nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội

107 855 3
nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... dụng đất nông nghiệp xen kẹt địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; - Đề xuất số giải pháp sử dụng hợp lý có hiệu đất nông nghiệp xen kẹt địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội Yêu cầu đề. .. tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thực trạng đề xuất số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sử dụng. .. hình sử dụng đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 39 3.3 Đánh giá thực trạng đất nông nghiệp xen kẹt địa bàn huyện Thanh Trì 49 3.3.1 Thực trạng quỹ đất nông nghiệp xen kẹt địa bàn huyện Thanh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ------- -------- NGUYỄN THỊ MINH LUYẾN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XEN KẸT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ------- -------- NGUYỄN THỊ MINH LUYẾN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XEN KẸT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ: 60.85.01.03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN THANH TRÀ HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện tốt luận văn này. Tác giả Luận văn Nguyễn Thị Minh Luyến Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy - Cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Khoa Quản lý Đất đai đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Thanh Trà, người hướng dẫn khoa học tận tình, chu đáo và đã giúp đỡ rất nhiều để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ thuộc các Phòng, đơn vị của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì, Phòng Thống kê huyện Thanh Trì, Ủy ban nhân dân, cán bộ quản lý và nhân dân của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Thanh Trì, ngày tháng năm 2015 Nguyễn Thị Minh Luyến Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH......................................................................................................... viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ ix MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 2 3. Yêu cầu của đề tài ........................................................................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp xen kẹt .............................................................. 3 1.1.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 3 1.1.2. Cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu của một số nước trên thế giới ............................................................................................................. 5 1.1.3. Cơ sở thực tiễn liên quan đến đất nông nghiệp xen kẹt tại Việt Nam .......... 7 1.2. Quản lý và xu hướng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp ........................ 9 1.2.1. Quản lý đất nông nghiệp ............................................................................ 9 1.2.2. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp ............................................... 11 1.2.3. Xu hướng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp ............................... 15 1.2.4. Đất nông nghiệp xen kẹt, ảnh hưởng và nguyên nhân ............................... 21 1.3. Quản lý Nhà nước về đất đai và yêu cầu quản lý sử dụng đất khu vực đô thị.... 23 Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 25 2.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................26 2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 25 2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì ................................ 25 2.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội .... 25 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii 2.3.3. Đánh giá thực trạng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì ................................................................................................................. 25 2.3.4. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì ....................................................................................... 26 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 26 2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ............................. 26 2.4.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ......................................................... 26 2.4.3. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp .............................. 27 2.4.4. Phương pháp chuyên gia ........................................................................... 27 2.4.5. Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu ...................................... 27 Chương 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 28 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì.......................................... 28 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 28 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 30 3.1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội gây áp lực đối với việc sử dụng đất huyện Thanh Trì ....................................................................................... 33 3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội ............. 34 3.2.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì ........................... 34 3.2.2. Tình hình sử dụng đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội ....................... 39 3.3. Đánh giá thực trạng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì...... 49 3.3.1. Thực trạng quỹ đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì ..... 49 3.3.2. Một số nguyên nhân hình thành quỹ đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì ....................................................................................... 60 3.3.3. Tồn tại, hạn chế trong việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì ........................................................................... 62 3.3.4. Một số ý kiến đánh giá về phương án xử lý khu đất nông nghiệp xen kẹt của người dân và cán bộ quản lý trên địa bàn huyện Thanh Trì ....................... 62 3.4. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì............................................................................................................... 70 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv 3.4.1. Định hướng phát triển và vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn tới ..................................................................................................... 70 3.4.2. Nhu cầu sử dụng đất và nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn tới ..................................................................................................... 72 3.4.3. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì ....................................................................................... 74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 79 Kết luận ............................................................................................................................. 79 Kiến nghị ........................................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 81 PHỤ LỤC .............................................................................................................................. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 1.1: Diện tích các loại đất của Việt Nam năm 2000, 2005, 2010 ............................. 19 Bảng 1.2: Diện tích các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2005 và 2010 ......... 20 Bảng 3.1: Diện tích đất tự nhiên các xã, thị trấn thuộc huyện Thanh Trì .......................... 30 Bảng 3.2: Dân số huyện Thanh Trì trong giai đoạn từ năm 2005-2013 ............................ 31 Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Thanh Trì giai đoạn 2005-2013................. 32 Bảng 3.4: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất huyện Thanh Trì năm 2013 ................................ 42 Bảng 3.5: Diện tích, cơ cấu các loại đất chính trên địa bàn huyện Thanh Trì ................... 44 Bảng 3.6: Diện tích các loại đất nông nghiệp huyện Thanh Trì......................................... 44 Bảng 3.7: Diện tích các loại đất phi nông nghiệp huyện Thanh Trì................................... 46 Bảng 3.8: Tổng hợp diện tích đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn Huyện ...................... 51 Bảng 3.9: Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của khu đất xen kẹt tại xã Tân Triều đến sản xuất NN ........................................... 63 Bảng 3.10: Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về phương án xử lý đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt tại xã Tân Triều ............................................ 63 Bảng 3.11: Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của khu đất xen kẹt tại xã Thanh Liệt đến sản xuất NN ......................................... 64 Bảng 3.12: Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về phương án xử lý đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt tại xã Thanh Liệt .......................................... 65 Bảng 3.13: Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của khu đất xen kẹt tại xã Hữu Hòa đến sản xuất NN ............................................ 66 Bảng 3.14: Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về phương án xử lý đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt tại xã Hữu Hòa ............................................. 66 Bảng 3.15: Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của khu đất xen kẹt tại xã Tam Hiệp đến sản xuất NN ........................................... 67 Bảng 3.16: Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về phương án xử lý đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt tại xã Tam Hiệp ............................................ 68 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi Bảng 3.17: Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của khu đất nông nghiệp xen kẹt tại xã Liên Ninh đến sản xuất NN...................... 69 Bảng 3.18: Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về phương án xử lý đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt tại xã Liên Ninh ............................................ 69 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang Hình 1.1. Biểu so sánh diện tích các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội .................. 20 Hình 3.2. Biểu đồ biến động dân số huyện Thanh Trì giai đoạn 2005-2013 ................... 31 Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Trì năm 2013.............. 43 Hình 3.4. Sơ đồ vị trí đất nông nghiệp xen kẹt huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội ...... 54 Hình 3.5. Hiện trạng khu đất nông nghiệp xen kẹt xã Hữu Hòa ...................................... 58 Hình 3.6. Hiện trạng khu đất nông nghiệp xen kẹt xã Liên Ninh .................................... 59 Hình 3.7. Hiện trạng khu đất nông nghiệp xen kẹt xã Thanh Liệt ................................... 60 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt BTNMT Bộ Tài nguyên - Môi trường CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất CP Chính phủ ĐVT Đơn vị tính GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GPMB Giải phóng mặt bằng QĐ Quyết định HTX Hợp tác xã NĐ Nghị định NN Nông nghiệp QĐ Quyết định TN&MT Tài nguyên và Môi trường TT Thông tư UBND Ủy ban nhân dân Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên – tài sản Quốc gia vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội. Đất đai là nguồn tài nguyên giới hạn về không gian (diện tích) nên với mỗi Quốc gia, nguồn tài nguyên đất đai là giới hạn, vì vậy nhiệm vụ quan trọng của mỗi Quốc gia là quản lý nguồn tài nguyên này chặt chẽ, đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng mục đích. Đối với Việt Nam trong bối cảnh xu thế hội nhập kinh tế thế giới, vấn đề quản lý lãnh thổ như thế nào để có một tỷ lệ và quan hệ hợp lý trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo nguồn tài nguyên đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, công tác quản lý đối với nguồn tài nguyên đất đai, công tác lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất trong một thời gian dài của nước ta chưa mang tính đồng bộ và lâu dài. Theo đó, tốc độ đô thị hóa nhanh theo chiến lược phát triển đã tạo ra một lỗ hổng lớn trong vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất. Thủ đô Hà Nội hơn 10 năm qua trong quy hoạch phát triển và mở rộng Thủ đô ngang tầm với Thủ đô của các nước trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã tập trung đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất, hàng loạt các khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch, văn hóa, thể thao, đường giao thông, trường học, nhà trẻ… được xây dựng tạo nên bộ mặt mới cho Thủ đô. Huyện Thanh Trì là một huyện ven đô phía Đông Nam thủ đô Hà Nội. Theo quy hoạch chung của Thủ đô đến năm 2020, huyện Thanh Trì được xác định là một Huyện đô thị lớn với diện tích 6.292,71 ha. Do đó, trong thời gian qua, Huyện đã được Thành phố quan tâm, tập trung đầu tư phát triển thành khu đô thị mới với cơ sở hạ tầng đồng bộ, nhiều khu đô thị mới, các dự án mở đường… được đầu tư phát triển. Nhiều diện tích đất canh tác bị Nhà nước thu hồi phục vụ mục đích đô thị hóa, đồng ruộng bị chia cắt tạo nên nhiều khu đất nông nghiệp xen kẹt, không canh tác được, bị bỏ hoang hóa hoặc bị lấn chiếm sử dụng trái phép. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 Việc nắm bắt thực trạng và nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt, đất nông nghiệp tiếp giáp với các trục đường, các khu đô thị, khu tập thể, làng xóm… để đề ra chính sách quản lý phù hợp nhằm phát huy, tận dụng tiềm năng đất đai và để quản lý chặt chẽ, hiệu quả đất nông nghiệp xen kẹt tại các Quận, Huyện thuộc thành phố Hà Nội nói chung và tại huyện Thanh Trì nói riêng là vấn đề cấp bách. Xuất phát từ lý luận và thực tế nêu trên, với mong muốn góp phần thúc đẩy công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối với việc sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn Huyện, được sự phân công của Khoa Quản lý đất đai – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; - Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý và có hiệu quả đối với đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. 3. Yêu cầu của đề tài - Nắm vững các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước về sử dụng và quản lý đất đai; - Số liệu điều tra, thu thập được phải chính xác, khách quan, trung thực phản ánh đúng hiện trạng; - Các giải pháp được đề xuất phải có tính khả thi, phù hợp với thực trạng của địa phương góp phần thúc đẩy việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì hợp lý, có hiệu quả. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp xen kẹt 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng, đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ đất để phục hồi tự nhiên, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp. Theo Điểm h, Khoản 1, Điều 10, Luật đất đai năm 2013 thì nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau: - Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; - Đất trồng cây lâu năm; - Đất rừng sản xuất; - Đất rừng phòng hộ; - Đất rừng đặc dụng; - Đất nuôi trồng thủy sản; - Đất làm muối; - Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ (Quốc hội, 2013) 1.1.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp Đất đai nói chung có vai trò vô cùng to lớn và quan trọng, là tiền đề cho mọi hoạt động sống, mọi quá trình sản xuất. Đối với mỗi ngành khác nhau thì đất đai có vai trò khác nhau. - Đối với ngành sản xuất phi nông nghiệp, đất đai chính là nền móng, là địa điểm, là cơ sở cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, là nơi ở của con người… Thậm chí, đất đai còn là đối tượng của một số hoạt động sản xuất như khai thác, chế biến vật liệu xây dựng… - Đối với ngành sản xuất nông nghiệp, trước tiên đất đai cũng là điểm tựa để con người có thế tiến hành các hoạt động sản xuất của mình và cây trồng có thể sinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 trưởng, phát triển được. Quan trọng hơn, với những thuộc tính và bản chất tự nhiên như tính chất hóa học, lý học, sinh học… mà đất đai cung cấp cho cây trồng chất dinh dưỡng, giúp cây trồng tồn tại, sinh trưởng và phát triển, cung cấp sản phẩm cho con người. Và độ phì của đất là khái niệm để chỉ khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng của đất đây là yếu tố quyết định đến năng xuất và chất lượng của cây trồng. Ngoài những vai trò thuộc về bản chất vốn có của đất, trong quá trình khai thác sử dụng, con người đã đưa đất đai trở thành một loại tài sản đặc biệt. Thông qua quan hệ hàng hóa - tiền tệ, hàng năm đất đai mang lại nguồn vốn lớn cho Nhà nước và các nhà kinh doanh (Trần Thị Minh Châu, 2007). 1.1.1.3. Khái niệm đất nông nghiệp xen kẹt Theo Điều 3, Quyết định số 40/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội quy định “Đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư là diện tích đất được xác định là đất nông nghiệp khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét cấp GCN nằm trong phạm vi khu dân cư đã được xác định ranh giới theo quy định (thuộc lớp thứ 2 kể từ ranh giới ngoài cùng của khu dân cư trở vào trong trung tâm khu dân cư) và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 3 và Khoản 2, Điều 1, Quyết định số 40/2011/QĐ-UBND”. Trong đó: Đất vườn, ao liền kề với đất ở là diện tích đất nằm trong cùng một thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư và được xác định là đất nông nghiệp (chưa được công nhận là đất ở) khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét cấp Giấy chứng nhận. Ranh giới của khu dân cư được xác định theo quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; trường hợp khu dân cư chưa có quy hoạch được xét duyệt thì xác định theo ranh giới của thửa đất ở có nhà ở hợp pháp ngoài cùng của khu dân cư hiện có (UBND thành phố Hà Nội, 2011) Theo Điều 36, Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội quy định “Đất vườn, ao xen kẹt trong khu dân cư là diện tích đất không nằm trong cùng một thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư, được xác định là đất nông nghiệp khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét cấp Giấy chứng nhận, nằm trong phạm vi khu dân cư đã được xác định ranh giới theo quy định (thuộc thửa đất lớp Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 thứ 2 kể từ ranh giới ngoài cùng của khu dân cư trở vào trong trung tâm khu dân cư)”. Trong đó: Đất vườn, ao liền kề với đất ở là diện tích đất nằm trong cùng một thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư và được xác định là đất nông nghiệp (chưa được công nhận là đất ở) khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét cấp Giấy chứng nhận. Ranh giới của khu dân cư được xác định theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; trường hợp khu dân cư chưa có quy hoạch được xét duyệt thì xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở hợp pháp ngoài cùng của khu dân cư hiện có. Thửa đất lớp thứ 2 kể từ ranh giới ngoài cùng của khu dân cư trở vào trong trung tâm khu dân cư là thửa đất có ranh giới thửa không trùng với ranh giới của khu dân cư và nằm trong phạm vi khu dân cư đã được xác định ranh giới theo quy định. Nhà ở hợp pháp là nhà ở có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ (UBND thành phố Hà Nội, 2014). Như vậy, có thể hiểu đất nông nghiệp xen kẹt là phần diện tích đất nông nghiệp nhỏ lẻ, xen lẫn trong khu dân cư không có khả năng sản xuất nông nghiệp và phải chuyển đổi cây trồng theo hướng phát triển sinh thái, cải tạo làm chức năng điều hòa khí hậu trong khu vực; là đất nông nghiệp bị chia cắt, cô lập bởi cơ sở hạ tầng khác khiến cho việc sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu của một số nước trên thế giới Kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết vấn đề này là “mô hình quy hoạch cải tạo dựa trên sự thỏa thuận đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng thành công. Đây là mô hình, các bên cùng tham gia tạo ra sự gia tăng trong giá trị đất của khu vực sau khi tái phân thửa, một phần đất cần bán bớt để xây dựng hạ tầng để đóng góp vào mở rộng đường, giá trị còn lại của các chủ sử dụng vẫn cao hơn phương án cũ. Với khu vực có diện tích lớn và việc phân bổ tái phân lô tương đối đồng đều, các chủ sử dụng đất có thể xác định một tỷ lệ chung sử dụng cho việc chung (bán lấy tiền xây dựng hạ tầng hoặc để mở rộng đường) từ đó xác định tỷ lệ đất còn lại được sử dụng. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 1.1.2.1. Tại Nhật Bản Quy hoạch cải tạo dựa vào các dự án cải tạo theo mô hình “tái điều chỉnh đất đai” từ thập kỷ 60 – 70 đã chứng tỏ sự ưu việt và đang được nhân rộng tại các nước Châu Á như Malaysia và Thái Lan. 1.1.2.2. Tại Thụy Điển “Đạo luật hợp tác cùng phát triển” năm 1987 tại Thụy Điển đã thành công khi giải quyết cải tạo các khu ở cũ tại ven đô và vùng đô thị hóa sau thời kỳ bùng phát những năm 70 1.1.2.3. Tại Cộng hòa liên bang Đức Các dự án có tính công cộng cao sẽ được ưu tiên cưỡng chế, còn lại thì ưu tiên thỏa thuận. Bản chất của quá trình này là đề xuất quy hoạch mới với tất cả các hộ nhập thửa làm một với sự định giá trước và sau quy hoạch cải tạo để lượng hóa giá trị đóng góp của từng đối tượng trên hiện trạng. Trong quá trình này, đất dành cho giao thông và công trình công cộng bổ sung làm tăng giá trị khu vực được khấu theo tỷ lệ vào đóng góp của các hộ. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, đấu nối và sau đó các hộ được đăng ký sở hữu cho các lô đất mới có thể sử dụng hoặc sang nhượng. Lợi ích cơ bản của mô hình này là cho phép phát triển toàn khu vực với tính năng sử dụng đất, phân bổ tương đối cân bằng về chi phí và lợi ích giữa các bên tham gia: Giữ được GCNQSDĐ (quyền tài sản), cho phép sự tham gia của các bên và quy trình ít thiên vị. Ưu điểm: Không cần sử dụng hoặc sử dụng hạn chế cưỡng chế giải tỏa khi thu hồi đất có thể áp dụng ở nhiều loại dự án đặc biệt là các khu vực nhỏ liên quan đến đất ở và đất vườn, ao liền kề; cho phép linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề và đơn giản hóa khi tiếp cận bởi sự đồng thuận và đề xuất đến từ cộng đồng dẫn tới mức độ cải tạo đa dạng và phát huy sức sáng tạo của địa phương. Nhược điểm: Công cụ này chỉ áp dụng ở những khu vực đất tăng giá còn nếu nhu cầu không tăng, giá đất không “sốt” hay không có nhu cầu mới thì không áp dụng được. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 1.1.3. Cơ sở thực tiễn liên quan đến đất nông nghiệp xen kẹt tại Việt Nam 1.1.3.1. Khái quát về chủ trương, chính sách của Đảng và công tác chỉ đạo về sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt Có thể nói đất nông nghiệp xen kẹt đang là một thách thức đối với Đảng, các cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền và toàn thể xã hội. Việc đưa ra các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt có hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cả nước và ở từng địa phương. Việc đưa ra các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt của các cơ quan Nhà nước cần phải đổi mới, thường xuyên cập nhật các thông tin phản hồi từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để điều chỉnh công tác quản lý Nhà nước về đất đai (về thể chế, bộ máy tổ chức…) quan tâm, chú trọng đến lợi ích chính đáng, thiết thực của người dân trong việc sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt nhằm đảm bảo công bằng xã hội, góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay đối với Đảng và Nhà nước ta. Các văn bản quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước về giải quyết đất nông nghiệp xen kẹt: - Bộ Luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005; - Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; - Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013 thay thế Luật đất đai năm 2003; - Luật Tố tụng dân sự ngày 24/6/2004; - Nghị quyết số 755/2008/NQ-UBTVQH ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991; - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai; - Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; - Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7 - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013; - Quyết định số 40/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về trình tự, thủ tục cho phép hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội được Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về đăng ký cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài, chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất vườn, ao xen kẹt trong các khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội. 1.1.3.2. Tình hình giải quyết đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn thành phố Hà Nội Nhìn chung, công tác giải quyết đối với đất nông nghiệp xen kẹt trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật nhằm giữ vững kỷ cương, tạo lòng tin của người dân vào cơ quan quản lý Nhà nước cũng như đội ngũ cán bộ, công chức. Qua đó, tạo điều kiện để người dân được tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, nâng cao ý thức tuân thủ, tuân theo pháp luật của người dân, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8 a. Đấu giá quyền sử dụng đất với giá kẹt Cách thức giải quyết cơ bản hiện nay là phát sinh kẹt ở đâu xử lý ở đó chỉ có tác dụng xử lý hậu quả và lấy lại được một phần giá trị đất suy giảm và ngăn chặn chiếm dụng phần đất xen kẹt. Tại Hà Nội, kế hoạch số dự án tổ chức đấu giá QSDĐ năm 2013 là 33 dự án và đấu giá đất nhỏ lẻ, xen kẹt với tổng số tiền thu đấu giá QSDĐ là 2.600 tỷ đồng (trong đó thu các dự án thuộc Thành phố quản lý là 2.290 tỷ đồng; đấu giá đất nhỏ lẻ và thu tiền sử dụng đất khác do các quận, huyện, thị xã quản lý là 310 tỷ đồng) Với các lô đất cần đấu giá lên đến hàng ngàn thửa chỉ tính riêng trong năm 2013, việc thu tiền sử dụng đất đối với các lô đất như vậy cũng lớn nhưng các lô đất liền kề vẫn xiên, méo hoặc tăng giá không đáng kể từ việc đấu giá QSDĐ. Bản chất là các lô đất xiên, méo cần được hợp khối hoặc tách để hợp lý hóa hay bổ sung kết cấu hạ tầng (giao thông, thoát nước) thường không được xử lý trong đấu giá QSDĐ. b. Phát triển đất theo dự án hiệu lực ràng buộc thấp Mặc dù có những yêu cầu về đấu nối hạ tầng cũ – mới khi cải tạo, thực tế cho thấy các chủ dự án đều chỉ giải quyết vấn đề thoát nước, san nền và đường giao thông cho khu vực của mình. Theo Quy hoạch mở rộng Hà Nội ra vùng ven thì với 7% diện tích các đơn vị ở làng, xóm tương đương 56 km2 của hơn 100 điểm dân cư trong vùng nghiên cứu quy hoạch 825 km2 (25 km x 33 km). Đồ án Quy hoạch Hà Nội mới sẽ lấy hầu hết các khu đô thị bao quanh các khu làng xóm với số lượng đất nông nghiệp xen kẹt phát sinh trong giai đoạn 2011-2020 ở vùng ven Hà Nội là rất lớn. 1.2. Quản lý và xu hướng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp 1.2.1. Quản lý đất nông nghiệp Theo quy định tại Điều 1, Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai. Như vậy, Nhà nước thống nhất quản lý sử dụng đất nông nghiệp bằng công cụ: quy hoạch, pháp luật, kinh tế và trên một số nguyên tắc: sử dụng đất phải đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả; việc sử dụng đất và chuyển dịch cơ cấu phải đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9 nước; đảm bảo an ninh lương thực, tạo công bằng trong sử dụng đất; đảm bảo môi trường bền vững. Cụ thể hóa nội dung quản lý đất nông nghiệp, trách nhiệm của Nhà nước phải lập, quản lý hồ sơ địa giới hành chính và các loại bản đồ về đất đai; xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; định giá đất. Theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước trao cho người sử dụng đất nông nghiệp được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và có quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 166 Luật Đất đai 2013 (Quốc hội, 2013). Như vậy, công tác quản lý đất nông nghiệp đã bao hàm được nhiều lĩnh vực trong hoạt động kinh tế và mối quan hệ đất nông nghiệp trong cơ chế thị trường, tạo tiền đề cho thị trường bất động sản phát triển. Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 129 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước quy định hạn mức giao đất nông nghiệp, trong đó đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác (Quốc hội, 2013). Nhà nước giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức với hai hình thức đó là: giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất. Theo Điều 54, Luật Đất 2013 quy định các trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, cụ thể như sau: - Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai 2013; - Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dùng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 4, Điều 55 của Luật Đất đai 2013; Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10 - Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp; - Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước; - Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 159 của Luật Đất đai 2013. Ngoài ra, trong chính sách quản lý đất nông nghiệp, Nhà nước khuyến khích, vận động người sử dụng đất thực hiện chính sách “dồn điền đổi thửa” tạo điều kiện mở rộng sản xuất, đầu tư lớn để phát triển trang trại, thực hiện cơ giới hóa, thủy lợi hóa. Nhà nước quản lý đất nông nghiệp bằng việc xác định giá đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và Chính phủ quy định khung giá đất nông nghiệp đối với từng vùng, từng thời gian cụ thể. 1.2.2. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất luôn gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và được diễn ra mạnh nhất vào thời điểm quốc gia đang trong giai đoạn phát triển kinh tế. Thêm vào đó là quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, đô thị hóa, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu chuyển đổi một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Như vậy, mối quan hệ giữa con người và đất nông nghiệp là mối quan hệ đa chiều, vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội. Có thể nói, đất nông nghiệp là trung tâm của các mối quan hệ trong xã hội, là sự liên kết cuộc sống của con người qua nhiều thế hệ. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp đòi hỏi phải có sự giải quyết thấu đáo của các cấp chính quyền. Lịch sử thế giới đã trải qua 03 thời kỳ chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đó là (Nguyễn Đức Khả, 2003): Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11 - Thời kỳ tiền công nghiệp (trước thế kỷ 18) diễn ra cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất (cuộc cách mạng thủ công nghiệp). Vào thời kỳ này các đô thị phát sinh ngay từ trong văn minh nông nghiệp ở dạng phôi thai còn hòa đồng với nông thôn với lực lượng chủ yếu chỉ có bộ phận thợ thủ công, thương nhân, hành chính, quân đội được tách ra, lập thành đô thị, bộ phận còn lại vừa hoạt động nông nghiệp, vừa hoạt động thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Hình thức cấu trúc đô thị giản đơn có thể chỉ là một lỵ, sở, đồn trú hoặc là một trạm dịch vụ thương nghiệp trao đổi hàng hóa thủ công mỹ nghệ, đô thị của các tiểu chủ xí nghiệp thủ công nghiệp mới hình thành. Trong đô thị này, khu vực ở và sản xuất biệt lập hoặc kết hợp với đồn trú thành quách. Đây là thời kỳ mà quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp là rất ít, đất đai chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp. - Thời kỳ công nghiệp (từ thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19): Là thời kỳ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai nổ ra hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng này kéo theo một sự thay đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế lãnh thổ, các đô thị được hình thành gắn liền với quá trình công nghiệp hóa của mỗi quốc gia. Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tạo điều kiện hình thành một hệ thống đô thị trên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Thời kỳ này có quy mô đô thị tập trung, hoạt động phức tạp và cấu trúc đô thị cũng phức tạp đặc biệt. Đây là thời kỳ chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. - Thời kỳ hậu công nghiệp (từ giữa thế kỷ 19 đến nay): Là thời kỳ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ ba hay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật với sự thay đổi lớn về cơ cấu sản xuất và phương thức hoạt động ở các đô thị. Thời kỳ này, các nước phát triển có các hoạt động công nghiệp và các đô thị đi vào ổn định về quy mô nên cơ cấu đất đai không có sự thay đổi lớn. Trong khi đó, các nước đang phát triển có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, các hoạt động công nghiệp đang có xu hướng phát triển kéo theo quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Như vậy quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp là một tất yếu xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào. Do đó cần phải có chiến lược, quy hoạch tổng thể trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12 việc sử dụng đất nông nghiệp để hướng tới mục tiêu đã đề ra phù hợp với hoàn cảnh của mỗi quốc gia và theo xu hướng của thời đại. * Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp: Căn cứ vào mục đích sử dụng đất cũng như các đối tượng được giao đất, được thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất mà pháp luật về đất đai có những quy định khác nhau đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Theo Điều 59 Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định cụ thể như sau: - UBND cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau: + Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; + Giao đất đối với cơ sở tôn giáo; + Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 3 Điều 55 của Luật Đất đai 2013; + Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điểm đ và Điểm e, Khoản 1, Điều 56 Luật Đất đai 2013; + Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; - UBND cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau: + Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 ha trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh trước khi quyết định; + Giao đất đối với cộng đồng dân cư. - UBND cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn; Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13 - Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 59 Luật Đất đai 2013 không được ủy quyền. * Theo Điều 66, Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp bao gồm (Quốc hội, 2013): - UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau: + Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 66 Luật Đất đai 2013. + Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. - UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau: + Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; + Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. - Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 66 Luật Đất đai 2013 thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất. * Theo quy định tại Khoản 1, Điều 57 Luật Đất đai 2013, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bao gồm (Quốc hội, 2013): - Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; - Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm; - Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp; - Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; - Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất; Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14 - Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở; - Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề về đô thị và ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý, sử dụng đất đô thị đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý nhất là đối với Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước. Trong những năm gần đây, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong cả nước ngày càng được nâng cao đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều diện tích đất nông nghiệp trong cả nước không sử dụng được, hầu hết để hoang hóa. Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ dân lấn chiếm, xây dựng nhà trái phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở trên đất trồng cây hàng năm, đất vườn ao gắn liền với đất ở nhưng không được công nhận là đất ở… 1.2.3. Xu hướng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp 1.2.3.1. Đô thị hóa - Đô thị được hiểu là nơi tập trung nhiều điểm dân cư sinh sống bằng các ngành nghề phi nông nghiệp, có mật độ dân số cao, là nơi tập trung giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quân sự của cả vùng và có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp cao hơn 60% trong tổng cơ cấu lao động. - Đô thị hóa là một quá trình diễn thế kinh tế - xã hội - văn hóa – không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó diễn ra sự phát triển của các nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị, song song với việc tổ chức bộ máy hành chính và quân sự. Như vậy, đô thị hóa thực chất là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với các đặc trưng: Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15 Một là, hình thành và mở rộng quy mô đô thị với hạ tầng kỹ thuật hiện đại, dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp là chủ yếu sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ; Hai là, tăng nhanh dân số đô thị trong tổng số dân cư dẫn đến thay đổi cơ cấu giai cấp, phân tầng xã hội; Ba là, chuyển từ lối sống phân tán (mật độ dân cư thưa) sang sống tập trung (mật độ dân cư rất cao); Bốn là, chuyển từ lối sống nông thôn sang lối sống đô thị, từ văn hóa làng xã sang văn hóa đô thị văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp. Như vậy, có thể hiểu Đô thị hóa là quá trình biến đổi các khu vực lãnh thổ để hình thành và phát triển đô thị, tập trung dân số vào các đô thị tạo ra sự hình thành nhanh chóng của các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất, các hình thái quan hệ sản xuất và được khoa học kỹ thuật thúc đẩy. Quá trình đô thị hóa luôn gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, làm biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ hình thức nông thôn sang thành thị. Quá trình đô thị hóa là quá trình phát triển toàn bộ các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, không gian về kiến trúc gắn liền với tiến bộ khoa học kỹ thuật của sự phát triển, của các ngành nghề mới (Phạm Trọng Mạnh, 2002). 1.2.3.2. Quá trình đô thị hóa của huyện Thanh Trì - Thị trấn Văn Điển là đô thị duy nhất của huyện Thanh Trì, với tổng diện tích đất tự nhiên là 90,71 ha chiếm 1,4% tổng diện tích đất tự nhiên của cả Huyện (là đơn vị hành chính có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất trong Huyện). - Quá trình đô thị hóa ở khu vực ven đô đang diễn ra rất nhanh, một phần đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang đô thị dẫn đến một bộ phận dân cư nông thôn thiếu đất sản xuất, thị trấn Văn Điển và trung tâm cụm xã từng bước được phát triển hiện đại. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa trên địa bàn Huyện. - Hiện tại, công tác nghiên cứu quy hoạch phát triển đô thị nói chung và thực hiện chương trình của Thành ủy về phát triển kinh tế ngoại thành, từng bước hiện đại hóa Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16 nông thôn trên địa bàn theo quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg, cụ thể trên địa bàn huyện Thanh Trì như sau: + Khu vực phát triển đô thị bao gồm trọn vẹn thị trấn Văn Điển và một phần các xã: Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Vĩnh Quỳnh. Hiện tại, đây là khu vực có tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh nhất với các dự án của Trung ương, Thành phố đang được triển khai. + Khu vực đô thị hóa nằm ngoài thành phố trung tâm bao gồm: các xã giáp quận Hoàng Mai, nằm trong khu vực vành đai 3 đi cầu Thanh Trì. Đây là vùng chịu ảnh hưởng mạnh của đô thị hóa và có khả năng đô thị hóa nhanh. + Khu vực ngoài khu phát triển đô thị bao gồm: Phần còn lại của các xã Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Vĩnh Quỳnh và trọn vẹn các xã Hữu Hòa, Tả Thanh Oai, Đại Áng, Ngọc Hồi, Liên Ninh, Duyên Hà, Đông Mỹ, Yên Mỹ, Vạn Phúc. Đây là khu dân cư nông thôn ổn định, hiện tại khu vực này đang được triển khai quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm góp phần chỉnh trang, tạo sự đổi mới cho nông thôn Huyện cũng như cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân dân. Quá trình đô thị hóa của huyện Thanh Trì kéo theo sự phát triển tất yếu của hệ thống cơ sở hạ tầng. Sự phát triển đó thể hiện qua nhiều mặt như: giao thông, điện, nước, môi trường, công trình công cộng... * Ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa: Đô thị hóa không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động. Do tăng trưởng trong khu vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ cao và thu nhập của người lao động trong khu vực này cũng cao hơn hẳn so với lao động ở khu vực nông nghiệp. * Ảnh hưởng tiêu cực của quá trình đô thị hóa: Đô thị hóa nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hóa thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ dẫn tới nông thôn thiếu đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó, nhu cầu về việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17 - Vấn đề di dân nông thôn – thành thị và gia tăng dân số cơ học: Gia tăng dân số trong quá trình đô thị hóa đã đặt ra những vấn đề nan giải về giải quyết việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật tự xã hội ngày càng thêm phức tạp. - Tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hóa giàu nghèo: Trong quá trình đô thị hóa hội nhập và phát triển, người đô thị cần có trình độ văn hóa tay nghề cao để tiếp cận với khoa học kỹ thuật – công nghệ và đáp ứng với nhu cầu tuyển dụng lao động. Thất học, thất nghiệp, đói nghèo sẽ dẫn đến phân tầng xã hội và phân hóa giai cấp. Đây là sự bất ổn với mong muốn phát triển một xã hội đô thị công bằng, ổn định và văn minh của nhân dân ta. - Vấn đề ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường còn do lượng người nhập cư quá đông, trình độ học vấn có hạn, quen với lối sống tiểu nông, tùy tiện vứt xác động vật, vứt rác ra đường, ra các mảnh đất lưu không xen lẫn trong khu dân cư. Mức sống cao cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường. Rác thải trong mỗi gia đình, khu phố ngày càng nhiều nếu không được xử lý tốt, vi trùng sẽ sinh sôi nảy nở, bệnh tật sẽ dễ dàng lây lan… Ô nhiễm môi trường luôn luôn gắn liền với ô nhiễm nguồn nước. Ô nhiễm nguồn nước là vấn đề hết sức bức xúc đối với khu vực ven đô, bởi vì đa số người dân vùng ven đều dùng nước máy tự khoan chưa qua kiểm nghiệm và không xử lý tốt. - Vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị: Nhìn chung hầu hết ở các đô thị hiện nay đều xảy ra tình trạng thiếu nhà ở. Đặc biệt là dân nghèo đô thị và những người mới nhập cư vào thành phố. Cho nên, một số người đã bất chấp những quy định về quản lý đô thị. Nhiều hộ tự ý san lấp, lấn chiếm, sang nhượng đất để xây nhà. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đất đô thị và ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý, sử dụng đất đô thị đang là sự quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý, nhất là đối với nước ta đang trong giai đoạn thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước. 1.2.3.3. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa a. Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất của cả nước Quá trình đô thị hóa gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội. Thực hiện quá trình đô thị hóa đồng nghĩa với việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Thực tế hiện nay, đất dành cho nông nghiệp ngày càng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 trở nên chật hẹp do dân số tăng nhanh, do các công trình giao thông, các nhà máy công nghiệp, các trung tâm văn hóa, thương mại… chiếm đất ngày càng nhiều. Thực tế, con người không phải lúc nào cũng sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý để phục vụ tốt nhất cuộc sống con người và xã hội loài người. Trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2013, tuy diện tích đất nông nghiệp của nước ta có tăng do khai hoang, cải tạo phục hóa đất chưa sử dụng. Nhưng tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước giảm mạnh do chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp. Đặc biệt là trong giai đoạn đất nước đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu đầu tư, cơ cấu sử dụng đất đai- tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu lao động để tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng kinh tế công nghiệp, dịch vụ. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn 2001-2005 nước ta có 366.400 ha đất nông nghiệp chuyển sang mục đích phi nông nghiệp; đến giai đoạn 2006-2010 nước ta có 702.325 ha đất nông nghiệp chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Mục đích để phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước và chủ yếu để sử dụng vào mục đích phát triển hạ tầng cơ sở, xây dựng nhà ở, phát triển đô thị, xây dựng các cơ sở sản xuất, xây dựng các khu chế xuất, công nghiệp… Bảng 1.1. Diện tích các loại đất của Việt Nam năm giai đoạn 2000 - 2010 Loại đất Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Diện tích đất (1000 ha) Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 20.920,8 23.849,5 26.100,1 1.976 2.003,7 3.670,2 10.027,3 5.280,5 3.323,5 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011) b. Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất của thành phố Hà Nội Trong giai đoạn 2005-2010, Hà Nội đã triển khai được 2.818 dự án đầu tư liên quan đến thu hồi đất. Thành phố đã bàn giao cho chủ đầu tư gần 1.300 dự án với 6.300 ha đất trong đó trên 80% là đất nông nghiệp. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 Bảng 1.2. Diện tích các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2005 và 2010 Loại đất Diện tích đất (ha) Tăng, giảm Năm 2005 Năm 2010 Đất nông nghiệp 47.025 40.805 - 6.220 Đất phi nông nghiệp 43.004 49.466 + 6.462 Đất chưa sử dụng 2.078 1.909 - 169 (Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội, 2011) Qua bảng số liệu biến động diện tích đất giai đoạn 2005-2010 trên địa bàn thành phố Hà Nội, ta thấy rõ xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Sự biến động diện tích lớn phản ánh tốc độ quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố lớn. Hình 1.1. Biểu so sánh diện tích các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất do chủ trương, chính sách của Thành phố, ngoài ra còn một nguyên nhân nữa là do người dân lấn chiếm và xây dựng trái phép trên diện tích đất nông nghiệp xen kẹt, đất hoang hóa hoặc do người dân tự chuyển đổi trái phép loại hình sử dụng đất (tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất phát sinh do quá trình buông lỏng quản lý của các cấp chính quyền). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 1.2.4. Đất nông nghiệp xen kẹt, ảnh hưởng và nguyên nhân 1.2.4.1. Ảnh hưởng của đất nông nghiệp xen kẹt - Vấn đề về sử dụng đất kém hiệu quả: Do bị cô lập, chia cắt khiến cho các thửa đất nông nghiệp bị xen kẹt thường không có đường vào và hệ thống điện, cấp thoát nước, tưới tiêu. Mùa hạn thì khô, mùa mưa thì nhanh chóng ngập lụt, rất khó khăn trong việc canh tác. Vì vậy mà năng suất rất thấp thậm chí nhiều thửa đã bị bỏ hoang. - Vấn đề về sử dụng đất không đúng mục đích gây khó khăn trong công tác quản lý: Các diện tích đất nông nghiệp bị xen kẹt trong các khu dân cư do bị bỏ hoang, không được quản lý nên các chủ thửa đất hay hộ gia đình xung quanh lấn chiếm, sử dụng vào các mục đích khác như: làm nhà ở, nhà xưởng, bãi tập kết nguyên liệu…dẫn tới hiện trạng không đúng như hồ sơ quản lý đất đai của địa phương. - Vấn đề về môi trường: Từ ruộng đồng canh tác nông nghiệp trước kia, nay bị xen kẹt dẫn tới bỏ hoang, trở thành nơi chứa rác thải của cộng đồng dân cư là điều rất thường gặp. Các bãi rác ngay trong khu dân cư nhanh chóng được chất đầy rác, không được xử lý kịp thời dẫn tới mầm mống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. - Vấn đề về tính minh bạch của thị trường bất động sản: Không còn khả năng canh tác nông nghiệp, nhiều nhà đầu cơ gom toàn bộ diện tích đất này và tìm cách chuyển đổi chúng sang các mục đích phi nông nghiệp khác. Giá đất nông nghiệp rất rẻ trong khi đó giá đất sau khi đã chuyển đổi sang mục đích khác thì cao hơn rất nhiều. Điều này sẽ gây thiệt hại lớn cho người nông dân như: mất đất nông nghiệp, mất quyền lợi được hưởng các chính sách bồi thường, hỗ trợ sau này. - Vấn đề về lao động xã hội: Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, đất nông nghiệp bị xen kẹt dẫn tới bỏ hoang. Người nông dân mất đất và trở nên thất nghiệp. Số lao động được chuyển đổi sang các ngành nghề khác chưa cao vì nhiều lý do dẫn đến tình trạng dư thừa lao động, an ninh xã hôi không đảm bảo. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 1.2.4.2. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp xen kẹt - Do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa mang tính đồng bộ. Quá trình đô thị hóa dẫn đến việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang các hình thức sử dụng khác, đất nông nghiệp còn lại không đủ điều kiện canh tác; - Khi thực hiện dự án không thu hồi hết diện tích đất nông nghiệp, phần diện tích đất nông nghiệp ngoài chỉ giới thu hồi nhỏ lẻ, không đảm bảo các tiêu chuẩn về canh tác cũng như các tiêu chuẩn về xây dựng, các hộ gia đình bị mất đất để không, bỏ hoang hóa, chờ các dự án khác thu hồi; - Quá trình đô thị hóa khiến đất ngày càng có giá trị, nhiều hộ gia đình, cá nhân tự chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất ở. Hệ thống hồ sơ địa chính, hệ thống bản đồ không đầy đủ, chính quyền thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai còn lỏng lẻo dẫn tới tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái pháp luật gia tăng. Do lịch sử nhiều khu dân cư được hình thành dần dần do quá trình tự chuyển đổi đất nông nghiệp, các cấp chính quyền không quản lý được quỹ đất nông nghiệp còn trong các khu dân cư, không nắm rõ được quỹ đất hiện có, cũng như chưa đưa ra những biện pháp xử lý, thu hồi; - Các dự án được giao đất nhưng chậm đầu tư, bỏ hoang hóa hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các đơn vị khác sử dụng, dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp đã có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhưng do hành vi vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức (chuyển nhượng, cho thuê lại trái pháp luật) mà hình thành nên một diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang hóa; - Người dân thiếu ý thức chấp hành pháp luật đất đai. Tuy nhiên, nước ta với nhiều diện tích đất nông nghiệp và các diện tích đất chưa sử dụng đã được đưa vào sử dụng, chuyển đổi sang làm khu chức năng phát triển đô thị hoặc phục vụ các mục đích công cộng như trường học, sân chơi… Và đối với phần diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các cấp chính quyền địa phương đã quản lý chặt chẽ, không để tình trạng chuyển nhượng, chuyển đổi trái pháp luật, lấn chiếm trái phép… Công tác thu hồi đất thực hiện Dự án phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng diễn ra rất phức tạp vì đây là vấn đề nhạy cảm liên quan đến quyền và lợi ích của người dân; Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 Trên địa bàn thành phố Hà Nội, xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ kéo theo tốc độ quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố lớn. Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất này không chỉ theo chủ trương của Thành phố mà còn do người dân lấn chiếm và xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp xen kẹt, đất hoang hóa hoặc do người dân tự chuyển đổi trái phép loại hình sử dụng đất. Huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển kinh tế đến năm 2020, phần diện tích đất nông nghiệp xen kẹt, xen kẽ trong khu dân cư trên sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở; phần diện tích đất nông nghiệp xen kẹt hình thành do Nhà nước thu hồi đất thực hiện các Dự án, sẽ được đưa ra đấu giá, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang làm khu chức năng phát triển đô thị, phục vụ các mục đích công cộng như trường học, sân chơi…, xây dựng mô hình kinh tế trang trại, hành lang cây xanh… 1.3. Quản lý Nhà nước về đất đai và yêu cầu quản lý sử dụng đất khu vực đô thị Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước về các hoạt động trong việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai trong việc phân bổ đất đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương, chính sách của Nhà nước và trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai. Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống cơ quan quản lý đất đai có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể để thực thi có hiệu quả trách nhiệm được Nhà nước phân công đồng thời ban hành các văn bản, chính sách phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, đáp ứng được nội dung quản lý nhà nước về đất đai thể hiện chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trong đó có quản lý đất đai. Mục đích của Nhà nước và người sử dụng đất là khai thác tốt nhất tiềm năng đất đai phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước. Vì vậy, đất đai cần phải được thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật. Pháp luật đất đai nước ta điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước và chủ sử dụng đất. Từng thời kỳ có sự điều tiết mối quan hệ đó khác nhau, thể hiện cụ thể bằng Luật Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 đất đai qua các thời kỳ: Luật đất đai 1988, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998, năm 2001, Luật đất đai 2003 và Luật Đất đai năm 2013. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm những công việc chủ yếu như: đăng ký đất đai, thành lập hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống pháp luật và chính sách đất đai, tổ chức thực hiện xây dựng hệ thống quy hoạch sử dụng đất, xây dựng hệ thống kinh tế đất… Tính đến 30/6/2014, UBND huyện Thanh Trì thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối với đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư trên địa bàn theo Quyết định số 40/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội. Từ 01/7/2014 đến nay, UBND huyện Thanh Trì thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối với đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư trên địa bàn theo Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Phần diện tích đất nông nghiệp nhỏ lẻ, xen lẫn trong khu dân cư (đất vườn, đất nông nghiệp chưa được công nhận là đất ở); - Đất nông nghiệp bị chia cắt, cô lập bởi cơ sở hạ tầng khác khiến cho việc sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp gặp nhiều khó khăn (đất dư sau quy hoạch). 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: 13 xã có diện tích đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. - Giới hạn thời gian nghiên cứu: Từ năm 2005 đến năm 2013. 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì - Điều kiện tự nhiên; - Điều kiện kinh tế - xã hội; - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội gây áp lực đối với việc sử dụng đất huyện Thanh Trì. 2.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; - Tình hình sử dụng đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. 2.3.3. Đánh giá thực trạng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì - Thực trạng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì; - Nguyên nhân hình thành quỹ đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì; - Tồn tại, hạn chế trong việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì. - Một số ý kiến đánh giá về phương án xử lý khu đất nông nghiệp xen kẹt của người dân và cán bộ quản lý trên địa bàn huyện Thanh Trì; Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 2.3.4. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì - Định hướng phát triển và vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn tới; - Nhu cầu sử dụng đất và nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn tới; - Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp Thu thập các số liệu thứ cấp liên quan đến nội dung nghiên cứu gồm: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; các số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, tình hình quản lý và sử dụng đất, kết quả giải quyết đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các Sở, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì, thư viện, trung tâm nghiên cứu, sách, báo, mạng Internet… 2.4.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Huyện Thanh Trì có 106 điểm đất nông nghiệp xen kẹt tập trung tại 13 xã : Tả Thanh Oai, Ngọc Hồi, Vĩnh Quỳnh, Tứ Hiệp, Đông Mỹ, Tân Triều, Hữu Hòa, Đại Áng, Thanh Liệt, Ngũ Hiệp, Tam Hiệp, Vạn Phúc và Liên Ninh. Cụ thể: - Đối với 101 điểm đất nông nghiệp xen kẹt là đất công ích, đất trống, đất bằng chưa sử dụng tại 13 xã: Công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối với 101 điểm đất này là tương đối tốt thông qua việc UBND các xã giao cho hộ gia đình, cá nhân canh tác sử dụng với mục đích sản xuất nông nghiệp đúng theo quy hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Trì đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt và các hộ thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật nên không tổ chức điều tra, nghiên cứu 101 điểm đất này. - Đối với 05 điểm đất nông nghiệp xen kẹt còn lại: có 04 điểm đất nông nghiệp đã được UBND các xã Tam Hiệp, Hữu Hòa, Thanh Liệt, Tân Triều cho các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sử dụng vào các mục đích: làm xưởng sản xuất gỗ, xây dựng nhà để ở và sản xuất kinh doanh, xây dựng làm dịch vụ rửa xe, xây dựng nhà cấp 4 cho thuê và 01 điểm đất nông nghiệp xen kẹt hiện đang bỏ hoang hóa tại xã Liên Ninh: Việc bỏ hoang hóa và cho thuê đất để sử dụng vào các mục đích kinh doanh phi Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 nông nghiệp đối với 05 điểm đất này đã để lại ảnh hưởng lớn đối với việc sản xuất nông nghiệp cũng như ảnh hưởng tới môi trường và an ninh trật tự khu vực. Như vậy, đề tài thực hiện điều tra đối với 05 khu đất nông nghiệp xen kẹt tại các xã Tam Hiệp, Hữu Hòa, Thanh Liệt, Tân Triều và Liên Ninh về thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì. 2.4.3. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra trực tiếp thông qua bộ câu hỏi có sẵn và điều tra bổ sung từ thực địa. Điều tra 100 hộ gia đình, cá nhân sinh sống liền kề ở 05 khu đất nông nghiệp xen kẹt và 15 cán bộ UBND xã làm công tác quản lý đất đai tại 05 xã Tam Hiệp, Hữu Hòa, Thanh Liệt, Tân Triều và Liên Ninh thuộc huyện Thanh Trì. Các tiêu chí điều tra gồm: Thực trạng khu đất nông nghiệp xen kẹt, mức độ ảnh hưởng của khu đất nông nghiệp xen kẹt đến sản xuất nông nghiệp, phương án xử lý đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt đó. Như vậy, tổng số phiếu điều tra là 115 phiếu, cụ thể: Đối với mỗi khu đất nông nghiệp xen kẹt tại một xã, thực hiện phỏng vấn và lấy ý kiến của 20 hộ gia đình cá nhân và 03 cán bộ UBND xã làm công tác quản lý về đất đai. 2.4.4. Phương pháp chuyên gia Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ am hiểu về lĩnh vực quản lý đất đai để đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. 2.4.5. Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu Phương pháp này được sử dụng nhằm nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu; xác định giá trị trung bình của các chỉ tiêu; phân tích các yếu tố liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện; Phương pháp này có sử dụng phần mềm Excel để đánh giá chung nhất về thực trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện thông qua hệ thống bảng biểu tổng hợp. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Thanh Trì là huyện ngoại thành – nằm ở cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội, trên trục đường Quốc lộ 1A. Có tọa độ địa lý nằm trong khoảng 20o50’ đến 21o00’ vĩ độ Bắc và từ 105o45’ đến 105o56’ kinh độ Đông. Về mặt địa giới hành chính, huyện Thanh Trì có sự tiếp giáp với các quận, huyện sau: - Phía Bắc giáp quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội; - Phía Nam giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội; - Phía Tây giáp quận Hà Đông và quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội; - Phía Đông giáp huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Thanh Trì (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 Huyện Thanh Trì có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.292,71 ha bao gồm thị trấn Văn Điển và 15 xã: Tân Triều, Thanh Liệt, Hữu Hòa, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Ngọc Hồi, Đại Áng, Liên Ninh, Ngũ Hiệp, Đông Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc, Yên Mỹ, Tứ Hiệp. 3.1.1.2. Địa hình Thanh Trì là huyện đồng bằng trũng, có độ cao trung bình 4-4,5m. Cao nhất là 6-6,5m thấp nhất là 2-2,8m được xếp vào vùng ô trũng ven đê của đồng bằng sông Hồng. Địa hình biến đổi phức tạp: nghiêng và dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, hình thành những vùng trũng cục bộ liên tiếp. 3.1.1.3. Khí hậu - Thủy văn - Sông ngòi: Huyện Thanh Trì có 6 con sông chảy qua trong đó có 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Nhuệ. Huyện nằm về hữu ngạn sông Hồng, địa hình thấp dần về phía Đông Nam theo hướng chảy của sông Hồng. Đây là sông hàng năm bồi đắp phù sa cho hơn 800 ha và khai thác hàng vạn m3 cát và nhiều lần chuyển dòng để lại vết tích là ao, hồ, đầm. Sông Nhuệ là con sông tiêu nước chính cùng với các nhánh sông Sét, sông Lừ, Kim Ngưu và Tô Lịch chảy từ nội thành ra. Hệ thống này hàng năm vận chuyển từ 80 đến 100 m3 nước thải có khả năng khai thác nuôi thả cá. - Điều kiện thời tiết, khí hậu: Huyện Thanh Trì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa có 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa đông lạnh từ tháng 12 đến tháng 02 năm sau. Nhiệt độ bình quân năm là 23,40C, tháng 6 nóng nhất với nhiệt độ trung bình là 290C ngày nóng nhất nên đến 420C. Ngày lạnh nhiệt độ xuống thấp nhất từ 60C đến 90C có năm làm chết hàng trăm ha mạ và lúa mới cấy. Độ ẩm bình quân 85%, tháng 3 có độ ẩm cao nhất khoảng 89% và thấp nhất vào tháng 11, tháng 12 là khoảng 81%. Lượng mưa hàng năm từ 1.700 đến 2.000 ml. Trung bình năm có khoảng 143 ngày mưa, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 79% lượng mưa cả năm. Năm nhiều mưa, mưa dồn dập vào tháng 7,8,9 theo quy luật gây ngập úng cho đầu vụ cấy lúa mùa, có năm gây ngập úng 67% diện tích lúa mùa. Tháng 12 hầu như không có mưa. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 Bảng 3.1. Diện tích đất tự nhiên các xã, thị trấn thuộc huyện Thanh Trì năm 2013 STT Đơn vị Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Thị trấn Văn Điển 90,70 1,40 2 Xã Ngũ Hiệp 321,00 5,10 3 Xã Đông Mỹ 273,00 4,30 4 Xã Yên Mỹ 362,00 5,60 5 Xã Duyên Hà 272,01 4,30 6 Xã Vạn Phúc 547,00 8,70 7 Xã Tứ Hiệp 411,00 6,50 8 Xã Thanh Liệt 344,00 5,50 9 Xã Tam Hiệp 318,00 5,10 10 Xã Tân Triều 298,00 4,70 11 Xã Vĩnh Quỳnh 651,00 10,30 12 Xã Liên Ninh 420,00 6,70 13 Xã Ngọc Hồi 375,00 6,00 14 Xã Đại Áng 505,00 8,00 15 Xã Hữu Hòa 293,00 4,60 16 Xã Tả Thanh Oai 812,00 13,20 6.292,71 100,00 Tổng (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Trì) 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Dân số và lao động Dân số huyện Thanh Trì trong thời kỳ đô thị hóa dân số biến động mạnh mẽ qua các năm thể hiện qua bảng Dân cư phân phân bố theo các xã, thị trấn tương đối đều: Trung bình khoảng 3.153 người/km2. Lực lượng lao động trên địa bàn Huyện chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 32,5% tổng số lao động trên địa bàn). Trong những năm qua, nguồn lao động của Huyện tăng bình quân 2,09%/năm, tốc độ tăng lao động chủ yếu từ địa phương, ngoài ra còn do dòng lao động tăng cơ học từ các tỉnh khác. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Thanh Trì trong giai đoạn 2005-2013 ĐVT: Người STT Năm Dân số Lao động 1 2005 161.827 109.305 2 2006 167.370 114.901 3 2007 177.056 123.009 4 2008 186.688 130.306 5 2009 198.154 132.108 6 2010 199.372 133.402 7 2011 204.790 135.295 8 2012 212.582 138.677 9 2013 215.680 143.114 (Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Thanh Trì) Hình 3.2. Biểu đồ biến động dân số huyện Thanh Trì giai đoạn 2005-2013 Nhìn chung, lực lượng lao động của Huyện còn tương đối trẻ, với 42,6% số lao động dưới 35 tuổi, độ tuổi từ 35-55 chiếm 51,2%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53%; đã giải quyết việc làm cho 5.580 lao động. Thu nhập bình quân trên đầu người năm 2005 là 5,5 triệu đồng, đến năm 2013 đạt 13,3 triệu đồng (kế hoạch đặt ra là đạt 9 triệu đồng). Không có sự khác biệt lớn về giới trong lực lượng lao động, lao động nữ chiếm 47,1%, nam chiếm 52,9%. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 Trong điều kiện kinh tế thị trường, sự phân tầng xã hội đang diễn ra; số hộ giàu chiếm 29,7%, hộ nghèo chiếm 2,8%. Hộ thu nhập thấp chủ yếu là những hộ hưu trí, mất sức, nông nghiệp kiêm ngành nghề. 3.1.2.2. Tình hình sản xuất Trong những năm qua, kinh tế của Huyện phát triển ổn định, tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17,1%; trong đó: Công nghiệp – Xây dựng đạt 20,20%; thương mại – dịch vụ đạt 22,40% và nông nghiệp đạt 0,03%. Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Thanh Trì giai đoạn 2005-2013 (ĐVT: %) Tốc độ tăng trưởng Kế hoạch 2005-2013 TH 2005-2013 Tăng/ giảm Bình quân/năm 14-15 17,10 2,10 Công nghiệp-xây dựng 17-18 20,20 2,20 Thương mại-Dịch vụ 18-19 22,40 3,40 Nông nghiệp 2-2,5 0,03 -2,47 (Nguồn: UBND huyện Thanh Trì) Cơ cấu kinh tế của Huyện có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và thương mại – dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. - Nông nghiệp: Tiếp tục giảm tỷ trọng trồng trọt (giảm xuống còn 38,4% đến năm 2013), tăng tỷ trọng chăn nuôi – thủy sản (tăng lên 61,61% đến năm 2013), giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp năm 2005 đạt 55 triệu đồng, đến năm 2013 ước đạt 70,7 triệu đồng. - Công nghiệp: Số lượng các hộ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, toàn Huyện có 234 doanh nghiệp và 1.477 hộ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Các doanh nghiệp chủ động đầu tư, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất, tạo sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường và từng bước hội nhập kinh tế khu vực; Các làng nghề truyền thống hiện đang được Huyện chú trọng đầu tư phát triển góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho nhân dân như: dự án làng nghề Tân Triều đang được tiếp Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 tục mở rộng với diện tích 10,05 ha và xây dựng dự án các làng nghề Hữu Hòa, Tam Hiệp, Vạn Phúc... - Thương mại - dịch vụ: Khuyến khích phát triển với nhiều hình thức, số lượng các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh dịch vụ tăng nhanh. Toàn Huyện có 1.002 doanh nghiệp và 5.630 hộ, 01 chợ trung tâm dịch vụ thương mại và 18 chợ đang hoạt động. Tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 22,4% tăng 3,4% so với Kế hoạch. - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Trên địa bàn Huyện có các tuyến đường sắt, đường bộ và đường sông thuận tiện cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa với các khu vực lân cận. 3.1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội gây áp lực đối với việc sử dụng đất huyện Thanh Trì Với tổng diện tích đất tự nhiên 6.292,71 ha, đến nay Huyện đã cơ bản đưa vào khai thác sử dụng (đạt 99,5%) áp lực trong việc sử dụng đất đai Huyện được thể hiện ở các điểm sau: Huyện Thanh Trì nằm giáp trung tâm của Thành phố nên địa bàn Huyện sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong những năm tới. Trong những năm gần đây, Thanh Trì có tốc độ đô thị hóa mạnh, các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và các công trình dịch vụ, phúc lợi công cộng có quy mô lớn sẽ được đầu tư xây dựng trên địa bàn Huyện nhằm phục vụ cho người dân huyện Thanh Trì nói riêng và người dân toàn Thành phố nói chung. Dự báo quỹ đất phục vụ cho các mục đích này rất lớn. Quỹ đất phân bổ cho mục đích phi nông nghiệp sẽ được sử dụng chủ yếu từ đất nông nghiệp. Đây cũng là áp lực rất lớn đối với việc quản lý và sử dụng đất của Huyện như: việc đào tạo nghề cho những người dân làm nông nghiệp chuyển sang các nghành nghề khác; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao; lựa chọn phương hướng sản xuất nông nghiệp sạch có trình độ cao đặc biệt là các loại rau sạch phục vụ cho thị trường Thành phố và các vùng phụ cận... Để đáp ứng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội nói chung và của huyện Thanh Trì nói riêng, trước mắt Nhà nước cần phải đầu tư nâng cấp, mở rộng và làm mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (đặc biệt là hệ thống giao thông, kho cảng, bến bãi...) dự kiến phải có quỹ đất hợp lý cho các mục đích này. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 Công tác quy hoạch đô thị, quản lý thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập; tình trạng xây dựng tự phát trong dân cư còn phổ biến dẫn tới phát sinh những vấn đề mâu thuẫn trong quy hoạch, bức xúc về ô nhiễm môi trường, giao thông, tiện ích công cộng và các vấn đề xã hội khác. Việc xây dựng các cụm công nghiệp, dịch vụ - thương mại, các khu đô thị mới... đòi hỏi cần phải làm tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đảm bảo ổn định đời sống cho người dân có đất bị thu hồi. 3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 3.2.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì Giai đoạn 2005-2013, cùng với các địa phương trên cả nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Trì thực hiện tốt chủ trương, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý đất đai, từng bước đưa công tác quản lý đất đai vào lề nếp, hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất. Sau khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện tiếp tục được củng cố, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ và kế hoạch của Ngành cũng như của Huyện, được thể hiện ở các mặt sau: 3.2.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Từ năm 2003 và nhất là sau khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương trong Huyện thực hiện việc quản lý, sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần quan trọng trong việc đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống cũng như tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn Huyện; Bên cạnh đó, UBND huyện Thanh Trì cũng tổ chức nhiều hội nghị tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước và chuyên môn. Ngoài ra, huyện còn tổ chức các hội thi, hội thảo; hỏi đáp (kèm theo tài liệu); tuyên truyền qua hệ thống phát thanh của huyện, xã, thị trấn; tổ chức tuyên truyền lồng ghép, học tập các văn bản pháp luật đất đai thông qua các buổi sinh hoạt của cụm dân cư, tổ dân phố. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 3.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo Nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ về việc thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai. Huyện Thanh Trì đã chuyển giao 09 xã ven đô (Thanh Trì, Lĩnh Nam, Vĩnh Tuy, Yên Sở, Thịnh Liệt, Định Công, Hoàng Liệt, Đại Kim, Trần Phú) về quận Hoàng Mai. Đến nay, ranh giới của huyện đã được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ. Ranh giới hành chính của huyện và các xã trong huyện được xác định ổn định không có tranh chấp. 3.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đổ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được triển khai khá tốt, cơ bản đáp ứng được mục tiêu của ngành. Ngoài ra, việc đo đạc lập bản đồ phục vụ cho công tác đa dạng hóa nông nghiệp, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cũng đã được triển khai theo quy định của Luật Đất đai. Tính đến 31/12/2013, toàn huyện đã hoàn thành việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và 2010 của cả 02 cấp huyện và xã theo quy định của Ngành. Chất lượng xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện ngày càng được nâng cao, làm tài liệu cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của huyện trong những năm tới. 3.2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Giai đoạn 2005 - 2013, công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện được triển khai khá đồng bộ. Đối với cấp huyện, đã hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện thời kỳ 2002-2010 (đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 160/QĐ-UB ngày 15/11/2003). Đây là nguồn tài liệu quan trọng làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư vào đất theo chiều sâu nhằm sử dụng có hiệu quả theo quy hoạch và pháp luật. Năm 2010, Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thanh Trì đã phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thiện dự thảo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015, đã thông qua Hội đồng nhân dân Huyện và nộp về Sở Tài nguyên & Môi trường thẩm định trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt từ năm 2011. Do quy hoạch của Thủ đô có sự điều chỉnh nên năm 2013, Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện tiếp tục phối hợp cùng đơn vị tư vấn và các Phòng, Ban chức năng của huyện, các xã, thị trấn rà soát, điều chỉnh, bổ sung để báo cáo Sở Tài nguyên & Môi trường trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt. 3.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Việc giao đất ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng đất vô chủ, sử dụng kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm đầu tư để phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm sử dụng đất hợp lý và hiệu quả. Ngoài ra, cùng với các Ngành chức năng của Thành phố, huyện Thanh Trì đã tổ chức bàn giao đất cho các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn huyện với tổng số 463 đơn vị đóng trên địa bàn. 3.2.1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tính đến 31/12/2013, toàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Số GCNQSDĐ đã cấp theo Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ ban hành quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp là 22.686 hộ. UBND huyện Thanh Trì tiếp tục kiểm tra, rà soát đối với các trường hợp chưa đăng ký kê khai và chưa cấp GCNQSDĐ để hoàn thiện hồ sơ GCNQSDĐ cho các trường hợp đủ điều kiện, đồng thời thông báo công khai tới các hộ gia đình, cá nhân với các trường hợp còn vướng mắc về chính sách, các trường hợp còn đang có tranh chấp chưa được giải quyết xong. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 3.2.1.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai Công tác thống kê, kiểm kê đất đai của huyện được thực hiện thường xuyên hàng năm và 05 năm theo quy định của Luật Đất đai 2013. Toàn huyện đã hoàn thành công tác kiểm kê đất đai định kỳ 05 năm với chất lượng ngày càng được nâng cao, hạn chế được tình trạng sai lệch về số liệu, bản đồ với thực tế so với các lần thống kê, kiểm kê trước. Kết quả của công tác thống kê, kiểm kê đất đai là tài liệu quan trọng phục vụ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong những năm tới. 3.2.1.8. Quản lý tài chính về đất đai Để thực hiện việc thu, chi liên quan đến đất đai, UBND huyện Thanh Trì đã tổ chức việc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất... trên cơ sở hệ thống các văn bản pháp luật đã ban hành. Đây là nguồn thu quan trọng để đầu tư, phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong những năm qua. 3.2.1.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản Việc công bố giá đất hàng năm, công bố quy hoạch sử dụng đất, đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường công tác cấp GCNQSDĐ, tổ chức đấu giá đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất công khai đã góp phần thúc đẩy sự phát triển và làm lành mạnh thị trường quyền sử dụng đất và thị trường bất động sản. 3.2.1.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Giai đoạn 2005 - 2013, công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất..., góp phần đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách địa phương. Tuy nhiên, do còn những hạn chế trong việc cấp GCNQSDĐ nên phần nào đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác này. 3.2.1.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đất đai Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất... Công tác này đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người sử dụng đất đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích, bền vững và có hiệu quả. 3.2.1.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo được xử lý kịp thời, dứt điểm như các trường hợp vi phạm Luật Đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm... góp phần ổn định tình hình chính trị và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, khi giá trị đất đai ngày càng tăng lên, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích... sẽ xảy ra nhiều hơn đặc biệt ở các khu vực có kinh tế phát triển. Do vậy, cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền trong công tác quản lý đất đai nhằm ngăn chặn các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất. 3.2.1.12. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai Trước khi Luật đất đai năm 2013 ra đời, việc quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai gặp rất nhiều khó khăn do bộ phận chuyên trách trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai chưa đồng bộ. Tuy nhiên, tính đến 31/12/2013, công tác quản lý đã có những chuyển biến tích cực khi huyện triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” thành lập văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và điều chỉnh thực hiện công khai dân chủ các thủ tục hồ sơ về đất đai. Bên cạnh những kết quả đạt được, UBND huyện Thanh Trì vẫn còn một số tồn tại trong công tác quản lý đất đai như sau:: - Hầu hết các dự án của Trung ương, Thành phố cũng như của Huyện đã và đang được triển khai xây dựng. Trong quá trình hình thành một số dự án, việc giao đất chưa được nghiên cứu kỹ tạo ra nhiều diện tích đất kẹt giữa các dự án. Đây cũng là nguyên nhân làm phát sinh vi phạm sử dụng đất như: lấn chiếm đất, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm nhà ở, mua bán đất trái pháp luật... Trong khi đó, việc lập hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đối với các thửa đất xen kẹt đã được UBND huyện ra Quyết định thu hồi đất rất khó khăn và phức tạp. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 - Một số cơ quan, đơn vị khi được giao đất, không chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước. Nhiều đơn vị còn vi phạm luật đất đai như không hoàn tất thủ tục xin phép xây dựng, vi phạm chỉ giới xây dựng, tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở, không chấp hành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. - Huyện Thanh Trì đang trong quá trình đô thị hóa, biến động đất đai và việc mua bán chuyển nhượng diễn ra thường xuyên, công tác theo dõi chỉnh lý biến động không được kịp thời dẫn tới việc quản lý gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. - Việc giải quyết tranh chấp đất đai có những vụ còn kéo dài, mặc dù đã có kết luận trả lời của các Phòng, Ban chức năng và Quyết định giải quyết của các cấp có thẩm quyền nhưng người dân vẫn cố tình khiếu kiện, khiếu nại, thắc mắc không đồng tình. - Công tác GPMB còn nhiều khó khăn do chính sách bồi thường, hỗ trợ không đồng nhất giữa các dự án; chính sách của Nhà nước và Thành phố còn nhiều bất cập so với thực tế sử dụng đất; một bộ phận người dân cố tình không hiểu các chế độ chính sách, không chấp hành, không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định dẫn tới Nhà nước phải dùng biện pháp cưỡng chế. Các tồn tại nêu trên gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai và ít nhiều gây khó khăn cho công tác quản lý thị trường quyền sử dụng đất. 3.2.2. Tình hình sử dụng đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Trì năm 2013 Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, tổng diện tích đất theo địa giới hành chính huyện Thanh Trì là 6.292,71 ha, bao gồm 03 nhóm đất chính: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong đó: a. Nhóm đất nông nghiệp Theo kết quả thống kê năm 2013, đất sản xuất nông nghiệp của huyện là 2.505,59 ha, chiếm 53,23% diện tích đất tự nhiên. Trong đó: - Đất trồng cây hàng năm: có 2.495,49 ha chiếm 99,60% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện. Trong đó: + Đất trồng lúa: Có 1.818,91 ha chiếm 72,89% diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện. Loại đất này phân bố phần lớn ở các xã nằm về phía Tây Nam của huyện Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 bao gồm: Tả Thanh Oai (392,49 ha), Vĩnh Quỳnh (300,58 ha), Đại Áng (270,67 ha), Liên Ninh (205,49 ha)... Các xã không có diện tích đất chuyên trồng lúa nước bao gồm: Vạn Phúc, Thanh Liệt và Thị trấn Văn Điển. + Đất trồng cây hàng năm khác: Có 676,58 ha chiếm 27,11% diện tích đất trồng cây hàng năm của toàn huyện. Loại đất này phân bố chủ yếu ở các xã nằm ngoài đê (Về phía Đông của huyện giáp với sông Hồng) bao gồm: Yên Mỹ (106,45 ha), Duyên Hà (109,84 ha), Vạn Phúc (191,96 ha)... - Đất trồng cây lâu năm: Có 10,10 ha chiếm 0,40% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, phân bố ở các xã: Thanh Liệt (7,44 ha), Tứ Hiệp (0,03 ha) và Yên Mỹ (2,63 ha). Toàn bộ diện tích đất trồng cây lâu năm khác phân bố trong khu dân cư nông thôn gắn liền với đất ở của các hộ gia đình có hiệu quả kinh tế thấp. Trong những năm tới cần phải được cải tạo để trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc chuyển sang quy hoạch đất ở. - Đất nuôi trồng thủy sản: Có 837,37 ha chiếm 25,00% diện tích đất nông nghiệp của huyện (Thanh Trì là huyện có diện tích đất nuôi trồng thủy sản lớn nhất của thành phố Hà Nội), phân bố ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện song tập chung chủ yếu ở các xã: Tả Thanh Oai (107,76 ha), Tứ Hiệp (127,92 ha), Đông Mỹ (121,64 ha), Vĩnh Quỳnh (107,35 ha). - Đất nông nghiệp khác: Có 6,84 ha chiếm 0,20% diện tích đất nông nghiệp của huyện. Loại đất này chỉ có ở xã Tả Thanh Oai (6,84 ha). - Về đối tượng sử dụng đất nông nghiệp: Có 03 đối tượng sử dụng đó là: + Hộ gia đình, cá nhân: 2.950,43 ha chiếm 88,08 % tổng diện tích đất nông nghiệp. + UBND cấp xã: 355,12 ha chiếm 10,60% tổng diện tích đất nông nghiệp. + Tổ chức khác: 44,25 ha chiếm 1,32% tổng diện tích đất nông nghiệp. b. Nhóm đất phi nông nghiệp - Đất ở: Có 845,45 ha chiếm 29,03% diện tích đất phi nông nghiệp của huyện, trong đó: + Đất ở tại nông thôn: Có 812,44 ha chiếm 96,10% tổng diện tích đất ở toàn huyện (huyện Thanh Trì có quỹ đất ở tại nông thôn nhỏ nhất so với các huyện khác của Thành phố). Đất ở tại nông thôn phân bố ở các xã: Tả Thanh Oai (89,88 ha), Vĩnh Quỳnh (65,62 ha), Vạn Phúc (80,02 ha)... Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 + Đất ở tại đô thị: Có 33,01 ha chiếm 3,90% diện tích đất ở của cả huyện (đất ở tại đô thị chỉ có ở Thị trấn Văn Điển). - Đất chuyên dùng: Có 1.425,66 ha chiếm 48,96% diện tích đất phi nông nghiệp và 22,66 % so với tổng diện tích đất tự nhiện. Với cơ cấu này, ta thấy rằng hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện phát triển với mức độ khá cao, ngày càng đáp ứng tốt hơn cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đất chuyên dùng được sử dụng cho các mục đích cụ thể như sau: + Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Có 85,90 ha chiếm 6,03% diện tích đất chuyên dùng, trong đó phân bố chủ yếu ở các xã Tứ Hiệp (25,31 ha), Vĩnh Quỳnh (18,72 ha)... + Đất quốc phòng: Có 65,63 ha chiếm 4,60% diện tích đất chuyên dùng, phân bố chủ yếu ở các xã Liên Ninh (21,98 ha), Vĩnh Quỳnh (10,32 ha)... + Đất an ninh: Có 20,22 ha chiếm 1,42% diện tích đất chuyên dùng, phân bố nhiều ở xã Thanh Liệt (10,85 ha)... + Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: Có 302,59 ha chiếm 21,22% diện tích đất chuyên dùng, trong đó phân bố chủ yếu ở các xã Vạn Phúc (40,79 ha), Thanh Liệt (33,03 ha)... + Đất có mục đích công cộng: Có 951,32 ha chiếm phần lớn diện tích trong đất chuyên dùng (66,73%). Đất có mục đích công cộng phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã: Tả Thanh Oai (125,64 ha), Tứ Hiệp (100,96 ha), Vĩnh Quỳnh (88,64 ha) và Ngũ Hiệp (72,26 ha)... Ngoài ra, nhóm đất phi nông nghiệp còn có các loại đất khác bao gồm: đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông suối mặt nước chuyên dùng và đất phi nông nghiệp khác. - Về đối tượng sử dụng, quản lý đất phi nông nghiệp: + Hộ gia đình cá nhân: 814,40 ha chiếm 27,97% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp; + UBND cấp xã: 1.562,16 ha chiếm 53,65% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp; + Tổ chức kinh tế: 244,65 ha chiếm 8,40% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp; + Cơ quan, đơn vị của Nhà nước: 158,12 ha chiếm 5,43% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp; Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 + Liên doanh: 105,50 ha chiếm 3,62% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp; + Cộng đồng dân cư: 27,13 ha chiếm 0,93% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Nhìn chung, đối với loại đất chuyên dùng, tình hình sử dụng đất của các doanh nghiệp là rất phức tạp, việc tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền, bỏ hoang, sử dụng không hiệu quả là rất phổ biến. Những đối tượng này là trọng tâm để UBND huyện thực hiện việc rà soát và có những biện pháp chặt chẽ trong việc quản lý, sử dụng đất. c. Nhóm đất chưa sử dụng Diện tích đất bằng chưa sử dụng là 30,95 ha chiếm 0,50% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Đây là nhóm đất cần có biện pháp hữu hiệu để quản lý. Mục tiêu và định hướng sử dụng quỹ đất này là xây dựng những điểm vui chơi, câu lạc bộ, nhà họp các tổ dân phố đối với những khu vực có diện tích nhỏ, hẹp. Đối với khu vực có diện tích lớn có thể bố trí xây dựng thành các công trình phục vụ lợi ích công cộng như: nhà văn hóa, siêu thị... hoặc tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất để chuyển đổi sang đất ở. Bảng 3.4. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất huyện Thanh Trì năm 2013 TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 6.292,71 100,00 1 1.1 Đất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp 3.349,80 2.505,59 53,23 39,81 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 837,37 13,01 1.3 2 Đất nông nghiệp khác Đất phi nông nghiệp 6,84 2.911,96 0,41 46,27 2.1 Đất ở 845,45 13,43 2.2 Đất chuyên dùng 1.425,66 22,66 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 20,45 0,32 2.4 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 117,82 502,58 1,87 7,99 30,95 0,50 3 Đất chưa sử dụng (Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thanh Trì) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Trì năm 2013 3.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2005-2013 Thanh Trì là huyện ngoại thành có tiềm năng đất đai khá lớn với nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua nên Thanh Trì có điều kiện thuận lợi nhằm thu hút các dự án đầu tư lớn của Thành phố. Kinh tế của huyện (khu vực do huyện quản lý) trong những năm qua có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng giá trị cơ cấu của ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và Dịch vụ - thương mại, giảm dần tỷ trọng của ngành sản xuất nông nghiệp. Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có sự chuyển dịch tăng mạnh nhất và là khu vực chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của cả huyện. Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại có sự chuyển dịch ổn định song tốc độ còn chậm. Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh, mạnh cùng với mức độ tăng dân số cơ học cao, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng đến hình thức sử dụng đất trên địa bàn huyện. Điều đó đã tác động lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội và từng bước làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất theo xu hướng giảm mạnh diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng, tăng nhanh và mở rộng diện tích đất chuyên dùng, đất ở đô thị. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 Bảng 3.5. Diện tích, cơ cấu các loại đất chính trên địa bàn huyện Thanh Trì Năm 2005 Diện tích (ha) Loại đất Năm 2010 Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Năm 2013 Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 6.296,23 100 6.292,73 100 6.292,71 100 I. Đất đang sử dụng 6.264,45 99,50 6.261,44 99,50 6.261,76 99,51 1. Đất nông nghiệp 3.510,89 55,79 3.462,97 55,03 3.349,80 53,23 Trong đó: - Đất SXNN 2.671,62 76,10 2.587,98 41,13 2.505,59 39,82 - Đất NTTS 831,01 23,67 866,73 13,77 837,37 13,31 8,26 0,24 8,26 0,13 6,84 0,11 43,71 2.798,47 44,47 2.911,96 46,28 29,59 13,03 845,45 13,44 21,25 1.425,66 22,66 - Đất NN khác 2. Đất phi nông nghiệp 2.753,56 Trong đó: - Đất ở 813,83 - Đất chuyên dùng 1.297,24 II. Đất chưa sử dụng 31,78 820,80 47,17 1.337,30 0,50 31,29 0,50 30,95 0,50 (Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thanh Trì) Như vậy, tổng diện tích đất tự nhiên năm 2013 so với năm 2005 có sự biến động rất nhỏ về diện tích tự nhiên cũng như địa giới hành chính. a. Đất nông nghiệp Bảng 3.6. Diện tích các loại đất nông nghiệp huyện Thanh Trì (ĐVT: ha) TT Loại đất 1 Đất trồng lúa 2 Đất trồng cây hàng năm khác 3 Đất trồng cây lâu năm 4 Đất nuôi trồng thủy sản 5 Đất nông nghiệp khác Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 2.049,03 1.929,10 1.818,91 616,92 648,77 676,57 5,67 10,11 10,11 831,01 866,73 837,37 8,26 8,26 6,84 (Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Thanh Trì) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 * Đất nông nghiệp năm 2010 giảm so với năm 2005 là 85,16 ha, cụ thể như sau: - Đất trồng lúa năm 2010 giảm 467,56 ha so với năm 2005. Trong đó, diện tích giảm do chuyển từ đất trồng lúa sang các mục đích sử dụng khác là 479,75 ha; đất nông nghiệp khác là 6,84 ha; đất ở nông thôn là 24,59 ha; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là 0,10 ha; đất an ninh là 0,19 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 25,89 ha; đất có mục đích công cộng là 22,17 ha. - Diện tích đất trồng lúa tăng là do chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản 11,94 ha; đất có mục đích công cộng 0,23 ha. - Đất trồng cây hàng năm khác năm 2010 tăng 117,84 ha so với năm 2005. Trong đó, diện tích tăng do chuyển từ các loại đất khác sang đất trồng cây hàng năm khác là 124,34 ha; diện tích giảm do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác sang những loại đất có mục đích khác là 8,57 ha. - Diện tích đất trồng cây hàng năm khác giảm là do chuyển sang đất ở tại nông thôn 0,25 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 3,63 ha; đất có mục đích công cộng 4,5 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0,18 ha. - Diện tích đất trồng cây hàng năm khác tăng là do chuyển từ đất trồng lúa sang 124,34 ha; đất nuôi trồng thủy sản 01 ha; đất có mục đích công cộng 01 ha; đất bằng chưa sử dụng 0,07 ha. - Đất trồng cây hàng năm năm 2010 tăng 4,44 ha so với năm 2005. Trong đó, diện tích tăng là 6,84 ha do chuyển từ đất trồng lúa sang và diện tích giảm là 2,4 ha là do chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. - Đất nuôi trồng thủy sản năm 2010 tăng 253,27 ha so với năm 2005. Trong đó, diện tích tăng do chuyển từ các loại đất khác sang nuôi trồng thủy sản là 277,46 ha; giảm do chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản sang các loại khác. - Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng là do chuyển từ đất trồng lúa sang 268,79 ha; đất ở nông thôn 7,26 ha; đất có mục đích công cộng 1,42 ha. - Diện tích giảm là do chuyển sang đất trồng lúa 11,94 ha; đất hàng năm khác 01 ha; đất ở nông thôn 1,29 ha; đất ở đô thị 0,41 ha; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,23 ha; đất an ninh 2,43 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,16 ha; đất có mục đích công cộng 5,83 ha; đất sông suối mặt nước chuyên dùng 0,78 ha. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 - Đất nông nghiệp khác năm 2010 tăng 6,84 ha so với năm 2005. Diện tích tăng là do chuyển từ đất trồng lúa tại xã Tả Thanh Oai để thực hiện dự án chuyển chăn nuôi ra đồng. Đất nông nghiệp năm 2013 giảm so với năm 2010 là 113,17 ha: - Diện tích đất trồng lúa năm 2013 giảm so với năm 2010 là 110,19 ha. Diện tích giảm do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác 31,28 ha; đất ở nông thôn 25,9 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 16,15 ha; đất có mục đích công cộng 49,2 ha... - Diện tích đất trồng cây hàng năm khác năm 2013 tăng so với năm 2010 là 27,8 ha. Trong đó, diện tích đất trồng cây hàng năm khác giảm 3,82 ha và tăng 31,62 ha. Diện tích giảm là do chuyển sang đất ở nông thôn 0,07 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 1,92 ha; đất có mục đích công cộng 1,83 ha. Diện tích tăng là do chuyển từ đất trồng lúa 31,28 ha (chủ yếu ở xã Thanh Liệt và Tứ Hiệp); đất chưa sử dụng 0,34 ha. - Diện tích đất trồng cây lâu năm năm 2013 so với năm 2010 là không biến động; - Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2013 so với năm 2010 giảm 29,36 ha. Diện tích giảm là do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác 1,63 ha; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 7,89 ha; đất có mục đích công cộng 19,84 ha. - Diện tích đất nông nghiệp khác năm 2013 so với năm 2010 giảm 1,42 ha. Diện tích giảm là do chuyển sang đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp. b. Đất phi nông nghiệp Bảng 3.7. Diện tích các loại đất phi nông nghiệp huyện Thanh Trì (ĐVT: ha) TT Loại đất 1 Đất ở nông thôn 2 Đất ở đô thị Đất trụ sở cơ quan, công trình sự 3 nghiệp 4 Đất quốc phòng an ninh Đất sản xuất kinh doanh phi nông 5 nghiệp 6 Đất có mục đích công cộng 7 Đất tôn giáo tín ngưỡng 8 Đất nghĩa trang nghĩa địa Đất sông suối và mặt nước chuyên 9 dùng Năm 2005 781,14 32,69 Năm 2010 786,98 33,10 Năm 2013 812,44 33,01 73,60 73,49 85,90 83,86 85,85 85,84 280,33 290,08 302,59 859,45 19,93 118,22 887,91 20,45 118,13 951,32 20,45 117,82 504,34 502,51 502,57 (Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Thanh Trì) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 * Đất phi nông nghiệp năm 2010 tăng so với năm 2005 là 85,53 ha: - Đất ở nông thôn năm 2010 tăng 17,46 ha so với năm 2005, diện tích tăng do chuyển từ các loại đất khác sang là 28,21 ha; giảm do chuyển từ đất ở nông thôn sang các loại đất khác 10,74 ha. + Diện tích tăng là do chuyển từ đất trồng lúa 24,59 ha; đất trồng cây hàng năm khác 0,25 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1,29 ha; đất quốc phòng 0,27 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 1,36 ha; đất có mục đích công cộng 0,40 ha; đất chưa sử dụng 0,03 ha; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,02 ha. + Diện tích giảm là do chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản 7,26 ha; đất có mục đích công cộng 3,24 ha; đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,03 ha; đất sông suối mặt nước chuyên dùng 0,04 ha. - Đất ở đô thị năm 2010 tăng 0,41 ha so với năm 2005 là do chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản sang. - Đất chuyên dùng năm 2010 tăng 65,66 ha so với năm 2005. Trong đó: + Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: tăng 1,12 ha do chuyển từ đất trồng lúa 0,1 ha; đất nuôi trồng thủy sản 0,33 ha; đất có mục đích công cộng 0,13 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 0,62 ha; Giảm 0,87 ha do chuyển sang đất ở nông thôn 0,02 ha; đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,14 ha; đất có mục đích công cộng 0,70 ha. + Đất quốc phòng giảm 0,75 ha do chuyển sang đất ở + Đất an ninh tăng 2,64 ha do chuyển từ đất lúa 0,19 ha; đất nuôi trồng thủy sản 2,43 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,02 ha. + Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 36,38 ha do chuyển từ đất trồng lúa 25,89 ha; đất trồng cây hàng năm khác 3,63 ha; đất trồng cây lâu năm 2,4 ha; đất nuôi trồng thủy sản 0,16 ha; đất có mục đích công cộng 3,07 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,04 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1,20 ha. Giảm 5,62 ha do chuyển sang đất ở nông thôn 1,35 ha; đất có mục đích công cộng 0,20 ha; đất sông suối mặt nước chuyên dùng 4,07 ha. + Đất có mục đích công cộng tăng 39,02 ha do chuyển từ đất trồng lúa 22,17 ha; đất trồng cây hàng năm khác 4,5 ha; đất nuôi trồng thủy sản 5,83 ha; đất ở nông thôn sang 3,42 ha; đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,13 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,07 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1,68 ha; đất bằng chưa sử dụng 0,32 ha; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,70 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,20 ha. Giảm 6,80 ha do chuyển sang đất trồng lúa 0,23 ha; đất trồng cây hàng năm khác 0,1 ha; đất ở nông thôn 0,40 ha; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,13 ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 3,07 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1,42 ha; đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,48 ha; đất bằng chưa sử dụng 0,07 ha. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 - Đất tôn giáo, tín ngưỡng tăng 0,65 ha do chuyển từ đất ở nông thôn 0,03 ha; đất có mục đích công cộng 0,48 ha; đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,14 ha. Giảm 0,13 ha do chuyển sang đất có mục đích công cộng. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng 0,18 ha do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác. Giảm 0,13 ha do chuyển sang đất an ninh 0,02 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,04 ha; đất có mục đích công cộng 0,07 ha. - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tăng 4,89 ha do chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản 0,78 ha; đất ở nông thôn 0,04 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 4,07 ha; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,62 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 1,2 ha; đất có mục đích công cộng 1,68 ha. * Đất phi nông nghiệp năm 2013 tăng so với năm 2010 là 113,49 ha: - Diện tích đất ở nông thôn năm 2013 so với năm 2010 tăng 25,37 ha. Trong đó, diện tích đất ở nông thôn giảm 0,35 ha và tăng 25,72 ha. Diện tích giảm do chuyển sang đất giao thông khi thực hiện dự án đường Quốc lộ 1A. Diện tích tăng là do chuyển từ đất trồng lúa 25,6 ha; đất trồng cây hàng năm khác 0,07 ha; đất có mục đích công cộng 0,05 ha. - Diện tích đất chuyên dùng năm 2013 tăng 88,36 ha so với năm 2010. Trong đó: + Diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp năm 2013 so với năm 2010 tăng 12,41 ha. Diện tích tăng là do chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản 10,99 ha; đất nông nghiệp khác 1,42 ha; + Diện tích đất quốc phòng và an ninh năm 2013 so với năm 2010 là không biến động; + Diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp năm 2013 tăng 11,79 ha so với năm 2010. Trong đó, diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp giảm 0,26 ha và tăng 12,05 ha. Diện tích giảm là do chuyển sang đất có mục đích công cộng. Diện tích tăng là do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác 1,9 ha; đất trồng lúa 10,15 ha; + Diện tích đất có mục đích công cộng năm 2013 tăng so với năm 2010 là 63,41 ha. Diện tích tăng là do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác 1,82 ha; đất trồng lúa 49,2 ha; đất nuôi trồng thủy sản 11,5 ha; đất có mục đích công cộng 0,35 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,23 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,31 ha; + Diện tích đất sông suối mặt nước chuyên dùng năm 2013 so với năm 2010 tăng 0,06 ha. Diện tích tăng là do chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản. c. Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng năm 2010 là 31,29 ha; năm 2005 là 31,64 ha. Diện tích đất bằng chưa sử dụng năm 2010 so với năm 2005 giảm 0,35 ha. Trong đó, diện Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 tích đất bằng chưa sử dụng tăng 0,07 ha do chuyển từ đất có mục đích công cộng sang. Giảm 0,41 ha do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác 0,07 ha; đất ở nông thôn 0,03 ha; đất có mục đích công cộng 0,32 ha; Diện tích đất chưa sử dụng năm 2013 so với năm 2010 giảm 0,34 ha. Diện tích giảm là do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác; Đối với quỹ đất chưa sử dụng còn lại, để đáp ứng nhu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, huyện Thanh Trì đã có chủ trương, xin ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở và xây dựng cơ sở hạ tầng; Qua quá trình sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn năm 20052013, ta thấy rằng: Hiệu quả sử dụng đất ngày càng được nâng cao để đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện. Dựa trên quy hoạch đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, các quỹ đất sử dụng không có hiệu quả và kém hiệu quả đã được chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành các quỹ đất khác nhằm đáp ứng cho những yêu cầu của sự phát triển của Thành phố nói chung cũng như của huyện Thanh Trì nói riêng như: khu vui chơi, khu kinh doanh, trụ sở làm việc...và nhu cầu của người dân như: quỹ đất ở, quỹ nhà ở... 3.3. Đánh giá thực trạng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì 3.3.1. Thực trạng quỹ đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì Tính đến 31/12/2013, diện tích đất nông nghiệp của huyện Thanh Trì còn 3.349,80 ha chiếm 53,23% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Tả Thanh Oai (532,41 ha), xã Vĩnh Quỳnh (416,27 ha), xã Đại Áng (348,52 ha), xã Liên Ninh (247,96 ha), xã Hữu Hòa (202,84 ha)... , diện tích đất nông nghiệp còn lại chủ yếu nằm rải rác trong khu dân cư hoặc là đất ao, hồ, đầm không có khả năng sản xuất nông nghiệp và phải chuyển đổi cây trồng theo hướng phát triển sinh thái, cải tạo làm chức năng điều hòa khí hậu trong khu vực. Đối với phần diện tích nhỏ lẻ, xen lẫn trong khu dân cư cần phải có biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả sử dụng, tạo điều kiện cải thiện môi trường. Hiện trạng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện nhiều nơi không sử dụng được, hầu hết để hoang hóa. Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ dân lấn chiếm xây dựng nhà trái phép, tự chuyển đổi mục đích sử dụng sang làm nhà ở trên đất trồng cây hàng năm, tự chuyển mục đích sử dụng sang làm cơ sở sản xuất kinh doanh, bãi rửa xe… Giai đoạn 2005-2013, với tốc độ đô thị hóa nhanh, trên địa bàn huyện Thanh Trì phát sinh nhiều diện tích đất nông nghiệp xen kẹt. Để nắm chắc quỹ đất quản lý, UBND huyện đã tiến hành thống kê diện tích đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 huyện đồng thời tiến hành rà soát, kiểm tra việc sử dụng đất đối với các diện tích đất mà UBND huyện đã ban hành quyết định thu hồi đất và các quỹ đất nhỏ lẻ khác trên địa bàn, giao cho UBND các xã, thị trấn quản lý, tránh tình trạng tái lấn chiếm sử dụng. Diện tích đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện là 112.884 m2 chiếm 0,34% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp xen kẹt này tập trung tại 13 xã bao gồm: Bảng 3.8. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất NN xen kẹt huyện Thanh Trì năm 2013 STT Tên xã Diện tích đất NN xen kẹt (m2) Tỷ lệ (%) 1 Tả Thanh Oai 28.674 25,40 2 Ngọc Hồi 22.399 19,84 3 Vĩnh Quỳnh 20.312 17,99 4 Tứ Hiệp 8.072 7,15 5 Đông Mỹ 7.330 6,49 6 Tân Triều 5.430 4,81 7 Hữu Hòa 4.611 4,08 8 Đại Áng 4.339 3,84 9 Thanh Liệt 3.940 3,49 10 Ngũ Hiệp 3.070 2,72 11 Tam Hiệp 2.331 2,06 12 Vạn Phúc 1.779 1,58 13 Liên Ninh 597 0,53 112.884 100,00 Tổng (Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Thanh Trì) Qua bảng số liệu trên, ta thấy trên địa bàn huyện Thanh Trì có diện tích 112.884 m2 đất nông nghiệp xen kẹt, tập trung tại 13 xã: Tả Thanh Oai, Ngọc Hồi, Vĩnh Quỳnh, Tứ Hiệp, Đông Mỹ, Tân Triều, Hữu Hòa, Đại Áng, Thanh Liệt, Ngũ Hiệp, Tam Hiệp, Vạn Phúc và Liên Ninh. Trong đó, tập trung nhiều nhất tại xã Tả Thanh Oai với diện tích 28.674 m2 chiếm 25,40 % tổng diện tích đất nông nghiệp xen kẹt; xã Ngọc Hồi có Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 diện tích 22.399 m2 chiếm 19,84 % tổng diện tích đất nông nghiệp xen kẹt và xã Vĩnh Quỳnh có diện tích 20.312 m2 chiếm 17,99 % tổng diện tích đất nông nghiệp xen kẹt. Trên địa bàn huyện có 106 điểm đất công, xen kẹt. Cụ thể như sau: Bảng 3.9. Tổng hợp diện tích đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn Huyện (ĐVT: m2) TT Xã Tổng số điểm đất công, xen kẹt đã rà soát Phân ra Đất công ích Đất ao 175 Đất trống 100 Đất bằng chưa sử dụng Đất cho thuê 1 Ngũ Hiệp 04 2 Đại Áng 06 3.982 357 4.339 3 Ngọc Hồi 06 3.760 18.519 120 22.399 4 Tả Thanh Oai 11 19.549 6.023 3.102 28.674 5 Đông Mỹ 15 303 4.395 6 Vĩnh Quỳnh 12 7 Tam Hiệp 14 8 Vạn Phúc 12 9 Tứ Hiệp 9 15.809 1.745 1.050 Tổng diện tích (m2) 2.479 153 4.503 463 1.868 2.331 1.779 8.072 10 1.275 11 Tân Triều 03 3.130 12 Liên Ninh 02 13 Hữu Hòa 02 4.611 Tổng số 106 23.787 59.523 7.330 20.312 1.779 10 Thanh Liệt 3.070 40 200 8.072 2.436 189 3.940 300 2.000 5.430 397 597 4.611 16.957 9.225 3.392 112.884 (Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Thanh Trì) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 Hình 3.4. Sơ đồ vị trí đất nông nghiệp xen kẹt huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 3.3.1.1. Xã Ngũ Hiệp Nằm sát với đê sông Hồng, có một khu vực tiếp giáp với hành lang bảo vệ đê điều. Trước đây là khu vực trồng tre và xây dựng các giếng giảm áp bảo vệ đê. Trong những năm qua, do công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã có phần lỏng lẻo nên nhiều hộ dân đã tự ý “nhẩy dù” ra khu vực đó để xây dựng nhà để ở. Có những hộ đã mua bán trao tay, chuyển nhượng trái phép phần đất công lấn chiếm được đối với diện tích 3.070 m2 đất nông nghiệp xen kẹt. UBND huyện Thanh Trì đã tổ chức: đấu giá QSDĐ để xây dựng nhà ở (theo Văn bản số 2750/UBND-QLĐT ngày 18/9/2012 của UBND huyện Thanh Trì) và xây dựng Khu giãn dân các thôn Tự Khoát, Lưu Phái thuộc xã Ngũ Hiệp (theo Văn bản số 2723/UBND-QLĐT ngày 13/9/2012) đối với 04 điểm đất nông nghiệp nhỏ lẻ, xen lẫn trong khu dân cư trên. 3.3.1.2. Xã Vĩnh Quỳnh Là xã đông dân nhất trên địa bàn huyện Thanh Trì, càng ngày dân số càng tăng cao, diện tích đất ở không thay đổi. Trong khi đó, thành phố Hà Nội và Huyện vẫn chưa cấp đất cho các hộ gia đình đông con, diện tích ở chật chội, không đáp ứng được nhu cầu sinh sống. Do bức xúc về chỗ ở, nhiều hộ dân đã tự ý xây dựng nhà ở trên đất 5% tạo ra các khu đất nông nghiệp xen kẹt. Xã Vĩnh Quỳnh nằm tiếp giáp với đường Phan Trọng Tuệ - đây là tuyến đường thuận lợi cho việc xây dựng các nơi sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Xuất phát từ nhu cầu đó, nhiều người dân ở khăp nơi đã đến thuê và mua các phần đất nông nghiệp tiếp giáp làm nhà xưởng, bãi kinh doanh dich vụ như: xưởng sửa chữa ô tô, xe máy, rửa xe, buôn bán vật liệu xây dựng, xưởng tạc đá... Đối với diện tích 20.312 m2 đất NN xen kẹt tại xã Vĩnh Quỳnh: UBND huyện Thanh Trì đã tổ chức đấu giá QSDĐ để xây dựng nhà ở thuộc thôn Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh (theo Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 08/01/2015 của UBND huyện Thanh Trì); xây dựng chợ mới và giải tỏa chợ tạm, chợ cóc trên địa bàn xã. 3.3.1.3. Xã Tứ Hiệp Nằm sát với khu vực hành chính của Huyện. Trên địa bàn xã, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng với nhiều dự án của Thành phố và Huyện được đầu tư xây dựng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 như: xây dựng Khu đô thị, Khu đấu giá đất ở, các công trình phúc lợi công cộng như trường học, trung tâm thể thao..., xây dựng trụ sở các cơ quan hành chính của Huyện như trụ sở công an, kho bạc Nhà nước huyện Thanh Trì... Trên địa bàn xã có nhiều ao hồ và nhiều khu dân cư nên khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án để xây dựng các hạng mục công trình đã không thu hồi hết đất nông nghiệp nằm tiếp giáp với khu dân cư dẫn tới còn tồn tại 8.072 m2 đất nông nghiệp xen kẹt. Ví dụ như: Phần đất nằm ở khu vực đầu thôn Cổ Điển A có diện tích khoảng 2 400 m , khu đất trước cửa chùa Văn Điển tiếp giáp với Xí nghiệp Môi trường và đô thị huyện với diện tích khoảng 2.000 m2. Đối với phần diện tích này, UBND huyện Thanh Trì đã tổ chức: thẩm định chấp thuận dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho cán bộ công chức Bộ Tài chính xã Tứ Hiệp (theo Văn bản số 2746/UBND-TN&MT ngày 17/9/2012 của UBND huyện Thanh Trì) và thực hiện đề án xây dựng nghĩa trang xã Tứ Hiệp (theo Văn bản số 2762/UBNDTN&MT ngày 20/9/2012 của UBND huyện Thanh Trì). 3.3.1.4. Xã Đông Mỹ Là xã có thu nhập khá, có cơ sở hạ tầng phát triển với trình độ dân trí cao. Với diện tích 7.330 m2 đất nông nghiệp xen kẹt, UBND huyện Thanh Trì đã tổ chức: xây dựng trụ sở hành chính UBND xã Đông Mỹ; thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá QSDĐ đối với 15 điểm đất nông nghiệp xen kẹt nhỏ lẻ tại xã Đông Mỹ. 3.3.1.5. Xã Đại Áng Là xã nghèo, ruộng đất chiêm trũng, canh tác nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Ngoài canh tác nông nghiệp, người dân Đại Áng còn đưa nhiều nghề mới như dệt may xuất khẩu và hình thành các cơ sở sản xuất công nghiệp đầu tiên trên địa bàn xã như: Công ty TNHH Dệt may xuất nhập khẩu Vĩnh Trung Hưng, doanh nghiệp tư nhân Sông Thương… tạo việc làm cho nhiều lao động. Với diện tích 4.339 m2 đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư, UBND huyện Thanh Trì đã tổ chức: Quy hoạch chợ Đại Áng (theo Văn bản số 1300/UBND-QLĐT ngày 17/4/2013 của UBND huyện Thanh Trì) và xây dựng khu giãn dân tại thôn Vĩnh Thịnh để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. 3.3.1.6. Xã Tả Thanh Oai Nằm ở phía Tây của huyện Thanh Trì, phía Bắc giáp xã Thanh Liệt, phía Tây Bắc giáp xã Tân Triều, huyện Thanh Trì và phường Phúc La, quận Hà Đông; phía Tây giáp xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì; phía Tây Nam và Nam giáp huyện Thanh Oai, Tả Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 Thanh Oai nằm bê bờ tả sông Nhuệ, phía Bắc có đường 70A Văn Điển-Hà Đông chạy qua, ngang qua chính giữa xã là tuyến đường sắt vành đai Văn Điển-Ba La-Phú Diễn chạy từ hướng xã Vĩnh Quỳnh sang xã Hữu Hòa. Với diện tích 28.674m2, UBND huyện Thanh Trì tổ chức: Đấu giá QSDĐ tại các điểm đất NN xen kẹt, nhỏ lẻ tại xã Tả Thanh Oai (theo Văn bản số 580/TB-QLDA ngày 30/7/2014 của UBND huyện Thanh Trì); rà soát, tổng hợp quỹ đất sử dụng vào mục đích tái định cư, giao đất dịch vụ (theo Văn bản số 1309/UBND-TN&MT ngày 23/4/2013 của UBND huyện Thanh Trì). 3.3.1.7. Xã Vạn Phúc Còn tồn tại diện tích 1.779 m2 đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư, có nguồn gốc là đất ao – hiện trạng bị ô nhiễm, không thể sản xuất nông nghiệp: UBND huyện Thanh Trì có kế hoạch xây dựng chợ mới và giải tỏa chợ cũ, chợ cóc; xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư nông thôn. 3.3.1.8. Xã Ngọc Hồi Là xã nằm phía Nam thủ đô Hà Nội, nằm cạnh quốc lộ 1A, còn tồn tại diện tích 22.399 m2 đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư, UBND huyện Thanh Trì đã tổ chức: rà soát, tổng hợp quỹ đất sử dụng vào mục đích tái định cư, giao đất dịch vụ khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì (theo Văn bản số 1309/UBND-TN&MT ngày 23/4/2013 của UBND huyện Thanh Trì). 3.3.1.9. Xã Tân Triều Là xã ven đô, tiếp giáp với 03 quận: Hoàng Mai, Thanh Xuân và Hà Đông; trong những năm qua tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhiều dự án, khu đô thị, khu làng nghề được Thành phố và huyện đầu tư xây dựng. Do khi thu hồi đất thực hiện các dự án không lấy hết các phần đất nông nghiệp xen kẽ, tiếp giáp với khu dân cư dẫn đến hình thành các khu đất nông nghiệp kẹt không sản xuất nông nghiệp được. Xã Tân Triều nằm gần các trường Đại học, Cao đẳng như: Học viện An ninh, Đại học kỹ thuật Mật Mã, Học viện Quân y, Cao đẳng Giao thông vận tải... gần các bệnh viện như: Bệnh viện 103, Bệnh viện Bỏng Quốc gia, Bệnh viện K... dẫn đến nhu cầu về chỗ ở của những người đến học tập, lao động ngày càng gia tăng. Xuất phát từ nhu cầu về chỗ ở của những người đến học tập, lao động ngày càng gia tăng cộng với Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 việc quản lý đất đai của địa phương có phần lỏng lẻo nên một bộ phận người dân đã tự ý xây dựng nhà ở tạm trên đất nông nghiệp. Với diện tích 5.430 m2 đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư, UBND huyện Thanh Trì đã thực hiện xây dựng một số công trình trong cụm sản xuất làng nghề tập trung tại xã Tân Triều (theo Văn bản số 777/UBND-TCKH ngày 05/5/2014 của UBND huyện Thanh Trì); còn khu đất nông nghiệp xen kẹt tại thôn Triều Khúc xã Tân Triều có diện tích 345 m2- hiện trạng các hộ dân đã xây dựng nhà cấp 4 cho thuê, nhà ở. 3.3.1.10. Xã Hữu Hòa Là xã có khu vực đất nông nghiệp xâm canh với diện tích khoảng 02 ha, nằm sát cầu Tó, tiếp giáp với khu dân cư, đường Phan Trọng Tuệ và sông Nhuệ. Do khu vực đất này là đất có nền không bằng phẳng, nơi thì trũng, nơi thì cao nên việc sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ dân sống tiếp giáp với khu đất này đã xây dựng các công trình nhà ở để làm nơi sản xuất kinh doanh. Hình 3.5. Hiện trạng khu đất nông nghiệp xen kẹt xã Hữu Hòa 3.3.1.11. Xã Liên Ninh Nằm ở phía Nam huyện Thanh Trì, hiện có một khu đất nông nghiệp khoảng 15 ha nằm kẹt giữa đường Quốc lộ 1A và khu cụm Công nghiệp Ngọc Hồi và khu tập thể nhà ở của quân đội. Do khu đất đó trũng, hệ thống giao thông thủy lợi không có nên không thể sản xuất nông nghiệp được, các hộ dân để hoang hóa. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 Hình 3.6. Hiện trạng khu đất nông nghiệp xen kẹt xã Liên Ninh 3.3.1.12. Xã Tam Hiệp Là xã có diện tích đất mặt nước, hồ ao lớn. Với diện tích 2.331m2 đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư. Trong những năm qua, việc sản xuất nông nghiệp (nuôi trồng thủy sản) gặp nhiều khó khăn do nguồn nước bị ô nhiễm vì chịu ảnh hưởng từ nguồn nước thải của các nhà máy hóa chất trên địa bàn xã như: Nhà máy Pin Văn Điển, Phân lân Văn Điển... Do đó, xã Tam Hiệp đã cho các doanh nghiệp tư nhân thuê, san lấp làm mặt bằng xây dựng nhà xưởng kinh doanh sản xuất. Cụ thể là khu đất nông nghiệp tại Thôn Huỳnh Cung – xã Tam Hiệp có diện tích 5.200 m2, có nguồn gốc là đất ao, hiện đang cho thuê làm xưởng sản xuất gỗ; 3.3.1.13. Xã Thanh Liệt Trên địa bàn xã còn 3.940 m2 đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư. UBND huyện Thanh Trì đã quy hoạch xây dựng nhà văn hóa thôn Vực, xã Thanh Liệt. Đối với diện tích còn lại, sau khi Nhà nước thu hồi đất làm đường cầu vành đai ba thì còn sót lại một khu đất nông nghiệp hình tam giác, diện tích khoảng 2.000 m2 nằm ở đầu đường Nghiêm Xuân Yêm, bên cạnh bệnh viện y học cổ truyền dân tộc, giáp với quận Hoàng Mai. Do sau khi làm đường vành đai 3, hệ thống giao thông thủy lợi không còn nên không thể sản xuất nông nghiệp được, các hộ dân được giao quản lý đất đã tự ý cho tư nhân thuê để làm chỗ rửa xe. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 Hình 3.7. Hiện trạng khu đất nông nghiệp xen kẹt xã Thanh Liệt Ngoài ra, đối diện với khu đất đó còn có 01 khu đất khoảng 4.000 m2 nằm bên cạnh khu tập thể của Bộ Công an. Trước đó vốn là đất ao, sau khi Nhà nước thu hồi đất làm đường đã tận dụng làm chỗ đổ phế thải gây ô nhiễm môi trường. Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì đến năm 2020, nhiều diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện và các diện tích đất chưa sử dụng sẽ tiếp tục chuyển đổi sang làm khu chức năng phát triển đô thị, hoặc phục vụ các mục đích công cộng như trường học, sân chơi... Vì vậy, đối với phần diện tích sẽ chuyển mục đích sử dụng theo quy hoạch, các cấp chính quyền cần quản lý chặt chẽ, không để diễn ra tình trạng chuyển nhượng, chuyển đổi trái pháp luật, lấn chiếm trái phép... dẫn đến công tác thu hồi đất khi thực hiện các Dự án gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp quản lý về môi trường, tránh việc đổ rác, hoặc sản xuất kinh doanh hủy hoại môi trường đất và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. 3.3.2. Một số nguyên nhân hình thành quỹ đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì - Do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố Hà Nội nói chung và của huyện Thanh Trì nói riêng chưa mang tính đồng bộ; - Khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tư phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện không thu hồi hết diện tích đất nông Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 nghiệp, phần diện tích đất nông nghiệp ngoài chỉ giới thu hồi nhỏ lẻ, không đủ đảm bảo các tiêu chuẩn về canh tác cũng như các tiêu chuẩn về xây dựng, các hộ gia đình bị mất đất để không, bỏ hoang hóa, chờ các dự án khác thu hồi; - Sau một thời gian dài buông lỏng quản lý của các cấp, cùng với hệ thống hồ sơ địa chính, hệ thống bản đồ không đầy đủ, đồng bộ gây khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc sử dụng đất, thiếu cơ sở để đưa ra những biện pháp khống chế việc chuyển nhượng, chuyển đổi đất nông nghiệp trái pháp luật. Sự yếu kém trong công tác quản lý cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc không nắm rõ được quỹ đất hiện có, khiến cho tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng trái pháp luật gia tăng, cũng như chưa đưa ra được những biện pháp xử lý, thu hồi. - Các dự án được giao đất nhưng chậm đầu tư, bỏ hoang hóa hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các đơn vị khác sử dụng, dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp đã có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất nhưng do hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức (chuyển nhượng, cho thuê lại trái pháp luật) hình thành nên một diện tích đất nông nghiệp bị hoang hóa; - Với đặc điểm của huyện Thanh Trì, mỗi một xã lại có nhiều thôn, mỗi một thôn lại có cánh đồng riêng nên khi lập các dự án để chuyển đổi mục đích sử dụng đất thường không thu hồi hết đất tiếp giáp với làng xóm. Mặt khác, huyện Thanh Trì là vùng trũng, trong các thôn, xóm có nhiều hồ ao xen kẽ với khu dân cư, do không có hệ thống giao thông thủy lợi để nuôi trồng thủy sản nên các hộ đã tự ý san lấp tạo ra các khu đất nông nghiệp xen kẹt. - Do dân số trên địa bàn huyện ngày càng tăng, trong khi đó diện tích đất ở thì không thay đổi cùng với việc Nhà nước chưa kịp thời cấp đất giãn dân cho các gia đình đông con nên họ đã tự ý ra xây dựng nhà ở trên phần đất nông nghiệp Nhà nước giao quản lý. - Trên địa bàn huyện Thanh Trì, có một số xã mức sống còn gặp nhiều khó khăn trong khi đó đất đai là nguồn tài nguyên có giá nên các hộ dân được giao đất nông nghiệp đã tranh thủ để chuyển nhượng đất nông nghiệp được giao để có tiền xây dựng nhà ở kiên cố. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 3.3.3. Tồn tại, hạn chế trong việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì Diện tích đất nông nghiệp xen kẹt, hoang hóa trong khu dân cư đã dẫn tới việc tồn tại, hạn chế trong việc quản lý và sử dụng đất như sau: - Huyện Thanh Trì là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh. Quỹ đất đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhu cầu nâng cao đời sống của nhân dân như nhà văn hóa, sân chơi... còn thiếu. Vì vậy, việc tồn tại quỹ đất nông nghiệp xen kẹt, hoang hóa là sự lãng phí đất đai, ngoài ra còn biểu hiện sự quản lý không chặt chẽ quỹ đất của các cấp chính quyền; - Việc tồn tại quỹ đất nông nghiệp đang để hoang hóa, người dân đổ phế liệu, đổ rác… hoặc lấn chiếm làm bãi để vật liệu xây dựng... ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh khu vực; - Trong quỹ đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện, có những khu đất có diện tích lớn có thể lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng đang để trống, để hoang và bị lấn chiếm. Việc quản lý, sử dụng đất ngày càng trở nên phức tạp và khó khăn trong việc lập dự án, thu hồi đất, đưa đất về đúng mục đích sử dụng; - Tạo điều kiện hình thành thị trường giao dịch đất nông nghiệp trái pháp luật, vốn đầu tư ít nhưng thu lợi nhuận cao khi được hợp thức hóa quyền sử dụng đất. Nhất là khi chính sách pháp luật về đất đai ngày càng mở, việc công nhận nguyền sử dụng đất và hợp thức hóa quyền sử dụng đất ngày càng nhiều điều kiện thuận lợi. Dẫn tới công tác quản lý Nhà nước về đất đai khó kiểm soát (đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư là nguồn cung cấp đất giá rẻ cho thị trường bất động sản ngầm tạo điều kiện cho đầu cơ đất). 3.3.4. Một số ý kiến đánh giá về phương án xử lý khu đất nông nghiệp xen kẹt của người dân và cán bộ quản lý trên địa bàn huyện Thanh Trì Đề tài luận văn đã thực hiện điều tra, phỏng vấn tại 05 khu đất nông nghiệp xen kẹt tại 05 xã trên địa bàn huyện (xã Tân Triều, xã Thanh Liệt, xã Hữu Hòa, xã Tam Hiệp và xã Liên Ninh) tại mỗi khu đất điều tra phỏng vấn 20 người dân và 03 cán bộ quản lý. Kết quả điều tra phỏng vấn, cụ thể như sau: Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 3.3.4.1. Đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt tại thôn Triều Khúc – xã Tân Triều - Hiện trạng: Khu đất diện tích 345 m2, nguồn gốc đất là đất nông nghiệp, nay các hộ gia đình được giao quản lý đã xây dựng nhà cấp 4 để cho thuê. - Mức độ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp: Bảng 3.10. Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của khu đất xen kẹt tại xã Tân Triều đến sản xuất NN Ý kiến đánh giá Tiêu chí Người dân Cán bộ quản lý Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Ảnh hưởng lớn 15/20 75,0 02/03 66,6 Ít ảnh hưởng 05/20 25,0 00/03 0,0 Không ảnh hưởng 00/20 0,0 01/03 33,4 20 100,0 03 100,0 Tổng Vì khu đất này là khu đất nông nghiệp xen kẹt với đất khu dân cư, các hộ dân đã san lấp để xây dựng nhà cấp 4 cho thuê vì vậy nên không thể sản xuất nông nghiệp được. Phương án xử lý đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt: Bảng 3.11. Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về phương án xử lý đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt tại xã Tân Triều Ý kiến đánh giá Phương án xử lý Người dân Cán bộ quản lý Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Thu hồi đất 00/20 0,0 00/03 0,0 Xử lý vi phạm về đất đai 07/20 35,0 01/03 33,3 Cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất 13/20 65,0 02/03 66,7 Chia lô đấu giá đất ở 00/20 0,0 00/03 0,0 20 100,0 03 100 Tổng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 Như vậy: 35,0% ý kiến của người dân và 33,3 % ý kiến của cán bộ quản lý lựa chọn phương án xử lý vi phạm về đất đai; 65,0% ý kiến của người dân và 66,7% ý kiến của cán bộ quản lý lựa chọn phương án cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đề xuất hướng phương án giải quyết: Xử lý vi phạm về đất đai sau đó cho phép các hộ vi phạm được chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở có thu tiền chuyển đổi mục đích. 3.3.4.2. Đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt tại xã Thanh Liệt - Hiện trạng: Khu đất diện tích 2.000 m2, hình tam giác, nguồn gốc đất nông nghiệp, hiện trạng đang cho doanh nghiệp thuê làm dịch vụ rửa xe. - Vị trí khu đất: nằm ở đầu đường Nguyễn Xiển, cạnh Bệnh viện y học cổ truyền dân tộc. - Mức độ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Bảng 3.12. Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của khu đất xen kẹt tại xã Thanh Liệt đến sản xuất NN Ý kiến đánh giá Tiêu chí Người dân Cán bộ quản lý Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Ảnh hưởng lớn 14/20 70,0 02/03 66,7 Ít ảnh hưởng 06/20 30,0 01/03 33,3 Không ảnh hưởng 00/20 0,0 00/03 0,0 20 100,0 03 100,0 Tổng Vì khu đất này nằm tách biệt với khu dân cư, lại nằm ngay sát mặt đường, sau khi xây dựng đường vành đai trên cao khu vực này đã trở thành bãi đổ phế thải. Sau đó các hộ dân được giao quản lý đã san lấp và cho thuê mặt bằng làm dịch vụ rửa xe nên không thể sản xuất nông nghiệp được. Phương án xử lý đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt: Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 Bảng 3.13. Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về phương án xử lý đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt tại xã Thanh Liệt Ý kiến đánh giá Phương án xử lý Người dân Số phiếu Cán bộ quản lý Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Thu hồi đất 00/20 0,0 00/03 0,0 Xử lý vi phạm về đất đai 03/20 15,0 00/03 0,0 05/20 25,0 01/03 33,3 00/20 0,0 00/03 0,0 12/20 60,0 02/03 66,7 20 100,0 03 100,0 Cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất Chia lô đấu giá đất ở Vận động Bệnh viện y học cổ truyền dân tộc hợp khối Tổng Như vậy, 15% ý kiến của người dân lựa chọn phương án xử lý vi phạm về đất đai; 25,0% ý kiến của người dân và 33,3% ý kiến của cán bộ quản lý đề nghị phương án cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng khu đất đó có diện tích nhỏ lại hình tam giác, nằm tách biệt với khu dân cư nên không thể cho phép chuyển đổi từ đất nông nghiệp thành đất ở; 60,0% ý kiến của người dân và 66,7% ý kiến của cán bộ quản lý đề nghị phương án vận động Bệnh viện y học cổ truyền dân tộc hợp khối. Đề xuất phương án: UBND xã sẽ thu hồi đất và vận động Bệnh viện y học cổ truyền hợp khối để mở rộng khuôn viên bệnh viện vì khu vực đó nằm sát cạnh bệnh viện như vậy sẽ đảm bảo mỹ quan đô thị và lấy nguồn thu đó để đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã. 3.3.4.3. Đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt tại xã Hữu Hòa - Hiện trạng: Khu đất diện tích 20.000 m2, nguồn gốc đất là đất nông nghiệp xâm canh, hiện trạng: các hộ dân xây dựng nhà để ở và làm xưởng sản xuất kinh doanh. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 - Vị trí: Nằm sát cầu Tó xã Hữu Hòa, tiếp giáp với khu dân cư đường Phan Trọng Tuệ và sông Nhuệ. - Mức độ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Bảng 3.14. Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của khu đất xen kẹt tại xã Hữu Hòa đến sản xuất NN Ý kiến đánh giá Tiêu chí Người dân Cán bộ quản lý Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Ảnh hưởng lớn 8/20 40,0 01/03 33,3 Ít ảnh hưởng 10/20 50,0 02/03 66,7 Không ảnh hưởng 02/20 10,0 00/03 0,0 20 100,0 03 100,0 Tổng Vì khu đất này có nguồn gốc là đất nông nghiệp xâm canh, đất cằn cỗi, địa hình không bằng phẳng nên khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp, trước đó, các hộ dân chủ yếu trồng rau muống. Phương án xử lý đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt: Bảng 3.15. Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về phương án xử lý đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt tại xã Hữu Hòa Ý kiến đánh giá Phương án xử lý Người dân Cán bộ quản lý Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Thu hồi đất 00/20 0,0 00/03 0,0 Xử lý vi phạm về đất đai 07/20 35,0 02/03 66,7 Cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất 00/20 0,0 00/03 0,0 Chia lô đấu giá đất ở 00/20 0,0 00/03 0,0 Xây dựng dự án Khu trung tâm thương mại 13/20 65,0 01/03 33,3 20 100,0 03 100,0 Tổng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 Như vậy: 35,0% ý kiến của người dân và 66,7% ý kiến của cán bộ quản lý đề nghị phương án xử lý vi phạm về đất đai; 65% ý kiến của người dân và 33,3 % ý kiến của cán bộ quản lý đề nghị phương án xây dựng dự án Khu trung tâm thương mại. Đề xuất phương án: Thu hồi diện tích đất lấn chiếm của các hộ dân xung quanh, sau đó san lấp để xây dựng Khu trung tâm thương mại theo Quy hoạch của UBND huyện. 3.3.4.4. Đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt tại xã Tam Hiệp - Hiện trạng: Khu đất diện tích 5.200 m2; nguồn gốc đất là đất ao, hiện trạng đã san lấp cho thuê làm xưởng để sản xuất gỗ. - Vị trí: Thôn Huỳnh Cung – xã Tam Hiệp - Mức độ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Bảng 3.16. Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của khu đất xen kẹt tại xã Tam Hiệp đến sản xuất NN Ý kiến đánh giá Tiêu chí Người dân Cán bộ quản lý Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Ảnh hưởng lớn 16/20 80,0 02/03 66,7 Ít ảnh hưởng 04/20 20,0 01/03 33,3 Không ảnh hưởng 00/20 0,0 00/03 0,0 Tổng 20 100,0 03 100,0 Khu đất này có nguồn gốc là đất ao nhưng chịu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường từ nguồn nước thải của các nhà máy: Phân lân Văn Điển, Pin Văn Điển nằm gần đó nên không còn khả năng nuôi trồng thủy sản. Phương án xử lý đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 Bảng 3.17. Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về phương án xử lý đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt tại xã Tam Hiệp Ý kiến đánh giá Phương án xử lý Người dân Cán bộ quản lý Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Thu hồi đất 00/20 0,0 00/03 0,0 Xử lý vi phạm về đất đai 00/20 0,0 00/03 0,0 16/20 80,0 03/03 100,0 04/20 20,0 00/03 0,0 20 100,0 03 100,0 Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất Chia lô đấu giá đất ở Tổng Như vậy: 80,0% ý kiến của người dân và 100% ý kiến của cán bộ quản lý đề nghị phương án cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Nhưng khu đất này nằm gần các nhà máy, không chỉ nguồn nước bị ô nhiễm mà không khí xung quanh cũng bị ô nhiễm do khí thải và tiếng ồn của các nhà máy. Do đó, khu đất này không thích hợp để chia lô đấu giá đất ở. Đề xuất phương án: Cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sau đó UBND xã tiếp tục cho tư nhân thuê làm nhà xưởng tạo nguồn thu cho ngân sách cấp xã. 3.3.4.5. Đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt tại xã Liên Ninh - Hiện trạng: Khu đất diện tích 15.000m2 có nguồn gốc là đất nông nghiệp; hiện trạng sử dụng đất hiện đang bỏ hoang hóa - Vị trí: Nằm giữa đường Quốc lộ 1A, khu cụm Công nghiệp Ngọc Hồi và khu tập thể nhà ở của quân đội. - Mức độ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp: Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 Bảng 3.18. Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của khu đất nông nghiệp xen kẹt tại xã Liên Ninh đến sản xuất NN Ý kiến đánh giá Tiêu chí Người dân Cán bộ quản lý Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Ảnh hưởng lớn 08/20 40,0 00/03 0,0 Ít ảnh hưởng 12/20 60,0 03/03 100,0 Không ảnh hưởng 00/20 0,0 00/03 0,0 20 100,0 03 100,0 Tổng - Khu đất này sau khi xây dựng các công trình xung quanh đã trở thành một khu đất trũng, cứ mưa là ngập lụt, nắng thì khô hạn, hệ thống giao thông thủy lợi không có nên không thể sản xuất nông nghiệp được. - Phương án xử lý đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt: Bảng 3.19. Ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về phương án xử lý đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt tại xã Liên Ninh Ý kiến đánh giá Phương án xử lý Người dân Cán bộ quản lý Số phiếu Tỷ lệ (%) Thu hồi đất 00/20 0,0 00/03 0,0 Xử lý vi phạm về đất đai 00/20 0,0 00/03 0,0 Cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất 00/20 0,0 00/03 0,0 Chia lô đấu giá đất ở 00/20 0,0 00/03 0,0 Mở rộng khu cụm công nghiệp Ngọc Hồi 13/20 65,0 02/03 66,7 Xây dựng bến xe khách phía Nam 07/20 35,0 01/03 33,3 20 100,0 03 100,0 Tổng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Số phiếu Tỷ lệ (%) Page 69 Như vậy: 65,0% ý kiến của người dân và 66,7% ý kiến của cán bộ quản lý đề nghị phương án Mở rộng khu cụm công nghiệp Ngọc Hồi; 35% ý kiến của người dân và 33,3% ý kiến của cán bộ quản lý đề nghị phương án xây dựng bến xe khách phía Nam. Đề xuất phương án: Mở rộng khu cụm công nghiệp Ngọc Hồi vì khi lấy ý kiến điều tra thì đa phần các hộ dân sống gần khu đất xen kẹt này đều không lựa chọn phương án xây dựng bến xe khách phía Nam vì nó sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến các hộ dân xung quanh. 3.4. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì 3.4.1. Định hướng phát triển và vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn tới 3.4.1.1. Về tăng trưởng kinh tế Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và định hướng đến năm 2020: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 16%/năm. Trong đó, công nghiệp đạt trên 17%/năm, dịch vụ đạt trên 20%/năm, nông nghiệp tăng trên 2%/năm; - Mở rộng khu công nghiệp Ngọc Hồi, khu công nghiệp Đại Áng, đầu tư xây dựng khu công nghiệp Cầu Bươu, khu dịch vụ kho bãi, làng nghề Vạn Phúc, Hữu Hòa, phát triển làng nghề Tân Triều và các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ ở các xã. Xây dựng các khu nhà ở cho người lao động của các khu công nghiệp, làng nghề. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng từ 1718%/năm; - Xây dựng Nông thôn mới; - Tạo quỹ đất sạch phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất để có nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; - Khai thác có hiệu quả Trung tâm thương mại – dịch vụ Thanh Trì, xây dựng khai thác có hiệu quả chợ đầu mối Ngũ Hiệp, chợ Cầu Bươu, mạng lưới chợ nông thôn, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ hình thành mạng lưới dịch vụ từ huyện đến các xã, thị trấn, phát huy lợi thế của một huyện ven đô, phấn đấu giá trị dịch vụ tăng 20%/năm; Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 - Tập trung chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - sinh thái, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, phát triển kinh tế trang trại; thúc đẩy sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn là thủy sản, rau an toàn; chuyển dần chăn nuôi ra khỏi khu dân cư theo hướng hàng hóa đảm bảo vệ sinh môi trường. Có giải pháp cụ thể và tích cực để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp theo hướng dịch vụ tổng hợp; 3.4.1.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Chuyển dịch cơ cấu từng tiểu vùng theo hướng chuyên môn hóa nhằm phát huy lợi thế các tiểu vùng, tạo sức mạnh tổng hợp cho cả huyện, gắn cơ cấu kinh tế của vùng với cơ cấu kinh tế toàn huyện; - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp – Xây dựng; Thương mại – Dịch vụ; Nông nghiệp. Trong đó, Công nghiệp – Xây dựng đạt 65%; Thương mại – Dịch vụ đạt 25%; Nông nghiệp đạt 10%; - Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 25 triệu đồng; 3.4.1.3. Về phát triển xã hội - Tỷ lệ các xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới 65% (10 xã) - Xây dựng mới đến năm 2020 có 20 – 23 trường chuẩn Quốc gia; - Giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 01%/năm; giải quyết việc làm cho 6.500 người/năm; - Tỷ lệ thu gom rác về nơi quy định của Thành phố đạt 95%; - 62% làng, khu dân cư đạt đơn vị văn hóa; 89% hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa; 100% thôn có nhà văn hóa; Như vậy, theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của huyện Thanh Trì thì: Nhu cầu sử dụng đất và nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn tới theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Thanh Trì nhiều diện tích đất nông nghiệp (bao gồm đất nông nghiệp xen kẹt) và các diện tích đất chưa sử dụng sẽ tiếp tục được chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang làm khu chức năng phát triển đô thị, khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cho các mục đích công cộng như: trường học, sân chơi, nhà văn hóa, nơi xử lý rác thải… theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại – dịch vụ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71 3.4.2. Nhu cầu sử dụng đất và nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn tới 3.4.2.1. Định hướng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất a. Định hướng sử dụng đất trong thời gian tới - Đất nông nghiệp: Đất trồng lúa có xu hướng giảm dần trong những năm tới do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất nuôi trồng thủy sản và đất phi nông nghiệp. - Đất phi nông nghiệp: Huyện Thanh Trì là địa bàn chịu tác động trực tiếp của quá trình đô thị hóa nên trong những năm tới đất phi nông nghiệp của huyện có xu hướng tăng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển đô thị, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Định hướng sử dụng đất từng loại đất cụ thể như sau: + Đất ở: Hình thành các khu đô thị, các khu đấu giá quyền sử dụng đất, các khu vực đất ở mới sẽ được quy hoạch theo hướng đồng bộ đảm bảo giao thông, cấp thoát nước và các dịch vụ khác thuận tiện đáp ứng ngày càng cao đời sống của nhân dân. Các trung tâm cụm xã được quy hoạch tạo thành những trung tâm kinh tế, tạo động lực cho phát triển chung của toàn huyện. + Đất chuyên dùng: Diện tích sẽ tăng thêm đủ để đáp ứng cho nhu cầu của các ngành, các lĩnh vực. Trong đó, tăng lên chủ yếu vào các mục đích: Khu công nghiệp tập trung, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ - du lịch – thương mại và các mục đích công cộng... Trong thời kỳ tới sẽ tập trung tối đa để khai thác các lợi thế, tiềm năng trong nông nghiệp, lao động, tài nguyên đất đai của huyện, cần phát triển trước hết là công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. + Đất chưa sử dụng trong những năm tới sẽ tập trung đầu tư, cải tạo để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng ở các mục đích khác nhau. Đối với đất bằng chưa sử dụng ở khu vực có điều kiện chủ động về tưới tiêu sẽ được chuyển sang chủ yếu vào đất trồng lúa còn lại là đất trồng cây hàng năm còn lại. b. Nhu cầu sử dụng đất trong giai đoạn tới - Đất nông nghiệp đến năm 2020 giảm khoảng từ 1.650 ha đến 1.750 ha do chuyển sang sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu đô thị hóa nhanh trên địa bàn huyện. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 - Đất phi nông nghiệp đến năm 2020 tăng khoảng 4.450 ha đến 4.550 ha (tăng thêm khoảng 20-25% so với năm 2013). Đây là mức gia tăng khá cao so với các quận, huyện khác trong Thành phố, song khả năng đáp ứng cao vì quỹ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng của huyện còn lớn, các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng được yêu cầu và áp lực về sử dụng đất của huyện hiện nay là chưa lớn. 3.4.2.2. Nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn tới Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của nhiều ngành kinh tế, của nhiều lĩnh vực và có ảnh hưởng ngày càng lớn tới tất cả mọi lĩnh vực đời sống, dân sinh, kinh tế, chính trị, xã hội. Chính vì vậy, quan điểm đầu tiên đối với việc sử dụng đất của huyện Thanh Trì là phải khai thác triệt để hiệu quả quỹ đất hiện có, phù hợp với tiềm năng đất đai, vị trí địa lý... và tạo nên cầu nối giữa các khu vực nội thành với nhau nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của Thành phố đã và sẽ lấy đi những diện tích đất nông nghiệp rộng lớn của các chủ sử dụng đất tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đây là xu hướng tất yếu đối với những địa bàn có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh đặc biệt là những khu vực có vị trí thuận lợi như huyện Thanh Trì. Sự tác động này có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển nhanh, mạnh; đưa đời sống của người dân ngày một đi lên. Tuy nhiên, cần cân đối và luận chứng chặt chẽ khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp phải đảm bảo đời sống, công ăn việc làm của người dân bị mất đất sản xuất và an ninh lương thực trên địa bàn huyện. Đất là nhân tố quan trọng hợp thành lên môi trường sống đồng thời trong nhiều trường hợp đất là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển hay hủy diệt các nhân tố khác của môi trường. Vì vậy, việc khai thác sử dụng đất phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường đất để sử dụng ổn định, lâu dài và bền vững. Khi sử dụng đất cho ngành sản xuất công nghiệp – dịch vụ cần xác định các phân khu chức năng, loại hình công nghiệp – dịch vụ, tính độc hại của các chất thải để bố trí cho phù hợp với môi trường xung quanh và để có biện pháp xử lý các chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm đất, phá hủy sự cân bằng trong hệ sinh thái đất. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 Vì vậy, việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải cẩn trọng để đảm bảo việc sử dụng đất phù hợp, hiệu quả để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân nhưng phải sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và ổn định lâu dài. Gắn liền với việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp với việc đào tạo nhân lực, ưu tiên lao động tại chỗ và đảm bảo nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý đất đai. Theo Quy hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Trì thì đến năm 2020, kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất cụ thể như sau: - Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 1.368,15 ha. Trong đó: + Đất trồng lúa: 1.012,06 ha; + Đất trồng cây hàng năm: 147,49 ha; + Đất trồng cây lâu năm: 7,46 ha; + Đất nuôi trồng thủy sản: 201,14 ha. Diện tích chuyển mục đích sử dụng tập trung nhiều ở các xã có kế hoạch phát triển cụm công nghiệp và đô thị hóa mạnh như: Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Tả Thanh Oai, Ngọc Hồi, Liên Ninh. 3.4.3. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì Qua kết quả nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì và kết quả điều tra tại 05 khu đất nông nghiệp xen kẹt tại các xã Tân Triều, Tam Hiệp, Hữu Hòa, Liên Ninh và Thanh Liệt cho thấy còn tồn tại tập trung tại các nội dung: hiện trạng khu đất nông nghiệp xen kẹt có mức độ ảnh hưởng tới việc sản xuất nông nghiệp trên đất, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, an ninh trật tự xã hội và nhận thức của người dân. Từ đó, đề ra một số giải pháp như sau: 3.4.3.1. Giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai - Chính phủ cần hoàn thiện các văn bản pháp luật có tính chuyên sâu; chỉ đạo các Bộ, Ngành, địa phương kiểm điểm trách nhiệm của mình trong việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt; Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 - UBND thành phố Hà Nội cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các Nghị định, Thông tư của Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt; - UBND các cấp cần nhanh chóng phổ biến, tập huấn cho các cán bộ quản lý khi có văn bản, chính sách pháp luật mới để có thể nắm bắt kịp thời và thực hiện tốt hơn. 3.4.3.2. Giải pháp về tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai - UBND huyện Thanh Trì cần xây dựng quy hoạch tổng thể về sử dụng đất đai dài hạn, làm cơ sở cho công tác quản lý và sử dụng đất đai; quy hoạch sử dụng đất để xây dựng các dự án sản xuất kinh doanh, khu đô thị khắc phục tình trạng quy hoạch “treo”. - UBND huyện cần nắm bắt kịp thời những thông tin, chính sách pháp luật mới từ cấp trên, tập trung chỉ đạo sát sao, có kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác quản lý Nhà nước về đất đai; - UBND huyện cần hoàn thiện các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Đối với từng dự án cụ thể cần có những biện pháp hạn chế việc thu hồi đất mà phần diện tích ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng nhỏ, không đủ điều kiện xây dựng, để đảm bảo giữa nguồn chi giải phóng mặt bằng thực hiện dự án của các chủ đầu tư đồng thời đảm bảo quyền lợi của các hộ dân; - UBND huyện cần có kế hoạch cụ thể trong công tác quản lý đất đai đối với đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện; giao trách nhiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phòng Tài nguyên và Môi trường tập trung thực hiện; - Phòng Tài nguyên và Môi trường cần phân tích, đánh giá và nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện; - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra công tác quản lý đất đai đặc biệt là việc chỉnh lý, cập nhật biến động sử dụng đất và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính tại các xã, thị trấn; - Xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt; - Quản lý chặt chẽ đối với việc chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75 3.4.3.3. Giải pháp về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý - Đội ngũ cán bộ các cấp là những người trực tiếp thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Chất lượng và số lượng cán bộ là yếu tố quyết định đến kết quả công tác quản lý đất đai. Bởi vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ mạnh về số lượng và tốt về chất lượng là việc quan tâm hàng đầu; - Khối lượng công việc của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì là rất lớn nhất là trong thời điểm hiện nay, huyện đang trong quá trình đô thị hóa, nhiều dự án được triển khai thực hiện. Trong khi đội ngũ cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường còn ít người. Vì vậy trong thời gian tới cần bổ sung thêm cán bộ chuyên môn để việc quản lý được thuận lợi hơn. - UBND huyện tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ, tổ chức đối thoại trực tiếp với các chuyên gia giàu kinh nghiệp góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và các cán bộ địa chính cơ sở, đưa ra hướng giải quyết đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện một cách có hiệu quả. 3.4.3.4. Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật đất đai đối với nhân dân - UBND huyện đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, pháp luật về đất đai nói riêng nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trên địa bàn Huyện. Đây là biện pháp quan trọng để người dân hạn chế tình trạng chuyển nhượng, chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất nông nghiệp. - Để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai đạt hiệu quả tốt cần được tiến hành trên nhiều phương diện, nhiều hình thức, nhiều phương pháp đối với nhiều đối tượng khác nhau để mọi tổ chức, cá nhân tự giác chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. 3.4.3.5. Một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì - Đối với phần diện tích đất nông nghiệp xen kẹt nhỏ lẻ còn lại sau khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, UBND xã tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân hoặc các tổ chức hợp khối. Tuy nhiên cần có những chế tài quy định riêng ưu đãi đối với những trường hợp xin hợp khối, để đảm bảo sự tương ứng giữa nghĩa vụ tài chính và hiệu quả kinh tế khu đất mang lại. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 Cụ thể, đối với khu đất nằm ở đầu đường Nghiêm Xuân Yêm, bên cạnh Bệnh viện Y học cổ truyền dân tộc, do hệ thống giao thông, thủy lợi không có nên không thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp, mặt khác hình thù thửa đất là hình tam giác nên UBND xã không thể bố trí xây dựng công trình công cộng. UBND xã Thanh Liệt nên đề xuất với Bệnh viện Y học cổ truyền dân tộc mua lại để mở rộng bệnh viện. Tuy nhiên vì diện tích thửa đất đó cũng không nhỏ nên nếu tính theo giá đất quy định của Thành phố tại Quyết định số 51/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND thành phố Hà Nội thì số tiền Bệnh viện Y học cổ truyền phải trả là rất lớn. Vì vậy, để thuận lợi trong việc vận động hợp khối thì UBND xã Thanh Liệt cần có những chế tài quy định riêng ưu đãi đối với những trường hợp xin hợp khối, để đảm bảo sự tương ứng giữa nghĩa vụ tài chính và hiệu quả kinh tế khu đất mang lại. Để thuận tiện trong việc vận động hợp khối cần có những chế tài về nghĩa vụ tài chính phù hợp để tạo thuận lợi trong việc vận động hợp khối nhỏ lẻ, tránh tình trạng để đất hoang hóa lâu, gây lãng phí đất, ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan đô thị. - Đối với những khu đất nông nghiệp xen kẹt có diện tích lớn, UBND huyện Thanh Trì tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đưa đất vào sử dụng đúng mục đích, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tránh lãng phí trong sử dụng đất; Lập kế hoạch sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện; UBND huyện Thanh Trì hoàn thiện thủ tục trình UBND Thành phố cho phép đấu giá các khu đất nông nghiệp xen kẹt, đất chưa sử dụng, đất hoang hóa nhằm tạo nguồn vốn đầu tư vào các cơ sở hạ tầng tại huyện. Cụ thể: + Khu đất xã Hữu Hòa nằm sát cầu Tó, tiếp giáp với khu dân cư, đường Phan Trọng Tuệ và song Nhuệ có thể lập dự án xây dựng khu trung tâm thương mại; + Khu đất xã Liên Ninh tiếp giáp với khu công nghiệp Ngọc Hồi có thể lập dự án mở rộng khu công nghiệp Ngọc Hồi hoặc làm bến xe khách phía Nam. - Để đảm bảo công tác quản lý đất đai được chặt chẽ và để tăng nguồn thu cho ngân sách của huyện: Đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trên đất nông nghiệp trái phép và đã xây dựng nhà ở và làm xưởng sản xuất ổn định, lâu dài trước khi Luật đất đai năm 2013 ra đời, UBND huyện Thanh Trì tạo điều kiện cho hộ gia Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77 đình chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và có thu tiền chuyển đổi mục đích một cách hợp lý. Cụ thể: Đối với khu đất xã Tam Hiệp có nguồn gốc là đất ao, hiện đang cho thuê làm xưởng sản xuất gỗ (do đặc điểm ao này bị ô nhiễm không thể nuôi trồng thủy sản trên diện tích này), UBND huyện Thanh Trì tạo điều kiện cho hộ gia đình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. - Xử lý vi phạm đối với những trường hợp tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng đất nông nghiệp trái phép. Căn cứ Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, trong đó mức phạt cao nhất (mức 4) đối với trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích là từ 10 triệu đến 30 triệu đồng (Điều 8); Mức phạt cao nhất đối với hành vi tự chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho đối với đất không đủ điều kiện chuyển quyền sử dụng đất là từ 5 triệu đến 30 triệu đồng tại khu vực nông thôn (Điều 13). Như vậy, mức xử phạt hành chính là thấp so với nguồn lợi kinh tế thu được từ việc chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Cụ thể, đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt tại thôn Triều Khúc – xã Tân Triều có diện tích 345 m2 theo Quyết định số 51/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND thành phố Hà Nội thì đơn giá đất nông nghiệp là 135.000 đồng/m2. Theo Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 24/5/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mức độ hậu quả hành vi vi phạm pháp luật đất đai được tính: 345 m2 x 135.000 đồng/m2 = 46.575.000 đồng (mức 4 từ 10.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp). Như vậy, việc xử phạt hành chính đối với việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại khu đất này, mức phạt cao nhất là 30 triệu đồng. Nếu tính giá trị đất theo khung giá Nhà nước quy định, phần lợi ích về kinh tế thu được vẫn nhiều hơn. Trong khi đó, nếu tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất ở, đơn giá đất ở tại khu vực này là 2.040.000 đồng/m2 (Quyết định 51/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND Thành phố về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013), chưa tính đến giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường. Tuy nhiên, để có cơ sở trong việc xác nhận vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, đảm bảo chính xác và công bằng, cần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ địa chính tại các xã, thị trấn đặc biệt là hệ thống bản đồ địa chính. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 1. Huyện Thanh Trì có tiềm năng đất đai khá lớn, có điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư của Thành phố. Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội cũng như sự biến động lớn về cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện; làm ảnh hưởng, phát sinh nhiều khó khăn trong công tác quản lý đất đai, cũng như việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đặc biệt là chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. 2. Giai đoạn 2005-2013, cùng với địa phương cả nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Trì đã thực hiện tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý đất đai, từng bước đưa công tác này vào lề nếp, hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ và kế hoạch của Ngành cũng như của Huyện. 3. Tính đến 31/12/2013, huyện Thanh Trì còn tồn tại 112.884 m2 đất nông nghiệp xen kẹt chiếm 0,34 % diện tích đất nông nghiệp, tập trung tại 13 xã: Tả Thanh Oai, Ngọc Hồi, Vĩnh Quỳnh, Tứ Hiệp, Đông Mỹ, Tân Triều, Hữu Hòa, Đại Áng, Thanh Liệt, Ngũ Hiệp, Tam Hiệp, Vạn Phúc, Liên Ninh. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối với diện tích này rất khó khăn, phức tạp. Đối với 05 khu đất nông nghiệp xen kẹt thực hiện điều tra, hiện trạng các hộ gia đình, cá nhân đã thuê đất để: xây dựng nhà cấp 4 cho thuê, xây dựng xưởng sản xuất gỗ, xây dựng nhà ở và xưởng sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ rửa xe và để hoang hóa dẫn tới ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất nông nghiệp trên đất, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, trật tự an ninh xã hội trong khu vực. 4. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Hoàn thiện hệ thống các văn bản, chính sách pháp luật về đất đai; Tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về đất đai nhất là đối với đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện; Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện và cấp xã; Nâng cao ý thức pháp luật đất đai cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện. Đối với 05 khu đất nông nghiệp xen kẹt nghiên cứu trên địa bàn huyện, UBND huyện tổ chức đấu giá quyền sử Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 dụng đất đối với những diện tích đất lớn, đưa đất vào sử dụng đúng mục đích; Tuyên truyền, vận động nhân dân hoặc các tổ chức hợp khối đối với phần diện tích đất nhỏ lẻ sau khi thực hiện GPMB; Tạo điều kiện để hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; Xử lý vi phạm đối với những trường hợp tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng đất nông nghiệp trái phép. Thực hiện đồng bộ những giải pháp cơ bản trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đúng pháp luật nhằm giảm thiểu và tiến tới chấm dứt tình trạng hộ gia đình, cá nhân để hoang hóa, tự ý lấn chiếm xây dựng nhà ở trái phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở trên đất trồng cây hàng năm, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang làm cơ sở sản xuất, kinh doanh... trên diện tích đất nông nghiệp xen kẹt, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và người dân. Kiến nghị - UBND huyện Thanh Trì tiếp tục quan tâm, rà soát, giải quyết những khu đất nông nghiệp xen kẹt sử dụng không đúng mục đích theo quy hoạch sử dụng của huyện Thanh Trì đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt dẫn tới ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và an toàn trật tự xã hội trên địa bàn. - Đối với những khu đất nông nghiệp xen kẹt đã giải quyết mà hết thẩm quyền theo luật định cần nghiên cứu, vận dụng hoặc đề xuất áp dụng những giải pháp được đề xuất trong luận văn để triển khai thực hiện đối với những trường hợp cụ thể nhằm hạn chế diện tích đất nông nghiệp xen kẹt đang tồn tại trên địa bàn và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Minh Châu (2007). Chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Chính phủ (2009). Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. 3. Võ Kim Cương (2004). Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi, NXB Xây dựng, Hà Nội. 4. Nguyễn Đức Khả (2003). Giáo trình Lịch sử quản lý đất đai, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Phạm Trọng Mạnh (2002). Quản lý đô thị, NXB xây dựng, Hà Nội. 6. GS.TS. Đình Quang (chủ biên) (2005). Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 7. Quốc hội (2003). Luật đất đai 2003, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Quốc hội (2004). Luật Đất đai 2003 và đổi mới của cơ chế tài chính đối với đất đai trong thời gian tới, Trung tâm Thông tin, tư vấn, dịch vụ về tài sản và bất động sản – Bộ TC, Hà Nội 2/2004. 9. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013). Luật Đất đai 2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất (2005). Báo cáo thuyết minh số liệu Kiểm kê đất đai thành phố Hà Nội năm 2005, Hà Nội. 11. Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất (2008). Báo cáo thuyết minh số liệu Kiểm kê đất đai thành phố Hà Nội năm 2007, Hà Nội. 12. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2014). Tờ trình số 566/STNMT-TTr ngày 01/4/2014 về việc rà soát việc sử dụng đất nông nghiệp đã được chuyển mục đích sử dụng trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, Hà Nội. 13. Lưu Quốc Thái (2006). Pháp luật đất đai và vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản ở Trung Quốc, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 8, tr. 43-44. 14. Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Đình Bồng (2005). Giáo trình thị trường bất động sản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 26-27; tr. 33-34. 15. Chu Tuấn Tú (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của liên bang Malaixia, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế. 16. Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì (2005). Báo cáo thuyết minh số liệu kiểm kê đất đai huyện Thanh Trì năm 2005, Hà Nội. 17. Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì (2013). Báo cáo thuyết minh số liệu kiểm kê đất đai huyện Thanh Trì năm 2013, Hà Nội. 18. Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì (2013). Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu (2011-2015) huyện Thanh Trì, Hà Nội. 19. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2011). Quyết định số 40/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 ban hành quy định về trình tự, thủ tục cho phép hộ gia đình, cá nhân Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81 chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội. 20. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012). Quyết định số 51/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 về việc quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013. 21. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2014). Quyết định số 2156/QĐ-UBND ngày 22/4/2014 về việc duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu (2011-2015) huyện Thanh Trì. 22. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2014). Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 ban hành các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội. 23. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2014). Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội được Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về đăng ký cấp GCNQSDĐ, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài, chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất vườn, ao xen kẹt trong các khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội. 24. Đặng Hùng Võ, Nguyễn Đức Khả. Cơ sở Địa chính, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Mai Xuân Yến (2004). Giáo trình Pháp luật đất đai, Giáo trình nội bộ ĐH KHTN Hà Nội, 2004. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82 PHỤ LỤC [...]... lý đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; - Tình hình sử dụng đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 2.3.3 Đánh giá thực trạng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì - Thực trạng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì; - Nguyên nhân hình thành quỹ đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì; - Tồn tại, hạn chế trong việc quản lý và sử dụng đất nông. .. địa bàn Huyện, được sự phân công của Khoa Quản lý đất đai – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thanh Trà, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 2 Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa. .. địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; - Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý và có hiệu quả đối với đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 3 Yêu cầu của đề tài - Nắm vững các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước về sử dụng và quản lý đất đai; - Số liệu điều tra, thu thập được phải chính xác, khách quan, trung thực phản ánh đúng hiện trạng; - Các giải pháp. .. trái phép trên đất nông nghiệp xen kẹt, đất hoang hóa hoặc do người dân tự chuyển đổi trái phép loại hình sử dụng đất Huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển kinh tế đến năm 2020, phần diện tích đất nông nghiệp xen kẹt, xen kẽ trong khu dân cư trên sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở; phần diện tích đất nông nghiệp xen kẹt hình thành do Nhà nước thu hồi đất thực hiện... Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp; - Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; - Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất; Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp. .. cư (không thuộc đất công) sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND... chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất vườn, ao xen kẹt trong các khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội 1.1.3.2 Tình hình giải quyết đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn thành phố Hà Nội Nhìn chung, công tác giải quyết đối với đất nông nghiệp xen kẹt trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã... Qua bảng số liệu biến động diện tích đất giai đoạn 2005-2010 trên địa bàn thành phố Hà Nội, ta thấy rõ xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp Sự biến động diện tích lớn phản ánh tốc độ quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố lớn Hình 1.1 Biểu so sánh diện tích các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất do chủ... để đề ra chính sách quản lý phù hợp nhằm phát huy, tận dụng tiềm năng đất đai và để quản lý chặt chẽ, hiệu quả đất nông nghiệp xen kẹt tại các Quận, Huyện thuộc thành phố Hà Nội nói chung và tại huyện Thanh Trì nói riêng là vấn đề cấp bách Xuất phát từ lý luận và thực tế nêu trên, với mong muốn góp phần thúc đẩy công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối với việc sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa. .. dân; Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 Trên địa bàn thành phố Hà Nội, xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ kéo theo tốc độ quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố lớn Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất này không chỉ theo chủ trương của Thành phố mà còn do người dân lấn chiếm và xây dựng

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang bìa

  • Mục lục

    • Mở đầu

    • Chương 1. Tổng quan tài liệu

    • Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

    • Chương 3. Kết quả và thảo luận

    • Kết luận và kiến nghị

    • Tài liệu tham khảo

    • Phụ lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan