chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

69 744 1
chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 38 (2012 – 2015) Đề tài: CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Võ Thị Bảo Trâm Phạm Thị Mỹ Linh Bộ môn Luật Thương Mại MSSV: S120042 Lớp: Luật VB2 Đồng Tháp - K38 Cần Thơ, tháng 12 năm 2014 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN  ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN  ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 1 3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 2 5. Kết cấu đề tài ............................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP......... 4 1.1 Khái niệm về bồi thường thiệt hại, chế độ bồi thường, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và phân loại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ................................... 4 1.1.1 Khái niệm ............................................................................................................ 4 1.1.1.1 Bồi thường thiệt hại ...................................................................................... 4 1.1.1.2 Chế độ bồi thường ........................................................................................ 7 1.1.1.3 Tai nạn lao động ........................................................................................... 7 1.1.1.4 Bệnh nghề nghiệp ......................................................................................... 10 1.1.2 Phân loại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ................................................. 11 1.1.2.1 Tai nạn lao động ........................................................................................... 11 1.1.2.2 bệnh nghề nghiệp .......................................................................................... 12 1.2 Đặc điểm, đối tượng và phạm vi áp dụng chế độ bồi thường và căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ........................ 13 1.2.1 Đặc điểm của chế độ bồi thường đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ............................................................................................................................... 13 1.2.2 Đối tượng và phạm vi áp dụng chế độ bồi thường đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ............................................................................................................. 14 1.2.3 Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường đối với tai nạn lao động ................. 15 1.2.3.1 Có hành vi vi phạm pháp luật gây ra ........................................................... 15 1.2.3.2 Có thiệt hại xảy ra ........................................................................................ 16 1.2.3.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm gây thiệt hại và hậu quả thiệt hại ............................................................................................................................. 16 1.2.3.4 Có lỗi của người vi phạm ............................................................................. 17 1.3 Ý nghĩa của quy định pháp luật về chế độ bồi thường trong luật lao động ........ 17 1.3.1 Đảm bảo và củng cố kỷ luật trong quan hệ lao động ....................................... 17 1.3.2 Đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ lao động ...................................... 18 1.4 Sơ lược lịch sử quy định pháp luật về chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ............................................................................................ 18 1.4.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi có Bộ luật Lao động năm 1994 ........... 18 1.4.2 Giai đoạn từ khi có Bộ luật Lao động năm 1994 đến nay ................................ 20 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP……………………………………………………………………………….22 2.1 Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp .. 22 2.1.1 Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ................. 22 2.1.2 Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ............................................................................................................. 23 2.2 Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ............ 26 2.2.1. Điều kiện để người lao động được bồi thường thiệt hại .................................. 26 2.2.1.1 Đối với người bị tai nạn lao động ................................................................ 26 2.2.1.2 Đối với người bị bệnh nghề nghiệp .............................................................. 27 2.2.2 Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ............... 27 2.3 Chế độ trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động................................................... 31 2.3.1 Trường hợp được trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động ............................ 31 2.3.2 Mức trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động.................................................. 32 2.4 Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo và thời hạn khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ................................................................. 33 2.4.1 Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo và thời hạn khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động .................................................................................................. 33 2.4.1.1 Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động ............................... 33 2.4.1.2 Thời hạn khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động ................ 36 2.4.2 Thống kê, báo cáo và thời hạn thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp .............. 37 2.4.2.1 Thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp ........................................................... 37 2.4.2.2 Thời hạn thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp............................................. 38 2.5 Lập hồ sơ và thời gian thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp .................................................................................................. 38 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP .................... 41 3.1 Thực trạng về chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ............................................................................................................................... 42 3.2 Một số bất cập trong quy định pháp luật về chế độ bồi thường trong tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và đề xuất hoàn thiện pháp luật ........................................... 49 3.3 Một số ý kiến nhằm hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở nước ta ...... 52 KẾT LUẬN.................................................................................................... 55 Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp LỜI NÓI ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Việc xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là không thể tránh khỏi trong quá trình lao động, chúng xảy ra từ những nguyên nhân khác nhau như do người sử dụng lao động vì mục đích lợi nhuận mà người sử dụng lao động không trang bị những phương tiện bảo hộ cá nhân trong lao động, hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, hoặc do nhận thức của người lao động về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn kém mà tự gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho mình. Dù tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra do nguyên nhân nào thì người lao động cũng là người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất, bị ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe. Do đó, Bộ luật Lao động quy định chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm bảo vệ lợi ích, bù đắp người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Kể từ khi ban hành Bộ luật Lao động cho tới nay đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng được ban hành. Điều đó cho thấy chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và sự phát triển của lực lượng lao động. Đến nay thì các quy định về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngày càng được hoàn chỉnh. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì các quy định về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn có nhiều thiếu sót, bất cập mà những thiếu sót, bất cập đó là ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Điển hình như pháp luật lao động hiện hành chỉ quy định nước ta chỉ có 29 bệnh nghề nghiệp nhưng trên thực tế bệnh nghề nghiệp có nhiều hơn nhưng không được hưởng chế độ. Vì thế, người viết chọn đề tài: “Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”. Với mục đích phân tích những thiếu sót, bất cập về các quy định của chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Qua đó, người viết đưa ra một số ý kiến, đề xuất liên quan đến chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 2 Mục tiêu nghiên cứu GVHD: Võ Thị Bảo Trâm 1 SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Người viết nghiên cứu đề tài với mục tiêu như sau: Tìm hiều những vấn đề lý luận chung về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Phần quy định của pháp luật người viết không đi sâu vào nghiên cứu quy định hiện hành về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Thay vào đó, người viết sẽ tìm hiểu một cách khái quát quy định của pháp luật về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp qua các thời kỳ cụ thể từ năm 1945 đến nay. Để cho người đọc thấy các quy định về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được bổ sung, thay đổi, hoàn thiện qua các thời kỳ và chỉ ra những bất cập, thiếu sót của các quy định hiện hành về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Từ đó người viết đưa ra một số ý kiến, đề xuất liên quan đến chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 3 Phạm vi nghiên cứu Bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Lao động chia thành các loại như bồi thường thiệt hại về tài sản, bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và bồi thường thiệt hại do chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên của luận văn tốt nghiệp, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về loại bồi thường thiệt hại về tính mạng và sức khỏe do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra, tức là chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 4 Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin được sử dụng nghiên cứu, xây dựng các vấn đề của luận văn. Phương pháp lịch sử được sử dụng nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp qua các thời kỳ cụ thể là từ năm 1945 đến nay; Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn đề liên quan đến chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề được nghiên cứu trong luận văn; Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật hiện hành về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với các quy định của pháp luật trước đây về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị GVHD: Võ Thị Bảo Trâm 2 SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 5 Kết cấu đề tài Đề tài “Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” bao gồm những phần chủ yếu sau: Mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và ba chương chính Chương 1: Lý luận chung về chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Chương 2: Quy định pháp luật về chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Chương 3: Thực trạng về chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật GVHD: Võ Thị Bảo Trâm 3 SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP 1.1 Khái niệm về bồi thường thiệt hại, chế độ bồi thường, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và phân loại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1.1.1 Khái niệm 1.1.1.1 Bồi thường thiệt hại Xã hội là tổng hòa các mối quan hệ đa dạng, phức tạp giữa các cá nhân, tổ chức và cả Nhà nước. Trong thực tế nếu các mối quan hệ hệ đó được thực hiện một cách tự do mà không có sự ràng buộc thì khả năng xâm phạm quyền và gây thiệt hại cho người khác để đảm bảo quyền và lợi ích của mình luôn xảy ra. Do vậy vấn đề “bồi thường thiệt hại” luôn được đặt ra trong hệ thống pháp luật của quốc gia. Để hiểu được khái niệm “bồi thường thiệt hại” cần phải hiểu các từ ngữ “bồi thường” và “thiệt hại”. Theo từ điển Tiếng việt thì bồi thường là đền bù những tổn hại đã gây ra, thiệt hại là mất mát, hư hỏng nặng nề về người và của1. Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ thiệt hại được hiểu là: “Tổn thất về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ”2. Thiệt hại phân làm hai loại là thiệt hại vật chất, gồm tài sản bị mất bị hủy hại, bị hư hỏng, chi phí hợp lý phải bỏ ra để khắc phục, ngăn chặn thiệt hại cùng hoa lợi, lợi tức không thu được mà đáng lẽ phải thu được và những tổn thất về tinh thần như danh dự, uy tính, tên tuổi, nhân thân là những yếu tố có vai trò trong việc tạo lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ cá nhân và cộng đồng của chủ thể bị xâm hại. Tuy nhiên, trong bài viết này chỉ nghiên cứu vấn đề thiệt hại về tính mạng và sức khỏe. Bồi thường thiệt hại được hiểu theo nhiều phương diện, nhiều góc độ khác nhau như: Về phương diện kinh tế, bồi thường thiệt hại được hiểu là nghĩa vụ của người gây ra thiệt hại về tính mạng sức khỏe, tài sản cho người khác mà trái với quy định pháp luật thì phải khắc phục những hậu quả mà mình đã gây ra bằng việc hoàn trả cho người bị thiệt hại một khoản tiền nhất định. Từ điển tiếng việt, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, năm 2011. TS. Nguyễn Hữu Chí - ThS. Đỗ Gia Thắng, Chế độ bồi thường trong Luật Lao động Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, năm 2006, trang 10. 1 2 GVHD: Võ Thị Bảo Trâm 4 SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Về phương diện pháp luật, sự tồn tại của thiệt hại đặt ra yêu cầu giải quyết quan hệ giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại theo tiêu chí, khuôn khổ mà pháp luật quy định. Theo quy định thì chủ thể gây thiệt hại phải có nghĩa vụ khắc phục hậu quả đã gây ra cho chủ thể bị thiệt hại (trừ trường hợp gây thiệt hại vì lý do bất khả kháng). Nghĩa vụ này là lẽ công bằng, bởi vì nó đảm bảo được quyền, lợi ích của chủ thể bị thiệt hại, một mặt loại bỏ sự tuyệt đối hóa quyền tự do cá nhân, mặt khác xác định trách nhiệm của chủ thể đối với hoạt động của chính mình trước quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người. Về phương diện pháp lý, trong quan hệ lao động, khi người lao động và người sử dụng lao động xác lập một quan hệ lao động thì đồng thời giữa họ xuất hiện một quan hệ nghĩa vụ. Nghĩa vụ này do pháp luật quy định hay do các bên tự thỏa thuận với nhau trong hợp đồng lao động. Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ giữa các bên có thể xảy ra hành vi vi phạm, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản. Do đó, pháp luật đặt ra quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điều đó có nghĩa là chủ thể gây thiệt hại phải có trách nhiệm pháp lý với hậu quả mà mình gây ra. Để tìm hiểu khái niệm bồi thường thiệt hại dưới góc độ pháp lý cần hiểu được thế nào là trách nhiệm pháp lý. Trong khoa học pháp lý, trách nhiệm thường được hiểu theo hai nghĩa: trách nhiệm chủ động (có trách nhiệm), và trách nhiệm bị động (chịu trách nhiệm). Nếu trách nhiệm chủ động được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ mà chủ thể phải thực hiện, thì trách nhiệm bị động được hiểu là những hậu quả bất lợi mà chủ thể phải gánh vác do không thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của mình3. Trách nhiệm pháp lý được hiểu là những phản ứng của Nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ vi phạm, các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi trước pháp luật 4. Nói cách khác thì trách nhiệm pháp lý là chế tài chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được áp dụng, vì biện pháp cưỡng chế mang lại hậu quả bất lợi cho chủ thể vi phạm. Sau khi vi phạm pháp luật chủ thể thường có xu hướng che đậy hành vi vi phạm của mình để tránh việc chịu hậu quả pháp lý bất lợi của trách nhiệm pháp lý. Vì thế, việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là vấn đề phải đặt ra nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích xã hội, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền nhằm thu thập, xác minh các yếu tố liên quan , , Ts. Phan Trung Hiền, Lý luận về Nhà nước và pháp luật quyển 2, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 2011, trang 143-144. 3 4 5 GVHD: Võ Thị Bảo Trâm 5 SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến hành vi vi phạm và chủ thể vi phạm để áp dụng chế tài tương thích với hành vi vi phạm đó5. Sỡ dĩ Nhà nước phải truy cứu trách nhiệm pháp lý là để trừng phạt những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả xấu cho xã hội, trốn tránh trách nhiệm mà chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật phải thực hiện. Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật luôn hoạt động có lý trí và ý chí, nghĩa là họ nhận thức được việc mình làm và họ có khả năng tự lựa chọn cách thức xử sự sao cho phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, nhưng các chủ thể lại lựa chọn cách xử sự trái pháp luật nên phải gánh chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Điều 35 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc; Người làm công ăn lương được đảm bảo các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi”. Nhà nước luôn bảo vệ quyền công dân trong quá trình lao động, người sử dụng lao động phải đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người lao động trong quá trình lao động cụ thể được quy định trong Bộ luật Lao động hiện hành. Tuy nhiên trong quá trình lao động người sử dụng lao động có thể vì lợi ích của mình hoặc do hoàn cảnh nào đó mà có những hành vi vi phạm quyền, lợi ích của người lao động. Để ngăn chặn và khắc phục những hành vi vi phạm pháp luật gây ra, Nhà nước đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau trong đó bồi thường thiệt hại có thể coi là một chế định để bảo vệ các quan hệ lao động, bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ lao động không bị xâm phạm bởi những hành vi trái pháp luật. Quan hệ bồi thường thiệt hại do Bộ luật Lao động điều chỉnh chỉ phát sinh giữa các chủ thể trong quan hệ lao động và hành vi gây thiệt hại phải liên quan đến quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động. Những hành vi gây thiệt hại của những chủ thể không phải là chủ thể của quan hệ lao động gây ra thì không do Bộ luật Lao động hiện hành điều chỉnh. Bồi thường thiệt hại là quy định được đặt ra nhằm bảo vệ người bị thiệt hại. Người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại, bù đắp những thiệt hại hoặc một phần thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra đối với người bị thiệt hại. Những thiệt hại ấy dù là thiệt hại về vật chất hay tinh thần đều được đền bù bằng một lượng vật chất nhất định do luật quy định hay do các bên thỏa thuận. Bồi thường thiệt hại trong luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lý phát sinh khi một bên trong quan hệ lao động có hành vi vi phạm nghĩa vụ, gây thiệt hại cho bên GVHD: Võ Thị Bảo Trâm 6 SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp kia nhằm khôi phục tình trạng tài sản, bù đắp tổn thất về tinh thần, sức khỏe cho người bị hại6. Bồi thường thiệt hại trong luật lao động chia thành các loại như bồi thường thiệt hại về tài sản, bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và bồi thường thiệt hại do chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Trong bài viết này thì người viết chỉ nghiên cứu về loại bồi thường thiệt hại về tính mạng và sức khỏe, người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động. 1.1.1.2 Chế độ bồi thường Chế độ là hệ thống tổ chức, tổng hợp các quy định về một vấn đề. Khi đề cập tới một loại chế độ về một vấn đề nào đó nghĩa là nói đến tổng hợp những quy định về vấn đề đó, những quy định này có thể do pháp luật quy định hay do các bên thỏa thuận. Trong luật lao động, chế độ bồi thường cũng là tổng hợp những quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên trong hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề về trách nhiệm bồi thường khi có hành vi gây thiệt hại. Nếu như không có những quy định này thì không thể áp dụng trách nhiệm bồi thường đối với người vi phạm. Chế độ bồi thường trong luật lao động là tổng hợp các quy định về căn cứ, mức độ, phạm vi, cách thức, biện pháp thực hiện bồi thường thiệt hại mà căn cứ vào đó các bên có liên quan thực hiện nghĩa vụ bồi thường khi xảy ra những điều kiện thỏa mãn quy định của pháp luật hoặc sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng lao động7. Tức là khi một bên có hành vi vi phạm pháp luật hoặc thỏa thuận giữa các bên gây thiệt hại cho bên kia, thì bên bị thiệt hại căn cứ vào những quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận như mức độ thiệt hại, phạm vi thiệt hại mà yêu cầu bên gây thiệt hại phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại như thế nào. 1.1.1.3 Tai nạn lao động Điều 142 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”. Nếu dừng lại ở quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 tai nạn được xem là tai nạn lao động khi xảy ra trong quá trình lao động tức là khi người lao động thực hiện TS. Nguyễn Hữu Chí - ThS. Đỗ Gia Thắng, Chế độ bồi thường trong Luật Lao động Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, năm 2006, trang 16. 7 TS. Nguyễn Hữu Chí - ThS. Đỗ Gia Thắng, Chế độ bồi thường trong Luật Lao động Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, năm 2006, trang 24. 6 GVHD: Võ Thị Bảo Trâm 7 SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quyền và nghĩa vụ của lao động đã cam kết với người sử dung lao động trong hợp đồng lao động. Còn những tai nạn lao động xảy ra trong thời gian vệ sinh cá nhân, đoạn đường đi và về giữa nơi ở và nơi làm việc, thời gian nghỉ giải lao có được xem là tai nạn lao động không thì Bộ luật lao động hiện hành chưa nêu rõ. Tuy nhiên, Nghị định số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động đã hướng dẫn rõ thêm những trường hợp mà luật chưa nêu rõ: Tai nạn lao động là tai nạn gây thương tổn cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc8. Quy định chỉ rõ tai nạn xảy ra trong thời gian lao động và có sự quản lý trực tiếp của người sử dụng lao động thì được xem là tai nạn lao động. Thời gian lao động bao gồm thời gian thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, thời gian giải lao, vệ sinh cá nhân. Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định: “Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở”. Nghị định thừa nhận tai nạn xảy ra trên đoạn đường đi và về giữa nơi ở và nơi làm việc là tai nạn lao động. Tuy nhiên Nghị định lại không giải thích tai nạn xảy ra do nguyên nhân nào thì xem là tai nạn lao động, vấn đề này cũng gây nhiều khó khăn và tranh cãi, có hai quan điểm khác nhau về quy định hiện hành: Quan điểm thứ nhất cho rằng nên bỏ quy định này vì quan hệ lao động do hai bên thiết lập, tự nguyện thỏa thuận về thời gian, địa điểm làm việc, do đó người sử dụng lao động chỉ chịu trách nhiệm trong quá trình lao động, thời gian mà họ đơn phương tổ chức, quản lý theo kế hoạch của mình và sẽ là vô lý nếu như bắt họ phải chịu trách nhiệm khi người lao động tự nguyện đến nơi làm việc và chủ động về phương tiện của mình. Còn nếu người lao động không có lỗi, họ sẽ được bên thứ ba gây thiệt hại bồi thường theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005. Quan điểm này cho rằng trách nhiệm trong trường hợp này của người sử dụng lao động chỉ dừng lại ở trách nhiệm đạo đức, tức là dựa trên sự tự nguyện. Quan điểm này không phù hợp do Bộ luật Lao động năm 2012 xây dựng Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. 8 GVHD: Võ Thị Bảo Trâm 8 SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên tinh thần bảo vệ người lao động nhưng vẫn đảm bảo quyền, lợi ích của người sử dụng lao động. Người lao động cần phải đảm bảo được cuộc sống nếu người sử dụng lao động không chịu trách nhiệm bồi thường thì cuộc sống của người lao động không đảm bảo. Quan điểm thứ hai cho rằng không nên coi tất cả tai nạn xảy ra trên đoạn đường đi và về của người lao động đều là tai nạn lao động, bởi vì có những tai nạn xảy ra mà nguyên nhân không liên quan đến quan hệ lao động thì không thể coi là tai nạn lao động. Người viết đồng ý với quan điểm này vì nếu tai nạn xảy ra mà nguyên nhân tai nạn là do người lao động uống rượu say sau giờ làm việc, không làm chủ được tốc độ thì không được xem là tai nạn lao động. Trường hợp này cũng được luật dự liệu trước nên quy định tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở9. Tai nạn xảy ra ở một nơi nhất định mà nơi đó phải nằm trên tuyến đường từ nơi ở của người lao động đến nơi làm việc và khoản thời gian phù hợp với độ dài của tuyến đường từ nơi ở của người lao động đến nơi làm việc, thời gian được tính từ lúc người lao động kết thúc công việc và về đến nơi ở hoặc thời gian bắt đầu từ nơi ở đi đến nơi làm việc. Trường hợp người lao động thực hiện công việc không thuộc công việc, nhiệm vụ theo hợp đồng lao động mà thực hiện theo yêu cầu của người sử dụng lao động, khi xảy ra tai nạn thì có xem tai nạn đó có phải là tai nạn lao động hoặc trường hợp người lao động bị nhiễm độc đột ngột do tiếp xúc trực tiếp với một lượng lớn chất độc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công việc lao động, có thể gây tử vong hoặc gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể người lao động thì có xem là tai nạn lao động không thì Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hiện hành chưa quy định. Trước đây, các trường hợp trên được quy định trong các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động cũ năm 1994, cụ thể quy định tại Thông tư Liên tịch số 12/2012 ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động quy định trường hợp “Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo sự phân công của người sử dụng lao dộng hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động”10 và Thông tư số 10/2003 ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định về Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. 10 Điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 12/2012 ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động. 9 GVHD: Võ Thị Bảo Trâm 9 SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trường hợp “Tai nạn lao động xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (kể cả thời gian giải quyết các nhu cầu cần thiết trong thời gian làm việc theo Bộ luật Lao động quy định như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc)”11. Tuy nhiên các quy định này không được áp dụng để hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động hiện hành 2012 vì các quy định này giải thích, hướng dẫn Bộ luật Lao động năm 1994 đã hết hiệu lực pháp luật. Các quy định hiện hành về tai nạn lao động được áp dụng đối với cả người đang học nghề, tập nghề và thử việc12. Quy định hoàn toàn phù hợp với thực tiễn vì người đang học nghề, tập nghề và thử việc cũng làm việc cùng điều kiện môi trường, thực hiện công việc, nhiệm vụ như người lao động, khả năng xảy ra tai nạn là không thể tránh khỏi. Vì thế người đang học nghề, tập nghề và thử việc cần được bảo vệ như người lao động. 1.1.1.4 Bệnh nghề nghiệp Trước đây khái niệm bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 106 Bộ luật Lao động năm 1994 “Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động”. Sau đó, Thông tư Liên tịch số 08/1998 ngày 20 tháng 4 năm 1998 của Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp đã bổ sung thêm một số chi tiết về khái niệm bệnh nghề nhiệp: “Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính. Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi và để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp không thể phòng tránh được”. Đến nay khái niệm bệnh nghề nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 143 Bộ luật Lao động hiện hành năm 2012 quy định: “Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động”. Khái niệm bệnh nghề nghiệp trong Bộ luật Lao động mới năm 2012 cũng không có gì thay đổi so với Bộ luật Lao động cũ năm 1994, nhưng Bộ luật Lao động năm 1994 có văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp và bổ sung một số chi tiết như bệnh nghề nghiệp xảy ra từ từ hoặc cấp tính và bệnh nghề nghiệp không thể phòng tránh được, còn Bộ luật Lao động năm 2012 vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về bệnh nghề nghiệp. Thông tư số 10/2003 ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 12 Khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động năm 2012. 11 GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 10 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Hiện nay có 29 bệnh nghề nghiệp được bồi thường quy định tại Thông tư số 10/2003 ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Thông tư số 42/2011 ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Bộ Y tế bổ sung bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán, giám định và Thông tư số 44/2013 ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Y tế về việc bổ sung bệnh bụi phổi – talc nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán giám định. Từ quy định của pháp luật người lao động chỉ được xem là mắc bệnh nghề nghiệp khi điều kiện, môi trường làm việc phải độc hại, bệnh người lao động mắc phải là bệnh đặc trưng do yếu tố độc hại đó gây ra và phải được quy định trong danh mục bệnh nghề nghiệp đã quy định. Nhằm đảm bảo sức khỏe của người lao động, người sử dụng lao động phải tổ chức cho người lao động khám sức khỏe định kỳ và có hồ sơ riêng biệt để theo dõi bệnh của người lao động tốt hơn. Khoản 2 Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khỏe định kỳ, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt”. 1.1.2 Phân loại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1.1.2.1 Tai nạn lao động Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động phân loại tai nạn lao động thành ba loại gồm: “Tai nạn lao động chết người; tại nạn lao động nặng; tai nặng lao động nhẹ”. Nghị định này chỉ quy định việc phân loại mà không giải thích, hướng dẫn. Hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể, giải thích cho việc phân loại tai nạn lao động gây khó khăn cho việc xác định các loại tai nạn lao động. Trước đây, để có thể dễ dàng xác định các loại tai nạn lao động thì Thông tư Liên tịch số 12/2012 ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động đã giải thích, hướng dẫn về phân loại bệnh nghề nhiệp như sau: Tai nạn lao động chết người là tai nạn mà người bị nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn hoặc chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 11 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra. Trường hợp người bị nạn chết trong thời gian đang điều trị hoặc chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động phải có kết luận của cơ quan Pháp y hoặc Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền. Tai nạn lao động nặng là tai nạn mà người bị nạn bị ít nhất một trong các chấn thương được quy định tại Phục lục. Tai nạn lao động nhẹ là những loại tai nạn mà người bị nạn không thuộc trường hợp tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động nặng. Việc phân loại tai nạn lao động trên thể hiện cụ thể từng loại tai nạn lao động, nhưng không thể áp dụng để giải thích cho việc phân loại tai nạn lao động của Nghị định số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động vì các quy định về phân loại tai nạn lao động trong Thông tư Liên tịch số 12/2012 ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hướng dẫn các Nghị định và Bộ luật Lao động năm 1994 đã hết hiệu lực. Việc phân loại tai nạn lao động rất quan trọng vì phân loại giúp cho người lao động và người sử dụng lao động xác định được chế độ bồi thường và chế độ trợ cấp do tai nạn lao động gây ra, hạn chế được sự xung đột tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng. 1.1.2.2 Bệnh nghề nghiệp Hiện nay có 29 bệnh nghề nghiệp và chia thành năm nhóm13: Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản (có 6 bệnh nghề nghiệp) 1. Bệnh bụi phổi – Silic nghề nghiệp (BP – Silic); 2. Bệnh bụi phổi Atbet (amiăng) (BP – amiăng); 3. Bệnh bụi phổi bông (BP – bông); 4. Bệnh viêm phế quản mãng tính nghề nghiệp (viêm PQ – NN); 5. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp; 6. Bệnh bụi phổi – Talc nghề nghiệp. Thông tư số 10/2003 ngày 18 tháng4 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Thông tư số 42/2011 ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Bộ Y tế bổ sung bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán, giám định; Thông tư số 44/2013 ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Y tế về việc bổ sung bệnh bui phổi – talc nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán giám định. 13 GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 12 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (có 10 bệnh nghề nghiệp) 1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì; 2. Bệnh nhiễm độc bezen và các hợp chất đồng đẳng của bezen; 3. Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất thủy ngân; 4. Bệnh nhiễm độc mangan ngân và các hợp chất của mangan; 5. Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitro toluen); 6. Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen nghề nghiệp; 7. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp; 8. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp; 9. Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp; 10. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp. Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý (có 5 bệnh nghề nghiệp) 1. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ; 2. Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc NN); 3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp; 4. Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp; 5. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân. Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp (có 4 bệnh nghề nghiệp) 1. Bệnh sạm da nghề nghiệp; 2. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc; 3. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp; 4. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp. Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp (có 4 bệnh nghề nghiệp) 1. Bệnh lao nghề nghiệp; 2. Bệnh viên gan virut nghề nghiệp; 3. Bệnh do xoắn khuẩn leptospira nghề nghiệp; 4. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. Pháp luật nước ta hiện nay quy định chỉ có 29 bệnh nghề nghiệp, nhưng trên thực tế có nhiều bệnh phát sinh do làm việc trong môi trường độc hại như bệnh bụi phổi – than nghề nghiệp hoặc điều kiện khí hậu khắc nghiệt như bệnh sốt rét, hoặc bệnh rối loạn cơ GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 13 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xương nghề nghiệp thường xuất hiện ở dạng lao động thể lực quá nặng, hoặc bệnh lây lan qua con đường tiếp xúc khi các bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân như bệnh cúm gia cầm H5N1. Do đó cần nhanh chóng bổ sung thêm các bệnh trên vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán giám định. 1.2 Đặc điểm, đối tượng và phạm vi áp dụng chế độ bồi thường và căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 1.2.1 Đặc điểm của chế độ bồi thường đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Bộ luật Lao động điều chỉnh các quan hệ giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp với các quan hệ lao động. Xuất phát từ những đặc trưng đó nên vấn đề bồi thường thiệt hại trong luật lao động mang những đặc điểm nhất định: Bồi thường thiệt hại trong luật lao động chỉ phát sinh trên cơ sở tồn tại một quan hệ lao động, dưới hình thức hợp đồng lao động: Chủ thể tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại trong luật lao động chỉ có thể là người lao động và người sử dụng lao động. Vì việc ký kết hợp đồng lao động gắn liền với tư cách cá nhân, có tính chất đích danh nên các chủ thể không thể chuyển giao quyền và nghĩa vụ của họ cho người khác, những vấn đề bồi thường phát sinh được nêu rõ trong hợp đồng lao động. Khi có tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra đối với người lao động thì chế tài được áp dụng là bồi thường thiệt hại: Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra cho dù nặng hay nhẹ mà người lao động bị suy giảm khả năng lao động theo quy định thì phải được bồi thường, bồi thường thiệt hại thì người lao động mới có tiền và an tâm điều trị bệnh, thương tật để phục hồi sức khỏe. Bồi thường thiệt hại trong tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là biện pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường khi có tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra mà không do lỗi của người lao động, tức là dù lỗi của người sử dụng lao động hay do người thứ ba hay do khách quan thì người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại phải được thực hiện bằng tiền và người lao động phải bị suy giảm khả năng lao động ít nhất là 5%. Yếu tố lỗi: Việc xác định yếu tố lỗi ảnh hưởng đến việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra không do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường, còn do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động chỉ thực GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 14 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hiện trợ cấp cho người lao động. Thủ tục áp dụng trách nhiệm bồi thường: Thủ tục áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo một trình tự phức tạp, cần nhiều loại giấy tờ để hoàn thành hồ sơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. . 1.2.2 Đối tượng và phạm vi áp dụng chế độ bồi thường đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Chế độ bồi thường được áp dụng đối với các đối tượng sau: Người lao động Việt Nam; người học nghề, tập nghề; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động14. Điều 2 Nghị định số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định thêm đối tượng áp dụng chế độ bồi thường thiệt hại là: “Doanh nghiệp; hợp tác xã và hộ gia đình”. Phạm vi áp dụng của chế độ bồi thường thiệt hại là áp dụng đối với toàn bộ thiệt hại phát sinh trong quan hệ lao động và các quan hệ khác có liên quan. Về phạm vi lãnh thổ thì các đối tượng này được áp dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Các đối tượng được áp dụng trong chế độ bồi thường thiệt không kể cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hay nước ngoài. Nếu cá nhân sinh sống, làm việc ở Việt Nam; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại Việt Nam, thành lập, hoạt động theo pháp luật Việt Nam và tất cả chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam thì khi có hành vi vi phạm gây thiệt hại trong quá trình lao động thì chủ thể gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012. 1.2.3 Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường đối với tai nạn lao động Tai nạn lao động xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do người sử dụng lao động thiếu trách nhiệm gây ra hoặc do sự tự tin, vô ý thức của người lao động gây ra hoặc do nguyên nhân khách quan như thiên tai hỏa hoạn gây ra. Bộ luật Lao động quy định người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người sử dụng lao động và do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn. Còn trường hợp tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp. 14 Điều 2 Bộ luật Lao động năm 2012. GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 15 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Khác với các quy định về chế độ bồi thường của Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Bộ luật Lao động quy định người sử dụng lao động ngoài việc gánh chịu hậu quả bất lợi do lỗi của mình gây ra, thì người sử dụng lao động còn phải gánh chịu những hậu quả bất lợi không do lỗi của mình gây ra và hậu quả bất lợi đó chỉ khác nhau ở mức bồi thường hay trợ cấp, mức trợ cấp bằng 40% mức bồi thường. Việc xác bồi thường hay trợ cấp rất quan trọng đối với người sử dụng lao động và người lao động vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất của các bên. Do đó, việc xác định trách nhiệm bồi thường của người sử dụng lao động cần phải có căn cứ, dấu hiệu xác định. Theo pháp luật lao động Việt Nam, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đủ bốn điều kiện sau: 1.2.3.1 Có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại Hành vi vi phạm pháp luật lao động là hành vi trái pháp luật lao động do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp luật lao động thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới quan hệ lao động và các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động khác được pháp luật bảo vệ và phải chịu trách nhiệm pháp lý. Hành vi gây thiệt hại pháp luật lao động có thể bằng hành động và không hành động, hành động và không hành động đều là biểu hiện của con người ra ngoài thế giới khách quan được ý thức kiểm soát, lý trí điều khiển và đều có khả năng làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng bị tác động, gây thiệt hại cho quan hệ lao động được pháp luật lao động bảo vệ. Người lao động có hành vi vi phạm thể hiện bằng hành vi vi phạm kỷ luật lao động, không hoàn thành nghĩa vụ lao động được giao hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ đó. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động. Tuy nhiên, trong Bộ luật Lao động có một số trường hợp không có hành vi vi phạm pháp luật mà thiệt hại vẫn xảy ra, thì vẫn được coi là điều kiện căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ví dụ như trường hợp ông A là nhân viên Công ty may mặc B đang trên đường đi giao hàng không mai gặp mưa bảo làm cây ngã đè lên người gây ra thương tích và bị suy giảm khả năng lao động 10%. Ông A bị tai nạn lao động là do thiên tai, không do hành vi vi phạm pháp luật nào cả nhưng hậu quả là ông A bị suy giảm khả năng lao động 10%. Đây là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Công ty B đối với ông A. 1.2.3.2 Có thiệt hại xảy ra Đây là yếu tố cấu thành cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại, là một điều GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 16 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp kiện được coi là bắt buộc và quyết định việc có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bởi mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khôi phục, bù đắp những tổn thất cho bên bị thiệt hại, nếu không có thiệt hại xảy ra thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phát sinh, mục đích không đạt được. Đối với tai nạn lao động thì thiệt hại xảy ra là sự suy giảm khả năng lao động của người lao động và người lao động chỉ được bồi thường khi bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên, đây là mức quy định tối thiểu để người sử dụng lao động xác định mức bồi thường thiệt hại. Việc nhìn nhận, đánh giá thiệt hại và mức độ thiệt hại rất quan trọng, làm cơ sở xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại. 1.2.3.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm gây thiệt hại và hậu quả thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật lao động gây thiệt của người sử dụng lao động. Hành vi trái pháp luật có ý nghĩa quyết định làm phát sinh thiệt hại, nhưng diễn biến của thiệt hại xảy ra theo chiều hướng nào thì phụ thuộc vào các yếu tố khách quan tác động vào. Thiệt hại trên thực tế thì tùy từng hoàn cảnh, điều kiện khác nhau sẽ có hậu quả khác nhau. Bên cạnh đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động còn là kết quả của hậu quả thiệt hại mà không có hành vi vi phạm pháp luật lao động như trường hợp thiên tai, hỏa hoạn. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm gây thiêt hại và hậu quả thiệt hại là căn cứ cho việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại và xác định mức bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động. Và hậu quả thiệt hại cũng được xem là một điều kiện xác định nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động. 1.2.3.4 Có lỗi của người vi phạm Lỗi là trạng thái tâm lý của con người nhận thức được hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi đó. Lỗi được xem là biểu hiện của thái độ tiêu cực của chủ thể đối với xã hội. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại của luật lao động cũng như các ngành luật khác được chia làm hai loại là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Tuy nhiên, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì không xác định là lỗi vô ý hay cố ý mà chủ yếu xác định lỗi của hai chủ thể đó là người sử dụng lao động và người lao động. Vì khi tai nạn lao động xảy ra mà do lỗi của người lao động thì người GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 17 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sử dụng lao động chỉ có trách nhiệm trợ cấp đối với người lao động, còn trường hợp tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người sử dụng lao động hay do khách quan thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với người lao động. Bệnh nghề nghiệp bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Do đó không thể áp dụng bốn yếu tố trên để xác định trách nhiệm bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp mà phải dựa vào hai điều kiện sau: người lao động làm việc trong môi trường lao động có hại, bệnh mà người lao động mắc phải là bệnh đặc trưng do yếu tố độc hại đó gây ra, bệnh đó phải nằm trong danh mục 29 bệnh nghề nghiệp do pháp luật quy định; và người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. 1.3 Ý nghĩa của quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại trong luật lao động 1.3.1 Đảm bảo và củng cố kỷ luật trong quan hệ lao động Mỗi chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội, đều xác lập những quyền và nghĩa vụ cụ thể với nhau, việc thực hiện các nghĩa vụ của các chủ thể này là điều kiện để đảm bảo quyền của các chủ thể khác. Nếu chủ thể có nghĩa vụ không thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình sẽ xâm phạm tới quyền lợi của chủ thể khác gây ảnh hưởng không tốt tới mối quan hệ giữa các bên. Để giữ mối quan hệ giữa các bên được ổn định, hài hòa đòi hỏi mỗi bên phải thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào kỷ luật lao động cũng được tôn trọng mà nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của các bên tham gia quan hệ còn hạn chế, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, cần có những biện pháp đảm bảo cho kỷ luật lao động được thực hiện nghiêm túc. Hiểu theo nghĩa rộng, kỷ luật lao động không chỉ là kỷ luật để đảm bảo nghĩa vụ, an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động mà nó còn được hiểu là sự nghiêm minh và thái độ nghiêm túc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động cũng như các điều khoản đã cam kết giữ các bên trong hợp đồng lao động. Chế định bồi thường thiệt hại thông qua những quy định buộc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi và bồi thường cho bên bị thiệt hại đã góp phần bảo đảm và củng cố kỷ luật lao động, nâng cao trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ lao động. Nhà nước không bắt buộc các bên phải ký kết hợp đồng lao động, nhưng khi đã tự nguyện giao kết hợp đồng thì các bên sẽ bị ràng buộc bởi những cam kết đó. Ngay cả khi thực hiện hợp đồng lao động không còn có lợi, các bên vẫn có nghĩa vụ phải thực hiện những điều khoản hợp đồng đã cam kết. Sự từ chối thực hiện những nghĩa vụ này là căn cứ cho phép áp dụng các chế tài hợp đồng buộc bên vi GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 18 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phạm phải gánh chịu những tổn thất vật chất. Chế độ bồi thường thiệt hại là một loại chế tài đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và củng cố thái độ tích cực cuả các bên trong quan hệ lao động. 1.3.2 Đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ lao động Lợi ích kinh tế là mục tiêu cuối cùng mà các bên tham gia quan hệ lao động hướng tới. Lợi ích của người sử dụng lao động là giá trị thặng dư sức lao động của người lao động, còn lợi ích của người lao động là khoản tiền công được trả cho việc bán sức lao động hay còn gọi là tiền lương. Chế độ bồi thường thiệt hại mang lại cho bên thiệt hại một khoảng tiền nhất định bù đắp những giảm sút về sức khỏe mà bên thiệt hại phải gánh chịu. Chế độ bồi thường quy định mức bồi thường thiệt hại ở mức cơ bản đảm bảo người gây thiệt hại có thể bồi thường mà không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh sản xuất. Mặt khác, chế độ bồi thường thiệt hại quy định việc đồng chi trả chi phí giúp giảm đi một phần gánh nặng tài chính đối với bên gây thiệt hại. 1.4 Sơ lược lịch sử quy định pháp luật về chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Pháp luật luôn là sự phản ánh xã hội một cách trung thực nhất, phản ánh những yêu cầu của cuộc sống trong từng giai đoạn cụ thể và điều chỉnh những hành vi, xử sự của con người phù hợp với những yêu cầu đó. Tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, cùng với những đặc trưng riêng thì hệ thống pháp luật lại có những quy định khác nhau. Việc nghên cứu một chế độ pháp lý cụ thể cần được đặt trong mối liên hệ chung với lịch sử hình thành để thấy được bản chất của quy định. Lịch sử hình thành và phát triển của chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gắn liền với lịch sử hình thành của luật lao động. 1.4.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi có Bộ luật Lao động năm 1994 Ngay từ sau năm 1945, trong các văn bản pháp luật đầu tiên được nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành, cơ chế bảo đảm quyền lợi cho các bên trong quan hệ lao động đã được chú trọng qua các quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại như: Sắc lệnh số 29 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 12 tháng 3 năm 1947 cho đến nay vẫn được coi là Bộ luật Lao động đầu tiên của nước ta. Trong đó các quy định về chế độ bồi thường thiệt hại chiếm một vị trí quan trọng. Sắc lệnh đã chú trọng đến việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, tránh sự lạm dụng của chủ sử dụng lao động nhằm bóc lột người lao động. Tai nạn lao động và bồi thường thiệt hại khi bị tai nạn lao động được đề cập đến tại Điều 149 của Sắc GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 19 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lệnh quy định: “Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra cho công nhân bỏ việc làm hay công nhân khi làm việc và công nhân bị tai nạn lao động dù là lỗi tại mình hay không, nếu nghỉ việc quá 4 ngày thì được chủ bồi thường. Số tiền bồi thường được kể từ ngày hôm sau ngày xảy ra tai nạn. Ngày xảy ra tai nạn coi như công nhân vẫn làm việc, chủ vẫn trả lương”. Những quy định về bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động đã được quy định cụ thể trong Sắc lệnh. Tuy nhiên, Sắc lệnh chưa quy định về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị bệnh nghề nghiệp. Chưa quy định cụ thể về trình tự thủ tục, mức bồi thường. Đây là hạn chế khiến cho chế độ bồi thường trong giai đoạn này chưa có tính cưởng chế cao, phần lớn dựa vào sự thỏa thuận của các bên và chưa bảo vệ hợp lý về quyền lợi của người lao động. Từ năm 1954 đến những năm trước đổi mới, chúng ta chủ trương thiết lập nền kinh tế tập trung, bao cấp với vai trò độc tôn của kinh tế quốc doanh và tập thể, chế dộ sở hữu tư nhân không được coi trọng, sở hữu nhà nước và tập thể được đặc biệt quan tâm và được đặt ở vị trí trung tâm. Xu thế kinh tế tập trung, bao cấp sẽ có tác động đến các chính sách của Nhà nước về lao động và quản lý lao động. Trong giai đoạn này, quyền lợi Nhà nước được quan tâm hàng đầu. Việc bảo vệ tài sản của xã hội chủ nghĩa được đề cao. Nhà nước chú trọng nhiều đến hành vi vi phạm kỷ luật gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức nhà nước đối với tài sản của nhà nước. Nhà nước chưa thật sự quan tâm đến người lao động và vấn đề bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động. Năm 1986 đất nước tiến hành đổi mới, xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, đa hình thức tạo động lực phát triển kinh tế, xây dựng nên lực lượng lao động đông đảo. Thực tiễn đồi hỏi cần phải có cơ chế để điều chỉnh các vấn đề trên cho phù hợp. Pháp lệnh Bảo hộ Lao động số 61 năm 1991 của Hội đồng Nhà nước đã thể hiện sự quan tâm đến người lao động, các bệnh nghề nghiệp trong lao động được quan tâm. Các khái niệm cơ bản về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được quy định cụ thể. Điều 20 quy định: “Tai nạn lao động làm chết người hoặc làm tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động xảy ra trong quá trình lao động, gắn với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”. Điều 21 quy định: “Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với người lao động”. Điều 22 quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 20 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động như sau:“Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng nguyên tiền công, tiền lương, kể cả phụ cấp trong thời gian điều trị, điều dưỡng, được trợ cấp, bồi thường theo quy định của pháp luật”. Từ những năm mới xây dựng đất nước thì Nhà nước ta đã bảo vệ, quan tâm đến người lao động và những vấn đề bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhưng chưa quy định rõ về trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại. Vấn đề bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. 1.4.2 Giai đoạn từ khi có Bộ luật Lao động năm 1994 đến nay Từ năm 1994 đến nay Nhà nước ta ban hành hai Bộ luật Lao động nhằm điều chỉnh các quan hệ lao động trong quá trình lao động. Bộ luật Lao động năm 1994 được thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1995, trên cơ sở kế thừa và phát triển pháp luật lao động của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã thể chế hoá một bước quan điểm, đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bộ luật Lao động năm 1994 đã quy định rõ phạm vi, đối tượng áp dụng chế độ bồi thường thiệt hại. Những vấn đề khác về chế độ bồi thường thiệt hại được quy định khá đầy đủ và cụ thể trong Bộ luật Lao động năm 1994 như khai báo, điều tra tai nạn lao động, quyền của người lao động và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động, khoản 2, Điều 107 quy định: “ Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ Bảo hiểm xã hội”. Mức bồi thường thiệt hại được quy định khoản 3, Điều 107 Bộ luật Lao động năm 1994 “Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi người lao động. Trường hợp do lỗi người lao động, thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng lương”. Sau 15 năm thi hành, Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung các năm GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 21 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2002, 2006, 2007) cơ bản đã đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể thiết lập quan hệ lao động. Tuy nhiên do tình hình kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của thị trường lao động, quan hệ lao động nói riêng đã có những đổi mới đòi hỏi Bộ luật lao động cần phải được sửa đổi, bổ sung. Bộ luật Lao động 2012 được thông qua vào ngày 02 tháng 7 năm 2012 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2013 trên cơ sở kế thừa Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007). Vấn đề bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn kế thừa các quy định của Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007), bổ sung thêm một số quy định như: tai nạn lao động, bệnh nghề nhiệp được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề, thử việc; trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức bồi thường thiệt hại đối với sự suy giảm khả năng lao động của người lao động. Qua những lần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, quan hệ lao động. Bộ luật Lao động năm 2012 đã đáp ứng được các yêu cầu giải quyết những bất đồng trong quan hệ lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP 2.1 Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2.1.1 Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Trước đây, Bộ luật Lao động năm 1994 không có Điều luật cụ thể quy định về quyền của người lao động bị tai nạn lao động mà được lồng ghép vào cùng với trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quy định trên dẫn đến việc ảnh hưởng bất lợi đối với người lao động, vì người lao động trong giai đoạn này phần lớn trình độ còn thấp, và họ chỉ quan tâm đến mức lương mà người sử dụng lao động chi trả, không quan tâm đến những trường hợp rủi ro, nếu có rủi ro thì người lao động cũng không xác định được quyền lợi của mình, không biết quyền của mình được quy định ở Điều nào của Bộ luật Lao động năm 1994. Từ những nhược điểm, bất cập của Bộ luật Lao động 1994 thì Bộ luật Lao động 2012 là Bộ luật Lao động hiện hành đã khắc phục được những nhược điểm, bất cập đó. GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 22 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Bộ luật Lao động 2012 đã tách riêng quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thành một Điều luật cụ thể, được quy định tại Điều 145. Khoản 1, 2 Điều 145 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên”. Bảo hiểm xã hội là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia15. Hằng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề ngiệp bằng 1% trên quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động16. Người sử dụng lao động trực tiếp chịu trách nhiệm về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Do đó, các quy định của khoản 1, 2 Điều 145 là lẽ tất nhiên, đảm bảo lợi ích của người lao động. Song song với quyền của người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định trên, nếu người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành. Khoản 3, 4 Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:“Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường theo quy định Bộ luật Lao động năm 2012; Trường hợp do lỗi người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền theo quy định Bộ luật Lao động năm 2012”. Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2008. Điều 43 Nghị định số 152/2006 ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. 15 16 GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 23 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bồi thường cho người lao động theo quy định của khoản 3, 4 Điều 145 nêu trên. Ngoài ra, người lao động còn được thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định; được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động trong thời gian nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Mặc dù Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012 không quy định các quyền này. Nhưng Điều 144 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động là phải thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế và phải có trách nhiệm trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ trong thời gian điều trị. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định rõ ràng, cụ thể từng trường hợp xảy ra đối với người lao động, giúp người lao động nhận biết được quyền lợi của mình dễ dàng hơn. 2.1.2 Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Khoản 2, 3 Điều 107 Bộ luật Lao động cũ năm 1994 quy định như sau: “Người sử dụng lao động phải chịu chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ Bảo hiểm xã hội; Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật lao động”. Người sử dụng lao động có trách nhiệm về toàn bộ chi phí y tế, bồi thường thiệt hại cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tạo gánh nặng về tài chính cho người sử dụng lao động. Năm 2008 Luật Bảo hiểm Y tế ra đời và quy định cụ thể về đối tượng tham gia, tổ chức khám chữa bệnh, thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Bộ luật Lao động năm 2012 là Bộ luật hiện hành có những sửa đổi, bổ sung để phù hợp Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008 và phù hợp với những yêu cầu phát triển của xã hội. GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 24 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế”. Người sử dụng lao động và bảo hiểm y tế cùng chịu trách nhiệm chi trả chi phí điều trị của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quy định thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của người lao động và giảm bớt đi một phần trách nhiệm của người sử dụng lao động, đồng thời cũng nhắc người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và có trách nhiệm trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp vào quỹ bảo hiểm y tế. Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ trong thời gian điều trị”17. Đây là một quy định mới mà Bộ luật Lao động năm 2012 bổ sung, nhằm đảm bảo người lao động bị tai nạn lao động được an tâm điều trị cho đến khi hoàn toàn hồi phục sức khỏe, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với người lao động. Nghị định số 44/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động có bổ sung về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Khoản 1 Điều 5 quy định: “Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị tai nạn lao động hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình trạng sức khoẻ của người lao động cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết”. Bổ sung này được áp dụng cho các trường hợp một người lao động mà ký kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động như cho thuê lại lao động, người lao động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao. Người sử dụng lao động còn lại cần phải được biết về tình trạng sức khỏe của người lao động để đảm bảo được quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động. Khoản 3 Điều 5 quy định:“Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động năm 2012; Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp 17 Khoản 2 Điều 144 Bộ luật Lao động 2012. GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 25 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết theo quy định của pháp luật”. Người lao động là người làm công ăn lương, thu nhập chính từ tiền lương hằng tháng, nếu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra mà người lao động cần phải nghỉ việc để điều trị mà không được người sử dụng lao động trả lương hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, đối mặt với tình trạng thiếu thốn, cuộc sống không đảm bảo, lúc này người lao động không thể an tâm điều trị cho đến khi sức khỏe hồi phục. Quy định thể hiện rõ tinh thần bảo vệ người lao động trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, phù hợp với nhu cầu thực tiễn khách quan. Quy định cũng quan tâm đến quyền lợi của người sử dụng lao động, mục đích của người sử dụng lao động là lợi nhuận từ dây chuyền sản xuất, sản phẩm do người lao động làm ra. Nếu người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà phải điều trị dài hạn làm ảnh hưởng tới quy trình sản xuất, số lượng sản phẩm và lợi nhuận thì người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp này được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 “Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 6 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục”. 2.2 Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2.2.1. Điều kiện để người lao động được bồi thường 2.2.1.1 Đối với người bị tai nạn lao động Khoản 3 Điều 145 của Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường”. Căn cứ vào quy định trên có 2 điều kiện để người lao động bị tai nạn lao động được người sử dụng lao động bồi thường thiệt hại là: Người lao động bị tai nạn lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên, tức là người lao động bị tai nạn lao động bị suy giảm khả năng lao động ít nhất phải là 5%, 5% là mức tối thiểu căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động là một quy định hợp lý vì: GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 26 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Trong quá trình lao động thì những tai nạn lao động làm người lao động bị ảnh hưởng sức khỏe (bị suy giảm khả năng lao động dưới 5%) là không thể tránh khỏi. Mặt khác theo quy định thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bồi thường, trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà không xem xét đến nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động. Nếu như không quy định mức suy giảm khả năng lao động để xác định trách nhiệm bồi thường của người sử dụng lao động đối với người lao động thì người sử dụng lao động phải gánh chịu trách nhiệm nặng nề, gây mất cân bằng lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động. Bên cạnh đó, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 1% đến dưới 5% khi khám và điều trị thì được bảo hiểm y tế thanh toán 80% chi phí khám, điều trị, người lao động chỉ phải đóng 20% chi phí kám, điều trị cũng không ảnh hưởng gì đến quyền lợi và đời sống của người lao động. Mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động bị tai nạn lao động phải được tổ chức y tế giám định, xác định “Người lao động bị tai nạn lao động phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động đúng theo quy định của pháp luật”18. Người lao động bị tai nạn lao động mà không do lỗi của người lao động. Trước khi Bộ luật Lao động năm 2012 ra đời thì điều kiện này được quy định tại Bộ luật Lao động năm 1994, tức là tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do người thứ ba hoặc do hoàn cảnh khách quan không liên quan đến lỗi của người lao động thì người lao động được người sử dụng lao động bồi thường thiệt hại. Điều kiện này không xét đến yếu tố lỗi của người sử dụng lao động trong quy trách nhiệm bồi thường của người sử dụng lao động. Nhưng Thông tư số 10/2003 ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lại không giữ được tinh thần của Bộ luật Lao động năm 1994 về yếu tố lỗi của người sử dụng lao trong tai nạn lao động “Người lao động bị tai nạn lao động nếu nguyên nhân tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người sử dụng lao động theo biên bản kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động”. Trách nhiệm của người sử dụng lao động được giới hạn theo chiều hướng có lợi cho người sử dụng lao động, người sử dụng lao động chỉ phải bồi thường thiệt hại khi tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người lao động. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động năm 2012 ra đời đã loại bỏ những quy định ảnh hưởng đến tinh thần chung và giữa vững tinh thần chung của Bộ luật Lao động năm 1994 là bảo vệ, nâng cao địa vị bình đẳng của người lao động trong mối quan hệ lao động. 18 Khoản 4 Điều 152 Bộ luật Lao động 2012. GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 27 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2.2.1.2 Đối với người bị bệnh nghề nghiệp Căn cứ vào Bộ luật Lao động năm 2012 về việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải bồi thường thiệt hại cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng các điều kiện sau: Người lao động bị bệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên, điều kiện này giống điều kiện của người lao động bị tai lao động. Người lao động phải thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ (theo quy định của Bộ Y tế) để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động. Người lao động làm việc trong môi trường lao động có hại, bệnh mà người lao động mắc phải là bệnh đặc trưng do yếu tố độc hại đó gây ra, bệnh đó phải nằm trong danh mục 29 bệnh nghề nghiệp do pháp luật quy định. Điều kiện, môi trường làm việc của người lao động ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người lao động. Hiện nay Pháp luật nước ta chỉ thừa nhận 29 bệnh nghề nghiệp được bồi thường thiệt hại. 2.2.2 Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Trước đây, Bộ luật Lao động năm 1994 quy định mức bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn khá sơ xài, chưa cụ thể. Bộ luật này chỉ quy định mức bồi thường thiệt hại đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và mức bồi thường chỉ quy định ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp “Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động”19. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến dưới 81% thì không quy định cụ thể về mức bồi thường thiệt hại. Không quy định mức bồi thường trong trường hợp suy giảm từ 5% đến dưới 81%, việc bồi thường phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, nhưng trên thực tế người quyết định mức bồi thường vẫn là người sử dụng lao động, người lao động không thể quyết định mức bồi thường vì người lao động phụ thuộc vào người sử dụng lao động về việc làm, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến dưới 81% đã được bổ sung và quy định cụ thể trong Nghị định số 110/2002 ngày 27 tháng 12 năm 2002 của 19 Khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 1994. GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 28 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động như sau: “Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% đến dưới 81% thì cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có)”20. Tức là người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10% thì được bồi thường ít nhất bằng 1,5 tháng lương theo hợp đồng lao động. Suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng lên 1% thì cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường là tiền lương theo hợp động lao động, tiền lương của người lao động được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi tai nạn lao động xảy ra hoặc trước khi được xác định bị bệnh nghề nghiệp, gồm lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) theo quy định hiện hành. Trường hợp thời gian làm việc không đủ 6 tháng thì lấy mức tiền lương của tháng liền kề hoặc tiền lương theo hình thức trả lương tại thời điểm xảy ra tai nạn lao động, xác định bị bệnh nghề nghiệp để tính bồi thường. Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định rõ chế độ bồi thường đối với người học nghề, tập nghề bị suy giảm khả năng lao động. Người học nghề, tập nghề bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng lương tối thiểu. Quy định tiền lương căn cứ tính bồi thường là tháng lương tối thiểu là phù hợp với thực tiễn, vì người học nghề, tập nghề không ký hợp đồng lao động. Ngoài ra, Thông tư số 10/2003 ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn bổ sung thêm một số hướng dẫn chi tiết về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp “Việc bồi thường đối với tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó; Việc bồi thường đối với bệnh nghề nghiệp được thực hiện từng lần. Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động lần khám đầu và sau đó kể từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm Khoản 4 Điều 1 Nghị định 110/2002 ngày 27 tháng 12 năm 2002 của chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. 20 GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 29 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khả năng lao động tăng hơn so với lần trước liền kề”. Tai nạn lao động xảy ra gây ảnh hưởng ngay tức khắc đến sức khỏe của người lao động bị tai nạn lao động, người lao động cần phải được bồi thường thiệt hại để điều trị phục hồi sức khỏe để tiếp tục làm việc và mỗi vụ tai tai nạn lao động xảy ra có hậu quả, tổn thương đối với người lao động là khác nhau, hậu quả của tai nạn lao động lần trước không liên quan đến hậu quả của tai nạn lao động lần sau. Các quy định trên giúp người lao động và người sử dụng lao động dễ xác định được số tiền bồi thường, cách thực hiện bồi thường đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giảm sự tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bộ luật Lao động năm 2012 ra đời xây dựng quy định về mức bồi thường thiệt hại đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động như sau: “Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng thêm 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động” 21. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn An bị bệnh nghề nghiệp, sau khi giám định sức khỏe và xác định ông An bị suy giảm khả năng lao động 20%. Tính mức bồi thường. Do ông An bị suy giảm khả năng lao động trên 10%, nên ông An được bồi thường ít nhất 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và cứ tăng thêm 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Mà ông An bị suy giảm khả năng lao động là 20%, mức bị suy giảm khả năng lao động tăng thêm là 10%. Ông An bị suy giảm khả năng lao động 10% thì được bồi thường ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và ông An được nhận thêm phần bồi thường do suy giảm khả năng lao động trên 10% ít nhất là 4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Mức bồi thường cho ông An bị suy giảm khả năng lao động 20% là: 1,5 + 4 = 5,5 tháng lương theo hợp đồng lao động. Vậy ông An nhận được bồi thường thiệt hại là 5,5 tháng lương theo hợp đồng lao động. Mặc dù, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định mức bồi thường đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Điều luật giúp người lao động, người 21 Khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012. GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 30 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sử dụng lao động có thể dể tiếp cận, thực hiện. Tuy nhiên Bộ luật Lao động năm 2012 vẫn còn thiếu sót một số vấn đề chi tiết chưa quy định, hướng dẫn gây khó khăn, nhầm lẫn cho người áp dụng, dẫn đến việc tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động như các vấn đề sau: Về tiền lương làm căn cứ bồi thường Bộ luật Lao động năm 2012 quy định là tiền lương theo hợp đồng lao động. Bộ luật Lao động năm 2012 quy định cụ thể tiền lương là gì và gồm các khoản phụ cấp nào “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận; tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác” 22. Nhưng lại không quy định tiền lương làm căn cứ tính bồi thường là tiền lương theo hợp đồng lao động ngay trước khi xảy tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay bình quân 6 tháng tiền lương hợp đồng lao động liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trên thực tế thì người sử dụng lao động áp dụng tiền lương làm căn cứ bồi thường là bình quân 6 tháng tiền lương hợp đồng lao động liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Về vấn đề bồi thường đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhiều lần thì việc bồi thường thực hiện như thế nào, Bộ luật Lao động năm 2012; Nghị định số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động vẫn chưa quy định. Vấn đề này dẫn đến việc người áp dụng tùy chọn cách thực hiện bồi thường có thể thực hiện bồi thường từng lần hoặc cộng dồn nhiều lần. Về vấn đề bồi thường đối với người học nghề, tập nghề: Bộ luật Lao động năm 2012 quy định trong trường hợp có tai nạn lao động xảy ra thì áp dụng luôn cho cả người học nghề, tập nghề, nhưng Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn hiện hành cũng chưa quy định, nhắc đến việc bồi thường đối với người học nghề, tâp nghề khi có tai nạn lao động xảy ra. Mặt khác, người học nghề, tập nghề thực hiện công việc như người lao động nhưng không được xem là người lao động, không ký kết hợp đồng lao động, chế độ không giống như người lao động, do đó tiền lương làm căn cứ bồi thường không thể áp dụng chung với người lao động. Cần phải có một quy định cụ thể về bồi thường riêng cho người học nghề, tập nghề bị tai nạn lao động. Các vấn đề trên được quy định trong Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Nghị định số 110/2002 ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính 22 Khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2012. GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 31 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Thông tư số 10/2003 ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn bổ sung thêm một số hướng dẫn chi tiết về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nhưng các Nghị định và Thông tư hướng dẫn Bộ luật Lao động năm 1994 đã hết hiệu lực pháp luật, không thể áp dụng hướng dẫn cho Bộ luật Lao động mới năm 2012. Để tránh tình trạng nhầm lẫn, hay sử dụng Nghị định, Thông tư hướng dẫn Bộ luật Lao động cũ mà hướng dẫn áp dụng cho Bộ luật Lao động mới thì Chính phủ, các Bộ cần phải ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về các vấn đề trên. 2.3 Chế độ trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động 2.3.1 Trường hợp được trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động Người lao động tự gây ra tai nạn lao động cho mình, theo nguyên tắc thì người lao động phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình gây ra mà người sử dụng lao động không phải chịu bất kỳ trách nhiệm về trường hợp này. Nhưng xét đến cùng người lao động là đối tượng làm công ăn lương, kinh tế không ổn định, phụ thuộc vào người sử dụng lao động, khi tai nạn lao động xảy ra dù do lỗi của người lao động hay của bất kỳ người nào thì người bị ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe từ những tai nạn lao động chính là người lao động. Do đó, để giảm bớt gánh nặng kinh tế, đảm bảo sức khỏe của người lao động thì Bộ luật Lao động năm 2012 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động trong trường hợp do lỗi của người lao động “Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp”23. Đây là một quy định thể hiện tinh thần nhân đạo của Bộ luật Lao động đối với người lao động. 2.3.2 Mức trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động Bộ luật Lao động cũ năm 1994 quy định: “Trường hợp do lỗi của người lao động, thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng lương”24. Bộ luật Lao động cũ chỉ quy định trường hợp trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, không quy định trường hợp người lao động bị tai nạn lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 80%. Tuy nhiên, Nghị định số 110/2002 ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số 23 24 Khoản 4 Điều 145 Bộ luật Lao động 2012. Khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 1994. GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 32 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động đã kịp thời quy định về những vấn đề về trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động mà Bộ luật Lao động năm 1994 chưa quy định rõ. Khoản 4 Điều 1 quy định “Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 80% do lỗi của người lao động thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức bồi thường đã quy định của pháp luật lao động”; Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động bổ sung thêm vấn đề trợ cấp cho người đang học nghề, tập nghề tại khoản 2 Điều 11 “Trường hợp người học nghề, tập nghề bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết thì được người sử dụng lao động trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu”. Bộ Luật Lao động năm 2012 ra đời là Bộ luật Lao động hiện hành đã có sự kế thừa và thay đổi về chế độ trợ cấp cho người bị tai nạn lao động, Bộ luật Lao động hiện hành không tách rời tỷ lệ phần trăm bị suy giảm khả năng lao động của người lao động bị tai nạn lao động như luật cũ để tính trợ cấp mà gộp chung thành một quy định để tính trợ cấp “Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất băng 40% mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động” 25. So với quy định cũ thì quy định hiện hành ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ áp dụng. Nhưng vẫn còn một số vấn đề cần quy định thêm như tiền lương làm căn cứ trợ cấp, chế độ trợ cấp đối với người đang học nghề, tập nghề, những vấn đề này tương tự các vấn đề ở phần chế độ bồi thường. Bộ luật Lao động năm 2012 quy định mức bồi thường, trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là “ít nhất” mức bồi thường này chỉ là mức tối thiểu đáp ứng nhu cầu cơ bản của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong giai đoạn điều trị hoặc cho người thân người lao động bị chết do tai nạn lao động. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động có thể bồi thường cho người lao động trên mức quy định của pháp luật. 2.4 Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo và thời hạn khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2.4.1 Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo và thời hạn khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động 2.4.1.1 Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động 25 Khoản 4 Điều 145 Bộ luật Lao động 2012. GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 33 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Điều 108 Bộ luật Lao động năm 1994 (đã hết hiệu lực pháp luật) quy định: “Tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bệnh nghề nghiệp điều phải khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật”. Bộ luật Lao động cũ năm 1994 chỉ quy định một cách khái quát, không thể hiện được nội dung chi tiết, trách nhiệm khai báo, điều tra, thống kê là của ai và nơi nào, cơ quan nào là nơi tiếp nhận những khai báo, điều tra, thống kê mà quy định thực hiện theo quy định của pháp luật. Và được bổ sung bởi Thông tư Liên tịch số 12/2012 ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động. Về Khai báo tai nạn lao động: Trường hợp phải báo cho người sử dụng lao động là khi tai nạn lao động xảy ra tại nơi làm việc thuộc phạm vi quản lý hoặc khi thực hiện nhiệm vụ, công việc khác theo sự phân công của người sử dụng lao động thì người lao động và người quản lý lao động phải báo ngay cho người sử dụng lao động biết. Trường hợp phải khai báo với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là: Tai nạn lao động xảy ra làm chết người hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên; Tai nạn xảy ra trong lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường hàng không; Tai nạn lao động khi người lao động tham gia giao thông (trừ các trường hợp xảy ra trên tuyến đường thuộc nội bộ cơ sở) làm chết người hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên. Ngoài việc khai báo với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh nơi cơ sở đặt trụ sở chính còn phải khai báo cơ quan Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn và cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp của cơ sở, Bộ, ngành quản lý lĩnh vực đó. Về điều tra tai nạn lao động: Thẩm quyền điều tra tai nạn lao động là của Đoàn điều tra. Đoàn điều tra tai nạn gồm Đoàn điều tra tai nạn cấp cơ sở, Đoàn điều tra tai nạn cấp tỉnh và Đoàn điều tra tai nạn cấp Trung ương. Đoàn điều tra tai nạn cấp cơ sở chịu trách nhiệm điều tra các vụ tai nạn xảy ra tại nơi làm việc của mình, trừ các trường hợp quy định khác của pháp luật; Đoàn điều tra tai nạn cấp tỉnh chịu trách nhiệm điều tra các vụ tai nạn chết người hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên xảy ra trên địa bàn tỉnh; Đoàn điều tra cấp Trung ương chịu trách nhiệm điều tra các vụ tai nạn chết người khi Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xét thấy cần thiết, theo đề nghị của Chánh thanh tra Bộ và điều tra lại các vụ tai nạn lao động đã được Đoàn điều tra tai nạn cấp tỉnh điều tra. Các quy định về khai báo, điều tra các vụ tai nạn lao động trên dài dòng, phức tạp, khó hiểu, dể nhằm lẫn khi áp dụng, quy định cần phải sửa đổi cho dễ tiếp cận hơn để GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 34 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp người lao động có thể áp dụng tốt hơn. Về thống kê tai nạn lao động: Mỗi cơ sở lao động phải có sổ thống kê tai nạn lao động; Tất cả những vụ tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động thuộc thẩm quyền quản lý phải được ghi chép vào sổ thống kê tai nạn lao động; Một người lao động bị tai nạn lao động nhiều lần thì phải ghi chép từng vụ tai nạn lao động; Tất cả những vụ tai nạn lao động làm cho người lao động thuộc thẩm quyền quản lý phải nghỉ làm việc từ một ngày trở lên đều phải được thống kê. Về báo cáo tai nạn lao động: Mọi cơ sở đều phải thực hiện việc báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động gồm có báo cáo 6 tháng và 1 năm gửi về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Các quy định về thống kê, báo cáo các vụ tai nạn lao động cụ thể, rõ ràng, đảm bảo được sự quản lý của nhà nước về tình hình tai nạn lao động. Bộ luật Lao động năm 2012 ra đời quy định về việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không có sự khác biệt với Bộ luật Lao động năm 1994. Khoản 3 Điều 142 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo như sau: “Tất cả tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp điều phải khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ”. Tuy nhiên, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động đã quy định chi tiết nội dung, trách nhiệm khai báo, điều tra, thống kê có sự kế thừa và thay đổi một số vấn đề giúp cho người áp dụng dễ tiếp cận hơn. Về khai báo, điều tra tai nạn lao động: Điểm a khoản 1 Điều 13 quy định “Người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người lao động trở lên”. Người sử dụng lao động phải áp dụng tất cả phương tiện để khai báo nhanh nhất có thể đối với trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người lao động trở lên. Mục đích của việc khai báo với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là để Thanh tra lao động điều tra tai nạn lao động, xác định yếu tố lỗi, trách nhiêm bồi thường hay là trợ cấp “Thanh tra lao động có trách nhiệm điều tra tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người lao động trở lên”. Trong trường hợp điều tra tai nạn lao động mà phát hiện có dấu hiệu tại phạm thì Thanh tra sở phải chuyển hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền “Trong quá trình điều tra tai nạn lao động mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 35 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Thanh tra lao động phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đề nghị chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự”26. Trường hợp tai nạn lao động nhẹ, tai nạn lao động nặng làm bị thương 01 người lao động được quy định tai điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động “Người sử dụng lao động có trách nhiệm điều tra tai nạn lao động nhẹ, tai nạn lao động nặng làm bị thương 01 người lao động”. Nếu giao quyền điều tra tai nạn lao động nhẹ, tai nạn lao động nặng làm bị thương 01 người cho người sử dụng lao động sẽ không đảm bảo được tính công bằng, lợi ích của người lao động. Người sử dụng lao động có thể vì lợi ích tài chính, giảm bớt gánh nặng cho mình mà làm sai lệch kết quả điều tra. Nhà nước đã dự liệu trước được tình hình trên, nên khi giao quyền cho người sử dụng lao động điều tra thì nhà nước cũng quy định thêm thẩm quyền của Thanh tra lao động về việc điều tra lại những tai nạn lao động đã được người sử dụng lao động điều tra trong trường hợp người lao động không đồng ý, khiếu nại, tố cáo đối với kết quả điều tra của người sử dụng lao động hoặc khi xét thấy cần thiết “Điều tra lại những tai nạn lao động đã được người sử dụng lao động điều tra nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc khi xét thấy cần thiết”27. Các quy định hiện hành về khai báo, điều tra so với các quy định trước đây có phần ngắn gọn, dễ hiểu, việc khai báo, điều tra ít phức tạp, dài dòng. Quy định hiện hành thì người có trách nhiệm khai báo chỉ có người sử dụng lao động, nơi tiếp nhận thông tin chỉ có Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Thẩm quyền điều tra tai nạn lao động chỉ có người sử dụng lao động và Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, còn quy định cũ trước đây thì trách nhiệm khai báo gồm có người lao động và người sử dụng lao động, nơi tiếp nhận thông tin thì ngoài Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội còn các cơ quan liên quan như cơ quan Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn và cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp của cơ sở, Bộ, ngành quản lý lĩnh vực đó. Về thống kê, báo cáo tình hình tai nạn lao động: Điểm đ khoản 1 Điều 13 quy định “Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động”. Quy định hiện hành về thống kê, báo cáo vẫn còn quy định khái quát chỉ quy định người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê mà không quy định các trường hợp một người lao động mà bị tai nạn lao động nhiều lần thì thống kê như thế nào, trong khi Điểm c, d khoản 1 Điều 13 Nghị định số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. 26, 27 GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 36 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đó quy định cũ trước đây có quy định về trường hợp trên. Đây là một thiếu sót mà quy định hiện hành cần bổ sung để phù hợp với thực tiễn lao động. 2.4.1.2 Thời hạn khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động Bộ luật Lao động cũ năm 1994 không quy định về thời hạn khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, mà vấn đề này được quy định tại Thông tư Liên tịch số 12/2012 ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động. Về thời hạn khai báo: Phải khai báo ngay bằng cách nhanh nhất có thể. Về thời hạn điều tra: Khoản 1 Điều 10 Thông tư Liên tịch số 12/2012 ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động quy định “Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động được tính từ thời điểm xảy ra tai nạn đến khi công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động Không quá 02 ngày làm việc đối với tai nạn lao động nhẹ; Không quá 05 ngày làm việc đối với tai nạn lao động nặng; Không quá 15 ngày làm việc đối với tai nạn lao động làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên; Không quá 20 ngày làm việc đối với các vụ tai nạn lao động chết người tính từ khi Đoàn điều tra tai nạn lao động nhận được đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn từ cơ quan Cảnh sát điều tra. Không quá 40 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y”. Thời hạn điều tra tai nạn lao động quy định là không quá tức là thời hạn điều tra là tối đa, chủ thể có thẩm quyền điều tra có thể hoàn thành sớm hơn để người lao động bị tai nạn lao động nhận bồi thường, trợ cấp nhanh hơn. Quy định về thời hạn điều tra tai nạn lao động rõ ràng, cụ thể, chi tiết nhằm bảo vệ người lao động bị tai nạn lao động, đảm bảo người lao động bị tai nạn lao động nhận được bồi thường, trợ cấp sớm nhất, tránh tình trạng người sử dụng lao động né tránh trách nhiệm mà ké dài thời gian điều tra, hoàn thành hồ sơ bồi thường, trợ cấp. Về thống kê, báo cáo: Điều 15 Thông tư Liên tịch số 12/2012 ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động quy định “Đối với cơ sở trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được biên bản điều tra tai nạn lao động và biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động, cơ sở quản lý người bị tai nạn phải GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 37 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thống kê và báo cáo tai nạn lao động theo quy định; Cơ sở đặt trụ sở chính trên địa bàn tỉnh nào thì phải gửi Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đó; báo cáo phải gửi trước ngày 05 tháng 7 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm; Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh tổng hợp tình hình tai nạn lao động xảy ra trong 6 tháng đầu năm và một năm của các cơ sở đặt trụ sở chính trên địa bàn tỉnh; Gửi Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động) và Cục Thống kê tỉnh trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo một năm”. Thông tư Liên tịch số 12/2012 ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế đã quy định hướng dẫn về thống kê, báo cáo tai nạn lao động cụ thể về thời hạn phải gửi thống kê, báo cáo và quy định nơi nhận báo cáo rõ ràng. Quy định này nhằm nắm thông tin về tình hình tai nạn lao động trên cả nước, giúp quản lý tình hình tai nạn lao động tốt hơn. Hiện nay, Bộ luật Lao động hiện hành năm 2012 và Nghị định số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định về thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp không quy định về thời hạn khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động. Không quy định về khai báo, điều tra dẫn đến việc ảnh hưởng đến người lao động, thời gian người lao động nhận bồi thường, trợ cấp có thể kéo dài mà kéo dài này có thể vô thời hạn, tranh chấp phát sinh mà không có cơ sở giải quyết. Vì vậy, để bảo vệ lợi ích của người lao động thì nhà nước phải có những quy định về vấn đề này; Không quy định về thống kê, báo cáo gây ra việc chậm trể trong việc gửi thống kê, báo cáo, ảnh hưởng đến việc quản lý chung về tình hình tai nạn lao động trên cả nước. 2.4.2 Thống kê, báo cáo và thời hạn thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp 2.4.2.1 Thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp Trước đây, Thông tư Liên tịch số 08/1998 ngày 20 tháng 4 năm 1998 của Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp đã quy định về việc báo cáo bệnh nghề nghiệp như sau: “Người lao động bị bệnh nghề nghiệp phải có hồ sơ theo quy định của Bộ Y tế và được lưu giữ suốt đời; GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 38 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Người sử dụng lao động phải tổng hợp báo cáo tình hình bệnh nghề nghiệp gồm có báo cáo 6 tháng và cả năm gửi về Sở Y tế tỉnh, thành phố; Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm y tế lao động các Bộ, Ngành phải tổng hợp báo cáo tình hình bệnh nghề nghiệp trong tỉnh và trong ngành gồm báo cáo 6 tháng và cả năm”. Hiện nay, khoản 2 Điều 13 Nghị định số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định về thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp “Người sử dụng lao động phải lập hồ sơ sức khỏe đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế, lao động; Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thủ tục, trình tự thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp”. Hiện nay Bộ Y tế vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết thủ tục, trình tự thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp. Do đó, vấn đề cần thiết hiện nay là Bộ Y tế nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết thủ tục, trình tự thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp để tránh trường hợp áp dụng quy định cũ hết hiệu lực pháp luật. 2.4.2.2 Thời hạn thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp Trước đây, thời hạn thống kê, báo cáo được quy định trong Thông tư Liên tịch số 08/1998 ngày 20 tháng 4 năm 1998 của Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp như sau: “Người sử dụng lao động phải tổng hợp báo cáo tình hình bệnh nghề nghiệp gửi về Sở Y tế các tỉnh, thành phố trước ngày 10 tháng 7 đối với bác cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm y tế lao động các bộ, ngành báo cáo tình hình bệnh nghề nghiệp trong tỉnh và trong ngành trước ngày 20 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 20 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm”. Hiện nay, Bộ luật Lao động hiện hành năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động 2012 chưa quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp. Làm ảnh hưởng đến công tác quản lý về bệnh nghề nghiệp. Các quy định về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo và thời hạn khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Bộ luật Lao động năm 2012 vẫn còn thiếu sót, một số vấn đề chưa quy định, không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn lao động, chưa hoàn toàn đảm bảo lợi ích của người lao động. Vấn đề cần thiết hiện nay là các Bộ, Ngành có liên quan cần phải soạn thảo, ban hành văn bản mới thay thế văn bản cũ và bổ sung văn bản mới về vấn đề mà văn bản cũ chưa quy định hướng dẫn chi GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 39 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tiết các vấn đề liên quan đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian sớm nhất. 2.5 Lập hồ sơ và thời gian thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Kể từ khi Bộ luật Lao động hiện hành năm 2012 ra đời chưa có quy định cụ thể về việc lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời gian thực hiện bồi thường, trợ cấp, cho đến hiện nay nhà nước cũng chưa ban hành văn bản nào hướng dẫn cụ thể chi tiết về các vấn đề này. Trước đó, việc lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời gian thực hiện bồi thường, trợ cấp được quy định tại Thông tư số 10/2003 ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và Thông tư Liên tịch số 12/2012 ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động. Về lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Đối với tai nạn lao động: Thông tư số 10/2003 ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định “Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, hồ sơ gồm: Biên bản điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật; Biên bản giám định xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền; Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động”. Thông tư Liên tịch số 12/2012 ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động bổ sung thêm một số loại giấy tờ trong hồ sơ tai nạn lao động tại Điều 11, hồ sơ vụ tai nạn lao động gồm:“Biên bản khám nghiệm hiện trường; Sơ đồ hiện trường; Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân; Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích; Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu có); Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động; Biên bản điều tra tai nạn lao động; Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động; GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 40 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Giấy chứng thương của bệnh viện được điều trị; Giấy ra viện của bệnh viện được điều trị (nếu có)”. Đây là các giấy tờ cần thiết thể hiện một vụ tai nạn lao động và là cơ sở thực hiện bồi thường, vì việc thực hiện bồi thường chỉ khi hồ sơ đã hoàn thành. Đối với bệnh nghề nghiệp: Thông tư số 10/2003 ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định “Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường đối với người bị bệnh nghề nghiệp, hồ sơ gồm: Hồ sơ bệnh nghề ngiệp của người lao động theo quy định của pháp luật; Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ quan pháp y hoặc biên bản giám định xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền; Quyết định bồi thường của người sử dụng lao động”. Về thời gian thực hiện bồi thường, trợ cấp: “Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được hoàn tất trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày có biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc cơ quan Pháp y; Tiền bồi thường, trợ cấp phải được thanh toán một lần cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ra quyết định của người sử dụng lao động”. Quy định về thời gian thực hiện bồi thường trợ cấp nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động, và bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Trong thời gian người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động cần có một số tiền theo quy định của pháp luật trong thời gian nhanh nhất để khám và điều trị để đảm bảo sức khỏe. Nếu không quy định cụ thể khoảng thời gian ra quyết định bồi thường, trợ cấp và khoảng thời gian thực hiện bồi thường, trợ cấp thì người sử dụng lao động có thể sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động. Người sử dụng lao động có thể kéo dài thời gian ra quyết định bồi thường, trợ cấp hoặc thời gian thực hiện bồi thường, trợ cấp, khi đó việc khám và điều trị bệnh, thương tật của người lao động bị kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Tuy nhiên, những quy định trên hướng dẫn áp dụng cho Bộ luật Lao động 1994, nhưng Bộ luật Lao động năm 1994 đã hết hiệu luật pháp luật khi Bộ luật Lao động 2012 ra đời, những quy định trên đã hết hiệu lực không thể áp dụng hướng dẫn Bộ luật Lao động hiện hành mà Bộ luật Lao động hiện hành lại không quy định. Từ đó dẫn đến tình GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 41 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trạng áp dụng văn bản hết hiệu lực pháp luật để giải quyết vấn đề thực tiễn, ảnh hưởng đến người lao động. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Khi nói đến bồi thường thiệt hại là nói đến vấn đề kinh tế liên quan đến những lợi ích của các bên, là cái mà các bên hướng tới và có thể vì lợi ích đó mà làm thiệt hại, ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong việc thực hiện chế độ bồi thường thiệt hại đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong các quy định của Bộ luật Lao động vẫn còn thiếu sót, nhất là hiện nay khi Bộ luật Lao động năm 2012 mới được ban hành đã có hiệu lực nhưng việc ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Vì vậy, gặp nhiều khó khăn, bất cập, và những thực trạng khi áp dụng pháp luật về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 3.1 Thực trạng về chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Năm 2012 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo tình hình tai nạn lao động trên toàn quốc. Cả nước xảy ra 6.777 vụ tai nạn lao động làm 6.967 người bị nạn trong đó: Số vụ tai nạn lao động chết người là 552 vụ; Số vụ tai nạn lao động có hai người bị nạn trở lên là 95 vụ; Số người chết là 606 người; Số người bị thương nặng là 1.470 người; Nạn nhân là lao động nữ là 1.842 người28. Theo thông báo tình hình tai nạn lao động năm 2013 cả nước xảy ra 6.695 vụ tai nạn lao động làm 6.887 người bị nạn trong đó: Số vụ tai nạn lao động chết người là 562 vụ; Số vụ tai nạn lao động có hai người bị nạn trở lên là 113 vụ; Số người chết là 627 người; Số người bị thương nặng là 1.506 người; Nạn nhân là lao động nữ là 2.308 người29. Bảng số liệu các địa phương xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động chết người năm 2013 TT Địa phương Số vụ Số người Số vụ Số người Số người bị , 29 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông báo tình hình tai nạn lao động năm 2013, http://antoanlaodong.gov.vn/catld/pages/chitiettin.aspx?IDNews=1389, [truy cập ngày 25/9/2014]. 28 GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 42 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bị nạn Chết người chết thương nặng 1 TP. Hồ Chí Minh 882 867 90 92 118 2 TP. Hà Nội 126 137 35 44 20 3 Quảng Ninh 528 537 32 36 298 4 Bình Dương 621 621 27 27 28 5 Đồng Nai 1.690 1.691 26 26 215 6 Thanh Hóa 44 52 17 21 31 7 Hà Tĩnh 59 64 16 16 34 8 Bắc Giang 109 111 15 17 24 9 Đà Nẵng 111 112 14 14 9 10 Nghệ An 33 37 13 13 24 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thông cáo tình hình tai nạn lao động trong 06 tháng đầu năm 2014 trên toàn quốc xảy ra 3.454 vụ tai nạn lao động làm 3.505 người bị nạn trong đó: Số vụ tai nạn lao động chết người là 258 vụ; Số vụ tai nạn lao động có hai người bị nạn trở lên là 58 vụ; Số người chết là 280 người; Số người bị thương nặng là 660 người; Nạn nhân là lao động nữ là 1.187 người 30. Bảng số liệu 10 địa phương xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động chết người trong 06 tháng đầu năm năm 2014. TT Địa phương Số vụ Số người bị nạn Số vụ Chết người Số người chết Số người bị thương nặng 1 TP. Hồ Chí Minh 645 646 45 46 71 2 Bình Dương 280 283 17 19 11 3 TP. Hà Nội 90 90 16 18 0 4 Quảng Ninh 171 178 16 21 104 5 Thanh Hóa 27 34 13 15 19 6 Long An 181 181 9 9 8 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông báo tình hình tai nạn lao động 06 tháng đầu năm 2014, http://antoanlaodong.gov.vn/catld/pages/chitiettin.aspx?IDNews=1580, [truy cập ngày 25/9/2014]. 30 GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 43 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 7 Thái Nguyên 54 55 8 10 11 8 Lâm Đồng 8 9 8 8 1 9 Hà Tĩnh 15 19 7 7 12 10 Hải Phòng 75 78 7 7 42 Qua các báo cáo tình hình tai nạn lao động của các năm 2012, 2013 và 06 tháng đầu năm năm 2014 cho thấy tình hình số vụ tai nạn lao động ở nước ta có giảm nhưng số vụ tai nạn lao động chết người và số người chết tăng lên, đặc biệt nạn nhân là lao động nữ ngày càng tăng. Tai nạn lao động xảy ra nhiều ở các thành phố lớn vì ở đó có nhiều khu công nghiệp, tập trung một lực lượng lao động khổng lồ thì việc quản lý tai nạn lao động gặp nhiều khó khăn. Các nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn lao động phần lớn là do người sử dụng lao động, người lao động, do phía cơ quan quản lý nhà nước: Nguyên nhân do người sử dụng lao động chủ yếu như: Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; Không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động; Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Nguyên nhân do người lao động chủ yếu như: Vi phạm quy trình an toàn lao động; Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, thiếu ý thức tự bảo vệ sức khỏe. Nguyên nhân về phía các cơ quan quản lý Nhà nước: Công tác thanh tra của Thanh tra Nhà nước về lao động chưa thường xuyên, thiếu nhạy bén dẫn đến việc thực hiện công tác bảo hộ lao động ở doanh nghiệp chưa tốt; số cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp còn ít, hiệu quả chưa cao. Số lượng, chất lượng thanh tra viên chưa tương xứng với tốc độ phát triển của các doanh nghiệp cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất, kinh doanh. Nhiều địa phương do thiếu thanh tra viên lao động nên hầu hết chỉ tham gia các cuộc kiểm tra liên ngành còn tiến hành thanh tra lao động được rất ít, do đó không kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật lao động, dẫn đến nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra; một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chưa được các cơ quan quản lý Nhà nước thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn thường xuyên, kịp thời nên tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn còn phổ biến như: các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lao động làm việc trong nông, lâm, ngư nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề; việc xử lý các vụ tai nạn lao động chết người đặc biệt nghiêm trọng chưa nghiêm; việc xử lý hành GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 44 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chính theo thẩm quyền đối với những người vi phạm để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng cũng chưa nghiêm, chưa kịp thời; một số vụ xác định nguyên nhân gây tai nạn chưa chính xác nên chưa đưa ra đúng và đầy đủ các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động tái diễn. Bên cạnh nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn cũng là một nguyên nhân gây ra tai nạn lao động. Theo quy định pháp luật lao động thì người sử dụng lao động phải cử người làm công tác lao động, vệ sinh lao động. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sử dụng từ 10 lao động trở lên người sử dụng lao động phải cử người có chuyên môn làm cán bộ chuyên trách về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Trên thực tế việc thực hiện quy định cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp ở nước ta chưa đảm bảo, đa phần các doanh nghiệp nhỏ, vừa không thực hiện cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Vì người sử dụng lao động chưa quan tâm đến vấn đề đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động và sức khỏe của người lao động và cơ chế kiểm tra quản lý việc thực hiện của người sử dụng lao động chưa được đảm bảo. Tình hình khai báo, điều tra, báo cáo, thống kê tai nạn lao động vẫn còn chậm, không đúng quy định, không thể hiện được tình hình thực tế tai nạn lao động. Nguyên nhân nhiều địa phương không khai báo, điều tra, báo cáo tình hình tai nạn lao động hoặc số liệu báo cáo không đầy đủ, ví dụ như Thành phố Cần Thơ trên địa bàn có tổng số 5.350 doanh nghiệp nhưng chỉ có 01 báo cáo tình hình tai nạn lao động. Nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra đã không được báo cáo kịp thời và đầy đủ đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động, thì người sử dụng lao động đã xin lỗi người lao động và gia đình họ, đồng thời chấp nhận đền bù với mức cao hơn mức quy định pháp luật lao động. Về mặt tâm lý, người lao động và gia đình họ cũng suy nghĩ một cách đơn giản là nếu yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về tai nạn lao động thì cũng không hưởng thêm quyền lợi gì, thậm chí còn gặp nhiều rắc rối, thiệt thòi. Còn về phía doanh nghiệp, chọn cách giải quyết kín đáo với người lao động và gia đình người lao động bị nạn có thể che dấu được tai nạn, giảm bớt tai tiếng và phiền phức với cơ quan chức năng. Mặt khác, Bộ luật lao động hiện hành chưa có văn bản hướng dẫn thi hành về thời hạn khai báo, điều tra, báo cáo, thống kê tai nạn lao động và việc xử lý vi phạm của các cơ sở chưa thật sự nghiêm minh. Hiện nay có nhiều trường hợp tai nạn lao động không xác định được lỗi của người lao động hay người sử dụng lao động, nhưng việc xác định lỗi rất quan trọng vì nó GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 45 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xác định là trách nhiệm bồi thường hay trợ cấp, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động. Điển hình trường hợp tranh chấp giữa anh Võ Thành H và ông Trần Xuân N ở tỉnh TH là một minh chứng. Tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do anh H xẻ phải hòn đá có kíp mìm gây nổ làm tổn hại 85% sức khỏe. Anh H cho rằng lỗi thuộc về ông N do trong quá trình xẻ đá anh không phát hiện trong đá có kíp mìn và ông N buộc anh phải xẻ hết đá mà ông đã mua. Về phía ông N viện dẫn những quy ước lúc giao kết hợp đồng rằng ông yêu cầu anh H không xẻ những viên đá bị ốm, rạn mà khi xẻ đáng ra anh H phải biết. Lời khai của cả hai phía khác nhau, nhưng do hợp đồng giao kết bằng miệng, gây khó khăn trong việc xác định lỗi để người sử dụng lao động thực hiện việc bồi thường hay trợ cấp đối với người lao động31. Nguyên nhân do các bên đổ lỗi cho nhau, người bị tai nạn lao động là lao động tự do và giữa người lao động và người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiêp luôn bị ảnh hưởng đến quyền lợi khi doanh nghệp phá sản, mặc dù Luật Phá sản năm 2014 có quy định khi doanh nghiệp bị phá sản thì tài sản của doanh nghiệp phải được sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ của mình, trong đó thì thứ tự phân chia tài sản để thực hiện trách nhiệm thì việc thực hiện trách nhiệm đối với người lao động được xếp thứ hai. Trên thực tế khi doanh nghiệp bị phá sản thì doanh nghiệp không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người lao động, tài sản đã áp dụng thứ tự phân chia theo Luật Phá sản vẫn không đủ để thực hiện trách nhiệm đối với người lao động dẫn đến người lao động đang bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không được nhận bồi thường, trợ cấp hoặc nhận không đủ. Ví dụ như trường hợp của ông D đang nhận trợ cấp hàng tháng theo quy định của Luật Bảo hiểm nhưng do công ty M thực hiện vì ông D thuộc đối tượng phải đóng bảo xã hội bắt buộc mà công ty M không đóng. Ông D nhận được 12 tháng thì công ty M bị phá sản, tài sản còn của công ty M không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả trợ cấp cho ông D, ông D không nhận được được trợ cấp mà đáng ra ông D phải được nhận. Điều này làm ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống gia đình của ông D. Tình hình bệnh nghề nghiệp của nước ta vẫn còn cao, thông qua báo cáo công tác y tế lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2013 của Bộ Y tế ta thấy các cơ quan chuyên trách trên toàn quốc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 101.700 lao động, phát hiện 7.455 lao động mắc bệnh nghề nghiệp tập trung ở các bệnh như: Bệnh điếc tai do tiếng ồn có 4.139 lao động; Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp có 1.650 lao động; Bệnh lao nghề nghiệp có 556 lao động; Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp có 385 lao động; Bệnh sạm da nghề nghiệp có 290 lao động; Bệnh do xoắn khuẩn leptospira nghề TS. Nguyễn Hữu Chí - ThS. Đỗ Gia Thắng, Chế độ bồi thường trong Luật Lao động Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2006, trang 182. 31 GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 46 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nghiệp có 140 lao động; Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp có 65 lao động và còn lại ở các bệnh nghề nghiệp khác. Mặt khác, người lao động có sức khỏe thuộc loại 4 và loại 5, tức là thuộc diện sức khỏe yếu và rất yếu chiếm 10,02% so với năm 2012 là 7,2% cho thấy sức khỏe của người lao động bị suy giảm qua từng năm, đây là vấn đề mà nhà nước và cơ quan chức năng cần phải quan tâm chăm sóc. Các nguyên nhân dẫn đến tình hình bệnh nghề nghiệp ở nước ta còn cao là32: Người lao động luôn làm việc trong môi trường vô cùng độc hại, các yếu tố độc hại đều vượt tiêu chuẩn cho phép rất cao đặc biệt yếu tố độc hại về độ rung vượt 15,77%, tiếng ồn vượt 13,15%, ánh sáng vượt 10,72%. Thể hiện tại bảng sau: Bảng quản lý, giám sát môi trường lao động năm 2013 Tỷ lệ % vượt tiêu Yếu tố độc hại STT chuẩn cho phép 1 Vi khí hậu 7,97% 2 Bụi 5,55% 3 Tiếng ồn 13,15% 4 Ánh sang 10,72% 5 Hơi khí độc 2,89% 6 Độ rung 15,77% 7 Phóng xạ, từ trường 3,19% Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp còn hạn chế. Phần lớn người sử dụng lao động chưa nghiêm túc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. Nguồn nhân lực làm công tác Y tế lao động hiện tại còn thiếu không đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người lao động, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn không đồng đều, chưa được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực y tế lao động, không đảm bảo chất lượng thực hiện chăm sóc sức khỏe người lao động. Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp lên đến con số hàng nghìn nhưng cán bộ chuyên trách từ địa phương đến các Bộ, Ngành chỉ có 623 người và phòng khám bệnh nghề nghiệp có 37 cái, không đáp ứng đủ 32 Bộ y tế, Báo cáo công tác y tế lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2013, http://www.vihema.gov.vn/images/Editor/Documents/b%C3%A1o%20c%C3%A1o%20c%C3%B4ng%20t%C3%A 1c%20y%20t%E1%BA%BF%20lao%20%C4%91%E1%BB%99ng%20n%C4%83m%202013.pdf, [truy cập ngày 25/9/2014]. GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 47 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhu cầu khám và chữa bệnh nghề nghiệp. Việc tổ chức hệ thống y tế lao động từ địa phương đến các Bộ, Ngành năm 2013 thể hiện ở bảng sau: Bảng tổ chức hệ thống y tế lao động từ địa phương đến các Bộ, Ngành năm 2013 STT 1 Nội dung Địa phương Các Ngành Tổng Tổng số cán bộ chuyên trách 519 104 623 Trong đó: Bác sỹ 151 48 199 5 2 7 Trình độ Đại học 191 28 219 Trình độ Trung cấp 212 33 245 Dược sỹ 2 3 Giám định viên bệnh nghề nghiệp 29 14 43 4 Khoa y tế lao động 49 4 53 5 Phòng khám bệnh nghề nghiệp 33 4 37 Pháp luật nước ta hiện nay quy định chỉ có 29 bệnh nghề ngiệp, nhưng trên thực tế có nhiều bệnh phát sinh do làm việc trong môi trường độc hại như bệnh bụi phổi – than nghề nghiệp hoặc điều kiện khí hậu khắc nghiệt như bệnh sốt rét, hoặc bệnh rối loạn cơ xương nghề nghiệp thường xuất hiện ở dạng lao động thể lực quá nặng, hoặc bệnh lây lan qua con đường tiếp xúc khi các bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân như bệnh cúm gia cầm H5N1. Nhưng chỉ có 29 bệnh nghề nghiệp được quy định trong danh mục bệnh nghề nghiệp mới được bồi thường, còn các bệnh khác không thuộc danh mục 29 bệnh nghề nghiệp thì không được bồi thường. Nguyên nhân là do ở nước ta, một bệnh nghề nghiệp được bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp cần phải có nghiên cứu thuyết minh về yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp, sau đó mới đến việc xây dựng Tiêu chuẩn chẩn đoán và Tiêu chuẩn giám định cho bệnh nghề nghiệp đó. Quy trình này đòi hỏi phải có thời gian, có kinh phí để nghiên cứu, có máy móc trang thiết bị phát hiện nguy cơ trong môi trường lao động. Vì vậy, số bệnh nghề nghiệp ở nước ta được giám định còn ít33. Bệnh nghề nghiệp và danh mục bệnh nghề nghiệp được quy định khá cụ thể, nhưng trên thực tế người lao động không biết mình bị bệnh nghề nghiệp nhất là trong giai đoạn đầu mới phát bệnh, người lao động cho rằng bản thân bị cảm hoặc mệt mõi do làm việc nhiều nên không đi khám, chữa bệnh tại các bệnh viện, đến khi chuyển sang giai đoạn mãn tính thì mới đi khám bệnh thì bệnh không thể chữa khỏi và để lại di chứng. CN. Nguyễn Thị Hạnh - Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Kon Tum, Bệnh nghề nghiệp - các biện pháp phòng tránh, http://syt.kontum.gov.vn/Tint%E1%BB%A9c/Tinchuy%C3%AAnng%C3%A0nh/ItemID/1106/View/Details.aspx, [truy cập ngày 26/6/2014]. 33 GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 48 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Điều này chứng tỏ người lao động không có kiến thức về bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Mặt khác, thì người sử dụng lao động cũng không quan tâm đến tình trạng sức khỏe của người lao động, quan tâm đến việc cải thiện môi trường làm việc và không cung cấp hoặc cung cấp không đủ công cụ bảo hộ cho người lao động. Theo quy định của pháp luật lao động về bệnh nghề nghiệp, để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp thì người lao động phải thỏa mãn các điều kiện như đã trình bày ở phần trên. Trên thực tế để phát hiện ra bệnh nghề nghiệp cần phải có một thời gian dài, nhưng trường hợp khi người lao động làm việc trong môi trường độc hại thì chưa phát bệnh, một thời gian sau người lao động nghỉ việc hoặc chuyển công tác đến nơi khác thì căn bệnh nghề nghiệp do lao động trong môi trường độc hại trước đó mới phát bệnh. Khi đó người lao động không được bồi thường bệnh nghề nghiệp vì không đủ điều kiện để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, không đảm bảo tinh thần bảo vệ người lao động của Bộ luật Lao động. Ví dụ: Trường hợp của ông Hoàng làm nghề cán thép tại một công ty ở quận 8, thành phố Hồ Chí Minh được mấy năm nhưng chưa lần nào khám sức khỏe định kỳ, trong thời gian làm việc ông cảm thấy người mệt mõi, khó thở thì ông Hoàng cho rằng do làm việc nặng nhọc sau đó ông Hoàng nghỉ việc về quê làm vườn được vài năm thì sức khỏe ngày càng yếu nên ông Hoàng đến bệnh viện khám thì biết mình bị bệnh bụi phổi – silic nghề nghiệp do thời gian làm nghề cán thép tại công ty ở thành phố Hồ Chí Minh. Lúc này thì ông Hoàng không được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp vì ông đã nghỉ việc tại công ty cán thép. Việc lập hồ sơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gặp nhiều khó khăn, một số trường hợp hồ sơ tai nạn lao động có thể kéo dài một, hai năm mới hoàn thành hồ sơ. Lý do là hiện nay Bộ luật Lao động hiện hành chưa quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thời hạn lập tai nạn lao động, nên hiện nay vẫn áp dụng quy định cũ mà quy định cũ quy định về việc lập hồ sơ phức tạp, cần nhiều loại giấy tờ để hoàn thành hồ sơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định trong Bộ luật Lao động năm 2012. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động năm 2012 mới được ban hành và có hiệu lực và chỉ mới ban hành một văn bản hướng dẫn thi hành về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là Nghị định số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. Bộ luật Lao động GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 49 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2012 và Nghị định trên chỉ quy định tổng quát về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ bồi thường thiệt hại đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, còn các vấn đề cụ thể như thời gian khai báo, điều tra, lập hồ sơ tai nạn lao động, thời gian thực hiện bồi thường, trợ cấp thì chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng áp dụng các văn bản hướng dẫn luật cũ đã hết hiệu lực để giải quyết các vấn đề luật mới chưa có văn bản hướng dẫn thi hành. Điển hình tại tỉnh Đồng Tháp về việc lập hồ sơ tai nạn lao động áp dụng các quy định và biểu mẫu của Thông tư số 10/2003 ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 3.2 Một số bất cập trong quy định pháp luật về chế độ bồi thường trong tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và đề xuất hoàn thiện pháp luật Bộ luật Lao động năm 2012 được công bố ngày 02 tháng 7 năm 2012 và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 5 năm 2013. Qua hơn một năm thi hành thì Bộ luật cũng thể hiện tính ưu việt của mình đồng thời cũng cho thấy những bất cập của quy định trong thực tế. Quy định pháp luật về chế độ bồi thường thiệt hại trong tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng thế, cũng có những bất cập cần phải khắc phục để hoàn thiện các quy định pháp luật về chế độ bồi thường thiệt hại trong tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật. Bộ luật Lao động năm 2012 quy định cụ thể trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo quy định thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế; Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ trong thời gian điều trị; Người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ luật Lao động 2012. Trong trường hợp người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Bộ luật Lao động năm 2012 quy định người sử dụng lao động có rất nhiều trách nhiệm nhưng không quy định hình thức chế tài nếu như người sử dụng lao động không thực hiện trách nhiệm của mình hoặc nếu có quy định chế tài thì chế tài không đủ mạnh GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 50 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để buộc người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm của mình. Do đó, cần phải xây dựng quy định một chế tài mạnh hơn để buộc người sử dụng lao động phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Bộ luật Lao động năm 2012 không có quy định trường hợp người lao động bị ảnh hưởng đến quyền lợi vì không nhận được hoặc nhận không đủ tiền bồi thường, trợ cấp khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động bị phá sản không còn khả năng thực hiện trách nhiệm đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mặc dù đã áp dụng thứ tự phân chia tài sản theo quy định của Luật Phá Sản năm 2014. Lúc đó không có ai hoặc một cơ quan nào là đại diện tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nhiệp. Cần phải quy định vấn đề này rõ trong luật hoặc thành lập một quỹ bồi thường thiệt hại, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm chia sẽ với người sử dụng lao động và đảm bảo được người lao động vẫn được nhận bồi thường, trợ cấp ngay cả khi người sử dụng lao động mất khả năng chi trả. Trên thực tế có nhiều bệnh phát sinh do môi trường là việc, tức là nước ta có nhiều bệnh nghề nghiệp hơn so với quy định của pháp luật lao động hiện hành, điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động làm việc trong môi trường độc hại và phát sinh bệnh nghề nghiệp nhưng không được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp. Do đó, Nhà nước cần phải đầu tư nghiên cứu về bệnh nghề nghiệp nhằm bổ sung kịp thời các bệnh nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp như bệnh sốt rét, bệnh bụi phổi – than nghề nghiệp, bệnh rối loạn cơ xương nghề nghiệp, bệnh cúm gia cầm H5N1. Tuy hiện nay lực lượng cán bộ chuyên trách bệnh nghề nghiệp từ địa phương đến các Bộ, Ngành có sự tăng cường về số lượng cũng như chất lượng, nhưng vẫn còn thiếu chưa đáp ứng đủ với nhu cầu thực tế về bệnh nghề nghiệp, lực lượng cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn không đồng đều, chưa được được đào tạo chuyên sâu lĩnh vực y tế lao động và phòng khám bệnh nghề nghiệp vẫn còn ít. Nhà nước cần phải đào tạo thêm đội ngũ có chuyên môn cao về khám, chữa bệnh nghề nghiệp, xây dựng thêm phòng khám bệnh nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh nghề nghiệp hiện nay. Bộ luật Lao động hiện hành quy định khái niệm, chế độ bệnh nghề nghiệp, điều kiện được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp nhưng trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp sau khi nghỉ việc hoặc chuyển công tác thì không quy định. Mặc nhiên thì người lao động mắc bệnh nghề nghiệp trong trường hợp trên thì không được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, không đảm bảo tinh thần bảo vệ người lao động của Bộ luật Lao động. Vì thế Bộ luật Lao động hiện hành GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 51 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cần bổ sung thêm hoặc các văn bản hướng dẫn chi tiết về bệnh nghề nghiệp và các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp. Theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành thì người lao động phải được khám sức khỏe định kỳ và có hồ sơ sức khỏe riêng biệt và hằng năm người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, nhưng trên thực tế người sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Điều này cho thấy các quy định đặt ra chỉ trên mặt lý thuyết không có sự kiểm tra chặt chẽ và các quy định được áp dụng trên thực tiễn một cách tùy ý, thể hiện sự yếu kém trong việc quản lý của cơ quan chức năng. Do đó cần phải có một quy định chặt chẽ hơn về việc chế tài nếu doanh nghiệp không thực hiện hoặc vi phạm quy định của pháp luật, và xây dựng một hệ thống kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp chặt chẽ hơn. Việc khai báo, điều tra, báo cáo, thống kê và lập hồ sơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chỉ được quy định một cách khái quát trong Bộ luật Lao động năm 2012, còn quy định hướng dẫn chi tiết để các cơ sở lao động, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thì Bộ luật Lao động năm 2012 chưa quy định. Hiện nay các cơ sở lao động và cơ quan có thẩm quyền áp dụng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động cũ để thực hiện việc khai báo, điều tra, báo cáo, thống kê, lập hồ sơ. Mặc dù các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Bộ luật Lao động cũ quy định cụ thể về thời hạn khai báo, điều tra, báo cáo thống kê nhưng các cơ sở lao động vẫn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định, điều này cho thấy tính chế tài của Bộ luật Lao động cũ chưa cao, cơ chế quản lý còn yếu. Riêng về lập hồ sơ làm căn cứ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn phức tạp, yêu cầu nhiều loại giấy tờ, kéo dài thời hạn lập hồ sơ, làm ảnh hưởng đến việc bồi thường, trợ cấp cho người lao động. Nhu cầu cần thiết hiện nay là cần phải ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động hiện hành về thời hạn khai báo, điều tra, báo cáo, thống kê, lập hồ sơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đơn giản hóa thủ tục, hình thức lập hồ sơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế tài khi các cơ sở lao động không thực hiện hoặc thực hiện nhưng vi phạm các quy định của pháp luật. 3.3 Một số ý kiến nhằm hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở nước ta Theo tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hiện nay. Để phòng ngừa, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở nước tai hiện nay thì người viết đưa ra một số ý kiến sau đây: Về tai nạn lao động: Nâng cao ý thức của người lao động về tuân thủ nội quy, quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động lao động, cảnh giác phát hiện những nguy GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 52 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cơ về tai nạn lao động để kịp thời thông báo đến người có trách nhiệm để có biện pháp xử lý kịp thời; Các cơ quan quản lý tiến hành kiểm tra, yêu cầu chủ doanh nghiệp bổ sung thiết bị đảm bảo an toàn lao động và hướng dẫn cho người lao động sử dụng các thiết bị đảm bảo an toàn lao động, phải lập chương trình và tiến hành huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, xây dựng các quy trình, biện pháp làm việc an toàn; Chủ động tuyên truyền về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động đến doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động, nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động; Tổ chức công tác thanh tra về lao động thường xuyên, tăng cường số lượng, chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp. Nâng cao số lượng, chất lượng Thanh tra viên nhằm xây dựng một lực lượng Thanh tra tương xứng với tốc độ phát triển của các doanh nghiệp cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất, kinh doanh; Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ mất an toàn lao động trên địa bàn; Thực hiện nghiêm túc việc điều tra, báo cáo tai nạn lao động; Triển khai thực hiện tốt các hoạt động của Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2014 nhằm đạt các mục tiêu của Chương trình Quốc gia an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 – 2015. Kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật lao động về các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động năm 2012 về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; chế độ tai nạn lao động; nội dụng, trình tự, thủ tục và thời hạn khai báo, điều tra, báo cáo, thống kê, lập hồ sơ tai nạn lao động; thời gian thực hiện bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động. Về bệnh nghề nghiệp: Cần phải bổ sung nguồn nhân lực làm công tác y tế, lập kế hoạch đào tạo, tạo điều kiện cho lực lượng làm công tác y tế nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn; Đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc đo môi trường lao động và khám, chữa bệnh nghề nghiệp để đảm bảo nhu cầu giám sát môi trường lao động, khám sức khỏe cho người lao động; Nâng cao ý thức của người sử dụng lao động và người lao động về an toàn lao GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 53 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp động, vệ sinh lao động lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp; Đẩy mạnh thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động, đặc biệt công tác khám sức khỏe định kỳ, phòng chống bệnh nghề nghiệp đối với người lao động, đặc biệt các cơ sở sản xuất thuộc ngành khai thác mỏ, xây dựng và hóa chất; Rà soát quản lý các cơ sở có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao, tăng cường triển khai thực hiện tốt mô hình phòng chống bệnh nghề nghiệp; Chủ động tuyên truyền, giáo dục về công tác vệ sinh lao động, công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, công tác phòng chóng bệnh nghề nghiệp đến doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động; Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao trên địa bàn; Thực hiện nghiêm túc việc thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp; Triển khai thực hiện tốt các hoạt động của Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2014 nhằm đạt các mục tiêu của Chương trình Quốc gia an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 – 2015; Kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật lao động về các quy định về bệnh nghề nghiệp; Nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động năm 2012 về công tác vệ sinh lao động; chế độ bệnh nghề nghiệp; nội dụng, trình tự, thủ tục và thời hạn báo cáo, thống kê, lập hồ sơ tai nạn lao động; thời gian thực hiện bồi thường bệnh nghề nghiệp. GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 54 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp KẾT LUẬN Chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được Nhà nước quy định nhằm bảo về người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Vì trong quá trình lao động thì tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là không thể tránh khỏi, nó làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người lao động và trong quan hệ lao động thì người lao động là người yếu thế phải phụ thuộc người sử dụng lao động. Mặc dù, quy định pháp luật về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngày càng hoàn chỉnh nhưng vẫn có một số bất cập, thiếu sót trong quy định. Từ đó cho thấy Nhà nước chưa bảo vệ được người lao động một cách toàn vẹn, người lao động vẫn đang phải gánh chịu những hậu quả từ những bất cập, thiếu sót của quy định về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Bộ luật Lao động năm 2012 đã có hiệu lực nhưng vẫn chưa ban hành các văn bản mới hướng dẫn thi hành về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật để thực hiện bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trên cơ sở tìm hiểu qua các sách, báo, bài viết và từ những thực trạng, bất cập, GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 55 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thiếu sót của quy định về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Người viết đưa ra một số ý kiến, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp bậc Đại học chắc hẳn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của quý Thầy, Cô và các bạn. GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 56 SVTH: Phạm Thị Mỹ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013. 2. Bộ luật Dân sự năm 2005. 3. Bộ luật Lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007. 4. Bộ luật Lao động năm 2012. 5. Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2006. 6. Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008. 7. Nghị định 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. 8. Nghị định 162/1999/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. 9. Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/CP ngày 20 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. 10. Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm Xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. 11. Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động. 12. Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. 13. Thông tư số 19/LĐTBXH-TT ngày 02 tháng 08 năm 1997 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường cho người bị tai nạn lao động. 14. Thông tư số 10/2003/ TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 15. Thông tư 42/2011/ TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Bộ Y tế về việc bổ sung bệnh nhiễm độc Cadmi nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán giám định. 16. Thông tư 44/2013/TT-BYT ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Y tế về việc bổ sung bệnh bụi phổi – talc nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán giám định. 17. Thông tư Liên tịch số 08/1998/TTLT/-BYT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 1998 của Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện các quy định của bệnh nghề nghiệp. 18. Thông tư Liên tịch số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08 tháng 3 năm 2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động. 19. Thông tư Liên tịch số 12/2012/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động.  Danh mục văn bản khác 1. Sắc lệnh số 29 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 12 tháng 3 năm 1947. 2. Pháp lệnh số 61 ngày 19 tháng 9 năm 1991 của Hội đồng Nhà nước về bảo hộ lao động .  Danh mục sách, báo, tạp chí 1. Diệp Thành Nguyên, Giáo trình Luật Lao động, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2013. 2. Lê Duyên Hà – Lê Thanh, Hỏi đáp về quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. 3. TS. Nguyễn Hữu Chí – Đỗ Gia Thắng, Chế độ bồi thường trong Luật Lao động Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006. 4. TS. Phan Trung Hiền, Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, quyển 2, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011. 5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007. 6. Từ điển tiếng Việt, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2011.  Danh mục trang thông tin điện tử: 1. Mỹ Lan, Người lao động không biết mình mắc bệnh nghề nghiệp, http://vietbao.vn/Suc-khoe/Nguoi-lao-dong-khong-biet-minh-mac-benh-nghe-nghiep/ 10937763/248/, [truy cập ngày 28/9/2014]. 2. Nguyễn Thị Hạnh - Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Kon Tum, Bệnh nghề nghiệp các biện pháp phòng tránh, http://syt.kontum.gov.vn/Tint%E1%BB%A9c/Tinchuy% C3%AAnng%C3%A0nh/ItemID/1106/View/Details.aspx, [truy cập ngày 10/7/2014]. 3. Nguyễn Tư Linh, Dễ lách luật khi bồi thường tai nạn lao động, http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/de-lach-luat-khi-boi-thuong-tai-nan-lao-dong2223486.html, [truy cập ngày 10/7/2014]. 4. Nguyễn Quảng Thức, Thực trạng, giải pháp giảm thiểu bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam, http://www.tcldxh.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/47/id/9303/language/vi-VN/ Default.aspx, [truy cập ngày 28/9/2014]. 5. Nguyễn Tất Viễn, tìm hiểu các qui định về bồi thường thiệt hại, http://luatminhkhue.vn/dan-su/tim-hieu-cac-quy-dinh-phap-luat-ve-boi-thuong-thiet-hai. Aspx, [truy cập ngày 08/7/2014]. 6. Trương Tiến Hưng, Những điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2012, http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/sotp/Pages/NHUNG-DIEM-MOI-CUA-BOLUAT-LAO-DONG-NAM-2012.aspx, [truy cập ngày 08/72014]. 7. Quản Văn Minh, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, http://www.cand.com.vn/viVN/bandoc/tuvanphapluat/2014/7/233664.cand, [truy cập ngày 10/7/2014]. 8. Vân Anh, Cần xây dựng quỹ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, http://baonamdinh.com.vn/channel/5086/201301/Can-xay-dung-Quy-boi-thuong-tai-nanlao-dong-va-benh-nghe-nghiep-2218277/, [truy cập ngày 10/10/2014]. 9. Vũ Thái Hà, Chế độ tai nạn lao động, http://laodong.com.vn/ban-doc/che-do-tainan-lao-dong-107436.bld, [truy cập ngày 10/7/2014]. 10. Xuân Trường, Tai nạn lao động vẫn luôn rình rập công nhân, http://laodong.com.vn/cong-doan/tai-nan-lao-dong-van-luon-rinh-rap-cong-nhan-186556. Bld, [truy cập ngày 10/7/2014]. 11. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông báo tình hình tai nạn lao động năm 2013, http://antoanlaodong.gov.vn/catld/pages/chitiettin.aspx?IDNews=1389, [truy cập ngày 25/9/2014]. 12. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông báo tình hình tai nạn lao động 06 tháng đầu năm 2014, http://antoanlaodong.gov.vn/catld/pages/chitiettin.aspx?IDNews = 1580, [truy cập ngày 25/9/2012]. 13. Bộ Y tế, Báo cáo công tác y tế lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2013,http://www.vihema.gov.vn/images/Editor/Documents/b%C3%A1o%20c%C3%A1o %20c%C3%B4ng%20t%C3%A1c%20y%20t%E1%BA%BF%20lao%20%C4%91%E% BB%99ng%20n%C4%83m%202013.pdf, [truy cập ngày 25/9/2014]. 14. Dự thảo online, cấp bách xây dựng luật an toàn vệ sinh lao động, http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?Item ID=1024, [truy cập ngày 22/8/2014]. 15. Luận văn, chuyên đề thực trạng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và công tác chi trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam, http://doc.edu.vn/tailieu/chuyen-de-thuc-trang-tai-nan-lao-dong-benh-nghe-nghiep-va-cong-tac-chi-tra-chedo-tai-nan-lao-dong-benh-nghe-nghiep-o-66356/, [truy cập ngày 06/6/2014]. 16. Thư viện pháp luật, tất tần tật điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2012, http://danluat.thuvienphapluat.vn/tat-tan-tat-diem-moi-cua-bo-luat-lao-dong-2012103239.aspx, [truy cập ngày 14/7/2014]. PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHẤN THƯƠNG ÐỂ XÁC ÐỊNH LOẠI TAI NẠN LAO ÐỘNG NẶNG (Trích từ Thông tư liên tịch số 12 /2012/TTLT-BLÐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012) MÃ SỐ TÊN CHẤN THƯƠNG 01 Ðầu, mặt, cổ 011 Các chấn thương sọ não hở hoặc kín; 012 Dập não; 013 Máu tụ trong sọ; 014 Vỡ sọ; 015 Bị lột da đầu; 016 Tổn thương đồng tử mắt; 017 Vỡ và dập các xương cuốn của sọ; 018 Vỡ các xương hàm mặt; 019 Tổn thương phần mềm rộng ở mặt; 0110 Bị thương vào cổ, tác hại đến thanh quản và thực quản. Ngực, bụng 02 021 Tổn thương lồng ngực tác hại đến cơ quan bên trong; 022 Hội chứng chèn ép trung thất; 023 Dập lồng ngực hay lồng ngực bị ép nặng; 024 Gãy xương sườn; 025 Tổn thương phần mềm rộng ở bụng; 026 Bị thương và dập mạnh ở bụng tác hại tới các cơ quan bên trong; 027 Thủng, vỡ tạng trong ổ bụng; 028 Ðụng, dập, ảnh hưởng tới vận động của xương sống; 029 Vỡ, trật xương sống; 0210 Vỡ xương chậu; 0211 Tổn thương xương chậu ảnh hưởng lớn tới vận động của thân và chi dưới; 0212 Tổn thương cơ quan sinh dục. Phần chi trên 03 031 Tổn thương xương, thần kinh, mạch máu ảnh hưởng tới vận động của chi trên; 032 Tổn thương phần mềm rộng khắp ở các chi trên; 033 Tổn thương ở vai, cánh tay, bàn tay, cổ tay làm hại đến các gân; Dập, gẫy, vỡ nát các xương đòn, bả vai, cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, đốt ngón 034 tay; 035 Trật, trẹo các khớp xương. Phần chi dưới 04 041 Chấn thương ở các chi dưới gây tổn thương mạch máu, thần kinh, xương ảnh hưởng tới vận động của các chi dưới; 042 Bị thương rộng khắp ở chi dưới; 043 Gẫy và dập xương hông, khớp hông, đùi, đầu gối, ống, cổ chân, bàn chân và các ngón. Bỏng 05 051 Bỏng độ 3; 052 Bỏng do nhiệt rộng khắp độ 2, độ 3; 053 Bỏng nặng do hóa chất độ 2, độ 3; 054 Bỏng điện nặng; 055 Bị bỏng lạnh độ 3; 056 Bị bỏng lạnh rộng khắp độ 2, độ 3. 06 Nhiễm độc các chất sau ở mức độ nặng 061 Ô xít cácbon: bị ngất, mê sảng, rối loạn dinh dưỡng của da, sưng phổi, trạng thái trong người bàng hoàng, tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ, có những biến đổi rõ rệt trong bộ phận tuần hoàn; 062 Ô xít nitơ: hình thức sưng phổi hoàn toàn, biến chứng hoặc không biến chứng thành viêm phế quản; 063 Hydro sunfua: kích thích mạnh, trạng thái động kinh, có thể sưng phổi, mê sảng; 064 Ô xít các bon níc ở nồng độ cao: ngừng thở, sau đó thở chậm chạp, chảy máu ở mũi, miệng và ruột, suy nhược, ngất; 065 Nhiễm độc cấp các loại hoá chất bảo vệ thực vật; 066 Các loại hóa chất độc khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng ký. [...]... CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP 2.1 Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2.1.1 Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Trước đây, Bộ luật Lao động năm 1994 không có Điều luật cụ thể quy định về quyền của người lao động bị. .. nghề nghiệp là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với người lao động” Điều 22 quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 20 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động như sau: Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng... của người lao động trong mối quan hệ lao động 18 Khoản 4 Điều 152 Bộ luật Lao động 2012 GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 27 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2.2.1.2 Đối với người bị bệnh nghề nghiệp Căn cứ vào Bộ luật Lao động năm 2012 về việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người. .. nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Nếu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra không do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường, còn do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động chỉ thực GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 14 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hiện trợ cấp cho người. .. 2.2.2 Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Trước đây, Bộ luật Lao động năm 1994 quy định mức bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn khá sơ xài, chưa cụ thể Bộ luật này chỉ quy định mức bồi thường thiệt hại đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và mức bồi thường chỉ quy... lương của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động”19 Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bị suy... của người lao động thì người GVHD: Võ Thị Bảo Trâm Linh 17 SVTH: Phạm Thị Mỹ Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sử dụng lao động chỉ có trách nhiệm trợ cấp đối với người lao động, còn trường hợp tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người sử dụng lao động hay do khách quan thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với người lao động Bệnh nghề nghiệp. .. tai nạn lao động Khoản 3 Điều 145 của Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường Căn cứ vào quy định trên có 2 điều kiện để người lao động bị tai nạn lao động được người sử dụng lao động bồi thường thiệt hại là: Người lao động bị tai. .. lao động Thủ tục áp dụng trách nhiệm bồi thường: Thủ tục áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo một trình tự phức tạp, cần nhiều loại giấy tờ để hoàn thành hồ sơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1.2.2 Đối tượng và phạm vi áp dụng chế độ bồi thường đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Chế độ bồi thường được áp dụng đối với các đối tượng sau: Người. .. thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ Bảo hiểm xã hội; Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật lao động” Người sử dụng lao động có trách nhiệm về toàn bộ chi phí y tế, bồi thường thiệt hại cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ... VỀ CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP 1.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại, chế độ bồi thường, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phân loại tai nạn lao động, bệnh. .. VỀ CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP 1.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại, chế độ bồi thường, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phân loại tai nạn lao động, bệnh. .. dụng lao động người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 22 2.1.1 Quyền người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 22 2.1.2 Trách nhiệm người sử dụng lao động người bị tai nạn lao động,

Ngày đăng: 01/10/2015, 22:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan