Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

102 3K 5
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhìn lại sau gần 3 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới có thể thấy rõ hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đổi mới mạnh mẽ và sôi động cả về quy mô chất lượng, các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ ngân hàng không ngừng được nâng cao.Tuy nhiên, việc gia nhập chính thức tổ chức WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam bước vào thị trường lớn mang tính toàn cầu, nơi mà các nước thành viên được bình đẳng cạnh tranh trong thị trường chung.Đặc biệt các ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa khu vực tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế ngày nay đang phải cạnh tranh với những tập đoàn tài chính đa quốc gia hùng mạnh với số vốn lớn và nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào của các nước phát triển.Trong khi các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung , Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói riêng trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, rủi ro cao, chưa đáp ứng được những yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế .Các ngân hàng không có khả năng cạnh tranh sẽ được thay thế bằng các ngân hàng có hiệu quả hơn,điều này cho thấy chỉ có các ngân hàng có hiệu quả nhất mới có lợi thế về cạnh tranh.Như vậy , hiệu quả trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại của một ngân hàng trong một môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng .Xuất phát từ tầm quan trọng của việc cần phải đẩy mạnh khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng BIDV trong thời kỳ hội nhập trở nên cấp thiết .Chuyên đề thực tập với đề tài : “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết các yêu cầu nói trên.Nội dung bài viết gồm các chương mục sau:CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNGCHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAMCHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................... 5 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.............................................6 1.1) Ngân hàng và các hoạt động cơ bản:.................................................................................................. 6 1.1.1) Khái niệm ngân hàng thương mại.......................................................................................................6 1.1.2) Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại..............................................................................7 1.1.2.1) Chức năng luân chuyển tài sản:...................................................................................................8 1.2) Vốn và các hình thức sử dụng vốn của ngân hàng thương mại:.........................................................11 1.2.1) Khái quát về vốn và sử dụng vốn của ngân hàng thương mại:..........................................................11 1.2.2) Các hình thức sử dụng vốn:...............................................................................................................12 1. 2.2.1) Cho vay......................................................................................................................................12 1.2.2.2) Đầu tư chứng khoán..................................................................................................................15 1.2.2.4) Cho thuê tài chính......................................................................................................................17 1.2.2.5) Đầu tư tiền gửi vào các tổ chức tín dụng khác..........................................................................17 1.2.2.6 Đầu tư tài sản cố định..................................................................................................................18 1.2.2.7) Dự trữ bắt buộc:........................................................................................................................18 1.2.2.8) Cơ chế quản lý vốn tập trung:.....................................................................................................19 1.3) Hiệu quả sử dụng vốn tại các ngân hàng thương mại........................................................................21 1.3.1) Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại.......................................................21 1.3.2) Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại..........................24 1.4) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại..................................29 1.4.1) Năng lực của bản thân ngân hàng......................................................................................................29 1.4.2) Môi trường kinh tế-chính trị-xã hội...................................................................................................32 1.4.3) Chính sách của nhà nước...................................................................................................................33 1.5) Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại..................34 1.5.1) Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn là đòi hỏi của phát triển nền kinh tế - xã hội.............................34 1.5.2) Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại..........................................................35 1.5.3) Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn do yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. 35 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM...................................................................................................................... 36 2.1) Khái quát quá trình hoạt động Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.........................................36 2.1.1) Sự hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam...........................................36 2.1.2) Khái quát về mô hình tổ chức hoạt động Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.......................41 2.2) Thực trạng , hiệu quả sử dụng vốn Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam..................................42 2.2.1) Cơ cấu, kết quả phát triển tài sản nợ , có:..........................................................................................42 2.2.2) Huy động vốn......................................................................................................................................50 2.2.3) Cho vay và đầu tư...............................................................................................................................52 Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 2 2.2.3.1) Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu cho vay , đầu tư Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam..........................................................................................................................................................52 2.2.3.2) Chất lượng dư nợ cho vay và đầu tư..........................................................................................57 2.3) Phân tích các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả sử dụng vốn Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. .59 2.3.1) Thu nghiệp vụ....................................................................................................................................64 2.3.2) Chi phí.................................................................................................................................................65 2.4) Đánh giá tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam..................65 2.4.1) Những kết quả thành công cơ bản....................................................................................................65 2.4.2) Những mặt yếu kém tồn tại................................................................................................................66 2.4.3) Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn...........................................................66 CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.......................................................................69 3.1) Định hướng về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam..........69 3.2) Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam...................76 3.2.1) Nhóm giải pháp về vốn......................................................................................................................76 3.2.1.1) Xây dựng chính sách sử dụng vốn để đầu tư cho vay có hiệu quả............................................76 3.2.1.2) Bổ sung , hoàn thiện cơ chế sử dụng vốn cho vay và đầu tư theo hướng nâng cao tiêu chuẩn chất lượng................................................................................................................................................81 3.2.2) Nhóm giải pháp về tín dụng:..............................................................................................................82 3.2.2.1) Hoàn thiện quy trình, thủ tục đầu tư vốn tín dụng...................................................................82 3.2.2.2) Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án, phương án sử dụng vốn để đầu tư cho vay.........82 3.2.2.3) Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay.................................................................85 3.2.2.4) Tăng cường công tác quản lý và xử lý nợ...................................................................................86 3.2.2.5) Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng............................................................................87 3.2.3) Nhóm giải pháp về dịch vụ:................................................................................................................88 3.2.3.1) Tổ chức triển khai chiến lược marketing chủ động và tích cực để đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng vốn của ngân hàng.................................................................................................88 3.2.3.2) Nâng cao hiệu quả và chất lượng các dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch vụ mới.......89 3.2.4) Nhóm giải pháp về quản trị điều hành:..............................................................................................91 3.2.4.1) Nâng cao năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam..........................................................................................................................................................91 3.2.4.2) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực........................................................................................94 3.3) Một số kiến nghị với cơ quan cấp trên............................................................................................. 95 3.3.1) Kiến nghị với Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam...................................................................95 3.3.2) Kiến nghị với ngân hàng nhà nước....................................................................................................97 3.3.3) Kiến nghị với Chính phủ......................................................................................................................98 KẾT LUẬN................................................................................................................................. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 101 Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 3 LỜI MỞ ĐẦU Nhìn lại sau gần 3 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới có thể thấy rõ hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đổi mới mạnh mẽ và sôi động cả về quy mô chất lượng, các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ ngân hàng không ngừng được nâng cao.Tuy nhiên, việc gia nhập chính thức tổ chức WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam bước vào thị trường lớn mang tính toàn cầu, nơi mà các nước thành viên được bình đẳng cạnh tranh trong thị trường chung.Đặc biệt các ngân hàng thương mại- là tổ chức trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa khu vực tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế -ngày nay đang phải cạnh tranh với những tập đoàn tài chính đa quốc gia hùng mạnh với số vốn lớn và nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào của các nước phát triển.Trong khi các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung , Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói riêng trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, rủi ro cao, chưa đáp ứng được những yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế .Các ngân hàng không có khả năng cạnh tranh sẽ được thay thế bằng các ngân hàng có hiệu quả hơn,điều này cho thấy chỉ có các ngân hàng có hiệu quả nhất mới có lợi thế về cạnh tranh.Như vậy , hiệu quả trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại của một ngân hàng trong một môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng . Xuất phát từ tầm quan trọng của việc cần phải đẩy mạnh khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng BIDV trong thời kỳ hội nhập trở nên cấp thiết .Chuyên đề thực tập với đề tài : “Nâng cao hiệu quả sử Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 4 dụng vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết các yêu cầu nói trên. Nội dung bài viết gồm các chương mục sau: CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt BIDV Tên viết đầy đủ tiếng việt Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam ROA Thu nhập ròng/tổng tài sản ROE Thu nhập ròng/vốn chủ sở hữu EPS Hệ số thu nhập/ cổ phiếu NIM Tỷ lệ thu lãi biên ròng NOM Thu ngoài lãi biên ròng TNHĐB Thu nhập hoạt động biên NHTM Ngân hàng thương mại ODA Hỗ trợ phát triển chính thức HTXHTDNB Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ CT Chỉ thị CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần VND Việt Nam Đồng TCKT Tổ chức kinh tế RRTD Rủi ro tín dụng DPRR Dự phòng rủi ro ATM Máy rút tiền tự động WTO Tổ chức thương mại thế giới NXB Nhà Xuất Bản Tên viết đầy đủ tiếng anh Bank for Investment and Development of Vietnam Return On Assets ratio Return On Equity ratio Earnings Per Share Official Development Assistance Automated Teller Machine World Trade Organization Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 6 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1) Ngân hàng và các hoạt động cơ bản: 1.1.1) Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế .Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, các tư tưởng kinh tế, sự đa dạng hóa của các sản phẩm dịch vụ và đặc thù hoàn cảnh thực tế của từng quốc gia, từng đạo luật mà khái niệm ngân hàng thương mại có thể được nhìn nhận dưới góc độ này hay góc độ khác nhưng tựu chung đều nhất quán với nhau đó là: Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế hay nói cụ thể hơn thì Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, nhận tiền gửi từ các tác nhân trong nền kinh tế, sau đó thực hiện các nghiệp vụ cho vay và đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời khác, đồng thời thực hiện cung cấp đa dạng các danh mục dịch vụ tài chính, tín dụng, thanh toán cho các tác nhân trong nền kinh tế. Có thể thấy, rõ ràng ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức tài chính có vai trò quan trọng của nền kinh tế. Trước hết, với vai trò trung Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 7 gian tài chính, ngân hàng thương mại thực hiện việc chuyển các khoản tiết kiệm (chủ yếu từ hộ gia đình) thành các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các tác nhân khác thực hiện các hoạt động đầu tư. Đồng thời, ngân hàng thương mại là người cung cấp các khoản tín dụng cho người tiêu dùng với quy mô lớn nhất, là một trong những thành viên quan trọng nhất của thị trường tín phiếu và trái phiếu do chính quyền trung ương và địa phương phát hành để tài trợ cho các chương trình công cộng. Ngân hàng thương mại cũng là một trong những tổ chức cung cấp vốn lưu động , vốn trung hạn và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp. Với vai trò thanh toán, ngân hàng thương mại thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ như bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử... Với vai trò người bảo lãnh , ngân hàng thương mại cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán. Với vai trò đại lý, các ngân hàng thương mại thay mặt khách hàng quản lý và bảo lãnh phát hành hoặc chuộc lại chứng khoán . Cuối cùng với vai trò thực hiện chính sách, các ngân hàng thương mại còn là một kênh quan trọng để thực thi chính sách vĩ mô của chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội. 1.1.2) Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực tạo lập và cung cấp các dịch vụ tài chính , tiền tệ cho công chúng cũng như thực hiện nhiều vai trò khác trong nền kinh tế. Thành công trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, khả năng cung cấp các dịch vụ cho công chúng theo giá cạnh tranh trên thị trường .Dựa trên chức năng của ngân hàng thương mại , chúng ta có thể phân chia các hoạt động kinh doanh cơ bản của các ngân hàng thương mại như được mô tả tóm tắt trong sơ đồ sau: Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 8 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại Chức năng luân chuyển tài sản Hoạt động huy động vốn -Vốn chủ sở hữu -Tiền gửi tiết kiệm -Tiền gửi giao dịch -Phát hành chứng khoán -Vay các ngân hàng khác -Hoạt động khác Hoạt động sử dụng vốn -Hoạt động tín dụng -Hoạt động đầu tư Chức năng cung cấp dịch vụ -Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ -Bảo lãnh -Kinh doanh ngoại tệ -Ủy thác, đại lý - Kinh doanh chứng khoán… Sơ đồ khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.1.2.1) Chức năng luân chuyển tài sản: Phân theo chức năng này ngân hàng thương mại đồng thời thực hiện hai hoạt động sau: Hoạt động huy động vốn: là hoạt động mang tính chất tiền đề nhằm tạo lập nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Bởi vậy, để đảm bảo nguồn vốn từ: Vốn chủ sở hữu: đây là nguồn vốn khởi đầu và được bổ sung trong quá trình hoạt động. Nguồn vốn này tuy chiếm tỷ trọng không lớn, thông thường khoảng 10% tổng số vốn, nhưng có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, cụ thể nó là điều kiện cho phép các ngân hàng có thể mở rộng mạng lưới kinh doanh, quy mô huy động, mua sắn tài sản cố định, góp vốn liên doanh, cấp vốn cho các công ty con và các hoạt động kinh doanh khác, Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 9 đồng thời nó cũng là thước đo năng lực tài chính của mỗi ngân hàng và khả năng phòng vệ rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn chủ sở hữu gồm có vốn điều lệ, các quỹ của ngân hàng hình thành trong quá trình kinh doanh và các tài sản khác theo quy định của Nhà nước. Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi giao dịch: trong đó tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn huy động của ngân hàng thương mại. Ngoài ra còn có các khoản tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội , các khoản tiền gửi này có thể là các khoản phải trả đã xác định thời hạn chi hoặc các khoản tích lũy của doanh nghiệp. Bên cạnh các khoản tiền gửi có kỳ hạn , ngân hàng thương mại còn huy động các khoản tiền gửi không kỳ hạn, đây là những khoản tiền mà người gửi có thể rút bất kỳ lúc nào. Các khoản tiền gửi không kỳ hạn này có thể bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi để bảo đảm an toàn tài sản của khách hàng. Điểm nổi bật của loại tiền gửi này đó là có chi phí huy động thấp nhưng biến động mạnh , tính chất vận động phức tạp và có nhiều rủi ro. Phát hành chứng khoán: thông qua thị trường tài chính, hiện nay các ngân hàng thương mại có thể huy động vốn bằng cách phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá khác với nhiều loại kỳ hạn, lãi suất khác nhau, có ghi danh hoặc không ghi danh nhằm đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và đáp ứng nhu cầu nắm giữ các tài sản khác nhau của khách hàng, đồng thời thông qua các hoạt động này ngân hàng có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường Vay từ ngân hàng thương mại khác: trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình nếu các ngân hàng thương mại nhận thấy nhu cầu vay vốn của khách hàng gia tăng mạnh hoặc ngân quỹ bị thiếu hụt do có nhiều dòng tiền rút ra, thì các ngân hàng thương mại có thể vay nợ tại các ngân hàng khác như Ngân hàng Nhà nước thông qua hình thức chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá, các hợp đồng tín dụng đã cấp cho khách hàng; hoặc vay của Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 10 các tổ chức tài chính khác trên thị trường tiền tệ nhằm bổ sung cho thiếu hụt tạm thời về vốn. Hoạt động sử dụng vốn: chức năng thứ hai trong hoạt động luân chuyển tài sản của các ngân hàng thương mại là thực hiện các hoạt động tín dụng và đầu tư. Đây là các hoạt động đem lại nguồn thu cho ngân hàng và bù đắp các chi phí trong hoạt động. Hoạt động tín dụng: hiện nay vẫn là một trong những hoạt động cơ bản, truyền thống và đóng vai trò quan trọng nhất trong các hoạt động tạo ra thu nhập của ngân hàng thương mại (hoạt động này thường chiếm 60%-80% tài sản của ngân hàng). Mặc dù, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, tuy nhiên nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro chính trị và rủi ro đạo đức) khi những rủi ro này xảy ra sẽ gây ảnh hưởng lớn đến ngân hàng vì phần lớn vốn của ngân hàng là được huy động từ nền kinh tế. Hoạt động đầu tư: để đa dạng hóa việc sử dụng nguồn vốn, giảm rủi ro trong hoạt động, tăng thu nhập và hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết, ngoài hoạt động tín dụng các ngân hàng thương mại còn thực hiện các hoạt đầu tư như: hoạt động đầu tư gián tiếp (các hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán thông qua việc mua bán các chứng khoán do chính phủ, công ty phát hành), hoặc các hoạt động đầu tư trực tiếp (góp vốn vào các doanh nghiệp, các công ty tài chính...) 1.1.2.2) Chức năng cung cấp dịch vụ : Cùng với sự phát triển kinh tế, các hoạt động cung cấp dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa các hoạt động của ngân hàng, đồng thời cũng mang lại cho ngân hàng những khoản thu nhập không nhỏ. Các hoạt động dịch vụ này bao gồm các hoạt động như dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, uỷ thác, đại lý, kinh doanh chứng khoán... Ngoài ra, trước sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 11 hiện nay các ngân hàng còn phát triển và cung cấp các dịch vụ mới như các dịch vụ thẻ, Internet Banking, Phonebanking... cũng như phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng quốc tế. 1.2) Vốn và các hình thức sử dụng vốn của ngân hàng thương mại: 1.2.1) Khái quát về vốn và sử dụng vốn của ngân hàng thương mại: Vốn là yêu cầu quan trọng hàng đầu để đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển của một ngân hàng thương mại .Giá trị đầy đủ của vốn được phản ánh trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng bao gồm các nguồn: Vốn chủ sở hữu( vốn cổ đông);Vốn huy động từ tiền gửi các loại, tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, vốn vay và các loại Tài sản nợ khác. Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại được thực hiện thông qua các hoạt động tín dụng và đầu tư của các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế.Hệ thống tín dụng năng động là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế theo một hệ số tăng trưởng vững chắc.Nếu tín dụng ngân hàng không tạo được tiền đề mở ra điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và những hoạt động của nó thì trong nhiều trường hợp sản xuất không thực hiện được và nguồn tích lũy từ lợi nhuận và các nguồn khác sẽ bị hạn chế.Hơn thế nữa các đơn vị sản xuất có thể phải gánh chịu tình trạng ứ đọng vốn luân chuyển không được sử dụng trong quá trình sản xuất .Một thực tế như thế có thể không mang lại hiệu quả , trong khi xuất hiện tình trạng vốn không được sử dụng vào những giai đoạn cụ thể của quá trình sản xuất, nhưng trong các thời kỳ cao điểm mang tính thời vụ của các doanh nghiệp lại không đủ vốn để thúc đẩy nhu cầu sản xuất kinh doanh. Do đó để khỏi thiệt hại, ngân hàng luôn luôn phải cho vay hoặc đầu tư vào những dịch vụ sinh lãi.Từ lãi thu được ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãi suất cho vốn đã huy động, thanh toán các chi phí trong hoạt động, phần còn lại sẽ là lợi nhuận của ngân hàng .Tuy nhiên đối với các hình thức sử dụng vốn Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 12 đều có những ưu thế và nhược điểm riêng và từ đó nó có những rủi ro khác nhau, việc đa dạng hóa các hình thức sử dụng vốn và cơ cấu lại các loại hình sử dụng vốn trong một ngân hàng thương mại sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại có thể mở rộng được qui mô kinh doanh của ngân hàng , giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận. Mục tiêu đặt ra trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng thương mại là sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa từ những vốn huy động được và giảm thiểu rủi ro. Bởi vậy việc cho vay hay đầu tư để sinh lời từ tiền đã huy động được là lẽ sống còn của ngân hàng thương mại .Cho vay hay đầu tư chỉ khác nhau về hình thức vì vậy nhiều khi người ta gọi chung cả hai hoạt động trên là “đầu tư”.Khi ngân hàng đầu tư tiền vốn vào thương vụ hoặc cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng vay , nó trở thành chủ nợ, các đối tượng kia là người vay nợ.Vì thế các khoản đầu tư trên biến thành tài sản có của ngân hàng, ngân hàng đầu tư nhiều càng sinh lãi nhiều từ vốn đã có.Nếu không đầu tư được, ngân hàng sẽ bị lỗ vì phải trả lãi cho nguồn vốn huy động. 1.2.2) Các hình thức sử dụng vốn: 1. 2.2.1) Cho vay Cho vay là nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng trong đó người đi vay sẽ phải cam kết với người người cho vay một khoản tiền mà người đi vay phải chấp nhận hoàn trả sau thời gian sử dụng nhất định.Giá trị hoàn trả lớn hơn giá trị khoản vay, phần chênh lệch đó là lãi suất cho vay và nó tỷ lệ với số lượng tiền và thời hạn vay. Dựa trên nguyên tắc cơ bản của cơ chế tín dụng trong nền kinh tế thị trường là “Cho vay có hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay theo đúng thời hạn đã cam kết”.Thực hiện nguyên tắc này để đảm bảo cho các ngân hàng thương mại có thu nhập để bù đắp đầy đủ chi phí và có lãi đảm bảo cho sự tồn tại, tích lũy và phát triển của các ngân hàng thương mại .Do nguồn vốn cho vay của Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 13 ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp và dân cư mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng ,ngân hàng cũng có nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng khi họ yêu cầu.Nếu các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Từ nguyên tắc cơ bản nói trên hình thành nên hai nguyên tắc bổ trợ sau (Là điều kiện cần và đủ để thực hiện nguyên tắc cơ bản nói trên): Nguyên tắc “Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích , có hiệu quả” Đây là điều kiện cần để thực hiện nguyên tắc cơ bản của tín dụng trong cơ chế thị trường.Sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả tạo cơ sở cho khách hàng thu hồi vốn để trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng thương mại .Đảm bảo điều kiện này giúp cho việc loại trừ vào các lĩnh vực pháp luật nhà nước nghiêm cấm hạn chế rủi ro về đạo đức, tránh được rủi ro về cơ chế ,chính sách trong hoạt động tín dụng .Điều này tạo ra việc sử dụng vốn vay luôn hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn cụ thể. Ngoài ra đối với các ngân hàng thương mại đây còn là phương châm hoạt động tín dụng bởi hiệu quả làm đẩy nhanh nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa , tạo ra nhiều khối lượng sản phẩm , dịch vụ , thúc đẩy các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đồng thời tạo ra nhiều tích lũy để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Nguyên tắc “Vay vốn phải có đảm bảo” Nếu nguyên tắc vay vốn phải được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả là điều kiện cần thì vay vốn phải có đảm bảo là điều kiện đủ để thực hiện nguyên tắc cơ bản của cơ chế tín dụng trong nền kinh tế thị trường. Việc bảo đảm vốn vay được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Thế chấp, cầm cố bằng tài sản của người vay,đảm bảo bằng tài sản hình thành vốn vay; bảo lãnh bên thứ ba; cầm cố thương phiếu giấy tờ có giá . Điều này đảm bảo cho ngân hàng thương mại khi có rủi ro xảy ra đối với người vay vì một lý do nào đó không có khả năng hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ vốn khi vay.Trong Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 14 trường hợp này sẽ được thực hiện thông qua xử lý tài sản làm đảm bảo.Vì tính chất vận động của vốn tín dụng là gắn liền với sự vận động của vật tư hàng hóa, gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Điều kiện cho vay: Tùy thuộc vào luật pháp, cơ chế tín dụng của từng nước và chính sách tín dụng của từng ngân hàng thương mại.Nhưng nói chung thủ tục về cơ bản đối với các đơn vị , cá nhân muốn vay vốn tại ngân hàng thương mại phải thỏa mãn các điều kiện cơ bản sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và tránh nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: + Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất , kinh doanh , dịch vụ , đời sống theo quy định + Kinh doanh có hiệu quả , có lãi + Không có nợ khó đòi - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất , kinh doanh , dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi. - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của ngân hàng cần vay. Tài sản đảm bảo có thể là động sản hoặc bất động sản: + Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà , tài sản gắn liền với đất. + Sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, các loại giấy tờ có giá khác. + Vàng, bạc, đá quí + Các tài sản khác theo qui định của pháp luật Đối tượng cho vay: Ngân hàng thương mại sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của các tổ chức, đơn vị, cá nhân, Hộ gia đình phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 15 các dự án đầu tư, tiêu dùng, phục vụ đời sống... trừ các đối tượng mà pháp luật cấm.Cụ thể: - Đối tượng cho vay tiêu dùng bao gồm các chi phí mua sắm tài sản , phương tiện sinh hoạt của cá nhân. - Đối với các trường hợp cho vay chiết khấu thì đối tượng cho vay là các thương phiếu và các giấy tờ có giá. - Đối tượng cho vay trung hạn, dài hạn là các công trình, hạng mục công trình hay dự án đầu tư có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trực tiếp, nhanh chóng phát huy tác dụng thu hồi vốn nhanh. - Đối với các đơn vị thuộc ngành thương mại dịch vụ thì đối tượng cho vay là hàng hóa luân chuyển và các chi phí lưu thông. - Đối với các đơn vị thuộc ngành sản xuất thì đối tượng cho vay là vật tư, hàng hóa ở khâu dự trữ chi phí sản xuất chưa hoàn thành ở khâu sản xuất, hàng hóa và thành phẩm ở khâu lưu thông. 1.2.2.2) Đầu tư chứng khoán Ngân hàng thương mại sử dụng hình thức này để giải quyết tình trạng tạm thời thừa vốn chưa sử dụng đầu tư cho vay nền kinh tế mà đầu tư ngắn hạn vào chứng khoán bao gồm các loại như :Công trái, trái phiếu công ty ,trái phiếu đô thị, tín phiếu, cổ phiếu với mục đích: đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh nhằm phân tán rủi ro,tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao khả năng thanh khoản. Các dự trữ sơ cấp , dự trữ thứ cấp: dự trữ thứ cấp không phải dự trữ dưới hình thức tiền tệ mà dự trữ dưới hình thức các loại chứng khoán.Tuy nhiên không phải loại chứng khoán nào cũng được coi là dự trữ thứ cấp, những chứng khoán có 3 đặc điểm sau đây được các ngân hàng sử dụng làm dự trữ thứ cấp: ít rủi ro về tín dụng và lãi suất, thời gian đáo hạn ngắn, mang tính thanh khoản cao. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 16 Các loại chứng khoán sau đây đáp ứng được 3 đặc điểm trên và được ngân hàng dùng làm dự trữ thứ cấp: - Thương phiếu thuộc thị trường mở: đó là các công ty được đánh giá cao về sử dụng tín dụng thì được phép phát hành để vay vốn trên thị trường.Loại chứng khoán này cũng được tái chiết khấu tại ngân hàng trung ương. - Hối phiếu chấp nhận thanh toán của các ngân hàng là hối phiếu do các công ty phát hành và được ngân hàng ký chấp nhận thanh toán khi đến hạn.Thông thường loại chứng khoán này có thời hạn tối đa là 180 ngày.Loại chứng khoán này được mua bán phổ biết trên thị trường tiền tệ và được tái chiết khấu tại ngân hàng trung ương. - Tín phiếu kho bạc: là loại giấy nợ ngắn hạn do kho bạc nhà nước phát hành và giao cho ngân hàng trung ương tổ chức bán đấu giá. Ngoài ra các ngân hàng thương mại còn đầu tư dài hạn vào các chứng khoán có chất lượng cao và thời hạn tương đối dài như chứng khoán các công ty lớn, công trái chính phủ .Vì đây là nghiệp vụ sinh lời quan trọng trong các hình thức sử dụng vốn của ngân hàng thương mại . Tuy nhiên trong hoạt động mua bán chứng khoán , ngân hàng thương mại luôn cân nhắc đến lợi ích đem lại.Vì có nhiệm vụ quan trọng là phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhưng lợi nhuận đem lại từ chứng khoán là nhỏ. 1.2.2.3) Góp vốn liên doanh Đây là hình thức ngân hàng dùng vốn , tài sản của mình cùng với các đối tác khác đầu tư vào một hay nhiều dự án nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Góp vốn liên doanh để sáng lập ra một pháp nhân mới nhưng cũng có thể bỏ vốn vào một pháp nhân đã có.Việc góp vốn có thể chỉ duy nhất cho một đối tác hoặc liên doanh nhiều đối tác khác nhau.Mọi qui định về phương án kinh doanh , tổ chức hoạt động , phân chia lợi nhuận …đều được thể hiện qua hợp đồng và điều lệ liên doanh góp vốn. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 17 1.2.2.4) Cho thuê tài chính Đây là hình thức cho thuê tài sản dài hạn mà trong đó người thuê được quyền sử dụng tài sản trong một thời gian nhất định mà người sở hữu tài sản đồng ý.Tài sản thuê mua bao gồm động sản như: xe ô tô, xe máy, máy bay, tàu biển, thiết bị sản xuất, thiết bị văn phòng….hay bất động sản như: nhà máy xí nghiệp,trụ sở làm việc, nhà ở… Người thuê có trách nhiệm thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn và được quyền sở hữu tài sản thuê trong khoảng thời gian đó hoặc được quyền mua tài sản thuê hay thuê tiếp theo các điều kiện hai bên thỏa thuận. Có thể coi là một hình thức tín dụng đặc biệt trong trung dài hạn bởi vì người đi thuê hay người đi vay phải hoàn trả cho người thuê hay người cho vay toàn bộ gốc và lãi trong thời hạn hợp đồng. Thuê mua có những lợi ích riêng so với các hình thức tài trợ khác như: + Đối với người cho thuê: được mở rộng loại hình tài trợ,khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh.Đây là phương thức tài trợ ít rủi ro vì người cho thuê được quyền kiểm soát , quản lý tài sản theo các điều kiện thỏa thuận và việc hoàn trả tiền thuê đảm bảo bằng chính hoạt động tài sản đó. + Đối với người đi thuê: đi vay phải có vốn hoặc tài sản đảm bảo cho khoản tiền vay( mỗi ngân hàng qui định một tỷ lệ tối thiểu khác nhau). 1.2.2.5) Đầu tư tiền gửi vào các tổ chức tín dụng khác Gồm các khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước, ngân hàng và tổ chức tín dụng khác . Ngân hàng thương mại phải thực hiện dự trữ bắt buộc,hình thức này ở mỗi nước có thể khác nhau.Nhiều ngân hàng Trung ương yêu cầu ngân hàng thương mại phải duy trì dự trữ bắt buộc dưới hình thức tiền gửi tại ngân hàng Trung ương.Ngoài ra ngân hàng thương mại sử dụng loại tiền này vào nhiều việc thanh toán rất tiện lợi như các khoản thanh toán với các ngân hàng thương mại khác qua ngân hàng Nhà nước, hoặc qua các ngân hàng đại lý(thanh toán qua các nước khác nhau). Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 18 1.2.2.6 Đầu tư tài sản cố định Đó là việc đầu tư vào nhà cửa , trang thiết bị phục vụ cho quá trình kinh doanh và cho thuê của ngân hàng.Điều này được chú trọng vì nó ảnh hưởng đến vị thế , bộ mặt cũng như phản ánh năng suất lao động của ngân hàng . 1.2.2.7) Dự trữ bắt buộc: Là một quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản . Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này.Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt , thường là từ ngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc.Đây là một trong những công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ. Thông thường , tỷ lệ dữ trữ bắt buộc được các ngân hàng trung ương trên thế giới quy định là tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt so với tiền gửi vãng lai là một bộ phận cấu thành của M1( Tiền mặt lưu thông ngoài ngân hàng + Các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng) mà không quy định tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt với tiền gửi có kỳ hạn(tiền gửi tiết kiệm…, một bộ phận cấu thành của M2( M1 + Các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng) ).Dự trữ bắt buộc có thể được gửi ở ngân hàng trung ương để được hưởng lãi suất.Ở Việt Nam , tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định cho hai loại tiền gửi: tiền gửi không kỳ hạn cộng với tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm và tiền gửi có thời hạn từ 1 năm đến 2 năm, trong đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc so với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 2 năm thấp hơn. Ngoài ra tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn được quy định khác nhau đối với những loại ngân hàng khác nhau có thể theo quy mô, tính chất hoạt động…Ngân hàng trung ương của một số quốc gia như các nước thuộc Anh , Thụy Sỹ ,… đã không còn áp dụng quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc nữa. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 19 1.2.2.8) Cơ chế quản lý vốn tập trung: Hiện nay, các ngân hàng thương mại vẫn thực hiện công tác quản trị nguồn vốn và sử dụng vốn theo từng chi nhánh, không có nguyên tắc thống nhất cho các chi nhánh trong cùng một ngân hàng. Tình trạng này gây nên hiện tượng có những chi nhánh rất tốt về khả năng thanh khoản thậm chí thừa vốn, không có đầu ra, có những chi nhánh đang lâm vào tình trạng thâm hụt thanh khoản nghiêm trọng, phải vay lại từ ngân hàng hoặc tổ chức khác với lãi suất cao. Cơ chế quản lý vốn tập trung khắc phục được tình trạng này trên sở sở quản lý tập trung rủi ro và nguồn vốn . Khái niệm và mục đích thực hiện cơ chế Quản lý vốn tập trung: - Khái niệm: Cơ chế quản lý vốn tập trung còn được gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing). Cơ chế quản lý vốn tập trung là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm quản lý vốn đặt tại Hội sở chính của ngân hàng. Các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với Hội sở chính (thông qua trung tâm vốn). Hội sở chính sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản Có. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với Hội sở chính. Tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về Hội sở chính. - Mục đích thực hiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung: + Quản lý tập trung nguồn vốn của toàn hệ thống đáp ứng cho các mục tiêu sử dụng vốn phù hợp với định hướng và kế hoạch kinh doanh, đảm bảo các giới hạn an toàn theo quy định, kiểm soát rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trong hoạt động ngân hàng; + Quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn hiệu quả, đạt được các chỉ tiêu kế hoạch tài chính của ngân hàng. + Phát huy được lợi thế kinh doanh của các chi nhánh trên các địa bàn khác nhau. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 20 + Phân bổ chi phí, thu nhập vốn một cách khách quan, công bằng để đánh giá đúng mức độ đóng góp của các đơn vị vào thu nhập chung của toàn hệ thống. - Nguyên tắc thực hiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung: + Quản lý vốn tập trung và thống nhất: Nguồn vốn được quản lý theo nguyên tắc tập trung, cả hệ thống là một bảng tổng kết tài sản thống nhất và duy nhất, không tồn tại nghiệp vụ cân đối vốn tại các đơn vị kinh doanh qua cơ chế “mua - bán” vốn. + Thực hiện cơ chế mua-bán vốn với chi nhánh: Công tác điều hành vốn nội bộ chuyển từ cơ chế “vay - gửi” vốn sang cơ chế “mua - bán” vốn, Hội sở chính thực hiện mua toàn bộ tài sản Nợ và bán tài sản Có cho các chi nhánh. Cùng với hoạt động “mua – bán” vốn, toàn bộ rủi ro về vốn (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất) được chuyển về Hội sở chính. Chi nhánh phải trả lãi cho hoạt động “mua” vốn (tương ứng với Tài sản Có) và nhận được lãi khi “bán” vốn cho Hội sở chính (tương ứng với Tài sản Nợ). Lãi, hay giá của hoạt động “mua – bán” vốn (gọi là giá chuyển vốn) do Hội sở chính xác định và định kỳ thông báo tới các đơn vị kinh doanh. Giá chuyển vốn là công cụ đắc lực cho hoạt động điều hành vốn tại Hội sở chính cũng như là căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động trong kỳ của mỗi đơn vị kinh doanh. Khi đó, hiệu quả hoạt động của chi nhánh sẽ được đánh giá thống nhất, bằng chênh lệch giữa lãi suất thực hiện với khách hàng và giá chuyển vốn. Cho vay Đầu tư TSCĐ Tiền gửi TRUNG TÂM VỐN Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B Nguồn vốn khác Vốn 21 Minh họa cơ chế mua - bán vốn + Quản lý tập trung thanh khoản, rủi ro lãi suất: Tập trung công tác quản trị, điều hành vốn tại Hội sở chính trong đó có tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất toàn hệ thống. Chi nhánh thực sự trở thành các đơn vị kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng. - Ưu điểm Cơ chế Quản lý vốn tập trung: + Quản lý tập trung rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối và rủi ro lãi suất + Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiện đại, loại bỏ được một số công tác báo cáo, báo cáo thủ công + Phương pháp quản lý nguồn vốn thống nhất nhưng không can thiệp vào hoạt động kinh doanh cụ thể của từng chi nhánh + Hạn chế tình trạng thừa/thiếu thanh khoản - Nhược điểm Cơ chế Quản lý vốn tập trung: + Hạn chế thao tác nghiệp vụ tại các chi nhánh: + Chi phí ứng dụng cao: 1.3) Hiệu quả sử dụng vốn tại các ngân hàng thương mại 1.3.1) Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại Hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.Như vậy, hiệu quả có nội dung rất rộng và được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau: góc độ kinh tế, góc độ xã hội hoặc vừa kinh tế vừa xã hội. Xét về mặt kinh tế thì hiệu quả kinh tế là hiệu quả được xem xét trên khía cạnh phản ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế đạt được và chi phí bỏ ra để Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 22 đạt được lợi ích đó . Biểu hiện của lợi ích và chi phí kinh tế phụ thuộc vào chủ thể và mục tiêu mà chủ thể đặt ra.Cũng như bao hoạt động khác thì hoạt động sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại cũng cần vươn tới tính hiệu quả . Do giới hạn là chuyên đề thực tập nên chỉ tập trung nghiên cứu vào hoạt động đầu tư vốn tín dụng nên hiệu quả sử dụng vốn ở đây được xét dưới góc độ hiệu quả hoạt động đầu tư vốn tín dụng đối với ngân hàng thương mại . Trước tiên, hiệu quả sử dụng vốn đối với ngân hàng thương mại phải thực hiện mục tiêu của nguồn vốn huy động.Chẳng hạn , mục tiêu của nguồn vốn huy động là để xóa đói giảm nghèo, có hoàn trả ,không hoàn trả , có lãi suất, không lãi suất, thời hạn dài hay ngắn…tùy theo tính chất của từng nguồn vốn. Tiếp đó , hiệu quả đầu tư vốn tại ngân hàng thương mại cao hay thấp còn thể hiện ở chỗ đầu tư vốn làm gì để góp phần thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Kế đó, hiệu quả hoạt động đầu tư vốn tại ngân hàng thương mại còn thể hiện trực tiếp mang lại hiệu quả cho công tác ngân hàng như lợi nhuận , số lượng khách hàng tăng, phát triển thị phần …Như vậy , rõ ràng hiệu quả sử dụng vốn đối với ngân hàng thương mại mà không gắn liền với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì hiệu quả đó sẽ là hiệu quả cục bộ.Do đó trong bất kỳ trường hợp nào, đầu tư vốn tại ngân hàng thương mại cũng phải góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển , phù hợp với định hướng, mục tiêu của nhà nước. Qua những vấn đề được nêu, chúng ta có thể rút ra quan điểm đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại như sau: Trước tiên ,thực hiện tốt mối quan hệ mục tiêu của đầu tư vốn tại ngân hàng thương mại và tiêu chuẩn hiệu quả .Theo nguyên tắc này , mục tiêu là tiêu chuẩn để xác định hiệu quả kinh tế, khi mục tiêu thay đổi thì hiệu quả kinh tế-xã hội thay đổi. Mỗi chủ thể có những mục tiêu khác nhau khi tham gia hoạt động đầu tư vốn.Mục tiêu của chủ thể cũng thay đổi tùy theo từng thời kỳ.Khi ngân hàng không nhấn mạnh về yêu cầu lợi nhuận mà nhấn mạnh Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 23 mục tiêu trước mắt là phải thu hút khách hàng và mở rộng đầu tư vốn thì tiều chuẩn để đánh giá hiệu quả là số lượng dự án đầu tư và số lượng khách hàng được đầu tư.Nếu một ngân hàng thương mại coi nâng cao lợi nhuận là tiêu chuẩn hàng đầu thì tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh tế là lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư vốn đó. Tiếp đó, hiệu quả sử dụng vốn đối với ngân hàng thương mại là bộ phận không thể tách rời của hiệu quả tái sản xuất toàn bộ xã hội . Quá trình thực hiện đầu tư vốn tại ngân hàng thương mại thể hiện thời điểm tạm thời của quá trình sản xuất , đảm bảo hiệu quả hơn của mỗi chu kỳ tái sản xuất tiếp theo.Vì thế , trong việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cần phải coi hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại có hiệu quả cao nhất là góp phần sử dụng kinh tế nhất các nguồn vốn xã hội, thiên nhiên con người và kỹ thuật, đảm bảo trình độ cao nhất của sự thỏa mãn nhu cầu của hiện tại và tương lai không ngừng tăng lên của xã hội từ việc đầu tư vốn này.Bởi vì mức độ hiệu quả của nền kinh tế quốc dân chịu ảnh hưởng không chỉ bởi hoạt động của việc sử dụng phương tiện đầu tư, mà còn do các nhân tố khác tác động như là việc sử dụng các nguyên liệu và năng lượng thích hợp nhất, sự phân công lao động quốc tế… Kế đó, hiệu quả sử dụng vốn đồng nghĩa với việc đạt được sự thống nhất về lợi ích giữa khách hàng và ngân hàng.Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng luôn gắn liền với việc thực hiện các lợi ích của ngân hàng và lợi ích khách hàng .Tức là khi lợi ích của các chủ thể tham gia vào dự án này được kết hợp một cách hài hòa .Nếu lợi ích của một chủ thể nào đó bị vi phạm, hoạt động đó sẽ bị ảnh hưởng không thể trôi chảy được.Đó là mối quan hệ tạo tiền đề và hỗ trợ nhau cùng phát triển .Khi khách hàng có phát triển thì hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại mới được thực hiện trên cả hai phương diện định lượng và định tính. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 24 1.3.2) Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại Chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại có nhiều, nhưng trong khuôn khổ một chuyên đề thực tập chỉ tập trung chủ yếu vào hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tín dụng nên phải đánh giá một hệ thống chỉ tiêu cả định tính lẫn định lượng.Đồng thời , cũng cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để có sự ưu tiên cho chỉ tiêu này hay chỉ tiêu khác, cho đối tượng này hay đối tượng khác. Các chỉ tiêu cơ bản về định tính: Hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại được thể hiện qua: sau khi bỏ vốn ra đầu tư trong một khoảng thời gian đã qui định trong hợp đồng sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại , khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn từ ngân hàng thương mại và tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó , về mặt định tính , hiệu quả định tính được thể hiện qua các mặt sau: + Vốn vay từ ngân hàng đầu tư có tác dụng tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và đạt được mục tiêu khi đi vay đề ra . + Khả năng thu được nợ gốc và lãi trong khoảng thời gian đã qui định trong hợp đồng đã vay vốn.Nghĩa là, hoạt động sử dụng vốn tại người vay phải đảm bảo để ngân hàng thương mại thực hiện các chức năng vốn có của nó, đồng thời phải mang lại thu nhập cho ngân hàng thương mại đủ để trang trải các khoản chi phí liên quan và hạn chế thấp nhất nguy cơ rủi ro( không thu hồi được vốn đầu tư hoặc thu hồi chậm, không đủ…). + Đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của vùng , địa phương và cả nước.Kết quả này đạt được khi cả bên sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại và ngân hàng thương mại đều hoạt động tốt .Tức là , hoạt động của ngân hàng thương mại sẽ đóng góp vào việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật , thúc đẩy sản xuất phát triển , tăng kim ngạch xuất khẩu , thúc Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 25 đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa , tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống người dân… + Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng, cung cấp vốn đầy đủ , nhanh chóng , kịp thời.Qua đó , bên đi vay sẽ tiết kiện được các chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian và nhất là sẽ không bỏ lỡ những cơ hội sản xuất kinh doanh tốt. Các chỉ tiêu cơ bản về định lượng: Có nhiều loại chỉ tiêu định lượng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, nhưng thông thường người ta dùng một số chỉ tiêu chủ yếu: hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư tín dụng và một số chỉ tiêu liên quan khác để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại : + Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời – phản ánh tính hiệu quả của một đồng vốn kinh doanh – theo thông lệ quốc tế thường được phản ánh thông qua các chỉ tiêu sau: thu lãi biên ròng(NIM), thu ngoài lãi biên ròng(NOM), thu nhập hoạt động biên(TNHĐB), hệ số thu nhập trên cổ phiếu(EPS), thu nhập ròng trên tổng tài sản(ROA) và thu nhập ròng trên tổng vốn chủ sở hữu(ROE). Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 26 NIM = NOM = TNHĐB = Tổng thu nhập – tổng chi phí Tổng tài sản có sinh lời(hoặc tổng tài sản có) Tổng thu nhập ngoài lãi – tổng chi phí ngoài lãi (1) (2) Tổng tài sản có Tổng thu hoạt động – tổng chi phí hoạt động (3) Tổng tài sản có EPS = ROA = ROE = Lợi nhuận sau thuế (4) Tổng số cổ phiếu hiện hành Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản có Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu (5) (6) Tỷ lệ thu lãi biên ròng (NIM), thu ngoài lãi biên ròng (NOM), thu nhập hoạt động biên (TNHĐB) phản ánh năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu từ các khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ, tiền lương nhân viên và phúc lợi). Tỷ lệ thu nhập lãi biên ròng đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp. Trái lại tỷ lệ thu ngoài lãi biên ròng đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu (gồm tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị và chi phí tổn thất tín dụng). Còn thu nhập trên cổ phiếu (EPS) đo lường trực tiếp thu nhập của các cổ đông tính trên mỗi cổ phiếu hiện hành đang lưu hành. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 27 ROA là một chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tính hiệu quả quản lý . Nó chỉ ra rằng khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng. ROA được sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu quả hoạt động và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng , nếu mức ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay không năng động hoặc có thể chi phí hoạt động của ngân hàng quá mức . Ngược lại, mức ROA cao thường phản ánh kết quả của hoạt động hữu hiệu, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế. ROE là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng. Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng (tức là chấp nhận rủi ro để hy vọng có được thu nhập ở mức hợp lý). Chỉ tiêu này cũng được sử dụng khá phổ biến trong phân tích hiệu quả hoạt động nhằm phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, trong đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng còn xem xét mỗi quan hệ giữa chỉ tiêu ROA và ROE vì trên thực tế hai chỉ tiêu này phản ảnh sự đánh đổi cơ bản giữa rủi ro và thu nhập . Chính điều này cho thấy một ngân hàng có thể có ROA thấp nhưng vẫn có thể đạt được ROE khá cao do họ sử dụng đòn bảy tài chính lớn. + Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập, chi phí : Với chiến lược tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng thương mại thường nâng cao hiệu quả hoạt động của mình bằng cách giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất lao động trên cơ sở tự động hóa và nâng cao trình độ nhân viên. Bởi vậy, các thước đo phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng và năng suất lao động của nhân viên gồm các chỉ tiêu sau: * Tổng chi phí hoạt động/tổng thu từ hoạt động: là một thước đo phản ánh mỗi quan hệ giữa đầu vào (tử số) và đầu ra (mẫu số) hay nói cách khác nó phản ánh khả năng bù đắp chi phí trong hoạt động của ngân hàng. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 28 * Năng suất lao động (Thu nhập hoạt động/Số nhân viên làm việc đầy đủ thời gian): phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của ngân hàng. * Tổng thu hoạt động/tổng tài sản: phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản. Nếu hệ số này lớn phản ánh ngân hàng đã phân bổ tài sản (danh mục đầu tư) một cách hợp lý nhằm nâng cao lợi nhuận của ngân hàng. + Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính : Ngoài việc quan tâm đến việc nâng cao giá trị cổ phiếu và đẩy mạnh khả năng sinh lời, thông thường trong hoạt động của mình các ngân hàng thương mại cũng thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ những rủi ro mà họ phải đối mặt. Trong một nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, khiến các nhà quản trị ngân hàng tập trung nhiều hơn vào công việc kiểm soát và đo lường rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, đó là: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro phá sản và rủi ro thu nhập. * Tỷ lệ nợ xấu (nợ xấu/tổng cho vay và cho thuê): chỉ tiêu phản ánh chất lượng của tín dụng, chỉ số này càng nhỏ thể hiện chất lượng tín dụng càng cao. * Tỷ lệ cho vay (cho vay ròng/tổng tài sản): phản ánh phần tài sản có được phân bổ vào những loại tài sản có tính thanh khoản kém. Như vậy tỷ lệ này cho thấy, việc tăng cường sử dụng nguồn vốn vay rất có thể gây ra rủi ro thanh khoản nếu như nhu cầu rút tiền của công chúng tăng và chất lượng của các khoản cho vay giảm . * Tỷ lệ giữa tài sản nhạy cảm với lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất: khi quy mô tài sản nhạy cảm với lãi suất vượt quá nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất trong một thời kỳ nhất định, một ngân hàng có thể sẽ rơi vào tình trạng bất lợi và thua lỗ có thể xảy ra nếu lãi suất giảm. Ngược lại, khi quy mô vốn nhạy cảm với lãi suất vượt quá tài sản nhạy cảm với lãi suất, thua lỗ chắc chắn xảy ra nếu lãi suất tăng . * Tỷ lệ đòn bẩy tài chính (tổng tài sản/tổng vốn chủ sở hữu): chỉ tiêu này phản ánh bao nhiêu đồng giá trị tài sản được tạo ra trên cơ sở 1 đồng vốn Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 29 chủ sở hữu và ngân hàng phải dựa vào nguồn vay nợ là bao nhiêu. Trên thực tế cho thấy tỷ lệ này trung bình khoảng trên 15 lần, nhưng vì vốn chủ có chức năng bù đắp thua lỗ nên tỷ lệ này càng lớn thì rủi ro phá sản của ngân hàng càng cao. Ngoài các nhóm chỉ tiêu trên, trong phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng còn sử dụng nhiều hệ số tài chính khác như: tổng dự nợ/vốn huy động (phản ánh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động) hay chỉ tiêu vốn huy động/vốn tự có (phản ánh khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế )... Như vậy, để tối đa hóa lợi nhuận và đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình các ngân hàng thương mại cần chú ý và kiểm soát hợp lý các chỉ tiêu như: quy mô ngân hàng (ROA và ROE); kiểm soát chi phí (chi phí hoạt động/ tổng thu hoạt động); cơ cấu tiền gửi; đòn bảy tài chính; mở rộng các dịch vụ thu phí; tăng trưởng về tài sản, tiền gửi và các khoản cho vay. Tuy nhiên không nên coi tiêu chí tăng trưởng về tài sản, tiền gửi và các khoản cho vay như là một chỉ tiêu tốt cho lợi nhuận vì sự tăng trưởng quá mức có thể dẫn tới tình trạng mất khả năng kiểm soát, làm chi phí hoạt động nhanh hơn tổng nguồn thu. 1.4) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại 1.4.1) Năng lực của bản thân ngân hàng Vốn tự có của bản thân ngân hàng: Năng lực tài chính của một ngân hàng thương mại thường được biểu hiện trước hết là qua khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vốn chủ sở hữu thể hiện sức mạnh tài chính của một ngân hàng. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới quy mô kinh doanh của ngân hàng như: khả năng huy động và cho vay vốn, khả năng đầu tư tài chính và trình độ trang bị công nghệ. Thứ hai, khả năng sinh lời cũng là một nhân tố phản ánh về năng lực tài chính của một ngân hàng vì nó thể hiện tính hiệu Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 30 quả của một đồng vốn kinh doanh. Thứ ba là khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của một ngân hàng cũng là nhân tố phản ánh năng lực tài chính . Nếu nợ xấu tăng thì dự phòng rủi ro cũng phải tăng để bù đắp rủi ro, có nghĩa là khả năng tài chính cho phép sử dụng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra. Ngược lại, nếu nợ xấu tăng nhưng dự phòng rủi ro không đủ để bù đắp có nghĩa là tình trạng tài chính xấu và năng lực tài chính bù đắp cho các khoản chi phí này bị thu hẹp. Uy tín của ngân hàng: khách hàng bao giờ cũng tìm những ngân hàng có uy tín cao để gửi hoặc vay tiền mong rằng ngân hàng có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình, có như vậy đồng vốn đầu tư của họ mới hạn chế rủi ro. Ngân hàng có uy tín bao giờ cũng có nhiều khách hàng lớn hơn những ngân hàng khác. Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ: chính là phản ánh năng lực công nghệ thông tin của một ngân hàng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống xã hội như ngày nay, thì ngành ngân hàng khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống. Năng lực công nghệ của ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới gồm thiết bị và con người, tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng và tích độc đáo về công nghệ của mỗi ngân hàng. Thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng : các tổ chức kinh tế cũng như các cá nhân ngoài mục đích hưởng một chút lợi nhuận từ đồng vốn nhàn rỗi của mình , mà có khi còn muốn hưởng nhiều tiện ích từ các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ trong thanh toán, dịch vụ chuyển tiền , dịch vụ thẻ séc, thẻ tín dụng, thẻ rút tiền…Khi thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng của các tổ chức kinh tế và cá nhân phát triển thì ngân hàng càng có nhiều cơ hội trong việc huy động và cho vay. Tác phong giao tiếp của ngân hàng: nhân tố con người là yếu tố quyết định quan trọng đến sự thành bại trong bất kỳ hoạt động nào của các ngân Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 31 hàng thương mại. Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi các ngân hàng càng phải cung cấp nhiều dịch vụ mới và có chất lượng . Chính điều này đòi hỏi chất lượng của nguồn nhân lực cũng phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời đối với những thay đổi của thị trường, xã hội . Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa được những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh , đầu tư và đây cũng là nhân tố giúp các ngân hàng giảm thiểu được các chi phí hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nguồn nhân lực luôn phải chú trọng việc gắn phát triển nhân lực với công nghệ mới. Chính sách khách hàng: mục đích của người gửi tiền và vay tiền ngân hàng thường là nhờ ngân hàng quản lý, chi trả hộ trong thanh toán hoặc là để tiết kiệm và hưởng lãi…Trong thế giới cạnh tranh không ngừng , khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn hình thức đầu tư của mình, họ chỉ tìm đến gửi , vay tiền ở những nơi mà họ cảm thấy tiện nhất chứ không chỉ đơn thuần là “ăn quả trả tiền”. Trong điều kiện ít có sự khác biệt về sản phẩm của ngân hàng và giá cả như hiện nay thì chính sách khách hàng trở thành một nhân tố số một để giữ thị phần của mình.Bởi vậy, ngân hàng phải hiểu được động cơ, thói quen, mong muốn của các khách hàng .Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể đưa ra một hệ thống chính sách khách hàng như: Chính sách về giá cả , chính sách về khuyến mại, tiếp thị quảng cáo, chính sách về dịch vụ ,sản phẩm mới… Chính sách lãi suất:là tổng hợp các loại chính sách và qui phạm được đặt ra về lãi suất của một ngân hàng trong một thời kỳ nhất định, dựa vào hoàn cảnh kinh tế khác nhau và yêu cầu mục tiêu chính sách kinh tế khác nhau, trong nền kinh tế thị trường tác động của lãi suất tương đối rộng từ góc độ qui mô trong sự phân phối giữa chi tiêu và mức để dành, đầu tư của người lao động.Từ góc độ vĩ mô lãi suất có tác động tới cung cầu tiền tệ, tới giá cả hàng hóa , tới tỷ suất lợi nhuận. Đối với ngân hàng nói riêng , lãi suất huy động và cho vay của ngân hàng là nhân tố ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi gửi Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 32 và vay tiền của ngân hàng .Khi lãi suất ngân hàng lớn hơn lãi suất đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế sẽ kích thích người dân gửi tiền vào ngân hàng và ngược lại.Bởi lẽ vấn đề người dân quan tâm nhất là lợi nhuận, ở đâu có lãi suất hấp dẫn thì vốn sẽ được đầu tư nhiều vào đó. Để thu hút và duy trì quan hệ với các khách hàng , ngân hàng phải ấn định từng mức lãi suất cụ thể cho từng khách hàng , từng loại số dư và kỳ hạn , thực hiện những ưu đãi về lãi suất cho những khách hàng, từng loại số dư kỳ hạn, thực hiện những ưu đãi về lãi suất cho những khách hàng lớn, khách hàng có uy tín…Hơn thế, hệ thống lãi suất phải linh hoạt phù hợp với tình hình thị trường và phù hợp với mong muốn về qui mô, chất lượng cho vay và huy động vốn của ngân hàng . 1.4.2) Môi trường kinh tế-chính trị-xã hội Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế, do vậy những biến động của môi trường kinh tế, chính trị và xã hội có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng. Nếu môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại, vì đây cũng là điều kiện làm cho quá trình sản xuất của nền kinh tế được diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế có tăng trưởng cao và ổn định, các khu vực trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh do đó nhu cầu vay vốn tăng làm cho các ngân hàng thương mại dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng của mình đồng thời khả năng nợ xấu có thể giảm vì năng lực tài chính của các doanh nghiệp cũng được nâng cao. Ngược lại, khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất ổn thì lại là những nhân tố bất lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại như nhu cầu vay vốn giảm; nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 33 Hơn nữa, hiện nay quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới . Các nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau, luồng vốn quốc tế đã và đang dồn vào khu vực Châu Á mạnh mẽ, điều này đang tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng nhiều cơ hội mới như có thể tranh thủ được các nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển...tuy nhiên, bên cạnh đó ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ quá trình hội nhập, như phải cạnh tranh với những tập đoàn tài chính đầy tiềm lực (về vốn, công nghệ, năng lực quản lý...). Trong khi thực tế hiện nay cho thấy các ngân hàng thương mại Việt Nam còn yếu về mọi mặt từ năng lực tài chính, kinh nghiệm quản trị ngân hàng, công nghệ đến nguồn nhân lực. Ngoài ra, với quá trình hội nhập kinh tế quốc ngày càng sâu rộng, thì sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của các nước trên thế giới mà nhất là các bạn hàng của Việt Nam cũng có những ảnh hưởng không nhỏ. 1.4.3) Chính sách của nhà nước Ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh đặc biệt chịu tác động trực tiếp từ các chính sách pháp luật của nhà nước, các qui định điều chỉnh của Chính Phủ và của Ngân hàng Trung ương. Bất kỳ một sự điều chỉnh nào của nhà nước và ngân hàng Trung ương về tài chính tiền tệ, tín dụng, lãi suất đều ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vốn của ngân hàng . Ta cũng có thể thấy ngay trong thời gian qua kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, cụ thể trong thời kỳ lạm phát vừa qua nhà nước ban hành chính sách tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm và cho vay nhằm mục đích thu bớt tiền trong lưu thông , hạn chế đầu tư để ổn định nền kinh tế vĩ mô.Trong khi đó bây giờ nước ta đang phải đối mặt với tình trạng giảm phát nên chính sách của nhà nước lúc này đối với các ngân hàng là giảm lãi suất tiền gửi và tiền vay với mục đích kích thích đầu tư để tạo nhiều công ăn việc làm trong nước. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 34 1.5) Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại Lịch sử hình thành và phát triển kinh doanh ngân hàng cho ta thấy vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển.Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, kinh doanh ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống trong xã hội đồng thời cũng là để duy trì sự tồn tại và phát triển của ngân hàng trong thời buổi cạnh tranh gay gắt . Trong điều kiện đó, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề ngày càng được quan tâm . 1.5.1) Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn là đòi hỏi của phát triển nền kinh tế - xã hội Đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện để ngân hàng làm tốt chức năng trung tâm thanh toán vì khi chất lượng vốn được đảm bảo sẽ tăng vòng quay vốn tín dụng , nó tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân . Là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư , góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế . Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn làm cho hoạt động của kinh doanh ngân hàng ngày càng được mở rộng về khối lượng, đồng thời chất lượng cũng ngày càng được nâng cao . Ngân hàng là một trong những công cụ để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế- xã hội theo từng ngành , từng lĩnh vực. Nâng cao chất lượng sử dụng vốn trên cơ sở tăng cường hiệu quả sử dụng vốn sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội , đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng trong cả nước , ổn định và phát triển nền kinh tế. Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn sẽ làm giảm tối thiểu lượng tiền thừa trong lưu thông , nó góp phần kiềm chế lạm phát , ổn định tiền tệ , tăng trưởng kinh tế , tăng uy tín quốc gia.Đồng thời , thông qua các công trình đầu tư vốn Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 35 phát huy tác dụng , tạo ra những sản phẩm , dịch vụ cho nền kinh tế , làm tăng uy tín quốc gia. 1.5.2) Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại Tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm , dịch vụ ngân hàng do giảm được sự chậm trễ , giảm chi phí quản lý , các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn vay. Từ đó cải thiện được tình hình tài chính của ngân hàng , tạo thế mạnh cho ngân hàng trong quá trình cạnh tranh. Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn sẽ góp phần củng cố mối quan hệ xã hội của ngân hàng, điều đó cũng có ý nghĩa là tạo được môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động ngân hàng . Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho sự tồn tạo lâu dài của ngân hàng , cho phép ngân hàng có những khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận bổ sung vốn đầu tư. Là điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh ngân hàng làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thương mại do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn và thu hút thêm được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm , tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng cùng sự trung thành của khách hàng . 1.5.3) Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn do yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Đảm bảo những lợi ích hài hòa trong mối quan hệ giữa các ngân hàng thương mại , các tổ chức tín dụng , các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư , gắn liền với lợi ích của nhà nước. Đảm bảo cho các ngân hàng thương mại đề phòng , hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh có nguồn gốc từ nhiều phía đưa lại. Hoạt động sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại vừa phải đảm bảo tính khách quan , phù hợp với các chức năng vốn có của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế, vừa phải thể hiện được tính chủ quan , gắn hoạt động Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 36 của ngân hàng thương mại theo định hướng của nhà nước trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Đảm bảo cho ngân hàng thương mại thực thi các chính sách tiền tệ, tín dụng của ngân hàng Nhà nước Trung ương một cách có hiệu quả , hoạt động kinh doanh có lãi… Từ những phân tích trên cho chúng ta thấy việc tăng cường hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại là sự cần thiết khách quan. Cũng bởi vậy, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn luôn luôn phải được chú trọng trong quá trình phát triển và trên một ý nghĩa là thường trực của quá trình tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại . CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1) Khái quát quá trình hoạt động Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 2.1.1) Sự hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Thời kỳ từ 1957- 1980: Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN - được thành lập theo quyết định Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 37 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội Thời kỳ 1981- 1989: Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước . Thời kỳ 1990 - nay: Thời kỳ 1990- 1994:Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển. Từ 1/1/1995: Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. Thời kỳ 1996 - nay:Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV . Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 38 Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,… Những thành tựu tiêu biểu qua các năm phát triển: Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981) Giai đoạn 1957-1960 Ngân hàng đã thực hiện cung ứng vốn cho hàng trăm công trình, đồng thời tránh cho tài chính khỏi ứ đọng và lãng phí vốn,.. Có tác dụng góp phần vào việc thăng bằng thu chi, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị trư ờng, giữ vững giá cả... Nhiều công trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống sản xuất của nhân dân miền Bắc khi đó đã được xây dựng nên từ những đồng vốn cấp phát của Ngân hàng Kiến Thiết như: Hệ thống đại Thuỷ Nông Bắc Hưng Hải; Góp phần phục hồi và xây dựng các hầm lò mỏ than ở Quảng Ninh, Bắc Thái; Nhà máy Xi măng Hải phòng, những tuyến đường sắt huyết mạch... ; Góp phần dựng xây lại Nhà máy nhiệt điện Yên Phụ, Uông Bí, Vinh; Xây dựng Đài phát thanh Mễ Trì rồi các trường Đại học Bách khoa, Kinh tế - Kế hoạch, Đại học Thuỷ Lợi... Giai đoạn 1960-1965 Trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã cung ứng vốn cấp phát để kiến thiết những cơ sở công nghiệp, những công trình xây dựng cơ bản phục vụ quốc kế, dân sinh và góp phần làm thay đổi hẳn diện mạo nền kinh tế miền Bắc. Hàng trăm công trình đã được xây dựng và sử dụng như khu công nghiệp Cao - Xà - Lá (Thượng Đình - Hà Nội), Khu công nghiệp Việt Trì, Khu gang thép Thái Nguyên; Các nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, Bản Thạch (Thanh Hoá), Khuổi Sao (Lạng Sơn), Nà Sa (Cao Bằng), nhiệt điện Phả Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 39 Lại, Ninh Bình, đường dây điện cao thế 110 KV Việt Trì - Đông Anh, Đông Anh – Thái Nguyên,… Giai đoạn 1965-1975 Thời kỳ này, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng với nhân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp thời cho các công trình phòng không, sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan trọng, cấp vốn kịp thời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao thông thời chiến, xây dựng công nghiệp địa phương. Giai đoạn 1975- 1981 Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ở miền Nam, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của chiến tranh. Hàng loạt công trình mới được mọc lên trên một nửa đất nước vừa được giải phóng: các rừng cây cao su, cà phê mới ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Quảng Trị; Hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh), Phú Ninh (Quảng Nam),… Khu công nghiệp Dầu khí Vũng Tàu, các công ty chè, cà phê, cao su ở Tây Nguyên,... các nhà máy điện Đa Nhim, xi măng Hà Tiên,... Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990) Trong khoảng từ 1981- 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳng định để đứng vững và phát triển . Những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ này này lớn hơn trước gấp bội cả về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố định đã hình thành trong nền kinh tế . Thời kỳ này đã hình thành và đưa vào hoạt động hàng loạt những công trình to lớn có “ý nghĩa thế kỷ” của đất nước, cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh vực sự nghiệp và phúc lợi như: công trình thủy điện Sông Đà, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cảng Chùa Vẽ, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy đóng tàu Hạ Long,... Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 40 Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – 9/2007) Mười năm thực hiện đường lối đổi mới (1990 - 2000): Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên kết quả hoạt động giai đoạn 10 năm đổi mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam rất khả quan, được thể hiện trên các mặt sau: * Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển * Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa * Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt * Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại * Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống * Xây dựng ngành vững mạnh * Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh Trong 10 năm đổi mới Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ từ không đến có, từ thủ công đến hiện đại . Công nghệ tin học được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, huy động vốn, quản lý tín dụng, kinh doanh tiền tệ và quản trị điều hành. Các sản phẩm mới như Home Banking, ATM… được thử nghiệm và thu được kết quả khả quan. Những tiến bộ về công nghệ ngân hàng đã góp phần quan trọng vào kết quả và sự phát triển của BIDV trong 10 năm đổi mới . Giai đoạn đổi mới và hội nhập (2000 – 2007) Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Sau 5 năm thực hiện Đề án cơ cấu lại (2001 – 2005) và thực hiện các cải cách khác trong năm 2006, 2007 đã tạo ra bước chuyển biến căn bản về chất trong hoạt động của Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 41 BIDV, làm tiền đề cho giai đoạn phát triển mới. Những thành quả đó được thể hiện trên một số bình diện sau đây: * Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao * Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn * Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt * Đầu tư phát triển công nghệ thông tin * Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại * Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm * Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực * Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới * Chuẩn bị tốt các tiền đề cho Cổ phần hóa BIDV * Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển theo mô hình Tập đoàn 2.1.2) Khái quát về mô hình tổ chức hoạt động Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam HỘI SỞ CHÍNH HEAD OFFICE HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN KHỐI CÔNG TY CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH KHỐI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN 3 VIỆT NAM SỞ (BIDV) GIAO Trụ sở chính tại Hà DỊCH Trụ sở tại Hà Nội Nội và văn phòng đại tại TPHCM Sv: Lê đình Chính –diện Lớp: Kinh Tế KHỐI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KHỐI LIÊN DOANH NGÂN HÀNG VID-PUBLIC TRUNG TÂM ĐÀO TẠO (BTC) Phát Triển 47B Trụ sở chính tại Hà Nội Chi nhánh tại TP.HCM ,Đà Nẵng , Hải Phòng , Bình Dương. 42 CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II Trụ sở tại TP.HCM CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG LÀO-VIỆT Trụ sở tại Hà Nội CÔNG TY BẢO HIỂM 100 CHI Trụ sở tại Hà Nội TRUNGTÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (BITC) NHÁNH CẤP I CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN NGÂN HÀNG VIỆT-NGA Trụ sở chính tại Hà Nội Chi nhánh tại Vũng Tàu Trụ sở tại Hà Nội CÔNG TY ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CÔNG TY LIÊN DOANH QUẢN LÝ QUỸ (BVIM) Trụ sở tại Hà Nội CÔNG TY ĐẦU TƯ CÔNG ĐOÀN Trụ sở chính tại Viêng Chăn Chi nhánh tại Hà Nội ,TPHCM ,Chăm PaSắc. Trụ sở chính tại Hà Nội 400 ĐIỂM GIAO DỊCH 700 MÁYATM Trụ sở tại Hà Nội CÔNG TY LIÊN DOANH THÁP NHĐT&PTVN CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ CÔNG NGHIỆP VÀ NĂNG LƯỢNG Trụ sở chính tại Hà Nội Trụ sở tại Hà Nội 2.2) Thực trạng , hiệu quả sử dụng vốn Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 2.2.1) Cơ cấu, kết quả phát triển tài sản nợ , có: IFRS VAS Năm 2007 Triệu VND Năm 2006 Triệu VND Năm 2007 Triệu VND Năm 2006 Triệu VND 1.971.129 1.381.941 1.971.129 1.381.941 8.758.166 17.688317 8.758.166 17.688317 1.653.910 5.055.964 1.653.910 5.055.964 24.665.128 16.755.290 24.665.128 16.755.290 -55.166 -25.4 TÀI SẢN 1.Tiền mặt và các khoản tương đương tiền tại quỹ 2.Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 3.Tiền gửi thanh toán tại các tổ chức tín dụng khác 4.Tiền gửi có kỳ hạn và cho vay các TCTD khác 5.Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 43 6.Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 7.Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 8.Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 9.Cho vay khách hàng, sau khi lập dự phòng rủi ro tín dụng . Trong đó: Cho vay khách hàng Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 10.Đầu tư vào công ty con, góp vốn liên doanh,liên kết và đầu tư dài hạn khác 11.Tài sản cố định hữu hình 12.Tài sản cố định thuê tài chính 13.Tài sản vô hình và quyền sử dụng đất 14.Tài sản có khác TỔNG TÀI SẢN 26.164.877 13.526.748 25.318.796 12.737.144 2.309.729 2.249.024 2.309.729 2.249.024 31.644 -- 31.644 122.317.180 94.061.489 125.782.525 97.753.909 128.633.556 99.182.407 128.633.556 99.182.407 (6.316.376) (5.120.918) (2.851.031) (1.428.498) 2.383.493 1.236.242 3.098.771 1.454.479 887.701 832.364 887.701 832.364 496.083 429.066 496.083 429.066 355.76 286.644 355.76 286.644 8.264.815 4.561.393 8.264.815 4.561.393 200.259.615 158.064.482 203.538.991 161.160.135 18.229.032 16.781.239 18.229.032 16.781.239 3.767.010 1.510.452 3.767.010 1.510.452 4.628.065 1.591.273 4.628.065 1.591.273 135.977.375 107.017.634 135.977.375 107.017.634 6.522.494 7.115.749 6.522.494 7.115.749 -- 602 -- 602 NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU NỢ PHẢI TRẢ 1.Các khoản nợ chính phủ và NHNN 2.Tiền, vàng gửi không kỳ hạn của các TCTD khác 3.Tiền, vàng gửi có kỳ hạn và vay của các TCTD khác 4.Tiền gửi khách hàng và các khoản phải trả khách hàng 5.Phát hành giấy tờ có giá 6.Công cụ tài chính phái sinh và các công nợ tài chính phái sinh khác Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 44 7.Các nguồn vốn vay khác 18.164.820 16.222.854 18.164.820 16.222.854 8.Thuế thu nhập doanh nghiệp 9.Lãi dự chi 324.522 -- 324.522 3.368.407 2.543.714 3.368.407 2.543.714 10.Các công nợ khác 1.389.486 1.100.339 1.291.521 1.035.793 192.371.211 153.883.856 192.273.246 153.819.310 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.Vốn điều lệ 2.Vốn khác 7.699.147 4.077.401 7.699.147 4.077.401 1.412.268 1.413.157 1.412.268 1.413.157 3.Các quỹ dự trữ 4.Quỹ đánh giá lại tài sản tài chính sẵn sàng để bán 5.Lợi nhuận để lại/Lỗ lũy kế TỔNG NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.003.188 1.310.200 1.101.153 1.374.746 130.803 571.367 -- -- (2.357.002) (3.191.499) 1.053.177 475.521 7.888.404 4.180.626 11.265.745 7.340.825 200.259.615 158.064.482 203.538.991 161.160.135 (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam) Ngân hàng BIDV thực hiện ghi chép bằng đồng Việt Nam và trình bày các báo cáo tài chính bằng triệu đồng Việt Nam (triệu đồng) theo Luật các Tổ chức Tín dụng, Luật Sửa đổi và Bổ sung Một số điều trong Luật các Tổ chức Tín dụng, các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (“VAS”) và Hệ thống Tài khoản Kế toán các Tổ chức Tín dụng Việt Nam. Ngoài ra, Ngân hàng BIDV cũng lập báo cáo tài chính theo các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (“IFRS”). Các báo cáo tài chính kèm theo đây có khác biệt so với các báo cáo tài chính được lập theo luật định tại Việt Nam do các báo cáo này bao gồm một số điều chỉnh nhưng không được thể hiện trong sổ sách của Ngân hàng theo VAS. Những điều chỉnh đó là cần thiết để trình bày tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và những thay đổi về vốn chủ sở hữu của Ngân hàng theo IFRS do Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế ban hành. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 45 Do những ưu điểm của việc lập theo các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) như vậy em xin trình bày phân tích bảng cân đối kế toán theo IFRS như sau: a) Tiền gửi có kỳ hạn và cho vay các tổ chức tín dụng khác: Năm 2007 (Triệu VND) Tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD Tiền gửi có kỳ hạn với các TCTD trong nước bằng VND Tiền gửi có kỳ hạn với các TCTD trong nước bằng ngoại tệ Tiền gửi có kỳ hạn với các TCTD nước ngoài bằng ngoại tệ Cho vay các TCTD Cho vay các TCTD trong nước bằng VND Cho vay các TCTD trong nước bằng ngoại tệ Tạm ứng đặc biệt cho Ngân hàng TMCP Nam Đô Cho vay các TCTD tham gia Dự án Tài chính Nông thôn I Cho vay các TCTD tham gia Dự án Tài chính Nông thôn II Tiền gửi có kỳ hạn và cho vay các tổ chức tín dụng khác Năm 2006 (TriệuVN) 18.794.715 13.326.000 2.286.935 3.181.780 5.870.413 1.318.007 116.65 334.000 1.109.018 2.992.739 24.665.128 11.596.095 10.501.000 566.98 528.11 5.159.195 1.187.014 93.22 334.000 1.121.024 2.423.934 16.755.290 b) Cho vay khách hàng: Năm 2007 Năm 2006 Triệu VND Triệu VND 114.049.154 89.729.172 2.075.723 1.095.090 5.545.323 4.883.737 4.980.570 300.000 1.966.571 3.151.825 16.215 22.583 128.633.556 99.182.407 (6.316.376) (5.120.918) 122.317.180 94.061.489 Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước Cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá Cho vay bằng vốn ODA Cho vay uỷ thác Cho vay theo chỉ định của Chính phủ, kế hoạch Nhà nước Nợ cho vay được khoanh và nợ chờ xử lý Trừ: Dự phòng rủi ro tín dụng Cho vay khách hàng ,sau khi lập dự phòng rủi ro tín dụng Phân tích dư nợ cho vay theo các ngành kinh tế tại thời điểm cuối năm tài chính như sau: Nông nghiệp và lâm nghiệp Thuỷ sản Công nghiệp khai thác mỏ Công nghiệp chế biến Năm 2007 Triệu VND 5.258.753 2.681.551 4.575.639 25.256.227 % 4,09 2,08 3,56 19,63 Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B Năm 2007 Triệu VND 4.668.753 1.571.425 4.778.700 24.135.626 % 4,71 1,58 4,82 24,34 46 Sản xuất và phân phối điện khí đốt và nước Xây dựng Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy,đồ dùng cá nhân và gia đình Khách sạn và nhà hàng Vận tải, kho bãi thông tin liên lạc Hoạt động tài chính Giáo dục và đào tạo Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội Hoạt động văn hoá thể thao Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình Hoạt động các tổ chức và đoàn thể Quốc tế Tổng 9.583.144 30.758.778 7,45 23,91 9.039.565 24.329.977 9,11 24,53 16.080.849 12,50 8.790.015 8,86 5.471.555 4,25 5.372.078 4,18 7.387.330 5,74 204.504 0,16 1.002.520 0,78 681.293 0,53 13.875.029 10,79 334.967 0,26 109.339 0,09 128.633.55 100,00 6 3.909.045 3.278.267 2.866.787 200.349 775.652 529.282 10.053.367 157.985 97.612 3,94 3,31 2,89 0,20 0,78 0,53 10,14 0,16 0,10 99.182.407 100,00 Phân tích dư nợ theo thời gian tại ngày 31 tháng 12 như sau: Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn Tổng Năm 2007 Năm 2006 Triệu VND Triệu VND 77.561.586 56.348.048 16.506.934 12.911.673 34.565.036 29.922.686 128.633.55 99.182.407 6 Phân tích dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm tài chính như sau: Cho vay các TCKT Doanh nghiệp nhà nước trung ương Doanh nghiệp nhà nước địa phương Công ty TNHH nhà nước Công ty TNHH tư nhân Công ty cổ phần nhà nước Công ty cổ phần khác Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Kinh tế tập thể Cho vay cá nhân Cho vay khác Năm 2007 Triệu VND 106.523.041 24.106.868 5.857.861 4.116.706 24.258.497 17.469.427 22.101.957 5.358.541 3.126.609 126.575 15.617.246 6.493.269 % 82,81 18,74 4,55 3,20 18,86 13,58 17,18 4,17 2,43 0,10 12,14 5,05 Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B Năm 2006 Triệu VND 86.932.917 25.692.890 6.966.173 3.455.413 16.139.017 13.821.869 12.948.084 3.899.537 3.847.284 162.65 9.981.514 2.267.976 % 87,65 25,90 7,02 3,48 16,27 13,94 13,06 3,93 3,88 0,17 10,06 2,29 47 Tổng 128.633.556 100,00 99.182.407 100,00 c) Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng: Thay đổi dự phòng tín dụng trong năm bao gồm các khoản sau: Số dư ngày 1 tháng 1 Dự phòng trích lập tăng trong năm Sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ trong năm Số dư tại ngày 31 tháng 12 Năm 2007 Triệu VND 5.120.918 3.037.623 (1.842.165) 6.316.376 Năm 2006 Triệu VND 5.963.615 2.336.245 (3.178.942) 5.120.918 Trong đó: Chi tiết của chi phí dự phòng trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau: Chi phí dự phòng theo quy định trong năm Trích bổ sung dự phòng trong năm theo IFRS Tổng chi phí dự phòng trong năm theo IFRS Năm 2007 Triệu VND 3.264.698 (227.075) 3.037.623 Năm 2006 Triệu VND 1.948.034 388.211 2.336.245 Các khoản cho vay được phân loại theo Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng có liên quan của Ngân hàng tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2007 như sau: Số dư nợ gốc Triệu VND Phân loại rủi ro Nợ Đủ tiêu chuẩn Nợ Cần chú ý Nợ Dưới tiêu chuẩn Nợ Nghi ngờ Nợ Không thu hồi được Cộng: Cho vay bằng vốn ODA Cho vay ủy thác được đánh giá là có rủi ro thấp và Ngân hàng đã thu hồi đầy đủ ngay sau thời điểm cuối năm Tổng Mức dự phòng cụ thể Triệu VND 85.731.810 27.670.712 3.422.010 202.614 1.080.517 118.107.663 5.545.323 4.980.570 128.633.556 Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B -4.025.514 1.387.730 95.677 807.455 6.316.376 Tỷ lệ dự phòng trên dư nợ % -14,55 40,55 47,22 74,73 5,35 48 Các khoản cho vay tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 được phân loại như sau: Số dư nợ gốc Triệu VND Phân loại rủi ro Nợ Đủ tiêu chuẩn Nợ Cần chú ý Nợ Dưới tiêu chuẩn Nợ Nghi ngờ Nợ Không thu hồi được Mức dự phòng cụ thể Triệu VND 48.707.773 32.325.209 6.184.934 328.602 2.064.594 (*)89.611.112 Tỷ lệ dự phòng trên dư nợ % -2.060.098 1.134.695 76.429 1.849.696 5.120.918 -6,37 18,35 23,26 89,59 5,71 (*): Tổng dư nợ được trình bày không bao gồm các khoản cho vay khác là 1.513.150 triệu VND, khoản cho vay ODA là 4.883.737 triệu VND, cho vay kế hoạch , chỉ định là 3.164.532 triệu VND và khoản nợ khoanh là 9.876 triệu VND. d) Đầu tư vào công ty con, góp vốn liên doanh liên kết: Chi tiết các khoản đầu tư tại ngày 31 tháng 12 như sau: Các khoản đầu tư vào các công ty con, theo giá gốc Các khoản đầu tư vào công ty liên kết, theo giá gốc Các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, theo giá gốc Tổng Năm 2007 Triệu VND 1.635.000 148.000 600.493 2.383.493 Năm 2006 Triệu VND 780.000 20.000 436.242 1.236.242 Chi tiết đầu tư vào các công ty con tại ngày 31 tháng 12 như sau: Năm 2007 Công ty Cho thuê Tài chính I BIDV Công ty Cho thuê Tài chính II BIDV Công ty Chứng khoán BIDV Công ty Quản lý và Khai thác Tài sản BIDV Công ty Bảo hiểm BIDV Lĩnh vực kinh doanh Tài chính , ngân hàng Tài chính , ngân hàng Thị trường vốn Giá gốc Triệu VND Năm 2006 % Sở hữu của BIDV Giá gốc Triệu VND % Sở hữu của BIDV 200.000 100 200.000 100 150.000 100 150.000 100 700.000 100 200.000 100 Tài chính , ngân hàng 30.000 100 30.000 100 Bảo hiểm 500.000 100 200.000 100 Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 49 Công ty Đầu tư Tài chính BIDV Tổng Tài chính , ngân hàng 55.000 31 -- 1.635.000 -- 780.000 Chi tiết khoản đầu tư vào công ty liên kết tại 31 tháng 12 như sau: Năm 2007 Giá gốc Triệu VND Công ty Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Công ty cổ phần cho thuê máy bay (*) Tổng Giá trị hiện tại Triệu VND Năm 2006 % sở hữu của BIDV Giá gốc Triệu VND Giá trị hiện tại Triệu VND % sở hữu của BIDV 20.000 20.000 21,20 20.000 20.000 21,20 128.000 128.000 20,00 -- -- -- 148.000 148.000 20.000 20.000 (*): công ty mới thành lập vào tháng 10 năm 2007 và chưa tiến hành các hoạt động thương mại. Chi tiết các khoản đầu tư vào công ty liên doanh tại 31 tháng 12 như sau: Năm 2007 Giá gốc Giá gốc đô triệu la Mỹ VND quy đổi Đầu tư vào các tổ chức tín dụng Ngân hàng Liên doanh VID Public Ngân hàng Liên doanh Lào Việt Ngân hàng Liên doanh Việt -Nga Đầu tư vào các công ty khác Công ty Liên doanh Quản lý Đầu tư BIDV – Việt Nam Partners Công ty Liên doanh Tháp BIDV % sở hữu của BIDV Năm 2006 Giá gốc Giá gốc đô triệu la Mỹ VND quy đổi % sở hữu của BIDV 10.000.000 122.050 50 10.000.000 122.050 50 7.500.000 109.280 50 7.500.000 109.28 50 15.300.000 246.136 51 5.100.000 81.885 51 500.000 7.938 50 500.000 7.938 50 7.206.100 115.089 55 7.206.100 115.089 55 e) Tiền gửi khách hàng và các khoản phải trả khách hàng: Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 50 Phân tích theo loại hình tiền gửi: Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng ngoại tệ Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng VND Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng ngoại tệ Tiền gửi vốn chuyên dụng Tiền gửi vốn chuyên dụng bằng VND Tiền gửi vốn chuyên dụng bằng ngoại tệ Tổng Năm 2007 Năm 2006 Triệu VND Triệu VND 43.195.445 29.739.260 36.505.907 24.891.148 632.613 414.953 6.026.882 4.412.757 30.043 20.402 90.215.323 75.047.014 40.031.836 29.500.060 34.706.867 32.529.208 3.653.329 1.223.520 11.823.291 11.794.226 2.566.607 2.231.360 2.247.974 1.744.786 318.633 486.574 135.977.375 107.017.634 Phân tích theo đối tượng khách hàng ,loại hình doanh nghiệp: Tiền gửi của TCKT Doanh nghiệp quốc doanh DN ngoài quốc doanh và các đối tượng khác Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tiền gửi của cá nhân Tiền gửi của các đối tượng khác Tổng Năm 2007 Năm 2006 Triệu VND Triệu VND 75.959.975 50.672.411 55.901.350 40.386.454 14.708.374 6.249.688 5.350.251 4.036.269 52.003.541 51.752.117 8.013.859 4.593.106 135.977.375 107.017.634 2.2.2) Huy động vốn Có thể nói vấn đề tạo vốn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống ngân hàng bởi vì nó là tiền đề cho các hoạt động nghiệp vụ đồng thời cũng là việc mở rộng quy mô của hệ thống.Các ngân hàng trong thời gian qua đã và đang dùng hết khả năng của mình có được để tìm mọi cách thu hút được nguồn vốn đầu vào rẻ vì điều này sẽ tạo bàn đạp cho ngân hàng trong các hoạt động sử dụng vốn tín dụng, tăng thêm lợi nhuận của ngân hàng.Huy động vốn bao gồm: nhận tiền gửi bằng tiền đồng và bằng ngoại tệ cũng như sử dụng thị trường tiền tệ và phát hành các giấy tờ có giá ngắn và dài hạn. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 51 TT 1 2 3 Khoản mục Năm 2004 Số dư (Tỷ đồng) 67,262 67,262 31,548 35,714 67,262 17,7 21,123 (%) Năm 2005 Số dư (Tỷ đồng) 87,026 87,026 43,095 43,931 87,026 20,861 30,322 (%) 30/11/2006 Số dư (Tỷ đồng) 110,696 110,696 60,615 50,081 110,696 22,455 44,667 Nguồn vốn huy động Phân theo khách hàng 46,90 49,52 + TCKT 53,10 50,48 + Dân cư Phân theo kỳ hạn 26,31 23,97 + Không kỳ hạn 31,41 34,84 + Dưới 12 tháng 28,439 42,28 35,843 41,19 43,574 + Từ 12 tháng trở lên 67,262 87,026 110,696 Phân theo loại tiền 51,368 76,37 68,663 78,90 86,622 + VND 15,894 23,63 18,363 21,10 24,074 + Ngoại tệ (Nguồn: Bản cáo bạch Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam) (%) 54,76 45,24 20,29 40,35 39,36 78,25 21,75 Ghi chú: Chỉ tiêu huy động vốn được lấy theo hướng dẫn tại Thông tư số 49/2004/TT-BTC ngày 03/6/2004 hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng nhà nước, bao gồm: + Tiền gửi dân cư + Tiền gửi tổ chức kinh tế + Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác Năm 2006 Năm 2007 Chỉ tiêu Số dư Số dư % % (Triệu đồng) (Triệu đồng) Vốn huy động 114,133,383 142,499,133 Tiền gửi TCKT 50,672,411 44.40 75,959,975 53.31 Tiền gửi dân cư 56,345,223 49.37 60,017,400 42.12 Phát hành giấy tờ có giá 7,115,749 6.23 6,521,758 4.58 (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam) Qua số liệu trên thấy được cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo từng thời kỳ: với lượng tiền gửi không kỳ hạn có tỷ trọng trong thời kỳ 2004-2006 có xu hướng giảm nhưng đến giai đoạn 2006-2007 là tăng nhanh chiếm tỷ trọng 31,77% nguồn vốn huy động trong năm 2007.Điều này là một lợi thế cho Ngân hàng BIDV trong việc cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 52 về lãi suất đối với loại tiền gửi có kỳ hạn và cho vay có kỳ hạn đồng thời tạo thuận lợi trong việc phát hành giấy tờ có giá vì tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất rất thấp trong số vốn huy động. Khả năng huy động vốn của Ngân hàng BIDV tăng với tốc độ nhanh biểu hiện trong khi vốn huy động năm 2004 chỉ có 67,262 tỷ đồng thì đến năm 2007 với con số 142,499 tỷ đồng tăng 111.86% .Điều này có được là do BIDV đã thực hiện chiến lược nhằm đa dạng hóa nguồn vốn huy động bao gồm nhiều sản phẩm tiết kiệm, cung ứng thêm nhiều tiện ích tiền gửi, giao nhiều quyền hạn cho các giám đốc chi nhánh trong việc định lãi suất và phát triển quan hệ hợp tác với các khách hàng lớn nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. 2.2.3) Cho vay và đầu tư 2.2.3.1) Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu cho vay , đầu tư Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao và cạnh tranh giữa các ngân hàng gay gắt, BIDV đã hoàn thành toàn diện, đồng bộ và vượt trội kế hoạch năm 2007 so với các năm trước. Quy mô và cơ cấu tín dụng Tổng dư nợ của BIDV(sau khi đã trích lập dự phòng rủi ro) đến ngày 31/12/2007 là 125,596 tỷ VND, tăng 58,22% so với năm 2005 và tăng 34,4% so với năm 2006, trong đó tổng dư nợ cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước là 113,999 tỷ VND tăng 28,8%. Các chỉ tiêu về chất lượng, cơ cấu tín dụng đều đạt kết quả tốt hơn so với năm 2006. Thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng đạt 11.908 tỷ VND, Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 53 tăng 33,07% so với năm 2006. Tỷ trọng cho vay trung-dài hạn từ mức 43,5% năm 2006 giảm xuống còn 39,8%. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ mức 45% năm 2005 tăng lên mức 58,4%, tăng tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo từ 70% lên 73%. Tỷ lệ nợ xấu dưới 4%. Năm 2007 cũng là năm cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề của BIDV chuyển biến theo hướng tích cực hơn so với các năm trước. Với định hướng phát triển thành một ngân hàng bán lẻ, trong năm qua danh mục các sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV đã liên tục được bổ sung. Tỷ trọng tín dụng bán lẻ tăng từ mức 10,12% năm 2006 lên mức 13,14% năm 2007 với số dư 17.339 tỷ VND. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 54 (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam) Một số ngành BIDV ưu tiên tập trung đầu tư như điện, xi măng, bất động sản, chế biến gỗ xuất khẩu, chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu đều tăng trưởng dư nợ về tỷ trọng và về số tuyệt đối so với năm 2005. Song song với việc chuyển đổi tích cực các tỷ lệ trong cơ cấu tín dụng, BIDV cũng đã tập trung xây dựng, phát triển nền khách hàng bền vững. Với định hướng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong thời gian qua BIDV cũng đã thiết lập và tạo dựng được mối quan hệ với các công ty, Tập đoàn kinh tế tư nhân như: Tập đoàn Vĩnh Phúc,Tập đoàn Khải Vy ,Công ty Bitexco, Công ty EuroWindow , Công ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Vinpearl, Công ty cổ phần Vincom… Về quan hệ khách hàng của BIDV đang tiến triển theo xu hướng hợp tác toàn diện từ quan hệ tín dụng kết hợp với hoạt động đầu tư, góp vốn, quan hệ cổ đông chiến lược… Đặc biệt từ quý IV trong năm 2007, BIDV đã triển khai thành công chương trình tín dụng tài trợ xuất khẩu và nhập khẩu nhằm thu hút khách hàng và gia tăng thị phần tín dụng của BIDV trong lĩnh vực này. Kết quả thực hiện từ tháng 09/2007 đến hết năm 2007 doanh số cho vay tài trợ XNK đạt 11.300 tỷ VND, dư nợ cho vay xuất nhập khẩu đạt 5.000 tỷ VND. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 55 Bên cạnh việc tích cực triển khai công tác tín dụng, các biện pháp quản lý chất lượng tín dụng cũng được BIDV quan tâm. BIDV đã thực hiện nhiều biện pháp để thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, kiểm soát nợ xấu đảm bảo việc phân loại nợ một cách chính xác theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế và đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác quản lý tín dụng, quản lý tài sản bảo đảm… Với sự hướng dẫn cụ thể, kịp thời trong công tác phân loại nợ cũng như sự chỉ đạo sát sao của Hội sở chính trong công tác kiểm soát chất lượng tín dụng, nợ xấu của BIDV luôn được kiểm soát chặt chẽ và giảm từ 9,6% thời điểm 31/12/2006 xuống còn 3,98% thời điểm 31/12/2007. Diễn biến tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ngày càng giảm thấp và ổn định vào cuối năm cho thấy chất lượng tín dụng được nâng lên, khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng chủ động chính xác và an toàn hơn. Trong năm 2007, toàn hệ thống đã tập trung quyết liệt triển khai các biện pháp tận thu hồi nợ, do vậy đã mang lại kết quả tích cực trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng và thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng. Nợ nhóm 2 giảm từ mức 36,2% năm 2006 xuống còn 23,4% năm 2007. Đặc biệt ấn tượng năm nay là con số 1.856 tỷ VND mà BIDV đã đạt được trong tận thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng. Trong năm 2008, BIDV đã triển khai thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động theo dự án TA2 cả ở Hội sở chính và các chi nhánh, trong đó hoạt động tín dụng sẽ chuyển đổi theo định hướng khách hàng. Việc quản lý rủi ro và quan hệ đối với khách hàng lớn sẽ được tập trung về Hội sở chính, các chi nhánh sẽ tập trung cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2008 đạt con số 25% (khoảng 150.000 tỷ VND) và tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản là 60%. Đặc biệt, BIDV sẽ tiếp tục đảm bảo chất lượng tín dụng với mục tiêu tỷ lệ nợ xấu sẽ thấp hơn 3%, tỷ lệ dư nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ giảm xuống 12%. BIDV cũng đạt cơ cấu tỷ trọng dư nợ bán lẻ trên tổng dư nợ đạt 18% Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 56 Hoạt động đầu tư: Hoạt động đầu tư góp vốn, liên doanh và mua cổ phần (sau đây gọi tắt là hoạt động đầu tư) được xác định là một trong những trọng tâm hoạt động của BIDV nhằm mục đích đa dạng hoá danh mục tài sản có, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và góp phần mở rộng hoạt động của Ngân hàng phù hợp với việc chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng cùng với tiến trình cổ phần hoá. (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam) Năm 2007, hoạt động đầu tư đã đi đúng định hướng, tập trung vào những lĩnh vực, ngành nghề có tiềm năng và hiệu quả cao như: năng lượng, tài nguyên khoáng sản, cơ sở hạ tầng - bất động sản, tài chính ngân hàng, viễn thông, hàng không, giáo dục và y tế… Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, BIDV đã cùng với một số tập đoàn và tổng công ty hàng đầu của đất nước như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Tàu Thuỷ, Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam… hình thành Tổ hợp đầu tư để triển khai các dự án đầu tư chung. Trong đó, BIDV đã tham gia chủ động và tích cực trên nhiều giác độ như góp vốn đầu tư, tài trợ và thu xếp vốn tín dụng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng… Trên cơ sở đó, hoạt động đầu tư trong năm 2007 đã có những bước phát triển mạnh mẽ, bắt kịp theo tín hiệu thị trường và đạt được nhiều kết quả nổi bật. BIDV đã cấp bổ sung 855 tỷ VND, nâng tổng số vốn cấp cho các công ty Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 57 trực thuộc lên 1.635 tỷ VND để hỗ trợ hoạt động của những đơn vị này cũng như việc tăng thêm 954 tỷ VND (giá trị ròng) đầu tư vào khối các đơn vị liên doanh và các đơn vị đầu tư khác đưa tổng danh mục đầu tư cuối năm của khối này đạt 2.240 tỷ VND (tăng 74,2% so với năm 2006). Chỉ tiêu Tổng dư nợ cho vay và đầu tư 2005 (Tỷ VND) Số dư % 79,399 100 2006 (Tỷ VND) Số dư % 93,453 100 2007 (Tỷ VND) Số dư % 125,59 100 6 so sánh 2007/2005 Số dư 46,197 % 58.18 46,042 33,341 58 42 52,801 40,652 56.5 43.5 75,609 49,987 60.2 39.8 29,557 16,640 64.18 49.90 41,279 52 46,072 49.3 49,234 39.2 7,946 19.25 35,722 45 43,736 46.8 73,348 58.4 37,619 105.29 2,381 3 3,645 3.9 3,014 2.4 632 26.55 Phân theo thời hạn Dư nợ ngắn hạn Dư nợ Trung và dài hạn Phân loại theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các đối tượng khác Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam) 2.2.3.2) Chất lượng dư nợ cho vay và đầu tư Chất lượng dư nợ là mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại.Về quản lý vĩ mô, ngân hàng nhà nước rất quan tâm đến mục tiêu này vì lý do an toàn hệ thống.Chất lượng tín dụng không được duy trì và nâng cao có thể làm cho tài chính ngân hàng bị giảm sút ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Cùng với việc tăng vốn để đưa hệ số an toàn vốn đạt chuẩn mực quốc tế , giải quyết triệt để nợ xấu là một trong số những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của BIDV trong kế hoạch đáp ứng yêu cầu hội nhập.Năm 2006 được BIDV coi là mốc thời gian xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa , do đó song song với kiểm soát tăng trưởng tín dụng, công tác xử lý nợ xấu là trọng tâm trong kế hoạch hành động năm 2006.Ngân hàng đã ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ(HTXHTDNB) .Hệ thống này giúp BIDV có thể kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 58 cách có hệ thống trên cơ sở tập hợp các thông tin chuyên ngành và thông tin tổng hợp về nền kinh tế nói chung trong mối liên hệ với qui mô khách hàng.Với hệ thống này ,BIDV có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu khách hàng, xem xét dự án đầu tư, đánh giá phân tích, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng,định giá khoản vay.HTXHTDNB theo thông lệ quốc tế là tiền đề để BIDV hoàn thiện các qui trình , thủ tục cấp tín dụng qua đó nâng cao chất lượng tín dụng toàn hệ thống. Phân loại dư nợ 1. Nợ đủ tiêu chuẩn 2. Nợ cần chú ý 3. Nợ dưới chuẩn 4. Nợ nghi ngờ 5. Nợ không thu hồi được Nợ xấu (Nhóm 3 +4+ 5) Tổng 2005 Tỷ VND %Dư nợ 17,331 22.75 34,999 45.95 15,993 21.00 4,045 5.31 3,806 5.00 23,844 31.30 76,174 100 2006 Tỷ VND %Dư nợ 49,138 54,24 32,753 36,16 6,231 6,88 333 0,37 2,125 2,4 8,689 9.59 90,581 100 2007 Tỷ VND %Dư nợ 86,797 72,60 28,004 23,42 3,426 2,87 212 0,18 1,117 0,9 4,756 3.98 119,559 100 (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam) Sau khi xây dựng HTXHTDNB, BIDV đã tiến hành chạy thử và cùng với kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 QĐ493 đã phản ánh chính xác chất lượng tín dụng toàn hệ thống.Ngày 14/11/2006, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức chấp thuận cho BIDV thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 QĐ493 bắt đầu từ quý IV/2006.Ngay sau đó, BIDV đã ban hành chính sách Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 QĐ493 và kết quả thu được phản ánh chính xác chất lượng của các khoản nợ và của khách hàng vay. Năm 2007, Ngân hàng đã thực hiện thành công việc kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu như: đánh giá khách hàng và phân loại nợ chính xác theo thông lệ quốc tế. Một điểm nổi bật là 72,6% danh mục dư nợ thương mại của ngân hàng là nợ đủ tiêu chuẩn trong khi đó năm 2005 chỉ chiếm 22,75% và tăng lên 54,24% trong năm 2006.Tất cả các mức dư nợ từ dưới chuẩn tới không thu hồi được đều giảm mạnh, xuống mức được chấp Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 59 nhận. Nợ nhóm 2 đã giảm từ 45,95% năm 2005 xuống 36,2% năm 2006 tiếp tục giảm còn 23,4% năm 2007, là do ngân hàng đã kiểm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ bằng những biện pháp thích hợp như: * Thực hiện phân loại khách hàng hiện có ngay khi khách hàng bắt đầu có quan hệ để có những chính sách định hướng quan hệ tín dụng phù hợp với từng nhóm từng đối tượng khách hàng. * Tập trung cho vay mới đối với những khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh và đảm bảo khả năng trả nợ (cho vay mới đối với những khách hàng xếp nhóm 1) . * Phân tích đánh giá thực trạng tín dụng thương mại, định kỳ rà soát phân loại tín dụng để kịp thời có biện pháp xử lý, hạn chế các khoản tín dụng xấu; Xác định tiềm ẩn rủi ro để quản lý nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro. Thực hiện quản lý danh mục đầu tư và danh mục nợ xấu để có biện pháp xử lý kịp thời, kiểm soát, hạn chế nợ xấu mới phát sinh tại từng chi nhánh. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là mức dư nợ cần chú ý đặc biệt dù đã giảm mạnh 14,5% so với năm 2006 vẫn chiếm tỷ trọng cao (23,42%). Dẫu vậy, với nỗ lực tăng cường kiểm soát tín dụng mạnh mẽ của toàn hệ thống, khả năng đạt được tỷ lệ như mong muốn hoàn toàn nằm trong khả năng của ngân hàng. Kết quả về nợ xấu giảm đáng kể trong năm qua phần nào thể hiện hướng đi đúng đắn của ngân hàng trong quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng. 2.3) Phân tích các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả sử dụng vốn Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Tìm hiểu về xu hướng an toàn vốn của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam: Các chỉ số an toàn vốn Vốn / Tổng tài sản (%) Vốn / Tài sản có rủi ro (%) - CAR Vốn điều lệ Các quỹ dự trữ 2003 3,59 4,58 3.746 1.328 2004 3,07 4,29 3.866 1.351 Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 2005 2,7 3,36 3.971 1.583 2006 2,80 5,5 4.077 1.345 2007 4,17 6,67 7.699 1.106 60 Đánh giá lại tài sản tài chính sẵn sàng để bán Tổng Vốn chủ sở hữu 3.084 3.062 3.15 621 4.428 (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam) Qua bảng số liệu này ta biết thêm hệ số CAR – một thước đo chính khả năng của ngân hàng chống đỡ rủi ro không được dự tính mà không làm ảnh hưởng tới nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Mức tiêu chuẩn của Việt Nam đã thay đổi từ giữa năm 2005, yêu cầu về hệ số CAR ngày càng tiếp cận đến mức chuẩn quốc tế (theo QĐ 457/ 2005/QĐ -NHNN tháng 4/2005). Quyết định này bắt buộc duy trì hệ số CAR ở mức tối thiểu 8% và có thời gian ân hạn 3 năm (tới tháng 5/2008) cho các tổ chức tín dụng thực hiện để đáp ứng mức tối thiểu này. Vốn tự có của BIDV trong 2 năm gần đây: Vốn cấp I Vốn cấp II Khoản loại trừ Tổng vốn tự có tính CAR Tỷ lệ vốn cấp 1/ Tổng tài sản có rủi ro Hệ số an toàn vốn – CAR 2006 2007 6.648 10.276 3.341 3.223 -3.644 -2.856 6.345 10.643 5,8% 6,4% 5,5% 6,7% (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam) Nhận thấy với tiềm lực đang có với số vốn Vốn cấp I năm 2007 đạt 10.276 tỷ VND, tăng 3.628 tỷ VND so với 2006. Ngân hàng BIDV được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận phát hành trái phiếu tăng vốn cấp II với khối lượng: 3.223 tỷ VND. Ngân hàng đã phát hành thành công 2 đợt trái phiếu vào tháng 5 và tháng 12 năm 2006, là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành trái phiếu dài hạn để tăng vốn cấp II theo đúng các điều kiện quy định của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính. Mức vốn cấp II vừa đảm bảo mức an toàn vốn vừa tuân theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước không vượt quá 50% vốn cấp I. Tổng vốn cấp I và cấp II đều tăng đảm bảo tăng hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng. Theo báo cáo kiểm toán quốc tế, CAR năm 2007 của ngân hàng được cải thiện đáng kể do đã được Chính phủ cấp bổ sung vốn điều lệ thêm 3.400 tỷ VND và ngân hàng thực hiện thành công đề án Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 221 8.405 61 tăng vốn cấp II, đạt mức 6,7%, đang tiến tới chuẩn tối thiểu về an toàn vốn theo Quy định của Ngân hàng Nhà nước và tiêu chuẩn quốc tế là 8%. Từ năm 2003 tới năm 2007, hệ số an toàn vốn cơ bản (Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản) cũng đã tăng gần 2 lần, từ 3,59% tới 4,17%, góp phần đảm bảo an toàn vốn cho hệ thống. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn ,thông thường người ta dùng một số chỉ tiêu chủ yếu: hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư tín dụng và một số chỉ tiêu liên quan khác để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng BIDV đã đề cập ở chương I cụ thể như sau: + Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của BIDV: Các chỉ số khả năng sinh lời (%) ROA ROE Lợi nhuận ròng (triệu VND) Tăng trưởng thu nhập lãi ròng Thu nhập lãi ròng / Tổng thu nhập hoạt động Lãi cận biên ròng Thu nhập ngoài lãi / Tổng tài sản 2003 0,03 1,11 26.395 13,96 2004 2005 2006 2007 0,04 0,11 0,39 0,89 1,25 3,70 14,23 25,01 38.338 114.992 538.996 1.604.745 44,04 53,62 -5,47 44,78 70,18 61,61 91,05 80,42 81,23 2,19 0,70 2,77 1,19 3,38 1,01 2,73 0,52 3,07 0,56 (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam) Xem ở bảng trên ta thấy ngoài những chỉ tiêu định lượng chủ yếu phản ánh khả năng sinh lời của BIDV trong chương I như thu lãi cận biên ròng(NIM), thu nhập ngoài lãi biên ròng(NOM), thu nhập hoạt động biên(TNHĐB) , thu nhập ròng trên tổng tài sản(ROA) và thu nhập ròng trên tổng vốn chủ sở hữu(ROE) còn có thêm chỉ tiêu tăng trưởng thu nhập lãi ròng và lợi nhuận ròng. Dù chịu sự cạnh tranh gay gắt trong năm qua, khả năng sinh lời của ngân hàng vẫn tăng trưởng khá tốt. Lợi nhuận ròng của ngân hàng năm 2007 là 1.605 tỷ VND. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA) của ngân hàng có xu hướng tăng đều qua các năm, năm 2007 tỷ lệ này là 0,89% đạt mức cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với thông lệ quốc tế. Tương đồng với ROA, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 62 hữu bình quân (ROE) cũng có sự cải thiện rõ rệt qua các năm, cụ thể: đạt 3,7% vào năm 2005, 14,23% năm 2006 và 25,01% năm 2007, chỉ số này đã vượt mức yêu cầu của thông lệ quốc tế. Các chỉ số này là rất tích cực khi tính đến nhiều yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Lãi cận biên tăng mạnh từ năm 2003 đến năm 2005 từ 2,19% tới 3,38% , nhưng lại có xu hướng giảm nhẹ từ năm 2005 tới năm 2007 (3,1%). Sự thu hẹp lãi biên như vậy có nguyên nhân từ sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường khiến ngân hàng phải nâng cao lãi suất tiền gửi và giảm lãi suất cho vay để giữ khách hàng. Bên cạnh đó, do nguồn vốn khả dụng thừa nên chủ yếu được sử dụng đầu tư trên liên ngân hàng trong khi thị trường dư thừa vốn lớn đã khiến hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Khả năng sinh lời của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng do ngân hàng đã cho vay các dự án lớn dài hạn, trong đó nhiều dự án là không hiệu quả, lãi suất cho vay thấp và ngoài ra, ngân hàng còn phải thực hiện tăng trích dự phòng rủi ro cho các khoản thua lỗ. Tuy nhiên ngân hàng đang đẩy mạnh đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng làm giảm đáng kể nợ xấu phát sinh, tăng khả năng sinh lời. Thu nhập từ các hoạt động phi lãi suất của ngân hàng (trước chi phí hoạt động và dự phòng) năm 2007 như thu phí dịch vụ ngân hàng, thu từ các giao dịch ngoại tệ tăng dần qua các năm từ 599 tỷ năm 2003 đến 1.121 tỷ VND năm 2007, tăng 37,4% so với năm 2006, cho thấy ngân hàng đang cố gắng đa dạng nguồn thu nhập. Tuy nhiên, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/Tổng tài sản vẫn chưa được cải thiện. Thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu hoạt động, trên 60%, một tỷ lệ vẫn còn khá cao so với tiêu chuẩn hoạt động ngân hàng hiện đại ngày nay. + Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của BIDV: Các chỉ số hiệu quả hoạt động (%) Chi phí hoạt động / Tổng tài sản Chi phí hoạt động / Dư nợ trước DPRR Chi phí hoạt động / Tổng thu nhập hoạt động 2003 0,77 1,04 34,37 2004 0,97 1,33 31,21 2005 2006 2007 1,21 1,1 1,31 1,68 1,77 2,10 34,77 36,59 33,64 (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam) Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 63 Các chỉ số về chi phí hoạt động là một điểm mạnh trong hoạt động của ngân hàng. Chi phí hoạt động/Tổng tài sảnvà chi phí hoạt động/dư nợ tương đối tốt so với tiêu chuẩn của khu vực và thế giới. Mặc dù các chỉ số này có xu hướng tăng qua các năm, song tốc độ tăng không lớn. Khi so sánh chi phí hoạt động của ngân hàng với thu nhập hoạt động, tỷ số này cũng cho thấy mức độ hiệu quả hoạt động của ngân hàng vẫn ở mức tốt, (mặc dù giảm dần qua các năm) và tốt hơn nhiều mức tiêu chuẩn hoạt động ngân hàng (55-60%). Ngân hàng dù phải tăng chi phí để nâng cao năng lực, bảo vệ thị phần trước những ngân hàng mới thì thu nhập từ hoạt động đã hoàn toàn bù đắp được khoản chi phí tăng lên. Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV trong 2 năm 2006 , 2007: THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự Chi lãi và các khoản chi phí tương tự THU NHẬP LÃI THUẦN Thu nhập từ hoạt động dịch vụ Chi phí hoạt động dịch vụ Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối Thu nhập hoạt động khác Chi phí hoạt động khác TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG Chi phí nhân viên Chi phí khấu hao Chi phí hoạt động TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG Lãi thuần từ đầu tư góp vốn liên kết, liên doanh Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng Hoàn nhập dự phòng RRTD Thu hồi nợ đã xử lý bằng nguồn dự phòng RRTD THU NHẬP HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRƯỚC THUẾ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp LỢI NHUẬN SAU THUẾ 2006 2007 (Triệu VND) (Triệu VND) 10.991.836 (7.603.430) 3.388.406 455.570 -66.931 107.871 99.476 -27.785 3.956.607 15.224.811 (10.607.090) 4.617.721 709.896 -88.805 139.647 219.708 -26.042 5.572.125 -846.952 -217.415 -660.147 (1.724.514) 13.627 (2.336.245) 602.756 512.231 -90.409 421.822 (1.471.652) -269.536 -805.353 (2.546.541) 29.025 (3.264.698) 227.075 1.797.156 1.814.142 -439.863 1.374.279 (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam) Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 64 Nhìn vào bảng số liệu báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam ở trên ta có một số giải thích sau: Thu nhập lãi thuần = Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự Chi lãi và các khoản chi phí tương tự Tổng thu nhập hoạt động = Thu nhập lãi thuần + Thu nhập từ hoạt động dịch vụ - Chi phí hoạt động dịch vụ + Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối + Thu nhập hoạt động khác – Chi phí hoạt động khác Tổng chi phí hoạt động = Chi phí nhân viên + Chi phí khấu hao + Chi phí hoạt động Thu nhập hoạt động kinh doanh trước thuế = Tổng thu nhập hoạt động – Tổng chi phí hoạt động + Lãi thuần từ đầu tư góp vốn liên kết,liên doanh – Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng + Hoàn nhập dự phòng RRTD + Thu hồi nợ đã xử lý bằng nguồn dự phòng RRTD Lợi nhuận sau thuế = Thu nhập hoạt động kinh doanh trước thuế Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Thu nhập và chi phí là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp, nó đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng trong một chu kỳ tài chính , đồng thời phản ánh chất lượng hoạt động của các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. 2.3.1) Thu nghiệp vụ Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là thu lãi tiền cho vay.Trong đó nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của ngân hàng chính là quy mô đầu tư tín dụng, chất lượng tín dụng và lãi suất cho vay.Cụ thể năm 2007 thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự tăng 38,5% so với năm 2006(từ 10.991.836 lên 15.224.811 triệu đồng)Trong tổng thu thì thu lãi tiền vay chiếm tỷ trọng lớn còn các nguồn thu khác tuy chiếm tỷ trọng không đáng kể nhưng tăng với tốc độ cao cụ thể ở các hoạt động thu nhập khác tăng 221% từ năm 2006 chỉ có 99.476 (triệu đồng) lên 219.708(triệu đồng) năm 2007 hay thu nhập từ hoạt Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 65 động dịch vụ tăng 156% lần từ 455.570(triệu đồng) năm 2006 lên 709.896(triệu đồng) năm 2007. 2.3.2) Chi phí Thông qua các số liệu ở bảng trên thấy được tổng chi phí tăng nhanh trong 2 năm (từ 1.724.514 (triệu đồng) năm 2006 lên 2.546.541 (triệu đồng) năm 2007) tăng 47,7% .Chi phí hoạt động chủ yếu gồm : chi phí nhân viên, chi phí khấu hao và chi phí hoạt động .Trong đó đặc biệt chú ý tới chi phí nhân viên đã tăng 73,8% chỉ trong một năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động.Điều này là do ngân hàng đã thực hiện phát triển quy mô theo chiều rộng với việc tuyển thêm nhiều nhân viên làm việc nhiều chi nhánh mới, cùng với đó là việc nâng cao không ngừng đào tạo nâng cao nghiệp vụ đối với các nhân viên trong hệ thống. 2.4) Đánh giá tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 2.4.1) Những kết quả thành công cơ bản Nhìn một cách tổng quan những năm gần đây có thể thấy được kết quả cho vay và đầu tư của BIDV đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao và chiếm thị phần lớn trên thị trường cả nước và đang chuẩn bị hướng ra thị trường nước ngoài.Điều này góp phần góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy , đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước, đóng góp tích cực vào việc tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước từ nguồn vốn vay của Ngân hàng của các doanh nghiệp.Đặc thù là một ngân hàng lớn với bề dày kinh nghiệm và thành tích đạt được nên BIDV luôn được Chính phủ tin tưởng giao những hạng mục công trình lớn tầm quốc gia, các tập đoàn và công ty lớn trong nước . Xu hướng an toàn vốn của BIDV cùng với việc áp dụng các nguyên tắc theo thông lệ chuẩn ngân hàng quốc tế đã giúp cho BIDV lựa chọn được các đối tác, khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả ,sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt ,đảm bảo và đáng tin cậy và loại bỏ hoặc rút vốn đầu tư Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 66 đối với những khách hàng có tình trạng kinh doanh ngày càng yếu kém, làm ăn thua lỗ, sản phẩm chất lượng thấp. Các chỉ tiêu về chất lượng sử dụng vốn như : cơ cấu dư nợ cho vay và đầu tư ; tỷ lệ vay có đảm bảo; Tỷ lệ cho vay đối với nền kinh tế ngoài quốc doanh đã được cải thiện rõ rệt .Thông qua việc quản lý các khoản nợ đặc biệt các khoản nợ xấu đã giảm rõ rệt trong một thời gian ngắn từ 23,844 tỷ đồng năm 2005 xuống còn 4,756 tỷ đồng năm 2007.Điều này giúp cho ngân hàng ngày càng hoạt động hiệu quả bền vững . 2.4.2) Những mặt yếu kém tồn tại Tuy có những thành quả đạt được lớn trong thời kỳ đổi mới nhưng bên cạnh đó BIDV cũng bộc lộ một số mặt yếu kém còn tồn tại như: Một ngân hàng nhà nước với phạm vi sử dụng vốn tương đối rộng nên khách hàng chính là doanh nghiệp nhà nước với thời hạn sử dụng vốn chủ yếu là ngắn hạn. Thu nhập chủ yếu từ nguồn đầu tư tín dụng, thu từ các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng còn thấp. Chất lượng tín dụng được cải thiện rõ rệt nhưng chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu thông lệ quốc tế. 2.4.3) Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn - Môi trường kinh tế nhiều rủi ro: Do BIDV là ngân hàng với số vốn lớn và quy mô rộng khắp lãnh thổ đất nước nên ảnh hưởng do môi trường kinh tế thường lớn. Như có thể thấy trong thời gian qua tình hình kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam sau hơn 2 năm gia nhập WTO rất rõ rệt biểu hiện ở tốc độ lạm phát phi mã do hệ quả tồi tệ của nền kinh tế Mỹ mang lại cho thế giới.Cũng trong thời gian ngắn sau đó là tỷ lệ giảm phát xuất hiện.Các điều này ảnh hưởng và mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng về hoạt động tín dụng. Nguyên nhân khách quan thêm vào đó là các chính sách vĩ mô của Nhà Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 67 nước đang trong quá trình điều chỉnh , đổi mới và hoàn thiện nên chưa thật ổn định.Do vậy ,chỉ một sự thay đổi của chính sách vĩ mô là có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Chế độ , thể chế cho vay và đầu tư của ngân hàng còn nhiều vướng mắc và chưa phù hợp: Ở nước ta hầu hết các thông tin rủi ro cung cấp ít được ngân hàng sử dụng , vì tin tức thiếu sự cập nhật , giữa các tổ chức tín dụng chưa tuân thủ đúng quy định về cung cấp thông tin , xác nhận dư nợ, thiếu tinh thần hợp tác với nhau đã làm cho các thông tin về khách hàng không chính xác , nếu bị lợi dụng thì rất nguy hiểm, gây nên những hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động tín dụng. - Môi trường pháp lý cho hoạt động sử dụng vốn tại ngân hàng còn nhiều bất cập: Ở nước ta hiện nay , vấn đề khó khăn nhất mà các ngân hàng thương mại nói chung gặp phải khi cần thiết phải xử lý tài sản thế chấp của tổ chức kinh tế, cá nhân thuộc khu vực ngoài quốc doanh là vấn đề liên quan đến quyền sở hữu bất động sản. -Năng lực tài chính của khách hàng thiếu kinh nghiệm và kiến thức quản lý còn non kém: Năng lực vay vốn của khách hàng còn hạn chế: đặc điểm của doanh nghiệp nước ta là quy mô vốn tự có nhỏ bé, toàn bộ vốn dùng vào sản xuất kinh doanh hầu hết là vay ngân hàng.Do vốn tự có thấp nên doanh nghiệp không thể vay được nhiều vốn của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu bản thân.Nếu ngân hàng không cho vay thì ảnh hưởng tới sự phát triển chung của xã hội, nếu cố tình cho vay thì không đảm bảo an toàn do năng lực thanh toán của khách hàng bị hạn chế. Trình độ quản lý kinh tế của nhiều chủ doanh nghiệp yếu kém dẫn đến sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng không hợp lý , làm thất thoát vốn vào những chi phí không cần thiết. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 68 - Chất lượng thẩm định dự án đầu tư còn nhiều hạn chế: Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để BIDV có thể xác định các yếu tố có liên quan đến khoản tín dụng sẽ cấp ra như: tổng nhu cầu vốn, lãi suất và thời gian đầu tư…Hiện nay , đa số khách hàng khi lập dự án xin vay gửi đến chi nhánh đều đưa ra những con số thể hiện hiệu quả kinh tế nhằm mục đích vay được vốn của ngân hàng .Tuy nhiên tính thiếu xác thực của các con số không được đảm bảo.Điều này dẫn đến hậu quả là vốn tín dụng có thể bị người vay cố tình sử dụng sai lệnh với dự án đầu tư làm vốn thất thoát hoặc không phát huy được hiệu quả kinh tế như yêu cầu. -Trình độ cán bộ ngân hàng còn nhiều hạn chế: Chỉ có những cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm thì mới có thể dự đoán phát hiện ra những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện tín dụng. Đặc biệt là loại tín dụng theo dự án.Trình độ cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế đặc biệt là kiến thức về kinh tế thị trường; Sự hiểu biết về chuyên ngành sản xuất kinh doanh được Ngân hàng tài trợ vốn; Trình độ thẩm định dự án, phương án cho vay; Phân tích tài chính, sản xuất kinh doanh và thị trường… - Trình độ quản lý và kiểm soát sử dụng vốn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế: Mặc dù ở thời gian gần đây Ngân hàng BIDV đã đẩy mạnh việc thẩm định dự án doanh nghiệp thực hiện cho vay một cách có chọn lọc cao như việc kiểm tra các tài sản làm đảm bảo giúp cho Ngân hàng BIDV thấy được giá trị hiện tại của tài sản đó có thể đưa ra những cách thức xử lý cho phù hợp khi giá trị tài sản thay đổi.Nhưng không tránh khỏi việc kiểm tra sơ sài do không có đủ năng lực chuyên môn khi định giá trị tài sản.Khi rủi ro xảy ra doanh nghiệp không hoàn được nợ, tài sản thế chấp có giá trị không đủ bù đáp được giá trị vốn vay .Điều này làm cho vốn tín dụng bị mất mà đáng ra nếu thực hiện tốt quy chế tín dụng thì có thể hạn chế được. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 69 CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1) Định hướng về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Để nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cần xây dựng và quán triệt những định hướng về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để làm căn cứ chỉ đạo điều hành nhất quán trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nội dung cơ bản của các định hướng nêu trên như sau: Quy mô và tốc độ tăng trưởng của Tài sản có (Sử dụng vốn) phải phù hợp với năng lực, trình độ quản lý , kiểm soát của cán bộ. Tính toán định mức tối đa dư nợ trên một cán bộ tín dụng phù hợp với năng lực , trình độ của từng cán bộ .Đảm bảo các khoản cho vay và đầu tư nằm trong tầm quản lý, kiểm soát của cán bộ. Đa dạng hóa các hình thức sử dụng vốn , giảm tỷ trọng thu nhập từ tín dụng tăng thu nhập từ các dịch vụ phi tín dụng , trên cơ sở phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao chất lượng hiệu quả các sản phẩm dịch vụ truyền thống hiện có. Chú trọng tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng , không được mở rộng quy mô về số lượng nếu không đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng.Nâng cao chất lượng tài sản có, nâng cao tỷ trọng tài sản có sinh lời.Giảm tối đa tỷ lệ nợ xấu , nợ không sinh lời. Xây dựng chính sách , biện pháp giảm chi phí đầu vào bao gồm chi phí huy động vốn, chi phí quản lý, chi phí hành chính để tăng mức chênh lệch lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra (Lãi suất huy động vốn và lãi suất sử dụng vốn) để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Thực hiện chiến lược khách hàng, ngành hàng có chọn lọc ;Xác định rõ nhóm khách hàng mục tiêu; Khách hàng chiến Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 70 lược để có giải pháp thu hút và chăm sóc phục vụ phù hợp để giữ được khách hàng tốt. Đổi mới cơ cấu sử dụng vốn theo hướng tăng đầu tư cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ; Giảm tỷ trọng cho vay , đầu tư khu vực kinh tế quốc doanh.Tăng tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng ,tăng tỷ lệ dư nợ cho vay có đảm bảo bằng tài sản. Mở rộng ứng dụng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại tiên tiến để nâng cao năng suất lao động , tăng tốc độ luân chuyển vốn , góp phần trực tiếp tăng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Khai thác tăng trưởng các nguồn vốn đầu vào có lãi suất thấp như tiền gửi thanh toán các loại, tiền gửi để thực hiện các dịch vụ ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế , xã hội….Tiền gửi của các tổ chức tài chính , tín dụng, bảo hiểm ;Tiền thu hộ, giữ hộ, thanh toán hộ cho khách hàng… Hiện nay BIDV đã hoàn thành Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2010. Mục tiêu chuyển đổi mô hình tổ chức ngoài việc đảm bảo đáp ứng mô thức và yêu cầu quản trị hiện đại Ngân hàng thương mại theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, còn là bước chuẩn bị để BIDV chuyển đổi thành mô hình Tập đoàn tài chính – ngân hàng, qua đó giúp gia tăng giá trị của BIDV khi tiến hành cổ phần hóa. Định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn sắp tới (2007-2010) như sau: - Chuyển đổi mô hình cơ cấu-tổ chức-bộ máy tại Hội sở chính đến 31/12/2007 và đến 31/12/2009. Các phòng/ban tại Hội sở chính được cơ cấu lại theo các Khối chức năng. - Chuyển đổi mô hình mạng lưới chi nhánh đến 31/12/2008 và đến 31/12/2009. Trong đó phân chia các chi nhánh theo tính chất hoạt động, bao Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 71 gồm: Chi nhánh bán buôn (10 chi nhánh), Chi nhánh bán lẻ (50 chi nhánh), Chi nhánh hỗn hợp (khoảng 103 chi nhánh) - Xây dựng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trở thành một ngân hàng hợp nhất theo hướng ngân hàng đa năng, tập trung hóa hoạt động và quyền lực tại Hội sở chính, thu hẹp dần chức năng, qui mô hoạt động của các chi nhánh để các chi nhánh hoạt động trực tuyến như những kênh phân phối, còn Hội sở chính kiểm soát các sản phẩm, kế hoach tài chính cho từng nhóm khách hàng thông qua các kênh phân phối (các chi nhánh). Việc chuyển đổi mô hình được thực hiện từng bước theo lộ trình phù hợp. Trong đó, việc áp dụng mô hình cơ chế quản lý vốn được điều hành thông qua Trung tâm vốn tại Hội sở chính là một trong các bước chuyển đổi của BIDV nhằm xây dựng BIDV trở thành một ngân hàng hợp nhất theo hướng ngân hàng đa năng, tập trung hóa hoạt động và quyền lực tại Hội sở chính. Kết hợp cùng với các chỉ tiêu định tính , định lượng về hiệu quả sử dụng vốn như đã nói ở chương 1 đồng thời đánh giá thông qua các con số cụ thể đã nói ở chương 2 đã nêu bật lên được thực trạng sử dụng vốn ở BIDV trong những năm gần đây.Bởi vậy ban lãnh đạo đã đưa ra định hướng chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam trong giai đoạn 2007-2010 như sau: - Đối với hoạt động kinh doanh, BIDV đang hướng tới xây dựng mô hình tập đoàn tài chính – Ngân hàng với 2 trụ cột chính Ngân hàng – Bảo hiểm sau khi cổ phần hóa và theo đó sẽ tập trung tăng cường quy mô hoạt động ,năng lực các đơn vị thành viên, tăng vốn điều lệ cho các công ty chứng khoán , bảo hiểm, mở rộng mạng lưới hoạt động bảo hiểm…Trong đó: + Kinh doanh Ngân hàng: Phát triển một hệ thống ngân hàng dịch vụ đa dạng và toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam bằng việc tiếp tục cải tiến chất lượng và hiệu quả của dịch vụ ngân hàng truyền thống , bắt kịp hệ thống ngân Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 72 hàng hiện đại và cung cấp các dịch vụ tài chính có sử dụng công nghệ cao,có thể cung cấp các dịch vụ gia tăng cho khách hàng. Phát triển hệ thống ngân hàng dịch vụ đa dạng có sự liên kết chặt chẽ giữa dịch vụ tín dụng và dịch vụ phi tín dụng, và giữa dịch vụ ngân hàng và dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế với giá cả cạnh tranh. Mở rộng lĩnh vực dịch vụ tài chính, trong đó ưu tiên phát triển dịch vụ cho các nhóm đối tượng trung lưu và đối tượng có thu nhập cao hoặc đối tượng khách hàng trẻ tuổi. + Kinh doanh Bảo hiểm: Phát triển mạng lưới kênh phân phối sản phẩm , mạng lưới bảo hiểm liên kết chặt chẽ với mạng lưới Chi nhánh ngân hàng thương mại, mạng lưới các công ty con của tập đoàn.Đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh , chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ,chú trọng việc sử dụng các chỉ tiêu phi kinh doanh để đánh giá hoạt động của công ty BIC như : tiến độ hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, số lượng sản phẩm mới, thời gian xử lý nghiệp vụ… Mở rộng nền khách hàng trong đó tập trung khai thác tối đa nền khách hàng của BIDV và mở rộng ra các khách hàng trong nền kinh tế nhằm mục tiêu tăng trưởng thị phần mở rộng thị trường. Triển khai áp dụng các sản phẩm mới và khai thác tối đa các lợi thế cạnh tranh của công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên cơ sở hoàn thiện công nghệ .Thị phần bảo hiểm phi nhân thọ đạt 6% vào năm 2010. + Kinh doanh chứng khoán: Đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh phát hành , nâng cao năng lực của công ty trong hoạt động bảo lãnh phát hành , tập trung tìm kiếm các thương vụ có giá trị lớn .Cung cấp các dịch vụ , tư vấn tài chính và đầu tư hàng đầu Việt Nam với thị phần chung chiếm 15% - 20% vào năm 2010. Đảm bảo an toàn và không ngừng phát triển nguồn vốn , doanh thu, thu nhập và lợi nhuận cao , tăng trưởng vững mạnh các hoạt động , môi giới , tự Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 73 doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành , tư vấn đầu tư tài chính và chứng khoán. Tạo bước đột phá trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong giao dịch với mục tiêu công nghệ phải tạo bước đột phá mạnh để chiếm lĩnh lợi thế kinh doanh và tạo sức cạnh tranh tạo lập thị phần ưu thế.Hình thành và phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán. Phát triển mạng lưới kinh doanh phù hợp với các khu vực, tỉnh , thành phố có nhiều tiềm năng và triển vọng trong kinh doanh , xây dựng hệ thống các sàn giao dịch, điểm giao dịch có vị trí thuận tiện, đủ đảm bảo yêu cầu phục vụ đa dạng nhiều loại khách hàng. + Kinh doanh đầu tư tài chính: Các quỹ đầu tư Đẩy mạnh liên kết với các tập đoàn lớn trong nước cũng như các tổ chức đầu tư quốc tế hình thành các quỹ đầu tư trong các ngành năng lượng , cơ sở hạ tầng… Xúc tiến liên kết với các đối tác nước ngoài có danh tiếng trong hoạt động quản lý quỹ đầu tư thành lập các công ty quản lý quỹ hàng đầu trong nước trên cơ sở cung cấp dịch vụ tốt nhất , quản lý quỹ minh bạch, theo chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế. Đa dạng danh mục đầu tư, tìm kiếm dự án đầu tư có hiệu quả để đầu tư , tìm kiếm các đối tác góp vốn để đầu tư và khai thác trên từng lĩnh vực.Mở rộng các dự án đầu tư và mở rộng các đối tượng khách hàng để đẩy mạnh quy mô – tốc độ phát triển. Các công ty đầu tư tài chính Khai thác tốt các sản phẩm dịch vụ tài chính , cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho các dự án và khách hàng mục tiêu; ủy thác , quản lý danh mục ; tư vấn tài chính doanh nghiệp , đầu tư tài chính và các dịch vụ khác thuộc tài chính công ty… Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 74 Tìm hiểu các đối tác góp vốn để cùng đầu tư , khai thác trên từng lĩnh vực .Tìm kiếm các dự án đầu tư hiệu quả để mở rộng và phát triển đầu tư đẩy mạnh quy mô tốc độ phát triển. Cho thuê tài chính: Trở thành Công ty cho thuê tài chính hàng đầu Việt Nam .Mở rộng mạng lưới hoạt động phù hợp với nhu cầu phát triển .Mở rộng khách hàng trong và ngoài ngành, đẩy mạnh quy mô , tốc độ thị trường và thị phần. Đa dạng hóa sản phẩm ,mở rộng cung cấp dịch vụ đến khách hàng là cá nhân, cung cấp nguồn dịch vụ chất lượng cho thị trường mục tiêu.Đảm bảo an toàn hoạt động , phát triển nguồn vốn – danh thu – thu nhập và lợi nhuận cao. - Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng BIDV tập trung vào 3 nội dung: “Cơ cấu – An toàn – Tăng trưởng” trong đó: + Tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản nhỏ hơn 80% , khả năng cân đối đáp ứng nguồn vốn lớn hơn 55%, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn(không bao gồm ủy thác) từ 42% - 45% , tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh từ 60% - 65% , tăng trưởng dịch vụ trên lợi nhuận trước thuế lớn hơn 20%. + Tập trung cho vay đối với những doanh nghiệp sản xuất, có sản phẩm tạo được thị trường tiêu thụ ổn định trên địa bàn và trong khu vực .Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực chính là tiềm năng và thế mạnh của khu vực trung du miền núi Bắc bộ: thủy điện , khai khoáng, vật liệu xây dựng, chăn nuôi, cây công nghiệp(chè , quế , hồi), cây ăn quả, khu kinh tế thương mại, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp.Bố trí 2000 đến 2500 tỷ đồng từ nguồn vốn trung dài hạn của hệ thống ngân hàng đầu tư để tập trung vào 3 lĩnh vực: thủy điện(không tính thủy điện Sơn La), khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. + Tập trung chỉ đạo chi nhánh có cửa khẩu quốc tế Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng đẩy mạnh hoạt động thanh toán biên mậu, tăng trưởng lợi nhuận đảm bảo trích đủ dự phòng rủi ro và có lãi.Chênh lệch lãi suất huy động và Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 75 cho vay kể cả lãi suất điều chuyển vốn nội bộ phải lớn hơn 2,8% / năm, bằng mức chung của hệ thống. - Các chỉ tiêu cơ bản cần phải đạt được trong giai đoạn 2007-2010 là: Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng Tổng tài sản : ước đạt 300.000 tỷ VND(tương đương 17 tỷ USD) Tốc độ tằng trưởng bình quân: + Tổng tài sản :20% /năm + Nguồn vốn : 21% / năm + Tín dụng : 17% / năm + Đầu tư : 31% / năm Nhóm chỉ tiêu về chất lượng Năng lực tài chính : CAR tối thiểu 10% Cơ cấu dư nợ / tài sản có ≤ 62% + Nợ trung dài hạn / Tổng dư nợ ≤ 40% + Nợ dài hạn / Tổng dư nợ ≤ 27% + Nợ ngoài quốc doanh / Tổng dư nợ ≥ 80% Cơ cấu đầu tư / Tài sản có ≥ 24% Cơ cấu thu dịch vụ ròng / lợi nhuận trước thuế ≥ 40%/ năm Nợ xấu < 5% tổng dư nợ Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế bình quân : 40% / năm Khả năng sinh lời : ROA ≥ 1% ; ROE ≥ 15% Để thực hiện các mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đề ra,Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam sẽ đặc biệt chú trọng vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực và công nghệ thông tin trong giai đoạn 2007-2010 để tăng cường hiệu quả hoạt động và lợi nhuận .Đồng thời , song song với việc chuẩn hóa theo các chuẩn mực quốc tế ,BIDV cũng có kế hoạch cụ thể nhằm xây dựng thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp trong chiến lược phát triển thương hiệu của BIDV.Đây là giai đoạn hứa hẹn chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của BIDV so với các ngân hàng thương mại khác. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 76 3.2) Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 3.2.1) Nhóm giải pháp về vốn 3.2.1.1) Xây dựng chính sách sử dụng vốn để đầu tư cho vay có hiệu quả Định hướng phát triển thành tập đoàn tài chính với mô hình quản lý vốn tập trung tại hội sở chính .Do đó để đảm bảo việc triển khai cơ chế quản lý vốn mới một cách khoa học , quá trình thực hiện chuyển đổi từ cơ chế cũ sang cơ chế mới nên được thực hiện theo các bước sau: Xác định thời điểm thực hiện Xác định giá chuyển vốn Vận hành chương trình Định giá chuyển vốn nội bộ FTP Chuyển sang cơ chế Định giá chuyển vốn nội bộ Tổ chức thực hiện - Xác định thời điểm thực hiện: + Để đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ chế, việc xác định thời điểm thực hiện hết sức quan trọng. Thời điểm thực hiện chuyển đổi là thời điểm kết thúc cơ chế cũ chuyển sang ứng dụng cơ chế mới. + Thời điểm chuyển đổi có thể kéo dài vài ngày và có thể sử dụng song song hai cơ chế trong thời gian chuyển đổi. Thời gian này thường phát sinh những sai sót vì thế đòi hỏi tính chuyên nghiệp của bộ phận IT và trình độ ứng dụng cao của cán bộ nghiệp vụ nguồn vốn và sử dụng vốn. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 77 + Theo kinh nghiệm chuyển đổi cơ chế của BIDV, quá trình chuyển đổi nên được thực hiện theo từng chi nhánh/đơn vị trực thuộc, không nên thực hiện chuyển đổi một lần toàn hệ thống để tránh những sai sót phát sinh. Quá trình chuyển đổi được thực hiện theo Lịch chuyển đổi cụ thể cho từng chi nhánh. Sau mỗi đợt chuyển đổi cơ chế thành công, các chi nhánh sẽ thực hiện báo cáo công tác chuyển đổi và thực hiện cơ chế mới để rút kinh nghiệm cho những lần chuyển đổi sau. Việc sử dụng song song 2 cơ chế sẽ kết thúc khi toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống đã thực hiện chuyển đổi thành công. - Xác định giá chuyển vốn: + Trung tâm vốn phải xác định giá chuyển vốn cho kỳ hạn đầu tiên tại thời điểm thực hiện chuyển đổi cơ chế (ngày hiệu lực). Thông thường, tại kỳ hạn đầu tiên, Trung tâm vốn nên xác định giá mua vốn bằng giá bán vốn để hạn chế việc làm xáo trộn hoạt động kinh doanh của các chi nhánh. Tuy nhiên việc xác định cơ chế một giá không nên kéo dài và nên được chấm dứt sau khi toàn bộ chi nhánh đã thực hiện chuyển đổi xong. Định kỳ, Trung tâm vốn có trách nhiệm xây dựng giá chuyển vốn cho từng kỳ hạn nhất định theo sự biến động của lãi suất trên thị trường. + Tại ngày hiệu lực chuyển sang Cơ chế Định giá chuyển vốn, toàn bộ các giao dịch thuộc đối tượng định giá còn số dư và các giao dịch phát sinh tại ngày hiệu lực sẽ được áp dụng chung mức giá theo thông báo trong ngày căn cứ trên loại giao dịch, kỳ hạn danh nghĩa và đồng tiền giao dịch và không đổi cho đến kỳ định giá lại tiếp theo của từng giao dịch. - Vận hành chương trình Định giá chuyển vốn nội bộ FTP: + Kể từ thời điểm chuyển đổi (ngày hiệu lực), các chi nhánh triển khai phải sử dụng chương trình Định giá chuyển vốn nội bộ FTP để khai thác, phân tích các báo cáo. Mỗi chi nhánh được cấp mã truy cập vào chương trình và phải chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng mã người dùng (User name) truy cập vào chương trình. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 78 + Trong quá trình thực hiện, chi nhánh phải thường xuyên kiểm tra theo dõi số liệu, kết quả tính toán của chương trình và kịp thời phản ánh về Trung tâm vốn khi có phát sinh trường hợp sai sót, bất hợp lý trong thực hiện. + Trung tâm công nghệ chịu trách nhiệm tạo môi trường vận hành an toàn, thông suốt; đồng thời cấp đủ user truy cập chương trình cho các chi nhánh và các đơn vị tại Hội sở chính theo yêu cầu. - Chuyển đổi sang cơ chế Định giá chuyển vốn nội bộ: + Tất cả các tài khoản giao dịch nội bộ tại chi nhánh và Hội sở chính phải được đóng lại, toàn bộ các giao dịch nội bộ nhận vốn, gửi vốn giữa chi nhánh và Hội sở chính tại phân hệ Treasury sẽ được tất toán với lãi suất giữ nguyên như đang thực hiện trên số ngày thực tế. Đồng thời thay thế bằng tài khoản mới là Tài khoản “Điều chuyển vốn nội bộ” (không tính lãi đối với số dư tài khoản Điều chuyển vốn nội bộ). Vào ngày hiệu lực,ngân hàng (Hội sở chính) thực hiện tất toán toàn bộ các giao dịch chuyển vốn nội bộ hiện đang theo dõi tại phân hệ Treasury, chuyển số dư về tài khoản Điều chuyển vốn nội bộ; Chi nhánh có trách nhiệm đối chiếu kiểm tra việc tất toán các giao dịch nội bộ, lãi phát sinh của các giao dịch đến ngày tất toán và thực hiện hạch toán theo hướng dẫn của Hội sở chính. + Chi nhánh phải đóng các tài khoản không cần thiết tại các Tổ chức tín dụng khác trên địa bàn hoặc tính toán hạn chế tối thiểu số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của chi nhánh tại địa bàn để giảm chi phí mua vốn duy trì số dư cho tài khoản này. + Bắt đầu từ ngày hiệu lực chuyển đổi, chương trình Định giá chuyển vốn nội bộ FTP chính thức vận hành. Chương trình FTP ghi nhận thu nhập và chi phí của chi nhánh qua hệ thống báo cáo mà không có sự dịch chuyển dòng tiền cũng như không phát sinh bút toán hạch toán. Định kỳ hàng tháng (ở BIDV là định kỳ ngày 26 hàng tháng), Hội sở chính gửi thông báo cho chi nhánh về chênh lệch thu nhập của chi nhánh qua hệ thống FTP để chi nhánh thực hiện hạch toán vào thu nhập (hoặc chi phí) của chi nhánh. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 79 - Tổ chức thực hiện: + Mọi giao dịch phát sinh kể từ thời điểm ứng dụng cơ chế đều ảnh hưởng đến thu nhập/chi phí của chi nhánh (làm phát sinh lãi/lỗ), vì thế, các nhà quản trị ngân hàng phải chuẩn bị chu đáo công tác đào tạo trình độ nghiệp vụ của nhân viên, hạn chế thấp nhất thiệt hại gây ra cho chi nhánh. Trong thời gian đầu triển khai cơ chế mới, các chi nhánh phải báo cáo lên Hội sở chính mọi vướng mắc phát sinh để phối hợp giải quyết, định kỳ báo cáo Tổng kết đánh giá kết quả triển khai ứng dụng cơ chế mới. + Thông thường, Bộ phận kinh doanh hoặc Bộ phận kế hoạch và nguồn vốn của chi nhánh sẽ đảm nhiệm vai trò thực hiện mua bán vốn với Trung tâm và tổng kết các báo cáo kết quả kinh doanh. Xây dựng một chính sách sử dụng vốn để đầu tư cho vay là việc cụ thể hóa các quy định về đầu tư cho vay nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của ngân hàng đồng thời hình thành cơ chế để đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Chính sách sử dụng vốn đầu tư cho vay cần phải có những quy định rõ ràng và phải được truyền đạt đến tất cả các bộ phận có liên quan tại chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam dưới hình thức văn bản cụ thể.Chính sách sử dụng vốn đầu tư cho vay bao gồm các yếu tố sau: - Báo cáo mục tiêu về chiến lược quản trị tín dụng , như các loại cho vay có thể cung cấp , khu vực địa lý, các ngành công nghiệp và dịch vụ cần tập trung vào chiến lược quản trị rủi ro.Đồng thời chiến lược cho vay giữa các ngành nghề khác nhau…Để hạn chế rủi ro, chiến lược cho vay của chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cũng xác định cho vay tối đa đối với các doanh nghiệp , các ngành kinh tế và cụ thể nêu lên những loại cho vay , những tài sản đảm bảo và loại khách hàng đi vay mà chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam không mong muốn thực hiện. - Mức độ trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ được phân công và báo có thông tin trong phòng tín dụng. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 80 - Hướng dẫn quyền hạn cho vay đối với các nhân viên tín dụng và hội đồng tín dụng.Chính sách cho vay phải xác định trách nhiệm của nhân viên tín dụng về việc giải quyết một hồ sơ xin vay, mức phán quyết và trách nhiệm đối với những hồ sơ vượt quá giới hạn phán quyết của mình, tương tự như vậy cũng xác định trách nhiệm của hội đồng tín dụng và cách thức quyết định một hồ sơ xin vay. - Thủ tục nghiệp vụ trong việc nhận, thẩm định , đánh giá và ra quyết định đối với đơn xin vay của khách hàng.Thủ tục nghiệp vụ như nhận hồ sơ và hẹn khách hàng ngày giải quyết hồ sơ, lập phiếu thẩm định hồ sơ xin vay , phân tích rủi ro, xếp hạng định giá tín dụng, lập biên bản xét duyệt cho vay. - Các tài liệu cần có cho mỗi loại vay cụ thể. - Hướng dẫn việc thực hiện và định giá tài sản đảm bảo .Bộ phận nào chịu trách nhiệm định giá tài sản , người trực tiếp cho vay hay bộ phận phân tích tín dụng, ai có trách nhiệm xác định tỷ lệ cho vay so với tài sản… - Mức độ ủy quyền trong chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam , ai là người chịu trách nhiệm chính và ai là người có trách nhiệm duyệt hồ sơ cho vay. - Hướng dẫn chính sách và thủ tục liên quan đến việc tính lãi suất , phí và thời hạn cho vay.Chính sách tín dụng cần phải xác định nguyên tắc định lãi suất như đối với doanh nghiệp xếp hạng B lãi suất được tính bao nhiêu so với lãi suất cho vay thỏa thuận , những món vay nhỏ áp dụng lãi suất như thế nào , các phương pháp tính lãi được áp dụng ra sao ? - Cho vay vốn lưu động theo hạn mức cần những tiêu chuẩn gì? - Quy định các tiêu chuẩn chất lượng đối với các loại cho vay. - Quy định tối đa các khoản mục cho vay. - Mức tăng của các khoản mục cho vay năm nay so với năm trước là bao nhiêu phần trăm ? Tỷ trọng cho vay so với tài sản có của chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 81 - Cách thức giải quyết và thủ tục liên quan đến việc phát hiện, phân tích và xử lý các khoản cho vay có vấn đề . - Mô tả khu vực kinh doanh chính của Ngân hàng để tập trung cho vay: Khu vực kinh doanh của ngân hàng nội địa, quốc tế , đô thị, nông thôn tập trung tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp…Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cần xác định rõ khu vực nào là nơi mà mình hiểu biết nhất để có thể tập trung đầu tư cho an toàn. - Chính sách tín dụng cần nêu lên các dấu hiệu mà một khoản vay nào có thể không hoàn trả đúng hạn và các biện pháp giải quyết trong trường hợp như thế . Khi một khoản vay đến hạn không hoàn trả được thì ai có trách nhiệm giải quyết và hướng dẫn giải quyết như thế nào. Trong trường hợp nào chuyển sang nợ quá hạn, trường hợp nào gia hạn, trường hợp nào kết cấu lại các khoản nợ; Thời hạn được áp dụng phương pháp khai thác…Những nội dung này phải được cụ thể hóa trong chính sách cho vay. 3.2.1.2) Bổ sung , hoàn thiện cơ chế sử dụng vốn cho vay và đầu tư theo hướng nâng cao tiêu chuẩn chất lượng - Một vấn đề cốt lõi và rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là phải nâng cao tiêu chuẩn chất lượng đối với các điều kiện cho vay và đầu tư . Kinh nghiệm thực tiễn thế giới và trong nước đã chứng minh rằng điều kiện cấp tín dụng càng cao thì chất lượng dư nợ cho vay và đầu tư càng tốt và ngược lại . Do đó phải bổ xung hoàn thiện cơ chế cho vay đầu tư về điều kiện cấp tín dụng, đặc biệt là các điều kiện như: + Tính khả thi và tính hiệu quả của phương án cho vay , đầu tư phải cao. + Kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, điều hành chủ chốt và cán bộ kỹ thuật quan trọng để thực hiện dự án, phương án vay vốn. + Phẩm chất đạo đức , uy tín của khách hàng. + Trình độ quản lý tài chính hạch toán. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 82 + Tỷ lệ vốn của người vay tham gia vào phương án , dự án vay vốn. - Vấn đề nâng cao tiêu chuẩn chất lượng tài sản đảm bảo cũng rất quan trọng vì đây là nguồn thu nợ thứ cấp nếu khách hàng gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ. Nếu chất lượng tài sản đảm bảo thấp , khi xảy ra rủi ro, ngân hàng cho vay không phát mại được hoặc phát mại khó khăn, thời gian kéo dài, giá trị tài sản đảm bảo bị giảm sút… Do đó cơ chế cho vay có đảm bảo phải quy định theo hướng nâng cao tiêu chuẩn chất lượng tài sản đảm bảo , những loại tài sản đảm bảo có tiêu chuẩn thấp ngân hàng không được nhận để đảm bảo nợ vay.Yêu cầu điều kiện tài sản đảm bảo phải có tính thanh khoản cao( dễ mua, dễ bán, dễ phát mại) và giá trị ít bị giảm sút trong thời gian vay vốn. 3.2.2) Nhóm giải pháp về tín dụng: 3.2.2.1) Hoàn thiện quy trình, thủ tục đầu tư vốn tín dụng Tiếp tục bám sát các cơ chế về tín dụng và những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng của Nhà nước.Đồng thời rà soát, hoàn thiện chính sách và các quy chế nghiệp vụ về tín dụng, đầu tư, bảo đảm tiền vay, ngoại hối, huy động vốn, kế toán và thanh toán…; nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của từng bộ phận nghiệp vụ, từng cá nhân và người đứng đầu các đơn vị, tổ chức. Đề xuất xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn có liên quan để tăng cường tính pháp lý, tạo sự đồng bộ, nhất quán và hoàn chỉnh của hệ thống chính sách và pháp luật về đầu tư vốn tín dụng cho Nhà nước. 3.2.2.2) Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án, phương án sử dụng vốn để đầu tư cho vay Hiện đại hoá quy trình thẩm định dự án, ứng dụng phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định, phân tích tài chính, truy cập thông tin, triển khai hệ thống này đến các cấp quản lý tín dụng cần thiết. Bố trí những cán bộ có trình Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 83 độ, kinh nghiệm và có đạo đức,trình độ ngoại ngữ và tin học, nắm chắc về pháp luật, đặc biệt là luật kinh tế và luật dân sự trong việc thẩm định dự án. Thẩm định dự án có nhiều lĩnh vực khác nhau, cán bộ thẩm định cần phải nắm chắc các quy định, thể chế và vận dụng một cách linh hoạt,phải có khả năng tổng hợp, phân tích, xác định những điều đúng, chưa đúng, chưa phù hợp của các chế độ, thể chế để kiến nghị với cấp trên tham khảo và tìm hiểu thông tin dự án có cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận định chính xác. Thẩm định dự án không chỉ thẩm định cho vay mà cần tái thẩm định sau cho vay để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau được tốt hơn. Do vậy để đạt được những mục tiêu trong việc thẩm định thì ngân hàng cần: *Đối với cán bộ tín dụng: Bồi dưỡng nhận thức về tầm quan trọng của công tác khách hàng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, sử dụng bố trí sắp xếp cán bộ theo đúng năng lực sở trường phù hợp với yêu cầu phục vụ khách hàng.Một nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp chính là chìa khóa mang đến thành công cho ngân hàng.Để có niềm tin với khách hàng, nhân viên ngân hàng phải luôn hiểu biết khách hàng,hiểu biết quy trình nghiệp vụ để hướng dẫn , tư vấn giúp khách hàng với sự tận tâm, nhiệt tình, coi lợi ích của khách hàng như lợi ích của chính mình.Chất lượng phục vụ được nâng cao yêu cầu nhân viên ngân hàng phải chuyên môn sâu một nghiệp vụ-Khi cần khách hàng trao đổi bất kỳ lĩnh vực nào, mọi nơi, mọi lúc người cán bộ ngân hàng có thể trả lời, giải thích để khách hàng hiểu vấn đề mà khách hàng cần biết. Thường xuyên có các cuộc thảo luận khoa học, có kế hoạch đào tạo nâng cao nghiệp vụ đối với cán bộ hoạch định chính sách tín dụng để đào tạo ra người có trình độ lý luận nghiệp vụ ngân hàng vững vàng, có kiến thức kinh tế tổng hợp, có phương pháp nghiên cứu khoa học, am hiểu thị trường và giàu Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 84 kinh nghiệm thực tế, có khả năng tổng hợp vấn đề , có kiến thức pháp luật vững chắc và sâu rộng. Định kỳ tổ chức các cuộc thi nhằm khuyến khích các cán bộ thực hiện tốt công việc của họ, đặc biệt chú ý đến công tác khen thưởng cũng như các chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho những thành tích lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên.Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cán bộ công nhân viên trau dồi kiến thức chuyên môn , học tập để nâng cao trình độ và có những sáng kiến trong lao động. *Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng theo nghĩa rộng .Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho Ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay không.Thông tin tín dụng có thể thu được từ các nguồn sẵn có ở ngân hàng( hồ sơ vay vốn , thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của cán bộ tín dụng…), từ khách hàng( theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc phản ánh trực tiếp) từ các nguồn thông tin khác( các cơ quan thông tin đại chúng , tòa án…).Các thông tin từ phía khách hàng cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác , do vậy cán bộ tín dụng cần phải nắm bắt ,xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án , dự án từ nhiều nguồn khác nhau.Mặt khác , tổ chức lưu trữ , thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin công nghệ , xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng…dựa trên việc áp dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư. Để đảm bảo cho hệ thống thông tin của các NHTM hoạt động có hiệu quả , là nơi tin cậy để giúp các cán bộ tín dụng nắm được các thông tin cần thiết , cần thực hiện một số biện pháp sau: + Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với khách hàng doanh nghiệp .Trước mắt phải kiểm toán tài liệu, cân đối kế toán và kết quả hoạt động tài chính của các đơn vị xin vay vốn, trước mắt thực hiện đối với các dự Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 85 án có quy mô trung bình trở lên ( Nếu không có kiểm toán thì phải có báo cáo quyết toán thuế ) + Tổ chức dữ liệu trên cơ sở các chỉ tiêu tín dụng chuẩn hóa, cung cấp thông tin các báo cáo ngược lại trên mạng cho tất cả các chi nhánh NHTM và các phòng ban NHTM TW. *Đổi mới quy trình thẩm định ,xét duyệt cho vay: Hồ sơ cho vay đầu tư trước khi lãnh đạo ký duyệt cần phải được kiểm tra xem xét toàn diện, chính xác và khách quan từ khâu lập hồ sơ, nhận xét năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp, khả năng tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tính khả thi của phương án…Do vậy,nếu chỉ để một cán bộ tín dụng đảm nhận tất cả các khâu sẽ không tránh khổi sai sót do trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của mỗi cán bộ khác nhau.Trong các NHTM nên tổ chức phòng tín dụng theo các bộ phận: + Bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo + Bộ phận chuyên trách mảng làm các báo cáo về tín dụng + Bộ phận thẩm định , cho vay, thu nợ 3.2.2.3) Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay Rà soát loại bỏ một số thủ tục không cần thiết, hoàn thiện quy trình theo hướng đơn giản dễ hiểu và dễ thực hiện; quy định cụ thể trình tự và thời gian thực hiện các bước của quy trình vay vốn. Khi quy trình thay đổi, cần có sự tập huấn cho Chi nhánh về việc vận dụng quy trình mới ban hành; công khai quy trình cho vay và phải phổ biến cho các khách hàng biết khi quy trình thay đổi; đồng thời Ngân hàng cần tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng trong việc vay vốn. Thế chấp , cầm cố tài sản : cần áp dụng phổ biến đối với cả cho vay ngắn hạn và trung hạn , đặc biệt là đối với khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, khách hàng chưa đủ tín nhiệm. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 86 Chú ý khi cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: ngoài đối tượng cho vay theo chỉ định của Chính phủ, Ngân hàng phải lựa chọn kỹ các dự án có hiệu quả và chất lượng của khách hàng, bảo đảm khả năng trả nợ. Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội: chỉ áp dụng cho các món vay nhỏ đối với các thành viên được lựa chọn cảu các tổ chức quan hệ tốt với chi nhánh Đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay: áp dụng hình thức này cần lựa chọn kỹ các dự án có tính khả thi cao, khách hàng có tín nhiệm… Phân loại kỹ về khách hàng và loại tài sản bảo đảm về quy định mức đảm bảo , tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng và bảo đảm an toàn. Khi thực hiện các hình thức bảo đảm tiền vay, cần đặc biệt chú ý về điều kiện của tài sản bảo đảm, định giá tài sản phải hợp lý để tính toán mức có thể cho vay; xác định rõ phạm vi đảm bảo phải hợp lý để tính toán mức có thể cho vay; xác định rõ phạm vi đảm bảo, quyền và trách nhiệm của các bên; trách nhiệm chuyển giao tài sản, giấy tờ, quản lý tài sản đảm bảo; năng lực tài chính, năng lực pháp lý, mức trách nhiệm của người bảo lãnh, tài sản đảm bảo của người bảo lãnh…,tính pháp lý và trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội bảo lãnh bằng tín chấp. Ngoài việc cải tiến quy trình, thủ tục cho vay của nội bộ mình, BIDV cần phối hợp với các ngành nhằm cải cách các thủ tục liên quan để giảm thiểu các thủ tục cho khách hàng. Có như vậy mới kích thích các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào những dự án mà nhà nước cần khuyến khích đầu tư. 3.2.2.4) Tăng cường công tác quản lý và xử lý nợ Để xử lý nợ đặc biệt là dứt điểm nợ xấu và tăng cường năng lực tài chính cho ngân hàng thì trước hết cần hỗ trợ nguồn tài chính cho các ngân hàng trích lập đủ dự phòng để có thể bù đắp những tổn thất có thể xảy ra khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết .Sau đó thực hiện chuyển Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 87 nhượng các khoản nợ xấu cho doanh nghiệp , tổ chức ,cán nhân có đủ khả năng và quyền lực xử lý nợ. Đối với các khoản nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước( kể cả nợ cho vay theo chỉ định, kế hoạch nhà nước), ngân hàng chuyển sang Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng – Bộ Tài chính(DATC) để tiếp tục theo dõi xử lý theo thẩm quyền.Đối với các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp, tổ chức , cá nhân khác, ngân hàng được phép bán nợ cho DATC hoặc các doanh nghiệp , cá nhân có đủ năng lực tài chính kể cả tổ chức , cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức đấu giá công khai. + Đối với các khoản nợ xấu theo chỉ định, hoặc các chương trình kế hoạch của Nhà nước như mía đường, cà phê, đánh bắt xa bờ…đề nghị Chính phủ cho phép ngân hàng có thể thoản thuận để bán nợ cho DATC, Quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Chính sách, hoặc các doanh nghiệp, cá nhân có chức năng mua bán nợ theo giá thị trường. + Đối với những khoản nợ xấu của các doanh nghiệp mà ngân hàng không chuyển giao được cho công ty mua bán nợ và tổ chức , cá nhân khác, thì Chính phủ cần có cơ chế để ngân hàng có thể chủ động áp dụng các biện pháp cơ cấu lại tài chính và hoạt động của doanh nghiệp.Thậm chí, cho phép ngân hàng được tham gia vào quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và cho phép chuyển nợ thành vốn góp và tham gia điều hành doanh nghiệp. 3.2.2.5) Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng Để sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có hiệu quả và đảm bảo tính an toàn, lành mạnh trong hoạt động cấp tín dụng, cần xây dựng một mô hình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với BIDV. Trên cơ sở những nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu và đặc thù của hoạt động tín dụng đầu tư tín dụng tại BIDV, những định hướng có thể áp dụng trong xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng như sau: Thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 88 trong hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp; Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ; Tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi rủi ro tín dụng để đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc Basel, theo đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng; Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng; Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hướng tín dụng với từng khách hàng. 3.2.3) Nhóm giải pháp về dịch vụ: 3.2.3.1) Tổ chức triển khai chiến lược marketing chủ động và tích cực để đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng vốn của ngân hàng Xây dựng chiến lược marketing đúng đắn, ngân hàng và khách hàng luôn gắn bó với nhau, phải tạo ra , giữ vững và phát triển mối quan hệ lâu bền với tất cả khách hàng. Cần đánh giá cao khách hàng truyền thống và khách hàng có uy tín trong giao dịch ngân hàng.Đối với những khách hàng này ,khi xây dựng chiến lược ngân hàng phải hết sức quan tâm , gắn hoạt động của ngân hàng với hoạt động của khách hàng, thẩm định và đầu tư kịp thời các dự án có hiệu quả. Khi phát triển mạng lưới chi nhánh của mình ngân hàng BIDV cần dựa trên nguyên tắc không phình to, cồng kềnh bộ máy tổ chức và không tăng về con người, điều này đặc biệt quan trọng đối với một số ngân hàng đang phải đối mặt với hiệu suất giảm theo quy mô .Kết hợp với sự phát triển mạng lưới AUTOBANKING dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của hệ thống ATM, tuy nhiên phải kèm theo cung cấp các dịch vụ gia tăng tiện ích sử dụng máy Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 89 ATM ( như tăng chức năng thu nhận tiền mặt, chi trả thanh toán tiền điện , điện thoại, cước viễn thông , nộp phí bảo hiểm ngay tại máy ATM).Việc mở rộng chi nhánh phụ cấp một, cấp hai, phòng giao dịch phải nâng cao được khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của dân cư và đặc biệt là nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của ngân hàng kết hợp với đổi mới công nghệ thanh toán với những dịch vụ mới như Internet banking , phone banking…, cải tiến chính sách lãi suất đa dạng tương ứng với những hình thức huy động, cho phép chuyển đổi dễ dàng giữa những hình thức huy động .Bên cạnh đó , để đẩy mạnh tín dụng cần phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, cần tạo được quy trình cung cấp linh hoạt sản phẩm của ngân hàng, đặc biệt đối với khách hàng tiềm năng có thể đưa ra điều kiện cho vay và lãi suất ưu đãi hơn theo thỏa thuận giữa hai bên. Ngoài ra , các đặc tính sản phẩm từ các ngân hàng đều có điểm giống nhau nên việc tạo ra sự khác biệt là hết sức quan trọng .Về chiến lược thu hút tiền gửi, cần xây dựng một hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp nhằm tạo cho dân chúng thói quen sử dụng tài khoản ngân hàng BIDV.Đồng thời , những thủ tục rắc rối cần được cắt giảm để tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng. 3.2.3.2) Nâng cao hiệu quả và chất lượng các dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch vụ mới Sau khi gia nhập WTO, các ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng BIDV nói riêng phải đối mặt với nhiều thách thức từ phía các ngân hàng nước ngoài khi họ có nhiều thách thức từ phía các ngân hàng nước ngoài khi họ có nhiều về công nghệ và dịch vụ ngân hàng.Một loạt các sản phẩm , dịch vụ ngân hàng hiện đại vốn đã được phổ biến và kiểm chứng trên nhiều quốc gia khác nhau sẽ được tung ra trên thị trường Việt Nam cho khách hàng sử dụng(ví dụ như các ngân hàng của Mỹ, Nhật và Singapore).Những lợi thế tạm thời của các ngân hàng Việt Nam sẽ dần mất đi.Điều này đòi hỏi các ngân Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 90 hàng Việt Nam phải sớm tiến hành thực hiện việc hiện đại hóa , nhanh chóng đưa ra những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn hệ thống ngân hàng phục vụ công tác điều hành hoạt động kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản , quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa…nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng.Kinh nghiệm thế giới cho thấy , các ngân hàng hiện đại muốn duy trì được hệ thống hạ tầng cơ sở và ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho các hoạt động của mình thì hàng năm họ phải đầu tư vào công nghệ là khoảng từ 3%-5% tổng doanh thu hoạt động của ngân hàng. Khi mà các dịch vụ truyền thống ở một số ngân hàng đối mặt với hiệu suất giảm dần theo quy mô , thì ngân hàng BIDV cần tận dụng những cơ sở hạ tầng hiện có để mở rộng được thị trường kinh doanh phục vụ các đối tượng khách hàng ở trong nước, bao gồm cung cấp thêm các dịch vụ quản lý và chi trả tiền lương của các doanh nghiệp nhằm tạo ra sự tiện dụng cho mọi người trong chi tiêu, thanh toán, ngân hàng có điều kiện tăng số dư trong tài sản nợ để cho vay, dịch vụ thanh toán tiền điện, nước , điện thoại và các dịch vụ khác có liên quan đến các cá nhân và hộ gia đình, dịch vụ ngân hàng đối ngoại, dịch vụ phát hành thẻ tín dụng , thẻ bảo chi nội- ngoại tệ bằng vốn tự có của khách hàng với nhiều mệnh giá và mức ưu đãi khác nhau.Vì đây là những dịch vụ đang bị cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường tiền tệ, tín dụng.Chính sự cạnh tranh gay gắt này làm cho biến động về chênh lệch lãi suất giữa đầu ra và đầu vào có xu hướng giảm mạnh, và kết quả là có thể làm giảm thu nhập đầu ra và đầu vào có xu hướng giảm mạnh, và kết quả là có thể làm giảm thu nhập các hoạt động của ngân hàng. Như vậy để tăng hiệu quả hoạt động của mình , bên cạnh song song duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống , ngân hàng BIDV cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa công nghệ , đồng thời cần có chính sách khai thác công nghệ hiệu quả thông qua việc phát triển những sản phẩm và nhóm Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 91 sản phẩm dựa trên công nghệ cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ, tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm và tăng cường bán chéo (Cross – selling) cho khách hàng.Đồng thời , việc phát triển đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cũng sẽ góp phần phân tán và hạn chế bớt rủi ro .Trong thời gian tới ngân hàng BIDV cần thực hiện đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng, thực hiện các dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm phục vụ cho khách hàng 24/24, từ đó giảm được việc phát triển các chi nhánh tốn kém trong việc xây dựng trụ sở và lãng phí trong sử dụng lao động, hợp tác ,xây dựng đối tác chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển và khai thác cơ sở hạ tầng công nghệ của nhau nhằm giảm chi phí đầu tư, chi phí quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng hạ tầng cơ sở hiện có đặc biệt là trong việc cung cấp các dịch vụ về thẻ nội địa đề dần dần có lãi từ hoạt động này. 3.2.4) Nhóm giải pháp về quản trị điều hành: 3.2.4.1) Nâng cao năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Một trong những chỉ tiêu có thể được sử dụng để phản ánh năng lực điều hành, quản trị ngân hàng đó là tỷ lệ tổng chi phí trên tổng doanh thu và tỷ lệ cho vay trên tài sản có.Như vậy rõ ràng để nâng cao hiệu quả hoạt động thì Ngân hàng BIDV cần cải cách bộ máy quản lý điều hành theo tư duy kinh doanh mới nhằm mục tiêu giảm thiểu chi phí hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.Đồng thời, xây dựng chuẩn hóa và văn bản hóa toàn bộ quy trình nghiệp vụ của các hoạt động chủ yếu của NHTM, và đẩy nhanh việc thực hiện cải cách hành chính doanh nghiệp.Cụ thể là: Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của ban lãnh đạo theo hướng hiện đại.Quá trình này cần theo hướng thực hiện quản lý các hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo nhóm khách hàng và loại hình dịch vụ của một ngân hàng đa năng, thay thế dần cho việc quản lý theo chức năng và nghiệp vụ hiện nay, đồng thời nâng cao trình độ quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ -tài Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 92 sản có, và kiểm soát nội bộ, nhằm để tạo tiền đề xây dựng một số tập đoàn tài chính mạnh , có khả năng hoạt động như một ngân hàng quốc tế. Việc áp dụng phân cấp quản lý theo mô hình khối chức năng có thể nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng đồng thời có thể đáp ứng được các yêu cầu phát triển ngân hàng trong tương lai.Đây cũng là mô hình tổ chức đang được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng lớn hàng đầu thế giới. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO Ban kiểm soát Hội đồng thi đua khen thưởng KHỐI TÍN DỤNG Hội đồng xử lý rủi ro BAN TỔNG GIÁM ĐỐC KHỐI DỊCH VỤ KHỐI TÀI CHÍNH Hội đồng quản lý TSN,TSC Hội đồng tín dụng Hội đồng khoa học Hội đồng công nghệ thông tin Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B KHỐI KẾ TOÁN KHỐI HÀNH CHÍNH 93 Mô hình khối chức năng hiện đại Bằng việc phát triển mô hình khối, hoạt động ngân hàng sẽ được tổ chức thành các khối cơ bản như khối quản lý rủi ro; khối tín dụng,khối dịch vụ,khối kế toán, khối tài chính và khối hành chính với các chức năng chuyên biệt về một lĩnh vực trong hệ thống.Hỗ trợ cho các khối hoạt động ngân hàng là các phòng ban có nhiệm vụ đảm bảo cho các hoạt động ngân hàng được vận hành thông suốt. Hơn nữa trong quá trình cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động cần xây dựng được các qui chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị nguồn vốn , kiểm tra kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ chỉ số an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng, trong đó đặc biệt chú trọng những vấn đề sau: + Đối mới cơ chế quản trị điều hành theo hướng tăng quyền tự chủ cho các đơn vị cơ sở, khuyến khích tính năng động , sáng tạo của các chi nhánh cấp cơ sở nhưng phải thiết lập cơ chế quản trị rủi ro chặt chẽ. + Quản trị tín dụng: quản lý tín dụng nhằm mục đích hướng tới khách hàng , đáp ứng các nhu cầu của khách hàng với chất lượng cao nhưng vẫn đảm bảo một cách an toàn dựa trên những quy định và nguyên tắc về hoạt động tín dụng theo chuẩn mực ngân hàng quốc tế. + Quản trị rủi ro: cần thàn lập bộ phận quản lý rủi ro trực thuộc hội đồng quản trị và xây dựng cơ chế quản lý rủi ro nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng; rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất , rủi ro tỷ giá theo thông lệ quốc tế. + Quản trị nguồn vốn: quản lý vốn theo mô hình quản lý tập trung tại hội sở chính, quản lý hoạt động của các tài khoản mà ngân hàng mở tại nước Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 94 ngoài cũng như chịu trách nhiệm trong việc đầu tư nguồn vốn này mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.Đóng hoặc chuyển quyền quản lý các tài khoản đã mở tại ngân hàng nước ngoài ở các chi nhánh về quản lý tại hội sở chính của Ngân hàng BIDV nhằm quản lý và khai thác tối đa hiệu quả nguồn vốn , giảm chi phí quản lý vốn. 3.2.4.2) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Một thực tế hiện nay cho thấy các ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói chung và ngân hàng BIDV nói riêng vẫn chưa phát huy tối đa được các tiện ích từ tiến bộ của công nghệ đem lại. Do đó vẫn có thiên hướng sử dụng nhiều lao động , tuy nhiên hiệu quả mở rộng quy mô theo cách thức này đang có xu hướng giảm dần.Như vậy , để cải thiện được hiệu quả hoạt động của mình ngân hàng cần: + Rà soát và đánh giá lại thực lực nguồn lực một cách đúng đắn chi tiết từ cán bộ quản lý để nhân viên nghiệp vụ , cơ cấu tuổi và trình độ trên cơ sở đó phân loại cán bộ để có cách thức đào tạo phù hợp, có vậy mới có thể giải quyết được “bài toán” đang đặt ra đối với ngân hàng hiện nay, đó là nguồn lực “thiếu” nhưng vẫn “thừa”. Cụ thể ,đòi hỏi ngân hàng phải sắp xếp , tinh giảm lao động dôi dư, bổ sung lao động chuyên môn nghiệp vụ mới, lao động kỹ thuật, các chuyên viên giỏi ,chuyển đổi cơ cấu lao động nghiệp vụ theo hướng giảm lao động gián tiếp, trẻ hóa đội ngũ nhân viên. + Coi đào tạo là một bộ phận trong chiến lược phát triển ngân hàng ,xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ ngay từ khi mới được tuyển dụng , chú trọng đào tạo cả chuyên môn lẫn đạo đức để xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất tốt , tinh thông nghề nghiệp.Việc đào tạo nguồn nhân lực của ngân hàng phải kết hợp nhiều hình thức đặc biệt là đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao nguồn lực hiện có để đáp ứng yêu cầu mới. + Trước mắt để chủ động nguồn lực đáp ứng yêu cầu hoạt động của mình , ngân hàng cũng nên xây dựng cho mình một trung tâm đào tạo riêng và Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 95 có kế hoạch hợp tác đào tạo , trao đổi , nghiên cứu với các ngân hàng khác, các tổ chức tài chính có uy tín trên thế giới để tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ được tiếp cận với những công nghệ hàng mới, học hỏi những kinh nghiệm quản trị, điều hành của các tổ chức này.Về dài hạn có thể tiến tới thành lập trường đại học, trước hết là đáp ứng nhân lực trình độ cao cho ngân hàng mình, sau đó là đa dạng hán các hoạt động kinh doanh thực hiện theo mô hình tập đoàn kinh doanh đa năng. + Chương tình đào tạo ở ngân hàng phải nhằm trau dồi , nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại.Hơn nữa , cần tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế, nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng quốc tế , cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới. Thường xuyên tổ chức thi sát hạch chuyên môn nhằm nâng bậc, nâng lương cho đội ngũ cán bộ có như vậy mới bắt buộc người lao động không ngừng học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn của mình.Đồng thời cũng phải xây dựng một chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút , khuyến khích người lao động theo hướng tạo ra động lực thúc đẩy. 3.3) Một số kiến nghị với cơ quan cấp trên 3.3.1) Kiến nghị với Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Xây dựng định hướng, cơ chế hoạt động và tổ chức thực hiện: Để đảm bảo thực hiện thống nhất hiệu quả sử dụng vốn đồng thời quản lý, kiểm soát được hoạt động vận hành cơ chế trong toàn hệ thống ngân hàng, Hội sở chính phải có trách nhiệm nghiên cứu ban hành quy chế quản lý vốn tập trung và quy trình thực hiện cho toàn hệ thống. - Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất: Theo mô hình hiện đại định hướng phát triển thành một tập đoàn tài chính , mọi rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất sẽ được tập trung về Hội sở chính. Vì thế, hàng năm, ngoài việc lập kế hoạch kinh doanh, giao các chỉ tiêu thực hiện cho các chi nhánh, Hội sở chính phải lập kế hoạch và chịu trách Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 96 nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất.Đây là một áp lực không nhỏ cho Hội sở chính khi mọi rủi ro sẽ được tập trung về đây. Tuy nhiên, việc chuyên môn hóa trong quản lý và thực hiện sẽ nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro cho ngân hàng. - Ban hành quy chế về quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ tín dụng: Hiện nay môi trường pháp lý chưa đồng bộ , để thực hiện đầy đủ quyền , nghĩa vụ , trách nhiệm giữa người đi vay và người cho vay.Trong khi chờ đợi Nhà nước ban hành các chính sách đảm bảo quyền , nghĩa vụ của người đi vay và người cho vay đề nghị Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam ban hành rõ quy chế trách nhiệm của người cho vay trong hoạt động kinh doanh tín dụng để đảm bảo tính pháp lý khi có rủi ro xảy ra. - Tạo dựng nét đặc trưng của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam trong hoạt động kinh doanh: Ngày nay , ngoài những nghiệp vụ truyền thống như tín dụng và đầu tư thì dịch vụ ngân hàng cũng tạo nên sắc thái mới cho ngân hàng trong chiến lược cạnh tranh và tạo thị phần cho mình.Với định hướng mô hình tập đoàn tài chính trong tương lai thì việc tạo dựng nét văn hóa riêng đặc trưng thương hiệu BIDV ngày càng trở nên cấp thiết vì điều này giúp cho Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng trong và ngoài nước ,giữ được những khách hàng đã gắn bó lâu dài đồng thời đây cũng là cái đích hướng đến cho tập thể cán bộ trong ngân hàng cần phải phấn đấu và đạt được. - Đổi mới quy chế tiền lương kinh doanh của Ngân hàng BIDV: Việc phân phối tiền lương kinh doanh cho các chi nhánh không nên thiên quá về chỉ tiêu lợi nhuận mà không xét đến yếu tố bất lợi và thế mạnh thị trường của mỗi chi nhánh.Hiện nay mặc dù môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt,rất nhiều chi nhánh làm rất tốt công tác kinh doanh và tiếp thị cho hoạt động của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nhưng môi trường không có các doanh nghiệp lớn, không có các dự án lớn cho nên Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 97 không phát triển được các dự án đầu tư cho vay, trong khi đó một số chi nhánh có địa bàn thuận lợi, việc tăng trưởng dư nợ rất dễ dàng mà không thể hiện nhiều sự cố gắng và đóng góp cho ngành . Do vậy Ngân hàng BIDV cần cân nhắc gắn việc phân phối tiền lương kinh doanh với việc phát huy thế mạnh của từng chi nhánh(có chi nhánh ưu thế về cho vay , có chi nhánh ưu thế về phát triển các sản phẩm dịch vụ mới,có chi nhánh ưu thế về huy động vốn, …) cần phải xem xét những thế mạnh đó, đánh giá mức độ , chất lượng hoàn thành các chỉ tiêu chính mà từ đó làm cơ sở để xét lương kinh doanh. 3.3.2) Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Trên cơ sở luật Ngân hàng nhà nước, luật các tổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các luật này tại các NHTM còn gặp nhiều khó khăn.Ngân hàng nhà nước cần có văn bản hướng dẫn phối hợp cùng với các NHTM tiến hành cụ thể hóa , áp dụng nó vào thực tiễn để pháp huy tính đúng đắn của Luật.Thêm nữa thị trường tài chính chưa phát triển một cách toàn diện và hoàn chỉnh.Chính phủ cần xem xét và thông qua nhằm tạo điều kiện phát triển thị trường tài chính một cách hoàn chỉnh. Ngân hàng Nhà nước cần đi trước thúc đẩy hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, công nghệ này sẽ tập trung đầu tiên, mạnh mẽ vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt, làm tăng nhanh vòng quay vốn , tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông.Cải tiến và đổi mới mô hình tổ chức , khả năng kinh doanh và điều hành của cả hệ thống ngân hàng, mở rộng mạng lưới huy động vốn cũng như cho vay của các NHTM, gắn chặt khả năng cung cấp vốn và nhu cầu sử dụng vốn trên từng địa bàn cũng như toàn quốc.Trước mắt đề nghị NHNN Việt Nam đầu tư hệ thống thanh toán tập trung và thanh toán bù trừ của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam để bảo đảm thanh toán liên ngân hàng trực tiếp giữa các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại với nhau. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 98 Với xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế ngày nay, Ngân hàng Nhà nước nên tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại hợp tác và cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng , nhất là giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần. Ngân hàng Nhà nước cần ban hành những quy định nhằm đảm bảo an toàn vốn cho cả ngân hàng và khách, đặc biệt là các nội dung sau: cho phép ngân hàng áp dụng cơ chế bảo đảm tiền vay linh hoạt để đáp ứng nhu cầu vay vốn có tính khả thi cao nhưng khó khăn trong vấn đề tài sản đảm bảo, tạo ra khung pháp lý thuận lợi và phù hợp giúp ngân hàng xử lý phát mại tài sản thế chấp, xử lý những khoản nợ có vấn đề. Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện và khẩn trương ban hành hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế.Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các tổ chức tín dụng. 3.3.3) Kiến nghị với Chính phủ Những giải pháp trên có tính khả thi hay không thì không chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực của các NHTM mà còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ pháp lý và công cuộc cải cách hành chính của Chính phủ.Để có thể hỗ trợ các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói riêng và các NHTM ở Việt Nam nói chung , xin có một số kiến nghị sau: - Triệt để xóa bỏ cơ chế bao cấp dưới mọi hình thức , bởi vì nếu còn cơ chế bao cấp cho các ngân hàng thương mại thì không thể tạo động lực cạnh tranh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại. Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 99 - Phát triển đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp thích ứng với những biến đổi của công nghệ ngân hàng hiện nay. - Hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm thực sự tạo ra một “sân chơi” bình đẳng cho các NHTM cũng như các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam . Đặc biệt đảm bảo tính độc lập của các tổ chức kinh doanh tiền tệ. - Nâng cao tính độc lập và tự chủ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để Ngân hàng Nhà nước thực sự đóng vai trò và chức năng của một Ngân hàng Trung ương.Có như vậy, Ngân hàng Nhà nước mới có thể quản lý tốt các hoạt động tiền tệ, tín dụng khi mà nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường với quá trình tiền tệ hóa diễn ra mạnh mẽ. - Nhanh chóng hợp nhất và điều chỉnh các chuẩn mực của Việt Nam cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong quản lý và điều hành các ngân hàng thương mại. - Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành , quản lý và kinh doanh dựa trên nền tảng của việc cải thiện năng lực tài chính , chú trọng tính liên kết về giải pháp công nghệ giữa các ngân hàng đồng thời phải kết hợp với việc phát triển nguồn nhân lực chú trọng cả về số lượng và chất lượng mà đặc biệt là chất lượng chuyên môn, xây dựng chế độ đãi ngộ thỏa đáng với người lao động. - Cần mạnh dạn đưa phương pháp phân tích định lượng vào đánh giá, xếp hạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM nhằm điều chỉnh chiến lược của từng ngân hàng nói riêng và của cả ngành nói chung cho phù hợp với những biến động của thị trường và nền kinh tế. - Các ngân hàng thương mại phải xây dựng và hoàn thiện các chiến lược dài hạn cho riêng mình vì không có mô hình chung cho mọi ngân hàng, lựa chọn đối tác chiến lược , tăng năng lực tài chính và quản lý , đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và khẩn trương điều chỉnh các hoạt động kinh doanh để thích ứng với điều kiện mới khi mà hiện nay luồng vốn lưu chuyển trong nền kinh Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 100 tế ngày càng nhanh và với quy mô ngày càng lớn.Chuyển đổi mô hình tổ chức theo hướng ngân hàng hiện đại, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. KẾT LUẬN Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới bên cạnh những cơ hội cũng mang lại thách thức lớn cho các ngân hàng thương mại trong nước khi phải cạnh tranh một cách bình đẳng với các tập đoàn tài chính lớn đa quốc gia ngay trên đất nước ta.Do đó việc tìm ra giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn luôn có một ý nghĩa quan trọng và mang tính cấp thiết đối với các hoạt động của ngân hàng thương mại. Chuyên đề thực tập với đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận thực tiễn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng BIDV trong giai đoạn trước và sau khi đất nước chính thức gia nhập WTO. Các nội dung cụ thể mà chuyên đề đã đạt được là: 1.Hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về vốn, hiệu quả sử dụng vốn, các nhân tố tác động , các chỉ tiêu tính toán hiệu quả sử dụng vốn và rút ra sự cần thiết khách quan cần tăng cường hiệu quả sử dụng vốn đối với ngân hàng thương mại. 2.Đánh giá thực trạng hoạt động sử dụng vốn , trong đó đi sâu vào hiệu quả sử dụng vốn tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam ,từ đó rút ra những hiệu quả đã đạt được theo 3 loại lợi ích: nền kinh tế xã hội, khách hàng và Ngân hàng BIDV.Bên cạnh đó chuyên đề còn rút ra những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam. 3.Trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, với những quan điểm nhất quán về vấn đề hiệu quả Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 101 sử dụng vốn , chuyên đề đã đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng BIDV trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 2. NH NN VN(1998), “Luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng” ,NXB Chính trị quốc gia ,Hà Nội. 3. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại – Đại học Kinh Tế Quốc Dân –NXB Tài chính –Hà Nội năm 2001 4. TS.Nguyễn Duệ(2001), “Quản trị Ngân hàng”, NXB Thống kê, Hà Nội 5. TS.Nguyễn Võ Ngoạn(1996) ,”Hệ thống công cụ chính sách tiền tệ quốc gia trong nền kinh tế thị trường”, NXB Tài chính ,Hà Nội. 6. QĐ số 284/NHNN ngày 25/8/2000 & QĐ số 1628- NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành qui định tổ chức cho vay của TCTD đối với khách hàng. 7. Tạp chí ngân hàng – Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2006,2007, 2008 8. Trang web www.bidv.com.vn , www.sbv.gov.vn , www.vneconomy.vn 9. Giáo trình lý thuyết Tài chính – Tiền tệ , NXB Thống kê Hà Nội – 2002 Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B 102 Sv: Lê đình Chính – Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47B [...]... cường hiệu quả sử dụng vốn luôn luôn phải được chú trọng trong quá trình phát triển và trên một ý nghĩa là thường trực của quá trình tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1) Khái quát quá trình hoạt động Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 2.1.1) Sự hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu. .. hiện nay các ngân hàng còn phát triển và cung cấp các dịch vụ mới như các dịch vụ thẻ, Internet Banking, Phonebanking cũng như phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng quốc tế 1.2) Vốn và các hình thức sử dụng vốn của ngân hàng thương mại: 1.2.1) Khái quát về vốn và sử dụng vốn của ngân hàng thương mại: Vốn là yêu cầu quan trọng hàng đầu để đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển của một ngân hàng thương... của từng nguồn vốn Tiếp đó , hiệu quả đầu tư vốn tại ngân hàng thương mại cao hay thấp còn thể hiện ở chỗ đầu tư vốn làm gì để góp phần thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển Kế đó, hiệu quả hoạt động đầu tư vốn tại ngân hàng thương mại còn thể hiện trực tiếp mang lại hiệu quả cho công tác ngân hàng như lợi nhuận , số lượng khách hàng tăng, phát triển thị phần... ngân hàng , tạo thế mạnh cho ngân hàng trong quá trình cạnh tranh Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn sẽ góp phần củng cố mối quan hệ xã hội của ngân hàng, điều đó cũng có ý nghĩa là tạo được môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho sự tồn tạo lâu dài của ngân hàng , cho phép ngân hàng có những khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận bổ sung vốn đầu tư. .. phí ứng dụng cao: 1.3) Hiệu quả sử dụng vốn tại các ngân hàng thương mại 1.3.1) Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại Hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.Như vậy, hiệu quả có nội dung rất rộng và được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau: góc độ kinh tế, góc độ xã hội hoặc vừa kinh tế vừa xã hội Xét về mặt kinh tế thì hiệu quả kinh tế là hiệu quả được... phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cần phải coi hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại có hiệu quả cao nhất là góp phần sử dụng kinh tế nhất các nguồn vốn xã hội, thiên nhiên con người và kỹ thuật, đảm bảo trình độ cao nhất của sự thỏa mãn nhu cầu của hiện tại và tư ng lai không ngừng tăng lên của xã hội từ việc đầu tư vốn này.Bởi vì mức độ hiệu quả của nền kinh tế quốc dân... tồn tại và phát triển của ngân hàng trong thời buổi cạnh tranh gay gắt Trong điều kiện đó, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề ngày càng được quan tâm 1.5.1) Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn là đòi hỏi của phát triển nền kinh tế - xã hội Đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện để ngân hàng làm tốt chức năng trung tâm thanh toán vì khi chất lượng vốn được đảm bảo sẽ tăng vòng quay vốn tín dụng. .. Tế Phát Triển 47B 34 1.5) Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại Lịch sử hình thành và phát triển kinh doanh ngân hàng cho ta thấy vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, kinh doanh ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và. .. trên là đầu tư .Khi ngân hàng đầu tư tiền vốn vào thương vụ hoặc cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng vay , nó trở thành chủ nợ, các đối tư ng kia là người vay nợ.Vì thế các khoản đầu tư trên biến thành tài sản có của ngân hàng, ngân hàng đầu tư nhiều càng sinh lãi nhiều từ vốn đã có.Nếu không đầu tư được, ngân hàng sẽ bị lỗ vì phải trả lãi cho nguồn vốn huy động 1.2.2) Các hình thức sử dụng vốn: 1... 1.3.2) Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại Chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại có nhiều, nhưng trong khuôn khổ một chuyên đề thực tập chỉ tập trung chủ yếu vào hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tín dụng nên phải đánh giá một hệ thống chỉ tiêu cả định tính lẫn định lượng.Đồng thời , cũng cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để có sự ưu ... đến hiệu sử dụng vốn 66 CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .69 3.1) Định hướng nâng cao hiệu sử dụng vốn Ngân hàng. .. hàng Đầu Tư Phát Triển Việt Nam 69 3.2) Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn Ngân hàng Đầu Tư Phát Triển Việt Nam 76 3.2.1) Nhóm giải pháp vốn 76 3.2.1.1) Xây dựng sách sử dụng vốn. .. động kinh doanh ngân hàng thương mại CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1) Khái quát trình hoạt động Ngân hàng Đầu Tư Phát Triển Việt Nam 2.1.1) Sự

Ngày đăng: 01/10/2015, 16:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

    • 1.1) Ngân hàng và các hoạt động cơ bản:

      • 1.1.1) Khái niệm ngân hàng thương mại

      • 1.1.2) Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

        • 1.1.2.1) Chức năng luân chuyển tài sản:

        • 1.2) Vốn và các hình thức sử dụng vốn của ngân hàng thương mại:

          • 1.2.1) Khái quát về vốn và sử dụng vốn của ngân hàng thương mại:

          • 1.2.2) Các hình thức sử dụng vốn:

            • 1. 2.2.1) Cho vay

            • 1.2.2.2) Đầu tư chứng khoán

            • 1.2.2.4) Cho thuê tài chính

            • 1.2.2.5) Đầu tư tiền gửi vào các tổ chức tín dụng khác

            • 1.2.2.6 Đầu tư tài sản cố định

            • 1.2.2.7) Dự trữ bắt buộc:

            • 1.2.2.8) Cơ chế quản lý vốn tập trung:

            • 1.3) Hiệu quả sử dụng vốn tại các ngân hàng thương mại

              • 1.3.1) Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại

              • 1.3.2) Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại

              • 1.4) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại

                • 1.4.1) Năng lực của bản thân ngân hàng

                • 1.4.2) Môi trường kinh tế-chính trị-xã hội

                • 1.4.3) Chính sách của nhà nước

                • 1.5) Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại

                  • 1.5.1) Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn là đòi hỏi của phát triển nền kinh tế - xã hội

                  • 1.5.2) Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại

                  • 1.5.3) Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn do yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan