XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 11 BAN CƠ BẢN

100 536 0
XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG  “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” CHƯƠNG TRÌNH  VẬT LÍ  11 BAN CƠ BẢN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... vt lớ 11 ban c bn Nguyễn Thanh Lâm Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục - Hot ng t OTCC, v kim tra ỏnh giỏ ca HS i vi chng Dũng in khụng i - Chc nng ca trang Website h tr hc sinh t OTCC, kim tra,. .. văn thạc sĩ khoa học giáo dục CHNG II XY DNG WEBSITE H TR HC SINH T ễN TP CNG C V KIM TRA, NH GI CHNG DềNG IN KHễNG I c im cu trỳc ni dung chng Dũng in khụng i chng trỡnh vt lớ 11 ban c bn õy l... tớnh di dng cỏc Website Xõy dng Website h tr hc sinh OTCC chng Dũng in khụng i chng trỡnh vt lớ 11 ban c bn 5.1 La chn v nghiờn cu cụng c xõy dng Website La chn cụng c xõy dng Website l mt cụng

NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự bùng nổ của thông tin, khoa học kỹ thuật và công nghệ thì lượng kiến thức của nhân loại ngày càng nhiều, ngày càng phong phú. Tuy nhiên chúng ta không thể “nhồi nhét” tất cả các tri thức đó cho trẻ mà phải dạy trẻ phương pháp học và lĩnh hội tri thức đó ngay từ các cấp học phổ thông. Trong các phương pháp dạy học thì tốt nhất là phương pháp tự học. Nếu có thể rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dạy nội lực vốn có và cuối cùng sẽ nâng cao được kết quả học tập. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động trong quá trình dạy học, cố gắng tạo ra sự chuyển biến từ học tập một cách thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề tự học ngay trong trường phổ thông không chỉ trong những tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên mà tự học ngay cả ở nhà sau bài lên lớp. Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (Khoá VII, năm 1993) [6] đã chỉ rõ: Về phương pháp giáo dục phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (Khoá VIII, năm 1997)[7] khẳng định: “phải đổi mới phương pháp đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Luật giáo dục 2005 [3] nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tự giác, tích cực chủ động sáng tạo của HS phù hợp với đặc 1 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Hiện nay, khi các ứng dụng của CNTT – TT đặc biệt là Internet – Website học tập phát triển rất mạnh. Đây chính là điều kiện thuận lợi góp phần rèn luyện khả năng tự học cho người học dẫn đến những thay đổi trong cả nội dung và phương pháp dạy và học. Đây thực sự đã trở thành cầu nối giữa GV và HS, giữa HS và HS, các tài liệu tham khảo, các bài tập tham khảo, các đề thi, các hình thức luyện thi ĐH được đưa lên mạng để GV và HS có thể tham khảo, nghiên cứu ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy vậy các Website dành cho HS học tập trong đó có hoạt động ôn tập củng cố (OTCC) kết hợp với tự kiểm tra đánh giá được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học vật lí hiện đại vẫn còn chưa được nghiên cứu nhiều. Chính vì vậy việc thiết kế các Website vật lí giúp việc tự OTCC và kiểm tra đánh giá theo quan điểm của lý luận dạy học hiện đại là hết sức cần thiết. Với những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Xây dựng Website hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra, đánh giá chương “Dòng điện không đổi” chương trình vật lí 11 ban cơ bản. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng lý luận dạy học vật lí về hoạt động OTCC, kiểm tra, đánh giá; công nghệ xây dưng trang Website để thiết kế trang Website hỗ trợ cho HS tự OTCC, kiểm tra, đánh giá chương “Dòng điện không đổi”, chương trình vật lí 11 ban cơ bản. 3. Đối tượng nghiên cứu - Hệ thống các kiến thức, kĩ năng HS cần nắm vững sau khi học xong chương “Dòng điện không đổi”, vật lí 11 ban cơ bản. 2 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc - Hoạt động tự OTCC, và kiểm tra đánh giá của HS đối với chương ‘”Dòng điện không đổi”. - Chức năng của trang Website hỗ trợ học sinh tự OTCC, kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng chương “Dòng điện không đổi”. 4. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng được lý luận dạy học hiện đại về OTCC và công nghệ thiết kế Website thì sẽ thiết kế được Website hỗ trợ cho HS tự OTCC, kiểm tra, đánh giá chương “Dòng điện không đổi”, chương trình vật lí 11 ban cơ bản, đồng thời góp phần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học, kích thích hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả của quá trình tự OTCC của HS. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc tự OTCC. - Nghiên cứu mục đích, nội dung chương: Dòng điện không đổi – Vật lí 11 ban cơ bản. - Nghiên cứu việc thiết kế Website hỗ trợ việc tự OTCC. - Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của trạng Website. 6. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Xây dựng trang Website hỗ trợ hoạt động OTCC, kiểm tra đánh giá chương “Dòng điện không đổi” – Vật lí 11 ban cơ bản, nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng tự học, nâng cao hứng thú và hiệu quả của việc tự OTCC. Các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc OTCC trong dạy học hiện đại; cơ sở lý luận của việc rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của HS phổ thông; cơ sở lý luận của hoạt động kiểm tra đánh giá và tự kiểm tra đánh giá trong dạy học ở các trường phổ thông. 3 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc - Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động OTCC và kiểm tra đánh giá của GV và HS trong các trường phổ thông. Tiến hành khảo sát bằng phương pháp Ăngket (điều tra), phương pháp nghiên cứu sản phẩm (bài kiểm tra của HS), phương pháp phỏng vấn và đàm thoại với HS và GV ở các trường THPT. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm đối chứng giữa hai quá trình ôn tập chương “Dòng điện không đổi” của hai nhóm HS, một nhóm có sử dụng Website ôn tập và nhóm còn lại sử dụng phương pháp ôn tập truyền thống. - Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần lựa chọn và hệ thống hóa các lý luận về việc OTCC theo quan điểm lý luận dạy học hiện đại cũng như vận dụng lý luận và ứng dụng của CNTT trong việc xây dựng Website về nội dung OTCC. Website sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho HS đối với hoạt động tự OTCC chương “Dòng điện không đổi” nhằm rèn luyện kỹ năng tự OTCC, nâng cao hiệu quả hoạt động OTCC. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận, thực tiễn và vai trò của Website đối với hoạt động OTCC, kiểm tra và đánh giá của HS trong các trường THPT Chương II: Xây dựng Website hỗ trợ HS tự OTCC, kiểm tra và đánh giá chương ‘Dòng điện không đổi” chương trình vật lí 11 ban cơ bản Chương III: Thực nghiệm sư phạm 4 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ HỖ TRỢ CỦA WEBSITE ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP, CỦNG CỐ, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH TRONG CÁC TRƯỜNG THPT I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG OTCC 1. Khái niệm ôn tập và mục đích ôn tập Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng dành cho HS [23], ôn tập có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất: Ôn tập là học để nhớ, để nắm chắc; nghĩa thứ hai: Ôn tập là hệ thống hóa lại kiến thức đã dạy để HS nắm chắc chương trình. Theo từ điển Tiếng Việt mới của trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội (Hoàng Phê chủ biên)[17]: Ôn tập là học và luyện lại những điều đã học để nhớ, để nắm chắc. Như vậy, ôn tập theo từ điển tiếng việt có thể hiểu là quá trình học lại và luyện lại những điều đã học để nhớ, để nắm chắc. Theo một số nhà nhà tâm lí học: Ôn tập không chỉ để nhớ lại mà còn là sự cấu trúc lại các thông tin đã lĩnh hội, sắp xếp các thông tin đó theo một cấu trúc mới kết hợp với những mẫu kiến thức cũ để tạo ra sự hiểu biết mới. Khi cần có thể tái hiện lại những thông tin và sử dụng những thông tin đó có hiệu quả cho nhiều hoạt động khác nhau. Ôn tập, cũng giống như luyện tập và thực hành đều sử dụng việc nhắc và nhớ lại. Mặc dù cũng nhằm giúp đạt được các mục đích của luyện tập và thực hành, ôn tập nhằm nhiều mục đích khác nữa. Ôn tập, về thực chất nhằm giúp người học có cái nhìn mới hay làm mới lại cách nhìn cũ để hiểu sâu sắc hơn các mối quan hệ và những khái niệm, sự kiện đã học trước đó. Đó là quá trình giúp HS hiểu bài rõ hơn, vì không phải bao giờ ngay lập tức HS nắm được mọi điều khi nghe giảng lần đầu. Việc ôn lại sẽ giúp làm rõ, mở rộng và làm sâu sắc thêm những kiến thức. Ôn tập có 5 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc thể được tiến hành vào bất cứ lúc nào trong các hoạt động ở trên lớp, hoặc trong một khoảng thời gian riêng hay đặc biệt dành cho nó. Theo các nhà giáo dục học[13][20]: Ôn tập là giúp HS củng cố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo; tạo khả năng cho GV sửa chữa những sai lầm lệch lạc trong nhận thức của HS, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát huy tính tích cực, tự lực cũng như phát triển năng lực nhận thức, chú ý của HS. Ôn tập còn giúp cho HS mở rộng, đào sâu, khái quát hóa, hệ thống hóa những tri thức đã học, làm vững chắc những kỹ năng, kỹ xảo đã được hình thành. Một số tác giả cho rằng: Ôn tập là một quá trình giúp HS xác nhận lại thông tin đã lĩnh hội, tổ chức lại thông tin đó nếu thấy có chỗ chưa hợp lí hay có chỗ chưa tối ưu. Góp phần củng cố và khắc họa thông tin để có thể sử dụng thông tin có hiệu quả trong các hoạt động ở nhiều mức độ khác nhau. Lĩnh hội những quan điểm của các tác giả trên, chúng tôi cho rằng: Ôn tập là quá trình người học xác nhận lại thông tin, bổ xung và chỉnh sửa thông tin, tổ chức lại thông tin một cách khoa học hơn, dễ nhớ và dễ gọi lại hơn. Qua đó giúp người học mở rộng, đào sâu tri thức, làm vững chắc các kỹ năng, kỹ xảo đã được hình thành; phát triển trí nhớ, phát triển tư duy. 2. Vai trò và vị trí của ôn tập trong quá trình nhận thức Ôn tập chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình dạy học. Nó là phương pháp cần thiết mà GV phải sử dụng trong quá trình dạy học của mình, nó cũng giúp cho người học trong quá trình hoàn thiện tri thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. Nhờ có quá trình ôn tập tốt mà những kiến thức đã được học không chỉ được ghi lại trong trí nhớ mà còn được cấu trúc lại, được khắc sâu hơn. Ngoài ra, thông qua việc ôn tập GV có thể đánh giá được những điểm yếu của HS liên quan đến những bài đã giảng, và được coi là đã học. Ôn tập giúp HS có sự liên hệ từ tình huống này sang tình huống khác có 6 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc liên quan, tạo điều kiện cho GV giải thích lại hoặc làm rõ hơn những điểm HS hiểu chưa đúng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thì ôn tập có thể có những nhược điểm: Ôn tập có thể sẽ chỉ là công cụ đơn thuần giúp vượt qua các kỳ kiểm tra hoặc thi, và vì vậy nó không đạt được những mục đích quan trọng khác của ôn tập; việc lặp lại nguyên xi nội dung kiến thức kiểm tra có thể làm GV hiểu nhầm là HS đã hiểu bài trong khi trên thực tế HS chỉ học vẹt, máy móc mà không hiểu. Chính vì vậy mà OTCC tốt sẽ giúp cho HS hệ thống hóa kiến thức, xây dựng được một “bức tranh” tổng thể về hệ thống kiến thức, luyện tập và phát triển các kỹ năng đã đã được học, giúp HS mở rộng, đào sâu, khắc sâu các kiến thức; sửa chữa và tránh được các sai lầm thường mắc phải trong và sau khi tiếp nhận kiến thức mới. 3. Nội dung cần ôn tập củng cố trong dạy học vật lí Ôn tập là một khâu trong các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông, vì thế ôn tập không thể tự đề ra nội dung, chương trình riêng cho nó mà trên cơ sở nội dung chương trình của môn học quy định cho từng khóa học mà lựa chọn những vấn đề cơ bản cần ôn tập và sắp xếp có hệ thống những vấn đề đó. Ôn tập cũng không tự đề ra phương pháp riêng cho mình mà dựa trên phương pháp dạy học của bộ môn với nội dung cần ôn tập để lựa chọn phương pháp thích hợp nhất trong khoảng thời gian cho phép được quy định trong chương trình. Đối với mỗi môn khoa học khác nhau đều có những đặc thù riêng. Với bộ môn vật lí, nội dung chính của môn học là những kiến thức vật lí cơ bản. Thông qua việc hình thành các kiến thức đó thì các nhiệm vụ khác của dạy học vật lí được thực hiện, mà trước hết là phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo, hình thành thế giới quan khoa học. Bên cạnh đó, trong dạy học vật lí cần chú ý đến những tác động sư phạm khác nhằm điều chỉnh quá trình 7 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc dạy học theo đúng trình tự, ví dụ: gợi động cơ, hứng thú, củng cố, điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá… Các kiến thức vật lí cơ bản cần hình thành trong quá trình tiếp thu kiến thức mới cũng như trong quá trình OTCC trong chương trình vật lí phổ thông bao gồm các loại sau: - Các khái niệm vật lí. - Các định luật vật lí. - Các thuyết vật lí. - Các ứng dụng của vật lí trong kỹ thuật. - Các phương pháp nhận thức vật lí. Bên cạnh những kiến thức vật lí cơ bản cần hình thành thì HS cần phải có một số kỹ năng sau để nâng cao hiệu quả của việc tự OTCC: - Kỹ năng thu thập thông tin: kỹ năng đọc sách, quan sát, đọc đồ thị, biểu đồ, khai thác thông tin trên Internet… - Kỹ năng xử lí thông tin: kỹ năng xây dựng bảng biểu, đồ thị, kỹ năng so sánh, đánh giá, phân tích, tổng hợp … - Kỹ năng truyền đạt thông tin: kỹ năng trình bày, viết báo cáo, báo cáo kết quả… 4. Các hình thức ôn tập Ôn tập có thể thực hiện dưới nhiều hình thức, nhưng để đạt được hiệu quả tốt người ta thường sử dụng nhiều nhất là các hình thức sau đây: - Ôn tập thông qua trả lời các câu hỏi ôn bài dưới dạng tự luận: Hình thức này được thực hiện thông qua hệ thống các câu hỏi được GV chuẩn bị sẵn, đó là các câu hỏi kiểm tra bài cũ đầu giờ, hoặc những câu hỏi thông tiết học nhằm gợi lại những kiến thức cũ mà nó là cơ sở để hình thành kiến thức mới trong bài học, hoặc cũng có thể được thực hiện sau khi trình bày tài liệu 8 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc mới nhằm củng cố những kiến thức HS vừa mới lĩnh hội, chốt lại những kiến thức cơ bản cốt lõi của bài học. - Ôn tập thông qua việc lập bảng tóm tắt bài học, hoặc phần, hoặc chương kiến thức đã học. Hình thức này có thể tiến hành bằng cách đưa ra các câu hỏi, những yêu cầu để HS trả lời hoặc làm các bài tập có tính chất hệ thống hóa, tổng kết những kiến thức cơ bản của bài học và thường được sử dụng sau khi kết thúc một chương hoặc một phần của chương trình. - Ôn tập thông qua làm bài tập luyện tập: Các bài tập có thể dưới dạng TNKQ hoặc dạng tự luận và được sử dụng nhiều với mục đích nhằm củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng vận dụng, sử dụng các kiến thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể. - Ôn tập thông qua lập sơ đồ kiến thức: Hình thức này được sử dụng trong một (hoặc một vài) tiết riêng biệt. Mục đích là để hệ thống lại, tìm ra mối liên hệ logic giữa các kiến thức mà HS đã học trong một phần của tài liệu học; nó tạo cho HS có cái nhìn toàn diện về nội dung kiến thức trong phần đó. Tất cả các hình thức ôn tập trên có thể thực hiện ngay trong các giờ lên lớp chính khóa (dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV), có thể thực hiện trong các giờ ngoại khóa và cũng có thể cho HS thực hiện ở nhà (dưới sự hướng dẫn gián tiếp của GV). 5. Các phương pháp ôn tập ngoài giờ lên lớp 5.1. Đọc lại và hoàn thành những bài tập tự luận, trắc nghiệm ở nhà có tác dụng giúp HS tự OTCC kiến thức Đọc sách là một trong những dạng hoạt động nhận thức cơ bản của con người, một loại hình tự học quan trọng và phổ biến. Việc HS học tập ở nhà là sự tiếp tục một cách có logic hình thức trên lớp. Ở đây HS phải tự đọc lại và hoàn thành các bài tập (dưới dạng tự luận và trắc nghiệm khách quan) do GV đề ra sau giờ lên lớp. Ngoài những bài tập về nhà chung cho cả lớp, GV có 9 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc thể ra những bài tập cho các HS kém và giỏi. Như vậy, ôn tập ở nhà có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của quá trình dạy học mà trước hết nó có tác dụng OTCC, mở rộng, đào sâu, hệ thống hóa, khái quát hóa tri thức; hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Nó góp phần thúc đẩy sự phát triển ở HS khả năng tự học, năng lực độc lập. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng cá biệt hóa việc dạy học, giúp lấp lỗ hổng trong kiến thức ở HS kém, phát triển năng lực sáng tạo ở HS giỏi. Với phương pháp này HS sẽ tự thực hiện nhiệm vụ học tập do GV giao cho, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đó không có được sự hướng dẫn trực tiếp của GV; GV đánh giá kết quả của hoạt động học thông qua mức độ hoàn thành công việc của HS. 5.2. Hoạt động ngoại khóa góp phần tự OTCC kiến thức Hoạt động ngoại khóa là một trong những hoạt động được thực hiện ngoài giờ lên lớp, có tổ chức, có kế hoạch, có phương hướng xác định được HS tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện ngoài giờ nội khóa dưới sự hướng dẫn của các GV. Nhằm mục đích gây hứng thú, phát triển tư duy, rèn luyện một số kỹ năng; bổ xung và mở rộng kiến thức, ngoài ra nó còn có tác dụng lớn về mặt giáo dưỡng, giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Hoạt động ngoại khóa có thể đem lại rất nhiều tác dụng và một trong các tác dụng của nó là giúp HS củng cố, mở rộng, đào sâu, hệ thống hóa các kiến thức đã được học ở trên lớp, bên cạnh đó nó còn bổ xung những kiến thức về mặt lí thuyết hoặc khắc phục những sai lầm mà HS thường mắc phải khi học nội khóa. 5.3. Tham gia xây dựng logic hình thành kiến thức thông qua xây dựng các sơ đồ Graph về từng phần và toàn bộ hệ thống các kiến thức cần ôn tập 5.3.1. Khái niệm về Graph - Graph trong lí thuyết graph bắt nguồn từ “Graphic” có nghĩa là tạo ra một hình ảnh rõ ràng, chi tiết, sinh động trong tư duy. Trong toán học Graph được định nghĩa: Graph gồm một tập hợp điểm gọi là đỉnh graph cùng với 10 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc một tập hợp đoạn thẳng (hoặc cong) gọi là các cạnh của graph, mỗi cạnh nối hai đỉnh khác nhau và hai đỉnh khác nhau được nối với nhau bằng nhiều nhất một cạnh. - Nếu mỗi cạnh của graph không phân biệt điểm gốc (đầu) với điểm ngọn (cuối) thì đó là graph vô hướng. Ví dụ: - Nếu với mỗi cạnh của graph, ta phân biệt được hai đầu, một đầu là gốc, một đầu là ngọn thì đó là graph có hướng. Ví dụ: Trong dạy học người ta quan tâm nhiều đến graph có hướng, vì graph có hướng cho biết cấu trúc của đối tượng nghiên cứu, đồng thời biểu thị mối quan hệ đồng thời, mối quan hệ trong sự phát triển của các yếu tố được đưa vào graph. Trong khi đó graph vô hướng chỉ được sử dụng để biểu thị mối quan hệ tĩnh của các yếu tố. 5.3.2. Những ứng dụng của lí thuyết Graph trong dạy học - Dùng Graph để hệ thống hóa khái niệm trong một tổng thể, giúp mở rộng những hiểu biết về đối tượng nghiên cứu. - Dùng Graph cấu trúc hóa nội dung tài liệu giáo khoa, tạo nên mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức trong một hệ thống nhất định. - Dùng Graph để hướng dẫn HS tự học, hoàn thiện tri thức: GV có thể cho HS tự thiết kế các Graph hoặc hoàn thiện các Graph do GV gợi ý. Hệ 11 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc thống hóa kiến thức giúp HS có bức tranh tổng thể, hệ thống về những kiến thức đã học trong một lĩnh vực nhất định. Sử dụng Graph trong khâu này có các mức độ sau: * Mức độ thứ nhất: GV đưa ra: + Các yếu tố có trong Graph đã có chiều mũi tên nối các đỉnh, nhưng nội dung các đỉnh còn trống. + Các yếu tố có trong Graph chưa có chiều mũi tên nối các đỉnh và các đỉnh đã điền đủ (hoặc thiếu) các yếu tố nội dung. + Chưa có các cạnh, yêu cầu HS điền thông tin vào những chỗ trống đó, tạo nên các liên kết giữa các đỉnh theo chiều từ các yếu tố cơ bản đến yếu tố dẫn xuất… * Mức độ thứ hai: HS tự xây dựng Graph thể hiện các kiến thức đã học theo một logic mà mỗi HS tự xác định. GV chỉ nêu hướng dẫn chung, các yêu cầu cơ bản của bài ôn tập. Sử dụng Graph trong khâu hoàn thiện tri thức là sự kết hợp giữa khâu học ở trên lớp với khâu tự học ở nhà dưới sự hướng dẫn của GV. 6. Phương tiện hỗ trợ việc OTCC Phương tiện dạy học là các phương tiện sư phạm đối tượng – vật chất do GV hoặc (và) HS sử dụng dưới sự chỉ đạo của GV trong quá trình dạy học, tạo những điều kiện cần thiết nhằm đạt được mục đích dạy học. Phương tiện dạy học có thể được sử dụng một cách đa dạng trong quá trình củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho HS. Hiện nay các phương tiện được dùng trong OTCC thường là các phương tiện sau: 6.1. Sách (giáo khoa, bài tập, các tư liệu khác…) Sách là một công cụ để chứa đựng hệ thống tri thức. Sách là hình thức vật chất, nội dung của nó là tri thức, mà cốt lõi của tri thức là hệ thống các khái niệm. Do đó, khi đọc sách con người dùng khả năng tư duy, năng lực 12 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc ngôn ngữ và toàn bộ kinh nghiệm xã hội vốn có của mình để tách khái niệm ra khỏi hệ thống từ ngữ mà lĩnh hội chúng, đó là một con đường nhận thức, con đường tái tạo tri thức, một phương thức lĩnh hội khái niệm. Khả năng lĩnh hội khái niệm qua con đường đọc sách phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. 6.2. Các tư liệu, bài tập, bài kiểm tra (trắc nghiệm, tự luận) trên mạng (dưới dạng các Website) Các bài kiểm tra, bài trắc nghiệm được xem như phương tiện để kiểm tra kiến thức, kỹ năng trong dạy học. Theo chúng tôi, việc biên soạn công phu các câu hỏi trắc nghiệm có phản hồi các sai lầm của HS và hướng dẫn HS tự đọc tài liệu trên công nghệ thiết kế Website hợp lí sẽ tạo được một công cụ, phương tiện hữu ích để định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức cần ôn tập, đánh giá mục tiêu và phương pháp dạy học mà hiện nay chưa có bài trắc nghiệm trên mạng như vậy. Ưu thế của Website thể hiện ở tính năng tạo lập và quản lí nội dung ôn tập như: Giao – nộp bài tập; trao đổi trực tuyến giữa GV và HS, giữa các bạn học, tạo lập các diễn đàn…Nhưng đặc biệt hơn cả là chức năng “quản lí học viên” – đây là một tính năng đặc biệt quan trọng của công nghệ thiết kế Website bao gồm: Kết nạp và theo dõi thông tin học viên trong một khóa học, chia học viên thành các nhóm (lớp học, khóa học), quản lí điểm, theo dõi lần truy cập của học viên, tải các file ở ngoài để sử dụng cho khóa học…GV có thể phân quyền truy cập vào nội dung ôn tập đối với từng nhóm đối tượng như: ôn tập cho mọi người, ôn tập dành cho học viên…Với khả năng tính toán của máy tính, máy tính có thể dễ dàng và nhanh chóng thực hiện kiểm tra trên Website đồng thời thực hiện công việc chấm điểm trên Website theo thang điểm đã đặt ra. 7. Mối quan hệ giữa OTCC và kiểm tra, đánh giá. Ôn tập thường được tiến hành trong mối quan hệ chặt chẽ với việc kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Những công việc mà đòi hỏi tính tích cực 13 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc của HS nhiều hơn là khi giảng kiến thức mới. Một số nhà giáo dục cho rằng: Chúng ta có thể hợp nhất hoàn toàn tự giác cả ôn tập và kiểm tra vào làm một. Tuy nhiên tính mục đích của ôn tập và kiểm tra là hoàn toàn khác nhau. Ở khâu thứ nhất là công việc củng cố tri thức, ở khâu thứ hai là việc kiểm tra chúng với sự đánh giá (cho điểm) thích đáng. Mặc dù tính mục đích khác nhau nhưng ôn tập và kiểm tra thường tiến hành một cách đồng thời. Bất kỳ việc ôn tập nào của GV cũng đồng thời tiến hành cả kiểm tra tri thức, mặc dù người GV không có dụng ý đạt được mục đích này. Ôn tập được tiến hành theo từng tiết học thông qua kiểm tra (vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm…) và việc đánh giá đúng trình độ nhận thức của HS thông qua kiểm tra sẽ góp phần giúp GV lựa chọn đúng nội dung và đối tượng cần ôn tập. Ôn tập giúp người học thể hiện tốt trình độ nhận thức của mình trong bài kiểm tra. Như vậy ôn tập được tiến hành trong mối quan hệ chặt chẽ với kiểm tra và thông qua các hình thức dạy học cơ bản. Việc tách riêng ôn tập và kiểm tra là do mục đích, nhiệm vụ của mỗi công việc và chúng ta không thể tuyệt đối hóa từng công việc được. Sự phân chia công việc như vậy trong một tiết học chỉ mang tính chất tương đối. Ta có thể biểu diễn mối quan hệ đó qua sơ đồ sau: Tiết lên lớp (hoạt động nội khóa) Kiểm tra Ôn tập Các hoạt động ngoại khóa Hướng dẫn HS tự học ở nhà 14 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG OTCC Để đánh giá khách quan thực trạng của hoạt động OTCC và kiểm tra đánh giá của GV và HS trong các trường phổ thông, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp Ăngket (điều tra), phương pháp nghiên cứu sản phẩm (bài kiểm tra), phương pháp phỏng vấn và đàm thoại với GV và HS của một số trường phổ thông: Trường THPT Tô Hiệu – TP Sơn La; trường THPT Mường La - Sơn La; trường THPT Tân Lang - Phù Yên - Sơn La; trường THPT Chuyên Sơn La. Thời điểm khảo sát: Học kỳ II của năm học 2009 – 2010. Đối tượng khảo sát: HS lớp 11 ban cơ bản. Số lượng: 200 HS và 30 GV. Mục tiêu khảo sát: Đánh giá thực trạng về hoạt động ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá ở các trường THPT hiện nay về các mặt: vai trò của ôn tập, nội dung ôn tập, phương pháp ôn tập, các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động ôn tập… 1. Đánh giá vai trò của OTCC từ phía GV và HS 1.1. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc hướng dẫn HS ôn tập Để tìm hiểu nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc hướng dẫn HS ôn tập, chúng tôi đưa ra 10 yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS và yêu cầu họ đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố đó theo thứ tự từ 1 đến 10. Trong đó 1 là yếu tố quan trọng nhất, 10 là ít quan trọng nhất. Kết quả khảo sát 30 GV cho kết quả như sau: STT 1 Các yếu tố Giáo viên có phương pháp giảng dạy phù hợp với ĐTB Mức độ 4,4 1 4,8 2 các đối tượng học sinh. 2 Giáo viên thường xuyên quan tâm hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức. 15 NguyÔn Thanh L©m 3 LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Giáo viên thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả, 5,1 3 5,4 4 5,6 5 6,1 6 6,5 7 chất lượng học tập của học sinh. 4 Giáo viên biết cách tạo hứng thú, niềm yêu thích bộ môn cho học sinh. 5 Giáo viên nhiệt tình, biết khích lệ, động viên học sinh kịp thời trong học tập. 6 Học sinh có thái độ, động cơ, mục tiêu học tập đúng đắn. 7 Học sinh nắm vững kiến thức cũ, biết tìm hiểu trước kiến thức mới. 8 Học sinh có phương pháp học tập khoa học. 6,8 8 9 Học sinh có gia đình, quan hệ xã hội và môi trường 7,1 9 7,6 10 học tập tốt. 10 Học sinh có sức khỏe tốt. Từ kết quả thu được ta thấy, yếu tố được GV đánh giá quan trọng nhất là GV có phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng HS (4,4), tiếp theo là các yếu tố GV thường xuyên quan tâm hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức (4,8)…Ngoài ra, qua phỏng vấn, trao đổi chúng tôi nhận được các ý kiến đều cho rằng: việc tổ chức ôn tập kiến thức cho HS có vai trò rất quan trọng. Theo chúng tôi, nhận thức của GV về các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của HS như vậy là khá hợp lí, vì đối với mỗi đối tượng HS việc tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp là điều kiện rất quan trọng để nâng cao chất lượng học tập của HS. 1.2. Nhận thức của HS về vai trò của hoạt động OTCC Đa phần HS khi được hỏi về vai trò của hoạt động OTCC đều cho rằng ôn tập có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động nhận thức và rất thích được GV tổ chức hướng dẫn ôn tập kiến thức một cách thường xuyên. Tuy nhiên khi được 16 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc hỏi về hứng thú của em trong các giờ ôn tập hiện nay mà các thầy cô vẫn đang tiến hành thì đa phần các em trả lời không có hứng thú hoặc có hứng thú nhưng còn tùy thuộc vào từng nội dung kiến thức và cách thức ôn tập. Từ thực tiễn trên ta thấy có hai vấn đề được đặt ra: Thứ nhất là HS đã nhận thức được vai trò quan trọng của ôn tập, củng cố kiến thức và mong muốn được GV thường xuyên tổ chức ôn tập; thứ hai là các tiết ôn tập hiện nay được GV tổ chức chưa gây được hứng thú đối với HS – điều này mâu thuẫn với nhu cầu và sự đáp ứng nhu cầu của hoạt động ôn tập kiến thức hiện nay ở các trường phổ thông. 2. Thực trạng việc áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng và ôn tập kiến thức cho HS ở các trường THPT. Để tìm hiểu các biện pháp rèn luyện kỹ năng và ôn tập kiến thức cho HS mà GV đã và đang thực hiện, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra. Yêu cầu họ đánh số thứ tự từ 1 đến 9 theo mức độ giảm dần tính thường xuyên (số 1 là thường xuyên nhất, số 9 là ít sử dụng nhất), kết hợp với quá trình dự giờ của GV chúng tôi thu được kết quả sau: Các biện pháp STT ĐTB Mức độ 1 Hướng dẫn học sinh giải bài tập 1,7 1 2 Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 1,9 2 3 Hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa và tài liệu 2,3 3 tham khảo 4 Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý tóm tắt bài học 2,7 4 5 Hệ thống hóa kiến thức cho học sinh bằng sơ đồ 3,6 5 kiến thức và lập bảng 6 Phụ đạo thêm cho học sinh 4,0 6 7 Tách nhóm để học sinh tự kèm cặp cho nhau 4,8 7 8 Tổ chức ôn tập bằng thảo luận 6,2 8 9 Ôn tập cho học sinh bằng hoạt động ngoại khóa 7,4 9 17 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Bảng kết quả trên cho thấy: các biện pháp mà GV ở các trường THPT thường xuyên sử dụng nhất trong các hoạt động tổ chức hướng dẫn HS ôn tập là hướng dẫn HS giải bài tập (1,7), hướng dẫn HS trả lời câu hỏi (1,9)…Các biện pháp tích cực khác như: Hướng dẫn HS xây dựng dàn ý tóm tắt bài học, hệ thống hóa kiến thức cho học sinh bằng sơ đồ kiến thức và lập bảng, tổ chức ôn tập bằng thảo luận…thì ít được sử dụng. Qua dự giờ, quan sát hoạt động của GV và HS chúng tôi có nhận định sau: Trong các tiết học GV cũng đã chú ý tới việc hướng dẫn HS ôn tập như: ôn lại những kiến thức cũ có liên quan trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức mới; hướng dẫn HS ôn lại các kiến thức vừa học; hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập, kiểm tra việc học bài cũ của HS…Tuy nhiên, việc hướng dẫn HS chủ yếu là do GV chuẩn bị sẵn nội dung ôn tập, giảng giải cho HS các nội dung đó hoặc giảng giải theo mẫu yêu cầu HS thực hiện lại như GV đã hướng dẫn. Việc chỉ ra cách thức thực hiện ít được GV quan tâm, do đó HS còn lúng túng trong việc xây dựng dàn ý tóm tắt bài học, phần đa chỉ chép lại như trong vở ghi. Về phía HS, qua khảo sát bằng phiếu điều tra với câu hỏi: “Nếu được tổ chức hướng dẫn ôn tập một nội dung kiến thức nào đó trong chương trình thì em thích được các thầy cô giáo tổ chức theo cách nào sau đây?”. Kết quả thu được như sau: STT Cách thức tổ chức Kết quả Tỉ lệ % 1 Hướng làm các bài luyện tập 120/200 60% 2 Hướng dẫn HS xây dựng dàn ý tóm tắt bài học 104/200 52% 3 Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 80/200 40% 4 Hướng dẫn lập sơ đồ nội dung kiến thức 60/200 30% 5 Ôn tập thông qua các bài thực hành, thí nghiệm 43/200 21,5% 6 Tổ chức thảo luận trao đổi nhóm 31/200 15,5% 18 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Từ kết quả trên ta thấy: Ngoài mong muốn được GV hướng dẫn làm bài tập (60%) và hướng dẫn trả lời câu hỏi (40%), thì nhiều HS còn có nhu cầu muốn được GV hướng dẫn xây dựng dàn ý tóm tắt bài học (52%) và hướng dẫn lập sơ đồ nội dung kiến thức (30%). Theo chúng tôi, những yêu cầu đó là hợp lý,và GV cần thay đổi cách thức tổ chức các tiết ôn tập để đáp ứng nhu cầu đó; đồng thời tăng cường hướng dẫn HS tự ôn tập ở nhà bằng cách hướng dẫn HS lập sơ đồ bài học, lập dàn ý tóm tắt… 3. Các nội dung mà hiện nay GV và HS thường OTCC Để tìm hiểu nội dung mà GV và HS thường ôn tập hiện nay, chúng tôi đã khảo sát trên phiếu điều tra đối với GV vật lí ở các trường THPT, yêu cầu họ đánh dấu từ 1 đến 6 theo thứ tự giảm dần tính quan trọng (số 1 là nội dung quan trọng nhất, số 6 là ít quan trọng nhất) kết quả như sau: Nội dung cần ôn tập STT ĐTB Mức độ 1 Kỹ năng giải bài tập vật lí 1,8 1 2 Kiến thức: khái niệm,định lí, định luật, thuyết vật 2,5 2 lí 3 Kỹ năng thu thập thông tin: đọc biểu đồ, đồ thị… 2,8 3 4 Kỹ năng xử lý thông tin: kỹ năng xây dựng bảng, 3,2 4 3.7 5 4,0 6 biểu đồ, đồ thị; rút ra các kết luận quy nạp, suy luận diễn dịch, khái quát hóa, kỹ năng so sánh, đánh giá. 5 Kiến thức: về phương pháp nhận thức vật lí (theo con đường lý thuyết và thực nghiệm) 6 Kỹ năng truyền đạt thông tin: trình bày bài, báo cáo kết quả… Từ kết quả trên ta thấy: Hiện nay trong các hoạt động ôn tập của GV chủ yếu là tập trung rèn cho HS kỹ năng giải bài tập (1,8), các nội dung kiến 19 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc thức về khái niệm vật lí, định luật vật lí, thuyết vật lí…(2,5). Ít quan tâm đến việc ôn tập cho HS các nội dung về phương pháp nhận thức vật lí, các kỹ năng thu thập, xử lý thông và truyền đạt thông tin. Tư tưởng này là do quan điểm “thi gì thì học nấy”, trong khi đó các nội dung trong các kỳ thi chưa chắc đã đáp ứng việc đánh giá mục tiêu dạy học vật lí như đã nêu trong chương trình và chuẩn kiến thức. 4. Các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động OTCC đang được sử dụng Qua điều tra cho thấy các tài liệu như SGK, SBT, tư liệu tham khảo, bài tập trắc nghiệm và tự luận trên giấy vẫn là các phương tiện hỗ trợ OTCC chủ yếu của đa số các GV. Các tư liệu, bài tập dưới dạng giáo án điện tử powerpoint, cũng như các phần mềm trên máy tính rất ít được sử dụng. Nếu có thì chưa vận dụng đúng lý luận dạy học nên hiệu quả của quá trình dạy học chưa cao. Hầu hết các GV rất ít hoặc chưa bao giờ sử dụng tư liệu, bài tập trắc nghiệm và tự luận dưới dạng Website để OTCC mặc dù hiện nay có rất nhiều trang Website hỗ trợ HS dưới dạng tư liệu học tập và ôn tập kiến thức ở phổ thông như: hocmai.vn; onthi.net; onthi.com…Thực tế cho thấy chưa có một Website nào được xây dựng giúp HS tự OTCC về riêng môn vật lí có bài tập trắc nghiệm có phản hồi, hướng dẫn, gợi ý câu trả lời, để HS có thể đào sâu, mở rộng, khắc sâu các kiến thức; sửa và tránh được các quan niệm sai lầm thường mắc phải trong và sau khi học lần đầu. III. VAI TRÒ CỦA WEBSITE TRONG HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP CỦNG CỐ, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ 1. Các khái niệm liên quan tới Website - Internet: Thuật ngữ Internet được sử dụng vào những năm 80 của thế kỉ XX nhằm diễn tả mạng thông tin hỗn hợp nhiều dịch vụ được kết hợp với nhau có tính toàn cầu. Internet gồm các máy tính được liên kết với nhau sao 20 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc cho chúng có thể truyền và nhận thông tin từ nơi này đến nơi khác, từ máy tính này đến máy tính khác trong phạm vi một vùng, một quốc gia hay trên toàn thế giới. - WWW (World Wide Web) gọi tắt là Web: Là một trong các dịch vụ trên internet do Tim Berner Lee sáng lập khi ông là nhà vật lí ở viện nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN). Web trở lên phổ biến vì nó cung cấp cho người sử dụng khả năng truy cập dễ dàng, vì vậy mà người sử dụng có thể khai thác các thông tin trên internet dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, video…Chính vì vậy, web đôi khi còn được gọi là đa phương tiện của mạng internet. Để sử dụng Website người ta sử dụng các trình duyệt web như: Firefox, Internet Explorer, Opera, Google Chrome…Trình duyệt Web là một ứng dụng tương thích với máy tính của người dùng, cho phép họ nhìn thấy các trang web trên màn hình máy tính. - HTML (HyperText Markup Language: ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản): Đây là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế thiết kế ra để tạo nên các trang web, nghĩa là các mẩu thông tin được trình bày trên World Wide Web. Được định nghĩa như là một ứng dụng đơn giản của SGML (Standard Generalized Markup Language) được sử dụng trong các tổ chức cần đến các yêu cầu xuất bản phức tạp. HTML giờ đây đã trở thành một chuẩn Internet do tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) duy trì. - HTTP (HyperText Transfer Protocol: giao thức truyền tải siêu văn bản): Nó là giao thức cơ bản mà World Wide Web sử dụng. HTTP xác định các thông điệp (các file văn bản, hình ảnh đồ họa, âm thanh, video và các file multimedia khác) được định dạng và truyền tải ra sao, những hành động nào mà các Web server (máy chủ Web) và các trình duyệt Web (browser) phải làm để đáp ứng các lệnh đa dạng. Chẳng hạn, khi người dùng gõ một địa chỉ 21 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Web URL vào trình duyệt web một lệnh HTTP sẽ được gửi tới web server để ra lệnh và hướng dẫn nó tìm đúng trang web được yêu cầu và kéo về mở trên trình duyệt web. Nói tóm lại, HTTP là một giao thức truyền tải các file từ một web server vào một trình duyệt Web để người dùng có thể xem một trang Web đang hiện diện trên Internet; là một giao thức ứng dụng của bộ giao thức TCP/IP (các giao thức nền tảng cho Internet). - Mạng LAN (Local Area Network): Là mạng liên kết giữa hai hay nhiều máy tính trong một phạm vi nhỏ như một lớp học, một công ty…nhằm trao đổi dữ liệu, chia sẻ tài nguyên. Các máy tính kết nối với nhau qua các thiết bị: card mạng, dây Cable, Hub (hoặc Switch). Các LAN cũng có thể nối với nhau thành các WAN (Wide Area Network: mạng diện rộng). LaN thường bao gồm một máy chủ (server hoặc host) còn gọi là máy phục vụ và các máy tính hoặc các khác (máy in, camera…) kết nối với máy chủ và được gọi là máy khách. Máy chủ thường có bộ xử lý (CPU) tốc độ cao, bộ nhớ (RAM) và đĩa cứng (HD) lớn. - Web Server: Là máy chủ có dung lượng lớn, tốc độ cao, được dùng để lưu dữ thông tin như một ngân hàng dữ liệu, chứa đựng những Website đã được thiết kế cùng với những thông tin liên quan khác (các mã Script, các chương trình và các file multimedia). Web Server có khả năng gửi đến máy khách những trang Web thông qua môi trường Internet (hoặc Internet) qua giao thức HTTP. Tất cả các Web Server đều có một địa chỉ IP (IP Address) hoặc có thể có một Domain Name. Giả sử khi người sử dụng đánh vào thanh Address trên trình duyệt một dòng http://www.google.com.vn sau đó gõ Enter thì tức là đã gửi một yêu cầu đến một server có Domain Name là www.google.com.vn. Server sẽ tìm trang Web có tên là index.htm rồi gửi đến trình duyệt của người dùng đó. 22 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Bất kỳ một máy tính nào cũng có thể trở thành Web Server bởi việc cài đặt lên nó một chương trình phần mềm Server Software và sau đó kết nối vào Internet. Khi máy tính của người dùng kết nối đến một Web Server và gửi đến yêu cầu truy cập các thông tin từ một trang Web nào đó, Web Server Software sẽ nhận yêu cầu và gửi lại những thông tin mà người dùng mong muốn. Giống như các phần mềm khác, Web Server Software cũng chỉ là một ứng dụng phần mềm. Nó được cài đặt và chạy trên máy tính dùng làm Web Server, nhờ có chương trình này mà người sử dụng có thể truy cập đến các thông tin của trang Web từ một máy tính khác ở trên mạng. Web Server Software còn có thể tích hợp với CSDL (Database), hay điều khiển nối vào CSDL để có thể truy cập và kết xuất thông tin từ CSDL lên các trang Web và truyền tải chúng đến người dùng. Server phải hoạt động 24/24 giờ, 7 ngày một tuần và 365 ngày một năm để phục vụ cho việc cung cấp thông tin trực tuyến. Vị trí đặt Server đóng vai trò quan trọng trong chất lượng và tốc độ lưu chuyển thông tin từ server và máy tính truy cập. 2. Một số ưu điểm của Website trong dạy học hiện đại 2.1. Dạy học trên mạng tạo điều kiện cho người học vượt qua “rào cản không gian và thời gian” Đối với các lớp học truyền thống, mỗi GV tại một thời điểm chỉ có thể giảng dạy cho một lớp HS với số lượng có hạn. Hơn nữa, GV và HS phải có mặt tại cúng một địa điểm và cùng một thời điểm. Với những đặc điểm đó nó sẽ là điểm bất lợi với xu hướng dạy học hiện đại. Dạy học trên mạng là một biện pháp có thể tạo điều kiện cho người học vượt qua các bất lợi đó. Đối với dạy học trên mạng, người học không phải có mặt đúng giờ quy định tại một địa điểm quy định cho tất cả lớp như các lớp học truyền thống. Họ có thể chủ động về mặt thời gian của mình trong ngày và bất kỳ ở chỗ nào có Internet là có thể học lý thuyết, làm bài tập, thảo luận nhóm, làm bài kiểm 23 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc tra…Họ có thể đặt câu hỏi cho GV qua email, họ có thể hỏi đáp trực tuyến, trực tiếp với GV theo các giờ quy định ghi sẵn trong chương trình, hay đã thỏa thuận trước. Họ có thể trao đổi, thảo luận nhóm qua hình thức online hoặc offline. 2.2. Dạy học trên mạng giúp cho việc dạy học vượt qua “rào cản liên quan đến đối tượng học tập” Đối với các đối tượng học tập có liên quan đến các thí nghiệm thì dạy học bằng Website có thể hỗ trợ được rất nhiều cho GV và HS. Do hiện nay, nhờ các công cụ lập trình hỗ trợ tạo được các thí nghiệm trên màn hình có thể tương tác được nên người học có thể tự lắp đặt thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, thu thập số liệu, vẽ đồ thị thực nghiệm, khớp đồ thị với hàm chuẩn…trên mạng. Như vậy, nếu người học không có điều kiện đến phòng thí nghiệm họ có thể thực hiện được các thí nghiệm trên mạng. Hơn thế, nhiều thí nghiệm không thể thực hiện được trong phòng thí nghiệm truyền thống (do đắt đỏ, quý hiếm hoặc do điều kiện an toàn…) thì ngày nay có thể thực hiện được các “phòng thí nghiệm trên mạng” và GV cũng như HS có thể sử dụng. 2.3. Dạy học trên mạng giúp người học vượt qua được “rào cản về tư liệu học tập” Các nội dung trên các Website trên Internet là kho tài nguyên tri thức khổng lồ của nhân loại, nó liên quan đến tất cả các lĩnh vực trong xã hội và cuộc sống. Nó giúp cho người học có thể tra cứu đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến chuyên môn của mình. Hơn nữa, việc tìm kiếm, tra cứu các nội dung trên Internet là rất nhanh chóng và thuận tiện. Ngoài ra, các Website trên mạng còn có các nội dung ôn tập kiến thức cũng như tự kiểm tra, đánh giá đối với từng bài, chương, phần kiến thức đã học. Sau khi tự học, người học có thể tự ôn tập và kiểm tra, đánh giá trình độ lĩnh hội kiến thức của mình ngay lập tức. Khả năng này không 24 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc thể thực hiện được ở hình thức dạy học truyền thống đối với tất cả HS của lớp tại một thời điểm. 3. Vai trò hỗ trợ của Website trong hoạt động ôn tập củng cố, kiểm tra và đánh giá 3.1. Sử dụng Website như một công cụ hỗ trợ giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy GV có thể sử dụng các Website để trình bày bài giảng của mình với những tính năng đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh, video, plash…) làm cho bài giảng của mình thêm sinh động. Đặc biệt đối với các môn khoa học tự nhiên, với những hiện tượng khó quan sát (do xảy ra quá nhanh hoặc quá chậm), hoặc những thí nghiệm khó thực hiện (do yêu cầu kỹ thuật, kinh tế, mức độ an toàn…) thì GV có thể đưa các đoạn video, hình ảnh vào trong Website hoặc cũng có thể xây dựng mô phỏng các hiện tượng đó trên Website với những công cụ hỗ trợ giúp HS lĩnh hội kiến thức tốt hơn, tạo hứng thú học tập cho các em; đồng thời giúp các em tiếp cận các phương tiện kỹ thuật hiện đại ngay tại nhà. Bản chất của quá trình dạy học là tạo ra các tình huống học tập, HS sẽ hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học. Người GV không phải là người mang kiến thức đến cho HS mà là người hướng dẫn để các em tự tìm ra các kiến thức đó. Đồng thời thông qua các Website mà người GV có thể trau dồi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với các đồng nghiệp nhằm nâng cao trình độ, hoàn thiện bản thân. Ngoài việc xây dựng nội dung học tập thì việc quản lý HS đối với mỗi GV cũng là một việc rất quan trọng. Các Website có thể hỗ trợ việc quản lý HS cho GV rất tốt. Ví dụ như việc quản lý sự truy cập thông tin của HS, khả năng chia nhóm HS, lên lịch người dùng hay quản lý điểm…đã giúp cho GV nắm bắt được thông tin HS một cách cập nhật, đa dạng. Từ đó có những thay 25 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc đổi phù hợp với từng đối tượng. GV cũng có thể kiểm soát được việc học tập của HS thông qua những lần truy cập vào Website hoặc các phần mềm kiểm tra trên Website. 3.2. Sử dụng Website như một công cụ hỗ trợ học tập của HS Thông qua việc xây dựng các Website học tập, HS làm việc với các chương trình tự giảng dạy đã lập sẵn hoặc làm việc với máy tính có sự giúp đỡ của GV. Từ đó hình thành thói quen học tập tự chủ. HS có thể học tập ở mọi nơi, vào bất cứ thời gian nào, các kiến thức luôn được cập nhật, bổ xung và hoàn thiện vì bên cạnh các em còn có một cộng đồng người sử dụng Website có thể chia sẻ thông tin qua các diễn đàn trao đổi, giúp cho việc học tập đạt hiệu quả cao. Thông qua các Website học tập HS có thể tự kiểm tra, đánh giá trình độ, khả năng của mình. Đồng thời HS còn học được cách điều khiển Website, sử dụng các công cụ mà Website hỗ trợ để tìm kiếm thông tin, phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của mình. Trong dạy học, người GV thường đưa ra các tình huống học tập để kích thích tính tò mò, gây hứng thú, rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá, tính sáng tạo của HS bằng các ảnh chụp, mô hình, hình vẽ, các video…trong đó yếu tố quan trọng nhất là phải tạo ra tình huống “có vấn đề” – HS gặp phải mâu thuẫn giữa những điều đã biết và những điều chưa biết nhưng muốn biết; từ đó làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết và các em bắt tay vào giải quyết vấn đề đó một cách hào hứng. Khi đó người GV chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, tạo môi trường học tập, tạo điều kiện để thúc đẩy HS tham gia. 3.3. Sử dụng Website tạo ra môi trường tương tác để HS hoạt động và thích nghi với máy tính, Website, Internet. Những phương tiện đào tạo đa truyền thông và phương pháp mô phỏng tương tác của hệ thống Hypermedia đã tạo ra cho Website những khả năng 26 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc đáp ứng nhu cầu của người dùng. Những hình thức học tập thành nhóm trên mạng làm cho HS học tập sinh động hơn, tác động qua lại tích cực hơn. Vai trò của người GV là hướng dẫn, bên cạnh đó GV có thể phụ trách quản lý một nhóm HS phân theo lớp. HS thực hành và thực hiện các hoạt động của lớp học dưới sự hướng dẫn của GV qua các hình thức liên lạc, trao đổi thông tin một cách chủ động như thảo luận theo chủ đề (các forum) hoặc trao đổi trực tuyến (các chatroom). Như vậy, việc trao đổi, thảo luận giữa GV và HS, HS với HS, GV với GV có thể tiến hành đồng bộ hoặc không đồng bộ với nhau trên Website. 3.4. Sử dụng Website để hỗ trợ việc kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng của HS đã thu được. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một vấn đề khó và phức tạp. nhiệm vụ cơ bản của việc kiểm tra, đánh giá là làm rõ được tình hình lĩnh hội tri thức, mức độ thành thạo về kỹ năng và trình độ phát triển tư duy của HS trong quá trình học tập. Thông qua việc kiểm tra, đánh giá, người GV có thể tự đánh giá việc giảng dạy của mình song song với sự đánh giá việc học của HS. GV có thể thấy được những ưu điểm và nhược điểm của mình rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy để từ đó định ra được những biện pháp sư phạm thích hợp, nâng cao chất lượng dạy học. Kiểm tra, đánh giá không chỉ là công việc của GV mà của cả HS. Nó là hai công việc có nội dung khác nhau nhưng gắn bó mật thiết với nhau. Thông thường có kiểm tra (tự kiểm tra, HS kiểm tra với nhau, GV kiểm tra HS) rồi mới có đánh giá (GV đánh giá HS, HS tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau). Tuy nhiên cũng có khi kiểm tra mà không có mục đích đánh giá. Việc này chỉ nhằm vào việc tìm hiểu tình hình học tập của HS. 27 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc HS có thể tự kiểm tra, đánh giá trình độ, sự hiểu biết của mình thông qua các câu hỏi ôn tập, các câu hỏi trắc nghiệm có phản hồi trong mỗi bài học, các bài luyện tập về lập sơ đồ Graph, làm thí nghiệm… GV có thể kiểm tra, đánh giá HS thông qua các bài kiểm tra. Hình thức kiểm tra rất đa dạng: có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm đúng – sai, câu hỏi nhiều lựa chọn, các bài tự luận…các bài kiểm tra có thể sử dụng như phương tiện, phương pháp dạy học. Thông qua việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và nhanh chóng nó có tác dụng định hướng hoạt động tích cực tự chủ của HS. Với các chức năng hỗ trợ được lập trình trên Website, máy tính có thể dễ dàng tạo ra các bài trắc nghiệm, bài kiểm tra kéo – thả…đồng thời tự chấm điểm theo thang điểm đã định sẵn, sau đó lưu vào hồ sơ điểm của HS để GV có thể quản lý. KẾT LUẬN CHƯƠNG I Trong phần này chúng tôi đã nghiên cứu, tổng hợp các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và vai trò hỗ trợ của Website phục vụ cho việc tiến hành đề tài Các cơ sở lý luận đã nghiên cứu là: - Khái niệm ôn tập và mục đích ôn tập - Vai trò và vị trí của ôn tập trong quá trình nhận thức - Nội dung cần ôn tập củng cố trong dạy học vật lí - Các hình thức ôn tập - Các phương pháp ôn tập ngoài giờ lên lớp - Phương tiện hỗ trợ việc OTCC - Mối quan hệ giữa OTCC và kiểm tra, đánh giá. Các cơ sở thực tiễn đã điều tra, nghiên cứu là: - Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc hướng dẫn HS ôn tập - Nhận thức của HS về vai trò của hoạt động OTCC - Thực trạng việc áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng và ôn tập kiến thức cho HS ở các trường THPT. 28 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc - Các nội dung mà hiện nay GV và HS thường OTCC - Các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động OTCC đang được sử dụng Đánh giá vai trò của Website trong hoạt động ôn tập, củng cố, kiểm tra và đánh giá là: - Các khái niệm liên quan tới Website - Một số ưu điểm của Website trong dạy học hiện đại - Vai trò hỗ trợ của Website trong hoạt động ôn tập, củng cố, kiểm tra và đánh giá Từ việc phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn chúng tôi nhận thấy hoạt động OTCC có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nhận thức của HS không chỉ đối với môn vật lý mà còn ở bất kỳ môn học nào. Thông qua hoạt động OTCC giúp HS hệ thống hóa kiến thức, luyện tập và phát triển các kỹ năng đã được học từ đó giúp HS mở rộng, đào sâu, khắc sâu các kiến thức; sửa và tránh được các sai lầm thường mắc phải trong và sau khi tiếp nhận kiến thức mới. Tuy vậy, trên thực tế ở các trường THPT, hoạt động OTCC chưa được quan tâm và tổ chức một cách có hiệu quả; nội dung ôn tập mới chỉ tập trung vào việc hướng dẫn giải bài tập; hình thức ôn tập chưa phong phú mới chỉ dừng lại ở các tiết chữa bài tập trên lớp; phương tiện hỗ trợ hoạt động ôn tập vẫn chỉ là các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm hoặc tự luận trên giấy. Chính từ những hạn chế đó mà hoạt động OTCC chưa đem lại hiệu quả cao, chưa xứng tầm với vị trí và vai trò của nó trong quá trình nhận thức. Xuất phát từ thực trạng của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra ý tưởng và thực hiện đề tài nghiên cứu Xây dựng Website hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra, đánh giá chương “Dòng điện không đổi” chương trình vật lí 11 ban cơ bản với sự vận dụng các lý luận dạy học hiện đại vào việc tổ chức, định hướng hoạt động OTCC của HS nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong quá trình nhận thức của HS. 29 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc CHƯƠNG II XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI 1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương “Dòng điện không đổi” chương trình vật lí 11 ban cơ bản. Đây là một chương nằm trong chương trình vật lí 11 THPT, nội dung kiến thức của chương đề cập đến những vấn đề cơ bản của dòng điện không đổi, là cơ sở để nghiên cứu các vấn đề khác của dòng điện. Có một số kiến thức như: dòng điện, chiều dòng điện, cường độ dòng điện, định luật Ôm, định luật Jun – Len – xơ tuy đã được trình bày trong chương trình SGK THCS nhưng chưa sâu, chưa hệ thống hóa. Vì vậy, chúng đã được trình bày lại trong chương này một cách đầy đủ với mức độ chính xác cần thiết. Ngoài ra trong chương này cũng đề cập đến những vấn đề mới về nguồn điện, đặc biệt là việc thiết lập và vận dụng định luật Ôm cho toàn mạch. Mặt khác theo yêu cầu của chương trình và nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nhiều nội dung đã được trình bày kết hợp với thí nghiệm nhằm rèn luyện cho HS khả năng tư duy, sáng tạo bằng nhiều hình thức: làm thí nghiệm, xử lí kết quả, rút ra kết luận; hoặc từ số liệu thí nghiệm đã có cần phải xử lí, vẽ đồ thị, rút ra kết luận cần thiết. 2. Nội dung kiến thức, kỹ năng HS cần có sau khi học xong chương “Dòng điện không đổi” chương trình vật lí 11 ban cơ bản. (theo chuẩn kiến thức và kỹ năng - trang 24 – Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn vật lí lớp 11) Sau khi học xong chương “Dòng điện không đổi” HS cần nắm được nội dung kiến thức và đạt được các kỹ năng sau: 30 NguyÔn Thanh L©m TT LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Chủ đề Mức độ cần đạt được Ghi chú Kiến thức: - Nêu được dòng điện không đổi 1 Dòng điện là gì. không đổi - Nêu được suất điện động của nguồn điện là gì. - Nêu được cấu tạo chung của các nguồn điện hóa học (pin, acquy). 2 3 Nguồn điện. - Viết được công thức tính công Suất điện động của nguồn điện: Ang = qEt = EIt của nguồn điên. - Viết được công thức tính công Chỉ xét định luật Ôm đối với đoạn Pin, acquy suất của nguồn điện: Png = Et mạch không - Phát biểu được định luật Ôm chứa máy thu đối với toàn mạch điện - Viết được công thức tính suất Chỉ xét các bộ điện động và điện trở trong của nguồn mắc song Công suất của bộ nguồn mắc nối tiếp, mắc song gồm tối đa nguồn điện song song. bốn nguồn giống Kỹ năng: nhau được mắc - Vận dụng được hệ thức: thành các dãy E I hoặc U  E  Ir để giải như nhau. RN  r 4 Định luật Ôm bài tập đối với toàn mạch, trong đối với toàn đó mạch ngoài gồm nhiều nhất mạch là ba điện trở. 31 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc - Vận dụng được công thức: Ang = qEt = Eit và Png = Et - Tính được hiệu suất của nguồn Ghép nguồn thành bộ các điện. điện - Nhận biết được trên sơ đồ và thực tế bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc song song. 5 - Tính được suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp và song song. - Tiến hành được thí nghiệm xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa. 3. Các sai lầm phổ biến của HS trong khi học chương “Dòng điện không đổi” Để nắm được các sai lầm phổ biến của HS thường mắc phải trong khi học chương dòng điện không đổi, chúng tôi đã thực hiện điều tra bằng cách: Trao đổi với những GV có kinh nghiệm, đã có nhiều năm giảng dạy vật lí lớp 11 ở các trường THPT, kết hợp với phiếu điều tra dưới dạng các câu hỏi kiểm tra. Qua đó chúng tôi nhận thấy trong khi tiếp thu kiến thức về chương dòng điện không đổi HS thường mắc phải những sai lầm phổ biến sau đây: - Sai lầm về quy ước chiều dòng điện trong kim loại, sai lầm này có nguyên nhân xuất phát từ việc các em cho rằng trong các vật dẫn chỉ có một loại hạt mang điện. Vì vậy chiều của dòng điện là chiều chuyển động của hạt mang điện. Thực tế thì trong vật dẫn có hai loại hạt mang điện. 32 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc - Sai lầm cho rằng dòng điện không đổi là dòng điện một chiều. Sai lầm này có nguyên nhân từ cách dùng ngôn ngữ thường ngày. Cần chú ý rằng, dòng điện không đổi là dòng điện một chiều, nhưng có những dòng điện một chiều lại có cường độ thay đổi theo thời gian (ví dụ dòng điện chay qua dây dẫn nối hai bản của một tụ điện đã được tích điện trước đó). - Sai lầm về công thức tính công suất điện và công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua. Nguyên nhân của sai lầm này là do HS chưa nắm được bản chất của hai đại lượng trên. Mặt khác trong SGK thì kí hiệu của hai đại lượng này như nhau (công suất điện P  suất tỏa nhiệt của vật dẫn: P  A  UI , công t Q  RI 2 ) cần chú ý cho HS rằng hai công t thức này chỉ đồng nhất khi điện năng tiêu thụ được biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng. - Sai lầm về biểu thức của định luật Ôm đối với toàn mạch. Sai lầm này có nguyên nhân do HS nắm chắc kiến thức, chưa vận dụng được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để rút ra được định luật. - Sai lầm về định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa nguồn điện. Nguyên nhân của sai lầm này là do HS chưa nắm chắc được định luật Ôm đối với toàn mạch, chưa nắm được quy ước về dấu của U, E, và độ giảm điện thế. Từ những sai lầm và các nguyên nhân dẫn đến các sai lầm, chúng tôi nhận thấy rằng nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa nắm được bản chất của kiến thức mà chỉ áp dụng một cách máy móc, chỉ ghi nhớ một cách hình thức các công thức, các quy ước…chưa có sự mở rộng, đào sâu kiến thức. Khi gặp phải những vấn đề không theo khuôn mẫu có sẵn thì các em rất lúng túng trong việc giải quyết vấn đề đó và vì vậy rất dễ gặp sai lầm. Bên cạnh các nguyên nhân này, còn kể đến nguyên nhân sâu xa hơn là ở bản thân của quá 33 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc trình tổ chức dạy học của GV. Khi GV tổ chức dạy học kiến thức mới, do hiện tượng, quá trình vật lí trừu tượng, GV lại không dùng các phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ nên HS chỉ hình dung một cách mơ hồ về các quá trình vật lí từ đó dẫn đến sự hiểu không đầy đủ, thiếu chính xác. 4. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng OTCC Để nâng cao hiệu quả của hoạt động OTCC khắc phục được các hạn chế hiện nay của GV và HS khi tham gia ôn tập; khắc phục được các sai lầm của HS trong khi tiếp thu kiến thức chương Dòng điện không đổi, chúng tôi đưa ra các đề xuất sau: 4.1. Đề xuất về nội dung cần OTCC 4.1.1. Nội dung kiến thức Nội dung kiến thức cơ bản của vật lí phổ thông bao gồm: - Các khái niệm vật lí. - Các quy luật, các định luật vật lí. - Các thuyết vật lí. - Các ứng dụng kỹ thuật của vật lí. - Các phương pháp nhận thức phổ biến dùng trong vật lí. Trong chương “Dòng điện không đổi” của chương trình vật lí 11 ban cơ bản, để HS nắm được đầy đủ và chính xác cá kiến thức như trên thì việc OTCC cần phải đảm bảo các nội dung kiến thức sau đây: - Về khái niệm vật lí: bao gồm các khái niệm về hiện tượng vật lí (vạch ra những thuộc tính định tính của sự vật hiện tượng); khái niệm về đại lượng vật lí (vạch ra cả mặt định tính và định lượng) và đơn vị của các đại lượng vật lí. + Khái niệm về hiện tượng vật lí: khái niệm về dòng điện; khái niệm dòng điện không đổi; khái niệm nguồn điện; khái niệm công của nguồn điện; khái niệm hiện tượng đoản mạch; 34 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc + Khái niệm về đại lượng vật lí: Khái niệm cường độ dòng điện; khái niệm suất điện động của nguồn điện; khái niệm điện năng tiêu thụ của đoạn mạch; khái niệm công suất điện; khái niệm công suất tỏa nhiệt của vật dẫn; khái niệm công suất của nguồn điện; khái niệm hiệu suất của nguồn điện; + Các đơn vị của các đại lượng vật lí: Đơn vị cường độ dòng điện (A); đơn vị suất điện động của nguồn điện (V, J/C); đơn vị của điện năng tiêu thụ của đoạn mạch (J, Wh, kWh)… - Các quy luật, định luật vật lí: Định luật Ôm, định luật Jun – Len – xơ; định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. - Các ứng dụng kỹ thuật của vật lí: Các ứng dụng của các định luật vật lí, nguyên lý vật lí, hiệu ứng vật lí…trong đời sống (gọi là các ứng dụng kỹ thuật) được hiểu là các đối tượng thiết bị, máy móc (hoặc hệ thống các thiết bị máy móc) được chế tạo và sử dụng với mục đích nào đó trong kỹ thuật và đời sống mà nguyên tắc hoạt động của chúng dựa trên các định luật, nguyên lý, hiệu ứng đó. Với quan niệm về ứng dụng kỹ thuật như vậy thì trong chương “Dòng điện không đổi” có các ứng dụng sau đây: Chế tạo pin điện hóa; acquy chì; acquy kiềm; dùng dòng điện không đổi để điều chế kim loại; tôi, luyện các linh kiện kỹ thuật… 4.1.2. Các kỹ năng - Giải thích được vì sao nguồn điện có thể duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó và nguồn điện là nguồn năng lượng; giải thích được vì sao acquy là một pin điện hóa nhưng lại có thể được sử dụng nhiều lần; - Vận dụng được hệ thức: I  E hoặc U  E  Ir để giải bài tập đối RN  r với toàn mạch, trong đó mạch ngoài gồm nhiều nhất là ba điện trở. 35 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc - Vận dụng được công thức: Ang = qEt = Eit và Png = Et để tính được công và công suất của nguồn điện. - Tính được hiệu suất của nguồn điện theo công thức: H Acóích U N It U N   A EIt E - Nhận biết được trên sơ đồ và thực tế bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc song song. - Tính được suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp và song song. - Tiến hành được thí nghiệm xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa. 4.2. Đề xuất về hình thức và phương pháp ôn tập Theo quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm hiện nay, dạy học là dạy HS biết tự học, tự chiếm lĩnh tri thức cũng như tự ôn tập và củng cố kiến thức. Dạy học là dạy cho HS biết phối hợp hoạt động nhóm dưới sự hướng dẫn của GV là hết sức quan trọng và cần chiếm tỉ lệ cao. Mặt khác, ngày nay khi CNTT ngày càng phát triển thì việc tổ chức cho HS tự OTCC và OTCC thông qua việc xây dựng các Website, các forum thông qua việc xây dựng các chương trình ôn tập phân nhánh, thông qua các bài trắc nghiệm có phản hồi, hướng dẫn là có thể thực hiện được. 4.2.1. Ôn tập thông qua việc trả lời các câu hỏi dạng tự luận Để hiểu được nội dung bài học, HS phải trả lời các câu hỏi mà GV giao cho. Các câu hỏi có nhiều mức độ, có thể là câu hỏi tái hiện; câu hỏi yêu cầu HS phải có so sánh, phân tích, tổng hợp để rút ra các dấu hiệu bản chất của đối tượng nghiên cứu; câu hỏi dưới dạng tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa nhằm giúp HS xác định được kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài; câu hỏi dưới dạng bài tập có vấn đề, đây là dạng câu hỏi gợi ý HS xem xét một vấn đề 36 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc dưới nhiều góc độ, tạo cho HS thói quen suy nghĩ sâu sắc, có óc hoài nghi khoa học. Để trả lời câu hỏi HS cần phải thực hiện các bước sau: - Đọc kỹ câu hỏi, phân tích và xác định yêu cầu của câu hỏi. - Đọc nội dung của tài liệu có liên quan đến kiến thức dùng để trả lời cho câu hỏi. - Phân tích, tổng hợp, vận dụng những kiến thức đã có trong bài học để trả lời câu hỏi. 4.2.2. Ôn tập thông qua việc xây dựng dàn ý tóm tắt bài học Xây dựng dàn ý tóm tắt bài học chính là việc rút ra những nội dung chủ yếu của bài học đó. Do vậy dàn ý tóm tắt phải là một bản tóm tắt khái quát nhất, đầy đủ nhất về nội dung bài học. Nhìn vào đó có thể thấy ngay được bài học nghiên cứu vấn đề gì, các nội dung được đề cập đến trong bài, các kiến thức cơ bản của từng nội dung và mối quan hệ giữa các kiến thức được thể hiện như thế nào. Qua đó HS nắm bắt bài một cách vững chắc, ghi nhớ được lâu, tái hiện nhanh; đồng thời qua việc tóm tắt dàn ý bài học sẽ hình thành HS tính tự giác, tích cực; có thái độ, động cơ học tập đúng đắn; có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, phát triển năng lực nhận thức, hình thành được phương pháp học tập… Để có thể lập được dàn ý tóm tắt bài học, HS cần thực hiện các thao tác sau: - Đọc kỹ toàn bài để biết được bài học nghiên cứu vấn đề gì. - Xác định cấu trúc bài học (bài học đó có bao nhiêu nội dung, những nội dung đó nghiên cứu vấn đề gì và được sắp xếp như thế nào). - Xác định các ý chính của từng nội dung - Xác định mối quan hệ giữa các nội dung - Tóm tắt toàn bài (nêu lên các nội dung chủ yếu) - Kiểm tra và hoàn thiện 37 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Sau đó HS phải diễn đạt một cách tóm tắt nhưng đầy đủ nhất toàn bộ nội dung các kiến thức cơ bản của bài học dưới dạng một bản tóm tắt. 4.2.3. Ôn tập thông qua việc xây dựng sơ đồ kiến thức (Graph) Xây dựng sơ đồ, mô hình hóa nội dung là quá trình loại bỏ những yếu tố không bản chất, giữ lại các yếu tố bản chất, cơ bản nhất, kết nối chúng lại với nhau theo logic phát triển bên trong của đối tượng nghiên cứu. Với quan điểm trên thì việc xây dựng sơ đồ kiến thức cho ta cái nhìn khái quát, trực quan và mang tính logic về nội dung kiến thức và mối quan hệ ràng buộc giữa các đơn vị kiến thức trong một bài học hoặc các bài học với nhau. Cụ thể: - Tính khái quát: Khi nhìn vào sơ đồ, ta có thể thấy được toàn bộ nội dung kiến thức. Bởi vì các kiến thức cơ bản (chốt) đã được đặt tại các đỉnh của Graph, mối liên hệ giữa các kiến thức được thể hiện bằng các cung kết nối (hay các mũi tên), nhờ vậy mà ta còn nhận ra mối quan hệ tàng ẩn giữa các kiến thức đó. - Tính trực quan: Sơ đồ sau khi được xây dựng là một bản tóm tắt nội dung bài học theo một hình thức riêng, trong đó các kiến thức được sắp xếp theo một logic chặt chẽ, theo một mối liên hệ nhất định. Vì vậy nó trở thành một công cụ giúp người học nhanh chóng nhận ra vấn đề. - Tính logic: Với nội dung kiến thức được trình bày bằng lời chúng ta phải suy nghĩ, tìm hiểu lâu mới tìm ra logic của vấn đề. Nhưng với sơ đồ Graph thì mối liên hệ giữa các nội dung được thể hiện rất rõ qua việc sắp xếp các đỉnh kiến thức và các cung thể hiện mối liên hệ của các kiến thức đó, giúp HS nắm kiến thức một cách khái quát, ghi nhớ và tái hiện kiến thức thuận tiện hơn, nhanh hơn. Sơ đồ không chỉ giúp HS nhớ được tốt, có nhiều cơ hội để xở lý thông tin ở cấp độ cao hơn mà còn tạo cơ hội cho lối tư duy chia sẻ, hợp tác, vừa 38 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc kích thích tư duy, vừa gây hứng thú đối với HS. Ngoài ra, nhờ xây dựng sơ đồ kiến thức mà phát triển ở HS khả năng tổng hợp, khả năng khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức qua đó hình thành những kỹ năng học tập cần thiết, thay đổi dần cách học thuộc lòng vở ghi hoặc SGK một cách máy móc. Muốn xây dựng sơ đồ kiến thức trong một bài học, HS cần thực hiện các thao tác sau: - Tìm hiểu nội dung bài học: Nghiên cứu nội dung bài học trong SGK, tài liệu tham khảo để có cái nhìn tổng quát về nội dung bài học. - Lập danh mục kiến thức cơ bản: Phân tích nội dung tài liệu học tập, phát hiện, chọn lọc, liệt kê toàn bộ kiến thức cơ bản (kiến thức chốt) của tài liệu học tập để đặt nó vào các đỉnh của sơ đồ. Có thể gộp những kiến thức “chốt” cùng tính chất, cùng thể loại về ý nghĩa và nội dung vào chung một đỉnh. - Lập sơ đồ: + Mã hóa nội dung các đỉnh bằng các ký hiệu quy ước sao cho dễ hiểu, dễ sử dụng. + Sắp xếp các đỉnh một cách hợp lý, sao cho phản ánh đúng logic khoa học của nội dung tài liệu học từ khái niệm xuất phát cho đến khái niệm cuối cùng; đồng thời làm nổi bật được những ý cơ bản, chủ chốt của nội dung. Ngoài ra cũng nên quan tâm đến hình thức của sơ đồ. + Lập cung: Nối các đỉnh từng đôi lại với nhau có hoặc không có mũi tên. Nếu cung có mũi tên thì đi từ kiến thức xuất phát đến kiến thức được suy ra. + Hoàn thiện sơ đồ: Nghiên cứu xem sơ đồ đã phản ánh đầy đủ nội dung kiến thức của tài liệu chưa? Mối quan hệ của kiến thức ấy và các kiến thức còn lại ra sao? Sau đó hoàn thiện sơ đồ. 39 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc 4.2.4. Ôn tập thông qua việc làm bài tập luyện tập Làm bài tập là hoạt động vận dụng kiến thức để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức hoặc thực hành theo nhiều mức độ khác nhau. Việc giải các bài tập vật lí có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tư duy định hướng một cách tích cực, khả năng vận dụng kiến thức cũng như giải quyết vấn đề của HS. Các bài tập có nhiều thể loại và hình thức khác nhau bao gồm: - Bài tập định tính dưới dạng các câu hỏi tự luận: Câu hỏi có thể chỉ yêu cầu ở mức độ tái hiện kiến thức, đôi khi đòi hỏi HS phải đọc lại toàn bộ bài học, sử dụng các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh để tìm câu trả lời. - Bài tập trắc nghiệm có phản hồi: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm có phản hồi được soạn thảo một cách công phu dựa trên sự phân tích sai lầm của HS, đồng thời cũng là một phương tiện để HS tự kiểm tra đánh giá mức độ thu nhận kiến thức của mình. - Bài tập sơ đồ Graph tóm tắt kiến thức: Bài tập này có các mức độ sau: + Mức độ 1: Cho trước sơ đồ, yêu cầu HS chuyển hóa từ sơ đồ tóm tắt sang bản tóm tắt bằng lời. + Mức độ 2: Cho trước sơ đồ nhưng còn khuyết một số nội dung, yêu cầu HS bổ xung để hoàn chỉnh hồ sơ. + Mức độ 3: Yêu cầu HS tự lập và hoàn chỉnh sơ đồ thể hiện những nội dung kiến thức và logic hình thành kiến thức trong bài học. 4.2.5. Ôn tập thông qua diễn đàn thảo luận Thảo luận nhóm trong ôn tập là sự bàn bạc, trao đổi ý kiến, trình bày quan điểm của mỗi cá nhân về một vấn đê học tập dưới sự tổ chức điều khiển của GV. Trong quá trình thảo luận nhóm, HS được tự do trình bày ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của bạn, hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiệm vụ chung. Thông qua hảo luận, HS có thể mở rộng, đào sâu kiến thức đã học, 40 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc nhìn nhận chúng một cách rõ ràng hơn. Cũng thông qua thảo luận giúp cho HS phát triển kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, tranh luận; đồng thời trong quá trình thảo luận HS thể hiện tính tích cực, chủ động hơn trong học tập, nâng cao tinh thần trách nhiệm với mọi người. Việc thảo luận nhóm không những tạo cơ hội cho HS cọ sát những quan điểm, chính kiến về kiến thức mà còn là điều kiện để các em thể hiện chính mình, hình thành năng lực tự đánh giá, tự ý thức. Mặt khác việc tổ chức cho HS thảo luận nhóm còn giúp GV nắm được hiệu quả giáo dục HS về mặt nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hướng hành vi của HS. 4.3. Đề xuất về phương tiện OTCC Hiện nay song song với cách dạy truyền thống đã xuất hiện một xu hướng mới đó là dạy học qua mạng (E – learning) sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. E – learning tạo điều kiện để người học có thể tự học, tự ôn tập, kiểm tra và đánh giá thông qua các chương trình tự động đã được GV tạo lập và đưa lên mạng máy tính dưới dạng các Website. 5. Xây dựng Website hỗ trợ học sinh OTCC chương “Dòng điện không đổi” chương trình vật lí 11 ban cơ bản. 5.1. Lựa chọn và nghiên cứu công cụ để xây dựng Website Lựa chọn công cụ để xây dựng Website là một công việc quan trọng, nó quyết định rất lớn đến thành công của Website. Hiện nay, để xây dựng một Website dạy học có rất nhiều các phần mềm hỗ trợ, từ các phần mềm mã nguồn đóng (thương mại) đến các phần mềm mã nguồn mở (miễn phí). Mỗi phần mềm có một ưu, nhược điểm riêng, việc lựa chọn công cụ tốt không những dễ sử dụng mà còn hỗ trợ nhiều tính năng mà không đòi hỏi phải có kỹ thuật lập trình bậc cao. các phần mềm và các ngôn ngữ lập trình được chúng tôi lựa chọn để xây dựng Website bao gồm: 41 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc - Phần mềm Dreamware của hãng Macromedia. Dreamware là một trình biên soạn HTML với công cụ xây dựng Website chuyên nghiệp dùng để thiết kế, viết mã và phát triển Website cùng với các Website và ứng dụng của Website. - Phần mềm mã nguồn mở Moodle (Modular Object – Oriented Dynamic Learning Environment). Đây là hệ thống quản lí học tập (Learning Management System – LMS hoặc người ta còn gọi là Course Management System hoặc VLE – Virtual Learning Environment) mã nguồn mở. Nó được coi là sự thay thế cho giải pháp đào tạo trên mạng thương mại, được phân phối miễn phí dưới bản quyền mã nguồn mở, viết bằng ngôn ngữ PHP và lưu dữ tất cả các dữ liệu trong một hệ cơ sở. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền truy cập và có thể thay đổi nếu cần thiết. Thiết kế có tính module, hướng tới giáo dục của Moodle giúp cho việc tạo khóa học mới một cách dễ dàng, cập nhật nội dung giúp học viên tham gia nhiệt tình hơn vào các khóa học. - Ngôn ngữ lập trình PHP (Ý nghĩa ban đầu của PHP là viết tắt của cụm từ “Personal Home Page” nhưng sau này là “HyperText Preprocessor” có nghĩa là bộ tiền xử lý siêu văn bản PHP): Là một ngôn ngữ lập trình kịch bản mã nguồn mở chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với Website và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML. Do được tối ưu hóa cho các ứng dụng Website, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java. - Ngôn ngữ lập trình Java: Đây là ngôn ngữ lập trình do một nhóm nhỏ các nhà khoa học của hãng Sun Mycrosystems sáng tạo ra. Java là môi trường lập trình hướng đối tượng, đa luồng, đa mục đích và thích hợp nhất dùng để tạo các trình con (applet) và ứng dụng cho Internet và các mạng phân tán phức tạp khác, không phụ thuộc vào hệ điều hành cụ thể. 42 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc - Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phần mềm hỗ trợ khác như: Macromedia Flash; Paint; Photoshop; HotPotatoes… 5.2. Thiết kế Website - Thiết kế giao diện cho Website: Giao diện người dùng bao gồm cách thức tương tác, hình ảnh, biểu tượng để truyền tải ý nghĩa các biểu tượng trên máy tính. Ngoài ra còn bao gồm các đặc điểm hiển thị các chi tiết trong từng thành phần đồ họa và chuỗi các tương tác chức năng theo thời gian, tạo ra diện mạo cho Website. Giao diện được thiết kế sao cho người sử dụng dễ dàng tìm kiếm thông tin, đáp ứng nhu cầu học tập của mình và thể hiện rõ ý tưởng sư phạm của người thiết kế. - Thiết kế Site: Trong việc thiết kế Site, quan trọng nhất chính là tổ chức thông tin giúp ích cho việc thiết kế từng trang của Site và quyết định sự thành công của Site. Một bảng mục lục tổ chức tốt sẽ trở thành công cụ định hướng đem lại cho người dùng cái nhìn tổng quát về tổ chức thông tin được trình bày trong cả Website. 5.3. Thiết kế và xây dựng module chính 5.3.1. Xây dựng module 1: Hệ thống các câu hỏi ôn tập dạng tự luận và hướng dẫn trả lời Trong module này, đầu tiên chúng tôi giới thiệu cho các em biết tác dụng của việc trả lời các câu hỏi đối với hoạt động nhận thức. Sau đó chúng tôi giới thiệu cấu trúc và trình tự các thao tác để trả lời các câu hỏi ôn bài. 43 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Hình 1 – Các thao tác trả lời câu hỏi Sau khi HS đã nắm được các thao tác cơ bản các em sẽ đi tới các câu hỏi cụ thể của mỗi bài học bằng cách bấm vào đường link “Nội dung câu hỏi”. Tại trang này sẽ hiển thị các câu hỏi cũng như các gợi ý nếu HS không thể tự trả lời được câu hỏi. Hình 2 – Câu hỏi ôn tập bài 7 44 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Nếu HS có thể trả lời được câu hỏi thì các em sẽ soạn thảo câu trả lời và gửi cho GV bằng cách bấm vào nút “Sửa bài nộp”. Tại trang này sẽ hỗ trợ các em soạn thảo, ở đây các em được hướng dẫn soạn thảo và gửi bài cho GV. Tuy nhiên HS cũng có thể soạn thảo câu trả lời trên các trình soạn thảo văn bản khác (Microsoft Office Word, notepad, wordpad..) sau đó gửi file về cho GV. Hình 3 – Thao tác trả lời câu hỏi ôn tập Sau khi nhận được bài của HS, GV phải chấm bài, cho điểm và nhận xét phản hồi lại cho HS. Công việc này có thể tiến hành ngay hoặc cũng có thể phải mất một thời gian nhất định. 5.3.2. Xây dựng module 2: Ôn tập kiến thức thông qua sơ đồ bài học Khi sử dụng sơ đồ kiến thức để ôn tập, chúng tôi vận dụng phương pháp graph hướng dẫn học sinh tự học, hoàn thiện tri thức. Mức độ yêu cầu đối với học sinh được chúng tôi đưa ra là các yếu tố có trong graph đã có chiều mũi tên nối các đỉnh nhưng nội dung ở các đỉnh còn trống, học sinh cần hiểu được logic hình thành kiến thức sẽ có thể hoàn thành các sơ đồ trong thời gian qui định tối đa là 10 phút và thời gian được làm được lại tối đa là 5 lần. 45 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Để có thể thực hiện được các thao tác đó trong trình duyệt Web chúng tôi thực hiện theo phương án sau: - Tạo mỗi đỉnh của Graph là một đối tượng đồ họa. - Lập trình bằng Java để có thể di chuyển (kéo-thả) bằng chuột máy tính các đối tượng đó vào các vị trí định trước trên màn hình máy tính. - Lập trình bằng Java để có thể chấm điểm và phản hồi hướng dẫn khi HS thực hiện các thao tác đúng hoặc không đúng. Ví dụ: Khi xây dựng sơ đồ bài học “Định luật Ôm đối với toàn mạch” chúng tôi tạo nội dung của các đỉnh Graph bằng các đối tượng đồ họa sau: Công của nguồn điện A  EIt Nhiệt lượng tỏa ra Q  ( R N  r )I 2 t ĐL Ôm đv mạch chứa R U I RN ĐL Ôm tổng quát I E  Ep R N  r  rp Hiện tượng đoản mạch E I r Sau đó chúng tôi yêu cầu HS sử dụng các đối tượng đó để kéo - thả vào các vị trí tương ứng trong sơ đồ: Hình 4 – Sơ đồ Graph ôn tập kiến thức bài 9 46 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Khi bấm vào nút “Hướng dẫn”, HS sẽ nhận được thông báo hướng dẫn cách làm bài và các quy định khi làm bài. Nếu chưa làm mà bấm vào nút “Xác nhận kết quả”, HS sẽ nhận được thông báo của chương trình Nếu làm bài chưa xong hoặc chưa đúng hoàn toàn mà bấm vào nút “Xác nhận kết quả”, HS sẽ nhận được thông báo của chương trình. Nếu hoàn thành sơ đồ một cách chính xác, HS sẽ nhận được thông báo từ chương trình. 47 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc 5.3.3. Xây dựng module 3: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để ôn tập Các thí nghiệm được chúng tôi sử dụng là các thí nghiệm minh họa và mô phỏng về “Dòng điện không đổi, được chúng tôi sưu tầm từ các trang Website giáo dục trong và ngoài nước như: - http://thuvienvatly.com - www.youtube.com - http://video.google.com - http://www.hilaroad.com - www.enchantedlearning.com - www.physicsclassroom.com ... Sau đó chúng tôi sửa đổi và cấu trúc lại để sử dụng cho việc tự học, tự ôn tập của HS. Hệ thống các thí nghiệm minh họa và mô phỏng này được chúng tôi chia thành bốn khối kiến thức ứng với bốn bài học của chương. Bao gồm: - Thí nghiệm minh họa, mô phỏng: Dòng điện không đổi. Nguồn điện. - Thí nghiệm minh họa, mô phỏng: Điện năng. Công suất điện. - Thí nghiệm minh họa, mô phỏng: Định luật Ôm. - Thí nghiệm minh họa, mô phỏng: Ghép các nguồn điện thành bộ. - Các thí nghiệm minh họa, mô phỏng những ứng dụng thực tế để HS tham khảo thêm. Sau đó chúng tôi sắp đặt các thí nghiệm đó theo sơ đồ cây để HS dễ dàng lựa chọn (xem hình ảnh minh họa trang bên). 48 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc 49 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Các thí nghiệm được chúng tôi sử dụng gồm: - Thí nghiệm mô phỏng: Sử dụng các thí nghiệm mô phỏng các hiện tượng vật lí được xây dựng bằng flash hoặc java có thể thể hiện được các hiện tượng vật lí, đại lượng vật lí hoặc các hình ảnh mà ở các thí nghiệm thực không thể thực hiện được như hình ảnh về sự chuyển động của các electron trong dây dẫn, quá trình chuyển động của các ion trong dung dịch axit của acquy chì… (Hình 5 – Minh họa một số thí nghiệm mô phỏng nguyên tắc hoạt động của pin Vôn – ta và acquy chì) - Thí nghiệm minh họa: Sử dụng các thí nghiệm thực minh họa các hiện tượng vật lí được tiến hành thực tế và ghi hình lại, thể hiện dưới các thước phim sinh động, rõ ràng, giúp cho việc quan sát, phân tích, tư duy, tưởng tượng của học sinh được tốt hơn. Hình 6 – Thí nghiệm minh họa: Chế tạo pin điện hóa từ chanh và bộ nguồn ghép song song 50 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Trước khi sử dụng các thí nghiệm, chúng tôi đưa ra “Hướng dẫn sử dụng” giúp học sinh ôn tập theo một trình tự hợp lí, có phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập. Theo đó, học sinh cần thực hiện quan sát thí nghiệm theo các bước sau: 1. Tập trung, chú ý quan sát thí nghiệm, video mô phỏng. 2. Phỏng đoán hiện tượng xảy ra khi các thí nghiệm bắt đầu. 3. Phân tích, vận dụng kiến thức thu được từ lý thuyết để giải thích hiện tượng trong các thí nghiệm. 4. Cuối cùng, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá kiến thức. Nếu chỉ dừng lại ở việc quan sát và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm thì hiệu quả đạt được sau khi sử dụng thí nghiệm có thể sẽ không được như mong muốn và yêu cầu đặt ra. Ngoài ra để đạt được hiệu quả ôn tập, trong một số bài chúng tôi yêu cầu học sinh sử dụng thí nghiệm ảo: 1. Tìm hiểu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của các dụng cụ. 2. Lắp sơ đồ thí nghiệm 3. Tiến hành thí nghiệm 4. Thu thập, xử lý kết quả, vẽ đồ thị (nếu cần) 5. Kết luận Sau đó chúng tôi yêu cầu học sinh hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm với 4 phương án lựa chọn để giúp học sinh củng cố kiến thức cũng như thấy được sự hỗ trợ của thí nghiệm trong việc minh họa một cách trực quan các hiện tượng đó. Điều này là không thể có được nếu chỉ dừng lại ở việc mô tả bằng lí thuyết hoặc hình vẽ khi học sinh học trong giờ chính khóa. Ví dụ, sau khi học sinh sử dụng thí nghiệm để ôn tập bài “Dòng điện không đổi. Nguồn điện” chúng tôi yêu cầu các em cần vận dụng kiến thức về Dòng điện không đổi, nguồn điện, cũng như nhớ lại nội dung các câu 51 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc hỏi trong hoạt động “Ôn tập kiến thức thông qua trả lời các câu hỏi tự luận” kết hợp với quan sát, sử dụng thí nghiệm minh họa để trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau: 5.3.4. Xây dựng module 4: Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm có phản hồi hướng dẫn Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan có phản hồi, hướng dẫn được chúng tôi xây dựng trong đề tài này có tổng cộng 60 câu, được chia thành 6 phần nội dung kiến thức: - Dòng điện không đổi. Nguồn điện: 10 câu. - Điện năng. Công suất điện: 10 câu. - Định luật Ôm đối với toàn mạch: 10 câu. - Ghép các nguồn điện thành bộ: 10 câu. - Phương pháp giải một số bài tập về mạch điện: 10 câu. - Thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa: 10 câu. * Nguyên tắc xây dựng: Chúng tôi soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có phản hồi hướng dẫn. Mỗi câu hỏi có 4 phương án lựa chọn trong đó chỉ có một phương án lựa chọn là đáp án đúng. Trong 52 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc mỗi lựa chọn đều có phản hồi hướng dẫn, các phương án gây nhiễu và các phản hồi được soạn thảo dựa trên sự phân tích các sai lầm phổ biến của HS trong khi học kiến thức về chương “Dòng điện không đổi”. Các phản hồi cũng chính là các gợi ý, định hướng các em khi các em mắc phải sai lầm dẫn đến lựa chọn sai đáp án. Từ những gợi ý định hướng các em có thể chọn lại phương án trả lời cho đến khi chọn được đáp án đúng. Ngoài tác dụng dùng để ôn tập, luyện tập chúng tôi còn sử dụng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm làm công cụ để HS tự kiểm tra và đánh giá mức độ thu nhận kiến thức của mình trong khi học chương “Dòng điện không đổi”. * Cách đánh giá (cho điểm): Đối với loại câu hỏi này, chúng tôi xây dựng như sau: - HS làm bài đến đâu cho điểm đến đó theo thang điểm 100% - Điểm của mỗi câu hỏi: tối đa là 100%, nếu HS chọn lần đầu được đáp án đúng thì được điểm tối đa; nếu lựa chọn lần thứ hai mới được đáp án đúng thì điểm của bài đó là 66%; nếu lựa chọn lần thứ ba mới được đáp án đúng thì điểm của bài đó là 33%; nếu lựa chọn lần thứ ba mà vẫn không được đáp án đúng thì không được chọn tiếp và điểm của câu hỏi đó đương nhiên là 0%. - Điểm của toàn bài (tính tại một thời điểm nhất định): Là tổng cộng số điểm của các câu hỏi đã đạt được chia cho số câu đã làm (tính đến thời điểm đó) tính theo %. Trong phần này, HS có thể chọn chế độ hiển thị từng câu hỏi hoặc chế độ hiển thị tất cả các câu hỏi để làm việc. Với mỗi câu hỏi, HS có thể lựa chọn đáp án hoặc bỏ qua để chuyển tiếp sang câu tiếp theo. Hình sau đây minh họa chế độ làm việc hiển thị từng câu hỏi và HS đang làm việc với câu hỏi số 1. 53 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Hình 7 – Sử dụng bài trắc nghiệm Nếu lựa chọn đáp án nhưng không đúng, chương trình sẽ đưa ra phản hồi để hướng dẫn HS tìm nguyên nhân dẫn đến sai lầm đó và đồng thời định hướng cách trả lời cho câu hỏi này. Hình 8 – Phản hồi hướng dẫn khi lựa chọn lần đầu được phương án sai 54 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Tiếp theo nếu HS lựa chọn lại đáp án và đó là đáp án đúng thì HS sẽ được điểm ở câu hỏi đó, nhưng điểm số chỉ còn 66% (so với tổng điểm tối đa là 100% cho mỗi câu hỏi). Lúc này chương trình sẽ đưa ra phản hồi để HS biết hiện tại họ đã làm đến đâu và điểm số toàn bài lúc đó là bao nhiêu. Hình 9 – Phản hồi khi lựa chọn lần hai được phương án đúng 5.3.5. Xây dựng module 5: Sử dụng diễn đàn (forum) để ôn tập trên Website Trong module này, khi xây dựng chúng tôi nhấn mạnh vào vai trò tổ chức hướng dẫn của GV; nội dung của các cuộc thảo luận để các diễn đàn hoạt động thực sự có hiệu quả. - Vai trò tổ chức, hướng dẫn của GV: Đây là yếu tố rất quan trọng tạo nên sự thành công của một diễn đàn. Ở đây vai trò GV phải là người khởi xướng cuộc thảo luận, khuyến khích sự tham gia nhiệt tình của các thành viên. GV phải là người đưa ra các câu hỏi, thống nhất các quan điểm khác nhau của các thành viên tham gia. Muốn như vậy, GV phải có sự khéo léo để dàn xếp để các thành viên có thể nói, nghe, đáp lại điều người khác nói ra, 55 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc đưa ra nhiều hơn một quan điểm về chủ đề đang thảo luận. Các bước để tổ chức và duy trì một cuộc thảo luận trên diễn đàn: + Bước 1: Đưa ra một chủ đề thảo luận + Bước 2: Các thành viên đưa ra các ý kiến của mình về chủ đề đó + Bước 3: Các thành viên đọc các ý kiến của các thành viên khác, đồng thời có thể đưa ra nhận xét, góp ý, đánh gia đối với các ý kiến đó + Bước 4: GV điều chỉnh diễn đàn để cuộc thảo luận đi đúng hướng + Bước 5: Các thành viên chỉnh sửa, bổ xung ý kiến của mình + Bước 6: GV kết luận, chốt lại các kiến thức - Nội dung của các cuộc thảo luận: Phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu của HS, đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức của mình, phải có khó khăn và đặc biệt phải có sự hấp dẫn đối với người tham gia thảo luận. Các chủ đề thảo luận có thể do GV đưa ra hoặc cũng có thể do HS đưa ra. Nếu là các chủ đề do HS đưa ra thì GV phải lựa chọn, sắp xếp các chủ đề sao cho phù hợp với nội dung chương trình hoặc GV cũng có thể loại bỏ những chủ đề không phù hợp, trùng lặp nhau. - Phương pháp thảo luận: Các chủ đề thảo luận được đưa ra dưới dạng câu hỏi, các bài toán chưa có lời giải. Để có câu trả lời HS phải vận dụng linh hoạt nhiều kiến thức, phải tranh luận, bổ xung hoặc bác bỏ ý kiến của những người cùng tham gia để cuối cùng đi đến một ý kiến thống nhất hoặc một lời giải hợp lí nhất cho vấn đề đã đặt ra. - Hình thức thảo luận: Các câu hỏi, các câu trả lời hoặc các lời giải cho mỗi chủ đề được các thành viên tham gia trực tiếp soạn thảo trên trình duyệt Website dưới dạng những văn bản ngắn và gửi lên diễn đàn. Tất cả các thành 56 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc viên đều có thể đưa ra ý kiến của mình, đồng thời thấy được các ý kiến của người khác; có thể bổ xung hoặc bác bỏ các ý kiến ấy. - Cách đánh giá: Trong mỗi chủ đề thảo luận, GV và HS có thể đánh giá ý kiến của người khác bằng hình thức cho điểm. Những ý kiến nhận được nhiều sự đánh giá cao (cho điểm cao) là những ý kiến hay, lập luận chặt chẽ, có tính thuyết phục đối với mọi người. Ví dụ: Khi HS tham gia vào một diễn đàn trong bài học “Định luật Ôm đối với toàn mạch”, HS sẽ nhìn thấy các chủ đề thảo luận đã được khởi tạo. HS có thể chọn một chủ đề để tham gia, hoặc tham gia đồng thời nhiều chủ đề trong đó. Ngoài ra HS cũng có thể khởi tạo một chủ đề mới để mời mọi người cùng tham gia thảo luận Hình 10 – Các chủ đề thảo luận trong một diễn đàn - Khi tham gia thảo luận trong một chủ đề nào đó, HS sẽ được nhìn thấy các ý kiến của những người tham gia, họ có quyền gửi câu trả lời hay ý kiến bình luận của mình về các vấn đề xung quanh câu hỏi và các câu trả lời. Các cuộc thảo luận chỉ kết thúc khi các vấn đề đưa ra đã cơ bản được giải 57 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc quyết, tức là đã có một hoặc một vài lý giải được GV và đa số người tham gia chấp nhận. - Hình ảnh dưới đây sẽ cho thấy cách sắp đặt nội dung của một chủ đề thảo luận và các nút bấm cho phép người sử dụng có thể dễ dàng tham gia. Hình 11 – Nội dung câu hỏi và các ý kiến trả lời trong một chủ đề thảo luận 5.3.6. Xây dựng module 6: Sử dụng bài kiểm tra trên Website để đánh giá mức độ thu nhận kiến thức của HS Ngoài mục đích sử dụng Website như một phương tiện để HS tự OTCC, HS còn có thể sử dụng để tự kiểm tra và tự đánh giá mức độ nhận thức kiến thức của mình thông qua các bìa kiểm tra được xây dựng sẵn, tự động chấm điểm và thống kê kết quả sau khi hoàn thành bài kiểm tra đó. Ở đây chúng tôi xây dựng một bài kiểm tra với nội dung kiến thức bao quát toàn bộ chương dòng điện không đổi, gồm 20 câu trắc nghiệm khách quan và thời gian làm bài được quy định là 45 phút. Chúng tôi soạn thảo các câu hỏi cùng với đáp án, sau đó sử dụng một trong các ứng dụng của mã nguồn mở Moodle để thiết kế và xây dựng bài kiểm tra. Thiết lập chế độ chấm điểm tự động và thống kê kết quả phản hồi ngay cho HS sau khi kết thúc làm bài, đồng thời lưu giữ kết quả của từng HS trong một cơ sở dữ liệu để GV có thể làm căn cứ đánh giá đối với mỗi HS. 58 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Bài kiểm tra có thể tiến hành ở bất kỳ thời điểm nào trong khi ôn tập và cũng có thể sử dụng lại nhiều lần. Ứng với mỗi lần làm bài chương trình sẽ ghi lại và thống kê để thông báo cho HS cũng như GV biết về kết quả của lần kiểm tra đó, thời gian sử dụng trong khi làm bài, thời điểm làm, các câu đã làm đúng, làm sai…Trên cơ sở đó HS có thể tự đánh giá được kiến thức của mình, đồng thời Gv cũng nắm được những thông tin cơ bản về trình độ nhận thức của mỗi HS, các sai lầm của các em. Các hình sau đây minh họa thứ tự các thao tác của người dùng và sử lý của chương trình: - Khi HS bấm vào liên kết để gọi chương trình sử dụng bài kiểm tra, chương trình sẽ đưa ra hướng dẫn sử dụng và thống kê kết quả các lần kiểm tra trước đó của HS. Hình 12 – Hướng dẫn làm bài và thống kê các lần trước đó - Để tiếp tục HS sẽ bấm vào nút “Thực hiện lại đề thi” chương trình sẽ hiển thị thông báo: 59 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc - Nếu chấp nhận, HS sẽ bấm nút “OK” để tiếp tục hiển thị đề thi với tất cả các câu hỏi và các phương án lựa chọn. Hình 13 – Nội dung câu hỏi kiểm tra và các phương án lựa chọn - Đối với mỗi câu hỏi HS chỉ có thể lựa chọn một đáp án, lựa chọn đó có thể thay đổi lại nếu còn thời gian làm bài. HS có thể bấm nút “Nộp bài và kết thúc vào bất cứ lúc nào, ngay sau khi nộp bài chương trình sẽ tự động chấm điểm và hiển thị các kết quả thống kê của lần làm bài đó. 60 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc KẾT LUẬN CHƯƠNG II Trong chương II, xuất phát từ cơ sở lý luận của dạy học hiện đại, dựa trên sự nghiên cứu, phân tích nguyên nhân các sai lầm của HS trong khi tiếp thu kiến thức chương “Dòng điện không đổi” chúng tôi đã đưa ra ý tưởng và sau đó thiết kế Website hỗ trợ HS tự OTCC nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động OTCC trong dạy học vật lí. Các gia đoạn của việc thiết kế và xây dựng một Website được chúng tôi tiến hành bao gồm: - Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở Moodle để thiết kế và xây dựng giao diện người dùng và toàn bộ sơ đồ cấu trúc site một Website. Các liên kết đến các trang web đơn trong và ngoài site. - Thiết kế và xây dựng các module chính nhằm tổ chức các hoạt động OTCC trực tuyến trên Website. - Thiết kế và xây dựng các module hỗ trợ việc quản lí hồ sơ, quản lí điểm, quản lí thời gian truy cập của HS. Sản phẩm sau cùng của đề tài mà chúng tôi nghiên cứu và xây dựng được là một Website với đầy đủ các hoạt động của otcc được tổ chức một cách khoa học nhằm hỗ trợ HS ôn tập phần kiến thức chương “Dòng điện không đổi”. Ngoài ra Website còn là phương tiện cho phép GV dễ dàng quản lí hồ sơ, điểm và mọi hoạt động của HS khi truy cập. 61 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc CHƯƠNG III THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 1.1. Mục đích Thực nghiệm sư phạm là kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn và tính khả thi của giả thiết khoa học đưa ra “Nếu vận dụng được lý luận dạy học hiện đại về OTCC và công nghệ thiết kế Website thì sẽ thiết kế được Website hỗ trợ cho HS tự OTCC, kiểm tra, đánh giá chương “Dòng điện không đổi”, chương trình vật lí 11 ban cơ bản, đồng thời góp phần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học, kích thích hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả của quá trình tự OTCC của HS”. Qua thực nghiệm sư phạm (căn cứ vào quá trình thực nghiệm, kết quả thực nghiệm, phân tích, xử lý, thống kê các số liệu thu được) để làm rõ các vấn đề sau: Website được thiết kế trên cơ sở vận dụng các lý luận về dạy học hiện đại: - Có góp phần giúp HS rèn luyện kỹ năng tự học và phát triển tư duy không? - Có giúp HS nắm kiến thức và vận dụng kiến thức tốt hơn hay không? - Có giúp cho HS nâng cao hứng thú, hoạt động tích cực trong học tập hay không? 1.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên chúng tôi đã tiến hành các nhiệm vụ sau: - Thiết kế, xây dựng và tổ chức hoạt động tự OTCC, kiểm tra và đánh giá trên Website cho các bài học sau: + Dòng điện không đổi. Nguồn điện. + Điện năng. Công suất điện. + Định luật Ôm đối với toàn mạch. 62 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc + Ghép các nguồn điện thành bộ. + Phương pháp giải một số bài toán về mạch điện. + Thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa. - Triển khai cài đặt Website đã xây dựng được trên máy chủ của phòng máy tính của trường THPT để chạy chương trình trên mạng Internet (mạng LAN). - Lựa chọn đối tượng thực nghiệm và đối chứng. - Triển khai ứng dụng của Website để HS tự ôn tập trên phòng máy tính đối với lớp thực nghiệm; đồng thời tiến hành hoạt động ôn tập theo phương pháp truyền thống đối với lớp đối chứng. - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với cùng một nội dung. Trên cơ sở đó chỉnh sửa, bổ xung những điểm chưa phù hợp để hoàn thiện nội dung của đề tài. - So sánh, đối chiếu kết quả học tập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để sơ bộ đánh giá hiệu quả của Website đã xây dựng. 2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm 2.1. Đối tượng Thực nghiệm sư phạm được tiến hành với HS của lớp 11B3 của trường THPT Mường La, Sơn La. Đối chứng là lớp 11B4 cùng trường. Sĩ số và trình độ HS của hai lớp này là tương đương nhau. 2.2. Nội dung Ở lớp thực nghiệm 11B3: Triển khai ứng dụng của Website để HS ôn tập trên phòng máy tính. Kiến thức được tổ chức ôn tập là chương “Dòng điện không đổi” SGK Vật lí 11 ban cơ bản. Ở lớp đối chứng 11B4: Thực hiện các hoạt động ôn tập theo phương pháp truyền thống với các phương tiện dạy học truyền thống. 63 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc 3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tại lớp thực nghiệm 11B3, chúng tôi đã tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Chọn lớp thực nghiệm, lập cho mỗi HS trong lớp một Account để có thể truy cập vào các ứng dụng của Website. Bước 2: Làm việc chung với cả lớp (trong phòng học đa chức năng có máy chiếu) - Giới thiệu về Website và các ứng dụng của nó đối với hoạt động ôn tập. - Hướng dẫn truy cập và sử dụng Website để tự ôn tập, tự kiểm tra và thống kê các kết quả của hoạt động học tập trên Website. - Thống nhất các quy định và lịch làm việc của các buổi học. Bước 3: Tổ chức hoạt động ôn tập (trong phòng máy tính): Dưới sự hướng dẫn, tổ chức của GV, HS làm việc trên máy tính, tham gia các hoạt động học trên mạng máy tính, tham gia các diễn đàn thảo luận… Bước 4: Tổ chức đánh giá quá trình học và kết quả học tập của HS: Ngoài chức năng tự động chấm điểm các bài tập của HS, Website còn có thể cho phép HS đánh giá lần nhau; GV đánh giá HS. Sau đó cho cả lớp thực nghiệm và đối chứng làm bài kiểm tra 45 phút (bằng hình thức trắc nghiệm khách quan với nội dung về kiến thức chương “Dòng điện không đổi”) để sơ bộ đánh giá sự tiến bộ của HS trong việc tiếp thu và lĩnh hội tri thức. 4. Thời gian thực nghiệm Thực nghiệm được tiến hành song song với quá trình học kiến thức mới của chương “Dòng điện không đổi”. Để đánh so sánh một cách công bằng với lớp đối chứng về thời lượng ôn tập, ở lớp thực nghiệm sẽ tiến hành ôn tập trên phòng máy tính trong thời gian 3 buổi chiều (vào các buổi học tự chọn theo chương trình) bắt đầu từ ngày 11/10/2010 đến ngày 23/10/2010. Trong cùng 64 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc thời gian đó tố chức các buổi ôn tập cho lớp đối chứng theo phương pháp truyền thống tại phòng học của lớp. 5. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 5.1. Phân tích diễn biến quá trình thực nghiệm sư phạm Là GV trực tiếp hướng dẫn HS sử dụng Website để OTCC tại lớp thực nghiệm, qua quan sát hoạt động của HS trong các buổi thực nghiệm và phỏng vấn các em sau các buổi thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy: - Ở buổi thứ nhất (thực nghiệm bài - Dòng điện không đổi. Nguồn điện và bài Điện năng. Công suất điện): Do các em chưa quen với việc sử dụng máy vi tính để ôn tập, đặc biệt là sử dụng thí nghiệm mô phỏng nên quá trình thực nghiệm mất nhiều thời gian, GV phải hướng dẫn rất nhiều. - Ở buổi thứ hai (thực nghiệm bài – Định luật Ôm đối với toàn mạch và bài Ghép các nguồn điện thành bộ): Do đây là buổi thứ hai nên HS đã quen dần với công việc. Quá trình thực nghiệm diễn ra trôi chảy, HS tham gia hết được các hoạt động OTCC trong hai bài. - Ở buổi thứ ba (thực nghiệm bài – Phương pháp giải một số bài toán về mạch điện; Thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa và kiểm tra cuối chương): Ở buổi này HS đã thực sự quen với các ứng dụng của Website nên công việc của các em thực hiện rất sôi nổi, thời gian thực hiện các nội dung cũng rất nhanh. Những biểu hiện tích cực và hứng thú của HS mà chúng tôi nhận thấy: + Các em thường xuyên trao đổi, thảo luận để tìm ra các phương án thí nghiệm, các thao tác thí nghiệm, phương án xây dựng sơ đồ kiến thức…ngay cả trong giờ giải lao, chính vì thế mà một số giờ giải lao các em “không chịu nghỉ”. Mặt khác, đa số các em HS là người dân tộc nên việc được sử dụng máy vi tính đối với các em là cơ hội để các em làm quen với các phương tiện hiện đại nên các em rất hào hứng. 65 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc + Một số em đã chủ động gặp trực tiếp với GV hoặc liên lạc qua điện thoại để hỏi ý kiến khi gặp khó khăn. Tuy nhiên một số em còn e dè, chưa chủ động (đây cũng là một đặc điểm thường gặp ở một số HS là người dân tộc). Chính vì thế mà chúng tôi phải chủ động gặp gỡ, trao đổi với các em sau các buổi thực nghiệm để tìm ra hình thức, phương pháp học tốt nhất đối với các em. + Quá trình thực nghiệm trên máy tính chỉ tiến hành 3 buổi, nhưng các em rất muốn thầy cô tạo điều kiện cho các em được tiến hành nhiều hơn nữa. Điều này chứng tỏ các em rất hứng thú và tích cực, muốn được trực tiếp tham gia vào các hoạt động OTCC trên Website. + Sau khi được sử dụng Website để OTCC, các em đã có nhiều sự thay đổi về phương pháp và hình thức học. Các em đã biết cách sử dụng phương pháp Graph để lập các sơ đồ tóm tắt kiến thức bài học, biết tổ chức và hình thành các nhóm học tập để trao đổi, thảo luận để tìm ra các cách giải quyết cho các vấn đề của bài học. + Qua việc sử dụng Website để OTCC, HS đã bước đầu hình thành các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. Biểu hiện cụ thể là các em đã bắt đầu tự làm các bài tập tự luận, TNKQ, lập sơ đồ hình thành kiến thức, làm thí nghiệm…mà không cần phải được GV giao; khi gặp khó khăn trong quá trình tự học các em đã có những cách giải quyết hợp lý như: trao đổi, thảo luận thông qua các diễn đàn học tập, trao đổi nhóm, hoặc trao đổi online (hoặc offline) với GV…để tìm ra cách giải quyết các vấn đề học tập. Sau khi giải quyết được các vấn đề học tập, HS đã biết cách đánh giá quá trình tự học, tự OTCC bằng cách làm những bài kiểm tra do GV đưa ra trên Website, cũng có khi các em vào các trang Website khác để tham gia các lớp học online để đánh giá khả năng thu nhận kiến thức của mình qua việc tự học, tự OTCC. 66 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Như vậy, về mặt định tính, bước đầu HS đã hình thành được kỹ năng tự học, tự OTCC. Đây chính là những biểu hiện tích cực mà các em có được sau khi được sử dụng Website. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hiệu quả của Website đối với hoạt động tự học, tự OTCC cần phải có cách đánh giá định lượng. 5.2. Đánh giá sơ bộ kết quả thực nghiệm sư phạm Để đánh giá hiệu quả của Website đối với việc nắm vững các kiến thức và vận dụng các kiến thức của HS, trước hết chúng tôi đánh giá hoạt động học của HS trong quá trình thực nghiệm, sau đó chúng tôi tiến hành kiểm tra bằng một bài TNKQ đối với cả lớp thực nghiệm và đối chứng. (Đề kiểm tra cuối chương xem ở phần phụ lục) Bảng 1: Bảng thống kê kết quả kiểm tra Sĩ Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm số Lớp 40 Lớp TN 0 0 1 3 6 10 15 2 3 0 6,3 40 Lớp ĐC 0 0 4 5 12 13 3 2 1 0 5,4 TB Để phân tích định lượng kết quả thu được, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả kiểm tra: - Giá trị trung bình cộng X : X  Trong đó: 1 N  fi x i N i1 - xi là điểm số - fi là tần số - N là số học sinh - phương sai: S2 và độ lệch chuẩn S là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu mang giá trị trung bình cộng, S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán: 67 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc n S2   f (x i1 i i  X) 2 N 1 - Độ lệch chuẩn: S  S2 - Hệ số biến thiên V chỉ mức độ phân tán: V  - Tần số tích lũy: A  S 100% X fi N Bảng 2: Kết quả để xử lý tính toán tham số Lớp đối chứng X ÐC  5,4 Lớp thực nghiệm XTN  6,3 xi fi x i  X (xi  X)2 fi (x i  X)2 xi fi x i  X (xi  X)2 fi (x i  X)2 1 0 - 4,4 19,36 0 1 0 - 5,3 28,09 0 2 0 - 3,4 11,56 0 2 0 - 4,3 18,49 0 3 4 - 2,4 5,76 23,04 3 1 - 3,3 10,89 10,89 4 5 - 1,4 1,96 9,8 4 3 - 2,3 5,29 15,87 5 12 - 0,4 0,16 1,92 5 6 - 1,3 1,69 10,14 6 13 0,6 0,36 4,68 6 10 - 0,3 0.09 0,9 7 3 1,6 2,56 7,68 7 15 0,7 0,49 7,35 8 2 2,6 6,76 13,52 8 2 1,7 2,89 5,78 9 1 3,6 12,96 12,96 9 3 2,7 7,29 21,87 10 0 4,6 21,16 0 10 0 3,7 13,69 0  40 73,6 40 68 72,98 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Bảng 3: Bảng phân phối tần suất Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Điểm Tần Tần Tần suất lũy Tần số Tần Tần suất lũy xi số suất tích A ( i)% fA(i) suất tích fA(i) A (i)% A (i)% A ( i)% 1 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 3 4 10 10 1 2,5 2,5 4 5 12,5 22,5 3 7,5 10 5 12 30 52,5 6 15 25 6 13 32,5 85 10 25 50 7 3 7,5 92,5 15 37,5 87,5 8 2 5 97,5 2 5 92,5 9 1 2,5 100 3 7,5 100 10 0 0 100 0 0 100  40 40 Bảng 4: Các tham số đặc trưng Tham số X S2 S V(%) Lớp ĐC 5,4 1,887 1,374 25,44 Lớp TN 6,3 1,871 1,368 21,71 Lớp 69 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Từ bảng số liệu trên đây chúng tôi tiến hành vẽ đồ thị đường phân phối tần suất và tần suất lũy tích (hội tụ lùi) cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Hình 14 – Đồ thị đường phân phối tần suất Hình 15 – Đồ thị đường phân phối tần suất lũy tích (hội tụ lùi  i ) * Đánh giá định lượng kết quả: - Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm (6,3) cao hơn điểm trung bình cộng của lớp đối chứng (5,4). - Hệ số biến thiên giá trị điểm số của lớp thực nghiệm (21,71%) nhỏ hơn so với lớp đối chứng (25,44%) có nghĩa là độ phân tán về điểm số quanh giá trị trung bình của lớp thực nghiệm là nhỏ. 70 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc - Đường tần suất và tần suất lũy tích (hội tụ lùi) của lớp thực nghiệm nằm bên phải và phía dưới của đường tần suất và tần suất lũy tích của lớp đối chứng. Chứng tỏ chất lượng nắm kiến thức và vận dụng kiến thức ở lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. Qua kết quả phân tích (cả định tính và định lượng) chúng tôi nhận thấy rằng kết quả học tập của HS ở lớp thực nghiệm khá hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ chất lượng nắm kiến thức của HS ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Qua đó có thể khẳng định được hiệu quả của việc sử dụng Website là tốt hơn so với không sử dụng. Vấn đề đặt ra là các kết quả khác nhau có thực sự là do phương pháp mới đem lại hay không? Các số liệu có đáng tin cậy hay không? Để trả lời các câu hỏi đó, chúng tôi áp dụng bài toán kiểm định trong thống kê toán học theo các bước sau: Bước 1: Chọn α = 0,05 (sai lầm 5%) Phát biểu giả thiết H0: XTN  XÐC nghĩa là sự sai khác giữa XTN và XÐC là không có ý nghĩa với xác suất sai lầm là α. Tức là chưa đủ điều kiện để kết luận phương pháp mới tốt hơn phương pháp cũ. Phát biểu giả thiết H1: XTN  XÐC nghĩa là sự sai khác giữa XTN và XÐC là có ý nghĩa với xác suất sai lầm là α. Tức là phương pháp mới có hiệu quả hơn phương pháp cũ. Bước 2: Tính t: t X TN  X ÐC 2 2 STN SÐC  n TN n ÐC  6, 3  5, 4  2, 94 1, 871 1, 887  40 40 71 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Bước 3: Tra bảng phân phối Student để tìm tα (với α = 0,05; f = 39): tα = 2,02 Bước 4: So sánh t với tα ta thấy t > tα do vậy ta bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1 tức là XTN  XÐC . Kết luận: Với độ tin cậy 95% có thể khẳng định sự khác nhau giữa XTN và XÐC là có ý nghĩa, kết quả thu được ở lớp thực nghiệm thực sự là tốt so với lớp đối chứng. 72 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc KẾT LUẬN CHƯƠNG III Qua việc tổ chức và theo dõi hoạt động OTCC kiến thức chương “Dòng điện không đổi” tại trường THPT Mường La, Sơn La với nội dung, hình thức, phương pháp và phương tiện đã nêu trong luận văn. Chúng tôi đã thu được các kết quả rất khả quan, từ những kết quả này chúng tôi thấy việc thiết kế, xây dựng Website hỗ trợ HS tự OTCC đã thực sự giúp các em ôn tập có hiệu quả hơn. Nội dung, hình thức và phương pháp ôn tập trên Website đã khắc phục được những hạn chế mà phương pháp ôn tập truyền thống mắc phải. Với việc sử dụng Website để tự ôn tập, HS đã có thể tiến hành được các thí nghiệm, quan sát được các hiện tượng vật lí trừu tượng bằng các thí nghiệm mô phỏng trực quan, đã vận dụng được kiến thức và giải quyết các bài tập, tham gia vào việc xây dựng các sơ đồ kiến thức, được đánh giá và tự đánh giá mức độ thu nhận kiến thức của mình…Các hoạt động đó góp phần củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức của các em sau những giờ học nội khóa. Các hoạt ôn tập phong phú và đa dạng đã thu hút được HS tham gia, gây được hứng thú, làm cho HS hoạt động tích cực hơn trong hoạt động học tập, tạo điều kiện để HS tự học, tự ôn tập hình thành thói quen làm việc khoa học độc lập, phát huy tính tích cực, tự lực và phát triển tư duy của học sinh. 73 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc KẾT LUẬN CHUNG Sau khi hoàn thành các nội dung nghiên cứu, đối chiếu với mục đích, nội dung và phương pháp nghiên cứu, chúng tôi có một số kết luận sau: 1. Về lý luận - Góp phần làm sáng tỏ được cơ sở lý luận của hoạt động OTCC, kiểm tra và đánh giá HS ở các trường phổ thông. - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của hoạt động ứng dụng CNTT vào việc xây dựng nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức OTCC. 2. Về thực tiễn - Qua việc điều tra hoạt động OTCC và kiểm tra đánh giá của HS và GV ở các trường phổ thông. Chúng tôi đã phát hiện được những khó khăn và sai lầm của HS sau khi học các kiến thức về chương “Dòng điện không đổi”, qua đó chúng tôi đã tìm hiểu nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế và sai lầm đó, từ đó đã mạnh dạn đề xuất những giải pháp để khắc phục các hạn chế trên. - Thiết kế và xây dựng được Website với sự vận dụng lý luận dạy học hiện đại để hỗ trợ HS tự OTCC, kiểm tra và đánh giá kiến thức chương “Dòng điện không đổi” chương trình vật lí 11 ban cơ bản. - Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu qủa của Website trong hoạt động OTCC, kiểm tra và đánh giá đối với HS. Thông qua việc sử dụng Website HS đã ban đầu hình thành được các kỹ năng cơ bản của hoạt động tự học, tự OTCC: Trước khi sử dụng Website HS rất lúng túng trong việc ôn tập kiến thức đã học: Không biết phải học những gì? Học như thế nào? và học ở đâu?...và giải pháp cuối cùng mà HS thường dùng là học thuộc lòng những điều đã ghi được trong vở ghi và làm các bài tập mà GV giao cho. Nhưng sau khi sử dụng Website HS đã nhận thức được: Không phải chỉ học thuộc lòng các kiến thức đã ghi trong vở mà phải nghiên cứu tất cả các kiến 74 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc thức có liên quan đến vấn đề cần học tập, cần OTCC trong các tài liệu có liên quan; không chỉ có mỗi hình thức là học thuộc lòng và làm bài tập mà thông qua Website các em đã biết được rất nhiều hình thức ôn tập như lập dàn ý, lập sơ đồ bài học, làm thí nghiệm, trao đổi…Và cũng chính thông qua Website các đã biết bố trí thời gian học một cách hợp lý. Kết quả là HS đã tích cực hơn, tự lực hơn trong hoạt động học tập, đã tạo được sự hứng thú, niềm say mê cho các em; kiến thức mà các em thu nhận được thông qua hoạt động ôn tập thực sự sâu sắc và có tính bền vững. 3. Những đề xuất Tuy kết quả của đề tài đã đạt được những mục tiêu đã đề ra, đã thu được những kết quả quan trọng, song do thời gian thực hiện đề tài chưa dài, tài liệu tham khảo về hoạt động OTCC chưa nhiều, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc triển khai đề tài chưa đáp ứng được yêu cầu…nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Trên cơ sở những kết quả thu được trong thời gian vừa qua, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: - Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. - Thường xuyên tổ chức tập huấn và cung cấp các sản phẩm ứng dụng CNTT trong dạy học cho các trường phổ thông, nhằm đẩy nhanh xu hướng ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại và công nghệ truyền thông đa phương tiện trong dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học. - Đề nghị trường và các đơn vị có liên quan tạo điều kiện cho chúng tôi có thể tiếp tục nghiên cứu, phát triển nội dung và đưa sản phẩm vào ứng dụng. - Các trường THPT cần quan tâm, tạo điều kiện để chúng tôi thường xuyên được tiến hành thực nghiệm sư phạm. - Trường ĐHSP Hà Nội cần sắp xếp thời gian học của các lớp Cao học tại địa phương hợp lý hơn, để chúng tôi có nhiều thời gian hoàn thành luận văn. 75 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh, (2006), Vật lí 11, Nxb Giáo dục. 2 Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Huy Hinh, (2006), Bài tập vật lí 11, Nxb Giáo dục. 3 Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2005), Luật Giáo dục. Nxb Tư pháp. 4 Nguyễn Phúc Chỉnh, (2005), Phương pháp graph trong dạy học sinh học, Nxb Giáo dục. 5 Nguyễn Ngọc Dư, (2009), Xây dựng trang Web hỗ trợ HS tự OTCC và kiểm tra, đánh giá phần “Sóng cơ và sóng âm ” chương trình vật lý lớp 12, ban cơ bản. Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục, ĐHSP Hà Nội. 6 Đảng Cộng sản Việt nam, (1993), Nghị quyết TW 4 khóa VII, Nxb Chính trị Quốc gia. 7 Đảng Cộng sản Việt nam, (1997), Nghị quyết TW 2 khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia. 8 Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia. 9 Trần Thị Hà Giang, (2006), Xây dựng Website dạy học Địa lý bằng phần mềm mã nguồn mở Moodle, Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục, ĐHSP Hà Nội. 10 Đào Thị Bích Hạnh, (2007), Nghiên cứu xác định và thực hiện mục tiêu dạy học các kiến thức Điện thế, hiệu điện thế (vật lý 11), Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục, ĐHSP Hà Nội. 76 NguyÔn Thanh L©m 11 LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Vũ Thị Thu Hằng, (2007), Nghiên cứu việc thiết kế tiến trình hoạt động dạy học một số kiến thức thuộc chương “điện tích – điện trường” sgk vật lý lớp 11 nâng cao nhằm khắc phục một số quan niệm sai lầm của học sinh, Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục, ĐHSP Hà Nội. 12 Nguyễn Thiệu Hoàng, (2007), Nghiên cứu xác định và thực hiện mục tiêu dạy học kiến thức “Định luật Ôm đối với toàn mạch” vật lí 11 THPT, Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục, ĐHSP Hà Nội. 13 Nguyễn Bá Kim, (1998), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, Nxb Giáo Dục. 14 Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác, (2006), Vật lý 11 nâng cao, Nxb Giáo dục. 15 Phạm Thị Lan, (2007), Nghiên cứu xác định và thực hiện mục tiêu dạy học kiến thức “Định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa máy thu điện” vật lí 11 THPT, Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục, ĐHSP Hà Nội. 16 Ngô Diệu Nga, (2009), Chiến lược dạy học Vật lí ở trường THCS, Bài giảng chuyên đề Cao học. 17 Hoàng Phê, (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội. 18 Phạm Xuân Quế, (2007), Ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động nhận thức vật lí tích cực, tự chủ và sáng tạo, Nxb ĐHSP. 19 Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế, (2002), Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm. 20 Nguyễn Cảnh Toàn, (2001), Tuyển tập tác phẩm: Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu, Nxb Giáo dục. 21 Phạm Hữu Tòng, (2001), Lý luận dạy học vật lí ở trường THPT, Nxb Giáo dục. 77 NguyÔn Thanh L©m 22 LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Phạm văn Tư, (2003), “Dạy học bằng phương pháp Graph góp phần nâng cao chất lượng học tập, tự học”, Báo GD&TĐ, số 155. 23 Nguyễn Văn Xô, (2008), Từ điển tiếng Việt thông dụng dành cho học sinh, Nxb Thanh Niên 24 http://cuasotinhoc.vn/ (cửa sổ tin học). 25 http://www.diendantinhoc.vn (diễn đàn tin học). 26 http://moodle.org/ (trang chủ moodle). 27 http://thuvienvatly.com (thư viện vật lý). 78 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các phiếu điều tra thực tiễn PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN Để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học môn vật lý trung học phổ thông, xin anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình trong các vấn đề sau: 1. Theo anh (chị) những yếu tố dưới đây có vai trò quan trọng như thế nào đối với kết quả học tập của học sinh (hãy đánh số từ 1 đến 10 theo mức độ giảm dần yếu tố quan trọng, số 1 là mức cao nhất, số 10 là mức thấp nhất) Giáo viên biết cách tạo hứng thú, niềm yêu thích bộ môn cho học sinh. Giáo viên thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả, chất lượng học tập của học sinh. Học sinh có phương pháp học tập khoa học. Giáo viên thường xuyên quan tâm hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức. Học sinh có thái độ, động cơ, mục tiêu học tập đúng đắn. Giáo viên có phương pháp giảng dạy phù hợp với các đối tượng học sinh. Giáo viên nhiệt tình, biết khích lệ, động viên học sinh kịp thời trong học tập. Học sinh có sức khỏe tốt. Học sinh nắm vững kiến thức cũ, biết tìm hiểu trước kiến thức mới. Học sinh có gia đình, quan hệ xã hội và môi trường học tập tốt. 2. Theo anh (chị), hoạt động tổ chức, hướng dẫn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức có vai trò như thế nào đối với việc tiếp thu kiến thức của học sinh? (chọn 1 trong 5 dòng và tích dấu X ) Tùy thuộc vào nội dung, phân bố chương trình Rất quan trọng Không quan trọng Không cần hướng dẫn, học sinh tự ôn tập 79 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc 3. Anh (chị) thường áp dụng những hình thức nào trong quá trình ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh (hãy đánh số từ 1 đến 9 theo mức độ giảm dần tính thường xuyên của anh (chị), số 1 là thường xuyên nhất, số 9 là ít nhất) Hướng dẫn học sinh giải bài tập Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý tóm tắt bài học Hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo Hệ thống hóa kiến thức cho học sinh bằng sơ đồ kiến thức và lập bảng Tổ chức ôn tập bằng thảo luận Ôn tập cho học sinh bằng hoạt động ngoại khóa Phụ đạo thêm cho học sinh Tách nhóm để học sinh tự kèm cặp cho nhau Một biện pháp khác: (anh, chị đã sử dụng và có hiệu quả) ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 4. Theo anh (chị) học sinh gặp những khó khăn gì trong quá trình ôn tập (hãy đánh số từ 1 đến 9 theo mức độ giảm dần mức khó khăn. Số 1 là khó khăn nhất, số 9 là ít nhất) Thiếu động cơ học tập Chưa quen với phương pháp giảng dạy của giáo viên Khả năng tư duy còn hạn chế Chưa có phương pháp học tập Kinh nghiệm và kiến thức còn yếu Thiếu tài liệu học tập Ỷ lại vào sự hướng dẫn của giáo viên (học thụ động) Thiếu thời gian học tập Thiếu tự tin vào năng lực bản thân 80 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Khó khăn khác (ngoài những khó khăn trên mà học sinh gặp phải): ………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………… …….…………………………………………………………………………… …………….…………………………………………………………………… 5. Anh (chị) thường gặp những khó khăn gì trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập (hãy đánh số từ 1 đến 7 theo mức độ giảm dần mức khó khăn theo ý của anh, chị, số 1 là khó khăn nhất, số 7 là ít nhất. Học sinh không thích các giờ học ôn tập kiến thức Học sinh chưa quen với các phương pháp học tập mới Thời gian dành cho giờ ôn tập còn ít Giáo viên thiếu kiến thức về tổ chức, hướng dẫn ôn tập Giáo viên quen với cách dạy cũ Giáo viên ít có điều kiện trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng ôn tập cho HS Phương tiện dạy học còn thiếu Khó khăn khác (ngoài những khó khăn trên mà anh, chị gặp phải): ………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………… ……..…………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………… ……………..………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………… ……………..………………………………………………………………….. 6. Anh (chị) thường sử dụng phương tiện gì hỗ trợ cho việc tổ chức, hướng dẫn học sinh ôn tập, đánh giá kiến thức, kỹ năng (hãy đánh dấu X vào dòng phù hợp với cách làm của anh, chị) 81 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Bài tập trắc nghiệm và tự luận trên giấy Sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo Tài liệu, bài tập trắc nghiệm và tự luận dưới dạng web Tài liệu, bài tập dưới dạng giáo án điện tử Powerpoint Phương tiện khác (ngoài những phương tiện mà anh, chị đã sử dụng): ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 7. Nếu anh (chị) tổ chức ôn tập kiến thức chương “ Sóng ánh sáng” cho học sinh thì anh, chị sẽ tổ chức cho học sinh làm gì? (hãy đánh dấu X vào dòng phù hợp với suy nghĩ và cách làm của anh, chị). Cho học sinh làm các thí nghiệm và thí nghiệm ảo trên máy vi tính. Cho học sinh làm nhiều bài tập. Hướng dẫn HS lập các sơ đồ, bảng biểu để tóm tắt và HT hóa kiến thức. Tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận theo chủ đề. 8. Với kinh nghiệm của anh, (chị) trong quá trình giảng dạy môn vật lý lớp 11 cơ bản , anh (chị) thấy học sinh thường mắc những sai lầm nào về kiến thức của chương “Dòng điện không đổi ” ? …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. 82 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH Để trao đổi kinh nghiệm học tập, mong các em vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau: 1. Khi học bài cũ em thường học theo những cách nào? (đánh dấu X vào dòng hợp với suy nghĩ và cách học của em) Học thuộc lòng trong vở ghi Tái hiện lại bài giảng trên lớp bằng cách lập dàn ý Học cả vở ghi, cả SGK sau đó lập dàn ý Đọc qua bài cũ trong vở ghi Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức bài cũ Lập bảng tóm tắt kiến thức Đọc thêm tài liệu tham khảo Trả lời các câu hỏi ôn tập Thảo luận với bạn 2. Trong các giờ ôn tập kiến thức môn vật lí trên lớp, các em có thấy hứng thú không? Rất hứng thú Bình thường Không hứng thú Tùy thuộc vào nội dung kiến thức 3. Em có muốn được thầy (cô) giáo tổ chức hướng dẫn ôn tập kiến thức một cách thường xuyên không? Rất thích Bình thường Không thích Tùy thuộc vào nội dung kiến thức và cách thức tổ chức ôn tập 83 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc 4. Nếu được tổ chức ôn tập một kiến thức nào đó trong chương trình vật lí thì em thích được các thầy (cô) tổ chức hoạt động gì? Làm các bài luyện tập Lập dàn ý tóm tắt nội dung kiến thức Lập sơ đồ nội dung kiến thức Hướng dẫn trả lời các câu hỏi ôn tập Tổ chức thảo luận, trao đổi nhóm Ôn tập thông qua các bài thực hành thí nghiệm 5. Em có nhận xét gì về nội dung kiến thức phần “Dòng điện không đổi” Rất dễ Bình thường Khó hiểu Rất trừu tượng 6. Chọn kết luận đúng Dòng điện là dòng chuyển động của các điện tích Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của electron Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của ion dương 7. Chọn kết luận đúng: Trong mạch điện đơn giản với nguồn điện là pin điện hóa hay acquy thì dòng điện là: Dòng điện có chiều không đổi nhưng có cường độ giảm dần Dòng điện có chiều không đổi nhưng có cường độ tăng giảm luân phiên Dòng điện xoay chiều Dòng không đổi 84 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc 8. Chọn kết luận đúng: Dòng điện không đổi là dòng điện: Có số hạt mang điện chuyển động không đổi Có chiều và cường độ không đổi Có chiều không đổi Có cường độ không đổi 9. Chọn kết luận đúng: Gọi U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, I là cường độ dòng điện chạy qua mạch và q là điện lượng chuyển qua đoạn mạch trong thời gian t. Khi đó, A là điện năng tiêu thụ và P là công suất điện của mạch này. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính A? A  UIt A  qU A q U A Pt 10. Chọn kết luận đúng: Gọi U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có điện trở R, I là cường độ dòng điện chạy qua mạch đó. Nhiệt lượng Q tỏa ra ở đoạn mạch này trong thời gian t có thể tính bằng công thức nào? Q  IR 2 t U2 Q t R Q  U 2 Rt Q U t R2 Lưu ý: Việc trả lời các câu hỏi không nhất thiết chỉ chọn một đáp án. 85 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Phụ lục 2: Đề bài kiểm tra đánh giá sau khi thực nghiệm Đề kiểm tra 45 phút Chọn câu đúng: Câu 1: Suất điện động của nguồn điện được đo bằng đơn vị nào? A. Ampe (A) B. Vôn (V) C. Oát (W) D. Ôm (  ) Câu 2: Trong mạch điện đơn giản với nguồn điện là pin điện hóa hay acquy thì dòng điện là A. Dòng không đổi. B. Dòng điện có chiều không đổi nhưng có cường độ giảm dần. C. Dòng điện xoay chiều. D. Dòng điện có chiều không đổi nhưng có cường độ tăng giảm luân phiên. Câu 3: Điều kiện để có dòng điện là gì? A. Phải có nguồn điện. B. Phải có vật dẫn. C. Phải có hiệu điện thế. D. Phải có hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện. Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là không đúng? A. Nguồn điện có tác dụng tạo ra các điện tích mới. B. Nguồn điện có tác dụng làm cho các điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nó. C. Nguồn điện có tác dụng tạo ra sự tích điện khác nhau ở hai cực của nó. D. Nguồn điện có tác dụng làm các điện tích âm dịch chuyển cùng chiều điện trường bên trong nó. Câu 5: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng? A. Tác dụng lực của nguồn điện. B. Thực hiện công của nguồn điện. C. Dự trữ điện tích của nguồn điện. D. Tích điện cho hai cực của nó. 86 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Câu 6: Pin điện hóa có A. Hai cực là hai vật cách điện. B. Hai cực là hai vật dẫn điện cùng chất. C. Một cực là vật cách điện còn cực kia là vật dẫn điện. D. Hai cực là hai vật dẫn điện khác chất. Câu 7: Trong pin điện hóa có sự chuyển hóa A. Từ hóa năng thành điện năng. B. Từ quang năng thành điện năng. C. Từ nhiệt năng thành điện năng. D. Từ cơ năng thành điện năng. Câu 8: Gọi U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, I là cường độ dòng điện chạy qua mạch và q là điện lượng chuyển qua đoạn mạch trong thời gian t. Khi đó, A là điện năng tiêu thụ và P là công suất điện của mạch này. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính A? A. A  UIt C. A  B. A  qU q U D. A Pt Câu 9: Gọi U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có điện trở R, I là cường độ dòng điện chạy qua mạch đó. Nhiệt lượng Q tỏa ra ở đoạn mạch này trong thời gian t có thể tính bằng công thức nào? A. Q  IR t 2 U2 t B. Q  R C. Q  U 2 Rt D. Q  U t R2 Câu 10: Suất điện động của nguồn điện được đo bằng A. Lượng điện tích dịch chuyển qua nguồn điện trong một đơn vị thời gian. B. Công mà các lực lạ thực hiện được trong một đơn vị thời gian. C. Công mà các lực lạ thực hiện được khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường. D. Điện lượng lớn nhất mà nguồn điện có thể cung cấp khi phát điện. 87 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Câu 11: Một đoạn mạch có công suất 100W, trong 20 phút nó tiêu thụ một điện năng : A. 2000 J B. 5 J C. 10 kJ D. 120 kJ Câu 12: Để bóng đèn loại 120V – 60W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là 220V, người ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị A. R = 100 () B. R = 150 () C. R = 200 () D. R = 250 () Câu 13: Cho một đoạn mạch có điện trở không đổi. Nếu hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch tăng hai lần thì trong cùng khoảng thời gian điện năng tiêu thụ của đoạn mạch: A. Không đổi. B. Giảm 4 lần. C. Tăng 2 lần. D. Giảm 2 lần. Câu 14: Một nguồn điện có suất điện động là 20 mV, để chuyển một điện lượng 10 C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là: A. 20 J B. 0,05 J C. 2000 J D. 2 J Câu 15: Một tụ điện có điện dung là 6 C được tích điện bằng một hiệu điện thế 3 V. Sau đó nối hai cực của bản tụ điện lại với nhau, thời gian để điện tích trung hòa là 10- 4s. Cường độ dòng điện trung bình chạy qua dây nối trong thời gian đó là: A. 1,8 A B. 180 mA C. 600 mA D. 0,5 mA 88 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Câu 16: Một mạch điện gồm nguồn điện có suất điện động 3 V và điện trở trong là 1  . Biết điện trở mạch ngoài lớn gấp hai lần điện trở trong của nguồn. Dòng điện trong mạch chính là: A. 1/2 A B. 1 A C. 2 A D. 3 A Câu 17: Cho mạch điện gồm ba điện trở mắc nối tiếp có giá trị lần lượt là 2  , 3  và 4  nối với nguồn điện 10 V - 1  . Hiệu điện thế hai đầu nguồn điện là: A. 9 V B. 10 V C. 1 V D. 8 V Câu 18: Một bóng đèn ghi 6V – 6W được mắc vào nguồn điện có điện trở trong là 2  thì sáng bình thường. Suất điện động của nguồn là: A. 6 V B. 36 V C. 8 V D. 12 V Câu 19: Một nguồn điện 9 V, điện trở trong 1  được nối với mạch ngoài có hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua nguồn là 1A. Nếu hai điện trở ở mạch ngoài mắc song song thì cường độ dòng điện là: A. 3 A B. 1/3 A C. 9/4 A D. 2,5 A Câu 20: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2,5 () , mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 () mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ trên điện trở R đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị A. R = 1 () B. R = 2 () C. R = 4 () D. R = 3 () 89 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Đáp án Đáp án Câu Đáp án Câu 1 B 11 D 2 A 12 C 3 D 13 C 4 A 14 D 5 B 15 B 6 D 16 B 7 A 17 A 8 C 18 C 9 B 19 A 10 C 20 D 90 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Phụ lục 3: Các hình ảnh về giao diện và tổ chức thông tin của Website Hình 1 – Giao diện và tổ chức thông tin trang chủ 91 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Hình 2 – Giao diện và tổ chức thông tin của trang liên kết 1 92 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Hình 3 – Giao diện và tổ chức thông tin của trang liên kết 2 93 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Hình 4 – Giao diện và tổ chức thông tin của trang liên kết 3 94 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Hình 5 – Giao diện và tổ chức thông tin của trang liên kết 4 95 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Hình 6 – Giao diện và tổ chức thông tin của trang liên kết 5 96 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Hình 7 – Giao diện và tổ chức thông tin của trang liên kết 6 97 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Hình ảnh về các module phụ hỗ trợ cho Website Hình 8 – Bảng chú giải thuật ngữ vật lí 98 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Hình 9 – Hướng dẫn sử dụng Website 99 NguyÔn Thanh L©m LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Phụ lục 4: Các hình ảnh minh họa về hoạt động thực nghiệm 100 [...]... hin ti nghiờn cu Xõy dng Website h tr hc sinh t ụn tp cng c v kim tra, ỏnh giỏ chng Dũng in khụng i chng trỡnh vt lớ 11 ban c bn vi s vn dng cỏc lý lun dy hc hin i vo vic t chc, nh hng hot ng OTCC ca HS nhm nõng cao hiu qu ca hot ng ny trong quỏ trỡnh nhn thc ca HS 29 Nguyễn Thanh Lâm Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục CHNG II XY DNG WEBSITE H TR HC SINH T ễN TP CNG C V KIM TRA, NH GI CHNG DềNG IN KHễNG... 4,8 2 cỏc i tng hc sinh 2 Giỏo viờn thng xuyờn quan tõm hng dn hc sinh ụn tp kin thc 15 Nguyễn Thanh Lâm 3 Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục Giỏo viờn thng xuyờn kim tra, ỏnh giỏ kt qu, 5,1 3 5,4 4 5,6 5 6,1 6 6,5 7 cht lng hc tp ca hc sinh 4 Giỏo viờn bit cỏch to hng thỳ, nim yờu thớch b mụn cho hc sinh 5 Giỏo viờn nhit tỡnh, bit khớch l, ng viờn hc sinh kp thi trong hc tp 6 Hc sinh cú thỏi , ng c,... phỏp STT TB Mc 1 Hng dn hc sinh gii bi tp 1,7 1 2 Hng dn hc sinh tr li cõu hi 1,9 2 3 Hng dn hc sinh c sỏch giỏo khoa v ti liu 2,3 3 tham kho 4 Hng dn hc sinh xõy dng dn ý túm tt bi hc 2,7 4 5 H thng húa kin thc cho hc sinh bng s 3,6 5 kin thc v lp bng 6 Ph o thờm cho hc sinh 4,0 6 7 Tỏch nhúm hc sinh t kốm cp cho nhau 4,8 7 8 T chc ụn tp bng tho lun 6,2 8 9 ễn tp cho hc sinh bng hot ng ngoi khúa... hc cú th t ụn tp v kim tra, ỏnh giỏ trỡnh lnh hi kin thc ca mỡnh ngay lp tc Kh nng ny khụng 24 Nguyễn Thanh Lâm Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục th thc hin c hỡnh thc dy hc truyn thng i vi tt c HS ca lp ti mt thi im 3 Vai trũ h tr ca Website trong hot ng ụn tp cng c, kim tra v ỏnh giỏ 3.1 S dng Website nh mt cụng c h tr giỏo viờn nõng cao cht lng ging dy GV cú th s dng cỏc Website trỡnh by bi ging... thụng tin HS mt cỏch cp nht, a dng T ú cú nhng thay 25 Nguyễn Thanh Lâm Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục i phự hp vi tng i tng GV cng cú th kim soỏt c vic hc tp ca HS thụng qua nhng ln truy cp vo Website hoc cỏc phn mm kim tra trờn Website 3.2 S dng Website nh mt cụng c h tr hc tp ca HS Thụng qua vic xõy dng cỏc Website hc tp, HS lm vic vi cỏc chng trỡnh t ging dy ó lp sn hoc lm vic vi mỏy tớnh cú s giỳp... GV cú th tin hnh ng b hoc khụng ng b vi nhau trờn Website 3.4 S dng Website h tr vic kim tra, ỏnh giỏ kin thc v k nng ca HS ó thu c Kim tra, ỏnh giỏ kt qu hc tp ca HS l mt vn khú v phc tp nhim v c bn ca vic kim tra, ỏnh giỏ l lm rừ c tỡnh hỡnh lnh hi tri thc, mc thnh tho v k nng v trỡnh phỏt trin t duy ca HS trong quỏ trỡnh hc tp Thụng qua vic kim tra, ỏnh giỏ, ngi GV cú th t ỏnh giỏ vic ging dy... Graph trong dy hc - Dựng Graph h thng húa khỏi nim trong mt tng th, giỳp m rng nhng hiu bit v i tng nghiờn cu - Dựng Graph cu trỳc húa ni dung ti liu giỏo khoa, to nờn mi quan h gia cỏc n v kin thc trong mt h thng nht nh - Dựng Graph hng dn HS t hc, hon thin tri thc: GV cú th cho HS t thit k cỏc Graph hoc hon thin cỏc Graph do GV gi ý H 11 Nguyễn Thanh Lâm Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục thng húa... cỏc kin thc luụn c cp nht, b xung v hon thin vỡ bờn cnh cỏc em cũn cú mt cng ng ngi s dng Website cú th chia s thụng tin qua cỏc din n trao i, giỳp cho vic hc tp t hiu qu cao Thụng qua cỏc Website hc tp HS cú th t kim tra, ỏnh giỏ trỡnh , kh nng ca mỡnh ng thi HS cũn hc c cỏch iu khin Website, s dng cỏc cụng c m Website h tr tỡm kim thụng tin, phc v cho vic hc tp v nghiờn cu ca mỡnh Trong dy hc, ngi... c, mc tiờu hc tp ỳng n 7 Hc sinh nm vng kin thc c, bit tỡm hiu trc kin thc mi 8 Hc sinh cú phng phỏp hc tp khoa hc 6,8 8 9 Hc sinh cú gia ỡnh, quan h xó hi v mụi trng 7,1 9 7,6 10 hc tp tt 10 Hc sinh cú sc khe tt T kt qu thu c ta thy, yu t c GV ỏnh giỏ quan trng nht l GV cú phng phỏp ging dy phự hp vi i tng HS (4,4), tip theo l cỏc yu t GV thng xuyờn quan tõm hng dn hc sinh ụn tp kin thc (4,8)Ngoi... kim tra, ỏnh giỏ Cỏc c s thc tin ó iu tra, nghiờn cu l: - Nhn thc ca GV v tm quan trng ca vic hng dn HS ụn tp - Nhn thc ca HS v vai trũ ca hot ng OTCC - Thc trng vic ỏp dng cỏc bin phỏp rốn luyn k nng v ụn tp kin thc cho HS cỏc trng THPT 28 Nguyễn Thanh Lâm Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục - Cỏc ni dung m hin nay GV v HS thng OTCC - Cỏc phng tin h tr cho hot ng OTCC ang c s dng ỏnh giỏ vai trũ ca Website

Ngày đăng: 30/09/2015, 15:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan