Tính hiện đại của kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc

20 5.1K 41
Tính hiện đại của kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... định đến kinh tế Việt Nam thời Pháp Thuộc Từ vấn đề đặt trên, lựa chọn chuyên đề nghiên cứu môn Kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc là: Sự phát triển yếu tố kinh tế đại Việt Nam thời Pháp thuộc từ... tranh khiến hoạt động kinh tế không nước Pháp mà thuộc địa Pháp có Việt Nam bị đình trệ Kinh tế Việt Nam thời kì 1918 – 1929 Kinh tế Việt Nam từ 1929 đến 1933 Kinh tế Việt Nam giai đoạn 1933 đến... thác của thực dân Pháp Việt Nam thời kì Chương Những mầm mống kinh tế đại Việt Nam Chương Sự phát triển yếu tố kinh tế đại Việt Nam từ 1884 đến 1914 Chương Kinh tế Việt Nam hai chiến tranh giới

MỞ ĐẦU Kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc từ 1858 đến 1945 là một lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước làm rõ. Trong đó có những vấn đề đã được thống nhất và còn những vấn đề tiếp tục cần làm rõ thêm. Nhìn tổng thể, quan niệm chính thống trước đây vẫn xem xét kinh tế Việt Nam thời kì này mang tính chất thực dân nửa phong kiến, trên cơ sở đó các nhà nghiên cứu đều xoáy sâu phân tích những hạn chế, những mặt tiêu cực của của chủ nghĩa thực dân như khủng bố, tàn sát, áp bức, bóc lột. Chính vì lẽ đó, những yếu tố lạc hậu của nền kinh tế thực dân phong kiến được chú ý nhiều hơn trong nghiên cứu kinh tế Việt Nam thời kì Pháp thuộc. Khác với các nước TBCN khác ở phương tây, thực dân Pháp chuyển sang chủ nghĩa đế quốc mang tính chất là chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi. Đây là bản chất của chủ nghĩa thực dân Pháp, thực dân Pháp chủ yếu xuất khẩu tư bản chủ yếu bằng bộ phận tư bản tài chính, lập các ngân hàng nhằm cho vay nặng lãi, chính vì vậy bản chất của thực dân Pháp khi đến Việt Nam xâm lược cũng thực hiện chính sách đó. Bên cạnh đó, việc xác định thời gian để nghiên cứu cũng là một vấn đề cần được xem xét nghiêm túc bởi vì nếu xét kinh tế Việt Nam thời kì thuộc địa thì mãi tới khi Nhà Nguyễn đầu hàng sau hiệp ước Hác – măng (1883) và Pa – tơ – nốt (1884) thì Việt Nam mới thực sự trở thành một nước thuộc địa đúng nghĩa của nó. Xét về góc độ chính trị là vậy nhưng nếu xét trên lĩnh vực kinh tế thì cần phải xem xét quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta. Năm 1862 Nhà Nguyễn nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam kì, đến năm 1867 lại chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây. Như vậy đến năm 1867 Nam kì đã rơi vào tay thực dâp Pháp và chúng đã có những chính sách để ổn định chính trị, khai thác về kinh tế để phục vụ cho việc mở rộng chiến tranh ra cả nước và để đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân ta tại những vùng chúng chiếm đóng. Sau khi Nhà Nguyễn đầu hàng, thực dân Pháp lại tiếp tục phải lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống Pháp diễn ra mạnh mẽ, tiêu biểu là phong trào Cần Vương, do đó một mặt thực dân Pháp phải ổn định tình hình chính trị bằng cách thiết lập bộ máy tay sai nhằm chống lại phong trào vũ trang chống pháp diễn ra khắp nơi, mặt khác bước đầu có những chính sách trên lĩnh vực nhằm thực hiện chính sách khai thác bóc lột ở Việt Nam. Mặt khác chính sách thực dân từ nước Pháp của mỗi thời kì cũng có sự khác nhau, Mỗi viên Toàn quyền Đông Dương lại có những chính sách khác nhau. Điều này cũng tác động không nhỏ đến nền kinh tế thuộc địa ở Việt Nam Một đặc điểm nữa là tác động của cuộc chiến tranh thế giới cũng để lại những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế Việt Nam thời Pháp Thuộc. Từ những vấn đề đặt ra ở trên, chúng tôi lựa chọn chuyên đề nghiên cứu môn Kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc là: Sự phát triển của các yếu tố kinh tế hiện đại ở Việt Nam thời Pháp thuộc từ 1858 – 1945. Trong bài viết này chúng tôi chia ra ba thời kì để nghiên cứu dựa vào phương pháp nghiên cứu lịch sử cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử nhất định và trên các lĩnh vực chủ yếu nhất nhằm có một cái nhìn khách quan nhất trong việc nhìn nhận thêm về ảnh hưởng của chính sách khai thác của của thực dân Pháp ở Việt Nam thời kì này. Chương 1. Những mầm mống đầu tiên của nền kinh tế hiện đại ở Việt Nam Chương 2. Sự phát triển của các yếu tố kinh tế hiện đại ở Việt Nam từ 1884 đến 1914 Chương 3. Kinh tế Việt Nam trong và giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1914 – 1945) Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, chúng tôi cố gắng làm rõ những sự xuất hiện của các yếu tố hiện đại và những đóng góp của nó trong kinh tế lúc bấy giờ ở Việt Nam trên một số lĩnh vực nhất định trong từng thời kì. Mặc dù đã có nhiều cố gắng tuy nhiên trong thời gian hạn hẹp, với nguồn tài liệu hạn chế chắc chắn bài viết còn nhiều hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của Giảng viên hướng dẫn và các anh chị học viên trong lớp để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Chương 1 NHỮNG MẦM MỐNG ĐẦU TIÊN CỦA NỀN KINH TẾ HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM 1. Khái quát tình hình Việt Nam từ 1858 đến 1884 Sau một thời gian thăm dò tình hình Việt Nam, trước sự gia tăng xâm lược của thực dân Anh, thực dân Pháp cũng quyết tâm xâm lược nước ta nhằm biến Việt Nam trở thành một nước thuộc địa của Pháp. Lợi dụng triều đình phong kiến Nhà Nguyễn suy yếu thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào ngày 1 tháng 9 năm 1858. Cuộc kháng chiến của quân dân ta đã làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp tại vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng. Sau một thời gian chống cự Triều đình phong kiến bạc nhược bị chia rẽ sâu sắc, tư tưởng chủ hòa làm li tán lòng dân, bên cạnh đó những chính sách sai lầm của triều đình nhà Nguyễn đã làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng khó khăn. Sau khi thất bại ở Đà Nẵng, thực dân Pháp quyết định đánh lâu dài với ta. Chúng thay đổi chiến thuật đem quân vào miền nam hòng chiếm vựa lúa lớn nhất cả nước. Thực hiện chính sách đó, từ tháng 2 năm 1959 chúng rút khỏi Đà Nẵng đem quân vào Gia Định. Đi đến đâu thực dân Pháp cũng gặp phải tinh thần kiên quyết chiến đấu chống quân xâm lược của nhân dân ta. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau thực dân Pháp lần lượt chiếm được 3 tỉnh miền Đông (1862) và đến năm 1867 cả 6 tỉnh Nam kì rơi vào tay thực dân Pháp.Sau đó chúng đã nhanh chóng ổn định vùng đất này, lập ra bộ máy tay sai để quản lí và bước đầu tiến hành khai thác, vơ vét nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Từ năm 1873 đến năm 1883 thực dân Pháp hai lần cho quân ra chiếm Bắc kì nhằm nhanh chóng đặt cách thống trị lên nước ta, tuy nhiên cả hai lần này thực dân Pháp đều bị những tổn thất nặng nề do vấp phải tinh thần kháng chiến buất khuất của quân và dân miền bắc. Đứng trước tình hình đó, khi mà thực dâp Pháp không thể kéo dài cuộc chiến vì những toan tính với các nước đế quốc trong cuộc cạnh tranh giành giật thuộc địa, chúng đã đem quân đánh thẳng vào Huế buộn triều đình nhà Nguyễn phải kí hiệp ước đầu hàng vào tháng 8/1883 gọi là hiệp ước Hà măng. Và sau đó là hiệp ước Pa – tơ – nốt (1884). Từ đây Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. 2. Sự ra đời của các yếu tố hiện đại trong nền kinh tế ở Việt Nam từ 1858 đến 1884 Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nền kinh tế Việt Nam nhìn chung vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quan hệ bóc lột phong kiến làm cho nền kinh tế Việt Nam không có những tiến bộ lớn. Trong cơ cấu kinh tế Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo, bên cạnh đó thủ công nghiệp và thương nghiệp đã có những bước đáng kể đặc biệt là những ngành thủ công nghiệp nhà nước. Kể từ khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, công nghiệp, theo đúng nghĩa của nó, mới hình thành những mầm mống đầu tiên của công nghiệp hiện đại. Trước đó, trong các triều đại phong kiến, công nghiệp chủ yếu là thủ công nghiệp, giải quyết những nhu cầu về xây dựng, giao thông, các nhu yếu phẩm cho triều đình, quan lại và dân cư. Các cơ sở của nhà nước khai thác mỏ sắt, mỏ đồng, mỏ muối… một số xưởng đúc tiền, đúc vũ khí của triều đình…, hầu hết chỉ dùng phương pháp sản xuất thủ công. Song song với quá trình xâm lược nước ta thực dân Pháp cũng đã bắt đầu cho xây dựng những cơ sở công nghiệp đầu tiên ở nước ta nhằm phục vụ cuộc chiến tranh ở Việt Nam và phục vụ nhu cầu trong đời sống hàng ngày của thực dân Pháp. Các cơ sở công nghiệp trong thời gian này chủ yếu được thành lập ở Nam kì mà tập trung chủ yếu tại Sài Gòn và biến nơi đây trở thành nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất cả nước thời bấy giờ. Cơ sở công nghiệp đầu tiên xuất hiện ở nước ta có lẽ là nhà máy đóng tàu Ba Son ở Sài Gòn do thực dân Pháp xây dựng năm 1864. Đây là cơ sở đóng và sửa chữa tàu tương đối quy mô do quân đội Pháp quản lí nhằm xây dựng nơi đây trở thành nơi đóng mới và sửa chữa phần lớn tàu bè của Pháp hoạt động ở vùng Viễn Đông. Ngoài ra, từ sau khi hoàn thành xâm lược Nam kì năm 1867 thực dân Pháp bắt đầu cho xây dựng một số ngành công nghiệp chế biến. Năm 1874 lập hãng rượu bia và mở một số cơ sở sản xuất bia rượu ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn. Năm 1967 chúng thành lập nhà máy cưa, năm 1876 lại cho xây dựng nhà máy kéo sợi. Ngoài ra một số cơ sở xay xát lúa gạo được Pháp đặc biệt chú ý nhằm vơ vét nguồn lương thực để xuất khẩu. Nhà máy xay xát đầu tiên được xây dựng tại Chợ Lớn vào năm 1870. Mười lăm năm sau, tới năm 1885, khắp Nam bộ đã có tới 200 xưởng xay xát. Đi kèm với nó là các nhà máy dệt bao đay, sữa chữa máy móc, xe cộ, thuyền bè… để vận chuyển lúa gạo. Trong thời kì này do phải tập trung vào việc mở rộng xâm lược nước ta nên các cơ sở khai thác khoáng sản chưa được đầu tư nhiều. Các cơ sở này được Pháp tận dụng việc khai thác thủ công như dưới thời phong kiến trong các hầm mỏ. Do đó năng suất khai thác và sản lượng trên lĩnh vực này không đáng kể. Mặt khác, các ngành khai mỏ tập trung nhiều hơn ở phía bắc nên chỉ sau khi xâm lược toàn cõi Việt Nam thì thực dân Pháp mới có sự đầu tư vào ngành công nghiệp khai mỏ. Bên cạch sự xuất hiện của các yếu tố công nghiệp, thời kì này sau khi xâm lược và bình định miền Nam thực dâp Pháp ra sức bóc lột và vơ vét của cải nhằm xuất khẩu thu lợi nhuận.Ngày 30 tháng 9 năm 1968 thống đốc Nam Kì đã thành lập phòng Thương mại Nam kì. Mặt hàng chủ yếu lúc bấy giờ ở Nam kì là nông sản. Ngay từ năm 1860 Pháp xuất khẩu 58.000 tấn gạo từ cảng Sài Gòn. Năm 1867 sau khi mở một số cơ sở xay xát lúa gạo thì số lượng gạo mà thực dân Pháp xuất khẩu tăng lên đến 98.000 tấn. Năm 1870 xuất khẩu đạt 230.000 tấn. Như vậy thực dân Pháp đã khai thác tối đa lợi thế của Nam kì để vừa thu lợi nhuận vừa phục vụ chiến tranh vừa làm suy yếu triều đình nhà Nguyễn khi nơi cung cấp lương thực chủ yếu rơi vào tay thực dân Pháp. Nhằm phục vụ cho việc khai thác, bóc lột cũng như phát triển một số ngành công nghiệp ở Nam kì, thực dân Pháp cũng cho mở cửa cảng Sài Gòn năm 1860, sau đó xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên Sài Gòn – Mĩ Tho. Công trình bắt đầu từ tháng 11-1881, tốn 11,652 triệu phơrăng và bắt đầu cho khai thác từ 20-7-1885. Tuy chỉ dài có 71 km nhưng việc xây dựng tuyến đường sắt này có ý nghĩa quan trọng vì nó nối liền trung tâm Sài Gòn với miền Đồng bằng sông Cửu Long. Tuyến đường sắt đi qua vùng đông dân cư, nối liền hai thành phố Sài Gòn và Mỹ Tho đồng thời đi ngang qua Chợ Lớn nên vừa có tác dụng thúc đẩy đô thị hóa, vừa đẩy mạnh quá trình vơ vét lúa gạo từ các tỉnh miền Tây về Sài Gòn. Mặt khác, đây còn là thành tựu điển hình về giao thông vì trước đó từ Sài Gòn đi Mỹ Tho, nếu xuất phát từ cảng Nhà Rồng trên tàu thủy của hãng tàu Nam Vang, phải mất trên 12 giờ, nay chỉ mất 4 giờ. Đoạn đường sắt này tuy ngắn nhưng đã trở thành mẫu mực về thực nghiệm kỹ thuật để rút kinh nghiệm cho việc xây dựng toàn bộ hệ thống đường sắt về sau. Tuy nhiên nhìn tổng thể thời kì này Pháp chủ yếu khai thác giao thông đường thủy nhờ vào hệ thống sông ngòi kênh rạch ở Nam bộ. Trước khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp đã tiến hành khai thác mạng lưới giao thông thủy bằng các hoạt động đào sông, khơi lạch, đào kênh như: kênh Cột Cờ (1875), kênh Trà Ôn (1876), kênh Phú Túc (1879), kênh Xanh Ta (1880), đặc biệt là công trình đào kênh Chợ Gạo (thực dân Pháp gọi là Canal Duperrel) dài 10 km ở địa phận tỉnh Mỹ Tho vào năm 1877. Tại đây, thực dân Pháp đã huy động 40.000 nhân công là nông dân và buộc phải xong trong vòng 2 tháng, với tổng cộng 900.000 m3 đất đào, chuyển, đắp trong tổng số 676.000 ngày công. Trên lĩnh vực bưu chính viễn thông Trước kia ở Nam Kỳ, phương tiện thông tin, chuyển giao công văn chủ yếu là theo hệ thống đường trạm (chạy bộ, ngựa hay thuyền) hoặc sử dụng các loại âm thanh (như pháo lệnh), ánh sáng (đốt lửa)… Đến thời Pháp thuộc, người Pháp đưa kỹ thuật thông tin mới vào Nam Kỳ, đầu tiên là ở Sài Gòn. Đường dây thép đầu tiên được khánh thành ngày 27-3-1862 dài 28 km nối liền Sài Gòn – Biên Hòa. Đến năm 1872 đã có 6.600 km đường dây điện tín, 36 đường dây cáp đặt ngầm dưới nước. Nhà bưu chính đầu tiên đặt ở Sài Gòn, khánh thành ngày 13-1-1863, đưa vào sử dụng công cộng từ 1-1-1864 và hoàn chỉnh xây dựng thiết bị năm 1867. Năm 1863, Bưu chính Sài Gòn phát hành con tem đầu tiên và năm 1864 bắt đầu phát triển bưu chính bằng thư. Trên lĩnh vực tài chính ngân hàng: Ngân hàng Đông Dương ra đời ngày 21 tháng 1 năm 1875 có trụ sở ở nước Pháp. Mặc dù thời kì này Pháp đang gặp khó khăn về tài chính và lệ thuộc vào các ngân hàng khác tuy nhiên Pháp vẫn quyết tâm thành lập ngân hàng Đông Dương nhằm hoạch định ngân sách cho cuộc chiến ở đây. Những báo cảo của thực dân Pháp về Đông Dương về những món lợi khổng lồ về thương mại cùng những nhu cầu của nhân dân về vay vốn để trang trải cho mùa vụ và cuộc sống hàng ngày và người nông dân ở đây thường đi vay với một lãi suất cao lên tới 50 đến 60%/năm thậm chí còn cao hơn vậy. Điều này làm cho cuộc sống của nhân dân ngày càng thêm bần cùng. Mặt khác khi Pháp vào xâm lược Việt Nam đã có một số công ty Pháp và châu Âu vào kinh doanh trên đất Nam kì, sau một thời gian các công ti này lâm vào khó khăn vì thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Được sự tán thành của Quốc hội Pháp, ngày 21-01-1875, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh về việc “thiết lập Đông Dương ngân hàng và cho cơ quan này được hưởng độc quyền phát hành tiền tại các xứ Đông Dương, các thuộc địa Pháp miền Thái Bình Dương và các tỉnh Ấn Độ thuộc Pháp” Sự phát triển của một số cơ sở ngành công nghiệp, dịch vụ và thương mại ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn đã làm cho diện mạo nơi khu vực này có sự thay đổi khá nhanh chóng. Trên cơ sở đó chính quyền thực dân đã đã ra sắc lệnh ngày 8 tháng 1 năm 1877 thành lập thành phố Sài Gòn (TP cấp 1) và hai năm sau đó nghị định ngày 20 tháng 10 năm 1978 của thống đốc Nam kì thành lập TP Chợ Lớn (TP cấp 2). Sự phát triển của một số cơ sở công nghiệp ít nhiều phản ánh quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh chóng ở Sài Gòn và khu vực Chợ Lớn. Như vậy ta có thể nhận thấy từ năm 1958 đến trước 1884, cùng với quá trình xâm lược nước ta, thực dân Pháp cũng đã bước đầu có những hoạch định ban đầu trong việc hình thành cơ cấu kinh tế VIệt Nam về lâu dài nhằm phục vụ cho mưu đồ khai thác bóc lột. Chính trong thời gian này một số kết cấu hạ tầng mang tính hiện đại được hình thành. Điều này làm thay đổi diện mạo một số vùng đất từ xã hội nông thôn làm xuất hiện một số đô thị mà lớn nhất là Sài Gòn, Chợ Lớn. Các yếu tố hiện đại trong nền kinh tế Việt Nam thời kì này chủ yếu được hình thành ở những khu vực thực dân Pháp chiếm được ở Nam kì và chỉ tập trung ở một số đô thị. Nhìn toàn cảnh thì nền kinh tế trong thời kì Pháp xâm lược từ 1858 đến 1884 vẫn là nền nông nghiệp lạc hậu. Chưa xuất hiện nhiều các yếu tố tiền tư bản trong lòng xã hội Việt Nam mà chủ yếu là dưới tác động của cuộc chiến tranh xâm lược các yếu tố kinh tế hiện đại mới xuất hiện một cách nhỏ lẻ vụn vặt trên một số ngành, lĩnh vực kể trên ở các đô thị. Chương 2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM TỪ 1884 ĐẾN 1914 1. Bối cảnh lịch sử sau khi Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam Sau khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, thực dân Pháp thiết lập một bộ máy cai trị trên toàn Việt Nam với chính sách chia cắt nước ta ra thành ba miền để dễ bề cai trị. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập có chủ quyền trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Quyền dân tộc cơ bản không còn nữa, triều đình nhà Nguyễn tồn tại với tư cách là bộ máy tai sai bù nhìn. Trong hoàn cảnh đó, với tinh thần yêu nước sâu sắc, nhân dân Việt Nam vẫn không chịu khuất phục. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục bùng nổ ngay sau khi thực dân Pháp hoàn thành xâm lược nước ta. Tiêu biểu cho phong trào đấu tranh đó là phong trào Cần Vương. Phong trào này nổ ra một cách mạnh mẽ từ bắc chí nam, từ đồng bằng đến vùng rừng núi, phong trào diễn ra trong một thời gian dài dưới sự lãnh đạo của các Văn thân, sĩ phu phong kiến. Phong trào Cần Vương đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, nhiều tầng lớp nhân dân tham gia các đội quân nghĩa dũng chiến đấu chống sự đô hộ của Pháp mong giành lại độc lập. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan các phong trào yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương lần lượt bị thất bại. Sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam, một mặt thực dân Pháp củng cố chính quyền và quân đội nhằm đối phó với cuộc kháng chiến của nhân ta. Mặt khác chúng vạch ra một kế hoạch khai thác thuộc địa ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm cho xã hội việt nam có những chuyển biến nhất định. Con đường cứu nước theo xu hướng phong kiến lần lượt thất bại. Các tri thức Nho học từ bỏ ý thức hệ truyền thống để tìm con đường cứu nước mới. Từ nhu cầu thực tiễn của đất nước trong việc tìm đường cứu nước, các nhà yêu nước Việt Nam bắt đầu truyền bá con đường cứu nước theo con đường cách mạng dân chủ tư sản nhằm lật đổ chế độ phong kiến hay đánh đuổi thực dân Pháp. Đây là con đường cứu nước mới xuất hiện sau khi con đường cứu nước theo xu hướng phong kiến thất bại và sau những thay đổi của xã hội dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Cùng với sự biến đổi về kinh tế, xã hội thì trong giai đoạn này cũng diễn ra mạnh mẽ việc tiếp xúc văn hóa, nhiều yếu tố văn hóa phương tây du nhập vào nước ta trong đó có cả những ý thức hệ tiến bộ tác động sâu sắc đến bộ phận tri thức Việt Nam thời đó. Trong thời kì này, thực dân Pháp đã vạch một chương trình khai thác toàn diện, do đó làm thay đổi nền kinh tế Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Đây là thời kì đầu Pháp thực hiện chính sách khai thác bóc lột do đó chúng phải xây dựng lại hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng tốt nhất cho công cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương. Chính vì vậy thời kì này các yếu tố kinh tế hiện đại xuất hiện trên nhiều lĩnh vực ở trên toàn lãnh thổ Việt Nam đặc biệt là các đô thị lớn. 2. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp Sau khi thực dâp Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam về mặt quân sự, chúng bắt tay ngay vào việc khai thác thuộc địa ở Việt Nam một cách qui mô. Ngày 22-3-1897, Toàn quyền Đông Dương Pôn Đume (Paul Doumer) gửi cho Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp dự án chương trình hoạt động: “1. Tổ chức một chính phủ chung cho toàn Đông Dương và tổ chức bọ máy cai trị hành chính riêng cho từng “xứ” thuộc Liên bang. 2. Sửa đổi lại chế độ tài chính, thiết lập một hệ thống thuế khóa mới sao cho phù hợp với yêu cầu của ngân sách, nhưng phải dựa trên cơ sở xã hội cụ thể, và phải chú ý khai thác những phong tục, tập quán của dân Đông Dương. 3. Chú ý xây dựng thiết bị lớn cho Đông Dương, như xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ, sông đào, bến cảng... rất cần thiết cho công cuộc khai thác. 4. Đẩy mạnh nền sản xuất và thương mại bằng việc phát triển công cuộc thực dân của người Pháp và lao động của người bản xứ. 5. Bảo đảm phòng thủ Đông Dương bằng việc thiết lập những căn cứ hải quân và phải tổ chức quân đội và hạm đội cho thật vững mạnh. 6. Hoàn thành công cuộc bình định xứ Bắc Kì, bảo đảm an ninh vùng biên giới Bắc Kì. 7. Khuếch trương ảnh hưởng của nước Pháp, mở rộng quyền lợi của nước Pháp ở vùng Viễn Đông, nhất là ở các nước lân cận". Đume rất am hiểu tình hình Đông Dương vì đã từng là nghị sĩ giữ chức Thượng thư Tài chính trong Chính phủ Pháp và là báo cáo viên những dự án luật thanh toán tạm thời và tổng thanh toán tài chính Bắc và Trung Kì. Chương trình khai thác do Đume vạch ra để thi hành ở Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) từ những năm đầu thế kỉ XX có mục đích tối thượng là biến gấp Đông Dương thành một thuộc địa khai khẩn bậc nhất, bảo đảm siêu lợi nhuận cao nhất cho đế quốc Pháp. Sênô (Jean Chesneaux) trong cuốn Đóng góp vào lịch sử dân tộc Việt Nam đã đánh giá cao Dume: “Chính ông đã đưa chế độ thuộc địa từ giai đoạn kinh nghiệm chủ nghĩa hầu như “thủ công" sang giai đoạn tồ chức hệ thống. Chính ông đã tạo dựng bộ máy thống nhất về bóc lột tài chính và đàn áp chính trị trong thực tế sẽ được duy trì nguyên vẹn đến tận 1945” Như vậy đây có thể xem là dấu mốc cho công cuộc khai thác bóc lột của thực dân Pháp ở Đông Dương. 3. Sự phát triển của các yếu tố kinh tế hiện đại ở Việt Nam (1884 – 1914) Từ năm 1884 đến năm 1897 là thời kì mà thực dâp Pháp vừa phải lo đối phó với phong trào kháng chiến của nhân dân ta dưới ngọn cờ Cần Vương trên phạm vi cả nước. Từ Nam chí Bắc, các cuộc nổi dậy vũ trang của dân ta khi sôi động, khi âm ỉ không một lúc ngừng. Thực dân Pháp một mặt đàn áp vô cùng dã man, mặt khác lôi kéo, mua chuộc một số người cầm đầu thiếu kiên định, làm cho các phong trào tạm lắng (trừ khởi nghĩa Yên Thế). Chính vì thế gánh nặng tài chính ngày một đè lên ngân sách chính quốc tới mức không chịu đựng nổi. Điều này buộc thực dâp Pháp phải song song vừa tiến hành đối phó với cuộc kháng chiến của nhân ta vừa khai thác bóc lột nhằm phục vụ cho cuộc chiến. P. Doumer khi sang nhận chức toàn quyền Đông Dương thay cho người tiền nhiệm có sứ mệnh: Hoàn thành cuộc “bình định” bằng bất cứ giá nào, xây dựng bộ máy cai trị thực dân thay thế chế độ cai trị của triều đình nhà Nguyễn, và để nhanh chóng đẩy mạnh khai thác tài nguyên, bóc lột sức lao động người bản xứ, lấy tiền bù đắp những “hy sinh” của chính quốc nhiều năm trước đó. Trong thời kì này, Pháp tiến hành khai thác thuộc địa có hệ thống do đó chúng tôi sẽ tiếp cận trên một số lĩnh vực trong các ngành kinh tế Việt Nam để thấy được những thay đổi rõ nét hơn. 3.1 Ngành công nghiệp, khai mỏ Đông Dương dưới thời toàn quyền Paul Doumer đã có những bước tiến lớn đáng kể trong tất cả các ngành kinh tế. Đặc biệt đó là quá trình đầu tư bằng ngân sách nhà nước vào Đông Dương đều tăng lên hàng năm. Với bản chất là chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi, việc xuất khẩu tư bản của thực dân Pháp tập trung nhiều hơn vào các tập đoàn tư bản tài chính, tuy nhiên để phục vụ việc khai thác bóc lột ở Đông Dương, thực dân Pháp tiến hành đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp hàng tiêu dùng. Trong các ngành công nghiệp chế biến Pháp chú ý đến các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy hải sản, nơi có nguồn nguyên liệu dồi dào và rẻ mạt. Đi đôi với ngành công nghiệp xay xát, có ngành công nghiệp nấu rượu. Nhưng khác với xay xát, công nghiệp nấu rượu không nhằm mục đích xuất khẩu, cũng không nhằm mục đích phục vụ dân sinh nội địa, mà nhằm mục đích tài chính, tức là giải quyết nhu cầu ngân sách cho chính quyền đô hộ Pháp ở Đông Dương. Nấu rượu là độc quyền của chính quyền thuộc địa. Chỉ một hãng rượu Đông Dương tại Hà Nội đã xây dựng tới 4 nhà máy vào năm 1901, mỗi tháng dùng khoảng 3.000 tấn thóc để nấu rượu. Ngành công nghiệp đường cũng được Pháp rất chú ý. Đến năm 1923, Công ty tinh lọc đường đã xây dựng nhiều nhà máy sản xuất đường ở cả ba miền Bắc Trung - Nam. Đến năm 1938, sản lượng của nó đã lên tới 10.000 tấn. Trong ngành công nghiệp thực phẩm, Pháp còn xây dựng một số nhà máy bia khá lớn. Ở Nam kỳ, Hãng Victor Larue có tới 14 nhà máy. Ở Bắc kỳ, Công ty Bia Hommel đã xây dựng một nhà máy lớn ở Hà Nội, vừa sản xuất bia, vừa sản xuất nước đá và nước có ga. Ngành công nghiệp nhẹ lớn nhất của Pháp ở Việt Nam có lẽ là ngành công nghiệp dệt. Nhà máy dệt đầu tiên được xây dựng vào năm 1890, tại miền Nam. Đến năm 1900, A.Dadre và Dupré lập ra ở Nam Định một nhà máy dệt lớn, đứng hàng thứ 3 trong số 269 công ty vô danh các loại của Pháp. Từ năm 1903, cũng đã xuất hiện ngành công nghiệp tơ lụa. Những nhà máy đầu tiên sản xuất lụa được lập ra ở Trung kỳ, chủ yếu ở Quảng Nam. Ở Bắc kỳ, cũng thời kì này, Dadre đã xây dựng một nhà máy tơ ở Nam Định. Tất cả những sản phẩm của nhà máy tơ lụa đều được xuất khẩu sang Pháp. Công nghiệp chế biến lâm sản được Pháp lưu ý từ đầu thế kỉ XX. Ba ngành quan trọng nhất thuộc lĩnh vực này là giấy, gỗ và diêm. Đến thập kỷ 30 của thế kỷ XX, ngoài việc phục vụ nhu cầu nội địa, sản xuất gỗ thành khí của Pháp đã xuất khẩu được một khối lượng đáng kể, chủ yếu cho các thị trường lân cận như Hồng Kông, Singapore, Nhật. Từ năm 1913, Pháp đã thành lập Công ty Giấy Đông Dương. Công ty này có hai nhà máy khá lớn: Nhà máy Giấy Việt Trì và Nhà máy Giấy Đáp Cầu, sản xuất nhiều loại giấy khác nhau, như giấy viết, giấy in báo, bìa carton,… Một lĩnh vực công nghiệp có ý nghĩa khá quan trọng thời đó là sản xuất diêm. Năm 1891, Pháp xây dựng một nhà máy sản xuất diêm đầu tiên ở Hà Nội, nhưng sản lượng chưa lớn. Đến năm 1897, Pháp lập một nhà máy diêm lớn hơn nhiều tại Bến Thuỷ (Nghệ An). Đến năm 1899, Schneider lập thêm một xưởng nữa ở Hà Nội. Từ đây chấm dứt sự lệ thuộc của Việt Nam vào diêm nhập khẩu Ngoài những lĩnh vực công nghiệp chủ yếu kể trên, Pháp còn mở một số ngành công nghiệp khác khác nữa, nhưng quy mô không lớn, vì nhu cầu của xã hội về các mặt hàng này còn thấp: Nhà máy sản xuất xà phòng ở Hải Phòng xây dựng năm 1899; Xưởng in của Schneider tại Hà Nội sử dụng 150 công nhân, cũng lập ra năm 1899; Các nhà máy thủy tinh, chủ yếu là làm kính và vỏ chai lập ra ở Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội, Sài Gòn mà dân ta thường gọi là “nhà máy chai”. Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và phục vụ giao thông ra đời tương đối sớm. Ở miền Nam, sự phát triển của ngành vật liệu xây dựng không được thuận lợi, vì thiếu một trong những yếu tố rất quan trọng là than. Do đó, chỉ từ khi Pháp chiếm được Bắc kỳ thì ngành công nghiệp này mới phát triển mạnh. Cơ sở công nghiệp vật liệu xây dựng quan trọng đầu tiên là Nhà máy Xi măng Hải Phòng, do Công ty Xi măng Portland nhân tạo Đông Dương xây dựng năm 1894 với 4 lò quay. Nhà máy Xi măng Hải Phòng là một trong những nhà máy lớn nhất và xưa nhất ở Đông Dương. Khác với gạch, đá, vôi, vữa… xi măng và bê tông là yếu tố hoàn toàn mới trong các loại vật liệu xây dựng mà Pháp đưa vào Việt Nam. Nhờ đó, ngành xây dựng đã có những thay đổi rất lớn cả về chất lượng và phương pháp. Nếu việc sản xuất xi măng được tập trung trong một nhà máy rất lớn, thì ngành sản xuất gạch và ngói lại được phân tán hầu như ở tất cả các tỉnh miền Bắc và miền Trung, là những nơi có sẵn nguồn than đá và đất sét. Tuy nhiên, cũng có những nhà máy lớn, nổi tiếng và có phạm vi thị trường gồm nhiều tỉnh. Đó là các nhà máy gạch ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Đáp Cầu, Biên Hoà… Để phục vụ cho sự phát triển của các ngành công nghiệp, những nhà máy cơ khí vận tải cũng đã hình thành khá sớm. Nhà máy Bason tiếp tục được mở rộng và phát triển hơn quy mô hơn so với thời trước. Đến khi tiến hành xây dựng hệ thống đường sắt và đường bộ, Pháp đã lập ra những nhà máy sửa chữa và chế tạo toa xe lửa ở Gia Lâm, Vinh, Sài Gòn, một số nhà máy lắp ráp và sửa chữa ô tô như các nhà máy Avia, Star ở Hà Nội… Để phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của thực dân Pháp ngành điện, nước cũng bắt đầu được chú ý đầu tư Theo phúc trình của Ủy ban kế hoạch Pháp về tình hình kinh tế Đông Dương (1900 – 1939) thì việc khai thác điện lực ở Đông Dương để phân phối cho tiêu dùng được cấp giấy phép đầu tư cho hai ông Hermemier và Planté vào năm 1892 ở Hà Nội và Hải Phòng. Đây là nguồn gốc thành lập Công ty Điện lực Đông Dương vào năm 1903. Còn Công ty điện và nước Đông Dương (Compagnie des Eaux et d’Electricité) được khai thác một vùng rộng lớn trong đó có Sài Gòn hoạt động từ năm 1900. Sự phân phối điện và nước cho người dân Sài Gòn là độc quyền của công ty này, công ty có nhà máy lớn đặt tại Chợ Quán (Sài Gòn) có công suất 30.500 kw. Nhà máy cung cấp năng lượng không những cho Chợ Lớn, Sài Gòn mà còn cho Thủ Đức, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Lái Thiêu. Ngoài ra ở Nam Kỳ còn có hai công ty lớn khác đó là Công ty Thuộc Đại Thắp sáng và Năng lượng (Société coloniale d’Eclairage et d’Energie) khai thác các tỉnh Hậu Giang gồm Châu Đốc, Long Xuyên, Thốt Nốt, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bãi Xàu, Bạc Liêu (250 cây số dây điện cao thế), Cà Mau; gần sông Bassac có Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh. Riêng nhà máy Cần Thơ có công suất 1.900 kw. Hiệp hội Điện Đông Dương (Union Electrique d’Indochine) khai thác vùng Mỹ Tho, Bến Tre, Bà Rịa, Cap Saint-Jacques (Vũng Tàu). Báo cáo của Ủy ban kế hoạch Pháp cũng cho biết điện lực hầu hết là 120/208 volts, 50 chu kỳ, 3 tần số (triphasé). Ở Nam Kỳ, những hệ thống nào còn phân phối điện lực một chiều phải đổi qua điện 3 tần số. Hầu hết những trung tâm phát điện ở Nam Kỳ đều tiêu thụ than đá, kế đến là dầu mazout và hơi than (gazogènes). Giá 1 kw giờ cung cấp cho tư nhân thắp sáng là 0$14 đến 0$17 trong những cơ sở phân phối điện lực lớn như Sài Gòn… Còn những trung tâm phân phối nhỏ hơn giá lên từ 0$30 đến 0$31 (1$00=10 phơrăng). Trên lĩnh vực Bưu chính viễn thông thời kì này tiếp tục phát triển mạnh mẽ. đường dây thép nối từ Hà Nội vào Sài Gòn dài khoảng 2.000 km đi qua Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn. Đường dây khởi công từ năm 1884 đến năm 1888 mới hoàn thành. Từ năm 1886 đến năm 1891, Nhà bưu điện Sài Gòn được xây mới tồn tại cho đến ngày nay.Năm 1893, Sở Điện thoại Đông Dương thành lập. Ngày 17-1894, Nhà bưu điện Sài Gòn bắt đầu sử dụng hệ thống điện thoại. Việc khai thác các kim loại khác, ngoài kẽm và thiếc, không có gì đáng kể: đó là những mỏ crôm, kền ở Thanh Hoá, mỏ bạc ở Ngân Sơn, mỏ đồng ở Vạn Tài, mỏ sắt ở Linh Nham và Na Dương. Mỏ vàng ở Bồng Miêu đã từng có thời kỳ Pháp khai thác được khoảng 100 kg/năm, nhưng sau một số năm thì vàng cạn kiệt, chi phí khai thác quá tốn kém, không có lãi, nên mỏ này cũng ngừng hoạt động. Khai thác mỏ là ngành đi đầu của công nghiệp Pháp ở Việt Nam. Số giấy phép thăm dò do toàn quyền Đông Dương cấp tăng lên hàng năm: năm 1907: 496 giấy phép; năm 1908 là 664 giấy phép; năm 1909 là 859 giấy phép năm 1912 là 3070 giấy phép. Trong những năm cuối của thế kỷ XIX, số công nhân mỏ đã lên tới trên 4.000 người. Kỹ thuật khai thác chủ yếu còn là thủ công. Sản lượng chưa lớn, khoảng 10-12.000 tấn/năm. Số quản lý người Pháp ở Hòn Gai lúc đó khoảng 50 người. Đến năm 1913, sản lượng than đã tăng gấp 5, đạt tới nửa triệu tấn. Đa số than khai thác ra được xuất khẩucho một số nước Viễn Đông như Nhật Bản, Trung Quốc, phần còn lại dùng cho công nghiệp Pháp ở Việt Nam hoặc đưa về nước Pháp. Sau than là kẽm và thiếc, hai thứ này chiếm khoảng 10% tổng giá trị sản lượng công nghiệp khai thác mỏ của Pháp ở Đông Dương. Mỏ thiếc Tĩnh Túc được phát hiện từ cuối thế kỷ XIX và bắt đầu được khai thác vào năm 1903. Cũng vào thời kỳ này, Pháp bắt đầu khai thác mỏ thiếc ở Tràng Đà, Chợ Đồn, Yên Bình. 3.2 Trên lĩnh vực Giao thông vận tải 3.2.1 Đường sắt. Ngoài hai đoạn đường sắt ngắn từ Phủ Lạng Thương đi Lạng Sơn và chỉ dùng vào việc tiếp tế quân sự và đoạn đường Sài Gòn – Mĩ Tho xây dựng trong điều kiện các công trình kĩ thuật không đầy đủ, chỉ đem lại lợi ích thuần túy địa phương. Sau khi Paul Dumer sang nhậm chức toàn quyền Đông Dương, ông đã rất chú ý đến việc xây dựng hệ thống đường sắt hoàn chỉnh. Chính ông đã lập kế hoạch tổng thể, nghiên cứu chi tiết tâng tuyến đường phải làm, xác định các khoản chi phí cần thiết đồng thời tìm các nguồn tài chính. Ông cũng là người có công rất lớn trong việc vận động chính phủ pháp xây dựng hệ thống đường sắt Đông Dương. Và đã giành được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nghị viện và Chính phủ Pháp cho phép Đông Dương mở công trái 200 triệu francs để giành riêng cho việc xây dựng đường sắt Đông Dương Đê đẩy mạnh mục tiêu khai thác, lần lượt các đoạn đường sắt khác được xây dựng ở trên khắp cả nước. Đầu mối và cũng là tâm điểm của hệ thống đường sắt ở Nam Kỳ là Sài Gòn, còn Bắc kỳ là Hà Nội. Từ đây các tuyến đường Sài Gòn – Hớn Quản – Lộc Ninh dài hơn 100 km được xây dựng phục vụ cho các đồn điền cao su ở miền Đông. Năm 1889, Toàn quyền Doumer đã quyết định một trương trình xây dựng hệ thống đường sắt xuyên Đông Dương, mà trước hết là gấp rút xây dựng đoạn Hà Nội – Nam Định. Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Vinh (1905), Đà Nẵng – Huế (1906).Tuyến đường sắt Sài Gòn – Khánh Hòa (dài 408 km) được khởi công từ năm 1901, hoàn thành từng chặng: Sài Gòn – Xuân Lộc (làm xong ngày 30-10-1904), Xuân Lộc – Gia Lai (làm xong ngày 25-8-1905…), mãi đến ngày 1-4-1912 mới hoàn thành và được đưa vào khai thác từ ngày 16-7-1913.Tính đến năm 1912 tổng số đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là 2059km. 3.2.2 Cầu, đường bộ Trong hệ thống giao thông, giao thông bộ là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch xây dựng hạ tầng, phục vụ thiết thực nhu cầu khai thác. Để tiến hành công cuộc khai thác lần thứ nhất, các trục lộ giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh với nhau đã được xây dựng và hoàn thành cơ bản vào năm 1913. Hệ thống đường hàng tỉnh thời kì này lên tới 20.000 km trong đó ở Nam Kỳ có: - Trà Vinh: 140 km - Cần Thơ: 88 km - Long Xuyên: 91 km - Sa Đéc: 61 km - Vĩnh Long: 108 km - Bến Tre: 226 km - Châu Đốc: 125 km - Mỹ Tho: 199 km - Hà Tiên: 16 km - Rạch Giá: 8 km - Sóc Trăng: 95 km Đặc biệt, từ Sài Gòn, đã hình thành các đường liên tỉnh nối Sài Gòn với Lục tỉnh: Đường số 13: từ Sài Gòn đến Kratié dài 248 km, đi qua Thủ Dầu Một và Bansot, chấm dứt ở Hin Boun. Đường số 14: từ Sài Gòn đến Kon Tum, đi qua Lộc Ninh, Bù Đốp, Ban Mê Thuột. Đường số 15: từ Sài Gòn đi Cap Saint-Jacques (Vũng Tàu) dài 132 km. Đường số 16: từ Sài Gòn đi Cà Mau dài 343 km, gồm nhiều chặng: + Sài Gòn – Mỹ Tho: 70 km + Mỹ Tho – Cần Thơ: 107 km + Cần Thơ – Cà Mau: 179 km Phương tiện đi lại thời kì này chủ yếu vẫn là đi bộ, xe kéo, ngựa, voi, kiệu… các phương tiện hiện đại mới được du nhập vào khá khiêm tốn. Thời kì này có khoảng trên 300 ô tô được mua về Việt Nam. Ngoài bắc có một số tuyến như Vinh – Sầm Nưa, Hà Nội – Cao Bằng… Đường bộ được mở rộng đến những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các vùng biên giới quan trọng. Trục đường xuyên Đông Dương được xây dựng và mở rộng lên tới 6m. Trong mạng lưới giao thông đường bộ và đường sắt, do địa hình Việt Nam nhiều chia cắt bởi các con sông đèo dốc,do đó cùng với hệ thống đường còn có hệ thống cầu bắc qua các con sông (như cầu Bến Lức dài 550 m và cầu Tân An dài 113 m trên tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho). Lần đầu tiên ở Việt Nam, việc xây cầu bằng vật liệu mới được áp dụng (cầu quay và cầu bằng thép). Ở những đoạn sông quá rộng hay do một yếu tố địa chất nào đó không làm cầu được như một vài đoạn ở sông Tiền, phương tiện đi lại đôi bờ lúc này là phà, như phà Mỹ Thuận, phà Cần Thơ, phà Lấp Vò, phà Rạch Miễu… tất cả các tuyến đường xây dựng đều nhằm mục đích nối kết các địa phương trong vùng với trung tâm Sài Gòn – Chợ Lớn nhằm kích thích việc khai thác lúa gạo thương phẩm trên quy mô lớn. Trong thời gian này nhiều cây cầu quy mô cũng được xây dựng một cách hiện đại như cầu Long Biên bắc qua sông Hồng bắt đầu xây dựng từ tháng 9 năm 1898 đến năm 1902 thì hoàn thành. Cầu dài 1680m tốn hơn 6 triệu francs. Đây là một trong ba cây cầu dài nhất thế giới lúc bấy giờ. Ngoài ra một số cây cầu mới như cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương ở Huế, hay cầu Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn cũng được xây dựng và đưa vào sử dụng. Ngoài các tuyến đường bộ được xây dựng, để phục vụ nhu cầu đi lại ở các đô thị lớn là Hà Nội và Sài Gòn, thực dân Pháp cũng tiến hành cho xây dựng các tuyến xe điện. 3.2.3 Hệ thống đường thủy Do địa hình Việt Nam bị chia cắt, giao thông đi lại khó khăn do vậy thực dân Pháp vẫn triệt để lợi dụng hệ thống sông nước và bờ biển dài nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Sau khi mở cảng Sài Gòn, Pháp bắt đầu mở cửa biển Đà Nẵng, Cam Ranh, sau đó là Hải Phòng. Cảng Sài Gòn cũng được đầu tư xây dựng hiện đại hơn vào năm 1884. Tiếp theo là các cảng Bến Thủy, Quy Nhơn, Hòn Gai, Cẩm Phả… Trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã có tàu buôn của các nước Anh, Trung Quốc, Hà Lan đến buôn bán trao đổi hàng hóa và cạnh tranh với người Pháp. Mạng lưới vận tải đường sông của vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các sông lớn miền Trung cũng được khai thác triệt để. Tại các cảng sông số lượng tàu thuyền tăng đáng kể nhằm chuyên chở lúa gạo và hàng hóa khác. Lực lượng tàu vận tải đường sông tiêu biểu thời đó có các hãng Sô Va (Pháp), Bạch Thái Bưởi, Vĩnh Long (Việt Nam). Ngoài việc nạo vét các kênh đào thực dân Pháp còn tổ chức đào kênh đào mới, chúng đã thực hiện thêm hàng vạn kilomet, đưa tổng số kênh đào ở Nam Kỳ từ 2.500 km thời Nguyễn lên 5.000 km thời Pháp, trong số đó gần một nửa rộng từ 18 – 60 m. Loại kênh này được quy hoạch ngay hàng thẳng lối trông rất đẹp mắt. Nam Kỳ có nhiều sông lớn như sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ, sông Tiền và sông Hậu. Chúng tuy có thuận lợi cho tàu lớn nhưng lại hạn chế việc xây dựng đường sắt và đường bộ. Riêng hệ thống sông Cửu Long quá lớn, việc làm cầu rất khó khăn và tốn kém (nhất là cầu bắc qua sông Tiền và sông Hậu), vì vậy để đảm bảo giao thông thông suốt khắp Nam Kỳ, thực dân Pháp đã đẩy mạnh đào thêm kênh, rạch. Ở đôi chỗ, công việc được thực hiện bằng những thiết bị hiện đại nhất bấy giờ dành riêng cho hoạt động đào kênh, Đào kinh không phải bằng sức người đào mà người ta xáng cạp đất bằng máy móc chạy hơi nước đơn sơ thời đó. Kênh đào bằng “xáng” được gọi là “kênh xáng”. Đào kênh ở miền Tây Nam Kỳ vừa nhằm mở rộng giao thông, vừa nhằm mục đích thủy lợi, đẩy mạnh khai hoang, là biện pháp tốt nhất để mở mang vùng đất Tây Nam Kỳ. Đối với địa hình trũng thấp, sông nước như Nam Kỳ, đào kênh là cách đầu tư hữu hiệu nhất, có lợi về kinh phí hơn đầu tư vào đường bộ. Kết quả là kênh đào cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt đã giúp người dân đi lại, chuyên chở hàng hóa đến các trung tâm thương mại đầu mối bằng tàu thuyền nhanh chóng, tiện lợi và đỡ tốn kém hơn trước. Như vậy đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất, hệ thống giao thông vận tải ở Đông Dương được xây dựng tương đôi quy mô, một bộ phận thiết yếu của cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ công cuộc khai thác được hoàn thiện. Sự phát triển của Giao thông vận tải đã thúc đẩy nhanh ngành thương mại ở Việt Nam. 3.3 Ngành Thương nghiệp Chính sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải đã thúc đẩy sự trao đổi buôn bán giao thương trong cả nước và giao thương buôn bán Việt Nam với bên ngoài. Cùng với quá trình bình định Việt Nam, thưc dân Pháp cũng thiết lập một chính sách độc quyền về thương mại. Thời kì đầu Pháp gặp phải sự cạnh tranh của thương nhân người Hoa và Ấn Độ. Đến đầu thế kỉ XX Pháp đã kiểm soát được hầu hết các ngành xuất nhập khẩu vào Việt Nam. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất tổng giá trị xuất nhập khẩu của Đông Dương từ 140 triệu đồng đầu thế kỉ XX lên 197 triệu đồng. Nhằm thực hiện cho công cuộc xây dựng hạ tầng kĩ thuật phục vụ cho việc khai thác bóc lột Đông Dương, dười thời kì toàn quyền Paul Dumer, ông đã cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc cũng như hệ thống giao thông … do đó giá trị hàng nhập khẩu từ Pháp vào Đông Dương từ năm 1900 đến 1906 tăng lên nhanh chóng, giá trị hàng hóa nhập lớn hơn giá trị hàng hóa xuất. Đây có thể xem là thời kì xuất khẩu Tư bản của Pháp vào Đông Dương mà chủ yếu là ở Việt Nam. Càng về giai đoạn sau thì giá trị hàng hóa xuất khẩu ngày càng lớn hơn, điều này phản ánh kết quả của công cuộc khai thác bóc lột của Pháp ở Việt Nam và đồng thời trên một mặt nào đó cũng phản ánh trình độ phát triển của các ngành kinh tế trong nước. Chính sách độc quyền thương mại của Pháp đã đưa đến một hệ quả đó là tài nguyên, khoáng sản, nguyên vật liệu từ Việt Nam đều được xuất sang Pháp và một số nước khác. Trong khi đó Việt Nam phải nhập khẩu từ chiếc kim khâu đến đường ray, đầu máy, toa xe từ Pháp sang. Các mặt hàng nông sản cũng được xuất sang Pháp chế biến nhiều nhất phải kể đến là ngành cao su. Sản lượng cao su Việt Nam phải xuất sang Pháp để rồi phải nhập từ các chế phẩm cao sư vào Việt Nam. Hàng hóa của Việt Nam mà pháp cần (chủ yếu là khoáng sản, nguyên vật liệu và hàng nông sản) thì phải giành cho Pháp ngược lại những hàng hóa Pháp dư thừa hay kém chất lượng thì nhập vào Việt Nam. Chính sách độc quyền thương mại đã làm cho nhiều ngành thủ công nghiệp ở Việt Nam buộc phải phá sản do thực dân Pháp lũng đoạn thị trường. Chúng sử dụng hàng rào thuế quan để bảo vệ hàng hóa Pháp. Bên cạnh đó quá trình giao thương trong nước cũng nhọn nhịp hơn trước do hệ thống giao thông được hoàn thiện và mở rộng. Tuy nhiên việc buôn bán trong nước cũng bị thực dân Pháp thu thuế, kiểm soát gắt gao. Ngoài ra chúng còn độc quyền kinh doanh một số mặt hàng quan trọng như rượu, muối và thuốc phiện. Những ngành này đã đưa về một khoản lợi nhuận rất lớn cho tư bản Pháp. 3.4 Ngành tài chính – ngân hàng Dưới thời toàn quyền Paul Dumer, ông đã thống nhất tài chính toàn Đông Dương, lập ra ngân sách chung cho 5 xứ. Ngân sách Đông Dương chủ yếu được thu từ các loại thuế đánh vào người dân bản xứ. Thực dân Pháp triệt để lợi dụng bộ máy tai sai để tăng thuế cũ và đặt thêm thuế mới nhằm thu về cho ngân sách Đông Dương. Chúng đánh thuế mạnh vào các mặt hàng như thuế muối ,thuế rượu và thuế thuốc phiện… tình chung mỗi năm nhân dân Việt Nam phải đóng tới 90 triệu francs cho thực dân Pháp. Với ngân sách Đông Dương hiện có ngoài việc phải nộp về cho chính quốc thì thực dâp Pháp cũng có nguồn vốn để đầu tư về cơ sở hạ tâng cho các nước thuộc địa như xây dựng các công trình kiến trúc, công trình văn hóa, xây các trường học, bệnh viện và cả hệ thống giao thông vận tải. Những công trình kiến trúc này là sự du nhập của văn hóa phương tây vào Việt Nam, đến nay nhiều công trình vẫn còn tồn tại và còn có giá trị sử dụng. Điều này trên một mặt nào đó đã tạo cho các đô thị ở Việt Nam hoàn toàn mới mẻ, hiện đại. Ngoài ra với bản chất là chủ nghĩa tư bản cho vay nặng lãi, thực dân Pháp cũng tiến hành mở rộng sự hoạt động của ngân hàng Đông Dương. Chúng độc quyền phát hành tiền giấy ở Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ giới tài chính và các ông trùm ngân hàng Pháp, nhờ đó Ngân hàng Đông Dương được Chính phủ Pháp cho hưởng thêm một số đặc quyền như: Nhận tiền kí thác của khách hàng, cho nông dân vay, cho tư nhân vay và chiết khấu các thương phiếu, có quyền thàm dự vào việc thiết lập những công ty kỹ nghệ, thương mại hay nông nghiệp. Với những độc quyền trên của ngân hàng Đông Dương thì nền kinh tế Đông Dương hoàn toàn bị phụ thuộc vào ngân hàng Đông Dương. Khi mới ra đời ngân hàng Đông Dương có vốn điều lệ là 8.000.000francs vàng, mỗi francs vàng nặng 322mgr vàng nguyên chất, sau đó vốn điều lệ không ngừng tăng lên; năm 1900 tăng lên 24 triệu francs. Điều này chứng tỏ ngân hàng Đông Dương hoạt động rất mạnh và làm ăn có hiệu quả đúng như mong đợi của giới tư bản tài chính Pháp. Ngân hàng Đông dương được thành lập đã nhanh chóng trở thành một ngân hàng trương ương tư hữu của xứ thuộc địa, nó có uy quyền khắp xứ Đông Dương, miền Thái Bình Dương và vùng Ấn Độ thuộc Pháp. Theo Phạm Quang Trung trong cuốn Lịch sử tín dụng nông nghiệp Việt Nam 1875 – 1945 có viết: “ Là ngân hàng thương mại, ngân hàng Đông Dương chỉ chạy theo lợi nhuận, chỉ thực hiện những nghiệp vụ nào mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Là ngân hàng phát hành, ngân hàng Đông Dương sử dụng nguồn vốn do độc quyền phát hành mang lại vào việc tham gia đầu tư vào những sự nghiệp ở thuộc địa hoặc ở một lãnh thổ hải ngoại mà nó quan tâm nhiều nhất… Tóm lại, ngân hàng Đông Dương có khả năng bóp nghẹt mọi âm mưu cạnh tranh với nó ở trong nước và khoác cho mọi sự nghiệp đổi mới của nó một tính cách ngoại giao và chính trị”. Ngân hàng Đông Dương đã trở thành chỗ dựa tài chính lớn nhất của giới tài chính Pháp, các ngân hàng Pháp và nền thương mại Pháp ở Viễn Đông, nhờ vậy có thể cạnh tranh thương mại với các đổi thủ khác như Anh, Đức … Bên cạnh những âm mưu, toan tính của thực dân Pháp, ngân hàng Đông Dương trên một phương diện nào đó đã giúp cho một số người Việt Nam tận dụng để đầu tư, mở rộng các hoạt động sản xuất và thương mại. Từ đó hình thành nên một tầng lớp tư sản, tiểu tư sản ở Việt Nam. Ngoài ra Ngân hàng Đông Dương đã giúp cho thương nhân Pháp, tư bản Pháp đang làm ăn sinh sống ở Việt Nam có cơ hội đầu tư nhằm phô trương kĩ nghệ của mình tại Viễn Đông gây ảnh hưởng lớn của Pháp ở các nước thuộc địa. Có thể nói trên lĩnh vực Tài chính – ngân hàng, thực dân Pháp muốn vơ vét tối đa các nguồn lực ở Việt Nam cũng như muốn dùng nó thành một công cụ chính trị để gắn chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp. Như vậy, từ năm 1884 đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất, với tâm điểm là công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, nền kinh tế Việt Nam đã có những sự chuyển biến rõ rệt. Nhiều đô thị hiện đại hình thành khắp cả 3 miền bắc trung nam. Cùng với đó là hạ tầng kĩ thuật được xây dựng tương đối hoàn chỉnh và quy cũ. Nhiều công ty nhà máy xí nghiệp của tư bản Pháp và tư Bản người Việt mọc lên và hình thành nên những trung tâm tương đối sầm uất. Cùng với đó là sự du nhập của nền kinh tế TBCN vào Việt Nam đã phần nào phá vỡ nền kinh tế truyền thống ở Việt Nam. Cùng với sự thay đổi về kinh tế thì quá trình kahi thác thuộc địa của thực dân Pháp cũng làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa nhanh chóng, một số tầng lớp mới trong xã hôi ra đời như công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Đây là những lực lượng mới trong xã hội và sau khi ra đời đã có những hoạt động trong phong trào đấu tranh chống Pháp. Chương 3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM TỪ 1814 ĐẾN 1945 1. Bối cảnh lịch sử Trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, thực dân Pháp đã tham gia vào phe Hiệp ước cùng với Anh và Nga để tạo nên sức mạnh chống chọi lại với những nước đế quốc đang có tham vọng chia lại thị trường thế giới. Để đối phó với cuộc chiến tranh đế quốc, thực dân Pháp tăng cường khai thác, bóc lột thuộc địa để chuẩn bị cho chiến tranh. Trong đó Đông Dương được coi là thuộc địa quan trọng nhất. Ngày 1/8/1914 chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ ở châu Âu và nhanh chóng lan ra toàn thế giới, lôi cuốn vào vòng chiến đấu hầu hết các nướ thuộc địa. Nước Pháp tham gia chiến tranh đế quốc và do đó phải huy động tối đa sức người sức của trong nước và của các thuộc địa để cung cấp cho nhu cầu chiến tranh. Năm 1918 chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, nước Pháp tuy là một nước thắng trận nhưng cũng bị tổn thất nặng nề về kinh tế và tài chính. Chiến tranh đã phá hoại hàng loạt các nhà máy, cầu cống, đường sá và làng mạc, nhiều ngành sản xuất công nghiệp bị đình trệ, hoạt động thương mại sa sút nghiêm trọng. Sau chiến tranh Pháp đã trở thành một con nợ lớn. Chiến tranh thế giới đã xóa sạch hàng triệu francs của Pháp đầu tư xuất khẩu tư bản ra bên ngoài. Tất cả những điều trên làm cho tình hình nước Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất gặp nhiều khó khăn. Cùng với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp nền kinh tế Việt Nam cũng được phục hồi và phát triển. Tuy nhiên như ở chương 2 đã phân tích, nền kinh tế Việt nam bị lệ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Pháp do đó cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 cũng đánh mạnh vào nền kinh tế Việt Nam. Cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, nước Pháp nhanh chóng thất bại khi phát xít Đức tấn công. Ở Đông Dương, phát xít Nhật cũng tràn vào và câu kết với Pháp bóc lột nhân dân Việt Nam. Trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới thực dân Pháp đều thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy để huy động tối đa sức người sức của phục vụ cho cuộc chiến. Cùng với quá trình khai thác bóc lột của thực dân Pháp các giai cấp mới ở Việt Nam lần lượt ra đời và đứng lên đấu tranh đòi độc lập như giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công nhân. Trong thời kì này phong trào dân tộc dân chủ bùng lên mạnh mẽ, những con đường cứu nước khác nhau lần lượt được truyền bá vào Việt Nam. Chính điều này đã làm cho phong trào đấu tranh chống thực dân phong kiến ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi nổi. Đáng chú ý nhất là phong trào đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng vô sản mà hệ quả của nó là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 2 năm 1930. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam phong trào đấu tranh chống phong kiến đế quốc của nhân dân Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi. Gây cho Pháp nhiều khó khăn trong việc ổn định tình hình xã hội thuộc địa để thực hiện công việc khac thác bóc lột. 2. Kinh tế Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ Nhất Trong chiến tranh thế giới thứ nhất do phải tập trung mọi nguồn lực cho chiến tranh khiến do đó mọi hoạt động kinh tế không chỉ ở nước Pháp mà ở các thuộc địa Pháp trong đó có Việt Nam bị đình trệ 3. Kinh tế Việt Nam trong thời kì 1918 – 1929 4. Kinh tế Việt Nam từ 1929 đến 1933 5. Kinh tế Việt Nam giai đoạn 1933 đến 1945 KẾT LUẬN [...]... địa để thực hiện công việc khac thác bóc lột 2 Kinh tế Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ Nhất Trong chiến tranh thế giới thứ nhất do phải tập trung mọi nguồn lực cho chiến tranh khiến do đó mọi hoạt động kinh tế không chỉ ở nước Pháp mà ở các thuộc địa Pháp trong đó có Việt Nam bị đình trệ 3 Kinh tế Việt Nam trong thời kì 1918 – 1929 4 Kinh tế Việt Nam từ 1929 đến 1933 5 Kinh tế Việt Nam giai đoạn... hưởng lớn của Pháp ở các nước thuộc địa Có thể nói trên lĩnh vực Tài chính – ngân hàng, thực dân Pháp muốn vơ vét tối đa các nguồn lực ở Việt Nam cũng như muốn dùng nó thành một công cụ chính trị để gắn chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp Như vậy, từ năm 1884 đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất, với tâm điểm là công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, nền kinh tế Việt Nam đã... kinh tế Việt nam bị lệ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Pháp do đó cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 cũng đánh mạnh vào nền kinh tế Việt Nam Cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, nước Pháp nhanh chóng thất bại khi phát xít Đức tấn công Ở Đông Dương, phát xít Nhật cũng tràn vào và câu kết với Pháp bóc lột nhân dân Việt Nam Trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới thực dân Pháp đều thực hiện. .. thị hiện đại hình thành khắp cả 3 miền bắc trung nam Cùng với đó là hạ tầng kĩ thuật được xây dựng tương đối hoàn chỉnh và quy cũ Nhiều công ty nhà máy xí nghiệp của tư bản Pháp và tư Bản người Việt mọc lên và hình thành nên những trung tâm tương đối sầm uất Cùng với đó là sự du nhập của nền kinh tế TBCN vào Việt Nam đã phần nào phá vỡ nền kinh tế truyền thống ở Việt Nam Cùng với sự thay đổi về kinh tế. .. cao su Việt Nam phải xuất sang Pháp để rồi phải nhập từ các chế phẩm cao sư vào Việt Nam Hàng hóa của Việt Nam mà pháp cần (chủ yếu là khoáng sản, nguyên vật liệu và hàng nông sản) thì phải giành cho Pháp ngược lại những hàng hóa Pháp dư thừa hay kém chất lượng thì nhập vào Việt Nam Chính sách độc quyền thương mại đã làm cho nhiều ngành thủ công nghiệp ở Việt Nam buộc phải phá sản do thực dân Pháp lũng... kiến ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi nổi Đáng chú ý nhất là phong trào đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng vô sản mà hệ quả của nó là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 2 năm 1930 Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam phong trào đấu tranh chống phong kiến đế quốc của nhân dân Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi Gây cho Pháp nhiều khó khăn trong việc ổn định tình hình xã hội thuộc. .. yếu của cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ công cuộc khai thác được hoàn thiện Sự phát triển của Giao thông vận tải đã thúc đẩy nhanh ngành thương mại ở Việt Nam 3.3 Ngành Thương nghiệp Chính sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải đã thúc đẩy sự trao đổi buôn bán giao thương trong cả nước và giao thương buôn bán Việt Nam với bên ngoài Cùng với quá trình bình định Việt Nam, thưc dân Pháp. .. kinh tế thì quá trình kahi thác thuộc địa của thực dân Pháp cũng làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa nhanh chóng, một số tầng lớp mới trong xã hôi ra đời như công nhân, tư sản, tiểu tư sản Đây là những lực lượng mới trong xã hội và sau khi ra đời đã có những hoạt động trong phong trào đấu tranh chống Pháp Chương 3 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM TỪ 1814 ĐẾN 1945 1 Bối cảnh... tranh Pháp đã trở thành một con nợ lớn Chiến tranh thế giới đã xóa sạch hàng triệu francs của Pháp đầu tư xuất khẩu tư bản ra bên ngoài Tất cả những điều trên làm cho tình hình nước Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất gặp nhiều khó khăn Cùng với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp nền kinh tế Việt Nam cũng được phục hồi và phát triển Tuy nhiên như ở chương 2 đã phân tích, nền kinh tế. .. hàng nhập khẩu từ Pháp vào Đông Dương từ năm 1900 đến 1906 tăng lên nhanh chóng, giá trị hàng hóa nhập lớn hơn giá trị hàng hóa xuất Đây có thể xem là thời kì xuất khẩu Tư bản của Pháp vào Đông Dương mà chủ yếu là ở Việt Nam Càng về giai đoạn sau thì giá trị hàng hóa xuất khẩu ngày càng lớn hơn, điều này phản ánh kết quả của công cuộc khai thác bóc lột của Pháp ở Việt Nam và đồng thời trên một mặt

Ngày đăng: 29/09/2015, 15:35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan