so sánh tu từ với việc hình thành biểu tượng về các con vật cho học sinh tiểu học

59 405 0
so sánh tu từ với việc hình thành biểu tượng về các con vật cho học sinh tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... Chƣơng SO SÁNH TU TỪ ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG VỀ CÁC CON VẬT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 37 3.1 So sánh tu từ việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng chim 37 3.2 So sánh tu từ. .. từ việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng cá 39 3.3 So sánh tu từ việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng gà 40 3.4 So sánh tu từ việc giúp HS tiểu học hình thành. .. thiết với 1.6 Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng 1.6.1.Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học Học sinh tiểu học có độ tu i từ đến 11 tu i Khi vào học

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC LẠI THỊ HIÊN SO SÁNH TU TỪ VỚI VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG VỀ CÁC CON VẬT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tiếng Việt HÀ NỘI – 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC LẠI THỊ HIÊN SO SÁNH TU TỪ VỚI VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG VỀ CÁC CON VẬT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tiếng Việt Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. PHAN THỊ THẠCH HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo đặc biệt là Ths. Phan Thị Thạch. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và làm khóa luận. Qua đây chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới phòng Đào tạo Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, tới các thầy, cô giáo trong khoa GDTH đã tạo điều kiện giúp đỡ để khóa luận của chúng tôi đƣợc hoàn thành. Lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, hơn nữa thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến, sửa chữa của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện Lại Thị Hiên LỜI CAM ĐOAN Đề tài “So sánh tu từ với việc hình thành biểu tượng về các con vật cho HS Tiểu học” đƣợc chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả khác, cộng với sự giúp đỡ của giáo viên hƣớng dẫn, Ths. Phan Thị Thạch và sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Chúng tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Sinh viên thực hiện Lại Thị Hiên KÍ HIỆU VIẾT TẮT HS: học sinh SGK: sách giáo khoa GDTH: Giáo dục Tiểu học NXB: nhà xuất bản NXBGD: nhà xuất bản Giáo dục NXBGD HN: nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội XHCN: xã hội chủ nghĩa THSC: Trung học cơ sở ĐHSP: Đại học Sƣ phạm VD: ví dụ MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 6 5. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 6 6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 6 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 7 8. Cấu trúc của khóa luận .............................................................................. 7 NỘI DUNG ....................................................................................................... 9 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................ 9 1.1. Những hiểu biết chung về so sánh tu từ ................................................. 9 1.2. Những lí thuyết về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ....................... 14 1.3. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật ......................................... 17 1.4. Quá trình sản sinh và tiếp nhận văn bản trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ...................................................................................................... 19 1.5. Biểu tƣợng và một số lí thuyết liên quan đến biểu tƣợng .................... 19 1.6. Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học và việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng .................................................................................. 23 Chƣơng 2. MIÊU TẢ KẾT QUẢ THỐNG KÊ PHÂN LOẠI VIỆC SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SO SÁNH TU TỪ TRONG CÁC VĂN BẢN NGHỆ THUẬT THUỘC SGK TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC......................................... 27 2.1. Tiêu chí thống kê phân loại .................................................................. 27 2.2. Kết quả thống kê phân loại việc sử dụng so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật thuộc chƣơng trình SGK Tiếng Việt tiểu học ..................... 29 2.3. Kết quả thống kê phân loại so sánh tu từ trong đó A là con vật........... 30 2.4. Kết quả thống kê phân loại so sánh tu từ dựa vào các tiêu chí bổ sung34 Chƣơng 3. SO SÁNH TU TỪ ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG VỀ CÁC CON VẬT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ....................... 37 3.1. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng về con chim .................................................................................................. 37 3.2. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng về con cá ...................................................................................................... 39 3.3. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng về con gà ..................................................................................................... 40 3.4. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng về con chuồn chuồn ..................................................................................... 42 3.5. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng về con cò ...................................................................................................... 43 3.6. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng về con ngan .................................................................................................. 44 3.7. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng về các con vật khác ..................................................................................... 46 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 51 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc lựa chọn đề tài “So sánh tu từ với việc hình thành biểu tƣợng về các con vật cho HS Tiểu học” xuất phát từ nhận thức của chúng tôi về ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của nó. 1.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Trong hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia thì hệ thống giáo dục Tiểu học giữ một vị trí quan trọng. Việc đào tạo, bồi dƣỡng nhân tài phải bắt đầu đƣợc quan tâm ngay từ bậc Tiểu học, vì đây là “cái nôi” tri thức đầu tiên và là bậc học quan trọng đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách của mỗi học sinh. Trong điều 23, Luật giáo dục.1998, chỉ rõ mục tiêu của Giáo dục Tiểu học là: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam XHCN”. Do đó ở Tiểu học, các em đƣợc tạo điều kiện tối đa với các môn học thuộc tất cả các lĩnh vực: Tự nhiên, xã hội, con ngƣời. Trong các môn học ở trƣờng Tiểu học thì môn Tiếng Việt có một ý nghĩa và vị trí đặc biệt quan trọng. Môn Tiếng Việt giúp hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp, góp phần rèn luyện cho HS các thao tác của tƣ duy; cung cấp những kiến thức sơ giản gắn trực tiếp với việc học Tiếng Việt, những kiến thức sơ giản về tự nhiên, xã hội, con ngƣời, về văn hóa và khoa học của Việt Nam và nƣớc ngoài; góp phần bồi dƣỡng cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt, sự công bằng xã hội, bồi dƣỡng nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện đại. Các phân môn Tiếng Việt đƣợc đƣa vào dạy cho HS Tiểu học gồm có: Tập đọc - kể chuyện, tập làm văn, luyện từ và câu, chính tả. Các phân môn 1 này góp phần phát triển toàn diện năng lực Tiếng Việt cho HS Tiểu học. Trong đó, các bài tập với biện pháp so sánh tu từ chiếm một số lƣợng tƣơng đối lớn trong phân môn luyện từ và câu. Có thể nói rằng so sánh tu từ là một biện pháp nghệ thuật vô cùng quan trọng. So sánh tu từ sẽ giúp các em đƣợc chắp cánh cùng lời ca, tiếng nhạc qua hình ảnh so sánh xa xôi mà gần gũi, bay bổng mà chân thực. Phƣơng thức so sánh là một hình thức biểu hiện đơn giản nhất của lời nói có hình ảnh: “Hầu nhƣ bất cứ sự biểu đạt hình ảnh nào cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh”(GoLur - phong cách học Nga, Moskya 1976 - T141). Một mặt, so sánh tu từ có khả năng khắc họa hình ảnh, gây ấn tƣợng mạnh mẽ và nó có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành biểu tƣợng cho các em. Mặt khác, so sánh tu từ có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, sinh động, diễn đạt mọi sắc thái biểu cảm, giúp ta bày tỏ tình cảm thái độ của mình một cách kín đáo tế nhị. 1.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Việc nghiên cứu đề tài khóa luận rất bổ ích và có ý nghĩa đối với một sinh viên khoa GHTH. Trƣớc hết, nó giúp chúng tôi khảo sát các văn bản nghệ thuật có sử dụng so sánh tu từ trong SGK Tiếng Việt ở Tiểu học. Việc làm này góp phần giúp chúng tôi nắm vững nội dung chƣơng trình SGK, củng cố và làm sâu sắc hơn những tri thức đã đƣợc học. Điều quan trọng nhất là việc làm đó có thể giúp chúng tôi dạy tốt môn học này trong tƣơng lai. Nhận thức rõ ràng và sâu sắc ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài khóa luận, chúng tôi cho rằng việc thực hiện đề tài này là cần thiết. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu so sánh tu từ không là một vấn đề mới, vì nó đã đƣợc nhiều ngƣời tìm hiểu. Có thể tổng thuật tình hình nghiên cứu về so sánh tu từ trong các tài liệu sau: 2 2.1. Những giáo trình và những tài liệu nghiên cứu về phong cách học So sánh tu từ đã đƣợc một số nhà phong cách học nghiên cứu trong những giáo trình và tài liệu tiêu biểu nhƣ: - Đinh Trọng Lạc, Giáo trình Việt Ngữ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1964. - Võ Bình - Lê Anh Hiền - Cù Đình Tú - Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1982. - Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, NXB ĐH & THCN, 1983. - Đinh Trọng Lạc, Phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999. Ở những công trình trên, các tác giả có đóng góp trong việc trình bày các nội dung sau: + Nêu khái niệm so sánh tu từ. + Nêu những cách thức tổ chức so sánh tu từ. + Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa so tu từ và so sánh luận lí (so sánh logic). Từ những công trình đã nêu tên trên đây, cũng có thể thấy rõ: Lí luận về so sánh tu từ đƣợc bổ sung phong phú hơn theo thời gian. Chẳng hạn, từ những năm 80 của thế kỉ XX, các nhà phong cách học đã xác định: So sánh tu từ là một biện pháp tu từ đƣợc xây dựng theo quan hệ liên tƣởng. Trong những giáo trình và tài liệu nghiên cứu phong cách đƣợc xuất bản 1993, 1995, 1998, 1999 Đinh Trọng Lạc đã xem xét so sánh tu từ ở hai phƣơng diện: là một biện pháp tu từ đƣợc xây dựng theo quan hệ liên tƣởng tƣơng đồng và là một phƣơng tiện tu từ ngữ nghĩa… Những lí thuyết về so sánh tu từ đƣợc trình bày trong những giáo trình, tài liệu nghiên cứu phong cách học là điểm tựa tin cậy cho những ngƣời nghiên cứu và giảng dạy về phong cách học trong nhà trƣờng. 3 2.2. SGK Tiếng Việt ở tiểu học và SGK Ngữ Văn a. SGK Tiếng Việt ở tiểu học Một trong những đổi mới nội dung chƣơng trình SGK Tiếng Việt ở tiểu học là đƣa so sánh tu từ vào dạy cho HS. Khác với các giáo trình, nội dung dạy học về so sánh tu từ chủ yếu là qua các bài tập thực hành hƣớng dẫn HS phát hiện những trƣờng hợp sử dụng biện pháp tu từ này. Học sinh tiểu học đƣợc làm quen với so sánh tu từ ở SGK Tiếng Việt 3, tập 1. Nhƣng SGK Tiếng Việt 3 không trực tiếp giới thiệu khái niệm so sánh (với tƣ cách là một biện pháp tu từ) cho HS mà thông qua hàng loạt các bài tập. Hình thức bài tập thƣờng là nêu ngữ liệu (câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ) trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, yêu cầu HS chỉ ra các hình ảnh so sánh, các sự vật đƣợc so sánh với nhau trong ngữ liệu ấy. b. SGK Ngữ Văn THCS Trong chƣơng trình sách Ngữ Văn THCS, so sánh đƣợc đề cập ở sách Ngữ Văn 6, tập 2, với bài 19 và bài 21. Trong đó, tác giả trình bày những nội dung chính sau: - Khái niệm so sánh - Cấu tạo của phép so sánh - Vai trò, tác dụng của so sánh trong văn miêu tả. ( Bài 19, SGK Ngữ Văn 6, tập 2, NXBGD năm 2008). - Trình bày các kiểu so sánh - Tác dụng của phép so sánh ( Bài 21, SGK Ngữ Văn 6, tập 2, NXBGD năm 2008). 2.3. Những khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Ở trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, trong những năm gần đây, một số sinh viên khoa Ngữ Văn và khoa Giáo dục Tiểu học đã thực hiện đề tài nghiên cứu về so sánh tu từ. Cụ thể là: 4 - Dƣơng Nguyệt Hằng (K26) , Bƣớc đầu nghiên cứu về hiệu quả của so sánh tu từ trong các tác phẩm thơ trong SGK lớp 1, 2, 3 sau năm 2000 và lớp 3 thử nghiệm. - Nguyễn Dƣơng Vĩnh Hồng ( K27) , Giá trị của biện pháp so sánh tu từ trong văn miêu tả. - Hà Thị Nhung ( K28) , Tìm hiểu biện pháp so sánh tu từ trong Thơ Mới 1932-1945. - Hoàng Thị Đặng (K29) , Nghiên cứu hiệu quả của so sánh tu từ. - Nguyễn Thị Lan (K29) , Tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật của phép so sánh tu từ trong thơ viết cho thiếu nhi (qua khảo sát SGK Tiếng Việt 3, 4, 5 sau năm 2000 và một số bài thơ viết cho thiếu nhi ngoài chƣơng trình). - Lƣu Thị Dung (K31) , Tác dụng của so sánh tu từ đối với việc giáo dục nhận thức, giáo dục tình cảm, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học. - Nguyễn Thúy Hạnh (K32) , Tác dụng của so sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tƣợng về một số hiện tƣợng tự nhiên cho học sinh tiểu học. - Trần Thị Phƣơng (K36) , Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ viết cho trẻ em ở SGK Tiếng Việt lớp 3. - Đặng Thị Bích Ngọc ( K36) , Rèn kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh cho học sinh lớp 3. Đối tƣợng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu về so sánh tu từ của những sinh viên này đƣợc thể hiện rất rõ trong tên đề tài khóa luận mà họ đã lựa chọn. Điểm lại tình hình nghiên cứu về so sánh tu từ trong các giáo trình tài liệu khoa học chuyên ngành, trong SGK Tiếng Việt tiểu học, SGK Ngữ Văn THCS và trong các khóa luận tốt nghiệp của các sinh viên, có thể thấy rõ việc nghiên cứu so sánh tu từ không phải là vấn đề mới.Tuy vậy việc tìm hiểu “ Tác dụng của so sánh tu từ với việc hình thành biểu tƣợng về các con vật cho HS Tiểu học” vẫn là một khoảng trống chƣa đƣợc ai nghiên cứu. 5 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là: Tác dụng của so sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tƣợng về các con vật cho HS Tiểu học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Hệ thống hóa những kiến thức về: lí thuyết hoạt động giao tiếp, phong cách học, tâm lí học, … 4.2. Miêu tả kết quả thống kê, phân loại về cách dùng so sánh tu từ trong những tác phẩm thuộc chƣơng trình SGK Tiếng Việt tiểu học. 4.3. Sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu để chỉ rõ tác dụng của so sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tƣợng về các con vật cho HS tiểu học. 5. Mục đích nghiên cứu Khóa luận thực hiện nhiệm vụ nhằm những mục đích sau: 5.1. Sử dụng những kiến thức đã hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lí luận cho khóa luận, đồng thời nhằm nâng cao những hiểu biết cho bản thân về biện pháp so sánh tu từ trong Tiếng Việt. 5.2. Khảo sát ngữ liệu thống kê về việc sử dụng so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt tiểu học, để làm giàu vốn hành trang kiến thức của tác giả khóa luận nhằm phục vụ việc giảng dạy Tiếng Việt trong đợt thực tập sƣ phạm và trong việc giảng dạy trong tƣơng lai. 5.3. Góp phần cung cấp một tài liệu tham khảo về so sánh tu từ cho các bạn sinh viên khoa GDTH hoặc cho những ai quan tâm đến biện pháp tu từ này. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn, nội dung nghiên cứu Bƣớc đầu tập trung tìm hiểu về tác dụng của so sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tƣợng về các con vật cho HS tiểu học. 6.2. Giới hạn tƣ liệu thống kê Khảo sát việc dùng so sánh tu từ trong các tác phẩm nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt 2, 3, 4, 5 do NXB Giáo Dục ban hành năm 2008. 6 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp thống kê Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi dùng để nhận diện và tổng hợp những trƣờng hợp sử dụng so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt tiểu học. 7.2. Phương pháp phân loại Đây là phƣơng pháp đƣợc chúng tôi sử dụng để phân chia ngữ liệu thống kê về so sánh tu từ thành những tiểu loại nhỏ dựa trên những tiêu chí đã xác định. 7.3. Phương pháp miêu tả Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử dụng khi cần tái hiện những ví dụ tiêu biểu có so sánh tu từ. 7.4. Phương pháp phân tích phong cách học Đây là phƣơng pháp đặc thù của phong cách học. Theo Cù Đình Tú (1982): “Sự phân tích của phong cách học bao giờ cũng đƣợc tiến hành theo cơ sở của sự liên hội giữa phƣơng tiện ngôn ngữ đƣợc tuyển chọn trên văn bản với những phƣơng tiện cùng vắng mặt, không đƣợc tuyển chọn”.Trên cơ sở đó ngƣời phân tích rút ra hiệu quả (tác dụng) của việc lựa chọn, sử dụng phƣơng tiện ngôn ngữ của văn bản. Phƣơng pháp phân tích phong cách học là một trong những phƣơng pháp chủ yếu đƣợc chúng tôi sử dụng để phân tích hiệu quả tác động của sự so sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tƣợng về các con vật cho HS tiểu học. 7.5. Phương pháp tổng hợp Đây là phƣơng pháp đƣợc chúng tôi sử dụng để rút ra những nhận xét hoặc kết luận. 8. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của khóa luận gồm có 3 chƣơng 7 Chƣơng 1: Cơ sở lí luận Chƣơng 2: Miêu tả kết quả thống kê phân loại việc sử dụng biện pháp so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt Tiểu học. Chƣơng 3: So sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tƣợng về các con vật cho HS Tiểu học. 8 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Những hiểu biết chung về so sánh tu từ 1.1.1. Khái niệm Một số nhà phong cách học và tác giả SGK Ngữ Văn THCS đã đƣa ra định nghĩa về khái niệm so sánh tu từ. VD: a, Lê Anh Hiền (1982) trong “ Phong cách học Tiếng Việt” gọi so sánh tu từ là so sánh hình ảnh để phân biệt với so sánh logic. Theo tác giả: “ So sánh hình ảnh là một sự so sánh không đồng loại, không cùng một phạm trù chung (về số lƣợng hoặc chất lƣợng), miễn là có một nét tƣơng đồng nào đó về mặt nhận thức hay tâm lí” [sđd, tr. 146]. Sau định nghĩa, tác giả bổ sung: So sánh hình ảnh “ là một sự so sánh có giá trị hình tƣợng và giá trị biểu cảm”. b, Cù Đình Tú (1983) trong “ Phong cách học Tiếng Việt và đặc điểm tu từ Tiếng Việt” về cơ bản đồng nhất với Lê Anh Hiền, nhƣng cách diễn đạt đã góp phần làm cho nội dung khái niệm rõ ràng hơn. Theo tác giả: “ So sánh tu từ là so sánh công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tƣợng có cùng một nét giống nhau nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tƣợng” [ sđd, tr. 272]. Sau định nghĩa, Cù Đình Tú bổ sung: Trong so sánh tu từ các đối tƣợng đƣợc đƣa ra so sánh là các đối tƣợng khác loại và mục đích của phép so sánh là nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tƣợng. c, Trong SGK Ngữ văn 6, tập 2 các tác giả đã định nghĩa so sánh tu từ nhƣ sau: “ so sánh là sự đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tƣơng đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt” [ sđd, tr.24]. 9 d, Từ các định nghĩa đã trình bày ở trên, chúng tôi chọn định nghĩa của Cù Đình Tú (1983), đồng thời tiếp nhận ý kiến bổ sung của các tác giả để đƣa ra cách hiểu sau về so sánh tu từ: So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tƣợng khác loại dựa trên một nét tƣơng đồng nào đó giữa chúng, nhằm biểu thị bằng hình ảnh một trong những đối tƣợng đó. 1.1.2. Cách thức tổ chức so sánh tu từ Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “Phong cách học Tiếng Việt” NXBGDHN-1997 đƣa ra mô hình so sánh chung: A x B và mô hình đầy đủ gồm 4 yếu tố: - Yếu tố 1: Yếu tố đƣợc hoặc bị so sánh. - Yếu tố 2: Yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hoạt động có vai trò nêu rõ phƣơng diện so sánh. - Yếu tố 3: Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh. - Yếu tố 4: Yếu tố đƣợc đƣa ra làm chuẩn của so sánh. Tác giả Cù Đình Tú trong cuốn: “Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt”- NXBĐH và THCN HN- 1983, cho rằng: Về mặt hình thức, so sánh bao giờ cũng gồm hai đối tƣợng lập thành hai vế, các đối tƣợng này có thể là sự vật, tính chất hay hoạt động. Hai đối tƣợng đƣợc gắn với nhau tạo nên hình thức so sánh theo các kí hiệu: Kí hiệu: A: vế đƣợc so sánh B: vế so sánh Dựa vào hình thức biểu hiện của phép so sánh, SGK Tiếng Việt lớp 3, tập 1 đƣa ra 2 mô hình: - Mô hình 1: So sánh sự vật - sự vật. Từ mô hình này có các dạng sau: + A nhƣ B + A: yếu tố đƣợc hoặc bị so sánh 10 + B: yếu tố đƣa ra làm chuẩn để so sánh. + Mô hình A- B: x triệt tiêu (từ chỉ quan hệ so sánh bị triệt tiêu) + A là B + A chẳng bằng B - Mô hình 2: So sánh hoạt động - hoạt động. + A nhƣ B + A hơn B Xét về mặt nội dung, đối tƣợng nằm ở hai vế của phép so sánh là khác loại, nhƣng lại có những nét nào đó giống nhau, nét giống nhau này có thể nổi hoặc chìm. - So sánh tu từ chìm: nét tƣơng đồng - cơ sở của sự so sánh không đƣợc hiện ra bằng những từ ngữ cụ thể mà ngƣời nghe, ngƣời đọc phải tự phát hiện ra: VD1: Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh - So sánh tu từ nổi: nét tƣơng đồng - cơ sở của sự so sánh đƣợc hiện ra bằng những từ ngữ cụ thể dễ nhận thấy. VD2: Cá thu Biển Đông như đoàn thoi 1.1.3. Hiệu quả của so sánh tu từ a, Giá trị chủ yếu của biện pháp tu từ so sánh là giá trị nhận thức và giá trị biểu cảm. Qua so sánh, đối chiếu một sự vật đã biết với một sự vật chƣa biết mà chúng ta hiểu rõ hơn về sự vật đó, có thể phát hiện ra những nét bất ngờ mà ít khi chúng ta chú ý đến. Nói cách khác, so sánh là phƣơng tiện giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn những phƣơng tiện nào đó của sự vật. Mặt khác, so sánh cũng là phƣơng tiện giúp chúng ta bày tỏ lòng yêu, ghét, ý kiến khen chê, thái độ khẳng định hoặc phủ định đối với sự vật. Giá trị biểu cảm của so sánh thể hiện ở việc tăng sức bình giá, phát huy thêm sức 11 biểu hiện của các phƣơng tiện ngôn ngữ. b, Đối với lứa tuổi HS tiểu học. Qua các văn bản nghệ thuật, hình ảnh so sánh giúp các em cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của ngôn từ và khám phá thế giới xung quanh. Từ đó các em hình thành kĩ năng quan sát tinh tế, sâu sắc các sự vật, hiện tƣợng. So sánh tu từ góp phần bồi dƣỡng kĩ năng cảm thụ văn học, bƣớc đầu giúp các em tiếp xúc với các hình tƣợng văn học, biết rung cảm với những niềm vui nỗi buồn của con ngƣời, biết tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên đất nƣớc con ngƣời Việt Nam. Các em thêm yêu thƣơng gắn bó gần gũi với những đồ vật, con vật với cuộc sống sinh hoạt của con ngƣời. Từ đó ở các em hình thành và phát triển những nhận thức, có tình cảm, thái độ đúng đắn trong cuộc sống, biết phân biệt cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác, cái đúng, cái sai. Dần dần các em hƣớng tới cái Chân, Thiện, Mĩ. Biện pháp so sánh giúp các HS tiếp thu tốt và học tập tốt các môn: Tập làm văn, Luyện từ và câu, để trau dồi kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, phát huy sự sáng tạo sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp với mọi ngƣời xung quanh. 1.1.4. Hai góc độ xem xét so sánh tu từ Đinh Trọng Lạc, ( 1995) đã đƣa ra căn cứ phân biệt biện pháp tu từ và phƣơng tiện tu từ, khi phân loại các biện pháp và các phƣơng tiện tu từ trong tiếng Việt. Ông đã xác định so sánh tu từ thuộc loại biện pháp tu từ ngữ nghĩa, đồng thời cũng là một loại phƣơng tiện tu từ ngữ nghĩa. Những lí luận về biện pháp tu từ và phƣơng tiện tu từ là cơ sở cần thiết để tác giả khóa luận có cơ sở xử lí đề tài. 1.1.4.1. So sánh là một biện pháp tu từ Ở góc độ này, nói đến so sánh tu từ là nói đến cách thức tổ chức ngôn ngữ để “ đối chiếu hai hay nhiều đối tƣợng khác loại dựa trên một nét tƣơng đồng giữa chúng” nhằm mục đích tu từ. 12 Từ góc độ này, tìm hiểu so sánh tu từ trong giao tiếp, chúng ta có thể nhận ra những quy luật lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ để tạo hình - biểu cảm và có thể mô hình hóa các quy luật đó. 1.1.4.2. So sánh là một phương tiện tu từ Ở góc độ này, so sánh tu từ là một phƣơng tiện ngôn ngữ đƣợc ngƣời nói “ ngƣời viết” sử dụng để trao đổi nội dung tƣ tƣởng với ngƣời nghe, ngƣời đọc nhằm thông báo nội dung ý nghĩa sự vật, đồng thời biểu lộ thái độ, tình cảm của mình đối với nội dung trao đổi hoặc đối với ngƣời tiếp nhận. 1.1.5. Phân biệt so sánh tu từ với so sánh logic 1.1.5.1. Khái niệm về so sánh logic Đó là cách đối chiếu hai đối tƣợng cùng loại dựa trên sự tƣơng đồng của chúng. VD3: Ngôi nhà này cao hơn ngôi nhà kia hai tầng. 1.1.5.2. Sự giống nhau giữa hai loại so sánh. So sánh tu từ và so sánh logic là hai loại so sánh giống nhau về phƣơng thức: Đều đối chiếu các sự vật dựa trên sự tƣơng đồng giữa chúng. 1.1.5.3. Sự khác nhau giữa hai loại so sánh. a, Nếu so sánh logic là cách đối chiếu hai sự vật cùng loại thì so sánh tu từ là cách đối chiếu hai sự vật khác loại. VD4: So sánh logic: Con voi này nặng hơn con voi kia 20 ki-lô-gam. A1 A2 A1 và A2 cùng loại, cùng là “con voi”. VD5: So sánh tu từ: Đây con sông như dòng sữa mẹ. A B 13 A và B khác loại, A là “con sông”, B là “dòng sữa mẹ”. b, Nếu trong so sánh logic ngƣời ta chỉ dùng một B để đối chiếu với một A thì trong so sánh tu từ ngƣời ta có thể dùng một hoặc nhiều B để biểu thị một A. VD6: So sánh logic: Lan giống mẹ như đúc A B VD7: So sánh tu từ: Đôi ta như lửa mới nhen A B1 Như trăng mới mọc như đèn mới khêu. B2 B3 c, Nếu so sánh logic chỉ có chức năng thông báo sự việc thì so sánh tu từ ngoài chức năng thông báo nội dung còn có chức năng biểu cảm chức năng thẩm mĩ. VD8: So sánh logic: Nam cao hơn Quân 5 xăng-ti-mét VD9: So sánh tu từ: Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã lan tràn khắp thế gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. 1.2. Những lí thuyết về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Để có thể tìm hiểu hiệu quả của so sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tƣợng về các con vật cho HS tiểu học thông qua những văn bản nghệ 14 thuật, chúng tôi xác định cần dựa vào một số lí luận cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 1.2.1. Khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Trong SGK Tiếng Việt 11 do Diệp Quang Ban (chủ biên), NXB Giáo dục, 1999, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đƣợc xác định nhƣ sau: Đó là hoạt động trong đó con ngƣời sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ để trao đổi với ngƣời khác một nội dung tƣ tƣởng tình cảm trong một hoàn cảnh nhất định, để đạt một mục đích nhất định. 1.2.2. Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Tác giả SGK Ngữ Văn 10, tập 1, NXB Giáo dục, 2006 cho rằng, một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có sự chi phối của năm nhân tố sau: - Nhân vật giao tiếp - Nội dung giao tiếp - Hoàn cảnh giao tiếp - Mục đích giao tiếp - Phƣơng tiện và cách thức giao tiếp 1.2.2.1. Nhân vật giao tiếp Đó là những ngƣời tham dự trong những lần gặp gỡ tiếp xúc với đồng loại. Tùy vào tính chất của giao tiếp (trực tiếp hoặc gián tiếp bằng văn bản) ngƣời ta chia nhân vật giao tiếp thành ngƣời nói (ngƣời nghe) và ngƣời viết (ngƣời đọc). Căn cứ vào nhiệm vụ của nhân vật giao tiếp, ngƣời ta gọi ngƣời nói, ngƣời viết là ngƣời phát tin; ngƣời nghe, ngƣời đọc là ngƣời nhận tin. Hoạt động giao tiếp giữa các tác giả với HS tiểu học là hoạt động giao tiếp gián tiếp bằng văn bản, trong đó các tác giả là ngƣời phát tin (ngƣời viết) còn HS tiểu học là ngƣời nhận tin (ngƣời đọc). 15 1.2.2.2. Nội dung giao tiếp Đó là nội dung vấn đề mà các nhân vật khi gặp gỡ, tiếp xúc trao đổi với nhau. Nội dung giao tiếp có thể là việc, là vật, là cảnh vật, hiện tƣợng tự nhiên cũng có thể là con ngƣời… Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nội dung giao tiếp giữ vai trò là tiền đề, chi phối việc lựa chọn ngôn ngữ của ngƣời phát tin. 1.2.2.3. Hoàn cảnh giao tiếp Đó là hoàn cảnh về thời gian, không gian; là những điều kiện về môi trƣờng thiên nhiên, xã hội và điều kiện vật chất để cho một cuộc giao tiếp đƣợc thực hiện suôn sẻ. Hoàn cảnh giao tiếp có vai trò chi phối việc lựa chọn và tổ chức ngôn ngữ trong văn bản của ngƣời phát tin, đồng thời ảnh hƣởng đối với việc giải mã của ngƣời nhận tin để lĩnh hội đƣợc nội dung thông báo, nội dung biểu cảm mà ngƣời phát tin muốn trao đổi. 1.2.2.4. Mục đích giao tiếp Đó là cái điều mà các nhân vật giao tiếp (đặc biệt là ngƣời phát tin) mong muốn đạt đƣợc trong giao tiếp. Mục đích giao tiếp giúp các nhân vật giao tiếp trả lời câu hỏi: nói nhƣ thế, viết nhƣ thế để làm gì? 1.2.2.5. Phương tiện và cách thức giao tiếp a, Phƣơng tiện giao tiếp Phƣơng tiện giao tiếp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là các đơn vị ngôn ngữ đƣợc cá nhân sử dụng trong một hoàn cảnh nói năng cụ thể (ngữ âm, chữ viết, từ, câu) b, Cách thức giao tiếp Đó là kênh giao tiếp, là cách thức thể hiện ngôn ngữ nhằm mục đích tu từ để đem lại tính hiệu lực cao cho lời nói. Những cách thể hiện ngôn ngữ đó còn đƣợc gọi là biện pháp tu từ. 16 So sánh tu từ là một trong những biện pháp tu từ ngữ nghĩa. Khi đƣợc dùng trong văn bản nghệ thuật nó giúp ngƣời đọc, ngƣời nghe hình thành biểu tƣợng về đối tƣợng đƣợc nói đến. Trong năm nhân tố: Nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, phƣơng tiện và cách thức giao tiếp thì bốn nhân tố đầu là những nhân tố ngoài ngôn ngữ, đóng vai trò làm tiền đề, quyết định việc sử dụng ngôn ngữ của cá nhân trong giao tiếp. Nhân tố ngôn ngữ mặc dù không đóng vai trò làm tiền đề nhƣng lại có chức năng hiện thực hóa các nhân tố ngoài ngôn ngữ. M.A.K. Halliday (1994) cho rằng: Văn bản đƣợc coi là một loại đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động sử dụng. Đó là loại đơn vị ngôn ngữ đƣợc tạo ra từ những đơn vị ngôn ngữ thuộc cấp độ nhỏ hơn nhằm hiện thực hóa một hoặc một số chủ đề trong giao tiếp. 1.3. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật 1.3.1. Hai chức năng cơ bản của ngôn ngữ đƣợc biểu hiện trong ngôn ngữ nghệ thuật Nói đến chức năng của ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học thƣờng đề cập đến hai chức năng cơ bản của nó: ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời và là công cụ để con ngƣời tiến hành tƣ duy. Hai chức năng đó đƣợc biểu hiện cụ thể trong ngôn ngữ nghệ thuật. Trong văn bản nghệ thuật, ngôn ngữ là phƣơng tiện để tác giả giao tiếp với độc giả. Nhờ vậy, qua ngôn ngữ nghệ thuật ngƣời đọc hiểu tác giả phản ánh vấn đề gì, thái độ của họ đối với vấn đề đó ra sao. Bên cạnh chức năng giao tiếp, ngôn ngữ nghệ thuật còn là công cụ để tác giả và độc giả tƣ duy bằng hình tƣợng. Bằng cách dùng ngôn ngữ nghệ thuật, tác giả văn chƣơng giúp ngƣời đọc tri giác thông qua hoạt động liên tƣởng, hình thành biểu tƣợng, từ đó tƣởng tƣợng để hình dung hiện thực đƣợc phản ánh trong tác phẩm. 17 1.3.2. Các chức năng đặc thù của ngôn ngữ nghệ thuật Ngoài hai chức năng cơ bản, ngôn ngữ nghệ thuật còn có những chức năng đặc thù, cụ thể: 1.3.2.1. Chức năng tạo hình - biểu cảm Là công cụ để tác giả tƣ duy hình tƣợng, ngôn ngữ nghệ thuật có khả năng tạo hình - biểu cảm rất cao. Đây là chức năng đặc thù của ngôn ngữ văn chƣơng và chức năng này đƣợc thể hiện rất rõ trong thơ văn. Chức năng này, theo Đỗ Hữu Châu là: khả năng làm xuất hiện ở ngƣời đọc những biểu tƣợng thính giác, thị giác, khứu giác; những biểu tƣợng về ngƣời, về vật, cảnh vật trong tác phẩm giống nhƣ trong cuộc sống. 1.3.2.2. Chức năng tạo tính hàm súc Theo Đỗ Hữu Châu, ngôn ngữ nghệ thuật “có khả năng nói đƣợc nhiều nhất bằng một số lƣợng phƣơng tiện ngôn ngữ ít nhất”. 1.3.2.3. Chức năng tác động Là phƣơng tiện để tác giả giao tiếp với bạn đọc, ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng hƣớng tới ngƣời tiếp nhận giúp họ lĩnh hội đƣợc nội dung thông báo bằng hình ảnh sinh động, cảm nhận đƣợc thái độ, tình cảm của tác giả và có thái độ tình cảm đồng điệu, hoặc đối lập với thái độ tình cảm của tác giả. 1.3.2.4. Chức năng thẩm mĩ Giống nhƣ các phƣơng tiện nghệ thuật tạo hình, ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng thẩm mĩ. Chức năng này của ngôn ngữ nghệ thuật gắn với tác giả và độc giả. Ngôn ngữ nghệ thuật đƣợc tác giả sử dụng để xây dựng biểu tƣợng nhằm biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dƣỡng cảm xúc thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng thẩm mĩ là do sự lựa chọn, xếp đặt, trau chuốt tinh luyện của ngƣời sử dụng nhằm mục đích thẩm mĩ khác nhau. Tìm hiểu tác dụng của so sánh tu từ trong các tác phẩm ở tiểu học đối 18 với việc hình thành biểu tƣợng về các con vật cho HS tiểu học, chúng tôi cho rằng việc dựa vào những lí luận về chức năng của ngôn ngữ nói chung và chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật là cần thiết. 1.4. Quá trình sản sinh và tiếp nhận văn bản trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 1.4.1. Quá trình sản sinh văn bản Quá trình này liên quan đến hoạt động sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của ngƣời nói, ngƣời viết (gọi chung là ngƣời phát tin). Dựa vào nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và mục đích giao tiếp ngƣời phát tin lựa chọn từ ngữ để tạo câu, tổ chức và liên kết câu thành đoạn văn, sắp xếp đoạn văn thành văn bản hoàn chỉnh. Trong văn bản nghệ thuật nhà thơ, nhà văn là ngƣời sử dụng ngôn ngữ để tạo thành biện pháp tu từ so sánh nhằm diễn đạt nội dung thông báo bằng những biểu tƣợng giàu sức gợi hình, gợi cảm. 1.4.2. Quá trình tiếp nhận văn bản Quá trình này còn đƣợc gọi là quá trình lĩnh hội văn bản. Đây là quá trình liên quan đến hoạt động lĩnh hội của ngƣời nghe, ngƣời đọc (ngƣời nhận tin). Căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp, ngƣời nhận tin đọc văn bản, giải mã các phƣơng tiện ngôn ngữ để từ đó xác định: - Nội dung đƣợc phản ánh trong văn bản - Thái độ, tình cảm của tác giả văn bản - Mục đích trình bày nội dung của tác giả văn bản 1.5. Biểu tƣợng và một số lí thuyết liên quan đến biểu tƣợng 1.5.1. Khái niệm về biểu tượng Theo từ điển tâm lí học (Vũ Dũng - NXB Khoa học xã hội - 2000): “Biểu tƣợng là hình ảnh các vật thể, cảnh tƣợng và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tƣởng tƣợng”. 19 Từ điển Tiếng Việt (G.s Hoàng Phê chủ biên, NXB Giáo dục, 2009) định nghĩa biểu tƣợng nhƣ sau: “Biểu tƣợng là hình ảnh có ý nghĩa tƣợng trƣng, là hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt”. Nhƣ vậy, biểu tƣợng là những hình ảnh của sự vật, hiện tƣợng về thế giới xung quanh, đƣợc hình thành trên cơ sở các tri giác đã xảy ra trƣớc đó, đƣợc giữ lại trong ý thức bằng những hình ảnh mới đƣợc hình thành trên cơ sở những hình ảnh đã có từ trƣớc. Biểu tƣợng không phải hoàn toàn là thực tế bởi vì nó là xây dựng lại sau khi đã đƣợc tri giác. Tuy nhiên, những hình ảnh đó cũng không hoàn toàn là kết quả chủ quan xuất phát từ những hoạt động tâm lí của chủ thể. 1.5.2. Phân biệt cảm giác, tri giác và biểu tượng a, Khái niệm về cảm giác Cảm giác là hình thức thấp nhất của nhận thức, cho ta biết những thuộc tính riêng lẻ của sự vật đang tác động vào giác quan. b, Khái niệm về tri giác Tri giác là hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, phản ánh trực tiếp và trọn vẹn sự vật, hiện tƣợng bên ngoài với đầy đủ các đặc tính của nó. c, Sự khác nhau giữa cảm giác, tri giác và biểu tƣợng * Cảm giác là hình thức tƣ duy thấp nhất của con ngƣời, khi tiếp xúc trực tiếp với sự vật, bằng giác quan con ngƣời chỉ nhận ra một đặc điểm của sự vật đó. VD10: Bằng thị giác con người cảm giác hạt mưa là giọt nước rơi từ trên trời xuống. Bằng vị giác con người nhận ra mưa không có vị. * Tri giác là hình thức nhận thức cao hơn cảm giác. Nhờ có hình thức 20 nhận thức này, con ngƣời có thể nhận thức đƣợc những đặc điểm hình thức bên ngoài của một sự vật, hiện tƣợng cụ thể. VD11: Bằng tri giác, con người nhận thức được mưa là hạt nước không có màu sắc, không có mùi vị, từ trên trời rơi xuống. * Biểu tƣợng là hình thức tƣ duy cao hơn cảm giác và tri giác. Biểu tƣợng khác tri giác ở hai điểm cơ bản. Một là, nếu tri giác phản ánh một sự vật riêng lẻ tác động đến các giác quan của con ngƣời, giúp con ngƣời nhận ra những đặc điểm bên ngoài của sự vật đó, thì biểu tƣợng lại phản ánh sự vật, hiện tƣợng ở tầm khái quát hơn. Hai là, biểu tƣợng còn bao hàm sự đánh giá về sự vật mà một ngƣời cụ thể nhận xét từ một ý nghĩa nào đó. Nói nhƣ vậy có nghĩa là biểu tƣợng về một sự vật, hiện tƣợng trong thực tế khách quan ở ngƣời này, ở ngƣời kia không hoàn toàn nhƣ nhau, do mối quan hệ của từng ngƣời với hiện thực và do đặc điểm tính cách, đặc điểm tƣ duy của mỗi con ngƣời là khác nhau. VD12: Biểu tượng về hạt mưa giữa tác giả dân gian và Nguyễn Du là rất khác nhau.Với tác giả dân gian hạt mưa là một biểu tượng được dùng làm hình ảnh so sánh để diễn tả thân phận nhỏ nhoi, vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa. Với Nguyễn Du, hạt mưa là biểu tượng cho một Thúy Kiều hiếu nghĩa, giàu đức hi sinh giàu lòng vị tha: Hạt mưa sá nghĩ phận hèn Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân. Paplop cho rằng: “So với tri giác thì biểu tƣợng hình thành ở một trình 21 độ cao hơn của hoạt động thần kinh cao cấp. Nó đòi hỏi đầu óc phải luôn phân tích những kích thích bên ngoài thành những thành phần tƣơng tự” (Theo Bùi Công Hùng - Quá trình sáng tạo thơ - NXB Văn hoá - Thông tin). Trong các văn bản nghệ thuật, biểu tƣợng là những hình ảnh đƣợc sáng tạo từ cách dùng ngôn ngữ của tác giả. Thông qua ngôn ngữ, trong tác phẩm, ngƣời đọc có thể liên tƣởng, tƣởng tƣợng hình ảnh sự vật, sự việc (hình thành biểu tƣợng), qua đó nhận thức đƣợc nội dung phản ánh. Cao hơn ngƣời đọc có thể từ biểu tƣợng này tƣởng tƣợng ra biểu tƣợng khác mang ý nghĩa tƣợng trƣng . Đặc thù của ngôn ngữ nghệ thuật là có khả năng sáng tạo những hiện tƣợng mang ý nghĩa tƣợng trƣng. VD13: Hai bàn tay em Như hoa đầu cành Hoa hồng hồng nụ Cánh tròn ngón xinh. Trong ví dụ trên, hình ảnh so sánh “hoa đầu cành” tượng trưng cho hai bàn tay nhỏ nhắn, mũm mĩm của một em bé khỏe mạnh, đáng yêu. 1.5.3. Liên tưởng và tưởng tượng 1.5.3.1. Liên tưởng Đó là hoạt động tâm lí của con ngƣời từ đối tƣợng này mà nghĩ đến đối tƣợng khác dựa vào mối quan hệ nào đó giữa các đối tƣợng. Trong một văn bản nghệ thuật, liên tƣởng là hoạt động tâm lí có mục đích nên luôn hàm chứa ý nghĩa. VD14: Đây con sông như dòng sữa mẹ Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây Và ăm ắp như lòng người mẹ Chở tình thương trang trải đêm ngày 22 Ở đoạn thơ trên, Hoài Vũ liên tưởng con sông với hình ảnh dòng sữa mẹ, để ca ngợi vẻ đẹp đáng quý của con sông quê hương. Con sông bốn mùa miệt mài đem nước làm xanh ruộng lúa, vườn cây giống như người mẹ hiền mang dòng sữa nuôi con thơ khôn lớn. 1.5.3.2. Tưởng tượng Đó là hoạt động tâm lí nhằm tái tạo các biểu tƣợng trong trí nhớ và sáng tạo ra những biểu tƣợng mới. Trong văn bản nghệ thuật có hai loại tƣởng tƣợng. Đó là tƣởng tƣợng tái tạo và tƣởng tƣợng sáng tạo. Trong đó, tƣởng tƣợng tái tạo là hoạt động tâm lí dựa vào sự vật trong đời sống để tạo ra sự hoàn chỉnh về sự vật đó. Tƣởng tƣợng sáng tạo là hoạt động của nhà văn, nhà thơ thông qua biểu tƣợng này để tạo ra một biểu tƣợng mới từ đó hình thành hình tƣợng trong tác phẩm. Liên tƣởng, tƣởng tƣợng, biểu tƣợng là ba khái niệm có bản chất khác nhau, nhƣng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. 1.6. Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học và việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng 1.6.1.Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học Học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Khi vào học lớp 1 các em rất bỡ ngỡ khi chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Ở các lớp cao hơn tâm lí đó dần mất đi, vì trong nhà trƣờng hoạt động học trở thành hoạt động chủ đạo của các em. Cùng với sự phát triển của tƣ duy, đời sống tình cảm của HS tiểu học cũng dần phong phú hơn. Chúng ta có thể tìm hiểu đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS tiểu học thông qua năng lực tƣ duy và đời sống tình cảm của các em. 1.6.1.1. Năng lực tư duy của học sinh tiểu học. a, Quá trình phát triển tƣ duy của học sinh tiểu học Tƣ duy đƣợc hiểu là hoạt động nhận thức và phản ánh nhận thức của con ngƣời về hiện thực khách quan. Quá trình tƣ duy của con ngƣời trải qua 23 hai giai đoạn. Một là, tƣ duy cảm tính (nhận thức, phản ánh nhận thức về hiện thực khách quan bằng trực quan sinh động thông qua cảm giác và tri giác). Hai là, tƣ duy trừu tƣợng (nhận thức, phản ánh nhận thức bằng khái niệm, phán đoán, suy luận thông qua phân tích, tổng hợp…) Tƣ duy của HS tiểu học chuyển dần từ tƣ duy cảm tính sang tƣ duy trừu tƣợng. Trong quá trình học tập, tƣ duy của HS thay đổi rất nhiều. Ở các lớp cuối bậc Tiểu học, khả năng phân tích và tổng hợp của các em dần dần đƣợc phát triển. Biểu tƣợng là hình thức tƣ duy cao hơn tri giác, đó là cách nhận thức tiếp cận với tƣ duy trừu tƣợng. Việc tri giác hay biểu tƣợng của HS tiểu học có đặc điểm riêng. b, Khả năng tri giác của học sinh tiểu học Hoạt động tri giác của HS tiểu học mang tính chất đại thể. Khi tri giác các em thƣờng “thâu tóm” đối tƣợng về cái toàn thể, trong đó các đặc điểm của sự vật đƣợc nhận thức từ hình thức bên ngoài, tình cảm, hứng thú của trẻ thƣờng gắn với nhận thức cảm tính của các em về đối tƣợng. Quá trình tri giác nhƣ vậy chỉ dừng lại ở việc nhận biết chung chung chứ không đi sâu vào bản chất của đối tƣợng. Ở các lớp đầu Tiểu học (lớp 1, 2, 3), tri giác của các em thƣờng gắn với hành động, với hoạt động trực quan của trẻ. Đối với các em tri giác sự vật có nghĩa là phải trực tiếp nhìn, nghe, ngửi, sờ mó… sự vật đó và những gì phù hợp với nhu cầu, những gì tham gia trực tiếp vào cuộc sống và hoạt động của trẻ, và những gì giáo viên chỉ dẫn cụ thể thì mới đƣợc các em tri giác. Ở các lớp cuối Tiểu học (lớp 4, 5), HS đã biết tìm ra những đặc điểm thuộc hình thức bên ngoài của sự vật và mối liên hệ giữa chúng. Kết quả tri giác của các em là cơ sở để các em nhận thức hiện thực khách quan bằng biểu tƣợng, khái niệm… 24 c, Khả năng liên tƣởng, tƣởng tƣợng của học sinh tiểu học Để tri giác nhằm nhận thức một số đặc điểm thuộc hình thức bên ngoài của một sự vật, để phân biệt sự vật này với sự vật khác trong hiện thực khách quan, HS tiểu học buộc phải liên tƣởng. Liên tƣởng là một hoạt động trong đó trẻ từ một đối tƣợng này nghĩ đến một đối tƣợng khác dựa vào sự tƣơng đồng hoặc tƣơng phản giữa các đối tƣợng. Tƣởng tƣợng là một hoạt động trong đó con ngƣời dựa vào liên tƣởng để có biểu tƣợng và từ biểu tƣợng đã có để nghĩ ra một biểu tƣợng mới. Nghiên cứu khả năng tƣởng tƣợng của HS tiểu học, các nhà tâm lí học chia tƣởng tƣợng thành hai loại: Tƣởng tƣợng sáng tạo và tƣởng tƣợng tái tạo. Đối với học sinh tiểu học các em lớp 1, 2 thƣờng tƣởng tƣợng tái tạo nhiều. Các em HS lớp 4, 5 đã thực hiện tƣởng tƣợng sáng tạo. 1.6.1.2. Tình cảm, cảm xúc của học sinh tiểu học Tình cảm, cảm xúc rất quan trọng trong đời sống tâm lí của con ngƣời. Với HS tiểu học, tình cảm, cảm xúc có mối quan hệ rất mật thiết với quá trình tƣ duy của các em. Nhờ tƣ duy phát triển, HS tiểu học nâng cao hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tƣợng trong thực tế khách quan, nhờ vậy tình cảm yêu, ghét của các em không còn tính ngẫu nhiên. Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS tiểu học thích khám phá những sự vật, hiện tƣợng cụ thể, sinh động. Các em rất ngạc nhiên, xúc động khi đƣợc thầy cô hoặc bạn bè chỉ dẫn để tìm ra những đặc điểm mới của đối tƣợng. Các em yêu thích cái đẹp, cái ngộ nghĩnh. Chính tình cảm, cảm xúc đã tác động không nhỏ vào việc giúp HS tiểu học liên tƣởng, tƣởng tƣợng sáng tạo để có những biểu tƣợng mới đẹp hơn, khái quát hơn những biểu tƣợng đã có. 1.6.2.Hình thành biểu tƣợng cho HS tiểu học Ở trƣờng Tiểu học, để giúp HS phát triển tƣ duy, trong đó có việc giúp các em hình thành biểu tƣợng, không có con đƣờng nào thuận lợi và hiệu quả hơn bằng chính các môn học, các bài học. 25 Trong các môn học của HS tiểu học, môn Tiếng Việt, cách sử dụng so sánh tu từ ở các tác phẩm văn, thơ Tiếng Việt đóng vai trò rất quan trọng đối việc phát triển tƣ duy cho các em. Chính so sánh tu từ - một biện pháp tu từ đƣợc xây dựng theo quan hệ liên tƣởng khi đƣợc tác giả văn chƣơng sử dụng để xây dựng hình tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm có tác dụng giúp HS nhận thức bằng hình ảnh về đối tƣợng đƣợc phản ánh. Điều đó có nghĩa là chính so sánh tu từ có tiềm tàng chức năng hƣớng đến HS, giúp HS hình thành biểu tƣợng về đối tƣợng đƣợc phản ánh trong tác phẩm. Trong từng hoàn cảnh sử dụng cụ thể, nhờ tài năng của nhà thơ, nhà văn khi vận dụng so sánh tu từ để phản ánh đối tƣợng đúng với sở thích của HS, điều đó giúp HS thực hiện tƣởng tƣợng sáng tạo để có những biểu tƣợng mới. Nhƣ vậy, để giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng, chúng ta phải dựa vào môn học Tiếng Việt, dựa vào chức năng của so sánh tu từ trong những văn bản thơ, văn Tiếng Việt thuộc chƣơng trình SGK Tiểu học. Quá trình hình thành biểu tƣợng của HS tiểu học sẽ đƣợc tiến hành nhanh chóng, thuận lợi nếu các em đƣợc các thầy cô hƣớng dẫn tận tình, khoa học khi tổ chức dạy học theo tinh thần đổi mới ở cấp học này. * Tiểu kết Nhƣ vậy ở chƣơng 1, khi xác định cơ sở lí luận cho đề tài khóa luận, chúng tôi đã lựa chọn một số lí thuyết thuộc đại cƣơng ngôn ngữ, phong cách học và tâm lí học. Những lí luận có tính chất liên ngành đó chắc chắn sẽ là những cở sở tin cậy để chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của mình. 26 Chƣơng 2 MIÊU TẢ KẾT QUẢ THỐNG KÊ PHÂN LOẠI VIỆC SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SO SÁNH TU TỪ TRONG CÁC VĂN BẢN NGHỆ THUẬT THUỘC SGK TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC 2.1. Tiêu chí thống kê phân loại 2.1.1. Xác định đối tượng khảo sát thống kê Dựa vào khái niệm “so sánh tu từ” đã xác định ở chƣơng 1, để tiện cho việc thống kê, phân loại, chúng tôi dùng kí hiệu biểu thị các vế nhƣ sau: - A là kí hiệu biểu thị đối tƣợng đƣợc phản ánh (đối tƣợng đƣợc so sánh) - B là kí hiệu biểu thị đối tƣợng đƣợc dùng làm phƣơng tiện so sánh. - t là kí hiệu dùng từ ngữ biểu thị nét tƣơng đồng giữa A và B. Đối tƣợng thống kê trong khóa luận là những trƣờng hợp dùng so sánh đảm bảo những điều kiện sau: - A và B phải khác loại nhau, nhƣng giữa chúng phải có sự tƣơng đồng làm cơ sở cho sự liên tƣởng. - A bao giờ cũng chỉ là một, nhƣng B có thể lớn hơn 1 - Giữa A và B thƣờng có từ so sánh. Tuy vậy, do đặc trƣng của thể loại văn bản để đảm bảo luật thơ (số lƣợng tiếng trong mỗi dòng thơ, vần điệu, nhịp điệu, âm hƣởng,…) cho nên có trƣờng hợp ở một số bài thơ, nhà thơ không dùng từ so sánh. 2.1.2. Tiêu chí phân loại 2.1.2.1. Tiêu chí chính của sự phân loại Chúng tôi dựa vào A để tiến hành phân loại những cách dùng so sánh tu từ trong các vản bản thuộc phạm vi khảo sát. Vì quan niệm trong hoạt động giao tiếp có dùng so sánh tu từ, thì A chính là đối tƣợng giao tiếp mà tác giả muốn thông báo với độc giả, cho nên chúng tôi xác định đó sẽ là tiêu chí của sự phân loại. 27 2.1.2.2. Những tiêu chí bổ sung a, Dựa vào mô hình cấu trúc giữa A và B Trong so sánh tu từ, từ so sánh có tác dụng làm rõ cách tổ chức phép tu từ này nhằm bổ sung sắc thái ý nghĩa tƣơng đồng giữa A và B. Dựa vào tiêu chí này, chúng tôi phân chia so sánh tu từ thành: - Mô hình có từ so sánh - Mô hình không có từ so sánh Dựa vào B là một đối tƣợng hoặc nhiều đối tƣợng chúng tôi phân chia ra: - Mô hình 1A so sánh với 1B - Mô hình 1A so với nhiều B Dựa vào tiêu chí mô hình cấu trúc, chúng tôi xác định: trong mỗi tiểu loại so sánh tu từ đã thống kê ở các văn bản dành cho HS tiểu học, cách so sánh nào đƣợc các tác giả vận dụng nhiều hơn, ý nghĩa của sự vận dụng đó? b, Dựa vào từ ngữ (t) đƣợc tác giả sử dụng hoặc không sử dụng để giới hạn nội dung giao tiếp bằng so sánh tu từ Chúng tôi cho rằng đây là tiêu chí để phân biệt “so sánh nổi” và “so sánh chìm”. Những so sánh mà tác giả dùng từ ngữ (t) để giới hạn cụ thể đối tƣợng đƣợc so sánh thuộc so sánh nổi. VD: Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời t (Hoa giấy - theo Trần Hoài Dƣơng - TV4) Trăng hồng như quả chín t (Trăng ơi… từ đâu đến? - Trần Đăng Khoa - TV4) 28 Những so sánh tu từ không dùng từ ngữ (t) để biểu thị trực tiếp sự tƣơng đồng giữa A, B đồng thời cũng là để giới hạn nội dung giao tiếp trong lời nói của ngƣời viết thuộc so sánh chìm VD: Chị lao công Như sắt Như đồng (Tiếng chổi tre - Tố Hữu - TV2) Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa (Truyện cổ nƣớc mình - Lâm Thị Mỹ Dạ - TV4) Dựa vào tiêu chí này, chúng tôi xác định trong hai loại so sánh (nổi và chìm), loại nào đƣợc sử dụng nhiều hơn, điều đó liên quan gì đến giao tiếp giữa tác giả và độc giả nhí? 2.2. Kết quả thống kê phân loại việc sử dụng so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật thuộc chƣơng trình SGK Tiếng Việt tiểu học Chúng tôi đã tiến hành thống kê 176 tác phẩm sử dụng so sánh tu từ trong SGK Tiếng Việt 2, 3, 4, 5 do NXB Giáo dục phát hành. Trong đó: SGK Tiếng Việt 2 (tập một, tập hai) có 29 tác phẩm SGK Tiếng Việt 3 (tập một, tập hai) có 44 tác phẩm SGK Tiếng Việt 4 (tập một, tập hai) có 46 tác phẩm SGK Tiếng Việt 5 (tập một, tập hai) có 57 tác phẩm Từ 176 tác phẩm đó, chúng tôi thống kê đƣợc 396 trƣờng hợp sử dụng so sánh tu từ. Dựa vào tiêu chí phân loại đã xác định, kết quả thống kê cụ thể mà chúng tôi đạt đƣợc là: A là cây cối: chiếm 102/396 ≈ 25,7% 29 A là ngƣời: chiếm 98/396 ≈ 24,7% A là hiện tƣợng tự nhiên: chiếm 75/396 ≈ 18,9% A là đồ vật, sự vật khác: chiếm 63/396 ≈ 15,9% A là con vật: chiếm 58/396 ≈ 14,6% 2.3. Kết quả thống kê phân loại so sánh tu từ trong đó A là con vật 2.3.1. A là chim Tiểu loại này chiếm 12/58 ≈ 20,6% VD: Tiếng hót long lanh Như cành sương chói (Con chim chiền chiện - Huy Cận - TV4) 2.3.2. A là cá Tiểu loại này chiếm 9/58 lần ≈ 15,5% VD: Cá thu Biển Đông như đoàn thoi (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận - TV4) 2.3.3. A là con gà Tiểu loại này chiếm 4/58 lần ≈ 6,89% VD: Con mẹ đẹp sao Những hòn tơ nhỏ (Đàn gà mới nở - Phạm Hổ - TV2) 2.3.4. A là chuồn chuồn Tiểu loại này chiếm 4/58 ≈ 6,89% VD: Cái đầu tròn và hai mắt long lanh như thủy tinh. (Con chuồn chuồn nƣớc - Nguyễn Thế Hội - TV4) 30 2.3.5. A là con Tê tê Tiểu loại này chiếm 4/58 ≈ 6,89% VD: Bộ vây như một bộ giáp sắt che kín từ đầu xuống đến sát các ngón chân (Con Tê tê - Vi Hồng, Hồ Thủy Giang - TV4) 2.3.6. A là con cò Tiểu loại này chiếm 3/58 ≈ 5,17% VD: Em sống trong bụi cây dưới đất, nhìn lên trời xanh, thấy các anh chị trắng phau phau, đôi cánh dập dờn như múa (Cò và Cuốc - Nguyễn Đình Quảng - TV2) 2.3.7. A là ngan Tiểu loại này chiếm 2/58 ≈ 3,44 % VD: Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ. (Đàn ngan mới nở - Tô Hoài - TV4) 2.3.8. A là mèo Tiểu loại này chiếm 3/58 ≈ 5,17% VD: Nhiều lúc tôi đang ngồi học bài, chú ta đến dụi dụi vào tay, muốn tôi vuốt ve bộ lông mượt như nhung (Con Mèo Hung - Hoàng Đức Hải - TV4) 2.3.9. A là chó Tiểu loại này chiếm 2/58 ≈ 3,44% 31 VD: Đuôi như bánh lái Định hướng cho thuyền (Con Vện - Nguyễn Hoàng Sơn - TV2) 2.3.10. A là con bê Tiểu loại này chiếm 2/58 ≈ 3,44% VD: Hồ Giáo đứng đã lâu trên đồng cỏ. Đàn bê ăn quanh quẩn ở bên anh. Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, đàn bê cứ quẩn vào chân Hồ Giáo. (Đàn bê của anh Hồ Giáo - Phƣợng Vũ - TV2) 2.3.11. A là con voi Tiểu loại này chiếm 2/58 ≈ 3,44% VD: Cả bầy hăng máu phóng như bay (Hội đua voi ở Tây Nguyên - Lê Tấn - TV4) 2.3.12. A là vượn bạc má Tiểu loại này chiếm 2/58 ≈ 3,44% VD: Những con vượn bạc má ôm con gọn gẽ chuyền nhanh như tia chớp (Kì diệu rừng xanh - Nguyễn Phan Hách - TV5) 2.3.13. A là nhện Tiểu loại này chiếm 2/58 ≈ 3,44% VD: Mụ nhện co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - Tô Hoài - TV4) 32 2.3.14. A là con đom đóm Tiểu loại này chiếm 1/58 lần ≈ 1,72% VD: Anh Đóm xoay vòng Như sao bừng nở. (Anh Đom Đóm - Võ Quảng - TV3) 2.3.15. A là ốc Tiểu loại này chiếm 1/58 ≈ 1,72% VD: Vỏ nó biêng biếc xanh Không giống như ốc khác (Nàng tiên ốc - Phan Thị Thanh Nhàn - TV4) 2.3.16. A là con bướm Tiểu loại chiếm 1/58 ≈ 1,72% VD: Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. (Phong cảnh đền Hùng - Đoàn Minh Tuấn - TV5) 2.3.17. A là lợn Tiểu loại này chiếm 1/58 ≈ 1,72% VD: Con lợn béo như một quả sim chín (Chữ nghĩa trong văn miêu tả - Phạm Hổ - TV5) 2.3.18. A là chị nhà Trò (Dế Mèn) Tiểu loại này chiếm 1/58 ≈ 1,72% VD: Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - Tô Hoài - TV4) 33 2.3.19. A là con rệp Tiểu loại này chiếm 1/58 ≈ 1,72% VD: Con rệp to kềnh như một chiếc xe tăng (Chữ nghĩa trong văn miêu tả - Phạm Hổ - TV5) 2.3.20. A là Nai Tiểu loại này chiếm 1/58 ≈ 1,72% VD: Bạn con đã nhanh trí kéo con chạy như bay (Bạn của Nai Nhỏ - theo văn lớp 3 - TV2) 2.3.21. A là con dơi Tiểu loại này chiếm 1/58 ≈ 1,72% VD: Thấy những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay (Ông Tổ nghề thêu - Ngọc Vũ - TV3) 2.4. Kết quả thống kê phân loại so sánh tu từ dựa vào các tiêu chí bổ sung 2.4.1. Dựa vào mô hình cấu trúc giữa A và B Với A là các con vật, so sánh tu từ đƣợc tổ chức theo mô hình cấu trúc có từ so sánh chiếm 57/58 ≈ 98,2%. Kết quả chúng tôi thu đƣợc là: + Mô hình A nhƣ B chiếm tỉ lệ : 44/57 lần ≈ 77,1% + Mô hình A là B chiếm tỉ lệ : 5/57 lần ≈ 8,77% + Mô hình A bằng B chiếm tỉ lệ : 4/57 lần ≈ 7,01% + Mô hình A không giống B chiếm tỉ lệ : 1/57 lần ≈ 1,75% + Mô hình A giống nhƣ B chiếm tỉ lệ : 1/57 lần ≈ 1,75% + Mô hình A chỉ bằng B chiếm tỉ lệ : 1/57 lần ≈ 1,75% + Mô hình A vừa là B chiếm tỉ lệ : 1/57 lần ≈ 1,75% 34 2.4.2. Dựa vào từ ngữ (t) được tác giả sử dụng hoặc không sử dụng để giới hạn nội dung giao tiếp bằng so sánh tu từ Dựa vào tiêu chí trên, với A là các con vật kết quả chúng tôi thu đƣợc là: So sánh nổi chiếm tỉ lệ : 35/58 lần ≈ 60,3 %. So sánh chìm chiếm tỉ lệ : 23/58 lần ≈ 39,6 % 2.5. Nhận xét sơ bộ về kết quả thống kê phân loại So sánh tu từ là một biện pháp tu từ đƣợc sử dụng nhiều trong văn bản nghệ thuật dành cho HS tiểu học. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong 176 tác phẩm đƣợc đƣa vào chƣơng trình tiểu học ( từ lớp 2 đến lớp 5) có 396 trƣờng hợp sử dụng so sánh tu từ. Điều đó cho thấy ví trí và tầm quan trọng của biện pháp tu từ này trong văn bản nghệ thuật dành cho HS tiểu học. Chọn A là đối tƣợng đƣợc phản ánh trong so sánh tu từ làm tiêu chí chính của sự phân loại, chúng tôi nhận thấy A là cây cối đƣợc sử dụng nhiều nhất (25,7%), tiếp đến A là ngƣời (24,7%), A là hiện tƣợng tự nhiên(18,9%), A là đồ vật, sự vật khác (15,9%), A là con vật (14,6%) Tìm hiểu so sánh tu từ với A là các con vật, chúng tôi nhận thấy có 21 con vật đƣợc các tác giả đƣa vào tác phẩm của mình. Tuy vậy, tỉ lệ của các con vật đó đƣợc tác giả sử dụng với những mức độ khác nhau, trong đó: A là chim chiếm tỉ lệ cao nhất (20,6%), tiếp đến A là cá (15,5%), A là gà (6,89%), A là chuồn chuồn (6,89%),… Các con vật nhƣ dơi, lợn, bƣớm… chiếm tỉ lệ thấp nhất trong các ngữ liệu thuộc đối tƣợng thống kê (mỗi con vật chỉ chiếm 1,72%). Khảo sát cách thức tổ chức so sánh tu từ, chúng tôi nhận thấy mô hình cấu trúc có từ so sánh chiếm tỉ lệ 98,2%, trong đó mô hình A nhƣ B đƣợc các tác giả sử dụng nhiều nhất (77,1%), tiếp đến là mô hình A là B (8,77%), mô hình A bằng B (7,01%), mô hình A giống nhƣ B (1,75%), mô hình A không 35 giống B (1,75%), mô hình A chỉ bằng B (1,75%), mô hình A vừa là B (1,75%). Trong ngữ liệu khảo sát trƣờng hợp dùng 1B để biểu thị bằng hình ảnh 1A chiểm tỉ lệ 96,55%, trƣờng hợp dùng nhiều B để lột tả 1A chiếm tỉ lệ 3,44%. Trong hai loại so sánh tu từ: So sánh nổi đƣợc dùng là chủ yếu chiếm tỉ lệ 60,3%, so sánh chìm chiếm tỉ lệ 39,6%. 36 Chƣơng 3 SO SÁNH TU TỪ ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG VỀ CÁC CON VẬT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Để tìm hiểu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đối việc giúp HS tiểu học nhận thức về các con vật thông qua các biểu tƣợng đƣợc hình thành trong trí óc của các em. Chƣơng này,chúng tôi lựa chọn một số ví dụ tiêu biểu để phân tích. Do số lƣợng các con vật đƣợc tái hiện trong các văn bản nghệ thuật thuộc chƣơng trình SGK Tiếng Việt ở tiểu học rất phong phú, cho nên ở đây, chúng tôi chỉ tập trung xem xét tác dụng của so sánh tu từ với việc hình thành biểu tƣợng về những con vật đƣợc các tác giả quan tâm miêu tả nhiều hơn. 3.1. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng về con chim Trong số các con vật đƣợc miêu tả bằng so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt ở tiểu học đƣợc khảo sát thì chim là con vật chiếm tỉ lệ cao nhất (20,6%). Trong mắt trẻ thơ chim là một con vật nhỏ bé vì các em chỉ đƣợc quan sát chúng trên nền trời cao mà khó có cơ hội quan sát ở một khoảng cách gần, vì vậy hình ảnh về chú chim trong trí nhớ HS còn chƣa sâu sắc và rõ nét. Để chúng gắn bó, gần gũi hơn với các bạn HS nhỏ tuổi, các tác giả bằng so sánh tu từ đã giúp các em có đƣợc biểu tƣợng về đối tƣợng này. VD1: Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Cặp mỏ chích bông bé tí tẹo bằng hai mảnh vỏ chấu ghép lại. (TV3) Hai câu văn trên trích trong bài “Chim chích bông” của Tô Hoài. Nhắc đến chim chích bông, chắc hẳn các bạn nhỏ thấy cái tên gọi này khá quen thuộc, vì các em đã đƣợc biết đến nó qua câu hát: chim chích bông bé tẹo teo. 37 Nhƣng đó chỉ là cảm giác thoáng qua chứ hình ảnh chích bông chƣa thể đọng lại trong trí nhớ các em. Từ đó, bằng phép so sánh tu từ, tác giả đã giúp HS tiểu học có đƣợc biểu tƣợng về một loài chim nhỏ bé nhƣng vô cùng xinh xắn này. Chỉ với hai câu văn hết sức ngắn gọn, cùng với việc lựa chọn mô hình cấu trúc A bằng B, Tô Hoài đã lột tả đƣợc vẻ đẹp về hình dáng của chim chích bông bằng những hình ảnh ấn tƣợng và quen thuộc nhƣ chiếc tăm, mảnh vỏ chấu. Cũng từ những hình ảnh này chú chích bông xa lạ bỗng trở nên quen thuộc, gần gũi với HS. Mặt khác, cách ví von đó còn gieo vào lòng các em tình cảm yêu thƣơng, gắn bó với loài chim này. Một loài chim nhỏ bé, dễ thƣơng và là ngƣời bạn hết sức gần gũi không chỉ với các bác nông dân mà còn cả với các bạn HS nhỏ tuổi. Khác với Tô Hoài, tác giả Huy Cận giúp các em có đƣợc biểu tƣợng về chim chiền chiện thông qua nhận thức bằng thính giác. Không phải là mắt nhìn để thấy đƣợc vẻ đẹp về hình dáng, mà là dùng tai nghe cảm nhận tiếng hót của chim. VD2: Tiếng hót long lanh Như cành sương chói (Con chim chiền chiền -TV4) Ở đây, Huy Cận đã sử dụng từ ngữ (t) “long lanh” để biểu thị nét tƣơng đồng giữa A “tiếng hót” và B “cành sƣơng chói” . Cách đối chiếu này giúp các em có đƣợc cảm nhận rõ nét về tiếng hót của chim cũng trong, cũng sáng sống động nhƣ cành sƣơng. Nhờ vậy biểu tƣợng về chim chiền chiện đƣợc hình thành trong trí nhớ của các em. Đó là một loài chim có tiếng hót trong trẻo, rất đáng yêu. 38 3.2. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng về con cá Trong thế giới của các con vật có muôn loài khác nhau, nhƣng chúng ta không thể không nhắc đến cá. Mặc dù cá là con vật không phải quá xa lạ với trẻ thơ. Nhƣng biết đến nó chỉ là số ít, còn đa số các bạn HS nhỏ tuổi hình ảnh về con cá chỉ là thoáng qua, các em chƣa thể tự hình dung, chƣa có đƣợc biểu tƣợng về cá. Xuất phát từ thực tế đó, dƣới ngòi bút tài tình của mình các nghệ sĩ ngôn từ luôn nỗ lực dùng cả tâm huyết để viết nên những bài văn bài thơ hay với những câu văn câu thơ giàu hình ảnh nói về cá. Để giúp các em có đƣợc biểu tƣợng về con vật này, so sánh tu từ chính là phƣơng tiện giúp các tác giả làm nên thành công đó. VD3: Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái đấy. (Tôm Càng và Cá Con - TV2) Nếu nhƣ các tác giả khi sử dụng biện pháp so sánh tu từ thƣờng lựa chọn mô hình cấu trúc: “A nhƣ B”, “A bằng B” thì Trƣơng Mĩ Đức và Tú Nguyệt lại lựa chọn mô hình cấu trúc “A vừa là B” để diễn tả sự vận động linh hoạt, nhanh nhẹn của cá. Ở đây, tác giả đã dùng hai hình ảnh so sánh “mái chèo”, “bánh lái” để đối chiếu với A “đuôi” của con cá. Cách dùng 2B để lột tả 1A(đuôi) của Trƣơng Mĩ Đức và Tú Nguyệt đã giúp HS liên tƣởng những sự vật tƣơng đồng để hình thành biểu tƣợng về con cá. Nếu nhƣ “mái chèo”, “bánh lái” giúp chiếc thuyền di chuyển trên sông một cách dễ dàng, linh hoạt và đúng hƣớng thì chiếc đuôi - một bộ phận quan trọng của cá sẽ giúp nó đƣợc bơi lội tung tăng trong nƣớc, trong thế giới của mình. Không cần phải nói nhiều, chỉ bằng một câu văn ngắn, tác giả đã giúp cho các em học sinh lớp 2 có đƣợc biểu tƣợng về cá một cách đầy đủ và trọn vẹn. Hình ảnh cá con sinh động và nhanh nhẹn với đặc điểm độc đáo của cái đuôi có nhiều chức năng sẽ đọng mãi trong kí ức của trẻ thơ. 39 Giống nhƣ cách thể hiện của Trƣơng Mĩ Đức và Tú Nguyệt, Tô Hoài trong bài “Cá rô lội nƣớc” cũng sử dụng biện pháp so sánh tu từ giúp các bạn HS lớp 3 có đƣợc biểu tƣợng về con cá một cách hoàn chỉnh hơn. VD4: Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ chúng chui ra, khoan khoái đớp bóng nước, mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. (TV3) Qua hình ảnh so sánh tu từ trong mô hình cấu trúc: “A nhƣ B”, Tô Hoài gợi cho các em liên tƣởng để nhận thức đƣợc những đặc điểm của một loài cá nữa có tên gọi là cá rô. Chúng có vây lƣng rất cứng, sắc nhọn và di chuyển trong nƣớc, bùn ao rất nhanh, nhanh nhƣ cóc nhảy. Nhờ vậy, biểu tƣợng về cá trong trí nhớ các em ngày càng hoàn chỉnh hơn, ấn tƣợng và sâu sắc hơn. Trong “Đoàn thuyền đánh cá”, qua hình ảnh so sánh: VD5: Cá thu Biển Đông như đoàn thoi (TV4) Huy Cận đã giúp cho các em HS lớp 4 mở mang tầm hiểu biết, có đƣợc một biểu tƣợng mới hơn về một loài cá biển. Đó là cá thu. Qua bài giảng của cô giáo các em đƣợc biết hình ảnh “đoàn thoi” là hình ảnh so sánh rất sáng tạo đem đến cho ngƣời đọc bao liên tƣởng thú vị. Mặt khác, Huy Cận lấy B “đoàn thoi” để đối chiếu với A “cá thu” nhằm giúp cho các em nhận biết ở vùng biển Việt Nam có rất nhiều cá thu, loài cá này bơi lội nhanh, liên tục. Nhƣ vậy chỉ thông qua phép so sánh tu từ khi đọc bài thơ, các em đã có biểu tƣợng về loài cá thu ở biển Đông. 3.3. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng về con gà Gà là một trong những con vật đƣợc nhiều bạn nhỏ rất yêu thích và chú ý đến. Nhƣng không phải tất cả các em đều có điều kiện tiếp cận với con vật 40 này, nhất là với những chú gà mới nở. Để khắc phục hạn chế đó, các nhà văn nhà thơ đã sử dụng so sánh tu từ làm phƣơng tiện giúp học sinh mở mang nhận thức về con vật này. VD6: Con mẹ đẹp sao Những hòn tơ nhỏ Chạy như lăn tròn Trên sân trên cỏ (TV3) Khổ thơ trên đƣợc trích trong bài thơ “Đàn gà mới nở” của tác giả Phạm Hổ. Ở hai câu thơ đầu, Phạm Hổ không sử dụng từ ngữ so sánh trong phép so sánh của mình, nhƣng ông đã tái hiện thành công hình ảnh những chú gà con ngộ nghĩnh, đáng yêu qua cụm “những hòn tơ nhỏ”. Dùng cụm từ đó Phạm Hổ thực hiện đƣợc nhiều dụng ý. Trƣớc hết cụm từ này có tác dụng biểu thị số nhiều - đàn gà. Thứ hai, cụm từ “hòn tơ nhỏ” có khả năng gợi liên tƣởng cho ngƣời đọc về sắc màu vàng óng và sự mềm mại của bộ lông gà. Thứ ba, hình ảnh so sánh “những hòn tơ nhỏ” còn biểu thị tính chất bé bỏng , xinh xắn của gà con . Ở hai câu sau, nhà thơ sử dụng so sánh tu từ để tái hiện bằng hình ảnh sinh động hoạt động “chạy” của những chú gà con . Do hình dáng nhỏ nhắn, chân ngắn nên khi chạy chúng nhƣ lăn tròn, thật ngộ nghĩnh. Nhƣ vậy, chỉ với bốn câu thơ, qua hai phép so sánh tu từ , Phạm Hổ đã giúp HS hình thành biểu tƣợng về đàn gà mới nở qua những đặc điểm về số lƣợng, sắc màu, tính chất hoạt động. Để giúp HS tiểu học có nhận thức toàn diện hơn về con vật này, tác giả Nguyễn Tuân cũng sử dụng so sánh tu từ làm phƣơng tiện biểu đạt. VD7: Những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên mẹ. 41 (Tranh làng Hồ - TV5) Bằng một câu văn rất ngắn có sử dụng so sánh tu từ với cấu trúc A nhƣ B, Nguyễn Tuân đã giúp HS lớp 5 có nhận thức mới mẻ bằng hình ảnh sinh động về “những đàn gà con”. Chúng rất giống các em nhỏ sống hồn nhiên, tràn ngập niềm vui, yêu thích ca múa. 3.4. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng về con chuồn chuồn Các bạn HS nhỏ tuổi ở quê chắc hẳn bạn nào cũng thuộc câu nói “chuồn chuồn bay thấp thì mƣa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” . Vì vậy ngay từ khi còn rất nhỏ chú chuồn chuồn đã trở nên quen thuộc, gần gũi với các em và nếu bạn nhỏ nào đã từng một lần chơi trò bắt chuồn chuồn cho cắn rốn tập bơi thì các em sẽ cảm thấy thân quen khi ta nhắc đến con vật này. Nhƣng những kỉ niệm đó chƣa chắc đã theo các bạn nhỏ suốt chặng đƣờng tuổi thơ, và không phải HS tiểu học nào cũng có những kỉ niệm đẹp nhƣ vậy. Rất nhiều HS vì chƣa có điều kiện để quan sát, tiếp xúc với con vật này nên hình ảnh về chú chuồn chuồn còn quá xa lạ, không hề có trong trí nhớ của các em. Chỉ khi đƣợc tiếp xúc với các bài văn, bài thơ do các nghệ sĩ ngôn từ sáng tác có nói về chuồn chuồn, qua việc nghe thầy giáo, cô giáo giảng bài thì hình ảnh chú chuồn chuồn mới thật sự trở thành biểu tƣợng và in sâu trong trí nhớ của các em. Biện pháp nghệ thuật so sánh tu từ chính là phƣơng tiện làm nên thành công đó. VD8: Bài “Con chuồn chuồn nước” (Nguyễn Thế Hội, TV4). Trong bài văn này, Nguyễn Thế Hội đã khéo léo đƣa ra một loạt các hình ảnh so sánh với mô hình cấu trúc “A nhƣ B”. Đây là mô hình so sánh xuất hiện khá phổ biến. Tuy vậy, việc lựa chọn B để tạo phép so sánh tu từ của Nguyễn Thế Hội thật độc đáo và đem lại hiệu quả giáo dục nhận thức, giáo dục thẩm mĩ rất cao, qua biểu tƣợng mà phép tu từ này tạo dựng. Điều đó thể hiện ở việc, nhà văn đã quan sát chú chuồn chuồn một cách 42 tỉ mỉ và chi tiết qua từng bộ phận: Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Đọc ba câu văn có dùng so sánh tu từ của Nguyễn Thế Hội, các em HS lớp 4 dễ dàng hình thành biểu tƣợng về chuồn chuồn nƣớc. Đó là một con vật nhỏ bé và rất đẹp, với những đặc điểm đáng nhớ. Chuồn chuồn nƣớc có bốn cánh và cánh của nó “mỏng nhƣ giấy bóng”. Đầu chuồn chuồn tròn hai mắt của nó long lanh trong sáng giống nhƣ thủy tinh. Thân của chuồn chuồn nhỏ, thon có sắc vàng rực rỡ “nhƣ màu vàng của nắng mùa thu”. Ở câu văn tiếp theo, tác giả vẫn lựa biện pháp so sánh tu từ trong mô hình cấu trúc “A nhƣ B” để miêu tả hoạt động của chuồn chuồn: Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân. Cách so sánh này giúp HS liên tƣởng để nhận thức về một chú chuồn chuồn cũng đang có tâm trạng nhƣ con ngƣời. Qua hình ảnh “Bốn cánh khẽ rung rung”, bạn đọc có cảm giác chú đang “phân vân” chƣa biết nên đậu hay bay đi. Bằng việc sử dụng sáng tạo so sánh tu từ, Nguyễn Thế Hội đã giúp nhiều HS lớp 4 nhận thức sâu sắc bằng hình ảnh về chuồn chuồn nƣớc. 3.5. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng về con cò Ngay từ khi còn nhỏ, HS tiểu học đã biết đến các con vật nhƣ: gà, chim, cá… vì chúng gần gũi gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của các em. Qua việc tiếp xúc với các bài văn, bài thơ với những câu văn, câu thơ hay giàu hình ảnh của các nghệ sĩ ngôn từ, các em đã có đƣợc biểu tƣợng về những con vật này và biện pháp so sánh tu từ chính là phƣơng tiện tạo nên thành công đó. Giống nhƣ Tô Hoài, Phạm Hổ, Nguyễn Đình Quảng cũng lựa chọn so 43 sánh tu từ làm phƣơng tiện giúp HS có đƣợc biểu tƣợng về con cò. VD9: Em sống trong bụi cây dưới đất, nhìn lên trời xanh thấy các anh chị trắng phau phau, đôi cánh dập dờn như múa, không nghĩ cũng có lúc anh chị phải khó nhọc thế này. (Cò và Cuốc –TV2) Ở câu văn trên, tác giả Nguyễn Đình Quảng đã dùng hình ảnh B “múa” để giúp các em HS hình thành một biểu tƣợng cụ thể về A - “đôi cánh” trong trạng thái hoạt động của con cò với đặc điểm nổi bật, đầy ấn tƣợng “dập dờn”. Điều này giúp các em nhận thức rõ ràng hơn sự mềm mại, uyển chuyển của đôi cánh cò. Câu văn có tác dụng giúp HS liên tƣởng và tƣởng tƣợng về hình ảnh đàn cò trắng bay trên nền trời xanh với dáng điệu mềm mại, uyển chuyển nhƣ những vũ công đang múa. Theo tác giả Đinh Gia Trinh, con cò không chỉ có dáng vẻ ngoài mềm mại mà nó còn đẹp hơn khi thể hiện sự nhẹ nhàng của cơ thể, của đôi bàn chân khi tiếp xúc với mọi vật của thiên nhiên. VD10: Con cò bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dàng, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hóa. (Con cò -TV3) Qua câu văn sử dụng biện pháp so sánh tu từ trong mô hình cấu trúc “A nhƣ B” , tác giả đã tái hiện đƣợc sự nhẹ nhàng của con cò khi đặt chân lên mặt đất một cách thật dễ dàng, tự nhiên. Bằng cách đó, nhà văn giúp cho các em HS lớp 3 liên tƣởng để có đƣợc hình ảnh cụ thể về đối tƣợng đƣợc miêu tả. Qua đó biểu tƣợng về con cò cũng đƣợc hình thành trong trí nhớ của các em. 3.6. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng về con ngan Các tác giả luôn không ngừng nghỉ, nỗ lực dùng cả tâm huyết của mình 44 để viết nên những bài văn, bài thơ với những câu văn, câu thơ hay giàu hình ảnh để làm công cụ góp phần giúp các em có đƣợc biểu tƣợng đầy đủ , trọn vẹn về thế giới của các con vật. Trong đó có cả biểu tƣợng về con ngan, một con vật đƣợc nhắc tới với số lần rất ít (3,44%). Nhƣng nếu không đƣa con vật này vào chƣơng trình Tiếng Việt tiểu học thì thế giới các con vật trong trí nhớ học sinh nhỏ tuổi sẽ không phong phú. Mặc dù cũng có số ít học sinh biết đến con ngan, nhƣng đó chỉ là cảm giác thoáng qua, các em vẫn chƣa nắm bắt, ghi nhớ đƣợc hình ảnh của nó. Xuất phát từ thực tế đó Tô Hoài đã lựa chọn so sánh tu từ làm phƣơng tiện để hình thành nên biểu tƣợng về con vật này cho các em. VD11: Chú có bộ lông vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ nõn mới guồng. (TV4) Câu văn trên trích trong tác phẩm “Đàn ngan mới nở” của Tô Hoài. Ở câu văn này, nhà văn đã lựa chọn mô hình cấu trúc “A nhƣ B” để HS lớp 4 nhận thức đƣợc đặc điểm của bộ lông chú ngan. Hình ảnh “những con tơ nõn mới guồng” đã giúp cho các em cảm nhận đƣợc cụ thể hơn về sắc vàng óng mƣợt của bộ lông ngan. Vẫn trong tác phẩm “Đàn ngan mới nở”, Tô Hoài đã sử dụng phép so sánh tu từ độc đáo để đặc tả đôi mắt của chú ngan: VD12: Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ. Bằng việc lựa chọn tài tình biện pháp so sánh tu từ trong mô hình cấu trúc “ A chỉ bằng B”: A là “ đôi mắt”, B là “ hột cƣờm” Tô Hoài đã giúp các em liên tƣởng để nhận thức đƣợc những đặc điểm của đôi mắt con ngan: đen 45 nhánh, long lanh. Qua hai phép so sánh tu từ, biểu tƣợng về chú ngan đƣợc in đậm trong trí nhớ của HS. Nói đến chú ngan mới nở, các em nghĩ ngay đến con vật có bộ lông vàng óng, mƣợt mà; có đôi mắt nhỏ, đen, lóng lánh. 3.7. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng về các con vật khác Nhƣ đã nói, số lƣợng các con vật đƣợc tái hiện trong các văn bản nghệ thuật thuộc chƣơng trình SGK Tiếng Việt ở Tiểu học rất phong phú và đa dạng. Ở trên chúng tôi đã chọn và đi phân tích một vài ví dụ tiêu biểu để hình thành biểu tƣợng về các con vật đƣợc các tác giả quan tâm miêu tả nhiều hơn. Bên cạnh đó thì còn rất nhiều con vật mà tần số xuất hiện của chúng không nhiều. Để thế giới các con vật phong phú hơn trong trí nhớ HS nhỏ tuổi, sau đây chúng tôi xin lựa chọn phân tích một vài ví dụ tiêu biểu. Mèo là một con vật không hề xa lạ với các em học sinh. Với nhiều bạn nhỏ thì con vật này đã trở thành thú cƣng, ngƣời bạn thân thiết. Có lẽ cũng bởi vì nó đã quen thuộc nên các tác giả văn chƣơng ít dùng so sánh tu từ để miêu tả về nó. Tuy nhiên, với các em học sinh tiểu học thì hình ảnh chú mèo dƣờng nhƣ chỉ thoáng qua mà chƣa đọng lại trong trí nhớ các em. Việc dùng so sánh tu từ để miêu tả đặc điểm của chú mèo sẽ đem lại hiệu quả trong việc giúp các em có đƣợc biểu tƣợng về con vật này. VD13: Nhiều lúc tôi đang học bài, chú ta đến gần dụi dụi vào tay, muốn tôi vuốt ve bộ lông mượt như nhung hoặc đùa với chú một tí. (TV4) Câu văn trên trích trong bài “Con Mèo Hung” của tác giả Hoàng Đức Hải. Ở câu văn này ông đã lựa chọn mô hình cấu trúc “A nhƣ B”: A là bộ lông”, B là “ nhung”, và dùng từ ngữ (t) “mƣợt” để biểu thị nét tƣơng đồng giữa A và B, qua đó giúp các em liên tƣởng để nhận thức đƣợc đặc điểm của bộ lông chú mèo. Từ đó biểu tƣợng về con vật này đƣợc hình thành trong trí 46 nhớ của các em. Trong số các con vật đƣợc miêu tả bằng so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật thuộc chƣơng trình SGK Tiếng Việt ở Tiểu học đƣợc khảo sát, thì bê và bƣớm là hai con vật ít đƣợc quan tâm đến, nó xuất hiện với số lần ít nhất (1,72%). Các em có thể nhận biết các đối tƣợng này thông qua thị giác và thính giác. Bằng thị giác HS cảm nhận đƣợc vẻ đẹp về hình dáng và màu sắc, bằng thính giác các em nghe đƣợc âm thanh phát ra từ những đối tƣợng này (con bê). Nhƣng không phải chỉ cần dùng trực giác của mình thì bạn nhỏ nào cũng có thể có điều kiện quan sát trực tiếp chúng, vì đây là những con vật mà ít học sinh tiểu học biết đến. Để giúp cho tất cả HS tiểu học có đƣợc biểu tƣợng về bê và bƣớm, một số tác giả đã dùng so sánh tu từ để miêu tả về chúng. Tác giả Phƣợng Vũ trong bài “Đàn bê của anh Hồ Giáo” đã sử dụng biện pháp so sánh tu từ làm phƣơng tiện để giúp các em hình thành biểu tƣợng về con bê. VD14: Hồ Giáo đứng đã lâu trên đồng cỏ. Đàn bê ăn quanh quẩn ở bên anh. Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, đàn bê cứ quẩn vào chân Hồ Giáo. (TV3) Ví dụ trên gồm ba câu văn, trong đó ở câu văn thứ ba, nhà văn đã sử dụng so sánh tu từ. Đặt trong ngữ cảnh, trong mối liên hệ với câu liền trƣớc, ta thấy Phƣợng Vũ lựa chọn cho mình mô hình cấu trúc “A giống nhƣ B”. Việc lựa chọn mô hình cấu trúc này giúp cho các em HS lớp 3 có đƣợc biểu tƣợng về cả một đàn bê. Đó những con vật nhỏ bé, đáng yêu vì có đời sống tình cảm giống các em nhỏ. Chúng gắn bó, quấn quýt bên anh Hồ Giáo -ngƣời chăm sóc chúng hằng ngày. Bƣớm là một con vật rất đẹp, nó đã đƣợc Đoàn Minh Tuấn lựa chọn để 47 hình thành biểu tƣợng, làm phong phú thêm thế giới của các con vật trong trí nhớ học sinh tiểu học và tác giả cũng là ngƣời duy nhất dùng so sánh tu từ làm phƣơng tiện để hình thành biểu tƣợng về con vật này trong trí óc các em. VD15: Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. (Phong cảnh đền Hùng, TV5) Ở câu văn trên, tác giả Đoàn Minh Tuấn đã sử dụng phép so sánh trong mô hình cấu trúc “A nhƣ B” để giúp HS hình thành nên biểu tƣợng về bƣớm. Hình ảnh “múa quạt xòe hoa” đã góp phần giúp cho các em liên tƣởng để có đƣợc một biểu tƣợng đẹp về bƣớm. * Tiểu kết Qua việc phân tích một số ví dụ tiêu biểu ở trên. Chúng ta nhận thấy rằng so sánh tu từ là biện pháp nghệ thuật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành biểu tƣợng về các con vật cho học sinh tiểu học. Nhờ vậy, mà thế giới của các con vật trong trí nhớ các em phong phú hơn rất nhiều. 48 KẾT LUẬN 1.So sánh tu từ đã đƣợc nhiều nhà khoa học xem xét và nghiên cứu. Đó cũng là vấn đề thu hút sự quan tâm của một số sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học và Khoa Ngữ văn của Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2. Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và của một số sinh viên, chúng tôi tìm hiểu: “So sánh tu từ với việc hình thành biểu tƣợng về các con vật cho HS Tiểu học”. Đây là một đề tài có sự kế thừa nhƣng không trùng lặp. 2. Trong các biện pháp tu từ ngữ nghĩa đƣợc xây dựng theo quan hệ liên tƣởng , so sánh tu từ là biện pháp nghệ thuật đƣợc sử dụng nhiều và khá đa dạng, phong phú. Bằng cách đối chiếu hai hay nhiều đối tƣợng khác loại dựa trên quan hệ liên tƣởng tƣơng đồng giữa chúng, so sánh tu từ có tác dụng giúp HS tiểu học nhận thức về đối tƣợng đƣợc phản ánh bằng những hình ảnh sinh động, hấp dẫn. 3.Mặc dù so sánh tu từ dùng để miêu tả các con vật chiếm tỉ lệ ít nhất trong văn bản nghệ thuật dành cho HS tiểu học , nhƣng nó lại là một biện pháp nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc giúp HS có đƣợc biểu tƣợng về các con vật. So sánh tu từ là sức mạnh giúp HS mở mang hiểu biết về thế giới của các con vật quanh em. Không những vậy, qua so sánh tu từ các em thêm yêu quý, biết cách bảo vệ và chăm sóc chúng. 4.Trong so sánh tu từ, chính phƣơng tiện biểu thị hình ảnh so sánh đƣợc các tác giả sử dụng đã góp phần tạo ra những hình ảnh đáng yêu, có sức hấp dẫn lớn với HS tiểu học. Từ đó các em liên tƣởng, tƣởng tƣợng để có đƣợc một biểu tƣợng thật và đẹp về các con vật. Vì vậy so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật có vai trò đắc lực trong việc bồi dƣỡng năng lực tƣ duy cho HS tiểu học. 49 5. So sánh tu từ là một biện pháp dùng ngôn ngữ nghệ thuật để tạo ra những văn bản văn chƣơng giàu ý nghĩa, giàu tính thẩm mĩ. Tiếp cận với biện pháp tu từ này trong các văn bản văn chƣơng, HS tiểu học sẽ học tập đƣợc ở các tác giả những cách dùng ngôn ngữ độc đáo, sáng tạo trong hoạt động tạo lập lời nói dạng nói, dạng viết. Nhƣ vậy, so sánh tu từ còn có tác dụng hữu hiệu trong việc giúp HS tiểu học bồi dƣỡng năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mĩ. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc (1999), SGK Tiếng Việt lớp11, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982), Phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2003), Đại cương ngôn ngữ học, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Hà Minh Đức, Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Phạm Thành Hƣng, Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Phƣơng, Trần Khánh Thành, Lí Hoài Thu (2001), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Bùi Văn Huệ (2005), Giáo trình tâm lí học tiểu học, NXB ĐHSP. 7. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2008), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 8. Đinh Trọng Lạc (1964), Giáo trình việt ngữ, tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1993, 1995, 1998, 1999), Phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Đinh Trọng Lạc (1995), 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt, NXB Giáo dục. 11. Hoàng Phê, Vũ Xuân Lƣơng, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm Thị Thủy, Đào Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hòa (2009), Từ Điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 12. Phan Thị Thạch (1992), Giáo trình phong cách học Tiếng Việt, Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2. 51 13. Nguyễn Minh Thuyết, Hoàng Hòa Bình, Trần Mạnh Hƣởng, Trịnh Mạnh, Đào Ngọc, Trần Thị Minh Phƣơng, Lê Hữu Tỉnh, Nguyễn Trí (2008), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục, Hà Nội. 14. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, NXB ĐH & THCN. 15. Chương trình Tiểu học (2005), NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. SGK Ngữ văn 6 (2006), tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. 17. SGK Ngữ văn 12 (2008), tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 18. SGK Tiếng việt lớp 2, 3, 4, 5 (2007), NXB Giáo dục, Hà Nội. 52 [...]... của so sánh tu từ với việc hình thành biểu tƣợng về các con vật cho HS Tiểu học vẫn là một khoảng trống chƣa đƣợc ai nghiên cứu 5 3 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là: Tác dụng của so sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tƣợng về các con vật cho HS Tiểu học 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Hệ thống hóa những kiến thức về: lí thuyết hoạt động giao tiếp, phong cách học, tâm lí học, ... kê phân loại việc sử dụng biện pháp so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt Tiểu học Chƣơng 3: So sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tƣợng về các con vật cho HS Tiểu học 8 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Những hiểu biết chung về so sánh tu từ 1.1.1 Khái niệm Một số nhà phong cách học và tác giả SGK Ngữ Văn THCS đã đƣa ra định nghĩa về khái niệm so sánh tu từ VD: a, Lê... dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học - Nguyễn Thúy Hạnh (K32) , Tác dụng của so sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tƣợng về một số hiện tƣợng tự nhiên cho học sinh tiểu học - Trần Thị Phƣơng (K36) , Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ viết cho trẻ em ở SGK Tiếng Việt lớp 3 - Đặng Thị Bích Ngọc ( K36) , Rèn kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh cho học sinh lớp... SGK Tiếng Việt ở tiểu học và SGK Ngữ Văn a SGK Tiếng Việt ở tiểu học Một trong những đổi mới nội dung chƣơng trình SGK Tiếng Việt ở tiểu học là đƣa so sánh tu từ vào dạy cho HS Khác với các giáo trình, nội dung dạy học về so sánh tu từ chủ yếu là qua các bài tập thực hành hƣớng dẫn HS phát hiện những trƣờng hợp sử dụng biện pháp tu từ này Học sinh tiểu học đƣợc làm quen với so sánh tu từ ở SGK Tiếng... vào mô hình cấu trúc giữa A và B Trong so sánh tu từ, từ so sánh có tác dụng làm rõ cách tổ chức phép tu từ này nhằm bổ sung sắc thái ý nghĩa tƣơng đồng giữa A và B Dựa vào tiêu chí này, chúng tôi phân chia so sánh tu từ thành: - Mô hình có từ so sánh - Mô hình không có từ so sánh Dựa vào B là một đối tƣợng hoặc nhiều đối tƣợng chúng tôi phân chia ra: - Mô hình 1A so sánh với 1B - Mô hình 1A so với nhiều... tài liệu tham khảo về so sánh tu từ cho các bạn sinh viên khoa GDTH hoặc cho những ai quan tâm đến biện pháp tu từ này 6 Phạm vi nghiên cứu 6.1 Giới hạn, nội dung nghiên cứu Bƣớc đầu tập trung tìm hiểu về tác dụng của so sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tƣợng về các con vật cho HS tiểu học 6.2 Giới hạn tƣ liệu thống kê Khảo sát việc dùng so sánh tu từ trong các tác phẩm nghệ thuật thuộc SGK... phủ định đối với sự vật Giá trị biểu cảm của so sánh thể hiện ở việc tăng sức bình giá, phát huy thêm sức 11 biểu hiện của các phƣơng tiện ngôn ngữ b, Đối với lứa tu i HS tiểu học Qua các văn bản nghệ thuật, hình ảnh so sánh giúp các em cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của ngôn từ và khám phá thế giới xung quanh Từ đó các em hình thành kĩ năng quan sát tinh tế, sâu sắc các sự vật, hiện tƣợng So sánh tu từ góp phần... hai loại so sánh giống nhau về phƣơng thức: Đều đối chiếu các sự vật dựa trên sự tƣơng đồng giữa chúng 1.1.5.3 Sự khác nhau giữa hai loại so sánh a, Nếu so sánh logic là cách đối chiếu hai sự vật cùng loại thì so sánh tu từ là cách đối chiếu hai sự vật khác loại VD4: So sánh logic: Con voi này nặng hơn con voi kia 20 ki-lô-gam A1 A2 A1 và A2 cùng loại, cùng là con voi” VD5: So sánh tu từ: Đây con sông... Tú bổ sung: Trong so sánh tu từ các đối tƣợng đƣợc đƣa ra so sánh là các đối tƣợng khác loại và mục đích của phép so sánh là nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tƣợng c, Trong SGK Ngữ văn 6, tập 2 các tác giả đã định nghĩa so sánh tu từ nhƣ sau: “ so sánh là sự đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tƣơng đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt” [... nghiên cứu về so sánh tu từ của những sinh viên này đƣợc thể hiện rất rõ trong tên đề tài khóa luận mà họ đã lựa chọn Điểm lại tình hình nghiên cứu về so sánh tu từ trong các giáo trình tài liệu khoa học chuyên ngành, trong SGK Tiếng Việt tiểu học, SGK Ngữ Văn THCS và trong các khóa luận tốt nghiệp của các sinh viên, có thể thấy rõ việc nghiên cứu so sánh tu từ không phải là vấn đề mới.Tuy vậy việc tìm

Ngày đăng: 28/09/2015, 14:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan