khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hoá học và dịch trích thực vật đối với nấm fusarium sp. và nấm rhizopus sp. gây bệnh lem lép hạt lúa trong điệu kiện in vitro

69 1.4K 0
khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hoá học và dịch trích thực vật đối với nấm fusarium sp. và nấm rhizopus sp. gây bệnh lem lép hạt lúa trong điệu kiện in vitro

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HOÁ HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM Fusarium sp VÀ NẤM Rhizopus sp GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA TRONG ĐIỆU KIỆN IN VITRO Do sinh viên Hồ Minh Thuyền thực bảo... nghiệm Khảo sát hiệu loại thuốc hoá học nấm Fusarium sp nấm Rhizopus sp gây lem lép hạt lúa điều kiện in vitro 18 2.2.2 Thí nghiệm Khảo sát hiệu loại dịch trích thực vật đối nấm Fusarium sp nấm Rhizopus. .. MINH THUYỀN, 2014.“KHẢO SÁT HIỆU QUẢ MỘT SỐ LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT VÀ THUỐC HOÁ HỌC ĐỐI VỚI NẤM Fusarium sp VÀ NẤM Rhizopus sp GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA TRONG ĐIỆU KIỆN IN VITRO Luận văn tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG HỒ MINH THUYỀN KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HOÁ HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM Fusarium sp. VÀ NẤM Rhizopus sp. GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA TRONG ĐIỆU KIỆN IN VITRO Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Tên đề tài: KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HOÁ HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM Fusarium sp. VÀ NẤM Rhizopus sp. GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA TRONG ĐIỆU KIỆN IN VITRO Giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Thanh Toàn Sinh viên thực hiện: Hồ Minh Thuyền MSSV: 3103691 Lớp: TT1073A1 Cần Thơ, 2013 KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM FUSARIUM SP. VÀ RHIZOPUS SP.GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO Do sinh viên Hồ Minh Thuyền thực hiện và đề nạp. Kính trình Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét. Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Cán bộ hướng dẫn ThS. Lê Thanh Toàn i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT  Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ Bảo vệ Thực vật với đề tài: KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HOÁ HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM Fusarium sp. VÀ NẤM Rhizopus sp. GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA TRONG ĐIỆU KIỆN IN VITRO Do sinh viên Hồ Minh Thuyền thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội đồng, ngày… tháng… năm 2014 Luận văn đã đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức:………………..điểm Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG ……….………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG DUYỆT KHOA NN & SHƢD CHỦ NHIỆM KHOA ii TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và tên sinh viên: Hồ Minh Thuyền Giới tính: Nam Ngày sinh: 10/01/1992 Dân tộc: Khơ-me Nơi sinh: Sóc Trăng. Quê quán: 150, ấp Tắc Bƣớm, xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Quá trình học tập: Năm 1998-2003: học tại trƣờng Tiểu Học Thạnh Thới An 1. Năm 2003-2007: học tại trƣờng Trung Học Cơ Sở Tài Văn. Năm 2007-2010: học tại trƣờng Trung Học Phổ Thông Mỹ Xuyên. Năm 2010-2014: học tại trƣờng Đại học Cần Thơ. Chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 36, khoa Nông Nghiệp Và Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014 Tác giả luận văn HỒ MINH THUYỀN iv LỜI CẢM ƠN Kính dâng cha, mẹ vì sự nghiệp tƣơng lai của con. Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc nhiều lời động viên từ ngƣời thân, sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Thành kính biết ơn cô PGS.TS. Trần Thị Thu Thủy và Ths. Lê Thanh Toàn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cố vấn học tập, quý thầy cô trong Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng – những ngƣời đã giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Nguyễn Thị Hàn Ni, các anh chị học viên cao học khóa 20 và các bạn trong phòng thí nghiệm Nedo đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Gửi đến các bạn thuộc lớp Bảo vệ Thực vật khóa 36 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. HỒ MINH THUYỀN v MỤC LỤC TIỂU SỬ CÁ NHÂN .............................................................................................. iii LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... iv LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... v MỤC LỤC ............................................................................................................... vi DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... viii DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. ix DANH SÁCH HÌNH............................................................................................... x TÓM LƢỢC ............................................................................................................ xi MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................. 2 1.1 SƠ LƢỢC VỀ BỆNH LEM LÉP HẠT DO NẤM ........................................... 2 1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT VÀ THUỐC HOÁ HỌC TRONG PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI LÚA .................................................... 3 1.2.1 Những nghiên cứu trên thế giới ..................................................................... 3 1.2.2 Những nghiên cứu trong nƣớc ....................................................................... 4 1.3 SƠ LƢỢC VỀ NẤM Fusarium sp. VÀ NẤM Rhizopus sp. GÂY LEM LÉP HẠT LÚA ................................................................................................................ 4 1.3.1 Nấm Fusarium sp. ......................................................................................... 4 1.3.2 Nấm Rhizopus sp. ........................................................................................... 8 1.4 SƠ LƢỢC VỀ BỐN LOẠI THỰC VẬT DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM ...... 9 1.4.1 Cây cỏ hôi ...................................................................................................... 9 1.4.2 Cây Neem ...................................................................................................... 10 1.4.3 Cây Lƣợc vàng .............................................................................................. 11 1.4.4 Cây Húng tây................................................................................................. 12 1.5 SƠ LƢỢC VỀ BỐN LOẠI THUỐC HOÁ HỌC DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM ............................................................................................................... 13 1.5.1 Comcat 150WP ............................................................................................. 13 1.5.2 Tilt Super 300EC........................................................................................... 13 vi 1.5.3 Binhnomyl 50WP .......................................................................................... 14 1.5.4 Amistar 250SC .............................................................................................. 15 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ........................................... 17 2.1 PHƢƠNG TIỆN ............................................................................................... 17 2.1.1 Thời gian và địa điểm.................................................................................... 17 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ........................................................................................ 17 2.2 PHƢƠNG PHÁP .............................................................................................. 18 2.2.1 Thí nghiệm 1. Khảo sát hiệu quả của các loại thuốc hoá học đối với nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. gây lem lép hạt lúa trong điều kiện in vitro ... 18 2.2.2 Thí nghiệm 2. Khảo sát hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. gây lem lép hạt lúa trong điều kiện in vitro ... 19 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 22 3.1 HIỆU QUẢ CỦA BỐN LOẠI THUỐC HOÁ HỌC ĐỐI VỚI NẤM Fusarium sp. VÀ NẤM Rhizopus sp. .................................................................................... 22 3.1.1 Hiệu quả của bốn loại thuốc hoá học đối với nấm Fusarium sp. .................. 22 3.1.2 Hiệu quả của bốn loại thuốc hoá học đối với nấm Rhizopus sp.................... 27 3.2 HIỆU QUẢ CỦA BỐN LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM Fusarium sp. VÀ NẤM Rhizopus sp. ................................................................... 31 3.1.1 Hiệu quả của bốn loại dịch trích thực vật đối với nấm Fusarium sp. ........... 31 3.1.2 Hiệu quả của bốn loại dịch trích thực vật đối với nấm Rhizopus sp. ............ 37 CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 43 vii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long GSĐKT: giờ sau hi đ t hoanh hu n ty RTSV: Rice tungro spherical virus RTBV: Rice tungro bacillifrom virus RGDV: Rice gall dwarf virus RLACV: Rice transitory yellowing virus RBSDV: Rice black streak dwarf mosaic virus RDV: Rice dwarf virus RStV: Rice stripe virus ĐKKT: Đƣờng kính khu n ty ctv: Cộng tác viên PDA: Môi trƣờng Potato Dextrose Agar viii DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng trang 2.1 Nồng độ các loại thuốc và dịch tr ch thực vật đƣợc sử dụng trong các th nghiệm ......................................................................................................... 17 3.1 Đƣờng kính (cm) khu n ty nấm Fusarium sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro ........................................ 23 3.2 Hiệu quả ức chế (%) nấm Fusarium sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro ................................................. 26 3.3 Đƣờng kính (cm) khu n ty nấm Rhizopus sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro ........................................ 28 3.4 Hiệu quả ức chế (%) nấm Rhizopus sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro ................................................. 31 3.5 Đƣờng kính (cm) khu n ty nấm Fusarium sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại dịch trích thực vật trong điều kiện in vitro ................................. 33 3.6 Hiệu quả ức chế (%) nấm Fusarium sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro ................................................. 36 3.7 Đƣờng kính (cm) khu n ty nấm Rhizopus sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại dịch trích thực vật trong điều kiện in vitro ................................. 38 3.8 Hiệu quả ức chế (%) nấm Rhizopus sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro ................................................. 41 ix DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình trang 2.1 Sơ đồ bố trí thử nghiệm hiệu quả của các loại thuốc hóa học đối với nấm Fusarium sp. (nấm Rhizopus sp.) gây lem lép hạt lúa................................... 19 2.2 Sơ đồ bố trí thử nghiệm hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với nấm Fusarium sp. (nấm Rhizopus sp.) gây lem lép hạt lúa ........................... 20 3.1 Hiệu quả của bốn loại thuốc hoá học đối với nấm Fusarium sp. ở thời điểm 168 GSĐKT ................................................................................................... 24 3.2 Hiệu quả của bốn loại thuốc hoá học đối với nấm Rhizopus sp. ở thời điểm 48 GSĐKT .......................................................................................................... 29 3.3 Hiệu quả của bốn loại dịch trích thực vật đối với nấm Fusarium sp. ở thời điểm 168 GSĐKT .......................................................................................... 34 3.4 Hiệu quả của bốn loại dịch trích thực vật đối với nấm Rhizopus sp. ở thời điểm 48 GSĐKT ............................................................................................ 39 x HỒ MINH THUYỀN, 2014.“KHẢO SÁT HIỆU QUẢ MỘT SỐ LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT VÀ THUỐC HOÁ HỌC ĐỐI VỚI NẤM Fusarium sp. VÀ NẤM Rhizopus sp. GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA TRONG ĐIỆU KIỆN IN VITRO”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Bảo vệ Thực vật, khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ, cán bộ hƣớng dẫn khoa học: Ths. Lê Thanh Toàn. TÓM LƯỢC Đề tài “Khảo sát hiệu quả một số loại dịch trích thực vật và thuốc hoá học đối với nấm Fusarium sp. và Rhizopus sp. gây bệnh lem lép hạt lúa trong điều kiện in vitro” đƣợc thực hiện từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013 tại phòng thí nghiệm Nedo, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ nhằm: (1) Tìm ra dịch trích thực vật và nồng độ có hiệu quả ức chế sự phát triển của hai loại nấm trong điều kiện in vitro, (2) Tìm ra thuốc hoá học và nồng độ có hiệu quả ức chế sự phát triển của hai loại nấm trong điều kiện in vitr Kết quả thí nghiệm cho biết hai loại dịch trích lá Neem và lá Cỏ hôi có hiệu quả đối với nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. trong bốn loại dịch trích thực vật khảo sát trong thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho biết ba loại thuốc Binhnomyl 50WP, Tilt Super 300EC và Amistar 250SC có hiệu quả đối với nấm Fusarium sp. và Rhizopus sp. trong bốn loại thuốc hoá học khảo sát trong thí nghiệm. xi MỞ ĐẦU Lúa (Oryza sativa L.) là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Lúa được trồng ở tất cả các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Ngành sản xuất lúa gạo đã giúp Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất cả nước, hàng năm đóng góp hơn 50% sản lượng lúa và hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta. Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất lúa gạo ngày càng phát triển nên việc thâm canh tăng vụ cùng với điều kiện khí hậu nóng ẩm, tập quán canh tác sạ dày và sử dụng nhiều phân đạm là điều kiện thuận lợi cho bệnh hại phát triển. Trong đó, bệnh lem lép hạt là một trong những nguyên nhân chính làm thất thu năng suất và phẩm chất lúa gạo. Nhiều nghiên cứu về thành phần nấm gây bệnh lem lép hạt đã được thực hiện và đã xác định một số loại nấm gây bệnh lem lép hạt. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hai (1999), có 11 loài nấm đã được ghi nhận trên các mẫu lúa thu ở các tỉnh ĐBSCL là Curvularia lunata, Aspergillus spp., Alternaria sp., Mucor sp., Tilletia barclayana, Rhizopus sp., Penicillium sp., Helminthosporium oryzae, Pyricularia oryzae, Fusarium moniliforme và Ustilago sp. Đến năm 2011, kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thu Thủy đã ghi nhận 11 loài nấm hiện diện trên các mẫu lúa thu thập tại 8 tỉnh thuộc ĐBSCL gồm Fusarium sp., Curvularia lunata, Trichoconis padwickii, Helminthosporium oryzae, Nigrospora oryzae, Tilletia barclayana, Trichothecium sp., Cercospora oryzae, Pyricularia oryzae, Alternaria sp., Diplodina sp. Trong đó, nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. hiện diện với tần số cao. Đó là lí do đề tài “ Khảo sát hiệu quả hiệu quả một số loại dịch trích thực vật và thuốc hoá học đối với nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. gây bệnh lem lép hạt lúa trong điều kiện in vitro” đã được thực hiện, với mục tiêu: (1) Đánh giá hiệu quả các loại dịch trích thực vật đối với hai loại nấm Fusarium sp. và Rhizopus sp. nhằm tìm ra loại dịch trích thực vật có hiệu quả nhất. (2) Đánh giá hiệu quả các loại thuốc hoá học đối với hai loại nấm Fusarium sp. và Rhizopus sp. nhằm tìm ra loại thuốc hoá học có hiệu quả nhất. 1 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH LEM LÉP HẠT DO NẤM Năm 1991, bệnh lem lép hạt đã được phát hiện miền Trung, đến năm 1992 bệnh xuất hiện tại Đồng bằng sông Hồng (Phạm Văn Dư và ctv., 2001). Ở ĐBSCL, bệnh cũng khá phổ biến, gây hại đáng kể cho vụ Hè-Thu và Thu-Đông; ở một số nơi tỉ lệ hạt nhiễm trên gié khoảng 5-20%, trung bình khoảng 10% (Võ Thanh Hoàng, 1993). Bệnh có thể làm cho 100% số hạt bị lem, hạt lúa không thể làm giống được (Phạm Văn Kim, 2006). Trần Văn Hai (1999) cho biết bệnh đã trở nên nghiêm trọng và gây thiệt hại lớn, có nơi ước tính từ 20-50% hạt bị lép, lửng và diện tích gây hại hàng năm trên 12.000 ha. Bệnh đã gây hại nặng cho hai vụ lúa Hè-Thu và Thu-Đông tại ĐBSCL. Hiện nay, theo IRRI có tới khoảng 43 loài nấm gây hại hạt lúa trong tổng số 53 loài nấm có thể gây hại trong các giai đoạn phát triển của cây lúa ở tất cả các nước trồng lúa trên thế giới (Mew và Misra, 1994). Sự tồn tại và phát triển của các loài nấm này đã được quan tâm từ rất sớm (từ cuối thế kỷ 18) (Ou, 1985). Tuy nhiên, sự tồn tại của nấm trên hạt đến giữa thế kỷ 19 mới được nghiên cứu kỹ, cuối thế kỷ 19 đã có nhiều công bố về bệnh trên hạt của Richarson (1981), Ou (1985),... Nấm gây hại trên hạt thể hiện nhiều tác hại khác nhau. Nhóm nấm nhiễm vào hạt trước khi thu hoạch thường làm giảm phẩm chất và giảm sức nảy mầm của hạt sau khi gieo, mạ có thể bị nhiễm bệnh (Ou, 1983). Nấm có thể gây hoại tử mô hạt giống (Khanzada và ctv., 2002), giảm hoặc ngăn cản khả năng nảy mầm cũng như làm thiệt hại cây con (Nghiep và ctv., 2001). Lương Minh Châu và ctv. (1998) đã cho biết khi gieo hạt giống nhiễm nấm bệnh thì năng suất lúa bị giảm 5-30%, làm cho lúa ít bông, ít hạt chắc/bông, tỉ lệ hạt lép tăng 4-6% so với hạt sạch và trọng lượng cũng giảm, nhẹ cân hơn. Khi gieo hạt lúa bị nhiễm bệnh thì cường lực mạ bị giảm làm tốc độ phát triển chiều cao cây bị chậm lại với hạt sạch bệnh hay hạt có xử lý nước nóng. Gieo hạt giống sạch bệnh cũng làm tăng năng suất 1,3 tấn/ha (41,9%) so với hạt nhiễm bệnh. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy một số loài nấm làm biến màu hạt, ảnh hưởng đến chất lượng hạt (Mathur và Olgar Kongsdal, 2000). Hiện tượng biến màu hạt có thể chỉ xuất hiện trên vỏ trấu hoặc trên hạt gạo hay cả vỏ và hạt gạo đều bị bệnh. Biểu hiện bệnh trên vỏ hạt thay đổi tùy loài nấm và tùy mức độ nhiễm, đôi khi triệu chứng chỉ là những vết đen nhỏ trên vùng vỏ bình thường hay trên vùng vỏ bị biến màu (Ou, 1983). Triệu chứng của bệnh cũng có thể là những mảng màu nâu đen bao phủ phần lớn hay cả vỏ hạt, tâm vết bệnh có thể nâu nhạt hay xám, viền nâu 2 sậm. Hạt gạo bên trong bị đổi sang màu đen, đỏ, cam, xanh,… (Võ Thanh Hoàng, 1993). Theo thống kê của IRRI có khoảng 43 loài nấm được xác định là có truyền qua hạt giống (Mew và Misra, 1994). Nấm gây bệnh truyền qua hạt giống có ý nghĩa đặc biệt với cây lúa sau này, gồm nhiều loài khác nhau, thay đổi tuỳ theo từng vùng và từng thời kỳ sinh trưởng của lúa (Suzuki, 1976). Tại Việt Nam, Phạm Văn Kim (2006) cho biết có 13 loài nấm gây hại trên hạt lúa bao gồm: Fusarium moniliforme, Alternaria padwickii, Sarocladium oryzae, Helminthosporium opryzae, Curvularia lunata, Nigrospora oryzae, Pyricularia grisea, Cercospora oryzae, Pinatubo oryzae, Fusarium equiseti, Phoma shorghina và Trichothecium roseum. 1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT VÀ THUỐC HOÁ HỌC TRONG PHÒNG TRỪ NẤM BỆNH GÂY HẠI LÚA 1.2.1 Những nguyên cứu trên thế giới Amadioha (2000) cho biết dịch trích từ lá neem có khả năng hạn chế được sự phát triển của sợi nấm Pyricularia oryzae trong điều kiện in vitro và giảm sự lây lan của bệnh trong điều kiện nhà lưới. Dịch trích lá cây cà độc dược làm chậm sự phát triển của nấm Rhizoctonia solani trong điều kiện in vitro. Ở điều kiện nhà lưới khi phun dịch trích cây cà độc dược lên lúa thì giảm được bệnh đốm vằn và bệnh cháy bìa lá lúa (Kagale và ctv., 2004). Venkateswarlu và Chauhan (2005) cho rằng các hoạt chất hóa học carbendazim, benomyl, mancozeb có thể phòng trị tốt bệnh thối bẹ và lem lép hạt lúa thông qua trọng lượng một ngàn hạt và số lượng hạt khỏe khi sử dụng các hoạt chất hóa học trên. Yasmin và ctv. (2008) cho biết khi nghiên cứu 55 loại dịch trích thực vật ảnh hưởng đến nấm Fusarium moniliforme thì dịch trích cỏ cứt heo và cây sống đời cho hiệu quả ức chế nấm cao nhất. Ba loại tinh dầu chiết xuất từ cây sả, hương nhu trắng và hoa môi có khả năng chống lại sự xâm nhiễm của Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae và Fusarium moniliforme gây bệnh trên hạt lúa. Ba loại tinh dầu này còn giúp tăng độ nảy mầm của hạt giống và giúp cây lúa sinh trưởng tốt hơn (Nguefack và ctv., 2008). Hạt lúa giống ngâm với dịch trích từ củ tỏi và lá cây hoàng anh giúp hạt giống nảy mầm tốt và giảm đáng kể sự xuất hiện của các loài nấm trên hạt lúa như: Bipolaris oryzae, Curvularia oryzae, Nigrospora oryzae, Aspergillus flavus, 3 Aspergillus niger, Penicillium sp. và Fusarium moniliforme (Yeasmin và ctv., 2012). 1.2.2 Những nghiên cứu trong nước Theo Trần Văn Hai (1999), trong điều kiện phòng thí nghiệm các loại thuốc hóa học như Tilt 250EC, Appencarb supesr 50FL và Anvil 5SC có hiệu quả ức chế bốn loài nấm gây bệnh lem lép hạt lúa gồm có Fusarium moniliforme, Alternaria padwicki, Cuvularia lunata và Helminthosporium oryzae. Vũ Đăng Khánh và ctv. (2007) công bố sản phẩm chiết suất từ nhân hạt neem trong ethanol, methanol và nước đều có tác dụng ức chế sử sinh trưởng đối với 3 loài nấm gây bệnh cây là Rhizoctonia solani, Seclerotium rolfsii và Fusarium oxysporum. Trong đó, tác dụng ức chế mạnh nhất là sản phẩm chiết xuất với ethanol, kế đến là methanol và yếu nhất là nước. Khi ngâm hạt với dịch trích cây sống đời, cỏ cứt heo hay áo hạt bằng cỏ cứt heo các nghiệm thức đều có hiệu quả đối với bệnh đốm nâu do Bipolaris oryzae, trong đó hai nghiệm thức ngâm hạt với cỏ cứt heo 4% và áo hạt 2% cho hiệu quả giảm bệnh trên 50% (Phan Thị Hồng Thuý, 2009). Theo Cao Thị Cẩm Tú (2010) cho thấy phương pháp áo hạt kết hợp phun qua lá với dịch trích lá neem 8% có khả năng hạn chế chiều dài vết bệnh và hiệu hiệu giảm bệnh cháy bìa lá (Xanthomonas oryzae) cao. Bằng cách ngâm hạt kết hợp phun dịch trích vào giai đoạn 55 ngày sau khi gieo, dịch trích cỏ cứt heo (Ageratum conyzoides L.) có khả năng hạn chế ba bệnh đạo ôn (Pyriculariaoryzea), đốm nâu (Bipolaris oryzae) và cháy bìa lá (Xanthomonas oryzae). Dịch trích cỏ hôi (Eupatorium odoratum L. ) cũng có khả năng hạn chế tốt bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzea) trên lúa (Dương Hoàng Thanh, 2011). 1.3 SƠ LƯỢC VỀ NẤM Fusarium sp. VÀ Rhizopus sp. GÂY LEM LÉP HẠT LÚA 1.3.1 Nấm Fusarium sp.  Nấm Fusarium moniliforme Nấm Fusarium moniliforme được phát hiện từ rất sớm, được ghi nhận đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1828 (Ito và Kimura, 1931, trích dẫn từ Vũ Triệu Mân, 2007). Nhưng mãi đến năm 1898, bệnh mới được Hori mô tả đầu tiên và được đặt tên nấm là Fusarium. Đến năm 1919, Sawada đã tìm thấy giai đoạn hữu tính của nấm này và đặt tên là Lisae fujikuroi (Vũ Triệu Mân, 2007). Wineland (1924) đã mô tả Gibberella moniliforme và đề nghị dùng tên này. Cuối cùng, Ito và Kimura 4 (1931) xác định tên nấm là Gibberella fujikuroi và giai đoạn vô tính là Fusarium moniliforme (Ou, 1983; Vũ Triệu Mân, 2007). Nấm thuộc nghành Eumycota, nghành phụ Deuteromycotina, lớp Hypphomycetes (Deuteromycetes), bộ Moniliales, họ Tuberculariaceae (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1999). Nấm Fusarium moniliforme được phát hiện thấy ở tất cả các nước trồng lúa. Nấm này cũng được xác định là có mặt phổ biến tại hầu hết ở các nước châu Á (Ou, 1985). Ở Trung Quốc bệnh được gọi là “White Stalk”; ở Philippin và Guyana, bệnh được gọi là “lúa đực” (Võ Thanh Hoàng, 1993). Theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998) thì Bourgnicourt là người đầu tiên nghiên cứu và xác nhận nấm Fusarium moniliforme tại Việt Nam vào 1943. Tuy được phát hiện từ lâu nhưng những nghiên cứu về Fusarium moniliforme chỉ được thực hiện ở mức độ giới hạn. Nấm gây hại cho nhiều tỉnh ở miền Bắc (Vũ Triệu Mân, 2007) cũng như ở các tỉnh ĐBSCL (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993). Ở ĐBSCL, nấm Fusarium moniliforme có mặt ở nhiều nơi, đặc biệt gần đây nấm đã gây hại thành dịch tại một số tỉnh trong vùng. Fusarium moniliforme gây thiệt hại nặng nhất là vụ Đông-Xuân, mức độ thiệt hại tuỳ theo giống và tuỳ theo năm (Võ Thanh Hoàng, 1993). Theo báo cáo của Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam (2008), diện tích và mức độ thiệt hại do nấm Fusarium moniliforme được ghi nhận ở tỉnh An Giang vụ Đông-Xuân 2006-2007 là 8.282 ha. Sau đó, nấm tiếp tục phát triển lây lan sang nhiều nơi, trong vụ Đông-Xuân 2007-2008 đã có 6 tỉnh ĐBSCL bị nhiễm là An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng với tổng diện tích nhiễm bệnh là 11.046 ha (trích dẫn từ Nguyễn Thanh Nam, 2012). Ou (1983) đã ước tính sự thất thu do nấm Fusarium moniliforme; trong đó thất thu năng suất 20% ở Hokkaido của Nhật Bản, thậm chí sự thất thu lên đến 4050% ở vùng Kinkichugoku của Nhật Bản, ở Ấn Độ thất thu 15%, ở miền Bắc và trung tâm Thái Lan thất thu 3,7-14,7%, tại Philippin thất thu năng suất từ 1-13%. Theo Mew và Misra (1994), dưới sự kiểm tra hạt lúa một cách tổng quát của IRRI thì mức độ nhiễm Fusarium moniliforme là trên 25%. Đến năm 2002, Mew và Gonzales cho biết 100% số hạt đều có nấm xuất hiện. Tại Việt Nam, nấm Fusarium moniliforme gây hại ở nhiều nơi với mức độ nặng. Năm 1956, nấm đã gây hại nặng trên diện rộng ở vùng Đồng bằng sông Hồng, có nơi thiệt hại tới 2/3 sản lượng (Vũ Triệu Mân, 2007). Vụ Đông-Xuân 2003-2004 nấm đã gây hại nặng ở tỉnh Nam Định (Viện Bảo vệ Thực vật, 2006). 5 Năm 2006 và vụ Đông-Xuân năm 2006-2007, nấm phát triển mạnh khắp các tỉnh ĐBSCL, nhiều ruộng lúa bị thiệt hại với tỉ lệ bệnh trung bình 10-20%, có nơi lên tới 40-45%, nhất là vùng thâm canh lúa 3 vụ. Bệnh có thể làm thất thu từ 3-20% tuỳ nơi và tuỳ lúc (Phạm Văn Kim, 2006). Tại Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), tỉ lệ chồi nhiễm bệnh có thể đến 10-20%. Nấm có khi thành dịch trên diện rộng, như vào năm 1980 ở Đồng Tháp (Võ Thanh Hoàng, 1993). Phạm Văn Kim và ctv. (2008); Phạm Văn Dư và ctv. (2008) đều cho rằng bào tử nấm Fusarium moniliforme phát tán trong không khí xâm nhập vào giai đoạn lúa trổ bông gây lép hạt và vào giai đoạn nuôi hạt tạo triệu chứng lem hạt. Fusarium moniliforme có thể quan sát thấy trên vỏ hạt lúa (khoảng 57%) (Mew và Gonzales, 2002). Hạt bị bệnh thường lửng lép, vỏ hạt màu xám, trên vỏ hạt có thể quan sát thấy lớp nấm phân trắng phớt hồng trong điều kiện ẩm ướt. Trong điều kiện khô, vỏ hạt có chấm nhỏ li ti màu xanh đen, đó là quả thể của nấm (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Triệu chứng dễ thấy và phổ biến nhất là chồi hoặc cây con ốm, kéo dài màu vàng xanh. Trên cây trưởng thành, cây nhiễm bệnh sẽ có một vài chồi vươn cao với lá cờ màu xanh nhạt, lá khô từ dưới lên và cuối cùng chết. Nếu cây bệnh còn sống thì sẽ tạo ra các bông lúa mang hạt bị lép (Mew và Gonzales, 2002). Theo Võ Thanh Hoàng (1993), nấm không thấy có tạo bì bào tử, có thể có hay không tạo hạch nấm có hình cầu màu xanh đậm, kích thước 80x100 μm. Trong khi đó, Phạm Văn Kim (2009) đã chứng minh Fusarium moniliforme có sinh ra bào tử áo (chlamydiasores) với vách dày. Khuẩn lạc trên môi trường PDA ở nhiệt độ phòng (28-300C) phát triển tương đối nhanh và có đường kính là 5,2 cm sau 5 ngày nuôi cấy. Chúng là các khoanh màu trắng với tâm màu hồng, sợi nấm hơi bện chặt. Mặt sau đĩa petri, chúng là các khoanh nấm màu trắng với tâm tím nhạt (Mew và Gonzales, 2002). Nấm tồn tại chủ yếu ở dạng sợi và bào tử hữu tính trên tàn dư cây bệnh ở trong đất và hạt giống (Ou, 1983). Hạch nấm là cơ quan lưu tồn, giúp nấm tồn tại khá lâu trong đất, có thể hơn 2 năm (Phạm Văn Kim, 2000). Fusarium moniliforme có khả năng lưu tồn đến 26 tháng khi xâm nhiễm trên hạt lúa và 28 tháng trên gốc rạ khô (CABI, 2003). Loài Fusarium moniliforme có khả năng sống qua mùa hè trên hạt hay phần thân nhiễm bệnh. Nấm Fusarium moniliforme là loài nấm đa thực, phạm vi ký chủ ngày càng mở rộng trên nhiều loại cây trồng khác nhau như lúa, bắp, vải, cà, chuối, táo, mía, đậu (Agrios, 2005). Ở Nhật Bản, các nhà khoa học đã phát hiện nấm Fusarium 6 moniliforme trong nhiều loài cỏ họ hoà bản (Panicum miliaceum L.), trên lúa mạch, bắp, lúa miến và mía đường.  Nấm Fusarium solani Lần đầu tiên được Mew và Gonzales (2002) mô tả trên hạt lúa. Nấm Fusarium solani gây hại trên hạt lúa ở tần số thấp. Nấm này có thể làm cho hạt lúa bị biến màu. Tuy nhiên, nó được tìm thấy trên hạt từ nhiều khu vực và hệ sinh thái khác nhau (Mew và Gonzales, 2002). Fusarium solani có thể tìm thấy trên hạt sau 5 ngày ủ ở nhiệt độ 21 0C trong điều kiện ánh sáng cực tím. Tần số xuất hiện trung bình trên hạt 10.000 mg/kg, LD50 qua da: >10.000 mg/kg. Thuốc ít độc đối với cá, không độc đối với ong mật.  Phương thức tác động và sử dụng: Là loại thuốc trừ nấm bệnh có tác dụng nội hấp, có phổ tác dụng rộng. Sau khi được cây hấp thụ, benomyl được phân huỷ thành 2 phân tử: butyl carbamate và methyl-2-benzimidazole carbamate (MBC). Butyl carbamate được bốc hơi thành chất độc butyl isothiocyanate. MBC là chất khá bền trong mô cây và là chất diệt nấm. Được sử dụng như thuốc khử độc hạt giống, phun lên lá và khử độc đất (Phạm Văn Kim, 2000). Trừ được nhiều bệnh hại trên rau, màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây cảnh và hoa. Thuốc còn trừ nhện đỏ. Ngoài ra thuốc có tác dụng ức chế bệnh khô vằn và bệnh đạo ôn phát triển. Thời gian cách ly 17 ngày (Trần Quang Hùng, 1999). 1.5.4 Amistar 250SC Công ty sản xuất: Công ty TNHH Syngenta Việt Nam Thành phần: Azoxystrobin 250 g Hoạt chất: Azoxystrobin Tên hoá học: Metyl (E)- 2 -{2 -[6 - (2 - xiano phenoxi) pyrimidin - 4 - yloxi] phenyl} - 3 - methoxiacrylat.  Công thức hoá học: C22H17N3 O5  Đặc tính: Thuốc nguyên chất kĩ thuật dạng rắn, màu trắng, tan ít trong nước , hoà tan tốt trong etylaxetat, axetonitril, diclomethan. LD50 qua miệng: >5.000 mg/kg, LD50 qua da: >2.000 mg/kg. Thuốc ít độc đối với ong mật, cá và các loại kí sinh có ích (Trần Quang Hùng, 1999). 15  Sử dụng: Azoxystrobin là hợp chất tổng hợp hoá học có cấu trúc đồng đẳng với strobilurins và oudemansins là chất chuyển hoá nấm khuẩn có trong tự nhiên. Azoxystrobin có tác dụng tiếp xúc và nội hấp, ức chế bào tử nấm nảy mầm và sợi nấm phát triển, ức chế sự hình thành bào tử nấm khuẩn. Thuốc có phổ tác dụng rất rộng, dùng để phòng và trừ nhiều loại bệnh nấm như phấn trăng, gỉ sắt hại ngũ cốc, đạo ôn, khô vằn hại lúa, nhiều bệnh hại cà phê, chè, rau, chuối, cam,… Liều lượng sử dụng từ 100-375 g/ha (Trần Quang Hùng, 1999). 16 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 PHƯƠNG TIỆN 2.1.1 Thời gian và địa điểm Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 2/2013 đến tháng 6/2013 Thí nghiệm đánh giá độ hiệu lực của bốn loại dịch trích thực vật và bốn loại thuốc hóa học đối với hai loại nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. được bố trí tại phòng thí nghiệm Phòng trừ Sinh học bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm Các loại thuốc dùng trong thí nghiệm: Comcat 150WP, Tilt Super 300EC, Binhnomyl 50WP, Amistar 250SC. Các loại dịch trích thực vật được sử dụng: lá Cỏ hôi, lá Neem, lá Húng tây, lá Lược vàng. Bảng 2.1 N ng độ các loại thuốc và dịch trích thực vật được s dụng trong các thí nghiệm STT trích thực vật 1 Comcat 150WP 2 Tilt Super 300EC 3 N ng độ Tên thuốc dịch N ng độ 1 15,625 N ng độ 2 mg/100 31,25 ml PDA ml PDA N ng độ 3 mg/100 62,5 mg/100 ml PDA 46,9 μl/100 ml 93,8 μl/100 ml 187,6 μl/100 ml PDA PDA PDA Binhnomyl 50 mg/100 ml 100 mg /100 ml 200 mg/100 ml 50WP PDA 4 Amistar 250SC 5 PDA PDA 37,52 μl/100 ml 66,67 μl /100 133,33 μl /100 ml PDA ml PDA PDA Lá neem 2% 4% 8% 6 Lá cỏ hôi 2% 4% 8% 7 Lá húng tây 2% 4% 8% 8 Lá lược vàng 2% 4% 8% 17 Nguồn nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. được cung cấp từ Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.  Các dụng cụ thí nghiệm: Đĩa petri, beaker, bình tam giác, que cấy nấm, cân điện tử, micropipet,…  Các thiết bị thí nghiệm: Tủ thanh trùng ướt, tủ thanh trùng khô, kính hiển vi,…  Công thức môi trường PDA được dùng trong bố trí thí nghiệm: Khoai tây 200 gram Đường Dextrose 20 gram Agar 20 gram Nước cất 1000 ml pH 6,5-6,8 2.2 PHƯƠNG PHÁP 2.2.1 Thí nghiệm 1. Khảo sát hiệu quả của các loại thuốc hoá học đối với nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. gây lem lep hạt lúa trong điều kiện in vitro  Mục đích: đánh giá hiệu quả của các loại thuốc hóa học đối với hai loại nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. gây bệnh lem lép hạt lúa  Thực hiện thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 13 nghiệm thức (12 nghiệm thức sử dụng thuốc hóa học và 1 nghiệm thức đối chứng), 5 lần lặp lại. Loại thuốc và nồng độ thuốc được trình bày trong Bảng 2.1. Nghiệm thức đối chứng là môi trường PDA không có chứa thuốc hóa học. Chuẩn bị nguồn nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp.: nấm được nuôi cấy trong đĩa petri khoảng 10 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm. Khuẩn ty nấm sẽ được đục thành các khoanh có đường kính khoảng 5 mm khi thực hiện thí nghiệm. Các loại thuốc hóa học được tính toán liều lượng sao cho khi hòa tan vào chai thủy tinh chứa 100 ml môi trường PDA sẽ đạt được nồng độ đã định sẳn. Nấu tan môi trường PDA. Khi chai môi trường đạt nhiệt độ khoảng 55-60oC thì đưa lượng thuốc hóa học đã chuẩn bị vào chai, lắc chai môi trường để thuốc hòa tan đều vào môi trường. Sau đó, môi trường trong chai sẽ được đổ vào các đĩa Petri (khoảng 10 ml môi trường/ đĩa petri). Sau khi môi trường đặc lại, đặt các khoanh khuẩn ty nấm đã chuẩn bị vào chính giữa đĩa petri (Hình 2.1). 18 19 Cách bố trí trên đĩa peptri: theo phương pháp Dhinggra và Sinclair (1995). Khoanh khuẩn ty nấm gây bệnh lem lép hạt (đường kính khoảng 5 mm) Môi trường đã có thuốc hóa học theo nồng độ tính sẵn Hình 2.1: S đ bố trí th nghiệm hiệu quả của thuốc h a học đối với nấm Fusarium sp. (nấm Rhizopus sp.) gây lem lép hạt lúa Ch tiêu ghi nhận: ghi nhận đường kính khuẩn ty của nấm vào các thời điểm 24, 48, 72, 96..168 giờ sau đặt khoanh khuẩn ty (GSĐKT). Chỉ tiêu được ngừng ghi nhận khi khuẩn ty của nấm phát triển 168 GSĐKT hoặc đến mép đĩa petri. Hiệu quả của thuốc được tính theo công thức Abbott: (ĐKKTđc – ĐKKTi) HQT(%) = x 100% ĐKKTđc Trong đó: ĐKKTđc: Đường kính khuẩn ty của nghiệm thức đối chứng ĐKKTi: Đường kính khuẩn ty của nghiệm thức thuốc i 2.2.2 Thí nghiệm 2. Khảo sát hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. gây lem lep hạt lúa trong điều kiện in vitro  Mục đích: đánh giá hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với hai loại nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. gây bệnh lem lép hạt lúa.  Thực hiện thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 13 nghiệm thức (12 nghiệm thức sử dụng dịch trích thực vật và 1 nghiệm thức đối chứng), 5 lần lặp lại. Loại dịch trích thực vật và nồng độ dịch trích được trình bày trong Bảng 2.1. Nghiệm thức đối chứng là môi trường PDA không có chứa dịch trích thực vật. 20 Chuẩn bị nguồn nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp.: tương tự Thí nghiệm 1. Các loại dịch trích thực vật được tính toán khối lượng sao cho khi hòa tan vào chai thủy tinh chứa 95 ml môi trường PDA sẽ đạt được nồng độ đã định sẳn. Thực vật sau khi thu về sẽ được rửa sạch đất cát, để ráo, cân thực vật theo khối lượng đã tính rồi nghiền với 5 ml nước cất thanh trùng trong cối và chày thủy tinh đã thanh trùng khô. Sau đó, rót phần dịch trích thu được qua giấy lọc Whatman (có đường kính lỗ lọc 0,2 m) vào 1 cốc thủy tinh đã thanh trùng khô. Dùng bọc nilong bao cả bộ cốc thủy tinh và giấy lọc bên trên. Nấu tan môi trường PDA. Khi chai môi trường đạt nhiệt độ khoảng 55-60oC thì đưa 5 ml dịch trích thực vật đã chuẩn bị sẳn vào chai môi trường, lắc chai môi trường để dịch trích hòa tan đều vào môi trường. Sau đó, môi trường trong chai sẽ được đổ vào các đĩa Petri (khoảng 10 ml môi trường/ đĩa petri). Sau khi môi trường đặc lại, đặt các khoanh khuẩn ty nấm đã chuẩn bị vào chính giữa đĩa petri (Hình 2.2). Cách bố trí trên đĩa peptri: theo phương pháp Dhinggra và Sinclair (1995). Khoanh khuẩn ty nấm gây bệnh lem lép hạt (đường kính khoảng 5 mm) Môi trường đã có dịch trích thực vật theo nồng độ tính sẵn Hình 2.2: S đ bố trí th nghiệm hiệu quả của dịch trích thực vật đối với nấm Fusarium sp. (nấm Rhizopus sp. gây lem lép hạt lúa Ch tiêu ghi nhận: ghi nhận đường kính khuẩn ty của nấm vào các thời điểm 24, 48, 72, 96,..,168 GSĐKT. Chỉ tiêu được ngừng ghi nhận khi khuẩn ty của nấm phát triển 168 GSĐKT hoặc đến mép đĩa petri. 21 Hiệu quả của dịch trích được tính theo công thức Abbott: (ĐKKTđc – ĐKKTi) HQT(%) = x 100% ĐKKTđc Trong đó: ĐKKTđc: Đường kính khuẩn ty của nghiệm thức đối chứng ĐKKTi: Đường kính khuẩn ty của nghiệm thức dịch trích thứ i 22 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 HIỆU QUẢ BỐN LOẠI THUỐC HOÁ HỌC ĐỐI VỚI NẤM Fusarium sp. VÀ NẤM Rhizopus sp. 3.1.1 Hiệu quả của bốn loại thuốc hoá học đối với nấm Fusarium sp. Kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP, Tilt Super 300EC và Amistar 250SC đều có khả năng ức chế sự phát triển đường kính khuẩn ty (ĐKKT) của nấm Fusarium sp. và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng qua các thời điểm khảo sát. Các nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP ức chế hoàn toàn sự phát triển ĐKKT của nấm (ĐKKT của cả 3 nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP đều là 0,5 cm ở tất các thời điểm quan sát). Các nghiệm thức xử lý Tilt Super 300EC có khả năng ức chế sự phát triển ĐKKT của nấm thấp hơn các nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP và hiệu quả ức chế khác nhau tuỳ nồng độ; ở các thời điểm từ 48 đến 168 GSĐKT nghiệm thức xử lý thuốc với nồng độ 187,6 μl/100 ml ức chế sự phát triển ĐKKT nấm cao hơn nồng độ 93,8 μl/100 ml và ở nồng độ 46,9 μl/100 ml thì ức chế ĐKKT thấp nhất. Các nghiệm thức xử lý Amistar 250SC ức chế ĐKKT của nấm thấp hơn các nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP và Tilt Super 300EC; nghiệm thức xử lý ở nồng độ 66,67 μl/100 ml ức chế ĐKKT nấm cao hơn hai nghiệm thức xử lý ở nồng độ 37,52 μl/100 ml và 133,33 μl/100 ml; tuy nhiên ở thời điểm 72 và 168 GSĐKT, nghiệm thức xử lý nồng độ 37,52 μl/100 ml ức chế ĐKKT nấm thấp hơn nghiệm thức xử lý nồng độ 133,33 μl/100 ml (ĐKKT nấm của hai nghiệm thức ở thời điểm 168 GSĐKT lần lượt là 6,0 cm và 5,8 cm). Tuy nhiên, hai nghiệm thức xử lý Comcat 150WP ở nồng độ 15,625 mg/100 ml và 31,25 mg/100 ml không ức chế sự phát triển ĐKKT nấm và không khác biệt so với đối chứng nhưng nghiệm thức xử lý ở nồng độ 62,5 mg/100 ml kích thích ĐKKT nấm phát triển nhanh hơn so với đối chứng (Bảng 3.1 và Hình 3.1). Như vậy, các nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP đều có khả năng ức chế hoàn toàn sự phát triển ĐKKT nấm Fusarium sp. và có hiệu quả cao hơn các loại thuốc khác. Các nghiệm thức xử lý Tilt Super 300EC có khả năng ức chế sự phát triển ĐKKT nấm nhưng thấp hơn. Các nghiệm thức xử lý Amistar 250SC cũng có khả năng ức chế sự phát triển ĐKKT nấm nhưng thấp nhất. Các nghiệm thức xử lý Comcat 150WP không có khả năng ức chế nấm sự phát triển ĐKKT nấm. 23 Bảng 3.1. Đường kính (cm) khuẩn ty nấm Fusarium sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro Nghiệm thức Loại thuốc Thời điểm quan sát GSĐKT N ng độ 24h 48h 72h 96h 120h 144h 168h Comcat 150WP 15,625 mg/100 ml PDA 1,6 b 3,0 a 4.4 b 5,8 bc 7,2 b 8,4 b 9,0 a Comcat 150WP 31,25 mg/100 ml PDA 1,6 b 3,0 a 4.4 b 5,8 bc 7,2 b 8,4 b 9,0 a Comcat 150WP 62,5 mg/100 ml PDA 1,7 a 3,1 a 4.6 a 6,0 a 7,4 a 8,6 a 9,0 a Tilt Super 300EC 46,9 μl/100 ml PDA 0,5 e 0,7 c 1,0 Tilt Super 300EC 93,8 μl/100 ml PDA 0,5 e 0,7 c 0,9 Tilt Super 300EC 187,6 μl/100 ml PDA 0,5 e 0,6 d 0,8 Amistar 250SC 37,52 μl/100 ml PDA 0,9 c 1,6 b 2,3 c 3,2 Amistar 250SC 66,67 μl/100 ml PDA 0,9 c 1,5 b 2,1 d 2,9 Amistar 250SC 133,33 μl/100 ml PDA 0,8 1,5 b 2,2 d 3,1 Binhnomyl 50WP 50 mg/100 ml PDA 0,5 e 0,5 e 0,5 h 0,5 h 0,5 h 0,5 h 0,5 h Binhnomyl 50WP 100 mg/100 ml PDA 0,5 e 0,5 e 0,5 h 0,5 h 0,5 h 0,5 h 0,5 h Binhnomyl 50WP 200 mg/100 ml PDA 0,5 e 0,5 e 0,5 h 0,5 h 0,5 h 0,5 h 0,5 h Dc Mức ý nghĩa CV (%) Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % d 1,6 b 3,1 a e f g 4,4 b 1,3 f 1,5 1,2 f 1,4 1,0 g 1,1 d e d 5,7 c e 1,8 e 2,2 e f 1,6 f 1,8 f g 1,2 g 1,4 g 4,1 c 5,0 c 6,0 b 3,8 4,5 5,4 d 4,0 c 7,1 b d 4,9 c 8,3 b d 5,8 c 9,0 a * * * * * * * 5,15 3,39 3,10 3,22 2,73 2,26 1,14 ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5% 24 A B C D Đc Hình 3.1. Hiệu quả của bốn loại thuốc hoá học đối với nấm Fusarium sp. ở thời điểm 168 GSĐKT Đc: Đối chứng. (A) Hiệu quả của Binhnomyl 50WP ở nồng độ 50 mg/100 ml đối với nấm Fusarium sp. (B) Hiệu quả của Tilt Super 300EC ở nồng độ 187,6 μl/100 ml đối với nấm Fusarium sp. (C) Hiệu quả của Amistar 250SC ở nồng độ 66,67 μl/100 ml đối với nấm Fusarium sp. (D) Hiệu quả của Comcat 150WP ở nồng độ15,625 mg/100 ml đối với nấm Fusarium sp. 25 Hiệu quả ức chế (%) của các loại thuốc hoá học đối với nấm Fusarium sp. trong điều kiện in vitro được trình bày trong Bảng 3.2. Kết quả cho thấy các nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP, Tilt Super 300EC và Amistar 250SC đều cho hiệu quả ức chế đối với nấm Fusarium sp. và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Các nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP có hiệu quả ức chế cao hơn các nghiệm thức khác và có hiệu quả ức chế ở thời điểm 168 GSĐKT là 94,4%; các nghiệm thức xử lý Tilt Super 300EC cho hiệu quả ức chế thấp hơn, nghiệm thức xử lý ở nồng độ 187,6 μl/100 ml có hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm cao hơn hai nồng độ còn lại và có hiệu quả ức chế là 84,4%, ở hai nồng độ 93,8 μl/100 ml và 46,9 μl/100 ml có hiệu quả ức chế thấp (hiệu quả ức chế lần lượt là 80,0 và 76,0); các nghiệm thức xử lý Amistar 250SC cũng cho hiệu quả ức chế sự phát triển khuẩn ty của nấm nhưng thấp hơn các nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP và Tilt Super 300EC; nghiệm thức xử lý ở nồng độ 66,67 μl/100 ml cho hiệu quả ức chế nấm cao (ở thời điểm 168 GSĐKT hiệu quả ức chế 40,4%), nghiệm thức xử lý ở nồng độ 133,33 μl/100 ml cho hiệu quả thấp hơn (35,3%) và nghiệm thức xử lý ở nồng độ 37,52 μl/100 ml thấp nhất (33,8%). Ngoài ra, các nghiệm thức xử lý Comcat 150WP không cho hiệu quả ức chế nấm và không khác biệt so với đối chứng (Bảng 3.2). Như vậy, các nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP, Tilt Super 300EC và Amistar 250SC đều cho hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm Fusarium sp., trong đó Binhnomyl cho hiệu quả cao hơn. Các nghiệm thức xử lý Comcat 150WP không có hiệu quả ức chế và không khác biệt so với đối chứng. 26 Bảng 3.2. Hiệu quả ức chế (%) nấm Fusarium sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro Nghiệm thức Loại thuốc Thời điểm quan sát giờ sau đặt khoanh khuẩn ty N ng độ 24h 48h 72h 96h 120h 144h 168h Comcat 150WP 15,625mg/100 ml PDA 2,3 b 1,9 c 0,4 e 0,0 e 0,0 c 0,0 c 0,0 h Comcat 150WP 31,25 mg/100 ml PDA 2,4 b 1,9 c 0,0 e 0,0 e 0,0 c 0,0 c 0,0 h Comcat 150WP 62,5 mg/100 ml PDA 0,0 b 0,0 c 0,0 e 0,0 e 0,0 c 0,0 c 0,0 h Tilt Super 300EC 46,9 μl/100 ml PDA 68,7 a 76,1 ab 77,4 abc 77,9 abc 78,6 a 79,0 a 76,0 Tilt Super 300EC 93,8 μl/100 ml PDA 68,7 a 77,4 ab 79,6 ab 78,9 abc 80,8 a 81,2 a 80,0 c Tilt Super 300EC 187,6 μl/100 ml PDA 68,7 a 80,6 a 81,9 ab 82,4 ab 84,5 a 85,6 a 84,4 b Amistar 250SC 37,52μl/100 ml PDA 44,8 a 49,0 b 48,9 d 42,0 b 40,1 b 33,8 Amistar 250SC 66,67μl/100 ml PDA 46,1 a 50,3 b 52,9 bcd 48,7 bcd 46,8 b 45,4 b 40,4 Amistar 250SC 133,33 μl/100 ml PDA 50,0 a 50,3 b 51,1 45,6 43,6 b 41,3 b 35,3 Binhnomyl 50WP 50 mg/100 ml PDA 68,7 a 83,9 a 88,7 a 91,2 a 93,0 a 94,0 a 94,4 a Binhnomyl 50WP 100 mg/100 ml PDA 68,7 a 83,9 a 88,7 a 91,2 a 93,0 a 94,0 a 94,4 a Binhnomyl 50WP 200 mg/100 ml PDA 68,7 a 83,9 a 88,7 a 91,2 a 93,0 a 94,0 a 94,4 a Dc Mức ý nghĩa CV (%) Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % 0,0 b 0,0 c d 44,2 cd 0,0 e cd 0,0 e 0,0 c 0,0 c d g e f 0,0 h * * * * * * * 8,93 7,90 7,30 8,54 7,49 6,86 0,50 ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5 %. 27 Tóm lại, các nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP (benomyl), Tilt Super 300EC (Propiconazole + Difenoconazole) và Amistar 250SC (Azoxystrobin) đều có hiệu quả ức nấm Fusarium sp. và khác biệt so với đối chứng trong điều kiện in vitro; các nghiệm thức xử lý Comcat 150WP (Lychnis viscaria) không cho hiệu quả ức chế nấm Fusarium sp. Trong đó, các nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP ở cả ba nồng độ đều có hiệu quả ức chế cao và tương đương nhau. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây của Mamza và ctv. (2008), cho rằng hoạt chất benomyl có hiệu quả nhất trong việc hạn chế sự phát triển khuẩn ty nấm Fusarium palidoroseum trong điều kiện in vitro. Các nghiệm thức xử lý Tilt Super 300EC cũng có hiệu quả ức chế nấm Fusarium sp. cao, điều này phù hợp với nghiên cứu của Thái Hiền (2007), cho rằng Tilt Super 300EC (Propiconazole + Difenaconazole) có hiệu quả cao với nấm Fusarium sp. trong điều kiện in vitro. Các nghiệm thức xử lý Amistar 250SC có hiệu quả ức chế nấm không cao. Theo kết quả nghiên cứu của Fravel ctv. (2005), hoạt chất Azoxystrobin làm giảm sự phát triển khuẩn ty nấm Fusarium oxysporum, điều này cho thấy hoạt chất Azoxystrobin đã được ghi nhận là có hiệu quả đối với nấm Fusarium sp. 3.1.2 Hiệu quả của bốn loại thuốc hoá học đối với nấm Rhizopus sp. Kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức xử lý Tilt Super 300EC, Amistar 250SC và Binhnomyl 50WP đều có hiệu quả ức chế sự phát triển ĐKKT của nấm Rhizopus sp. Trong đó, các nghiệm thức xử lý Tilt Super 300EC ở cả ba nồng độ 46,9μl/100 ml, 93,8μl/100 ml và 187,6 μl/100 ml đều có khả năng ức chế hoàn toàn sự phát triển ĐKKT nấm (ĐKKT đều là 0,5 cm). Các nghiệm thức xử lý thuốc Amistar 250SC đều có khả năng ức chế sự phát triển ĐKKT nhưng thấp hơn các nghiệm thức xử lý Tilt Super 300EC; ở thời điểm 48 GSĐKT hai nghiệm thức xử lý Amistar 250SC ở nồng độ 37,52 μl/100 ml và 66,67 μl/100 ml đều có khả năng ức chế ĐKKT nấm tương đương nhau (ĐKKT đều là 1,7 cm), nghiệm thức xử lý ở nồng độ 133,33 μl/100 ml cũng có khả năng ức chế ĐKKT nhưng thấp hơn (ĐKKT là 2,2 cm). Các nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP đều ức chế khuẩn ty của nấm nhưng thấp hơn các nghiệm thức xử lý Amistar 250SC. Nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP ở nồng độ 200 mg/100 ml ức chế khuẩn ty nấm cao nhất (ĐKKT ở thời điểm 48 GSĐKT là 5,0 cm); nghiệm thức xử lý ở nồng độ 100 mg/100 ml cũng ức chế khuẩn ty nấm nhưng thấp hơn (ĐKKT ở thời điểm 48 GSĐKT là 5,8 cm); nghiệm thức xử lý ở nồng độ 50 mg/100 ml ức chế khuẩn ty nấm nhưng thấp nhất (ĐKKT ở thời điểm 48 GSĐKT là 6,4 cm). Các nghiệm thức xử lý Comcat 150WP không có khả năng ức chế sự phát triển ĐKKT nấm ở thời điểm 48 GSĐKT và không khác biệt so với đối chứng. Tuy nhiên, ở thời điểm 24 GSĐKT, hai nghiệm thức xử lý Comcat 150WP ở nồng độ 15,625 mg/100 ml, 62,5 mg/100 ml 28 có khả năng ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm nhưng rất thấp và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (ĐKKT đều là 4,4 cm) (Bảng 3.3). Như vậy, các nghiệm thức xử lý Tilt Super 300EC có khả năng ức chế hoàn toàn sự phát triển ĐKKT nấm Fusarium sp. và có hiệu quả cao hơn các loại thuốc khác. Các nghiệm thức xử lý Amistar 250SC có khả năng ức chế ĐKKT nấm nhưng thấp hơn. Các nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP cũng có khả năng ức chế ĐKKT nấm nhưng thấp nhất. Các nghiệm thức xử lý Comcat 150WP không có khả năng ức chế khuẩn ty nấm phát triển. Bảng 3.3 Đường kính (cm) khuẩn ty nấm Rhizopus sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro Nghiệm thức Loại thuốc Thời điểm quan sát GSĐKT) N ng độ 24h 48h Comcat 150WP 15,625mg/100 ml PDA 4,4 bc 9,0 a Comcat 150WP 31,25 mg/100 ml PDA 4,5 a 9,0 a Comcat 150WP 62,5 mg/100 ml PDA 4,4 bc 9,0 a Tilt Super 300EC 46,9 μl/100 ml PDA 0,5 h 0,5 g Tilt Super 300EC 93,8 μl/100 ml PDA 0,5 h 0,5 g Tilt Super 300EC 187,6 μl/100 ml PDA 0,5 h 0,5 g Amistar 250SC 375,2 μl/100 ml PDA 0,7 g 1,7 f Amistar 250SC 66,67 μl/100 ml PDA 0,7 g 1,7 f Amistar 250SC 133,33 μl/100 ml PDA 0,7 g 2,2 Binhnomyl 50WP 50 mg/100 ml PDA 2,9 Binhnomyl 50WP 100 mg/100 ml PDA 2,7 Binhnomyl 50WP 200 mg/100 ml PDA 2,3 Dc 6,4 b e 5,8 c f 4,5 a Mức ý nghĩa CV (%) Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % d 5,0 d 9,0 a * * 1,78 0,87 ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5 % 29 e . A B C D Đc Hình 3.2. Hiệu quả của bốn loại thuốc trừ nấm đối với nấm Rhizopus sp. ở thời điểm 48 GSĐKT Đc: Đối chứng. (A) Hiệu quả của Tilt Super 300EC ở nồng độ 46,9 μl/100 ml đối với nấm Rhizopus sp. (B) Hiệu quả của Amistar 250SC ở nồng độ 375,2 μl/100 ml đối với nấm Rhizopus sp. (C) Hiệu quả của Binhnomyl 50WP ở nồng độ 200 mg/100 ml đối với nấm Rhizopus sp. (D) Hiệu quả của Comcat 150 WP ở nồng độ 15,625mg/100 ml đối với nấm Rhizopus sp. 30 Hiệu quả ức chế (%) của các loại thuốc hoá học đối với nấm Rhizopus sp. trong điều kiện in vitro được trình bày trong Bảng 3.4. Các nghiệm thức xử lý Tilt Super 300EC, Amistar 250SC và Binhnomyl 50WP đều có hiệu quả ức chế nấm Rhizopus sp. cao và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Ở thời điểm 48 GSĐKT, các nghiệm thức xử lý Amistar 250SC đều có hiệu quả ức chế nấm thấp hơn các nghiệm thức xử lý Tilt Super 300EC (các nghiệm thức xử lý Tilt Super 300EC hiệu quả ức chế đều là 94,4%); hai nghiệm thức xử lý Amistar 250SC ở nồng độ 37,52 μl/100 ml, 66,67 μl/100 ml cho hiệu quả ức chế tương đương nhau (hiệu quả ức chế đều là 81,1%) và cao hơn so với nghiệm thức xử lý ở nồng độ 133,33 μl/100 ml (hiệu quả ức chế là 75,6%). Trên các nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP, ở thời điểm 24 GSĐKT, hai nghiệm thức xử lý ở nồng độ 100 mg/100 ml và 200 mg/100 ml cho hiệu quả ức chế nấm tương đương nhau về mặt thống kê (hiệu quả ức chế lần lượt là 40,1% và 49,1%), nghiệm thức xử lý ở nồng độ 50 mg/100 ml cũng cho hiệu quả ức chế nấm nhưng thấp hơn (hiệu quả ức chế 35,4%); ở thời điểm 48 GSĐKT, nghiệm thức xử lý ở nồng độ 200 mg/100 ml cho hiệu quả ức chế nấm cao (hiệu quả ức chế là 44,2%), nghiệm thức xử lý ở nồng độ 100 mg/100 ml cũng cho hiệu quả ức chế nấm nhưng thấp hơn (hiệu quả ức chế là 35,3%), nghiệm thức xử lý ở nồng độ 50 mg/100 ml cũng cho hiệu quả ức chế nấm nhưng thấp nhất (hiệu quả ức chế là 28,7%). Các nghiệm thức xử lý Comcat 150WP không cho hiệu quả ức chế nấm và không khác biệt so với đối chứng. Tuy nhiên ở thời điểm 24 GSĐKT, các nghiệm thức xử lý Comcat 150WP ở nồng độ 15,625 mg/100 ml, 31,25 mg/100 ml và 62,5 mg/100 ml cho hiệu quả ức chế nấm nhưng rất thấp (hiệu quả ức chế lần lượt là 1,8%, 0,9% và 2,2%) (Bảng 3.4). Như vậy, các nghiệm thức xử lý Tilt Super 300EC cho hiệu quả ức chế nấm Rhizopus sp. cao hơn các loại thuốc khác. Các nghiệm thức xử lý Amistar 250SC có hiệu quả ức chế sự nấm nhưng thấp hơn. Các nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP có hiệu quả ức chế nấm thấp nhất. Các nghiệm thức xử lý Comcat 150WP không có hiệu quả ức chế và không khác biệt so với đối chứng. 31 Bảng 3.4. Hiệu quả ức chế (%) nấm Rhizopus sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro Nghiệm thức Loại thuốc N ng độ Comcat 150WP 15,625 mg/100 ml PDA Thời điểm quan sát GSDKT 24h 48h 1,8 d 0,0 g Comcat 150WP 31,25 mg/100 ml PDA 0,9 Comcat 150WP 62,5 mg/100 ml PDA 2,2 Tilt Super 300EC 46,9 μl/100 ml PDA 88,9 a 94,4 a Tilt Super 300EC 93,8 μl/100 ml PDA 88,9 a 94,4 a Tilt Super 300EC 187,6 μl/100 ml PDA 88,9 a 94,4 a Amistar 250SC 37,52 μl/100 ml PDA 84,5 a 81,1 b Amistar 250SC 66,67 μl/100 ml PDA 84,5 a 81,1 b Amistar 250SC 133,33 μl/100 ml PDA 84,5 a 75,6 Binhnomyl 50WP 50 mg/100 ml PDA 35,4 c 28,7 Binhnomyl 50WP 100 mg/100 ml PDA 40,1 bc 35,3 Binhnomyl 50WP 200 mg/100 ml PDA 49,1 b 44,2 Dc d 0,0 f 0,0 g 0,0 g c f e d 0,0 * 7,03 CV(%) Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % e g * 0,37 ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5 % 3.2 HIỆU QUẢ CỦA BỐN LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM Fusarium sp. VÀ NẤM Rhizopus sp. 3.2.1 Hiệu quả của bốn loại dịch trích thực vật đối với nấm Fusarium sp. Kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức xử lý dịch lá Neem có khả năng ức chế sự phát triển ĐKKT nấm Fusarium sp. và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Tuy nhiên, ở thời điểm 144 và 168 GSĐKT, nghiệm thức xử lý ở nồng độ 4% không có hiệu quả ức chế ĐKKT nấm. Các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Cỏ hôi đều có khả năng ức chế sự phát triển ĐKKT nấm tương đương các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Neem và khác biệt so với đối chứng. Trong đó, ở thời điểm 24 và 96 GSĐKT, nghiệm thức xử lý ở nồng độ 4% có khả năng ức chế ĐKKT cao hơn so với hai nồng độ còn lại. Hầu như các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Lược vàng không có khả năng ức chế ĐKKT nấm và không khác biệt so với đối chứng. Tuy nhiên, ở thời điểm 24 và 48 GSĐKT, nghiệm thức xử lý ở nồng độ 2% có khả năng ức chế ĐKKT nấm và khác biệt so với đối chứng. Các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Húng tây hầu như không có khả năng ức chế ĐKKT nấm, nhưng ở thời 32 điểm 24 và 48 GSĐKT, nghiệm thức xử lý ở nồng độ 4% có khả năng ức chế ĐKKT nấm và khác biệt so với đối chứng (Bảng 3.5 và Hình 3.3). Như vậy, các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Neem và lá Cỏ hôi có khả năng ức chế sự phát triển ĐKKT của nấm Fusarium sp. và khác biệt so với đối chứng. Các nghệm thứ xử lý dịch trích lá Lược vàng và lá Húng tây không có khả năng ức chế ĐKKT nấm. 33 Bảng 3.5. Đường kính cm khuẩn ty nấm Fusarium sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại dịch trích thực vật trong điều kiện in vitro Nghiệm thức Loại dịch trích Thời điểm quan sát GSĐKT s N ng độ 24h 48h 72h 96h 120h 2% 1,3 c 2,7 b 3,9 b 5,1 b 6,1 Lá Neem 4% 1,3 c 2,7 b 3,9 b 5,1 b 6,2 bc 7,2 bc 8,3 ab Lá Neem 8% 1,3 c 2,7 b 4,0 b 5,1 b 6,1 c 7,1 c 8,1 c Lá Cỏ hôi 2% 1,3 c 2,7 b 4,0 b 5,1 b 6,1 c 7,1 c 8,1 c Lá Cỏ hôi 4% 1,2 2,7 b 3,9 b 5,0 c 6,1 c 7,1 c 8,1 c Lá Cỏ hôi 8% 1,3 2,7 b 4,0 b 5,1 b 6,1 c 7,1 c 8,2 bc Lá Lược vàng 2% 1,4 b 2,7 b 4,3 a 5,4 a 6,6 a 7,3 ab 8,5 a Lá Lược vàng 4% 1,5 a 2,8 a 4,3 a 5,4 a 6,4 b 7,3 ab 8,4 a Lá Lược vàng 8% 1,5 a 2,8 a 4,3 a 5,4 a 6,4 b 7,3 ab 8,4 a Lá Húng tây 2% 1,5 a 2,8 a 4,3 a 5,4 a 6,4 b 7,3 ab 8,4 a Lá Húng tây 4% 1,4 b 2,7 b 4,3 a 5,4 a 6,4 b 7,4 a 8,4 a Lá Húng tây 8% 1,5 a 2,8 a 4,3 a 5,4 a 6,4 b 7,3 ab 8,4 a 1,5 a 2,8 a 4,3 a 5,4 a 6,3 b 7,3 ab 8,5 a Dc Mức ý nghĩa CV (%) Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % c 7,0 c 168h Lá Neem d c 144h 8,0 c * * * * * * * 2,97 1,82 1,85 1,36 2,21 1,43 1,31 ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5 % 34 A B C D Đc c Hình 3.3. Hiệu quả ức chế của bốn loài dịch trích thực vật đối với nấm Fusarium sp. ở thời điểm 168 GSĐKT Đc: Đối chứng (A) Hiệu quả của dịch trích lá Neem ở nồng độ 2% đối với nấm Fusarium sp. (B) Hiệu quả của dịch trích lá Cỏ hôi ở nồng độ 2% đối với nấm Fusarium sp. (C) Hiệu quả của dịch trích lá Lược vàng ở nồng độ 4% đối với nấm Fusarium sp. (D) Hiệu quả của dịch trích lá Húng tây ở nồng độ 4% đối với nấm Fusarium sp. 35 Hiệu quả ức chế (%) của các loại dịch trích thực vật đối với nấm Fusarium sp. trong điều kiện in vitro được trình bày trong Bảng 3.6. Các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Neem có hiệu quả ức chế nấm Fusarium sp. Tuy nhiên, ở thời điểm 144 và 168 GSĐKT, nghiệm thức xử lý ở nồng độ 4% không cho hiệu quả ức chế. Các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Cỏ hôi có hiệu quả ức chế nấm tương đương các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Neem, nhưng ở thời điểm 120 GSĐKT, các nghệm thức không khác biệt so với đối chứng. Các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Lược vàng không có hiệu quả ức chế nấm. Tuy nhiên, ở thời điểm ở thời điểm 24 và 48 GSĐKT, nghiệm thức xử lý ở nồng độ 2% có hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm và khác biệt so với đối chứng. Các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Húng tây không có hiệu quả ức chế nấm và không khác biệt so với đối chứng nhưng ở thời điểm 24 và 48 GSĐKT, nghiệm thức xử lý ở nồng độ 4% có hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm (Bảng 3.6). Như vậy, các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Neem và lá Cỏ hôi đều có hiệu quả ức chế nấm Fusarium sp. và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Lược vàng và lá Húng tây không ức chế nấm. Tóm lại, qua kết quả Thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Neem có hiệu quả ức chế nấm Fusarium sp. Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Đăng Khánh và ctv. (2007) thì sản phẩm chiết suất từ nhân hạt neem có tác dụng ức chế sự sinh trưởng đối với nấm Fusarium oxysporum, tương tự kết quả nghiên cứu trong đề tài này. Các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Cỏ hôi cũng có hiệu quả ức chế nấm nhưng thấp hơn. Các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Lược vàng và lá Húng tây không có hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm. 36 Bảng 3.6. Hiệu quả ức chế (%) nấm Fusarium sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro Nghiệm thức Loại dịch trích Thời điểm quan sát GSĐKT N ng độ 24h 48h 72h 96h 120h 144h 168h Lá Neem 2% 13,3 ab 3,6 a 8,4 a 3,4 a 4,1 4,9 a 5,4 a Lá Neem 4% 13,3 ab 2,9 ab 8,4 a 4,5 a 1,9 1,3 bcde 1,8 bc Lá Neem 8% 13,3 ab 4,3 a 7,9 a 5,2 a 3,8 3,5 ab 4,3 a Lá Cỏ hôi 2% 12,0 ab 5,0 a 7,9 a 5,6 a 3,5 3,0 abcd 4,7 a Lá Cỏ hôi 4% 17,3 a 4,3 a 8,4 a 7,0 a 3,8 3,3 abc 4,7 a Lá Cỏ hôi 8% 14,7 a 3,6 a 6,0 a 4,5 a 3,1 2,7 abcd 2,8 ab Lá Lược vàng 2% 6,7 3,6 a 0,9 b 0,0 b 0,0 0,8 bcde 0,0 Lá Lược vàng 4% 0,0 d 1,4 bc 0,9 b 0,4 b 0,0 0,3 de 0,7 bc Lá Lược vàng 8% 0,0 d 0,0 c 0,5 b 0,0 b 0,0 0,0 e 0,5 Lá Húng tây 2% 2,7 cd 1,4 bc 0,9 b 0,0 b 0,0 0,0 e 0,5 bc Lá Húng tây 4% 5,3 c 2,9 ab 0,5 b 0,4 b 0,0 0,0 e 0,5 c Lá Húng tây 8% 0,0 d 0,0 c 0,0 b 0,0 b 0,0 0,0 e 0,2 c 0,0 d 0,0 c 0,0 b 0,0 b 0,0 0,0 e 0,0 c Dc Mức ý nghĩa CV (%) Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % bc c c * * * * ns * * 10,69 36,81 25,11 18,96 11,04 24,35 21,61 ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5 % 37 3.2.2 Hiệu quả của bốn loại dịch trích thực vật đối với nấm Rhizopus sp. Kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Neem và lá Cỏ hôi có khả năng ức chế khuẩn ty nấm Rhizopus sp. và khác biệt so với đối chứng. Tuy nhiên, hiệu quả ức chế khác nhau tuỳ nồng độ; nghiệm thức xử lý dịch trích là Neem ở nồng độ 8% có khả năng ức chế khuẩn ty nấm cao, ở nồng độ 4% thấp hơn và thấp nhất ở nồng độ 2%. Tương tự, đối với dịch trích lá Cỏ hôi thì nghiệm thức xử lý ở nồng độ 8% có khả năng ức chế khuẩn ty nấm cao hơn so với hai nghiệm thức xử lý hai nồng độ còn lại ở thời điểm 48 GSĐKT. Các nghiệm thức xử lý dịch trịch lá Húng tây không có khả năng ức chế khuẩn ty nấm. Các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Lược vàng ở thời điểm 24 GSĐKT kích thích khuẩn ty nấm phát triển. Tuy nhiên, đến thời điểm 48 GSĐKT, nghiệm thức xử lý ở nồng độ 2% có khả năng ức chế khuẩn ty nấm và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng, hai nghiệm thức ở hai nồng độ còn lại không có khả năng ức chế khuẩn ty nấm (Bảng 3.7 và Hình 3.4). Như vậy, các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Neem có khả năng ức chế khuẩn ty nấm Rhizopus sp. Tuy nhiên, hiệu quả ức chế khác nhau tuỳ nồng độ. Các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Cỏ hôi cũng có khả năng ức chế khuẩn ty nấm nhưng thấp hơn dịch trích lá Neem. Các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Húng tây không có khả năng ức chê khuẩn ty nấm. Các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Lược vàng không có khả năng ức chế khuẩn ty nấm nhưng nghiệm thức ở nồng độ 2% lại có khả năng ức chế nấm. 38 Bảng 3.7. Đường kính (cm) khuẩn ty nấm Rhizopus sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại dịch trích thực vật trong điều kiện in vitro Nghiệm thức Loại dịch trích Thời điểm quan sát GSĐKT) N ng độ 24h 48h Lá Neem 2% 2,2 e 6,9 f Lá Neem 4% 1,7 f 5,4 g Lá Neem 8% 1,5 g 4,7 Lá Cỏ hôi 2% 3,2 d 8,5 cd Lá Cỏ hôi 4% 3,2 d 8,3 d Lá Cỏ hôi 8% 3,1 d 8,1 e Lá Lược vàng 2% 4,3 b 8,6 Lá Lược vàng 4% 4,3 b 9,0 a Lá Lược vàng 8% 4,5 a 9,0 a Lá Húng tây 2% 4,2 c 8,8 ab Lá Húng tây 4% 4,1 c 8,8 ab Lá Húng tây 8% 4,2 c 8,9 ab 4,2 c 9,0 a Dc Mức ý nghĩa CV (%) Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % h c * * 2,39 1,61 ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5 % 39 A B C D Đc Hình 3.4. Hiệu quả của bốn loại dịch trích thực vật đối với nấm Rhizopus sp. ở thời điểm 48 GSĐKT Đc: Đối chứng (A) Hiệu quả của dịch trích lá Neem ở nồng độ 8% đối với nấm Rhizopus sp. (B) Hiệu quả của dịch trích lá Cỏ hôi ở nồng độ 8% đối với nấm Rhizopus sp. (C) Hiệu quả của dịch trích lá Lược vàng ở nồng độ 2% đối với nấm Rhizopus sp. (D) Hiệu quả của dịch trích lá Húng tây ở nồng độ 2% đối với nấm Rhizopus sp. 40 Hiệu quả ức chế (%) của các loại dịch trích thực vật đối với nấm Rhizopus sp. trong điều kiện in vitro được trình bày trong Bảng 3.8. Các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Neem đều có hiệu quả ức chế nấm Rhizopus sp. cao và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Trong đó, ở thời điểm 48 GSĐKT, nghiệm thức xử lý ở nồng độ 2% có hiệu quả ức chế thấp hơn hai nghiệm thức xử lý ở hai nồng độ còn lại. Các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Cỏ hôi cũng có hiệu quả ức chế nấm nhưng thấp hơn các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Neem và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng; ở thời điểm 48 GSĐKT, nghiệm thức xử lý ở nồng độ 2% có hiệu quả thấp hơn nghiệm thức xử lý ở nồng độ 8%. Các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Húng tây không có hiệu quả ức chế nấm ở thời điểm 24 GSĐKT. Tuy nhiên, đến thời điểm 48 GSĐKT, các nghiệm thức xử lý lại có hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm nhưng rất thấp và khác biệt so với đối chứng; nghiệm thức xử lý ở nồng độ 8% có hiệu quả ức chế thấp hơn hai nghiệm thức xử lý ở hai nồng độ còn lại. Các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Lược vàng không có ức chế khuẩn ty nấm. Tuy nhiên, ở thời điểm 48 GSĐKT, nghiệm thức xử lý ở nồng độ 2% có hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (Bảng 3.8). Như vậy, các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Neem và Cỏ hôi đều có hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Trong đó, dịch trích lá Neem cho hiệu quả cao hơn. Các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Húng tây đến thời điểm 48 GSĐKT mới bắt đầu cho hiệu quả ức chế nấm. Các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Lược vàng không ó hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm và không khác biệt so với đối chứng; trừ nghiệm thức xử lý ở nồng độ 2% có hiệu quả ức chế ở thời điểm 48 GSĐKT và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Tóm lại, qua kết quả Thí nghiệm cho thấy, các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Neem cho hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm Rhizopus sp. cao. Tiếp đến là các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Lược vàng cũng có hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm nhưng thấp hơn. Các nghiệm thức xử lý dịch trích lá Lược vàng và lá Húng tây cũng có hiệu quả ức chế nấm nhưng rất thấp. 41 Bảng 3.8. Hiệu quả ức chế (%) nấm Rhizopus sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro Nghiệm thức Loại dịch trích N ng độ Lá Neem 2% Lá Neem 4% Lá Neem 8% Lá Cỏ hôi 2% Lá Cỏ hôi 4% Lá Cỏ hôi 8% Lá Lược vàng 2% Lá Lược vàng 4% Lá Lược vàng 8% Lá Húng tây 2% Lá Húng tây 4% Lá Húng tây 8% Dc Mức ý nghĩa CV (%) 47,1 a 59,6 a 64,4 a 22,6 b 23,0 b 25,0 b 0,0 c 0,0 c 0,0 c 0,4 c 1,9 c 0,0 c 0,0 c * 9,32 Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % Thời điểm quan sát GSĐKT 24h 48h 23,1 b 39,8 a 48,2 a 6,0 d 7,6 cd 9,8 c 4,5 e 0,0 h 0,0 h 2,0 f 2,4 ef 0,9 g 0,0 h * 15,51 ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5 % 42 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận  Đối với nấm Fusarium sp. Trong điều kiện in vitro, bốn loại thuốc thử nghiệm chứa các hoạt chất khác nhau thì có ba loại thuốc có hiệu quả ức chế sự phát triển hai loại nấm Fusarium sp., còn thuốc Comcat 150 WP không có hiệu quả ức chế sự phát triển nấm. Trong đó, thuốc Binhnomyl 50WP có hiệu quả đối với nấm Fusarium sp. cao hơn so với Tilt Super 300EC và Amistar 250SC (ở thời điểm 168 GSĐKT hiệu quả ở cả ba nồng độ đều là 94,4%), thuốc Tilt Super 300EC cho hiệu quả nhưng thấp hơn (ở thời điểm 168 GSĐKT hiệu quả ở cả ba nồng độ lần lượt là 76,0%, 80,0%, 84,4%), thuốc Amistar 250SC cho hiệu thấp nhất (ở thời điểm 168 GSĐKT hiệu quả ở cả ba nồng độ lần lượt là 33,8%, 40,4%, 35,3%). Trong điều kiện in vitro, dịch trích lá Neem và lá Cỏ hôi đều cho hiệu quả đối với nấm Fusarium sp. tương đương nhau về mặt thông kê. Tuy nhiên ở thời 144 và 168 GSĐKT, nghiệm thức xử lý dịch trích lá Neem ở nồng độ 4% không cho hiệu quả với hiệu quả lần lượt là 1,3% và 1,8%. Dịch trích lá Lược vàng và lá Húng tây không cho hiệu quả đối với nấm. Tuy nhiên ở thời điểm 24 và 48 GSĐKT, nghiệm thức xử lý dịch trích lá Lược vàng 2% cho hiệu đối với nấm (6,7% và 3,6%) và lá Húng tây 4% cho hiệu quả đối với nấm (5,3% và 2,9%).  Đối với nấm Rhizopus sp. Trong điệu kiện in vitro, bốn loại thuốc thử nghiệm chứa các hoạt chất khác nhau thì có ba loại thuốc có hiệu quả ức chế sự phát triển hai loại nấm Rhizopus sp., còn thuốc Comcat 150 WP không có hiệu quả ức chế sự phát triển nấm. Trong đó, thuốc Tilt Super 300EC có hiệu quả đối với nấm Fusarium sp. cao hơn so với Amistar 250SC và Binhnomyl 50WP (ở thời điểm 168 GSĐKT hiệu quả ở cả ba nồng độ đều là 94,4%), thuốc Amistar 250SC cho hiệu quả nhưng thấp hơn (ở thời điểm 168 GSĐKT hiệu quả ở cả ba nồng độ lần lượt là 81,1%, 81,1%, 75,6%), thuốc Binhnomyl 50WP cho hiệu thấp nhất nhất (ở thời điểm 168 GSĐKT hiệu quả ở cả ba nồng độ lần lượt là 28,7%, 35,3%, 44,2%). Trong điệu kiện in vitro, dịch trích lá Neem và lá Cỏ hôi đều cho hiệu quả đối với nấm Rhizopus sp. Trong đó, dịch trích lá Neem cho hiệu quả cao hơn (ở thời điểm 48 GSĐKT, hệu quả ở cả ba nồng độ lần lượt là 23,1%, 39,8%, 48,2%), còn dịch trích lá Cỏ hôi (ở thời điểm 48 GSĐKT, hệu quả ở cả ba nồng độ lần lượt là 43 6,0%, 9,8%, 4,5%). Nghiệm thức xử lý lá Lược vàng ở nồng độ 2% cho hiệu quả (ở thời điểm 48 GSĐKT là 4,5%), còn hai nghiệm thức xử lý ở hai nồng độ còn lại thi không có hiệu quả. Các nghiệm thức xử lý lá Húng tây đều cho hiệu quả đối với nấm ở thời điểm 48 GSĐKT ( hiệu quả lần lượt là 2,0%, 2,4%, 0,9%). 2. Đề nghị Tiếp tục khảo sát hiệu quả hai loại thuốc thuốc Binhnomyl 50 WP, Tilt Super 300EC và hai loại dịch trích lá Neem, lá Cỏ hôi đối với nấm Fusarium sp. ở điều kiện nhà lưới. Tiếp tục khảo sát hiệu quả hai loại thuốc thuốc Tilt Super 300 EC, Amistar 250SC và hai loại dịch trích lá Neem, lá Cỏ hôi đối với nấm Rhizopussp. ở điều kiện nhà lưới. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Cao Thị Cẩm Tú (2010). Khảo sát khả năng hạn chế bệnh cháy bìa lá lúa (Xanthomonas oryzae pv. oryzae) của ba loại dịch trích thực vật bằng phương pháp áo hạt kết họp với phun qua lá. sLuận văn kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật. Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng. Đại học Cần Thơ. 2. Diệp Huỳnh Như (2006). Khảo sát thành phần hoạt chất và tác động của dầu Neem (Azadirachta indica A. Juss) đối với sâu xanh (Heliothis armiera) 3. Dương Hoàng Thanh (2011). Đánh giá khả năng hạn chê bệnh hại lúa của dịch trích cỏ cứt heo (Ageratum conyzoides L.) và cỏ hôi (Eupatorium odaratum L.) tại huyện Cờ Đỏ, tp Cần Thơ vụ hè thu 2010. Luận văn kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ 4. Đỗ Huy Bích và ctv. (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (I). Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 1138 trang. 5. Đỗ Huy Bích và (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (II). Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 1255 trang. 6. Đỗ Tất Lợi (2003). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản y học. 1274 trang. 7. Hồ Văn Thơ (2007). Giám định thành phần nấm gây bệnh trên hạt lúa tại An Giang và Đồng Tháp trong vụ Đông Xuân 2005-2006, Hè Thu 2006 và hiệu quả của một số loại thuốc đối với nấm Trichoconis padwickii và Diplodina sp. Luận tốt nghiệp kỹ sư. Trường Đại học Cần Thơ. 8. Lê Thanh Toàn (2011). Giáo trình bệnh cây chuyên khoa – phần virus trên lúa. Bộ môn Bảo vệ Thực vật. Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ. 40 trang. (Tài liệu lưu hành nội bộ) 9. Lương Minh Châu, Ngô Lực Cường, Trần Thị Kiều Trang, Phan Thị Bền và Hoàng Đức Cát (1998). Hiệu quả của các biện pháp xử lý hạt giống đối với sâu bệnh hại lúa. Báo cáo chương trình cải tiến giống lúa cao sản, phẩm chất gạo tốt và hệ thống phát triển hệ thống sản xuất hạt giống lúa tỉnh Cần Thơ 1996-1998. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 10. IRRI (1983). Sổ tay Những thiệt hại trên ruộng lúa nhiệt đới. 78 trang. 11. Phạm Văn Hai, Trần Thị Ánh Hồng (2009). Phân lập các hợp chất Sterol, Flavonoid, Coumarin từ cây lược vàng tỉnh Quảng Nam. Tập chí khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng 3: 133-141. 12. Phạm Văn Dư (2004). Kết quả điều tra sức khỏe hạt giống phục vụ cho nghiên cứu và sản suất hạt giống lúa chất lượng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Số 9-10 năm 2004. Trang 1184-1187. 13. Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen (1993). Sâu bệnh hại lúa quan trọng tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Tháp. 14. Phạm Văn Kim (2006). Một số bệnh hại quan trọng trên lúa tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bộ môn Bảo vệ thực vật. Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ. Bài giảng dạng điện tử. 15. Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam III . Nhà xuất bản Trẻ. 999 trang. 45 16. Phan Thị Hồng Thúy (2009). Kết quả nghiên cứu ứng dụng sự kích kháng trong quản lý bệnh cháy lá và đốm nâu trên lúa với ba loại dịch trích thực vật trong điều kiện nhà lưới. Luận văn thạc sỹ ngành Bảo vệ thực vật. Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ. 17. Reissig W. H., E. A. Heinrichs, K. Moody, L. Fiedler, W. Mew và A. T. Barrion (1993). Hướng dẫn biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại trên lúa ở châu Á nhiệt đới. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 18. Thái Hiền (2007). Giám định thành phần nấm gây bệnh trên hạt lúa tại Sóc Trăng và Hậu Giang trong vụ Đông Xuân 2005-2006, Hè Thu 2006 và hiệu quả của một số loại thuốc đối với các chủng Fusarium. Luận tốt nghiệp kỹ sư. Trường Đại học Cần Thơ. 19. Trần Quang Hùng (1999). Thuốc bảo vệ thực vật. Hà Nội: Nhà xuất bản nông nghiệp. 349 trang. 20. Trần Thị Thu Thủy (2005). Bài giảng bệnh truyền qua hạt. Bộ môn Bảo vệ thực vật. Trường Đại học Cần Thơ. 21. Trần Thị Thu Thuỷ (2011). Xác định nấm gây bệnh lem lép hạt lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ năm 2011. Trang 155-163. 22. Trần Văn Hai (1999). Kết quả nghiên cứu bệnh lem lép hạt lúa và hiệu quả phòng trừ một số loại thuốc hóa học 1995-1997. Báo cáo nghiên cứu cấp bộ. Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng. Đại học Cần Thơ. 87 trang. 23. Trần Văn Hai (2005). Giáo trình quá bảo vệ thực vật. Bộ môn Bảo vệ thực vật. Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng. Đại học Cần Thơ. 364 trang. 24. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được pháp sự dụng ở Việt Nam (2013). Bộ nông nghiệp và pháp triển nông thôn. 25. Mueller K. E. 1983. Những thiệt hại trên lúa nhiệt đới. IRRI. 172 trang. 26. Nguyễn Văn Bá, Cao Ngọc Điệp và Nguyễn Văn Thành (2005.) Giáo trình nấm học. Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học. Trường Đại học Cần Thơ. 97 trang. 27. Nguyễn Ngọc Đệ (2008). Giáo trình Cây lúa. Viện nghiên cứu & Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Trường Đại học Cần Thơ. 243 trang. 28. Nguyễn Thanh Nam (2012). Giám định bệnh do nấm trên hạt lúa tại tỉnh hậu giang trong vụ Hè Thu và Thu Đông năm 2011 và Đông Xuân 2011-2012.. Luận văn kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ. 29. Vũ Đặng Khánh, Vũ Văn Độ và Nguyễn Tiến Thắng (2007). Khảo sát hoạt tính ức chế một số loại nấm gây bệnh cây của sản phẩm chiết xuất từ nhân hạt xoan chịu hạn (Azadirachta indica A. Juss) trồng tại Việt Nam. Hội nghị khoa học công nghệ. Phần III Công nghệ các chất có hoạt tính sinh học. 30. Vũ Văn Độ và ctv. (2006). Chiết tách, tinh sạch và khảo sát tác dụng đối kháng vi sinh vật của salanin từ nhân hạt cây xoan Ấn Độ (Azadirachta indica A. Juss) trồng tại Việt Nam.Tạp chí khoa học công nghệ, tập 44 số 2, trang 24 -31. 31. Võ Thị Thu Ngân và ctv. (2012). Bước đầu khảo sát vi khuẩn gây hại trên hạt lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hội thảo quốc gia bệnh hại thực vật ở Việt Nam lần thứ 11. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 32. Võ Văn Chi (1997). Cây thuốc trị bệnh thông dụng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. 295 trang. 33. Vũ Triệu Mân (2007). Giáo trình bệnh cây chuyên khoa. Trường Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội. 233 trang. 46 34. Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998). Bệnh cây nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. 295 trang. PHẦN TIẾNG ANH 1. Amadioha. A.C (2000). Controlling rice blast in vitro and vivo with extracts of Azadirachta indica. Crop protection 19: 287-290. 2. CABI. 2003. Crop Protection Compedium. CAB International. 3. Chernenko, T.V., N.T. UI’chenko, A.I. Glushenkova and D. Redzhepov (2007). Chemical investigation of Callisia fragrans. Chemistry of Natural Compounds, Vol. 43, No. 3. pp 253 – 255. 4. Dhinggra O.D. and J.B. Sinclair (1995). Basic plant pathology methods (2nd edition). CRC Press. 434p. 5. Fravel D. R., Deahl K. L. and Stommel J.R. (2005). Compatibility of the biocontrol fungus Fusarium oxysporumstrain CS-20 with selected fungicides 6. Islam M. S., Q. S. A. Jahan, K. Bunnarith, S. Viangkum and S. D. Merca (2000). Evaluation of seed health of some rice varieties under different conditions. Bot. Bull. Acad. Sin. 41: 293-297. 7. Khanzada K. A., M. A. Rajput, G. S. Shah, A. M. Lodhii and F. Mehboob (2002). Effect of seed dressing fungicides for the control of seed borne mycoflora of Wheat. Asian J. Plant Sci. 1(4): 441-444. 8. Mathur S. S. and O. Kongsdal (2000). Common taboratory seed health testing methodsfor detecting fungi. Institute of Seed Pathology. Copenhagen. 9. Mamza W. S. , Zarafi A. B. and O. Alabib (2008). In vitroevaluaion of six fungicides on radial mycelial growth and regrowth of Fusarium pallidoroseumisolated from castor (Ricinus communis) in Samaru, Nigeria 10. Mew T. W. and J. K. Misra. 1994. A manual of rice seed health testing. IRRI Philippines. 113p. Mew T. W. and P. Gonzales (2002). Ahandbook of rice seedborne fungi. IRRI. 83p. 11. Nguefack J., V. Leth, J.B. Lekagne Dongmo, J. Torp, P.H. Amvam Zollo and S. Nyasse (2008). Use of three essential oils as seed treatments against seed borne fungi of rice (Oryza sativa L.). American-Eurasian J. Agric. & Environ. Science 4 (5): 554-556. 12. Nghiep V. H and et al (2001). Effect of cleaning on seed health and seed germination of rice. OmonRice 9: 138-139. 13. Ou S. H. (1985). Rice disease. 2nd Edition. Commonwealth Mycology Institute. Surrey. England. 380p. 14. Richardson M. J (1981). Supplements to an annotated list of seedborne diseases. Commonwealth Agricultural Bureaux. 78p. 15. Yeasmin F., M. Ashrafuzzaman and I. Hossain. Effects of garlic extract, allamanda leaf extract and provax -200 on seed borne fungi of rice. The Agriculturists 10 (1): 46-50. 47 MỘT SỐ WEBSITE 1. http://www.vaas.org.vn/images/caylua/10/079_lemlephat.htm (Ngân hàng kiến thức trồng lúa, 2013) 2. http://baovecaytrong.com (Bào vệ cây trồng, 2013). 48 PHỤ CHƯƠNG CÁC BẢNG PHÂN TÍCH THỐNG KÊ Thí nghiệm 1. Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hoá học đối với nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. gây bệnh lem lép hạt lúa trong điệu kiện in vitro Phụ bảng 1: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty nấm nghiệm thuốc hóa học vào thời điểm 24h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 12 14,535 1,211 Sai số 52 0,116 0,002 Tổng 64 14,651 CV= 5,15% Phụ bảng 2: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty nấm nghiệm thuốc hóa học vào thời điểm 48h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 12 74,133 6,178 Sai số 52 0,148 0,003 Tổng 64 74,281 CV= 3,39% Phụ bảng 3: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty nấm nghiệm thuốc hóa học ở thời điểm 72h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 12 170,226 14,186 Sai số 52 0,240 0,005 Tổng 64 170,466 CV= 3,10% Phụ bảng 4: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty nấm nghiệm thuốc hóa học vào thời điểm 96h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 12 304,863 25,405 Sai số 52 0,448 0,009 Tổng 64 305,311 CV= 3,22% Fusarium sp. ở thí F Prob 542,989 0,0000 Fusarium sp. ở thí F Prob 2170,550 0,0000 Fusarium sp. ở thí F Prob 3073,530 0,0000 Fusarium sp. ở thí F Prob 2948,827 0,0000 Phụ bảng 5: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty nấm Fusarium sp. nghiệm thuốc hóa học vào thời điểm 120h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F động do phương bình phương Nghiệm thức 12 483,674 40,306 4294,923 Sai số 52 0,488 0,009 Tổng 64 484,162 CV= 2,73% Phụ bảng 6: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty nấm Fusarium sp. nghiệm thuốc hóa học vào thời điểm 144h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F động do phương bình phương Nghiệm thức 12 677,971 56,498 6386,692 Sai số 52 0,460 0,009 Tổng 64 678,431 CV= 2,26% Phụ bảng 7: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty nấm Fusarium sp. nghiệm thuốc hóa học vào thời điểm 168h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F động do phương bình phương Nghiệm thức 12 779,081 64,923 23444,557 Sai số 52 0,144 0,003 Tổng 64 CV= 1,14% Phụ bảng 8: Bảng ANOVA hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm Fusarium sp. nghiệm thuốc hóa học vào thời điểm 24h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F động do phương bình phương Nghiệm thức 12 5,865 0,489 20,687 Sai số 52 1,228 0,024 Tổng 64 7,093 CV= 8,93% Phụ bảng 9: Bảng ANOVA hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm Fusarium sp. nghiệm thuốc hóa học vào thời điểm 48h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F động do phương bình phương Nghiệm thức 12 13,468 1,122 71,196 Sai số 52 0,820 0,016 Tổng 64 14,288 CV= 7,90% ở thí Prob 0,0000 ở thí Prob 0,0000 ở thí Prob 0,0000 ở thí Prob 0,0000 ở thí Prob 0,0000 Phụ bảng 10: Bảng ANOVA hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm nghiệm thuốc hóa học vào thời điểm 72h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 12 13,098 1,091 Sai số 52 0,729 0,014 Tổng 64 13,827 CV= 7,30% Phụ bảng 11: Bảng ANOVA hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm nghiệm thuốc hóa học vào thời điểm 96h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 12 11,815 0,985 Sai số 52 1,036 0,020 Tổng 64 12,851 CV=% Phụ bảng 12: Bảng ANOVA hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm nghiệm thuốc hóa học vào thời điểm 120h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 12 15,021 1,252 Sai số 52 0,739 0,014 Tổng 64 15,760 CV=% Phụ bảng 13: Bảng ANOVA hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm nghiệm thuốc hóa học ở thời điểm 144h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 12 18,256 1,521 Sai số 52 0,581 0,011 Tổng 64 CV=% Phụ bảng 14: Bảng ANOVA hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm nghiệm thuốc hóa học ở thời điểm 168h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 12 39,017 3,251 Sai số 52 0,002 0,000 Tổng 64 39,019 CV= 0,50% Fusarium sp. ở thí F Prob 77,861 0,0000 Fusarium sp. ở thí F Prob 49,435 0,0000 Fusarium sp. ở thí F Prob 88,082 0,0000 Fusarium sp. ở thí F Prob 136,070 0,0000 Fusarium sp. ở thí F Prob 76406,163 0,0000 Phụ bảng 15: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty nấm Rhizopus sp. ở thí nghiệm thuốc hóa học vào thời điểm 24h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do phương bình phương Nghiệm thức 12 183,392 15,283 9460,711 0,0000 Sai số 52 0,084 0,002 Tổng 64 183,476 CV=1,78% Phụ bảng 16: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty nấm Rhizopus sp.ở thí nghiệm thuốc hóa học vào thời điểm 48h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do phương bình phương Nghiệm thức 12 777,015 64,751 40084,181 0,0000 Sai số 52 0,084 0,002 Tổng 64 777,099 CV=% Phụ bảng 17: Bảng ANOVA hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm Rhizopus sp. ở thí nghiệm thuốc hóa học vào thời điểm 24h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do phương bình phương Nghiệm thức 12 30,851 2,571 268,093 0,0000 Sai số 52 0,499 0,010 Tổng 64 31,350 CV= 7,03% Phụ bảng 18: Bảng ANOVA hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm Rhizopus sp. ở thí nghiệm thuốc hóa học vào thời điểm 48h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do phương bình phương Nghiệm thức 12 38,921 3,243 136145,094 0,0000 Sai số 52 0,001 0,000 Tổng 64 38,922 CV=0,37% Thí nghiệm 2. Khảo sát hiệu quả của một số loại dịch trích thực vật đối với nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. gây bệnh lem lép hạt lúa trong điệu kiện in vitro Phụ bảng 19: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty nấm Fusarium sp. ở thí nghiệm dịch trích thực vật vào thời điểm 24h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do phương bình phương Nghiệm thức 12 0,590 0,049 29,030 0,0000 Sai số 52 0,088 0,002 Tổng 64 0,678 CV= 2,97% Phụ bảng 20: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty nấm nghiệm dịch trích thực vật vào thời điểm 48h quan sát., Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 12 0,146 0,012 Sai số 52 0,128 0,002 Tổng 64 0,274 CV= 1,82% Phụ bảng 21: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty nấm nghiệm dịch trích thực vật vào thời điểm 72h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 12 1,638 0,137 Sai số 52 0,304 0,006 Tổng 64 1,942 CV= 1,85% Phụ bảng 22: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty nấm nghiệm dịch trích thực vật vào thời điểm 96h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 12 1,375 0,115 Sai số 52 0,264 0,005 Tổng 64 1,639 CV=1,36% Phụ bảng 23: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty nấm nghiệm dịch trích thực vật vào thời điểm 120h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 12 1,426 0,119 Sai số 52 1,000 0,019 Tổng 64 2,426 CV= 2,21% Phụ bảng 24: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty nấm nghiệm dịch trích thực vật vào thời điểm 144h quan sát., Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 12 1,109 0,092 Sai số 52 0,556 0,011 Tổng 64 1,665 CV= 1,43% Fusarium sp. ở thí F Prob 4,958 0,0000 Fusarium sp. ở thí F Prob 23,351 0,0000 Fusarium sp. ở thí F Prob 22,576 0,0000 Fusarium sp. ở thí F Prob 6,177 0,000 Fusarium sp. ở thí F Prob 8,640 0,0000 Phụ bảng 25: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty nấm Fusarium sp. nghiệm dịch trích thực vật vào thời điểm 168h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F động do phương bình phương Nghiệm thức 12 1,870 0,156 13,244 Sai số 52 0,612 0,012 Tổng 64 CV= 1,31% Phụ bảng 26: Bảng ANOVA hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm Fusarium sp. nghiệm dịch trích thức vật vào thời điểm 24h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F động do phương bình phương Nghiệm thức 12 2,630 0,219 14,587 Sai số 52 0,781 0,015 Tổng 64 3,412 CV= 10,69% Phụ bảng 27: Bảng ANOVA hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm Fusarium sp. nghiệm dịch trích thức vật vào thời điểm 48h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F động do phương bình phương Nghiệm thức 12 3,254 0,271 7,351 Sai số 52 1,918 0,037 Tổng 64 5,172 CV= 36,81% Phụ bảng 28: Bảng ANOVA hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm Fusarium sp. nghiệm dịch trích thức vật vào thời điểm 72h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F động do phương bình phương Nghiệm thức 12 7,869 0,656 30,222 Sai số 52 1,128 0,022 Tổng 64 8,998 CV= 25,11% Phụ bảng 29: Bảng ANOVA hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm Fusarium sp. nghiệm dịch trích thức vật vào thời điểm 96h quan sát., Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F động do phương bình phương Nghiệm thức 12 2,783 0,232 12,757 Sai số 52 0,945 0,018 Tổng 64 3,728 CV=18,96% ở thí Prob 0,0000 ở thí Prob 0,0000 ở thí Prob 0,0000 ở thí Prob 0,0000 ở thí Prob 0,0000 Phụ bảng 30: Bảng ANOVA hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm Fusarium sp. nghiệm dịch trích thức vật vào thời điểm 120h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F động do phương bình phương Nghiệm thức 12 0,464 0,039 2,188 Sai số 52 0,920 0,018 Tổng 64 1,385 CV= 11,04% Phụ bảng 31: Bảng ANOVA hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm Fusarium sp. nghiệm dịch trích thức vật vào thời điểm 144h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F động do phương bình phương Nghiệm thức 12 1,453 0,121 4,050 Sai số 52 1,555 0,030 Tổng 64 3,008 CV= 24,35% Phụ bảng 32: Bảng ANOVA hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm Fusarium sp. nghiệm dịch trích thức vật vào thời điểm 168h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F động do phương bình phương Nghiệm thức 12 1,468 0,122 4,930 Sai số 52 1,290 0,025 Tổng 64 2,759 CV= 21,61% Phụ bảng 33: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty nấm Rhizopus sp. nghiệm dịch trích thực vật vào thời điểm 24h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F động do phương bình phương Nghiệm thức 12 67,279 5,607 828,250 Sai số 52 0,352 0,007 Tổng 64 67,631 CV=2,39% Phụ bảng 34: Bảng ANOVA đường kính của khuẩn ty nấm Rhizopus sp. nghiệm dịch trích thực vật vào thời điểm 48h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F động do phương bình phương Nghiệm thức 12 123,970 10,331 624,655 Sai số 52 0,860 0,017 Tổng 64 124,830 CV=1,61% ở thí Prob 0,0262 ở thí Prob 0,0002 ở thí Prob 0,0000 ở thí Prob 0,0000 ở thí Prob 0,0000 Phụ bảng 35: Bảng ANOVA hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm Rhizopus sp. ở thí nghiệm thuốc hóa học vào thời điểm 24h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do phương bình phương Nghiệm thức 12 9,382 0,782 50,225 0,0000 Sai số 52 0,809 0,016 Tổng 64 10,191 CV= 9,32% Phụ bảng 36: Bảng ANOVA hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm Rhizopus sp. ở thí nghiệm thuốc hóa học vào thời điểm 48h quan sát. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình F Prob động do phương bình phương Nghiệm thức 12 17,048 1,421 94,856 0,0000 Sai số 52 0,779 0,015 Tổng 64 17,827 CV=15,51% [...]... nghiệm hiệu quả của các loại thuốc hóa học đối với nấm Fusarium sp (nấm Rhizopus sp.) gây lem lép hạt lúa 19 2.2 Sơ đồ bố trí thử nghiệm hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với nấm Fusarium sp (nấm Rhizopus sp.) gây lem lép hạt lúa 20 3.1 Hiệu quả của bốn loại thuốc hoá học đối với nấm Fusarium sp ở thời điểm 168 GSĐKT 24 3.2 Hiệu quả của bốn loại thuốc hoá học đối với nấm. .. Fusarium sp và nấm Rhizopus sp gây bệnh lem lép hạt lúa trong điều kiện in vitro đã được thực hiện, với mục tiêu: (1) Đánh giá hiệu quả các loại dịch trích thực vật đối với hai loại nấm Fusarium sp và Rhizopus sp nhằm tìm ra loại dịch trích thực vật có hiệu quả nhất (2) Đánh giá hiệu quả các loại thuốc hoá học đối với hai loại nấm Fusarium sp và Rhizopus sp nhằm tìm ra loại thuốc hoá học có hiệu quả nhất... khảo sát hiệu quả của 4 loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro 28 3.4 Hiệu quả ức chế (%) nấm Rhizopus sp ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro 31 3.5 Đƣờng kính (cm) khu n ty nấm Fusarium sp ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại dịch trích thực vật trong điều kiện in vitro 33 3.6 Hiệu quả ức chế (%) nấm Fusarium sp ở thí nghiệm khảo. .. nấm Rhizopus sp ở thời điểm 48 GSĐKT 29 3.3 Hiệu quả của bốn loại dịch trích thực vật đối với nấm Fusarium sp ở thời điểm 168 GSĐKT 34 3.4 Hiệu quả của bốn loại dịch trích thực vật đối với nấm Rhizopus sp ở thời điểm 48 GSĐKT 39 x HỒ MINH THUYỀN, 2014.“KHẢO SÁT HIỆU QUẢ MỘT SỐ LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT VÀ THUỐC HOÁ HỌC ĐỐI VỚI NẤM Fusarium sp VÀ NẤM Rhizopus sp GÂY BỆNH... sp GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA TRONG ĐIỆU KIỆN IN VITRO Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Bảo vệ Thực vật, khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ, cán bộ hƣớng dẫn khoa học: Ths Lê Thanh Toàn TÓM LƯỢC Đề tài Khảo sát hiệu quả một số loại dịch trích thực vật và thuốc hoá học đối với nấm Fusarium sp và Rhizopus sp gây bệnh lem lép hạt lúa trong điều kiện in vitro đƣợc thực hiện từ... (%) nấm Fusarium sp ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro 36 3.7 Đƣờng kính (cm) khu n ty nấm Rhizopus sp ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại dịch trích thực vật trong điều kiện in vitro 38 3.8 Hiệu quả ức chế (%) nấm Rhizopus sp ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro 41 ix DANH SÁCH HÌNH Hình... vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ nhằm: (1) Tìm ra dịch trích thực vật và nồng độ có hiệu quả ức chế sự phát triển của hai loại nấm trong điều kiện in vitro, (2) Tìm ra thuốc hoá học và nồng độ có hiệu quả ức chế sự phát triển của hai loại nấm trong điều kiện in vitr Kết quả thí nghiệm cho biết hai loại dịch trích lá Neem và lá Cỏ hôi có hiệu quả đối với nấm Fusarium. .. Nồng độ các loại thuốc và dịch tr ch thực vật đƣợc sử dụng trong các th nghiệm 17 3.1 Đƣờng kính (cm) khu n ty nấm Fusarium sp ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro 23 3.2 Hiệu quả ức chế (%) nấm Fusarium sp ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4 loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro 26 3.3 Đƣờng kính (cm) khu n ty nấm Rhizopus sp.. . với nấm Fusarium sp và nấm Rhizopus sp trong bốn loại dịch trích thực vật khảo sát trong thí nghiệm Kết quả thí nghiệm cho biết ba loại thuốc Binhnomyl 50WP, Tilt Super 300EC và Amistar 250SC có hiệu quả đối với nấm Fusarium sp và Rhizopus sp trong bốn loại thuốc hoá học khảo sát trong thí nghiệm xi MỞ ĐẦU Lúa (Oryza sativa L.) là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới Lúa được trồng ở tất... petri Hiệu quả của thuốc được tính theo công thức Abbott: (ĐKKTđc – ĐKKTi) HQT(%) = x 100% ĐKKTđc Trong đó: ĐKKTđc: Đường kính khuẩn ty của nghiệm thức đối chứng ĐKKTi: Đường kính khuẩn ty của nghiệm thức thuốc i 2.2.2 Thí nghiệm 2 Khảo sát hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với nấm Fusarium sp và nấm Rhizopus sp gây lem lep hạt lúa trong điều kiện in vitro  Mục đích: đánh giá hiệu quả của

Ngày đăng: 29/09/2015, 21:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan