rời sự quản lý, chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, đồng thời xã hội hóa một phần công tác THA là cơ sở pháp lý để tăng cường nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác THA nói riêng và ngành Tư pháp nói chung. Như vậy có thể hiểu “PLTHADS là hệ thống các quy tắc xư sự chung thẻ chế hóa đường lối chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện trên cơ sở giáo dục, thuyết phục, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình THADS”. 1.1.2. Khái niệm quan hệ pháp luật thi hành án dân sự Quan hệ pháp luật thi hành ấn dân sự là những quan hệ nảy sinh trong đời sống xã hội trong đó các chủ thể tham gia có những quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định và bảo đảm thưc hiện. Quan hệ pháp luật THADS là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội dưới tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được luật điều chỉnh. Quan hệ pháp luật thi hành án cũng là một quan hệ xã hội được luật thi hành án điều chỉnh. Cấu thành của một quan hệ pháp luật nói chung gồm 3 phần: chủ thể, khách thể, nội dung quan hệ. - Chủ thể: cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật. - Khách thể: là những gì các bên chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật này - Nội dung quan hệ pháp luật: quyền và nghĩa vụ của từng bên chủ thể - Về Chủ thể: chủ thể tham gia vào pháp luật quan hệ dân sự gồm có cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác (hộ gia đình, tổ hợp tác). - Về khách thể: khách thể của quan hệ pháp luật về thi hành án dân sự là mục đích mà đương sự đã yêu cầu cơ quan thi hành án phải thi hành theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật - Về nội dung: nội dung quan hệ trong quan hệ pháp luật thi hành án dân sự là các quyền và nghĩa vụ được nhà nước quy định cho các chủ thể khi họ tham gia vào các quan hệ pháp luật đó. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 4 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện 1.1.3. Khái niệm thi hành án dân sự THADS là một giai đoạn nhằm thực hiện những Bản án, Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản pháp lý vẫn chưa có điều luật nào nêu lên khái niệm cụ thể thế nào là THADS. Để làm rõ khái niệm THADS, trước tiên cần phải làm rõ khái niệm THA. THA là một hoạt động tư pháp do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định để đưa Bản án, Quyết định của Tòa án hoặc Quyết định khác theo quy định của pháp luật được thực hiện trên thực tế nhằm bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.3 Đối với lĩnh vực THADS, trước hết cần phải hiểu thi hành án dân sự là thực hiện các Bản án, Quyết định dân sự của Tòa án hoặc Quyết định khác do pháp luật quy định, trên thực tế. Đó là các Bản án, Quyết định dân sự được quy định tại Điều 375 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004: Điều 375. Những bản án, quyết định của Tòa án được thi hành 1. Những bản án, quyết định dân sự của Tòa án được thi hành là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm: a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; b) Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án; d) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. 2. Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị: a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Những Bản án, Quyết định ở khoản 1 vừa nêu không chỉ bao gồm những Bản án, Quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế mà còn bao gồm Quyết định dân sự, phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí trong Bản án, Quyết định của Tòa án về hình sự, Quyết định về phần tài sản 3 Xem, Th.s. Nguyễn Quan Thái,”Một số khái niệm về thi hành án và thi hành án dân sự ở Việt nam”, Dân chủ & Pháp luật, số 5 (158)-2005. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 5 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện trong Bản án, Quyết định của Tòa án về hành chính, Bản án, Quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, Quyết định của Trọng tài nước ngoài đã có Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt nam công nhận và cho thi hành tại Việt nam. Căn cứ để đưa ra thi hành Bản án, Quyết định của Tòa án được quy định tại Điều 376 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004: Điều 376. Căn cứ để đưa ra thi hành bản án, quyết định của Tòa án Bản án, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành khi có các căn cứ sau đây: 1. Bản án, quyết định được thi hành quy định tại Điều 375 của Bộ luật này; 2. Quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án có thẩm quyền. Như vậy, những Bản án, Quyết định được đưa ra thi hành bao gồm hai loại, đó là: Thứ nhất: những Bản án, Quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Đó là Bản án, Quyết định hoặc phần Bản án, Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Bản án, Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án; Bản án, Quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, Quyết định của Trọng tài nước ngoài đã có Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt nam công nhận và cho thi hành tại Việt nam. Thứ hai: những Bản án, Quyết định dân sự của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay. Đó là những Bản án, Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Để Bản án, Quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành phải thỏa mãn đồng thời hai căn cứ: thứ nhất, Bản án, Quyết định đó phải thỏa mãn những điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 375 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004; thứ hai: phải có Quyết định thi hành của cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền. Dưới góc độ lý luận, thi hành án dân sự hiện nay còn hai quan điểm khác nhau về nghĩa rộng và nghĩa hẹp về khái niệm “Dân sự”. Quan điểm thứ nhất cho rằng: khái niệm “Dân sự” trong thi hành án dân sự được hiểu là những Bản án, Quyết định liên quan đến tài sản và nhân thân phi tài sản như Bản án, Quyết định về giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự, hôn nhân và gia đình, và một số loại án khác có tính chất dân sự 4. Quan điểm như thế vì dựa trên cơ sở Điều 1 của Bộ luật dân sự năm 1995, theo đó quan hệ dân sự bao gồm quan hệ về tài sản và nhân thân phi tài sản phát sinh trong giao lưu dân sự. Quan điểm thứ hai cho rằng: khái niệm “Dân sự” ở đây phải được hiểu theo nghĩa 4 Xem, Th.s. Nguyễn Quan Thái, “Một số khái niệm về thi hành án và thi hành án dân sự ở Việt nam”, Dân chủ & Pháp luật, số 5 (158)-2005. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 6 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện rộng, đó không chỉ bao gồm các Bản án, Quyết định về giải quyết tranh chấp đối với các loại hợp đồng dân sự, hôn nhân và gia đình, và một số loại án khác có tính chất dân sự của Tòa án, mà còn bao gồm các Bản án, Quyết định khác do pháp luật quy định. Xung quanh vấn đề này có thể thấy pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, việc tổ chức thi hành các Bản án có nguồn gốc pháp luật về nội dung là luật tư (dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động) được thực hiện theo một thủ tục chung mà không có sự tách bạch căn bản về thực thi án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, thương mại, lao động 5. Người viết đồng tình với quan điểm thứ hai, bởi lẽ: theo quy định của pháp luật hiện hành, nhiều vụ việc có tính chất khác nhau, được giải quyết theo các trình tự khác nhau, nhưng đến giai đoạn thi hành án đều được áp dụng theo trình tự, thủ tục thi hành án dân sự đã nêu. Vì vậy, phạm vi thi hành án dân sự phải được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: Bán án, Quyết định dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình; quyết định về tài sản trong Bản án, Quyết định hình sự về bồi thường thiệt hại; Quyết định về tài sản và quyền tài sản trong Bản án, Quyết định hành chính; Bản án, Quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, Quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt nam công nhận và cho thi hành ở Việt nam. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm về thi hành án dân sự như sau: Thi hành án dân sự là hoạt động tư pháp do Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, để đưa Bản án, Quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc các Quyết định khác theo quy định của pháp luật được thực hiện trên thực tế, nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa6. 1.2. Đặc điểm của thi hành án dân sự - Thi hành án dân sự là hoạt động mang tính tài sản. Bản chất của các quan hệ dân sự là quan hệ mang tính tài sản chính vì thế mà quá trình thi hành án dân sự cũng mang tính tài sản. - Thi hành án dân sự là hoạt động mang tính định đoạt. Xuất phát từ quyền tự định đoạt của các chủ thể trong luật dân sự. Chủ thể có quyền được yêu cầu chủ thể khác thực hiện những hành vi nhất định hoặc không thực hiện những hành vi nhất định để đáp ứng lợi ích. - Thi hành án dân sự còn là hoạt động mang tính thỏa thuận. Pháp luật công nhận sự thỏa thuận tự nguyện của người được thi hành án và người phải thi hành án về việc 5 Xem, Th.s. Nguyễn Quan Thái, “Một số khái niệm về thi hành án và thi hành án dân sự ở Việt nam”, Dân chủ & Pháp luật, số 5 (158)-2005. 6 Xem, Th.s. Nguyễn Quan Thái, “Một số khái niệm về thi hành án và thi hành án dân sự ở Việt nam”, Dân chủ & Pháp luật, số 5 (158)-2005. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 7 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện chấp hành quyết định của Tòa án, nếu sự thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội. - Thi hành án dân sự là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm hiệu lực thực tế của các bản án, quyết định của Tòa án, được sử dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật. - Hoạt động thi hành án dân sự phải tuân thủ những trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. - Trong quá trình thi hành án dân sự Chấp hành viên, cán bộ thi hành án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. 1.3. Thành phần của quan hệ pháp luật về thi hành án dân sự Khi nghiên cứu về khoa học pháp lý về nhà nước và pháp luật đã khẳng định “quan hệ pháp luật là những quan hệ nảy sinh do tác động hữu cơ giữa quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý tương ướng làm xuất hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ đó”, từ đó có thể hiểu quan hệ pháp luật thi hành án dân sự là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thi hành án dân sự do các quy pháp pháp luật thi hành án dân sự điều chỉnh trong đó các chủ thể có quyền và nghĩa vụ đối với nhau và được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Thành phần của quan hệ pháp luật về thi hành án dân sự bao gồm các yếu tố cụ thể sau: 1.3.1. Chủ thể Để hiểu rõ chủ thể trong thi hành án là gì thì trước tiên ta phải tìm hiểu chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là gì, chủ thể tham gia pháp luật tố tụng dân sự là gì, để chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn cụ thể hơn về thành phần quan hệ pháp luật thi hành án dân sư. Theo Bộ luật dân sự năm 2005 thì chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự “là những con người cụ thể tham gia làm nên quan hệ đó nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp luật nhất định”, như vậy chủ thể tham gia vào pháp luật quan hệ dân sự gồm có cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác (hộ gia đình, tổ hợp tác). Theo Điều 4, Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011) thì “cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác”. Như vậy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự bao gồm, cá nhân, cơ quan, tổ chức. Theo quy định quyền yêu cầu thi hành án dân sự tại Điều 7, Luật Thi hành án dân sư năm 2008 thì “người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án”. Như vậy thì chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật về thi hành án dân sự bao gồm, người được thi GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 8 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện hành án, người phải thi hành án và cơ quan nhà nước về thi hành án dân sự, chấp hành viên. Người được thi hành án dân sự, là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành. Người phải thi hành án, là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành. Cơ quan thi hành án dân sự, là cơ quan trực tiếp thực hiện thi hành bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Chấp hành viên, là người được nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của tòa án. Đây là chủ thể đặc biệt mang quyền lực nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình có quyền áp dụng các biện pháp cụ thể mà pháp luật quy định. Trong quan hệ pháp luật thi hành án dân sự luôn tồn tại ba chủ thể với địa vị pháp lý khác nhau, đó là cơ quan thi hành án dân dự, chấp hành viên với người phải thi hành án và người được thi hành án. Cơ quan thi hành án và chấp hành viên tham gia quan hệ pháp luật về thi hành án dân sự không phải vì lợi ích của chính mình, mà nhân danh cơ quan nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước, nhằm đảm bảo thi hành trên thực tế phán quyết của tòa án, đảm bảo lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. 1.3.2. Khách thể Theo cách hiểu thông thường về quan hệ pháp luật dân sự thì “khách thể của một quan hệ pháp luật là mục đích mà các chủ thể hướng tới khi thiết lập quan hệ, là những lợi ích được nhà nước bảo đảm thực hiện”. Như vậy khách thể của quan hệ pháp luật về thi hành án dân sự là mục đích mà đương sự đã yêu cầu cơ quan thi hành án phải thi hành theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, khách thể này được thực hiện thi hành theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu luật pháp luật và được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước khi các bên không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình. Đối với Người được thi hành án dân sự: Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự và khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2008 của Chính phủ thì người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án có trách nhiệm cung cấp thông tin khi người được thi hành án hoặc người đại diện theo ủy quyền của người được thi hành án ủy quyền có yêu cầu. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đó từ chối cung cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Kết quả xác minh được công nhận và làm căn cứ để tổ chức việc thi hành án, trừ trường hợp Chấp hành viên thấy cần thiết phải GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 9 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện xác minh lại. Việc xác minh lại của Chấp hành viên được tiến hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh do đương sự cung cấp. Trường hợp người được thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân cố tình cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, trường hợp gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Do vậy, khi yêu cầu thi hành án, người được thi hành án phải cung cấp thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Để có được thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, người được thi hành thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án theo quy định tại Điều 44 Luật Thi hành án dân sự. Trường hợp nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh. Đối với Người phải thi hành án dân sự: Tại Điều 45 Luật THA dân sự quy định: “Thời hạn tự nguyện THA là 15 ngày, kể từ ngày người phải THA nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án”; Vấn đề là tại sao việc tự nguyện THA đến khi có quyết định THA mà còn ấn định thời hạn tự nguyện thi hành. Nếu người phạm tội mà tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, thì có lẽ Toà án nhân dân không phải xét xử phần dân sự trong bản án hình sự mà còn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo; Người có lỗi vi phạm nghĩa vụ dân sự mà tự nguyện thực hiện nghĩa vụ dân sự thì Toà án nhân dân sẽ giảm được áp lực xét xữ vụ án dân sự… Tại Điều 9 Luật THA dân sự quy định: “ Nhà nước khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án; Cụm từ “Nhà nước…” trước hết tại sao không phải là Toà án nhân dân đã ban hành bản án, quyết định có trách nhiệm khuyến khích các đương sự tự nguyện thi hành ngay sau khi tuyên án; Vì việc khuyến khích đương sự tự nguyện THA không tốn kém gì nhiều về công sức của Hội đồng xét xử, không ảnh hướng đến tính khách quan công bằng trong việc tuyên án, mà mang lại được nhiều lợi ích chung. Mặt khác, sơ kết 02 năm thực hiện Luật THADS năm 2008 cho thấy, quy định tại Điều 175 về nhiệm vụ quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã; Điều 180 về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức được giao theo dõi, quản lý người đang chấp hành hình phạt tù; Góp phần tháo gỡ được nhiều khó khăn vướng mắc trong THA dân sự hơn, so với thời kỳ áp dụng Pháp lệnh THA dân sự năm 2004. Tuy nhiên, người phải thi hành có đa dạng nơi cư trú và công tác, do vậy cũng có đa dạng cơ quan, tổ chức nơi có người phải THA cư trú, công tác; Trong thực tiễn cũng GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 10 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện có một số cơ quan, tổ chức nơi có người phải thi hành cư trú công tác, tôn trọng bản án quyết định của Toà án, mặc dù không có qui định về nhiệm vụ, quyền hạn trong THA dân sự, nhưng vẫn tích cực tác động giáo dục thuyết phục người phải THA tự nguyện thi hành, có hiệu quả. Ngược lại cũng có một số cơ quan, tổ chức nơi có người phải thi hành không quan tâm hoặc tác động ngược, giúp người phải THA trốn tránh việc thi hành án, làm cho việc THA thêm phức tạp, khó thi hành. s - Đối với Cơ quan thi hành án dân sự 1.3.3. Nội dung Nội dung của một quan hệ pháp luật là các quyền và nghĩa vụ được nhà nước quy định cho các chủ thể khi họ tham gia vào các quan hệ pháp luật đó. Do vậy nội dung của quan hệ pháp luật về thi hành án dân sự là quyền và nghĩa vụ mà các chủ thể trong quan hệ về pháp luật thi hành án phải thực hiện theo đúng quy định pháp luậ khi bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu luật pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về thi hành án dân sự được pháp luật quy định cụ thể trong Luật thi hành án dân sự năm 2008, văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành án dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan có liên quan, cụ thể một số quy định như: Điều 6, Luật thi hành án dân sư năm 2008 quy định về Thoả thuận thi hành án “Đương sự có quyền thoả thuận về việc thi hành án, nếu thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội, kết quả thi hành án theo thoả thuận được công nhận” và “đương sự có quyền yêu cầu chấp hành viên có chứng kiến việc thoả thuận về thi hành án” và “Trường hợp đương sự không thực hiện đúng thoả thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định. Điều 7, Luật thi hành án dân sự 2008 quy định về Quyền yêu cầu thi hành án “Người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án”. Điều 9, Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định về nghĩa vụ tự nguyện thi hành án “Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định”. 1.4. Vai trò của thi hành án dân sư 1.4.1. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, các tổ chức và cá nhân Theo Điều 5 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 về Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì “Trong quá trình thi hành án, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ” và Điều 106 Hiến pháp năm 2013 quy định “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Như GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 11 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện vậy, việc thi hành án dân sự là nhằm mục đích làm cho các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nhân dân được thực hiện trên thực tế và đúng quy định, nhằm đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, mọi hành vi thi hành chậm bản án, thi hành không đúng nội dung hoặc không thi hành điều xâm phạm và ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và cá nhân đồng nghĩa với việc bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực thi hành không được tôn trọng, pháp luật của nhà nước bị xem thường, vì vậy, việc thực hiện đúng quy định về thi hành án dân sự không những dảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật mà còn bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Để việc thi hành án dân sự đạt hiệu quả, đúng mục đích của quy định pháp luật về thi hành án dân sự thì đòi hỏi toàn hệ thống tổ chức cơ quan thi hành án dân sự, từ hoạt động bộ máy đến hoạt động của chấp hành viên và của công chức, viên chức làm công tác thi hành án dân sự phải được vận hành một cách nhip nhàng thống nhất, đúng pháp luật và bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật hoặc của trọng tài Thương mại phải được các cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và thi hành đúng quy định pháp luật có như vậy thì việc thi hành án dân sự mới đảm bảo được quyền lợi của Nhà nước, tổ chức và cá nhân. 1.4.2. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế Hiện nay quá trình hội nhập kinh tế, xã hội, văn hóa quốc tế của nước ta diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng và trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vưc thi hành án dân sự, do thời kỳ mở cửa phát triển kinh tế nên có rất nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài vào đầu tư, làm ăn trên lãnh thổ nước ta, do đó việc tranh chấp về dân sự và khiếu kiện về dân sự là không tránh khỏi, trong thực tế có rất nhiều trường hợp thi hành án dân sự nói chung và án tồn động nói riêng có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Việc thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các quan hệ dân sự, thương mại, kinh tế trong điều kiện hội nhập, tạo niềm tin và thúc đẩy sự phát triển các quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng. Vì vậy để góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thì phải tổ chức thi hành án dân sự có hiệu quả dứt điểm các bản án, quyết định có yếu tố nước ngoài của Tòa ná nhân dân và các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam góp phần đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó việc đẩy mạnh hợp tác về lĩnh vực thi hành án dân sự vừa là yêu cầu vừa là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của cơ quan thi hành án trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 12 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện 1.4.3. Bảo vệ quyền và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực thi hành án dân sự Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên tắc hoạt động của Nhà nước, theo quy định tại Điều 8 Hiến Pháp năm 2013 quy định “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật”. Như vậy, pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các tổ chức và công dân phải triệt để tuân theo và chấp hành quy định của pháp luật, pháp chế xã hội còn là nguyên tắc xử sự theo pháp luật của công dân, trong mối quan hệ giũa công dân với Nhà nước, công dân với các tổ chức xã hội và giữa công dân với nhau, mọi người phải xử sự theo quy định pháp luật đã ban hành và Theo Điều 4 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định “cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án”. Như vậy, theo quy định của Luật thì tất cả các đối tượng có liên quan như cơ quan thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự, người được thi hành án dân sư, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thi hành án dân sự phải có trách nhiệm thi hành bản án, quyết định một cách nghiêm chỉnh và đúng pháp luật. Như vậy, ta thấy hiệu lực của bản án, quyết định có được thi hành đúng quy định hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó, các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân tuân theo quy định pháp luật là yếu tố cơ bản nhất. Do đó, việc chấp hành đúng quy định pháp luật về thi hành án dân sự nhất là các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân về dân sự và quyết định của Trọng tài Thương mại không những đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật mà còn góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước nước hiện nay. 1.4.4. Góp phần giữ gìn trật tự, kỹ cương, an toàn xã hội Việc thi hành án dân sự là làm cho bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án dân nhân được thực hiện trong thực tế, nếu không được tổ chức thi hành thì toàn bộ kết quả của quá trình tố tụng trước đó trở thành vô nghĩa và kỹ cương, phép nước bị xem thường vì Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất nhân danh Nhà nước trong hoạt động xét xử và nhân danh Nhà nước phán quyết ác vụ việc dân sự. Vì vậy, việc phán quyết của Tòa án nhân dân tuyệt đối với được tôn trọng và được thi hành đúng quy định. Việc thi hành án dân sự đsng quy định sẽ làm cho quan hệ xã hội bị xâm hại được khôi phục lại tình trạng ban đầu, trật tự xã họi được lập lại. Bản án, quyết định được thi hành một cách triệt để sẽ tác động rất lớn đến ý thức, nhận thức chấp hành pháp luật của nguwoif thi hành án, người được thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của toàn xã hội, từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân và làm cho mọi người hiểu biết thêm về pháp luật để tuân thủ và làm theo quy dịnh của pháp luật góp phần gìn giử trật tự kỹ cương và ổn định xã hội. Nội dung của các bản án là bảo vệ quyền GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 13 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân bị xâm hại, nghĩ vụ dân sự là nghĩa vụ bồi thường tài sản, mà tài sản có ý nghĩa rất lớn đến đời sống của người dân, do đó quá trình giải quyết một vụ án, vụ việc được xem như kết thúc khi bản án, quyết dịnh được thi hành xong. Nếu bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật lại không được thi hành mà chỉ nằm trên giấy thì không những pháp luật không được tôn trọng mà còn ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, làm cho khiếu nại, tố cáo kéo dài gây búc xúc trong nhân dân, làm lòng dân không yên, nhân dân sẽ không tin vào Nhà nước, không tin vào bộ máy công quyền nữa. Vì vậy việc thi hành tốt, đúng quy định thi hành án dân sự sẽ góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội đất nước Kết luận chương 1: Quá trình phát triển của pháp luật THA dân sự cho thấy xu hướng xã hội hóa trong lĩnh vực THA dân sự ngày càng được mở rộng biểu hiện trên một số mặt sau: Các việc do Nhà nước chủ động thi hành ngày càng bị thu hẹp lại, đồng thời việc THA do đương sự yêu cầu ngày càng chiếm vị trí chủ yếu trong THA dân sự; Bên cạnh đơn yêu cầu, người được THA dân sự còn có nghĩa vụ cung cấp địa chỉ, tình hình tài sản, thu nhập của người phải THA dân sự; khi trả đơn yêu cầu thì phải theo dõi, phát hiện tài sản của người phải THA dân sự để yêu cầu trở lại;Người phải THA dân sự phải chịu mọi chi phí cưỡng chế THA dân sự; Nguyên tắc thỏa thuận, tự nguyện trong quá trình THA dân sự. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 14 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 2.1. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự Thi hành án hình sự là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng hình sự, nhằm đưa bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án ra thi hành trên thực tế theo trình tự thủ tục đã được quy định nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ mà tố tụng hình sự đặt ra. Trong đó, việc thi hành án hình phạt tiền cũng là một mặt, một bộ phận trong công tác thi hành án dân sự. Theo Điều 13 Luật Thi hành án năm 2008 quy định về Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự thì: Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm: 1. Cơ quan quản lý thi hành án dân sự: a) Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; b) Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. 2. Cơ quan thi hành án dân sự: a) Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh); b) Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện); c) Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu). Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự; tên gọi, cơ cấu, tổ chức cụ thể của cơ quan thi hành án dân sự. 2.1.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án dân sự Về các cơ quan quản lý nhà nước tong THADS chia làm hai nhóm. Nhóm quản lý theo lãnh thổ và nhóm quản lý theo ngành. Quản lý theo lãnh thổ: Chính phủ; Bộ Tư pháp; Bộ Quốc phòng; Ủy ban nhân dân 7 các cấp . Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan được phân cấp theo từng cấp cơ quan. Em cần trình bày rõ từng cấp cơ quan này có nhiệm vụ như thế nào. Quản lý theo ngành: Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, Cục Thi hành án - Bộ Quốc phòng8. 7 Xem: Chương 8, Luật Thi hành án dân sự 2008. Xem: Nghị định số 74/2009/NĐ-CP, http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=23693, [truy cập ngày 20/02/2014]. 8 GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 15 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện 2.1.2. Cơ quan thi hành án dân sự 2.1.2.1. Cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định; giải quyết khiếu nại, tố cáo về THA dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định. Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan THA dân sự cấp tỉnh; chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, THA dân sự theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan THA dân sự cấp tỉnh. Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ THA dân sự. Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. Báo cáo công tác THA dân sự trước Hội đồng nhân dân khi có yêu cầu. 2.1.2.2. Cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh Thực hiện việc quản lý, chỉ đạo về THA dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động THA dân sự. Chỉ đạo hoạt động THA dân sự đối với cơ quan THA dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ THA dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan THA dân sự trên địa bàn. Kiểm tra công tác THA dân sự đối với cơ quan THA dân sự cấp huyện. Tổng kết thực tiễn THA dân sự; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động THA dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý THA dân sự thuộc Bộ Tư pháp. Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định của pháp luật. Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ THA dân sự; phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ THA dân sự đang chấp hành hình phạt tù. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về THA dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này. Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của cơ quan THA dân sự tại địa phương theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý THA dân sự thuộc Bộ Tư pháp. Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định và báo cáo công tác THA dân sự trước Hội đồng nhân dân cùng cấp khi có yêu cầu. 2.1.3. Chấp hành viên Theo quy định tại điều 17 Luật Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự 2008. Chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp. Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 16 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện Về vị trí, vai trò của Chấp hành viên: Chấp hành viên là một chức danh tư pháp “được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định” của Tòa án và cơ quan tài phán khác theo quy định của pháp luật. Chấp hành viên bao gồm Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp. (Điều 17 Luật Thi hành án dân sự) Về bổ nhiệm, miễn nhiệm Chấp hành viên: Bên cạnh những phẩm chất chung của người cán bộ, công chức thì Luật Thi hành án dân sự còn quy định Chấp hành viên phải đáp ứng được những tiêu chuẩn đặc thù với chức năng, nhiệm vụ của mình. Theo đó “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân Luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên”. Ngoài ra Chấp hành viên phải là người đã được đào tạo về nghiệp vụ thi hành án dân sự. Mỗi loại Chấp hành viên lại có những tiêu chuẩn riêng: Chấp hành viên sơ cấp phải có thời gian làm công tác pháp luật từ 3 năm trở lên; Chấp hành viên trung cấp phải có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 5 năm trở lên, hoặc trong trường hợp đặc biệt thì phải có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên; Chấp hành viên cao cấp phải có thời gian làm chấp hành viên trung cấp từ 5 năm trở lên, hoặc trong trường hợp đặc biệt thì phải có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên. Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm sau khi đã trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên. Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên chuyển công tác đến cơ quan Thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên mà không phải qua thi tuyển (Điều 17, 18 Luật Thi hành án dân sự). Ngoài trường hợp Chấp hành viên đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nghỉ hưu hoặc chuyển đến cơ quan khác thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, miễn nhiệm Chấp hành viên trong trường hợp do hoàn cảnh gia đình hoặc sức khỏe mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ Chấp hành viên hoặc do năng lực chuyên môn, nghiệp vụ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Chấp hành viên hoặc vì lý do khác mà không còn đủ tiêu chuẩn làm Chấp hành viên. (Điều 19 Luật Thi hành án dân sự). Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên: Luật Thi hành án dân sự đã bổ sung nhiều quy định mới so với pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, nhằm đáp ứng yêu cầu tác nghiệp của Chấp hành viên. Để thực hiện chức năng “thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan...”, Chấp hành viên có các quyền năng, nhiệm vụ cụ thể như: triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án; xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu các cơ quan, tổ GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 17 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến việc thi hành án. Đặc biệt, Chấp hành viên còn có quyền yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật và được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định. (Điều 20 Luật Thi hành án dân sự). Để nâng cao trách nhiệm, đồng thời để bảo đảm tính công minh khách quan của Chấp hành viên trong công tác, Luật Thi hành án dân sự đã dành hẳn một điều quy định những việc Chấp hành viên không được làm như: Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành trái pháp luật; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án; thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và của những người thân thích như: vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô dì, anh, chị em ruột...; sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án... (Điều 21 Luật Thi hành án dân sự). 2.2. Thủ tục thi hành án dân sự Các quy định của Luật THA dân sự cho thấy, những quy định về thủ tục THA dân sự đã góp phần tháo gỡ kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong công tác THA dân sự, đặc biệt, đã tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết án tồn đọng, một vấn đề nhức nhối, kéo dài trong nhiều năm qua, thể hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Tòa án. Những vấn đề chung về trình tự, thủ tục THA dân sự, như trách nhiệm chuyển giao và giải thích bản án, quyết định của toà án, thời hiệu yêu cầu THA dân sự, phí THA dân sự, thẩm quyền ra quyết định THA dân sự, thẩm quyền, điều kiện, thủ tục uỷ thác, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ, trả đơn yêu cầu THA dân sự, thông báo về THA dân sự, miễn giảm THA dân sự... đã có những quy định khá cụ thể phù hợp với tình hình phát triển kinh tếxã hội của đất nước, với tiến trình cải cách tư pháp và cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay. Điểm mới trong quy định về hướng dẫn quyền yêu cầu THA dân sự là khi ra bản án, quyết định, Toà án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại phải giải thích cho đương sự, đồng thời ghi rõ trong bản án, quyết định về quyền yêu cầu THA dân sự, nghĩa vụ THA dân sự, thời hiệu yêu cầu THA dân sự. Quy định này nhằm bảo đảm cho việc thực hiện quyền yêu cầu THA dân sự, hạn chế thấp nhất tình trạng nhận thức không rõ về quyền yêu cầu THA dân sự dẫn đến tình trạng yêu cầu THA dân sự không đúng nội dung quyền, nghĩa vụ theo bản án, quyết định hoặc yêu cầu THA dân sự khi đã hết thời hiệu yêu cầu THA dân sự, vừa nâng cao trách nhiệm của Toà án và nghĩa vụ của GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 18 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện đương sự, vừa tạo điều kiện cho đương sự nhận thức về quyền, nghĩa vụ và thời hiệu yêu cầu THA dân sự. Mặt khác, Toà án đã ra bản án, quyết định phải cấp cho đương sự bản án, quyết định có ghi “Để thi hành”. Đối với bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng cơ quan THA dân sự chủ động ra quyết định THA dân sự, Luật THA dân sự quy định Toà án chuyển giao cho cơ quan THA dân sự trong thời hạn cụ thể đối với từng trường hợp như sau: Đối với bản án, quyết định, phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án; bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, thì Tòa án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan THA dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc, thì Tòa án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan THA dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định. Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án đã ra quyết định phải chuyển giao cho cơ quan THA dân sự ngay sau khi ra quyết định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã kê biên tài sản, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc thu giữ các tài liệu khác có liên quan đến việc THA dân sự thì khi chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan THA dân sự, Tòa án phải gửi kèm theo bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc tài liệu khác các liên quan. Khi nhận bản án, quyết định do Toà án chuyển giao, cơ quan THA dân sự phải kiểm tra, vào sổ nhận bản án, quyết định. Sổ nhận bản án, quyết định phải ghi rõ số thứ tự; ngày, tháng, năm nhận bản án, quyết định; số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định và tên Toà án đã ra bản án, quyết định; họ, tên, địa chỉ của đương sự và tài liệu khác có liên quan. Việc giao, nhận trực tiếp bản án, quyết định phải có chữ ký của hai bên. Trong trường hợp nhận được bản án, quyết định và tài liệu có liên quan bằng đường bưu điện thì cơ quan THA dân sự phải thông báo bằng văn bản cho Toà án đã chuyển giao biết.9 9 THS. Cự Hoàng Hanh “Thi hành án dân sự huyện Phỳ Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế” http://luatminhkhue.vn/dan-su/ra-quyet-dinh-thi-hanh-an-chu-dong-hay-theo-don-yeu-cau-doi-voi-khoan-le-phi-toaan.aspx ngày 27 tháng 9 năm 2009. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 19 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện 2.2.1. Cấp, chuyển giao bản sao bản án, quyết định Về nguyên tắc, đối tượng của THA dân sự là những bản án, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành phải là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật quy định vẫn được xem là đối tượng của THA dân sự trong một số trường hợp đặc biệt nhằm bảo đảm kịp thời các quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự được nhà nước thừa nhận và bảo hộ.10 Khi bản án, quyết định của Tòa án đã được đưa ra thi hành, thì việc thi hành những bản án, quyết định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đương sự đã được Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Đồng thời, hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định của Tòa án thể hiện như: Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án; Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Toà án; Quyết định của Trọng tài thương mại. 2.2.2. Quyền yêu cầu thi hành án, Thời hiệu thi hành án Căn cứ vào bản sao bản án, quyết định có hiệu lực thi hành và đơn yêu cầu của đương sự của thủ trưởng Cơ quan THA dân sự ra quyết định thi hành trong thời hạn 5 ngày nhận được đơn yêu cầu. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, “Thủ trưởng cơ quan THA dân sự chỉ ra quyết định THA dân sự khi có đơn yêu cầu THA dân sự.”11 Trên cơ sở quy định tại Điều 36 nói trên, chúng Tòa án thấy nếu căn cứ vào khoản 1 thì khoản lệ phí Tòa án không các. Điều đã có nghĩa là khoản lệ phí Toà án không thuộc trường hợp chủ động ra quyết định THA dân sự. Nếu khoản 1 không các thì tất nhiên phải căn cứ vào khoản 2 (theo tính chất loại trừ của điều luật) để ra quyết định THA dân sự theo đơn đối với khoản lệ phí Toà án. Quá thời hạn mà thủ trưởng Cơ quan THA dân sự không ra quyết định thi hành thì đương sự có quyền khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp việc không ra quyết định gây ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì thủ trưởng Cơ quan THA dân sự phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 642 Bộ 10 Phạm Quang Dũng- Trưởng phòng 10 VKSND thành phố Hải Phòng, “Đối tượng và mức phí Thi hành án dân sự” http://vienkiemsathaiphong.gov.vn/index.php/home/detail/697/Doi-tuong-va-muc-phi-thi-hanh-an-dan-su, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng,[Ngày truy cập 20/04/2014]. 11 Xem khoản 1 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự năm 2008. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 20 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện Luật Dân Sự năm 2005 hoặc chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 305 Bộ Luật Hình sự năm 1999. Đối với những bản án, quyết định có nhiều điều khoản, trong đó có một hoặc nhiều điều khoản thuộc diện chủ động và một hoặc nhiều điều khoản thuộc diện thi hành theo đơn yêu cầu thì thủ trưởng Cơ quan ra một quyết định thi hành chung cho tất cả các diện thuộc diện chủ động thi hành, còn đối với các khoản THA dân sự theo đơn yêu cầu thì tùy trường hợp cụ thể căn cứ vào số lượng yêu cầu THA dân sự đã ra một hoặc nhiều quyết định thi hành. Đối với các bản án, quyết định theo đã có nhiều người có quyền, nghĩa vụ liên đới thì thủ trưởng cơ quan thi hành án ra một quyết định thi hành chung cho những người có quyền và nghĩa vụ liên đới. Khi đã có quyết định THA dân sự, Cơ quan THA dân sự vào sổ thụ lý vụ án, ghi rõ căn cứ nội dung của quyết định THA dân sự và chấp hành viên được phân công. Ngày thụ lý việc THA dân sự được tính từ ngày vào sổ thụ lý THA dân sự. Quyết định THA dân sự phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, Tòa án đã chuyển giao bản sao bản án, quyết định cho đương sự và người có quyền và lợi ích liên quan đến việc THA dân sự để họ có điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình Cơ quan tổ chức THA dân sự. Khi ra quyết định THA dân sự hoặc trong quá trình THA dân sự nếu thấy bản án, quyết định của Tòa án chưa rõ ràng hoặc các sai sót về số liệu do tính toán sai thì cơ quan THA dân sự phải gửi văn bản yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định có trách nhiệm đính chính, trả lời bằng văn bản cho Cơ quan THA dân sự. 2.2.3. Chủ động ra quyết định thi hành án, ra quyết định thi hành án. Bên cạnh quyền yêu cầu THA dân sự của đương sự, pháp luật còn trao cho Cơ quan thi hành án quyền chủ động THA dân sự. Theo Điều 36 của Luật THA dân sự năm 2008 thì chủ trương Cơ quan THA dân sự chủ động ra quyết định thi hành phần bản án, quyết định sau đây: “ 1. Thủ trưởng cơ quan THA dân sự chủ động ra quyết định THA dân sự đối với phần bản án, quyết định sau đây: a) Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí; b) Trả lại tiền, tài sản cho đương sự; c) Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản; d) Thu hồi quyền sử đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước; đ) Quyết định áp dụng khẩn cấp tạm thời. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định, Thủ trưởng cơ quan THA dân sự phải ra quyết định THA dân sự ”.12 12 Xem Điều 36 của Luật THA dân sự năm 2008. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 21 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện Như vậy, chủ trương THA dân sự chủ động ra quyết định THA dân sự là buộc người phải THA dân sự thực hiện nghĩa vụ nhất định về tài sản cho Nhà nước. Khoản thu này được nộp vào ngân sách Nhà nước và thuộc quyền sở hữu quản lý của Nhà nước chứ không thuộc quyền sở hữu riêng của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào. Còn việc đưa ra quyết định biện pháp tạm thời chính là để đảm bảo cho lợi ích cấp thiết của đương sựcũng như bảo đảm cho công tác xét xử và THA dân sự được tiến hành thuận lợi. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan THA dân sự phải ra quyết định THA dân sự và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành. 2.2.4. Tổ chức thi hành án Sau khi gửi quyết định và thông báo về thi hành án cho cơ quan có thẩm quyền theo luật định và người phải thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự sẽ tổ chức thi hành án với trình tự như sau: Thời hạn tự nguyện thi hành án: theo Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, thì căn cứ vào quyết định thi hành án, Chấp hành viên định cho người phải thi hành án thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án để tự nguyện thi hành. Hiện nay, Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm hoặc cưỡng chế thi hành án. Cưỡng chế thi hành án: Hết thời hạn tự nguyện thi hành án, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định. Căn cứ để cưỡng chế thi hành án bao gồm: Bản án, quyết định; quyết định thi hành án và quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong toả tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án gồm có 6 loại sau đây: Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. Khai thác tài sản của người phải thi hành án. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định. Trước khi tiến hành cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế, trừ trường hợp phải cưỡng chế ngay. Kế hoạch cưỡng chế thi hành án bao gồm các nội dung chính sau đây: Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng; thời gian, địa điểm cưỡng chế; phương án tiến hành cưỡng chế; yêu cầu về lực lượng tham gia và bảo vệ cưỡng chế và dự trù chi phí cưỡng chế. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 22 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát, cơ quan Công an cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án. Căn cứ vào kế hoạch cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan Công an có trách nhiệm lập kế hoạch bảo vệ cưỡng chế, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán tài sản, hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án, tạm giữ người chống đối, khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội. Chi phí cưỡng chế thi hành án tuỳ từng trường hợp do các đối tượng khác nhau chịu, bao gồm: + Người phải thi hành án chịu chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án; chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án; chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp Ngân sách nhà nước trả chi phí cưỡng chế thi hành án; chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án; chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ; tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án. + Người được thi hành án phải chịu chi phí xác minh; chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá; một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ. + Ngân sách nhà nước trả chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá; chi phí xác minh điều kiện thi hành án trong trường hợp chủ động thi hành án; trường hợp đương sự được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật và chi phí cần thiết khác theo quy định của Chính phủ. Chấp hành viên dự trù chi phí cưỡng chế và thông báo cho người phải thi hành án biết ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày cưỡng chế đã được ấn định, trừ trường hợp cần thiết phải cưỡng chế ngay. Chi phí cưỡng chế thi hành án được tạm ứng từ ngân sách nhà nước. Các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án được thanh toán theo mức chi thực tế, hợp lý do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự duyệt theo đề xuất của Chấp hành viên. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi tổ chức việc thi hành án thực hiện xét miễn, giảm các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án. Chi phí cưỡng chế thi hành án do đương sự nộp hoặc được khấu trừ vào tiền thu được, tiền bán đấu giá tài sản kê biên, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. Sau khi xử GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 23 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện lý tài sản hoặc thu được tiền, Chấp hành viên phải làm thủ tục hoàn trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng trước đó. Điểm mới trong quy định về hướng dẫn quyền yêu cầu THA dân sự là khi ra bản án, quyết định, Toà án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại phải giải thích cho đương sự, đồng thời ghi rõ trong bản án, quyết định về quyền yêu cầu THA dân sự, nghĩa vụ THA dân sự, thời hiệu yêu cầu THA dân sự. Quy định này nhằm bảo đảm cho việc thực hiện quyền yêu cầu THA dân sự, hạn chế thấp nhất tình trạng nhận thức không rõ về quyền yêu cầu THA dân sự dẫn đến tình trạng yêu cầu THA dân sự không đúng nội dung quyền, nghĩa vụ theo bản án, quyết định hoặc yêu cầu THA dân sự khi đã hết thời hiệu yêu cầu THA dân sự, vừa nâng cao trách nhiệm của Toà án và nghĩa vụ của đương sự, vừa tạo điều kiện cho đương sự nhận thức về quyền, nghĩa vụ và thời hiệu yêu cầu THA dân sự. Mặt khác, Toà án đã ra bản án, quyết định phải cấp cho đương sự bản án, quyết định có ghi “Để thi hành”. Đối với bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng cơ quan THA dân sự chủ động ra quyết định THA dân sự, Luật THA dân sự quy định Toà án chuyển giao cho cơ quan THA dân sự trong thời hạn cụ thể đối với từng trường hợp như sau: Đối với bản án, quyết định, phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án; bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, thì Tòa án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan THA dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc, thì Tòa án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan THA dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định. Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án đã ra quyết định phải chuyển giao cho cơ quan THA dân sự ngay sau khi ra quyết định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã kê biên tài sản, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc thu giữ các tài liệu khác có liên quan đến việc THA dân sự thì khi chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan THA dân sự, Tòa án phải gửi kèm theo bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc tài liệu khác các liên quan. Khi nhận bản án, quyết định do Toà án chuyển giao, cơ quan THA dân sự phải kiểm tra, vào sổ nhận bản án, quyết định. Sổ nhận bản án, quyết định phải ghi rõ số thứ GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 24 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện tự; ngày, tháng, năm nhận bản án, quyết định; số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định và tên Toà án đã ra bản án, quyết định; họ, tên, địa chỉ của đương sự và tài liệu khác có liên quan. Việc giao, nhận trực tiếp bản án, quyết định phải có chữ ký của hai bên. Trong trường hợp nhận được bản án, quyết định và tài liệu có liên quan bằng đường bưu điện thì cơ quan THA dân sự phải thông báo bằng văn bản cho Toà án đã chuyển giao biết.13 2.2.5. Hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, đình chỉ thi hành án Tạm đình chỉ vụ án: Việc tạm đình chỉ THA dân sự thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan THA dân sự đã ra quyết định THA dân sự, của người đã kháng nghị bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 Luật THA dân sự quy định “Người được THA dân sự đồng ý cho người phải THA dân sự hoãn THA dân sự. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, các chữ ký của các bên. Trong thời gian hoãn THA dân sự do có sự đồng ý của người được THA dân sự thì người phải THA dân sự không phải chịu lói suất chậm THA dân sự ”.14 Điều 49 Luật Thi hành án dân sự về tạm đình chỉ thi hành án quy định như sau: 1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo về việc tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Trường hợp bản án, quyết định đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo ngay bằng văn bản cho người đã kháng nghị. Trong thời gian tạm đình chỉ thi hành án do có kháng nghị thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án. 2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được thông báo của Toà án về việc đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án. Thời hạn ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án. 3. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được một trong các quyết định sau đây: a) Quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền; 13 THS. Cự Hoàng Hanh “Thi hành án dân sự huyện Phỳ Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế” http://luatminhkhue.vn/dan-su/ra-quyet-dinh-thi-hanh-an-chu-dong-hay-theo-don-yeu-cau-doi-voi-khoan-le-phi-toaan.aspx ngày 27 tháng 9 năm 2009. 14 Xem điểm b khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự 2008 GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 25 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện b) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án giữ nguyên bản án, quyết định bị kháng nghị; c) Quyết định của Toà án về việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Vì vậy, trong trường hợp người có thẩm quyền đã tạm đình chỉ thi hành án thì bản án bị tạm đình chỉ chưa tiếp tục thi hành, do đó những hoạt động liên quan đến việc thi hành bản án đó cũng phải dừng lại, trong đó có việc kê biên tài sản để thi hành bản án đó. Bởi thế, trong trường hợp cơ quan thi hành án đã ra quyết định kê biên tài sản của người phải thi hành án để đảm bảo cho 04 bản án, khi chuẩn bị kê biên cơ quan thi hành án nhận được quyết định của người có thẩm quyền tạm đình chỉ thi hành 01 trong số 04 bản án đó, thì cơ quan thi hành án cần thông báo cho tất cả các đương sự của 04 bản án biết về việc tạm đình chỉ thi hành án và chưa thực hiện việc xử lý tài sản vì tài sản đó đã có quyết định cưỡng chế kê biên để đảm bảo thi hành cho cả 04 bản án nhưng có 01 bản án bị tạm đình chỉ thi hành. Sau khi hết thời hạn tạm đình chỉ, nếu có căn cứ tiếp tục việc thi hành án theo quy định nêu trên hoặc bản án sau tuyên y án cũ thì cơ quan thi hành án thực hiện việc xử lý tài sản để thi hành 04 bản án. Hoãn thi hành án: Theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật THA dân sự quy định “Thời hạn ra quyết định hoãn THA dân sự là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn THA dân sự quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì phải ra ngay quyết định hoãn THA dân sự khi nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền”.15 Như vậy, nếu đơn xin hoãn của bên được THA dân sự đáp ứng đúng quy định của pháp luật thì Chấp hành viên ra quyết định hoãn THA dân sự là đúng quy định, vì pháp luật không quy định việc hoãn kê biên trong THA dân sự. Theo quy định tại khoản 4 Điều 48 Luật THA dân sự quy định “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi căn cứ hoãn THA dân sự quy định tại khoản 1 Điều này không còn, hết thời hạn hoãn THA dân sự theo yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khi nhận được văn bản trả lời của người có thẩm quyền kháng nghị về việc không có căn cứ kháng nghị thì Thủ trưởng cơ quan THA dân sự phải ra quyết định tiếp tục THA dân sự ”.16 Trường hợp người đã kháng nghị bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật tạm đình chỉ THA dân sự thì được thực hiện khi đã có kháng nghị (có thể được ghi trong quyết định kháng nghị), không được đình chỉ THA dân sự trước khi có kháng nghị. 15 16 Xem khoản 4 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự 2008 Xem khoản 4 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự 2008 GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 26 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện Nếu đã có kháng nghị cần thông báo ngày việc tạm đình chỉ THA dân sự thì thông báo bằng điện thoại, điện tín cho cơ quan THA dân sự biết số văn bản kháng nghị, ngày ký, nội dung chủ yếu kháng nghị và người ký kháng nghị. Hết thời hạn sáu tháng kể từ ngày nhận được kháng nghị mà cơ quan THA dân sự vẫn chưa nhận được thông báo bằng văn bản kết quả xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tỏi thẩm thì thủ trưởng cơ quan THA dân sự quyết định tiếp tục THA dân sự và thông báo cho người đã kháng nghị biết. Trong trường hợp bản án, quyết định thi hành xong, cơ quan THA dân sự mới nhận được quyết định tạm đình chỉ THA dân sự của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì thủ trưởng cơ quan THA dân sự phải báo ngay cho người đã kháng nghị biết. Quyết định tạm đình chỉ THA dân sự phải được gửi cho Viện Kiểm sát cùng cấp, Tòa án đã chuyển giao bản sao bản án, quyết định, đương sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến việc THA dân sự. Đình chỉ THA dân sự : Đình chỉ THA dân sự thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan THA dân sự đã ra quyết định THA dân sự. Thuật ngữ “đình chỉ” có nghĩa là chấm dứt, không tiếp tục một công việc nhất định. Trong THA dân sự, khái niệm “đình chỉ THA dân sự ” được hiểu là việc cơ quan THA dân sự mà cụ thể là Thủ trưởng cơ quan bằng một quyết định cụ thể làm chấm dứt một quan hệ THA dân sự cụ thể hay nói cách khác là chấm dứt vai trò của Chấp hành viên đối với việc THA dân sự đã khi có một trong các căn cứ do pháp luật quy định.17 Cần lưu ý, trong một số trường hợp, việc đình chỉ THA dân sự chỉ làm chấm dứt một quan hệ pháp luật THA dân sự mà không làm thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ đã được ấn định trong Bản án, quyết định. Về cơ sở pháp lý, hiện nay các căn cứ để Thủ trưởng cơ quan THA dân sự ra quyết định đình chỉ THA dân sự được quy định tại Điều 50 Luật THA dân sự : "1. Thủ trưởng cơ quan THA dân sự phải ra quyết định đình chỉ THA dân sự trong các trường hợp sau đây: a) Người phải THA dân sự chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đã theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế; 17 TS. Đặng Quang Phương, “Chuyên đề Pháp luật Thi hành án dân sự”, số 1- 2009 http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/ttsktand/3415171?p_page_id=3415171&pers_id=1751932&folder_id= &item_id=2529383&p_details=1, [Ngày truy cập 12/3/2014] GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 27 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện b) Người được THA dân sự chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đã theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế; c) Đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được THA dân sự có văn bản yêu cầu cơ quan THA dân sự không tiếp tục việc THA dân sự, trừ trường hợp việc đình chỉ THA dân sự ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba; d) Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ; đ) Người phải THA dân sự là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác; e) Các quyết định miễn hoặc giảm một phần nghĩa vụ THA dân sự; g) Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải THA dân sự; h) Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã thành niên. 2. Thời hạn ra quyết định đình chỉ THA dân sự là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ đình chỉ THA dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều này." Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành vụ việc, bên cạnh việc làm tốt công tác xác minh một cách đầy đủ, kịp thời để nắm bắt được những thông tin cần thiết còn phải nắm rõ về trình tự, thủ tục xử lý các thông tin đã trước khi tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị ra quyết định đình chỉ THA dân sự. Thứ nhất, người phải THA dân sự chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đã theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế Trong căn cứ thứ nhất này cần phân tích, mổ xẻ sẽ thấy rõ hai trường hợp khác nhau người phải THA dân sự chết không để lại di sản. Đối với cả có nghĩa vụ có thể chuyển giao hay không thể chuyển giao cho người khác, chỉ cần xác định được người phải THA dân sự đã chết (về mặt pháp lý nhất thiết phải các giấy chứng tử của UBND cấp xã nơi người phải THA dân sự chết cấp) mà không có di sản để lại thì hồ sơ THA dân sự chỉ cần thu thập được giấy chứng tử và biên bản xác minh tài sản của Chấp hành viên là hoàn toàn có đủ căn cứ ra quyết định đình chỉ THA dân sự. Nghĩa vụ của người phải THA dân sự theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế theo quy định của pháp luật Trong trường hợp này, đặc thù của loại nghĩa vụ của người phải THA dân sự là được pháp luật quy định nghĩa vụ đã chỉ gắn với người phải THA dân sự mà không ai được thực hiện thay vì vậy dự người phải THA dân sự chết có để lại di sản đi nữa thì cũng không các giá trị gỡ, cơ quan THA dân sự hoàn toàn có đủ căn cứ để ra quyết định đình chỉ THA dân sự. Tuy nhiên, để tìm hiểu và thống kê được hết các loại nghĩa vụ mà GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 28 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật quy định không được chuyển giao cho người khác không phải là điều dễ dàng, tôi chỉ xin nêu ra đây một quy định liên quan đến nghĩa vụ mà các cơ quan THA dân sự thường xuyên phải tổ chức thi hành đã là nghĩa vụ cấp dưỡng. Khoản 1 Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: "... nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác."18 Thứ hai, người được THA dân sự chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đã theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế Đối với căn cứ này cũng bao gồm hai trường hợp: “Pháp luật đã có quy định quyền và lợi ích của người được THA dân sự theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người khác” Tương tự như quy định ở trên, ở đây là trường hợp quyền và lợi ích chỉ được trao cho một người nhất định, người khác không thể thụ hưởng thay khi người đã chết đi. Trong quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình thì khi người được cấp dưỡng chết thì quyền được cấp dưỡng cũng mất và quan hệ cấp dưỡng cũng sẽ chấm dứt. Quyền và lợi ích của người được THA dân sự có thể chuyển giao cho người khác nhưng lại không có người thừa kế thụ hưởng quyền này Để đình chỉ THA dân sự thuộc trường hợp này, Chấp hành viên sau khi xác định người được THA dân sự đã chết còn phải xác định rõ các hay không các những người thừa kế theo quy định tại Chương 23 và 24 Bộ luật Dân sự. Mặt khác theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 14: “Đối với trường hợp đình chỉ THA dân sự do người được THA dân sự chết mà không có người thừa kế thì phải xác minh qua chính quyền địa phương, cơ quan quản lý hộ khẩu, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được THA dân sự. Kết quả xác minh thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương để người có quyền, nghĩa vụ liên quan biêt và bảo về lợi ích của họ. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo công khai hợp lệ mà không có người khiếu nại thì được coi là có căn cứ đình chỉ THA dân sự.”19 Như vậy, nếu rơi vào trường hợp này, mặc dù đã xác định qua các cơ quan có thẩm quyền rằng người được THA dân sự không có người thừa kế thì Chấp hành viên cũng không thể vội vàng đề xuất ra quyết định đình chỉ THA dân sự được mà phải thực hiện việc thông báo công khai nội dung xác minh trên đài, báo ở Trung ương và phải đợi ít nhất là 30 ngày kể từ ngày thông báo hợp lệ mà không có người khiếu nại thì mới Có thể 18 19 Xem khoản 1 Điều 50 Luật Hôn nhân gia đỡnh năm 2000. Xem khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 14 GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 29 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện coi là có căn cứ đình chỉ được. Đây là một điểm hướng dẫn hoàn toàn mới so với các hướng dẫn thi hành Pháp lệnh THA dân sự năm 2004 mà Chấp hành viên khi thực hiện cần lưu ý tuân thủ triệt để, tránh để xảy ra những khiếu nại của đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát liên quan đến việc đình chỉ THA dân sự. Thứ ba, “Đương sự có thoả thuận bằng văn bản yêu cầu cơ quan THA dân sự không tiếp tục việc THA dân sự, trừ trường hợp việc đình chỉ THA dân sự ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.” Bản chất đây là một trường hợp thoả thuận trong THA dân sự nên nội dung và hình thức thoả thuận cũng phải tuân thủ các quy định chung về thoả thuận THA dân sự. Một điểm rất quan trọng mà Chấp hành viên cần lưu ý là dự nội dung thoả thuận các thế nào thì cũng phải thể hiện được ý kiến thống nhất của cả người được THA dân sự và người phải THA dân sự là yêu cầu cơ quan THA dân sự không tiếp tục việc THA dân sự nữa. Chỉ khi các nội dung này thì cơ quan THA dân sự mới có thể đình chỉ THA dân sự mà không vướng phải những vấn đề phát sinh sau này do các bên thay đổi ý kiến đã thoả thuận. Thực tiễn thi hành đã xảy ra trường hợp đương sự cùng nhau đến cơ quan THA dân sự yêu cầu Chấp hành viên lập biên bản thoả thuận THA dân sự. Trong nội dung thoả thuận đã được Chấp hành viên ghi nhận trong biên bản là giữa các bên đã thống nhất được với nhau về việc THA dân sự, theo đã bên phải THA dân sự sẽ tự giác thực hiện nghĩa vụ theo đúng bản án. Mặc dù không ghi nhận ý kiến của các bên là yêu cầu cơ quan THA dân sự không tiếp tục tổ chức thi hành nữa nhưng Chấp hành viên đã tham mưu Thủ trưởng cơ quan ban hành quyết định đình chỉ THA dân sự. Sau đã một thời gian, phía người được THA dân sự khiếu nại quyết định đình chỉ vì không các căn cứ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Trong tình huống này, Chấp hành viên đã thiếu tinh ý trong việc thiết lập biên bản, lẽ ra cần giải thích rõ cho đương sự biết nếu các bên đã thực sự thống nhất với nhau để tự thi hành thì phải thể hiện rõ quan điểm là yêu cầu cơ quan THA dân sự không tiếp tục việc THA dân sự nữa thì mới Có thể đình chỉ, nếu không chỉ là sự thoả thuận đơn thuần, nếu các bên không thực hiện đúng thoả thuận thì Chấp hành viên phải tiếp tục tổ chức thi hành theo quy định chung. Đây là một sai lầm đáng tiếc của Chấp hành viên, thể hiện sự thiếu nhanh nhạy, bên cạnh đã là non kém về nghiệp vụ dẫn đến việc quyết định đình chỉ THA dân sự bị thu hồi và vụ việc vẫn phải tiếp tục thi hành, gây mất uy tín của cơ quan THA dân sự đồng thời mất thời gian, kéo dài việc THA dân sự. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 30 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện Người được THA dân sự có văn bản yêu cầu cơ quan THA dân sự không tiếp tục tổ chức thi hành nữa, trừ trường hợp việc đình chỉ THA dân sự ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba Cũng tương tự như trong trường hợp trên, nhưng ở đây chỉ cần ý kiến đơn phương bằng văn bản của người được THA dân sự mà không cần phải là ý kiến thống nhất của cả hai bên đương sự. Nội dung mà Chấp hành viên cần thâu tóm trọng tâm vẫn phải là việc yêu cầu cơ quan THA dân sự không tiếp tục tổ chức thi hành nữa. Thứ tư, Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ. Đối với Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật (hoặc bản án, quyết định sơ thẩm được đưa ra thi hành ngay theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật THA dân sự ) và bản án, quyết định phúc thẩm, cơ quan THA dân sự đang tổ chức thi hành mà có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì nếu bản án chưa được thi hành xong một phần hoặc toàn bộ, thông thường kèm theo Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ có nội dung tạm đình chỉ THA dân sự và khi đã Thủ trưởng cơ quan THA dân sự phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 49 Luật THA dân sự. Sau khi có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm quyết định huỷ một phần hay toàn bộ bản án mà cơ quan THA dân sự đang tổ chức thi hành thì Thủ trưởng cơ quan THA dân sự sẽ áp dụng căn cứ nêu trên để ra quyết định đình chỉ THA dân sự. Như vậy cần lưu ý căn cứ "Bản án, quyết định đã bị huỷ một phần hoặc toàn bộ" để đình chỉ THA dân sự chỉ trong trường hợp Bản án, quyết định đã chưa được tổ chức thi hành xong toàn bộ và Thủ trưởng cơ quan THA dân sự chỉ ra quyết định đình chỉ THA dân sự đối với phần bản án, quyết định chưa được thi hành hoặc toàn bộ bản án, quyết định (nếu bản án, quyết định chưa thi hành được phần nào). Thứ năm, người phải THA dân sự là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác. Trường hợp này gần tương tự trường hợp người phải THA dân sự là cá nhân chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đã theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người khác. Điểm khác biệt ở đây có thể thấy trong căn cứ thứ năm này bao gồm 3 điều kiện khác nhau mà phải thoả món đủ cả ba điều kiện đã thì cơ quan THA dân sự mới có thể đình chỉ THA dân sự, bao gồm: Người phải Thi hành án dân sự là tổ chức đã bị giải thể Việc giải thể đối với tổ chức và xác định khi nào thì tổ chức được coi là giải thể được thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động hoặc tại Điều lệ hoạt động của chính tổ chức đã. Khi tổ chức THA dân sự đối với trường hợp này, Chấp hành viên cần nghiên cứu các quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, ... và điều lệ của tổ chức đã để xác định và thu thập căn cứ chứng minh tổ chức đã GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 31 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện đã bị giải thể. Ngoài ra, Chấp hành viên cũng Có thể thu thập tại các cơ quan quản lý hoạt động của các tổ chức đã như phòng Tài chính- kế hoạch, Sở kế hoạch- đầu tư hoặc cơ quan quản lý cấp trên... Tổ chức sau khi đã giải thể không còn tài sản Thông thường, trong quyết định hoặc thông báo giải thể, tổ chức bị giải thể bao giờ cũng có kế hoạch để xử lý các khoản nợ. Chấp hành viên cần nhanh nhạy trong việc nắm bắt kịp thời các thông tin này và liên hệ trực tiếp với bộ phận phụ trách giải quyết nợ của tổ chức đã để có thể giải quyết nghĩa vụ mà tổ chức đã phải thực hiện theo bản án, quyết định hoặc xác minh về các tài sản của tổ chức đã sau khi giải thể để làm căn cứ xử lý tiếp theo. Nghĩa vụ của tổ chức đã bị giải thể theo quy định của pháp luật không được chuyển giao cho tổ chức khác Tuỳ thuộc vào từng loại nghĩa vụ cụ thể theo Bản án, quyết định để Chấp hành viên xác định nghĩa vụ đã có thể được chuyển giao cho tổ chức khác thực hiện hay không hoặc cũng cần phải xác định có tổ chức nào có thể tiếp nhận nghĩa vụ của tổ chức đã bị giải thể hay không. Nếu nghĩa vụ có thể chuyển giao và cũng các tổ chức được chuyển giao nghĩa vụ thì Chấp hành viên cần căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 54 Luật THA dân sự thực hiện chứ không thể đình chỉ THA dân sự được. Thứ sáu, có quyết định miễn hoặc giảm một phần nghĩa vụ THA dân sự. Căn cứ này tương đối rõ ràng và Chấp hành viên cũng chỉ cần căn cứ quyết định miễn, giảm THA dân sự của Toà án để đề xuất đình chỉ THA dân sự đối với toàn bộ nghĩa vụ được miễn hoặc phần nghĩa vụ được giảm. Việc miễn, giảm nghĩa vụ THA dân sự hiện nay khi thực hiện căn cứ vào các quy định tại Nghị quyết số 24 của Quốc hội, Điều 61, 62, 63 và 64 THA dân sự, hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 07, Điều 26 Nghị định số 58, Thông tư liên tịch số 10. Thứ bảy, Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải THA dân sự. Căn cứ này áp dụng đối với người phải THA dân sự là Doanh nghiệp và hợp tác xã, trình tự, thủ tục phá sản đối với các đối tượng này chịu sự điều chỉnh của Luật Phá sản năm 2004. Tòa án khi thụ lý yêu cầu tuyên bố phá sản không thể biết rằng doanh nghiệp, hợp tác xã đã đang phải thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định khác do đã không thể thông báo cho cơ quan THA dân sự biết. Vì vậy, kỹ năng khi THA dân sự đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã Chấp hành viên cần tận dụng mọi nguồn và kênh thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã đang là đối tượng phải THA dân sự. Có thể thông qua cơ quan quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã và cả đối với Toà án có thẩm GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 32 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đã để kịp thời nắm bắt thông tin sau đã xử lý theo đúng quy định. Thứ tám, người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã thành niên. Về việc thi hành nghĩa vụ giao người chưa thành niên nuôi dưỡng có những đặc thù và khó khăn nhất định. Do đó, Luật THA dân sự đã dự liệu đến tình huống việc kéo dài thời gian tổ chức thi hành nghĩa vụ giao người chưa thành niên cho người khác nuôi dưỡng là điều tất yếu và cơ chế để cơ quan THA dân sự có thể kết thúc việc THA dân sự này là đình chỉ THA dân sự khi người được giao nuôi dưỡng đã thành niên. Trong thực tiễn hiện nay có một số Chấp hành viên và cơ quan THA dân sự lúng túng trong việc áp dụng căn cứ này khi rơi vào trường hợp nghĩa vụ theo bản án, quyết định là giao người chưa thành niên cho một người nuôi dưỡng, vụ việc đang trong giai đoạn tổ chức thi hành thì người chưa thành niên chết. Luật THA dân sự và các văn bản hướng dẫn hiện nay không có quy định nào để giải quyết trường hợp này, bản thân tác giả cho rằng hoàn toàn có thể áp dụng tinh thần của căn cứ thứ tám để ra quyết định đình chỉ THA dân sự. Sau khi thu thập được một trong các căn cứ đã nêu ở trên, Chấp hành viên cần lưu ý thời hạn đã được quy định để đề xuất Thủ trưởng cơ quan THA dân sự ra quyết định đình chỉ THA dân sự trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chấp hành viên xác minh, thu thập được những thông tin là căn cứ để đình chỉ THA dân sự. Ngoài căn cứ pháp lý để đình chỉ THA dân sự được quy định tại Điều 50 Luật THA dân sự còn một số quy định rải rác tại các điều Luật khác liên quan đến đình chỉ THA dân sự như Điều 132 Luật THA dân sự quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án. Cụ thể sẽ được phân tích trong bài viết về thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tạm hoãn Thi hành án: Nói chung, đình chỉ THA dân sự là một trong những cơ chế kết thúc việc thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, nó chấm dứt một phần hoặc toàn bộ quan hệ THA dân sự, vai trò của Chấp hành viên đối với nghĩa vụ đã có quyết định đình chỉ thi hành cũng chấm dứt. Xuất phát từ tính chất, ý nghĩa của việc đình chỉ THA dân sự mà các căn cứ để có thể đình chỉ THA dân sự tương đối chặt chẽ, các Chấp hành viên trong quá trình tổ chức THA dân sự cần hết sức thận trọng, hiểu và thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật THA dân sự nói riêng và phải có óc vận dụng các quy định của pháp luật có liên quan nói chung để tránh xảy ra việc nóng lòng muốn kết thúc hồ sơ THA dân sự mà vội vàng đề xuất, tham mưu đình chỉ THA dân sự khi chưa có đầy đủ thông tin theo các căn cứ đã được quy định. 2.2.6. Kết thúc thi hành án GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 33 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện Để một việc thi hành án dân sự có thể kết thúc thì phải là một trong các trường hợp quy định tại Điều 52 Luật Thi hành án dân sự: Kết thúc thi hành án. Việc thi hành án đương nhiên kết thúc trong các trường hợp sau đây: 1. Đương sự đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình; 2. Có quyết định đình chỉ thi hành án; 3. Có quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án”. Ví dụ:20 Theo Bản án hình sự sơ thẩm số 01/HSST ngày 17/01/2002 của Toà án nhân dân huyện KB, tỉnh HN thì Phan Văn V, sinh năm 1975, trú tại thôn ĐL, xã ĐH, huyện KB, tỉnh HN phải thi hành khoản phạt và án phí là 3.050.000 đồng. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, cơ quan Thi hành án dân sự huyện KB đã ra Quyết định thi hành án chủ động số 46/THA ngày 22/3/2002 nội dung Phan Văn V phải thi hành khoản 3.050.000đ (phạt và án phí). Sau khi thi hành được 150.000đ, khoản còn phải thi hành là 2.900.000 đồng, Phan Văn V đã bỏ đi khỏi địa phương năm 2007. Khi đi không khai báo tạm vắng nên chính quyền địa phương không biết Phan Văn V đi đâu, tại địa phương Phan Văn V không còn họ hàng thân thích, không có bất cứ tài sản gì để thi hành án. Theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 48, Luật Thi hành án dân sự năm 2008: “Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định”. Do vậy, trường hợp này sẽ phải hoãn thi hành án và định kỳ 1 năm một lần cơ quan Thi hành án dân sự phải xác minh điều kiện thi hành án của Phan Văn V theo quy định tại Khoản 5, Điều 6, Nghị định 58/2009/NĐ-CP. Nhưng sẽ hoãn thi hành án bao lâu nếu Phan Văn V bỏ đi hẳn và không bao giờ quay trở về địa phương (thôn ĐL, xã ĐH, huyện KB, tỉnh HN) và cũng không có thông tin nào về nơi cứ trú mới của Phan Văn V? Và làm thế nào để kết thúc thi hành án với Phan Văn V. Theo Điều 52, Luật Thi hành án dân sự thì chỉ có 03 trường hợp kết thúc thi hành án như đã nêu ở trên. Chúng ta sẽ xem xét từng trường hợp đối với việc thi hành án này. Thứ nhất, đương sự đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình, trường hợp này chắc chắn không phải vì Phan Văn V chỉ thi hành được 150.000 đồng khoản còn phải thi hành là 2.900.000đ. Thứ hai, có quyết định đình chỉ thi hành án. Vậy có thể đình chỉ thi hành án đối với Phan Văn V được không?. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 50 Luật thi hành án năm 20 Kết thúc thi hành án dân sự đối với Phạm Văn V, trang thông tin Thi hành án dân sự, http://www.moj.gov.vn/TongCucThiHanhAn/News/Lists/NghienCuuTraoDoi/View_Detail.aspx?ItemID=481, Văn Tiến – Viện KSND huyện Hữu Lũng, ngày 2/12/2013. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 34 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện 2008 thì Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong các trường hợp sau đây: a) Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế; b) Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế; c) Đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba; d) Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ; đ) Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác; e) Có quyết định miễn hoặc giảm một phần nghĩa vụ thi hành án; g) Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án; h) Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã thành niên”. Các trường hợp a, b, c, d, đ, g, h đều không thể áp dụng với việc thi hành án của Phan Văn V. Chỉ còn trường hợp tại điểm e "có quyết định miễn hoặc giảm một phần nghĩa vụ thi hành án”. Vậy có thể miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án cho Phan Văn V được không? Điều 61 Luật Thi hành án dân sự quy định: “Điều kiện miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước: 1. Người phải thi hành án không có tài sản để thi hành các khoản thu nộp ngân sách nhà nước thì có thể được xét miễn nghĩa vụ thi hành án khi hết thời hạn sau đây: a) 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với các khoản án phí không có giá ngạch; b) 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị dưới 5.000.000 đồng. 2. Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước mà không có tài sản để thi hành án thì có thể được xét miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại khi hết thời hạn sau đây: a) 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới 5.000.000 đồng; GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 35 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện b) 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới 10.000.000 đồng. 3. Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước mà không có tài sản để thi hành án thì có thể được xét giảm một phần nghĩa vụ thi hành án sau khi hết thời hạn sau đây: a) 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; b) 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ trên 100.000.000 đồng”. Như vậy, điều kiện bắt buộc phải có để được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án là người phải thi hành án không có tài sản để thi hành. Theo quy định tại Khoản 4, Điều 1, Thông tư liên lịch số 10/2010/TTLT-BTP-BTC-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án thì: “Người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án” là người không có tài sản tại thời điểm xác minh hoặc có tài sản nhưng giá trị nhỏ, không đủ hoặc chỉ đủ chi phí thi hành án, tài sản mà theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc tài sản không bán được, không có thu nhập hoặc mức thu nhập thấp, chỉ đủ đảm bảo cuộc sống tối thiểu của bản thân họ và gia đình”. Đối chiếu với các quy định của pháp luật đã nêu thì Phan Văn V hoàn toàn không đủ điều kiện để xét miễn nghĩa vụ thi hành án. Bởi chỉ có thể xác định được Phan Văn V đã đi khỏi nơi cư trú (thôn ĐL, xã ĐH, huyện KB, tỉnh HN), và tại nơi cứ trú Phan Văn V không có tài sản gì, chứ không thể khẳng định được Phan Văn V không có tài sản. Do vậy, theo các quy định tại Khoản 1, Điều 50 Luật thi hành án năm 2008 thì không thể đình chỉ thi hành án đối với Phan Văn V. Thứ ba, có quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án chắc chắn không áp dụng được vì đây là việc thi hành án chủ động. Qua phân tích ba trường hợp ở trên thì trường hợp thi hành án dân sự của Phan Văn V không thể kết thúc được. Tóm lại, đình chỉ THA dân sự là một trong những cơ chế kết thúc việc thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, nó chấm dứt một phần hoặc toàn bộ quan hệ THA dân sự, vai trò của Chấp hành viên đối với nghĩa vụ đã có quyết định đình chỉ thi hành cũng chấm dứt. Xuất phát từ tớnh chất, ý nghĩa của việc đình chỉ THA dân sự mà các căn cứ để có thể đình chỉ THA dân sự tương đối chặt chẽ, các Chấp hành viên trong quá trình tổ chức THA dân sự cần hết sức thận trọng, hiểu và thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật THA dân sự nói riêng và phải có óc vận dụng các quy định của pháp luật có liên quan nói chung để tránh xảy ra việc nóng lòng muốn kết thúc hồ sơ GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 36 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện THA dân sự mà vội vàng đề xuất, tham mưu đình chỉ THA dân sự khi chưa có đầy đủ thông tin theo các căn cứ đã được quy định. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 37 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN HUYỆN LẤP VÒ - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 3.1. Thực tiễn thi hành án dân sự ở huyện Lấp Vò 3.1.1. Khái quát về Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lấp Vò Chi cục thi hành án dân sự huyện Lấp vò được thành lập từ năm 1993 đến nay. * Giai đoạn mới thành lập năm 1993: Thi hành án dân sự được tách ra từ Toà án thời kỳ này lực lượng công chức tham gia công tác thi hành án vô cùng khó khăn về nhân sự cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nên tỉnh đã tập trung xây dựng, kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực đội ngũ công chức thi hành án dân sự nhằm tiếp tục xây dựng cơ quan thi hành án dân sự vũng mạnh toàn diện, xây dựng đội ngũ công chức có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của công tác thi hành án. Thời điểm này Thi hành án dan sự chỉ có 04 công chức (01 Trưởng thi hành án và 03 công chức phụ trách công tác chuyên môn), trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong giai đoạn này chỉ có 01 đại học, 03 trung cấp chuyên nghiệp). * Giai đoạn 1993 đến 2003: Thời kỳ năm 1993 đến 2003 Thi hành án dân sự có tên gọi là Đội thi hành án chưa có chấp hành viên, đơn vị hiện tại chỉ có Trưởng thi hành án và người phụ trách công tác thi hành án nhưng thời kỳ này thì trình độ chuyên môn của ngành cũng như cuả đơn vị vẫn còn không ích khó khăn về công tác tuyển dụng và bổ nhiệm. Trước những thực trạng khó khăn trên tỉnh đã đặc biệt quan tâm tập trung xây dựng nâng cao đội ngũ công chức đủ mạnh về số lượng, lẫn chất lượng nhằm tạo điều kiện cho công tác thi hành án đạt kết quả. Tỉnh đã thống nhất cho các đơn vị thi hành án cơ sở thực hiện việc tuyển mới công chức và bổ nhiệm bổ sung các chức danh Chấp hành viên, quản lý theo tiêu chuẩn linh hoạt theo tình hình thực tế của địa phương. Đến thời điểm cuối năm 2003 đơn vị đã được 07 biên chế (trong đó có 01 chức danh lãnh đạo, 02 Chấp hành viên và 04 công chức phụ trách) trình độ chuyên môn thời điểm hiện tại đơn vị đã có 100% công chức có bằng đại học theo đủ tiêu chuẩn của ngành. * Giai đoạn năm 2004 năm 2008: Sau hơn mười năm thành lập ngành thi hành án cùng với sự vận động, đổi mới và sự phát triển của ngành thi hành án dân sự song bên cạnh sự phát triển của xã hội cũng đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc trong công việc và năm 2004 thì Pháp lệnh về thi hành án dân sự ra đời theo đó có sự đổi mới về cơ chế, hệ thống tổ chức thi hành án của các cơ quan thi hành án với tên gọi cũng được đổi mới và phân cấp theo hai cấp Thi hành án dân sự tỉnh và Thi hành án dân sự huyện. * Giai đoạn 2008 đến nay: Sau khi Luật thi hành án dân sự năm 2008 được thông qua và có hiệu lực pháp luật đó cũng là bước ngoặc của sự thay đổi, hình thành và phát triển của ngành thi hành án. Theo luật thi hành án dân sự hiện hành thì có sự điều GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 38 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện chỉ rõ rệch về hệ thống, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự cũng như về thẩm quyền giải quyết việc thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự. Qua đó thực hiện Luật thi hành án dân sự năm 2008 thì cơ quan thi hành án dân sự của huyện Lấp Vò đã được đổi tên là Chi cục thi hành án dân sự huyện Lấp Vò. Về bộ máy của chi cục thi hành án dân sự huyện Lấp Vò hiện nay có 11 cán bộ, công chức (Trong đó có 01 Chi cục Trưởng, 01 Phó Chi cục Trưởng, 04 Chấp hành viên phụ trách địa bàn giải quyết án, 01 Thẩm tra viên phụ trách công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo 02 kế toán còn lại 02 công chức khác được phân công hổ trợ Chấp hành viên giải quyết án và một số công việc của cơ quan). Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Có 11/11 có trình độ đại học, 06 đồng chí đã được tham gia học lớp nghiệp vụ thi hành án và đã được bổ nhiệm ngạch Chấp hành viên theo tiêu chuẩn. Vài nét về hệ thống tổ chức của cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện: Theo Điều 13 Luật thi hành án dân sự năm 2008 cơ quan quản lý thi hành án dân sự có 02 cơ quan là Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư Pháp và cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc Phòng. Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. 3.1.2. Khái quát về hoạt động Tư pháp huyện Lấp Vò Trong năm vừa qua hoạt động xét xử có bước chuyển biến mạnh mẽ và đạt được những thành tích đáng khích lệ, số vụ có kháng cáo, kháng nghị giảm. Tỷ lệ giải quyết các loại án đều đạt và vượt chỉ tiêu, không có án để kéo dài quá hạn luật định. Với chức năng giúp Ủy ban nhân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thi hành án trên địa bàn, Sở Tư pháp luôn quan tâm đến việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thi hành án. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự, công tác tổ chức cán bộ thi hành án dân sự cũng được Sở Tư pháp đặc biệt quan tâm. Tuy cơ quan thi hành án đã tách ra tương đối độc lập, nhưng Sở Tư pháp vẫn luôn có trách nhiệm trong việc đề xuất, nhận xét, đánh giá bổ nhiệm cán bộ; lãnh đạo Sở là thành viên tích cực trong Ban chỉ đạo thi hành án… Tất cả những điều kiện trên đã ít nhiều có tác động tới hiệu quả công tác thi hành án dân sự ở Lấp Vò.21 21 Tổng kết hoạt động chủa chị cục Thi hành án dân sự huyện Lấp Vò, tỉnh đồng Tháp, http://cthads.dongthap.gov.vn/wps/portal/cthads/!ut/p/c1/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os_jQEDc3n1AXEw N3F2NnA08PF3Mjb7cQo1BDQ6B8JJK8gZ-lG1De1MPTK9DdyMTFlIDucJB9yPoN3Q1Av0C_NyDjL0DTNHlMc0HyRvgAI4G-n4e-bmpgW5EQaZAemKAPUwhUE!/dl2/d1/L0lDU0lKSWdrbUEhIS9JRFJBQUlpQ2dBek15cXchL1lCSkoxTkExTkk1MC 01RncvN19VVEZGTFVENDBHRDNDMElIRDcyS0ZUMlVIMi8wM0F6UTg4MjEwMDAx/?WCM_PORTLET= PC_7_UTFFLUD40GD3C0IHD72KFT2UH2_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/CTHAD S/sitcthads/sitachuyennganh/sitatraodoinghiepvu/17112014+ra+soat+doi+chieu+so+lieu+kt+va+chv , ngày truy cập 10/11/2014. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 39 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện 3.1.3. Về tổ chức bộ máy các cơ quan thi hành án dân sự ở huyện Lấp Vò Cùng với sự phát triển chung của cả nước, tổ chức bộ máy thi hành án dân sự Lấp Vò cũng có quá trình phát triển qua từng thời kỳ theo quy định của pháp luật. Đến nay bộ máy các cơ quan thi hành án dân sự đã được kiện toàn. Số lượng biên chế được phân bổ phù hợp với đủ các chức danh từ Trưởng, Phó đến các chức danh khác. Luật Thi hành án được ban hành và có hiệu lực từ 01/7/2009, cơ quan thi hành án dân sự tỉnh đổi tên thành Cục thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án 8 huyện, thành phố đổi tên thành Chi Cục thi hành án với tổng số 101 cán bộ công chức trong đó: 9 chấp hành viên tỉnh, 42 chấp hành viên huyện, 6 thẩm tra viên, 11 kế toán và các chức danh khác.22 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động thi hành án dân sự huyện Lấp Vò Trong năm vừa qua hoạt động xét xử có bước chuyển biến mạnh mẽ và đạt được những thành tích đáng khích lệ, số vụ có kháng cáo, kháng nghị giảm. Tỷ lệ giải quyết các loại án đều đạt và vượt chỉ tiêu, không có án để kéo dài quá hạn luật định. Với chức năng giúp Ủy ban nhân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thi hành án trên địa bàn, Sở Tư pháp luôn quan tâm đến việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thi hành án. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự, công tác tổ chức cán bộ thi hành án dân sự cũng được Sở Tư pháp đặc biệt quan tâm. Tuy cơ quan thi hành án đã tách ra tương đối độc lập, nhưng Sở Tư pháp vẫn luôn có trách nhiệm trong việc đề xuất, nhận xét, đánh giá bổ nhiệm cán bộ; lãnh đạo Sở là thành viên tích cực trong Ban chỉ đạo thi hành án… Tất cả những điều kiện trên đã ít nhiều có tác động tới hiệu quả công tác thi hành án dân sự ở Lấp Vò. 3.2.1. Những thuận lợi - Tình hình ban hành QPPL về thi hành án dân sự của HĐND, UBND và quản lý, chỉ đạo của UBND huyện đối với công tác thi hành án dân sự. + Công tác thi hành án dân sự trên địa bàn huyện được các cấp ủy Đảng và chính quyền ở địa phương quan tâm tạo điều kiện, đây là điều kiện hết sức thuận lợi để các cơ quan thi hành án phối hợp các cơ quan, ban ngành thúc đẩy hiệu quả công tác thi hành án dân sự ở địa phương. + Hội đồng nhân dân các cấp tiếp tục quan tâm tới công tác thi hành án dân sự trên địa bàn, tại các kỳ họp của HĐND huyện, thủ trưởng cơ quan thi hành án đều được mời dự họp và trả lời chất vấn khi có yêu cầu. Hằng tháng, hằng quý cơ quan thi hành án dân sự điều gởi báo cáo đầy đủ tới HĐND, UBND. Đều này giúp HĐND và UBND các cấp 22 Cơ cấu tổ chức hoạt động chi cục thi hành án Huyện Lấp Vò http://cthads.dongthap.gov.vn/wps/portal/cthads/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os_jQEDc3n1AXEw N3F2NnA08PF3Mjb7cQo1BDQ_2CbEdFAIEWl8A!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/CTHAD S/sitcthads/sitatienich/sitadanhbathudientu/201188+tin+mac+dinh , Truy cập ngày 12/12/2014. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 40 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện nắm sát tình hình hoạt động của cơ quan thi hành án, từ đó có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan thi hành án nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác. + Ngoài ra trong năm đơn vị đã báo cáo xin ý họp ban chỉ đạo thi hành án 04 lần, đưa ra 10 vụ việc khó khăn, vướng mắt ra bàn bạc để có hướng giải quyết. Kết quả được ban chỉ đạo thi hành án chỉ đạo 10 vụ, đã thi hành xong 8 vụ, còn 02 vụ đang giải quyết, không làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. - Tình hình phối hợp với Tòa án, Viện Kiểm sát để giải quyết khó khăn, vướng mắc do án tuyên không rõ, không thi hành được. + Năm 2014 Chi cục thi hành án dân sự phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân hàng tháng hợp một lần để đưa những án khó khăn, vướng mắc ra bàn bạc, giải quyết và cùng với Tòa án nhân dân trong việc xét miễn giảm thi hành án. Trong năm cũng không có án tuyên không rõ và yêu cầu giải thích. Ngoài ra phối hợp cùng với Công an nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân xây dựng quy chế phối hợp tạo cơ sở để các cơ quan thi hành án dân sự duy trì quan hệ phối hợp với các cơ quan ổn định, thường xuyên, đem lại hiệu quả cao. - Về tình hình phối hợp với trại giam, trại tạm giam, cơ quan Công an trong việc thi hành án đối với người phải thi hành án đang chấp hành án tại các trại giam, trại tạm giam và đánh giá về tình hình thực hiện và hiệu quả của Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT/BTP-BCA-BTC ngày 06/02/2013 hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành dân sự là phạm nhân được Chi cục thi hành án thường xuyên phối hợp thi hành để bảo vệ quyền và lợi ích cho người được thi hành án và thu các khoản tiền án phí nộp vào ngân sách nhà nước. - Phối hợp thực hiện chủ trương đặc xá năm 2013 không có. Kết quả công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính (từ ngày 01/10/2013 đến ngày 30/9/2014.23 Kết quả thi hành án dân sự. - Kết quả thi hành án về việc. + Tổng số việc đã thụ lý là 1.443 việc, tăng 417 việc (chiếm 28,9%) so với năm 2013, trong đó: Số việc năm trước chuyển sang là: 319 Số việc thụ lý mới là: 1.124 việc, tăng 447 việc (39,7%) so với năm 2013. + Kết quả phân loại về việc, qua phân loại, thì có: 1.143 việc có điều kiện thi hành, tăng 341 việc (29,8 %) so với năm 2013. 23 Theo Báo cáo số 33/BC-CCTHA, Báo cáo tổng kết hoạt động thi hành án của chi cục thi hành án huyện Lấp Vò, ngày 29 tháng 9 năm 2014. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 41 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện 300 việc chưa có điều kiện thi hành, tăng 76 việc (chiếm 25,33 %) so với năm 2013. + Kết quả: Trong số việc có điều kiện thi hành, đã thi hành xong 1.054 việc, đạt tỷ lệ 92,21%, tăng 345 việc, (chiếm 32,7%), so với cùng kỳ năm 2013. + Tổng số việc còn phải thi hành chuyển kỳ sau là 389 việc, tăng 72 việc (chiếm 18,5%) so với số việc năm 2013 chuyển sang. - Kết quả thi hành án về tiền. + Tổng số tiền thụ lý là 92.949.188.000 đồng, tăng 34.039.039.000 đồng (36,6%) so với cùng kỳ năm 2013, trong đó: Số tiền năm trước chuyển sang là: 22.585.855.000 đồng. Số tiền thụ lý mới là: 70.363.333.000đ đồng, tăng 44.284.405.000 đồng (62,9%) so với năm 2013. + Kết quả phân loại về tiền, qua phân loại, thì có: Số tiền có điều kiện thi hành là 60.733.554.000 đồng (chiếm 32,5%), tăng 25.450.865.000 đồng so với năm 2013; Số tiền chưa có điều kiện thi hành là 32.215.634.000 đồng, giảm 18.691.431.000 đồng (chiếm 58 %) so với cùng ký năm 2013. + Kết quả: Đã thi hành được 53.717.553.000 đồng, trong số tiền có điều kiện thi hành, đạt tỷ lệ 88,45%. Tăng 17.393.259.000đ, chiếm 32,4% so với cùng kỳ năm 2013. + Tổng số tiền còn phải thi hành chuyển kỳ sau là 39.231.635.000 đồng. Tăng 16.645.780.000đ, chiếm 42.4% so với cùng kỳ năm 2013. - Về thi hành án đối với các khoản thu cho ngân sách nhà nước. + Số việc phải giải quyết là 794 việc, tương ứng với số tiền 851.742.000đ (chiếm 85.65% về việc và chiếm 23.9% về tiền so với tổng số việc và tiền phải giải squyết). Kết quả trong số việc này đã giải quyết được 765 việc, thu được số tiền là 735.495.000đ, đạt tỷ lệ 96% về việc và 86,35% về tiền. - Thống kê về số việc đã kê biên, bán đấu giá nhưng chưa xử lý được. Số vụ việc đã kê biên tài sản, định giá lại và bán đấu giá nhiều lần nhưng vẫn chưa xử lý được là 97 việc, tương ứng với số tiền 18.694.657.000đ ( chiếm 8,98% về việc và 23,9% về tiền trong số có điều kiện thi hành, đang giải quyết). - Tình hình giải quyết các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng. Số việc phải giải quyết vụ này là 55 việc, tương ứng với số tiền 57.075.086.000đ (chiếm 4,15% về việc và chiếm 65,2% về tiền so với tổng số việc và tiền phải giải quyết). Kết quả trong số việc loại này đã giải quyết 0 việc và tương ứng với số tiền 6.600.212.000đ, đạt tỷ lệ 0% về việc và 11,56% về tiền. - Về kết quả miễn, giảm thi hành án. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 42 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện Tổng số việc đề nghị xét miễn, giảm là 12 việc. Trong đó giảm 2 việc, số tiền thu được 13.311.000đ; miễn 10 việc, giảm 02 so với cùng kỳ năm 2013, đạt 2%; số tiền thu được 24.623.000đ, giảm 1.994.000đ so với cùng ký năm 2013, đạt 8%. - Kết quả tổ chức cưỡng chế thi hành án: đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với 66 trường hợp (giảm 13 trường hợp so với cùng kỳ năm 2013, đạt 19,7%), do có 15 trường hợp đương sự tự nguyện thi hành án nên số việc còn phải tổ chức cưỡng chế là 51 trường hợp (giảm 03 trường hợp so với cùng kỳ năm 2013, đạt 5,9%) trong đó có 60 trường hợp cưỡng chế huy động lực lượng liên ngành. 3.2.2. Những khó khăn 3.2.2.1. Những tồn tại và hạn chế - Tỷ lệ thi hành về việc và giá trị chỉ đạt ở mức hoàn thành chỉ tiêu, chưa đạt được chỉ tiêu cấp trên giao. - Lượng án ngành Tòa án nhân dân chuyển sang cho cơ quan thi hành án dân sự ngày càng nhiều và tăng hơn so với cùng kỳ năm trước (tăng 7% về việc và tăng 18% về tiền), tính chất vụ việc phức tạp hơn và phát sinh hơn nữa từ những vụ án của ngân hàng, nợ hụi, nợ vay…đã gây khó khăn trong quá trình thi hành án. - Ý thức chấp hành pháp luật của một số bộ phận không nhỏ về thi hành án còn hạn chế, họ thường không tự nguyện thi hành, dây dưa kéo dài không thực hiện nghĩa vụ của mình và tìm cách tẩu tán tài sản, không hợp tác, thậm chí chống đối cản trở việc thi hành án. - Sự quan tâm thật sự đối với công tác thi hành án của các cấp, các ngành đôi khi còn hạn chế, thậm chí cho rằng công tác thi hành án dân sự là của riêng của công tác thi hành án dân sự. 3.2.2.2. Nguyên nhân - Chủ quan Công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo đôi lúc chưa thật sự quyết liệt dẫn đến tiến độ giải quyết án của một số chấp hành viên còn chậm. Một vài công chức chưa thực sực tích cực trong công tác, ngại va chạm và có phần thụ động trong công việc, dẫn đến một số vụ việc có điều kiện nhưng chưa được thi hành dứt điểm. - Khánh quan Có những vụ việc đượng sự không có điều kiện thi hành án, bỏ địa phương đi không xác định được nơi cư trú mới hoặc có tài sản nhưng không đủ để đảm bảo thi hành án và chưa đủ điều kiện để xét miễn giảm thi hành án. Hiện nay còn nhiều tài sản kê biên chưa xỷ lý được; đối với các thủ tục qua kê biên, bán đấu giá tài sản, thì việc định giá các loại tài sản kê biên hầu hết điều phải hợp GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 43 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện đồng với trung tâm thẩm định giá, giá khởi điểm khá cao và đa số tài sản kê biên là quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất ở nông thôn có giá trị thấp, diện tích đất kê biên nhỏ không thuận tiện cho việc đầu tư sản xuất nên rất khó bán, từ đó phải giảm giá nhiều lần hoặc không bán được do tâm lý ngại mua tài sản thi hành án của người dân. Ý thức chấp hành pháp luật của người phải thi hành án chưa cao, nhiều trường hợp cố tình chay ỳ, không tự nguyện thi hành án, khiếu nại nhằm mục đích trì hoãn, kéo dài thời gian nên phải tổ chức cưỡng chế, trong đó có nhiều vụ việc cưỡng chế liên quan đến đất đai buộc phải kéo dài thời gian thi hành án. Trong một số việc còn đang tổ chức thi hành án có nhiều vụ việc phức tạp, khó thi hành, phải phối hợp với các ngành hữu quan hay xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên để có ý kiến chỉ đạo giải quyết. Thực tiễn công tác thi hành án dân sự trên địa bàn huyện Lấp Vò cho thấy còn có nhiều khó khăn, vướng mắc, những khó khăn vướng mắc đã hạn chế phần nào đến kết quả công tác thi hành án và đòi hỏi phải có những biện pháp thích hợp để nâng cao hơn nữa việc hoàn thành nhiệm vụ của ngành, ngoài bất cập những qui định của pháp luật về thi hành án dân sự, đặc biệt về thể chế, còn có những khó khăn, vướng mắc về thực tiễn với sự cố gắn phấn đấu của tập thể trong đơn vị Chi cục, công tác thi hành án dân sự trong năm 2014 có nhiều chuyển biến tích cực, kết quả thi hành án cũng đạt được một số chỉ tiêu đề ra, cụ thể về việc đạt 92,21%, về giá trị đạt 88,45% chỉ tiêu được giao. 3.2.3. Một số vụ điển hình - Về ý thức chấp hành của đương sự: Bà Lan và ông Việt chung sống với nhau từ năm 1991 đến năm 2001 mới đăng ký kết hôn. Quá trình chung sống có 2 con chung. Khi mâu thuẫn phát sinh, bà Lan gửi đơn xin ly hôn, ông Việt đồng ý. Bản án số 35/HNST ngày 12/7/2007 của Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Phụ xử cho 2 người được ly hôn, ông Việt có trách nhiệm giao lại cho bà Lan 102.180.000đ, ông Việt được quyền sử dụng 12.134m2 đất theo biên bản đo đạc ngày 18/7/2006. Bản án có hiệu lực, bà Lan làm đơn yêu cầu thi hành án. Ngày 05/11/2007 cơ quan thi hành án dân sự huyện Quỳnh Phụ ra quyết định thi hành án. Tuy nhiên, đến nay bản án vẫn không thi hành được vì theo bà Lan thì ông Việt có tài sản nhưng cố tình không thi hành. Kết quả xác minh của Chấp hành viên cho thấy, ông Việt chỉ có phần đất được chia sau ly hôn và đã đồng ý bán cho bà Phạm Thanh Bình để lấy tiền thi hành án, cơ quan thi hành án huyện Quỳnh Phụ đã lập biên bản thỏa thuận thi hành án vào ngày 24/4/2008 với nội dung bà Bình nộp một số vàng để thi hành án thay cho ông Việt. Hiện ông Việt không có ở địa phương, cơ quan thi hành án đã mời bà Lan đến nhận nhưng bà Lan không đến với lý do: “Theo biên bản thỏa thuận thi hành án ngày GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 44 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện 24/4/2008 do bà Bình không thực hiện đúng theo thỏa thuận mua bán đất, nên tôi không nhận số vàng do bà Bình nộp thay cho ông Việt”. Thiết nghĩ đây không phải là vụ việc phức tạp nhưng lại để kéo dài. Trong trường hợp này, chấp hành viên nên giải thích, hướng dẫn để bà Lan nhận số vàng mà bà Bình nộp thay cho ông Việt, nếu còn thiếu thì yêu cầu ông Việt thi hành tiếp, nếu ông Việt còn đất mà cố tình không thi hành thì bà Lan có thể yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành các thủ tục kê biên, định giá và phát mãi tài sản để thi hành án. - Thi hành án gặp khó khăn do nội dung bản án, quyết định tuyên không rõ hoặc không phù hợp với thực tế: + Trường hợp ông Mạc Văn Nho khởi kiện bà Phạm Thị Tơ cùng ở Nam Cường, Tiền Hải, Lấp Vò vay ông 38.000.000 đồng không kỳ hạn, lãi suất 2% tháng theo 29 giấy biên nhận, ông Nho chỉ yêu cầu trả tiền gốc. Ngày 04/10/2007 Tòa án huyện Tiền Hải tuyên buộc bà Tơ phải trả 38.000.000 nhưng đến nay chưa thi hành được do ông Nho yêu cầu phải trả cả tiền lãi do chậm thi hành án. Như vậy, nếu Tòa án tuyên “kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành xong các khoản tiền hàng tháng người phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án” thì việc thi hành án sẽ không gặp vướng mắc, khó khăn như vậy. + Trường hợp tranh chấp mua bán căn nhà số 36 đường Lê Lợi, thành phố Lấp Vò giữa bà Nguyễn Thị Thắm và bà Hoàng Mai Chi được TAND tỉnh Lấp Vò xử phúc thẩm với nội dung: “Tuyên bố việc mua bán căn nhà số 36 đường Lê Lợi giữa bà Thắm và bà Chi là hợp pháp; bà Chi phải giao lại căn nhà số 36 cho bà Thắm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày tuyên án phúc thẩm”. Thế nhưng đã gần 7 năm mà bà Thắm vẫn chưa được thi hành án. Lý do ở đây là do bản án không tuyên diện tích nhà và diện tích khuôn viên đất là bao nhiêu, đến nay, căn nhà cũ không còn, bà Chi đã xây dựng căn nhà mới. Do vậy, không có cơ sở để xác định diện tích căn nhà phải thi hành án. Trong khi đó, bà Thắm yêu cầu được thi hành hết phần đất trong khuôn viên đất do bà Chi hiện đang quản lý và đã có xây dựng thêm một số căn nhà khác. + Quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án nhân dân huyện Hưng Hà đối với ông Trần Phương và bà Vũ Thanh Vân có hai con chung 1 sinh năm 1988, 1 sinh năm 1998. Đã qua 5 năm như vẫn không thể tổ chức thi hành án vì theo quyết định, ông Phương là người phải thi hành án với nội dung: “…ông Trần Phương được tạm thời quản lý và sử dụng một căn nhà, 500m2 đất (thổ cư, vườn) tại xã Hồng Minh, Hưng Hà. Khi GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 45 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện các con trưởng thành (18 tuổi) ông Phương phải giao toàn bộ tài sản mà ông đang quản lý, sử dụng lại cho các con được quyền sở hữu…”. Vướng mắc ở đây chính là do Tòa án khi công nhận sự thỏa thuận giữa vợ chồng ông Phương về tài sản không hướng dẫn rõ về quyền yêu cầu thi hành án, thời gian yêu cầu thi hành án…Do vậy, khi người con lớn của ông Phương đến tuổi trưởng thành thì người con thứ hai vẫn còn nhỏ chưa đủ tuổi để yêu cầu thi hành án. Ngoài ra còn có một vài bản án của Tòa án nhân dân tuyên không rõ, tính thuyết phục chưa cao, khó thi hành, cơ quan thi hành án dân sự không ra Công văn yêu cầu giải thích cứ thi hành dẫn đến kéo dài (như Quyết định số 28 ngày 01/12/2000 của Tòa án nhân dân huyện Vũ Thư công nhận sự thuận tình ly hôn giữa anh Nguyễn Văn Dũng ở Trung An - với chị Vũ Thị Hoa ở Song An. Về con cái: "Giao Nguyễn Thị Quyên sinh 10/1991 cho chị Hoa nuôi dậy, anh Dũng đóng góp nuôi con mỗi tháng 50.000đ kể từ tháng 10/2000 cho đến khi con đi xây dựng gia đình". Vấn đề ở đây là đến khi nào? ở tuổi nào? thì cháu Quyên đi xây dựng gia đình (lấy chồng) anh Dũng vẫn phải góp tổn phí nuôi con. Để thi hành được những bản án tuyên thiếu cụ thể, các cơ quan thi hành án phải yêu cầu tòa án đã tuyên giải thích những điểm chưa rõ, chưa cụ thể. Quyền hạn, trách nhiệm yêu cầu, kiến nghị và nghĩa vụ của tòa án, những người có thẩm quyền trong việc giải thích, xem xét lại bản án, quyết định của tòa án được quy định tại điều 179 Luật thi hành án dân sự năm 2008 và Khoản 1, Điều 1 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự. - Thi hành án gặp khó khăn do việc ủy thác thi hành án: Theo quy định của pháp luật thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều vụ án đương sự chỉ sinh quán ở tỉnh Lấp Vò nhưng hiện trú quán, sinh sống, làm ăn và có tài sản ở những tỉnh khác, song khi phạm tội, phải thi hành án, cơ quan thi hành án ở các tỉnh khác vẫn ủy thác về đề nghị cơ quan thi hành án ở Lấp Vò thi hành. - Vướng mắc, bất cập về thi hành án giao con. Thi hành án giao con là loại việc hết sức phức tạp và cũng rất nhạy cảm, bởi đối tượng thi hành án ở đây không phải là tiền hay tài sản mà là con người. Tuy nhiên, pháp luật về thi hành án dân sự hiện nay lại chưa có những quy định cụ thể nên trong quá trình tổ chức thi hành án, các cơ quan thi hành án đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Cụ thể: Theo quyết định của bản án số 03/2008/HNGĐ-ST ngày 13/4/2008 của Tòa án nhân dân huyện Đông Hưng, Lấp Vò xử cho bà Trần Thị Minh được ly hôn ông Nguyễn Văn Bình. Ông Bình phải giao cháu Nguyễn Thúy Mai (sinh năm 2003) cho bà Minh chăm GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 46 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện sóc nuôi dưỡng. Án có hiệu lực, ông Bình liên lạc với bà Minh để giao con nhưng bà Minh không chịu nhận vì bà Minh đang chuẩn bị đi làm ăn ở xa. Ngày 11/6/2008 ông Bình làm đơn yêu cầu thi hành án. Chấp hành viên đã nhiều lần gửi giấy báo nhưng bà Minh vẫn không đến. Chấp hành viên tiến hành xác minh ở địa phương nhưng bà Minh hiện nay đã đi làm ăn, sinh sống ở nơi khác. Theo quy định tại mục 10 của Công văn 404/TP-THA ngày 24/2/2005 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn một số vấn đề nghiệp vụ thi hành án mới chỉ có hướng dẫn xử lý khoản tiền, tài sản người phải thi hành án tự nguyện nộp nhưng người được thi hành án không nhận, còn trường hợp người phải thi hành án tự nguyện giao con mà người được thi hành án không nhận thì chưa có hướng dẫn nên xử lý như thế nào? - Vướng mắc trong việc thu phí thi hành án: Theo Điều 3 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án phải nộp phí thi hành án đối với tất cả các khoản tiền, tài sản khi nhận được, tuy nhiên thực tế thi hành án ở Lấp Vò khi áp dụng quy định này vẫn còn những vướng mắc nhất định. Bản án số 30/2008/DSST ngày 20/8/2008 của Tòa án nhân dân huyện Hưng Hà tuyên buộc bà Nguyễn Thị Lan phải trả cho bà Trần Thị Huyền số tiền 100.000.000 đồng và lãi suất nợ quá hạn tương ứng với số tiền và thời gian chưa thi hành án. Qua xác minh, tài sản của bà Lan chỉ còn duy nhất một căn nhà và nền đất gắn liền căn nhà là có giá trị thi hành án. Tuy nhiên, tài sản này bà Lan đã thế chấp cho chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hưng Hà để vay số tiền là 50.000.000 đồng từ tháng 7/2007. Chi cục Thi hành án huyện Hưng Hà yêu cầu chi nhánh ngân hàng khởi kiện bà Lan nhưng chi nhánh ngân hàng không thực hiện. Cơ quan thi hành án tiến hành kê biên, định giá và phát mãi tài sản thu được số tiền 450.000.000 đồng vào ngày 24/9/2009. Căn cứ các quy định của pháp luật, cơ quan thi hành án đã chi trả cho chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội số tiền 50.000.000 đồng và lãi suất tương ứng, chi trả cho bà Huyền 100.000.000 đồng và lãi suất chậm thi hành án tương ứng, đồng thời ra quyết định thu phí thi hành án đối với bà Huyền số tiền 3.257.000 đồng. Theo khoản 5, Điều 34 Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự năm về thủ tục thi hành án dân sự thì chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hưng Hà không phải nộp phí thi hành án. Như vậy, dù không phải làm đơn yêu cầu thi hành án, nhưng ngân hàng lại hưởng lợi mà không phải thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào. Còn bà Huyền phải nộp phí thi hành án trong khi cả hai người cùng thu được nợ từ bà Lan. Pháp luật cần quy định đối với trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhận được tiền, tài sản thông qua quá trình thi hành án thì họ phải nộp phí thi hành án nhằm tạo nên sự bình đẳng trước pháp luật và nguồn thu cho ngân sách nhà nước. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 47 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện - Ngoài ra còn một số sai phạm từ phía chấp hành viên như việc ra quyết định thi hành án không đúng với bản án. Một số biên bản chấp hành viên, cán bộ thi hành án tiến hành xác minh ghi không đầy đủ, nội dung xác minh còn sơ sài, chủ yếu vẫn thiên về xác minh tại trụ sở UBND xã qua cán bộ lãnh đạo xã. Có trường hợp xác minh lần thứ nhất đương sự có đất ở, đất vườn, ao, lần thứ hai xác minh không có tài sản gì trong khi đó không có biên bản xác minh đã chuyển nhượng số đất trên… những sai phạm, thiếu sót từ phía chấp hành viên tuy hậu quả không lớn nhưng phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành án, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật. 3.3. Giải pháp hoàn thiện - Về cơ chế thực hiện: Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương là tiền đề quan trọng đảm bảo cho việc thi hành án có hiệu quả. Thứ hai, về mặt tổ chức cán bộ: Kiện toàn đội ngũ chấp hành viên, hạn chế tuyển dụng hệ tại chức, hệ mở rộng, tuyển dụng cán bộ trẻ, khỏe, có trình độ Đại học Luật, ưu tiên tuyển nam. Mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, có đủ trình độ phẩm chất đạo đức, dám làm, dám chịu trách nhiệm để kiến nghị, đề xuất bổ nhiệm chấp hành viên khi đủ điều kiện, bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan thi hành án để họ đảm đương thực hiện công việc. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về công tác thi hành án, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng để cập nhật các kiến thức, thông tin mới về văn bản pháp luật đặc biệt trong điều kiện mở rộng hội nhập quốc tế và khu vực hiện nay. Có chính sách khuyến khích, động viên, hỗ trợ cho cán bộ, nhất là cán bộ nữ đi học tập, nâng cao trình độ, có chính sách đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ và thu hút những người có trình độ về công tác tại các cơ quan thi hành án cấp huyện, xa trung tâm thành phố. Đào tạo, bồi dưỡng khả năng áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, điều hành công việc. Xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp chấp hành viên, những người làm công tác thi hành án áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh. Thứ ba, cần nghiên cứu cơ chế công khai hóa danh sách người phải thi hành án có điều kiện về tài sản, thu nhập nhưng không tự nguyện thi hành án, có biểu hiện chây ỳ, trốn tránh thi hành án tại những nơi công cộng hoặc trên một số phương tiện thông tin đại chúng nhằm tác động về mặt tinh thần, danh dự để họ tự giác thi hành án. Đối với trường hợp người phải thi hành án là cơ quan, doanh nghiệp có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành án thì cần áp dụng các biện pháp kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó. Thứ tư, sự phối kết hợp của các cấp, các ngành. Tăng cường sự phối hợp trong thi hành án nhất là trong việc thực hiện cưỡng chế giữa các cơ quan như công an, cảnh sát, thi hành án. Đẩy mạnh sự hợp tác, phối hợp hoạt động, trao đổi kinh nghiệm giữa của các GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 48 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện cơ quan thi hành án dân sự trong tỉnh. Các cơ quan có thẩm quyền phải nghiêm chỉnh chấp hành và áp dụng đúng các quy định của pháp luật, trong quá trình điều tra, xét xử, khi cần thiết phải áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, phải có sự phối kết hợp trong việc khấu trừ, phong tỏa tài khoản tại các ngân hàng, kho bạc…phải xây dựng được quy chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan thi hành án với các phòng, ban và đơn vị liên quan cùng cấp trong lĩnh vực thi hành án. Cần tăng cường vai trò của Ủy ban nhân dân các cấp, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án. Thiết lập, duy trì quan hệ giữa cơ quan thi hành án với chính quyền cấp cơ sở. Thứ năm, cần nâng cao chất lượng xét xử: Chất lượng các bản án của Tòa án phải có khả năng thi hành trong thực tế. Ngành Tòa án cần hạn chế một bản án phải qua nhiều cấp xét xử. Cần có quy định của pháp luật đối với thẩm phán, cán bộ tòa án, chấp hành viên, cán bộ thi hành án. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với Bộ Tư pháp tiến hành rà soát, thống kê những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật tuyên không rõ hoặc khó thi hành, để kịp thời sửa chữa, bổ sung hoặc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tòa án nhân dân tối cao cần chỉ đạo chấn chỉnh và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thi hành án dân sự. Thứ sáu, tăng cường tuyên truyền pháp luật về thi hành án rộng rãi đối với nhân dân. Bên cạnh đó, cần tích cực điều tra, xác minh, phân loại án có biện pháp xử lý kịp thời, kiên quyết xử lý những người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không chấp hành bản án. Thứ bảy, đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa công tác thi hành án: Từng bước xã hội hóa công tác thi hành án là một chủ trương được đề ra trong Nghị quyết số 48NQ/TW Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Có thể nói, trong điều kiện hiện nay, khi mà tỷ lệ án tồn đọng nhiều, lực lượng cán bộ, chấp hành viên mỏng, chỉ làm việc giờ hành chính thì việc thực hiện mô hình thừa phát lại là lựa chọn cần thiết bởi thừa phát lại có thể đi xác minh điều kiện thi hành án, lập vi bằng... không chỉ trong giờ hành chính mà cả ngoài giờ, ngày nghỉ... Cần đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác thi hành án, không chỉ thực hiện thí điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay mà lên sớm nhân rộng ra các tỉnh, thành khác. Trong điều kiện hiện nay khi nhà nước ta đang chủ trương cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện việc hội nhập kinh tế, quốc tế, khi thực tiễn thi hành án còn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ án tồn đọng vẫn cao thì việc đưa ra được những giải pháp hạn chế án tồn đọng là một việc làm cần thiết mang tính khách quan. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 49 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện - Về đổi mới về thủ tục thi hành án dân sự Dự thảo Luật bổ sung thủ tục xác minh điều kiện thi hành án, nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên, trách nhiệm của người phải thi hành án, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xác minh điều kiện thi hành án để phù hợp với thực tiễn (khoản 22 Điều 1); sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến thủ tục thi hành án dân sự như: quy định về tiền chậm thi hành án (khoản 23 Điều 1); thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án (khoản 24 Điều 1); trả đơn yêu cầu thi hành án (khoản 26 Điều 1); chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án (khoản 28 Điều 1); việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án (khoản 30 Điều 1). Dự thảo Luật bổ sung biện pháp phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ và quy định cụ thể thủ tục, thời hạn phong toả tài khoản, phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự; tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản (khoản 33, khoản 34 và khoản 35 Điều 1); sửa đổi căn cứ để tổ chức cưỡng chế thi hành án (khoản 36 Điều 1). Bên cạnh đó, khắc phục những bất cập, hạn chế trong việc bán đấu giá tài sản thi hành án, dự thảo Luật đã sửa đổi quy định về định giá lại tài sản kê biên, theo hướng đương sự chỉ được yêu cầu định giá lại 01 lần (khoản 45 Điều 1); sửa đổi, bổ sung các quy định về giao tài sản bán đấu giá, tài sản nhận để thi hành án (khoản 46 Điều 1); xử lý tài sản không có người tham gia đấu giá, trả giá, bán đấu giá không thành (khoản 47 Điều 1). - Về kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan thi hành án và nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ chấp hành viên ở huyện Lấp Vò Một là, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, tạo tiền đề quan trọng cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đầu tư giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, tạo tiền đề cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Nâng cao tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học. Thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh cuối cấp học trung học cơ sở và trung học phổ thông gắn với giáo dục hướng nghiệp ở từng cấp. Nâng cao chất lượng hoạt động các trường chuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học ở các khu vực trọng điểm. Hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tập trung đào tạo nghề cho nông dân trực tiếp sản xuất, hỗ trợ nông dân không có đất hoặc ít đất sản xuất chuyển sang các ngành, nghề khác. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, cơ sở sản xuất dạy nghề cho lao động nông thôn; khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng lao động nông thôn đã được đào tạo nghề, nhất là đối với lao động nữ. Thu hút đào GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 50 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện tạo các ngành, nghề mới xã hội có nhu cầu. Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật của các hợp tác xã, trang trại và tổ chức liên kết sản xuất khác. Ba là, xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo các cấp trong Tỉnh. Đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo các trường đại học, cao đẳng. Hoàn thiện cơ sở vật chất các trường trung cấp Nghề; xây dựng mới Trường Trung cấp Nghề Thanh Bình, Lấp Vò, Cao Lãnh; củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên các địa phương. Nâng chất lượng hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng theo mô hình phối hợp, lồng ghép đa chức năng hoạt động; thực hiện tốt vai trò thiết chế văn hoá cơ bản ở cơ sở. Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý đào tạo nghề các cấp. Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề bậc cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia đào tạo nghề cho lao động. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề và phổ cập các nghề mới cho giáo viên các trung tâm, các trường dạy nghề. Xây dựng lộ trình đào tạo phù hợp để đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng, đại học, các trường nghề đạt chuẩn. Kịp thời cập nhật nội dung, chương trình dạy nghề, gắn với bổ sung, phát triển phù hợp với thực tế của địa phương. Đổi mới nội dung, chương trình dạy nghề theo địa chỉ, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học - kỹ thuật mới, công nghệ - thông tin vào quá trình giảng dạy. Khuyến khích các cơ sở đào tạo đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên. Bốn là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Có kế hoạch đào tạo nâng cao đối với lực lượng cán bộ, công chức trẻ làm nòng cốt trong quản lý, nghiên cứu khoa học ở những ngành chủ lực, lĩnh vực có lợi thế, tiềm năng. Tiếp tục đào tạo sau đại học ở nước ngoài một số chuyên ngành cần thiết với số lượng hợp lý. Liên kết với các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức khoa học trong và ngoài nước tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ ngắn hạn tại địa phương. Ưu tiên xem xét, bố trí cán bộ dưới 40 tuổi, có năng lực lãnh đạo, có uy tín, có trình độ sau đại học đối với cán bộ chủ chốt ngành Tỉnh, cấp huyện. Đối với (bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn), bố trí cán bộ dưới 30 tuổi, có năng lực lãnh đạo, có uy tín, có trình độ đại học. Không tuyển dụng mới cán bộ, công chức chưa đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. Năm là, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đổi GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 51 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện mới và tăng cường công tác quản lý nhà nước, củng cố tổ chức bộ máy làm công tác quản lý về nguồn nhân lực. Xây dựng hệ thống dữ liệu về thị trường lao động và khả năng đào tạo. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các ngành, địa phương, cơ sở đào tạo và tổ chức kinh tế trong việc quản lý, dự báo, cân đối nhu cầu, đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ việc làm cho lao động sau đào tạo. Huy động tối đa các nguồn lực cho mục tiêu phát triển nhân lực. Tăng đầu tư từ ngân sách và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, khoa học - công nghệ và hỗ trợ việc làm; lồng ghép các chương trình, chính sách đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến ngư và tạo việc làm. Có chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục, dạy nghề. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp với các cơ quan có liên quan và các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề trong công tác tuyên truyền thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực. Thường xuyên phối hợp tổ chức các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm có hiệu quả, thiết thực cho đoàn viên, hội viên. 3.3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về thi hành án dân sự Triển khai các văn bản pháp luật bằng nhiều hình thức, trong đó đẩy mạnh hình thức tuyên truyền miệng. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ và nhân dân. Đổi mới phương pháp tuyên truyền, giới thiệu văn bản luật theo hướng tăng cường trao đổi, đối thoại giải đáp những thắc mắc từ phía người được tuyên tuyền nhằm nâng cao tính chủ động tìm hiểu và tiếp cận kiến thức pháp luật của cán bộ và nhân dân. Phối hợp tốt công tác tuyên truyền pháp luật lồng ghép vào các buổi sinh hoạt lệ hàng tháng của đoàn viên, hội viên các đoàn thể. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các ngành, các cấp cần tăng cường quan hệ phối hợp với Đài truyền thanh trong công tác tuyền tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật, kịp thời giới thiệu những văn bản pháp luật mới ban hành; duy trì và nâng cao chất lượng các chương trình trực tiếp trên sóng phát thanh như: Chương trình đối thoại, chương trình tư vấn pháp luật,... Phát huy và sử dụng có hiệu quả hệ thống truyền thanh ở cơ sở trong việc phổ biến, thông tin pháp luật. Tiếp tục phát huy hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 52 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện Tiến hành khảo sát, cũng cố, kiện toàn lại các Tổ hòa giải, nhằm từng bước nâng cao chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở; tăng cường kiểm tra công tác quản lý hoạt động hòa giải và việc thực hiện chi bồi dưỡng cho công tác hòa giải ở cơ sở theo Quyết định số 41/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND Tỉnh. Thông qua công tác hòa giải để tuyên truyền, PBGDPL góp phần quan trọng vào việc giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, truyền thống đoàn kết của cộng đồng dân cư, phòng ngừa và hạn chế những vi phạm pháp luật, ổn định trật tự xã hội. Tổ chức Hội thi hòa giải viên giỏi định kỳ để các hoà giải viên có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua công tác tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý. Tăng cường công tác trợ giúp pháp lý lưu động đến tận cơ sở. Mở rộng và phát huy vai trò của các câu lạc bộ và mạng lưới cộng tác viên trong toàn huyện; nâng cao chất lượng sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hình thức tuyên truyền pháp luật thông qua xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật. Nâng số lượng đầu sách pháp luật cấp xã, có cơ chế quản lý, khai thác, sử dụng phù hợp, đa dạng hóa các hình thức đưa sách pháp luật đến nhân dân; thường xuyên luân chuyển đầu sách giữa tủ sách pháp luật với các điểm Bưu điện Văn hóa xã, tủ sách khóm, ấp và Cụm dân cư nhằm nâng cao hiệu quả về hoạt động cũng như làm phong phú về chủng loại, sát hợp về nội dung theo yêu cầu của nhân dân. Bên cạnh việc khai thác tủ sách pháp luật theo phương pháp truyền thống, các ngành, đơn vị cần trang bị máy vi tính cho cán bộ, công chức phục vụ việc tra cứu, truy cập thông tin pháp luật qua hệ thống Internet; khuyến khích các xã, thị trấn xây dựng tủ sách pháp luật khóm, ấp; thường xuyên thông báo nội dung sách, tài liệu pháp luật cho nhân dân đến mượn đọc. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ pháp luật Tập trung kiện toàn về tổ chức và đổi mới về nội dung và hình thức sinh hoạt các loại hình câu lạc bộ pháp luật, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật sâu rộng trong nhân dân. Tiếp tục tuyền tuyền pháp luật qua công tác thi hành án và các phiên toà xét xử lưu động. Các cấp, các ngành thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Toà án nhân dân, Chi cục Thi hành án dân sự đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phiên toà xét xử lưu động và công tác thi hành án dân sự ở cơ sở, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 53 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện Tiếp tục duy trì thực hiện tốt ngày pháp luật theo kế hoạch của huyện và tổ chức thực hiện ngày pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 09 tháng 11 hàng năm) nhằm tôn vinh Hiếp pháp và Pháp luật, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ công chức, viên chức, nhân dân và doanh nhân. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 54 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện KẾT LUẬN Công cuộc đổi mới của đất nước ta đang bước sang một giai đoạn mới có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu hướng tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cải cách hoạt động tư pháp là một trong những nội dung của quá trình đổi mới đồng thời cũng là đòi hỏi đối với năng lực quản lý nhà nước trong việc đảm bảo cho các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội phát triển lành mạnh. Thi hành án dân sự là một trong những hoạt động của Nhà nước, là một nội dung trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Thi hành án dân sự là một khâu quan trọng nhằm đưa các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án ra thi hành trong đời sống xã hội. Tổ chức thi hành án tốt sẽ góp phần thiết thực vào việc duy trì, giữ vững kỷ cương phép nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và Nhà nước, bảo đảm các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được thi hành trong thực tế. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thi hành án, ngay từ khi mới thành lập nước, Nhà nước ta đã quan tâm đến công tác này. Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, cùng với việc thiết lập hệ thống các cơ quan tư pháp, Bộ Tư pháp và tổ chức thi hành án dân sự cũng được hình thành. Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước qua các thời kỳ, tổ chức thi hành án dân sự ở nước ta đã không ngừng được kiện toàn, hoàn thiện và phát triển. Qua nghiên cứu thực tiễn công tác thi hành án dân sự ở Lấp Vò tác giả nhận thấy: nhận thức được đúng đắn những quy định của pháp luật về thi hành án dân sự là điều kiện quan trọng để áp dụng đúng đắn trong quá trình thi hành án, sẽ giảm thiểu được án tồn đọng do áp dụng sai các quy định của pháp luật. Đồng thời, khi nghiên cứu thực tiễn thi hành án ở một địa phương, đơn vị cụ thể, tìm hiểu được nguyên nhân của việc án tồn đọng hiện nay và đưa ra được những giải pháp nhằm hạn chế được tỷ lệ án tồn đọng là rất cần thiết và là một yêu cầu khách quan. Những giải pháp mà tác giả luận văn đưa ra có thể chưa được toàn diện,nhưng có ý nghĩa cả về lý luận cũng như thực tiễn. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 55 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện TÀI LIỆU THAM KHẢO  Văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946. 2. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1959. 3. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980. 4. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001). 5. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 6. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). 7. Bộ luật dân sự năm 2005. 8. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981. 9. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. 10. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. 11. Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 Sắc lệnh tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán của Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ công hòa. 12. Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 Sắc lệnh ấn định thẩm quyền các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa. 13. Sắc lệnh 85 ngày 22/5/1950 Sắc lệnh cải cách bộ máy Tư pháp và luật tố tụng của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa. 14. Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). 15. Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của BLTTDS năm 2011. 16. Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối hướng dẫn thi hành một số quy định về “Chứng minh và chứng cứ” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của BLTTDS năm 2011. 17. Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của GVHD: Thân Thị Ngọc Bích Trang 56 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của BLTTDS năm 2011.  Danh mục sách, báo, tạp chí 1. Hoàng Trung Hiếu, Tìm hiểu thủ tục tố tụng dân sự và việc áp dụng tại Tòa án nhân dân các cấp, NXB Hồ Chí Minh, 1999. 2. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2009. 3. Sổ tay Thẩm phán, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2012. 4. Sổ tay Thư ký Tòa án, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2011. 5. Trương Thanh Hùng, Giáo trình Luật tố tụng dân sự 2, Trường Đại học Cần Thơ, 2012. 6. Tưởng Duy Lượng, Giải quyết vụ án dân sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7, 2012. 7. Vũ Thanh Tuấn, Hoàn thiện quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7, năm 2014. 8. Báo cáo số 33/BC-CCTHA, Báo cáo tổng kết hoạt động thi hành án của chi cục thi hành án huyện Lấp Vò, ngày 29 tháng 9 năm 2014.  Trang thông tin điện tử 1. Báo Công Lý, Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự, Thu Hương, http://congly.com.vn/phap-dinh/nghiep-vu/ky-nang-nghien-cuu-ho-sovu-an-dan-su-ky-1-55212.html, [truy cập ngày 09/9/2014]. 2. Báo Công Lý, TAND Tp. Đà Nẵng sơ kết công tác 9 tháng đầu năm 2014, rút kinh nghiệm công tác xét xử án hình sự 3 năm 2011-2013, Mạnh Cường, http://congly.com.vn/phap-dinh/nghiep-vu/tand-tp-danang-so-ket-cong-tac-9-thang-dau-nam-2014-rut-kinh-nghiem-cong-tacxet-xu-an-hinh-su-3-nam-2011-2013-57434.html, [truy cập ngày 26/8/2014]. 3. Báo Mới, Lâm Đồng Thẩm phán tự khai để hoàn thiện chứng cứ, Nhóm PVMN, http://www.baomoi.com/Lam-Dong-Tham-phan-tu-khai-dehoan-thien-chung-cu/58/13356919.epi, [truy cập ngày 27/8/2014]. 4. Báo Pháp Luật, Bao giờ khắc phục được án hủy vì lỗi chủ quan, Nga Minh, http://baophapluat.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=169902, [truy cập ngày 09/9/2014]. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích Trang 57 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện 5. Báo Pháp Luật, 92% án dân sự do lỗi chủ quan, Nghĩa Nhân, http://plo.vn/phap-luat-chu-nhat/92-an-dan-su-bi-huy-do-loi-chu-quan19250.html, [truy cập ngày 25/08/2014]. 6. Báo Tuyên Quang, Chủ Tịch nước Tòa án phải mang công lý lại cho mọi người, Hải Minh, http://baotuyenquang.com.vn/chinh-tri/trongnuoc/chu-tich-nuoc-toa-an-phai-mang-lai-cong-ly-cho-moi-nguoi41739.html, [truy cập ngày 29/8/2014]. 7. CAND online, Hà Nội, số vụ án được thụ lý tăng 6.54%, Hải Châu, http://www.cand.com.vn/vi-VN/bandoc/2014/7/237001.cand, [truy cập ngày 21/8/2014]. 8. CAND online, Tự bịa ra bản án nguyên Thẩm phán TP. Trà Vinh bị truy tố, Minh Khoa, http://www.cand.com.vn/vivn/phapluat/2013/4/196020.cand, [truy cập ngày 27/8/2014]. 9. Cổng thông tin điện tử Viện nghiên cứu Lập pháp, Giáo dục pháp luật trong hoạt động khởi kiện và thụ lý vụ án, Nguyễn Thị Tĩnh, http://vnclp.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/ChinhSach/View_Detail.aspx?Ite mID=172, [truy cập ngày 24/9/2014]. 10. Luật Đại Việt, Xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa dân sự sơ thẩm, Nguyễn Thị Thu Hà, http://www.luatdaiviet.vn/xem-tin-tuc/xet-hoi-vatranh-luan-tai-phien-toa-dan-su-so-tham, [truy cập ngày 08/9/2014]. 11. Tòa án nhân dân tối cao, Vai trò của Thẩm phán trong thu thập chứng cứ, xây dựng hồ sơ giải quyết vụ án dân sự, Nguyễn Thị Hạnh, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=175419 0&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=21316375, [truy cập ngày 19/7/2014]. 12. Trang thông tin điện tử Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Long An, trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII, http://dbnd.longan.gov.vn/Portals/0/Cackyhop/Kyhopthu10/Tailieu/516. pdf, [truy cập ngày 11/9/2014]. 13. Việt Báo, Hàng trăm bản án bị hủy do lỗi của Thẩm phán, Hồng Thanh, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Hang-tram-ban-an-bi-huy-do-loitham-phan/10897230/218/, [truy cập ngày 25/8/2014]. 14. Tổng kết hoạt động chủa chị cục Thi hành án dân sự huyện Lấp Vò, tỉnh đồng Tháp, http://cthads.dongthap.gov.vn/wps/portal/cthads/!ut/p/c1/04_SB8K8xLL M9MSSzPy8xBz9CP0os_jQEDc3n1AXEwN3F2NnA08PF3Mjb7cQo1 GVHD: Thân Thị Ngọc Bích Trang 58 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thiện BDQ6B8JJK8gZ-lG1De1MPTK9DdyMTFlIDucJB9yPoN3Q1Av0C_NyDjL0DTNHlMc0HyRvgAI4G-n4e-bmpgW5EQaZAemKAPUwhUE!/dl2/d1/L0lDU0lKSWdrbUEhIS9JRFJBQ UlpQ2dBek15cXchL1lCSkoxTkExTkk1MC01RncvN19VVEZGTFVE NDBHRDNDMElIRDcyS0ZUMlVIMi8wM0F6UTg4MjEwMDAx/?W CM_PORTLET=PC_7_UTFFLUD40GD3C0IHD72KFT2UH2_WCM &WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/CTHADS/sitcthads /sitachuyennganh/sitatraodoinghiepvu/17112014+ra+soat+doi+chieu+so +lieu+kt+va+chv , [truy cập ngày 10/11/2014]. GVHD: Thân Thị Ngọc Bích Trang 59 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương [...]... cầu thi hành án dân sự tại Điều 7, Luật Thi hành án dân sư năm 2008 thì “người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án Như vậy thì chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật về thi hành án dân sự bao gồm, người được thi GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 8 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện. .. Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thi n hành án, người phải thi hành án và cơ quan nhà nước về thi hành án dân sự, chấp hành viên Người được thi hành án dân sự, là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành Người phải thi hành án, là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành Cơ quan thi hành án dân. .. THA dân sự; Nguyên tắc thỏa thuận, tự nguyện trong quá trình THA dân sự GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 14 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thi n CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 2.1 Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự Thi hành án hình sự là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng hình sự, ... thi hành án dân sự bao gồm: 1 Cơ quan quản lý thi hành án dân sự: a) Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; b) Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng 2 Cơ quan thi hành án dân sự: a) Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh) ; b) Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau... LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thi n trong Bản án, Quyết định của Tòa án về hành chính, Bản án, Quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, Quyết định của Trọng tài nước ngoài đã có Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt nam công nhận và cho thi hành tại Việt nam Căn cứ để đưa ra thi hành Bản án, Quyết định của Tòa án được quy định tại. .. [truy cập ngày 20/02/2014] 8 GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 15 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thi n 2.1.2 Cơ quan thi hành án dân sự 2.1.2.1 Cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định; giải quyết khiếu nại, tố cáo về THA dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định Thực hiện quản lý công. .. chấp hành Như GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 11 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thi n vậy, việc thi hành án dân sự là nhằm mục đích làm cho các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nhân dân được thực hiện trên thực tế và đúng quy định, nhằm đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, mọi hành vi thi hành chậm bản án, ... THA dân sự thì được thực hiện khi đã có kháng nghị (có thể được ghi trong quyết định kháng nghị), không được đình chỉ THA dân sự trước khi có kháng nghị 15 16 Xem khoản 4 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự 2008 Xem khoản 4 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự 2008 GVHD: Thân Thị Ngọc Bích 26 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Sương LVTN: Công tác thi hành án dân sự tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập và hướng hoàn thi n... về thi hành án và “Trường hợp đương sự không thực hiện đúng thoả thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định Điều 7, Luật thi hành án dân sự 2008 quy định về Quyền yêu cầu thi hành án “Người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi. .. về thi hành án cho cơ quan có thẩm quyền theo luật định và người phải thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự sẽ tổ chức thi hành án với trình tự như sau: Thời hạn tự nguyện thi hành án: theo Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, thì căn cứ vào quyết định thi hành án, Chấp hành viên định cho người phải thi hành án thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án để tự nguyện thi ... Công tác thi hành án dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập hướng hoàn thi n Để việc thi hành án dân kết thúc phải trường hợp quy định Điều 52 Luật Thi hành án dân sự: Kết thúc thi hành án. .. Sương LVTN: Công tác thi hành án dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập hướng hoàn thi n Từ lý trên, người viết lựa chọn đề tài: “ Công tác thi hành án dân huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp làm... LVTN: Công tác thi hành án dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – Bất cập hướng hoàn thi n 2008 Thủ trưởng quan Thi hành án dân phải định đình thi hành án trường hợp sau đây: a) Người phải thi hành án

Ngày đăng: 01/10/2015, 23:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan