Một số điều chỉnh chính sách nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc trong thập niên gần đây

9 848 1
Một số điều chỉnh chính sách nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc trong thập niên gần đây

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

... khủng hoảng kinh tế diễn Hàn Quốc vào cuối năm 1997, phủ Hàn Quốc thực thi loạt biện pháp sách nhằm thu hút đầu t- trực tiếp n-ớc Chính phủ đẩy mạnh lộ trình tự hoá tiến hành tự hoá hoạt động M&A... Uruguay, Hàn Quốc bắt đầu thực dỡ bỏ rào cản hoạt động đầu t- n-ớc Kết là, đầu ttrực tiếp Hàn Quốc n-ớc đầu t- trực tiếp n-ớc vào Hàn Quốc không ngừng tăng lên suốt nửa cuối thập niên 1990 Sau... tự hoá Chính sách tự hoá không nhằm mục tiêu thu hút đầu t- n-ớc mà tạo nên thị tr-ờng có tính cạnh tranh phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế Bên cạnh đó, phủ Hàn Quốc đơn giản hoá tạo điều kiện thu n

Nghiªn cøu khoa häc Kinh tÕ – x· héi Mét sè ®iÒu chØnh chÝnh s¸ch nh»m thóc ®Èy tù do hãa th-¬ng m¹i vµ thu hót ®Çu t- n-íc ngoµi cña hµn quèc trong thËp niªn gÇn ®©y vâ h¶i thanh* Tóm tắt: Trên lĩnh vực tự do hóa thương mại, Hàn Quốc đang theo đuổi một cách tiếp cận đa trọng tâm, đàm phán FTA với nhiều quốc gia và khu vực cùng một lúc. Trên lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài và đặc biệt là thu thút FDI, bên cạnh các biện pháp như mở cửa các thị trường tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, cắt giảm thuế, cung cấp dịch vụ cấp phép một cửa, rút ngắn thời gian phê duyệt cấp phép,... Hàn Quốc còn rất chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu kinh tế tự do (FIZ, FTZ, FEZ). Bài viết tập trung phân tích và chỉ ra những điều chỉnh chính sách chủ yếu nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại và thu hút FDI của Hàn Quốc trong thập niên gần đây. Từ khóa: Hàn Quốc, Điều chỉnh chính sách, FTA, FDI 1. Đổi mới mô hình hội nhập quốc tế thông qua thúc đẩy tự do hóa mậu dịch, đẩy nhanh đàm phán ký kết các hiệp định mậu dịch tự do FTA* Hàn Quốc đã nổi lên như một nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới chỉ trong vòng hơn 3 thập niên kể từ sau thời gian chiếm đóng của thực dân Nhật và cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Một số yếu tố chủ yếu giúp nền kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh như vậy đó là: nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi kịp thời sang chiến lược định hướng xuất khẩu và sự chỉ đạo của một nhà nước phát triển. Tuy nhiên, những yếu tố bên ngoài cũng góp phần đáng kể tạo nên kỳ tích này. Mối quan hệ đồng minh với Mỹ đã cho phép Hàn Quốc được hưởng nhiều lợi ích cả trong kinh tế lẫn quốc phòng, an ninh. Trong khi quân * đội Mỹ hiện diện và hỗ trợ quân sự lớn đã làm giảm mối lo ngại về an ninh và gánh nặng ngân sách, thì việc thâm nhập kịp thời thị trường Mỹ trong khuôn khổ Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) đã góp phần tích cực thúc đẩy xuất khẩu của Hàn Quốc. Quan hệ liên minh với Mỹ và vị thế của một nước đang phát triển trong khuôn khổ GATT đã hỗ trợ mạnh mẽ cho phát triển kinh tế của Hàn Quốc. Tuy nhiên, các lợi thế này đã không kéo dài mãi. Khi Hàn Quốc bắt đầu gặt hái được những thành quả phát triển kể từ giữa thập niên 1980, nó đã phải đương đầu với nhiều thách thức trở ngại từ bên ngoài. Áp lực cùng lúc từ phía Mỹ và EU về mở cửa thị trường, hội nhập khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ (NAFTA) và những thách thức của toàn cầu hóa đã buộc Hàn Quốc phải điều chỉnh TS, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 27 Nghiªn cøu khoa häc và thay đổi chiến lược hay mô hình hội nhập kinh tế khu vực của mình. Kể từ nửa cuối thập niên 1990, hợp tác thương mại trong khuôn khổ WTO bị đình trệ và gây chia rẽ giữa các thành viên trong diễn đàn APEC về tự do hóa thương mại đã khiến Hàn Quốc phải điều chỉnh chính sách của mình. Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, tiến trình tự do hóa thương mại đa phương không mấy tiến triển đã buộc Hàn Quốc phải tìm kiếm một chiến lược bổ sung. Khi đó, APEC là sự lựa chọn tối ưu nhất, một tổ chức khu vực nhưng lại có cơ chế đa phương. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã khiến Hàn Quốc phải thay đổi chính sách. Sự bất bình của khu vực đối với sự can thiệp sau khủng hoảng của Mỹ và IMF đã thúc đẩy các nước Đông Á theo đuổi các cơ chế hợp tác ở tầm khu vực. Trong bối cảnh đó, chính phủ Kim Dae-jung đã rất quan tâm tới một cơ chế mới của chủ nghĩa khu vực Đông Á. Cụ thể là, Hàn Quốc đã khởi xướng thể chế hóa lộ trình ASEAN+3, với kỳ vọng rằng nó sẽ có tiềm năng hình thành nên một khu vực mậu dịch tự do Đông Á hay một cộng đồng Đông Á. Trong bối cảnh môi trường quốc tế thay đổi đó, chính phủ tổng thống Kim còn quan tâm đến các FTA song phương. Từ cảm hứng và tầm nhìn chiến lược của người tiền nhiệm, chính phủ Tổng thống Roh Moo-hyun đã tích cực tìm kiếm cách thức xây dựng và thúc đẩy một cộng đồng khu vực ở Đông Bắc Á, cùng với việc xác định lại chiến lược FTA theo cách thức chủ động hơn. Mục tiêu của Chính phủ Roh là giải quyết các vấn đề khu vực bế tắc như những căng thẳng về an ninh, cạnh tranh kinh tế, và các xung đột văn hóa – xã hội, bằng cách công bố một kế hoạch đầy tham 28 vọng cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực Đông Bắc Á. Tuy nhiên, tham vọng này đã bị mất động lực khi đối mặt với bế tắc của vòng đàm phán sáu bên, sự đối đầu Trung Nhật, và sự xấu đi trong quan hệ song phương giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong tình thế bế tắc này, chính phủ Roh đã quyết định lựa chọn lợi thế của FTA như một công cụ chính sách nhằm hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược của đất nước. Với mục tiêu xác định đó, chính phủ Roh đã chọn cách tiếp cận chủ động đối với FTA, một cách hoàn toàn trái ngược với người tiền nhiệm. Mặc dù số lượng các hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) và khu vực có hiệu lực đệ trình lên Tổ chức Thương mại Thế giới đã tăng vọt từ 27 lên gần 200 vào năm 1990. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã không thuộc về bất kỳ thỏa thuận nào như vậy cho đến trước năm 2004, vì chủ yếu tập trung vào hệ thống thương mại đa phương. Sự nhấn mạnh ngày càng tăng tại Hàn Quốc về FTA đánh dấu một sự thay đổi đối với một chính sách thương mại theo hai hướng. FTA đầu tiên của Hàn Quốc với Chile, Singapore, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA) và ASEAN. Hiện nay, Hàn Quốc đang theo đuổi một cách tiếp cận đa trọng tâm, đàm phán FTA với nhiều quốc gia và khu vực cùng một lúc. Ngoài ra, Hàn Quốc đã hoàn thành nghiên cứu chung với MERCOSUR ở cấp chính phủ và Trung Quốc ở cấp tư nhân. Mục tiêu dài hạn của Hàn Quốc là nhằm ký kết các FTA với các khối kinh tế lớn. Mục tiêu của Hàn Quốc trong theo đuổi FTA là để hồi sinh nền kinh tế của mình bằng cách tự do hóa thương mại và đầu tư, trong khi đảm bảo tiếp cận tốt hơn thị trường nước ngoài. FTA Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 Nghiªn cøu khoa häc dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng đầu ra thông qua các lợi ích động từ sự hình thành vốn và năng suất tăng, bên cạnh lợi ích tĩnh trong hiệu quả đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu các ngành ít cạnh tranh. FTA Hàn Quốc-Mỹ dự kiến làm tăng GDP thêm 2% trong thời gian dài (KIEP, 2006). Hơn nữa, các FTA sẽ cải thiện môi trường FDI bằng cách mở rộng phạm vi của thị trường và giảm chi phí vận hành, do đó cung cấp cơ hội tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Một thỏa thuận toàn diện với Hoa Kỳ sẽ góp thêm động lực đáng kể để cải cách những quy định trong lĩnh vực dịch vụ. Chính phủ còn thành lập ra một Quỹ Hỗ trợ Tạo thuận lợi cho FTA vào năm 2004 để giảm bớt những tác động tiêu cực của FTA Hàn Quốc-Chile tới lĩnh vực nông nghiệp, với tổng kinh phí 1,2 nghìn tỷ won lên kế hoạch cho giai đoạn năm 2004 và 2010. Quỹ này cung cấp các khoản thanh toán thu nhập trực tiếp và trợ cấp cho nông dân tham gia trồng nho và kiwi, trực tiếp bị ảnh hưởng bởi việc xoá bỏ thuế, chuyển sang mặt hàng mới. Tuy nhiên, do số lượng lớn các FTA dự kiến trong tương lai gần, Quỹ cần phải được kết hợp thành một kế hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp chứ không phải là một phản ứng riêng biệt cho từng hiệp định thương mại mới. Luật Thương mại điều chỉnh năm 2006 cũng tạo ra một quỹ để hỗ trợ cả công nhân và các công ty sản xuất và dịch vụ liên quan đến sản xuất bị ảnh hưởng xấu bởi các FTA. Đối với cá nhân người lao động, quỹ cung cấp thông tin công việc, dịch vụ đào tạo, dịch vụ tư vấn và trợ cấp việc làm. Các công ty được đưa ra dịch vụ tư vấn quản lý và hỗ trợ tài chính cho R&D, đào tạo và đầu tư cơ Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 sở. Tổng kinh phí dự kiến sẽ đạt 2,8 nghìn tỷ won (0,3% GDP) trong vòng hơn một thập kỷ kể từ năm 2007. Hơn nữa, "Đạo luật tạo thuận lợi cho tái cơ cấu doanh nghiệp vừa và nhỏ" được tạo ra để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý định thay đổi hoạt động kinh doanh của họ như là một kết quả của FTA. Tuy nhiên, trợ cấp phải liên quan mật thiết với tác động của FTA và tập trung vào việc cung cấp thông tin và đào tạo để tránh tạo ra các rủi ro đạo đức. Hơn nữa, phạm vi bảo hiểm nên được mở rộng hơn cho các ngành công nghiệp dịch vụ. Suy thoái kinh tế toàn cầu gần đây đã và đang thúc đẩy các nền kinh tế lớn tìm cách mở rộng kí kết các hiệp định thương mại tự do để tăng thị phần của mình, nhằm đối phó với việc thị trường xuất khẩu đang bị thu hẹp lại. Những cuộc cạnh tranh khốc liệt để mở rộng phạm vi hoạt động kinh tế của các nền kinh tế này đã mang đến một bài học quý giá cho Hàn Quốc, đó là FTA càng có hiệu lực sớm bao nhiêu, quốc gia đó càng thu được nhiều lợi ích sớm bấy nhiêu. Do vậy, Hàn Quốc dưới thời Tổng thống Lee Myung-bak tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực kí kết hiệp định thương mại tự do với nhiều nước nhất có thể, cũng như tạo ra một môi trường trao đổi thương mại thuận lợi hơn so với các quốc gia đối thủ của mình. Việc kí kết nhiều Hiệp định FTA sẽ mang lại hiệu quả có tính lan truyền. Hàn Quốc đã kí kết hiệp định thương mại tự do với ASEAN, EU, và Mỹ trong thời gian gần đây và đã trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới kí kết FTA với 3 khối kinh tế khổng lồ này. Điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ có lợi thế hơn khi tiếp cận với người tiêu dùng của châu Âu, Mỹ và 29 Nghiªn cøu khoa häc ASEAN bằng các sản phẩm giá cả hợp lí. Nếu tận dụng tối đa yếu tố này, Hàn Quốc có thể dễ dàng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ, Hàn Quốc có thể trở thành địa chỉ sản xuất mới cho các công ty Trung Quốc đang muốn kiếm tìm một nơi sản xuất nhằm xóa bỏ cái nhìn tiêu cực về sản phẩm Made in China, hay những công ty Nhật Bản đang chịu tác động từ việc tăng giá đồng Yên. Bằng cách đó, Hàn Quốc sẽ thu được lợi ích tối đa từ việc trở thành trung tâm của mạng lưới FTA toàn cầu. Tất nhiên, trong quá trình FTA phát huy hiệu lực, không thể tránh khỏi trường hợp có những doanh nghiệp trong nước chịu thiệt hại. Đối với vấn đề này, chính phủ cũng đã dự trù trước các biện pháp nhằm đền bù và hỗ trợ các ngành, lĩnh vực chịu thiệt hại đó. Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc còn nỗ lực nhằm tạo ra một cơ chế quản lí và hệ thống pháp luật quốc gia thuận lợi hơn, để thị trường dịch vụ trong nước có thể phát triển và thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn như đã nêu ở trên. Hiện nay, Hàn Quốc đã ký kết 8 FTA với 45 quốc gia, hiện đang chiếm hơn 40% tổng GDP của thế giới, và các cuộc đàm phán đang được tiến hành cho 8 FTAs mới với 13 quốc gia khác bao gồm cả FTA với Trung Quốc mà các cuộc đàm phán đã bắt đầu. Hàn Quốc cũng đang chuẩn bị cho một FTA ba bên với Nhật Bản và Trung Quốc.1 Nếu FTA 1 Hàn Quốc chuẩn bị cho một FTA ba bên với Nhật Bản và Trung Quốc: Thảo luận về hội nhập kinh tế Đông Á đã được diễn ra từ những năm 1990, và chủ nghĩa khu vực cũng được thành lập xung quanh ASEAN. ASEAN đã ký kết FTA riêng biệt với Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, tạo ra một nền tảng cho hội nhập kinh tế trong trong khu vực. Nhưng chúng ta phải nhận thức được rằng nếu không có việc thúc đẩy hội nhập kinh tế giữa Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc - tổng sản lượng của chúng chiếm khoảng 90% GDP của Đông Á - thì hội nhập kinh tế thực sự ở Đông Á cũng coi như chưa thực sự diễn ra. 30 này có hiệu lực, Hàn Quốc sẽ trở thành một trung tâm FTA, tham gia vào thương mại tự do với nền kinh tế đại diện cho hơn 70% nền kinh tế toàn cầu. Điều đó đã góp phần mở rộng phạm vi hoạt động kinh tế của Hàn Quốc. Tuy vậy, chính phủ Hàn Quốc vẫn cần phải hành động nhanh hơn, cạnh tranh mạnh mẽ hơn, nhất là trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia đối thủ đang tăng lên nhanh chóng như hiện nay. Một trào lưu hội nhập gần đây do Mỹ phát động đó là TPP. Vậy câu hỏi đặt ra là, Hàn Quốc có thực sự cần thiết tham gia TPP ngay lúc này hay không? Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ thúc đẩy trong thời gian gần đây, qui định không chỉ với mức giá thấp, cạnh tranh chỉ với việc loại bỏ thuế hải quan và hàng rào phi thuế quan, mà còn xuyên suốt các vấn đề như hài hòa hóa các qui chế, hội nhập kinh tế khu vực, thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia. Ít nhất về nguyên tắc, TPP nhằm mục đích loại bỏ thuế hải quan mà không có trường hợp ngoại lệ, đại diện cho một cộng đồng kinh tế hội nhập với một mức độ rất cao của tự do hóa. Nhưng vì Hàn Quốc đã ký FTA với hầu hết các thành viên hiện tại của TPP và đang tham gia vào các cuộc đàm phán FTA với các thành viên còn lại, nên Hàn Quốc không có động cơ ngay lập tức phải tham gia TPP. Trong trường hợp nếu Hàn Quốc tham gia vào TPP Ngoài ra còn có dấu hiệu Úc, New Zealand và Ấn Độ sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong quá trình này, xua tan mối lo ngại rằng hội nhập sẽ được dẫn dắt bởi riêng khối ASEAN. Trong hoàn cảnh như vậy, cuộc thảo luận gần đây về một FTA giữa Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc có thể thổi một luồng sinh khí mới vào hội nhập kinh tế ở Đông Á. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 Nghiªn cøu khoa häc tại thời điểm hiện tại, thì hầu hết những tác động của các FTA mà nó đã nỗ lực để có được sẽ bị suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, Hàn Quốc có thể phải chuẩn bị (hoặc có thể cần phải) tham gia TPP trong trung hạn. Ngay cả khi khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi mà phần lớn các hoạt động kinh tế của Hàn Quốc diễn ra, thì cũng không có lý do gì nó phải từ chối tham gia vào một khuôn khổ mà có khả năng trở thành một trung tâm FTA cho toàn khu vực. Hàn Quốc quyết định tham gia vào TPP sẽ phụ thuộc vào việc xem xét cẩn thận các yếu tố chẳng hạn như chủ nghĩa khu vực đối với Trung Quốc và Nhật Bản, tiến bộ trong các cuộc đàm phán FTA ba bên và sự tham gia của các nước khác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Các cuộc đàm phán FTA Hàn Quốc - Úc hiện đang trong tiến trình cũng sẽ có một tác động đáng kể tới quá trình hội nhập khu vực ở Đông Á và TPP. Hàn Quốc và Úc là các quốc gia thương mại có các nền kinh tế bổ sung lẫn nhau, họ cũng là các quốc gia có ảnh hưởng quyền lực hạng trung, thường xuyên tham gia vào các vấn đề khác nhau trong cộng đồng quốc tế. Cả Hàn Quốc và Úc đã ký FTA với Mỹ và đang tích cực theo đuổi hội nhập kinh tế ở Đông Á. Hai nước đều là thành viên của WTO, OECD và G20, và cũng đang phối hợp với nhau để thúc đẩy các cuộc đàm phán trong khu vực thông qua APEC, Hội nghị Đông Á, và Diễn đàn Khu vực ASEAN. 2. Thu hút đầu tư nước ngoài thông qua các khu kinh tế tự do (FIZ, FTZ, FEZ) KÓ tõ gi÷a thËp niªn 1990, víi t- c¸ch lµ thµnh viªn cña OECD vµ tham gia Vßng ®µm Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 ph¸n Uruguay, Hµn Quèc b¾t ®Çu thùc hiÖn dì bá c¸c rµo c¶n cña m×nh ®èi víi c¸c ho¹t ®éng ®Çu t- n-íc ngoµi. KÕt qu¶ lµ, c¶ ®Çu ttrùc tiÕp cña Hµn Quèc ra n-íc ngoµi vµ ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi vµo Hµn Quèc ®Òu kh«ng ngõng t¨ng lªn trong suèt nöa cuèi cña thËp niªn 1990. Sau khi cuéc khñng ho¶ng kinh tÕ diÔn ra ë Hµn Quèc vµo cuèi n¨m 1997, chÝnh phñ Hµn Quèc ®· thùc thi mét lo¹t c¸c biÖn ph¸p chÝnh s¸ch nh»m thu hót ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi. ChÝnh phñ ®· ®Èy m¹nh lé tr×nh tù do ho¸ vµ tiÕn hµnh tù do ho¸ c¸c ho¹t ®éng M&A vµ së h÷u n-íc ngoµi vÒ ®Êt ®ai vµo n¨m 1998. KÓ tõ ®ã, Hµn Quèc ®· më cöa hÇu hÕt c¸c lÜnh vùc kinh doanh mµ tr-íc ®©y bÞ ®ãng cöa ®èi víi ®Çu t- n-íc ngoµi. ThÞ tr-êng tµi chÝnh ®· ®-îc më cöa m¹nh mÏ. C¸c ng©n hµng n-íc ngoµi ®· ®-îc phÐp më chi nh¸nh t¹i Hµn Quèc. ThÞ tr-êng tr¸i phiÕu còng ®-îc tù do ho¸ hoµn toµn. Trong thÞ tr-êng chøng kho¸n, giíi h¹n trÇn ®Çu t- chøng kho¸n cña ng-êi n-íc ngoµi ®· ®-îc dì bá ngo¹i trõ mét sè doanh nghiÖp së h÷u nhµ n-íc ®Æc biÖt. H¬n n÷a, hÇu hÕt c¸c chuyÓn ®æi tµi kho¶n v·ng lai liªn quan ®Õn ho¹t ®éng cña c¸c thÓ chÕ tµi chÝnh vµ c«ng ty còng ®-îc tù do ho¸. ChÝnh s¸ch tù do ho¸ nµy kh«ng chØ nh»m môc tiªu thu hót ®Çu t- n-íc ngoµi mµ nã cßn t¹o nªn mét thÞ tr-êng cã tÝnh c¹nh tranh h¬n vµ phï hîp víi c¸c tiªu chuÈn quèc tÕ. Bªn c¹nh ®ã, chÝnh phñ Hµn Quèc cßn ®¬n gi¶n ho¸ vµ t¹o mäi ®iÒu kiÖn thuËn lîi trong qu¸ tr×nh cÊp phÐp ®Çu t- n-íc ngoµi. N¨m 1998, Trung t©m DÞch vô ®Çu t- ®· ®-îc thµnh lËp nh»m cung cÊp dÞch vô “ mét cöa” cho c¸c nhµ ®Çu t- n-íc ngoµi. N¨m 1999, mét V¨n phßng KiÓm tra ®Çu t- còng 31 Nghiªn cøu khoa häc ®· ®-îc thiÕt lËp nh»m gióp ®ì c¸c nhµ ®Çu t- n-íc ngoµi. Nhê c¸c ch-¬ng tr×nh tù do ho¸ tÝch cùc nµy mµ FDI vµo Hµn Quèc ®· kh«ng ngõng t¨ng lªn, ®Æc biÖt lµ sau khñng ho¶ng tµi chÝnh ch©u ¸ 1997. FDI vµo Hµn Quèc n¨m 1998 t¨ng 62,5% vµ n¨m 1999 t¨ng 90,4%. TÝnh c¶ giai ®o¹n 1962 - 2002 tæng FDI vµo Hµn Quèc ®¹t 78 tû USD. NÕu tÝnh riªng giai ®o¹n sau khñng ho¶ng 1998 - 2002 FDI vµo Hµn Quèc ®¹t 53 tû USD (chiÕm tíi 68% tæng sè FDI cña 3 thËp kû). Tuy nhiªn, kÓ tõ n¨m 2001, FDI vµo Hµn Quèc ®· b¾t ®Çu cã xu h-íng gi¶m sót. Mặt khác, những lợi ích từ FDI đã bị hạn chế bởi số lượng dòng vốn vào Hàn Quốc là tương đối nhỏ. Mặc dù có sự gia tăng kể từ năm 1997, nhưng vốn FDI vào Hàn Quốc so với GDP vẫn thuộc loại thấp nhất (xếp thứ 6) trong khu vực OECD trong năm 2002. "Dòng FDI vào tiềm năng" của Hàn Quốc xếp thứ 14 trong số các nước OECD theo UNCTAD. Ngược lại, hiệu suất của Hàn Quốc so sánh dòng vốn thực tế với quy mô kinh tế của nó, xếp hạng 24 trong năm 2005 cho thấy rằng còn nhiều vấn đề đối với vốn đầu tư nước ngoài tăng thêm tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, dòng FDI giảm từ 9,3 tỷ USD năm 2004 xuống 6,3 tỷ USD trong năm 2005, khiến thị phần của Hàn Quốc trên các dòng vốn FDI thế giới giảm từ 1,1% xuống 0,8%. Dòng FDI giảm thêm xuống 3,7 tỷ USD trong năm 2006, OECD, ECO/WKP (2008) và n¨m 2007, FDI vµo Hµn Quèc ®· gi¶m xuèng chØ cßn 2,63 tû USD. Tiềm năng chưa hiện thực và xu hướng giảm dần cho thấy sự cần thiết phải giải quyết các yếu tố rào cản đối với dòng vốn FDI và cải thiện 32 chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Ngày 25/2/2008 chính phủ Tổng thống Lee Myung-bak lên nắm quyền. Không giống như người tiền nhiệm, Tổng thống Lee xuất thân từ giới kinh doanh, đã từng là tổng giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn xây dựng hàng đầu Hàn Quốc trong thời hoàng kim của tăng trưởng công nghiệp thập niên 1970. Ông cũng từng là thị trưởng của thủ đô Seoul. Một trong năm mục tiêu quan trọng hàng đầu của chính phủ Lee là khôi phục đà tăng trưởng cho nền kinh tế Hàn Quốc và mở cửa hơn nữa thị trường trong nước. Chính phủ tổng thống Lee cam kết cắt giảm thuế để khuyến khích đầu tư của các công ty và thực hiện phi điều chỉnh toàn diện nhằm thu hút đầu tư nước ngoài với những khuyến khích đổi mới và một môi trường kinh doanh thân thiện hơn. Sau khi nhậm chức, tổng thống Lee đã thiết lập một Hội đồng cạnh tranh quốc gia trực thuộc tổng thống, trong đó bao gồm nhiều thành viên là các chuyên gia nước ngoài. Tại cuộc họp đầu tiên do tổng thống chủ trì, Hội đồng này đã quyết định giảm mạnh thời gian cần thiết cho việc phê duyệt các khu công nghiệp xuống tối đa là 6 tháng, từ mức 2 cho đến 4 năm. Sự điều chỉnh rút ngắn thời gian này đã giúp giảm bớt những trở ngại không chỉ đối với các nhà phát triển tư nhân mà còn với cả các công ty mới thành lập. Hàn Quốc đã thực hiện nhiều sáng kiến chính sách khác nhau để thu hút dòng vốn FDI từ năm 1970 và những nỗ lực này đã được tăng cường kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997. Đặc biệt kể từ năm 2003, Hàn Quốc bắt đầu chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào các đặc khu kinh tế. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 Nghiªn cøu khoa häc Cụ thể, hiện nay Hàn Quốc có bốn loại khu vực đặc biệt nhằm khuyến khích vốn đầu tư nước ngoài: 24 khu đầu tư nước ngoài (FIZ) loại A, có thể được đặt bất cứ nơi nào trong nước, 11 FIZ loại B (tổ hợp công nghiệp); 9 khu mậu dịch tự do (FTZ) và 3 khu kinh tế tự do (Fez). Ưu đãi về thuế là một khía cạnh quan trọng của từng loại khu vực. Miễn 100% thuế thu nhập công ty trong 5 năm đầu tiên kể từ khi có thu nhập (đối với FIZ) và 3 năm đầu tiên (đối với FEZ), miễn 50% trong 2 năm tiếp theo. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đầu vào phục vụ sản xuất. Ưu đãi chủ yếu nhằm vào các ngành có hàm lượng tri thức cao và công nghiệp giá trị gia tăng cao thúc đẩy đổi mới. Chính phủ chi trả 50% các chi phí hạ tầng cơ sở, hỗ trợ tài chính khuyến khích thuê dài hạn. Ngoài ra các khu FEZ này còn cung cấp đầy đủ các dịch vụ khác như nhà ở, trường học, bệnh viện, vui chơi, và các dịch vụ hành chính, quản lý theo chuẩn quốc tế, … để nhà đầu tư nước ngoài có thể làm việc và sinh hoạt một cách tiện lợi nhất. Ưu đãi ở các khu công nghiệp nhằm thu hút vốn FDI Năm thiết lập Số lượng khu Điều kiện được ưu đãi thuế Miễn thuế1 Thuế khác3 Hỗ trợ cho thuê Khu đầu tư nước ngoài (loại A) 1999 24 (ở bất cứ đâu) - Sản xuất (lớn hơn 30 triệu USD) - Dịch vụ công nghiệp phụ trợ ((lớn hơn 30 triệu USD) - Du lịch (lớn hơn 20 triệu USD) - Hậu cần (lớn hơn 10 triệu USD) - R&D (lớn hơn 0,5 triệu USD) 100% miễn thuế trong 5 năm đầu, 50% cho 2 năm tiếp theo2 100% miễn thuế hàng hóa vốn đầu tư 100% cho 50 năm Khu đầu tư nước ngoài (loại B) 1994 11 Sản xuất (lớn hơn 10 triệu USD) - Hậu cần (lớn hơn 10 triệu USD) 100% miễn thuế cho 3 năm đầu, 50% cho 2 năm tiếp theo2 100% miễn thuế hàng hóa vốn đầu tư 75% đến 100%4 Khu kinh tế tự do Khu thương mại tự do 2003 3 Sản xuất (lớn hơn 10 triệu USD) 1970 9 Sản xuất (lớn hơn 10 triệu USD) - Du lịch (lớn hơn 10 triệu USD) - Hậu cần (lớn hơn 10 triệu USD) - Hậu cần (lớn hơn 10 triệu USD) 100% miễn thuế cho 3 năm đầu, 50% cho 2 năm tiếp theo2 100% miễn thuế cho 3 năm đầu, 50% cho 2 năm tiếp theo2 100% miễn thuế hàng hóa vốn đầu tư 100% miễn thuế hàng hóa nhập khẩu Đến 100% 100%5 Ghi chú: 1. Miễn giảm áp dụng cho thuế quốc gia, như thuế công ty và thuế thu nhập, thuế địa phương, như thuế tài sản, đăng ký và sát nhập. 2. Có thể mở rộng tới 15 năm đối với thuế địa phương. 3. Nghĩa vụ khách hàng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT. 4. 100% đối với ngành công nghiệp công nghệ cao với mức đầu tư trên 1 triệu USD. 75% đối với các doanh nghiệp sản xuất với mức đầu tư trên 5 triệu USD. 5. 100% đối với các công ty công nghệ cao với mức đầu tư trên 0,5 triệu USD và các ngành công nghiệp khác có mức đầu tư trên 1 triệu USD. Nguồn: Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 33 Nghiªn cøu khoa häc 3 khu FEZ được thiết lập ở Hàn Quốc năm 2003 - Hậu cần hàng không - Kinh doanh - Du lịch và giải trí - IT và BT - Hậu cần hàng hải - Công nghiệp ô tô và linh kiện, máy móc, và các ngành công nghiệp nặng tiến tiến - Hậu cần hàng hải - Công nghiệp thép và hóa dầu Kết quả của chính sách thu hút mạnh mẽ FDI của Hàn Quốc đó là, luồng vốn FDI vào Hàn Quốc đã đạt 10,5 tỷ USD năm 2007. Tổng FDI vào Hàn Quốc trong 3 năm 20042006 đã vượt xa con số của giai đoạn 20012003. Năm 2009 đạt 11,5 tỷ USD và năm 2010 đạt 13,1 tỷ USD. Năm 2011 đạt 13,7 tỷ USD và năm 2012 đạt 16,3 tỷ USD (tăng 19% so với năm 2011). Đầu tư nước ngoài ở tất cả các ngành công nghiệp đã tăng lên trong năm ngoái (ngoại trừ lĩnh vực bất động sản), riêng FDI trong lĩnh vực dịch vụ đã tăng 31,7%. Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan là 3 nước có FDI lớn nhất vào Hàn Quốc hiện nay. Năm 2012, Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với 4,54 tỷ USD, tăng 98% so với năm trước; Mỹ đứng thứ hai với 3,67 tỷ USD; EU đứng thứ 3 với 2,69 tỷ USD thấp hơn một nửa so với năm 2011. Các lĩnh vực như IT, linh kiện ô tô, hậu cần, và các dịch vụ khác được kỳ vọng là những khu vực sẽ thu hút FDI nhiều nhất trong tương lai thông qua các hoạt động mua bán & sát nhập (M&A).2 Trong những năm gần đây, đầu tư chứng khoán của nước ngoài vào Hàn Quốc cũng gia tăng đáng kể, tính đến cuối năm 2012, sở hữu nước ngoài chiếm tới 34,7% thị trường chứng khoán Hàn Quốc. Cùng với sự gia tăng FDI vào Hàn Quốc thì luồng FDI ra nước ngoài cũng tăng lên đáng kể nhờ các công ty Hàn Quốc đã tận dụng được lợi thế của toàn cầu hóa và liên tục mở rộng chuỗi cung ứng. FTA Hàn Quốc – Mỹ đã có hiệu lực từ ngày 15 tháng 3 năm 2012 là một bước tiến đáng kể trong việc cải thiện khung khổ pháp lý cho các nhà đầu tư Mỹ ở Hàn Quốc. Tất cả các hình thức đầu tư đều được bảo vệ dưới khung khổ FTA này, bao gồm các doanh nghiệp, các khoản nợ, nhượng bộ và các hợp đồng tương tự, và quyền sở hữu trí 2 34 http://seoul.usembassy.gov/business_0612.html Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 Nghiªn cøu khoa häc tuệ. Với rất ít ngoại lệ, các nhà đầu tư Mỹ sẽ được đối xử giống như các nhà đầu tư Hàn Quốc (cũng như các nhà đầu tư từ các nước khác) trong việc thiết lập, mua lại, và xúc tiến các hoạt động đầu tư ở Hàn Quốc. Kể từ năm 2007, FDI ra nước ngoài của Hàn Quốc đã tăng lên nhanh chóng và vượt FDI vào Hàn Quốc. FDI của Hàn Quốc ra nước ngoài đã vượt 10 tỷ USD năm 2007. Trung Quốc là địa chỉ ưa thích nhất của các nhà đầu tư Hàn Quốc bởi họ muốn tận dụng lợi thế về mặt địa lý gần gũi, dân số đông nhất thế giới và thị trường tăng trưởng nhanh, liên tục. Tuy nhiên, gần đây do chi phí ở Trung Quốc tăng cao nên các công ty Hàn Quốc có xu hướng chuyển dịch đầu tư sang các nước khác có chi phí rẻ hơn ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. * * * Tóm lại, có thể nói, những điều chỉnh chính sách chủ yếu của Hàn Quốc trong lĩnh vực tự do hóa thương mại và đầu tư nước ngoài trong thập niên gần đây đó là: - Trong khi vừa tham gia vào các đàm phán đa phương thì Hàn Quốc cũng đồng thời thích ứng với các cách tiếp cận song phương và đa trọng tâm đối với các hiệp ước mậu dịch khu vực. Trong đó quan trọng nhất phải kể đến là các FTA của Hàn Quốc với Mỹ (Korea-US FTA) và với Liên minh châu Âu (Korea-EU FTA). Một hiệp định FTA toàn diện với hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn nhờ gia tăng các hoạt động đầu tư và thương mại. - Hàn Quốc đang hoạch định các chiến lược nhằm thương mại hóa vị trí quốc gia như một quốc gia bán đảo trung chuyển, kết nối giữa một tập đoàn kinh tế lục địa được Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 dẫn dắt bởi Trung Quốc và Nga với một tập đoàn kinh tế biển đảo được dẫn dắt bởi Nhật Bản, Mỹ và các nền kinh tế vành đai Thái Bình Dương. Triển vọng thành công của chiến lược này phụ thuộc chủ yếu vào việc Hàn Quốc thực hiện thành công chiên lược thu hút luồng FDI mới và kêu gọi tái đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài hiện hữu thông qua việc kết nối mạng hàng hóa thành phẩm, phụ kiện và vật liệu, hậu cần, tài chính, các công ty con địa phương của các công ty đa quốc gia, và các trung tâm nghiên cứu & triển khai (R&D). Điều này là hoàn toàn khả thi nếu Hàn Quốc khai thác tối đa lợi ích từ FTA Hàn - Mỹ cũng như từ các hiệp định mậu dịch tự do khác và thu hút một cách chủ động hiệu quả luồng vốn FDI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lee Myung-bak’s Foreign Policy: A 250Day Assessment, Scott Snyder, Korean Journal of Defense Analysis, Volume 21 Issue 1, March 2009. 2. Attraction of High Value Added Businesses - Experience of Free Economic Zones in Korea, Yong Chun Baek, Planning office of Free Economic Zone, Ministry of Finance and Economy, May 2006. 3. Hwang Doo-yun, Korea’s International Trade Policy in the Global Age, East Asian Review, Vol.13, No 3, Autumn 2001. 4. Kang-ho Park, Korea’s Role in Global Development, The Brookings Institution, 2012. 5. Chuk Kyo Kim, Korea’s Development Policy Experience and Implications for Developing Countries, KIEP, 2008. 35

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan