vai trò của viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự

75 746 1
vai trò của viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 2012-2015 ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG VỤ KIỆN DÂN SỰ Giảng viên hƣớng dẫn: Ths. TRƢƠNG THANH HÙNG Bộ môn: Luật Tƣ pháp Sinh viên thực hiện: TRẦN XUÂN MẠNH MSSV: S120045 Lớp: Văn Bằng 2 - Đồng Tháp Cần Thơ tháng 11/2014 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN  ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN  ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................1 2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 2 4. Kết cấu của đề tài .......................................................................................................2 CHƢƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG VỤ KIỆN DÂN SỰ ........................................................................3 1.1. Một số khái niệm liên quan .....................................................................................3 1.1.1. Khái niệm về vụ kiện dân sự .............................................................................3 1.1.2. Khái niệm Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự ..................................................4 1.2. Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự (giai đoạn từ năm 1945 đến năm 2004) .....................................................................................................................5 1.2.1. Vai trò của Viện công tố (tiền thân của Viện kiểm sát nhân dân) trong vụ kiện dân sự giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959 ......................................................... 5 1.2.2. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong vụ kiện dân sự giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1981......................................................................................................6 1.2.3. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong vụ kiện dân sự giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1988......................................................................................................7 1.2.4. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong vụ kiện dân sự giai đoạn từ năm 1989 đến trước năm 2002 ............................................................................................ 8 1.2.5. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong vụ kiện dân sự theo luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 .............................................................................8 1.2.6. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong vụ kiện dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ................................................................................................... 10 1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự theo pháp luật hiện hành.............................................................................. 12 1.3.1. Chức năng của Viện kiểm sát ......................................................................... 12 1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự ................... 14 1.3.3. Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự .............................................. 16 1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự ....................................................................................................................................... 18 CHƢƠNG 2:PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG VỤ KIỆN DÂN SỰ ................................................................................... 20 2.1. Vai trò của Viện kiểm sát khi kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự theo thủ tục sơ thẩm. ........................................................................................................ 20 2.1.1. Giai đoạn trước phiên tòa sơ thẩm .................................................................. 20 2.1.1.1. Xác định vụ kiện dân sự Viện kiểm sát tham gia ........................................ 20 2.1.1.2. Phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa ............................................. 22 2.1.1.3. Nghiên cứu hồ sơ vụ kiện dân sự ............................................................... 22 2.1.2. Giai đoạn tại phiên tòa sơ thẩm ...................................................................... 23 2.1.2.1. Kiểm tra tư cách pháp lý của những người tiến hành tố tụng .................... 23 2.1.2.2. Kiểm tra tư cách pháp lý của những người tham gia tố tụng ..................... 25 2.1.2.3. Viện kiểm sát tham gia hỏi ........................................................................ 26 2.1.2.4. Viện kiểm sát phát biểu ý kiến tại phiên tòa sơ thẩm.................................. 27 2.1.2.5. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuyên án .......................................................... 28 2.1.3. Giai đoạn sau phiên tòa sơ thẩm ..................................................................... 29 2.2. Vai trò của Viện kiểm sát khi kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự theo thủ tục phúc thẩm..................................................................................................... 30 2.2.1. Kháng nghị phúc thẩm .................................................................................... 30 2.2.2. Nhiệm vụ của Viện kiểm sát trước khi mở phiên tòa phúc thẩm .................... 33 2.2.3. Vai trò của Viện kiểm sát tại phiên tòa xét xử phúc thẩm .............................. 34 2.2.4. Vai trò của Viện kiểm sát sau phiên tòa xét xử phúc thẩm ............................. 37 2.3. Vai trò của Viện kiểm sát khi kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. ............................................................................. 38 2.3.1. Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm .............................................................. 38 2.3.1.1.Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ....................................... 39 2.3.1.2.Thời hạn kháng nghị, thay đổi, bổ sung, và rút kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm..................................................................................................................... 39 2.3.1.3. Nội dung, hình thức và gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm .............................................................................................................................. 40 2.3.1.4. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.............................................. 41 2.3.2. Vai trò của Viện kiểm sát trước khi mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. .................................................................................................................................. 43 2.3.3. Vai trò của Viện kiểm sát tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.................... 45 2.3.4. Vai trò của Viện kiểm sát sau khi mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. .................................................................................................................................. 45 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG VỤ KIỆN DÂN SỰ.. .......................................................................................................................... 47 3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động của viện kiểm sát nhân dân trong những năm qua .......................................................................................................................... ..47 3.1.1. Thành tựu đạt được của ngành kiểm sát trong những năm qua .................... 47 3.1.2. Một số hạn chế chung của ngành kiểm sát trong những năm qua và đề xuất hoàn thiện pháp luật ............................................................................................. 49 3.1.2.1. Một số hạn chế chung của ngành kiểm sát trong những năm qua .............. 49 3.1.2.2. Đề xuất một số biện pháp chung .............................................................. 50 3.2. Những vƣớng mắc, bất cập về vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự.. .............................................................................................................................. 51 3.2.1. Những vướng mắc ở giai đoạn sơ thẩm .......................................................... 51 3.2.1.1. Về kiểm sát trả lại đơn khởi kiện ............................................................... 51 3.2.1.2 Về việc kiểm sát Tòa án gửi thông báo thụ lý vụ án cho Viện kiểm sát ...................................................................................................................................... 52 3.2.1.3. Về thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp ......................... 53 3.2.1.4. Sự không thống nhất về quy định nội dung bài phát biểu của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm ............................................................................................ 54 3.2.2. Những vướng mắc ở giai đoạn phúc thẩm ...................................................... 56 3.2.2.1. Về thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp ......................... 56 3.2.2.2. Về thay đổi, bổ sung kháng nghị trước khi bắt đầu phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm ..................................................................................... 56 3.3. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự ................................................................................................................................ 56 3.3.1. Một số đề xuất ở giai đoạn sơ thẩm ................................................................. 56 3.3.1.1. Về kiểm sát trả lại đơn khởi kiện ............................................................... 56 3.3.1.2. Về việc kiểm sát Tòa án gửi thông báo thụ lý vụ án cho Viện kiểm sát ...................................................................................................................................... 57 3.3.1.3. Bổ sung chế tài khi Tòa án không chấp hành văn bản kiến nghị ................ 58 3.3.1.4. Về thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp ......................... 59 3.3.1.5. Về bài phát biểu của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm .......................... 59 3.3.2. Một số đề xuất ở giai đoạn phúc thẩm ............................................................ 60 3.3.2.1. Về thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp ......................... 60 3.3.2.2. Về thay đổi, bổ sung kháng nghị trước khi bắt đầu phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm ..................................................................................... 60 3.3.2.3. Hiểu đúng về sự tham gia của Viện kiểm sát trong phần tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm ...................................................................................................... 61 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 63 LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử chế định Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam trong tố tụng dân sự nói chung và trong vụ kiện dân sự nói riêng, kể từ khi thành lập Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà tính đến nay đã trãi qua gần 70 năm tồn tại, trưởng thành, phát triển và thực hiện được nhiều nội dung cải cách tư pháp quan trọng. Bước sang thế kỷ XXI, tiến trình cải cách tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam trong lĩnh vực dân sự đã phát triển ngày càng sâu rộng. Sau khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ra đời, chức năng, phạm vi và thẩm quyền của Viện kiểm sát đã có những thay đổi căn bản so với pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. Viện kiểm sát thôi không thực hiện thẩm quyền khởi tố vụ án dân sự, kiểm sát việc điều tra lập hồ sơ của Toà án, không có quyền yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Phạm vi tham gia phiên tòa xét xử dân sự của Viện kiểm sát cũng bị thu hẹp một cách đáng kể, điều này đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa tạo điều kiện cho Viện kiểm sát thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Trong điều kiện thực tiễn của Việt nam, trình độ dân trí còn hạn chế, người dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc tự chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án, chưa có điều kiện để mời luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình và đội ngũ luật sư hiện nay cũng chưa đáp ứng được yêu cầu tham gia tất cả các phiên toà, hệ thống pháp luật còn bất cập, thiếu ổn định, quản lý hành chính nhà nước còn nhiều sơ hở, hoạt động bổ trợ tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ tư pháp còn bất cập so với yêu cầu cải cách tư pháp.Thực tế, có nhiều vụ kiện dân sự giải quyết chưa đảm bảo tính khách quan, gây khiếu kiện bức xúc, kéo dài, khiếu kiện đông người làm mất ổn định trật tự xã hội nhưng Viện kiểm sát không kịp thời phát hiện để kháng nghị. Trước thực trạng nêu trên, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XII ngày 29/3/2011, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, theo hướng mở rộng thẩm quyền cho Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự nói chung và trong vụ kiện dân sự nói riêng. Với việc ban hành Bộ luật Tố tụng Dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011 chức năng kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự của Viện kiểm sát nhân dân có sự điều chỉnh. Thẩm quyền, phạm vi tham gia tố tụng của Viện kiểm sát được xác định cụ thể và rộng hơn so với trước, đặc biệt, mở rộng phạm vi tham gia các phiên tòa xét xử dân sự sơ thẩm, phúc thẩm. Để tìm hiểu rõ hơn về vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự nói chung và trong vụ kiện dân sự nói riêng, từ đó đánh giá thực trạng về hoạt động của GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 1 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự Viện kiểm sát nhân dân trong thực tiễn để tìm ra những ưu điểm, khuyết điểm và hạn chế cũng như những nguyên nhân dẫn đến hạn chế. Trên cơ sở đó, nhằm đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự, nên người viết đã chọn đề tài “Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự” . 2. Phạm vi nghiên cứu Viện kiểm sát nhân dân là một trong các cơ quan quan trọng trong bộ máy nhà nước ta. Do là một cơ quan quan trọng nên vai trò của Viện kiểm sát nhân dân rất rộng bao gồm các lĩnh vực: tố tụng hình sự, tố tụng dân sự…Trong lĩnh vực tố tụng dân sự Viện kiểm sát thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự. Trong phạm vi luận văn này người viết chỉ nghiên cứu phân tích cơ sở lý luận và các quy định của pháp luật hiện hành về vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự. 3. Mục tiêu nghiên cứu Dựa trên những quy định của các văn bản pháp luật hiện hành , trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trước, cùng với những báo cáo tổng hợp từ thực tiễn những thành tựu đạt được và những hạn chế tồn tại, từ đó người viết mong muốn đánh giá rõ thực trạng về vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự. Qua đó phân tích rõ những ưu điểm, khuyết điểm, để mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu một cách có hiệu quả cần có phương pháp nghiên cứu khoa học và phù hợp. Trong luận văn này người viết vận dụng chủ yếu là phương pháp phân tích luật viết, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, kết hợp lý luận và thực tiễn để thực hiện việc nghiên cứu đề tài. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài được người viết nghiên cứu và sắp xếp như sau: bên cạnh phần mục lục, lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì phần nội dung người viết trình bày như sau: - Chương 1: Nhận thức chung về vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự - Chương 2: Pháp luật thực định về vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự - Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật và định hướng hoàn thiện nhằm nâng cao vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 2 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự CHƢƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG VỤ KIỆN DÂN SỰ Dân sự là việc của đôi bên nhưng việc tự định đoạt của đôi bên hoặc khi đôi bên không tự thỏa thuận được mà phải do tòa án giải quyết thì phải đúng với đường lối, chính sách và pháp luật, phù hợp với phong tục, truyền thống và đạo đức xã hội. Vì thế, trong quá trình giải quyết các vụ kiện dân sự, sự tham gia của Viện kiểm sát là tất yếu khách quan, nhằm đảm bảo pháp chế thống nhất, công bằng đúng trình tự thủ tục mà pháp luật về tố tụng dân sự đã quy định, nhằm kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm trong quá trình giải quyết vụ kiện dân sự để đảm bảo lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên trong quan hệ dân sự. Tìm hiểu nhận thức chung về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong vụ kiện dân sự chúng ta sẽ thấy rõ vị trí, thẩm quyền và phạm vi tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát, từ đó ta có thể thấy rõ vai trò của Viện kiểm sát trong việc tham gia các phiên tòa giải quyết các vụ kiện dân sự, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giải quyết các vụ kiện dân sự của Tòa án. 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm về vụ kiện dân sự Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, Nhà nước bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể. Khi cá nhân, pháp nhân hay chủ thể khác có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì theo thủ tục do pháp luật quy định chủ thể đó được khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ (Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi). Các Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi chức năng của mình Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, các vi phạm pháp luật khác (Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002). Do vậy, khi có chủ thể khởi kiện vụ án dân sự thì Tòa án có thẩm quyền phải thụ lý vụ án và giải quyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 3 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự Trước khi có Bộ luật tố tụng dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự gọi chung các vụ việc dân sự là vụ án dân sự. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 (sau đây gọi tắt là BLTTDS sửa đổi) đã có sự phân biệt rõ vụ án dân sự và việc dân sự. Điều 1 BLTTDS sửa đổi quy định: “Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Toà án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Toà án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Toà án...”. Để dễ phân biệt và tránh sự nhầm lẫn, người viết sẽ sử dụng thuật ngữ “Vụ kiện dân sự” để chỉ vụ án dân sự trong BLTTDS sửa đổi. Vụ kiện dân sự là vụ kiện mà giữa các bên đương sự trong vụ việc đó có những mâu thuẫn bất hòa về quyền và nghĩa vụ dân sự mà bản thân họ không thể tự giải quyết được nên họ yêu cầu Tòa án giải quyết1. Từ định nghĩa trên theo người viết vụ kiện dân sự là các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động giữa các bên đương sự mà bản thân họ không thể tự giải quyết được nên họ yêu cầu Tòa án giải quyết. Đặc trưng của vụ kiện dân sự bao giờ cũng có tranh chấp giữa hai bên, trong đó có một bên yêu cầu tòa án buộc bên kia phải thực hiện một số nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ dân sự hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động. 1.1.2. Khái niệm Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự Hiện nay không có khái niệm cụ thể về Viện kiểm sát, nhưng theo quy định của các Điều 20, 21, 22 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi tắt là Luật TCVKSND) năm 2002 và Điều 21 BLTTDS sửa đổi, thì Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng, có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật. Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động là một trong những công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi tắt là VKSND), sử dụng các quyền năng pháp lý được pháp luật quy định, để kiểm sát việc tuân theo pháp luật 1 Trương Thanh Hùng, Giáo trình Luật tố tụng dân sự năm 2008 (cập nhật, bổ sung năm 2012), Khoa luật Trường Đại học Cần Thơ, tr.02. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 4 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự của Tòa án nhân dân, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự có căn cứ, kịp thời, đúng pháp luật. Để Viện kiểm sát có thể thực hiện tốt chức năng kiểm sát của mình đối với hoạt động giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự thì hệ thống Viện kiểm sát cũng được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ như tổ chức hệ thống Tòa án và hệ thống cơ quan thi hành án dân sự. Theo đó, hệ thống tổ chức Viện kiểm sát gồm có: Viện kiểm sát nhân dân Tối cao; các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và các Viện kiểm sát quân sự (Điều 30 Luật tổ chức VKSND). Trong đó, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, thi hành án dân sự. 1.2. Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự (giai đoạn từ năm 1945 đến năm 2004) 1.2.1. Vai trò của Viện công tố (tiền thân của Viện kiểm sát nhân dân) trong vụ kiện dân sự giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959 Sau Cách mạng tháng Tám thành công, với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, hệ thống chính quyền cách mạng nhân dân được thành lập từ trung ương đến địa phương. Từ ngày đầu được thành lập, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới. Theo đó, Hiến pháp năm 1946 ra đời chính thức khẳng định hệ thống tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.Theo Điều 63 của Hiến pháp năm 1946 quy định Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa gồm có: Tòa án tối cao; Các tòa án phúc thẩm; Các toàn án đệ nhị cấp và sơ cấp. Trong thời gian từ năm 1946 đến năm 1958, nhà nước ta không thành lập cơ quan thi hành quyền công tố riêng. Công tố viện lúc đó nằm trong hệ thống Tòa án. Ở Tòa án sơ cấp không có tổ chức công tố riêng. Ở tòa án đệ nhị cấp có một biện lý và các phó biện lý. Ở Tòa thượng thẩm gồm có một chưởng lý, một hay nhiều phó chưởng lý và những tham lý. Tất cả mọi hoạt động của Công tố viện thuộc thẩm quyền điều khiển và kiểm soát của chưởng lý trong quản hạt. Ở tòa đệ nhị cấp, biện lý chỉ đạo mọi hoạt động công tố, chỉ đạo, giám sát hoạt động tư pháp cảnh sát (các điều 15, 49, 51 và 52 Sắc lệnh số 13 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 5 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự cộng hòa ngày 24/01/1946; các điều 21 và 22 Sắc lệnh số 51 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 17/4/1946)2. Năm 1950, nước ta diễn ra cuộc cải cách tư pháp lần thứ nhất. Trong đợt cải cách tư pháp này, thủ tục tố tụng dân sự đã có một số thay đổi cho phép Công tố viện được tham dự nhiều hơn vào các hoạt động giải quyết các vụ án dân sự. Theo đó Sắc lệnh số 85/SL của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 22/5/1950 quy định Viện công tố có quyền kháng cáo về việc hộ cũng như việc hình; nếu Biện lý xét thấy việc hòa giải phạm đến trật tự chung thì có quyền kháng cáo tới Tòa án có thẩm quyền; Ngoài ra, thẩm phán thi hành các bản án dân sự dưới sự kiểm soát của Công tố viện (Điều 15, 10, 19 Sắc lệnh số 85-SL). Ngày 29/4/1958 Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa họp lần thứ 8 đã quyết định lập Tòa án tối cao và hệ thống Tòa án, lập Viện Công tố Trung ương và hệ thống Công tố, cả 2 tách khỏi Bộ tư pháp. Viện Công tố Trung ương có quyền hạn và trách nhiệm ngang một bộ và trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Sau Nghị quyết của Quốc hội, ngày 01/7/1959, Chính phủ ban hành Nghị định số 256TTg quy định nhiệm vụ và tổ chức của Viện công tố. Tiếp sau đó, ngày 06/8/1959 Viện trưởng Viện Công tố Trung ương ban hành Thông tư số 601-TCCB giải thích và thi hành Nghị định số 256-TTg ngày 01/7/1959 của Thủ tướng chính phủ. Theo các văn bản trên, nhiệm vụ cụ thể của Viện Công tố trong vụ kiện dân sự đã được xác định là: Giám sát việc chấp hành luật pháp trong việc xét xử của cá Tòa án; giám sát việc chấp hành pháp luật trong việc thi hành các bản án dân sự; khởi tố và tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng có liên quan đến lợi ích của Nhà nước và của công dân. So với các quy định trước đây, thẩm quyền của Viện Công tố đã được mở rộng thêm một bước là giám sát hoạt động xét xử của Tòa án trong việc giải quyết các vụ án dân sự. Đây là thay đổi quan trọng đối với hoạt động của Viện Công tố, chuẩn bị cho sự ra đời ngay sau đó của Viện kiểm sát nhân dân với một chức năng bao trùm là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các lĩnh vực hành chính, kinh tế - xã hội và tư pháp. 1.2.2. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong vụ kiện dân sự giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1981 Ngày 31/12/1959, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua Hiến pháp năm 1959, trong đó Điều 105 Hiến pháp quy định : “Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kiểm sát việc tuân theo pháp luật của 2 Khuất Văn Nga, Vị trí, vai trò Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội 2008. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 6 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân.Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự có quyền kiểm sát trong phạm vi do luật định.” Theo quy định trên thì VKSND có một chức năng hoàn toàn khác hẳn với Viện công tố trước đó là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân. Từ Viện Công tố nay đã chuyển thành VKSND được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất từ trung ương xuống địa phương và không phụ thuộc vào cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính ở địa phương. Cụ thể hóa những nội dung Hiến pháp năm 1959, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi tắt là Luật TCVKSND) năm 1960 quy định VKSND: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của các Toà án nhân dân và trong việc chấp hành các bản án3. Quyền hạn và nhiệm vụ của VKSND trong vụ kiện dân sự được quy định cụ thể tại các Điều 17, 18, 19 Luật TCVKSND năm 1960. Đó là quyền khởi tố và tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích Nhà nước và của nhân dân; quyền kháng nghị những bản án của Tòa án chưa có hiệu lực hoặc đã có hiệu lực pháp luật; quyền tham dự phiên họp của Ủy ban Thẩm phán và Hội đồng thẩm phán cùng cấp bàn về việc xét xử và áp dụng pháp luật; quyền kiểm sát việc chấp hành các bản án của Tòa án nhân dân. 1.2.3. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong vụ kiện dân sự giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1988 Sau khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất, Nhà nước ta đã ban hành Hiến pháp năm 1980. Vai trò của VKSND được tiếp tục khắng định trong Điều 138 Hiến pháp năm 1980: “Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ và cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên Nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.Các Viện Kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện Kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình.” Để cụ thể hóa những quy định về VKSND trong Hiến pháp năm 1980, Quốc hội đã thông qua Luật TCVKSND năm 1981. Tại các Điều 12, 13, 14, 15, 16 và 17 Luật TCVKSND năm 1981 quy định vai trò của VKSND như sau: khởi tố hoặc yêu 3 Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 7 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân cùng cấp khởi tố những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể và quyền lợi chính đáng của công dân; tham gia tố tụng tại phiên tòa của Tòa án nhân dân cùng cấp; yêu cầu Tòa án nhân dân cùng cấp chuyển hồ sơ những vụ án cần thiết cho công tác kiểm sát xét xử; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án dân sự của Tòa án; tham dự phiên họp của Ủy ban thẩm phán và Hội đồng Thẩm phán cùng cấp bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác xét xử; kiểm sát việc thi hành bản án dân sự của Tòa án. 1.2.4. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong vụ kiện dân sự giai đoạn từ năm 1989 đến trước năm 2002 Ngày 22/8/1988, Luật sửa đổi, bổ sung Luật TCVKSND được Quốc hội thông qua, tiếp sau đó là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 được thông qua ngày 07/12/1989. Việc ra đời Luật sửa đổi, bổ sung Luật TCVKSND và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho các hoạt động tố tụng dân sự, đồng thời vị trí, vai trò của VKSND trong tố tụng dân sự nói chung và vụ kiện dân sự nói riêng được quy định rõ ràng và đầy đủ hơn. Đặc biệt, cũng trong giai đoạn này, Luật TCVKSND năm 1992 được ban hành để cụ thể hóa những quy định về VKSND trong Hiến pháp năm 1992 – Hiến pháp của giai đoạn đổi mới và cũng là Hiến pháp đầu tiên ghi nhận VKSND có 2 chức năng: kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố, vị trí, vai trò của VKSND trong tố tụng dân sự nói chung và vụ kiện dân sự nói riêng được tiếp tục khẳng định một cách rõ ràng hơn, cụ thể hơn và đầy đủ hơn. Căn cứ theo Luật TCVKSND năm 1992, khi thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ kiện dân sự và những việc khác do pháp luật quy định, VKSND có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây4: - Kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án, yêu cầu Toà án nhân dân hoặc tự mình điều tra, xác minh những vấn đề cần làm sáng tỏ nhằm giải quyết đúng đắn vụ án; - Khởi tố những vụ án dân sự theo quy định của pháp luật; tham gia phiên toà xét xử những vụ án mà Viện kiểm sát nhân dân đã khởi tố hoặc kháng nghị; đối với những vụ án khác, Viện kiểm sát nhân dân có thể tham gia tố tụng vào bất cứ giai đoạn nào, nếu thấy cần thiết; - Yêu cầu Toà án nhân dân cùng cấp áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật; 4 Điều 17 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 8 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự - Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. 1.2.5. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong vụ kiện dân sự theo luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 Cùng với việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Luật TCVKSND được Quốc hội khóa X thông qua ngày 02/4/2002 tại kỳ họp thứ 11. Với sự ra đời của Luật TCVKSND năm 2002, đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử hơn 40 năm hình thành và phát triển của ngành kiểm sát đó là: VKSND không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội (kiểm sát chung) nữa mà tập trung vào hai nhiệm vụ lớn đó là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Được xây dựng trong bối cảnh công cuộc cải cách tư pháp của đất nước đã có những bước đi mạnh mẽ, Luật TCVKSND năm 2002 thể hiện những quan điểm, tư tưởng về cải cách tư pháp trong các nghị quyết của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi về VKSND. Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật TCVKSND năm 2002, VKSND thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự bằng công tác: Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật. Luật TCVKSND năm 2002 đã tiếp tục khẳng định vị trí, chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong tố tụng dân sự, đề cao trách nhiệm của VKSND trong hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình tố tụng giải quyết các vụ kiện dân sự. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của ngành kiểm sát, với việc quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật TCVKSND năm 2002 về thẩm quyền của VKSND được kiểm sát việc thụ lý vụ kiện của Tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND được thực hiện trong mọi giai đoạn của tố tụng dân sự, từ khi Tòa án thụ lý đơn kiện cho đến khi thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án để kiểm tra giám sát hành vi tố tụng của Tòa án và những người tham gia tố tụng khác, nhằm đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Tại Khoản 3 Điều 21 Luật TCVKSND năm 2002 quy định VKSND phải: “Tham gia các phiên Tòa và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án”. Điều đó có nghĩa là VKSND phải tham gia hết tất cả các phiên tòa xét xử từ sơ thẩm, phúc thẩm, đến giám đốc thẩm và tái thẩm các vụ kiện dân sự. Và cũng có nghĩa là nếu VKSND vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. Việc quy định này, đã thể hiện lên quan điểm của nhà làm luật muốn nâng cao lên GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 9 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự vai trò của VKSND trong hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự của Tòa án. Đây cũng là lần đầu tiên vấn đề phạm vi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự đã được quy định một cách thống nhất và rõ ràng trong Luật TCVKSND. Theo quy định tại các Luật TCVKSND trước đây, các hoạt động cụ thể của VKSND trong lĩnh vực dân sự được quy định tại Chương kiểm sát xét xử. Đã có sự nhầm lẫn giữa hai chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố trong các hoạt động cụ thể của VKSND. Chẳng hạn, có lúc có nhận thức cho rằng quyền khởi tố vụ án dân sự cũng là một quyền năng thực hành quyền công tố, nhân danh quyền lực công để đưa vụ án ra tòa. Với các quy định mới trong Luật TCVKSND năm 2002, đặc biệt các chương đã được điều chỉnh lại theo nội dung mới: phạm vi thực hành quyền công tố chỉ trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự (Chương II, III), các chương sau của Luật TCVKSND năm 2002 không quy định thực hiện chức năng thực hành quyền công tố nữa. Điều đó đã biểu hiện một cách rõ ràng, rành mạch nhận thức thống nhất là : Quyền công tố của VKSND chỉ thực hiện trong tố tụng hình sự. Điều đó cũng có nghĩa là: theo quy định mới của Luật TCVKSND năm 2002, VKSND khi thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ trong tố tụng dân sự chỉ là thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật các hoạt động tư pháp. Do đó thay vì quy định mọi hoạt động của VKSND trong chương Kiểm sát xét xử bao gồm cả hai lĩnh vực hình sự và dân sự như cách quy định của các Luật TCVKSND trước đây, Luật TCVKSND năm 2002 đã mở rộng quy định thành một chương riêng (Chương IV): “Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự…”. Điều đó thể hiện quan điểm tăng cường chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản của Luật TCVKSND năm 2002 so với các Luật TCVKSND trước đây liên quan đến công tác kiểm sát dân sự của ngành kiểm sát5. 1.2.6. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong vụ kiện dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI đã không ngừng phát triển. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra những yêu cầu mới về giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội. Để góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng , tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải quyết tranh chấp, ngày 15 tháng 6 năm 2004, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI 5 Khuất Văn Nga, Vị trí, vai trò Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội 2008. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 10 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự đã thông qua BLTTDS đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ 5. Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005. Sự ra đời của BLTTDS có ý nghĩa nhiều mặt. BLTTDS ra đời đáp ứng những đòi hỏi của sự phát triển các giao dịch về dân sự, kinh tế, lao động...trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; trên nhiều phương diện, BLTTDS cũng đã thể hiện những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp thể hiện trong lĩnh vực tố tụng dân sự như: Cho phép áp dụng chung một loại thủ tục cho các loại vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại và lao động mà trước đây được áp dụng riêng rẽ với những khác biệt không nhỏ về trình tự, thủ tục, thẩm quyền trách nhiệm và thời hạn tố tụng; BLTTDS cũng đã thể hiện đầy đủ hơn những đặc trưng cơ bản của ngành luật tố tụng dân sự mang tính phổ quát mà pháp luật hầu hết các nước đã ghi nhận như: Nguyên tắc quyền quyết định tự định đoạt của đương sự, nguyên tắc các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh...Tư tưởng đổi mới lớn nhất trong BLTTDS là ở những vấn đề nói lên quan điểm hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào các tranh chấp dân sự trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự. Mặc dù trong Chương II, những nguyên tắc cơ bản, tại Điều 21 vẫn quy định kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự như là một trong những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo hoạt động tố tụng, tuy nhiên, đối chiếu giữa các quy định trong BLTTDS với các quy định trong Luật TCVKSND năm 2002, chúng ta nhận thấy có những thay đổi sau đây: Thứ nhất, VKSND các cấp không thực hiện quyền khởi tố vụ án như trước đây; VKSND không tự mình xác minh, điều tra thu thập chứng cứ; trong trường hợp cần thu thập chứng cứ, Viện kiểm sát yêu cầu các bên tham gia vụ kiện cung cấp chứng cứ chứng minh để phục vụ cho việc tham gia phiện tòa hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát. Thứ hai, Viện kiểm sát không tham gia 100% các phiên tòa sơ thẩm xét xử các vụ tranh chấp dân sự. Đối với các phiên tòa phúc thẩm các vụ kiện dân sự, Viện kiểm sát cũng không tham gia 100% mà chỉ tham gia phiên tòa trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm hoặc đã tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ kiện đó6; hoặc trong trường hợp sau phiên tòa sơ thẩm, đương sự có đơn kháng cáo với lý do Tòa án thu thập chứng cứ không đầy đủ và không khách quan trước và trong phiên tòa sơ thẩm và chỉ tham gia trong trường hợp này khi đương sự khiếu nại về việc Tòa án thu thập chứng cứ. 6 Khoản 2, Điều 264 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 11 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự Tuy BLTTDS có những quy định thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức kiểm sát của VKSND trong tố tụng dân sự nói chung và trong vụ kiện dân sự nói riêng, so với Luật TCVKSND năm 2002 nhưng có một điểm khác quan trọng mà các văn bản pháp quy trước đây chưa quy định, đó là khẳng định Viện kiểm sát là một trong các cơ quan tiến hành tố tụng, Viện trưởng và Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng. Xuất phát từ quy định Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng, BLTTDS quy định cụ thể , rõ ràng Tòa án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp các bản án, quyết định giải quyết các vụ kiện dân sự để Viện kiểm sát xem xét thực hiện quyền kháng nghị khi phát hiện có quy phạm pháp luật. Tòa án phải gửi thông báo về việc thụ lý vụ án7, phải gửi thông báo về việc kháng cáo8 cho Viện kiểm sát cùng cấp. Với những quy định như trên, BLTTDS đã khẳng định phương thức quan trọng nhất để Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong vụ kiện dân sự là kiểm sát các quyết định giải quyết và xử lý vụ kiện dân sự của Tòa án để góp phần bảo đảm tính có căn cứ và hợp pháp. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự theo pháp luật hiện hành 1.3.1. Chức năng của Viện kiểm sát Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất có quyền lập hiến, thực hiện quyền lập pháp và phân công quyền lực Nhà nước. Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan thực hiện quyền lực Nhà nước. Tuy nhiên, Quốc hội chỉ trực tiếp thực hiện quyền giám sát của mình trong những phạm vi mà Quốc hội thấy cần thiết nhất, quan trọng nhất. Thực tế cho thấy, từ khi có Hiến pháp năm 1959 đến nay, Quốc hội không thể và không cần thiết phải tự mình trực tiếp giám sát toàn bộ hoạt động của các cơ quan thực hiện quyền lực Nhà nước. Quốc hội đã giao cho VKSND thực hiện quyền giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trong phạm vi được Quốc hội giao cho (quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội từ năm 1960 đến năm 2002 và quyền kiểm sát các hoạt động tư pháp từ năm 2002 đến nay). Việc Quốc hội giao cho VKSND thực hiện quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội trước đây và quyền kiểm sát các hoạt động tư pháp hiện nay là xuất phát từ chỗ Viện kiểm sát do cơ quan lập pháp cao nhất của Nhà nước là Quốc 7 8 Điều 174 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004. Điều 249 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 12 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự hội lập ra, hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất và độc lập so với các cơ quan Nhà nước khác. VKSND là cơ quan không nằm trong hệ thống các cơ quan hành pháp và cơ quan xét xử. Mặt khác, Quốc hội đã giao cho VKSND thực hiện quyền giám sát việc tuân thủ pháp luật như nêu ở trên, còn xuất phát từ nhu cầu và sự đòi hỏi pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, đòi hỏi sự nhất trí về mục đích hành động trong nhân dân, giữa nhân dân và Nhà nước, giữa các ngành, các cơ quan Nhà nước với nhau9 . Việc xây dựng BLTTDS là thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong tiến trình cải cách tư pháp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện và qua thực tiễn công tác giải quyết vụ kiện dân sự gặp nhiều khó khăn nhất là từ phía các đương sự và cơ quan Viện kiểm sát giám sát hoạt động tư pháp của Tòa án. Do vậy, ngày 29/3/2011 Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XII, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự nói chung, vụ kiện dân sự nói riêng được tiếp tục quy định trong Điều 21 BLTTDS sửa đổi: “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật...” Ngày 28/11/2013 Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Sau đây gọi tắt là Hiến pháp năm 2013), theo đó chế định VKSND được quy định từ điều 107 đến điều 109 Hiến Pháp. Hiến pháp năm 2013 đã có những nội dung mới quan trọng về chế định VKSND; Hiến pháp tiếp tục ghi nhận VKSND có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, đồng thời, bổ sung, làm rõ những nguyên tắc mới, tiến bộ của tố tụng tư pháp liên quan trực tiếp đến hoạt động của VKSND, đòi hỏi phải được cụ thể hóa trong Luật TCVKSND (sửa đổi). Do đó, sửa đổi Luật TCVKSND theo yêu cầu cải cách tư pháp nhằm tạo cơ sở pháp lý đổi mới toàn diện về hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, các nguyên tắc hoạt động, chuẩn hóa các chức danh tư pháp và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự giám sát bên trong và bên ngoài hệ thống, nhất là sự giám sát của các cơ quan dân cử. Dự thảo luật cụ thể hóa các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng, các quy định của Hiến pháp năm 2013, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận, cơ sở pháp lý cho hoạt động của ngành KSND, tháo gỡ nhiều khó khăn của thực tiễn. 9 Minh Đạo, Kiểm sát các hoạt động tư pháp- chức năng quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân, Tạp chí kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số 10, năm 2012, tr. 17-20. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 13 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự Căn cứ vào Hiến pháp năm 2013, yêu cầu cải cách tư pháp, kế thừa các quy định hiện hành chức năng VKSND là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dự thảo 15-8 Luật TCVKSND sửa đổi đã làm rõ khái niệm, phạm vi, trách nhiệm, nội dung các thẩm quyền của VKSND khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Cụ thể tại Điều 4 Dự thảo 15-8 Luật TCVKSND sửa đổi quy định: Kiểm sát hoạt động tư pháp là các hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; trong việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp và các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm: việc giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các hoạt động tư pháp khác tuân thủ đúng quy định của pháp luật; Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh; Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh. 1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong vụ kiện dân sự được quy định trong Hiến pháp, Luật TCVKSND, BLTTDS và các văn bản pháp luật khác mà VKSND phải thực hiện bằng những hình thức, biện pháp nhất định trong quá trình giải quyết các vụ kiện dân sự. Từ quy định của Điều 21 BLTTDS sửa đổi, cũng như quy định của Điều 2 Luật TCVKSND năm 2002 về nhiệm vụ của toàn ngành Kiểm sát nhân dân10 và quy định của Điều 20 Luật TCVKSND năm 200211, có thể xác định nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự là: 10 Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật. 11 Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc giải quyết các vụ án đúng pháp luật, kịp thời. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 14 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự - Bảo đảm việc giải quyết các vụ kiện dân sự ở Tòa án các cấp nhanh chóng, khách quan, toàn diện, đầy đủ, và kịp thời. - Bảo đảm mọi bản án, quyết định dân sự của Tòa án có căn sứ và đúng pháp luật. - Bảo đảm mọi bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành đúng pháp luật, kịp thời. Nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự theo quy định của BLTTTDS sửa đổi, ngày 08/10/2012 VKSND tối cao đã phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu ban hành Thông tư liên tịch số 4/2012/TTLT ngày 01/8/2012, hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi về kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Ngày 08/10/2012 Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng ban hành quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự (Ban hành kèm theo Quyết định số 567/QĐ-VKSTC ngày 8/10/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Khi kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ kiện dân sự, Viện kiểm sát nhân dân có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây12: - Kiểm sát việc thông báo thụ lý vụ kiện dân sự; kiểm sát việc Tòa án thông báo trả lại đơn khởi kiện. - Tham gia phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của BLTTDS sửa đổi. - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham dự phiên họp của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xem xét kiến nghị, đề nghị hoặc phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại Điều 310a, 310b BLTTDS sửa đổi. - Tại các phiên tòa Kiểm sát viên tham gia hỏi đương sự và những người tham gia tố tụng khác; phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng và việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; phát biểu quan điểm về việc giải quyết đối với bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của BLTTDS và Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/8/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT). 12 Điều 4 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự (Ban hành kèm theo quyết định số 567/QĐ-VKSTC ngày 8/10/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao). GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 15 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại các phiên tòa; kiểm sát các bản án, quyết định giải quyết các vụ kiện dân sự của Tòa án nhằm phát hiện vi phạm để kháng nghị hoặc kiến nghị, yêu cầu thực hiện theo quy định của BLTTDS sửa đổi. - Yêu cầu Tòa án cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ vụ kiện dân sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị. - Yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng theo quy định tại khoản 4 Điều 85, khoản 2 Điều 94 BLTTDS để thực hiện thẩm quyền kháng nghị. - Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án. - Kiến nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại Điều 310a BLTTDS. - Yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại Điều 286, Điều 310 BLTTDS. - Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị với Tòa án khắc phục vi phạm trong quá trình giải quyết vụ, việc dân sự theo quy định của pháp luật. - Trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết các vụ kiện dân sự, Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải tăng cường công tác phát hiện vi phạm pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng để kiến nghị với cơ quan xét xử kịp thời khắc phục đối với từng vụ việc; định kỳ sáu tháng, một năm tổng hợp các vi phạm để kiến nghị cơ quan xét xử cùng cấp rút kinh nghiệm. Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, Dự thảo 15-8 Luật TCVKSND sửa đổi quy định Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh13. Về công tác kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự, Dự thảo 15-8 Luật TCVKSND quy định VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn14: - Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện. - Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết, xét xử vụ kiện. - Thu thập tài liệu, chứng cứ; tham gia các phiên tòa, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ kiện theo quy định của pháp luật. 13 14 Khoản 2, Điều 2 Dự thảo 15-8 Luật TCVKSND sửa đổi. Điều 25 Dự thảo 15-8 Luật TCVKSND sửa đổi . GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 16 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự - Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án, người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật. - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng. - Kháng nghị, kiến nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 1.3.3. Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự Ngày 29/3/2011 Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XII, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 với nhiều nội dung đổi mới. Một trong những vấn đề đổi mới quan trọng là sửa đổi, bổ sung quy định về nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự theo hướng mở rộng thẩm quyền tham gia phiên tòa của Viện kiểm sát. Trước đây, theo quy định tại khoản 2 điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Viện kiểm sát chỉ tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà các đương sự có khiếu nại, nay tại BLTTDS sửa đổi, Điều 21 được sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng phạm vi tham gia phiên tòa, phiên họp của Viện kiểm sát: "Viện kiểm sát nhân dân tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự, các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm". Viện Kiểm sát tham gia quá trình tố tụng dân sự nhằm phát hiện những vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ kiện và đặc biệt phát hiện vi phạm của người tiến hành tố tụng, để có biện pháp kiến nghị, kháng nghị khắc phục và xử lý kịp thời, góp phần giúp Tòa án ra bản án, quyết định đúng pháp luật. Đối với các vụ kiện dân sự mà Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm, Viện trưởng Viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa. Trước khi mở phiên tòa, Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ vụ kiện dân sự nhằm giúp Kiểm sát viên nắm vững được hệ thống chứng cứ, tình tiết của vụ án, làm cơ sở cho việc bảo vệ quan điểm của Viện kiểm sát về việc tuân thủ pháp luật của Hội đồng xét xử và việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng. Tại phiên toà sơ thẩm, theo Điều 234 BLTTDS sửa đổi quy định về việc phát biểu của Kiểm sát viên chỉ phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 17 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; đối với những người tham gia tố tụng dân sự kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án. Như vậy, tại phiên toà sơ thẩm Viện kiểm sát không có quyền đưa ra quan điểm, đường lối giải quyết vụ án về nội dung; ý kiến phát biểu của Viện kiểm sát chỉ đánh giá có vi phạm hay không vi phạm thủ tục tố tụng dân sự của thẩm phán, của Hội đồng xét xử là người tiến hành tố tụng. Đối với những người tham gia tố tụng kiểm sát viên có quyền đánh giá việc chấp hành pháp luật tố tụng, pháp luật nội dung của họ khi tham gia tố tụng. Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên toà, Kiểm sát viên chú ý hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng từ thời điểm thụ lý vụ án để thực hiện tốt nhiệm vụ quyền hạn của mình. Tuy nhiên, quy định này không làm giảm trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp mà nội hàm chứa đựng trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc bảo đảm bản án của Toà án đúng pháp luật. Vì vậy, sau khi chủ toạ tuyên án, Kiểm sát viên tham gia phiên toà có trách nhiệm kiểm sát tính đúng đắn trong phán quyết của Toà án để xem xét việc thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, có sự chuẩn bị cần thiết cho việc tham gia phiên toà phúc thẩm. Kháng nghị phúc thẩm của VKSND đối với bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án là một trong những biện pháp thể hiện rõ nét nhất chức năng kiểm tra, giám sát của Viện kiểm sát nhân dân đối với việc giải quyết vụ án của Tòa án. Kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân góp phần phát hiện và khắc phục vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, của Nhà nước và bên thứ ba. Kháng nghị của Viện kiểm sát là văn bản pháp lý thể hiện quan điểm của Viện kiểm sát đối với bản án của Tòa án là có vi phạm pháp luật, để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền đưa vụ án dân sự ra xem xét lại thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nhằm khắc phục những vi phạm pháp luật của bản án đó. Nhìn chung, việc tham gia phiên tòa sơ thẩm và buộc Viện kiểm sát tham gia tất cả các phiên tòa phúc thẩm không chỉ phản ánh thực trạng công tác giải quyết vụ kiện dân sự đang có vấn đề tác động bất lợi đến đời sống xã hội; với chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp bảo đảm việc xét xử của Tòa án đúng pháp luật, vị trí vai trò của Viện kiểm sát trong hệ thống cơ quan tư pháp đang được Đảng, Nhà nước tin tưởng, ghi nhận. 1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự Nghiên cứu về pháp luật tố tụng dân sự, ta nhận thấy được vị trí và vai trò không thể thay thế được của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự nói chung, GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 18 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự và trong vụ kiện dân sự nói riêng. Trước đây, theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật, tham gia tất cả các phiên tòa dân sự. Do đó, việc kiểm sát có điều kiện thực hiện chức năng, nhiệm vụ tốt hơn. Từ đó, góp phần đảm bảo lợi ích của nhà nước, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, khi BLTTDS ra đời quy định về sự tham gia của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự nói chung và trong vụ kiện dân sự nói riêng đã bọc lộ những hạn chế, bất cập, chưa tạo điều kiện cho Viện kiểm sát thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của Hiến pháp và Luật TCVKSND. Vì thế, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND tham gia bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể và lợi ích của công dân gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ lý do trên, BLTTDS sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng dân sự theo hướng mở rộng phạm vi tham gia tố tụng của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên và quy định khá cụ thể các trình tự, thủ tục tố tụng dân sự. Việc đưa Viện kiểm sát trở lại với những quyền và nghĩa vụ đối với vụ kiện dân sự thật sự là cần thiết, nhằm đảm bảo pháp chế thống nhất, kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm trong quá trình giải quyết vụ kiện dân sự để đảm bảo lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên trong quan hệ dân sự. Nghiên cứu vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự sẽ dể dàng hơn cho chúng ta trong việc nhận thấy vai trò của Viện kiểm sát không thể thay thế được trong hệ thống tư pháp, tố tụng dân sự đặc biệt là trong vụ kiện dân sự. Sự tham gia của VKSND góp phần phát hiện và đẩy lùi những hạn chế, tiêu cực, thiếu sót trong quá trình giải quyết vụ kiện dân sự của Tòa án, đồng thời góp phần năng cao tinh thần trách nhiệm của thẩm phán trong hoạt động giải quyết vụ kiện dân sự. Ngoài ra sự tham gia của Viện kiểm sát đã làm cho quá trình giải quyết vụ kiện dân sự được tiến hành nhanh chóng, khách quan, toàn diện, đầy đủ và kịp thời, bảo đảm mọi bản án của tòa án có căn cứ và đúng pháp luật, mọi bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành đúng pháp luật. Tóm lại, việc nghiên cứu vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự góp phần làm sáng tỏ về lý luận cũng như thực tiễn quá trình tiếp tục đổi mới vị trí, vai trò và việc hoàn thiện mô hình hoạt động của VKSND trong vụ kiện dân sự. Có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự, đảm bảo cho việc giải quyết các vụ kiện dân sự của Tòa án khách quan, có căn cứ, đúng pháp luật. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 19 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự CHƢƠNG 2 PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG VỤ KIỆN DÂN SỰ Thực hiện các Nghị quyết của Đảng về Chiến lược cải cách tư pháp, ngày 29/3/2011, Quốc hội khóa XII thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 tiếp tục khẳng định Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự như là một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự. Khi thực hiện nguyên tắc này, Viện kiểm sát nhân dân có quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo việc giải quyết các vụ, việc dân sự kịp thời đúng pháp luật (Điều 21 BLTTDS sửa đổi). Trong các điều luật cụ thể ở giai đoạn tố tụng, BLTTDS sửa đổi quy định lại và mở rộng hơn sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. Ngoài việc tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các vụ, việc dân sự, Viện kiểm sát nhân dân còn tham gia các phiên tòa sơ thẩm đối với các vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công, quyền sử dụng nhà, đất hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần; tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Những nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và xã hội về vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng dân sự. 2.1. Vai trò của Viện kiểm sát khi kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự theo thủ tục sơ thẩm. 2.1.1. Giai đoạn trước phiên tòa sơ thẩm 2.1.1.1. Xác định vụ kiện dân sự Viện kiểm sát tham gia Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS sửa đổi, Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ kiện dân sự sau đây: - Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ, việc thu thập chứng cứ có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp quy định tại Điều 85 BLTTDS sửa đổi, và được quy định cụ thể tại các điều 86, 87, 88, 89, 90, 92, 93 và 94 BLTTDS sửa đổi. Trong quá trình giải quyết vụ kiện dân sự, kể từ khi thụ lý đến khi xét xử sơ thẩm, nếu phát hiện vụ kiện dân sự thuộc một trong các trường hợp nêu trên, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát biết để Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm. Đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng; GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 20 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự Tài sản công là tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước tại các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, được hình thành từ nguồn do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Ví dụ: Vụ kiện dân sự tranh chấp về tài sản của một cơ quan nhà nước mà tài sản đó được mua sắm từ nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp. Trong trường hợp này, Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa sơ thẩm. - Đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, nhà ở bao gồm: Tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất hoặc ai là người có quyền sở hữu nhà ở; Ví dụ: A và B tranh chấp với nhau về quyền sử dụng đất đối với một thửa đất có diện tích là 500 m2 hiện do B đang quản lý, sử dụng. A khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết để buộc B phải trả lại thửa đất đó cho A. Trong trường hợp này, đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, Viện kiểm sát có trách nhiệm tham gia phiên tòa sơ thẩm. Tranh chấp về hợp đồng có đối tượng của hợp đồng là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở (ví dụ: tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng mua bán nhà ở; tranh chấp về hợp đồng thuê quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê nhà ở; tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng tặng cho nhà ở; tranh chấp về hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng góp vốn bằng giá trị nhà ở…). Đối với tranh chấp về hợp đồng có liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc nhà ở nhưng quyền sử dụng đất hoặc nhà ở đó không phải là đối tượng của hợp đồng, thì không thuộc trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa sơ thẩm. Ví dụ : A vay ngân hàng B số tiền là 500 triệu đồng, đồng thời thế chấp cho ngân hàng một ngôi nhà và quyền sử dụng đất giá trị 1 tỷ đồng. Đến thời hạn trả nợ, A không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán, ngân hàng tiến hành xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ nhưng không xử lý được vì khu đất này đang trong diện quy hoạch, không được phép chuyển đổi, chuyển nhượng. Ngân hàng đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết buộc A phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trong vụ án dân sự này, đối tượng tranh chấp là khoản tiền A vay ngân hàng chứ không phải là quyền sử dụng đất và nhà ở A dùng để thế chấp, do đó, không thuộc trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa. Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất hoặc thừa kế nhà ở; GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 21 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự Tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất hoặc đòi lại nhà ở đang cho mượn, cho sử dụng nhờ. Tranh chấp trong các giao dịch dân sự khác có đối tượng giao dịch là quyền sử dụng đất, nhà ở. - Vụ kiện dân sự có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người có nhược điểm về tâm thần có giấy tờ, tài liệu được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận. Người có nhược điểm về thể chất thuộc một trong các trường hợp: bị mù hai mắt, bị câm, bị điếc có xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên. 2.1.1.2. Phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, đối với các vụ kiện dân sự Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa sơ thẩm, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Tòa án thông báo việc thụ lý vụ việc dân sự, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa và gửi cho Tòa án. Trường hợp vụ kiện dân sự có tình tiết phức tạp, phiên tòa có thể kéo dài nhiều ngày và xét thấy cần thiết thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thể phân công Kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa. Trước khi mở phiên toà nếu Toà án nhận được đơn yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên, thì Toà án chuyển ngay đơn yêu cầu đó cho Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp xem xét. Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì Tòa án phải gửi yêu cầu đó cho Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản cho Toà án biết việc thay đổi hay không thay đổi Kiểm sát viên. Nếu thay đổi Kiểm sát viên, thì Viện kiểm sát thông báo họ tên của Kiểm sát viên thay thế.Trường hợp không thay đổi Kiểm sát viên, thì Viện kiểm sát thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do không thay đổi. Tuy nhiên, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 46 BLTTDS thì khi được Viện trưởng phân công, Kiểm sát viên phải từ chối tham gia phiên tòa và nêu rõ lý do từ chối. 2.1.1.3. Nghiên cứu hồ sơ vụ kiện dân sự Khi nhận được hồ sơ vụ kiện dân sự, Kiểm sát viên có nghĩa vụ phải nghiên cứu hồ sơ, vào sổ thụ lý. Mục đích của việc nghiên cứu hồ sơ vụ án nhằm giúp cho Kiểm sát viên nắm vững được hệ thống chứng cứ, tình tiết vụ án, làm cơ sở cho việc bảo vệ quan điểm của Viện kiểm sát về việc tuân thủ pháp luật của Hội đồng xét xử và việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng. Trong thời GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 22 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án. Sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ kiện, Kiểm sát viên báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát cho ý kiến chính thức về việc giải quyết vụ kiện. Trên cơ sở đó, Kiểm sát viên dự kiến nội dung, chuẩn bị bài phát biểu trình bày ý kiến của Viện Kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 234 BLTTDS sửa đổi. Khi chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên tòa, Viện kiểm sát chỉ được phát biểu theo nội dung cho phép của pháp luật. 2.1.2. Giai đoạn tại phiên tòa sơ thẩm 2.1.2.1. Kiểm tra tư cách pháp lý của những người tiến hành tố tụng Tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ kiện dân sự theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát, nhằm thực hiện chức năng của Viện kiểm sát đó là “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật”. Khi tham gia phiên tòa, Viện kiểm sát phải có hồ sơ kiểm sát, kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa phải nắm vững nội dung, chứng cứ của vụ kiện, các căn cứ pháp luật áp dụng và ý kiến của Lãnh đạo Viện về việc giải quyết vụ kiện. Tại phiên tòa sơ thẩm, Viện kiểm sát tiến hành các hoạt động kiểm tra tư cách pháp lý của những người tiến hành tố tụng, kiểm tra số lượng, điều kiện tham gia Hội đồng xét xử của mỗi thành viên Hội đồng xét xử, đối chiếu danh sách Hội đồng xét xử trên thực tế với danh sách Hội đồng xét xử được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử; kiểm tra tư cách pháp lý của Thư ký Tòa án. Những người tiến hành tố tụng bao gồm: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên. Để đảm bảo tính khách quan cũng như hiệu quả giải quyết vụ kiện dân sự, những người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau: - Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự. Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: Người thân thích của đương sự là người có quan hệ sau đây với đương sự: GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 23 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự + Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự; + Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự; + Là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự; + Là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột. - Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó. Ví dụ: Hội thẩm nhân dân đã tham gia với tư cách là người làm chứng… - Có căn cứ cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn : Có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 46 của BLTTDS thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế...) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, thư ký Tòa án không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm nhân dân là anh em kết nghĩa của nguyên đơn; Thẩm phán là con rể của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Thủ trưởng cơ quan nơi vợ của Thẩm phán làm việc... mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế... Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ kiện dân sự Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và thư ký Tòa án là người thân thích với nhau hoặc nếu Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên được phân công xét xử phúc thẩm vụ kiện dân sự có người thân thích là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ kiện đó. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân bị thay đổi trong những trường hợp sau đây: - Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau. Ví dụ: Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có mối quan hệ thân thích với nhau và cùng là thành viên của một Hội đồng xét xử. Theo Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: khi có hai người trong Hội đồng xét xử thân thích với nhau, thì chỉ có một người phải từ chối hoặc bị thay đổi. Việc thay đổi ai trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án quyết định, tại phiên GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 24 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự tòa do Hội đồng xét xử quyết định. Việc xác định Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong cùng một Hội đồng xét xử là người thân thích với nhau được thực hiện tương tự theo hướng dẫn tại tiểu Mục 2.2 Mục 2 Phần II của Nghị quyết này. - Họ đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ kiện đó, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì vẫn được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ kiện theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ kiện đó là đã tham gia giải quyết vụ kiện và đã ra bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm hoặc quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, quyết định đình chỉ vụ kiện. - Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ kiện đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án. Ngoài ra, Thư ký Tòa án phải bị thay đổi khi đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án. Nhằm đảm bảo cho việc xét xử đúng pháp luật, đảm bảo tính khách quan, khi phát hiện thấy trong thành phần Hội đồng xét xử có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, hoặc phát hiện Thư ký Tòa án thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, thì Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát yêu cầu Hội đồng xét xử quyết định việc thay đổi người đó để đảm bảo. Viện kiểm sát có quyền đề nghị Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa trong trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án. Trường hợp Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu của Viện kiểm sát về việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án mà vẫn tiếp tục xét xử thì Kiểm sát viên vẫn phải tham gia phiên tòa nhưng ngay sau phiên tòa Kiểm sát viên báo cáo với Lãnh đạo Viện để quyết định việc kháng nghị. 2.1.2.2. Kiểm tra tư cách pháp lý của những người tham gia tố tụng Nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, sau khi kiểm tra tư cách pháp lý của những người tiến hành tố tụng, Viện kiểm sát cũng phải kiểm tra tư cách pháp lý của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác gồm: người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người đại diện. Để đảm bảo sự vô tư, khách quan của người giám định, người phiên dịch cũng như tính trung thực của kết quả giám định, nội dung phiên dịch, pháp luật GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 25 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự cũng quy định các trường hợp mà người giám định, người phiên dịch buộc phải từ chối hoặc bị thay đổi đó là: - Người giám định, người phiên dịch đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự hoặc có căn cứ cho rằng người giám định có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ; - Người giám định, người phiên dịch đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ kiện đó; - Người giám định, người phiên dịch đã tiến hành tố tụng trong vụ kiện đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên. Trường hợp phiên tòa sơ thẩm vụ kiện dân sự có sự tham gia của người giám định, người phiên dịch mà Viện kiểm sát phát hiện người giám định, người phiên dịch thuộc một trong các trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, thì Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Hội đồng xét xử quyết định việc thay đổi người đó nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng trong giải quyết vụ kiện. Trường hợp Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu của Viện kiểm sát về viêc thay đổi người giám định, người phiên dịch mà vẫn tiếp tục xét xử thì Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa phải tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng ngay sau phiên tòa, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình để quyết định việc kháng nghị. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát đối với trường hợp Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa theo quy định tại các điều 199, 204, 205, 206 BLTTDS sữa đổi, có quyền đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa trong các trường hợp sau: - Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt lần thứ nhất; - Người làm chứng, người giám định, người phiên dịch vắng mặt mà sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử vụ kiện. - Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa, nhưng Viện kiểm sát xét thấy cần phải hoãn phiên tòa để chờ có sự tham gia của người này nhằm bảo đảm giải quyết vụ kiện được đúng đắn. Trong các trường hợp Viện kiểm sát đề nghị hoãn phiên tòa nêu trên nhưng Hội đồng xét xử không chấp nhận và vẫn tiếp tục xét xử thì Viện kiểm sát vẫn phải tham gia phiên tòa. Sau phiên tòa, Viện kiểm sát xem xét để quyết định kháng nghị. Viện kiểm sát kiểm sát việc chấp hành thủ tục tố tụng tại phiên tòa của Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án và những người tham gia tố tụng từ khi bắt đầu đến khi GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 26 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự kết thúc phiên tòa, bao gồm các thủ tục bắt đầu phiên tòa; thủ tục hỏi tại phiên tòa; thủ tục tranh luận tại phiên tòa; thủ tục nghị án và tuyên án. Yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục kịp thời nếu phát hiện có vi phạm về thủ tục tố tụng. 2.1.2.3. Viện kiểm sát tham gia hỏi Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, việc hỏi từng người về từng vấn đề được thực hiện theo thứ tự chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến Hội thẩm nhân dân, sau đó đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự và những người tham gia tố tụng khác; trường hợp có Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì Kiểm sát viên hỏi sau đương sự15. Trách nhiệm chứng minh vụ kiện, xác định sự thật khách quan tại phiên tòa là trách nhiệm của Hội đồng xét xử. Thông qua việc việc hỏi tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết, nội dung của vụ kiện qua đó làm cơ sở cho việc quyết định giải quyết tranh chấp của vụ kiện. Viện kiểm sát tham gia hỏi là nhằm để kiểm tra chứng cứ và để khắc phục vi phạm trong việc hỏi của Hội đồng xét xử, đồng thời qua đó cũng khẳng định được sự cần thiết của việc tham gia tố tụng của Viện kiểm sát tại phiên tòa. Tại phiên tòa, Viện kiểm sát hỏi các đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác; xem xét nguồn gốc, tính có căn cứ và hợp pháp, khách quan của các tài liệu, chứng cứ do các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hoặc do Tòa án tiến hành thu thập. Có quyền yêu cầu Hội đồng xét xử cho nghe băng, đĩa ghi âm, ghi hình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 227 BLTTDS sửa đổi; nhận xét kết quả giám định, hỏi về những vấn đề chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết quả giám định với các tình tiết khác của vụ kiện dân sự. Nếu phát hiện người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng có vi phạm pháp luật thì Viện kiểm sát phải yêu cầu Hội đồng xét xử thực hiện16. Khi tham gia hỏi, Kiểm sát viên phải tôn trọng sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa; tôn trọng quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng; Đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; câu hỏi không được mang tính chất gợi ý trước hướng trả lời. Khi hỏi xong, Kiểm sát viên phải tập trung lắng nghe câu trả lời; ghi lại thông tin trong câu trả lời; phân tích thông tin trong câu trả lời, so sánh, đối chiếu với câu hỏi để xem câu trả lời đã đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi hay chưa. 15 Điều 222 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. Khoản 3, Điều 8 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự (Ban hành kèm theo quyết định số 567/QĐ-VKSTC ngày 8/10/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao). 16 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 27 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự Kiểm sát viên có thể hỏi lại, hỏi bổ sung. Khi kết thúc đợt hỏi, Kiểm sát viên nói với Chủ tọa là mình đã hỏi xong17. 2.1.2.4. Viện kiểm sát phát biểu ý kiến tại phiên tòa sơ thẩm Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ kiện của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ kiện cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án18. Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ kiện dân sự, sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về các nội dung sau19: - Phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết vụ kiện, kể từ khi thụ lý vụ kiện cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án; - Trong trường hợp Kiểm sát viên yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục các vi phạm về thủ tục tố tụng, thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận, thì phải nêu rõ lý do. Quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án và phải được ghi vào biên bản phiên toà. - Phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ kiện cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án, không phát biểu về quan điểm giải quyết vụ kiện. Như vậy, tại phiên tòa sơ thẩm Viện kiểm sát không đưa ra quan điểm, đường lối giải quyết vụ kiện về nội dung, Viện kiểm sát chỉ đưa ra ý kiến đánh giá có vi phạm hay không vi phạm về thủ tục tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử. Đối với những người tham gia tố tụng, Viện kiểm sát có quyền đánh giá việc chấp hành pháp luật tố tụng của họ từ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ kiện, đánh giá việc chấp hành pháp luật nội dung trong quan hệ pháp luật mà họ tham gia. Mặc dù, Điều 234 BLTTDS sửa đổi giới hạn phạm vi ý kiến của Viện kiểm sát tập trung đánh giá việc tuân thủ pháp luật tố tụng nhưng không làm giảm trách nhiệm của Viện kiểm sát 17 Trường Đại học kiểm sát Hà Nội, Hoạt động của Kiểm sát viên khi giải quyết vụ án dân sự http://tks.edu.vn/info_know/view/186___2.1.-Hoat-dong-cua-Kiem-sat-vien-khi-kiem-sat-viec-giai-quyet-vuan-dan-suhtml , [truy cập ngày 06/8/2014]. 18 Điều 234 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. 19 Khoản 1, Điều 8 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, ban hành ngày 01/8/2012. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 28 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Viện kiểm sát luôn có trách nhiệm bảo đảm bản án quyết định của Tòa án đúng pháp luật. Vì vậy, sau khi bản án, quyết định được tuyên, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị phúc thẩm nếu thấy cần thiết. 2.1.2.5. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuyên án Viện kiểm sát phải kiểm sát việc tuyên án theo các nội dung quy định tại các điều 238, 239 BLTTDS sửa đổi. Bản án là văn bản tố tụng có ý nghĩa chính trị, xã hội cũng như pháp lý quan trọng. Bản án thể hiện kết quả xét xử của Tòa án đối với các đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Vì vậy, bản án phải chính xác về nội dung, chặt chẽ về hình thức pháp lý. Do tính quan trọng của bản án, Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa phải lắng nghe toàn văn bản án, ghi chép phần nhận định và quyết định của bản án để xác định tính khách quan của bản án thông qua hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa. Trường hợp nhận thấy có vấn đề nào không có căn cứ trong nội dung bản án thì Viện kiểm sát xem xét việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm20. 2.1.3. Giai đoạn sau phiên tòa sơ thẩm Để đảm bảo cho các đương sự trong vụ kiện biết rõ được quyền và nghĩa vụ của mình mà tòa án đã quyết định trong bản án dân sự sơ thẩm, nhằm đảm bảo cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện thực hiện quyền kháng cáo, Viện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị, Tòa án phải có trách nhiệm trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án; Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp21. Vì vậy, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa án gửi kịp thời bản án cho Viện kiểm sát theo đúng qui định, nhằm kiểm sát các bản án, quyết định của Tòa án để xem xét thực hiện quyết định việc kiến nghị, kháng nghị theo thẩm quyền. Viện kiểm sát tiến hành thực hiện các hoạt động sau22. - Viết báo cáo kết quả kiểm sát xét xử sơ thẩm. Báo cáo phải được lập thành hai bản, một bản báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình, đồng thời lưu vào hồ sơ kiểm sát; một bản gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. 20 Viện kiểm sát nhân dân tối cao- trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, Giáo trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát tập 6, lưu hành nội bộ, Hà Nội 2013. 21 Khoản 2 Điều 241 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. 22 Trường Đại học kiểm sát Hà Nội, Hoạt động của Kiểm sát viên khi giải quyết vụ án dân sự http://tks.edu.vn/info_know/view/186___2.1.-Hoat-dong-cua-Kiem-sat-vien-khi-kiem-sat-viec-giai-quyet-vuan-dan-suhtml , [truy cập ngày 06/8/2014]. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 29 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự - Yêu cầu Tòa án gửi kịp thời bản án cho Viện kiểm sát theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 241 BLTTDS. - Đề xuất với Lãnh đạo Viện xem xét, quyết định việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nếu xét thấy bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng về nội dung hoặc về thủ tục tố tụng, cụ thể: + Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên xem xét, quyết định việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nếu thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của VKS cùng cấp đã hết. + Kiểm sát viên đề xuất với Lãnh đạo Viện có văn bản báo cáo đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên xem xét, quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nếu thời hạn kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp trên đã hết. - Sao gửi bản án, quyết định sơ thẩm, thông báo về việc kháng cáo của Toà án cấp sơ thẩm cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp để kiểm tra xem xét. 2.2. Vai trò của Viện kiểm sát khi kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự theo thủ tục phúc thẩm. 2.2.1. Kháng nghị phúc thẩm Để đảm bảo việc giải quyết vụ kiện dân sự đúng pháp luật, pháp luật quy định Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát hoạt động tố tụng dân sự. Khi không đồng ý với bản án, quyết định giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ kiện. Việc Viện kiểm sát phản đối bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ kiện được gọi là kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Kháng nghị phúc thẩm của VKSND đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân là một trong những biện pháp thể hiện rõ nét vai trò của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng, nhằm phát hiện và khắc phục vi phạm trong quá trình giải quyết án dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự, Nhà nước và bên thứ ba, bảo đảm tính hợp pháp và có căn cứ cho các bản án và quyết định sơ thẩm trước khi đưa ra thi hành. Để thực hiện việc kháng nghị Viện kiểm sát phải xác định đúng thẩm quyền của mình, trong việc kháng nghị bản án, quyết định. Điều 250 BLTTDS sửa đổi quy định: “Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm”. Trong quá trình giải quyết vụ kiện dân sự Tòa án cấp sơ thẩm có thể ra nhiều quyết GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 30 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự định khác nhau như: quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định chuyển vụ án, quyết định công nhận sự thỏa thuận thành, quyết định đưa vụ án ra xét xử…tuy nhiên chỉ đối với quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án thì mới là đối tượng kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Vì quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là quyết định kết thúc việc giải quyết vụ án dân sự khi có căn cứ do pháp luật quy định. Khi Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì việc giải quyết vụ án dân sự được ngừng lại hẳn và đương sự không có quyền khởi kiện lại vụ án đó. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án cấp sơ thẩm quyết định tạm ngừng giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Để việc quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đúng và bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự pháp luật quy định Viện kiểm sát có quyền kháng nghị đối với quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Điều 250 BLTTDS sửa đổi quy định rõ chức danh Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm. Tuy nhiên theo điều 9 Quy chế công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự năm 2012 quy định thẩm quyền kháng nghị khác về người và cơ quan có quyền kháng nghị: - Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được Viện trưởng ủy quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm những bản án, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cùng cấp. - Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được Viện trưởng ủy quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm những bản án, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện. - Viện trưởng Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm thừa ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp tỉnh chưa có hiệu lực khi phát hiện có vi phạm pháp luật. BLTTDS sửa đổi quy định rõ về thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm, cụ thể như sau23: 23 Điều 252 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 31 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự -Đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm, quy định thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án. -Đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm , quy định thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là bảy ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là mười ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải được gửi ngay đến Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị và các đương sự theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 251, Điều 253 của BLTTDS sửa đổi; đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trường hợp Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị thì gửi quyết định cho Viện kiểm sát cấp sơ thẩm để theo dõi. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, khi thời hạn kháng nghị đã hết thì nội dung thay đổi, bổ sung kháng nghị không được vượt quá phạm vi kháng nghị ban đầu, trong trường hợp thời hạn thời hạn kháng nghị chưa hết thì việc thay đổi, bổ sung kháng nghị có thể vượt quá phạm vi kháng nghị ban đầu. Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thể rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị phải do Viện trưởng quyết định bằng văn bản gửi Tòa án cấp phúc thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị và các đương sự, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho đương sự biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị. Trường hợp Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp rút kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới thì cần phải trao đổi bằng văn bản hoặc trực tiếp với Viện trưởng Viện kiểm sát cấp sơ thẩm đã kháng nghị; nếu Viện kiểm sát đã kháng nghị không nhất trí thì Viện kiểm sát cấp trên thực hiện quyết định của mình và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Tại phiên tòa, việc bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị do Kiểm sát viên tham gia phiên tòa quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau phiên tòa phải báo cáo ngay việc bổ sung, thay đổi hoặc rút kháng nghị với lãnh đạo Viện kiểm sát, lãnh đạo đơn vị và thông báo cho Viện kiểm sát đã kháng nghị biết. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm không nhất thiết phải được lập thành văn bản nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp phúc thẩm. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 32 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự Hậu quả pháp lý của việc rút kháng nghị là bản án quyết định sơ thẩm sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật, do đó trong quyết định chấp nhận việc rút kháng nghị thì Tòa án cấp phúc thẩm cũng phải tuyên bố rõ điều này để là căn cứ cho việc thi hành bản án sơ thẩm đó. Sau khi ban hành kháng nghị, Viện kiểm sát phải gửi ngay quyết định kháng nghị cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục thông báo cho người bị kháng nghị và những người tham gia tố tụng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 255 BLTTDS sửa đổi. Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát có căn cứ và hợp pháp. Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị phải gửi ngay quyết định kháng nghị cho đương sự có liên quan đến kháng nghị. Sau khi nhận được thông báo về việc kháng nghị, những người tham gia tố tụng có quyền gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm ý kiến của mình bằng văn bản về nội dung kháng nghị hoặc cung cấp thêm chứng cứ, tài liệu về vụ án. Ý kiến của họ và các chứng cứ, tài liệu này được đưa ra xem xét tại phiên tòa phúc thẩm và lưu trong hồ sơ vụ kiện. Những phần của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị thì chưa có hiệu lực và chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật cho thi hành ngay như phần quyết định về cấp dưỡng, trả tiền công lao động, nhận lao động trở lại làm việc hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của công dân. Bản án, quyết định hoặc những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị. Người được thi hành có quyền yêu cầu được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành đối với phần của bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng nghị và có hiệu lực pháp luật. Để tôn trọng nguyên tắc đương sự tự định đoạt và bảo đảm tính ổn định của bản án, quyết định của Tòa án, Điều 263 BLTTDS sửa đổi quy định Tòa án cấp phúc thẩm chỉ có quyền xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng nghị hoặc có liên quan đến kháng nghị. Những phần không có kháng nghị hoặc không có liên quan đến kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm không được quyền xem xét và quyết định những phần này. Nếu Hội đồng xét xử phúc thẩm xét xử lại và quyết định cả những phần bản án, quyết định không có kháng nghị hoặc không có liên quan đến kháng nghị là có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, đây là một trong những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. 2.2.2. Nhiệm vụ của Viện kiểm sát trước khi mở phiên tòa phúc thẩm GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 33 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự Trước khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa trực tiếp nghiên cứu và lập hồ sơ kiểm sát về các nội dung: lý do, căn cứ, thủ tục và nội dung của kháng cáo, kháng nghị; trích cứu các chứng cứ, tài liệu cần thiết trong hồ sơ vụ án và các căn cứ pháp luật liên quan; phân tích tài liệu, chứng cứ mới thu thập bổ sung (nếu có); chuẩn bị đề cương tham gia hỏi các đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Đối với vụ kiện phức tạp hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo Viện kiểm sát, lãnh đạo đơn vị, Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ phải báo cáo về các vi phạm pháp luật đã phát hiện; đề xuất quan điểm giải quyết đối với bản án, quyết định hoặc nội dung bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị; dự thảo ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm24. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ kiện; hết thời hạn đó, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ kiện cho Tòa án25. Như vậy, khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm thì Kiểm sát viên phải có nghĩa vụ nghiên cứu hồ sơ vụ kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ kiện là sự chuẩn bị cho việc phát biểu cũng như việc trình bày nội dung, căn cứ kháng nghị của Viện kiểm sát tại phiên tòa phúc thẩm. Để chuẩn bị tham gia phiên tòa, Viện kiểm sát phải nghiên cứu kháng cáo, kháng nghị, hồ sơ vụ kiện và các tài liệu có liên quan để hình thành quan điểm về việc giải quyết vụ kiện và chuẩn bị đề cương hỏi. Các câu hỏi phải tập trung vào nội dung bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Kiểm sát viên phải chuẩn bị bản dự thảo ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ kiện. Bản dự thảo ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ kiện phải báo cáo Lãnh đạo Viện cho ý kiến trước khi tham gia phiên tòa xét xử phúc thẩm. Viện kiểm sát phải lập Hồ sơ kiểm sát bảo đảm Hồ sơ kiểm sát thể hiện được các thủ tục tố tụng và nội dung của vụ kiện, quan điểm của Lãnh đạo Viện về việc giải quyết vụ kiện. Tài liệu có trong hồ sơ phải được sắp xếp thứ tự theo đúng các tiêu mục trên bìa hồ sơ, được đánh số bút lục từ 1 đến hết. Kiểm sát viên lập hồ sơ phải ký tên vào phần cuối của mục lục tài liệu. 2.2.3. Vai trò của Viện kiểm sát tại phiên tòa xét xử phúc thẩm 24 Khoản 3, Điều 9 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự (Ban hành kèm theo quyết định số 567/QĐ-VKSTC ngày 8/10/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) . 25 Khoản 2, Điều 262 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 . GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 34 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm Viện kiểm sát có hai nhiệm vụ chủ yếu là kiểm sát việc thực hiện thủ tục phiên tòa; Thực hiện các quyền yêu cầu, trình bày nội dung kháng nghị, tham gia hỏi và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về giải quyết vụ kiện. Kiểm sát việc thực hiện thủ tục tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi Hội đồng xét xử tuyên án hoặc ra quyết định giải quyết vụ kiện. + Kiểm sát căn cứ về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đảm bảo thực hiện đúng quy định theo Điều 258 BLTTDS sửa đổi. + Kiểm sát việc chuẩn bị khai mạc phiên tòa và thủ tục bắt đầu phiên tòa đảm bảo đúng quy định theo Điều 267 BLTTDS sửa đổi; + Kiểm sát thành phần Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án xem có ai bị đương sự đề nghị thay đổi hoặc thuộc vào những trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi theo quy định tại các Điều 46, 47, 49 BLTTDS sửa đổi không; + Theo dõi thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa theo quy định từ Điều 217 đến Điều 235 BLTTDS sửa đổi; bảo đảm việc hỏi và tranh luận về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm; + Kiểm sát việc hoãn phiên toà theo quy định tai Điều 266 BLTTDS sửa đổi; + Kiểm sát các hoạt động diễn ra tại phiên tòa theo quy định từ Điều 268 đến Điều 281 BLTTDS sửa đổi; + Xem biên bản phiên tòa ngay sau khi phiên tòa kết thúc, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận theo quy định tại Khoản 4 Điều 211 BLTTDS sửa đổi; + Kiểm sát quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng xét xử tại phiên tòa theo quy định tại Điều 261 BLTTDS sửa đổi, nếu xét thấy không có căn cứ hoặc có vi phạm pháp luật thì kịp thời kiến nghị. Trình bày nội dung kháng nghị, tham gia hỏi và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về giải quyết vụ kiện. + Trường hợp chỉ có Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị. Trường hợp vừa có kháng cáo, vừa có kháng nghị thì các đương sự trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo trước, sau đó Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị26. 26 Điểm a, Khoản 1, Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 35 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự + Tham gia hỏi đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định tại Điều 222, 272 BLTTDS sửa đổi. Thủ tục hỏi những người tham gia tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như tại phiên tòa sơ thẩm. Việc hỏi phải được thực hiện đối với những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm, tập trung làm rõ những vướn mắc liên quan đến phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị; nhằm để bảo vệ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc quan điểm của Viện kiểm sát về hướng giải quyết kháng cáo. + Yêu cầu Hội đồng xét xử công bố các tài liệu của vụ kiện, cho nghe băng ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình tại phiên tòa. + Có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ, hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ kiện27. + Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ kiện dân sự ở giai đoạn phúc thẩm28. Trong giai đoạn này, ngoài việc phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử phúc thẩm và những người tham gia tố tụng , kiểm sát viên có quyền phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ kiện của Tòa án. Phát biểu của Kiểm sát viên ở phiên tòa phúc thẩm phải thể hiện rõ thái độ, trách nhiệm của Viện kiểm sát trước sự đúng - sai của bản án, quyết định của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm để giúp Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét, quyết định. Nội dung trình bày, phát biểu của Viện kiểm sát quy định cụ thể tại Điều 10 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC như sau: Trường hợp chỉ có kháng cáo của đương sự, thì việc phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp được thực hiện như sau: Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của kháng cáo; Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ kiện ở giai đoạn phúc thẩm; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp chỉ có kháng nghị của Viện kiểm sát, thì việc trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp được thực hiện như sau: Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị và căn cứ của việc kháng nghị; có quyền xuất 27 28 Khoản 2 Điều 230 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. Điều 273a Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 36 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự trình bổ sung hồ sơ, tài liệu, vật chứng (nếu có) làm cơ sở cho việc kháng nghị; phân tích để làm rõ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án, quyết định sơ thẩm; Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ kiện ở giai đoạn phúc thẩm; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị. Trường hợp vừa có kháng cáo của đương sự, vừa có kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, thì Kiểm sát viên phát biểu ý kiến theo trình tự sau đây: Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của kháng cáo; Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị và căn cứ của việc kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ kiện ở giai đoạn phúc thẩm; Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp và phải được gửi cho Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, phiên họp để lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự. Cũng như ở giai đoạn sơ thẩm, Sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên có quyền kiểm tra biên bản phiên tòa. Nếu thấy cần thiết, Kiểm sát viên có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản. Yêu cầu của Kiểm sát viên được thực hiện ngay và Kiểm sát viên ký xác nhận vào những nội dung sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 211 BLTTDS sửa đổi29. 2.2.4. Vai trò của Viện kiểm sát sau phiên tòa xét xử phúc thẩm Sau phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa phải hoàn thiện ý kiến phát biểu bằng văn bản và gửi cho Tòa án theo quy định tại khoản 4 Điều 10 của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT. Nhằm đảm bảo cho việc thi hành án, kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, trong vòng mười lăm ngày kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Tòa án cấp sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, 29 Điều 5 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, ban hành ngày 01/8/2012. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 37 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự người đã kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Trong trường hợp Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn nhưng không quá hai mươi lăm ngày 30. Vì vậy, Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ việc gửi bản án, quyết định phúc thẩm theo đúng thời hạn quy định. Khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm, Viện kiểm sát trước hết phải đọc kĩ nội dung bản án, đối chiếu lại những nội dung diễn biến tại phiên tòa đã ghi chép của mình nhằm phát hiện những thiếu xót nếu có; trên cơ sở chứng cứ mà các đương sự đã có nghĩa vụ cung cấp, xem phần kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án phúc thẩm có phù hợp với các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án hay không; Xem xét việc vận dụng pháp luật để giải quyết vụ kiện của Tòa án cấp phúc thẩm có đúng không, có phù hợp với quan điểm của Viện kiểm sát hay không. Trường hợp kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ kiện; Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật 31; hoặc khi phát hiện có các căn cứ sau: mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ kiện mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ kiện; Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ kiện hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ kiện đã hủy bỏ 32; thì Kiểm sát viên phải chuẩn bị tài liệu, chứng cứ và làm văn bản đề xuất Lãnh đạo Viện báo cáo Viện kiểm sát cấp trên xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Căn cứ khoản 6 Điều 9 Quy chế công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự năm 2012 thì sau phiên tòa xét xử phúc thẩm hoạt động cụ thể của Kiểm sát viên là: - Báo cáo kết quả xét xử với lãnh đạo Viện. Báo cáo kết quả kiểm sát xét xử phúc thẩm phải được lưu hồ sơ kiểm sát và phải gửi Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên. Nội dung báo cáo kết quả kiểm sát xét xử phúc thẩm: Tóm tắt quá trình xét xử phúc thẩm; nhận xét việc chấp hành thủ tục tại phiên tòa của Hội đồng xét xử, Thư 30 Điều 281 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. Điều 283 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. 32 Điều 305 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. 31 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 38 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự ký Tòa án, đương sự và những người tham gia tố tụng khác; đánh giá, nhận xét về tính hợp pháp và có căn cứ của bản án, quyết định phúc thẩm. - Tập hợp, báo cáo để Viện trưởng kiến nghị với Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp về những vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án dân sự. - Hoàn thiện hồ sơ kiểm sát ở thủ tục phúc thẩm. 2.3. Vai trò của Viện kiểm sát khi kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. 2.3.1. Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án33. Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó34. Để bảo đảm vụ kiện dân sự được đúng pháp luật, phù hợp với thực tế khách quan của vụ án nếu phát hiện thấy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có sai lầm, vi phạm pháp luật trong giải quyết vụ kiện hoặc mới phát hiện được những tình tiết tiết có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ kiện nhưng lúc ra bản án, quyết định các đương sự và Tòa án đã không biết được thì Viện kiểm sát có quyền kháng nghị lên Tòa án có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Vì thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự chỉ được tiến hành trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền, nên các đương sự, cơ quan, tổ chức chỉ có quyền phát hiện những vi phạm nghiêm trọng, hoặc những tình tiết mới trong các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đề nghị những người có thẩm quyền thực hiện việc kháng nghị. 2.3.1.1.Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm Về thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện kiểm sát được quy định tại khoản 4, Điều 10 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự năm 2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Theo đó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Viện trưởng ủy quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp theo quy định 33 34 Điều 282 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. Điều 304 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 39 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự tại khoản 1 Điều 285, khoản 1 Điều 307 BLTTDS sửa đổi, trừ quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được Viện trưởng ủy quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 2 Điều 285, khoản 2 Điều 307 BLTTDS sửa đổi. 2.3.1.2.Thời hạn kháng nghị, thay đổi, bổ sung, và rút kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm Để bảo đảm tính ổn định của bản án, quyêt định của Tòa án và việc xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm được tốt, sớm sữa chữa được những sai lầm, vi phạm pháp luật của Tòa án trong việc giải quyết vụ kiện, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, việc kháng nghị cần được tiến hành trong một thời gian nhất định. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục đặc biệt giám đốc thẩm quy định tại Điều 288 BLTTDS sửa đổi. Theo đó, người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 288 BLTTDS sửa đổi. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 288 BLTTDS sửa đổi nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm hai năm, kể từ ngày kết thời hạn kháng nghị: - Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 284 BLTTDS sửa đổi và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều 288 BLTTDS sửa đổi đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị; - Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 283 BLTTDS sửa đổi, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là một năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 305 BLTTDS sửa đổi35. Ngoài ra, để tránh việc giải quyết yêu cầu kháng nghị một cách không cần thiết, pháp luật quy định việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị. Theo Điều 289 và Điều 310 BLTTDS sửa đổi thì người đã kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có 35 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 40 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị, nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Đối với việc rút kháng nghị, người đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa, mà không bị giới hạn bởi thời hạn kháng nghị còn hay hết. 2.3.1.3. Nội dung, hình thức và gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm Trong thời hạn luật định, người có thẩm quyền kháng nghị nếu phát hiện thấy những sai lầm làm căn cứ cho việc kháng nghị được quy định trong luật thì sẽ thực hiện quyền kháng nghị của mình bằng văn bản, quyết định kháng nghị. Quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm phải đảm bảo đầy đủ nội dung và hình thức văn bản theo quy định tại Điều 287 BLTTDS sửa đổi. Phần phân tích, nhận xét những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định bị kháng nghị phải có căn cứ và tính thuyết phục cao đồng thời viện dẫn điều luật áp dụng phải chính xác. Để đảm bảo việc xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải được gửi ngay cho Tòa án ra quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các đương sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. Trong trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm36. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải bằng văn bản và có các nội dung chính sau đây: - Số, ngày, tháng, năm của quyết định kháng nghị; - Chức vụ của người ra quyết định kháng nghị; - Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; - Quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; - Nhận xét, phân tích những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; - Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị; - Quyết định kháng nghị một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; - Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án đó; - Đề nghị của người kháng nghị. 36 Khoản 3, Điều 290 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 41 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự 2.3.1.4. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm Kháng nghị của Viện kiểm sát là văn bản pháp lý thể hiện quan điểm của Viện kiểm sát đối với bản án, quyết định của Tòa án là có vi phạm pháp luật để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền đưa vụ kiện dân sự xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nhằm khắc phục những vi phạm pháp luật của bản án, quyết định đó. Hậu quả của việc kháng nghị sẽ dẫn đến việc Tòa án có thẩm quyền xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật và tạm đình chỉ việc thi hành án. Do đó, trước khi kháng nghị, người có thẩm quyền kháng nghị cần phải nghiên cứu xác định kỹ căn cứ kháng nghị để tránh việc kháng nghị không đúng. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 283 BLTTDS sửa đổi. Theo đó, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau: Một là, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ kiện. Kết luận của Tòa án trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án cũng có nghĩa là Tòa án giải quyết vụ kiện không đúng với bản chất của sự việc. Việc xác định sự thật khách quan của vụ kiện là nhiệm vụ quan trọng hang đầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Trên cơ sở chứng cứ mà các đương sự đã có nghĩa vụ cung cấp, Tòa án phải đưa ra các kết luận trong bản án, quyết định phải phù hợp với các chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Thông thường, kết luận của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ kiện được thể hiện dưới dạng chưa đủ chứng cứ, sử dụng các chứng cứ không liên quan đến vụ kiện hoặc sử dụng các chứng cứ không phản ánh sự thật khách quan của vụ kiện nhưng Tòa án vẫn giải quyết vụ kiện nên đưa ra kết luận, thì kết luận này là sai lầm và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật sẽ bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Hai là, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Đảm bảo tính hợp pháp cho các bản án, quyết định của Tòa án là việc xét xử phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của pháp luật tố tụng trong việc giải quyết vụ kiện. Tuy pháp luật không quy định thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nhưng trên thực tế các vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thường được hiểu là vi phạm các nguyên tắc cơ bản đã được quy định tại Chương 2 BLTTDS sửa đổi như: những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, Tòa án giải quyết vụ kiện sai thẩm quyền, thành phần Hội đồng xét xử không đúng quy định của pháp luật, Tòa án không hòa giải trước GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 42 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự khi xét xử….Việc xét xử sẽ bị coi là có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nếu vi phạm các quy định trên và là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Ba là, có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật là việc Tòa án đã áp dụng sai các quy định pháp luật như áp dụng không đúng văn bản pháp luật, sai điều luật vào việc gỉai quyết vụ kiện. Việc áp dụng sai các quy định pháp luật sẽ dẫn đến việc giải quyết không đúng quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ kiện và là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được pháp luật quy định dựa trên cơ sở mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ kiện dân sự mà trước đó Tòa án và đương sự không thể biết được. Các căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm hiện tại được quy định tại Điều 305 BLTTDS sửa đổi. Theo đó, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau: Một là, mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ kiện mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ kiện. Tình tiết mới được phát hiện phải là tình tiết đã có vào lúc Tòa án giải quyết vụ kiện mà Tòa án và đương sự không thể biết được. Những tình tiết mới phát sinh sau khi Tòa án gỉai quyết vụ kiện thì không là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Tình tiết mới được phát hiện phải là những tình tiết quan trọng liên quan đến vụ kiện, làm thay đổi nội dung vụ kiện, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật của các đương sự, phải có mối quan hệ nhân quả đối với quyết định của Tòa án tái thẩm. Hai là, có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ. Kết luận của giám định, lời dịch của người phiên dịch có ý nghĩa quan trọng giúp cho Tòa án xác định đúng sự thật của vụ án. Vì vậy khi có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ thì Viện kiểm sát có quyền kháng nghị xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm. Ba là, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ kiện hoặc cố ý kết luận trái pháp luật. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên là một trong những người tiến hành tố tụng, có những nhiệm vụ và quyền hạn trong việc giải quyết vụ kiện dân sự. Nếu họ đã cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ kiện hoặc cố ý kết luận trái pháp luật GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 43 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự thì vụ kiện được giải quyết không đúng với nội dung, bản chất của nó. Vì vậy nếu phát hiện Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ kiện hoặc cố ý kết luận trái pháp luật thì Viện kiểm sát phải kháng nghị xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm. Bốn là, bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ kiện đã hủy bỏ. Một sự kiện pháp lý đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì khi giải quyết vụ kiện, Tòa án có thể căn cứ vào đó để giải quyết vụ kiện mà không cần phải xác định lại. Tuy vậy, nếu việc xác định sự kiện này của Tòa án hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước đó có sai lầm nên bản án, quyết định của Tòa án đã dựa vào để giải quyết vụ kiện đã bị hủy thì phải kháng nghị để xét lại bản án, quyết định của Tòa án vì nó đã giải quyết vụ kiện không đúng với bản chất của nó. 2.3.2. Vai trò của Viện kiểm sát trước khi mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. Về cơ bản, vai trò của Viện kiểm sát trước khi mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm tương tự như vai trò của Viện kiểm sát trước khi mở phiên tòa phúc thẩm. Viện kiểm sát cần lưu ý tới các hoạt động sau đây37: + Nghiên cứu hồ sơ vụ kiện: Căn cứ khoản 3 Điều 10 Quy chế công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự năm 2012 thì trong khi nghiên cứu hồ sơ vụ kiện, nếu xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên báo cáo Lãnh đạo Viện xem xét, quyết định hoãn thi hành án để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 286 BLTTDS sửa đổi; thời hạn nghiên cứu hồ sơ giám đốc thẩm, tái thẩm là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 290 BLTTDS sửa đổi. + Đối với bản án, quyết định do Chánh án Toà án kháng nghị, Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra bản án, quyết định và kháng nghị của Chánh án, đề xuất quan điểm nhất trí hoặc không nhất trí với kháng nghị. Ngoài ra, Kiểm sát viên cần xem xét kỹ cả những nội dung bản án, quyết định của Tòa án mà quyết định kháng nghị không đề cập. Nếu xét thấy có vi phạm thì kịp thời báo cáo Lãnh đạo Viện để xem xét kháng nghị. 37 Trường Đại học kiểm sát Hà Nội, Hoạt động của Kiểm sát viên khi giải quyết vụ án dân sự http://tks.edu.vn/info_know/view/186___2.1.-Hoat-dong-cua-Kiem-sat-vien-khi-kiem-sat-viec-giai-quyet-vuan-dan-suhtml ,[truy cập ngày 06/8/2014]. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 44 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự + Dự thảo bản phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát đối với kháng nghị của Tòa án sau khi có ý kiến của Lãnh đạo Viện. Bản dự thảo phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát đối với kháng nghị của Tòa án có 3 phần: Phần đầu: Nêu căn cứ pháp luật của việc phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát (Điều 21 Luật TCVKSND năm 2002; Điều 295 BLTTDS sửa đổi); Phần nội dung: Đối chiếu với những căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm quy định tại Điều 283 và Điều 305 BLTTDS sửa đổi để phân tích, nhận xét bản án, quyết định bị kháng nghị đã có những vi phạm pháp luật hay không có vi phạm pháp luật; Phần đề nghị: Nêu rõ quan điểm giải quyết như: Đề nghị bác kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc xét xử phúc thẩm lại; hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án… + Báo cáo Lãnh đạo Viện xem xét, quyết định đối với những trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị mà sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ kiện thấy cần phải thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị trước phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. + Lập hồ sơ kiểm sát: Hồ sơ kiểm sát phải phản ánh được nội dung và những tình tiết của vụ kiện, quan điểm của Lãnh đạo Viện về vụ kiện. Tài liệu có trong hồ sơ phải được sắp xếp thứ tự theo đúng các tiêu mục trên bìa hồ sơ, được đánh số bút lục từ 1 đến hết. Kiểm sát viên lập hồ sơ phải ký tên vào phần cuối của mục lục tài liệu. Kiểm sát viên phải hoàn chỉnh hồ sơ kiểm sát, hồ sơ kiểm sát phải được quản lý chặt chẽ theo đúng quy định của Nhà nước, của ngành Kiểm sát về quản lý, lưu trữ tài liệu. 2.3.3. Vai trò của Viện kiểm sát tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. - Kiểm sát việc thực hiện thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm và phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại các điều 295, 296 và 310 BLTTDS sửa đổi. - Kiểm sát thành phần Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại Điều 54 BLTTDS sửa đổi. - Khi một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ kiện, quá trình xét xử vụ kiện, quyết định kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị, Viện kiểm sát chú ý nghe để đối chiếu với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ kiện để nghiên cứu. Sau đó trình bày quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát (nếu có) hoặc phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 45 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự - Điều chỉnh dự thảo bản phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ kiện cho phù hợp với diễn biến của vụ kiện trên cơ sở kết quả thảo luận và phát biểu ý kiến của các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm tại phiên tòa. - Đối với kháng nghị của Chánh án Tòa án, Viện kiểm sát phải nêu rõ lý do nhất trí hoặc không nhất trí kháng nghị. - Quyết định hướng xử lý vụ kiện và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với trường hợp có những tài liệu mới phát sinh tại phiên toà có thể làm thay đổi quan điểm giải quyết vụ kiện đã được Viện trưởng Viện kiểm sát cho ý kiến; sau phiên toà báo cáo ngay với lãnh đạo Viện. - Tại phiên tòa, nếu phát sinh tài liệu, tình tiết mới có thể dẫn tới việc thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩmcho tạm hoãn phiên tòa, sau đó đề xuất, xin ý kiến lãnh đạo Viện về việc rút kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện kiểm sát. Sau khi nghe Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ kiện, Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm biểu quyết về việc giải quyêt vụ kiện. 38 2.3.4. Vai trò của Viện kiểm sát sau khi mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. -Vai trò của Viện kiểm sát sau phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm tương tự như vai trò của Viện kiểm sát sau phiên tòa xét xử phúc thẩm; - Căn cứ khoản 8 Điều 10 Quy chế công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự năm 2012 thì nhiệm vụ của Viện kiểm sát sau phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm như sau: + Báo cáo kết quả xét xử bằng văn bản với lãnh đạo Viện, lãnh đạo đơn vị nghiệp vụ. + Đề xuất, báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao để có đường lối giải quyết trong trường hợp phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc phát hiện quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm có vi phạm pháp luật cần kháng nghị tiếp (trừ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao). + Sao gửi cho Viện kiểm sát địa phương nơi Toà án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm biết; đồng thời, thông báo bằng văn bản kết quả xét xử. 38 Viện kiểm sát nhân dân tối cao- trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, Giáo trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát tập 6, lưu hành nội bộ, Hà Nội 2013. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 46 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự + Tập hợp vi phạm pháp luật của Toà án nhân dân trong việc giải quyết các vụ án dân sự để báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát kiến nghị với Chánh án Toà án nhân dân khắc phục và có biện pháp phòng ngừa. + Hoàn thiện hồ sơ kiểm sát ở trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Từ những quy định nêu trên của pháp luật, ta thấy khi tham gia vào quá trình giải quyết các vụ kiện dân sự ở những giai đoạn khác nhau thì theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định, phù hợp với từng giai đoạn của quá trình tố tụng dân sự. Những quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho Viện kiểm sát phát huy vai trò, chức năng của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự, từ đó đạt những hiệu quả nhất định khi tham gia vào quá trình giải quyết các vụ kiện dân sự. Tuy nhiên, các quy định nêu trên trong quá trình áp dụng cũng như qua thực tiễn giải quyết các vụ kiện dân sự cho thấy vẫn chưa được hoàn thiện, còn nhiều bất cập vướng mắc cần được sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện hơn. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 47 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG VỤ KIỆN DÂN SỰ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 đã có sự thay đổi lớn về phạm vi tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát nhân dân, mà đáng kể nhất là phạm vi tham gia tố tụng được mở rộng hơn và cụ thể hơn, góp phần cùng Tòa án giải quyết các vụ án dân sự đúng pháp luật và kịp thời. Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 02/01/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2013, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tổ chức Hội nghị sơ kết một năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự của ngành kiểm sát vào tháng 8 năm 2013. Báo cáo sơ kết của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát các địa phương đã nêu lên những thuận lợi, những kết quả đã đạt được về sự tham gia của Viện kiểm sát vào trong quá trình giải quyết các vụ kiện dân sự, tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật làm ảnh hưởng đến việc Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn trong quá trình tham gia phiên tòa giải quyết các vụ kiện dân sự. Từ thực tiễn áp dụng pháp luật, người viết xin đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự. 3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động của viện kiểm sát nhân dân trong những năm qua 3.1.1. Thành tựu đạt được của ngành kiểm sát trong những năm qua Chỉ một thời gian ngắn sau khi BLTTDS sửa đổi năm 2011 được Quốc hội thông qua, ngày 20/5/2011, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao đã ban hành Chỉ thị số 06/2011/CT-VKSTC chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS trong ngành Kiểm sát nhân dân. Trước đó, ngày 17/5/2011, Viện trường Viện kiểm sát tối cao cũng đã ban hành Chỉ thị số 04/CTVKSTC-PT1 về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm dân sự, hành chính. Viện kiểm sát tối cao đã khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện đề án kiện toàn bộ máy cán bộ làm công tác kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự, hành chính; đồng thời, trong các chỉ thị công tác của Ngành kiểm sát nhân dân năm 2012, 2013, 2014 đều nêu rõ yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung trọng tâm và các giải pháp cơ bản, đồng bộ để chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp chú trọng triển GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 48 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự khai, tập trung làm tốt công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, kinh doanh – thương mại, lao động... Viện kiểm sát các cấp đã tăng cường kiểm sát nội dung và thời hạn gửi thông báo thụ lý và việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án; phân công Kiểm sát viên thụ lý kiểm sát và cử Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định. Kết quả nổi bật là việc Viện kiểm sát tham gia các phiên tòa, phiên họp. Nếu như năm 2011, Viện kiểm sát chỉ tham gia 0,3% số phiên tòa sơ thẩm và 14,7% phiên tòa phúc thẩm, thì sau khi BLTTDS sửa đổi tỷ lệ này đã tăng đột biến. Theo số liệu thống kê của báo cáo số 130/BC-VKSTC-V5 Vụ 5 Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 10 tháng 10 năm 2013 sơ kết một năm thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự trong ngành Kiểm sát nhân dân (sau đây viết tắt là báo cáo số 130/BC-VKSTC-V5 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao), số liệu công tác kiểm sát dân sự, kinh doanh thương mại, lao động từ ngày 01/01/2012 đến 31/3/2013, số lượng vụ, việc dân sự thụ lý kiểm sát theo thủ tục sơ thẩm tăng khoảng 12,2%; kiểm sát thụ lý theo thủ tục phúc thẩm tăng 8,26%; giám đốc thẩm tăng 1,6% so với cùng kỳ trước. Một số địa phương thụ lý nhiều như: Viện kiểm sát thành phố Hồ Chí Minh thụ lý 53.888 vụ, việc sơ thẩm, 1.871 vụ, việc phúc thẩm (thụ lý sơ thẩm tăng 33,8%, phúc thẩm tăng 17% so với vùng kỳ năm 2011); Viện kiểm sát thành phố Hà Nội thụ lý 17.354 vụ, việc sơ thẩm, 755 vụ, việc phúc thẩm (thụ lý sơ thẩm tăng 20,1%, phúc thẩm tăng 8,5%); Viện kiểm sát tỉnh Tiền Giang thụ lý 11.555 vụ, việc sơ thẩm, 1.275 vụ, việc phúc thẩm (thụ lý sơ thẩm tăng 25%, phúc thẩm tăng 27,4%). Số lượng các vụ kiện Viện kiểm sát phải tham gia xét xử tại phiên tòa tăng nhiều so với trước đây. Năm 2011, Viện kiểm sát chỉ tham gia 160 phiên tòa sơ thẩm trên tổng số 40.403 phiên tòa xét xử (chiếm 0,3%); tham gia 1.352 phiên tòa phúc thẩm trên tổng số 9.161 phiên tòa xét xử (chiếm tỷ lệ 14,7). Từ 01/01/2012 đến 31/3/2013, Viện kiểm sát tham gia 35.039 phiên tòa sơ thẩm trên 60.005 phiên tòa xét xử (chiếm tỷ lệ 58,4%); tham gia 14.561 phiên tòa phúc thẩm; Viện kiểm sát cấp tỉnh tham gia 564 phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm đảm bảo đúng thẩm quyền quy định tại Điều 21 BLTTDS sửa đổi và Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC. Một số tỉnh, thành phố, Kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa bình quân cao là: Viện kiểm sát Tiền Giang: 13-14 phiên tòa/Kiểm sát viên/tháng; thành phố Hồ Chí Minh 15-17 phiên tòa/Kiểm sát viên/tháng; thành phố Hà Nội 7-10 phiên tòa/Kiểm sát viên/tháng; Viện kiểm sát Long An và Cà Mau: 9 -12 phiên tòa/Kiểm sát viên/tháng. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 49 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự Viện kiểm sát các cấp thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 04 ngày 17/5/2012 về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm dân sự, hành chính. Qua công tác kiểm sát các bản án, quyết định của Tòa án, ban hành 1.186 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; 516 kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (trong đó, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành 211 kháng nghị giám đốc thẩm về dân sự, 54 kháng nghị về kinh doanh thương mại, lao động). Viện kiểm sát địa phương ban hành kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự, kinh doanh thương mại, lao động chiếm tỷ lệ 16,6% so với số bản án, quyết định sơ thẩm bị cấp phúc thẩm hủy, sửa. Thời gian qua, kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát được Tòa án chấp nhận đạt tỷ lệ 86,7% (tăng 7,6% so với năm 2011); kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao (Vụ 5) được chấp nhận đạt tỷ lệ 98,3%39. Sau khi BLTTDS sửa đổi, Viện kiểm sát đã thể hiện đúng đắn vai trò, trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự nói chung cũng như trong vụ kiện dân sự nói riêng; thực hiện tốt các quyền yêu cầu, kháng nghị, kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm trong giải quyết các vụ kiện dân sự; tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Với những kết quả bước đầu đạt được, vị thế của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân dự được đề cao, tác động mạnh mẽ đến các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng, nhất là ở giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm, góp phần làm cho việc thụ lý giải quyết các vụ kiện dân sự của Tòa án tốt hơn, tạo thêm niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp. Đồng thời, người dân ngày càng hiểu rõ hơn về quyền hạn, trách nhiệm pháp lý của Viện kiểm sát trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. 3.1.2. Một số hạn chế chung của ngành kiểm sát trong những năm qua và đề xuất hoàn thiện pháp luật 3.1.2.1. Một số hạn chế chung của ngành kiểm sát trong những năm qua Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự thời gian qua cũng còn một số mặt tồn tại, hạn chế, chủ yếu liên quan đến vấn đề thiếu biên chế, năng lực đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên trong tổ chức thực hiện công tác kiểm sát. Một số Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa chưa nghiên cứu kỹ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, không nắm chắc nội dung vụ kiện; kỹ năng, kinh nghiệm tham gia phiên tòa, nhất là phiên tòa sơ thẩm còn hạn chế, vẫn còn Kiểm sát viên chưa thực hiện đúng đắn, đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn trong 39 Báo cáo số 130/BC-VKSTC-V5 Vụ 5 Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 10 tháng 10 năm 2013 sơ kết một năm thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự trong ngành Kiểm sát nhân dân. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 50 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự công tác kiểm sát; chưa nhạy bén, kịp thời phát hiện vi phạm pháp luật khi Hội đồng xét xử bỏ qua các thủ tục tố tụng; phát biểu của Kiểm sát viên còn đơn giản, chưa bám sát vào nội dung vụ kiện và diễn biến tại phiên tòa để đánh giá, nhận định việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng; số bản án, quyết định sơ thẩm bị cấp phúc thẩm xét xử hủy án, sửa án còn chiếm tỷ lệ cao. Chất lượng kháng nghị nhìn chung chưa chuyển biến mạnh mẽ, chưa đồng đều ở các cấp kiểm sát và các địa phương. Số kháng nghị không có căn cứ hoặc nội dung không thuyết phục nên Viện kiểm sát phải rút quyết định kháng nghị vẫn còn nhiều. Một số Viện kiểm sát địa phương chạy theo chỉ tiêu về số lượng kiến nghị, chưa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kiến nghị; nhiều năm, kiến nghị vẫn chỉ tập trung vào một số vi phạm như việc Tòa án không gửi đầy đủ, chậm gửi thông báo thụ lý, chậm gửi bản án, quyết định cho Viện kiểm sát. Những tồn tại hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết do lực lượng cán bộ, Kiểm sát viên chưa đáp ứng đủ yêu cầu, do từ khi BLTTDS sửa đổi số lượng vụ kiện dân sự có sự tham gia của Viện kiểm sát tăng lên nhiều; ở một số địa phương, Kiểm sát viên nghiên cứu số lượng hồ sơ, tham gia phiên tòa bình quân trong tháng là cao. Nhiều Kiểm sát viên nhận thức chưa đúng về quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm, cho là Kiểm sát viên chỉ được hỏi và phát biểu về tố tụng không được hỏi, phát biểu về nội dung vụ kiện. Vì vậy, Kiểm sát viên khi hỏi đương sự hoặc phát biểu tại phiên tòa thường né tránh những vấn đề liên quan đến nội dung vụ án. Mặc khác, trong quá trình thực hiện, phát sinh một số vướng mắc về nhận thức BLTTDS sửa đổi nhưng việc hướng dẫn, giải thích của các cơ quan có thẩm quyền chưa được kịp thời. 3.1.2.2. Đề xuất một số biện pháp chung Để khắc phục tồn tại, hạn chế nêu trên, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự, người viết đề xuất một số biện pháp chung như sau: Một là, trên cơ sở số lượng vụ kiện dân sự thụ lý kiểm sát thực tế VKSND các cấp cần phải điều động, phân bổ hợp lý cán bộ, Kiểm sát viên cho các đơn vị làm công tác kiểm sát dân sự đảm bảo về chất lượng có chuyên môn cho khâu công tác này. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, Kiểm sát viên về kiến thức pháp luật tố tụng dân sự, kiến thức pháp luật nội dung; kỹ năng, kinh nghiệm nghiệp vụ bằng nhiều loại hình khác nhau như: Đào tạo tại nhà trường, đào tạo tại địa phương và tại đơn vị; tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm, tổ chức rút GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 51 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự kinh nghiệm từng vụ kiện cụ thể, tiến tới rút kinh nghiệm đối với từng loại án trong phạm vi từng đơn vị, từng địa phương và toàn quốc. Hai là, thực hiện tốt các quy định của BLTTDS sửa đổi, các Thông tư liên tịch, các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện BLTTDS sửa đổi. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 04/CTVKSNDTCPT1 ngày 17/5/2012 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm dân sự, hành chính. Đây là cơ chế phối hợp, biện pháp hữu hiệu để kiểm sát tốt các bản án, quyết định giải quyết các vụ kiện dân sự của Tòa án, Viện kiểm sát các địa phương tiếp tục phối hợp chẽ trong việc gửi bản án, quyết định cho Viện kiểm sát cấp trên để thực hiện tốt công tác kiểm sát. Phấn đấu tăng về số lượng, nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự, cần xác định đây là nội dung trọng tâm của công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp; thực hiện tốt và phối hợp chặt chẽ các khâu kiểm sát thụ lý, kiểm sát tuân theo pháp luật tại phiên tòa, kiểm sát trong các giai đoạn tố tụng nhằm phát hiện vi phạm và ban hành kháng nghị, kiến nghị khắc phục; nội dung kháng nghị phải phân tíc, làm rõ căn cứ kháng nghị, bảo đảm kháng nghị được Tòa án chấp nhận đạt tỷ lệ cao. Ba là, tăng cường công tác phối hợp giữa Viện kiểm sát và Tòa án để thực hiện tốt công tác kiểm sát bản án, quyết định dân sự. Công tác kiểm sát bản án, quyết định giải quyết các vụ kiện dân sự có yếu tố đặc thù là phụ thuộc vào việc gủi bản án, quyết định của Tòa án cho Viện kiểm sát. Nói cách khác, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Tòa án và Viện kiểm sát là một trong những cơ sở quan trọng để đảm bảo hiệu quả công tác kiểm sát bản án, quyết định dân sự. Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức rút kinh nghiệm trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ kiện dân sự. Vụ 5 VKSND tối cao tổng hợp và giải đáp thắc mắc, bất cập trong quá trình thực hiện BLTTDS sửa đổi và các văn bản hướng dẫn pháp luật; kịp thời trả lời thỉnh thị, hướng dẫn đường lối xử lý theo chức trách, nhiệm vụ được giao. 3.2. Những vƣớng mắc, bất cập về vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự 3.2.1.Những vướng mắc ở giai đoạn sơ thẩm 3.2.1.1. Về kiểm sát trả lại đơn khởi kiện Ở giai đoạn trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, trong quá trình kiểm sát việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho đương sự theo Khoản 2 Điều 168 BLTTDS sửa đổi quy định “Khi trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Tòa án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp”. Văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện trên thực tế GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 52 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự chính là Thông báo trả lại đơn khởi kiện của Tòa án. Khoản 1 Điều 170 BLTTDS sửa đổi quy định“Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện của Tòa án, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện”. Để thực hiện quyền kiến nghị của mình, Viện kiểm sát phải kiểm sát tốt thông báo trả lại đơn khởi kiện. Khoản 2 Điều 168 BLTTDS sửa đổi chỉ quy định việc Tòa án phải “đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp” nhưng không nêu rõ thời hạn phải gửi. Điều đó dẫn đến thực trạng là, có trường hợp Tòa án không gửi thông báo này nhưng Viện kiểm sát cũng không nắm được vì không có cơ chế để kiểm tra hoạt động trả lại đơn của Tòa án. Thông thường, Viện kiểm sát chỉ nắm được khi người khởi kiện khiếu nại, Chánh án giải quyết khiếu nại và gửi kết quả tới Viện kiểm sát. Hoặc Viện kiểm sát chỉ nắm được khi nhận được đơn tố cáo về vi phạm pháp luật của Thẩm phán (trong việc trả lại đơn khởi kiện). Lúc đó, Tòa án mới gửi thông báo trả lại đơn khởi kiện cho Viện kiểm sát. Tòa án cho rằng, luật không quy định phải gửi “ngay lập tức” mà “đồng thời” có thể hiểu là Viện kiểm sát cũng là chủ thể được gửi thông báo này như người khởi kiện. Tuy nhiên, việc gửi Thông báo trả lại đơn khởi kiện chỉ mang tính chất đối phó như vậy đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kiểm sát thông báo trả lại đơn khởi kiện của Viện kiểm sát. Theo người viết, quy định như hiện nay sẽ dẫn đến sự thiếu thống nhất trong cách hiểu: kiểm sát thông báo Trả lại đơn khởi kiện là kiểm sát nội dung thông báo này hay kiểm sát hoạt động trả lại đơn khởi kiện của Tòa án. Nếu hiểu theo hướng kiểm sát hoạt động trả lại đơn khởi kiện của Tòa án thì sẽ dẫn tới khó khăn trong thực hiện. Bởi vì, thực tế là, khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện thì cũng trả lại toàn bộ tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện. Muốn biết được hoạt động trả lại đơn có đúng quy định hay không, Viện kiểm sát phải nghiên cứu toàn bộ tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo đơn khởi kiện. Nhưng khi nhận được Thông báo trả lại đơn khởi kiện, Viện kiểm sát có muốn cũng không thể nghiên cứu được vì tòa án không còn lưu giữ những tài liệu đó. Vì vậy, không thể đánh giá được, hoạt động trả lại đơn khởi kiện của Tòa án có chính xác không chỉ trong ba ngày làm việc. Nếu hiểu theo hướng Viện kiểm sát chỉ kiểm sát nội dung Thông báo trả lại đơn khởi kiện thì sẽ đảm bảo hiệu quả và thực chất của hoạt động kiểm sát Thông báo trả lại đơn khởi kiện. Theo đó, Viện kiểm sát chỉ nghiên cứu nội dung Thông báo trả lại đơn khởi kiện, chủ yếu đánh giá xem, việc trả lại đơn có đúng trình tự, thủ tục và quan trọng nhất là đưa ra căn cứ chính xác không. Nếu căn cứ đưa ra không đúng tinh thần quy định tại Điều luật được viện dẫn thì cần thiết phải kiến nghị. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 53 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 85 BLTTDS sửa đổi quy định “Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để đảm bảo cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.”. Như vậy, nếu cần thiết phải thu thập chứng cứ để đánh giá tính có căn cứ hay không của việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện, trên cơ sở đó đảm bảo thực hiện quyền kháng nghị, Viện kiểm sát cũng không được cho phép tự mình thu thập chứng cứ. Điều đó dẫn tới việc không thể đảm bảo để Viện kiểm sát thực hiện hiệu quả quyền kiến nghị đối với việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án. 3.2.1.2. Về việc kiểm sát Tòa án gửi thông báo thụ lý vụ án cho Viện kiểm sát Để thực hiện tốt công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, Viện kiểm sát cần phải thực hiện tốt việc kiểm sát thụ lý giải quyết các vụ, việc dân sự của Tòa án; đối với các vụ kiện thuộc trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa, sau khi nhận được thông báo thụ lý Viện kiểm sát phải có quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa và Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ, việc cho Viện kiểm sát theo quy định. Theo khoản 1 Điều 174 BLTTDS sửa đổi quy định “Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án”. Mặc dù luật đã quy định rõ ràng về thời gian Tòa án gửi thông báo thụ lý vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp biết việc thụ lý vụ án, tuy nhiên qua hoạt động kiểm sát thông báo thụ lý, bản án, quyết định, việc chuyển hồ sơ của Tòa án cho Viện kiểm sát nghiên cứu để tham gia phiên tòa và xem xét việc kháng nghị theo thẩm quyền, Tòa án vẫn còn có vi phạm về thời hạn gửi hoặc không gửi thông báo thụ lý, chuyển hồ sơ vụ kiện cho Viện kiểm sát cùng cấp theo qui định, những vi phạm này đã được kiến nghị thường xuyên, nhưng đến nay việc chậm gửi hoặc không gửi thông báo thụ lý, chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát vẫn còn xảy ra. Cụ thể tại báo cáo số 27/VKS-P5 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp ngày 12 tháng 4 năm 2013 về việc sơ kết một năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004: Đối với thông báo thụ lý vụ, việc dân sự theo Điều 174 BLTTDS sửa đổi, Tòa án các cấp thực hiện việc gửi thông báo cho Viện kiểm sát hầu hết là đúng hạn, nhưng cũng có nhiều thông báo gửi chậm cho Viện kiểm sát từ 5 đến 8 ngày và Viện kiểm sát đã ban hành kiến nghị. Báo cáo số 130/BC-VKSTC-V5 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nêu khó khăn trong việc kiểm sát Tòa án gửi thông báo thụ lý vụ án cho Viện kiểm sát GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 54 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự như sau: mặc dù Viện kiểm sát địa phương rất tích cực phối hợp, đôn đốc Tòa án chấp hành pháp luật trong việc thông báo thụ lý vụ án, việc dân sự cho Viện kiểm sát. Tuy nhiên, vẫn còn có nơi, có vụ, việc Tòa án thông báo chậm hoặc không thông báo cho Viện kiểm sát, như: Phú Yên (thông báo gửi chậm chiếm 18,6%), Hải Phòng (4,3%), Vĩnh Long (gần 2%).... Việc Tòa án chậm chuyển thông báo thụ lý dẫn tới hệ quả là Viện kiểm sát kiểm sát không đầy đủ, kịp thời các bản án, quyết định, bị động trong việc phân công cán bộ thụ lý kiểm sát phát hiện vi phạm để kháng nghị, kiến nghị; việc xác định vụ kiện Tòa án có thu thập chứng cứ, nhất là những vụ kiện về hôn nhân và gia đình, để phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa có khó khăn. 3.2.1.3. Về thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp Quyết định đưa vụ án ra xét xử kết thúc giai đoạn tố tụng chuẩn bị xét xử và bắt đầu giai đoạn tố tụng tiếp theo: xét xử vụ án tại phiên tòa. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Tòa án ra quyết định, không phân biệt vụ án đó Viện kiểm sát cùng cấp có tham gia phiên tòa hay không. Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của BLTTDS sửa đổi, thì Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án40. Khi nhận được hồ sơ vụ kiện do Tòa án nhân dân chuyển đến, cán bộ, kiểm sát viên được phân công nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn quy định tại khoản 2 điều 195 BLTTDS sửa đổi. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải trực tiếp nghiên cứu hồ sơ để nắm đầy đủ nội dung vụ án và các quy định pháp luật có liên quan. Cán bộ, kiểm sát viên phải lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ kiện dân sự theo hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, dự thảo đề cương xét hỏi, chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên tòa và báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện kiểm sát về kết qủa nghiên cứu hồ sơ vụ án và quan điểm giải quyết trước khi tham gia phiên tòa 41. Nghiên cứu hồ sơ là đọc, nghe, nhìn, ghi chép, đánh dấu những tài liệu quan trọng để xem xét, tìm hiểu các thông tin, tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để nắm vững nội dung vụ án, trình tự thủ tục tố tụng mà thẩm phán đã tiến hành để giải quyết vụ án đó. Trong khi nghiên cứu hồ sơ vụ án kiểm sát viên không nên bỏ qua bất kỳ trình tự tố tụng nào mà thẩm phán đã áp dụng để giải quyết vụ án. Thực tiễn 40 Khoản 2, Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. 41 Khoản 1, Điều 8 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự (Ban hành kèm theo quyết định số 567/QĐ-VKSTC ngày 08/10/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao). GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 55 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự trong hoạt động kiểm sát nhận thấy Tòa án có thể có vi phạm ngay trong việc cấp, tống đạt các văn bản tố tụng cho các đương sự, thủ tục định giá tài sản, trưng cầu đo vẽ diện tích đất hay trong thủ tục hòa giải, đối chất giữa các đương sự...chỉ có lập hồ sơ và nghiên cứu kỹ hồ sơ, dẫn chiếu được các điều luật cần áp dụng chúng ta mới có thể phát hiện được vi phạm của Tòa án. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều vụ kiện dân sự phức tạp, nhưng để đảm bảo thời hạn trả lại hồ sơ vụ kiện cho Tòa án, Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ vụ kiện sơ sài, qua loa khiến cho những vi phạm, thiếu xót không được phát hiện kịp thời. 3.2.1.4. Sự không thống nhất về quy định nội dung bài phát biểu của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm Khoản 1 Điều 234 BLTTDS sửa đổi quy đinh ̣ “Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án”. Như vậy, Viện kiểm sát tham gia phiên tòa là để phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ kiện của Thẩm phán , Hội đồng xét xử ; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự , chứ không phải là phát biể u về mă ̣t pháp luâ ̣t nô ̣i dung ; Việc phát biểu này không những là thủ tục bắt buộc theo quy định của BLTTDS sửa đổi mà còn thể hiện quan điểm, ý kiến của Viện kiểm sát đối với pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ kiện, được thực hiện sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong. Tuy nhiên khi BLTTDS sửa đổi có hiệu lực pháp luật thì thời gian đầu trong thực tiển xét xử, có một số phiên tòa Viện kiểm sát vẫn phát biểu ý kiến giải quyết. Sở dĩ, còn tồn tại tình trạng này là do cùng một Bộ luật, cùng điều chỉnh một vấn đề nhưng không đảm bảo tính thống nhất. Cụ thể: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 45 BLTTDS sửa đổi thì khi được phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự, Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn “Tham gia phiên toà xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc dân sự” và khoản 1 Điều 197 BLTTDS sửa đổi quy định “Toà án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; nghe Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 56 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án, trong trường hợp có Kiểm sát viên tham gia phiên toà. Bản án chỉ được căn cứ vào kết quả tranh tụng, việc hỏi tại phiên toà và các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên toà”. Như vậy, giữa khoản 4 Điều 45, khoản 1 Điều 197 và khoản 1 Điều 234 BLTTDS sửa đổi có những quy định không thống nhất với nhau, nên có quan điểm cho rằng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm, Viện kiểm sát có thể phát biểu ý kiến về giải quyết vụ kiện mà cũng có thể không phát biểu. Vì vậy để có cách hiểu thống nhất về phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm, tại điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLTVKSNDTC-TANDTC quy định bên cạnh phát biểu về việc tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết vụ kiện, kể từ khi thu lý vụ kiện cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án thì Viện kiểm sát sẽ: “Phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án, không phát biểu về quan điểm giải quyết vụ án.” 3.2.2. Những vướng mắc ở giai đoạn phúc thẩm 3.2.2.1. Về thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp Theo quy định tại khoản 2 Điều 262 BLTTDS sửa đổi quy định thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Tòa án cùng cấp chuyển cho Viện kiểm sát. Cũng như ở giai đoạn trước phiên tòa sơ thẩm, thời gian này là quá ngắn đối với những vụ kiện phức tạp phải cần nhiều thời gian để nghiên cứu hồ sơ. Đối với những vụ kiện phức tạp, Viện kiểm sát nhằm đảm bảo thời gian để trả hồ sơ lại cho Tòa án, thì sẽ nghiên cứu hồ sơ một cách gấp rút, qua loa, làm như vậy thì Viện kiểm sát sẽ không thể phát hiện được những vi phạm để kịp thời kiến nghị, kháng nghị nhằm khắc phục những vi phạm, sai sót, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự. 3.2.2.2. Về thay đổi, bổ sung kháng nghị trước khi bắt đầu phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm Đối với việc thay đổi, bổ sung kháng nghị phúc thẩm tại Khoản 1, Điều 256 BLTTDS sửa đổi quy định trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được vượt quá phạm vi kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng nghị đã hết, quy định này là không khả thi. Vì quyết định kháng nghị phúc thẩm phần lớn là của Viện kiểm sát cấp sơ thẩm, khi xét xử phúc thẩm thì vụ án thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị không tham gia phiên tòa phúc thẩm nên không thể có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 57 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm như quy định của Điều 256 BLTTDS sửa đổi. Mặt khác trong thời hạn kháng nghị (15 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp và 30 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp) thì Tòa án không thể đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn này. Do đó nhiều trường hợp tại giai đoạn phúc thẩm, qua nghiên cứu hồ sơ Viện kiểm sát cấp phúc thẩm mới phát hiện bản án có nhiều vi phạm nghiêm trọng nhưng Viện kiểm sát cấp sơ thẩm không phát hiện được để kháng nghị, nhưng Viện kiểm sát cấp phúc thẩm không được bổ sung, thay đổi kháng nghị theo quy định của Điều luật trên. 3.3. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự 3.3.1. Một số đề xuất ở giai đoạn sơ thẩm 3.3.1.1. Về kiểm sát trả lại đơn khởi kiện Qua những vướng mắc về kiểm sát trả lại đơn khởi kiện người viết đề nghị hoàn thiện quy định theo hướng: - Quy định rõ thời hạn gửi Thông báo trả lại đơn khởi kiện cho Viện kiểm sát là 03 ngày từ ngày trả lại đơn khởi kiện; khi gửi thông báo cho Viện kiểm sát phải nêu rõ ràng, cụ thể căn cứ cũng như lý do trả lại đơn khởi kiện để Viện kiểm sát không mất nhiều thời gian xác minh, kiểm tra tính chính xác của việc áp dụng các quy định của pháp luật khi trả lại đơn khởi kiện cho đương sự. - Quy định về việc lưu trữ hồ sơ (sao) để thể hiện cho hoạt động trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán là có căn cứ và phục vụ hiệu quả cho công tác kiểm tra, đánh giá sau này. - Quy định mở rộng quyền thu thập chứng cứ cho Viện kiểm sát để đảm bảo cả việc thực hiện quyền kiến nghị chứ không giới hạn ở việc thực hiện quyền kháng nghị của mình. - Thời hạn để Viện kiểm sát kiến nghị việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho đương sự là bảy ngày làm việc. Quy định thêm thời hạn để Viện kiểm sát kiến nghị việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện thì Viện kiểm sát mới thực hiện hiệu quả chức năng vai trò của mình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự. 3.3.1.2. Về việc kiểm sát Tòa án gửi thông báo thụ lý vụ án cho Viện kiểm sát Để thực hiện tốt công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự và đảm bảo việc gửi thông báo thụ lý, chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát của Tòa án được GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 58 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp (tỉnh, huyện) cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây42: Trước hết, lãnh đạo Viện kiểm sát các huyện, thành phố phải quán triệt đầy đủ, kịp thời các quy định của pháp luật dân sự, tố tụng dân sự và các quy định của pháp luật có liên quan đến cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát dân sự, để nhận thức và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát theo quy định. Đồng thời quan tâm chỉ đạo cán bộ, Kiểm sát viên nâng cao trách nhiệm trong việc kiểm sát thông báo thụ lý, bản án, quyết định, nghiên cứu hồ sơ vụ, việc dân sự để tham gia phiên tòa, phiên họp. Nắm chắc quy định của điều 174 BLTTDS sửa đổi để kiểm sát việc Tòa án có gửi đầy đủ thông báo thụ lý cho Viện kiểm sát hay không; những nội dung mang tính hình thức, thủ tục có được phản ánh đầy đủ trong thông báo thụ lý không. Nếu Tòa án gửi chậm hoặc không gửi đầy đủ thông báo thụ lý cho Viện kiểm sát, các nội dung trong thông báo thụ lý không được phản ánh đầy đủ theo quy định thì phải ban hành kiến nghị theo quy định tại điều 21 BLTTDS sửa đổi. Thứ hai: Thông qua việc kiểm sát các thông báo thụ lý vụ, việc Tòa án đã gửi cho Viện kiểm sát, để nắm số thứ tự thụ lý vụ kiện của Tòa án ghi trong thông báo thụ lý, nếu Tòa án đã thụ lý vụ, việc nhưng không gửi thông báo thụ lý đầy đủ cho Viện kiểm sát thì số thứ tự thụ lý vụ án của Tòa án ghi trong thông báo thụ lý cũng không đầy đủ, qua đó sẽ phát hiện được việc Tòa án không gửi thông báo thụ lý cho Viện kiểm sát, để yêu cầu Tòa án gửi đầy dủ theo quy định. Hàng tháng phối hợp với Tòa án trong việc đối chiếu số liệu, sổ sách giữa Tòa án và Viện kiểm sát hàng tháng, đẻ có thể phát hiện được các thông báo thụ lý mà Tòa án không gửi cho Viện kiểm sát. Đồng thời qua đó cũng nắm được số lượng các vụ, việc Tòa án đã thụ lý, giải quyết trong tháng, phải đảm bảo việc giải quyết đúng hạn luật định và những vụ, việc đã giải quyết phải gửi bản án, quyết định đầy đủ, kịp thời cho Viện kiểm sát. Thứ ba: Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa hai cấp kiểm sát, yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới sau khi nhận được thông báo kháng cáo của Tòa án cùng cấp phải sao gửi ngay cho Viện kiểm sát cấp trên biết việc bản án sơ thẩm có kháng cáo, để Viện kiểm sát cấp trên theo dõi việc thụ lý và gửi thông báo thụ lý của Tòa án có kịp thời, đầy đủ và đúng quy định không. 42 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Một số giải pháp thực hiện công tác kiểm sát thông báo thụ lý và việc chuyển hồ sơ vụ án dân sự, Hồ Ngọc Bích,http://vienkiemsatlangson.gov.vn/trao-doi-nghiepvu/235/mot-so-giai-phap-thuc-hien-tot-cong-tac-kiem-sat-thong-bao-thu-ly-va-viec-chuyen-ho-so-vu-an-dansu.htm#.VBaRou351kk, [truy cập ngày 23/9/2014]. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 59 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự Thứ tư: Thông qua hoạt động kiểm sát thông báo thụ lý, kiểm sát các quyết định của Tòa án khi giải quyết vụ án (Quyết định xem xét thẩm định, định giá tài sản, trưng cầu giám định...) để xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là loại tranh chấp nào, có thuộc trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa không, để từ đó chủ động trong việc yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu tham gia phiên tòa theo quy định. Đối với những trường hợp mà Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa, sau khi nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong thời hạn 05 ngày làm việc phải chủ động yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu, để hạn chế việc Tòa án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát không đảm bảo thời gian theo quy định tại điều 262 BLTTDS sửa đổi. 3.3.1.3. Bổ sung chế tài khi Tòa án không chấp hành văn bản kiến nghị Việc Tòa án gửi chậm hoặc không gửi đầy đủ thông báo thụ lý cho Viện kiểm sát, các nội dung trong thông báo thụ lý không được phản ánh đầy đủ theo quy định thì Viện kiểm sát ban hành kiến nghị theo quy định của BLTTDS sửa đổi, tuy nhiên BLTTDS sửa đổi chưa quy định chế tài khi Toà án không chấp hành văn bản kiến nghị của Viện kiểm sát. Vì vậy những văn bản kiến nghị yêu cầu Toà án khắc phục vi phạm của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự, chưa thật sự phát huy được tính hiệu quả và nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Để khắc phục vướng mắc này, BLTTDS sửa đổi cần bổ sung quy định “Khi có căn cứ cho rằng, Toà án có vi phạm pháp luật trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự nhưng chưa đến mức phải kháng nghị thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị yêu cầu Toà án khắc phục vi phạm. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Viện kiểm sát, Toà án phải gửi văn bản thông báo kết quả giải quyết kiến nghị cho Viện kiểm sát đã ban hành kiến nghị. Nếu Toà án không thực hiện đúng thời hạn nêu trên thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị đến Toà án cấp trên trực tiếp, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản kiến nghị của Viện kiểm sát, Toà án cấp trên trực tiếp phải gửi văn bản thông báo kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát đã ban hành kiến nghị. Toà án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng”. 3.3.1.4. Về thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp Việc quy định thời hạn nghiên cứu hồ sơ do Tòa án cùng cấp chuyển cho Viện kiểm sát chỉ là mười lăm ngày là quá ngắn đối với những vụ kiện phức tạp, để đảm bảo cho Viện kiểm sát phát hiện kịp thời những vi phạm và thiều xót, thì phải cần thêm nhiều thời gian nữa cho Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ. Theo đó thì Khoản 2 Điều 195 BLTTDS sửa đổi cần được sửa đổi như sau “Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của BLTTDS sửa GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 60 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự đổi, thì Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, Viện kiểm sát có thể gia hạn nhưng không quá ba mươi ngày” 3.3.1.5. Về bài phát biểu của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm Việc sửa đổi, bổ sung các quy định về phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm là cần thiết để có sự thống nhất trong BLTTDS. Người viết đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 197 như sau : “Toà án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được. Bản án chỉ được căn cứ vào kết quả tranh tụng, việc hỏi tại phiên toà và các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên toà” và tại khoản 4 Điều 45 BLTTDS sửa đổi cần sửa đổi như sau: Khi được phân công việc kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự, Kiểm sát viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: “Tham gia phiên toà xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật đối với vụ án dân sự và ý kiến giải quyết đối với việc dân sự” Trong mô ̣t vu ̣ kiện dân sự , phần nội dung la ̣i là vấn đề chủ yếu mà các bên đương sự quan tâm và chú ý nhất đối với mỗi vụ kiện. Vậy, ý kiến phát biểu của Viện kiểm sát về mặt pháp luật nội dung được thể hiện ở đâu? Thực tiễn xét xử cho thấy, khi Viện kiểm sát đọc bài phát biểu trước tòa về pháp luật tố tụng, đương sự và những người tham gia tố tụng khác thường thắc mắc về việc, không thấy Viện kiểm sát đá động gì đến nội dung vụ án. Họ sẽ đặt ra một câu hỏi: Viện kiểm sát có mặt tại phiên tòa, mà không có ý kiến gì về mặt nội dung vụ án thì tham gia phiên tòa để làm gì? Trong khi, họ không biết rằng, ngoài việc kiểm sát về mặt tố tụng, Viện kiểm sát còn kiểm sát về mặt nội dung bằng việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, nhưng việc này chỉ thực hiện sau khi có bản án, quyết định của Hội đồng xét xử. Chính vì vậy, để đương sự và những người tham gia tố tụng khác hiểu được mục đích và vai trò của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự tại phiên tòa. Người viết đưa ra ý kiến, nên chăng, chúng ta cần thêm vào một câu ở đoạn kết của bài phát biểu mà không trái quy định của pháp luật về thẩm quyền của Viện kiểm sát đó là “Riêng về phần nội dung vụ án: Theo quy định của GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 61 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự Bộ luật tố tụng dân sự, sau khi có bản án, quyết định của Hội đồng xét xử, Viện kiểm sát sẽ có ý kiến sau”. 3.3.2. Một số đề xuất ở giai đoạn phúc thẩm 3.3.2.1. Về thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp Cũng như ở giai đoạn sơ thẩm đối với những vụ kiện phức tạp tại Khoản 2 Điều 262 BLTTDS sửa đổi cần quy định thêm thời gian cho Viện kiểm sát nghiên cứu. Cụ thể, theo người viết cần sửa đổi Khoản 2 Điều 262 BLTTDS sửa đổi như sau : “Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, Viện kiểm sát có thể gia hạn nhưng không quá ba mươi ngày 3.3.2.2. Về thay đổi, bổ sung kháng nghị trước khi bắt đầu phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm Đối với Khoản 1, Điều 256 BLTTDS sửa đổi không nên quy định trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm chỉ có Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị. Theo người viết nên bổ sung Khoản 1, Điều 256 BLTTDS sửa đổi thêm chủ thể có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm là Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp phúc thẩm như sau: “Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết, Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp phúc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nếu thời hạn kháng nghị vẫn còn”. 3.3.2.3. Hiểu đúng về sự tham gia của Viện kiểm sát trong phần tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm Điều 273 của BLTTDS sửa đổi quy định việc tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm nhưng thứ tự phát biểu khi tranh luận được thực hiện như Điều 271 BLTTDS sửa đổi. Tại Điều 232 của BLTTDS sửa đổi quy định trình tự phát biểu trong phần tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm không có sự tham gia của Viện kiểm sát, tuy nhiên theo quy định tại Điều 271 BLTTDS sửa đổi thì trong trường hợp vụ kiện có Viện kiểm sát kháng nghị, Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị. Chính từ quy định này đã dẫn đến vướng mắc trong việc nhìn nhận vai trò của Viện kiểm GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 62 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự sát trong phần tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm, bởi có hai luồng ý kiến khác nhau43: Ý kiến thứ nhất cho rằng, Điều 273 BLTTDS sửa đổi quy định việc tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm như tại phiên tòa sơ thẩm, nên chiếu theo quy định tại Điều 232, Điều 233 và Điều 234 của BLTTDS sửa đổi thì Viện kiểm sát không phải là chủ thể tham gia tranh luận, mà chủ thể đó là đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; như vậy, việc áp dụng thứ tự phát biểu tranh luận theo quy định tại Điều 271 BLTTDS sửa đổi chỉ thực hiện đối với những chủ thể được pháp luật quy định có quyền tham gia tranh luận mà thôi. Ý kiến thứ hai lại cho rằng, Điều 273 BLTTDS sửa đổi quy định thứ tự phát biểu khi tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm thực hiện theo quy định tại Điều 271 BLTTDS sửa đổi, mà theo quy định tại Điều 271 BLTTDS sửa đổi thì trong trường hợp vụ kiện có Viện kiểm sát kháng nghị, Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị; do đó Viện kiểm sát cũng là một chủ thể tham gia tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm. Việc tranh luận của Viện kiểm sát là để bảo vệ quan điểm kháng nghị như đương sự tranh luận là để bảo vệ kháng cáo, khi Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa có yêu cầu. Theo người viết, tại phiên tòa Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật để kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng, nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, kịp thời phát hiện những vi phạm trong quá trình xét xử, bảo vệ lợi ích của nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự…Như vậy, các hoạt động tố tụng thực thi chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát hoàn toàn không đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Mặt khác, cần khẳng định không có điều luật tố tụng dân sự nào quy định Viện kiểm sát tham gia tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm, mà chỉ quy định Viện kiểm sát trình bày về nội dung và căn cứ kháng nghị cho Hội đồng xét xử nghe trước khi diễn ra tranh luận và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát sau khi các bên đương sự và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ đã kết thúc việc tranh luận. Đối chiếu với Điều 23a BLTTDS sửa đổi quy định “Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án bảo đảm để các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”. Như vậy, chủ thể của quyền tranh luận theo quy định 43 Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Một số vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, Lê Phước Ngưỡng, http://vkshue.gov.vn/index.php/news/Chuyen-de-Trao-doi/Mot-sovuong-mac-cong-tac-kiem-sat-viec-giai-quyet-cac-vu-an-Dan-su-523.html ,[truy cập ngày 20/9/2014] GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 63 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự tại Điều 23a BLTTDS sửa đổi chính là đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, Viện kiểm sát không có quyền tham gia tranh luận. Cũng tại Điều 273a BLTTDS sửa đổi quy định về thứ tự phát biểu của Viện kiểm sát tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, quy định này phù hợp với nội dung của Điều 23a, Điều 232, Điều 233 và Điều 234 của BLTTDS trong việc xác định chủ thể tham gia tranh luận và trình tự, thủ tục tranh luận. Tổng hợp lại những quy định trên, theo ý kiến của người viết nhận thức về quy định tại Điều 273 BLTTDS sửa đổi, như ý kiến thứ nhất đã nêu ở phần trên là đúng tin thần của Điều luật và phù hợp với các nguyên tắc tố tụng dân sự, cũng như phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự. Vì vậy, trong trường hợp Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa đề nghị Viện kiểm sát tham gia tranh luận với các đương sự thì thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa, Viện kiểm sát từ chối tham gia tranh luận, đồng thời có ý kiến yêu cầu Thẩm phán, Hội đồng xét xử phải tuân thủ đúng quy định pháp luật tố tụng dân sự. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 64 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự KẾT LUẬN Qua nội dung của các quy định pháp luật nêu trên, chúng ta thấy vị trí, vai trò và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự nói chung và trong vụ kiện dân sự nói riêng là rất lớn, xét trên các phương diện lý luận và thực tiễn. So với các quy định trước đây Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã có những quy định thay đổi liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, theo đó thẩm quyền và phạm vi tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát nhân dân đã có sự thay đổi lớn, theo hướng mở rộng phạm vi tham gia tố tụng của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên và quy định khá cụ thể các trình tự, thủ tục tố tụng dân sự. Nhìn chung, trong thời gian qua công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ kiện dân sự cũng có nhiều thuận lợi và bảo đảm được chức năng, thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện tốt các yêu cầu, kháng nghị, kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm trong giải quyết các vụ kiện dân sự; Kiểm sát viên được phân công làm công tác kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự đã trưởng thành về nhiều mặt, có bản lĩnh vững vàng, ý thức trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ ngày càng được nâng cao; đại bộ phận Kiểm sát viên tham gia phiên tòa đảm bảo chất lượng, hiệu quả, nhất là ở các phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự thời gian qua cũng còn một số mặt tồn tại, hạn chế nên đã phần nào ảnh hưởng đến việc Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn trong quá trình tham gia phiên tòa giải quyết các vụ kiện dân sự. Từ thực tiễn áp dụng pháp luật, người viết đã đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự như: quy định thêm thời hạn để Viện kiểm sát kiến nghị việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho đương sự; Bổ sung thêm quy định chế tài khi Toà án không chấp hành văn bản kiến nghị của Viện kiểm sát; Quy định gia hạn thêm thời hạn cho Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong trường hợp vụ kiện dân sự có tình tiết phức tạp; Quy định thống nhất về phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm; Thêm chủ thể có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm là Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp phúc thẩm; Viện kiểm sát từ chối tham gia tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm khi Chủ tọa phiên tòa đề nghị Viện kiểm sát tham gia tranh luận. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do hạn chế về khả năng, trình độ và điều kiện nghiên cứu cộng với sự thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu, nên đề tài không GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 65 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, người viết kính mong nhận được lời chỉ bảo ân cần cũng như ý kiến đóng góp của quý thầy (cô) để đề tài được hoàn chỉnh hơn./. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 66 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa năm 1946. 2. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa năm 1959. 3. Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1980. 4. Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi). 5. Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013. 6. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011). 7. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960. 8. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 (sửa đổi năm 1988). 9. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992. 10. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. 11. Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao ngày 01 tháng 8 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.  Các văn bản khác 1. Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự (Ban hành kèm theo quyết định số 567/QĐ-VKSTC ngày 08/10/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao). 2. Báo cáo số 27/VKS-P5 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp ngày 12 tháng 4 năm 2013 về việc sơ kết một năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004. 3. Báo cáo số 130/BC-VKSTC-V5 Vụ 5 Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 10 tháng 10 năm 2013 sơ kết một năm thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự trong ngành Kiểm sát nhân dân.  Sách, báo, tạp chí 1. Minh Đạo, Kiểm sát các hoạt động tư pháp - chức năng quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân, Tạp chí kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số 10, năm 2012. 2. Trương Thanh Hùng, Giáo trình Luật tố tụng dân sự năm 2008 (cập nhật, bổ sung năm 2012), Khoa luật Trường Đại học Cần Thơ. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự 3. Khuất Văn Nga, Vị trí, vai trò Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2008. 4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, Giáo trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát - tập 6, lưu hành nội bộ, Hà Nội 2013.  Trang thông tin điện tử 1. Trường Đại học kiểm sát Hà Nội, Hoạt động của Kiểm sát viên khi giải quyết vụ án dân sự, http://tks.edu.vn/info_know/view/186___2.1.-Hoat-dong-cua-Kiem-sat-vien-khikiem-sat-viec-giai-quyet-vu-an-dan-suhtml, [truy cập ngày 06/8/2014]. 2. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Một số giải pháp thực hiện công tác kiểm sát thông báo thụ lý và việc chuyển hồ sơ vụ án dân sự, Hồ Ngọc Bích, http://vienkiemsatlangson.gov.vn/trao-doi-nghiep-vu/235/mot-so-giai-phap-thuchien-tot-cong-tac-kiem-sat-thong-bao-thu-ly-va-viec-chuyen-ho-so-vu-an-dansu.htm#.VbaRou 351kk, [truy cập ngày 23/9/2014]. 3. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Một số vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, Lê Phước Ngưỡng, http://vkshue.gov.vn/index.php/news/Chuyen-de-Trao-doi/Mot-so-vuong-mac-cong-tac-kiem-sat-viec-giaiquyet-cac-vu-an-Dan-su-523.html, [truy cập ngày 20/9/2014]. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Xuân Mạnh [...]... Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và các Viện kiểm sát quân sự (Điều 30 Luật tổ chức VKSND) Trong đó, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, thi hành án dân sự 1.2 Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ. .. nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và xã hội về vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng dân sự 2.1 Vai trò của Viện kiểm sát khi kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự theo thủ tục sơ thẩm 2.1.1 Giai đoạn trước phiên tòa sơ thẩm 2.1.1.1 Xác định vụ kiện dân sự Viện kiểm sát tham gia Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS sửa đổi, Viện kiểm sát. .. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 GVHD: ThS Trương Thanh Hùng 8 SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự - Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự 1.2.5 Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong vụ kiện dân sự theo luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002... lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên trong quan hệ dân sự Nghiên cứu vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự sẽ dể dàng hơn cho chúng ta trong việc nhận thấy vai trò của Viện kiểm sát không thể thay thế được trong hệ thống tư pháp, tố tụng dân sự đặc biệt là trong vụ kiện dân sự Sự tham gia của VKSND góp phần phát hiện và đẩy lùi những hạn chế, tiêu cực, thiếu sót trong. .. tụng dân sự sửa đổi về kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự Ngày 08/10/2012 Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng ban hành quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự (Ban hành kèm theo Quyết định số 567/QĐ-VKSTC ngày 8/10/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) Khi kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ kiện dân sự, Viện kiểm sát nhân dân. ..LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự Trước khi có Bộ luật tố tụng dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự gọi chung các vụ việc dân sự là vụ án dân sự Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 (sau đây gọi tắt là BLTTDS sửa đổi) đã có sự phân biệt rõ vụ án dân sự và việc dân sự Điều 1 BLTTDS sửa đổi quy định: “Bộ luật tố tụng dân sự quy định... Mạnh LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự CHƢƠNG 2 PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG VỤ KIỆN DÂN SỰ Thực hiện các Nghị quyết của Đảng về Chiến lược cải cách tư pháp, ngày 29/3/2011, Quốc hội khóa XII thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 tiếp tục khẳng định Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc... bảo đảm việc xét xử của Tòa án đúng pháp luật, vị trí vai trò của Viện kiểm sát trong hệ thống cơ quan tư pháp đang được Đảng, Nhà nước tin tưởng, ghi nhận 1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự Nghiên cứu về pháp luật tố tụng dân sự, ta nhận thấy được vị trí và vai trò không thể thay thế được của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự nói chung, GVHD: ThS... LVTN: Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự vai trò của VKSND trong hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự của Tòa án Đây cũng là lần đầu tiên vấn đề phạm vi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự đã được quy định một cách thống nhất và rõ ràng trong Luật TCVKSND Theo quy định tại các Luật TCVKSND trước đây, các hoạt động cụ thể của VKSND trong lĩnh... lại, việc nghiên cứu vai trò của Viện kiểm sát trong vụ kiện dân sự góp phần làm sáng tỏ về lý luận cũng như thực tiễn quá trình tiếp tục đổi mới vị trí, vai trò và việc hoàn thiện mô hình hoạt động của VKSND trong vụ kiện dân sự Có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ kiện dân sự, đảm bảo cho việc giải quyết các vụ kiện dân sự của Tòa án khách quan, ... Chức Viện kiểm sát 12 1.3.2 Nhiệm vụ quyền hạn Viện kiểm sát vụ kiện dân 14 1.3.3 Vai trò Viện kiểm sát vụ kiện dân 16 1.4 Ý nghĩa việc nghiên cứu vai trò Viện kiểm sát vụ kiện. .. kiểm sát vụ kiện dân GVHD: ThS Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Xuân Mạnh LVTN: Vai trò Viện kiểm sát vụ kiện dân CHƢƠNG NHẬN THỨC CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG VỤ KIỆN DÂN SỰ Dân. .. kiểm sát vụ kiện dân 18 CHƢƠNG 2:PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG VỤ KIỆN DÂN SỰ 20 2.1 Vai trò Viện kiểm sát kiểm sát giải vụ kiện dân theo thủ

Ngày đăng: 01/10/2015, 22:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan