Phân tích hiệu quả hoạt động các khách sạn tại nha trang

113 1.6K 3
Phân tích hiệu quả hoạt động các khách sạn tại nha trang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... hiệu hoạt động khách sạn 3 Chính vậy, việc nghiên cứu, đánh giá hiệu sử dụng yếu tố đầu vào để đánh giá hiệu hoạt động khách sạn Nha Trang cần thiết, góp phần xác định hiệu hoạt động khách sạn. .. giới thiệu kinh doanh khách sạn, sản phẩm khách sạn; hiệu hoạt động khách sạn thông qua khái niệm hiệu quả, phương pháp đo lường hiệu quả, chất ý nghĩa hiệu hoạt động; quan điểm đánh giá hiệu. .. dụng để phân tích, đo lường hiệu sử dụng yếu tố đầu vào khả sinh lời cho khách sạn 3, 4, Nha Trang Hai phương pháp phân tích sử dụng nghiên cứu đánh giá hiệu hoạt động khách sạn 3, 4, Nha Trang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VÕ ĐÌNH QUYẾT PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC KHÁCH SẠN TẠI NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Khánh Hoà – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VÕ ĐÌNH QUYẾT PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC KHÁCH SẠN TẠI NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA SAU ĐẠI HỌC Khánh Hoà – 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận văn Võ Đình Quyết ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, vì vậy sự hỗ trợ từ thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp và gia đình là rất lớn. Thông qua luận văn này, trước tiên tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến những người thân trong gia đình của tôi đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình viết đề tài, xin gởi lời cảm ơn đến thầy Lê Kim Long, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài. Xin cảm ơn các thầy cô và anh chị em trong lớp Cao học Kinh tế 2013 đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này, một lần nữa xin chân thành cảm ơn! iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... v DANH MỤC HÌNH.................................................................................................... vi MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................. 6 1.1. Kinh doanh khách sạn........................................................................................ 6 1.1.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn ................................................................. 6 1.1.2. Sản phẩm của khách sạn .............................................................................. 6 1.1.3. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn ................................................................... 7 1.2. Hiệu quả hoạt động............................................................................................ 8 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả ................................................................................. 8 1.2.2. Phương pháp đo lường hiệu quả .................................................................. 9 1.2.3. Bản chất và ý nghĩa của hiệu quả hoạt động .............................................. 11 1.2.4. Các quan điểm đánh giá hiệu quả .............................................................. 13 1.2.5. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................... 13 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 17 2.1. Một số đặc điểm của đối tượng và địa bàn nghiên cứu ..................................... 17 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 17 2.1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .............................................................. 17 2.2. Mô hình nghiên cứu......................................................................................... 23 2.2.1. Hàm Cobb-Douglas ................................................................................... 23 2.2.2. Ước lượng các thông số của hàm Cobb-Douglas ....................................... 25 2.2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước và biến nghiên cứu đề xuất ..................... 31 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 34 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu..................................................................... 34 2.3.2. Phương pháp phân tích .............................................................................. 35 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN ........................................ 37 3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 37 3.2. Kết quả nghiên cứu......................................................................................... 41 3.2.1. Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời......................... 41 iv 3.2.2. Mức tiết kiệm tối đa các nguồn lực đầu vào của khách sạn ........................ 50 3.3. Thảo luận........................................................................................................ 61 3.3.1. Thảo luận kết quả ...................................................................................... 61 3.3.2. Thảo luận với các nghiên cứu khác............................................................ 67 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 69 PHỤ LỤC.................................................................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 100 v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về du lịch tại Khánh Hoà ................................................... 19 Bảng 2.2 : Dự báo cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Khánh Hoà (giá 2006) ........ 21 Bảng 2.3: Dự báo khách, doanh thu du lịch du lịch Nha Trang .................................. 23 Bảng 2.4. Tóm lượt chọn biến của các nghiên cứu trước............................................ 32 Bảng 2.5: Các biến sử dụng trong phân tích ............................................................... 34 Bảng 3.1 : Thống kê mẫu khách sạn 3 sao tại Nha Trang ........................................... 38 Bảng 3.2 : Thống kê mẫu khách sạn 4 sao tại Nha Trang ........................................... 39 Bảng 3.3 : Thống kê mẫu khách sạn 5 sao tại Nha Trang ........................................... 40 Bảng 3.4 : Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời khách sạn 3 sao tại Nha Trang............................................................................................................. 42 Bảng 3.5 : Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời khách sạn 4 sao tại Nha Trang............................................................................................................. 44 Bảng 3.6 : Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời khách sạn 5 sao tại Nha Trang............................................................................................................. 48 Bảng 3.7 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực lao động khách sạn 3 sao tại Nha Trang ... 50 Bảng 3.8 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực số phòng khách sạn 3 sao tại Nha Trang .. 51 Bảng 3.9 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực chi phí biến đổi khách sạn 3 sao tại Nha Trang ......................................................................................................................... 52 Bảng 3.10 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực lao động khách sạn 4 sao tại Nha Trang . 54 Bảng 3.11 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực số phòng khách sạn 4 sao tại Nha Trang 55 Bảng 3.12 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực chi phí biến đổi khách sạn 4 sao tại Nha Trang ......................................................................................................................... 56 Bảng 3.13 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực lao động khách sạn 5 sao tại Nha Trang . 58 Bảng 3.14 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực số phòng khách sạn 5 sao tại Nha Trang 59 Bảng 3.15 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực chi phí biến đổi khách sạn 5 sao tại Nha Trang ......................................................................................................................... 60 vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình DEA tối thiểu hoá đầu vào ...........................................................29 Hình 2.2. Mô hình DEA tối đa hoá đầu ra..................................................................29 Hình 3.1. Tỷ lệ giảm lao động của khách sạn 3 sao....................................................51 Hình 3.2. Tỷ lệ giảm số phòng của khách sạn 3 sao ...................................................52 Hình 3.3. Tỷ lệ giảm chi phí biến đổi của khách sạn 3 sao .........................................53 Hình 3.4. Tỷ lệ giảm các yếu tố đầu vào của khách sạn 3 sao.....................................53 Hình 3.5. Tỷ lệ giảm lao động của khách sạn 4 sao....................................................54 Hình 3.6. Tỷ lệ giảm số phòng của khách sạn 4 sao ...................................................55 Hình 3.7. Tỷ lệ giảm chi phí biến đổi của khách sạn 4 sao .........................................57 Hình 3.8. Tỷ lệ giảm các yếu tố đầu vào của khách sạn 4 sao.....................................57 Hình 3.9. Tỷ lệ giảm lao động của khách sạn 5 sao....................................................58 Hình 3.10. Tỷ lệ giảm số phòng của khách sạn 5 sao .................................................59 Hình 3.11. Tỷ lệ giảm chi phí biến đổi của khách sạn 5 sao .......................................61 Hình 3.12. Tỷ lệ giảm các yếu tố đầu vào của khách sạn 5 sao...................................61 Hình 3.13. Các vấn đề môi trường và quản lý môi trường..........................................67 Hình 3.14. Các vấn đề chương trình trách nhiệm xã hội .............................................67 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa DEA Phân tích đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis) CRS Quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Constant Return to scale) VCSH Vốn chủ sở hữu TTS Tổng tài sản DT Doanh thu LN Lợi nhuận TE Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào (Technical efficiency hiệu quả kỹ thuật) 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành kinh doanh khách sạn ở Khánh Hoà thời gian gần đây phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng. Nếu như đầu những năm 1990, điểm đến du lịch Khánh Hoà chỉ có vài chục khách sạn thì tính đến 2014 số cơ sở lưu trú đã tăng lên gấp hàng chục lần. Cụ thể, hiện nay toàn tỉnh Khánh Hoà có khoảng hơn 500 cơ sở lưu trú với hơn 12.800 phòng, trong đó có 58 khách sạn từ 3 - 5 sao với 4.981 phòng. Theo tinh thần của Nghị quyết XIV và XV/ NQ-TU, tỉnh Khánh Hoà đã đề ra phát triển du lịch Khánh Hoà thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ trên thế giới, với mức đóng góp ngân sách đến năm 2020 là 11,53% (Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Khánh Hòa, 2014). Nha Trang là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, tuy diện tích chỉ chiếm 4,84%, nhưng lại chiếm hơn 1/3 dân số và hơn 2/3 tổng sản phẩm nội địa của Khánh Hòa. Ngoài ra Nha Trang cũng đóng góp 82,5% doanh thu du lịch - dịch vụ. Số lượng khách du lịch đến Nha Trang tăng từ 1.125 ngàn lượt (2010) lên 1.541 ngàn lượt (2015 – dự kiến) (Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Khánh Hòa, 2014). Một số thương hiệu khách sạn đẳng cấp thế giới như: Sheraton, Novotel, Havana… đã có mặt ở Nha Trang. Với những chính sách thu hút đầu tư và môi trường kinh doanh thuận lợi, nhiều dự án xây dựng các khách sạn quy mô lớn đã và đang triển khai trên địa bàn thành phố Nha Trang. Ngành du lịch Nha Trang đang đứng trước những cơ hội để phát triển, nhưng cùng với đó, những thách thức phát sinh đối với việc kinh doanh du lịch ngày càng hiện rõ và gia tăng. Sự quá tải trong việc cung cấp nơi lưu trú trong mùa cao điểm và sự giảm giá cạnh tranh trong mùa thấp điểm đã đặt ra những thách thức không nhỏ trong việc lựa chọn quy mô của nơi lưu trú. Cùng với sự phát triển về số lượng, cạnh tranh về chất lượng phục vụ và hiệu quả hoạt động của các khách sạn luôn được các nhà quản trị cấp cao trong lĩnh vực kinh doanh này quan tâm. Đánh giá hiệu quả hoạt động là một chứng cứ quan trọng để các khách sạn hoạch định và xây dựng chính sách. Để làm được điều này, đầu tiên các khách sạn phải đo lường được hiệu quả hoạt động của nó, so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng một phân khúc, ở đây cụ thể là trong cùng hạng sao. 2 Theo lý thuyết kinh tế, sự phát triển quá nhanh và tự phát của một ngành thường dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào – từ đó sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh tế của các khách sạn, của ngành và môi trường trong tương lai gần. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý các yếu tố đầu vào đóng vai trò quyết định cho việc phát triển bền vững trong dài hạn. Tuy nhiên, mối quan tâm hàng đầu của các khách sạn thường là khả năng sinh lợi của khách sạn. Chính vì vậy, phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi của các khách sạn là một nhu cầu bức thiết và phải thực hiện ngay nhằm giúp các nhà quản lý khuyến cáo chủ khách sạn và đề ra các biện pháp quản lý nhằm phát triển du lịch Nha Trang – Khánh Hòa phát triển bền vững. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của khách sạn, có rất nhiều phương pháp để đánh giá, trước đây phương pháp truyền thống phổ biến nhất là sử dụng hiệu quả tài chính. Dĩ nhiên, điều này là căn cứ quan trọng đối với các nhà đầu tư khi họ cần tìm hiểu về khách sạn. Nhưng việc sử dụng phương pháp này chỉ mang tính chất đánh giá riêng biệt, chưa nói rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý đối với hiệu quả hoạt động của khách sạn. Khi mà ngành khách sạn là ngành kinh doanh tập trung, giá cả thường được so sánh với nhau để định giá phòng, thì hiệu quả hoạt động của khách sạn càng cần phân tích sâu để hiểu rõ vai trò của việc quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả hay không. Trong một số phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động hiện đại, để xác định mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào, xác định mức độ lãng phí và đề xuất biện pháp cải thiện mức lãng phí của các yếu tố đầu vào, phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) là một trong những công cụ phân tích mạnh. Phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA) - phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp đã được nghiên cứu, sử dụng khá nhiều trong các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học quốc tế về kinh tế, cũng như về du lịch. Tuy nhiên, ở Việt Nam nghiên cứu này được sử dụng phổ biến ở lĩnh vực thủy sản (nghiên cứu của Đặng Hoàng Xuân Huy, 2009, 2012; Lê Kim Long và cộng sự, 2013…), ngân hàng (Nguyễn Thị Ngân và cộng sự, 2012; Đỗ Quang Giám, 2006),..trong khi đó, trong lĩnh vực du lịch, phương pháp này vẫn còn tương đối mới, chưa được tiếp cận, áp dụng nhiều trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của các khách sạn. 3 Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào để đánh giá hiệu quả hoạt động các khách sạn tại Nha Trang là cần thiết, góp phần xác định hiệu quả hoạt động từng khách sạn và so sánh các khách sạn trong cùng một phân khúc với nhau, xác định mức độ lãng phí của các nguồn lực yếu tố đầu vào. Qua đó, góp phần giúp cho các khách sạn tại Nha Trang hoạt động một cách hiệu quả, phát triển bền vững. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu này nhằm đo lường hiệu quả hoạt động ngành kinh doanh khách sạn (khách sạn từ 3 đến 5 sao) của Nha Trang - Khánh Hoà nhằm xác định hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các khách sạn. 2.2. Mục tiêu cụ thể (i) Xác định hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang. (ii) Xác định các nguồn lực các yếu tố đầu vào có thể tiết kiệm tối đa để các khách sạn tại Nha Trang. (iii) Xác định khả năng sinh lời của các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang. (iv) Đề xuất một số kiến nghị giải pháp góp phần cho các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang đạt được hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các khách sạn từ 3 đến 5 sao đang hoạt động trên địa bàn Nha Trang – Khánh Hòa. Để thuận tiện cho việc trình bày, từ “Khách sạn” dùng trong nghiên cứu là để chỉ cả khách sạn và khu nghỉ dưỡng. Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả hoạt động trong hoạt động kinh doanh khách sạn tại Nha Trang – Khánh Hòa thông qua hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng là thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn biến đầu vào, đầu ra, điều chỉnh biến cho phù hợp với môi trường nghiên cứu, 4 sau đó sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu thực tế để đo lường. Kết quả nghiên cứu chính thức được sử dụng để phân tích, đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời cho các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang. Hai phương pháp phân tích chính được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang – Khánh Hòa là phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) và khả năng sinh lời. 5. Đóng góp của đề tài - Lý thuyết: hệ thống lại lý thuyết về đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào theo phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA); đo lường khả năng sinh lời. - Thực tiễn: + Phân tích được hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các khách sạn từ 3 đến 5 sao tại Nha Trang theo hướng phân tích đường bao dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) và đo lường khả năng sinh lời. + Đánh giá mức tiết kiệm tối đa và mức lãng phí của các khách sạn từ 3 đến 5 sao tại Nha Trang, từ đó, đề xuất một số cách để giảm mức lãng phí tại các khách sạn. + Là tài liệu tham khảo tốt cho học viên cao học các khóa sau. 6. Dự kiến kết cấu của luận văn Ngoài các phần như: mở đầu, kết luận – kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,… luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết. Chương này giới thiệu kinh doanh khách sạn, sản phẩm của khách sạn; hiệu quả hoạt động của khách sạn thông qua khái niệm hiệu quả, phương pháp đo lường hiệu quả, bản chất và ý nghĩa hiệu quả hoạt động; các quan điểm đánh giá hiệu quả. Bên cạnh đó, chương cũng trình bày tổng quan các nghiên cứu trước trong và ngoài nước. Chương 2: Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu. Chương này giới thiệu một số đặc điểm của đối tượng và địa bàn nghiên cứu. Chương cũng trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu: phân tích màng dữ liệu (DEA), khả năng sinh lời thông qua chỉ tiêu mang tính đại diện là tỷ số số dư đảm phí. 5 Chương 3: Kết quả nghiên cứu - Thảo luận. Chương này giới thiệu mẫu, kết quả nghiên cứu và thảo luận về hiệu quả các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời của các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang. Nghiên cứu cũng tiến hành đánh giá kết quả khảo sát chương trình quản lý môi trường và trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp, xác định nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả các yếu tố đầu vào của các khách sạn Nha Trang, để từ đó làm cơ sở cho kiến nghị giải pháp. 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Kinh doanh khách sạn 1.1.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi. Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi. Kinh doanh ăn uống trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng (khách sạn) cho khách nhằm mục đích có lãi. Ta có thể coi khách của khách sạn là tất cả ai có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách sạn. Họ có thể là khách du lịch (từ các nơi khác ngoài địa phương đến) như khách du lịch với mục đích tham quan, nghỉ ngơi thư giãn; khách thương gia với mục đích công vụ... Họ cũng có thể là người dân địa phương hoặc bất kì ai tiêu dùng những sản phẩm đơn lẻ của khách sạn (dịch vụ tắm hơi xoa bóp, sử dụng sân tennis, thưởng thức một bữa ăn trưa, tổ chức một bữa tiệc cưới ....). Như vậy, khách của khách sạn là người tiêu dùng sản phẩm của khách sạn không giới hạn bởi mục đích, thời gian, và không gian tiêu dùng. Khách du lịch chỉ là một đoạn thị trường của khách sạn mà thôi, song đây lại là thị trường chính yếu, quan trọng nhất của khách sạn (Nguyễn Văn Mạnh, 2010). 1.1.2. Sản phẩm của khách sạn - Khái niệm sản phẩm của khách sạn Sản phẩm của khách sạn là tất cả những dịch vụ và hàng hóa mà khách sạn cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ liên hệ với khách sạn lần đầu để đăng ký buồng cho tới khi tiêu dùng xong và rời khỏi khách sạn (Nguyễn Văn Mạnh, 2010). 7 Sản phẩm hàng hóa là những sản phẩm hữu hình (có hình dạng cụ thể) mà khách sạn cung cấp như: thức ăn, đồ uống, hàng lưu niệm, các hàng hóa được bán trong doanh nghiệp khách sạn. Sản phẩm dịch vụ (sản phẩm dưới dạng phi vật chất hay vô hình) là những giá trị về vật chất hoặc tinh thần (hay cũng có thể là một sự trải nghiệm, một cảm giác về sự hài lòng hay không hài lòng) mà khách hàng đồng ý bỏ tiền ra để đổi lấy chúng. Dịch vụ chính: là dịch vụ buồng ngủ và dịch vụ ăn uống nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của khách khi họ lưu lại tại khách sạn. Dịch vụ bổ sung: là các dịch vụ khác ngoài hai dịch vụ trên nhằm thỏa mãn nhu cầu thứ yếu trong thời gian khách lưu lại tại khách sạn. Đối với dịch vụ bổ sung của khách sạn người ta chia ra thành dịch vụ bổ sung bắt buộc và dịch vụ bổ sung không bắt buộc. Việc tồn tại dịch vụ bổ sung bắt buộc và không bắt buộc tùy thuộc vào quy định trong tiêu chuẩn phân hạng khách sạn của mỗi quốc gia. - Đặc điểm của sản phẩm khách sạn: mang tính vô hình, là dịch vụ không thể lưu kho cất trữ được, có tính cao cấp, có tính tổng hợp cao, chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của khách hàng, chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định (Nguyễn Văn Mạnh, 2010). 1.1.3. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 đến 5 sao là khách sạn có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng phục vụ cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: - Vị trí, kiến trúc - Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ - Dịch vụ và mức độ phục vụ - Nhân viên phục vụ - Vệ sinh 8 Khách sạn hạng càng cao, yêu cầu chất lượng phục vụ, trang thiết bị tiện nghi, số lượng các dịch vụ càng phải đầy đủ, hoàn hảo, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách (xem phụ lục 4) (Nguyễn Văn Mạnh, 2010). 1.2. Hiệu quả hoạt động 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả Hiệu quả (hiệu quả hoạt động) bao gồm nhiều khái niệm tùy theo phạm vi và cách tiếp cận. + Hiệu quả (Efficiency): là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (như lao động, vốn, máy móc…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng. Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được (outputs) so với các biến số đầu vào (inputs) đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó. + Hiệu quả kinh tế (Economic efficiency): là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực…) để đạt được mục tiêu xác định. H = K/C (1.1) Với H: là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế nào đó); K: là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó; C: là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó. Và có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Vậy hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định. + Hiệu quả tài chính (Finance efficiency): Là chỉ tiêu dùng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhưng hiệu quả tài chính này thông thường chỉ là thước đo riêng phần. 9 + Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào (Technical efficiency - TE, hiệu quả kỹ thuật): là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định (Coelli, T. J và cộng sự, 2005). 1.2.2. Phương pháp đo lường hiệu quả 1.2.2.1. Phương pháp truyền thống Để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp dựa trên phương pháp tài chính, người ta sử dụng năm thước đo cơ bản: + Tỷ suất lợi nhuận. + Bảo tồn và phát triển vốn + Tình hình tài chính lành mạnh + Đóng góp cho ngân sách nhà nước + Cải thiện thu nhập cho người lao động Trong năm thước đo này, khả năng sinh lời là một thước đo quan trọng. Khả năng sinh lời (profitability) được định nghĩa là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính. Việc đánh giá khả năng sinh lời phải dựa trên một khoảng thời gian tham chiếu. Khái niệm khả năng sinh lời được áp dụng trong mọi hoạt động kinh tế sử dụng các phương tiện vật chất, con người và tài chính, thể hiện bằng kết quả trên phương tiện. Khả năng sinh lời có thể áp dụng cho một hoặc một tập hợp tài sản. Ở cấp độ doanh nghiệp, khả năng sinh lời là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà doanh nghiệp nắm giữ. Nhìn chung, tùy theo mục tiêu phân tích, khả năng sinh lợi có thể được đại diện bởi nhiều nhóm chỉ số phân tích khác nhau. Trong nghiên cứu này, khả năng sinh lời được đo bằng tỷ lệ số dư đảm phí. - Số dư đảm phí: một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiều đồng doanh thu + Số dư đảm phí là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi biến phí: Doanh thu ............................................................................... XXX Trừ: Biến phí ......................................................................... XXX Số dư đảm phí ........................................................................ XXX + Số dư đảm phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và biến phí đơn vị: Đơn giá bán ........................................................................... XXX Trừ: Biến phí đơn vị............................................................... XXX 10 Số dư đảm phí đơn vị ............................................................. XXX + Số dư đảm phí bằng số dư đảm phí đơn vị nhân với số lượng sản phẩm tiêu thụ: Số dư đảm phí đơn vị ............................................................. XXX Nhân: Số lượng sản phẩm tiêu thụ ......................................... XXX Số dư đảm phí ........................................................................ XXX + Thuật ngữ "Tổng số dư đảm phí "cũng được sử dụng để diễn tả số dư đảm phí. Lợi nhuận thuần bằng số dư đảm phí trừ định phí Doanh thu ............................................................................... XXX Trừ: Biến phí .......................................................................... XXX Số dư đảm phí ........................................................................XXX Trừ: Định phí.......................................................................... XXX Lợi nhuận thuần...................................................................... XXX Khi số dư đảm phí bằng định phí, lợi nhuận sẽ bằng 0 => hòa vốn. Mối quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận cung cấp cho các nhà quản trị một công cụ hoạch định mạnh. Các nhà quản trị có thể có thể dự đoán lợi nhuận ở những mức hoạt động khác nhau mà không cần phải lập báo cáo kết quả kinh doanh. Số dư đảm phí phải vượt qua định phí, nếu không sẽ bị lỗ. Khi chưa hòa vốn, mỗi sản phẩm tiêu thụ sẽ giảm lỗ, tương ứng với số dư đảm phí đơn vị. Khi đã hòa vốn cứ bán thêm một sản phẩm, lợi nhuận sẽ tăng tương ứng với số dư đảm phí đơn vị. - Tỷ lệ số dư đảm phí Công thức: Tỷ lệ số dư đảm phí = 100% x Số dư đảm phí Doanh thu Tỷ lệ số dư đảm phí được sử dụng để xác định mức chênh lệch của tổng số dư đảm phí khi doanh thu thay đổi. Chênh lệch doanh thu ...........................................................XXX Nhân: Tỷ lệ số dư đảm phí.....................................................XXX Chênh lệch số dư đảm phí......................................................XXX Nếu định phí không thay đổi, bất kỳ khoản tăng (hoặc giảm) số dư đảm phí nào đều làm tăng (hoặc giảm) lợi nhuận tương ứng. 11 Thông qua khái niệm về tỷ lệ số dư đảm phí ta rút ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, mối quan hệ đó là nếu doanh thu tăng 1 lượng thì lợi nhuận tăng 1 lượng bằng doanh thu tăng lên nhân cho tỷ lệ số dư đảm phí. Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: nếu tăng cùng 1 lượng doanh thu ở tất cả những sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận, những doanh nghiệp .... thì những doanh nghiệp nào, những bộ phận nào có tỉ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều (Ngô Đình Trực, 2012). 1.2.2.2. Phương pháp hiện đại Có nhiều phương pháp hiện đại để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong đó, hai phương pháp phân tích chính là phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) được khởi xướng bởi Charnes và các cộng sự (1978) và phương pháp phân tích đường biên ngẫu nhiên (Stochastic Production Frontier - SPF) được phát triển bởi Battese và Coelli (1995) (Johns, N. và cộng sự, 1997). Các phương pháp này sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 2. 1.2.3. Bản chất và ý nghĩa của hiệu quả hoạt động Khái niệm hiệu quả nói chung của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, … và cũng có thể là các đại lượng chi phí phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm, … Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Trong khi đó, công thức (1.1) lại cho thấy trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh 12 doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng như thực hiện sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp và từ đó có thể tạo ra lợi nhuận. Như vậy, mục tiêu bao trùm lâu dài của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở nguồn lực sẵn có. Để đạt được mục tiêu này, quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Hiệu quả kinh doanh là một công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả, giảm chi phí kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả. Bản chất của phạm trù hiệu quả đã chỉ rõ trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng tạo ra kết quả cao trong cùng một nguồn lực đầu vào hoặc tốc độ tăng kết quả lớn hơn so với tốc độ tăng việc sử dụng các nguồn lực đầu vào. Đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa. Do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất, đưa ra phương pháp đúng đắn nhất để đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa. Với tư cách là một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả không chỉ được sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi hoạt động của toàn doanh nghiệp, mà còn sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng của từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu. Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Từ công thức định nghĩa về hiệu quả kinh tế, chúng ta thấy khi thiết lập mối quan hệ tỷ lệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” sẽ có thể cho một dãy các giá trị khác nhau. Vấn đề được đặt ra là trong các giá trị đạt được thì giá trị nào phản ánh tính hiệu quả 13 (nằm trong miền có hiệu quả), các giá trị nào sẽ phản ánh tính hiệu quả cao cũng như những giá trị nào nằm trong miền không đạt hiệu quả (Nguyễn Hải Sản, 2007). 1.2.4. Các quan điểm đánh giá hiệu quả + Phương pháp dãy số thời gian: là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Dãy số thời gian cho phép thống kê học nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự biến động, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai. + Phương pháp thống kê: sử dụng các số liệu thống kê để xác định các chỉ số đánh giá. Số liệu gồm có số liệu đầu vào (chi phí), số liệu đầu ra (doanh thu). Có hai loại chỉ tiêu đánh giá: Dạng thuận: H = Kết quả kinh tế /Chi phí kinh tế = Q/C Trong đó: H biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị đầu ra. Chỉ tiêu H được dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế. Dạng nghịch: E = Chi phí kinh tế / Kết quả kinh tế = C/Q Chỉ tiêu E cho biết để có một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu vào. Chỉ tiêu E là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực hay chi phí thường xuyên. + Phương pháp đồ thị: là phương pháp mô tả bằng đồ thị để có thể so sánh và đánh giá tính hiệu quả. Phương pháp này biểu thị rất trực quan và sinh động. + Phương pháp so sánh giữa các doanh nghiệp: là phương pháp thống kê dùng để so sánh các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành, cùng qui mô và trong cùng một khoảng thời gian (Nguyễn Hải Sản, 2007). 1.2.5. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước - Tình hình nghiên cứu trong nước Có nhiều đề tài sử dụng phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thủy sản, ngân hàng như: Đặng Hoàng Xuân Huy và cộng sự (2012), nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho các trại nuôi cá Tra thương phẩm tại Đồng Bằng Sông Cửu Long bằng phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA) theo mô hình tối thiểu hóa đầu vào và phương pháp đường biên ngẫu nhiên (SPF). Kết quả cho thấy, theo phương pháp DEA tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng 14 đến kết quả sản xuất (CRS), chỉ có 9,47% số trại cá Tra đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, hệ số hiệu quả trung bình là 0,57; trong trường hợp qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS), chỉ có 19,47% số trại cá Tra đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, hệ số hiệu quả trung bình là 0,72. Trái lại, với phương pháp phân tích đường biên ngẫu nhiên (SPF), hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trung bình là 0,89 và có hai nhân tố có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào đó là chi phí hóa chất và thức ăn. Đỗ Quang Giám (2006), đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho các hộ trồng vải thiều tại Bắc Giang. Kết quả cho thấy chính việc sử dụng không hiệu quả đầu vào như công lao động, phun thuốc, tuổi cây, tỷ lệ ra tán quả cách năm, phân hóa học và mật độ cây dẫn đến tình trạng hao phí nguồn lực, điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Trương Quang Thịnh (2011), đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các Ngân hàng Thương mại của Việt Nam giai đoạn 2008 -2010. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp đường bao dữ liệu với các biến đầu vào gồm chi phí tiền lương, chi phí trả lãi, các khoản chi phí khác; các biến đầu ra gồm tổng tài sản, thu nhập lãi, các khoản thu nhập khác.. Kết quả cho thấy, trong số 39 ngân hàng, 12 ngân hàng luôn sử dụng nguồn lực có hiệu quả, các ngân hàng còn lại còn lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực. Qua đó cho thấy khả năng sử dụng các nguồn lực của các ngân hàng này là không đồng đều, từ đó hạn chế khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập vào nền tài chính khu vực và thế giới. Hạn chế của nghiên cứu là chưa xem xét đến các yếu tố tài sản vô hình của ngân hàng khi lựa chọn biến số đầu ra, chưa chỉ ra sự thay đổi về hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào với trường hợp quy mô không đổi và quy mô thay đổi, chưa phân tích được ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng và chưa xem xét chất lượng của tài sản có trong tổng tài sản khi chọn biến đầu ra tổng tài sản (vì chất lượng tài sản có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của ngân hàng). Ngoài ra, các ngân hàng có trọng số sử dụng nguồn lực là khác nhau, có lợi thế khác nhau nên việc xem xét trọng số của các ngân hàng như nhau trong nghiên cứu là chưa thỏa đáng. - Tình hình nghiên cứu ngoài nước Một số nghiên cứu tiêu biểu đã áp dụng phương pháp DEA trong ngành khách sạn như Morey và Dittman (1995) sử dụng phương pháp phân tích DEA để đánh giá 15 hiệu quả quản lý tổng quát ở 54 khách sạn ở Mỹ. Sanjeev (2007) đánh giá hiệu quả của 68 khách sạn và nhà hàng hoạt động ở Ấn Độ bằng phương pháp DEA. Hwang và Chang (2003) sử dụng DEA và bổ sung thêm chỉ số năng suất Malmquist’s Total Factor Productivity (TFP) để đo lường hiệu quả quản lý của 45 khách sạn ở Đài Loan trong năm 1998 và sự thay đổi về hiệu quả của 45 khách sạn từ năm 1994 đến 1998. Barros và Mascarenhas (2005) sử dụng DEA đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của 43 khách sạn ở Bồ Đào Nha trong năm 2001. Bell và Morey (1995) nghiên cứu hiệu quả của khách sạn và đánh giá 31 đơn vị du lịch với 4 yếu tố đầu vào: (1) các chi phí hỗ trợ; (2) các khoản chi phí trong chuyến đi; (3) các yếu tố môi trường, và (4) các khoản chi phí khác. Yếu tố đầu ra là các mức độ dịch vụ được cung cấp (tuyệt hảo và trung bình). Morey và Dittman (1995) sử dụng 9 yếu tố đầu vào: (1) tiền lương, (2) các chi phí năng lượng, (3) chi phí cố định, (4) chi phí cho bộ phận phòng, (5) những khoảng chi phí ngoài lương cho tài sản, (6) những khoảng chi phí ngoài lương cho công việc quản lý, (7) những khoảng chi phí ngoài lương cho việc quảng cáo, (8) biên chế và các chi phí liên quan đến công việc hành chính, và (9) lương và các khoảng chi phí quảng cáo. Bốn yếu tố đầu ra được sử dụng là: (1) thị phần, (2) tốc độ tăng trưởng, (3) tổng doanh thu và (4) chất lượng dịch vụ cung cấp. John và cộng sự (1997) sử dụng các đầu vào và đầu ra đơn giản mà không có tỷ số hay dữ liệu tổng hợp. Các tác giả đã sử dụng các dữ liệu phi tài chính để phân tích. Bốn đầu vào được sử dụng trong nghiên cứu này là: (1) số lượng phòng trống, (2) tổng giờ làm việc, (3) tổng chi phí cho thực phẩm và đồ uống, (4) tổng chi phí tiện ích; và ba yếu tố đầu ra dùng trong nghiên cứu gồm: (1) số phòng có khách, (2) tổng các khoản đã phục vụ và (3) tổng doanh thu thức uống. Anderson và cộng sự (2000) đánh giá hiệu quả của 48 khách sạn bằng việc sử dụng dữ liệu chéo về giá, đầu vào và đầu ra. Năm yếu tố đầu vào đã được chọn: (1) số lượng phòng, (2) số lao động toàn thời gian qui đổi, (3) tổng chi phí liên quan đến trò chơi, (4) tổng chi phí vào thực phẩm và đồ uống và (5) các khoảng chi phí biến đổi khác. Tuy nhiên, chỉ có hai yếu tố đầu ra được xem xét: (1) tổng doanh thu và (2) doanh thu khác. Foo Lee Yen, và cộng sự (2011) nghiên cứu hiệu quả khách sạn tại Malaysia. Sáu yếu tố đầu vào được sử dụng trong nghiên cứu này là: (1) Số lượng phòng, (2) số 16 lượng lao động, (3) tổng tài sản, (4) tổng chi phí hoạt động, (5) chi phí khác, (6) chi phí thực phẩm và đồ uống. Sáu yếu tố đầu ra được chọn: (1) số đêm sử dụng phòng, (2) số khách, (3) số phòng đầy khách, (4) doanh thu từ hoạt động, (5) doanh thu khác, (6) doanh thu từ thực phẩm và đồ uống. Tóm lại, cho đến nay hầu hết các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động theo phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA) tại Việt Nam chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp, ngân hàng, chưa có nghiên cứu nào trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam Tóm tắt chương 1 Chương này giới thiệu kinh doanh khách sạn, sản phẩm của khách sạn; hiệu quả hoạt động của khách sạn thông qua khái niệm hiệu quả, phương pháp đo lường hiệu quả, bản chất và ý nghĩa hiệu quả hoạt động; các quan điểm đánh giá hiệu quả. Bên cạnh đó, chương cũng trình bày tổng quan các nghiên cứu trước trong và ngoài nước, làm cơ sở cho việc phân tích chương 2, 3. 17 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Một số đặc điểm của đối tượng và địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các khách sạn 3 sao – 5 sao tại Nha Trang với 4 biến số (lao động, số phòng, chi phí biến đổi, doanh thu) cho nghiên cứu. 2.1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 2.1.2.1. Du lịch Khánh Hòa - Tiềm năng phát triển du lịch Khánh Hoà + Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch biển, đảo: Vịnh Nha Trang, Vịnh Vân Phong, Bãi biển Dốc Lết, Đầm Nha Phu, Vịnh và bãi biển Cam Ranh...là những kỳ quan thiên nhiên đẹp với khí hậu ôn hòa, bãi biển đẹp, cát mịn, núi đồi hùng vĩ, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như: tổ chức hội nghị, tắm biển, vui chơi, giải trí cao cấp,… Tài nguyên hang, động, suối, thác: Suối Ba Hồ, Suối Hoa Lan, Suối Khoáng nóng, Suối Tiên, Hòn Bà, Thác Yang Bay,... vẫn còn nét hoang sơ của thiên nhiên. Ngoài ra, với diện tích rừng hiện có là 186,5 nghìn ha, là những điều kiện thích hợp để phát triển du lịch sinh thái núi với các loại hình tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, thể thao. + Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn Các di tích lịch sử kiến trúc: Tháp Bà Pô Nagar, Chùa Long Sơn, Viện Hải dương học, Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa, Chợ Đầm, Khu tưởng niệm Bác sĩ Alexandre Yersin, Di tích Am Chúa, Bộ Đàn đá Khánh Sơn,... Hệ thống các di tích này sẽ thích hợp với loại hình tham quan như: nghiên cứu, tìm hiểu. Các lễ hội dân gian: Lễ hội nghinh Ông, lễ hội Tháp Bà PôNagar, lễ hội Am Chúa... đều được tổ chức gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa, là những yếu tố thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch như tâm linh, tham quan, vãn cảnh. Các sự kiện đặc biệt: Các sự kiện đã được tổ chức tại địa phương như: Hội nghị tư vấn giữa kỳ các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam, Hội nghị chuyên viên tài chính AFEC, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, Duyên dáng Việt Nam 16 (2006); 18 cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt và cuộc thi Hoa hậu Trái đất lần thứ nhất (2007); vòng chung kết liên hoan tiếng hát Truyền hình toàn quốc giải Sao Mai 2007; cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ thế giới (2008) và cuộc thi Hoa hậu Trái đất lần thứ 2 (2010)… là những điều kiện thuận lợi để thu hút khách, tạo động lực cho phát triển du lịch (UBND tỉnh Khánh Hòa, 2014). - Những lợi thế phát triển ngành du lịch Khánh Hòa Lợi thế về cơ sở hạ tầng: Ở giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, nằm trên tuyến Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam, có nhiều cảng biển quan trọng, đường hàng không quốc tế. Ngoài ra, còn có Vịnh Cam Ranh, Vịnh Vân Phong, sân bay Cam Ranh. Lợi thế về các nhà cung cấp dịch vụ du lịch: Nhiều tập đoàn du lịch lớn trên thế giới như: Novotel, Vinpearl, Ana Mandara…, đặc biệt là tập đoàn Khách sạn cao cấp Sheraton của Mỹ đã có mặt ở Nha Trang - Khánh Hòa đã chứng minh rằng Khánh Hòa là một vùng đất đầy tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch và cũng chính vì đó Khánh Hòa đã có nhiều lợi thế hơn so với các trung tâm du lịch khác ở trong nước. Lợi thế về vị trí địa lý: Khánh Hòa là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có bờ biển dài 385 km. Phong phú với đầy đủ các loại địa hình: biển đảo, núi, đồng bằng... Vịnh Nha Trang được công nhận là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới. Biển Khánh Hòa có tài nguyên rất phong phú. Khí hậu của Khánh Hòa tương đối ôn hòa, nên rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch núi, biển... Lợi thế về nguồn nhân lực: Có các Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang, Trường Cao đẳng nghề Nha Trang, Trường Đại học Nha Trang, Trường Trung cấp Du lịch Nha Trang và Trung tâm Dạy nghề nghiệp vụ du lịch khách sạn quốc tế Yasaka – Sài Gòn – Nha Trang, là nơi đào tạo hàng ngàn nhân lực du lịch cho tỉnh và các tỉnh trong khu vực. Hàng năm, số lượng người học ra trường khoảng gần 1000 người (UBND tỉnh Khánh Hòa, 2014). - Tình hình phát triển du lịch Khánh Hòa Năm 2010 toàn tỉnh Khánh Hoà có 148 doanh nghiệp, đến 2013 đã có hơn 1.000 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch trong đó có 33 doanh nghiệp nhà nước, 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 150 công ty cổ phần, 420 công 19 ty trách nhiệm hữu hạn, 440 doanh nghiệp tư nhân, 90 chi nhánh và 18 đơn vị - tổ chức khác kinh doanh du lịch. Như vậy so với năm 2000, thì số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiện nay đã tăng hơn 7,8 lần. Mặc dù, có tăng trưởng về quy mô, nhưng còn tồn tại một số doanh nghiệp chất lượng và năng lực kinh doanh chưa được hiệu quả. Vì vậy, cần phải tiếp tục rà soát để sắp xếp lại các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, nhằm hướng đến khi tăng trưởng về quy mô thì luôn đi kèm với chất lượng năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp (UBND tỉnh Khánh Hòa, 2014). - Đặc điểm lưu trú của khách du lịch tại Khánh Hoà Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về du lịch tại Khánh Hoà STT Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Doanh thu du lịch Tỷ đồng 1.357 1.563 1.877 2.252 2.568 3.35 2 Số cơ sở lưu trú du lịch Cơ sở 397 409 455 503 511 565 3 Tổng số phòng Phòng 9.4 10.2 11.73 12.048 12.7 15730 4 Tổng lượt khách Người 1.597.228 1.580.080 1.840.259 2.180.008 2.317.950 3.020.518 5 Lượt khách quốc tế Người 315.585 281.202 384.979 440.39 530.66 635.948 (Nguồn: Sở VH-TT-DL Khánh Hoà, 2014) Hệ số sử dụng chung phòng lưu trú (số người bình quân trong 1 phòng lưu trú) hiện nay ở Khánh Hoà là 1,6 đối với khách du lịch quốc tế và 1,9 đối với khách du lịch nội địa (2010). Tuy nhiên, theo xu hướng chung thì hệ số này đang giảm dần nên hệ số sử dụng chung phòng đối với khách du lịch quốc tế giảm xuống còn 1,5 và khách du lịch nội địa là 1,8 (2013). Theo xu hướng đi du lịch hiện nay, một vấn đề khác cần được quan tâm là nên khuyến khích xây dựng các khách sạn đủ tiêu chuẩn xếp hạng sao (năm 2004 có 3.728 phòng lưu trú trong số 6.335 phòng lưu trú của Khánh Hoà là thuộc các khách sạn được xếp hạng từ 1 - 5 sao), với các trang thiết bị đồng bộ và hệ thống các dịch vụ đa 20 dạng, tránh đầu tư cho những cơ sở lưu trú nhỏ lẻ, trang thiết bị yếu kém, chỉ phục vụ dịch vụ lưu trú. Đến 2013, chỉ tiêu về số lao động bình quân/1 phòng lưu trú ở Khánh Hoà rất thấp (chỉ đạt 0,79 lao động/1 phòng khách sạn). Chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ du lịch. Dựa vào nhu cầu lao động tính bình quân cho một phòng khách sạn của cả nước và khu vực là 1,8 - 2,0 lao động trực tiếp, cũng như số lao động gián tiếp kèm theo (1 lao động trực tiếp kèm theo 2,0 - 2,2 lao động gián tiếp) - Mục tiêu phát triển du lịch Khánh Hoà + Mục tiêu chung Về kinh tế: Đến năm 2020 du lịch Khánh Hoà phát triển với mục tiêu thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế khác theo tinh thần của Nghị quyết XIV và XV/NQ-TU tỉnh Khánh Hoà đã đề ra. Phấn đấu đưa Khánh Hoà trở thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ không chỉ của cả nước mà của khu vực. Về văn hoá - xã hội: Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao vị thế du lịch Khánh Hoà đối với cả nước và trên trường quốc tế; cải tạo cảnh quan môi trường; nâng cao trình độ dân trí; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Về môi trường: Phát triển du lịch Khánh Hoà giai đoạn từ nay đến năm 2020 gắn liền với phát triển du lịch bền vững, vì vậy mục tiêu phát triển du lịch là góp phần gìn giữ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và nhân văn. Về an ninh quốc phòng, trât tự an toàn xã hội: Khánh Hoà là tỉnh duyên hải có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng vùng biển đảo đối với khu vực và cả nước vì vậy phát triển du lịch Khánh Hoà nhằm góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định khu vực, tạo nên một điểm đến an toàn và thân thiện. + Mục tiêu cụ thể Khách du lịch: Tăng cường thu hút khách du lịch, phấn đấu năm 2015 đón 2.300 ngàn lượt trong đó có gần 900 ngàn lượt khách quốc tế; năm 2020 đón được 3.400 ngàn lượt khách trong đó có khoảng 1.400 ngàn lượt khách quốc tế. Thu nhập từ du lịch: Nâng cao nguồn thu từ du lịch; phấn đấu năm 2015 khoảng 5.000 tỷ VNĐ (doanh thu du lịch 3.200 tỷ); năm 2020 đạt 10.700 tỷ VNĐ 21 (doanh thu du lịch đạt 7.000 tỷ); đưa tổng giá trị GDP du lịch năm 2010 đạt hơn 1.200 tỷ VNĐ (9,09% tổng GDP toàn tỉnh); năm 2015 đạt 2.400 tỷ (9,94%) và năm 2020 đạt gần 5.000 tỷ VNĐ (chiếm 11,53% tổng GDP của tỉnh). Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tăng cường đầu tư, xây dựng các khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia trên địa bàn, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương (2 khu du lịch quốc gia và khoảng 18 - 20 khu du lịch khác); nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và địa phương trên địa bàn; nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2015 khoảng 12.400 phòng với hơn 8.700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng trong đó có 2.200 phòng đạt tiêu chuẩn 4 – 5 sao; năm 2020 đạt gần 21.000 phòng với hơn 15.700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng trong đó có 4.000 phòng đạt tiêu chuẩn 4 - 5sao . Bảng 2.2 : Dự báo cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Khánh Hoà (giá 2006) 2015 Loại dịch vụ 2020 Tỉ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỉ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Ăn uống 24,0 1.188,326 22,0 2.340,800 Lưu trú 35,0 1.732,976 32,0 3.404,800 Mua sắm 11,0 544,650 12,0 1.276,800 Vận chuyển du lịch 14,0 693,190 16,0 1.702,400 Dịch vụ khác 16,0 792,218 18,0 1.915,200 100,0 4.951,360 100,0 10.640,000 Tổng cộng (Nguồn: Sở VH-TT-DL Khánh Hoà, 2014) Lao động và việc làm: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; phấn đấu đến năm 2015 đảm bảo hơn 60.000 lao động (trong đó có khoảng 20.000 lao động trực tiếp) và năm 2020 có hơn 113.000 lao động (trong đó có hơn 38.000 lao động trực tiếp). Về cơ cấu chi tiêu của khách: Với đặc thù của Khánh Hoà, có thể dự kiến cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến 2020 như bảng 2.2. 2.1.2.2. Du lịch Nha Trang Nha Trang là thành phố có nền kinh tế tương đối phát triển ở khu vực miền Trung. Năm 2011, GDP bình quân đầu người của thành phố đạt 3184 USD, tốc độ tăng trưởng GDP tăng bình quân hàng năm từ 13- 14%. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích 22 cực theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Năm 2011, tỷ trọng công nghiệpxây dựng chiếm 32%, du lịch - dịch vụ 63,77% và nông nghiệp là 4,23%. Trong đó công nghiệp tăng 7,97%, dịch vụ tăng 7,01% so với năm 2010, ngược lại ngành nông nghiệp tiếp tục suy giảm 12,46% do quá trình đô thị hóa khiến quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang có nhiều đóng góp đáng kể, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn Khánh Hòa. Tuy diện tích chỉ chiếm 4,84%, Nha Trang chiếm đến hơn 1/3 dân số và hơn 2/3 tổng sản phẩm nội địa của Khánh Hòa. Ngoài ra Nha Trang cũng đóng góp 82,5% doanh thu du lịch - dịch vụ và 42,9% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Là trung tâm khai thác, chế biến thủy-hải sản lớn, sản lượng thủy-hải sản của thành phố cũng chiếm 41,7% tổng sản lượng toàn tỉnh Khánh Hòa. Du lịch thành phố Nha Trang bao gồm phần lãnh thổ đất liền và phần biển đảo ven bờ với TP. Nha Trang là trọng tâm. Phần ven biển trải dài từ phía nam TP. Nha Trang lên đến phía nam bán đảo Hòn Khói (một phần lãnh thổ thị xã Ninh Hoà). Phần lãnh thổ đất liền giáp khu vực phía tây nam huyện Ninh Hoà (phía nam QL 26) và lãnh thổ các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh...dọc theo hành lang tỉnh lộ 2 tạo thành hành lang du lịch đông - tây ở khu vực trung tâm. Đặc điểm tài nguyên: Khu vực Nha Trang nổi trội tài nguyên du lịch biển, đảo với vịnh Nha Trang và quần thể các đảo trong lòng vịnh như Hòn Tre, Hòn Mun, Đảo Yến, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Miểu, Hòn Mát...là hạt nhân; khu vực đầm Nha Phu với đặc trưng riêng của tài nguyên biển đảo của các đảo… - Hướng khai thác loại hình du lịch: + Du lịch sinh thái biển : Nghỉ mát, tắm biển, thể thao nước, tham quan đảo, lặn biển, câu mực, câu cá.… + Du lịch văn hoá: Tham quan hệ thống di tích trên địa bàn như chùa Pô Naga, bảo tàng, Viện Hải dương học...; hành hương lễ hội. + Du lịch MICE: Thương mại, công vụ, hội chợ, hội thảo, festival, hội thao, khen thưởng, hoặc kèm theo các sự kiện đặc biệt khác (như đua thuyển buồm) …. + Du lịch thăm thân: Phục vụ khách du lịch là người Việt ở nước ngoài; + Du lịch tàu biển: Kết hợp du lịch biển và tham quan các di tích lịch sử, thắng cảnh trên đất liền khu vực thành phố Nha Trang. 23 + Du lịch đồng quê: Kết hợp với các loại hình du lịch trên để khai thác đặc trưng các miền quê vùng phụ cận thành phố Nha Trang. Du lịch Nha Trang với các thế mạnh đặc biệt có khả năng thu hút khách cao và là cụm du lịch và nghỉ dưỡng lớn của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. - Dự báo các chỉ tiêu phát triển của du lịch Nha Trang Bảng 2.3: Dự báo khách, doanh thu du lịch du lịch Nha Trang Các chỉ tiêu 2015 2020 - Khách du lịch (Ngàn lượt) 1.541 2.176 - Lượng phòng lưu trú (Phòng) 8.315 13.408 3.920,976 8.362,224 - Nhu cầu vốn đầu tư (Tỷ VNĐ) (Nguồn: Sở VH-TT-DL Khánh Hoà, 2014) 2.2. Mô hình nghiên cứu 2.2.1. Hàm Cobb-Douglas Trong hoạt động sản xuất có ba yếu tố quan trọng đảm bảo cho nó phát triển: lao động sống (L); công cụ máy móc và nguyên nhiên vật liệu (vốn, K); trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng tổ chức quản lý của doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung (các yếu tố tổng hợp, A). Sản xuất phát triển nhanh hay chậm tùy thuộc vào việc sử dụng các yếu tố lao động, vốn như thế nào, đồng thời cũng phụ thuộc vào các yếu tố tổng hợp. Trên bình diện kinh tế các yếu tố này phản ánh hiệu quả sản xuất chung. Để đánh giá tác động của các yếu tố này tới kết quả sản xuất người ta thường sử dụng mô hình CobbDouglas, mô hình này có một số ưu điểm sau: - Trong số các mô hình mô tả quá trình sản xuất, mô hình này thuộc loại đơn giản nhất. - Tuy mô hình đơn giản, song vẫn cho phép nhận xét sát thực với tình hình sản xuất thực tế. - Các thông số của mô hình dễ ước lượng. Hàm Cobb-Douglas có dạng: Q t  A t Lαt K (t1α ) (2.1) Trong đó: 0<  < 1. Với giả thiết 0 <  hàm Cobb-Douglas coi giá trị sản xuất tỷ lệ thuận với lao động và vốn. 24 Với giả thiết hàm Cobb-Douglas là hàm liên tục theo thời gian và dưới góc độ toán học có thể biểu diễn tốc độ phát triển theo thời gian của Qt như sau: dQ dA dF  F(L t ,K t )  A t dt dt dt  dA F dL F dK F(L t ,K t )  A t  At dt L dt K dt (2.2) Chia hai vế phương trình (2.2) cho Q và sau khi biến đổi có: dQ 1 dA 1 Q dL L 1 Q dK K 1    dt Q dt A L dt Q L K dt Q K  dA 1 Q L dL 1 Q K dK 1   dt A L Q dt L K Q dt K (2.3) Vế trái của công thức (2.3) chính là tốc độ tăng của giá trị sản xuất (Qt). Vế phải của công thức này gồm có ba thành phần: thành phần thứ nhất là tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp; thành phần thứ hai là tốc độ tăng năng suất cận biên của lao động ( Q L ); thành phần thứ ba là tốc độ tăng năng suất biên duyên của vốn ( Q K ). L Q K Q Viết gọn lại có: L K Gr(Q)  Gr( A)  MPL( )Gr(L)  MPK( )Gr(K) (2.4) Q Q Trong đó: Gr(Q) tốc độ tăng của giá trị Sản xuất Gr(L) tốc độ tăng của lao động Gr(K) tốc độ tăng của vốn MPL và MPK là năng suất cận biên tương ứng của yếu tố lao động và vốn. Trong thị trường có cạnh tranh hoàn hảo tỷ lệ lợi nhuận của đồng vốn bỏ ra sẽ bằng năng suất cận biên của vốn (MPK), còn tỷ lệ lương của công nhân sẽ bằng năng suất biên duyên của lao động (MPL). Trong trường hợp này MPK(K/Q) sẽ là tỷ lệ đóng góp của vốn trong giá trị sản xuất và MPL(L/Q) là tỷ lệ đóng góp của lao động trong giá trị sản xuất. Như vậy trong trường hợp này MPL và MPK là tỷ lệ đóng góp của lao động và vốn trong kết quả sản xuất thu được. Cụ thể hoá công thức (2.4) mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng: Gr(Q)  Gr(A )  αGr(L)  (1  α)Gr(K) (2.5) 25 Công thức (5) cho thấy tỷ lệ đóng góp của tốc độ tăng lao động cho tốc độ tăng của giá trị sản xuất bằng  , còn tỷ lệ đóng góp của tốc độ tăng vốn cho tốc độ tăng của giá trị sản xuất bằng (1-). Dựa vào công thức (2.5), có thể tính tốc độ tăng của năng suất các nhân tố tổng hợp (Gr(A) hay Gr(TFP)) theo công thức: Gr(TFP)  Gr(Q)  {αGr(L)  (1  α)Gr(K)} (2.6) Trong đó Gr(Q) là tốc độ tăng của giá trị tăng thêm, Gr(L) là tốc độ tăng lao động, còn Gr(K) là tốc độ tăng vốn. Ứng dụng hàm Cobb-Douglas để nghiên cứu thực tiễn kinh tế chắc chắn có phần gượng ép, vì còn có nhiều hàm sản xuất khác tổng quát hơn, mô tả sát với thực tiễn hơn, ví dụ như hàm CES. Tuy nhiên, hàm Cobb-Douglas thuộc loại dễ ứng dụng và dễ ước lượng, mặt khác cũng phản ánh được xu thế của sản xuất do vậy được nhiều nước trên thế giới ứng dụng. Hàm này có thể ứng dụng cho cấp toàn quốc, cấp ngành hoặc cho từng doanh nghiệp. Các thông số của hàm (, TFP) nếu được tính thường xuyên sẽ phản ánh được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, đồng thời cũng cho thấy xu hướng nâng cao chất lượng sử dụng máy móc, trình độ công nhân viên của đơn vị (thông qua TFP). Nếu các doanh nghiệp đều tính các thông số của mô hình Cobb-Douglas riêng cho mình rồi đem so sánh các thông số đó với thông số của một xí nghiệp chuẩn (xí nghiệp có giá trị Q, L, K bình quân) cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh sẽ thấy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (Tsaur, S., 2001). 2.2.2. Ước lượng các thông số của hàm Cobb-Douglas Có nhiều phương pháp ước lượng các thông số của hàm Cobb-Douglas: phương phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS), hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SPF), phân tích màng bao dữ liệu (DEA)…Ở đây giới thiệu nội dung của hai phương pháp đường biên, trong đó lý giải vì sao chọn phương pháp màng bao dữ liệu (DEA). - Phương pháp đường biên ngẫu nhiên (SPF) Mô hình phân tích SPF được tóm gọn như sau: Hàm SPF cho dữ liệu chéo được mô tả: (2.7) 26 Trong đó: Yi là mức sản lượng đầu ra của đơn vị sản xuất thứ i (i=1,2,…n); Xi là véc tơ yếu tố đầu vào (1*K, với K là số lượng yếu tố đầu vào) của đơn vị sản xuất thứ i. β là véc tơ (1*K) tham số cần được ước lượng. Vi là sai số ngẫu nhiên, được giả thiết , và độc lập với Ui. Trong đó, là độc lập, đồng nhất và có phân phối chuẩn Ui là phần biến ngẫu nhiên không âm liên quan đến sự phi hiệu quả trong sản xuất, và được giả thiết là phân phối độc lập, một phía và có dạng . Nếu như Ui bằng không thì đơn vị sản xuất thứ i đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào 100% và nằm trên đường biên giới hạn sản xuất. Nếu như Ui lớn hơn không thì đơn vị sản xuất thứ i đang sử dụng lãng phí các yếu tố đầu vào – còn gọi là phi hiệu quả. Theo Battese và Coelli (1995), Ui có thể được viết dưới dạng: (2.8) Trong đó Zi là véc tơ (1* p) các nhân tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của đơn vị sản xuất gồm có: các yếu tố vi mô như đặc điểm riêng của đơn vị sản xuất (quy mô, kinh nghiệm, sự phối hợp các đầu vào...); các yếu tố vĩ mô như thể chế, chính sách, sự hỗ trợ của chính phủ (quy hoạch, vốn vay, tập huấn kinh nghiệm...). δ là véc tơ (p*1) các tham số cần được ước lượng. Wi là sai số ngẫu nhiên giống như Vi. Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của đơn vị sản xuất kinh doanh thứ i chính là (2.9) Như vậy, nếu dạng hàm sản xuất f thích hợp nhất được lựa chọn, Battese và Coelli (1995) đề nghị các tham số ở mô hình (2.7) và (2.8) được ước lượng đồng thời bằng phương pháp MLE (Maximum Likelihood Estimation). Lúc đó mô hình (2.7) sẽ cho biết mức sản lượng lớn nhất có thể đạt tới với các đầu vào cho trước. Chỉ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của mỗi đơn vị sản xuất ở (2.9) chính bằng mức sản lượng quan sát (thực tế) chia cho mức sản lượng lớn nhất có thể đạt tới. Các tham số được ước lượng ở mô hình (2.8) sẽ cho biết các nhân tố và mức độ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Phần mềm ước lượng chuyên dụng là FRONTEIR 4.1 (Coelli, 1994). 27 - Phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA) Phương pháp DEA là phương pháp phi tham số, khác với phương pháp tham số như SPF, OLS. Phương pháp phân tích DEA được mô phỏng như sau: Giả sử có dữ liệu của I khách sạn, mỗi khách sạn sử dụng N đầu vào và M đầu ra. Với khách sạn thứ i, dữ liệu về đầu vào được thể hiện bằng véctơ cột xi và đầu ra được diễn tả bằng véctơ cột yi. Như vậy, số liệu đầu vào và đầu ra của tất cả các khách sạn được thể hiện bằng ma trận X (N hàng, I cột) và ma trận Y (M hàng, I cột). Phương pháp sử dụng các “tỷ lệ” được xem là phương pháp trực quan mô tả phân tích bao số liệu (DEA). Với mỗi khách sạn, chúng ta sẽ đo tỷ lệ của tổng số lượng các sản phẩm đầu ra trên tổng số lượng các đầu vào đã sử dụng (u’yi/v’xi) với u là véc tơ số lượng đầu ra (M hàng 1 cột); v là véc tơ số lượng đầu vào (N hàng 1 cột). Số lượng đầu vào và đầu ra tối ưu của khách sạn thứ i được tìm ra qua việc giải mô hình toán sau: max u,v (u’yi/v’xi) St: u’yj/v’xj = 0 Từ bài toán này có thể tìm được các số lượng đầu vào và đầu ra của khách sạn thứ i cho hệ số hiệu quả của nó (tổng đầu ra/tổng đầu vào) là lớn nhất với điều kiện là hệ số hiệu quả của nó luôn nhỏ hơn hoặc bằng 1. Một vấn đề khó khăn có thể xảy ra là có rất nhiều lời giải cho bài toán trên (ví dụ: nếu u* v* là nghiệm thì 2u* 2v* cũng là nghiệm của bài toán). Để tránh trường hợp áp đặt v’xi = 1 Sự thay đổi ký hiệu từ u và v sang , tương ứng, hàm ý rằng đã xét đến một mô hình toán tuyến tính tương tự khác. max  (’yi), st ’xi = 1, ’yj - ’xj  0, j= 1,2,…, N (2.11) Mô hình DEA như (2.11) được xem là mô hình phức toán tuyến tính. Sử dụng tính chất đối ngẫu của mô hình toán tuyến tính, có thể phát triển một dạng mô hình đường bao số liệu tương ứng như sau: min  ,  ( ),  yi  Y  0,  xi  X  0, 0 (2.12) 28 Trong đó, θ - Đại lượng vô hướng, thể hiện mức độ hiệu quả của khách sạn; λ –Véc tơ hằng số Nx1. Bài toán (2.12) được giải N lần, nghĩa là từng lần đối với mỗi khách sạn. Như vậy giá trị nghiệm  được xác định cho từng khách sạn. Nếu  = 1 nghĩa là khách sạn đạt hiệu quả;  < 1 nghĩa là khách sạn không đạt hiệu quả. Các khách sạn không đạt hiệu quả có thể chiếu lên đường giới hạn hiệu quả, khi đó ta nhận được tổ hợp tuyến tính (X, Y) – là vị trí của khách sạn tham chiếu giả định. Đối với các khách sạn không đạt hiệu quả (θ < 1) có thể thiết lập mục tiêu giảm tỷ lệ các yếu tố đầu vào một đại lượng là  trong khi vẫn giữ các giá trị xuất lượng như trước. Trong sản xuất, thường ta sẽ phải đối diện với bài toán là quy mô sản xuất sẽ có ảnh hưởng tới kết quả sản xuất. Để ước lượng cho trường hợp này, bài toán (2.12) sẽ có thêm một ràng buộc N1λ =1. Đó là: min  ,  ( ),  yi  Y  0, (2.13)  xi  X  0, N 1  1 0 Trong đó, θ - đại lượng vô hướng, thể hiện mức độ hiệu quả của khách sạn; λ –Véc tơ hằng số Nx1; N1 – véc tơ đơn vị Nx1. (Morey, R.C, và cộng sự, 1995) + Phương pháp đường bao dữ liệu theo mô hình tối thiểu hóa đầu vào Để mô tả vấn đề này, lấy ví dụ giả định với 2 đầu vào là x1, x2 và một đầu ra là y. Các khách sạn A, B, C và D nằm trên đường giới hạn hiệu quả SS’ là các khách sạn đạt hiệu quả. Mức độ phi hiệu quả được phản ánh bằng khoảng cách từ B đến P. Tỷ lệ TE= OB/OP thể hiện hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của khách sạn P, nghĩa là có thể giảm chi phí đầu vào của khách sạn P mà không làm ảnh hưởng đến đầu ra. Theo định nghĩa, các mức độ hiệu quả này nằm trong giới hạn từ 0 đến 1. 29 x2/y S A P B C D S’ O x1/y Hình 2.1. Mô hình DEA tối thiểu hoá đầu vào (Wernerfelt, B., 1984). - Phương pháp đường bao dữ liệu theo mô hình tối đa hóa đầu ra Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào được coi là khả năng của một ngành trong việc sản xuất tối đa đầu ra trong điều kiện đầu vào cho trước. Trong trường hợp của mô hình DEA tối đa hóa đầu ra lấy ví dụ giả định với 2 đầu ra là y1, y2 và một đầu vào là x, các khách sạn A, B, C và D nằm trên đường giới hạn hiệu quả SS’ là các doanh nghiệp đạt hiệu quả. Mức độ phi hiệu quả kỹ thuật được phản ánh bằng khoảng cách từ P đến P’. Tỷ lệ TE= OP/OP’ thể hiện hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của khách sạn P, nghĩa là có thể tối đa hóa đầu ra của khách sạn P mà không làm ảnh hưởng đến đầu vào. Theo định nghĩa, các mức độ hiệu quả này nằm trong giới hạn từ 1 đến . y2/x S A P’ B P C D S’ O y1/x Hình 2.2. Mô hình DEA tối đa hoá đầu ra (Yeoman, I., và cộng sự, 2007) 30 - Lý do chọn phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) cho phân tích Để đáp ứng sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu của thị trường đối với du lịch khi các nguồn lực sản xuất hạn chế - ở cả góc độ của các khách sạn và các nhà quản lý, hoạch định chính sách, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào để tìm cách gia tăng sản lượng đầu ra mà không phải sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào của sản xuất vào là một chủ đề rất được quan tâm. Hiện tại có hai phương pháp phân tích chính là Phương pháp phân tích màng dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) được khởi xướng bởi Charnes và các cộng sự (1978) và phương pháp Phân tích đường biên ngẫu nhiên (Stochastic Production Frontier - SPF) được phát triển bởi Battese và Coelli (1995). DEA là phương pháp phân tích phi tham số dựa trên các dữ liệu thực tế để xây dựng đường biên sản xuất tốt nhất. SPF là phương pháp phân tích dựa trên nền tảng lý thuyết kinh tế lượng cho phép tách bạch được sai số ngẫu nhiên trong sản xuất với sự phi hiệu quả trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào. Mặc dù phương pháp tham số (SPF) được sử dụng phổ biến, nhưng các phương pháp phi tham số cũng đang được sử dụng ngày càng nhiều khi chúng ta không xác định được dạng công nghệ hoặc dạng hàm sản xuất. Điểm nổi bật của phương pháp DEA là nó có thể giải quyết các ràng buộc trong việc xác định dạng sản xuất và vô số các phương thức phân phối của phần dư. Hơn nữa, ước lượng biên sản xuất dựa trên kết quả hiện có sẽ cho ta một đường biên gần với thực tế hơn. Phương pháp này có thể áp dụng ở cấp độ doanh nghiệp với nhiều đầu ra. Trong lĩnh vực khách sạn, hầu hết các nghiên cứu hiệu quả khách sạn sử dụng phương pháp DEA. DEA giả định rằng không có sự biến thiên ngẫu nhiên từ đường biên hiệu quả, cụ thể là tất cả sự chênh lệch đều được xem kém hiệu quả. Đặc biệt, do không cần giả định về dạng hàm, DEA dễ áp dụng hơn, bên cạnh đó, đối với lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, việc tách bạch các sai số ngẫu nhiên trong sản xuất là không cần thiết. Bên cạnh đó, việc đo lường mức lãng phí phương pháp SPF không làm được, trong khi phương pháp DEA có thể xác định một cách cụ thể từng doanh nghiệp không đạt hiệu quả, và mức cải thiện từng yếu tố đầu vào để đạt hiệu quả, đồng thời, hầu hết các nghiên cứu trước như tổng quan nghiên cứu đều chỉ phân tích, đánh giá hiệu quả mà chưa ước lượng mức lãng phí của các yếu tố đầu vào. 31 Dựa trên các nghiên cứu của của Morey & Dittman (1995) đánh giá hiệu quả quản lý tổng quát ở 54 khách sạn ở Mỹ, nghiên cứu của Sanjeev (2007) đánh giá hiệu quả của 68 khách sạn và nhà hàng hoạt động ở Ấn Độ, nghiên cứu của Barros & Mascarenhas (2005) đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của 43 khách sạn ở Bồ Đào Nha trong năm 2001, nghiên cứu của Bell & Morey (1995), John và cộng sự (1997), nghiên cứu của Anderson và cộng sự (2000), nghiên cứu của Foo Lee Yen, Mohhidin Othman (2011)…., dựa vào tình hình thực tế kinh doanh khách sạn tại TP. Nha Trang, và việc thu thập lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn tại Nha Trang, phương pháp Data Envelopment Analysis (DEA) được sử dụng. Việc sử dụng trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) là do nghiên cứu xử lý dữ liệu theo qui mô khách sạn theo qui định của Tổng cục du lịch (theo từng loại khách sạn: 3 sao, 4 sao, 5 sao) Việc lựa chọn cách tiếp cận tối thiểu hoá đầu vào (DEA – input orientation) để phân tích là do: + Để đáp ứng sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu của thị trường đối với du lịch khi các nguồn lực sản xuất hạn chế - ở cả góc độ của các khách sạn và các nhà quản lý, hoạch định chính sách, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào để tìm cách gia tăng sản lượng đầu ra mà không phải sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào của sản xuất vào là một chủ đề rất được quan tâm. Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Vì vậy chính sách của chính quyền thành phố Nha Trang là giảm các yếu tố đầu vào hơn là tối đa hóa đầu ra vì điều này đảm bảo sự phát triển bền vững du lịch trong tương lai, với việc sử dụng ít nhất nguồn lực đầu vào trong khi cho kết quả tốt nhất. + Các khách sạn muốn giảm chi phí đầu vào hơn là tăng đầu ra. Vì hiện tại, các khách sạn trong cùng qui mô (cùng hạng sao), sự cạnh tranh gay gắt, việc chênh lệch giá là không đáng kể. 2.2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước và biến nghiên cứu đề xuất Đã có nhiều nghiên cứu trước liên quan đến đánh giá hiệu quả hoạt động khách sạn. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động theo phương pháp hiện đại, chủ yếu bằng phương pháp DEA, SPF…, chủ yếu là nghiên cứu ngoài nước, nghiên cứu trong nước còn ít. Bảng 2.4 tóm lượt việc chọn biến của các nghiên cứu trước trong và ngoài nước về đánh giá hiệu quả hoạt động của khách sạn. 32 Bảng 2.4. Tóm lượt chọn biến của các nghiên cứu trước Tác giả Phương pháp Morey và DEA Dittman (1995) Anderson cộng (1999a) và Đường sự ngẫu (SFA) Anderson và DEA cộng sự (2000) Đối tượng Đầu vào 54 khách sạn tại - Chi phí cho bộ Mỹ phận phòng - Chi phí năng lượng - Chi phí lương - Chi phí ngoài lương cho tài sản - Lương và các khoản chi cho quảng cáo - Chi phí ngoài lương cho việc quảng cáo - Biên chế và các chi phí liên quan đến công việc hành chính Đầu ra - Thị phần - Tốc độ tăng trưởng - Tổng doanh thu - Chất lượng dịch vụ cung cấp biên 48 khách sạn tại - Số lao động Tổng doanh thu nhiên Mỹ toàn thời gian qui đổi - Số phòng - Tổng chi phí cho các trò chơi - Tổng chi phí cho thực phẩm và đồ uống - Các chi phí khác 48 khách sạn tại - Số lao động Mỹ toàn thời gian qui đổi - Số phòng - Tổng chi phí cho các trò chơi - Tổng chi phí cho thực phẩm - Tổng doanh thu - Doanh thu khác 33 và đồ uống - Các chi phí khác Tsaur (2001) DEA 51 khách sạn tại - Tổng chi phí Đài Loan hoạt động - Số lao động - Số phòng khách - Tổng số tầng theo khu vực phục vụ - Số lao động chia theo phòng - Chi phí phục vụ - Tổng doanh thu hoạt động - Số phòng cho thuê - Giá trị sản xuất trên mỗi lao động trong khu vực phục vụ - Tổng doanh thu hoạt động chia theo phòng - Tổng doanh thu hoạt động chia theo khu vực Hwang và DEA Chang (2003) 45 khách sạn tại - Số lượng lao Đài Loan động toàn thời gian Số lượng phòng khách - Tổng chi phí hoạt động của bộ phận phục vụ - Doanh thu phòng - Doanh thu từ thực phẩm và đồ uống - Doanh thu khác Barros (2004) Đường biên chi 43 khách sạn tại - Số lượng lao - Doanh thu hoạt phí ngẫu nhiên Bồ Đào Nha động động Coob- Douglas - Năng lực - Chi phí cho thực phẩm và đồ uống Wang và cộng DEA sự (2006) 54 khách sạn tại - Số lao động Đài Loan toàn thời gian - Số phòng khác - Tổng diện tích khu vực ăn uống - Doanh thu phòng - Doanh thu từ thực phẩm và đồ uống - Doanh thu khác 34 Wang và cộng Đường sự (2007) ngẫu (SFA) Chen (2007) biên 66 khách sạn tại - Tiền lương nhiên Đài Loan - Diện tích khu vực phục vụ ăn uống Số lượng phòng - Các chi phí hoạt động khác Số lượng phòng cho thuê - Doanh thu từ thực phẩm và đồ uống - Doanh thu khác Đường biên chi 55 khách sạn tại - Chi phí lao - Tổng doanh phí ngẫu nhiên Đài Loan động thu của khách Coob Douglas - Chi phí thực sạn phẩm và đồ uống - Chi phí nguyên vật liệu (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Dựa trên cơ sở lý thuyết về các thông số của Hàm Cobb-Douglas, trong hoạt động sản xuất có ba yếu tố quan trọng đảm bảo cho nó phát triển: lao động sống (L); công cụ máy móc và nguyên nhiên vật liệu (vốn, K); trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng tổ chức quản lý của doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung (các yếu tố tổng hợp, A). Bên cạnh đó, dựa trên các biến sử dụng của các nghiên cứu trước như bảng 2.3, dựa vào tình hình thực tế kinh doanh khách sạn tại TP. Nha Trang, và việc thu thập lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn tại Nha Trang (xem phụ lục 1), tác giả đề xuất các biến sử dụng trong phân tích như bảng 2.5. Bảng 2.5: Các biến sử dụng trong phân tích Các biến sử dụng Biến Doanh thu Doanhthu = doanh thu của khách sạn (đồng) DT Đầu vào sản xuất Laodong = lao động (người) Sophong = số phòng (phòng) Chiphibiendoi = chi phí biến đổi (đồng) LD P CPBD 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu Hiện tại trên địa bàn Khánh Hoà có 565 khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng và nhà nghỉ, chủ yếu tập trung trên địa bàn thành phố Nha Trang. Các nơi lưu trú này 35 khách sạn chiếm phần lớn, và số lượng được chia theo cấp độ sao như sau: 5 sao: 8; 4 sao: 9; 3 sao: 41; 2 sao: 107; 1 sao: 124; nhà nghỉ du lịch xếp hạng: 107; các đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh: 18; các khách sạn chưa thẩm định: 151 Do đặc điểm của du lịch nên các cơ sở lưu trú tại Khánh Hoà đã giải quyết một lượng lớn lao động trong khu vực (chỉ tính riêng nơi lưu trú từ 3-5 sao đã là 6.082 lao động). Các cơ sở lưu trú này tuỳ theo số hạng được xếp đáp ứng các nhu cầu khác nhau của du khách. Riêng đối với các cơ sở lưu trú trung và cao cấp (từ 3 đến 5 sao) thì đầy đủ các dịch vụ như nhà hàng, bể bơi, phòng gym, phòng hội thảo…cùng với các dịch vụ đi kèm liên kết với các địa chỉ du lịch khác như đặt tour, cho thuê xe,… Số liệu nên số cơ sở lưu trú trong bài được lấy từ cơ sở được xếp hạng 3-5 sao. Đây là các cơ sở lưu trú trung và cao cấp với đầy đủ các dịch vụ đi kèm, hầu hết toạ lạc tại địa bàn thành phố Nha Trang (trong đó chỉ có một cơ sở tại Cam Ranh, và một cơ sở tại Ninh Hoà) Toàn bộ số liệu về bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh được thu thập từ cục thuế tỉnh Khánh Hoà, chi cục thuế thành phố Nha Trang, các số liệu về diện tích xây dựng, số phòng, số lao động được thu thập từ Sở VH-TT-DL tỉnh Khánh Hoà, cùng với việc tra cứu dữ liệu trên trang web của các cơ sở lưu trú, khảo sát chuyên gia. Phương pháp định tính được sử dụng là thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn biến đầu vào, đầu ra, điều chỉnh biến cho phù hợp với môi trường nghiên cứu, sau đó sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu thực tế để đo lường. Kết quả nghiên cứu chính thức được sử dụng để phân tích, đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời cho các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang. 2.3.2. Phương pháp phân tích 2.3.2.1. Phân tích màng dữ liệu (DEA) Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) là phương pháp tiếp cận ước lượng biên. Tuy nhiên, khác với phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier) sử dụng phương pháp kinh tế lượng (Econometrics), DEA dựa theo phương pháp chương trình phi toán học (the non-mathematical programming method) để ước lượng cận biên sản xuất. Được xây dựng dựa trên ý tưởng của Farrell (1957), mô hình 36 DEA được phát triển bởi Charnes, Cooper, và Rhodes (1978) (trích từ William W. Cooper và cộng sự, 2007). Việc ước lượng hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào theo phương pháp DEA được thực hiện trên phần mềm DEA excel solver của Sherman and Zhu, 2005. Mức tiết kiệm = Dữ liệu thực tế - Mục tiêu – Lãng phí vô ích (Hwang, S., và cộng sự, 2003) 2.3.2.2. Khả năng sinh lời Theo tác giả Võ Thành Hiệu và cộng sự, 1998, khả năng sinh lời có thể tính bằng nhiều chỉ số khác nhau, trong đó tỷ số số dư đảm phí là một chỉ số rất quan trọng cho doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, tỷ số số dư đảm phí được sử dụng đại diện cho khả năng sinh lời của khách sạn. Tóm tắt chương 2 Chương này giới thiệu một số đặc điểm của đối tượng và địa bàn nghiên cứu; dựa trên các nghiên cứu trước đó, nghiên cứu cũng đề xuất việc lựa chọn các biến cho nghiên cứu. Chương cũng trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu: phân tích màng dữ liệu (DEA), khả năng sinh lời thông qua chỉ tiêu mang tính đại diện là tỷ số số dư đảm phí. 37 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN 3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu gồm 12 khách sạn 3 sao, 6 khách sạn 4 sao, 6 khách sạn 5 sao tại Nha Trang, Khánh Hòa. Dữ liệu được thu thập từ Cục thuế tỉnh Khánh Hòa, Chi cục thuế TP. Nha Trang, Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Khánh Hòa. Trong năm 2013, tổng số khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang là 58 khách sạn (Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Khánh Hòa, 2014). Tổng số khách sạn thu trong mẫu là khoảng 24 khách sạn, chiếm tỉ trọng 41,4% trong tổng thể. Phương pháp chọn mẫu là: (i) chia hạn ngạch cho từng loại khách sạn dựa trên tổng số khách sạn; (ii) rồi rút ngẫu nhiên đơn giản bằng cách dựa vào danh sách số khách sạn theo từng loại hình tại Nha Trang để chọn ra các khách sạn cần điều tra. Như vậy, mẫu đảm bảo đại diện được cho tổng thể. Việc chọn biến nghiên cứu được phát triển bởi tác giả, dựa vào các nghiên cứu trước đó và được sửa chữa bởi các chuyên gia trong ngành kinh doanh khách sạn tại Nha Trang (xem phụ lục 1). Việc thu thập thông tin tại Cục thuế Khánh Hòa, chi cục thuế TP. Nha Trang, Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Khánh Hòa, các khách sạn 3,4,5 sao tại Nha Trang được thực hiện bởi các nhà quản lý và nhân viên. Hầu hết những người này có kiến thức về quản trị doanh nghiệp khách sạn và có kinh nghiệm trong việc thu thập dữ liệu. Người thu thập dữ liệu được hướng dẫn cách điền thông tin cũng như cách thu thập dữ liệu. Phải mất một khoảng thời gian để tiếp cận được người có thể cung cấp thông tin một cách chính xác. Dữ liệu được thu thập có thể bị ảnh hưởng thiên vị bởi nhận thức của người trả lời, mặc dù thông tin hỏi được chuẩn bị cẩn thận. Việc kiểm tra chéo thông tin trong và sau khi điều tra đã không tìm thấy bất kỳ câu trả lời nào không chính xác hoặc không thể trả lời, vì vậy, các câu trả lời có thể được tin tưởng. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, thu đầy đủ dữ liệu. Vì trong quá trình điều tra và nhập liệu có thể xảy ra thiếu sót hay sai lệch nên dữ liệu được tiến hành làm sạch trước khi thống kê và tính toán các chỉ tiêu cần thiết. Điều này đảm bảo cho số liệu đưa vào phân tích đầy đủ và thống nhất, nhờ đó kết quả đưa ra sẽ có độ chính xác cao hơn. Phương pháp thực hiện làm sạch: sử dụng bảng tần số để rà soát lại tất cả các biến quan sát nhằm tìm ra các biến thông tin sai lệch hay thiếu sót. Để tiện cho việc so sánh, nghiên cứu trình bày kết quả cuộc khảo sát theo từng lĩnh vực khảo sát cùng với các phát hiện chính. Các bảng giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và bình quân của các số liệu được thống kê trong năm tài chính 2013. Nghiên cứu này có 38 mục đích đưa ra số liệu về kết quả hoạt động của các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang. Các số liệu và tỉ lệ trình bày trong nghiên cứu được xem là kênh tham khảo đánh giá cho các loại hình khách sạn 3 -5 sao. - Khách sạn 3 sao Lao động của khách sạn 3 sao tại Nha Trang trung bình là 69 người, nhỏ nhất là 30 người (khách sạn Barcelona), lớn nhất là 131 người (khách sạn Viễn Đông), độ lệch chuẩn là 31,83. Số phòng của khách sạn 3 sao tại Nha Trang trung bình là 78 phòng, nhỏ nhất là 50 phòng (khách sạn The Light 2), lớn nhất là 158 phòng (khách sạn Viễn Đông), độ lệch chuẩn là 32,49. Chi phí biến đổi của khách sạn 3 sao tại Nha Trang trung bình là 39.670.466.426 đồng, nhỏ nhất là 2.243.390.762 đồng (khách sạn Victoria), lớn nhất là 167.611.097.000 đồng (khách sạn Thiên Á - Asia Paradise), độ lệch chuẩn là 56.094.600.707,62. Bảng 3.1 : Thống kê mẫu khách sạn 3 sao tại Nha Trang STT Tên KS Lao động (người) Số phòng Chi phí biến đổi (phòng) (đồng) Doanh thu (đồng) 1 Angella 96 63 6.169.166.146 21.183.566.986 2 Merperle 83 80 70.559.105.863 106.952.978.239 3 Victoria 45 77 2.243.390.762 7.767.120.733 4 Paragon 50 74 5.564.934.912 19.390.387.345 5 Viễn Đông 131 158 41.751.126.797 61.025.502.556 6 Nghĩ dưỡng Cát Trắng 121 54 14.452.708.994 28.519.572.013 7 The Light 2 45 50 116.761.970.050 169.489.118.504 8 Olympic 64 57 3.765.443.202 8.214.578.976 9 The Summer 68 80 3.530.000.000 9.459.000.000 10 Dendro 51 62 3.367.455.091 11.324.509.755 11 Thiên Á (Asia Paradise) 71 114 167.611.097.000 198.489.281.450 12 Barcelona 30 50 6.767.898.012 10.524.797.015 Trung bình 69 78 39.670.466.426 57.377.895.144 Nhỏ nhất 30 50 2.243.390.762 7.767.120.733 Lớn nhất 131 158 167.611.097.000 198.489.281.450 31,83 32,49 Độ lệch chuẩn 56.094.600.707,62 69.798.857.749,31 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra). 39 Doanh thu của khách sạn 3 sao tại Nha Trang trung bình là 57.377.895.144 đồng, nhỏ nhất là 7.767.120.733 đồng (khách sạn Victoria), lớn nhất là 198.489.281.450 đồng (khách sạn Thiên Á - Asia Paradise), độ lệch chuẩn là 69.798.857.749,31 đồng. Doanh thu của khách sạn 3 sao tại Nha Trang chênh lệch lớn cho thấy dựa trên các yếu tố đầu vào có sẵn, một số khách sạn đã tối đa hóa đầu ra, một số chưa làm tốt, có thể do tính kinh tế nhờ qui mô, kinh nghiệm… Doanh thu bao gồm doanh thu bộ phận phòng, dịch vụ nhà hàng và dịch vụ khác (bao gồm thu nhập từ trung tâm Spa, tiệc, hội nghị và dịch vụ trung tâm thông tin). - Khách sạn 4 sao Bảng 3.2 : Thống kê mẫu khách sạn 4 sao tại Nha Trang STT Tên KS Lao động Số phòng Chi phí biến (người) (phòng) đổi (đồng) Doanh thu (đồng) 1 Nha Trang Lodge 198 125 34.397.756.498 54.633.799.280 2 Michelia 190 201 55.565.038.877 109.458.531.800 268 204 73.593.472.593 116.002.989.430 121 154 21.224.007.661 103.367.309.988 289 342 123.762.545.174 277.014.621.322 106 75 116.761.970.050 169.489.118.504 Trung bình 195 184 70.884.131.809 138.327.728.387 Nhỏ nhất 106 75 21.224.007.661 54.633.799.280 Lớn nhất 289 342 123.762.545.174 277.014.621.322 74,29 91,56 42.285.461.546,83 77.154.151.684,88 3 4 5 6 Yasaka - Sài Gòn- Nha Trang Novotel Nha Trang Diamond Bay Resort& Spa Nha Trang Ánh Sáng ( The Light hotel) Độ lệch chuẩn (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra). Lao động của khách sạn 4 sao tại Nha Trang trung bình là 195 người, nhỏ nhất là 106 người (khách sạn Ánh Sáng - The Light hotel), lớn nhất là 289 người (khách sạn Diamond Bay Resort& Spa Nha Trang), độ lệch chuẩn là 74,29. Số phòng của khách sạn 4 sao tại Nha Trang trung bình là 184 phòng, nhỏ nhất là 75 phòng (khách sạn Ánh Sáng - The Light hotel), lớn nhất là 342 phòng (khách sạn Diamond Bay Resort& Spa Nha Trang), độ lệch chuẩn là 91,56. Chi phí biến đổi của khách sạn 4 sao tại Nha Trang trung bình là 70.884.131.809 đồng, nhỏ nhất là 21.224.007.661 đồng (khách sạn Novotel Nha 40 Trang), lớn nhất là 123.762.545.174 đồng (khách sạn Diamond Bay Resort& Spa Nha Trang), độ lệch chuẩn là 42.285.461.546,83. Doanh thu của khách sạn 4 sao tại Nha Trang trung bình là 138.327.728.387 đồng, nhỏ nhất là 54.633.799.280 đồng (khách sạn Nha Trang Lodge), lớn nhất là 277.014.621.322 đồng (khách sạn Diamond Bay Resort& Spa Nha Trang), độ lệch chuẩn là 77.154.151.684,88 đồng. Doanh thu của khách sạn 4 sao tại Nha Trang chênh lệch lớn cho thấy dựa trên các yếu tố đầu vào có sẵn, một số khách sạn đã tối đa hóa đầu ra, một số chưa làm tốt, có thể do tính kinh tế nhờ qui mô, kinh nghiệm… Doanh thu bao gồm doanh thu bộ phận phòng, dịch vụ nhà hàng và dịch vụ khác (bao gồm thu nhập từ trung tâm Spa, tiệc, hội nghị và dịch vụ trung tâm thông tin). - Khách sạn 5 sao Bảng 3.3 : Thống kê mẫu khách sạn 5 sao tại Nha Trang Lao động Số phòng Chi phí biến đổi (người) (phòng) (đồng) 328 78 64.120.817.089 158.009.778.714 309 284 135.918.477.345 231.267.822.174 416 58 103.937.282.669 207.293.992.992 253 122 48.066.243.832 102.047.928.669 1.067 569 792.603.871.204 1.472.450.178.687 Mia Resort Nha Trang 209 105 51.178.741.073 86.336.737.228 Trung bình 430 203 199.304.238.869 376.234.406.411 Nhỏ nhất 209 58 48.066.243.832 86.336.737.228 Lớn nhất 1.067 569 792.603.871.204 1.472.450.178.687 Độ lệch chuẩn 319,74 196,64 292.645.080.803,33 540.015.937.639,99 STT Tên KS Doanh thu (đồng) Ana Mandara (Evason 1 Ana Mandara Nha Trang) 2 3 4 5 6 Sheraton Six Senses Hideaway Ninh Van Bay Sunrise Nha Trang Nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra). Lao động của khách sạn 5 sao tại Nha Trang trung bình là 430 người, nhỏ nhất là 209 người (khách sạn Mia Resort Nha Trang), lớn nhất là 1.067 người (khách sạn Nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang), độ lệch chuẩn là 319,74. 41 Số phòng của khách sạn 5 sao tại Nha Trang trung bình là 203 phòng, nhỏ nhất là 58 phòng (khách sạn Six Senses Hideaway Ninh Van Bay), lớn nhất là 569 phòng (khách sạn Nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang), độ lệch chuẩn là 196,64. Chi phí biến đổi của khách sạn 5 sao tại Nha Trang trung bình là 199.304.238.869 đồng, nhỏ nhất là 48.066.243.832 đồng (khách sạn Sunrise Nha Trang), lớn nhất là 792.603.871.204 đồng (khách sạn Nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang), độ lệch chuẩn là 292.645.080.803,33. Doanh thu của khách sạn 5 sao tại Nha Trang trung bình là 376.234.406.411 đồng, nhỏ nhất là 86.336.737.228 đồng (khách sạn Mia Resort Nha Trang), lớn nhất là 1.472.450.178.687 đồng (khách sạn Nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang), độ lệch chuẩn là 540.015.937.639,99 đồng. Doanh thu của khách sạn 5 sao tại Nha Trang chênh lệch lớn cho thấy dựa trên các yếu tố đầu vào có sẵn, một số khách sạn đã tối đa hóa đầu ra, một số chưa làm tốt, có thể do tính kinh tế nhờ qui mô, kinh nghiệm… Doanh thu bao gồm doanh thu bộ phận phòng, dịch vụ nhà hàng và dịch vụ khác (bao gồm thu nhập từ trung tâm Spa, tiệc, hội nghị và dịch vụ trung tâm thông tin). 3.2. Kết quả nghiên cứu 3.2.1. Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời 3.2.1.1. Khách sạn 3 sao - Hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của khách sạn 3 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 0,87, nhỏ nhất là 0,63 (khách sạn Olympic), lớn nhất là 1,00 (Khách sạn Angella, Paragon, The Light 2) và có tới 25% số khách sạn 3 sao tại Nha Trang đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. 42 Bảng 3.4 : Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời khách sạn 3 sao tại Nha Trang STT Tên KS Hệ số hiệu quả Khả năng sinh lời 1 Angella 1,00 0,71 2 Merperle 0,96 0,34 3 Victoria 0,99 0,71 4 Paragon 1,00 0,71 5 Viễn Đông 0,73 0,32 6 Nghĩ dưỡng Cát Trắng 0,93 0,49 7 The Light 2 1,00 0,31 8 Olympic 0,63 0,54 9 The Summer 0,77 0,63 10 Dendro 0,97 0,70 11 Thiên Á (Asia Paradise) 0,81 0,16 12 Barcelona 0,65 0,36 Trung bình 0,87 0,50 Nhỏ nhất 0,63 Lớn nhất 1,00 Độ lệch chuẩn 0,14 0,20 Số doanh nghiệp Tần số (%) + Tốt: >0,9 7 58,33 + Trung bình: 0,8-0,9 1 8,33 + Báo động: < 0,8 4 33,34 + Tốt: >0,5 6 50,00 + Trung bình: 0,4 -0,5 1 8,00 + Báo động: < 0,4 5 42,00 Phân nhóm 0,16 0,71 - Hệ số hiệu quả - Khả năng sinh lời (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra). Kết quả TE = 0,87 cho thấy khách sạn 3 sao tại Nha Trang đang tương đối lãng phí các yếu tố đầu vào của sản xuất. Nếu các yếu tố đầu vào giữ nguyên không đổi, với điều kiện công nghệ ở hiện tại, doanh thu bình quân trong trường hợp lý tưởng nhất có thể tăng được tới ((1/0,87) – 1)*100, tức 14,94%. Hay nếu đầu ra giữ nguyên không đổi, bình quân, các khách sạn 3 sao này có thể tiết kiệm đầu vào tối đa là 13%. Khi 43 việc đầu tư của khách sạn 3 sao là rất lớn với chi phí biến đổi bình quân là hơn 39.670.466.426 đồng/ khách sạn thì việc nghiên cứu để có thể tiết kiệm chi phí đầu vào đến khoảng 13% là rất có ý nghĩa – lãi suất cho vay doanh nghiệp của ngân hàng hiện từ 10 -11%/năm. Điều này càng trở nên quan trọng khi phần lớn các khách sạn 3 sao chủ yếu là vốn vay và rủi ro của kinh doanh khách sạn như đã phân tích ở trên, là lớn. - Khả năng sinh lời của khách sạn 3 sao tại Nha Trang trung bình là 0,50, nhỏ nhất là 0,16 (Thiên Á - Asia Paradise), lớn nhất là 0,71 (Angella, Victoria, Paragon), độ lệch chuẩn là 0,2. Theo lý thuyết kinh tế, các nhà sản xuất thường đưa ra quyết định tiếp tục sản xuất hay dừng lại trong ngắn hạn dựa trên cơ sở số dư đảm phí (khả năng sinh lời) của người sản xuất. Trong ngắn hạn, nếu số dư đảm phí lớn hơn định phí thì lợi nhuận ròng dương dĩ nhiên doanh nghiệp sẽ tiếp tục sản xuất; số dư đảm phí dương và nhỏ hơn định phí thì doanh nghiệp vẫn nên tiếp tục sản xuất vì định phí vẫn được bù đắp một phần; số dư đảm phí âm thì doanh nghiệp nên dừng sản xuất. Tỷ lệ số dư đảm phí cho thấy, nếu tăng cùng một lượng doanh thu ở tất cả những sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận, những doanh nghiệp .... thì những doanh nghiệp nào, những bộ phận nào có tỉ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều. Kết quả này cho thấy: (i) khách sạn 3 sao tại Nha Trang vẫn sẽ tiếp tục duy trì sản xuất (số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí dương); (ii) đây là lĩnh vực có sự cạnh tranh lớn (độ lệch chuẩn lớn; giá trị min gấp khoảng 3,14 lần giá trị trung bình) nhưng là lĩnh vực ít hấp dẫn (giá trị max gấp khoảng 1,42 lần giá trị trung bình). Lý do giải thích có thể là một số khách sạn đạt được số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí lớn nhờ tính yếu tố giá, thị trường… - So sánh hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời của khách sạn 3 sao tại Nha Trang cho thấy hệ số hiệu quả trung bình là 0,87, trong khi khả năng sinh lời trung bình là 0,5. Hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào chưa đạt là do khâu quản lý chưa tốt, tuy nhiên, hệ số này vẫn rất cao so với với khả năng sinh lời. Lý do giải thích có thể là do yếu tố giá, thị trường… Căn cứ vào giá trị trung bình để tiến hành phân nhóm theo mức độ (tốt, trung bình, báo động). Phân nhóm hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào khách sạn 3 sao tại Nha Trang cho thấy, hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào nhỏ hơn 0,8 có 44 4 khách sạn, chiếm tỷ lệ 33,34%; hệ số từ 0,8 -0,9 có 01 khách sạn, chiếm tỷ lệ 8,33%; hệ số lớn hơn 0,9 có 7 khách sạn, chiếm tỷ lệ 58,33%. Như vậy, trong lĩnh vực khách sạn 3 sao tại Nha Trang, khoảng 58,33% số khách sạn có hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào tương đối tốt (từ 90% trở lên, khách sạn Angella, Merperle, Victoria, Paragon, Nghĩ dưỡng Cát Trắng, The Light 2, Dendro), 8,33% số khách sạn ở mức trung bình (80% - 90%, khách sạn Thiên Á -Asia Paradise), còn lại khoảng 33,34% số khách sạn có hiệu quả thấp – mức báo động (khách sạn Viễn Đông, Olympic, The Summer, Barcelona). Các chính sách của Nhà nước trước tiên nên tập trung cho các khách sạn có hiệu quả thấp, tiếp theo là đến các khách sạn có hiệu quả ở mức trung bình. Phân nhóm khả năng sinh lời khách sạn 3 sao tại Nha Trang cho thấy, khả năng sinh lời nhỏ hơn 0,4 có 5 khách sạn, chiếm tỷ lệ 42%; hệ số từ 0,4 -0,5 có 1 khách sạn, chiếm tỷ lệ 8%; hệ số lớn hơn 0,5 có 6 khách sạn, chiếm tỷ lệ 50%. Như vậy, trong lĩnh vực khách sạn 3 sao tại Nha Trang, khoảng 50% số khách sạn có khả năng sinh lời tương đối tốt (từ 50% trở lên, khách sạn Angella, Victoria, Paragon, Olympic, The Summer, Dendro), còn lại khoảng 8% số khách sạn có khả năng sinh lời trung bình (khách sạn Nghĩ dưỡng Cát Trắng), còn lại khoảng 42% số khách sạn có khả năng sinh lời thấp – mức báo động (khách sạn Merperle, Viễn Đông, The Light 2, Thiên Á Asia Paradise, Barcelona). 3.2.1.2. Khách sạn 4 sao - Hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của khách sạn 4 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 0,79, nhỏ nhất là 0,53 (khách sạn Nha Trang Lodge), lớn nhất là 1,00 (Khách sạn Novotel Nha Trang, Ánh Sáng - The Light hotel) và có tới 33,33% số khách sạn 4 sao tại Nha Trang đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. 45 Bảng 3.5 : Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời khách sạn 4 sao tại Nha Trang STT Tên KS Hệ số hiệu quả Khả năng sinh lời 1 Nha Trang Lodge 0,53 0,37 2 Michelia 0,66 0,49 3 Yasaka - Sài Gòn- Nha Trang 0,62 0,37 4 Novotel Nha Trang 1,00 0,79 5 Diamond Bay Resort& Spa Nha Trang 0,91 0,55 6 Ánh Sáng ( The Light hotel) 1,00 0,31 Trung bình 0,79 0,48 Nhỏ nhất 0,53 Lớn nhất 1,00 Độ lệch chuẩn 0,21 0,18 Số doanh nghiệp Tần số (%) + Tốt: >0,8 3 50,00 + Trung bình: 0,7-0,8 0 0,00 + Báo động: < 0,7 3 50,00 + Tốt: >0,5 2 33,00 + Trung bình: 0,4 -0,5 1 17,00 + Báo động: < 0,4 3 50,00 Phân nhóm 0,31 0,79 - Hệ số hiệu quả - Khả năng sinh lời (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra). Kết quả TE = 0,79 cho thấy khách sạn 4 sao tại Nha Trang đang tương đối lãng phí các yếu tố đầu vào của sản xuất. Nếu các yếu tố đầu vào giữ nguyên không đổi, với điều kiện công nghệ ở hiện tại, doanh thu bình quân trong trường hợp lý tưởng nhất có thể tăng được tới ((1/0,79) – 1)*100, tức 26,58%. Hay nếu đầu ra giữ nguyên không đổi, bình quân, các khách sạn 4 sao này có thể tiết kiệm đầu vào tối đa là 21%. Khi việc đầu tư của khách sạn 4 sao là rất lớn với chi phí biến đổi bình quân là hơn 70.884.131.809 đồng / khách sạn thì việc nghiên cứu để có thể tiết kiệm chi phí đầu vào đến khoảng 21% là rất có ý nghĩa – lãi suất cho vay doanh nghiệp của ngân hàng hiện từ 10 -11%/năm. Điều này càng trở nên quan trọng khi phần lớn các khách sạn 4 sao chủ yếu là vốn vay và rủi ro của kinh doanh khách sạn như đã phân tích ở trên, là lớn. 46 - Khả năng sinh lời của khách sạn 4 sao tại Nha Trang trung bình là 0,48, nhỏ nhất là 0,31 (Ánh Sáng - The Light hotel), lớn nhất là 0,79 (Novotel Nha Trang), độ lệch chuẩn là 0,18. Theo lý thuyết kinh tế, các nhà sản xuất thường đưa ra quyết định tiếp tục sản xuất hay dừng lại trong ngắn hạn dựa trên cơ sở số dư đảm phí của người sản xuất. Trong ngắn hạn, nếu số dư đảm phí lớn hơn định phí thì lợi nhuận ròng dương dĩ nhiên doanh nghiệp sẽ tiếp tục sản xuất; số dư đảm phí dương và nhỏ hơn định phí thì doanh nghiệp vẫn nên tiếp tục sản xuất vì định phí vẫn được bù đắp một phần; số dư đảm phí âm thì doanh nghiệp nên dừng sản xuất. Tỷ lệ số dư đảm phí cho thấy, nếu tăng cùng 1 lượng doanh thu ở tất cả những sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận, những doanh nghiệp .... thì những doanh nghiệp nào, những bộ phận nào có tỉ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều. Kết quả này cho thấy: (i) khách sạn 4 sao tại Nha Trang vẫn sẽ tiếp tục duy trì sản xuất (số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí dương); (ii) đây là lĩnh vực ít có sự cạnh tranh (độ lệch chuẩn không cao; giá trị min gấp khoảng 1,55 lần giá trị trung bình), là lĩnh vực hấp dẫn (giá trị max gấp khoảng 1,65 lần giá trị trung bình). Lý do giải thích có thể là một số khách sạn đạt được số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí lớn nhờ tính yếu tố giá, thị trường… - So sánh hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời của khách sạn 4 sao tại Nha Trang cho thấy hệ số hiệu quả trung bình là 0,79, trong khi tỷ lệ số dư đảm phí trung bình là 0,48. Hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào chưa đạt là do khâu quản lý chưa tốt, tuy nhiên, hệ số này vẫn rất cao so với với tỷ lệ số dư đảm phí. Lý do giải thích có thể là do yếu tố giá, thị trường… Phân nhóm hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào khách sạn 4 sao tại Nha Trang cho thấy, hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào nhỏ hơn 0,7 có 3 khách sạn, chiếm tỷ lệ 50%; hệ số từ 0,7 -0,8 có 0 khách sạn, chiếm tỷ lệ 0%; hệ số lớn hơn 0,8 có 3 khách sạn, chiếm tỷ lệ 50%. Như vậy, trong lĩnh vực khách sạn 4 sao tại Nha Trang, khoảng 50% số khách sạn có hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào tương đối tốt (từ 80% trở lên, khách sạn Novotel Nha Trang, Diamond Bay Resort & Spa Nha Trang, Ánh Sáng - The Light hotel), còn lại khoảng 50% số khách sạn có hiệu quả thấp – mức báo động (khách sạn Nha Trang Lodge, Michelia, Yasaka - Sài Gòn- Nha Trang). Các chính sách của Nhà nước trước tiên nên tập trung cho các khách sạn có hiệu quả thấp. 47 Phân nhóm khả năng sinh lời khách sạn 4 sao tại Nha Trang cho thấy, khả năng sinh lời nhỏ hơn 0,4 có 3 khách sạn, chiếm tỷ lệ 50%; hệ số từ 0,4 -0,5 có 1 khách sạn, chiếm tỷ lệ 17%; hệ số lớn hơn 0,5 có 2 khách sạn, chiếm tỷ lệ 33%. Như vậy, trong lĩnh vực khách sạn 4 sao tại Nha Trang, khoảng 33% số khách sạn có khả năng sinh lời tương đối tốt (từ 50% trở lên, khách sạn Novotel Nha Trang, Diamond Bay Resort& Spa Nha Trang), còn lại khoảng 17% số khách sạn có khả năng sinh lời trung bình (khách sạn Michelia), còn lại khoảng 50% số khách sạn có khả năng sinh lời thấp – mức báo động (khách sạn Nha Trang Lodge, Yasaka - Sài Gòn- Nha Trang, Ánh Sáng - The Light hotel). 3.2.1.3. Khách sạn 5 sao - Hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của khách sạn 5 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 0,91, nhỏ nhất là 0,73 (khách sạn Mia Resort Nha Trang), lớn nhất là 1,00 (Khách sạn Ana Mandara - Evason Ana Mandara Nha Trang, Six Senses Hideaway Ninh Van Bay, Nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang) và có tới 50% số khách sạn 5 sao tại Nha Trang đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Kết quả TE = 0,91 cho thấy khách sạn 5 sao tại Nha Trang đang còn lãng phí các yếu tố đầu vào của sản xuất. Nếu các yếu tố đầu vào giữ nguyên không đổi, với điều kiện công nghệ ở hiện tại, doanh thu bình quân trong trường hợp lý tưởng nhất có thể tăng được tới ((1/0,91) – 1)*100, tức 10%. Hay nếu đầu ra giữ nguyên không đổi, bình quân, các khách sạn 5 sao này có thể tiết kiệm đầu vào tối đa là 9%. Khi việc đầu tư của khách sạn 5 sao là rất lớn với chi phí biến đổi bình quân là hơn 199.304.238.869 đồng / khách sạn thì việc nghiên cứu để có thể tiết kiệm chi phí đầu vào đến khoảng 9% là rất có ý nghĩa – lãi suất cho vay doanh nghiệp của ngân hàng hiện từ 10 11%/năm. Điều này càng trở nên quan trọng khi phần lớn các khách sạn 5 sao chủ yếu là vốn vay và rủi ro của kinh doanh khách sạn như đã phân tích ở trên, là lớn. 48 Bảng 3.6 : Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời khách sạn 5 sao tại Nha Trang STT Tên KS Hệ số hiệu quả Khả năng sinh lời 1 Ana Mandara (Evason Ana Mandara Nha Trang) 1,00 0,59 2 Sheraton 0,85 0,41 3 Six Senses Hideaway Ninh Van Bay 1,00 0,50 4 Sunrise Nha Trang 0,86 0,53 5 Nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang 1,00 0,46 6 Mia Resort Nha Trang 0,73 0,41 Trung bình 0,91 0,48 Nhỏ nhất 0,73 0,41 Lớn nhất 1,00 0,59 Độ lệch chuẩn 0,11 0,07 Số doanh nghiệp Tần số (%) + Tốt: >0,9 3 50,00 + Trung bình: 0,8-0,9 2 33,33 + Báo động: < 0,8 1 16,67 + Tốt: >0,5 3 50,00 + Trung bình: 0,4 -0,5 3 50,00 + Báo động: < 0,4 0 0 Phân nhóm - Hệ số hiệu quả - Khả năng sinh lời (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra). - Khả năng sinh lời của khách sạn 5 sao tại Nha Trang trung bình là 0,48, nhỏ nhất là 0,41 (Sheraton), lớn nhất là 0,59 (Ana Mandara -Evason Ana Mandara Nha Trang), độ lệch chuẩn là 0,07. Theo lý thuyết kinh tế, các nhà sản xuất thường đưa ra quyết định tiếp tục sản xuất hay dừng lại trong ngắn hạn dựa trên cơ sở số dư đảm phí của người sản xuất. Trong ngắn hạn, nếu số dư đảm phí lớn hơn định phí thì lợi nhuận ròng dương dĩ nhiên doanh nghiệp sẽ tiếp tục sản xuất; số dư đảm phí dương và nhỏ hơn định phí thì doanh nghiệp vẫn nên tiếp tục sản xuất vì định phí vẫn được bù đắp một phần; số dư đảm phí âm thì doanh nghiệp nên dừng sản xuất. Tỷ lệ số dư đảm phí cho thấy, nếu tăng cùng 1 lượng doanh thu ở tất cả những sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận, những 49 doanh nghiệp .... thì những doanh nghiệp nào, những bộ phận nào có tỉ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều. Kết quả này cho thấy: (i) khách sạn 5 sao tại Nha Trang vẫn sẽ tiếp tục duy trì sản xuất (số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí dương); (ii) đây là lĩnh vực rất ít có sự cạnh tranh (độ lệch chuẩn không cao; giá trị min gấp khoảng 1,17 lần giá trị trung bình), là lĩnh vực ít hấp dẫn (giá trị max gấp khoảng 1,23 lần giá trị trung bình). Lý do giải thích có thể là một số khách sạn đạt được số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí lớn nhờ tính yếu tố giá, thị trường… - So sánh hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời của khách sạn 5 sao tại Nha Trang cho thấy hệ số hiệu quả trung bình là 0,91, trong khi tỷ lệ số dư đảm phí trung bình là 0,48. Hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào chưa đạt là do khâu quản lý chưa tốt, tuy nhiên, hệ số này vẫn rất cao so với với tỷ lệ số dư đảm phí. Lý do giải thích do yếu tố giá, thị trường… Phân nhóm hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào khách sạn 5 sao tại Nha Trang cho thấy, hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào nhỏ hơn 0,8 có 1 khách sạn, chiếm tỷ lệ 16,67%; hệ số từ 0,8 -0,9 có 2 khách sạn, chiếm tỷ lệ 33,33%; hệ số lớn hơn 0,9 có 3 khách sạn, chiếm tỷ lệ 50%. Như vậy, trong lĩnh vực khách sạn 5 sao tại Nha Trang, khoảng 50% số khách sạn có hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào tương đối tốt (từ 90% trở lên, khách sạn Novotel Nha Trang, Diamond Bay Resort & Spa Nha Trang, Ánh Sáng - The Light hotel), còn lại khoảng 16,67% số khách sạn có hiệu quả thấp – mức báo động (khách sạn Nha Trang Lodge, Michelia, Yasaka - Sài GònNha Trang). Các chính sách của Nhà nước trước tiên nên tập trung cho các khách sạn có hiệu quả thấp. Phân nhóm khả năng sinh lời khách sạn 5 sao tại Nha Trang cho thấy, khả năng sinh lời nhỏ hơn 0,4 có 0 khách sạn, chiếm tỷ lệ 0%; hệ số từ 0,4 -0,5 có 3 khách sạn, chiếm tỷ lệ 50%; hệ số lớn hơn 0,5 có 3 khách sạn, chiếm tỷ lệ 50%. Như vậy, trong lĩnh vực khách sạn 5 sao tại Nha Trang, khoảng 50% số khách sạn có khả năng sinh lời tương đối tốt (từ 50% trở lên, khách sạn Ana Mandara - Evason Ana Mandara Nha Trang, Six Senses Hideaway Ninh Van Bay, Sunrise Nha Trang), còn lại khoảng 50% số khách sạn có khả năng sinh lời trung bình (khách sạn Sheraton, Nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang, Mia Resort Nha Trang). 50 3.2.2. Mức tiết kiệm tối đa các nguồn lực đầu vào của khách sạn 3.2.2.1. Khách sạn 3 sao - Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực lao động Bảng 3.7 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực lao động khách sạn 3 sao tại Nha Trang Thực tế STT Tên KS sử dụng (Data) (1) (2) Mục tiêu (Target) Lãng phí Mức giảm % cần vô ích có thể giảm (Slack) (Reduction) (3) (4) (5) (6) = (3) – (7) = (4) –(5) (6) /(3) 1 Angella 96 96 0 0 0,00 2 Merperle 83 80 0 3 4,01 3 Victoria 45 20 25 0 0,64 4 Paragon 50 50 0 0 0,00 5 Viễn Đông 131 95 0 36 27,19 6 Nghĩ dưỡng Cát Trắng 121 74 38 8 7,00 7 The Light 2 45 45 0 0 0,00 8 Olympic 64 21 19 24 37,39 9 The Summer 68 24 28 16 23,10 10 Dendro 51 29 20 2 3,49 11 Thiên Á (Asia Paradise) 71 58 0 13 18,92 12 Barcelona 30 19 0 11 35,43 Trung bình 71 51 11 9 13 Nhỏ nhất 30 19 0 0 0 Lớn nhất 131 96 38 36 37 Độ lệch chuẩn 31 29 14 11 14 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra). Mức giảm lao động của khách sạn 3 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 9 lao động (tương đương 13% so với mức hiện tại), nhỏ nhất là 0 lao động (khách sạn Angella, Victoria, Paragon, The Light 2), lớn nhất là 36 lao động (tương đương 37% so với mức hiện tại – khách sạn Viễn Đông), độ lệch chuẩn là 11. 51 Hình 3.1. Tỷ lệ giảm lao động của khách sạn 3 sao - Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực số phòng Bảng 3.8 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực số phòng khách sạn 3 sao tại Nha Trang STT Tên KS Thực tế sử dụng (Data) Mục tiêu (Target) Lãng phí vô ích (Slack) (1) (2) (3) (4) (5) Mức giảm có thể (Reduction) (6) = (3) – (4) –(5) % cần giảm (7) = (6) /(3) 1 Angella 63 63 0 0 0,00 2 Merperle 80 77 0 3 4,01 3 Victoria 30 47 0 0,64 4 Paragon 77 74 74 0 0 0,00 5 Viễn Đông 158 115 0 43 27,19 6 Nghĩ dưỡng Cát Trắng 54 50 0 4 7,00 7 The Light 2 50 50 0 0 0,00 8 Olympic 57 31 4 21 37,39 9 The Summer 80 36 25 18 23,10 10 Dendro 62 43 17 2 3,49 11 Thiên Á (Asia Paradise) 114 66 26 22 18,92 12 Barcelona Trung bình 50 77 28 55 4 10 18 11 35,43 13 Nhỏ nhất 50 28 0 0 0 Lớn nhất 158 115 47 43 37 Độ lệch chuẩn 31 25 14 15 14 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra). Mức giảm số phòng của khách sạn 3 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 11 phòng (tương đương 13% so với mức hiện tại), nhỏ nhất là 0 phòng (khách sạn Angella, Victoria, Paragon, The Light 2), lớn nhất là 43 phòng (tương đương 37% so với mức hiện tại – khách sạn Viễn Đông), độ lệch chuẩn là 14. 52 Hình 3.2. Tỷ lệ giảm số phòng của khách sạn 3 sao - Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực chi phí biến đổi Bảng 3.9 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực chi phí biến đổi khách sạn 3 sao tại Nha Trang ST T (1) Tên KS Thực tế sử dụng (Data) Mục tiêu (Target) Lãng phí vô ích (Slack) (2) (3) (4) (5) Mức giảm có thể (Reduction) (6) = (3) – (4) – (5) % cần giảm (7) = (6) /(3) 1 Angella 6.169.166.146 6.169.166.146 0 0 0,00 2 Merperle 70.559.105.863 67.726.836.963 0 2,832,268,900 4,01 3 Victoria 2.243.390.762 2,229,121,088 0 14.269.674 0,64 4 Paragon 5,564,934,912 0 0 0,00 5 30.399.206.698 0 11.351.920.099 27,19 14.452.708.994 13.441.231.319 0 1.011.477.675 7,00 7 Viễn Đông Nghĩ dưỡng Cát Trắng The Light 2 5.564.934.912 41.751.126.797 116.761.970.050 116.761.970.049 1 0 0,00 8 Olympic 3.765.443.202 2.357.539.152 0 1.407.904.050 37,39 9 The Summer 3.530.000.000 2.714.681.166 0 815.318.834 23,10 10 Dendro Thiên Á (Asia Paradise) Barcelona 3.367.455.091 3.250.072.243 0 117.382.848 3,49 167.611.097.000 135.894.952.892 0 31.716.144.108 18,92 6.767.898.012 4.370.196.071 0 2.397.701.941 Trung bình 36.878.691.402 32.573.325.725 0 4.305.365.677 35,43 13 Nhỏ nhất 2.243.390.762 2.229.121.088 0 0 0 Lớn nhất 167.611.097.000 135.894.952.892 1 31.716.144.108 37 Độ lệch chuẩn 54.351.424.931 47.841.428.755 0 9.193.874.114 14 6 11 12 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra). 53 Mức giảm chi phí biến đổi của khách sạn 3 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 4.305.365.677 đồng (tương đương 13% so với mức hiện tại), nhỏ nhất là 0 đồng (khách sạn Angella, Victoria, Paragon, The Light 2), lớn nhất là 31.716.144.108 đồng (tương đương 37% so với mức hiện tại – khách sạn Thiên Á - Asia Paradise), độ lệch chuẩn là 9.193.874.114. Hình 3.3. Tỷ lệ giảm chi phí biến đổi của khách sạn 3 sao Tỷ lệ giảm của các yếu tố đầu vào khách sạn 3 sao tại Nha Trang như lao động, số phòng, chi phí biến đổi so với ban đầu trung bình là 13,1% (hình 3.4). Hình 3.4. Tỷ lệ giảm các yếu tố đầu vào của khách sạn 3 sao 54 3.2.2.2. Khách sạn 4 sao - Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực lao động Bảng 3.10 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực lao động khách sạn 4 sao tại Nha Trang STT Tên KS Thực tế sử dụng (Data) Mục tiêu (Target) Lãng phí vô ích (Slack) (1) (2) (3) (4) (5) 1 Nha Trang Lodge 198 56 2 Michelia 190 3 Yasaka - Sài Gòn- Nha Trang 4 Novotel Nha Trang Diamond Bay Resort& Spa Nha Trang Ánh Sáng (The Light hotel) 5 6 Mức giảm có thể (Reduction) (6) = (3) – (4) –(5) % cần giảm (7) = (6) /(3) 49 93 47,02 112 13 65 34,10 268 111 54 102 38,24 121 121 0 0 0,00 289 262 0 27 9,37 Trung bình 106 195 106 128 0 19 0 48 0,00 21 Nhỏ nhất 106 56 0 0 0 Lớn nhất 289 262 54 102 47 Độ lệch chuẩn 74 70 21 25 45 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra). Mức giảm lao động của khách sạn 4 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 48 lao động (tương đương 21% so với mức hiện tại), nhỏ nhất là 0 lao động (khách sạn Novotel Nha Trang, Ánh Sáng - The Light hotel), lớn nhất là 102 lao động (tương đương 47% so với mức hiện tại – khách sạn Yasaka - Sài Gòn- Nha Trang), độ lệch chuẩn là 45. Hình 3.5. Tỷ lệ giảm lao động của khách sạn 4 sao 55 - Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực số phòng Bảng 3.11 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực số phòng khách sạn 4 sao tại Nha Trang Thực tế STT Tên KS sử dụng (Data) Mục tiêu (Target) Lãng phí Mức giảm có % cần vô ích thể giảm (Slack) (Reduction) (6) = (3) – (4) (7) = –(5) (6) /(3) 0 59 47,02 132 0 69 34,10 204 126 0 78 38,24 154 154 0 0 0,00 Nha Trang 342 293 17 32 9,37 Ánh Sáng ( The Light hotel) 75 75 0 0 0,00 Trung bình 184 141 3 40 22 Nhỏ nhất 75 66 0 0 0 Lớn nhất 342 293 17 78 47 Độ lệch chuẩn 92 82 7 34 21 (1) (2) (3) (4) (5) 1 Nha Trang Lodge 125 66 2 Michelia 201 3 Yasaka - Sài Gòn- Nha Trang 4 Novotel Nha Trang 5 6 Diamond Bay Resort& Spa (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra). Mức giảm số phòng của khách sạn 4 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 40 phòng (tương đương 22% so với mức hiện tại), nhỏ nhất là 0 phòng (khách sạn Novotel Nha Trang, Ánh Sáng - The Light hotel), lớn nhất là 78 phòng (tương đương 47% so với mức hiện tại – khách sạn Yasaka - Sài Gòn- Nha Trang), độ lệch chuẩn là 34. Hình 3.6. Tỷ lệ giảm số phòng của khách sạn 4 sao 56 - Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực chi phí biến đổi Bảng 3.12 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực chi phí biến đổi khách sạn 4 sao tại Nha Trang Thực tế sử STT Tên KS dụng (Data) (1) (2) (3) Lãng Mục tiêu phí vô (Target) ích (Slack) (4) (5) Mức giảm có thể (Reduction) (6) = (3) – (4) –(5) % cần giảm (7) = (6) /(3) 1 Nha Trang Lodge 34.397.756.498 18.223.304.338 0 16.174.452.160 47,02 2 Michelia 55.565.038.877 36.614.939.172 0 18.950.099.705 34,10 73.593.472.593 45.447.799.498 0 28.145.673.095 38,24 21.224.007.661 21.224.007.661 0 0 0,00 123.762.545.174 112.171.216.499 0 11.591.328.675 9,37 116.761.970.050 116.761.970.050 0 0 0,00 Trung bình 70.884.131.809 58.407.206.203 0 12.476.925.606 21 Nhỏ nhất 21.224.007.661 18.223.304.338 0 0 0 Lớn nhất 123.762.545.174 116.761.970.050 0 28.145.673.095 47 Độ lệch chuẩn 42.285.461.547 44.578.094.652 0 11.074.429.651 21 3 4 Yasaka - Sài GònNha Trang Novotel Nha Trang Diamond 5 Resort& Bay Spa Nha Trang 6 Ánh Sáng ( The Light hotel) (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra). Mức giảm chi phí biến đổi của khách sạn 4 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 12.476.925.606 đồng (tương đương 21% so với mức hiện tại), nhỏ nhất là 0 đồng (khách sạn Novotel Nha Trang, Ánh Sáng - The Light hotel), lớn nhất là 28.145.673.095 đồng (tương đương 47% so với mức hiện tại – khách sạn Yasaka - Sài Gòn- Nha Trang), độ lệch chuẩn là 11.074.429.651. 57 Hình 3.7. Tỷ lệ giảm chi phí biến đổi của khách sạn 4 sao Tỷ lệ giảm của các yếu tố đầu vào khách sạn 4 sao như lao động, số phòng, chi phí biến đổi so với ban đầu trung bình lần lượt là 21,46% ; 21,52% ; 21,46% (hình 3.8). Hình 3.8. Tỷ lệ giảm các yếu tố đầu vào của khách sạn 4 sao 3.2.2.2. Khách sạn 5 sao - Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực lao động 58 Bảng 3.13 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực lao động khách sạn 5 sao tại Nha Trang STT Tên KS Thực tế sử dụng (Data) (1) (2) (3) (4) (5) 328 328 0 0 0,00 Lãng phí vô ích (Slack) Mức giảm có thể (Reduction) (6) = (3) – (4) –(5) % cần giảm (7) = (6) /(3) 1 Ana Mandara (Evason Mandara Nha Trang) 2 Sheraton 309 262 0 47 15,22 3 Six Senses Hideaway Ninh Van Bay 416 416 0 0 0,00 4 Sunrise Nha Trang 253 212 6 35 13,85 5 Nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang 1.067 1.067 0 0 0,00 6 Mia Resort Nha Trang 209 153 0 56 26,60 Trung bình 430 406 1 23 9 Nhỏ nhất 209 153 0 0 0 Lớn nhất 1.067 1.067 6 56 27 320 336 3 26 11 Độ lệch chuẩn Ana Mục tiêu (Target) (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra). Mức giảm lao động của khách sạn 5 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 23 lao động (tương đương 9% so với mức hiện tại), nhỏ nhất là 0 lao động (khách sạn Ana Mandara -Evason Ana Mandara Nha Trang, Six Senses Hideaway Ninh Van Bay, Nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang), lớn nhất là 56 lao động (tương đương 27% so với mức hiện tại – khách sạn Mia Resort Nha Trang), độ lệch chuẩn là 26. Hình 3.9. Tỷ lệ giảm lao động của khách sạn 5 sao - Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực số phòng 59 Bảng 3.14 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực số phòng khách sạn 5 sao tại Nha Trang Thực tế STT Tên KS sử dụng (Data) (1) 1 2 3 (2) Ana Mandara (Evason Ana Mandara Nha Trang) Sheraton Six Senses Hideaway Ninh Van Bay Mục tiêu (Target) Lãng phí Mức giảm % cần vô ích có thể giảm (Slack) (Reduction) (6) = (3) – (7) = (4) –(5) (6) /(3) 0 0 0,00 97 144 43 15,22 58 58 0 0 0,00 (3) (4) (5) 78 78 284 4 Sunrise Nha Trang 122 50 55 17 13,85 5 Nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang 569 569 0 0 0,00 6 Mia Resort Nha Trang 105 41 37 28 26,60 Trung bình 203 149 39 15 9 Nhỏ nhất 58 41 0 0 0 Lớn nhất 569 569 144 43 27 Độ lệch chuẩn 197 207 56 18 11 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra). Mức giảm số phòng của khách sạn 5 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 15 phòng (tương đương 9% so với mức hiện tại), nhỏ nhất là 0 phòng (khách sạn Ana Mandara -Evason Ana Mandara Nha Trang, Six Senses Hideaway Ninh Van Bay, Nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang), lớn nhất là 43 phòng (tương đương 27% so với mức hiện tại – khách sạn Sheraton), độ lệch chuẩn là 18. Hình 3.10. Tỷ lệ giảm số phòng của khách sạn 5 sao 60 - Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực chi phí biến đổi Bảng 3.15 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực chi phí biến đổi khách sạn 5 sao tại Nha Trang STT Thực tế sử dụng Tên KS (Data) (1) (2) Ana (3) Lãng phí vô Mục tiêu (Target) ích (Slack) (4) (5) Mức giảm có thể (Reduction) (6) = (3) – (4) – (5) % cần giảm (7) = (6) /(3) Mandara 1 (Evason Ana Mandara Nha Trang) 64.120.817.089 64.120.817.089 0 0 0,00 2 Sheraton 135.918.477.345 115.233.904.886 0 20.684.572.459 15,22 3 Six Senses Hideaway Ninh Van Bay 103.937.282.669 103.937.282.669 0 0 0,00 4 Sunrise Nha Trang 48.066.243.832 41.411.339.360 0 6.654.904.472 13,85 5 Nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang 792.603.871.204 792.603.871.204 0 0 0,00 6 Mia Resort Trang 51.178.741.073 37.566.325.917 0 13.612.415.156 26,60 Trung bình 199.304.238.869 192.478.923.521 0 6.825.315.348 9 Nhỏ nhất 48.066.243.832 37.566.325.917 0 0 0 Lớn nhất 792.603.871.204 792.603.871.204 0 20.684.572.459 27 Độ lệch chuẩn 292.645.080.803 295.719.968.642 0 8.693.992.870 11 Nha (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra). Mức giảm chi phí biến đổi của khách sạn 5 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 6.825.315.348 đồng (tương đương 9% so với mức hiện tại), nhỏ nhất là 0 đồng (khách sạn Ana Mandara -Evason Ana Mandara Nha Trang, Six Senses Hideaway Ninh Van Bay, Nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang), lớn nhất là đồng 20.684.572.459 đồng (tương đương 27% so với mức hiện tại – khách sạn Sheraton), độ lệch chuẩn là 8.693.992.870. 61 Hình 3.11. Tỷ lệ giảm chi phí biến đổi của khách sạn 5 sao Tỷ lệ giảm của các yếu tố đầu vào khách sạn 5 sao như lao động, số phòng, chi phí biến đổi so với ban đầu trung bình là 9,28% (hình 3.12). Hình 3.12. Tỷ lệ giảm các yếu tố đầu vào của khách sạn 5 sao 3.3. Thảo luận 3.3.1. Thảo luận kết quả Việc nghiên cứu để sử dụng tiết kiệm các yếu tố đầu vào của khách sạn tại Nha Trang trở thành vấn đề quan trọng cả trong ngắn và dài hạn để hướng tới phát triển hệ thống khách sạn tại Nha Trang bền vững. Kết quả tính toán bằng phương pháp DEA cho thấy hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của hệ thống khách sạn tại Nha Trang đạt trên 79%. Nghĩa là, trong trường hợp tối ưu, với cách thức quản lý tối ưu, các 62 khách sạn tại Nha Trang còn có thể tiết kiệm 21% các yếu tố đầu vào mà đầu ra vẫn giữ nguyên không đổi, hoặc là, với đầu vào không đổi có thể gia tăng đầu ra tới hơn 26%. Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho thấy khách sạn 5 sao tại Nha Trang đạt hiệu quả tốt nhất, tiếp theo là khách sạn 3 sao, cuối cùng là khách sạn 4 sao. Cụ thể, tại khách sạn 3 sao doanh thu bình quân trong trường hợp lý tưởng nhất có thể tăng được 14,94% hay có thể tiết kiệm các yếu tố đầu vào tối đa là 13%. Trong khi đó, đối với khách sạn 4 sao, tỷ lệ này lần lượt là 26,58%, 21%; đối với khách sạn 5 sao, tỷ lệ này lần lượt là 10%, 9%. Các khách sạn 5 sao có hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào cao, điều này có thể lý giải, hệ thống khách sạn 5 sao tại Nha Trang đa phần là do các tập đoàn hàng đầu thế giới về quản lý kinh doanh du lịch dưới hình thức quản lý trực tiếp hoặc được thuê. Đối với khách sạn 3 sao tại Nha Trang, khoảng 33,34% số khách sạn có hiệu quả thấp – mức báo động (khách sạn Viễn Đông, Olympic, The Summer, Barcelona). Trong khi đó, tại khách sạn 4 sao, con số này là khoảng 50% (khách sạn Nha Trang Lodge, Michelia, Yasaka - Sài Gòn- Nha Trang); tại khách sạn 5 sao, con số này là khoảng 16,67% (khách sạn Michelia). Các chính sách của Nhà nước trước tiên nên tập trung cho các khách sạn có hiệu quả thấp này, tiếp theo là đến các khách sạn có hiệu quả ở mức trung bình. Hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của khách sạn tại Nha Trang trung bình là 0,8- 0,9, trong khi đó khả năng sinh lời trung bình là 0,48. Về mặt lý thuyết, nếu giá và chất lượng của các yếu tố đầu ra và đầu vào là như nhau, tiết kiệm đầu vào của sản xuất sẽ làm khả năng sinh lợi gia tăng tương ứng. Tuy vậy, từ kết quả nghiên cứu, cho thấy các yếu tố bên ngoài như các yếu tố về giá và chất lượng đầu vào và đầu ra đang ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh lợi của khách sạn 4, 5 sao tại Nha Trang. Thực sự, đối với hệ thống khách sạn tại Nha Trang như hiện tại, điều quan tâm lớn nhất của các khách sạn là khả năng sinh lợi trong ngắn hạn, kết quả nghiên cứu này đã hàm ý rằng có không ít khách sạn đã phải ”hy sinh” việc tiết kiệm các yếu tố đầu vào trong quản lý sản xuất kinh doanh và bỏ qua các khuyến cáo về mặt quản lý kỹ thuật để cố gắng có được khách du lịch khi đang được giá. Hành vi này trong quản lý kinh doanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch Nha Trang trong dài hạn – và 63 thực sự, hiện tại chúng ta đang phải trả giá khi môi trường đang suy thoái nghiêm trọng, khả năng lấp phòng của các khách sạn đang ngày càng giảm. - Một số nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các khách sạn tại Nha Trang +Theo các khách sạn phản ánh, thì giá điện hiện tại là khá cao, điều này khiến họ phải trả thêm một khoản lên đến 10-15% chi phí thường xuyên hàng tháng. Dù đã áp dụng giải pháp tiết kiệm điện, nước cho khách sạn, tuy nhiên mỗi tháng khách sạn phải trả một khoảng tiền lớn, tùy vào mùa cao điểm hoặc thấp điểm mà khách sạn có mức sử dụng điện nước khác nhau. Bên cạnh đó, mức phí nước phải trả cũng khách nhau. Các cơ sở lưu trú hiện nay phải chịu 3 mức giá điện theo các giờ khác nhau trong một ngày là giờ thấp điểm (từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng), giờ bình thường (từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối) và giờ cao điểm (từ 6 giờ tối đến 10 giờ đêm). Trong khi đó, đối với hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú, vào giờ cao điểm khách mới bắt đầu sử dụng phòng ngủ nên các cơ sở lưu trú phải trả tiền điện hằng tháng rất lớn. Giá điện kinh doanh cao hơn nhiều so với nhóm sản xuất tại các cấp điện áp và cùng giờ tiêu thụ. Cấp điện áp trên 22KV, giờ bình thường, giá điện kinh doanh gấp 1,584 lần giá điện sản xuất, giờ thấp điểm gấp 1,442 lần, cao điểm gấp 1,533 lần. Tương tự, cấp điện áp dưới 6KV, giờ bình thường, giá điện kinh doanh gấp 1,647 lần giá điện sản xuất, giờ thấp điểm gấp 1,50 lần, giờ cao điểm gấp 1,484 lần. Giá bán lẻ điện hiện nay áp dụng cho các cơ sở kinh doanh du lịch là không hợp lý, điều này không khuyến khích được phát triển du lịch và dịch vụ. Đương nhiên, giá điện nước cao làm tăng cao chi phí đầu vào của các khách sạn, kéo theo giá dịch vụ của khách sạn bị đẩy cao lên, không phù hợp xu thế cạnh tranh giá trong thời điểm hội nhập hiện nay. Điều này cũng tạo nên khó khăn nhất định cho việc giảm giá dịch vụ của khách sạn du lịch trong bối cảnh thực hiện chương trình kích cầu du lịch hiện nay. Đồng thời các khách sạn du lịch bày tỏ mong muốn các cơ quan nhà nước có chính sách tạo điều kiện để khách sạn có nhiều thuận lợi hơn cải tiến công nghệ, kỹ thuật để ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, Các khách sạn du lịch kiến nghị mức thu giá điện và nước tại các cơ sở lưu trú theo giá áp dụng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh khác, không phân biệt 3 loại giá như hiện nay (tức là chỉ áp dụng 2 mức giá là giá vào giờ bình thường và giờ thấp 64 điểm). Cần điều chỉnh và áp dụng giá bán lẻ điện cho kinh doanh du lịch bằng với giá điện cho sản xuất; đồng thời bỏ mức giá ở giờ cao điểm. Điều này sẽ giúp tháo gỡ khó khăn cho khách sạn, khuyến khích ngành dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng. + Vấn đề đảm bảo tình hình an ninh trật tự, an toàn cho du khách, đảm bảo môi trường tự nhiên khu vực bãi biển Nha Trang; các doanh nghiệp, cơ sở du lịch, nhà hàng, khách sạn cạnh tranh không lành mạnh, phá giá các tour, tuyến, sản phẩm du lịch, tình trạng chặt chém, chèo kéo du khách tại bến đò du lịch Cầu Đá, tình trạng ăn xin, bán hàng rong, cò mồi chèo kéo du khách, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường du lịch chung của tỉnh Khánh Hòa. Các dịch vụ du lịch trên biển Nha Trang, tình trạng ca nô, dù kéo, phân ô - cắm dù chia bãi biển thành các khu vực riêng trên biển Nha Trang không chỉ gây ra hình ảnh lộn xộn mà còn hết sức nguy hiểm, mất an toàn cho du khách cũng như người dân khi tắm biển. Bên cạnh đó, tình trạng thanh tra, kiểm tra tràn lan, chồng chéo của các cơ quan chức năng, không tuân thủ theo Nghị định 61 (mỗi nội dung chỉ được kiểm tra một lần/ năm). Tình trạng ăn xin, bán hàng rong và tình trạng ca nô, dù kéo gây nguy hiểm cho du khách và nhân dân khi tắm biển. Việc quản lý điểm đến chưa thống nhất giữa chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng chuyên ngành về du lịch, môi trường, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự...dẫn tới sự thiếu trách nhiệm và bỏ trống trách nhiệm giữa các bên trong giải quyết, ứng phó và kiểm soát môi trường, an toàn, vệ sinh, trật tự, văn minh trong kinh doanh và ứng xử du lịch. Hậu quả dẫn tới hình ảnh điểm đến du lịch bị phương hại. Nhiều dịch vụ phục vụ du lịch như điểm mua sắm, điểm dừng chân, nhà hàng ăn uống, vận chuyển tham gia tích cực phục vụ khách du lịch, tạo ra chất lượng sản phẩm du lịch chung nhưng nằm trong hệ thống quản lý đa ngành và chưa có cơ chế phối hợp kiểm soát chặt chẽ, do vậy còn nhiều hoạt động kinh doanh dịch vụ thiếu chất lượng, mang tính chụp giật. Nhiều tài nguyên phục vụ phát triển du lịch nằm trong sự quản lý của nhiều ngành, thành phần khác nhau nhưng chưa có cơ chế phân công trách nhiệm và phối hợp quản lý. Hệ thống doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa hoạt động thiếu kiểm soát về chất lượng kinh doanh. + Một vấn đề rất quan trọng nữa đối với việc tiết kiệm yếu tố đầu vào với các khách sạn đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Môi trường du lịch tại Nha Trang ...đã có 65 sự suy thoái do tác động của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Hiện tại, đang tồn tại sự bất công bằng trong phân chia lợi ích kinh tế do tăng trưởng du lịch mang lại dẫn tới sự xung đột về lợi ích giữa các ngành, các địa phương, giữa các nhóm đối tượng, dẫn tới những tác động tiêu cực nhiều mặt. Khai thác quá mức, bừa bãi, tự phát (không theo quy hoạch), thiếu trách nhiệm hoặc trách nhiệm không rõ ràng, gây ô nhiễm, quá tải, tạo ra những tác động, hệ lụy tiêu cực và làm cho tài nguyên du lịch có nguy cơ suy thoái nhanh. Thực sự, khách sạn tạo ra chất thải ô nhiễm rất lớn. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trong khách sạn ảnh hưởng rất nhiều đến sự bền vững của du lịch trong dài hạn. Một số khách sạn tại Nha Trang không có hệ thống thu gom nước thải cho nhà hàng làm cho nước thải ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc ra biển, làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản, và con người ở đây. Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi Resort, khách sạn tại Nha Trang. Ðây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội. Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch phát triển, khách sạn tại Nha Trang mọc lên nhiều hơn có thể gây ô nhiễm không khí ngày càng nhiều hơn thông qua khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông. Tiêu thụ năng lượng trong khu khách sạn, resort tại Nha Trang thường không hiệu quả và lãng phí. Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dã. Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn tại Nha Trang có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển khách sạn tại Nha Trang hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất. Việc phát triển khách sạn tại Nha Trang thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang 66 dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền... Nguyên nhân của những tồn tại những hạn chế nêu trên có nguyên nhân sâu xa từ gốc xuất phát điểm thấp của du lịch Việt Nam nói chung, Nha Trang nói riêng, du lịch mới thực sự phát triển sau khi có chính sách mở cửa, hội nhập cuối thập niên 80, khi đất nước vừa thoát khỏi khủng khoảng; nhận thức xã hội về du lịch còn hạn chế, thiếu kiến thức và kinh nghiệm, thiếu nguồn lực đầu tư, chậm đổi mới về chính sách và cải cách hành chính, năng lực quản lý chưa theo kịp yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Nguyên nhân khác do phân bổ nguồn lực không hợp lý và thiếu liên kết trong đầu tư cho các lĩnh vực then chốt như hạ tầng, xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực; chưa phát huy đúng vai trò của khối doanh nghiệp trong phát triển sản phẩm, khu, tuyến, điểm du lịch; còn mang nặng tư duy quản lý tiểu nông, tầm nhìn ngắn hạn, do vậy chưa nhanh chóng tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến và tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu. - Kết quả khảo sát chương trình quản lý môi trường và trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp + Các vấn đề môi trường và quản lý môi trường của khách sạn tại Nha Trang Khi đề cập đến các khái niệm nhận thức về môi trường trong các khách sạn tại Nha Trang, 72% khách sạn tham gia khảo sát đánh giá nhận thức của khách sạn trên mức trung bình, từ tốt đến rất tốt (tương ứng xếp hạng từ 6-10), bao gồm cả ba phân hạng khách sạn, trong đó các khách sạn 5 sao xếp hạng nhận thức về môi trường và trách nhiệm cao nhất với tỷ lệ 78,9%. Chỉ có khoảng 7% khách sạn trả lời nhận thức về môi trường là chưa đầy đủ, dưới mức trung bình (tương ứng xếp hạng 1-4), chủ yếu là các khách sạn 4 sao. 67 Hình 3.13. Các vấn đề môi trường và quản lý môi trường (Nguồn: Báo cáo khảo sát ngành dịch vụ khách sạn 2014, Grant Thornton) + Quan điểm của doanh nghiệp về chương trình trách nhiệm xã hội Cụ thể hơn, trách nhiệm của một doanh nghiệp về tác động của các quyết định và hoạt động của mình đối với xã hội và môi trường thông qua các hành vi minh bạch và có tính đạo đức có thể được thể hiện qua vị trí của doanh nghiệp trong mảng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Trong khi 52,6% các khách sạn và chủ yếu là các khách sạn 5 sao triển khai chính thức chương trình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, 28,1% các đơn vị khác chỉ triển khai các chương trình như vậy một cách không chính thức. Hình 3.14. Các vấn đề chương trình trách nhiệm xã hội (Nguồn: Báo cáo khảo sát ngành dịch vụ khách sạn 2014, Grant Thornton) Kết quả nghiên cứu này cho thấy, hiệu quả đồng thời với trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, điển hình là hệ thống các khách sạn 5 sao tại Nha Trang. 3.3.2. Thảo luận với các nghiên cứu khác Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Morey & Dittman (1995) đánh giá hiệu quả quản lý tổng quát ở 54 khách sạn ở Mỹ, nghiên cứu của 68 Sanjeev (2007) đánh giá hiệu quả của 68 khách sạn và nhà hàng hoạt động ở Ấn Độ, nghiên cứu của Barros & Mascarenhas (2005) đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của 43 khách sạn ở Bồ Đào Nha trong năm 2001. Tuy nhiên, nghiên cứu lại cho ra kết quả khác với nghiên cứu của Bell & Morey (1995), John và cộng sự (1997), nghiên cứu của Anderson và cộng sự (2000), nghiên cứu của Foo Lee Yen, Mohhidin Othman (2011). Có lẽ sự sai khác này là do hạn chế của phương pháp DEA. Thứ nhất, kết quả ước lượng (cho phần phi hiệu quả) hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm thống kê của các quan sát. Vì vậy, kiểm định thống kê không thể áp dụng được trong phương pháp này. Thứ hai, như đã được Sengupta (2002) nêu ra, DEA chỉ xem xét phía cung mà không xem xét phía cầu và những đặc trưng của thị trường. Cuối cùng là độ nhạy, Timmer (1971) lập luận rằng DEA rất nhạy cảm với các quan sát cực trị. Tức là khi một doanh nghiệp (hoặc một ngành) hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với những doanh nghiệp khác, DEA có thể ước lượng quá cao phần phi hiệu quả của nó. Dù có những hạn chế đó, DEA đang ngày càng được sử dụng rộng rãi. Bản chất DEA là so sánh, do đó, phương pháp DEA khuyến cáo rất cẩn thận khi so sánh các số trung bình của các nghiên cứu với nhau, vì mỗi tập dữ liệu khác nhau, có thể cho kết quả sai khác. Tóm tắt chương 3 Chương này giới thiệu mẫu, kết quả nghiên cứu và thảo luận về hiệu quả các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời của các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang. Nghiên cứu cũng tiến hành phân tích kết quả khảo sát chương trình quản lý môi trường và trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp, xác định nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả các yếu tố đầu vào của các khách sạn Nha Trang, để từ đó làm cơ sở cho kiến nghị. 69 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Sau khi nghiên cứu đề tài, tác giả rút ra một số kết luận sau đây: (1) Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã đạt được, cụ thể: Đã tổng kết được các lý thuyết về hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời. Đánh giá được hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời cho các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang. Xác định nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả các yếu tố đầu vào của các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các khách sạn nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. (2) Về phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đo lường hiệu quả các yếu tố đầu vào (được trình bày ở chương 2) bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng là thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn biến đầu vào, đầu ra, điều chỉnh biến cho phù hợp với môi trường nghiên cứu, sau đó sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu thực tế để đo lường. Kết quả nghiên cứu chính thức được sử dụng để phân tích, đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời cho các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang (được trình bày ở chương 2). (3) Về kết quả nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu gồm 12 khách sạn 3 sao, 6 khách sạn 4 sao, 6 khách sạn 5 sao tại Nha Trang, Khánh Hòa. - Kết quả nghiên cứu cho thấy: + Khách sạn 3 sao: Hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của khách sạn 3 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 0,87, nhỏ nhất là 0,63, lớn nhất là 1,00. Trong khi đó, khả năng sinh lời của khách sạn 3 sao tại Nha Trang trung bình là 0,50, nhỏ nhất là 0,16, lớn nhất là 0,71, độ lệch chuẩn là 0,2. Phân nhóm hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào khách sạn 3 sao tại Nha Trang cho thấy khoảng 58,33% số khách sạn có hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào 70 tương đối tốt (từ 90% trở lên, 8,33% số khách sạn ở mức trung bình, còn lại khoảng 33,34% số khách sạn có hiệu quả thấp – mức báo động. Phân nhóm khả năng sinh lời khách sạn 3 sao tại Nha Trang cho thấy khoảng 50% số khách sạn có khả năng sinh lời tương đối tốt (từ 50% trở lên, còn lại khoảng 8% số khách sạn có khả năng sinh lời trung bình, còn lại khoảng 42% số khách sạn có khả năng sinh lời thấp – mức báo động. + Khách sạn 4 sao: Hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của khách sạn 4 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 0,79, nhỏ nhất là 0,53, lớn nhất là 1,00. Trong khí đó, khả năng sinh lời của khách sạn 4 sao tại Nha Trang trung bình là 0,48, nhỏ nhất là 0,31 (Ánh Sáng - The Light hotel), lớn nhất là 0,79 (Novotel Nha Trang), độ lệch chuẩn là 0,18. Phân nhóm hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào khách sạn 4 sao tại Nha Trang cho thấy khoảng 50% số khách sạn có hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào tương đối tốt (từ 80% trở lên, còn lại khoảng 50% số khách sạn có hiệu quả thấp – mức báo động. Phân nhóm khả năng sinh lời khách sạn 4 sao tại Nha Trang cho thấy khoảng 33% số khách sạn có khả năng sinh lời tương đối tốt (từ 50% trở lên, khoảng 17% số khách sạn có khả năng sinh lời trung bình, còn lại khoảng 50% số khách sạn có khả năng sinh lời thấp – mức báo động. + Khách sạn 5 sao: Hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của khách sạn 5 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 0,91, nhỏ nhất là 0,73. Khả năng sinh lời của khách sạn 5 sao tại Nha Trang trung bình là 0,48, nhỏ nhất là 0,41 (Sheraton), lớn nhất là 0,59 (Ana Mandara -Evason Ana Mandara Nha Trang), độ lệch chuẩn là 0,07 Phân nhóm hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào khách sạn 5 sao tại Nha Trang cho thấy khoảng 50% số khách sạn có hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào tương đối tốt (từ 90% trở lên), còn lại khoảng 16,67% số khách sạn có hiệu quả thấp – mức báo động (dưới 80%). Phân nhóm khả năng sinh lời khách sạn 5 sao tại Nha Trang cho thấy khoảng 50% số khách sạn có khả năng sinh lời tương đối tốt (từ 50% trở lên), còn lại khoảng 50% số khách sạn có khả năng sinh lời trung bình. 71 - Các khách sạn không đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào có 3 sự lựa chọn: (i) giảm các yếu tố đầu vào của khách sạn để tăng lợi nhuận, (ii) các khác sạn rời khỏi kinh doanh khách sạn và chuyển sang loại hình kinh doanh khác, (iii) các khách sạn dừng hoạt động kinh doanh. Lựa chọn i và ii là hai lựa chọn mà các nhà quản lý khách sạn và các nhà quản lý nhà nước nên quan tâm. Lựa chọn iii là lựa chọn cuối cùng. Bởi vì vai trò quan trọng của kinh doanh khách sạn đối với Nha Trang nói riêng, tỉnh Khánh Hòa nói chung, lựa chọn i sẽ được sử dụng trong phần kết luận này. Kết quả của nghiên cứu có thể giúp các nhà quản lý khách sạn giảm các yếu tố đầu vào chi phí của khách sạn. Tỷ lệ giảm của các yếu tố đầu vào khách sạn 3 sao tại Nha Trang như lao động, số phòng, chi phí biến đổi so với thực tế trung bình là 13,1% ; khách sạn 4 sao giảm số lao động, số phòng, chi phí biến đổi so với thực tế trung bình lần lượt là 21,46% ; 21,52% ; 21,46% ; khách sạn 5 sao tỷ lệ giảm của các yếu tố đầu vào như lao động, số phòng, chi phí biến đổi so với thực tế trung bình là 9,28%. Việc giảm các yếu tố đầu vào này sẽ góp phần đáng kể vào việc tiết kiệm nhiều chi phí. Chi phí trung bình các yếu tố đầu vào của các khách sạn ngày càng tăng, trong khi số lượng các khách sạn ngày càng nhiều nên giá phòng tăng không theo kịp sự gia tăng của chi phí. Vì vậy, một số khách sạn cạnh tranh gay gắt (trừ mùa cao điểm), tỷ lệ lấp phòng thấp, một vài khách sạn mất nhiều tiền và phá sản, một số mất vốn chủ sở hữu và có thể không thể chi trả các khoản vay ngân hàng. Nếu các khách sạn có thể tiết kiệm các yếu tố đầu vào, điều này có thể giúp các khách sạn hoạt động hiệu quả hơn, có thể tồn tại với mức giá phòng cạnh tranh. Mức giảm và tỷ lệ giảm các yếu tố đầu vào so với hiện tại của các khách sạn trong mẫu nghiên cứu có thể là kênh thông tin cho các nhà quản lý tại địa phương tham khảo để thay đổi chính sách quản lý và hỗ trợ các khách sạn trong việc thiết kế, tố chức, qui hoạch, đào tạo, phương pháp quản trị để đạt được hiệu quả. Bên cạnh đó, các nhà quản lý khách sạn có thể dễ dàng sử dụng các kết quả này để cải thiện các yếu tố đầu vào, làm cho các khách sạn của họ đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, cải thiện khả năng sinh lời, và giảm rủi ro. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng các khách sạn 5 sao đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào hơn các khách sạn 3 sao, 4 sao. Một vài lý do có thể cho sự khác biệt về hiệu quả này: hiệu quả qui mô, lao động đặc biệt hơn, quản lý khách sạn, đầu 72 vào rẻ hơn bởi vì họ mua hoặc sử dụng số lượng lớn…Các nhà quản trị nên tập trung vào các khách sạn có hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào ở mức thấp – mức báo động trước tiên, sau đó là các khách sạn có hiệu quả trung bình, và cải thiện hiệu quả của khách sạn. Các cách thức quản lý và thực hiện nên phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, cần tiến hành phân tích tổng thể dữ liệu môi trường, kinh tế, các yếu tố xã hội của lĩnh vực kinh doanh khách sạn trong quá khứ cũng như hiện tại, dự đoán cho tương lai dựa trên bộ dữ liệu chắc chắn và khoa học. Thông tin về biến môi trường nên được đưa vào phân tích. Dữ liệu về kinh tế nên bao gồm thông tin và số lượng, giá cả của các yếu tố, chi phí dựa trên bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách sạn một cách đầy đủ để đánh giá hiệu quả doanh thu, hiệu quả chi phí hoặc xa hơn là đánh giá hiệu quả lợi nhuận bởi vì việc đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào (về mặt số lượng, trừ một vài yếu tố đánh giá về mặt giá trị do không thể hoặc khó tính toán số lượng) là chưa đầy đủ. Thông tin về các yếu tố xã hội nên bao gồm mối quan hệ của các lĩnh vực khác, tổ chức sản xuất – kinh doanh và các kênh marketing, mối quan hệ giữa các khách sạn với các công ty lữ hành, với khách hàng để xác định khả năng cạnh tranh của thị trường. 4.2. Các đóng góp của luận văn Kết quả của đo lường trong nghiên cứu cho thấy rằng các biến đo lường cần phải được đánh giá thảo luận chuyên gia, và khảo sát độ tin cậy khi dùng chúng để đo lường. Nếu không thực hiện việc đánh giá biến đo lường và không thực hiện một cách khoa học thì kết quả nghiên cứu sẽ không có sức thuyết phục cao và ý nghĩa trong thống kê. Kết quả đo lường cho thấy sự phù hợp của thực tiễn nghiên cứu, có ý nghĩa thiết thực cho các nhà quản lý nhà nước, cũng như quản lý khách sạn. Đây chính là những căn cứ để xây dựng một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang nói riêng, toàn quốc nói chung. Bên cạnh đó, việc phân tích lãng phí yếu tố đầu vào của các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang đã làm rõ lãng phí thế nào, biến số nào, cần điều chỉnh thế nào là đóng góp quan trọng, là kênh tham khảo cho chính bản thân của từng khách sạn, cũng như giá trị trung bình của tập dữ liệu lại là kênh thông tin cho các nhà quản lý chính sách để quản lý, dự báo, định hướng phát triển hệ thống khách sạn tại Nha Trang phát triển bền vững. 73 Về mặt phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu này góp phần vào hệ thống đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời. Các nhà nghiên cứu có thể xem đo lường này như là cách thức đo lường tham khảo cho các nghiên cứu khác và tại các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nếu đo lường một khái niệm tiềm ẩn bằng nhiều biến quan sát sẽ làm tăng độ giá trị và độ tin cậy của đo lường. Các biến quan sát trong nghiên cứu này có thể điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể. Lý do là mỗi lĩnh vực đặc thù khác nhau đều có những đặc thù riêng của nó. 4.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu mới áp dụng cách tiếp đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào nhằm giảm các chi phí sản xuất kinh doanh. Đối tượng nghiên cứu là các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang với 4 biến số (lao động, số phòng, chi phí biến đổi, doanh thu) cho nghiên cứu. Trong thực tế, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các khách sạn ngoài các yếu tố trên còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố đầu vào khác (diện tích, trình độ nhân viên,…) hay biến số đầu ra (như năng suất, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận…) để phân tích ảnh hưởng hay hiệu quả đầu vào đối với đầu ra … Do giới hạn về điều kiện dữ liệu và để đơn giản, nghiên cứu này đã sử dụng 4 biến số này, mặc dù việc chọn các yếu tố này chỉ là các yếu tố quyết định chính chi phí đầu vào, chứ chưa phải hoàn toàn quyết định kết quả đầu ra: năng suất, lợi nhuận. Trong nghiên cứu tiếp theo, các biến sẽ được thêm vào mô hình nghiên cứu. Việc nghiên cứu chọn biến này có thể tham khảo các nghiên cứu của Baard và Van den Berg (2004), Kokko và Sjöholm (2004), Hansen, Rand và Tar (2002) đã chỉ ra rằng quy mô là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo các nghiên cứu của Panco và Korn (1999), Hansen và ctv (2002) thì tuổi của một doanh nghiệp là nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Hansen và ctv (2002), Phan Đình Khôi và ctv (2008) đã cho thấy trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ của Chính phủ có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn. Bên cạnh đó, Nguyễn Quốc Nghi (2010), một lần nữa đã chứng minh mức độ tiếp cận các chính sách hỗ trợ Chính phủ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời 74 tác giả còn cho thấy mối quan hệ xã hội, tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng là các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Amy K. Smith và cộng sự, chỉ ra tầm ảnh hưởng của những phản ứng cảm tính của khách hàng đến việc đánh giá những nỗ lực trong việc khắc phục lỗi dịch vụ và thẩm định sự hài lòng của khách hàng. Nghiên cứu thấy rằng những phản ứng cảm tính của khách hàng về những lỗi dịch vụ có ảnh hưởng đến việc đánh giá nỗ lực phục hồi của các công ty kinh doanh khách sạn và việc phán đoán sự hài lòng trong một số trường hợp và các ảnh hưởng của cảm xúc khác nhau giữa các ngành công nghiệp thiết lập. Nghiên cứu này xác định ra nhiều loại của các nỗ lực hiệu quả nhất trong việc giúp đỡ khách hàng "phục hồi" từ những cảm xúc tiêu cực gây ra bởi những lỗi dịch vụ. Wendy Lim, chỉ ra rằng ngành công nghiệp khách sạn có thể sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để thu hút khách hàng và khuyến khích khách hàng nói lên những suy nghĩ của mình để họ có thể nhận ra được những nhu cầu thực sự của khách hàng. Thông qua các trang web mạng, ngành công nghiệp khách sạn có sự tương tác với khách hàng trước, trong và sau khi khách hàng đã tận hưởng kỳ nghỉ. Phương tiện truyền thông xã hội là tương đối mới và có nhiều thuận lợi như là giá cả phải chăng, nó như là virus và có tiềm năng phát triển để mở rộng nhận biết thương hiệu một cách nhanh chóng và cho đến nay và nó được cho là có thể phát triển, chủ động tìm kiếm, thu hút được nhiều chú ý của khách hàng và số lượng lưu lượng truy cập lớn. Bên cạnh đó, việc hạn chế về số lượng mẫu nghiên cứu (không nghiên cứu tổng thể các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang) dẫn đến kết quả nghiên cứu khó có tính bao phủ thông tin. Việc đo lường hiệu quả doanh thu, hiệu quả chi phí, hiệu quả lợi nhuận cũng cần được phát triển với số lượng mẫu nhiều hơn. Phương pháp đánh giá hiệu quả các yếu tố đầu vào bằng phương pháp đường biên ngẫu nhiên (SPF) cũng cần được thực hiện. Nhìn chung cả hai phương pháp đánh giá hiệu quả các yếu tố đầu vào bằng phương pháp DEA và SPF đều có ưu nhược điểm riêng. Phương pháp SPF đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào có biên độ dao động hẹp, ít phân tầng, có hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trung bình cao nhưng khó có khách sạn nào có hiệu quả tối đa. Ngược lại phương pháp DEA lại có biên độ hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào dao động rộng, phân thành nhiều tầng, 75 hiệu quả trung bình thấp hơn phương pháp SPF nhưng lại đánh giá được những khách sạn có hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào tối đa. Việc đo lường hai phương pháp sẽ là kênh tham khảo tốt để so sánh kết quả. Đo lường khả năng sinh lời trong nghiên cứu dựa trên chỉ số tỷ lệ số dư đảm phí. Tuy nhiên, khả năng sinh thời thực tế có nhiều chỉ tiêu để tính, mỗi chỉ tiêu có nhưng ưu điểm riêng. Do vậy, các nghiên cứu tiếp theo, khả năng sinh lời sẽ được thực hiện thông qua một số chỉ tiêu tổng hợp nhằm đảm bảo khả năng sinh lời có tính đại diện. 4.4. Kiến nghị giải pháp 4.4.1. Đối với chính quyền địa phương - Đối với ngành du lịch + Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần xét ban hành các chính sách nhằm bảo đảm các yếu tố cần thiết cho phát triển du lịch bền vững. Trước mắt là các cơ chế chính sách nhằm tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và đào tạo văn hoá ứng xử cho đội ngũ người làm du lịch; chia sẽ lợi ích từ hoạt động du lịch với cộng đồng địa phương để góp phần bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, môi trường và các giá trị văn hóa. + Nên thành lập Hiệp hội các khu du lịch Việt Nam nhằm tạo sự liên kết gữa các vùng miền du lịch, đưa ra hệ thống du lịch liên thông nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách quay lại với các điểm đến đặc biệt là du khách quốc tế. + Cần chú trọng tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ địa phương trong việc quy hoạch đầu tư và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm thiên tai. Sử dụng tổng hợp các biện pháp để phòng chống sạt lở bờ biển, cửa sông. + Ngành du lịch cần có chế tài xử lý các vùng miền có hoạt động du lịch khi để xảy ra các hiện tượng cò mồi, cướp giập, giá cả chặt chém và các tai nạn xảy ra do đầu tư thiết bị du lịch không an toàn tại điểm đến đặc biệt là hệ thống du lịch trên biển và các hòn đảo....Đồng thời thiết lập đường dây nóng để nhận thông tin phản ánh từ du khách về các hiện tượng trên tại điểm đến du lịch để có cơ sở điều tra xử lý nghiêm khắc và triệt đệ tạo sự an tâm cho du khách khi đi du lịch tại các điểm đến. - Đối với tỉnh Khánh Hòa + Quan tâm hơn và có sự đầu tư đồng bộ cho ngành du lịch thành phố Nha Trang, trước mắt là xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là triển 76 khai nhanh chóng các quy hoạch, xem đây là cơ sở để phát triển du lịch Nha Trang – Khánh Hòa, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương. + Đầu tư đúng mức cho việc trùng tu các di tích lịch sử - văn hóa, hỗ trợ để phục hồi các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang nhằm đưa vào khai thác du lịch. - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần chỉ đạo, hướng dẫn cho ngành du lịch Nha Trang trong việc xây dựng và phát triển du lịch; hỗ trợ trong việc đào tạo nguồn nhân lực và tuyên truyền quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch Nha Trang. + Tỉnh Khánh Hòa cần hỗ trợ, đào tạo và tập huấn cho đội ngũ vận hành hệ thống cảnh báo sớm thiên tai tại Nha Trang cũng như hỗ trợ tập huấn nghiệp vụ cứu hộ trên bãi tắm và trên các tàu cứu hộ. Đồng thời hướng dẫn thành phố Nha Trang để có các biện pháp hiệu quả phòng chống sạt lở bờ biển, tình trạng biến đổi khí hậu. + Tỉnh Khánh Hòa nên cho phép thành phố Nha Trang thành lập đội cảnh sát thanh tra du lịch biển chuyên trách để quản lý, điều tra và xử lý hoặc đề xuất xử lý các rủi ro đối với du lịch biển Nha Trang (hiện tại có lực lượng bán chuyên trách: thanh niên xung kích, tuy nhiên, vai trò, chức năng vẫn chưa đủ mạnh như lực lượng cảnh sát chuyên trách, chủ yếu phối hợp là chính), tạo nên sự an toàn thực tế cho du khách nhằm giữ chân du khách lưu lại lâu hơn ở Nha Trang đồng thời tăng cường sự quay lại và truyền miệng tích cực của du khách đối với điểm đến biển Nha Trang. + Đào tạo nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Khánh Hoà là một trong những đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn phát triển lâu dài. Cũng như đối với mọi ngành kinh tế khác, vấn đề con người, trình độ nghiệp vụ là những vấn đề hết sức quan trọng có tính then chốt đối với sự phát triển ngành. Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên, lễ tân... hết sức cao. Để đáp ứng được yêu cầu trên, cần phải có một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình dộ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành thuộc các khu vực Nhà nước, liên doanh và tư nhân. Những hướng đào tạo chính của một chương trình như trên bao gồm: 77 Tiếp tục tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên phạm vi toàn tỉnh Khánh Hòa. Kết quả điều tra sẽ cho phép đưa ra một kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành (bao gồm cả đào tạo lại và đào tạo mới) đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay của du lịch tỉnh Khánh Hòa. Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo lại (đào tạo bổ túc, tại chức) lao động trong ngành du lịch Khánh Hòa ở các cấp trình độ, chuyên ngành khác nhau. Khuyến khích đào tạo chính quy về du lịch trình độ đại học và trên đại học về nghiệp vụ du lịch. Đây sẽ là lực lượng cán bộ quản lý nòng cốt góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch của Khánh Hoà trong tương lai. Có kế hoạch cử các cán bộ trẻ có trình độ và các sinh viên có năng lực sang các nước phát triển để đào tạo trình độ đại học và sau đại học cũng như để thực tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên ngành du lịch. Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển. Xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xử đối với khách du lịch cho toàn thể nhân dân Khánh Hòa, đặc biệt là thành phố du lịch Nha Trang thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống đào tạo ở các trường phổ thông trung học. Đây là một chương trình cần thiết để nâng cao dân trí về du lịch đối với một trung tâm du lịch lớn như thành phố Nha Trang. Việc thực hiện chương trình này cần được sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, sự ủng hộ và hợp tác của các ban ngành trong tỉnh và chính quyền thành phố Nha Trang. - Đối với thành phố Nha Trang + Tăng cường việc đầu tư nghiên cứu khoa học, liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học, các chuyên gia xây dựng chiến lược phát triển du lịch theo hướng nâng cao thương hiệu hình ảnh điểm đến và giảm thiểu rủi ro cho du lịch biển Nha Trang. + Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương; nhất là trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch, trong việc chấp hành trật tự an toàn xã hội và các chính sách về phát triển du lịch của Nhà nước nói chung và của thành phố Nha Trang nói riêng. 78 + Khuyến khích, tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động du lịch; nhằm tránh được sự xung đột về lợi ích, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. + Nên đề xuất với tỉnh Khánh Hòa cho phép thành lập đội cảnh sát thanh tra du lịch biển (nâng cấp lực lượng thanh niên xung kích hiện tại), tạo nên môi trường an ninh du lịch biển để hạn chế tối đa rủi ro cho du khách tại điểm đến. Đồng thời thiết lập số điện thoại đường dây nóng in tại các áp phích, biển quảng cáo để du khách có thể phản ánh kịp thời các hiện tượng rủi ro du lịch tại biển Nha Trang nhằm không ngừng giữ chân du khách cũ, lôi kéo du khách mới đến với Nha Trang. 4.4.2. Đối với các nhà quản lý khách sạn Các nhà quản lý khách sạn bên cạnh tập trung vào việc giảm các yếu tố đầu vào như kết quả phân tích từng khách sạn như chương 3. Tỷ lệ giảm của các yếu tố đầu vào khách sạn 3 sao tại Nha Trang như lao động, số phòng, chi phí biến đổi so với ban đầu trung bình là 13,1% ; trong khi đó tại khách sạn 4 sao, tỷ lệ giảm các yếu tố như lao động, số phòng, chi phí biến đổi giảm so với so với thực tế trung bình lần lượt là 21,46% ; 21,52% ; 21,46% ; tại khách sạn 5 sao, tỷ lệ giảm trung bình là 9,28%. Bên cạnh đó, các nhà quản lý khách sạn cũng cần tập trung cao độ vào các yếu tố khác ngoài yếu tố lao động, số phòng, chi phí biến đổi như trong nghiên cứu. Thông qua lược khảo một số nghiên cứu cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của nói chung và khách sạn, nhà hàng tại nói riêng. Baard và Van den Berg (2004), Kokko và Sjöholm (2004), Hansen, Rand và Tar (2002) đã chỉ ra rằng quy mô là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo các nghiên cứu của Panco và Korn (1999), Hansen và ctv (2002) thì tuổi của một doanh nghiệp là nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Hansen và ctv (2002), Phan Đình Khôi và ctv (2008) đã cho thấy trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ của Chính phủ có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn. Bên cạnh đó, Nguyễn Quốc Nghi (2010), một lần nữa đã chứng minh mức độ tiếp cận các chính sách hỗ trợ Chính phủ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tác giả còn cho thấy mối quan hệ xã hội, tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng là các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đối với các khách sạn 79 tại thành phố Nha Trang việc nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn rất là quan trọng. + Mức độ hợp lý của giá dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh: Giá cả là một trong những yếu tố cạnh tranh, một trong những chiến lược cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành. Do đó, chính sách giá cả dịch vụ của nhà hàng khách sạn đưa ra hợp lý, có tính cạnh tranh cao nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cho khách sạn và nhu cầu cũng như túi tiền của khách du lịch thì khách sạn có kết quả kinh doanh tốt hơn và chiếm được thị phần lớn trong thị trường. Xin nhấn mạnh ở đây là tính hợp lý, vì thực tế không phải cứ đưa ra chính sách giá rẽ thì kết quả kinh doanh càng cao vì có thể làm mất lòng tin của khách hàng, hoặc khách sạn bị lỗ vốn. + Các yếu tố về năng lực cạnh tranh của khách sạn: Vị thế cạnh tranh phản ánh vị trí của khách sạn trong thị trường mà nó phục vụ. Vị thế cạnh tranh được xác định bởi các chỉ tiêu như thị phần, khả năng thay đổi thị phần, uy tín và hình ảnh của khách sạn đối với người tiêu dùng và các bên liên đới, khả năng thu lợi,… Vị thế mạnh nghĩa là doanh nghiệp phải chiếm được thị phần đáng kể trong các thị trường phục vụ hoặc trong các phần thị trường thích hợp. Việc xây dựng vị thế mạnh trong những thị trường hấp dẫn mà khách sạn phục vụ là nhiệm vụ và mục quan trọng của chiến lược cấp khách sạn. Vị thế canh tranh của khách sạn: liên quan đến khả năng dẫn đầu về thị trường, cũng như là uy tín hình ảnh của khách sạn trên thị trường. Năng lực cạnh tranh trong phối thức thị trường có thể đạt được theo nhiều cách, như chất lượng sản phẩm tốt hơn, dịch vụ khách hàng tốt hơn, chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ và hiệu quả hơn, các lợi thế dài hạn về giá, khuyến mãi,...Năng lực cạnh tranh ở cấp độ phối thức thị trường liên quan đến khả năng mà khách sạn tạo ra được sự khác biệt từ sản phẩm dịch vụ của mình. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ nguồn lực liên quan đến khả năng sở hữu và sử dụng các nguồn lực để đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Nguồn lực không chỉ bao gồm các yếu tố hữu hình như nhà máy, dây chuyền công nghệ, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin và các nguồn tài chính,… mà còn là những yếu tố vô hình như văn hóa hình ảnh khách sạn, bản quyền,…cũng như là những năng lực phức tạp, chẳng hạn như năng lực đổi mới, năng lực hợp tác, khả năng thay đổi,… 80 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách chuyên gia STT 1 Họ và tên Bùi Xuân Lương Chức vụ Cơ quan Trưởng phòng nghiệp vụ Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Khánh Hòa 2 Lê Thị Quỳnh Giao Chuyên viên phòng Sở Văn hóa – Thể thao – Du nghiệp vụ lịch Khánh Hòa 3 Mai Thành Đồng Trưởng phòng nhân sự Khách sạn Green World hotel 4 Cao Văn Đạo Phó giám đốc Khách sạn Nha Trang Palace 5 Trần Đại Nguyên Trưởng phòng nhân sự Ana Mandara (Evason Ana Mandara Nha Trang) 6 Bùi Thị Trang Trưởng phòng Sale Khách sạn Galina Nha Trang 81 Phụ lục 2 : Kết quả hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào 2.1. Thống kê mô tả - Khách sạn 3 sao Laodong Sophong Mean Standard Error 69 9.597348 Mean Standard Error 78 9.798718 Median 64 Median 74 Mode Standard Deviation 45 Mode Standard Deviation 80 Sample Variance Kurtosis Skewness Range 31.8308 1013.2 0.358616 1.068338 101 Sample Variance 32.49867 1056.164 Kurtosis Skewness 3.199275 1.756505 Range 108 Minimum 30 Minimum 50 Maximum Sum 131 759 Maximum Sum 158 856 Count Chiphibiendoi Mean Standard Error Median Mode Standard Deviation Sample Variance 11 Count 11 Doanhthu 39,670,466,426 Mean 57,377,895,144 16913158483 Standard Error 21045147450 6767898012 Median #N/A Mode Standard 56,094,600,707.62 Deviation 3.1466E+21 Sample Variance 19390387345 #N/A 69,798,857,749.31 4.87188E+21 Kurtosis 1.650546276 Kurtosis 0.388921192 Skewness 1.590404854 Skewness 1.333648564 Range Minimum 1.65368E+11 Range 2,243,390,762 Minimum 1.90722E+11 7,767,120,733 Maximum 167,611,097,000 Maximum 198,489,281,450 Sum Count 4.36375E+11 Sum 6.31157E+11 11 Count 11 - Khách sạn 4 sao Laodong Sophong Mean Standard Error Median 195 Mean 30.32893741 Standard Error 194 Median 184 37.37802 177.5 82 Mode Standard Deviation Sample Variance Kurtosis Skewness Range Minimum Maximum Sum #N/A 74.29 5519.066667 -1.675073075 0.059789046 183 106 289 1172 Count Mode Standard Deviation Sample Variance Kurtosis Skewness Range Minimum Maximum Sum #N/A 91.56 8382.7 1.544502 0.974346 267 75 342 1101 6 Count Chiphibiendoi Mean Standard Error Median Mode Standard Deviation Sample Variance Kurtosis Skewness Range Minimum Maximum Sum Count 6 Doanhthu 70,884,131,809 17262967388 64579255735 #N/A 42,285,461,546.83 1.78806E+21 -1.836616033 0.276956441 1.02539E+11 21,224,007,661 123,762,545,174 4.25305E+11 Mean Standard Error Median Mode Standard Deviation Sample Variance Kurtosis Skewness Range Minimum Maximum Sum 138,327,728,387 31498050528 1.12731E+11 #N/A 77,154,151,684.88 5.95276E+21 2.094083339 1.32834188 2.22381E+11 54,633,799,280 277,014,621,322 8.29966E+11 6 Count 6 - Khách sạn 5 sao Laodong Mean Standard Error Median Mode Standard Deviation Sample Variance Kurtosis Skewness Range Minimum Maximum Sum Count Sophong 430 130.5347123 318.5 #N/A 319.74 102235.8667 5.002545094 2.191445972 858 209 1,067 2582 Mean Standard Error Median Mode Standard Deviation Sample Variance Kurtosis Skewness Range Minimum Maximum Sum 6 Count 203 80.27688 113.5 #N/A 196.64 38666.27 2.583249 1.707627 511 58 569 1216 6 83 Chiphibiendoi Mean Standard Error Median Mode Standard Deviation Sample Variance Kurtosis Skewness Range Minimum Maximum Sum Doanhthu 199,304,238,869 1.19472E+11 84029049879 #N/A 292,645,080,803.33 8.56411E+22 5.7129571 2.37657096 7.44538E+11 48,066,243,832 792,603,871,204 1.19583E+12 Count Mean Standard Error Median Mode Standard Deviation Sample Variance Kurtosis Skewness Range Minimum Maximum Sum 376,234,406,411 2.20461E+11 1.82652E+11 #N/A 540,015,937,639.99 2.91617E+23 5.770219003 2.389046767 1.38611E+12 86,336,737,228 1,472,450,178,687 2.25741E+12 6 Count 6 2.2. Kết quả TE - Khách sạn 3 sao Inputs labour room cost Outputs rev InputOriented CRS Benchmarks DMU DMU No. Name Efficiency RTS Sl 1 1 1.00000 1.000 Constant 2 2 0.95986 1.274 Decreasing 3 3 0.99364 0.401 Increasing 4 4 1.00000 1.000 Constant 5 5 0.72811 1.659 Decreasing 6 6 0.93001 0.813 Increasing 7 7 1.00000 1.000 Constant 8 8 0.62610 0.424 Increasing 9 9 0.76903 0.488 Increasing 10 10 0.96514 0.584 Increasing 11 11 0.81078 1.267 Decreasing 12 12 0.64572 0.389 Increasing 1.000 0.406 0.401 1.000 0.291 0.737 1.000 0.424 0.488 0.584 0.108 1.000 1.000 4.000 4.000 1.000 1.000 7.000 4.000 4.000 4.000 4.000 0.370 4.000 0.325 4.000 0.543 7.000 1.180 4.000 0.076 7.000 0.189 7.000 1.159 7.000 0.020 7.000 84 - Khách sạn 4 sao Inputs labour room cost Outputs rev InputOriented CRS DMU DMU No. Name Efficiency Sl 1 1 0.52978 0.474 2 2 0.65896 0.949 3 3 0.61755 0.953 4 4 1.00000 1.000 5 5 0.90634 2.248 6 6 1.00000 1.000 RTS Benchmarks Increasing 0.388 Increasing 0.776 Increasing 0.690 Constant 1.000 Decreasing 1.574 Constant 1.000 4.000 4.000 4.000 4.000 4.000 0.085 6.000 0.173 6.000 0.264 6.000 0.675 6.000 6.000 - Khách sạn 5 sao Inputs labour room cost Outputs rev Input-Oriented CRS DMU DMU No. Name 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 6 6 2.3. Target Efficiency 1.00000 0.84782 1.00000 0.86155 1.00000 0.73402 RTS Benchmarks Sl 1.000 Constant 1.000 1.000 0.552 Increasing 0.442 1.000 0.110 5.000 1.000 Constant 1.000 3.000 0.646 Increasing 0.646 1.000 1.000 Constant 1.000 5.000 0.438 Increasing 0.426 1.000 0.013 5.000 - Khách sạn 3 sao Inputs labour room cost Input-Oriented CRS Model Target Second Stage Outputs rev Efficient Input Target DMU DMU No. Name labour room cost 85 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 96 80 20 50 95 74 45 21 24 29 58 63 77 30 74 115 50 50 31 36 43 66 6,169,166,146 67,726,836,963 2,229,121,088 5,564,934,912 30,399,206,698 13,441,231,319 116,761,970,049 2,357,539,152 2,714,681,166 3,250,072,243 135,894,952,892 12 12 19 28 4,370,196,071 - Khách sạn 4 sao Inputs labour room cost Input-Oriented Second Stage Outputs rev CRS Model Target Efficient Input Target DMU No. 1 2 3 4 5 6 DMU Name 1 2 3 4 5 6 labour 56 112 111 121 262 106 room 66 132 126 154 293 75 cost 18,223,304,338 36,614,939,172 45,447,799,498 21,224,007,661 112,171,216,499 116,761,970,050 - Khách sạn 5 sao Inputs labour room cost Input-Oriented Second Stage Outputs rev CRS Model Target Efficient Input Target DMU No. 1 2 3 4 5 6 DMU Name 1 2 3 4 5 6 labour 328 262 416 212 1,067 153 room 78 97 58 50 569 41 cost 64,120,817,089 115,233,904,886 103,937,282,669 41,411,339,360 792,603,871,204 37,566,325,917 86 2.4. Slack - Khách sạn 3 sao Inputs labour room cost Input-Oriented CRS Model Slacks Second Stage Outputs rev Input Slacks DMU No. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 DMU Name 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 labour 0 0 25 0 0 38 0 19 28 20 0 room 0 0 47 0 0 0 0 4 25 17 26 cost 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 12 12 0 4 0 - Khách sạn 4 sao Inputs labour room cost Second Stage Outputs rev Input-Oriented CRS Model Slacks Input Slacks DMU No. 1 2 3 4 5 DMU Name 1 2 3 4 5 6 6 labour 49 13 54 0 0 room 0 0 0 0 17 cost 0 0 0 0 0 0 0 0 87 - Khách sạn 5 sao Inputs labour room cost Second Stage Outputs rev Input-Oriented CRS Model Slacks Input Slacks DMU No. 1 2 3 4 5 6 DMU Name 1 2 3 4 5 6 labour 0 0 0 6 0 0 room 0 144 0 55 0 37 cost 0 0 0 0 0 0 88 Phụ lục 3 : Kết quả khả năng sinh lời - Khách sạn 3 sao Mean Standard Error Median Mode Standard Deviation Sample Variance Kurtosis Skewness Range Minimum Maximum Sum Count 0.50 0.06 0.52 #N/A 0.20 0.04 -1.38 -0.28 0.56 0.16 0.71 5.98 12 - Khách sạn 4 sao Mean Standard Error Median Mode Standard Deviation Sample Variance Kurtosis Skewness Range Minimum Maximum Sum Count 0.48 0.07 0.43 #N/A 0.18 0.03 1.34 1.24 0.48 0.31 0.79 2.89 6 89 - Khách sạn 5 sao Mean Standard Error Median Mode Standard Deviation Sample Variance Kurtosis Skewness Range Minimum Maximum Sum Count 0.48 0.03 0.48 #N/A 0.07 0.01 -0.69 0.49 0.19 0.41 0.59 2.903 6 90 Phụ lục 4 : Qui định về xếp hạng khách sạn (qui định của Tổng cục du lịch) A- YÊU CẦU CHUNG 1. Vị trí, kiến trúc - Vị trí : Khách sạn phải được xây dựng cách bệnh viện, trường học ít nhất 100 mét căn cứ vào ranh giới giữa hai cơ sở; không được nằm trong hoặc liền kề khu vực quốc phòng, an ninh và các mục tiêu cần được bảo vệ theo quy định hiện hành. - Thiết kế kiến trúc: - Dây truyền phục vụ giữa các bộ phận và trong từng bộ phận dịch vụ trong khách sạn : được bố trí hợp lý, bảo đảm thuận tiện, một chiều. - Bảng tên; hạng khách sạn; phù hiệu khách sạn (nếu có) : được đặt ở nơi dễ thấy (kể cả ban ngày và ban đêm). - Cửa ra, vào của khách sạn : được bố trí thuận tiện, tối thiểu phải có 2 cửa, cửa dành riêng cho khách và cửa dành riêng cho cán bộ, công nhân viên phục vụ trong khách sạn. - Chỗ để xe : Khách sạn phải bố trí chỗ để xe cho khách. - Buồng : Diện tích tối thiểu của buồng ngủ, phòng vệ sinh (m2) + Buồng ngủ: + Buồng 2 phòng: 22 m2 + Buồng đơn: 9 m2 + Buồng đôi: 14 m2 + Buồng 3, 4 giường:18 m2 + Phòng vệ sinh:4 m2 Các khách sạn phục vụ khách với mục đích nghỉ dưỡng (nghỉ biển, nghỉ núi…) nên có diện tích để đặt thêm giường thứ 3 (trong trường hợp khách yêu cầu). + Sảnh : Sảnh đón tiếp (nơi có cửa ra, vào chính của khách sạn) phải đủ rộng để đón khách, phù hợp với quy mô của khách sạn. + Phòng vệ sinh ở các khu vực công cộng (khu vực đón tiếp, phòng ăn…) có phòng cho nam và nữ riêng. 2. Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ: - Hệ thống điện : + Độ chiếu sáng đảm bảo theo yêu cầu của từng khu vực. + Đèn cấp cứu để đề phòng khi có sự cố xảy ra. + Cung cấp điện đầy đủ 24/24 giờ cho sinh hoạt và phục vụ. - Hệ thống nước : + Nước đủ cho sinh hoạt và phòng cháy, chữa cháy 24/24 giờ. + Cấp nước nóng : 24/24 giờ. + Hệ thống xử lý nước thải và chất thải, đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường. - Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy : Có hệ thống báo cứu hoả và phương tiện phòng cháy, chữa cháy. - Phòng vệ sinh công cộng : có trang bị máy hơ tay, hoặc khăn tay, giấy lau tay. 3. Dịch vụ và mức độ phục vụ Các dịch vụ được qui định theo từng hạng khách sạn và phải luôn sẵn sàng phục vụ. 4. Nhân viên phục vụ - Về nghiệp vụ : Những người quản lý và nhân viên phục vụ phải qua đào tạo và bố trí theo đúng nghiệp vụ chuyên môn. - Về sức khoẻ : Những nhân viên phục vụ phải qua kiểm tra sức khoẻ (có giấy chứng nhận). - Về trang phục : Những người quản lý và nhân viên phục vụ phải mặc đồng phục đúng theo quy định của khách sạn đối với từng chức danh và từng bộ phận dịch vụ trong thời gian làm việc tại khách sạn. 91 5. Thực hiện các biện pháp để bảo đảm yêu cầu về vệ sinh trong các lĩnh vực sau : + Vệ sinh môi trường, cảnh quan xung quanh khách sạn + Vệ sinh các khu vực trong khách sạn. + Vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ khách. + Vệ sinh thực phẩm. + Vệ sinh cá nhân (đối với nhân viên phục vụ) B-YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỪNG HẠNG I-Yêu cầu về vị trí, kiến trúc Các chỉ 1 sao tiêu 1. Vị trí - Giao thông thuận tiện - Môi truờng, cảnh quan đảm bảo vệ sinh 2 sao - Giao thông thuận tiện - Môi truờng, cảnh quan đảm bảo vệ sinh 2. Thiết - Thiết kế kiến - Thiết kế kế kiến trúc đạt tiêu kiến trúc đạt trúc chuẩn, có thể sử tiêu chuẩn, dụng thiết kế mẫu vật liệu xây dựng tốt 3. Qui - Có tối thiểu 10 mô buồng khách sạn (số lượng buồng) 4. Không - Chậu cây xanh gian đặt ở những nơi xanh công cộng 3 sao 4 sao 5 sao - Giao thông thuận tiện - Môi truờng cảnh quan sạch, đẹp - Giao thông thuận tiện - Môi truờng cảnh quan sạch, đẹp - Giao thông thuận tiện - Môi truờng cảnh quan sạch, đẹp - Kiến trúc, - Kiến trúc, xây xây dựng dựng kiểu dáng đẹp, vật liệu đẹp, vật liệu xây xây dựng tốt, dựng chất lượng nội ngoại thất cao, nội ngoại được thiết thất được thiết kế hợp lý kế hợp lý, đẹp - Kiến trúc cá biệt, kiểu dáng đẹp, vật liệu xây dựng cao cấp. Nội ngoại thất được thiết kế đẹp, trang nhã, toàn cảnh được thiết kế thống nhất - Có tối thiểu - Có tối thiểu - Có tối thiểu 80 - Có tối thiểu 100 20 buồng 50 buồng buồng buồng - Có sân trời, - Có sân, - Không bắt buộc - Có sân và vườn chậu cây xanh vườn cây đối với các khách rộng (Không bắt ở những nơi xanh (Không sạn ở trung tâm buộc đối với các công cộng bắt buộc đối thành phố) khách sạn ở trung với các khách tâm thành phố) sạn ở trung tâm thành phố) 5. Khu - Có nơi gửi xe - Có nơi gửi - Có nơi gửi - Nơi gửi xe trong Nơi gửi xe trong vực gửi cho khách ngoài xe cho khách xe cho khách khu vực khách khu vực khách xe khu vực khách ngoài khu vực ngoài khu sạn, đủ cho 30 % sạn, đủ cho 50 % sạn khách sạn vực khách tổng số buồng tổng số buồng sạn (Không bắt buộc (Không bắt buộc đối với các khách đối với các khách sạn xây dựng sạn xây dựng trước ngày trước ngày 1/1/1995 ) 1/1/1995 ) 6. Các - Phòng ăn - Phòng ăn - Các phòng - Các phòng ăn - Các phòng ăn loại - Bar thuộc phòng - Bar thuộc ăn Âu, Á Âu, Á 92 phòng ăn ăn, uống phòng ăn - Bar - Các phòng tiệc - Các phòng tiệc - Phòng ăn đặc - Các phòng ăn sản đặc sản - Bar - Các bar - Bar đêm (có sàn - Bar đêm (có sàn nhảy và dàn nhảy và dàn nhạc) nhạc) 7. Khu - Phòng làm việc - Phòng làm - Phòng làm - Phòng làm việc - Phòng làm việc phục vụ của Giám đốc, việc của Giám việc của của Giám đốc, của Giám đốc, hành Phó Giám đốc đốc, Phó Giám đốc, Phó Giám đốc Phó Giám đốc chính - Phòng nghiệp vụ Giám đốc Phó Giám - Phòng tiếp - Phòng tiếp chuyên môn - Phòng đốc khách khách - Phòng trực nghiệp vụ - Phòng tiếp - Các phòng - Các phòng (chung cho tất cả chuyên môn khách nghiệp vụ chuyên nghiệp vụ chuyên các buồng trong - Phòng trực - Các phòng môn, kỹ thuật môn, kỹ thuật khách sạn) (chung cho tất nghiệp vụ - Phòng trực tầng - Phòng trực tầng - Phòng cho nhân cả các buồng chuyên môn, - Phòng cho nhân - Phòng cho nhân viên phục vụ : trong khách kỹ thuật viên phục vụ : viên phục vụ : + Phòng thay sạn) - Phòng trực + Phòng thay + Phòng thay quần áo - Phòng cho tầng quần áo riêng cho quần áo riêng cho + Phòng tắm, vệ nhân viên - Phòng cho nam và nữ nam và nữ sinh- Kho để đồ phục vụ : nhân viên + Phòng tắm, vệ + Phòng tắm, vệ - Khu bếp, kho + Phòng thay phục vụ : sinh riêng cho sinh riêng cho bảo quản thực quần áo + Phòng thay nam và nữ nam và nữ phẩm + Phòng tắm, quần áo riêng + Phòng ăn cho + Phòng ăn cho Khu bếp: vệ sinh- Kho cho nam và nhân viên phục nhân viên phục Tường ốp gạch để đồ nữ vụ vụ men sứ, cao tối - Khu bếp, + Phòng tắm, - Khu giặt là - Khu giặt là thiểu 2 m, sàn lát kho bảoquản vệ sinh riêng - Kho để đồ - Kho để đồ vật liệu chống thực phẩm cho nam và - Khu bếp, kho - Khu bếp, kho trơnCó hệ thống Khu bếp : nữ- Khu giặt bảo quản thực bảo quản thực thông gió tốt Tường ốp là phẩm phẩm gạch men sứ, - Kho để đồ Khu bếp : Khu bếp : cao tối thiểu 2 - Khu bếp, + Tường ốp gạch +Tường ốp gạch m sàn lát vật kho bảo quản men sứ, cao tối men sứ, cao tối liệu chống thực phẩm thiểu 2 m, sàn lát thiểu 2 m, sàn lát trơn.Có hệ Khu bếp : vật liệu chống vật liệu chống thống thông +Tường phải trơn trơn gió tốt ốp gạch men + Khu vực chế + Khu vực chế sứ, cao tối biến thực ăn biến thức ăn thiểu 2 m, nóng, nguội, bếp nóng, nguội riêng sàn lát vật bánh riêng biệt biệt liệu chống + Trang bị đủ kho + Trang bị đủ kho trơn lạnh, các kho đủ lạnh, các kho đủ +Khu vực thông thoáng thông thoáng chế biến thức + Có cửa cách + Có cửa cách ăn nóng, âm, cách nhiệt và âm, cách nhiệt và nguội được cách mùi, phòng cách mùi, phòng tách riêngCó đệm giữa bếp và đệm giữa bếp và hệ thống phòng ăn. phòng ăn. thông gió tốt Có hệ thống Có hệ thống 93 thông gió tốt thông gió tốt II- Yêu cầu về trang thiết bị, tiện nghi Các chỉ tiêu 1. Yêu cầu về chất lượng mỹ thuật các trang thiết bị trong các khu vực (tiếp tân, buồng, phòng ăn, bếp và các dịch vụ khác ) 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao - Chất lượng - Chất lượng - Đồng bộ, - Đồng bộ, - Đồng bộ, hiện đảm bảo khá. Bài trí chất lượng tốt. chất lượng cao. đại, chất lượng Bài trí hài hoà hài hoà Bài trí hài hoà Bài trí hài hoà, cao, trang trí (Tham khảo (Tham khảo (Tham khảo thuận tiện nghệ thuật, hấp Phụ lục 3) Phụ lục 3) phụ lục 3) (Tham khảo dẫn (khuyến Đối với buồng Đối với Đối với buồng Phụ lục 3) khích mang tính ngủ : buồng ngủ : ngủ : Đối với buồng dân tộc). (Tham - Trang trí nội - Trang trí nội - Trang trí nội ngủ : khảo Phụ lục 3) thất hài hoà, thất hài hoà, thất hài hoà, - Trang trí nội Đối với buồng đủ ánh sáng đủ ánh sáng. đủ ánh sáng. thất đẹp, hài ngủ : lượng khá Trang thiết bị Trang thiết bị hoà, đủ ánh - Trang trí nội đồng bộ, chất đồng sáng. Trang thất đẹp, hài hoà, lượng tốt thiết bị đồng đủ ánh sáng. bộ, chất lượng Trang thiết bị cao. đồng bộ, hiện đại chất lượng cao 2. Yêu cầu về - Có thảm trải - Có thảm chất - Có thảm trải thảm toàn bộ trong lượng cao trải chất lượng cao buồng ngủ toàn bộ trong trải toàn bộ trong buồng ngủ, buồng ngủ, hành hành lang, cầu lang, cầu thang thang. 3. Thiết bị điều - Đảm bảo - Đảm bảo - Có điều hoà - Có điều hoà - Có điều hoà hoà thông thông thoáng thông thoáng nhiệt độ ở các nhiệt độ ở các nhiệt độ trung thoáng trong ở các khu vực ở các khu vực khu vực công khu vực công tâm ở các khu các khu vực cộng cộng vực công cộng chung 4. Hệ thống lọc - Có hệ thống - Có hệ thống lọc nước lọc nước, có nước, có thể thể uống trực uống trực tiếp tiếp. 5. Thang máy - Từ 4 tầng trở - Từ 4 tầng - Từ 3 tầng trở - Từ 3 tầng trở - Từ 3 tầng trở lên có thang trở lên có lên có thang lên có thang lên có thang máy máy riêng cho thang máy máy riêng cho máy riêng cho riêng cho khách, khách, cho riêng cho khách, cho khách, cho cho nhân viên nhân viên khách, cho nhân viên nhân viên phục phục vụ và hàng phục vụ và nhân viên phục vụ và vụ và hàng hoá hoá hàng hoá phục vụ hàng hoá - Có thang máy - Có thang máy và hàng hoá phục vụ khách phục vụ khách bị bị tàn tật tàn tật 6. Trang thiết Xem Phụ lục - Như 1 sao - Như 2 sao - Như 3 sao + Ổ khoá điện từ bị buồng ngủ số 1 Có thêm : Có thêm : Có thêm : dùng thẻ Đồ vải : Đồ gỗ : Đồ điện : + Tấm phủ + Bàn salon, 2 + Bảng điều chăn ghế khiển cạnh + Tấm phủ + Bàn trang giường (điều 94 giưòng điểm, ghế khiển các đồ Đồ điện : Đồ điện : điện) + Chuông gọi + Ti vi cho + Ti vi mầu cửa 100% tổng số với mạch + Ti vi cho 90 buồng VIDEO cho % + Điều hoà 100% tổng số tổng số nhiệt độ cho buồng, có buồng, có ăng 100 % tổng số trung tâm phát ten vệ tinh buồng hình của khách + Điều hoà + Tủ lạnh sạn. nhiệt độ cho (mini bar) cho + Radio casette 90 % tổng số 100% tổng số hoặc hệ thống buồng buồng nhạc trung tâm + Tủ lạnh cho + Thiết bị báo của khách sạn 90 % tổng số cháy + Máy FAX buồng Các loại cho những Các loại khác : buồng đặc biệt khác : + Tranh treo + Bàn chải tường đánh giầy, + Bộ đồ ăn bàn chải quần hoa quả, dụng áo cụ mở bia, rượu + Mút đánh giầy 7. Trang thiết - Xem Phụ lục - Như 1 sao - Như 2 saoCó - Như 3 saoCó - Như 4 saoCó bị phòng vệ số 2 thêm : thêm : thêm : sinh + Bồn tắm + Bồn tắm nằm + Bồn tắm nằm nằm (hoặc (hoặc phòng (cho 100% số phòng tắm tắm kính) cho buồng)và phòng kính) cho 50 100 % tổng số tắm kính (cho % tổng số buồng 30% tổng số buồng + Áo choàng buồng + Điện thoại sau khi tắm + Dầu xoa da + Máy sấy tóc + Cân kiểm tra + Màn che sức khoẻ bồn tắm + Thiết bị vệ sinh + Mũ tắm cho phụ nữ (biđê) + Nước gội + Băng vệ sinh đầu phụ nữ + Dao cạo râu + Bông ngoáy tai + Túi ny lông để bỏ giấy vệ sinh phụ nữ 95 III-Yêu cầu các dịch vụ trong khách sạn và mức độ phục vụ Các chỉ tiêu 1. Phục vụ buồng 2. Phục vụ ăn uống 3. Các dịch vụ bổ sung khác 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao - Thay ga, gối - Như 2 sao - Đồng bộ, chất - Như 3 sao - Như 4 sao giường ngủ 1 lần/ Có thêm : lượng tốt. Có thêm : Có thêm : 2 ngày - Đặt phong Bài trí hài hoà - Thay khăn - Vệ sinh phòng 2 - Thay khăn mặt, bì, giấy viết (Tham khảo Phụ mặt, khăn tắm lần/ 1 ngày khăn tắm 1 lần/1 thư, bản đồ lục 3) 2 lần/ 1 ngày ngày thành phố Đối với buồng - Đặt hoa tươi - Vệ sinh phòng ngủ : (hàng ngày) hàng ngày, niêm - Trang trí nội - Đặt quả tươi phong thiết bị vệ thất hài hoà, đủ (hàng ngày) sinh và cốc ánh sáng. Trang - Đặt báo, tạp - Nhân viên trực thiết bị đồng bộ chí (hàng ngày) buồng 24/24h - Số giờ phục vụ - Số giờ phục - Số giờ phục vụ - Số giờ phục ăn, uống, giải vụ ăn, uống, ăn, uống, giải vụ ăn, uống, - Số giờ phục vụ khát từ 6 đến 22 giải khát từ 6 khát từ 6 đến 24 giải khát từ 6 ăn, uống, giải khát giờ đến 22 giờ giờ đến 24 giờ 24/24 giờ - Các loại dịch vụ - Phục vụ ăn, - Phục vụ ăn uống - Phục vụ ăn - Phục vụ ăn uống ăn, uống : phục uống tại tại buồng nếu uống tại buồng tại buồng nếu vụ các món ăn buồng nếu khách có yêu cầu nếu khách có khách có yêu cầu Âu, Á, tiệc với số khách có yêu - Các dịch vụ ăn, yêu cầu - Phòng ăn đặc sản lượng các món ăn cầu uống : phục vụ - Phòng ăn đặc phục vụ từ 6 – 24 hạn chế và các - Các dịch vụ các món ăn Âu, sản phục vụ từ giờ món ăn dễ chế ăn, uống: Á, tiệc với số 6 – 24 giờ - Các dịch vụ ăn biến; phục vụ phục vụ các lượng phong phú, - Các dịch vụ uống : phục vụ các một số loại nước món ăn Âu, chế biến được các ăn uống : phục món ăn Âu, Á, tiệc giải khát thông Á, tiệc với số món ăn có kỹ vụ các món ăn cao cấp, có đặc sản dụng lượng món ăn thuật cao, đảm Âu, Á, tiệc cao Việt Nam, quốc tế; phong phú bảo chất lượng cấp; phục vụ phục vụ nước giải hơn và các tốt; phục vụ nước nước giải khát khát các loại (do loại món ăn giải khát các loại các loại (do khách sạn tự pha chế biến đòi (do khách sạn tự khách sạn tự chế). Món ăn, đồ hỏi kỹ thuật pha chế) pha chế). Món uống chất lượng cao hơn so ăn, đồ uống cao, thực đơn với các khách chất lượng cao, thường xuyên thay sạn 1 sao; thực đơn đổi phục vụ một thường xuyên - Phục vụ ăn sáng số loại nước thay đổi tự chọn giải khát - Phục vụ ăn sáng tự chọn -Đón tiếp - Như 1 sao - Như 2 sao - Như 3 sao - Như 4 sao (Reception) trực Có thêm : Có thêm : Có thêm : Có thêm : 24/24 giờ - Nhận giữ - Cho thuê văn - Cửa hàng lưu - Phòng chiếu - Nhận giữ tiền tiền và đồ vật hoá phẩm, dụng niệm, bách hoá, phim hoặc hoà và đồ vật quý (tại quý (có cụ thể thao mỹ phẩm (thay nhạc lễ tân) phòng an - Phòng họp quầy lưu niệm - Phòng hội nghị - Đổi tiền ngoại toàn) - Phòng khiêu vũ mỹ phẩm) với các thiết bị 96 tệ - Quầy lưu - Dịch vụ bưu niệm, mỹ điện gửi thư cho phẩm khách - Lấy vé máy - Đánh thức bay, tầu xe khách - Chuyển hành lý cho khách từ xe lên buồng ngủ - Giặt là - Dịch vụ y tế, cấp cứu : có tủ thuốc với các loại thuốc cấp cứu thông dụng - Điện thoại công cộng - Điện thoại trong phòng: Gọi được liên tỉnh và Quốc tế thông qua điện tín viên - Dịch vụ xe taxi - Phòng cắt tóc (có xe ô tô của nam, nữ khách sạn) - Lấy vé xem - Các dịch vụ : nhạc, kịch Bán tem, gửi thư, - Giặt là lấy fax, rửa ảnh, đánh ngay trong máy, photocopy ngày - Dịch vụ thông - Đánh giầy, tin sửa chữa giầy. - Điện thoại trong - Chụp ảnh, buồng : Gọi được quay Video liên tỉnh, thành - Phòng hội phố trực tiếp từ nghị có phiên phòng dịch - Bể bơi (vùng - Dàn nhạc biển) - Dịch vụ dịch - Xe đẩy cho thuật người tàn tật - Câu lạc bộ giải trí - Phòng tập thể thao - Phòng xông hơi, xoa bóp - Phòng y tế nhỏ - Bể bơi - Sân tennis (vùng biển ) phục vụ hội nghị và thiết bị dịch thuật - Cho thuê ô tô (khách tự lái) - Thông tin : Bưu điện và quầy thông tin - May đo - Dịch vụ thẩm mỹ - Sân tennis - Dịch vụ cho người tàn tật (tiện nghi, phòng cho người tàn tật, người phục vụ) - Trông giữ trẻ IV-Yêu cầu về nhân viên phục vụ Các chỉ tiêu 1. Chuyên môn, nghiệp vụ, hình thức 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao Đối với cán bộ quản lý khách sạn (Giám đốc) - Trình độ văn hoá : Đại học - Trình độ chuyên môn : + Đã qua khoá học quản trị kinh doanh khách sạn tối thiểu 3 tháng + Đã công tác tại khách Đối với cán bộ Đối với cán bộ Đối với cán bộ quản lý khách sạn quản lý khách quản lý khách (Giám đốc) sạn (Giám đốc) sạn (Giám đốc) - Trình độ văn - Trình độ văn - Trình độ văn hoá : Đại học hoá : Đại học hoá: Đại học - Trình độ chuyên - Trình độ - Trình độ môn : chuyên môn : chuyên môn : + Đã qua khoá + Đã qua khoá + Đã qua khoá học quản trị kinh học quản trị học quản trị doanh khách sạn kinh doanh kinh doanh hoặc quản lý kinh khách sạn hoặc khách sạn hoặc tế du lịch tối quản lý kinh tế quản lý kinh tế thiểu 3 tháng (nếu du lịch tối thiểu du lịch tối thiểu không phải là đại 6 tháng (nếu 1 năm (nếu học chuyên không phải là không phải là ngành) đại học chuyên đại học chuyên + Đã công tác tại ngành) ngành) khách sạn tối + Đã tham gia + Đã tham gia 5 sao Đối với cán bộ quản lý khách sạn (Giám đốc) - Trình độ văn hoá: Đại học - Trình độ chuyên môn : + Đã qua khoá học quản trị kinh doanh khách sạn hoặc quản lý kinh tế du lịch tối thiểu 1 năm (nếu không phải là đại học chuyên ngành) + Đã tham gia công tác quản lý 97 sạn tối thiểu 1 năm - Trình độ ngoại ngữ: biết một ngoại ngữ thông dụng (bằng B), đủ khả năng giao tiếp - Hình thức bên ngoài : không có dị tật, có khả năng giao tiếp thiểu 1 năm - Trình độ ngoại ngữ: biết một ngoại ngữ thông dụng(bằng B), đủ khả năng giao tiếp - Hình thức bên ngoài : không có dị tật, có khả năng giao tiếp công tác quản công tác quản lý (từng phần) trong lý (từng phần) (từng phần) khách sạn tối trong khách trong khách sạn thiểu 3 năm sạn tối thiểu 2 tối thiểu 3 năm - Trình độ ngoại năm - Trình độ ngoại ngữ: biết một - Trình độ ngữ: biết một ngoại ngữ thông ngoại ngữ: biết ngoại ngữ thông dụng ở mức độ một ngoại ngữ dụng ở mức độ thông thạo thông dụng thông thạo - Hình thức (bằng C), giao - Hình thức bên bên ngoài : tiếp thông thạo ngoài : không không có dị tật, - Hình thức bên có dị tật, phong phong cách giao ngoài : không cách giao tiếp tiếp lịch sự, sang có dị tật, phong lịch sự, sang trọng cách giao tiếp trọng lịch sự, sang trọng Đối với nhân Đối với nhân viên Đối với nhân Đối với nhân Đối với nhân viên phục phục vụ : - Tỷ lệ viên phục vụ : - viên phục vụ : - viên phục vụ : vụ : - Tỷ lệ được đào tạo Tỷ lệ được đào Tỷ lệ được đào Tỷ lệ được đào được đào tạo chuyên môn, tạo chuyên tạo chuyên môn, tạo chuyên môn, chuyên môn, nghiệp vụ (trừ môn, nghiệp vụ nghiệp vụ (trừ nghiệp vụ (trừ nghiệp vụ những lao động (trừ những lao những lao động những lao động (trừ những đơn giản) : 95% động đơn giản) đơn giản) : đơn giản) : 100% lao động đơn - Ngoại ngữ : : 100% 100% - Ngoại ngữ : giản) : 90% Nhân viên trực - Ngoại ngữ : Ngoại ngữ : Nhân viên trực - Ngoại ngữ tiếp phục vụ biết Nhân viên trực Nhân viên trực tiếp phục vụ biết : Nhân viên 1 ngoại ngữ tiếp phục vụ tiếp phục vụ 1 ngoại ngữ trực tiếp thông dụng trong biết 1 ngoại biết 1 ngoại ngữ thông dụng ở phục vụ biết phạm vi giao dịch ngữ thông dụng thông dụng ở mức độ thông 1 ngoại ngữ - Ngoại hình cân ở mức độ thông mức độ thông thạo thông dụng đối, không có dị thạo thạo Riêng tiếp tân trong phạm tật, có khả năng - Ngoại hình Riêng tiếp tân viên, điện thoại vi giao dịch giao tiếp (đặc biệt cân đối, không viên, điện thoại viên, Maitre d’ - Ngoại hình đối với nhân viên có dị tật, có viên, Maitre d’ Hotel (mét-đôcân đối, trực tiếp phục vụ) khả năng giao Hotel (mét-đô- ten) : biết 2 ngoại không có dị tiếp (đặc biệt ten) : biết 1 ngữ ở mức thông tật, có khả đối với nhân ngoại ngữ thông thạo năng giao viên trực tiếp thạo và 1 ngoại - Ngoại hình cân tiếp (đặc biệt phục vụ) ngữ trong phạm đối, không có dị đối với nhân vi giao tiếp tật, có khả năng viên trực - Ngoại hình giao tiếp (đặc tiếp phục vụ) cân đối, không biệt đối với nhân có dị tật, có khả viên trực tiếp năng giao tiếp phục vụ) (đặc biệt đối với - Ngoại hình cân nhân viên trực đối, không có dị tiếp phục vụ) tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối với nhân viên trực tiếp 98 phục vụ) 2. Chất lượng và thái độ phục vụ - Chất lượng - Chất lượng phục - Chất lượng phục vụ và vụ và thái độ phục vụ và thái thái độ phục phục vụ tốt độ phục vụ tốt vụ tốt - Chất lượng - Chất lượng phục vụ và thái phục vụ hoàn độ phục vụ rất hảo, thái độ phục tốt, tận tình, chu vụ tận tình, chu đáo luôn sẵn đáo, luôn sẵn sàng đáp ứng sàng đáp ứng mọi mọi yêu cầu yêu cầu chính chính đáng của đáng của khách. khách CHẤT LƯỢNG TRANG THIẾT BỊ CỦA TỪNG HẠNG KHÁCH SẠN (Dùng để tham khảo) Loại trang Khách sạn loại 1, 2 sao thiết bị I- Buồng 1- Đồ gỗ Có thể dùng đồ bán sẵn, không bị sứt, xước …, đồng mầu với các trang thiết bị khác trong phòng (không nên dùng bàn, ghế nhựa) 2- Đồ vải Khách sạn loại 3, 4, 5 sao Gỗ chất lượng cao (tẩm, ướp, sơn, ép…)ép. Thiết kế kiểu dáng đẹp, đồng bộ về màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ và đồng màu với các trang thiết bị khác trong phòng, thể hiện được sự sang trọng, lịch sự - Ga (bọc đệm, bọc gối) dùng vải - Ga (bọc đệm, bọc gối) dùng vải coton coton trắng, không để xảy ra tình trạng trắng, không để xảy ra tình trạng bị ố, bị ố, thủng… thủng… - Ri đô 2 lớp : Lớp dầy có thể dùng - Ri đô 2 lớp : Lớp dầy có thể dùng bằng bằng vải thun- Tấm phủ giường có thể vải thun- Tấm phủ giường có thể dùng vải dùng vải thun thun (Ri đô, tấm phủ giường phải cùng (Ri đô, tấm phủ giường phải cùng gam gam mầu, phù hợp với mầu trang thiết bị mầu, phù hợp với mầu trang thiết bị khác và mầu của tường) khác và mầu của tường)- Khăn mặt, - Khăn mặt, khăn tắm bằng sợi bông khăn tắm bằng sợi bông trắng, không trắng, không để xẩy ra tình trạng bị ngả để xẩy ra tình trạng bị ngả mầu mầu. - Đệm : Dùng loại dầy 20 cm, độ đàn hồi tốt - Ga (bọc đệm, bọc gối) dùng vải coton trắng - Ri đô 2 lớp : Lớp dầy có thể dùng bàng vải thô, cứng; lớp mỏng bằng ren trắng. - Tấm phủ giường bằng vải thô dầy (hoặc trần bông) - Thảm mịn, có khả năng chống cháy (Ri đô, tấm phủ giường, thảm trải phải cùng gam mầu, phù hợp với mầu trang thiết bị khác và mầu của tường) - Khăn mặt, khăn tắm bằng sợi bông trắng, có in chìm biểu tượng và tên của khách sạn 99 3- Đồ điện Có thể sử dụng điều hoà (2 chiều) riêng cho từng phòng, không có tiếng ồn, không bị rò rỉ; vô tuyến có thể dùng loại 14 Inch; tủ lạnh 50 lít. Các loại đồ điện luôn đảm bảo hoạt động tốt. 4- Đồ sành - Cốc, tách có thể sử dụng loại bán sứ, thuỷ sẵn, nhưng cần đảm bảo sự đồng bộ tinh - Lavabo, bồn tắm, bàn cầu có thể sử dụng hàng sản xuất tại địa phương, không để tình trạng bị ố, nứt. II- Phòng ăn 1- Đồ vải Khăn trải bàn bằng vải coton trắng 2- Dụng cụ - Bát, đĩa, chén… có thể dùng đồ bán ăn, uống sẵn, đảm bảo đồng bộ, không để tình trạng bị sứt 3- Đồ gỗ (bàn ghế) Có thể dùng đồ bán sẵn (không nên dùng đồ nhựa) III- Tiếp tân (chủ yếu là đồ gỗ) - Bàn ghế trong khu vực tiền sảnh có thể dùng đồ mua sẵn IV- Bếp - Bàn sơ chế, chế biến, dụng cụ nấu luôn đảm bảo sạch sẽ. Nên dùng điều hoà trung tâm, vô tuyến từ 21 Inch trở lên, tủ lạnh nhỏ 50 lít. Các loại đồ điện nên sử dụng đồ của các hãng có chất lượng tốt và rất tốt. - Cốc, tách nên sử dụng loại men trắng, có in biểu tượng, tên của khách sạn - Lavabo, bồn tắm, bàn cầu nên dùng men trắng của những hãng sản xuất có chất lượng tốt và rất tốt. Khăn trải bàn bằng vải coton trắng - Bát, đĩa, chén… nên dùng loại men trắng, có in biểu tượng, tên của khách sạn. Có lưu ý tới tính chất của từng loại phòng ăn mà sử dụng cho phù hợp - Thìa, dĩa nên dùng bằng Inox (nên có một số lượng nhất định thìa, dĩa bằng bạc để dùng trong những bữa tiệc sang trọng) - Đũa ăn nên dùng bằng nhựa Dùng gỗ có chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp. Đặc biệt đối với ghế ngồi ăn nên dùng ghế bọc đệm, màu sắc trang nhã, hài hoà, thể hiện được sự sang trọng, lịch sự. - Quầy tiếp tân nên dùng bằng gỗ chất lượng cao (tẩm, ướp, sơn, ép…) kiểu dáng đẹp. - Bàn ghế trong khu vực tiền sảnh nên dùng bàn, ghế salon, đệm bọc vải thô, màu sắc, hài hoà, trang nhã - Bàn để sơ chế, chế biến nên bọc bằng Inox - Dụng cụ nấu luôn đảm bảo độ mới, sạch. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Hoàng Văn Cường (2009) “Mô hình phân tích đường bao số liệu (DEA) cơ bản với điều kiện kết quả sản xuất không đổi theo quy mô” – Viện kinh tế và quy hoạch Thủy Sản Nguyễn Trọng Lương, Đặng Hoàng Xuân Huy (2010) “So sánh hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nghề lưới vây cá cơm tại Cam Ranh và Nha Trang”, khoa kinh tế, khoa khai thác Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang. Đặng Hoàng Xuân Huy, Nguyễn Văn Ngọc (2012), Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho các trại nuôi cá Tra thương phẩm tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, tạp chí Khoa học công nghệ - thủy sản, Trường Đại học Nha Trang. Đỗ Quang Giám (2006), Đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho các hộ trồng vải thiều tại Bắc Giang. Trương Quang Thịnh (2011), Đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các Ngân hàng Thương mại của Việt Nam giai đoạn 2008 -2010 Lê Kim Long, Đặng Hoàng Xuân Huy, Nguyễn Thị Hồng Đào, Trương Ngọc Phong (2011), Phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, đề tài cấp Trường Đại học Nha Trang Nguyễn Hải Sản (2007) “Quản trị tài chính doanh nghiệp”, Nhà Xuất Bản Tài Chính Học viện Chính trị Quốc gia Tp HCM (2009), Giáo trình “Kinh tế chính trị Lênin”. Nguyễn Văn Mạnh (2010), “Quản trị kinh doanh khách sạn”, Đại học Kinh tế quốc dân. UBND tỉnh Khánh Hoà (2014), Quy hoạch phát triển du lịch Khánh Hoà đến 2020. Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Khánh Hòa (2014), Báo cáo tổng kết 2014. Grant Thornton (2014), Báo cáo khảo sát ngành dịch vụ khách sạn 2014 101 Tiếng Anh Anderson, R.I., Fish, M., Xia, Y., and Michello, F. (1999a), ‘Measuring efficiency in the hotel industry: a stochastic frontier approach’, International Journal of Hospitality Management, Vol 18,pp 45–57. Anderson, R.I., Lewis, D., and Parker, M.E. (1999b), ‘Another look at the efficiency of corporatetravel management departments’, Journal of Travel Research, Vol 37, pp 267–272. Anderson, R.I., Fok, R., and Scott, J. (2000), ‘Hotel industry efficiency: an advanced linear programming examination’, American Business Review, Vol 18, pp 40–48. Barney, J. (1986), ‘Strategic factor markets: expectations, luck and business strategy’, Management Science, Vol 32, pp 1231–1241. Barney, J. (1991), ‘Firm resources and sustained competitive advantage’, Journal of Management, Vol 17, pp 99–120. Barros, C.P. (2004), ‘A stochastic cost frontier in the Portuguese hotel industry’, Tourism Economics, Vol 10, pp 177–192. Barros, C.P. (2005a), ‘Measuring efficiency in the hotel industry: an illustrative example’, Annals of Tourism Research, Vol 32, pp 456–477. Barros, C.P. (2005b), ‘Evaluating the efficiency of a small hotel chain with a Malmquist productivity index’, International Journal of Tourism Research, Vol 7, pp 173–184. Barros, C.P. (2006), ‘Analysing the rate of technical change in tourism industry’, Tourism Economics, Vol 12, pp 325–346. Barros, C.P., and Alves, P. (2004), ‘Productivity in tourism industry’, International Advances in Economic Research, Vol 10, pp 215–225. Barros, C.P., and Dieke, P.U.C. (2008), ‘Technical efficiency of African hotels’, International Journal of Hospitality Management, Vol 27, pp 438–447. Barros, C.P., and Mascarenhas, M.J. (2005), ‘Technical and allocative efficiency in a chain of small hotels’, International Journal of Hospitality Management, Vol 24, No 3, pp 415–436. 102 Barros, C.P., and Santos, C.A. (2006), ‘The measurement of efficiency in Portuguese hotels with DEA’, Journal of Hospitality and Tourism Research, Vol 30, pp 378–400. Barros, C.P., Botti, L., Peypoch, N., and Solonandrasana, B. (2009), ‘Managerial efficiency and hospitality industry: the Portuguese case’, Applied Economics (forthcoming). Battese, G.E., and Coelli, T.J. (1988), ‘Prediction of firm-level technical efficiencies with a generalised frontier production function and panel data’, Journal of Econometrics, Vol 38, pp 387–399. Bauer, P.W., Berger, A.N., Ferrier, G.D., and Humphrey, D.B. (1997), ‘Consistency conditions for regulatory analysis of financial institutions: a comparison of frontier efficiency methods’, Journal of Economics and Business, Vol 50, pp 85– 114. Brown, J.R., and Ragsdale, C.T. (2002), ‘The competitive market efficiency of hotel brands: an application of data envelopment analysis’, Journal of Hospitality and Tourism Research, Vol 26, pp 332–260. Banker R.D., Charnes A., Cooper W. (1984) “Some Models for Estimating Technical and Scale Inefficiencies in Data Envelopment Analysis”, Management Science. Barros, C.P. and Mascarenhas, M.J. (2005). “Technical and Allocative Efficiency in Chain of Small Hotels”. International Journal of Hospitality Management, 24, 415– 436. Bell, R., Morey, R., 1995. “Increasing the Efficiency of Corporate Travel Management through Macro Benchmarking”. Journal of Travel Research. 33(3), 11– 20. Charnes A., Cooper W. W., and Rhodes E. (1978): Measuring the Efficiency of Decision Making Units. European Journal of Operation Research. Coelli, T., Rao, P., Battese, G. (1998): An introduction to Efficiency and Productivity Analysis, Kluwer Academic Publishers, Boston/Dordrecht/London. Cooper, W. W., Seiford, L., Tone, K. (1999): Data Envelopment Analysis: A comprehensive text with models, applications, references and DEA-solver software, Kluwer Academic Publishers, Boston/Dordrecht/London. 103 Caves, D.W., Christensen, L.R., and Swanson, J.A. (1981), ‘Productivity growth, scale economies, and capacity utilization in US railroads, 1955–74’, American Economic Review, Vol 71, pp 994– 100. Chesher, A.D. (1984), ‘Testing for neglected heterogeneity’, Econometrica, Vol 52, pp 865–872. Chesher, A.D., and Santos-Silva, J.M.C. (2002), ‘Taste variation in discrete choice models’, Review of Economic Studies, Vol 69, pp 147–168. Chiang, W.E., Tsai, M.H., and Wang, L.S.M. (2004), ‘A DEA evaluation of Taipei hotels’, Annals of Tourism Research, Vol 31, pp 712–715. Coelli, T.J., Prasada, R., and Battese, G.E. (1998), An Introduction to Efficiency and Productivity Analysis, Kluwer Academic Press, Boston, MA. Cornes, R. (1992), Duality and Modern Economics, Cambridge University Press, Cambridge. Cuñado, J., and Pérez de Gracia, F. (2006), ‘Real convergence in Africa in the second half of the 20th century’, Journal of Economics and Business, Vol 58, pp 153–167. Demsetz, H. (1973), ‘Industry structure, market rivalry and public policy’, Journal of Law and Economics, Vol 16, pp 1–9. Dieke, P.U.C. (2000), The Political Economy of Tourism Development in Africa, Cognizant Communication, New York. Reynolds, D. (2003), ‘Hospitality–productivity assessment using data envelopment analysis’, Cornell Hotel and Restaurant Administration Quarterly, Vol 44, pp 130–137. Reynolds, D., and Thompson, G.M. (2007), ‘Multiunit restaurant productivity assessment using three-phase data envelopment analysis’, International Journal of Hospitality Management, Vol 26, pp 20–32. Rumelt, R. (1991), ‘How much does industry matter?’, Strategic Management Journal, Vol 12, No 2, pp 167–185. Farrell, M. (1957). “The Measurement of Productive Efficiency”. Journal of the Royal Statistical Society, Series A. 120(3), 253–290. Hwang, S., Chang, T., 2003. Using data envelopment analysis to measure hotel managerial efficiency change in Taiwan. Tourism Management 24, 357–369 Johns, N., Howcroft, B. and Drake, L. (1997). “The Use of Data Envelopment 104 Analysis to Monitor Hotel Productivity”. Progress in Tourism and Hospitality Research, 3(2), 119-27. Morey, R.C., Dittman, D.A., 1995. Evaluating a hotel GM’s performance: a case study in benchmarking. Cornell Hotel and Restaurant Administration Quarterly 36, 30–35. Sanjeev, G.M., 2007. “Measuring Efficiency of the Hotel and Restaurant Sector: The Case of India”. International Journal of Contemporary Hospitality Management, 19(5), 378-387. Tsaur, S., 2001. The operating efficiency of international tourist hotels in Taiwan. Asia Pacific Journal of Tourism Research 6, 73–81. Weiss, L.W. (1974), ‘The concentration–profits relationship and antitrust’, in Goldschmid, H.J.,Mann, H.M., and Weston, J.F., eds, Industrial Concentration: The New Learning, Little Brown,Boston, MA, pp 201–220. Wernerfelt, B. (1984), ‘A resource-based view of the firm’, Strategic Management Journal, Vol 5, pp 171–180. Yeoman, I., Lennon, J.J., Blake, A., Galt, M., Greenwood, C., and McMahonBeattie, U. (2007),‘Oil depletion: what does this mean for Scottish Tourism?’, Tourism Management, Vol 28, pp 1354–1365. [...]... cận, áp dụng nhiều trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của các khách sạn 3 Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào để đánh giá hiệu quả hoạt động các khách sạn tại Nha Trang là cần thiết, góp phần xác định hiệu quả hoạt động từng khách sạn và so sánh các khách sạn trong cùng một phân khúc với nhau, xác định mức độ lãng phí của các nguồn lực yếu tố đầu... (i) Xác định hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang (ii) Xác định các nguồn lực các yếu tố đầu vào có thể tiết kiệm tối đa để các khách sạn tại Nha Trang (iii) Xác định khả năng sinh lời của các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang (iv) Đề xuất một số kiến nghị giải pháp góp phần cho các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang đạt được hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu... các khách sạn tại Nha Trang hoạt động một cách hiệu quả, phát triển bền vững 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu này nhằm đo lường hiệu quả hoạt động ngành kinh doanh khách sạn (khách sạn từ 3 đến 5 sao) của Nha Trang - Khánh Hoà nhằm xác định hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các khách sạn. .. lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam Tóm tắt chương 1 Chương này giới thiệu kinh doanh khách sạn, sản phẩm của khách sạn; hiệu quả hoạt động của khách sạn thông qua khái niệm hiệu quả, phương pháp đo lường hiệu quả, bản chất và ý nghĩa hiệu quả hoạt động; các quan điểm đánh giá hiệu quả Bên cạnh đó, chương cũng trình bày tổng quan các nghiên cứu trước trong và ngoài nước, làm cơ sở cho việc phân tích chương... đầu của các khách sạn thường là khả năng sinh lợi của khách sạn Chính vì vậy, phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi của các khách sạn là một nhu cầu bức thiết và phải thực hiện ngay nhằm giúp các nhà quản lý khuyến cáo chủ khách sạn và đề ra các biện pháp quản lý nhằm phát triển du lịch Nha Trang – Khánh Hòa phát triển bền vững Để đánh giá hiệu quả hoạt động của khách sạn, có... vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các khách sạn từ 3 đến 5 sao đang hoạt động trên địa bàn Nha Trang – Khánh Hòa Để thuận tiện cho việc trình bày, từ Khách sạn dùng trong nghiên cứu là để chỉ cả khách sạn và khu nghỉ dưỡng Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả hoạt động trong hoạt động kinh doanh khách sạn tại Nha Trang – Khánh Hòa thông qua hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh... để đo lường Kết quả nghiên cứu chính thức được sử dụng để phân tích, đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời cho các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang Hai phương pháp phân tích chính được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang – Khánh Hòa là phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) và khả... lường hiệu quả quản lý của 45 khách sạn ở Đài Loan trong năm 1998 và sự thay đổi về hiệu quả của 45 khách sạn từ năm 1994 đến 1998 Barros và Mascarenhas (2005) sử dụng DEA đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của 43 khách sạn ở Bồ Đào Nha trong năm 2001 Bell và Morey (1995) nghiên cứu hiệu quả của khách sạn và đánh giá 31 đơn vị du lịch với 4 yếu tố đầu vào: (1) các chi phí hỗ trợ; (2) các khoản... bản ảnh hưởng đến hiệu quả các yếu tố đầu vào của các khách sạn Nha Trang, để từ đó làm cơ sở cho kiến nghị giải pháp 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Kinh doanh khách sạn 1.1.1 Khái niệm kinh doanh khách sạn Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ giải trí của họ tại các điểm du lịch... thiệu kinh doanh khách sạn, sản phẩm của khách sạn; hiệu quả hoạt động của khách sạn thông qua khái niệm hiệu quả, phương pháp đo lường hiệu quả, bản chất và ý nghĩa hiệu quả hoạt động; các quan điểm đánh giá hiệu quả Bên cạnh đó, chương cũng trình bày tổng quan các nghiên cứu trước trong và ngoài nước Chương 2: Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu Chương này giới thiệu một số đặc điểm của đối tượng và

Ngày đăng: 30/09/2015, 15:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan