Diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao Đối thoại, độc thoại và mạch lạc

159 2.1K 13
Diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao Đối thoại, độc thoại và mạch lạc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC Lời cam đoan Quy ước trình bày MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................2 2.1. Mục đích nghiên cứu..................................................................................2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3 4.1. Phương pháp thống kê................................................................................3 4.2. Phương pháp miêu tả..................................................................................4 4.3. Phương pháp phân tích hội thoại................................................................4 4.4. Phương pháp phân tích diễn ngôn..............................................................4 5. Ý nghĩa của luận án....................................................................................5 5.1. Ý nghĩa lý luận...........................................................................................5 5.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................5 6. Cấu trúc của luận án..................................................................................5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................7 1.1. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn..............................................................7 1.1.1. Diễn ngôn..........................................................................................7 1.1.2. Phân tích diễn ngôn.........................................................................15 1.1.3. Phân tích diễn ngôn truyện ngắn.....................................................21 1.2. Hội thoại...................................................................................................26 1.2.1. Các quan niệm về hội thoại.............................................................26 1.2.2. Các vận động hội thoại....................................................................28 1.2.3. Các quy tắc hội thoại.......................................................................29 1.3. Mạch lạc.................................................................................................35 1.3.1. Các quan niệm về mạch lạc..............................................................35 1.3.2. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp...........................................39 1.4. Tiền giả định ( presupposition - pp') và hàm ngôn (implication - imp). . .41 2 1.4.1. Tiền giả định....................................................................................41 1.4.2. Hàm ngôn........................................................................................46 1.5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu....................................................................50 1.5.1. Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao............50 1.5.2. Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis)..........................................................................................................53 Nhìn chung, những công trình nghiên cứu về phân tích diễn ngôn rất phong phú và đa dạng ở nhiều góc độ, phương diện khác nhau: đặc điểm và chức năng, ngữ cảnh và ý nghĩa, cấu trúc thông tin, bản chất quy chiếu của diễn ngôn và sự vận dụng phân tích diễn ngôn trong việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của một số kiểu loại văn bản... Tuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam, theo chúng tôi biết chỉ có một ít công trình vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn để tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn của một tác giả cụ thể. Tuy đã có hai luận án tiến sĩ cùng lấy ngữ liệu là truyện ngắn Nam Cao và cũng đã vận dụng cơ sở lí luận của Dụng học, Phân tích diễn ngôn nhưng theo một hướng đi khác với những mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi....................................59 TIỂU KẾT.......................................................................................................59 CHƯƠNG 2 ĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO..........................................................................................62 2.1. Đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao................................................62 2.1.2. Tần suất xuất hiện của các cuộc thoại...................................................63 2.1.3. Tình huống cuộc thoại, số lượt lời của nhân vật...................................65 2.1.4. Quan hệ quyền thế và hoàn cảnh giao tiếp của nhân vật.......................68 2.1.5. Các hình thức đối thoại (song thoại và đa thoại)...................................70 2.1.6. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật...........................................................78 2.2. Độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Nam Cao..................................83 2.2.1. Tần suất xuất hiện độc thoại nội tâm.....................................................84 2.2.2. Vấn đề chủ thể diễn ngôn trong độc thoại nội tâm................................84 2.2.3. Chức năng ngữ nghĩa của diễn ngôn độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Nam Cao.................................................................................................89 2.2.3.1.Độc thoại nội tâm bộc lộ tính cách nhân vật.......................................89 2.2.3.2. Độc thoại nội tâm bộc lộ những triết lí của nhà văn..........................92 3 TIỂU KẾT.......................................................................................................96 CHƯƠNG 3 MẠCH LẠC DIỄN NGÔN HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO.......................................................................97 3.1. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp.................................98 3.1.1. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi chính danh.................................................................................................................99 3.1.2. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi có giá trị cầu khiến.............................................................................................112 3.1.3. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi có giá trị khẳng định...........................................................................................113 3.1.4. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi có giá trị phủ định..............................................................................................114 3.1.5. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi biểu thị sự ngờ vực, ngần ngại, phỏng đoán, …....................................................115 3.1.6. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi có giá trị cảm thán..............................................................................................116 3.2. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp không tương hợp....................117 3.2.2. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp không tương hợp xét từ sự tương hợp giữa các hành động nói................................................................126 KẾT LUẬN...................................................................................................140 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................145 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những trang văn của Nam Cao ra đời cách đây đã hơn nửa thế kỷ, song vẫn có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với bạn đọc và là mẫu mực để mọi người học hỏi. Nhiều người khi đọc tác phẩm Nam Cao có cảm nhận là giữa nhà văn và chúng ta – những con người của thế kỷ XXI – hầu như không có khoảng cách bởi tính chất hiện đại, mới mẻ trong cách viết của ông. Nam Cao đã góp vào kho tàng văn học dân tộc một gia tài truyện ngắn đồ sộ được sáng tác ở cả hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám. Truyện ngắn cũng là thể loại thành công nhất của ngòi bút nhà văn. Đã có không ít bài viết, công trình nghiên cứu đi vào khảo sát, đánh giá sự nghiệp văn học Nam Cao, vị trí và những đóng góp của ông trong làng văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX từ lâu đã được khẳng định. Trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ học từ đầu thế kỷ XX đến nay, các kết quả nghiên cứu của nó thường gắn với một số ngành khoa học xã hội khác, trước hết và gần gũi hơn cả là gắn với việc nghiên cứu văn học. Quá trình nghiên cứu ngôn ngữ học tiền ngữ dụng còn gặp nhiều hạn chế như chỉ thấy mô hình mã mà chưa thấy mô hình suy ý; hoặc chỉ thấy nghĩa của câu là nội dung sự kiện (hay còn gọi là sự tình) của câu ấy… Mô hình mã và mô hình suy ý không loại trừ lẫn nhau, mà chúng cùng thể hiện nội dung sự tình ở những mặt khác nhau: kết học, nghĩa học và dụng học. Khoảng gần ba mươi năm trở lại đây, ngôn ngữ học chuyển sang lĩnh vực mới là nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng. Bên cạnh những thành tựu của Dụng học (Pragmatics) là phân ngành Phân tích diễn ngôn(Discourse Analysis ) và Phân tích diễn ngôn phê bình (Critical Discourse Analysis). Các phân ngành này cùng một lúc tác động mạnh mẽ đến văn học, nhất là trong việc phân tích ngôn ngữ văn chương. Vận dụng thành tựu mới của ngôn ngữ học vào việc nghiên cứu tác phẩm của Nam Cao, chúng tôi lựa chọn đi vào khảo sát đề tài “Diễn ngôn hội 2 thoại trong truyện ngắn Nam Cao-Đối thoại, độc thoại và mạch lạc”, bởi lý thuyết về phân tích diễn ngôn tuy ra đời vào những năm 60 của thế kỷ XX, nhưng trong thực tế hiện nay, nó vẫn là một mảnh đất màu mỡ đang được chú ý khai thác. Khi phân tích diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi lựa chọn đối thoại, độc thoại nội tâm và mạch lạc diễn ngôn của các cặp thoại kế cận, bởi vì theo chúng tôi đây là những vấn đề quan trọng, cốt lõi của một diễn ngôn hội thoại. Chúng tôi tin rằng việc vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào việc khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao sẽ giúp phát hiện thêm những nét độc đáo góp phần làm nên cái hay, cái đẹp, cái tinh tế của ngòi bút đầy chất sống thực tế của nhà văn. Kết quả nghiên cứu của đề tài còn góp thêm kinh nghiệm thực tiễn về việc phân tích diễn ngôn các tác phẩm văn học thuộc thể tự sự. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Phân tích diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao”, chúng tôi nhằm những mục đích cụ thể sau đây: - Hệ thống hóa, lựa chọn những thành tựu của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới và trong nước về lý thuyết về hội thoại, phân tích diễn ngôn để vận dụng vào việc phân tích diễn ngôn hội thoại trên cứ liệu là truyện ngắn Nam Cao. - Nhận diện, miêu tả cấu trúc của các hình thức hội thoại (đối thoại, độc thoại) và chỉ ra những đồng nhất và khác biệt giữa các kiểu loại hội thoại nói trên; sử dụng các kiến thức ngôn ngữ học để phân loại, miêu tả và phân tích các biểu hiện mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi-Đáp trong truyện ngắn Nam Cao - Góp phần soi sáng lý thuyết về phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học, đặc biệt là các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ việc tổng hợp, tiếp cận những vấn đề lí luận về phân tích diễn ngôn nói chung và phân tích diễn ngôn một tác phẩm văn học thuộc thể tự sự nói riêng, chúng tôi khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao từ góc độ phân tích diễn ngôn để chỉ ra các hình thức mạch lạc, đối thoại và độc thoại nội tâm… trong truyện ngắn Nam Cao. Từ đó nhận ra được những dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong việc xây dựng các cuộc thoại đạt được các mục đích và hiệu quả giao tiếp. 3. Đối tượng nghiên cứu Để nghiên cứu Phân tích diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao, luận án đã khảo sát 71 truyện ngắn của Nam Cao trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945. Tuy số lượng không nhiều, nhưng tác phẩm Nam Cao đã có những đóng góp thật sự có giá trị về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Luận án tập trung khảo sát các cuộc hội thoại (đối thoại, độc thoại) và tính mạch lạc của nó trong các cặp thoại Hỏi –Đáp trên góc nhìn phân tích diễn ngôn nhằm khẳng định thêm những giá trị nghệ thuật của ngòi bút Nam Cao. 4. Phương pháp nghiên cứu Sau khi đã xác định “Phân tích diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao” làm đề tài luận án, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp thống kê Luận án chủ yếu thống kê các cặp đối thoại trực tiếp, một số cuộc đối thoại, độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Nam Cao. Qua đó, tìm hiểu và xác định hình thức thể hiện tính mạch lạc của các cặp Hỏi – Đáp, các hình thức của cuộc đối thoại và độc thoại nội tâm, để tìm ra giá trị ngữ nghĩa của các hình thức hội thoại. 4 4.2. Phương pháp miêu tả Phương pháp này được vận dụng trong suốt quá trình trình bày luận án để phân tích, miêu tả các ngữ liệu hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao. Sau khi thống kê các cặp thoại Hỏi-Đáp, chúng tôi đã miêu tả các hình thức kết hợp phân tích nội dung, ý nghĩa. 4.3. Phương pháp phân tích hội thoại Một số phương pháp cụ thể của dụng học (viết tắt DH) thường được dùng trong phân tích diễn ngôn (viết tắt PTDN) liên quan đến các nội dung sau: - Phân tích cách diễn đạt “hành động nói” (trong hội thoại), phát hiện câu ngôn hành, ngôn hành hàm ẩn, hành động nói trực tiếp và gián tiếp. - Nguyên tắc cộng tác hội thoại (có 4 phương châm: Lượng, Chất, Quan hệ và Cách thức). Các phương châm này liên quan đến phương pháp của phân tích hội thoại và PTDN như sau: Một lời nói bình thường đúng và tường minh về nghĩa phải được thực hiện với đầy đủ các phương châm trên. Nếu người phân tích (hay người nghe) nhận là rằng người nói đưa ra một lời nói khó hiểu hoặc không thể hiểu ngay được thì lời đó có thể thuộc một trong hai trường hợp sau đây: (a) Hoặc là người nói đã “vô tình” sử dụng sai một phương châm nào đó, nên đã gây nên tình trạng nan giải vừa nêu; (b) Hoặc là người nói đã “cố ý” không tuân theo một phương châm nào đó, nhằm tạo ra một phát ngôn “bất bình thường”, như tạo ra một ý hàm ẩn (hàm ý) nào đó, trong trường hợp này người phân tích phải có kiến thức liên quan các kiểu ý nghĩa như tiền giả định (viết tắt TGĐ), hàm ý hội thoại, lập luận, tính lịch sự, thì có thể giải mã được các ẩn ý. 4.4. Phương pháp phân tích diễn ngôn Phương pháp chung thường được sử dụng của PTDN là phân tích ngữ liệu trong mối quan hệ chặt chẽ với ngữ cảnh tình huống (contextual 5 situation) và phân tích nghĩa của lời nói (gồm cả chức năng của lời nói là hành động nói của DH). Ngoài các loại phương pháp có tính chất chuyên môn trên, luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chung thông dụng. Trong quá trình miêu tả, luận án đã có so sánh với tác giả khác, so sánh giữa các hình thức xây dựng cuộc thoại với nhau. 5. Ý nghĩa của luận án 5.1. Ý nghĩa lý luận Vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào việc nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao không phải là một hướng đi hoàn toàn mới, nhưng triển khai theo mục tiêu của chúng tôi cho đến nay vẫn là một hướng tiếp cận mới. Tập hợp những quan điểm đã có, kế thừa và chọn lọc các cơ sở lý luận về diễn ngôn hội thoại, chúng tôi đã lựa chọn cho mình một cách thức, hướng đi và các bước cụ thể nhằm phân tích một cứ liệu cụ thể khá phức tạp –đó là tác phẩm văn học. Qua đó, đề tài là những gợi ý cho các hướng nghiên cứu tiếp theo khi tiếp cận truyện ngắn của các tác giả cụ thể khác nói chung và truyện ngắn Nam Cao nói riêng. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn -Với cách nhìn phân tích diễn ngôn, luận án hy vọng sẽ tìm ra những dấu hiệu hình thức diễn ngôn hội thoại (đối thoại, độc thoại) và những biểu hiện mạch lạc diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao. - Kết quả của luận án có thể góp thêm cứ liệu, cho thấy hiệu quả của việc nghiên cứu các diễn ngôn hội thoại được áp dụng một cách cụ thể, góp phần làm rõ về lý thuyết này cũng như những vấn đề hữu quan trong việc giảng dạy tác phẩm văn học ở trường phổ thông. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận; Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án gồm ba chương: 6 Chương một (47 trang) trình bày một cách tổng quan những vấn đề về diễn ngôn và phân tích diễn ngôn; những vấn đề về mạch lạc như: các quan niệm mạch lạc, mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp; những vấn đề về hội thoại như: các quan niệm hội thoại, vận động hội thoại, quy tắc hội thoại, tiền giả định và hàm ngôn. Chương 1 của luận án đã trình bày lịch sử vấn đề nghiên cứu, qua đó chúng tôi hệ thống hóa, đánh giá những công trình tiêu biểu nghiên cứu về Nam Cao và về phân tích diễn ngôn. Chương hai (39 trang) trình bày cụ thể vấn đề đối thoại và độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Nam Cao qua những cuộc thoại. Về vấn đề đối thoại, chúng tôi trình bày diễn ngôn hội thoại của người kể chuyện, của các vai trong truyện. Chúng tôi xét chúng qua các mối quan hệ: quan hệ quyền thế, vị thế giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp… trong cuộc thoại (song thoại, tam thoại và đa thoại) của một số truyện ngắn cụ thể. Vấn đề độc thoại nội tâm cũng là vấn đề được quan tâm ở đây. Độc thoại nội tâm được biểu hiện cụ thể qua những lời tự nhủ, nói thầm hoặc qua những dòng suy nghĩ của nhân vật, qua lời kể của tác giả, bằng những lời kể chính giọng điệu của nhân vật, diễn ngôn trần thuật của người kể chuyện và diễn ngôn nhân vật… để trần thuật, để triết lý… Chương ba (54 trang) trình bày các vấn đề mạch lạc diễn ngôn của các cặp thoại Hỏi – Đáp (tương hợp và không tương hợp). Đối với mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp, chúng tôi trình bày sáu loại cơ bản. Luận án đã phân tích những ví dụ cụ thể cho từng loại cặp thoại đó, đồng thời chỉ ra sự phong phú, đa dạng và biến hóa của nhà văn khi xây dựng các cuộc thoại. Tìm hiểu mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp không tương hợp, chúng tôi trình bày hai loại cơ bản sau đây: mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi Đáp không tương hợp xét từ nguyên tắc cộng tác hội thoại và mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp không tương hợp xét từ sự tương hợp giữa các hoạt động nói. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn 1.1.1. Diễn ngôn 1.1.1.1. Khái niệm diễn ngôn Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về diễn ngôn, nhưng chưa thật sự có một định nghĩa hoàn chỉnh nhất. Người đầu tiên đề xướng ra khái niệm này là Z. Harris trong công trình “Discourse Analysis” – Phân tích diễn ngôn (1952). Diễn ngôn được hiểu với tư cách là một văn bản liên kết ở bậc cao hơn câu. Công trình này đã góp phần quan trọng cho ngành ngôn ngữ học văn bản còn non trẻ vào việc nghiên cứu lĩnh vực chức năng của ngôn ngữ. Thuật ngữ diễn ngôn với tư cách “sản phẩm” trong việc sử dụng ngôn ngữ được hiểu rất rộng bao gồm tất cả các dạng tồn tại của nó, có thể là chữ viết dưới mọi hình thức, có thể âm thanh tự nhiên khi nói hay mọi hình thức ghi âm lời nói... Trong cách nhìn khái quát, cách tiếp cận diễn ngôn “được quy thành hai dạng: dạng coi trọng hình thức và dạng coi trọng ngữ cảnh. PTDN dưới dạng hình thức nhất của nó gắn liền với truyền thống logic/triết học của J. Searle và J. L. Austin, dạng ngữ cảnh hoá cao nhất của PTDN nối kết với lý luận văn học hiện đại” [5,73]. M. Foucault nêu: “Thay vì giảm dần các nét nghĩa đã khá mơ hồ của từ diễn ngôn, tôi tin rằng thực tế tôi đã bổ sung thêm ý nghĩa của nó: lúc thì coi nó như một khu vực chung của tất cả các nhận định, lúc thì coi nó như một nhóm các nhận định được cá thể hoá, và đôi khi lại xem nó như một hoạt động được quy chuẩn (regulated practice) nhằm tạo nên một tập hợp các nhận định” [93,45-46]. Theo Trần Văn Toàn, trong trích dẫn trên, Foucault 8 cùng lúc đưa ra ba định nghĩa về diễn ngôn. Định nghĩa thứ nhất, diễn ngôn bao gồm “tất cả các nhận định” nói chung; định nghĩa thứ hai, diễn ngôn như là “một nhóm các nhận định được cá thể hoá”; định nghĩa thứ ba, diễn ngôn “như một hoạt động được quy chuẩn (regulated practice) nhằm tạo nên một tập hợp các nhận định”. Mặc dù ba định nghĩa của Foucault được liệt kê khá độc lập nhưng trong thực tế nghiên cứu các định nghĩa này luôn được sử dụng xen kẽ nhau và định nghĩa này có thể bao trùm lên định nghĩa khác tuỳ theo hướng triển khai của người nghiên cứu. Barthes trong La linguistique du discours (1970) coi diễn ngôn như là một đối tượng của ngôn ngữ học văn bản mà ông đề nghị gọi là “ngôn ngữ học diễn ngôn”. Ông viết: “…Diễn ngôn – tương tự văn bản do ngôn ngữ học nghiên cứu, và chúng tôi sẽ định nghĩa nó (hãy còn là sơ bộ) như là một đoạn lời nói hữu tận bất kì, tạo thành một thể thống nhất xét từ quan điểm nội dung, được truyền đạt cùng với những mục đích giao tiếp thứ cấp, và có một tổ chức nội tại phù hợp với những mục đích này, vả lại (đoạn lời này) gắn bó với những nhân tố văn hoá khác nữa, ngoài những nhân tố có quan hệ đến bản thân ngôn ngữ”. [12,199] Còn Bellert thì cho rằng “Diễn ngôn là chuỗi liên tục những phát ngôn S1 ..., Sn, trong đó việc lý giải nghĩa của mỗi phát ngôn S 1 (với 2 ≤ i ≤ n) lệ thuộc vào sự lý giải những phát ngôn trong chuỗi S1 …Si-1”. [12,199] Đối với Guy Cook, ông nêu: “Diễn ngôn là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa, được hợp nhất lại và có mục đích”. [12,200] Brown và Yule khi xử lí diễn ngôn như là “sản phẩm” hay “tiến trình” thì lại khẳng định: “Diễn ngôn như một tiến trình”. [17,48] Trong bài viết Nguồn gốc, vấn đề và phạm trù của dụng học, Aрутюнова và Падучева viết: “…Diễn ngôn phản ánh chủ quan của con người và do vậy, khác với những suy luận lý thuyết, diễn ngôn không thể xa lạ với người nói. (…) Lý thuyết về diễn ngôn như hình thức của văn bản đã được 9 dụng học hoá được bắt đầu từ quan niệm của E. Benveniste phân định diện tường thuật (récit) và diện diễn ngôn (discours) ngôn ngữ “được người nói sở hữu”. Diễn ngôn, cần được hiểu ở đây nghĩa rộng nhất, như một phát ngôn bất kỳ giả định có người nói và người nghe và ý định từ người nói tác động theo cách nhất định đến người nghe”. [3,76] Lý thuyết hiện đại về diễn ngôn (2006) của Ekaterenburg cũng đã dẫn ra một số định nghĩa về diễn ngôn của Teun A Van Dijk, P. Riceau, M. Foucault, Jakob Torfing, R. Barthes, Louis Maren… Ngoài ra có thể kể đến Crystal, Paul Gee, Nunan, Lyons… cũng có đề cập khái niệm diễn ngôn trong tác phẩm của mình. Ở Việt Nam, với công trình Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Diệp Quang Ban là một trong những tác giả tiêu biểu quan tâm và nghiên cứu diễn ngôn. Trong tác phẩm này, ông đồng tình với định nghĩa của Cook: “Diễn ngôn là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa, được hợp nhất lại và có mục đích” [12,200]. Có thể hình dung mối quan hệ giữa diễn ngôn và văn bản như sau: Diễn ngôn Văn bản (bề mặt từ ngữ) (nghĩa lôgic, chức năng) Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa diễn ngôn và văn bản Qua sơ đồ 1, ta thấy văn bản là bề mặt ngôn từ, diễn ngôn thuộc về nghĩa lôgic và chức năng. Có thể nói Diệp Quang Ban đã góp thêm vào bức tranh chung về nghiên cứu diễn ngôn của các nhà Việt ngữ học khi ông đề cập đến lĩnh vực phân tích diễn ngôn văn chương. Còn tác giả Nguyễn Thiện Giáp, sau khi điểm qua một số quan điểm 10 khác nhau về khái niệm văn bản và diễn ngôn, ông nêu: “Thuật ngữ diễn ngôn và văn bản thường được coi là đồng nghĩa với nhau để chỉ các sản phẩm của ngôn ngữ, viết hay nói, dài hay ngắn, tạo nên một tổng thể hợp nhất, trong đó diễn ngôn thường được hiểu là bao hàm văn bản, còn văn bản thiên về sản phẩm viết nhiều hơn”. [44,169] Trong công trình nghiên cứu của mình, Nguyễn Hòa nhấn mạnh sự phân biệt hai khái niệm “diễn ngôn” và “văn bản”. Theo ông, “ Văn bản như là sản phẩm ngôn ngữ ghi nhận lại quá trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp nói và viết trong một hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể”. Trong khi đó “Diễn ngôn như là sự kiện hay là quá trình giao tiếp hoàn chỉnh thống nhất có mục đích không giới hạn được sự dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể” [54,28]. Mặc dù đã đưa ra sự phân biệt hai khái niệm như trên, song tác giả cũng thừa nhận rằng trên thực tế sự phân biệt này chỉ mang tính tương đối vì theo cách hiểu đó, trong văn bản sẽ xuất hiện một vài đặc trưng của diễn ngôn và ngược lại trong diễn ngôn cũng nhiều khi tồn tại các thuộc tính văn bản. Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Diễn ngôn là đơn vị lớn hơn câu, đúng hơn là lớn hơn một phát ngôn, nó có thể là một phát ngôn mà cũng có thể do vô số phát ngôn hợp lại.”; “Nó phải có tính mạch lạc…” [26,19]. Tác giả cũng cho rằng, diễn ngôn có cả hình thức và nội dung nhưng cả hai đều chịu tác dụng của ngữ cảnh. Luận án này đồng tình với quan điểm về khái niệm diễn ngôn được thể hiện ở sơ đồ 1 ở trên. Do vậy, phân tích diễn ngôn là phân tích cả các yếu tố hình thức của diễn ngôn, bao gồm các yếu tố ngôn ngữ, các đơn vị từ vựng, các quy tắc kết học, các hành vi ngôn ngữ tạo nên diễn ngôn. Các yếu tố kèm lời và phi lời, theo chúng tôi, cũng được xem là các yếu tố thuộc hình thức của phát ngôn. Về nội dung, chúng tôi nhất trí với quan điểm cho rằng diễn ngôn bao gồm nội dung thông tin và nội dung miêu tả. Hai thành tố nội dung 11 này có thể hiện diện tường minh qua các yếu tố ngôn ngữ hình thức của diễn ngôn, hoặc tồn tại khiếm diện trong đích giao tiếp của đối tượng. 1.1.1.2. Đặc điểm về diễn ngôn - Diễn ngôn là đơn vị lớn hơn câu/phát ngôn.Nó có thể là một phát ngôn mà cũng có thể do vô số phát ngôn hợp lại. - Nó phải có tính mạch lạc, nghĩa là có một đề tài, có chủ đề chung, giữa các phát ngôn trong một diễn ngôn phải có quan hệ hình thức và nội dung. Trong một cuộc giao tiếp có bao nhiêu đề tài, bao nhiêu chủ đề thì có bấy nhiêu diễn ngôn. - Mỗi loại hình diễn ngôn có cấu trúc mô hình riêng. Mô hình đó được quy định bởi hành động giao tiếp chủ đạo như hành động tự sự, thỉnh cầu, lập luận … 1.1.1.3. Phân loại diễn ngôn Dựa vào cấp độ của diễn ngôn có thể chia diễn ngôn thành: diễn ngôn và siêu diễn ngôn. Khổng Tử sáng lập ra siêu diễn ngôn Nho giáo, Thích ca Mâu ni (Siddharta Gautama) sáng lập ra siêu diễn ngôn Phật giáo, Freud sáng lập siêu diễn ngôn Phân tâm học, Ann Radcliffe sáng tạo ra diễn ngôn tiểu thuyết kinh dị, Bakhtin tạo ra diễn ngôn đa thanh phức điệu. Chủ thể của các siêu ngôn không chỉ khai phá ra một loại diễn ngôn mới, một ngôn ngữ mới mà còn mở ra một con đường mới, mở ra các bước đi tạo ra các diễn ngôn khác. Các siêu diễn ngôn luôn tạo ra sau nó vô số các diễn ngôn đồng dạng, đồng chất với nó. Dựa vào tính chất phát triển của diễn ngôn có thể chia diễn ngôn thành: diễn ngôn liên tục và diễn ngôn ngắt quãng. + Diễn ngôn liên tục Ví dụ (1): Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. 12 “ Hỡi đồng bào cả nước, Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước 13 Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng. Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp. Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng 14 hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. + Diễn ngôn ngắt quãng Ví dụ (2): Đoạn thoại giữa Kim Trọng và Thuý Kiều: - "Sinh rằng gió mát trăng trong Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam Chầy sương chưa nện cầu Lam Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng ? - Nàng rằng: Hồng diệp xích thằng Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri Đừng điều nguyệt nọ hoa kia Ngoài ra ai có tiếc gì với ai - Rằng nghe nổi tiếng Chương Đài Nước non luống những lắng tai Chung Kì - Thưa rằng: Tiện kĩ xá chi Đã lòng dạy đến dạy thì phải vâng"). (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Đoạn thoại trên có hai diễn ngôn: một diễn ngôn thỉnh cầu Kiều đánh đàn của chàng Kim; một diễn ngôn chấp thuận lời thỉnh cầu đó của nàng Kiều. Cả hai diễn ngôn này đều là diễn ngôn cách quãng gồm một phần mở và phần trung tâm. Phần mở của diễn ngôn Kim Trọng là lời ướm, phần trung tâm là hành động và nội dung thỉnh cầu. Phần mở của diễn ngôn Thuý Kiều là lời rào đón và phần trung tâm là lời chấp nhận. Cả hai diễn ngôn của hai người tạo thành một sự kiện lời nói. Bên cạnh đó, dựa vào một số tiêu chí khác, chúng ta cũng có thể phân chia diễn ngôn theo một số cách khác nhau. 15 1.1.2. Phân tích diễn ngôn 1.1.2.1. Một số cách tiếp cận trong phân tích diễn ngôn Khái niệm “Diễn ngôn” ra đời vào những năm 60 của thế kỷ XX. Từ đó đến nay, lý luận về diễn ngôn đã tiến một bước dài. Ở nước ngoài, quan tâm đến lĩnh vực phân tích diễn ngôn tự sự có thể kể đến Roland Barthes với Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể, Todorov với Ngữ pháp truyện kể, David Rumelhart với Ghi chú lược đồ về các câu chuyện, Gérard Genette với Diễn ngôn tự sự, David Nunan với Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, Gillian Brown và George Yule với Phân tích diễn ngôn... Ở Việt Nam, một số các công trình nghiên cứu đề cập đến việc phân tích diễn ngôn tự sự như: Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản (Diệp Quang Ban), Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lý luận và phương pháp (Nguyễn Hoà), Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại (Phạm Thị Thu Trang), Mạch lạc diễn ngôn hội thoại trong một số tác phẩm văn học hiện đại (Trần Thị Thu Hương)… Với những hướng tiếp cận và ứng dụng khác nhau: dựa trên chủ nghĩa cấu trúc và kí hiệu học, ngữ pháp chuyển hoá tạo sinh, đường hướng dụng học, đường hướng giao tiếp liên văn hoá,… các công trình nghiên cứu nói trên đã góp phần soi sáng một số vấn đề lý thuyết và thực hành về phân tích diễn ngôn tự sự. Tuy nhiên, phân tích diễn ngôn văn học là việc khó, cho đến nay hầu như chưa có một nhà ngôn ngữ học nào đưa ra một đường hướng phân tích diễn ngôn tác phẩm tự sự một cách hoàn chỉnh, khoa học, thao tác hoá được cách nghiên cứu diễn ngôn tác phẩm truyện của mọi thời, mọi ngôn ngữ. Căn nguyên của điều này đã được Schiffrin chỉ rõ: phân tích diễn ngôn là một lĩnh vực đa ngành, do vậy tuy được nhiều người quan tâm nó vẫn là một địa hạt “ rộng mênh mông và ít nhiều còn mơ hồ của ngôn ngữ”.[3,17] 1.1.2.2. Một số công cụ lý thuyết của phân tích diễn ngôn Để tìm ra đối tượng nghiên cứu, phương pháp và công cụ lý thuyết, hệ 16 thuật ngữ cho phân môn PTDN, dù đã nhiều năm tìm hiểu nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất. Theo Diệp Quang Ban, G. Brown và G. Yule công bố trong tài liệu Phân tích diễn ngôn, đề tài và vấn đề được bộ môn PTDN quan tâm là: 1. Dẫn luận: các hình thái và các chức năng của ngôn ngữ [Introduction: linguistic forms and functions] 2. Vai trò của ngữ cảnh trong việc lý giải (hiểu diễn ngôn – DQB) [The role of context in interpretation] 3. Đề tài và việc biểu hiện nội dung của diễn ngôn [Topic and the representation of discourse content] 4. ‘Cấu tứ’ và việc biểu hiện cấu trúc của diễn ngôn [‘Staging’ and the representation of discourse structure] 5. Cấu trúc tin [Information structure] 6. Bản chất của quy chiếu trong văn bản và trong diễn ngôn [The nature of reference in text and in discourse] 7. Mạch lạc trong việc lý giải diễn ngôn [Coherence in the interpretation of discourse] [12,164] Phần liệt kê các nội dung cho thấy được cơ sở lý thuyết cũng như phương pháp, đối tượng, công cụ… chủ yếu của nghiên cứu PTDN. Trước hết, đó là việc chuyển từ nghiên cứu chủ yếu ở mặt hình thức ở bậc câu sang việc nghiên cứu mặt nghĩa của diễn ngôn, không lấy các thuật ngữ nghiên cứu câu làm công cụ lý thuyết mà đưa ra một chương trình làm việc khai thác diễn ngôn từ những phương diện khác nhau. Phương pháp làm việc là dựa hẳn vào ngữ cảnh tình huống. Đối tượng là toàn bộ các đề tài và vấn đề giúp hiểu (lý giải) được diễn ngôn từ những phương diện thực tế của nó. Tuy nhiên các vấn đề cần khám phá trong ngôn ngữ của diễn ngôn rất phong phú và thuộc về nhiều loại, cho đến nay vẫn chưa được đề cập đến mức tạm gọi là đầy đủ. 17 Chính G. Brown và G. Yule cũng thừa nhận “còn bỏ trống nhiều phương diện trong ngôn ngữ của diễn ngôn”. Như vậy, có thể nói PTDN là mảnh đất màu mỡ đang và sẽ tiếp tục “cày xới” ngày càng nhiều hơn. Luận án này đồng ý với quan điểm của D.Nunan khi ông cho rằng khi tìm hiểu diễn ngôn về mặt nghĩa, cần chú trọng hai vấn đề: mạch lạc diễn ngôn và hành động ngôn ngữ. Về mạch lạc diễn ngôn, ông dẫn ví dụ của Widdowson (1978) A: Có điện thoại kìa. B: Anh (em) đang tắm. C: Thôi được. Qua ví dụ này ta thấy, người sử dụng nó để biện hộ luận đề của mình cho rằng liên kết không cần thiết mà cũng không đủ để thiết lập tính mạch lạc. Ông tiếp tục nêu ra rằng chúng ta có thể công nhận văn bản này là mạch lạc bằng cách tạo ra một ngữ cảnh, rồi nhận dạng các chức năng mà mỗi phát ngôn hoàn thành trong ngữ cảnh đó. Ví dụ (3): Phát ngôn Chức năng A: Có điện thoại kìa. Yêu cầu B: Anh (em) đang tắm. Xin lỗi C: Thôi được. Chấp nhận lời xin lỗi Với việc tạo ra một ngữ cảnh có đủ nghĩa và việc nhận dạng được các chức năng của từng phát ngôn thì tính mạch lạc được thiết lập. Thuật ngữ hành động ngôn ngữ do nhà triết học ngôn ngữ J.L. Austin (1962) nghĩ ra và được nhà triết học J. Searle (1969) phát triển. Họ xác nhận rằng, khi sử dụng ngôn ngữ không chỉ tạo ra những phát biểu có chứa mệnh đề…, mà chúng ta cũng hoàn thành các chức năng như: yêu cầu, phủ nhận, xin lỗi, cảm ơn…; việc nhận dạng hành động ngôn ngữ được thực hiện bởi một phát ngôn riêng chỉ có thể làm được nếu chúng ta biết được ngữ cảnh mà 18 phát ngôn diễn ra. Ý định chức năng của người nói được biết đến với tên gọi là lực ngôn trung. Ví dụ (4): Nước trong bể hết rồi. (Nghĩa chủ yếu của ví dụ này là nghĩa yêu cầu) Hành động ngôn ngữ là hành động thực hiện khi tạo ra một phát ngôn (diễn ngôn) trong một cuộc giao tiếp. Hành động ngôn ngữ đòi hỏi phải có điều kiện, thao tác, cách thức tổ chức thao tác và quan trọng nhất là đích như mọi hành động khác của con người có ý thức. [26,53] a) Hành động ngôn ngữ có ba phạm trù cơ bản * Hành động tạo lời ( locutionary act) “Hành động tạo lời là hành động vận động các cơ quan phát âm (hoặc cử động tay để tạo ra các nét chữ) vận dụng các từ và kết hợp các từ theo các quan hệ cú pháp thích hợp thành các câu, rồi tổ chức các câu thành diễn ngôn (văn bản)…”. [26,56] * Hành động mượn lời (hành động xuyên ngôn) (perlocutionary act) “Hành động mượn lời khi thực hiện một phát ngôn là hành động nhằm gây ra những biến đổi trong nhận thức, trong tâm lý, trong hành động vật lý có thể quan sát được, gây ra một tác động nào đấy đối với ngữ cảnh”. [26,56] Ví dụ (5), nghe thông báo trên đài phát thanh : Ngày mai, 25 tháng 7 ở Hà Nội sẽ có mưa lớn, sức gió cấp 4, cấp 5 tức 40 đến 50 km một giờ làm một số người tỏ ra lo lắng, bực mình … Hành động mượn lời rất đa dạng. Ví dụ (6), một con vẹt phát: CHÁY, người nghe thường thì không có gì, người chưa nghe thì bị ảnh hưởng, tức là có sự tác động đến người nghe (như vậy, có thể có hành động mượn lời). * Hành động ở lời (hành động trong lời, hành động ngôn trung) (illocutionary act) “Hành động ở lời là hành động mà đích của nó nằm ngay trong việc 19 tạo nên phát ngôn được nói ra (viết ra)”. [26,56] Ví dụ (7): Ngày mai, chúng ta nghỉ học. Tôi cảm ơn anh. Đích của hành động ở lời được gọi là đích ở lời và nếu đích đó được thoả mãn thì ta có hiệu quả ở lời. Dấu hiệu của hiệu quả ở lời là lời hồi đáp của người tiếp nhận hành động ở lời. - Hành động ở lời là một hành động xã hội. Ví dụ (8): Sp1: - Bao giờ anh đi Huế ? Sp2: - Mai, anh ạ. Nếu cho hành động hỏi là một bộ phận thứ nhất và hành động trả lời là bộ phận thứ hai thì bộ phận thứ nhất và bộ phận thứ hai lập thành một cặp, được gọi là một cặp kế cận. b) Biểu thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi * Biểu thức ngữ vi là một thể thức nói năng cốt lõi do các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời kết hợp với (hoặc không có) nội dung mệnh đề đặc trưng cho một hành vi ở một lời nào đó. Còn phát ngôn ngữ vi là hiện thực hoá một biểu thức ngữ vi trong giao tiếp, tức là trong một ngữ cảnh nào đấy. [26,60] + Phát ngôn ngữ vi tối giản: Ví dụ (9): - Thuỷ yêu Ngọc à ? (hỏi) - Thuỷ không nên yêu Ngọc. (khuyên can) - Thuỷ yêu Ngọc đi ! (thúc giục) + Phát ngôn ngữ vi có thành phần mở rộng: Ví dụ (10): - Nếu cậu đi Hà Nội, nhớ mua hộ cho mình quyển Ngữ dụng học. * Các loại biểu thức ngữ vi (Theo J.L. Austin, gọi là cách thức thực 20 hiện hành động ở lời) + Biểu thức ngữ vi tường minh Biểu thức ngữ vi tường minh là biểu thức ngữ vi có động từ được dùng trong chức năng ngữ vi (động từ ngôn hành). Ví dụ (11): - Tôi ăn cơm (-) - Tôi mời anh uống nước (+) - Tôi chào anh (+) - Tôi sẽ cảm ơn nó (-) - Tôi chúc mừng anh (+) - Tôi sẽ tuyên bố ông ấy vô tội (-) Một số động từ ngữ vi (động từ ngôn hành): đa tạ, cảm tạ, hứa, mời, chào, khuyên, phê bình, cảnh cáo, trả lời, cấm, bảo đảm, thách, lên án, chúc mừng, đề nghị, ra lệnh, loan báo, … + Biểu thức ngữ vi nguyên cấp Biểu thức ngữ vi nguyên cấp là biểu thức ngữ vi không có động từ được dùng trong chức năng ngữ vi (sử dụng câu phân loại theo mục đích nói một cách trực tiếp). Ví dụ (12): - Mai, tôi sẽ đến. - Anh đóng cửa lại. + Biểu thức ngữ vi hàm ẩn Biểu thức ngữ vi hàm ẩn sử dụng câu phân loại theo mục đích nói một cách gián tiếp (không đúng với mục đích vốn có)  Hành động ở lời gián tiếp. Ví dụ (13): - Nước trong bể hết rồi. (điều khiển) - Mẹ ơi, con búp bê kia xinh ơi là xinh. (đòi hỏi) HĐNN trực tiếp HĐNN gián tiếp C1 - HĐNN tường minh C2 Suy lần 1 (nguyên cấp) C3 - HĐNN hàm ẩn Suy lần 2 (gián tiếp) 21 Ví dụ: - Anh đóng cửa lại (nguyên cấp) - Tôi khuyên anh đóng cửa lại (tường minh) - Ôi, rét quá (gián tiếp) Ba loại hành động: Hành động tạo lời, hành động ở lời và hành động mượn lời được thực hiện theo cách thống hợp khi tạo ra một diễn ngôn. 1.1.3. Phân tích diễn ngôn truyện ngắn 1.1.3.1. Diễn ngôn truyện ngắn a) Thể loại truyện ngắn Là thể văn xuôi tự sự có hình thức ngắn gọn, truyện ngắn đã ra đời từ thuở xa xưa khi con người biết sáng tác văn chương và phát triển cho đến ngày nay. Do có dung lượng nhỏ, truyện thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp, mỗi tác phẩm thường chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Truyện ngắn là thể loại xung kích của đời sống văn học, nó chinh phục độc giả đương đại nhờ hình thức nhỏ gọn, có thể đọc liền một mạch, tái hiện cuộc sống và truyền đạt thông tin nhanh chóng. Tuy ngắn nhưng đây là thể loại khó viết và viết khó hay. b) Đặc điểm của diễn ngôn truyện ngắn (diễn ngôn tự sự) Diễn ngôn văn học (nói chung) và diễn ngôn tác phẩm tự sự/ diễn ngôn truyện ngắn (nói riêng) có nhiều điểm tương đồng với các loại diễn ngôn khác bởi văn học là một diễn ngôn trong hệ thống diễn ngôn của xã hội. Hơn thế nữa, diễn ngôn văn học còn là “siêu diễn ngôn” vì có khả năng dung nạp, chứa đựng trong bản thân nó nhiều loại diễn ngôn khác (diễn ngôn chính trị, pháp luật, khoa học,…). Bên cạnh đó, nó còn mang các đặc điểm riêng: 22 + Tính hư cấu Diễn ngôn truyện ngắn tạo lập tri thức bởi nó tái tạo, sáng tạo hiện thực đời sống bằng cách nhìn, cách tiếp cận và lý giải thế giới xã hội theo quan điểm và cảm thụ thẩm mỹ của chủ thể phát ngôn. Thông qua việc lựa chọn nội dung thông tin và phản ánh thông tin theo cảm xúc và sự đánh giá của riêng mình, chủ thể phát ngôn giúp người đọc nhận thức về hiện thực xã hội và mở rộng tri thức về đời sống. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu đã dựng lên hai bức tranh đối lập nhau: bức tranh “Chiếc thuyền ngoài xa” trong buổi sớm mờ sương đẹp như tranh vẽ và bức tranh cuộc sống gia đình nhà thuyền chài đầy nghiệt ngã, cay cực. Thiên truyện thể hiện nhận thức sâu sắc của nhà văn về cách tiếp cận cuộc sống. Nhà nghệ sĩ không chỉ phản ánh vẻ đẹp bề ngoài mà phải đi sâu khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người, có như thế mới tránh được việc nhìn nhận cuộc sống và con người một cách giản đơn, sơ lược. Tác phẩm bộc lộ nỗi ưu tư của một trái tim nhân hậu, sự trân trọng “những hạt ngọc” ẩn sâu bên trong tâm hồn người lao động nghèo. Nguyễn Minh Châu xót xa thương cảm người phụ nữ làng chài bất hạnh, lên án sự tàn nhẫn, thô bạo của người chồng, đồng thời báo động tình trạng bạo lực trong gia đình đang làm băng hoại tâm hồn con trẻ. Nhiều nhà ngôn ngữ học đã thừa nhận diễn ngôn mang tính quyền lực. M. Foucault phân tích quan hệ quyền lực trong diễn ngôn và chỉ ra đó là thứ quyền lực “đặt lên trên hay bảo đảm các lợi ích của một giai cấp cụ thể”. Cùng một quan điểm trên, J. Cook cho rằng : “Diễn ngôn, giống như ý thức hệ, nguỵ trang các hoạt động của quyền lực, và văn chương, như là một kiểu diễn ngôn, có thể tham dự vào sự nguỵ trang đó” [2,968]. Tính quyền lực trong diễn ngôn truyện ngắn thể hiện ở sự lựa chọn, phản ánh hiện thực và thái độ đánh giá của nhà văn khi tái tạo hiện thực ấy. Số phận nhân vật trong tác phẩm đặt dưới bàn tay của nhà văn và những cảm xúc, nhận thức của 23 người viết về cuộc đời luôn ẩn hiện phía sau con chữ. + Tính quy chiếu Diễn ngôn tác phẩm tự sự quy chiếu về một hiện thực. Đó là thực tại được nhà văn miêu tả bằng quan sát, cảm nhận hoặc hư cấu, tưởng tượng. Bản thân các ký hiệu ngôn ngữ không có tính quy chiếu, nhưng dưới ngòi bút nhà văn, mỗi biểu thức ngôn từ trong tác phẩm đều có mối liên hệ với vật nằm ngoài văn bản được nó biểu thị. Đây là kiểu quy chiếu ngoại hướng. Chính nhà văn là người đã xác lập tính quy chiếu cho các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng trong diễn ngôn. Cơ sở của sự quy chiếu này là sự giả định cái đã có trước. Đó có thể là bối cảnh xã hội, tình huống phát ngôn và các quy ước giao tiếp. Song song đó, giữa các yếu tố ngôn ngữ của một tác phẩm còn có quy chiếu nội hướng. Đó là “mối quan hệ đồng nhất hoặc tương tự xác lập được giữa các đơn vị ngữ pháp” [1,343]. Hai bình diện quy chiếu nội hướng và quy chiếu ngoại hướng bổ sung cho nhau, giúp cho diễn ngôn tác phẩm tự sự trở nên mạch lạc và có ý nghĩa. + Tính lịch sử Thời đại nào, văn học ấy, diễn ngôn truyện ngắn phải tuân thủ những quy ước và chuẩn mực của thời đại. Viết 20 truyện ngắn trong tập Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ đã sử dụng khá nhiều điển cố bởi đây là sản phẩm của văn học thời kì trung đại mang đậm tính uyên bác, tính sùng cổ và tính phi ngã. Mặt khác, ngôn ngữ là công cụ của diễn ngôn văn học. Ngôn ngữ trực tiếp phản ánh đời sống xã hội. Song hành cùng với sự thay đổi của hoàn cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá,… ngôn ngữ cũng phát triển theo cùng thời đại, được bổ sung những từ vựng mới, cấu trúc mới. Do vậy, đọc truyện ngắn Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản (ra đời trong giai đoạn đầu hình thành nền văn xuôi quốc ngữ), truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy 24 Tốn, ta có thể nhận rõ bước tiến mới của văn xuôi tiếng Việt. Ngôn ngữ trong các tác phẩm truyện ngắn của văn học thời kỳ đổi mới, đặc biệt là các tác phẩm mang khuynh hướng văn học hậu hiện đại của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái,… có sự khác biệt khá rõ với ngôn ngữ trong các truyện ngắn được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 1.1.3.2. Đường hướng phân tích diễn ngôn truyện ngắn Phân tích diễn ngôn không chỉ nghiên cứu hình thức mà còn phải khảo sát mặt nghĩa của diễn ngôn. Riêng đối với diễn ngôn văn học, cần phải chú ý và nắm vững các đặc trưng riêng nó so với các loại diễn ngôn khác mới có thể xác định đúng đắn các thao tác cần có trong việc phân tích diễn ngôn. a) Phân tích cấu trúc của truyện ngắn Việc phân tích diễn ngôn một truyện ngắn nên được bắt đầu bằng thao tác phân tích cấu trúc của nó. Cần tháo dỡ kết cấu tác phẩm, chia tách tác phẩm thành các phần nhỏ hơn để nhận diện rõ mạng lưới các yếu tố quan yếu cấu thành văn bản. Đây cũng chính là quan điểm của Roland Barthes, Todorov, George Yule, Diệp Quang Ban và nhiều nhà ngôn ngữ khác. Cụ thể đối với một truyện ngắn, chúng ta có thể chia tách tác phẩm thành bốn phần: phần tiêu đề, phần mở, phần triển khai và phần kết. Việc phân tích cấu trúc nghĩa của từng phần và sự kết nối các ý nghĩa đó lại với nhau giúp ta nhận rõ tính mạch lạc và cấu trúc chủ đề của văn bản. b) Phân tích ngữ cảnh để làm rõ tình huống diễn ngôn và giọng điệu của truyện ngắn Có nhiều đường hướng phân tích diễn ngôn khác nhau, thế nhưng “tất cả các đường hướng phân tích diễn ngôn đều coi trọng ngữ cảnh” [2,161]. Phân tích diễn ngôn dứt khoát không thể bỏ qua ngữ cảnh vì đây là một yếu tố quan trọng giúp người đọc hiểu được nội dung thông báo. Diễn ngôn truyện ngắn luôn gắn với một ngữ cảnh nhất định. Đó là tình 25 huống, hoàn cảnh chủ thể phát ngôn (tác giả/ nhân vật) giao tiếp với nhân vật khác và với bạn đọc. Tình huống diễn ngôn luôn gắn với điểm nhìn trần thuật và chi phối giọng điệu trần thuật của tác phẩm. Giọng điệu thể hiện quan điểm tư tưởng, cảm xúc và cá tính sáng tạo của nhà văn. Giọng điệu cũng là một trong các yếu tố góp phần tạo nên nội hàm ý nghĩa của văn bản. c) Phân tích đặc điểm của các loại diễn ngôn trong truyện ngắn Một tác phẩm truyện ngắn thường bao gồm nhiều loại diễn ngôn như: diễn ngôn kể, diễn ngôn thoại, diễn ngôn trữ tình ngoại đề. Các đơn vị diễn ngôn này góp phần tạo nên giọng điệu, cấu trúc ý nghĩa và đặc điểm riêng của tác phẩm. Diễn ngôn kể biểu hiện điểm nhìn, ngôi kể và và giọng điệu của người kể chuyện trong tác phẩm. Diễn ngôn kể trong truyện ngắn có thể vận động hết sức linh hoạt, là giọng của tác giả, giọng của nhân vật trong truyện. Diễn ngôn hội thoại trong tác phẩm có thể là lời đối thoại, lời độc thoại nội tâm của các nhân vật hoặc người kể chuyện. Việc xây dựng, kết cấu diễn ngôn hội thoại cũng là một phần quan trọng trong cấu trúc nội tại của truyện ngắn, góp phần biểu hiện ý nghĩa của tác phẩm. Diễn ngôn trữ tình ngoại đề cũng là dạng thức thường thấy trong lời văn nghệ thuật của truyện ngắn góp phần tạo nên chất giọng riêng của tác phẩm. d) Phân tích ngôn ngữ nghệ thuật của truyện ngắn Khi sáng tác truyện, nhà văn luôn có ý thức cân nhắc việc dùng một từ ngữ, một cấu trúc câu sao cho sự lựa chọn đó mang lại hiệu quả biểu đạt cao nhất. Trong công trình nghiên cứu Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Diệp Quang Ban đã đề xuất “Một hướng ứng dụng phân tích diễn ngôn vào việc phân tích ngôn ngữ nghệ thuật” [12,173]. Theo ông cần phải khảo sát “từ sắc độ của âm thanh ngôn ngữ, đến từ ngữ, đến việc dùng các kiểu câu, các cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn câu…” [12,174] nhằm làm rõ tài năng nhà văn 26 bằng việc chỉ ra tính nghệ thuật trong việc sử dụng ngôn ngữ của họ. Đây là một ý kiến xác đáng. Phân tích diễn ngôn truyện ngắn, chúng ta không thể bỏ qua ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm. Cần phải chú ý xem xét, phân tích việc dùng từ ngữ, các cách nói hoa mỹ, trật tự từ trong câu, các từ chỉ quan hệ, các kiểu câu được sử dụng trong tác phẩm,… Truyện ngắn Nam Cao sử dụng nhiều các khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ và các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ và nhân hoá; chính điều này đã góp phần tạo nên chất giọng tự nhiên, sống động,tươi mới, mang hơi thở của cuộc sống của tác phẩm. Tóm lại, diễn ngôn truyện ngắn mang tính hư cấu, tính quy chiếu và tính lịch sử. Phân tích diễn ngôn truyện ngắn phải xem xét cả hai phương diện chức năng và cấu trúc ngôn ngữ của tác phẩm qua các bước: phân tích cấu trúc, phân tích ngữ cảnh để làm rõ tình huống diễn ngôn và giọng điệu của tác phẩm, phân tích đặc điểm của diễn ngôn kể, diễn ngôn thoại và diễn ngôn trữ tình ngoại đề trong tác phẩm, cuối cùng là phân tích ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm. Đường hướng phân tích diễn ngôn tổng hợp theo chúng tôi là hướng đi tối ưu trong việc phân tích diễn ngôn thể loại truyện ngắn. 1.2. Hội thoại 1.2.1. Các quan niệm về hội thoại Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, đồng thời, hội thoại cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Khi giao tiếp hai chiều cũng tức là chúng ta tạo ra một hội thoại trên cơ sở tương tác qua lại giữa một bên là người nói và một bên là người nghe, kết hợp với sự luân phiên lượt lời, thay đổi vai trò trong suốt quá trình giao tiếp. Hội thoại khi được thực hiện bởi hai bên là song thoại, khi được thực hiện bởi ba bên là tam thoại, thậm chí có hội thoại gồm rất nhiều vai giao tiếp, ta có đa thoại. Tuy nhiên, song thoại được coi là hình thức hội thoại cơ bản và phổ biến nhất, mang đậm những đặc trưng của một cuộc 27 thoại. Cho đến nay chưa có một định nghĩa hoàn toàn chính xác về hội thoại. Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới tuy đã có rất nhiều công trình về hội thoại song họ cũng chỉ đưa ra những quan điểm khác nhau về vấn đề này chứ đó chưa được coi là một định nghĩa hoàn chỉnh. Hồ Lê đưa ra quan niệm hội thoại gắn với hành vi phát ngôn như sau: “Phát ngôn hội thoại là kết quả của một hành vi phát ngôn được kích thích bởi một sự kiện hiện thực (kể cả hội thoại hoặc một xung đột tâm lý của người phát ngôn, có liên quan đến những người có khả năng trực tiếp tham gia hội thoại, nó tác động vào anh ta khiến anh ta phải dùng lời để phản ứng lại và hướng lời nói của mình vào những người có khả năng trực tiếp tham gia hội thoại ấy, trên cơ sở của một kiến thức về cấu trúc câu và cách sử lý mối quan hệ giữa phát ngôn và ngữ cảnh tình huống và của một dự cảm về hiệu quả của lời nói ấy đối với người thụ ngôn hội thoại trực tiếp”. [54,21] Theo Nguyễn Thiện Giáp, “Hội thoại là hành động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người. Đó là giao tiếp hai chiều có sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe với sự luân phiên lượt lời”. [54,21-22] Đỗ Hữu Châu lại khẳng định: “Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ. Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức hoạt động căn bản này”. [26,88] Còn theo Nguyễn Đức Dân: “Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói và bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai trò của hai bên thay đổi: bên nghe lại trở thành bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là hội thoại”. [32,76] Tác giả Đỗ Thị Kim Liên lại hơi thiên về ngữ nghĩa khi cho rằng: “Hội thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp trong một ngữ cảnh nhất định mà giữ họ có sự tương tác 28 qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định”. [54,22] Theo chúng tôi, hội thoại là hoạt động giao tiếp thường xuyên, phổ biến của con người, là sự trao đổi thông tin theo mục đích nào đó của những người tham gia giao tiếp. Ở phần này, chúng tôi chủ yếu bàn đến vấn đề mạch lạc của các cặp thoại Hỏi – Đáp gồm một lượt lời và hai lượt lời của song thoại, trên cơ sở đó có thể hình dung ra được bức tranh khái quát nhất về các đặc trưng của “diễn ngôn hội thoại”. 1.2.2. Các vận động hội thoại Hội thoại gồm các vận động: trao lời, trao đáp và tương tác. 1.2.2.1. Trao lời Trao lời là vận động người nói (Sp1) nói ra và hướng lời nói của mình về phía người nhận (Sp2). Bình thường, Sp1 khác Sp2 trừ trường hợp độc thoại. Tuy vậy, ngay cả trong trường hợp độc thoại, ở người nói có sự phân đôi nhân cách: Anh ta vừa là Sp1 vừa là Sp2 và khi hoạt động theo nhân cách Sp1 hay nhân cách Sp2, anh ta là hai nhân vật khác nhau. 1.2.2.2. Trao đáp Phát ngôn sẽ trở thành hội thoại khi người nghe Sp2 đáp lời, sẽ có sự lần lượt thay đổi vai nói – nghe giữa các nhân vật giao tiếp. 1.2.2.3. Tương tác Các thoại nhân ảnh hưởng lẫn nhau, tác động đến cách ứng xử của từng người trong quá trình hội thoại. Trước khi hội thoại, giữa các thoại nhân có sự khác biệt đối lập, thậm chí trái ngược nhau về các mặt. Không có sự khác biệt này thì giao tiếp trở nên thừa. Trong hội thoại, một lời nói bị chấm dứt khi người kia tỏ ra không chú ý 29 đến nội dung của nó, lảng xa nó. Lúc này, người nói phải hoà phối lại cuộc hội thoại bằng cách kéo đối phương trở lại với câu chuyện và khi thấy đã kéo lại được rồi thì "khởi động lại" câu chuyện. Bởi tương tác là tác động chủ yếu trong hội thoại cho nên ngữ dụng học hội thoại còn được gọi là ngữ dụng học tương tác bằng lời. Ví dụ (14): - Cụ bán rồi? - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. (Lão Hạc – Nam Cao) Ví dụ trên thể hiện sự trao đáp giữa giữa lão Hạc và ông giáo. Lão Hạc khi thấy ông giáo sang là báo ngay về việc của con chó nhà mình. Ông giáo hỏi lại và lão Hạc trả lời. Như vậy, ví dụ trên đã thể hiện sự giao tiếp hai chiều (hội thoại) trên cơ sở tương tác giữa người nói (trao lời) và người nghe (trao đáp), kết hợp sự luân phiên lượt lời, thay đổi vai trò trong quá trình giao tiếp. Đây là cuộc song thoại – hình thức hội thoại cơ bản và phổ biến nhất mang đậm đặc trưng của một cuộc hội thoại. 1.2.3. Các quy tắc hội thoại Để hội thoại đạt kết quả một cách tường minh, các nhân vật hội thoại phải tuân theo các quy tắc hội thoại. Các quy tắc hội thoại được nhà ngôn ngữ học Pháp, C.K.Orecchioni chia thành ba nhóm: 1.2.3.1. Nguyên tắc luân phiên lượt lời Khi có hai người hội thoại, người kia phải nói khi người này nhường lời cho anh ta theo cách lời người này kế tiếp lời người kia, không có sự giẫm đạp lên lời của nhau. Các lượt lời có thể được một người điều khiển phân phối hoặc do các nhân vật hội thoại tự thương lượng một cách không tường minh với nhau. 1.2.3.2. Nguyên tắc liên kết hội thoại 30 Nguyên tắc liên kết hội thoại không chỉ chi phối các diễn ngôn đơn thoại mà chi phối cả các lời tạo thành một cuộc hội thoại. Nếu giữa các lời của các nhân vật hội thoại không có liên kết thì "cuộc hội thoại giữa những người điếc" sẽ xảy ra, trong đó "ông sẽ nói gà, bà sẽ nói vịt". Nguyên tắc liên kết có thể mềm dẻo, linh hoạt mà cũng có thể chặt chẽ, nghiêm ngặt tuỳ theo tính chất của cuộc hội thoại. 1.2.3.3. Nguyên tắc hội thoại Các nguyên tắc hội thoại gồm: a) Nguyên tắc cộng tác hội thoại Nguyên tắc này được Grice chia thành bốn phương châm hội tthoại (maximes conversationnelles) nhỏ: + Phương châm về lượng (maxime de quantité): Hãy làm đúng phần đóng góp của anh (vào cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh đã chấp nhận tham gia vào. Phương châm về lượng đòi hỏi: - Hãy làm cho đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi (của đích đang diễn ra của từng phần của cuộc hội thoại). - Đừng làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin lớn hơn đòi hỏi. Ví dụ (15): Lợn cưới áo mới Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả có ai hỏi cả, anh ta tức lắm. Đang tức tối, chợt thấy một anh tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to: - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả! Truyện cười này chủ yếu vi phạm phương châm về lượng, thừa các 31 thông tin: “cưới” và “mới". + Phương châm về chất (maxime de qualité): Hãy làm cho phần đóng góp của anh là đúng. Đừng nói những gì mà anh tin rằng không đúng, đừng nói những gì mà anh không có đủ bằng chứng. Phương châm về chất đòi hỏi: - Đừng nói những điều mà anh tin rằng không đúng. - Đừng nói điều mà anh không có bằng chứng xác thực. Ví dụ (16): Quả bí khổng lồ Hai anh chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to, kêu lên: - Chà, quả bí kia to thật! Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng: - Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa. Anh kia nói ngay: - Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta. Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi: - Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy? Anh kia giải thích: - Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà. Ví dụ trên cho thấy anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói lảng sang chuyện khác. Nó thể hiện vấn đề nói quá sự thật, những điều không đúng nên đã vi phạm phương châm về chất. + Phương châm quan hệ (maxime de relation): Hãy làm cho phần đóng góp của anh quan yếu, tức có dính líu đến câu chuyện đang diễn ra. Phương châm quan hệ đòi hỏi: 32 Mỗi người nói cần nói đúng đề tài, tránh nói lạc đề. Ví dụ (17): Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố. Quả bóng văng vào ngăn dưới của một kệ sách. Cậu bé tìm mãi không ra bèn hỏi bố. Ông bố đáp: - Quả bóng nằm ngay dưới cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” kia kìa. Ở ví dụ này, người bố đã không chú ý đến phương châm cách thức. Đứa con 5 tuổi (chưa học lớp 1) không thể nhận biết được đâu là “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”; đối với đối tượng giao tiếp này, câu nói đó là mơ hồ. Như thế, câu nói của người bố cũng không đảm bảo phương châm quan hệ. + Phương châm cách thức (maxime de modalité ou de manière): Hãy nói cho rõ ràng. Tránh lối nói tối nghĩa, tránh nói mập mờ, mơ hồ về nghĩa. Hãy nói ngắn gọn, nói có trật tự. Ví dụ (18): Cháy Một người sắp đi chơi xa, dặn con: - Ở nhà có ai hỏi thì bảo bố đi vắng nhé ! Sợ con mải chơi quên mất, lại cẩn thận lấy giấy bút viết vào tờ giấy rồi bảo: - Có ai hỏi thì con cứ đưa ra tờ giấy này ! Con cầm giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chẳng thấy ai hỏi. Tối đến, sẵn có ngọn đèn, nó lấy giấy ra xem, vô ý thế nào lại để giấy cháy mất. Hôm sau, có người đến chơi hỏi: - Bố cháu có nhà không? Nó ngẩn ngơ hồi lâu, sực nhớ ra, sờ vào túi không thấy giấy liền nói: - Mất rồi ! Khách giật mình hỏi: - Mất bao giờ? 33 - Tối hôm qua ! - Sao mà mất? - Cháy !!! Ở ví dụ này, người khách đến nhà chơi không hiểu được “cháy” là cháy cái tờ giấy mà nghĩ là người cha của đứa bé chết cháy. Như vậy, lỗi của người con là nói quá ngắn, gây hiểu lầm, để nội dung hiểu biết lạc đề. Ví dụ đã đưa ra vấn đề vi phạm phương châm về cách thức, tạo ra tiếng cười hóm hĩnh, hài hước. Bên cạnh những phương châm hội thoại, vấn đề phân tích diễn ngôn hội thoại còn lưu ý đến các nguyên tắc hội thoại như: nguyên tắc cộng tác, nguyên tắc quan yếu và phép lịch sự. Về nguyên tắc quan yếu, theo Wilson và Sperber, tất cả các phát ngôn đều quan yếu. Do đó, trong hội thoại, người nghe luôn phải nỗ lực để xác định tính quan yếu của phát ngôn. Ví dụ (19): Sp1a (Khách đến chơi, quạt máy ở phòng khách không chạy) - Ở đây mất điện hả bác ? Sp2a (chủ nhà): - Tháng trước mất điện suốt, tháng này thì bình thường rồi anh ạ. Sp1b (lấy khăn trong túi ra lau mồ hôi): Sp2b: - Ấy chết, tôi vô ý quá. Để tôi bật quạt cho anh. Sp1c: - Xin cảm ơn bác ! 1.2.3.4. Cấu trúc hội thoại Chuỗi những đơn vị ngôn ngữ được một thoại nhân nói ra trong một cuộc hội thoại được gọi là một lượt lời. Đằng sau vẻ tuỳ tiện của các lượt lời kế tiếp nhau trong hội thoại vẫn tồn tại cấu trúc của những đơn vị hội thoại xác định. Lượt lời do những hành động ở lời tạo nên. Trước khi xem xét cấu trúc 34 của hội thoại, cần xem xét cách tổ chức nói chung của các hành động ở lời trong hội thoại. a) Cặp kế cận Cặp kế cận bao gồm hành động dẫn nhập và hành động hồi đáp tương ứng tuỳ theo sự ± thoả mãn hành động hồi đáp đối với đích của hành động dẫn nhập, ta có cặp kế cận tích cực hay cặp kế cận tiêu cực. Cặp kế cận tích cực là cặp có hành động hồi đáp thoả mãn đích của hành động dẫn nhập. Ví dụ (20): Sp1 - Đi karaoké đi ! Sp2 - Sẵn sàng .  Cặp kế cận tích cực. Cặp kế cận tiêu cực là cặp có hành động ở lời không thoả mãn đích của hành động dẫn nhập. Ví dụ (21): Sp1 – Đi karaoké đi ! Sp2 - Chịu thôi. Vừa tốn tiền, vừa mất thì giờ.  Cặp kế cận tiêu cực. Cặp kế cận không được ưa thích là cặp mà hành động hồi đáp không liên kết gì với hành động dẫn nhập hoặc "lửng lơ". Ví dụ (22): Sp1 – Đi karaoké đi! Sp2 – Cái áo này mua bao nhiêu tiền đấy? Sp2 – Để xem đã. b) Sự kiện lời nói Sự kiện lời nói là một hoạt động trong đó những người tham gia dùng những hành động ở lời tác động lẫn nhau nhằm đạt đến một đích nào đó . Mỗi sự kiện lời nói được tạo nên bởi một cặp kế cận trung tâm. Tên hành động ở lời dẫn nhập của cặp kế cận trung tâm là tên của sự kiện lời nói. Cặp kế cận và sự kiện lời nói đi vào hội thoại sẽ trở thành những đơn vị hội thoại. 35 1.3. Mạch lạc 1.3.1. Các quan niệm về mạch lạc Mạch lạc là đối tượng thường được xem có tính chất mơ hồ, trừu tượng, khó nắm bắt. Diệp Quang Ban nhận xét mạch lạc trong văn bản là hiện tượng vừa có vẻ như vừa có phần thực lại vừa có phần hư. Trong vài thập kỷ trở lại đây, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học đặc biệt về phân tích diễn ngôn, trong đó có nghiên cứu các khía cạnh của mạch lạc và đạt được những thành tựu nhất định. - Về khái niệm, mạch lạc được một số nhà ngôn ngữ học trên thế giới nêu ra như sau: Trong từ điển The Encyclopedia of Language and Linguistics, mạch lạc được giải thích: “Mạch lạc là sự nối kết có tính chất logic được trình bày trong quá trình triển khai một cốt truyện, một truyện kể, v.v, lệ thuộc vào việc tạo ra những sự kiện được kết nối với nhau, hơn là những dây liên hệ thuộc ngôn ngữ [như liên kết ( cohesion)]” [134,10] D. Nunan cho rằng: “Mạch lạc là tầm rộng mà ở đó diễn ngôn được tiếp nhận như là có mắc vào nhau chứ không phải là một tập hợp câu và phát ngôn không có liên quan với nhau” [131,165] D. Togeby xác định: “Mạch lạc (coherence), hiểu một cách chung nhất, là đặc tính của sự tích hợp văn bản, tức là cái đặc tính bảo đảm cho các yếu tố khác nhau trong một văn bản khớp được với nhau trong một tổng thể gắn kết”. [136,71] M.A.K. Halliday & R. Hasan quan niệm: “Mạch lạc được coi như phần còn lại (sau khi trừ liên kết) thuộc về ngữ cảnh tình huống với những dấu nghĩa tiềm ẩn. Mạch lạc được coi là phần bổ sung cần thiết cho liên kết, là một trong những điều kiện tạo thành chất văn bản”. [125, 18-19] Tuy những khái niệm trên chưa thống nhất một cách trọn vẹn, nhưng nhìn chung đều bộc lộ một ý rất rõ ràng: mạch lạc (coherence) không phải là 36 liên kết (cohesion). Theo K.Wales, mạch lạc được định nghĩa như là “sự liên kết ngữ nghĩa” và liên kết như là “sự mạch lạc văn bản”, mạch lạc tạo nên chất văn bản. - Khái niệm mạch lạc cũng được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu Việt ngữ học. Cao Xuân Hạo cho rằng: “Khi ngôn bản gồm từ hai câu trở lên, giữa các câu có một mối quan hệ nhất định khiến chúng không phải là bất kỳ đối với nhau: giữa chúng có một mạch lạc”. [48,92] Đỗ Hữu Châu xác định: “Một văn bản, một diễn ngôn là một lập luận đơn hay phức hợp bất kể văn bản viết theo phong cách chức năng nào. Tính lập luận là sợi chỉ đỏ đảm bảo tính mạch lạc về nội dung bên cạnh tính liên kết về hình thức của văn bản của diễn ngôn.” [26,74] Nguyễn Thiện Giáp đã nêu: “Văn bản mạch lạc là văn bản, ở đó người giải mã có thể cấu trúc lại sơ đồ của người nói một cách hợp lí bằng cách suy luận những mối liên hệ giữa các câu và những mối liên hệ riêng biệt của chúng với những mục đích thứ cấp khác nhau trong sơ đồ giải thích, khiến cho sự khó hiểu trở nên dễ hiểu”. [42,173] Còn Diệp Quang Ban định nghĩa mạch lạc như sau: “Mạch lạc là sự nối kết có tính chất hợp lý về mặt nghĩa và về mặt chức năng, được trình bày trong quá trình triển khai một văn bản (như một truyện kể, một cuộc thoại, một bài nói hay bài viết…), nhằm tạo ra những sự kiện nối kết với nhau hơn là sự liên kết câu với câu”[10,94-95]. Từ góc độ dụng học, ông đã phát biểu rằng: “Mạch lạc chính là sự áp dụng các quy tắc tạo hành động và hiểu hành động nói”. - Theo Diệp Quang Ban [10,97-131], mạch lạc được biểu hiện trong các quan hệ cụ thể sau đây: • Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các từ ngữ trong một câu. • Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các đề tài - chủ đề của các câu. 37 • Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ở những câu có quan hệ nghĩa với nhau. • Mạch lạc biểu hiện trong trật tự hợp lý giữa các câu (hay các mệnh đề). • Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các từ ngữ trong văn bản với tình huống bên ngoài văn bản, hay là mạch lạc theo quan hệ ngoại chiếu. • Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ thích hợp giữa các hành động nói. • Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ lập luận. Sơ đồ 2: Những biểu hiện của mạch lạc Ví dụ (23): Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa. 38 Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cấm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội. Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước của đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nỗi đối với dân làng”. (dt. Phan Thị Ai) Chủ đề chung: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân, bốn tiểu chủ đề: nguồn gốc hội thi, cách thức chuẩn bị, cách thi nấu cơm và cách chấm điểm. 39 Sơ đồ 3: Cấu trúc văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Như vậy, qua ví dụ, ta thấy văn bản trên có tính mạch lạc vì giữa các đoạn, các câu cùng duy trì và phát triển theo một chủ đề nhất định. Tóm lại, có thể rút ra nhận xét về tính mạch lạc của một diễn ngôn/văn bản như sau: Một diễn ngôn/văn bản có cấu trúc ngữ nghĩa càng tường minh thì tính mạch lạc càng cao; trong đó, nội dung chủ đề được duy trì, triển khai đầy đủ, chính xác và các tầng nghĩa được sắp xếp theo một trình tự hợp lý tạo nên sự gắn kết rõ ràng, chặt chẽ trong một chỉnh thể. 1.3.2. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp Với cách hiểu chung nhất, mạch lạc tồn tại trong ba phạm vi khái quát nhất: mạch lạc trong quan hệ nghĩa - logic giữa các từ ngữ trong văn bản, mạch lạc trong quan hệ giữa văn bản với ngữ cảnh tình huống, mạch lạc trong quan hệ giữa các hành động nói (mạch lạc trong diễn ngôn). Trong phạm vi luận án, chúng tôi không thể phân tích hết những biểu hiện của mạch lạc, chủ yếu chúng tôi nghiên cứu mạch lạc trong các các cặp thoại Hỏi – Đáp trong các tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao. - Cặp thoại Hỏi – Đáp có đầy đủ các tính chất và đặc điểm của một 40 cặp thoại thông thường và xảy ra khi người nói đưa ra lời trao là một câu hỏi và người nghe có sự phản ứng lại bằng một lời đáp. Cả hai làm thành một chu trình giao tiếp khép kín. Về cơ bản, hỏi là tìm kiếm thông tin và mong muốn được cung cấp thông tin. Thông tin đó có thể xác định thông qua cấu trúc ngữ pháp “có X hay không?” hoặc có thể được xác định bởi các từ để hỏi: ai, gì, nào, sao, cái gì, ở đâu… Như vậy, dạng chính thức của một cặp thoại hỏi đáp là: Hỏi: tìm thông tin Đáp: cung cấp thông tin Tuy nhiên, trong thực tế, cung cấp thông tin được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau. Có thể là một lời đáp đầy đủ trọn vẹn thông tin về sự thật, sự tình đã được đề cập trong lời trao (câu hỏi); có thể là lời đáp không có sự “ăn khớp” với câu hỏi song người nghe vẫn có thể hiểu, tiếp nhận và đáp lời để duy trì cuộc thoại. Lời đáp này cũng rất khác nhau, có thể dưới dạng trần thuật, cảm thán, nghi vấn, mệnh lệnh; thậm chí còn được thể hiện dưới hình thức các yếu tố phi ngôn ngữ hay sự im lặng. - Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp Bất cứ một câu hỏi nào khi được phát ngôn đều chứa đựng tiền giả định (TGĐ) trong đó những câu trả lời. nhiệm vụ của người nghe là phải tìm ra lời đáp tương ứng với một TGĐ đó, giúp hình thành một “mạch” xuyên suốt hỏi và đáp. Đó chính là sự mạch lạc giữa các cặp thoại Hỏi – Đáp. Đối với cặp thoại Hỏi - Đáp mà lời đáp truyền đạt đầy đủ trọn vẹn thông tin về sự thật, sự tình, chúng tôi tạm gọi là cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp. Đối với cặp thoại Hỏi - Đáp mà lời đáp là những phát ngôn phản ứng lại phát ngôn của lời trao, tức là không có sự “ăn khớp” với câu hỏi nhưng người nghe vẫn hiểu, vẫn chấp nhận, chúng tôi tạm gọi là cặp thoại Hỏi - Đáp không tương hợp. Hay nói khác đi, vẫn có trường hợp giữa các câu nếu xét về mặt nghĩa, chúng chẳng liên quan nhau nhưng chúng vẫn mạch lạc với nhau và 41 vẫn là một văn bản. Ví dụ (24), Giáp có vé đi nghe ca nhạc và rủ Bính cùng đi: Giáp: Tối nay đi nghe ca nhạc với tớ đi ! Bính: Có trận bóng đá chung kết giải vô địch toàn quốc mà. Giáp: Đành vậy. Các câu trong đoạn thoại trên dường như không liên quan nhau. Chúng rời rạc, không có một hình thức nào biểu hiện sự liên kết giữa các lượt lời. Thế nhưng, trong ngữ cảnh đó, người ta vẫn hiểu nội dung của hội thoại. Đó là một lời mời, một lời từ chối và chấp nhận lời từ chối. “Đành vậy” có nhiều hàm ý khác nhau, trong đó có hàm ý là chấp nhận lời xin lỗi, từ chối của Bính vì Giáp biết rằng Bính rất thích xem bóng đá. Đây là sự mạch lạc trong diễn ngôn hội thoại. Như vậy, có thể nói mạch lạc trong hội thoại là loại mạch lạc dễ nhận thấy nhất, nó được nhận thấy ngay từ trên bề mặt hình thức của phát ngôn. Nội dung chủ đề cũng được người nói và người nghe thể hiện một cách tường minh, tạo thành mối liên hệ chặt chẽ, cộng thêm với các phương thức liên kết… làm tăng thêm tính liên kết giữa các phát ngôn duy trì và phát triển chủ đề, tạo tính mạch lạc cho hội thoại. 1.4. Tiền giả định ( presupposition - pp') và hàm ngôn (implication - imp) TGĐ và hàm ngôn đều nằm trong phạm trù nghĩa hàm ẩn của phát ngôn, vì chúng đều không nói ra một cách tường minh, chúng chỉ nắm bắt được nhờ thao tác suy ý. Dưới đây là một số đặc điểm để có thể dựa vào đó mà phân biệt TGĐ và hàm ngôn. 1.4.1. Tiền giả định 1.4.1.1. Tiền giả định TGĐ là những hiểu biết được xem là bất tất phải bàn cãi, bất tất phải đặt lại thành vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào chúng mà người nói tạo nên ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của 42 mình. [26,120] TGĐ là phần nghĩa mà cả người nói lẫn người nghe đều đã biết trước hoặc được coi như là đã biết trước. TGĐ là cái mà người nói cho là đúng trước khi nói ra một phát ngôn. TGĐ không có giá trị thông báo, không thuộc nội dung của hiển nghĩa nhưng nó là điều kiện tiên quyết để hiển nghĩa của câu có thể đúng hay sai. Câu nói nào cũng chứa TGĐ. Câu chỉ có nghĩa đúng hay sai khi TGĐ là đúng. Câu sẽ vô nghĩa, vô giá trị, không làm được gì trong chức năng giao tiếp khi TGĐ của nó là không có thật, là sai. Ví dụ (25): Gà của ông Tư chết hơn trăm con. Người nghe tiếp nhận thông báo trên với điều kiện giả định là tiền đề của câu đó là đúng, là có thật. pp': Ông Tư có nuôi gà. Ví dụ: Trong một cuộc họp vui của một lớp nọ, có người nói: Giáp đâu không thấy nhỉ? pp': Lớp chúng ta có một bạn tên là Giáp, mà Giáp đâu không thấy nhỉ? pp': Giáp đâu không thấy nhỉ, lớp ta có một bạn tên là Giáp kia mà? 1.4.1.2. TGĐ gồm các loại sau: a) TGĐ bách khoa TGĐ bách khoa và tri thức nền bao gồm tất cả những điều hiểu biết về hiện thực bên trong và bên ngoài tinh thần con người mà các nhân vật giao tiếp cùng có chung trên nền tảng đó mà nội dung giao tiếp hình thành và diễn tiến.[26,134] Ví dụ (26), trong truyện ngắn "Nước mắt", Nam Cao viết: "Ông đội trạm … sửng sốt … khi thấy ông Lê Cư Điền … đội một chiếc mũ cũ kỹ đến mấy năm chưa đánh phấn". Chiếc mũ trắng quá cũ kỹ, nhem nhuốc, giá tiền phấn đánh mũ lại quá rẻ, thế mà ông Lê Cư Điền không đánh phấn lại, chứng tỏ ông quá nghèo, trái 43 ngược với cách ông đội trạm hình dung về ông ta trước khi gặp ông ta tận mặt. Hiểu biết này là TGĐ bách khoa của câu văn trên của Nam Cao. b) TGĐ ngôn ngữ TGĐ ngôn ngữ là tiền giả định “được diễn đạt bởi các tổ chức hình thức của phát ngôn”. [26,135] TGĐ ngôn ngữ lại có thể phân ra thành hai nhóm: TGĐ từ vựng và TGĐ phát ngôn (TGĐ mệnh đề). Đây là TGĐ có quan hệ đến các yếu tố ngôn ngữ tổ chức nên một nội dung mệnh đề (nội dung xác tín, miêu tả). - TGĐ từ vựng Nghĩa và chức năng của các từ quy định những điều kiện sử dụng chúng, chỉ khi nào người nói tôn trọng các điều kiện đó thì mới có thể kết hợp chúng để tạo ra một phát ngôn bình thường. Khi từ đã xuất hiện trong phát ngôn, những nghĩa, chức năng quy định điều sử dụng nói trên được thực hiện hoá, trở thành TGĐ từ vựng của phát ngôn. TGĐ từ vựng được chia thành hai nhóm: TGĐ từ thực và TGĐ từ hư. + TGĐ từ thực o TGĐ hạn chế lựa chọn tương ứng với các nét nghĩa đặc hữu của cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ. Nó đòi hỏi những từ kết hợp trong câu phải có nét nghĩa đồng nhất với nó mới cho được những kết hợp bình thường. Chẳng hạn, từ "sủa" có TGĐ hạn chế lựa chọn: (nói về) chó; từ "nhắm" có TGĐ hạn chế (nói về) mắt … o TGĐ khái quát tương ứng với các nét nghĩa khái quát, phạm trù của cấu trúc biểu niệm. Những nét nghĩa này quy định điều kiện tổng quát để một từ có thể dùng một cách bình thường trong câu. Chẳng hạn, các từ "chạy", "bò", "lăn", "trườn" … có chung tiền giả định khái quát là "vận động dời chỗ: trạng thái động". Các từ "ngưng", "dừng", "đứng lại" … có chung TGĐ khái 44 quát là vận động dời chỗ: trạng thái tĩnh. + TGĐ từ hư TGĐ từ hư là những TGĐ do sự xuất hiện của các từ hư trong phát ngôn mà có. So sánh: Ví dụ (28): Cô ấy xinh. Ví dụ (29): Cô ấy cũng xinh. Từ "cũng" trong ví dụ (29) đem lại ít nhất hai TGĐ sau đây:  Nếu ví dụ (29) là câu trả lời cho câu hỏi "Cô ấy thế nào?" thì pp' từ hư là "đối với phạm trù xinh", và nghĩa tường minh là cô ấy thuộc phạm trù xinh với hàm ngôn: "Cố gắng lắm thì cô ấy chỉ xếp được vào phạm trù "xinh" mà thôi".  Nếu ví dụ (29) là một phát ngôn sau một phát ngôn khác, ví dụ như "Cô này xinh, cô ấy cũng xinh" thì có pp' từ hư là "đối chiếu với cô này". - TGĐ cú pháp (TGĐ của phát ngôn, TGĐ mệnh đề) TGĐ cú pháp chỉ những tiền giả định do tổ chức của câu (các từ cụ thể và kiểu câu) diễn đạt (trừ ý nghĩa tường minh) và không gắn với nghĩa hoặc chức năng của từ. [26,137] TGĐ từ vựng gắn với nghĩa chức năng của từ, do đó vẫn giữ nguyên giá trị chức năng khái quát khi từ đi vào ngững câu khác nhau (mặc dầu được hiện thực hoá khác nhau). Trái lại, TGĐ cú pháp đựợc tổ chức bởi TGĐ cú pháp của câu. Có thể nói tổng quát: trong một câu, trừ những TGĐ từ vựng còn lại là TGĐ cú pháp. Bởi vậy, TGĐ cú pháp còn gọi là TGĐ phi từ vựng. Cũng nên lưu ý rằng, trong một mệnh đề có TGĐ cú pháp vẫn có thể chứa TGĐ từ vựng. Ví dụ (30) về TGĐ cú pháp: - Tôi không trông thấy quái vật hai đầu. Câu này có hai TGĐ tồn tại: pp'1 : Tồn tại con quái vật hai đầu. 45 pp'2 : Có người trông thấy con quái vật hai đầu Nói chung, trong câu xác tín khẳng định, khi chúng ta khẳng định điều gì đó về cái gì đó, về nguyên tắc là ta đã thừa nhận một cách TGĐ rằng có cái gì đó, cái gì đó tồn tại (trong thế giới hiện thực hay trong thế giới ảo tưởng). Sau đây là một số TGĐ liên quan đến một số kiểu kết cấu cú pháp: Ví dụ (31): - Tôi biết anh đã đến. pp' : Anh ta đã đến. Ví dụ (32): - Hạnh tiếc rằng đã làm quen với Tuấn pp' : Hạnh đã làm quen với Tuấn. Ví dụ (33): - Hồng trách anh ta không giữ lời. pp' : Anh ta không giữ lời. Ví dụ (34): - Trước khi anh ta đến, mọi người đã có mặt đông đủ. pp' : Anh ta đã đến. Những TGĐ trên được gọi là TGĐ hàm chân, có nghĩa là nội dung của chúng là có thực, là đúng. Ví dụ (35): - Nếu cây cải làm đình thì tôi sẽ lấy anh. pp' : Cây cải không làm đình được. Ví dụ (36): - Nếu anh nghe lời tôi thì cơ sự đã khác. pp'1 : Anh không nghe lời tôi. pp'2 : đã xảy ra chuyện gì không hay. Ví dụ (37): - Tôi tưởng anh đã đến. pp' : Anh ta không đến. Những TGĐ trên được gọi là TGĐ hàm nguỵ, có nghĩa là nội dung của chúng chỉ cái không có thực, là sai. Nghĩa hàm ẩn là cái nền ngữ nghĩa của các câu, các phát ngôn. Chính các nghĩa hàm ẩn nhiều khi mới là nghĩa đích thực của một lời nói và làm cho nó có bề dày tri thức và tình cảm. Cơ chế nghĩa hàm ẩn giúp ta những định hướng để nắm được nghĩa sâu sắc trong lời nói hàng ngày cũng như của các 46 tác phẩm văn học. Ví dụ (38): - Anh ta đi lấy thuốc cho vợ. pp' : Anh ta đã có vợ. Như vậy, TGĐ luôn luôn đúng. Tuy nhiên, trong giao tiếp thông thường, không phải không có những trường hợp người nói tạo ra một phát ngôn mà ý nghĩa tường minh dựa trên một TGĐ sai, bịa đặt. Lúc này vấn đề tranh cãi sẽ rơi vào chính cái TGĐ đó. Đây là một chiến lược hội thoại, chiến lược gài bẫy TGĐ. Ví dụ (39): Sp1: - Bao giờ thì cậu trả tiền cho mình? Phát ngôn này có pp' : Cậu vay tiền của tớ. Người nghe Sp2 có thể cãi lại TGĐ đó: Sp2 : - Tớ vay tiền của cậu bao giờ mà trả? nếu như việc anh ta vay tiền của Sp1 là không có. Cũng như vậy, những câu hỏi "bắt nọn" là những câu hỏi đưa ra một TGĐ mà người hỏi chưa biết là nó đúng hay không. Ví dụ (40): Sp1 : - Này, tối qua cậu đi chơi với ai đấy? Nếu Sp2 sơ ý trả lời: - À … à …, tớ đi chơi với Lan có một lát thôi. tức là đã thừa nhận TGĐ "Tối qua, tớ có đi chơi với bạn gái", điều mà Sp1 chưa khẳng định được. 1.4.2. Hàm ngôn 1.4.2.1. Hàm ngôn là những hiểu biết hàm ẩn có thể suy ra từ ý nghĩa tường minh và TGĐ của ý nghĩa tường minh. Nếu không có ý nghĩa tường minh và TGĐ của nó, không thể suy ra được hàm ngôn thích hợp. Ví dụ (41): Sáng hôm nay lại mưa. pp' : Hôm qua (và các hôm trước) có mưa. Ý nghĩa tường minh: Sáng hôm nay mưa. Từ pp' và ý nghĩa tường minh trên, người nói muốn dẫn tới hàm ngôn 47 ví dụ: "Tôi lại không thể đi chơi được" hoặc "Lại không thể phơi thóc được" … Việc từ pp' và tường minh đã cho, có thể suy ra những hàm ngôn khác nhau, hàm ngôn nào là thích hợp, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh giao tiếp, vào ngôn cảnh. Điều này cho thấy thêm một đặc điểm nữa phân biệt TGĐ và hàm ngôn: TGĐ nói chung ít lệ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp, còn hàm ngôn lệ thuộc sâu sắc vào ngữ cảnh giao tiếp. Cơ sở suy ra hàm ngôn từ ý nghĩa tường minh có thể là các quan hệ lôgic, nhưng thông thường là các "lẽ thường" (topos). Ví dụ (42): Một giáo sư đến tìm một cô nghiên cứu sinh chưa chồng vào tối thứ bảy, không gặp, hỏi cô bạn cùng phòng: Sp1 : - Vân đi đâu rồi nhỉ ? Sp2 : - Thưa Thầy, hôm nay là thứ bảy mà . Câu trả lời của người bạn có hàm ngôn : "Vân đi chơi với người yêu". Đấy là kết luận từ một "lẽ thường" (rất sinh viên ở ký túc xá và rất Việt Nam, thậm chí rất Hà Nội hoặc các đô thị khác) :"Tối thứ bảy, các cô sinh viên thường đi chơi với người yêu". Cũng hoàn cảnh giao tiếp như trên nhưng nếu thầy giáo phàn nàn: - Tối nào nó cũng đi chơi với người yêu, chẳng lo học hành gì cả! Và cô bạn nói hộ cho bạn: - Đâu có ạ, tuần lễ bảy tối thì sáu tối tối nào bạn ấy cũng đọc sách đến khuya mà. Câu trả lời này có hàm ngôn "Vân chỉ vắng mặt có tối nay, tối thứ bảy hàng tuần thôi". Tính chất này cũng có giá trị phân biệt TGĐ và hàm ngôn. Hàm ngôn chẳng những lệ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp mà còn phải dựa vào các "lẽ thường", còn tiền giả định thì không dựa vào "lẽ thường" nào cả. Nói cơ sở để tìm ra hàm ngôn là một "lẽ thường" nào đó, nhưng không 48 phải bao giờ hàm ngôn cũng dựa vào một "lẽ thường" sẵn có. Có những trường hợp người nói tạo ra hàm ngôn dựa vào một "lẽ thường" do chính anh ta xây dựng nên, như "lẽ thường" trong lời quảng cáo đã dẫn: Nước hoa Magique tuyệt hảo, có sức hấp dẫn đàn ông, cho nên nên dùng nước hoa Magique để giữ đàn ông. Nước hoa Magique tuyệt hảo … là luận cứ, nên dùng nước hoa Magique … là kết luận. Lời quảng cáo này đã tường minh hoá kết luận, còn hàm ngôn là một luận cứ. Tuy vậy, những "lẽ thường" mới được bịa ra như vậy nói chung phải dựa vào công thức chung, vào cái "lôgic tự nhiên" của các "lẽ thường" quen thuộc trong xã hội. 1.4.2.2. Cơ chế tạo ra nghĩa hàm ẩn cố ý Muốn tạo ra được nghĩa hàm ẩn cố ý, người nói một mặt phải tôn trọng các quy tắc này và giả định rằng người nghe cũng biết và tôn trọng chúng, mặt khác lại cố ý vi phạm chúng và giả định rằng người nghe cũng ý thức được chỗ vi phạm đó của mình. Dưới đây là một số trường hợp: a) Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất Trong tiếng Việt, hệ thống các từ xưng hô trong hội thoại hết sức phức tạp, tế nhị. Mỗi cặp xưng hô (ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai) đều TGĐ những kiểu quan hệ vị thế xã hội nhất định và việc sử dụng các cặp từ xưng hô nào sẽ quy định quan hệ giao tiếp cần phải giữ trong suốt cuộc hội thoại. Ví dụ (43): cặp từ xưng hô bố - con có TGĐ: giữa Sp1 và Sp2 có quan hệ gia đình. b) Các hành động ngôn ngữ gián tiếp Sử dụng các hành động ngôn ngữ theo lối gián tiếp là biện pháp rất có hiệu lực để truyền báo các nghĩa hàm ẩn, đặc biệt là các nghĩa cố ý ngữ dụng học. Ví dụ (44): Thầy giáo hỏi một học sinh đến lớp muộn: - Bây giờ là mấy giờ rồi? Đặt câu hỏi này, thầy giáo rõ ràng đã vi phạm điều kiện chuẩn bị và 49 điều kiện chân thành của hành động hỏi vì thầy giáo đã biết giờ vào học của nhà trường. Trong tình thế của mình, học sinh biết ngay ý định nhắc nhở, cảnh cáo của thầy về sự đi muộn của mình nhờ tính không đúng chỗ của câu hỏi. Đáp lại câu hỏi kiểu như vậy phải là những phát ngôn xin lỗi, thanh minh … như: "Em mong thầy thứ lỗi cho. Xe của em bị nổ lốp trên đường đi ạ ". c) Sự vi phạm các quy tắc lập luận Trong một quan hệ lập luận, có khi người nói chỉ đưa ra luận cứ để người nghe suy ra kết luận hoặc đưa ra kết luận để người nghe suy ra luận cứ, không hoàn tất các bước lập luận là cách thường được dùng để tạo ra các hàm ngôn. d) Sự vi phạm các quy tắc hội thoại Ví dụ (45): Sp1 : - Cậu có biết Thắng hiện giờ ở đâu không? Sp2 : - Có chiếc xe DD dựng ở phòng cái Thuỷ đấy. Ở ví dụ trên, thay vì dùng hành động hỏi đáp trả lời cho câu hỏi, Sp2 lại dùng một câu xác tín (miêu tả). Sp2 đã vi phạm một cách cố ý quy tắc hội thoại chi phối chức năng ở lời của các hành động trong cặp hội thoại. Phát ngôn xác tín của Sp2 ngầm trả lời cho Sp1 biết rằng: Thắng hiện nay đang có mặt ở phòng của Thủy, bởi vì cả Sp1, Sp2 đều biết Thắng có một chiếc xe DD. đ) Phương châm cộng tác hội thoại của Grice và nghĩa hàm ẩn Dựa vào phương châm cộng tác hội thoại của mình, Grice đã vạch ra những nét đầu tiên cho lý thuyết về nghĩa hàm ẩn. Đến nay, bất kỳ tác giả nào nói đến nghĩa hàm ẩn đều không thể không nói đến Grice. Grice cho rằng người nói cố tình xúc phạm một hoặc một số nguyên tắc để khai thác chúng. Grice đặt tên cho cách dùng này là sự xúc phạm hay là sự khai thác các nguyên tắc cộng tác hội thoại. Bằng cách vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại, người nói buộc người nghe phải vận dụng thao tác suy ý 50 một cách căng thẳng để đạt tới một nghĩa nào đó. Và chỉ với những nghĩa được suy ra này, người nói mới được xem là vẫn tôn trọng phương châm cộng tác. Có bốn nguyên tắc cộng tác hội thoại: nguyên tắc về chất, nguyên tắc về lượng, nguyên tắc về quan hệ và nguyên tắc về cách thức. Những kiến thức về TGD, hàm ẩn, các cơ chế tạo nghĩa hàm ẩn chính là những cơ sở cho luận án này lí giải những cặp thoại Hỏi-Đáp không tương hợp giữa câu hỏi và câu trả lời nhưng vẫn đảm bảo tính mạch lạc. 1.5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.5.1. Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao Nam Cao là một tài năng lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỷ XX. Vậy nên, những tài liệu nghiên cứu về Nam Cao (theo thống kê của các nhà nghiên cứu) đã lên đến hơn 200 tài liệu. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, việc nghiên cứu sáng tác của Nam Cao chưa được chú ý, ngoài lời tựa của Lê Văn Trương cho tập Đôi lứa xứng đôi do nhà xuất bản “Đời nay” ấn hành 1941. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nam Cao bắt đầu trở thành một “hiện tượng” của nghiên cứu, phê bình văn học đương thời. Tháng 2 – 1952, tác phẩm Nam Cao thật sự trở thành đối tượng của khoa văn học với bài Nam Cao của Nguyễn Đình Thi in trong Mấy vấn đề văn học. Tiếp theo là các bài viết Chúng ta mất Nam Cao (1954), Người và tác phẩm Nam Cao (1956), Nam Cao (Lời giới thiệu chuyên luận Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc của Hà Minh Đức – 1961) của Tô Hoài. Năm 1961, có chuyên luận đầy đặn đầu tiên về Nam Cao với tiêu đề Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc (1961) của Hà Minh Đức. Vào những năm 70, các công trình nghiên cứu về Nam Cao vẫn tiếp tục ra đời. Năm 1974, trong cuốn sách Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Phan Cự Đệ một lần nữa lại nhắc đến Nam Cao và đưa ra nhiều phát hiện mới, độc đáo 51 về sáng tác của nhà văn. Đó chính là nghệ thuật “miêu tả tâm lý, kết cấu theo quy luật tâm lý, độc thoại nội tâm”. Tháng 7 năm 1977, Nguyễn Đăng Mạnh hoàn thành bài viết Nhớ Nam Cao và những bài học của ông in trong cuốn Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn . Trong bài viết, khi đi sâu vào nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao, Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: “Nam Cao có một lối kể chuyện rất biến hoá, cứ nhập thẳng vào đời sống bên trong của nhân vật mà dắt dẫn mạch tự sự theo dòng độc thoại nội tâm. Lối kể chuyện theo quan điểm nhân vật như thế tạo ra ở nhiều tác phẩm của Nam Cao, một thứ kết cấu bề ngoài có vẻ rất phóng túng, tuỳ tiện mà thực ra thì hết sức chặt chẽ như không thể nào phá vỡ nổi” [68,183]. Năm 1982, trong bài viết Nam Cao và đôi nét nghệ thuật sáng tạo tâm lý, Hà Minh Đức nhận định: “Dòng tâm lý trong tác phẩm của Nam Cao vận động qua nhiều cảnh ngộ nhưng vẫn quẩn quanh, tù túng không tìm được hướng thoát. Nó không được giao lưu với hành động nên có những phát triển ở bên trong, ngày càng đi sâu vào nội tâm. ở đây có những trạng thái tâm lý gần gũi với miêu tả tâm lý của Dostôievski và đặc biệt là Sekhov” [38,73]. Cũng là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về Nam Cao, Phong Lê không trực tiếp đề cập đến vấn đề phong cách nghệ thuật nhưng ông nói đến “đặc trưng bút pháp hiện thực Nam Cao” – một yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật nhà văn. Ông khẳng định: “… Với ý thức tạo một chất giọng điệu riêng, không dẫm lại người khác… năm năm đi vào đời văn của Nam Cao là một sự dồn nén biết bao gắng công và nỗ lực … cho một sự nghiệp không lẫn với ai”. [60,96] Bên cạnh các công trình trên còn có các bài viết: Đọc những truyện ngắn Nam Cao của Nguyên Hồng (1960), Đọc “Truyện ngắn Nam Cao” soi lại những bước đường đi lên của một nhà văn hiện thực của Huệ Chi – Phong Lê (1960), Nam Cao – con người và xã hội cũ của Lê Đình Kỵ (1964), Con người bị từ chối quyền làm người trong truyện “Chí Phèo” của Nam Cao của 52 Nguyễn Văn Trung (1965), Cách mạng tháng Tám và chặng đường phát triển mới của Nam Cao của Nguyễn Đức Đàn (1968)…. Từ những năm tám mươi của thế kỷ XX trở đi, cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nam Cao được giới nghiên cứu chú ý nhiều hơn. Nhiều tầng lớp ý nghĩa của tác phẩm Nam Cao được khám phá, vị trí văn học sử của Nam Cao ngày càng được khẳng định. Có thể kể những công trình tiêu biểu: Nghĩ tiếp về Nam Cao (Nxb Văn học – 1991), Nam Cao một đời người một đời văn của Nguyễn Văn Hạnh (1993), Nam Cao – phác thảo chân dung và sự nghiệp của Phong Lê (1997), Nam Cao đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức (1998), Nam Cao – về tác gia và tác phẩm do Bích Thu biên soạn và tuyển chọn (1998), Thi pháp truyện ngắn Nam Cao – luận án tiến sĩ của Nguyễn Hoa Bằng, Nam Cao – con người và tác phẩm – Nhiều tác giả - Nxb Hội nhà văn (2000), Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao của Vũ Khắc Chương (2000), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao của Trần Đăng Suyền (2001) …. Trong khối lượng lớn các tài liệu nghiên cứu về Nam Cao, vấn đề phong cách nghệ thuật Nam Cao ít nhiều cũng được đề cập. Trực tiếp nhất là hai bài: Phong cách truyện ngắn Nam Cao của Vũ Tuấn Anh, và Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng của Bùi Công Thuấn. Trong các cuốn sách Nghĩ tiếp về Nam Cao (Nxb Văn học – 1991), Nam Cao – về tác gia và tác phẩm (Nxb Giáo dục – 1998), Nam Cao – con người và tác phẩm (Nxb Hội nhà văn – 2000), những người biên soạn đã xếp vào phần phong cách nghệ thuật những bài viết của các tác giả khác nhau về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm Nam Cao. Có thể chia các bài viết ấy thành ba nhóm: Nhóm bài bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nam Cao; nhóm bàn về ngôn ngữ nghệ thuật và nhóm còn lại chủ yếu bàn chung về thi pháp. Nhìn chung, những công trình chuyên biệt nghiên cứu về Nam Cao rất 53 phong phú và đa dạng với hàng trăm tài liệu. Các bài viết trên đã nêu lên những đặc điểm nổi bật về mặt hình thức nghệ thuật, về thi pháp trong các sáng tác của Nam Cao, … Các bài viết trên chủ yếu nghiêng nhiều về hướng phân tích từ góc độ phong cách học. Sự chú ý góc nhìn phân tích diễn ngôn trong truyện ngắn Nam Cao chưa được thể hiện rõ nét. 1.5.2. Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis) 1.5.2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu phân tích diễn ngôn ở nước ngoài Theo tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản, nhà ngôn ngữ học người Bỉ E.Buysen là người đầu tiên sử dụng discourse như một khái niệm chuyên môn trong tác phẩm Hoạt động nói năng và văn bản (1943). Từ những năm sáu mươi của thế kỷ XX, nghiên cứu diễn ngôn (hay còn gọi là phân tích diễn ngôn) trở thành một trào lưu khoa học phát triển rầm rộ ở châu Âu và diễn ngôn trở thành một khái niệm trung tâm, được lưu hành rộng rãi trong khoa học xã hội và nhân văn. Sau thời kỳ thống trị của cấu trúc luận, nó lại xuất hiện với những hàm nghĩa mới trong các công trình nghiên cứu hậu cấu trúc và giải cấu trúc của M.Foucault, J.Derrida, R.Barthes… Người đầu tiên đề cập đến và đưa ra cái tên phân tích diễn ngôn là Z. Harris. Người thứ hai được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực này là T. F. Mitchell. Coulthard viết: Trong thời kỳ trước những năm 60 chỉ vẻn vẹn có hai cố gắng tách rời nhau nghiên cứu về cấu trúc trên câu, một là của Z. Harris (1952), một của T. F. Mitchell (1957). Còn công truyền bá phân tích diễn ngôn cùng với tên gọi của nó trên bình diện thế giới lại thuộc về Van Dijk. Giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX, cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn câu thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ lớn hơn câu được gọi tên là Ngôn ngữ học văn bản 54 (Text linguistics). Có các công trình nghiên cứu về văn bản khác như: Dẫn luận ngôn ngữ học văn bản (1972) của Dressler, Một số phương diện của ngữ pháp văn bản (1972) của Van Dijk, … Việc nghiên cứu văn bản giai đoạn này tập trung chú ý ở đơn vị ngôn ngữ trên câu, nên xuất hiện những tên gọi như: Cú pháp văn bản (Dressler, 1972), Ngữ pháp văn bản (Weinrich, 1967; Dressler, 1972; Van Dijk, 1972), Ngữ pháp liên câu (Enkvist, 1973), Chỉnh thể cú pháp trên câu (một số nhà nghiên cứu Nga). Năm 1983, công trình nghiên cứu Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis) của Gillian Brown, George Yule đã đánh dấu bước phát triển mới của ngôn ngữ học. Bên cạnh đó còn có Levinson với Dụng học (Pragmatics). Tác giả này cũng dùng tên gọi Phân tích diễn ngôn và coi nó là một tên gọi khác của dụng học, đối lại với phân tích hội thoại. Một số công trình nghiên cứu về diễn ngôn của nước ngoài được dịch sang tiếng Việt, chẳng hạn: Dụng học, một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ của George Yule (Hồng Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên dịch, 1997); Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan (Hồ Mỹ Huyền, Trúc Thanh dịch, 1998); Phân tích diễn ngôn của Gillian Brown, George Yule (Trần Thuần dịch, 2002), Dẫn luận ngữ pháp chức năng của M.A.K Halliday (Hoàng Văn Vân dịch, 2004)… các công trình này tập trung vào mấy điểm sau: diễn ngôn là gì, đặc điểm và chức năng của diễn ngôn, các vấn đề về ngữ cảnh và ý nghĩa diễn ngôn, cấu trúc thông tin của diễn ngôn, bản chất quy chiếu trong diễn ngôn, các đường hướng phân tích diễn ngôn… 1.5.2.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu phân tích diễn ngôn ở trong nước Quan niệm về diễn ngôn được giới thiệu ở Việt Nam sớm nhất trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Có thể kể đến các công trình: Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm (1985); Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản của Diệp Quang Ban (1998, 55 2009), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 của Đỗ Hữu Châu (2001), Phân tích diễn ngôn - một số vấn đề lí luận và phương pháp của Nguyễn Hoà (2003), Dụng học Việt ngữ của Nguyễn Thiện Giáp (2004), Từ điển tu từ - phong cách - thi pháp học của Nguyễn Thái Hoà (2005),... Cũng có thể kể đến các bài viết: “Phân tích diễn ngôn phê phán là gì?” (Ngôn ngữ, 2 -2005), “Khía cạnh văn hoá của phân tích diễn ngôn” (Ngôn ngữ, 12 -2005), “Thực hành phân tích diễn ngôn bài Lá rụng” (Ngôn ngữ, 2 - 2009), “Một vài dạng cấu trúc nhân quả khó nhận biết trong diễn ngôn nghệ thuật ngôn từ” ( Ngôn ngữ số 4 - 2009)… Là một trong số các nhà Việt ngữ học quan tâm đến vấn đề nghiên cứu diễn ngôn, Diệp Quang Ban đã có nhiều công trình chuyên sâu về lĩnh vực này. Chuyên khảo đầu tiên của ông về diễn ngôn là cuốn Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, xuất bản năm 1998 (Nxb Giáo dục, Hà Nội). Năm 2003, ông công bố tác phẩm Giao tiếp. Văn bản. Mạch lạc. Liên kết. Đoạn văn (Nxb Khoa học xã hội). Hai năm sau (2005) ông in tiếp tác phẩm Văn bản (Giáo trình Cao đẳng Sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội). Năm 2009, tác giả ra mắt chuyên luận Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản (Nxb Giáo dục, Hà Nội). Trong chuyên luận này, bên cạnh việc khái quát, hệ thống hoá các quan điểm về giao tiếp và cấu tạo của văn bản đã được đề cập trong ba tác phẩm đầu, Diệp Quang Ban đã dành hẳn phần thứ hai của tập sách với hơn ba trăm trang viết trình bày về diễn ngôn với 8 nội dung sau: truyện học và ngữ pháp truyện, phân tích hội thoại, phân tích diễn ngôn, văn bản và đặc trưng của văn bản, ngôn ngữ nói và viết, mạng mạch, mạch lạc trong văn bản, liên kết trong tiếng Việt. Tác phẩm Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lý luận và phương pháp của Nguyễn Hoà là một chuyên luận sắc sảo về diễn ngôn và phân tích diễn ngôn. Sau phần mở đầu, trình bày tóm tắt lịch sử phát triển lý luận phân tích 56 diễn ngôn, chương I của tác phẩm tập trung bàn về vấn đề: khái niệm diễn ngôn, các đặc điểm của diễn ngôn, quan niệm về mạch lạc… Ở chương II, chuyên luận trình bày một cách cô đọng, rõ ràng chín hướng đi trong phân tích diễn ngôn của các nhà ngôn ngữ trên thế giới. Ở chương III, chuyên luận bàn về vấn đề “Ngữ cảnh và giao tiếp”. Chương cuối cùng của chuyên luận (chương IV) trình bày một số ứng dụng lý luận phân tích diễn ngôn theo phương pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp vào thực tế. Tác giả đã tiến hành phân tích diễn ngôn bản tin thời sự chính trị - xã hội và diễn ngôn thể loại bình luận chính trị. Các cứ liệu cụ thể được sử dụng gồm cả văn bản tiếng Anh và tiếng Việt. Nhìn chung, những quan điểm, kiến giải của tác giả có sức thuyết phục cao, góp phần đặt nền móng về lý luận và phương pháp cho việc phân tích diễn ngôn. Những vấn đề về diễn ngôn đã được Đỗ Hữu Châu đề cập trong tác phẩm Đại cương ngôn ngữ học (tập 2: Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, 2001). Diễn ngôn được ông quan niệm là lời của từng người nói ra trong một cuộc giao tiếp. Một diễn ngôn gồm nhiều phát ngôn có quan hệ gắn bó, lệ thuộc và chi phối nhau. Mỗi diễn ngôn có thể do một hoặc một số hành vi ngôn ngữ tạo ra. Căn cứ vào dạng thức ngôn ngữ được sử dụng (lời nói/ chữ viết), tác giả phân biệt diễn ngôn nói hay diễn ngôn viết và gọi diễn ngôn viết là các văn bản. Bàn về cấu tạo của diễn ngôn, Đỗ Hữu Châu xem xét cả hai mặt hình thức và nội dung. Theo ông, mặt hình thức của diễn ngôn bao gồm các yếu tố ngôn ngữ, đơn vị từ vựng, quy tắc kết học và cả các hành vi ngôn ngữ (các yếu tố kèm lời và phi lời tạo nên diễn ngôn). Nội dung diễn ngôn gồm hai phương diện là nội dung thông tin và nội dung miêu tả. Các thành tố nội dung có thể được thể hiện tường minh qua các yếu tố hình thức hoặc tồn tại khiếm diện trong đích giao tiếp. Cả hai mặt hình thức và nội dung của diễn ngôn đều 57 chịu sự tác động của ngữ cảnh “là những nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn” [25,15]. Phân tích diễn ngôn phải chú ý xem xét cả hai mặt hình thức và nội dung của diễn ngôn, có như thế mới đánh giá đầy đủ, toàn diện tính chất và hiệu quả của diễn ngôn. Tiếp cận diễn ngôn từ góc nhìn dụng học, Đỗ Hữu Châu đặc biệt quan tâm đến ngữ cảnh giao tiếp. Quan điểm về phân tích diễn ngôn của ông đối lập với các nhà ngôn ngữ học theo quan điểm cấu trúc luận. Từ những phân tích của ông, có thể thấy rằng các yếu tố bên ngoài đã tác động, chi phối không nhỏ đến việc hình thành diễn ngôn, do vậy phân tích diễn ngôn không thể không xem xét đến nhân tố ngữ cảnh. Tiếp cận với đường hướng nghiên cứu ngôn ngữ hành chức trong mối quan hệ với người sử dụng, năm 1998, Nguyễn Đức Dân đã công bố chuyên luận Ngữ dụng học, tập 1 (Nxb Giáo dục, Hà Nội). Đây là một trong những công trình nghiên cứu tiêu biểu về Ngữ dụng học ở Việt Nam. Trong chuyên luận này, những cơ sở lý thuyết căn bản về ngữ dụng học đã được trình bày một cách hệ thống, sáng rõ trên cơ sở phân tích các cứ liệu tiếng Việt. Chương I của chuyên luận trình bày lịch sử ra đời và những vấn đề đại cương của chuyên ngành Ngữ dụng học. Ở chương II, tác giả đi sâu vào lĩnh vực hành vi ngôn ngữ. Các khái niệm cơ sở và các vấn đề liên quan như các loại hành động ngôn ngữ, điều kiện sử dụng hành động ngôn ngữ, phân loại hành động ở lời, biểu thức ngữ vi, những dấu hiệu ngữ vi, hành động ngôn ngữ gián tiếp được nêu lên và phân tích một cách cụ thể. Nguyễn Đức Dân đã dành hẳn chương III cho vấn đề hội thoại. Phần này chiếm một dung lượng đáng kể. Các vấn đề cơ bản về lý thuyết hội thoại như cuộc thoại, cấu trúc hội thoại, các nguyên lý hội thoại, hàm ý hội thoại, ... được tác giả trình bày khá chi tiết ở chương này. Chương cuối cùng của chuyên luận (chương IV) được dành cho vấn đề lý thuyết lập luận, một phương diện quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Tác giả quan niệm lập luận là “một hoạt động ngôn từ. Bằng 58 công cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (hay một số) kết luận hay chấp nhận một (hay một số) kết luận nào đó” [32,165]. Có thể nói chuyên luận Ngữ dụng học của Nguyễn Đức Dân là một công trình nghiên cứu sâu về phân tích diễn ngôn đơn văn bản. Các vấn đề lý thuyết và thực hành về phân tích diễn ngôn hội thoại đã được trình bày và lý giải một cách thuyết phục. Tác giả Mai Thị Hảo Yến (2001) đã bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài “Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao (các hình thức thoại dẫn)”. Tác giả đã nhận diện, miêu tả cấu trúc của các hình thức thoại dẫn trực tiếp và thoại dẫn gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao. Luận án này đã giành hẳn một chương tên là “Dòng tâm tư” để miêu tả phân tích lời dẫn của ý nghĩ nội tâm (chủ ngữ và vị ngữ trong lời dẫn của ý nghĩ nội tâm, điểm nhìn của ý nghĩ nội tâm); hình thức trực tiếp và gián tiếp của độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Nam Cao. Như vậy, luận án đã phân biệt được một cách cụ thể các phạm trù được dẫn trong thoại dẫn, bao gồm cả lời nói (lời thoại) và ý nghĩ. Tác giả Vũ Văn Lăng(2013) đã hoàn thành luận án tiến sĩ “Một số tác phẩm của Nam Cao dưới ánh sáng của phân tích diễn ngôn và dụng học”. Lấy ngữ liệu hai tác phẩm Chí Phèo và Sống mòn của Nam Cao, tác giả đã nghiên cứu nó ở các khía cạnh: bố cục của tác phẩm; tính cách của nhân vật(nét tích cực, tiêu cực); một số cách lập luận của nhân vật. Luận án giành khá nhiều công sức để nhận diện những dấu hiệu kí hiệu học trong hai tác phẩm của Nam Cao. Đó là các tệ mua quan bán chức, tệ đa thê, tệ ghen tuông hay tệ tảo hôn, tệ hối lộ… Bên cạnh đó còn có một số luận văn thạc sĩ đáng chú ý như Mạch lạc diễn ngôn hội thoại trong một số tác phẩm văn học hiện đại của Trần Thị Thu Hương. Luận văn này đã chú ý vấn đề mạch lạc và lý giải sự phát triển tư duy văn học trong những năm gần đây, trong đó nổi bật là sự chú ý nhiều đến yếu 59 tố ngữ cảnh. Luận văn thạc sĩ Tên bài trên báo Việt Nam từ bình diện phân tích diễn ngôn của Trần Thị Nga đã tìm hiểu và phân tích tiêu đề báo chí trên phương diện ngôn ngữ. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đánh giá rất cao vai trò của tiêu đề. Có thể nói rằng luận văn Tên bài trên báo Việt Nam từ bình diện phân tích diễn ngôn đã nghiên cứu phân tích diễn ngôn ở khía cạnh của cấu trúc nội dung - tiêu đề văn bản báo chí. Trong luận văn thạc sĩ Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại, tác giả Phạm Thị Thu Trang đã tìm hiểu vấn đề này trên tư liệu một số truyện ngắn hiện đại. Luận văn cho chúng ta thấy một số vấn đề cơ bản về diễn ngôn hội thoại và phân tích diễn ngôn hội thoại. Bàn về phân tích diễn ngôn hội thoại, tác giả đã chú ý đến vấn đề ngữ cảnh, đặc điểm các nhân vật giao tiếp, các nguyên lý giao tiếp (lịch sự - cộng tác). Theo tác giả “bản thân công trình này mới chỉ đề cập đến một phần rất nhỏ” trong việc nghiên cứu các diễn ngôn hội thoại nói riêng, phân tích diễn ngôn nói chung. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu về phân tích diễn ngôn rất phong phú và đa dạng ở nhiều góc độ, phương diện khác nhau: đặc điểm và chức năng, ngữ cảnh và ý nghĩa, cấu trúc thông tin, bản chất quy chiếu của diễn ngôn và sự vận dụng phân tích diễn ngôn trong việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của một số kiểu loại văn bản... Tuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam, theo chúng tôi biết chỉ có một ít công trình vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn để tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn của một tác giả cụ thể. Tuy đã có hai luận án tiến sĩ cùng lấy ngữ liệu là truyện ngắn Nam Cao và cũng đã vận dụng cơ sở lí luận của Dụng học, Phân tích diễn ngôn nhưng theo một hướng đi khác với những mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi. TIỂU KẾT Trong chương này, luận án trình bày những khái niệm cơ bản, cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu như: diễn ngôn, mạch lạc, hội thoại, tiền giả định và hàm ngôn. Chương 1 cũng đã trình bày tổng quan vấn đề nghiên 60 cứu về tác giả Nam Cao và về lĩnh vực phân tích diễn ngôn trong và ngoài nước. Qua đó, chúng tôi đã hệ thống hóa được cơ sở lí thuyết và xác lập được giới hạn nghiên cứu để đề tài nhằm đảm bảo kế thừa được những kết quả nghiên cứu của các công trình trước nhưng cũng xác lập được những lĩnh vực nghiên cứu mới của mình. Theo chúng tôi, nghiên cứu đối thoại, độc thoại và mạch lạc là những vấn đề rất quan trọng trong việc nghiên cứu diễn ngôn hội thoại. Chúng tôi đã tìm hiểu về diễn ngôn và phân tích diễn ngôn. Diễn ngôn chủ yếu lớn hơn một phát ngôn. Nó có tính mạch lạc và có cấu trúc mô hình riêng. Còn khi phân tích diễn ngôn truyện ngắn, cần phải xem xét cả hai phương diện chức năng và cấu trúc ngôn ngữ của tác phẩm qua các bước: phân tích cấu trúc, phân tích ngữ cảnh, phân tích đặc điểm của diễn ngôn kể, diễn ngôn thoại và diễn ngôn trữ tình ngoại đề, cuối cùng là phân tích ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm. Việc hiểu và vận dụng được kiến thức diễn ngôn và PTDN sẽ là chiếc chìa khoá giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cuộc thoại cũng như mạch lạc của cuộc thoại. Trên cơ sở tìm hiểu chung về diễn ngôn và phân tích diễn ngôn, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về hội thoại. Qua tìm hiểu về một số quan niệm về hội thoại, chúng tôi thấy rằng hội thoại bao gồm: độc thoại, song thoại, đa thoại, trong đó, song thoại có tần số xuất hiện nhiều nhất. Hội thoại là hoạt động giao tiếp không thể thiếu của con người. Nó có sự vận động (trao lời, trao đáp, tương tác) và quy tắc riêng của nó (luận án chú ý nhiều nhất là bốn phương châm hội thoại). Tiếp theo, luận án hệ thống lại các quan điểm về mạch lạc. Luận án đã xác định một số nét chung và nhấn mạnh mạch lạc chính là mạng lưới quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong một câu, các câu trong một đoạn và các đoạn trong một văn bản tạo nên một chỉnh thể. Một chỉnh thể có cấu trúc ngữ nghĩa càng tường minh thì tính mạch lạc càng cao; trong đó, nội dung chủ đề được 61 duy trì, triển khai đầy đủ, chính xác và các tầng nghĩa được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. Luận án tập trung giải quyết vấn đề mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp. Trong hội thoại, chỉ cần đảm bảo các nguyên tắc hợp tác của Grice sẽ tạo nên cuộc hội thoại mạch lạc. Qua ngữ liệu thực tế, luận án phân tích một cách cụ thể hai nhóm mạch lạc: mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp và mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp không tương hợp để nhận diện được thế nào là cặp đối thoại mạch lạc. Tiếp tục, chương một của luận án bàn về tiền giả định và hàm ngôn. Khi tìm hiểu bình diện dụng học, không thể không nhắc đến nghĩa hàm ẩn. TGĐ và hàm ngôn là hai bộ phận quan trọng của nghĩa hàm ẩn. Trong hội thoại, người nói cũng như người nghe đều chú tâm đến hai vấn đề này. Vì hiểu được nó, nắm được dụng ý của người nói, người nghe mới hiểu đúng nội dung sự tình của câu nói và có thái độ đúng với nội dung câu nói hoặc đối với người nói. Cuối cùng, chương 1 hệ thống lại, đánh giá những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án; qua đó ghi nhận và kế thừa những thành tựu nghiên cứu đồng thời xác lập những công việc nghiên cứu mới của đề tài luận án. 62 CHƯƠNG 2 ĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO 2.1. Đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao 2.1.1. Dẫn nhập Một tác phẩm tự sự thường chứa đựng trong bản thân nó nhiều cuộc đối thoại, nhiều diễn ngôn. Bên cạnh diễn ngôn của người kể chuyện là diễn ngôn của các nhân vật. Diễn ngôn của các vai trong truyện là phương tiện để nhà văn kể chuyện, miêu tả, khắc hoạ tâm lý, tính cách nhân vật. Việc xây dựng diễn ngôn đối thoại của các nhân vật thể hiện sự am hiểu cuộc sống và tài nghệ sử dụng ngôn ngữ của nhà văn. Nguyễn Thái Hòa cho rằng, trong các tác phẩm tự sự, "lời thoại là hình thức kể bằng lời nhân vật. Nó còn được gọi là lời trực tiếp của nhân vật trong văn học, là “hình thức kể chuyện cá thể hoá triệt để tính cách và tình huống đối thoại” [51,65]. Lời thoại của nhân vật trong tác phẩm văn học là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến nhất của ngôn ngữ, đồng thời cũng là hình thức căn bản của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Hội thoại thường là cuộc trò chuyện, đối đáp giữa hai nhân vật, dạng phổ biến nhất của hội thoại là song thoại. Đơn vị cơ sở của hội thoại là cuộc thoại. Cuộc thoại bao gồm toàn bộ sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe kết hợp với sự luân phiên lượt lời và thay đổi vai trò trong suốt quá trình giao tiếp. Những phát ngôn không có lời hồi đáp thì không được xem là đối thoại. Lời thoại của nhân vật trong tác phẩm tự sự là một công cụ hữu hiệu giúp nhà văn khắc họa tính cách nhân vật, tạo nên "lời ăn tiếng nói riêng" của mỗi nhân vật, truyền tải ý đồ nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm vào trong cốt truyện. Vì thế, có thể nói rằng, ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật 63 trong truyện ngắn Nam Cao là một trường hợp độc đáo, tạo nên giọng điệu riêng của nhà văn. 2.1.2. Tần suất xuất hiện của các cuộc thoại Khảo sát tần suất của các cuộc đối thoại và số lượt lời của các nhân vật trong 20 đơn vị truyện ngắn của Nam Cao được sáng tác từ năm 1937 đến năm 1943, chúng tôi lập được bảng thống kê sau: TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Tên truyện Nghèo Đui mù Cái chết của con mực Chí Phèo Cái mặt không chơi được Nhỏ nhen Con mèo Những truyện không muốn viết Nhìn người ta sung sướng Đòn chồng Giăng sáng Đôi móng giò Trẻ con không ăn được thịt chó Đón khách Mua nhà Quái dị Từ ngày mẹ chết Làm tổ Thôi đi về Truyện tình Tổng cộng: Số trang 6 5 4 32 9 7 5 6 8 5 11 7 12 9 8 9 9 9 8 8 177 Số Số cuộc lượt thoại 5 4 1 9 7 4 3 3 5 3 3 2 4 7 4 5 5 6 7 6 93 lời 40 10 2 41 40 39 26 16 24 12 13 8 36 62 14 53 32 21 45 44 578 Số lượt lời/ trang 6,66 2,00 0,50 1,28 4,44 5,57 5,20 2,66 3,00 2,40 1,18 1,14 3,00 6,88 1,75 5,88 3,55 2,33 5,62 5,50 3,26 Bảng 1: Tần suất của các cuộc đối thoại và số lượt lời của các nhân vật… 64 Như vậy với 20 truyện ngắn chiếm dung lượng 177 trang sách, nhà văn đã xây dựng 93 cuộc thoại chứa đựng 578 lượt lời. Tần số đơn vị diễn ngôn trên số trang truyện ngắn là 3,26 lượt lời trên trang. So sánh tần suất đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao với truyện ngắn Khái Hưng, cây bút nổi tiếng trước Nam Cao khoảng mười năm, tác giả của nhiều tập truyện ngắn được độc giả thời bấy giờ yêu thích như Anh phải sống (1934 – in chung với Nhất Linh), Tiếng suối reo (1935), Dọc đường gió bụi (1936) Đợi chờ (1939),..., người được đánh giá là “rất chú trọng đến nghệ thuật dựng đối thoại và ông cũng tỏ ra rất có sở trường về mặt này. Lời thoại của nhân vật ông thường lịch sự, tinh tế; ngôn ngữ đối thoại mang đặc điểm tính cách thành phần xã hội rất rõ” [107, 81]; chúng tôi lập được bảng sau: Tác giả Số truyện Khái Hưng ngắn 20 Nam Cao 20 Số lượt lời/ Số trang Số lượt lời 192 717 trang 3,73 177 578 3,26 Bảng 2: Bảng so sánh tần suất đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao với truyện ngắn Khái Hưng Kết quả thống kê cho thấy trung bình trong một trang truyện ngắn, Khái Hưng sử dụng trên ba lượt lời đối thoại, ở Nam Cao cũng thế. Từ đó có thể khẳng định đối thoại cũng là “một thành phần diễn ngôn quan trọng” trong truyện ngắn Nam Cao. Từ kết quả khảo sát tần suất các cuộc đối thoại và số lượt lời của các nhân vật trong 20 đơn vị truyện ngắn của Nam Cao (ở bảng 1), chúng tôi ghi nhận được có tất cả 93 cuộc đối thoại với 578 lượt lời. Như vậy, bình quân số lượt lời trong mỗi cuộc thoại của nhà văn là 6,2 lượt lời/ cuộc thoại. Dung lượng ngắn của các cuộc đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao nói lên điều gì? Phải chăng khi xây dựng hội thoại, nhà văn đã tiết chế, chọn lọc diễn ngôn 65 của các nhân vật hội thoại? 2.1.3. Tình huống cuộc thoại, số lượt lời của nhân vật Tình huống đối thoại trong truyện là tình huống văn bản (ngữ cảnh văn bản) được hàm ẩn ở lời thuyết minh trong văn bản hay lời kể của người kể. Nó được cấu trúc một cách mạch lạc, được định hướng lập luận của tác giả, bao gồm các nhân tố sau: Thời gian, không gian; Nhân vật tiếp xúc và các vấn đề của nó. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát chi tiết các truyện ngắn có dung lượng lớn (trên 10 trang) và được đánh giá là những thiên truyện hay nhất, tiêu biểu nhất của Nam Cao ở cả hai mảng để tài người nông dân nghèo và người trí thức nghèo. Đó là các truyện ngắn đã và từng được lựa chọn, đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông: Chí Phèo, Lão Hạc, Giăng sáng, Đời thừa. Với mục tiêu xác định các nhân vật giao tiếp, tình huống cuộc thoại và số lượt lời/ cuộc thoại, chúng tôi lập được bảng thống kê sau: Truyện ngắn TT Số cuộc Nhân vật thoại giao tiếp Tình huống cuộc thoại lượt lời/ cuộc Số trang CHÍ PHÈO 1 Chí Phèo thoại Sau khi đi tù về, Chí Phèo đến 5 2 Bá Kiến Chí Phèo nhà Bá Kiến gây sự. Chí Phèo mua rượu chịu và Mụ hàng quậy phá để đạt ý định. 3 32 trang (trang 62) 32 – 4 rượu Binh Chức Binh Chức vác dao đến nhà Lý Lý Kiến Kiến đòi tiền đã gửi về nhà Chí Phèo những năm đi lính. Chí Phèo đến nhà Bá Kiến gây Bá Kiến sự xin đi ở tù. 4 4 7 66 5 6 Thị Nở Chí Phèo say rượu, gần suốt Chí Phèo đêm ngủ ngoài vườn nên bị Những cảm, Thị Nở đưa hắn vào nhà. Buổi sáng Chí Phèo dậy muộn, 3 5 người đi chợ hắn tỉnh rượu, lắng nghe âm LÃO HẠC 7 về Chí Phèo thanh cuộc sống. Chí Phèo bày tỏ tình cảm với 3 8 Thị Nở Chí Phèo Thị Nở. Chí Phèo đến nhà Bá Kiến đòi 8 9 Bá Kiến Thị Nở lương thiện. Khi hay tin Chí Phèo chết. 2 10 Bà cô Lão Hạc Lão Hạc tâm sự về ý định bán 6 11 Tôi Lão Hạc con Vàng. Lão Hạc tâm sự với con Vàng 4 12 Cậu Vàng Lão Hạc về nỗi nhớ con. Lão Hạc tâm sự về hoàn cảnh 3 Tôi khó khăn khiến ông quyết định Lão Hạc bán con Vàng. Lão Hạc tâm sự về nỗi ân hận Tôi đã lừa con Vàng, cậy nhờ ông 13 10 trang 24 (trang 247 – giáo giữ giúp miếng vườn và 256) 1 14 Tôi số tiền dành lo hậu sự. Nỗi băn khoăn về sự thiếu đói 15 Vợ Tôi của Lão Hạc. Phàn nàn về cách sống khổ sở 2 16 Binh Tư Hiệu trưởng của Lão Hạc. Ép Điền phải nhận bộ ghế mây 3 Điền và bàn cách chở bộ ghế về Vợ Điền quê. Bàn việc đem cất những chiếc GIĂNG SÁNG 17 1 67 18 10 trang (trang 104 – Điền Vợ Điền ghế mây. Con bé kêu đau bụng, vợ Điền Con gái cho con uống nước gừng. 9 19 Hộ Hộ say rượu quát mắng vợ 3 20 Từ Từ con. Từ nhắc khéo chồng đi lĩnh 10 Hộ lương để có tiền trang trải các Hộ khoản mua chịu. Hộ gặp Trung và Mão trên 11 trang Trung đường, anh mời hai người bạn (trang 339 – 22 Mão Hộ nhà văn đi uống bia. Hộ ân hận vì đã đối xử tệ bạc 2 23 Từ Từ với vợ. Từ dỗ con. 1 ĐỜI THỪA 350) 21 20 Đứa con Bảng 3: Bảng thống kê nhân vật giao tiếp, tình huống cuộc thoại và số lượt lời/ cuộc thoại Với độ dài tổng cộng là 63 trang, 4 truyện ngắn trên có tất cả 23 cuộc thoại (gồm 22 cuộc song thoại và 1 tam thoại), chiếm phần lớn là các cuộc thoại dưới 5 lượt lời (14/23 cuộc thoại), số cuộc thoại trên 10 lượt lời rất ít (3/23 cuộc thoại). Số liệu thống kê từ các truyện ngắn thành công nhất của nhà văn một lần nữa khẳng định các cuộc hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao thường có dung lượng ngắn. Nhìn chung, các cuộc thoại trong tác phẩm được nhà văn dàn dựng một cách khéo léo. Nam Cao ba lần miêu tả trực tiếp cảnh Chí Phèo đến nhà Bá Kiến để gây sự, ba cuộc thoại giữa Chí Phèo và Bá Kiến không lần nào giống lần nào. 68 2.1.4. Quan hệ quyền thế và hoàn cảnh giao tiếp của nhân vật Khảo sát các yếu tố: quan hệ liên cá nhân (ở đây là quan hệ quyền thế), vị thế giao tiếp (mạnh/ yếu) và hoàn cảnh giao tiếp (thuận lợi/ không thuận lợi) giữa hai nhân vật Chí Phèo – Bá Kiến, luận án lập được bảng so sánh như sau: TT cuộc Tình huống cuộc thoại Vị thế Hoàn cảnh quyền thế giao tiếp GT (thuận Số lượt lời (trên/dưới) (mạnh/yếu) lợi/ không thoại 1 Quan hệ Sau khi đi tù về, Chí thuận lợi). CP BK CP BK CP BK CP BK - + - + - + 1 4 - + + - - + 4 3 - + + - + - 4 5 Phèo đến nhà Bá Kiến 2 gây sự. Chí Phèo đến nhà Bá Kiến gây sự xin đi ở 3 tù. Chí Phèo đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Bảng 4: Bảng so sánh quan hệ quan hệ quyền thế, vị thế giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp giữa hai nhân vật Chí Phèo – Bá Kiến Xét về mặt quan hệ quyền thế, địa vị xã hội của hai nhân vật giao tiếp ở cả ba cuộc thoại là không thay đổi, một bên là tay anh chị liều lĩnh, chuyên nghề rạch mặt ăn vạ - “một thằng cùng hơn cả thằng cùng”; một bên là “chánh tổng, bá hộ tiên chỉ làng Vũ Đại, chánh hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc Kỳ nhân dân đại biểu”. Xét phương diện vị thế giao tiếp, ở cuộc thoại thứ nhất, thế mạnh nghiêng về Bá Kiến. Bởi tuy chủ động đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ, thế nhưng khi cụ Bá xuất hiện và giải tán đám đông, Chí Phèo cảm thấy trơ trọi 69 một mình và “cái sợ cố hữu trong lòng thức dậy, cái sợ xa xôi của ngày xưa”. Hoàn cảnh giao tiếp không thuận lợi và thái độ “xử nhũn” của Bá Kiến khiến Chí Phèo ở vào thế bị động. Số lượt lời ít ỏi của nhân vật (1 lượt lời) nói lên điều đó. Trong cuộc thoại thứ hai, Chí Phèo giữ vai trò chủ động, hắn yêu sách, đỏi hỏi và hăm dọa tuy bề ngoài tỏ ra lễ độ, chào hỏi, thưa bẩm, xưng hô đúng mực (gọi Bá Kiến bằng cụ và xưng con). Thế chủ động thể hiện ở số lượt lời áp đảo của nhân vật (4/7 lượt lời) trong cuộc thoại. Ở cuộc đối thoại cuối cùng giữa Chí Phèo – Bá Kiến, tuy bối cảnh vẫn diễn ra tại nhà Bá Kiến nhưng hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi hơn cho Chí Phèo vì “cả nhà đi làm đồng vắng, chỉ có mình cụ bá đang nằm nghỉ trưa”. Cách xưng hô, lời lẽ và cử chỉ của Chí Phèo cho thấy vị thế giao tiếp của nhân vật lúc này ở thế mạnh và chủ động hơn so với Bá Kiến: Ví dụ (46): “…, Cụ móc sẵn năm hào (…) để tống nó (Chí Phèo) đi cho chóng. Nhưng móc rồi, cụ cũng phải quát một câu cho nhẹ người. - Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa thôi chứ, tôi không phải là cái kho. Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn: - Cầm lấy mà cút đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi thế à? Hắn trợn mắt chỉ tay vào mặt cụ: - Tao không đến đây xin năm hào. Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng: - Thôi cầm lấy vậy, tôi không còn hơn. Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo: - Tao đã bảo là tao không đòi tiền. - Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì? Hắn dõng dạc: - Tao muốn làm người lương thiện! Bá Kiến cười ha hả: 70 - Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ. Hắn lắc đầu: - Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ còn một cách… biết không! Chỉ còn một cách là… cái này! Biết không!” Trong cả bốn lượt lời ở đoạn đối thoại trên, Chí Phèo đều xưng “tao” với cụ Bá và nói trống không, lời lẽ quát nạt, cao giọng. Đi kèm với giọng điệu ngạo mạn là thái độ khinh thị ra mặt (trợn mắt chỉ tay vào mặt, vênh mặt lên). Đổi lại, Bá Kiến đã phải “dịu giọng”. Cách xưng hô của Chí Phèo với Bá Kiến bộc lộ vị thế giao tiếp lâm thời của nhân vật, từ vị thế thấp vươn lên cao, từ vị thế bị chế ngự, bị động, chuyển sang thế chủ động. Tuy số lượt lời của Bá Kiến nhiều hơn so với Chí Phèo một lượt lời (Bá Kiến 5 lượt lời, Chí Phèo 4 lượt lời), nhưng càng về cuối, vị thế chủ động trong cuộc thoại này nghiêng hẳn về phía Chí Phèo. Ở lượt lời cuối cùng, diễn ngôn của Bá Kiến chỉ gồm hai câu ngắn gọn (Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ). Trái lại, Chí Phèo nói dài, anh làm chủ cuộc thoại, đáp trả dõng dạc, rõ ràng lời của Bá Kiến. Tương quan số câu ở lượt lời cuối cùng của Chí Phèo cho thấy điều đó. (8 câu, nhiều gấp 4 lần so với Bá Kiến). Ba cuộc thoại giữa Chí Phèo – Bá Kiến đều diễn ra tại nhà Bá Kiến, đều do Chí Phèo chủ động đến gây sự nhưng không lặp lại nhau. Nam Cao đã khéo léo để cho hai nhân vật ở hai cực đối lập quyền thế, giàu có và cùng đinh, nghèo hèn đối chọi nhau một cách gay gắt bằng những lời lẽ đối đáp hô ứng, phản ánh vị thế giao tiếp và tính cách của các nhân vật, đồng thời hướng đến đích giao tiếp (điều nhà văn muốn kể, muốn bộc lộ với người đọc) một cách tự nhiên. 2.1.5. Các hình thức đối thoại (song thoại và đa thoại) 2.1.5.1. Song thoại 71 Đặc biệt, tài dựng đối thoại của nhà văn còn được thể hiện ở những cuộc thoại có sự tương tác giữa người nói và người nghe, nhưng không có sự luân phiên lượt lời giữa hai nhân vật giao tiếp. Trong truyện ngắn Chí Phèo có hai cuộc thoại trực tiếp như thế. Đó là cuộc thoại giữa Thị Nở và Chí Phèo diễn ta tại khu vườn chuối gắn với ngữ cảnh Chí Phèo say rượu, suốt đêm ngủ ngoài trời, gần sáng, hắn bị cảm lạnh và ói mửa dữ dội. Ví dụ (47): “Thị Nở xích lại. Đặt bàn tay lên ngực hắn … thị hỏi hắn: - Vừa thổ hả? Mắt hắn đảo lên nhìn thị, nhìn một thoáng rồi lại đờ ra ngay. - Đi vào nhà nhé? Hắn làm như gật đầu. Nhưng cái đầu không động đậy, chỉ có cái mí mắt là nhích thôi. - Thì đứng lên. Nhưng hắn đứng lên làm sao được. Thị quàng tay vào nách hắn, đỡ cho hắn gượng ngồi. Rồi thị kéo hắn đứng lên. Hắn đu vào cổ thị, hai người lảo đảo đi về lều”. Trong cuộc đối thoại này, chỉ có ba lượt lời của Thị Nở. Chí Phèo không nói câu nào (vì mệt rũ người, không cất nổi tiếng) nhưng vẫn đáp lại câu hỏi và đề nghị của Thị Nở bằng bằng thái độ, cử chỉ của mình. Tương tự là cuộc chuyện trò, tâm tình giữa Chí Phèo và Thị Nở tại nhà Chí Phèo sau đêm họ gặp gỡ nhau tại khu vườn chuối: Ví dụ (48): “…Hắn băn khoăn nhìn Thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn, hắn thấy tự nhiên nhẹ người. Hắn bảo thị: - Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ? Thị không đáp, nhưng cái mũi của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế cũng không có gì là xấu. Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị: 72 - Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. Thị lườm hắn. Một người thật xấu khi yêu cũng lườm. Hắn thích chí khanh khách cười. Lúc tỉnh táo hắn cười nghe thật hiền. Thị Nở lấy làm bằng lòng lắm.bấy giờ thí mấy bát cháo ý chừng đã ngấm. Hắn thấy lòng rất vui. Hắn bẹo Thị Nở một cái làm thị nẩy hẳn người lên. Và hắn cười, hắn lại bảo: - Đằng ấy còn nhớ gì hôm qua không? Thị phát khẽ hắn một cái, làm vẻ không ưa đùa…” Đây là cuộc song thoại có người nói, người nghe, nhưng không có sự luân phiên lượt lời. Tuy chỉ có Chí Phèo cất tiếng nhưng giữa hai nhân vật giao tiếp vẫn có sự tương tác, hô ứng với nhau. Trong cảnh huống này, trước lời tỏ tình và đề nghị bộc tuệch của Chí Phèo, nhà văn đã khéo léo để cho Thị Nở - cô gái quá lứa lỡ thì - trả lời bằng thái độ e lệ, cử chỉ lườm nguýt, phát yêu. Ở đây, ngòi bút của nhà văn đã theo sát lôgic của hiện thực và chứng tỏ sự già dặn, sắc sảo khi dựng đối thoại chỉ gồm một phía. Ba lượt lời của Chí Phèo gồm hai câu hỏi và một lời đề nghị: - Giá cứ này mãi thì thích nhỉ! - Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. - Đằng ấy có nhớ gì hôm qua không? còn hé mở một góc khuất trong bản tính nhân vật. Là một kẻ lưu manh chuyên nghề rạch mặt ăn vạ, Chí Phèo mở miệng ra là “chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại”, chửi cả “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn”. Hắn luôn giở giọng ngang tàng, phách lối, xem thường mọi người, từ ngữ xưng hô quen thuộc nơi cửa miệng hắn là “ông”, là “tao”. Vậy mà trò chuyện với Thị Nở, Nam Cao đã đặt vào cửa miệng Chí Phèo lối nói trống không, thân tình (Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?), lối xưng hô tớ - mình (Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui), gọi Thị Nở là “đằng ấy”. Đây là lần duy nhất trong tác phẩm, Chí Phèo trò chuyện cởi mở, xưng hô thân mật với người đối thoại. Diễn ngôn của nhân vật bộc lộ tình cảm mộc mạc, chân thành với Thị Nở. 73 Phía sau bộ mặt chằng chịt những vết sẹo của không biết bao lần rạch mặt ăn vạ vẫn là một trái tim biết yêu thương, mong muốn được yêu thương, và thiết tha, khao khát một mái ấm gia đình. Cuộc trò chuyện giữa Lão Hạc và con chó Vàng trong truyện ngắn Lão Hạc cũng là một cuộc thoại “hẫng” vì chỉ có lời của một phía. Người cha già nua tuổi tác sống cô đơn, vò võ một mình uống rượu và trút nỗi niềm mong nhớ, trông đợi đứa con trai đi xa với “người bạn tâm tình” đặc biệt của mình: Ví dụ (49): “- Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy… Hơn ba năm… Có đến ngót bốn năm… Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu. Liệu hồn cậu đấy! Con chó vẫn hếch mồm nhìn lên, chẳng lộ một vẻ gì; lão lừ mắt nhìn trừng trừng vào mắt nó, to tiếng dọa: - Nó giết mày đấy? Mày có biết không? Ông cho thì bỏ bố! Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng, để lấy lại lòng chủ. Lão Hạc nạt to hơn nữa: - Mừng à? Vẫy đuôi à? Vẫy đuôi thì cũng giết! Cho cậu chết? Thấy lão sừng sộ quá, con chó vừa vẫy đuôi, vừa chực lảng. Nhưng lão vội nắm lấy nó, ôm đầu nó, đập nhẹ nhẹ vào lưng nó và dấu dí: - À không! À không! Không giết Cậu vàng đâu nhỉ! … Cậu Vàng của ông ngoan lắm! Ông không cho giết… Ông để cậu Vàng ông nuôi…” Trong cuộc hội thoại giữa người và vật nêu trên, tuy chỉ có lời của Lão Hạc nhưng giữa các nhân vật hội thoại vẫn có sự tương tác lẫn nhau. Ngoại trừ ở lượt lời đầu tiên “Con chó vẫn hếch mồm nhìn lên, chẳng lộ một vẻ gì”, ở các lượt lời tiếp theo của lão Hạc, con Vàng - đối tượng trò chuyện của lão Hạc - tuy không thể lên tiếng nhưng đã tham gia vào cuộc thoại qua các hành động “vẫy đuôi”, “chực lãng”. Lão Hạc nắm bắt và hiểu các biểu hiện ấy của con vật theo cảm nhận của mình. Các tín hiệu đưa đẩy, phản hồi hoạt động 74 trao lời của con Vàng đã dẫn dắt cuộc thoại phát triển. Do vậy, đây vẫn là một cuộc song thoại đích thực tuy thực chất bên trong là cuộc độc thoại nội tâm của nhân vật chính. 2.1.5.2. Tam thoại, đa thoại Phần lớn các cuộc hội thoại giữa các nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao thường là song thoại (dialogue). Những cuộc tam thoại, đa thoại không nhiều. Xây dựng những cuộc hội thoại gổm nhiều nhân vật giao tiếp khó hơn nhiều so với song thoại. Trong truyện ngắn Đón khách, có một cuộc tam thoại diễn ra trong một hàng nước ven đê giữa Sinh - một công chức làm việc ở tỉnh lỵ - và mẹ con bà hàng nước (bà đồ Cảnh – cô Na), họ vốn quen biết nhau từ trước. Ví dụ (50): “Một hôm y ve vẩy hai tay (…) vào hàng bà đồ Cảnh… - Nào cậu phán mua mở hàng cho tôi nào. - Ồ thế cụ chưa bán mở hàng, dư cụ? - Chưa ạ, tôi vừa mới dọn… - Thế thì tốt quá! Cháu mua mở hàng thật tốt vía; hàng cụ thế nào cũng đắt. Cụ có những gì đấy kia? (…) Bà đồ cũng cười và bảo: - Nói thế chứ những thức này cậu phán ăn làm sao được? Các cậu có ăn thì lại vào cao lâu… - Cao lâu cũng không ngon bằng hàng của cụ. - Vậy cậu mua đi cho tôi vài hào. Cháu mua luôn hầu cụ vài trăm bạc. Nhưng để cháu còn tìm đã. Chuối, xôi, chè, canh, cháu đều không thích. Cháu chỉ muốn mua một thứ. - Cậu muốn mua thứ gì? - Cụ có bán na thì cháu mua! Nói thật nhanh xong câu ấy, Sinh cười sằng sặc. Na lườm y một cái, mặt đỏ như gấc chín. Bà đồ cũng cười nheo cả mắt, vờ vĩnh bảo: 75 - Na về tháng bảy, tháng tám mới có chứ mùa này làm gì có? - Sinh cười ngặt nghẽo: - Cụ thì bao giờ cũng có ạ. Cháu trông thấy rồi. Phải không cô Na nhỉ? Na lại càng đỏ mặt. Thị quay mặt hẳn đi, phụng phịu. Bà đồ hỏi: - Cậu mua thật hay mua dối? - Mua thật ạ. Cháu đang ao ước. Thế thì tôi cho cậu đấy. Có nuôi được thì đem về mà nuôi. - Thế thì cháu cám ơn cụ lắm. Cô Na ạ, cô nghe đấy!... Vậy từ nay con là con cụ nhé!...” Các diễn ngôn của Sinh hướng đến cả hai nhân vật đang có mặt trong quán nước là bà đồ và cô Na. Dưới mắt Sinh, Na là cô gái “trông cũng hay hay”, “không đẹp nhưng cũng kháu”, do vậy anh cố tình trêu cô. Cuộc tam thoại này bao gồm hai cuộc song thoại giữa các cặp nhân vật: Sinh – bà đồ và Sinh – cô Na. Tuy nhiên, trong đoạn thoại trên chỉ có các lượt lời của bà đồ đối đáp với Sinh. Cô Na cũng tham gia vào cuộc thoại của người khách quen nhưng không lên tiếng. Trước lời chọc ghẹo, ỡm ờ của chàng thanh niên, “Na lườm y một cái, mặt đỏ như gấc chín”. Sinh trêu già, cô gái quê “càng đỏ mặt”, bối rối, ngượng nghịu đáp lại bằng vẻ phụng phịu và cử chỉ quay mặt đi. Biệt tài dựng đối thoại của nhà văn thể hiện ở chỗ các diễn ngôn của Sinh nói với bà đồ nhưng lại hướng vào Na, thực hiện đích giao tiếp là trêu ghẹo cô (Cụ có bán na thì cháu mua!,...). Bên cạnh đó, Nam Cao còn khéo léo lồng ghép vào đoạn thoại trên một cuộc song thoại “hẫng” giữa Sinh - cô Na vì chỉ có lượt lời của Sinh hướng đến Na (Phải không cô Na nhỉ?/ Cô Na ạ, cô nghe đấy!... Tính chất cuộc thoại là tam thoại nhưng chỉ có hai nhân vật cất tiếng. Trong truyện ngắn Nước mắt, Nam Cao cũng đã xây dựng một cuộc tam thoại ngắn gọn nhưng khá là thú vị. Đó là cuộc tam thoại giữa hai vợ chồng và đứa con gái nhỏ. Ví dụ (51): Ở ngoài hè, vợ Điền bảo thầm con: 76 - Con vào hỏi xem thầy có xơi cơm thì u thổi. Điền nghe thấy mà nuốt nước bọt. Hắn đang thèm cơm lắm. Nhưng không hiểu sao Điền muốn nhịn, muốn đày đọa mình cho khổ hơn thế nữa, (...) Bởi thế khi Hường vào, rụt rè nhắc lại câu mẹ dặn, Điền quát lên với nó: - Không ăn! Nó bịu xịu đi ra. Mẹ con thì thầm. Rồi Hường lại rón rén vào. - Thầy có xơi cháo đậu, để u con đi nấu. - Không ăn! Biết rằng chồng giận, vợ Điền phải thân hành vào vậy. Thị ôn tồn hỏi: - Mình ăn cơm rồi à? Điền không đáp. Thị lẳng lặng một thoáng rồi lại bảo: - Mình ăn từ trưa thì bây giờ đói rồi, còn gì? Hay là mình nhọc, không muốn ăn cơm? Tôi quấy cho mình chút bột sắn mình ăn nhé? - Không ăn! Đừng hỏi gì lôi thôi! Hai vợ chồng vừa cãi nhau một trận kịch liệt, tuy hãy còn giận chồng nhưng sợ anh bị đói vì vừa đi một chặng dài từ trên tỉnh về nên vợ Điền đã sai con chuyển tiếp thông tin đến chồng. Điền nghe thấy lời vợ, nhưng chỉ trả lời với con. Bé Hường hết vào lại ra để chuyển lời của thầy và u. Em “rụt rè”, “rón rén” vì trước đó vừa bị bố nhiếc mắng, giờ lại bị quát nên “bịu xịu”. Cơn giận trong lòng Điền chưa vơi, do vậy anh trả lời con và vợ bằng giọng quát nạt, cộc lốc (“Không ăn!”, “Không ăn! Đừng hỏi gì lôi thôi!”). Tuy đang rất đói nhưng “Điền muốn nhịn, muốn đày đọa mình”. Người vợ thương chồng đã chủ động làm lành trước, chị “thân hành” đi vào “ôn tồn” hỏi chồng. Đáp lại thái độ không thèm trả lời của Điền, vợ anh vẫn dịu giọng hỏi han, chăm sóc chồng. Diễn ngôn của các nhân vật hết sức tự nhiên, vừa phù hợp ngữ cảnh, vừa thể hiện được tâm lý, vừa góp phần bộc lộ tính cách nhân vật. Tài nghệ dựng đối thoại khéo léo của nhà văn được thể hiện qua cuộc đa thoại giữa bốn người bạn thân Giang, Du, Hồ, Tá trong một quán ăn rẻ 77 tiền vào thời điểm vắng khách. Họ là học sinh, gia sư, nhà văn nghèo - những kẻ “đợi thời” với bao nhiêu dự định lớn lao, tốt đẹp. Nội dung cuộc chuyện trò, triết lí giữa bốn người bạn cuối cùng quay về cái nhỏ nhen của loài người và của chính bản thân họ. Giang kể về một hành động nhỏ nhen của mình trong quá khứ, sau khi cho người yêu vay hai đồng bạc, anh đã lén lấy lại số tiền ấy. Ví dụ (52): “Mọi người cười ầm lên. Ai cũng tưởng Giang vừa kể một chuyện khôi hài, bịa đặt khéo để làm vui các bạn. Chỉ có Du là có vẻ như nghĩ ngợi, chàng đợi tiếng cười đã ngớt, mới gật gật cái đầu mà bảo: - Tôi hiểu cái cử chỉ của anh Giang lắm. Chắc sau khi đưa tiền cho nàng rồi, thì anh hối hận; anh cũng túng, (...) Anh thấy anh hy sinh vô lý (...) muốn hỏi nàng mà đòi lại nhưng ngượng miệng. Anh do dự rất lâu, rồi anh quả quyết, anh xuống bếp... Nhưng may cho anh, nàng đã vào sau nhà để tắm rồi. Chỉ có cái áo của nàng để đấy. Trống ngực anh thình thịch. (...) Anh nhịn thở. Anh lại gần cái áo và lấy lại số tiền của anh... Giang đứng phắt lên, chìa tay ra, cúi mình trước mặt Du: - Du khá thật, đáng là tri kỷ của “ngu đệ” vậy! Mọi người lại cười rộ lên. Hồ nãy giờ chỉ ngồi nghe, rụt rè đặt một câu: - Cũng có lẽ anh Giang cũng không nghĩ đến nỗi chi ly quá thế. Anh chỉ nghĩ rằng: nếu để nàng tiêu hai đồng bạc ấy, thì ái tình sẽ mất hết tính cách thiêng liêng, nàng sẽ không trong trẻo, bởi vì nàng có vẻ như ... làm tiền. - Anh quả là một nhà tiểu thuyết chân chính đấy! Nhưng Tá bỗng chán nản như một nhà đạo đức, nhắm chặt mắt lại, lắc lư cái đầu mà kêu: - Thượng đế ôi! Thượng đế ôi! Sao người sinh ra lắm kẻ nhỏ nhen đến thế?” 78 Trong đoạn thoại trên xuất hiện lượt lời của cả bốn nhân vật, tất cả đều hoà quyện với nhau một cách tự nhiên. Nội dung các diễn ngôn đều gắn với vấn đề đang được bàn luận, đồng thời bộc lộ quan điểm đánh giá của từng người sau khi nghe câu chuyện tự bạch của Giang. Ba người bạn của Giang mỗi người có một thái độ phản ứng khác nhau. Du phân tích động cơ dẫn đến hành động nhỏ nhen của Giang. Hồ không đồng tình với Du vì theo anh Giang “không nghĩ đến nỗi chi ly quá thế”. Còn Tá “chán nản”, than thở vì sao trên đời lại có “lắm kẻ nhỏ nhen đến thế”. Về phần Giang, anh cho rằng Du là người hiểu mình nhất. Cái không khí chung mà đoạn thoại tạo nên là cái không khí vui vẻ, “vừa ăn, vừa cười đùa trò chuyện” hết sức cởi mở, thẳng thắn giữa bốn người bạn thân hiểu và quý nhau. Cái khó của nhà văn khi xây dựng những cuộc đa thoại là phải đồng thời lựa chọn lời ăn tiếng nói cho từng nhân vật, phải sắp xếp lượt lời trước sau của nhiều nhân vật tham gia vào cuộc thoại. Ngoài ra, còn phải kiến tạo cái không khí chung của cuộc hội thoại. Nam Cao đã làm được điều đó. 2.1.6. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật Nhìn chung, ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao là khẩu ngữ đời sống sinh động, gợi hình. Người vợ nhà quê trong truyện ngắn Những truyện không muốn viết xỉa xói anh chồng vừa đi chơi Hà Nội về: - Đi chết đâu mà đi mãi thế? Sao không chết dấm chết giúi ở đâu đi cho rồi? Còn về đây làm gì? Còn vác mặt về đây làm gì?... Nhà văn đã khéo léo đặt vào cửa miệng người phụ nữ nông dân đang trong cơn giận dữ những lời lẽ đay nghiến người chồng. Diễn ngôn là một chuỗi câu hỏi trống không, thiếu từ xưng hô với đối tượng giao tiếp. Không chỉ tra vấn, trách móc bằng cách nói chì chiết, đay đi đay lại (Còn về đây làm gì? Còn vác mặt về đây làm gì?...), chị còn nguyền rủa chồng (Đi chết đâu mà đi mãi thế? Sao không chết dấm chết giúi ở đâu đi cho rồi?). Diễn ngôn 79 của nhân vật rất đổi phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. Chị giận người chồng vắng nhà lâu, mãi đến hôm nay mới về. Thấy chồng về chị ra đón với vẻ mặt “nhăn như mặt hổ phù. Cái mũi phính ra, nó chứa đầy khí giận. Đôi mắt thì long sòng sọc, chúng toan nhảy vọt ra”. Nam Cao đã khép lại thiên truyện bằng tình tiết chị vợ mang rá gạo vay từ hàng xóm về để thổi cơm cho chồng thì trông thấy cảnh anh chồng nhà văn đang ngồi cắn bút, bỏ mặc đứa con bò lê la ăn đất. Chị vừa mắng chồng, vừa than thân vì gặp phải anh chồng đểnh đoảng: “Giời ơi là giời! Có chồng con nhà nào thế không? Chỉ vác cái mặt lên như con trâu nghênh suốt ngày. Chẳng nhìn rõi đến cái gì. Để cho con ăn đất ngoài sân kia kìa!...” Các khẩu ngữ đời sống “chết dấm chết giúi”, “vác mặt”, “vác cái mặt lên như con trâu nghênh”,“nhìn rõi” được dùng ở đây phù hợp với lai lịch và môi trường sống của nhân vật – một phụ nữ nông dân bộc tuệch, ít học, tuy có chồng là nhà văn nhưng sinh sống ở nông thôn Đọc truyện ngắn Chí Phèo, người đọc thường có cảm giác là lời nhân vật trung tâm (Chí Phèo) xuất hiện đầy ắp trong thiên truyện. Thế nhưng số lượt lời trực tiếp của nhân vật từ đầu đến cuối tác phẩm chỉ có 15 lượt (không tính một lượt lời kêu làng). Ngôn ngữ đối thoại của Chí Phèo phản chiếu tính cách lưu manh, côn đồ của hắn. Hãy nghe lại giọng điệu, lý lẽ đôi co của Chí Phèo với mụ hàng rượu: Ví dụ (53): - Cái giống nhà mày không ưa nhẹ! Ông mua chứ ông có xin nhà mày đâu! Mày tưởng ông quỵt hở? Mày thử hỏi cả làng xem ông có quỵt của đứa nào bao giờ không? Ông không thiếu tiền! Ông còn gửi đằng cụ Bá. Chiều nay ông đi lấy về ông trả. Là người đi mua chịu rượu, thế nhưng cách xưng hô của Chí Phèo với người bán lại cao ngạo, xếch mé (gọi mụ hàng rượu là “nhà mày” và xưng “ông”). Hắn quát nạt và hăm dọa (Cái giống nhà mày không ưa nhẹ! Ông mua chứ ông có xin nhà mày đâu!), phách lối và khoác lác (Ông không thiếu 80 tiền!). Chẳng những thế, Chí Phèo còn lớn tiếng rêu rao ý định sẽ đến nhà Bá Kiến - người giàu có và thế lực nhất làng, ai cũng phải kiêng nể - để gây sự. (Ông còn gửi đằng cụ Bá. Chiều nay ông đi lấy về ông trả). Tính cách côn đồ, hung hãn và liều lĩnh của Chí Phèo được được bộc lộ qua chính diễn ngôn của nhân vật. Trong truyện ngắn Một bữa no, Nam Cao đã để cho bà phó Thụ tuôn hàng tràng những lời lẽ nhiếc móc, nặng nhẹ với người bà của cái đĩ gái. Bà cụ già yếu, bệnh tật, đã mấy tháng ròng chỉ biết lê ra chợ xin ăn nhưng “Lòng thương cũng có hạn. Mấy hôm nay bà nhịn đói”. Cái đói dẫn đường cho bà lên thăm đứa cháu gái - cũng là người thân duy nhất - vì “Lâu lắm cháu không được về, con nhớ cháu quá!” hòng được ăn chực một bữa cơm nhà bà phó Thụ, người đã bỏ tiền mua cái đĩ về làm con nuôi. Đáp lại câu chào hỏi lễ phép, hạ mình của bà cái đĩ, bà phó Thụ đã “chặn họng” bà cụ bằng những lời “ráo riết” “không cho bà lão mở mồm vòi vĩnh”: Ví dụ (54): - (1) Úi dào ôi! (2) Vẽ cái con chuột chết! (3) Nó phải làm chứ có rỗi đâu mà bà chơi với nó? (4) Nhà tôi không có cơm cho nó ăn để nó cứ nồng nỗng nó chơi. (5) Bà muốn chơi với nó thì đem ngay nó về nhà, tìm cơm cho nó ăn, bà cháu chơi với nhau vài ba tháng cho thật chán đi, rồi hãy bảo nó lên. (6) Tôi không giữ. (7) Bà tưởng nó đã làm giàu cho tôi rồi đấy hẳn? Giữa lúc bà cụ bị “những lời tàn nhẫn hắt vào mặt ... không còn nói sao được nữa” thì “Bà phó chiếp chiếp mồm luôn mấy cái, rồi vác cái mặt lên trời mà bảo”: Ví dụ (55): - (1) “Chơi với bời! (2) Cái lúc nó mới đến, trông như con giun chết, cạy gỉ mũi còn chưa sạch thì không thấy chơi với bời! (3) Người ta nuôi mãi, bây giờ mới trơn lông đỏ da một tí đã phải đến mà giở quẻ. (4) Tưởng báu ngọc lắm đấy! (5) Tưởng người ta đã phải giữ khư khư lấy đấy!... 81 (6) Úi chao! (7) Có phải mả tổ nhà người ta đâu mà người ta giữ? (8) Muốn bắt nó về, cho nhà nào nuôi làm bà cô tổ nhà nó thì cứ bắt. (9) Ai người ta thiết? (10) Cứ trả lại tiền người ta!...” Trò chuyện với cụ già đáng tuổi cha mẹ mình, bà phó Thụ xưng hô xếch mé (nói trống không và xưng là “người ta”), rỉa rói chuyện bà cụ vẽ chuyện đi thăm cháu, tỏ ý không cần nuôi cái gái vì chẳng lợi lộc gì (Bà tưởng nó đã làm giàu cho tôi rồi đấy hẳn?, Tưởng báu ngọc lắm đấy!). Hai lượt lời của bà phó nối tiếp nhau tuôn ra như thác chảy. Lượt lời đầu tiên gồm 7 câu riết róng khiến bà cụ chỉ còn biết cúi mặt. Lượt lời tiếp theo những 10 câu nhiếc móc nặng nề hơn khiến “bà lão rưng rưng nước mắt”. Các khẩu ngữ đời sống xuất hiện dày đặc, tự nhiên trong diễn ngôn của nhân vật :“Vẽ cái con chuột chết”, “nồng nỗng”, “trông như con giun chết”, “cạy gỉ mũi còn chưa sạch”, “trơn lông đỏ da”, “giở quẻ”, “nuôi làm bà cô tổ”,... làm nổi bật giọng điệu và lời lẽ khinh thị của một mụ nhà giàu ở nông thôn. Còn đây là lời lẽ mắng vợ, nhiếc con của nhà văn Hộ (truyện ngắn Đời thừa) trong cơn say: Ví dụ (56): - “Ngày mai… Mình có biết không? Chỉ ngày mai thôi! Là tôi đuổi tất cả mấy mẹ con mình ra khỏi nhà này… Tôi đuổi tất, không chừa một đứa nào, kể cả con bé Thảo là con ngoan nhất… Mấy đứa kia đều đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn với hét! Cả con mẹ nữa, con mẹ là mình ấy… cũng đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn rồi ngồi ôm con như con nhện ôm khư khư bọc trứng, không chịu làm thêm việc gì cho có tiền. Chỉ khổ thằng này thôi!” Hộ vốn là một nhà văn tâm huyết với nghề, ý thức rất cao về giá trị ngòi bút. Gánh nặng gia đình con thơ vợ dại nheo nhóc, thiếu đói khiến Hộ phải viết vội vàng, cẩu thả, viết những cái “vô vị, nhạt phèo … trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi” để kiếm tiền nuôi gia đình. Để rồi mỗi khi đọc lại những gì mình viết ra, anh lại “đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vò 82 nát sách” vì xấu hổ. Anh thấy mình thật đáng khinh và tự nguyền rủa mình là kẻ khốn nạn vì theo anh “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một thứ bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Buồn bã, uất giận, Hộ tìm đến men rượu. Nam Cao đã khéo léo đặt vào miệng Hộ lời lẽ lè nhè, đay đi đay lại của một gã say (Ngày mai ... chỉ ngày mai thôi, tôi đuổi tất cả ... tôi đuổi tất,...). Chất khẩu ngữ đời sống đi vào trang văn một cách tự nhiên, sống động qua lời mắng vợ “chỉ biết ăn rồi ngồi ôm con như con nhện ôm khư khư bọc trứng”, hài tội vợ con “Chỉ (làm) khổ thằng này thôi!” và kết tội họ “đáng vật một nhát cho chết cả!”. Nam Cao không để nhân vật của mình chửi bới vợ con bằng những lời lẽ thô bỉ, tục tằn bởi gã say ấy là một trí thức nhân hậu, giàu lòng tự trọng và rất đổi yêu thương vợ con. Cho nên dù say mèm và đang cơn bức bối, tức giận, ngôn từ của anh phải khác những kẻ say vô học. Và đây là giọng điệu của Hộ khi ngà ngà vì men bia, trò chuyện với hai người bạn cùng trong văn giới là Trung và Mão, “Hộ đỏ tai, giộng một cái vỏ chai bia xuống mặt bàn: - Cuốn Đường về” chỉ có giá trị địa phương thôi, các anh có hiểu không? Người ta dịch nó vì muốn biết phong tục của mọi nơi. Nó chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội. Tôi cho là xoàng lắm! ...”. Không chỉ thẳng thắn bày tỏ với các bạn văn cách nhìn nhận, đánh giá của mình về cuốn “Đường về” - một tác phẩm được mua bản quyền với số tiền lớn và sắp được dịch sang tiếng Anh; Hộ còn sôi nổi bộc lộ quan điểm về giá trị đích thực của văn chương: “… Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn. Như thế mới là một tác phẩm hay, các anh có hiểu không?...”. 83 Đây quả là giọng điệu, lời lẽ của một nhà văn đang say sưa, nghiêm túc bộc bạch những suy nghĩ gan ruột của mình với các bạn văn - những người có thể hiểu và đồng cảm với anh. Trong niềm hứng khởi đó, Hộ đã không ngần ngại nói về mục tiêu phấn đấu và khát vọng của mình, một khát vọng lớn lao chưa nhà văn Việt Nam nào đạt được: “ … Tôi chưa thất vọng đâu? Rồi các anh xem… Cả một đời tôi, tôi chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển ấy sẽ ăn giải Nôbel và dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên hoàn cầu”! Lời của nhân vật Hộ ở trường đoạn này là một trong những lượt lời dài nhất trong số các cuộc hội thoại được khảo sát. Nhân vật Hộ nói nhiều, nói dài (đến 12 câu), nói một cách say sưa, “mặt căng lên vì hứng khởi” vì có sự kích thích của men bia, vì người nghe anh là những bạn thân trong văn giới, vì đề cập đến những điều anh đã từng nghĩ ngợi, đau đáu, tâm huyết và ước vọng. Nhân vật nào, lời lẽ đó. Diễn ngôn hội thoại của nhân vật Nam Cao được cá tính hóa cao độ, thể hiện dấu ấn địa vị xã hội, nghề nghiệp và tính cách nhân vật. 2.2. Độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Nam Cao Độc thoại nội tâm là lời của nhân vật nói với chính mình được thể hiện qua những lời tự nhủ, nói thầm hoặc qua dòng suy nghĩ của nhân vật. Độc thoại nội tâm cũng có thể là lời kể của tác giả nhưng phải mang ý thức và tâm trạng nhân vật. Theo Mai Thị Hảo Yến, độc thoại nội tâm là một trong những cách thức biểu hiện của ý nghĩ. Ở đây, ý nghĩ đã thành “tiếng” – thành những phát ngôn hoàn chỉnh, mang tính chất thoại. Mà đã thành “tiếng” thì phải ứng với một hành vi ngôn ngữ nào đó tạo ra. Độc thoại nội tâm gồm có độc thoại nội tâm của nhân vật và độc thoại nội tâm của tác giả. Chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm này, vì vậy, mặc dù chỉ có một nhân vật tham gia giao tiếp nhưng theo chúng tôi, độc thoại cũng chính là một hình thức của diễn ngôn 84 hội thoại vì nó cũng có đầy đủ các yếu tố khác tham gia giao tiếp. Suy nghĩ, tâm tư và những lời tự nhủ của nhân vật trong truyện và của lời kể chuyện cũng tác động trực tiếp bộc lộ tính cách của nhân vật và thể hiện một cách tinh tế những dụng ý của nhà văn. 2.2.1. Tần suất xuất hiện độc thoại nội tâm Khi nghiên cứu “Độc thoại nội tâm trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao”, Mai Thị Hảo Yến thống kê có đến 47 độc thoại nội tâm, đại bộ phận là độc thoại nội tâm của các nhân vật Bá Kiến, Thị Nở, bà cô Thị Nở và nhiều nhất là của Chí Phèo. Tác giả cho rằng có trường hợp độc thoại nội tâm được viết như là thoại dẫn trực tiếp như: “Cứ tình hình ấy thì ta nói quách Thị Nở không có chồng”. Lại có trường hợp độc thoại nội tâm và ý nghĩ gián tiếp pha lẫn với nhau: “Hắn nhớ mang máng rằng có lần hắn hai mươi tuổi, rồi hắn đi ở tù, rồi hình như hắn hai mươi năm tuổi rồi, không biết có đúng không”. Và cuối cùng, trong Chí Phèo, độc thoại nội tâm có sự pha trộn điểm nhìn của người kể và nhân vật: “Lưỡi lão ríu lại rồi, còn nói làm sao được… Cứ uống! Cứ uống, cứ uống đi ông bạn lạc đường ở cung trăng xuống ạ! Uống thật tợn, uống đến đái ra rượu thì mới thích. Nhịn uống để làm gì? Có giàu, có sang, có đến làm ông cả bà lớn nữa, chết cũng không ai gọi là “cụ lớn mả”! Lão sống có đến hơn năm mươi năm rồi mà chưa thấy có một cụ lớn mả nào sốt! Chỉ có các mả, cái mả đất. Ai chết cũng thành mả, say sưa chết cũng thành cái mả, lo gì “cứ say”. [108,178] Đồng quan điểm với tác giả Mai Thị Hảo Yến, chúng tôi còn nhận thấy rằng trong truyện ngắn Nam Cao, độc thoại nội tâm xuất hiện dày đặc. Rất nhiều trường đoạn, tác giả kể chuyện bằng chính giọng điệu của nhân vật, diễn ngôn trần thuật của người kể chuyện và diễn ngôn nhân vật hoà quyện vào nhau đôi khi rất khó phân biệt. 2.2.2. Vấn đề chủ thể diễn ngôn trong độc thoại nội tâm Mở đầu truyện ngắn Chí Phèo là một đoạn văn trần thuật miêu tả cảnh 85 Chí Phèo say rượu, ngật ngưỡng đi trên đường làng: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi… Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Ðại cũng không ai biết”. Trong đoạn văn liền mạch này, có hai diễn ngôn của nhân vật Chí Phèo xen vào giữa diễn ngôn trần thuật của người kể chuyện: “Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!” và “Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không?”. Hai diễn ngôn của nhân vật hòa quyện trong mạch kể của câu chuyện. Nam Cao hết sức khéo léo khi chuyển từ diễn ngôn người kể sang diễn ngôn nhân vật và ngược lại . Chúng ta hãy khảo sát thêm đoạn văn sau: Ví dụ (57): (1) “Cả nhà đi làm đồng vắng, chỉ có mình cụ Bá đang nằm nghỉ trưa. (2) Nghe tiếng hắn (Chí Phèo), cụ thấy sao bực mình quá! (3) Chính thật thì cụ cũng đang bực mình. (4) Bởi vì cụ thấy đầu hơi nhức. (5) Cụ đang muốn có một bàn tay man mát xoa cái đầu. (6) Cũng có lẽ, cụ chỉ muốn bà Tư đừng đi lâu quá thế. (7) Đi lâu thế, không biết rằng đi đâu? (8) Sao bà ấy còn trẻ quá! (9) Gần bốn mươi rồi mà trông còn phây phây. (10) Còn phây phây quá đi nữa! (11) Cụ năm nay đã ngoài sáu mươi. (12) Già yếu quá, nghĩ mà chua xót….” Xác định chủ thể diễn ngôn của các câu trong đoạn văn trên, ta lập được bảng sau: DN DN DN người kể chuyện nhân vật Bá Kiến người kể - nhân vật câu 1 – 6 câu 8 - 10 câu 7 câu 11 câu 12 Bảng 5: Chủ thể diễn ngôn trong đoạn văn “Cả nhà … chua xót” của truyện ngắn Chí Phèo Trong đoạn văn trên có sự chuyển hoá qua lại giữa diễn ngôn trần thuật của tác giả và diễn ngôn độc thoại nội tâm của nhân vật Bá Kiến. Riêng câu 7 (Đi lâu thế, không biết rằng đi đâu?) vừa là diễn ngôn nhân vật, vừa là diễn 86 ngôn của người kể. Biệt tài kể chuyện của Nam Cao là đã kiến tạo được sự phối giọng này một cách tự nhiên, hoà quyện. Ở truyện ngắn Đòn chồng, hình thức trần thuật đa thanh, hoà phối giữa diễn ngôn người kể chuyện và diễn ngôn nhân vật cũng xuất hiện trong nhiều đoạn văn. Đây là đoạn gần cuối thiên truyện kể lại việc người hàng xóm nghe nhà Lúng im ắng mới dám lần sang, thấy người chồng vũ phu say rượu ngủ mê mệt chị giúp cởi trói cho vợ hắn. Khảo sát chủ thể của các diễn ngôn trong đoạn văn, ta lập được bảng sau: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Nội dung Vợ Lúng thấy người đau ê ẩm. Hai cánh tay dừng máu tím bầm. Mông xót như mất hẳn một làn da. Y khệnh khạng đi xuống bếp. Nồi cháo sôi lúc búc. Ui chà! Thơm quá! Mà đặc sệt rồi. Giá y không xuống thì khê mất. Y tra muối. Y múc một bát ăn. Ôi chao ôi! Cái cháo tra sao mà ngon đến thế. Y làm luôn bát nữa, rồi bát nữa. Rồi bát nữa… Nồi cháo cạn. Chó! Cứ ăn hết đi cũng được. Không cho thằng quan ôn vật ăn nữa Tài đánh lắm! Vả lại nó đã uống bao nhiêu rượu. Ăn một mình cả một cái đùi vịt. Ăn lắm, uống lắm rồi. Thì bây giờ đừng ăn. Y vét nồi sồn sột. Chủ thể diễn ngôn Người kể chuyện Người kể chuyện Người kể chuyện Người kể chuyện Người kể chuyện Vợ Lúng Vợ Lúng Người kể chuyện Người kể chuyện Người kể chuyện Người kể chuyện Vợ Lúng Vợ Lúng Người kể chuyện Người kể chuyện Người kể chuyện Vợ Lúng Vợ Lúng Vợ Lúng Vợ Lúng Vợ Lúng Vợ Lúng Vợ Lúng Người kể chuyện 87 Bảng 6: Chủ thể diễn ngôn trong truyện ngắn Đòn Chồng Trong đoạn văn trên, diễn ngôn độc thoại nội tâm của nhân vật vợ Lúng chiếm 11/24 câu, còn lại là diễn ngôn của người kể chuyện (13/24 câu). Cái khéo léo của nhà văn thể hiện ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giọng điệu người kể chuyện và ý nghĩ trực tiếp của nhân vật. Chính việc trần thuật đan xen dòng ý nghĩ của nhân vật khiến đoạn văn kể chuyện trở nên sinh động hơn, tránh được tình trạng đều đều một giọng. Tương tự trong truyện ngắn Lão Hạc cũng thế. Có những đoạn văn trần thuật lời của ông giáo (nhân vật xưng tôi) và lời của lão Hạc (nhân vật chính của thiên truyện) hoà vào nhau trong cùng một mạch kể. Câu Nội dung Chủ thể diễn ngôn Ông giáo Ông giáo Lão Hạc Lão Hạc 1 2 3 4 5 Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta đã định rồi chẳng bao giờ người ta làm được. Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm 6 7 8 9 10 11 12 đồng bạc, lại còn cau, còn rượu… Cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc. Lão Hạc không lo được. Ý thằng con lão thì nó muốn bán vườn, cố lo cho bằng được. Nhưng lão không cho bán. Ai lại bán vườn đi mà lấy vợ? Vả lại bán vườn đi, thì cưới vợ về, ở đâu? Với lại, nói cho cùng nữa, nếu đằng nhà gái họ cứ khăng Lão Hạc Lão Hạc Ông giáo Ông giáo Ông giáo Lão Hạc Lão Hạc khăng đòi như vậy, thì dẫu có bán vườn đi cũng không đủ Lão Hạc cưới. Lão Hạc biết vậy đấy, nhưng cũng không dám xẵng. … Ông giáo 13 Bảng 7: Chủ thể diễn ngôn trong truyện ngắn Lão Hạc Trong đoạn văn trên, câu 1 – 2 là lời bình luận của ông giáo (người trần thuật xưng tôi), các câu 3 – 6 là lời kể của lão Hạc. Ba câu tiếp theo (câu 7 – 88 9) là lời kể của ông giáo. Các câu 10 – 12 là lời độc thoại nội tâm của lão Hạc, phản ánh những suy tính, cân nhắc và cả tâm trạng lo lắng, băn khoăn của một người cha từng trải quan tâm đến tương lai, hạnh phúc của con. Lời kể của nhân vật ông giáo ở câu 13 (Lão Hạc biết vậy đấy …) đã thể hiện điều đó. Sự chuyển hóa qua lại giữa lời kể của nhân vật ông giáo và lão Hạc về chuyện tình duyên đứa con trai của lão rất tự nhiên, linh hoạt. Đọc thoáng qua, ta rất dễ nhầm tưởng toàn bộ đều là lời của ông giáo - người trần thuật. Sự kết hợp nhiều giọng kể đã góp phần tăng thêm sức cuốn hút cho câu chuyện. Không chỉ kể bằng giọng điệu của tuyến nhân vật chính trong nhiều trường hợp, Nam Cao còn trần thuật bằng giọng điệu của các nhân vật phụ. Trong truyện ngắn Chí Phèo, nhà văn đã sử dụng chính diễn ngôn độc thoại nội tâm của các nhân vật rất phụ như các bà vợ của Bá Kiến, Lý Cường, vợ Đội Tảo để kể chuyện. Thông qua suy nghĩ, thái độ của các nhân vật được thể hiện qua dòng độc thoại nội tâm của họ, nhà văn trần thuật và lý giải sự phát triển của câu chuyện một cách sinh động. Nhân vật Tình huống Diễn ngôn độc thoại nội tâm Các bà vợ Chí Phèo đến nhà - Mắc phải cái thằng liều lĩnh quá, nó lại say của Bá Bá Kiến gây sự. Kiến rượu, tay nó lại lăm lăm cầm một cái vỏ chai, mà nhà lúc ấy toàn đàn bà cả … Thôi thì cứ đóng cái cổng cho thật chặt, rồi mặc thây cha nó, nó có chửi thì tai liền miệng đấy, chửi rồi lại nghe. - Không khéo nó có ý gieo vạ cho ông cụ phen Lý Cường Chí Phèo này… chửi Hừ! Ngỡ là gì, chẳng hóa ra nằm ăn vạ. bới, tự rạch mặt Vợ ăn vạ. Đội Chí Phèo đến nhà Chồng mình đang ốm… Và năm chục bạc đối 89 Tảo Đội Tảo đòi món với mình là mấy, lôi chôi lại chả tốn đến ba lần tiền hắn còn nợ năm chục đồng! cụ Bá. Bảng 8: Diễn ngôn độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Chí Phèo 2.2.3. Chức năng ngữ nghĩa của diễn ngôn độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Nam Cao 2.2.3.1.Độc thoại nội tâm bộc lộ tính cách nhân vật Các diễn ngôn độc thoại nội tâm còn giúp nhà văn khắc hoạ tâm trạng nhân vật. Trong truyện ngắn Một đám cưới, nỗi lòng ngổn ngang, buồn bã của ông bố gà trống nuôi con nay phải tiễn cô con gái lớn về nhà chồng được thể hiện qua chính dòng tâm tư của bố Dần. “Chỉ lát nữa là người ta rước Dần đi. Đêm hôm nay chỉ còn mình ông với hai đứa trẻ con. Nhà sẽ vắng ngắt vắng ngơ, chẳng khác gì ngày vợ ông mới chết. Rồi chỉ mươi bữa, nửa tháng là ông đã phải bỏ nốt hai đứa con trai để ngược… Chao ôi! Buồn biết mấy? Ông đờ đẫn cả người. Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải về nhà người ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng; ông cứ ở nhà với ba con, bố con đùm bọc lấy nhau…”. Họ nhà trai vừa đến, ông đã buồn rũ người nghĩ đến cảnh nhà trống trải khi Dần theo chồng. Rồi ông nghĩ xa hơn đến dự định ra giêng sẽ lên rừng một chuyến, bỏ hai đứa bé con ở nhà. Lòng thương con và viễn cảnh phải sống xa các con khiến ông nghĩ ngược lại để những điều đã cân nhắc, tính toán trước đây: ra giêng thời vụ đã qua, không còn ai thuê mướn nữa, “không liều thân đi (rừng) như thế thì còn xoay xấp gì để kiếm ra tiền được nữa”, nếu ông ngồi nhà “rồi đến chết đói cả lũ mà thôi”. Trái ngược với bố Dần, mẹ chồng Dần vui lắm. Bởi “Lấy một con vợ cho con, có dễ đâu? Nhất là mình lại không có nhiều tiền. Công việc phải qua mấy mươi nấc, mấy mươi cầu. Chưa cưới được vợ về cho con, thì còn là đi lại 90 mỏi chân, van ông lạy bà sái hàm răng…”. Bà mẹ chồng vui vẻ nên nói luôn, nhiều lời, không để ý đến việc ông thông gia đáp lại “bao nhiêu lời bóng bẩy” bằng những câu “ngắn ngủn”, “thon lỏn” vì “Công việc của bà mười phần xong đến chín phần rồi. Còn một tí chút nữa mà thôi. Tội gì không ngọt ngào với người ta cho yên ổn cả? Người ta gả con gái, đã chẳng được gì thì cũng phải được lời nói mát lòng, mát ruột cho hả dạ…” Nhà văn đã sử dụng hình thức độc thoại nội tâm để có thể nhập sâu vào dòng suy nghĩ và thể hiện tính cách nhân vật. Lần đầu đến nhà Bá Kiến gây sự, được cụ Bá “xử nhũn” mời vào nhà. Chí Phèo đã suy tính, cân nhắc việc nên hay không nên, vào hay không vào nhà Bá Kiến. Thoạt đầu Chí Phèo nghĩ: “Cái thằng Bá Kiến này, già đời đục khoét, còn đớn cái nước gì mà chịu lép như trấu thế?Thôi dại gì mà vào miệng cọp”. Suy đi nghĩ lại hắn quyết định. “Thôi cứ vào!...” Vào thì vào, cần quái gì. Muốn đập đầu thì vào ngay giữa nhà nó mà đập đầu còn hơn ở ngoài”. Các đoạn độc thoại này của Chí Phèo cho thấy y hiểu rất rõ bản chất con người Bá Kiến và không khỏi dè chừng, đồng thời cũng hé lộ bản chất du côn, liều lĩnh của nhân vật. Chí Phèo bây giờ là kẻ liều mạng, sẵn sàng rạch mặt, đâm chém, dám đối mặt với cả cụ Bá “thét ra lửa”, “khét tiếng đến cả trong hàng huyện”. Qua dòng độc thoại nội tâm, tác giả bộc lộ suy nghĩ bên trong của nhân vật. Sau khi “lập công lớn” với Bá Kiến: đến nhà Đội Tảo đòi được món tiền nợ, trong thâm tâm Chí Phèo thấy mình là một anh hùng, trong làng không ai sánh bằng: “Anh hùng làng này có thằng nào bằng ta!”, vì chỉ có hắn dám đối đầu với Đội Tảo, người mà cụ Bá phải kiêng dè. Trở thành tay chân của cụ Bá, Chí Phèo ngày một ngông nghênh, coi thường tất cả mọi người. Nam Cao cũng đã mượn diễn ngôn nội tâm của nhân vật Thị Nở để hé mở cho người đọc thấy một góc khác trong tính cách “con quỷ dữ làng Vũ Đại”. Nhà của Thị Nở chỉ cách khu vườn chuối của Chí Phèo một con đê. Khi cả làng tránh xa con đường băng ngang khu vườn nhà hắn thì Thị Nở vẫn giữ 91 thói quen ngày hai ba lần đi qua khu vườn ấy để ra sông tắm giặc hay kín nước cho gần. Thị nhận thấy con người dữ tợn ấy cũng chẳng làm hại ai, hắn sẵn lòng giúp đỡ hàng xóm những việc nho nhỏ khi được yêu cầu. Tiếp xúc với Chí “lắm lúc thị ngạc nhiên: sao người ta ghê hắn thế?”, Thị Nở đã nhận ra bản chất thuần lương của người nông dân vẫn ẩn sâu trong con người hắn. Chứng kiến cái chết dữ dội của Chí Phèo, Thị Nở đã nghĩ thầm: “Sao có lúc nó hiền như đất”. Qua những đoạn độc thoại nội tâm của Thị Nở, nhà văn Nam Cao còn cho ta thấy những nét tính cách chìm khuất của chị. Tuy xấu xí, vụng dại, dở hơi, đầu óc “ngẩn ngơ như những người đần trong truyện cổ tích”, nhưng với bản chất nữ tính, Thị Nở vẫn biết quan tâm chăm sóc người khác. Chị nghĩ đến Chí Phèo đang bệnh: “Thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi là hôm nay nhọc đừ. Phải cho hắn ăn tí gì thì mới được. Đang ốm thế này thì chỉ ăn cháo hành. Ra được mồ hôi thì nhẹ nhõm người ngay đó mà…” và ân cần nấu cháo mang đến cho. Bát cháo hành của Thị Nở đã đánh thức lương tri của một con người. Không phải lúc nào thị cũng là “con người vô tâm, không hay nghĩ xa xôi”. Khi Chí Phèo chết, thị đã lo lắng, nghĩ ngợi về tương lai của mình: “Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào”? Với nhân vật Bá Kiến cũng thế, những toan tính, lo ngại của Bá Kiến trong việc đối phó với Chí Phèo được thể hiện qua những câu hỏi nhân vật tự đặt ra với chính mình: “Ngay cái thằng Chí Phèo này đến đây sinh sự biết đâu lại không có thằng nào ẩy đến?... Bỏ tù nó thì dễ rồi, nhưng bỏ tù nó cũng có ngày nó ra được, liệu lúc ấy nó có để mình yên không chứ? Diễn ngôn độc thoại nội tâm giúp nhà văn phơi bày ý nghĩ trực tiếp của nhân vật, vạch trần những thủ đoạn thâm độc của Bá Kiến, một con cáo già trong nghề đục khoét nông dân. Ví dụ (58): “Không có những thằng đầu bò thì lấy ai mà trị những thằng đầu bò… Những thằng ấy chính là những thằng được việc. Khi cần 92 đến, chỉ cho nó dăm hào uống rượu, là có thể tác hại bất cứ anh nào không nghe mình… Có chúng nó sinh chuyện thì mới có dịp mà ăn, nếu không thì giữa đám dân hiền lành và yên phận này, khéo lắm chỉ bóp nặn được vào vụ thuế. Thuế một năm có một lần, nếu chỉ trông vào đấy thì bán cha đi cũng không đủ để bù vào chỗ ba, bốn nghìn bạc chạy chọt để tranh triện đồng”. Trong truyện ngắn Giăng sáng, tính tằn tiện của vợ Điền cũng được biểu hiện qua những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật. Vốn là con gái một gia đình khá giả, khi về làm vợ Điền chị “đã phải gánh lấy tất cả cái ách gia đình”. Điền lâm vào cảnh thất nghiệp, nên người vợ có hai con nhỏ của anh phải lo cho chồng “từ năm xu húi cái đầu”. Trong nhà của họ, vật đáng giá nhất là bộ ghế mây cũ, đã xộc xệch, Điền mang từ Hà Nội về. Trông thấy cảnh tượng những người khách đến chơi ngồi trên mặt ghế “khiến mấy sợi mây lún xuống”, ngả lưng vào vành ghế khiến nó “oải hẳn về đằng sau”. Chị xót xa, tiếc của: “Như thế phỏng còn gì là ghế? Có mà ghế sắt cũng phải hỏng, đừng nói gì ghế mây!”. Khác với Điền, đầu óc đẫm văn thơ và thích ngắm trăng, với anh “giăng là một cái gì đẹp và quy lắm. Giăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Giăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Giăng tỏa mộng xuống trần gian. …”; với chị “giăng chỉ là … đỡ tốn hai xu dầu”. Là người đứng mũi chịu sào, phải bươn chải nuôi cả gia đình trong cảnh thiếu trước hụt sau; người phụ nữ nông thôn mộc mạc, chất phác ấy cứ phải luôn tính toán từng đồng xu để lo cái ăn cái mặc cho chồng con: “Những tối có trăng đỡ tốn hai xu. Hai xu chẳng là bao nhưng mười cái hai xu đã được hai hào; mười cái hai hào đã được hai đồng bạc; và mười cái hai đồng bạc…”. Các diễn ngôn độc thoại nội tâm của đã góp phần khắc họa tính cách nhân vật. 2.2.3.2. Độc thoại nội tâm bộc lộ những triết lí của nhà văn Nam Cao là người hay triết lý. Diễn ngôn độc thoại nội tâm còn là một phương tiện để nhà văn triết lý. Nhà văn Điền trong truyện ngắn Giăng sáng 93 đã suy nghĩ, trăn trở về sứ mệnh của văn chương nghệ thuật chân chính: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than…”. Ý nghĩ ấy “vang dội mạnh mẽ trong lòng Điền”. Bằng những trải nghiệm thực tế, Điền nhận ra rằng nghệ thuật chân chính phải trở về với đời sống, phải phản ánh và nói lên được nỗi thống khổ của hàng triệu nhân dân lao động. Do vậy, “Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh. Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy những vang vọng của đời…”. Triết lý về nghề văn, Nam Cao cũng đã để cho nhân vật nhà văn Hộ, bộc lộ những suy tư của mình về đặc thù công việc đòi hỏi tính sáng tạo rất cao của người cầm bút: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Đó là những suy gẫm đầy trách nhiệm của các nhân vật nhà văn – hoá thân của Nam Cao – trong truyện ngắn của ông. Để triết lý, trong nhiều trường hợp nhà văn đã để cho nhân vật đối diện với chính mình và bộc lộ dòng tâm tư, ý nghĩ trực tiếp của mình. Nhà văn Hộ đã nhìn nhận lại và đánh giá cuộc sống hiện tại của anh. Hộ từng nghĩ đến việc ruồng rẫy, bỏ mặc gia đình để toàn tâm, toàn ý dốc sức cho văn chương. Anh nhớ đến câu nói hùng hồn của một nhà triết học “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”. Thế nhưng, anh đã không làm được điều đó. Hộ thấy rằng “có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người (…). Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng vị kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác lên trên đôi vai của mình”. Sự có mặt của các từ ngữ “nghĩ thế”, nghĩ đến”, “nghĩ thêm”, “ý nghĩ trên đây thoáng qua đầu” ở đoạn này cho thấy nhà văn đã nhập sâu vào dòng suy nghĩ của nhân vật. Trong truyện ngắn Nước mắt cũng thế, Nam Cao đã miêu tả những cảm xúc và nghĩ suy của nhà văn Điền khi nghe thấy tiếng nức 94 nở cố nén của đứa con gái nhỏ. Điền thấy thương con và cảm thông với vợ. Vợ anh không phải là người tệ. Với chị, những đứa con là báu vật. Chị gắt gỏng, mắng chửi con chỉ vì sốt ruột và lo lắng quá. “Người không phải là thánh. Sự khổ sở dễ khiến lòng chua chát”. Sử dụng phương thức độc thoại nội tâm, nhà văn đã triết lý về cách hành xử của những con người rất thương nhau nhưng lại làm khổ nhau vì những bức bối, lo lắng trong cuộc sống. Triết lý về cách sống ở đời, nhà văn đã để cho Nhu, nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Ở hiền tự hỏi: “Tại sao trên đời này lại có nhiều sự bất công đến thế? Tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng gặp lành? Tại sao những kẻ hay nhịn, hay nhường thì thường thường lại chẳng được ai nhịn, nhường mình; còn những kẻ thành công thì hầu hết lại là những người rất tham lam, chẳng biết nhịn nhường ai, nhiều khi lại xảo trá, lọc lừa và tàn nhẫn…?”. Thông qua dòng độc thoại nội tâm bằng một loạt những câu hỏi tự vấn của cô gái nhu mì, hiếu thuận “hiền như một ngụm nước mưa”, nhà văn đã phơi bày một hiện thực nghiệt ngã: cuộc đời không phải như cổ tích, những con người bản tính hiền lành, chỉ biết nhường nhịn, luôn nhận về mình sự thiệt thòi bởi chính sự nhu nhược của họ. Trong truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã để cho nhân vật Tự Lãng lão thầy cúng kiêm nghề hoạn lợn - triết lý với Chí Phèo về cuộc đời. “Cứ uống!.. Uống thật tợn…Nhịn uống để làm gì? Có giàu có sang, có làm nên ông cả bà lớn nữa, chết cũng không ai gọi là “cụ lớn mả”! Lão sống có đến hơn năm mươi năm rồi mà chưa thấy một cụ lớn mả nào sốt! Chỉ có cái mả, cái mả đất. Ai chết cũng thành cái mả, say sưa chết cũng thành cái mả, lo gì? Cứ say”! Thế nhưng nếu đọc kĩ đoạn này ta sẽ nhận ra rằng đây không phải là diễn ngôn đối thoại của Tự lãng với Chí Phèo mà chỉ là dòng ý nghĩ của lão Tự. Khi Chí Phèo say rượu tạt vào nhà Tự Lãng, lão đã uống hết hai phần chai rượu, phần còn lại Chí Phèo ngửa cổ dốc vào mồm tu nốt. Nam Cao viết lão Tự “trố mắt lên, nhưng không nói gì. Lưỡi lão ríu lại rồi, còn nói làm sao 95 được”. Trong cơn say ngật ngưỡng, Tự Lãng đã mang hai chai rượu còn lại trong nhà ra thết đãi “ông bạn lạc đường ở cung trăng xuống”. Hai thằng say rượu đối ẩm dưới trăng. Ở đây, nhà văn đã mượn lời nhân vật để phát biểu triết lý của mình. Nam Cao là cây bút thích triết lý. Rất nhiều các diễn ngôn độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Nam Cao mang nội dung triết lý. Nhà văn triết lý về nhiều vấn đề, từ sứ mệnh của văn chương nghệ thuật chân chính đến cách sống ở đời và cách nhìn con người. Nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc đã lý giải về việc vợ mình không ưng giúp lão Hạc: “Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu”? Xuất phát từ thực tế đó, nhân vật xưng tôi suy ngẫm: “Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của con người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất”. Nhân vật ông giáo, hoá thân của Nam Cao đã đúc kết bài học về cách nhìn nhận, đánh giá con người “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… Toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương…”. Các diễn ngôn độc thoại nội tâm của nhân vật ông giáo chở chuyên những triết lý trĩu nặng suy tư của nhà văn về con người và cuộc sống. Như vậy bên cạnh diễn ngôn của người kể chuyện, Nam Cao đã sử dụng diễn ngôn độc thoại nội tâm của nhân vật như là một phương tiện để trần thuật. Cách trần thuật này một mặt tạo nên cách kể phức điệu, đa giọng, tạo sức cuốn hút đối với người đọc, mặt khác giúp nhà văn nhập sâu vào dòng suy nghĩ của nhân vật, bộc lộ mọi ngóc ngách của tâm hồn con người, qua đó góp phần làm nổi rõ tính cách nhân vật, làm tăng thêm sức sống và sức ám ảnh của các nhân vật Nam Cao. Ngoài ra, các diễn ngôn độc thoại nội tâm còn là công cụ hữu hiệu giúp nhà văn phát biểu những triết luận của mình về văn 96 chương - nghệ thuật chân chính, về lao động nghệ thuật của nhà văn, về cách sống và lẽ sống… tạo chiều sâu cho tác phẩm, tuy không phải bao giờ những triết lý của Nam Cao cũng luôn đúng. TIỂU KẾT Nam Cao rất có ý thức và hết sức chắc tay trong việc sử dụng các diễn ngôn đối thoại như một phương tiện hữu hiệu để kể, tả và khắc hoạ tính cách nhân vật. Số liệu thống kê cho thấy diễn ngôn đối thoại cũng là một thành phần quan trọng thường xuyên hiện diện trong truyện ngắn Nam Cao. Các cuộc đối thoại trong truyện ngắn của ông thường có dung lượng ngắn phản ánh sự gia công, chăm chút của nhà văn trong việc chọn lọc diễn ngôn của các nhân vật đối thoại. Nhìn chung, các cuộc đối thoại trong tác phẩm được nhà văn dàn dựng một cách khéo léo. Tài nghệ dựng đối thoại của nhà văn được thể hiện rõ nét ở những cuộc thoại “hẫng”, có sự tương tác giữa người nói và người nghe nhưng không có sự luân phiên lượt lời giữa hai nhân vật giao tiếp và đặc biệt là ở các cuộc tam thoại, đa thoại. Điển hình là cuộc tam thoại giữa Sinh - bà đồ - cô Na (truyện ngắn Đón khách), giữa vợ Điền - Điền - bé Hường (truyện ngắn Nước mắt), cuộc đa thoại vui vẻ, tự nhiên và hào hứng giữa bốn người bạn thân Giang, Du, Hồ, Tá trong truyện ngắn Nhỏ nhen. Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao là khẩu ngữ đời sống sinh động, gợi hình, phản ánh nghề nghiệp, lối sống và tính cách nhân vật. Nếu như tần suất các cuộc đối thoại trong truyện ngắn của nhà văn không nhiều, thì ngược lại độc thoại nội tâm lại xuất hiện thường xuyên, dày đặc. Nam Cao có khả năng nhập sâu vào dòng suy nghĩ của nhân vật, diễn ngôn trần thuật của nhà văn và diễn ngôn độc thoại nội tâm của nhân vật thường chuyển hóa qua lại, có khi hòa lẫn vào nhau rất khó phân biệt. Khi kể chuyện bằng giọng điệu nhân vật, diễn ngôn độc thoại của cả nhân vật chính và phụ đều được sử dụng. Chính sự hòa quyện này đã tạo nên lối trần thuật đa 97 thanh, đa giọng mới mẻ, hấp dẫn bạn đọc. Các diễn ngôn độc thoại nội tâm còn giúp tác giả khắc họa tính cách, hé mở những góc khuất trong tâm hồn nhân vật. Thông qua dòng tâm tư, ý nghĩ trực tiếp, tâm trạng và cảm xúc, mưu mô và toan tính của các kiểu loại nhân vật được phơi bày trên trang giấy. Dưới ngòi bút Nam Cao, các diễn ngôn độc thoại nội tâm còn là công cụ, là phương tiện hữu hiệu giúp nhà văn phát biểu những quan niệm, nhận thức mang tính triết lý về văn chương - nghệ thuật, về cách nhìn nhận, đánh giá con người, về cách sống và lẽ sống. Bởi đây là những suy nghĩ nung nấu, đầy trăn trở, được đúc kết từ những quan sát và chiêm nghiệm cuộc sống của nhà văn. Từ việc khảo sát diễn ngôn hội thoại trong các truyện ngắn của Nam Cao, có thể khẳng định ông là cây bút có biệt tài trong việc bố trí, xây dựng các cuộc đối thoại và độc thoại nội tâm nhân vật. CHƯƠNG 3 MẠCH LẠC DIỄN NGÔN HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO Mạch lạc diễn ngôn (discourse coherence) là mạch lạc biểu hiện trong quan hệ thích hợp giữa các hành động nói. Có những hành động nói thường phải đi đôi với nhau và cũng có những hành động nói không thể ăn nhập với nhau. Khi các hành động nói đi đôi với nhau thì bản thân chúng cũng tạo ra được mạch lạc cho những lời trao đổi hoặc cho những chuỗi câu nối tiếp nhau. Trong những câu nói diễn đạt các hành động nói nối tiếp nhau một cách chấp nhận được có thể chứa những từ ngữ cho thấy chúng liên kết nhau mà cũng có thể không chứa những từ ngữ như vậy nhưng chúng vẫn có thể đi được với nhau. Chúng ta gọi đó là khả năng dung hợp giữa các hành động 98 nói. Trong phạm vi chương hai, chúng tôi tập trung tìm hiểu sự mạch lạc của các cặp thoại Hỏi - Đáp theo quan điểm của Diệp Quang Ban trên mặt biểu hiện mạch lạc trong quan hệ giữa các để tài, chủ đề của các phát ngôn. 3.1. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp Khi phân loại câu theo lực ngôn trung và theo nghĩa biểu hiện, Cao Xuân Hạo [48,391-412], đã đưa ra các loại hành động ngôn trung gồm: câu nghi vấn, câu trần thuật có giá trị ngôn trung được đánh dấu và câu ngôn hành. Giá trị phần lớn các hành động ngôn trung này lệ thuộc vào ngữ cảnh. Đặc biệt là loại câu nghi vấn của tiếng Việt, ngoài cái giá trị hỏi là giá trị ngôn trung trực tiếp của nó còn có thể có một hay một số giá trị ngôn trung phái sinh (phủ định, khẳng định, thách thức, tranh luận…). Ông đã đưa ra sáu loại câu nghi vấn như sau: - Câu hỏi chính danh - Câu hỏi có giá trị cầu khiến - Câu hỏi có giá trị khẳng định - Câu nghi vấn có giá trị phủ định - Câu nghi vấn phỏng đoán hay ngờ vực - Câu nghi vấn có giá trị cảm thán Trong luận án này, với sáu kiểu câu nghi vấn trên, chúng tôi xác lập sáu kiểu cặp thoại Hỏi – Đáp như sau: - Cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu hỏi chính danh - Cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu hỏi cầu khiến - Cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu hỏi khẳng định - Cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với nghi vấn phủ định - Cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu nghi vấn phỏng đoán hay ngờ vực - Cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu nghi vấn có giá trị cảm 99 thán Trong chương hai này, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những cặp thoại mà mạch lạc được thể hiện một cách rõ ràng, có thể nhận thấy ngay qua yếu tố ngôn ngữ hiển ngôn. Đây là những cặp thoại mà câu đáp sử dụng các phương tiện ngôn ngữ hiển ngôn để lấp đầy điểm hỏi trong câu hỏi, tức là chúng có chung một đề tài chủ đề, có sự liên kết chặt chẽ, liền mạch. Ví dụ (61): - Anh ấy chưa ăn xong kia à? - Xong rồi. Có một nắm xôi vừa bằng quả sung… (Chí Phèo) Ở ví dụ này, chúng ta thấy xuất hiện cặp phụ từ “chưa… xong” trong câu hỏi thì đến câu đáp cũng xuất hiện từ “xong”. Trọng tâm hỏi của người hỏi là vấn đề ăn cơm xong hay chưa. Với câu trả lời “xong rồi”, người trả lời đã hiểu và giải đáp đúng với yêu cầu của người hỏi, lấp đầy điểm hỏi và làm thoả mãn thông tin người hỏi muốn biết. Phụ từ “xong” xuất hiện trong cặp thoại làm cho sự liên kết giữa hai phát ngôn thêm chặt chẽ và tăng tính mạch lạc cho cặp thoại. Một ví dụ (62) khác: - Tạnh mưa rồi à? - Tạnh rồi. Dậy đi! (Con mèo) Trong cặp thoại này, trọng điểm hỏi được đưa ra là tạnh mưa hay chưa. Câu trả lời: “Tạnh rồi”, nó giải đáp đầy đủ trọn vẹn thông tin người hỏi muốn biết. Về mặt nội dung, có sự tương hợp hoàn toàn giữa phát ngôn hỏi và phát ngôn đáp khi người trả lời hiểu và đáp lại đúng điều mà người hỏi muốn biết. 3.1.1. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi chính danh Câu hỏi chính danh là câu hỏi yêu cầu một câu trả lời thông báo về 100 một sự tình hay một tham tố nào đó của một sự tình được TGĐ là hiện thực . Mạch lạc trong các cặp thoại dạng này được xem xét ở câu đáp trên cả hai bình diện hình thức (phương thức liên kết) và nội dung (trả lời đúng điểm hỏi của câu hỏi, cung cấp đầy đủ thông tin mà người hỏi yêu cầu). Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi chính danh được chia làm các loại sau đây: 3.1.1.1. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi chính danh chuyên biệt Câu hỏi chuyên biệt được cấu tạo như một câu trần thuật, với một yếu tố nghi vấn (vốn do một đại từ bất định làm nòng cốt) biểu thị biến tố không xác định X đặt ở vị trí do chức năng cú pháp của nó quy định, luôn xuất hiện từ nghi vấn dùng để hỏi nguyên nhân: ai, gì, nào, sao, tại sao, vì sao, bao giờ… Ví dụ, trong Tuyển tập Nam Cao, chúng tôi thống kê được tất cả 20/437 (4,58%) cặp thoại Hỏi – Đáp có câu hỏi chứa từ “gì” đứng ở cuối câu. Trên bình diện thông báo, nó làm thành tiêu điểm của câu hỏi và câu trả lời, nó là cái “mới” cần thông báo. Ví dụ (63): - Cái gì mà mày chạy bình bịch như thế? - Xe cậu phán! (Đón khách) Trong ví dụ này, người hỏi đã dùng định tố bất định “gì” để nêu lên trọng tâm hỏi, muốn làm rõ điều mà mình quan tâm. Lúc này, “gì” trở thành tiêu điểm thông báo. Nhiệm vụ của người đáp đã đáp ứng được yêu cầu của người hỏi, dù phát ngôn đáp đã tỉnh lược một phần của nội dung. Chúng ta có thể khôi phục lại bằng một hình thức như sau: - Cái gì mà mày chạy bình bịch như thế? - (Vì thấy cái) xe cậu phán (nên tôi chạy bình bịch như thế). Dù tỉnh lược một phần của phát ngôn nhưng người hỏi (bà đồ Cảnh) 101 vẫn hiểu được nguyên nhân của sự tình. Vì thằng Tình đang đứng hầu rìa đám quay đất ở ngay ngoài đường cái, bỗng nó thấy xe từ phía dưới đi lên nên vội chạy về nhà. Bà đồ Cảnh đoán là cậu phán đã về, nên hỏi. Như vậy, cuộc thoại đã bảo đảm được tính liên kết hình thức và vẫn được duy trì, thống nhất theo một chủ đề, tức là nó đã đảm bảo được tính mạch lạc nội dung. Chúng ta xem thí dụ (64) sau: - Sao mẹ ra được sớm thế? - Mẹ ra đi bằng chiều đi chợ vải, đến cầu sắt thì giời mới sáng. (Truyện tình) Cuộc thoại cho thấy mẹ của Lưu ra tỉnh đón Lưu về trong kỳ nghỉ hè. Bà đi từ chiều hôm trước không phải đi bán vải mà là để xem “còn có gì phải đội về hay không”, quan trọng hơn là đến thăm con và dự định rước con về nhà. Câu hỏi và câu trả lời thống nhất về nguyên nhân “mẹ ra được sớm thế”. Cặp thoại Hỏi – Đáp này đảm bảo được tính liên kết và tính mạch lạc. 3.1.1.2. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi chính danh hạn định Câu hỏi chính danh hạn định là câu hỏi thường dùng định từ ở cuối câu, yêu cầu trả lời bằng một danh từ hay một vị từ. Định từ cuối câu thông thường là: ai, gì, nào, đâu, sao, bao, mấy, cái gì, tại sao, thế nào, thứ mấy, bao nhiêu, … Ví dụ (65): - Các cụ ở nhà đối với việc các chị vào đội du kích như thế nào? - Đều vui lòng cả… (Những bàn tay đẹp) Phân tích ví dụ trên, ta thấy người hỏi muốn biết gia đình của các chị em nông dân có thái độ “ưng thuận” cho các chị em vào đội du kích hay 102 không. Câu trả lời đối với trường hợp này thường là vị từ. Trong câu trả lời người nghe sẽ lựa chọn một trong hai hướng trả lời: ưng thuận hay không ưng thuận. Như vậy, cặp thoại Hỏi – Đáp này đã đảm bảo được tính mạch lạc. Một ví dụ (66) khác: - Mắc ca lăng?(Quả gì) - Mắc qua. (Quả dưa) (Ở rừng) Đọc ví dụ trên, ta thấy Tư - người hỏi, muốn biết quả gì mà chị Pin đang cầm trên tay. Chị Pin trả lời là “mắc qua” (quả dưa). Câu trả lời đối với trường hợp này chắc chắn phải là danh từ. Như vậy, cặp thoại Hỏi – Đáp này đã đảm bảo được tính mạch lạc. 103 3.1.1.3. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi chính danh về thực cách của một mệnh đề được cấu tạo bằng cách sử dụng cặp vị từ tình thái “…có/ đã… không/ chưa” Hình thức câu hỏi này, có lẽ bắt nguồn từ một câu hỏi hạn định. Từ “không/ chưa” đứng vị trí kết thúc câu không còn là trung tâm của một vị ngữ tỉnh lược nữa. Nó đã mất trọng âm đặt ở hai trung tâm của một câu ghép sử dụng cặp vị từ tình thái “…có/ đã… không/ chưa”. Nó trở thành một trong những yếu tố tình thái cuối câu được gọi là tiểu từ tình thái. Về phía người nghe, câu trả lời cũng có nhiều cách khác nhau, có thể trả lời theo tính chất có hay không, hoặc trả lời theo vị từ trung tâm. Trong Tuyển tập Nam Cao, chúng tôi thống kê được tất cả 45/437 (10,30%) cặp thoại Hỏi – Đáp có câu hỏi chứa cặp từ “có … không”. Ví dụ (67): - Ông có nhớ giờ sinh không? - Thưa cụ không biết rõ; chỉ biết vào buổi chiều khoảng chín, mười giờ gì đó.. (Xem bói) Đây là dạng cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu hỏi chính danh chuyên biệt được cấu tạo bằng cách dùng cặp vị từ tình thái “…có/đã … không/chưa”. Câu hỏi tổng quát “có” / “không” yêu cầu cho biết giá trị chân / nguỵ của cả một mệnh đề. “Không” trong câu hỏi với tư cách kết thúc phát ngôn, nó có vai trò nhất định trong trung tâm của một vị ngữ ở phát ngôn trả lời. Trong ví dụ trên, người trả lời dùng vị ngữ “không biết rõ” để đáp lại. Ở phát ngôn trả lời, có thể chỉ cần sử dụng một yếu tố “có” hoặc “không” thì người hỏi vẫn hiểu được nội dung sự tình phát ngôn trả lời. Một ví dụ (68) khác: - Vâng, chúng cháu xem có ai thuê thì gặt. Ở đây ta đã gặt xong chưa, cụ? 104 - Xong từ bao giờ rồi. Chúng tôi ít ruộng lắm. (Quái dị) Trường hợp này, chúng ta có thể khôi phục lại như sau: - Vâng, chúng cháu xem có ai thuê thì gặt. Ở đây ta đã gặt xong chưa, cụ? - (Ở đây chúng tôi đã gặt) xong từ bao giờ rồi. Chúng tôi ít ruộng lắm. Đối với hình thức này, “chưa” với tư cách kết thúc phát ngôn hỏi nhưng đối với phát ngôn trả lời không có vai trò trung tâm của một vị ngữ (tỉnh lược) nữa. Nó đã mất trọng âm đặt ở hai trung tâm “đã” và “chưa” của phát ngôn hỏi. Có thể xem tiếp một ví dụ (69): - Lúc nãy mẹ con mày ăn cám phải không? - Ăn chè đấy chứ. (Nghèo) Trường hợp này, chúng ta có thể khôi phục lại như sau: - Lúc nãy mẹ con mày ăn cám phải không? - (Lúc nãy mẹ con con) ăn chè đấy chứ. Cặp thoại trên có sự liên kết hình thức qua phương thức tỉnh lược và chúng liên kết chặt chẽ nhau về mặt nội dung hỏi – đáp, bằng hình thức trả lời phải hay không phải. Phát ngôn trả lời không nhất thiết phải có từ ngữ cụ thể “phải” hay “không”, mà trả lời trực tiếp bằng đối tượng cụ thể, chính xác “chè”. Phát ngôn trả lời đã tỉnh lược cả phần nêu (chủ ngữ) chỉ còn phần báo (vị ngữ). Ví dụ (70): - Mợ mày đã trông thấy mày chưa? Hiền lắc đầu. (Truyện người hàng xóm) 105 Câu hỏi trong ví dụ này xuất hiện cặp vị từ tình thái “…đã … chưa”. Căn cứ theo câu hỏi, người nghe có nhiều cách trả lời, có thể trả lời theo tính chất có hay không, hoặc trả lời theo vị từ trung tâm. Ở đây, người đáp không trả lời trực tiếp mà đáp lại bằng yếu tố phi ngôn ngữ “lắc đầu”. Đây không phải cặp thoại Hỏi – Đáp. Ví dụ (71): - Bếp có rỗi không? - Rỗi. Ý dáng ông lang định thổi cơm ăn? Đã đói bụng rồi đấy à? (Lang Rận) Trong câu hỏi nếu chuyển đổi để cho nó đầy đủ thì nó sẽ như sau: “Bếp có rỗi hay không rỗi?”. Ở đây xuất hiện cặp vị từ tình thái “có…không”. Nhưng trong trạng thái ngày nay của tiếng Việt, hình thức hỏi tổng quát đã được ngữ pháp hoá thành một hình thức riêng. Đó là một câu hỏi có tiểu từ tình thái đứng cuối câu. Người nghe có nhiều cách trả lời, có thể trả lời theo tính chất có hay không, hoặc trả lời theo vị từ trung tâm. Ở đây, người đáp trả lời “rỗi” (tức là “có”) – theo hình thức chọn vị từ trung tâm. Như vậy, cặp thoại Hỏi – Đáp này đã đảm bảo được tính mạch lạc. 3.1.1.4. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi siêu ngôn ngữ mở đầu bằng có phải và kết thúc bằng không ở giữa là một mệnh đề trọn vẹn Đây là dạng cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu hỏi chính danh chuyên biệt được cấu tạo bằng cách dùng cặp vị từ tình thái “…có phải … không”. Câu hỏi tổng quát “có phải” / “không” yêu cầu cho biết giá trị chân / nguỵ của cả một mệnh đề. “Không” trong câu hỏi với tư cách kết thúc phát ngôn, nó có vai trò nhất định trong trung tâm của một vị ngữ ở phát ngôn trả lời. Trong Tuyển tập Nam Cao, có tất cả 05/437 (1,14%) cặp thoại Hỏi – 106 Đáp có câu hỏi chứa cặp từ “có phải… không”. Tần số xuất hiện của loại cặp thoại này rất thấp. Ví dụ (72): - Có phải bố mày bán nhà này rồi không? - Con không biết. (Từ ngày mẹ chết) Trong ví dụ trên, người trả lời (Ninh) có thể chỉ cần sử dụng một yếu tố “không” để trả lời thì người hỏi (bà ngoại Ninh) vẫn hiểu được nội dung sự tình phát ngôn. Dạng câu hỏi này yêu cầu cho biết tính xác thực của một mệnh đề được biểu thị bằng một câu trọn vẹn. Ví dụ: - Có phải thế không, anh Hiệp? - Vâng, phải lắm. (Sao lại thế này) Trong câu hỏi, người nói muốn người nghe xác nhận tính chân thực của một vấn đề đã được nêu ra ở một ngữ cảnh trước đó và người nghe xác nhận “vâng, phải lắm” tức là đã đồng tình và khẳng định tính chân thực của sự việc mà người nói đang nghi ngại. Câu trả lời trực tiếp đi thẳng vào vấn đề, khiến cho sự tương hợp nội dung của cặp thoại được bộc lộ rõ ràng cụ thể. Xét ví dụ (73) sau: - Nhưng biết rằng có phải tại thuốc của nó không? - Sao không phải? Thì chính những người ấy bảo! (Lang Rận) Câu hỏi này yêu cầu cho biết tính xác thực của một mệnh đề có phải tại thuốc hay không phải tại thuốc. Người nghe buộc phải trả lời có hoặc không. Ở đây người nghe trả lời “Sao không phải? Thì chính những người ấy bảo!”, tức là đã khẳng định tại uống thuốc của tay “đại danh sư” mới ra như vậy. 107 3.1.1.5. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi được cấu tạo bằng cắt ghép một tiểu cú “phải không/ chứ/ đúng không/ có không” sau mệnh đề được đưa ra hỏi Một dạng của cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu hỏi chính danh chuyên biệt được cấu tạo bằng cách dùng cặp vị từ tình thái “…có/đã … không/chưa” là dạng được cấu tạo bằng cách ghép một cặp từ phải không, phải không chứ, đúng không, có không, đã chứ… sau mệnh đề được đưa ra hỏi. Trong Tuyển tập Nam Cao, chúng tôi phát hiện có tất cả 09/437 (2,06%) cặp thoại Hỏi – Đáp có câu hỏi chứa cặp từ “phải không” đứng ở cuối câu (ngoài ra còn có cặp thoại Hỏi – Đáp có câu hỏi chứa từ “phỏng” thay cho ….. “phải không” đứng ở cuối câu. Tần số xuất hiện của loại cặp thoại này thấp. Đặc thù của loại câu hỏi này là thăm dò hoặc mong chờ sự xác nhận phản ứng hoặc thái độ của người giao tiếp, câu trả lời thường có hai khả năng có hoặc không. Ví dụ (74): - Thì uống đi. Sao lại cứ ngồi mãi thế? Uống xong chúng mình còn phải sang bên kia đánh vài hội chắn. Tội cóc gì mà không chơi, phải không anh? - Vâng ạ! Thưa cụ, phương ngôn người ta bảo: “Chẳng ăn cũng thiệt, chẳng chơi cũng già”. (Người hàng xóm) Trong phát ngôn hỏi loại này, nói như Cao Xuân Hạo, mệnh đề được đưa ra hỏi thiên về tính chân xác của mệnh đề được TGĐ nhiều hơn: “Tôi biết rằng P, nhưng muốn anh xác nhận thêm (tuy cũng còn có khả năng là anh sẽ phủ nhận)”. Nội dung sự tình của phát ngôn hỏi là việc ăn chơi, sống thì phải biết ăn chơi, hưởng thụ. Đây là đoạn thoại giữa anh Hiền và ông Ngã trong 108 một cuộc uống rượu. Việc uống rượu ấy với mục đích “Hắn chỉ muốn có thể ngồi với Tiền trọn buổi. Chút quà mọn ấy, cốt để vừa lòng ông Ngã”. Vì thế, Hiền chẳng ngày nghỉ nào không sang uống rượu với ông Ngã – cha của Tiền, uống với người biết uống để nói ba hoa và sâu xa hơn là được trò chuyện tự do với người mình yêu. Trong ví dụ trên, Hiền trả lời không bằng “phải” hay “không”, mà bằng từ “vâng ạ”. Như vậy, là đồng tình với nội dung câu hỏi nêu ra. Cặp thoại Hỏi – Đáp này đảm bảo chặt chẽ tính mạch lạc của nó. Một ví dụ (75) khác: - Chắc mình cũng có quen anh Hiệp? Bây giờ mới nhớ, phải không? - Không! Không! Sao mình nói thế? (Sao lại thế này) Mở đầu cuộc thoại Nam Cao đưa ra mệnh đề để hỏi mang tính chất giả định nhưng thực chất có dụng ý khẳng định, nó có một tiền giả định: có một người tên Hiệp, nhân vật “mình” có quen với anh Hiệp. và cũng trong câu hỏi người nói muốn người nghe xác định thêm tính chân thật của mệnh đề. Ở đây người nghe thể hiện phủ định tính chân xác của mệnh đề trên. Như vậy trong câu trả lời, người nghe thể hiện sự không đồng tình của mình. Không xác nhận ý kiến của người nói đưa ra là đúng, là chân thực. Bên cạnh cặp thoại Hỏi – Đáp có dạng được cấu tạo bằng cách ghép cặp từ phải không, phải không chứ, đúng không, có không, đã chứ… sau mệnh đề được đưa ra hỏi, chúng tôi thấy trong truyện ngắn Nam Cao còn xuất hiện những từ tình thái như: chứ, chưa, mà, đã, vậy, cả… đứng ở cuối câu hỏi. Tần số xuất hiện của dạng cấu tạo này rất thấp. Ví dụ (76): - Xong rồi chứ? - Xong! (Trẻ con không được ăn thịt chó) 109 Đây là câu của chủ nhân hỏi khách: đã chuẩn bị chỗ ngồi để nhập tiệc chưa. Anh đã làm thịt con chó vện “hay trông gà quá cuốc” của nhà anh và mời ba vị quan viên nữa cùng đánh chén. Câu hỏi đưa ra có tính chất khẳng định, mang tính chân xác. Vì thế câu trả lời cũng đã thể hiện được tính chân xác đó, xác nhận ý kiến của người nói đưa ra là đúng là chân thực. Xét thêm một ví dụ (77): - Nghĩa là chẳng theo nàng nào cả? - Chẳng theo nàng nào cả. (Đời thừa) Sự xuất hiện của từ “cả” ở cuối câu hỏi diễn đạt ý nghĩa tình thái trong mối quan hệ với mục đích phát ngôn, biểu thị thái độ, cảm xúc của người nói, nhấn mạnh giá trị cho nội dung của câu “chẳng theo nàng nào”. Trung và Mão đang bắt gặp Hộ trong tình huống Hộ đứng trước cửa hiệu thịt quay. Trong hiệu, một thiếu nữ đẹp đang mặc cả… Hộ đành đứng đợi. Câu trả lời của Hộ mang tính chất khẳng định, thể hiện tính chân xác đối với câu hỏi của Trung và Mão. Với những các từ tình thái như à, ạ, ư, hả, hở, cơ… ở cuối câu cũng có thể cấu tạo những câu hỏi có ý nghĩa tương tự. Trong Tuyển tập Nam Cao, cặp thoại Hỏi – Đáp xuất hiện các từ tình thái nêu trên đứng ở cuối câu hỏi chiếm tỉ lệ tương đối nhiều: 52/437 (11,90%). Các từ tình thái nêu trên có tác tác dụng đưa đẩy, làm cho câu hỏi có phần “dịu nhẹ” hơn. Ví dụ (78): - Mới vào à? - Mới vào, mà vào xong, chúng đóng cửa lại ngay. (Lang Rận) Trong ví dụ trên, câu hỏi xuất hiện từ tình thái “à” đứng cuối câu, nó biểu thị thái độ đột ngột, xác tín. Người hỏi mong chờ sự xác nhận về phản ứng hoặc thái độ của người giao tiếp, câu trả lời thường thể hiện khả năng có, 110 tức là “mới vào”. Nó thể hiện tính chân xác của mệnh đề hỏi. Với tiểu từ tình thái chắc ở cuối câu, thường đi với lấy cớ gì, lấy gì mà… đứng ở đầu câu, nghĩa của câu hỏi thiên hẳn về phía ngờ vực. Ví dụ (79): - Lấy cớ gì mà anh biết chắc? - Lấy cái cớ rất giản dị này: là kẻ lấy cắp hai đồng bạc ấy, chính là tôi! (Nhỏ nhen) Đoạn thoại này nói về câu chuyện giữa Du và Giang đang trao đổi về hai đồng bạc bị đánh cắp. Du nghi ngờ cho bạn Lương là người cắp tiền của Du. Giang chắc chắn Lương không thể ăn cắp số tiền. Từ đó, Du mới đặt ra câu hỏi trên. Câu hỏi đã thể hiện sự ngờ vực, muốn người nghe xác định rõ lý do mà anh ta lại cho là chắc. 3.1.1.6. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi kết thúc bằng từ “nhỉ, nhé” Nhỉ đặt ở cuối câu có nội dung mệnh đề và có giá trị ngôn trung như một nhận xét, đánh giá, tiên liệu, phỏng đoán, nó báo hiệu một yêu cầu được người nghe đồng tình chia sẻ ý kiến. Cách trả lời được mong đợi có thể là một câu khẳng định: ừ, vâng, đúng v.v. Nếu không được trả lời người nói có thể nhắc lại: “…nhỉ!”. Hoặc người nghe có thể cãi lại, trái với sự mong đợi của người nói. Trong Tuyển tập Nam Cao, cặp thoại Hỏi – Đáp xuất hiện các từ tình thái: nhỉ, nhé đứng ở cuối câu hỏi chiếm tỉ lệ: 13/437 (2,97%), trong đó nhỉ chiếm tỉ lệ 10/437 (2,29%). Ví dụ (80): - Thầy giết chó, nhỉ? - Ừ, thầy giết con chó để làm thịt chén. - Thầy cho cả chúng ta ăn thịt chó nhỉ? - Tao cũng ăn thịt chó. 111 - Ừ, thầy cho mày, cả tao. (Trẻ con không được ăn thịt chó) Từ “nhỉ” trong câu hỏi thể hiện thái độ phỏng đoán giả định đối phương “thầy” đã giết con chó rồi phải không. Câu trả lời là một câu khẳng định, xuất hiện từ “ừ” đứng ở đầu câu. Từ “nhỉ” trong câu “Thầy cho cả chúng ta ăn thịt chó nhỉ?” thể hiện thái độ tình cảm đồng tình đối với người nghe nhưng muốn người nghe xác nhận lại cho chắc chắn. Cách trả lời của người nghe tưởng như trái với sự mong đợi của người nói đó là “Tao cũng ăn thịt chó”, thực ra đó là một sự đồng tình xác nhận một phía, trong những người ăn thịt chó có “tao”. Đến câu trả lời thứ hai “Ừ, thầy cho mày, cả tao” thì mới xác định là cả “chúng ta”. Như vậy, giữa những cặp hỏi đáp của cuộc thoại đảm bảo được tính mạch lạc và liên kết. Nhé đặt ở cuối câu có nội dung mệnh đề và có giá trị ngôn trung như một lời gợi ý, một đề nghị về một hành động sắp tới của người nói, của người nghe hoặc của cả hai. Cách trả lời là được mong đợi có thể là một câu khẳng định, hoặc một tiếng ừ, vâng, đúng, …, dĩ nhiên nếu chưa được trả lời người nghe có thể nhắc lại “nhé!”. Người nghe có thể cãi lại trái với sự mong đợi của người nói. Ví dụ (81): - Bưng mâm nhé? - Ừ, làm thì làm! (Trẻ con không được ăn thịt chó) Câu hỏi trong ví dụ này cũng là một câu hỏi chính danh có từ “nhé” kết thúc câu, giá trị ngôn trung của nó như một lời gợi ý, một lời đề nghị về hành động của người nói: Người nói muốn người nghe bưng mâm bằng một cách nói chân tình, đầy cảm xúc. Người nói còn muốn hỏi về thái độ đồng tình hay không đồng tình của người nghe. Người nghe trả lời bằng sự đồng tình mà 112 người nói đặt ra. “Ừ” thể hiện thái độ đồng tình và đến “làm thì làm” thể hiện thái độ miễn cưỡng. Như vậy, cặp thoại này thể hiện được tính mạch lạc của diễn ngôn. 3.1.2. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi có giá trị cầu khiến Câu cầu khiến được nhiều nhà ngôn ngữ học định nghĩa khác nhau. Nguyễn Kim Thản viết: “Câu cầu khiến nhầm mục đích nói lên ý chí của người nói và đòi hỏi, mong muốn đối phương thực hiện những điều nêu ra trong câu hỏi”. [54,51] Nhóm tác giả Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung cho rằng: “Câu cầu khiến là loại câu trong đó nói lên ý muốn, lời cầu mong, mệnh lệnh của người nói muốn truyền đạt cho người đối thoại với yêu cầu người đối thoại thực hiện những yêu cầu trong câu”. [54,51] Tác giả Hoàng Trọng Phiến nêu: “Câu cầu khiến có nhu cầu của ý chí làm thành tố thường trực của câu. Nó nêu lên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động”. [54,51] Từ những khái niệm trên, chúng ta thấy rằng câu hỏi phải thể hiện được ý muốn, yêu cầu, mệnh lệnh của người nói, và đòi hỏi đối phương - người nghe thực hiện những yêu cầu đó. Ví dụ (82): - Bây giờ chúng ta đi về nhà anh chứ? - Ừ cũng được. (Quên điều độ) Câu hỏi là lời yêu cầu được thực hiện dưới hình thức hỏi. Người nói trước tiên thể hiện sự khẳng định “chúng ta đi về nhà anh”. Dưới hình thức câu hỏi người nghe có thể đồng tình hoặc không đồng tình với nội dung sự tình trên. Câu đáp “Ừ cũng được” thể hiện sự đồng tình. Từ “cũng” thể hiện thái độ bằng lòng một cách miễn cưỡng và không hào hứng. 113 Ví dụ (83): - Các ông có dám đến không đã? - Tôi đã bảo: hùm tinh chúng tôi cũng không biết sợ. (Quái dị) Câu hỏi có giá trị cầu khiến thể hiện một thách thức đòi hỏi người nghe có dám thực hiện thách thức ấy không. Câu đáp là một câu đồng ý tiếp nhận thái độ thách thức trên bằng cách trả lời gián tiếp “cũng không biết sợ”. 3.1.3. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi có giá trị khẳng định Câu hỏi có giá trị khẳng định là câu hỏi có chứa các yếu tố: chứ gì, chứ sao, chứ còn gì nữa, chứ ai, chứ không à, thì phải… ở cuối câu như một tổ hợp từ có nghĩa tình thái. Vì là câu hỏi có giá trị khẳng định, tức là người nói đã có những cơ sở chứng cứ cho điều mình sắp nói ra là đúng nên câu hỏi dạng này có lực ngôn trung khẳng định rất rõ. Trong Tuyển tập Nam Cao, chúng tôi phát hiện có tất cả 10/437 (2,29%) cặp thoại Hỏi – Đáp có câu hỏi chứa từ “chứ” đứng ở cuối câu. Ví dụ (84): - Nhà chú đủ khung cửi rồi đấy chứ? - Vâng, tôi trước sau chỉ có hai khung, vẫn để nhà. (Thôi, đi về) Câu hỏi của người nói ước đoán nhà của anh cu Thiêm có đủ số khung cửi trong cuộc khám khung cửi ở địa phương Bắc Bộ. Người nói khẳng định người nghe đã có đủ khung cửi và muốn người nghe lần nữa xác định lại đúng hay không. Người nghe đã khẳng định là nhà mình có hai khung cửi. 114 Ví dụ (85): - Anh ghen chứ? - Tất nhiên. Tôi xui thằng em Kha mách mẹ; bà mẹ chửi Kha một trận nên thân rồi bắt Kha bỏ học ở nhà buôn bán. Chắc con bé chửi thầm mình ghê lắm, bởi nó không chửi vào tận mặt tôi được nữa: tôi dọn đi chỗ khác. Nhưng nếu kể đúng như vậy, thì truyện có một tính cách tầm thường lắm. Vậy tôi sẽ viết: tôi hy sinh tình yêu và hạnh phúc đi vì nàng… (Truyện tình) Câu hỏi của người nói ước đoán nội dung là anh ta thật sự ghen. Nhưng để xác định lại lần nữa đúng hay không đúng nhận xét của mình, người nghe đặt ra câu hỏi nhờ người nói xác định. Câu trả lời ở đây đúng như ước đoán của người nói. Câu trả lời “Tất nhiên” hàm chứa toàn bộ lời giải đáp “tôi ghen”. 3.1.4. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi có giá trị phủ định Câu hỏi có giá trị phủ định là những câu hỏi chứa từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, mấy, bao nhiêu, bao giờ… Loại câu hỏi này cần phân biệt những kiểu câu dùng những từ nghi vấn như: ai, gì, nào, sao, bao nhiêu, bao giờ hay những danh ngữ có định tố nghi vấn: gì, nào; loại câu hỏi có nghi vấn nhưng chỉ có một giá trị ngôn trung duy nhất là phủ định. Kiểu nghi vấn phủ định mà trong những văn cảnh nhất định và với những thành phần từ ngữ nhất định, cũng có thể dùng như những câu hỏi chính danh, tuy thiên về phủ định nhưng câu còn dành chỗ cho một câu trả lời theo hướng này hay theo hướng khác. Đó là những kiểu câu dùng những đại từ nghi vấn như: ai, gì, nào, sao, bao nhiêu, bao giờ hay những danh ngữ có định tố nghi vấn: gì, nào. Ví dụ (86): - Thì ai chả biết. Nó thì làm gì được? 115 - Thế sao mình cứ bắt làm, mà nó làm không được thì lại đánh. (Bài học quét nhà) Câu hỏi trong ví dụ này đã phủ nhận nhân vật “ nó” nào đó không làm được việc gì thông qua cụm từ “thì làm gì được”, người đọc diễn tả việc không làm được gì của nó bằng hình thức ngôn từ khác và người nghe hiểu được ý nghĩa phủ định của người nói. Câu trả lời ở đây mang nghĩa của một câu hỏi, tiếp tục nội dung mà người nói đang đề cập. Vế đầu bị tỉnh lược, ta có thể hiểu ngầm như sau: Nó không làm được gì thế sao mình cứ bắt làm. Rõ ràng, người nghe đã đồng tình chấp nhận quan điểm của người nói là nhân vật nó nào đó không làm được gì là đúng là hoàn toàn chính xác. 3.1.5. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi biểu thị sự ngờ vực, ngần ngại, phỏng đoán, … Đây là dạng cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu hỏi biểu thị sự ngờ vực, phỏng đoán. Câu hỏi thuộc dạng này thường mở đầu bằng các từ: có lẽ, phải chăng, hay là, không biết, biết, ngộ nhỡ, liệu, sao… và kết thúc bằng: chăng, không biết, nhỉ, đây, bao giờ… để bày tỏ thái độ phân vân, không quả quyết, ngờ vực, ngần ngại đối với tính chân xác của mệnh đề được biểu thị trong phát ngôn. Ví dụ (87): - Có lẽ hôm nay đã mồng hai, mồng ba tây rồi mình nhỉ? - À phải! Hôm nay mồng ba… Giá mình không hỏi tôi thì tôi quên… Tôi phải đi xuống phố. (Đời thừa) Trong ví dụ trên, câu hỏi đã sử dụng từ nghi vấn “có lẽ” thể hiện sự ngờ vực, phân vân của người nói. Người nói bày tỏ sự ngờ vực về ngày mồng hai hay mồng ba và muốn người nghe chốt lại là ngày nào. Câu trả lời của người nghe “À phải! Hôm nay mồng ba” đáp ứng đầy đủ thông tin của người nói muốn biết. 116 3.1.6. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi có giá trị cảm thán Câu hỏi thuộc dạng này thường sử dụng một số từ ngữ nghi vấn hay bất định: biết mấy, biết bao, chừng nào, nhường nào, nhường bao, sao, đâu, “đã… chưa, gì” và ở cách cấu trúc câu mà các từ ngữ này yêu cầu. Trong thực tế, có nhiều kiểu câu cảm thán sử dụng hình thức nghi vấn nhưng lại có sắc thái cảm xúc khác. Ví dụ (88): - Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn? - Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy… Thế nào rồi cũng xong. (Lão Hạc) Câu nói trong ví dụ trên là một câu thể hiện tình cảm chân tình của ông giáo đối với lão Hạc. Tất cả vì con! Đó là đức tính cao cả của tất cả các bậc làm cha làm mẹ. Lão Hạc chắt góp từng đồng gửi ông giáo, để sau khi mình mất thì con mình có mà tiêu dùng. “Cụ lấy gì mà ăn?” với hình thức nghi vấn nhưng vẫn mang sắc thái tình cảm quan tâm lo lắng, thông cảm của ông giáo đối với nỗi lòng của lão Hạc. Chính vì thế, lão Hạc cũng đáp lại bằng sự an ủi bản thân, bằng sự cảm ơn tấm lòng của ông giáo. 117 Sơ đồ 4: Mạch lạc trong các thoại Hỏi – Đáp tương hợp 3.2. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp không tương hợp Chúng ta biết rằng khả năng tương hợp giữa các hành động nói càng khớp với nhau bao nhiêu thì hội thoại càng mạch lạc bấy nhiêu. Nhưng trong thực tế cuộc sống, có những cặp hội thoại dường như câu hỏi và câu đáp không hề có sự ăn nhập với nhau, giữa chúng thiếu vắng hoàn toàn các phương tiện liên kết hiển ngôn nhưng lời đáp vẫn là câu trả lời xác đáng. Lúc này, mạch lạc giữa các phát ngôn không dễ dàng tìm được bởi các phương tiện liên kết hiểu ngôn nữa mà nó nằm sâu ở một tầng ngầm ẩn, một lớp nghĩa nào đó mà phải vận dụng các kiến thức ngôn ngữ về tiền giả định, về hàm ý hoặc dựa vào những tình huống giao tiếp, chúng ta mới có thể phát hiện được. Theo Diệp Quang Ban, ở những cặp thoại kiểu này, nội dung mệnh đề của câu không giữ vai trò đáng kể trong việc xem xét mạch lạc mà chính việc những hành động nói được thực hiện trong các câu ấy có chấp nhận nhau (dung hợp được với nhau) không mới là cái được chú ý. Việc tìm và phân tách tính mạch lạc của những cặp thoại này không chỉ đơn thuần vận dụng một phương tiện 118 ngôn ngữ nhất định nào đó mà chúng ta phải sử dụng rất nhiều các phương tiện ngôn ngữ khác nhau như: hệ thống tri thức nền, tri thức văn hoá, ngữ cảnh giao tiếp, tình huống giao tiếp, TGĐ, hàm ý đến các yếu tố thuộc hệ thống kí hiệu phi ngôn ngữ như: cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, sự im lặng… và tuỳ thuộc vào mục đích giao tiếp, người chủ động tham gia phải có sự hiểu biết nhiều hơn hay ngang bằng với người đối thoại. Dựa trên những cứ liệu trong Tuyển tập Nam Cao đã thu thập được, trong chương này, chúng tôi đi vào tìm hiểu mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp không tương hợp trên cơ sở giải thuyết từ nguyên tắc cộng tác và trong sự tương hợp giữa các hành động nói. 3.2.1. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp không tương hợp xét từ nguyên tắc cộng tác hội thoại 3.2.1.1. Khái niệm Khi tiến hành phân tích diễn ngôn hội thoại, chúng ta không thể bỏ qua các nguyên lý giao tiếp hội thoại, đặc biệt là nguyên tắc cộng tác hội thoại. Muốn hội thoại diễn ra thành công, bản thân người tham gia giao tiếp phải tuyệt đối coi trọng một trong những nguyên tắc giao tiếp cơ bản này. Nguyên tắc cộng tác hội thoại do H.P Grice nêu ra từ năm 1967. Nguyên tắc cộng tác có thể được hiểu một cách đơn giản như sau: “Hãy làm cho phần đóng góp của anh (vào cuộc hội thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn nào (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh đã chấp nhận tham gia vào” [25,91]. Để cho hội thoại diễn ra suôn sẻ và đạt đến đích cuối cùng, các nhân vật giao tiếp cần tuân thủ bốn phương châm cơ bản. Những trường hợp vi phạm một trong các phương châm hội thoại điều có thể đễ dàng nhận thấy và nó sẽ làm chệch hướng hoặc phá hủy cuộc thoại. Tuy nhiên, trong thực tế giao tiếp cũng cần tỉnh táo phân biệt sự vi phạm nguyên tắc cộng tác đó là vô tình hay cố ý. Bởi rất nhiều trường hợp, người tham gia giao tiếp cố tình vi phạm 119 các phương châm hội thoại để đạt đến một hành vi ngữ dụng nào đó. Đây cũng là một trong những chiến lược giao tiếp hay được sử dụng và đem lại hiệu quả khá cao. Lúc này, người vi phạm nguyên lý đã cố tình sử dụng phương tiện ngôn ngữ để tạo nên hàm ý, hoặc tạo nên một sự tác động mới vào đối tượng tiếp nhận. Từ đó, tuy phạm vi nguyên lý cộng tác nhưng cuộc thoại vẫn có sự mạch lạc, người nói, người nghe vẫn hiểu nhau và cuộc thoại vẫn được tiếp tục. 3.2.1.2. Mạch lạc thông qua sự vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại Mạch lạc thông qua sự vi phạm nguyên tắc cộng tác thể hiện khi người tham gia giao tiếp đã cố tình vi phạm các phương châm hội thoại nhằm đạt đến những hành vi ngữ dụng nhất định, tuy vi phạm nguyên tắc cộng tác nhưng các cặp thoại vẫn có mạch lạc một cách rõ ràng. a) Vi phạm phương châm lượng Ví dụ (89): - Ông nói một đồng, chẳng lẽ ông lấy cả một đồng? - Mợ đã nói thế thì chúng tôi xin bớt đi một hào. Cứ chín hào một công, chẳng còn phải nói đi nói lại. (Quái dị) b) Vi phạm phương châm chất Ví dụ (90): - Anh Hiền chết? Chết bao giờ thế? - Hình như đến hơn một tuần rồi thì phải, tôi cũng quên không hỏi cho biết rõ. (Truyện người hàng xóm) Trọng tâm hỏi mà người nói muốn biết là thời gian anh Hiền chết là bao giờ. Đáp lại câu hỏi này là thái độ không chắc chắn của người nghe thể 120 hiện sự ước chừng, không dám chắc bằng từ ‘hình như”. Do sự vi phạm phương châm chất mà hàm ý trong câu trả lời được hiểu rõ hơn, nội dung đoạn thoại được duy trì vì thế nó có mạch lạc. Ví dụ khác (91): - Mợ nó chửa đấy à? - Tôi thấy cô Viên bảo… (Truyện người hàng xóm) Trong ví dụ này, Nam Cao đề cập đến cuộc trao đổi của vợ chồng bác Vằn về chuyện mợ của Hiền có chửa hoang. Bác Vằn trai hỏi vợ: “Mợ nó chửa đấy à?” (Nó ở đây là Hiền). Câu hỏi yêu cầu việc bác Vằn trai xác định mợ Hiền có mang có chính xác không. Câu trả lời của bác Vằn gái: “Tôi thấy cô Viên bảo…” chưa đáp ứng trực tiếp yêu cầu của người hỏi. Câu đáp ở đây đã nói những điều không có đủ bằng chứng thuyết phục. Như vậy, nhân vật đã vi phạm phương châm về chất. Dù vậy, cặp thoại vẫn thể hiện tính mạch lạc của nó. c) Vi phạm phương châm quan hệ Ví dụ (92): - Sao Tú ác thế? - Cần gì! Đến mai giết thịt cho anh ăn đấy. (Cái chết của con mực) Ở cặp thoại này, người nghe (Tú) đã lái câu trả lời theo hướng mà người nói (Du) không hỏi (cố tình đi lạc đề). Trong câu hỏi, Du đã trách Tú sao nỡ đá quá mạnh vào sườn con Mực – một con chó “bẩn, ghê gớm quá, lông rụng từng mảng, thịt trắng lộ ra có nơi sần mụn nữa”. Người nghe không trả lời vào vấn đề người nói hỏi mà cố tình đẩy sang chuyện ngày mai sẽ làm thịt con Mực cho anh Du ăn. Vậy anh bận tâm gì đến nó nữa! Tuy trả lời theo hướng khác nhưng câu trả lời vẫn hàm ẩn thông điệp về nội dung mà 121 câu hỏi đề cập đến, người nói và người nghe điều hiểu điều mình đang nói. Mạch lạc được duy trì. d) Vi phạm phương châm cách thức Ví dụ (93): - Không khao thì ai biết mình làm hương trưởng? - Sao người ta chả biết? Mình không khao mà đã phải nộp tiền cũng như khao. Việc dân ở ngay trong tay các ông ấy, chứ còn ở tay ai. Các ông ấy biết cho mình là cả làng phải biết. Đứa nào dám nói không biết, người ta vả vào miệng ấy. (Mua danh) Theo nguyên tắc của phương châm cách thức, cần tránh lối nói tối nghĩa, lối nói mật mờ (có thể hiểu nhiều nghĩa), hãy nói ngắn gọn (tránh dài dòng) và hãy nói có trật tự để tránh người nghe không hiểu hoặc hiểu sai, bị ức chế, không gây thiện cảm. Qua cặp thoại trên, người nghe trả lời quá dài dòng “dây cà dây muống”, nhưng không có nghĩa là người nghe không hiểu ý người nói, người nghe vẫn trả lời đúng vào nội dung người nói muốn biết. Vì thế, hai phát ngôn trên vẫn có sự liên hệ về mặt nghĩa, đảm bảo được tính mạch lạc. Vận dụng lý thuyết về nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice vào việc khảo sát các cuộc hội thoại trong truyện ngắn Lão Hạc, chúng tôi cũng ghi nhận được trường hợp nhà văn vi phạm phương châm về lượng và phương châm quan hệ. Đây là một đoạn thoại giữa của hai nhân vật lão Hạc và ông giáo: Ví dụ (94): Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão 122 ầng ậng nước, (…) Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó để cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau,ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... - Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! (...)”. Đáp lại câu hỏi “cho có chuyện” của ông giáo về con Vàng, lão Hạc đã kể lể dông dài về việc ông đã lừa con Vàng như thế nào để người mua nhân cơ hội đó bắt nó. Không chỉ vi phạm phương châm về lượng, nội dung hồi đáp vượt quá mục đích đòi hỏi; đoạn thoại của lão Hạc còn vi phạm phương châm quan hệ vì vượt ra ngoài chủ đề hội thoại. Lão kể với ông giáo về cái nhìn và tiếng kêu đầy trách móc của con Vàng trong cảm nhận của mình, bày tỏ nỗi buồn khổ, ân hận vì đã đánh lừa một con chó: (...) Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!” Lão Hạc đau lòng và day dứt, ân hận vì bán con Vàng, vì phải chia tay con vật tinh khôn và cũng là bầu bạn thân thiết bấy lâu nay, hơn nữa con vật ấy lại gắn với kỷ niệm về người con trai đi xa. Câu hỏi của ông giáo đã vô tình khơi động nỗi niềm, do vậy, lão đã nghẹn ngào trút nỗi lòng với ông giáo – người hàng xóm gần gũi và tin cậy. Việc vi phạm phương châm về lượng và phương châm quan hệ ở trường đoạn này là phù hợp với ngữ cảnh và mạch truyện, đồng thời cũng giúp nhà văn đưa vào tác phẩm những chi tiết đắt giá 123 thể hiện phẩm chất nhân hậu của lão Hạc. Việc vi phạm phương châm về lượng còn được thể hiện qua đoạn thoại ông giáo an ủi lão Hạc khi chứng kiến cảnh người hàng xóm già nua tuổi tác buồn khổ đến mức để rơi nước mắt. Ví dụ (95): Tôi an ủi lão: - (...) Ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt? Ta giết thịt nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác. Lão chua chát bảo: - (1) Ông giáo nói phải! (2) Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút...(3) Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!.... Đáp lại lời an ủi, lão Hạc tỏ ý tán thành quan điểm của ông giáo. Câu (1) và (2) trong lượt lời hồi đáp của lão đã chứa đủ lượng thông tin cần thiết cho mục đích giao tiếp. Thông tin ở câu (3) là dư thừa (Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...). Thế nhưng đây lại là câu nói biểu lộ rõ nhất sắc thái tình cảm của lão Hạc, nó chứa đựng ý vị “chua chát”, cay đắng trước bao nỗi nhọc nhằn, khổ sở của cuộc đời. Nó là lời than, là tiếng thở dài não nuột của một con người khốn khổ. Sự vi phạm phương châm hội thoại đã giúp nhà văn nói được nhiều điều. Chúng ta hãy theo dõi tiếp cuộc trò chuyện giữa hai người: Ví dụ (96): Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo: - Kiếp ai cũng thế thôi cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? - Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng? Lão cười và ho sòng sọc. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo: - Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... 124 Thế là sướng. Đáp lại câu hỏi của lão Hạc: “ ... nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”, ông giáo chỉ cần trả lời “Chẳng kiếp gì sung sướng thật” là đã đáp ứng đích giao tiếp, nội dung không thừa không thiếu. Nhưng trong ngữ huống này, ông giáo còn hướng đến một mục tiêu khác là khuyên giải lão Hạc, giúp lão vơi đi phần nào nỗi buồn khổ trong lòng. Do vậy, ở đoạn lời tiếp theo, ông giáo chủ ý nói về cái sướng, mời lão Hạc ngồi chơi, cùng “ăn khoai, uống nước chè, hút thuốc lào” thưởng thức chút khoái lạc con con của những người sống trong cảnh bần hàn. Sự vi phạm phương châm về lượng ở đây là cần thiết, phù hợp với logic hiện thực và mối giao hảo thân tình, gần gũi, đồng cảm giữa hai nhân vật. Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát một truyện ngắn cụ thể: Nghèo, Nam Cao đã ba lần vi phạm các phương châm hội thoại. Ở phần đầu thiên truyện, khi xây dựng đoạn song thoại giữa hai mẹ con chị Chuột và cái Gái, nhà văn đã vi phạm phương châm về quan hệ. Ví dụ (97): (...) Cái Gái hớn hở chạy về, lôi thôi lếch thếch trong mấy manh giẻ rách tả tơi, vừa chạy đến bếp, nó đã reo lên: - Sướng quá! Lại được ăn chè kia chứ, có ngọt không bu? Bu lấy đâu được mật mà lại nấu chè thế? Chị Chuột mắng yêu con: - Úi chà! Tíu tít như con mẹ dại ấy! Tha hồ ăn đến chán chê, chỉ sợ không sao nuốt được thôi, con ạ. Chị Chuột đã né tránh hai câu hỏi của đứa con gái (...có ngọt không bu? Bu lấy đâu được mật mà lại nấu chè thế?). Đáp lại lời con, chị không nói về cái ngọt của nồi chè, về việc lấy mật từ đâu mà nói sang chuyện khác (mắng yêu con, bảo con “Tha hồ ăn đến chán chê”). Chị không thể trả lời con vì nồi “chè” chị nấu thật ra chỉ là nồi cám chát đắng, ăn cho đỡ đói, “chỉ sợ không sao nuốt được thôi...”. 125 Lần thứ hai trong tác phẩm, nhà văn đã vi phạm phương châm về chất khi tái hiện cuộc thoại giữa vợ chồng anh đĩ Chuột. Ví dụ (98): Chị bế con rón rén bước vào chỗ chồng nằm. Thằng bé vẫn sụt sịt. Anh đĩ Chuột giở mình, hơi nghiêng mặt quay ra. (...) Thấy vợ con, anh cố gượng nhếch miệng một cái cười méo xệch và vừa thở phều phào vừa hỏi bằng một thứ tiếng yếu ớt như từ thế giới bên kia đưa lại. - Nó làm sao thế? Chị đĩ Chuột xốc con lên một cái: - Nó vòi đấy chứ có làm sao? Cơm gạo đỏ không chịu ăn, đòi ăn cơm gạo trắng của thầy cơ. - Thì lấy cho nó ăn, tôi ăn làm sao hết? Chị đĩ Chuột lấy liễn cơm chực moi cho con một ít. Nhưng anh bảo: - Mang cả ra cho nó ăn, tôi không ăn nữa đâu. Còn bao nhiêu vét cho cái gái với bu em ăn hết đi, để nó thiu ra đấy. Chị đĩ Chuột cười, bảo chồng: Thằng cu nó dở người, chứ mẹ con tôi ăn cơm đỏ đã no rồi, ăn vào đâu được nữa? Trong đoạn thoại trên, chị Chuột đã hai lần cố tình nói dối chồng vì sợ anh lo lắng. Thằng cu Bé không chịu ăn cám, khóc sụt sịt đòi cơm, chị giải thích với chồng: Con khóc vì vòi vĩnh “Cơm gạo đỏ không chịu ăn, đòi ăn cơm gạo trắng của thầy”. Khi anh Chuột bảo mang cả liễn cơm trắng chị dành cho anh ra ngoài để ba mẹ con cùng ăn, chị tươi cười bảo chồng “mẹ con tôi ăn cơm đỏ đã no rồi, ăn vào đâu được nữa?. Tấm lòng của người phụ nữ nông dân nghèo khổ đối với chồng thật cảm động. Mẹ con chị đã “cố nuốt những bát cám đặc khè cho đỡ đói”, nhường cơm cho người chồng đang ốm nặng. Hiểu rõ tình cảnh đói kém của gia đình “Anh (Chuột) biết vợ nói dối, chực nói, nhưng lại thôi, buồn rầu buông một tiếng thở dài”. Như vậy, chị Chuột đã nói dối một cách công khai, lộ liễu đến mức 126 chồng chị không nhất thiết phải lý giải vợ mình cố tình đánh lừa mình. Nam Cao còn vi phạm phương châm về chất ở phần cuối thiên truyện khi miêu tả cuộc thoại giữa anh đĩ Chuột và cái Gái. Ví dụ (99): “Người cha khốn nạn nhìn đứa con chòng chọc, thở dài. Một giọt lệ từ từ lăn xuống chiếu. - Thầy bảo gì con ạ? - Lúc nãy mẹ con mày ăn cám phải không? Gái gượng cười cãi: - Ăn chè đấy chứ. Bố nó chép miệng: Khốn nạn, chè đâu mà ăn, cơm còn không có nữa là chè! Rõ mày khổ từ trong bụng mẹ...” Cái Gái được mẹ dặn dò từ trước là bố em đang ốm, thuốc thang không có, phải giấu nhẹm chuyện ba mẹ con ăn cám để tránh cho bố khỏi buồn bực. Do vậy, khi bố hỏi đến, cái Gái đã “gượng cười” nói dối bố, chuyển việc ăn cám thành ăn chè. Đứa con gái bé bỏng vâng lời mẹ và thương bố nên đã cố tình nói sai sự thật. Nghe con nói, người bố xót xa thương con khổ từ trong trứng nước, “cơm còn không có nữa là chè”! Nhìn chung qua việc khảo sát các cuộc hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi nhận thấy nhà văn vi phạm khá thường xuyên các phương châm cộng tác hội thoại. Sự vi phạm này được thể hiện một cách lôgic, khéo léo vì bắt nguồn từ cảnh huống, từ mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp và logic hiện thực của tình tiết. Do đó nó đã phát huy tác dụng trong việc biểu hiện hàm ý hội thoại, hướng đến mục tiêu giao tiếp, đồng thời góp phần vào việc khắc hoạ nhân vật. 3.2.2. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp không tương hợp xét từ sự tương hợp giữa các hành động nói 3.2.2.1. Các phương thức đáp khác nhau của người nghe 127 Khi tiến hành phân tích diễn ngôn hội thoại, chúng ta không thể bỏ qua các hành động ngôn ngữ, đặc biệt là hành động ở lời. Muốn hội thoại diễn ra thành công, bản thân người nghe cũng phải thực hiện vai giao tiếp của mình. Người nghe có thể không trả lời đúng, sát với nội dung câu hỏi của người nói mà sử dụng các phương thức khác để trả lời như: hỏi lại, nói tránh, phủ định câu hỏi… Ví dụ (100): - Nhà còn gạo không? - Làm gì mà còn gạo? (Trẻ con không được ăn thịt chó) Phân tích ví dụ trên, chúng ta thấy người hỏi hỏi về gạo còn hay hết, người nghe không trả lời trực tiếp còn hoặc hết, mà trả lời bằng một câu hỏi mang giá trị phủ định “Làm gì mà còn gạo?”, có nghĩa là đã hết gạo. Ví dụ (101) khác: - Đã hết chưa? - Còn cái kết. (Chuyện tình) Phân tích ví dụ trên, chúng ta thấy nếu trả lời trực tiếp vấn đề thì người nghe phải đáp là “chưa” hoặc “rồi”. nhưng ở đây, người nghe lại sử dụng cách nói tránh “Còn cái kết”. Không trả lời trực tiếp vào vấn đề người nói quan tâm nhưng mạch lạc trong cặp thoại vẫn được duy trì, vì ai cũng có thể suy ra câu trả lời của người nghe “chưa, còn cái kết”. Trong Tuyển tập Nam Cao, cặp thoại Hỏi – Đáp có câu trả lời là một câu hỏi chiếm tỉ lệ: 27/437 (6,18%). Hầu hết các câu trả lời là một câu hỏi lại trong cứ liệu truyện ngắn Nam Cao mang ý nghĩa xác tín. Ngoài cách thức trả lời không trực tiếp đối với câu hỏi bằng hình thức nêu trên, người nghe còn có thể sử dụng rất nhiều các phương tiện ngôn ngữ 128 khác để thể hiện tình cảm, thái độ, suy nghĩ, hoặc bộc lộ phản ứng của mình trước câu hỏi của người nói như hệ thống tri thức chung, khung cảnh xã hội, như yếu tố tình huống giao tiếp, TGĐ, các yếu tố thuộc hệ thống ký hiệu phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ…). Đây chính là các yếu tố trong sự liên kết về mặt ngữ dụng để tạo nên mạch lạc cho các phát ngôn và chung vô cùng phong phú. Phạm vi hoạt động của ngữ dụng không chỉ dừng lại ở từ và cũng không chỉ dừng lại ở từng phát ngôn riêng biệt. Nó chỉ thực sự phát huy hết tiềm năng trong quá trình hoạt động giao tiếp xã hội. Chính quy trình “người phát tin  ngôn phẩm  người nhận tin” là cái khung quan trọng dành cho sự tồn tại và hoạt động giao tiếp. Người phát tin có thể tạo ra một sản phẩm “ở lời” thuần túy, và người nhận tin sẽ tiếp nhận được đúng cái sản phẩm đó với nghĩa hầu như nguyên vẹn của nó. Người phát tin cũng có thể chỉ mượn một sản phẩm ngôn từ nào đấy để qua đó ngầm diễn đạt một điều khác. Trong trường hợp này, “Việc cái nghĩa “không thành lời” đó có được tiếp nhận đúng và đủ hay không lại phụ thuộc vào người nhận tin. Chính phản ứng của người nhận tin sẽ cho phép kiểm tra điều đó, và vì thế liên kết ngữ dụng học hiểu theo PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh “là sự liên kết trong ngôn phẩm hoặc giữa các ngôn phẩm với nhau được thực hiện với sự tham gia của các thành viên giao tiếp” trở nên có vai trò đặc biệt quan trọng” [52,70]. 3.2.2.2. Mạch lạc được xác lập bằng TGĐ TGĐ có mặt trong hầu hết các lời nói và phát ngôn tạo nên sợ dây ngầm nối kết các hành vi lời nói, các phát ngôn lại với nhau. Khi sự liên kết bề mặt bằng các phương tiện liên kết hiển ngôn khá chặt chẽ, không cần đến sự trợ giúp của các phương tiện khác, thì vai trò của sợ dây ngầm không được thấy rõ. Còn khi mối liên hệ hiển ngôn giữa các sản phẩm ngôn ngữ, các lời nói yếu thì các sợi dây ngầm ẩn này nổi lên như một phương tiện quan trọng, thậm chí là duy nhất có tính tiền đề, làm nhiệm vụ thuyết trình cho một sản 129 phẩm ngôn ngữ cụ thể và kích thích sự xuất hiện của các sản phẩm ngôn ngữ tiếp theo. a) Mạch lạc thông qua TGĐ ngữ nghĩa + Mạch lạc thông qua TGĐ ngôn ngữ được tạo bởi các phụ từ Trong các cặp thoại thì sự xuất hiện của các phụ từ như: cũng, vẫn, còn… khiến cho các thông tin không được hiển ngôn nhưng người nói người nghe vẫn hiểu đúng, khiến cho phát ngôn trước và phát ngôn sau có sự liên kết với nhau, tạo nên tính mạch lạc cho cặp thoại. Ví dụ (102): - Cả chúng con cũng đi à? - Không. Tao hãy đi một mình trước, xem sao. (Một đám cưới) Đây là cuộc trao đổi giữa Dần và thầy của Dần về việc đi tìm công việc làm trong những ngày “gạo kém, thóc cao”. Thầy của Dần đang bàn việc định đi lên rừng kiếm việc làm, Dần mới hỏi: “Cả chúng con cũng đi à?”. Từ “cũng” biểu thị ý khẳng định về một sự giống nhau cùng một hoạt động “đi”. Bản thân từ “cũng” trong câu hỏi có TGĐ: Thầy đi rừng tìm việc thì chúng con được đi theo thầy. Câu trả lời phản bác lại nội dung câu hỏi là “không”. Cặp thoại Hỏi – Đáp này có sự mạch lạc nhau. Ví dụ (103) khác: - Còn thắc mắc gì nữa không? - Hết. (Hội nghị nói thẳng) Đây là cuộc trao đổi trong một hội nghị, trong đó có yêu cầu “không nói thẳng là không đoàn kết”. Mọi người cùng nhau trao đổi nói thẳng những ưu, khuyết điểm của mình, của đồng đội. Sau khi kết luận nói thẳng là can đảm, có tinh thần đoàn kết, cán bộ, đội viên sẽ hiểu nhau thêm, thân mến nhau 130 thêm, anh chính trị viên hỏi: “Còn thắc mắc gì nữa không?”. Từ “còn” với chức năng là phụ từ mang nghĩa biểu thị tình trạng, trạng thái chưa chấm dứt hoặc chưa kết thúc để chuyển sang trạng thái khác. Trong ví dụ này, “còn” thể hiện TGĐ trước đó có không ít người thắc mắc về nhiều vụ việc. Các thắc mắc này cũng đã được giải đáp một cách tường minh, thẳng thắn có thể đem lại sự vừa lòng đối với mọi người. Cặp thoại Hỏi – Đáp này có sự mạch lạc nhau, trọng tâm hỏi và trả lời đều xoay quanh vấn đề còn hay không còn thắc mắc trong lòng mọi người trong hội nghị nói thẳng. + Mạch lạc thông qua TGĐ ngôn ngữ tạo bởi mối quan hệ (phù hợp/ không phù hợp) của các TGĐ do những từ có mặt trong hai lời nói tạo nên. Mối quan hệ phù hợp của các TGĐ có nghĩa là TGĐ trong câu hỏi và câu trả lời phù hợp và thống nhất với nhau. Ví dụ (104): - Vị chi đi ba xu một miếng trầu? - Đúng thế; không kém ba xu một miếng. (Một đám cưới) Ví dụ này nằm trong văn cảnh cuộc thoại giữa hai cha con Dần đang dự tính hôm nay phải đi chợ mua một số chè tươi, trầu cau… chuẩn bị cho ngày cưới. Câu hỏi của cha Dần về giá cả một miếng trầu sao quá đắt và câu trả lời của Dần đáp lại là đúng giá ấy. Như vậy, TGĐ ở câu trả lời phù hợp với TGĐ của câu hỏi, điều này tạo thành sự mạch lạc cho cặp thoại. Mối quan hệ không phù hợp của các TGĐ có nghĩa là TGĐ trong câu hỏi và câu trả lời không phù hợp và không thống nhất với nhau. Ví dụ (105): - Sao lại có một xu? - Tôi ăn một tấm. (Đòn chồng) 131 Trong ví dụ này, Nam Cao đề cập đến nội dung vợ anh Lúng đến hàng bánh dầy “mân mê một cái rồi nhặt lấy một tấm bánh đầy đặn, đưa lên miệng ngoạm một miếng hết già nửa tấm”, thật ra, chị ta không phải lấy một tấm bánh mà là hai tấm, chập lại làm một. Chị chỉ trả tiền một tấm. Người bán hàng phát hiện và hỏi: “Sao lại có một xu?”. Câu hỏi của người nói chứa TGĐ người ăn sao chỉ trả với tiền quá ít. Người nghe trả lời “ăn một tấm” có TGĐ là ăn ít. Ăn một tấm bánh trả đúng với giá trị của tấm bánh như vậy là đúng. Qua nội dung cặp thoại, ta thấy chúng có mối quan hệ không phù hợp nhau. b) Mạch lạc thông qua TGĐ ngữ dụng TGĐ ngữ dụng là những tri thức hiểu biết về đời sống xã hội, về thế giới nói chung, hay về hoàn cảnh, điều kiện giao tiếp đương nhiên được chấp nhận, làm nền cho các cuộc hội thoại, và là cái cần thiết để giải thích nghĩa của các sản phẩm ngôn ngữ. Tuỳ thuộc vào chỗ TGĐ ngữ dụng do ngữ cảnh hay do vốn tri thức bách khoa tạo ra mà ta có thể chia ra hai trường hợp mạch lạc bằng TGĐ ngữ cảnh và mạch lạc bằng TGĐ bách khoa. Dưới góc độ dụng học, một câu ngoài giá trị đúng/sai còn có giá trị chuẩn xác/không chuẩn xác. Chính nhờ những kiến thức nền này mà dù cặp thoại không có dấu hiệu liên kết về mặt hình thức nhưng người nói và người nghe vẫn có thể hiểu nhau và qua đó mạch lạc của cuộc thoại được duy trì. Tập trung chủ yếu trong truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi nhận thấy chỉ xuất hiện mạch lạc thông qua TGĐ ngữ cảnh. Một trong những yếu tố đem lại thành công cho cuộc giao tiếp chính là ngữ cảnh tình huống. Hoạt động giao tiếp luôn diễn ra theo một trật tự nhất định trong một ngữ cảnh không gian và thời gian nhất định. Lời nói trước sẽ là tiền đề cho lời nói sau và như vậy hoạt động giao tiếp cứ tiếp diễn. Lời nói trước làm tiền đề tồn tại cho lời nói sau. Những nội dung thông báo trước được lấy làm cơ sở cho việc hiểu nội dung của thông báo sau. Nói cách khác, 132 mỗi lời nói cùng với sự tồn tại của mình ngoài các TGĐ được rút ra từ bản thân nó còn mang những TGĐ khác mà các lời nói mới tồn tại và giữa các lời nói có sự liên kết, ràng buộc với nhau. Ví dụ (106): Được ít lâu, bà cựu và cô Đính biết. Họ bảo nhau: Buồn cười quá, chị ơi! Con mụ Lợi vá áo cho thằng lang Rận. - Thật ư? Cô trông thấy bao giờ? - Vừa lúc nãy. Nó đang vá, thấy em, vội giấu vào trong cái cối xay. Em vờ như không biết, sai nó đi lấy cho em cái chậu thau. Nó đi rồi, em lại cái cối xem, mới biết là cái tổ rận của thầy lang. (Lang Rận) Cặp thoại trên đặt trong một ngữ cảnh thời gian (thời gian xảy ra trước cuộc hội thoại) và không gian (Con mụ Lợi vá áo cho thằng lang Rận). Nam Cao đã sử dụng từ ngữ chỉ thời gian “bao giờ”, “lúc nãy” để xác định câu chuyện nói về mụ Lợi vá áo cho lang Rận mới vừa xảy ra không lâu. Câu hỏi và câu trả lời chứa một TGĐ về thời gian. 3.2.2.2. Mạch lạc được xác lập bằng hàm ngôn Trong cuộc sống thường ngày, có những trường hợp trong đó nghĩa hiển ngôn (tường minh) không phải là nghĩa truyền báo chính của người nói. Nó chỉ là cái cớ để người nói truyền báo một hoặc một số nghĩa hàm ẩn làm nền cho nó. Lúc này TGĐ và hàm ngôn đều có thể trở thành nghĩa nằm trong ý định truyền báo của người nói. Hàm ngôn chỉ có giá trị khi người nhận tin lĩnh hội được chính xác điều mà người phát tin muốn nói và thể hiện điều nhận biết này qua một hành vi phản ứng lại. Khi lời nói có chứa hàm ngôn cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự mạch lạc cho cuộc thoại. a) Mạch lạc thông qua hàm ngôn ngữ nghĩa + Mạch lạc thông qua hàm ngôn ngữ nghĩa được suy ra từ TGĐ Trong cặp thoại dạng này, người nói hoặc người nghe thường đi bằng đường vòng, ngầm ẩn, không thể hiện trực tiếp thông tin bằng một điều hiển 133 ngôn nhưng sử dụng một TGĐ mà cả hai người điều có thể hiểu để diễn đạt nội dung ngầm ẩn từ góc độ chủ quan của mình. Ví dụ (107): - Làm quái gì hết sáu bảy trăm? - Chứ lại không sáu bảy trăm à? (Mua danh) Trong ví dụ này, câu hỏi đề cập đến vấn đề số tiền tiêu tốn quá lớn. Người nghe trả lời không bằng hình thức giải thích cụ thể lý do tiêu tốn số tiền trên, mà trả lời bằng hình thức một câu hỏi lại. Câu trả lời có TGĐ khẳng định đúng số tiền tiêu tốn trên (Chứ lại không sáu bảy trăm à = sáu bảy trăm chứ còn gì). Nó xác định tính chân xác của nội dung trả lời. + Mạch lạc thông qua hàm ngôn ngữ nghĩa được suy ra từ các từ hư Nghĩa của nhiều từ hư thường gồm có hai phần: một phần là nghĩa ngữ pháp, nghĩa quan hệ được thể hiện hiển ngôn, phần kia có chức năng định hướng nghĩa (hoặc nghĩa tình thái) gồm những hàm ý thể hiện các hành vi đánh giá, hành vi bình luận về sự vật, sự việc, thể hiện sự đồng tình, chấp nhận, khẳng định, gợi ý, bác bỏ… Khi lời nói chứa từ hư có phần định hướng nghĩa thì chúng đều có hàm ngôn. Ví dụ (108): - Chị ấy có làm ruộng lấy không? - Vợ tôi vẫn làm. Chỉ phải thuê người một ít thôi? (Hội nghị nói thẳng) Hư từ “thôi” đứng ở cuối câu biểu thị ý nhấn mạnh sự hạn chế về phạm vi, mức độ của điều vừa nói đến. Trong ví dụ này, nó kết kết hợp với từ “chỉ” đứng đầu cụm động từ. Từ “chỉ” mang nghĩa nhấn mạnh vào nội dung động từ đứng sau nó. Chỉ phải thuê người một ít thôi? thể hiện hàm ý người nói chỉ thuê người làm ruộng rất ít. Hàm ý của câu trả lời là đồng ý người vợ của tôi vẫn có làm ruộng và thuê mướn vẫn có. Hai phát ngôn này đảm bảo tính mạch 134 lạc. Xét một ví dụ (109) khác: - Cậu mua thật hay mua dối? - Mua thật ạ. (Đón khách) Quan hệ từ “hay” biểu thị quan hệ tuyển chọn giữa hai điều được nói đến, có điều này thì không có điều kia và ngược lại. Trong câu hỏi, người nói đưa ra nội dung buộc người nghe phải chọn một. Trong câu trả lời, người nghe phải đáp ứng yêu cầu đó của người nói. Khi trả lời: “Mua thật ạ”, người nói cũng như người nghe có thể hình dung ra sự đối lập ở câu hỏi và cách lựa chọn một trong hai ở câu đáp. Như vậy, rõ ràng chúng có sự liên kết mạch lạc nhau. Trong Tuyển tập Nam Cao, câu hỏi chứa quan hệ từ “hay” chiếm tỉ lệ là 14/437 (3,20%). + Mạch lạc thông qua hàm ngôn ngữ nghĩa được suy ra từ cách nói lửng Nói lửng là cách nói hoàn toàn đặc trưng của lời nói. Nó khác với cách nói liệt kê được đánh dấu bằng dấu ba chấm (…) trong văn bản. Trong nhiều trường hợp, cách nói lửng lại là yếu tố tạo hàm ý giúp duy trì các cuộc thoại, củng cố mạch lạc giữa các phát ngôn. Ví dụ (110): - Tôi gửi ông chỗ này để ông xa pháo, đò giang… Trăm sự nhờ ông… - Được rồi! Bà cứ yên lòng về… (Rửa hờn) Câu chuyện Rửa hờn bắt đầu từ cái trần ngôn mà ông Lý Nhưng cho rằng ông khoá Mẫn đã viết. Mâu thuẫn này dẫn đến việc “trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”. Ông khoá Mẫn có người họ xa có cái mũi đỏ và sần sùi như 135 một cái vỏ cam sành. Ông Lý bèn làm giấy khai ông này bị bệnh hủi, xin bắt đi khám nghiệm. Vợ ông này tức tối đến gặp ông khoá để nhờ giúp mình “trăm sự nhờ ông…”. Câu nói thể hiện niềm tin mãnh liệt của bà vợ được đặt vào tay ông khoá Mẫn. Vì thế, trong câu trả lời, ông khoá bảo: “Được rồi! Bà cứ yên lòng về…” thể hiện sự chấp nhận lời thỉnh cầu của bà vợ người có cái mũi đỏ. Câu trả lời này hàm chứa niềm tin của bà vợ sẽ đạt được kết quả như/ gần như mong đợi. Chấm lửng là một trong các yếu tố giúp duy trì mạch lạc, duy trì sự hiểu nhau giữa người nói và người nghe. b) Mạch lạc thông qua hàm ngôn ngữ dụng Mọi giao tiếp lời nói đều được thực hiện trong những ngữ cảnh tình huống nhất định. Cảnh huống chính là môi trường quan trọng cho lời nói tồn tại và là cơ sở không thể thiếu cho các hành vi giao tiếp bằng lời. Trong cơ chế tạo hàm ngôn, vai trò của cảnh huống là không nhỏ. Tuỳ vào từng cảnh huống cụ thể mà cùng lúc lời nói có thể có hoặc không có hàm ý, có hàm ý này hoặc hàm ý khác. Tuy nhiên, cảnh huống cũng là một yếu tố quy định hàm ý và là một phương tiện liên kết lời nói, duy trì sự liền mạch giữa các phát ngôn trong nhiều trường hợp nhất định. Ví dụ (111): - Mãi ngắm nàng thơ nào mà ngây người ra thế? - À! Các anh!... (Đời thừa) Cuộc thoại này diễn ra giữa Trung, Mão và Hộ. Đặt trong cảnh huống Trung và Mão đang bắt gặp Hộ trong tình huống Hộ đứng trước cửa hiệu thịt quay. Trong hiệu, một thiếu nữ đẹp đang mặc cả… Hộ đành đứng đợi. Trung nhếch cười lặng lẽ và Mão cười ầm ĩ, cùng đưa tay cho Hộ bắt: “Mãi ngắm nàng thơ nào mà ngây người ra thế?”. Câu hỏi vừa mang yếu tố hỏi nhưng cơ bản là chào hỏi xã giao khi mới gặp nhau. Hiểu được điều đó, câu trả lời của 136 Hộ cũng mang tính chào hỏi xã giao đáp lại. Cặp thoại này có sự liền mạch thống nhất trong chủ đề nói, có tính mạch lạc trong các phát ngôn. c) Mạch lạc được xác lập bằng yếu tố phi ngôn ngữ Một đặc điểm nổi bật trong hành vi giao tiếp lời nói là việc truyền đạt thông tin không chỉ được tiến hành bằng các phương tiện ngôn ngữ mà còn được tiến hành bằng các yếu tố phi ngôn ngữ (chủ yếu là cử chỉ điệu bộ). Trong những tình huống giao tiếp lời nói cụ thể, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… mặc dù là những yếu tố bên ngoài nhưng lại là những yếu tố không thể thiếu được. Con người trong khi giao tiếp thường quan sát phản ứng được biểu hiện ra bên ngoài của đối tượng giao tiếp. Qua phản ứng của người nhận tin, người phát tin có thể hiểu được một phần suy nghĩ của đối tượng về lời nói của mình để từ đó có thể thay đổi chiến lược giao tiếp sao cho phù hợp nhất với đối tượng. Còn với người nhận tin, việc tiếp thu nội dung thông báo, việc quan sát cử chỉ, điệu bộ… của người phát tin sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về những điều mà người kia muốn diễn đạt. Để tương ứng với nội dung cần diễn đạt, các dạng biểu hiện của cử chỉ điệu bộ, nét mặt vô cùng phong phú, đa dạng. Riêng nét mặt có khả năng biểu hiện những sắc thái tình cảm rất khác nhau: đồng ý, phủ nhận, nghi ngờ, ngạc nhiên, phẩn nộ… hay ngay cả các cử chỉ sơ đẳng như gật đầu, lắc đầu trong những tình huống khác nhau cũng có thể biểu đạt những nội dung khác nhau. Theo Trần Thị Thu Hương, các biểu hiện của cử chỉ con người thật đa dạng nhưng tựu trung lại có thể chia thành bốn loại chính: - Cử chỉ mô phỏng (nhắc lại, bắt chước cách đi đứng, nói năng của người khác) - Cử chỉ tượng trưng (được xã hội quy định như vỗ tay khi đồng ý, giơ tay khi biểu quyết) - Cử chỉ thuyết minh (đi kèm để giải thích thêm cho lời nói) 137 - Cử chỉ hàm chỉ (tự thân biểu đạt một thông tin hoàn chỉnh) - Đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trên thưc tế có hai loại cử chỉ thuyết minh và và cử chỉ hàm chỉ. Khi tham gia giao tiếp, hai cử chỉ này được gọi là những cử chỉ kèm lời và phi lời. [52, 92] Ở đây, chúng tôi chỉ xác định cử chỉ kèm lời thể hiện sự mạch lạc trong cặp Hỏi – Đáp mà thôi. Cử chỉ kèm lời là cử chỉ đi kèm với các hành vi lời nói biểu thị sự khẳng định, phủ định, ngạc nhiên, nghi ngờ, giễu cợt… Vai trò biểu nghĩa, đặc biệt là biểu nghĩa ngữ dụng của các yếu tố này được coi là hiển nhiên. Ví dụ (112): - Ốm quá thế thì nằm nhà đắp chiếu mà nghỉ có hơn không? Mình ốm ai nỡ nói? Anh lắc đầu nói như người chưa khỏi: - Đã đành ốm thì chắc người ta phải cho mình nghỉ. (Điếu văn) “Lắc đầu” được xem là cử chỉ kèm lời. Nó làm tăng sức biểu hiện của nội dung thông báo bằng lời. Có thể nhận thấy rằng: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt … là một hệ thống tín hiệu có những đặc trưng riêng, phong phú và phức tạp. Những yếu tố này có vai trò làm phương tiện liên kết lời nói và duy trì tính mạch lạc rất thấp nhưng chúng lại có vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp của con người. Nhờ các yếu tố này mà người nghe có những phản ứng tích cực và chính xác đối với nội dung câu hỏi mà người nói đưa ra, từ đó duy trì cuộc thoại theo một hướng tích cực. 138 Sơ đồ 5: Mạch lạc trong các thoại Hỏi – Đáp không tương hợp TIỂU KẾT Có thể thấy rằng, mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp là dễ được nhận thấy nhất. Qua các phương thức kết học, mạch lạc của cặp hội thoại có thể được nhận thấy ngay từ trên bề mặt hình thức của phát ngôn. Nội dung chủ đề - đề tài cũng được người nói và người nghe thể hiện một cách tường minh, tạo thành mối liên hệ ngữ nghĩa chặt chẽ, cộng thêm các phương thức liên kết làm tăng thêm tính liên kết giữa các phát ngôn, duy trì và phát triển chủ đề, tạo tính mạch lạc cho cuộc thoại cặp thoại Hỏi - Đáp của cuộc thoại. Trong chương ba, luận án đi vào nghiên cứu tính mạch lạc trong sáu cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp (theo quan điểm về sáu loại câu hỏi phân loại theo lực ngôn trung của Cao Xuân Hạo). Cụ thể là cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi chính danh, cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi có giá trị cầu khiến, cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi có giá trị khẳng định, cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi có giá trị khẳng định, cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi biểu thị sự phỏng đoán hay ngờ vực, ngần ngại, cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi có giá trị cảm thán. Với số lượng 437 cặp đối thoại kế cận, tuy chúng thuộc các dạng thức kiểu loại khác nhau song đều là những cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp, mạch lạc được thể hiện một cách rõ ràng dễ nhận thấy. Trong cặp thoại câu hỏi và câu đáp thường có chung một chủ đề – đề tài, những đối tượng tham gia giao 139 tiếp đã sử dụng các yếu tố ngôn ngữ tường minh, các phương thức liên kết để duy trì và phát triển chủ đề theo những hướng khác nhau làm tăng tính mạch lạc của cặp thoại. Cũng trong chương này, chúng tôi nghiên cứu tính mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp không tương hợp. Mạch lạc trong các cặp thoại này khi được giải thuyết trên nguyên tắc cộng tác và sự tương hợp giữa các hành động nói thì chúng biểu hiện vô cùng đa dạng phong phú. Sự phong phú này thể hiện từ cách trả lời vi phạm các phương châm của nguyên tắc cộng tác (phương châm chất, lượng, quan hệ, cách thức) đến cách người nghe không trả lời vào câu hỏi của người nói mà sử dụng những phương thức khác như nói tránh, phủ định câu hỏi, hỏi lại người nói … hoặc sử dụng các phương thức liên kết dụng học (phương thức liên kết bằng TGĐ, phương thức liên kết bằng hàm ý, phương thức liên kết bằng cử chỉ điệu bộ)… Sự phong phú đa dạng của các phương thức liên kết này làm thành sự đa dạng phong phú muôn màu muôn vẻ của các cặp thoại. Không chỉ đa dạng phong phú về mặt kiểu loại mà những phương thức liên kết này còn có một vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần làm nên tính mạch lạc cho đoạn thoại từ chính sự liên kết ngữ nghĩa về mặt nội dung. Các phương thức người nghe sử dụng càng đa dạng linh hoạt bao nhiêu thì các cặp thoại Hỏi – Đáp càng phong phú, phức tạp và hấp dẫn bấy nhiêu và đặc biệt, nó giúp cho việc nghiên cứu về mạch lạc giữa chúng càng trở nên thú vị và có ý nghĩa. Chúng tôi nhận thấy nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao đã cố tình vi phạm thường xuyên các phương châm cộng tác hội thoại . Sự vi phạm này đã phát huy tác dụng trong việc biểu hiện nội dung, ý định của người nói, khắc hoạ được tính cách nhân vật và hướng đến mục tiêu giao tiếp nhất định. 140 KẾT LUẬN 1. Luận án đã trình bày tổng quan về những vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh việc hệ thống hóa cơ sở lí luận, các quan điểm của các nhà ngôn ngữ học về diễn ngôn, phân tích diễn ngôn, mạch lạc, hội thoại, tiền giả định và hàm ngôn; luận án đã đánh giá những thành tựu nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Qua đó, chúng tôi đã vận dụng những cơ sở lí luận này một cách có chọn lọc; triển khai các bước một cách cụ thể để phân tích diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao, từ đó chỉ ra những hình thức đối thoại, độc thoại nội tâm, mạch lạc diễn ngôn và những ý nghĩa, giá trị nội dung mà nó chuyển tải. 2. Qua nghiên cứu diễn ngôn đối thoại và độc thoại nội tâm trong các đoạn thoại của truyện ngắn Nam Cao, luận án góp phần khẳng định những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hội thoại, qua đó triển khai câu chuyện một cách hấp dẫn, khéo léo; bộc lộ tính cách nhân vật và đạt được đích giao tiếp một cách hiệu quả. Kết quả khảo sát số cuộc đối thoại và số lượt lời của nhân vật trong 20 truyện ngắn Nam Cao và khảo sát chi tiết về nhân vật giao tiếp, tình huống giao tiếp, số lượt lời của một số tác phẩm tiêu biểu cho thấy: nếu tần suất các cuộc đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao không nhiều, thì độc thoại nội tâm lại xuất hiện thường xuyên, dày đặc. Theo chúng tôi, sẽ rất thiếu sót nếu chỉ phân tích các cặp thoại Hỏi-Đáp trong diễn ngôn hội thoại của truyện ngắn Nam Cao mà không đánh giá việc xây dựng các độc thoại nội tâm trong truyện. Độc thoại nội tâm mặc dù chỉ là dòng tâm tư của nhân vật, những suy nghĩ, sự giằng xé, dằn vặt của nhân vật nhưng đã ảnh hưởng trực tiếp đến hành động, thể hiện tính cách của nhân vật đó; do vậy theo chúng tôi, đó cũng là một nét đặc trưng khi phân tích diễn ngôn hội thoại của văn bản nghệ thuật. Qua tìm hiểu, khảo sát; chúng tôi thấy Nam Cao có biệt tài khai thác dòng suy nghĩ của nhân vật, hé mở mọi tâm tình, nỗi niềm và cả những 141 toan tính, dự định của chúng. Diễn ngôn trần thuật của nhà văn và diễn ngôn độc thoại của nhân vật khi tách ra, khi hòa vào nhau rất khó phân biệt. Chính sự hoà quyện này đã tạo nên lối kể chuyện đa thanh, đa giọng, có khi mang tính triết lý sâu sắc về cuộc đời, về nghệ thuật; có sức lôi cuốn, lay động tâm hồn độc giả, đồng thời thể hiện được tài năng, tâm hồn của nhà văn. 3. Nghiên cứu về mạch lạc của các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp và không tương hợp trong truyện ngắn Nam Cao đưa lại những lí giải mới về sự thành công của ngòi bút truyện ngắn độc đáo này. Qua cứ liệu trong truyện ngắn Nam Cao mà chúng tôi khảo sát, sự tinh tế của mạch lạc giữa các phát ngôn trong cặp thoại Hỏi - Đáp kế cận và trong đoạn thoại đã được tác giả sử dụng triệt để, tạo sự biến hoá đa dạng trong các cặp thoại Hỏi - Đáp nói riêng và trong các đoạn thoại nói chung. Bao nhiêu diễn biến, tình huống giao tiếp xảy ra thì có bấy nhiêu cặp thoại phù hợp được tác giả xây dựng.Như vậy, các cặp thoại Hỏi-Đáp tương hợp mặc dù được thể hiện rõ trên bề mặt câu chữ vói nghĩa tường minh của nó, nhưng không vì thế mà cách xây dựng hội thoại của Nam Cao la đơn giản và nhàm chán, má trái lại sự duy trì đề tài chủ đề cũng rất đa dạng, nhiều cách và uyển chuyển, tùy thuộc vào mỗi ngữ cảnh, quan hệ nhân vật. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều cặp thoại Hỏi-Đáp mà ở đó, tính mạch lạc của nó không thể hiện rõ trên bề mặt câu chữ một cách tường minh. Lúc này, chúng ta phải phải vận dụng vốn sống, kiến thức về ngôn ngữ học mới hiểu, khám phá được. Đó chính là các cặp thoại Hỏi-Đáp không tương hợp. Đó chính là khi phải sử dụng các kiến thức về tiền giả định, hàm ngôn,.. để chỉ ra tính mạch lạc của nó, chỉ ra sự khéo léo và những dụng ý của tác giả Nam Cao. Theo chúng tôi, đây là một vấn đề rất thú vị khi nghiên cứu về ngôn ngữ trong truyện ngắn của ông. Đó cũng chính là một trong những yếu tố đem lại sự thành công nhất định của tác giả này. 4. Luận án đã ứng dụng, cụ thể hóa các bước tiếp cận một tác phẩm văn học/diễn ngôn tự sự bằng những kiến thức về ngôn ngữ học. Những kết quả 142 của luận án là tài liệu tham khảo cho việc dạy-học các tác phẩm của Nam Cao nói riêng và các diễn ngôn tự sự nói chung trong nhà trường. Kết quả của luận án có thể góp thêm cứ liệu, cho thấy hiệu quả của việc nghiên cứu các diễn ngôn văn học từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, góp phần làm rõ về lý thuyết này cũng/diễn như những vấn đề hữu quan. 5. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đề tài có thể mở ra những triển vọng và hướng nghiên cứu tiếp theo như sau: - Các biểu hiện của mạch lạc trong câu văn, đoạn văn, văn bản (hoặc trong phát ngôn, diễn ngôn). - Các biểu hiện hình thức và nội dung của hội thoại (thông qua độc thoại, song thoại, đa thoại…). - Diễn ngôn hội thoại trong quan hệ quyền thế xã hội,… 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ (Có liên quan đến đề tài luận án) 1. Nguyễn Thị Thu Hằng (2006), Đặc điểm nội dung, ngữ nghĩa đoạn văn kết thúc trong truyện ngắn của Nam Cao; Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP. HCM Số 3. 2. Nguyễn Thị Thu Hằng(2013), Diễn ngôn hội thoại và độc thoại nội tâm truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP. HCM Số 11. 3. Nguyễn Thị Thu Hằng(2015), Mạch lạc diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn của Nam Cao, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP. HCM Số 7(73). 4. Nguyễn Thị Thu Hằng(2015), Mạch lạc diễn ngôn hội thoại xét từ tiền giả định và hàm ý của các cặp Hỏi-Đáp trong truyện ngắn Nam Cao, Tạp 144 chí Ngôn ngữ số 319(2015)- Bài đã được biên tập và đồng ý nhận đăng. 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu bằng tiếng Việt và dịch ra tiếng Việt 1. Vũ Tuấn Anh (1991), Phong cách truyện ngắn Nam Cao, Quân đội Nhân dân thứ bảy (76). 2. Trần Thị Vân Anh (2008), Mạch lạc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học, Viện Ngôn ngữ học. 3. Aрутюнова Н.Д và Падучева Е.В (1999), Nguồn gốc, vấn đề và phạm trù của dụng học, Tạp chí Ngôn ngữ (7). 4. Lại Nguyên Ân (1992), Nam Cao và cuộc cách tân văn học đầu thế kỷ XX, Tạp chí Văn học (1). 5. Diệp Quang Ban (1998), Về mạch lạc trong văn bản, Tạp chí Ngôn ngữ (1), tr. 47-55. 6. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong lời nói, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Diệp Quang Ban (1999), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Diệp Quang Ban (2002), Ngữ pháp truyện và một vài biểu hiện của tính mạch lạc trong truyện, Tạp chí Ngôn ngữ (10), tr. 68-78. 9. Diệp Quang Ban (2003), Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc - Liên kết Đoạn văn, Nxb KHXH. 10. Diệp Quang Ban (2005), Văn bản, Nxb ĐHSP Hà Nội. 11. Diệp Quang Ban (2007), Tìm hiểu Phân tích diễn ngôn phê bình, Tạp chí Ngôn ngữ (8), tr. 45-55. 12. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Diệp Quang Ban (2011) Về phương pháp luận nghiên cứu dụng học: Từ cách tiếp cận phối cảnh, Tạp chí Ngôn ngữ (7), tr. 1-10. 14. Nguyễn Hoa Bằng (1998), Tính phức điệu của người kể chuyện trong 146 truyện ngắn Nam Cao, Ngữ học Trẻ, tr. 198 – 202. 15. Nguyễn Hoa Bằng (2000), Thi pháp truyện ngắn Nam Cao, Luận án tiến sĩ khoa học Ngữ văn. 16. Vũ Bằng (1969), Nam Cao, nhà văn không biết khóc, Tạp chí Văn học (95). 17. Gillian Brown – Goerge Yule (2002), Phân tích diễn ngôn (Trần Thuần dịch), Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 18. Nam Cao (1983), Nam Cao – Truyện ngắn (Hà Minh Đức sưu tầm và giới thiệu), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 19. Nam Cao (1988), Những cánh hoa tàn, (Hà Minh Đức sưu tầm và giới thiệu), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 20. Nam Cao (1993), Nam Cao tuyển tập, tập I và II, (Hà Minh Đức sưu tầm và giới thiệu), Nxb Văn học, Hà Nội. 21. Nam Cao (2010), Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học, Hà Nội. 22. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 23. Đỗ Hữu Châu – Bùi Minh Toán (1993) Đại cương Ngôn ngữ học, tập hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Đỗ Hữu Châu (2000), Tìm hiểu văn hoá qua ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ (10), tr. 1-18. 25. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập II: Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Đỗ Hữu Châu – Nguyễn Việt Hùng (2007), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb ĐHSP, Hà Nội. 27. Nguyễn Minh Châu (1987), Nam Cao, Văn nghệ (29). 28. Huệ Chi và Phong Lê (1962), Con người và cuộc sống trong tác phẩm Nam Cao, Nghiên cứu văn học (1). 29. Vũ Khắc Chương (2000), Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam 147 Cao, Nxb Văn học, Hà Nội. 30. Mai Ngọc Chừ – Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến (2003), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 31. Nguyễn Đức Dân (1996), Logich và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 32. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập một, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 33. Nguyễn Đức Dân (2003), Tiếng Việt (dùng cho đại học đại cương), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 34. Nguyễn Đức Đàn (1966), Cách mạng tháng Tám và chặng đường phát triển mới của Nam Cao, Tạp chí Văn học (11). 35. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 36. Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập I và II, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 37. Hà Minh Đức (1961), Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 38. Hà Minh Đức (1982), Nam Cao và đôi nét về nghệ thuật sáng tạo tâm lý, Tạp chí Văn học (6). 39. Hà Minh Đức (1998), Nam Cao – Đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội. 40. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 41. Gal’perin I. R. 1981. Văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học. (Hoàng Lộc dịch, 1987). 42. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 43. Nguyễn Thiện Giáp (2002), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 148 44. Nguyễn Thiện Giáp (2004), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 45. Nguyễn Thị Hà (2010), Khảo sát chức năng ngôn ngữ văn bản quản lí nhà nước qua phương pháp phân tích diễn ngôn. Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học. 46. Halliday M.A.K. (2001), Dẫn luận ngữ pháp chức năng (Hoàng Văn Vân dịch), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 47. Nguyễn Văn Hạnh (1993), Nam Cao – một đời người, một đời văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 48. Cao Xuân Hạo (2004), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Giáo dục, Tp.HCM. 49. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt: mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa. Nxb Giáo dục. 50. Nguyễn Hoà (2003), Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lí luận và phương pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 51. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 52. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (2004), Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 53. Đỗ Việt Hùng (2006), Sự hiện thực hoá các thành phần nghĩa của từ trong tác phẩm văn chương, Tạp chí Ngôn ngữ (10), tr. 21-34. 54. Trần Thị Thu Hương (2009), Mạch lạc diễn ngôn hội thoại trong một số tác phẩm văn học hiện đại, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 55. Phùng Ngọc Kiếm (1992), Những đổi mới trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao sau 1945, Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 56. Đỗ Viết Khanh (2010), Sự tha hoá của con người trong sáng tác của Nam cao trước 1945, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP Tp.HCM. 149 57. Lê Đình Kỵ (1964), Nam Cao – con người và xã hội cũ, Tạp chí Văn nghệ (50). 58. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hoà (1995), Phong cách học tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 59. Vũ Văn Lăng (2013), Một số tác phẩm của Nam Cao dưới ánh sáng của phân tích diễn ngôn và dụng học, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 60. Phong Lê (1997), Nam Cao – Phác thảo sự nghiệp và chân dung, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 61. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ nghĩa lời hội thoại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 62. Phạm Quang Long (1994), Một số thi pháp truyện ngắn Nam Cao, Tạp chí Văn học (2). 63. Nguyễn Thị Lương (1996), Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt. Luận án PTS Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội. 64. Phạm Thị Lương (2011), Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP Tp. HCM. 65. Phương Lựu (2009), Phương pháp luận Nghiên cứu văn học, Nxb ĐHSP Hà Nội. 66. Lyons J. (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận, (Nguyễn Văn Hiệp dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 67. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1984), Tổng tập văn học Việt Nam tập 30A, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 68. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Nhớ Nam Cao và những bài học của ông, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 69. Trần Ngọc Thêm (dịch, 1996), Ngữ pháp văn bản. (Moskal’skaja O. I. 150 (1981). 70. Nguyễn Thị Hồng Nga (2005), Mạch lạc trong một số truyện ngắn, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 71. Đào Thanh Nga (2010), Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học KHXH&NV, Hà Nội. 72. Trần Thị Nga (2006), Tên bài trên báo Việt Nam từ bình diện phân tích diễn ngôn, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Đại học KHXH&NV, Hà Nội. 73. Nguyễn Lương Ngọc (1992), Thử sống trong văn Nam Cao, Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 74. Phan Ngọc (2000), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Trẻ. 75. Vương Trí Nhàn (1992), Những biến hoá của chất nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao trước 1945, Tạp chí Văn học (1). 76. Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn (1984), Ngôn ngữ học: khuynh hướng, lĩnh vực, khái niệm, tập một, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 77. Hồ Mỹ Huyền, Trúc Thanh (dịch 1998), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn (David Nunan (1998)), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 78. Hoàng Phê (2003), Logic – Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học. 79. Phạm Văn Phúc (1998), Cái tứ trong truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao, Tạp chí Văn học (4). 80. Trần Kim Phượng (2014), Các từ xưng hô trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/Ngonngu. 81. Saussure F. de (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương. Nxb KHXH. 82. Trịnh Sâm (1999), Tiêu đề văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 151 83. Trần Đăng Suyền (2001), Chủ nghĩa hiện thực - Nam Cao, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 84. Nguyễn Thị Việt Thanh (2001), Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 85. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 86. Trần Ngọc Thêm (1999), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 87. Nguyễn Đình Thi (1956), Nam Cao, Mấy vấn đề văn học, Nxb Văn nghệ, Hà Nội. 88. Lê Quang Thiêm (2008), Ngữ nghĩa học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 89. Bùi Công Thuấn (1997), Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng, Tạp chí Văn học (2). 90. Phan Thị Thu Thuỷ (2004), Nghiên cứu số văn bản hành chính pháp quy sử dụng trong các trường đại học trên bình diện phân tích diễn ngôn, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 91. Nguyễn Minh Thuyết – Nguyễn Văn Hiệp (1998), Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 92. Phan Trọng Thưởng (1997), Tìm hiểu một chữ “nhưng” trong văn Nam Cao, Tạp chí Văn học (10). 93. Trần Văn Toàn (2015), Dẫn nhập lí thuyết diễn ngôn của M. Foucault và nghiên cứu văn học, Tạp chí Nghiên cứu văn học (5). 94. Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 95. Bùi Minh Toán (2008), Giáo trình dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb ĐHSP, Hà Nội. 96. Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và 152 tư duy. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 97. Nguyễn Đức Tồn (1993), Nghiên cứu đặc trưng văn hóa qua ngôn ngữ và tư duy ngôn ngữ, Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Trường ĐHNNHN, Hà Nội, tr.17-21. 98. Nguyễn Đức Tồn (2011), Về các phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt từ góc độ nhận thức và bản thể, Ngôn ngữ (8,9). 99. Phạm Thị Thu Trang (2008), Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại (Khảo sát trên tư liệu một số truyện ngắn hiện đại), Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 100. Nguyễn Văn Trung (1965), Con người bị từ chối quyền làm người trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết, Sài Gòn. 101. Nguyễn Nguyên Trứ (1988), Đề cương bài giảng về Phong cách học, Trường Đại học Tổng hợp, Tp. HCM. 102. Cù Đình Tú (1993), Phong cách học và đặc điểm của tu từ tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 103. Hoàng Tuệ (1999), Ngôn ngữ và đời sống xã hội - văn hoá. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 104. Phan Văn Tường (2004), Phong cách nghệ thuật Nam Cao, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP, Tp.HCM. 105. Nguyễn Huy Tưởng (1987), Tưởng nhớ Nam Cao (điếu văn đọc tại lễ truy điệu Nam Cao 1951), Văn nghệ (29). 106. Phạm Hùng Việt (1994), Vấn đề tính tình thái với việc xem xét chức năng ngữ nghĩa của trợ từ tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ (2), tr. 483. 107. Nguyễn Đăng Vy (2010), Truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng trong văn xuôi nghệ thuật Tự Lực văn đoàn, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP, Tp.HCM. 153 108. Mai Hải Yến (1999), Độc thoại nội tâm trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao, Kỷ yếu Hội thảo Những vấn đề ngữ dụng học, tr. 176-180. 109. Mai Thị Hảo Yến (2001), Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội. 110. George Yule (2003), Dụng học (nhóm Trúc Thanh dịch), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. II. Tài liệu bằng tiếng Anh 111. Beaugrande R. de. 1990. “Text linguistics through the years”. In: TEXT, 10 (1/2) (1990), tr. 9-17. 112. Billig M. 2003. “Critical Discourse Analysis and the Rhetoric of Critique”. In: Critical Discourse Analysis: Theory and Interdisciplinarity. Edited by Gilbert Weiss and Ruth Wodak. Palgrave. Macmillan (pp. 35-46). 113. Brown G., Yule G. 1991 (First published 1983). Discourse Analysis. Cambridge University Press. 114. Cook G. Fifth impression 1995 (First published 1989), Discourse, Oxford University Press. 115. Coulthard M. Sixth impression 1990 (First published 1977. Second (new) edition 1985), An Introduction to Discourse Analysis, Longman. London & New York. 116. Coulthard M. 2003. “The Discourse-Knowledge Interface”. In: Critical Discourse Analysis: Theory and Interdisciplinarity. Edited by Gilbert Weiss and Ruth Wodak. Palgrave. Macmillan (pp. 85-109). 117. Dijk T. A. Van (1990), Introduction: Text in the next decade. In: TEXT, 10 (1/2) (1990), tr. 9-17. 118. Dijk T. A. Van (2003), “The Discourse-Knowledge Interface”. In: Critical Discourse Analysis: Theory and Interdisciplinarity. Edited by Gilbert Weiss and Ruth Wodak. Palgrave. Macmillan (pp. 85-109). 154 119. Dik S. C (Simon C.) 1981 (Third revised edition, First edition 1978, Second edition 1979), Functional Grammar. Foris Publications Holland. 120. Dik S. C (Simon C.) 1989 (Part 1: The Structure of the Clause – Published by Foris Publications Holland), 1997 (Part 2: Complex and Derived Constructions – Published by Mouton de Gruyter), The Theory of Functional Grammar. 121. Fairclough N. (1997, First publised 1995) Critical discours analysis: the critical study of language. Longman, London and New York. 122. Gee J. P. (2000 and 2001, First published 1999). An Introduction to Discourse Analysis: Theory and Method. Simultaneously publised in the USA and Canada. 123. Green G. M. (1989), Pragmatics and Natural language Understanding. LEA. 124. Halliday M.A.K., Ruqaiya Hasan (1994), Cohesion in English, Longman, London. 125. Halliday M. A. K., Revised by Christian M.I.M. Matthiessen. 2004. An Introduction to Functional Grammar. Third edition. Hodder Arnold. 126. Huckin T. 1997. “Critical Discourse Analysis. In: Functional Approaches to Written Text: Classroom Applications, pp. 78-92. Edited by Tom Miller. Washington, D. C. 20547. 127. Levinson S. C. 1995 (First published 1983). Pragmatics. Cambridge University Press. 128. Nunan D. (1993), Introduction to Discourse Analysis . 129. Searle J. R. (1969), Speech acts: An Essay in the Philosophy of Language. 130. Searle J. R. 1975b. “A classification of Illocutionary Acts”. In: Language in Society. No 5, p. 1-23). Cambridge University Press, 155 London. 131. Simpson J. M. Y, Asher r. e. (1994), The Encyclopedia of Language and linguistics, Pergamon Press. 132. Stubbs M. (1987, First published 1983). Discourse Analysis: The Sociolinguistic Analysis of Natural Language. Basil Blackwell. 133. Togeby D. 1994. “Text Pragmatics”. In: The Encyclopedia of Language and Linguistics. Editor-in-Chief R. E. Asher, Pergamon Press, 1994. 134. Toolan M. (1994), Narrative: Linguistic and Structural Theories. In: The Encyclopedia of Language and Linguistics. Editor-in-Chief R. E. Asher, Pergamon Press, 1994. Vol. 5, pp. 2679-2696. 135. Van Dijk (2000), Critical DiscourseAnalysis, Available: http://www.hum.uva.nl/teun/cda.htm. 136. Weiss G. and Wodak R. (2003), Introduction: Theory, Interdisciplinarity and Critical Discourse Analysis. In: Critical Discourse Analysis: Theory and Interdisciplinarity. Edited by Gilbert Weiss and Ruth Wodak. Palgrave. Macmillan, pp.1-32. 137. Widdowson H. G. (1973), An Applied Linguistic Approach to Discourse Analysis. Ph.D. Dissertaton. University of Edinburgh. 138. Yule, G. (1997, First published 1996). Pragmatics. Oxford University Press. [...]... với Diễn ngôn tự sự, David Nunan với Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, Gillian Brown và George Yule với Phân tích diễn ngôn Ở Việt Nam, một số các công trình nghiên cứu đề cập đến việc phân tích diễn ngôn tự sự như: Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản (Diệp Quang Ban), Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lý luận và phương pháp (Nguyễn Hoà), Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn. .. lý thuyết, diễn ngôn không thể xa lạ với người nói (…) Lý thuyết về diễn ngôn như hình thức của văn bản đã được 9 dụng học hoá được bắt đầu từ quan niệm của E Benveniste phân định diện tường thuật (récit) và diện diễn ngôn (discours) ngôn ngữ “được người nói sở hữu” Diễn ngôn, cần được hiểu ở đây nghĩa rộng nhất, như một phát ngôn bất kỳ giả định có người nói và người nghe và ý định từ... đột tâm lý của người phát ngôn, có liên quan đến những người có khả năng trực tiếp tham gia hội thoại, nó tác động vào anh ta khiến anh ta phải dùng lời để phản ứng lại và hướng lời nói của mình vào những người có khả năng trực tiếp tham gia hội thoại ấy, trên cơ sở của một kiến thức về cấu trúc câu và cách sử lý mối quan hệ giữa phát ngôn và ngữ cảnh tình huống và của một dự cảm về hiệu... Cook, ông nêu: Diễn ngôn là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa, được hợp nhất lại và có mục đích” [12,200] Brown và Yule khi xử lí diễn ngôn như là “sản phẩm” hay “tiến trình” thì lại khẳng định: Diễn ngôn như một tiến trình” [17,48] Trong bài viết Nguồn gốc, vấn đề và phạm trù của dụng học, Aрутюнова và Падучева viết: “ Diễn ngôn phản ánh chủ quan của con người và do vậy,... ngữ hình thức của diễn ngôn, hoặc tồn tại khiếm diện trong đích giao tiếp của đối tượng 1.1.1.2 Đặc điểm về diễn ngôn - Diễn ngôn là đơn vị lớn hơn câu/phát ngôn. Nó có thể là một phát ngôn mà cũng có thể do vô số phát ngôn hợp lại - Nó phải có tính mạch lạc, nghĩa là có một đề tài, có chủ đề chung, giữa các phát ngôn trong một diễn ngôn phải có quan hệ hình thức và nội dung Trong một cuộc giao tiếp... tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy + Diễn ngôn ngắt quãng Ví dụ (2): Đoạn thoại giữa Kim Trọng và Thuý Kiều: - "Sinh rằng gió mát trăng trong Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam... ngôn Trong tác phẩm này, ông đồng tình với định nghĩa của Cook: Diễn ngôn là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa, được hợp nhất lại và có mục đích” [12,200] Có thể hình dung mối quan hệ giữa diễn ngôn và văn bản như sau: Diễn ngôn Văn bản (bề mặt từ ngữ) (nghĩa lôgic, chức năng) Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa diễn ngôn và văn bản Qua sơ đồ 1, ta thấy văn bản là bề mặt ngôn từ, diễn ngôn. .. là: 1 Dẫn luận: các hình thái và các chức năng của ngôn ngữ [Introduction: linguistic forms and functions] 2 Vai trò của ngữ cảnh trong việc lý giải (hiểu diễn ngôn – DQB) [The role of context in interpretation] 3 Đề tài và việc biểu hiện nội dung của diễn ngôn [Topic and the representation of discourse content] 4 ‘Cấu tứ’ và việc biểu hiện cấu trúc của diễn ngôn [‘Staging’ and the representation... sự) Diễn ngôn văn học (nói chung) và diễn ngôn tác phẩm tự sự/ diễn ngôn truyện ngắn (nói riêng) có nhiều điểm tương đồng với các loại diễn ngôn khác bởi văn học là một diễn ngôn trong hệ thống diễn ngôn của xã hội Hơn thế nữa, diễn ngôn văn học còn là “siêu diễn ngôn vì có khả năng dung nạp, chứa đựng trong bản thân nó nhiều loại diễn ngôn khác (diễn ngôn chính trị, pháp luật, khoa học,…) Bên... diễn ngôn của các nhà Việt ngữ học khi ông đề cập đến lĩnh vực phân tích diễn ngôn văn chương Còn tác giả Nguyễn Thiện Giáp, sau khi điểm qua một số quan điểm 10 khác nhau về khái niệm văn bản và diễn ngôn, ông nêu: “Thuật ngữ diễn ngôn và văn bản thường được coi là đồng nghĩa với nhau để chỉ các sản phẩm của ngôn ngữ, viết hay nói, dài hay ngắn, tạo nên một tổng thể hợp nhất, trong đó diễn ngôn ... tích ngôn ngữ văn chương Vận dụng thành tựu ngôn ngữ học vào việc nghiên cứu tác phẩm Nam Cao, lựa chọn vào khảo sát đề tài Diễn ngôn hội thoại truyện ngắn Nam Cao- Đối thoại, độc thoại. .. Ban), Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lý luận và phương pháp (Nguyễn Hoà), Biểu hiện quan hệ quyền diễn ngôn hội thoại (Phạm Thị Thu Trang), Mạch lạc diễn ngôn hội thoại một số... nhập phân tích diễn ngôn, Gillian Brown George Yule với Phân tích diễn ngôn Ở Việt Nam, số công trình nghiên cứu đề cập đến việc phân tích diễn ngôn tự như: Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo

Ngày đăng: 01/10/2015, 14:51

Mục lục

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

  • 3. Đối tượng nghiên cứu

  • 4. Phương pháp nghiên cứu

  • 5. Ý nghĩa của luận án

  • 6. Cấu trúc của luận án

  • 1.3. Mạch lạc

  • 1.5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

  • 2.1. Đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao

  • 2.2. Độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Nam Cao

  • CHƯƠNG 3 MẠCH LẠC DIỄN NGÔN HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan