Khoá luận tốt nghiệp biện pháp tu từ so sánh trong thơ lưu quang vũ

61 946 7
Khoá luận tốt nghiệp biện pháp tu từ so sánh trong thơ lưu quang vũ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG THƠ LƯU QUANG vũ KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ NGUYỄN THỊ THƯ ƠNG HÀ NỘI, 2015 BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN TRONG THƠ LƯU QUANG vũ TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ Ngưòi hưóng dẫn khoa học TS. Đỗ Thị Thu Hưong HÀ NỘI, 2015 LỜI CẲM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong tổ ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô, đặc biệt là tới cô giáo TS. Đỗ Thị Thu Hương - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Thương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận “BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những người đi trước, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo TS. Đỗ Thị Thu Hương. Khóa luận này không trùng với bất kì công trình, tài liệu nghiên cứu nào đã được công bố trước đó. Neu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Thương MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ MỞ ĐÀU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn chương là nghệ thuật ngôn từ, điều đó quả thực là đúng đắn. Tác phấm văn học là bức tranh phản ánh cuộc sống nhưng không phải là sự sao chép cuộc sống một cách nô lệ, nó được tạo nên bởi những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Thông qua tác phẩm văn học, người nghệ sĩ muốn bộc lộ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của mình trước cuộc đời, trước thế giới vạn vật. Sức mạnh của tác phẩm văn chương chính là ở việc vận dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện, tài hoa của mỗi nhà văn, nhà thơ. Tuy nhiên, trong thực tế, lóp vỏ ngôn ngữ thì hữu hạn mà tình cảm, cảm xúc thì vô hạn. Đe giải quyết mâu thuẫn ấy, người nghệ sĩ ngôn từ luôn biết cách tìm đến và khai thác năng lực biểu cảm đặc biệt của các phương tiện và biện pháp tu từ đế biểu hiện tối ưu ý tưởng nghệ thuật của mình. Trong nhiều phương tiện và biện pháp tu tù' tiếng Việt thì so sánh được coi là biện pháp tu từ được sử dụng rộng rãi và có giá trị nghệ thuật to lớn. Chính vì vậy, việc tìm hiểu biện pháp tu từ so sánh là một hướng tiếp cận đúng để chúng ta thấy cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học và tài năng của người nghệ sĩ dưới cái nhìn từ góc độ ngôn ngữ nghệ thuật. Trong văn chương, biện pháp tu từ so sánh được người nghệ sĩ sử dụng với tần số cao để biểu hiện những cảm xúc, những suy nghĩ, đánh giá của mình trước sự vật, sự việc thể hiện trong tác phẩm. Từ đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về bản chất, đặc điểm của sự vật, sự việc, nhận thức một cách sâu sắc và biểu cảm về đối tượng chưa biết. Vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu về biện pháp nghệ thuật này trong thơ là một nhiệm vụ cần thiết đối với những người dạy và học Ngữ văn nói chung. 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ 1.2. Phần lớn mọi người biết đến Lưu Quang Vũ với tư cách là một nhà viết kịch tài hoa, nối tiếng với các vở như: HỒN TRƯƠNG BA THỊT, TÔI VÀ CHỦNG TA, ÔNG KHÔNG PHẢI BỐ TÔI... DA HÀNG . Song ít ai biết rằng thơ mới chính là địa hạt, là miền sâu thắm, là đời sống của Lưu Quang Vũ. Có thể nói rằng đọc thơ Lưu Quang Vũ có cảm giác ông viết kịch để sống với mọi người và làm thơ đế sống với riêng mình, chính mình. Hay như nhà thơ Vũ Quần Phương, người thơ cùng thế hệ với Lưu Quang Vũ: “THƠ MỚI ỈÀ NƠI ANH KỈ THÁC NHIỀU NHẤT VÀ TÔI TIN NHIỀU BÀI THƠ CỦA ANH SẼ THẮNG ĐƯỢC THỜI GIAN ”. Thậm chí Bằng Việt còn cho rằng: “DÙ NHIỀU NGƯỜI NHẬN ĐỊNH KỊCH CỦA LƯU QUANG VŨ VƯỢT XA HƠN THƠ ANH ẤY NHƯNG TÔI VÂN TIN KỊCH CỦA RẰNG TRONG LIM QUANG VŨ ĐẦY CHẤT THƠ”. So sánh là biện pháp tu từ không chỉ được sử dụng phổ biến trong văn học Việt Nam - văn học dân gian mà trong thơ hiện đại, biện pháp so sánh lại được vận dụng với nhiều sắc diện mới. Lưu Quang Vũ - một nhà thơ luôn muốn cảm nhận cuộc sống trong cái tường tận của không gian, của thời gian và của mỗi sự việc thường nhật. Có thể nói, so sánh là một biện pháp nghệ thuật đặc sắc và chủ đạo trong thơ Lưu Quang Vũ khiến cho thơ Lưu Quang Vũ giàu tính tạo hình. Xuất phát từ hai lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “BIỆN SẢNH TRONG THƠ PHÁP TU TỪ SO LƯU QUANG VŨ ” chọn đề tài này, chúng tôi nhằm tự trang bị và rèn luyện cho mình năng lực nghiên cứu khoa học, kĩ năng tư duy và phân tích vấn đề, góp phần vào công việc học tập và giảng dạy sau này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nghiên cún so sánh tu từ từ góc độ phong cách h ọ c Ở lĩnh vực ngôn ngữ, đặc biệt là lĩnh vực phong cách học xem xét về biện pháp tu tù’ so sánh phải kể đến tác giả sau: 8 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ Tác giả Đinh Trọng Lạc trong giáo trình “ Phong cách học tiếng Việt” đã dành những trang viết, dành cả một chuyên mục về biện pháp so sánh tu từ. Tác giả viết: Trong văn chương, so sánh là phương thức tạo hình phương thức gợi cảm. Nói đến văn chương là nói đến so sảnh... A-Phơrăngxơ một lẩn định nghĩa “ Hình tượng là gì? Chính là sự so sánh... ” Gô-lủp “Hầu như bất cứ sự biếu đạt hình ảnh nào cũng có thế chuyến thành hình thức so sảnh Một so sảnh đẹp là so sảnh phát hiện. Phát hiện những gì người thường không nhìn ra; không nhận thấy”. Không phải ngâu nhiên mà Chế Lan Viên khen thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Một vị chủ tịch nước mà có được một so sảnh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa [3; 192] Các so sánh phong cách học thường nhắc đến ý kiến của Paolơ: “SỨC MẠNH CỦA SO SÁNH LÀ NHẬN THỨC CÒN SỨC MẠNH CỦA ẤN DỤ ỈÀ BIẾU CẢM” [dẫn theo 3; 193]. Nếu nói so sánh nói chung thì điều ấy có lý. Nhưng không phải mọi so sánh đều cụ thể, đều lấy một hình ảnh cụ thể hơn để miêu tả một hình ảnh chưa được cụ thể. Chẳng hạn: - Vui như mở cờ trong bụng - Xanh như chàm đổ Các thành ngữ trên có vẻ là cụ thể. Hoặc: - Trong như tiếng hạc bay qua (Nguyễn Du) - Tiếng hát trong như suối Ngọc Tuyền Êm như gió thoảng cung tiên (Thế Lữ) 9 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ Nào ai đã một lần thấy hạc bay qua, “SUỐI NGỌC TUYỀN ”, “CUNG TIÊN ”... để mà nói cụ thể. Ở đây chỉ là sự gợi cảm và hứng thú được một lần bay bổng trong tưởng tượng. Ây vậy mà vẻ đẹp chiếm lĩnh tâm hồn ta làm cho hình tượng thêm đẹp, ta có cảm giác thêm cụ thế mà thôi. Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ của sự liên hội và so sánh nghệ thuật là đôi cánh giúp ta bay vào thế giới của cái đẹp, của tưởng tượng hơn là đến ngưỡng của logic học. Tác giả còn viết “7zra được một điều so sánh đâu có phải dê dàng, vì đó là tâm hồn, tài năng nghệ thuật” [3; 193]. Như vậy điều tác giả muốn nói là tìm hiếu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh không phải là việc đơn giản mà phải công phu. Vì vậy vấn đề này luôn hấp dẫn các nhà nghiên cứu. Các giáo trình phong cách học cho ta thấy được khái niệm, các cách phân loại, cơ chế của phép so sánh tu từ, từ đó, người viết lấy làm cơ sở để đi vào nghiên cứu phép so sánh trong thơ Lưu Quang Vũ. Trong cuốn “99 Phương tiện và phương pháp tu từ tiếng Việt” tác giả Đinh Trọng Lạc còn phát hiện ra “trong lời nói nghệ thuật, so sánh tu từ đã biếu hiện đầy đủ những khả năng tạo hình - diên cảm của nó. Nhà văn luôn cố gắng phát hiện ra những điều mà người ta không chủ ỳ đến hoặc không cảm thấy ” [4] Theo Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa: Phương thức so sánh là một hình thức biểu hiện đơn giản nhất của lời nói hình ảnh. về mặt hình thức, so sánh khác với tất các cách chuyển nghĩa, ở chỗ bao giờ cũng gồm có hai đối tượng lập thành hai vế, các đối tượng này có thể là sự vật, tính chất hay hành động. Hai đối tượng được gắn với nhau để tạo nên một hình thức so sánh. [146, 1] Như vậy, so sánh là biện pháp tu từ được sử dụng phố biến, đem lại giá trị nghệ thuật cao. 1 0 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ 2.2. Nghiên cửu so sánh tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ Trên thi đàn Việt Nam, Lưu Quang Vũ xuất hiện với một phong cách thơ riêng biệt, độc đáo đôn hậu, hiền hòa và thiết tha tình nghĩa. Chính vì thế, thơ ông dễ đi vào lòng người, gây được cảm tình cho độc giả. Với Lưu Quang Vũ, thơ luôn là một phần của tâm hồn, của cuộc đời, của lẽ sống, của tình yêu. Tuy nhiên, so với kịch, thơ Lưu Quang Vũ lại chịu sự thách thức và sàng lọc kĩ lưỡng của thời gian. Trong khoảng thời gian dài, độc giả dường như dã quên thơ Lưu Quang Vũ bởi sự ra đời rầm rộ hơn 50 vở kịch của ông. Và phải đến khi Lưu Quang Vũ qua đời thì các giá trị thơ của ông mới lại tiếp tục được đánh giá và khẳng định. Nhiều bài nghiên cứu, phê bình cũng đã đi sâu vào tìm hiểu các phương diện thể hiện trong thơ Lưu Quang Vũ. Một số yếu tố được các nhà phê bình rất chú ý đó là những biểu tượng của thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ người ta thường nhắc đến biểu tượng gió, hoa, lửa..., yếu tố thứ hai về cách thức biểu hiện trong thơ Lưu Quang Vũ được nói đến khá tập trung là giọng điệu, thể thơ, ngôn ngữ. Hoài Thanh nhận ra thơ Lưu Quang Vũ thường “NGỌT NGÀO, HIỀN HẬU Vũ Quần Phương lại nhận thấy ở anh “MỘT GIỌNG THƠ RẤT ĐẮM ĐUỐI Chúng tôi nhận thấy các bài viết, các ý kiến trên mới chỉ đi sâu vào việc tìm hiểu nội dung thơ Lưu Quang Vũ còn ở phương diện nghệ thuật, việc tìm hiểu các biện pháp tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ dường như còn bỏ ngỏ chưa được khai thác một cách cụ thế. Tiếp thu kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, đồng thời thấy rằng so sánh tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ là một đề tài hấp dẫn thuộc phạm vi nghiên cứu phong cách học chưa được khai thác và nghiên cứu một cách cụ thể, vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài khóa luận “ BIỆN THƠ PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG LUĨÍ QUANG VŨ” với hy vọng sẽ đưa ra những kết quả thống kê phân loại, nhận xét bước đầu về mức độ sử dụng và hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ 1 1 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ so sánh trong các tác phẩm của Lưu Quang Vũ. Đồng thời, góp phần vào việc tìm hiểu và làm sáng tỏ những đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với tiến trình thơ hiện đại Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu biện pháp tu từ so sánh trong thơ Lưu Quang Vũ, đề tài nhằm khắng định những hiệu quả nghệ thuật to lớn mà biện pháp tu từ so sánh mang lại cho thơ ông, qua đó góp phần khẳng định tài năng thơ ca của Lưu Quang Vũ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tống hợp các vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài - Khảo sát, thống kê và phân loại ngữ liệu - Miêu tả, phân tích nghệ thuật của biện pháp so sánh từ góc độ tu từ 5. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp nghệ thuật so sánh tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ 6. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát tập thơ “ơ/ớ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI”, Nxb Hội Nhà Văn, năm 2014. 7. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại biện pháp tu từ: người viết đã khảo sát các trường hợp sử dụng biện pháp tu tư so sánh thông qua việc đọc 129 bài thơ của Lưu Quang Vũ. Từ những kết quả đã có được, căn cứ vào những tiêu chí phân loại, người viết đã phân chia số liệu thống kê thành các nhóm cụ thể: Phương pháp phân tích: Vận dụng phương pháp phân tích phong cách học đế phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp so sánh tu từ. 1 2 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ Phương pháp tổng hợp: Từ những ví dụ đã phân tích nhận xét, người viết đã tống hợp và đưa ra những kết luận khái quát nhất, chung nhất về biện pháp tu từ so sánh trong thơ Lưu Quang Vũ. 8. Đóng góp của khóa luận 8.1. Khoa học Đe tài tiếp tục khắng định giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong thơ, từ đó góp phần khẳng định tài năng thơ ca của Lưu Quang Vũ. 8.2. Thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của bài viết có thể được vận dụng trong hoạt động dạy học học phần PHONG CÁCH HỌC cũng như dạy học văn chương. 9. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận này gồm có hai chương: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Phân tích các mô hình so sánh trong thơ Lưu Quang Vũ 1 3 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ NỘI DƯNG CHƯƠNG 1: CO SỞ LÍ LUẬN 1.1. Biện pháp tu từ so sánh 1.1.1. Khái nỉệm Khi nói đến các biện pháp tu từ trong tác phẩm văn chương chính là chúng ta nói tới hiệu quả của các biện pháp ấy đối với nội dung tư tưởng của tác phẩm. So sánh là biện pháp tu từ tiêu biểu có giá trị tạo hình và gợi cảm. Vậy so sánh là gì? TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ VẪN HỌC (2006) định nghĩa: “So sánh (comparison) là phương thức biểu đạt ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nối bật đặc điếm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia” [6; 282] Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt” định nghĩa như sau: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe” [3; 189] Ngoài ra so sánh tu từ còn được định nghĩa: “So sánh là sự đối chiếu hai đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm biểu hiện một cách hình tượng của một trong hai đối tượng đó” [145, 1] Đe phục vụ cho mục đích nghiên cứu, trong trường hợp này chúng tôi chọn định nghĩa của tác giả Đinh Trọng Lạc. 1.1.2. Cấu tạo của biện pháp so sánh tu từ So sánh thực chất là sự đối chiếu giữa một hình ảnh này hoặc hình ảnh kia hay một vài hình ảnh khác không giống nhau về phạm trù nhưng dựa vào liên tưởng mà người ta có thể tìm ra những nét tương đồng nào đó về mặt nhận thức hoặc tâm lý. Một phép so sánh đúng đắn nhất bao giờ cũng phải thỏa mãn hai điều kiện sau đây: - Đối tượng đưa ra so sánh là khác loại. - Giữa hai đối tượng phải có nét tương đồng đế so sánh. Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe So sánh bao giờ cũng phải dựa vào hai đối tượng khác phạm trù nhau tạo thành hai vế: vế A và vế в. Giữa hai vế bao giờ cũng có từ làm công cụ so sánh. Mô hình cấu tạo chung: А X в (x là tù’ so sánh) Theo tác giả Đinh Trọng Lạc trong “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt” thì mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh bao gồm 4 yếu tố: - Yeu tố 1 : Yeu tố được hoặc bị so sánh tùy theo so sánh là tích cực hay tiêu cực. -Yeu tố 2: Yeu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động có vai trò nêu rõ ràng biện pháp so sánh. - Yếu tố 3: Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh. - Yeu tố 4: Yeu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh. Nhưng trên thực tế, nhiều mô hình chung А X в không có đầy đủ cả 4 yếu tố trên, chính vì vậy mà biện pháp so sánh được chia ra làm : So sánh tu tù’ nổi và so sánh tu từ chìm. + So sánh tu từ nổi: Nét tương đồng, cơ sở của sự so sánh được thể hiện ra bằng những từ ngữ cụ thể mà người đọc và người nghe dễ nhận thấy. Ví dụ: Các chóp mái đều lượn rập rờn như các nếp sóng bạc đầu. (Nguyễn Tuân) + So sánh tu từ chìm: Nét tương đồng, cơ sở của sự so sánh không được thể hiện ra bằng những từ ngữ cụ thế mà người đọc và người nghe tụ’ liên hội đế tìm ra. So sánh tu từ chìm tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi hơn so với so sánh tu từ nối, nó tác động đến sự tưởng tượng của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để tìm tòi và phát hiện được nét giống nhau giữa các đối tượng của hai vế. Ví dụ: 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ Gái thương chồng, đương đông buốỉ chợ... (Ca dao) 1.1.3. Phân loại Theo Đinh Trọng Lạc trong “99 PHƯƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT ”, căn cứ vào từ ngữ dùng làm yếu tố thể hiện quan hệ so sánh, có thể chia ra các hình thức so sánh sau đây: + Yếu tố thứ 3 là từ “như” (tựa như, chừng như...) + Yếu tố thứ 3 là từ hô ứng (bao nhiêu.. .bấy nhiêu) + Yếu tố thứ 3 là từ “là” Nếu thay từ “là” bằng từ “như” thì nội dung cơ bản khôngthay đốichỉ thay đổi về sắc thái ý nghĩa từ sắc thái khẳng định chuyển sang sắc thái giả định. Theo giáo trình “PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT” do Đinh Trọng Lạc chủ biên, so sánh tu từ được phân chia theo các hình thức sau: + Hình thức đầy đủ gồm cả 4 yếu tố của phép so sánh tu từ. + Đảo ngược trật tự so sánh. + Bớt cơ sở, thuộc tính so sánh. Thông thường, khi bớt cơ sở so sánh thì được thuyết minh miêu tả ở phần được so sánh. + Bót tù’ so sánh. + Thêm “bao nhiêu”, “bấy nhiêu”. 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ + Dùng từ “là” làm từ so sánh. Đây là loại so sánh ẳn dụ, gọi như vậy là vì “là” có chức năng liên hệ so sánh ngầm mà không phải “là” trong kiểu câu tường giải khái niệm. Sách giáo khoa Ngữ văn 6, chương trình cơ bản phân chia so sánh thành hai loại: + A như B (so sánh ngang bằng) + A không như (hơn, kém, không bằng) B (so sánh không ngang bằng) Trên cơ sở phân loại của các tác giả đi trước, chúng tôi tiến hành phân loại so sánh tu từ thành các loại sau đây: - So sánh ngang bằng gồm các kiểu sau: + A như B + A như B i , Bn + A cũng như B + A tựa B + A l à B + A l à B i , B 2 , . . B n + A B (Từ so sánh bị triệt tiêu) + Như BA + A bao nhiêu B bấy nhiêu - So sánh không ngang bằng gồm các kiểu sau: + A thua B + A hơn B Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: “Bằng con đường so sánh, nhà văn có thế phát hiện ra rất nhiều đặc điểm, thuộc tính của một đối tượng, hiện tượng. Do đó, so sánh là biện pháp nghệ thuật quan trọng, góp phần tạo cho người đọc những ấn tượng thẩm mĩ hết sức phong phú.” [6] 1.1.4. Hiệu quả của các biện pháp tu từ so sánh Biện pháp tu từ so sánh là một hình thức biếu hiện đơn giản nhất của lời nói hình ảnh. Gô-lúp khẳng định: “HẦU CHUYẾN THÀNH HÌNH THỨC SO SÁNH” NHƯ BẤT KÌ SỰ BIẾU ĐẠT NÀO CŨNG CÓ THẾ [3, 192] Pao-lơ đã tổng kết: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức” (theo Đinh Trọng Lạc) Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Một cách khái quát, biện pháp tu từ so sánh giúp chúng ta có thế hiếu một cách sâu sắc và toàn diện về sự vật, sự việc. So sánh tu từ làm tăng thêm tính gợi hình ảnh và tính biểu cảm cho câu văn câu thơ. Đồng thời, so sánh cũng là một biện pháp để giúp chúng ta bày tỏ lòng yêu ghét, khen chê, thái độ khắng định hoặc phủ định đối với sự vật. Do chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm cùng với sự cấu tạo đơn giản cho nên so sánh được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 1.2. Vài nét về nhà thơ Lưu Quang Vũ 1.2.1. Cuộc đòi 1.2.1.1. Gia đình và quê hương Lưu Quang Vũ sinh ngày 17/4/1948 tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc ở thành phố Đà Nang, tỉnh Quảng Nam. Ông là con trai nhà viết kịch Lun Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh. Có thể nói, gia đình và quê hương chính là cái nôi nuôi dưỡng tài năng Lưu Quang Vũ nảy nở và phát triển. Cha ông - nhà viết kịch Lưu Quang Thuận đồng thời cũng là một nhà thơ tài hoa. Chính ông là một tính cách thơ đằm thắm, dạt dào và mặn mà như biển Đà Nang quê ông. Lưu Quang Vũ mang nợ thơ từ trong huyết thống. Ngay thuở mới lên năm, lên sáu nhà thơ Lưu Quang Thuận đã sớm phát hiện ra tâm hồn đa cảm, tài hoa nơi đứa con trai đầu lòng của mình, và ông “đã tin chắc rằng sau này lớn lên con trai của mình sẽ trở thành thi sĩ”. (Lưu Quang Vũ - Thơ và đời)”. Còn mẹ ông là một người phụ nữ tần tảo, đảm đang, giàu lòng yêu thương và đức hy sinh. Bà đã đế lại trong tâm trí Lưu Quang Vũ những hình ảnh ngọt ngào của tuổi thơ “mải chơi trốn học”, “những tối mẹ ngồi khâu lại áo”. Đó là những kỉ niệm một thời không thể quên đã in dấu trong các sáng tác của Lưu Quang Vũ sau này. Hình thành nên diện mạo và phong cách thơ Lưu Quang Vũ còn bởi vùng trung du Bắc Bộ - thôn Chu Hưng “ấm những ngày gian khổ khó quên nhau”. Chính ở nơi Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe đây, Lưu Quang Vũ được sinh ra trong mối tình nồng thắm của cha mẹ và sự yêu thương, bao bọc của làng xóm. Vì thế cái tên “Chu Hưng” đi vào trong thơ Lưu Quang Vũ một cách rất giản dị tự nhiên không chỉ như một địa danh, một nơi chôn nhau cắt rốn mà còn như nguồn cội sáng tạo đời thơ Lưu Quang Vũ. 1.2.1.2. Bản thân Tuổi thơ Lưu Quang Vũ sống cùng cha mẹ tại Phú Thọ. Khi hòa bình lặp lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Từ 1965 đến 1970, Lưu Quang Vũ nhập ngũ, phục vụ trong quân chủng phòng không không quân. Đây là thời kì thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu nở rộ Từ 1970 đến 1978, ông xuất ngũ và làm đủ thứ nghề để mưu sinh, làm ở xưởng cao su Đường sắt, làm họp đồng cho nhà xuất bản Giải Phóng, chấm công cho một đội cầu đường, vẽ pa - nô, áp phích... Từ 1978 đến 1988, Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí sân khấu, băt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay “SỐNG MÃI TUỐỈ 17” (được trao tặng Huy chương Vàng Hội diễn viên sân khấu năm 1980). Lưu Quang Vũ kết hôn hai lần. Lần thứ nhất với diễn viên điện ảnh Tố Uyên năm 1969. Hai người li dị năm 1972. Ông kết hôn lần hai với nữ sĩ Xuân Quỳnh năm 1973. Giữa lúc tài năng đang độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ (29/8/1988). Cuộc sống của Lưu Quang Vũ tuy ngắn ngủi nhưng ông đã sống và làm việc hết mình, đã có những đóng góp không nhỏ cho đời sống văn học dân tộc ở nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, kịch... Thơ Lưu Quang Vũ không chỉ bay bổng, tài hoa mà còn giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao. Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống của ông. Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Năm 2000, Lun Quang Vũ được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. 1.2.2. Sự nghiệp Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của Lưu Quang Vũ đã sớm bộc lộ từ nhỏ. Năm 13 tuổi, cậu bé Vũ đã giành được giải thưởng của thành phố về cả văn và họa. Năm 17 tuổi, Lưu Quang Vũ nhập ngũ, được biên chế về biên chủng phòng không không quân. Đây là giai đoạn có nhiều thay đổi trong cuộc đời anh. Anh sáng tác rất nhiều thơ. Chùm thơ đầu tay: “Gửi tới các anh, Lá bưởi lá chanh, Đêm hành quân” được in trên tạp chí Văn nghệ quân đội. Và đặc biệt, bằng sự xuất hiện trên văn đàn với phần thơ “Hương cây” in chung với Bằng Việt trong tập thơ “Hương cây - Вер lửa” khi anh tròn 20 tuổi thì Lưu Quang Vũ nhanh chóng được biết đến với tư cách là một nhà thơ trẻ tài năng đầy triển vọng. ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. Lưu Quang Vũ đã sống trong lòng bạn đọc yêu thơ bằng những câu thơ, bài thơ “không thế thay thế”. Độc giả như tìm thấy một cảm xúc rất riêng tư, một cá tính rất độc đáo qua các tập thơ: 1. HƯƠNG CẤY - ВЕР LỬA - Tập thơ (In chung), Nxb Văn học, 1968. 2. MÂY TRẮNG CỦA ĐỜI TÔI - Tập thơ, Nxb Tác phẩm mới, 1989. 3. BẦY ONG TRONG ĐÊM SÂU - Tập thơ, Nxb Tác phấm mới, 1993. Ngoài ra, Lưu Quang Vũ có 12 tập thơ đã được đặt tên, có những tập đã hoàn chỉnh: CUỐN SÁCH XẾP LẦM TRANG, CỎ TÓC TIÊN.. và những tập thơ còn dang dở. Phần lớn các bài thơ của anh sau này đã được tập họp trong cuốn “LƯU QUANG VŨ THƠ VÀ ĐỜI”, QUANG VŨ - DI Nxb Văn hóa - Thông tin, 1997. Và mới đây nhất là cuốn “LƯU CẢO, THƠ VÀ NHẬT KỈ”, Nxb Lao động, 2008; đặc biệt là tuyển thơ “GIÓ VÀ TÌNH YÊU THỐI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI”, Nxb Hội nhà văn, 2014. Với thơ, anh đã có được giọng điệu riêng, ổn định một bản sắc thơ nhất quán. Đọc thơ Lưu Quang Vũ, chúng ta mới hiếu hết vì sao người ta lại nói: Với thơ, anh đã được sống cho riêng mình. Đó là tấm lòng của một thi nhân nhiều trắc trở. Neu như thơ và kịch đã ghi tên Lưu Quang Vũ trong lòng bạn đọc bao thế hệ thì khi nhắc đến anh chúng ta cũng không thể không nhắc đến nhũng sáng tác truyện ngắn giàu chất thơ và kịch. Truyện ngắn được xem là nhịp cầu nối liền hành trình nghệ thuật của người nghệ sĩ. Đã từng làm thơ, làm báo, lại có duyên với văn xuôi, Lưu Quang Vũ đã chuấn bị một vốn liếng văn học và nghề nghiệp nhất định trước khi bước vào lĩnh vực sân khấu. Ngay từ vở kịch đầu tay “SỐNG MÃI TUỔI 17” đã đem lại vinh quang cho anh khi anh được trao tặng huân chương vàng tại hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1980. Đó là một sự động viên, tạo niềm tin cho anh, để anh miệt mài sáng tạo cho đến trước khi mất (1988). Hơn 50 vở kịch đã ra đời làm thay đổi hẳn diện mạo của nền sân khấu nước nhà: từ tư duy của người diễn, người xem cho đến người phê bình. Giờ đây nhắc đến anh có lẽ không ai quên được: “Lời nói dối cuối cùng, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Nàng Sita, Tôi và chủng ta, Lời thề thứ 9,... 2 1 ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. Trong những năm tháng ngắn ngủi của cuộc đời, Lưu Quang Vũ đã kịp để lại cho đời nhiều tác phẩm có dấu ấn, là một trong số những kịch gia lớn nhất của Việt Nam thế kỉ XX. Tuy vậy, trước hết anh vẫn là một nhà thơ. Bởi với thơ, anh đã được sống cho riêng mình. Sinh thời niềm say mê lớn nhất của anh là: vẽ tranh, viết nhật kí và làm thơ. Thơ có thế không mang lại cho anh những thành công rực rỡ, huy hoàng như kịch nhưng “THƠ THƠ VỚI CHÍNH LÀ NƠI ẤN NÁU CUỐI CHÓT CỦA CHÀNG THỈ SĨ BUỒN NÀY. LIM QUANG VŨ CHÀNG VỚI ĐỜI SỐNG”. LÀ TẤT CẢ SỰ HÀM ƠN VÀ TRANG TRẢI RIÊNG CỦA TÂM HỒN (Nguyễn Thị Minh Thái). Thơ Lưu Quang Vũ vì thế mang nhiều tính chất tự thuật, nó giống như những dòng nhật kí chia sẻ với anh những khi anh đau khố, vui sướng và hạnh phúc trong cuộc đời. 1.2.3. Phong cách thơ Lưu Quang Vũ Cùng với các nhà thơ trẻ, Lưu Quang Vũ đã có nhiều đóng góp trong việc hiện đại hóa thơ ca dân tộc. Lưu Quang Vũ làm thơ khá dễ dàng, cũng có thể so sánh giống như cách người ta nhận xét về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi viết về các ca khúc “DE DÀNG NHƯ LẤY MỘT MÓN ĐỒ TỪ TRONG TỦI ẢO RA ”. Cộng với một thế giới tâm hồn và bản năng sáng tạo rõ nét... Lun Quang Vũ như một cá tính thơ mạnh mẽ, một phong cách thơ sắc nét trong thơ ca kháng chiến chống Mĩ cũng như thơ ca Việt Nam thế kỉ XX. Trước hết, phong cách thơ Lưu Quang Vũ thể hiện qua cái tôi trữ tình đắm đuối. Đắm đuối là bản sắc thơ riêng biệt của Lưu Quang Vũ. Trong mọi ngọn nguồn cảm xúc, vui, buồn, khổ đau, thất vọng,... lúc nào Lưu Quang Vũ cũng đắm đuối. Chính sự đắm đuối mang tính bản năng này đã chi phối đến những sáng tác của Lưu Quang Vũ, từ đề tài cho đến phương thức thể hiện. Đặc biệt trong mảng thơ tình, sự đắm đuối ấy của Lưu Quang Vũ càng được thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Phong cách thơ Lưu Quang Vũ còn được thể hiện cụ thể qua những đề tài mà nhà thơ chọn lựa, qua những mảng nội dung hiện thực mà nhà thơ phản ánh. Từ hiện 2 2 ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. thực chiến tranh đến những vấn đề bức thiết của đời sống, từ số phận của từng cá nhân đến số phận, vận mệnh của cả dân tộc, từ những trăn trở mang tính cá nhân đến những vấn đề mang tính đồng loại và nhân loại... Nhưng tất cả đều được nhìn qua một thế giới quan đầy khác biệt với các nhà thơ cùng thế hệ bấy giờ. Đó là một cái nhìn thực tế, trần trụi, đau xót, nhưng tràn đầy yêu thương, đầy hy vọng, và luôn kiếm tìm, luôn luôn tranh đấu. Thơ Lưu Quang Vũ thực sự là một thứ thơ làm người ta yêu nhiều hơn làm người ta phục. Điều đó có nghĩa rằng, nó đem lại niềm cảm xúc lớn. Trong chừng gần 30 năm Lưu Quang Vũ đến với thơ ca, ông đã đế lại một khối lượng thơ không nhỏ, và rất nhiều bài thơ trong đó, đã tìm được chỗ đứng sâu rộng trong lòng bạn đọc và chứng minh được độ bền của nó với thời gian. Chính vì thế, bên cạnh một Lưu Quang Vũ của sân khấu, người ta vẫn cần phải nhắc đến một Lưu Quang Vũ nhà thơ, với những cống hiến không hề ít ỏi của ông. T i ễ u k ế t : Trên đây, chúng tôi trình bày các vấn đề lí thuyết về biện pháp tu từ so sánh dưới góc độ ngôn ngữ học và vài nét về nhà thơ Lưu Quang Vũ. Qua đó, rút ra những đóng góp nhất định của biện pháp so sánh tu từ trong văn học nói chung và tác dụng của biện pháp so sánh tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ nói riêng. 2 3 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC MÔ HÌNH so SÁNH TRONG THƠ LƯU QUANG vũ 2.1. Kết quả khảo sát thống kê Qua việc thống kê 129 bài thơ trong tập thơ GIÓ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI, chúng tôi nhận thấy có 111 bài thơ Lưu Quang Vũ sử dụng biện pháp tu từ so sánh, trong đó có 296 phép so sánh, cụ thế như sau: Loại Mô hình so sánh ngang băng Mô hình so sánh không STT Mô hình Sô lân Tỉ lệ xuất hiện (%) (phiếu) 192 64,86 1. A như B 2. AlàB 40 13,51 3. A như Bi, Bn 34 11,49 4. A là Bi, B2, . . B n 14 4,73 5. Như BA 6 2,03 6. A - B (từ so sánh bị triệt tiêu) 4 1,35 1. A thua B 5 1,69 2. A hơn B 1 0,34 296 100% ngang bằng *7 rw-1 Ạ Tông Trong đó, A là vế so sánh, B là vế được so sánh, “như, là, hơn, thua,.. là tù’ so sánh. 2.2. Nhận xét kết quả thống kê Qua thống kê 129 ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy trong các bài thơ mật độ xuất hiện của phép so sánh tu từ trong tập thơ GIỎ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI của Lưu Quang Vũ là khá cao. Điều này thể hiện rằng, nhà thơ sử 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ dụng nhiều biện pháp so sánh tu từ trong việc diễn đạt lời thơ, ý thơ để bày tỏ quan điếm của mình. Các mô hình so sánh được Lưu Quang Vũ sử dụng đa dạng, phong phú, có mặt ở hầu hết các mô hình so sánh. Trong đó, mô hình so sánh ngang bằng được sử dụng nhiều nhất, chiếm 290/296 phiếu tương ứng với 97,97%. Đây là kiểu so sánh dễ sử dụng, mang lại hiệu quả cao. Kiểu so sánh này có thế chia thành các loại nhỏ theo mô hình riêng. Mô hình A n h ư B chiếm đa số với 192 phiếu tương ứng với 64,86%. Các mô hình còn lại có tỉ lệ % không quá chênh lệch nhau, tuy nhiên tỉ lệ này không cao. Mô hình so sánh không ngang bằng cũng xuất hiện, tuy nhiên chỉ với số lượng ít ỏi với 6/296 phiếu tương ứng 2,03%. Trong thơ Lun Quang Vũ, các phép so sánh được sử dụng như một phương tiện tạo hình, có khi lại được sử dụng như một phương tiện biếu hiện, hoặc kết họp cả biểu hiện lẫn tạo hình. Chính vì thế, chuẩn mực so sánh trong thơ Lưu Quang Vũ rất đa dạng, có nhiều kiếu so sánh hết sức bất ngờ, độc đáo. 2.3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các mô hình so sánh trong thơ Lưu Quang Vũ Trên cơ sở kết quả thống kê được, chúng tôi tiến hành phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các tác phẩm tiêu biểu, độc đáo của Lưu Quang Vũ trong tập thơ: GIÓ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI. 2.3.1. So sánh ngang bằng 2.3.1.1. Mô hình A như B Mô hình “ A n h ư B ” là mô hình được Lưu Quang Vũ s ử dụng với tần số cao nhất, thống kê được 192/296 phiếu, chiếm tỉ lệ 64,86%. Ở mô hình này, vế A được so sánh với vế B thông qua từ so sánh “như”. Giữa hai vế A B luôn có sự tương đồng nhất định, đối tượng ở hai vế được đem ra so sánh phải giống nhau ở một nét nào đó làm cơ sở. Sự vật được nêu ở vế B dùng để đối chiếu nhờ đó ta có thể hiểu được vế A. Sự vật được đem ra so sánh ở vế B được tác giả cân nhắc, lựa chọn rất kĩ càng để 2 5 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ đạt hiệu quả nghệ thuật nhất định. Căn cứ vào các đối tượng được nêu ở hai vế A, B ta có thể chia thành một số tiểu loại nhỏ như sau: a, So sánh cái cu thể với cái cu thể Xét trong mô hình so sánh “A n h ư B” mô hình tiểu loại này chiếm tỉ lệ cao nhất với 171/296 số phiếu a l , C ả h a i v ế A v à B c ù n g l à s ự v ậ t c ụ t h ễ Tiểu loại này chúng tôi thống kê được 134 phiếu. Ví dụ 1: Nhà chật như khoang thuyền hẹp nhỏ giữa sông Vừa căng buồm đế đi, vừa nấu cơm đế sống (Nhà chật, Tr 211) Trong hai câu thơ trên tác giả đã so sánh không gian ngôi nhà ở vế A so với không gian của khoang thuyền ở vế B, cơ sở so sánh là “CHẬT” và từ so sánh “NHƯ”. Trong thơ, Lưu Quang Vũ luôn đi tìm không gian cho riêng mình. Hiện lên ở hai câu thơ trên là không gian hiện thực đời thường đã được Lưu Quang Vũ thi vị hóa đầy ấn tượng, đầy chất thơ. Không gian ngôi nhà chật hẹp như khoang thuyền nhỏ hẹp giữa sông. Nhưng trong không gian đó nhà thơ như được giao hòa với thiên nhiên, tâm hồn như tràn ngập cảm xúc tươi trong, êm đềm. Hình ảnh “vzkz CĂNG BUỒM ĐỂ ĐI” tức là vừa làm việc để sống, để tồn tại, còn hình ảnh “VỪA NẤU COM ĐỂ SỐNG” gợi cho ta liên tưởng tới không gian sinh hoạt đầm ấm. Trong không gian chật hẹp ấy luôn ánh lên nhũng tia sáng hạnh phúc gia đình. Đó là không gian của tổ ấm tình yêu, không gian mang đến cho những thành viên trong gia đình những hạnh phúc giản dị với những niềm tin yêu ấm áp. Đặc biệt từ không gian chật hẹp của ngôi nhà nhỏ con người luôn vươn lên đến một không gian bao la, rộng lớn, mênh mông hơn. 2 6 ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. Tuy nhiên, trong thơ Lưu Quang Vũ, không gian nhiều khi không còn thấm đẫm chất thơ nữa mà gắn liền với hiện thực cuộc đời với nỗi đau của con người khiến con người cảm thấy chật chội, bí bách: Trời chật chội như chiếc lồng trống rỗng Thành phố đầy bụi bặm Những mặt người ỉì nhăn chen nhau (Có những lúc, Tr. 183) Như vậy, thông qua biện pháp tu từ so sánh, tác giả so sánh không gian bầu trời ở vế A với hình ảnh “CHIẾC LONG TRỐNG RỖNG” ở vế B, cơ sở so sánh “CHẬT CHỘI” cho ta thấy một không gian bị bao bọc bởi hiện thực của cuộc chiến tranh và bởi tâm trạng cô đơn, u uất của nhà thơ. Đồng thời, câu thơ giúp người đọc có nhiều ám gợi sâu xa về hiện thực cuộc sống. Ví dụ 2: ơi người thương sắp tới ngày làm mẹ Anh nhìn em như mới gặp lần đầu Dâu yêu nhiều chưa hiếu hết em đâu (Gửi em và con, 1970) Đây là những vần thơ Lun Quang Vũ viết tặng mối tình đầu của mình. Tác giả so sánh ánh mắt anh nhìn em ở vế A như ‘7AN ĐẦU” mới gặp ở vế B. “LẦN ĐẦU” thể hiện sự mới mẻ, lạ lẫm, thân quen. Qua đó ta mới thấu hiểu được tình yêu thương bao la mà Lưu Quang Vũ dành cho người yêu đầu tiên nhiều đến nhường nào. Đó là những vần thơ náo nức niềm vui, đằm thắm yêu thương anh viết khi chị mang thai đứa con đầu lòng. Hình ảnh người phụ nữ có bầu được nhà thơ nhìn với ánh mắt mới mẻ, lạ lẫm, vừa thân quen. Và tình yêu đầu này đã trở thành nguồn năng lượng, nguồn cảm hứng cho các sáng tác của anh: VƯỜN TRONG PHỐ, HƠI ẤM BÀN TAY VÀ HƯƠNG CÂY. 2 7 ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. Và tình yêu đầu đã đơm hoa kết trái, anh thấy tất cả như xốn xang, tràn ngập niềm vui hạnh phúc ngọt ngào: “EM EM NOI GIÓ GIỮA HỒN ANH CÓ NGHE ĐẤT TRỜI ĐANG NÁO ĐỘNG/ NHƯ TÌNH ”. Phép tu từ so sánh ngang bằng, cụ thể hơn là tiểu loại so sánh “A n h ư B” với vế А, В đều là những sự vật cụ thể là phương tiện giúp nhà thơ cảm nhận tinh tế về những biến đối tinh vi của sự vật. Nó giúp tác giả thể hiện rõ ràng, cụ thế những tâm sự kín đáo của mình. a 2 . vế A là con người, vế в là sự vật cụ thể Với tiểu loại này chúng tôi thống kê được 31 phiếu. Ví dụ 1: Thôi nhẻ, em đỉ Như một cánh chim bay mất Phòng anh chang có gì ăn được Chim bay về nhũng mái nhà vui (Từ biệt, Tr. 176) Mối tình đầu đẹp đẽ nhưng mỏng manh ấy cuối cùng cũng tan vỡ. Năm 1972, họ đã chia tay nhau. Bức thư Vũ viết cho Tố Uyên trước khi họ đi đến quyết định này là nỗi đau đớn, nát tan cõi lòng. ‘Tơ UYÊN, NHAU ĐƯỢC NỮA. EM CHỦNG MÌNH KHÔNG SONG CHUNG VỚI HÃY THA THỨ CHO ANH, VÌ CHÍNH ANH CŨNG CHANG VUI SƯỚNG GÌ, LÒNG ANH TAN NÁT, ANH KHỐ LẮM”. Tác giả mượn biện pháp tu tù’ so sánh để nói về sự ra đi của Tố Uyên - “ш” ở vế A “NHƯ” hình ảnh của “cánh chim bay mất” ở vế B. Trên đời này có bao nhiêu mối tình tan vỡ thì có bấy nhiêu nguyên nhân khác nhau. Với Lưu Quang Vũ, điều khiến anh không giữ nối tình yêu này chỉ đơn giản là: “PHÒNG ANH CHANG CỎ GÌ ĂN ĐƯỢC”. Một nguyên nhân giản dị mà nan giải mà chất chứa nỗi xót xa đến đắng lòng. Cứ nghĩ chẳng có gì bền vững như tình yêu thế mà tình yêu lắm khi “BAY MẤT” chỉ vì những điều tưởng như cỏn con như thế. Thủa trước Xuân 2 8 ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. Diệu đã từng chua chát: ‘Wỡ/ KHÁCH THƠ”. ĐỜI CAY CỰC ĐANG GIƠ VUỐT/ CƠM ÁO KHÔNG ĐÙA VỚI Nhờ biện pháp tu từ so sánh ta nhận thấy được sự tiếc nuối, hụt hẫng của Lưu Quang Vũ trong mối tình đầu. Ví dụ 2: Em gầy như huệ trắng xanh Ngọn lửa nhỏ giữa hai vực thắm (Lá thu, Tr. 72) Khác với tình yêu trước, đây là “TÌNH VỌNG”. YÊU NHỮNG NĂM THÁNG ĐAU XÓT VÀ HY Người bạn mới của anh bây giờ có vẻ ngoài khắc khổ, tính tình kín đáo và trầm lặng. Lưu Quang Vũ so sánh người bạn mới của mình ở vế A - “ш” với hình ảnh “HOA HUỆ TRANG XANH” ở vế в , cơ sở so sánh “GẦY”, hình ảnh “HOA XANH” hiện lên với sự trắng trong, gầy guộc, mong manh, yếu đuối. Nhờ biện pháp tu HUỆ TRẮNG từ so sánh, ta thấy chị hiện lên không phải bằng những gam nóng như Tố Uyên, mà là những gam lạnh, chị có một vẻ đẹp trắng trong, gầy guộc, mảnh mai, yếu đuối của hoa huệ. Đó là hình ảnh của người phụ nữ nhưng cũng là hình ảnh tinh thần của anh trong những năm tháng ấy. Người yêu đem đến cho thơ anh tính tạo hình cao độ, những sắc màu lạnh, những sắc màu xám, những mảng khối góc cạnh hiển hiện làm nên tính chất đặc biệt đặc biệt trong câu thơ. Ví dụ 3: NHỚ EM NHƯ NHỚ MỘT MIỀN XA KHÔNG BAO GIỜ TRỞ VỀ KHÔNG BAO GIỜ ĐI TỚI ( v ẫ n thư tình viết về một người đàn bà không có tên ( I I ) , Tr. 93) vết thương lòng dù đau xé nhưng không phải phũ phàng xua đi những tình yêu đã trở thành máu thịt, một phần đời của nhà thơ. Lưu Quang Vũ cho chúng ta thấy nỗi nhớ của anh về mối tình đầu ở vế A “NHƯ” “MIỀN XA” ở vế В, “miền xa” gợi lên một không gian rộng lớn, xa vắng cùng với thời gian vô vọng. Đó một nỗi nhớ không biết bao giờ mới tắt trong tâm hồn nhà thơ. Thông qua biện pháp tu từ so sánh ta nhận thấy Lưu Quang Vũ rất trân trọng những cảm xúc đã thuộc 2 9 ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. về quá khứ, với người con gái mình yêu. Dù cố gắng níu lấy những kỉ niệm để xoa dịu nỗi đau, nhưng Lưu Quang Vũ vẫn phải nói ra những điều cay đắng, nỗi nhớ em mãi mãi sẽ ở trong tim như một miền xa vắng không biết ngày trở về. Ví dụ 4: Lòng anh hồi hộp như con suối Thao thức mùa xuân giữa đất trời (Mùa xuân lên núi) Bằng biện pháp tu từ so sánh, tác giả so sánh tâm trạng hồi hộp của mình ở vế A với hình ảnh con suối thao thức khi mùa xuân về ở vế B. Đe nhấn mạnh tâm trạng xao xuyến, rạo rực trong lòng tác giả với khung cảnh nên thơ của núi rừng khi mùa xuân về trên núi cao. Qua đó khiến ta khám phá ra biết bao vẻ đẹp nao lòng của vùng đất “KHÓI MỜ SƯƠNG”. Với việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh ở 2 câu thơ trên ta nhận thấy Lun Quang Vũ luôn mở rộng lòng mình với thiên nhiên, đất nước, con người. Điều đó góp phần thể hiện cái tôi trữ tình của nhà thơ, làm nên phong cách thơ Lưu Quang Vũ. Phép tu từ so sánh ngang bằng, cụ thể là tiểu loại so sánh “A n h ư B ” với vế A là con người và vế в là những sự vật cụ thể, là phương tiện giúp Lưu Quang Vũ thế hiện một cách đắc địa sự cảm nhận tinh tế về những biến đối tinh vi của sự vật. Nó giúp nhà thơ thể hiện rõ ràng, cụ thể những tâm sự kín đáo của mình với quê hương, đất nước, con người, với mối tình đầu đẹp đẽ, trong sáng của mình. a3. vế A là sự vật cụ thể, vế в là con người Đối với tiểu loại này tôi thống kê được 13 phiếu Ví dụ 1: Những trái giâu gia ngoài thềm không ai nhặt Như những trẻ con bị bỏ rơi lăn lóc (Mấy đoạn thơ, Tr. 136) vế A “TRẢI GỈÂU GIA TRÊN THỀM KHÔNG AI NHẶT” 3 0 so sánh với vế в “írẻ CON BỊ BỎ RƠI LĂN ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. LÓC”, vế A là những hình ảnh tưởng chang khiến ai bận lòng bỗng đánh thức nỗi xót xa của lòng trắc ấn khi liên tưởng đến hình ảnh của những trẻ thơ không còn mái ấm. Không phải từ những đứa trẻ bị bỏ rơi so sánh với những trái giâu gia trên thềm không ai nhặt, mà ngược lại. Chính sự hoán đổi đối tượng so sánh này đã làm nổi bật sự rẻ rúng, đau xót của số phận con người trong chiến tranh, đặc biệt là trẻ em. Biện pháp tu từ so sánh đã đem lại cho người đọc một hình ảnh xót xa đã từng có thật trong thời chiến. So sánh cũng là phương tiện để Lưu Quang Vũ nhận thức và khám phá cuộc sống. Hai hình ảnh như tự tìm đến nhau, bổ sung cho nhau. Ví dụ 2: Con sông như anh thợ tàu mười bảy tuốỉ Quả cảm và du đãng Nhem nhuốc và thơ mộng (Viết cho em từ cửa biển, Tr. 57) Hình ảnh so sánh - anh thợ tàu ở vế в được khắc họa rõ nét bằng nhũng tính từ gợi cảm, tạo cho hình ảnh so sánh những sắc thái miêu tả cụ thể hơn, rõ nét hơn. Từ đó, “cơ« SÔNG” ở vế А - hình ảnh được so sánh được hình dung như một sinh thể gần gũi với độ tuổi thanh xuân đang dấn thân vào đời. Hình ảnh “ANH THỢ TÀU 17 TUỔI” gợi cho ta một vẻ đẹp khỏe khoắn, trẻ trung. Đó là độ tuổi đẹp đẽ nhất,sung sức nhất của cuộc đời. Nghệ thuật so sánh đã nêu bật nên vẻ đẹp của dòng sông. “Co/Ĩ SÔNG” như cuộc đời trai trẻ, vừa mộng mơ, vừa trần trụi, rất cụ thể, rất thật. Ví dụ 3: Thời gian như bà điên ngoài chợ sắt Tóc trắng ôm hoa tê tải mỉm cười (Nửa đêm tới thành phố lạ gặp mưa, Tr. 226) Hình tượng thời gian vốn khó nắm bắt, nhưng ở đây lại được Lưu Quang Vũ hình dung một cách cụ thế, sinh động và giàu liên tưởng. “Thời gian” ở vế A là thời gian chiến tranh, 3 1 ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. thời gian chứa trong đó bao tang thương và chết chóc, vì vậy mà thời gian được tác giả miêu tả ở đây cũng lụi tàn, ngây dại, trớ trêu như “&ó ĐIÊN NGOÀI CHỢ SẮT” ở vế B. Các hình ảnh so sánh trong thơ Lưu Quang Vũ vốn khác xa nhau nhưng qua ban tay “phù phép” của nhà thơ đã mang đến cho ta nhiều liên tưởng bất ngờ, thú vị. Cách so sánh cũng rất riêng, rất độc đáo. Lấy sự vật cụ thể ở vế A đế so sánh với con người ở vế B. CON GIAN SÔNG - ANH THỢ TÀU, TRẢI GIẤU GIA - NHỮNG ĐỨA TRẺ CON, THỜI - BÀ ĐIÊN,... Với cách tư duy ngược này đã bất ngờ tạo hiệu ứng liên tưởng từ cái trùn tượng, mơ hồ đến cái cụ thể gần gũi. Đây là một sự sáng tạo độc đáo đối với một biện pháp nghệ thuật không còn mới mẻ trong thế giới nghệ thuật thơ. Vì thế, biện pháp so sánh đã đem lại cho thơ Lưu Quang Vũ giàu tính tạo hình mà không phải ai cũng có được, b. So sánh cái trừu tượng vói cái cụ thế Mô hình này chúng tôi thống kê được 9 phiếu. Trong mô hình này chúng tôi nhận thấy rằng, vế A (trừu tượng) là những tâm trạng của nhân vật trữ tình, vế В là những sự vật, sự việc cụ thế, gần gũi và quen thuộc. Ví dụ: Điều cần nói cùng em chưa nói được Lòng anh buồn như một đóa ca dao (Gửi Hiền mùa đông) Trong hai câu thơ trên tác giả so sánh nỗi buồn của mình ở vế A với hình ảnh “ĐÓA CA DAO” ở vế B. Hình ảnh “ĐỎA CA DAO” mang một vẻ đẹp giản dị, trong sáng, đẹp đẽ. Qua cách so sánh này, tác giả cho ta thấy được tâm trạng, nỗi buồn của nhà thơ, một nỗi buồn đẹp đẽ, giản dị. Với Lưu Quang Vũ, yêu là phải đi đến tận cùng vô biên, phải khát khao mãnh liệt đến miền tuyệt đích. Nhà thơ không chấp nhận sự lửng khừng ở giữa: ‘Tỡ/ MUỐN ĐI TỚI ĐÍCH CÙNG EM/ TÔI PHẢI ĐI TỚI ĐÍCH CÙNG EM ”. Nhưng khi say đăm hạnh phúc qua đi và cảm xúc lắng xuống, tâm trạng và nỗi trống 3 2 ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. trải của một tình yêu không tới đích để lại trong thơ Lưu Quang Vũ một dư vị buồn man mác, thanh tao. Thơ là tiếng nói của tâm hồn, của cảm xúc, đồng thời thơ cũng là phương tiện đế nhà thơ phản ánh những gì mình tri giác, cảm nhận được. Đe diễn tả một cách chính xác và hình ảnh những gì mình thấy được, Lưu Quang Vũ tìm đến biện pháp tu từ so sánh. Với mô hình so sánh “A n h ư B”, nhà thơ đã thể hiện được những cảm nhận hết sức tinh tế của mình trước những sắc thái của thiên nhiên, cuộc sống. Đồng thời, phép so sánh “A n h ư B ” giúp nhà thơ thế hiện rõ ràng nhất những quan niệm sống, triết lí sống sâu sắc của mình về cuộc đời và con người trong hiện thực cuộc sống, nghèo đói, thiên tai, lũ lụt... Qua đó, Lưu Quang Vũ còn thể hiện được nội dung cảm xúc và thể hiện cái tôi trữ tình rất riêng của mình. Phép tu từ so sánh “A n h ư B” góp phần rất lớn vào việc thể hiện vai trò, sự đóng góp của thơ Lưu Quang Vũ với sự phát triến của thơ ca dân tộc. 2.3.1.2. Mô hình “A là B” Mô hình “A l à B ” chúng tôi thống kê được 40 phiếu tương ứng với 13,51 %. Chúng tôi nhận thấy đây là mô hình sử dụng khá nhiều, đứng sau mô hình “A n h ư B”. Ở mô hình này, các đối tượng được đưa ra so sánh được liên kết với nhau bởi quan hệ từ “là”. Neu so sánh với từ “như” thì hai từ này tương đương nhau về sắc thái biểu cảm. Tuy nhiên, nếu dùng từ “là” thì sắc thái khắng định được bộc lộ rõ hơn. Có thể phân chia thành các tiểu loại nhỏ như sau: a. So sánh cái cụ thể với cái cụ thể Tiểu mô hình này, chúng tôi thông kê được 31 phiếu Ví dụ 1: Yêu em, anh yêu Hà Nội Em ơi, em là Hà Nội Anh chưa bao giờ yêu Hà Nội như hôm nay (Chưa bao giờ, Tr. 54) 3 3 ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. Neu như phép so sánh A n h ư в làm cho đối tượng so sánh (A) hiện lên cụ thể, rõ nét hơn thì phép so sánh A là в có tác dụng đồng nhất A với B. Điều này có nghĩa những đặc trưng của в cũng chính là những đặc trưng của A. Trong câu thơ trên, tác giả đồng nhất “EM LÀ HÀ NỘI”. HÀ NỘI : đẹp, thanh lịch; HÀ NỘI là nơi sinh sống, gần gũi, gắn bó nhất, thân thương nhất đồng nhất với “EM”. Với mối tình đầu, Lun Quang Vũ yêu say đắm, tràn ngập niềm hạnh phúc. “Em” - vế A của phép so sánh trong câu thơ trên và tình yêu của em đã chắp thêm cho anh đôi cánh. Có em anh cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn và bản thân anh có trách nhiệm hơn với người, với đời. Yêu em anh thấy Hà Nội đẹp hơn, gần gũi và mến yêu hơn. Bằng biện pháp tu từ so sánh ta nhận thấy tình yêu trong thơ Lun Quang Vũ có sự hòa họp giữa cái tình riêng trong cái ta chung của cuộc đời rộng lớn. Như vậy, ta nhận thấy rằng bản chất của phép so sánh A là в là so sánh đồng nhất. Ví dụ 2: Tôi là đứa con cô đơn ngay khỉ ngồi cạnh mẹ Thằng bé lẻ loi giữa lớp họ ồn ào Bàn chân hồ nghỉ giữa đường phố xôn xao (Mấy đoạn thơ, Tr. 136) Sau HƯƠĨĨG CÂY, trong khoảng mười năm, cuộc đời Lưu Quang Vũ rơi vào tình cảnh long đong, lận đận, có những lúc đã “chạm vào bế tắc”. Hôn nhân đầu tan vỡ, rời quân ngũ, quá nhọc nhằn trong kế mưu sinh, cuộc sống vật chất hằng ngày thiếu thốn... Do đó, nếu ở giai đoạn trước trong cái tôi ấy bao giờ cũng là cảm giác tin tưởng, hy vọng, thì ở giai đoạn này cái tôi ở vế A luôn có cảm giác cô đơn, lẻ loi, hụt hẫng, mất niềm tin. Trái ngược với những hình ảnh ở vế B vốn gợi ra cảm giác bình yên, đông vui: ngồi cạnh mẹ, giữa lớp học, giữa đường phố... được Lưu Quang Vũ khéo léo chọn lựa. Với phép so sánh đồng nhất này, nó đã làm bật lên tâm trạng cô đơn, hoang vắng của nhà văn ngay cả chỗ tưởng như là thân thương nhất, đông vui nhất. Qua đây ta thấy, giai đoạn này anh không chỉ đánh mất niềm tin vào cuộc đời mà còn đánh mất niềm tin vào chính bản thân mình, 3 4 ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. b. So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng Với tiểu loại này, chúng tôi thống kê được 5 phiếu Ví dụ : Vượt lên trên những mái nhà chật hẹp Em em là mây trắng của đời tôi (Thơ tình viết về một người đàn bà không có tên) Thơ tình Lưu Quang Vũ hết sức say đắm, nồng nàn. Thẳm sau trong thơ ông là “MỘT TÌNH YÊU KHÔNG BIẾT NÓI CÙNG AI/ ĐEN ĐIÊN DẠI ĐẾN NGHẸN NGÀO ĐAU ĐỚN”. Với ông, tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý. Vói việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh, hình tượng nhân vật trữ tình - Em ở vế A trong câu thơ trên được hiện lên một cách rõ nét, như một biểu tượng của ước mơ và khát vọng lí tưởng. Tác giả so sánh hình ảnh “Em” ở vế A với hình ảnh “MÂY TRẮNG” TRẮNG” ở vế B. Ta thấy, hình ảnh “MÂY đem đến cho ta một Vẻ đẹp tinh khôi, trong sáng. Tác giả đồng nhất “ш” là “MÂY TRẮNG” nhằm khẳng định em là những gì đẹp đẽ nhất, trong trẻo nhất trong cuộc đời nhà thơ. Với Lưu Quang Vũ, tình yêu và thơ ca luôn là cứu cánh còn lại trong đời. Bởi vậy, ông coi tình yêu và thơ ca là “mạy TRANG CỦA ĐỜI TÔI ”. c. So sánh cái trùn tượng vói cái trừu tượng Với mô hình so sánh này, chúng tôi thống kê được 4 phiếu. Ví dụ: To quốc là nơi tỏa bóng yên vui Nơi nghĩ đến lòng ta yên tĩnh nhất Nhưng nghĩ đến Người lòng tôi rách nát Xin Người đừng trách giận Việt Nam ơiỊ (Việt Nam ơi, Tr. 156) Tình yêu Tố quốc trong nhà thơ một lần nữa lại được cất lên bằng một giọng thơ chân thành, thống thiết xen lẫn chút tuyệt vọng. Nhà thơ luôn dằn vặt, luôn đấu tranh với bản thân mình. Trong sự mâu thuẫn nội tâm đó thể hiện một khao 3 5 ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. khát hòa mình mãnh liệt, một tình yêu gắn bó máu thịt với đất nước. Trong anh cháy lên câu hỏi “đến bao giờ đến bao giờ nữa”. Đen bao giờ Việt Nam được hòa bình, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Có lẽ hiếm có nhà thơ nào viết nên những lời tâm huyết, những câu thơ như máu úa rất đỗi chân thành như anh. Dù không viết những vần thơ hào hùng lửa cháy, nhưng phải nói đây là những vần thơ yêu nước nồng nàn. Hình ảnh Tổ quốc ở vế A được ví là “NƠI TỎA BÓNG YÊN VUI ” ở vế B. Đồng thời ta còn nhận ra Lưu Quang Vũ đã gục đầu vào Tổ quốc bao la để tâm sự về nỗi lòng rách nát, để thú nhận nhũng phút giây yếu đuối của tâm hồn: “LÒNG TA YÊN TĨNH ”, “LÒNG TÔI RÁCH NÁT”. Nỗi đau của anh gắn liền với nỗi đau đất nước, số phận anh gắn liền với số phận đất nước, chặt chẽ tha thiết như máu thịt. Lưu Quang Vũ làm thơ là nhũng lời xuất phát từ trái tim nhưng đó là những lời cầu xin rất tự nhiên - những lời cầu xin của một đứa con cảm thấy mình lạc lõng , bơ vơ không đúng lúc: “XỈN NGƯỜI Ở VŨ ĐỪNG TRÁCH GIẬN Vũ Quần Phương nhận xét: “NỔI LÊN LÀ MỘT CẢI GÌ ĐÓ RẤT ĐAU ĐỚN, THẤY CUỘC ĐỜI CAY CỰC MÀ VÂN YÊU ĐỜI VÀ QUYẾT BÁM LẤY CUỘC ĐỜI THÔ NHẢM ẤÝ\ Phép so sánh khẳng định, dù tuyệt vọng hay vui sướng, Lưu Quang Vũ vẫn “quyết” bám lấy cuộc đời, sự sống và đất nước. 2.3.1.3. Mô hình “A như BỊ, Bn” Khảo sát mô hình so sánh ngang bằng chúng tôi nhận thấy rằng trong thơ Lưu Quang Vũ xuất hiện nhiều mô hình sau “A n h ư Bi, B 2 v . . , B n ” . Với mô hình trên chúng tôi thống kê được 34 phiếu. Đây là mô hình so sánh một đối tượng được nêu ở vế A với nhiều đối tượng được nêu ở vế B, do đó đối tượng đem ra so sánh phong phú, đa dạng hơn. Ví dụ 1: Tôi làm sao sống được nếu xa Người Như giọt nước đậu vào bụi cỏ Như châu chấu ôm ghì bông lúa Người đấy tôi ra tôi lại bám lấy Người 3 6 ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. Xin Người đừng ghẻ lạnh, Việt Nam ơi Người có triệu chủng tôi, tôi chỉ cỏ một Người (Việt Nam ơi, Tr. 156) Có thế nói, trong thơ ca kháng chiến chống Mĩ, và cả thời kì hậu chiến sau này, hiếm có một nhà thơ nào tách ra khỏi nguồn cảm hứng anh hùng ca, ngợi ca đất nước, ngợi ca nhân dân, cuộc chiến đấu với những con người dũng cảm. Hình tượng đất nước được xây dựng từ trong kháng chiến chống Pháp càng bồi đắp thêm khi bước sang cuộc kháng chiến chống Mĩ với một lớp các nhà thơ trẻ, đầy nhiệt huyết và tài năng, trong đó có Lưu Quang Vũ. Từ trách nhiệm cá nhân, tình yêu Tổ quốc máu thịt hiện thân của sự sống trong thơ Lưu Quang Vũ cũng lớn dần. Nhà thơ bày tỏ mãnh liệt ước nguyện gắn bó suốt đời với nhân dân với đất nước. ‘Tơ/ XA LÀM SAO SỐNG ĐƯỢC NẾU NGƯỜI” là vế được đem ra so sánh. Trong vế A, “TÔI” - cái tôi nhỏ bé, đã từng chịu nhiều mất mát, đớn đau cần được vỗ về, sưởi ấm, che chở trong tình yêu thương của nhân dân của đất nước. Tác giả so sánh sự gần gũi, gắn bó không thể thiếu này với các hình ảnh thiên nhiên, cây cỏ ở vế в - “GIỌT NƯỚC - BỤI CỎ, CHÂU CHẤU - BÔNG ỈÚA”. Tất cả những hình ảnh thiên nhiên ấy, cho ta thấy, tiếng thơ Lưu Quang Vũ luôn là niềm khát khao được yêu thương, được gắn bó với đất mẹ Việt Nam thân yêu. Và đất nước cũng sẽ nâng đỡ người thơ ấy, giúp hồn thơ ấy vượt qua bao khó khăn, thử thách để đến với bình yên, dịu mát. Đó là những lời tâm sự đến cháy lòng của Lưu Quang Vũ với Tổ quốc yêu thương đã kéo ông đến gần hơn bạn đọc bởi mỗi độc giả đến đây đều hiếu rằng, ẩn đằng sau nỗi đau, nỗi buồn chất ngất về thời cuộc chính là tình yêu đất nước vô bờ, niềm thương đến xót xa khi nhìn thấy bờ cõi bị cát chia, núi sông phải gánh chịu nhiều bom đạn. Như vậy, bằng phép so sánh một đối tượng ở vế A với nhiều đối tượng ở vế B, Lun Quang Vũ giúp người đọc thấy được thơ ông dù vui hay buồn, tin cậy hay hoang mang vẫn là tiếng nói nồng nàn, tha thiết, đắm say nhất với cuộc đời này. Vì thế nhà thơ Vũ Quần Phương đã khắng định rằng: “ ĐẮM 3 7 ĐUỐI LÀ BẢN SẮC CẢM XÚC ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. TRONG THƠ LUU QUANG VŨ ”. Sự độc đáo, sáng tạo của Lưu Quang Vũ tập trung vào vế в với hàng loạt những hình ảnh so sánh độc đáo. Ví dụ 2: Môi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi Như vị muối chung ỉòng biến mặn Như dòng sông thương mến chảy muôn đời (Tiếng Việt, Tr. 165) Lưu Quang Vũ không chỉ dành tình yêu cho thiên nhiên mà còn gửi gắm cả vào tiếng Việt - ngôn ngữ của dân tộc. Với tấm lòng yêu tha thiết tiếng Việt, Lưu Quang Vũ đã viết một bài thơ cùng tên để thể hiện tình cảm của mình. Những đặc điếm về văn hóa tiếng Việt hiện lên thật dung dị và sinh động. Nhà thơ thấy hình hài đất nước qua từng nét chữ, âm thanh. Nhà thơ so sánh “ TIẾNG VIỆT” ở vế A với “VỊ “DÒNG SÔNG” MUỐI’, ở vế B. Lưu Quang Vũ đã có những phát hiện mới mẻ về sức mạnh kì diệu của tiếng Việt. Tiếng Việt là một dòng chảy văn hóa, là vị muối không thể thiếu trong bữa cơm gia đình, không thể thiếu trong biển cả, là biển lớn của tinh thần hòa hợp dân tộc, là dòng sông chảy muôn đời lưu giữ truyền thống yêu nước, nhân ái của con người Việt Nam. Sức mạnh của kẻ thù có thế chia cắt đất nước về mặt ranh giới địa lí nhưng không thể chia cắt khối thống nhất vĩ đại của lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Tiếng Việt trở thành sợi dây nối liền tâm hồn, tư tưởng của mọi thành viên trong cộng đồng cũng như những người con xa xứ, lưu lạc. Từ mối liên hệ với lịch sử, tác giả đã xem tiếng Việt như là một nhân tố tạo nên sự bền vững muôn đời của dân tộc. Tiếng Việt là thứ tiếng cất lên tù’ bờ tre, mái rạ, từ trong cuộc sống lam lũ, khổ nghèo của những người kéo gỗ, chèo đò, dệt lụa, lặn ngòi ngoi nước, ăn cầu ngủ quán... trải qua những ngày chia cắt, giặc giã, khói lửa với những nỗ lực, hy sinh âm thầm của bao thế hệ con người. 3 8 ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. Điều kì diệu là tiếng Việt sản sinh trong cuộc sống lao động và chiến đấu ấy lại là một thứ tiếng ngọt ngào, đằm thắm, tha thiết, thấm đẫm yêu thương dịu dàng, trong trẻo “NHƯ DÒNG SÔNG THƯƠNG MẾN CHẢY MUÔN ĐỜI”. Suy cho cùng thì vẻ đẹp, sự kì diệu của tiếng Việt cũng là vẻ đẹp, sự kì diệu của tâm hồn nhân dân, dân tộc. Bài thơ phản ánh không khí của một thời, khi mà cả dân tộc đang phải vận dụng, phát huy tất cả nguồn sức mạnh tổng họp đế đối đầu với một kẻ thù hùng mạnh hơn gấp nhiều lần. Ví dụ 3: Ôi tiếng Việt như đất cày như lụa Ỏng tre ngà và mềm mại như tơ (Tiếng Việt, Tr.164) Đúng như nghệ sĩ nhân dân Đào Trọng Khánh từng đánh giá: “NGƯỜI LÀM THƠ VỀ QUÊ HƯƠNG THÌ NHIỀU NHƯNG VIẾT HAY THA THIẾT VÀ XÚC ĐỘNG NHƯ LIM QUANG VŨ TRONG BÀI THƠ TIẾNG VIỆT THÌ RẤT ÍT ”. Một lần nữa nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh để tạo nên sức truyền cảm cho câu thơ. Tác giả so sánh “TIẾNG VIỆT” ở vế A với những hình ảnh: “ĐẤT CÀY”, “LỤA”, “TRE NGÀ”, “TƠ” ở vế B. Đó là những hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc, vừa mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn của CÀY” vừa có sự dịu dàng, mát mẻ của “LỤA ”, vừa có sự óng ả, thanh tao của “TRE NGÀ”, lại vừa có sự mềm mại, uyển chuyến của “tơ”. Hình ảnh so sánh trong hai câu thơ đẹp, lung linh sắc màu càng đọc càng suy ngẫm càng thấy thấm thìa xúc động. Cả bài thơ “TIẾNG VIỆT” là những câu thơ duỗi dài mềm mại. Nhà thơ đã sử dụng một thế giới hình ảnh so sánh sinh động, gợi cảm để tái hiện cội nguồn lịch sử tiếng nói dân tộc. Tiếng Việt không phải là một khái niệm trừu tượng mà là tiếng mẹ gọi, tiếng cha dặn, tiếng kéo gỗ, tiếng gọi đò là câu hát lời ru “RUNG RỈNH NHỊP ĐẬP TRẢI TỈM”... nghĩa là tất cả những gì gần gũi, thân thiết, máu thịt nhất đối với mỗi người; là thứ tiếng lấm láp giọt mồ hôi mặn chát và cả những tâm tình sâu lắng, ngọt ngào, say đắm. Qua câu thơ nói riêng và toàn bộ bài thơ nói chung, Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm một thông điệp tới độc giả là hãy yêu và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Như nhà thơ Chế Lan Viên đã từng ca ngợi công lao của 3 9 ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. đại thi hào Nguyễn Du trong việc giữ gìn và làm giàu đẹp tiếng Việt qua tuyệt tác “TRUYỆN KIỀU 4 0 ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. Đẳng anh là cắm cọc vào thời gian nước chảy Cho nghìn năm sau vầng trăng tiếng Việt mãi còn (Nghĩ thêm về Nguyễn) Thiết nghĩ, với bài thơ “TIẾNG VIỆT” nhà thơ Lun Quang Vũ đã “cắm THỜI GIAN NƯỚC CHẢY” và “VẦNG TRĂNG TIẾNG CỌC VÀO VIỆT” trong thơ anh sẽ mãi sáng trên thi đàn văn học Việt Nam. Trong thơ Lưu Quang Vũ mô hình so sánh “A n h ư Bi, Bn” được sử dụng với tần số cao hơn hẳn so với các tác giả khác. Cụ thể, khi đi vào thống kê, tôi thấy rằng trong Thơ mới mô hình này chiếm tỉ lệ 2,25% trong khi đó đối với các tác phẩm của Lưu Quang Vũ mô hình so sánh “A như Bi, Bn” chiếm tới 4, 73% cao hơn gấp nhiều lần. Ở mô hình so sánh này, tác giả đã dùng một đối tượng đối chiếu cùng lúc với nhiều đối tượng, sự vật khác nhau. Trong cấu trúc dạng so sánh này, sự liệt kê, điệp ý có tác dụng nhấn mạnh các đặc điếm của sự vật, nó bố sung cho cái kia mà không cần có sự giải mã hoặc triển khai, chỉ cần các sự vật, hiện tượng, khái niệm đặt cạnh nhau trong thế trong thế tương đồng một cách nghệ thuật là đã đủ sức để diễn đạt diều cần thể hiện. Tác giả Phạm Thu Yen đã nhận xét: “Thủ pháp so sảnh có tác dụng tạo hình ảnh giúp cho cách diên tả vừa cụ thế vừa mang ỷ nghĩa khải quát giàu chât thơ ”. 2.3.1.4. MÔ hình “A là Bh Bn” Tương tụ' như mô hình “A n h ư B”, ở mô hình “A là B” tôi nhận thấy trong đó có một vế A được so sánh với nhiều vế в (Bi, B 2 , . . B n ) . vế в được triển khai bằng nhiều cách nhờ đó trở nên sinh động, cụ thể, rõ ràng hon. Ở mô hình này chúng tôi thống kê được 14 phiếu chiếm 4,73%. Ví dụ 1: Và thương mến có nghĩa là hy vọng Anh tin đời theo nghĩa lứa đôi Con tàu nào mang gió ấy ra khơi 4 1 "Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn yjh i ^Jh tín tị Chắng hề có một ngày cập bến Đích của nó luôn luôn là phía trước Là chân trời mãi mãi ở trong em (Em - tình yêu những năm đau xót và hy vọng, Tr. 122) Mối tình thứ hai “mở' CHÂN TRỜI” đi, bỏ lại nhà thơ “ĐỨNG MANH NHƯ MƯA SA”. ĐAU XÓT TRỜI” đưa nhà thơ đến nhưng rồi cũng “CUỘN MÂY ÂM THẦM TRONG BÓNG TỐI” “TÌNH GIÔNG” ra với niềm tin hạnh phúc “MONG YÊU GIỮA NHỮNG NGÀY ĐẲNG”, “TÌNH ” tuy vậy vẫn nhen lên ngọn lửa hy vọng, tha thiết “ở PHÍA YÊU NHỮNG NĂM TRƯỚC ”, “CHÂN với nhà thơ. Nhờ biện pháp nghệ thuật tu từ so sánh, ta nhận thấy từ khởi nguyên kiếm tìm hạnh phúc qua bao nếm trải ngọt bùi, đắng cay, lầm lỡ, cả tin... với những cho nhận, được mất... cuối cùng con tàu tình yêu của Lưu Quang Vũ đã tìm được bến bờ hạnh phúc: Em - vết thương và bàn tay hàn gắn Là cơn khát khô là dòng suối mát lành (Di chúc tình yêu, Tr. 88) Qua đây ta thấy tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh đã giúp Lưu Quang Vũ lấy lại được niềm tin yêu trong cuộc đời, tái sinh tâm hồn nhà thơ sau bao đớn đau, phiêu bạt. Ví dụ 2: Em là sớm mai là tuối trẻ của anh (...Và anh tồn tại, Tr. 199) Cuộc tình với nữ thi sĩ Xuân Quỳnh là bến đậu bình yên ở cuối chặng đường đi tìm tình yêu và hạnh phúc đời tư của Lưu Quang Vũ. Tình yêu và sự hy sinh hết mình của một người đàn bà tài sắc đã mở ra một trang đời mới cho cả hai người. Tác giả dùng biện pháp tu từ so sánh, vế A đối tượng so sánh - “EM” với những hình ảnh so sánh ở vế B “SỚM MAI”, “TUỔI TRẺ” - “SỚM MAI”: đó là thời điểm đẹp đẽ nhất, tinh khôi nhất trong trẻo nhất trong một ngày; “tuổi trẻ” - là quãng thời gian đẹp đẽ nhất của con 4 2 ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. người. Thông qua quan hệ từ “là” tác giả đồng nhất EM ỈÀ SỚM MAI,EM LÀ TUỔI TRẺ. Phép so sánh này khẳng định rằng tất cả những gì đẹp đẽ nhất, trong sáng nhất chính là em. Với Lưu Quang Vũ, tình yêu giờ đây đã bớt đi sự trẻ trung, sôi nối nhưng lại thêm phần đằm thắm, sâu sắc. Qua phép so sánh ta thấy, Lưu Quang Vũ nhìn đời một cách trìu mến, thiết tha hơn. Phép màu tình yêu đối với Lưu Quang Vũ chính là khả năng hồi sinh, em chính là sớm mai, là tuối trẻ là niềm tin trong tâm hồn anh. Ví dụ 3: Em ỉà bóng cây em là bếp lửa Che mát và sưởi ấm lòng anh (Không đề, Tr. 224) Không phải ngẫu nhiên đã có lúc Xuân Quỳnh ước ao được hóa thành ngọn lửa để sưởi ấm trái tim Lưu Quang Vũ: “ƯỚC CHỈ ỈÀM NÓN CHE ANH/ĐEM GIÓ LẠNH EM XIN LÀM NGỌN LỬA ” (Không đề - Xuân Quỳnh). Bởi đơn giản trong rất nhiều bài thơ của mình Lưu Quang Vũ thường ví người yêu của mình “NHƯ LỬA VÀ NHƯ LỤA ”. Cụ thế trong hai câu thơ trên, tác giả đã ví “ш” - ở vế A với những hình ảnh “BÓNG CÂY, BẾP LỬA” ở vế B. Hình ảnh “BÓNG CÂY” gợi cho ta sự mát mẻ còn hình ảnh “ВЕР LỬA” đem lại hơi ấm, sự sống. Qua phép so sánh này ta thấy tác giả đồng nhất “Em LÀ BÓNG CÂÝ\ “EM LÀ BẾP LỬA”. Em hiện lên như bóng cây che mát, xoa dịu cõi lòng nhà thơ. Em như ngọn lửa, như bếp lửa mang lại hơi ấm, sự sống, sưởi ấm trái tim anh đang cô đơn, giá lạnh. Đối với Lưu Quang Vũ, bếp lửa chính là biểu tượng của tình yêu, của khát vọng vươn lên, là ánh sáng soi đường cho cuộc sống hôn nhân. Hiện lên trong câu thơ trên là hình ảnh một người vợ hiền bên ngọn lửa hồng ấm áp, lung linh. Đây chính là nơi để tâm hồn từng cô đon, giá lạnh của anh được chở che và sưởi ấm lòng mình. Ví dụ 4: Thơ không phải là chứng minh Không phải là hào quang phản chiếu của tấm gương Thơ là bó đuốc đốt thiêu là bàn tay thắp lửa Thơ sinh sự với cuộc đời không cho ai dừng bước cả 4 3 "Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn yjh i ^Jh tín tị Thơ phải dạy ta nhìn đời băng con măt thật (Nói với mình và các bạn, Tr. 103) Hướng về cuộc đời trong khát vọng chiếm lĩnh bản chất hiện thực của nó cho phép thơ Lun Quang Vũ dung nạp nhiều sắc thái giọng điệu khác nhau. Ta thấy đối tượng so sánh ở vế A là “THƠ”, Lưu Quang Vũ nhấn mạnh và khắng định - “KHÔNG PHẢI LÀ” “CHỨNG MINH, ÁNH HÀO QUANG PHẢN CHIẾU TẤM GƯƠNG” ĐUỐC, BÀN TAY”, mà “THỚ' chính là “ồỡ nó dạy ta phải biết nhìn đời bằng con mắt thật. Qua phép so sánh này ta thấy, bên cạnh cái đắm đuối, nồng nàn, xót xa, cay đắng giọng thơ Lưu Quang Vũ còn mang nhiều tính chiêm nghiệm, triết lí sâu sắc. Nó là sản phẩm của cái tôi không ngừng tư duy, trăn trở về nhân sinh, thế sự. Ngay ở lứa tuối 20, Lưu Quang Vũ đã có những vần thơ giàu tính chiêm nghiệm và chất triết lí. Nói như nhà thơ Anh Ngọc thì “LWẦ QUANG VŨ LÀ NHÀ THƠ CỒ ĐỈẾN NGAY Ở CẢ LỨA TUỔI 20Đó là một giọng thơ mang đầy chiêm nghiệm về đất nước, về cuộc chiến tranh và đặc biệt về trách nhiệm của nhà thơ và thơ ca đối với cuộc đời, đối với đất nước, với nhân dân. Đe trở nên có ích thơ ca không chỉ biết ca ngợi và đồng tình, thơ ca giờ đây còn phải biết cảnh tỉnh, biết phê phán, biết “phản biện” những mặc định của lịch sử, của xã hội và của người khác. Với cách so sánh đầy hình tượng Lưu Quang Vũ nhấn mạnh: thơ phải “ NHÌN ĐỜI BẰNG CON MẮT THẬT”. Muốn như vậy con người không chỉ cần sự thông minh mà còn phải dũng cảm: “THẾ HỆ MÌNH CẦN NHỮNG NGƯỜI DŨNG CẢM/ THƯƠNG, DŨNG CẢM CẢM THÙ”. DŨNG CẢM YÊU Đây không chỉ là những chiêm nghiệm riêng của một con người đã trải qua một hành trình cuộc đời, một hành trình thơ nhiều cay đắng mà còn là tuyên ngôn nghệ thuật của các nhà thơ cùng thời với Lưu Quang Vũ và cho cả thế hệ nhà thơ hôm nay và mai sau. Chất giọng chiêm nghiệm được cấu thành bởi phép tu từ so sánh có chức năng so sánh ngầm cho thấy những hình ảnh thơ mang tính chất biểu tượng đó đã truyền đến bạn đọc nhiều ngẫm ngợi, nghĩ suy. Mô hình “A l à B i , B n ” giúp thi sĩ thể hiện rõ ràng đối tượng 4 4 ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. mình quan sát được, là mô hình giúp nhà thơ mở rộng trường liên tưởng hỗ trợ thể hiện cảm xúc, tâm trạng, đồng thời cho chúng ta thấy được một giọng điệu thơ đầy chiêm nghiệm, triết lí sâu sắc. 2.3.1.5 . . Mô hình “NhưBA” Mô hình này là dạng biến thế của mô hình “A n h ư B ” , ở mô hình này chúng tôi thống kê được 6 phiếu. Ví dụ: Như ngôi sao trên cột buồm trơ trọi Anh nhìn vào bóng tối Con tàu đêm nay đi về đâu (Viết cho em từ cửa biển) Thông thường ở phép so sánh “A n h ư B” thì vế A được đặt ở đầu, tiếp đến là từ so sánh rồi đến vế B. Nhưng ở phép so sánh tu từ này, từ “NHƯ” với chức năng là công cụ so sánh được đảo lên đầu, vế в “NGÔI SAO TRÊN CỘT BUỒM TRƠ TRỌI” là vế giàu hình ảnh, kết họp với từ láy “ TRƠ TRỌI” nó càng nhấn mạnh thêm sự cô đơn sầu tủi. Qua đây ta cảm nhận được một sự thật đầy nghịch lí, trớ trêu, nhà thơ tha thiết với đời, dâng hiến tình yêu và hy vọng nhưng chỉ nhận về những đắng cay, và ôm khối cô dơn sầu tủi. Khi mà lí tưởng hạnh phúc - tình yêu đổ vỡ, đối với nhà thơ “TẤT CẢ ĐỀU VÔ NGHĨA”. Song còn bởi nặng lòng , dù không trọn vẹn “NGHĨ CHO CÙNG NÀO DÁM TRÁCH CHI EM ” nên Lưu Quang Vũ tự dằn vặt lương tâm mình. Đây cũng là lời thú nhận của một trái tim chịu nhiều thương tổn: “TÂM HỒN ANH DẰN VẶT CUỘC ĐỜI ANH ”. 2.3.1.6 Mô hình “A-В” (từ so sánh bị triệt tiêu) Mô hình so sánh “ A - В ” (từ so sánh bị triệt tiêu) chỉ đưa ra hai đối tượng so sánh (vế A và vế B) mà không sử dụng từ so sánh (x bị ấn đi). Đây là dạng biến thế của mô hình so sánh dạng đầy đủ “AxB”. Mô hình này chúng tôi thống kê được 4 phiếu. 4 5 "Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn yjh i ^Jh tín tị Ví dụ: Chiếc cốc rơi, mọi điều tan vỡ hết Em có còn mong ước nữa không em (Gửi một người bạn gái, Tr. 47) Không cần dùng từ so sánh nhưng người đọc vẫn nhận ra đối tượng được so sánh, vế A “CHIẾC CỐC RƠI” được so sánh với vế в “mọ/ ĐIỀU TAN vỡ”. Hình ảnh “chiếc cốc thủy tinh” là một ám ảnh nghệ thuật trong thơ Lưu Quang Vũ. Chiếc cốc thủy tinh trong veo ấy, tượng trưng cho những giá trị của cuộc đời. Nó là hạnh phúc. Là niềm tin. Là tình yêu. Là cái đẹp. Nhưng với Lun Quang Vũ, nó chỉ là “những giá trị mong manh dễ vỡ”. Hay nói như Nguyễn Thị Việt Nga thì "THE GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ LƯU QUANG VŨ NGỐN NGANG MẢNH VỠ. TẤT CẢ MỌI SỰ ĐỀU ĐẶT TRONG THẾ LỤI TÀN, ĐỐ VỠ. BẤT CỨ VIỆC GÌ, ĐIỀU GÌ CŨNG ĐÃ CHẾT, ĐÃ MẤT, ĐÃ THÀNH CẢT BỤI, ĐÃ GẪY, ĐÃ ĐỐ, ĐÃ VỠ, ĐÃ TẮT, ĐÃ TÀN, ĐÃ SỤP, ĐÃ RÁCH, ĐÃ CÔI, ĐÃ SẬP, ĐÃ NÁT, ĐÃ BAY MẤT, ĐÃ SỤP ĐO,...” Đó là những hình ảnh thơ hết sức phong phú và giàu tính biểu tượng, thể hiện lối tư duy sáng tạo độc đáo của nhà thơ. MÔ hình A - B ( t ừ so s á n h b ị t r i ệ t t i ê u ) là kiểu so sánh ngầm, nét tương đồng giữa hai vế tạo nên sự so sánh ngầm ấy. So với so sánh tu từ trực tiếp thì phép so sánh trên tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng hơn. Như vậy, mô hình so sánh “A-B” (từ so s á n h bị t r i ệ t t i ê u ) là kiếu so sánh chìm, giữa hai vế không có liên từ “như”, “là”,... Nét tương đồng giữa hai vế tạo nên một sự so sánh ngầm. Sự so sánh đối chiếu này làm tăng sức mạnh của lí lẽ được nêu ra, tạo nên sức mạnh của đòn bấy nghệ thuật. Ớ mô hình so sánh này, những thuộc tính trạng thái của sự vật hiện tượng là những biến thể tùy vào khả năng liên tưởng vào vốn hiểu biết và cảm nhận của từng người. Chính v ì v ậ y , m ô hình s o sánh “ A - B ” ( t ừ s o s á n h b ị t r i ệ t t i ê u ) l à phương tiện hữu hiệu giúp Lưu Quang Vũ nói được cái phong phú trong tâm hồn mình. 4 6 ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. Tiễu kết: Mô hình so sánh ngang bằng là một mô hình phổ biến được sử dụng rộng rãi trong thơ Lưu Quang Vũ. Đây là mô hình so sánh mà hai đối tượng so sánh có sự tương đương. Ớ mô hình so sánh ngang bằng, nhà thơ thể hiện những rung động tinh tế của mình trước những sắc thái của cuộc sống, đồng thời là phương tiện đế nhà thơ bày tỏ cảm xúc, quan điểm của mình. Mô hình so sánh ngang bằng trong thơ Lưu Quang Vũ chiếm tỉ lệ cao. Trong mô hình này, tác giả sử dụng khá nhiều mô hình “A như Bi, Bi, Bn” và “A là Bn”. Sự sáng tạo của Lưu Quang Vũ thể hiện ở vế B, với hàng loạt hình ảnh được đem ra so sánh, nó góp phần làm cho vế A trở nên phong phú và được miêu tả đầy đủ hơn. 2.3.2. So sánh không ngang bằng Đây là mô hình so sánh mà giữa hai đối tượng so sánh không có sự tương đương bằng nhau mà mức độ so sánh thường nghiêng về một bên. Giữa hai vế so sánh được liên kết với nhau bởi quan hệ từ “hơn”, “không”, “bằng”, “thua”,. •. Khảo sát trong thơ Lưu Quang Vũ, chúng tôi thấy mô hình này xuất hiện rất ít ỏi và chia thành các dạng sau: 2.З.2.1. Mô hình “A thua B” Mô hình so sánh này, chúng tôi thống kê được 5 phiếu Ví dụ: Hoa nào đẹp bằng hoa tuối thơ Oi nào ngon hăng ôi năm xưa Suối nào mát bằng suối hổi còn bé Vân tắm mùa hè xao động nắng trưa Câu thơ nào hay bằng câu ca dao tập đọc Ai xỉnh bằng cô bạn nhỏ mến thương? (Tuổi thơ) Quê hương đất nước trong thơ Lun Quang Vũ, trước hết gắn với những vùng đất, những nơi anh đã đi qua. Theo lời kể của bà Vũ Thị Khánh - mẹ Lưu Quang Vũ, 4 7 "Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn yjh i ^Jh tín tị năm 1954, hòa bình lặp lại, những bài thơ đầu tiên của anh được gọi chung là “HƯƠĨĨG CÂY” Qua 6 câu thơ trên, bằng biện pháp tu từ so sánh, Lưu Quang Vũ đã cho chúng ta thấy được cảm nhận của anh về tuổi thơ của mình - tuổi thơ của một cậu bé lúc ấy mới gần 15 tuổi. Trong mỗi câu thơ trên ta thấy vế A được đem ra so sánh không bằng vế B. Hoa - biểu tượng cho vẻ đẹp của một xứ sở “TƯƠI HOA ĐẸP NẮNG” nhưng trong câu thơ trên ta nhận thấy trong thời điểm bây giờ hoa nào đẹp bằng hoa tuối thơ. Những hình ảnh được so sánh - “HOA TUOỈ THƠ, OI NĂM XƯA, SUỐI HOI CÒN BẺ, CÂU CA DAO TẬP ĐỌC” đã trở thành một phần kí ức, hoài niệm không thế xóa nhòa trong tâm trí nhà thơ khi nhớ về quê hương. Qua những vế so sánh trên ta thấy quê hương hiện lên trong thơ Lun Quang Vũ mưọt mà như bức tranh thủy mặc, sinh động và mang tính chất dân gian như tranh Đông Hồ với việc so sánh chưa có câu thơ nào hay bằng câu ca dao tập đọc. Đó là những kỉ niệm không thể nào quên khi nhớ về tuối thơ những ngày cắp sách đến trường lội qua những con suối mát trong. Tuy trải qua bao biến động của cuộc đời nhưng trong tâm trí Lưu Quang Vũ quê hương tuối thơ luôn là nơi thơ mộng nhất, đẹp đẽ nhất và thanh bình nhất. Đó còn là những rung động, xuyến xao trước cô bạn nhỏ mến thương của một cậu học sinh lớp 9 họ Lưu. vế A là đại từ “ai” là đối tượng đem ra so sánh với vế В “CÔ BẠN NHỎ MẾN THƯƠNG”, từ so sánh “BẰNG”, và cơ sở so sánh “xinh”. Cho ta thấy trái tim của chàng trai 15 tuối như nghẹn thở, bối rối, bâng khuâng khi nhìn vào đôi mắt long lanh của cô bạn cùng lớp. Đó là những rung động đầu tiên của tuổi học trò trong trẻo hồn nhiên và tươi trong của một cậu bé “thiếu niên”. Đó là một tuổi thơ đầy mộng mơ, lãng mạn. Qua đó ta thấy một giọng thơ trẻ trung thướt tha khi viết về cuộc sống với một niềm tin yêu mãnh liệt. Mô hình so sánh không ngang bằng trong thơ Lưu Quang Vũ chiếm một tỉ lệ ít ỏi. Nhà thơ không tập trung đi sâu thế hiện những nội dung mình muốn đề cập trong mô hình này, tuy nhiên, đây là mô hình cũng có đóng góp đáng kế cho nghệ 4 8 ЭСкба luận tôi H tjfa iêp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn Çjh i Çîh on ụ. thuật thơ Lưu Quang Vũ, góp phần thế hiện sự độc đáo, sáng tạo của tác giả. Việc sử dụng những từ so sánh “hơn”, “không bằng”,... kết hợp với việc lựa chọn đối tượng để so sánh phần nào tạo ra phong cách riêng cho nhà thơ. 2.3.2.2. Mô hình “A hơn B” Mô hình so sánh này, vế A được so sánh trội hơn hắn so với vế в Ví dụ: Anh đã khô đau, khố đau dài hơn số tuoi (Anh đã mất chi anh đã được gì, Tr. 49) vế A của phép so sánh là nỗi “khố ĐAU” giàu tính trừu tượng được so sánh với tính cụ thể đó là “số tuổi” của nhà thơ. Qua đó để cụ thể hóa nỗi buồn đau trong tâm hồn mình. Anh đã trải qua bao nỗi đau của chiến tranh, những nỗi đau mang tầm nhân loại, nỗi đau khi tình yêu tan vỡ. Lưu Quang Vũ buồn trước cuộc đời, cô đơn giữa chốn đông vui của lớp học, đường phố. Lưu Quang Vũ cho rằng nỗi buồn trong anh nhiều hơn cả “SO TUỔI” ở vế в mà anh đang có. Nhưng những vần thơ trong thơ anh vẫn bứt lên như muốn đối mặt với buồn đau: TÔI CHANG MUỐN KỈ NIỆM VỀ TÔI LÀ MỘT ĐIỆU HÁT BUỒN. Tiểu kết: Như vậy, so sánh là biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong thơ Lưu Quang Vũ. Nó là một biện pháp nghệ thuật đặc sắc và chủ đạo trong thơ Lưu Quang Vũ khiến thơ anh luôn giàu tính tạo hình. Trong thơ Lưu Quang Vũ, cấu trúc so sánh được xây dựng phức hợp từ nhiều mối quan hệ ngữ nghĩa, song đậm nhất vẫn là quan hệ giữa cái cụ thể và cái cụ thể. Những hình ảnh ám gợi trong thơ Lưu Quang Vũ cũng được tạo nên bởi mối quan hệ so sánh này. So sánh là phương tiện để Lưu Quang Vũ nhận thức và khám phá cuộc sống. Có thể nói, thơ Lưu Quang Vũ là thơ hướng nội. Thơ anh là tiếng thơ của cuộc sống tự nhiên, giản dị nhưng không phải 4 9 "Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạ uụ ễn yjh i ^Jh tín tị thứ ngôn ngữ bụi bặm, xô bồ. Những câu thơ đã đưa chúng ta lạc vào một thế giới đa dạng hình ảnh của nhũng câu chuyện đa thanh đa nghĩa. Qua đó, ta thấy được sự phong phú và dạt dào trong tâm hồn thi sĩ. 5 0 3Chóu Luận tết ngtiỉ Ềp rĐụỉ li oe Q tguụ ễn c7/f / ^Jlĩ tì 'tỉ ợ KẾT LUẬN 1. Nghiên cứu biện pháp nghệ thuật tu từ so sánh từ góc độ phong cách học nói chung và cụ thể trong thơ Lưu Quang Vũ nói riêng, nhằm khẳng định giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong thơ, từ đó góp phần khắng định tài năng thơ ca của Lưu Quang Vũ. 2. Ket quả thống kê phân loại cho thấy so sánh trong thơ Lưu Quang Vũ được thế hiện rất đa dạng. Sự đa dạng đó được thế hiện ở chỗ so sánh xuất hiện dưới nhiều mô hình, nhiều dạng, nhiều loại, trong đó nhiều nhất là so sánh ngang bằng. Với phương thức này, hai sự vật hai đối tượng đem ra so sánh thường khác loại nhưng bao giờ cũng có nét tương đồng và thể hiện đầy đủ khả năng tạo hình và biểu cảm của nó. Phương thức so sánh không ngang bằng được xuất hiện ở tần số ít hơn. Tất cả các phương thức, các mô hình, dạng, loại, so sánh đều thể hiện sự đa dạng, phong phú và độc đáo trong thơ Lưu Quang Vũ. Mô hình so sánh mà một hoặc cả hai vế là khái niệm trừu tượng được sử dụng ít. Do nhu cầu tìm tòi, sáng tạo muốn khắng định phong cách cá nhân của mình mà Lưu Quang Vũ đã sử dụng biện pháp so sánh để đưa người đọc vào một trường liên tưởng, tưởng tưởng đế phát hiện ra cái hay, cái đẹp của đối tượng được nói đến. Thông qua việc khảo sát biện pháp tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ, ta nhận thấy so sánh tu từ là một trong những biện pháp được nhà thơ sử dụng linh hoạt và đạt hiệu quả tu từ cao trong các tác phẩm của mình. Phương thức so sánh nghệ thuật trong thơ Lun Quang Vũ góp phần quan trọng tạo nên thành công của tác giả, khiến cho thơ Lưu Quang Vũ giàu tính tạo hình. Khóa luận giúp ta hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật trong từng bài thơ cụ thể, đồng thời đóng góp hướng nghiên cứu mới về nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ, góp phần vào công việc học tập và giảng dạy học phần Phong cách học cũng như dạy học văn chương. TÀI LIỆU THAM K H Ả O Sách nghiên cứu 5 1 3Chóu Luận tết ngtiỉ Ềp rĐụỉ li oe Q tguụ ễn c7/f / ^Jlĩ tì 'tỉ ợ 1. Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982), PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Đinh Trọng Lạc (1999), 300 BÀI TẬP PHONG CÁCH HỌC, Nxb Giáo dục, Hà Nội 3. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) (2002), PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 4. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) (2003), 99 PHƯƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. Sách tham khảo 5. Trinh Đường (1999), THƠ VIỆT THẾ KỈ XX (CHỌN ỈỌC VÀ BÌNH), Nxb Thanh niên, Hà Nội. 6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), TỪ ĐỈẾN THUẬT NGỮ VÃN HỌC, Nxb Giáo Dục Việt Nam 7. Nguyễn Đăng Mạnh (1991), CON ĐƯỜNG ĐI VÀO THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 8. Lưu Khánh Thơ (1997), LUT4 QUANG VŨ THƠ VÀ ĐỜI, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 9. Lưu Khánh Thơ (2001), LUV, QUANG VŨ TÀI NĂNG VÀ LAO ĐỘNG NGHỆ THUẬT, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 10. Lí Hoài Thu (2007), “Thơ Lưu Quang Vũ - Gió và tình yêu thối trên đất nước tôi”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 7. 11. Lí Hoài Thu, Lưu Khánh Thơ tuyển chọn và giới thiệu, LƯU QUANG VŨ VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM, Nxb Giáo dục. 12. Lưu Quang Vũ, Bằng Việt (1968), HƯƠNG CÂY - ВЕР LỬA, Nxb Văn học. 13. Lưu Quang Vũ (1989), MÂY TRẮNG CỦA ĐỜI TÔI, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 14. Lưu Quang Vũ (1993), BẦY ONG TRONG ĐÊM SÂU, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 5 2 3Chóu Luận tết ngtiỉ Ềp rĐụỉ li oe Q tguụ ễn c7/f / ^Jlĩ tì 'tỉ ợ 15. Lưu Quang Vũ (2014), GIÓ VÀ TÌNH YÊU THỐI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI, Nxb Hội Nhà Văn Website 16. Hoài Nam, “Yêu nước và thương nước”, Google.com 17. Phạm Xuân Nguyên (2008), “Lưu Quang Vũ, tâm hồn trở gió”, Google.com Lê Hồ Quang, “Thơ Lưu Quang Vũ - tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh”, Phongdiep.net 5 3 ЭСкба luận tôi Htjfaiêp r t)ại hoe Qtạuụễn Çjh i Çîh o'n ụ. PHỤ LỤC 1. Mô hình so sánh ngang bằng 1.1. Mô hình so sánh A như в 1.1.1. So sánh cáỉ cụ thể vói cáỉ cụ thể 1.1.1.1. Cả hai vế A và В cùng là sự yật cụ thể Nhà chật như khoang thuyền hẹp nhỏ giữa sông Vừa căng buôm đê đi, vừa nâu cơm đê sông (Nhà chật, tr 211) ơi người thương sắp tới ngày làm mẹ Anh nhìn em như mới gặp lần đầu Dầu yêu nhiều chưa hiểu hết em đâu (Gửi em và con, 1970) Ước mẹ trẻ hoài như buối mới gặp cha Ước con được sống suốt đời bên mẹ (Gửi mẹ, tr23) Mặt tôi âm и như khu rừng rậm (Có những lúc, tr 184) Trời chật chội như chiếc lồng trống rông Thành phố đầy bụi bặm Nhữìĩg mặt người lì nhăn chen nhau (Có những lúc, tr 183) Cửa biến sẽ nắm tay anh Như nắm một bàn tay có ích ЭСкба luận tôi Htjfaiêp r t)ại hoe Qtạuụễn Çjh i Çîh o'n ụ. (Viết cho em từ của biển, tr 62) Những nếp nhăn như dao chém mặt người (Giấc mộng đêm, tr 84) Tiếng reo cười lũ trẻ Như bầy chìm sẻ Âm ĩ khắp nhà (Khu nhà vắng trẻ con, tr 95) 1.1.1.2. vế A là con người, vế в là sự vật cụ thể Thôi nhé em đi Như một cánh chim bay mất Phòng anh chang có gì ăn được Chim bay về những mái nhà vui (Từ biệt, tr 176) Em gầy như huệ trắng xanh Ngọn lửa nhỏ giữa hai bờ vực thắm (Lá thu, tr 72) Em nông noi như một dòng suối chảy (Gửi một người bạn gái, tr 47) Em như con chim say nắng gió Luôn làm bị thương chính đôi cánh của mình (Những chiếc lá rơi, tr 299) Em im lặng như ảnh sảng (Phút em đến, tr 304) ЭСкба luận tôi Htjfaiêp r t)ại hoe Qtạuụễn Çjh i Çîh o'n ụ. 1.1.1.3. vế A là sự vật cụ thể, vế в là con người Những trái giâu gia ngoài thềm không ai nhặt Như những trẻ con bị bỏ rơi lăn lóc (Mấy đoạn thơ, trl 36) Con sông như anh thợ tàu mười bảy tuối Quả cảm và du đãng Nhem nhuốc và thơ mộng (Viết cho em từ cửa biển, tr.57) Chúng mình chưa biết nhau, thành phố thì già cũ Như ông đồ trong sách quốc văn (Hai bài thơ Xuân, tr.266) Thành phố thân yêu không nhỏ bẻ như em Đe anh ôm trong vòng tay che chở (Ghi vội một đêm 1972, tr 151) 1.1.2. So sánh cái trừu tượng với cái cụ thể Điều cần nói cùng em chưa nói được Lòng anh buồn như một đóa ca dao (Gửi Hiền mùa đông, tr 125) Nhũng ngày hè chói chang Lòng em như nước suôi (Những ngày hè cuối, tr 264) Tình anh như cỏ lau Tìm nhau trên đất vẳng (Không đề II, tr 67) ЭСкба luận tôi Htjfaiêp r t)ại hoe Qtạuụễn Çjh i Çîh o'n ụ. Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay (Tiếng Việt, tr. 165) 1.2. Mô hình A là B 1.2.1. So sánh cái cụ thế vói cái cụ thể Anh đã gặp em, em là tỉa nắng Thoảng qua, ròi buối chia ly cay đắng (Bài thơ khó hiểu về em, tr51) Giữa sự thông minh của đông vui bè bạn Vứt sách xuống gầm bàn đi ra mặt trận Tôi là người lỉnh cô đơn ở giũa trung đoàn Bao lâu rồỉi vân chỉ có thế thôi (Mấy đoạn thơ, trl 37) Em ơi, em là Hà Nội Anh chưa bao giờ yêu Hà Nội như hôm nay (Chưa bao giờ, tr54) 1.2.2. So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng Vượt ỉên trên những mải nhà chật hep Em em là mây trắng của đời tôi (Thơ tình viết vể một người đàn bà không có tên III, tr236) Trên mái nhà, cao vút rừng cây Trên rừng cây, nhữĩĩg đảm mây xô dạt Trên ngày thảng, trên cả miền cay đẳng Thơ tôi là mây trắng của đời tôi (Mây trắng của đời tôi, tr 214) Qtạuụễn Çjh i Çîh o'n ụ. 1.2.3. ЭСкба luận tôi Htjfaiêp r t)ại hoe So sánh cái trừu tượng với cái trim tượng Tố quốc ỉà nơi tỏa bóng mát yên vui Nơi nghĩ đến lòng ta yên tĩnh nhất Nhưng nghĩ đến Người ỉòng tỏi rách nát Xỉn Người đừng trách giận Việt Nam ơiỉ (Việt Nam ơi, tr 156) 1.3. Mô hình A như Bi, B 2 , B n Chiều xuống cánh chim bay Như nụ cười thoảng gặp Như vầng trăng mới mọc 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ Như mối tình mới yêu (Chiều, tr.31) Ôi tiếng Việt như đất cày như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ (Tiếng Việt, tr 164) Môi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi Như vị muối chung lỏng biến mặn Như dòng sông thương mến chảy muôn đời (Tiếng Việt, tr 165) Bây giờ anh trong suốt như không khỉ Như gió hoang không hình không giới hạn Không nhà không chon nghỉ không tên (Anh chẳng còn gì nữa, tr 87) 1.4. Mô hình A là Bi, Bn Con sông giống cuộc đời anh Anh là cậu bé nhặt than Là ông già buông câu im lặng Là quả dưa tròn trên khoang nắng Là lả sú vàng trôi ở cửa sông (Viết cho em từ cửa biển, tr 58) Em là bờ cau xanh Là quả vườn nhà là chim tu hủ (Viết cho em từ cửa biển, tr59) Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Tôi nhận hết, tôi là người tiếp nối Là dĩ vãng nhưng chang là bỏng tối Nước măt tôi ướt đâm những dây đàn (Đất nước đàn bầu, trl47) Anh vân ở bên em mãi mãi Là bậc cửa dưới chân em qua lại Là cốc nước trên môi em run ray (Thơ tình viết về một người đàn bà không có tên I, tr 259) Anh là cửa số con tàu nơi xứ lạ em đi Là quê hương ngóng đợi em về (Cho Quỳnh những ngày xa, tr283) 1.5. Mô hình Nhu BA Như câu thơ anh viết dở chừng Mai bưởi chín anh không về hải nữa (Phủ Lý tháng Hai, tr 26) Như hai kẻ lạc loài nay nhận ra nhau Anh chang kế về nhũng ngày xa cách Anh nhìn em đoản thầm trong đáy mắt Thấy nghẹn ngào khát vọng của đời anh (Gửi Hiền mùa đông, tr 125) Như ngôi sao trên cột buồm trơ trọi Anh nhìn vào bóng toi Con tàu đêm nay đi về đâu 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ (Viết cho em từ cửa biến, tr60) 1.6. Mô hình A-B (từ so sánh bị triệt tiêu) Chiếc cốc rơi, mọi điều tan vỡ hết Em có còn mong ước nữa không em (Gửi một người bạn gái, tr 47) Sọc dưa xanh - những tín hiệu mùa hè (Quả dưa vàng, tr 175) Ai biết ngày mai sẽ có những gì Người đói thay, năm thảng cũng qua đi (.. .Và anh tồn tại, tr200) Ảo dài hơn, tuối mẹ cũng nhiều hơn (Áo, tr 12) [...]... một Lưu Quang Vũ nhà thơ, với những cống hiến không hề ít ỏi của ông T i ễ u k ế t : Trên đây, chúng tôi trình bày các vấn đề lí thuyết về biện pháp tu từ so sánh dưới góc độ ngôn ngữ học và vài nét về nhà thơ Lưu Quang Vũ Qua đó, rút ra những đóng góp nhất định của biện pháp so sánh tu từ trong văn học nói chung và tác dụng của biện pháp so sánh tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ nói riêng 2 3 'Khóa luận. .. chuẩn mực so sánh trong thơ Lưu Quang Vũ rất đa dạng, có nhiều kiếu so sánh hết sức bất ngờ, độc đáo 2.3 Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các mô hình so sánh trong thơ Lưu Quang Vũ Trên cơ sở kết quả thống kê được, chúng tôi tiến hành phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các tác phẩm tiêu biểu, độc đáo của Lưu Quang Vũ trong tập thơ: GIÓ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI 2.3.1 So sánh. .. của biện pháp so sánh từ góc độ tu từ 5 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp nghệ thuật so sánh tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ 6 Phạm vi nghiên cứu Khảo sát tập thơ “ơ/ớ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI”, Nxb Hội Nhà Văn, năm 2014 7 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại biện pháp tu từ: người... Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC MÔ HÌNH so SÁNH TRONG THƠ LƯU QUANG vũ 2.1 Kết quả khảo sát thống kê Qua việc thống kê 129 bài thơ trong tập thơ GIÓ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI, chúng tôi nhận thấy có 111 bài thơ Lưu Quang Vũ sử dụng biện pháp tu từ so sánh, trong đó có 296 phép so sánh, cụ thế như sau: Loại Mô hình so sánh ngang băng Mô hình so sánh không STT Mô hình Sô lân Tỉ lệ xuất hiện... ^Jlĩ tintỊ Phương pháp tổng hợp: Từ những ví dụ đã phân tích nhận xét, người viết đã tống hợp và đưa ra những kết luận khái quát nhất, chung nhất về biện pháp tu từ so sánh trong thơ Lưu Quang Vũ 8 Đóng góp của khóa luận 8.1 Khoa học Đe tài tiếp tục khắng định giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong thơ, từ đó góp phần khẳng định tài năng thơ ca của Lưu Quang Vũ 8.2 Thực tiễn Các kết quả nghiên... đề tài khóa luận “ BIỆN THƠ PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG LUĨÍ QUANG VŨ” với hy vọng sẽ đưa ra những kết quả thống kê phân loại, nhận xét bước đầu về mức độ sử dụng và hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ 1 1 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ so sánh trong các tác phẩm của Lưu Quang Vũ Đồng thời, góp phần vào việc tìm hiểu và làm sáng tỏ những đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với... “MỘT GIỌNG THƠ RẤT ĐẮM ĐUỐI Chúng tôi nhận thấy các bài viết, các ý kiến trên mới chỉ đi sâu vào việc tìm hiểu nội dung thơ Lưu Quang Vũ còn ở phương diện nghệ thuật, việc tìm hiểu các biện pháp tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ dường như còn bỏ ngỏ chưa được khai thác một cách cụ thế Tiếp thu kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, đồng thời thấy rằng so sánh tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ là một đề... hiểu và làm sáng tỏ những đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với tiến trình thơ hiện đại Việt Nam 3 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu biện pháp tu từ so sánh trong thơ Lưu Quang Vũ, đề tài nhằm khắng định những hiệu quả nghệ thuật to lớn mà biện pháp tu từ so sánh mang lại cho thơ ông, qua đó góp phần khẳng định tài năng thơ ca của Lưu Quang Vũ 4 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tống hợp các vấn đề lý thuyết có liên quan... rằng, nhà thơ sử 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ dụng nhiều biện pháp so sánh tu từ trong việc diễn đạt lời thơ, ý thơ để bày tỏ quan điếm của mình Các mô hình so sánh được Lưu Quang Vũ sử dụng đa dạng, phong phú, có mặt ở hầu hết các mô hình so sánh Trong đó, mô hình so sánh ngang bằng được sử dụng nhiều nhất, chiếm 290/296 phiếu tương ứng với 97,97% Đây là kiểu so sánh dễ... biên, so sánh tu từ được phân chia theo các hình thức sau: + Hình thức đầy đủ gồm cả 4 yếu tố của phép so sánh tu từ + Đảo ngược trật tự so sánh + Bớt cơ sở, thuộc tính so sánh Thông thường, khi bớt cơ sở so sánh thì được thuyết minh miêu tả ở phần được so sánh + Bót tù’ so sánh + Thêm “bao nhiêu”, “bấy nhiêu” 'Khóa luận tết Hiịhìèp rt)ại hoe Qtạuụễn Cĩliỉ ^Jlĩ tintỊ + Dùng từ “là” làm từ so sánh Đây

Ngày đăng: 01/10/2015, 11:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG THƠ LƯU QUANG vũ

    • KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

    • BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG THƠ LƯU QUANG vũ

      • TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

        • 2. Lịch sử vấn đề

        • 2.2. Nghiên cửu so sánh tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ

        • 3. Mục đích nghiên cứu

        • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

        • 6. Phạm vi nghiên cứu

        • 7. Phương pháp nghiên cứu

        • 8. Đóng góp của khóa luận

        • 8.1. Khoa học

        • 8.2. Thực tiễn

        • 9. Bố cục của khóa luận

        • 1.1. Biện pháp tu từ so sánh

        • 1.1.1. Khái nỉệm

        • 1.1.2. Cấu tạo của biện pháp so sánh tu từ

        • Ví dụ:

          • 1.1.3. Phân loại

          • 1.1.4. Hiệu quả của các biện pháp tu từ so sánh

          • 1.2.1. Cuộc đòi

            • 1.2.3. Phong cách thơ Lưu Quang Vũ

            • 2.1. Kết quả khảo sát thống kê

            • 2.2. Nhận xét kết quả thống kê

            • 2.3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các mô hình so sánh trong thơ Lưu Quang Vũ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan